Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Năm, 2024, 06:12:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mình là lính e55 ( e732 )  (Đọc 284108 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoangpet
Thành viên
*
Bài viết: 268



« Trả lời #450 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 03:23:02 pm »

[/quote ]author=hoangpet link=topic=7742.msg237501#msg237501 date=1278315089]

  Cái bác có vòng 2 "super king size" là bác đó Ư..! không biết bác có còn tiếp tục nối tiếp cái nghiệp pết ngày xưa nữa không?công việc của bác bi giờ chắc là "ngày thì ngồi,tối thì uống" phải không ! ngồi nhiều ,uống nhiều = king size  Grin, chào đồng nghiệp đàn anh ! bác giỏi tiếng k thế hèn gì dân vận tốt,dân thương là phải ! dân ,địch vận giỏi cũng là đánh giặc giỏi !

[/quote]

  chắc phải bỏ hình vô photoshop làm đẹp lại ....  tại vì ngồi cận ống kính WIDE nên nó làm tui bị biến dạng như vậy thui . Chứ ở ngoài nhon lắm bác ui . Hổng tin hỏi thử bác Tribeco thì rỏ hehe ... Có bao giờ uống được nhiều đâu , mỗi lần khui chỉ được một chai thui à hehe . Hôm nào bọn mình lai rai .......1 chai nghen 
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #451 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 04:55:03 pm »

Đám ôn dịch dữ dằn đó thuộc F912, gốc bọn nó ở trên núi Chi thuộc địa bàn hoạt động của trung đoàn 7, D trinh sát của MT779 và E7 đập nhau thường xuyên với tụi F912, có lẽ bị ép quá nên dạt về dưới này dễ kiếm sống hơn vì thuận đường tiếp tế từ biển hồ xuống.
....
hehe tầm hoạt động của thằng 912 này rộng quá ta , bọn em ở XR cũng đụng các E 52 , 53 , 55 của nó nhẵn mặt

Hồi đó mình không biết thằng 912 này nó hoạt động thế nào, còn lại bao nhiêu quân, chỉ được biết là bộ sậu của sư này dạt về vùng này là quê của thằng sư trưởng ( KPchàm được biết đến là cái nôi của cách mạng KPC, khmer đỏ, các chỉ huy cao cấp của khmer đỏ phần lớn là dân KPchàm! ), tin tình báo là thằng sư trưởng đang đóng giả sư trụ trì, hắn là dân Chơngprây, khi vào lùng, thì nó mất dấu! nghe mấy ông 55 kể đến năm 85-86, vậy là dù địa bàn hoạt động của thằng 912 ở đâu đi nữa thì nó cũng trụ và phát triển khá mạnh ở chỗ vốn là quê chúng nó và chắc cũng vì lẽ đó mà nó hết sức tránh né giao chiến? năm 80 mình đã biết được chút ít vậy ( cũng qua thăm dò dân tình ở đó! ), Không biết sao mà năm 85 , E55 lại có ĐV chủ quan để rồi mất quân khá nặng?! hay là nước cờ dí chốt chăng? nghe thì cũng giống hồi D mình nhận lệnh vào vùng này với 48 tay súng vào chọi với bộ sậu 912 mà chắc mẫm nó phải... đông hơn mình!, lúc đó cả D từ trên xuống dưới cũng chột lắm, he he... đến Scun phải ghé quán hủ tiếu ( Scun lúc đó còn lưu thưa tuềnh toàng có mỗi một cái quán )... mỗi thằng làm 1 xị lấy khí thế cắt rừng vào! Cheesy ...sau đó thì lờn vờn với bọn nó cho hết chiến dịch ( chốt tại phum, hàng ngày tung quân đi " nhảy toán ", có cảm nhận nó cũng đang rình mình! ) mấy xếp D mình cũng lão luyện khi nhận lệnh cũng...đù...búa xua, không dám khinh suất, giữ quân để cũng gọi là hoàn thành nhiệm vụ rồi...rút!  Cheesy
hehe , anh có nghe dân nói thằng sư trưởng 912 tên gì không ? Dân chổ em gọi hắn là Tà Phiếp , nghe đồn rằng thằng này trúng mìn cụt cả 2 giò , đi đánh nhau lính toàn phải cáng . Tuy cụt giò nhưng Tà Phiếp rất hay di chuyển không ở 1 chổ cố định và thường đích thân chỉ huy lính xung trận . Bọn em cũng mướt mồ hôi khi nhận lệnh truy tìm bắt thằng này .
Về các E của 912 thật chất quân số rất ít mỗi E chỉ hơn trăm thằng nên chúng cũng thường né tránh mình ở khu vực XR . Mỗi khi muốn đánh vào vị trí đứng chân của đơn vị nào đó chúng huy động cả E và kết hợp với cả tụi SRC . Cuối 87 trở đi tụi em cũng ít đụng với 912 không hiểu lý do vì sao thì ra tụi nó lủi xuống hoạt động ở KPT và KPC  Grin
Em thấy địch nói chung có chiêu là điều chỉ huy và lính ở vùng khác đến để hoạt động để tránh việc cả nể nang dân địa phương  Grin Ví dụ khi tập kích hoặc đánh vào phum chúng phang thoải mái vì không có bà con dòng họ gì trong khi bọn địa phương nó bắn rất cẩn thận và có chọn lựa vì sợ bắn trúng nhà của ..nó  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
phumtarop
Thành viên
*
Bài viết: 221


1978 - một thời để nhớ...


« Trả lời #452 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 05:15:20 pm »

  Chào bác Hoangpet ,có phải bác là cái "anh" ngồi ở cạnh bác tribeco không ? vì bác ngồi ngoài cùng bên trái nhìn tướng tá dày cơm như vậy vô lính là phải vác hỏa lực chớ không được vác túi thuốc,ống tiêm đâu Grin

    Hehe bschung "trật quẻ" rồi... Cái anh chàng dầy cơm là Hoàngpet đó,người ở giữa có phải là Khánh C5 không hả thầy giáo Huh
Logged
phumtarop
Thành viên
*
Bài viết: 221


1978 - một thời để nhớ...


« Trả lời #453 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 05:34:09 pm »



   Trung đoàn bộ e55 khi từ MT 479 về tạm trú ờ phum Chơng prây từ tháng 4/85 đến tháng 7/85 mới dời cứ ra Ph'ao.  Xin lỗi bác hôm trước em định trả lời rồi quên khuấy đi mất, nay thấy bác online mới nhớ . Ở phum này em có một kỷ niệm là lần đầu tiên biết sốt rét là gì  Grin.

   Bác tribeco nè. có cái cây cổ thụ ở trong hình bác chụp có phải là lối vào K23 không ? Bác về Phav có ghé quán cafe ở góc đầu chợ của vợ chồng ông Hai việt kiều có cô con gái tên Loan trắng trèo dày cơm không hả bác ? hehe nhớ quá đi !
Logged
hoangpet
Thành viên
*
Bài viết: 268



« Trả lời #454 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 07:11:22 pm »


[/quote]

    Hehe bschung "trật quẻ" rồi... Cái anh chàng dầy cơm là Hoàngpet đó,người ở giữa có phải là Khánh C5 không hả thầy giáo Huh

[/quote]
   Anh PhumTarop xuất sắc , Xin thưởng anh 1 ....ly haha ...Hồi còn trong Rhut , Khánh và Danh "chuột" chốt cùng  C7 với cây 12ly7 đó . Khi C7 vào Rhút anh mới nhận chức  HUẤN LUYỆN VIÊN anh nhỉ ?
Logged
hoangpet
Thành viên
*
Bài viết: 268



« Trả lời #455 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 08:03:14 pm »

Có người lính mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo
Có người lính Mùa xuân ấy ra đi từ ấy không về
Dòng tên anh khắc vào đá núi
Mây ngàn hoá bóng cây tre
Chiều biên cương trắng trời sương núi
Mẹ già mỏi mắt nhìn theo
Việt Nam ơi ! Việt Nam !
Núi cao như tình mẹ bốn mùa tóc bạc nỗi thương con
Việt Nam ơi ! Việt Nam !
Ngọn núi nơi anh ngã xuống
Rực cháy lên màu hoa đỏ phía rừng xa
Rực cháy lên màu hoa đỏ trước hoàng hôn

             Đã là LÍNH dù các Bác chiến đấu vào thời kỳ nào ( chống Pháp /Mỹ/Trung Quốc/Pôn Pốt K ) nghe bài này chắc đều có cảm xúc như nhau hỉ ......HuhHuh??
 Kể chuyện chiến trường các bác mình cũng "căng thẳng" , cho một tí xíu văn nghệ vào cho relax nhé hehe
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2010, 08:10:03 pm gửi bởi hoangpet » Logged
hoangpet
Thành viên
*
Bài viết: 268



« Trả lời #456 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 08:46:57 pm »

 Xin gửi đến các Bác chiến hửu và các ae E 55 một nhạc phẩm mà nhạc sĩ Thế Hiển đã viết tặng cho những chiến sĩ chúng ta trong những ngày phải chiến đấu trên đất bạn Kampuchia ..............
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 Hát Về Anh

     Một ba lô cây súng trên vai, người chiến sĩ quen với gian lao, ngày dài đêm thâu vẫn có những người lính trẻ, nặng tình quê hương canh giữ miền đất Mẹ . Rừng âm u mây núi mênh mông. Ngày nắng cháy, đêm giá lạnh đầy. Rừng mờ sương khuya bóng tối quân thù trước mặt, nặng tình non sông anh dâng tròn tuổi đời thanh xuân  Cho em thơ ngủ ngon và vui bước sớm hôm đến trường Cho yên vui mùa xuân đôi lứa còn hẹn hò ước mơ  Đã có những hy sinh khó nói hết bằng lời Nên đọng lại trong tôi những nghĩ suy. Cho tôi ca bài ca về chiến sĩ đang nơi tuyến đầu. Nơi biên cường rừng sâu anh âm thầm chịu đựng gió sương. Dẫu có những gian lao với những nổi nhọc nhằn,  mang trong trái tim anh trọn niềm tin. Xin hát mãi về anh người chiến sĩ biên cương Xin hát mãi về anh người chiến đấu bên ...........Campuchia

     Đã hết giờ giãi lao ,xin mời AE thảo luận tiếp ....................
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2010, 08:52:31 pm gửi bởi hoangpet » Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #457 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 09:58:00 pm »

 Chào bác Hoangpet ,có phải bác là "anh" ngồi ở cạnh bác tribeco không ? vì bác ngồi ngoài cùng bên trái nhìn tướng tá dày cơm như vậy vô lính là phải vác hỏa lực chớ không được vác túi thuốc,ống tiêm đâu Grin

  . hiii. cho tui hỏi thăm thế rồi hiện giờ Anh công tác ở đâu? Có làm trong ngành.. Pet nữa không?

   Lúc này không cầm ống tiêm nữa , không đã vì giống như ngày xưa chỉ cầm toàn AK bá nhựa , nên quyết định chuyển sang hỏa lực ....hehe . Bác Tribeco sẽ post hình lên

  hêhê... điểm này hoangpet nói thật đấy.
  Chắc để bù lại ngày xưa bị đì: cao 1m7 nặng 70 ký mà chỉ được vác ống chích  Grin  
  Giờ thì chàng chuyên vác hỏa lực, mà không phải 'mình ên'. Hôm rồi ghé nhà, dân a-ma-tơ như tribeco hết hồn khi thấy chị nhà nhá cái cối tầm cỡ.  Grin
  Cho bác sĩ Chung đoán lại để gỡ gạc chút đỉnh  Huh
Logged

như chưa hề cầm súng...
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #458 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 10:10:03 pm »

Em thấy địch nói chung có chiêu là điều chỉ huy và lính ở vùng khác đến để hoạt động để tránh việc cả nể nang dân địa phương   Ví dụ khi tập kích hoặc đánh vào phum chúng phang thoải mái vì không có bà con dòng họ gì trong khi bọn địa phương nó bắn rất cẩn thận và có chọn lựa vì sợ bắn trúng nhà của ..nó

Thời 79-80 quân Pốt tan hàng, số tháo chạy qua Thái, số lủi về quê cũng khá nhiều, thời kỳ này bọn mình cũng tóm được mấy thằng cấp D tr...trong lúc thất thế thì về quê " cách mạng " ẩn náu chờ thời và để có cái ăn và tập họp lực lượng, tuyển quân, thực sự thì Pốt nó vẫn có dân trung thành với nó! Chính vì nhận định như vậy mà ta mới trấn ở các phum có dân ( của nó ) vừa là bình định vừa là thủ thế !
Thời sau thì chắc Pốt nó cũng rút kinh nghiệm như haanh nói ! Cheesy nhưng dẫu sao thì cũng phải có bài bản là bám trụ vùng " cách mạng " để phát triển lực lượng !
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #459 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2010, 10:30:15 pm »

Em thấy địch nói chung có chiêu là điều chỉ huy và lính ở vùng khác đến để hoạt động để tránh việc cả nể nang dân địa phương   Ví dụ khi tập kích hoặc đánh vào phum chúng phang thoải mái vì không có bà con dòng họ gì trong khi bọn địa phương nó bắn rất cẩn thận và có chọn lựa vì sợ bắn trúng nhà của ..nó

Thời 79-80 quân Pốt tan hàng, số tháo chạy qua Thái, số lủi về quê cũng khá nhiều, thời kỳ này bọn mình cũng tóm được mấy thằng cấp D tr...trong lúc thất thế thì về quê " cách mạng " ẩn náu chờ thời và để có cái ăn và tập họp lực lượng, tuyển quân, thực sự thì Pốt nó vẫn có dân trung thành với nó! Chính vì nhận định như vậy mà ta mới trấn ở các phum có dân ( của nó ) vừa là bình định vừa là thủ thế !
Thời sau thì chắc Pốt nó cũng rút kinh nghiệm như haanh nói ! Cheesy nhưng dẫu sao thì cũng phải có bài bản là bám trụ vùng " cách mạng " để phát triển lực lượng !

   Thời gian ở Ph'ao địch trà trộn vào chợ rất nhiều vì e bộ sát chợ. Quân báo ta phát hiện cũng tóm được nhiều tên trong đó có cả phụ nữ  nhưng địch cũng lợi hại chuyển sang đấu tranh công khai ( chắc học cùng thầy với mình)  thưa kiện lung tung, các bác thời đó cũng gặp rắc rối vì chuyện này. Một điều cũng phải ghi nhận là tụi nó cũng rất kiên cường, tribeco chưa thấy đứa nào hé miệng khai lấy một lời.
Logged

như chưa hề cầm súng...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM