Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 02:11:26 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?  (Đọc 152411 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #150 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2012, 10:24:04 pm »

                  Chào các bác! Đúng như haanh và bác vavthang nói: Vai trò của ông Xianuc rất quan trọng. Khi chúng ta bảo vệ và đưa Xianuc về nước. Đại tá Đặng Tính chính ủy đường dây 559 đã hy sinh tên đường mòn HCM ( năm 72 hay 73 ?). Khi về nước, bọn Khơ me đỏ "pót" cũng không giám sát hại Ông. Mà quản thúc ( giam lỏng ) tại Hoàng cung. Tới ngày 6/1/79 mới lại lùa đi vào rừng tiếp và vẫn bị quẩn thúc.

                 TP nhớ là có đọc trên mạng báo của nước ngoài cũng có nói về viêc này và cũng nói cả việc ta dùng lực lượng nhẩy dù định giữ Xianuc. Nếu chúng ta giữ được Ông thì việc giải quyết tình hình ở k thuận hơn nhiều.

                             CHÚC CÁC BẠN VUI KHỎE!
Logged
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #151 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2012, 08:48:15 am »

"Ngày 18 tháng 3, 1970, trong lúc ông đang ở nước ngoài, Lon Nol - thủ tướng chính phủ - đã triệu tập Quốc Hội bỏ phiếu phế truất Sihanouk khỏi vị trí nguyên thủ quốc gia và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol. Hoàng thân Sirik Matak – người được chính phủ Pháp loại bỏ để trao ngôi vị cho Sihanouk - đã được giao chức Phó Thủ tướng. Sau cuộc đảo chính, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và bắt đầu ủng hộ Khmer Đỏ trong cuộc chiến lật đổ chính phủ Lon Nol ở Phnom Penh. Khi nước Cộng hòa Khmer rơi vào tay Khmer Đỏ vào năm 1975, Hoàng thân Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc gia hình thức của chính phủ mới khi Pol Pot còn nắm quyền lực. Ngày 4 tháng 4 năm 1976, Sihanouk từ chức vì sự tàn bạo của Khmer đỏ và nghỉ hưu. Sihanouk sang tị nạn tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Năm 1978, quân đội Việt Nam đã sang Campuchia đánh đổ Khmer Đỏ. Năm 1982, ông trở thành Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân chủ bao gồm: Đảng Funcipec của mình, Mặt trận giải phóng Campuchia của Son Sann và Khmer Đỏ. Quân Việt Nam rút khỏi Campuchia năm 1989, để lại chính phủ thân Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo Nước cộng hòa Nhân dân Campuchia."
Nguồn trích dẫn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Norodom_Sihanouk
      Theo tôi biết lúc đó Sihanouk không có ở trong nước mà đang ở Bắc Kinh hay Bình Nhưỡng gì đó để chữa bệnh. Chắc chắn rằng tình báo của ta đã biết nên không sử dụng lực lượng đặc công này để bắt Sihanouk mà làm nhiệm vụ gì khác.
       
Logged
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #152 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2012, 06:53:34 pm »

     Gửi chú Giang NH.
  " Mấy lão cựu F7 giờ vẫn rên rỉ được cái tiếng là đồng hương cấp Phum với F trưởng( Ba Dũng), lại còn là họ hàng nữa nhưng bọn tao " đi" hơi bị nặng đấy 5/18%, bị thương không thèm tính".
  - Chính vì vậy thế hệ chúng tôi đi đánh giặc dưới sự chỉ đạo của ông mới kính phục ông và tôn vinh ông là một người chỉ huy giản dị, vô tư, xông pha trận mạc, chia sẻ ngọt bùi với chiến sĩ. Đối với tôi kỉ niệm không quên với sư trưởng Ba Dũng là khi D6 E165 bị bao vây ở Tô Teeng sau trận đánh ông đã ra thăm, động viên chia sẻ những mất mát của cán bộ chiến sĩ trong tiểu đoàn, trong khi đó đoạn đường ra chốt địch vẫn còn chặn đánh.
  Anh em chúng tôi lúc đó nói với nhau:" thế mới gọi là sư trưởng chứ".
  Một thế hệ lãnh đạo chỉ huy thời kì đó là như vậy đấy... không như bây giờ cái gì ngon, phong bì thì người lãnh đạo nhận trước, khó khăn gian khổ thì gọi anh em. Thật buồn cho một số cán bộ lãnh đạo thời nay.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #153 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2012, 09:37:06 pm »

"Ngày 18 tháng 3, 1970, trong lúc ông đang ở nước ngoài, Lon Nol - thủ tướng chính phủ - đã triệu tập Quốc Hội bỏ phiếu phế truất Sihanouk khỏi vị trí nguyên thủ quốc gia và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol. Hoàng thân Sirik Matak – người được chính phủ Pháp loại bỏ để trao ngôi vị cho Sihanouk - đã được giao chức Phó Thủ tướng. Sau cuộc đảo chính, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và bắt đầu ủng hộ Khmer Đỏ trong cuộc chiến lật đổ chính phủ Lon Nol ở Phnom Penh. Khi nước Cộng hòa Khmer rơi vào tay Khmer Đỏ vào năm 1975, Hoàng thân Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc gia hình thức của chính phủ mới khi Pol Pot còn nắm quyền lực. Ngày 4 tháng 4 năm 1976, Sihanouk từ chức vì sự tàn bạo của Khmer đỏ và nghỉ hưu. Sihanouk sang tị nạn tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Năm 1978, quân đội Việt Nam đã sang Campuchia đánh đổ Khmer Đỏ. Năm 1982, ông trở thành Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân chủ bao gồm: Đảng Funcipec của mình, Mặt trận giải phóng Campuchia của Son Sann và Khmer Đỏ. Quân Việt Nam rút khỏi Campuchia năm 1989, để lại chính phủ thân Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo Nước cộng hòa Nhân dân Campuchia."
Nguồn trích dẫn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Norodom_Sihanouk
      Theo tôi biết lúc đó Sihanouk không có ở trong nước mà đang ở Bắc Kinh hay Bình Nhưỡng gì đó để chữa bệnh. Chắc chắn rằng tình báo của ta đã biết nên không sử dụng lực lượng đặc công này để bắt Sihanouk mà làm nhiệm vụ gì khác.
       
            Chào các bác! Theo nguồn Vi.wikipedia.... Thì như vậy là ngày 7/1/79 Xianuc không có ở Hoàng Cung? Thực sự về việc này thì cũng không ai khẳng định. Nhưng đ/c ở LL nhẩy dù xuống ngày 5/1 thì kể lại n/v là đánh chiếm Hoàng cung để giữ Xianuc. Có điều là theo nguồn của vi.ki thì TP thấy sơ lược về thời gian của ông Xianuc thì như vậy còn thiếu thời gian ông về nước năm 73 mà n/v của đường dây 559 của ta phải đảm bảo đưa ông xi về nước an toàn. Đường dây 559 đã hoàn thành xuất sắc n/v này. Nhưng phía ta thì thiệt hại nhiều vì máy bay đánh bom nhiều do tin tức có thể bị lộ. Cao nhất là ông Đại tá Chính ủy đường dây 559 sau khi chia tay ông Xi là bị đánh bom hy sinh cùng 1 số ae khác. Về tư liệu này thì hồi đó đ/v TP ĐƯỢC THÔNG BÁO CỤ THỂ. Sau sự kiện 7/1 ông Xi mới lại qua Trung Quốc.

                       CHÚC CÁC BẠN VUI KHỎE!

                       
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #154 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 07:03:11 am »

Chào bác Thanhdanvan F302. Chúc mừng bác mở cửa nhà mới, thế là VMH lại thêm một tay viết thuộc chiến trường K. Tôi cũng hân hạnh ở bên ấy mấy năm khu vực Kompongspeu, Komponcham, Komponthom, Siemreap và Phnompenh, vì đơn vị tôi làm nhiệm vụ vận tải vũ khí khí tài và lương thực cho mặt trận mà. Xin chúc bác vững tay ấn phím để anh em nhâm nhi lại một thời máu lửa, chúc sức khỏe.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #155 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 09:36:07 am »

   Tôi nghĩ cái tít: "Ngày chiến thắng 7/1/1979 đáng nhớ nhất cuộc đời người lính Việt Nam"  có gì đó hơi lợn gợn. Nếu thế thì cũng có thể hiểu rằng, chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng mùa Xuân 1975...chỉ đáng nhớ thứ nhì, thứ ba... trong cuộc đời người lính Việt Nam. Có lẽ thêm vào chữ: "tình nguyện" sẽ cụ thể hơn.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #156 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2012, 01:30:52 pm »

 Chủ đề của topic cùng nội dung trùng với topic: Ngày 7.1.1979 các anh làm gì? Ở đâu?

 BY sẽ chuyển gộp 2 topic vào làm 1 cho tiện theo dõi trong vòng 12h nữa. Grin

 Ngày chiến thắng 7.1.1979 đơn vị tôi đi mũi chính diện vào giải phóng Phnom Penh trên hướng QL1. Ấy vậy mà hơn 5h chiều mới vào đến đầu cầu Monyvong vì là lực lượng đi giữa đội hình trung đoàn, trước đó E141 của F7 tiến đến bờ đông cầu lúc 10h sáng. Vậy là 2 trung đoàn của F7 cùng tiến vào thủ đô Phnom Penh cách nhau 7h đồng hồ, riêng E165 còn vào sau chúng tôi nữa.

 Hơn 5h chiều chúng tôi qua cầu Monyvong, trước đó chúng tôi vẫn không biết tin là thủ đô Phnom Penh đã được giải phóng, vẫn cứ nghĩ chúng tôi là những người lính QTN VN đầu tiên bước chân trên đường phố Phnom Penh. Sau này mới biết là Sư đoàn 7 của chúng tôi là sư đoàn đầu tiên vào GP thủ đô Phnom Penh, là những người lính đi trong đội hình F7 mà 4h chiều hôm đó chúng tôi vẫn chẳng biết gì về tình hình trong thành phố.

 Xin bác ThanhdanvanF302 cho biết cụ thể thông tin thủ đô Phnom Penh được giải phóng lúc 12h trưa ngày 7.1.1979 mà bác được biết từ đâu thông báo lúc đó?

 Ngày 7.1.1979 là ngày mà người lính QTN VN nhớ nhất khi làm nhiệm vụ Quốc tế ở K, ngày chiến thắng trong vinh quang, ngày mà mọi người lính cứ tưởng chiến tranh đã kết thúc, hy vọng tràn trề sẽ được sống mà bước ra sau cuộc chiến và điều hy vọng lớn nhất là sẽ sớm trở về Tổ quốc trong một ngày không xa. Khi đó chẳng ai có thể ngờ rằng chiến tranh sẽ còn kéo dài thêm hơn 10 năm nữa.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #157 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2012, 01:16:29 pm »

  Chắc chúng ta còn nhớ nhân vật lính Đông Anh HN ngồi trên chiếc xe thiết giáp M113 của E141 F7 bị địch bắn cháy ngay đầu cầu Monyvong sáng ngày 7.1.1979 trong câu chuyện của bạn GiangNH.

 Vâng! Những nhân chứng của giờ phút hào hùng ấy mỗi lúc 1 mất dần mang theo ký ức đời lính chiến của họ mãi mãi chôn vùi vào dĩ vãng, hàng  ngàn người lính cứ mất mát thương vong dần sau những trận đánh tiếp nối sau ngày 7.1 GP thủ đô Phnom Penh ấy, để rồi hạt gạo trên sàng trở về đến ngày hôm nay và những nhân vật có thật trong ký ức đời lính của mọi người hôm nay cũng lại lặng lẽ ra đi.

 Phạm văn Khiêm, người lính sống sót sau vụ chiếc M113 bị bắn cháy ngay đầu cầu Monyvong hôm 7.1.1979 đã mất trong lặng lẽ đêm mồng 2 Tết Nhâm Thìn mặc dù mấy hôm trước vẫn còn "mê" đào, quất ngày Tết.

 Cuộc đời chẳng biết thế nào, nay còn mai mất, lúc đáng ra sẽ chết thì chẳng chết và lúc nên sống thì lại chẳng còn.  Cool
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #158 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2012, 01:28:47 pm »

Bác ấy chính xác là Btr B1-C11-D3-E141-F7-QD4.

Em ân hận mãi vì 01 quyển lịch để dành cho bác ấy vẫn...ở nhà em, mặc dù em cách nhà bác ấy đúng 300m?

Vĩnh biệt đàn anh, ngồi với đàn anh thì cứ mỗi trung đoàn của F7 có ít nhất 3 tên gọi khác nhau? Đánh cùng tăng thiết giáp thì tăng thiết giáp trúng đạn cháy nghi ngút (2 xe ở...đâu nhỉ bác BY? Bờ tường ủi hay cửa mở? và lần nữa sáng 7/1), mình thì chỉ bị thương nhẹ. Đánh Âm leang thì toàn đi bắn mễn, lợn, trâu bò...Hiền như cục đất. Nhưng hậu chiến thì không tránh khỏi...số Giời?
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2012, 01:33:59 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #159 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 03:51:18 pm »


     Vào lúc này 15h30, ngày này 7/1 năm 1979 tôi đi cùng trung đoàn 273 sư đoàn 341. Chúng tôi ngồi xe ô tô vọt tiến chở quân, đang chạy quanh các khu vực Đồi Độc Lập, tới khu Hoàng Cung, đi về hướng Tây rồi vòng trở lại khu đầu cầu Mô Ni Vông (Cầu Sài Gòn).
    Thủ đô CPC được giải phóng nhưng không một bóng người dân nào chạy ra chào đón chúng tôi. Không phải nhân dân CPC không sung sướng khi được giải phóng khỏi hoạ diệt chủng của Pôn Pốt-Iêng Xa Ri. Mà họ đã bị chúng đuổi hết ra khỏi thủ đô yêu dấu của họ. Họ đang phải đi lao động khổ sai ở khắp các vùng rừng núi để xây dựng căn cứ kháng chiến chống VN lau dài.
    Trong thủ đô các đường phố vắng tanh bóng người, chỉ thỉnh thoảng gặp những tốp lính QTNVN nhỏ lẻ tay lăm lăm khẩu súng, thái độ rất cảnh giác, thận trọng loáng qua đường phố như những con sóc. Đâu đó tiếng súng vãn đì đẹt nổ.
    Đến khoảng 17h vẫn đang ngồi trên xe vọt tiến từ cầu Mô Ni Vông đi về phía Tây. Bổng từ phía trước các loạt pháo 37 li bắn thẳng về phía chúng tôi. Những viên đạn đỏ lừ lao vun vút, chui dưới bụng xe. Lái xe nhanh chóng quay đầu xe chạy trở lại, rẽ phải chui vào các căn nhà hai, ba tầng bên cạnh. Bộ đội nhảy xuống xe triển khai đội hình chiến đâu.
    Trung đoàn trưởng Trần Măng điện lên sư đoàn hói đơn vị nào bắn vào trung đoàn tôi thì được trả lời Không rõ. Chúng tôi phán đoán có thể là sư đoàn 7 vì vào trước chúng tôi lúc 11h là một đơn vị của sư đoàn 7 ?...
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM