Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 12:02:28 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời- Phần 2  (Đọc 242226 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #100 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2012, 09:24:27 pm »

- quá trình trinh sát chuẩn bị và đánh như thế nào thì bác bob cho ý kiến nhé,  Grin
- quá trình chuẩn bị và đánh của trung đoàn 273 tăng thì đợi bác lixetaGrin
- các bác khác bổ cứu cho, em chỉ nêu vài ý  Grin:


còn tiếp ạ  Grin
-Quangcan@: Bạn nắm tình hình E24 chính xác hơn tôi tưởng. Trận BMT tôi không đi hướng d4 thành ra cũng chỉ nghe kể lại. Hồi ấy tôi thân với Ngô Huy Chuyên C viên c3 (Năm 1973-1944 cùng ở chung D4 với nhau) lại là đồng hương nữa. Sau trận ấy hắn kể: " Mấy thằng cầm cờ ở C1 'ngơ ngơ như bò đội nón'... Khi vào đến sở chỉ huy sư 23 rồi mà không biết cắm cờ ở đâu. Hắn phải chỉ chỗ, bày cách... mới cắm cờ được. Vì vậy mới có chuyện chính trị viên Đại đội ba 3 chỉ huy cho tổ cắm cờ thuộc đại đội 1! Ngô Huy Chuyên đã chuyển ngành (sau khi E24 chuyển lên Lâm đồng đánh fulro năm 1976-1977). tại Đơn dương, Đức trọng. Lâu lắm rồi bob chưa gặp lại.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #101 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2012, 08:24:03 am »

  Grin. Thế nhưng, cũng hơi cay cú nhỉ khi chiến trường của ta, khu vực của ta lại để cho đơn vị bạn vào "giải quyết". Các bác F10 rồi E66, E28, ... cũng hay cay cay chứ ạ! Vậy, B3 cho E24 hướng chủ công thọc sâu vào thị xã.

@Quang, Thân mến! Những ý kiến phân tích của bạn rất sắc sảo và logic! Nếu chỉ nhìn vấn đề trong phạm vi một trận đánh BMT. Nếu nhìn toàn cục (cả chiến dịch Tây nguyên 1975) thì ta sẽ thấy. Việc sử dụng lực lượng như các cụ (B3) đã thực hiện là hợp lý. Tôi còn nhớ: Khi cụ Văn tiến Dũng vào Tây nguyên chỉ đạo chiến dịch cũng đặt vấn đề "như bạn nghĩ"! Nào là -Sao Không để F10 đánh BMT mà lai là 316...?!
 BTL B3 phải trình bày, phân tích hết sức thuyết phục mới được sự chấp thuận của cụ Văn. ( có được phương án tác chiến, quyêt tâm chiến dịch, các cụ ở B3 những người đã lăn lộn với chiến trường hàng chục năm, hiểu rõ địch mạnh yếu ở chỗ nào, địa hình địa vật ra sao. Tương quan lực lượng ta- địch...). Sau này tôi còn nghe nói: Chiến dịch Tây nguyên đại thắng là cả một "nghệ thuật" chiến tranh...! Từ khâu chọn "mục tiêu". Khâu chuẩn bị chiến trường, công tác nghi binh đánh lừa địch, đến khâu sử dụng lực lượng.../ Và thực tế diễn ra đúng như dự kiến. Nói đúng ra (theo tôi nghĩ) thì tiếng súng mở màn cho chiến dịch Tây nguyên là trận đánh căn cứ Đức lập ngày 9/3/1975 (trước trận BMT 1 ngày) do trung đoàn 66/F10 thực hiện. Trận này không "dễ nuốt" đâu! Nếu không phải là E66...! Một đơn vị thiện chiến về đánh công sự vững chắc của f10 . ây vậy mà 66 phải "trầy trật" mới dứt điểm được. Trong lúc đó lực lượng địch trong BMT chỉ còn lại đa số là "Lính kiểng"! Phần lớn lực lượng đã bị điều động đi "nghênh chiến" ở Kon tum, Gia lai. -Cũng xin nói thêm hồi ấy E24 chưa phải là đơn vị được đánh giá cao trong f10 (E66 nổi tiếng nhất, rồi E28, sau cùng mới là e24 "đàn em"). Vâng! là người lính Tây nguyên tham gia chiến dich  năm 1975, không hề thấy "cay cay" ! Mà chỉ nghĩ rằng: F10 đảm nhận nhiệm vụ nặng nề hơn, khó khăn hơn. Nhường phần thuận lợi để các đơn vị bạn mới vào đảm nhiệm, đảm bảo chắc thắng.       
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2012, 08:29:26 am gửi bởi bob » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #102 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2012, 10:56:54 am »

  Grin. Thế nhưng, cũng hơi cay cú nhỉ khi chiến trường của ta, khu vực của ta lại để cho đơn vị bạn vào "giải quyết". Các bác F10 rồi E66, E28, ... cũng hay cay cay chứ ạ! Vậy, B3 cho E24 hướng chủ công thọc sâu vào thị xã.

@Quang, Thân mến! Những ý kiến phân tích của bạn rất sắc sảo và logic! Nếu chỉ nhìn vấn đề trong phạm vi một trận đánh BMT. Nếu nhìn toàn cục (cả chiến dịch Tây nguyên 1975) thì ta sẽ thấy. Việc sử dụng lực lượng như các cụ (B3) đã thực hiện là hợp lý. .../ Và thực tế diễn ra đúng như dự kiến. Nói đúng ra (theo tôi nghĩ) thì tiếng súng mở màn cho chiến dịch Tây nguyên là trận đánh căn cứ Đức lập ngày 9/3/1975 (trước trận BMT 1 ngày) do trung đoàn 66/F10 thực hiện. Trận này không "dễ nuốt" đâu! Nếu không phải là E66...! Một đơn vị thiện chiến về đánh công sự vững chắc của f10 . ây vậy mà 66 phải "trầy trật" mới dứt điểm được. .... Vâng! là người lính Tây nguyên tham gia chiến dich  năm 1975, không hề thấy "cay cay" ! Mà chỉ nghĩ rằng: F10 đảm nhận nhiệm vụ nặng nề hơn, khó khăn hơn. Nhường phần thuận lợi để các đơn vị bạn mới vào đảm nhiệm, đảm bảo chắc thắng.       

Bác bob: em cũng có cảm nghĩ như bác. Cuối cùng thì giải quyết nốt hậu cứ trung đoàn 53 và sân bay Phụng Dực cũng lại đến tay e66 góp sức quyết định. Kế hoạch giao cho 316 và các đơn vị phối thuộc dự kiến 4-6 ngày rồi cuối cùng cũng phải đến 7 ngày, chưa kể giai đoạn đánh địch phản kích.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #103 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2012, 11:53:56 am »

  Grin. Thế nhưng, cũng hơi cay cú nhỉ khi chiến trường của ta, khu vực của ta lại để cho đơn vị bạn vào "giải quyết". Các bác F10 rồi E66, E28, ... cũng hay cay cay chứ ạ! Vậy, B3 cho E24 hướng chủ công thọc sâu vào thị xã.

@Quang, Thân mến! Những ý kiến phân tích của bạn rất sắc sảo và logic! Nếu chỉ nhìn vấn đề trong phạm vi một trận đánh BMT. Nếu nhìn toàn cục (cả chiến dịch Tây nguyên 1975) thì ta sẽ thấy. Việc sử dụng lực lượng như các cụ (B3) đã thực hiện là hợp lý. .../ Và thực tế diễn ra đúng như dự kiến. Nói đúng ra (theo tôi nghĩ) thì tiếng súng mở màn cho chiến dịch Tây nguyên là trận đánh căn cứ Đức lập ngày 9/3/1975 (trước trận BMT 1 ngày) do trung đoàn 66/F10 thực hiện. Trận này không "dễ nuốt" đâu! Nếu không phải là E66...! Một đơn vị thiện chiến về đánh công sự vững chắc của f10 . ây vậy mà 66 phải "trầy trật" mới dứt điểm được. .... Vâng! là người lính Tây nguyên tham gia chiến dich  năm 1975, không hề thấy "cay cay" ! Mà chỉ nghĩ rằng: F10 đảm nhận nhiệm vụ nặng nề hơn, khó khăn hơn. Nhường phần thuận lợi để các đơn vị bạn mới vào đảm nhiệm, đảm bảo chắc thắng.       

Bác bob: em cũng có cảm nghĩ như bác. Cuối cùng thì giải quyết nốt hậu cứ trung đoàn 53 và sân bay Phụng Dực cũng lại đến tay e66 góp sức quyết định. Kế hoạch giao cho 316 và các đơn vị phối thuộc dự kiến 4-6 ngày rồi cuối cùng cũng phải đến 7 ngày, chưa kể giai đoạn đánh địch phản kích.
-Xin chào qtdc@: Vâng! Đúng vậy. Khó khăn nhất ở trận BMT là căn cứ 53 và sân bay...Tại đây đăc công và bb ta đã đánh 3 ngày liên tiếp mà chưa dứt điểm. Trên phải điều ngay E66 (vừa ở Đức lập về) tham gia mới giải quyết xong.Trong khi 66 còn đang oánh nhau ở căn cứ 53, sân bay Phụng dực thì e24 chúng tôi liên tiếp cơ động, triển khai đánh quân đổ bộ tái chiếm BMT dọc QL21, không hề có giây phút nào ngơi nghỉ (thời điểm này bob trực tiếp ở c11/d6/e24).  Cảm ơn bạn đã quan tâm. 
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #104 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2012, 11:54:06 am »

Hì! Bác bob, bác qdtc, em chỉ nói là thấy hơi cay cay thôi chứ có nói F10/ sư đoàn 10 hơn hay F316/ sư đoàn 316 với E95B/ trung đoàn 95B hơn đâu; càng không thể so sánh việc F316, E95B, D4 E24B/ tiểu đoàn 4 trung đoàn 24B đánh không dứt điểm được thị xã Buôn Ma Thuật trong 5 ngày đâu,  Grin.

Em xin trở lại việc cụ Dũng vào B3 duyệt kế hoạch tác chiến, B3 trình bày thế và lực, phương án điều quân và kế hoạch nghi binh. Tại sao cụ Dũng lại duyệt để cho F316, E95B, D4 E24B là lực lượng đánh thị xã còn E66 F10 đánh Thuần Mẫn - Đức Lập?

Cả BTL B3 và phía VNCH đều có một nhận định chung:
- ta đánh địch chủ yếu mùa khô, mùa mưa giữ: quy luật bất biến. Qua 5-7 năm quần thảo ở rừng núi Tây Nguyên đã thành quy luật, Cộng sản sẽ cho quân ăn Tết trước như hồi Mậu Thân hoặc sau Tết mới đánh như hồi 1972. Vậy từ trước Tết, VNCH đã phải tung tình báo, cập nhật thông tin về các đoàn vào Bắc, các hoạt động chuyển hướng của LLVT B3. Tướng Phú trao đổi với đại tá Quang: "Moa" gắng kiếm cho ra mấy thằng sư 10, sư 320 cộng quân nằm ở đâu? Mở hết công suất thông tin, dò cho ra đường dây liên lạc của bọn chúng.

À ra thế, đánh nhau nhiều nên hiểu rất rõ về nhau, về cách đánh, sở trường - sở đoản:
- ta biết thằng 45 hễ cứ ra quân thì pháo bắn ầm ầm dọn đường, nạt nộ; thằng 53 hùng hổ thì cần phải lỳ, phải vỗ mặt thật mạnh mới chịu rút lui; thằng dù thì táo tợn, lưu manh đủ các ngón đòn kể cả cắn bị lựu bò lên "thả đáo"; tụi biệt động quân thì nhâng nhâng nháo nháo nhưng dính đòn đau thì chạy mất dép không chừa.....

- địch biết, đụng Cộng quân thì mấy ông E66 - "Hai Râu" sẽ được cử đánh công kiên, đồn lớn; kiểu gì thì mấy chú Mang Yang sẽ cắt đường đèo, các ông sư ba lại ra cắt đường 19 phối hợp; mấy cha 24, 25 hẳn sẽ lại phục kích giao thông đường/ lộ 14, vây ép các cứ điểm ngoại vi?; các ông F320A kiểu gì cũng sẽ là chủ công đánh lớn; hướng nào có pháo lớn, tăng kèm là mấy chả muốn "mần to, uýnh lớn". Tìm, tìm ngay. Điều mấy thằng Lôi Hổ, biệt kích dò ra cho Toa cộng quân mở đường ở đâu, tăng đâu pháo đâu là ra thôi mà.

Vậy làm thế nào để lừa địch khi đã quá hiểu nhau, quá biết rõ về nhau?

Được Bộ tăng cường cho hẳn 2 sư đoàn bộ binh, nâng tổng số đơn vị cấp sư lên con số 4. Chưa kể các trung đoàn trực thuộc. Vậy, con bài bí mật này cần giấu kỹ, cất lâu để hốt trọn vó lưới chứ nhỉ,  Grin. Ai dại gì mà tung ra ngay, rút kinh nghiệm ngay từ 1972, F320 mới vào tung ngay ra đánh khêu ngòi, F2 mới từ Lào về cũng tung ngay ra đánh Đăk Tô, không còn quân bài nào dự trữ và bí mật => ván cờ lộ ý đồ nhanh chóng.

Tại sao không giao E66 đánh thị xã: có ý đồ cả mà em chắc khi họp BTL B3 báo cáo cụ Dũng ưng ngay,  Grin:
- một là, F316/ sư đoàn Thổ quen đánh rừng đánh núi; có kinh nghiệm tác chiến tại Lào; đã được củng cố, bổ sung trong suốt năm 1974; điều thằng này vào B3 là hợp lý. Hợp lý hơn nữa khi chính bản thân cụ Dũng nắm quá rõ, F316 không còn là đơn vị tác chiến thuần túy như trên; ít nhất, đã có khoảng thời gian 6 - 9 tháng được huấn luyện chiến thuật binh chủng hợp thành với tăng ở MB; được cụ thể hóa cách đánh đô thị và nhất là có diễn  tập từ cấp đại đội đến sư đoàn. Mà đâu chỉ có nó, E95B cũng tương tự => sức công phá thị xã không giảm, hoàn toàn có cơ sở chiến thuật làm chủ thị xã.

- hai là, đơn vị bí mật, con bài chiến lược cấp sư, được dấu kỹ trong khi các đơn vị khác lộ diện; kéo dài khả năng nghi binh chiến thuật.

 *  F968/ sư đoàn 968 giả danh F320 hoạt động bắc đường 19;
 * đồng thời, theo bài đã cũ, E95A/ đoàn Mang Yang và F3/ sư đoàn 3 cắt toàn bộ đường 19 nối từ Quy Nhơn lên Tây Nguyên. VNCH đánh giá tương đối rõ rồi: cắt đường à? cứ cắt đi, kinh nghiệm 1972 của VNCH là sử dụng tối đa đường không, đổ bộ kịp thời chi viện => phương án tối ưu là phải vệ, bằng mọi giá duy trì được sân bay của chúng.
 * vậy hẳn các trung đoàn 24 sẽ đánh cắt giao thông đoạn Võ Định như mọi năm
 * trung đoàn 25 Cộng quân sẽ vây ép? trung đoàn 28 và 66 của sư đoàn 10 sẽ đánh lớn ở đâu trên Tây Nguyên?

Đánh giá kế hoạch của ta như vậy đấy, tướng Phú hoàn toàn có cơ sở khi "tai điếc. mắt mù" và nhận định tình hình thực tế như vậy: Cộng quân sẽ lại đánh Kon Tum, sức mấy mà cơ động cấp sư đoàn, hậu cần chiến dịch để  đánh cánh trung và cánh nam Tây Nguyên. Cộng quân chưa đủ sức để đánh lớn trong mùa khô 1975.

Vậy là, khi B3 điều E66 đánh Thuần Mẫn, Đức Lập - khu căn cứ hành quân dã ngoại của sư đoàn 23 ngụy?
VNCH có đánh hơi được cuộc điều quân này không? theo em có, ta cũng sẵn sàng "lộ" vì hai nhẽ:
- các anh Hai râu hoành tráng hành quân cơ giới và ầm ĩ suốt tuyến đường chuyển quân
- Ông Thiệu ngồi Sài gòn vỗ đùi đánh đét, gọi Tướng Phú: Cộng quân chuyển đánh Thuần Mẫn, Đức Lập là diệt cái đinh cắm trên đường 14 vô Nam (bản thân B2 cũng điều E271 lên cùng đánh nhé,  Grin); Moa thấy không, Toa đã dự báo kế hoạch 1975 là Cộng quân mở ở Tây Ninh rồi còn gì? Mở rộng thủ đô của QGP MNVN, cộng quân đánh Phước Long, dùng quân B3 thọc thẳng theo đường 14 => ồ ạt chi viện tăng cường cho B2, đánh lớn như hồi Nguyễn Huệ 1972 chứ gì. Moa không phải lo, Toa đã chuẩn bị sẵn rồi, Moa cố lo giữ Quân Khu 2 của Moa đến hết mùa mưa là ổn, trên đó cộng quân chỉ là hướng phối hợp.

Quả thật, ta và địch đều hiểu, nhổ được Đức Lập là toàn tuyến 559 khỏi lật cánh qua rừng già K để vòng về Lộc Ninh, Tây Ninh; cả một khối lượng khổng lồ rùng rùng chuyển hướng, lật cánh sang phía đông, nhằm Phước Long, Bình Long hướng đến. Ôi, công sức, tiền của, máu và mồ hôi của biết bao con người được tiết giảm; các đoàn quân hoàn toàn có thể ngồi xe ầm ầm tiến thẳng xuống B2. Một bàn đạp tuyệt vời được thiết lập sẵn sàng cho các chiến dịch lớn trong mùa khô. Vậy Tướng Phú phải lo nghĩ: Cộng quân đánh Đức Lập xong sẽ làm gì? chốt giữ hay mở rộng phạm vi chiến dịch? Hai Râu đánh chỗ này rồi, đây có phải là hướng chủ công hay lại chỉ là khêu ngòi, vừa thực hiện ý đồ chiến thuật, chiến lược vừa dụ sư 23 ngụy ra để diệt? tại sao mới chỉ có mấy ông Hai Râu và 271 của Miền đánh? các ông E28, E24 và F320A còn luẩn quẩn ở đâu?

p/s: từ một trận đánh của E24 em lại mở rộng ra hơi dài dòng về thế cục, mong các bác thông cảm vì khi viết tại sao E66 không tham gia đánh thị xã? thì vấn đề được mở ra bởi nhiều góc cạnh hay quá,  Grin; còn tiếp ạ,  Grin.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #105 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2012, 01:12:06 pm »

vậy là bài trên hơi dài dòng nhưng em đã giải thích rõ về vấn đề tại sao không để E66 hay chính xác hơn là F10 đánh thị xã Buôn Mê Thuật; giờ, đi tiếp về trận đánh của D4 E24,  Grin:

Nhưng sao chưa thấy bác nhắc đến C1 nhỉ? Trận này hình như C1 là C chủ công cơ mà Shocked

Vâng, trận này là C1 D4/ đại đội 1 tiểu đoàn 4 là lực lượng chủ công  thọc sâu; C2/ đại đội 2 phối hợp, lĩnh trách nhiệm mở cửa mở và C3/ đại đội 3 dự bị. Thế nên mới có chuyện khi tăng không xác định được vị trí cửa mở, dừng ở bên ngoài thì buộc lòng C2 phải cử người lên cắm cờ chuẩn. Khi C2 dùng bộc phá mở rào, phá bãi mìn chống tăng thì 2 tăng T54 xông lên, đột phá cửa mở dẫn dắt bộ binh đánh chiếm lô cốt đầu cầu và tỏa ra các hướng. Cùng lúc đó, Bác Oánh cho C1 lên xe K63 và T54 để tổ chức thọc sâu xuống phía nam; các phân đội hỏa lực tăng cường cho d4 vận động lên bắn phá các mục tiêu mới xuất hiện.

Ta bắt đầu có tổn thất hàng loạt do máy bay địch tăng cường ném bom, pháo tọa độ bắn chặn đường và hỏa lực chống tăng cũng như bộ binh địch xuất hiện ở các ngã tư đường phố, trên các nhà cao tầng. Để C1 thọc sâu hiệu quả, tránh trường hợp bị tiêu hao do bu bám quyết liệt của địch, D4 tung ngay C3 vào để giải quyết trận đấu, tạo điều kiện cho C1 lướt lên thọc sâu. Em nghe nói là quá trình C3 vào trận có điểm dở là không đủ bộc phá nổ hết 10 lớp rào. Không biết là chuẩn bị không kỹ hay vì sao? nhưng thật may là C3 vào trận kịp thời, tạo mức lan tỏa rộng buộc địch lúng túng đối phó. Khoảng đến trưa ngày 10/3 thì D4 làm chủ được khu truyền tin và trại gia binh. Ta củng cố trong đêm và khai thác tù binh ngay thì mới vỡ lở ra rằng BCH sư đoàn 23 ngụy còn cách đấy 1km nữa.

Sáng 11/3, C2 vẫn là lực lượng mở cửa mở, lao lên đánh bộc phá và mìn định hướng ĐH làm tung 10 lớp hàng rào; C1 tiếp tục được 3 xe tăng dẫn dắt lao theo trục đường, phát hiện khu vực ban tham mưu của địch liền tổ chức vu hồi theo 2 hướng. Địch cửa M113 ra lấp đường, quyết chặn hướng tiến công của C1. Trận đánh khá gay go thì E95B lúc này cũng có một hướng đánh vào SCH sư đoàn 23 ngụy nên tạo ra hợp vây => mới giải quyết được toàn bộ trận đánh.

....Trận BMT tôi không đi hướng d4 thành ra cũng chỉ nghe kể lại. Hồi ấy tôi thân với Ngô Huy Chuyên C viên c3 (Năm 1973-1944 cùng ở chung D4 với nhau) lại là đồng hương nữa. Sau trận ấy hắn kể: " Mấy thằng cầm cờ ở C1 'ngơ ngơ như bò đội nón'... Khi vào đến sở chỉ huy sư 23 rồi mà không biết cắm cờ ở đâu. Hắn phải chỉ chỗ, bày cách... mới cắm cờ được. Vì vậy mới có chuyện chính trị viên Đại đội ba 3 chỉ huy cho tổ cắm cờ thuộc đại đội 1!..

Trận này bác Chuyên chỉ huy cắm cờ thì em không biết, bác không nói em lại cứ tưởng C2 đang tổ chức cơ động theo  đường 129 và đánh chặn M113 của VNCH đang lao lên chi viện. Em chỉ biết C1 bốn lượt lao lên cắm cờ thì đều hy sinh cả, đến lượt cuối thì tổ cắm cờ gồm Nguyễn Văn Thắng, Phạm Văn Vị và Đàm Duy Tộ.
Logged

xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #106 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2012, 02:31:31 pm »



       Hay quá Quang Can, đồng đội viết và phân tích tớ đọc mà thấy thú...
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #107 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2012, 04:23:42 pm »

@BOB và các bác ;

Vào chiều ngày 14/2 năm 1975 , Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây nguyen báo cáo quyết tâm và kế hoạch tác chiến chiến dịch với Đại tướng Văn Tiến Dũng ( lúc này BTL Chiến dịch TN gồm : Trung tướng Hoàng Minh Thảo – tư lệnh . Đại tá Đặng Vũ Hiệp – Chính uỷ . các bác : Vũ Lăng, Phan Hàm ,Nguyễn Năng, Nguyễn Lang làm Phó tư lệnh .
 bác : Phí triệu Hàm  phó chính uỷ . Đi cùng là có bác Bùi San đại diẹn khu 5 và các tỉnh uỷ Đăk lắc , Gia Lai . Kon Tum )
Trước đó theo sự thống nhất trong BTL là Vũ Lăng , Đặng Vũ Hiệp , Nguyễn Quốc Thước báo cáo . ( tướng HMT mới vào , ở giai đoạn nắm tình hình! ). Đúng giờ làm việc thì tướng Vũ Lăng lên cơn sốt , không thể có mặt . Sau khi nghe bác Quốc Thước trình bày kế hoạch trình bày phương ántác chiến chiến dịch , Đại tướng Văn Tiến Dũng đặt vấn đề : Vì sao Sư đoàn 10 có kinh nghiệm đánh công sự vững chắc mà không đưa vào tiến công thị xã BMT ngay từ đầu . Mặc dù cả hai bác Hiệp và Thước trình bày lí do , nhưng xem ra cả hai ông không thuyết phục được đại Tướng VTD . (Kế hoạch tác chiến này là do tướng Vũ Lăng vạch ra từ đầu và chỉ đạo thực hiện kế hoạch , thực hành phương án tác chiến  )
Tranh thủ giờ nghỉ , chính uỷ Đặng Vũ Hiệp đến chỗ tướng Vũ Lăng kể lại tình hình vắn tắt rồi nói vui : “ Có chết thì ngày mai hãy chết . Còn bây giờ ông phải đến màcãi “ về chuyện sử dụng Sư đoàn 10 đánh Đức Lập
Luác này tướng Vũ Lăng quàng chăn lên phòng họp báo cáo chi tiết việc sử dụng sư đoàn 10 . Tướng Vũ Lăng đã rành rọt nói rõ ý định của Đảng uỷ và BTL Mặt trận Tây nguyên trong việc này .
Vì Sư đoàn 10 có kinh nghiệm đánh công sự vững chắc nên phải sử dung F10 ( thiếu E 24 ) vào trận Đức Lập phải đảm bảo chắc thắng và chỉ được phép đánh thắng trong thời gian từ 1 đến 2 ngày . Sau đó Sư đoàn này phải cơ động khẩn trương về bắc BMT làm lực lượng dự bị cho F316 sẵn sàng tham gia trận then chốt đánh dứt điểm BMT khi địc ngoan cố chống cự làm 316 chưa giải quyết được . Đồng thời Sư đoàn 10 là lực lượng sẵn sàng đánh địch phản kích . Hơn nữa , để thựcc hiện nhiệm vụ giao hồi tháng 10/1974 thì lúc này F 10 đã tập kết ở hướng Dức Lập . Nếu điều sư 10 về BMT sẽ vừa mất thời gian và đặc biệt gây khó khăn cho việc giữ bí mật .
NHư vậy ,  chúng ta đã thấy rõ ý đồ của BTL B3 ngay từ đầu đã bố trí binh lực như vậy và việc sử dụng sư đoàn 10 là rất hiểu sở trường , khả năng của từng đơn vị của mình . Cũng như bác BOB nói : qua 10 năm lăn lộn các cụ đã hiểu quá rõ lính của mình .Đồng thời đã lường trước được phwng án diễn ra khó khăn khi dứt điểm thị xã  và sử dụng 66và 28 đungs ý đồ
Tóm lại : Sư đoàn 10 cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ :
1 Sử dụng sư đoàn ( thiếu 24) một cụm pháo 122 và155 chi viện , có nhiệm vụ nhanh chóng dứt điểm quận lị Đức Lập và quét sạch quân địch từ ĐL đến ngã ba Đăk song trong 1-2 ngày . Đánh xong Đức lập toàn sư đoàn nhanh chóng cơ động về bắc BMTsẵn sàng tham gia đánh dứt điểm BMTđồng thời sẵn sàng đánh địch phản kích . Nếu sư đoàn 320 gặp khó klhăn thì tăng cường lực lượng giải quyết Cheo reo
2 Lập một sở chỉ huy nhẹ sư đoàn chỉ huy trung đoàn 24 và trung đoàn 95B tác chiến trên hướng Đông Bắc và hướng Tây BMT . Mục tiêu của 95B là đánh chiếm sân bay thị xã và ngã 6, tiểu khu Đăk lak . Trung đpoàn 24 sử dụng một tiểu đoàn được tăng cường một đại đội xe tăng , một đại đội thiết giáp , một đại đội cao xạ hình thành lực lượng thọc sâu của chiến dịchđánh chiếm sở chỉ huy sư đoàn 23 . Dùng một tiểu đoàn bao vây Chư Nga . còn một tiểu đoàn dự bị ,

Tôi tham gia ý kiến trên nhằm thấy rõ sự chu đáo và khoa học của trận đánh Ban Mê Thuột của Bộ Tư lệnh chiến dịch TN mà bắt đầu từ kế hoạch của BTL B3  
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2012, 04:32:52 pm gửi bởi nguyentrongluan » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #108 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2012, 09:41:25 am »

1 Sử dụng sư đoàn ( thiếu 24) một cụm pháo 122 và155 chi viện , có nhiệm vụ nhanh chóng dứt điểm quận lị Đức Lập và quét sạch quân địch từ ĐL đến ngã ba Đăk song trong 1-2 ngày . Đánh xong Đức lập toàn sư đoàn nhanh chóng cơ động về bắc BMTsẵn sàng tham gia đánh dứt điểm BMTđồng thời sẵn sàng đánh địch phản kích . Nếu sư đoàn 320 gặp khó klhăn thì tăng cường lực lượng giải quyết Cheo reo
2 Lập một sở chỉ huy nhẹ sư đoàn chỉ huy trung đoàn 24 và trung đoàn 95B tác chiến trên hướng Đông Bắc và hướng Tây BMT . Mục tiêu của 95B là đánh chiếm sân bay thị xã và ngã 6, tiểu khu Đăk lak . Trung đpoàn 24 sử dụng một tiểu đoàn được tăng cường một đại đội xe tăng , một đại đội thiết giáp , một đại đội cao xạ hình thành lực lượng thọc sâu của chiến dịchđánh chiếm sở chỉ huy sư đoàn 23 . Dùng một tiểu đoàn bao vây Chư Nga . còn một tiểu đoàn dự bị ,

Tôi tham gia ý kiến trên nhằm thấy rõ sự chu đáo và khoa học của trận đánh Ban Mê Thuột của Bộ Tư lệnh chiến dịch TN mà bắt đầu từ kế hoạch của BTL B3 

- Cảm ơn bác NTL đã tham gia. Vâng! những nội dung bác nêu ra trong chiến dịch Tây nguyên 1975 là hoàn toàn chính xác. Còn Thuần mẫn mà bạn quangcan@ nêu. là do sư 320 giải quyết. Phải không bác?
-Quangcan@:  "còn E66 F10 đánh Thuần Mẫn - Đức Lập?". Địa danh Thuần mẫn nằm ở phía bắc BMT (hướng đi Gia lai). Chiến dịch 1975 sư 10 không tham gia gì ở đây. Theo mình nhớ là hướng này do sư 320 (của bác luân) đảm nhiệm thì phải. Cảm ơn bạn đã phân tích tình hình (địch, ta) theo quan điểm của mỗi bên khá hay. Đặt biệt là: "nhận định sai lầm của phía bên kia"! Nhờ sự khéo léo tài tình trong công tác nghi binh, đánh lừa địch của ta...   
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #109 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2012, 10:39:52 am »

       Bác Bob nói đúng, Thuần Mẫn và Đức Lập là 2 vị trí cách xa nhau tới mấy chục cây số. Đức tập ở Nam BMT, còn Thuần mẫn ở Bắc BMT. Lúc đó theo sơ đồ tác chiến, tôi được nghe phổ biến là E 48 đánh Cẩm Ga (Thuần Mẫn). E 64 lùi xuống đánh Buôn Hồ dịch xuống phía nam.

    Nếu lấy 3 điểm: Ngã 3 đường 7-đường 14, cheo reo, Cẩm ga để tạo thành tam giác; thì E 9 chặn  đường 14 ở chân cao điểm 884 (chỗ có 12 cái cống ngầm xuyên đường 14) thuộc một cạnh của tam giác đó.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM