Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 04:19:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mảnh rời ký ức... ( Phần 2)  (Đọc 277634 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #130 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2009, 06:20:46 pm »

Hôm nay chị đọc xong rồi Lixeta@ ạ và cái đoạn sau này thấy dao kéo vô lối thật,đúng cái cảm giác mà Phongquang@ đã nói.Cái Tết năm 1968 Mậu Thân,tổng tiến công ở thành phố Sài gòn lúc đó thất bại mà không mảy may ảnh hưởng đến trận  Làng Vây à,không thấy nhắc gì cả.Mặc dù là chuyện Tăng nhưng tình hình cả miền nhất định có ảnh hưởng.Chuyện về thông tin chuẩn,hữu tuyến và vô tuyến  chuẩn đến tận giờ luôn.
Logged
sonvh0573
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #131 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2009, 10:38:31 pm »

Bác lixeta cho hỏi có phải là khẩu 12.7 của xe tăng T54 xạ thủ có thể ngắm bắn khi ngồi trong tháp pháo không hay bắt buộc phải đứng nhô ra ngoài tháp pháo mới bắn được?
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #132 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2009, 09:18:38 am »

Bác lixeta cho hỏi có phải là khẩu 12.7 của xe tăng T54 xạ thủ có thể ngắm bắn khi ngồi trong tháp pháo không hay bắt buộc phải đứng nhô ra ngoài tháp pháo mới bắn được?

Chào quê!
Đúng vậy! Đối với T54, T59 và hầu hết các loại xe của ta khi bắn 12,7 mm đều bắt buộc phải nhô người ra ngoài mới ngắm bắn được. Nói chung lúc đó xạ thủ ở vị trí khá nguy hiểm.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #133 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2009, 12:32:30 pm »

 Em cũng muốn hỏi bác lixeta 1 việc , cũng là chỉ để hiểu biết thêm thôi .
 Ngày bé em có ra Hồ Hoàn kiếm chơi thấy cái xe lội nước mũi nhọn như mũi tàu thủy , chạy bằng lốp cao su to , em không nhớ là bao nhiêu bánh , xe thì to lắm , sau này vào chiến trường chưa bao giờ em thấy lại , cũng có thể bên chiến trường K không cần loại đó .
 Chúng em thằng bảo lốp hơi , thằng bảo lốp đặc cao su.
Em xin hỏi bác thực ra là lốp xe đặc hay lốp bơm hơi, nếu bơm hơi thì trong chiến đấu ta có tính đến chuyện thay lốp xe hay xịt lốp gì không bác?
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Haitanphongthu
Thành viên
*
Bài viết: 117


« Trả lời #134 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2009, 01:20:52 pm »

Em cũng muốn hỏi bác lixeta 1 việc , cũng là chỉ để hiểu biết thêm thôi .
 Ngày bé em có ra Hồ Hoàn kiếm chơi thấy cái xe lội nước mũi nhọn như mũi tàu thủy , chạy bằng lốp cao su to , em không nhớ là bao nhiêu bánh , xe thì to lắm , sau này vào chiến trường chưa bao giờ em thấy lại , cũng có thể bên chiến trường K không cần loại đó .
 Chúng em thằng bảo lốp hơi , thằng bảo lốp đặc cao su.
Em xin hỏi bác thực ra là lốp xe đặc hay lốp bơm hơi, nếu bơm hơi thì trong chiến đấu ta có tính đến chuyện thay lốp xe hay xịt lốp gì không bác?
Em cũng thắc mắc vấn đề đó.Vì nhà em gần cảng cái đó nó chạy qua nhiều lắm.Những năm 8x đó.
Logged
bigradeon
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #135 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2009, 03:21:48 pm »

Cháu chào chú binhyen ah, cháu có lên mạng tìm hiểu thì biết ngày xưa các loại xe Zin của ta có bơm hơi lòi ra gần vành xe ( trong Nam gọi là niềng xe) khi vào chỗ bùn lầy thì giảm áp suất lốp, chỗ khác thì bơm bánh căng lên, trong xe có bình khí nén. Các xe quân sự theo cháu thấy hầu như là xe bánh cao su đặc, không ruột, khi bị xì hoặc thủng vẫn chạy được thêm vài chục km với tốc độ giới hạn , bây giờ xe hơi du lịch nhiều loại vẫn thế, bị thủng be bé hoặc xì, rút đinh dăm, đá ra phịt keo vào bít kín lỗ thủng, bơm hơi vào đi tiếp, cái loại cao su đó nó dày lắm

1-Hệ thống điều chỉnh áp suất không khí trong các bánh xe

2-chú nhìn chỗ các vành ( niềng) bánh xe sẽ thấy các dây ( van bơm hơi )

3-Các xe mà thời chú thấy cháu đoán là BTR-60 ( cái này thì phải hỏi bác lixeta hoặc các bác tư lệnh)
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #136 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2009, 09:48:20 pm »

Chào các quê!
Vụ các quê hỏi thì bigradeon đã trả lời gần đúng Grin
Về xe TG bánh lốp trong BCTTG chủ yếu có 2 loại:
- Xe trinh sát BRĐM2: là loại xe trang bị cho các đơn vị TS cơ giới. Thiết bị vận hành: 2 cầu chủ động, 4 bánh, ngoài ra có một cơ cấu vượt hào bằng 4 bánh phụ dưới bụng. Bơi bằng chân vịt. Trang bị: 1 khẩu KPVT 14, 5 mm và 1 đại liên 7,62 mm. Ngoài kíp xe chỉ chở được 1 tổ TS khoảng 3-4 người.
- Xe bọc thép BTR- 60PB- là xe bọc thép chở quân của các đơn vị BBCG. Thiết bị vận hành: 4 cầu chủ đông, 8 bánh. Bơi nước bằng chân vịt. Trang bị như xe BRĐM2. Ngoài kíp xe có thể chở được 1 aBB.
Đặc điểm chung của hai loại xe này là bánh hơi. Tuy nhiên trong xe có hệ thống bơm hơi tự động. Trong trường hợp lốp bị thủng hoặc do một nguyên nhân gì đó bị xuống hơi xe có thể vừa chạy vừa bơm. Trường hợp khác khi đi đốc nghiêng cần điều chỉnh áp suất hơi trong lốp để xe đỡ bị nghiêng cũng có thể thực hiện được.
Tấm ảnh của bigradeon là xe BTR60PB. Lính tráng thì hay gọi vắn tắt là xe "bọc thép bốn cầu" Grin.


 

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2009, 08:06:42 am gửi bởi lixeta » Logged
bigradeon
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #137 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2009, 12:59:22 am »

hehe, cám ơn chú lixeta đã bổ sung cho các mớ kiến thức lung tung của cháu, cái xe BRDM2 trước đây cháu có thấy nhưng lâu lâu nhầm nó là xe của Mỹ, đúng là ngu không chịu được, vì bọn Mỹ có cái xe hình giống cá mập, bé hơn BRDM2 một tí, loại ấy chạy cũng ác lắm. Chú lixeta vội quá nên nhầm phím số 9 với phím số 0 phải không ah, làm cháu tìm mãi mà không có con BTR-69 , hihi, chỉ có BTR-60PB thôi.
1-Gởi các bác các chú, các bạn nào chưa xem hình con BRDM2





2-BTR-60PB của chú lixeta

Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #138 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2009, 08:39:57 am »

Các quê thân mến!
Hơi bận bịu chút vì "bán sách" nên xe đã đưa lên tàu mà tàu còn dừng ở ga Vĩnh Yên lâu quá. Thông cảm nhé Grin

      Sẩm tối ngày 23.3.1972 đoàn tàu rùng mình chuyển bánh sau một hồi còi dài đưa chúng tôi về phía nam. Trên đường đi hầu hết bộ đội được nhồi trong các toa khách, trên mỗi xe chỉ để lại một người- thường là lái xe. Tôi không muốn ở một mình nên gọi thằng Toàn y tá lên ở cùng. Hai thằng mắc võng ngay trước mũi xe để lúc nào buồn ngủ thì ngủ. Suốt thời gian đi đường hầu như hai chúng tôi đều thức và nói với nhau đủ thứ chuyện trên đời, còn chỉ khi nào buồn ngủ quá mới chợp đi được một lúc. Đang là mùa Xuân, những cơn mưa dầm dề theo chúng tôi suốt dọc đường làm không khí có phần ảm đạm.
    Nửa đêm hôm ấy, tàu qua Hà Nội. Ga Hà Nội vẫn sáng đèn, những ngọn đèn có chụp phòng không hắt thứ ánh sáng vàng đục xuống thành một quầng sáng mờ mờ trong mưa. Mới có nửa đêm nhưng người thưa thớt, hình như chỉ có bộ đội trong ga. Tàu dừng khá lâu nhưng tôi không có ý định đi đâu cả, mặc dù nhà cậu tôi ở Khâm Thiên cũng không xa lắm (đi tắt qua ngõ Văn Chương chỉ mười phút là đến). Gần sáng tàu mới chạy tiếp. Lúc này người HN đã đi làm. Mấy chỗ chắn tàu ở Khâm Thiên và cuối CV Thống Nhất người đã đứng đông nghịt. Những cái phong bì từ trên tàu lại được tung xuống như bươm bướm. Tôi cũng nhờ bà con chuyển giúp một lá thư cho cậu ruột tôi, nội dung chủ yếu là báo cho ông bà ngoại và cậu mợ tôi biết: tôi đã đi chiến trường (Năm 1975 từ chiến trường ra, cậu tôi cho biết là có nhận được lá thư ấy). Sáng ra, tàu chạy cặp với QL1. Người đi lại trên đường đã khá đông. Rất nhiều thứ từ trên tàu lại được ném xuống: thư, lương khô, bánh mỳ và cả những bộ quần áo dân sự… Tàu chạy thêm một lúc nữa vào đến quãng Ninh Bình thì dừng nghỉ tránh máy bay.
   Lần đầu tiên được đi xa về phía nam- mặc dù là đi chiến trường nhưng tôi cũng thấy rất thích thú, cũng muốn ngắm nhìn cảnh vật những nơi mình đã đi qua nhưng thật chán: tàu toàn chạy đêm, nhìn sang hai bên chỉ thấy tối om om, chỉ thỉnh thoảng mới gặp một làng quê nào đó leo lét ánh đèn dầu. Đến lúc dừng lại nghỉ thì lại nằm ở một ga xép nhìn bốn bề đều là núi đá (chắc là ga Tam Điệp sơ tán). Chẳng có dân, chẳng có quán sá thành ra cũng chỉ loanh quanh một tý rồi trở về tàu.
        Biết rằng quãng đời phía trước sẽ là một quãng đời ác liệt và chắc chắn sẽ có nhiều điều mới mẻ đến với mình nên tôi đã có ý định sẽ ghi chép lại một tý. Tuy nhiên, ngay từ bé tôi đã hơi bị “dị ứng” với thói quen ghi Nhật ký. Nguyên nhân thì cũng đơn giản thôi vì tôi cũng đã từng ghi NK nhưng có nhiều ngày, phải nói là rất nhiều ngày chẳng biết ghi cái gì vì nó thật vô vị- nhất là cái dạo đi thi đại học về cho đến khi đi bộ đội. Một chuỗi ngày mà ngày nào cũng như ngày nào, chẳng có gì mới mẻ. Sáng dậy sớm lái chiếc xe bò đi chở hàng. Suốt ngày cặm cụi hết chở thứ này đến chở thứ khác theo sự điều động của HTXVT. Tối về chẳng biết ghi cái gì vì chẳng lẽ lại ghi: “Hôm nay đi chở bột mỳ…”. Thế là tôi quyết định sẽ không ghi NK như thông thường nữa mà sẽ ghi bằng thơ (tôi vốn đã tập tọe làm thơ mà) và lúc nào có sự kiện gì đó sẽ ghi chứ không nhất thiết phải ghi hằng ngày. Tôi nói với Toàn cái ý định này, nó ủng hộ tôi nhiệt liệt (thằng này thì cái gì nó chả ủng hộ tôi). Thế là tôi lấy ra cuốn sổ tay mới và chuẩn bị viết thì lại dừng vì phải nghĩ cái tên của cuốn sổ. Nhật ký thì như đã nói trên. Một là tôi không thích. Hai là không ghi hằng ngày nên không thể dùng cái tên trên. Lúc đầu định lấy tên là “Tùy Ký”- nghĩa là tùy hứng, ghi lúc nào thích… Nhưng rồi thấy cái tên ấy không được “bay bổng”, “lãng mạn” cho phù hợp với cách ghi bằng thơ. Cuối cùng tôi quyết định chọn tên cho cuốn sổ đó là “TRƯỜNG CA CUỘC ĐỜI” và nắn nót kẻ vào trang đầu. Nghe tên có vẻ hoành tráng quá nhưng nó phản ánh chính xác nội dung cũng như hình thức của cuốn sổ này đấy chứ Grin!
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #139 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2009, 12:10:08 pm »

 Em cũng từng có cảm giác bâng khuâng khi ngồi trên tàu hỏa đi vào Nam như cảm giác của Bác lixeta vậy, cũng vẫn hình ảnh những người lính vứt thư xuống đường tàu nhờ nhân dân bỏ thư giúp cho và cũng vẫn đoàn tàu đi về phía Nam đó . Chỉ khác duy nhất 1 điều là em đi trong thời hòa bình ( chúng em đâu có biết cuộc chiến tranh biên giới lúc đó căng thẳng quá như vậy) còn bác lixeta đi trong thời mặt trận đang chờ những người như các bác bổ sung để cuộc chiến tranh sớm kết thúc.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM