Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 02:40:16 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa - Phần 4  (Đọc 264799 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #10 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2012, 08:29:48 pm »

      Ngày hôm nay, Chủ Nhật 18.3.2012, theo kế hoạch, chúng tôi những CCB SV đi thắp hương, tưởng niệm LS Nguyễn Minh Phương, ở xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, Thái Nguyên.

      Đoàn chúng tôi gồm 05 người : Bác Lê Cường, những người lính C1 D1 E101 F325 Thái Minh Hùng, Nguyễn Văn Nghĩa, Trần Việt Dũng và lái xe Hoàng Minh Thư, xuất phát từ Hà Nội 7h30, xe chạy lòng vòng đón các đồng đội, 8h xe ra khỏi nội thành. Hôm nay Hà Nội trời mưa phùn, sương mù, đường sá không thuận lợi lắm. Xe đến Đa Phúc chúng tôi nghỉ ăn sáng, sau đó tiếp tục đi .

      Khoảng 11h xe đến thành phố Thái Nguyên; chúng tôi gọi điện liên lạc với anh Nguyễn Anh Đương, em trai LS Nguyễn Minh Phương. Qua thành phố TN khoảng 7km được anh Đương đón vào nhà. các anh em của LS Phương có mặt để đón chúng tôi.

      Thật không may cho chúng tôi và như là những người có lỗi; Bố của LS Phương đã mất cách đây 03 ngày ( 15/3) thọ 89 tuổi sau nhiều ngày ốm nặng, và mong chờ được gặp những người đồng đội đã từng chiến đấu của con trai mình.

    Sau khi thắp hương viếng Cụ, và thắp hương tưởng niệm LS Phương, chúng tôi được gia đình tiếp đón như người thân trong gia đình, nhiều câu chuyện sinh hoạt và chiến đấu cùng LS Phương được chúng tôi kể lại sau gần 40 năm để gia đình được biết. Sau khi ăn cơm cùng gia đình một câu chuyện vui bất ngờ đã xảy ra.

      Gia đình LS Phương quê gốc ở xã Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định, lên Thái Nguyên từ năm 1949. Nguyễn Văn Nghĩa giật mình tưởng mình nghe nhầm, sau một hồi gặng hỏi , quê ngoại của Nghĩa cũng ở xã trên, và sau đó những người anh em của LS Phương gọi điện về quê, thì mới vỡ lẽ ra Nghĩa là con bà bác và là anh. Thật là quả đất tròn, những người tưởng như xa lạ lại có họ với nhau. Còn Lái xe Hoàng Minh Thư cũng tìm được người quen ở gần nhà . Thật là một chuyến đi bổ ích.

      Khoảng 14h chúng tôi xin phép gia đình về Hà Nội và hện gặp lại trong chuyến đi vào ngày 28/ 4 tới.

    Một số hình ảnh chụp cùng gia đình:



« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2012, 09:39:17 am gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #11 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2012, 09:24:03 pm »

Thái minh Hùng ơi . nghe bạn nói mà tôi lạnh cả người . Đời nhiều nỗi éo le đến thế . Cho nên chúng ta luôn muộn mằn với cha mẹ , với những người đã hi sinh . Cám ơn bạn đã kịp thòi đư những hình ảnh này lên cho anh em được biết
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #12 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2012, 08:38:52 am »

Ngày này cách đây 37 năm, 19/3/1972 phần còn lại của tỉnh QT bao gồm huyện Hải Lăng và 1 phần của huyện Triệu Phong đã hoàn toàn giải phóng bằng các lực lượng tại chỗ của tỉnh và QK Trị Thiên.

Ngược lại quãng thời gian gần 3 năm trước, đầu tháng 5/1972 dưới sức ép của các sư đoàn chủ lực của ta địch đã mất toàn bộ phòng truyến Đông Hà - Lai Phước - Ái Tử và đã bỏ ngỏ TX Quảng Trị và huyện Hải Lăng để rút qua bên kia sông Mỹ Chánh. Lúc này tình hình Huế đã rất hoảng loạn. Các sư đoàn chủ lực của ta 304, 308, 320 và e18/f325 cùng các đơn vị trợ chiến T-TG, pháo binh, PK, CB và 1 số đơn vị địa phương đã thọc sâu tới bờ bắc Mỹ Chánh, thậm chí nhiều mũi trinh sát của ta đã đặt Huế nằm trong tiêu cự của ống nhòm. Theo câu chuyện kể lại của nhiều anh em tham gia lần ấy, thế tiến công như chẻ tre của ta giữa ban ngày trên toàn tuyến trong lúc hỏa lực hỗ trợ của Mỹ đã bị hạn chế một phần do Mỹ vào thời gian này chủ trương VN hóa chiến tranh. Nhưng vào những ngày đó sức của ta đã tới giới hạn, hậu cần cho các đơn vị chiến đấu không theo kịp: lương thực dùng có hạn, xăng dầu cho xe pháo không bổ sung kịp, đạn hỏa lực cũng bị hạn chế rât nhiều. Địch hồi sức rất nhanh. Cuối tháng 5/1972 ta và địch giằng co nhau tại 2 bờ Mỹ Chánh.Thiệu quyết tâm tái chiếm lại Quảng Trị và điều 2 sư đoàn đặc nhiệm là TQLC và dù cùng 1 số liên đoàn biệt động tham gia chiến dịch Lam sơn 72 dưới sự hỗ trợ tối đa của không quân Mỹ và pháo từ hạm đội 7 khi Mỹ quay trở lại hỗ trợ tối đa cho quân đội VNCH . Ngày 28/6/1972 chiến dịch LS 72 bắt đầu, các đơn vị địch nhất loạt phản công trên toàn tuyến sông Mỹ Chánh. Trên biển Hải Lăng chúng đổ bộ các đơn vị TQLC cùng với việc dùng trực thăng đổ quân xuống một số khu vực quanh TX QT. Trận chiên đấu 81 ngày đêm giành giật TX và Thành cổ QT đã kết thúc ngày 16/9/1972 với tổn thất vô cùng lớn của 2 bên và địch cũng chỉ có thể dừng lại tại đây không thể vượt qua sông Thach Hãn để chiếm lại những vùng chúng đã mất từ tháng 3/1972.

Với đòn điểm huyệt Ban Mê Thuột làm rung động toàn thế trận cao nguyên, Thiệu đã đưa ra 1 quyết định sai lầm là rút bỏ toàn bộ Cao Nguyên để về chấn giữ đồng bằng ven biển. Cuộc rút lui hoảng loạn khỏi TN đã gây ra 1 thảm kịch của chiến tranh trên tuyến đường 7 về đồng bằng Phú Yên. Các đơn vị TN truy đuổi địch trên đường 7 về giải phóng Phú Yên, Khánh Hòa. Các LLVT QK5 đã áp sát đồng bằng các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, một phần Quảng Nam khiến cho Huế - Đà Nẵng hoàn toàn bị cô lập. Trước tình hình đó địch phải bỏ QT rút về Huế và ngày 19/3/1975 các lực lượng địa phương QT đã vượt sông Thạch Hãn và tiến trới sông Mỹ Chánh.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2012, 05:16:25 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #13 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2012, 02:40:41 pm »

     Ngày hôm nay, Chủ Nhật 18.3.2012, theo kế hoạch, chúng tôi những CCB SV đi thắp hương, tưởng niệm LS Nguyễn Minh Phương, ở xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, Thái Nguyên.

      Đoàn chúng tôi gồm 05 người : Bác Lê Cường, những người lính C1 D1 E101 F325 Thái Minh Hùng, Nguyễn Văn Nghĩa, Trần Việt Dũng và lái xe Hoàng Minh Thư, xuất phát từ Hà Nội 7h30, xe chạy lòng vòng đón các đồng đội, 8h xe ra khỏi nội thành. Hôm nay Hà Nội trời mưa phùn, sương mù, đường sá không thuận lợi lắm. Xe đến Đa Phúc chúng tôi nghỉ ăn sáng, sau đó tiếp tục đi .

      Khoảng 11h xe đến thành phố Thái Nguyên; chúng tôi gọi điện liên lạc với anh Nguyễn Anh Đương, em trai LS Nguyễn Minh Phương. Qua thành phố TN khoảng 7km được anh Đương đón vào nhà. các anh em của LS Phương có mặt để đón chúng tôi.

      Thật không may cho chúng tôi và như là những người có lỗi; Bố của LS Phương đã mất cách đây 03 ngày ( 15/3) thọ 89 tuổi sau nhiều ngày ốm nặng, và mong chờ được gặp những người đồng đội đã từng chiến đấu của con trai mình.

    Sau khi thắp hương viếng Cụ, và thắp hương tưởng niệm LS Phương, chúng tôi được gia đình tiếp đón như người thân trong gia đình, nhiều câu chuyện sinh hoạt và chiến đấu cùng LS Phương được chúng tôi kể lại sau gần 40 năm để gia đình được biết. Sau khi ăn cơm cùng gia đình một câu chuyện vui bất ngờ đã xảy ra.

      Gia đình LS Phương quê gốc ở xã Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định, lên Thái Nguyên từ năm 1949. Nguyễn Văn Nghĩa giật mình tưởng mình nghe nhầm, sau một hồi gặng hỏi , quê ngoại của Nghĩa cũng ở xã trên, và sau đó những người anh em của LS Phương gọi điện về quê, thì mới vỡ lẽ ra Nghĩa là con bà bác và là anh. Thật là quả đất tròn, những người tưởng như xa lạ lại có họ với nhau. Còn Lái xe Hoàng Minh Thư cũng tìm được người quen ở gần nhà . Thật là một chuyến đi bổ ích.

      Khoảng 14h chúng tôi xin phép gia đình về Hà Nội và hện gặp lại trong chuyến đi vào ngày 28/ 4 tới.

    Một số hình ảnh chụp cùng gia đình:





@TMH: Chuyến đi của anh em c1 đã hoàn tất, chỉ tiếc là ông cụ thân sinh ra Phương vừa mới mất. Tuần này chuyến đi Hà Tĩnh thắp hương cho LS Phạm Thanh Tú của anh em c3 chúng tôi cũng sẽ phải hoãn lại vì lí do trục trặc kỹ thuật và sẽ được thực hiện vào thời gian thích hợp.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2012, 05:21:19 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #14 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2012, 04:36:00 pm »

Bác ChienC3 có sao không bác ? Chắc do trời mấy hôm nay ở HN mình đường ướt , nhà ướt, cầu thang ướt, bậc thềm ướt  là rất nguy hiểm. Những chỗ em vừa liệt kê đề nghị các bác cảnh giác hộ em.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #15 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2012, 10:11:55 am »


CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG QUẢNG TRỊ VÀ THÀNH CỔ QUA ĐÁNH GIÁ TỪ PHÍA BÊN KIA

Trung tá, TS Trương Mai Hương
(Viện Lịch sử quân sự Viêt nam)

QĐND - Thứ Hai, 19/03/2012, 23:49 (GMT+7)

QĐND - Sau thất bại ở Đường 9-Nam Lào năm 1971, quân chủ lực ngụy gần như suy sụp, tình hình diễn biến ngày càng có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Theo dõi sát mọi chuyển động trên chiến trường, trong nước, trong khu vực và trên thế giới có liên quan tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, Đảng ta nhạy bén phát hiện được thời cơ và nắm lấy thời cơ đó phát động cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam nhằm vào ba hướng chính: Trị Thiên, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Trong đó, chiến trường Trị Thiên có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống phòng ngự chiến lược ở miền Trung và Tây Nguyên của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Bởi vị trí đặc biệt quan trọng này, các cơ quan tình báo Mỹ và chính quyền Sài Gòn tập trung nghiên cứu nhằm phán đoán hướng tiến công chiến lược trong năm 1972 của ta. Đồng thời, họ cũng mở một chiến dịch chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chiến đấu, triển khai lực lượng và đặt trong tình trạng báo động cao. Bộ Chỉ huy Vùng 1 chiến thuật ráo riết tăng cường lực lượng đẩy mạnh các cuộc “hành quân tảo thanh Việt cộng” trong địa phận đảm nhiệm, tung biệt kích, thám báo nhằm thăm dò, phát hiện lực lượng, sự chuẩn bị của ta và cho rằng: “Năm 1972 là năm bầu cử tổng thống tại Mỹ, các nhà lãnh đạo Cộng sản không thể nào quên được ảnh hưởng cuộc tấn công Tết Mậu Thân của họ đối với tình hình chính trị ở Mỹ hồi năm 1968. Họ coi mùa xuân và mùa hè năm 1972 là đặc biệt thuận lợi”. Rồi họ nhận định: “Bộ Chính trị Bắc Việt đi đến kết luận đó vào đầu năm 1971. Sau quyết định đó, Hà Nội đã nhận được pháo, xe tăng và các khí tài nặng khác để có thể mở một cuộc tấn công lớn theo kiểu chiến tranh thông thường. Đây là kiểu tấn công mà các nhà lập kế hoạch của Mỹ đã chuẩn bị đối phó từ những năm trước nhưng chưa bao giờ xảy ra"[1]

Bên cạnh đó, nhiều cuộc họp giữa các nhà nghiên cứu quân sự sừng sỏ tại Lầu Năm Góc luôn theo dõi chặt chẽ và phán đoán: “Các đơn vị Cộng sản ở dọc biên giới phía Tây vẫn đóng tại bàn đạp xuất phát mà không nhích lên phía trước có nghĩa là họ không thể ngày một ngày hai mở cuộc tấn công” [2].

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2012, 08:38:41 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #16 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2012, 10:36:01 am »

 

    
      Gia đình LS Phương quê gốc ở xã Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định, lên Thái Nguyên từ năm 1949. Nguyễn Văn Nghĩa giật mình tưởng mình nghe nhầm, sau một hồi gặng hỏi , quê ngoại của Nghĩa cũng ở xã trên, và sau đó những người anh em của LS Phương gọi điện về quê, thì mới vỡ lẽ ra Nghĩa là con bà bác và là anh. Thật là quả đất tròn, những người tưởng như xa lạ lại có họ với nhau. Còn Lái xe Hoàng Minh Thư cũng tìm được người quen ở gần nhà
                   Chào các bác! Tranphu341 chúc mừng các bác đã có chuyến đi bổ ích. Làm được những việc thật vô cùng quý giá đối với đồng đội và gia đình đồng đội.

                   Quê ngoại của TP cùng xã Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định. Ngày 4/3 AL này TP về bên đó thắp hương cho phần mộ của Cụ ngoại và Bà Ngoại.

                   CHÚC CÁC BẠN CÙNG GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NHIỀU NIỀM VUI TRONG CUỘC SỐNG!
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #17 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2012, 09:56:31 am »

Tôi pot tiếp bài CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG QUẢNG TRỊ VÀ THÀNH CỔ QUA ĐÁNH GIÁ TỪ PHÍA BÊN KIA mà không lên được mặc dù ở phần Trả lời Xem trước đều có đầy đủ nội dung của bài nhưng khi Lưu và mở trang ra đọc thì chỉ được đoạn đầu, mặc dù cả bài này không đến 2000 từ. Nhờ Min, mod và các bác trợ giúp. Đây là đường link
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/3/32/32/180858/Default.aspx


« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2012, 02:07:59 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #18 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2012, 01:44:52 pm »

CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG QUẢNG TRỊ VÀ THÀNH CỔ QUA ĐÁNH GIÁ TỪ PHÍA BÊN KIA

Trung tá, TS Trương Mai Hương
(Viện Lịch sử quân sự Việt Nam)

QĐND - Thứ Hai, 19/03/2012, 23:49 (GMT+7)

(tiếp theo)

Mặc dù phán đoán như vậy, nhưng nhiều tướng lĩnh Mỹ đã có những biểu hiện rất lo lắng thể hiện trong các báo cáo rằng: “Các cuộc chuẩn bị tại Bắc Việt Nam dồn dập ở một quy mô chưa từng thấy. Suốt năm 1971, họ tuyển quân liên tục. Con số đích xác không được biết nhưng đủ để bổ sung cho 12 sư đoàn tác chiến được chuẩn bị để mở cuộc tấn công. Những vũ khí mới được viện trợ khiến quân Bắc Việt Nam hơn quân Nam Việt Nam về kỹ thuật. Pháo 130mm khiến cho các đơn vị Bắc Việt Nam có khả năng bắn xa hơn hẳn quân đội Sài Gòn. Xe tăng T.54 có thể đủ đối phó với xe tăng M48 của Mỹ do quân Sài Gòn sử dụng. Xét đến tổng số các khí tài hạng nặng đang có trong tay thì quân Bắc Việt Nam đang chiếm một ưu thế đáng sợ” [3].


Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu (bên phải cùng) và các viên tướng quân đội Việt Nam cộng hòa thị sát chiến trường Quảng Trị năm 1972. Ảnh tư liệu
 
Đối với Tổng thống Ních-xơn, suốt trong 3 tháng đầu năm 1972 lại lấy làm hài lòng và cho rằng: “Hà Nội không đủ khả năng tung ra một cuộc tiến công mùa Xuân” và kết quả cuộc đàm phán Pa-ri đã ở trong tầm tay có lợi cho Mỹ lẫn Sài Gòn”. Còn Nguyễn Văn Thiệu lại muốn chứng tỏ cho người Mỹ thấy rằng, quân đội Việt Nam cộng hòa đã trưởng thành, có đủ khả năng chiến đấu trong năm 1972. Quả thật, nếu so sánh lực lượng bố trí trên chiến trường lúc bấy giờ của hai bên tham chiến thì các nhà quân sự Mỹ và Sài Gòn có đủ lý do để lạc quan.

Về bộ binh, phía ta có 11 sư đoàn và 23 trung đoàn; phía địch có 13 sư đoàn và 11 trung đoàn, lữ đoàn. Về pháo binh ta có 5 trung đoàn và 7 tiểu đoàn; địch có 65 tiểu đoàn và 85 trung đội. Về tăng, thiết giáp, ta có 4 tiểu đoàn; địch có 22 tiểu đoàn và 21 trung đội (2.090 xe tăng, 1.618 xe thiết giáp). Ngoài ra, địch còn có 1.692 máy bay chiến đấu các loại, 1.611 hạm tàu. Các lực lượng của địch được bố trí thành các cụm phòng ngự liên hoàn, có công sự kiên cố che chắn. Ở thời điểm đầu năm 1972, trên bình diện chiến lược, ta không thể nào có lực lượng theo tỷ lệ trên.

Vậy, làm thế nào và bằng cách gì mà Hà Nội lại mở được cuộc tiến công lớn trong khi chiến lược của Mỹ “Việt Nam hóa chiến tranh” đang hình thành? Đó là câu hỏi được đặt ra mà sau này các tài liệu của cơ quan quân sự Mỹ đã nhiều lần bỏ công sức, tiền bạc để nghiên cứu và tuyên bố: “Trừ vũ khí nguyên tử chiến thuật, Mỹ sẽ không hạn chế việc sử dụng không lực Hoa Kỳ trên toàn Đông Dương[4]”. Đối với việc ta mở đợt tiến công hướng chính là Trị Thiên vào thời gian đúng như dự kiến là ngày 30-3-1972, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã phải thốt lên rằng: “Lực lượng của Việt cộng đã gây bất ngờ cho quân phòng thủ của Việt Nam cộng hòa và đồng minh Mỹ” [5].

Với những nguồn tư liệu đã được giải mật, có thể thấy rõ Mỹ và quân đội Sài Gòn tiên đoán là sẽ có một cuộc tấn công, rất có thể là vào năm 1972, thậm chí còn chỉ rõ ba khu vực được coi là nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, họ không phát hiện được kế hoạch của đối phương là cho thiết giáp làm mũi nhọn của các cuộc tấn công. Chỉ đến khi chiến dịch đã diễn ra, họ mới thừa nhận: Sự xâm nhập khôn khéo của Hà Nội đã lọt qua mắt đối phương.

Về phía ta, ngày 23-3-1972, Bộ Chính trị thông qua lần cuối và phê chuẩn kế hoạch tiến công chiến lược năm 1972, cử đồng chí Tổng tham mưu trưởng quân đội trực tiếp chỉ đạo hướng chủ yếu Trị Thiên. Trung tuần tháng 3-1972, các đơn vị tham gia chiến dịch lớn tại các hướng đã vào vị trí tập kết.

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2012, 08:58:52 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2012, 08:30:36 pm »


CHIẾN DỊCH GIẢI PHÓNG QUẢNG TRỊ VÀ THÀNH CỔ QUA ĐÁNH GIÁ TỪ PHÍA BÊN KIA

Trung tá, TS Trương Mai Hương
(Viện Lịch sử quân sự Việt Nam)

QĐND - Thứ Hai, 19/03/2012, 23:49 (GMT+7)

(tiếp theo)


Trưa ngày 30-3-1972, Sư đoàn 308 với sự hỗ trợ của trung đoàn xe tăng và pháo binh vượt qua phi khu quân sự tại giới tuyến 17 chia cắt 2 miền. Từ phía Tây, Sư đoàn 324B, với xe tăng hỗ trợ, theo đường 9 từ Lào vượt qua Khe Sanh, tiến vào thung lũng sông Thạch Hãn. Lực lượng tương đương 3 sư đoàn đã “gây bất ngờ cho quân phòng thủ Việt Nam cộng hòa và đồng minh Mỹ” [6], sau đó làm tan rã lực lượng này. Trong thời gian từ ngày 2-4 đến ngày 29-4, quân ta chủ động tiến công trên nhiều hướng và đến trưa ngày 1-5-1972, Chuẩn tướng Võ Văn Giai (Tư lệnh Sư đoàn 3 ngụy) bỏ chạy khỏi Quảng Trị. Từ Huế, tại đồn Mang cá, Tướng ngụy Hoàng Xuân Lãm xúc động mạnh và nói: “Tối nay, địch (Việt cộng) sẽ vào Quảng Trị mà không tốn thêm một viên đạn nào” [7]. Và tình báo Mỹ có trụ sở tại Đà Nẵng, trong báo cáo đã viết: “Về cơ bản, các lực lượng quân đội Bắc Việt đã chiến thắng nhanh như chớp. Quân đội Việt Nam cộng hòa ngạc nhiên khi quân đội Bắc Việt sử dụng lực lượng trong các cuộc tiến công”.

Sự thực là Quân đội Việt Nam cộng hòa có thế trận phòng ngự mạnh, được thiết bị bằng “hệ thống chiến trường tự động” do Mỹ trợ giúp nhưng đã bị phá vỡ từng mảng và trở nên mỏng yếu. Từ đó, ta đã tạo ra được những tình huống và thời cơ chiến dịch thuận lợi và ngày 2-5 ta giải phóng Quảng Trị. Đài BBC phát tối 2-5-1972 đã loan tin: Huế bị đặt vào tầm tấn công của Bắc Việt, càng làm cho nỗi kinh hoàng của Sài Gòn lên đến điểm tận cùng. Mọi việc xảy ra quá đột ngột, như những cơn sét đánh mạnh. Giới tuyến bị mất, người tị nạn đổ dồn về Huế ngày càng nhiều. Theo phán đoán của ông William Colby, Giám đốc cơ quan CIA tại Sài Gòn, thì: “Quân đội nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ chiếm được Huế nhưng không qua nổi Đà Nẵng. Dù vậy, thực tế tốt hơn mong đợi khi Hạm đội 7 và Không lực của Mỹ tham chiến, hỗ trợ hỏa lực giúp chặn đà tiến của đối phương, giúp Việt Nam cộng hòa có thêm thời gian bổ sung thiệt hại và tổ chức lại” [8].

(còn tiếp)
___________
[1] Trích theo: “Cuộc thử thách”của Đê-vơ Ri-sớt Pan - Mơ - Minh Huy giới thiệu, Tạp chí Lịch sử quân sự tháng 4-1992, tr.48

[2] Tài liệu của Việt Nam cộng hòa năm 1970-1972 - Phông số 4- Hồ sơ số 59, Lưu TTXVN

[3] Tài liệu của Việt Nam cộng hòa năm 1970-1972, Phông số 4- Hồ sơ số 141, Lưu TTXVN

[4] Peter Dale Scoll, The secret road to the second Indochina War (Âm mưu chiến tranh: Con đường bí mật dẫn tới cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 2), Boobbs - Merrill Company, New York, 1972

[5] David Fulghum & Terrance Maitland, et al, South Vietnam on Trial. Bo ston: Boston Publishing Company, 1984, tr.138

[6] Một chiến thắng bị bỏ lỡ - William Colby- Nxb Công an nhân dân p 372

[7] Trích theo: “Cuộc triệt thoái đầy bi thảm khỏi thành phố Quảng Trị” - Quốc Hưng dịch, Tạp chí Lịch sử quân sự tháng 5.1992, tr.89

[8] Nhận xét của John Van, cố vấn qu©n sù Mỹ của Vùng 3 Chiến thuật, Nguồn: Neil Shechan, Abright Shining Lie, Random House, 1988, tr.776.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2012, 08:38:09 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM