Lịch sử Quân sự Việt Nam

Máu và Hoa => Một thời máu và hoa => Tác giả chủ đề:: linh thong tin trong 10 Tháng Bảy, 2012, 11:29:19 am



Tiêu đề: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: linh thong tin trong 10 Tháng Bảy, 2012, 11:29:19 am
Tôi bị bệnh thoát vị long đen. Sáng nay đau quá. Tới bệnh viện thì thấy đóng cửa, bên ngoài treo cái biển "Đang họp giao ban". Ngồi chờ hơn 1 tiếng đồng hồ mà vẫn không thấy bác sĩ nào ra khám bệnh. Tôi liền xô cửa bước vào thì thấy BS Vetran đang ngồi hút thuốc lào vặt. Phòng trong có BS-812, bschung, ytaThanhLoan, quân y 103 đang chơi tiến lên. Dưới bếp thì thấy dược sĩ Anhtho đang tay dao tay thớt tranh thủ làm con cá để chiều mang về nhà nấu. Đang lúc ngó nghiêng thì chú Lính quân y ở đâu chạy ra quát: "Cái nhà bác này không nhìn thấy biển họp giao ban hay sao mà tự tiện vào thế này?". Tôi vừa nhăn nhó trả lời vừa nhét tờ hai chục vào túi áo bờ lu chú lính quân y: "Tôi đau quá chú ạ. Chú xem có BS nào khám cho tôi một tý". Chú lính quân y nói: "Thôi được, bác ngồi đây chờ một lát". Rồi chú chạy vào phòng trong. Lát sau BS-812 ra hất hàm hỏi tôi: "Bác bị đau sao? Có bảo hiểm không?". "Dạ em bị thoát vị long đen, em có bảo hiểm cựu chiến binh đây ạ". "Thoát vị long đen à? Thế cái long đen nhà bác nó nằm ở chỗ nào?" Vừa hỏi, BS-812 cứ vê vê 2 đầu ngón tay. Tôi nghĩ thầm chắc ông này chuyên nghề mổ xẻ nên bị bệnh nghề nghiệp, 2 đầu ngón tay cứ đánh vào nhau thế kia.

Vậy xin hỏi các bác là ông BS-812 bị bệnh gì?

Tại các BS cứ rền rứ nhau không bác nào chịu mở cửa cái phần 2 nên em phải xô cửa vào. Trên đây là câu chuyện vui của em chứ em không bảo các bác sĩ như thế đâu nhé. Mấy hôm nay không khí bệnh viện em thấy hơi nặng nề quá. BS Vetran đã xoá cái câu nói của bác ý đi rồi thì mod cũng xoá luôn cái trích dẫn của bé Hiền và của em ở trang cuối phần 1 đi nhé.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: haanh trong 10 Tháng Bảy, 2012, 11:41:14 am
hehe lính K đa số đói rau nên bác nào có bài thuốc hay chữa bệnh trĩ thì chia sẻ với anh em đi . Đây cũng là bệnh được xem là di chứng của chiến tranh thế mà không thấy bác nào dám nhắc tới  ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 10 Tháng Bảy, 2012, 11:47:02 am
Tôi bị bệnh thoát vị long đen. Sáng nay đau quá. Tới bệnh viện thì thấy đóng cửa, bên ngoài treo cái biển "Đang họp giao ban". Ngồi chờ hơn 1 tiếng đồng hồ mà vẫn không thấy bác sĩ nào ra khám bệnh. Tôi liền xô cửa bước vào thì thấy BS Vetran đang ngồi hút thuốc lào vặt. Phòng trong có BS-112, bschung, ytaThanhLoan, quân y 103 đang chơi tiến lên. Dưới bếp thì thấy dược sĩ Anhtho đang tay dao tay thớt tranh thủ làm con cá để chiều mang về nhà nấu. Đang lúc ngó nghiêng thì chú Lính quân y ở đâu chạy ra quát: "Cái nhà bác này không nhìn thấy biển họp giao ban hay sao mà tự tiện vào thế này?". Tôi vừa nhăn nhó trả lời vừa nhét tờ hai chục vào túi áo bờ lu chú lính quân y: "Tôi đau quá chú ạ. Chú xem có BS nào khám cho tôi một tý". Chú lính quân y nói: "Thôi được, bác ngồi đây chờ một lát". Rồi chú chạy vào phòng trong. Lát sau BS-112 ra hất hàm hỏi tôi: "Bác bị đau sao? Có bảo hiểm không?". "Dạ em bị thoát vị long đen, em có bảo hiểm cựu chiến binh đây ạ". "Thoát vị long đen à? Thế cái long đen nhà bác nó nằm ở chỗ nào?" Vừa hỏi, BS-112 cứ vê vê 2 đầu ngón tay. Tôi nghĩ thầm chắc ông này chuyên nghề mổ xẻ nên bị bệnh nghề nghiệp, 2 đầu ngón tay cứ đánh vào nhau thế kia.

Vậy xin hỏi các bác là ông BS-112 bị bệnh gì?

Tại các BS cứ rền rứ nhau không bác nào chịu mở cửa cái phần 2 nên em phải xô cửa vào. Trên đây là câu chuyện vui của em chứ em không bảo các bác sĩ như thế đâu nhé. Mấy hôm nay không khí bệnh viện em thấy hơi nặng nề quá. BS Vetran đã xoá cái câu nói của bác ý đi rồi thì mod cũng xoá luôn cái trích dẫn của bé Hiền và của em ở trang cuối phần 1 đi nhé.
__________________________________________________________________________
_Cái bệnh này của Bác chữa dễ ợt ! em không dính líu gì đến Quân Y cả nhưng bệnh của Bác có thuốc chữa đây.
1/ Bác phải rủ thêm khoảng 4 người cũng có những triệu chứng như bác để cùng chữa thì mới hiệu nhiệm.
2/Thịt chó chặt luộc 2kg " cả sương " cùng rau ra vị chấm bằng mắm tôm hoạc miôú chanh thì tùy khẩu vị của mỗi người.
3/Riệu đế 2 lít vừa ăn uống vừa hò hét thì cái long đen đó nó sẽ rời ra ngay Bác ạ ! rất đơn giản.
_Chúc bác chữa bệnh thành công.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: thanhnhiet trong 10 Tháng Bảy, 2012, 11:50:20 am
Hoan hô người lính thông tin dũng cảm . Nhờ vậy có chỗ anh em vui chơi .

Rất cám ơn .


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 10 Tháng Bảy, 2012, 12:06:20 pm
   Chào chú Linhthongtin !
   Cháu rất mừng vì chú đã...xô cửa vào bệnh viện của lính một cách an toàn. May mà chú toàn gặp quân y, chứ nếu gặp mấy bác thương binh đang chờ chế độ thì... ;D .
   Chết thật, mới có hai ngày mà bệnh viện đã thiếu bệnh nhân tới mức, cán bộ ngồi chơi và tranh thủ làm việc nhà rồi kia ạ. Chắc Bác sĩ Chung bên khoa sản sang rủ rê anh em đấy ạ ! Chú làm cháu bị ..oan quá, chưa chi đã kể vanh vách chuyện lót tay vòng ngoài thế thì ai còn dám vào bệnh viện nữa chú !!!
   Mọi người cũng phải thông cảm cho em, lý do công việc ở bộ phận Hành..là chính nên lương không đủ sống, đi uống cà phê toàn thiếu tiền ...bo. Thực ra đạo đức em cũng tốt lắm, do dòng đời xô đẩy thôi ạ !
   Bác Thịnh tư vấn kiểu ấy là chết rồi, long đen bị rời ra thì làm sao mà máy móc...chạy tốt được. theo cháu chú linhthongtin nên hôm nào vào Sài gòn đi vật lý trị liệu chỗ anh Vetran ấy, có bác sĩ chuyên khoa đi cùng chú cứ yên tâm đi ạ. Đảm bảo không đỡ...không trả lại tiền  :D .
  Cuối cùng, rất mong các cô chú và anh chị cùng công tác trong ngành quân y, y, dược xưa và nay cùng các bác cựu chiến binh cùng nhau tâm sự, tư vấn những gì mình đã biết, đã có cho mọi người cùng tham khảo, tìm hiểu. Chúc các cô chú và anh chị cựu chiến binh khoẻ !


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: behienQYV7C trong 10 Tháng Bảy, 2012, 12:13:39 pm

 BS Vetran đã xoá cái câu nói của bác ý đi rồi thì mod cũng xoá luôn cái trích dẫn của bé Hiền và của em ở trang cuối phần 1 đi nhé.[/i]


Anh Linh thong tin ơi , cái chuyện này em xóa lâu lắm rồi , mấy hôm nay anh không vào sao mà chưa thấy .


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 10 Tháng Bảy, 2012, 12:23:10 pm

Tại các BS cứ rền rứ nhau không bác nào chịu mở cửa cái phần 2 nên em phải xô cửa vào. Trên đây là câu chuyện vui của em chứ em không bảo các bác sĩ như thế đâu nhé. Mấy hôm nay không khí bệnh viện em thấy hơi nặng nề quá. BS Vetran đã xoá cái câu nói của bác ý đi rồi thì mod cũng xoá luôn cái trích dẫn của bé Hiền và của em ở trang cuối phần 1 đi nhé.

 Cám ơn bác linh thong tin đã mạnh dạn tông cửa phòng khám của bác sỹ mở ra topic Bệnh của lính và di chứng phần 2.

 Bác xem lại bài cuối cùng ở phần 1 trên topic mà BY đã nói trước khi khóa topic phần 1 lại như quy định.

 Thời gian đã quá muộn cho giải quyết vấn đề mà bác đề nghị, cái gì có thể làm được cho topic ấy thì BY cũng đã làm và thời gian đến bây là vượt quá 36 tiếng đồng hồ. Cửa đã đóng, then đã cài khóa đã móc và cài chế độ khóa topic. Chìa khóa thì chỉ có Admin cầm và chắc ông Ác Min đại nhân này sẽ không có "hứng thú" mở khóa đâu. Vì vậy, lời đề nghị của bác Mod BY xin chịu không thể giúp được.

 Mod BY cũng mong rằng topic phần 2 Bệnh của lính và di chứng do bác linh thong tin mở sẽ có nhiều thành công hơn, phần cuối topic 1 cũng là bài học cho tất cả chúng ta cần suy ngẫm và rút ra kinh nghiệm, đừng vì 1 chút cái tôi của mình mà làm người khác ảnh hưởng mang tiếng xấu cho cả một quá trình dài của 60 trang trên topic 1.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vanthang341ht trong 10 Tháng Bảy, 2012, 01:49:37 pm
Tôi bị bệnh thoát vị long đen. Sáng nay đau quá. Tới bệnh viện thì thấy đóng cửa, bên ngoài treo cái biển "Đang họp giao ban". Ngồi chờ hơn 1 tiếng đồng hồ mà vẫn không thấy bác sĩ nào ra khám bệnh. Tôi liền xô cửa bước vào thì thấy BS Vetran đang ngồi hút thuốc lào vặt. Phòng trong có BS-112, bschung, ytaThanhLoan, quân y 103 đang chơi tiến lên. Dưới bếp thì thấy dược sĩ Anhtho đang tay dao tay thớt tranh thủ làm con cá để chiều mang về nhà nấu. Đang lúc ngó nghiêng thì chú Lính quân y ở đâu chạy ra quát: "Cái nhà bác này không nhìn thấy biển họp giao ban hay sao mà tự tiện vào thế này?". Tôi vừa nhăn nhó trả lời vừa nhét tờ hai chục vào túi áo bờ lu chú lính quân y: "Tôi đau quá chú ạ. Chú xem có BS nào khám cho tôi một tý". Chú lính quân y nói: "Thôi được, bác ngồi đây chờ một lát". Rồi chú chạy vào phòng trong. Lát sau BS-112 ra hất hàm hỏi tôi: "Bác bị đau sao? Có bảo hiểm không?". "Dạ em bị thoát vị long đen, em có bảo hiểm cựu chiến binh đây ạ". "Thoát vị long đen à? Thế cái long đen nhà bác nó nằm ở chỗ nào?" Vừa hỏi, BS-112 cứ vê vê 2 đầu ngón tay. Tôi nghĩ thầm chắc ông này chuyên nghề mổ xẻ nên bị bệnh nghề nghiệp, 2 đầu ngón tay cứ đánh vào nhau thế kia.

Vậy xin hỏi các bác là ông BS-112 bị bệnh gì?

     Cái lão già này là lính bộ binh, thấy topic "Bệnh của lính và di chứng (phần 2) mới mở, lão nhào vô coi, rất khoái cái bài mở đầu của linhthongtin. Phải thế chứ. Mấy bữa nay cứ vào một vài topic lại có sự cãi cọ nhau, lên gân nhau, chấp nhau vài từ ngữ lặt vặt, có lúc nặng lời nghe cứ như chổ nào ý, chứ không phải " Một thời máu và hoa", hơi buồn. Hôm nay thì vui rồi. Mong linhthongtin tiếp tục nhá.
     Mà lão xin nhắc khéo đây: nếu lính bb có lớ ngớ vào BV hỏi nhờ bệnh gì thì xin BS chớ có lấy ngón tay vân vê mà bị hiểu nhầm là vòi vĩnh, tức lên nó táng cho quả lựu đạn thì cả BS và BN đều toi luôn đấy. Lính bb ít học không quen nói lời hay ý xấu đâu nha ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: linh thong tin trong 10 Tháng Bảy, 2012, 02:04:02 pm
Còn quên nhân vật Bé Hiền QYV7C nữa.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: linh thong tin trong 10 Tháng Bảy, 2012, 02:39:43 pm
_Cái bệnh này của Bác chữa dễ ợt ! em không dính líu gì đến Quân Y cả nhưng bệnh của Bác có thuốc chữa đây.
1/ Bác phải rủ thêm khoảng 4 người cũng có những triệu chứng như bác để cùng chữa thì mới hiệu nhiệm.
2/Thịt chó chặt luộc 2kg " cả sương " cùng rau ra vị chấm bằng mắm tôm hoạc miôú chanh thì tùy khẩu vị của mỗi người.
3/Riệu đế 2 lít vừa ăn uống vừa hò hét thì cái long đen đó nó sẽ rời ra ngay Bác ạ ! rất đơn giản.
_Chúc bác chữa bệnh thành công.

Dùng bài thuốc này của bác thì không những long đen của tôi không rơi ra mà lại nó lại chuyển xuống chân thành bệnh gut nữa rồi.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 10 Tháng Bảy, 2012, 04:22:17 pm
    Cái lão già này là lính bộ binh, thấy topic "Bệnh của lính và di chứng (phần 2) mới mở, lão nhào vô coi, rất khoái cái bài mở đầu của linhthongtin. Phải thế chứ. Mấy bữa nay cứ vào một vài topic lại có sự cãi cọ nhau, lên gân nhau, chấp nhau vài từ ngữ lặt vặt, có lúc nặng lời nghe cứ như chổ nào ý, chứ không phải " Một thời máu và hoa", hơi buồn. Hôm nay thì vui rồi. Mong linhthongtin tiếp tục nhá.
     Mà lão xin nhắc khéo đây: nếu lính bb có lớ ngớ vào BV hỏi nhờ bệnh gì thì xin BS chớ có lấy ngón tay vân vê mà bị hiểu nhầm là vòi vĩnh, tức lên nó táng cho quả lựu đạn thì cả BS và BN đều toi luôn đấy. Lính bb ít học không quen nói lời hay ý xấu đâu nha ;D
  Ây chết chú Văn Thắng, đây là bệnh viện của lính mà chú. Chắc ý chú Linhthongtin nói vậy là do bác BS-812 theo thói quen...vê thuốc lào hoặc cái khác đấy thôi ạ. Nơi đây là chỗ giao lưu tâm sự và công tác của những cán bộ nhân viên từng khoác áo lính chiến ( trừ cháu ra, có tiêu cực chút chú thông cảm  ;D ) nên các chú và anh chị càng vào nói chuyện, trao đổi nhiều,  bác sĩ càng mệt thì càng vui.
  P/s : Đề nghị viện trưởng mới làm văn bản với cấp trên cấp kinh phí lắp hệ thống kiểm tra vũ khí cửa ra vào ngay đi ạ !  ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 10 Tháng Bảy, 2012, 07:21:56 pm
_Cái bệnh này của Bác chữa dễ ợt ! em không dính líu gì đến Quân Y cả nhưng bệnh của Bác có thuốc chữa đây.
1/ Bác phải rủ thêm khoảng 4 người cũng có những triệu chứng như bác để cùng chữa thì mới hiệu nhiệm.
2/Thịt chó chặt luộc 2kg " cả sương " cùng rau ra vị chấm bằng mắm tôm hoạc miôú chanh thì tùy khẩu vị của mỗi người.
3/Riệu đế 2 lít vừa ăn uống vừa hò hét thì cái long đen đó nó sẽ rời ra ngay Bác ạ ! rất đơn giản.
_Chúc bác chữa bệnh thành công.

Dùng bài thuốc này của bác thì không những long đen của tôi không rơi ra mà lại nó lại chuyển xuống chân thành bệnh gut nữa rồi.
__________________________________________________________________________
_Bác cứ yên tâm chữa bệnh " thoát vi long đen " theo bài thuốc vườn của em đi đã ;D. Nếu có phản ứng phụ chuyển sang bệnh gut thì ta lại chị bệnh gut sau được mà Bác ;D.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 10 Tháng Bảy, 2012, 07:54:30 pm
_Bệnh của lính! thì nhiều khi thật mà lại là giả đôi khi lại có giả mà thật, nhưng chủ yếu khó chữa nhất bệnh của lính vẫn là bệnh tư tưởng  ???. Tôi xin kể ra đây một câu chuyện có thật ở đơn vị tôi mà tôi được nghe kể cảu các anh lính cũ và người cán bộ đó cũng có lần vui lên trưc tiếp kể.
_Hồi tháng 2/79 đơn vị tôi chốt giữ ở hướng Trà Lĩnh-Cao Bằng anh là B Trưởng trong chiến đấu anh đã bị thương, cụ thể 3 phát đạn nhọn vào cơ thể không đi được nữa và đã mất sức chiến đấu. Đơn vị đã cử người cáng anh về tuyến sau, nhưng chiến tranh ác liệt mà bộ phận cáng thương cũng không hoàn thành nhiệm vụ mà cũng có người hy sinh không còn cách nào khác đành bỏ anh vào một bụi cây giũa rừng để chiến đấu rồi những người cáng thương đó hy sinh hết. Khi quân Trung Quốc đã đi qua 3 ngày sau thì những người dân bản từ trên núi chở về bản thì thấy trong bụi cây động động rón rén tò mò tiến lại gần mà tay lăm lă con dao quắm sẵn sàng bổ xuống khi cần thiết. (còn nữa )


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 10 Tháng Bảy, 2012, 08:11:34 pm
hehe lính K đa số đói rau nên bác nào có bài thuốc hay chữa bệnh trĩ thì chia sẻ với anh em đi . Đây cũng là bệnh được xem là di chứng của chiến tranh thế mà không thấy bác nào dám nhắc tới  ;D
  Cũng có bác đã từng nói ra căn bệnh này do chính bác ấy mắc phải rồi đấy anh HAAnh ạ ! đúng là thiếu rau xanh cũng là một tác nhân gây ra bệnh trĩ , ngoài ra còn do nhiều thứ khác . Ví dụ như ngồi nhiều, nhất là dân văn phòng, hay vừa rồi có bài báo nói dùng máy tính nhiều thì nguy cơ bị bệnh trĩ càng cao. Nên bác ngồi in ít thôi, thời gian nên dành tập thể dục, thể thao, giao lưu chị em nhiều thì nguy cơ mắc căn bệnh này sẽ giảm đi rất nhiều.
   Em vừa nghe lỏm mấy bác sĩ trao đổi với nhau cách kết hợp Đông Tây y . Đông y đơn giản nhất là ăn...rau tàu bay luộc tái tái chấm với mắm nêm . Lưu ý : Nếu làm thêm chai mật nhân nữa thì kết quả...về không ( cho xổ nhuận trường ). Còn Tây y thì mỗi tối dùng một viên thuốc co mạch trĩ PREPARATION H của Pháp làm lạnh ( Chỗ này em nghe không rõ lắm : Nhờ vợ hoặc bồ càng tốt ) đặt sâu vào cửa sau, bảy ngày liên tục các bác ạ !
  Chỗ này là em tư vấn ngoài giờ. Bác HAAnh trả thù lao riêng cho em nhé !  ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 11 Tháng Bảy, 2012, 07:14:24 am
hehe lính K đa số đói rau nên bác nào có bài thuốc hay chữa bệnh trĩ thì chia sẻ với anh em đi . Đây cũng là bệnh được xem là di chứng của chiến tranh thế mà không thấy bác nào dám nhắc tới  ;D
   Cũng có bác đã từng nói ra căn bệnh này do chính bác ấy mắc phải rồi đấy anh HAAnh ạ ! đúng là thiếu rau xanh cũng là một tác nhân gây ra bệnh trĩ , ngoài ra còn do nhiều thứ khác . Ví dụ như ngồi nhiều, nhất là dân văn phòng, hay vừa rồi có bài báo nói dùng máy tính nhiều thì nguy cơ bị bệnh trĩ càng cao. Nên bác ngồi in ít thôi, thời gian nên dành tập thể dục, thể thao, giao lưu chị em nhiều thì nguy cơ mắc căn bệnh này sẽ giảm đi rất nhiều.
   Em vừa nghe lỏm mấy bác sĩ trao đổi với nhau cách kết hợp Đông Tây y . Đông y đơn giản nhất là ăn...rau tàu bay luộc tái tái chấm với mắm nêm . Lưu ý : Nếu làm thêm chai mật nhân nữa thì kết quả...về không ( cho xổ nhuận trường ). Còn Tây y thì mỗi tối dùng một viên thuốc co mạch trĩ PREPARATION H của Pháp làm lạnh ( Chỗ này em nghe không rõ lắm : Nhờ vợ hoặc bồ càng tốt ) đặt sâu vào cửa sau, bảy ngày liên tục các bác ạ !
  Chỗ này là em tư vấn ngoài giờ. Bác HAAnh trả thù lao riêng cho em nhé !  ;D
__________________________________________________________________________
_Cái bệnh quái ác này ngày ở lính tôi cũng bị nhưng nhẹ thôi rất khó chịu. Mãi đến năm 1989 khi lấy vợ rồi thì có người mách tôi mới vào Bệnh Viện Y Học Dân Tộc Cổ Truyền Dân Tộc khám được đưa cho mấy gói thuốc và hướng dẫn về đun sôi lên rồi đổ ra chậu đợi khi nước còn ấm thì ngồi vào chậu ngâm đến khi nước nguội hẳn thì thôi và có một loại thuốc mỡ lữa bôi vào làm khoảng một tuần thì khỏi hẳn đến tận bây giờ khônh bị lại.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: phas trong 11 Tháng Bảy, 2012, 07:51:29 am
hehe lính K đa số đói rau nên bác nào có bài thuốc hay chữa bệnh trĩ thì chia sẻ với anh em đi . Đây cũng là bệnh được xem là di chứng của chiến tranh thế mà không thấy bác nào dám nhắc tới  ;D
  Cũng có bác đã từng nói ra căn bệnh này do chính bác ấy mắc phải rồi đấy anh HAAnh ạ ! đúng là thiếu rau xanh cũng là một tác nhân gây ra bệnh trĩ , ngoài ra còn do nhiều thứ khác . Ví dụ như ngồi nhiều, nhất là dân văn phòng, hay vừa rồi có bài báo nói dùng máy tính nhiều thì nguy cơ bị bệnh trĩ càng cao. Nên bác ngồi in ít thôi, thời gian nên dành tập thể dục, thể thao, giao lưu chị em nhiều thì nguy cơ mắc căn bệnh này sẽ giảm đi rất nhiều.
   Em vừa nghe lỏm mấy bác sĩ trao đổi với nhau cách kết hợp Đông Tây y . Đông y đơn giản nhất là ăn...rau tàu bay luộc tái tái chấm với mắm nêm . Lưu ý : Nếu làm thêm chai mật nhân nữa thì kết quả...về không ( cho xổ nhuận trường ). Còn Tây y thì mỗi tối dùng một viên thuốc co mạch trĩ PREPARATION H của Pháp làm lạnh ( Chỗ này em nghe không rõ lắm : Nhờ vợ hoặc bồ càng tốt ) đặt sâu vào cửa sau, bảy ngày liên tục các bác ạ !
  Chỗ này là em tư vấn ngoài giờ. Bác HAAnh trả thù lao riêng cho em nhé !  ;D
__________________________________________________________________________
_Cái bệnh quái ác này ngày ở lính tôi cũng bị nhưng nhẹ thôi rất khó chịu. Mãi đến năm 1989 khi lấy vợ rồi thì có người mách tôi mới vào Bệnh Viện Y Học Dân Tộc Cổ Truyền Dân Tộc khám được đưa cho mấy gói thuốc và hướng dẫn về đun sôi lên rồi đổ ra chậu đợi khi nước còn ấm thì ngồi vào chậu ngâm đến khi nước nguội hẳn thì thôi và có một loại thuốc mỡ lữa bôi vào làm khoảng một tuần thì khỏi hẳn đến tận bây giờ khônh bị lại.
bệnh trĩ. không biết miền nam gọi là cây gì ,miền bắc gọi là cây 'HƯƠNG NHU ' cây này có hoa trắng như hạt gạo .chị em thường đun cây này lên
để gội đầu .
các bác mua một bó về cho nước vào đun sôi lên đỗ ra 1 cái chậu to bỏ hết quần ra ngồi sổm  vào sông .bao giờ sờ thấy nước ấm thì ngồi bệt xuống sông khoảng 30 phút .mỗi ngày 2 lần thì tốt không thì 1 lần vào buổi chiều .bệnh này các bác kiêng ăn uống đồ nóng .


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 11 Tháng Bảy, 2012, 08:14:26 am
_Khi người dân tiến sát vào bụi cây thì mới phât hiện ra là Bộ Đội vẫn còn thoi thóp sống , liền huy đọng người khiêng anh về bản lau rửa vết thương và đắp lá thuốc cho anh, nấu cháo bón cho anh. Anh đần dần hồi tỉnh anh bị 3 phát đạn 1 suyên bắp đùi trái, 2 phần mạng mỡ bụng trái, 3 phần dưới bả vai lách trái, tóm lại toàn phần mềm. Dân bản đã bao bọc anh đến ngày Trung Quốc rút quân đến khi Bộ Đội chở lại anh mới được đưa đi viện điều trị khi đó dám định thương tật anh được kết luận 17%. Đến năm 1983 anh đi giám định lại thì được kết luận nâng lên 19%.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: dongminhkh trong 11 Tháng Bảy, 2012, 09:25:30 am
hehe lính K đa số đói rau nên bác nào có bài thuốc hay chữa bệnh trĩ thì chia sẻ với anh em đi . Đây cũng là bệnh được xem là di chứng của chiến tranh thế mà không thấy bác nào dám nhắc tới  ;D

Lão nào không dám nhắc!
Tớ là thằng nhắc đầu tiên!  ;D
Mịa, đã trị tới 2 lần rồi mà vưỡn bị lại đây nè!


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: linh thong tin trong 11 Tháng Bảy, 2012, 09:29:38 am
hehe lính K đa số đói rau nên bác nào có bài thuốc hay chữa bệnh trĩ thì chia sẻ với anh em đi . Đây cũng là bệnh được xem là di chứng của chiến tranh thế mà không thấy bác nào dám nhắc tới  ;D

Lão nào không dám nhắc!
Tớ là thằng nhắc đầu tiên!  ;D
Mịa, đã trị tới 2 lần rồi mà vưỡn bị lại đây nè!


Ăn nhiều mì tôm vào.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: tuaans trong 11 Tháng Bảy, 2012, 09:32:48 am
hehe lính K đa số đói rau nên bác nào có bài thuốc hay chữa bệnh trĩ thì chia sẻ với anh em đi . Đây cũng là bệnh được xem là di chứng của chiến tranh thế mà không thấy bác nào dám nhắc tới  ;D

Lão nào không dám nhắc!
Tớ là thằng nhắc đầu tiên!  ;D
Mịa, đã trị tới 2 lần rồi mà vưỡn bị lại đây nè!

Mắt bác dạo này có vấn đề rồi!
Hổng biết vợ bác có còn cung cấp vitamin A cho bác không? Lúc trước cụ ông chả nói rằng "sau này mày sẽ sáng mắt ra" đó sao?  ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: dongminhkh trong 11 Tháng Bảy, 2012, 09:44:48 am
Mắt bác dạo này có vấn đề rồi!
Hổng biết vợ bác có còn cung cấp vitamin A cho bác không? Lúc trước cụ ông chả nói rằng "sau này mày sẽ sáng mắt ra" đó sao?  ;D

Hehe....Gấu toàn cho nhà em Vitamin D không hà!  ;D
Đúng là bây giờ sắp sửa sáng mắt luôn rồi!  :D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 11 Tháng Bảy, 2012, 11:06:28 am
_Tại sao tôi lại nói thật mà giả ! vì ngày đó ở Biên Giới quân đang thiếu trầm trọng mà anh lại là Cán Bộ "Sỹ Quan" là Đảng Viên nữa lên anh bị thiệt thòi ! sau này đến năm 1985 tôi ra quân thì anh đang làm C Trưởng, đến năm 1988 khi ta giải trừ quân bị ở Biên Giới đơn vị rút về tuyến sau thì anh được Phục Viên vì không có trình độ vì anh chỉ học Sỹ Quan ở trường Quân Chính "Quân Khu" 18 tháng thôi. Sau gần 30 năm không biết tin tức gì về anh không biết bây giờ anh đã giám định lại vào hạng được chưa ?


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 14 Tháng Bảy, 2012, 09:32:54 pm
  Thưa các cô chú và các anh chị trên diễn đàn !
  Qua mấy ngày mải mê đi và tám chuyện với các bác CBB BGPB, em sực nhớ ra nhiệm vụ...trông xe bệnh viện của mình, vội vàng em quay về thì thấy than ôi! Bệnh viện mới qua một số ngày ngắn ngủi mà đã thấy hoang vắng, tiêu điều như nó chưa bao giờ được sử dụng. Giám đốc, trưởng khoa, dược sĩ, y tá đi đâu hết, bệnh binh cũng ...kéo nốt ra bệnh viện dân sự. Thật là buồn !!!
  Vậy em kính mong các lãnh đạo bệnh viện và y, bác sĩ mau chóng quay về mở lại cổng bệnh viện đón khách ( tháng này không có lương đưa về thì vợ em nó cho ...biết thế nào là danh Gấu  :P ) và xin mời các bác Cựu CB tiếp tục vào điều trị, tâm sự cùng những nguời thầy thuốc khoác áo blu bên ngoài quân phục đi ạ !
 
 


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: chim se trong 14 Tháng Bảy, 2012, 09:46:59 pm
 Thưa các cô chú và các anh chị trên diễn đàn !
  Qua mấy ngày mải mê đi và tám chuyện với các bác CBB BGPB, em sực nhớ ra nhiệm vụ...trông xe bệnh viện của mình, vội vàng em quay về thì thấy than ôi! Bệnh viện mới qua một số ngày ngắn ngủi mà đã thấy hoang vắng, tiêu điều như nó chưa bao giờ được sử dụng. Giám đốc, trưởng khoa, dược sĩ, y tá đi đâu hết, bệnh binh cũng ...kéo nốt ra bệnh viện dân sự. Thật là buồn !!!
  Vậy em kính mong các lãnh đạo bệnh viện và y, bác sĩ mau chóng quay về mở lại cổng bệnh viện đón khách ( tháng này không có lương đưa về thì vợ em nó cho ...biết thế nào là danh Gấu  :P ) và xin mời các bác Cựu CB tiếp tục vào điều trị, tâm sự cùng những nguời thầy thuốc khoác áo blu bên ngoài quân phục đi ạ !
  
  

Chú có thấy là "cò" bệnh viện đã xua hết bệnh nhân sang phòng khám bên kia đường với lý do là bệnh viện đang đại tu không? Phen này phòng khám nhà BS Vetran tha hồ mà đắt hàng.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 14 Tháng Bảy, 2012, 10:17:24 pm

Chú có thấy là "cò" bệnh viện đã xua hết bệnh nhân sang phòng khám bên kia đường với lý do là bệnh viện đang đại tu không? Phen này phòng khám nhà BS Vetran tha hồ mà đắt hàng.
   Sao bác chim se lại nói thế ạ. Bệnh viện quân đội dành cho CCB ai dám làm thế. Dù sao nơi đây cũng dành cho các bác cựu từng sống, chiến đấu với đội ngũ y, bác sĩ và lãnh đạo của em cơ mà. Nhưng dù sao nếu đến nhà bác Vệ trần tư vấn trực tiếp và miễn phí thì cũng là điều tốt, em thấy cũng mừng .
  Lâu lắm rồi em cũng không thấy hai lãnh đạo là anh BS-812 và chú Linhthongtin vào điều hành gì cả, có lẽ phải đóng cửa bệnh viện mất !!!


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 15 Tháng Bảy, 2012, 12:39:05 am
 Lính thì thường là trẻ khỏe sức xuân phơi phới và đương nhiên là phải đủ sức khỏe mới có thể nhập ngũ, vì vậy sức đề kháng cơ thể cũng đang ở độ tuổi đỉnh cao nên đôi khi bệnh tật thật đấy cũng chẳng cần đến bác sỹ, tự chữa cho nhau bằng kinh nghiệm dân gian với bất kể cái gì có trong tay, hay nghiến răng đến "đứt lưỡi" mãi rồi bệnh nó cũng tự khỏi. Nói vậy chứ mấy bác Yta Ysy Bsy đừng buồn nhưng cũng đúng nó là như vậy.

 Đơn vị tôi mấy thằng hắc lào do nằm chốt ẩm ướt bẩn thỉu, nhiều người bị hắc lào nó ăn lên tận mặt với từng đồng xu tròn tròn trên trán má hay cổ, những vết hắc lào ở mông thì chảy mủ ra bết vào cái chiếu luôn ẩm ướt, rồi lưng, sườn, tay đều bị cả mùi hôi không gì tả hết. Nếu chờ có thuốc Deep dép gì đó của Yta thì có mà đến Tết "Tây đen" mới có mà chữa hắc lào. Vậy thì sẽ chữa lấy bằng "vật liệu" sẵn có bằng kinh nghiệm của lính và lính thì cũng dễ quen với kinh nghiệm này vì luôn biết thân biết phận mình vì là cái phận thằng lính. Quả chuối xanh cắt ngang bôi cái nhựa ấy vào vết hắc lào, cậy lấy thuốc nổ TNT giã nhỏ ngâm với cồn rồi cũng bôi vào vết hắc lào, có ông "cùn" hơn tự bôi bằng nước điếu thuốc lào vào vết hắc lào. Có ai bảo là sẽ không khỏi không? Tôi bảo là khỏi đấy, thực tế có đấy, mấy vụ lẻ tẻ đó cần quái gì đến Yta với bác sỹ làm gì.

 Lính và nhất là lính ở K, nói thật rằng ông nào chưa từng sốt rét thì tôi khẳng định ông lính ấy chỉ ở tuyến sau chứ chưa bao giờ đi đến những vùng rừng thiêng nước độc, nhiều nơi ở K hội chữ thập đỏ QT khuyến cáo con người không lên ở, vì vậy nhiều phum sóc nằm sâu trong rừng bị tàn phá bỏ hoang từ thời ông Hoàng Xihanux. Vậy mà lính ta vẫn ở vẫn chiến đấu như bình thường và sốt rét là chuyện đương nhiên như chuyện cái nồi thì phải có cái vung (nắp) vậy, ngày đó thuốc men ít chẳng phải ai cũng có thuốc uống hay tiêm nhất là thời gian đầu. Vậy thì lính cũng nằm co ro trên võng mà rên hừ hừ thôi chứ biết làm sao? Sốt mãi rồi cũng quen, chịu mãi rồi cũng thấy nó bình thường và chẳng bình thường thì cũng chẳng có cái gì hơn, nằm vài tiếng rồi lại dậy ăn uống như bình thường và cứ giờ đó ngày hôm sau "đến hẹn lại lên" lại sốt rét tiếp, cứ thế thôi mãi rồi cũng nhàm. Nhiều người trong cơn sốt rét còn không cho Yta tiêm quylin vì tiêm mãi chán rồi, tiêm nữa cũng chẳng ăn thua mà thêm đau thân xác, thôi thì kệ đời nó muốn ra sao thì ra. Sốt rét rừng thì sợ nhất nó chuyển sang ác tính, sau trận sốt nó đốt cháy hết da mặt sang màu đen như đít nồi để rồi lột từng mảng da mặt, trong cơn sốt thì phát điên phát dại, ai qua khỏi lần đầu thì khó chết hơn và ai không chịu nổi cơn ác tính đầu tiên thì đi luôn khỏi quay lại.

 Ngay lính bị thương trong chiến đấu cũng không phải ai cũng đi viện E F, tình hình đơn vị thiếu người trầm trọng đôi khi thôi thúc người lính vì cái chung, vì đơn vị mà ở lại tiếp tục chiến đấu, chẳng phải hiếu chiến máu me gì đánh nhau mà vì đơn vị vì anh em, tự thấy trách nhiệm nếu thiếu mình thì anh em sẽ nặng nề nhiệm vụ hơn và chưa chắc họ đã qua nổi trận đánh đó, vì vậy lính tự nguyện ở lại đơn vị tiếp tục chiến đấu sau bị thương nhẹ là chuyện bình thường, tự chữa vết thương của mình, tự uống thuốc nếu có và cũng "thiệt thòi" về sau này vì chẳng có giấy tờ hồ sơ lưu xác nhận từng bị thương trong chiến đấu. Lúc đó thằng lính cũng chẳng thèm nghĩ ba cái vụ "lẻ tẻ" đó là quan trọng làm gì.

 Đơn vị tôi vài lính đau dạ dày một ông bệnh lòi rom (trĩ), cứ nhăn nhó ôm bụng lết theo đơn vị, còn ông lòi rom thì bị gọi là người có đuôi, Yta thì bó tay rồi và cũng chẳng thấy viện cấp nào chữa cái bệnh dạ dày hay lòi rom cho lính, lính thì đau mãi, kêu mãi thì cũng thế thôi, chán quá rồi cũng nghiến răng mà chịu chứ kêu ai và lấy gì để chữa, nếu muốn nằm lại nghỉ ngơi 1 2 ngày cũng chẳng có chỗ cho mà nằm, không đi theo đơn vị thì coi như ở lại với Pốt và ở lại với Pốt thì chắc chẳng ai muốn, vì vậy khổ thế chứ nữa cũng phải chịu, đau thế chứ đau nữa cũng phải đi và không đi theo đơn vị thì coi như tự nhận lấy cái án tử hình hay coi mình như là người đã chết rồi.

 Thế thôi và mọi chuyện cũng qua, tuổi trẻ là vậy, chịu đựng và vượt qua là vậy đấy. Sống đấy, chiến đấu đấy và cả hy sinh cũng vậy đấy. Đừng ai quá nặng nề bệnh tật của lính hay khi nhìn nhận bệnh tật của lính thì nó dễ qua đi vì "sức bật" của tuổi trẻ nó cũng giúp cho người lính qua được lúc khó khăn rất nhiều, tự thích nghi với hoàn cảnh khó khăn nhất mà tồn tại.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: cựu bộ đội trẻ trong 15 Tháng Bảy, 2012, 08:38:29 pm

 Đơn vị tôi mấy thằng hắc lào do nằm chốt ẩm ướt bẩn thỉu, nhiều người bị hắc lào nó ăn lên tận mặt với từng đồng xu tròn tròn trên trán má hay cổ, những vết hắc lào ở mông thì chảy mủ ra bết vào cái chiếu luôn ẩm ướt, rồi lưng, sườn, tay đều bị cả mùi hôi không gì tả hết. Nếu chờ có thuốc Deep dép gì đó của Yta thì có mà đến Tết "Tây đen" mới có mà chữa hắc lào. Vậy thì sẽ chữa lấy bằng "vật liệu" sẵn có bằng kinh nghiệm của lính và lính thì cũng dễ quen với kinh nghiệm này vì luôn biết thân biết phận mình vì là cái phận thằng lính. Quả chuối xanh cắt ngang bôi cái nhựa ấy vào vết hắc lào, cậy lấy thuốc nổ TNT giã nhỏ ngâm với cồn rồi cũng bôi vào vết hắc lào, có ông "cùn" hơn tự bôi bằng nước điếu thuốc lào vào vết hắc lào. Có ai bảo là sẽ không khỏi không? Tôi bảo là khỏi đấy, thực tế có đấy, mấy vụ lẻ tẻ đó cần quái gì đến Yta với bác sỹ làm gì.

Em xin bổ sung thêm một dược tính nữa của TNT là chữa hôi chân. Đơn vị em thấy mấy thằng hôi chân xin tụi công binh được ít TNT rắc vào giày đi thấy hiệu quả thật, chân không còn hôi nữa. Mà TNT mới chỉ thấy bôi, không biết đã có ai liều thử các tính năng tiềm ẩn của nó bằng hình thức khác chưa các bác nhỉ.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: xuanxoan trong 17 Tháng Bảy, 2012, 04:56:17 pm
   Đi viện quân y – trừ trường hợp thương binh đưa thẳng từ mặt trận về, còn ở đơn vị chiến đấu bọn tôi đó là nơi nghỉ mát hết sức xa xỉ của lính chiến; nếu ai đó đi viện từ đơn vị chẳng khác gì được đi nghỉ dưỡng. Nếu bị thương nhẹ chỉ cần ở nhà y tá chăm sóc là được, sốt rét ư, đơn vị tôi như Ngọc “thiu thiu” sốt suốt ngày, da tái đen như thằng nghiện bây giờ, sa lá lách là chuyện thường và như tôi đã từng bị sốt ngất lần đầu đơn vị cáng về điều trị tại đơn vị chứ không đi viện. Bản thân bị bom, bị thương nhẹ hai lần chỉ băng bó tại đơn vị, rồi mảnh bi nó cũng biến đâu mất. Chỉ một lần nằm viện duy nhất là vỡ hàm, nằm bất tỉnh đơn vị đi tìm về mới đưa vào viện giải phẩu.

   Nói thế “quân y” đừng buồn nghe, vì nếu anh em bị thương nhẹ một xí mà đi viện thì còn lính đâu mà đánh, đầu năm tiểu đoàn 500 quân, cuối năm xong chiến dịch còn khoảng 50% quân số nếu cứ sốt hoặc bị thương quấn băng đầu, tay chân mà đi viện chắc hết quân quá. Còn các bệnh khác nếu ở miền Bắc thì nhiều, nhưng vào chiến trường nó biến đâu mất, nói như anh em viết ở bài trước có lẽ do sức khỏe tuổi trẻ nên mọi bệnh tật bị đẩy lùi.

   Trời đất ơi, quên mất bệnh của "lính thông tin" theo cách điều trị của lính Lào bọn tôi là cho "lính thông tin" ra bản giã chầy đôi với dân bản là hết thoát..đen...hoặc  lính thông tin "mê" sảng lại hiểu nhầm sang ngón nghề hai ngón của dân "kẻ chợ"  mất rồi


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 17 Tháng Bảy, 2012, 05:10:19 pm
   Vâng, nghe các bác tâm sự vậy thế hệ đi sau em thấy rất cảm phục vì bộ đội ta ngày trước có ý chí rất cao, ngoài chiến thắng kẻ thù còn vượt lên bệnh tật của chính mình...
  Có lẽ bệnh viện đóng cửa từ bây giờ vì...ế khách và các lãnh đạo, y, bác sĩ cũng bỏ đi đâu mất các bác ạ !


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: honghot.K trong 09 Tháng Tám, 2012, 10:32:33 pm
  Lần đó , lúc còn ở PaiLin bị sốt quá y tá C trị mấy ngày mà cũng chưa bớt thế là cho chuyển honghot lên trạm xá D , cũng không biết có phải vì hên hay không ,lúc đó cả D đang tập trung đi chiến dịch mấy anh y tá xịn đều đi cả chỉ để ở lại trạm xá có 1 anh chàng lính tân binh đang tập sự y tá và anh ta rất sốt sắng điều trị cho hong hot  anh ra lịnh nằm xuống kéo tay áo lên và tiêm vào tĩnh mạch hong hot , phải cả chục lần hết 2 tay sưng vù lên mới tiêm được 1 mũi thuốc , anh ta nói chắc mi bị bể hồng huyết cầu rồi nên ta tiêm cho mi thuốc đặc trị . Sau khi tiêm xong hong hot cảm thấy lâng lâng bay bỗng như là đang ở trên mây không còn thấy sốt nửa và bắt đầu không còn biết gì .... Và mấy ngày sau hong hot nghe lổm mấy anh y tá khác nói là cũng may mà nó không chết , không biết anh ta đã tiêm loại thuốc gì mà mấy anh y tá đã nói như vậy , mong các bác sĩ bệnh viện ''bệnh của lính và di chứng'' điều trị dùm em , cho đến bây giờ em cũng còn khoái được tiêm loại thuốc đó . Không biết có phải di chứng không nửa ?


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: linh thong tin trong 10 Tháng Tám, 2012, 06:59:33 am
   

   Trời đất ơi, quên mất bệnh của "lính thông tin" theo cách điều trị của lính Lào bọn tôi là cho "lính thông tin" ra bản giã chầy đôi với dân bản là hết thoát..đen...hoặc  lính thông tin "mê" sảng lại hiểu nhầm sang ngón nghề hai ngón của dân "kẻ chợ"  mất rồi

Anh xuanxoan hiểu sai rồi. Chỉ dùng có 2 ngón thì làm sao mà khỏi bệnh được. Người Lào cũng như người Việt đều có chung một động tác:

Thịt gà, cơm nếp, ...
Cả ba thứ ấy đều là dùng tay.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 10 Tháng Tám, 2012, 05:34:55 pm
 Chào bác lính thong tin. Cám ơn bác đã tiếp tục cái sự nghiệp bệnh tật của lính, nhưng lâu nay không thấy các y, bác sỹ đâu cả, chỉ có bệnh nhân; Chắc đành phải ôm nhau mà khóc thôi  :'( . Rất mong các bác quay lại để cứu nhân độ thế, chứ dạo này viện phí tăng cao; Đi bệnh viện khác chắc chết... tiền.
 Chào bạn honghot.K .Có lẽ anh y tá ấy có tính nhân đạo nên đã cho bạn 1 mũi morphine, để nếu bạn có ra đi thì cũng không phải quằn quại, nhưng cái số của bạn dai nhách (đạn bắn xẹt hông), nên đến tận bây giờ mà vẫn còn muốn phê .
 Chào các bác là cựu thương bệnh binh, trong khi chờ đợi các y, bác sỹ tái ngũ, em xin điều trị cho các bác bằng phương thuốc gia truyền của "Xuân tóc đỏ" , đặc trị tứ thời cảm mạo . Kính


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 10 Tháng Tám, 2012, 05:40:31 pm
   Em chào giám đốc ! Giám đốc bỏ ngũ lâu quá làm anh chị em CNV ...mất phương hướng cho nên để bác sĩ với bệnh binh không hiểu nhau gây ra mất vui. hiện tại cũng chẳng còn ai ạ. Mỗi thằng em chưa xin việc đựơc ở đâu nên đành mượn chỗ ...trông xe qua ngày nuôi vợ con.  :-[
   Mong các lãnh đạo họp bàn mở lại cổng bệnh viện và kêu gọi đội ngũ y, bác sĩ quay về cùng tuyển mộ thêm người mới hoạt động đi ạ !


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: honghot.K trong 10 Tháng Tám, 2012, 10:23:53 pm
   Em chào giám đốc ! Mỗi thằng em chưa xin việc đựơc ở đâu nên đành mượn chỗ ...trông xe qua ngày nuôi vợ con.
     Đôi khi bệnh viện , trạm xá không có y, bác sĩ thì anh giữ xe cũng có thể điều trị bệnh nhân cũng được vậy, có sao đâu miễn là có tiếng làm việc trong bệnh viện là được rồi , cho dù anh là bảo vệ hoặc là tạp vụ mọi người cũng vẫn nghỉ anh là y,bác sỉ , ;D   ngon nhất là trạm xá D.E hoặc trạm quân y . Cũng giống như là chuyện của honghot bị tiêm thử nghiệm 1 liều morphine khi bị sốt vậy mà .
      Nhớ lại lúc đang ở Srayantiec em cũng đang bị sốt thế là  ngày 2 lần phải lên C để y tá chích thuốc, nhè lúc nầy anh chàng y tá C đang bị lên cơn sốt ( y tá mới ra trường ) anh ta kêu em lấy cái ống chích và chỉ cho lọ thuốc, sau đó bơm thuốc vào ống chích và kêu em chích anh ta trước rồi anh ta sẽ chích cho em sau ... Vì em cũng đã từng bị chích nhiều nên cũng có biết chút chút , tay vỗ vào mông anh y tá thật mạnh mấy cái liên tiếp rồi phóng thật nhanh kim tiêm sâu hết cở và bơm thuốc từ từ , nhìn nét mặt anh y tá lim dim em có cái cảm giác là em đang làm y tá . Đã thật !   Vì vậy mong bác cứ giữ xe và nếu có bệnh nhân nào tìm tới thì mình điều trị liền , mà bệnh của lính theo em cũng dễ trị thôi , bất quá thì rút kinh nghiệm thôi  bác nhỉ ! ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 11 Tháng Tám, 2012, 08:31:35 am
 Bạn honghot .K đúng là có hoa tay; Chỉ mới bị tiêm ký ninh có mấy chục lần mà đã thuộc bài, nhưng còn 1 chi tiết mà bạn chưa thuộc, đó là trong khi bơm thuốc thì phải lấy ngón tay khều- khều vào chổ đó, để bệnh nhân không chú ý việc bơm thuốc vào đang gây đau. Trong trường hợp tự tiêm ven như "bác sỹ lề đường" thì chú ý là phải đẩy hết bọt khí ra khỏi ống tiêm ,rồi mới tiêm, chứ không thì chết như chơi.
 Bạn Linh Quany, nếu muốn tiếp tục có chổ giử xe để chặt ,chém thì phải tuân thủ:-Đi học võ, để giải quyết những chuyện lộn xộn (nếu có). -Luôn mặc áo 2 da để tranh thủ thay thế, khi y, bác sỹ đi vắng (chỉ cần lộn ngược áo, thế là xong). -Tranh thủ lên mạng tìm tên bệnh mới, để nếu gây ra sự cố, còn có cái từ chuyên môn mà giải thích, chứ không thể nói rút kinh nghiệm như honghot.K bày (vẽ) được (vì bây giờ không còn thời bao cấp).
 Các bác ơi! Vậy là em đã thay mặt bác lính thông tin, đề ra cho anh lính quân y trực trạm một lô-xít -xông điều lệnh rồi,mong các bác yên tâm tới điều trị; Thời gian đầu, em bù lỗ cho Linh Quany nên bạn ấy không thu tiền giữ xe của các bác đâu, các bác cứ yên tâm. Chào các bác.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: honghot.K trong 11 Tháng Tám, 2012, 10:29:05 pm
 PaiLin ! Có những khu rừng tre dày đặc, mà thời đó ( 1983 ) thường thì các đơn vị hơi bị thiếu thực phẩm,anh em thường đi cải thiện thêm những cây cỏ nào cảm thấy ăn được là hái đem về nấu canh , và lần đó em đi vào khu rừng tre thấy măng mọc nhiều quá thế là đào đem về cả gùi măng rừng để dành nấu canh , chừng đem về tới A anh em nói thôi đừng ăn măng ...? Tại sao ?... Mình đang thiếu thức ăn mà măng ngon lắm , và anh em nói là ăn măng ở khu rừng PaiLin nầy dể bị lên cơn sốt lắm, khó trị lắm ... Không hiểu nổi ,thế là phải đem bỏ đi , tiếc hùi hụi , và bây giờ mong các bác sỉ giải thích giùm em , có phải ăn măng thường hay bị sốt rét không ? Chứ khi D3 chuyển về Ta Co , tụi em cũng bẽ măng để ăn , vô tư , có sao đâu .


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 12 Tháng Tám, 2012, 08:43:53 am
   Chào bác Honghot.K !
   Báo cáo với bác là các bác sĩ đã xin nghỉ hưu non hết rồi. do vậy em nghe theo lời giám đốc là khóa cổng nhà xe, mặc áo hai da lộn lại thành blu cùng trao đổi với với bác một chút ( tham khảo là chính chứ em không tự tin đâu ạ, có sao bác chịu nhé !  ;D ).
   Nếu nói về măng tre thì bọn em là người vùng cao cũng thường xuyên ăn nhất, kính thưa các kiểu chế biến. Nào là xào, luộc, canh chua, măng ngọt, măng đắng, măng khô, giang, vầu, nứa, gầy ..v..v . Ngày trước mọi người nói đi rừng ăn măng nhiều sẽ bị sốt rét nhưng theo ý riêng của em không phải, các bác có thể bị sốt rét vì lý do khác chứ không phải vì măng.
   Tuy nhiên người đang bị sốt rét hay ngã nước cũng không nên ăn măng, vì trong măng tuy có nhiều chất xơ và một số thành phần đạm, khoáng chất, các a xit amin , vi ta min( không đáng kể ) nhưng thành phần độc tố cũng có ( Em quên mất tên, để em về đọc lại sách đã  ;D ) sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe người đang ốm.
  Em ngày trước cũng ròng rã thời gian dài ăn măng rừng, uống nước suối khi đi làm đào đãi vàng ( thay rau vì trên núi không có rau, một tuần một lần mới có một chuyến tiếp tế ) cũng có sao đâu.
   Em chỉ biết thế thôi ạ ( Đây là làm thêm, gia đình đang khó khăn, có gì bác ....tươi tươi  với em chút nhé. Hì ). Kính bác !
  


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: xuanxoan trong 12 Tháng Tám, 2012, 09:00:23 am

   Trời ạ, mình viết tin xong gửi tưởng được rồi hóa ra anh lính quân y chen ngang làm bài viêt của mình mất tiêu luôn, giờ khổ thân thằng mục này lại phải viết lại ...mấy gùi măng chứ đâu phải ít; giờ là đặc sản đấy, không tin đồng đội lên suối hai ăn măng chua chấm muối vừng và nói chuyện tếu táo mấy ủn ti no thì thấy thật sự tiếc...mình ngày xưa đi chặt măng (không có sức đào) cũng chỉ được mấy củ thôi về luộc kỹ và cho cả bát ớt hái ở nương đồng bào dân tộc vào...và tha hò suýt xoa - ngon tuyệt. Tiếc cho đồng đội mất một bữa ngon vì tin đồn và vì khoa học như lính quân y liệt kê độc tố trong măng...


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: linh thong tin trong 12 Tháng Tám, 2012, 10:35:47 am
Những bệnh ngày xưa của lính như sốt rét, hắc lào, ghẻ lở thì ngày nay do điều kiện sinh hoạt đã khấm khá nên không còn nữa mà lại phát sinh ra mấy cái bệnh của tuổi già như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, Hôm vừa rồi đi khám huyết áp ở BV Thanh Nhàn, BS cho một lô giấy đi chiếu chụp, làm xét nghiệm thì lại phát hiện ra thêm một số bệnh:

- Chụp tim phổi: phổi bị dãn, rốn phổi đậm (thảo nào ho nhiều).
- Siêu âm ổ bụng: phì đại nhẹ tuyến tiền liệt, thận có nang, gan nhiễm mỡ.
- Điện tim: tim đập nhanh
- Siêu âm tim: hở van 2 lá nhẹ

Nằm viện ở khoa vật lý trị liệu thì ngoài uống thuốc và tiêm ra thì được chiếu tia hồng ngoại vào lưng và đắp điện phân vào lưng và cẳng chân.

Không biết than thở cùng ai nên viết ra đây than thở cùng đồng đội, nhất là 2 đồng đội CCBTT và quân y 103.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 12 Tháng Tám, 2012, 07:47:36 pm
Chào bác linh thong tin. Xin chia buồn cùng bác, vì các bác sỹ nghỉ hưu hết rồi nên em cũng đành bó tay. Phải chi em là Bộ trưởng quốc phòng ,em sẽ điều các bác Quân y 103, lupec-abc, vetran, bs-chung, ... tái ngũ, đến đây để điều trị cho bác. Thôi thì chỉ biết động viên bác cố gắng điều trị ở bênh viện lớn xem sao, nhưng nhất là bác cố gắng giữ tinh thần thoải mái; Như ngày xưa ,trong chiến đấu, người lính phải biết lạc quan, thì mới có thể vượt qua khó khăn ác liệt được; Và hôm nay, biết đâu tinh thần lạc quan lại là phép màu giúp bác thoát khỏi bệnh tật. Một lần nữa cầu chúc bác mau phục hồi sức khoẻ, để còn cùng anh em chiến đấu trên trang quân sử này. Chào bác


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 12 Tháng Tám, 2012, 08:05:59 pm
Chào honghot.K và lính quany. Đúng là đất Pailin có lắm chuyện, nghe nói người dân Pailin sợ cái bệnh sốt rét ở đây đến nỗi họ không dám ăn cả trái cây ở đây, do đó trái cây Pailin được người dân mang đi các vùng xa để bán và mua trái cây ở các nơi về ăn. Còn món măng tre, thì đúng là có độc tố, nên người bệnh, thể trạng yếu, nếu ăn vào sẽ bị trúng độc, làm bệnh thêm nặng; Độc tố của măng rất mạnh, có lần ở đường 10 lên Pailin trong C đi hái măng về, không luộc mà đem xắt mỏng muối chua, đến khi măng chua, nhắm thử thấy chua ,ngon nên để sống ăn luôn chứ không luộc chín vì sợ mất chua; Kết quả là mấy anh ăn măng chua ấy, ai cũng bị say ,may mà chưa phải đi bệnh viện ,hôm sau thì khỏi. Do đó những người bị sốt rét, ăn vào sẽ bị vỡ hồng cầu, tạo điều kiện cho bệnh sốt lên cơn, hoặc đang sốt thì kéo dài hoặc trở nên ác tính. Vì vậy người ta đồn ăn măng Pailin bị sốt rét, chứ thật ra người đã có bệnh sốt rét thì ăn măng ở đâu cũng bị ,chứ không riêng gì măng Pailin.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 12 Tháng Tám, 2012, 08:11:12 pm
Chào bác xuanxoan, cám ơn bác đã vào đây để động viên anh em. Rất muốn được nghe kinh nghiệm chữa bệnh của bác. Việc bị chen ngang, bác cứ bình tĩnh, để yên bài viết, rồi tiếp tục nhấn "gửi bài" một lần nữa ,thế là an toàn không bị mất gì.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: linh thong tin trong 12 Tháng Tám, 2012, 10:43:04 pm
Xin cảm ơn BS-812. Việc tôi "than thở cùng đồng đội" ở đây không phải là để cho mọi người thương hại tôi đâu, đồng đội đừng cho là tôi tiêu cực nhé. Đây là những căn bệnh thường trực của người cao tuổi, không có thuốc nào chữa khỏi ngay được đâu, phải sống chung với nó đến hết đời thôi. Tôi vẫn lạc quan và vẫn làm tốt mọi việc mà Hội CCB phường và Hội truyền thống Lữ đoàn 134 giao cho.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: CCBTT trong 12 Tháng Tám, 2012, 10:46:28 pm
Những bệnh ngày xưa của lính như sốt rét, hắc lào, ghẻ lở thì ngày nay do điều kiện sinh hoạt đã khấm khá nên không còn nữa mà lại phát sinh ra mấy cái bệnh của tuổi già như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, Hôm vừa rồi đi khám huyết áp ở BV Thanh Nhàn, BS cho một lô giấy đi chiếu chụp, làm xét nghiệm thì lại phát hiện ra thêm một số bệnh:

- Chụp tim phổi: phổi bị dãn, rốn phổi đậm (thảo nào ho nhiều).
- Siêu âm ổ bụng: phì đại nhẹ tuyến tiền liệt, thận có nang, gan nhiễm mỡ.
- Điện tim: tim đập nhanh
- Siêu âm tim: hở van 2 lá nhẹ

Nằm viện ở khoa vật lý trị liệu thì ngoài uống thuốc và tiêm ra thì được chiếu tia hồng ngoại vào lưng và đắp điện phân vào lưng và cẳng chân.

Không biết than thở cùng ai nên viết ra đây than thở cùng đồng đội, nhất là 2 đồng đội CCBTT và quân y 103.

Anh linhthongtin ơi, anh em mình già thì phải bệnh đó qui luật, giờ phải đông tây y kết hợp cùng tập luyện thể dục và lạc quan...thôi , mong anh gặp thầy gặp thuốc nhé.
 ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: honghot.K trong 13 Tháng Tám, 2012, 10:15:40 pm
  Chào bác Honghot.K !
   Báo cáo với bác là các bác sĩ đã xin nghỉ hưu non hết rồi. do vậy em nghe theo lời giám đốc là khóa cổng nhà xe, mặc áo hai da lộn lại thành blu cùng trao đổi với với bác một chút ( tham khảo là chính chứ em không tự tin đâu ạ, có sao bác chịu nhé !  ;D ).
   Em chỉ biết thế thôi ạ ( Đây là làm thêm, gia đình đang khó khăn, có gì bác ....tươi tươi  với em chút nhé. Hì ). Kính bác !
   Xin cám ơn những bác lính áo xanh khoác thêm cái áo trắng, đã cho em thêm sự hiểu biết về măng tre, dầu sao biết được chút nào cũng còn hơn không biết, phải không bác ?
   Và cũng cái vụ đi cải thiện cây cỏ ở rừng Pailin , em được những đàn anh chỉ và đã đi hái cái lá mà các anh gọi tên đó là cây mì chín ,  ( em không biết cây rừng đó có cái tên khai sinh là gì ) cái lá đó nho nhỏ như là lá bù ngót vậy ,khi nấu canh ăn rất là ngon và ngọt đậm đà như canh đã nêm bột ngọt nhiều vậy . Sau khi em biết và nấu canh lá mì chín đó , ngày nào em cũng đi hái lá đó về để nấu cho anh em ăn , thế là em được anh em nhắc nhở là đừng có hái lá đó về ăn nửa . Ăn nhiều sẽ có hại cho sức khỏe , sau nầy trở về không thể có vợ được và kể từ đó trở đi em không bao giờ dám ăn cái lá mì chín vì rất sợ cái di chứng khi trở về quê mẹ . Cũng may là giờ đây em cũng con đàn , giờ nghỉ lại thấy mình cũng sáng suốt khi không có ăn nhiều cái lá đó. Nay em có cái thắc mắc xin hỏi các bác lính áo xanh mặc áo trắng có phải cái lá đó làm cho mình không thể có vợ được ? có cái chất độc gì thật là ghê gớm gây ra cái ''di chứng của lính''


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 14 Tháng Tám, 2012, 07:28:08 am
Hi!Hi! Vậy là honghot.K bị mắc quả lừa của anh em rồi. Bạn vào đây xem đi : http://vi.wikipedia.org/wiki/Rau_s%E1%BA%AFng ; Có phải cái loại lá đó không?
 Giống như vụ măng Pailin ăn vào sốt rét, thảo nào nghe anh em Pailin kể là, hàng ngày ăn canh măng, nấu với lá mì chính, riết rồi phát ớn; Thì ra do honghot.K không dám ăn nên mới còn nhiều thế.  ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: dongminhkh trong 14 Tháng Tám, 2012, 07:51:17 am
Trích dẫn
Và cũng cái vụ đi cải thiện cây cỏ ở rừng Pailin , em được những đàn anh chỉ và đã đi hái cái lá mà các anh gọi tên đó là cây mì chín ,  ( em không biết cây rừng đó có cái tên khai sinh là gì ) cái lá đó nho nhỏ như là lá bù ngót vậy ,khi nấu canh ăn rất là ngon và ngọt đậm đà như canh đã nêm bột ngọt nhiều vậy

Lá đó là lá Bép, bác ơi! Ở Tây nguyên nhà mình cũng nhiều lắm! Tụi em cũng ăn hoài mà có thấy xảy ra cái gì đâu!  ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: dongminhkh trong 14 Tháng Tám, 2012, 08:17:30 am
Có cây thuốc này, các bác xem như thế nào:

Cây thần dược” chữa được bệnh xơ gan?   
       
 (http://www.congan.com.vn/dulieu6/TratTu-XaHoi/08_12/15thanduoc1_copy_as_Smart_Object-1.jpg)
“Cây thần dược”
Thời gian gần đây, thông tin về một loại cây thuốc tại xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa, chữa được bệnh xơ gan cổ trướng đã gây xôn xao khắp nơi. Sự việc bùng nổ khi tên tuổi và hình ảnh những người lâm bạo bệnh lên tiếng khẳng định mình đã lướt qua lưỡi hái tử thần nhờ dùng loại “cây thuốc tiên” ở Ninh Vân đăng trên một số tờ báo.

Xôn xao “cây thần dược” chữa bệnh gan

Ông Lê Hăng, 51 tuổi, bị xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối vào năm 2010, đến nay vẫn sống khỏe. Nhà ông ở thôn Đông, xã Ninh Vân. Tháng 7-2010, ông phát bệnh, bụng trướng to, gia đình đưa đi kiểm tra tại Phòng khám đa khoa Phúc Lộc, đường Trần Quý Cáp, TP.Nha Trang. Sau khi làm các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ Đông kết luận ông bị xơ gan giai đoạn cuối và khuyên gia đình nên đưa về để chuẩn bị lo hậu sự. Sau đó, một người bạn mang đến mớ rễ cây bảo vợ ông cắt lát nấu lấy nước cho chồng uống và cho biết loại cây này mọc tại Hòn Hèo (thuộc Ninh Vân). Năm tháng sau, khi kiểm tra lại cho ông Hăng, bác sĩ Chiêm, Khoa Nội, Bệnh viện (BV) đa khoa Ninh Hòa, kết luận: “Gan bình thường, không có dịch trong ổ bụng”.

Chị Ana Hernandez Sanmartin, người Venezuela, vợ một quan chức ngoại giao thuộc Đại sứ quán Venezuela tại Hà Nội, cho biết chị là bệnh nhân thường trực của BV Pháp - Việt Hà Nội vì bị xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối. Nhưng từ khi được một người bạn giới thiệu và dùng thử loại cây thuốc ở Ninh Vân thì bệnh tình thuyên giảm rất nhiều và nay gần như bình phục hẳn. Bà Bảy Đoan bị tiểu đường, trước khi uống nước được nấu từ cây “thần dược”, đường huyết của bà luôn ở mức 220mg/lít, sau một tháng điều trị, chỉ còn 100mg/lít và từ đó đến nay bà không cần sử dụng đến bất kỳ loại thuốc nào.

Còn rất nhiều trường hợp khác nhờ uống nước nấu từ thân, rễ “cây thần dược” ở Ninh Vân đã khỏi bệnh mà chúng tôi không tiện nêu ra đây. Điều này khiến phần lớn người dân xã Ninh Vân dù chẳng bệnh tật gì cũng đổ xô tìm “cây thần dược” nấu nước uống. Hiện nay, rất nhiều người trên khắp các tỉnh thành đổ về Ninh Vân mua “cây thần dược” để chữa bệnh.

Cơn sốt săn tìm “cây thuốc tiên”

(http://www.congan.com.vn/dulieu6/TratTu-XaHoi/08_12/15thanduoc3_copy_as_Smart_Object-1_copy.jpg)
Ông Lê Hăng (phải) và rễ cây thần dược

Về Ninh Hòa vào một ngày cuối tuần, ngay từ cổng vào xã chúng tôi bắt gặp hàng đoàn xe máy, xe hơi ngược xuôi rồng rắn tìm đến xứ sở của “cây thuốc thần”. Hỏi thăm mới biết cả thảy họ đều là người ở những tỉnh xa đến tìm mua “cây thần dược”. Được sự giới thiệu của người quen tại xã, chúng tôi theo chân một người chuyên đào loại cây này là anh Lê Văn Tùng, ở thôn Tây, suốt mấy ngày trời để có thể tìm hiểu tường tận loại cây bí hiểm này.

Tùng cho biết “cây thần dược” mọc len lỏi bên các hốc đá, rễ đâm dưới những khối đá chồng chồng lớp lớp nên việc tìm đào rất khó, nhất là để lấy rễ của nó. Loại này mọc trên núi, rễ lớn hơn thân. Thị trường hiện nay giá rễ cây đắt gấp đôi so với thân, lên đến hàng trăm ngàn đồng một ký: “Trước đây loại cây này có khá nhiều tại các khu rừng và những dãy núi ở xã Ninh Vân, nhưng kể từ khi biết rõ công dụng chữa bệnh của nó thì mọi người đào bới sạch cả rồi. Giờ chỉ còn ở một số nơi mà những người đi rừng nhiều như tôi mới biết được để dành uống mà thôi” - Tùng nói.

Dừng chân ở một ngọn núi có độ cao khoảng 400 - 500m so với mực nước biển, chúng tôi bắt đầu chuyến săn tìm “thần dược”. Từ chân núi, muốn đến nơi có sự hiện diện của cây thần dược chữa xơ gan, chúng tôi phải vượt qua nhiều vách đá lởm chởm với dây leo chằng chịt. Tới một khối đá lớn, Tùng dừng lại chỉ cho chúng tôi một cây khẳng khiu toàn thân đầy gai, lá thuôn dài chừng ba lóng tay và bảo đấy chính là “cây thần dược” đang gây “sốt” tại Ninh Vân.

Sau một hồi giải thích, Tùng cật lực bới đào. Anh lật tung mấy tảng đá lớn và thu được hơn 1kg cả thân lẫn rễ. Bẻ đôi một mẩu rễ vừa đào được thấy có màu vàng nhạt, tỏa mùi thơm dễ chịu. Cứ thế Tùng dẫn chúng tôi sục sạo khắp ngọn núi cho đến lúc trời sắp tắt nắng thì trở về. Thành quả của một ngày săn tìm, đào bới, leo núi gai cào xước hết chân tay là gần 5 ký cây tươi. Tùng bảo vậy là khá lắm rồi, có nhóm đi cả ngày còn về tay trắng.

Anh Nguyễn Văn Thanh ở thôn Tây bảo mấy ngày này lên rừng vui hơn ở nhà, nhưng cũng chẳng biết được bao lâu vì hiện giờ loại cây này tại Ninh Vân hầu như không còn: “Có những khu rừng bị đào xới đến nỗi “gieo được cả đậu xanh”. Giờ muốn tìm “cây thần dược” phải đi xa tới tận Đầm Tre, Suối Trầu hoặc ra Ninh Thuận, Phú Yên. Giá “cây thần dược” đang tăng lên từng ngày, thậm chí từng giờ”.

Ngủ lại một đêm tại Ninh Vân, dạo một vòng quanh xã, tôi thấy ở đâu cũng râm ran về loại cây kỳ bí này. Nhà nhà đi đào cây thần dược, người người bán “cây thần dược”. Khách từ các tỉnh miền Tây, TPHCM từ các tỉnh ngoài Bắc như Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa... cũng tới tận nơi để tìm “thần dược”. Qua trò chuyện, chúng tôi được anh Nguyễn Văn Bằng, đến từ Thất Sơn, Châu Đốc, cho biết mẹ bị xơ gan nặng nên khi biết được thông tin về loại “cây thần dược” ở Ninh Vân chữa được bệnh, anh đã cấp tốc đón xe đi ngay. “Tui mất gần 2 ngày 1 đêm mới đến được đây, cũng may là đã mua được cây thuốc. Còn mấy người quanh xóm gửi mua giùm nữa nhưng không biết giá đã tăng cao như vậy nên tiền mang theo không đủ”, anh Bằng thổ lộ. Qua quan sát và ghi nhận, chúng tôi biết được ông Hăng hiện đã trở thành đại lý gom hàng để bán cho những khách ở xa đến hoặc gửi tới những người có nhu cầu từ các tỉnh xa. Từ một người mắc bệnh nặng nay khỏi hẳn, ông trở thành một con buôn chính hiệu.

Vẫn còn là ẩn số chứa nhiều nguy cơ

Trò chuyện với ông Trà Văn Hải, Bí thư Đảng ủy xã Ninh Vân, hỏi loại cây này có thực chữa được bệnh xơ gan hay chỉ là tin đồn, ông cho biết một số người bị xơ gan bụng chướng to như cái trống, sau khi nấu uống loại cây này khỏi bệnh là có thật, cả xã đều biết. Bạn thân của ông là cán bộ ở thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) được ông gửi loại cây này uống thử cũng đã khỏi bệnh. Nói rồi, ông gọi điện thoại cho chúng tôi nói chuyện với người bạn này và được xác nhận thông tin trên là sự thật.

Từ người thật, việc thật, thêm các phương tiện truyền thông đưa tin, cây thần kỳ càng trở nên kỳ bí. Điều đáng nói ở đây là nguồn gốc, dược tính thực sự của loại cây này thế nào. Gửi một cây nguyên vẹn về TPHCM cho một lương y là học trò của GS. Đỗ Tất Lợi, ông cho rằng dựa vào hình dáng bên ngoài thì có khả năng đây là cây “xáo tam phân”. Trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” có tên khoa học đồng danh là Paramignya trimera. Theo tài liệu của cố GS-TS Đỗ Tất Lợi trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, cũng như cuốn “Medicinal & Useful Plant” (Dược liệu và cây cỏ hữu ích) thì giá trị dược liệu cũng như dược lý của loài cây này chưa thấy đề cập. Ông nói nếu có hoa nữa thì mới có thể khẳng định 100% được.

Hàng ngày, nườm nượp người vào Ninh Vân mua cây thuốc rồi hàng bao tải cây lẫn rễ tươi lẫn khô nối nhau tỏa đi khắp các tỉnh. Thế nhưng cách sử dụng “cây thần dược” ở Ninh Vân thì mỗi người chỉ một kiểu, không biết đâu mà lường. Có người bảo cứ nấu như nước chè uống hàng ngày, mỗi lần chừng 2 lạng nấu với 3 lít nước. Có người lại bảo nấu mỗi lần một nhúm thôi và nấu loãng, nấu đặc như sắc thuốc người uống sẽ bị phù mặt...

Trong những ngày ở Ninh Vân chúng tôi biết được hiện nay loại “cây thần dược” tập kết ở đây là do thu gom từ những nơi khác về, không phải chính gốc Ninh Vân. Cần nhấn mạnh rằng y văn đã ghi nhận nhiều loại cây thuốc trong những môi trường sinh trưởng khác nhau về vị trí địa lý, thổ nhưỡng sẽ có dược tính, công dụng không giống nhau. Có khi ở vùng này là thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm nhưng ở vùng khác, nó lại là cây không còn dược tính chữa bệnh nữa. Có một nhân vật mà chúng tôi rất muốn nhắc tới trong bài viết là anh Sinh. Anh là người đã chỉ cho ông Lê Hăng biết về loại cây này để chữa căn bệnh xơ gan cho mình. Nếu thực sự “cây thần dược” có tác dụng chữa bệnh như thế thì anh Sinh mới chính là “chủ nhân” thật của loại cây thuốc này. Suốt mấy ngày ở Ninh Vân, chúng tôi tìm mọi cách để tìm gặp nhưng không được. Mọi người cho biết anh Sinh không phải là dân sống tại địa phương. Từ khi biết ông Lê Hăng dùng cây thuốc của mình bán cho người bệnh lấy tiền, anh rất giận và không trở lại nữa.

Bí thư xã cho tôi biết anh Sinh đang theo một vị sư phụ tu ở núi Sầm học đạo. Lại mất một ngày đường từ Ninh Vân, chúng tôi mới có mặt tại núi Sầm. Dò hỏi người dân địa phương được biết anh Sinh đã theo sư phụ rời khỏi đây. Nếu như đọc được bài báo này chúng tôi mong anh sẽ liên lạc để có thể làm rõ những bí ẩn đằng sau loại cây này, trong lúc chờ các cơ quan chức năng cũng như các nhà khoa học tìm ra công dụng thực sự của nó.

 
     Quang Mạnh - Xuân Trang
http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=708&id=476784


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: H3 Hùng trong 14 Tháng Tám, 2012, 11:17:14 am
Sau khi em biết và nấu canh lá mì chín đó , ngày nào em cũng đi hái lá đó về để nấu cho anh em ăn , thế là em được anh em nhắc nhở là đừng có hái lá đó về ăn nửa . Ăn nhiều sẽ có hại cho sức khỏe , sau nầy trở về không thể có vợ được và kể từ đó trở đi em không bao giờ dám ăn cái lá mì chín vì rất sợ cái di chứng khi trở về quê mẹ . Cũng may là giờ đây em cũng con đàn , giờ nghỉ lại thấy mình cũng sáng suốt khi không có ăn nhiều cái lá đó. Nay em có cái thắc mắc xin hỏi các bác lính áo xanh mặc áo trắng có phải cái lá đó làm cho mình không thể có vợ được ? có cái chất độc gì thật là ghê gớm gây ra cái ''di chứng của lính''

Ở ngã ba Con Voi chúng tôi cũng có loại lá "mì chín" này. Nó thường mọc trong ụ mối. Lính và dân hái ăn muốn tiệt chủng luôn. Không ai kiêng cử gì cả. Bữa nào có loại lá này nấu canh ăn với cơm thì lính tráng được một bữa no nê.

No cơm ấm cật, tối lính lại mò vào phum chơi. Cứ nhè mê mai mà rủ em ra gốc dừa. Có một anh lính trong trung đội tôi đầu hôm đang đứng giao ban với một mê mai ngoài bụi chuối sau hè thì lục thum đại đội tới kiếm, làm em kia hối quá trời: lương lương tâu boòng, lục thum rô khơ-nhum (mau mau đi anh, lục thum kiếm em) ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 14 Tháng Tám, 2012, 11:20:06 am
   Loại rau này em nghĩ là rau ngót rừng thì phải ! Bên Toppic Hà giang các bác cũng dùng thường xuyên đấy ạ !


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: sapaco trong 14 Tháng Tám, 2012, 11:55:05 am
   Loại rau này em nghĩ là rau ngót rừng thì phải ! Bên Toppic Hà giang các bác cũng dùng thường xuyên đấy ạ !
Không biết chừng cùng loại thì sao ? nhưng rỏ ràng ở K gọi là mỳ chinh ( mỳ chính ) giống với loại rau sắng chùa Hương.
Khi chiến đấu ở K, chổ nào có cây này, khi phát hiện thì chỉ cho đơn vị biết ( cấp k thôi ) bảo đảm ăn trong 2 ngày là sạch trơn, không còn cọng nào còn tươi xanh cả, nấu canh thì quá phí chỉ nấu cháo với lá mỳ chinh là sơ nganh chiên, cách nấu rất đơn giản lấy thùng lương khô làm nồi, ngắt vò lá bỏ vào, cho nước và ca gạo cứ thế chín nhừ thêm muối là có cả thùng cháo ăn ngất ngư chả bệnh tật gì hết, có điều không có nhiều lá mỳ chinh để mà ăn


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: linh thong tin trong 14 Tháng Tám, 2012, 05:02:10 pm
   Loại rau này em nghĩ là rau ngót rừng thì phải ! Bên Toppic Hà giang các bác cũng dùng thường xuyên đấy ạ !

Năm 1968, tôi ở với 1 anh quê Đoan Hùng. Anh này cũng đi hái một thứ rau goi là rau ngót rừng. Nấu canh ăn say gần chết.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: honghot.K trong 14 Tháng Tám, 2012, 10:08:56 pm
Hi!Hi! Vậy là honghot.K bị mắc quả lừa của anh em rồi. Bạn vào đây xem đi : http://vi.wikipedia.org/wiki/Rau_s%E1%BA%AFng ; Có phải cái loại lá đó không?
 Giống như vụ măng Pailin ăn vào sốt rét, thảo nào nghe anh em Pailin kể là, hàng ngày ăn canh măng, nấu với lá mì chính, riết rồi phát ớn; Thì ra do honghot.K không dám ăn nên mới còn nhiều thế.  ;D
  Thế là đã rỏ ngọn ngành cái lá mì chín qua sự tư vấn của mấy bác , em xin cảm ơn nhiều ! Bởi gì em chuyên đi săn lùng cái lá đó , anh em sợ bị tuyệt chủng loài cây đó nên mới nói như vậy  ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 15 Tháng Tám, 2012, 04:16:13 pm
Năm 1968, tôi ở với 1 anh quê Đoan Hùng. Anh này cũng đi hái một thứ rau goi là rau ngót rừng. Nấu canh ăn say gần chết.
Bác linh thong tin ơi. Có lẽ cây rau bác hái ,trước đó đã bị một loại rắn độc bò qua, thải nước giải, độc, nên bác mới bị ngộ độc ấy. Như có trường hợp trồng nấm rơm, bị rắn độc bò qua, ăn bị ngộ độc, người ta đổ tội do nấm dính phân gà.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: H3 Hùng trong 15 Tháng Tám, 2012, 05:26:29 pm
Hi!Hi! Vậy là honghot.K bị mắc quả lừa của anh em rồi. Bạn vào đây xem đi : http://vi.wikipedia.org/wiki/Rau_s%E1%BA%AFng ; Có phải cái loại lá đó không?

Thì ra rau sắng chùa Hương lại là loại rau "mì chính" ngon ngọt mà ngày xưa ở K thỉnh thoảng chúng tôi hái được. Lá của nó thu hoạch theo mùa, thành ra mình không có để ăn thường xuyên là phải rồi ;D

(http://i1051.photobucket.com/albums/s433/HungMTA/Rausng_mchnh.jpg)


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 15 Tháng Tám, 2012, 06:22:59 pm
 ;D ;D cũng may là rau "mì chính" có mùa ,chứ không thì mấy gốc dừa ở ngã ba con voi bật gốc hết.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 15 Tháng Tám, 2012, 06:28:40 pm
   Loại rau này do chất của nó ngọt nên nấu canh không cần rắc mì chính. Nhưng nếu em là quân y thời các bác thì em khuyến cáo không nên ăn. Kể cả bây giờ cũng không nên dùng mì chính. Vì nó sẽ ...hỏng da mặt các bác !
   Lý do chỉ đơn giản như...đan rổ là các bác dùng quen, đến khi không có dùng thì khó nuốt trôi cơm, mà không ăn được thì nhăn nhó, nhăn nhó lâu thành...nếp gấp thường trực. Làm các bác...bớt đẹp trai đi gặp mê mai khó nói chuyện lắm ạ ! ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: honghot.K trong 15 Tháng Tám, 2012, 11:02:34 pm
;D ;D cũng may là rau "mì chính" có mùa ,chứ không thì mấy gốc dừa ở ngã ba con voi bật gốc hết.
   PaiLin là vùng đất màu mở được người dân trồng đủ loại cây ăn trái trong đó có cây dừa và tụi em thường hạ những cây dừa để lấy củ hủ. Không gì ngon bằng củ hủ dừa , xào , nấu canh , luộc, quá ngon đối với bửa ăn thiếu chất của lính .Và ngày đó chỉ còn 1 ít củ hủ nấu không đủ nồi canh nên em hái thêm 1 mớ lá cây keo rừng cái lá nó cũng hơi giống lá me , ăn có vị hơi chát , trộn hỗn hợp đó vào và nấu ,1 nồi canh trông thật ngon nghi ngút khói được đưa lên bàn ...'' Đem đổ ngay !'' các anh bảo ,  muốn đi trạm xá hay sao mà nấu canh như vầy  ??? Đến bây giờ em cũng còn thắc mắc không hiểu tại sao phải bỏ nồi canh thật tuyệt vời như vậy , em nghỉ là chắc có lẻ 2 thứ đó kị nhau ?


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 15 Tháng Tám, 2012, 11:57:01 pm
 Chúng tôi gọi là nõn dừa, loại này xào với thịt bò hộp thì thật là tuyệt.

 Tháng 3.1979 chúng tôi đi đến đâu cũng không còn nổi 1 cây dừa nào đứng nổi nữa, thiếu nước uống và cả thiếu rau xanh nên nõn dừa sẽ bù vào những khoản thiếu đó. Ăn sống như ăn củ đậu nhưng ngọt hơn song để lâu không được, cho vào ba lô 1 ngày thôi thì nó sẽ nhơn nhớt, phảng phất  mùi thiu, ung ủng bên ngoài.

 Ăn nhiều bột ngọt hay mỳ chính thì chắc chắn là không tốt. Chả hiểu lắm là tại sao nó không tốt nhưng cứ nhìn cái nhà máy Vedan thải chất thải ra sông mà chả có con cá nào sống nổi thì tự hiểu. Tốt nhất là ăn ít bột ngọt và tốt nữa là không ăn, nhà tôi khoảng 15 năm nay chẳng ăn bột ngọt và cũng thấy nó bình thường, ăn cơm khách nhà ai đó hay ngoài quán, nhà hàng mà cho bột ngọt vào thấy nó lợ giọng. Thói quen cả thôi.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: xuanxoan trong 16 Tháng Tám, 2012, 08:43:24 am
     Ghê thật; các đồng đội khỏe như thế mà - cây dừa phăng teo như không để lấy đọt dừa, củ hủ...chặt xong cây dừa và ăn được cái củ hủ tôi tính là huề sức. Nhớ khi vượt trường Sơn thiếu rau xanh, được anh em lính đường dây dạy lấy lá bứa nấu canh chua, nhiều thằng trèo không được rủ nhau chặt phăng cây bứa - anh em binh trạm chạy ra lo ó: mấy đồng chí phá hoại vừa vừa chứ, bứt lá, bẻ cành là đủ, nay đốn hạ cả cây, đồng đội đi sau lấy gì mà ăn???...nói quá có thằng sợ lủi mất, có thằng lên tiếng: Bọn tôi là đợt quân cuối cùng rồi, giải phóng Miền Nam đến nơi rồi, không có lính vượt Trường Sơn đâu...Hồi đó nói cối chầy, nhưng cũng mong là thật cho thế hệ sau đỡ khổ.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 16 Tháng Tám, 2012, 10:42:51 am
 Chào các bác. Chào bác xuanxoan, chặt dừa cũng nhọc lắm đấy, nhưng phải "tiêu thổ kháng chiến" ,quyết không để cho địch có cái mà ăn, nên phải cố chặt thôi bác à  ;D .
 Bạn binhyen1960 ơi, lá mỳ chính, chứ không phải bột mỳ chính. Bây giờ ,ở Hà Nội mà có lá này, chắc được gọi là rau siêu sạch đấy.
 Bạn honghot.K ơi, có phải bạn nói đến loại cây này không, http://tuelinh.vn/keo-dau-651 . Nếu đúng thì ở Khánh Hòa gọi là cây "dẹp" (có lẽ vì cái trái nó dẹp lép), còn nơi khác thì gọi là cây keo. Ở Pailin, người ta trồng nhiều loại cây này (và cả mọc hoang ) là để dùng thân chống cho cành cà phê khỏi đổ gãy, lính của bác Hênh rất thích ăn cá khô nướng với đọt lá cây này, vì nó có mùi , hạt non của cây này quê tôi thường cho con nít ăn để chết lãi, hạt già ,khô, sao đen, dùng trong Đông y; Trở lại với vấn đề của bạn honghot.K , thì củ hủ dừa (noãn dừa), có tính hàn tỳ vị (ăn vào, ngủ không cần bật quạt); Còn lá keo dậu, có chứa độc tố mimosin, tác động vào tỳ vị. Do đó, nếu kết hợp cả 2 thứ đó lại ,thì có thể làm cho tỳ vị ngưng trệ (trúng thực), không hoạt động được nữa nên phải đưa đi cấp cứu đó.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: honghot.K trong 16 Tháng Tám, 2012, 10:20:12 pm
  ''Thắc mắc biết hỏi ai ?'' Cũng may nhờ có cái bệnh viện của lính nên em đã rỏ được 1 số chuyện ấp ủ bao nhiêu năm qua , mà cũng phải công nhận là những anh lính thời trước hình như ai cũng có kiến thức về y   học,cây thuốc nhất là những cây rừng , vì thế cứ em chế biến nấu món ngon nào cũng đều bị khuyên đem bỏ thật là tiếc, nhưng giờ qua các giải thích của mấy bác em mới hiểu được vì sao không nên ăn .Xin cám ơn các bác !
   Ầm ! 1 tiếng nổ vang lên ... 1 đồng đội đã đạp phải trái mìn 652a mất nửa bàn chân được chuyển đi trạm xá D ... Và 1 tuần sau thông tin báo về là đồng đội đó đã hy sinh vì bị hoại tử vết thương , hỏi anh em trong đơn vị hoại tử là sao ? Vì là lính trơn nên anh em cũng nói chung chung ờ thì là hoại tử là 1 vết thương có thể chết nếu không điều trị kịp thời , nên ngày trở về em cứ bị ám ảnh bởi 2 chử hoại tử , có lần em đi lội ruộng bắt cá cùng những người bạn , thì có 1 người đạp phải cái mãnh chai đứt cả lòng bàn chân , vì bị di chứng của lính em la lên đưa nó đi cấp cứu mau lên không thôi nó sẽ bị hoại tử mà chết, thật ra là em cũng không biết rỏ hoại tử là gì ?


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 17 Tháng Tám, 2012, 06:53:28 pm
Hi!Hi! Nhờ di chứng của lính mà bạn honghot.K xử trí trường hợp dẫm mảnh chai là đúng đấy; Vì thứ nhất, lội trong bùn, nhiều khả năng nhiễm trùng tê-tê-nốt (phong đòn gánh), một số vi trùng ,vi-rút chạy thẳng vào đường tĩnh mạch, gây nhiễm trùng máu, những trường hợp này chết chắc 100% nếu không ngừa kịp, còn anh "hoại tử" thì cứ tà tà, không phải cuống, vì phải có thời gian thì vi trùng, vi khuẩn mới nhai hết cái chổ mà nó xâm nhập, và cái chổ nó đã ăn xong, chỉ còn lại một đám bầy nhầy, gọi là "hoại tử", và chỉ cần gọt, giũa cho sạch cái đám bầy nhầy ấy đi, thì sẽ khỏi, nhưng một số trường hợp, gọt không sạch sẽ, sau phẩu thuật, môi trường vết thương tiếp xúc không hoàn toàn vô trùng, vết thương lại bị nhiễm trùng, lại hoại tử, và lại cắt, nếu không còn gì để cắt thì chết. Ở chiến trường, điều kiện cấp cứu vết thương kịp thời đã khó, mà điều kiện vô trùng trong phẩu thuật cũng như hậu phẩu lại còn khó hơn, chưa nói đến thuốc men điều trị, năm 79, y tá cấp C mà có được lọ Pinicilin 500.000 đơn vị là ngon lắm rồi.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Quincy trong 18 Tháng Tám, 2012, 12:03:06 am
Khi một vết thương ảnh hưởng, ngăn máu tười và oxygen đến nuôi các cells, ta gọi là thiếu máu cục bộ (ischemia) và các cells này trở nên yếm khí (anaerobic)

Thiếu máu cục bộ các mô sẽ chết (necrosis)

Các mô chết do thiếu máu tười ta gọi là hoại từ (gangrene)

Đây cũng là một biến chứng hay gặp trong các BN tiểu đường, nhưng ta đang nói về vết thương nhiểm trùng

Những chất tạo ra từ các cell đã chết là nguồn dinh dưỡng cho nhiều loại vi khuẩn mà tiêu biểu nhất là chủng Clostridium.peringens. Đây là loại VK kỵ khí nghỉa là chỉ sinh sản trong mội trường không có oxygen, và tìm thấy trong đất và đường ruột của người.

Những vết thương bị hoại tữ thường đổi màu đen và có mùi hôi do VK tạo ra độc tố , di chuyển theo các cơ, giết các cell, tạo ra những cell chết và VK lên men cabohydrate trong các mô, cơ tạo ra gas, (gas gangrene). Và dần dần đi vào máu (như chú -B12 đã nói), mộ khi đã vào màu thì rất khó chữa như suy gan, suy thận....

Tetanus, phong đòn gánh cũng là chủng Clostridium nhưng là C.tetani, cũng sồng trong đất. VK này tấn công hệ thần kinh trung ương CNS. loại VK này không bao giờ lan ra từ các vết nhiểm trừng (infection) nên không tạo ra cơ chế viêm của cơ thề (ìnlammation như sưng, đau, đỏ, nhức).

Vk này gây các cơ co lại , đầu tiên là các cơ ở hàm ... và dần dần đến các cơ khác khi đã lan đền cơ hô hấp thì BN sẽ chết do suy hô hấp.

Chú BS-812, lúc đó lình tình nguyện của mình có được chủng ngửa phong đòn gành không ?


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 18 Tháng Tám, 2012, 07:36:48 am
 Chào bạn Quincy. Cám ơn bạn đã giải thích cặn kẻ về cơ chế nhiễm trùng và hoại tử một cách bài bản, cặn kẽ; Bệnh viện này đang thiếu Y, Bác sỹ trầm trọng, nếu được, bạn cứ ở lại đây để phục vụ lính, mình sẽ đề nghị ban giám đốc trả lương cho bạn với mức 2000 USD/ tháng; Nếu bạn đồng ý, hãy cho số tài khoản và mã pin để tiện việc chuyển tiền  ;D ,mong bạn vui vẻ cộng tác.
 Lính chiến đấu nên không có chủng ngừa đâu bạn, vì nếu bị thương thì còn có tác dụng ,chứ chết thì coi như uổng phí một mũi thuốc, mà có biết bao người hy sinh, vậy thì uổng phí biết bao nhiêu là tiền. ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: honghot.K trong 19 Tháng Tám, 2012, 10:06:01 pm
      Mừng quá vì nay bệnh viện đã có tăng cường thêm 1 y, bác sỹ ngồi trực bàn cấp cứu cùng với y, bác sĩ kiêm giữ xe Linh Quany . Em có chứng kiến cái bệnh nầy lạ lắm , mà cũng không biết có bệnh hay không , gì có ý kiến trái chiều ?                                                                                                                         
      Rừng PaiLin khi mặt trời vừa lặn thì mọi cảnh vật đều chìm trong bóng tối , trời vừa tối , cả tiểu đội tập trung lại hội ý để nhận nhiệm vụ gác đêm và công tác ngày mai , thì Thu lính 82 la lên : '' sao mà tui không thấy gì cả vậy !'' , Thu quơ tay mò mẫm dò để đi tới bàn mà hội ý , anh em nói chắc mầy bị ''quáng gà'' rồi Thu ơi . Liền sau đó anh Phước ruồi B trưởng nói : Quáng gà cái gì nó tư tưởng đó , nó biết là ngày mai đi tác chiến nên giả bộ bịnh ! '' . Không biết thật giả ra sao , Thu xin được gác ca đầu tiên , vẫn dò từng bước chân và đi ra giao thông hào để gác, em thấy tội quá nên nói để đi gác chung kèm với Thu .... Đến sáng hôm sau thì Thu hoàn toàn thấy trở lại .... Lên khai bệnh với y tá C thì y tá nói chẳng có gì cứ công tác bình thường, vậy mà hể chiều tối thì Thu lại không thấy gì cả . Rốt cuộc em cũng không biết có phải Thu bị bệnh quáng gà như 1 số anh em nói , hay là tư tưởng như 1 số cán bộ và y tá nói ... ???


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: linh thong tin trong 19 Tháng Tám, 2012, 10:40:49 pm
Năm 1969 tôi ở tuyến đường Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình chứng kiến có vụ như thế này: ở trung đội tôi có anh bỗng dưng bị bệnh như là chảy máu dưới da, người cứ tím đen lại, không thuốc nào chữa khỏi, chỉ có một cách duy nhất là chờ chết. Đồng bào địa phương là người dân tộc Nguồn nhìn thấy biết ngay là anh này bị dính phải thuốc độc của đồng bào rồi và cho biết thuốc độc đó là do người dân tộc lấy cái râu hổ đem cắm vào măng tre sinh ra 1 loài sâu. Mang loài sâu đó về nuôi, lấy cứt con sâu đó làm thuốc. Định hại ai thì lấy tý cứt sâu ấy gẩy vào chén nước rồi mời người ta uống. Người uống phải nước này mấy tháng sau mới sinh bệnh, do đó không thể biết là đã uống nước nhà ai. Người dân còn cho biết là 1 năm cái nhà nuôi con sâu ấy phải hại được 1 người thì mới làm ăn được mà nhà nào làm ra loại thuốc độc đó thì mới có thuốc giải độc. Mẹ  chỉ truyền cho con gái chứ không truyền cho con trai. Cái đồng chí bị chết ấy quê ở xã Lô Giang, huyện Đông Hưng, Thái Bình vẫn được công nhận là liệt sĩ. Từ đấy bọn tôi mối khi đi kiểm tra đường dây đều phải mang bi đông đựng nước đi theo, không dám uống nước nhà ai cả.

Không biết có bác nào đã chứng kiến hoặc nghe nói về chuyện như vậy chưa?


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: xuanxoan trong 20 Tháng Tám, 2012, 07:00:53 am

   Sợ quá đi "lính tthông tin" mình cũng nghe râu hổ là độc nên khi bắn được hổ phải đốt râu trước nhất - đó là đồng đội truyền tai nhau về kinh nghiệm trong trường hợp bắn được hổ ( thực tế chỉ trúng mìn thôi); nhưng nếu vậy ai dám vuốt râu hổ đây giống như truyện chuông buộc cổ mèo vậy...chắc chắn là bác hổ này đã bị tiêu diệt nên đồng bào mới nhổ được râu hùm. Trong chiến tranh, đồng chí mình chết vì làm nhiệm vụ và đây là một trường hợp hy sinh nên công nhận Liệt Sĩ  là hoàn toàn đúng.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 20 Tháng Tám, 2012, 09:42:44 am
Kính chào các bác tham gia topic. Tôi xin kể câu chuyện đồng đội, đồng nghiệp tôi: 8h sáng nay 20/8 sau chào cờ đầu tuần tại cơ quan thì tôi nhận được tin đồng đội tôi nguyên thượng úy bác sĩ quân y bệnh viện 7B nay là đồng nghiệp cùng cơ quan đã "ra đi" sau một cơn vật vã khó thở. Hoàn cảnh anh rất tội :Cách nay 15 năm, Anh chị có đứa con thứ ba, là con trai út (ráng) sau hai con gái (cũng là 2 BS) với tràn trề hy vọng con trai nối dõi tông đường. Nhưng cháu bị bệnh Down ở mức độ nặng (ngày đó kĩ thuật siêu âm chưa phổ biến nên không chẩn đoán sớm tình trạng thai nhi). Rồi sau đó Anh đi khám và được chẩn đoán "Nhiễm chất Dioxin" và mới chỉ đầu năm đến nay anh xuống sắc, xuống sức nhanh chóng tới mức mất 10 kg thể trọng. Đặc biệt anh ấy hút thuốc lá thật nhiều nên gây khó thở, thuyên tắc phổi và xuất hiện khối u. biết kết cục xấu sẽ đến với Anh nhưng không ngờ nhanh thế, vì mới ngồi nói chuyện đùa với nhau trong buổi họp chi bộ cuối cùng có anh cách nay mấy ngày. Cũng cố gắng để đạt "Lục thập hoa giáp" của cuộc đời và ít tháng nữa thì được cầm sổ hưu mà không kịp. Vĩnh biệt Anh, đồng chí đồng nghiệp BS Hoàng Văn Bợi quê quán huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 20 Tháng Tám, 2012, 03:34:47 pm
Chào bác sỹ vetran. Lâu lắm rồi mới thấy bác quay lại và...báo một tin buồn. Nhân đây tôi xin nhờ bác chuyển lời chia buồn của tôi, một cựu chiến binh; Xin được chia buồn cùng gia đình đồng chí BS Hoàng văn Bợi, cầu cho hương linh của đ/c Bợi sớm được siêu thoát về cõi vĩnh hằng; Cầu mong gia đình đ/c Bợi sớm vượt qua nỗi đau mất mát, để tiếp tục chăm lo chu đáo cho cháu trai, đang mang trong người di chứng của chiến tranh để lại.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 20 Tháng Tám, 2012, 04:12:20 pm
Chào bác lính thông tin, và bác xuanxoan. Thật thú vị khi đọc câu chuyện của bác lính thông tin, vậy ra có những câu chuyện đã vượt không gian và thời gian một cách tài tình như câu chuyện bác kể. Ấy là vì em ở Khánh Hòa, nhưng thuở nhỏ, khi còn học cấp 1, trong những câu chuyện huyền bí do người lớn kể, có cả 2 câu chuyện của bác; Nói về râu hổ, người ta bảo, ngày xưa đi săn được hổ, thợ săn phải đốt râu hổ tại chổ, chứ không dám mang về nhà, vì sợ kẻ xấu lấy trộm để làm thuốc độc; Câu chuyện sâu róm như bác kể (sâu sinh ra từ măng tre có cắm râu hổ), có thêm chi tiết: Người ta nuôi sâu róm trong cái chum (vại) to, giấu kỹ trong nhà để không ai biết; Nhưng vỏ quýt dày, có móng tay nhọn, cuối cùng người ta cũng tìm được cách để biết nhà ấy có nuôi sâu róm hay không ,đó là khi đến chơi nhà nào, người ta luôn úp nón (mũ), và quan sát, nghe ngóng; Nếu nhà nào có nuôi sâu róm, lập tức người nhà tìm mọi cách để lật cái nón của khách ngửa lên, vì nếu không, bọn sâu róm sẽ quẫy, đập ầm ầm, làm cho lộ chuyện nuôi sâu róm. Về việc hạ độc, không chỉ bỏ vào nước uống mà người ta còn dính vào móng tay, tìm cơ hội bấm móng tay có độc sâu róm vào trái cây, người ăn vào tất bị trúng độc.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 20 Tháng Tám, 2012, 04:33:00 pm
Chào bạn honghot.K . Như vậy, bạn Thu ấy đúng là mắc bệnh quáng gà rồi (Rất tiếc là khi ấy chưa phát minh ra điện thoại di động màu, chứ nếu có, thì chỉ cần chiếu vài đoạn phim tươi mát, có thể kết luận chính xác là bạn ấy có quáng gà thật hay không  ;D); Cũng dễ hiểu thôi, rừng núi Pailin đến cái rau cũng còn thiếu, chứ nói gì đến cá, tôm, và như vậy là bạn Thu ấy do thiếu vitamin A trầm trọng nên sinh ra chứng quáng gà, chỉ cần bổ sung vitamin A cho đ/c ấy là sẽ khỏi ngay; Nhưng trong dân gian, ngày xưa mấy ai biết vitamin A là cái gì, nên người ta chữa quáng gà bằng cách dùng chổi chà ( chổi xể) thấm nước tiểu rồi quất vào người bệnh, làm vài lần sẽ khỏi ( nhớ quất nhè nhẹ để làm phép thôi, chứ đừng thẳng tay trừng trị  ;D).


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Quincy trong 20 Tháng Tám, 2012, 06:58:47 pm
Cảm ơn chú BS-812 đã offer job cho tui nhưng nói trước tui làm việc cũng ngẫu hứng lý qua cầu lắm..

Tui không làm về lâm sàng nên tui chỉ giải thích, clarify cho các chú ở đây về nguyên nhân, cơ chề, sinh lý bệnh học , và những vấn đề liên quan đền huyết học, miển dịch, sinh hóa, vi sinh và ngân hàng máu...

Và các chú ở đây có thắc mắc về ý nghĩa lâm sàng  và kết quả của các loại xét nghiệm thì cứ post lên, tui sẽ giải thích.

Thân ái!


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: DinhLongGiang trong 20 Tháng Tám, 2012, 09:43:05 pm
Chào bạn honghot.K . Như vậy, bạn Thu ấy đúng là mắc bệnh quáng gà rồi (Rất tiếc là khi ấy chưa phát minh ra điện thoại di động màu, chứ nếu có, thì chỉ cần chiếu vài đoạn phim tươi mát, có thể kết luận chính xác là bạn ấy có quáng gà thật hay không  ;D); Cũng dễ hiểu thôi, rừng núi Pailin đến cái rau cũng còn thiếu, chứ nói gì đến cá, tôm, và như vậy là bạn Thu ấy do thiếu vitamin A trầm trọng nên sinh ra chứng quáng gà, chỉ cần bổ sung vitamin A cho đ/c ấy là sẽ khỏi ngay; Nhưng trong dân gian, ngày xưa mấy ai biết vitamin A là cái gì, nên người ta chữa quáng gà bằng cách dùng chổi chà ( chổi xể) thấm nước tiểu rồi quất vào người bệnh, làm vài lần sẽ khỏi ( nhớ quất nhè nhẹ để làm phép thôi, chứ đừng thẳng tay trừng trị  ;D).

       Ngày xưa ở chỗ gần nhà tôi cũng có một gia đình bị quáng gà gần hết cả nhà luôn. Nghe bà tôi kể lại là gia đình này hồi đó có mời một ông thầy đến chữa mẹo. Bằng cách là : Đến chập tối, lúc gà đã vào chuồng hết, ông thầy cầm một chiếc mõ bằng sừng dê đi trước gõ, cả mấy người bị quáng gà theo sau. Người trước lấy tay nắm áo ông thầy, rồi người sau nắm áo người trước lom khom đi thành hàng theo thầy. Trong khi đó ông thầy vừa gõ mõ vừa đọc câu :
                                                              Cốc..cốc cái mõ sừng dê
                                                              Lến lê lến là
                                                             Tối mắt con gà - sáng mắt con tôi..
       Và cứ thế ông thầy dần đoàn người rồng rắn đi mấy vòng quanh chuồng gà. Không biết sau đó ông thầy còn cho họ thuốc gì không. Nhưng được một thời gian sau thì mọi người đều hết quáng gà. ???


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 21 Tháng Tám, 2012, 08:18:25 am
Cám ơn bác BS-812 đã gửi lời chia sẻ cùng thân quyến đồng đội đã khuất. Tôi sẽ chuyển lời của bác trực tiếp tới vong linh đồng nghiệp.
Để chuyển đề tài trong tinh thần của topíc, nói về bệnh tật của con người nói chung và những người lính chúng ta nói riêng. Rất thiếu sot nếu không đề cập tới đội ngũ chuyên môn. Tôi xin kể câu chuyện tếu về CHUYÊN KHOA:
Trong đám tang một giáo sư đầu nghành trong y tế, phía đầu linh cữu có một vòng hoa thật to được kết bằng hàng trăm bông hoa hồng, chính giữa lồng chân dung bán thân của vị giáo sư. Khi ban tổ chức giới thiệu đó là vòng hoa của các bác sĩ học trò tôn vinh thầy với trái tim là biểu tượng cho chuyên khoa tim mạch. Im lặng nửa phút, từ giữa tang phòng có tiếng khóc lớn, ai cũng đổ dồn cặp mắt về một vị khách dự tang với dang vẻ đáng kính vì tuổi tác. Có người hỏi nhỏ: Thưa, có phải ông là bà con thân thuộc của giáo sư không? Ông lắc đầu và nói, tôi là bạn là đồng nghiệp, cũng là thầy dạy các bác sĩ tương lai. Ồ ! vậy ông cũng là bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Vậy sao ông cảm động quá mức như vậy... Vâng, tôi nhìn biểu tượng tôn vinh chuyên khoa của học trò đối với đồng nghiệp như thế này thì tôi chạnh lòng vì nếu khi tôi khuất núi mà học trò cũng lấy cái gì đó thuộc chuyên khoa tôi phụ trách làm biểu tượng lồng ảnh tôi vào thì chắc tôi chết hai lần đấy ông ạ. Bác bs-812 chớ nhận chuyên khoa ấy thuộc phạm vi của bác nhá!


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 21 Tháng Tám, 2012, 10:16:14 am
Chào bác vetran. Em thuộc chuyên khoa mắt bác ạ . :'(


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 21 Tháng Tám, 2012, 11:09:26 am
   Em rất vui khi gặp lại bác Vetran tại bệnh viện. mong bác tiếp tục sự nghiệp của mình nha !
   Giám đốc cũng nên xem xét lại chuyện lương bổng cho bác ấy. Bác Vệ cũng cung cấp số TK ATM và mã pin đi nhé !  ;D
   Riêng em lúc nào cũng tinh thần...vì nhân dân phục vụ, em không đòi hỏi gì, chỉ cần giám đốc cho em ...độc quyền giữ dấu, đóng dấu y bạ là được ạ.  ;D
   Mời bác bênh binh tiếp theo ạ !


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 21 Tháng Tám, 2012, 07:42:53 pm
  Em rất vui khi gặp lại bác Vetran tại bệnh viện. mong bác tiếp tục sự nghiệp của mình nha !
   Giám đốc cũng nên xem xét lại chuyện lương bổng cho bác ấy. Bác Vệ cũng cung cấp số TK ATM và mã pin đi nhé !  ;D
   Riêng em lúc nào cũng tinh thần...vì nhân dân phục vụ, em không đòi hỏi gì, chỉ cần giám đốc cho em ...độc quyền giữ dấu, đóng dấu y bạ là được ạ.  ;D
   Mời bác bênh binh tiếp theo ạ !
Chào bác vetran. Em thuộc chuyên khoa mắt bác ạ . :'(
Cám ơn Linhquany lo lắng cho lương lậu của anh, nhưng thú thật, thẻ ATM thì không được giữ, số pin đã bị đổi, nếu chị Anhtho có đưa thẻ thì vetran cũng coi như tấm nhựa vô tri. Thôi cứ cho anh bảo vệ vòng ngoài bệnh viện, tháng được bao nhiêu thì mình ráp nhau vào, qua bên đầu đường Mai Văn Vĩnh phường Tân Qui Q7 làm tí Vitamin gâu gâu ở quán Bảo Huy cũng mãn nguyện rồi.
Bác BS - 812 dũng cảm nhận chuyên khoa như vậy là đáng hoan nghênh, nhưng tôi vẫn đang thắc mắc. Hồi đó năm 1983, từ K tôi về thăm Anhtho tại bệnh viện đa khoa Nhà Bè, lúc ấy hàm trung úy rồi nhá. Thơ đưa lên chào ban giám đốc, BS Hai lộ  giám đốc nguyên là trung tá BS quâny, BS  sáu Đoan P. giám đốc bệnh viện nguyên là đại đội trưởng TNXP, mời vào phòng giao ban, giới thiệu một số bác sĩ dược sĩ và cuối cùng ông chỉ: Đây là bác sĩ Hưng, biệt danh Hưng ngang, chủ nhiệm khoa của cô Thơ ( khoa mắt) giống chuyên khoa bác BS - 812 nhận. Còn đây cũng là BS Hưng, biệt danh Hưng dọc. Gần ba mươi năm nay, tôi cứ đắn đo cái chuyên khoa dọc của BS Hưng ấy nó là khoa gì. Hỏi Thơ thì không nói. Bác thử lấy tư cách đồng chuyên khoa với Anhtho hỏi giùm tôi. Cám ơn bác trước nhá.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Quân khí viên trong 21 Tháng Tám, 2012, 08:13:46 pm
................................."Gần ba mươi năm nay, tôi cứ đắn đo cái chuyên khoa dọc của BS Hưng ấy nó là khoa gì. Hỏi Thơ thì không nói. Bác thử lấy tư cách đồng chuyên khoa với Anhtho hỏi giùm tôi. Cám ơn bác trước nhá."
He he he! Em đoán ra khoa dọc là khoa gì rồi. Nhưng nói ra lỡ không đúng chị Thơ nghe chửi chết! ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: DinhLongGiang trong 22 Tháng Tám, 2012, 10:22:04 am
................................."Gần ba mươi năm nay, tôi cứ đắn đo cái chuyên khoa dọc của BS Hưng ấy nó là khoa gì. Hỏi Thơ thì không nói. Bác thử lấy tư cách đồng chuyên khoa với Anhtho hỏi giùm tôi. Cám ơn bác trước nhá."
He he he! Em đoán ra khoa dọc là khoa gì rồi. Nhưng nói ra lỡ không đúng chị Thơ nghe chửi chết! ;D

Hí..Các bác cứ lập lờ thế làm em càng tò mò muốn biết ;) ??? Mời chị Anh Thơ tạm lánh ra ngoài với ạ ;D ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 22 Tháng Tám, 2012, 10:31:28 am

Hí..Các bác cứ lập lờ thế làm em càng tò mò muốn biết ;) ??? Mời chị Anh Thơ tạm lánh ra ngoài với ạ ;D ;D
   Đơn giản thôi mà bác Giang. Nó là chuyên khoa...mà thôi. Em cũng ngại lắm !  ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: dongminhkh trong 22 Tháng Tám, 2012, 10:52:26 am
Khoa Phụ, các bác ạ!  ;D
Gì mà các bác ngại ngùng thế.... ;)


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 22 Tháng Tám, 2012, 11:38:57 am
Xin chào các bác! Vấn đề đầu tiên đặt ra rà tại sao trong đám tang vị giáo sư tim mạch, lại để một vị giáo sư khác không muốn chân dung mình lồng trong biểu tượng nào của chuyên khoa mình đang dạy lũ bác sĩ tương lai. bác BS -812 dũng cảm nhận mình ở nhãn khoa tức là khoa bác Hưng ngang, cũng là khoa của Anhtho. Rồi @ quankhivien hiểu ra cái khoa ấy ngược lại của BS Hưng dọc, đến Linhquany rụt rè, bác Dinhlonggiang cũng tránh tiếng, riêng bác dongminhkh thì thẳng thừng nhưng vẫn ngán. Thôi vậy là anh em ta hiểu ngầm với nhau: Tại sao vị giáo sư kia khóc thảm thiết trong đám tang đồng nghiệp phải không. Xin mời anh em ta chuyển đề tài.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 22 Tháng Tám, 2012, 01:48:46 pm
 Tôi chẳng phải Y bác sỹ hay Y tá hộ lý gì cả. Có học qua đâu mà biết. ;D

 Nhưng lúc đồng đội bị thương, hy sinh dáo cả bí quá không ai tiêm thuốc men gì cả cho anh em và người bị thương thì kêu váng trời đất vì đau. Vậy là cứ tiêm bừa, cứ bắp mà tiêm là OK hết. Gần chục năm trước ông cụ nhà tôi ốm đau nặng, mỗi lúc tìm bác sỹ Y tá tiêm thuốc cho, phiền bỏ đời ra nên tôi cũng "nổi máu" làm ẩu như thời còn là lính mà tự tiêm lấy, cũng xi lanh cũng thuốc men, cũng sát trùng và tiêm như bình thường, cũng đỡ khối công sức vất vả mỗi khi tiêm thuốc và điều quan trọng là không nhiêu khê nhất là lúc bệnh nhân đau đớn.

 Nhưng một điều tôi biết chắc rằng trong ngành Y nó có những chuyên khoa riêng của nó, khoa nào thì tên khoa đó, tên khoa học là chuyện tên khoa học, chẳng dung tục gì cả dù nó chỉ những bộ phận nhạy cảm của con người. Phụ khoa thì gọi là phụ khoa đi cho nó đỡ lằng nhằng, mắt ngang mắt dọc làm quái gì cho nó tăng phần dung tục ở góc nhìn thiếu trong sáng.

 Chuyện đơn vị tôi nhé.

 Trại ăn dưỡng D33 của sư đoàn toàn lính ốm đau thương tật, hôm đó trên đường có một chiếc xe Lam chạy qua có một bà bụng chửa to vượt mặt đang đau đớn quằn quại vì sắp "vỡ chum", xe dừng đưa bà chửa vào trại nhờ bác sỹ đỡ giúp vì về bệnh viện chắc không kịp sợ sinh cháu bé rơi giữa đường. Ca đỡ đẻ ngon lành, con vuông chằn chặn nhưng mẹ thì hơi "méo" một chút, nghe nói sau đẻ là không đi tiểu được, bị gì đó phải thông đường tiết liệu, bác sỹ bảo Y tá nam làm, mấy thằng Y tá chạy vào chạy ra nhăn nhó báo cáo xin thua không biết chỗ thông, ông bác sỹ cáu lên chửi ầm ỹ: Đan Mạch chúng mày, lúc đêm tối không đèn không đóm thì sao chúng mày thông tốt thế, giờ giữa ban ngày ban mặt, đèn sáng đàng hoàng lại bảo không biết thông. Ông ấy vào bắt tay làm lấy, chỉ lúc sau sản phụ hết kêu đau đớn tức bụng sau sinh.

 Vậy thôi, chuyện đời thường, biết thì làm và có gì ghê ghớm đâu? Có ai hiểu sai cái nghề này và sự "dung tục" nó ảnh hưởng gì đến nhau đâu?

 


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 22 Tháng Tám, 2012, 03:09:41 pm
   Câu chuyện của bác Vetran là ở sự hài hước nên em...tránh chạm húy !  ;D

   Thôi Mob nói vậy em cũng xin kể luôn !

   Ngày trước em còn học ở trường quân y. Môn thông tiểu thì nói chung ai cũng ngại cho nên chủ yếu lớt phớt cho qua...trên giấy. Sau đó có đi học nâng cao ở đúng môn này . Khi vào phòng thực hành nếu bọn em làm bệnh nhân , mấy bạn nữ làm hộ lý, y tá thì lúc nào có một bác sĩ tay lăm lăm cái panh gắp bông tiêm lúc nào cũng chực gõ...vì sao đố các bác biết !  ;D

   Đến lúc bọn em đòi thực hành ngược lại thì mấy bác sĩ già không cho. Lý do rất đơn giản : chúng mày toàn thằng trẻ tuổi không biết gì. Chỗ thông không thông thông nhầm chỗ khác ...bán nhà mà đền. Hi, có mấy bác bảo thủ thì có chứ bộ đội bây giờ tinh thông lắm, cái gì chẳng biết và chắc có gì mà mất để phải đền  ;D !


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: thanhnhiet trong 22 Tháng Tám, 2012, 05:10:31 pm
Thấy các bác chỗ này vui quá ,em cũng vào đây kể một câu chuyện có thật của đời em . Câu chuyện như sau :

 Số là hồi ấy khoảng năm 1985 thì phải,vì cố hoàn thành công việc cho nhà nước nên em phải thức đêm nhiều . Thức đêm cộng với ăn uống thiếu thốn của người lính nên em bị cái gọi là Amidan nó sưng to và hành sốt . vì tính háo thắng ham công việc nên em giấu đơn vị ,đến khi giấu không được nữa vì đêm sốt mê man sáng không dậy được ,mọi người kiểm tra thì mới té ngửa ,sau đó họ chở đi bệnh sá đơn vị cấp cứu . Chẳng hiểu họ khám và trao đổi với nhau cái gì nhưng mỗi ngày có một cô y-tá trung cấp rất là xinh đến chích thuốc kháng sinh vào bắp tay ,phải nói là ai đã từng bị chích kháng sinh(pinicilin) thì phải biết rất là buốt và buốt lâu .   Cũng may nhờ tài nghệ của cô y tá trung cấp này vừa bơm thuốc vào bắp ,vừa dùng ngón tay khều khều ,gãi gãi xung quanh mũi kim cho thuốc lan tỏa nhanh nên cũng đỡ đau . Thấy người đẹp chăm sóc mỗi ngày tôi dở tính dê ra nói với cô ấy : "anh khoái cái ngón tay khều khều móc móc của em quá nó làm cho anh khoan khoái . bữa nào rảnh rỗi bày cho anh chích và khều với nhé ..."  Cô ta im lặng không trả lời .

Có một lần khi đang bơm thuốc cho tôi ,mũi kim cũ cứ luộc đi luộc lại trong nồi nước sôi mãi ,bị gẫy ngang gần sát xi-lanh thuốc từ xi lanh xịt ra ngoài ,thuốc từ bắp tay lẫn máu theo kim gẫy tràn ra ngoài , tôi thấy tê tái tại chỗ , cô ta mặt hơi biến sắc ,nhanh như cắt  dùng kéo kẹp bông gòn ,nhả cục bông sát trùng ra, nhổ nhanh mũi kim gây  . Hú vía , cô ta nói : có trường hợp như vậy nhưng phải mổ mới lấy được kim ra . Thấy tình hình như trên, có vẻ có lợi cho việc làm quen tôi cứ ôm tay tỏ vẻ đau đớn ,ý là ăn vạ cô ta,biết được ý định ấy của tôi cô ta xuống nước tỏ ra ân cần hơn và cho biết nhà để khi nào khỏi bệnh ghé thăm chơi  .

Ngày tháng qua mau ,thế rồi tiêm với khều mãi khoảng 15 ngày sau bệnh cũng khỏi , khi khỏe một cái là tôi mòn mèn đến nhà cô y tá kết thân ,sau giờ hành chính bắt cô ta bày cho cách tiêm , vừa tiêm vừa khều . Như có duyên nợ từ kiếp trước ,có bao nhiêu bí quyết cô ta truyền cho học trò một cách nồng nàn ,ngày lại ngày thày và trò dạy và học trong đê mê ,cứ mỗi lần gặp nhau cả hai lại mong cho thời gian ngừng trôi để hai người được ở bên nhau mãi mãi . được sự ân cần chỉ bảo của cô y tá xinh đẹp ,tay nghề tiêm chích thuốc của tôi cũng khá ,làm cô ta rất hài lòng . nhưng hỡi ơi ,đời là thế khi đã thuộc bài rồi cũng là lúc tôi chán thầy dạy . sự thăm viếng cô ta cứ nhạt dần ,nhạt dần rồi thôi hẳn ,cho đến bây giờ là gần 30 năm sau ,tôi mới nhớ lại cô ta - thế là nhật ký đời tôi ghi thêm một lần- có thể là yêu .


Tái bút : em không dám múa rìu qua mắt thợ tại đây . nhưng cứ theo lời cô y tá trung cấp kia nói ,là cô ta phải học xong lớp 12 ,sau đó học lớp y tá 2 năm nữa mới được công nhận là y tá trung cấp. điều này không biết có đúng không ?


 


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 22 Tháng Tám, 2012, 05:27:33 pm
   Chào bác Thanh nhiệt. Lâu lâu bác vô cho một bài dài phạc ! ;D

   Có lẽ câu hỏi cuối bài của bác nên để các bác sĩ chuyên đào tạo trả lời, nhưng nó cũng tương đối dễ nên em mạo muội cầm đèn chạy tí : Y tá trung cấp học có thể tùy từ 1 - 2 năm, ngang thời gian với y sĩ nhưng chức trách và nhiệm vụ khác nhau. Y tá sơ cấp học từ 6 tháng - 1 năm. còn cứu thương...1 tháng. Nói chung học đến trung cấp thì đều bắt buộc phải qua trình độ 12 ( thời em là thế ).

   Nhưng theo em biết về môn tiêm truyền, bản thân em tiêm cho cả nam lẫn nữ cũng khá nhiều, đủ kiểu giảm đau, chống sốc nhưng nghe bác nói tiêm giỏi đến mức...đê mê  ;D thì em khó tin quá. Đã tiêm thuốc là đau, thuốc gì cũng vậy, kể cả gây mê hay gây tê chí ít cũng phải nhói một phát. Đằng này...như vậy tay nghề của bác đã vượt qua giới hạn thông thường hoặc mũi kim quá lớn gây sốc cho bệnh nhân mất cảm giác đau  ::) .
  


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Quincy trong 22 Tháng Tám, 2012, 07:31:56 pm
Tiêm bấp  đau nhiều, đau ít còn phụ thuộc vào gause của kim và độ nhấy vicosity (sp) của thuốc. Gause nhỏ đường kính kim lớn và ngược lại. Điường kính kim lớn thì chích đau hơn. Người ta thường dùng G18 là gause nhỏ để dể rút thuốc sau đó đổi qua G20 hay G22 để chích.

To bác Xuanxoan, nghe bác kể sơ qua có những đốm xuất huyết dười da thì mình nghỉ là xuất huyềt do giảm tiểu cầu, cò nhiều nguyên  nhân. Hiện nay các trang bên VN viết cũng rất nhiều . Còn chuyện làm thuốc của các đồng bào dân tộc thì mình có nghe ngoại kể hồi nhỏ nhưng thiệt tình không thấy và cũng không tin gì.

 Khi đọc Tam Quồc Diển Nghĩa cũng có bao giai thoại nói về các bệnh của Tào Tháo, Khổng Minh, Châu Du nhưng ta cũng đoán ra ông Tào tháo bị bướu nảo, KM bị lao, và Châu Du bị xuất huyết dạ dày.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 23 Tháng Tám, 2012, 09:38:29 am
Chào bác sỹ vetran. Lâu lắm rồi mới thấy bác quay lại và...báo một tin buồn. Nhân đây tôi xin nhờ bác chuyển lời chia buồn của tôi, một cựu chiến binh; Xin được chia buồn cùng gia đình đồng chí BS Hoàng văn Bợi, cầu cho hương linh của đ/c Bợi sớm được siêu thoát về cõi vĩnh hằng; Cầu mong gia đình đ/c Bợi sớm vượt qua nỗi đau mất mát, để tiếp tục chăm lo chu đáo cho cháu trai, đang mang trong người di chứng của chiến tranh để lại.

Xin kính chào các bác tham gia topic. Vetran tôi mới đi tiễn đưa đồng đội, đồng nghiệp, nguyên Thượng úy BS Hoàng Văn Bợi QYV 7B, hưởng thọ 61 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng qua ngả quẹo vào đài hỏa táng Đa Phước – Bình Chánh, tp HCM. Nhân đây tôi xin trao đổi với các bác một ý thế này. Ngày trước còn nhỏ tôi nghe các cụ hay đọc câu ca:
        Hút điếu thuốc lào nâng cao sĩ diện
       Thơm mồm bổ phải, diệt trung lao
Thế là trong tư duy và trở thành tiềm thức tôi cứ đinh linh thuốc lào rất tuyệt. Nhất là thuốc lào hút bằng điếu cày, điếu bát, mà ngày trước tôi còn “thực mục sở thị” nhiều cái điếu bát cổ ở làng quê tôi chạm trổ bạc, khảm trai xà cừ rất cầu kì, rất quí với những cụ ông tao nhân mặc khách và chức sắc trong xã hội sử dụng. Mà tôi cảm nhận hơn tất cả là các cụ hút khói thuốc qua miệng vào phổi sau khi qua một lớp nước thì có lẽ các chất độc cũng giảm thiểu, nên ngày xưa cũng ít thấy các cụ mắc bệnh phổi liên quan rõ rệt tới thuốc lào. Ngày nay cả hành tinh xanh đều lên án thuốc lá, nhưng nó là chuyện xa vời đẩu đâu nên anh em chúng ta cứ theo quan niệm: Kệ chuyện thiên hạ. Nhưng thưa các bác, chỉ tính từ cuối năm ngoái, nơi tôi công tác đã phải tiễn hai đồng nghiệp ra đi vì ung thư phổi, di căn não, và một bác thuyên tắc, xơ hóa toàn bộ phổi. Và đặc biệt còn một bác đang nằm rút dịch hàng ngày tại BV Phạm Ngọc Thạch do tràn dịch màng phổi. Tất cả đều trong độ tuổi trên 50 đến 60 với mức hút thuốc trên 20 năm, ngày 1,5 đến 2 gói. Chắc bác nào hưa hút lâu và hút nhiều như vậy cũng không nên sợ.




Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 23 Tháng Tám, 2012, 09:43:00 am
Thấy các bác chỗ này vui quá ,em cũng vào đây kể một câu chuyện có thật của đời em . Câu chuyện như sau :

 Số là hồi ấy khoảng năm 1985 thì phải,vì cố hoàn thành công việc cho nhà nước nên em phải thức đêm nhiều . Thức đêm cộng với ăn uống thiếu thốn của người lính nên em bị cái gọi là Amidan nó sưng to và hành sốt . vì tính háo thắng ham công việc nên em giấu đơn vị ,đến khi giấu không được nữa vì đêm sốt mê man sáng không dậy được ,mọi người kiểm tra thì mới té ngửa ,sau đó họ chở đi bệnh sá đơn vị cấp cứu . Chẳng hiểu họ khám và trao đổi với nhau cái gì nhưng mỗi ngày có một cô y-tá trung cấp rất là xinh đến chích thuốc kháng sinh vào bắp tay ,phải nói là ai đã từng bị chích kháng sinh(pinicilin) thì phải biết rất là buốt và buốt lâu .   Cũng may nhờ tài nghệ của cô y tá trung cấp này vừa bơm thuốc vào bắp ,vừa dùng ngón tay khều khều ,gãi gãi xung quanh mũi kim cho thuốc lan tỏa nhanh nên cũng đỡ đau . Thấy người đẹp chăm sóc mỗi ngày tôi dở tính dê ra nói với cô ấy : "anh khoái cái ngón tay khều khều móc móc của em quá nó làm cho anh khoan khoái . bữa nào rảnh rỗi bày cho anh chích và khều với nhé ..."  Cô ta im lặng không trả lời .


 
Chào các bác! Qua tâm sự của bác Thanhnhiet, tôi thấy cũng có lý vì động tác đánh lừa sự chú ý của bác vào mũi kim của cô y tá, con cái đê mê sung sướng là do tự bác tưởng tượng đấy nhá, vì mấy chục năm hành nghề tôi cảm nhận là tâm lý của BN nữ thì thích y tá nam tiêm chích và ngược lại, bởi tôi cũng đã từng vừa chích vừa "khều" khi tiêm mông cho một cô (ba mấy à) mà rút kim bỏ vào hộp hủy kim mà cô ấy vẫn nằm im, hoảng hồn tưởng cô nàng bị sao, tôi lay gọi thì cô mới mở mắt mơ màng hỏi "Ủa chít nhanh thế anh" hú hồn. Hồi ấy, giữa năm 1975 khi học kĩ thuật xe máy ở Gò Vấp, tự nhiên trên ngực trái tôi có khối u càng ngày càng lớn, đỏ au đau buốt mưng mủ. Bác y tá già của trường nói: phải chích mới hết. Tôi hết hồn vì lính Bắc tò te nghe tiếng chích, đồng nghĩa với mổ, không biết có sao không? Sau một lúc lọ mọ trong tấm ri đô trắng ngăn đôi phòng y tế, ông cầm ra một ống tiêm rồi bảo tôi nằm sấp xuống giường để ông chích. Thôi rồi! một liều, ba bảy cũng liều, chết là hết chứ gì, suy nghĩ của tôi cứ miên man theo hướng tiêu cực khi ông bắt “tụt quần ra”.Tôi nghĩ: thọt là chắc rồi con ơi! vì sống ngoài miền Bắc, tôi chưa thấy ai tiêm mông cả. Bỗng bốp một phát rất mạnh mà không đau đớn gì cả, rồi có cảm giác rị rọ ở mông, khi ông rút kim ra mới thấy tê tái của thuốc Penicilline một triệu đơn vị. Từ những lần tiêm sau, tôi chú ý khi tiêm, Ông cầm cây kim riêng, khum mu bàn tay vừa vỗ cũng đồng thời cây kim đã cắm sâu vào cơ mông, sau đó ông mới lắp ông tiêm có thuốc vào bơm. Sau này tôi tìm hiểu thì ra đó là một kĩ thuật tiêm bắp của một số trường phái điều trị của Pháp quốc mà các bác y tá già và các Ma sơ hành nghề y ở một số dòng nữ tu thường áp dụng. Nhưng sau này học nghành y tôi mới biết phương pháp đó đã không được dùng vì không đảm bảo vô trùng dễ gây Abces vết tiêm. Vì trong quá trình tác nghiệp, không phải lúc nào các anh chị y tá cũng tuân thủ nguyên tắc vô trùng hai bàn tay ngà ngọc. Nhưng rõ ràng phương pháp tiêm này cũng rất hiệu nghiệm vì phân tán sự chú ý của bệnh nhân.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: thanhnhiet trong 23 Tháng Tám, 2012, 02:34:44 pm
tự nhiên trên ngực trái tôi có khối u càng ngày càng lớn, đỏ au đau buốt mưng mủ. Bác y tá già của trường nói: phải chích mới hết. Tôi hết hồn vì lính Bắc tò te nghe tiếng chích, đồng nghĩa với mổ, không biết có sao không? Sau một lúc lọ mọ trong tấm ri đô trắng ngăn đôi phòng y tế, ông cầm ra một ống tiêm rồi bảo tôi nằm sấp xuống giường để ông chích. Thôi rồi! một liều, ba bảy cũng liều, chết là hết chứ gì, suy nghĩ của tôi cứ miên man theo hướng tiêu cực khi ông bắt “tụt quần ra”.Tôi nghĩ: thọt là chắc rồi con ơi! vì sống ngoài miền Bắc, tôi chưa thấy ai tiêm mông cả. Bỗng bốp một phát rất mạnh mà không đau đớn gì cả, rồi có cảm giác rị rọ ở mông, khi ông rút kim ra mới thấy tê tái của thuốc Penicilline một triệu đơn vị.

Cái đoạn này em thấy có vẻ khó hiểu quá : bên ngực trái của tôi ,hay bên đùi trái của tôi .mọc lên một khối u : sưng nóng đỏ đau và mưng mủ . còn điều trị kháng sinh 500.000-1000.0000 đơn vị cho cái" hột xoàn" ấy là em thấy đúng bài rồi, .nếu đã lờn hoặc dị ứng với piniciline thì  họ thay bằng erithomicin cũng khỏi (kinh nghiệm máu mủ cá nhân).nếu không có kháng sinh liều cao này tiêm thẳng vào bắp nó vỡ bọc mủ ra có mà chét .xấu hổ lắm á .


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: bschung trong 23 Tháng Tám, 2012, 03:48:16 pm


Cái đoạn này em thấy có vẻ khó hiểu quá : bên ngực trái của tôi ,hay bên đùi trái của tôi .mọc lên một khối u : sưng nóng đỏ đau và mưng mủ . còn điều trị kháng sinh 500.000-1000.0000 đơn vị cho cái" hột xoàn" ấy là em thấy đúng bài rồi, .nếu đã lờn hoặc dị ứng với piniciline thì  họ thay bằng erithomicin cũng khỏi (kinh nghiệm máu mủ cá nhân).nếu không có kháng sinh liều cao này tiêm thẳng vào bắp nó vỡ bọc mủ ra có mà chét .xấu hổ lắm á .
  Chết ! bác hiểu lầm về mặt bệnh của bác vetran@ rồi ! tai hại lắm đấy , mong chị anhtho chớ có hiểu sai như cái "kinh nghiệm" của bác Thanhnhiet ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 24 Tháng Tám, 2012, 05:56:48 am
Thưa chủ tịch hội đồng thành viên QUÂN Y VIỆN HẬU CHIẾN. Thời gian trước đây giám đốc bệnh viện. BS – 812 có hành vi đào nhiệm để bệnh viện cháy rụi và đội ngũ chuyên môn đi hành nghề lái xe ba bánh Trung Quốc gần hết, nay bác giám đốc Linhthongtin sức khỏe không khá lắm với ba cái long đen nối khớp cột khung han gỉ, trong khi bác BS – 812 trở về và tỏ ra rất tích cực với y nghiệp. Tôi đề nghị chủ tịch hội đông quan trị bổ nhiệm chức phó giám đốc phụ trách điều trị để BS-812 phụ bác giám đốc linhthongtin điều hành công việc quá bộn bề. Có thể hội đồng quản trị xét nâng lương trước thời hạn hoặc phụ cấp thêm cho bác Phó giám đốc từ khoản thu viện phí, hoặc lệnh cho Linhquany tận thu tiền giữ xe bất kể từ phó chủ tịch quận phụ trách văn xã, cán bộ ban ngành trong quận tới làm việc cho đến đối tác từ các công ty doanh nghiệp đến hợp đồng khám sức khỏe định kì cho công nhân cũng không tha.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 24 Tháng Tám, 2012, 06:39:39 am
tự nhiên trên


Cái đoạn này em thấy có vẻ khó hiểu quá : bên ngực trái của tôi ,hay bên đùi trái của tôi .mọc lên một khối u : sưng nóng đỏ đau và mưng mủ . còn điều trị kháng sinh 500.000-1000.0000 đơn vị cho cái" hột xoàn" ấy là em thấy đúng bài rồi, .nếu đã lờn hoặc dị ứng với piniciline thì  họ thay bằng erithomicin cũng khỏi (kinh nghiệm máu mủ cá nhân).nếu không có kháng sinh liều cao này tiêm thẳng vào bắp nó vỡ bọc mủ ra có mà chét .xấu hổ lắm á .
sôngkuty
  Chết ! bác hiểu lầm về mặt bệnh của bác vetran@ rồi ! tai hại lắm đấy , mong chị anhtho chớ có hiểu sai như cái "kinh nghiệm" của bác Thanhnhiet ;D


Cái đoạn này em thấy có vẻ khó hiểu quá : bên ngực trái của tôi ,hay bên đùi trái của tôi .mọc lên một khối u : sưng nóng đỏ đau và mưng mủ . còn điều trị kháng sinh 500.000-1000.0000 đơn vị cho cái" hột xoàn" ấy là em thấy đúng bài rồi, .nếu đã lờn hoặc dị ứng với piniciline thì  họ thay bằng erithomicin cũng khỏi (kinh nghiệm máu mủ cá nhân).nếu không có kháng sinh liều cao này tiêm thẳng vào bắp nó vỡ bọc mủ ra có mà chét .xấu hổ lắm á .
Tôi rất hiểu ý bác Thanhnhiet là vô tư, cũng đồng thời cảm động sự chia sẻ của BSchung để bảo vệ uy tín cho đồng nghiệp. nhưng thua với tất cả các bác tham gia topic, may mắn sau 37 năm tôi vẫn còn giữ được cái sẹo to tướng trên ngực trái do cái MỤN hồi ấy vỡ ra với khoảng 100ml mủ. Ngày ấy kháng sinh sử dụng trong quân y chủ yếu thuộc nhóm Betalactam và Streptomicine, đại diện là Penicilline G để tiêm và Penicilline V viên nén uống, với các hàm lượng khác nhau, hiếm lắm mới có vài chai Bi đục như sữa (Benzathyl Penicilline), hình như có thêm Procain giảm đau thì phải, nhưng nghịch lý là phải dùng kim to và bơm đều tay mới không bị tắc. Nếu nhóm bệnh bác Thanhnhiet nghi ngờ ngày ấy cứ gọi chung là "vỡ ống xả" thì có Linchomicine là cao cấp nhất
Nhân đây tôi kể câu chuyện hài của nghành y liên quan đến sự thắc mắc của bác Thanhnhiet. Một chị lớn tuổi, với tâm trạng chán chường tới một bác sĩ trẻ mới ra trường xin khám và tư vấn. Sau khi thăm khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán chị bị trầm cảm, trước khi ra về chị BN hỏi một câu cuối cùng: thưa bác sĩ, xin bác sĩ chỉ cho tôi tim ở chỗ nào. tất nhiên nếu là BSchung cũng không nại ngần chỉ vị trí tim ở ngực trái tính từ núm vú xuống bao nhiêu cm. tối hôm đó tại phòng cấp cứu của BV phải xử lý một ca tự sát bằng súng với vết thương ở đùi trái, và cũng đồng thời ban giám đốc BV nhận được lá đơn tố cáo BS trẻ kia về trách nhiệm tư vấn thiếu trung thực vì theo thông tin được tư vấn thì chị nạn nhân về nhà, cởi áo ngồi trên salon đo từ núm vú xuống 10 cm thì chấm đùi trái vì cái khoản ấy của chị dài do tuổi tác, đinh ninh vị trí đó là tim nên bóp cò súng, Bùm một phát để tự vẫn vì bệnh trầm cảm dày vò chị, dẫn đến hành động tiêu cực. Vì vậy các bác sĩ có muốn giúp BN thì tư vấn cho rõ bằng ngôn ngữ của BN chứ không thì nhầm to.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: linh thong tin trong 24 Tháng Tám, 2012, 07:13:32 am
Thưa chủ tịch hội đồng thành viên QUÂN Y VIỆN HẬU CHIẾN. Thời gian trước đây giám đốc bệnh viện. BS – 812 có hành vi đào nhiệm để bệnh viện cháy rụi và đội ngũ chuyên môn đi hành nghề lái xe ba bánh Trung Quốc gần hết, nay bác giám đốc Linhthongtin sức khỏe không khá lắm với ba cái long đen nối khớp cột khung han gỉ, trong khi bác BS – 812 trở về và tỏ ra rất tích cực với y nghiệp. Tôi đề nghị chủ tịch hội đông quan trị bổ nhiệm chức phó giám đốc phụ trách điều trị để BS-812 phụ bác giám đốc linhthongtin điều hành công việc quá bộn bề. Có thể hội đồng quản trị xét nâng lương trước thời hạn hoặc phụ cấp thêm từ khoản thu viện phí cho bác Phó giám đốc.

Tôi có biết gì về y với dược đâu mà làm giám đốc. Tôi chỉ là cái ông lão bênh nhân, thấy BV không mở cửa thì tôi xô cửa vào thôi mà. Còn việc điều hành BV vẫn là của các bác sĩ chứ.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: xuanxoan trong 24 Tháng Tám, 2012, 07:46:30 am


   Đúng quá rồi, mình là lính thông tin bảo mình đạp tọa độ đi rải dây vô tư; bảo rút phích 2W chạy càng vô tư...chứ bảo lính thông tin làm HĐQT bệnh viện thì có tiền đâu mà tham gia; thôi nhường sự giới thiệu này cho Ve tran đi "lính thông tin" ạ. Ta lại về với ta, xong việc thì ca cóng, làm vài cốc cho vui, sốt rét không có bác sĩ thì ta lại như năm xưa...xoa xoa cái đùi (của mình đấy không phải đùi bạn gái đâu nhé) rồi đâm cái phịch bơn từ từ..rút thật nhanh, lấy tay xoa xoa (không có bông cồn đâu)...thế là tiếp tục hành quân - đó ngày xưa có lần xuanxoan tự tiêm thuóc là thế đấy, một mình giữa rừng lấy đâu nước sôi, cồn..Thôi bệnh viện không mở ta về tự chữa thôi..cái dân tộc mình thế mà..ở nhà có thày mo rồi..


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 24 Tháng Tám, 2012, 09:40:20 am
   Em vô tình đi qua thấy các bác nhường nhau quá. Giá mà để cho em nhỉ !!!

   Em xin có ý kiến thế này. Giám đốc bệnh viện trừ nhà nước ra, còn tư nhân lập thì cũng có thể là ai cũng được, miễn là...có tiền tài trợ ( với cá nhân em cũng thế , ai cũng đựơc, miễn là cuối tháng có lương  ;D ). Giám đốc có chuyên môn cao cũng tốt, nhiều khi hỗ trợ anh em công việc một chút . NHưng nếu giám đốc cái gì cũng biết thì có nhiều vấn đề sau :

   - GĐ cái gì cũng biết : Sẽ xảy ra tranh luận chuyên môn, mà tranh luận thì GĐ lúc nào...cũng đúng.
   - GĐ cái gì cũng biết : Sẽ có lúc anh em...khó làm ăn lắm !
   - GĐ cái gì cũng biết : ( Để em nghĩ thêm đã )..

   Nói chung là thế nào cũng được nhưng nếu bất kỳ một cơ quan hay DN nào mà không có giám đốc thì sẽ như rắn mất đầu, đơn vị không có chỉ huy cũng khó hoạt động, công tác và chiến đấu. Vậy em rụt rè đề nghị các bác quyết nhanh lên không có bệnh binh bỏ đi hết đấy ạ !

  Cho em tranh thủ tăng vé xe mấy ngày nhé, nhỡ sập tiệm như lần trước !  ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: xuanxoan trong 24 Tháng Tám, 2012, 10:11:25 am
   Tìm đúng người rồi, "lính quân y" là lựa chọn số 1; tiếp đến behien QYV7C, QY 103 và vợ chồng bác vetran+Anh thơ thế là đủ HĐQT rồi. Còn giám đốc bệnh viên cần lựa chon kỹ hơn không khéo lại chọn phải mấy ông bác sĩ Trung quốc như vừa qua khám chết người xong bỏ về nước mất tiêu....theo tôi chọn giám đốc kỹ hơn nên mang ra hội đồng quân nhân biểu quyết vấn đề này...Tôi đề nghị chọn bác sĩ từng ở chiến trường vì tôi từng nhai quai dép trong điều trị nên tôi tin tưởng hơn..


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 24 Tháng Tám, 2012, 03:24:54 pm
Xin chào các bác tham gia topic. Vetran thống nhất ý kiến của bác xuanxoan về vấn đề tuyển nhân sự phải chú ý yếu tố người nước ngoài, đặc biệt BS người Trung Quốc, còn vấn đề chức danh giám đốc thì không nhất thiết là BS bởi vì theo tinh thần xã hội hóa nghành y tế nước nhà. hiện nay ngoài một số bệnh viện quân đội vừa điều trị cho sĩ quan chiến sĩ tại ngũ, vừa điều trị cho nhân dân và các bệnh viện nhà nước thì song hành là những cơ sở điều trị tư nhân như Cty TNHH,  Cty cổ phần. Mà BỆNH VIỆN QUÂN Y HẬU CHIẾN  của ta nằm trong số này. Về mặt tổ chức thì không nhất thiết người đứng đầu bệnh viện phải có chuyên môn y, mà cần nhất là công tác quản lý, do vậy ai làm giám đốc cũng được, miễn sao điều hành giỏi là được. Vấn đề thứ hai, đây là nhà bác Linhthongtin đã sử dụng dươi hình thức góp cổ phần, tốt nhất gí cái chức giám đốc cho bác ấy để bác ấy không làm eo làm co lấy cớ nâng giá bất động sản thì nguy cho quĩ vốn chung. @Linhquany! ý kiến của em cũng rất hợp lý để tránh ý kiến chủ quan áp đặt của giám đốc trong quá trình điều trị và phát huy tính năng động của đội ngũ chuyên môn, nhất là lúc hội chẩn thì tốt hơn. Riêng Vetran cũng xin không vào biên chế, mà chỉ xin bác giám đốc cho làm công nhật theo sở học của mình là "Tham vấn viên" Ngày mai tôi sẽ nộp hồ sơ, chứng chỉ và chờ xét của hội đồng quản trị. nhưng tôi nói trước là ngoài nghĩa vụ đóng quĩ hàng tháng, tôi không có bất cứ khoản nào lót tay cho HĐQT đâu nhá.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 24 Tháng Tám, 2012, 07:40:49 pm
Chào tất cả các bác; Chưa hết nhiệm kỳ mà các bác đã bàn tới chuyện bầu bán, đề xuất với đề nghị; Theo tôi, với chế độ một thủ trưởng đã được ban hành, các bác cứ thế mà chuẩn y, và bác lính thông tin vẫn là giám đốc duy nhất, trong thời gian giữ chức giám đốc, không được hết bệnh ( vì tên của bệnh viện là "bệnh của lính ..." mà), còn nhiệm vụ của các bác sỹ, cho đến y tá, là chăm sóc tận tình, chu đáo cho bệnh nhân (thấy bệnh mà không chữa, là có tội), mà không được nhận tiền của bệnh nhân (vì lương y như từ mẫu, thì không lẽ gì lại lấy tiền); Anh lính quân y hơi khôn, khi nhận chân giữ xe (vì có điều kiện chặt đẹp), do đó, để bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ chuyên môn, đề nghị lính quân y, mỗi tuần đưa anh em chuyên môn đi giải lao một lần, kinh phí trích trong tiền giữ xe; Và điều quan trọng của các bệnh binh là, phải khai bệnh một cách rỏ ràng ,trung thực, không gì phải xấu hổ (mắc cở) mà nói chệch, hoặc để hiểu ngầm (tai hại) như bác BY đã có ý; Có như vậy thì các y, bác sỹ mới chữa cho chúng ta khỏi bệnh được. Cuối cùng xin hoan ngênh tinh thần tự bệnh, và tự chữa bệnh của bác xuanxoan, khi các y, bác sỹ đi vắng. Cám ơn các bác.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 26 Tháng Tám, 2012, 06:18:06 am
Chào các bác tham gia topic. Có lẽ công tác kiện toàn tổ chức tạm ổn, chúng ta hành quân tiếp. Nhớ chuyện xưa những năm đầu 80 với đối tượng chăm sóc của quân y về  bệnh tình sức khỏe thể lực, chủ yếu là chiến sĩ trẻ khỏe như trâu mộng. Ở đơn vị tôi có lứa chiến sĩ Tiền Giang toàn dân "Guộng" xuất cảnh qua đơn vị tại Phnompenh thì sức khỏe thôi rồi, bệnh tình có chăng cũng chỉ sổ mũi nhức đầu, còn các mánh giả bệnh như các bác sĩ trang ta hay nêu của lính trẻ thì tôi trị đến nơi đến chốn ví dụ như theo kinh nghiệp của Linhquan y là tiêm nước cất vào cạnh rồn, cho nên loại trừ các khả năng này. Chứng sốt rét và một số bệnh thuộc rừng thiêng nước độc cũng lùi dần khi chiến tranh kết thúc hoặc giảm căng thẳng, bộ đội tập kết về tuyến sau. Chủ yếu sức khỏe mấy anh sĩ quan có phần giảm sút thì cũng thuộc bệnh mãn tính theo tuổi tác. Đặc biệt có thượng úy Phú, ở ban kĩ thuật. Anh bị đau dạ dày, không biết đã loét chưa, nhưng những cơn dày vò đau đớn từ thượng vị xuyên ra sau lưng anh làm mọi người ái ngại, nhất là quân y hồi đó thiếu thuốc men cực kì, có chăng vài viên Kavet, Nabica, viên nghệ của quân dược 130 và vài viên Belladon đông y giảm đau. Là một con người khá bản lĩnh chịu đựng, quân y giới thiệu đi viện 175 thì từ chối. Một thời gian dài không thấy anh xin thuốc, mà bệnh tình cũng giảm hẳn. lân la tâm sự, anh nói: Mấy tháng trước thấy bệnh tình tuyệt vọng quá, anh nghĩ uống rượu cho chết luôn, vì khám chỗ nào bác sĩ cũng khuyên cấm uống rượu. Theo logic thì uống rượu sẽ mau thủng dạ dày, mau chết vậy uống thường xuyên chết cho rồi, nhưng tự nhiên bệnh giảm hẳn. Cuối năm 1983 tôi đưa anh về QYV 175 khám thì các BS chẩn đoán căn bệnh đau dạ dày đã hết..... Mời các chuyên gia nội tiêu hóa cho ý kiến. (thời gian ngồi ghế nhà trường và cho tới lúc đó 1982, tôi chưa cập nhật được từ y văn nào nói về "vi khuẩn Helicobacter pylori" là một trong những tác nhân gây viêm loét, thậm chí ung thư dạ dày và đường tiêu hóa, chủ yếu đề cập đến yếu tố "Thần kinh, thể dịch".


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: xuanxoan trong 26 Tháng Tám, 2012, 06:51:54 am

     Hèn chi lúc nào nhà vetran cũng có chai rượu mật nhân để hỗ trợ "đoạn cuối"; nhưng ở bài biết này tôi nghi ngờ vị sĩ quan này đau cái khác...thất tình...chỉ có thất tình mới mê rượu như tôi nhưng say không phải như "chí phèo" đâu đấy...mình say là say trời, say đất, say với đồng đội chiến trường và say với người ta... 


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 27 Tháng Tám, 2012, 12:36:43 pm
   Báo các các bác, em có một chút muốn chia sẻ. Ông chú đằng vợ em bị nổi mề đay ( mày đay ) mấy tháng nay do nóng gan, vô tình có người mách cho bài thuốc rất đơn giản là chỉ cần lấy rễ cây rau dền gai, thái nhỏ phơi khô đun uống thay nước. Một thời gian khỏi thật .

   Đây là một loại cây cỏ như rau, ăn được, chỉ khác với dền cơm hay dền đỏ là có gai. Hay mọc các bờ ruộng. Mong các bác chú ý nếu gan mật có vấn đề thì cứ đơn giản ra bờ ruộng nhổ lên lấy rễ uống....là xong ! Loại này lành tính, nếu không khỏi bệnh thì chắc cũng không chết đâu ạ.

   Dưới đây là một số tính năng nữa em tham khảo trên Intenet. Nguồn : http://ykhoa.net/yhoccotruyen/baiviet/29_445.htm

Cây dền gai chữa viêm da mủ
Cây dền gai.
Để chữa ung nhọt đã vỡ mủ, lấy lá rau dền gai giã nát hoặc nhai nát, đắp lên ung nhọt. Còn nếu bị viêm da mủ, lấy toàn cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên tổn thương.

Cây dền gai (tên khoa học amaranthus spinosus) vị ngọt, nhạt, tính hơi lạnh, được dùng để lợi tiểu, điều kinh, chữa viêm đường hô hấp, long đờm, giảm ho, dùng ngoài chữa mụn nhọt, chốc lở. Theo sách Thảo dược Quảng Đông, cây có tác dụng chữa rắn cắn. Có thể dùng rễ, thân, lá, hạt để làm thuốc.

Một số bài thuốc Nam thường dùng:

- Rắn cắn: Hạt rau dền gai 5 g (1 muỗng đầy), phèn chua 0,5 g. Cả hai thứ đem giã nát, chia hai phần, một phần để uống, chiêu thuốc với rượu hoặc nước ấm (rượu dẫn thuốc nhanh hơn). Phần còn lại đem đắp lên vết cắn. Cần kết hợp với hút nọc rắn tại vết cắn.

- Ung nhọt chưa vỡ mủ, đau nhức: Rễ rau dền gai giã nát, đắp lên ung nhọt, có tác dụng làm nhanh vỡ mủ.

- Bỏng: Thân, lá cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng.

- Ho đờm: Thân, lá cây rau dền gai 50-100 g, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50 g, lá bồng bồng 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50 g, lá húng chanh 16 g, vỏ rễ dâu tằm 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

- Viêm họng: Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1-3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai ngậm 1-2 lần.

- Chữa lỵ: Thân, lá cây rau dền gai 100 g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50 g, rau sam 30 g. Nấu canh ăn ngày 1-2 lần.
  
  Còn đây là ảnh em nó :


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 27 Tháng Tám, 2012, 04:24:02 pm
 Chào các bác. Xin tham gia với bác vetran về cái chứng đau bao tử; Cũng như bác, ngày xưa tôi cũng chỉ nghe người ta nói,"ăn chua cho lắm vào rồi đau bao tử", nhưng từ ngày có internet thì mới biết là do cái con vi trùng gây ra, nên người ta điều trị bằng kháng sinh liều cao; Vì là do vi trùng, nên có lẽ uống rượu cao độ vào (như rượu Tây chẳng hạn), thì vi trùng cũng chết, còn nếu uống rượu thấp độ thì vi trùng không chết, mà trong bao tử lại sản sinh ra nhiều acid chua, càng bào mòn bao tử nhanh hơn, nên thủng; Vì vậy, tôi nghĩ bác thượng úy Phú đã uống rượu mạnh cho mau chết, nên vi trùng nó chết hết, không kịp làm loét dạ dày  ;D. Nhân đây, tôi cũng xin kể tiếp một trường hợp về bao tử; Ấy là có một bác tài xế, có chứng loét bao tử, nên rất kiêng rượu, bia; Bác ấy trong liên hoan ,đám tiệc chỉ uống nước ngọt, một hôm bác ấy đang lái xe, bác ấy mang theo nước ngọt để giải khát, khi về đến gần cơ quan thì bác ấy gục hẳn, đưa đi cấp cứu, bác ấy đã bị bục bao tử, bác sỹ nhận định, chổ bao tử bị loét nên mỏng, nước ngọt có ga, làm cho bao tử bị đầy hơi, căng cứng, và chịu không nổi nên bục luôn. Về thuốc chữa bao tữ, trong dân gian có loại "cây thù lù" (chứ không phải cây "lạc tiên" (chùm bao)), lấy gốc rễ, sao vàng ,khử thổ, rồi nấu nước uống như trà, sẽ khỏi ngay, đây là bài thuốc của người dân tộc.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 27 Tháng Tám, 2012, 04:56:38 pm
     ...chỉ có thất tình mới mê rượu như tôi nhưng say không phải như "chí phèo" đâu đấy...mình say là say trời, say đất, say với đồng đội chiến trường và say với người ta... 
Chào bác xuanxoan. Cái say của bác làm em nhớ, cách đây hơn 40 năm em có đọc bài thơ "Uống rượu tiêu sầu" của cụ Cao Bá Quát , nay xin tặng bác.
                                             Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy,
                                             Cảnh phù-du trông thấy những nực cười.
                                             Thôi công đâu chuốc lấy sự đời,
                                             Tiêu khiển một vài chung lếu-láo.
                                             Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu,
                                             Trầm tư bách kế bất như nhàn.
                                             Dưới thiều-quang thấp-thoáng bóng Nam-san.
                                             Ngoảnh mặt lại, Cửu-hoàn coi cũng nhỏ.
                                             Khoảng trời đất, cổ kim, kim cổ,
                                             Mảnh hình-hài không có, có không.
                                             Lọ là thiên tứ vạn chung!


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 27 Tháng Tám, 2012, 05:01:57 pm
Cám ơn bạn Linh Quany về cây dền gai, thỉnh thoảng mình vẫn bị nổi mẩn ngứa, nhưng không phải từng đám như mề đay; Định mua thuốc Boganic, nhưng nay có dền gai, uống cho đỡ tốn tiền  ;D.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 28 Tháng Tám, 2012, 08:09:50 am
Cám ơn bạn Linh Quany về cây dền gai, thỉnh thoảng mình vẫn bị nổi mẩn ngứa, nhưng không phải từng đám như mề đay; Định mua thuốc Boganic, nhưng nay có dền gai, uống cho đỡ tốn tiền  ;D.
Chào các bác, ý của bác BS -812 trong vấn đề điều trị lúc nào cũng muốn có thuốc tốt mà re rẻ là đúng quan điểm của "các cụ nha ta" Vì vậy tôi xin nêu một hiện tượng như ri: Thông thường sau những chấn thương nhỏ, ai cũng nhanh chóng tìm chai dầu nóng hoặc thậm chí cả dầu hỏa bôi vào chỗ sưng, nhưng sung vẫn hoàn sưng, nhất là những chấn thương phía trên trán khu vực huyệt (đầu duy,Thái dương, Ấn đướng. v.v) có thể gây máu tụ bầm xanh kéo dài xuống tới phần trên má.Cách nay mấy chục năm , khi còn sống ở quê, trẻ con thì đứa nào cũng nghịch phá, chuyện u đầu sứt trán là chuyện thường ngày nhưng chả đứa nào quan tâm vì khi vập đầu vào cột nhà, vào cạnh phản cạnh giường thì nhanh chóng bà nội hoặc mẹ xuống bếp lấy con dao bài hay dao rựa ép chặt phàn lưỡi dao vào vết thương là hết đau, rồi lại tiếp tục chạo chắc chạy thục mạng đi chơi tiếp. Có hôm không có người lớn ở nhà mà cụng đầu cụng trán như vậy thì chỉ trong tích tắc là xuất hiện một cục u to tướng như con ốc bươu đau điếng mấy ngày mới hết. Vậy xin bác BS - 812 cho ý kiến chỉ giáo về kinh nghiệm của các cụ.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 28 Tháng Tám, 2012, 12:12:08 pm
 Chào bác vetran. Vậy là hôm nay em được tham gia chương trình" Bác sỹ hỏi, bệnh nhân trả lời"  ;D; Nhưng không sao, vì ngày trước có đọc mấy câu chuyện của bác "Biết tuốt", nên giờ nhớ lại xem sao  ;D; Ấy là mấy cụ ngoài Bắc (miền Nam em chưa nghe kể kiểu điều trị ấy), ngày xưa không có nước đá, nên đành lấy lưỡi dao để mà chườm lạnh, làm cho các mao mạch co lại, không bị trương vỡ (do va đập, tạo ma sát nóng cục bộ); Bây giờ, nước đá thoải mái, hầu như đâu cũng có, nên chắc các bác không còn chữa theo các cụ nữa, mà dùng nước đá để chườm cho nó an toàn.
 Nhân đây thì em cũng xin trả lại "một miếng"; Ấy là khi em còn nhỏ, thấy mấy bạn bị lòi rốn, các cụ chỉ cần nhờ một một lão ăn xin, lấy cây gậy ấn nhẹ vào rốn để làm phép, thế là vài hôm rốn thụt vô ngay, tài thật.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 29 Tháng Tám, 2012, 10:23:24 am
Chào bác vetran ! Ấy là mấy cụ ngoài Bắc (miền Nam em chưa nghe kể kiểu điều trị ấy), ngày xưa không có nước đá, nên đành lấy lưỡi dao để mà chườm lạnh, làm cho các mao mạch co lại, không bị trương vỡ (do va đập, tạo ma sát nóng cục bộ); Bây giờ, nước đá thoải mái, hầu như đâu cũng có, nên chắc các bác không còn chữa theo các cụ nữa, mà dùng nước đá để chườm cho nó an toàn.
 Nhân đây thì em cũng xin trả lại "một miếng"; Ấy là khi em còn nhỏ, thấy mấy bạn bị lòi rốn, các cụ chỉ cần nhờ một một lão ăn xin, lấy cây gậy ấn nhẹ vào rốn để làm phép, thế là vài hôm rốn thụt vô ngay, tài thật.

Giải thích của bác BS -812 rất có lý, tuy nhiên có thể có tác dụng với những chấn thương nhỏ. Còn cái chuyện làm cho rốn lồi thụt lại bằng gậy của các đệ tử Cái Bang thì tôi chưa nghe, chắc bác hù tôi và anh em tham gia topic thôi chứ làm gì mà kết quả nhanh vậy.
Tôi rất tin tưởng vào y lý và phương pháp qui nạp đông dược của bác, nhưng bác mà lòe tôi vụ rốn lồi thì tôi phải "thực mục sở thị" mới tin. Nhân đây tôi xin kể câu chuyện về kĩ năng tư vấn: Từ những năm đầu thập niên 90, tôi tham gia mấy lớp "tham vấn viên". mà các thầy cô nhấn mạnh cụm từ "tham vấn" tức là hỏi và nghe: Mình cung cấp thông tin, ra câu hỏi cho đối tượng tham gia tham vấn và ngược lại phải lắng nghe ý kiến phản hồi của đối tượng một cách bình đẳng và "thấu cảm". Thầy Hồng Ngọc BS giám đốc trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe sở y tế tp HCM nói: Các anh chị tham vấn cho BN và các đối tượng tham gia tham vấn trên tâm thái cởi mở, bình đẳng và thật sự cởi mở và tôn trọng. tránh thái độ "ban ơn, áp đặt một chiều" và quan trọng là phải tôn trọng thực tế. Ví dụ: Các anh chị khuyên người ta là không được hút thuốc lá, uống rượu, ăn nhiều thịt, và ngăn cấm một số hành vi khác là tác nhân gây hại cho sức khỏe trong sinh hoạt, ẩm thực hàng ngày. nhưng ngược lại, tôi đã chứng kiến một số BS vác cả Bazoka vào phòng làm việc bắn ầm ầm, Thịt đỏ, nội tạc động vật, đặc biệt vitamin gâu gâu luôn là món khoái khẩu, bia rượu thì uống tì tì. Vậy là nghịch lý và không trung thực. Thưa các bác tham gia topic! Xét những lời huấn thị của thầy, tôi cảm thấy rất đúng vì trúng tim đen của mìn, vì đôi khi không "hoãn cái sự sung sướng đó lại được" theo quan điểm của Chu Văn Quyềnh trong chuyện "Mảnh đất lắm người, nhiều ma". Cho nên trong qua trình tham vấn cho mọi đối tượng BN, tôi chỉ giám nói: Cái đó như vậy..như vậy, không thực sự tốt cho tình trạng sức khỏe của (bạn) cho nên phải được chủ động điều tiết nha. Cũng từ đó tôi ít bị phản thùng, chứ không may gặp đúng các đồng đội ngày xưa coi quân thù với súng đạn trực diện còn chưa là cái đinh rỉ gì thì bệnh tật, di chứng và lời tư vấn áp đặt của thầy thuốc dễ gây phản ứng dữ dội, cả tâm cả khẩu đều không phục. Kính chúc các bác khỏe mạnh, hành quân tiếp


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: xuanxoan trong 29 Tháng Tám, 2012, 10:55:58 am

      Nghe mà sướng rên như chết đuối với được cọng rơm của xuanxoan này vậy, BS vetran chỉ còn ngồi ngáp vì bệnh nhân chạy vừa rồi sang phòng khám Trung Quốc nay lại có thêm phong khám của "ông ăn mày"...hi hi sướng ghê...Chuyện của BS - 812 mình nhớ lại hồi bé, thây mấy anh lớn bơi giỏi quá mình mới hỏi các anh dạy nhiệt tình lắm mà mình vẫn bị chìm. một anh nói - cái thằng này về bắt con chuồn chuồn bà cho nó cắn một cái là biết bơi ngay...mình về, trưa nắng hè như vậy mà mình vẫn đi tìm bắt bằng được một con chuồn chuồn thật to, hai mắt đen nháy to như hòn bi ve và cho nó cắn một phát vào rốn...hì..hì...vui quá không viết được nữa rồi..


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 29 Tháng Tám, 2012, 01:39:13 pm
 Cá nhân tôi luôn tin ở khoa học và những gì được chứng minh bằng phương pháp khoa học, song cũng không hẳn những phương pháp chữa bệnh dân gian mà tôi thấy là không có hiệu quả, nếu nói phải chứng minh bằng khoa học thì nói thật là xin thua, nhưng cụ thể hiệu quả của nó thì không thể chối cãi.

 Dân gian vẫn chữa trị bệnh chắp, lẹo ở mắt theo cách truyền miệng, nếu theo Tây Y thì chắc phải mổ, cắt, tiểu phẫu mắt và để lại sẹo, song có một cách chữa trị dân gian đơn giản hơn rất nhiều và có hiệu quả. Chọn buổi trưa khi người phụ nữ ngủ, nhẹ nhàng không để họ biết lấy gấu quần của họ bôi, quệt lên chỗ chắp, lẹo mắt của mình và sau đó mắt sẽ khỏi, vài người từng làm như vậy và đã khỏi mà tôi biết.

 Người bị nấc, chữa theo Tây Y thì thế nào tôi không rõ nhưng với cách chữa dân gian thì đột nhiên đổ cho họ cái tội gì đó mà họ không làm, họ sẽ gân cổ lên mà cãi, cãi đến quên bị nấc thì thôi. Chuyện này vẫn thường xảy ra khi lính ở với nhau.

 Một người rất thân với tôi có cách chữa hóc xương gà rất hay, không hề động vào bệnh nhân mà còn ở xa bệnh nhân ấy chứ, chỉ cần người nhà đến báo là thằng A đứa B đang hóc xương gà, nếu như Tây Y thì banh miệng mà gắp ra đúng không? Cách chữa dân gian của ông ta thì rất đơn giản, muốn xương trôi ra hay trôi vào dạ dày thì có thể theo ý, rất tiếc tôi không hỏi cách chữa trị này cho kỹ và người đó bây giờ đã mất rồi.

 Cuộc sống có nhiều điều bí ẩn chưa có lời giải đáp.

 Tôi có một phương pháp dân gian khử mùi rượu trên ly sau khi uống rượu. Thường chúng ta uống rượu xong thì phải mang ly đi rửa nước lã nước lạnh cho sạch rồi mới rót trà uống cho khỏi lẫn mùi rượu trong nước trà đúng không? Tôi có một cách, không cần phải rửa sạch ly bằng nước lạnh, thậm chí đáy ly vẫn còn chút rượu mà khi tôi rót trà nóng vào ly thì xin bảo đảm người uống sẽ không thấy có mùi rượu khi uống trà, tôi làm và theo tuần tự của từng bước kinh nghiệm dân gian thì không sao, người khác vẫn rót trà bình thường thì mùi rượu lẫn với trà không thể uống nổi. Tại sao vậy? Bác nào phân tích bằng khoa học xem có hiểu nổi phương pháp này không? Bản thân tôi làm được việc đó và nhiều lần, nhiều người phải công nhận chuyện này, nhưng nếu bảo phân tích khoa học thì xin chịu. Vì vậy chuyện ông lão ăn mày dùng cái đầu gậy chọc vào rốn thằng cu lồi rốn cho nó tụt vào cũng không phải là điều "khó tin" trong phương pháp chữa bệnh dân gian. Đó có thể là điều bí ẩn chưa có lời giải đáp, mặc dù rất vô lý, nhưng cũng không phải là điều "không thể" bằng những kinh nghiệm dân gian.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vanthang341ht trong 29 Tháng Tám, 2012, 02:35:26 pm
    Nói leo với BY trên đây tý chút.
    Tôi đã từng làm như sau: Trong gia đình khi đang ăn cơm nếu ai đó bị nghẹn, một trong những người ngồi cùng mâm lặng lẽ cầm đôi đũa mình đang ăn thổ nhẹ vào mâm rồi cầm một góc mâm quay nhẹ khoảng 1/3 vòng. Chốc lát sau đó người kia hết nghẹn ngay.
    Còn chữa hóc xương thì có một người ở huyện Nghi Xuân (HT) chỉ cần người nhà đến nhà ông đó báo với ông ấy là có người bị hóc xương nhờ ông giúp. Ông bảo;" Ừ về đi". Mình ra về đến nhà thì người kia đã hết hóc xương rồi. Nên nhớ phải có người đến tận nhà báo mới chữa được, chứ không thể dùng điện thoại DĐ ???
   


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 29 Tháng Tám, 2012, 09:17:08 pm
Chào các bác. Nhà bác vetran chữa bệnh bằng dao, thì nhà em lại chữa bệnh bằng gậy, thế là huề; Ấy là nói chuyện ngày xưa ,chứ bây giờ cái bang đâu có thờ thần gậy nữa đâu, nên có lẽ việc chữa bệnh lòi rốn chắc phải đưa vào bệnh viện.
 Lại học được kinh nghiệm chữa bệnh của các bác, nhưng rất tiếc, cái bệnh hóc xương thì bác vanthang341 chưa moi được cách chữa; Cái việc cho chuồn chuồn cắn để biết bơi, em có nghe từ bé, nhưng không dám, vì sợ đau lắm; Nhưng theo em thì khi xuống nước, ta cứ tưởng tượng con chuồn chuồn đang cắn lổ rốn, đau, rồi ta dẫy, đạp, chắc nhờ vậy mà biết bơi  ;D.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: binhyen1960 trong 29 Tháng Tám, 2012, 10:53:44 pm
 Mời các bác nghe chuyện vui chữa bệnh chắp, lẹo mắt bằng phương pháp dân gian nhé.

 Cùng số nhà với BY có thằng bạn từng là lính BGPB, nó bị chắp, lẹo ở mắt lâu nay chưa khỏi, có người bảo nó cách chữa này, nó tâm niệm dình mấy bà hàng xóm ngủ trưa để lấy gấu quần mà chà vào mắt chỗ vết chắp lẹo mong nhờ đó khỏi bệnh, nguyên tắc là phải giữ bí mật không để người phụ nữ ngủ trưa đó biết, nếu để họ biết thì không có tác dụng.

 Trưa hôm đó nó dình thấy bà hàng xóm ngủ trưa đang ngon giấc, bà này đáng tuổi mẹ nó và con lớn của bà ấy còn lớn tuổi hơn nó, nó rón rén lại gần cầm ống quần lụa của bà đó mà "hành sự", chưa kịp làm gì thì bà kia bừng tỉnh dậy vì bỗng dưng ai đó cầm ống quần lụa của bà ấy trong giấc ngủ, bà đó tưởng ai đó xàm xỡ gì với bà khi bà ấy đang ngủ trưa, thế là mắt nhắm mắt mở bà ấy tiện chân đạp cho thằng kia mấy cái liền, mồm kêu ầm ỹ gọi làng gọi xóm chứng kiến vụ việc, giữa trưa cả xóm bỗng dưng nhốn nháo với tin "giật gân" không gì tả hết, chỉ trong phút chốc thông tin đã được lan rộng khắp xóm tràn cả ra ngoài phố. Còn thằng chắp lẹo mắt thì xấu hổ quá chỉ kịp chạy về nhà trốn không dám nói gì, ông chồng bà kia bức xúc quá quyết sang nhà thằng chắp, lẹo mắt "rửa hận", đứng ngoài đá cửa gọi tên ầm ầm, thằng chắp, lẹo mắt lúc đó bắt đầu thấy sợ vì bị hiểu nhầm nên buộc phải ra thanh minh lý do vì sao có chuyện đó. Cả xóm được một bữa cười ra nước mắt, nó trốn biệt cả chục ngày không dám ra đường vì xấu hổ và rồi mắt nó cũng khỏi lúc nào nó không hay nữa, chắc do xấu hổ quá mà quên luôn cả bệnh tật.

 Bác nào định chữa bệnh theo phương pháp này thì chú ý nhé, đừng để đến lúc hàng xóm lại được bữa cười vỡ bụng đấy. ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: H3 Hùng trong 29 Tháng Tám, 2012, 11:06:05 pm
Còn thằng chắp lẹo mắt thì xấu hổ quá chỉ kịp chạy về nhà trốn không dám nói gì, ông chồng bà kia bức xúc quá quyết sang nhà thằng chắp, lẹo mắt "rửa hận", đứng ngoài đá cửa gọi tên ầm ầm, thằng chắp, lẹo mắt lúc đó bắt đầu thấy sợ vì bị hiểu nhầm nên buộc phải ra thanh minh lý do vì sao có chuyện đó. Cả xóm được một bữa cười ra nước mắt, nó trốn biệt cả chục ngày không dám ra đường vì xấu hổ và rồi mắt nó cũng khỏi lúc nào nó không hay nữa, chắc do xấu hổ quá mà quên luôn cả bệnh tật.

Bữa nào tôi ra Hà Nội ghé nhà nhờ bác Bình Yên chỉ xem mặt bác lẹo mắt kia nhe, cả bà hàng xóm nữa haha ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 30 Tháng Tám, 2012, 10:35:59 am
Xin chào các bác tham gia topic, tôi phải khoe “chứng chỉ”  Tham vấn  của mình để các bác tin những chuyện tôi kể là có thật. Khóa hội thảo về căn bệnh thế kỷ diễn ra từ đầu tới giữa khóa khá suông sẻ. Ngày ấy, buổi sáng là phần báo cáo của của chuyên gia tâm lý , cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh. Buổi chiều, sau phần trao đổi của các chuyên gia Mỹ về lâm sàng bệnh HIV – AIDS & cách phòng tránh, các cô trợ giảng là người Mỹ gốc Italia hướng dẫn sử dụng bao cao su, nhưng loay hoay mãi trong sự chăm chú của cả hội trường gồm lãnh đạo y tế các quận huyện và các bệnh viện, các tham vấn viên nghành y tế, nghành lao động thương binh xã hội thành phố. Cuối cùng cô trợ giáng xổ một trang dài tiếng Anh trong cái ngơ ngác như “bò đội nón” và nhìn nhau cả  khán phòng. Nhưng rồi câu chuyện cũng được thông qua phiên dịch, mà không biết cử nhân Tuấn có bịa không, nội dung câu nói của cô ấy đại loại là: Đoàn bác sĩ, cử nhân điều dưỡng của đại học Y – Nha New Jersey đáp xuống phi trường Bankok (chưa có cầu hàng không thẳng USA - VN) thì bọn đạo Chích Thái nẫng mất vali học cụ phục vụ khóa hội thảo trong đó có cơ số “đồ chơi” thực hành cách dùng Condom. Cả hội trường cười ồ, các bác sĩ nữ đấm lưng nhau thùm thụp. Rất bất ngờ cô trợ giảng người Italia chỉ một BS  rất be con của huyện Hốc môn lên sân khấu và ra dấu cho cô ấy mượn ngón tay cái. Các bác cứ tưởng tượng tâm trạng một nam BS tướng tá mạnh mẽ nhứ thế mà đứng chết trân như Từ Hải giữa trận tiền để cô trợ giảng mượn ngón tay cái làm cái đồ cho cô ấy thao tác “trùm áo mưa”. Nói tóm lại, các bác thấy người Italia cũng khá thông minh và xử lý tình huống cũng linh hoạt và “tếu”. Sau phần hướng dẫn thì từng tổ thực hành rèn kĩ năng "trùm áo mưa". Cánh đàn ông với nhau thì dễ, nhưng các BS nữ có vẻ lúng túng Thạc sĩ Thanh quận 3 (nay đang giảng ở trường kĩ thuật y dược Nguyên tất Thành) và tôi giả bộ chờ xem có BS nữ nào mượn ngón tay cái của mình không mà không thấy, có lẽ mấy cô ấy nhìn mặt mình gian gian sao ấy nên “Kính nhi viễn chi” cho lành. Sau này còn xảy ra hậu quả khôn lường vì tuyên truyền, tham vấn với tình trạng thiếu học cụ.


(http://i1175.photobucket.com/albums/r627/anhtho2/IMG_0569-2.jpg)


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: linh thong tin trong 30 Tháng Tám, 2012, 10:41:50 am
Ở những đơn vị có nhiều chị em thì họ mắc một chứng bệnh kinh khủng lắm, không biết gọi là bệnh gì. Mỗi khi lên cơn thì thường hay mê sảng gọi tên anh nọ, anh kia và có thể kẹp "chết ngạt" một thanh niên khỏe mạnh. Các bác sĩ gọi bệnh ấy là bệnh gì? Cách chữa?


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 30 Tháng Tám, 2012, 01:48:28 pm
Chào bác linh thong tin, chắc bác muốn nhắc tới bệnh "ít-tơ-ri" thì phải, hình như bệnh này đã được thảo luận sôi nổi ở phần 1 rồi bác ạ. Lúc này sức khỏe của bác đã tốt lên chưa.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 30 Tháng Tám, 2012, 05:36:41 pm
Chào bác linh thong tin, chắc bác muốn nhắc tới bệnh "ít-tơ-ri" thì phải, hình như bệnh này đã được thảo luận sôi nổi ở phần 1 rồi bác ạ. Lúc này sức khỏe của bác đã tốt lên chưa.
Ở những đơn vị có nhiều chị em thì họ mắc một chứng bệnh kinh khủng lắm, không biết gọi là bệnh gì. Mỗi khi lên cơn thì thường hay mê sảng gọi tên anh nọ, anh kia và có thể kẹp "chết ngạt" một thanh niên khỏe mạnh. Các bác sĩ gọi bệnh ấy là bệnh gì? Cách chữa?
Chính xác cái bệnh bác Linhthongtin thắc mắc là bệnh Histeria mà chúng ta mổ xẻ khá kĩ ở phần một Re :bệnh của lính... đấy anh linhthongtin ạ. Bác muốn tìm hiểu thì tranh thủ tìm lại ở trang nào đó bên Re cũ, tuy nhiên, bác nêu chi tiết các nàng kẹp chết ngạt thanh niên khỏe mạnh thì không thể. Không biết bác BS - 812 có giám thử không chứ tôi thì không ngán, vì mình co thể kẹp lại cơ mà. Chúc cái bộ khung của bác cải thiện hơn. Kính chào đoàn kết


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: thanhnhiet trong 30 Tháng Tám, 2012, 07:03:32 pm
Ở những đơn vị có nhiều chị em thì họ mắc một chứng bệnh kinh khủng lắm, không biết gọi là bệnh gì. Mỗi khi lên cơn thì thường hay mê sảng gọi tên anh nọ, anh kia và có thể kẹp "chết ngạt" một thanh niên khỏe mạnh. Các bác sĩ gọi bệnh ấy là bệnh gì? Cách chữa?

Lâu lâu mới thấy bác linh thong tin nói chuyện hay .
 Bệnh này cũng thường thôi bác ơi  cứ ở môi trường tập thể trai gái lẫn lộn ,mà kỷ luật nghiêm là rất rất hay xảy ra . Xứ em gọi bệnh này là bệnh CÀ HƯỚC  vì bệnh nhân lúc lên cơn người quằn quại và phát ra âm hức hức nghẹn trong cổ , thời tụi em lính trẻ gặp mấy ca trong quân trường sợ lắm phải đưa lên bệnh xá , Chỉ cần người có trình độ y sĩ là chữa khỏi ngay bằng mẹo tư vấn "Thẩm du" . nhưng không tiệt ,lâu lâu bị lại , bệnh chỉ hết khi bệnh nhân lấy chồng .


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 31 Tháng Tám, 2012, 05:42:02 am
Mời các bác nghe chuyện vui chữa bệnh chắp, lẹo mắt bằng phương pháp dân gian nhé.

 Cùng số nhà với BY có thằng bạn từng là lính BGPB, nó bị chắp, lẹo ở mắt lâu nay chưa khỏi, có người bảo nó cách chữa này, nó tâm niệm dình mấy bà hàng xóm ngủ trưa để lấy gấu quần mà chà vào mắt chỗ vết chắp lẹo mong nhờ đó khỏi bệnh, nguyên tắc là phải giữ bí mật không để người phụ nữ ngủ trưa đó biết, nếu để họ biết thì không có tác dụng.




Ý kiến bác Binhyen1960 về điều trị Chắp Lẹo vừa qua, không biết có hiệu quả không, nhưng trước mắt là gây phiền hà lộn xộn khu phố rách việc lắm. Tuy nhiên một số bệnh thông thường nhân dân trị bằng những phương pháp phi y học, thậm chí không cần thuốc men gì cũng đạt hiệu quả bất ngờ. Ngày tôi còn ở quê (trước 1975) thấy các bà điều trị Lẹo mắt bằng cách lấy cái kim băng (kim tây), hơ qua ngọn lửa, lấy bông thuốc đỏ chấm sát trùng sau bả vai sát cột sống bên đối diện Lẹo, lấy kim châm một phát vào đó là tiêu tan Lẹo chắp sau mấy ngày. Vào miền Nam, nghe các bà các chị dạy cách châm như vậy nhưng hiện đại hơn là dùng kim tiêm sạch và vô trùng bằng cồn 70 độ với cách tìm vị trí cũng dễ hơn đó là: dùng ngón trỏ tay bên có lẹo, quàng qua vai đối diện, sờ thẳng xuống gần cột sống “chỗ với không tới” là chỗ châm kim thì lẹo nào cũng phải tiêu tan. Nhưng các bác chú ý phân biệt Lẹo và Chắp khác nhau vì Lẹo thường mọc ở mi mắt, còn Chắp mọc ở giữa mu mắt sưng to hơn, sưng ở mặt trong mi mắt, thường là mi trên. mủ nhiều hơn và thường tái phát ở mắt này lại mọc ở mắt kia. Nên chữa bằng cách này nếu làm sớm mới hiệu quả. Cuối cùng thì nếu là chắp hay Lẹo đã quá phát, nhiều mủ thì phải tiểu phẫu cũng đạt hiệu quả cao, không để lại sẹo, vì mổ phía trong của mi mắt. Chú ý đừng để chắp, Lẹo tự vỡ sẽ gây sẹo xấu gọi là “ve mắt”.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 31 Tháng Tám, 2012, 11:37:29 am
Làm quân y ở đơn vị có nữ chiến sĩ rất rách việc, ngoài cái chuyện thất thường về tâm lý để các nàng báo “Ốm” đã đủ tức. Tối hôm trước giận người yêu, sáng nằm vùi báo ốm. Hôm nay muốn mặc thường phục đi chơi với bồ, báo ốm. Họp chi đoàn có chuyện gì bức xúc, báo ốm. Đến giờ   khám mỗi ngày thì QY chẳng thấy bệnh gì, thôi thì để chiều đồng đội cho đã lư nên QY cũng coi như ốm, nhưng đã báo ốm thì phải ăn cháo, mà sức trẻ ăn cháo cả ngày cũng chết nên xảy ra chuyện ăn vụng cơm nguội lúc mọi người nghỉ trưa cũng gây ra chuyện cười không nổi. Ngày ấy ở đơn vị trung đoàn bộ. Hơn một lần, tôi gặp các cô giận hờn, bỏ ăn, không bận quân phục ngày “bình thường” và thậm chí còn “tự tử” nhưng cơ bản giải quyết ổn thỏa trong khả năng có thể. Nhưng, trong đơn vị có đ/c Vân quê rau má, có lẽ bằng hoặc hơn tôi một tuổi, cứ đến ngày ấy là cô nàng lại đến nằm vạ trên giường ngủ của quân y (giường khám bệnh không nằm nhá, vì ở phòng ngoài không kín đáo). Nhưng nói chung là những căn bệnh này cũng khủng khiếp khi cơn co thắt cơ trơn làm cho BN nháo nhào rơi trên giường xuống sàn nhà không biết đau. Lần đầu tiên tôi cũng hoảng nhưng những tháng sau rút kinh nghiệm bình tĩnh “Bụp” một phát Atropin vào cạnh rốn, một lúc sau, đứng dậy, chỉnh đốn trang phục, nàng bẽn lẽn ra về...Chờ tháng sau quạy tiếp. Đến hẹn lại lên, nhưng lần này không về ngay mà cứ quằn quại than đau nữa, lúc này tôi nghĩ hay bụng đau do lạnh, vậy chỉ còn cách đặt tay mình lên khu đan điền và huyệt “Thần Khuyết” xem sao, vậy là hiệu nghiệm liền. (Chú thích: hồi ấy chưa gặp và yêu Anhtho nhá). Không hiểu các bác Qy ở đơn vị khác, nhất là bác BS- 12, Linhquany có gặp nhiều rắc rối như vậy không?



Tiêu đề: Re: bệnh của lính và di chứng
Gửi bởi: DinhLongGiang trong 31 Tháng Tám, 2012, 02:17:20 pm
Chắc hồi đó bác Vetran gặp nhiều " rắc rối " lắm đây?? May mà hồi đó bác ấy chưa gặp chi Anhtho, nếu không thì...hi hi


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 31 Tháng Tám, 2012, 02:59:15 pm
   Hôm nọ em vô tình ghé xem các bác hội chẩn thế nào để học lỏm vài chiêu. Nghe thấy bác Vetran cùng bác BS-812 dao đi qua, gậy đi lại làm em hãi quá chạy về vị trí gấp không kịp xem kết quả thương tử ra sao :D

  Báo cáo với bác Vệ là Lính thời bình bọn em nói chung những trường hợp như vậy là hiếm, vì con gái nhập ngũ cũng không nhiều. Đa số phục vụ các tuyến Sư đoàn, điều kiện vật chất lẫn tinh thần đầy đủ và cũng được anh em chăm sóc đến nơi đến chốn lên không xảy ra bệnh. Thế mới chán !

  Hình như em một lần có một ca ở trong dân vào xin điều trị nhờ bệnh khác nhưng cố tình phát bệnh này thì phải. Làm QY vưt cả vũ khí tùy thân bỏ của chạy lấy người mặc dù điều kiện điều trị tại chỗ rất tốt. Tin hay không tùy các bác !  ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 31 Tháng Tám, 2012, 05:29:51 pm
 Lính Quany dạo này cứ lo việc nhà riêng, bỏ bê cơ quan trạm xá. Việc "bỏ của chạy lấy người" của lính quany là không thể tin được ;D  ???.
 Nghe bác binhyen1960 kể chuyện chữa chấp lẹo mà lạnh xương sống, bà hàng xóm ấy mà là tuổi Ngọ thì rồi đời anh bệnh nhân.
 Bác vetran ơi, chổ quê tôi thì bảo phải tìm cái mụn đỏ sau lưng để chích lẹo thì mới được.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 01 Tháng Chín, 2012, 07:06:22 am
Chắc hồi đó bác Vetran gặp nhiều " rắc rối " lắm đây?? May mà hồi đó bác ấy chưa gặp chi Anhtho, nếu không thì...hi hi
 Hình như em một lần có một ca ở trong dân vào xin điều trị nhờ bệnh khác nhưng cố tình phát bệnh này thì phải. Làm QY vưt cả vũ khí tùy thân bỏ của chạy lấy người mặc dù điều kiện điều trị tại chỗ rất tốt. Tin hay không tùy các bác !  ;D
Chào các bác tham gia topic, chào bác Dinhlonggiang, Linhquany! Thật ra cũng không gặp rắc rối gì nhiều, nhưng đối với tôi ngày ấy thì bị bối rối lúc đầu, sau đó cứ kệ cho mọi chuyện thuộc phạm vi mình cần chăm sóc, đó là mọi diễn biến tâm sinh lý, bệnh lý của cán bộ chiến sĩ trong đơn vị cứ “tuần tự như tiến” đến với mình là mình thực hiện theo y đức và sở học, tuy có bỡ ngỡ vì ở cái tuổi 24, mới ra trường thì làm sao các bác có thể có kinh nghiệm để thể hiện “bản lĩnh” của nghề được, ngay cái vụ khám bụng chiến sĩ nữ mà tim quân y còn muốn nhảy dựng ra ngoài, vì hai lẽ :Mặc dù thầy dạy là muốn khám bụng BN thì phải xoa hai bàn tay cho ấm, đặt nhẹ nhàng lên chỗ khám, để BN không bị lạnh đột ngột gây phản ứng co cơ bụng. Tập trung tư tưởng vào các động tác sờ nắn, gõ nghe và sử dụng ô mô cái và các ngón tay cho nghệ thuật điêu luyện, truyền cảm. Nhưng khổ nỗi vừa mới đặt tay lên bụng đồng đội nữ thì mọi kiến thức thày dạy bay đâu mất khỏi đầu. Vần đề thứ hai, dù cố gắng bình tĩnh nhưng cũng vẫn cứ sợ sự đột xuất xảy ra từ phía BN như trường hợp đ/c Nụ ở C14 xe tải. Quân y khám thì khám, khuôn mặt, cặp mắt BN đờ đẫn như lên đồng nhìn thẳng cái mặt mẹt của quân y, thì các bác phải tính sẵn tư thế phóng ra khỏi phòng mất dép chứ lị. Cũng giống như động tác của linhquany nhằm”bỏ của chạy lấy người” nhưng Vetran nghĩ :Hành vi đó thể hiện sự thiếu nhiệt tình “hy sinh” vì bệnh nhân. Mà Linhquany cần rút kinh nghiệm lần sau lại tiếp tục.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 01 Tháng Chín, 2012, 07:46:43 am
Chào các bác. Nhân dịp Quốc khánh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chúc các bác vui vẻ, khỏe mạnh để tiếp tục sự nghiệp.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 01 Tháng Chín, 2012, 08:32:42 am
Lính Quany dạo này cứ lo việc nhà riêng, bỏ bê cơ quan trạm xá. Việc "bỏ của chạy lấy người" của lính quany là không thể tin được ;D  ???.
 Nghe bác binhyen1960 kể chuyện chữa chấp lẹo mà lạnh xương sống, bà hàng xóm ấy mà là tuổi Ngọ thì rồi đời anh bệnh nhân.
 Bác vetran ơi, chổ quê tôi thì bảo phải tìm cái mụn đỏ sau lưng để chích lẹo thì mới được.


Cám ơn bác BS – 812 chúc mừng anh em tham gia topic nhân quốc khánh.
Báo cáo với bác, như phần bài trên nói về điều trị chắp lẹo, không dùng thuốc, không mổ xẻ. Bác nói tìm chấm đỏ sau lưng mà châm, chắc chưa ổn bác ạ, bởi vì nếu bác nhầm mà dùng kim châm vào nốt ruồi SON của người ta thì vừa tán tài lộc, vừa suy vận may của họ thì gay go to, chưa kể vô tình bác kích thích vào các tế bào bất thường, thường có biểu hiện là những mụt ruồi. Tôi đã chứng kiến một ca chỉ sửa cái nốt ruồi bên cạnh cánh mũi chỗ huyệt Nghinh Hương phải mà phải chịu sự đau đớn hôi thối hàng chục năm liền do hoại tử mà không có thuốc men, phương pháp nào can thiệp hết bệnh. Còn việc châm kim điều trị chắp lẹo từ kinh nghiệm “dân ngay”. Tôi tìm hiểu y lý, phương dược, thủ pháp của đông y châm cứu là có khoa học bác ạ. Đó là dùng kim châm vào huyệt Phế du, huyệt thứ mười ba của kinh Bàng Quang, chạy dọc hai bên cách xương sống 1,5 thốn ở khoảng đốt sống lưng thứ ba, vị trí này nếu dùng tay vắt qua vai đối diện, sờ xuống gần cột sống mà các bà noi đó là nơi”với không tới” là chính xác. Cơ chế, tác dụng điều trị như thế nào, chắc ta phải tìm hiểu thêm . Chúc bác khỏe.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Quân khí viên trong 01 Tháng Chín, 2012, 06:33:51 pm
Ở chỗ em thì chữa mụt lẹo như sau:
Sau khi mọc khoảng 2 ngày, sáng sớm vén tóc gáy lên, đàn ông bên trái, phụ nữ bên phải, tìm kỹ sẽ thấy một nốt đỏ như đầu kim. Dùng kim lễ và nặn máu ở nốt đó ra sẽ hết mụt lẹo ngay. Em đã làm thử và thấy có hiệu quả, việc  này cách đây hơn 15 năm.( Chú ý là làm vào buổi sáng, lúc mặt trời chưa mọc). Em không hiểu lý do tại sao? Bác Vệ có thể giải thích rõ không ạ?
Không biết bác BS-812 đã biết phương pháp này chưa?
Hồi đó thằng bạn làm cho em, sau đó nó chửi: Mẹ..không chịu lấy vợ,  coi chó nó.... chi cho nó mọc mụt lẹo!( ngoài em người ta tin rằng mọc mụt lẹo là do coi chó nó "ấy") ;D ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: anhtho trong 02 Tháng Chín, 2012, 05:28:56 am
NHÂN KỶ NIỆM LẦN THỨ 67 QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Gia đình em kính chúc chủ topic anh @Linhthongtin, các bác tham gia topic cùng toàn thể gia đinh an khang hạnh phúc thịnh vượng và mạnh giỏi.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: linh thong tin trong 02 Tháng Chín, 2012, 07:43:59 am
Tết này (2-9) chẳng muốn đi xa
Một là nắng nóng, hai là xăng cao.
Đi ra rồi lại đi vào
Mở trang máy tính.... a chào anhtho.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 02 Tháng Chín, 2012, 02:04:42 pm
Ở chỗ em thì chữa mụt lẹo như sau:
Sau khi mọc khoảng 2 ngày, sáng sớm vén tóc gáy lên, đàn ông bên trái, phụ nữ bên phải, tìm kỹ sẽ thấy một nốt đỏ như đầu kim. Dùng kim lễ và nặn máu ở nốt đó ra sẽ hết mụt lẹo ngay. Em đã làm thử và thấy có hiệu quả, việc  này cách đây hơn 15 năm.( Chú ý là làm vào buổi sáng, lúc mặt trời chưa mọc). Em không hiểu lý do tại sao? Bác Vệ có thể giải thích rõ không ạ?
Không biết bác BS-812 đã biết phương pháp này chưa?
Hồi đó thằng bạn làm cho em, sau đó nó chửi: Mẹ..không chịu lấy vợ,  coi chó nó.... chi cho nó mọc mụt lẹo!( ngoài em người ta tin rằng mọc mụt lẹo là do coi chó nó "ấy") ;D ;D ;D ;D

Hai vấn đề cần trả lời Quankhivien về chắp lẹo.
- các cụ đe dọa con cháu về chuyện nhìn trôm chó dính "Lẹo" sẽ bị dính lẹo vì các cụ không muốn con cháu nảy sinh tư tưởng không tốt khi tư duy chúng còn trong trắng, chứ nếu bây giờ anh và chú Quankhivien già rồi mà có dịp nhìn cái gi gỉ gì gì ghê gớm hơn nếu đe dọa đui luôn mắt thì cũng cứ cố mở ra nhìn cho bằng được
- Lẹo mắt có cơ chế bệnh sinh rõ ràng, phương pháp chữa trị tây y cũng đơn giản, nhưng vì theo BS -812 lúc nào cũng muốn có thuốc tốt mà re rẻ nên anh em mới phải bàn chuyện điều trị ít tốn kém đấy chứ
- Ngoài cách châm các du huyệt chữa bệnh này, anh chưa nghe ai nói cách tìm vết đỏ dưới chân tóc như Quankhivien đề đạt. Chả biết có đúng hay chú cố tình tung hỏa mù, chỗ châm không châm mà như Linhquany châm vào huyệt Trường Cường của chị em là rách viếc đấy.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Linh Quany trong 02 Tháng Chín, 2012, 02:46:19 pm
   Ngày trước bác sĩ dạy em cũng nói vậy bác Vệ ạ. Cẩn thận không rách việc nếu dùng thủ pháp này không đúng lúc . Hình như huyệt đó có tên khác là " huyệt quằn quại " phải không bác !  ;D

  Em dạo này lại thích nghiên cứu về...đông y. Định bụng nếu nhỡ thất nghiệp tay dao tay thớt đi phục vụ bà con cũng được.

  Hôm nay, em xin nói về một thứ, gọi là thuốc cũng được mà gia vị cũng được. Chắc chắn không ai không biết, đó là...củ tỏi ta :

   Công dụng làm gia vị thì các bác quá rành, kể cả trong một số việc điều trị cảm cúm, đầy hơi, chướng bụng ....ai đi qua bộ đội đều ít ra một lần được y tá đơn vị nhỏ mũi bằng dung dịch tỏi pha nước với tỷ lệ phần nghìn để phòng dịch . Lỡ quân y pha đậm đặc quá còn thấy như muốn xịt máu mũi ra vì cay. Mới đây em đọc không biết trong tài liệu nào thấy nói thế giới họ còn nghiên cứu và lấy vỏ tỏi làm màng nhĩ nhân tạo cho người bị điếc cơ đấy.

   Tuy nhiên có một thứ em nhìn thấy lại ít có trong tài liệu nào nhắc đến : Đó là tỏi ngâm rượu. Một lần nhìn thấy một bà rất đẹp lão, hồng hào em hỏi bà dùng thảo dược gì mà trông sức khỏe tốt như vậy. Bà trả lời rất đơn giản là bóc tỏi đổ rượu vào ngâm, mỗi tối uống vài giọt, có thể pha với nước lọc cho dễ uống. Lý do tại sao thì em cũng chưa giải thích được vì hồi đi học thạc sĩ ( tranh thủ ngày trông xe, tối đi học ) tốt nghiệp xong...bị rơi mất bằng. Các bác thử trả lời giúp em nhé !

   À ! em vừa tìm nguồn tham khảo về tác dụng của Tỏi đây ạ : http://niengiamnongnghiep.vn/index.php?self=article&id=5282


Xin cho biết tác dụng chữa bệnh của tỏi và cách ngâm rượu tỏi? Phan Văn Hưng, Mỹ An, Tháp Mười, Đồng Tháp

Theo BS Vũ Định thì Y học cổ truyền ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhân dân đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh có kết quả tốt. Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, tác động vào hai kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm...

Người ta có thể dùng tỏi bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đặc biệt ở Ai Cập thì hầu như nhà nào cũng dùng rượu tỏi. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu. Các nhà y học đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập vào các vùng có khí hậu khắc nghiệt để khảo sát, thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một hũ rượu ngâm tỏi để uống.

Từ nhiều thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này. Tiếp đó, qua nhiều nghiên cứu phân tích, người ta thấy rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh: xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp), hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản), tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch), tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng). Năm 1983, các nhà nghiên cứu Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là bệnh trĩ và tiểu đường. Họ nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao, không gây phản ứng phụ.

Cách bào chế rượu tỏi: Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được.

Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn; tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.

Ở nước ta, đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi trên của WHO, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần) nhưng không thấy phản ứng phụ. Những năm gần đây, các nhà khoa học ở nhiều nước đã nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của tỏi. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Tác dụng kháng virus cũng đã được nói đến.

Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa được ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận; song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.

Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh, với cách dùng an toàn có thể dùng hằng ngày một cách lâu dài.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: xuanxoan trong 02 Tháng Chín, 2012, 04:50:30 pm


   Đề nghị Lính Quân y ghi thêm: Dùng rượu tỏi ít thôi không ảnh hưởng tới mắt, nhiều quá không tốt; còn tỏi củ con trai ăn 1 củ tốt thôi.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 02 Tháng Chín, 2012, 05:48:39 pm
Tiếp tục mạch chuyện về kĩ năng tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho nhân dân (T4G): Ngày ấy cách nay gần 20 năm. Bác sĩ Ngọc Oanh giám đốc trung tâm kế hoạch hóa gia đình huyện Nhà Bè tp HCM tổ chức tuyên truyền về sinh đẻ có kế hoạch tại xã Hiệp Phước, Long Thới, Nhơn Đức là những vùng sâu mênh mông động ruộng với giao thông chính là ghe xuồng ba lá vì kênh rạch chằng chịt mà không có đường bộ. Được sự hỗ trợ tổ chức của chính quyền xã ấp và sự nhiệt tình của nam nữ nông dân trong độ tuổi sinh đẻ. Buổi tuyên truyền kết thúc với sự hài lòng của cả hai phía. Cũng thời gian này năm sau, đọc bản báo cáo của y tế các xã, trung tâm KHHGĐ hoảng hồn vì tỷ lệ sinh đẻ không giảm mà tăng lên rõ rệt, nhất là các trường hợp sinh con thứ ba. Thực hiện chỉ đạo của huyện ủy, ủy ban ND, đoàn lại về địa phương khảo sát đánh giá lại. Trong cuộc họp, BS Oanh nêu vấn đề :Việc thực hiện hướng dẫn tư vấn sử dụng các biện pháp tránh thai và đặt câu hỏi kiểm tra cách sử dụng bao cao su tránh thai. Trước hết chị hỏi: thường đến tối các anh chị giải trí thế nào, một vài cánh tay giơ lên và một chị được chỉ định đứng lên phát biểu : Mèng ơi! BS hỏi dậy, đâu có gì mới, zùng này cả đời có điện đóm gì đâu, đi mần dề, ăn cơm xong là tối hù, máy hình, radô không có, nội ra nội dô chút xúi muỗi mòng chích quá trời nên đành xoa chân lên giường. Chị Oanh chỉ định người đàn ông trung niên thứ nhất, đề nghị cho ý kiến tại sao đã được hướng dẫn cách dùng bao cao su tranh thai mà anh vẫn sinh con thứ ba. Anh trả lời: thưa BS theo bác sĩ dặn là khi vợ chồng gặp nhau thì mở cái bao mấy chị ở trạm y tế phát ra xài. Tôi làm y chang, nhưng nhai nó lạt nhách mà dai nhằng, không có mùi vị gì ngon, tôi đàng nhả ra rồi lên ngủ với bả...Các bác có thể hình dung ra sắc thái của BS Oanh lúc đó.Nhưng chị bình tĩnh chỉ một thanh niên thứ hai. Anh này bình tĩnh và tự tin lên hẳn bàn làm việc. Thưa BS em làm y chang từng động tác zầy nè ( vừa nói anh vừa với cái “áo mưa” trong hộp xé bao vừa biểu diễn vừa nói: mấy cổ dạy là trước lúc “sinh hoạt” thì bóc cái bao đó ra, tròng dô ngón tay cái dầy lè, mà tui nắm thiệt chắc ngón tay cái à nha, zậy mà cổ vẫn dính mới kì chớ....Cả sân bãi trước trạm y tế xã cười ồ, tiếp theo là nhiều tiếng bàn tán xôn xao thắc mắc...Tại sao, tại sao mần đúng mà vẫn dính.... Các bác đoán xem tại sao.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 02 Tháng Chín, 2012, 08:37:13 pm
 Chào các bác. Qua câu chuyện của bác Vệ, thấy được sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, nên công tác truyền thông vất vả như thế, mà kết quả lại không được như mong muốn; Chứ bây giờ, giáo cụ trực quan về vấn đề này rất là phong phú, nhất là của TQ; Nên câu chuyện truyền thông chắc hiệu quả hơn trước nhiều.
 Về tác dụng của tỏi, bác nào bị hen, suyễn cũng có thể dùng để cắt cơn (vì nó làm tan đàm nhớt tức thì), bằng cách giã nát, vắt lấy nước cốt chừng một muỗng canh, uống vào, ít phút sau sẽ thấy dễ chịu ngay.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: haanh trong 02 Tháng Chín, 2012, 11:04:19 pm
hehe em cũng chơi 1 bình rượu tỏi theo cái bài báo này nhưng quên đọc cái đoạn tác dụng phụ , mỗi bữa em quất 3 ly nóng trong người quá hết dám uống luôn  ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: thanhnhiet trong 03 Tháng Chín, 2012, 01:12:40 am
Thấy các bác bàn về chuyên bệnh tật và các loại thuốc điều trị tại đây rôm rả , tôi cũng xin kể một câu chuyện ngắn có liên quan đến thuốc và bệnh ,câu chuyên này tôi được nghe kể lại từ hồi còn nhỏ nhưng tôi lấy làm tâm đắc trong suốt cuộc đời mình . Câu chuyện như sau :

 " Có một ông thày lang nọ hành nghề y và bán thuốc chữa bệnh , Nhưng do việc học hành không đến nơi đến chốn bập bõm qua loa ,nên mỗi khi có người bệnh đến khám và chữa thì ông đều phải dở sách ra coi rồi mới dám kê toa . Một hôm có người đến khai đau bụng và xin mua thuốc , ông liền dở sách ra coi thấy đề : "Đau bụng uống nhân sâm ....." ông ấy liền lật đật bán nhân sâm cho người bệnh để họ về sắc uống cho mau khỏi .
 Ai ngờ qua ngày hôm sau ,thân nhân người bệnh đến nhà ông mắng vốn "Vì uống thuốc của ông nên bệnh nhân đã chết .." lấy làm hốt hoảng vì bốc thuốc theo sách vở chân truyền lẽ nào ?    Ai ngờ khi mở sách ra coi kỹ lại thì thấy sách ghi ở trang đầu là " ĐAU BỤNG UỐNG NHÂN SÂM ..." nhưng trang thứ 2 ghi là : " TẮC TỬ " .

Vậy nếu là người cẩn thận và hiểu biết thì đã đọc kỹ, và sách và y văn nói rằng :
" Đau bụng uống nhân sâm tắc tử."  tức là:  đau bụng mà uống nhân sâm là chết.

Qua vụ việc trên ông thày lang kia rút ra được một bài học cho nghề nghiệp của mình . Còn việc bệnh nhân chết thì thày thuốc có nhiều mánh khóe và lý do để chạy tội ."


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 03 Tháng Chín, 2012, 08:39:07 am
Thấy các bác bàn về chuyên bệnh tật và các loại thuốc điều trị tại đây rôm rả , tôi cũng xin kể một câu chuyện ngắn có liên quan đến thuốc và bệnh ,câu chuyên này tôi được nghe kể lại từ hồi còn nhỏ nhưng tôi lấy làm tâm đắc trong suốt cuộc đời mình . Câu chuyện như sau :
Qua vụ việc trên ông thày lang kia rút ra được một bài học cho nghề nghiệp của mình . Còn việc bệnh nhân chết thì thày thuốc có nhiều mánh khóe và lý do để chạy tội ."

Câu chuyện của bac Thanhnhiet rất hay. Tôi nhắc nguyên văn như thế này "Phúc thống, phục nhân sâm, tắc tử" ý nghĩa dịch nôm thì như bác Thanhnhiet đề cập. Đây là một câu chuyện cổ về nghành y, nhưng nghành y thời hiện đại này còn nhiều bất cập hơn trường hợp cụ thể vừa nếu, mà cơ quan quản lý nhà nước về y dược cũng rất trăn trở để chấn chỉnh từ chính sách vĩ mô tới các biện pháp kỹ thuật. các bác tin tưởng vào sự tiến bộ cả về chuyên môn và y đức của nghành y Việt Nam, và yên tâm lớn khi trao sức khỏe, tính mạng mình cho "từ mẫu"


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 03 Tháng Chín, 2012, 08:41:32 am
Kính thưa hội đồng quản trị bệnh viện. Từ cơ cấu tổ chức là những cán bộ quân y về hưu hoặc phục viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho CCB nhưng tình hình kinh tế xã hội ngày càng khó khăn, thu nhập của nhân viên eo hẹp, nên cơ sở của ta thực hiện chủ trương xã hội hóa nghành quân y  và học tập "BV quân dân y miền đông" tiền thân là QYV 7C ở chợ nhỏ Thủ Đức là khám chữa bệnh cho cả nhân dân. Nhưng mới mở rộng qui mô một thời gian, ngoài hiệu quả tăng thu nhập thì lại nảy sinh một số vấn đề trong giao tiếp, khám và điều trị mà trong phạm vi quân đội chưa bao giờ xảy ra. Tôi đơn cử hai trường hợp sau. Để các bác quyết định xem có duy trì mô hình kết hợp tiếp hay không.
Buổi sáng, phòng khám nhộn nhịp bệnh nhân ra vào xếp sổ khám bệnh. Ai cũng chú ý đến lượt mình thì đột nhiên từ phòng số 10 khám Tai Mũi Họng, một chị tuổi xồn xồn phóng thẳng trong phòng ra hành lang tru tréo: Trời đất ơi hỏi gì hỏi quá trời rồi soi khám lung tung vậy hả trời. Cả dãy phòng khám xôn xao, bắt buộc Linhquany phải vào can thiệp. Sao, sao! sự thể thế nào, chị nói tui nghe coi. Như vớ được đồng minh, chị BN không giảm cường độ mà con cao giọng hơn để mọi người đều nghe: Mèng ơi, BS gì ác nhơn ác đức, tôi chỉ đòi khám đau đầu mà ổng hỏi có tức ngực, khó thở, có chóng mặt không, có mắc ói, ho, sổ mũi không. Rồi ổng còn quấn tấm vải có cái đồng hồ bóp rồn rột cứng ngắc cánh tay, rồi còn chấm chấm cái miếng tròn tròn nghe tim nghe ngực. Tôi biết ổng hỏi nhiều, khám nhiều rồi ăn tiền nhiều, rồi lấy cớ ghi miếng giấy có nhiều thuốc để tôi mua cho tốn tiền đây mà. Biết vậy hổng thèm đến đây khám, vừa mất thời gian lại còn mất một ngàn mua cuốn tập. Cả dãy hanh lang phòng khám cười rân. Phân bua xong, chị te tái xách giỏ đệm ra cổng về, bỏ quên cuốn sổ khám bệnh. Trong phòng, BS -812 lắc đầu ngao ngán.
Ngày hôm sau, phòng khám lại xảy ra một trường hợp xôn xao. Số là, đầu giờ có một chị khá lớn tuổi từ xã vùng sâu tới rụt rè gõ cửa phòng số 6, cô điều dưỡng (mới tuyển) mở cửa tươi cười, thì chị hỏi: cô ơi! Có phải đây là phòng khám L...không? Thay đổi sắc mặt, cô điều dưỡng nói: Bà này quê mùa mà mất lịch sự quá, người ta phải kêu là khám phụ khoa..Ờ rồi, rồi tôi biết. Miệng nói, tay chị đặt cái nón mê (nón lá cũ gãy vành) ngoài cửa rồi bước vào phòng khám. Ngoài hanh lang đông người đi qua lại, gặp mấy em thiếu niên mặt mày méo xẹo do vừa nhổ răng đi qua sẵn chân đá bay mất cái nón. Khám bệnh xong, chị BN ra cửa, một giây ngỡ ngàng tìm kiếm, chị chống tay tru tréo: Mồ cha cái đứa mặt… ngập ngừng một giây chị nhớ lại lời dặn của cô điều dưỡng rồi chửi tiếp… Cái mặt phụ khoa đứa nào lấy mất cái nón của bà..Lại lần nữa cả hành lang phòng khám cười rần rần. nhân việc này, tôi đề đạt, khoa ngoại chẩn nên ghi rõ chức năng từng phòng thay vì đánh số như vầy gây bối rối cho nhân dân nhất là bà con vùng sâu vùng xa ít có điều kiện tiếp cận ánh sáng “văn minh hiện đại”


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: thanhnhiet trong 03 Tháng Chín, 2012, 02:51:51 pm
Chuyện kể của bác vetran về cái mặt phụ khoa em có nghe từ thời còn đi lính ,nhưng chắc là truyện có nhiều dị bản nên nhân vật chính trong chuyện là 2 mẹ con
nhà quê dẫn nhau lên thành phố khám lờ . khi cứ quen dùng từ ngữ thật thà ở nông thôn nên bị người khám bệnh sạc cho một trận . tình tiết cao trào của truyện là khi 2 mẹ con khám xong đón xe buýt về nhà thì bị kẻ gian lấy mất nón . Tức mình vì đứa con dại ,ngay trên xe chỗ đông người bà mẹ chửu con : " Đồ cái mặt phụ khoa ,có cái nón cũng không giữ được ..." 
   
Đó đó ....Câu chuyện chỉ có vậy thôi ,nhưng truyền nhau trong dân gian cho đến ngày hôm nay .        còn ai thấy chuyện ni nhạt thì cho thêm nửa kg muối là vừa .


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: linh thong tin trong 03 Tháng Chín, 2012, 03:14:43 pm
Nhân câu chuyện của Thanhnhiet làm tôi chợt nhớ đến cái câu mà chị em thường hay nói. Ấy là:

Đẻ con khôn mát..... rười rượi,
Đẻ con dại thảm hại.... thay!


Không biết có đúng thế không?


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: DinhLongGiang trong 03 Tháng Chín, 2012, 08:08:42 pm
          Nghe các bác kể chuyện vui về khám bệnh. Em xin góp một trường hợp ở chỗ em như sau:
        Có một bà tuổi sồn sồn đội nón đến trạm y tế xã để khám bệnh. Khi gặp được anh y sỹ ở trạm, bà ta liền túm áo anh y sỹ nài nỉ : " Cậu ơi cậu, cậu xem giúp chị với. Không biết chị bị bệnh gì mà dạo này hay đau lắm ". Anh y sỹ nhẹ nhàng gỡ tay bà ra và ôn tồn hỏi : " Được rồi, chị nói xem chị bị đau như thế nào". Như cởi được nỗi bức xúc, bà ấy tuôn ra một tràng : " Ôi, chị đau lắm cậu ạ. Nó đau từ đỉnh đầu, đau sâu xuống cổ, sau sổ thắt lưng, đau sưng bắp vế, đau nẻ lỗ khoong ( hậu môn ) đấy cậu ạ ". Nghe đến đây, anh y sỹ liền cười ngất rồi xua tay: " Thôi thôi, chị tả thế thì em chịu thua, không thể đoán ra bệnh gì đâu". Bà ấy vẫn năn nỉ : " Ấy cậu ơi, chị nói thật mà, câu xem có cách nào giúp chị với "...
        Các bác xem bà ta bị bệnh gì và cách chữa ra sao ??? ??? ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 04 Tháng Chín, 2012, 01:26:34 pm
 Chào bác DinhLongGiang. Lính ta đầu óc tham mưu rất là phong phú, vì vậy chắc bác Giang phải bật mí thôi, chứ để anh em đoán, không khéo lại vượt ra ngoài tầm kiểm soát thì nguy to  ;D.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: vetran trong 05 Tháng Chín, 2012, 07:23:06 am
Tôi đồng ý với bác BS - 812 về vấn đề bác DinhlongGiang nêu, hai ngày nay tôi suy nghĩ chán kể cả tìm lại mấy cuốn sách nói về "văn hóa phồn thực" Việt nam đang lưu truyền nhiều nhất ở vùng cao nước ta như : Hội chen, lễ hội "Linh tinh, tình Phộc", "chợ tình Nhân Lý", lễ hội "nõ lường" tục thờ "Nữ Oa". Cho tới lễ hội Kate và tục thờ dương vật, âm vật (Linga - Yoni) trong tháp của dân tộc Chăm vùng Trung Trung bộ, và gần đấy khi ra nghỉ ở Mũi Lé - Phan Thiết, tôi cũng chứng kiến tục thờ  cả Yoni - Linga ở tháp Chăm gần lầu Ông Hoàng trên ngọn đồi đẹp nhất ở Bà Nài phường Phú Hài - Phan Thiết, nơi Hàn Mặc Tử, hẹn hò với Mộng cầm ngắm trắng, nhưng vẵn không phát hiện ra xuất xứ của các bộ phận gây bệnh với triệu chứng đau toàn bộ các cơ quan đoàn thể, đau toàn bộ châu thân chị BN của bác DinhlongGiang. Chi bằng để tránh những luồng tư duy không lành mạnh khi anh em cố tình ngồi suy diễn. Đề nghị bác DinhlongGiang "bóc" trắng phớ ra để anh em hiểu cho rồi. Qua đó nếu không bác nào bàn về cái bệnh ấy nữa thì tôi xin chuyển đề tài qua chuyên khoa khác.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 06 Tháng Chín, 2012, 01:52:31 pm
Có câu chuyện về bệnh ghẻ ruồi. Khi ở đường 5, một vị CB C bổng dưng bị bệnh ghẻ ruồi, hai bàn tay mọc đầy những nốt ghẻ, nốt cũ thì đã vở mũ, nốt mới thì đỏ au, y tá tiêm bao nhiêu pi 500 U (mấy chục lọ) cũng không khỏi, đành nghe theo cách chữa dân gian, nào lá ổi, lá sầu đau, ..., nhưng vẫn không khỏi. Có đứa lính bảo, vậy là trong người có độc tố, nên nó cứ xì ra, vậy phải triệt cái căn của nó thì mới khỏi, mà ở đây đâu có thuốc Bắc để uống triệt căn, chỉ còn một cách; Vậy là thủ trưởng và quản lý xẩm tối, mang ruột gạo ra dân để rút nọc độc. Sáng hôm sau, một cảnh tượng thật não lòng, thủ trưởng ăn cơm bằng thìa (muỗng), nhưng chỉ cầm được cái thìa bằng 2 đầu ngón tay, vì cả hai bàn tay sưng to, căng cứng, mặt nhăn nhó, có lẽ đau nhức lắm.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Chín, 2012, 09:19:49 pm
Cộc ... cộc ... cộc ... !

Kính chào các bác, các anh, các chị!

Phù ... phù ... phù ...!

Đến rồi, đến nơi rồi. Cuối cùng cũng đến được cái nơi mà sớm muộn gì trong cuộc đời cũng phải đến!

Từ đầu đến giờ em nín thở theo dõi các bác (trao đổi). Lúc thì tủm tỉm, lúc thì cười phá lên khoái trá. Có lúc vỗ đùi đánh "đét" miệng hét "Ơrêka! Ơrêka!" chạy vội đi sắm đồ lề các bác mách bảo. May mà sắm chưa đủ vì hôm sau mở topic đọc tiếp mới tá hỏa ra vì các bác viết vậy nhưng các bác lại bảo không phải như vậy (như bác haanh dạy cách chữa bệnh bằng cách áp tay vào cái huyệt dưới rốn 1 gang chẳng hạn). Chỉ tội cho cái dân ngoại đạo bọn em, cứ ngơ ngơ ngác ngác chẳng biết đâu mà lần!

Topic ta lúc vui, lúc buồn nhưng thật may mắn và sung sướng vì trải qua mấy "chiến dịch" nhưng quân số vấn còn đủ cả!

Topic cung cấp rất nhiều bài thuốc hay, rất thường gặp với các di chứng của lính chỉ có điều là tôi (và có thể còn nhiều anh em khác nữa) không hiểu về y, dược nên đôi lúc cứ phân vân (chả biết các bác đùa hay thật nữa) nên có muốn cũng chưa dám dùng. Một khó khăn nữa khi tìm các vị trong toa thuốc là không biết thứ mình tìm được có thực là vị thuốc đó không (trùng tên? giống hoặc không giống lắm ảnh trong topic ... ). Bác nào có kinh nghiệm tổng kết các bài thuôc trong topic cùng với các chỉ dẫn sử dung cho mọi người, tôi nghĩ chắc cũng có nhiều ý nghĩa.

Hôm nay đến bệnh viện (không phải xô cửa mà có gõ cửa hẳn hoi) may là chưa phải thăm khám  gì nhưng cũng có nhờ anh em giúp cho 1 chút. Số là con gái tôi nó là 1 hội viên hội hiến máu Hà Nội. Có 1 vấn đề đặt ra như sau: Khi có 1 dị vật lọt vào cơ thể (thí dụ như cái dằm đâm vào tay, cái gai đâm vào chân, ...) thì đầu tiên cơ thể sẽ tìm cách loại bỏ dị vật đó. Nếu không loại bỏ được thì cơ thể tìm cách cách ly dị vật bằng cách bao bọc nó lại. Vấn đề này các bác đã thảo luận ở trên rồi. Cơ chế đào thải dị vật đặc biệt rõ khi phải tiến hành cấy ghép hoặc thay thế các bộ phận cơ thể như thay tim, thận, ghép gan, ... Để chống đào thải hình như người ta phải uống thuốc cả đời.
Vậy tại sao khi tiếp (truyền) máu người ta không phải uống thuốc chống đào thải? Câu hỏi này là của 1 người hiến máu tình nguyện hỏi. Là hội viên hội hiến máu, được đào tạo khá nhiều kiến thức về máu nhưng con gái tôi cũng không trả lời được. Các bác giúp cháu với.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: haanh trong 06 Tháng Chín, 2012, 09:50:27 pm
hehe 1 câu hỏi hay và nghiêm túc , chắc phải chờ bác quincy vào trả lời chứ mấy ông BS lính trả lời không nổi đâu vì nếu tìm trên google được thì chắc bác giangtvx không phải vào đây hỏi làm gì  ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: anhtho trong 07 Tháng Chín, 2012, 06:01:33 am
Có câu chuyện về bệnh ghẻ ruồi. Khi ở đường 5, một vị CB C bổng dưng bị bệnh ghẻ ruồi, hai bàn tay mọc đầy những nốt ghẻ, nốt cũ thì đã vở mũ, nốt mới thì đỏ au, y tá tiêm bao nhiêu pi 500 U (mấy chục lọ) cũng không khỏi, đành nghe theo cách chữa dân gian, nào lá ổi, lá sầu đau, ..., nhưng vẫn không khỏi. Có đứa lính bảo, vậy là trong người có độc tố, nên nó cứ xì ra, vậy phải triệt cái căn của nó thì mới khỏi, mà ở đây đâu có thuốc Bắc để uống triệt căn, chỉ còn một cách; Vậy là thủ trưởng và quản lý xẩm tối, mang ruột gạo ra dân để rút nọc độc. Sáng hôm sau, một cảnh tượng thật não lòng, thủ trưởng ăn cơm bằng thìa (muỗng), nhưng chỉ cầm được cái thìa bằng 2 đầu ngón tay, vì cả hai bàn tay sưng to, căng cứng, mặt nhăn nhó, có lẽ đau nhức lắm.
Trường hợp bệnh của vị cán bộ C mà bác BS - 812 nêu, có lẽ xảy ra rất nhiều trong những điều kiện vệ sinh môi trường có vấn đề và còn có thể do những yếu tố dịch tễ trong khu vực. có lẽ "Ghẻ ruồi" không phải là tên một bệnh, vì trong y văn bệnh học không ghi nhận. Theo tôi nghĩ nguyên nhân đầu tiên là một dị ứng, sau đó ta điều trị không đúng cách, đúng thuốc dẫn đến tình trang bội nhiễm và tổn thương trên da ngày càng phát triển trầm trọng hơn. Tôi hy vọng trưởng hợp đ/c cán bộ C ấy được chữa trị  không phải bằng cách bôi (xức) một "chất" nào đó lấy từ con người. Nhưng nếu điều trị bằng chích nể, (hút độc) với tình trạng vô trùng kém thì có thể dẫn đến tử vong do nhiễm trung huyết. Còn nữa, Nếu bà con đắp hoặc thoa xức bằng một loại cây lá gì đó không hợp với cơ địa của BN cũng gây dị ứng sung phù, rịn nước vàng và đau nhức
Ngày còn ở quê, tôi chứng kiến một cas bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bà con nông dân dùng cây lá "đài bi" giã đắp vào các khớp lớn (theo truyền miệng trong dân gian). Hậu quả các chỗ đắp sưng tấy căng mọng và đặc biệt rát nóng như bỏng lửa mà chỉ dịu bớt khi ngâm vào nước lạnh (nước giếng khơi). Vấn đề đặt ra là việc can thiệp vào điều trị bằng đông y thuốc nam đối với các bệnh nói chung và bệnh ngoài da nói riêng cần thận trọng yếu tố vệ sinh, vô trùng và đặc biệt yếu tố cơ địa và các tác nhân gây dị ứng. Cho dù quan điểm của thiền y Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh) nói là "Nam dược trị Nam nhân" nhưng chúng ta cũng phải có hiểu biết nhất định về Nam dược trong dân gian, mà cao hơn nữa là kiến thức của thầy thuốc phải uyên thâm để tránh trường hợp như bác Thanhnhiet nêu về dùng nhân sâm trong đau bụng thì nguy.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Quân khí viên trong 07 Tháng Chín, 2012, 07:00:11 am
Theo em em được biết thì ghẻ ruồi là một bệnh do ký sinh trùng gây nên. Bệnh xuất hiện do ky sinh trùng có tên là con ghẻ xâm nhập vào lớp biểu bì da đaò hầm đẻ trứng và sinh ra các vết thương do nhiễm trùng.
 Chắc bác BS còn nhớ hồi những năm từ 1975-1978, Nha Trang cũng bị bệnh này với mức độ hơn 40% dân số bị nhiễm? Lúc đó dân Nha trang gần như ai cũng là nghệ sĩ đi đâu cũng lấy đờn ra khảy "từng tứng tưng!" ;D


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: anhtho trong 07 Tháng Chín, 2012, 07:43:38 am
Theo em em được biết thì ghẻ ruồi là một bệnh do ký sinh trùng gây nên. Bệnh xuất hiện do ky sinh trùng có tên là con ghẻ xâm nhập vào lớp biểu bì da đaò hầm đẻ trứng và sinh ra các vết thương do nhiễm trùng.
 Chắc bác BS còn nhớ hồi những năm từ 1975-1978, Nha Trang cũng bị bệnh này với mức độ hơn 40% dân số bị nhiễm? Lúc đó dân Nha trang gần như ai cũng là nghệ sĩ đi đâu cũng lấy đờn ra khảy "từng tứng tưng!" ;D
@Quankhivien thân mến! không phải vậy chú ạ. Bệnh ghẻ, chú đề cập là bệnh do kí sinh trùng da Sarcoptes Scabiei gây lên, nó đục thành luồng dài trong thượng bì, hay gặp ở các kẽ tay có da non, rất ngứa. Ngày còn ở quê, sáng sớm mấy bà tinh mắt dùng cây kim băng loại nhỏ khêu gảy ra con ghẻ trắng tươi, mà dân hay gọi là "cái ghẻ". Bệnh này phát triển cũng do điều kiện vệ sinh và cả dinh dưỡng kém, có thể gây thành dịch ở một vùng nông thôn rộng lớn. Nhưng có nhiều thuốc bôi (xức) chữa trị tiêu diệt KST và mầm mống của nó. Còn ghẻ ruồi là hiện tượng viêm da như ở một số địa phương Quang Nam vừa rồi thì không tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên cũng có thể tùy địa phương gọi tên bệnh theo tập tục, quan niệm và từ ngữ vùng miền cho một loại bệnh. Do bản chất kí sinh trên vật chủ là người, nên người ta còn dùng cụm từ "Con ghẻ" chỉ những người ăn bám, quấy nhiễu, phá hoại, như một bộ phim nào đó của Đông Âu, lâu quá rồi quên, nhưng không phải đề cập tới ý nghĩa "mẹ ghẻ con chồng". Chúc @quankhivien và các bác tham gia topic mạnh giỏi..


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 07 Tháng Chín, 2012, 08:48:32 pm
 Chào Anh Thơ. Ngày ấy, cả C chỉ có mỗi mình ông ấy bị ghẻ mới lạ chứ, mặc dù vấn đề vệ sinh tất nhiên là xấu rồi, (có lần bắt được một ít cá rô nho nhỏ, đem chiên giòn, vì có ít nên tiết kiệm ,không bỏ đầu và ruột; thế là, đang ăn bỗng một đứa vội phun con cá ra đất, bảo thối quá, vì tò mò nên tiến hành mổ tử thi con cá, thấy trong miệng nó vẫn còn ngậm thức ăn màu vàng, từ đấy có ấn tượng mạnh với cá rô).
 Như QKV nói là căn bệnh ghẻ ruồi ấy, sau giải phóng có nhiều địa phương phát triển thành dịch, người người có ghẻ, nhà nhà có ghẻ, khi ấy ở Nha Trang, chỉ có mua thuốc mỡ lưu huỳnh do ông giám đốc bệnh viện da liễu bào chế, bôi lên thì mới khỏi.
 Còn chuyện ông cán bộ C do bị "mắc hơi" và bôi cái thứ mỡ hổn hợp chứ không phải mỡ lưu huỳnh, nên nhiễm trùng, may mà không nhiễm trùng máu (có lẽ nhờ trước đó đã tiêm một lượng lớn Pinicilin), sau một thời gian thì ông ấy cũng tự khỏi. Đấy là câu chuyện, "lớn đầu mà còn dại" .


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Quincy trong 08 Tháng Chín, 2012, 02:04:44 am

Vậy tại sao khi tiếp (truyền) máu người ta không phải uống thuốc chống đào thải? Câu hỏi này là của 1 người hiến máu tình nguyện hỏi. Là hội viên hội hiến máu, được đào tạo khá nhiều kiến thức về máu nhưng con gái tôi cũng không trả lời được. Các bác giúp cháu với.

Good and huge question!

Từ lâu truyền máu cũng coi như là sự thành công về cấy ghép, transplantation.

Tuy nhiên tề bào máu, RBC không biều hiện Kháng nguyên MHC,( Major Histocompatibility Complex)  mà chỉ biểu hiện một vài kháng nguyên như chúng ta thường biết như kháng nguyện ABO của nhóm máu và yếu rồ Rh (+), (-) trên bề mặt của cell

Ví dụ: người có nhóm máu A thì cò KN A trên bề mặt của tế bào máu và cò kháng thể B trong huyềt tương. Người có nhóm máu B thì có KN B và KT A. Người nhóm máu AB thì có cả hai KN A,B, không có KT A,B nên có thể nhận đưỡc tất cả các loại máu, ta gọi là universal recipient. Người có nhóm máu O thì không có cà hai KN A, B nhưng có cả hai KT A,B, nên nhóm máo O chỉ cho nhưng không được nhận, ta gọi là universal donor. nên trước khi truyền máu mình chỉ cần typing ABO  Rh (+), (-), tầm soát kháng thề trong màu chính xác và  thì ngăn được tai biến. Vì sao ta không uồng thuốc chống thải ghèp vì truyền máu vào đường tỉnh mạch , máu chỉ kéo dài 3 tháng . cấy ghèp nội tạng thì ta muốn nội tạng cấy ghép, phải hoạt động, function trong nhiều năm. Hơn nửa đáp ứng miền dịch đối với KN qua đường tỉnh mạch thì cũng ít thấy. Correct me if I am wrong

Nói về sự tương tác giữa KT và KN. Cơ chề chống thải ghèp của cơ thể thì cũng xin vào dịp khác vì dài dòng và phức tạp lắm.

 Kháng nguyên MHC biểu hiện trên tất cả các tề bào, mô và nội tạng. MHC là một kềt hợp phức tạp của hàng triệu  tề bào, đủ hình, dạng trên bể mặt của cell . đóng vai trò chính trong đáp ừng miển dich đồi với một KN, một vật lạ đươc đưa vào và sống trong cơ thể .Do đặc điểm này nên tìm một perfect match giữa người cho và nhận là một việc hoàn toàn khó ngoại trừ cầy ghép giửa cặp sinh đôi cùng trứng.nên khi typing tissues giữa người cho và người nhận cho sự trùng hợp của khàng nguyên MHC thì nguyên tắc vẫn là càng close càng tốt, ít ra là phải có 6 kháng nguyên match với nhau

Có nhiều  lọai cấy ghép như cấy ghèp trên cùng cơ thề , autograft là mình lấy da lành cấy vào da đã bị bòng. Cấy ghép giữa các cặp sinh đôi,isograft . hai lọai này không sợ bị đào thải. cấy ghép cùng chủng loãi nhưng khác cơ thề như ghèp thận, phổi, tim từ người này qua người khác allograft, loãi này có nguy cơ cao bị đào thải và phải dùng thuốc chồng thải ghép suốt đời

Không biết nói vậy chú cò hiểu không nữa, but I hope this will help you.





Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Chín, 2012, 09:29:25 am
Cám ơn Quincy!

Cũng hơi hoa mắt nhưng vẫn ổn vì để nói chuyện được với cháu, tôi thường tìm hiểu những lĩnh vực mà cháu hoạt động hoặc ưa thích (cháu thích nhạc Hàn, tôi có thể nói chuyện với cháu khá thoải mái về T-ara, SNSD, SuJu, ...). Bác diễn giải đơn giản, dễ hiểu mà còn giải thích cả vì sao máu nhóm này truyền được hay không truyền được cho nhóm kia. Tuy vậy cũng không thể mang 1 loạt các khái niệm phức tạp để nói cho người hiến máu (thường không có chuyên môn) hiểu được.

Tôi giải thích lại thế này bác xem có đúng không nhé.

Giữa dị vật và cơ thể có thể có 1 loạt các thông số mà dựa vào đó cơ thể nhận biết đối tượng đó có là dị vật hay không. Nếu bằng 1 cách nào đó ta làm giảm dần sự khác nhau (giữa dị vật và cơ thể) của các thông số này thì đến 1 ngưỡng nào đó cơ thể sẽ không coi dị vật là vật lạ nữa và sẽ không đào thải nó (như vậy không phải uống thuốc chống đào thải). Việc chia máu thành các nhóm sao cho nhóm máu cho với nhóm máu nhận có các thông số ít khác biệt nên cơ thể sẽ không coi máu truyền là dị vật nên không phải uống thuôc chống đào thải.

Không biết tôi hiểu thế có đúng không?


Tiêu đề: 10 ngày chữa hết sạch bệnh chai chân!
Gửi bởi: dongminhkh trong 10 Tháng Chín, 2012, 09:23:00 am
Em mới đọc được bài viết này, có bác nào bị chai chân thì áp dụng thử:
http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2012/09/10-ngay-chua-het-sach-benh-chai-chan/
Nhà em chắc chắn là phải thử luôn rồi!!!


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 12 Tháng Chín, 2012, 01:50:46 pm
Có một căn bệnh mà người lính nào cũng có thể mắc phải: lúc còn ở đơn vị huấn luyện.
Lý do cũng đơn giản:
Các chú binh nhì mới từ môi trường gia đình - vốn tự do , thoải mái , nay vào QĐ , chưa quen với 11 chế độ , vậy nên : sau một ngày huấn luyện mệt nhoài ,nhiều chú "quên " cả tắm, rửa , cứ thế đi ngủ !
Quần áo trước kia có mẹ, chị ,em gái giặt cho, nay một mình -thì chuyện giặt giũ có phần xa xỉ qúa . Hic .
Do đó các chú mới mắc phải căn bệnh : có những quầng đỏ - to cỡ đồng xu, càng gãi - càng sướng.
Căn bệnh đó giới chuyên môn gọi là " Hắc lào " 
Tôi cứ thắc mắc : tại sao không phải là: Hắc Thái ,hoặc Hắc Campuchia nhỉ ?
Đêm đến các chú bôi cồn Iôd, ASA, chuối xanh vào chỗ ngứa, nhiều chú bị  HL ăn vào bộ tư lệnh pháo binh- bôi thuốc xong, nóng và xót qúa, cứ nhẩy cẫng như lên đồng ...HIC.


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: Quincy trong 12 Tháng Chín, 2012, 07:27:47 pm


Tôi giải thích lại thế này bác xem có đúng không nhé.

Giữa dị vật và cơ thể có thể có 1 loạt các thông số mà dựa vào đó cơ thể nhận biết đối tượng đó có là dị vật hay không. Nếu bằng 1 cách nào đó ta làm giảm dần sự khác nhau (giữa dị vật và cơ thể) của các thông số này thì đến 1 ngưỡng nào đó cơ thể sẽ không coi dị vật là vật lạ nữa và sẽ không đào thải nó (như vậy không phải uống thuốc chống đào thải). Việc chia máu thành các nhóm sao cho nhóm máu cho với nhóm máu nhận có các thông số ít khác biệt nên cơ thể sẽ không coi máu truyền là dị vật nên không phải uống thuôc chống đào thải.

Không biết tôi hiểu thế có đúng không?

Hi chú

Tất cả các tế bào trong cơ thể của chúng ta, trừ tế bào máu đỏ đều được bao bọc bời những MHC protein là tập hơp của hàng triệu tế bào đóng vai trò tạo đáp ứng miển dịch mà trong dó nhận biết một vật lạ đã được cấy ghép vào cơ thể để loại trừ, reject cùng là một dạng đáp ứng miển dịch.

Phân tử MHC này ở mỗi người là một unique, không ai giống ai ở kiểu di truyền nên tìm một perfect match giữa người cho và người nhận rất khó, như con đã nói ở trên. Trong cấy ghèp ngoải trùng hỡp nhóm ABO người ta còn làm tissue typing để xem các kháng nguyên (MHC) trên bề mặt của các tế bào có match với nhau nhiều không. Vì MHC không âi giống ai nên khi đưa vào cơ thể người nhận sẽ nhận biết và chồng lại .

Chú cũng hiểu về khái niệm nhưng mấy từ chuyên môn thì chú chưa biết nên chú dùng THÔNG SỒ con thấy hơi lạ lạ.

Xin lỗi chú, đến giờ con phải đi kiếm cơm, khi nào rảnh con sẽ nói vể máu đỏ

Chào chú,




Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: BS-812 trong 12 Tháng Chín, 2012, 08:17:15 pm
Ví dụ: người có nhóm máu A thì cò KN A trên bề mặt của tế bào máu và cò kháng thể B trong huyềt tương. Người có nhóm máu B thì có KN B và KT A. Người nhóm máu AB thì có cả hai KN A,B, không có KT A,B nên có thể nhận đưỡc tất cả các loại máu, ta gọi là universal recipient. Người có nhóm máu O thì không có cà hai KN A, B nhưng có cả hai KT A,B, nên nhóm máo O chỉ cho nhưng không được nhận, ta gọi là universal donor. nên trước khi truyền máu mình chỉ cần typing ABO  Rh (+), (-), tầm soát kháng thề trong màu chính xác và  thì ngăn được tai biến. ...
Chào bạn Quincy đã trở lại diễn đàn. Quay trở lại với vấn đề truyền máu mà bạn Giangtvx đã thắc mắc. Theo hiểu biết nông dân của tôi thì thế này;
 Do kháng thể chống lại kháng nguyên nên: - Máu A chống máu B và AB (không chống máu O)
                                                           - Máu B chống máu A và AB (không chống máu O)
                                                           - Máu AB không chống A và B và O
                                                           - Máu O chống máu A, B, AB
  Do đó Máu : - AB nhận được máu A, B, và O
                   - A chỉ nhận được máu O
                   - B chỉ nhận được máu O
                   - O tất nhiên không nhận được gì cả.
 Không biết các bạn nghĩ sao. Xin mời chiên gia, BS vetran.


Tiêu đề: Re: 10 ngày chữa hết sạch bệnh chai chân!
Gửi bởi: BS-812 trong 12 Tháng Chín, 2012, 08:31:25 pm
Em mới đọc được bài viết này, có bác nào bị chai chân thì áp dụng thử:
http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2012/09/10-ngay-chua-het-sach-benh-chai-chan/
Nhà em chắc chắn là phải thử luôn rồi!!!

Bệnh này theo tôi nghĩ là bị cườm ở gót chân nên mới đau, thốn. Cườm là tổ chức mỡ biến thành sừng để vây bọc vật lạ như gai, mảnh chai, ... Chứ nếu đi chân không dép, bị chai gót, thì không đến nỗi đau, thốn.
 @ bác nguyenhongduc : Tôi nhớ có bài thơ , trong đó có câu :" Hắc lào, ghẻ lở, đón xuân sang".
 - Hình như là từ "hắc lào" người miền Bắc dùng, còn trong Nam là "lác" ,có 3 loại lác :lác khô, lác ướt, lác đồng tiền; Tôi thấy người ta chữa lác đồng tiền bằng cách giã lá muồng Tàu ( muồng trâu) với muối, rồi đắp lên chổ lác.


Tiêu đề: Trước nguy cơ bị mất chốt của Đại đội 9- D9- E 266
Gửi bởi: nguyenmanhhungf341 trong 24 Tháng Sáu, 2016, 04:24:48 pm
Chao Bac tranphu341. Em là Linh c20 e 266. em thấy bác kể lại trận đánh của c9 d9 e 266 vơi hy sinh cua tieu đoàn trương Văn đinh Tùng làm em nhớ lại nhung ngày mình đi đài quan sát ở khu vực tiểu đoàn 9 chốt. em còn nhớ vị trí đó cũng nằm trên trục đường 33 ở Kongpongsupu.lực lượng pot o khu vực này còn mạnh chúng còn cả xe tăng, boc thep nên su đoan phai đieu cả pháo 85 phục xe cơ giới tren đường 33, ngoài ra còn phải đặt cả mìm chống tăng trên đường. hôm đó ngoài c9 không giữ được chốt, phía c11 cũng phải lùi xuống nơi đài quan sát của  c20. Khi có tăng cường và trực tiếp chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Văn đình Tùng và nếu em không nhầm còn có cả xe tăng của ta nữa toàn bộ đội hình c9 xung phong lấy lại chốt. Em đi đài quan sát ở đó cũng lâu, nhớ nhất là ở khu vực này không chọn được vị trí cây đặt đài được an toàn, buộc phải chọn cây hơi độc lập, nên mỗi lần thay nhau nên quan sát phải hết sức nhẹ nhàng không để cây bị rung thế mà vấn bị pôt tặng cho một quả cối cắm dưới gốc cây đài quan sát nhưng không nổ. khi c9 và c11 phải lùi xuống, đài cũng phải lùi về phía sau, bọn em phải leo nên cây thốt lốt để quan sát, tiếng đạn thẳng của pốt bắn xuyên qua lá thốt lốt nghe tiếng soạt rất to. sau khi xuống nghĩ lại may quá, nếu ở trên đó mà chúng đạn bị thương, khi rơi xuống đất thì đi 100%. Em nhớ có thế để kể thêm với bác, vì lâu quá rồi em sẽ nghĩ lại kể tiếp với bác sau nhé. Chào bác, Chúc bác và các Cựu chiến binh, người lính luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !               


Tiêu đề: Re: Bệnh của lính và di chứng (Phần 2)
Gửi bởi: tranphu341 trong 24 Tháng Sáu, 2016, 07:58:58 pm

          Chào bạn Nguyenmanhhungf341! Chào các bác!

          Như vậy là bạn là lính của Tiểu đoàn anh Văn Đình Tùng. Những ngày đó thật khốc liệt. Nếu bạn kể thêm được thì rất hay, rất quý. Bạn nên viết vào topic Tranphu341 đoàn bb Sông Lam (phần 5). Để anh em mình theo dõi xuôi dòng chuyện hơn!

           Hiện bạn đang sống ở đâu có gì cho Tranphu341 biết để anh em mình cùng giao lưu. Kính!