Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 02:44:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức người lính 356. Phần 3  (Đọc 190972 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #300 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2014, 03:05:40 pm »

Thì ra bác zil cũng từ lò Sơn tây ra, thế thì bác thường xuyên qua cổng trường tôi rồi, trường bác thi thoảng tôi cũng theo anh bạn cùng lớp lên trên đó chơi, nhưng lại hẹn ra cổng trường của bác nơi có cây đa rất to. Nhưng sao bác lại đi học muộn vậy?hồi ấy lớp tôi cũng chủ yếu lính đầu 7, đã qua cuộc chiến BGTN và BGPB là chính.
Logged
dapxichlo
Thành viên
*
Bài viết: 291


« Trả lời #301 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2014, 11:16:43 am »

   -Kính chào các bác ccb-Kính chào các bác F356.
   Trước tiên xin cảm ơn các bác, trong buổi ra mắt ban liên lạc đầy ý nghĩa,và đầy ắp tình cảm của tình đồng đội.em chụp được nhiều ảnh nhưng vì em bận quá chưa đưa lên được mong các bác thông cảm.
    Các bác ạ ngày 9/5 em nhận được điện thoại,của một người bạn thân cùng xóm, học cùng lớp,nhập ngũ tháng 8/1979 lính trinh sát,đã tham chiến tại xín mần Hà Giang sau đi học ,và được điều vào playcu hiện đã nghỉ hưu,đang sinh sống trong đó,bạn ấy nói sẽ hỏi và tham gia viết bài,và một điều nữa khẳng định nếu chiến tranh không cần gọi chúng em sẽ tự động trở lại Hà giang.
  kính chúc các bác mọi sự tốt lành.
Logged
Biên cương
Thành viên
*
Bài viết: 261


« Trả lời #302 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2014, 12:36:08 pm »

Chào Bác Zin ba cầu và bác pb47vp. Thế ra anh em mình cùng một lò ở Sơn Tây ra, có khi chen nhau lên xe về nghỉ hè và nghỉ tết rồi cũng nên. Em trước học ở Trường 200 vào trường tháng 9/79 ra tháng 9/82. Đúng 1.095 ngày "Luộc nhừ", vì thế khi về đơn vị chiến sỹ rất ngại vì nge tin cán bộ được đào tạo ở Trường Lục quân rèn lính như ở trường.
Logged
Biên cương
Thành viên
*
Bài viết: 261


« Trả lời #303 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2014, 12:41:31 pm »

Chú Thắng à, anh không nhớ chỉ huy dân công hỏa tuyến ngày đó là ai, vì lúc đó anh xuống Đại đội 6 Tiểu đoàn 5 rồi, chắc là cán bộ chỉ huy dân công hỏa tuyến là cán bộ của Đại đội 25 vận tải của Trung đoàn. chú hỏi anh Ba Duy xem vì lúc đó anh Duy ở ban Tác chiến Trung đoàn 153 chắc anh ấy  nắm rõ.
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #304 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2014, 01:01:31 pm »

Chào bác Biên cương, hôm dưới Linh đường HN tôi cũng gặp bác rồi, thấy bác nói đến Thuận hoà đường đi Quảng bạ nơi cứ bọn tôi rút ra huấn luyện và bổ xung quân cũng ở chỗ đó vào cuối năm 85. Tôi với bác có nhiều điểm tương đồng lắm, những địa danh núi Múc, điểm cao 32, xóm Chóng, xóm Muỗi, sân bay Hoà lạc, nông trường 1A...Ngay cả các địa danh trên VX nữa. Chúng tôi đang chờ những thông tin mới đang dần được hé lộ trên mặt trận từ bác, ngày tôi về Sơn tây sau bác 365 ngày, cái nắng, cái gió Sơn tây vẫn luôn gợi nhớ một thời HV phải không bác.
Logged
Biên cương
Thành viên
*
Bài viết: 261


« Trả lời #305 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2014, 01:21:49 pm »

Năm 1974 ta đang chuẩn bị giải phóng miền Nam thì Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, 10 năm sau ( năm 1984) nóng bỏng ở Biên giới Vị Xuyên Hà Giang,không lấn chiếm được ở Biên giới Hà Giang, 4 năm sau (1988) lại quay ra Biển Đông đánh chiếm Cô Lin, Gạc Ma của Quần đảo Trường Sa, và bây giờ tiếp tục lại gây hấn, lấn sâu hơn nữa bằng sự kiện giàn khoan dầu Hải Dương 981. Đối với Trung Quốc chúng ta đừng bao giờ quên
                                                              DI CHÚC CỦA HOÀNG ĐẾ TRẦN NHÂN TÔNG:
" Các ngươi chớ quyên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt sảy ra trên biên ải. Các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải:
                                                                           NHỚ LỜI TA DẶN:
                                     "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác".
                                        Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."
 
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2014, 03:32:02 pm gửi bởi Biên cương » Logged
Vixuyen-hg
Thành viên
*
Bài viết: 260


« Trả lời #306 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2014, 03:13:15 pm »

Chào các Anh em đồng đội ccb f356. Tôi ccb c10 d3e876 mần mò mãi mới vô được, tôi là người lính đến sau mong các đồng đội thứ lỗi cho, sau 30 năm chưa được gặp đọc các trang ký ức của các anh viết cảm động quá cám ơn các đồng đội đã cho tôi sống lại ký ức năm xưa, những ngày tháng trong bão lửa, nơi những kỷ niệm nơi tuyển lửa Hà Tuyen một thời nước mắt & máu. Chúc các đồng chí khỏe viết thật nhiều, thật nhiều nữa để lại mai sau con cháu chúng ta biết về cuộc chiến tranh này.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2014, 04:09:24 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
Biên cương
Thành viên
*
Bài viết: 261


« Trả lời #307 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2014, 03:59:28 pm »

Thế là lại có thêm một Ccb nữa của Sư đoàn gia nhập diễn đàn, xin được gửi lời chào và lời chúc tốt đẹp nhất đến đồng đội Vị xuyên -hg và gia đình. Chúng ta cùng nhau ôn lại những tháng năm oanh liệt của Sư đoàn bác nhé.
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #308 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2014, 04:53:30 pm »

Thì ra bác zil cũng từ lò Sơn tây ra, thế thì bác thường xuyên qua cổng trường tôi rồi, trường bác thi thoảng tôi cũng theo anh bạn cùng lớp lên trên đó chơi, nhưng lại hẹn ra cổng trường của bác nơi có cây đa rất to. Nhưng sao bác lại đi học muộn vậy?hồi ấy lớp tôi cũng chủ yếu lính đầu 7, đã qua cuộc chiến BGTN và BGPB là chính.

 Cái cổng có cây đa to cạnh cầu Hang cầu treo là cổng của cũ của trường trung cấp xăng xe. KHi trường SQCHKTOTO tiếp quản thì nó thành cổng sau, cổng chính ở trên sân bay Tông chung đg với trường SQHC thì oto các xếp mới vào trg đc, hoc viên bọn tôi ra ngoài đa phần là ở cổng cầu Hang gốc cây đa to ấy

 Tôi lúc đó là lính ở vùng sâu vùng xa ra quân không đc thì về đi học coi như là 1 dạng chuyển vùng ấy mà. Khi vào trường cán bộ khung là toàn cùng lứa nên cũng đỡ mình lại sinh hoạt cùng cả học viên mới đc thi tuyển từ học sinh phổ thông vào, trông thấy mình cũ và già chúng nó cứ gọi bằng chú ngượng quá.

Hôm nay tôi vừa lên trên Sơn tây cùng anh em bll f302 HN dự ngày gặp mặt của anh em ccb e429 f302 có ghé qua chợ Nghệ bây giờ họ xây to, đẹp lắm, ngã 3 Tùng thiện, cầu viện 5, bến xe thị xã cũng to và rộng. Nói chung cái gì cũng to , lớn ngày nghỉ nhưng bộ đội thì không thấy ra đường mấy như thời xưa...

 Chợ Nghệ thị xã Sơn tây




 
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2014, 05:25:14 pm gửi bởi Zin Ba Cầu » Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #309 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2014, 09:16:24 pm »

Chào các bác.
Duccuong cũng ba năm ở lò luyện Sơn tây ( 80-83 ). Ngày đó dịp ngày nghỉ học viên các trường đi chơi đầy đường TX sơn tây. Vì vậy mới có câu: " gái Hà nội bộ đội sơn tây ".
 Để nói về sự khắc ngiệt trên thao trường đầy đá ong đó .Nên học viên các trường đều thuộc câu: " nắng sơn tây mây ba vì " Grin Grin
Mỗi năm phải đi lao động trong khu tăng gia Mỏ chén khoảng một tháng để cấy lúa , trồng sắn, thu hoạch vv...Do khoán sản phẩm ruộng mà trâu cày không có nên Cả tiểu đội phải " kéo cày thay trâu "là chuyện có thật 100% Huh.
Hồi đó học viên các trường thường qua lại nhau chơi với đồng hương .Nên các bác nói những địa danh trên duccuong đều biết rõ. Cầu ở trường trung cấp quân y1 gọi là cầu ái mỗ .
Thân ái.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM