Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 03:43:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời- Phần 2  (Đọc 242224 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #330 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2014, 06:30:08 pm »

Chết cha, vào nhầm nhà, Bob thong cảm nghe
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #331 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2014, 10:21:36 pm »

Chào bob! Chào các bạn trên trang mạng M &H!
#P/K đọc phần Bob kể, lại tiếc không có ngày và tháng chuyển vị trí?
@ Tháng 7/1973 về lại công binh là B phó, quyền trưởng. Cũng nói thêm là t.7/1972, đang là B phó quyền B trưởng ở công binh. Tám, trợ lý quân lực điều sang dân vận và bảo B trưởng B phó làm quái gì, sang dận vận đỡ khổ. Thế là sang.
@ Hôm mình và anh Luật đi đến ngã ba đường 21 dẽ vào Phước An còn thấy mấy xác lính ngụy nằm trên đường, ba người dân đang đào hố chôn. Bây giờ đọc thấy Bob kể C11 hai làn nổ sũng diệt địch nống ra, P/K đoán chắc mấy thằng lính chết do C11 diệt vì chỉ có C11 chiến đấu ở Phước AnD. Như vậy P/k trở lại D6 sau Bob mấy ngày.
@P/K là quân của C10, D6 từ ngoài Bắc. Khi về D6 thì buồn lắm, C10 chẳng còn lính cũ nào. Điểm mặt còn 7 người, phân tán trong Trung đoàn. Khi hàng quân vào biên chế 98, hai đảo ngũ ngay từ trạm đầu tiên,
@Ngày ở bắc Kon Tum không chốt nào P/k không đến,
- Nghe ra bác PK này cũng long đong... qua nhiều đơn vị nhẩy. Hồi ấy bob tui di chuyển xoành xoạch hết đơn vị này qua đơn vị khác "toàn nghe lệnh mồm"! có giấy tờ gì đâu. Nên chỉ nhớ láng máng (khoảng thời gian đó) không nhớ chính xác ngày tháng nữa. bác thông cảm. Thậm chí chỉ có chức mà không có cấp! Cụ thể: Mỗi lần nhận nhiệm vụ , ban cán bộ e (ô Trình, ô Khang) gọi lên gặp. ông Lâm chủ nhiệm chính trị e đến trao đổi tình hình cán bộ ... rồi giao nhiệm vụ về đơn vị X,Y... giữ chức này kia...(chẳng có cấp bậc gì kèm theo). và mải tới tháng 5/1975 (sau giải phóng) mới có QĐ chuẩn úy. hai tháng sau (7/1975) có QĐ thiếu úy. Và một năm sau (6/1976) khi đã ở trường mới có QĐ trung úy (E24 gửi đến). He he thế đấy! vì sau giải phóng có QĐ bằng giấy tờ hẳn hoi nên bob mới nhớ.
- Trận Phước an như bob đã kể. Đúng là thử thách đầu tiên với bob (vì trước đó bob ở đại đội hỏa lực: C4/d4, C8/d5). Sau trận c11 đánh vào khu hậu cứ trung đoàn 45 ngụy ngày 11/3. C viên c11 hy sinh. bob được điều ngay về c11 ngày 12/3 và hành quân ngay đánh quân đổ bộ trên trục đường 21...Diệt xong Nông trại, đến ngã ba Phước an, e chỉ để 1c lại chốt chặn, Còn toàn bộ trung đoàn  về vị trí theo lệnh của sư đoàn. Anh Năm đại trưởng lúc ấy đi địa hình. Còn bob, Cầm Cv phó, Thần C phó. Vừa về nhận nhiệm vụ được hai ngày ( Chưa biết hết ae)! Vậy nên khi gặp địch (kiểu tao ngộ) bob có ý chí và muốn thể hiện mình trước ae nên lúc ấy dám liều (như bob đã kể). Thực sự như vậy , sau này nghĩ lại thấy ghê ghê . cũng may nó bắn trượt ... nếu không may thì "toi" rồi! hì hì! nếu thằng Tỉnh liên lạc còn sống chắc chắn nó chứng kiến và ghi nhận vụ này. Vâng, hồi ấy bob có nhiều QĐ táo bạo thật... Trận đánh hôm sau mới hay: (BOB kể  ở phần 1 rồi)... Khi dàn trận phòng ngự xong (có công sự dã chiến rồi), phân công các trung đội đâu vào đấy, bob chọn 1b giao cho Cầm (c viên phó) đi cùng bí mật bất ngờ đánh tạt sườn... chả biết trong lúc vận động thế nào, địch phát hiện được . thấy nó quay ngang quạt AR15 về phía đó...Bob lệnh phía trước nổ súng ngay...( cả cối 60, đại liên, B41, b40) nổ âm ầm. ( vì thế vừa rồi bob có nhờ bác hỏi tìm giúp Cầm ở Quảng ninh) để liên lạc ...nói chuyện ngày xưa.
 _ Sau này ngẫm lại mới thấy: Chưa biết chừng sau khi bọn đổ bộ tái chiếm BMT, phải bỏ chạy ở Phước an (lúc đó Thiệu đang họp với các tướng lĩnh của hắn ở Cam ranh) mới ra lệnh rút khỏi Tây nguyên. Và cuộc rút lui trở thành cuộc tháo chạy hỗn loạn...tạo ra thời cơ mới cho quân ta... Thần tốc...giải phóng hoàn toàn miền nam. - Hì hì, xét ở góc độ trận đánh thì không lớn (chỉ một đại đội của bob) chỉ như một giọt nước trong đại dương. Nhưng biết đâu: chính giọt nước ấy ... đã làm tràn ly nước! Và như vậy: trận đánh nhỏ ấy có ý nghĩa to lớn vô cùng.
 Rất cảm ơn PK đã nhắc lại nhiều ký ức. Chúc bác khỏe, viết tiếp đi, hay lắm.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Chín, 2014, 10:53:31 pm gửi bởi bob » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #332 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2014, 10:28:09 pm »

Chết cha, vào nhầm nhà, Bob thong cảm nghe
- định vào nhà ai? - Mà nhầm hở cụ???
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #333 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2014, 06:43:46 am »

Chào Bob buổi sang! Báo cáo với ông- ông thôi đấy- viết cái cảm tưởng khi đọc "Có một cuộc đời nhu thế..." gửi cho tác giả thế mà lại nhầm sang nhà của Bob. Có thể do già lẩm cẩm, lẫn lộn lung tung, lúc nhớ lúc quên, trông già ra quốc, nói chuyện với người này lại lầm sang người khác, lẩn thẩn đến nỗi tuy hai mà tưởng là một, ông thông cảm đừng dận nghe. Chả nhễ một nội dung làị giải thích cho hai người nên nhờ Bob giải thích hộ CB là như thế. Bảo CB đừng dận lão già lản thẩn mà khổ cho lão. Cứ bảo hộ là già nhớ quá khứ còn chứ hiện tại hay nhầm lẫn lắm. Người ngoài giải thích dễ nghe hơn. Thôi nhé, đi câu được con gì khoe với P/K nhá.   
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #334 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 07:05:51 am »

... tuy hai mà tưởng là một, ông thông cảm đừng dận nghe.   
_Này tui nói ông biết nha: Tui, ông (PK), CB chưa găp trực tiếp nhau. mới biết nhau trên mạng (ảo). Mà sao đã mơ hồ: "Tuy hai...mà một" được! Thôi, nếu có thích CB thì cứ nói thẳng ra là thích. Chứ loanh quanh đổ cho "lản thẩn, lúng túng" nhầm nhà!!! nghe khó tin quá. He, he...!!!
 -Còn thỉnh thoảng bob đi câu cũng chỉ vì sở thích "đam mê" (chứ không phải vì thiếu cá ăn). nên có ngày được, ngày không. Nhóm câu biển của bob có 3 đ/c già ( U 70 ) đều nghỉ hưu rồi chung nhau  sắm cái ca nô nhỏ, mỗi tuần đi 1-2 buổi thôi. Nếu thích... dịp nào vào Nha trang đi câu "thư giãn" với bob. Chớ có say sóng đấy!!!   
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #335 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 10:36:38 am »

Chòa Bob!
Trước hết nhắc lại cho Bob nhớ là vào trận đánh thường là C trưởng đi mũi chủ công, sẽ ác liệt nhất và sẽ…"phới áo" nhiều nhất. Nếu C trưởng cú C viên điều gì, theo cái kiểu nói của ngày hôm qua ấy là đẩy C viên vào mũi chủ yếu. Mà C viên có kinh nghiệm húi đâu, lại giống cái lần đứng giữa đường hô:” bắt sống” mấy thằng hoảng loạn nên  bắn trượt, chứ trong tấn công hẳn là bị “nướng luôn” thế là hết chọc, nghe chưa?
À sỡ dĩ P/K nhớ do có ghi nhật ký kiểu CB ( ôi vô tinh liên hệ). Có hai lần có quyết định, là ở T1 và lần Tám viết cho về Đội  công tác dân vận, còn cũng như kiểu của Bob ấy. P/K nhận Trung đội bậc trưởng 20/7/1974, thiếu úy 7/75, Tr.uy 7/77, nếu không ra quân thi 80 nhận tiếp. Có chuyện này mà hầu hết sỹ quan phong trong chiến trường không biết là khi hòa bình 75 toàn bộ lương từ khi phong sỹ quan đều về huyện đội lĩnh. Mình biết do ông anh ở quân khu 7 kể, cái ông mà 2/9/75 đã ăn liên hoan ở chỗ mình, chả biết Bob còn nhớ không. Ông này lên tận Cục cán bộ của Bộ lấy số hiều sỹ quan, ông bảo mình cũng có tên. Mang số hiệu đó về huyện đội nó trả hết. Mình còn quyết đính sao, bố mình mang xuống lĩnh lần đầu dược 10 tháng lương chuẩn úy, họ dặn khi về xuống thanh toàn tiếp. Vui quá vì được sống trở về thăm bố mẹ và những người thân yêu, lại lo cưới vợ nên quên béng. Không biết Bob có lĩnh được tý nào không? Thế là P/K có đủ tiền chi tiêu mọi việc.
Lẽ ra mỗi ngày một chuyện là phải nhưng ta cứ kể đại cả, không có lúc nhớ lúc quên, rồi có lúc lẩm cẩm thì hỏng.
Trận đánh Lữ dù 3 Bob có biết C 11 trước đó được giao  nhiệm vụ đánh vào đâu không?  P/K là người đi tìm vị trí đứng chân cho C11 và đêm hôm đó cùng C trưởng Năm, lính trinh sát, do anh Dùng Trưởng ban tác chiến dẫn đi trinh sát mục tiêu đồn bảo an trên một quả đồi suốt đêm. Đi theo góc phương vị, trong rừng rậm rạp, cây, dây leo chằng chịt,  lau lách cào toạc cả mặt, trong khi trời thì tối chỉ nhìn người đi trước lờ mờ. Khi học ở Dục Mỹ Bob nhìn lên núi ở sau trường, trên quả đồi có cái tháp canh là chính nó đấy. Khi đơn vị đến thì bỏ qua mục tiêu này, không đánh nữa. Tự nó rút chạy khi ta đánh Lữ dù 3.
Về Ninh hòa, C của Bob thu nhiều súng lắm, P/K đánh xe Zep xuống chở về. Tù Binh bắt được cũng nhiều. Giải về Tiểu đoàn, anh Thực thanh lọc. Việc thanh lọc đơn giản lắm. Nhốt chung trong một nhà, anh Thực chỉ tay từng thằng một, hỏi : “Lính gì ?” Nếu nó mặc thường phục khai bảo an. Anh Thực “ Cho về!” Thế là tất cả những thằng mặc thường phục khai là bảo an cho về hết. Bọn này còn gớm đòi xin giấy đã tha, mình lại ngốc  cũng viết giấy “đã tha”  ký quân giải phóng, oai không (chắc sau các vị trong  chính quyên mới gọi nó lên, nó sẽ đưa giấy ra, họ sẽ cười thối mũi ví các vị biết gì mà viết giấy). Còn những thằng mặc áo rằn ri chả khai láo được tống lên xe của trung đoàn cho hai trinh sát áp tải chở đi, không trói. Trong những thằng bị bắt có một thằng anh em trinh sát nhận ra là thằng thiếu úy bị bắt ở chân đèo phượng, vào buổi chiều trước đêm nổ súng mãnh liệt. Nó khai là thiếu úy trinh sát Lữ dù 3. Trói nó vào bếp anh nuôi tiểu đoàn, đêm nó trốn mất. Cũng phải nói là anh em trinh sát có trí nhớ rất tốt. Khi nhận ra nó lính trinh sát đòi sử bắn. Anh Thực đồng ý,  khi  giải tù binh đi, để thằng này lại. Mình cho trinh sát dong sang nhà khác giam. Nó ngoan ngoãn đi. Hai lính trinh sánh gác cửa. Mình đã nghĩ đến sẽ giải ra khu vắng vẻ chỗ bỏ hoang sử bắn.  Ngoài cổng dân chúng kéo đến xem quân giải phóng đông nghìn nghịt. Mình nghĩ dong thàng này đi chắc dân theo đông lắm; nếu cho xe zép chở đi thì chắc cũng sẽ có kẻ bí mật theo để lấy xác. Cũng chưa biết nên sử  như thê nào cho êm nhẹ. Đấy là nghĩ cách sử lý chứ chưa nghĩ đến chính sách tù hàng binh đâu.  Dũng trung đội trưởng như đoán được điều phân vân của mình, nói “anh yên tâm đi, trinh sát chúng em làm rất gọn nhẹ”. Bob còn nhớ Dũng có cái sẹo bên thái dương ấy, không nhớ quê nó ở tỉnh nào. Đúng là rất gọn nhẹ, nhưng chắc không che được mắt dân. Tiểu đoàn trưởng đã quyết, mình chỉ việc thi hành. Tuy nhiên mình vẫn chưa có quyết định cuối cùng, cứ phân vân.
Một  lát sau cậu trinh sát  vào báo với P/K là có vợ của thằng thiếu úy đòi gặp. Giá mình đừng ra hẳn là chuyện yêm xuôi. Chả hiẻu sao mình lại ra. Đây là người phụ nữ có khuôn mặt bầu bình, ăn mặc theo kiểu dân giã, phúc hậu, mình  không đoán tuổi, trên tay bế đứa con nhỏ, khỏang một tuổi. Thấy mình chị ta nói luôn với nét mặt sắt lại: “Các ông bắn chồng tôi phải cho tôi gặp đã!”. Mình đoán ngay là nhà chị ta ở ngay Ninh Hòa, chị ta biết được do những thằng được phóng thích về báo. Mình cho chị ta vào và trước mặt chồng, mình nói dứt khoát: Cho gặp 30 ph. Chị sà vào ôm lấy cổ chồng khóc không ra tiếng. Còn thằng thiếu úy tay ôm vai vợ, hai con mắt nhìn thẳng  phía trước, thẫn thờ, ngây dại…
Bob biết lúc đó mình sử lý thế nào không?  Thấy cái cảnh đó mình đã mủi lòng, đi luôn về võng ngồi, nghĩ mông lung về thằng thiếu úy. Hai điều mình nghĩ là, băn nó là thỏa mãn cơn tức dận của anh em trinh sát nhưng là vi phạm chính sách tù hành binh. Nhưng thực ra những lúc như thế này không ai lôi chuyện đó ra đâu. Nếu  tay nào thóc mách, sỏ siên  rỉ tai lên Ban chính trị hẳn là từ anh Thực đến người thực hiện sẽ liêu lụy. Điều này chắc là ít sảy ra. Điều chính là mủi lòng vì cảnh gặp ngỡ của hai vợ chồng và đứa con nhỏ. Chắc Bob biết trong chiến dịch này đại úy thiếu tá bắt được nhiều, tụi này lắm tội ác nhưng  chưa sử một thằng nào. Đây là trường hợp cá biệt anh em trinh sát cú nó vì nó trốn thôi. 
Đó là tất cả những suy nghĩ của P/K từ khi giữ thằng này để bắn. Rất thật đấy, không thêu dệt đâu. Sau những suy ngĩ nư thế mình đi đén quyết định xin tha cho nó. Mình gặp anh Thực và anh đồng ý. Bấy giờ mình nhẹ người hẳn. Như trút được những vướng vất trong đầu. Mà đến bây giờ khi nhớ lại mình rất thanh thản, cho là phải. Ngẫm chừng đủ 30ph mình xuống chỗ giam thằng thiếu , nhưng không  nói với nó là thả ngay đâu và nói : Hết giờ!  Con vợ ôm ghì cổ chồng lấy cổ chồng, tiếng khóc cứ ư ử, rên rỉ, tức tưởi không thành tiếng. Vẫn ra vẻ nghiêm khắc mình quát to: Ra! ...Con vợ rũ rượi ôm nghì đứa con vào ngực , miệng khóc hu hu, bước cao bước thấp, thất thểu đi ra ngoài cổng. Trông thảm hại vông cùng!  Nói thực Bob, sau này mình sử lý thế vẫn thấy là hay.
 Còn Bob có thể nghĩ:  Sao cái tay này làm trợ lý tham mưu chỉ biết húc mà lại quan sát kỹ người đàn bà thế? Chắc có chuyện gì đây?  Xin thưa là chớ có nghĩ điều u ám mà tội nghe. P/K muốn biết những lúc tột cùng đau khổ nhất thì người vợ họ thể hiện như nào và sau đó đối nghịch sự đau khổ tận cùng là sự vui sướng tột đỉnh  họ lại như thế nào? Bây giờ nghe kể thì có thể bảo là P/K dựng chuyện, không phải đâu, thật đấy, vì điều này P/K ghi nhật ký mà . Dân Ninh Hòa có mặt hôm đó, người cao tuổi chắc không còn, nhưng giới trẻ thì hẳn bây giờ còn nhớ.
 Lúc đầu cũng nghĩ là thả nó ngay thì nhạt nhẽo, nhưng khi gây gay cấn thì mình lại nhận ra như thế là hay.
Sau khi con vợ ra ngoài cổng, mình vào bảo hai trinh sát: Dong nó đi!  Hai lính trinh sát vào đưa nó ra. Nói thật Bob, bao thằng lính bị bắt nó chắp tay xin tha chết, chứ thằng này lỳ lắm, không nói không rằng, khuôn mặt khô khốc. Đúng là con vợ và đứa con làm mình mủi lòng tha nó. Ra đến cổng, dân đã đông nghịt, dãn ra, mình kéo hai trinh sát lại và nói thẳng thiếu úy đứng lại, nó quay lại, mình tuyên bố :Tha cho về!
Bob biết lúc ấy nó thế nào không? Nó đứng sững lại, mặt ngây ra, có lẽ nó chưa nghe rõ, hay nó chưa tin vào tai nó. Còn con vợ nó sụp ngay xuống vái mình mấy vái : Cám ơi các ông!..Cám ơn các ông! Dân chúng vỗ tay rầm rầm hoan hô giải phóng, hoan hô bộ đội.
Trời đất!  Từ 7giờ, giờ đã mười giờ , đã sắp hết buổi sáng rồi. Không biết cái ông Bob này có câu được cá không để về nấu bữa trưa chứ. Sáng nay đi chợ chả có thứ gì thèm bằng món cá biển Nha Trang!
Chào!

Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #336 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 11:22:37 am »

"Ngày ở bắc Kon Tum không chốt nào P/k không đến, nơi thì trực tiếp gữi chốt, nơi thì làm nhiệm vụ kiểm tra. Từ Trung Nghĩa đên Bông Trang Klả, Ngọc Quăn… cả C11 đang chốt ở 601 cũng có lần đến nhưng bấy giờ chẳng biết Bob là….nào!"

Hì hì...!
 - Ừ nếu có gặp lúc đi kiểm tra (lướt qua) cũng chả nhớ nũa. Hơn 40 năm rồi, Nếu nhớ thì chỉ nhớ được nhũng gì "sâu sắc nhất" không thể quên được mà thôi. Nếu bác PK@ đã đọc qua phần 1 (Ký ức một thời) bác đã thấy bob kể lại chuyện: một mình bob vác hai súng (một B40, một AK) bí mật tiếp cận, Nổ súng vào môt đại đội địch vừa mò lên phía sau đồi Vuông chưa kịp đào công sự (chốt của đơn vị bob đang đảm nhiệm). Chỉ hai phát B40 và một băng ak... địch đã bỏ chạy hết... (trận ấy bob không bao giờ quên) . Và bob luôn tự hào với mình : "Một thắng 100"! ( chuyện có thật một 100%, ae c4/d4 đều biết, BCH tiểu đoàn 4 có anh Truyền d viên phó chứng kiến trực tiếp). Bác PK thấy bob có ghê gớm không! Có khi bác không tin, nhưng sự thực đúng như bob kể (ở phần 1).
- Còn trận đánh lữ dù 3 ở phía đông đèo Phượng hoàng thì bob cũng kể qua rồi (ở phần 1 ký ức...). Đại đội triển khai chặn địch ngay sát chân đèo ( nhìn về phía đèo là bên nam đường 21) ngay sát cái trận địa pháo 105 của địch...nghe tiếng đề ba pháo 'ong cả tai". Khi quân ta nổ súng đơn vị mình (C11) xung phong chiếm ngay trận địa pháo. c9 vận động đánh ngược lên đèo , mới được một đoạn thì gặp xe tăng của ta tràn xuống (lúc ấy bb E28 đi cùng xe tăng thì ở hết trong xe). xe tăng cứ chạy ào ào, vừa chạy vừa bắn đại liên ...lính c9 và cả c11 cùng bob phải nằm rạp xuống hai bên vệ đường... Giơ súng AK lên báo hiệu cho xe tăng mà họ không biết, Tăng cứ bắn liên tỳ hồi tịch... làm cho một số quân ta bị tăng ta "tiêu diệt"!!! (chủ yếu lính c9). Đại đội trưởng C9 (quên tên rồi) lúc ấy thấy tăng ta bắn gục một số lính c9, hắn nhảy hẳn lên xe tăng cứ dộng báng AK vào tháp pháo chửa ầm ĩ: " Đ... mẹ chúng mày,...bắn chết hết lính của ông rồi...ồi...! xe mới dừng ... và khi họ mở nắp xe ..thò đầu ra ...mới biết là quân ta.
- Trước lúc đánh vào trận địa pháo: c11, đã bắt sống rât nhiều tù binh (không nhớ hết là bao nhiêu nữa)...đa số bọn này là lính dù (vì thấy toàn quần áo rằn ri). gom chúng lại ngồi thành đám đông rồi cử lính gác. không có dây đâu mà trói. Đại đội phải liên tục báo về tiểu đoàn cho người đến dẫn đi...
- Hồi ấy bác xử lý cái vụ "tử hình" tên thiếu úy... như bác kể lại là đúng rồi. Mấy hôm sau ở thị trấn Ninh hòa, C11 cùng bob chốt ngay ở ngã ba Ninh hòa (nơi gặp QL21 với QL1). Lính của bên kia (đủ mọi sắc lính) chạy đến xin hàng, nộp súng... Bob cho ae nhận súng rồi giải thích chính sách khoan hồng của CM cho họ nghe... rồi tha ngay. Còn súng thì gom lại cả đống (đủ loại M16, cạc bin...) hôm sau nhận lệnh lên xe tăng cùng e28 vào Nha trang. thế là bob cho ae tháo qui lát ném, đập gẫy súng ném hết xuống con sông gần đó.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2014, 05:17:36 pm gửi bởi bob » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #337 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2014, 10:33:52 pm »

Trước hết nhắc lại cho Bob nhớ là vào trận đánh thường là C trưởng đi mũi chủ công, sẽ ác liệt nhất và sẽ…"phới áo" nhiều nhất. Nếu C trưởng cú C viên điều gì, theo cái kiểu nói của ngày hôm qua ấy là đẩy C viên vào mũi chủ yếu. Mà C viên có kinh nghiệm húi đâu, lại giống cái lần đứng giữa đường hô:” bắt sống” mấy thằng hoảng loạn nên  bắn trượt, chứ trong tấn công hẳn là bị “nướng luôn” thế là hết chọc, nghe chưa? 
- Dạ nghe...! đúng là như vậy, con nhà tác chiến nói chả sai câu nào. dưng mà đây không ai cú ai hết. Do c trưởng đi nắm địa hình cùng trung đoàn.  nên bob phải đảm nhiệm cả c trương. Đúng không?
- sau cú "chết hụt áy" hình như ae trong đơn vị đã biết "khí phách" của tay c viên trẻ mới về này. Qua việc giao nhiệm vụ, triển khai đội hình phòng ngự, phân công bộ phận đánh vu hồi... cứ răm rắp đâu vào đấy. và quan trọng nhât là bob luôn đảm nhận vị trí nặng nhất và ra lệnh rât dứt khoát: "Tất cả luôn sẵn sàng, bí mật tuyệt đối để chúng đến thật gần , khi có lệnh của tôi mới  đồng loạt nổ súng". Bởi vậy khi địch mò ra lần thừ 2... chúng chì cách chúng tôi chưa dầy 20m ...Tôi định cho chúng vào gần nữa nhằm điệt gọn...( vì cách đánh phòng ngự này bob trải qua nhiều lần ở 601, Ngô trang, đồi vuộng rồi". Nhưng mũi vu hồi do bố Cầm phụ trách bị lộ trước. Nên phải nổ súng sớm hơn dự kiến... tuy vậy ta cũng đánh chúng mất hồn. Nhiều thằng bỏ mạng tại chỗ, bọn sống sót chạy mất dép... ba lô súng đạn quăng hết xuống đường chạy vắt chân lên cổ, không dám ngoảnh lại...và rồi ngay - đêm hôm ấy. Cả sở chỉ huy quân đổ bộ và quân đồn trú ở Phước an bỏ chạy hết... Sáng hôm sau bob cùng "đại quân" tiến vào giải phóng thị trấn... oai không?! Lão PK đọc đến đây: Thế nào cũng đặt dấu ?: Hồi ấy sao không thấy nói gì... sao giờ mới nghe lão bob kể...Lạ thật???!!!
# Lạ gì! Đúng như vậy. Mà không đánh ác như vậy làm sao cả 1 trung đoàn + 1 liên đoàn biệt động vừa đổ bộ xuống 1 ngày đã phải bỏ chạy!
Hì hì...lão Năm c trưởng đi vắng đấy. nếu có lão N ở đơn vị chắc còn oánh ác nũa.
# ông có nhớ Nông và Nhân c 10 chứ? Hồi bob đang ở c4 giữ chốt ở " cánh cửa thép". địch oánh chốt ác quá ... c10 được trên giao NV vận động đánh vu hối... mà không hoàn thành NV đấy ...sau vụ đó Nông được đi trồng rau ?!. Còn Luật khi chuyển về Phú lợi Bình dương hắn làm c viên c12/d6 đúng không?
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2014, 04:40:14 am gửi bởi bob » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #338 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2014, 09:24:45 am »

Ha…ha… cứ cái kiểu hiểu thế này thì còn nhùng nhằng lâu. C trưởng và C viên còn phải ngồi bàn cãi mới đi đến điểm chung. Việc PK dọa Bob cho đi mũi chủ công là tại Bob viết “…thôi nếu có ….nói thẳng ra, cứ loanh quanh…”. Ý PK đe là chớ có như thế mà CB tự ái đấy rồi rút khỏi mang là buồn lắm.
PK đã đọc của Bob rồi. Rất đúng! ở chốt lính ta chỉ sợ bom pháo, chứ lính nguy thì đúng là “nhạt phèo” vì chúng nhát như cáy ngày. PK cũng đánh mấy trận trên chốt, khi chúng vào ta nổ súng là chúng mằn ngoài bắn vào. Có trận một  hầm của PK, hai tay súng chiến đấu hàng trung đội địch.
Bob này khi hành quân vào Sài gòn không thể qua Lâm Đồng được đâu.  Mình đi Buôn Ma thuột qua Tuyên đức ( thị xã Gia Nghĩa) theo đường 14 qua Bình Long, Bước Long (thường đi đường như Bob kể) rồi đến Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh.
Bob kể sốt rét tiêm mông do cô y tá nào đó. Vậy là Bob hơn PK rồi, không ghen đâu nhá. PK vằm viện 1 bị tay y tá như hộ pháp nó phóng kim tiêm như đâm lê, kinh khủng. Nằm ở viện mà Bob lại vào trước liệu Bob có biết hai bài ca của lính và sỹ quan  không ?
Nằm viện lính cũ kể đủ thứ chuyện ở chiến trường, trong đó  họ đọc cho nghe 10 yêu bây giờ PK vẫn nhớ, xin chép ra đây, nếu có chỗ nào sai thì bổ xung nhé:
Một yêu anh có Ta tung ( bút máy Đài Loan)
Hai yêu anh có cái mùng LIên Xô ( màn tuyn Liên Xô và võng dù nhẹ chỉ phát cho lính Tây Nguyên)
Ba yêu anh có cóng, gô
Bốn yêu anh có vai thồ tạ hai
Năm yêu anh có súng dài
Sáu yêu anh có cái tài đi câu ( Bây giờ Bob vẫn phát huy truyền thống)
Bẩy yêu anh biết thị trâu
Tám yêu anh biết ăn đầu ăn da
Chín yêu văn hóa lớp ba
Mười yêu ca cóng tài ba hơn người.
Bài ca sỹ quân PK nhớ không hết, vì bấy giờ là lính chỉ nhớ bài ca của lính. Xin được mọi thành viên bổ xung giúp:
Một yêu anh có Hê-rô( bút máy Đài Loan)
Hai yêu anh có đồng hồ Vi-le
Ba yêu anh có đài nghe
Bốn yêu súng ngắn cặp kè bên hông                   ( toàn của cái)
…………………………………………………………..
Sáu yêu anh phải vừa hồng vừa chuyên
…………………………………………………………..
Chín yêu văn hòa lớp mười
Mười yêu anh phải là người đồng hương.
Đọc mười yêu của sỹ quan, PK thấy Bob chả thiếu tiêu chuẩn nào. Trọn vẹn 10 yêu.
Bob được xem văn công, PK không được xe lần nào. Vậy Bob có biết cô ca sỹ Hoài Thu không? Nằm viện PK chỉ nghe kể và đọc câu: Được Hoài Thu ….ngu…….?
Còn nghe kể Văn công Bắc vào sau Hiệp định Pa ri. Dĩ nhiên là biểu diễn phía sau thôi. Bấy giờ bộ đội có tý đường và lạc, ra oai mang ra nấu kẹo đãi các nàng, được ăn và các nàng bảo ở chiến trường “ăn sướng thế” (!?)
 Đại đội mình nấu kẹo lạc xong phai đập vụn ra mới ăn được vì nó rắn như đá không thể cắn được. Có dạo,không đi chốt, vào bản dân tộc ở gần Diên Bình lấy cối xay bột về xay bột làm bánh cuốn. Tráng  rất khéo, mỏng như mo cau, nước chấm toàn quốc, khoái lắm. Nhưng khoái nhất là hôm đó đại đội rộng lượng cho bữa bánh cuốn ba, bốn lạng gao…
Trước đây thấy có chủ đề ăn, tăng gia, liệu bây giờ ta quay lại xem có gì mới lạ cách ăn của lính Tây nguyên không?
Chắc còn nhiều ẩn chứa chưa nói ra đó thôi. Trong trang M&H mình thấy có thành viên đưa ra chủ đề kể lại những cái chết rủi ro của lính chiến trường. Mình thấy cũng là hay, dù rằng kể lại điều bất hạnh, biết đâu lại là lời nhủ cho cuộc sống sô bồ của hôm nay. Mong các thành viên tham gia cho vui.
Chào thân ái!
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2014, 09:31:11 am gửi bởi phuockhanh » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #339 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2014, 03:49:49 pm »

Bob kể sốt rét tiêm mông do cô y tá nào đó. ... Nằm ở viện mà Bob lại vào trước liệu Bob có biết hai bài ca của lính và sỹ quan  không ?
Nằm viện lính cũ kể đủ thứ chuyện ở chiến trường, trong đó  họ đọc cho nghe 10 yêu bây giờ PK vẫn nhớ, xin chép ra đây, nếu có chỗ nào sai thì bổ xung nhé:
...Đọc mười yêu của sỹ quan, PK thấy Bob chả thiếu tiêu chuẩn nào. Trọn vẹn 10 yêu.
Bob được xem văn công, PK không được xe lần nào. Vậy Bob có biết cô ca sỹ Hoài Thu không? Nằm viện PK chỉ nghe kể và đọc câu: Được Hoài Thu ….ngu…….?
Còn nghe kể Văn công Bắc vào sau Hiệp định Pa ri. Dĩ nhiên là biểu diễn phía sau thôi. Bấy giờ bộ đội có tý đường và lạc, ra oai mang ra nấu kẹo đãi các nàng, được ăn và các nàng bảo ở chiến trường “ăn sướng thế” (!?)
Trước đây thấy có chủ đề ăn, tăng gia, liệu bây giờ ta quay lại xem có gì mới lạ cách ăn của lính Tây nguyên không?

- Bob vào đến Tây nguyên (Kon tum) tháng 6/1971 vẫn chưa bị sốt. Trong khi đó đơn vị đã bị sốt gần hết. Bob Vài tháng sau mới bị... nên đi  điều trị ở bệnh xá của E40 thôi. Cái chuyện tiêm mông thì mãi năm 1972 sau khi bị thương (trận plei cần 5/1972) đi viện 470 bên Lào. khi nằm viện lại bị sốt rét... nên  có y tá nữ . mới được y tá nữ "Sờ , nắn mông..." rôi khi kim phập vào mông y tá vừa bơm thuốc, vừa vỗ vỗ cho bớt đau. Hì...!
- Văn công thì bob được xem đều đều (năm một, hai lần) chủ yếu là văn công xung kích B3. " ca sỹ Hoài thu" mình không nhớ. mà chỉ biết ca sỹ Hơ chăm pheng. Người dân tộc Ê đê. mình nghe kể: còn nhỏ trắng trẻo, xinh xắn... dân bản cho là "con ma" nên theo phong tục (cổ hủ) phải đuổi " con ma" đi khỏi bản! họ đóng bè nhốt "con ma" rồi thả trôi sông... May mà ae bộ đội e66 đi công tác thấy, vớt lên đem về đơn vị nuôi...rồi cho đi theo đoàn văn công B3... sau này hát hay nổi tiếng.
- Văn công của tổng cục chính trị cũng được xem một lần thôi.. mà lâu quá chả nhớ nổi ai nữa.
- Phải công nhận lão PK nhớ tốt thật. Hai bài thơ yêu mà PK ghi lại, hồi ấy bob cũng thuộc... mà lâu rồi không ôn lại, nên quên béng! Bây giờ xem mới nhớ ra. những chỗ ...ấy bob vẫn chưa nhớ ra câu gì. đành chịu. không bổ sung được.
- Hồi năm 1971 vào TN bob có nghe : Đoàn văn, nghệ sĩ  ngoài TW đi thực tế chiến trường để viết bài, sáng tác: Trong đoàn có nhạc sĩ Doãn Nho
ở Tây nguyên ông sáng tác khá nhiều bài hát như: "Quả bom câm...nó rơi xuống suối nó nằm hố sâu... anh công binh cắt mất đầu...". và " B52 thành B quăng sai..."
 Bài quả bom câm... lính tráng tiếu lâm "chế" thành : "quả bom là quả bom to, nó rơi xuống suối D N mất hồn. N A Trong dạ bồn chồn... đang tắm dưới suối ôm ... (quần) Chạy lên"! Hì hì... cười vỡ bụng.
- lính Tây nguyên mà không biết phát nương, làm rẫy, tuốt lúa, trồng ngô, trồng sắn... tụt tạt, Ca, cóng thì không phải lính tây...Bác nhớ chuyện gì hay cứ kể cho vui. bob tui làm nương rẫy... khá phết... từ từ bob nhớ ra sẽ viết tiếp. chúc cụ PK khỏe nhá.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2014, 03:59:36 pm gửi bởi bob » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM