Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 09:56:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mùa xuân trên sông Ô-đe  (Đọc 51248 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2018, 08:15:46 am »


        Cô gái xinh đẹp, và cô ta tự biết mình xinh đẹp. Đại úy cũng giỏi trai nhưng đại úy lại không biết mình giỏi trai. Nàng chỉ là nàng thôi, nghĩa là một thiếu nữ xinh đẹp, và nàng mỉm cười sung sướng nhìn chàng. Nhưng Tro-khốp thì tự thấy mình là đại diện của một quân đội vĩ đại, một dân tộc vĩ đại ; vì vậy chàng cố giữ nét mặt nghiêm nghị, đạo mạo.

        Cô ta đưa ngón tay út lên cằm rồi nói :

        — Mác-ga-rta... ông ?

        Anh hiểu ý, đáp lại :

        — Va-xi-li Mắc-xi-mô-vích.

        Cô ta không hiểu được cái tên quá dài ấy nên đôi lông mày nhíu lại.

        Thấy thế anh bèn nói lại cho ngắn hơn:

        — Va-xi-li.

        — Vát-xin, Vát-xin. — Cô ta vừa nhắc lại vừa cười.

        Hai người lặng im trong giây lát, rồi cả hai đều thấy ngượng ngùng và cả hai cũng không hiểu vì duyên cớ gì. "Có lẽ cô ấy muốn hỏi gì mình chăng?”. Trô-khốp nghĩ thầm và cố không nhìn thẳng vào mặt cô gái. Mác-ga-rta thì lại nghĩ "Đại úy có lẽ đang bận, mình đến quấy rầy mà chẳng nói câu gì cả”.

        Cô ngập ngừng nói lên mấy tiếng và đợi trả lời; nhưng đại úy im lặng vì không hiểu. Lúc ấy, Mác-ga-rta bèn nghiêng mình cúi chào rồi đi ra cửa. Trô-khốp trố mắt ngạc nhiên, kiểu, chào ấy anh mới chỉ được biết trong các cuốn tiều thuyết.

        Ra đến ngoài cửa, cô dừng lại đứng im một lát, rồi chạy vội đi tìm các bạn để kể lại cho chị em biết là cái anh đại úy này tốt lắm nhưng củng khó hiểu, và tên anh ấy là Vát-xin.

        Mác-ga-rta quê ở Xan-đam, một thành phố nhỏ ở về phía tâv bắc Am-xtéc-đam, nằm trên bờ biền, bên cạnh một con đê lâu đời, một thành phố đầy chim biển và sặc mùi cá mắm. Xưa kia thành phố này mang tên Xác-đam. Tháng Tám năm 1697, thành phố đã được Sa hoàng đồng thời là đại quận công Mát-xcơ-va, vua Pi-e đệ nhất tới thăm. Hiện nay trong thành phố hãy còn bức tượng Pi-e đệ nhất và ngôi nhà nhỏ, mái lợp ngói, nơi Sa hoàng đã lưu trú trong nhiều ngày. Xưởng máy cưa trong khu lân cận thành phố còn mang tên Đờ Grốt-voóc (đại quận công) để kỷ niệm cuộc tới thăm của vua Pi-e đệ nhất.

        Trước kia, mỗi lần Mác-ga-rta nghĩ tới nước Nga, thì xứ sở xa xôi ấy lại hiện ra dưới hình ảnh một con người to lớn, hùng dũng và khó hiểu, mà hình bóng khổng lồ xưa kia đã dạo qua những đường phố nhỏ của Xan-đam, quê hương cô. Đối với cô lúc ấy, ngay cả cuộc chiến tranh Đức — Nga cũng chỉ là một biến cố xa xôi, mờ ảo, không có gì liên quan trực tiếp với cô và đồng bào của cô. Tất nhiên, những người Hà Lan bị nô lệ cũng vui sướng khi nghe được những tin quân Đức thua trận ở Nga: họ căm thù bọn Đức như tổ tiên họ xưa kia căm thù bọn Y Pha Nho trong thời đại vua Ghi-ôm "lầm lì”1. Nhưng họ không hiểu được mối liên hệ trực tiếp giữa những biến cố ấy với cuộc sống bản thân họ.

        Rồi bỗng nhiên, những biến cố đã len vào cuộc đời họ. Cái xứ sở rộng lớn ở phương Đông không còn là một nơi quá ư xa xôi nữa, không phải là thuộc một trái đất khác như trí tưởng tượng của Mác-ga-rta, cô thiếu nữ mười tám tuổi thành Xan-đam, lớn lên dưới ảnh hưởng những bài giảng đạo của các mục sư, những đoạn văn xảo trá của mấy tờ báo "lá cải” và những cuốn phim lãng mạn của đám thượng lưu.

        Chính người Nga đã giải phóng Mác-ga-rta và đồng bào của cô. Nhờ họ mà cô sắp được gặp lại mẹ già, gặp lại quê cha đất tổ, gặp lại bờ biển thân yêu.

        Cô biết ơn sâu sắc người Nga. Lần đầu tiên trong ba năm trời lang thang, cô thấy được đứng bên một cánh tay cường tráng, thân mật, che chở cho mình. Cánh tay cường tráng ấy thể hiện ở người đại úy nhỏ nhắn có đôi mắt màu hạt dẻ.

        Mác-ga-rta say mê nhìn anh; cô rất lấy làm thích vì thấy anh ấy không cao lớn, chỉ cao hơn cô một chút xíu thôi, chả như cái ông Pi-e đệ nhất mà — phỉ phui! — cô có gặp chắc cũng đến khiếp đảm.

        Có mặt đại úy, cô thấy vững tâm đối diện với mụ nam tước Phôn Boóc-cau, với tên quản lý và tất cả những tên "amt”, " rat ”, "leiter” và " fuhrer ”2 khác, đối diện với tất cả cái bè lũ phức tạp, ghê tởm ấy, giờ đây đã tan rã như bóng ma dưới ánh mặt trời.

------------------
        1. Tức là vua Hà Lan vào năm 1815 — N.D.

        2.Amt :phụ trách, Rat : Cố vấn, Leiter Giám đốc, Fuhrer Thủ lĩnh — N.D
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2018, 08:33:50 pm »


VII

        Sáng hôm sau, Ô-ga-nhe-xi-an tới đại đội Trô-khốp. Say sưa với niềm vui sắp tới, anh rảo cẳng bước vội, trái với thói quen thường lệ và trèo thẳng một mạch lên cầu thang gác.

        Anh có cảm tưởng như quay lại một chặng đời cũ mà anh như đã dứt bỏ không chút tiếc thương, quay lại cái nghề của mình trước chiến tranh, ồ, cái nghề cũng chẳng có gì ghê gớm cho lắm: nghề thuyết minh trong viện bảo tàng.

        Ô-ga-nhe-xi-an vô cùng vui sướng thấy lòng mình đột nhiên trở lại với những cảm giác đã gần xóa nhòa của cuộc sống trước kia, cuộc sống đã xa xôi lắm, nhưng cũng không có gì thú vị bằng, cuộc sống giữa những bức tranh lụa óng ánh màu sơn ấm áp.

        Trước chiến tranh, nhiều đoàn học sinh, công nhân và chiến sĩ Hồng quân thường tới tham quan viện bảo tàng hội họa và điêu khắc, nơi anh công tác.

        Ô-ga-nhe-xi-an rất thích thuyết minh các bức họa cho anh em chiến sĩ nghe; nhưng, lúc ấy, những bức họa đối với anh gần gũi và dễ hiểu hơn là con người bộ đội trung hậu, rất đứng đắn và cũng rất quý trọng nghệ thuật. Anh em bộ đội thành thật ngạc nhiên khi thấy những bức tranh im lìm ấy lại chứa đựng cả một nội dung tư tưởng phong phú và sinh dộng. Vốn đầy tin tưởng ở sự tiến bộ không ngừng của nền văn minh nhân loại, họ lắng nghe với đôi chút ngờ vực lời thuyết minh về những bí quyết đã mai một của những bậc danh họa xưa, những thành tựu độc nhất vô song của các họa sĩ đó về màu sắc và bố cục.

        Qua những năm chiến tranh, Ô-ga-nhe-xi-an đã gặp những khách tham quan ấy, không phải trong viện bảo tàng nữa mà trong đời sống và trong công tác quân sự của họ.

        Những con người ấy quan tâm đến mọi sự việc trên đời, tìm hiếu học hỏi bất cứ vấn đề gì. Lòng ham muốn hiểu biết không bờ bến đó chính là một trong những nét đẹp đẽ nhất trong phẩm chất của họ. Sở dĩ họ yêu quí đồng chí phiên dịch, chính vì đồng chí này rất "thông thái”. Anh em sẵn sàng muốn nghe đồng chí kề chuyện các họa sĩ, nhất là về Lê-ô-na đơ Vanh-xi1; vốn là những con người có đầu óc thực tế, anh em đặc biệt quý trọng thiên tài về toán học và kỹ thuật của ông.

        Thấy các chiến sĩ nhiệt tình quan tâm đến tất cả những vấn để đó, Ô-ga-nhe-xi-an rất phấn khởi, sung sướng. Chính anh lúc đầu cũng đinh ninh rằng ngoài những hào giao thông, ngoài những trận địa pháo, ngoài những tên tù binh Đức nhạt phèo, ngoài những đêm dài buồn tẻ, gió lạnh, ngoài những căn hầm thiểu não, cuộc sống không còn gì nữa ! Không, các chiến sĩ thông minh và sáng suốt hơn anh. Họ đã thấy trước một vấn đề mà mãi sau này anh mới hiểu, là: tất cả trông ở tương lai, nhất định sẽ có một cuộc sống hạnh phúc và giờ đây ta đang chiến đấu cho cuộc sống tương lai ấy.

        Lúc này, say sưa với niềm vui sắp tới, anh càng cảm thấy sâu sắc rằng, nghệ thuật không hề tách rời khỏi những gian khổ của cuộc sống trên tuyến lửa, không hề tách rời khỏi số phận các cán bộ và chiến sĩ đứng quanh anh. Những bức họa chỉ mới là nửa phần viện bảo tàng. Một nửa nữa chính là những con người tới tham quan.

         Cùng với Trô-khốp và đồng chí thượng sĩ có bộ ria đen — tức cũng là đồng chí bí thư chi bộ — Ô-ga-nheoci-an thong thả bước vào phòng khách, trong đó treo nhiều bức họa ở dưới những chiếc sừng hươu.

         Ở đây có những phiên bản khá đẹp: bức "Mô-na Li-da”của Lê-ô-na-đơ Vanh-xi, bức "Thần vệ nữ” ở Viên, bức " Péc-xê giải thoát cho Ang-đrô-mét ” của Ruy-ben ĩr Lê-nin-grát, bức " Thần vệ nữ ” của Gi-oóc-gi-on ở Đrét-đơ. Và bên cạnh là những bức họa phong cảnh và tĩnh vật của các họa sĩ Đức.

         Ô-ga-nhe-xi-an vô cùng mừng rỡ tựa hồ như gặp lại bạn thân cũ. Bởi vì anh hiếu tỉ mỉ từng chi tiết lịch sử mỗi bức họa. Cái dáng điệu ngái ngủ, lù rù của anh lúc này không biết đã biến đâu mất cả! Nếu gặp anh, An-tô- nhi-úc ắt hẳn khó mà nhận ra đồng chí phiên dịch của mình trong con người nhanh nhẹn, tươi cười và như trẻ lại ấy.

         Không muốn bỏ lỡ một cơ hội nâng cao trình độ văn hóa cho anh em trong đại đội, Xli-ven-cô cho gọi tất cả những ai không bận công tác tới phòng khách.

         Đứng giữa các chiến sĩ, với giọng trịnh trọng, trang nghiêm, giọng nói đặc biệt của một tay thuyết minh nhà nghề, Ô-gá-nhé-xi-an giới thiệu với anh em ý nghĩa và bố cục của các bức họa.

         Các chiến sĩ hết sức theo dõi lời thuyết minh về những bức họa ra đời năm thế kỷ trước đây ở nước Ý xa xôi — bây giờ thì cũng chẳng còn xa xôi là bao. Thái độ họ chăm chú đến nỗi có thể tưởng như chung quanh họ, chiến sự không hề đang tiếp diễn và họ sẽ không hề phải tham dự những trận chiến đấu ác liệt sắp xảy, ra trên khu vực bắc mặt trận.

----------------
        1. Danh họa Ý, đồng thời là một nhà toán học và phát minh kỳ tài — N.D.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2018, 08:34:48 pm »


         Ô-ga-nhe-xi-an đứng trước bức họa "Nàng Gi-ô-công”, đôi mắt say sưa trìu mến, lời thuyết minh mỗi lúc một thêm sôi nổi:

         — Mùa xuân năm 1503, Lê-ô-na vẽ truyền thần chị Mô-na Li-da, người vợ hai của Phrăng-xét-cô đen Gi-ô- công-đô, một công dân tỉnh Phlô-răng. Không có cây bút bậc thầy của nhà danh họa thì ngày nay còn ai biết đến đôi vợ chồng ấy? Mô-na Li-da quê ở thành Náp-pơ-lơ, sinh năm 1479, lấy chồng năm 16 tuổi. Cô ta đang ngồi đó, trong chiếc ghế bành, thái độ vừa thẫn thờ vừa đường bệ, hai tay tỳ vào thành ghế. Mời các đồng chí nhìn kỹ nét mặt cô ta một lúc. Các đồng chí nhìn gần vào.

         Khuôn mặt đó có nghĩa gì ? vì sao đã gần năm trăm năm nay, người ta vẫn nhắc nhở, tranh luận, bình phẩm về khuôn mặt đó ? Là vì nó biểu thị thật là nhiều điều. Có người bảo đó là nết thùy mi; người khác lại nói: đó là vẻ dịu dàng; lại có người cho rằng nó thể hiện đức trinh khiết của người thanh nữ đồng thời với những ham muốn thầm kín. Phái thứ tư thì nghĩ rằng khuôn mặt đó thể hiện lòng tự hào, có khi cả lòng kiêu căng; lại có

         những người sành sỏi gán cho khuôn mặt ấy một vẻ gì châm biếm, khiêu khích và tàn nhẫn nữa! Nụ cười bí hiểm này đã trở thạnh một ngạn ngữ, Vậy thì, ý kiến nào chính xác nhất? Có lẽ ý kiến nào cũng đúng. Qua nụ cười thoáng nở của cô gái thành Phlô-răng ấy, nhà nghệ sĩ đã thể hiện được tất cả tính chất muôn vẻ trong con người phụ nữ: nồng nàn nhưng trinh khiết, âu yếm mà cay nghiệt...

         Ô-ga-nhe-xi-an lau mồ hôi trán, nhìn với con mắt đắc thắng nét mặt nghiêm trang của các chiến sĩ. Anh đã đạt mục đích: thiếu phụ trên bức tranh không còn chỉ là một bức vẽ màu, mà là một vấn đề, một bài toán phải giải quyết. Anh em tập trung tất cả tinh thần ngắm "Nàng Gi-ô-công"

         Một chiến sĩ chậm rãi phát biểu:

         — Ở tỉnh tôi, trước chiến tranh cũng có mở một nhà bảo tàng. Người ta đưa về nhiều bức tranh đẹp lắm. Có cả bức tranh này đây. Đó là một bức tranh nổi tiếng. Lúc nào cũng đầy người đứng xem.

         Xê-mi-gláp tham gia:

         — Bức họa Mô-na Li-da này, tôi có được xem trong dịp đến Mát-xcơ-va chơi. Người ta kể chuyện lại là bức họa đã từng bị lấy trộm.

         — Đúng đấy, — Ô-ga-nhe-xi-an nói — Năm 1911, nguyên bản để ở viện bảo tàng Pa-ri bị lấy trộm ; mãi hai năm sau người ta mới tìm thấy ở Phlô-răng (Ý).

         Một chiến sĩ già, dáng người béo lùn, mái tóc hung đỏ bỗng nhiên hỏi:

         — Thế, một bức vẽ như thế này đáng giá độ bao nhiêu ?

         Mợi người nhao nhao: " Suỵt, suỵt! ”... Ô-ga-nhe-xi-an dạng hắng khó chiu nhưng vẫn trả lời:

         — Đắt lắm. Ít ra phải nửa triệu.

         Người kia ngạc nhiên kêu "a” lên một tiếng rồi tưởng người ta giễu mình, lửng lơ hỏi thêm một câu;

         — Nửa triệu "Mác” Đức ấy à?

         Ô-ga-nhe-xi-an giận tái mặt. Anh sôi nỗi giải thích cho Pi-tru-ghin biết nửa triệu cũng chưa chắc mua được bức tranh ấy mà ít ra phải một triệu. Và một triệu tiền vàng chứ không phải tiền Mác đâu nhé !

         Lúc ấy Pi-tru-ghin mới vỡ lẽ. Anh ta dừng lại mơ màng trước bức họa người thiếu phụ tươi cười ấy, lúc lắc cái đầu tỏ vẻ chê bai và ngạc nhiên trước sư dại dột của loài người. Mọi người đã chuyển tiếp sang những bức họa khác ; riêng Pi-tru-ghin vẫn đứng đờ ra trước bức họa Mô-na Li-da.

         Chuẩn úy Gô-đu-nốp ghé qua vào xem nói chuyện gì, reo lên :

         — Chà, sao mà đẹp thế nhỉ.

         Ô-ga-nhe-xi-an sung sướng đỏ mặt như chính mình được khen vậy. Xli-ven-cô phát biểu :

         — Ấy thế mà tất cả những bức họa này lại nằm trong nhà con mẹ địa chủ. Chỉ riêng con mụ yêu tinh ấy được ngắm nghía mà thôi.

         Ô-ga-nhe-xi-an chợt nhớ ra hiện anh đang ở đâu, và các bức họa trước mắt anh là tài sản riêng của một mụ quý tộc Đức. Anh lẩm bẩm :

         — Ừ nhỉ, sao mà có thể vô lý như vậy !

         Trô-khốp mời Ô-ga-nhe-xi-an ở lại ăn bữa trưa. Trong lúc người ta dọn cơm, đồng chí phiên dịch quyết định đi thăm dinh cơ của mụ địa chủ. Anh qua gian phòng đọc sách bên cạnh, lục lọi tủ sách. Sách báo của Hít-le không còn nữa : chắc hẳn người ta đã kịp hủy đi rồi. Ngược lại, một chồng tác phẩm của Gô-gôn và Đốt-xtôi- ép-xki dịch qua tiếng Hức cùng một tập thơ nhỏ của Hai- nơ1 vừa mới lấy trong tủ ra nhân dịp quân Nga kéo đến, được xếp ngay ngắn ngay giữa mặt bàn. "Bà lớn” Phôn Boóc-cau bày tỏ lòng trung thành bằng cách đó.

-----------------
        1. Gô-gôn : một nhà thơ, soạn kịch tiểu thuyết Nga (1809 —1852). Đốt-xtôi-ép-xki: văn hào Nga (1821 —1881). Hai- nơ : thi hào Đức có tinh thân dân tộc và dân chủ (1797 —1856).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2018, 08:35:18 pm »


         Ô-ga-nhe-xi-an xuống cầu thang thì gặp một thiếu nữ đang lững thững đi lên. Nhìn thấy đồng chí sĩ quan, cô thiếu nữ dừng lại nép mình vào tay vịn cầu thang, đôi mắt nhìn anh vẻ mặt vừa sợ sệt lại vừa hơi trâng tráo.

         Xli-ven-cô cùng đi với đồng chí phiên dịch bèn nói cho đồng chí này rõ về Mác-ga-rta. Ô-ga-nhe-xi-an không phải chỉ biết ngắm người đẹp trong tranh vẽ ; anh cũng lấy làm thích được ngắm nghía cô gái rồi bắt chuyện với cô ta. Mác-ga-rta vừa ngạc nhiên, vừa thích thú thấy đồng chí sĩ quan, nước da ngăm ngăm này, nói tiếng Đức thạo đến thế !

         Được biết cô gái là người Hà-Lan, tất nhiên Ô-ga- nhe-xi-an hỏi chuyện cô trước hết về vấn đề hội họa và tình hình các viện bảo tàng ở nước cô. Anh không vui khi nhận thấy cô ta chỉ biết rất ít về những vấn đề đó. Cô ta thú thực rất tự nhiên không chút gì xẩu hổ, vả lại lúc xa rời Tổ quốc, cô bé mới có mười lăm tuổi đầu.

         Đại úy Trô-khốp bước ra cửa gác gọi Ô-ga-nhe-xi-an.

         — Cơm dọn xong rồi đấy.

         Ô-ga-nhe-xi-an xin phép Trô-khốp mời Mác-ga-rta cùng ăn, Trô-khốp trả lời vắn tắt :

         — Được, cứ mời cô ta.

         Anh rất hài lòng. Bản thân anh có lẽ không dám làm như vậy.

         Mác-ga-rta ngồi giữa Trô-khốp và Ô-ga-nhe-xi-an, nét mặt hớn hở, kiêu hãnh được cùng ăn với hai sĩ quan Nga. Cô trả lời rắn rỏi và tỉ mỉ những câu hỏi của Ô-ga- nhe-xi-an, thỉnh thoảng cô lại yêu cầu anh dịch hộ để cô nói chuyện với "đại úy Vát-xin”. Cô rất tiếc là đại úy của cô đã không biết tiếng Hà Lan, lại không biết cả tiếng Đức nữa.

         Năm 1942, như mọi thanh niên nam nữ khác, Mác- ga-rta bị đưa sang Đức, lẽ ra là chỉ trong vụ gặt thôi, theo như lời người ta hứa hẹn với anh chị em khi tuyển mộ. Thế mà rút cục cho đến bây giờ cô đã phải sống ở nước ngoài gần ba năm trời,

         Cũng phải nói rằng người Đức đối xử với người Hà Lan khá hơn các người nước khác nhiều vì theo như lời chúng nói, người Hà Lan cũng thuộc dòng giống Giéc- manh. Họ được đi lại tự do ra phố, được giao dịch với nhân dân Đức. Người ta không bắt họ phải đeo biển số sau lưng như người Nga và người Ba Lan chẳng hạn. Người ta cho phép họ viết và nhận thư nhà. Nhưng, tất cả những điều đó cũng không làm cho cuộc sống đỡ nhục nhằn, khổ cực được mấy tí. Một cuộc sống của bầy nô lệ, lang thang chuyển đi từng tốp hết trại này đến trại khác, hết tỉnh này đến tỉnh khác.

         Mác-ga-rta đã đi qua nửa phần nước Đức, làm việc trong một xưởng chế tạo máy bay dưới hầm trong hang núi Hác, nhồi đạn trong một công binh xưởng ở Stét-tin, gặt lúa ở những đồn điền lớn vùng Tuy-ranh-giơ.

         Cô đến trại này từ năm ngoái.

         Trải ba năm qua còn có thiếu điều gì mà cô gái thân hình cao đẹp ấy chưa thấy nữa! Còn có cảnh ngộ nào mà cô chưa trải qua! Có những thằng đàn ông đểu cáng, những mụ đàn bà trơ trẽn, những tên gác tàn ác, những lão chủ cay nghiệt.

         Cô đã từng nếm cả mùi vị nhà lao.

         Một hôm, chi em công nhân xưởng máy bay đấu tranh đòi cơ quan giám đốc phải chăm sóc đến vấn đề nhà ở. Công nhân nước ngoài phải ăn ngủ trong những gian lều gỗ dột nát, nhung nhúc chuột cống. Một số anh chị em lãnh đạo cuộc đấu tranh bị bắt giam, trong đó có Mác- ga-rta và một người bạn gái, chị A-nhi-a, một thiếu nữ Nga quê ở Xmô-len-xcơ.

         A-nhi-a chết trong nhà tù. Bọn chung đã sát hại chị trong lúc hỏi cung.

         Còn Mác-ga-rta, có lẽ nhờ có dòng máu Giéc-manh trong người, cho nên không bị hành hạ mấy, chỉ một lần bị đòn đến tóe máu.

         Thực là một quãng đời thê thảm.

         Ô-ga-nhe-xi-an hết sức chăm chú nghe cô nói. Trong câu chuyện và nhất là trong giọng nói của Mác-ga-rta, anh thấy lộ ra một vẻ dày dạn cay đắng, một tư tưởng hoài nghi hết thảy loài người, hoài nghi lòng ngay thẳng, tính lương thiện của họ. Chắc hẳn cô ta cũng đã khá bị đồi trụy đi rồi và đối với cô mọi sự ở đời chả còn có nghĩa lý gì nữa. Hay cũng có thể đó chỉ là lớp áo ngoài, kết quả của ba năm trời sống cực nhục, kết quả của những ngày sống gian khổ được chăng hay chớ, để nhờ đó mà sống sót giữa cuộc đời vất vưởng, cuộc đời đầy cạm bẫy đó.

         Sau khi kể hết quá khứ của mình, Mác-ga-rta bèn hỏi Ô-ga-nhe-xi-an đủ điều. Cô ta muốn biết tương lai sau chiến tranh sẽ ra sao và liệu có treo cổ Hít-le lên hay không ?

         Có thực là ở nước Nga không còn địa chủ và nói chung khôug còn người giàu nữa hay không ? Có thực là ở Nga mọi người đều là cộng sản hay không? Đại úy Vát-xin có phải là cộng sản không? Ớ Nga có lấy vợ lấy chồng không? Vì trên báo có nói là ở bên ấy không có vợ chồng, cứ ăn ở bừa bãi với nhau cả.

         Ô-ga-nhe-xi-an thấy nóng mặt. Anh nói: Đó chỉ là chuyện lừa bịp trâng tráo, và sở dĩ báo chí nói láo chính là vì ở Nga thật sự không có địa chủ và bọn nhà giàu. Mác-ga-rta lại muốn biết Ô-ga-nhe-xi-an có vợ chưa. Anh nói là có rồi và để dẫn chứng, đưa cho cô ta xem bức ảnh vợ mình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2018, 08:21:24 pm »


         Mác-ga-rta hết sức chẵm chú ngắm mãi bức ảnh người thiếu phụ xinh đẹp có đôi mắt to, mặc chiếc áo khoác lông.

         Cô dịu dàng nói:

         — Chị ấy xinh lắm. — Rồi sau một phút im lặng, cô hỏi đại úy Vát-xin có vợ chưa.

         Ô-ga-nhe-xi-an dịch cho Trô-khốp nghe. Trô-khốp đáp "chưa”. Mác-ga-rta hiểu. Hai má đỏ bừng, cô vội vã hỏi luôn :

         — Có phải là ở Nga quanh năm đóng băng không ?

         Ô-ga-nhe-xi-an bật cười. Anh bèn giới thiệu cho cô ta địa lý nước Nga. Anh nói với cô ta rằng ở miền Naiti có giồng cam và chanh, và trên vùng cực Bắc, dọc bờ biển Bắc Băng Dương thì quả có lạnh. Vùng trung tâm, khí hậu như mọi nơi khác ở châu Âu. Trong lúc giới thiệu nước Nga, Ô-ga-nhe-xi-an trở nên hùng biện. Giọng run run cảm động, anh tả lại những cảnh đẹp của đất nước, anh giới thiệu với cô gái dãy núi Cáp-ca-dơ tuyết phủ, những đại lộ thẳng tắp ở Lê-nin-grát và Mát-xcơ-va, những nông trường giàu có, những cánh đồng thẳng cánh cò hay.

         Cô ta hết sức chăm chú theo dõi, thỉnh thoảng lại gật đầu nói: "Thế à? Hay quá nhỉ?” Đôi lúc cô ta như tự nhủ : "Nhất định về nhà phải kể chuyện lại cho mọi người nghe mới được”.

         Cô hỏi xem liệu có sang Nga được không và nói thêm :

         — Ở bên ấy sung sướng lắm.

         Ô-ga-nhe-xi-an suy nghĩ rồi bảo cô là ở đâu cũng nên làm theo như người Nga.

         — Ông trung sĩ có ria của các anh cũng đã giảng giải cho chúng em như vậy. — Cô nói, tỏ vẻ ngạc nhiên trước sự nhất trí đó. — Anh Ma-réc có dịch lại cho chúng em biết. Anh ấy là một người Tiệp cùng bọn với chúng em và biết tiếng Nga.

         Cô đứng dậy ra về, nhưng tới cửa thì dừng lại, rồi với một thái độ rất nhũn nhặn, hai hàng mi dài khép lấy đôi mắt xanh, tâm tình bối rối lộ rõ trên nét mặt, cô nói:

         — Em có nói với các bạn của các anh là em đã có chồng rồi. Nhưng không đúng đâu. Anh đó chỉ là anh Hác người tỉnh U-tơ-rét thôi. Em nói thế để anh em bộ đội khỏi trêu chọc em... Em chưa có chồng đâu.

        Mác-ga-rta chạy biến ra ngoài.

        — Cô bé đáng thương quá! — Ô-ga-nhe-xi-an nói —  Anh dịch lại mấy câu nói vừa rồi của Mác-ga-rta cho Trô-khốp nghe và mơ màng nói thêm: — Kể ra phải bảo cô ấy ngồi làm mẫu để vẽ một bức họa chủ đề là "Nàng Ơ-rốp bị con bò tót cướp đi”1... nhưng con bò tót ấy không nên vẽ là một con bò trắng đẹp, như xưa kia các họa sĩ thường vẽ, mà phải là một con bò gầy, điên cuồng, hung dữ và ghê tởm như chủ nghĩa phát xít vậy.

        Trô-khốp không quan tâm đến những chuyện thần thoại. Sau khi Ô-ga-nhe-xi-an đi khỏi, anh đứng bên bàn ăn, thả tâm hồn theo những ý nghĩ mờ ảo mà trang nghiêm về bản thân và về vũ trụ.

-------------------
        1. Nhắc đến một thần thoại Ơ-rốp là con nước Phê-ni-xi (một nước trước kia ở vào địa phận nưức Xi-ri bây giờ). Chúa Thần Giuỵ-pi-tê đã biến hình thành một con bò tót đến cướp đi. Tích này là chủ đề môt bức họa nổi tiếng xưa kia ở châu Âu — N D.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2018, 08:22:29 pm »

     
VIII

        Sư đoàn đại tá Vô-rô-bi-ốp nổ súng trước các sư đoàn bạn. Những thương binh đầu tiên được chuyền về tiểu đoàn quân y kể lại những cuộc tiến công liên tục và ngoan cố của xe tăng Đức. Lát sau, máy bay phóng pháo địch ném mấy quả bom xuống làng có tiểu đoàn quân y đóng. Thế là lại trả lại cuộc sống quen thuộc, cuộc sống trên tuyến lửa, luôn luôn có báo động.

        Đêm khuya, một xe ô tô từ Sư đoàn bộ tới, mang theo mệnh lệnh triệu tập đồng chí trưởng khoa mổ lên đài quan sát của đại tá sư đoàn trưởng.

        Đồng chí sĩ quan đi xe tới giục Ta-nhi-a lên đường ngay nhưng không nói rõ việc gì xảy ra, chỉ nhắc chị mang theo mọi dụng cụ mồ xẻ cần thiết.

        Hai người lên đường. Xe chạy dọc theo những làng mạc bị tàn phá, lát sau rẽ vào một con đường nhỏ, vấp phải những tảng đất ruộng rắn băng nên rất xóc. Bốn bề ầm ầm tiếng súng máy, tiếng đạn pháo. Có khẩu súng máy bắn rất gằn.

        Bến một khoảng đất trũng, gần một ngọn đồi thông, xe dừng lại; đồng chí sĩ quan bước xuống và đỡ Ta-nhi-a xuống luôn thể.

        — Bây giờ chúng ta đi bộ.

        Hai người bắt đầu leo lên đồi. Trước mặt và bên phải đạn pháo nồ vang. Bi một chốc Ta-nhi-a nhìn thấy một đường hào mới đào dẫn lên đỉnh đồi.

        — Mời chị theo đường này, — đồng chí sĩ quan trịnh trọng giơ tay chỉ đường, chẳng khác gì đứng trước cửa vào buồng ghế riêng trong rạp hát.

        Ta-nhi-a bước xuống hào. Ẩm ướt, nhớp nháp. Hào giao thông dẫn tới một gian hầm nóc lát bằng những tấm ván dày.

        Trong gian hầm tối lờ mờ nhiều người ngồi bệt cả xuống đất, bên cạnh những lỗ châu mai. Có ai giọng khàn khàn đang gọi điện thoại.

        Từ bóng tối cuối hầm vọng ra câu hỏi:

        — Bác sĩ đấy phải không?

        — Vâng.

        Cánh cửa gỗ nhỏ mở ra.

        Ta-nhi-a nghe thấy tiếng sư đoàn trưởng:

        — Vào đi cô Ta-nhi-a.

        Sau bức tường ngăn, một mẫu nến cháy trên mặt một chiếc bàn nhỏ. Dưới ánh nến lừ mờ, Ta-nhi-a nhìn thấy đại tá Vô-rô-bi-ốp ngồi ngả người trên tấm phản. Đại tá giơ cánh tay, tay áo xắn cao, nói một cách hiên ngang:

        — Này, tuyệt đối bí mật nhé! Nếu không thì phiền lắm. Người ta lại bắt tôi về tuyến sau đấy. Xước da qua loa thôi. Đây cô xem.

        Vết thương không phải là không nguy hiểm : tuy rằng viên đạn không nổ bung, nhưng nằm phía sau khuỷu tay, giữa lớp thịt cánh tay trên.

        Ta-nhi-a cương quyết nói:

        — Đồng chí cần phải về tiểu đoàn quân y.

        — Nhất định tôi không chịu rời khỏi đài quan sát một bước nào.

        — Không, đồng chí đại tá, nhất định đồng chí phải về.

        — Không. Sư đoàn còn đang tác chiến. Địch đang tiến công kịch liệt. Thế mà đồng chí thì cứ bảo: "Đồng chí phải về, phải về”.

        — Nếu đại tá không nghe, tôi sẽ báo cáo ngay với quân đoàn trưởng và đồng chí Tư lệnh tập đoàn quân. Các đồng chí đó sẽ hạ lệnh bắt đồng chí phải về.

        Vô-rô-bi-ốp giận dữ nói:

        — Tôi không cho phép đồng chí báo cáo. Trong sư đoàn, tôi là thủ trưởng.

        Ta-nhi-a nói lại:

        — Đúng, khi đồng chí chưa bị thương. Bây giờ đồng chí đã trúng đạn ở tay thì tôi là người chỉ huy.

        — Tôi không để cho đồng chí ra khỏi nơi này.

        — Đồng chí không làm như vậy được. Tôi còn phải phụ trách nhiều thương binh khác. Đồng chí không phải là người thương binh độc nhất.

        Lúc này, Vô-rô-bi-ốp chịu nhũn, van lơn:

        — Thôi, cô em Ta-nhi-a yêu quý, tôi van cô!... Cô nghĩ lại cho tôi chứ!... Cô bảo giữa lúc này tôi còn bụng dạ nào nằm ở tiểu đoàn quân y được, có phải không ? Cô chịu khó băng cho tôi ngay ở đây vậy... — Rồi đại tá hạ thấp giọng — sư đoàn bị tồn thất nặng...

        Ta-nhi-a ngập ngừng rồi bảo lấy nước rửa tay.

        Nhiều người đi lại nhộn nhịp. Ta-nhi-a bỏ dụng cụ ra, bắt đầu mổ. Đại tá không hé răng kêu rên nửa lời. Chuông điện thoại réo. Đồng chí Tư lệnh tập đoàn quân gọi Vô-rô-bi-ốp. Đại tá giơ cánh tay còn lành với lấy máy nói nhăn mặt đau đớn và trả lời với một giọng vui vẻ giả tạo :

        — Rõ. Tôi sẽ làm như thế. Tôi sử dụng đội dự bị. Công việc sẽ trôi chảy. Tôi sẽ đánh lui cuộc tiến công của địch.

        Sau khi vết thương được mổ xong và băng lại, đại tá tái mặt, toát mồ hôi, ngả người ra chiếc gối phía sau, nói giọng đầy tự hào :

        — Đồng chí thấy không, chúng tôi chịu đựng khá chứ !... Lính biên phòng mà lị! Cảm ơn cô em Ta-nhi-a nhé!... Này, cô đã hứa là tuyệt đối bí mật đấy!... Khi nào chúng tôi đánh tan được tụi Đức, tôi sẽ xin đến ngay chỗ các đồng chí buộc thuốc. — Đại tá nói vọng ra gian ngoài : — Này, các cậu ngoài kia, làm thế nào đưa bác sĩ của tôi đi cho cẩn thận nhé, đưa qua đường hầm ấy ! Kẻo ở đây không ai có thể cấp cứu cho bác sĩ được đâu.

        Bước ra khỏi hầm, Ta-nhi-a nghe tiếng đại tá nói với các sĩ quan :

        — Nào, ta vào việc đi thôi ! Tình hình khu vực của Xa-vê-li-ép ra làm sao rồi ?

        Trên đường về, lòng Ta-nhi-a dạt dào phấn khởi. Lây niềm say sưa sôi nổi của cuộc sống trên tuyến lửa, chị quên hẳn mọi nỗi buồn riêng.

        Về tới tiểu đoàn quân y, có người báo cho chị biết Cra-xi-cốp lúc nãy có tới tìm chị : thấy chị đi vắng không rõ đi đâu, đồng chí ấy có vẻ rất buồn mà cố giấu.

        Hôm sau, Cra-xi-cốp lại tới. Ta-nhi-a vừa mổ cho một thương binh xong. Gặp Cra-xi-cốp chi thấy vui vui và hỏi ngay về tin tức mặt trận.

        Trái với lệ thường, Cra-xi-cốp không trả lời những câu hỏi của Ta-nhi-a. ông ta đứng yên, mặc cả áo ca-pốt nhìn chị chằm chằm rồi cuối cùng hỏi:   *

        —  Xin Ta-nhi-a tha lỗi, tôi là con nhà lính, tôi thích một là một, hai là hai. Người ta cho biết rằng hôm tiến công Snây-đơ-mun, có một thiếu tá đến thăm cô và cô vắng mặt suốt ngày hôm ấy. Đêm qua cô lại đi. Tất nhiên, tôi không có quyền hỏi cô như thế này, nhưng tôi... khổ tâm lắm. Tôi không thể ngờ... Có lẽ cô lại sắp cười tôi chăng ?

        Ta-nhi-a không cười nhưng cũng không trả lời.

        Thế là Cra-xi-cốp bèn ngỏ lời muốn "xây dựng” với Ta-nhi-a. Vừa đi đi lại lại trong gian phòng, ông vừa tuyên bố là thiếu Ta-nhi-a thì không thể sống được và yêu cầu Ta-nhi-a cắt đứt với người bạn chị tới thăm đêm qua.

        Ta-nhi-a không nín cười được. Cra-xi-cốp có vẻ khó chịu : — Đấy, cô lại cười được rồi !

        Vẻ mặt ông ta trông thật thiểu não. 

        Ta-nhi-a mủi lòng. Chị không ngờ Cra-xi-cốp yêu mình đến mức ấy, không ngờ tình yêu lại có thể biến đổi hẳn một con người thường ngày tự tin và điềm đạm đến thế.

        Chị thành thật thương hại Cra-xi-cốp, nhưng vốn không quen nói dối, chi nói :

        — Tôi không thể cho anh biết đêm qua tôi đi đâu, vì đã hứa với người ta như thế rồi. Nhưng dù sao tôi đi không phải vì việc riêng. Còn như đồng chí thiếu tá... Đồng chí ấy sẽ không trở lại đây nữa, vĩnh viễn không trở lại. Đồng chí đó đã hy sinh.

        Có tiếng người gọi chị trong phòng mổ. Ta-nhi-a chạy vội vào.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2018, 08:24:04 pm »


IX

        Mặc dầu Ta-nhi-a chưa hề trả lời một câu nào về đề nghị "xây dựng” của mình, nhưng Cra-xi-cốp đinh ninh cho rằng về căn bản mọi vấn để đã giải quyết xong. Ông ta thấy nửa mừng nửa lo và có đôi chút hối tiếc là đã vội ngỏ lời trong một phút xốc nổi. Ông lo ngại khi nghĩ tới vợ và con gái. Nhưng lo về vợ con thì ít mà lo về nhận xét của trung tướng Xi-dô-crư-lốp thì nhiều.

        Sau buổi trò chuyện ấy, mặc dầu thâm tâm đầy thắc mắc lo lắng, Cra-xi-cốp càng cố tìm mọi cách gặp mặt Ta-nhi-a. Tâm trạng ngờ vực giày vò ông. Kể ra, quên hẳn Ta-nhi-a đi thì tốt hơn, nhưng việc đó ông không đủ sức làm nữa rồi.

        Về phần Ta-nhi-a, chị không biết mảy may về tâm trạng Cra-xi-cốp. Qua máy điện thoại, chị nói chuyện với ông ta thân mật, vui vẻ, lần nào cũng hứa sẽ tới thăm nhưng lại bận công tác không tới được.

        Cuối cùng, một hôm chị thu xếp được để tới thăm Cra-xi-cốp.

        Ngồi trước tay lái xe, Ta-nhi-a nhìn những làng mạc Đức lướt qua trước mắt. Những lá cờ trắng phấp phới theo chiều gió trên hàng rào, trên hồi nhà. Tiết trời đã ấm áp, thoáng thấy hương vị mùa xuân.

        Quân đoàn bộ đóng trong một thành phố nhỏ. Chiến sĩ và anh em tù binh mới được giải phóng đi lại trên các đường phố. Ta-nhi-a phóng nhanh ra khỏi khu vực nhộn nhịp này, chị lái xe vào một phố nhỏ.

        — Đến rồi chị ạ. Đồng chí lái xe giơ tay chỉ một dãy tường đá xây, sau dãy tường hiện ra một khu vườn nhỏ tiếp đến một cái sân ; trong cùng là một ngôi nhà nhỏ có hai cái chòi tháp con.

        Xe qua cổng ngoài. Nghe tiếng ô tô, đồng chí cần vụ hước ra thềm báo tin:

        — Đại tá cũng sắp về. Đại tá bảo chị chờ cho một lát.

        Ta-nhi-a bước vào nhà, cởi áo ca-pốt, ngồi xuống bàn làm việc của Cra-xi-cốp. Trên bàn có đặt chiếc xà cột và chiếc ống nhòm. Cạnh đó, có mấy trang báo cáo đánh máy.

        Ngồi buồn, chị cầm bản báo cáo lên đọc.

        Đó là tài liệu kết quả điều tra về vấn đề quan hệ giữa một tiểu đoàn trưởng nào đó, thiếu tá Ve-xen-tra-cốp và chuẩn úy quân y Gla-sa. Đôi bạn này sống với nhau trong tiểu đoàn như đôi vợ chồng, một điều trái với quy tắc quân đội.

        Theo báo cáo của đồng chí sĩ quan phụ trách điều tra vấn để này thì Ve-xen-tra-cốp là một trong số tiểu đoàn trưởng ưu tú của sư đoàn, ba lần được tặng thưởng Huân chương, bốn lần bi thương, xuất thân thanh phần công nhân, đảng viên từ năm 1938 và chưa hề bị thi hành kỷ luật bao giờ, nhập ngũ ngay từ những ngày đầu chiến tranh, đã tham dự chiến đấu ở Khan-khin-gôn và ở Phần Lan. Anh tuyên bố yêu Gla-sa và định xây dựng gia đình lâu dài với chị, cả sau khi cuộc chiến tranh ái quốc thắng lợi. Những đảng viên được hỏi ý kiến đều công nhận mối quan hệ giữa hai người là một tấm gương sáng về tình yêu, ý thức tôn trọng lẫn nhau và tình bạn chiến đấu. Gla- sa là người ngoài Đảng, được gọi nhập ngũ tháng 7 năm 1942, đã bị thương, được tặng thưởng Huân chương Sao đỏ và Huy chương " chiến công”. Là một y tá gương mẫu, chị được trên nhiều lần ngỏ ý điều về công tác ở cơ quan quân y của trung đoàn hay sư đoàn ít nguy hiểm hơn, nhưng chị đều dứt khoát từ chối. Vì thế chị có mặt trên tuyến lửa suốt từ lúc nhập ngũ cho tới giờ. Chị đã được chín giấy khen của trung đoàn về thành tích tổ chức công tác cấp cứu trong tiểu đoàn.

        Kết luận: thuyên chuyền Gla-sa đi là không nên.

        Được biết một câu chuyện rắc rối lý thú, Ta-nhi-a mỉm cười tư lư.

        Giữa lúc này phía ngoài có tiếng còi xe ô tô, tiếng người nói. Có ai cùng về với Cra-xi-cốp. Không muốn gặp mặt các bạn đồng sư của đại tá, Ta-nhi-a lánh vào gian trong. Ngồi bên cửa sổ, nhìn thẳng ra khu vườn nhỏ phủ một lớp tuyết xốp và bẳn, vô tình Ta-nhi-a nghe được câu chuyện giữa Cra-xi-cốp và một đại tá khác. Chị nhận ra tiếng đồng chí Ven-ghê-rốp, chủ nhiệm chính trị quân đoàn.

        Cra-xi-cốp- hỏi:

        — Đồng chí đại tá, đồng chí đã đọc bản báo cáo về Ve-xen-tra-cốp chưa? Bậy quá! Nhất là đoạn kết luận.

        Ven-ghê-rốp bình tĩnh đáp:

        — Có, tôi biết... Plốt-nhi-cốp có nói với tôi. Đó là những đồng chí tốt, dũng cảm. Đồng chí cứ đưa hồ sơ cho tôi để tôi nghiên cứu giải quyết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2018, 03:33:34 pm »


        Cra-xi-cốp nói:

        — Nhưng chắc đồng chí cũng đồng ý là không thể như thế được. Bậy bạ cả. Họ mới biết nhau trên mặt trận... Ta thừa hiều cái kiểu quan hệ ấy đi rồi! Cần phải chấm dứt ngay để cho những người khác, nhất là những người đã có vợ có chồng, khỏi bắt chước. Còn như về mặt nhân tố đạo đức quan trọng thế nào, tôi không cần phải nói với đồng chí nữa.

        Sau đó hai người nói đến chuyện tác chiến. Rồi Ven-ghê-rốp ra về. Tiếng nói xa dần. Tiếng xe mở máy. Rồi im lặng. Nghe tiếng chân Cra-xi-cốp nện thình thích. Cra-xi-cốp vào các phòng khẽ gọi:

        — Ta-nhi-a! Ta-nhi-a! Cô ngồi đâu đấy ?

        Ngồi trong bóng tối, Ta-nhi-a không muốn lên tiếng. Và cũng không muốn gặp lại Cra-xi-cốp.

        Nhưng cửa phòng đã mở: Cra-xi-cốp đứng trước cửa, cao lớn, sung sướng lộ ra nét mặt. Vì gian phòng tối quá, không nhìn thấy Ta-nhi-a, đồng chí tiếp tục gọi nhỏ:

        — Ta-nhi-a! Ta-nhi-a ! Cô ngồi đâu ?

        Không thấy có tiếng trả lời, Cra-xi-cốp lần sang phòng bên, mở cửa rồi lại đứng ngoài nhìn vào bóng tối cười gọi:

        — Gớm đùa dai thế, Ta-nhi-a... Ngồi đâu thế, Ta-nhi-a?

        Ta-nhi-a vẫn im tiếng. Khi Cra-xi-cốp sang tìm ở phòng bên chị đứng dậy quay lại phòng làm việc sáng trưng của Cra-xi-cốp; chiếc xà cột, chiếc ống nhòm và bản báo cáo đánh máy vẫn nằm lay lắt trên mặt bàn. Lát sau, Cra-xi-cốp từ cuối nhà chạy lên cười to.

        Ông ta rất ngạc nhiên trước đôi mắt lạnh lùng của Ta-nhi-a. Hỏi ra duyên cớ, ông ta hối tiếc mình trót lỡ lời bèn tìm cách bào chữa, ông cố làm ra vẻ bình tĩnh hỏi Ta-nhi-a :

        — Tại sao cô lại đi so sánh như vậy ? Câu chuyện kia chỉ là vấn đề tránh cho một tiểu đoàn trưởng rất khá khỏi mắc mưu với một chị vớ vẩn thôi chứ có gì đâu ?

        Ta-nhi-a đáp :

        — Anh còn tìm cách tự bào chữa là sai. Điều anh nói về hai người đó có thể là hoàn toàn đúng. Nhưng cách giải quyết đó cần phải áp dụng cả cho trường hợp của anh. Không thể có hai thứ đạo đức, một cho người này, một cho người khác được.

        Bối rối không nói được câu nào nữa, Cra-xi-cốp đứng nhìn Ta-nhi-a cài khuy áo ca-pốt, thắt lại thắt lưng. Chị vừa định bước ra thì Cra-xi-cốp giong khàn khàn nói :

        — Cô không được về.

        Ông ta tiến sát đến gần Ta-nhi-a. Chị vẫn bình tĩnh không tỏ ra sự hãi chút nào. Đột nhiên, chi mỉm cười nói :

        — Anh coi chừng đó. Nếu không, tôi sẽ viết thư cho đồng chí Xi-đô-crư-lốp.

        Thế là Cra-xi-cốp vội lùi ra đứng bên cửa sổ, lúc quay lại thì Ta-nhi-a đã ra về khi nào không biết.

        Ta-nhi-a bước ra sân. Đồng chí lái xe bỏ đi đâu vắng. Chìa khóa điện mắc trong ổ khóa. Chẳng kịp nghĩ ngợi, Ta-nhi-a ngồi vào ghế, mở máy.

        Chị thấy tối quá và lát sau mới nhớ ra rằng quên chưa bật đèn. Chi không ngờ mình lại xúc động mạnh đến thế.

        Chị bấm nút điện, đèn sáng rực. Xe lắc lư chạy qua những đường phố ban đêm của thị xã.

        Chị thấy có người cựa quậy trên ghế sau, đồng chí lái xe đang đánh một giấc ngủ ngon lành. Chị nghĩ thầm : Càng hay, anh ta sẽ đánh xe quay về.

        Nghĩ đến phản ứng của Cra-xi-cốp khi nghe nhắc đến tên đồng chí đại diện Hội đồng quân sư, tự nhiên Ta-nhi-a bật cười. Nhưng không, điều ấy không có gì đáng cười cả. Ta-nhi-a cảm thấy buồn buồn.

        Buồn vì đối với chị, Cra-xi-cốp không phải chĩ là một ngưừi quen biết thường : trong cuộc đời chị, Cra- xi-cốp cũng đã chiếm một vị trí quan trọng. Mặc dù bao nhiêu đau buồn phiền muộn, chị luôn mê say trong công tác và không bao giờ quên rằng chị có một người bạn là Cra-xi-cốp, một người bạn tốt, sẵn sàng giúp đỡ, tin cẩn và yêu chị.

        Sao mà chị lại có thể quá lầm lỡ mà tin con người đó đến như thế ! Chi cảm thấy lẻ loi cô đơn vô chưng.

        Nhưng không, quanh chi còn có biết bao người ! Nhiều bóng đen lướt qua trước khung kính xe ô tô. Mưa rơi trên mũ lông của các chiến sĩ. Những tâm vải bạt phập phồng trước gió, những tiếng ủng nện trên hè phố, những ánh đèn ô tô lúc chiếu sáng một chiếc xe quân sự, hay nòng một khẩu pháo cao xạ chĩa lên trời, lúc rọi thắng vào chiếc nòng dài của một khẩu súng chống tăng mang trên vai hai chiến sĩ, lúc thì lại chỉ chiếu vào một khuôn mặt đầy vẻ bình thản. Có thể chẳng bao lâu nữa lại gặp cũng khuôn mặt ấy trên bàn mổ. Nhưng lúc ấy, Ta-nhi-a sẽ không còn là một người yếu đuối mà là một con người hữu ích trong chiến tranh : một nhà giải phẫu.

        Đồng chí lái xe tỉnh dậy, giọng ngái ngủ hỏi:

        — Chị Ta-nhi-a đấy à ?

        — Vâng.

        — Lúc nãy tôi ngủ quên mất chị nhỉ ?

        — Vâng. Cũng sắp đến rồi. Anh đánh xe về nhé.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2018, 03:34:46 pm »

       
X

        Gla-sa rất buồn lòng : Bác sĩ chủ nhiệm quân y sư đoàn đưa cho chị mệnh lệnh thuyên chuyển tới Phòng quân y quân đoàn. Như thế là chị đã bị gạch tên trong danh sách không những của tiểu đoàn mà của cả sư đoàn nữa.

        Bác sĩ chủ nhiệm quân y sư đoàn vốn đã ngấy người về câu chuyện này, ngồi thu mình trên chiếc ghế đợi trông những dòng nước mắt và nghe những lời phàn nàn. Nói chung, vốn tầm thước nhỏ bé, đồng chí cũng hơi thấy "hốt" người thiếu phụ cao lớn này. Nhưng may quá không có gì xảy ra. Đọc xong mệnh lệnh thuyên chuyển, Gla-sa chỉ thở dài, đưa mắt nhìn bác sĩ hơi lấy làm lạ lùng, rất chăm chú mà lại như có vẻ tiêng tiếc và sau mấy câu hỏi thường lệ : " Quân đoàn bộ ở đâu ? Đến đó bằng cách nào ?”, chị đi ra.

        Ngoài nỗi buồn phải xa Ve-xen-tra-cốp, lòng chị còn trĩu nặng một cảm giác nặng nề khác. Chính chị cũng chưa hiểu rõ vì sao lại như vậy. Nhưng rồi chị cũng hiểu : đã hai hôm nay chị xa rời công tác, và cái cảnh chơi không, không quen thuộc ấy, làm chị khó chịu.

        Đang đứng đợi có chuyến xe nào lên quân đoàn bộ, chị trông thấy một chiến sĩ đầu quấn băng đi qua. chị gọi :

        — Này đồng chí, đồng chí làm sao vậy ? Bị thương ư ?

        Bồng chí chiến sĩ trả lời một cách miễn cưỡng :

        — Không, tôi lên nhọt. Tôi bị lên đanh.

        Gla-sa chữa lại :

        — Đầu đanh chứ!

        Vòng băng đã tụt, Gla-sa cũng chật vật mới thuyết phục được đồng chí kia chịu để cho băng lại. Chắc hẳn chị băng khéo lắm cho nên đồng chí kia thấy vui hơn lên.

        Hai người cùng lên xe và Gla-sa không chú ý thấy đường dài nữa : chị giải thích cho người bạn đường một hồi về việc phòng bệnh, hỏi han anh chuyện gia đình, quê hương. Khi anh kia nhắc đến một tin buồn — tin em chết, tin con ốm — chị lại buồn bã lắc đầu, kêu lên những tiếng ồ ! à ! Nhưng khi đồng chí đó kể tin vui, chẳng hạn như mùa cá ở Bạch Hải thu hoạch khá, hay con giai mới ốm khỏi đang trong thời kỳ lại sức thì chị lại mỉm cười, gật đầu sung sướng và hỏi lại :

        —  Thật ư ? Anh nói thật chứ ! Tốt lắm !

        Đồng chí kia quê ở vùng Pô-mô-ri-ê, nói giọng đặc thồ âm làm cho cả xe phải chú ý.

        Hai hôm sau, quân đoàn bộ điều Gla-sa xuống công tác ở một sư đoàn khác. Chị đến nhận việc ngay.

        Thật đáng tiếc là đồng chí người vùng Pô-mô-ri-ê không cùng đi với chị nữa. Đồng chí ấy đã tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ chiến binh của mình. Gla-sa có một bạn đường khác, một trung úy trẻ tuồi, mặt quấn băng. Chốc chốc trung úy lại đưa tay ôm má nhăn nhó, lầm bầm.

        Gla-sa rút trong bọc đồ ra một lọ cồn, lấy một miếng bông thấm cồn rồi đặt vào chiếc răng sâu của trung úy. chị còn cho trung úy uống một ngụm rượu nhỏ. Vừa làm, chị vừa tìm mọi chuyện an ủi đồng chí đó. Chị nói là chị cũng đã từng bi đau răng— sự thực chị nói dối—và ở đời không có gì khổ bằng đau răng.

        Ngụm rượu cho đồng chí trung úy uống đã  khơi mào câu chuyện của tất cả số anh em cùng đi. Mỗi người trong bọn đều thấy phải trình bày bệnh tật của mình với GJa-sa, con người tính dễ thông cảm ấy, và cho chị biết những lần mình bị đau răng trước kia. Gla-sa nói :

        — Đau nhất là đau đẻ — tuy rằng chị chưa có con. —  Nhưng đau thì cũng chịu vậy chứ sao. Đấy cũng là cái tội của phụ nữ chúng tôi. Muốn trốn cũng chẳng được. Mà nào chỉ có đẻ, còn phải chôn con chết nữa.

        Chị mủi lòng ngay vì câu nói của mình và nhớ đến Ve-xen-tra-cốp, cứ như là chị đã... sinh ra anh và cũng vừa đi chôn anh chết.

        Tới tiểu đoàn quân y, chị được phân công làm y tá trong một đại đội giải phẫu. chị đến trình diện với đồng chí trưởng khoa mổ.

        Gla-sa rất ngạc nhiên khi thấy đồng chí này lại là một thiếu phụ trẻ tuổi, dáng người mảnh khảnh, dong dỏng cao, khuôn mặt xinh xắn, hơi xanh và buồn. Chiếc áo ca-pốt chị mặc có lẽ trông như chiếc áo măng-tô để diện trong thành phố, chỉ thiếu mỗi chiếc cổ lông cáo. Gla-sa khen thầm : " Chị ấy trông thanh nhã thật ! ”. Nhưng trong đôi mắt to màu hạt dẻ của đồng chí trưởng khoa mổ hiện lên một vẻ nghiêm nghị rắn rỏi, như nói lên rằng vị nữ bác sĩ đó dù thế nào cũng là một nữ bác sĩ có tài. (Cla-sa lấy làm hài lòng mà nhận xét như vậy).

        Bác sĩ đó chính là Ta-nhi-a.

        Được biết chị y tá mới tên là Gla-sa, Ta-nhi-a sửng sốt, chăm chú nhìn Gla-sa rồi đứng dậy đi đi lại lại trong phòng và hỏi :

        — Trước chị công tác ở đơn vị nào ?

        Trong khi Gla-sa kể chuyện lại thì Ta-nhi-a thầm khen đôi môi đỗ thắm và hai bàn tay của chị. Đôi bàn tay ấy nhỏ nhắn, mập mạp với những ngón tay tuyệt đẹp và nhất là bao hàm một tình thương không bút nào tả xiết.

        Ta-nhi-a nghĩ thầm: "À, ra chị như thế đấy”. Chị nhớ lại lời nhận xét của Cra-xi-cốp về người phụ nữ này. Ra Cra-xi-cốp định "cứu” anh tiểu đoàn trưởng kia khỏi mắc míu với người con gái này đây.

        Tất nhiên hình thức bề ngoài có thể lừa dối.

        Ta-nhi-a nói, giọng cụt ngủn :

        — Chị có nhiều kinh nghiệm đấy. Chị bắt tay vào công tác đi.

        Ta-nhi-a để ý theo dõi chị y tá mới. Gla-sa luôn luôn tươi cười hay trò chuyện. Chị nhận thường trực nhiều đêm liền, tỏ vẻ ái ngại và sẵn sàng thay thế cho bất cứ ai và trong bất cứ công tác gì, một mình khuân vác đồ đạc bằng sức hai đồng chí nam giới.

        Chị tự hào nói :

        — Ấy, ở tiểu đoàn tôi còn khối đồng chí như thế, chị ạ.

        Chị chịu đựng cảnh phân ly không chút ta thán. Phải chăng là chị dửng dưng trước cảnh đó ? Phải chẳng tình yêu thương của mọi người, — trong tiểu đoàn quân y ai cũng yêu mến chị, — đã có thể thay thế cho tình yêu của Ve-xen-tra-cốp ?

        Tuy vậy, một đêm đã khuya lắm, Ta-nhi-a vào lều thấy Gla-sa nước mắt giàn giụa. Chị hỏi Gla-sa :

        — Ai làm phiền chị thế ?

        Gla-sa đứng dậy, đưa hai tay quệt ngang lau nước mắt đáp lại :

        — Không, làm gì có ai có thể làm phiền tôi ? Chẳng qua chỉ là nhu cầu thường tình của phụ nữ muốn được khóc cho đã mà thôi, chị ạ. Nếu không, đời sống còn có nghĩa gì nữa. Nhất là đối với một người phụ nữ cao lớn như tôi, nếu không khóc cho ra khóc thì còn ra cái gì nữa ?

        Qua câu chuyện, nỗi buồn dịu đi, chị hơi mỉm cười. Lòng Ta-nhi-a se lại. Chị hỏi :

        — Chị buồn lắm phải không ?

        — Vâng, buồn lắm.

        Mấy tiếng nói đặc giọng thồ âm (Gla-sa quê ở thành phố Mu-rôm) vang lên đầy nỗi buồn nhớ quê hương.

        Im lặng một lát, Gla-sa lại nói :

        — Vả lại, giờ này ai mà chẳng buồn ! Anh ấy nhà tôi, dù sao thì cũng vẫn còn sống... Còn như ngươi khác... chẳng hạn như chị, nghe đâu như... anh ấy... hy sinh rồi.

        Ta-nhi-a thường ngày rất kín đáo, lúc đó tự nhiên thấy muốn được thồ lộ với Gla-sa câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa chị và Lu-ben-xốp cùng cái chết của anh. Nhưng Gla-sa bỗng nhiên bối rối đỏ mặt :

        — Tôi nhắc lại câu chuyện ấy không đúng lúc, chị đừng giận nhé... Tôi đi đây.

        Ta-nhi-a biết ý Gla-sa định nói gì. Tự ái, chị cau mặt, không nói nữa. Gla-sa luống cuống lẩm bẩm xin lỗi rồi đi ra.

        Ta-nhi-a buồn bã lắc đầu. Chị nghĩ rằng thực ra người thiếu phụ hiền hậu ấy rất là sung sướng : chị ấy yêu, được yêu và cảnh phân ly của đôi vợ chồng ấy chẳng bao lâu nữa sẽ chấm dứt khi chiến tranh kết thúc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2018, 07:39:09 pm »

         
XI

        Pi-tru-ghin đi lại trong sân, nét mặt lơ đãng và rất vui. Chuẩn úy Gô-đu-nốp để ý thấy, bèn hỏi :

        —  Pi-tru-gin, cậu có cái gì thú vị thế ?

        Đồng chí này hơi giật mình trả lời :

        —  Không, có gì đâu. Mơ màng tí thôi...

        Anh ta cố giữ vẻ nghiêm nghị nhưng nụ cười mỉm như vẫn cố ý lộ ra sau bộ ria lưa thưa màu hung hung trên cái miệng đầy mưu trí có đôi môi mỏng dính và sặc mùi thuốc lá nặng.

        Anh nghĩ thầm : " Mình thơ thẩn vô ích thế này để làm gì nhỉ ?”. Rồi, anh chợt nhớ ra là đang định tìm đồng chí bí thư chi bộ. Trong thời gian gần đầy, Pi-tru-ghin thấy hết sức cần thiết thổ lộ tâm sự với Xli-ven-cô để rồi nghe ý kiến của đồng chí này với một nụ cười ngờ vưc.

        Cuối cùng anh gặp được Xli-ven-cô.

        Câu chuyện xảy ra lúc chiều. Xli-ven-cô vừa lên trung đoàn dự cuộc họp các bí thư chi bộ về công tác Đảng trong chiến dịch sắp tới trở về. Trên đường về, tay ôm đầy một chồng tài liệu, sách báo, tờ "Tin chiến sự”, Xli-ven-cô gặp một toán đồng bào đang vui vẻ hồi cư.

        Mặc dầu không tìm được con gái trong đám đông, anh cũng không kém phần sung sướng. Cả toán người ôm hôn anh đến đau cả môi, bắt tay anh đến đau cả tay. Trong toán có hai cô gái quê ở một khu mỏ gần Vô-rô- si-lốp-grát. Giờ đây, sau khi được giải phóng, hai cô chỉ có một nguyện vọng độc nhất : xin nhập ngũ. Hai cô gái cao lớn, nước da trắng mịn làm cho anh nhớ lại các cô bạn gái của Ga-li-a thường vẫn đến tìm Ga-li-a làm toán hay ngâm thư.

        Về đến đại đội, Xli-ven-cô báo cáo với chuẩn úy Gô-đu-nốp mình đã về và quay vào buồng riêng. Anh gặp Pi-tru-ghin trên cầu thang gác. Vì cả hai đều tươi cười hớn hở, mỗi người đều có vấn đề cần thồ lộ nên họ kéo nhau ra ngồi cạnh cửa sổ. Xli-ven-cô là người mở đầu câu chuyện. Pi-tru-ghin thì quyết định sẽ nói sau : theo anh thì vấn đề của anh quan trọng hơn.
Kể ra cầu chuyện toán đồng bào được giải phóng của Xli-ven-cô cũng làm cho anh cảm động, Xli-ven-cô mơ màng, đưa tay xoắn bộ ria, nói :

        — Cậu nghĩ xem, còn biết bao vấn đề phải giải quyết ! Thành phố đổ nát, làng xóm cháy trụi. Phải xây dựng ngay lại nhà cửa, phải giải quyết vấn đề quần áo giày dép...

        — À... ừ... — Pi-tru-ghin ề à đồng ý... — Mọi người mệt lắm rồi... Nếm đủ mùi gian khổ rồi. Nhưng không sao, mọi việc sẽ trôi chảy hết !

        Anh ta giơ nắm tay nhỏ xíu đấm vào ngực rồi đặt trước mặt Xli-ven-cô chiếc túi dết của mình.

        — Này anh xem !

        — Lại da "bốt-can” à?

        — Không, tôi vất tiệt đi rồi. — Pi-tru-ghin trả lời có vẻ tư mãn.

        — Thật không? — Xli-ven-cô ngạc nhiên hỏi. —Cậu vất đi thật rồi à ?

        Pi-tru-ghin nhìn Xli-ven-cô có vẻ đắc chí, tay mở túi dết. Trong túi dết có mấy chiếc hộp trắng đựng những viên đá tròn nhỏ như than bút chì.

        Xli-ven-cô sửng sốt :

        — Đá lửa à ?

        Pi-tru-ghin say sưa mân mê trong lòng bàn tay mấy viên đá lửa nhỏ nhắn :

        — Anh này, tôi chưa đếm hết đâu. Hộp nào đánh dấu chữ thập là tôi đếm rồi. Những hộp khác thì chưa. — Đưa mắt nhìn khuôn mặt nghiêm nghi của Xli-ven-cô, anh bỗng đứng vùng lên : — Tại sao anh nhìn tôi khiếp thế ? Anh có biết sau khi quân Đức rút lui thì nông thôn như thế nào không? Không có diêm nhé! Hút thuốc lá phải dùng đến " Ca-chiu-sa”1 đấy. Anh thấy chưa ? Một viên đá này cứ là phải năm rúp.

        Xli-ven-cô vừa ngạc nhiên vừa phẫn nộ nói :

        — Cậu thật là đồ tồi !

        Pi-tru-ghin không chút tư ái. Anh chỉ mỉm cười như một người lớn cười trẻ con nghich ngợm.

        Xli-ven-cô nói, giọng trách móc buồn bã :

        — Giờ đây, cả thế giới đang rung chuyển, người chết cũng không chịu nằm yên dưới mồ, ấy thế mà cậu lại định bán năm rúp một viên đá nhỏ à? Cậu lại còn định giá trước rồi đấy à ? Mua nhiều cậu có bán rẻ hơn tí nào không ? Đồ con buôn ! Cút đi cho khuất mắt.

        Xli-ven-cô đứng vụt dậy :

        — Cứ thử làm mà xem ! Bọn người như cậu trước đây người ta đã đập cho vỡ đầu, thì bây giờ cũng thế.

        Pi-tru-ghin rợn người, hai tay ôm túi dết chạy ra ngoài. Ra đến cửa, anh dừng lại hỏi :

        — Anh không báo cáo với đại úy đấy chứ?

        Im lặng một lát, Xli-ven-cô đáp lại :

        — Này cậu, cậu thử cho biết tại sao cậu lại nói với mình chuyện những hộp đá lửa này ? Định báo cáo với bí thư chi bộ hay là định hỏi ý kiến xem việc làm của cậu đúng hay sai.

        Pi-tru-ghin, nét mặt sa sầm, trả lời lơ lửng :

        — Có lẽ thế đấy.

        Xli-ven-cô mỉm cười :

        — Cậu sẽ mất công toi, cậu ạ !

        Anh tiến đến bên Pi-tru-ghin nói thong thả từng tiếng :

        — Chúng ta đã từng xây dựng một lực lượng pháo binh, xe tăng, không quân, chúng ta đã trang bị cho cả một quân đội, chúng ta đã cung cấp máy kéo cho nông dân, chúng ta đang đánh bại bọn Đức đã từng chiếm được toàn bộ châu Âu, chúng ta đã tiến tới sát Béc-lin, ấy thế mà cậu lại tưởng tượng rằng chúng ta sẽ thiếu diêm ư ? Cậu định lợi dụng cơ hội đó làm giàu ư ? Cậu thật là đồ ngu, đồ ngu ! Cậu cứ việc đeo túi đá ấy trên lưng ! Rồi cũng đến phải vứt đi cho mà xem. Còn như mình thì mình nói với cậu như thế này : mình không thể đang tâm yên sống khi mà xung quanh mọi người còn thiếu thốn. Mình chưa từng có thể sống như vậy. Nếu cậu thấy nhẫn tâm được thì cứ thử làm xem. Còn mình, mình không làm.

-------------------
       1. Ở đây nghĩa là bật lửa.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM