Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 15 Tháng Năm, 2024, 04:10:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam - Biên giới Tây Nam ( Phần 2 )  (Đọc 316964 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #430 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 06:14:40 pm »

                     Chào bạn lethao1394, bạn dathao, bạn minhsinh-1960, bạn Đâu Thanh Sơn. Tranphu341 cảm ơn các bạn đã quan tâm, theo dõi bài viết của TP.

                       Cảm ơn bạn lethao, bạn dathao đã có những lời nhân xét so sánh tâm tư suy nghĩ của "trai thời loạn". Và cuộc sống hiện tai của thanh niên thời nay, Thời đại mà ko ai nghĩ đến đói ăn, đói mặc, ăn độn hay bom đạn, vất vả gian lao nơi trận mạc. Thời mà các công nghệ thông tịn, kỹ thuật số lên ngôi. Bạn dathao đã cho TP và ae biết thêm về những diễn biến, những khó khăn gian khổ và gay go ác liệt hy sinh nhiều ở khu vực Soul và hướng Sư đoàn 5 đảm nhiệm.

                        Cảm ơn bạn minhsinh đã nói rõ thêm về tính năng tác dung, cùng uy lực của pháo đinh. Hình như TP đã được nghe nói là loại pháo đinh, pháo chụp cũng như loại đầu đạn chì, trong danh mục "cấm sử dụng ở chiến trương". Không biết có đúng không?

                         Cảm ơn bạn Đâu Thanh Sơn. Bạn đã còn giữ những bức hình quý của TP với ae. Làm cho TP được sống lại những kỷ niệm thời quân ngũ trai trẻ, chiến đấu giải phóng MN, làm nhiệm vụ Quân quản tại thành phố Sai Gòn.

                         TP cùng với anh Cao văn Biều nay là Giám đốc 1 nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu ở Buôn Mê Thuộc. TP cùng anh Biều ngủ hầm ,chung màn với nhau suốt chiến dịch HCM giải phóng MN. Cùng những ngày đầu giải phóng.

                          Ngô Bích Ngọc là người em gái trong đội công tác do TP làm đội trưởng ngày đầu làm Quân quản. Lúc đó Ngọc 18 tuổi. Bạn thân của Quách Tố Dung. 2 người bằng tuổi nhau. 30 năm sau Ngọc mới tìm gặp lại TP. THẬT QUÝ GIÁ VÀ RẤT ĐÁNG TRÂN TRỌNG.

                          Tp sẽ thăm topic Tìm người thân của ĐTS và sẽ có lời chúc mừng bạn bên trang đó.

                           Chúc các bạn luôn khỏe, luôn có nhiều niềm vui cuộc sống!
  
        
Bác Trần Phú làm cán bộ bên 341 thì mới biết,(vũ khí cấm sử dụng) chứ lính như em làm sao mà biết được mấy cái thông tin đấy.Ngày trước em cũng có nghe mấy anh lính cũ tranh luận về (đầu đạn chì đã cấm sản xuất) nên như đầu đạn  nhọn AK, đại liên và 12 ly 8 mới phải bọc đồng chứ chì không thì tác hại rất lớn .Đầu đạn chì nếu vào (con người) gặp xương nó sẽ vỡ bét ra và làm độc rất nguy hiểm  phẫu thuật lấy ra hao tốn tiền của nhiều lần mà vẫn không hết.Còn nếu vào( con thú) chắc phải bỏ đi nhiều vì không dám ăn rất uổng phí ...
Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #431 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 07:31:53 pm »

   Bác(thoát hoan) được chui ngồi trong ống công quá sung sướng:" Grin".
     Đêm ngày 3/1/1979 tôi đi luồn sâu cùng đơn vị của Bình Yên 1960 cắt đứt đường số 1. Trên đoạn đường luồn sâu đó. Chúng tôi vào đến gầ đơn vị thiết giáp của địch. Địch phát hiện được chúng dùng đại liên và 12li7 trên xe thiết giáp bắn xối sả vào chúng tôi. Thủ trưởng Ngọc Anh (sư đoàn phó) đi đốc chiến thì hô hào anh em đào hầm hố, anh Trần Cường( trung đoàn trưởng) lệnh cho 1 số đơn vị lên chặn đánh, địch bắn vào quá nhiều. Là người lính thông tin tôi không có xẻng, cuốc đào hầm, tôi phải chui vào chiếc cống rất nhỏ với tư thế người ở trong, đầu thò ra ngoài cùng chiếc máy PRC5 để ngoài của cống. Đến bây giờ tôi gặp anh Khôi C20( lính thông tin E209) vẫn cười tôi vì tôi phải chui vào ống cống như cái thằng thoát hoan chui vào ống đồng thế kỉ thứ 13 khi quân Nguyên sang xâm lược Việt Nam.
    Tôi nói:" lúc đó có chui vào cống, bây giờ mới có vợ có con và được gặp lại bàn bè, đồng đội".
    Thật là may mắn cho tôi!
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #432 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 08:05:41 pm »

... Địch phát hiện được chúng dùng đại liên và 12li7 trên xe thiết giáp bắn xối sả vào chúng tôi. Thủ trưởng Ngọc Anh (sư đoàn phó) đi đốc chiến thì hô hào anh em đào hầm hố, anh Trần Cường( trung đoàn trưởng) lệnh cho 1 số đơn vị lên chặn đánh, địch bắn vào quá nhiều. Là người lính thông tin tôi không có xẻng, cuốc đào hầm, tôi phải chui vào chiếc cống rất nhỏ với tư thế người ở trong, đầu thò ra ngoài cùng chiếc máy PRC5 để ngoài của cống. Đến bây giờ tôi gặp anh Khôi C20( lính thông tin E209) vẫn cười tôi vì tôi phải chui vào ống cống như cái thằng thoát hoan chui vào ống đồng thế kỉ thứ 13 khi quân Nguyên sang xâm lược Việt Nam.

Đó là lợi dụng địa hình địa vật trong chiến đấu Grin Môn này có huấn luyện trong quân trường cho tân binh. Nhưng do huấn luyện chay nên lính tráng chẳng nhập tâm được! Chỉ khi ra chiến trường  tiếp xúc trực tiếp với đạn pháo của kẻ thù thì người lính mới dần hiểu ra. Có người chưa kịp hiểu thì đã xơi đạn chết tốt rồi!

Lính mới ra chiến trường không phân biệt được hướng đạn, không phân biệt được tiếng rơi xé gió của đạn cối pháo... nên thường dễ chết hơn lính cũ. Cái chết đến rất mau: chỉ 1 viên đan nhọn trúng ngay giữa trán như anh Ơn đi lính đợt tôi chết trận Bờ Đê hướng Amleang. Anh Tý liên lạc c13 chết trận đánh vào Phum Không Tên hướng Cao Mê-lai. Anh xơi nguyên trái cối 82 của Pốt khi trên đường chạy truyền đạt mệnh lệnh chiến đấu từ đại đội xuống trung đội. Anh kêu la thảm thiết và chết ngay tại trận với hai chân gần như gãy nát!
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #433 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 09:23:42 pm »

...
Bạn teke, Bạn H3-Hùng hỏi về Dũng Râu. Cùng bức hình chụp "Thoát Hoan" Trong ống Cống rất ấn tượng. Cái tên Dũng Râu cũng rất ấn tượng, nhìn ảnh, nhìn người là muốn kết thân luôn à. Nhưng TP cũng ngạc nhiên là chưa gặp những ae trước đã tham gia QLVNCH giờ đây lại đi lính của QĐVN. Trong đ/v TP không có trường hợp nào như vậy?
...
Trong đơn vị của yta262 (C15 công binh của E262 - F302 QK7) cũng có anh Nhu ca rất hay, khi trước anh là lính tâm lý chiến của không quân VNCH. Nhờ anh Nhu mà sách nhạc chép tay của cả đơn vị dày cộp những bài hát Bolero dành cho lính! Trong quân trường 2Bis XVNT Thị Nghè cũng có nhiều anh đã từng là lính bộ binh của VNCH, chính các anh đã truyền lại kinh nghiệm chiến trường cho các tân binh tuổi 18 đôi mươi.
Chỗ địa phương khác thì tui không rõ! Nhưng nơi quê tui, khoảng cuối năm 77 và trong năm 78. Chính quyền địa phương có tổ chức đi "vận động" thanh niên nhập ngũ lên đường bảo vệ Tổ Quốc, mấy ông cựu binh "VNCH" có thời gian tại ngũ dưới một năm rưỡi cũng được "vận động" (lúc nầy chưa có Luật Nghĩa vụ Quân sự). Mỗi lần có đợt tiễn quân, xã đều tổ chức liên hoan văn nghệ rất rộn rã. Mấy ông cựu binh "VNCH" trong tiêu chuẩn được "vận động" nhiều người hăng hái lên đường, cũng có một số từ chối! Các vị cựu binh "VNCH" nghe nói sau đó được tuyển chọn: Một số vào ngay Trung Đoàn Vàm cỏ của tỉnh Long an tham gia tác chiến ngay. Một số đưa vào Lực lượng Thanh niên Xung phong phục vụ chiến trường, nhưng sau đó cũng chuyển sang nhiệm vụ chiến đấu luôn! Có người lập thành tích, có người cũng bị thương vong . . . Sau năm 1979, khoảng đầu năm 80 thì thấy mấy ông nầy được giải ngũ về quê hết. Trong thời gian QDNDVN còn đánh nhau giằng co với Pốt tại khu vực biên giới, thì nam giới chỗ xã tui từ 18 đến 45 tuổi (không kể thành phần nào) đều luân phiên nhau lên biên giới làm dân công phục vụ chiến đấu tuyến phía sau, có một số thương vong nhỏ do đạn đuối tầm và đạn pháo địch bắn sâu vào bên trong nội địa Việt Nam.
Bác Dũng râu cùng quê tui, không rõ lúc nhập ngũ lấy "hộ khẩu" chỗ nào! Nếu dùng "hộ khẩu" cũ thì có lẽ nhập ngũ thời ấy, vì chỗ nhà tui tới chỗ ấp bác Dũng râu cách nhau chỉ một tầm cối 8 mà thôi   Huh Huh Huh
      Ở đơn vị tôi ngày trước cũng có khá nhiều các anh ngày trước là lính VNCH. Riêng c4-d7-e429 của tôi hồi tháng 8/1978 có nhận về 2 anh đều tên Thắng về đại đội. Anh Thắng "đen", người quận nhất, trước là hạ sỹ nhất biệt động quân về b cối. Lên nằm chốt phối thuộc với c2 bị thương cùng với Khành, người cùng xã với tôi. Sau đó đi nằm viện 7c và mất tăm luôn, không trở về đv nữa. Anh thứ 2 tên là Thắng " trắng" ở quận Bình Thạnh, cũng là hạ sỹ về b 12ly8. Đến tháng 3/79 thì được điều đi sư 309. Trong tiểu đoàn 7 chúng tôi còn vài anh nữa trước là linh VNCH. Đặc biệt có 1 anh, tôi quên mất tên, là lính c1 của anh Sớ "địa". Anh này từng là thiếu uý trong QLVNCH. Khi ở đơn vị anh ta rất hiền và chịu khó. Còn anh Thành ở Ban hậu cần e429, tướng rất ngầu. Mỗi khi có việc lên BHC e, tôi thường nghe ae ở đó gọi anh này là " thiếu tá". Nhưng kỳ thực ngày trước anh này chỉ là binh nhất thôi. Ngày trước, khhi còn là lính VNCH không biết thế nào. Còn những ngày ở đơn vị QTNVN ở K, tôi thấy các ông này cũng như anh em chúng tôi thôi. Cũng làm hoàn thành tất cả những nhiệm vụ được giao và sống vui vẻ, hoà đồng với tất cả ae trong đơn vị. Từ thủ trưởng cho đến ae không ai thấy có khoảng cách nào cả.
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #434 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 09:44:54 pm »

                       Nhưng cũng chính qua các cuộc nói chuyện và đàm đạo đấy. Với những hiểu biết đó, mà anh trai Thanh, ba má Thanh rồi cả nhà Thanh. Cùng các hộ dân cư ở đó, rất quý tôi. Coi tôi là người có "trình độ" khác với các chú bộ đội khác. Chỉ biết có súng, có đạn và những bài nói rất giống nhau về Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản hay Tư bản là bóc lột …v.v. Anh em bộ đội mình, thì đa phần là sống ở nông thôn, rừng núi. Trong điều kiện đất nước có chiến tranh triền miên, nghèo nàn và lạc hậu. Bà con và thanh niên, sinh viên học sinh Sài Gòn, thì hay hỏi nhiều thứ linh tinh. Để kiểm tra trình độ của bộ đội. Để so sánh giữa 2 miền Bắc - Nam.

                           
[/quote]
Xin có lời chúc mừng bác TP vì đã viết bài đều tay và có những bài viết rất chất lượng.
Bài viết vừa rồi của bác có những phân tích về thời cuộc,xã hội và tâm lý của người dân miền Nam những ngày mới vừa giải phóng rất chính xác...!
 Mấy anh bộ đội khi mới vô thành phố Sài Gòn sau ngày giải phóng 30/04/75 thường rất là nhà quê.Nhất là những thứ tiện nghi vật chất có đầy ở Sài Gòn lúc đó.Ví dụ như muốn uống một ly cà phê phin thì nói là cho tôi một ly cà phê loại cái nồi ngồi trên cái cốc.Chạy xe 67 thì có anh bị té xuống xe khi buông tay côn (ly hợp) mà không giảm ga.Và có một hình ảnh mà tôi nhớ hoài là có một ông bộ đội đeo quân hàm trung tá thường đạp xe đạp ngang nhà tôi đi chợ Bình Thới.Mổi lần như vậy thường chở sau xe đạp một bó rau muống...Một hình ảnh mà trước giải phóng tôi chưa từng thấy,vì hồi đó quân đội VNCH nếu cấp úy trở lên đã có xe jeep riêng ,tài xế và một gạc đờ co riêng rồi.Đâu có bao giờ phải đi chợ bằng xe đạp...!Những hình ảnh trái ngược gây cho người dân Sài Gòn có cái nhìn về chế độ khá tiêu cực!
Riêng tôi thì có được điều kiện tiếp cận với mấy anh bộ đội sớm hơn .Ngay chiều ngày 30/04/75 đã có một anh(quên tên)người miền Trung hình như là gốc Huế,hơi lùn, vào nhà và nói chuyện với gia đình chúng tôi để tìm hiểu về dân ở khu vực đóng quân(cũng có thể là làm công tác tuyên truyền).Anh nầy vốn gốc là sinh viên đại học tham gia bộ đội nên nói chuyện rất hay và rất am hiểu về tình hình miền Nam.Từ đó tôi có cái nhìn về những anh bộ đội cụ Hồ có khác so với những người bạn cùng lứa.
Bác TP là một cán bộ chính trị và lại có vốn kiến thức nhờ đọc sách nhiều nên bác nói chuyện thì sẻ có ảnh hưởng tốt với người dân Sài Gòn thời đó.
Trong số những người bác quen khi làm công tác quân quản thời năm 76 thì có chị Quách tố Dung là tôi biết.Năm 1988 khi gia đình tôi dời nhà về đường Nguyễn chí Thanh-F 04-Q 11 thì chị là phó chủ tịch F 04.Được người dân ở phường rất tôn trọng và có uy tín nhiều nhất là với người Việt gốc Hoa ở địa phương.

Đọc bài viết của bác biết được sự đóng góp to lớn, những trận chiến ác liệt của đv bác và cũng còn biết được thêm những khía cạnh khác của người lính sư đoàn 341.Thật hấp dẩn và thú vị...!

Riêng về chuyện bộ đội nhập ngủ sau 75 thì đv tôi có nhận đợt lính 78,trong đó có mấy người trước từng là lính VNCH.Theo tôi được biết thì chỉ đặc biệt đợt nhập ngủ năm 76 là không có ai từng là lính của chế độ củ mà thôi .
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #435 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 10:37:21 pm »

    Đêm ngày 3/1/1979 tôi đi luồn sâu cùng đơn vị của Bình Yên 1960 cắt đứt đường số 1. Trên đoạn đường luồn sâu đó. Chúng tôi vào đến gầ đơn vị thiết giáp của địch. Địch phát hiện được chúng dùng đại liên và 12li7 trên xe thiết giáp bắn xối sả vào chúng tôi. Thủ trưởng Ngọc Anh (sư đoàn phó) đi đốc chiến thì hô hào anh em đào hầm hố, anh Trần Cường( trung đoàn trưởng) lệnh cho 1 số đơn vị lên chặn đánh, địch bắn vào quá nhiều. Là người lính thông tin tôi không có xẻng, cuốc đào hầm, tôi phải chui vào chiếc cống rất nhỏ với tư thế người ở trong, đầu thò ra ngoài cùng chiếc máy PRC5 để ngoài của cống....

 Có lẽ đối với bác hieuc3d26f7 thì đó là đêm luồn sâu thứ bao nhiêu rồi chắc bác không còn nhớ số lần nữa, nhưng đối với BY thì đó là đêm luồn sâu đầu đời của thằng lính mới với 2 trận đánh đi qua. Từ trận đánh trước mất hết quân tư trang và đôi dép cao su cũng chẳng còn, trước chiến dịch được phát thêm cái quần dài để vào giải phóng Phnom Penh cho nó ra dáng anh lính QTN VN nếu không thì chỉ có quần đùi mà mặc, thêm đôi giày cao cổ bằng vải của lính VNCH cũ màu xanh nên khá vất vả trong suốt chiến dịch, cũng may cả chiến dịch có hơn 1 tuần chứ kéo dài độ 1 tháng thì chắc đôi chân BY nát bét mất.

 Đêm 3.1.1979 ấy đội hình C2 của BY đi đầu trong toàn E209, cách khoảng 50 đến 100m là trinh sát E F, vì phải bám C trưởng suốt dọc đường lên đến QL1 nên đêm hôm đó rất vất vả, kỷ niệm đầu đời hành quân suốt đêm mang vác nặng sao mà đêm hôm đó nó dài quá vậy? E trưởng Trần Cường lúc vượt lên đội hình lúc tụt lại và sau lưng ông ấy luôn là một nhóm người bám theo, ông ấy là người xông xáo trận mạc tay cầm cái gậy chống dừng lại nhắc nhở anh em hành quân gấp trong bí mật, lúc nói thì thào lúc ra hiệu chỉ chỏ và cả lúc rít lên mắng mỏ thằng lính nào đó chưa chấp hành nghiêm kỷ luật hành quân. Vài lần không biết chứ lúc gần sáng thì chỉ cần thấy sau lưng mình tiếng bước chân rộn rã hơn là biết ông Trần Cường cùng bộ phận khác đang bám lên sát đít mình rồi, chẳng cần ngoái cổ nhìn lại cũng biết. Ai ngờ đâu trong số người bám cùng đội hình E trưởng lại có bác hieuc3d26f7 cùng hành quân với BY lúc đó.

 Lúc địch bắn vào đội hình hành quân E209 thì ta đang đi trên con đê cao, trước đó đã thấy địch nổ máy xe, đội hình đi đầu không biết là xe gì chỉ nghe tiếng máy nổ song ta cứ đi vượt lên trước mặc kệ thằng Pốt, đi khoảng 300m nữa thì địch bắt đầu bắn phía trước mặt, BY đi cùng nhóm đi đầu trong C sau nhóm trinh sát, đường đạn bắn căng xen lẫn đạn lửa cứ xiên qua khe chân lính đi đầu đội hình mà lướt, nhóm trinh sát chạy dạt sang 2 bên nhìn rõ cả người trong ánh lửa đạn, kể cũng rất lạ là nhóm đi đầu và cả C2 của BY chẳng ai dính đạn của địch bắn ở cự ly gần mặc dù đội hình đặc người như vậy, song nhóm anh em C khác đi sau thì lại dính đạn địch lúc đó. Cũng lúc ấy phía sau tiếng súng lục đục chẳng biết của ta hay địch nữa, nguyên tắc luồn sâu là không đánh lại kẻ địch trong suốt dọc đường, ta gần như im lặng, địch chắc cũng ngán đội hình của ta nên cũng lặng lẽ rút êm, ta thì trinh sát thông đường xong là đi luôn và chỉ vài trăm mét nữa là rẽ phải đi xuống ruộng chứ không đi theo bờ đê nữa.

 Đại liên địch bắn vào đội hình, chó sủa râm ran, gà gáy cầm canh và cả tiếng bò rống trong đêm, người dân trên nhà sàn thắp đèn hỏi vọng xuống, mặc kệ đội hình vẫn lặng lẽ đi, tiếng bước chân ngày càng rộn rã gấp gáp hơn tiến về phía trước. Cả trung đoàn đã cắt đứt QL1 của địch vào ngày hôm sau, hướng F7 đã đẩy lui đánh tan giã lực lượng Pốt từ trận luồn sâu hiểm hóc này. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #436 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2011, 03:37:58 pm »

Nói về lính hai chế độ nhập ngũ đánh Pốt, hỏi anh Kontiahien là rõ nhất.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #437 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2011, 10:38:47 am »

     " Đại liên địch bắn vào đội  hình, chó sủa râm ran, gà gáy cầm canh và cả tiếng bò rống trong đêm. Người dân trên sàn nhà thắp đèn hỏi vọng xuống"...
      Qua chổ nào đấy BY? Đơn vị VT đi cùng (e 273 f341) đánh từ Ngả ba Săng Ke, Chok qua núi Sa Cách- Phà Niek Lương- Pnom Pênh, chẳng thấy một người dân KPC nào cả. Và ngày 03 tháng 01 năm 1979 sư đoàn 7 chưa  đánh qua phà Niêk lương cơ mà. Hướng này là từ Đường 10 Đôn So - Cầu Sập- phà Niêk lương- PnomPenh ?
      Anh thây hơi khác lạ về tình hình dân KPC ở đây nên hỏi vây thôi chứ không có ý gì đâu BY nhé!
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #438 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2011, 07:20:54 pm »

Anh Bình Yên 1960 ơi !

Có lần tôi đã viết ở trang "Hành trình thăm lại chiến trường xưa" của Bình Yên và DK Sài Gòn.
      "Mình không phải là người lính của E209 nhưng đã coi E209 là đơn vị của mình từ lâu rồi. Bao nhiêu trận E209 quyết tử với quân thù, từ chiến thắng rồi có lúc thua trận chạy dài, từ chốt giữ biên giới đến chiến dịch đánh vào Phnompenh rồi truy quét địch trên lộ 4, lộ 5, ngã sáu đường tàu mình đều có mặt với trung đoàn 209."
        Là người lính thông tin phải bám sát chỉ huy đơn vị, anh Trần Cường là người xông xáo trận mạc, trong chỉ huy hay dùng vô tuyến điện nên tôi luôn ở bên đội hình của các anh là điều dễ hiểu.
        Sau khi chiếm được cầu Đonso thì E141 của sư 7 đêm hôm đó dừng lại sáng ngày hôm sau mới cơ động lên phía bến phà NiếtNương. Trung đoàn 209 luồn sâu bắt đầu từ Đonso lúc hơn 6 giờ tối ngày 3 tháng 1 đến hơn 4 giờ 30 sáng ngày 4 tháng 1 thì đến Phranhay, không biết đoạn đường đó bao nhiêu cây số nhưng trung đoàn phải đi mất 1 đêm. Trong đoạn đường luồn sâu có hai lần ta phải nổ súng đánh địch. Lần thứ nhất vào khoảng hơn 12 giờ, một chiếc ô tô kéo pháo của giặc ở phía bên phải tiến thẳng vào đội hình luồn sâu của ta. Chúng không biết là bộ đội Viện Nam, chỉ trong chốc lát ta tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch trên xe. Chiếc xe và khẩu pháo lao xuống ruộng. Hôm sau những đơn vị đi sau E209 chắc đều biết chiếc xe pháo này của địch nằm ngay cạnh đường. Hồi kí của bác Bùi Cát Vũ phó tư lệnh quân đoàn cũng viết. Lần thứ 2 buộc ta phải nổ súng là đội hình D7 và chỉ huy trung đoàn đi vào đến gần đơn vị thiết giáp địch phát hiện được, chúng bắn vào đội hình của ta, buộc ta phải điều lực lượng lên chặn đánh.
        Trong trận luồn sâu đó mục đích cuối cùng là cắt đứt đường 1 không cho địch rút về phà NietNuong chia cắt đội hình địch thành từng mảng để tiêu diệt. Luồn sâu ta phải tuyệt đối bí mật không được nổ súng khi chưa cần thiết. Vào càng gần đường số 1 thì càng gặp nhiều dân K. Họ gặp chúng tôi chỉ ngơ ngác nhìn rồi đi, chắc họ đã biết là quân đội Việt Nam vào tới đây. Khi E165 đánh vào phà NietNuong thì ngay đêm hôm đó chỉ huy E209 hạ quyết tâm đánh giải phóng Phnompenh.
          Bác Thắng à.
Bọn em đánh trên dương số 1 từ Phranhay đến Phà NietNuong gặp nhiều dân K lắm, gặp nhiều chuyện thảm khốc lắm, em không muốn viết những điều đó trên mạng. Cho nó quên luôn đi. Bác đã từng là cán bộ chính trị thì rất hiểu điều đó.
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #439 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2011, 02:11:53 pm »

Thanh Sơn xin chép bài thơ của tác giả Tôn Nữ Hỷ Khương để "Thay lời muốn nói" tặng bác Trần Phú và anh em trên trang Quân sử Việt Nam

CÒN GẶP NHAU THÌ HÃY CỨ VUI
(Tôn Nữ Hỷ Khương)

Còn gặp thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi,
Chỉ có tình thương để lại đời.

Còn gặp nhau thì hãy cứ thương
Tình người muôn thuở vẫn còn vương,
Chắt chiu một chút tình thương mến
Cho khắp muôn phương, vạn nẻo đường.

Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi
Bao nhiêu thú vị ở trên đời
Vui chơi trong ý tình cao nhã
Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời.

Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi
Cho hương thêm ngát, đời thêm vị
Cho đẹp lòng tất cả mọi người.

Còn gặp nhau thì hãy cứ chào
Giữa miền đất rộng với trời cao
Vui câu nhân nghĩa, tròn sau trước.
Lấy chữ chân tình gửi tặng nhau

Còn gặp nhau thì hãy cứ say
Say tình, say nghĩa bấy lâu nay
Say thơ, say nhạc, say bè bạn
Quên cả không gian, lẫn tháng ngày

Còn gặp nhau thì hãy cứ đi
Đi tìm chân lý, lẽ huyền vi
An nhiên tự tại - lòng thanh thản
Đời sống tâm linh thật diệu kỳ!

Có lẽ tất cả anh em hãy còn nhớ, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 chiến thắng Điên Biên Phủ, bác Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng Tư lệnh tối cao, người anh cả của Quân đội ta đã xúc động nói: “Gặp nhau đây là mừng lắm rồi”, Và, bây giờ đây chúng ta hãy đọc bài thơ trên để cùng suy ngẫm về thời gian... và đọc bài báo về Đại tướng để nhớ về nhau, về một thời oanh liệt.

Để anh em nhớ lại dịp kỷ niệm đó Thanh Sơn xin mạn phép Toppic của Bác Phú chép lên bài báo nói về Kỷ niệm 50 năm - ngày chiến thắng Điện Biên Phủ để anh em cùng đọc... cùng nhớ nhé.

"Đại tướng Võ Nguyên Giáp chậm rãi bước lên sân khấu, cả hội trường lặng thinh xúc động khi vị tổng tư lệnh năm nào mở màn câu chuyện kéo dài hơn 30 phút.
Câu chuyện kéo dài với trên 300 cựu chiến binh từng trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ: “Hôm nay, chúng ta gặp nhau đây là quí lắm rồi. Gặp nhau đây là quý lắm rồi”.

Sáng 20-4, trong nắng vàng rực rỡ của buổi sớm bình minh lòng chảo Điện Biên, hơn 300 cựu chiến binh Điện Biên và Cao Bằng, những người từng trực tiếp tham gia chiến dịch Điên Biên Phủ, đã quân phục chỉnh tề, huân - huy chương chói lòa trước ngực tề tựu đông đủ tại Trung tâm Hội nghị văn hóa tỉnh Điện Biên để chờ đón vị tướng tổng tư lệnh kiêm chỉ huy chiến dịch - đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đúng 8 giờ, đoàn xe đưa đại tướng cùng phu nhân đến, tiếng vỗ tay vang dội khắp hội trường 500 chỗ kín mít.

Sau lời chào mừng, cảm ơn của bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trịnh Long Biên, đại tướng Võ Nguyên Giáp từ từ chậm rãi bước lên sân khấu, cả hội trường lặng thinh xúc động theo từng bước chân của vị tổng tư lệnh năm nào.

Đại tướng xúc động khi được gặp lại các cựu chiến binh, những người đã từng chiến đấu làm nên một “chiến thắng vĩ đại, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Đại tướng nói: “Gặp các đồng chí ở đây tôi muốn kể một câu chuyện. Trước đây tôi về Nam bộ thăm một trong những nơi chiến đấu ác liệt nhất là tỉnh Long An và Đồng Tháp Mười, tôi đã đến thăm gia đình một đồng chí đặc công. Khi tôi vào đến nhà, đồng chí ấy đã ôm chầm lấy tôi nước mắt ròng ròng nói: “Thưa đại tướng, gặp lại nhau đây là quí lắm rồi”. Tôi thấy rằng hôm nay, 50 năm sau chiến dịch vĩ đại Điện Biên Phủ, chúng ta, tôi và các đồng chí, cả các đồng chí từ Cao Bằng về có mặt tại đây hôm nay thì gặp lại nhau đây là quý lắm rồi…”.

Dù tuổi đã cao (năm nay đại tướng tròn 94 tuổi), lại trải qua một hành trình dài với lịch trình khá dày thăm lại các di tích lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ trong bốn ngày, nhưng trước những người lính của mình năm nào, đại tướng như mạnh khỏe hơn, hào hứng hơn.

Trở lại sau đúng 10 năm (năm 1994, nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, đại tướng đã về thăm chiến trường xưa), được gặp lại những người lính của mình năm nào nên ông càng xúc động, “buổi gặp hôm nay không phải là lịch sử nhưng các đồng chí nên nhớ đây là buổi gặp quan trọng”. Cả hội trường lặng yên…

Cùng các cựu chiến binh, đại tướng đã nhắc lại “chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất của dân tộc ta chống ngoại xâm, kết thúc thắng lợi cuộc chiến đấu ròng rã suốt chín năm trời”. Nhắc tới hôm qua cũng là để nói tới hôm nay, đại tướng bảo trong thời gian sắp tới các cựu chiến binh cần phải mẫu mực, tiếp tục làm nhiều việc tốt để xứng đáng là “chiến sĩ Điện Biên Phủ”, góp phần đưa “Điện Biên là tỉnh đầu tiên tiến kịp miền xuôi”.

Với lối nói chuyện dí dỏm của một người lính, đại tướng thẳng thắn chỉ ra một số di tích lịch sử Điện Biên Phủ đã bị xâm hại: “Đồi Him Lam người ta đã làm nhà ở đó. Năm ngọn đồi phía đông chỉ có hai ngọn được giữ nguyên… Tôi không phải là họa sĩ nên thích thấy nhiều màu sắc, khi ngồi trên máy bay nhìn xuống thấy nhiều đồi trọc quá”.

Từ thực tế này, vị tướng từng một thời gắn bó với Điện Biên cho rằng chính quyền và cả các cựu chiến binh phải trồng thêm nhiều cây mới vào đó, phải làm sao cải thiện đời sống cả vật chất lẫn tinh thần cho người dân để “Điện Biên tiến nhanh, tiến chắc, tiến kịp miền xuôi” như Bác Hồ hằng mong ước.

“Phải ra sức xây dựng Điện Biên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng tỉnh nhà giàu mạnh, đẹp, dân ấm no hạnh phúc, có cơm ăn, áo mặc, trẻ lớn lên phải được học tập, phải chăm lo cho người già…” - đại tướng Võ Nguyên Giáp kết thúc buổi gặp gỡ với các cựu chiến binh Điện Biên Phủ sau suốt hơn 30 phút nói chuyện.

Thời gian khá khẩn trương và sức khỏe đại tướng không cho phép nên dù muốn nói rất nhiều với những người lính của mình nhưng cuối cùng buổi gặp gỡ cũng phải kết thúc. Các tiết mục văn nghệ đặc sắc của Đoàn kịch nói Quân đội, đại tướng cũng không kịp thưởng thức.

Chia tay trong sự nuối tiếc của mọi người, ông lại tiếp tục lịch trình viếng nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 bởi đó là “mục đích chuyến đi chính của tôi lần này trở lại thăm Điện Biên”. Vẫn không nghỉ, sau khi thăm nghĩa trang, thắp hương viếng các liệt sĩ, những đồng đội, những người lính của mình, đại tướng thay đổi kế hoạch tiếp tục đi thăm hầm tướng De Castries, thăm lại cây cầu Mường Thanh lịch sử…

ĐỨC BÌNH
(Theo_TuoiTre)



« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Một, 2011, 03:23:00 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM