Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 04:27:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?  (Đọc 152412 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #140 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2012, 09:43:33 pm »

hehe vậy là bác tranphu đã giải tỏa thắc mắc lâu nay của mọi người về điệp vụ giải thoát ( bắt giữ ?) XHN  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Hai Kinh Tế
Thành viên
*
Bài viết: 102


« Trả lời #141 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2012, 05:59:53 am »

Theo tôi biết thì tới thời điểm đó ( cả tới bây giờ nữa thì phải ) QĐNDVN chưa có binh chủng nhảy dù , sau này có nghe nói có trường dạy nhảy dù ( thể thao ) ở VN , nhưng chưa nghe thấy thành lập binh chủng này . Không có đúng không, xin các bác cho biết binh chủng nhảy dù thành lập khi nào , cám ơn nhiều .
Logged
Quân khí viên
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 322


« Trả lời #142 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2012, 07:15:40 am »

Theo em biết chắc thì ta có thành lập LL nhảy dù bác Hai ạ! Ở gần nhà em có một chú năm nay khoảng 76 tuổi, người Bình Định. Chú có nói sau khi tập kết ra Bắc chú được điều động sang nhảy dù. Lúc đó ta có 2 sư, quân số chủ yếu là  người ở các đơn vị miền Nam tập kết ra Bắc, đóng ở Xuân Mai-Hòa Bình. Lực lượng này do chuyên gia Liên xô trực tiếp huấn luyện và trang bị
 Vào giữa năm 1958 ta có cho một vài tốp nhảy thử nghiệm vào Nam, chủ yếu là ở Trường sơn, từ Quảng trị đến bắc Quảng Ngãi. Chiến dịch thất bại, các tốp hầu hết bị địch bắt hoặc hy sinh. Đến năm 1960 thì lực lượng này giải tán và chú được điều sang sư 3( Sao vàng).
Logged
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #143 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2012, 03:57:50 pm »

Có một chuyện lạ, là đến bây giờ đã 33 năm tôi mới nghe thấy có 1 lực lượng đặc công nhảy dù xuống thành phố PhNong Pênh đêm ngày 5/1/1979.
- Tại sao có lực lượng này mà bác Bùi Cát Vũ - Phó tư lệnh quân đoàn không viết trong hồi ký của bác
- Lính đặc công của ta có được huấn luyện nhảy dù không? Quân đội ta đã sử dụng lực lượng này trong kháng chiến chống Mỹ trận nào chưa?
- Không quân ta lúc đó thời tiết xấu cũng không cất cánh được cơ mà nói gì đến mang lực lượng đi nhảy dù vào ban đêm. ( Hồi chốt ở biên giới tôi đã từng liên lạc với " Phượng hoàng" tên mật của không quân ta ).
- Đêm ngày 5/7 khi một bộ phận của E 165 đã vượt sông Mê Kông, ở trung đoàn 209 đêm hôm đó các cán bộ E, D tập trung về sở chỉ  huy nghe anh Trần Cường triển khai mệnh lệnh của sư đoàn giao cho trung đoàn đánh chiếm các mục tiêu trong thành phố. Trung đoàn giao nhiệm vụ cho các tiểu đoàn và các đại đội trực thuộc tiến công vào các mục tiêu quy định.
- Theo như anh Trần Phú 341 viết  có lực lượng đặc công đổ bộ đêm ngày 5/1 thì đây chính là lực lượng đầu tiên vào thành phố mặc dù họ đã hy sinh hết. Những người đồng chí của chúng ta phải được lịch sử nhắc tới, phải được Tổ quốc vinh danh. Tại sao đến nay vẫn cứ im lặng thế nhỉ?
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #144 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2012, 04:48:37 pm »

Theo tôi biết thì tới thời điểm đó ( cả tới bây giờ nữa thì phải ) QĐNDVN chưa có binh chủng nhảy dù , sau này có nghe nói có trường dạy nhảy dù ( thể thao ) ở VN , nhưng chưa nghe thấy thành lập binh chủng này . Không có đúng không, xin các bác cho biết binh chủng nhảy dù thành lập khi nào , cám ơn nhiều .
Chính thức thì tạm lấy báo QDND đây:http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/www.qdnd.vn/Ky-niem-55-nam-ngay-truyen-thong-su-doan-305-Lien-khu-5/3146447.epi

Kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống sư đoàn 305 (Liên khu 5)


QĐND - 30 tháng trước 589 lượt xem

QĐND - Sáng 30-8, Ban liên lạc Sư đoàn 305 (Liên khu 5) đã tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống (30-8-1954/30-8-2009) và giới thiệu cuốn lịch sử của Đoàn 305. Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Ủy viên Ban bí thư Trung ương Đảng; nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Chủ nhiệm TCCT, nguyên Chính ủy Sư đoàn 305 cùng hàng trăm tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, cựu chiến binh từng là cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đã về dự.

Sư đoàn 305 thành lập ngày 30-8-1954, gồm các Trung đoàn 108, 96, 210 của Liên khu 5. Đây là những đơn vị trưởng thành từ đội du kích Ba Tơ, LLVT các địa phương, các đơn vị Nam tiến và một bộ phận của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân. Sư đoàn 305 là biểu tượng của tinh thần xây dựng quân đội tự lực tự cường, vừa chiến đấu vừa sản xuất, tự trang bị bằng những vũ khí cướp được của quân giặc và cũng là đơn vị đi đầu trong công tác vận động quần chúng chiến đấu, xây dựng và bảo vệ hậu phương. Sư đoàn đã nhiều lần được Bác Hồ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm, gửi thư chúc mừng và tặng nhiều phần thưởng cao quí. Do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngày 2-3-1967, Thường trực Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Binh chủng Đặc công dựa trên bộ khung của Sư đoàn 305 (lúc đó đã chuyển thành Lữ đoàn dù 305).

Quốc Dinh



đây nữa:http://www.clbhkphianam.org/lich-su-nhay-du/lich-su-nhay-du-viet-nam/71-lichsunhaydu.html

NHỮNG MỐC SON TRONG CUỘC ĐỜI “ANH BỘ ĐỘI NHẢY DÙ” - CỤC KHÔNG QUÂN NGÀY ẤY

BÙI DUY TRINH Đoàn cán bộ nhảy dù Cục Không quân – 1959

Cuối năm 1954 miền Bắc được giải phóng, Tổng Quân ủy đã ra nghị quyết xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam từng bước tiến lên chính quy, hiện đại có các binh, quân chủng.

Tháng 3- 1955 Tổng Quân ủy - Tổng tư lệnh đã ra quyết định thành lập Ban nghiên cứu sân bay (đồng chí Trần Quý Hai - Trưởng ban nghiên cứu sân bay đề nghị đổi là Ban nghiên cứu Không quân, nhưng Bộ Tổng tham mưu trả lời không được gọi Không quân, phải giữ bí mật).

Năm 1956 để hoạt động công khai, Chính phủ đã ra quyết định thành lập Cục Hàng không dân dụng, đồng chí Đặng Tính - Trưởng ban nghiên cứu sân bay thay đồng chí Trần Quý Hai được bổ nhiệm là Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng. Năm 1959 đã chuyển Ban nghiên cứu sân bay thành Cục Không quân, về mặt nhân sự, tổ chức vẫn giữ nguyên như cũ, đồng chí Đặng Tính Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng - Cục trưởng Không quân.

- Ngày 24-1- 1959 Bộ Quốc phòng nghị định số 319/ND thành lập Cục Không quân, do đồng chí Đặng Tính làm Cục trưởng, đồng chí Hoàng Thế Thiện làm Chính ủy. Sự thành lập Cục Không quân đã đánh dấu bước phát triển mới của Không quân Việt Nam.

- Ngày 1-5-1959, tại sân bay Gia Lâm, trung đoàn không quân vận tải đầu tiên của ta đã ra đời. [Trung đoàn không quân vận tải đầu tiên chính là trung đoàn 919 - Đoàn bay 919 hiện nay của HKVN]

- Ngày 31-5-1959 tại sân bay Cát Bi, lớp huấn luyện phi công trong nước đầu tiên đã khai giảng có 30 học viên.

Từ tháng 10-1954 lực lượng vào tiếp quản sân bay Gia Lâm do đồng chí Nguyễn Tiến làm trưởng đoàn cho đến năm 1959 Ban nghiên cứu sân bay chuyển thành Cục Không quân, lực lượng không quân của chúng ta hoàn toàn bí mật thân phận của mình, gia đình vợ con hỏi đến đều nói chuyển ngành ra ngoài quân đội bận bộ áo quần ka ki xanh công nhân.

Buổi đầu thành lập. Cuối năm 1958, đầu năm 1959, Cục Cán bộ - Tổng cục Chính trị đã đến trường Bổ túc văn hóa Quân đội Lạng Sơn lấy người đưa về Viện Quân y 108 Hà Nội khám tuyển được vài chục đồng chí để phát triển lực lượng cho không quân, trong đó có cả các đồng chí Trần Mạnh, Nguyễn Phúc Trạch (sau này chỉ huy trung đoàn không quân 923).

Đoàn cán bộ nhảy dù được thành lập, rút ra trong số đã tuyển chọn ở trên, và từ đội ngũ đã chiến đấu sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trên đường chính quy, hiện đại hóa, đã có thêm lực lượng mới - những "anh bộ đội ''nhảy Dù” Cục Không quân.

Ngày ấy, Tư lệnh và cơ quan Cục Hàng không còn đóng "đại bản doanh" ở khu vực sân bay Gia Lâm, đồng chí đại tá Đặng Tính là Cục trưởng và thượng tá Hoàng Thế Thiện là Chính ủy.

Ngay trong năm 1959 đoàn dù sang tập luyện tại căn cứ của sư đoàn đổ bộ đường không Trung Quốc. Đoàn gồm có 41 đồng chí lấy từ các đơn vị chiến đấu chống Pháp trên khắp các chiến trường cả nước, như các đồng chí đại úy Trần Thẩm, thượng úy Bùi Duy Trinh, chuẩn úy Vũ Minh Ngọc thuộc đại đoàn 312 (sư đoàn 312) đã tham dự chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, đại úy Đặng Nhơn là quân Nam tiến, chuẩn úy Đại từ chiến trường Trung Bộ, chuẩn úy Cao Minh Dương chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ.

Mùa hè năm 1960, đoàn dù tiến hành nhảy dù thực tập lần đầu trên vùng đất bãi Yên Lãng ven bờ Bắc sông Hồng thuộc Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Trong suốt các năm từ 1961 đến 1967, cánh dù và cánh bay đã gắn bó với nhau cùng “bay, nhảy” trên nhiều sân bay và khắp các vùng miền của đất nước như anh em vẫn thường nói là "cuộc đời bay nhảy".

Huấn luyện nhảy dù.

Với sự giúp đỡ của các chuyên gia nhảy dù Liên Xô (5 đồng chí) đoàn dù tập trung sức lực nhằm nhanh chóng xây dựng lữ đoàn dù 305 lớn mạnh (lữ đoàn dù 305 được thành lập vào đầu năm 1961), tại khu vực Bắc Giang với các bãi nhảy lớn (Buồm - huyện Lạng Giang, Chũ - huyện Lục Ngạn).

Hàng vạn lượt nhảy dù đã được tiến hành an toàn trên các loại máy bay An-2, Li-2, IL-14 và cả trên khinh khí cầu lớn.

Năm 1962 đã thực hành nhảy dù diễn tập đội hình lớn với sự tham dự của toàn bộ đoàn dù thuộc lữ đoàndù 305 với hơn 200 bộ đội dù trên 9 máy bay Li-2 đánh chiếm đầu cầu bến vượt sông tại khu vực Bắc Ninh, Hải Dương, phối hợp bảo đảm cho các binh chủng vượt sông chiến đấu.

Ngoài huấn luyện nhảy dù cơ bản tại bãi nhảy đã chuẩn bị còn tổ chức nhảy nâng cao trình độ trên các địa hình phức tạp và thời tiết khác nhau: Nhảy dù xuống nước tại các hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc), hồ Đầm Nậu (huyện Tam Nông, Phú Thọ), nhảy đêm xuống vùng đồi Lục Ngạn (Bắc Giang), nhảy phân đội trinh sát xuống khe, thung lũng hẹp vùng Nghĩa Lộ (Yên Bái), nhảy dù xuống rừng Hữu Lũng (Lạng Sơn).

Một sự kiện đặc biệt là mùa thu năm 1962, Bộ Quốc phòng, Cục Quân huấn đã tổ chức hai đội: Đội nhảy dù và đội mô tô để tham dự Đại hội thể thao các nước XHCN lần 2 (SKDAII - 1962) tại Tiệp Khắc.

Đội nhảy dù gồm 19 đồng chí được chọn từ lữ đoàn dù 305 (l5 đồng chí) tiểu đoàn trinh sát 174, Cục 2, Bộ Tổng tham mưu (3 đồng chí) và Câu lạc bộ thể thao Tổng cục Thể dục thể thao (l đồng chí) do đồng chí thượng úy Bùi Duy Trinh là đội trưởng. Thi đấu nhảy dù có 3 môn được tổ chức tại thành phố Brno, Tiệp Khắc từ ngày 8 - 10-9-1962. Môn thứ nhất là thi nhảy dù trúng đích từ độ cao 1500m, rơi tự do 20 giây; môn thứ 2 là nhảy dù trúng đích từ độ cao 1000m, rơi tự do 3 giây, và môn thứ 3 là nhảy dù tập thể với trang bị và chạy 20km. Mỗi môn thi với mỗi nước được cử 5 vận động viên. Đoàn Việt Nam đăng ký tham dự cả 3 môn.

Ngày thứ nhất thi đấu với môn thứ nhất có yêu cầu kỹ thuật tổng hợp nhảy dù cao hơn: Nhảy dù từ độ cao 1500m, rơi tự do 20 giây, tư thế rơi phải giữ đúng theo hướng bay, tự mở dù rồi điều khiển dù tiếp đất trúng đích là tâm chữ thập. Kết quả đội Việt Nam đoạt giải 3sau 2 đội Tiệp Khắc và Liên Xô. Hai môn thi đấu các ngày tiếp theo đội Việt Nam đều xếp hạng thứ 4. Môn thứ 3 là nhảy dù tập thể với 5 vận động viên được trang bị ba lô 10kg, vũ khí mang theo là trung liên và tiểu liên, lựu đạn, chạy qua nhiều địa hình, dọc đường phải thực hiện các nội dung bắn súng và ném lựu đạn trúng đích, mang vác thương binh về đích, cự ly chạy là 20km. Về bắn súng đội Việt Nam đạt điểm cao nhất.

Chiều ngày thứ hai, ban tổ chức kết hợp buổi lễ khai mạc ngày hội hàng không Tiệp Khắc đã trao giải thưởng nhảy dù. Trước sự chứng kiến của hàng vạn khán giả, quan khách và nhà báo Tiệp Khắc và quốc tế 5 vận động viên Việt Nam gồm các đồng chí Trình (độitrưởng), Dưỡng, Đó, Ngạc và Trường bước lên bục nhận Huy chương Đồng của môn thi đấu thứ nhất, cờ đỏ sao vàng của Việt Nam được kéo lên bay phần phật cùng cờ của hai nước bạn Tiệp Khắc và Liên Xô. Trong chiều nắng đẹp đó, tất cả các anh em đều xúc động, tự hào với cảm giác như mơ vì đã đạt được thành tích cao ngay lầnđầu Việt Nam "đọ cánh" với các đội bạn Đông âu và Liên Xô có trình độ kỹ thuật khá điêu luyện và có nhiều kinh nghiệm thi đấu nhảy dù quốc tế.

Đây cũng là phần thưởng xứng đáng cho ý chí gian khổ tập luyện của các vận động viên Việt Nam cùng với sự giúp đỡ tận tình của các bạn Tiệp Khắc. Tất cả cácvận động viên Việt Nam thi đấu với tinh thần hết sức tự tin, tự chủ, quyết tâm cao. Đây cũng là lần đầu tiên các vận động viên thể thao Việt Nam ra thi đấu quốc tế đạt được giải tập thể có huy chương.

Vào ngày Quốc khánh 2-9- 1962 bộ đội dù đã biểu diễn chào mừng và ra mắt nhân dân Thủ đô tại khu vực sân bay Gia Lâm.

Vào dịp Quốc tế lao động 1-5-1964 bộ đội đã nhảy dù chào mừng tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng.

Hoạt động dù phục vụ chiến đấu. 1. Chiến trường Lào.

Cuối năm 1960 đầu năm 1961, khi đoàn dù đang tập luyện nâng cao tại Trung Quốc thì được lệnh về gấp. Đoàn được máy bay bạn đưa từ sân bay Vũ Hán bay về hạ cánh tại sân bay Gia Lâm, rồi ngay trong đêm đó, đoàn kỹ thuật dù bắt tay vào công việc cùng các đồng chí hậu cần, kỹ thuật Cục Không quân và tổ bay chuẩn bị cho hoạt động tiếp tế cho bộ đội Pa thét Lào.

Liên tiếp trong các năm 1961 - 1962 , đã tổ chức thả dù tiếp tế đáp ứng nhu cầu cần chi viện rất lớn cho bộ đội Pa thét Lào, quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, quân dù "Coong Le" sau đảo chính lật đổ phái phản động cực hữu thân Mỹ.

Trong hai năm 1962 - 1963 ta còn cử cán bộ dù (đồng chí Hồ Sĩ Tấn) sang huấn luyện quân dù Coong Le và thực hành nhảy dù biểu diễn trong ngày tết Lào chào mừng thắng lợi của Chính phủ hòa hợp dân tộc Lào.Trong suốt quá trình phục vụ chiến đấu chiến trường Lào đã thả hàng triệu tấn vũ khí, khí tài, lương thực an toàn đến tay các đơn vị chiến đấu.

2. Chiến trường miền Nam.

Trong cuộc nổi dậy tổng công kích tết Mậu Thân năm 1968 của quân giải phóng miền Nam vào các thành phố và đô thị lớn trên tòan miền Nam. Bộ đội dù đã hiệp đồng chặt chẽ với các tổ lái máy bay, với ý chí chiến đấu cao, trình độ kỹ thuật được nâng cao đã vượt qua mọi khó khăn, bay đêm trong thời tiết xấu, bị địch phát hiện khống chế, phải luồn lách núi, thay đổi độ cao, chuyển đổi hướng bay thả, đã tiếp tế kịp thời cho bộ đội chiến đấu khu vực Tây Thừa Thiên - Huế.

3. Chiến tranh biên giới phía Bắc 1978 – 1979

Quân chủng Không quân đã tổ chức một số chuyến bay thả vũ khí và lương thực cho một bộ phận chủ lực đang chiến đấu ở khu vực Trà Lĩnh, Đông Bắc thị xã Cao Bằng trong các tình thế luồng tiếp tế băng qua đường số 4 hiện gặp phải rất nhiều khó khăn.

4. Các hoạt động phối hợp chiến đấu khác.

Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, một số đơn vị dù thực hiện một phương thức mới để đánh máy bay địch là sử dụng khinh khí cầu gắn mìn định hướng. Với sự giúp đỡ của Bộ Tổng tham mưu, Viện nghiên cứu KH-KT quân sự, cơ quan Tổng cục Hậu cần, kỹ thuật, quả khinh khí cầu lớn thường chở bộ đội nhảy dù được vận dụng để chế tạo các bóng chứa khí hyđrô. Có hai loại bóng khí hyđrô: Loại 30m3 và loại 50m3 được gắn mìn định hướng, bóng được giữ bằng dây cước ny lông và thả ở độ cao trên dưới 1000m.

Khinh khí cầu được thả để tạo thành các bãi chướng ngại vật trên không giống như bãi chông mìn trên trời nhằm chống lại chiến thuật bay thấp luồn lách theo các cửa sông, dải núi rừng vào đánh lén các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế như cầu giao thông quan trọng trên miền Bắc nước ta.

Hoạt động này hiệp đồng cùng với các quân binh chủng khác như ra đa, tên lửa phòng không trong việc phát hiện và chủ động đánh máy bay địch có hiệu quả hơn.

Kết quả của cách đánh máy bay bằng cách thả khinh khí cầu đã gây bất ngờ và hoảng sợ cho không quân địch. Theo một số thông tin thì có 3 máy bay phản lực Mỹ bị vướng nổ và rơi. Ngày 8-2-1967 một máy bay AD 6 bất ngờ bị lao vào bóng khinh khí cầu có gắn mìn định hướng tại bãi khinh khí cầu được thả tại huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Chiếc máy bay này bị nổ tungvà rơi tại Cửa Đáy, Ninh Bình.

5. Một số hy sinh xương máu của bộ đội nhảy dù.

Trong đợt nhảy dù chào mừng ngày Quốc tế lao động 1-5-1964 tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng một tai nạn đã xảy ra, toàn bộ kíp lái một máy bay An-2 thả dù cùng một đồng chí nhảy dù đã hy sinh. Cánh quạt của chiếc An-2 bay thả dù đội hình phía sau do đồng chí Tình là lái chính đã va quệt vào cánh bên phải của chiếc An-2 bay phía trước do đồng chí Cẩn là lái chính và bị gẫy văng đi. Tất cả bộ đội nhảy dù trên chiếc máy bay này đều được lệnh nhảy ra và mở dù an toàn hết. Trong máy bay còn lại 2 đồng chí chỉ huy thả dù, một đồng chí kịp thoát ra khi máy bay vừa chúi xuống, rơi tự do cách mặt đất khoảng hơn 100m, mở dù và tiếp đất an toàn (đồng chí Trinh). Đồng chí thứ 2 (đồng chí Thao) tuy có thoát ra ngoài máy bay được và dù có thấy mở nhưng đã hy sinh trong tư thế ngồi nghiêng gần sát chỗ chiếc máy bay An-2 cắm xuống đất.

Trong cuộc nổi dậy tổng công kích tết Mậu Thân 1968 trong khi tiến hành các đợt thả dù tiếp tế cho bộ đội ở chiến trường Thừa Thiên - Huế đã có 3 máy bay gồm cả kíp lái cùng anh em kỹ thuật thả dù đã mãi mãi không trở về trong nỗi nhớ thương mong đợi của đồng đội và người thân. Bảy đồng chí bộ đội dù đã hy sinh là: Đồng chí Toàn, thượng úy chính trị viên đội thả dù sân bay Gia Lâm và sáu đồng chí khác là Lưa, Huy, Ngạc, Thái, Thịnh và Thương.

Bộ đội dù phát triển và lớn mạnh.

Sau giai đoạn 1962 - 1963, Bộ Quốc phòng điều lữ đoàn dù 305, tiểu đoàn trinh sát 174 Cục 2 và một số cán bộ kỹ thuật dù (các đồng chí trung úy Phúc, chuẩn úy Huệ , Thửa , Dưỡng) . . . về Quân chủng Không quân theo yêu cầu phát triển thêm một số trung đoàn và sư đoàn bay chiến đấu.

Đến năm 1980 Quân chủng Không quân cũng đã đưa một số cán bộ sang học tập nâng cao trình độ và dự thi nhảy dù tại Hung-ga-ri. Trong các năm tiếp theo, Câu lạc bộ Hàng không của Quân chủng Không quân phối hợp với Cung thiếu nhi Hà Nội, Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, Cung văn hóa thể thao thanh thiếu niên Hà Nội tổ chức huấn luyện và thực hành nhảy dù cho hàng trăm học sinh, sinh viên và công nhân viên, những người yêu thích môn nhảy dù.

Ngày nay, đội ngũ bộ đội nhảy dù đã và đang được phát triển ngày càng vững mạnh kế thừa truyền thống oai hùng của bộ đội nhảy dù thời kỳ đoàn cán bộ nhảy dù Cục Không quân.
...........
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Giêng, 2012, 05:01:16 pm gửi bởi qtdc » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #145 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2012, 05:03:33 pm »

Có một chuyện lạ, là đến bây giờ đã 33 năm tôi mới nghe thấy có 1 lực lượng đặc công nhảy dù xuống thành phố PhNong Pênh đêm ngày 5/1/1979.
 
- Theo như anh Trần Phú 341 viết  có lực lượng đặc công đổ bộ đêm ngày 5/1 thì đây chính là lực lượng đầu tiên vào thành phố mặc dù họ đã hy sinh hết. Những người đồng chí của chúng ta phải được lịch sử nhắc tới, phải được Tổ quốc vinh danh. Tại sao đến nay vẫn cứ im lặng thế nhỉ?
                          Chào các bác! Bác hieuc3d26f7 hỏi như vậy thì Có thể trả lời được là: 1 Lực lượng này không hoàn thành được / 2 là vấn đề giữ xianuc la vấn đề nhạy cảm không thể tuyên truyền.

                           Về việc Tranphu trưc tiếp hỏi đ/c quân báo ( lực lượng đặc biệt) này anh vanthang341ht có biết vì lúc đó anh vt là cán bộ tuyên huấn của Sư đoàn đi phối thuộc với Trung đoàn 273 của TP.

                           TP Thấy chúng ta đừng thắc mắc việc không quân ta có đ/v nhẩy dù hay không? Vì trước đã có, sau giải tán như là bạn Quân Khí Viên có nói. Mà bây giờ nói đ/v dù học có thể nhẩy mà không cần dù do máy bay, bay thật thấp như lính VNCH cũ. .Chứ không nhẩy "cổ điển" như thời trước. Nhưng đôi khi ta cứ quen gọi là lính dù. TP đúng là không hỏi rõ đ/c này là nhẩy dù như thế nào?

                            CHÚC ANH EM VUI KHỎE!
Logged
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #146 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2012, 07:45:48 pm »

   Theo tôi được biết xinanuc thời điểm này không còn quyền hành gì ở đất nước này nữa. Ta cũng không quan tâm nhiều đến nhân vật này vì đang sống lưu vong ở nước ngoài.
   Tôi không dám khẳng định là có lực lượng đặc công vào thành phố Pnong Pênh vào mồng 5/7 hay không. Có lẽ anh Trần Phú 341 nói đúng vì đơn vị của các anh đã có người gặp những đồng chí còn lại.
   Tôi nhất trí với anh Trần Phú nhận định trong bài viết trả lời tôi. Điều mà tôi mong muốn rằng những chiến binh, những người đồng đội của tôi và anh phải được tôn vinh và ghi nhận như những người đã từng chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
   - Tôi rất buồn khi tổ quốc và đồng đội quên lãng những người con, người đồng chí đã có công đầu trong những chiến dịch lịch sử. Chúng ta muốn biết đơn vị đó là gì, những con người dũng cảm đó là ai?
   
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #147 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2012, 08:37:58 pm »

   Theo tôi được biết xinanuc thời điểm này không còn quyền hành gì ở đất nước này nữa. Ta cũng không quan tâm nhiều đến nhân vật này vì đang sống lưu vong ở nước ngoài.
   Tôi không dám khẳng định là có lực lượng đặc công vào thành phố Pnong Pênh vào mồng 5/7 hay không. Có lẽ anh Trần Phú 341 nói đúng vì đơn vị của các anh đã có người gặp những đồng chí còn lại.
   Tôi nhất trí với anh Trần Phú nhận định trong bài viết trả lời tôi. Điều mà tôi mong muốn rằng những chiến binh, những người đồng đội của tôi và anh phải được tôn vinh và ghi nhận như những người đã từng chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
   - Tôi rất buồn khi tổ quốc và đồng đội quên lãng những người con, người đồng chí đã có công đầu trong những chiến dịch lịch sử. Chúng ta muốn biết đơn vị đó là gì, những con người dũng cảm đó là ai?
   
      Tôi thì nghĩ khác bạn hieuc3d26 ạ! Năm 1979 SHN vẫn sống tại PNP và vãn bị bọn Pôt quản thúc nhưng chúng không giám làm gì với SHN cả bởi ông ta vẫn là một vị vua đang được nhân dân KPC sùng bái.
       Do vị trí SHN như vậy nên các đối phương cần có SHN để làm con bài chính trị ( nói điều này vào thời điểm đang nhạy cảm  chắc không hay lắm) Lực lượng nào có được SHN vào lúc này là vấn đề chính trị vô cùng quan trọng.
       Còn việc tại sao nhà nước ta lại quên lãng những người có công đầu trong những chiến dịch lịch sử ư? Tôi cho rằng bạn tranphu nói rất  đúng, thời điểm này nói ra có thể chưa hợp lý vì đây là vấn đề rất nhạy cảm. Chẳng phải có những người tham gia trong cuộc KCCM trước đây mãi đến sau này ta mới vinh danh đó sao. Cũng có thể vì một lý do nào đó mà ta chưa vinh danh hết đấy thôi.
.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #148 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2012, 08:57:24 pm »

   Theo tôi được biết xinanuc thời điểm này không còn quyền hành gì ở đất nước này nữa. Ta cũng không quan tâm nhiều đến nhân vật này vì đang sống lưu vong ở nước ngoài.
   Tôi không dám khẳng định là có lực lượng đặc công vào thành phố Pnong Pênh vào mồng 5/7 hay không. Có lẽ anh Trần Phú 341 nói đúng vì đơn vị của các anh đã có người gặp những đồng chí còn lại.
   Tôi nhất trí với anh Trần Phú nhận định trong bài viết trả lời tôi. Điều mà tôi mong muốn rằng những chiến binh, những người đồng đội của tôi và anh phải được tôn vinh và ghi nhận như những người đã từng chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
   - Tôi rất buồn khi tổ quốc và đồng đội quên lãng những người con, người đồng chí đã có công đầu trong những chiến dịch lịch sử. Chúng ta muốn biết đơn vị đó là gì, những con người dũng cảm đó là ai?
   

hehe SHN có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến 10 năm sau này , nếu lúc đó các bác đặc công hoàn thành nhiệm vụ thì bọn em sau này đở khổ nhiều  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #149 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2012, 10:11:09 pm »

Theo những gì em đọc thì tham gia vụ này có quân báo Cục 2, đoàn 867 đặc công nước và đoàn 1 đặc công biệt động. Tất nhiên họ không nói rõ là đi cứu/bắt Sihanouk mà chỉ ghi chung chung là làm nhiệm vụ đặc biệt. Vài tình tiết khác như nhảy dù xuống gần PP, vượt sông bằng thuyền, bị phát hiện và hy sinh gần hết... cũng giống như bác tranphu đã nói.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM