Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 06:04:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 4  (Đọc 264786 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Tanloc555
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #330 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 02:32:02 am »

Thứ 7 Ngày 23/06/2012 tại 19C NH xuất hiện tình huống:
Anh bên phải (áo màu) bắt tay anh bên trái (áo trắng) và nói:
Chào Luân đen !

Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #331 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 04:29:34 pm »

Tình huống trên : " Nói nghịu "
                 Khả năng thứ 2 - tình huống này là :  " Thằng đen mặc áo đen , thằng trắng mặc áo trắng "
Logged
duck8d5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 621


Phum Xâng ngày ấy!


« Trả lời #332 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 04:58:40 pm »

Tình huống trên : " Nói nghịu "
                 Khả năng thứ 2 - tình huống này là :  " Thằng đen mặc áo đen , thằng trắng mặc áo trắng "
* Không phải vậy, mà hai Anh cùng thống nhất như sau”

      Nhớ chăng Tháng sáu ngày mưa
Các em trong ấy cũng vừa ra đây
      Đen + Trắng* cùng nắm bày tay
Chung lòng hãy đợi một ngày mai vui

      Chúng mình có các em rồi
Chữ nhân chữ nghĩa mặt trời soi chung
      Sài Gòn- Hà Nội một lòng
Cho dù băng giá nắng hồng sẽ chia


     * Em xin lổi hai Anh Luân.
Logged

Chốn xưa gian khó vô vàn
Cao Mê Lai nước mắt tràn xót xa
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #333 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 06:25:29 pm »

Ngày nào cũng gặp anh Duck8d5 và đọc thơ anh, thế mà thật tiếc lần trước em không thể gặp anh được. Thật tiếc, nhưng hy vọng sẽ sớm có dịp em lại thấy anh ở 19C NH nhỉ?
Bây giờ thấy có cảm giác các anh @Duck8d5, chị H @TN, @BH, @ĐTS. @TP341 ... như cùng hội các anh CCB - SV 19C ấy Grin
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #334 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 08:31:57 pm »

HH@: chú em chỉ được cái nói đúng. CLB 19C là "Tổ chức mở" mà chú em.
Logged
duck8d5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 621


Phum Xâng ngày ấy!


« Trả lời #335 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 09:35:25 pm »

Ngày nào cũng gặp anh Duck8d5 và đọc thơ anh, thế mà thật tiếc lần trước em không thể gặp anh được. Thật tiếc, nhưng hy vọng sẽ sớm có dịp em lại thấy anh ở 19C NH nhỉ?
Bây giờ thấy có cảm giác các anh @Duck8d5, chị H @TN, @BH, @ĐTS. @TP341 ... như cùng hội các anh CCB - SV 19C ấy Grin

    Chào em thương mến HaHoi
Vậy Đỗ Quang Tuấn là người nào đây
    Tháng Sáu anh đến nơi này
Cũng mong lắm đó được hoài gặp em

    Trải tâm tư những nỗi niềm
Của người lính trận nơi miền quê xa
    Em ơi mình có Ngọc Hà (19 C)
Trái tim người lính chan hòa muôn nơi.
Logged

Chốn xưa gian khó vô vàn
Cao Mê Lai nước mắt tràn xót xa
nhuthin
Thành viên
*
Bài viết: 80


« Trả lời #336 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2012, 07:15:01 am »

                                                                “Nó” và tôi

      


      Hè năm 1967, anh trai tôi đưa " Nó " về nhà, nó là  bạn thân cùng lớp của anh tôi. Nhà tôi  có sáu thằng con trai, anh cả đang ở chiến trường, còn năm đứa cởi trần trùng trục, thêm "nó"  nữa là sáu. Vừa đủ một mâm, mâm cơm, đầu  mâm là muối cuối mâm là cà, được cái, rổ rau muống  rất hoành tráng. Chúng tôi ăn nhoáng một cái đã xong bữa. Đúng là, con đàn dễ nuôi. Ăn vội vàng như sắp vào trận vậy. Mà chúng tôi sắp vào trận thật. "Nó", anh trai tôi và  tôi, chuẩn bị  lên Chèm, xã Liên Mạc, huyện Từ  Liêm, nơi mấy đứa em tôi đang sơ tán . Ở đó có tổng kho Năm của công ty Vật liệu kiến thiết Thủ đô, nơi tập kết các bè gỗ, tre, nứa từ thượng nguồn sông Hồng đổ về, rất cần nhân công bốc vác lên bờ. Kế hoạch của chúng tôi là, kiếm chút tiền nhân dịp hè để trang trải cho ăn học, vốn là gánh quá nặng đè lên vai các bậc phụ huynh.

     Ba thằng tuổi sàn sàn, mười năm, mười sáu gầy tong teo. Nó khá hơn, người thấp đậm. Tay chân đã có bắp. Nhưng cân cả mớ, ba đứa cũng chỉ áng chừng  hơn một tạ. Buổi đầu tiên đi làm cửu vạn, bác phụ trách bến bè nhìn chúng tôi ngao ngán  không muốn nhận. Chúng tôi nói rã mép, ông ta đành tặc lưỡi, thêm ba bốc vác thiếu nhi . Công việc là : Khiêng những cây gỗ nặng và tre nứa lên bờ xếp vào từng khu vực quy định. Công xá tính theo năng suất. Chúng tôi đành, mèo nhỏ khiêng chuột nhỏ vậy, chuyển tre nứa và  tiền thù lao cũng nhỏ theo tỷ lệ thuận với công việc. Ba thằng  vội vã xuống bè, chặt đai bè, gỡ nứa chuyển lên. Đang hăng hái làm việc, bỗng bác phụ trách bãi chạy đến kêu trời: “Chúng mày làm chìm mất một bè gỗ rồi”. Hóa ra dưới gầm bè nứa là gỗ, chúng tôi cứ vô tư chặt đai bè dỡ nứa còn gỗ thì phóng thích theo dòng sông chảy xiết, nước cuộn đỏ ngầu giữa mùa mưa . Ông lôi cổ chúng tôi lên bờ định giao cho bảo vệ, lập biên bản bồi thường thiệt hại. Chúng tôi như ba con chim dẽ trước cơn thịnh nộ của thượng đế. Có lẽ mủi lòng trước ba thằng ranh đáng tuổi con cháu, ông  thương tình tha cho và chỉ bảo cặn kẽ trình tự công việc.

     Người nghiệm thu sản phẩm của chúng tôi là một bác công nhân già nghiện thuốc lá nặng tên là Tiến. Ông cầm ống bơ vôi, chấm từng đầu tre và nứa, đếm số lượng tre nứa chúng tôi đã chuyển được, viết giấy biên nhận cho chúng tôi về thanh toán ở văn phòng công ty. " Nó " nhanh trí mua ngay một bao thuốc lá Tam Đảo, thỉnh thoảng lại cắm một điếu vào môi ông ta. Thành thử đang đếm lại phải dừng lại, rồi lại đếm tiếp 1125 có khi nhầm thành 1135 hoặc 1145 v.v. Nó châm thuốc nhiều quá có lúc ông quên cả số đã đếm, đành  phải hỏi chúng tôi. Tất nhiên chúng tôi chẳng  dại gì mà lại không thêm ...mươi đơn vị.
    Công việc khá tiến triển, chúng tôi kiếm mỗi ngày cũng được chừng mươi đồng. Tiền hồi ấy giá trị lắm. Tiền ăn cả tháng chỉ hết có 12 đồng mà thôi. Nhưng ba thằng lại  tìm ra một  việc kiếm rất khá, mà lại nhàn hơn rất nhiều. Ấy là, các xe tải về lấy hàng, quá trưa không còn công nhân bốc dỡ, chúng tôi tranh thủ  nhận ké. Mỗi chuyến  20 đồng,"theo giá qui định của nhà nước". Là "nó" bốc phét vậy chứ nhà nước nào qui định thế. Mười đồng  một xe cũng là quá lắm rồi. Ấy vậy mà khối chủ hàng mắc bẫy, Trong số đó có một tay thiếu tá công an tên là Tuấn. Về đơn vị anh ta bị kiểm điểm tơi bời, mò đến tận nhà chúng tôi xin giấy biên nhận làm chứng từ. Thu nhập của ba thằng tăng lên trông thấy.

   Kết thúc hè năm ấy, tôi  may được một bộ quần áo. Còn lại mấy chục đồng,  đủ  đóng tiền ăn cho một học kỳ, nơi sơ tán.

   Kể từ hè năm ấy, “nó “ như một thành viên trong gia đình đã  thừa biên chế của chúng tôi. Tôi học được rất nhiều cái tính "tháo vát"  của nó, những bài học ấy,  sau này, đã giúp ich tôi rất nhiều trong cuộc đời.

   Mấy năm sau, chúng tôi vào đại học. "Nó" học trường Xây Dựng, tôi học trường ĐH Tổng hợp, còn anh trai tôi vào Sư Phạm. Mỗi đứa sơ tán một phương trời.

    Năm 1971 tôi nhập ngũ, năm 1972 vào tham chiến ở Quảng trị. Ngày 27/1/1973, trận Cửa Việt. Buổi sáng chúng tôi vừa thoát chết trong một trận bom B52 kinh hoàng. Tiểu đội được lệnh đưa  khẩu 12,7 ly ra bãi biển chốt chặn. Tuyến phòng thủ phía trước đã bị địch chọc thủng. Bỗng tôi nghe thấy tiếng gọi. Ngoảnh lại, nhận ra "nó". Đen đủi, hốc hác, riêng cặp kính vẫn như xưa. Thật cảm động, gặp lại người thân đúng lúc nước sôi lửa bỏng này.  "Nó " bảo :

- Anh ở C17, vào đây làm hầm cho chỉ huy trung đoàn.

 Tôi moi trong Balo ra một gói mì chính dúi vào tay "nó"

-  Anh cầm lấy mà dùng, em đi đây.
Tôi nói rồi vội vã quay đi, tiểu đội đang chờ.

   “Nó” nhìn theo tôi đầy lo lắng.

    Có lẽ trong mắt “nó”, tôi vẫn chỉ là thằng Thìn "Còm" vác nứa ở bến Chèm năm nào. “Nó” không nghĩ rằng tôi đã được  luyện trong lò lửa chiến tranh, con người tôi đã biến thành thép khối. Không dễ gì tan chảy trong trận chiến cuối cùng trước hiệp định Pa-ri.

      Hè năn 1974, đang đóng quân ở Gia Độ, "nó" từ Bắc vào đem quà của gia đình đến cho tôi. “Nó” bảo :

   - Anh được ra quân, có cần gửi gì về anh đem giúp.

     Tôi đưa "nó" một chiếc balo màu o-liu quai ngắn, tịch thu được của một tên lính Cộng Hòa liều mạng phóng xe vượt qua chốt giáp ranh ven biển năm 1973, kèm theo hai cuốn nhật ký của tôi, ghi chép khá tỷ mỷ từ  tháng 7/1972, khi  bắt đầu tham chiến . Nhờ "nó" chuyển cho anh trai tôi.

    Thâm tâm, tôi nghĩ rất có thể không  qua được cuộc chiến này, hai cuốn nhật ký  giúp anh tôi hiểu thêm  những gì mà tôi đã trải qua.

    Nhưng  may mắn vẫn mỉm cười, tôi lành lặn trở về và quay lại trường đại học, sau chiến tranh.

    Thỉnh thoảng "nó " lại đến nhà tôi  chơi, ăn mặc tươm tất. Nghe nói, làm cán bộ tổ chức ở Cục Phục vụ NGĐ. Tôi vô cùng ngưỡng mộ và kính nể. Nhưng một dạo thấy anh tôi bảo, "nó " hay lấy rượu giải sầu. Có trục trặc gì đó trong công tác. Chốn quan trường thật  phũ phàng. "Láu cá " như "nó" mà cũng có lúc bị nốc ao.

     Đại gia đình tôi, cũng đến lúc sẻ đàn tan nghé, mỗi người một khoảng trời riêng, từ đấy bẵng đi thời gian dài không gặp "nó".

    Cuối năm 2005, tôi bị quật ngã vì một căn bệnh quái ác. Tết năm ấy, anh trai  dẫn nó đến thăm tôi. Miệng díu lại vì say xỉn, "nó" móc trong túi ra một tờ giấy  bạc quăn queo nói:

    -Thìn  cố dưỡng bệnh. Bom đạn không quật được em ở chiến trừơng, không nhẽ nằm bẹp dí thế này sao.

  "Nó" nhin tôi, ứa nước mắt, tôi cũng không sao cầm được lòng.

  Năm ngoái,  cũng đỡ dần bệnh tật, tôi cố tham  gia  buổi giao lưu với đoàn làm phim MÙI CỎ CHÁY  ở Ngọc Hà. Gặp lại "nó". Trong lúc tôi đang "thăng" cùng Hoàng Nhuận Cầm,  thỉnh thoảng “nó” lại chạy đến kéo áo  tôi nói:

  -  Thìn  ơi về đi không lại ốm.
 HN Cầm rất ngạc nhiên hỏi :

 - Nhân vật nào thế ?

Tôi trả lời :

- Anh tao đấy.

Cầm trố mắt nghi hoặc.

 Quả thật trong mắt "nó " tôi vẫn là thằng Thìn "còm" vác nứa ở bến Chèm năm nào. Còn trong mắt tôi, "nó" vẫn là một người “anh” mà  tôi đã từng kính nể, Nguyễn Linh Động

 "Thìn ơi về đi không lại ốm..." Tôi nghe anh, Tân "Vịt" đưa tôi về khi cuộc vui mãi vẫn chưa tàn...



                                                                                  THÁNG 6 NĂM 2012
                                                                                           Như Thìn





     Bức ảnh tôi chụp cùng với HNC ở Ngọc Hà, có Hạ Hồi và Trinh  Sát ngồi trước, nó tóc bạc đeo kính đang kéo áo tôi nói: “Thìn ơi về đi không lại ốm”. Anh em nào post lên cho mọi người cùng chiêm ngưỡng .
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Sáu, 2012, 07:59:46 am gửi bởi nhuthin » Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #337 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2012, 08:25:18 am »

Chào Nhuthin, sức khoẻ bạn thế nào rồi? Vụ Nam tiến chữa bệnh ra sao cho anh em biết với.
Trích dẫn
Thỉnh thoảng "nó " lại đến nhà tôi  chơi, ăn mặc tươm tất. Nghe nói, làm cán bộ tổ chức ở Cục Phục vụ NGĐ. Tôi vô cùng ngưỡng mộ và kính nể. Nhưng một dạo thấy anh tôi bảo, "nó " hay lấy rượu giải sầu. Có trục trặc gì đó trong công tác. Chốn quan trường thật  phũ phàng. "Láu cá " như "nó" mà cũng có lúc bị nốc ao.
Thì ra là thế. Tôi biết "Nó" từ khi vào Trường (1970). Năm ngoái (2011) biết thêm "Tôi". Đến hôm nay thì biết cả "Nó" và "Tôi" trong cái mối quan hệ thú vị này.
Hay thật. Đúng là quả đất này cũng nhỏ thôi!
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #338 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2012, 08:56:15 am »

Hôm giao lưu với đoàn phim "Mùi cỏ cháy",  anh "Nó"   nhận ra HH em nhưng lại bảo em là anh ấy ở trường ĐHXD khiến em lại càng không nhớ ra. Buổi kỷ niệm ngày lên đường của trường ĐHXD 27/5, em gặp anh ấy và đương nhiên cho rằng cũng là CCB của ĐHXD .
Thế mới biết Hà nội nhỏ và quả đất thì tròn. Chỉ mình anh " Nó " mà đã có hai câu truyện man mác buồn của anh Lê Xuân Tường và anh Như Thìn.
Chúc anh NhuThin mạnh khỏe nhé !
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #339 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2012, 07:19:42 pm »

                                                               “Nó” và tôi

     Bức ảnh tôi chụp cùng với HNC ở Ngọc Hà, có Hạ Hồi và Trinh  Sát ngồi trước, nó tóc bạc đeo kính đang kéo áo tôi nói: “Thìn ơi về đi không lại ốm”. Anh em nào post lên cho mọi người cùng chiêm ngưỡng .


Lục lại album ảnh để có bức ảnh đáp ứng đề nghị của Bác Như Thìn,



anh Nguyễn Linh Động một trong hai người bị cận thị nặng cùng với LXT, nhưng vẫn " đủ sức khỏe" để đi tới cùng của cuộc chiến
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM