Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:45:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 4  (Đọc 264792 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #120 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2012, 08:54:11 pm »

Mời các bác đọc cái này:

Quảng Trị - Bản giao hưởng bi hùng

Hoàng Việt Hằng - 28-04-2012 06:05:58 AM
VanVn.Net - Trở lại Quảng trị, tôi thấy mình như đi chênh vênh trên chiếc thắt lưng của bản đồ Tổ quốc hình chữ S.  Nếu sải chân ra bãi biển Cửa Tùng và biển Cửa Việt, hai bãi  biển cát trắng này chỉ cách nhau có 7 km. Ta sẽ gặp một không gian kỳ vĩ, thả sức cho người tản bộ, thả sức cho người thực hiện giấc mơ câu mực câu tôm trong những đêm trăng sáng.



Thành cổ Quảng Trị

Mùa này đang là mùa ngư dân đi biển săn cá chuồn cá song và cá cơm, làng biển đầy những nong phơi cá và mùi cá mặn mòi cứ lan ra khắp eo biển miền Trung. Sau những ngày quăng quật ngoài biển khơi, những người mẹ Quảng Trị  mặc áo dài nghiêm ngắn đến chùa cầu Phật, mong bình yên cho làng chài đầy cá, mong tĩnh tại trong lòng, dù  Quảng Trị đã trải qua 40 năm – lằn ranh một cuộc chiến ác liệt kéo dài 81 ngày đêm. Không thể bóc đi tờ lịch đồng gắn lên Thành cổ, ngàn năm sau cũng  không thể xóa nhòa ký ức về chiến tranh. Hiện giờ là tháng tư năm 2012, sông Thạch Hãn nước đã trong, đôi bờ Hiền Lương, cầu Hiền Lương đã trở thành một  bảo tàng thiên nhiên nối bờ Bến Hải, không gian rất thanh bình. Rất nhiều du khách quốc tế dừng chân, có người mua áo phông in màu cờ đỏ Việt Nam trên ngực để đến chân cầu chụp ảnh rồi mới tiếp tục hành trình... 
Năm nay kỷ niệm 40 năm sự kiện Mùa hè đỏ lửa ở thành cổ Quảng Trị, miền đất kiêu hãnh và can đảm từng hứng chịu hàng trăm tấn bom đạn mỗi ngày. Vẫn còn kia, không cần lật sang trang, 81 tờ bìa  lịch bằng đồng in xung quanh Thành cổ. Cỏ trên mộ liệt sỹ vô danh và có danh đã thẫm xanh và thẫm sương trong. Chỉ nước mắt vẫn còn đục của các mẹ già, nước mắt vẫn đục của những người vợ góa bụa chứa chan trên ngực áo, chứa chan trong lòng ta, mặc dù rất hiếm  khi ta nhìn thấy họ khóc...
Vào những ngày tháng Tư, rất đông những người lính, những cựu thanh niên xung phong  tìm về Quảng Trị thắp hương cho đồng đội. Rất nhiều, trong số đó có  cả những người phụ nữ đứng tuổi, họ đứng như hòn vọng phu, những chiều mưa không ngớt và nước mắt cũng không ngớt tuôn đằng sau những gương mặt héo úa vì thương nhớ người thân. Bao nhiêu chàng trai, cô gái, bao nhiêu người con ưu tú nhất của Tổ quốc đã ngã xuống trên mảnh đất này. Những ngôi mộ có danh và vô danh vẫn đứng thẳng hàng trong các nghĩa trang... Ngay cả ở nghĩa trang Trường Sơn, những người đi thắp hương cũng khó có thể đi khắp, nhiều ngôi mộ còn nằm ở những nơi khuất nẻo... Đi thắp  hương ở nghĩa trang lớn, đôi khi cũng ngơ ngẩn day dứt, cũng giống như mưa không tràn khắp mặt vậy. Tôi đã gặp một phụ nữ tên Xuân, người mỏng dẹt, cứ bịt kín khăn mùi xoa, rồi khi đã khóc nhiều quá phải bỏ khăn trùm mặt, ngồi tức tưởi trước ngôi mộ vô danh mà độc thoại với chính mình:
- Em không biết anh nằm ở chốn nào, em không rõ nữa, nhưng em là Lý Thanh Xuân sống ở  làng Do, gần chợ Do ra thăm anh đây. Em mang theo bao thuốc cho anh hút, và đồng đội anh cũng hút cho ấm lại nơi này, hỉ. Em chờ anh từ bấy lâu nay, em không lấy ai nữa. Khi còn trẻ, khỏe em đi chợ cá, giờ yếu chân yếu tay, em đi quét lá ở Thánh địa La Vang, tùng tiệm lắm em mới đủ sống... Thôi thì em trồng thêm rau nuôi thêm con gà con ngan con vịt. Chiều chủ nhật ra đồng bắt ốc vặn rồi cũng qua bữa cả thôi...
Tôi đã đứng chôn chân nghe độc thoại của chị Xuân. Rồi khi giãn ra đi thắp hương. Lại có người mẹ khóc bên mộ con với chiếc bánh ít, bánh  bèo, củ khoai lang tím sẫm: “Hồi còn bé con chỉ thích ăn khoai này thôi. Mạ đem khoai cho con ăn đây...” Tiếng người mẹ nói với con giữa Nghĩa trang mà nghe như ở trong nhà: “Mạ biết, con đói thì hãy ăn cho mạ vui, rồi nhớ về nhà với mạ. Bữa ni mạ buồn lắm vì chân đau không làm đồng được...”. Tôi chợt nhớ một chiều đứng dưới nắng chói chang ở Thành cổ, một thiếu phụ chứa chan nước mắt vừa khấn vừa hỏi trong tĩnh lặng rợn người: “Anh ở chỗ nào trong đám đông mà em không nhìn thấy? Thật đấy, em không thấy anh đâu, nhưng em vẫn đứng đây để hy vọng gặp anh, dù chỉ có gió có nắng và mùi cỏ cháy”...
Nhân gian đã từng dạy cho con người biết quên đi và biết nhớ lại. Ai sâu sắc thì vùi vào im lặng, ai cạn nghĩ thì khóc, thì cười, để rồi sau đó tất cả sẽ lại quên như gió thoảng... Và rồi hôm nay, hết thảy mọi người đến với Quảng Trị, dù để được cúi xuống, để được khóc lén hay khóc òa, thì bao giờ cũng vậy, những người lính vẫn luôn độ lượng. Những ngôi mộ vẫn xếp thẳng hàng. Những người lính vô danh và có danh đều biết tha thứ cho những lỗi lầm của người thân nơi trần thế, dù đâu đó con người đã sống không phải với nhau, đã giẫm đạp lên tình yêu thương...
Ở nơi rất xa trong nghĩa trang Trường Sơn, tôi đã đứng lặng dưới hàng phi lao, nước mắt ứa ra vì câu hỏi dằn vặt: Sao vô danh mà mộ vẫn thẳng hàng vậy? Thì phải nghiêm như quân lệnh chứ sao? Chết rồi cũng vẫn phải xếp hàng nghiêm ngắn, hỉ. Một bà má nói. Nếu ngôi mộ này, con còn ít tuổi thì đáng tuổi con má, nếu là người nhiều tuổi thì là anh tui, xin thắp nhang và hoa quả, chút tiền mọn cho người nằm đây đỡ hiu quạnh... Tàn tro tung lên trong gió ngàn. Khép lại cuộc chiến  non nửa thế kỷ, nửa phía bên kia nước Mỹ còn bao nhiêu người bị điên, còn bao người lính Mỹ vẫn đang chữa trị vết thương lòng? Không rõ. Nhưng  nhân dân ta ngàn đời nhân ái, ngàn đời độ lượng, dù chúng ta đã mỉm cười trở lại, nhưng thử nhìn những người mẹ, người vợ línhViệt Nam. Họ góa bụa, họ nuôi con một mình. Họ không có người quanh năm bên mâm cơm. Có người quanh năm đũa một đôi, bát một chiếc... Ai đó lớn tiếng thở dài, ai đó đã nghe thấy tiếng thở dài ấy. Hiểu và chia sẻ cũng chỉ là chớp mắt thôi. Nhưng để chịu đựng nỗi đơn độc ấy mới là sức chịu đựng lớn hơn bom tấn. Trên dáng người mỏng dẹt kia, một đôi vai nhỏ nhắn, nét mặt quạnh quẽ, khắc khoải vì hiu vắng trong những mái nhà lầm lũi một đèn một bóng. Những hòn vọng phu sống còn quá nhiều trên mảnh đất Quảng Trị này. Các mẹ, các chị, những người vợ lính cũng lặng lẽ góp vào nhân gian một bản giao hưởng cổ điển, có giai điệu bi hùng của một thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Những ngôi nhà côi cút ven biển Gio Linh, những ngôi nhà quạnh vắng gần địa đạo Vĩnh Mốc luôn ám ảnh tôi...
Quảng Trị còn một Thánh địa La Vang, một chùa cổ Tứ sắc Tịnh quang, một sân bay Tà Cơn huyền thoại... Những địa danh mà chân ta đi, đầu ta cúi xuống vô vàn biết ơn bao nhiêu chiến sỹ vô danh. Họ hy sinh cho một Quảng Trị vừa mơ mộng vừa thâm trầm giống như Sến hoa, Dẻ hương ở miền du lịch hoang sơ Rú Lịnh... Quảng Trị với những địa danh lịch sử thiêng liêng, là nơi có thể trả lời câu hỏi cho một giá trị sống tồn tại hay không tồn tại. Nếu như  chỉ một lần bạn dám xuyên rừng, nếu như hơn một lần bạn vẫn muốn trở về với Quảng Trị, để tự vấn, để đi tìm câu trả lời mình đang tồn tại ra sao trong những ngày hòa bình...
(Nguồn: Văn nghệ)
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #121 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 06:29:32 am »

Kính chào anh Lexuantuong và các anh chị tham gia topic. Cảm động quá những hình ảnh ngày nay phản ánh sự đoàn kết, thành kính và chân tình của các anh chị trong đoàn CCB trở về chiến trương xưa  trong những ngày sôi động kỉ niệm chiến thắng của cả dân tộc và thật cảm động đến trào nước mắt bà viết của anh chienc3.1972, mà trong đó từng mảnh đời người đã khuất và người đang sống với những sự thật nhói lòng. Làm sao không súc động khi chứng kiến mấy củ khoai, cái bánh ít, bánh bèo ngày còn nhỏ con thích ăn, mà bây giờ con đã thành thiên cổ.... Cám ơn tất cả cac anh chị đã cho anh em tham gia topic1 chứng kiến những hình ảnh, phút giây súc động chân thật. Xin gửi nén tâm nhang thành kính đến các chú, cac anh liệt sĩ hy sinh trong thành cổ Quảng trị
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #122 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 09:09:11 pm »


Bài trên trang web : www.vanvn.net    của Hội Nhà văn Việt Nam:


Về bên đồng đội sau 40 năm ngày giải phóng Quảng Trị
Nguyễn Trọng Luân - 01-05-2012 11:02:56 AM

VanVN.Net – Những ngày này, đất lửa Quảng Trị đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân cả nước. 40 năm sau ngày giải phóng, những người lính xưa trở  lại với đồng đội, với những người bạn đã từng ngồi chung ghế giảng đường đại học… đã mãi mãi nằm lại vùng đất này. Cờ, hoa, khói hương và những dòng thơ đầy nước mắt là tấm lòng tri ân không thốt nên lời của những người được trở về dành cho người nằm xuống.

Các cựu chiến binh, sinh viên các trường đại học: Xây dựng, Cơ điện, Tổng hợp, Bách khoa… nhập ngũ năm 1972 về bên đồng đội cũ:


 



Các cựu chiến binh làm lễ tưởng niệm bạn bè sinh viên, đồng đội của mình trước nhà tưởng niệm bến vượt bên bờ sông Thạch Hãn. Cựu chiến binh Nguyễn Trọng Luân đọc thơ dâng anh linh của đồng đội đã nằm xuống tại vùng đất Quảng Trị. Đọc xong, tập thơ được hóa ngay bên dòng sông...



Nhà tưởng niệm bến vượt bên bờ sông Thạch Hãn


Sau những hình ảnh đầu tiên về hành trình viếng thăm và tưởng niệm đồng đội, bạn bè sinh viên của các cựu chiến binh từng là sinh viên các trường đại học: Xây dựng, Cơ điện, Tổng hợp, Bách khoa… nhập ngũ năm 1972. Chiều mùng 1/5/2012, VanVN.Net tiếp tục cập nhật về hành trình ý nghĩa này, xin gửi tới bạn đọc những hình ảnh mới nhất được gửi về từ Quảng Trị:


       

   

Đoàn cựu chiến binh - sinh viên vào Thành cổ Quảng Trị



   

Làm lễ dâng hương trên đài tưởng niệm các liệt sỹ hy sinh tại Thành cổ Quảng Trị



   
 
Cựu chiến binh Nguyễn Trọng Luân dâng hương và đọc thơ tại đài chứng tích sinh viên



   

Buổi giao lưu giữa các cựu chiến binh với học sinh trường PTCS Thành cổ và đoàn đại biểu thành phố HIROSHIMA Nhật Bản




   

Những bài thơ tưởng nhớ các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh tại chiến trường Quảng Trị

 

   

Cựu chiến binh trinh sát F325 Lê Minh thắp hương tưởng nhớ các đồng đội trước ngôi mộ tập thể 4 người


 

   

Bến thả hoa bờ Bắc Thạch Hãn trong ngày kỷ niệm 40 năm giải phóng Quảng Trị



Nguồn :     http://www.vanvn.net/news/12/1910-ve-ben-dong-doi-sau-40-nam-ngay-giai-phong-quang-tri.html

và :          http://www.vanvn.net/news/12/1912-ve-ben-dong-doi-sau-40-nam-ngay-giai-phong-quang-tri---nhung-hinh-anh-tiep-theo.html
Logged
Tanloc555
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #123 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 03:33:05 pm »

Đồng đội của tôi hai chục anh có lẻ đi mấy ngày vào Quảng Trị kêu nắng nóng như cháy đồi. Bây giờ đang trên đường về HN không biết ngồi trên ô tô có say nắng không đây?
Anh Mõ đưa ngay mấy dòng tin rồi nghỉ ngơi sau, đằng nào chẳng mệt rồi, nhé !
Logged
HAN_DCT
Thành viên
*
Bài viết: 149



« Trả lời #124 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 04:39:08 pm »

Em trộm nghĩ là với nhiệt độ và cường độ mặt trời trong suốt thời gian chuyến đi của đoàn CCB vừa qua thì chắc phải đợi vài hôm mới có thêm thông tin bác Tanloc555 ạ Grin Em còn dám đoán rằng tất cả các thành viên trong đoàn sẽ không ai... trắng hơn được 2 bác CCB nằm chốt Thủ đô đợt vừa rồi đâu ạ Cheesy
Logged

Biết rồi! Khổ lắm! Nói... nói cái gì ấy nhỉ?
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #125 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 05:01:40 pm »

@HAN_DCT: Sáng nay anh vừa nói chuyện với anh Nguyên Trọng Luân, đoàn về tơi HN khoảng 18h nhưng sẽ không có giao lưu gì đâu mà giải tán luôn. Mọi nỗi niềm sẽ xả vào hồi 17h thứ Bẩy (05/5) này em ạ.
Nhiệt liệt chào đón đoàn CCBSV hoàn thành tốt đẹp chuyến hành hương về thăm lại chiến trường xưa và du lịch bụi trở về!
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #126 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2012, 11:11:32 pm »

Xin chào các bác và anh em CCB.

      Mấy hôm vừa rồi chúng tôi đã vào Quảng Tri để thăm chiến trường xưa và thắp hương viếng đồng đội. Thời tiết ở HN rất nóng, nhưng ở QT còn nóng hơn rất nhiều, nhất là ở những nghĩa trang LS nơi chúng tôi đến thắp hương nhưng có lẽ các đồng đội đã phù hộ cho đoàn chúng tôi nên không ai bị sao cả. Tối nay 21h , sau khi có bữa cơm chia tay mọi người ai về nhà nấy, trong lòng hết sức thanh thản vì đã hoàn thành "kế hoạch" của chuyến đi. Do điều kiện về kỹ thuật và phải di chuyển liên tục nên việc cập nhật thông tin bị chậm nên các bác thông cảm. Mặc dù đang rất mệt sau một chuyến đi nhưng cũng gửi một số ảnh để anh em nắm được. Mấy hôm vừa rồi tôi đã gửi một số ảnh để vanvn.net đăng những thông tin được nóng hổi về chuyến đi của anh em chúng tô
Viếng các LS tại Hang Tám cô ̣Q/ Bình





Viếng NTLS Trường Sơn khu mộ các LS HN



« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2012, 09:33:01 am gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #127 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2012, 09:39:21 am »

tiếp ảnh:



                  Khu các LS quê HN tại NTLSQG Trường Sơn



                      Viếng NTLS Thị xã Quảng Trị ( nay là TP QT)



               Viếng NTLS Xã Triệu Vân huyện Triệu Phong QT




                Viếng NTLS xã Triệu Long huyện Triệu Phong QT
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Năm, 2012, 10:21:41 am gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #128 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2012, 11:18:26 am »

Chuyến đi QT kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng và cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thị xã - Thành cổ Quảng Trị của các CCB-SV ĐHXD và 1 số trường ĐH khác đã kết thúc tốt đẹp. Với tư cách là mõ và trưởng đoàn, tôi tổng kết hành trình này và nhờ các bác TMH, TTNL, NHL, NTL, Trongc6... bổ sung và minh họa bằng ảnh để cho bài viết thêm sinh động.

HÀNH TRÌNH 40 NĂM QUẢNG TRỊ VÀ ĐỒNG ĐỘI

28/4/2012: Ngày thứ nhất

Đoàn chúng tôi có mặt tại cổng pa-ra-bol của ĐHBK nơi mà trong những thập kỷ 70 đã tiễn đưa bao lứa trai SV gác bút nghiên theo việc đao binh để giành lại giang sơn cho Tổ quốc. Đoàn có 23 người trong đó có 18 CCB của các e95. e101, trinh sát c20 của sư đoàn 325 chiến đấu tại Thành cổ QT mùa hè 1972 ; 3 CCB của Tây Nguyên, Nam Lào và QK Trị Thiên ; 2 phu nhân của lính Thành cổ QT và mẹ của cháu Sơn là người đóng vai Long trong Mùi cỏ cháy.

Để có chương trình này chúng tôi đã phải chuẩn bị từ những ngày đầu năm như vạch lộ trình, liên hệ chỗ ăn nghỉ tại những nơi dừng chân, liên hệ xe cộ... vì biết năm nay lượng người về với QT sẽ rất đông.

5g05 đoàn khởi hành lên đường HCM với băng rôn 40 NĂM QUẢNG TRỊ VÀ ĐỒNG ĐỘI. BTC đã chuẩn bị đầy đủ các suất ăn sáng trên đường để đảm bảo an toàn: bánh khúc nóng, bánh mì ruốc Hữu nghị, bánh mì nóng hổi vừa ra lò, sữa tươi hộp, nước uống... Qua đại lộ Thăng Long đến Hòa Lạc bắt vào đường HCM tại Xuân Mai. Chọn lộ trình đường HCM là vô cùng hợp lý vì tránh được vấn nạn kẹt xe, hạn chế tốc độ, các trạm bán vé và nhất là tránh được đoạn từ Phủ Lý đến Thanh Hóa đang bị đào xới để nâng cấp...


Đã bao lần đi trên con đường HCM mà lòng chúng tôi không khỏi bồi hồi nhớ tới những chặng đường hành quân năm xưa: dốc Bò lăn, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương, đèo Đá Đẽo...Đường HCM qua Cúc Phương thuộc đất Hòa Bình với những cầu cạn tuyệt đẹp uốn lượn ven sông Bưởi để cho thú rừng có thể xuống sông uống nước vào mùa khô. Đây chính là phương án tối ưu thay cho phương án đường HCM cắt qua trung tâm của Cúc Phương, mặc dù giá thành có bị đội lên. Dừng ở bên cầu Cúc Phương giáp với Thạch Thành (Thanh Hóa) chúng tôi được NTL kể lại câu chuyện khi ấy với tư cách là bên cung ứng thép để làm cầu đã phải lặn lội bao nhiêu lần trên tuyến đường này. Đến Cẩm Thủy chúng tôi được nghe VOV giới thiệu về ca khúc Chúng con hát tên người - TP HCM của NTL sáng tác cách đây 37 năm ngay ngày đầu tiên giải phóng SG. Giai điệu hành khúc của bài hát đã đưa chúng tôi trở lại không khí sôi nổi của 37 năm về trước cùng các cách quân tiến vào TP mang tên Bác để lại phía sau những chặng đường gian lao thấm đẫm máu xương đồng đội từ núi rừng Tây Nguyên, từ ven Thành cổ Quảng Trị và bao chiến trường khác để hội tụ về đây - TP mang tên Bác. Chương trình cũng giới thiệu ca khúc của Triều Dâng phổ nhạc lá thư của Lê Văn Huỳnh - người đồng đội là SV ĐHXD cùng chúng tôi. Thật là cảm động khi những người làm chương trình này đã chúc chúng tôi và tác giả NTL trên đường về QT được mạnh giỏi và hoàn thành chuyến đi của mình


Cầu cạn qua Cúc Phương


Đường HCM len lỏi qua những dãy núi đá vôi của Hòa bình, Cẩm Thủy (Thanh Hóa)... tạo nên những bức tranh thủy mạc rất nên thơ. Qua những vùng đồi núi bán sơn địa của Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh chúng tôi đến Phố Châu huyện lỵ của Hương Sơn, Hà Tĩnh nằm ở ngã tư đường HCM với QL8 đi cửa khẩu Cầu Treo. Mang tiếng thị trấn huyện nhưng các dich vụ kém phá triển, tìm mãi mới có 1 nơi có chỗ ăn cho hơn hai chục con người.

Ngã tư đường 8 gặp đường HCM tại Phố Châu

Chúng tôi đi tiếp qua Vụ Quang, Hương Khê trong ánh nắng chói chang của miền Trung để vào đất Tuyên Hóa, Quảng Bình. Đến đây con đường đi vào vùng núi đá vôi của dãy Giăng màn từ Cổng Trời, Cha Lo cho tới Đèo Ngang trên đường 1. Những vết tích của nền đường 15 cũ cũng như những mố cầu cũ bị phá hủy bởi bom đạn Mỹ trong chiến tranh vẫn còn đó. Ngã ba Khe Ve nơi đường 12 từ Ba Đồn lên gặp đường HCM để đi Cổng Trời sang Lào. Đây là trục đường chính nối Đông và tây Trường Sơn trong những năm 60 của TK trước.


Cầu qua sông Ngàn Sâu (Hương Khê, Hà Tính) giáp với Tuyên Hóa (Quảng Bình)  

Qua Tuyên Hóa, Minh Hóa vượt đèo Đá Đẽo chúng tôi vào đến thung lũng Khe Gát (Bố Trạch), đây là 1 địa danh nổi tiếng trong chiến tranh với khu vực kho tàng chiến lược cho 3 nước Đông dương ; là nơi bắt đầu trục đường 20 Quyết Thắng cắt dãy núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng để sang đất Lào hỗ trợ cho tuyến QL12 ; sân bay Khe Gát với chiến công của KQNDVN công kích tầu của hạm đội 7 của Mỹ ngày 19/4/1972 làm cho chúng không dám đưa tầu vào sát bờ để pháo kích đất liền ; với bến phà Xuân Sơn một trọng điểm nổi tiếng trên tuyến vận tải 559.




Ngã ba Khe Ve

5g chiều chúng tôi đến Phong Nha, kết thúc ngày đầu tiên vượt chặng đường 580km trên con đường HCM huyền thoại.

(còn tiếp)  

    
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Năm, 2012, 11:36:11 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #129 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2012, 11:47:52 am »

@ mõ Tường , thưa anh em :
Những gì xắp tới anh Tường sẽ đăng lên để cho anh em CCB mình biết được hành trình , biết những việc làm của đoàn những ngày qua , nhưng tôi hiểu đằng sau cái hô hét an toàn , lo nội vụ cho đoàn chẳng có việc gì từ nhỏ đến to qua mắt anh Tường . Chỉ có lính - chỉ có những người sống chết một thời với nhau mới như thế . Anh Tường lo cho anh em giống hệt như người tiểu đội trưởng mỗi khi hành quân về nơi trú quân . Anh Tường giống như anh Đại đội phó chạy đi lo mua cái này cái kia mà bạn bè gửi , hay món quà nhỏ của cô du kích Hải Thượng gửi cho người lính QT năm xưa khiến anh nâng niu ẩn trọng . Cảm động lắm , mà không nói nên lời / Anh Tường sẽ viết tiếp và chúng ta chờ xem nhé .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM