Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 03:45:41 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 3  (Đọc 270380 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #290 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 08:59:14 am »

Bật mí: cả hai đều là cựu phu nhân của hai bạn cùng trường ĐHKTQS với tôi các bác ạ Chỉ là thực hiện lời thề thứ 7: "Trong tình thương yêu giai cấp hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội lúc thường cũng như..."[quote



@ Bác chien c3. sao lại là cựu phu nhân? Thế mấy ông bạn của bác có "tập khác" rồi à ... hay là.... Cheesy
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #291 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 09:39:41 am »

@thaiminhhung: tôi viết không sai lỗi chính tả đâu. Cựu tức không phải là đương!
@các bác trong trang ta: Chiều thứ 7 này 19C Ngọc Hà chúng ta sẽ được vinh dự tiếp đón Phu quân của BH và mod binhyen1960. Mời các bác bố trí thời gian đến giao lưu thể hiện lòng hiếu khách của anh em ta.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #292 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 09:45:19 am »


http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Ngay-dac-biet-o-Dong-Thap-Muoi-mua-lu/61332

Ngày đặc biệt ở Đồng Tháp Mười mùa lũ

Thứ Năm, 6.10.2011 | 08:24 (GMT + 7)

Nước lũ đang dâng cao, nhấn chìm hầu hết đồng ruộng vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM). Ở nơi trũng nhất và mênh mông nhất ĐTM, trong ngày nước lũ dâng cao đột biến 4.10, hàng trăm người dân vẫn vượt lũ để đến một ngôi miếu nhỏ nằm giữa rừng tràm.

Chính họ đã lập ngôi miếu này cách nay gần 20 năm và hằng năm vào lúc nước lũ dâng cao nhất, họ đều tổ chức lễ giỗ cho gần 300 liệt sĩ hy sinh trong một trận đánh...

Tất cả ngập, chỉ miếu Bắc Bỏ khô ráo

Sáng 4.10, tôi theo QL62 từ TP.Tân An về vùng lũ ĐTM. Đến cây số 55, khi vừa qua cầu Kênh 79, tôi thấy một lá cờ tổ quốc cắm ven đường cùng tấm bảng nhỏ ghi: “Giỗ liệt sĩ - miếu Bắc Bỏ”. Nhìn hai bên đường, mút tầm mắt là đồng ruộng mênh mông nước lũ, xa xa có những cánh rừng tràm. Đây là khu vực thuộc huyện Thạnh Hoá của tỉnh Long An, nơi được xem là vùng trũng nhất ĐTM. Các năm trước ở nơi khác không có lũ, nhưng ở nơi này nước vẫn ngập sâu. Tò mò, tôi ghé nhà một người dân hỏi thăm.
Miếu Bắc Bỏ luôn được bảo đảm không bị ngập lũ. Ảnh: N.P.Đ
Miếu Bắc Bỏ luôn được bảo đảm không bị ngập lũ. Ảnh: N.P.Đ

Ông Bảy Đượm - một lão nông ĐTM - vừa chỉ tay về phía xa, vừa nói: “Trong đó, cách đây khoảng 5 cây số, có một ngôi miếu nhỏ có tên Bắc Bỏ, là nơi người dân thờ gần 300 liệt sĩ hy sinh năm 1973 trong một trận đánh ngay giữa mùa lũ”. Tôi thắc mắc về cái tên “Bắc Bỏ”, ông lão giải thích: “Cái tên này được người dân đặt để nhớ các chiến sĩ miền Bắc hy sinh bỏ xác ở đây”. Tôi cảm thấy nổi gai ốc, không biết do gió lạnh từ đồng lũ bất ngờ thổi qua hay do câu chuyện của ông lão vừa kể. Tôi quyết định nhờ vỏ lãi chở vào miếu Bắc Bỏ.

Thật không “hổ danh” vùng trũng nhất ĐTM, nước mênh mông như biển, chỉ những thân cây tràm ngoi lên mặt nước từ lưng chừng cây. Thỉnh thoảng mới thấy vài ngôi nhà, tất cả đều bị ngập sâu. Người lái vỏ lãi cho biết, chủ những ngôi nhà này cũng có nhà ở tuyến dân cư vượt lũ gần đó, nhưng họ vẫn giữ ngôi nhà tạm này để mùa khô thì ở làm ruộng, còn mùa lũ thì vào đánh bắt thuỷ sản. Sau khoảng 15 phút “bay” trên nước lũ, chiếc vỏ lãi đưa tôi đến một cánh rừng tràm, xa xa đã thấy cờ tổ quốc bay phấp phới.

Đến gần hơn, trước mắt tôi hiện ra một cảnh tượng kỳ thú: Giữa mênh mông nước lũ hiện lên một gò đất cao ráo, rộng khoảng 50m2, chung quanh được bao bọc bởi cây tràm. Rất nhiều vỏ lãi đậu chung quanh. Tôi càng kinh ngạc khi trên khoảnh đất nhỏ hẹp ấy có hàng trăm người đang đứng tưởng niệm trong một ngôi miếu đơn sơ nhất mà tôi từng thấy trong đời: Được che chắn bằng mấy tấm tôn, bệ thờ bằng gạch không được tô trát...

Một ông lão ngoài 70 tuổi tên là Hồ Văn Tước vừa đốt nhang trong miếu bước ra. Ông Tước kể: “Chỗ này thuộc ấp Đá Biên, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hoá. Trong chiến tranh, đây là vùng trắng, địch gặp ai bắn nấy, vì vậy người dân phải bỏ nhà ra lộ sống”. Ông Tước nhớ lại, hôm ấy là ngày mùng 8 tháng 9 âm lịch - năm 1973, mới sáng sớm từ lộ ngó vô ông thấy một bầy trực thăng đen như ruồi đang quần thảo trên rừng tràm. Rồi súng các loại nổ ran. Trận đánh kéo dài từ sáng sớm tới tối, có một chiếc máy bay bị bắn cháy.

Ngày hôm sau, lính ngụy đi khoe khắp nơi là đã tiêu diệt cả trung đoàn  “cộng sản” và cấm không cho người dân vào chôn xác. Gần nửa tháng sau, nhân dân lén vào khu rừng tràm vớt xác chiến sĩ. Vì đang mùa lũ, mặt ruộng bị ngập sâu nên dân không thể chôn mà bó tạm thân xác các anh treo trên những cây tràm, đợi đến mùa khô...

Có mặt trong ngày giỗ đồng đội, ông Phan Xuân Thi - nguyên lính trinh sát Trung đoàn 207, Quân khu 8 cũ, người có mặt trong trận đánh nói trên - bùi ngùi nhắc lại: Tháng 10.1973, đơn vị các ông được lệnh bí mật hành quân về ĐTM, điểm đến là huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang).

Đêm 3.10, trung đoàn hành quân từ Ba Thu (trên đất Campuchia) vượt sông Vàm Cỏ Tây. Khi đến ấp Đá Biên  thì trời vừa sáng nên các chiến sĩ phải ém quân vào một cánh rừng tràm, chờ đến tối sẽ hành quân tiếp. Các chiến sĩ phần lớn là sinh viên các trường đại học ở Hà Nội (nhiều nhất là Đại học Xây dựng) mới được bổ sung về đơn vị trước đó chỉ 2 ngày, chưa có kinh nghiệm chiến trường nên giăng võng, phơi quần áo lên cây tràm, bị máy bay trinh sát của địch phát hiện.

Một bầy 12 chiếc trực thăng đến bao vây, bắn xối xả xuống trận địa và ồ ạt đổ quân hòng bắt sống sở chỉ huy trung đoàn. Các chiến sĩ đã chiến đấu với tinh thần cảm tử, nhưng do địa hình mùa lũ quá bất lợi, lực lượng quá chênh lệch, ta phải mở đường máu đưa sở chỉ huy trung đoàn thoát khỏi vòng vây. Các chiến sĩ cảm tử - hầu hết thuộc Tiểu đoàn 1 - đã bám trận địa, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, hơn 200 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Sau ngày giải phóng, nhân dân làm ruộng phát hiện nhiều hài cốt liệt sĩ, đã quy tập về Nghĩa trang liệt sĩ huyện Mộc Hoá chôn chung trong ngôi mộ tập thể.
Bà con đến cúng các liệt sĩ.
Bà con đến cúng các liệt sĩ.

Được dân thờ cúng như "thành hoàng"

Nghi thức làm lễ tưởng niệm các liệt sĩ kết thúc, mọi người lên vỏ lãi đến nhà ông Tư Tờ cách đó vài trăm mét để “ăn giỗ liệt sĩ”. Đã trở thành tập quán suốt gần 20 năm qua, vào đúng ngày các anh hy sinh, nhân dân trong ấp ai có gì mang nấy tới cúng các anh, xong mang qua nhà ông Tư Tờ để cùng ăn uống, tưởng nhớ về các chiến sĩ. Chính ông Tư Tờ là người hiến đất cất miếu thờ, rồi kiên quyết ở lại vùng lũ, không ra sống trên tuyến dân cư vượt lũ, để hàng ngày gần gũi nhang khói cho các anh.

Ông Tư Tờ kể, sau năm 1975, gia đình ông và bà con trở về sống ngày càng nhiều ở Đá Biên. Bà con đốn tràm làm ruộng, lúc cày ruộng gặp rất nhiều hài cốt liệt sĩ, gom lại chôn chung. Chuyện kể rằng ông H khi phát hiện xương đã không chôn, mà lại đem đốt, nên bị hành điên dại mấy năm. Rồi gia đình bà B đêm đêm nghe tiếng gọi: “Ông bà ơi có gì cho con ăn với, con đói lắm, con lạnh lắm, con còn nằm trên cây”. Sáng ngày, bà và gia đình đi tìm thì thấy trên ngọn tràm vẫn còn gói hài cốt.

Đó là những chuyện ông Tư Tờ nghe kể chứ không tận mắt chứng kiến, không biết thực hư ra sao. Còn chuyện sau đây thì ông chắc chắn: Thỉnh thoảng cô con gái của ông trở nên thẫn thờ như mất hồn, miệng cứ than đói, lạnh và không nhớ đường về quê. Biểu hiện bệnh lý của cô gái ngày càng nặng, ông Tờ đưa đi nhiều bệnh viện chữa trị mà không hết. Túng quẫn, ông về lập bàn thờ khấn các liệt sĩ, một thời gian sau con ông hết bệnh. Theo ông Tờ, có thể do ngẫu nhiên, mà cũng có thể các chiến sĩ “linh” thật.

Về phần ông, giữ đúng lời khấn, ông hiến 200m2 đất, nhờ người đắp cao hơn đỉnh lũ, làm miếu thờ cúng các chiến sĩ. Đầu tiên chỉ che tạm bằng lá dừa nước, sau có người dân hiến tôn che tạm. Một lần nằm mộng, ông Tờ thấy các anh “bảo” miếu nhỏ quá không đủ chỗ ở. Ông Tờ và bà con lại tất tả đi mua gạch xây lại lần thứ ba.

Từ khi có ngôi miếu, các liệt sĩ được thờ cúng như “thành hoàng”. Hằng năm cứ vào ngày mùng 8 tháng 9 âm lịch, nhân dân cả vùng tự giác mang lễ vật tới cúng. Sau đó qua nhà ông Tư Tờ “hưởng lộc” của các anh, rồi đàn ca cho các anh nghe đến tối. Đặc biệt, từ khi có ngôi miếu thiêng, bà con vùng này không ai dám nói dối. Có điều gì đó chưa sáng tỏ, chỉ cần yêu cầu thề: “Nếu nói sai lính bắt”, là ai cũng phải sợ. Lâu dần thành quen, bà con luôn sống thật bụng, không ai dám dối trá.

Lên vỏ lãi trở ra lộ, đi giữa mênh mông biển nước, tôi hình dung ngày ấy các anh đã phải bám vào các thân cây tràm để chiến đấu chống bầy trực thăng của giặc. Các anh đã chiến đấu cảm tử và ngã xuống như những anh hùng. Vì quá yêu mến các anh mà người dân Đá Biên đã phong là “thành hoàng” - những “thành hoàng” mặc áo lính, dù sống hay chết cũng vì sự bình yên của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân!

Nguyễn Phấn Đấu
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #293 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 09:53:12 am »

@BH: đây nữa này BH ơi, sợ gì! Grin Grin

Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #294 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 09:56:33 am »

@mõ LXT: Khất bác đêm nay tôi sẽ chuyển tải nội dung báo cáo công tác. Bác ép người hơi quá đáng đấy! Grin
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #295 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 09:57:05 am »

@BH: đây nữa này BH ơi, sợ gì! Grin Grin


@chienc3: Mõ điên thật rồi đấy.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #296 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 10:33:49 am »

        Chào các bạn . Tranphu341 đọc bài này mà " gai " hết cả người . Tại sao 1 câu chuện ,1 sự việc có thật ,rất thật như vậy mà chính quyền ,tỉnh đội ,và các cơ quan chính sách của Long an cũng như nhà nước , không dựng ,lập 1 tượng đài ghi công cho hoành tráng nhỉ  Huh Huh Huh
                      Chúc các bạn vui khỏe !
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #297 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 03:29:35 pm »


http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Ngay-dac-biet-o-Dong-Thap-Muoi-mua-lu/61332

Ngày đặc biệt ở Đồng Tháp Mười mùa lũ

Nước lũ đang dâng cao, nhấn chìm hầu hết đồng ruộng vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM). Ở nơi trũng nhất và mênh mông nhất ĐTM, trong ngày nước lũ dâng cao đột biến 4.10, hàng trăm người dân vẫn vượt lũ để đến một ngôi miếu nhỏ nằm giữa rừng tràm.

Chính họ đã lập ngôi miếu này cách nay gần 20 năm và hằng năm vào lúc nước lũ dâng cao nhất, họ đều tổ chức lễ giỗ cho gần 300 liệt sĩ hy sinh trong một trận đánh...

Tất cả ngập, chỉ miếu Bắc Bỏ khô ráo ... Ông Tước kể: “Chỗ này thuộc ấp Đá Biên, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa. ...

        Được dân thờ cúng như "thành hoàng[/size]"
 Đã trở thành tập quán suốt gần 20 năm qua, vào đúng ngày các anh hy sinh, nhân dân trong ấp ai có gì mang nấy tới cúng các anh, xong mang qua nhà ông Tư Tờ để cùng ăn uống, tưởng nhớ về các chiến sĩ. Chính ông Tư Tờ là người hiến đất cất miếu thờ, rồi kiên quyết ở lại vùng lũ, không ra sống trên tuyến dân cư vượt lũ, để hàng ngày gần gũi nhang khói cho các anh.

Về phần ông, giữ đúng lời khấn, ông hiến 200m2 đất, nhờ người đắp cao hơn đỉnh lũ, làm miếu thờ cúng các chiến sĩ.

Từ khi có ngôi miếu, các liệt sĩ được thờ cúng như “thành hoàng”. Hằng năm cứ vào ngày mùng 8 tháng 9 âm lịch, nhân dân cả vùng tự giác mang lễ vật tới cúng.
  Vài lời tâm sự,
  Các CCB  đã trải qua cuộc chiến thấm thía vì chúng ta với may mắn còn có mặt để chứng kiến sự hy sinh của đồng đôi .  Cảm ơn những người dân- những người đã hành động vô tư vì tâm của chính mình  trong nhiều năm .
Còn Các  cơ quan chức năng, Bộ QP,  Đơn vị quân đội,  các CCB và công luận hãy vì sự hy sinh quên mình của những người đã khuất , còn phải làm nhiều hơn nữa, cùng cộng tác để làm  mặc dù chiến tranh đã kết thúc đã  36 năm rồi- và tự nhắc nhau rằng :
    VẪN CÒN CÓ " BẮC BỎ "  ĐANG BỊ LÃNG QUÊN  ??
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #298 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 04:30:58 pm »

các bác trong trang ta: Chiều thứ 7 này 19C Ngọc Hà chúng ta sẽ được vinh dự tiếp đón Phu quân của BH và mod binhyen1960. Mời các bác bố trí thời gian đến giao lưu thể hiện lòng hiếu khách của anh em ta.
BH có dặn chú bộ đội rồi là ngày mai thứ 6 phải ăn no ngủ kỹ dưỡng sức để thứ 7 tiếp các anh chứ đừng để các anh bảo gớm thằng rể trang VHM về thăm quê ngoại mà yếu thế, hihi , chúc các anh ngày mai vui vẻ , không say không về nhé , nhưng mà say rồi thì đừng về nhà người khác đấy Cheesy .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #299 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 07:09:21 pm »

@BH
      Yên tâm đi BH ơi, ngoài này chỉ có đặc sản " Bia hơi Hà Nội" để đón những người Anh em từ TP mang tên Bác, còn không có "thứ gì " khác đâu, mọi việc cứ yên tâm, không tin BH về kiểm tra là biết ngay. Được BH bật đèn xanh rồi bọn anh sẽ có cách.. ha ha Cheesy Grin
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM