Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 12:43:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mùa xuân trên sông Ô-đe  (Đọc 51255 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #190 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2018, 03:43:54 pm »


XXV

        Ngay hôm trước khi Béc-lin thất thủ, Công-rát Uyn- ken cùng với Buyếc nằm trong khu hầm Ti-e-gác- ten. Cũng như tất cả những tên có mặt ở đó, hắn cho rằng chỉ có Oen-cơ tới mới có thể cứu vãn nổi thủ đô. Cũng như mọi tên khác, hắn không biết được rằng tập đoàn quân của Oen-eơ rất yếu ớt, và câu chuyện Oen-cơ tới đây chỉ là một cơn mê sảng cuối cùng của Hít-le.

        Nhưng từ sau ngày 29 tháng 4, thật rõ ràng là Oen-cơ không đến. Người ta thì thầm kháo nhau rằng tập đoàn quân thứ 12 đã phải nằm bẹp gí ở phía nam Pốt-xđam và đang phải chống cự nhiều trận gay go ở đấy. Còn như các đơn vị tập đoàn quân thứ 9 có nhiệm vụ tiến ra gặp Oen-cơ thì đã bị vây chặt trong khu vưc Oen-đít Buy-son.

        Buổi chiều ngày 29 tháng 4, Buyếc đến dinh Quốc trưởng và quay về, dáng điệu thờ thẫn mệt mỏi.

        Bốn bề chỉ còn thấy có tiếng nổ. Ọuân Nga đã tiến đến sông Spơ-rê trên phía bắc nhà Quốc hội, đã vượt qua kênh đào Lăng-oe và từ phía tây, sau khi chiếm được bãi A-lếch-dăng-đe đã xuất hiện trên bãi Slot ở đó đang tiến đánh chiếm tòa Hoàng cung.

        Không còn cách nào ngăn được họ lại nữa ! Họ băng qua các đường hầm của thành phố, thình lình xuất hiện từ các miệng đường xe điện ngầm tỏa ra, xuyên qua các đống gạch ngói đổ nát, chỉ còn thiếu một việc là không bắc đại bác lên trên các mái nhà mà thôi.

        Uyn-ken thì thầm hỏi :

        — Quốc trưởng định thế nào ?

        Buyếc lậu bậu đáp lại:

        — Ông ta chẳng định gì nữa cả.

        Buyếc rút túi áo lấy ra hai ống thuốc và nhìn bằng con mắt đờ đẫn. Buyếc nói:

        — Đây họ phát cho chúng mình cái này đây. Con đường cuối cùng của quân đoàn áo đen... — Hắn nhét chặt hai ống thuốc vào túi và gầm lên. — Thế là hết! Sống thế là đủ rồi! À, giá mà ông tóm được cổ con mụ thầy bói ấy, ông thì xé tan xác con mụ bất lương ấy ra.

        Hắn thì thầm kề cho Uyn-ken nghe rằng tướng Uây- linh, tư lệnh thành phố ngày hôm ấy đã tới dinh Quốc trưởng và tuyên bố trước mặt Hít-le rằng không thể nào chống cự được nữa và mời Hít-le bỏ thành phố.

        Uyn-ken hỏi:

        — Thế rồi sao ?

        — Từ chối phắt. Ổng ta biết chắc rằng ván bài đã kết thúc. Ông ta không biết chạy đi đâu nữa. Đối với lịch sử, nộp vũ khí trong thủ đô thì còn có chút vinh dư, chứ không thể nộp ở một ngã tư đường được...

        Buyếc tuyệt vọng. Điều đó, đổi với bọn khác hắn cố giấu nhưng đối với Uyn-ken mà hắn tin cậy, thì không. Trong các gian hầm, một không khí im lặng chết chó< hao trùm. Mọi người uống rượu và đợi giờ chết.

        Ngày hôm sau, vào khoảng hơn hai giờ, tên Obersturmfuhrer chỉ huy đội hộ vệ riêng của Hít-le, bò tới Ti-e-gác-ten với mệnh lệnh phải tìm được và mang về dinh Quốc trưởng hai trăm lít ét xăng. Ngưừi ta bắt đầu hút lấy cả ét xăng trong các xe ô tô và xe vận tải bọc sắt đang đỗ ở đấy. Người ta đã vét đưực 160 lít. Buyếc sau khi thì thầm nhỏ to với tên Obersturmfuhrer đã quay lại chỗ Uyn-ken và nói :

        — Người ta sắp thiêu xác Quốc trưởng... Ông ta đã hay sắp tự tử đến nơi. Tao đi đây.

        Lần này Buyếc mãi mới quay về. Một số người khác từ phố Vốt len lỏi đến đây kể lại rằng Hít-le đã uống thuốc độc tự tử và buổi chiều, tướng Cơ-rép đã đi gặp quân Nga để điều đình.

        Cái chết của Quốc trưởng không làm cho ai nhỏ lệ. Một không khí lãnh đạm trùm khắp nơi. Người ta ngồi xổm và ngủ gà ngủ gật, thiếp đi, ăn uống; đợi giờ phút cuối cùng.

        Một làn khói đen tỏa ra khắp Bée-lin. Bên phía nhà Quốc hội, tiếng súng vẫn nổ dữ dội. Người ta khiêng nhiều thương binh mới, từ đó về đường Sác-lốt-ten-buyếc. Quân Nga đang xung phong vào nhà Quốc hội và lát sau, trên đỉnh nóc nhà bằng thủy tinh đã phấp phới cờ Xô-viết đỏ thắm. Đứng ngay ở Ti-e-gác-ten đây, người ta cũng nhìn thấy lá cờ và nghe vọng lại tiếng hoan hô hùng dũng của quân Nga. Nhiều trận giao chiến diễn ra cả trong vườn bách thảo, và thương binh cũng từ đó ùa về —  Thương binh nói là quân Nga đã bắt sống được 5.000 người, khắp nơi quân Đức đều đã hạ súng đầu hàng. Hàng ngũ bảo vệ Ti-e-gác-ten thưa dần. Lợi dụng đêm tối, nhiều người đã bỏ trốn.

        Uyn-ken ngồi trong hầm ngủ gà ngủ gật. Hắn cũng không cần biết số phận mình sẽ ra sao. Mãi tối khuya Buyếc quay về, theo sau có nhiều sĩ quan SS khác.

        Buyếc nói:

        —  Thế là hết.

        Ngày hôm sau, người ta công bố rằng một cuộc phá vòng vây sẽ tiến hành đánh từ khu rừng Béc-lin ra, Tướng Uâydinh đã thương lượng xin đầu hàng với quân Nga. Gơ-ben đã uống thuốc độc tự tử. Boóc-mam biến mất. Buổi chiều, Uyn-ken và Buyếc cùng bọn SS khác và sĩ quan đi về phía tây. Chui rúc qua những đống gạch đá đổ vỡ, run lên vì sợ quân Nga bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện ở một đầu phố, bọn chủng kéo qua Sác-lốt- ten-buyếc. Sau khi băng qua con đường sắt đã hư hỏng, cuối cùng chúng kéo vào khu vườn công cộng Béc-lin, giữa các sân vận động bỏ hoang và những nhà lầu rỗng tuếch, khóa chặt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #191 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2018, 11:11:49 pm »

       
        Trước sân vận động hoàng gia, nhiều đám đông người đã tụ tập nhưng im lặng bao trùm. Tất cả ngồi thành từng tốp, thì thầm trò chuyện. Buyếc thường ngày rất hoạt bát, bây giờ đứng im vểnh hai tai to đầy lông lá, lắng nghe câu chuyện bàn tán xung quanh.

        Rõ ràng là người ta có thể chia tất cả bọn người mặc áo ca-pốt xanh đỏ tụ tập ở đây thành ba toán.

        Toán thứ nhất gồm có bọn thiếu niên của Đoàn thanh niên Hít-le và các binh lính tiến sang phía tây vì đã có lệnh như vậy: người ta đã bảo với chúng là hiện nay quân đội Đức còn tồn tại, đang tiếp tục chống cự trong khu vực Nô-en và nghĩa vụ của các binh sĩ là phải phá vòng vây tới đó tiếp viện.

        Những người thuộc toán thứ hai, đông hơn toán thứ nhất, biết rằng tình thế đã tuyệt vọng và nước Đức đã thất bại. Nhưng họ là những người quê quán ở các vùng bên kia sông En-bơ. Trong toán này, có những người dân xứ Ba-vi-e, những người quê vùng Rê-na-ni, những người dân các tỉnh Vét-pha-li Slét-vích, Hét và các vùng đất đai khác trên miền Tây Đức. Họ chỉ yêu cầu một điều: trở về quê hương, gia đình.

        Cuối cùng toán thứ ba gồm có những tên SS, những đảng viên quốc xã tích cực, tất cả các thứ fuhrers1, leiters2 hạng nhỏ, hạng trung : những tên to sỏ thì đã cuốn gói từ lâu rồi. Trước kia, những bọn này cũng một giọng lưỡi như Hít-le, vẫn nguyền rủa "chủ nghĩa đô-la” Mỹ.

        Giờ đây, chúng chọn lấy con đường chạy sang hàng người Mỹ hơn là hàng người Nga với hy vọng — không phải là vô lý — rằng người Mỹ sẽ đối xử "độ lượng” với chúng hơn nhiều. Bọn tư bản và bọn phú hào chính trị đổi xử với chúng dễ chịu hơn những người cộng sản. Toán sau cùng này chỉ huy chiến đấu phá vòng vây, lừa bịp người này, khuyến khích kẻ khác.

        Buyếc, tất nhiên thuộc toán thứ ba, hắn cố hết sức giấu kín tông tích. Hắn cũng sợ bọn Mỹ nhưng ít hơn là sợ quân Nga. Hắn đã tự trách mình có nhiều tội ác quá đến nỗi bây giờ cũng không thể yên tâm đi sang phía tây. Người Pháp chẳng hạn, hẳn họ phải nhớ kỹ hắn trong cái thời hắn giữ chức đồ tể dưới quyền Stuýp-na-ghen ở Pa-ri. Hắn đã tự thân điều khiển việc hành hình những con tin. Hai bàn tay to lớn đầy lông lá này của hắn giờ đây đờ đẫn đặt trên bãi cỏ ướt sương, đã từng làm đồ biết bao dòng máu người Pháp.

        Buyếc run lên, tất nhiên không phải vì lạnh. Trời nóng nực và không có gió. Bây giờ hắn ước ao mất gì mà đổi được tiểu sử cho tên Uyn-ken kia, đang ngớ ngẩn ngồi ngay gần hắn, mà thằng trời đánh này lại còn có thể ngủ gà ngủ gật được.

        Giọng một ai đang nói chuyện dưới một gốc cây cạnh đó vọng tới tai Buyếc. Buyếc quen hai tên SS trong một nhóm người. Buyếc rất ngạc nhiên thấy người đang nói chuyện, đội chiếc mủ mềm, đeo cái kính xinh xắn gọng vàng, có một bộ ria hung kiểu Hít-le, lại mặc thường phục. Lão ta có bộ điệu rất thái bình giữa đám người mặc quân phục. Lão ta nói khá to, lại còn có vẻ đầy tự tin :

        — Người Mỹ rất tinh đời. Tôi không bao giờ tin rằng họ muốn tiêu diệt chúng ta ; họ phải hiểu rằng chúng ta là đội quân độc nhất bảo vệ phương Tây chống lại bọn Bôn-sê-vích. Tôi tin chắc rằng các nhà cầm quyền Mỹ cũng không ưa gì bọn cộng sản như các anh và tôi.

        Buyếc nhấc tấm thân nặng nề đứng dậy, tiến đến bên hai tên SS quen biết.

        Người mặc thường phục hỏi :

        Có ai đem diêm không ? Bật lửa của tôi hết mất dầu, — lão ta khẽ nhếch mép cười — Tình trạng thiếu nguyên liệu chiến lược là một trong nhưng sự bất hạnh của Tổ quốc đáng thương của chúng ta.

        Một bàn tay thông cảm giơ ra cho hắn chiếc bật lửa. Buyếc rút tui ra một bao thuốc lá — mấy túi hắn đều đầy thuốc lá lấy của Môn-cơ trong gian hầm dinh Quốc trưởng.

        Người mặc thường phục reo lên :

        — Ồ, ông có thuốc lá à ? Thế thì ông giàu rồi ! Đã hai hôm nay tôi phải hút thứ thuốc tồi quá... Xin cảm ơn ông, hì hì hì..

        Cỏ ai khẽ nhắc :

        — Obersturmbannfuhrer Buyếc !

        Người mặc thường phục hỏi :

        — Obersturmbannfuhrer ư ? Thôi, ta gọi là ông trung tá. Tiếng này bâv giờ nghe hợp hơn.

        Buyếc nói một giọng buồn bã :

        — Cũng được thôi!

        Người mặc thường phục tự giới thiệu: — Lin- đơ-man.

        Buyếc nhắc lại:

        — Lỉn-đơ-man à! Tôi cũng nghĩ mãi ông là một người quen, mà không nhớ được là ai.

        Ốt-tô Lin-đư-man là một tên đại tư bản công nghiệp, nhân viên Hội đồng kiểm soát nhiều công ty và nhà băng.

        Buyếc nói tiếp:

        — Tôi đã có gặp ông một lần ở Béc-tét-ga-đen và nhiều lần ở Béc-lin. Lúc ấy, tôi làm việc cạnh Quốc trưởng. Rồi, thời kỳ tôi ở Pa-ri...

        Những kỷ niệm cũ ấy không có tác dụng kích thích niềm phấn khởi của Lin-đơ-man. Hắn ngắt lời tên SS, và nói với một vẻ thoáng buồn :

        — Vâng, thưa ông trung tá, thời ấy đã qua, không còn nữa. Quốc trưởng quá cố là một vĩ nhân nhưng...— Hắn ngừng lại một hồi lâu rồi lâng sang chuyện khác. — Tôi không nhớ rõ là vào dịp nào, tôi đã nghe nói về ông trong thời gian gần đây... — Có ai đứng trong bóng tối thì thầm vào tai Lin-đor-man và hắn vội nói: — A, à, à, đúng rồi, tôi nhớ rồi! Những trường hợp liên quan đến việc chi tiêu cho những nhiệm vụ đặc biệt của vị Reichsfuhrer ss...

--------------------
        1. Thủ lĩnh

        2. Quản đốc.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #192 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2018, 10:28:43 am »


        Đêm xuống. Bầy hoa mi cất tiếng hót trong bóng tối ngay gần đó. Lin-đơ-man thở dài, ngâm câu đầu của một bài thơ:

Ôi, nếu ta là chim kia hót véo

        Cuối cùng, người ta ra hiệu lên đường. Tất cả đứng dậy. Buyếc và Uyn-ken đi hai bên Lin-đơ-man.

        Buyếc và Lin-đơ-man đã có cảm tình với nhau. Buyếc rất ưa đầu óc sáng suốt của Lin-đơ-man và hắn cho rằng lòng tin của Lin-đơ-man hẳn phải có một cơ sở thực tế. Lin-đơ-man là một người có uy tín, đã làm giàu bằng cách chiếm đoạt các xí nghiệp của người Do Thái và việc cung cấp hàng quân nhu; hắn có chân trong Hội đồng kiểm soát công ty "Phốc úp” ở Bơ-rêm, một công ty hữu hạn, và Hội đồng kiểm soát công ty cổ phần "Ô-pen” ở Rút-xen-sem. Nhất định là ông ta có nhiều quan hệ rộng rãi với miền Tây Đức và khi cần thiết có thể giúp cho Buyếc.

        Còn về phần Lin-đơ-man, hắn đã được nghe nói nhiều về đức tính gan dạ, mưu trí và kiên quyết của tên SS to lớn, mặt đỏ và dữ tợn này. Trong những hoàn cảnh khó khăn hiện tại, bàn tay lực lưỡng của Buyếc với khẩu tiểu liên của hắn có thể rất đắc lực.

        Lin-đơ-man tình cờ bị rơi vào cái "túi Béc-lin ”. Ngày 15 tháng 4, hắn cùng với người thư ký từ Ba-vi-e tới đấy. Ngày hôm sau, trận tiến công của quân Nga bắt đầu và Lin-đơ-man, mặc dầu còn khá nhiều công việc, cũng đã chuẩn bị cuốn gói; nhưng trước khi đi, hắn đã tìm tới dinh Quốc trưởng. Ở đây, hắn được biết là Quốc trưởng có ở Béc-lin. Điều đó làm cho hắn yên lòng: hắn tin rằng một khi Quốc trưởng vẫn còn ở Béc-lin thì chính vì ngươi có khá nhiều lực lượng để chống lại bước tiến của quân Nga. Nhiều nhân vật cao cấp đã bảo đảm với Lin-đơ-man rằng không đời nào chịu để Béc-lin rơi vào tay quân Nga. Tướng Buyếc-đoóc, sĩ quan tùy tùng của Hit-le đã nói riêng với Lin-đơ-man rằng nếu như phải nộp thủ đô cho ai, thì sẽ nộp cho quân Mỹ và chỉ nộp cho quân Mỹ.

        Yên trí, Lin-đơ-mau gửi điện cho vợ báo tin hắn còn ở lại vài hôm nữa rồi hắn sẽ đáp máy bay về. Hắn đã "com-măng” sẵn cả một chiếc máy bay. Câu chuyện về sau thì đã rõ. Quân Nga tiến tới sát Béc-lin, năm ngày sau khi cuộc tiến công mở màn. Chẳng bao lâu, tất cả các sân bay đều lọt vào tay họ. Quân Mỹ mà Lin-đơ-man mong mỏi — và cũng chẳng riêng gì hắn — vẫn còn ở cách xa.

        Lin-đơ-man xoay được một chiếc ô tô và bỏ Béc-lin chạy về phía tây. Nhưng tới La-gie Bô-bê-rít, xe ô tô gặp một tràng súng máy của quân Nga vừa xuất hiện trên đường "Đông Tây” bắt buộc hắn phải quay lại.

        Giờ đây, Lin-đơ-man chỉ còn một hy vọng: chạy được sang với quân Mỹ. Hắn đã sống lâu năm ở Mỹ trước và sau sự biến Hít-le. Hắn thầm nghĩ rằng: các bạn hữu người Mỹ của hắn, kể cả con trai tên Hăng-ry Pho, tên Ét-đen Pho và các nhà lãnh đạo công ty " Giê-nê-ran Mô-tơ ” có đủ uy tíu để che chở cho hắn khỏi bị truy tố. Nói cho cùng, Lin-đơ-man, hắn cũng không trực tiếp tham gia những tội ác của bọn SS Hắn là một nhà công nghiệp và nếu các xí nghiệp mà hắn là một trong những người giám đốc, đã cung phụng cho chiến tranh thì việc đó cũng dễ hiểu cho các nhà kinh doanh. Các xí nghiệp cần phải có lãi. Thực ra, Lin-đơ-man đã có góp phần cung cấp tiền chi phí cho Hít-le ngay từ trước khi Hít-le lên cầm quyền rồi sau hắn lại giúp đỡ khá nhiều cho Hít-le và Him-le. Nhưng nói cho cùng, điều đó cũng không có gì lạ : Hít-le và chính sách chiến tranh của hắn, mang lại những món lời lớn cho kỹ nghệ mà điều đó đối với con nhà làm ăn thì cũng khá rõ ràng. Còn như về những bọn mị dân ở Mỹ và ở các nước khác, Lin-đơ-man hy vọng rằng chẳng bao lâu, người ta sẽ làm cho họ hiểu lẽ phải hơn. Tuy vậy, điều làm hắn lo ngại đôi chút chính là có tin đồn tên tuồi hắn có ghi trong danh sách 1.800 tội phạm chiến tranh, trong số các nhân vật kỹ nghệ và nhà băng. Nhưng nói cho cùng Lin-đơn-man dù sao cũng không phải là tử tước Phôn Srô-đe, hay Cơ-rúp — Phôrt Bô-len, hay cố vấn thân tín Smít của Phác-ben, cũng không phải Ác-nôn Réc-béc, hay Quyếc Smít, những tên đồng đảng trực tiếp và thực thụ của Hít-le. Hắn không phải là một chính khách, hắn chỉ bận tâm có một vấn đề: tiền lời.

        Ốt-tô Lin-đơ-man mơ ước miễn là cuối cùng nhìn thấy lá cờ đầy sao của Hợp chủng quốc. Nhiều toán người thong thả kéo qua rừng. Phía trước, nghe thấy tiếng gầm của những khẩu pháo xung kích tham dự trận phá vòng vây.

        Sau khi đến Pi-xen-đoóc, các đội tiền vệ giao chiến với quân Nga. Nhưng quân Nga, mặc dầu bị tiến công bất ngờ, vẫn giữ vững, nên đoàn người phải phân tán thành từng tốp tương đối nhỏ và mỗi toán phải tự mình liều lĩnh xông pha nguy hiểm tìm đường sang phía tây.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2018, 10:53:40 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #193 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2018, 05:15:34 am »


XXVI

        Đây đó, nhiều trận giao chiến ngắn nổ) ra: các toán quân Đức thoát khỏi Béc-lin tan rã dần, phân tán, tràn về các thị trấn, tản ra, xuyên rừng, qua bãi lầy và ngoan cố tiếp tục tiến.

        Toán quân trong đó có Lin-đơ-man, Buyếc và Uyn- ken, vấp phải một sức chiến đấu mạnh trước Xe-buyếc: Quân Nga đã bắn hỏng hai khấu pháo tự hành, bắt buộc chúng phải chia thành những tốp nhỏ, len lỏi qua các thung lũng, các bãi lầy, mò về miền Tây hằng mơ ước.

        Buyếc đi đầu một toán chừng ba trăm người.

        Tới phía tây Xe-buyếc, chúng giao chiến với hàng rào quân Nga lúc đầu đã đánh cho chúng phải bỏ chạy. Thì ra chỉ có hai mươi người Nga. Buyếc gọi tất cả đứng lại xông vào hai mươi chiến sĩ Nga bố trí bên đường cái. Quân Nga rút lui. Buyếc chạy lên trước, dùng hai bàn tay to lớn túm lấy một chiến sĩ Nga trẻ tuổi đã bị thương vào đầu. Trận đánh đã kết thúc nhưng Buyếc hai nắm tay đỏ ngòm máu vẫn cứ bóp cổ người thanh niên Nga, đánh vào mặt anh lúc này đã chết.

        Lin-đơ-man quay mặt đi, hẳn sợ trông thấy máu nhưng cũng không kém phần sung sướng trước sự gan dạ và điên cuồng của tên hộ vệ hắn.

        Qua khỏi đường cái, bọn chúng lại xuyên rừng, xuyên khe kéo đi. Càng tiến sang miền Tây, Buyếc ngàv càng trở nên hung hăng. To lớn, hùng hổ, hắn dẫn đầu cả bọn sẵn sàng làm bất cứ việc gì.

        Buổi sáng, chúng tới một con đường sắt. cả bọn đều mệt lử. Nhưng mối lo sợ và lòng mong muốn phá được vòng vây giữ lại đôi chút can đảm cho chung.

        Bọn chúng lội qua kênh đào. Ướt sũng và đói mềm người, chúng ra tới con đường cái về phía bắc làng Buy- xốp Các-đốp. Tại đây, chúng được "xơi” một loạt đạn của một tiểu đoàn pháo xô-viết bố trí ngay trên một điểm cao gần đó. Bốn phía, tiếng súng nổ giòn. Thật khá chật vật chúng mới thoát ra khỏi chiếc bẫy chuột ấy, chạy về một xóm nhỏ yên tĩnh. Nhiều thiếu nữ Nga mặc quân phục đang giặt giũ. Nhìn thấy quân Đức, các chị chạy vào trong các nhà và từ trong đó, nổ súng bắn ra. Sau đó, hai chiến sĩ Nga bước ra và thong thả tiến về phía bọn Đức vừa đi vừa nói gì không hiểu. Chắc là họ khuyên chung đầu hàng.
Buyếc quạt một băng tiểu liên để đáp lời. Một người Nga gục xuống, còn ngươi kia chạy biến.

        Buyếc mang trong túi một bình đầy rượu nho nhưng chính hắn không uống, hắn biếu Lin-đơ-man. Bình rượu nho này đã có tác dụng giữ vững tinh thần đang suy sụp của ngài giám đốc.

        Tới 10 giờ sáng, Lin-đơ-man gần như không lê nổi đôi chân nữa. Buyếc tuyên bố nghỉ lại trong rừng. Khắp nơi, nghe thấy giọng nói hốt hoảng. Bọn Đức nấp ở đây gọi nhau, chửi nhau, cãi nhau. Sau đó, người ta thấy một bọn trẻ con mang những chiếc sào có buộc cờ trắng nhỏ kéo tới. Bọn trẻ báo tin là có một sĩ quan Nga cử chúng đến đây. Ông sĩ quan Nga này nói là nên hàng đi, người ta sẽ không hành hạ ai cả mà trái lại mọi người đều được yên ồn. Người ta sẽ cho mọi người ăn uống và sẽ băng bó cho những thương binh. Người ta đang phát sữa cho tù binh đấy. Buyếc hét ầm đuổi bọn trẻ đi, dọa bắn chúng chết hết. Bọn trẻ hốt hoảng chạy tán loạn.

        Sau đó, một lính Đức lại đến và cũng cố gắng khuyên chúng nên ra hàng. Béc-lin đã đầu hàng; Muy- ních đã bỏ ngỏ cho quân Mỹ tiến vào; cuộc kháng cự đã chấm dứt.

        Buyếc quạt một băng tiểu liên. Im lặng lại trùm xuống!

        Lin-đơ-man đã nghỉ được một lát và Buyếc quyết định lại lên đường. Hắn nói:

        — Ta đi thôi. Không hề gì, dù sao ta cũng tới nơi. Cố lên ông Lin-đư-man ạ. Ở với Buyếc, ông không lo gì cả. Một bà thầy tướng ở Pa-ri, bà Ri-gu đã đoán là tôi có chết cũng phải là tướng đã... Nếu ông đã có ở Pa-ri, thì hẳn ông phải biết bà thầy này... Chỉ cần chúng ta tới được khu rưng phía tây Bran-đbua.

        Lin-đơ-man lấy lại được tinh thần.

        — Buyếc, ông thật là một đấng nam nhi. Đi thôi!

        Vừa lúc ấy, Buyếc nhìn qua rặng cây thấy một người vác lá cờ trắng. Đó là một sĩ quan Nga, mái tóc hung, đôi mắt xanh. Đôi mắt xanh của người ấy nổi bật lên trên khuôn mặt sạm nắng gió. Người ấy đứng ở cửa rừng nhìn vào trong. Tay trái cầm lá cờ, và ánh nắng lách qua đám lá cây rung rinh chiếu xuống nền vải trắng những khoanh vàng nhỏ.

        Người ấy nói mấy tiếng rồi im — Phía sau, lại thấy lũ trẻ con Đức mang những chiếc sào dài có buộc cờ trắng con. Bọn trẻ đi kiễng chân rón rén, tò mò trố mắt nhìn.

        Bên phải Buyếc, hai người Đức đã đứng dậy, đi thẳng về phía người Nga. Tiếng chân họ khẽ kêu sột soạt trên bãi cỏ. Một chiếc mũ sắt bị đá phải kêu côông côông. Máu từ từ dồn lên mặt Buyếc và cũng từ từ dồn lên mặt Lin- đơ-man. Bỗng nhiên, thật hết sức bất ngừ, có một tên —  nằm bên cạnh hắn — đứng thẳng dậy. Buyếc quay lại: thì ra Uyn-ken, hai tay giơ thẳng lên trời tiến về phía người sĩ quan Nga. Khẩu tiểu liên của hắn vứt lại trên bãi cỏ. Buyếc gầm lên, chống tay trái nhổm dậy. Tấm thân nhỏ nhắn của Uyn-ken chắn trước tầm mắt hắn. Buyếc giơ cao tiểu liên bóp cò.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #194 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2018, 02:56:01 am »


        Không thèm nhìn Uyn-ken ngã úp sấp, Buyếc nghiến răng bắn một băng ngắn vào người sĩ quan Nga, vào lá cừ trắng của anh, vào bầy trẻ em đang đứng phía xa xa. Lá cây trúng đạn lả tả rơi xuống mặt đất.

        Buyếc nắm lấy tay Lin-đơ-man và hai thằng bỏ trốn vào rừng sâu.

        Nhảy qua nhiều khe, lát sau chúng nhìn thấy sông Ha-ven. Đi qua một khu bãi lầy cỏ lau rậm rạp, hai thằng chui vào một thung lũng ẩm ướt gần Bran-đbua. Thở hổn hển, chúng ngồi xuống nghĩ.

        Lin-đơ-man thiếp ngay đi. Buyếc không tài nào nhắm được mắt. Gió đùa trông đám cỏ lau xào xạc và Buyếc thấy như có nhiều người Nga đang bò lại chỗ hắn, ngày càng gằn, những khuôn mặt sạm nắng, với những đôi mắt xanh như đôi mắt người sĩ quan vừa rồi. Tất cả những thằng nằm xung quanh đều ngủ cả, lẩm bẩm, thở dài và mê sảng, chửi rủa.

        Đôi cánh tay dài của Buyếc thõng xuống giữa hai đầu gối như đôi tay vượn.

        Một giờ sau, hắn đánh thức Lin-đơ-man và cả bọn dậy và nói là đã đến lúc lên đường.

        Lin-đơ-man rên rỉ :

        — Thôi! Tôi không đứng dậy được nữa !

        Buyếc hỏi :

        — Có lẽ ông muốn để cho quân Nga tóm được à. Nếu thế ông ở lại. Tôi đi một mình.

        Lin-đơ-man lẫm hằm :

        — Ừ, thì đi vậy!

        Bốn bề im lặng nặng nề. Trên trời mảnh trăng thượng tuần soi sáng. Lin-đơ-man than thở :

        — Chỉ mong sao đến được chỗ quân Mỹ thôi!

        Buyếc nói với một vẻ buồn bã :

        — Hừ, quân Mỹ ! Cũng là thù cả.

        Câu lý luận này làm cho Lin-đơ-man nổi giận và nói liến thoắng :

        — Thật anh chẳng hiểu tí chó gì cả ! Quốc trưởng của anh và đồng đảng của ông ta đã nhồi chặt óc anh rồi ! Người ta đã dạy cho các anh ghét chủ nghĩa đô-la, ghét các nhà tư bản! Thế anh có biết ai đưa Ọuốc trưởng lên cầm quyền, ai cấp tiền cho ông ta ra vận động tranh cử không ? Chúng tôi, chúng tôi ! Những người của nền kỹ nghệ nặng !

        Buyếc nói :

        — Suỵt!

        Lin-đơ-mau hạ thấp giọng tiếp tục :

        — Nếu phải nói cho công bằng thì chiếc bánh ngọt Mỹ cũng đã đóng một vai trò không phải là tồi trong những thành công của Quốc trưởng !... À hà, điều đó làm anh ngạc nhiên ư ? Điều đó không giống như những lời ông bác sĩ Gơ-ben nói với anh ư? Các xưởng máy "Ô-pen”, nếu anh muốn biết, thuộc về hãng Giê-nê-ran Mô-tơ ! Công ty vô tuyến điện Lo-ren là một chi nhánh của công ty máy điện thoại của Mỹ, nếu như anh muốn biết sư thật. Người Mỹ có cổ phần trong hãng Phốc úp. Phải, phải, máy bay của thống chế Gơ-rinh đã từng ném bom quân Mỹ chính là được chế tạo bằng tiền của người Mỹ đấy.

        Buyếc nói:

        — Suỵt!

        Lin-đơ-man khẽ tiếp:

        — Và Tổ quốc đáng thương của chúng la, vẫn còn có tương lai... Tất nhiên phải dưới sự che chở của một lực lượng chính trị mềm dẻo hơn!... Quốc trưởng đã là một vĩ nhân, nhưng ông ta không hiểu hết mọi việc!... Sự thiếu mềm dẻo đã đưa ông ta đến thất bại. Một chính sách đối nội đúng đắn và một chính sách đối ngoại thật đáng ghét!...

        Qua ba ngày lặn lội, Buyếc và Lin-đơ-man tới bờ sông En-bơ. Cả đoàn tới lúc này chì còn lại mười một người: năm tên SS, một viên chức bộ nội vụ, một "Leiter” của Đoàn thanh niên Hít-le và bốn người lính quê vùng Tuy-ranh và Ha-nô-vơ-rơ.

        Buyếc kiếm đươc một chiếc thuyền và cả bọn qua sông. Nhìn thấy một thôn lớn ngay gần. Từ trong làng vọng ra nhiều tiếng người nói và động cơ nổ rền của nhiều ô tô.

        Nhiều chiếc xe Đốt, trên mũi có cắm cờ Mỹ đỗ trước dãy nhà đầu làng.

        Buyếc dặng hắng, mặt đỏ bừng, hai tay giơ cao, hắn đi vào làng. Những tên khác làm theo, trừ Lin-đơ-man là thường dân nên không phải giơ tay.

        Binh lính Mỹ tiếp đón chúng không niềm nở gì cho lắm và dẫn chúng qua làng. Một tên còn đá đít Buyếc một cái. Lính Mỹ và nhất là người da đen trong bọn, căm hờn nhìn bọn Đức. Ở phòng tham mưu đơn vị mà người ta dẫn chúng tới, một đại úy Mỹ nét mặt nghiêm khắc hỏi cung qua loa. Trong giọng nói của ông ta lộ vẻ thù ghét rõ rệt.

        Khi viên đại usy đi khỏi, Buyếc liếc nhìn Lin-đơ-man cũng đang buồn rười rượi nhưng không nói gì.

        Mãi đến tối mịt người ta mơi cho lính áp tải dẫn chúng từ phòng tham mưu tới một ngôi nhà khác.

        Viên sĩ quan Mỹ, một viên đại tá nói chuyện với Lin- đơ-man bằng tiếng Đức khá thạo. Viên đại tá ngạc nhiên thấy một thường dân. Lin-đơ-man lập tức trả lời bằng tiếng Anh. Viên đại tá mời hắn ngồi. Hai người nói chuyện vui vẻ và vừa nghe Lin-đơ-man nói, viên sĩ quan Mỹ lại tư lự nhắc lại.

        — Yes... Yes ..1

        Chốc chốc, viên đại tá lại đưa đôi mắt ti hí và sắc sảo nhìn Buyếc và những tên Đức khác.

        Mấy tên Đức quần áo rách rưới, râu ria xồm xoàm, lầm lì đứng sắp hàng sát tường.

        Buyếc nhìn trộm viễn đại tá Mỹ, nghĩ thầm: Chắc là một tay quân báo. Viên đại tá Mỹ này cao lênh khênh, khẳng khiu, có một bộ ria đen và hai bàn tay xương xẳu, lông lá, mồm ngậm điếu thuốc lá. Đôi mắt hắn ta nhìn Buyếc một lúc, khẽ nhếch mép cười, và hắn ta dùng tiếng Đức hỏi:

        — Thế nào, các ông ? các ông đã thoát khỏi tay quân Nga ư ? Các ông thật là may đấy!

---------------
        1. Vâng...Vâng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #195 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2018, 04:00:11 am »


        Lão đi ra ngoài. Một không khí im lặng lo ngại. Viên đại tá quay vào theo sau có một sĩ quan trên ngực điểm một hàng nhiều dải màu. Tầm thước trung bình, dáng phục phịch, vui vẻ, hắn ta luôn luôn xoa đôi tay nhỏ xíu, lúc thì nhặt lấy từ giấy trên bàn, lúc lại nhặt tờ khác và sau khi đọc xong nội dung lại vất xuống bàn. Hắn đi qua trước mặt mấy tên Đức sắp hàng sát tường và nói đùa vài câu với Lin-đơ-man. Lin-đơ-man cười kín đáo.

        Buyếc không hiểu được xung quanh hắn, người ta nói những gì, hắn lo lắng nhìn hết người này đến người khác mỗi lúc một thêm sợ sệt chờ đợi sự quyết định số phận của mình. Bỗng nhiên, tên Mỹ béo phục phịch tới bên hắn hỏi:

        — SS à ?

        Buyếc đáp lại:

        — Kh...ông.

        Tên Mỹ vui vẻ nói với một giọng láu lỉnh:

        — Thôi đi, người ta biết rồi, — và quay về bàn.

        Mọi việc về sau diễn ra rất nhanh và bất ngờ. Lin-đơ-man đứng dậy, lễ phép chào và bọn Đức đi ra. Đi trước là một tên trung sĩ Mỹ, tên này sau khi nói câu gì với Lin-đơ-man, biến mất. Bọn Đức vào một ngôi nhà ở ven làng. Trong nhà rải rác nhiều bộ quần áo thường dân và Lin-đơ-man bảo vội chúng:

        — Các anh cải trang đi.

        Nhà kỹ nghệ báo thầm cho Buyếc biết là hắn, Lin- đơ-man, được phép về nhà, về biệt thư của hắn ở gần Muy-ních để đợi quyết định của các nhà cầm quyền Mỹ.

        Lin-đơ-man nói:

        — Anh thấy chưa ? Hay anh về với tôi nhé ? — và hắn khẽ nói thêm : — Bọn họ đối xử với anh một cách hết sức thuận lợi, coi như khách quý, thật quá sức tưởng tượng. Thật là những con người thông minh, tinh đời và không huyênh hoang chút nào... Có công việc phâi tiếp xúc với ho kể cũng thú đấy chứ, có đúng không?

        Buyếe luống cuống mặc vội quần áo. Cuối cùng cả bọn kéo đi, Tuy vậy, chốc chốc Buyếc vẫn quay lại bởi vì thâm tâm hắn vẫn ngờ có một vố chơi khăm và sợ bị bắt giữ giữa đường. Nhưng không một ai tới chặn đường cả. Mọi việc đều êm đẹp.

        XYVII

         Trong lúc ở sư đoàn, người ta chưa biết gì về Lu-ben-xốp thì đồng chí đại diện Hội đồng quân sư, trung tướng Xi-dô-crư-lốp đáp máy bay tới Pốt-xđam.

        Béc-lin đã hàng phục, khắp nơi quân Đức đã ngừng kháng cư và tướng Uây-linh, tư lệnh thành phố đã cùng với tất cả bộ tham mưu ra hàng tướng Trui-cốp.

        Đồng chí Xi-dô-crư-lốp, sau khi đã qua Béc-lin, tới đây để kiểm tra các đơn vị đóng ở phía tây thành phố. Trên các ngả đường lũ lượt kéo đi nhiều đoàn hàng mấy nghìn lính Đức bị bắt hay ra hàng, thuộc bộ phận định phá vòng vây chạy sang phía tây.

        Thiếu tướng Xê-rê-đa báo cáo mọi tình hình vừa xảy ra với đồng chí đại diện Hội đồng quân sư. Vừa nhận được lệnh chuyển sư đoàn sang miền tây, tới sông En-bơ. Thiếu tướng cũng như tất cả các sĩ quan và chiến sĩ trong sư đoan đều hết sức phấn khởi.

        Các chiến sĩ tập hợp thành đội ngũ. Các đồng chí lái xe mở máy.

        Trước khi lên máy bay, đồng chí Xi-dô-crư-lốp hỏi:

        — Cháu gái dạo này thế nào ?

        Đồng chí Xê-rê-đa trả lời:

        — Dạ, cháu vẫn khỏe, cháu đang đi xem lâu đài "Vô tư”.'

        Đồng chí Xi-dô-crư-lốp đột nhiên hảo :

        —  Đồng chí có cho cháu đi với tôi được không? Được xem Béc-lin chắc cháu nó cũng thích — Ngừng lại một lát, đồng chí nói thêm: — Nhà tôi hôm nay từ Mát- xcơ-va tới và tôi rất muốn giới thiệu cháu với nhà tôi.

        Thiếu tướng sư đoàn trưởng lập tức cho ô tô đi đón Vi-ca về.

        Trong lúc chờ đợi, đồng chí Xi-dô-crư-lốp đi đi lại lại trên sân bay.

        A-nhỉ-a đã biết tin con chết. Trong đêm mồng 1 tháng 5 đồng chí Xi-dô-crư-lốp đã quyết định nói cho vợ biết. Đồng chí gọi điện thoại về Mát-xcơ-va — Chị phụ trách ở tổng đài trung ương cắm cho đồng chí gọi về nhà riêng. Đồng chí Xi-dô-crư-lốp đã suy nghĩ tất cả những điều sẽ nói; đồng chí định trước hết chúc mừng vợ nhân dịp ngày 1 tháng 5. Nhưng, khi nghe thấy tiếng nói của vợ, đồng chí lại nói:

        — A-nhi-a, tôi đây. Mình hãy lẩy hết can đảm nhé, A-nhi-a. Phải chịu đựng được mọi thử thách, mọi thử thách.

        Vợ đồng chí hiểu ngay. Những tiếng đầu tiên đồng chí nghe thấy sau tiếng thét của vợ là:

        — Anh yêu quý, anh đừng đau khổ nhé! Chúng ta phải dũng cảm!

        Vợ đồng chí không nói được câu gì nữa và đồng chí vẫn áp máy bên tai đợi. Tay đồng chí run lên và khi có tiếng chuông réo của một máy khác, đồng chí ghì chặt cả hai ống nghe vào tai và cố gắng lắm mới đủ nghị lực cần thiết để trả lời đồng chí Tư lệnh phưưng diện quân :

        — Đồng chí đợi cho mười phút nữa. Bây giờ tôi không thể nói chuyện ngay được.

        Đồng chí bỏ máy ấy xuống, giữ lại chiếc máy thứ nhất. Cuối cùng đồng chí nói:

        — A-nhi-a yêu quí của anh!

        Đồng chí thoáng nghe thấy tiếng khóc nức nở trong máy. Đồng chí im lặng và nghĩ thầm : "Cách xa mấy nghìn cây số sao mà nghe rõ tiếng khóc thế! ”

        — Em đáp máy bay lên đây với anh. Em xin phép nghỉ đi, ít nhất nghỉ lấy vài ngày. Còn về máy bay, anh sẽ thu xếp.

        Đồng chí bỏ máy và gọi điện thoại cho đồng chí Tư lệnh phương diện quân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #196 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2018, 01:26:51 am »


        Đồng chí vừa hỏi vừa nhìn bàn tav mình vẫn còn run :

        — Có tin gì mới đấy đồng chí?

        Đồng chí Tư lệnh phương diện quân nói là Trui-cốp vừa tiếp tên tướng lục quân Cơ-rép, Tổng tham mưu trưởng và hai sĩ quan khác, tên đại tá Buýp-phinh và tên trung tá Xây-phe, bàn về vấn đề đàm phán. Chúng mang tới một lá thư trong đó có viết (đồng chí Tư lệnh phương diện quân đọc nội dung bức thư do Gơ-ben ký, qua máy điện thoại):

        "Chúng tôi xin báo để ông Tổng tư lệnh quân đội Liên bang xô-viết biết tin như sau: Chúng tôi báo tin cho ông, vị thủ lĩnh của các dân tộc xô-viết người nước ngoài đầu tiên được biết tin này, rằng ngày 30 tháng 4, hồi 15 giờ 50 phút, Quốc trưởng của dân tộc Đức, A-đôn Hít-le đã tự sát."

        Đồng chí Tư lệnh hỏi:

        — Đồng chí thấy thế nào? Thật hay giả?

        Đồng chí Xi-đô-crư-dốp nói:

        — Thật thì đúng hơn. Hắn đã chạy sang bên kia thế giới để trốn hết trách nhiệm, con đường cuối cùng còn mở cho hắn là như vậy. Đồng chí đã báo cáo về Bộ Tổng tư lệnh chưa ?

        — Đã. Bộ đã có chỉ thị: chỉ có một khả năng đàm phán là đầu hàng không điều kiện.

        Ngày 1 tháng 5, Gơ-ben tự vẫn. Hôm sau, trại lính Béc-lin đầu hàng? Đồng chí Xi-đô-crư-lốp đáp máy bay tới Béc-lin, rồi đi Span-đô và cuối cùng tới Pốt-xđam. Tới đây, đồng chí chợt nghĩ ra rằng nếu dẫn bé Vi-ca nhí nhảnh, con gái thiếu tướng sư đoàn trưởng cùng đi cũng hay. Đồng chí cảm thấy hình như sự có mặt cô bé mồ côi mẹ sẽ làm giảm bớt nỗi đau lòng của một ngươi mẹ như A-nhi-a.

        Vi-ca về ngay. Khi được biết vì sao cho gọi em về, em mừng lắm. Nhưng khi chạy lại gặp đồng chí đại diện Hội đồng quân sư, em thấy cần phải cố giấu kín niềm phấn khởi, tuy rằng không giấu nổi. Em cố giấu nụ cười rạng rỡ và nói với một giọng kín đáo:

        — Cảm ơn bác ! Cháu đã mơ ước nhiều được đi xem Béc-lin!

        Máy bay đậu ngay gần đó, đôi cánh bạc khổng lồ, giương rộng trên thảm cỏ xanh của sân bay,

        Vi-ca nhanh nhẹn trèo lên thang và ngồi xuống một chiếc ghế có đệm. Đồng chí Xi-đô-crư-lốp đi theo em. Tiếng động cơ gầm lên và chiếc máy bay, sau khi lăn bánh trên thảm cỏ, cất cánh bay lên. Phía dưới, những ô vuông xanh rờn của cánh đồng, những con đường vàng ánh nắng, những ngôi nhà tí xíu lần lượt diễn qua. Bóng chiếc máy bay, trong ánh mặt trơi sáng rực, di chuyển trên mặt đất.

        Lát sau, chiếc bóng ngoằn ngoèo lượn trên mái các ngôi nhà vùng đô thị.

        Tại sân bay Tăm-pen-hóp, xe ô tô và xe vận tải bọc sắt đã đứng đợi đồng chí đại diện Hội đồng quân sự.

        Ngươi ta báo cáo với trung tướng rằng Phran Ê-oan, vừa từ Nơ-côn tới, đang đợi đồng chí.

        Đồng chí Xi-đô-crư-lốp bước vội vào ngôi nhà trong đó có đồng chí đảng viên cộng sản Đức. Hai người bắt tay nhau thật chặt. Hai con người, tuổi không còn trẻ, đã lão luyện trong nghề đấu tranh, nhìn nhau mỉm cười, có thể nói như nhìn nhau bằng cặp mắt say đắm của những tình nhân!

        Đồng chí Xi-dô-crư-lốp nói đùa :

        — Ồ! đồng chí cũng không yếu lắm nhỉ! Còn vững lắm! Ngay cả Hít-le cũng không làm gì được đồng chí...

        — Đúng thế — Ê-oan cươi, nói — Xương xẩu tôi còn nguyên vẹn.

        — Xương xẩu không đáng kể! Nhưng còn trái tim thì thế nào ?

        Ê-oan khẽ xua tay :

        — Không còn đủ sức để yêu, nhưng còn khá đủ sức để làm việc...

        Câu nói làm cả hai cùng cười. Xi-dô-crư-lốp đã để ý thấy nước da xanh xao và vẻ mặt mệt nhọc của đồng chí cộng sản Đức. E-oan nói ngay rằng đồng chí đã tìm được ở Nơ-côn một vài người bạn cũ và đã nói chuyện với thanh niên ở đó.

        — Tất nhiên, họ vẫn chưa lấy lại hết tinh thần. Còn rất nhiều vấn đề mà họ chưa hiểu, nhưng nếu tiến hành công tác được với họ thì...

        Trung tướng mời Ê-oan đi thăm khu trung tâm Béc- lin. Ê-oan vui vẻ nhận lơi. Đồng chí muốn thăm lại bãi Xi-men và Uây-đinh, "Uây-đinh đỏ”, tên gọi ngày xưa của khu phố thợ thuyền của Béc-lin. Ê-oan thuộc từng ngõ ngách ở đây. Đồng chí hy vọng tìm thấy một số người quen, nối lại đường liên lạc của Đảng. Cần phải nối lại mối quan hệ với anh em công nhân, nói chuyện với họ giải thích tình hình.

        Hai người đi ra chỗ Vi-ca, đang ngồi đợi trong ô tô, và lên xe đi.

        Béc-lin có vẻ như một trại trú quân rộng lớn. Các đơn vị xô-viết, các CO' quan hậu cần, pháo binh và xe tăng trú quân trên các đường phố, các bãi rộng. Giữa những ngôi nhà cao đổ nát, người người qua lại, những chiếc xe quân sự chậm chạp kéo đi. Bầy ngựa tháo yên cương hí vang trong những khung nhà đá xây, rúc đầu vào những bó rơm.

        Những nụ cười thân ái, rạng rỡ nở trên những khuôn mặt sạm nắng gió. Các trật tự viên đứng trên các ngả đường điều khiển trật tự giao thông. Các chiến sĩ công binh và các đội đặc biệt đang thu dọn gạch đá đỗ nát, gỡ mìn quanh các ngôi nhà, kéo những chiếc xe ô tô và xe vận tải bọc sắt của quân Đức sang một bên và dỡ các chướng ngại vật.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #197 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2018, 02:50:14 pm »


        Tám năm nay, Ê-oan chưa tới Béc-lin. Nhưng một hôm, trong lúc người ta chuyển đồng chí từ nhà tù Mô- a-bít về miền tây, đồng chí đã được nhìn thành phố qua chiếc cửa sổ tròn của chiếc xe tù. Đó là năm 1939. Béc-lin lúc ấy rợp những lá cờ chữ thập ngoặc lớn: ngày hôm trước, Hít-le vừa chiếm được Pra-ha.

        Giờ đây, những lá cờ đỏ phấp phới khắp nơi, xen lẫn giữa những lá cờ trắng, tượng trưng của sự đầu hàng. Thực ra đầu tiên Ê-oan nhìn thủ đô tàn phá với đôi chút vui thích tinh quái: đấy, kết quả chế độ thống trị của cái tên ngu xuẩn kiêu ngạo và bè lũ đồng đảng của hắn đấy! Nhưng niềm vui đó nhường chỗ ngay cho một lòng thương sâu sắc đối với những thiếu phụ gầy gò đang lang thang trên đường phố, với lũ trẻ con xanh xao, nhỏ bé, là những người dù sao đã rất quan tâm đến những biến chuyển trước mắt, đối với những tù binh vẻ mặt buồn bã đang lê chân từng đoàn dài theo đường phố Bluy-xe đi xuống phía nam, đối với toàn thể nhân dân đau khổ.

        Đôi mắt đồng chí mọng lên, mặt tái đi.

        Ọua phố Bluy-xe, xe tới kênh đào Lăng-oe. Chiếc cầu bị hư hỏng nặng, một lỗ hồng toác miệng giữa cầu, nhưng các chiến sĩ công binh đã nhanh chóng sửa chữa lại để cho xe cộ, ô tô qua lại được.

        Trên bãi "Liên minh chặt chẽ”, đồng chí Xi-dô-crư- lốp gặp các vị tướng khác. Rồi có một vị tướng nhảy xuống xe, chạy thẳng tới trước đồng chí đại diện Hội đồng quân sự.

        Xi-dô-crư-lốp nói:

        —  À, Ca-rê-lin; thế nào công việc tốt chứ

        Ca-rê-lin nét mặt hớn hở nói to:

        — Thưa đồng chí trung tướng, rất tốt. Chúng tôi đã sẵn sàng tiếp tục lên đường! — Đồng chí bỗng luống cuống, nụ cười biến mất và đồng chí hỏi, có vẻ ngờ vực: — Xin đồng chí cho chỉ thị!

        Đồng chí Xi-dô-crư-lốp mỉm cười, rồi bảo:

        — Ca-rê-lin, đồng chí đừng sợ gì cả. Tôi không lấy ét xăng của đồng chí đâu!

        Hai người đi theo phố Phrê-đê-rích — đường phố bị tàn phá hoàn toàn và qua những khung nhà đồ sộ, nhìn thấy những ngôi nhà khác cũng bị tàn phá trên một đường phố khác.

        Mặc dầu đã nhiều lần nhìn thấy mọi cảnh tàn phá trong chiến tranh, trước quang cảnh đổ nát ghê gớm này, Vi-ca cũng phải khiếp sợ. Em thương hại nhìn những người dân đang đi lang thang giữa đống gạch đá, và nghĩ mãi không tài nào hiểu được là họ sẽ ăn, ngủ vào đâu. Rồi em để ý thấy đồng chí Ê-oan, ngồi bên cạnh, đang thiếp đi vì mệt. Hay ít nhất là Vi-ca tưởng như vậy. Đồng chí Đức mắt nhắm lại, miệng lẩm bẩm những câu gì nghe không rõ.

        Nhưng Ê-oan không ngủ. Đồng chí chỉ quên bẵng là bên cạnh mình có người. Vì quen sống trong gian xà lim đồng chí nói to mà không biết. Đồng chí nguyền rủa bè lũ Hít-le, nguyền rủa chính sách tàn ác và liều lĩnh của bọn chúng, nguyền rủa đường lối hèn nhát và đẫm máu của bọn chúng. Đồng chí thấy tiếc vì tuổi đã già, tim bị bệnh, đầu đã bạc và không còn sức lực, hoạt bát thời thanh niên lúc này rất cần thiết để xây dựng lại nước Đức mới.

        Đồng chí rùng mình, mở mắt và bắt gặp đôi mắt của Xi-đô-crư-lốp. Trung tướng gật đầu thông cảm :

        — Không hề gì, đồng chí ạ ! Dù sao đồng chí cũng cần được nghỉ ngơi. Rất cần thiết.

        Xe chạy ra khu Uyn-te đen Lin-đen. Tới đây, đường phố ngồn ngang những gạch đá và vũ khí, khí tài gãy nát của quân Đức, nhiều đến nỗi phải đỗ xe lại và xuống đi bộ.

        Phía tay phải, ngay giữa phố, sừng sững một pho tượng lớn.

        Ê-oan nói :

        — Phrê-đê-rích.

        Họ tiến đến bên pho tượng, một tác phẩm của Rốt. Phrê-đê-rích đệ nhị, "người Đức già”, ngồi trên lưng ngựa, gầy và hơi gù lưng, mặc chiếc áo choàng da cáo, đội chiếc mũ ba sừng, đang tư lự nhìn những đống gạch vụn, những chiếc cửa sỗ há hốc của những ngôi nhà đổ gục cùng những đoàn tù binh đang kéo đi về phía đông, tới sông Spơ-rê.

        Vi-ca nắm tay đồng chí Xi-dô-crư-lốp. Cảm thấy bàn tay nhỏ nhắn của ém bé nằm trong tay mình, trung tướng bèn đi chậm lại để Vi-ca theo kịp. Nhìn thấy đồng chí trung tướng và em gái nhỏ, các chiến sĩ đang đi qua bèn dừng lại và hết sức ngạc nhiên nhìn ông già Đức mái tóc hoa râm, mặc thường phục, đang đi cạnh trung tướng, nhìn đội tiểu liên đi hộ vệ theo sau dẫn đầu là đồng chí trung úy nhỏ nhắn và nghiêm nghị.

        Ê-oan mãi mới nhận ra được những tòa nhà xưa kia đẹp đẽ đến thế, ngày nay đã trở thành những khung nhà khủng khiếp. Cái này xưa kia là trường đại bọc, và cái này là thư viện. Các rạp hát, quán ăn và tòa nhà lãnh sự chỉ còn là những đống gạch xám xịt. Phía trên cao, những cuộn dây cáp đứt tung, rối bù rủ xuống từng đám một. Và đây là di tích tòa lãnh sự xô-viết. Nhân viên tòa lãnh sự đã rời Béc-lin về Mát-xcơ-va cuối tháng 6 năm 1941, nhường lời cho Hồng quân.

        Ê-oan chỉ tay ra xa, nói :

        —  Cổng Bran-đbua.

        Vi-ca rảo bước. Lát sau, mấy người tới khu bãi Pa-ri và chiếc cổng nồi tiếng hiện ra trước mắt với tất cả vẻ đẹp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #198 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2018, 10:13:15 pm »

     
        Đó là một công trình kiến trúc lớn, rộng hơn sáu mươi mét và cao hai mươi lăm mét. Dãy cột xây theo kiểu kiến trúc Hy Lạp chia cổng thành năm đường vào. Trên nóc cổng, bốn con ngưa bằng đồng tung cao bốn vó đang phi nước đại. Người ta đã cắm một lá cờ đỏ vào một lỗ thủng vì đạn trúng trên đầu một con ngựa. Lá cờ như một ngọn lửa phấp phới trên nền khói xám bao trùm lên thành phố.

        Trung tướng dừng chân trước cổng. Vi-ca ngước mắt nhìn đồng chí muốn hỏi, nhưng đồng chí lại không hề nhìn chiếc cổng Bran-đbua nổi tiếng. Đồng chí nhìn đoàn xe tăng xô-viết rực rỡ những lá cờ đỏ, đang lần lượt kéo qua, rồi biến mất vào đường Sác-lốt-ten-buyếc mờ sương. Đoàn xe tăng đủng đỉnh đi tựa như mơ màng suy nghĩ, lăn vòng xích khổng lồ trên mặt đường.

        Cuối cùng, mắt rời đoàn xe tăng, trung tướng thong thả bước tiếp.

        Sau khi qua khỏi cổng Bran-đbua, họ rẽ sang phải, đi lại ngôi nhà Quốc hội đồ sộ, ở đó lá cờ đỏ, lá cờ của Chiến thắng đang phấp phới trên đĩnh nóc tròn. Các chiến sĩ đáng ăn uống trên những bậc thềm rộng của ngôi nhà Quốc hội Đức, khói bốc lên nghi ngút từ những chiếc cà mèn.

        Bỗng nhiên ồn ào. Một đại tá và mấy sĩ quan từ trong nhà Quốc hội Đức, tiến lại phía đồng chí đại diện Hội đồng quân sư. Đại tá đứng nghiêm báo cáo một cách tế nhị:

        — Báo cáo đồng chí trung tướng, trung đoàn tôi sau khi chiếm xong nhà Quốc hội và cắm lá cờ Chiến thắng, hiện đang nghĩ ngơi.

        Xi-dô-crư-lốp nói :

        — Cho tôi gặp các đồng chí anh hùng. Những con hùm xám đâu rồi ?

        Thế là lại nhộn nhíp, người ta nghe thấy đây đó, trên những bậc thềm, và trong nhà, giữa những bức tường của cái khối gạch đá đã bi tàn phá tới một nửa, những khẩu lệnh ngắn gọn. Lát sau, chừng mấy chục người —  chiến sĩ và sĩ quan tới trước mặt đồng chí đại diện Hội đồng quân sư. Họ theo những bậc thềm rộng bước xuống và, tựa như đánh giá lại một lần nữa, chiến công của họ, và lần này theo quan điểm của Hội đồng quân sự, họ liếc nhìn những chiếc cột khổng lồ và những bức tường dày kinh người của nhà Quốc hội.

        Trong số này có trung sĩ Ê-gô-rốp và hạ sĩ Can-ta-ri-a là hai trinh sát viên đã cắm lên nóc nhà Quốc hội lá cờ giờ đây đang phần phật tung bay trên đỉnh cao đến chóng mặt tới hơn bảy chục mét. Còn có đại úy Nhe-ut-tơ-rô-ép, thượng sĩ Xi-a-nốp, các thượng úy Xam-xô-nốp, và Gút- xép, trung sĩ I-va-nốp, các binh nhì Xa-bu-rốp, Xa-ven-cốp và nhiều người khác nữa. Chỉ thiếu mặt những người đã hy sinh trong trận xung phong và đã được chôn cất trong những nẻo đường đi râm mát của Ti-e-gác-ten.

        Tuy đã mệt nhoài nhưng vẫn bình thản tươi cười, các chiến sĩ anh hùng trong trận xung phong bước đến gặp trung tướng. Trong lủc đồng chí Xi-dô-crư-lốp nói chuyện với anh em, Ê-oan kể lại cho Vi-ca rất ham muốn được biết mọi thứ, lịch sử của ngôi nhà đồ sộ và tối om này. Ngôi nhà xây năm mươi năm trước đây, theo kiều thời Phục hưng Ý, nhưng tất nhiên có kết hợp thêm vào đó nét kiến trúc bệ vệ và trang nghiêm của Phổ.

        Ê-oan dẫn Vi-ca tới chỗ cửa ra vào hướng tây, ở đó có xây một chiếc cổng lớn sáu cột, trên nóc cổng đắp một người đàn bà khổng lồ cưỡi ngựa — theo như đồng chí Ê-oan cho biết — đó là tượng trưng cho nước Đức. Phía trên những chiếc cửa dày, giờ đây mở rộng, có tượng thánh Gioóc-giơ, khuôn mặt giống Bít-xmác, đang đánh bại một con rồng.

        Pho tượng lớn Bít-xmác cũng ở ngay gần đó. Ông già quý tộc mặc áo giáp, tay cầm thanh kiếm từ trên chiếc bệ bằng đá hoa đỏ, buồn bã nhìn Vi-ca.

        Phía sau Bít-xmác, giữa đám lá cây xanh um tùm nhô lên một chiếc cột cao gọi là cột Chiến thắng, trên có trang điềm nhiều bức đắp nổi và chạm chìm cũng vẫn chung một ý nghĩa: sức mạnh vũ trang và những chiến thắng của nước Phổ. Từ chiếc cột chạy về hướng nam có một con đường hai bên toàn là những pho tượng, gọi là đường Chiến thắng. Ở đây có ba mươi hai pho tượng, mỗi bên đường mười sáu pho. Sau lưng mỗi pho tượng vua Phổ, có một chiếc ghế đá hoa hình bán nguyệt với hai pho tượng bán thân của các bạn cung kiếm hay bạn rượu của tên vua đó. Nhiều pho tượng đã bị hư hại nặng vì đạn và mảnh đại bác.

        Ê-oari kiên nhẫn giới thiệu cho Vi-ca từng ông tướng trấn thủ biên cương Phổ, từng kurfurts1, từng tên vua : nào An-brếch Gấu, Ốt-tô đệ nhất, Ốt-tô đệ nhị... Sau lưng họ, trên những chiếc ghế có vô số những công tước, hoàng tử, hầu tước và đề đốc, giáo hoàng và giám mục, các hiệp sĩ và tử tước, các luật sư, các tướng lĩnh, các thủ tướng và cố vấn.

        Vi-ca đang đứng giữa nước Phổ cổ xưa, kiêu ngạo, hiếu chiến và đầy tham vọng chiếm đoạt của cải của người khác.

        Một số chiến sĩ thong thả bước theo sau Vi-ca và Ê-oan, chăm chú nghe giải thích và nhìn nhau tán thưởng. Một đồng chí tiến lại gần và nói:

        — Tôi đã trông thấy Gơ-ben. Ra tro rồi. Cho đến lúc chết rồi hắn vẫn còn sợ bị chúng ta tóm được. Hắn đã tự thiêu.

        Sau khi đi thăm con đường Chiến thắng, Vi-ca và đồng chí Ê-oan quay lại chỗ đồng chí đại diện Hội đồng quân sư, vẫn đang vui vẻ nói chuyện với các chiến sĩ và sĩ quan.

        Một chiến sĩ nói với đồng chí Xi-dô-crư-lốp :

        — Báo cáo đồng chí trung tướng, đồng chí có muốn đến thăm chúng tôi trong nhà Quốc hội Đức không ?

        Mọi người trèo lên những bậc thềm cửa nam. Mọi vật ở đây đều mang dấu vết của trận đánh vừa qua. Trên những vòm nhà cao, khói đen của những đám cháy vừa mới dập tắt còn vật vờ đọng lại. Đây đó, ngọn lửa còn âm ỷ. Khắp mọi chỗ, bàn ghế gãy nát. Tường và trần nhà chi chít những lỗ thủng hốc hác.

        Các chiến sĩ chỉ cho trung tướng hết góc này sang góc khác và dẫn đồng chí đi qua những gian phòng rộng, kể lại những cuộc chiến đấu gay go với bọn Đức nấp trong đó. Rồi, sau khi đi dọc theo những hành lang, họ bước vào một gian phòng rộng và từ đó, qua những ngăn xép tối tăm gần sụp đổ, tới phòng họp.

        Gian phòng này rộng, trần cao và trên nóc là một mái tròn bằng thủy tinh một nửa đã vỡ. Ánh nắng từng cụm một rọi xuống những bức tường gỗ sến, vằn vèo những mảnh đại bác, rọi xuống những hình vẽ trang trí và những chiếc quốc huy lỗ chỗ vết đạn.

        Chính từ trên chiếc bục này mà xưa kia Hít-le đã rống lên.

        Phran Ê-oan còn nhớ lại nhiều kỷ niệm khác có liên quan đến gian phòng này. Những bức tường này đã từng vọng lại những bài diễn văn nảy lửa của Ô-guýt Bê-ben, của Các-li-ép-néc, của Cla-ra Xét-kin, của Vin-hem Pích, và giọng nói bình tĩnh, vững vàng của Ec-nét Ten-lơ-man.

        Vô tình mặt Ê-oan nhăn lại. Đồng chí ngước nhìn trung tướng và nói nhỏ :

        — Tôi phải đi ra đây!

        Họ ra khỏi nhà Quốc hội. Trung tướng xem đồng hồ. Rồi nói:

        — Xin chác đồng chí thắng lợi.

        E-oan đi. Vi-ca, đăm chiêu nhìn theo đồng chí, và nói:

        — Nếu người Đức nào cũng tốt như bác ấy thì mẹ cháu bây giờ hãy còn sống!

        Xi-dô-crư-lốp trìu mến nắm lấy tay em, và hai bác cháu lững thững đi về Uyn-te đen Lin-đen, chỗ ô tô đỗ.

----------------
       1. Hoàng tử.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2018, 09:12:14 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #199 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2018, 09:10:22 pm »

   
XXVIII

        Thật là một ngày huy hoàng khác thường!

        Đối với Ta-nhi-a, ngày hôm ấy bắt đầu với những tiếng súng làm chị thức giấc lúc tảng sáng. Rồi một chị y tá chạy tới hớt hải nói là quân Đức đang tiến công vào khu tiểu đoàn quân y.

        Thật vậy, một toán đông lính Đức có vũ khí đã xuất hiện ở Phan-ken-ha-ghen, thuộc bọn đêm qua đã trốn khỏi Béc-lin. Tiểu đoàn quân y đã phải chống cự một trận ra trò. Bác sĩ, y tá, tải thương, cùng với nhân viên ban thú y đóng cạnh, chị em thợ giặt của xưởng giặt sư đoàn đã tồ chức một phòng tuyến thực sự. Thật ra thì họ kêu thét nhiều hơn là bắn, nhưng quân Đức không vì thế mà không buộc phải rút lui.

        Trong những giây phút hoang mang đầu tiên, Ta- nhi-a đã nghĩ tới Lu-ben-xốp : bây giờ anh ấy ở đâu, không biết đêm qua anh ấy có chạm trán với quân Đức không, và giá mà lúc này có anh ấy ở đây thì hay biết mấy! Anh ấy chỉ trong nháy mắt cũng đánh lui được quân Đức !

        Khi mọi vật trở lại yên tĩnh — lúc ấy đã giữa trưa —  Ta-nhi-a đã sửa soạn để đi Pốt-xđam. Chị đã có ý chọn sẵn một trong số những xe hơi du lịch quân Đức bỏ lại và đỗ khá nhiều trong các đường phố. Rút-cốp-xki cho phép chị và Gla-sa được nghỉ một ngày.

        Tuy vậy nhiều người đã khuyên chị không nên đi, các ngả đường còn nguy hiếm nhưng chị thấy trong tay đã có đủ mọi điều kiện tới thăm Lu-ben-xốp mà không sử dụng thì không được.

        Đến một giờ có lệnh chuẩn bị di chuyền. Sư đoàn sắp chuyển xa hơn, về phía tây. Buộc lòng chị phải bỏ dở cuộc đi thăm.

        Nhưng giữa lúc Ta-nhi-a đang thu xếp đồ đạc thì cô cấp dưỡng Mê-rin-ca chạy tới, và cố nén xúc cảm nói:

        — Chi Ta-nhi-a, có ai hỏi chi kia kìa. Một kỵ mã nhé!

        Ta-nhi-a đỏ mặt sung sướng, tưởng là Lu-ben-xốp!

        Chị vội vàng bước ra, nhìn thấy một bóng người cưỡi ngưa phía xa xa. Không phải là Lu-ben-xốp mà là đồng chí cần vụ trẻ tuổi của anh. Con ngựa sùi bọt mép. Ta-nhi-a nhìn thẳng vào Ca-blu-cốp, tái mặt hỏi:

        — Thiếu tá cận vệ làm sao đấy ?

        Ca-blu-cốp nói:

        — Tôi chưa rõ, bọn phát xít đã bắn trúng anh ấy!

        — Hiện giơ anh ấy ở đâu ?

        — Tôi không rõ. Có lẽ đã khiêng anh ấy về sư đoàn bộ, khá nguy. Bị mê man. Người ta nói là anh ấy không... không...

        Rút-cốp-xki và Ma-sa bước đến.

        Ta-nhi-a nói:

        — Tôi đi đây.

        Rút-cốp-xki gọi đồng chí lái xe — đồng chí này đỗ đầy ét xăng vào bầu — Ma-sa chạy đi goi Gla-sa. Gla-sa tới, sẵn sàng đi với Ta-nhi-a.

        Ta-nhi-a:

        —  Cho tôi xin một tấm bản đồ.

        Rút-cốp-xki đưa cho chị một tấm.

        Ca-blu-cốp đứng một lúc rồi quất ngựa phóng nước đại.

        Ta-nhi-a ngồi vào trước tay lái nhưng hoặc vì hòm chứa điện yếu hay vì Ta-nhi-a mất bình tĩnh nên xe không nổ máy. Thế là chị em trong tiểu đoàn quân y liền đẩy giúp một tay và chiếc xe bắt đầu chạy.

        Ra khỏi Phan-ken-ha-ghen, Ta-nhi-a lao thẳng xuống hướng nam, tới con đường lớn. Các ngả đường chật những bộ đội. Tất cả đều tiến về miền tây. Nắng chói lọi. Người ta thấy nóng bức, người ta vui vẻ. Tiếng cười, tiếng pha trò vọng tới tai Ta-nhi-a, xe đi chầm chậm. Các chiến sĩ đi bên cạnh, ghé mắt nhìn qua cửa kính và thấy hai chị phụ nữ thì gật đầu chào thân ái, vui đùa nói bông lơn về chuyện chồng con, người yêu mà các chị sắp có.

        — ... mình ném luôn một quả lưu đạn đúng vào giữa! — Một giọng nói ồm ồm bên cạnh xe và người ấy tiếp tục câu chuyện, nhưng không nghe rõ người ấy nói gì nữa. Một giọng khác trong trẻo gần như giọng trẻ con, nói to:

        — ... ai lại đi lấy lựu đạn ném cá!

        Giọng nói này cũng lại lùi về phía sau thì một giọng khác du dương, vui vẻ bắt đầu kề câu chuyện một tên đại tá Đức đã dẫn cả một trung đoàn ra hàng.

        Ta-nhi-a nghĩ thăm: Thôi thế là hết! — và chị bóp chặt tay lái đến nỗi hai tay chị nhợt nhạt hẳn đi — cuộc đời của ta thế là hết. Thật hết! Hết cả cuộc đời, không còn gì nữa!

        Gla-sa ngồi bên cạnh, im lặng, nước mắt tràn trề. Chị quay đi, chùi nước mắt, cố không cho ai biết. Nhưng phía cửa kính bên kia cũng có người đi và chị không biết quay mặt vào đâu để che giấu đôi hàng lệ.

        Qua khỏi con đường huyết mạch, xe tiến vào một con đường tương đối vắng. Ta-nhi-a cho xe chạy rất nhanh. Tới một ngã tư, chị dừng xe và xem bản đồ. Chị rẽ sang phải. Thế là lại thấy tiếng ồn ào của các đơn vị đang hành quân. Tới một làng lớn. Trong đường làng, các chiến sĩ đang đi lại, và Gla-sa bỗng kêu to:

        — Quân ta! sư đoàn ta đây!

        Chị nhận ra thiếu tá Ga-rin đứng trên thềm một ngôi nhà. Đồng chí cầm một tập truyền đơn và phân phát cho các chiến sĩ.

        Ta-nhi-a hãm xe lại. Gla-sa xuống xe, chạy lại chỗ Ga-rin:

        — Chào đồng chí thiếu tá! Tôi, Gla-sa đây !

        Anh nhận ra ngay chị, hơi ngượng và cảm thấy như có lỗi với người thiếu phụ to lớn và rất tốt này.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM