Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 07:37:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời- Phần 2  (Đọc 242222 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #150 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2012, 08:33:50 am »

Bob thân mến . Về dùng pháo bắn thẳng ngắm qua nòng thì nhiều rồi . Nhiều trận nhiều đơn vị chứ không phải riêng ta ở Tây nguyên . Nhưng hỏi Bob nhé , có thấy trận nào dùng pháo Cao xạ 37 li bắn thẳng chưa? 4,5 khẩu bắn nối đuôi nhau cứ nổ : đùng đùng , đùng đùng...liên hoàn như thế . Địch phát khiếp mà bộ binh mình nghe thấy sướng .
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #151 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2012, 09:43:19 am »

Chào bác Trọng Luân,

Bên chiến trường Nam Lào tuy không ác liệt bằng nhiều chiến trường miền Nam khác, nhưng bọn pháo xạ 37 ly cũng có lần phải hạ nòng bắn thẳng vào bộ binh địch.

Tôi nghĩ trong chiến thuật, chỉ có pháo mặt đất bắn thẳng thôi, còn cao xạ 37 ly chỉ bắn thẳng trong trường hợp bị địch vây mà chưa có bộ binh ứng cứu. Đạn cao xạ sơ tốc lớn nên kinh hoàng hơn. Tôi chưa rực tiếp nằm sát tầm cao xạ 37 ly bắn thẳng, nhưng khi đến trận địa cao xạ mà hôm trước phải đánh bộ binh địch, thấy những đám cây tái sinh và lúp xúp bị bắn tơi tả như có dao phạt thì cũng thấy kinh lắm.

Trích:

          "Chiếm được toàn bộ vùng Đông Bắc Saravan rồi, địch tung tiếp quân tràn qua sông Xê Đôn tiến thẳng về hướng Đông vào sát tuyến đường 559. Vùng đất này bằng phẳng nên các tuyến đường ô-tô rất nhiều, kho tàng cũng lắm. Gần hai năm giải phóng nên tuyến đường khá an toàn. Gần khu vực này có cả một trận địa pháo phòng không 37ly có tới 5 khẩu. Tuy thế khu vực này chỉ như nơi an dưỡng của lính coi kho và lính phòng không. Trong chiến tranh mà rơi vào chốn như thế này thì tuy có buồn tẻ đôi chút (vì vẫn có bạn để mà chơi) nhưng cuộc sống thì có thể nói là thiên đường mơ ước của rất nhiều lính, nhất là những ai có ý muốn B quay. Nhưng chơi nhiều nên tất nhiên chủ quan và khả năng chiến trận kém dần.

   Tụi lính của GM42 nống ra nhanh quá, chỗ này bộ binh yểm trợ thiếu nên khi bị địch uy hiếp, lính phòng không 37ly phải hạ nòng bắn thẳng. Có lẽ nhờ uy lực của pháo bắn thẳng làm cho địch có phần khiếp đảm nên chúng mới chần chừ để cho bộ binh chúng tôi có hơn một ngày hành quân tới chi viện."


http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,6323.510.html
Logged

bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #152 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2012, 10:11:04 am »

Bob thân mến . Về dùng pháo bắn thẳng ngắm qua nòng thì nhiều rồi . Nhiều trận nhiều đơn vị chứ không phải riêng ta ở Tây nguyên . Nhưng hỏi Bob nhé , có thấy trận nào dùng pháo Cao xạ 37 li bắn thẳng chưa? 4,5 khẩu bắn nối đuôi nhau cứ nổ : đùng đùng , đùng đùng...liên hoàn như thế . Địch phát khiếp mà bộ binh mình nghe thấy sướng .
Vâng, bob chỉ chứng kiến pháo 105, 85 bắn thẳng thôi. còn pháo cao xạ 37 bắn thẳng thì chưa thấy.( nhưng có nghe kể). từ 1970 đến giữa năm 1973 bob ở cao xạ (E40). Chiến dịch bắc tây nguyên 1972 bob không thấy 37, mà chỉ thấy hai khẩu 57 tự hành. Đến 1975 thì thấy pháo cao xạ 37 ly bắn máy bay thôi. chưa thấy trận nào dùng 37 ly bắn thẳng cả. Cảm ơm ơn bác.
-Bác Trongc6@: bob có đọc bác bài trên trong "Ngày này...", Nên khi bác NTL hỏi...?/-bob chưa thấy nhưng có nghe kể "37 bắn thẳng"! - Cảm ơn bác đã chia sẻ. Chúc bác khỏe.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Một, 2012, 10:18:31 am gửi bởi bob » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #153 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2012, 12:51:24 pm »

Công tác chuẩn bị cho một trận đánh lớn thì rất nhiều, các bác đang bàn về pháo binh là hỏa lực chủ yếu giải quyết khó khăn nhất thời ở chi khu Đức Lập, vậy công tác đảm bảo hậu cần đạn dược xăng dầu ra sao trước giờ nổ súng vào trận đánh chính. Điểm lại vài nét trong một đoạn trích từ "Tháng Ba Tây Nguyên", thời gian nói đến dưới đây là ngày 8 và 9 tháng 3 năm 1975, người kể ở cương vị cán bộ phụ trách hậu cần B3:

Cũng trưa ngày 9, các lực lượng tấn công vào thị xã Buôn Mê Thuột đã hoàn thành công tác chuẩn bị Chỉ còn đơn vị thông tin vẫn chưa nối xong đường dây giữa Chỉ huy sở cơ bản với bộ phận chỉ huy cánh bắc. Chính ủy chiến dịch ra lệnh: mối dây phía tây sông Sê'rê-pốc kéo từ Chỉ huy sở cơ bản ra, do chính ủy thông tin đảm nhiệm; mối dây phía đông Sê-rê-pốc, kéo từ bộ phận chỉ huy cánh bắc tới do chủ nhiệm chính trị đảm nhiệm. Lệnh phải nối xong dây trước 24 giờ. Đó là một chuyện phải lo.

Một chuyện phải lo nữa là chưa nhận được báo cáo về các xe đạn, xe xăng được đi theo đội hình các cấp, cùng với bộ đội chiếm lĩnh trận địa. Chúng ta hãy nghe lời thuật của đồng chí Khoát, về những giờ phút lo âu từ chiều ngày 8 cho tận chiều ngày 9 tháng Ba :

“Chuyển đạn cho bộ đội nghe rất là gọn, nhưng lại là một quá trình hết sức phức tạp. Đạn có nhiều loại do nhiều nước viện trợ; mỗi loại lại có nhiều lô, tính theo năm sản xuất, mỗi lô lại có những ký hiệu khác nhau, tức là sự nặng nhẹ của từng viên đạn so với tiêu chuẩn khi đem cân lên. Yêu cầu xạ kích là đạn đưa phải cùng loại cùng lô, cùng ký hiệu để khỏi phải thay đổi bảng bắn. Đường vận tải chiến lược đổ xuống cho chiến trường từng đống đạn, đạt được trọng lượng vận chuyển, chứ không thể phân chia theo yêu cầu của mình. Tức thị mình phải làm nốt cái phần việc bỏ dở, đó là một đoạn. Từ cái nhiều đống đã được chia loại nhập vào hệ thống kho của từng khu vực tác chiến, đó là hai đoạn. Từ các kho của từng khu vực chuyển xuống các đơn vị lớn, là ba đoạn. Lại từ các đơn vị lớn chuyển xuống các khẩu đội là bốn đoạn. Cái đoạn cuối cùng, đoạn quyết định phải rành mạch như sau : xe số mấy, chở bao nhiêu viên đạn loại gì, lô gì, ký hiệu gì, tới tận khẩu đội nào. Bàn giao xong, nhiệm vụ của mình coi như hoàn thành, còn bắn trúng hay bắn không trúng là phần việc của mấy anh pháo, mỗi hướng đánh có nhiều binh chủng hợp thành, cùng tiến vào trong một thời gian để chiếm lĩnh các trận địa. Đạn cho tăng khác, cho pháo khác, cho từng loại pháo càng khác. Một xe chở dầu, một xe chở đạn đi với một mũi tăng. Khi tăng đến vị trí để tấn công, số dầu trong xe phải được hoàn lại như lúc mới xuất phát. Pháo cũng thế, cũng có xe đạn và xe xăng đi kèm. Hành quân cùng một hướng, nhưng không được phép nhầm lẫn mũi này và mũi kia, của binh chủng này với binh chủng kia, của khẩu đội này với khẩu đội kia. Như trong trận đánh Buôn Mê Thuột, chủ yếu có hai dòng xe đi một dòng hướng bắc, một dòng hướng nam. Dòng hướng nam phải qua cầu phao, qua đường 14. Đoàn xe đi hướng bắc là đưa dầu mỡ cho tăng, đạn cho tăng và các loại đạn cho hai cụm pháo chiến dịch. Đoàn xe hướng nam chở đạn cho bộ binh và đạn pháo 85. Công việc thì phức tạp nhưng lại không được phép vận chuyển trước vì sợ lộ hướng đánh chủ yếu. Có nghĩa là đạn gạo chỉ được đưa vào khu vực tập kết chiến dịch mà không được đưa lót xuống các trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ. Còn dài ngày thì làm ăn nó thong thả, nó đàng hoàng. Còn ít ngày, nếu tổ chức không giỏi, không tỉ mỉ rất dễ sinh rối loạn. Rối loạn nhưng lại không có thời gian để điều chỉnh; để sửa chữa, vì giờ nổ súng có thể là ngay trong đêm nay hoặc mờ sáng ngày hôm sau rồi. Tình thế khẩn cấp là như thế. Đánh theo kiểu đột phá lần lượt thì anh em cầm súng vất vả, nhưng hậu cần lại có thì giờ để chuẩn bị. Đánh bất ngờ, đánh thần tốc, tiêu hủy cả một khu vực rộng lớn trong vòng hai, ba ngày thì bộ đội rất có khí thế nhưng mấy tháng đi phục vụ thật cười dở, khóc dở. Ngày 7 tháng Ba nhìn bản đồ vùng nam Tây Nguyên căn cứ của địch còn dầy sít. Một tuần sau, ngày 15 tháng Ba, tất cả đã bị quét sạch như vừa trải qua một cơn dông bão lớn. Cho nên, trước ngày 8 tháng Ba, dẫu có được phép đưa gạo đạn vào lót trước các hướng, các mũi cũng không được, vì hướng nào cũng đang còn địch cả Hướng bắc thì trung đoàn 53 nguy đang lùng sục, dò tìm các trận địa pháo. Hướng tây thì vướng sông Sê-rê-pốc, mà Bộ tư lệnh chỉ cho phép công binh bắc cầu trong đêm nổ súng tấn công. Hướng nam phải qua đường 14, chưa đánh Đức Lập làm sao đưa người, đưa hàng qua đường được. Một trận đánh hiệp đồng quy mô gồm bơn cánh quân, mỗi cánh lại gồm những đơn vị hợp thành. Yêu cầu đánh rất mạnh, đánh rất nhanh, trong khi đó cái cơ sở của mọi sự hiệp đồng hết sức rắc rối kia là lực lượng của chúng tôi lại chưa được triển khai. Vậy nên mới phải tính toán, lắp ráp tất cả từ trước, khi hành động chỉ cần vài bốn giờ, là tất cả đã sẵn sàng lao theo đội hình các cấp, cùng bộ đội tiến vào các vị trí xuất phát tấn công. Nhưng cho đến trưa ngày 8, đội hình các cấp vẫn gọi điện về Bộ tư lệnh rằng họ chưa nhận được xe đạn, chưa nhận được xe xăng. Vậy thì những xe ấy đi đâu? Đi theo hướng nào? Đã chuẩn bị sẵn sàng chưa? Đêm ngày 7, tôi đã xuống nới chuyện với anh em lái xe đi theo các hướng đánh. Chẳng nói gì nhiều chỉ yêu cầu có mấy việc: Một là, không được phép để xe hỏng làm tắc đội hình hành quân. Và tôi nói thêm : phải bỏ mọi thứ đồ nghề riêng ra mà dùng không dùng lúc này còn lúc nào. Hai là, trong bất cứ tình huống nào đều không được phép bỏ tay lái. Ba là, bám sát các đơn vị đã được chỉ định, không được phép lạc. Ai phân vân cứ báo cáo ở lại. Ở lại làm tốt công việc ở tuyến sau vẫn cứ hay hơn là làm hỏng việc Ở tuyến trước. Rồi tôi trở về chỗ anh Lăng ở Đắc Đam, kiểm tra công việc chuẩn bị của hướng đánh Đức Lập sáng ngày 9.

“7 giờ tối ngày 8 tôi nhận được điện của anh Hiệp gọi ra Chỉ huy sở cơ bản, có việc rất gấp. Biết là có chuyện không hay rồi. Đã dự tính tất cả mà còn để xảy ra một chuyện gì đó trước ngày nổ súng. Chuyện gì thế? Tôi bảo đồng chí lái xe : "Mấy ngày đêm nay cả hai chúng ta đều không được nghỉ, không được ngủ, liệu còn thức nổi được một đêm nay nữa không?". Cậu lái xe nhếch mép cười mà thương : “Vẫn lái được, không đưa thủ trưởng xuống vực đâu!”, "Nào, lên đường!". Một người một xe, đường sá mù mịt, đại khái từ chỗ ở ra thì tay phải là Đức Lập, tay trái là Buôn Mê Thuột, cứ thế cho xe rông tới. Rồi 4 giờ sáng cũng mò tới Chỉ huy sở cơ bản. Bước xuống nhà hầm, mở cửa nhìn vào vẫn còn một số người thức, trong đó có Tư lệnh trưởng và Chính ủy. Anh Thảo chưa nói gì, nhưng anh Hiệp đã hỏi tới tấp : "Những xe đạn và xăng đâu? Tại sao chưa đi vào đội hình các cấp? Kiểm tra chưa? Tại sao? Tại sao? Còn anh? Ngày hôm nay anh ở đâu? Báo cáo đi! Ngồi xuống đây báo cáo cho chúng tôi nghe ngày hôm nay anh đã chuẩn bị được những gì?". Anh Hiệp vốn là người trầm tĩnh, hai chúng tôi lại quen biết nhau từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, trong các mối quan hệ lúc là người chỉ huy, lúc là người bạn, bao giờ anh cũng xử sự có nghĩa có tình. Một con người gần như hoàn toàn, chúng tôi vẫn nhận xét riêng với nhau như thế. Bỗng dưng lại giận dữ bất thường, hiển nhiên là tình hình đã nghiêm trọng lắm rồi. Tôi báo cáo rằng : các xe chở đạn và xăng đã ở khu vực tập kết từ 4 giờ chiều ngày 8. Anh Hiệp hỏi : "Anh đã cho người kiểm tra lại chưa? Hay chỉ nghe báo cáo?". Tôi nín lặng. Anh Hiệp lại nói tiếp : "Ví thử họ đã ở khu vực tập kết rồi, nhưng chưa cho người đi liên lạc với các hướng, các mũi, các binh chủng để sắp xếp đội hình hành quân cho chính xác, thử hỏi, lúc được lệnh xuất phát mọi sự có được đúng như chúng ta mong đợi không?". Tôi vẫn nín lặng. Anh Hiệp bảo : “Anh ở đây, nhưng phải cử cán bộ đi kiểm tra ngay, tổ chức hiệp đồng cho chu đáo. Giờ xuất phát của bộ đội là 5 giờ chiều nay”. Lúc này đã là 5 giờ sáng của ngày 9. Giờ nổ súng tấn công vào Buôn Mê Thuột vẫn là 2 giờ sáng ngày 10. Tức là chúng tôi còn được khoảng hai chục giờ để kiểm tra và điều chỉnh lại hệ thống hậu cần từ cấp chiến dịch đến cấp trung đoàn. Đến giờ nổ súng thì lực lượng ếm sẵn vẫn cứ đánh, lực lượng tiếp theo cứ vào. Bị lạc không thể quay lại tìm. Chưa kịp đến cũng không thể hoãn giờ tấn công. Guồng máy đã phát động, tất cả sẽ bị cuốn theo, một chi tiết bị trục trặc sẽ gây trở ngại cho toàn thể. Vả lại hàng ngàn xe xăng và đạn bị lạc, bị lẫn đội hình và mũi hướng đâu phải là một chi tiết. Đó là đại sự. Phen này thì rơi đầu cả lũ rồi! Mà là do mình thôi. Lẽ ra phải nằm ngay tại khu vực tập kết cho tới lúc các đơn vị đã lần lượt lên đường. Vẫn là muốn ỷ dựa vào cấp dưới vào báo cáo và những lời dặn bảo. Đồng chí Cự phải lấy xe của tôi chạy đi. Cậu lái vừa nằm thiếp được đúng một giờ, mắt còn đỏ sọc, vùng dậy hỏi to : "Đi thôi chứ, thủ trưởng!". "Còn lái được không, chú?". "Lái được, đã tạm tinh tỉnh rồi". Một gói lương khô, một bi đông nước, lại nhảy lên xe cầm vòng lái. 8 giờ, 9 giờ, 10 giờ vẫn chưa thấy Cự báo tin về. Thế là mất tích tất cả! Nếu 12 giờ chưa có tin gì, thì tôi phải lao đi. Sẽ đứng ở ba-ri-e xuất phát mà tổ chức lại vậy. Đúng 12 giờ, Cự gọi điện về báo tin đoàn xe đã đến địa điểm thứ hai, đi nữa hay dừng lại? Tôi mừng quá, hét tướng : "Cho phân tán đội hình, tổ chức hiệp đồng với các đơn vị đi! Đức Lập đánh rồi!". 4 giờ chiều, Cự báo cáo : “Các đoàn xe đã đi đúng kế hoạch”. 8 giờ tối, các xe đạn và xăng đã bám sát các đội hình, chuẩn bị vượt sông. Chỉ huy các hướng, các mũi đều báo cáo về Chỉ huy sở đã tiếp nhận đạn và xăng đầy đủ, đã cho người kiểm tra và hoàn toàn hài lòng về sự chuẩn bị tỉ mỉ của cơ quan hậu cần chiến dịch. Suýt chết! 12 giờ đêm, công binh báo cáo đã làm xong cầu phao. Các mũi đánh hướng tây và tây-nam đã bắt đầu vượt sông. Tôi ngả người ra trên cái giường dã chiến, dặn anh em : "Lúc nào nổ súng, nhớ gọi mình". Lúc mở mắt trời đã mờ sáng, trần hầm rung rinh trong tiếng nổ rền rĩ của đạn pháo quân ta đã mở màn cuộc tấn công”.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #154 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2012, 04:12:13 pm »

từ 4 giờ chiều ngày 8. Anh Hiệp hỏi : "Anh đã cho người kiểm tra lại chưa? Hay chỉ nghe báo cáo?". Tôi nín lặng. Anh Hiệp lại nói tiếp : "Ví thử họ đã ở khu vực tập kết rồi, nhưng chưa cho người đi liên lạc với các hướng, các mũi, các binh chủng để sắp xếp đội hình hành quân cho chính xác, thử hỏi, lúc được lệnh xuất phát mọi sự có được đúng như chúng ta mong đợi không?". Tôi vẫn nín lặng. Anh Hiệp bảo :
...đội hình, tổ chức hiệp đồng với các đơn vị đi! Đức Lập đánh rồi!". 4 giờ chiều, Cự báo cáo : “Các đoàn xe đã đi đúng kế hoạch”. 8 giờ tối, các xe đạn và xăng đã bám sát các đội hình, chuẩn bị vượt sông. Chỉ huy các hướng, các mũi đều báo cáo về Chỉ huy sở đã tiếp nhận đạn và xăng đầy đủ, đã cho người kiểm tra và hoàn toàn hài lòng về sự chuẩn bị tỉ mỉ của cơ quan hậu cần chiến dịch. Suýt chết! 12 giờ đêm, công binh báo cáo đã làm xong cầu phao. Các mũi đánh hướng tây và tây-nam đã bắt đầu vượt sông. Tôi ngả người ra trên cái giường dã chiến, dặn anh em : "Lúc nào nổ súng, nhớ gọi mình". Lúc mở mắt trời đã mờ sáng, trần hầm rung rinh trong tiếng nổ rền rĩ của đạn pháo quân ta đã mở màn cuộc tấn công”.[/i]
- qtdc@: Cảm ơn bạn đã nghiên cứu kỹ và trích lên đoạn hồi ký của anh Khoát chủ nhiệm hậu cần B3. Qua lời kể của a, chúng ta thấy công tác bảo đảm hậu cần cho chiến dịch quan trọng như thế nào. Nhân thể nói về chuyện này, bob tui cũng có một kỷ niệm nho nhỏ về chuyện "thiếu đạn": (Việc này ở Phước an). Sau hai ngày tác chiến đánh tan bọn phản kích ở điểm cao 851 (gần sân bay Hòa bình), cầu 12 ( cách BMT khoảng 20 km về phía đông). Sáng 16/3 - d6 chúng tôi trong đội hình trung đoàn 24 (có xe tăng phối thuộc) tiếp tuc tấn công đánh chiếm Nông trại... 11 giờ trưa làm chủ hoàn toàn nông trại. Đánh đến đây cả trung đoàn và xe tăng cơ động về nhận nhiệm vụ mới. Riệng c11 của bob được giao nhiệm vụ ở lại chốt chặn ngay ngã ba phước an, giam chân địch, không để địch nống ra khỏi Phước an.
 Khi nhận nhiệm vụ xong, việc trước hết phải nghĩ đến là chọn địa điễm triển khai công sự phòng ngự ngăn chặn địch. biết điểm tập trung quân của địch ở ngay trong quận lỵ Phước an (Cách ngã ba khoảng 2km). Tôi cho bộ đội hành quân vào con đường đá chạy thẳng vào quận lỵ chọn vị trí triển khai công sự.  thời điểm ấy tầm quá trưa chúng tôi đang tiến vào chưa triển khai công sự gì thì gặp ngay một tốp địch ( cỡ 1 đại đội) từ trong Phước an tiến ra (tao ngộ)! Hơi bất ngờ, nhưng không hiểu sao lúc ấy bob bình tĩnh lạ thường, không hề run sơ, vẫn đứng giữa đường cùng lúc chỉ đạo các trung đội triển khai ngay sang hai bên đường sẵn sàng nổ súng. Chờ địch tới thật gần bob hô "HÀNG THÌ SỐNG CHỐNG THÌ CHẾT" (nhưng chúng đâu có hàng). ngay sau tiếng hô của bob là chúng bắn xối xả về hướng bob và cậu Tỉnh liên lạc. May mắn cả hai người không ai dính đạn. Cùng lúc đó ae đơn vị bob đồng loạt bắn trả... còn tên nào sống sót bỏ chạy "mất dép" (trận đánh tao ngộ này bob đã kể ở trang 2 Truyện của BOB phần I trên). ôi lạc đề mất rồi! Xin lỗi, bob đang nói về "thiếu đạn" mà. Vâng cũng trận ấy (ngày 16/3) tác chiến suốt từ sáng đánh Nông trại, rồi gặp địch "tao ngộ" hồi chiều (đạn đã dùng gần hết), tối đào công sự chốt lại . đến đêm đó anh Việt (Nguyễn văn Việt d viên phó/d6). Đến trận địa giao nhiệm vụ: "Địch mới đổ thêm một trung đoàn xuống Phước an..."! Phát huy truyền thống giữ chốt bắc Kon tum, C11 phải kìm chân địch... nếu chúng nống ra phải biến nơi này thành cánh cửa thép...VV và vv không cho chúng tiến  về BMT. Nhận nhiệm vụ xọng tôi hứa động viên ae chiến đấu hết mình. chỉ có mỗi yêu cầu; - Ngay trong đêm nay tiểu đoàn phải cho người mang đạn các loại xuống bổ sung cho đơn vị. Tôi báo cáo rất chi tiết: tinh thần chiến đấu của ae rất khí thế,
Lực lượng còn đủ sức phòng ngư (ae đã từng ở chốt 601, Ngô trang) nên rất yên tâm. Chỉ thiếu đạn (cơ số đạn các loại mang theo lúc đó chỉ còn không đến 1/4). Riêng cối 60 không còn quả nào.../ Anh việt đảm bảo: Tôi về báo cáo anh Sơn dt, anh Đảo d viên cho vận tải đem xuống. Nhưng tôi thức suốt đêm chờ vận tải xuống mà chả có... 
 Ngày hôm sau chúng còn nống ra hai đợt nữa... Nhưng đều bị c11 của bob đánh bật trở lại. Vậy đấy các bác ạ! sau này gặp anh việt tôi còn đùa: Hồi ấy địch nó mà ra thêm mấy đợt nữa chắc mình phải ném bằng đất đá quá...!!!  Hì...hì! Grin
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #155 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2012, 04:13:39 pm »

@qtdc:  Grin
Quangcan thân mến: nói cho cùng mình cũng chỉ là dân a-ma-tơ. Mọi người khen quangcan rất thật lòng vì quangcan có tư duy logic chặt chẽ mà vẫn thoáng, cách nhìn sự việc toàn diện, khách quan, phân tích đào sâu vấn đề và tổng hợp sắc sảo. Vì vậy sự kiện đã diễn ra luôn có những nét mới mẻ chưa nhiều người biết. Cái cần tránh chỉ là đừng để phát hiện ra châu Mỹ lần 2 mà thôi. Còn soi thì là cách nói cho vui, thực ra là trao đổi và làm rõ vấn đề cho nhiều người cùng hiểu. Quan trọng là ở VMH có nhiều CCB là người trong cuộc, các bác ấy sẽ giúp bổ sung từ những điều trải nghiệm thực tế của các bậc đàn anh, đàn chú. Vấn đề hớ thì không nên ngại, nếu cái gì cũng đúng ngay thì là thánh chứ đâu phải con người, mà nếu là thánh thì sẽ không vợ không con không người yêu, không bạn bè, không cà phê bia rượu, tóm lại là chán lắm, không nên. ....

Bác ạ! em đùa tếu táo cho vui cửa vui nhà thôi,  Grin. Chứ được bác tiếp sức, khoái lắm,  Grin

---------------------

@tuanb5:  Grin
Bác bob@ có kỷ niệm gì kể đi ạ. Bác quang can@ nói vậy làm mọi người tò mò quá. Grin
Mục đích ta đưa pháo nòng dài 85 bắn trực xạ chắc hẳn muốn hủy diệt trận địa pháo 105 của địch, không cho chúng chi viện cho lực lượng phòng thủ Đức lập, phải không bác quangcan@?
BMT giờ như 1 thân cây, rễ phía bắc là Thuần mẫn đã bị f320 chặt đứt. Phía nam còn chiếc rễ Đức lập cần phải chặt nốt. Đó là suy nghĩ của tôi để trả lời câu hỏi, vì sao ta tập trung lực lượng mạnh để dứt điểm quận lỵ Đức lập. ...

Trận đấy thế này ạ: E66 đánh đêm không dứt điểm được toàn bộ căn cứ, lúc đó mới phát hiện ra ta trinh sát không hết, VNCH chôn thiết giáp ngầm chỉ để hở mỗi tháp nhô lên. Củng cố chờ trời sáng, lúc đó các bác công binh (D17 thì phải) mới kéo pháo 85mm lên đồi Nhà Thờ . Lúc này thì đúng như bác bob nói: bộ binh chỉ việc lên dọn chiến trường và thu chiến lợi phẩm,  Grin

Chặt đứt Đức Lập như bác nói thì đúng rồi, nhận định chung cả; em đang đặt vấn đề ở đây là sử dụng lực lượng: tại sao lại phải dùng E66 của F10 mà không dùng một đơn vị nào khác của B2 như kiểu E271 ấy?

------------------------

... nhưng ngày ấy có một sự cố về lệnh chuyển quân của trung đoàn xe tăng 273 mà sau này tôi không thấy các cụ nhắc lại ! vào khoảng trung tuần tháng 2/75 không khí ở chỉ huy sở tiền phương rất khẩn chương , các đơn vị tham gia đánh BMT từ cấp tiểu đoàn đều được đến sở chỉ huy nhận nhiệm vụ trên sa bàn ,bọn tôi thạp tùng các cụ gần thế mà cũng không bao giờ được bước chân vào nhà có sa bàn ,nhưng vẫn có thể nhìn thấy các cụ chỉ chỏ và có lúc nghe cả tiếng nói nữa ! hôm ấy tôi nghe thấy tiếng cụ Hiệp nói to : “ban ngày cũng phải chạy !” hóa ra đến lúc ấy tất cả các đơn vị đều đã đến vị trí tập kết duy chỉ còn e273 chưa đến ,nếu vẫn để chuyển quân như tất cả các đơn vị chủ yéu vào ban đêm thì không kịp ,mà cho xe tăng chạy ban ngày thì vô cùng nguy hiểm ! nếu chúng phát hiện được xe tăng thì mọi có gắng bí mật sẽ bị trả giá đắt ,lo nhất là xe tăng chạy bụi quấn lên nhiều ! sợ máy bay địch phát hiện ! nhưng cuối cùng vẫn phải quyết định cho xe tăng chạy ban ngày ! thế rồi moị việc cũng qua ,lúc đó thì không còn thời gian mà tìm nguyên nhân đến chậm của e273 ,sau này thì chiến thắng cứ ào ào ,nên không thấy các cụ nói đến chuyện âý nữa !không biết đơn vị xe tăng 273 ngày ấy di chuyển thế nào ? có bác nào biết kể cho ae nghe với

em biết thế nào thì hầu bác thế đấy nhá!

Vào khoảng 15 hay 16/11/1974 gì đó, em không nhớ chính xác, thì E273/ trung đoàn xe tăng 273 mới vào đến bắc Tây Nguyên. Tại đây, E273 tiến hành công tác chăm sóc kỹ thuật cấp 2 toàn bộ số xe tăng thiết giáp; ngoài số binh khí kỹ thuật cõng vào, E273 còn phải tìm khí tài từ các trạm hậu cần, kho quân giới của đoàn 559,  Wink để  thay thế một số chi tiết, cụm máy không còn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật nữa. Đến khoảng 17/1/1975, Trung đoàn xe tăng 273 được lệnh hành quân di chuyển xuống phía nam Tây Nguyên. Và theo như thống kê ở bài trước của em thì 30/1/1975 B3 mới tổ chức chính thức giao nhiệm vụ cho các đơn vị hỏa lực, binh chủng; trong đó có E273.

Từ bắc Tây Nguyên xuống tận phía nam thì các bác biết cả rồi; E273 (3 tiểu đoàn gồm 47 T54 và 16 thiết giáp K63) phải đi đường vòng nên cung đường nhiều, nhiều đoạn lầy, .... phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm lái xe,.... Em thấy tổng cung đường cũng rơi vào cỡ khoảng hơn 300km. Nếu theo quy luật là đêm hành quân, ngày giấu quân và để đến được điểm tập kết tại Buôn Ia Vằn cách Buôn Ma Thuột 80km về phía bắc (riêng Đại đội xe tăng 7 tập kết ở tây sông Sêrêpốc) trước ngày N giờ G thì ....  chắc cụ Lê Xuân Kiên đứt với các cụ B3 ngay. Do đó bác bob mới thấy cụ Hiệp nổi nóng,  Grin. Tăng mà không đủ thì đánh chác cái gì, chứ đừng nói đến việc ..... không có tăng phối hợp. Theo em biết thì E273 cũng không dám chạy thẳng ban ngày đâu, tận dụng thời gian thôi; và công tác phối hợp đảm bảo cho E273 hành quân nhanh gọn đã bị phê,  Grin

Để đánh thị xã, đêm 8 rạng ngày 9/3/1975, các tiểu đoàn 2 và 3 của trung đoàn 273 tiến vào khu tập kết chiến đấu tại khu vực suối Đục - Buôn Dung cách Buôn Ma Thuột 40km về phía bắc. Tiểu đoàn 1 (thiếu) ở lại Buôn Ia Vằn làm lực lượng dự bị. Vậy thế nên mỗi hướng đánh từ 4 phía vào đều có đủ một C tăng; riêng D4 E24 có một D tăng thiếu,  Grin.
 
Khoản này thì phải mời bác lixeta cho thêm thông tin ạ!.
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #156 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2012, 04:51:00 pm »

từ 4 giờ chiều ngày 8. Anh Hiệp hỏi : "Anh đã cho người kiểm tra lại chưa? Hay chỉ nghe báo cáo?". ... Lúc mở mắt trời đã mờ sáng, trần hầm rung rinh trong tiếng nổ rền rĩ của đạn pháo quân ta đã mở màn cuộc tấn công”.[/i]
- qtdc@: Cảm ơn bạn đã nghiên cứu kỹ và trích lên đoạn hồi ký của anh Khoát chủ nhiệm hậu cần B3. Qua lời kể của a, chúng ta thấy công tác bảo đảm hậu cần cho chiến dịch quan trọng như thế nào. Nhân thể nói về chuyện này, bob tui cũng có một kỷ niệm nho nhỏ về chuyện "thiếu đạn": (Việc này ở Phước an). Sau hai ngày tác chiến đánh tan bọn phản kích ở điểm cao 851 (gần sân bay Hòa bình), cầu 12 ( cách BMT khoảng 20 km về phía đông). Sáng 16/3 - d6 chúng tôi trong đội hình trung đoàn 24 (có xe tăng phối thuộc) tiếp tuc tấn công đánh chiếm Nông trại... 11 giờ trưa làm chủ hoàn toàn nông trại. Đánh đến đây cả trung đoàn và xe tăng cơ động về nhận nhiệm vụ mới. Riệng c11 của bob được giao nhiệm vụ ở lại chốt chặn ngay ngã ba phước an, giam chân địch, không để địch nống ra khỏi Phước an.
 Khi nhận nhiệm vụ xong, việc trước hết phải nghĩ đến là chọn địa điễm triển khai công sự phòng ngự ngăn chặn địch. biết điểm tập trung quân của địch ở ngay trong quận lỵ Phước an (Cách ngã ba khoảng 2km). Tôi cho bộ đội hành quân vào con đường đá chạy thẳng vào quận lỵ chọn vị trí triển khai công sự.  thời điểm ấy tầm quá trưa chúng tôi đang tiến vào chưa triển khai công sự gì thì gặp ngay một tốp địch ( cỡ 1 đại đội) từ trong Phước an tiến ra (tao ngộ)! Hơi bất ngờ, nhưng không hiểu sao lúc ấy bob bình tĩnh lạ thường, không hề run sơ, vẫn đứng giữa đường cùng lúc chỉ đạo các trung đội triển khai ngay sang hai bên đường sẵn sàng nổ súng. Chờ địch tới thật gần bob hô "HÀNG THÌ SỐNG CHỐNG THÌ CHẾT" (nhưng chúng đâu có hàng). ngay sau tiếng hô của bob là chúng bắn xối xả về hướng bob và cậu Tỉnh liên lạc. May mắn cả hai người không ai dính đạn. Cùng lúc đó ae đơn vị bob đồng loạt bắn trả... còn tên nào sống sót bỏ chạy "mất dép" (trận đánh tao ngộ này bob đã kể ở trang 2 Truyện của BOB phần I trên). ôi lạc đề mất rồi! Xin lỗi, bob đang nói về "thiếu đạn" mà. Vâng cũng trận ấy (ngày 16/3) tác chiến suốt từ sáng đánh Nông trại, rồi gặp địch "tao ngộ" hồi chiều (đạn đã dùng gần hết), tối đào công sự chốt lại . đến đêm đó anh Việt (Nguyễn văn Việt d viên phó/d6). Đến trận địa giao nhiệm vụ: "Địch mới đổ thêm một trung đoàn xuống Phước an..."! Phát huy truyền thống giữ chốt bắc Kon tum, C11 phải kìm chân địch... nếu chúng nống ra phải biến nơi này thành cánh cửa thép...VV và vv không cho chúng tiến  về BMT. Nhận nhiệm vụ xọng tôi hứa động viên ae chiến đấu hết mình. chỉ có mỗi yêu cầu; - Ngay trong đêm nay tiểu đoàn phải cho người mang đạn các loại xuống bổ sung cho đơn vị. Tôi báo cáo rất chi tiết: tinh thần chiến đấu của ae rất khí thế,
Lực lượng còn đủ sức phòng ngư (ae đã từng ở chốt 601, Ngô trang) nên rất yên tâm. Chỉ thiếu đạn (cơ số đạn các loại mang theo lúc đó chỉ còn không đến 1/4). Riêng cối 60 không còn quả nào.../ Anh việt đảm bảo: Tôi về báo cáo anh Sơn dt, anh Đảo d viên cho vận tải đem xuống. Nhưng tôi thức suốt đêm chờ vận tải xuống mà chả có... 
 Ngày hôm sau chúng còn nống ra hai đợt nữa... Nhưng đều bị c11 của bob đánh bật trở lại. Vậy đấy các bác ạ! sau này gặp anh việt tôi còn đùa: Hồi ấy địch nó mà ra thêm mấy đợt nữa chắc mình phải ném bằng đất đá quá...!!!  Hì...hì! Grin
Ôi bác bob, số bác cao quá, vì bác đứng giữa đường nên chúng nó mới bắn trượt Grin. Bác với anh Việt đều dân chính trị cả nên biết động viên nhau đấy chứ, nếu không thì bây giờ làm gì có "Chuyện của Bob" trên VMH bác nhỉ...hề...hề... Grin
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #157 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2012, 06:12:43 pm »

Ôi bác bob, số bác cao quá, vì bác đứng giữa đường nên chúng nó mới bắn trượt Grin. Bác với anh Việt đều dân chính trị cả nên biết động viên nhau đấy chứ, nếu không thì bây giờ làm gì có "Chuyện của Bob" trên VMH bác nhỉ...hề...hề... Grin
@qtdc: -Vâng! Đúng vậy! Kỷ niệm đó không bao giờ quên trong đời bob. Bây giờ nghĩ lại: Không hiểu sau lúc ấy mình "lỳ" vậy, không có thời gian để nghĩ đến cái chết nứa! Thi thoảng cũng còn gặp lại một vài đồng đội cũ bob vẫn "Khoe" hành động trận ấy! Cũng chả có gì phải giấu giếm cả. Với bob kỷ niệm đó là một niềm tự hào chính đáng. Nói chuyện lại cùng các bạn cho vui. Mình khoái nhất là: Khi cho lực lượng địch ra thám thính mấy đợt nữa đều bị quân C11/d6 đánh bật lại... ngay đêm đó chúng phải bỏ chạy khỏi Phước an. Sáng hôm sau khi nghe tin (người dân trong thị trấn) báo địch đã bỏ chạy. bob quyết định cho đại đội vào tiếp quản ngay...(bob đã kể ở Truyện của bob)...
 - Cám ơn qtdc@ đã động viên.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #158 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2012, 08:32:15 pm »

từ 4 giờ chiều ngày 8. ... Lúc mở mắt trời đã mờ sáng, trần hầm rung rinh trong tiếng nổ rền rĩ của đạn pháo quân ta đã mở màn cuộc tấn công”.[/i]
....Riệng c11 của bob được giao nhiệm vụ ở lại chốt chặn ngay ngã ba phước an, giam chân địch, không để địch nống ra khỏi Phước an.
 ... 
 Ngày hôm sau chúng còn nống ra hai đợt nữa... Nhưng đều bị c11 của bob đánh bật trở lại. Vậy đấy các bác ạ! sau này gặp anh việt tôi còn đùa: Hồi ấy địch nó mà ra thêm mấy đợt nữa chắc mình phải ném bằng đất đá quá...!!!  Hì...hì! Grin

Bác Bob ạ: sau này bác có hỏi lại tại sao không đưa đạn xuống không? Em nghĩ chắc bác Khoát nhà ta chưa chuyển đạn kịp nên các bác vận tải d lấy gì mà đưa xuống cho bác. Vả lại các thủ trưởng ở nhà sẽ nghĩ là có bác Bob chỉ huy và toàn lính cũ, đánh sẽ không tốn đạn như lính mới. Kho đạn Mai Hắc Đế thì toàn đạn to của Mỹ là chính chứ lấy đâu ra đạn AK B40 B41, đạn cối 6 cho bộ binh, đạn bộ binh phải lấy từ các kho của mình còn ở bên kia sông Serepok rồi. Nhưng khi quân ta đến ngã 3 Phước An mà không thấy chốt đâu thì các bác nhà ta khéo lại cho là quân ở chốt đã "hy sinh anh dũng" cả rồi, phải nện pháo cho tan cái thị trấn Phước An để trả thù cho bác Bob thôi. Nhưng mà bác vào ở Phước An đến 2 ngày, điện đài không liên lạc được mà không cử truyền đạt chạy bộ về báo cáo chỉ huy hay sao? Hóa ra bác Bob số may thật. Grin
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #159 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2012, 11:10:13 pm »

từ 4 giờ chiều ngày 8. ... Lúc mở mắt trời đã mờ sáng, trần hầm rung rinh trong tiếng nổ rền rĩ của đạn pháo quân ta đã mở màn cuộc tấn công”.[/i]
....Riệng c11 của bob được giao nhiệm vụ ở lại chốt chặn ngay ngã ba phước an, giam chân địch, không để địch nống ra khỏi Phước an.
 ... 
 Ngày hôm sau chúng còn nống ra hai đợt nữa... Nhưng đều bị c11 của bob đánh bật trở lại. Vậy đấy các bác ạ! sau này gặp anh việt tôi còn đùa: Hồi ấy địch nó mà ra thêm mấy đợt nữa chắc mình phải ném bằng đất đá quá...!!!  Hì...hì! Grin

Bác Bob ạ: sau này bác có hỏi lại tại sao không đưa đạn xuống không? Em nghĩ chắc bác Khoát nhà ta chưa chuyển đạn kịp nên các bác vận tải d lấy gì mà đưa xuống cho bác. Vả lại các thủ trưởng ở nhà sẽ nghĩ là có bác Bob chỉ huy và toàn lính cũ, đánh sẽ không tốn đạn như lính mới. Kho đạn Mai Hắc Đế thì toàn đạn to của Mỹ là chính chứ lấy đâu ra đạn AK B40 B41, đạn cối 6 cho bộ binh, đạn bộ binh phải lấy từ các kho của mình còn ở bên kia sông Serepok rồi. Nhưng khi quân ta đến ngã 3 Phước An mà không thấy chốt đâu thì các bác nhà ta khéo lại cho là quân ở chốt đã "hy sinh anh dũng" cả rồi, phải nện pháo cho tan cái thị trấn Phước An để trả thù cho bác Bob thôi. Nhưng mà bác vào ở Phước An đến 2 ngày, điện đài không liên lạc được mà không cử truyền đạt chạy bộ về báo cáo chỉ huy hay sao? Hóa ra bác Bob số may thật. Grin
_Vâng! đúng như bạn phân tich! Đơn vị bob đã tiến vào chiếm Phước an 2 ngày. vô tuyến thì không liên lạc được. Còn việc cử người chạy bộ về tiểu đoàn... thì do không biết lúc ấy tiểu đoàn bộ ở đâu nữa nên chưa cử (ngày 16/3 cả tiểu đoàn xuất kích, BCH tiểu đoàn đều phân công đi cùng các đơn vị). Khi dứt điểm Nông trại xong rồi tiểu đoàn 6 tập kết ở vị trí mới (cả trung đoàn 24 nữa, đều cơ động đến vị trí tập kết mới để chuẩn bi đánh Phước an) bob và anh em đều không ai biết ở chỗ nào?!. Đ/c đại đội trưởng của bob thì đi cùng trung đoàn để nắm địch. hai ngày ở trong Phước an rồi bob giục hoài mà tổ thông tin vô tuyến vẫn không liên lạc được. Sang chiều ngày thứ hai khoảng 15, 16 giờ thì bỗng nghe: Ùng...xoẹt...oàng bốn năm quả đạn pháo nổ ngay trong khu vực thị trấn (nơi đơn vị bob đang đóng quân)! Bob xác định ngay là pháo ta bắn chỉnh (lấy phần tử) để mờ sáng hôm sau cấp tập... (qui luật này bob đã từng biết qua nhiều trận). Lúc đó không còn cách nào khác bob mới cử một tổ ba người giao cho đ/c tiểu đội trưởng (tên là Tràng) phụ trách chạy bộ về BMT tìm cách báo cho cấp trên biết :"C11 đã chiếm Phước an" rồi. Tôi căn dặn rất kỹ Tràng: "Bằng mọi giá phải tìm được sở chỉ huy báo ngay tình hình như vậy...như vậy..." Tổ chạy bộ đi rồi, tôi mời anh Cầm cv phó, anh thuần c phó và các b trưởng hội ý: chuẩn bị sẵn sàng "rút" nếu không báo kịp cấp trên. Trong thời gian chờ đợi "tổ chạy bộ quay về" gan ruột bob nóng như lửa đốt và thời gian kéo dài lê thê...bob không còn nhớ là đêm ấy hút hết mây bao thuốc lá (chiến lợi phẩm nưa). Đến chừng nửa đêm tổ chạy bộ về đến đơn vị. bob vồ vập hỏi ngay: Thế nào, báo được chưa?. Cậu tràng vừa thở vừa trả trả lời:- RỐI ! tôi mừng không tả xiết...! Thở phào, nhẹ cả người. sau khi ae đã kịp báo cấp trên tôi mừng quá không tài nào ngủ được nữa. mệt thì mệt mà sao cái đầu cử tỉnh như sáo! Đúng như phán đoán của bob: Sáng sớm hôm sau từ trong các vạt rừng, rẫy cà phê xung quanh Phước an, Quân ta lục tục kéo ra mặt mày phờ phạc, có ae mặt còn dính đầy bụi đất...Tôi còn nhớ cậu Sử C viên c10 (bạn bob) khi thấy tôi hắn chửi yêu: "đ. mẹ tụi mày không báo sớm, để các bố phải đào hầm thức toét cả mắt suốt đêm! Hì hì...!
 Bây giờ nghĩ lại: Không nhớ hồi ấy mình có thưởng cho cậu Tràng và tổ chạy bộ báo tin cái gì không nữa. Việc thì nhỏ thôi, nhưng ý nghĩa lắm: Đỡ tổn thất bao nhiêu đạn dược và sinh mạng..."Sư 10 chưa đánh đấm gì lớn ở đây bọn địch đổ xuống Phước an mới đụng C11 vài trận nhỏ đã bỏ chạy mất dép'...  (Là người trực tiếp ở trận này,bob kể chi tiết thêm một chút. vì không có khiếu văn chương nên có khó hiểu mong các bác thông cảm.
- Cảm ơn bạn qtdc@: đã khui lại cái ký ức...làm cho bob không cưỡng lại được...nên viết có ý "khoe' ! Có gì không phải mong các bác lượng thứ cho. bob xin cảm ơn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM