Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 03:28:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mảnh rời ký ức... ( Phần 2)  (Đọc 277644 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #460 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 03:55:13 am »

Đó là Lan, cũng người Nghệ Tĩnh, mới 17 tuổi . Từ hôm đó tôi và Lan trở thành hai nhân viên ngoài biên chế của đội phẫu 4.

Hê..hê..độc ghê ! bác tài nhể,coi chừng bác Tài Gái nhe.Em đọc những tin đại loại cắt...... mà các cô, các bà ngày nay hay dùng mà lo cho bác quá. Grin
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #461 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 06:36:12 am »

Quê Lixeta lại trở thành yta tình nguyện  Grin Hồi hộp quá, tôi chờ đón đoạn tiếp theo ở QY viện đây.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #462 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 08:45:06 am »

Quê Lixeta lại trở thành yta tình nguyện  Grin Hồi hộp quá, tôi chờ đón đoạn tiếp theo ở QY viện đây.

   He...! He...!
   Các quê đừng có mà giàu trí "tưởng bở". Cũng không có gì là đặc sắc và hấp dẫn lắm đâu Grin

    Nhập viện 1-2 ngày Nhất đã qua giai đoạn ác tính nên Lan không phải ở cạnh thường xuyên nữa. Thế là những việc chung của trạm như: lấy nước, chặt củi, sửa đường… mà trước đây tôi cứ lủi thủi làm một mình thì từ nay có Lan cùng làm. Lan còn trẻ lắm, mới 17 tuổi. Đây là  Lan trốn theo chị em vào đây chứ chính ra là chưa đến tuổi đi TNXP. Em bảo: “Em nhởi với chị Nhất và các chị trong xóm từ lâu. Biết các chị sắp đi TNXP em cũng đòi đi nhưng chưa đủ tuổi. Hôm các chị đi, Chộ các chị tập trung ở sân kho là em lẩn vào xếp hàng. Lúc các chị lên xe em cũng lên theo. Vô đến tận trong này đọc lại danh sách họ mới biết”. Mà cũng lạ, trốn đi theo mà đơn vị ấy cũng cứ mặc nhiên nhận, mặc nhiên coi như trong biên chế? Cũng cấp phát quân trang, cũng phân công công việc… Có lẽ bên TNXP công tác tổ chức của họ không chặt chẽ được như quân đội?
    Theo nhận xét của tôi Lan thuộc loại khá xinh xắn. Da trắng, tóc dài ngang thắt lưng, khuôn mặt tươi tắn, mỗi khi cười hai má lúm đồng tiền rõ sâu, mỗi tội hơi thấp một tý. Và đặc biệt là hồn nhiên. Hồn nhiên đến mức thánh thiện. Hai chúng tôi cứ vừa làm vừa thủ thỉ chuyện trò như hai người bạn- thực ra cũng đúng vì tôi cũng chỉ hơn Lan có vài tháng tuổi thôi. Tuy nhiên, so với em thì tôi đã trưởng thành hơn nhiều. Cái gì tôi kể cũng làm em ngạc nhiên. Từ chuyện ở quê nhà, chuyện Hà Nội, chuyện lái xe tăng, chuyện đánh nhau ở Quảng Trị v.v.. và v.v… Hình như trước khi đi TNXP em chưa bao giờ ra khỏi lũy tre làng mình thì phải. Cái gì tôi kể em cũng làm em ngạc nhiên ngước cặp mắt bồ câu lên ngơ ngác: “Rứa à?” nghe thật ngộ, có lúc lại phát mạnh vào vai tôi: “Anh chỉ nói trạng”... Tôi thật sự vui vẻ vì cảm thấy có một cô em gái để mình bảo ban, che chở. Mấy anh thương binh thấy Lan và tôi quấn quýt bên nhau cứ xúm lại gán ghép. Nghe vậy má em lại đỏ rực và cứ tít mắt cười, còn tôi lại thấy xấu hổ.
    Thực ra, về chuyện tình cảm nam nữ tôi có quan điểm hơi bị cực đoan từ ngày còn chưa đi bộ đội. Chắc là bị ảnh hưởng của sách vở (tôi thuộc loại đọc bất kỳ cái gì vớ được) tôi quan niệm “tình yêu chân chính chỉ có một, đã yêu ai thì sẽ chung thủy với người đó suốt đời”. Trong khi đó tôi còn quá trẻ, phía trước chỉ có một con đường ra mặt trận, sống chết chẳng biết thế nào… nên trong tôi đã hình thành một suy nghĩ là kiên quyết không để “vướng bận” chuyện tình yêu cho nhẹ mình và cũng không để lại gánh nặng cho ai sau khi mình ra đi. Với quan điểm cực đoan ấy thời học sinh phổ thông, nhất là năm lớp 10 tôi đã chủ động tìm cách xa lánh các bạn nữ trong lớp, trong trường. Nói cho công bằng về bản thân thì người cũng đường được, tuổi ít nhưng đã đủ to cao, học giỏi, đá bóng được… nên rất nhiều bạn quý. Tuy vậy, mặc dù vẫn nhận được những tín hiệu rất rõ ràng từ phía các bạn tôi vẫn lạnh lùng không tiếp nhận. Cho đến bây giờ, trong những lần hội lớp hội trường nhiều bạn còn nhắc đến chuyện đó và bảo rằng “sao hồi ấy cậu kiêu vậy”. Thật là oan cho tôi. Tôi không hề kiêu căng một chút nào mà chỉ do cái quan điểm cực đoan kia nó chi phối mà thôi.
   Vì thế, với Lan cũng vậy. Chúng tôi đối xử với nhau đúng như hai người bạn, càng về sau thì lại mang màu sắc như một người anh trai đối với cô em gái bé nhỏ và có phần ngốc nghếch của mình. Và có lẽ cũng bởi em ngây thơ, thánh thiện quá đỗi nên chưa bao giờ tôi có một ý nghĩ hay hành động gì “phàm tục” đối với em- kể cả những khi giữa rừng núi mênh mông mà chỉ có hai người bên nhau. Cho đến khi Nhất ra viện chúng tôi vẫn thế. Sau này nhiều khi cũng thấy tiêng tiếc. Không phải tiếc gì đâu mà là tiếc vì không ghi lại địa chỉ của em, chỉ nhở đại khái em ở Hưng Nguyên thì phải.
Logged
hamduthu
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #463 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 09:04:52 am »

Huhu Cry, thế là em ăn nguyên quả dưa bở. Cứ tưởng có chuyện gì hay của bác lixeta với cô TNXP hoặc cô bệnh sốt rét kia. Gái TNXP nghe nói là sống hết mình lắm, đụng ngay ông Phật. Đúng ra bác lixeta phải tu ở Prết Vihia thay cho đại sư Hà
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #464 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 07:51:21 pm »

Hê hê, bác quê sống lí tưởng thật! làm anh em cứ háo hức theo dõi đoạn kế tiếp Grin
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Một, 2009, 07:57:38 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
crypto
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #465 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 09:13:01 pm »

Cám ơn bác Lixeta đã tư vấn cho em. Em cũng cám ơn bác Lixeta và các bác CCB khác đã chia sẻ những năm tháng tuổi trẻ của mình với thế hệ sau như em. Chỉ là nhưng chuyện con con hàng ngày, chuyện tình yêu hay chuyện chiến đấu. Tất cả đều thật đáng quý. Em tham gia vào quân sử không chỉ vì muốn biết lịch sử từ góc độ của những người trực tiếp chứng kiến và tham gia mà còn vì muốn biết ngày xưa thanh niên đã sống, đã suy nghĩ như thế nào. Nhưng điều này chắc không có nhiều nơi để người ta có thể nghe, có thể biết, hay có thể hỏi.

PS: mà sao các bác nhớ giỏi thật đấy. Như em bây giờ hầu như không nhớ nổi điều gì về thời choai choai ngoài những lần trốn đi xem vi-đê-ô bị bắt quả tang.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Một, 2009, 09:26:47 pm gửi bởi crypto » Logged

"Không có ai tẻ nhạt trên đời
Mỗi con người là một phần lịch sử"
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #466 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 10:01:12 pm »

PS: mà sao các bác nhớ giỏi thật đấy. Như em bây giờ hầu như không nhớ nổi điều gì về thời choai choai ngoài những lần trốn đi xem vi-đê-ô bị bắt quả tang.
....Khi càng lớn tuổi người ta hay hoài cựu (hay nhớ lại chuyện xa xưa): con người ta đã đi gần hết con đường sự nghiệp, ...., tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân yêu, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại niềm vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn....  Grin
(Lược trích của Chu Dung Cơ- Nguyên Thủ tướng Quốc Vụ viện Cộng hòa nhân dân Trung Hoa)


« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Một, 2009, 10:09:58 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #467 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2009, 03:10:53 pm »

Về vụ cT3 và cT9 thì NPLO đã trả lời giúp mình rồi. Về phía mình sẽ kể lại kỹ hơn trong BT tập 2. Quê chịu khó đợi vậy nhé!
Thế BT tập 2 chừng nào xuất bản vậy bác Grin PT-76 sau này cả cT3 và cT9 đều chuyển sang dùng T54 và số phận những chiếc PT-76 của 2 c trên ra sao vậy bác quê?

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=7821.10
Ngày 5 tháng 12 năm 1971
Đại đội tăng 9 (gồm 8 xe T34, 4 xe K63) thuộc tiểu đoàn tăng 198 sau 16 ngày hành quân vượt chặng đường dài 750 km, đã vào tới khu tập kết ở khu vực điểm cao 1054 tại Phu Hè (phía đông Cánh Đồng Chum) chuẩn bị tham gia chiến dịch Z.


   Chào các quê!
   Chỗ nói về cT9 này chắc là có sự nhầm lẫn. Chắc là họ viết về cT9 của đoàn 195- đây là đơn vị TTG của VN giúp bạn Lào, cũng từ 202 đi cả. Còn dT198 lúc này đang nằm trong đội hình của trung đoàn BBCG 202 và đang tập kết ở Quảng Bình để chuẩn bị cho cuộc TTC năm 1972.
   Nếu tính từ sau trận Làng Vây thì tình hình d198 như sau: cT3 nằm lại tại Đường 9, bổ sung 3 xe (trong đó có 555) cho cT9 tiến vào A Lưới để sẵn sàng thọc xuống Huế, cT6 bổ sung vào Đường 9 nhưng sau đó để xe lại bổ sung cho cT3 và cT9. Cuối năm 70, cT9 lại đwọc điều quay ra đường 9 để chuẩn bị tham gia chiến dịch Đường 9- Nam Lào.
   Trong CZ Đường 9- Nam Lào cT3 được bố trí ở Bắc Sê Pôn để cùng d397 mai phục đánh địch tại Sê Pôn. cT9 thì tham gia đánh điểm cao 543 (lữ dù 3 của 4// Thọ). Sau đó d198 tổ chức 1cT độc lập đánh xuống cao nguyên Bô Lô Ven và sau này chuyển cho f968.
   Cuối năm 1971 d198 đwọc điều chuyển về 202 để cùng d66 và d244 thành lập trung đoàn BBCG 202. Trong cuộc TTC 1972 d198 tham gia tác chiến ở phía Tây QL1, còn 66 và 244 thì ở đồng đường 1.
   Cho đến nay tại e 202 vẫn có đơn vị mang phiên hiệu này.

   Còn BT T2 xin báo cáo với các quê là bản thảo đã gửi lên NXBQDND từ tháng 9, chắc sẽ phải sang năm mới ra được. Còn tại sao mình muốn làm sách ở NXB này là vì chắc chắn sách của mình sẽ đến được thư viện các đơn vị quân đội. Tuy nhiên, làm ở đây cũng có cái kẹt là không thể đẩy nhanh tiến độ được. Cái gì cũng có giá của nó cả mà, phải không các quê Grin
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #468 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2009, 03:19:39 pm »

Huhu Cry, thế là em ăn nguyên quả dưa bở. Cứ tưởng có chuyện gì hay của bác lixeta với cô TNXP hoặc cô bệnh sốt rét kia. Gái TNXP nghe nói là sống hết mình lắm, đụng ngay ông Phật. Đúng ra bác lixeta phải tu ở Prết Vihia thay cho đại sư Hà

   He...He...!
   Có thể các quê cho mình là "ngố tầu" hoặc là "hâm". Nhưng chuyện thật là như vậy. Cũng chẳng phải vì sợ Gấu nhà mà bớt đi. Theo mình nhận xét thì ở thế hệ mình cũng không ít anh em có suy nghĩ và cách ứng xử như vậy. Cũng không hẳn là "lý tưởng" như NPLO nói đâu. Đó chẳng qua chỉ là do suy nghĩ, do quan niệm về tình yêu nam nữ khác nhau và từ đó mà có cách ứng xử khác nhau. Bên cạnh đó thì cũng không ít người có tư tưởng "sống gấp". Lý luận của họ là "đời lính sống nay chết mai, cần phải tận hưởng đi". Mình cũng chẳng chê trách gì họ nhưng mình không thích thế. Vậy thôi Grin
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #469 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2009, 03:34:01 pm »

Huhu Cry, thế là em ăn nguyên quả dưa bở. Cứ tưởng có chuyện gì hay của bác lixeta với cô TNXP hoặc cô bệnh sốt rét kia. Gái TNXP nghe nói là sống hết mình lắm, đụng ngay ông Phật. Đúng ra bác lixeta phải tu ở Prết Vihia thay cho đại sư Hà

   He...He...!
   Có thể các quê cho mình là "ngố tầu" hoặc là "hâm". Nhưng chuyện thật là như vậy. Cũng chẳng phải vì sợ Gấu nhà mà bớt đi. Theo mình nhận xét thì ở thế hệ mình cũng không ít anh em có suy nghĩ và cách ứng xử như vậy. Cũng không hẳn là "lý tưởng" như NPLO nói đâu. Đó chẳng qua chỉ là do suy nghĩ, do quan niệm về tình yêu nam nữ khác nhau và từ đó mà có cách ứng xử khác nhau. Bên cạnh đó thì cũng không ít người có tư tưởng "sống gấp". Lý luận của họ là "đời lính sống nay chết mai, cần phải tận hưởng đi". Mình cũng chẳng chê trách gì họ nhưng mình không thích thế. Vậy thôi Grin

Hồi em mới có mối tình đầu, cũng trong sáng như bác vậy, chỉ cầm tay thôi, đến lúc lấy vợ mới hết trong sáng bác ạ!
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM