Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 09:33:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời- Phần 2  (Đọc 242226 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #220 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2012, 11:51:20 pm »

Để giải lao và tham chiếu,  Grin, mời các bác đọc ký ức lính dù lữ đoàn 3 VNCH trên mặt trận Khánh Dương năm 1975
Cảm ơn quangcan@ đã trích lên tài liệu "hồi ký" của cựu squan dù VNCH. Họ cũng nói lên phần nào sự thật. Riêng chi tiết có đoàn xe tiếp tế từ phía sau lên gần chân đèo Phượng hoàng bị đánh chặn không tiếp tế được. Là d5/e24 đánh. (Trong trận này c8/d5 hỏa lực chiến khá ác liệt, diệt mười mấy xe M113 và xe tải GMC địch), và Ta cũng có nhiều cbcs hy sinh tại đây trong đó có anh Khải (C trưởng c8) bạn thân của bob hy sinh trong trận này. Cảm ơn quangcan@ rất nhiều. 
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #221 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2012, 12:20:54 am »

Vâng, em xin đưa một số thông số của lữ đoàn 3 dù VNCH tại trận chiến phòng ngự trên đèo Phượng Hoàng/ M' Drac/ M Đăk tháng 3/1975:

Lữ đoàn dù số 3 có khoảng 3.800 quân, 26 khẩu pháo lớn từ 105 đến 155 ly, được một chi đoàn xe tăng hỗ trợ, bố trí đội hình phòng ngự trên đèo Phượng Hoàng, có chiều dài hơn 20 km, rộng từ 1 đến 2 km, dọc theo trục đường 21, kéo dài từ buôn M’Guê phía tây núi Chư Hinh (1015) đến trại Công Chánh dưới chân phía đông đèo. Đội hình phòng ngự theo chiều sâu: lữ đoàn bộ, 10 khẩu pháo và một chi đội thiết giáp ở trại Công Chánh, tiểu đoàn 2 và 4 khẩu pháo ở buôn M'Thi; tiểu đoàn 6, 4 khẩu pháo và một chi đội thiết giáp ở buôn M'Yui và M'Gam, tiểu đoàn 5, 4 khẩu pháo và một chi đội thiết giáp ở bản M'Guê. Mỗi tiểu đoàn cách nhau từ 6 đến 7 ki~lô-mét. Với đội quân đông gồm những tay “anh chị” có hỏa lực vũ khí nhiều, giỏi chiến thuật “mạng nhện phân tán nhỏ”, địa hình núi cao vực thẳm đường độc đạo được máy bay pháo binh chi viện tối đa, đội quân con cưng của Thiệu âm mưu dựng một cánh cửa thép cắt chặn con đường huyết mạch từ nam Tây Nguyên tiến xuống đồng bằng ven biển.
Logged

bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #222 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2012, 10:16:54 am »

Vâng, em xin đưa một số thông số của lữ đoàn 3 dù VNCH tại trận chiến phòng ngự trên đèo Phượng Hoàng/ M' Drac/ M Đăk tháng 3/1975:

Lữ đoàn dù số 3 có khoảng 3.800 quân, 26 khẩu pháo lớn từ 105 đến 155 ly, được một chi đoàn xe tăng hỗ trợ, bố trí đội hình phòng ngự trên đèo Phượng Hoàng, có chiều dài hơn 20 km, rộng từ 1 đến 2 km, dọc theo trục đường 21, kéo dài từ buôn M’Guê phía tây núi Chư Hinh (1015) đến trại Công Chánh dưới chân phía đông đèo. Đội hình phòng ngự theo chiều sâu: lữ đoàn bộ, 10 khẩu pháo và một chi đội thiết giáp ở trại Công Chánh, tiểu đoàn 2 và 4 khẩu pháo ở buôn M'Thi; tiểu đoàn 6, 4 khẩu pháo và một chi đội thiết giáp ở buôn M'Yui và M'Gam, tiểu đoàn 5, 4 khẩu pháo và một chi đội thiết giáp ở bản M'Guê. Mỗi tiểu đoàn cách nhau từ 6 đến 7 ki~lô-mét. Với đội quân đông gồm những tay “anh chị” có hỏa lực vũ khí nhiều, giỏi chiến thuật “mạng nhện phân tán nhỏ”, địa hình núi cao vực thẳm đường độc đạo được máy bay pháo binh chi viện tối đa, đội quân con cưng của Thiệu âm mưu dựng một cánh cửa thép cắt chặn con đường huyết mạch từ nam Tây Nguyên tiến xuống đồng bằng ven biển.
- Trong các bản đồ khu vực này (dọc đường 21 Khánh dương-Dục mỹ). bob không tìm thấy địa danh nào ghi "Trại công chánh". Trên thực tế 1975 tác chiến ở khu vực này: bob thấy từ Dục mỹ đến đèo Phượng hoàng có:- căn cứ quân sự ngay phía đông cầu dục mỹ, -Sân bay nhỏ (như trong bản đồ), -khu tiếp vận, -quân trường Lam sơn, Từ đó lên đến đèo có một số bản dân tộc và có một trận địa pháo 105 (4 khẩu) ngay gần bản sát chân đèo. Hồi ấy E24 đánh vào sở chỉ huy (ở quân trương lam sơn địch đã bỏ chạy).
Nên mình cứ phân vân: "Trại công chánh có phải là quân trường Lam sơn không"?
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #223 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2012, 12:49:51 pm »

Bác Bob ơi, trại Công chánh chỉ là nơi ngày xưa có cơ quan Quản lý đường bộ 21 tức là con đường 26 bây giờ  thôi. Cơ quan này nó nằm ở gần gần quân trường Dục Mỹ. Từ Dục mỹ đi lên thì đến trại Công chánh rồi mới đến quân trường.  Em vừa gọi cho ông anh họ vốn là hạ sĩ quan ở quân trường này ngày xưa, nay vẫn sống ở Dục Mỹ để kiểm tra đấy ạ.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2012, 12:56:05 pm gửi bởi HaHoi » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #224 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2012, 02:51:21 pm »

Bác Bob ơi, trại Công chánh chỉ là nơi ngày xưa có cơ quan Quản lý đường bộ 21 tức là con đường 26 bây giờ  thôi. Cơ quan này nó nằm ở gần gần quân trường Dục Mỹ. Từ Dục mỹ đi lên thì đến trại Công chánh rồi mới đến quân trường.  Em vừa gọi cho ông anh họ vốn là hạ sĩ quan ở quân trường này ngày xưa, nay vẫn sống ở Dục Mỹ để kiểm tra đấy ạ.
- Ồ, ra vậy. Cảm ơn hahoi@ đã chỉ ra cái "trại công chánh". Vậy là mình hiểu rồi. Nó chính là nơi bọn mình hồi ấy gọi là ; "khu tiếp vận". nó nằm ngay phía đông quân trường Lam sơn. rất cảm ơn hahoi.
Logged
minhtit
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #225 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 03:35:52 pm »

hầy à! có mặt,  Grin

     Lịch sử có ghi lại đoạn này không anh Luân?. Tướng Vũ Lăng ông đúng là chiến tướng, trước mặt đại tướng mới ở hậu phương vào nên ông hiểu vị đại tướng này chưa hiểu sâu về chiến trường B3 và các sư đoàn. Nếu không cục diện chiến trường có lẽ máu xương còn nhiều lắm.

hì, bác xuan xoan chú ý,  Grin

- một là, giai thoại này chỉ được nhắc trong hồi ký của cụ Lăng mà thôi,  Grin


Thưa bác là Thượng tướng Vũ Lăng chưa bao giờ viết hồi ký cả  Wink, chuyện Chính ủy chiến dịch Đặng Vũ Hiệp báo cáo quyết tâm mà TTMT Văn Tiến Dũng chưa thông, phải qua nói Tướng Vũ Lăng đang trong cơn sốt rét đến báo cáo, giải trình thì TTMT Văn Tiến Dũng mới đồng ý là có thật và đã được chính Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp và một vài tướng lĩnh khác trong BTL chiến dịch B3 lúc bấy giờ như Nguyễn Năng, Nguyễn Quốc Thước....nhắc lại trong hồi ký của mình và trong những cuộc hội thảo về mặt trận B3
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #226 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 04:16:02 pm »

Thưa bác là Thượng tướng Vũ Lăng chưa bao giờ viết hồi ký cả  Wink, chuyện Chính ủy chiến dịch Đặng Vũ Hiệp báo cáo quyết tâm mà TTMT Văn Tiến Dũng chưa thông, phải qua nói Tướng Vũ Lăng đang trong cơn sốt rét đến báo cáo, giải trình thì TTMT Văn Tiến Dũng mới đồng ý là có thật và đã được chính Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp và một vài tướng lĩnh khác trong BTL chiến dịch B3 lúc bấy giờ như Nguyễn Năng, Nguyễn Quốc Thước....nhắc lại trong hồi ký của mình và trong những cuộc hội thảo về mặt trận B3 ....

Thì cụ mất tận năm 1988...., hồi đó làm gì có phong trào "hồi ký" như bây giờ,  Grin.
Chắc ý bác xuanxoan là cuốn Từ một quyết tử quân, sách gia đình cụ đứng lên và do nhiều Cụ khác góp bài viết về Cụ.  Grin
Logged

xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #227 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 07:21:58 pm »

    Anh Luân và Quang can ơi Kiểm tra lại cho mình với...trích này mình lấy từ ý anh Luân và mình đã hỏi anh Luân kỹ rồi mà; và thêm 1 câu hỏi nữa là có không hồi ức tháng 3 tây nguyên của cụ không...kẻo mình có tội quá. Những trích từ"nguyentrongluan" gửi xuanxoan mình vẫn dùng như tư liệu trích dẫn đấy.

Re: Ký ức một thời- Phần 2
« Trả lời #114 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2012, 02:18:29 PM »
Trích dẫn
@ xuan xoan :
Thứ nhất mình trả lời : toàn bộ kế hoạch và phương án tác chiến chiến dịch Tây nguyên do Thượng tướng Vũ Lăng chỉ đạo ( lúc ấy là thiếu tướng tư lệnh mặt trận Tây nguyên ) Nhưng khi xắp nổ súng thì Bộ đưa Trung tướng Hoàng Minh Thảo vào làm tư lệnh chiến dịch Tây nguyên . Thiếu tướng Vũ Lăng chuyển làm phó Tư lệnh .(! )
Thứ hai : trong hồi kí của Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp cũng có nói tới chi tiết rất hay mà quan trọng này .
Trong hồi kí của trung tướng Khuất Duy Tiến - lúc ấy là trưởng phòng tác chiến mặt trận Tây nguyên có nói chi tiết này . ...Trang 222 - dòng 16,17,18 trên xuống . KÍ ỨC ĐỜI BINH NGHIỆP , NXB QĐ ND 2012"
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 07:32:46 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #228 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 11:42:22 pm »

Bác XuanXoan ơi, cái này đúng đấy ạ, việc đưa tướng Hoàng Minh Thảo vào thay Vũ Lăng và đưa ông " xuống " làm phó tư lệnh ấy ạ. Nhưng theo em đoán mò ( chỉ dám nói thế thôi ạ ) cũng có lý do chính đáng của Quân ủy TW. Đó là trước một chiến dịch lớn và quan trọng, truyền thống của bộ Tổng và Quân ủy là hay đưa cán bộ dày dạn kinh nghiệm xuống trực tiếp chỉ đạo tại tiền phương. Ví dụ rõ nhất là trong chiến dịch chống lại trận càn Janson City năm 67, ta đưa toàn bộ cán bộ xuống một cấp, trực tiếp chỉ đạo trận chống càn - theo hồi ký cụ Hoàng Cầm kể vậy - và do có chỉ huy trực tiếp từ các cán bộ kinh nghiệm mà trận đánh thắng lợi. Vì vậy, thiếu tướng Vũ Lăng làm phó tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên 75 theo em là lý do đấy đấy ạ. Sau này trong trận đèo Phượng Hoàng, thiếu tướng còn chỉ huy trực tiếp cùng đại tá Hồ Đệ sư trưởng sư 10 đánh thông đèo xuống Ninh Hòa - Nha Trang.
Nói về xây dựng phương án tác chiến lược  chiến dịch TN, không ai khác chính là thiếu tướng Vũ Lăng là người khởi thảo nên. Cái này không có gì " khó " với thiếu tướng đâu ạ, bởi từ năm 73 thiếu tướng Vũ Lăng lúc đó là cục trưởng Cục Tác chiến cùng với  TT Lê Trọng Tấn phó tổng TM trưởng, đại tá Lê Hữu Đức và Võ Quang Hồ,  hai phó Cục trưởng cục tác chiến là những người ( có tên là Tổ Trung Tâm ) được Đại tướng Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ kiến thiết xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng miền nam rồi trình lên Quân ủy TW và Bộ Chính trị. Thế nên theo em , cụ Vũ Lăng là người được Đại tướng Tổng tư lệnh luôn tin tưởng bậc nhất, luôn đươc đưa vào những chiến dịch quan trọng nhất bởi cụ Văn thừa biết Vũ Lăng sẽ giải quyết được mọi khó khăn của một chiến dịch tầm cỡ .
Vì vậy bác XX ơi, cụ Lăng " xuống " một " cấp" và là khối óc của chiến dịch Tây nguyên như bác NTLuan đã nói đấy ạ.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #229 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 12:17:06 am »

Cụ Thảo vào nhưng vẫn là làm theo kế hoạch của cụ Vũ Lăng và bộ tư lệnh B3 đã lập mà thôi. Cụ Thảo vào là để tăng cường chỉ huy phối hợp thực hiện sao cho chắc thắng trận then chốt. Cụ Thảo vào nhưng mới thời gian ngắn trước cụ là tư lệnh B3, ngay trước đó cụ là phó tư lệnh QK V.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM