Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 05:44:10 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam - Biên giới Tây Nam ( Phần 2 )  (Đọc 316967 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #420 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2011, 02:14:01 pm »

 Tranphu@ : Quả là 3 năm du kích nằm kề ,không bằng chủ lực nó về 1 đêm , cô Thanh không phải không ưa bộ đội,công an mà là trước giờ chưa vừa mắt anh nào vì...nhìn cứ quê quê , người con gái bao giờ cũng vậy ,gặp đối tượng mà họ không thích thì họ rất tự tin ,và rất tỉnh ,hôm nay cô gặp đối thủ khắc tinh nên choáng váng ,mất tự tin ,ngay từ phút đầu đã cà cuống ,bối rối rồi ! thua là cái chắc ! số bác thật chẳng may ,suốt đời vất vả vì chị em rồi  Grin
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #421 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2011, 04:12:37 pm »

. . .
              Nhưng bức hình này, TP thấy xe sơn lại trông mới quá. Thứ 2 là còn thiếu số xe phía sau là 060. Thứ 3 là còn thiếu khẩu DKZ 106,7 mà anh Công đã nghịch và bắn 1 quả. Tại sao bảo tàng lại tháo khẩu DKZ này ra? Không hợp lý tý nào? Chắc hôm nào có dịp vào đó ,TP phải kiến nghị lại thôi.

              Thực ra xe bọc thép M113 thì cái nào chẳng giống nhau. Nhưng suốt chiến dịch chỉ có Sư đoàn 341-QĐ 4 là thu được 1 xe bọc thép. Còn có phải thật đúng cái này hay không thì chắc phải nhờ đến Công an, kiểm tra lại số máy, số khung thì mới xác định được. Grin Grin Grin Grin

. . .

Bác TranPhu xem thử cái ảnh tư liệu nầy có giống chiếc xe M113 mà đơn vị bác túm được không, nó có khẩu ĐK 106,7mm!!!
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #422 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 08:04:26 am »

         Chào bạn bschung, bạn teke, bạn H3-Hung, bạn trung-truc. Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã quan tâm theodoix bài viết của TP.

         Cảm ơn bcchung đã rất giỏi tâm lý chị em, nhất là những cô gái mới tới tuổi trưởng thành. Đã có những nhân xét rất đúng, rất hợp lý.

         Bạn teke, Bạn H3-Hùng hỏi về Dũng Râu. Cùng bức hình chụp "Thoát Hoan" Trong ống Cống rất ấn tượng. Cái tên Dũng Râu cũng rất ấn tượng, nhìn ảnh, nhìn người là muốn kết thân luôn à. Nhưng TP cũng ngạc nhiên là chưa gặp những ae trước đã tham gia QLVNCH giờ đây lại đi lính của QĐVN. Trong đ/v TP không có trường hợp nào như vậy?

          TP cảm ơn bạn trung-truc đã gửi hình xe M113 có khẩu dkz 106,7 dữ tợn đúng như cái xe đ/v TP bắt được mà TP phải chui vào làm "vệ sinh" trong đó. Chứ cái xe trong bảo tàng trông "hiền khô" à.

           Chúc các bạn cùng gia đình có nhiều sức khỏe, cùng nhiều niềm vui cuộc sống!

           
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #423 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 08:16:15 am »

...
Bạn teke, Bạn H3-Hùng hỏi về Dũng Râu. Cùng bức hình chụp "Thoát Hoan" Trong ống Cống rất ấn tượng. Cái tên Dũng Râu cũng rất ấn tượng, nhìn ảnh, nhìn người là muốn kết thân luôn à. Nhưng TP cũng ngạc nhiên là chưa gặp những ae trước đã tham gia QLVNCH giờ đây lại đi lính của QĐVN. Trong đ/v TP không có trường hợp nào như vậy?
...
Trong đơn vị của yta262 (C15 công binh của E262 - F302 QK7) cũng có anh Nhu ca rất hay, khi trước anh là lính tâm lý chiến của không quân VNCH. Nhờ anh Nhu mà sách nhạc chép tay của cả đơn vị dày cộp những bài hát Bolero dành cho lính! Trong quân trường 2Bis XVNT Thị Nghè cũng có nhiều anh đã từng là lính bộ binh của VNCH, chính các anh đã truyền lại kinh nghiệm chiến trường cho các tân binh tuổi 18 đôi mươi.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Một, 2011, 08:22:13 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #424 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 08:49:51 am »

                       Mấy ngày sau tôi sang nhà Thanh chơi. Gia đình Thanh cũng đông người. Quê gốc ở Hải Phòng, di cư vào Nam năm 1954. Hiện ông bố đang làm thợ may. Mẹ bán hàng rau quả ở chợ. Thanh có người anh trai cả cũng bằng tuổi tôi. Là lính của QLVNCH được sang học lái máy bay ở Mỹ. Nhưng khi khóa học gần kết thúc, tình hình Miền Nam gần đến giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh. Anh trai Thanh, đã cùng mấy người bạn cùng khóa đào ngũ. Không trở về Việt Nam, mà trốn sang định cư sinh sống ở Canada.

                     Tiếp đến là 1 anh trai nữa, kém tôi 2 tuổi. Anh là người có tri thức cao, rộng. Đang làm kế toán của 1 hãng nào đó. Một chị gái, cùng một người em trai út. Người anh thứ 2, thường hay nói chuyện với tôi. Hai anh em rất nhanh hợp gu, khi nói về các tác phẩm văn học, hay âm nhạc. Về văn học, thì đều nói về các tác phẩm văn học nước ngoài như: Bá Tước Mongtơgờrixito, Cánh buồm đỏ thắm, 3 người lính Ngự Lâm. Trà hoa lữ, Hội chợ phù dung. Hoàng hậu Mác gô của văn học Pháp. Hay Người tình tuyệt vời văn học Mỹ.  Điệp viên 007, truyện viễn tưởng thì có tác phẩm 20.000 dặm dưới đáy biển. Về âm nhạc, thì hay nói đến giai điệu của những bản nhạc như: Vũ khúc Tây Ban Nha, Panoma, Xifpole,  Trở về Xô ri an tô …v.v

                      Hai anh em chúng tôi, cũng hay đàm đạo về một số lĩnh vực cuộc sống  khác. Thực ra những hiểu biết này cũng đơn giản. Là vì tôi từ bé đã sống ở Thị xã, trước khi đi bộ đội đã làm việc ở xưởng đóng tàu Hải Phòng. Tôi lại cũng ham đọc sách nhất là văn học nước ngoài. Học chơi đàn Ghita. Nên đó chỉ là những hiểu biết thông thường, của thanh niên Thành phố, Thị xã lúc đó.

                       Nhưng cũng chính qua các cuộc nói chuyện và đàm đạo đấy. Với những hiểu biết đó, mà anh trai Thanh, ba má Thanh rồi cả nhà Thanh. Cùng các hộ dân cư ở đó, rất quý tôi. Coi tôi là người có "trình độ" khác với các chú bộ đội khác. Chỉ biết có súng, có đạn và những bài nói rất giống nhau về Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản hay Tư bản là bóc lột …v.v. Anh em bộ đội mình, thì đa phần là sống ở nông thôn, rừng núi. Trong điều kiện đất nước có chiến tranh triền miên, nghèo nàn và lạc hậu. Bà con và thanh niên, sinh viên học sinh Sài Gòn, thì hay hỏi nhiều thứ linh tinh. Để kiểm tra trình độ của bộ đội. Để so sánh giữa 2 miền Bắc - Nam.

                            Cũng rất buồn cười là, ở miền Bắc hồi đó làm gì đã có tivi, tủ lạnh. Nghe đâu chỉ mỗi Bộ và trên Trung ương, mới có 1 cái ti vi gọi là: "vô tuyến truyền hình". Cho nên khi bà con hỏi bộ đội ngoài Bắc có tivi không? Một số anh em không biết tivi là gì, mà lại cứ nghĩ là miền Bắc cái gì cũng có. Bao giờ cũng phải nhiều và hơn hẳn miền Nam. Vì thế một số anh em đã trả lời đại đi là: "Có chứ, tivi nhiều lắm, chạy đầy đường". Đây cũng là một câu chuyện khôi hài, mà có thật, trong những ngày đầu giải phóng. Nó tựa tựa như mấy câu thơ, của nhà thơ Trần Việt Phương như: "Ngày xưa tôi cứ tưởng, đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ/ mường tượng rằng, trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ…"

                          Tôi nhanh chóng được lòng mọi người, và như vậy Thanh cũng có những biểu cảm quý mến tôi. Những buổi chiều đi công tác về, hoặc sau buổi ăn cơm chiều, tôi sang bên đó chơi. Tôi và Thanh thường hay đứng trước ban công. Nhìn qua các nóc nhà thấp, những hàng cây. Ngắm đường phố chuẩn bị lên đèn, nhộn nhịp, tấp nấp người qua lại. Thanh nói là vẫn đi tập vũ Bale “múa”, ở trung tâm văn hóa. Rồi làm cho tôi xem những động tác cuộn tròn các ngón tay, rất điêu luyện. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ đôi bàn tay thon dài, trắng ngần đó.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #425 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 12:47:20 pm »

                    

                     ... khi nói về các tác phẩm văn học, hay âm nhạc. Về văn học, thì đều nói về các tác phẩm văn học nước ngoài như: Bá Tước Mongtơgờrixito, Cánh buồm đỏ thắm, 3 người lính Ngự Lâm. Trà hoa lữ, Hội chợ phù dung. Hoàng hậu Mác gô của văn học Pháp. Hay Người tình tuyệt vời văn học Mỹ.  Điệp viên 007, truyện viễn tưởng thì có tác phẩm 20.000 dặm dưới đáy biển. Về âm nhạc, thì hay nói đến giai điệu của những bản nhạc như: Vũ khúc Tây Ban Nha, Panoma, Xifpole,  Trở về Xô ri an tô...

                         ... Cũng rất buồn cười là, ở miền Bắc hồi đó làm gì đã có tivi, tủ lạnh. Nghe đâu chỉ mỗi Bộ và trên Trung ương, mới có 1 cái ti vi gọi là: "vô tuyến truyền hình". Cho nên khi bà con hỏi bộ đội ngoài Bắc có tivi không? Một số anh em không biết tivi là gì, mà lại cứ nghĩ là miền Bắc cái gì cũng có. Bao giờ cũng phải nhiều và hơn hẳn miền Nam. Vì thế một số anh em đã trả lời đại đi là: "Có chứ, tivi nhiều lắm, chạy đầy đường"...

 Bác tranphu341!

 Ngay thời ấy mà bác tranphu341 đã kịp trang bị cho mình kiến thức khá sâu rộng về nhiều mảng như vậy trước lúc nhập ngũ thì đúng là của hiếm của QD đấy. Thời đó MB từ sách vở đến phim ảnh, âm nhạc rất hiếm không mấy ai có điều kiện tiếp xúc tìm hiểu và nghiên cứu cả.

 Chuyện tivi hoặc tủ lạnh "chạy đầy đường" thì đúng là chuyện tiếu lâm thời đại. Ngày đó miền Bắc cũng có nhưng không nhiều, nó tập trung ở những thành phố thị xã lớn của MB chứ nông thôn thì lấy đâu ra, nếu có cũng chẳng dùng được bởi không có điện hoặc sóng đài phát. Theo BY nhớ năm 1972 thì hệ thống vô tuyến truyền hình của MB vẫn là phát sóng thử nghiệm tại phố Quán Sứ HN bây giờ, tầm phủ sóng chắc không vượt quá phạm vi nội thành HN và chưa có trạm tiếp sóng như bây giờ nên 1 tuần 2 tối với 2 3h phát sóng nhà nào có máy vô tuyến truyền hình thì chật cứng "khách" cả mời và không mời đến chung vui. Grin Tủ lạnh nhiều nhà có tập trung ở những hộ Việt Kiều từ Tân Đảo, Thái lan về nước, những chiếc đài radio to "tổ bố" chiếm 1 góc nhà với bộ đĩa từ tự động thay chuyển đĩa hát cũng không thiếu của người đi du học hay công tác ở các nước XHCN mang về hoặc VK đang sinh sống ở Pháp gửi về cho thân nhân.

 Nhưng cũng chỉ là số rất ít giữa cuộc sống nhân dân MB lúc đó và nó chỉ có ở thành phố thị xã, anh em lính GP SG phần lớn là con nhà nông dân ở những vùng sâu xa đô thị không có điều kiện tiếp xúc với cái mới và văn minh nên khi vào giải phóng SG thì họ "choáng ngợp" trước sự phát triển về công nghệ hơn hẳn MB, ngay cả ngôn từ cũng không hiểu vì nhân dân SG lúc đó dùng tiếng Anh để gọi đồ vật ấy còn MB thì mấy ai học tiếng của bọn đế quốc Mỹ, kẻ thù mà nên chẳng hiểu từ tivi hay freezer là cái của nợ gì nữa nên cứ "chạy đầy đường" cho nó máu. Grin

 Hôm qua BY có điều kiện lại ngồi "nhậu" cùng E trưởng E273 thời đánh Pốt 1977 1978 của đơn vị bác tranphu341 đấy.

 Cụ Trần Măng cứ gãi đầu gãi tai thắc mắc: Cái anh tranphu341 ở E273 là tay nào nhỉ? Lâu quá tớ "đếch" nhớ hắn là thằng nào mà sao hắn nhớ dai thế nhỉ? Bữa nào có thời gian thì BY "bắt sống" hắn cho tớ một bữa nhé. Grin



 Thêm lão tác chiến QD4 xưa là D trưởng D8 E 209 hùa vào: Cần "bắt sống" hắn rồi anh em mình "dần" cho hắn 1 bữa cho hắn hết cửa về Thái Bình luôn. Grin

 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #426 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 02:16:57 pm »

...
Bạn teke, Bạn H3-Hùng hỏi về Dũng Râu. Cùng bức hình chụp "Thoát Hoan" Trong ống Cống rất ấn tượng. Cái tên Dũng Râu cũng rất ấn tượng, nhìn ảnh, nhìn người là muốn kết thân luôn à. Nhưng TP cũng ngạc nhiên là chưa gặp những ae trước đã tham gia QLVNCH giờ đây lại đi lính của QĐVN. Trong đ/v TP không có trường hợp nào như vậy?
...
Trong đơn vị của yta262 (C15 công binh của E262 - F302 QK7) cũng có anh Nhu ca rất hay, khi trước anh là lính tâm lý chiến của không quân VNCH. Nhờ anh Nhu mà sách nhạc chép tay của cả đơn vị dày cộp những bài hát Bolero dành cho lính! Trong quân trường 2Bis XVNT Thị Nghè cũng có nhiều anh đã từng là lính bộ binh của VNCH, chính các anh đã truyền lại kinh nghiệm chiến trường cho các tân binh tuổi 18 đôi mươi.
Chỗ địa phương khác thì tui không rõ! Nhưng nơi quê tui, khoảng cuối năm 77 và trong năm 78. Chính quyền địa phương có tổ chức đi "vận động" thanh niên nhập ngũ lên đường bảo vệ Tổ Quốc, mấy ông cựu binh "VNCH" có thời gian tại ngũ dưới một năm rưỡi cũng được "vận động" (lúc nầy chưa có Luật Nghĩa vụ Quân sự). Mỗi lần có đợt tiễn quân, xã đều tổ chức liên hoan văn nghệ rất rộn rã. Mấy ông cựu binh "VNCH" trong tiêu chuẩn được "vận động" nhiều người hăng hái lên đường, cũng có một số từ chối! Các vị cựu binh "VNCH" nghe nói sau đó được tuyển chọn: Một số vào ngay Trung Đoàn Vàm cỏ của tỉnh Long an tham gia tác chiến ngay. Một số đưa vào Lực lượng Thanh niên Xung phong phục vụ chiến trường, nhưng sau đó cũng chuyển sang nhiệm vụ chiến đấu luôn! Có người lập thành tích, có người cũng bị thương vong . . . Sau năm 1979, khoảng đầu năm 80 thì thấy mấy ông nầy được giải ngũ về quê hết. Trong thời gian QDNDVN còn đánh nhau giằng co với Pốt tại khu vực biên giới, thì nam giới chỗ xã tui từ 18 đến 45 tuổi (không kể thành phần nào) đều luân phiên nhau lên biên giới làm dân công phục vụ chiến đấu tuyến phía sau, có một số thương vong nhỏ do đạn đuối tầm và đạn pháo địch bắn sâu vào bên trong nội địa Việt Nam.
Bác Dũng râu cùng quê tui, không rõ lúc nhập ngũ lấy "hộ khẩu" chỗ nào! Nếu dùng "hộ khẩu" cũ thì có lẽ nhập ngũ thời ấy, vì chỗ nhà tui tới chỗ ấp bác Dũng râu cách nhau chỉ một tầm cối 8 mà thôi   Huh Huh Huh
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #427 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 02:43:08 pm »

hehe chổ em cũng có ông Tâm già lính 85 - Khánh Hòa hơn 30 tuổi trước 75 là lính TQLC  Grin Đám lính nhỏ tụi em khoái ông này lắm vì tối nào ổng cũng kể đủ các loại chuyện ngày xưa cho nghe  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #428 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 02:58:33 pm »

Bác Dũng râu cùng quê tui, không rõ lúc nhập ngũ lấy "hộ khẩu" chỗ nào! Nếu dùng "hộ khẩu" cũ thì có lẽ nhập ngũ thời ấy, vì chỗ nhà tui tới chỗ ấp bác Dũng râu cách nhau chỉ một tầm cối 8 mà thôi   Huh Huh Huh

Bác Dũng râu nhập ngũ ở quận Bình Thạnh TPHCM. Tôi với ổng là đồng hương cấp quận với nhau. Vì lính TPHCM ở sư 5 đông nên họ chia nhau nhận đồng hương tới cấp quận. Ngày xưa ổng ở c11, tôi c13. Cùng tiểu đoàn nhưng khác đại đội nên thời đó tôi chưa từng nhậu với ổng bao giờ. Tôi nhậu yếu nên có nhậu thì chỉ quanh quẩn trong đội hình cấp b, c của mình thôi. Không có sức mà đi nhậu cấp liên chi đoàn Grin

Bác Trần Phú: Quyển "Hội chợ phù hoa" vào thời đó em có xem qua. Đó là 1 quyển sách hay. Nói về thói phù phiếm của tầng lớp thượng lưu xã hội Anh thời Ấn Độ còn là thuộc địa với 1 nhân vật mà em còn nhớ là anh chàng tốt số, mập ú, thô lỗ nào đó tầm cỡ vào hàng phó vương Ấn Độ, làm xếp công ty Đông Ấn chuyên khai thác tài nguyên thuộc địa. Các nhân vật trong truyện còn có ông bà thiếu tá tiểu đoàn ngự lâm quân sống chuẩn mực, các chàng sỹ quan trẻ tuổi là trung úy ngự lâm quân thuộc cấp của ông cùng các nàng mỹ nữ thuộc tầng lớp bình dân, con nhà lành đến tuổi cặp kê muốn làm vợ, làm người tình của các anh chàng này (phó vương Ấn Độ, sỹ quan ngự lâm) để nhanh chóng được gia nhập vào giới thượng lưu... Chuyện xưa nhưng hay nên tên sách em còn nhớ mãi.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #429 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 06:08:00 pm »

      Cảm ơn TrânPhu341 đã có lời hỏi thăm. Chị nhà anh mổ hôm thứ 3 ngày 8 tháng 11 đến nay đã được 10 ngày vết mổ đang đau nhưng sức khỏe đang hồi phục dần. Gần cả tháng nay đi phục vụ người bệnh nhưng anh vẫn theo giõi bài viết của chú qua điện thoại dđ. Chú nêu được nhiều chủ đề hay. Làm cho nhiều người tham gia diễn đàn lóa mắt đi tìm những trang web để chứng minh cho chính kiến của mình. Tôi cũng hiểu ra nhiều vấn đề mà từ trươc tới nay đã thấy, đã nghe, đã đến nhưng chưa rõ lắm.
      Chú TranPhu ạ ! Anh có ý định nói với ông Trần Minh et e266 viết bài về trận chiến của trung đoàn ngày 24 tháng 4 năm 1978 ở Hà Tiên. Ông ấy đã viết gửi cho anh rồi nhưng quá sơ lược, bài viêt chỉ hơn một trang đánh máy chút ít nên chưa dùng ngay được. Anh còn phải củng cố thêm mười lân thế nữa.
      Thời gian này anh còn bận việc nuôi chị dài dài nên có thưa đi bài viết của mình. Mong chú cứ tiếp tục bài viết của chú làm cho hình ảnh sư đoàn 341 đậm nét trên trang VMH này nhé.
      Chúc chú mạnh giỏi, viết khỏe, viêt hay và viết nhiều nữa nhé !
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM