Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 05:53:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 4  (Đọc 264786 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #440 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2012, 10:42:19 am »

 
     Đang đánh máy bài viết nó bay đi đâu mất, phải viết lại đây, đúng là 60 năm cuộc đời  vẫn vui ( như bác NTL thì nói là đã già...còn tôi thì tự nhận như vậy thôi) cũng không bằng tuổi trẻ nhưng cũng không phải đã lẩm cẩm viết chữ tác thành chữ tộ mà chỉ đánh máy nhiều khi thiếu chữ do máy, mình không kiểm tra lại. Mình mấy ngày nay không ngồi máy nên thấy sự cố của mạng thông tin này vẫn chưa được các thành viên rút kinh nghiện "phê bình" bằng cách "tự phê bình" mình trước như có lần tôi đã viết người bình nên thận trọng vì nhiều khi không hiểu hết ý người viết - thôi cứ để ban quản trị mạng được quyền phát biểu, còn mình thành viên cứ phê bình như SGG mà đọc thấy thú vị. Chắc vợ SGG chiều người hết cấp...
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #441 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2012, 11:33:35 am »

 
     Đang đánh máy bài viết nó bay đi đâu mất, phải viết lại đây, đúng là 60 năm cuộc đời  vẫn vui ( như bác NTL thì nói là đã già...còn tôi thì tự nhận như vậy thôi) cũng không bằng tuổi trẻ nhưng cũng không phải đã lẩm cẩm viết chữ tác thành chữ tộ mà chỉ đánh máy nhiều khi thiếu chữ do máy, mình không kiểm tra lại. Mình mấy ngày nay không ngồi máy nên thấy sự cố của mạng thông tin này vẫn chưa được các thành viên rút kinh nghiện "phê bình" bằng cách "tự phê bình" mình trước như có lần tôi đã viết người bình nên thận trọng vì nhiều khi không hiểu hết ý người viết - thôi cứ để ban quản trị mạng được quyền phát biểu, còn mình thành viên cứ phê bình như SGG mà đọc thấy thú vị. Chắc vợ SGG chiều người hết cấp...

hehe bác cũng rơi vào trường hợp này , lời bình của bác về SGG trật lất , hắn bị vợ cho mọc cái đuôi 9 tuổi hắn đang la oai oái kia kìa  Grin
Nói nghiêm chỉnh , chuyện gì qua rồi để nó qua luôn đi bác , nhắc lại làm gì , lính tráng là không để bụng đâu , có như vậy mới đánh nhau nổi chứ chuyện gì cũng để , bụng to lặt lè sao vận động chiến được .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #442 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2012, 11:26:24 am »

THÔNG BÁO

Nhóm đi QT tham gia chương trình Thành cổ QT Trái tim bạn & Tôi - 40 năm tri ân đồng đội, 5g chiều thứ bảy 21/7/2012 sẽ có mặt tại 19C Ngọc Hà để thống nhất lại kế hoạch chi tiết cho chuyến đi sắp tới.

DANH SÁCH CCB ĐI QUẢNG TRỊ
( Từ 26/7 đến 29/7/2012 )

Trưởng xe :     Lê Xuân Tường               ĐT   0983.309798

TT   Họ và Tên               Đơn vị chiến đấu      Điện thoại            Tiền nộp
   
1   Lê Xuân Tường       c3/d1/e101/f325     0983.309798          3.000.000 đ   
2   Lê Cường               c17/e95/f325             0912.325475      
3   Phạm Chiến               c3/d1/e101/f325     0913.320973          1.000.000    
4   Nguyễn Văn Ngọ       c10/d6/e95/f325     0913218578          3.000.000    
5   Nguyễn Đức Duyên   a12/f325             0912071338          2.000.000   
6   Nguyễn Tấn Lộc         BTL PK - KQ            0982.861953          3.000.000   
7   Đào Thế Hùng       c1/d1/e101/f325     0963.043255      
8   Trần Đoàn Thưởng   d4/e95/f325     0167.8590446      
9   Vũ Đức Huấn         QK Trị Thiên             0165.8098823      
10   Lê Bá Minh                d4/e95/f325             0163.4356274      
11   Nguyễn Đình Minh        c6/d5/e95/f325     0987.485979
12   Đỗ Chí Hùng               VMH                 0913.366145
13   Nguyễn Sơn Hiền      c17/e95/f325             0903.404127      
14   Nguyễn Hữu Nam           Lái xe                     0902.181315      
   
        Cộng:                  14 người   

Tạm thời phân công: Trần Đoàn Thưởng làm kế toán chi tiêu trong cả hành trình. Phạm Chiến & Nguyễn Tấn Lộc làm trợ lý kiêm thư ký cho cả nhóm  Cheesy

Điều chỉnh lịch trình để anh em tham khảo cho phù hợp:

LỊCH TRÌNH ĐI QUẢNG TRỊ  TỪ 26 - 29/7/2012

Ngày thứ nhất: Thứ năm 26/7/2012:
 -    4g30: Xe xuất phát tại khu Vĩnh Phúc, theo đường Văn Cao - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng
-   4g45:   Điểm đón thứ nhất:  Tại Ngã ba Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng (đối diện với tòa nhà có quán cà phê Nắng Sài Gòn
                   Điểm đón thứ hai: Tại Cổng Siêu thị BigC (góc Trần Duy Hưng - Phạm Hùng).
-   5g05:    Khởi hành theo tuyến Đại lộ Thăng Long - QL 21 - Đường Hồ Chí Minh. Ăn sáng trên xe.
-   11g30:  Ăn trưa tại Tân Kỳ ( Nghệ An).
-   18g30:  Đến Đông Hà. Nhận phòng, ăn tối.

Ngày thứ hai: Thứ sáu 27/7:

Buổi sáng:

-   5g45:   Lên xe vào TX Quảng Trị. Ăn sáng trong TX Quảng Trị.
-   6g30 - 9g: Lễ cúng cơm cho anh linh đồng đội tại Đài Trung tâm và đài CTSV trong Thành cổ Quảng Trị.
-   Khoảng thời gian giữa 2 cái lễ, nhóm sẽ tranh thủ đi thắp hương những khu vực lân cận.
-    10g00 đến 11g00:  Lễ dâng hương cho anh linh đồng đội tại Chùa Cam Lộ

-   Ăn trưa tại Đông Hà.

Buổi chiều:

-   14g đi các NTLS, thăm lại Thượng Phước.
 -     16g30 đến 18g00 giao lưu:
             “CHÚNG TÔI HÁT CHO ĐỒNG ĐỘI CHÚNG TÔI NGHE”. Có sự tham gia của GV, HS các trường: Mạc Đỉnh Chi, Kim Đồng và TTCSTCQT
-Tiệc đứng  cùng anh linh đồng đội.
-Thành phần giao lưu: Toàn bộ thành viên các nhóm đã đăng ký, bạn hữu tại Quảng Trị.


Buổi tối:   Tham dự lễ tri ân đồng đội tai Thành cổ QT.

Ngày thứ ba:  Thứ bảy 28/7:
-   6g00 trả phòng, ăn sáng. Đi nốt những điểm còn lại
-   Ăn trưa trên đường. Ra Quảng Bình
-   Nghỉ tại Nhật Lệ

Ngày thứ tư:  Chủ Nhật 29/7:
-   5g00 trả phòng
-   Ăn sáng tại Hà Tĩnh
-   Ăn trưa tại Vinh hoặc Tân Kỳ. Đi lên đường HCM
-   Ăn tối trên đường ( Cúc Phương, Xuân Mai hoặc Hòa Lạc).
-   20g00 về đến Hà Nội.

  
Kết thúc chương trình

 

  
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #443 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2012, 08:42:51 pm »

TRỞ LẠI TUỔI 20...

06/03/2010 07:21

(HNM) - Trong những năm tháng của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ bước vào giai đoạn cuối, hàng ngàn sinh viên Thủ đô đã rời ghế giảng đường, lên đường ra trận với tâm thế "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phới phới dậy tương lai".

35 mùa xuân sau khi non sông đã thu về một mối, những chàng trai, cô gái ngày ấy - những người làm nên huyền thoại "mãi mãi tuổi 20" lại cùng nhau trở về chiến trường xưa, tri ân những người đã khuất…

Lên đường bằng nhiệt huyết tuổi trẻ
 
Con đường trở về chiến trường xưa đúng vào dịp 35 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những chiến sĩ - sinh viên Hà Nội như rộng mở khi có sự giúp đỡ to lớn từ quỹ "Mãi mãi tuổi 20" và càng ý nghĩa hơn khi họ lên đường với hành trang là niềm tự hào của Thủ đô Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Mùa xuân năm nay, Ban Giám đốc quỹ "Mãi mãi tuổi 20" tổ chức chương trình để những chiến sĩ - sinh viên Hà Nội thăm lại chiến trường xưa, nơi liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc, liệt sỹ Đặng Thùy Trâm và biết bao đồng đội đã chiến đấu bên nhau, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây cũng là dịp giúp thế hệ trẻ hôm nay có thêm bài học sâu sắc về tinh thần yêu nước, không quản gian khó hy sinh của những người đi trước.

Giám đốc quỹ "Mãi mãi tuổi 20" Ngô Quang Năng, một trong những chiến sĩ - sinh viên ngày ấy khẳng định: "Những năm qua, quỹ "Mãi mãi tuổi 20" đã kết nối tổ chức cho nhiều sinh viên - chiến sĩ từng chiến đấu tại chiến trường ác liệt Quảng Trị, Tây Nguyên và tham gia Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước có dịp được quay trở lại chiến trường xưa, tri ân với đồng đội cũ. Năm nay, kỷ niệm 35 năm Ngày thống nhất đất nước và nhiều sự kiện lớn… chuyến đi sẽ càng mang nhiều ý nghĩa với sự tham gia của rất nhiều người lính - sinh viên đã tham gia trực tiếp vào chiến dịch Thành cổ Quảng Trị và giải phóng Tây Nguyên…". Theo dự kiến trong hành trình, đoàn sẽ dừng lại thả hoa trên dòng Thạch Hãn, thăm Trạm xá Đặng Thùy Trâm đúng vào Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, dự mít tinh kỷ niệm giải phóng Buôn Ma Thuột (10-3)…

Vang mãi bài ca ra trận

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, họa sĩ Lê Duy Ứng - người vẽ Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng đôi mắt đã hỏng cùng rất nhiều trí thức, nhà báo, nhà văn có tên tuổi hiện nay đều từng là những người lính - sinh viên Hà Nội chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm nào.

Thời gian khắc nghiệt mải miết trôi, điểm lại những gương mặt những người lính xưa, nay đều đã luống tuổi. Dịp hội ngộ xuân này, dẫu không đủ cả nhưng những người vắng mặt vì biết bao lý do vẫn hiện diện trong bao câu chuyện tâm tình, cảm động về tình bạn, tình đồng chí, đồng đội và lòng yêu nước. Cựu chiến binh Lê Xuân Tường tâm sự: Những người lính cũ sắp bước sang tuổi 60 chúng tôi hôm nay vẫn hát mãi các bài hát của ngày ra trận vừa để nhớ bạn, vừa để thấy mình như vẫn còn có ích biết bao trong cuộc đời này. Nếu thời gian có quay trở lại, tôi dám chắc rằng những bạn bè chúng tôi sẽ lại lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Như bao đồng đội khác, nhiều năm nay, người lính này vẫn âm thầm xách ba lô về lại Quảng Trị đi tìm đồng đội. Nghĩa cử này của cựu chiến binh Lê Xuân Tường đã được đền đáp khi năm 2009 vừa qua, ông đã có trong tay thông tin quý báu về nơi yên nghỉ của 20 đồng đội cũ.

Những cựu binh 325, những người lính - sinh viên Hà Nội hào hoa ngày nào giờ ai cũng tóc hoa tiêu. Vẫn giữ mãi vẻ trẻ trung, là lính xe tăng kiệm lời nhưng cựu chiến binh Đỗ Đình Thành như thăng hoa khi nhớ lại những giây phút dẫn đầu Quân đoàn 3 tiến qua Củ Chi vào cửa ngõ Sài Gòn tham gia trận chiến trên cầu Bông. Chiếc xe của Đỗ Đình Thành đi đầu trúng đạn địch, sức ép của đạn cối làm pháo thủ trên xe ngất đi nhưng các anh vẫn giữ vững đội hình chiến đấu quả cảm lao lên phía trước mở lối cho cả đội hình xung trận. Đỗ Đình Thành, Lê Xuân Tường… đều tham ra cuộc hành quân hôm nay với một tâm thế như ngày xưa ra trận. Như những day dứt trong lời ca "Mãi mãi tuổi 20" trở thành huyền thoại hôm nay.

Có một điều ít ai biết, cùng thời điểm ra đời bài hát "Mãi mãi tuổi 20", tác giả Lê Quý Lăng đã dồn tâm sức viết lên bài hát "Nếu tôi không trở lại" dựa theo ý thơ Nguyễn Văn Thạc thay cho tất cả lời tri ân của cả một thế hệ. Lời bài hát có đoạn: Nếu tôi không trở lại, chiều Hồ Tây còn xanh trong mùa thu/Nếu tôi không trở về, hoa bằng lăng còn tím mãi không em... Cung đàn buông tiếng lòng buông trắng/Đêm Trường Sơn tiếng em vọng về!

Cảm động và chân thực biết bao khi được sống hết mình, sống có ý nghĩa.

Ngân Hạ - Bảo Hân

http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Phong-su-Ky-su/312362/tro-lai-tuoi-20.htm
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #444 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2012, 08:47:45 pm »

Kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2012):

VỀ MIỀN "CỎ CHÁY"

17/07/2012 06:37


(HNM) - Thời gian có thể khỏa lấp nhiều ký ức, song ký ức về chiến tranh, ký ức về những đồng chí, đồng đội đã anh dũng ngã xuống dọc theo những nẻo đường chiến trận năm xưa vẫn luôn khắc đậm trong tim chúng tôi, những người lính một thời xông pha lửa đạn...

Vào nhanh với các anh

- A lô! Mười phải không?
- Vâng, chào thủ trưởng, em đây...
- Sắp đến kỷ niệm 40 năm Ngày đơn vị mình chiến đấu trận đầu trong chiến dịch đánh địch phản kích, bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Cậu có thể tổ chức một số anh em vào thắp nén hương cho đồng đội còn nằm lại trong đó được không? Cánh tớ lớn tuổi rồi, sức khỏe lại không tốt lắm, nên việc này trông vào các cậu đấy…

Trung tuần tháng sáu, qua điện thoại tôi nhận được "chỉ thị" trên của Trưởng ban Liên lạc Bạn chiến đấu Trung đoàn 64 - Sư đoàn 320B, Đại tá Nguyễn Tất Thịnh, nguyên Tham mưu trưởng E64-F320B, Chánh Thanh tra Lục quân, nay nghỉ hưu tại phường Điện Biên, quận Ba Đình - Hà Nội. Từ khi nhận "lệnh" cho đến ngày lên đường, mấy chiếc điện thoại của tôi, cả điện thoại để bàn và điện thoại cầm tay không mấy lúc ngưng nghỉ. Đồng đội từ Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang… liên tục gọi về, có đồng đội mãi tận Sóc Trăng cũng gọi ra hỏi thăm chuyến hành hương. Nhiều thân nhân liệt sĩ cũng điện thoại, đề nghị cho tham gia đoàn vào Quảng Trị… Công tác chuẩn bị thật gấp gáp. Anh Nguyễn Tiến Lực (cán bộ Sở LĐ,TB&XH, hiện nghỉ hưu tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội), anh Nguyễn Đoàn Ngư (huyện Thường Tín), anh Lê Văn Trân (Ngân hàng NN&PTNT), anh Vũ Văn Bính (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cùng tôi vội nhóm họp, phân công nhau mỗi người một việc. Người lo phương tiện, người lo nơi ăn chốn ở cho đoàn, người liên hệ với các địa phương trong Quảng Trị, nơi đơn vị chiến đấu năm xưa…

Đúng "giờ G", 5h sáng 26-6, đoàn hành hương của chúng tôi gồm 36 người là CCB, thân nhân liệt sĩ từ các tỉnh, thành: Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Sóc Trăng và Hà Nội có mặt tại phía trước Ga Hà Nội. 5h10, Trưởng đoàn Nguyễn Tiến Lực, nguyên Đại đội trưởng thế hệ thứ 4 (tính từ ngày đơn vị chiến đấu trận đầu tại Quảng Trị 28-6-1972 đến ngày Hiệp định Pari được ký kết 27-1-1973) của Đại đội 7, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B dõng dạc "hạ" mệnh lệnh: "Mục đích hành quân: thăm chiến trường xưa, tri ân đồng đội; hướng hành quân: Hà Nội - Quảng Trị; đường hành quân: Quốc lộ 1; phương tiện hành quân: cơ giới...". Từng tràng pháo tay nổ ran, rộn ràng một góc sân ga. Nhiều hành khách đi tàu, nhân viên nhà ga, người lái tắcxi… chứng kiến không khí sôi động đó cũng lại gần, chúc đoàn lên đường may mắn... 5h20, chiếc ô tô khách cỡ lớn do một doanh nghiệp tại quận Hoàng Mai "tài trợ", đoàn lăn bánh ra đường Lê Duẩn rồi nhằm hướng Nam thẳng tiến...



Cựu chiến binh Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B dâng hương tri ân đồng đội. Ảnh: Quách Mạnh Hùng

Vượt chặng đường hơn nửa ngàn cây số, 10h30 sáng 27-6, đoàn chúng tôi có mặt tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Hải Trường (huyện Hải Lăng, Quảng Trị), khẩn trương thực hiện công việc đã xác định. Mặc dù đã nhiều lần trở lại chiến trường xưa, nhiều lần thắp hương tưởng nhớ đồng đội, nhưng lần này tôi vẫn không thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất, vì không kìm nén được cảm xúc của mình. Ban tổ chức phân công tôi đọc "Văn khấn anh linh liệt sĩ". Bài "khấn nôm" do chính tôi biên soạn nhưng khi đứng trước tượng đài và mộ phần đồng đội, tôi đã "ấp a ấp úng" đến mấy lần vì có cái gì đó cứ trào lên, nghẹn ngào… Giữa trưa hè nắng cháy, bất chấp những ngọn gió phơn phả hơi nóng hầm hập, mấy chục con người già có, trẻ có vẫn tỏa đi thắp hương lên hàng trăm ngôi mộ của đồng chí, đồng đội trong nghĩa trang. 11h30 đến Nghĩa trang liệt sĩ huyện Hải Lăng, 12h30 Nghĩa trang liệt sĩ xã Hải Thượng; 14h30 viếng, dâng hương, hoa tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Thành cổ Quảng Trị; chiều 28-6, đoàn viếng Nghĩa trang liệt sĩ xã Triệu Hòa (huyện Triệu Phong), thắp hương tưởng nhớ các đồng đội hy sinh trong trận chiến đấu đầu tiên của đơn vị tại bãi cát Phương Lang Đông, cao điểm 16 thuộc làng Phú Hải (xã Hải Ba, Hải Lăng); chốt cây Ba chạc ở Long Quang (xã Triệu Trạch, Triệu Phong)… Lịch thăm viếng dày đặc, nhưng ở tất cả những nơi đi qua, đoàn đều tiến hành nghi lễ theo "kiểu nhà binh": Toàn đoàn đứng trang nghiêm thành hai hàng ngang, một người đọc văn khấn, rồi các thành viên cùng tỏa đi dâng hương lên mộ phần của thân nhân, đồng đội. Chứng kiến không khí trang nghiêm mà sâu đậm nghĩa tình, mấy cán bộ địa phương "tháp tùng" đoàn đều trầm trồ: Các anh bộ đội giải phóng có khác, mấy chục năm rồi mà vẫn không quên nền nếp chính quy…

Những ký ức bi hùng

Những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7-1972, trên toàn tỉnh Quảng Trị nói chung, địa bàn huyện Hải Lăng nói riêng diễn ra nhiều trận chiến đấu vô cùng ác liệt giữa các đơn vị quân giải phóng và lực lượng phản kích của địch hòng tái chiếm Quảng Trị. Tròn 40 năm sau, một ngày cuối tháng 6, chúng tôi - những người lính năm xưa lại có dịp trở về Hải Lăng để tìm về một thời ký ức. Đang rảo bước trên con đường rợp bóng cây xanh để trở lại nơi đơn vị chiến đấu trận đầu tiên trong "Mùa hè đỏ lửa", bãi cát Phương Lang Đông (thuộc thôn Phương Lang Đông, xã Hải Ba, Hải Lăng), bất chợt anh Nguyễn Đoàn Ngư vừa giơ tay chỉ về phía trước vừa nói khá to: Chỗ kia! Chỗ kia… đúng rồi! Dải cát này bây giờ cây cối đã phủ kín, nhưng tôi vẫn nhận ra, đó là nơi đơn vị mình đánh địch trận đầu… Rồi không chờ ai hỏi lại, anh Ngư say sưa kể về trận chiến đấu của đơn vị cách nay tròn 40 năm, trận đánh ngày 28-6-1972: Lúc đó khoảng 10 giờ sáng, Đại đội 5, Tiểu đoàn 8 đang trên đường hành quân thì gặp địch đổ bộ. Anh em mình đều rất trẻ, chỉ 19, 20 tuổi, chưa có kinh nghiệm tác chiến ở vùng biển, bãi cát toàn cây lúp xúp, rất nguy hiểm… Trung đội 2 của tôi ở bìa làng, trực thăng nó đổ quân cách mấy chục mét, chúng tôi nổ súng đánh địch luôn. Trung đội 1 đi trước trung đội 2 khoảng năm, sáu trăm mét, bị địch vây kín, anh em hy sinh toàn bộ… Máy bay trực thăng địch có tới 40, 50 cái bay như trong phim Cánh đồng hoang sau này. Ở cửa mỗi máy bay trực thăng có hai tên bắn đại liên. Đại liên nó quét, anh em mình không xuống hầm, cứ núp dưới cây lúp xúp là hy sinh ngay…

- Trời!... Chả bù cho chỗ chúng tôi, trực thăng mà bay như vậy chúng tôi bắn rớt liền! - Trần Đức Mai (quê Thanh Chương, Nghệ An), cựu khẩu đội trưởng 12ly7, Đại đội 16 (Đại đội hỏa lực của Trung đoàn) thốt lên vẻ tiếc rẻ. "Hôm ở thôn Tri Bưu, một tốp trực thăng quần đi đảo lại khu vực nhà thờ, bọn tôi chờ cho nó xuống thấp, quét liền hai loạt, chỉ mất có 17 viên đạn, chúng tôi đã "vít cổ" hai chiếc xuống bãi cát. Khẩu 12ly7 ấy hiện giờ vẫn được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quân sự tại đường Điện Biên Phủ, Hà Nội…" - anh Trần Đức Mai kể.

Nghe đồng đội hồi tưởng về những ngày tháng gian khó và anh dũng năm xưa, anh Vũ Văn Bính (quê Thái Bình, chiến sĩ hỏa lực Đại đội 6, Tiểu đoàn Cool cũng "góp chuyện": Ngày 2-7 là ngày không thể quên đối với tôi. Ngay từ sáng sớm chúng tôi đã chuẩn bị xong súng đạn chờ lệnh, vừa căng thẳng, vừa hồi hộp. Cả mặt trận im ắng như chưa hề có chiến tranh, sự vắng lặng không bình thường báo hiệu một sự kiện không bình thường! Được lệnh lên đường, chúng tôi lặng lẽ tiến quân, mũi tôi đi có cả Tiểu đoàn phó Nguyễn Đức Long. Khi phát hiện địch lố nhố phía trước, chỉ cách không đầy 200m chúng tôi báo cáo Tiểu đoàn phó, anh Long bảo một đồng đội đi cạnh tôi là anh Đoàn Tất Liệu giữ càng súng trung liên (anh Liệu được trang bị trung liên RPD) để anh Long bắn, tiếng súng nổ diệt địch của anh Long đồng thời là hiệu lệnh tấn công. Tất cả anh em chúng tôi cùng ào lên và đồng thanh hô xung phong, xe tăng của ta cũng ầm ầm lao tới, địch bị đánh bật ra khá xa. Đột nhiên tôi thấy phía trước một quầng lửa rất lớn trùm lên một chiếc xe tăng của ta và tiếng đạn nổ rất gắt, một bụi cây sim rất to trước mặt tôi biến mất, tiếng đạn cối cá nhân (M79) cạch - đùng liên tục xung quanh, tôi phải vừa bắn vừa di chuyển liên tục. Bỗng tôi nghe một tiếng nổ chát chúa phía trước mặt. Trời đất tối sầm. Đầu và ngực tôi rát bỏng. Một lát sau máu trên đầu tôi chảy xuống ướt hết nửa mặt, rất khó thở, lúc ấy tôi mới biết mình bị thương… Nghe tiếng tôi gọi, anh Hồng y tá chạy băng băng từ tuyến sau lên gỡ băng gạc để buộc vết thương cho tôi, nhưng tay anh run quá không gỡ được, tôi phải dùng răng cắn ra để lấy miếng gạc đắp lên ngực. Băng bó xong, tôi đứng lên để di chuyển thì bị ngã ngồi xuống, một phần do thắt lưng của tôi đeo mấy băng đạn trung liên và mấy quả lựu đạn nên không thể đứng dậy được. Tôi đành phải tháo thắt lưng bỏ lại. Dù mất nhiều máu, tôi vẫn còn tỉnh táo để vùi bao đạn, ổ đạn, ổ quy lát và nòng súng vào cát ướt, một tay giữ gạc để thở, mặc cho vết thương trên đầu máu vẫn chảy ròng ròng, một tay tôi cầm quả lựu đạn giật nổ tức thì. Thấy tôi đứng lên khó khăn, anh Túy (Cao Hữu Túy), Trung đội trưởng Trung đội 1 Đại đội 6 cõng tôi chạy được một lúc thì nghe trong bụi cây lúp xúp có tiếng kêu "anh Túy ơi cứu em với, em bị gẫy đùi rồi…". Nghe tiếng kêu và phát hiện thấy anh Túy cõng tôi, địch hò nhau lên định bắt sống. Lúc này tôi đã khỏe hơn nên bảo anh Túy: "Anh cho em xuống, em tự đi được rồi, anh để súng lại em yểm hộ, anh vào cõng thằng Luận ra", sau đó tôi một mình rút về đơn vị, được anh Hùng (Quách Mạnh Hùng) chính trị viên phó đại đội gọi mọi người ra băng bó cho tôi. Anh Hùng nói "cậu Liệu bị thương vào tay, nếu cậu đi được thì tiếp tục hỗ trợ nhau lên bệnh xá tiểu đoàn". Chúng tôi vừa ra khỏi thôn Phương Lang Đông thì B52 đến ném bom, khói lửa mịt mù… Đến bệnh xá tiểu đoàn cùng lúc đội vận tải khiêng Tiểu đoàn phó Long vào cấp cứu, anh vừa bị thương vừa bị bỏng rất nặng. Nằm kề nhau tôi nghe anh Long gọi anh Hợi, y sĩ: "Hợi ơi mày cho tao phát đạn đi tao đau quá không chịu được nữa", rồi anh lại cầm tay tôi bảo "cậu nào đây, bảo thằng Hợi nó cho tôi phát đạn đi, đau quá không chịu được nữa rồi"… anh cứ nói liên tục, liên tục cho đến lúc lịm đi. Tôi nằm cạnh mà không cầm được nước mắt. Thương thủ trưởng, thương đồng đội mà bất lực không giúp gì được. Vết thương quá nặng, cuối cùng anh Long mãi mãi ra đi, lúc đó chừng hơn 7 giờ tối…

- Nhanh lên mấy "ông Giải phóng" ơi, cứ thũng thẵng kiểu ấy thì cả tháng cũng không đi hết được các điểm, còn nhiều chỗ chờ đợi các ông lắm đấy…" - câu chuyện của chúng tôi đang lên cao trào thì bị "phanh" lại vì lời nhắc của đồng chí Lê Văn Thạnh, Bí thư Đảng ủy xã Triệu Trạch, người tháp tùng đoàn chúng tôi trong những ngày thăm lại Mặt trận cánh Đông năm xưa. Nghe "lệnh" của "cán bộ giao liên", đoàn hành hương vội lên xe, tiếp tục lộ trình…

(Còn tiếp)

Đào Duy Mười

http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Phong-su-Ky-su/553440/ve-mien-co-chay.htm
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2012, 09:04:37 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #445 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2012, 08:59:48 pm »

Kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2012)

VỀ MIỀN "CỎ CHÁY"
(tiếp theo)
18/07/2012 06:46

(HNM) - Chiến tranh đã lùi xa, Tổ quốc đã hòa bình, thống nhất nhưng đâu đó vẫn còn hàng ngàn, hàng vạn chàng trai, cô gái một thời "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" nằm lại mãi mãi ở góc núi, chân đèo, hay nơi rừng sâu núi thẳm...

Còn đó những nỗi niềm

- Các anh ơi, anh Bảo em hy sinh ở chỗ nào?
- Lâu quá rồi, không nhớ rõ được! Nhưng chắc chắn ở quanh khu vực này, có lẽ gần cây ba chạc...



CCB dâng hương tri ân đồng đội tại Đài Liệt sĩ Thành cổ Quảng Trị.

Tròn 40 năm sau ngày đơn vị chiến đấu trận đầu, chiều 28-6 chúng tôi mới có dịp đưa Lục Thị Lan, em gái liệt sỹ Lục Thế Bảo (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì) về thăm nơi người anh của cô ngã xuống - chốt Long Quang, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Nghe lời đồng đội của anh, Lan cầm bó hương đang rực cháy cắm xuống dải cát xung quanh cây ba chạc (vốn được coi là "tọa độ lửa" của chốt Long Quang) nhưng hồi lâu cô vẫn không cắm được nén hương nào...

- Đất ở đây sao cứng thế?
- Không, ở đây chỉ có cát thôi mà... Em cứ bình tĩnh...
- Anh ơi, anh Bảo ơi... Mấy chục năm rồi em mới đến được nơi anh hy sinh. Anh có khôn thiêng thì chỉ cho chị Ninh và em biết chính xác anh đang ở ngôi mộ nào trong nghĩa trang liệt sỹ...

Vừa nức nở kêu khấn vong linh người anh, Lan vừa quỳ xuống, run rẩy vốc từng vốc cát xung quanh gốc cây ba chạc, bỏ vào chiếc túi ni lông... Nhìn cảnh ấy, hết thảy anh em chúng tôi đều không cầm được nước mắt. Với tôi, đây còn là hình ảnh khó có thể quên kể cả trong những năm tháng chinh chiến và quãng đời làm báo mấy chục năm sau này...

Bên một ngôi mộ ở Nghĩa trang liệt sỹ xã Triệu Trạch, bà Lục Thị Ninh 67 tuổi, chị ruột liệt sỹ Lục Thế Bảo kể trong nước mắt: "Năm đó, em tôi vừa học hết phổ thông thì xung phong nhập ngũ, từ ngày lên đường không một lần về thăm nhà. Khi nhận được giấy báo tử, bố mẹ tôi ốm thập tử nhất sinh... Cấp trên chỉ cho biết em tôi hy sinh ở Mặt trận phía Nam, không biết mộ phần ở đâu. Mãi gần đây, qua nhiều nguồn thông tin và nhờ "nhà ngoại cảm", chúng tôi mới nhận được phần mộ của em mình...".

Trong khói hương ngào ngạt, nhìn tấm bia bằng đá cẩm thạch, dưới ngôi sao vàng 5 cánh có dòng chữ "Liệt sỹ Lục Thế Bảo..." được đặt ở phía trước tấm bia có dòng chữ "Liệt sỹ chưa biết tên", chúng tôi không khỏi chạnh lòng. "Bao giờ và có cách nào để trả lại tên cho các đồng đội của chúng tôi đang xếp từng hàng, từng hàng lặng im trong nghĩa trang này và hàng chục nghĩa trang khác ở Quảng Trị?"- Ai đó trong chúng tôi đã thốt lên như vậy.

Khi chúng tôi dâng hương, viếng các anh hùng liệt sỹ và đồng đội tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Hải Lăng, anh Ngô Trung Hà (em trai của liệt sỹ Ngô Văn Thắng, quê huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) kể: "Anh em đi bộ đội vào Nam chiến đấu rồi hy sinh. Nhà có 9 anh chị em, 5 gái, 4 trai thế mà nhiều khi bố mẹ em chỉ hỏi "thằng Thắng đâu"... Bố em mất rồi, mẹ em năm nay 97 tuổi, lúc nhớ lúc quên nhưng cụ thường xuyên bảo: "Anh chị em chúng mày sao không đi tìm thằng Thắng về cho tao, nó đi đâu mà lâu thế?...". Thương mẹ, nhớ anh, chúng em dốc tâm sức dò tìm thông tin qua đồng đội của anh và địa phương nơi anh hy sinh, đến nay bước đầu xác định hài cốt của anh Thắng đã được quy tập về Nghĩa trang liệt sỹ huyện Hải Lăng, nhưng lại nằm trong số hàng trăm ngôi mộ "Liệt sỹ chưa biết tên"...

Cùng hành hương với chúng tôi còn có các anh chị: Nguyễn Văn Nhớ (em ruột của liệt sỹ Nguyễn Văn Ghi, quê ở xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội); chị Doãn Thị Ngói (em gái của liệt sỹ Doãn Văn Cố, quê ở xã Phương Đình, huyện Đan Phượng); chị Nguyễn Thị Luận (em gái của liệt sỹ Nguyễn Mạnh Chất và liệt sỹ Nguyễn Trọng Hiển, quê ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) và anh Nguyễn Việt Hồng (em trai của liệt sỹ Nguyễn Việt Cường, quê ở xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm). Các thân nhân liệt sỹ vào Quảng Trị trong chuyến đi lần này mỗi người có hoàn cảnh, cuộc sống khác nhau nhưng đều chung tâm nguyện là được thấy những cảnh vật, được nghe những câu chuyện về nơi người thân của mình đã chiến đấu và ngã xuống; được thắp lên mộ phần của người thân, của các anh hùng liệt sỹ hy sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước... Thế nhưng có một điều khiến chúng tôi, những CCB cứ day dứt suốt chuyến đi và có thể mãi day dứt đến suốt cuộc đời, đó là hầu hết các anh, các chị đều chưa xác định được mộ phần của người thân đang hiện hữu nơi nào trên mảnh đất Quảng Trị đầy nắng gió này...

Trong số thân nhân liệt sỹ, có thể nói chị Doãn Thị Ngói là người may mắn hơn cả khi tìm được mộ phần của anh trai mình. Liệt sỹ Doãn Văn Cố hiện đang yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn. "Anh ơi, anh đi bộ đội từ khi em còn quàng khăn đỏ, được một lần anh về cho kẹo... Nay em đã trên 60 tuổi... Bố mẹ và các anh chị đã mất, chỉ còn mỗi chị Hai nhưng lại già yếu, chị đã hơn 80 tuổi rồi anh ạ... Trước hôm vào đây em đã hỏi các cháu con bác Ba, bác Tư có thu xếp để đưa hài cốt của anh về được không, nhưng các cháu đều bảo "chúng cháu chưa có điều kiện...". Em là phận gái về nhà chồng, chồng em là thương binh, ốm yếu bệnh tật luôn... Anh ơi, anh tha lỗi cho em..." - Trong làn khói hương ngào ngạt, những tâm sự trong tiếng nấc của chị Ngói bên mộ người anh liệt sỹ khiến tôi sửng sốt và tự vấn "sao lại vô tâm đến vậy, sao không hiểu được hoàn cảnh của chị?". Chị Ngói là vợ anh Nguyễn Văn Sửu, Đại đội phó Đại đội 7, một trong những người chỉ huy của tôi trong những tháng ngày chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị. Anh Sửu, chị Ngói ơi! Em tự hứa với lương tâm mình sẽ gắng sức cùng đồng đội và bạn bè gần xa giúp anh chị sớm đưa được anh Doãn Văn Cố trở về quê lụa thân yêu ...

Thắm mãi tình đồng đội


Được tin có đoàn hành hương về chiến trường xưa, tri ân đồng đội, nhiều CCB sinh sống tại những vùng quê rất xa xôi, cuộc sống còn nhiều khó khăn như anh Nông Phương Bắc, "lão tiều phu" ở huyện miền núi Lục Nam; anh Dương Đức Thiện, "ông lang vườn" ở huyện Tân Yên (Bắc Giang), anh Đỗ Xuân Bình ở Vũ Thư (Thái Bình)… và đặc biệt là anh Trần Đức Mai, sinh sống tận tỉnh Sóc Trăng cũng điện thoại, yêu cầu được tham gia đoàn... Anh Trần Đức Mai còn mang cả "gia tài" là hai đứa con, một gái, một trai ra thăm "nơi cha và đồng đội chiến đấu". Hầu hết các CCB tham gia đoàn hành hương là thương binh, có người là thương binh nặng hạng 1/4 như anh Nguyễn Đoàn Ngư (huyện Thường Tín); anh Vũ Văn Bính (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thương binh hạng 2/4), anh Ngô Xuân Đương (quận Tây Hồ) 76 tuổi, vừa hồi sinh sau cơn tai biến...

Sức khỏe của mình không tốt lắm, nhưng mấy lần vào Quảng Trị, thấy trong đó còn nhiều liệt sỹ chưa biết tên quá, mình không thể đành lòng. Mình đã hứa với anh em là sẽ cố làm hết sức để góp phần "trả lại tên" cho các anh em và nếu có điều kiện thì đưa họ về với quê hương, gia đình... Anh Ngô Xuân Đương tâm sự. Các anh Dương Đức Thiện, Nông Phương Bắc, Bùi Thế Ngọc cũng bộc bạch: "Chúng tôi thật có lỗi vì hồi ở chiến trường đều là quân y sỹ nhưng nhiều khi không giành lại được mạng sống cho đồng đội vì các anh ấy bị thương nặng quá. Hết chiến tranh, vì cuộc sống đưa đẩy, chúng tôi vẫn chưa một lần vào thăm viếng các anh. Lần này biết tin có đoàn vào chiến trường xưa, chúng tôi không thể không có mặt, trước hết là muốn tự tay thắp nén hương lên mộ phần của đồng đội, sau là để tạ lỗi, mong được các anh thông cảm cho những thiếu sót của mình". Dưới nắng hè cháy bỏng, những mái đầu bạc trắng rưng rưng bên mộ đồng đội, những lời khấn như tiếng nói từ đáy lòng, tiếng nói của tình đồng chí, đồng đội sâu đậm.

Nói về tình cảm của các CCB đơn vị đối với đồng chí, đồng đội đã ngã xuống, không thể không kể đến sự quan tâm đến cháy bỏng của cựu Trung đoàn trưởng Ngô Công Nội và vợ là bà Nguyễn Thị Nền. Ông bà Trung đoàn trưởng (anh em trong đơn vị thường gọi như vậy) hiện ở làng Mễ Trì Thượng, xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội. Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, vừa nghỉ hưu, nhờ sự trợ giúp của bà xã, cựu Trung đoàn trưởng đã truy tìm được khá nhiều họ tên, địa chỉ của anh em rồi nhóm họp, thành lập "Ban liên lạc bạn chiến đấu" của đơn vị. Từ đó đến nay, bên cạnh việc động viên, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, Ban liên lạc đã tổ chức cho hàng trăm lượt CCB đi thăm chiến trường xưa, viếng đồng chí, đồng đội. Có lần "bà Trung đoàn trưởng" còn mua sắm, mang theo đến… 6 bao tải hương thắp, vàng mã vào Quảng Trị... Cựu Đại đội trưởng Đại đội 6, Tiểu đoàn 8 - Thiếu tướng Giang Văn Thành, Anh hùng LLVT, Phó Giám đốc Trường Sỹ quan Chính trị, cũng là người nặng lòng với đồng chí, đồng đội. Thuộc lớp tân binh Thái Bình nhập ngũ tháng 12-1971, Giang Văn Thành chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công và luôn sẵn sàng xả thân vì đồng đội. Có lần Giang Văn Thành và một số anh em (trong đó có tôi) đi trinh sát ban đêm để xây dựng phương án tác chiến. Địch phát hiện, ném lựu đạn rồi bắn xối xả. Tôi bị thương, lăn xuống hố bom thì không biết gì nữa. Sau này tôi được biết, chính anh Thành đã vòng đi vòng lại gần tiếng đồng hồ mới tìm được tôi và cõng về tuyến sau... Nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8, Đại tá Hoàng Điệp, hiện nghỉ hưu tại phường Điện Biên (quận Ba Đình) kể về ân nhân của mình khi ông chỉ huy đơn vị giữ chốt Long Quang. Từ sau 1975 đến nay Giang Văn Thành đã trực tiếp và giúp đỡ các gia đình đưa được 10 đồng đội hy sinh từ chiến trường Quảng Trị về quê tại Thái Bình, Nam Định, Hà Nam...

"Trở về đời thường, tôi tình nguyện làm quản trang. Làm quản trang không có chế độ chi mô, một tháng được cấp trăm ngàn để mà hương khói cho liệt sỹ, còn chỉ làm theo tự nguyện. Vì sao tự nguyện như vậy? Vì nếu trong chiến đấu tôi hy sinh thì không biết hôm nay đã tìm được xác chưa? Không biết nằm trong cồn cát hay chỗ nào đó? Cho nên bây chừ còn sống và nguyện đến lúc về với tổ tiên, tôi sẽ cố hằng ngày cầm từng nén hương đi khắp nghĩa trang để thắp cho các liệt sỹ, mong các anh yên giấc nghìn thu". Lời bộc bạch của anh Phan Tư Kỳ, nguyên Xã đội trưởng xã Triệu Trạch cũng là "lời kết" về chuyến hành hương thăm chiến trường xưa của chúng tôi. Chia tay Quảng Trị trong cái nắng hè cháy bỏng, nhưng tất cả chúng tôi cảm nhận mảnh đất này không còn "mùi cỏ cháy" mà rực cháy tình yêu thương, rực cháy tình đồng chí, đồng đội.

Đào Duy Mười

http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Phong-su-Ky-su/553556/ve-mien-co-chay.htm



Thiếu tướng Giang Văn Thành, AHLLVT, nguyên đại đội trưởng c6/d8/e64/f320B năm 1972.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2012, 09:07:28 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
longnd.vn
Thành viên
*
Bài viết: 17


Người Ơi Hãy Về!


« Trả lời #446 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2012, 08:26:59 am »

Chào các bác cựu chiến binh và anh em trong diễn đàn. Nếu bác nào tham gia hoặc biết về các trận đánh năm 1972 ở khu vực Tân Biên, Khu Suối Nước Tây Ninh Trong xin hãy kể lại và cho biết thông tin. Longnd.vn xin chân thành cảm ơn
Logged

Hãy yêu hỡi người dù quê ta đất cằn đá sỏi
Hãy thương hỡi người sông vắng lẻ loi con đò
Hãy tin hỡi người sương gió không hề nhạt phai
Câu hát ru lòng ta. ơi người ơi hãy về
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #447 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2012, 04:40:20 pm »

Điều chỉnh lại danh sách và lịch trình đi QT

DANH SÁCH CCB ĐI QUẢNG TRỊ
( Từ 26/7 đến 29/7/2012 )

Trưởng xe :     Lê Xuân Tường               ĐT   0983.309798

TT   Họ và Tên               Đơn vị chiến đấu      Điện thoại            Tiền nộp
  
1   Lê Xuân Tường       c3/d1/e101/f325     0983.309798          3.000.000 đ  
2   Lê Cường               c17/e95/f325             0912.325475      
3   Phạm Chiến               c3/d1/e101/f325     0913.320973          1.000.000    
4   Nguyễn Văn Ngọ       c10/d6/e95/f325     0913218578          3.000.000    
5   Nguyễn Đức Duyên   a12/f325             0912071338          2.000.000  
6   Nguyễn Tấn Lộc         BTL PK - KQ            0982.861953          3.000.000  
7   Đào Thế Hùng       c1/d1/e101/f325     0963.043255      
8   Trần Đoàn Thưởng   d4/e95/f325     0167.8590446      
9   Vũ Đức Huấn         QK Trị Thiên             0165.8098823      
10   Lê Bá Minh                d4/e95/f325             0163.4356274      
11   Nguyễn Đình Minh        c6/d5/e95/f325     0987.485979
12   Đỗ Chí Hùng               VMH                 0913.366145
13   Nguyễn Sơn Hiền      c17/e95/f325             0903.404127
14   Thái Hồng Sơn          c3/d1/e101/f325        0906.311251
15   Nguyễn Hữu Nam           Lái xe                     0902.181315      
  
        Cộng:                  15 người  

SơnTH hiện đang công tác tại Vinh, nên lộ trình của nhóm sẽ thay đổi tuyến hành quân vào để đi qua Vinh đón Sơn

LỊCH TRÌNH ĐI QUẢNG TRỊ  TỪ 26 - 29/7/2012

Ngày thứ nhất: Thứ năm 26/7/2012:
 -    4g30: Xe xuất phát tại khu Vĩnh Phúc, theo đường Văn Cao - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng
-   4g45:   Điểm đón thứ nhất:  Tại Ngã ba Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng (đối diện với tòa nhà có quán cà phê Nắng Sài Gòn
                   Điểm đón thứ hai: Tại Cổng Siêu thị BigC (góc Trần Duy Hưng - Phạm Hùng).
-   5g05:    Khởi hành theo tuyến quốc lộ 1. Ăn sáng trên xe.
-   11g30:  Ăn trưa tại Vinh.
-   18g30:  Đến Đông Hà. Nhận phòng tại KS Thuận An, ăn tối.

.........

Ngày thứ tư:  Chủ Nhật 29/7:
-   5g00 trả phòng
-   Ăn sáng tại Hà Tĩnh
-   Ăn trưa tại Vinh. Đi lên đường HCM
-   Ăn tối trên đường ( Cúc Phương, Xuân Mai hoặc Hòa Lạc).
-   20g00 về đến Hà Nội.

Như vậy là cả 3 thằng lính SV ĐHXD của c3 chúng tôi còn sót lại đều có mặt trong chuyến trở lại với đồng đội mình tại mảnh đất Quảng Trị nóng bỏng này.

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Bảy, 2012, 08:34:42 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
jupitercocs
Thành viên
*
Bài viết: 44


« Trả lời #448 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2012, 05:52:02 am »

bác Tường cho SĐT để tiện liên lạc nhé ! (jupitercocs@yahoo.com.vn )
Chào jupitercocs lâu mới thấy xuất hiện ,C5 chúng tôi cũng xuất phát từ Hải phòng ngày 24/7 ở nhà Trung tá Sáng Sở dầu .rút kinh nghiệm năm ngoái 20 h mới vào đến bến thả hoa thì lễ lạt đã gần xong chỉ còn một ít văn nghệ ...
   Năm nay đi sớm hẳn vài ngày cho đàng hoàng ,hẹn gặp nhau ở Quảng trị .
vưỡn theo dõi các bác thường xuyên đấy chứ ! Bác cho nhà em số đt để a lố a lồ cho nhau nhé !
Logged
thị nở 78
Thành viên
*
Bài viết: 86


« Trả lời #449 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2012, 11:58:43 am »

Dạ chào các anh 19C ạ ! em Nở leo trèo mạng, thấy Website của Hội Nhà văn có đăng phần giới thiệu của bac tralientay mở đầu  trong quyển tập thơ Mây trên trời Quảng Trị của bac NTL , Nở đã đọc nhiều lần đoạn này  rồi , nay  đọc lại vẫn thấy lòng xúc động khôn cùng .Nhân tiện ngày 27/7 biết các bác có chuyến đi trở về Quảng Trị viếng mộ Liệt sĩ , Nở xin copy về đây tặng các anh 19C kính mến .
Thơ của người lính bốn mươi năm sau chiến tranh
Hồ Tú Bảo - 19-07-2012 02:14:28 PM

VanVN.Net - Tập thơ Mây trên trời Quảng Trị (Nguyễn Trọng Luân) gồm 32 bài, phần lớn viết trong thời gian gần đây. Có thể nói cốt lõi của tập thơ là “lời của người sống sót” từ chiến tranh và bốn mươi năm sau nói với những đồng đội đã chết và những người đang sống. Quanh cái cốt lõi ấy, sự hoà quyện giữa tình cảm và nghệ thuật ở các bài thơ đã động đến nơi sâu thẳm của lòng người, làm bao người luôn ứa nước mắt khi đọc những lời của người lính cũ này.



Bìa tập thơ Mây trên trời Quảng Trị

Nguyễn Trọng Luân là một người lính của những năm cuối trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, giải phóng đất nước. Anh rời giảng đường trường Đại học Cơ điện Bắc Thái đi bộ đội khi học hết năm thứ hai, cùng với hàng ngàn sinh viên các trường đại học được huy động tham gia quân đội. Anh là lính sư đoàn 320A chiến đấu ở Tây Nguyên, mặt trận B3, và đi tới tận Sài Gòn những ngày cuối của cuộc chiến tranh. Thống nhất đất nước, Nguyễn Trọng Luân trở về học tiếp đại học, trở thành một kỹ sư cơ điện và rồi một giám đốc, lăn lộn nhiều năm với cuộc mưu sinh của xí nghiệp mình. Nhưng gần bốn mươi năm qua, những ngày tháng chiến trường, những đồng đội đã nằm lại trên những mảnh đất quê xa vẫn luôn ám ảnh Luân.

Hầu hết những bài thơ của Nguyễn Trọng Luân như ùa về và được viết ra trong khoảnh khắc, nhưng là những khoảnh khắc được nối từ muôn ngàn khoảnh khắc của bốn mươi năm trước, từ chiêm nghiệm một đời người, từ khắc khoải khôn nguôi về những đồng đội đã hy sinh.

Những bài thơ của Nguyễn Trọng Luân làm nhiều người xưa đã từng yêu thơ nhưng nhiều năm qua thờ ơ với thi đàn, bỗng chợt yêu quý lại thơ ca, thấy thơ ca nói hộ lòng mình rất nhiều.

Tập thơ bắt đầu bằng một bài thơ viết trong Tết Nhâm Thìn vừa qua, Thoáng mùa xuân đã bốn mươi năm. Người giám đốc đã nén lòng bao năm dồn sức cho công việc, nay bỗng được tự do về với ngày xưa, ngơ ngẩn lơ mơ với cái xa cái gần

Thoáng ngẩn ngơ xuân bay qua thềm
Thoáng lơ mơ bạn về trong mưa
Pháo hoa ngoài hồ gần mà như xa
Pháo kích đêm xa mà như lại gần


Và chợt nhận ra cái ngày mình đi lính thoắt đấy đã bốn chục năm, trong mùa xuân ấm áp càng thấm thía rằng mình là người trở về và thương nhớ bạn nằm lại chiến trường

Năm nay là tròn bốn mươi năm
Mình thì thoát bạn thì nằm máu loang trên cỏ
Cả cỏ nữa cũng cháy bầm như máu đổ
Mùa mưa về lũ liếm máu bạn tôi

Những người lính ấy đã luôn sẵn sàng đón nhận cái chết, tình cảm có ngậm ngùi nhưng không bi lụy dù họ biết khi vào trận đánh mình có thể ngã xuống

Phút giao thừa ta bạn khóc ôm nhau
Lau nước mắt rồi lao lên trận địa
Biết mùa xuân ngan ngát ở trên đầu


Cũng trong mùa Xuân, người lính ấy chợt nhận ra và ý thức rõ hơn về dấu ấn thời gian với thế hệ mình. Người ngã xuống đã mãi mãi tuổi hai mươi, người sống sót trở về sau bốn mươi năm nay cũng sang tuổi sáu mươi.

Phần hai của Mây trên trời Quảng Trị là những bài thơ đầy xúc động về những nghĩa trang liệt sĩ, mà chỉ với tấm lòng người lính Nguyễn Trọng Luân mới có những hình ảnh gan ruột và cách nhìn sáng tạo như vậy trong thơ. Đấy là một đêm tháng Bảy nức nở khi thắp nến thả hoa trong bừng bừng lửa cháy trên dòng Thạch Hãn

Tháng Bảy này áp mặt xuống dòng sông
Nghĩa trang dưới kia bia mộ xếp hàng dài ra bể

… là nhức nhối khi mười ngàn đồng đội chết trong nóng bỏng mùa hạ và nghĩa trang giờ “nắng cứ nung ràn rạt”, để “chết rồi xương cốt còn đổ mồ hôi” nên cả “một sư đoàn trên đồi cao mấy chục năm không ngủ”. Không chỉ nhớ đồng đội hy sinh ở chiến trường chống Mỹ, Nguyễn Trọng Luân cũng hằn sâu trong ký ức những nấm mồ liệt sĩ nơi biên cương trong cuộc chiến tranh biên giới ngày 17.2.1979. Những vần thơ nhắc nhở mỗi chúng ta về nghĩa vụ với đất nước

Các anh đứng làm dậu phên che tổ quốc
Dẫu các anh không thể nào về được
Mắt vẫn trừng ngược gió bấc trong đêm

Bài thơ Đêm cuối cùng mẹ ru con viết tặng mẹ liệt sĩ Phí Văn Măng ngày đưa hài cốt anh về quê là một trong những bài thơ cảm động nhất của tập thơ

Mẹ bồng con à ơi
Hài cốt quấn vuông vải mới
Có tã lót nào đau xé lòng đến thế?
Mẹ ru con quằn quại tiếng trống kèn


Liên tưởng độc đáo về vuông vải bọc hài cốt người con liệt sĩ như tã lót quấn quanh đứa con bé bỏng ngày xưa đã động đến nơi sâu thẳm của lòng người. Mẹ bồng hài cốt con, à ơi ru như ru đứa con thơ bé ngày nào. Cũng trong mạch thơ này, Cuộc hành quân về bên mẹ viết tặng đồng đội Hoà trên chiếc xe lăn đưa hài cốt đồng đội từ Nam về Bắc đã giải thích vì sao người lính thương tật ấy có thể làm một điều tưởng không sao làm nổi, dẫu “đi bằng đôi chân đồng đội”

Mấy chục năm sau hành quân vẫn thế
Đồng đội dìu nhau ngân ngấn mắt khi cười
Thì thầm với người đã khuất
Tôi đang trở về với tuổi trẻ đời tôi


Tây Nguyên là mảnh đất đã gắn một phần tuổi trẻ của tác giả, nơi muỗi bu đen thân sốt rét, nơi những ngày mưa rừng đói quay đói quắt… nên kỷ niệm về Tây Nguyên của Nguyễn Trọng Luân không bao nguôi ngoai.

Quảng Trị là nơi tác giả thường trở về cùng những người lính sinh viên nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971 và những ngày đầu 1972. Về với Quảng Trị là về với ký ức của dòng sông và bầu trời bom đạn năm xưa, với thành cổ bom đạn năm xưa, với những người dân đôn hậu và chịu đựng năm xưa. Và quay quắt nỗi nhớ đồng đội

Mây chỉ là mây chứ nỏ có chi mô!
Nhưng tôi thấy cứ ngàn ngàn nấm mộ
Cứ mỗi lần tôi qua Quảng Trị
Những bạn bè tôi giăng giăng ở trên đầu


Nhưng lòng người đã dịu lại khi gặp “em gái tan trường, áo dài buông ngang dòng Thạch Hãn” và “tiếng hò ngọt con thuyền xuôi Cửa Việt”, và gợi lên hy sinh của những người lính sách đèn dang dở đã mang lại yên tĩnh cho người đang sống, và sự yên tĩnh biết ơn của vạn vật với người đã khuất

Mặt trời rất đỏ
Tiếng chim cu rất hiền
Những trang sách dang dở mãi xanh.

Khi nhập ngũ chàng lính trẻ Nguyễn Trọng Luân chưa hề có một “mối tình vắt vai”, nhưng những bài thơ về con gái của anh thật là lính. Cùng Về đèo Ngang đi anh nơi “đèo buông dằng dặc gió trời” và “quả cà nén quăn lưỡi bữa cơm chiều” của người con gái Hà Tĩnh, là Nỗi nhớ hoa cỏ may về một người con gái Củ Chi. Đã nhiều người làm thơ về hoa cỏ may và thật không dễ để nói được điều gì mới về loài hoa cỏ này, về cái bồi hồi “nhặt cỏ may trên gấu quần con gái”. Và cỏ may găm gấu quần năm xưa nay găm vào ký ức trong một tứ thơ đặc sắc

Hoa găm ngược vào tiếng sóng
Đêm Bến Đình em gỡ nhớ ngày xưa.


Hai bài thơ của Luân về sự hy sinh của những người con gái cũng làm người đọc xao động tận đáy lòng. Đấy là Hang Tám Cô khi bao gương lược, bao kim chỉ những người lính để dành mang về nhưng các cô gái thanh niên xung phong đã bị bom vùi lấp kín cửa hang. Đấy là Nước mắt tháng Ba chỉ mấy dòng ngắn ngủi nhưng sự hy sinh lặng lẽ, nhịn nhường của các chị các em, làm người đọc rơi thật nhiều nước mắt vì thương biết bao nhiêu

Ngã xuống rồi vẫn là thân con gái. Mộ chí của các em nhỏ nhắn gọn gàng. Dù ở giữa đại ngàn vẫn nhịn nhường đồng đội. Ngày qui tập anh chị em cùng tụ hội, để các anh đi trước em ở lại, về sau.

Rất nhiều chàng lính trẻ đã ra trận với bóng hình một người bạn gái, dẫu chỉ là những tình cảm mong ước tận lúc hy sinh, “Chôn bạn nơi cửa rừng trong ba lô còn lại. Tấm ảnh nhỏ nhoi cô bạn gái cùng trường”. Bài thơ Luân muốn đưa vào cuối tập thơ Ngỡ là yêu chính là tiếng nói của bao chàng lính trẻ

Ngỡ như
              rồi có hy sinh
Có người
               con gái
                              khóc mình đêm đêm

Thơ Nguyễn Trọng Luân giàu hình ảnh và liên tưởng, và có nhiều liên tưởng độc đáo. Đấy là khi Luân nhìn dòng Thạch Hãn như thấy một nghĩa trang dưới lòng sông với “bia mộ xếp hàng dài ra bể”, là liên tưởng vuông vải người mẹ liệt sĩ quấn hài cốt con như tã lót mẹ bồng con tuổi ấu thơ, là nhìn người lính bảo vệ biên thuỳ như “dậu phen che tổ quốc”, là nhìn mây trên trời Quảng Trị như “bạn bè tôi giăng giăng ở trên đầu”, là nhìn thấy trong lòng thành cổ một trường đại học nơi “hàng ngàn sinh viên quân phục xanh tưng bừng vào lớp”...

Những bài thơ của Nguyễn Trọng Luân là lời bốn mươi năm sau chiến tranh nói về những người lính đã hy sinh, những nữ thanh niên xung phong đã hy sinh. Nhưng lẽ nào đấy không phải lời gửi tới những người đang sống, tới trách nhiệm của họ với bao người đã hy sinh vì đất nước?

Điều độc đáo là tập thơ của Nguyễn Trọng Luân đã “ra đời trong vòng tay đồng đội”. Xưa nay mỗi người làm xong một bài thơ thường đưa vài bạn bè thân quen góp ý. Nhưng không biết có bao giờ và có ai chưa, khi làm xong mỗi bài thơ hay lục được một bài thơ cũ lại gửi cho cả một diễn đàn. Riêng với tập thơ Mây trên trời Quảng Trị, Nguyễn Trọng Luân đã được sự giúp đỡ của nhóm bạn bè, đồng đội để xuất bản đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Quảng Trị, góp thêm một tiếng nói, một gửi gắm tới những người đang sống và những thế hệ mai sau.

Theo: Hồ Tú Bảo (Lính trinh sát Sư đoàn 325)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM