Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 12:42:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 3  (Đọc 270375 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #380 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2011, 09:36:23 pm »

@khue_caua: cám ơn cháu đã lưu tâm. Chú thông gia với chú là HT Trường THCS Quỳnh Vinh. Chú đã kiên lạc với chú ấy nhờ đi trinh sát giúp, bây giờ lại phải xác định thêm đ/c thôn, xóm chứ Quỳnh Tam cũ giờ chia thành 2 xã Quỳnh Tam và Tân Sơn rồi. Cũng tương tự với trường hợp LS Lào ở Diễn Kim. Nhưng dù thế nào các chú cũng tìm ra thôi. Nếu có thông tin gì mới cháu cho các chú biết thông qua diễn đàn này nhé. Rất đáng quý tấm lòng những người trẻ như các cháu. Cám ơn cháu nhiều.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #381 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2011, 09:52:40 pm »

.
     Các bác Tuong và Chien c3d1 ! Tôi đã nhờ một bạn ở c20 đi tiền trạm trước, tìm nhà cụ Phạm văn Mai. Nếu tìm được, khi nào các bác đi sẽ có chỉ dẫn đường hoặc có người dẫn đường. Okie ?
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #382 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2011, 10:07:38 pm »

.
     Các bác Tuong và Chien c3d1 ! Tôi đã nhờ một bạn ở c20 đi tiền trạm trước, tìm nhà cụ Phạm văn Mai. Nếu tìm được, khi nào các bác đi sẽ có chỉ dẫn đường hoặc có người dẫn đường. Okie ?

@TTNL: Cám ơn bác, bác đúng là một người lính trinh sát rất cẩn thận, chu đáo và luôn đi trước dẫn đường cho chúng tôi.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #383 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2011, 09:49:28 am »

Báo LAO ĐỘNG hôm nay (3/11/2011) có bài "Cởi áo cà sa khoác chiến bào" thật là cảm động. Xin giới thiệu với các bạn.

CỞI ÁO CÀ SA KHOÁC CHIẾN BÀO

Thứ Năm, 3.11.2011 | 08:38 (GMT + 7)

Trong lịch sử hàng ngàn năm của Phật giáo Việt Nam, tinh thần “hộ quốc, an dân” là một dòng chảy xuyên suốt. Từ ngàn năm trước, Khuông Việt Quốc sư đã đóng góp to lớn trong việc chống giặc ngoại xâm, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, mở ra một thời đại mới cho dân tộc Việt, tạo nên nền móng văn hoá Thăng Long tiến tới văn minh Đại Việt thời Lý - Trần.Tiếp đến, Phật hoàng Trần Nhân Tông dù đã mặc áo cà sa, nhưng vẫn trấn thủ một vùng biên cương phên giậu của tổ quốc. Nay, trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân xâm lược, các nhà sư chùa Cổ Lễ (Nam Định) lại một lần nữa minh chứng cho tinh thần nhập thế “hộ quốc” của Phật giáo Việt Nam.

Vì nước quên thân hiến máu đào

Chiều cuối thu, tại một căn gác nhỏ ở khu tập thể Thanh Xuân Bắc, nguyên Chính uỷ Trung đoàn 542, Bộ Tư lệnh Trường Sơn rồi Binh đoàn 32 - đại tá Đinh Thế Hinh - hết sức bất ngờ khi chúng tôi tìm hỏi nhà sư Thích Nguyên Hồng (Pháp Lữ). Như chạm vào phần sâu thẳm, ánh mắt của vị đại tá già gần 90 tuổi đã kinh qua hàng trăm trận đánh ở khắp các chiến trường Việt Nam bỗng bừng lên lấp lánh. Cụ hỏi, “anh đang tìm đến tôi?”.

Khi cánh cửa mở ra, chủ khách yên vị, câu chuyện của 64 năm về trước đã dần trở về. Cụ bồi hồi nhớ lại: Mùa đông năm 1946, thực dân Pháp bội ước, xé bỏ hiệp ước ngừng bắn được ký vào ngày 6.3.1946 giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Jean Sainteny - đại diện Chính phủ Cộng hoà Pháp, nổ súng tấn công Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định... với dã tâm quyết chiếm Việt Nam một lần nữa.

Thế nước lâm nguy, Hồ Chủ tịch đã ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” hiệu triệu toàn dân tộc bất kể tôn giáo đứng lên chống giặc ngoại xâm cứu nước. Trước tình hình đó, hoà thượng Thích Thế Long - trụ trì chùa Cổ Lễ (sau này là Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khoá VII) đã cho gọi 2 đệ tử thân thích là đại đức Thích Trí Không và đại đức Thích Nguyên Hồng (pháp danh của cụ Đinh Thế Hinh khi chưa gia nhập quân đội) lên thư phòng hỏi: “Giặc dữ hoành hành, cơ đồ tiên rồng nghiêng ngả, muôn vạn sinh linh lâm cảnh tang thương. Phật dạy “việc đạo không rời việc đời”, hai vị có cao kiến gì không?”.

Do đã được nhiều lần đi theo hoà thượng thuyết pháp ủng hộ Việt Minh và tham gia cùng Tổng bộ Việt Minh phá kho thóc của Nhật cứu đói cho dân nghèo nên cả hai đã hiểu tâm nguyện của hoà thượng. Thích Trí Không đã nhanh nhẹn đáp: “Bạch sư phụ, đất nước lâm nguy, giặc dã giày xéo, muôn vạn sinh linh rên xiết thì đường tu không trọn, vì vậy xin sư phụ kêu gọi tăng, ni tình nguyện ra chiến trường, xả thân cứu nước”.

Trí Không nói xong, Nguyên Hồng tiếp lời: “Bạch sư phụ, xin sư phụ cho thành lập đội nghĩa sĩ phật tử, giao cho Thích Tường Minh đi quan hệ với các tổ chức để huấn luyện quân sự và tiếp nhận đội quân phật tử. Đệ tử muốn khi đoàn quân phật tử xuất chinh, phải tổ chức lễ phát nguyện thật trang trọng để khích lệ lòng yêu nước của mọi người dân Việt hãy cùng nhau xông ra trận tuyến cứu nước”.

Nghe xong, hoà thượng Thích Thế Long chắp tay niệm Phật, nói: “Một ý tưởng sâu xa, đáng làm lắm. Ta giao cho Trí Không lo việc đối ngoại quan hệ với các cơ quan tổ chức lễ ra quân, Nguyên Hồng lo việc đối nội vận động tăng, ni tới chấp tác, sửa soạn trai nghi thiết khách...”.

Đúng 8h30 ngày 27.2.1947, chùa Cổ Lễ náo nhiệt khác thường, băngrôn, khẩu hiệu, cổng chào, cờ đỏ sao vàng bừng bừng kéo lên. Nhân dân khắp nơi nô nức đổ về. Ban tổ chức tuyên bố mở đầu buổi lễ: “Cởi áo cà sa khoác chiến bào”. Sau lễ chào cờ trang trọng, mặc niệm các anh hùng đã quên thân vì tổ quốc, là hồi chuông, trống gióng giả vang lên từ trong chùa chính, trang trọng nghênh đón đoàn nhà sư gồm 27 vị đến từ các chùa trong khu vực, khoác áo cà sa đi chân đất, đầu trần, tay cầm mũ vải xếp hàng ba do đại đức Tường Minh chỉ huy đi ra, cuối hàng là hai ni cô Đàm Nhung, Đàm Lân khoác túi hồng thập tự, tiến ra xếp hàng ngang trước bàn thờ Tam bảo nơi thiếp lập lễ đài.

Hoà thượng Thích Thế Long đọc diễn văn khai mạc, ngài nói: “Giặc ngoại xâm đe doạ chủ quyền đất nước, bọn ác quỷ lăm le quấy phá cửa Phật, Phật pháp bất ly thế gian pháp. Khi sơn hà nguy biến, dân chúng điêu linh, các phật tử tham gia đánh giặc cứu nước là đạo lý thiền tông...”. Hoà thượng dứt lời trong tiếng hoan hô vang dậy.

Đáp lại, Nguyên Hồng thay mặt chư tăng sắp nhập thế phát nguyện: “Chúng con xin dốc lòng phát nguyện/ Cởi áo cà sa khoác chiến bào/ Tuốt gươm bồng súng dẹp binh đao/ Ra đi quyết rửa thù cứu nước/ Vì nghĩa quên thân hiến máu đào”. Không thua kém các nam đồng đạo, ni cô Thích Đàm Nhung cũng phát nguyện; lời nguyện đầy nữ tính, nhưng hào hùng, uy lẫm không kém: “Cởi áo cà sa khoác chiến bào/ Việc quân đâu có quản gian lao/ Gậy thiền quét sạch loài xâm lược/ Theo gót Trưng Vương tỏ nữ hào”.

Một hồi chuông vang lên, Tường Minh hướng dẫn đồng đạo hành lễ bái biệt cửa thiền. Sau khi cử lễ “Tam bảo”, “Tứ ân” theo điển thức lễ trọng. 27 tăng, ni đồng loạt ngồi toạ thiền, rồi đồng thanh tụng một bài kinh Bát nhã và đọc 4 câu nguyện của chư phật, bồ tát. Khi câu kệ vừa dứt, các nhà sư nam giới đứng lên cởi áo cà sa, để lộ những thân hình trai tráng rắn rỏi trong bộ đồng phục màu cỏ úa. Hoà thượng Thích Thế Long đỡ các tấm áo cà sa đặt trước bàn thờ Phật; sư Tường Minh hô: “Đội mũ!”. Đồng loạt các tăng, ni đội mũ có gắn sao vàng lên đầu. Thế là 27 nhà sư đã biến thành 27 chiến sĩ vệ quốc đoàn, không gian ngôi chùa như nổ tung bởi các tiếng hò reo, vỗ tay như sấm dậy của bà con đến chứng kiến lễ phát nguyện.

“Ngay sau đó Trung đoàn 34, do Tư lệnh Quân khu III Hà Kế Tấn chỉ huy đã tiếp nhận chúng tôi vào thẳng chiến dịch bảo vệ thành Nam Định và chùa Non Nước (Ninh Bình). Trong trận đánh bảo vệ chùa Non Nước, 12 nghĩa sĩ phật tử đã hy sinh” - ông Hinh rưng rưng kể.

Ngôi chùa của kháng chiến

Dẫn chúng tôi đi vòng quanh khuôn viên ngôi cổ tự có nhiều nét kiến trúc gothic khá lạ mắt, đại đức Thích Thanh Hùng (Mật Duy) cho biết: Ngay sau khi 27 nhà sư gia nhập vệ quốc đoàn, thượng toạ Thích Thế Long cũng đã cho người đem giấu quả chuông 9 tấn xuống ao sen rồi đóng cửa chùa đi kháng chiến. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa Cổ Lễ còn là nơi hội họp chỉ đạo phong trào cách mạng của tỉnh Nam Định, huyện Trực Ninh, là cơ sở của đội tuyên truyền cách mạng vũ trang của tỉnh. Chùa còn là cơ sở nuôi giấu cán bộ, du kích và bộ đội chủ lực Sư đoàn 320, Đại đội 91 của tỉnh, Đại đội 75 huyện Trực Ninh.

Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa trong chùa đã từng giữ vai trò là đài quan sát chỉ đạo tập kết bộ đội, du kích đánh bốt Cổ Lễ - Vô Tỉnh năm 1952. “Qua 3 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, Mỹ và chiến tranh biên giới, có 6 đợt với rất nhiều nhà sư đã cởi áo cà sa lên đường chiến đấu. Có những vị sau khi nhập ngũ đã trở thành nhà tình báo như ni sư Thích Đàm Liên, có những người trở thành những sĩ quan cao cấp của quân đội như Thích Nguyên Hồng, Thích Thanh Hải..., có những người sau khi đất nước bình yên đã trở lại chùa nối lại đường tu như thượng toạ Thích Tâm Vượng (trụ trì chùa Cổ Lễ hiện nay), ni trưởng Thích Đàm Thành (trụ trì chùa Hoành Quán, xã Xuân Thuỷ, Xuân Trường, Nam Định), nhưng có những người đã mãi mãi nằm xuống.Tên tuổi của các liệt sĩ phật tử này hiện chỉ được biết đến dưới các pháp danh mà nhà chùa đặt cho như Thanh Tịnh, Đức Hiền, Thiện Nhân, Chân Tâm, Quang Đại, Huyền Cơ, Trí Trung..., còn phần xác nhiều vị sau khi thác xuống xương cốt an nghỉ nơi nào không ai biết” - đại đức Thích Thanh Hùng ngậm ngùi.

Để tưởng nhớ nghĩa sĩ phật tử đã hy sinh cho tổ quốc, nhà chùa đã cho lập bia tưởng niệm. Văn bia ghi rõ: “Dường như Bồ tát giáng dương trần/ Cứu nguyện chúng sinh nguyện xả thân/ Danh tiết nhà sư lưu dấu ấn/ Phần đời cửa Phật tiếng chuông ngân”. Có thể các pháp danh của các vị sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào”, tạm gác đường tu, ra đi xả thân cứu nước ở chùa Cổ Lễ là dấu ấn vàng son đời đời lưu giữ trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Ngô Chí Tùng

http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Coi-ao-ca-sa-khoac-chien-bao/64907
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2011, 10:51:16 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #384 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2011, 03:43:48 pm »



KÍNH VIẾNG
(Các anh liệt sĩ,sinh viên trường ĐHXD đã hy sinh ở Đá biên,Mộc hóa Kiến tường,ngày 03/10/1973)
Tôi ôm mặt khóc,khóc không thành tiếng,
Tôi đau lòng xin kính viếng các anh,
Lúc hy sinh các anh tuổi còn xanh,
Bao mơ ước vẫn chưa thành sự thực,
Biết các anh trải qua bao khổ cực,
Bị địch vây bằng pháo chụp pháo bầy,
Địch lại điều thêm lũ trực thăng bay,
Bay quần đảo rừng Tràm lay bật gốc,
Một trận chiến đã xảy ra thảm khốc,
Rừng Tràm thưa bỗng chốc tàn hoang,
Còn các anh,các anh vẫn hiên ngang,
Quyết chiến đấu không đầu hàng quân địch,
Quanh các anh chẳng còn ai thân thích,
Phải chiến đấu khi quân địch tấn công,
Các anh còn ít,địch thì lại đông,


Các anh ngã xuống vì không cân sức,
Các anh ngã xuống trái tim còn thổn thức,
Tuổi đôi mươi khi sức lực tràn trề,
Chưa được về thăm mẹ ở miền quê,
Để nghe mẹ à ơi,con ơi về với mẹ,
Các anh đã hiến dâng cả một thời trai trẻ,
Cho quê hương cho đất mẹ Việt nam,
Hôm nay tôi xin bái vọng nén nhang,
Góp chút đỉnh xây miếu đàng hoàng hơn trước.
Các anh ơi! Sống cũng vì dân vì nước,
Khi chết đi mong anh được thảnh thơi,
Ở nơi chín suối anh ơi
Mong anh siêu thoát về nơi cửu trùng.
                                                   Hà nội,tháng 11 năm 2011.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #385 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2011, 09:08:23 am »

@lexuantuong1972: chú của cháu có cái à-và-tà và khẩu hiệu hay quá, hôm nay mới nhìn ra,  Grin
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #386 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2011, 09:34:40 am »

@lexuantuong1972: chú của cháu có cái à-và-tà và khẩu hiệu hay quá, hôm nay mới nhìn ra,  Grin

@quangcan: Chú mà giỏi như thế a  Cheesy. Đây là tác phẩm của đồng đội tạo cho chú đấy.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #387 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 11:42:11 pm »

Các anh CCB Sinh viên Quảng trị Kính mến !

Hôm qua BH theo các anh 429 đi lấy hài cốt 3 đồng đội từ nghĩa trang Tân biên, Tây ninh đưa về quê hương. BH thấy có một tượng đài riêng dành cho ngành giáo dục , trong tượng đài đề tên những thầy cô giáo đã hy sinh cho " sự nghiệp giáo dục " trong sự nghiệp giải phóng miền nam . BH chợt nhớ đến các anh những sinh viên " xếp bút nghiên " lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc . BH thấy trong tượng đài có " lời bia " rất hay , BH chụp về để các anh cùng đọc , và chúng ta cùng tưởng nhớ đến những thầy cô giáo và học sinh, sinh viên đã ngã xuống vì " tương lai đất nước " .

Đài tưởng niệm ngành giáo dục
.
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #388 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 11:44:21 pm »

Cận cảnh đài tưởng niệm
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #389 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2011, 11:46:51 pm »

" Lời bia " được chia làm 5 phần

Phần 1 :
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM