Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 03:55:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 4  (Đọc 264793 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #370 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2012, 08:30:47 am »

@DucK8D5: Cám ơn về những vần thơ bác tặng.
Trích dẫn
Qua rồi lửa khói ngút trời
Các Anh hãy nở nụ cười lạc quan
     Vinh quang lắm- lắm vinh quang
Một thời để nhớ cho tràn niềm vui
Cũng chỉ là vì nghĩ rằng, những đồng đội của chúng mình không còn nữa để được hưởng cái vinh quang chính đáng đó. Còn cay đắng thì những thằng lính bọn mình hưởng cũng đã đủ đầy.
Mỗi khi nhìn thấy những tướng tá, sao vạch đầy hàm, huân huy chương đỏ chói lại cứ nghĩ về những thằng...THỨ NHẤT! (Nhất xanh cỏ, nhì...). Chính chúng nó mới xứng đáng được hưởng sự vinh quang HẠNG NHẤT!

@chiếnc3: Đúng vậy, nhưng 1 số ông tướng bây giờ lại không nghĩ như thế. Vừa qua tôi có gặp 1 số ông tướng và đã để lại cho tôi nhiều suy nghĩ: Có những ông tướng đã kinh qua 2 cuộc KC (quả thực đây chính là thế hệ những người lính Cụ Hồ được trực tiếp Cụ dạy dỗ), lớp thứ 2 và cả lớp thứ ba nữa. Lớp thứ 3 tài năng hơn, trẻ trung hơn và tiến nhanh hơn nhưng có cái gì làm cho những người như chúng ta cứ lấn cấn trong lòng vì rất nhiều lý do...thôi để ra 19c nhé.  
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Bảy, 2012, 08:22:29 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
duck8d5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 621


Phum Xâng ngày ấy!


« Trả lời #371 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2012, 11:54:40 am »


Cũng chỉ là vì nghĩ rằng, những đồng đội của chúng mình không còn nữa để được hưởng cái vinh quang chính đáng đó. Còn cay đắng thì những thằng lính bọn mình hưởng cũng đã đủ đầy.
Mỗi khi nhìn thấy những tướng tá, sao vạch đầy hàm, huân huy chương đỏ chói lại cứ nghĩ về những thằng...THỨ NHẤT! (Nhất xanh cỏ, nhì...). Chính chúng nó mới xứng đáng được hưởng sự vinh quang HẠNG NHẤT!

@chiếnc3: Đúng vậy, nhưng 1 số ông tướng bây giờ lại không nghĩ như thế. Vừa qua tôi có gặp 1 số ông tướng và đã để lại cho tôi nhiều suy nghĩ: Có những ông tướng đã kinh qua 2 cuộc KC (quả thực đây chính là thế hệ những người lính Cụ Hồ được trực tiếp Cụ dạy dỗ), lớp thứ 2 và cả lớp thứ ba nữa. Lớp thứ 3 tài năng hơn, trẻ trung hơn và tiến nhanh hơn nhưng có cái gì làm cho những người như chúng ta cứ lấn cấn trong lòng vì rất nhiều lý do...thôi để ra 19c nhé.   

* Kính gửi Anh lexuantuong1972- Anh chienc3.1972 ...:
      Lời tâm sự của các Anh có thể tụi em không thể hiểu hết nỗi niềm trong đó, nhưng cũng có thể cảm được có cái gì đó "lấn cấn trong lòng". Cuộc chiến trãi qua nhiều thế hệ, tuy những người mặc áo lính đều có đóng góp công sức của mình trong đó, nhưng cũng không trách được về những suy nghĩ khác nhau.
     
      Em nghĩ sự gần gũi hiện hữu bây giờ chỉ có tụi em và các Anh thông qua nơi đây. Chữ tâm và chữ tình sẽ tạo nên sự gần gũi, các Anh cũng rất xứng đáng để "tự hào" để "công thần" lắm chứ! Nhưng đã nhìn thấy và học hỏi nơi các Anh về sự bình dị, thân tình. Học được cách sống và ứng xử cho phù hợp với thực tại.
     
      Vừa rồi có đọc trên Tạp chí Cửa Việt, trong đó có bài thơ của Anh Nguyễn Trọng Luân. Cũng chủ đề về người lính trong những năm tháng trên vùng đất lửa Quảng Trị. Càng đọc càng thấy cái nóng nơi vùng đất này của 40 năm về trước. Cái nóng hừng hực của chiến trường, nhưng một điều lạ là khi các Anh cùng nghĩ về ngày ấy, lại nghe sự ấm áp luôn đọng mãi với thời gian. Sự ấm áp của tình đồng chí, đồng đội.

    Ấm mải với thời gian
              * * *
    Lời thơ cháy cả nỗi lòng
Giữa trời Hà Nội mênh mông gợi về
    Ngày xưa trong bước quân đi
Các anh tôi một lời thề sắc son

    Áo trắng gửi lại mái trường
Trên vai cây súng con đường chinh nhân
    Áo lính khoác cả gian truân
Lời Tổ quốc gọi xanh ngàn ước mơ

    Thuở quê hương bóng mây mờ
Triệu Phong- Mỹ Chánh lời thơ vang trời
    Bốn mươi năm Quảng Trị ơi
Cổ Thành ngày ấy mây trời đã xanh

    Giờ đây đời có các anh
Rưng rưng Hà Nội chúc lành cho nhau
    Mai về nhớ những ngọt ngào
Tình người lính chiến đi vào trong tim.

                                               * Chúc các Anh: VUI- KHỎE

 
Logged

Chốn xưa gian khó vô vàn
Cao Mê Lai nước mắt tràn xót xa
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #372 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2012, 12:16:56 pm »


Cũng chỉ là vì nghĩ rằng, những đồng đội của chúng mình không còn nữa để được hưởng cái vinh quang chính đáng đó. Còn cay đắng thì những thằng lính bọn mình hưởng cũng đã đủ đầy.
Mỗi khi nhìn thấy những tướng tá, sao vạch đầy hàm, huân huy chương đỏ chói lại cứ nghĩ về những thằng...THỨ NHẤT! (Nhất xanh cỏ, nhì...). Chính chúng nó mới xứng đáng được hưởng sự vinh quang HẠNG NHẤT!

@chiếnc3: Đúng vậy, nhưng 1 số ông tướng bây giờ lại không nghĩ như thế. Vừa qua tôi có gặp 1 số ông tướng và đã để lại cho tôi nhiều suy nghĩ: Có những ông tướng đã kinh qua 2 cuộc KC (quả thực đây chính là thế hệ những người lính Cụ Hồ được trực tiếp Cụ dạy dỗ), lớp thứ 2 và cả lớp thứ ba nữa. Lớp thứ 3 tài năng hơn, trẻ trung hơn và tiến nhanh hơn nhưng có cái gì làm cho những người như chúng ta cứ lấn cấn trong lòng vì rất nhiều lý do...thôi để ra 19c nhé.   

* Kính gửi Anh lexuantuong1972- Anh chienc3.1972 ...:
      Lời tâm sự của các Anh có thể tụi em không thể hiểu hết nỗi niềm trong đó, nhưng cũng có thể cảm được có cái gì đó "lấn cấn trong lòng". Cuộc chiến trãi qua nhiều thế hệ, tuy những người mặc áo lính đều có đóng góp công sức của mình trong đó, nhưng cũng không trách được về những suy nghĩ khác nhau.
     
      Em nghĩ sự gần gũi hiện hữu bây giờ chỉ có tụi em và các Anh thông qua nơi đây. Chữ tâm và chữ tình sẽ tạo nên sự gần gũi, các Anh cũng rất xứng đáng để "tự hào" để "công thần" lắm chứ! Nhưng đã nhìn thấy và học hỏi nơi các Anh về sự bình dị, thân tình. Học được cách sống và ứng xử cho phù hợp với thực tại.
     
      Vừa rồi có đọc trên Tạp chí Cửa Việt, trong đó có bài thơ của Anh Nguyễn Trọng Luân. Cũng chủ đề về người lính trong những năm tháng trên vùng đất lửa Quảng Trị. Càng đọc càng thấy cái nóng nơi vùng đất này của 40 năm về trước. Cái nóng hừng hực của chiến trường, nhưng một điều lạ là khi các Anh cùng nghĩ về ngày ấy, lại nghe sự ấm áp luôn đọng mãi với thời gian. Sự ấm áp của tình đồng chí, đồng đội.

    Ấm mải với thời gian
              * * *
    Lời thơ cháy cả nỗi lòng
Giữa trời Hà Nội mênh mông gợi về
    Ngày xưa trong bước quân đi
Các anh tôi một lời thề sắc son

    Áo trắng gửi lại mái trường
Trên vai cây súng con đường chinh nhân
    Áo lính khoác cả gian truân
Lời Tổ quốc gọi xanh ngàn ước mơ

    Thuở quê hương bóng mây mờ
Triệu Phong- Mỹ Chánh lời thơ vang trời
    Bốn mươi năm Quảng Trị ơi
Cổ Thành ngày ấy mây trời đã xanh

    Giờ đây đời có các anh
Rưng rưng Hà Nội chúc lành cho nhau
    Mai về nhớ những ngọt ngào
Tình người lính chiến đi vào trong tim.

                                               * Chúc các Anh: VUI- KHỎE

 

@duck8d5: Cám ơn em đã chia sẻ cùng bọn anh. Bọn anh già thật rồi nên tính tình lẩm cẩm, hay suy diễn quá...
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Tanloc555
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #373 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2012, 09:48:18 pm »


@duck8d5: Cám ơn em đã chia sẻ cùng bọn anh. Bọn anh già thật rồi nên tính tình lẩm cẩm, hay suy diễn quá...
[/quote]
Mới qua tuổi 60 được 1 tháng msf đã già rồi hả Mõ ? Già nhanh thế ?
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #374 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2012, 06:39:30 pm »

KẾT NỐI TRÁI TIM

Sáng nay HN mưa tầm tã có lẽ do ảnh hưởng của của áp thấp ngoài biển đông. NTL, chienc3 và tôi đến tham dự cuộc họp mặt của các thành viên trong CLB Kết nối trái tim. Đây là 1 CLB mà các thành viên là các SV các trường ĐH và các HS THPT tại HN. Hoạt động của nhóm này là tập hợp nhau lại để tham gia các chương trình hoạt động XH nhằm nâng cao kỹ năng sống cho lớp trẻ. Họ đã có những hoạt động như trợ giúp cho đồng bào gặp khó khăn ở vùng sâu, vùng xa ; xây dựng nhà tình nghĩa cho các TB, gia đình LS và những người có khó khăn...
http://www.ketnoitraitim.net.vn/Home/tabid/41/language/vi-VN/Default.aspx

Trong dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng QT và 40 năm cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ TX - Thành cổ QT, CLB phối hợp với Hội CCB QT, và của trung đoàn 27... sẽ đến các NTLS tại QT để dâng hương cho các LS, đặc biệt đoàn sẽ mang nước hồ Gươm và phù sa sông Hồng để hòa vào dòng Thạch Hãn - nơi biết bao linh hồn trẻ trai đã dâng hiến cả tuổi xuân cho Tổ quốc.

Chúng tôi rất xúc động trước việc làm của lớp người trẻ tuổi trong CLB và cảm thấy ấm lòng khi các cháu đã hòa mình vào những ký ức bi hùng của dân tộc trong quá khứ, biết cảm thông chia sẻ với nỗi đau của đồng loại, như NTL đã nói: hoạt động của các cháu rất có ý nghĩa, nó sẽ làm cho các cháu hoàn thiện thêm cách sống của mình mà hiện tại trong nhà trường còn thiếu...  

Lớp CCB già chúng ta nhiều khi cảm thấy thất vọng trước lớp trẻ ngày nay chỉ biết Toán và tiếng Anh còn lĩnh vực KHXH nhân văn nhất lịch sử của dân tộc không hề biết 1 tí gì. Cũng may có 1 bộ phận như CLB Kết nối trái tim đã làm cho chúng ta bớt bi quan trước thế hệ trẻ ngày nay. Chúng ta hãy ủng hộ họ và rất mong những mô hình như thế được nhân rộng ra.

Trong hành trang của họ sắp tới mang vào QT có tập thơ của NTL. Anh đã đọc một số bài thơ, tôi và chiênc3 lại rơi nước mắt dù cho đã nhiều lần đọc đi đọc lại những bài thơ này. Ôi ông phù thủy thơ ơi ! Ông đã lấy hơi bị nhiều nước mắt của đồng đội ông rồi đấy...







« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2012, 09:37:50 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #375 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2012, 08:45:32 pm »



Nhân cuộc nói chuyện với lớp học sinh sinh viên trẻ trước ngày các em đi QT nghĩ về trách nhiệm câu nói và bài viết của mình
                                                                                                                                                            (NTL)

  Lê Xuân Tường đã giới thiệu như trên . Tưởng cũng sự bình thường khi ban Cố Vấn chương trình KNTT mời tới nói chuyện về những bài viết và câu chuyện của chiến trường QT năm xưa . Nhưng tới rồi thì mới thấy những cháu H/ s , S/v thầy cô giáo  háo hức chờ đợi , chợt nhận ra có gì không giống như mình xuy nghĩ . Tôi cũng đã nói chuyện trước đám đông , trước rất đông người nghe nhưng trước vài chục gương mặt non trẻ trong sáng thì  thấy mình không thể lớn tiếng không thể văn thơ câu chữ nữa . Trước mắt mình là các cháu tuổi như con mình , các cháu đã dầy công đi quyên góp , đi làm các công việc hết sức bình thường như tiếp thị , bán hàng , bán sách báo để góp quĩ , để làm được 3 ngôi nhà tình nghĩa cho đồng bào nghèo QT và tuần sau một đoàn đi vào Quảng trị giao nhà tình nghĩa . Chúng tôi mừngđến rưng rưng nước mắt , thì ra lớp trẻ không quên quá khứ anh hùng một thời cha anh của chúng đổ xuống để giành lại đất nước này như có người nào đó đã không tin vào tuổi trẻ bây giờ . Không phải thế , các cháu cảm động , các cháu đã phát biểu hôm nay với chúng tôi những tâm sự thật trong sáng , sự trong sáng làm chúng tôi vui đến rơi nước mắt .

Nghe các cháu tâm sự , thì ra ngay cả diễn đàn của chúng ta đây các cháu cũng từng đọc , các cháu cũng cảm nhận được điều tốt đẹp mà chúng ta giữ gìn . các cháu cũng tâm sự có những điều các cháu chưa thấy vui vì có những bài những chuyện không vui . Tôi và Tường và Chiếnc3 nhìn nhau tự hỏi đã có lúc nào mình viết những gì để các cháu không thích chưa ?
Ra về trong mưa Hà nội . Cứ hình dung vài ngày nữa , các cháu sẽ có mặt bên bờ Thạch hãn , các cháu sẽ cùng với Tỉnh QT giao được nhà cho 3 gia đình nghèo . Thấy mình bỗng nhỏ bé . Thấy mình còn có nhiều việc phải làm .
Thấy mình phải gửi lời cám ơn Ban CV chương trình KNTT và các cháu trong CLB rất nhiều .     
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #376 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2012, 08:51:31 pm »

@NTL: Mình rất tâm đắc với những suy nghĩ của bạn. Chúng ta đã không mất hết hy vọng vào lớp trẻ ngày nay có chăng chính là bởi có 1 lớp người lớn bằng việc làm và nhân cách tha hóa của họ đã làm cho 1 bộ phận lớp trẻ không định hướng được hành vi của mình. Có câu này: Thứ nhất là hậu duệ, thứ nhì là quan hệ, thứ ba là tiền tệ và cuối cùng mới là trí tuệ.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Bảy, 2012, 10:33:57 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #377 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2012, 11:07:10 pm »

Một thời trận mạc

K3 TAM ĐẢO QUA LỜI KỂ CỦA NGƯỜI CHỈ HUY

QĐND - Thứ Bẩy, 30/06/2012, 21:6 (GMT+7)

 

QĐND Online - 40 năm đã trôi qua, “81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ” vẫn mãi là ký ức hào hùng không thể nào quên của những chiến sĩ Quảng Trị; đặc biệt là với hơn 10 cán bộ, chiến sĩ cuối cùng rút khỏi Thành cổ của Tiểu đoàn 3-Tỉnh đội Quảng Trị (K3 Tam Đảo). Đại tá Đỗ Văn Mến, người Tiểu đoàn trưởng năm xưa khi giở lại hồi ức về những ngày đối mặt với sự sống và cái chết trong “chảo lửa” Quảng Trị 1972  vẫn không khỏi xúc động…

Tháng 7-1972, Đại tá Đỗ Văn Mến là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3, được trên giao nhiệm vụ chỉ huy đơn vị chốt giữ phía Đông Bắc Thành cổ. Từ ngày 10-7-1972, kẻ địch dùng nhiều loại bom, pháo và hỏa lực của xe tăng bắn phá dữ dội vào trận địa suốt ngày đêm. Chúng tổ chức nhiều đợt tấn công ở cấp đại đội và tiểu đoàn. Song, được sự chi viện pháo binh của Mặt trận B5 và các đơn vị bạn, K3 vẫn kiên cường đánh trả quyết liệt, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Ngày 12-7-1972, tướng ngụy là Ngô Quang Trưởng ra lệnh cho các đơn vị bằng mọi giá phải tái chiếm Quảng Trị. Chúng chia quân làm 3 mũi đồng loạt tấn công bắn phá dữ dội, trọng điểm là trận địa Thành cổ. Trên cương vị là chỉ huy Tiểu đoàn, Đỗ Văn Mến trực tiếp liên lạc với cấp trên đề nghị pháo chiến dịch chi viện và lệnh cho Đại đội 12 dùng hỏa lực cối 82mm, cối 60mm và súng 12,7mm đánh địch từ xa, đồng thời chỉ thị cho các đại đội bộ binh phối hợp đưa vũ khí vào gần mới được nổ súng để tiết kiệm đạn. Với phương án tác chiến đó, trong suốt 3 ngày địch dùng cả phi pháo bắn phá và tổ chức nhiều đợt tấn công nhưng đều bị K3 đánh bật ra khỏi Thành. Đại tá Đỗ Văn Mến kể: “Ngày 14-7-1972, một tổ biệt kích ngụy bí mật đột nhập vào phía Đông Thành cổ để cắm cờ chụp ảnh. Đại đội 11 phát hiện diệt cả 3 tên, thu cờ 3 que. Ở thế giằng co với địch, tôi yêu cầu toàn đơn vị phải đề cao tinh thần cảnh giác và luôn sẵn sàng độc lập tác chiến”.

Liên tiếp nhiều ngày sau đó, quân ngụy vừa công phá vừa phái nhiều tổ biệt kích lấn chiếm trận địa. Bom pháo bắn phá đêm ngày khiến mặt đất Thành cổ bị cày xới tung lên. Song, mỗi lần địch tấn công, K3 dưới sự chỉ huy của đồng chí Mến đã lợi dụng hầm hào công sự tấn công chia cắt đội hình và tiêu diệt địch. Tuy nhiên, lực lượng của đơn vị cũng bị thương vong khá nhiều. Sau khi nhận được điện của Bộ Tư lệnh chiến dịch yêu cầu: “Tiểu đoàn 3 bằng mọi giá phải giữ vững Thành cổ, kiên quyết không cho địch cắm cờ, phải bảo đảm an toàn cho từng mét đất trong Thành”, Tiểu đoàn trưởng Đỗ Văn Mến đã họp Ban Chỉ huy Tiểu đoàn và quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ toàn đơn vị quyết tâm giữ vững Thành cổ. Ông nhớ lại: “Đêm đó dưới ánh trăng Thành cổ và bom đạn của kẻ thù, cả Tiểu đoàn 3 chúng tôi đã cùng viết lời thề quyết tử: K3 Tam Đảo còn - Thành cổ Quảng Trị còn, dù phải hy sinh đến người lính cuối cùng”.

Đầu tháng 9-1972 là giai đoạn ác liệt nhất. Giằng co với địch đêm ngày, ta bị thương vong nhiều trong khi quân địch mỗi lúc một đông. Chúng liên tục dùng lực lượng quy mô cấp trung đội, đại đội kết hợp với hỏa lực bắn phá liên tục và dày đặc tiến công vào Thành. Ngày 10-9-1972, từ Tri Bưu và làng Hành Hoa, theo hướng Đông Bắc, địch sử dụng cả xe tăng, súng phun lửa bắn phá dữ dội vào trận địa. Đỉnh điểm là trận đánh ngày 12-9 ta phải đương đầu với 2 đại đội lính thủy đánh bộ ngụy. Lúc này lực lượng của K3 chỉ còn hơn hai chục cán bộ, chiến sĩ. Đích thân Tiểu đoàn trưởng Mến cũng xuống đơn vị chỉ huy chiến đấu và trực tiếp chiến đấu cùng anh em. Với lòng dũng cảm, quyết tâm bảo vệ Thành cổ, cả Tiểu đoàn đồng loạt nổ súng và xuất kích tiêu diệt địch. Kể đến đây, ông còn nhắc với chúng tôi về gương chiến đấu xuất sắc của một đồng đội. Đó là đồng chí Hán Duy Long, chiến sĩ Đại đội 9, trong trận này anh bắn một lúc 9 quả B40 diệt 38 tên địch.

Dừng lại một chút khi nhắc về đồng đội, Đại tá Đỗ Văn Mến lại tiếp tục câu chuyện một cách say sưa. K3 Tam Đảo vẫn liên tục phải chống chọi với nhiều đợt địch tấn công. Chúng cứ tiến lên rồi lại bị đánh bật ra. Giằng co mãi, sau đó chúng quay sang củng cố lực lượng tại chỗ và đào hầm hào bao vây Thành. Lúc này lực lượng của Tiểu đoàn còn rất mỏng. Tiểu đoàn trưởng Mến lệnh cho toàn đơn vị tập trung các loại vũ khí lại, mỗi đồng chí sử dụng 3 đến 4 loại súng và phải cơ động trong một đoạn hào dài 20-30 mét, kết hợp với xuất kích nhỏ kiên quyết đánh địch bật ra. Buổi tối, ông tổ chức cho bộ đội ra ngoài Thành lấy vũ khí đạn dược của địch để tiêu diệt địch. K3 vẫn quyết cầm cự với địch đến cùng để giữ trọn lời thề với Thành cổ. Ngày 16-9-1972, khi quân số của Tiểu đoàn bị thương vong gần hết chỉ còn lại hơn 10 đồng chí cũng là lúc K3 được lệnh rời khỏi Thành, kết thúc chiến dịch 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị.

Ngày 23-9-1973, Tiểu đoàn 3 Tỉnh đội Quảng Trị đã được Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân. Đồng chí Đỗ Văn Mến sau khi rời Thành cổ tiếp tục tham gia chiến đấu trên những chiến trường khác cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Về nghỉ hưu với quân hàm Đại tá, ông vẫn luôn giữ trong mình phẩm chất của người lính Cụ Hồ, với lời thề của K3 năm xưa. Năm 2009, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chỉ huy chiến đấu và trực tiếp chiến đấu trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Ông nói: “Đây là thành tích của đồng đội. Tôi chỉ thay mặt anh em, những người có thể trở về và những người còn mãi nằm lại Thành cổ nhận lấy mà thôi”.

Với suy nghĩ đó, ông đã trao bảng ghi tặng danh hiệu này cho Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam làm hiện vật để đưa vào hệ thống trưng bày và lưu giữ cho mai sau. Cũng thật tình cờ, một tháng sau buổi phỏng vấn Đại tá Đỗ Văn Mến chúng tôi được gặp một đồng đội của ông. Đó là Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hợi-nguyên Trợ lý quân lực K3-Tam Đảo trong chương trình gặp gỡ, tri ân đồng đội do Trung tâm giáo dục truyền thống và lịch sử Việt Nam tổ chức. Ông Hợi chia sẻ: “Tôi và anh Mến sau này đã tìm được hơn 10 đồng chí của K3 Tam Đảo- những người cuối cùng rời khỏi Thành cổ. Mỗi người một phương và cũng già yếu cả nhưng vẫn giữ liên lạc thường xuyên, hễ có dịp là gặp nhau ôn lại một thời hoa lửa ”. Được biết, Điện ảnh Quân đội-Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đang triển khai dự án thực hiện bộ phim tài liệu nhựa về những chiến sĩ K3 Tam Đảo do đồng chí Phạm Huyên làm đạo diễn. Hy vọng bộ phim này sẽ sớm đến với khán giả trong và ngoài quân đội.

Bích Trang

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/296/296/195432/Default.aspx



Đại tá Đỗ Văn Mến, AHLLVT, sinh năm 1943, nguyên tiểu đoàn trưởng K3 Tam Đảo năm 1972, cùng phu nhân.



Đại tá Hán Duy Long, AHLLVT, sinh năm 1953, nguyên chiến sĩ K3 Tam Đảo năm 1972.



« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2012, 06:52:15 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #378 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2012, 08:52:48 am »

@LXT, nguyentrongluan và các bác trang mình: Hôm qua, sau cuộc giao lưu với CLB Kết nối trái tim, khi cô Lan trong Ban cố vấn của CLB nói lời cảm ơn các bác CCB tôi đã nói với cô rằng: chính chúng tôi phải cám ơn các anh chị trong Ban cố vấn CLB và các cháu vì bằng những hành động, những suy nghĩ của mình đã cho chúng tôi thêm niềm tin vào những cái tốt đẹp đang còn hiện hữu trên mảnh đất này, trong thời buổi "nhốn nháo" mà người ta đổ thừa cho là vì Kinh tế thị trường.
Khi tác nghiệp cùng các cháu trong phòng máy tính, tôi mở trang mạng của ta và giới thiệu cho các cháu, vài cháu nói chúng cháu cũng hay vào Diễn đàn này, lại có vài cháu đã coppy đường link của trang để về nhà mở. Điều đó thể hiện một điều rằng các cháu rất quan tâm đến những gì các bác viết, những gì các bác làm, cả trong quá khứ và hiện tại.
Chính vì vậy tôi lại càng thấy tâm đắc những điều nguyentrongluan@ nói: "Chúng tôi mừngđến rưng rưng nước mắt , thì ra lớp trẻ không quên quá khứ anh hùng một thời cha anh của chúng đổ xuống để giành lại đất nước này như có người nào đó đã không tin vào tuổi trẻ bây giờ . Không phải thế , các cháu cảm động , các cháu đã phát biểu hôm nay với chúng tôi những tâm sự thật trong sáng , sự trong sáng làm chúng tôi vui đến rơi nước mắt ." và càng thấy trách nhiệm của CHÚNG TA đối với các cháu trong vai trò hướng đạo lớn lao và quan trọng đến nhường nào.
Các bác ạ, Diễn đàn là nơi chúng ta troa đổi, sẻ chia. Hãy làm cho Diễn đàn này thật sự là một sân chơi lành mạnh, và có tính giáo dục cao. Hãy đừng quá dễ dãi với chính mình.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #379 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2012, 09:00:17 am »

Một thời trận mạc

VỊ TƯỚNG HẢI QUÂN VÀ NHỮNG LẦN THOÁT HIỂM

QĐND - Thứ Bẩy, 09/06/2012, 20:57 (GMT+7)

QĐND Online - Anh hùng LLVTND, Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chính ủy Quân chủng Hải quân - được sinh ra ở vùng quê biển Giao Thủy (Nam Định) nhưng ông luôn coi Quảng Trị là quê hương thứ hai bởi trên mảnh đất khói lửa ấy ông đã được người dân địa phương đùm bọc, chở che và nhiều lần thoát hiểm trước “nanh vuốt” quân thù…

“Trong các năm 1966-1968, khi là lính đặc công nước của Đoàn 126, tôi (lúc đó lấy bí danh là Hữu) cùng với anh Mai Năng (tên hoạt động là Mai) được kẻ địch “định giá” hàng chục nghìn đô-la cho bất kỳ ai bắt sống được, bởi chúng tôi đã gây ra nhiều vụ đánh chìm và làm thiệt hại những tàu vận tải lớn của Mỹ-ngụy ở hai cảng Cửa Việt, Đông Hà” - Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình nhớ lại. Rồi ông kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện khi ông cùng đồng đội một thời “dọc ngang trong lòng địch”.

Uống trà, hút thuốc với… sĩ quan ngụy

Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình kể rằng, trong những năm làm nhiệm vụ đánh phá tàu địch, ông và đồng đội đã từng có những lần chạm trán đối phương trong những tình huống khá trớ trêu. “Đó là lần nhóm chúng tôi do anh Mai Năng chỉ huy được cử đi tiêu diệt tàu địch ở cảng Đông Hà. Tôi nhận nhiệm vụ dẫn một tổ trinh sát đột nhập vào nhà một cơ sở của ta ở thôn An Lạc (xã Cam Giang, huyện Cam Lộ) để nắm tình hình”. Đêm ấy, ba người trong tổ trinh sát vừa đi dọc bờ tre quan sát thì phát hiện hai bóng đen đang đi lại trong sân, đoán chắc là quân địch, Nguyễn Văn Tình đã ra hiệu cho anh em quay về. Vừa trở ra thì cả tổ lại thấy một vật khả nghi ở phía trước, Nguyễn Văn Tình lại gần, khẽ chạm vào cái hình “mờ mờ, dài dài” ấy, thì ra đó là khẩu AR15 trên bụng của một tên lính đang nằm ngủ. Tên lính tỉnh dậy, vội vàng chộp lấy tay Tình. Rất nhanh, Tình giả giọng miền Nam: “Gác khuya lạnh quá, cho xin điếu thuốc hút đi cha nội!”. Tên lính đang ngái ngủ, càu nhàu: “Thuốc men gì, để yên cho tau ngủ, đang mệt thấy bà nè”. Nói vậy rồi tên lính hất tay Tình ra. Tưởng “thoát”, ai ngờ tên này lại rờ được bao thuốc rồi ném vào ngực anh. Vơ vội bao thuốc, Tình rút một điếu rồi đưa bao thuốc cho hai đồng đội là Tâm và Độ đang đứng phía sau, tiếp đó anh kéo sụp chiếc mũ xuống, lấy hai tay che miệng, bật quẹt châm thuốc rồi lợi dụng ánh lửa đảo mắt quan sát. Thì ra, toàn bộ dãy bờ rào, địch đang mắc võng nằm la liệt xung quanh. Nguyễn Văn Tình đã bình tĩnh đưa điếu thuốc đang hút cho hai đồng đội châm rồi ra hiệu cho họ cùng giả bộ lính gác, miệng phì phèo thuốc rồi tìm cách rút nhanh.

Lần hoạt động trinh sát tàu vận tải Mỹ của Nguyễn Văn Tình và đồng đội Nguyễn Đình Thi ở cảng Đông Hà cũng “ly kỳ” không kém. Hôm ấy khoảng 4h30 sáng, hai người vừa tới làng Thượng Nghĩa, xã Cam Giang thì bị một toán phục kích của địch truy đuổi. Cả hai chạy vào nhà một phụ nữ trạc tuổi 40 đang nấu ăn dưới bếp. Sau khi tự giới thiệu là Quân giải phóng, người phụ nữ sợ hãi bảo: “Các ông không thể ở đây được”. Hai anh nài nỉ: “Bọn chúng đuổi gấp quá, chúng tôi không còn chỗ nào khác”. Nói rồi Tình đẩy Thi chui vào góc bếp và phủ kín rơm rạ lên người. Ngoài kia, địch đã vào tới ngõ, bí quá, Tình đành ngồi cạnh chiếc cối xay rồi lấy tạm chiếc mẹt để che. Vừa nấp xong thì nghe thấy tiếng quát của tên chỉ huy: “Việt Cộng vừa chạy vào đây phải không?”. Người phụ nữ ấp úng mãi không trả lời. Viên sĩ quan bực tức lục lọi rồi đá tung chiếc mẹt, đúng chỗ Tình đang ẩn nấp. Nhanh như chớp, Tình lao ra đá văng khẩu súng ngắn trên tay viên sĩ quan. Sau khi khóa chặt tay anh ta, Tình hạ giọng: “Anh biết rồi đấy, chúng tôi là Quân giải phóng, anh hãy giải tán quân lính đi rồi chúng ta nói chuyện với nhau”. Tên trung úy lấm lét nhìn Tình, sau đó ra sân tuýt còi cho quân lính về nghỉ. Lúc đó, người phụ nữ mới thú thực tên trung úy chính là chồng mình. Khi quay vào, Nguyễn Văn Tình đã tháo đạn trong khẩu súng ngắn rồi đưa lại cho tên sĩ quan ngụy. “Bây giờ anh hãy thu xếp cho chúng tôi nghỉ lại đến tối, cơm thì có gì ăn nấy, chị cũng không được đi đâu cả”. Nghe vậy, tên trung úy liền bảo vợ trải chiếu cho hai chiến sĩ đặc công nghỉ tạm trong buồng rồi miễn cưỡng pha trà mời “khách”.

Cả ngày hôm ấy, ba người lính ở hai chiến tuyến đã cùng ngồi lại với nhau và tâm sự đủ thứ chuyện. Nguyễn Văn Tình cũng đã khuyên nhủ tên sĩ quan buông súng, tìm đường về với cách mạng. Sau khi ăn uống, nghỉ ngơi, hai chiến sĩ đặc công lại “chia tay” vợ chồng viên sĩ quan ngụy, tiếp tục hòa vào bóng đêm…

Thoát hiểm trong gang tấc

Lần ấy, Nguyễn Văn Tình và Nguyễn Đình Thi được một du kích tên Hiếu dẫn đi trinh sát cảng Đông Hà. Lúc trở về, vào tới làng Thượng Nghĩa (xã Cam Giang, huyện Cam Lộ) thì trời vừa tảng sáng. Hiếu đành dẫn hai chiến sĩ đặc công vào nhà má Năm - người cô ruột của mình và là cơ sở tin cậy của Quân giải phóng. Hôm đó là ngày Tết Đoan ngọ (mùng 5-5 âm lịch), cũng là ngày má Năm làm cơm cúng giỗ chồng. Vì má có hai người con rể đi lính cho Quân đội Sài Gòn nên khi gặp các anh, má lo lắng bảo: “Các con thông cảm không ở lại được vì hôm nay hai thằng rể nhà má sẽ về đây”. Không còn cách nào khác bởi trời sắp sáng, Nguyễn Văn Tình đành khẩn khoản: “Má ơi, má cứ để tụi con lánh tạm, ở ngoài thì sẽ bị tụi nó bắt sống”. Cuối cùng má Năm cũng đồng ý để các chiến sĩ nấp vào gian buồng được ngăn ra từ những tấm liếp.

Khoảng 9 giờ sáng, hai người con rể của má Năm chở vợ đến. Từ lúc đó, không chỉ má Năm mà cả ba “vị khách không mời” trong buồng cùng thấp thỏm, lo âu. “Tới 10 giờ, người con rể lớn tên Thục trong lúc vào tìm mâm đã vô tình vạch tấm ri-đô ngay chỗ ẩn nấp của ba chúng tôi. Vừa vén ri-đô, Thục chợt sững người khi nhìn thấy tôi. Do đã chuẩn bị trước nên tôi kịp trấn tĩnh, chĩa khẩu súng ngắn vào ngực Thục, nói khẽ: “Anh biết cả rồi đấy, tốt nhất là anh hãy im lặng, tối nay chúng tôi sẽ rời khỏi đây”. Thục nhìn thẳng vào mắt tôi, “dạ” nhẹ một tiếng rồi cầm chiếc mâm đi ra”, Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình kể.

Từ lúc đó, Thục trở nên ít nói, mặt lộ rõ vẻ căng thẳng. Một lúc sau, Thục xin phép đi đâu đó. Tới gần trưa vẫn không thấy anh ta về ăn cơm, má Năm liền cho cô con út đi tìm thì được biết Thục đang ngồi đánh bài ở ngoài đình. Thục dặn em gái: “Mọi người cứ ăn cơm trước, anh ngồi ngoài này chứ về nhà bây giờ sẽ bị tụi nó nghi…”. Trưa ấy, má Năm đã mang cơm vào buồng cho ba chiến sĩ, nhưng chẳng ai muốn ăn vì còn phải căng óc ra lo đối phó. Cả ba đã tính tới phương án Thục báo cho đồng bọn kéo tới đàn áp và sẵn sàng hy sinh cùng số vũ khí mang theo. Rất may là tình huống xấu nhất đã không xảy ra…

Lần khác, “rái cá” Nguyễn Văn Tình cùng đồng đội Cao Xuân Liễn vừa đi hoạt động trinh sát ở cảng Cửa Việt về tới làng Mai Xá (xã Gio Mai, huyện Gio Linh) thì gặp đám binh lính Trung đoàn 2 của địch đang càn vào làng. Lên bờ, áo quần vẫn còn ướt sũng, trời lại sắp sáng, cả hai đành chia thành hai hướng vào nhà dân lánh tạm. Nguyễn Văn Tình vào nhà chị Trương Thị Láo, một cơ sở được lực lượng đặc công nước xây dựng từ trước đó. Biết địch đang ở đầu ngõ, chị Láo vội đẩy anh leo lên chiếc cột để náu mình trên trần nhà. Để xóa vết nước loang ra trên chiếc cột, chị Láo liền nhanh trí kéo em gái Trương Thị Lài còn đang ngái ngủ ra đứng sát chiếc cột rồi cầm chậu nước hắt lên người em, vừa hắt nước, chị vừa cầm roi quất mạnh và xối xả mắng: “Hơn chục tuổi đầu rồi mà mi vẫn còn đái dầm, đánh cho mi chừa đi này!”. Lúc ấy, Lài khóc rất to, còn người má đang lúi húi trong bếp cũng lao ra. Thấy cô em bị đánh, bà tru tréo mắng cô chị. Mặc má rầy la, chị Láo vẫn vừa đánh, vừa mắng đứa em tội nghiệp. Bọn địch thấy cảnh cãi lộn, khóc lóc của ba mẹ con nên đã không nghi ngờ gì, chúng vào nhà sục sạo, bắn chỉ thiên vài phát rồi rút. Mãi sau này, khi lớn lên, Lài mới được biết trận đòn oan của mình đã giúp cho người lính đặc công đang “nín thở” trên trần nhà “thoát hiểm”.

Cũng từ sự mưu trí của chị Láo, một người phụ nữ quê mùa, chất phác mà nhiều lần “rái cá” Nguyễn Văn Tình đã thoát khỏi nanh vuốt kẻ thù. Có lần anh đang trú tạm trong nhà chị thì quân Mỹ vào làng càn quét. Được tin, chị vội nhảy vào chuồng lợn, dùng cuốc xới phân ở góc chuồng lên thành một chiếc hố nhỏ để anh nằm nép vào rồi lấy rơm rạ, lá cây mục phủ lên mặt, còn thân người thì phủ kín… phân lợn. Xong việc, chị Láo lên nhà, mở toang hết các cửa rồi giả bộ bận bịu với công việc lấy phân, chuẩn bị ra đồng. Quân địch xộc vào, thấy nhà cửa trống trơn, chẳng thấy ai khả nghi nên bọn chúng lại hò hét kéo nhau đi…

Trong những cuộc đấu trí căng thẳng và những lần chạm trán đối phương, Nguyễn Văn Tình đều bình tĩnh xử trí nhằm đảm bảo bí mật cho cơ sở, góp phần cùng đồng đội đánh phá, tiêu diệt hàng trăm tàu địch. Qua những câu chuyện nhuốm màu huyền thoại của lính đặc công nước, ông và đồng đội “Đoàn 1A” đã được người dân địa phương ví như những chú “rái cá” trên vùng sông nước Cửa Việt - Đông Hà.

Khi đất nước thống nhất, “rái cá” Nguyễn Văn Tình đã có dịp tới thăm lại những ân nhân của mình. “Nhiều năm qua, tôi đều vào Quảng Trị thăm lại bà con, cô bác từng cưu mang, che chở mình trong những năm chiến tranh. Mấy năm gần đây, tôi đã vào đón chị Trương Thị Láo ra Hà Nội và ở lại nhà tôi chơi nhiều ngày. Dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Quảng Trị vừa qua, tôi cũng vào thăm chị, nhưng lần này do bị đau chân nên chị không thể ra Hà Nội được”, Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình bộc bạch. Với ông, hình ảnh chị Láo và những người dân Quảng Trị không chỉ in sâu trong tâm trí những người lính đặc công trẻ ngày ấy mà cho tới tận bây giờ ông vẫn không quên ơn họ, như lời ông tâm sự: “Chúng tôi hoạt động giữa lòng địch nhưng không hề đơn độc bởi luôn có đồng bào Quảng Trị chở che, bảo vệ”.

Bài, ảnh: Bùi Vũ Minh

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/296/296/192521/Default.aspx



Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình, AHLLVT, nguyên phân đội trưởng đặc công 1/126.



Trong đoàn đại biểu CCB QT



Tốp ca CCB QT mỗi người đi một bè và nhạc đệm chạy đuổi theo không kịp Grin
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2012, 07:34:54 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM