Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:33:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời- Phần 2  (Đọc 242223 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 09:36:30 am »

 Cảm ơn bác Tom@ kể lại món cá say. Đúng là hồi ấy có món cá này là "đặc sản" ở TN. bob đã từng được thưởng thức rồi. Y chang như bác kể, Tui còn nghe ae kể: cũng loại cá đó nhưng có con ăn say! có con không say. Lý do: con nào ăn phải hạt mã tiền mới bị say (cây mã tiền ở bên suối quả chín rơi xuống nước cá ăn phải). Còn con nào không ăn phải mã tiền thì chẳng sao. thịt ngon cực kỳ...hấp dẫn!    
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2011, 07:43:03 am gửi bởi baoleo » Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 10:19:43 am »

   ở TN ngoài do địa hình xa sôi cách trở ,việc cung cấp lương thực thực phảm khó khăn ,còn một nhẽ các cụ chỉ huy ở tn chỉ xin hậu phương tiếp tế súng đạn thôi còn lương thực ,thực phẩm thì xin tự túc .Rừng Tn nhiều thú , đất TN màu mỡ ,nhưng không phải lúc cần là có nên cái đói cứ quấn lấy người lính TN

Chào bác Tomqb3 và bác Bob:

Thật đúng là lính Tây nguyên có đặc thù riêng. Thông tin trên của bác Tomqb3 (nằm gần các cụ) khẳng định thêm về tin đồn ngày đó của lính là các cụ trên BTL B3 muốn lập quốc gia riêng vì khinh tạt mọi chi viện hậu cần của miền Bắc. Vì thế mà lính đói và thiếu đủ thứ. Mang tiếng là lính cũng có tiền phụ cấp mà chỉ có dịp cuối năm mới thấy hậu cần qua Cămpuchia mua rồi phát đều cho lính bút máy Hero (không có mực) và bật lửa, thế là xong. Còn cái đói thì triền miên, chỉ đến khi đánh Ban Mê Thuột trở đi mới no đủ.

Có lẽ đúng là trên các chiến trường thì lính B3 giỏi tăng gia nhất. Rau cỏ, lạc đỗ thì không nói làm gì, nhưng ấn tượng nhất là trồng sắn và lúa. Kể từ mùa mưa 1972 trở đi có lệnh cứ hở đánh nhau ra là phải tăng gia. Cứ chỗ nào có mảnh đất rộng độ trăm mét vuông trở lên là trồng sắn. Rồi chỉ tiêu mỗi lính một năm trồng lúa đạt 1 tấn thóc... Không thể nhớ nổi mình đã trồng bao nhiêu sắn ở đâu và đã ăn bao nhiêu sắn của các đơn vị khác trồng.

Riêng món cá sông thì chúng tôi hầu như không có. Chỉ những dịp gặp đầm nước đơn vị cho phép tát bắt thì ăn cá ê chề, chả khác gì tát ao ở nhà. Mỗi tội đỉa ở các đầm nước vùngTây nguyên có quá nhiều, toàn đỉa trâu to sụ, cỡ ngón chân cái, da xanh đen ram ráp, cắn phát nào nhớ đời phát đó. Dính độ hai chục con nó cắn thì chắc chắn phải cấp cứu đi viện vì mất máu.

Còn cái vụ quả và hạt mã tiền ở Tây nguyên cũng có nhiều chuyện hay. Hạt mã tiền vừa độc vừa làm thuốc rất tốt (đúng liều lượng). Chắc các bác cũng đã có thử?
Logged

behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #2 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 12:39:00 am »

Có lẽ đúng là trên các chiến trường thì lính B3 giỏi tăng gia nhất. Rau cỏ, lạc đỗ thì không nói làm gì, nhưng ấn tượng nhất là trồng sắn và lúa. Kể từ mùa mưa 1972 trở đi có lệnh cứ hở đánh nhau ra là phải tăng gia. Cứ chỗ nào có mảnh đất rộng độ trăm mét vuông trở lên là trồng sắn. Rồi chỉ tiêu mỗi lính một năm trồng lúa đạt 1 tấn thóc... Không thể nhớ nổi mình đã trồng bao nhiêu sắn ở đâu và đã ăn bao nhiêu sắn của các đơn vị khác trồng.

Lúc BH về Bù đốp năm 1975 , thấy có rất nhiều rẫy củ mì (sắn ) và chuối , bạt ngàn , dân cứ vào đó đào củ mì về xắt lát bán , rồi chặt chuối bán , BH hỏi của ai trồng nhiều vậy , thì biết là của bộ đội trồng . Nghe dân nói bộ đội cứ nhổ củ lên ăn thì lấy cây dâm xuống , nên thành nguyên đám như đám rừng vậy, đơn vị này đi , đơn vị khác đến cũng làm như vậy , nên cả dân và bộ đội không bao giờ đói .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #3 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 06:20:47 am »

Có lẽ đúng là trên các chiến trường thì lính B3 giỏi tăng gia nhất. Rau cỏ, lạc đỗ thì không nói làm gì, nhưng ấn tượng nhất là trồng sắn và lúa. Kể từ mùa mưa 1972 trở đi có lệnh cứ hở đánh nhau ra là phải tăng gia. Cứ chỗ nào có mảnh đất rộng độ trăm mét vuông trở lên là trồng sắn. Rồi chỉ tiêu mỗi lính một năm trồng lúa đạt 1 tấn thóc... Không thể nhớ nổi mình đã trồng bao nhiêu sắn ở đâu và đã ăn bao nhiêu sắn của các đơn vị khác trồng.

Lúc BH về Bù đốp năm 1975 , thấy có rất nhiều rẫy củ mì (sắn ) và chuối , bạt ngàn , dân cứ vào đó đào củ mì về xắt lát bán , rồi chặt chuối bán , BH hỏi của ai trồng nhiều vậy , thì biết là của bộ đội trồng . Nghe dân nói bộ đội cứ nhổ củ lên ăn thì lấy cây dâm xuống , nên thành nguyên đám như đám rừng vậy, đơn vị này đi , đơn vị khác đến cũng làm như vậy , nên cả dân và bộ đội không bao giờ đói .
Bác behien@ nói đúng vậy. bob tui đã từng được làm công việc đó: từ phát rẫy , trỉa lúa, trỉa bắp , trồng mỳ (sắn) để có lương thực nuôi quân. Tuy nhiên hồi ây địa bàn tây nguyên (B3) gặp nhiều khó khăn... Lương thực thực phẩm cung cấp cho bộ đội lúc đó từ nhiều nguồn: Từ Bắc vào (qua đường 559), từ đồng bằng khu 5 lên,  từ Cam pu chia, ( bằng đường mua...) nhưng tất cả mọi nơi đều được ít nên muốn bám trụ được ở Tây nguyên thì bộ đội phải tự túc. Trước 30/4/1975 Bob tui may mắn được thưởng thức 5 mùa rẫy... mà đã làm rẫy thì đều làm vào mùa mưa (còn mùa khô là mùa đi chiến dịch), nên chống chọi với muỗi vắt, sốt rét... cũng là câu chuyện nhiều tập nữa... 
Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #4 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2011, 04:53:30 am »

Các bác Bob ,Trongc6 và BH ! chắc các bác cũng thành thạo cách trồng tỉa lúa ngô của đồng bào TN ,không biết đồng bào đã làm vậy từ bao giờ ,ngay cả chiến sĩ ta cũng đã thành thạo cách ấy ,thế mà hôm qua trên TV lại giới thiệu là tổ chức môi trường thế giới đang khuyến cáo dân ta canh tác ở những vùng đất dốc thì dùng gậy chọc lỗ rồi tra hạt sẽ chống được sói mòn ,bạc màu ,hay thật !

Bác Trong ơi ! sắp tới ccb f320 tổ chức đi thăm lại TN ,bác có đi không ? nếu đi tìm gặp nhau nhé !
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #5 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2011, 10:10:10 am »


 "BTL B3 muốn lập quốc gia riêng vì khinh tạt mọi chi viện hậu cần của miền Bắc.  "

Nói như trên thì cũng hơi oan cho BTL B3, Thực sự thì thời điểm đó (1969-1972) tình cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho B3 cực kỳ khó khăn. bob được nghe các anh trên BTL nói chuyện: Nguyồn từ Cam pu chia- từ sau vụ đảo chính của Lon non - xi ric ma tac thì bị "Tắc" luôn. nguồn từ miền bắc vào thì bị máy bay Mĩ tăng cường bắn phá ác liệt ngăn chặn. ( 40 xe từ miền bắc vào thì 39 chiếc bị cháy trên đường...đến b3 chỉ còn 1), còn tại chỗ thì dân cũng còn thiếu đói, Mặc dù bà con các dân tộc Tây nguyên đã dành hết khả năng của mình cho CM. tình hình thực tế lúc ấy là như vậy, nên chủ trương phát nương làm rẫy tự túc lương thực để tự nuôi sống mình là hoàn toàn chính xác. Bởi vậy hồi ấy ở B3 bộ đội ta ngoài nhiệm vụ chiến đấu còn phải sản xuất để tự nuôi sống mình. Tuy vậy sự chi viên của hậu phương miền bắc vào vẫn là nguồn sống chính và vô cùng quí báu. Tuy nhiên cái lo lắng nhất của các vị tư lệnh mặt trận là: trang bị vũ khí, kỹ thuật cho chiến đấu (súng đạn)...Nên trong báo cáo về trung ương chắc có ý nói "cần vũ khí hơn là lương thực..." bob tui cũng được nghe băng trong dịp bác Tố Hữu và bác Đinh Đức Thiện vào B3 năm 1973 nói chuyện. Có thể nói các cụ "chửi" không tiếc lời: -"Các anh báo cáo đảm bảo đủ lương thực nuôi bộ đội mà dọc đường thấy bộ đội mặc quần áo rách đi cõng đạn, thậm chí có ae mặc quần đùi rách ...Ăn thì toàn sắn với măng rừng...Sau chuyến này về xin trung ương chuyển gạo vào cho B3 các a ăn "chết no"...! 
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2011, 08:23:59 am »

Các bác Bob ,Trongc6 và BH ! chắc các bác cũng thành thạo cách trồng tỉa lúa ngô của đồng bào TN ,không biết đồng bào đã làm vậy từ bao giờ ,ngay cả chiến sĩ ta cũng đã thành thạo cách ấy ,thế mà hôm qua trên TV lại giới thiệu là tổ chức môi trường thế giới đang khuyến cáo dân ta canh tác ở những vùng đất dốc thì dùng gậy chọc lỗ rồi tra hạt sẽ chống được sói mòn ,bạc màu ,hay thật !

Bác Trong ơi ! sắp tới ccb f320 tổ chức đi thăm lại TN ,bác có đi không ? nếu đi tìm gặp nhau nhé !

Bác Tom@, Khi nào vào thăm TN nhớ thông báo cho bob biết nhé. Và nhớ đến thăm lại di tích điểm cao 601 bắc Kon tum, rồi đến Đắk tô-Tân cảnh , nơi đây bob đã tham gia chiến dịch 1972. Rồi theo đường QL18 đến Plei cần (Bến hét). Cách Pleicần một đoạn (khoàng hơn 1km) là cửa khẩu Bờ Y...Đến đó các bác mua hàng miễn thuế khá rẻ... Chúc bác có một chuyến đi vui vẻ. nhớ ghé Nha trang tắm biển nhé.
Logged
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #7 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2011, 07:10:36 pm »

Cảm ơn bác Bob ,thế là lại có nhà mới thêng thang !nhân dịp mừng nhà mới bác Bob chúc bác và ae ccb trên trang luôn khỏe , đều tay !
Tôi sẽ cố qua những nơi bác đã kể ,có khi còn làm thuyết minh nữa chưa biết chừng ! 
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #8 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2011, 01:11:31 pm »

Các bác Bob ,Trongc6 và BH ! chắc các bác cũng thành thạo cách trồng tỉa lúa ngô của đồng bào TN ,không biết đồng bào đã làm vậy từ bao giờ ,ngay cả chiến sĩ ta cũng đã thành thạo cách ấy ,thế mà hôm qua trên TV lại giới thiệu là tổ chức môi trường thế giới đang khuyến cáo dân ta canh tác ở những vùng đất dốc thì dùng gậy chọc lỗ rồi tra hạt sẽ chống được sói mòn ,bạc màu ,hay thật !

Bác Trong ơi ! sắp tới ccb f320 tổ chức đi thăm lại TN ,bác có đi không ? nếu đi tìm gặp nhau nhé !


 Bác Tom@, Khi nào vào thăm TN nhớ thông báo cho bob biết nhé. Và nhớ đến thăm lại di tích điểm cao 601 bắc Kon tum, rồi đến Đắk tô-Tân cảnh , nơi đây bob đã tham gia chiến dịch 1972. Rồi theo đường QL18 đến Plei cần (Bến hét). Cách Pleicần một đoạn (khoàng hơn 1km) là cửa khẩu Bờ Y...Đến đó các bác mua hàng miễn thuế khá rẻ... Chúc bác có một chuyến đi vui vẻ. nhớ ghé Nha trang tắm biển nhé.

Gửi các bác một vài ghi chép về Tây Nguyên khi chúng tôi cưỡi ô tô lướt qua TN một ngày tháng 3/2010:
 
...Qua TX Kon Tum, bên trái đường HCM sững sững ngọn đồi cao, chúng tôi xuống xe, những CCB của Tây Nguyên phăm phăm leo lên trước, họ đưa chúng tôi lên tới đỉnh. Tại đây có 1 tấm bia bằng đá hoa cương: đây là điểm cao 601 mà sau HĐ Paris 1973 tuyến giáp ranh chạy qua đây, ta và địch đã giành giật nhau để làm chủ điểm cao cho đến đầu năm 1975. Đứng tại đây ta có thể khống chế toàn bộ TX Kon Tum và 1 vùng rộng lớn xung quanh TX và trục đường 14. Chính vì thế suốt từ khi HĐ ký kết ở đây chưa lúc nào ngưng tiếng súng, và điểm cao này chúng ta vẫn làm chủ cho tới khi Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
...
Từ trên cao nhìn xuống thị trấn Đăk Tô nhấp nhô mái ngói đỏ tươi ẩn mình trong những lùm cây xanh mát. Sừng sững giữa trung tâm thị trấn là một đài tưởng niệm về chiến tích anh hùng của quân dân ta thời chống Mỹ cứu nước, ghi lại chiến công lẫy lừng tại chiến trường Đăk Tô - Tân Cảnh. Cụm tượng đài với hình tượng người chiến sĩ Giải phóng sát cánh cùng bà con dân tộc Tây Nguyên vươn cao trên nền trời xanh thật là hùng tráng. Bên cạnh nhóm tượng đài là ngôi nhà rông cao vút biểu tượng của Tây Nguyên và 2 chiếc xe tăng đã tham gia vào trận đánh năm 1972. Những người CCB của lữ đoàn TTG 273, mái tóc đã bạc phơ òa khóc khi bàn tay chạm vào lỗ thủng do đạn đich trên tháp pháo của chiếc tăng 377. Trong kíp xe của chiếc tăng này có tên của một LS người Hà Nội.
...
 http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,17230.530.html
http://huyendakha.gov.vn/Default.aspx?status=newsdetails&idNews=216
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2011, 02:58:43 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #9 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2011, 04:02:29 pm »

Các bác Bob ,Trongc6 và BH ! chắc các bác cũng thành thạo cách trồng tỉa lúa ngô của đồng bào TN ,không biết đồng bào đã làm vậy từ bao giờ ,ngay cả chiến sĩ ta cũng đã thành thạo cách ấy ,thế mà hôm qua trên TV lại giới thiệu là tổ chức môi trường thế giới đang khuyến cáo dân ta canh tác ở những vùng đất dốc thì dùng gậy chọc lỗ rồi tra hạt sẽ chống được sói mòn ,bạc màu ,hay thật !

Bác Trong ơi ! sắp tới ccb f320 tổ chức đi thăm lại TN ,bác có đi không ? nếu đi tìm gặp nhau nhé !


 Bác Tom@, Khi nào vào thăm TN nhớ thông báo cho bob biết nhé. Và nhớ đến thăm lại di tích điểm cao 601 bắc Kon tum, rồi đến Đắk tô-Tân cảnh , nơi đây bob đã tham gia chiến dịch 1972. Rồi theo đường QL18 đến Plei cần (Bến hét). Cách Pleicần một đoạn (khoàng hơn 1km) là cửa khẩu Bờ Y...Đến đó các bác mua hàng miễn thuế khá rẻ... Chúc bác có một chuyến đi vui vẻ. nhớ ghé Nha trang tắm biển nhé.

Gửi các bác một vài ghi chép về Tây Nguyên khi chúng tôi cưỡi ô tô lướt qua TN một ngày tháng 3/2010:
 
...Qua TX Kon Tum, bên trái đường HCM sững sững ngọn đồi cao, chúng tôi xuống xe, những CCB của Tây Nguyên phăm phăm leo lên trước, họ đưa chúng tôi lên tới đỉnh. Tại đây có 1 tấm bia bằng đá hoa cương: đây là điểm cao 601 mà sau HĐ Paris 1973 tuyến giáp ranh chạy qua đây, ta và địch đã giành giật nhau để làm chủ điểm cao cho đến đầu năm 1975. Đứng tại đây ta có thể khống chế toàn bộ TX Kon Tum và 1 vùng rộng lớn xung quanh TX và trục đường 14. Chính vì thế suốt từ khi HĐ ký kết ở đây chưa lúc nào ngưng tiếng súng, và điểm cao này chúng ta vẫn làm chủ cho tới khi Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
...
Từ trên cao nhìn xuống thị trấn Đăk Tô nhấp nhô mái ngói đỏ tươi ẩn mình trong những lùm cây xanh mát. Sừng sững giữa trung tâm thị trấn là một đài tưởng niệm về chiến tích anh hùng của quân dân ta thời chống Mỹ cứu nước, ghi lại chiến công lẫy lừng tại chiến trường Đăk Tô - Tân Cảnh. Cụm tượng đài với hình tượng người chiến sĩ Giải phóng sát cánh cùng bà con dân tộc Tây Nguyên vươn cao trên nền trời xanh thật là hùng tráng. Bên cạnh nhóm tượng đài là ngôi nhà rông cao vút biểu tượng của Tây Nguyên và 2 chiếc xe tăng đã tham gia vào trận đánh năm 1972. Những người CCB của lữ đoàn TTG 273, mái tóc đã bạc phơ òa khóc khi bàn tay chạm vào lỗ thủng do đạn đich trên tháp pháo của chiếc tăng 377. Trong kíp xe của chiếc tăng này có tên của một LS người Hà Nội.
...
 http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,17230.530.html
http://huyendakha.gov.vn/Default.aspx?status=newsdetails&idNews=216

Rất cảm ơn bác lexuantuong1972@, đã ghi lại những cảm xúc của mình khi thăm lại những di tích lịch sử cuộc KCCM ở Tây nguyên. Bob tui là lính sư 10 trụ ở Tây nguyên khá lâu. Năm 2005 nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập QĐ3 bob có được cùng các ccb F10 ở nha trang và Phan rang về thăm lại chiến trường xưa... đến các di tích trên, xúc động lắm mà không thể hiện được thành lời. Hôm nay đọc được tâm trạng của bác, bob càng cảm động hơn. cảm ơn bác đã nói giúp những tình cảm ấy cho những người trong cuộc.
 @ Bác Tôm@ nhớ ghi lại những gì cảm nhận được trong chuyến đi sắp tời nhé!
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM