Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:08:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mảnh rời ký ức... ( Phần 2)  (Đọc 277644 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
T54b
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373



« Trả lời #550 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2010, 09:53:08 pm »

Chào bác quê!
Trận Làng Vây cT3 & cT9 sử dụng 12 hay 16 chiếc PT-76 vậy bác? Tỷ lệ thương vong là 5 xe bị phá hủy bởi súng không giật DKZ và súng chống tăng M72 LAW?
PT-76 chỉ tham gia 1 trận đấu tăng duy nhất tại Bến Hét ngày 3/3/1968? Chắc do những nhược điểm của dòng tăng hạng nhẹ nên ta không đấu nữa ạ. Grin  Sau này PT-76 được phiên chế vào các đơn vị thiết giáp, bộ binh cơ giới và Lực lượng Hải quân đánh bộ.

   He...! He...!
   Gọi nhau đúng kiểu lính tăng rồi đó Grin
   Trận Làng Vây tổng cộng có 16 xe tham gia (Khi vào chiến trường mỗi c có 11 xe. Tuy nhiên, để đảm bảo kỹ thuật đã phải "dồn dịch" xích, bánh chịu nặng, bình điện... để lấy mỗi c 8 xe tham gia chiến đấu). Tổn thất 4 xe tại chỗ do DKZ và M72. Còn 1 xe bị máy bay đánh ngày hôm sau do đang HQ về VTTK thì bị hỏng và giấu lại dọc đường.
   Còn về chuyện đấu tăng thì chủ yếu do không gặp nhau thôi. Nếu đã gặp nhau thì PT76 cũng phải đấu chứ biết làm sao. Chả lẽ bỏ chạy à Grin.

Em hỏi không phải nhưng mong bác lixeta chỉ giáo. Khi e vào huấn luyện ở 700, các anh CB khung ở đó cũng gọi tụi em là "Quê". Lúc đầu , tụi em tưởng bị chê là quê, sau mới biết đó là một cách gọi gì đó rất thân mật, nhưng đọc đến đây lại nghe bác nói là "Gọi nhau đúng kiểu lính tăng rồi đó". Tại sao lính tăng lại gọi nhau như thế hả bác, các binh chủng  khác tại sao không gọi như vậy. Nguồn gốc của nó là gì? Lúc đó cũng có thắc mắc nhưng không hỏi. Bác giải thích giúp, quả tình e không rõ và đang lại thắc mắc đó. Rất cảm ơn bác. Em thích gọi là đồng hương như ở K, Coong top VN là đồng hương tất.
Logged

Hạt cát nhỏ trên xa mạc. Thân cát bụi trở về cát bụi.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #551 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2010, 11:22:17 pm »

Em hỏi không phải nhưng mong bác lixeta chỉ giáo. Khi e vào huấn luyện ở 700, các anh CB khung ở đó cũng gọi tụi em là "Quê". Lúc đầu , tụi em tưởng bị chê là quê, sau mới biết đó là một cách gọi gì đó rất thân mật, nhưng đọc đến đây lại nghe bác nói là "Gọi nhau đúng kiểu lính tăng rồi đó". Tại sao lính tăng lại gọi nhau như thế hả bác, các binh chủng  khác tại sao không gọi như vậy. Nguồn gốc của nó là gì? Lúc đó cũng có thắc mắc nhưng không hỏi. Bác giải thích giúp, quả tình e không rõ và đang lại thắc mắc đó. Rất cảm ơn bác. Em thích gọi là đồng hương như ở K, Coong top VN là đồng hương tất.
Trích từ bác quê Lixeta: "Theo mình thì Quê là "đặc sản" của lính xe tăng. Nó xuất hiện quãng từ năm 1972 trở đi. Xuất xứ của nó như thế nào cho đến nay mình cũng không lý giải được, chỉ biết là rất phổ biến. Vào một đơn vị xe tăng là cứ nghe "Quê" loạn cả lên. Rất nhiều người cứ tưởng đó là tên riêng nên ngỡ ngàng: "Sao ở đây nhiều chú quê thế?". Những năm sau này nó lan ra và một số đơn vị khác cũng dủng. Thú thật là mình cũng đang tiếp tục đi tìm lời giải cho vấn đề này đấy"
Tham khảo ở đây: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=6345.20
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #552 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 10:21:28 am »

Xin cảm ơn Hoàng đế đã trả lời giúp rất nhiều câu hỏi Grin
Thú thực, cho đến hôm nay- nghĩa là thêm mấy tháng để tìm hiểu nữa mình vẫn chưa truy nguyên được nguồn gốc của từ "quê". Thôi thì đành tự nhủ- cũng giống như bao tập tục trên thế giới này, người ta cũng chẳng biết nguồn gốc của nó từ đâu, nhưng vì nó hay, nó hợp lý nên nó tồn tại. Vậy thôi! Còn quê T54B- quê muốn gọi thế nào thì tùy quê thôi Grin

Còn bây giờ xin kể tiếp về các biện pháp giải quyết nạn đói. Trong đó biện pháp chủ yếu là đi "cải thiện":

Hồi đó bọn tôi tổ chức ăn theo trung đội. Vì vậy, thường thì mỗi ngày mỗi trung đội cử 2 tên đi “cải thiện”. Do chiến tranh các liệt, các bản của bà con Pa Kô ở khu vực thung lũng A Sho- A Lưới đều chạy tít lên núi cao chót vót. Vì vây, chuyện đổi chác, xin xỏ rất khó thực hiện. Nói đến cải thiện ở 108 thì chỉ có luồn rừng mà thôi.
 Đến phiên đi cải thiện thì hai thằng hai cái bao tải, vai khoác khẩu AK, tay cầm con dao và cái xẻng con lầm lũi đi vào rừng. Thôi thì hầm bà lằng, cái gì ăn đwọc là vơ tất cho vào bị khuân về Grin.
 Dọc theo bờ suối thì chủ yếu là rau dớn và môn thục. Rau dớn thì nhất hạng rồi nhưng hơi hiếm. Đó là cái cọng còn non của lá cây dương xỉ. Lúc này nó chưa có lá, cả cái cọng trông múp míp như một cái đũa, phần đầu cong lại như một cái dấu hỏi. Loại này mà đem xào với thịt hộp thì ngon cực kỳ. Sau này, có lần đi công tác qua Đông Hà tôi cũng đã được nếm lại món này ở một nhà hàng đặc sản nhưng giá cũng đắt cực kỳ luôn.
 Còn môn thục thì khá nhiều. Cái thứ rau này thuộc họ khoai môn, khoai sọ gì đấy. Cây nó cũng giống cây khoai sọ nhưng nhỏ hơn. Vì vậy, cứ phải nấu thật kỹ mới ăn được, nếu không thì ngứa đến móc họng ra.
Đi ngược sâu vào trong nguồn suối thì có thể kiếm được hoa chuối rừng. Những cây chuối rừng chẳng có ai bẻ bi nên cái buồng nó cứ dài hàng mét. Cũng có khi gặp buồng chuối chín nhưng không ăn được vì toàn hột với hột mà thôi. Hoa chuối rừng cũng là một món đưọc bọn tôi ưa thích. Có thể chế biến thành nộm, muối chua hoặc đơn giản hơn là luộc để độn với cơm chống đói.
Một trong những món dễ kiếm hồi đó là rau tàu bay. Cái thứ rau có mùi hăng hắc nhưng ăn riết rồi đâm nghiền. Rau tàu bay có thể xào, nấu canh, luộc hay muối chua cũng được. Mà cũng lạ, loại rau này khá sẵn, cứ ra những khu vực đã bị máy bay đánh, nhiều hố bom, đất còn mới thì vô thiên lủng. Chả thế, mấy tên lính trẻ bọn tôi còn bảo nhau: “Chắc vì nó chỉ có ở chỗ máy bay đánh nên nó mới mang tên là rau tàu bay”.
May mắn cho tên nào vớ đưọc cái rẫy bỏ hoang (của dân hoặc của một đơn vị nào đó trước đây trồng) thì tha hồ mà vặt lá khoai lang, lá sắn và có khi còn đào đưọc ít củ sắn nữa. Những củ sắn đó thường rất to nhưng khá nhiều xơ, có khi đến hai ba lớp chứ không chỉ có xơ ở giữa lõi. Muốn ăn phải xả nhỏ ra lấy phần thịt củ mà thôi, và phải nấu kỹ vì sợ bị say. Ở các rẫy này có một món cũng hay kiếm được là ớt. Mà vùng này toàn ớt chỉ thiên thôi, khá là cay. Ớt về đem ngâm với nước muối và trở thành một món ăn chủ lực của lính vì nghe nói nó giúp chống được sốt rét. Còn một lẽ nữa là các thứ rau ăn mãi cũng nhạt miện, có tý cay cay này sẽ đậm đà hơn. Có lẽ vì vậy cho đến giờ tôi vẫn ăn khá là tốn ớt. May mà giá ớt vẫn còn rẻ Grin.
Trong các thứ thức ăn mà lính đi cải thiện mùa mưa quan tâm nhất đó là măng rừng. Món này xào cũng được, luộc cũng được và chống đói khá tốt. Mặc dù nghe nói ăn nhiều hại máu nhưng chẳng ai quan tâm. Mùa mưa, mămg lên nhiều nên khai thác cũng được nhiều. Ngoài ăn tươi chúng tôi còn tổ chức sấy khô để dùng dần. Như b tôi, ngay mùa mưa năm đầu tiên đã sấy đưọc 2 bao tải măng khô- toàn măng lưỡi lợn.
Tuy nhien, đi lấy măng là tôi sợ nhất. Chỗ có nhiều măng nhất ở khu vực này là chỗ ngã ba- nơi con suối của 108 đổ vào sông A Sáp. Muốn đến đó phải lúc lội, lúc bơi dọc theo con suối. Nước thì chảy băng băng mà tôi lại không biết bơi mới chết chứ. Thôi thì cứ bám lấy cái bao tải TQ làm phao và để cho thằng cùng đi nó kéo. Lúc về cũng vậy nhưng chật vật hơn nhiều vì có thêm bao tải măng và phải lội ngược dòng. Ấy thế rồi cũng quen tất.
Một nỗi sợ nữa khi đi cải thiện là vắt rừng. Vắt có hai loại: vắt xám và vắt xanh. Đi qua chỗ có nhiều vắt nhìn chúng ngóc đầu lên quơ vòi ngọ nguậy đánh hơi rồi cong mình chạy về phía chân mình mà phát ớn. Nhất là bọn vắt xanh, nhỏ như cái tăm mà chúng di chuyển khá nhanh, hình như nó tung mình lên nhảy được thì phải. Loại này mà cắn thì rất đau, vết cắn cứ thâm lại mãi sau mới hết. Tuy nhiên, nó đã cắn là biết ngay. Còn Vắt xám thì lại cắn rất êm, nếu nó bám được vào chỗ kín mà mình không biết thì nó hút cho đến căng mọng như con đỉa trâu rồi mới tự rời ra. Đã để nó cắn đến mức như thế thì vết cắn rất khó cầm máu, cứ thế ri rỉ chảy suốt, có dịt thuốc lào cũng không cầm được. Những trường hợp như vậy bọn tôi chỉ còn cách rắc bột thuốc tím vào mà thôi. Tuy nhiên, cầm được máu nhưng thuốc tím cũng làm vết thương sâu hoắm vào, trông khiếp lắm Undecided
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #553 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 11:01:18 am »

Quê lại làm tôi nhớ rừng rồi, dù vừa mới đi tháng trước.
Đúng là rau dớn là loại cao cấp thời đó và bây giờ kiếm nó không khó. Trong khu du lịch Suối thần ở Lạc Thủy người ta bán rẻ lắm, năm ngoái có 2000 đ /mớ. Nhưng về sào ăn cũng không thấy ngon như xưa, kể cả hồi sang Vân Nam đầu bếp TQ cũng không bằng ngày xưa. Hay là tại ngày xưa đói khát mà nhớ lâu, tôi nghĩ chưa chắc vì ngày ấy mình hay xào rau dớn với thịt hộp kho tàu của TQ loại hai lạng rưỡi hoặc nửa cân ấy, nó thơm khác lạ lắm. Tôi còn ấn tượng với thân chuối rừng, loại này thì chắc chắn là ngon hơn thân chuối nhà. Bọn tôi thái mỏng như ăn bún diêu chộn một ít ruốc B ( Loại ruốc mặn ) và mấy viên c ăn ngon không kém nôm bò khô bây giờ Grin
Logged
T54b
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373



« Trả lời #554 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 11:59:00 am »

Quê lại làm tôi nhớ rừng rồi, dù vừa mới đi tháng trước.
Đúng là rau dớn là loại cao cấp thời đó và bây giờ kiếm nó không khó. Trong khu du lịch Suối thần ở Lạc Thủy người ta bán rẻ lắm, năm ngoái có 2000 đ /mớ. Nhưng về sào ăn cũng không thấy ngon như xưa, kể cả hồi sang Vân Nam đầu bếp TQ cũng không bằng ngày xưa. Hay là tại ngày xưa đói khát mà nhớ lâu, tôi nghĩ chưa chắc vì ngày ấy mình hay xào rau dớn với thịt hộp kho tàu của TQ loại hai lạng rưỡi hoặc nửa cân ấy, nó thơm khác lạ lắm. Tôi còn ấn tượng với thân chuối rừng, loại này thì chắc chắn là ngon hơn thân chuối nhà. Bọn tôi thái mỏng như ăn bún diêu chộn một ít ruốc B ( Loại ruốc mặn ) và mấy viên c ăn ngon không kém nôm bò khô bây giờ Grin

Vậy mới thấy, người ta nói món ngon nhớ lâu chưa chắc đúng, mà phải nói là đói hay nhớ lâu các bác nhể. Bây giờ biểu tự nhiên ăn lại những món cải thiện đó chắc ít ăn được  nữa. Nhưng thời em qua K thì không đến nỗi đói như ở quân trường, chỉ là thiếu rau, thiếu chất thôi. Các bác đi KCCM thì cực khổ trăm bề, so với các bác, cực khổ của lính 8x đoạn sau có đáng gì. Qua K tụi e hay nuôi chó để cải thiện vào mùa khô, vào cứ của đơn vị toàn chó không à, nhưng số chúng đoản thọ. Nên mỗi lần đi Choong Kal, thấy chùa là miệng cứ lẩm bẩm: Mô phật, phật xá tội. hihihi.
Logged

Hạt cát nhỏ trên xa mạc. Thân cát bụi trở về cát bụi.
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #555 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 04:18:43 pm »

Các bác sao tả oán toàn cảnh nghèo không vậy. Thỉnh thoảng cũng có thời gian sung túc chứ. Khi sung túc, đơn vị em chế tác ra món bầu 7 món, bắt chước thực đơn bò 7 món nổi tiếng của tiệm Ánh Hồng ở Sài Gòn. Anh em đặt tên là "bầu 7 món Núi Hồng". Năm ấy đơn vị trúng mùa bầu do em nghĩ ra cách trồng bầu bằng thụ phấn nhân tạo (sáng sớm ra lấy hoa đực mới nở úp vô hoa cái), năm đó may mắn không bị lụt làm chết mấy gốc bầu (bầu kỵ nước dữ lắm), nên dàn bầu của em nặng trĩu gần 5 chục trái. Món "bầu 7 món" thực ra chỉ được thực hiện theo công nghệ đại trà của lính như sau:

Gọt vỏ bầu xong, cắt đôi rồi quẳng hết bầu vô nồi luộc. Chừng nào thấy ruột bầu sắp chuyển từ màu trắng nỏn sang trong thì vớt một nửa ra.
1. Món thứ nhất - Bầu nhúng dấm: trong rừng làm gì có dấm, lấy lá bứa hay lá giang lá me rau sam giả ra nước, xong bỏ đường bột ngọt vô, bầu cắt nhỏ để chấm với nước dấm tự chế này.
2. Món thứ hai - Bầu tái chanh, chanh thực ra không có, thế bằng khế thái nhỏ trộn vô bầu, chế miếng nước chấm (thật ra nước chấm là  nước cơm cháy bỏ thêm tí muối)
3. Nấu thêm chút nữa, thấy ruột bầu trong lên thì vớt ra chén, ngắt lá lốt quấn quanh đem nướng than làm bầu nướng lá lốt. Không có lá lốt quấn rau muống cũng được.
4. Món thứ 4 - Bầu lúc lắc, miếng bầu cắt lớn khối vuông hình xúc sắc (xí ngầu), xong làm đường cháy hòa với nước chấm xào bầu cho tới khi săng lại
5. Món thứ 5 - Cháu bầu, nấu cháo lỏng , bầu xắt nhuyển bỏ vô cho ngọt nước, nấu lửa riu riu
6. Món thứ 6 - Bầu nướng vĩ: trong rừng làm gì có vỉ, bỏ đại bầu lên than nướng cho nó hơi khen khét, vớt ra chấm với nước chấm (nước cơm cháy bỏ thêm tí muối)
7. Món cuối: Bầu quanh lửa hồng: dọn bàn ăn và các món bầu ra bếp để vừa ăn bầu vừa canh lửa nấu cháo bầu.

Cái quan trọng nhất là về mặt tinh thần, khi ăn món nào thì phải kêu đúng tên món đó, bác nào tưởng tượng càng nhiều, ăn càng ngon miệng  Grin.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2010, 04:38:09 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
T54b
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373



« Trả lời #556 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2010, 08:08:47 pm »

Các bác sao tả oán toàn cảnh nghèo không vậy. Thỉnh thoảng cũng có thời gian sung túc chứ. Khi sung túc, đơn vị em chế tác ra món bầu 7 món, bắt chước thực đơn bò 7 món nổi tiếng của tiệm Ánh Hồng ở Sài Gòn. Anh em đặt tên là "bầu 7 món Núi Hồng". Năm ấy đơn vị trúng mùa bầu do em nghĩ ra cách trồng bầu bằng thụ phấn nhân tạo (sáng sớm ra lấy hoa đực mới nở úp vô hoa cái), năm đó may mắn không bị lụt làm chết mấy gốc bầu (bầu kỵ nước dữ lắm), nên dàn bầu của em nặng trĩu gần 5 chục trái. Món "bầu 7 món" thực ra chỉ được thực hiện theo công nghệ đại trà của lính như sau:

Gọt vỏ bầu xong, cắt đôi rồi quẳng hết bầu vô nồi luộc. Chừng nào thấy ruột bầu sắp chuyển từ màu trắng nỏn sang trong thì vớt một nửa ra.
1. Món thứ nhất - Bầu nhúng dấm: trong rừng làm gì có dấm, lấy lá bứa hay lá giang lá me rau sam giả ra nước, xong bỏ đường bột ngọt vô, bầu cắt nhỏ để chấm với nước dấm tự chế này.
2. Món thứ hai - Bầu tái chanh, chanh thực ra không có, thế bằng khế thái nhỏ trộn vô bầu, chế miếng nước chấm (thật ra nước chấm là  nước cơm cháy bỏ thêm tí muối)
3. Nấu thêm chút nữa, thấy ruột bầu trong lên thì vớt ra chén, ngắt lá lốt quấn quanh đem nướng than làm bầu nướng lá lốt. Không có lá lốt quấn rau muống cũng được.
4. Món thứ 4 - Bầu lúc lắc, miếng bầu cắt lớn khối vuông hình xúc sắc (xí ngầu), xong làm đường cháy hòa với nước chấm xào bầu cho tới khi săng lại
5. Món thứ 5 - Cháu bầu, nấu cháo lỏng , bầu xắt nhuyển bỏ vô cho ngọt nước, nấu lửa riu riu
6. Món thứ 6 - Bầu nướng vĩ: trong rừng làm gì có vỉ, bỏ đại bầu lên than nướng cho nó hơi khen khét, vớt ra chấm với nước chấm (nước cơm cháy bỏ thêm tí muối)
7. Món cuối: Bầu quanh lửa hồng: dọn bàn ăn và các món bầu ra bếp để vừa ăn bầu vừa canh lửa nấu cháo bầu.

Cái quan trọng nhất là về mặt tinh thần, khi ăn món nào thì phải kêu đúng tên món đó, bác nào tưởng tượng càng nhiều, ăn càng ngon miệng  Grin.

e qua K học thêm được món thứ 8 : Bầu Khô: Bầu xát miếng phơi khô để dành mùa mưa ngâm nước nhai dai dai như e măng khô, có chút chất đọn khỏi táo b... mà
Logged

Hạt cát nhỏ trên xa mạc. Thân cát bụi trở về cát bụi.
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #557 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 01:21:55 am »

Em thưa bác Tài tăng. Rau dớn là rau dớn chứ không phải búp dương xỉ non.
Về ở mùa mưa sợ nhất là vắt. Em chưa thấy ở đâu nhiều vắt bằng Khe Giao Hà tĩnh. Chúng nghe tiếng động rất tinh. Người đi qua, chúng bám rất nhanh. Vắt xanh nhỏ con, hay ở trên cây nó bám lên bất cứ chỗ nào trên người không như vắt xám chỉ ở dưới đất. Vắt chui, bò lẩn trốn rất nhanh. Chúng không bật, nhảy tanh tách được. Bọn em dựng nhà bạt cứ phải đổ vài chai dầu diezen để đuổi vắt. Lúc bấy giờ dầu có gía lắm. 3L = 10->15kg vitamin gâu gâu Grin. Dân đi rừng thấy vậy mang bồ hóng đổi dầu cho chúng em.Nước bồ hóng đuổi vắt rất tốt lại không hôi như dầu.
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #558 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 06:27:19 am »


e qua K học thêm được món thứ 8 : Bầu Khô: Bầu xát miếng phơi khô để dành mùa mưa ngâm nước nhai dai dai như e măng khô, có chút chất đọn khỏi táo b... mà

Sẵn nói về ăn uống, em xin hầu các bác câu chuyện vui (bôi bác) trong ngành hậu cần, yta nghĩ đơn vị của các bác cũng có câu chuyện vui tương tợ.

"Tiêu chuẩn cuối năm gặp trục trặc: một vài tổ chốt tiền tiêu phản ảnh là lương khô đợt này quá xấu, bị nấm mốc ăn không được. Quân nhu kiểm tra lại thì thấy nhu yếu phẩm đợt này không có cấp phát lương khô mà mỗi bộ đội được 2 gói thuốc và 1 bánh xà phòng! Té ra các bác ở tổ chốt là người dân tộc, tưởng bánh xà phòng dùng để ăn! Quân nhu tiểu đoàn bèn ra quyết định là từ đây về sau, quân nhu phải cẩn thận gọi theo kiểu Nam bộ "cục xà bông" để các bác dân tộc khỏi nhầm xà phòng và lương khô".
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Giêng, 2010, 06:37:55 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #559 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2010, 03:24:08 pm »

Quê lại làm tôi nhớ rừng rồi, dù vừa mới đi tháng trước.


He...! He...!
Nhớ Rừng thì lại lên Rừng
Lên đây mà gặp người dưng thuở nào
Nhưng mà đừng có mang dao
quắm theo đến khiếp, ai nào dám thương Grin

Em thưa bác Tài tăng. Rau dớn là rau dớn chứ không phải búp dương xỉ non.


Hì! Vẫn nghĩ nó là một loại cây thuộc họ dương xỉ thôi, nhưng viết không đúng ý Grin

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM