Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 08:33:05 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mùa xuân trên sông Ô-đe  (Đọc 51258 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2017, 09:33:34 pm »

     
        Pi-tru-ghin tưởng hay, cứ nói tràn :

        — Còn gì công bằng hơn. Có thể coi như một món nợ bắt bọn Đức phải trả. Đối với bọn chúng, cứ là phải lột hết cả da chúng mới được ! Đó, nếu đồng chí muốn hiểu ý tôi thì là như vậy đó.

        — Lột da " bốt can ” của chúng ấy à ? —Xli-ven-cô cười rồi quay mặt vào tường, có lẽ đồng chí muốn ngủ luôn; dầu sao chỉ biết mấy lần Pi-tru-ghin toan tiếp tục câu chuyện nhưng Xli-ven-cô cũng vẫn làm ngơ.

        Pi-tru-ghin quay ra, về giường mình trong phòng bên, nhưng thao thức không ngủ được.

        Nhìn thấy tất cả những tài sản dân Đức chạy trốn bỏ lại, nbìn những tòa nhà, những cửa hiệu không người, anh ta có một ước vọng: thỏa mãn lòng ham muốn vơ vét của mình. Nghĩ đến ngôi nhà gỗ của anh đã bị tàn phá, chỉ một chút nữa anh ta òa lên khóc. Anh mong muốn được chuyên chở về quê tất cả mọi thứ bày ra trước mắt: ván gỗ, ghế, bát đĩa, bò ngựa; Anh mơ ước có một chiếc xe ngựa to bằng chiếc xe ô tô buýt. Chà, ước sao trên phát cho mỗi người một chiếc xe hai ngựa mà chở nhỉ! Ảnh trằn trọc giở mình ; chiếc xe ước mơ hiện ra, đồ đạc chất cao tận nóc. Kìa, xe đang tiến vào làng anh, bầy thiếu nhi chạy theo vỗ tay hoan hô...

        "À, tất nhiên — Anh tìm cách tự bào chữa, muốn phân bua với Xli-ven-cô, người mà anh mến phục — nếu phát được giày cho tất cả mọi người thì còn gì bằng!... Nhưng mình có là cái gì mà nghĩ được xa như thế. Mình có phải là bí thư chi bộ đâu!..?”.

        Trên tường có nhiều bức tranh lồng khung kính thếp vàng. Những khuôn mặt người nước ngoài vẽ sơn dầu lờ mờ đang nhìn Pi-tru-ghin. Bên ngoài, đồng chí gác đang đi đi lại lại, chân bước đều đều. Phía dưới có tiếng chân một mụ già lê đôi dép lẹp kẹp. Trong cả ngôi nhà, trừ đồng chí gác, có hai người còn thức: Pi-tru-ghin và con mụ chủ ấp.

        Mụ này đang lo sợ gần như phát điên. Mụ ta không kịp hay không muốn cùng trốn đi với thằng con trai, hy vọng rằng không ai động đến một người đã già như mụ.

        Giờ đây, ngồi trong gian buồng nhỏ trước kia dành cho đầy tớ, nghe mỗi tiếng động nhỏ, tiếng sột soạt, con mụ già dòng dõi quý tộc xứ Pruýt-xơ lâu đời này cũng giật bắn người lên; mụ ta luôn luôn chờ đợi bàn tay của người bôn-sê-vích râu dài bóp chết mụ. Mặc dầu bốn bề hoàn toàn tĩnh mịch, những tấm màn cửa không hề thay đổi màu sắc, những quái vật bằng đồng đen trên các tay ghế vẫn giữ vẻ bình thản như trước nhưng... mụ già vẫn cảm thấy một thế giới khác đã ra đời, một thế giới mới, bí hiểm, thù nghịch, ghê rợn, trong đó không thể có đất sống dành cho mụ và tất cả những gì mụ quen thuộc.

        Đối với mụ, mụ không cho rằng người Nga kéo tới đây là để chinh phục nước mụ mà việc đó chỉ là sư kết thúc của cả một thế giới trong đó mụ đã sống suốt cả đời mụ. Nhưng không có ai đến tìm mụ cả, và chính điều đó lại càng làm cho mụ ta thất đảm hơn nữa.

        Tảng sáng, cửa buồng mở toang, trên khung cửa xuất hiện một thiếu phụ Nga to lớn, mặc quân phục. Nhìn thấy một thiếu phụ chứ không phải một ông bôn-sê-vích râu dài như mụ vẫn tưởng, mụ sợ thất thần. Mụ ta nhìn đôi mắt to trong sáng của chị "chính ủy”1, đôi môi nhợt nhạt của mụ lăm bầm cầu kinh.

        Gla-sa cùng với đồng chí cắt tóc từ trên tiểu đoàn bộ xuống đang búi lên với công tác, chị chẳng có thì giờ tìm hiểu tại sao mụ già lại có vẻ khiếp sợ ghê gớm như vậy. Chị hạ lệnh đun nước tắm cho các chiến sĩ. Nhưng trong làng không có nhà tắm lớn. Người Đức thường quen tắm bằng chậu thau hay thùng tắm. Gla-sa ngạc nhiên kêu "a” lên một tiếng. Chị bèn bảo mụ đi đun nước nóng. Tin rằng mình đã thoát chết một cách may mắn lạ lùng, mụ già vội chạy đi làm ngay.

--------------------
        1. Theo sư tuyên truy en xuyên tạc của bọn phất xít Hít-le, vai trò «Chính ủy» trong quân đội Liên Xô thường do nhừng phụ nữ rất hung ác đảm, nhiệm. — N.D.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2018, 08:58:07 pm »

     
IV

        Đại úy Trô-khốp bước xuống cầu thang.

        Gla-sa báo cáo cho anh biết trung đoàn sẽ dừng lại đây ít ngày vì sư đoàn còn phải chờ tăng viện.

        Quang cảnh ngoài sân rất nhộn nhịp vui vẻ: người cắt tóc, người lĩnh xà phòng và quần áo sạch. Gla-sa nhắc anh em lúc ngủ phải cải hết quần áo ngoài, chỉ được mặc quần áo lót. Chị làu nhàu: " Thôi, các đồng chí ngủ hầm ngủ hố thế là đủ rồi! Đã đến lúc phải quay trở lại với sinh hoạt bình thường!”

        Mụ già chủ nhà mặc chiếc áo dài đen viền gấu, lăng xăng bận rộn trong gian bếp rộng phía cuối sân. Mụ ta chạy quanh một cái bếp lò kếch xù bằng sành, trên có bắc mấy chảo nước sôi. Hai thiếu nữ Đức, người hầu của mụ chủ, tóc búi cao, đang giúp việc mụ, mắt luôn luôn liếc trộm các chiến sĩ.

        Thấy rằng lúc này chỉ huy đại đội là Gla-sa, Trô- khốp quay lên gác; anh rất khó chịu phải phục tùng một phụ nữ, dù chỉ trong phạm vi vấn đề vệ sinh.

        Anh lững thững ngắm những bức tranh lớn lồng trong khung kính thếp vàng, bước ra ngồi trên bực cửa sổ và bỗng nhiên nhận ra rằng mụ già mặc áo đen kia chắc là con mụ địa chủ. Anh tròn xoe đôi mắt:

        — Một con mụ địa chủ còn sống! Lạ quá! Có thế nào mụ già áo đen ấy lại là chủ nhân tất cả cái dinh cơ này, tất cả ruộng đất, tất cả rừng cây, đồi cỏ này ?

        Anh chăm chú nhìn khu rừng nhỏ ở phía cuối cánh ruộng màu lấm tấm tuyết trắng. Lạ chưa, khu rừng tươi non ấy như trăm ngàn khu rừng khác sao lại chỉ thuộc quyền sở hữu của một người và người ấy lại chính là mụ già kia ?

        Anh lại bước xuống sân. Gla-sa đã sang bên đại đội 3. Anh em đã bắt đầu tắm. Nghe thấy tiếng cười đùa, tiếng đập nước bì bõm trong những chiếc thùng lớn. Đồng chi cắt tóc làm việc trên sân thượng có mái lợp kính. Đồng chí đã lấy một tấm gương lớn trong phòng khách treo ở đây cho ra vẻ một phòng cắt tóc thật sự, các chị giúp việc khiêng thêm vào nhà nhiều thùng nước nóng và nước lạnh.

        Mụ địa chủ không rời khỏi bếp lò. Bộ mặt vàng ệnh phì nộn của mụ ướt đẫm hơi nước. Chà ! Mụ chỉ là một mụ già hết sức tầm thường! Một mụ già lủn củn, bần tiện, thế thôi!

        Một lão già đôi chân cao lêu nghêu, bám sát Trô- khốp không rời nửa bước. Lão ta đi đôi bít tất len dài, lồng ra ngoài quằn kéo lên giữa đầu gối, đầu đội chiếc mũ xanh với túm lông xanh nhạt phất phơ ngộ nghĩnh. Đó là lão quản lý.

        Vừa chào Trô-khốp, lão vừa luôn mồm hỏi :

        — Darfich, Herr Oberst1 ?

        "Oberst nghĩa là đại tá — Trô-khốp nghĩ thầm —  lão già liếm gót này lại giở trò nịnh nọt đây!... ”.

        Trô-khốp không rời khỏi mắt mụ địa chủ. Quả thưc, mụ chỉ là một mụ già lủn củn bần tiện. Mà không hiểu tại sao những người đàn ông Đức lực lưỡng đến thế lại chịu để cho con mụ già béo phi gù lưng này sai phái nhỉ ? Nghĩ cho cùng họ chẳng phải chiu đựng mãi Hít-le đó ư...

        "Thực tình, có lẽ pheng cổ con mụ này cho hết cái giai cấp địa chủ đi cũng phải đấy”. Anh nghĩ thầm như vậy và quyết đinh đi hỏi ý kiến đồng chí bí thư chi bộ. Xli-ven-cô vừa cắt tóc tắm rửa xong, bước ra sân. Trô- khốp mời anh cùng ngồi xuống chiếc ghế dài, im lặng một lát, rồi ngập ngừng hỏi:

        — Anh thấy không, mụ địa chủ...

        — Có. — Xli-ven-cô trả lời, thản nhiên nhìn bóng dáng mụ già trong khung cửa nhà bếp.

        Sau đó, anh quay nhìn nét mặt đăm chiêu của đại úy và hiều ngay vấn đề : Trô-khốp là một đại úy thật nhưng cũng còn rất ngây thơ ; lần đầu tiên trong đời, anh ta trông thấy một mụ địa chủ !

        Xli-ven-cô bật cười.

        — Có lẽ tống mụ về với bọn đồng tông người Nga của mụ, cũng được đấy nhĩ ?

        — Đúng — Trô-khốp tán thành và đứng dậy, có lẽ định đi hạ lệnh thi hành ý định luôn.

        Nhưng Xli-ven-cô vẫn ngồi im.

        — Thôi, chả cần thiết — Anh phát biểu một cách hờ hững, rồi nhấn mạnh lại : — Chả cần thiết đâu...

        — Thế còn ruộng đất của nông dân thì sao ? — Trô- khốp nửa hỏi, nửa chất vấn.

        — Lúc nào việc nấy chứ. — Xli-ven-cô trả lời, rồi hóm hỉnh nói thêm bằng tiếng U-cren : — Vả lại, thưa đồng chí đại úy, vấn đề này không nằm trong chức trách một đại đội bộ binh.

        Câu nói sau cùng làm Trô-khốp tự ái, một lần nữa nó lại nhắc nhở anh rằng anh chỉ là một đại đội trưởng, và, tuy thâm tâm đồng ý với đồng chí bí thư chi bộ rằng việc cải tạo xã hội không thuộc phạm vi chức trách một đại đội trưởng bộ binh, anh cũng không khỏi cau mày.

        Thấy đại úy có vẻ nóng mắt, Xli-ven-cô đứng dậy nói thêm một câu như có ý cảnh cáo :

        — Tôi sẽ xin chỉ thị của phòng chính trị. Tùy phòng quyết định thôi...

        Trô-khốp thừa hiểu ngụ ý của Xli-ven-cô. Anh lại ngồi xuống ghế.

--------------
        1.Bẩm đại tá, ngài cho phép
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2018, 09:01:32 pm »


        Đồng chí chuẩn úy cũng đã tắm rửa xong, nét mặt hớn hở, nhẵn nhụi, tiến lại. Khi được biết mụ già mặc áo dài đen kia chính là địa chủ của vùng này, đồng chí còn sửng sốt hơn Trô-khốp nhiều. Nói cho đúng, anh rất đồng ý với đại úy là cần phải có biện pháp ngay:

        — Ờ, ờ, con yêu tinh này! —- Giọng đồng chí chuẩn úy ồm ồm thét lên làm cho mụ địa chủ và hai cô hầu sợ hãi quay lại. — Phải thủ tiêu mụ ta đi thôi!

        Nhưng, chuẩn úy cũng được đồng chí bí thư "giác ngộ” cho ngay. Chuẩn úy nhượng bộ nói vói đại úy:

        — Nếu vậy, ít ra mụ cũng phải thết chúng ta một bữa chứ!

        — Ừ, cái đó thì có thể được. — Trô-khốp tán thành, mắt trộm liếc nhìn Xli-ven-cô: — Mụ ta bóc lọt nông dân mãi rồi.

        Lúc này Xê-mi-gláp ở ngoài nói vọng qua cửa sổ cho biết có lệnh gọi đại úy lên tiểu đoàn bộ. Trô-khốp bảo đóng ngựa rồi đi lên tiểu đoàn bộ đóng ở thôn bên, còn Gô-đu-nốp thì đi thương lượng với mụ chủ về bữa ăn trưa.

        Cơm xong, các chiến sĩ quây quần lại ca hát. Qua những khung cửa sổ mở rộng, tiếng hát vọng đi khắp thôn xóm. Bài ca bi hùng gợi lên trong lòng nỗi xót xa nhớ quê hương.

        Cất tiếng hát những lời ca quen thuộc từ thời thơ ấu, anh em tự mình thấy rõ mối mâu thuẫn giữa không gian hiện tại và nội dung bài hát. Kể cũng lạ là lần này chăm chú theo dõi những âm điệu đã quen tai, anh em lại tự đặt mình vào địa vị những người dân Đức đang lặng lẽ ngồi nghe những âm thanh du dương của bài hát Nga phóng khoáng. Do đặt mình hầu như vào một địa vị khách quan để lắng nghe giọng hát của chính mình, anh em bỗng nhận ra bài ca có một vẻ hấp dẫn mới lạ, một sức mạnh trước kia chưa từng thấy.

Tiếng chuông thánh thót buông đều...

        Xê-mi-gláp ngân nga câu hát ấy, say sưa và ngạc nhiên hơn bao giờ hết trước vẻ đẹp của lời ca, bụng nghĩ thầm : "Trời ơi, sao mà tuyệt thế! ”,
Gô-đu-nốp lúc này quên bẵng cương vị chuẩn úy của ' mình, cất giọng rất trầm, cảm động hòa theo điệu hát êm ái. Anh nghĩ tới quê hương anh với những cánh đồng bát ngát, nhưng khu rừng già vùng An-tai, thấy kiêu hãnh được có mặt ở đây lúc này, và giọng mình lại được "bọn họ ” nghe thấy. Pi-tru-ghin đứng bên cửa so, nét mặt buồn bã, giữ giọng cho toàn đội với giọng hát thanh thanh khá cao của mình.

Làm tôi nhớ lại những chiều năm nao

        Câu hát của Gô-gô-bê-rít-dê, theo giọng phương Đông, nho nhỏ, ngân dài với những chuyển âm đột ngột nhưng dịu dàng. Tuy là bài hát thuần túy Nga, nhưng nó vẫn gợi lại trước mắt anh xứ Giê-oóc-gi tươi đẹp, vùng Ca- khê-xi quê hương anh, những vườn nho màu ngọc bích trên bờ sông A-la-dan. Đôi mắt xanh biếc đầy nhiệt tình sáng ngời lên, anh cất thật cao giọng cho những người ngồi kín trong nhà nghe được rõ hơn:

Làm tôi nhớ lại những chiều năm nao,
Đi trên đất nước thân yêu
Ruộng đồng bát ngát, xanh cao núi rừng.
Hàng mi khô héo bao chừng,
Hôm nay bỗng lại rưng rưng lệ buồn...

        Một nỗi buồn man mác tràn ngập tâm hồn Xli-ven-cô. Anh lén bước ra sân. Ngoài cổng, đồng chí gác đang lắng nghe các bạn hát, lòng ao ước được hòa giọng.

        Xli-ven-cô đi ra đường. Con đường cái chạy qua đây, lúc đó còn vắng vẻ. Anh tựa lưng vào bức tường đá, phì phèo điếu thuốc lá hạng xấu.

        Một đám người tụ tập ngay sát chân tường. Họ đứng nghe tiếng hát cua các chiến sĩ Nga, thỉnh thoảng lại bàn tán dóng một. Thấy thế, Xli-ven-cô tiến lại hỏi :

        —  Các anh chị em cần gì ?

        Một anh thanh niên bước ra khỏi đám đông. Anh ta mặc chiếc áo đã cũ, đầu đội chiếc mũ cát-két dạ màu xanh hai tai mũ cụp xuống. Bập bẹ câu tiếng Nga với một giọng lơ lớ tức cười, anh nói, vừa sung sướng, vừa rụt rè : "Tôi, người Tiệp ! Tiệp !”.

        Xli-ven-cô bắt tay anh. Thú quá, anh thanh niên Tiệp nắm chặt tay đồng chí giật giật làm cho đồng chí phải mỉm cười. Trông Xli-ven-cộ cười, ai cũng có thể thấy được tấm lòng hiền hậu của đồng chí. Người ta vây quanh anh chiến sĩ Nga, bắt tay anh, thân mật vỗ vai anh.

        Ọua lời giới thiệu của anh thanh niên Tiệp, thì họ là hai mươi tá điền cũ của mụ nam tước Phôn Boóc-cau đến cảm ơn Hồng quân đã giải phóng cho họ. Trong số này có những người Hà Lan, Pháp, Bỉ, một người Đan Mạch và anh ta — "Tiệp ! Tiệp !”

        Xli-ven-cô lại được biết thêm rằng kể từ chiều hôm qua, mụ nam tước đã bắt đầu cho anh chị em ăn uống tử tế, lần đầu tiên suốt mấy năm trời nay, mụ già cho mỗi suất một đĩa trứng tráng. Phải có quân đội Nga tiến vào nước Đức thì mụ mới chịu bỏ tiền ra cho anh chị em tá điền ăn trứng tráng như thế chứ.

        — Chỉ có quân đội Nga thôi. Ngoài ra tuyệt đối không thể có đội quân nào khác ! — Anh thanh niên Tiệp dịch lại câu nhận xét đầy phấn khởi này của một người Pháp.

        Xli-ven-cô hỏi :

        — Thế ở đây không có tá điền người Nga à ?

        Anh thanh niên Tiệp vui vẻ đáp :

        — Không ! Không có người Nga.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2018, 03:51:01 pm »

 
        Mặt anh tái ngắt, vì rét, nhưng anh vẫn nhanh nhảu và tràn trề phấn khởi. Bất cứ chuyện gì mà anh kể lại cũng đều đượm màu hoan hỉ, kể cả chuyện anh bị giam ở trại tập trung của phát xít Đức một năm về trước. Rõ ràng là niềm vui hiện tại quá lớn đã xóa nhòa mọi ký ức đen tối xưa kia.

        Dạo trước, ở đây cũng có một số tá điền người Nga ; nhưng mười hôm trước, ngay sau khi những chiếc xe tăng đầu tiên của quân đội xô-viết xuất hiện trong vùng thì họ đã bị đưa đi rồi. vả lại, cũng không phải tất cả đều đi được cả, một thiếu nữ không may đã chết trước khi quân đội xô-viết tới, vào khoảng cuối năm ngoái, mộ cô ấy chôn gần đây.

        Anh thanh niên Tiệp kể : "Ruska slecna"1

         ... Cô ấy khóc mãi, khóc mãi... và rồi qua đời”. Mọi ngươi im lặng chờ xem Xli-ven-cô nói gì. Đồng chí buồn rầu, gọn lỏn nói :

        — Mời vào đây.

        Cả đoàn vui vẻ kéo nhau vào trong sân. Nhưng nhìn thấy mụ già áo đen đứng cạnh cửa sổ, anh chi em tá điền lo sợ chùn bước lại. Thấy thế Xli-ven-cô động viên :

        — Anh chị em cứ vào đi, không sợ gì cả.

        Anh nhìn thẳng vào mụ già, đôi mắt căm hờn cực độ đến nỗi mụ này run sợ vội vã chuồn ngay.

        Các chiến sĩ vây quanh anh chị em tá điền, chuyện trò náo nhiệt, chủ yếu là dùng cử chỉ và nháy mắt ra hiệu. Chuẩn úy Gô-đu-nốp nhổm cái thân hình vạm vỡ lên gọi hai cô hầu Đức bảo đi dọn cơm cho anh chị em tá điền ăn. Anh dặn thêm :

        — Anh chi em cần gì, các chị phải dọn cho đủ. Hiểu chưa ?

        Tuy vậy thấy như thế vẫn chưa đủ, anh bắt mụ già phải tư tay dọn bàn ăn. Mụ ta đi chậm chạp từng bước nhỏ, từ bàn ăn xuống bếp, rồi lại quay lên, hai bàn tay lo lớn run rẩy ôm chồng đĩa.

        Xli-ven-cô cùng anh thanh niên Tiệp đi ra phía cuối sân. Xli-ven-cô lặng thinh một lúc rồi hỏi:

        — Tên cô ta là gì ?... Cô người Nga mà anh nói vừa nãy ấy ?   
Anh kia cho biết cô ta làm việc "Schvvein inađchen” (chăn lợn) ở đây và quê ở vùng U-cren.

        — U-cren à ? — Xli-ven-cô hỏi lại. Tự nhiên anh phải lấy thuốc lá ra cuộn một điếu.

        — Vâng. — Anh Tiệp trả lời.

        Xli-ven-cô ngồi xuống chiếc ghế, kéo người thanh niên ngồi xuống bên cạnh:

        — Anh hút thuốc lá không ?

        Còn phải nói! Anh chị em tá điền đều thiếu thuốc, cái đó có lẽ còn khổ hơn đói cơm. Xli-ven-cô giúi vào tay anh thanh niên một nửa số thuốc đựng trong chiếc túi lụa của anh.

        — Vâng, cô ấy người Ư-cren. Nước da cô ta ngăm ngăm, tóc màu nâu, tết đuôi sam dài. Nhiều buổi cô ấy ngồi khóc suốt đêm trên cái ghế cạnh chuồng lợn kia kìa. Khóc mãi cho đến lúc mụ chủ hay lão quản lý He-vốt trông thấy. Mụ ta chắp tay rít lên : " Lạy Chúa tôi, con ranh con Nga lại ngồi chơi không rồi! ”. Còn lão quân lý thì làm ra vẻ ngạc nhiên : "Tại sao nó cứ khóc mãi thế?”.

        Xli-ven-cô hỏi:

        — Tóc tết đuôi sam dài à?

        — Vâng. Năm 42, cô ta cùng một số đồng bào của cô tới đây. Tất cả trông tiều tụy lắm.

        — Tất nhiên rồi. — Xli-ven-cô nói; cuối cùng anh mới hỏi bằng một giọng khàn khàn: — Cô ấy tên gì ?

        Tên cô ta không phải là Ga-li-a, mà là Ma-ri-a.

                Anh thanh niên Tiệp quay vào bàn ăn. Xli-ven-cô ngồi lại trên chiếc ghế cạnh chuồng lợn, hai tay ôm đầu buồn bã. Tuy cô thiếu nữ không là Ga-li-a, con anh, nhưng trên đất nước Đức có biết bao là ấp trại của địa chủ và biết bao nấm mồ chôn vùi người Nga!

        Các chiến sĩ đang tán chuyện ầm ỹ. Riêng cánh trẻ thì vây quanh một cô gái Hà Lan thanh nhã, mái tóc vàng lóng lánh ngả màu hung hung buông xõa trên vai.

        Cô ta còn ít tuổi và rất xinh; đôi mắt xanh biếc với hai hàng mi dài đèn lánh, kiêu hãnh "chiếu tướng” các chiến sĩ, làm cho con nhà lính cứ thích lịm người đi. Nhưng thật đáng buồn, cô nàng lại giới thiệu với các chiến sĩ người chồng cô, một anh chàng Hà Lan hiền lành, mái tóc vàng nhạt: việc đó làm cụt hứng Gô-gô-bê- rít-dê là người thâm tâm cảm thấy người đẹp rất vừa ý mình.

        — Thế nào ? — Pi-tru-ghin nhìn thấy đôi mắt thất vọng của Gô-gô-bê-rít-đê bèn nói đùa. — Này, cô bé ấy có chồng rồi à? Dẫu sao cậu cũng không nên bỏ lỡ cơ hội...

        — Bậy nào, ai lại thế! — Gô-gô-bê-rít-dê chán chường trả lời. — Người Hà Lan là đồng minh của chúng ta đấy, cậu hiểu chứ?...

        Pi-tru-ghin nhìn chòng chọc vào đám phụ nữ, anh đặc biệt chú ý một chị ngưừi Pháp, tuổi cũng không còn trẻ lắm nhưng "xuân xanh thì thật là vừa mức yêu cầu”; anh chàng tán gẫu với phụ nữ không dứt, nói tiếng Đức theo giọng Nga một cách bừa bãi:

        — Bây giờ các Fraues2 đời sống sẽ gut3 lắm!

------------------
       1. Tiếng Tiệp nghĩa là : Thiếu nữ Nga.

        2. Fraues: bà — N.D.

        3. Gut: tõt— N.D.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2018, 03:14:36 am »


        Các chị em lấy làm thú vị lắm. Họ bất chợt được những cái nhìn ghen tị của các cô hầu người Đức và họ cười thầm ngắm mụ nam tước Phôn Boóc-cau lắt nhắt chạy đi chạy lại từ nhà trên xuống bếp, rồi lại từ dưới bếp lên nhà trên. Chị em tiếc mãi là không biết lấy một tiếng Nga nào !

        Tuy vậy, Mác-ga-rta, người đẹp tóc vàng, có biết một bài hát do chị em bạn Nga dạy cho trong thời gian ở trại này. Cô dịu dàng cất giọng hát, đôi mắt xanh mạnh dạn nhìn thẳng vào các chiến sĩ không chút thẹn thò. Cô phát âm tiếng Nga sai bét.

        Câu cô hát chính là như thế này:

Đôi ta chơi dạo trên thuyền
Hỡi ngươi yêu quý, thanh niên đương thì !
       
        Lính ta cười rũ rượi.

         Lên đến tiểu đoàn bộ, Trô-khốp biết là được triệu tập lên họp, cuộc họp chớp nhoáng, quen thuộc với các đại đội trưởng bộ binh, để kiểm điểm hành quân.

        Hôm nay tiểu đoàn trưởng có vẻ ủ rũ. Tuy anh vẫn nói những câu thường lệ: nhận xét về tư thế của chiến sĩ, về vấn đề lau chùi vũ khí, v.v. nhưng tâm hồn anh hình như để ở đâu đâu. Chốc chốc anh lại ngừng lại; giọng nói hơi lắp, hậu quả của một vết thương bị từ năm 41 hôm nay đặc biệt lộ ra rất rõ rệt.

        Họp xong thì Gla-sa tới. Chị mời các đại đội trưởng ở lại ăn bữa trưa và cố gượng cười nói:

        —  Các chú ạ, hôm nay là bữa ăn cuối cùng giữa chị em ta đấy!...

        Thì ra sáng nay đã nhận được lệnh thuyên chuyển Gla-sa về công tác ở ban quân y sư đoàn.

        Mệnh lệnh hết sức bất ngờ đối với Ve-xen-tra-cốp và Gla-sa. Thiếu tá Ga-rin phụ trách điều tra vấn đề đã nhiều lần quả quyết là mọi việc sẽ ổn thỏa, không ai chủ trương bắt hai người phải sống xa nhau.

        Thế rồi đùng một cái lại có mệnh lệnh này.

        Ven-xen-tra-cốp bản tính rụt rè, không thích và cũng không biết cách nói chuyện đời tư của mình với cấp trên, lần nay cũng chịu nghe lời Gla-sa goi điện thoại hỏi trung đoàn phó. Nhưng trung đoàn phó cũng như thiếu tá Mi- gai-ép, tham mưu trưởng trung đoàn, đều trả lời, giọng khá gay gắt, rằng khi đã có lệnh thì bàn cãi cũng vô ích.

        Gla-sa bèn gọi điện thoại cho thiếu tá Ga-rin. Đồng chí này lúng túng trả lời là cũng chịu, không có cách nào giải quyết được vì đó là lệnh của bộ tư lệnh quân đoàn bộ. Bộ tư lệnh quân đoàn bộ ư? Đối với Ve-xen-tra-cốp và Gla-sa, thì đó là một cấp cao rất khó nói tới, cao như chín tầng mây vậy. Cứ nghĩ rằng "vấn đề” của họ, tên tuồi tầm thường của họ, mà lại ghi tít tận trên ấy, tận trên bộ tư lệnh quân đoàn đủ khiến cho họ phát rùng mình.

        Tất cả ngồi vào bàn, nhưng bữa ăn hôm nay mất hết cái không khí vui vẻ thường thấy trong các buổi khoản đãi tận tình của bà nội trợ Gla-sa. Mọi người thì thầm trao đồi những chuyện đâu đâu.

        Ve-xen-tra-cốp cũng ngồi im, chỉ thỉnh thoảng mới ngước mắt nhìn Gla-sa, nói một câu lạc lõng:

        — Thôi, chẳng sao, chẳng sao cả...

        Đồng chí cần vụ của tiểu đoàn trưởng chất đồ đạc của Gla-sa lên chiếc xe ngựa vừa đánh ra. Gla-sa từ biệt các đại đội trưởng, đồng chí tiểu đoàn phó, đồng chí quản trị tiểu đoàn, đồng chí cần vụ và tất cả các chiến sĩ trong tiểu đoàn bộ. Chị hôn mỗi người ba cái lên hai má, theo tục lệ Nga, rồi trèo lên xe.

        Các sĩ quan đứng trên thềm nhà lặng lẽ nhìn theo. Đồng chí lái xe cầm cương. Ve-xen-tra-cốp đi theo bên cạnh xe.

        Gla-sa dặn dò:

        — Bàn chải và hộp xi đánh giày ở trong túi ba lô, để túi bên trái anh nhé. Cậu Xê-ri-ô-gia biết rồi đấy. Lược thì em để ở túi áo, anh chú ý giữ lấy, dùng xong lại cất vào đấy nhé. Còn mùi soa thì anh có tất cả chín cái; cứ hai ngày một lần anh phải thay mùi soa đắy nhé. Đôi ủng cao đưa chữa hôm nay lấy được rồi. Lấy về thì anh đi ngay đi, còn đôi ủng da mềm anh đem cho họ sửa đi, gót bên phải bị mòn vẹt cả rồi. Khi nào đồng chí quân y sĩ mới tới, đưa ngay cho đồng chí ấy cái lọ "suyn-pha-mít” và lọ cồn em để trong va li ấy.

        Khi chiếc xe tới chỗ khuất sau ngọn đồi và đã cách xa làng, đồng chí lái xe dừng lại, Gla-sa nhảy xuống, òa lên khóc, ôm hôn Ve-xen-tra-cốp.

        Phân ly thật đau lòng, hai người còn đi theo xe một quãng đường nữa. Đồng chí đánh xe giữ ý ngồi quay lưng lại, trầm ngâm ngắm đuôi con ngựa.

        Trong lúc đó, Trô-khốp đã quay về đại đội. Con ngựa thong thả cất bước trên mặt đường nhựa ẩm ướt. Một lớp bụi tuyết cuộn bay là là mặt ruộng. Đường vắng vẻ, chốc chốc một chiếc xe vận tải vút qua. Một chiếc xe hơi bỗng dừng lại, ba người nhảy xuống. Xe lại đi, còn ba ngươi đứng lại hút thuốc rồi lững thững tiến lại phía  Trô-khốp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2018, 03:06:02 am »


        Một người lên tiếng gọi:

        — Đại úy!

        Trô-khốp ghìm cương. Đại úy Me-séc-xki đứng trước mặt anh, tươi cười, người dong dỏng cao, nét mặt niềm nở và hết sức lịch thiệp như thường lệ.

        — Rất sung sướng được gặp đồng chí — Me-séc-xki nói. — Đồng chí đóng ở gần đây à ?

        — Phải, ở thôn bên kia kìa — Trô-khốp chỉ tay về phía ấp rồi hỏi: — Sư đoàn dừng lại đây có lâu không?

        — Chịu chết, chả ai biết được. Chúng tôi đến tiểu đoàn quân y đây. Thiếu tá cận vệ của chúng tôi nằm ở đấy. Rồi như sức nhớ ra một vấn đề gì, Me-séc-xki reo lên:

        — Ồ đồng chí đại úy này, chính đồng chí đã cứu được thiếu tá chứ gì ? Ta cùng đi thăm anh ấy một thể đi, gặp đồng chí chắc anh ấy vui lắm đấy. Hôm nọ anh ấy có nhắc đến đồng chí.

        Trô-khốp nghiêm trang đáp lại:

        — Không phải tôi cứu anh ấy, mà có lẽ chính anh ấy cứu tôi mới đúng. Anh ấy đã đánh tập hậu bọn Đức.

        — Ồ, thế thì càng hay — Me-séc-xki nói tiếp — Ấy chết, xin lỗi, tôi quên chưa giới thiệu với đồng chí... Đây là Ô-ga-nhe-xi-an, đồng chí phiên dịch của chúng tôi. Đây là chuẩn úy Vô-rô-nhin. Còn đây là đại úy Trô-khốp.

        Trô-khốp quay ngựa lại đi cạnh ba người trinh sát. Lát sau họ rẽ vào con đường ngang; từ xa đã thấy những mái ngói đỏ trong thôn và tất nhiên cả gác chuông nhà thờ. Rồi những túp lều vải của tiểu đoàn quân y trắng toát hiện ra, trên nóc lều nghi ngút làn khói bếp lò gang.

        Nhìn thấy những mái lều ấy, lòng Trô-khốp rộn lên một niềm kính yêu sâu sắc, niềm kính yêu mà bất cứ chiến sĩ nào đã từng bị thương cũng đều cảm thấy. Trạm cấp cứu để lại trong tâm trí người ta một kỷ niệm tươi sáng nhất. Người thương binh vừa khiêng ra khỏi lò lửa chiến người ta thay quần áo cho anh, cho anh uống một cốc rượu mạnh ; những bàn tay mềm mại băng bó lại vết thương cho anh, đưa mảnh "ga” lau sạch máu đọng xung quanh, đắp lên trán nóng bỏng của anh tấm bông xấp nước. Cảnh tượng này thật là trái ngược với hoàn cảnh chiến đấu trước đó, cảm giác dễ chịu thấm thìa quá, đến nỗi cứ nhìn thấy mái lều trắng quân y là trong lòng dạt dào một niềm cảm phục biết ơn tha thiết.

        Trô-khốp nhảy xuống đi chân và dắt ngựa theo sau. Khắp mọi nơi, bóng phụ nữ đi đi lại lại. Các nữ y tá mặc áo "blu” trắng, lướt qua trước mặt mấy người trinh sát, mỉm cười thân mật với họ và nói với lại.

        — Thiếu tá cận vệ mong các anh từ sáng đấy!

        — Sáng nay đã băng cho thiếu tá cận vệ rồi đấy!

        Tới một chiếc lều, Me-séc-xki dòng lại bảo Trô-khốp:

        — Thiếu tá cận vệ nằm đây đồng chí ạ.

        Trô-khốp buộc ngựa vào hàng rào ngay cạnh đó, bước theo mấy người trinh sát vào lều. Một cô y tá trẻ tuồi đôi má ửng hồng ra tiếp bốn người, đưa áo "blu” cho họ mặc và dẫn họ vào phía sau một tấm vải bạt.

        Lu-ben-xốp ngồi trên giường, khuôn mặt gầy đi và có vẻ nghiêm nghị.

        Thấy Trô-khốp, anh chào:

        — Chào đồng chí. Tôi không ngờ được gặp đồng chí ở đây !

        Tất cả ngồi xuống mấy chiếc ghế xếp cạnh giường. Me-séc-xki đi ra gian ngoài gặp cô y tá và, quen lệ, thì thầm hỏi tình hình sức khỏe của thiếu tá. Ở nhà, mỗi khi gia đình có ai ốm và bác sĩ tới thăm bệnh, mẹ Me- séc-xki cũng làm như vậy. Me-séc-ski vô tình bắt chước mẹ anh, thì thầm hỏi rất tỉ mỉ về vết thương của thiếu tá cận vệ.

        Ô-ga-nhe-xi-an đưa cho Lu-ben-xốp mấy số báo Sự Thật và báo Sao Đỏ mới. Vô-rô-nhin thận trọng nhìn quanh một lượt và sau khi ngó qua cửa sổ yên trí không có bác sĩ ở gần đấy bèn nhét xuống dưới gối Lu-ben-xốp một bình rượu vang.

        —  Thôi, cứ để đấy! — Lu-ben-xốp ngăn lại. — Giấu đi làm gì? Chúng mình cạn chén ngay bây giờ cho vui.

        Trong lều chỉ có một mình Lu-ben-xốp nằm điều trị. Không có thương binh nào khác. Người ta để anh điều trị ở tiểu đoàn quân y trái với quy tắc chung. Khi được biết vết thương không trầm trọng lắm, sư đoàn trưởng không muốn phải xa người trinh sát của mình bởi vì, đưa về y viện điều trị, thì rồi Lu-ben-xốp rất có thể sẽ bị điều đi sư đoàn khác. Mà thiếu tướng thì rất quý Lu-ben-xốp.

        Lúc Me-séc-xki cùng cô y tá quay vào, Vô-rô-nhin ghé vào tai cô ấy thì thầm mấy câu. Cô y tá lắc đầu, nhưng cũng đi ra rồi quay vào ngay — một cách thận trọng để cho bác sĩ không biết — mang theo mấy chiếc cốc thủy tinh.
       
        Mọi người nhấp chén ngồi im lặng. Đó là giây phút để cho thể xác và tinh thần cùng nghỉ ngơi, giây phút thường có ở những con người trên tuyến lửa trong khoảnh khắc được tạm ở ngoài vòng chiến đấu.

        Củi nổ lép bép trong lò. Cô y tá ngồi xổm trước bếp, chốc chốc lại ném thêm vào lò những cành thông khô. Khung cảnh êm đềm, thân mật, đằm ấm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2018, 11:34:07 pm »


        Tấm vải hạt bỗng nhiên rùng lên, một em gái nhỏ khoác áo ca-pốt không có quân hàm chạy vào. Em bé nước da xanh xao, đôi mắt to, mái tóc đen nhánh cắt theo kiểu con trai. Em liến thoắng báo tin :

        — Quân Đức tập trung ở vùng Ma-đuy-xi và Stác-gác.

        Rồi em khẽ nhếch mép mỉm cười, bắt tay mọi người. Đến Trô-khốp, em không quen bèn tư giới thiệu gọn lỗn : "Vi-ca”. Trô-khốp biết em là con gái thiếu tướng sư đoàn trưởng. Lần đầu tiên anh gặp Vi-ca. Vi-ca vừa ở chỗ thiếu tướng về, em báo cho Lu-ben-xốp biết những tin tức mà em đã cố nhớ thật đầy đủ. Em đưa cho thiếu tá một bản nhật lệnh của đồng chí Xta-lin hoan nghênh các đơn vị nhân dịp chiếm được thành phố Snây-đơ-mun.

        Em khoe

        — Ba cháu rất hài lòng chú ạ. Chính đồng chí Xta- lin nói trong nhật lệnh rằng Suây-đơ-mun là một điểm tựa phòng ngự kiên cố của quân Bức trên miền đông xứ Pô- mê-ra-ni... Còn đồng chí tư lệnh tập đoàn quân thì nói : Cái thành phố ranh con mà tai ác !

        Lu-ben-xốp phì cười. Vi-ca hạ thấp giọng thì thầm hỏi:

        — Chú có biết ai hỏi thăm chú không nào ? — Em nói một cách trinh trọng, mắt nhìn mọi người có vẻ đắc chí. — Trung tướng Xi-dô-crư-lốp đấy ! Bác ấy hỏi thăm chú và cháu đấy nhé !... — Rồi em buồn bã nói thêm: "Con trai bác ấy hy sinh rồi... ”.

        Em lẳng lặng ngồi xuống cạnh cô y tá. Lu-ben-xốp bèn giải thích :

        — Đồng chí đại diện Hội đồng quân sư và tôi có cùng tới đơn vị xe tăng. Nghĩa là đồng chí ấy đến thăm đơn vị, còn tôi thì làm nhiệm vụ cũng tựa như dẫn đường vậy... Anh quay lại phía Trô-khốp: — À, mà lần ấy chắc đồng chí còn nhớ... chúng tôi còn vượt qua cái "của quý” của đồng chí... cỗ xe tứ mã ấy mà...”.

        Thiếu tá cận vệ hơi sầm mặt xuống hỏi gọn một câu:

        — Cỗ xe ấy đồng chí còn giữ hay bỏ lại rồi ?

        Trô-khốp nhìn xuống đất, trả lời lửng lơ:

        — Tôi đi ngựa.

        — Đồng chí làm như vậy rất phải. Đi xe tứ mã thì cuối cùng thế nào cũng gặp trắc trở thôi! — Lu-ben-xốp nói vậy rồi mỉm cười.

        Mấy đồng chí trinh sát hẳn phải nhận thấy hôm nay thiếu tá cận vệ suy nghĩ nhiều và có vẻ buồn rầu nữa. Họ cho là vì Tri-bi-rép chết. Nhưng không phải chỉ có mỗi lý do ấy. Hôm qua, trong giờ khám bệnh, Lu-ben-xốp có nói chuyện với đồng chí trương khoa mổ, đại úy Mứt-skin vỏ tình thế nào Mứt-skin lại nhắc đến đồng chí bác sĩ phẫu thuật của một tiều đoàn quân y khác, chị Ta-nhi-a, một bác sĩ trẻ tuồi rất có tài và nhiều triển vọng. Câu chuyện nói về một ”ca” mồ bụng khá phức tạp do Ta-nhi-a phụ trách.

        Tuy Lu-ben-xốp không hỏi gì thêm, chỉ chịu chuyện qua loa thôi, nhưng Mứt-skin trong khi vui chuyện lại nhắc đến chuyện Ta-nhì-a có quan hệ "thơ mộng” với một cán bộ chỉ huy của quân đoàn.

        — Với ai? — Lu-ben-xốp hỏi, mặt đỏ bừng lên.

        — Với Cra-xi-cốp.

        Không hiểu tại sao, Lu-ben-xốp lại thấy khó chịu vì người ấy lại đúng là Cra-xi-cốp. Anh đã nhiều lăn gặp đại tá này. Một sĩ quan đã nhiều tuồi, rất bướng bĩnh và tự phụ, tuy rằng cũng có mặt cương quyết và dũng cảm. Tự nhiên, thiếu tá cận vệ có cảm tưởng như không phải anh mới bắt đầu ghét Cra-xi-cốp từ hôm nay. Nhưng sự thực thì khác.

        Cố xua đuổi ý nghĩ ấy, Lu-ben-xốp bảo Me-séc-xki:

        — Me-séc-xki, cậu ngâm cho mình nghe một đoạn thơ nào. Hôm nay mình thấy lòng man mác, nghe thơ cũng thú đấy.

        Me-séc-xki bối rối:

        — Thôi, đồng chí thiếu tá ạ. Đến giờ phải về rồi

        Anh đứng dậy, nhưng Lu-ben-xốp giữ lại

        Trô-khốp hết sức ngạc nhiên và khâm phục Me-séc-xki, bụng bảo dạ: "À ra anh này biết làm thơ!”. Ô-ga-nhe- xi-an ngồi im trong góc nhà, lần đầu tiên lên tiếng; anh tán thành đề nghị của Lu-ben-xổp. Vi-ca cũng tỏ ra không thờ ơ   :

        — Chú ngâm thơ đi chú.

        Me-séc-xki đành nghe lời:

        — Tôi ngâm bài " Chi-óc-kin ”1 vậy.

        Bài thơ này trên báo "Hồng quân” đã có đăng mấy đoạn.

        Mọi người đều lấy làm thích. Chi-óc-kin, người chiến sĩ dũng cảm, khôn ngoan, tháo vát ấy là nhân vật yêu thích của tất cả mọi chiến sĩ trên mặt trận. Riêng tên anh cũng đủ gợi lên khuôn mặt bất cứ chiến sĩ nào một nụ cười tươi sáng, tinh quái và kiêu hãnh, hầu như tác giả đã lấy ngay chiến sĩ ấy để xây dựng điền hình Va-xi-li Chi-óc-kin.

-------------------
        1. Va-xi-li Chi-óc-kin, một bài thơ dài của Tvác-đôp-xki rất nổi tiếng trong bộ đội xô-viết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2018, 11:36:26 pm »

       
        Me-séc-xki bắt đầu ngâm và chỉ lát sau, mọi người đều rung cảm với nhạc điệu quen thuộc, độc đáo của những câu thơ giản dị, đầy tình thương mến ấy :

                             Vì nghĩa vụ, toàn tâm phục vụ.
                             Là chiến binh gian khổ chẳng nề.
                             Hành quân chặng nghỉ hồn mê,
                             Kèn vang bật tỉnh nhất tề đứng lên.
                             Nước có giặc, trận tiền sống mái,
                             Giặc hung tàn, ta phải tàn hung.
                             Lệnh hô ! Dũng mãnh xung phong,
                             Thịt xương dẫu nát, quyết lòng hy sinh.
                             Còn lời này đinh ninh nhắc nhủ :
                             Ngươi anh hùng bất tử, chớ kiêu,
                             Chiến trương bom nổ, đạn reo,
                             Có đâu bùa phép mà liều tấm thân,
                             Anh có mặt hàng quân — là đủ.
                             Há kể chi: trước gió phũ phàng,
                             Đời ta nhẹ tựa lá vàng,
                             Giờ nào ngã giữa chiến trường có hay.
                             Đến giờ chót hỏi ai còn mất ?
                             Chẳng ngươi nào đoán trước được đâu...


        Vô-rô-nhin thở dài sườn sượt, yêu cầu ngâm tiếp. Me-séc-xki ngâm những bài thư rất phổ thông trong bộ đội như bài "Đợi anh về” của Xi-mô-nốp v.v. Sau cùng, Lu-ben-xốp bảo :

        — Cậu nhớ lại đoạn thơ nào của cậu kia. Nghĩa là thơ về đời trinh sát nhà ta ấy mà.

        Mặt Me-séc-xki nghiêm trang hẳn lại. Anh nhớ lại một lát rồi cất giọng dịu dàng, không hùng hồn, vang vang như hồi nãy :

Họ bình thản, trang nghiêm cất bước,
Khắp nẻo đường đất nước đau thương.
Mẹ già lo nghĩ sầu vương,
Thư thương chăm gửi không đường đến tay,
Trinh sát đi, không ngày trở lại,
Lá thông rừng phủ mãi vết chân,
Khóc thương, mấy hạt mưa xuân,
Vì sao lấp lánh qua màn sương mai...

        Mọi người đều khen hay.

        Vô-rô-nhin phát biểu:

        — Hay như trong sách vậy.

        Lu-ben-xốp trìu mến nhìn Me-séc-xki đang bối rối trước những lời khen ngựi của mọi người. Anh bỗng cảm thấy lo ngại cho Me-séc-xki nên quyết định thầm trong bụng: "Mình sẽ không phái cậu ta đi đâu nữa. Thôi... Mình có hy sinh cũng không sao... Còn như cậu ta là một nhà thơ. Biết đâu sau chiến tranh cậu ta lại chẳng có thể nổi tiếng, sáng tác được những bài thơ hay”.

        Anh nói:

        — Các đồng chí đều là những người bận việc cả. Không ai có thì giờr mà suy nghĩ... Còn tôi thì nằm trên giường bệnh, buồn quá, cứ nghĩ luẩn quẩn suốt ngày. Chính chúng mình có khi cũng chưa hiểu hết được những việc chúng mình đã làm và chưa cảm thấy được hết sức mạnh của chúng mình hiện nay. Các đồng chí ạ, tôi thèm được có tài như Me-séc-xki quá: cậu ta hiết làm thơ...! Nói những ý nghĩ tốt với mọi người một cách giản đơn, không có vần điệu như thơ, có khi họ lại không bằng lòng, hoặc giả còn cười mình là đằng khác... Nhưng như lúc này, người ta có thể ôm hôn tất cả mọi người mà không sợ ngượng. Chẳng hạn như tôi rất có thể ôm hôn cô y tá nếu không sợ cô ấy hiểu lầm là mình có ý nghĩ gì khác chăng...

        Nghe thấy vậy, cô y tá đỏ bừng mặt chạy vụt ra ngoài mất. Chuẩn úy Vô-rô-nhin cười, phát biểu:

        — Theo tôi, cô ấy cũng không phản đối cái hôn đâu!

        Trước câu pha trò mà em cho là không đúng chỗ, Vi-ca cưừi gượng gạo. Em hết sức chăm chú lắng nghe Lu-ben-xốp nói.

        Vốn không quen thồ lộ tâm tình, anh đâm ra bối rối nên nói chuyện sang vấn đề công tác. Anh hỏi Ô-ga-nhe- xi-an xem đơn vị còn giữ được tài liệu của quân Đức hướng dẫn sử dụng ba-dô-ca hay không, vì quân Đức khi rút chạy có bỏ lại khá nhiều loại đạn chống tăng kỳ dị ấy nhưng bộ đội ta chưa biết cách sử dụng. Anh dặn dò :

        — Cần phải cho dịch tập tài liệu ấy sang tiếng Nga, đưa tổ ấn loát sư đoàn in và phân phát cho các chiến sĩ... Cho anh em tập sử dụng dần đi, có thể sau này sẽ ích lợi cho anh em...

        Ô-ga-nhe-xi-an và Me-séc-xki hứa sẽ báo cáo đề nghị của thiếu tá cận vệ với sư đoàn trưởng.

        Trô-khốp lưu luyến — chính anh cũng không hiểu tại sao không muốn ra khỏi căn lều tràn ngập một bầu không khí êm ả, đầy tình anh em thắm thiết chung quanh Lu-ben-xốp này.

        Nhưng đã đến giờ về.

        Lu-ben-xốp hỏi:

        — Tiểu đoàn đồng chí đóng ở thôn nào ?

        Trô-khốp đáp :

        — Ngay gần đây thôi. Đóng trong nhà một con mẹ địa chủ. Con quỷ cái ấy giàu lắm. Trong nhà toàn những tranh.

        Không hiểu tại sao đồng chí phiên dịch nãy giờ vẫn ngồi im, đột nhiên đứng vụt dậy. nắm tay Trô-khốp reo lên :

        — Tranh à ? Tranh gì thế ?

        Câu hỏi oái oăm làm Trô-khốp không trả lời được: "Tranh gì à ? Tôi không biết. Có đủ các loại”.

        — Ở chỗ nào thế anh ? Tôi đến chỗ các anh ngay hôm nay nhé.

        Mọi người bật cười trước sư sốt sắng của nhà phê bình nghệ thuật.

        Trô-khốp hảo :

        — Anh cứ đến. Chúng tôi đóng trong thôn kia kìa. Gần lắm. Anh trông thấy ngôi nhà thờ đấy chứ gì ?

        Trô-khốp ra tháo ngựa, lên yên quay về đại đội.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Giêng, 2018, 08:11:53 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2018, 08:13:27 am »


VI

        Gần về đến nhà, Trô-khốp nghe tiếng cười to của anh em và nhiều giọng nói vui vẻ của phụ nữ.

        Anh cau mặt, quất cho con ngựa một roi, phóng vụt qua trước mặt đồng chí gác làm đồng chí này giật mình rồi anh dừng lại giữa sân.

        Gô-gô-bê-rít-dê, trực ban đại đội, như người phải bỏng, vội vàng tránh xa cô gái Hà Lan xinh đẹp, miệng hô lạc cả giọng :

        —  Nghi... êm !

        Tiếng cười tắt hẳn. Tất cả đứng dậy. Toán khách lạ cũng rụt rè đứng lên.

        Ngồi nguyên trên lưng ngựa, Trô-khốp quay hỏi đồng chí chuẩn úy :

        — Vui nhộn như vậy là thế nào ?

        Vẫn giữ đúng tư thế quân sư, Gô-đu-nốp vội báo cáo :

        — Báo cáo đại úy, đây không phải là người Đức. Chỉ toàn người Pháp và Hà Lan. Họ là những tá điền trong trại này. Báo cáo đại úy, họ là người nhà ta cả, nghĩa là nhân dân lao động cả, họ đã bị bọn phát xít ngược đãi...

        Trô-khốp ra lệnh : — Nghỉ! — Rồi xuống ngựa đi vào trong nhà.

        Trong một gian buồng, mụ địa chủ và Xli-ven-cô đang ngồi đối diện nhau. Một thanh niên mặc chiếc áo dài vải đã sờn, đầu đội chiếc mũ cát két xanh đứng bên cạnh ghế Xli-ven-cô. Nếu không có bộ mặt tái mét của mụ già thì có thể nói đây là một cuộc gặp gỡ của những người quen cũ.

        Thấy đại úy vào, Xli-ven-cô đứng dậy.

        —  Tôi vừa mạn đàm chính trị với con mụ đia chủ —  anh khẽ nhếch mép cười nói với Trô-khốp. — Kể cũng bổ ích, đồng chí ạ. Tôi có hỏi mụ già tại sao lại đi bóc lột tá điền, hành động như thế không phải của một con người có học thức. Mụ ta trả lời : "Đâu, tôi có bóc lột họ đâu, họ có làm thì mới có ăn đấy chứ !”. Tôi bèn xoay cho mụ ta một câu nữa và nhờ anh bạn này phiên dịch, anh ta là người Tiệp, biết tiếng ta và biết cả tiếng Đức : "Mụ còn cãi gì nữa ? Sự thực anh chị em tá điền bị bắt từ các nước khác về để làm lao công cho mụ”. Đồng chí có biết con khọm già ấy trả lời thế nào không? Nó nói : ”Không làm thế thì họ đến chết đói mất vì ở nước họ nhà máy đóng cửa, ruộng bỏ hoang, khắp nơi bị tàn phá, cày cấy rất ít...”. Tôi bèn hỏi thêm : "Thế tại sao nhà máy phải đóng cửa ? Tại sao thành phố làng mạc bị tàn phá ? Chính là do tội ác của bọn mụ, đồ khốn hạn ! ”.

        Xli-ven-cô xua tay chán chường và thôi không nói nữa.

        Cánh cửa bỗng mở rộng, anh chị em tá điền ùn ùn kéo vào. Cô gái Hà Lan xinh đẹp có đôi mắt biếc long lanh, đi đầu. Cô giơ tay bắt tay Trô-khốp, nói mấy câu, hai má đỏ bừng, cảm động ra mặt.

        Anh thanh niên Tiệp phiên dịch : Mác-ga-rta thay mặt tất cả anh chị em nước ngoài và gia đình họ, cảm tạ đại úy và quân đội Nga bách chiến bách thắng.

        Trô-khốp nắm chặt bàn tay xinh xắn của cô gái không biết nói câu gì đáp lại.

        Anh có cảm tưởng như giờ đây, đứng trong gian phòng lớn tranh tối tranh sáng, ngổn ngang tủ sách, anh đang được khắp hoàn cầu nhìn thấy. Cần phát biểu một câu gì cho có ý nghĩa; dĩ nhiên, không cần phải làm thơ, nhưng cũng cần phải nói cho văn vẻ một tý. Cô gái Hà Lan cùng toán người bốn phương đứng sau cô làm sao mà có thể biết được anh chỉ là một đại úy tầm thường và dưới con mắt cấp trên của anh, lại còn là một đại úy có khuyết điểm? Trước mắt những người nước ngoài này, anh là một người đầy uy quyền, có tài đức vẹn toàn và sau lưng anh là cả đoàn quân của xứ sở xô-viết.

        Anh bèn phát biểu:

        — Chính vì thế mà chúng tôi tới đây.

        Anh định lánh về buồng riêng, nhưng không được. Anh chi em tá điền đã vây chặt lấy đại úy.

        Anh thanh niên Tiệp lần lượt giới thiệu từng người với Trô-khốp. Trô-khốp rất đỗi ngạc nhiên khi thấy những con người mang những tên kỳ lạ vốn chỉ gặp trong các truyện dịch, lại là những người rất bình thường, trông chẳng khác người Nga mấy. Có cả một người Pháp, tên từa tưa như là "Đác-ta-nhăng”1 mà thực ra chỉ là một thanh niên xanh xao, hiền lành, mặc chiếc quần đã sờn vải.

-------------------
        1. Đác-ta-nhăng: nhân vật nổi tiếng trong cuốn truyện * Ba người lính Ngự lâm pháo thủ của nhà viết tiểu thuyết lịch sử Pháp A-lếch-dăng Đuy-ma  —  N.D.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2018, 08:14:07 am »


        Anh chị em tá điền hỏi xem họ sắp có thể hồi hương được chưa và hồi hương như thế nào: chờ lệnh của các nhà cầm quyền xô-viết hay là cứ tự động tìm đường về ? Ho muốn biết xem có cần xin giấy thông hành đóng dấu của Bộ chỉ huy quân đội xô-viết hay không và cố đòi được cấp phát giấy thông hành như vậy.

        Một người Hà Lan tên là Rốt, xin "ngài” đại úy cho biết đích xác bao giờ thì kết thúc chiến tranh. Chị Mác-gô Mê-li-e, người Pháp, hỏi xem họ có thể lấy xe cộ của người Đức để dùng hay không ? Và liệu có thể liên lạc bằng vô tuyến điện hay bằng cách gì khác, với Pa-ri được không ? Và xin "ngài” đại úy ra lệnh đánh điện cho.

        Càng bị hỏi,Trô-khốp càng thêm lúng túng. Anh phân vân không biết có nên giải thích cho họ biết anh chỉ là một đại đội trưởng bộ binh tầm thường, không hơn không kém. Dù thế nào đi chăng nửa họ vẫn coi anh là người che chở chính thức của họ. Họ tin quvền lực của anh; anh không thể và cũng không nên bảo họ đừng tin như thế. Có khi chính anh cũng cảm thấy lúc này mình là con ngươi vạn năng.

        Câu trả lời của anh là: hãy đợi, hãy đợi lệnh. Khi nào Bộ chỉ huy quân đội xô-viết xét thấy cần thiết sẽ có lệnh. Lệnh xuống sẽ kịp thời, không ngại.

        Anh rất hài lòng với câu trả lời của mình.

        Ông Gác-đon-nê, một người Pháp ở tỉnh Xtư-rát-bua, sau khi thay mặt tất cả các bạn cảm tạ "ngài” đại úy, bèn hỏi thăm về sức khỏe của Thống chế Xta-lin và đề nghị đại úy chuyển lên Thống chế lời chúc mừng của đoàn tá điền được giải phóng, cùng với lời chúc mừng của cá nhân ông ta là Gác-đon-nê.

        Không, Trô-khốp không hề buồn cười khi thấy người ta coi mình như một người thân cận gần gũi Xta-lin đến thế. Ngược lại, lòng anh ấm hẳn lên, dạt dào niềm sung sướng chưa từng thấy. Anh nói:

        — Tất nhiên, đồng chí Tổng tư lệnh rất mạnh khỏe. Và tất nhiên, Người cũng sung sướng thấy các chiến sĩ của Người đã tiến vào đất Đức. Sẽ xin chuyển lời chúc mừng của ông — và sau một phút im lặng, anh nói thèm một câu cho đúng sự thực — nếu hoàn cảnh cho phép.

        Thật chẳng khác gì một cuộc họp báo. Trô-khốp ngừng lại lấy hơi ; Mac-ga-rta say mê nhìn anh. Mụ địa chủ thì ngồi thu mình trong chiếc ghế bành không dám nhúc nhích.

        Lúc này, Xli-ven-cô nói nhỏ với Trô-khốp rằng anh chị em tá điền mặc quá rách rưới, chị em phụ nữ chỉ có đôi dép đế gỗ.

        Trố-khốp nghiêm khắc quay nhìn mụ già và nói :

        — Đưa cho họ quần áo và giày dép.

        Anh thanh niên Tiệp sung sướng dịch lại. Mụ già vội vã đứng dậy, rút trong túi ra một chùm chìa khóa to tướng rồi lon ton chạy ra cửa.

        Toán phụ nữ mừng tíu tít theo mụ chủ đi chọn sống áo, giày dép trong những hòm của mụ. Trô-khốp phái chuẩn úy Gô-đu-nốp đi theo giám sát vì, theo anh nói, nếu không, bọn ”thù địch của nhân dân” lại chỉ thò những của vất đi cho mà xem.

        Chị em ôm từng mớ áo, giày dép, ríu ra ríu rít cười nói huyên thuyên, chạy vội về nhà vì còn phải ra tay một chút — tháo ra, may lại, cắt ngắn bớt những chiếc áo dài cũ ít ra cũng phải sửa theo đúng được "mốt” năm 1939!...

        Họ trò chuyện mới huyên thuyên làm sao ! Các anh người Nga này thật là tốt, các anh ấy biết cả đến ước mong của chị em phụ nữ sau năm năm trời sống cực nhục như vậy, bây giờ về nước cũng phải có được bộ cánh lành lặn chứ !

        Toán đàn ông đứng lại nói chuyện với đại úy, nhưng bỗng nhiên ngoài đường vang lên ầm ỹ tiếng còi ô tô. Đoàn trọng pháo xô-viết ngụy trang bằng những cành thông, từ từ kéo qua làng. Tất cả kéo nhau ra xem những khẩu pháo khổng lồ.

        Còn lại mình Trô-khốp. Anh lững thững đi lại trong gian phòng bốn bức tường chi chít sừng hươu đóng trên những bảng gỗ sơn đen — kỷ vật đi săn của bọn quý tộc tự phụ. Phía dưới là những bức họa lồng khung thiếp vàng. Trô-khốp thấy tự hào, lần này không phải tự hào riêng cho mình mà là cho tất cả mọi người khác : tụ hào cho các chiến sĩ trong đơn vị, cho thiếu tá cận vệ Lu-ben-xốp, cho đại úy Me-séc-xki, cho tất cả. Cảm giác ấy hoàn toàn mới mẻ đối với Trô-khốp và anh trầm ngâm, lắng nghe tình cảm của lòng mình.

        Phía ngoài, đoàn xe hơi gầm lên. Nghe thấy tiếng sắt va chạm lách cách, tiếng người nói vui vẻ, tiếng hoan hô.

        Cửa bỗng mở. Mác-ga-rta bước vào. Cô nói nhỏ mấy tiếng, tay chỉ xuống đôi giày cao gót mới của mình. Chắc hẳn cô cám ơn đại úy.

        Hai người đứng đối diện nhau.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM