Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:37:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 3  (Đọc 270397 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #300 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 07:38:26 pm »

@BH
      Yên tâm đi BH ơi, ngoài này chỉ có đặc sản " Bia hơi Hà Nội" để đón những người Anh em từ TP mang tên Bác, còn không có "thứ gì " khác đâu, mọi việc cứ yên tâm, không tin BH về kiểm tra là biết ngay. Được BH bật đèn xanh rồi bọn anh sẽ có cách.. ha ha Cheesy Grin


Ít thấy bà xã nào lỏng mà lại chặt như BH nhỉ. Chẳng bù cho có bà " ông mà uống say thì đừng có mà về..."  Huh
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #301 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 10:17:33 pm »

CHÚNG TÔI ĐI ĂN ĐÁM GIỖ Ở ĐÁ BIÊN

        Chào các bác. Thật là may mắn, tôi và tanloc555 được cử thay mặt Công ty vào dự Lễ cầu siêu cho các Liệt sĩ hi sinh ngày 03/10/1973 và chuyển số tiền Công đức của cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ tham gia đóng góp xây dựng Miếu thờ Liệt sĩ E207 tại Ấp Đá Biên xã Thạnh Phước huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An.
   Chiều 03/10/2011 chúng tôi khởi hành từ Sân bay Nội Bài trên chuyến bay VN1137 lúc 13h30, tới 15h15 chúng tôi đã có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất. Chuyện bay từ Bắc vào Nam chẳng có gì đáng nói. Vừa đặt chân lên TP Hồ Chí Minh chúng tôi đã nhận được điện thoại của BH “mời các anh ăn cơm, giao lưu thân mật chiều tối nay” rồi. Mặc dù rất muốn chiều lòng BH nhưng chúng tôi cũng vẫn phải từ chối vì sonTH và các chiến hữu đã chuẩn bị sẵn tiệc đón.

Giao lưu chiều 03/10/2011


   Cả đêm 03/10/2011 tôi hầu như chỉ ngủ được khoảng 2 tiếng đồng hồ, phần vì do hậu quả của tình cảm chân thành của bạn bè thể hiện bằng sự đón tiếp quá nồng hậu phần vì lại nghĩ tới các bạn còn đang bơ vơ ở vùng đất Đá Biên xa xôi nào đó. Sáng sớm tôi và tanloc555 đi tới địa điểm tập kết tại đường Trường Chinh. Vừa bước ra khỏi taxi đã thấy một người gầy gò, chống nạng đi tới hỏi có phải các anh chờ xe đi Đá Biên không? Tôi nghĩ thật là may mắn vì gặp được thương binh của E207 rồi, biết đâu lại là lính XD thì tuyệt vì anh ta cũng nói giọng Bắc. Sau khi anh ta tự giới thiệu mới biêt là em trai của LS Nguyễn Mạnh Sơn, sinh viên K16 ĐHXD Hà Nội.

Em trai LS Nguyễn Mạnh Sơn- SV ĐHXD Hà Nội K16


   Chúng tôi gồm có 8 người lên xe (tôi, tanloc555, sonTH, hai người nhà của LS Nguyễn Mạnh Sơn, Cường và hai công nhân quê ở vùng Mộc Hóa mà tôi đã nói tới trong một bài viết trước). Ngồi chưa yên chỗ thì có hai thím bộ đội quân phục kiểu cũ bước lên xe. Một thím nhìn tôi chằm chằm, hỏi rất oách: có phải chiến C3 không? Thì ra là hai thím bộ đội cũ, thành viên của VMH, biết thông tin về Vụ Đá Biên qua bài viết của anh em chúng ta đã chủ động liên lạc với Ban Tổ chức để gia nhập đoàn đi ăn giỗ.

Hai thím đội cựu, thành viên VMH


   Trên xe đi về Đá Biên  có gần 20 người trong đó có 6 người là CCB E207: Lân (Cựu SV ĐHSP), Cường (Cựu SV ĐH…), Chính, Tiệp, …Mọi người đều rất muốn nghe những thông tin của những con người đã trực tiếp tham gia trận đánh đó nhưng tiếc rằng những nhân chứng này lại ở các đơn vị, bộ phận khác. Những người trực tiếp tham gia chiến đấu trận đó còn lại rất ít và tiếc rằng họ cũng không có mặt trên xe chúng tôi. Cấp chỉ huy cao nhất của E207 là Trung đoàn trưởng đi đầu với Tiểu đoàn 3 và Chính ủy trung đoàn đi đoạn hậu trong đội hình của Tiểu đoàn 1. Nghe kể lại sau khi trận đánh kết thúc ít ngày thì cả hai vị chỉ huy đều bị mời về hậu phương để thẩm vấn.

CCB E207






   Tới NTLS Tân Thạnh đã thấy rất đông các xe đến trước, bộ phận nghi thức đang làm công tác chuẩn bị để làm lễ dâng hương cho các Liệt sĩ. Chúng tôi gặp Tần, Hội trưởng Hội CCB Đại học Xây dựng Hà Nội, KTS Trung "lò".
        NTLS Tân Thạnh cũng đã được xây dựng khang trang, bề thế. Ở đây an táng LS Nguyễn Văn Tế, sinh viên K15 Kiến trúc – ĐHXD Hà Nội. Chúng tôi không cầm được nước mắt khi thắp hương cho Tế, thằng bạn xấu số đã bỏ mình nơi đất khách quê người. Chỉ mới đây thôi gia đình, người than, đồng đội mới tìm lại được Tế. Tế ơi, bạn hãy yên nghỉ nơi đây trong lòng đất mẹ Việt Nam, trong tình yêu thương bao la của bà con cô bác xứ này, tuy nghèo tiền bạc nhưng rất giàu lòng nhân ái, thấm đậm nghĩa tình uống nước nhớ nguồn.

Di ảnh của LS Nguyễn Văn Tế, SV KT 15 - ĐHXD Hà Nội



Mộ Tế tại NTLS Tân Thạnh



Trước mộ LS Tế




   Lễ dâng hương được tiến hành đơn giản nhưng trang nghiêm, theo đúng nghi thức Quân đội.

Chuẩn bị nghi lễ dâng hương cho các Liệt sĩ


   Rời NTLS Tân Thạnh, Đoàn chúng tôi xuôi theo QL 62 về NTLS Mộc Hóa. Các nghi thức của lễ dâng hương cũng được tiến hành rất trọng thể dưới sự chứng kiến của một số phóng viên báo đài trung ương và địa phương. Nơi đây có Đài tưởng niệm (ngôi mộ chung) của một số LS E207. Chị Hai Đấu nguyên là Trưởng phòng LĐ-TB-XH huyện Mộc Hóa sụt sùi kể lại câu chuyện chị và anh chị em du kich đi tìm hài cốt của các LS năm 1992. Kinh phí cho việc mai táng cho một LS là 30.000đ, chị kết hơp với Quân lực E207, F7, QK 9…làm danh sách cho 291 LS mặc dù mới tìm được trên hai chục bộ hài cốt thôi. Số tiền đó chị tổ chức xây dựng cho anh em một ngôi mộ. Ngôi mộ chung nay cũng đã cũ, chữ viết đã bong tróc hết cả không còn đọc được nữa.

Mộ tập thể của trên hai mươi LS E207 tại NTLS Mộc Hóa



 Thế mà sau này chị Hai Đấu cũng đã bị làm khó, bị quy là xà xẻo công quỹ, đồng tiền xương máu của Liệt sĩ để xây dựng nhà riêng cho mình. Thật đáng sợ và đáng ghê tởm cho những kẻ chỉ thấy tiền tài địa vị , không còn nhân tính, sẵn sàng đổi trắng thay đen, vu oan giá họa cho một con người đầy nghĩa tình như chị.

CCB E207 Lân - Chị Hai Đấu - Chienc3 - Em gái LS Tế


   Quay lại cầu 79 trên QL62, chúng tôi xuống xe ô tô để lên xuồng đi vào Miếu Bắc Bỏ. Gần ba chục người một xuồng, chúng tôi ngược dòng kinh 79 vào ấp Đá Biên. Ngồi trên xuồng lắc lư, chòng chành, bốn bề mênh mang sông nước, tôi chỉ nghĩ tới những người đồng đội năm xưa vượt Đồng Tháp Mười bằng đôi chân trần, mang nặng ba lô, súng đạn, dầm mình nước lũ, đi về nơi vô định, không biết đâu là đích. Người ta kể rằng lính ta hành quân trên Đồng Tháp Mười anh nào cũng phải mang theo cây gậy, khi đi thì khua nước dò đường, khi nghỉ giải lao thì cắm gậy xuống bùn mà gác ba lô cho đỡ nặng. Ai lúc đó còn hát được “hành quân đêm súng mang nặng trên vai, gió vi vu mưa thấm lạnh, sấm chớp soi đường hành quân…” chắc là cũng chỉ hát thầm được thôi vì lí do bí mật, mà mệt như vậy sức đâu mà hát!

Trên đường vào Miếu Bắc Bỏ


   Rồi một lúc lâu sau cũng nhìn thấy phía xa xa trong thấp thoáng rừng chàm một ngọn cờ đỏ sao vàng cao vượt lên trên những ngọn cây cao nhất, cậu lái xuồng bảo đó là Miếu Bắc Bỏ. Tim tôi lại nhói lên và mắt tôi lại nhòa đi vì nỗi xót thương đồng đội đến cháy lòng.

Miếu Bắc Bỏ kia rồi



Cận cảnh Miếu Bắc Bỏ



   Bà con đến dự đám giỗ đông lắm, xuồng đậu kín xung quanh ngôi miếu. Gọi là miếu nhưng chỉ đơn sơ mấy cái cọc chàm cắm trên nền đất mỗi chiều khoảng 5m2, trên che bằng mấy tấm tôn, sau lưng vách bàn thờ xây bằng mấy hàng gạch đơn sơ không tô trát gì. Bàn thờ các bạn tôi đầy hương, hoa, đồ cúng là thuốc lá, thuốc lào, lương khô. Bạn bè chu đáo còn sắm cả cho nhau mấy chiếc điếu cày. Bà con sắm quần áo, vàng mã cho các anh. Hai thím đội cựu CCBTT và Quany103 rất tích cực trong việc tham gia sắp lễ và chăm lo hương khói cho các anh.
   Buổi lễ tưởng niệm bắt đầu trong tiếng nấc nghẹn của cựu trung tá Phan Xuân Thi, nguyên cán bộ trinh sát E207, được Ban Liên lạc bạn chiến đấu E207 phân công phụ trách công tác tổ chức. Người dẫn chương trình không ghìm được tiếng nấc. Những người dự lễ cũng không ai cầm được nước mắt xót thương. Cứ như vậy buổi lễ trôi đi trong khói hương nghi ngút, trong những tiếng nấc nghẹn ngào.






Chị Hai Đấu kể chuyện đi tìm hài cốt LS



Lư hương bốc cháy khi em trai LS Nguyễn Mạnh Sơn khóc anh


   Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Liên lạc bạn chiến đấu E207, một số cơ quan, đơn vị, nhiều cá nhân, thân nhân liệt sĩ đã tham gia đóng góp vào Quỹ xây dựng Miếu thờ các Liệt sĩ E207 hi sinh ngày 3/10/1973 tại Ấp Đá Biên xã Thạnh Phước huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An.

               Anh em CCB CS ĐHXD Hà Nội, những người bạn học cùng và khác khóa, nhiều người là bạn học khác trường (ĐHTH, ĐH Mỏ địa chất, ĐH Ngoại thương, ĐHBK…) và là đồng đội với các anh nhưng chiến đấu trên nhiều mặt trận khác đã rất bức xúc khi nhận được những thông tin ban đầu về sự chiến đấu, hi sinh của các anh, Anh em đã cử Trần Quốc Hưng, cựu sinh viên cùng lớp K15 Kiến trúc – ĐHXD Hà Nội với LS Nguyễn Văn Tế và là CCB QK8 mang theo đồ lễ và tiền góp giỗ vào tham gia đám giỗ. Số tiền 3 triệu đồng “góp giỗ” đã được Hưng trao tận tay ông Tư Tờ từ ngày hôm trước. Đồ lễ bao gồm đủ tiền vàng, xôi gà, thuốc lá, thuốc lào và cả điếu cày với suy nghĩ rằng trần sao âm vậy. Một Lời điếu rất cảm động được chuẩn bị công phu cũng được giao cho Hưng để đọc trong lễ viếng. Tiếc thay trong không khí đau thương đó, một CCB dày dạn như Hưng cũng không làm chủ dược cảm xúc của mình nên đã không đọc lên được.

Trần Quốc Hưng, người thứ hai từ phải sang (cạnh sonTH) tại Mộ tập thể LS E207 NTLS Mộc Hóa




       Thay mặt cho lãnh đạo Công ty, tôi và tanloc555 trao tận tay Đại diện Ban Liên lạc bạn chiến đấu E207 số tiền 44 triệu đồng là tiền của cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ tham gia đóng góp xây dựng Miếu thờ Liệt sĩ E207 tại Ấp Đá Biên xã Thạnh Phước huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An với sự gửi gắm nguyện vọng CÁC ANH sớm có được nơi thờ cúng khang trang và cũng đỡ tủi cho những tấm lòng bà con cô bác nơi đây. Chúng tôi cũng trao tận tay anh Tư Tờ, người nông dân nghèo đã 3 lần làm miếu thờ và hàng năm lo đám giỗ cho các anh, số tiền 5 triệu đồng nhờ anh giúp lo hương khói cho các Liệt sĩ.

Ông Tư Tờ


   Bữa cơm trưa ngày 04/10/2011 diễn ra thật là thân mật đầm ấm. Rồi mọi người hát. Tình, CCB E207 gào thét với bài hát mà cậu ta tự giới thiệu là Màu hoa đỏ. CCBTT vừa hát vừa nhảy như lên đồng. Tôi mời mọi người cùng hát bài Về đây với trường Xây dựng. CCB E7 - Trần Hữu Phục K14 cùng mọi người hưởng ứng thật là nhiệt liệt.









Kết thúc bữa cơm giao lưu, chúng tôi bịn rịn chia tay bà con và đồng đội E207 ra về với lời thầm hẹn sẽ trở lại khi nào có dịp.






« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2011, 09:59:37 am gửi bởi chienc3.1972 » Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #302 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 11:12:49 pm »

        Một bài tường thuật bằng ảnh và lời văn thật chi tiết, ngắn gọn và xúc động cùng với sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của các CCB. Xin cảm ơn bác chien c3 về bài tường thuật này. Tôi cầu mong nơi thờ cúng và tưởng niệm các LS sẽ sớm được xây dựng để mọi người có thể đến để thắp hương tưởng nhớ đến các LS .
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười, 2011, 08:32:46 am gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #303 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 11:17:19 pm »

        Một bài tường thuật bằng ảnh và lời văn thật chi tiết, ngắn gọn và xúc động cùng với sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của các CCB. Xin cảm ơn bác chien c3 về bài tường thuật này. Tôi cầu mong nơi thờ cúng và tưởng niệm các LS sẽ sớm được xây dựng để mọi người có thể đến để thắp hương tưởng nhớ đến các LS các LS.

Hôm ăn cơm ở quán Muối tiêu chanh, đang ăn các anh kể chuyện ở đám giỗ , thấy các anh kể mà ngân ngấn nước mắt , BH ăn không nổi luôn, trong cổ cứ nghẹn lại .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
quân y 103
Thành viên
*
Bài viết: 277


« Trả lời #304 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 11:59:46 pm »

Xin chào các bác .thật sự cám ơn trang web này đã đưa chúng tôi đến với các chiến sĩ E 207.
cám ơn các bác là chúng tôi cũng có hình ảnh do ânh Chiếnc3 pót lên.BH  sợ tấm hình 2 ccb mà làm cháy nhà được chắc là cháy doanh trại lâu rồi.2 bà già chắc không đủ lửa để thổi cháy nhà đâu ,chỉ sợ các em thật thật giả giả làm các anh nghiêng ngả ......
chúng tôi cũng đọc trên mạng và được biết có ngày giổ của các anh e207. CCBTT đã liên lạc vả chúng tôi  xin đóng góp cùng các anh xây miếu ,xin đi ngày 3/10
ngày 2/10 CCCtt đã lo đi chợ mua sắm đồ lể cúng nào quần áo ,giày dép ,,giấy,tiền ,vàng ,thuốc lá ,rượu nhang, nghe nói các anh thích uống rượu chi ấy mua rất nhiều .đêm đó chị ấy đến nhà tôi ngủ sáng sớm 4g đã dậy đi taxi đến nơi tập kết .trởi tối lại mưa 2 đứa đứng dưới cổng trường cầu khấn cho tạnh mưa ,mà quả thật các anh linh thiêng cho trời nắng.
Chúng tôi không biết ai ,lại không phải cùng đơn vị quả thật tôi thấy ái ngại .Nhưng khi lên xe bạn tôi nhận ra anh Chiến, anh lộc,rồi chuyện trò râm ran như bạn chiến đấu cũ .sau thi cười nghiêng ngã vì có anh Sơn là bạn của bố các con tôi các anh học cùng lớp,và chúng tôi từng là dâu của trường DHKT.
 Thời gian trôi đi cũng rất nhanh những hình ảnh ,cảm đông thân nhân các anh ở Hanoi vào, các anh trường Kiến trúc cũng ở Hanoi vào .
Nhìn các anh đàn ông đứng khóc cho bạn mình thật chẳng bút nào có thề nói hết được sự đau đớn,thuơng tiếc. nhìn nước mênh mông mà cảm thấy thuơng các anh bao năm lạnh lẽo,nhưng ấm lòng vì người dân ở đây đã cúng giỗ cho các anh .

Nhân dân ở đây ai cũng nói các anh linh thiêng,họ nói các anh uống rượu dữ lắm,tôi thấy phụ nử ở đây uống cũng không kém .đi mời các anh mà chai cocacola.to đùng.
tạm biệt các anh tạm biệt những người dân hiều khách,chúng tôi về Sài gòn bao nhiêu là cảm súc.Trời mưa to
Chúng ta là lính cùng thời cùng tuổi,các anh ngã xuống có anh còn chưa biết yêu ,ước mơ giảng đường đại học chưa hoàn thành,bao nhiêu nhân tài chưa được phát huy .cái tuổi đẹp nhất đã mãi mãi ra đi.
Cám ơn chuyến đi tốt đẹp,cám ơn tình đồng chí đồng đôi
à nói nhỏ các anh trường Xây dựng hát anh quá.các anh trường Kiến trúc chịu thua Grin




























Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #305 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 01:27:44 am »

chỉ sợ các em thật thật giả giả làm các anh nghiêng ngả ......

Các anh làm xây dựng nên đổ móng kỹ lắm chị quân y 103 ơi, em thấy rồi không dễ gì nghiêng đâu, chẳng qua mấy anh CCB nhà mình nói cho vui miệng thế thôi,  chứ không chừng mấy anh ấy thật thật giả giả mới chết các em đó chị  , hihi.

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #306 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 08:21:38 am »

@Các bác: Mời các bác đọc tiếp một bài của thế hệ sau để thấy tình cảm của họ đối với những người thuộc thế hệ cha chú đã ngã xuống vì mảnh đất này:


“…Những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ…”


Tôi khóc thương cho các chú vì thân xác các chú cha mẹ, anh em, đồng đội không thể nhìn lần cuối. Xương thịt các chú ngấm vào Đồng Tháp Mười khiến bông hoa sen luôn thơm ngát khi mùa về, khiến tình người nơi ấy luôn tràn trề như khi mùa nước nổi, khiến bao người CCB nghe câu chuyện kể đều nghẹn ngào rơi lệ. Và riêng tôi, lại day dứt khi ngày giỗ các chú mà chưa thể xây dựng lại ngôi miếu Bắc Bỏ cho to đẹp, đàng hoàng hơn.

Viết tri ân những liệt sĩ thuộc Trung đoàn 207 hy sinh ngày 03/10/1973

Tôi đã có nhiều dịp về miền Tây Nam Bộ. Lần thì đi chơi, lần thì đi công việc nhưng chưa khi nào tôi qua vùng ngập nước Đồng Tháp Mười. Chỉ đến khi, anh Nam – một người thân của liệt sĩ Nguyễn Văn Tế thuộc trung đoàn 207 và chú Ba Thi – CCB của trung đoàn 207 cung cấp thông tin về sự hy sinh anh dũng của hơn 200 chiến sĩ Trung đoàn vào ngày 03.10.1973 thì tôi mới bắt đầu tìm hiểu về vùng Đồng Tháp Mười, về những đơn vị, trận đánh diễn ra trong khu vực này.
Có lẽ tôi là người không giống ai khi có cách tìm hiểu về các địa phương theo danh sách ghi nơi liệt sĩ hy sinh.
Qua cuốn sách Có một thời như thế của CCB Võ Minh, tôi thấy được vùng Đông Nam Bộ trong trang sách, không gian diễn ra các trận đánh qua những địa danh. Và rồi tôi trở lại những vùng đất ấy lần theo từng địa danh. Đây Thiện Ngôn, đây Sa Mát, đây lộ 22, đây thị trấn Hậu Nghĩa, đây Svayrieng, đây Congpongro… Cảm giác khác nhiều, nhiều lắm với những lần tôi từng đi trước đó. Tôi đi trong suy tưởng, trong hình dung ngược lại thời khói bom. Tôi luôn tư hỏi liệu thân xác các chú ấy có được toàn vẹn, liệu đồng đội có kịp làm tử sĩ cho các chú ấy không? Đông Nam Bộ hình thành trong tôi như vậy.
Khi tiếp nhận nguồn thông tin về sự hy sinh của hơn 200 chiến sĩ thuộc Trung đoàn 207, tôi mới bắt đầu tìm hiểu quyết liệt về vùng này. Tại sao chỉ có những trung đoàn độc lập? trung đoàn 20, trung đoàn 10, trung đoàn 320, trung đoàn 207, trung đoàn 24, trung đoàn 1..? Tại sao năm sinh của các chiến sĩ thuộc những trung đoàn này trẻ thế? Họ đa phần ở độ tuổi sinh năm 1950 – 1954. Và xót xa nhất, đắng lòng nhất là phần ghi trường hợp hy sinh của các chú: mất tích, không làm được công tác tử sĩ.
Nhớ lại ngày nhỏ, mỗi lần chép bài học, chỉ mong sao có nhiều chỗ không phải chép mà chỉ ghi dòng chữ nt (như trên) cho thật nhanh xong. Nhưng mỗi lần xử lý những tập danh sách liệt sĩ của các chiến sĩ thuộc quân giải phóng miền Tây Nam Bộ, tôi lại mong cột Nơi hy sinh của các chú nó thật dài, thật nhiều, càng nhiều, càng chi tiết tôi càng mừng.
Cái Bè, Giồng Riêng, Mỹ Tho, Ô Môn, Gò Quao, Rạch Giá, rồi những xẻo Đôi, xẻo Lá, xẻo Ớt, xẻo Đước, xẻo Ngát, những kênh, những bờ tràm…những địa danh ấy in đậm trong trí nhớ của tôi.
Khi tôi viết những dòng chữ này, có lẽ dưới ấp Đá Biên (xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, Long An), nơi nhà anh Tư Tờ - người đã hiến tặng hơn 200m2 xây dựng miếu Bắc Bỏ - ghi nhớ công ơn của hơn 200 chiến sĩ thuộc Trung đoàn 207 ngày 03/10/1973 đang tấp nập người ra vào góp tay làm cỗ cúng giỗ cho các chú vào ngày mai.
Họ - những chiến sĩ giải phóng miền Tây Nam Bộ đã gác bút nghiên lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, vì miền Nam thân yêu mà dấn thân vào nơi trận mạc. Tôi dám chắc rằng hơn 90% trong số các chú ấy – những sinh viên của các trường Đại học năm đó chưa từng đặt chân đến Tây Nam Bộ, chưa từng đối mặt với những khó khăn của vùng rừng tràm ngập nước Đồng Tháp Mười.
Tôi khóc thương cho các chú – những chàng trai tài hoa mang theo bao hoài bão, bao ước mơ hành quân dọc đường đất nước, tạm biệt Thủ đô thân yêu trở thành anh bộ đội giải phóng quân.
Tôi khóc thương cho các chú – thế hệ trí thức đã cùng nhau ra trận. Chỉ còn chưa đầy 2 năm thôi, đất nước sẽ giải phóng và các chú sẽ lại trở về mái trường, trở về với những bản vẽ với bao ước mơ xây dựng những công trình kiến trúc làm đẹp cho Thủ đô, cho đất nước Việt Nam này.
Tôi khóc thương cho các chú bị bao vây giữa vòng vây quân thù, trên là máy bay, bao quanh là vùng tràm ngập nước không lối thoát.
Tôi khóc thương cho các chú vì thân xác các chú cha mẹ, anh em, đồng đội không thể nhìn lần cuối. Xương thịt các chú ngấm vào Đồng Tháp Mười khiến bông hoa sen luôn thơm ngát khi mùa về, khiến tình người nơi ấy luôn tràn trề như khi mùa nước nổi, khiến bao người CCB nghe câu chuyện kể đều nghẹn ngào rơi lệ. Và riêng tôi, lại day dứt khi ngày giỗ các chú mà chưa thể xây dựng lại ngôi miếu Bắc Bỏ cho to đẹp, đàng hoàng hơn.
Xin hẹn các chú mùa giỗ năm sau!!!


Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #307 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 09:28:55 am »

Bài viết này hay quá , nó nói lên hết được suy nghĩ , cảm xúc của mỗi chúng ta khi thương nhớ về các anh . Cám ơn tác giả bài viết và anh Chienc3 đã đưa bài viết lên .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #308 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 09:36:52 am »

Nhìn ảnh CS Trần Hữu Phục độ này trông " cũ" quá rồi, bác Chiến ạ. với những giọng ca của Chiến, và Phục thì khó có CCB nào có thể địch được.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
Tanloc555
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #309 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2011, 09:42:59 am »

Thưa các bạn! Đến giờ phút này tôi vẫn còn cảm xúc rưng rưng về đám giỗ các bạn ở Miếu thờ tại Ấp Đá Biên. Những hình ảnh và tình cảm hôm đó bạn ChienC3 đã kể đầy đủ trên đây rồi. Tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng: Đến nơi đó, đứng giữa vùng nước mênh mông ấy mới càng đắng lòng thương xót các bạn của chúng ta hơn, tôi + Thái H Sơn và ChienC3 cùng hết thảy mọi người hôm ấy đã không thể cầm lòng!
Một viên gạch, một bao xi măng hay bất cứ gì góp được để xây một Miếu thờ các bạn tại Ấp Đá Biên lúc này thật quý giá hơn lúc nào hết!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM