Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 04:13:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mảnh rời ký ức... ( Phần 2)  (Đọc 277634 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #560 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2010, 09:17:49 am »

Các bác sao tả oán toàn cảnh nghèo không vậy. Thỉnh thoảng cũng có thời gian sung túc chứ. Khi sung túc, đơn vị em chế tác ra món bầu 7 món, bắt chước thực đơn bò 7 món nổi tiếng của tiệm Ánh Hồng ở Sài Gòn. Anh em đặt tên là "bầu 7 món Núi Hồng". Năm ấy đơn vị trúng mùa bầu do em nghĩ ra cách trồng bầu bằng thụ phấn nhân tạo (sáng sớm ra lấy hoa đực mới nở úp vô hoa cái), năm đó may mắn không bị lụt làm chết mấy gốc bầu (bầu kỵ nước dữ lắm), nên dàn bầu của em nặng trĩu gần 5 chục trái. Món "bầu 7 món" thực ra chỉ được thực hiện theo công nghệ đại trà của lính như sau:

Gọt vỏ bầu xong, cắt đôi rồi quẳng hết bầu vô nồi luộc. Chừng nào thấy ruột bầu sắp chuyển từ màu trắng nỏn sang trong thì vớt một nửa ra.
1. Món thứ nhất - Bầu nhúng dấm: trong rừng làm gì có dấm, lấy lá bứa hay lá giang lá me rau sam giả ra nước, xong bỏ đường bột ngọt vô, bầu cắt nhỏ để chấm với nước dấm tự chế này.
2. Món thứ hai - Bầu tái chanh, chanh thực ra không có, thế bằng khế thái nhỏ trộn vô bầu, chế miếng nước chấm (thật ra nước chấm là  nước cơm cháy bỏ thêm tí muối)
3. Nấu thêm chút nữa, thấy ruột bầu trong lên thì vớt ra chén, ngắt lá lốt quấn quanh đem nướng than làm bầu nướng lá lốt. Không có lá lốt quấn rau muống cũng được.
4. Món thứ 4 - Bầu lúc lắc, miếng bầu cắt lớn khối vuông hình xúc sắc (xí ngầu), xong làm đường cháy hòa với nước chấm xào bầu cho tới khi săng lại
5. Món thứ 5 - Cháu bầu, nấu cháo lỏng , bầu xắt nhuyển bỏ vô cho ngọt nước, nấu lửa riu riu
6. Món thứ 6 - Bầu nướng vĩ: trong rừng làm gì có vỉ, bỏ đại bầu lên than nướng cho nó hơi khen khét, vớt ra chấm với nước chấm (nước cơm cháy bỏ thêm tí muối)
7. Món cuối: Bầu quanh lửa hồng: dọn bàn ăn và các món bầu ra bếp để vừa ăn bầu vừa canh lửa nấu cháo bầu.

Cái quan trọng nhất là về mặt tinh thần, khi ăn món nào thì phải kêu đúng tên món đó, bác nào tưởng tượng càng nhiều, ăn càng ngon miệng  Grin.

He...He...!
Thì có đắng cay mới có ngọt bùi mà quê. Khổ trước sướng sau nó mới bền, mới đậm Grin

Cuộc sống ở hậu cứ cứ thế trôi đi một cách tẻ nhạt. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ là những công việc nhàm chán: sửa chữa, bảo dưỡng xe pháo, củng cố hầm hố, lán xe… và chủ yếu- cũng là nặng nhọc nhất là kiếm ăn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó cũng sôi động lên một chút nhờ những hoạt động của đơn vị tổ chức- thường là vào các dịp ngày lễ như Quốc khánh 2.9, thành lập binh chủng 5.10 và thành lập quân đội 22.12. Ngoài chuyện thi văn nghệ, thi báo tường thì một trong những hoạt động hay được tổ chức hồi ấy ở hậu cứ 108   của chúng tôi là thi “cải thiện bữa ăn”. Nghĩa là, vẫn với những thứ hầm bà lằng kiếm đwọc ấy, được tăng cường thêm 01 hộp thịt 250g- ba bếp của b1, b2 và cbộ sẽ cùng nhau trổ tài để xem bếp nào chế biến ngon hơn, có những món ăn độc đáo hơn và đặc biệt là vẫn phải đủ định lượng. Hồi ấy, một số anh em cũng không khoái gì cái món này, thậm chí thằng cha Ngừng còn chửi đổng: “MK! Có độc 6 lạng gạo một ngày mà còn bày vẽ thi với chả thố”. Tuy nhiên, sau rồi thấy cũng hay. Ít nhiều nó làm cho cuộc sống của người lính đỡ phần tẻ nhạt. Ngoài ra cũng có những tác dụng rất thiết thực nên tất cả cũng bị cuốn vào cái guồng máy chung ấy một cách rất hào hứng.
Để chuẩn bị cho cuộc thi ngày thành lập BC 5.10 năm đó, anh Hòa bphó phụ trách hậu cần bàn: “Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có rau dớn, hoa chuối, măng rừng… thì chẳng có gì mới. Hay ta làm bánh cuốn xem sao”. Bàn đi tính lại thì thấy cũng không khó lắm. Cối thì đã có mũ sắt, tháo cái vành lót ở trong ra là có một cái cối ngon lành. Chày thì có cái tống chốt đồng- đây là một thứ dụng cụ theo xe, nó làm bằng một cục sắt đường kính 3 cmm, dài chừng 20 cm, ở đầu có một cục đồng đỏ. Công dụng chính của nó là để gõ các chi tiết khi tháo lắp cho đỡ bị biến dạng. Cái này mà cầm giã bột thì cực kỳ đằm tay. Rây để rây bột cũng không khó lắm vì có thể tận dụng các lưới lọc dầu. Nồi xoong, muôi tráng v.v… thì không có gì khó khăn lắm. Gay go nhất là kỹ thuật tráng, chẳng tên nào có nghề. Anh Hòa quả quyết: “Tao đã xem người ta tráng rồi. Cứ làm đại đi, hỏng mẻ này ta làm mẻ khác”. Thế là quyết tâm làm.
Từ hôm ấy chúng tôi âm thầm chuẩn bị. Ngâm gạo thì đơn giản rồi. Lấy mộc nhĩ về làm nhân cũng không khó lắm. Đi sâu vào chân núi, nhất là ở một ngách suối vắng vẻ nào đó rất có thể gặp một gốc cây to bị chết từ lâu mà mộc nghĩ mọc kín, cái nào cái ấy to bằng bàn tay và dày múp míp. Có khi chỉ một gốc là đwọc nửa bao tải. Đem về rưả sạch, phơi khô và sấy trên bếp lửa được hàng cân. Hoa chuối, rau dớn, măng rừng cũng chú ý để giành lại chỗ ngon nhất cho ngày thi. Một mảnh vải phin lau súng (để bảo dưỡng súng, pháo, kính bọn tôi mang theo khá nhiều) được anh Hòa tỷ mẩn khâu và lồng vào một sợi dây thép thành cái khuôn tráng vừa với miệng xoong 20. Cái vung xoong thì gõ đập một lúc cho nó vồng lên và gia công thêm một cái quai để mở cho dễ. Một cái muôi (vá) chuyên dụng cũng được mấy tay thợ gò gia công xong. Bác Hòa thỉnh thoảng lại cầm muôi chao một vòng tròn để tập thao tác cho thật đều tay Grin.
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #561 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 05:04:45 pm »

Bác quê Lixeta cho em hỏi, coi hình có chiếc T5x của các quê diễu binh sau ngày 30.4.75, em thấy mấy cái chắn bùn xích xe tăng trông có vẻ không phải đồ thật nguyên bản của LX hay TQ, mà là đồ ta Huh, có phải quân kỹ thuật của bác quê chế ra à? Huh.
Logged
DepTraiDeu
Thành viên
*
Bài viết: 658

Kẻ thù của Đế quốc và CHỊ EM!No prisoner pls!


WWW
« Trả lời #562 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 05:10:14 pm »

@Hungnt_E1F2: hehe bác ơi, cái đó làm từ tôn đó bác. Cheesy
Logged

BAO CHIẾN SỸ ANH HÙNG! NÀO CÙNG VUNG GƯƠM RA SA TRƯỜNG!
pằng.. chéo! oái nó có súng còn mình có mỗi gươm! Cheesy
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #563 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 05:46:02 pm »

Chào các quê!
Đúng như DTD đã trả lời . Đây là lá chắn bùn do quân ta tự chế bằng tôn.
Cái lá chắn bùn tuy đơn giản nhưng đối với các chàng lính lái xe tăng- nhất là loại T54, T59 thì nó quan trọng vô cùng. Bởi vì vị trí ngồi của lái xe rất thấp, lại thường ở cạnh băng xích bên trái nên nếu không có lá chắn bùn thì khi lái hành quân (mở cửa, thò đầu) sẽ hứng kha khá bụi từ băng xích guồng lên, đặc biệt là khi đi trên đường đất.
Tuy nhiên, trong quá trình hành quân thì cái lá chắn bùn mỏng manh này cũng dễ bị tỏn thương nhất. Nguyên nhân là khi đi đường TS thì một trong những "nguyên tắc" nằm lòng của cánh lái xe là phải bám sát ta- luy dương. Vì vậy, thỉnh thoảng nó lại va vào đá, vào sườn ta luy... nên ít khi lành lặn. Để giảm bớt bụi cho mình, mỗi khi có dịp là cánh lái xe- tất nhiên có sự phụ giúp của anh em trong đơn vị lại phải quan tâm đến nó. Thường thì bọn mình gò bằng thùng phuy. Mấy cái xe ở ảnh dưới chắc a/e ở nơi có nhiều cống tôn của Mỹ nên đã tận dụng được.
Trong "Hành trình đến..." hình như mình cũng kể chuyện này rùi Grin
Logged
daulauxuongcheo
Thành viên
*
Bài viết: 27


« Trả lời #564 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2010, 09:17:03 pm »

Quê Lixeta cho cháu hỏi phát nữa là khi thò đầu lên để lái thế thì sẽ cao hơn bình thường, khi đấy ghế có kéo lên theo không? Rồi các bàn đạp hay cần điều khiển vẫn ở bên dưới thì khi lái có bị với hay không?
Logged
T54b
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373



« Trả lời #565 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2010, 07:52:47 am »

Quê Lixeta cho cháu hỏi phát nữa là khi thò đầu lên để lái thế thì sẽ cao hơn bình thường, khi đấy ghế có kéo lên theo không? Rồi các bàn đạp hay cần điều khiển vẫn ở bên dưới thì khi lái có bị với hay không?



Thiết kế trong T54...đều rất đặc biệt, giúp cho chiến sĩ trong xe rất linh hoạt khi chiến đấu. trong T54 biên chế 4 anh em. chỗ ngồi tuy chật nhưng mọi thao tác đều thuận. Khi chiến sĩ lái tùy điều kiện cụ thể để kéo ghế cao hay thấp cho vừa tầm quan sát nhất.  Khi kéo ghế cao vẫn cầm Cần lái rất tiện không bị hưởng gì.
Logged

Hạt cát nhỏ trên xa mạc. Thân cát bụi trở về cát bụi.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #566 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2010, 08:43:32 am »

Quê Lixeta cho cháu hỏi phát nữa là khi thò đầu lên để lái thế thì sẽ cao hơn bình thường, khi đấy ghế có kéo lên theo không? Rồi các bàn đạp hay cần điều khiển vẫn ở bên dưới thì khi lái có bị với hay không?



Thiết kế trong T54...đều rất đặc biệt, giúp cho chiến sĩ trong xe rất linh hoạt khi chiến đấu. trong T54 biên chế 4 anh em. chỗ ngồi tuy chật nhưng mọi thao tác đều thuận. Khi chiến sĩ lái tùy điều kiện cụ thể để kéo ghế cao hay thấp cho vừa tầm quan sát nhất.  Khi kéo ghế cao vẫn cầm Cần lái rất tiện không bị hưởng gì.

Cảm ơn Quê T54b đã trả lời giúp. Tuy nhiên, nói như vậy chưa được cụ thể lắm. Ghế lái xe tăng T54, T59 có 2 vị trí: cao và thấp. Khi lái thò đầu (trong các trường hợp HQ không có địch, lái duyệt binh v.v..) thì lái xe sẽ nâng ghế lên vị trí cao. Khi nâng ghế lên- do cấu tạo của nó- ghế sẽ hơi nhích về phía trước nên nhìn chung là đạp các bàn đạp và kéo cần lái vẫn thuận tiện, không bị với. Ngoài ra, ở dưới gầm ghế  còn có 2 rãnh dọc để có thể điều chỉnh ghế tiến lên phía trước hoặc lùi lại phía sau cho vừa với tầm vóc của người lái.
Nhưng thực tình, vói xe T54 những bạn nào có chiều cao khiêm tốn (dưới 1,65 m) thì dù có đẩy ghế lên trước hết cỡ khi lái vẫn hay bị đuối- nhất là khi đạp bàn đạp ly hợp. Để khắc phục tình trạng này Lính ta thường lấy một cái hòm đạn hoặc ba- lô kê vào lưng Grin
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #567 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2010, 06:27:15 pm »

Xin tiếp chuyên đề làm bánh cuốn ở hậu cứ 108:

Rồi ngày thi cũng đến. Theo quy định thì trong ngày đó trừ những người phải gác, trực ban… còn lại đều tập trung cho việc bếp núc nên tất cả hối hả vào việc. Thằng thì thái hoa chuối để làm nộm. Thằng thì nhặt rau lang- mọi hôm thì cứ cả lá, hôm nay thì vặt lá riêng để nấu canh, còn cọng thì chần để chấm mắm tôm. Thằng thì rửa mộc nhĩ làm nhân bánh, sau khi rửa sạch nó đwọc thái nhỏ và xào qua với ¼ hộp thịt (cái hộp thịt be bé này mà được dùng vào nhiều chỗ lắm: đầu tiên là nướng cho nóng lên, hớt lấy ít váng ở trên để chốc nữa phết lên bánh cuốn, tiếp theo chia ra làm nhân bánh, nhân xào rau dớn, còn một ít nữa thì nghiền vụn ra cho vào hầm măng và làm nước chấm để cho nó “nổi màu”) Grin. Thằng thì ngâm măng để hầm. Rôm rả nhất là chỗ làm bánh cuốn. Hai bộ chày cối được huy động chí chát giã chừng 30 phút là xong bột. Sau khi rây qua hai lượt, bột tinh đwọc hòa thành thứ dung dịch sền sệt hơi loãng. Chậu bột và đĩa hai ngăn đựng nhân được đưa tới cạnh bếp. Ở đó anh Hòa đã sẵn sàng. Còn anh em cũng bỏ hết việc để tụ tập lại xem kết quả thế nào.
Đợi cho nồi nước sôi bốc hơi nghi ngút anh Hòa mở vung và múc một muôi bột chao một vòng. Vì đã luyện tập tay không nhiều nên tay bác ấy khá dẻo, chỉ sau một vòng  một lớp bột mỏng trắng đều đã đwọc rải gần kín mặt khuôn. Và giây phút hồi hộp nhất đã đến, ấy là khi bác ấy mở vung nồi ra. Hàng chục cặp mắt chăm chú nhìn vào. Trên khuôn vải, chiếc bánh đã đổi màu sang màu trắng đục, một vài chỗ đang phồng lên. Anh Hòa nhẹ nhàng luồn cái que mỏng vào và nhấc lên. Nhưng thật đáng tiếc, chiếc bánh không bong lên theo cái que mà cứ đứt vụn ra. Thế là lại chụm đầu vào nghiên cứu và đấu… khẩu xem nguyên nhân là gì. Cãi vã một hồi thì thống nhất: “chắc là do bột loãng quá”. Thế là một nắm bột khô nữa được bổ sung vào chậu bột. Tuy nhiên, đến chiếc bánh thứ hai thì nó lại lổn nhà, lổn nhổn và vẫn không bong ra được khỏi khuôn. Lại cãi nhau, cuối cùng kết luận: “Vừa rồi cho thêm nhiều bột quá mà hòa không kỹ”. Một ít nước được bổ sung vào, bột được đánh thật kỹ, thật đều. Lửa cũng điều chỉnh lại cho vừa vừa thôi. Và đến chiếc này thì thật tuyệt, chiếc bánh bong lên gần như nguyên vẹn, chỉ bị rách mất một góc nhỏ. Đặt bánh lên chiếc khay nhôm, anh Hòa rải vào đó một ít nhân rồi cuốn lại. Lại phết lên đó một tý mỡ thịt hộp và tuyên bố “Xong”. Thế là chiếc bánh cuốn đầu tiên- sản phẩm của b1 chúng tôi đã thành hình. Anh Hòa xắn ra thành từng mẩu nhỏ cho mỗi thằng thử một miếng. Phải công nhận là ngon thật. Có lẽ đó là miếng bánh cuốn ngon nhất đời mà tôi đã từng được ăn Grin.
Ngoài món bánh cuốn, hôm đó chúng tôi còn có thêm món nộm hoa chuối (cái bột lương khô sấy hôm trước giờ lại phát huy tác dụng), rau dớn xào, cọng rau lang luộc, măng củ hầm với… măng và canh lá rau lang nấu với mắm tôm. Xin nói thêm với quê PQ: cây chuối rừng thì cũng như cây chuối nhà: mọi thứ đều có thể xơi được: cây chuối thái ghém, củ chuối nấu với cái gì đó… Tuy nhiên, với cây chuối rừng thì thứ cao cấp nhất là hoa chuối. Nộm hoa chuối rừng ngon hơn hẳn các loại nộm hoa chuối nhà. Còn thân cây chuối chúng tôi ít khi ăn vì nó hơi nhạt nhẽo. Chắc vì ở đồng bằng, có cả riêu cua nên PQ mới thấy thứ này ngon. Đợt ấy b1 của tôi đạt giải Nhất. Sau vụ này, công nghệ giã bột làm bánh cuốn được chuyển giao cho toàn đại đội.  Đến đợt 22.12 bọn b2 nó còn làm bún nữa cơ. Tuy nhiên, không hiểu vì sao mà bún nó không dài sợi và cứ vón lại thành từng bó. Chắc là kỹ thuật làm bột chưa đúng Undecided.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #568 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2010, 07:27:36 pm »

Chú lixeta cho cháu hỏi phát. Cháu vừa đọc sách về Mũ nồi xanh Mỹ, có chép ngày 26.02.1968 Mỹ phát hiện có xe tăng Bắc Việt ở bên kia biên giới Cam gần Bến Sỏi, chúng đổ hai trung đội biệt kích xuống bí mật tiếp cận. Quân ta không phát hiện ra, vẫn quây quần nấu ăn, 3 xe PT-76 tắt máy. Bọn nó dùng M-72 phang nổ tung một xe, 2 xe còn lại chạy trốn sâu vào đất Cam.

Bên mình có ghi chép gì về những vụ kiểu thế này không ạ?

Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #569 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2010, 08:28:11 am »

Chú lixeta cho cháu hỏi phát. Cháu vừa đọc sách về Mũ nồi xanh Mỹ, có chép ngày 26.02.1968 Mỹ phát hiện có xe tăng Bắc Việt ở bên kia biên giới Cam gần Bến Sỏi, chúng đổ hai trung đội biệt kích xuống bí mật tiếp cận. Quân ta không phát hiện ra, vẫn quây quần nấu ăn, 3 xe PT-76 tắt máy. Bọn nó dùng M-72 phang nổ tung một xe, 2 xe còn lại chạy trốn sâu vào đất Cam.

Bên mình có ghi chép gì về những vụ kiểu thế này không ạ?



Có thể khẳng định là vào thời điểm 2.1968 thì xe tăng của mình chưa có mặt tại CPC được. Đến lúc này ta mới đưa được xe tăng vào Đường Chín và vừa mới đánh trận Làng Vây xong (đêm 6 rạng ngày 07.2.1968).
Chắc bọn nó nhìn nhầm hoặc báo cáo láo lấy thành tích thui Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM