Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 10:10:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mùa xuân trên sông Ô-đe  (Đọc 51248 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2018, 02:53:53 am »


        Đứng bên rừng, thiếu tướng đưa ống nhòm chăm chú quan sát cánh đồng trước mặt và rặng cây xanh dọc hai bờ dòng sông nhỏ phía tay trái. Chếch quá nửa về phía trái, thấy một thành phố nhỏ với hai gác chuông cao vút. Khói đen của những đám cháy bốc trên thành phố.

        Pháo binh gầm lên và sau đó, đoàn pháo tự hành lô nhô đầy những chiến sĩ, bò ra khỏi rừng. Đầu tiên đoàn pháo tiến thành một hàng dọc trên đường cái, nhưng lên tới ngang nhà máy gạch, thì bắt đầu triển khai, vừa tiến vừa bắn. Các chiến sĩ thông tin ra dây theo sau pháo. Lát sau, thiếu tướng cùng các sĩ quan đi theo, rời khu rừng lên nhà máy gạch, ở dó chắc là Me-séc-xki và đội trinh sát đã bố trí đài quan sát cho đồng chí.

        Sư đoàn trưởng trèo lên nhà kho, ở đẩy có bắc một ống viễn kính. Đại bác liên tục gầm thét. Cuối cùng, ỉm lặng. Chỉ còn nghe thấy tiếng ầm ì ghê rợn của đoàn pháo tự hành và tiếng đạn pháo nổ gọn. Trên ngọn đồi bên tay phải, các chiến sĩ đã vọt khỏi chiến hào, tiến lên. Gió đưa vẳng lại chỗ thiếu tướng nhiều tiếng hô "xung phong” lộn xộn.

        Sau ba mươi phút dài dằng dặc, tin tức đầu tiên từ các trung đoàn báo về. Trung đoàn pháo tự hành đã chọc thủng phòng tuyến, thọc sâu vào phía sau các đơn vị địch. Trung đoàn I-va-nốp, với sự viện trợ của đoàn pháo tự hành, đã phá tan vòng vây và chiếm được ba làng. Các trung đoàn khác đều phát triển thuận lợi.

        Cấc pháo thủ chạy qua cạnh đài quan sát, kéo theo sau họ những khẩu pháo, những hòm đạn, băng qua đám ruộng lầy, vừa chạy vừa chửi giời chửi đất.

        Thiếu tướng lại vượt lên phía trước; lát sau phòng tham mưu sư đoàn cũng rời lên chỗ nhà máy gạch. Vô-rô- nhin bắt được một tên sĩ quan Đức, dẫn tới phòng tham mưu tìm Ô-ga-nhe-xi-an. Vừa bắt đầu lấy khẩu cung thì đại tá Plốt-nhi-cốp ở phòng tham mưu hậu cần quay lên. Muốn được tham dự buổi hỏi cung, đại tá cho gọi Ô-ga- nhe-xi-an và tên tù binh tới.

        Đó là một tên đại úy hải quân, tên gọi Ê-be-hác. Y cho biết ở An-tư-đam chỉ còn một lực lượng mạnh chống giữ đầu cầu. Các sư đoàn thất trận đã rút sang bên kia sông. Ở đó chúng sẽ được tổ chức lại và bố trí phòng ngự.

        — Nếu chúng có đủ sức.

        Y nói thêm câu sau này rồi nhắm đôi mắt đỏ ngầu lại, đợi câu hỏi tiếp. Y mất một người em trong trận chiến đấu hôm qua, bị thương rồi chết trong tay y. Em y là thiếu úy hải quân. Gia đình y đều là thủy binh. Từ sau trận Tiếc-pít, người ta nói với thủy binh rằng: tương lai nước Đức do hải quân quyết định. Khi chuyển bọn chúng sang lục quân, tên tổng chĩ huy hải quân, thống đốc Đơ-nít, thân hành đến gặp chúng. Lúc đó cách đây ba tuần lễ, ở An-tơ-đam. Tên thống đốc tuyên bố trước trận địa của sư đoàn mang tên hắn rằng tương lai nước Đức quyết định trên mảnh đất này.

        Trên khuôn mặt đẹp giai, nước da tai tái của người thủy binh, lòng căm phẫn làm cuộn lên từng bắp thịt từ hai tai xuống cằm.

        Ira lặng một lúc y nói tiếp:

        — Trong những lúc huấn luyện, bọn giáo viên bộ binh luôn luôn nhắc lại tấm gương các thủy binh Nga đã tỏ ra là những bộ binh thành thạo trong những trận chiến đấu trước Xê-vát-xtô-pôn và Lê-nin-grát. Nhắc lại tài năng của thủy binh lục chiến Nga trong hoàn cảnh lúc này thật là không khôn ngoan chút nào. Thủy binh của chúng tôi không thể hay có lẽ không có thời giờ để trở thành bộ binh chính tông được. Ngay mồng 1 tháng 3, sư đoàn gồm một vạn bốn nghìn người, bầy giờ chỉ còn lại những đồ vứt đi, tổng số không quá bốn nghìn người đã mất hết tinh thần. Sư đoàn nay vốn thuộc quân đoàn "Ô-đe ”, một quân đoàn của binh đoàn "Vít-xtuyn” trước đây dưới quyền chỉ huy của Him-le.

        Ô-ga-nhe-xi-an không khỏi nhận thấy rằng tên đại úy hải quân khi nhắc tới sư đoàn, quân đoàn, binh đoàn, tới Him-le và nói chung tới nước Đức, đã đặt tất cả vào một thời kỳ đã qua lâu rồi.

        Y nói:

        — Ở Đức không còn một con sông nào nữa, dù chỉ để lấy tên sông gọi các quân đoàn. — Rồi hắn lẩm bẩm: — Chỉ còn lại mỗi một con sông: sông Lê-tê1.

        Ô-ga-nhe-xi-an dịch lại cho đại tá Plốt-nhi-cốp nghe. Đại tá chăm chú nhìn tên đại úy hải quân. Trước đôi mắt tư lự và có vẻ thương hại cua đại tá — ít nhất cũng là điều mà hắn cảm thấy — đột nhiên hắn phát biểu:

        — Thưa ông đại tá, xin ông lấy tôi vào làm việc. Tôi là chuyên gia về chiến thuật đánh tàu ngầm và có nhiều kinh nghiệm. Phục vụ cái bọn điền rồ, ngu ngốc và phiêu lưu ấy tôi đã ngấy lắm rồi !

        Đại tá mỉm cười đáp lại:

        — Anh không phải phục vụ bọn ấy nữa đâu. Mà nếu sau này có gặp lại những bọn như vậy, thì tôi khuyên anh nên nhớ lại bài học những năm qua cũng như lời phát biểu của anh ngày hôm nay.

        Đại tá quay lại nói với Ô-ga-nhe-xi-an:

        — Hỏi xem hắn có đồng ý nói chuyện trước máy phóng thanh với đồng đội của hắn không.

        Ê-be-hác nhận lời ngay.

        Đêm ấy, ta dẫn y lên tiền duyên. Tiền duyên lúc này đã nằm vào giữa khu nhà nhỏ ở ngoại ô. Tiếng nói của tên đại úy hải quân vang lên giòn giã giữa dãy nhà kho ra bến tàu.

        — Tôi là đại úy hải quân Ê-be-hác. Rất đông anh em biết tôi. Tôi là con cháu của thủy thủ Đức và tôi có thể  nói tôi là một người Đức lương thiện. Lấy danh nghĩa một người Đức lương thiện, tôi kêu gọi anh em nên hạ súng, không nên đổ mau vì bè lũ Hít-le. Hít-le khốn nạn! Đả đảo Hít-le! Nó đã gây nên thảm họa cho Tổ quốc chúng ta!

        Nói xong tên sĩ quan Đức đứng lặng như ngưồri mất hồn; sau đó, hai vai rung lên, hắn quay ngoắt về, theo sau áp dẫn là mấy anh em trinh sát lầm lì, không nói không rằng.

------------------
        1. Lé-tê :một con sông trong thần thoại Hy Lạp uống nước sông đó thì quên hết dĩ vãng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2018, 06:31:59 am »


XIX

        Các chiến sĩ bước đi mệt nhọc, đôi chân ướt sũng, mồ hôi nhễ nhại, nét mặt cau có. Hai bên đường rải rác xác những khẩu pháo sơn màu vàng, những chiếc xe đạp vặn vẹo, những chiếc xe hơi du lịch và những xe vận tải đi-ê-den cỡ lớn.

        Đêm ấy, Trô-khốp dẫn đầu đại đội đột nhập một thành phố nhỏ bên bờ sông Ô-đe. Nhiều xe tăng Đức trúng đạn nằm trong những phố hoang vắng. Nhiều súng cao xạ vất lại trên các ngã tư đường.

        Dân chứng không ngờ quân Nga đã kéo tới : mới hôm qua họ còn thấy báo ở Stét-tin đăng tin quân Đức tiến công thắng lợi.

        Nhà cửa còn sáng đèn: nhà mấy điện Stét-tin còn chạy, rõ ràng là ở đấy cũng chưa biết khu duyên hải này đã lọt vào tay quân đội xô-viết.

        Bên bờ sông, một tàu chiến nhỏ rúc còi trong đêm tối. Các thủy thủ còn lê giày trên mặt "boong”. Trước mũi tàu, một ngọn đèn nhấp nháy.

        Trô-khốp nhắc lấy khấu trung liên trên vai Xê-mi- gláp, bước ra bờ sông, thong thả bắc súng gần chiếc chòi bán báo, bắn một băng dài vừa đạn lửa, vừa đạn xuyên. Xli-ven-cô thì ném xuống tàu một quả lựu đạn chống tăng. Tiếng nổ dữ dội. Chiếc tàu bốc cháy như một bó đuốc. Tiếng kêu, tiếng rên ầm ỹ.

        Tiếng lựu đạn và tiếng súng vọng tới các tàu khác, tới cả chiếc pháo hạm đậu giữa sông. Xa xa, trên mặt nước đen kịt nhiều ánh đèn hiệu tàu thủy nhấp nháy; lát sau tiếng súng nổ vang lên ở phía đó. Các tàu bắn phỏng chừng lên thành phố. Cùng một lúc lại nổi lên một loạt tiếng nổ dữ dội : đó là pháo binh tầm xa bảo vệ bờ biển từ Stettin bắn tới.

        Các chiến sĩ đã định mặc kệ súng nổ đi bố trí chỗ ngủ, nhưng lại bị gọi ngay dậy. Lại phải hành quân đi cắt đứt con đường nối liền An-tơ-đam với bến tàu phía nam. Trung đoàn trưởng Trét-vê-ri-cốp với đôi giò cứng cáp, bước vòng kiềng chạy qua phố, trước mặt các chiến sĩ, mồm kêu lớn :

        — Thế nào, các đồng chí đi tập hậu để cho tôi dẫn đầu à ? Định để tôi xung phong đánh địch một mình chăng ?

        Các chiến sĩ vụt đứng dậy tiếp tục tiến lên. Họ bước đi, quên cả mệt mỏi và buồn ngủ. Qua các căn nhà, anh em đưa mắt thèm thuồng nhìn vào cửa sổ thấy nhiều giường to phủ đệm dày :

        — Các cậu đừng lo — tiếng Xli-ven-cô nói — quân ta cũng sắp được ngủ một giấc thả cửa rồi.

        — Mình sẽ ngủ liền một tháng không dậy — tiếng Gô-gô-bê-rít-dê. —Đúng một tháng ! Đắp tấm da cừu trên sườn núi, còn gì thú bằng !

        Một vài anh em thì đã tranh thủ ngủ luôn trong khi chân bước đi. Anh chàng nào ngủ kiều ấy cứ mơ mơ màng màng, rồi đột nhiên mất phương hướng, tách ra khỏi hàng quân đi mãi cho đến khi có người gọi lại. Lúc đó, anh chàng mới tỉnh giấc, lắc lắc đầu, nhìn ngang nhìn ngửa rồi vội quay lại chạy đuổi theo hàng ngũ.

        Quân Đức lại chống cư ngoan cố ngay ở An-tơ-đam. Pháo binh bờ biển từ Stét-tin liên tục rót tới. Những ổ súng máy từ trên các nhà kho bắn xuống. Các chiến sĩ vừa thu xếp xong chỗ nằm là thiếp đi ngay, trừ những đồng chí gác.

        Tranh thủ trong thời gian pháo binh ta di chuyển trận địa và chiếm lĩnh trận địa mới, trong thời gian hỏa lực của sư đoàn triển khai và tập trung trên những tuyến mới, các chiến sĩ làm một giấc. Rồi Trét-vê-ri-cốp lại tới, lần này đi cùng với đại tá Cra-xi-cốp. Đại tá hét:

        — Tại sao lại dừng lại thế này? T..i..ế..n!!

        Và chính đại tá dẫn đầu các chiến sĩ.

        Anh em vùng dậy, lợi dụng địa hình, băng qua các ngọn đồi đột nhập khu ngoại ô phía nam thành phố.

        Một đoàn xe lửa bọc sắt của địch chống giữ đường liên lạc cuối cùng giữa An-tơ-đam và Stét-tin. Trong bóng đêm vừa buông xuống chỉ nghe thấy có tiếng đại bác của đoàn tàu ấy.

        Cao xạ pháo của địch vẫn còn nguyên vẹn bố trí trên các đường phố. Trô-khốp hạ lệnh kéo về, quay nòng lại phía có tiếng nổ. Mồ hôi nhễ nhại, anh em đầy pháo lên phía trước. Chỉ bắn được có ba loạt thôi vì hết đạn.

        Xli-ven-cô tay cằm lựu đạn bò lên; anh nghe tiếng thở hồn hển của Pi-tru-ghin phía tay trái. Anh hỏi:

        — Pi-tru-ghin, mệt lắm à?

        Pi-tru-ghin khàn khàn đáp lại:

        — Không sao, còn vững.

        Một khẩu súng máy địch còn ngoan cố bắn ra ngã tư, chặn đường tiến. Tất cả nằm dán xuống mặt đất. Rồi Xli- ven-cô thấy như hơi thở của Pi-tru-ghin biến mất. Anh ngoái lại. Không thấy Pi-tru-ghin. Anh ngước mắt nhìn lên. Bên trái anh có một cửa hàng lớn, mặt trước đã bị tan nát còn mang một tấm biển lớn.

        Xli-ven-cô tức giận nghĩ thầm : " Hắn lại chuồn vào đó để vơ vét cho đầy "bị” đầy” !

        Một khẩu pháo tự hành thong thả tiến qua phố, tới chỗ ngã tư, dùng toàn lực húc đổ một góc ngôi nhà. Khẩu súng máy địch câm họng. Một loạt đại bác nổ vang.

        — Hoan... hô ! — Bốn bề tiếng reo vang lên như gió bão.

        Một ánh lửa phụt lên. Đoàn xe lửa bọc sắt Đức bốc cháy bùng bùng bên dòng sông đen kịt sâu thăm thẳm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2018, 07:19:05 am »


        Xli-ven-cô lao lên. Im lặng đột ngột. Từ trong một ngôi nhà, bọn lính Đức hai tay giơ cao lục tục kéo nhau ra.

        Xli-ven-cô đứng lại, lau mặt và chợt nhớ đến Pi-tru- ghin. Anh hỏi Gô-gô-bê-rít-dê :

        — Cậu có thấy Pi-tru-ghin đâu không ?

        Gô-gô-bê-rít-đê cũng như mọi người khác không một ai thấy cả. Xli-ven-cô cau mặt:

        — Tôi biết hắn đi đâu... để tôi đi tìm.

        Các chiến sĩ lại đứng thẳng người, tiến bước. Thành phố dần dần đầy ắp quân ta, Xli-ven-cô lộn lại chỗ cửa hàng Pi-tru-ghin lẻn vào lúc nãy thì thấy anh ta bị thương nằm co quắp dưới chân quầy hàng. Xli-ven-cô dìu Pi-tru ghin ra đương, cúi xuống hỏi :

        — Thế nào, cậu làm sao thế ?

        — Bị vào ngực đây này, đồ đểu thế — Pi-tru-ghin rên rĩ khẽ lắp bắp, miệng mím chặt — Tại sao anh nhìn tôi ghê thế ? Tôi không chết đâu. Tôi không đến nỗi như các cậu khác đâu. Tôi là Pi-tru-ghin cơ mà.

        — Đầu đuôi thế nào ?

        Pi-tru-ghin kề :   

        — Tôi vào đây... Chỉ cốt xem một tí thôi... Gặp ngay một thằng Đức bắn tiểu liên, thằng chó chết...

        Xli-ven-cô đã định trách một câu, nhưng lại thôi. Anh tháo túi dết, cơit thắt lưng, cởi khuy áo cho Pi-tru-ghin rồi vạch áo ra xem. Máu từ vết thướng chảy ra ri rĩ. Xli- ven-cô xé bẵng cá nhân của mình, buộc vết thương lại. Anh bảo:

        —  Cậu chờ một tí, mình đi gọi tải thương tới.

        Đường phố trong đêm tối đầy bộ đội nhưng không có tải thương.

        Gặp toán nào đi qua, Xli-ven-cô cũng hỏi : "Có tải thương không đấy ?”.

        Cuối cùng anh tìm được một quân y sĩ và mấy người tải thương. Họ theo Xli-ven-cô đi.

        Pi-tru-ghin nằm úp mặt xuống đất. Lúc Xli-ven-cô khẽ xoay người Pi-tru-ghin lại, anh thấy Pi-tru-ghin đã chết. Khuôn mặt Pi-tru-ghin lúc sống tươi cười và tinh ranh đến thế, giờ đây đượm vẻ buồn rầu, bình thản.

        Đồng chí quân y sĩ và các tải thương bỏ đi.

        Xli-ven-cô ngồi lại bên xác Pi-tru-ghin. Anh cảm thấy toàn thân rã rời ghê gớm.

        Tiếng súng đã tắt hẳn. Trong các phố, một dòng người phấn khởi liên tục cuồn cuộn kéo đi, những con người mãi giờ đây mới sắp được hưởng giờ phút nghĩ ngơi. Anh đèn ô tô chói lọi, Soi sáng khuôn mặt nghiêm nghị của Pi-tru-ghin, soi sáng chiếc lưng rộng và còng xuống vì mệt mỏi của Xli-ven-cô.

        Các chiến sĩ thông tin mắc dầy trong các ngả phố, các sân nhà. Rồi lập tức kẻ đứng trên thềm nhà, người trong vườn sau, người ngồi ngay bên hè đường gọi về tuyến sau xa xa mãi, báo tin quân ta đã chiếm được An-tơ-đam.

        Từ phút này, Hít-le không còn một tên lính nào trên bờ phía đông sông Ô-đe. Trận tấn công được chuẩn bị kỹ càng đã tan vỡ, cuốn theo sau tất cả niềm hy vọng của những tên Buyếc, Vin-ken, của mụ già Phôn Boóc-cau, của tất cả những phần tử rác rưởi của nước Đức cũ, còn sót lại nơi hậu phương quân ta.

        Một xe ô tô đỗ lại trước mặt Xli-ven-cô. Thiếu tá Ga-rin bước xuống. Đồng chí hỏi:

        — Đồng chí có thể chỉ giúp tôi chỗ trung đoàn bộ đóng được không?

        Nhận ra Xli-ven-cô, thiếu tá báo tin phòng chính trị sắp triệu tập họp các bí thư chi bộ đại đội và bảo Xli-ven-cô chuẩn bị báo cáo công tác. Chợt trông thấy xác người nằm dưới đất, Ga-rin im lặng thương xót nhìn khuôn mặt Pi-trụ-ghin :

        — Bạn thân của đồng chí à?

        — Không hẳn là bạn thân — Xli-ven-cô nói — Chúng tôi cùng chiến đấu trong một đại đội. Tôi thương cậu ta vô cùng. Cậu ta mơ ước một cuộc sống hạnh phúc nhưng không biết con đường đấu tranh giành lấy cuộc sống đó. Cậu ta còn mang nhiều tàn tích cũ. Có lẽ chính cậu ta cũng khổ về những tàn tích ấy. Thật là một con người khốn khổ!...

        Ga-rin đi rồi, nhưng Xli-ven-cô vẫn đứng im.

        Anh nghĩ .bụng: " Phải chôn cất cậu ấy thôi! ”.

        Anh bèn đi tìm đại đội, mãi mới thấy. Thành phố chật ních bộ đội, đại bác, xe cộ của ta và chiếm được của địch. Mãi sau, một đồng chí thông tin của tiểu đoàn mà Xli-ven-cô quen, mới chỉ cho anh chỗ đại đội đóng. Đại đội trú quân trong dãy lán thuyền chài phía ngoài bờ sông. Những cuộn lưới lớn kéo về lê thê trên mặt đất, và không khí sặc sụa mùi cá tanh.

        Cả bầu trời tối đen, thỉnh thoảng lòe lên ánh lửa của một đôi phát đại bác, đè nặng trên dòng sông Ô-đe xám xịt, trên chiếc cầu gục đồ, trên dãy cầu bến tàu hình thù ma quái.   
        Mọi người mệt nhoài nhưng chưa ai chợp mắt. Trận đánh đêm vừa rồi còn sôi sục trong tâm trí. Đại đội hy sinh ba đồng chí. Được tin Pi-tru-ghin hy sinh, anh em rất buồn tuy rằng rất nhiều ngươi không ưa tính tình Pi-tru-ghin.

        Xê-mi-gláp phát biểu :

        — Cậu ta chỉ thích trèo qua lưng kẻ khác để lên thiên đường. Tư tưởng bóc lột rõ còn gì!...

        Đồng chí thượng sĩ bảo:

        — Thôi nhắc lại khuyết điểm của cậu ấy làm gì!
       
        Gô-gô-bê-rít-dê thêm vào:

        — Cậu ấy cũng kỳ quặc thật, nhưng kỳ quặc thế thôi!... Không có cậu ấy kể cũng buồn.

        Xli-ven-cô lấy hết nghị lực mới đứng nổi dậy. Anh nói:

        — Thôi, để mình đi xem họ chôn cất cậu ấy ở đâu nhé. Phải biên, thư báo tin cho gia đình cậu ấy!

        Anh bước ra khỏi lán, lát sau vào tới thành phố. Lúc này ngoài đường đã vãn bộ đội, xe cộ, tất cả đã tản vào các nhà, các sân.

        Không trung thỉnh thoảng lại lóe lên những vệt sáng không biết ánh chớp hay ánh lửa đại bác.

        Xli-ven-cô tới vừa kịp. Đội chôn cất tử sĩ của sư đoàn đang thu nhặt các tử thi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2018, 05:05:46 pm »


        Đồng chí đội trưởng, một thiếu úy bốn mươi nhăm tuổi, có chòm râu nhọn, xách một cái đèn đi tìm các tử sĩ.

        Anh em trong đội đều đã nhiều tuồi rồi, không còn hạn tòng quân nữa, bước đi chậm chạp, làm công việc của họ với một thái độ rất bình thản. Chốc chốc ánh lửa thuốc lá soi rõ một khuôn mặt với bộ ria mép hay chòm râu, chẳng lộ vẻ gì vui, nhưng cũng chẳng có vẻ gì buồn.

        Hai đồng chí tiến lại .phía Pi-tru-ghin. Một người hỏi Xli-ven-cô:

        — Cùng quê hử ?

        — Phải.

        — Vùng nào vậy ?

        XM-ven-cô miễn cưỡng trả lời:

        — Vùng Ca-lu-ga. Còn tôi quê vùng Đô-nét.

        Người kia ngạc nhiên nói:

        — Thế mà là cùng "quê” à ?

        Người thứ hai nghiêm trang phát biểu:

        — Trên đất nước người thì ai mà chẳng là cùng "quê".

        Đồng chí thiếu úy có chòm râu nhọn ra lệnh đi. Mấy chiếc xe từ từ lăn bánh trên mặt đường. Bóng đen các chiến sĩ trong đội chôn cất tử sĩ in hình bên cạnh đoàn xe. Có tiếng người nói:

        — Chuyện đồng chí trung úy lúc nãy nhà ga kể cũng hay. Mình đến lôi chân định cõng. Một trung úy đẹp giai, trẻ lắm,anh ấy bèn hỏi luôn mình: "Mẹ đấy à?”, ồ, thì ra anh ta còn sống các cậu ạ! Anh ta bảo mình là lần đầu tiên anh ta vừa tham dự một trận đánh ra trò ; đánh xong, tìm về đơn vi, — anh ta là sĩ quan thông tin trên sư đoàn bộ. Khốn khổ cho anh chàng, dọc đường anh ta định dừng chân thử một tí, rồi thiếp đi mất. Anh ta ngủ liền bảy tiếng đồng hồ không cựa quậy. Chắc ở nhà tìm anh ta ghê lắm, mà anh ta thì vẫn cứ ngủ. May mà tụi mình không chôn sống anh ta đấy...

        Một người khác nói, giọng cảm động:

        — Anh ta ngủ mơ thấy mẹ. Chết chưa, thì ra anh ta còn "thiếu nhi” lắm, thế mà anh ta đã là trung úy rồi.

        Tiếng một người thứ ba:

        — Hôm nay hy sinh nhiều. Tác chiến gay lắm !

        Tiếng người vừa kể câu chuyện đồng chí trung úy vội nói:

        — Công việc kể ra cũng kỳ quặc thật! Nhưng dù sao ta cũng ở trên đất Đức rồi phải không ?

        — À, ừ, — Người kia đồng ý.

        Trời sáng dần. Nhiều bóng đen yên lặng xuất hiện trên đồi. Đó là khu đất dành làm nghĩa địa của sư đoàn. Trên bản đồ, khu đất ấy mang tên điểm cao 49,2 cách khoảng ba ki-lô-mét về phía đông nam An-tơ-đam. Người ta đã chuyển tới đây xác các tử sĩ trong trận đánh vừa qua, một đống súng trường, tiểu liên và nhiều tấm bia gỗ mang dấu hiệu sao đỏ. Ngọn đồi sừng sững bên đường cái. Con đường ấy chạy tới Lan-xbéc, Pô-dơ-nan, Vác-sa-va, Bơ-rét, Min-xcơ và Mát-xcơ-va. Còn có một con đường chạy về Ca-lu-ga, là nơi mà Pi-tru-ghin, người chiến sĩ phẩm chất thấp kém đã ra đi để không bao giờ trở về nữa.

        Xli-ven-cô lẳng lặng nhìn công việc chôn cất Pi-tru- ghin. Lòng anh rất xót xa vì đã không đấu tranh đến cùng với sai lầm của Pi-tru-ghin, vì có nhiều điều cần giải thích cho Pi-tru-ghin mà giờ đây không thể nói được nữa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2018, 06:44:03 am »

     
*

*       *

        Sau trận đánh chiếm An-tơ-đam. Cra-xi-cốp tới tìm Ta-nhi-a, lá thư viết cho vợ nằm trong xà cột, chuẩn bị khi cần thiết sẽ đưa tận tay Ta-nhi-a.

        Cũng cần phải nói rằng, Cra-xi-cốp đinh ninh là khi đọc xong lá thư ấy, Ta-nhi-a cũng như bất cứ người phụ nữ nào khác sẽ nhận lời.

        Chưa hôm nào Cra-xi-cốp vui đến thế. Trận đánh An-tơ-đam hoàn toàn thắng lợi. Có tin đồn sau đây quân đoàn sẽ được điều về hướng Béc-lin. Cra-xi-cốp phấn, khởi vì trận đánh đêm qua; lại còn có phần cho rằng có lẽ là nhờ có mình mà các đơn vị đã đột nhập được vào ngoại ô phía nam An-tơ-đam.

        Trong làng tiểu đoàn quân y đóng, chỉ có hai ngôi nhà còn nguyên vẹn. Chưa kịp dựng xong tất cả các lều, chỉ mới dựng được lều mổ. Anh em thương binh còn nằm ngồi cả ở ngoài đường, người nằm trên cáng, người ngồi xẹp ngay xuống đất. Những thương binh nặng đã được đưa vào hai ngôi nhà độc nhất còn lại.

        Cra-xi-cốp hỏi chuyện các chiến sĩ. Đại tá dùng cách nói của một vai thủ trưởng, một lối nói rất nghèo cả chữ lẫn ý, nhưng lại đầy giọng nhạt nhẽo và ra vẻ nâng đỡ của cấp trên:

        — Thế nào các chú khỏe chứ ?

        — Thế nào các cậu ?

        —Thế nào các bạn, làm ăn ra sao rồi ?

        Thực tế, giọng nói và những câu hỏi theo kiểu ấy, các chiến sĩ rất ghét. Tuy vậy, ỷ thức tôn trọng cấp trên, đặc tính của người chiến sĩ Nga, buộc anh em thương binh cũng đành phải chịu nghe lối nói của .Cra-xi-cốp và trả lời tuy rằng với một giọng hơi khó chịu :

        — Thưa đồng chí đại tá, khỏe.,.

        — Trong các đơn vị xe tăng mọi việc đều trôi chảy...

        Các bác sĩ đến. Cra-xi-cốp bèn "thuyết” một hồi về trận đánh vừa qua, về tầm quan trọng của việc chiếm An-tơ-đam và tiêu diệt mũi quân địch đe dọa sườn bên phải của quân ta.

        Cra-xi-cốp nói:

        — An-tơ-đam kháng cự rất ngoan cố. Chính tôi phải dẫn đầu một trung đoàn xung phong.

        Ngừng lại một tí, Cra-xi-cốp đột ngột hỏi:

        — Chị Ta-nhi-a hiện nay ở đâu ?

        — Trong lều giải phẫu, chị ấy đang mổ thương binh.

        — Có lâu không?

        — Sắp xong rồi.

        — Tôi đợi ở đây vậy.

        Đại tá dạo một vòng quanh làng. Xa xa là một khu rừng nhỏ và một cái hồ. Trên đường cái, xe cộ nối đuôi nhau kéo đi không ngớt. Những đoàn dân nước ngoài được giải phóng bước đi song song với đoàn xe. Một toán tù binh người Pháp vừa được quân ta giải phóng trên bờ biển Ban-tích, ngồi trên một chiếc xe cao do mấy con ngựa lực lưỡng kéo, đang đi về phía nam. Trên mũi xe phấp phới một lá cờ tam tài. Đàn ông đội các kiểu mũ: mũ nồi, mũ lưỡi trai nhà binh, mũ dạ, mũ cát két vải. Cra-xi-cốp vẫy tay chào họ rồi quay về làng.

        Ở đây đang chuyển thương binh về tuyến sau. Đoàn xe chữ thập đỏ xếp hàng một bên lề đường. Khắp mọi nơi đều có y tá khiêng cáng chạy đi chạy lại.

        Cra-xi-cốp nhìn thấy một chiếc ô tô khác đỗ cạnh xe mình. Một chiếc xe chiến lợi phẩm, mới toanh, rất đẹp mang nhãn hiệu "Opel-Admiral”1 . Hai đồng chí lái xe đang xem xét và bình phẩm chiếc xe mới.

        Cra-xi-cốp hỏi :

        — Có ai mới đến đấy ?

        — Đại tá Vô-rô-bi-ốp.

        — Đến làm gì ?

        Đồng chí lái xe luống cuống trả lời :

        — Gặp chị Ta-nhi-a.

        Cra-xi-cốp trố mắt ngạc nhiên. Nhưng vấn để rõ ra ngay. Từ gian lều giải phẫu, đồng chí Vô-rô-bi-ốp cao lớn tươi cười cùng Ta-nhi-a bước ra. Cánh tay trái đại tá sư đoàn trưởng buộc băng trắng muốt, chiếc mũ cát két biên phòng màu xanh lá cây ngang tàng hất ngược về phía sau.

        Cra-xi-cốp hỏi :

        — Bị thương à ?

        — Nhẹ thôi. — Vô-rô-bi-ốp đáp lại.

        Đôi mắt xám tươi cười của đại tá nhìn Cra-xi-cốp hơi có vẻ giễu cợt. Hoặc có lẽ chính Cra-xi-cốp cảm thấy như vậy.

        Cra-xi-cốp hỏi:

        — Đồng chí bị thương lúc nào nhỉ ?

        — Lâu rồi.

        — Tại sao chúng tôi không biết một tí gì ?

        Vô-rô-bi-ốp khẽ mỉm cười :

        — Tôi đã hạ lệnh giữ bí mật. May sao cô Ta-nhi-a đã giúp tôi. — Đại tá cầm tay Ta-nhi-a hôn một cái : —  Một bàn tay tiên ! Lại cả đôi môi tiên nữa, cô không để hở ra một tí bí mật gì. Có một điều là không được hôn đôi môi ấy : dù sao cô cũng là một người dưới quyền ! — Đồng chí cười phá lên rồi hỏi:

        — Thế còn đồng chí, đồng chí đến có việc gì? ốm à?

        — Đau răng. — Cra-xi-cốp lúng búng nói.

        — À, đau răng! —Vô-rô-bi-ốp cười tủm. Cra-xi-cốp thấy ngượng nhưng đại tá đã chuyển sang chuyện khác:

        — Tôi nghe hôm qua đồng chí có dẫn một tiểu đoàn xung phong phải không ?

        — Đúng đấy. — Cra-xi-cốp lững lờ đáp lại.

        — Đồng chí trông thấy chiếc xe kia chưa ? — Vô-rô-bi-ốp chỉ chiếc ô tô của mình. Đội trinh sát của tôi bắt được đấy. Của tên tướng Đơ-néc-cơ, chỉ huy sư đoàn nhảy dù thứ 9. Còn bắt được cả một chiếc dù ở trong hòm đồ đạc. Chắc hẳn viên tướng ấy phải nhảy không dù ra khỏi ô tô...   ' \

        Vô-rô-bi-ốp đi khỏi, Cra-xi-cốp mới dám nhìn Ta- nhi-a. Trông Ta-nhi-a mặc áo "blu” trắng, đội mũ trắng rất xinh. Đôi mắt to trong sáng của chị nghiêm nghị lạnh lùng nhìn Cra-xi-cốp.

--------------
        1. Quan Đô đốc — N.D.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2018, 03:35:03 am »


        Cra-xi-cốp hỏi:

        — Cô ở nhà nào. Tôi có chuyện muốn nói với cô.

        — Chưa ở chỗ nào cả. — Ta-nhi-a đáp. — Chúng tôi vừa tới nơi thì thương binh đã ùn về.   

        Cra-xi-cốp đề nghị:

        — Hay ta đi quanh một vòng đi.

        Hai người đi quanh làng.

        Im lặng một lức, Cra-xi-cốp phát biểu:

        — Khi tôi đề nghị xây dựng với cô, tôi không đùa đâu. Ngay hôm qua, giữa trận đánh, đối diện với thần chết, tôi đã suy nghĩ thêm một lần nữa và tôi đã xác định — Cra-xi-cốp mở xà cột, rút bức thư ra. — Đây là bức thư tôi viết cho vợ tôi nói rõ tôi đã yêu cô và cắt đứt với vợ tôi. Ta-nhi-a, thế là dứt khoát với quá khứ.

        Cra-xi-cốp nắm chặt lấy tay Ta-nhi-a nói tiếp. Giọng nói trở nên trịnh trọng:

        — Chúng ta sắp tiến về hướng Béc-lin. Chúng ta sắp bước vào trận cuối cùng của cuộc chiến tranh này. Tất cả khung cảnh đó như phù hợp với hạnh phúc riêng của đôi ta.

        Ta-nhi-a lặng thinh. Cra-xi-cốp bèn nói một thôi:

        — Còn như câu chuyện chị y tá mà cô biết... Ta-nhi-a ạ, tôi rất tán thành tấm lòng thương người của cô. Tôi hấp tấp quá. Mệnh lệnh điều động chị y tá ấy đã được hủy bỏ. Chị ta lại sống bên anh tiểu đoàn trưởng của chị. Việc đó đã lâu rồi, đã vài ngày nay rồi.

        Ta-nhi-a ngạc nhiên nhìn Cra-xi-cốp nhưng không nói gì.

        Cra-xi-cốp nhét bức thư vào túi áo Ta-nhi-a, luống cuống, lắp bắp nổi:   .

        — Ta-nhi-a ạ, tôi còn muốn nói rõ với cô điều này... Trong bức thư, tôi nói có chút sai sự thực... Tôi nói là tôi quen cô từ năm 41... Và cũng từ nărn 41 cô đã săn sóc tôi, lúc tôi bị thương... Nói như vậy cho hợp lý hơn...

        Hai má Ta-nhi-a đỏ bừng. Thấy chị im lặng mãi, đại tá bắt đầu lo ngại. Thì bỗng nhiên, chẳng nói nửa lời, chị rút bức thư trong túi ra xé nát ném xuống bãi cỏ.

        Cuối cùng chỉ nói:

        — Đấy, chỉ có thế thôi. — Chị lắc đầu nói tiếp với giọng không chút giận dữ mà đầy vẻ ngạc nhiên đau xót, trách móc : — Sao mà anh xấu đến thế! Sao mà anh tồi đến thế !

        Rồi chị quay về làng.

        Cra-xi-cốp đứng im cho tới lúc Ta-nhi-a đi khuất, rồi cúi nhặt những mẩu giấy vụn đút vào túi và bước ra xe ô tô.

        Sau khi Cra-xi-cốp đi khỏi, trong tiểu đoàn quân y ồn ào nhộn nhịp. Không hiểu làm thế nào chị em đã mong manh biết được câu chuyện vừa rồi. Ma-sa chạy vào lều Ta-nhi-a, nắm tay chị lắc mãi, vừa hôn chị vừa nhắc đi nhắc lại câu:

        — Hoan hô, Ta-nhi-a! Mình biết hết rồi...

        Ta-nhi-a buồn bã mỉm cười :

        — Chịu các chị! Ở trong tiểu đoàn chúng ta, chả giấu kín được chuyện gì.

        Ma-sa rất hài lòng. Theo ý chi thì đối với đàn ông cần biết "đuổi” họ đi, đừng để cho họ "tự do” quá.

        — Nếu không — Ma-sa đi chơi với Ta-nhi-a quanh làng, dắt tay Ta-nhi-a như dắt một em nhỏ, vừa đi vừa nói — họ có thể lợi dụng ngay. Dầu cho đến chế độ cộng sản, bọn đàn ông cũng còn là cứ quấy rầy đàn bà.

        Gla-sa đang bận vận chuyển thương binh cũng tranh thủ được một phút rỗi chạy lại gặp Ta-nhi-a. Lần đầu tiên, chị mới biết rõ không ngờ mình lại có dính dáng đến vấn đề cắt đứt giữa Ta-nhi-a và Cra-xi-cốp. Chị ngạc nhiên, thở dài nói như khóc :

        —  Như thế đúng lắm!... Thật đáng đời cho lão ta!

        Chị em phụ nữ trong tiểu đoàn quân y, cái tập thể đáng yêu, vui nhộn, tốt bụng và hay ba hoa ấy, lúc này hết sức sung sướng tưởng như họ vừa cùng Ta-nhi-a lập được một chiến công vĩ đại nào đó.

        Chị em sung sướng không phải chỉ vì Ta-nhi-a đã làm cho Cra-xi-cop phải xấu hổ. Đây là vấn đề thắng lợi của một tình cảm cao thượng hơn: niềm vui sướng vì cảm thấy sức mạnh và sự trong sáng của nhân tính, nó đưa tới chỗ không chịu làm gì trái với lương tâm. Xong công việc, chị em ngồi trên thềm nhà cất tiếng hát. Bài hát ca ngợi cái chết của Ét-mác, và truyện của nhạc sĩ chơi đàn ac-coóc-đê-ông trong khu rừng sát khu vực mặt trận, ca ngợi dòng sông Vôn-ga bát ngát, dòng sông Đnhi-ép cổ kính.

        Chị em kề vai nhau và tiếng hát dịu dàng vang lên trong bóng đêm ấm áp, gợi lên trong tâm hồn các chiến sĩ đang bước đi trên những nẻo đường tối tăm một nỗi buồn man mác, tình cảm nhớ quê hương.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2018, 07:16:20 am »


XXI

        Dư luận về vấn đề chuyển các sư đoàn xuống miền Nam đã thành sự thật.

        Trước đây mấy hôm, Bộ thống soái đã chuẩn y kế hoạch chuyển quân. Sau đó tất cả mọi tài liệu về cuộc hành quân đã được bộ tham mưu phương diện quân nghiên cứu. Người ta đánh dấu lên bản đồ những đường hành quân cùng với các vị trí tập kết. Điện tín, điện thoại chuyển đi những cột con số dài dằng dặc, những bức điện mật, những mệnh lệnh và yêu cầu báo cáo.

        Các sĩ quan liên lạc của bộ tham mưu phương diện quân đáp máy bay hoặc đi ô tô xuống bộ tham mưu các tập đoàn quân; từ đây một số sĩ quan khác đáp ô tô hoặc cưỡi ngựa chạy xuống bộ tham mưu các quân đoàn; rồi lại từ đấy một số khác chạy bộ hoặc cưỡi ngựa lao xuống phòng tham mưu các sư đoàn.

        Trên dọc đường từ Bộ thống soái xuống tới đại đội bộ binh, mệnh lệnh mỗi lúc một giảm bớt khối lượng. Nó tới đại đội dưới hình thức một hồi chuông điện thoại của tiểu đoàn trưởng:

        —  Cho đại đội tập hợp.

        Lúc nãy, mệnh lệnh hành quân mới chỉ xuống đến phòng tham mưu sư đoàn. Đại úy Trô-khốp, con người lầm lầm lì lì, vẫn đang ngồi trên một đống lưới gần chiếc lán chài sát cạnh dòng sông Ô-đe. Mặt trời đã bắt đầu mọc, nhưng vẫn còn cảm thấy khí trời mát dịu đêm qua ; những cành cây, lộc còn chúm chím, khẽ run rẩy. Dòng sông ửng hồng. Thoang thoảng mùi khét của một đám cháy đang sắp tắt ngay gần đó.

        Có ai ngồi bên, cưa mình đứng dậy. Thì ra Xli-ven-cô.

        Anh nói :

        — Chào đồng chí!

        Trô-khốp gật đầu đáp lại.

        Xli-ven-cô vừa nói vừa đưa cho Trô-khốp một trang báo nhỏ.

        — Báo sư đoàn có nhắc đến đại đội ta.

        Trô-khốp đọc bài báo ngắn đầu để "Các chiến sĩ của Trô-khốp lúc nào cũng dẫn đầu”, Máu dồn lên mặt đồng chí đại úy.

        Anh nói:

        — Cảm ơn toàn thể anh em. Và cảm ơn đồng chí, đồng chỉ bí thư chi bộ, cảm ơn sự giúp đỡ của đồng chí.

        — Vì Liên bang xô-viết phục vụ — Xli-ven-cô trả lời theo đúng điều lệnh.

        Anh em lần lượt tỉnh giấc, ngáp dài, mắt hấp háy vì ánh nắng. Một đồng chí kể :

        — Tớ mê thấy gặp mẹ thằng cu, các cậu ạ.

        — Chả thế mà thấy cậu giật bắn người dậy.

        — Hai đứa chúng mình ngồi uống trà trong vườn —  đồng chí kia tiếp tục kể lại giấc mơ. — Vườn nhà mình thì tuyệt đẹp. Phải... Lúc ấy hai vợ chồng mình ngồi dưới gốc một cây anh đào, uống nước chè còn bốc hơi hãm với bánh rán nóng bỏng môi... Các cậu không biết chứ, món bánh rán vợ tớ làm thì không chê được. Ngồi giữa cảnh trời xuân... Còn vợ tớ...

        Một đồng chí cười nói đùa:

        — Cũng "ngon” như chiếc bánh rán chứ gì ?

        — Đúng thế. — Đồng chí chiến sĩ có nụ cười rộng mở đồng ý ngay.

        — Dậy đi! — Giọng nói ồm ồm của đồng chí chuẩn úy từ phía xa vọng lại: — Ngủ thế đủ rồi! Xê-mi-gláp, đi lĩnh thức ăn sáng đi! Tất cả đi rửa mặt và lau súng. Khẩn trương lên! Hôm qua tôi bảo ai phải khâu lại đai áo ca-pốt nhĩ ? Đến gặp tôi mà lấy kim chỉ! Nhanh lên !

        Giọng anh oai vệ, vang vang trên dòng sông.

        Trong một nhà kho gần đấy, mấy đồng chí trinh sát đang phá lên cười vui vẻ.

        — Đồng chí chuẩn úy ơi, làm gì mà nóng tính thế ? Có giọng nói như đồng chí chỉ nên ra hát ở sân khấu thì phải ?

        Chuẩn úy cởi áo va rơi và sơ mi, đi ra sông. Anh cởi giày lội xuống tắm. Anh vốc nước lạnh giá gội đầu, kỳ cọ từ cổ xuống đến ngang thắt lưng.

        — Này đồng chí chuẩn úy, khéo lại cảm đấy! —  Mấy chiến sĩ công binh ở lán bên gọi với sang.

        Chuẩn úy phớt tỉnh. Anh đi giày, để người ướt mặc luôn sơ mi và áo va rơi, thắt chặt dây lưng, kéo lưng áo cho thẳng ngay rồi quay về phía các chiến sĩ, lại hô to:

        — Làm đi, nhanh lên!

        Một điện thoại viên từ trong lán bước ra, báo cáo với Trô-khốp:

        — Báo cáo đồng chí đại úy, ”Phi-an-ca” gọi đồng chí.

        Trô-khốp lững thững bước vào lán, cầm lấy máy, thì ra là Ve-xen-tra-cốp.

        — Này Trô-khốp! Cho tập hợp đại đội ngay! Và đồng chí lên gặp tôi.

        Đặt máy xuống, Trô-khốp đứng mơ màng một lúc, rồi tự hỏi to:

        — Ta đi về hướng nào đây ?

        Sau một phút đứng im như đợi trả lời, anh ra ngoài hạ lệnh chuẩn bị.

        Trong lúc Gô-đu-nốp thu nhặt cái gia tài nghèo nàn của đại đội, Trô-khốp lên tiểu đoàn bộ. Khắp nơi trong nhà, ngoài sân, vẫn cái quang cảnh nhộn nhịp quen thuộc trước giờ xuất phát. Đội điện thoại cuộn dây, anh em lái xe mở máy.

        Các đại đội trưởng bộ binh và các đội trưởng ”những phương tiện tăng cường” phối thuộc, đã có mặt ở tiểu đoàn bộ. Không một ai ngờ phải lên đường vội vã đến thế. Ve-xen-tra-cốp hạ thấp giọng báo lại cái tin mà anh nghe trên phổ biến cho thiếu tá Mi-gai-ép :

        — Hình như ta tiến về hướng Béc-lin.

        — Ra cũng không thể thiếu mặt chúng mình nhỉ! — Một cán bộ pháo binh mĩm cười khoan khoái phát biểu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2018, 05:03:08 am »

         
        Đại đội trưởng đại đội 1 hỏi tới đâu sẽ ăn sáng, Ve-xen-tra-cốp chỉ lên bản đồ :

        — Ta sẽ ăn sáng ở khu rừng nhỏ đây này. Cấp dưỡng tiểu đoàn sẽ đến trước chuẩn bị. — Tiểu đoàn trưởng hỏi lại quân số rồi lắc đầu : — Quân số thiếu tợn.

        Một cán bộ phát biểu :

        — Chắc trên sẽ bổ sung chứ.

        Giải tán, ai về đơn vị nấy. Trô-khốp đứng lại, hỏi tiểu đoàn trưởng :

        — Ta sẽ đi đường nào đồng chí ?

        Ve-xen-tra-cốp xua tay như có ý nói:

        — Đường nào mà chả vậy ?

        Nhưng Trô-khốp gặng hỏi :

        — Đường nào ?

        Ve-xen-tra-cốp chỉ cho anh đường hành quần. Gần đúng con đường khi chuyển lên đây, chỉ hơi lệch sang phía tây một chút. Sau đó, tập kết trong một khu rừng. Còn về sau thế nào thì chỉ có các cấp chỉ huy cao nữa mới biết thôi.

        Trô-khốp tươi tỉnh lại. Bao giờ anh cũng chỉ vui ngầm trong bụng, ít ai biết được.

        "Hay lắm. Những người nước ngoài ấy sẽ thấy lời nói của một sĩ quan xô-viết là như đinh đóng cột vậy : mình hứa trở lại là trở lại”. Trô-khốp nghĩ bụng như vậy, cốt để che giấu với chính bản thân anh cái mong ước gặp lại Mác-ga-rta.

        Trên đường quay về đại đội, anh nghĩ đến Mác-ga-rta. Anh có cảm giác như cô ta vẫn ngồi đấy đợi anh, trên bực cửa sổ, mái tóc đẫm nước, lòng tràn trề sung sướng.

        Cuộc hành quân bắt đầu. Từ An-tơ-đam, các đoàn quân chuyển xuống phía nam.

        Đoàn xe ô tô gầm rú, bầy ngựa hí vang. Những đôi ủng gót sắt nện trên mặt đường nhựa, những tấm vải bạt phập phồng trước gió.

        Trô-khốp cưỡi ngựa thong thả dẫn đầu đại đội. Phía sau, các chiến sĩ to nhỏ trò chuyện, nhắc lại trận đánh An-tơ-đam, trận đánh chiếc tàu địch, nhắc lại những câu nói buồn cười của Pi-tru-ghin đã chết.

        Hai bên đường, những xác xe đạp gãy nát, những khẩu pháo vặn vẹo của Đức, những chiếc xe vỡ vụn nằm rải rác.

        Thỉnh thoảng nghe thấy tiếng như van của những người đi sau.

        — Tránh sang phải đi!...

        Các chiến sĩ dẹp sang phải, nhường cho các đoàn xe vận tảỉ, đoàn pháo, đoàn " Ca-chiu-sa ” vượt lên.

        Trô-khốp nhìn thấy nhiều xe ô tô đỗ dưới gốc cây chỗ ngã tư phía xa. Trước mặt đoàn xe ấy, thiếu tướng sư đoàn trưởng và đại tá chủ nhiệm phòng chính trị đang đi đi lại lại. Bé Vi-ca, đứng bên lề đường, nhìn các đơn vi hành quân qua, mỉm cười thân mật và sung sướng.

        Trô-khốp quay lại khẽ hạ lệnh:

        — Dồn lên... dồn lên ! Thiếu tướng kia kìa.— Rồi anh giơ tay lên mũ ca lô báo cáo : — Đại đội 2 hành quân theo đường đã định. Tôi, đại úy Trô-khốp.

        Chiếc mũ bông cao của thiếu tướng, khuôn mặt niềm nở của đại tá Plốt-nhi-cốp, bóng người nhỏ nhắn của Vi-ca diễu qua trước Trô-khốp.

        Anh hạ lệnh :

        — Nghỉ.

        Một lúc sau, thiếu tá Mi-gai-ép cưỡi con ngựa nâu nhỏ đến gặp anh. Thiếu tá im lặng đi bên một lúc rồi bảo :

        — Như thế này này. Trên đã đề nghị tặng thưởng cho cậu Huân chương Chiến tranh ái quốc hạng nhất vì thành tích trong trận Au-tơ-đam đấy. Trong một tháng hai huân chương ! Cũng "khớ” đấy chứ, hở ?

        — Vâng. — Trô-khốp đáp.

        — Các chiến sĩ của cậu có một số cũng được đề nghị tặng thưởng, một số thì truy tặng. Thôi này, cố gắng nhé, chúng mình tin tưởng ở cậu đấy.

        Anh nhìn Trô-khốp đợi câu trả lời. Mãi, Trô-khốp mới nói:

        — Cảm ơn. Tôi sẽ làm hết sức.

        Mi-gai-ép quay đi rất hài lòng. Anh mỉm cười có vẻ thâm hiểm, nghĩ bụng: ”Chà, cái thằng tồi này ! Dù sao, nó cũng đã nói được mấy tiếng... ”. Rồi quay lại nhìn Trô-khốp anh nghĩ thầm : " Thằng khốn khổ ! ”.

        Hai hôm sau, từ sáng sớm đơn vị tiến trên con đường cách chỗ ở của Mác-ga-rta sáu ki-lô-mét về phía tây. Trô-khốp luôn luôn lo lắng nhìn bản đồ. Cuối cùng anh hạ quyết tâm. Kể ra đúng là vi phạm kỷ luật. "Một lần cuối cùng thôi”, anh vừa nghĩ thầm vừa quay nhìn anh em và đưa mắt theo dõi con ngựa nâu của đồng chí Anh hùng Liên Xô. Đến một chặng nghĩ, anh gọi đồng chí chuẩn úy lại bảo: — Mình đi đằng này độ hai tiếng nhé. Nếu trên có hỏi...

        Gô-đu-nốp mỉm cười thông cảm:

        —  Vâng, hiểu rồi! Nói là đồng chí dừng lại cho ngựa uống nước...

        Chuẩn úy thật là con người thông minh.

        Trô-khốp thúc gót cho ngựa phóng nước đại rẽ sang con đường nhỏ. Lát sau, anh ra tới con đường cái song hành, ở đó có một sư đoàn bạn cũng đang chuyển quân. Đồng chí đại tá, tay buộc băng, đầu đội chiếc mũ cát két xanh biên phòng đứng trước xe ô tô nhìn đơn vị hành quân qua theo kiểu của thiếu tướng Xê-rê-đa. Đội công binh bắc cầu kéo đi, tiếp đến đoàn pháo tự hành. Lợi dụng một quãng cách giữa các đơn vị, Trô-khốp băng ngang đường và lại phóng nước đại trên con đường nhỏ.

        Rừng cây im phăng phắc, khí trời mát dịu. Trô-khốp trông thấy hai người đang bước chậm chạp ở một chỗ trống; một người to lớn đầu hói và một người gầy gò, đầu bịt khăn vuông bên ngoài chụp thêm một chiếc mũ dạ đen. Chắc là hai người Ba Lan, vì trên ve áo của họ lất phất mấy mảnh vải đỏ, trắng. Thấy Trô-khốp, người bịt khăn vuông chào :
      
        — Dziekujemy za wyzwolenie...1

-----------------
       1. Cảm ơn các anh đã giải phóng cho chúng tôi (tiếng Ba Lan).
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Ba, 2018, 01:26:41 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2018, 01:27:17 am »


        Hai người ấy theo đường tiến xuống phía nam. Trô- khốp phóng ngựa đi thẳng. Ra tới ven rừng, anh trông thấy làng mà anh định tới. Anh phóng ngựa gấp. Mặt trời đã lên cao. Bóng cây kéo dài trên lớp cỏ non.

        Ngôi nhà của địa chủ bốc khói. Nhà cửa đã gần cháy hết ra tro. Trong sân, chiếc xe ô tô "Méc-xê-đét Ben” với chiếc càng gỗ nằm nguyên vẹn. Cỗ xe tứ mã của Trô-khốp đã biến mất.

        Trô-khốp tiến lại gian nhà gỗ của những người nước ngoài. Không một bóng người. Dãy phản có lót đệm rơm xếp dọc bờ tường. Trong gian buồng nhỏ của Mác-ga-rta và cô bạn gái Pháp, một bức tranh in màu lay lắt đính trên tường, bụi phủ đầy.

        — Đi rồi! — Trô-khốp nói một mình.

        Anh đi ra, đứng lại giữa sân.

        Nhìn đám tro tàn của ngôi nhà mụ địa chủ, xưa kia đẹp đẽ đến thế, Trô-khốp nghĩ thầm : " Họ đốt đi kể cũng sai. Để lại sau này có thể dùng làm câu lạc bộ hay phòng đọc sách”.

        Anh dắt ngựa ra, lên yên, lững thững quay về đại đội. Trên con đường cái lớn, nhiều đoàn xe chật ních người nước ngoài cười nói vui vẻ kéo từ bắc xuống nam. Nhưng không phải những người cũ. Rồi quang cảnh lại chìm trong tĩnh mịch. Chỉ nghe thấy tiếng động cơ nổ giòn phía xa xa.

        — Ai cũng tìm đường về nhà mình cả nhỉ. — Trô- khốp nói với con ngựa. Nó vẫy tai đáp lại. — ít lâu nữa chúng mình cũng sẽ thế ngựa ạ. Ừ, chúng mình cũng sắp quay về nhà rồi. Nhiệm vụ đã hoàn thành, cần giải phóng ai thì chúng mình đã giải phóng rồi. Trật tự mới cũng thiết lập rồi...

        Con ngựa vểnh một tai nghe chủ nói. Đã lâu lắm, có lẽ suốt cả bao nhiêu năm chiến đấu, Trô-khốp chưa có phút nào sống đơn độc. Giờ đây, anh một mình một bóng cho nên thồ lộ tất cả tâm tư. Con ngựa vểnh tai nghe.

        — Phải, — Trô-khốp nói. — Chúng ta đã làm tất cả những việc đó. Chúng ta đã chăm lo cho mọi người... Hãy chịu khó đợi một ít nữa, đánh gục xong bọn chó, sẽ đến lượt chúng mình được về nhà chúng mình nhé.

        Nắng bắt đầu gắt. Cảnh vật tĩnh mịch. Trô-khốp nhìn thấy một làng gần đó, trong làng có một hồ nước nhỏ và chợt nhớ tới câu nói của Gô-đư-nốp, anh bèn cho ngựa uống nước. Anh nhảy xuống, dắt ngựa tới bên hồ.

        Trên bờ hồ, một nhóm chiến sĩ ngồi ăn sáng. Anh em thay phiên nhau vừa xúc từng cùi dìa đồ hộp, xúc nhẹ mà cũng khá đầy, vừa chăm chú nghe câu chuyện của một chiến sĩ có bộ ria hung ngồi giữa, trên một hòm đạn Đức.

        Trô-khốp nhận ngay ra đồng chí người Xi-bê-ri, anh bạn đường trên xe tứ mã.

        — Thế là chàng I-li-a Mu-ra-mét ấy bèn phóng đi. — Đồng chí người Xi-bê-ri khẽ mỉm cười sau bộ ria kể chuyện. — Nhanh như ô tô của ta bây giờ ấy nhé: ba trăm ki-lô-mét trong ba giờ ! Lúc ấy, chàng ta trông thấy thằng tướng cướp mà các cậu đã biết ấy mà. Trông thấy cả cái giường vừa nói lúc nãy ; chàng ta bèn tóm cổ thằng kia và păng! Ném mạnh nó xuống giường... Hình như chiếc giường lật úp xuống và thằng tướng cướp rơi mẹ nó xuống một cái hầm sâu. Lúc đó chàng I-li-a của chúng ta bèn bẻ tung khóa cửa hầm, cứu được bốn chục nhà hiệp sĩ lực lưỡng. Và I-li-a bảo họ : " Các chú hãy quay về quê hương và cầu chúc cho I-li-a đi. Không có tôi thì các chú chết hết mất! ”. Câu chuyện như thế đấy. Chuyện ấy cũng lại do bà tôi kể lại cho tôi nghe...

        Một khẩu lệnh vang lên :

       —Tập hợp !

        Các chiến sĩ nhốn nháo lên, tuy vậy vẫn vét nốt chỗ thức ăn trong hộp, nhanh chóng lấy súng và ra tập hợp.

        Lúc này, đồng chí chiến sĩ có bộ râu hung nhận ra Trô-khốp, mừng rỡ gọi to :

        — Chào đồng chí đại úy, đồng chí nhận ra tôi chứ !

        — Có.

        — Dù thế nào, ta cũng tiến về Béc-lin chứ ?

        — Phải, tiến về Béc-lin !

        SSoàn quân chuyển đi. Từ hướng bắc, từ phía biển Ban-tích, một ngọn gió thuận chiều thổi lại. Những tấm vải bạt các chiến sĩ khoác trên vai phần phật như những cánh buồm. Và trên các khung cửa sổ trong làng run rẫy những lá cờ trắng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2018, 02:50:15 am »


TIẾN VÀO BÉC-LIN

        Xuân về, nhưng vì quá mải mê bận rộn, mọi người không ai cảm thấy gió xuân như thường lệ. Thật thế, các chiến sĩ ưa thích hưởng tiết trời ấm áp, nhưng đối với họ hình như tiết trời ấm áp không phải do nắng xuân mang tới, hình như cây cối xanh rờn cũng không phải do những dòng nhựa tháng tư đang sôi sục trong lớp đất vừa đổi mới.

        Nếu các chiến sĩ có nghĩ và nhắc tới mùa xuân thì cũng chỉ là những chuyện có liên quan đến gia đình, đến quê hương xứ sở của họ. Những đồng chí mới hôm nào còn là nông dân ở nông trường tập thể thì phát biểu: " Ừ quê mình, bây giờ đang vụ cày đây”. Những đồng chí mới dạo nào còn là những cậu bé con thì lại nói: "Dịp này lồng chim sẻ đá đang đợi " khách ” tới đấy! ”.

        Ở đây, trên đất nước ngoài, không phải là xuân về mà là chiến thắng gần tới và hầu như tất nhiên, chiến thắng cùng tới với nắng, vàng rực rỡ, với tiếng chim ca ríu rít... Đó là cảnh xuân của các chiến sĩ trên sông Ô-đe, mùa xuân năm 1945.

        Hoa trong vườn bắt đầu đua nở. Bầy họa mi cất tiếng véo von trong rừng cây. Ban ngày, im lặng bao trùm dòng sông Ô-đe, một thứ im lặng tựa như giữa đồng quê hẻo lánh. Đàn chim dẽ lượn sát trên bãi lầy. Trong các làng ven sông những chú gà trống cất tiếng gáy và uể oải vỗ cánh. Nhưng ngược lại, ban đêm khắp mọi nơi công việc đều rộn rịp, ầm thầm, tỉ mỉ và bí mật. Bóng đêm trên đất nước ngoài thở dài, thì thầm bằng tiếng Nga đúng giọng, hò gọi nhau như những người kéo thuyền trên sông Vôn-ga: đó là công binh đang chuẩn bị những chiếc cầu lớn qua sông, là các đơn vị tăng cường dừng chân trong chốc lát, đang ngụy trang cho các khẩu pháo cỡ lớn chưa từng có vừa mới được chở tới và đang dỡ những hòm đạn xuống.

        Những trận tập kích bằng pháo của quân Đức từ xa tới ngắt đứt tiếng hót của bầy họa mi. Mọt khẩu bắt đầu bắn, khẩu thứ hai đáp lời, rồi khẩu thứ ba và rồi một đại đội pháo nào đó không hiểu vì sao bừng dậy, vội vã rống lên từng tràng lộn xộn. Lát sau, hầu hết pháo binh địch hoạt động. Thật giống như tiếng chó sủa giữa đêm trường trong một thôn xóm hẻo lánh : một con lên tiếng là tất cả bầy chó trong thôn thi nhau sủa ầm ỹ. Sau đó thấy rằng xung quanh vẫn yên tĩnh không có chuyện gì đáng sủa cả, bầy chó lần lượt câm họng. Cảnh tĩnh mịch đầu xuân trở lại, thì ra vừa rồi, bầy họa mi vẫn không ngừng tiếng hót véo von.

        Ngay từ tảng sáng, quang cảnh hai bên bờ lầy lội của dòng sông lớn trở lại yên tĩnh. Mặt trời nhô lên từ phía những cánh đồng xa xa của nước Nga, nhuộm đỏ dòng sông. Chim chóc tỉnh giấc. Nhưng trong cái yên tĩnh gia tạo ấy, người ta cảm thấy nỗi đợi chờ lo lắng, sự nhộn nhịp khó giấu kín của hai trận tuyến rộng lớn bên này và bên kia dòng sông đỏ ửng.

        Giờ hoạt động của các quan sát viên đã tới. Họ dán mắt vào các cỡ ống nhòm chiếu sang bên kia sông. Từ trên những ngọn tháp, trên những kho thóc, trên ngọn cây, trong các hầm trú ẩn, sau những bụi cây rậm rạp ở khắp mọi đài quan sát — đài tiền tiến, đài chính và dự bị, các trinh sát viên, quan sát viên pháo binh, sĩ quan đủ các cấp thuộc đủ các binh chủng, đều đang quan sát, Trên các sân bay tiền phương, máy bay trinh sát cất cánh, lượn đi lượn lại trinh sát và chụp ảnh các con đường lớn và đường xe lửa.

        Đại úy Me-séc-xki và đội trinh sát đã bố trí một đài quan sát trong cánh rừng thông. Họ lấy ván gỗ gác lên ba cây thông mọc gần nhau, rồi đặt một tấm ván lên trên ở tít ngọn cây. Trên tấm ván họ đặt một chiếc bàn con va một chiếc ghế bành đã cũ rất êm lấy ở trong nhà dân ra. Một ống viễn kính ngụy trang kín đáo nằm gọn gàng giữa cành lá, bức yếu đồ quan sát mở rộng được ghim chặt trên mặt bàn; cạnh đó là cuốn sổ ghi kết quả quan sát, chỗ kia nữa là một máy điện thoại dã chiến. Đài quan sát nối liền với mặt đất bằng một chiếc thang cứng cũng làm bằng gỗ.

        Tấm ván lắc lư theo chiều gió. Con cò trắng từ mấy hôm nay làm tổ trên ngọn thông bên cạnh đã xác xơ vì đạn pháo đang tò mò giương đôi mắt nhỏ đen láy trên chiếc mỏ màu da cam nhìn bọn người lạ lùng nửa người nửa chim chen chúc nhau trong cái tổ lạ đời ấy. Lát sau cò vợ bay tới; đôi chim bay đi rồi quay lại, vừa chăm chú nhìn Me-séc-xki và các đồng chí của anh vừa cất tiếng kêu, nói chuyện với nhau bằng tiếng nói của cò, theo cách riêng của chúng. Khi đôi chim bay thẳng về hướng tây, anh em trinh sát nhắn theo :

        — Liệu hồn, đừng có mà đi nói cho bọn Đức biết cái tổ của chúng tớ đấy !   

        Một sáng, anh em trinh sát nghe có tiếng chân người giữa bụi cây phía dưới, tiếp ngay sau đó là một giọng nói vui vẻ :

        — Nào, các đồng chí ở đâu đấy ?

        Anh em cúi nhìn xuống, sửng sốt reo to : " Thiếu tá cận vệ ! ! ”. Trừ Vô-rô-nhin ngồi lại trước ống viễn kính còn tất cả tụt xuống nhanh như sóc.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM