Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Năm, 2024, 07:15:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam - Biên giới Tây Nam ( Phần 2 )  (Đọc 316970 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #370 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 11:14:58 am »

Hơn 20 năm bác mới có dịp thăm lại người xưa,người xưa không còn
Hơn 10 năm nũa bác chưa có dịp thăm  lại ngôi mộ của CÚC

Đến bao giờ bác cùng bác gái thăm lại người xưa ? Việc làm này theo em nghĩ sẽ khiến cho bác gái nẻ phục cảm kích hơn chứ không có vụ"THỦY-HỎA" như Feachu nói đâu.
Còn BY 1960 vừa có chuyến DU NAM+TÂY NAM(du hý) nên bị gấu nhà cào cấu nên dọa bác thôi Grin
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #371 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 01:21:03 pm »

                    Thời gian trôi qua thật nhanh! Khi hồi tưởng để viết lại đây! Tất cả ký ức lần lượt hiện ra như một cuốn phim quay chậm.

Trong cuộc đời binh nghiệp, tôi đã hân hạnh được đón nhận tình cảm chân thành của những cô em gái hậu phương trao tặng, mãi mãi không thể nào quên. Nhưng đời lính gian truân, vất vả, không nơi chốn dừng chân. Tôi đành gác lại tình riêng, để lo tròn nhiệm vụ. Mặc dù vẫn luôn mơ về "ngôi nhà có người vợ hiền và những đứa trẻ".

Thế là, chuyện tình của tôi với Cúc đã dừng lại sau một lần tôi ngủ lại nhà cô ấy một đêm. Các bạn đừng vội nghĩ, chúng tôi đã làm gì vượt qua giới hạn. Dưới vầng trăng khuyết, chúng tôi ngồi trước hiên nhà, thì thầm kể nhau nghe những chuyện vui buồn trong cuộc đời. Và trao nhau những nụ hôn nồng ấm, ít nhiều còn bỡ ngỡ, thẹn thùng. Tôi không thể nào tiến xa hơn nữa, vì tôi chưa có gì để cho Cúc trong tương lai, dù thật gần ...

Bẵng đi hơn hai mươi năm, khi quay về chốn cũ, cảnh vật đã thay đổi, người xưa không còn nữa.
Ngày hôm nay, tôi kể lại câu chuyện này, như thắp một nén hương tưởng nhớ đến Cúc. Vì cô ấy đã về bên kia thế giới trong một lần bạo bệnh, sau khi đã có một gia đình hạnh phúc và một cô con gái. Tôi vẫn hoài nuối tiếc, là chưa thể tìm đến mộ cô ấy và mang cho cô ấy những hoa cúc vàng thật tươi đẹp như tên và hình dáng của Cúc.

Tình yêu em ... xưa chẳng có bến bờ
Giờ như khói loang giữa chiều hoang lạnh
Lời thì thầm, anh nói:
"Ngủ thật ngon ...!"
(Mượn ý thơ KMK)
   
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2011, 05:44:53 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #372 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 02:05:50 pm »

Kính gửi bác TP! Em có mấy lời sửa giúp những phần mà bác giải thích trong bài viết, mong bác hết sức thông cảm, ở đây em không có ý gì khác ngoài mong muốn mọi người hiểu đúng !

Bác nhắc tới 1 kỉ niệm thiêng liêng của bác với c.Cúc năm xưa cùng nhau tới TÒA THÁNH. Nói tới tòa thánh có nghĩa là xung quanh có xứ đạo, mà là xứa đạo Hải Hưng di cư vào như bài trước bác nói. Nếu đúng như vậy thì nhà thờ bác đến thăm là ĐẠO THIÊN CHÚA(Đạo Tin lành không xây nhà thờ với những họa tiết vẽ trên trần như bài bác tả, còn đạo Chính thống chủ yếu tại NGA và BA LAN,Ý). Đạo Thiên chúa cũng như đạo Tin lành hay Chính thống ban đầu xuất xứ là một, sau những biến cố lịch sử cũng như thời gian họ phân chia ra. Ngay cả đạo Thiên chúa cũng phân theo nhiều dòng, nhà thờ bác tới là 1 dòng tu của Thiên chúa giáo.Vậy đạo Thiên chúa nói giêng, đạo tin lành hay Chính thống giáo nói chung thì đều thờ 3 ngôi là : ĐỨC CHÚA TRỜI-ĐỨC CHÚA CON-ĐỨC THÁNH LINH (Giáo dân hay Tín đồ Thiên chúa giáo, Chính thống giáo làm dấu thánh là tỏ lòng thờ kính 3 ngôi)chứ không phải như câu bác giải thích:

"Tam Kỳ Phổ Độ, hiểu đơn giản tức là vũ trụ bao la có các đấng Thần linh tối cao trị vì như Phật, là kỳ thứ nhất. Chúa Giesu, Đức Chúa trời là Kỳ thứ hai. Còn Đạo Cao Đài đây, là thờ Thiên Nhãn tức là "Mắt Trời" gọi là Kỳ thứ ba".

Theo em hiểu Tam kỳ-Phổ độ có nghĩa là : Chúa ba ngôi chúc phước(phổ độ) cho chúng sinh 3 miền Hì(chỉ VN thôi  Grin) !
Con mắt trong tòa thánh có nghĩa là : Con mắt của Đức chúa trời có ở khắp nơi, cứu vớt muôn dân!
Tượng Phật  trăm tay, trăm mắt cũng có nghĩa giống như vậy!
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2011, 02:54:22 pm gửi bởi longtrec » Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #373 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 02:32:29 pm »

Bác nhắc tới 1 kỉ niệm thiêng liêng của bác với c.Cúc năm xưa cùng nhau tới TÒA THÁNH. Nói tới tòa thánh có nghĩa là xung quanh có xứ đạo, mà là xứa đạo Hải Hưng di cư vào như bài trước bác nói. Nếu đúng như vậy thì nhà thờ bác đến thăm là ĐẠO THIÊN CHÚA( không phải như câu bác giải thích:

Có lẽ bạn longtrec chưa đến " Tòa thánh Tây ninh " lần nào và cũng ít nghe về nó, BH ở Củ chi gần Tây ninh và cũng đi thăm Tòa thánh này rồi, Tòa thánh Tây ninh có tên là vậy nhưng thực sự đây là trụ sở của " Thánh thất cao đài " họ gọi như thế vì muốn nói nó chính là trụ sở chính của giáo phái cao đài, còn vào tòa thánh này mới hiểu đạo cao đài thờ gì, họ vừa thờ Phật thích ca, chúa Giê su , Tôn dật tiên .

Còn cái câu " tam kỳ phổ độ " đó Bh cũng nghe những người già nói lại là ngày xưa Pháp chia nước ta ra làm 3 kỳ : Bắc kỳ , trung kỳ và nam kỳ , mục đích của người Pháp là chia để trị ( và cho đến bây giờ nhiều người vẫn bị vướng vào chuyện phân chia đó ) , và khi người Nhật lập ra đạo Cao đài cũng chỉ muốn lập ra một phe phái chống lại Việt minh, con mắt mà đạo cao đài thờ cũng gần như mặt trời trên lá cờ của Nhật bản, ý Nhật bản muốn dân Việt nam hiểu rằng người Nhật là người " bảo hộ " và " soi sáng " dân Việt nam, bao gồm cả tam kỳ là Bắc kỳ , Trung kỳ và Nam kỳ .

Nên khi bước chân vào Tòa thánh Tây ninh mới đầu chúng ta chẳng hiểu nó là kiểu gì , nhưng tìm hiểu kỹ thì thấy giáo phái này là gom góp của nhiều đạo phái trên thế giới , cả các vĩ nhân của thế giới , và cách trang trí của họ cũng chẳng theo một đạo nào nhất định mà gom tất cả vào một chỗ .
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2011, 07:19:44 pm gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #374 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 02:45:20 pm »

 Cám ơn chị behienQYV7C đã giải thích, Longtrec chỉ giải thích đạo chính thống, còn "Cao đài" thì xin không nói.

Xin lỗi bác TP em quả đúng chưa đến "Tòa thánh" Tây Ninh như chị BH nói, em hấp tấp rồi! Grin
Logged
Quân khí viên
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 322


« Trả lời #375 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 05:05:31 pm »

Nhân dịp bác Longtrec và Bé Hiền nói về đạo Cao Đài, cho phép em được tham gia với các bác một chút theo sự hiểu biết nhỏ mọn của em như sau :
Về lich sử ra đời: Đạo Cao Đài là một tôn giáo vừa độc thần, vừa đa thần được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”.
 Ngày 24 tháng 12 năm 1925, có thể xem là ngày thành lập đạo Cao Đài. Ông Ngô Văn Chiêu được tôn xưng Anh Cả. Kể từ đó, những nền tảng giáo lý của Cao Đài được bổ túc và hoàn thiện dần. Số lượng tín đồ nhanh chóng phát triển lên hàng chục ngàn người. Thánh thất Cầu Kho( Sài Gòn) được xem là thánh thất đầu tiên của đạo Cao Đài.
Các vị sau đây được xem là những người có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của đạo Cao Đài:
1.Ngô Văn Chiêu, môn đồ đầu tiên của Cao Đài, người hình thành Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh.
2.Lê Văn Trung, chức phẩm Thượng Đầu sư (1926), Quyền Giáo tông (1930), lãnh đạo tín đồ Cao Đài từ 1926 đến 1934.
3.Phạm Công Tắc, chức phẩm Hộ Pháp, Chưởng quản Hiệp Thiên Đài Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (1926) và Chưởng quản Nhị hữu hình đài Tòa Thánh Tây Ninh (1934), lãnh đạo các tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh từ 1934 đến 1959.
4.Nguyễn Ngọc Tương, chức phẩm Quyền Thượng Đầu sư. Năm 1934, ly khai Tòa Thánh Tây Ninh về Bến Tre thành lập hệ phái Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, được phong phẩm Giáo tông.
5.Cao Triều Phát, nhập đạo năm 1930, được bầu làm Chủ tịch Cao Đài Cứu quốc Mười hai phái hiệp nhất, được bầu làm Chưởng quản Cửu Trùng đài Hội Thánh Cao Đài Duy Nhứt.
6.Trần Quang Vinh, chức phẩm Thượng Phối sư, quyền lãnh đạo các tín đồ Cao Đài 1941-1946, Trung tướng, Tổng tư lệnh đầu tiên của Quân đội Cao Đài (1946-1951).
7.Nguyễn Văn Thành (1915-1972), Trung tướng, Tổng tư lệnh Quân đội Cao Đài 1951-1955.
8.Nguyễn Thị Hiếu, Nữ Đầu Sư chánh vị, Chưởng quản nữ phái Cửu Trùng Đài, chưởng quản nữ phái Phước Thiện, tác giả quyển "Đạo sử".
9.Phan Khắc Sửu, chức phẩm Thượng Đầu Sư Cao Đài Tiên Thiên, Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1964–1965.
10.Nguyễn Văn Ngợi, chức phẩm Ngọc Đầu Sư Cao Đài Tiên Thiên, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
11.Tô Văn Pho, chức phẩm Thượng Đầu Sư Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, Đầu Đạo Hà Nội (1954-1998), Trưởng Ban Thường Trực Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo (1997-1998).
12.Hồ Tấn Khoa, chức phẩm Bảo đạo, Quyền chưởng quản Hội Thánh Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh (1976-1979). Chưởng quản Hội đồng Chưởng quản Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (1979-1983).
Thế nào là Tam kỳ phổ độ?
Theo giáo lý Cao Đài thì Thượng đế là Đấng sáng lập ra vũ trụ và hình thành nên các tôn giáo. Theo thời gian, tùy theo quốc gia, Thượng đế đã hình thành các tôn giáo khác nhau để phù hợp với thời điểm và địa điểm, và được phân làm 3 kỳ phổ độ với 3 nhánh khác nhau:
Nhứt kỳ Phổ độ: Là thời kỳ hình thành các tôn giáo trên thế giới gồm Phật giáo ở Ấn Độ, Tiên giáo, Nho giáo ở Trung Hoa, Do Thái giáo ở Trung Đông. Thời kỳ này Thượng đế mặc  cho các đệ tử đầu tiên thay mặt mình để truyền đạo.
Nhị kỳ Phổ độ: Là thời kỳ chấn hưng các nền tôn giáo trên thế giới. Sau một thời gian phổ độ, các giáo lý được Thượng đế truyền dạy theo thời gian đã bị các tín đồ diễn giải sai lạc, không còn mang đúng giáo lý nguyên thủy của Ngài. Vì vậy, Thượng đế một lần nữa đã truyền dạy cho các đệ tử của mình ở các nơi trên thế giới, thực hiện hiện vụ chấn hưng nền đạo. Từ đó hình thành Phật giáo Đại thừa, Đạo giáo, Khổng giáo, Thiên Chúa giáo. Thời kỳ này các tôn giáo được chấn hưng và phát triển mạnh mẽ, vượt ra khỏi ranh giới vùng miền quốc gia, dần truyền bá ra thế giới.
Tam kỳ Phổ độ: Là thời kỳ tất cả các tôn giáo đều hợp thành một tôn giáo duy nhất dưới quyền cai quản Thượng đế, được Thượng đế điều hành, truyền giảng thông qua hình thức cơ bút. Đây cũng là lý do một số tín đồ gọi tôn giáo của họ là "Đạo Thầy" với hàm ý họ là những người thọ giáo trực tiếp từ Thượng đế.
Thiên nhãn là gì?
Quan điểm của các tín đồ Cao Đài thì Thiên Nhãn biểu trưng cho con mắt của Thượng Đế nhìn thấy rõ tất cả những hành vi thiện ác của khắp nhân gian, để khen thưởng hay xử phạt một cách công bình. Ngoài ra, biểu tượng Thiên nhãn còn ý thức Đại đồng, vì dù bất cứ quốc gia, chủng tộc, hoặc tôn giáo nào, thì biểu tượng Thiên nhãn đều giống nhau và không phản ảnh đặc tính phân biệt nào.
Vì vậy Đạo Cao Đài lấy thiên nhãn làm biểu tượng cho đạo của mình.
( Tài liệu  tham khảo từ giáo trình;” Quản lý xã hội về tôn giáo” của Tiến sĩ Hoàng Quốc Bảo-Học viện báo chí và tuyên truyền)
Đây là sự hiểu biết nhỏ mọn em, xin phép cùng được trao đổi với các bác. Nếu sai sót xin được lượng thứ Grin
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2011, 05:14:01 pm gửi bởi Quân khí viên » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #376 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 05:19:02 pm »

 Cách giải thích về đạo Cao Đài ở Tây Ninh mà như behienQYV7C thì đến ông Phạm Công Tắc cũng phải "bực mình" đội mồ lên mà tranh cãi. Grin

 Đây! Đường link tìm hiểu về đạo Cao Đài đây, mời các bác nghiên cứu. Grin

 http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_Cao_%C4%90%C3%A0i
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
minhtrang91
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 692


"


« Trả lời #377 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 07:39:27 pm »

[
Có lẽ bạn longtrec chưa đến " Tòa thánh Tây ninh " lần nào và cũng ít nghe về nó, BH ở Củ chi gần Tây ninh và cũng đi thăm Tòa thánh này rồi, Tòa thánh Tây ninh có tên là vậy nhưng thực sự đây là trụ sở của " Thánh thất cao đài " họ gọi như thế vì muốn nói nó chính là trụ sở chính của giáo phái cao đài, còn vào tòa thánh này mới hiểu đạo cao đài thờ gì, họ vừa thờ Phật thích ca, chúa Giê su , Tôn dật tiên .

Nên khi bước chân vào Tòa thánh Tạy ninh mới đầu chúng ta chẳng hiểu nó là kiểu gì , nhưng tìm hiểu kỹ thì thấy giáo phái này là gom góp của nhiều đạo phái trên thế giới , cả các vĩ nhân của thế giới , và cách trang trí của họ cũng chẳng theo một đạo nào nhất định mà gom tất cả vào một chỗ .
Mẹ tôi là "hiền muội " ,nhập môn từ năm 1948 .Ông ngoại tôi là người sáng lập nên thất Cao đài ở Phước Lâm - Cần giuộc - Long An .Ông nội tôi là mục sư Tin lành nhưng bố và anh em tôi thì không đạo !
        Đầu năm 2009,mẹ tôi còn minh mẫn .Một người anh họ gọi mẹ bằng cô ruột đã dò ý mẹ tôi rằng khi trăm tuổi già ,cô thích làm đám theo nghi thức đạo Cao đài hay không . Bà trả lời rất muốn nhưng đã mấy mươi năm bị bệnh và gần 16 năm liệt nửa người trước khi mất ,bà không hề đi thánh thất sợ các huynh , tỷ quở .Anh họ tôi có xin ý kiến đầu họ đạo của thánh thất Đô Thành . Các chức sắc , chức việc ở Thánh thất đều sẵn lòng giúp cho một đám tang theo nghi lễ đạo Cao đài .
       Ngày mồng tám tháng bảy năm Kỉ Mùi ( năm 2009 ),mẹ tôi qua đời . Chímnh tôi đã đến thánh thất Đô Thành và thánh thất Sai Gòn liên hệ đặt hòm ,xe . Hai mươi nam nữ lễ sanh và Phó ban hành lễ đã đến đọc kinh ba lần /ngày cho mẹ tôi trong hai ngày quàn thi hài mẹ tôi tại nhà .Khi đưa mẹ về nơi an nghỉ cuối cùng , các huynh không cho rải tiền vàng mã . Mấy huynh nói có ông đi dầu cầm lệnh Ngọc đế dẫn đường rồi .Khi hạ quan tài xuống huyệt , huynh mặc áo xanh cầm cần câu có hình nhân đưa xuống huyệt rồi giựt mạnh lên ,túm hình nhân vào và nhang , đền đưa về tận nhà .Theo tục lệ chôn cất cha tôi thì hai ngày sau đó mở cửa mả nhưng mấy huynh nói khỏi cần mở cửa mả. Đặc biệt ,mấy người khiêng hòm ( đạo tỳ ) cũng là những người của đạo !
   Mẹ tôi đã xong cửu cửu ( Chín ngày làm cửu một lần và làm chín lần ) và anh em chúng tôi đã xả tang mẹ nhưng hình ảnh của lễ sanh , đồng nhi ,các ông đầu họ đạo thánh thất Sài Gòn , thánh thất Đô Thành , thánh thất Phước Lâm vẫn để lại những tình cảm đẹp trong anh em chúng tôi !!! ( Chúng tôi theo Cao Đài Bến Tre ).
   Nhân nói về đạo Cao đài , Minhtrang mạn phép vài dòng hầu các bác ngụ ý cám ơn các chức sắc chức việc đã hết lòng giúp cho gia đình chúng tôi làm lễ mãn phần cho mẹ một cách viên mãn  với lòng khâm phục và  đầy kính trọng .
Logged

[IMG]
...Ta đi qua những năm tháng không ngờ ...
inter
Thành viên
*
Bài viết: 10



« Trả lời #378 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 08:25:04 pm »

Nhân dịp bác Longtrec và Bé Hiền nói về đạo Cao Đài, cho phép em được tham gia với các bác một chút theo sự hiểu biết nhỏ mọn của em như sau :
Về lich sử ra đời: Đạo Cao Đài là một tôn giáo vừa độc thần, vừa đa thần được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”.
 Ngày 24 tháng 12 năm 1925, có thể xem là ngày thành lập đạo Cao Đài. Ông Ngô Văn Chiêu được tôn xưng Anh Cả. Kể từ đó, những nền tảng giáo lý của Cao Đài được bổ túc và hoàn thiện dần. Số lượng tín đồ nhanh chóng phát triển lên hàng chục ngàn người. Thánh thất Cầu Kho( Sài Gòn) được xem là thánh thất đầu tiên của đạo Cao Đài.
Các vị sau đây được xem là những người có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của đạo Cao Đài:
1.Ngô Văn Chiêu, môn đồ đầu tiên của Cao Đài, người hình thành Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh.
2.Lê Văn Trung, chức phẩm Thượng Đầu sư (1926), Quyền Giáo tông (1930), lãnh đạo tín đồ Cao Đài từ 1926 đến 1934.
3.Phạm Công Tắc, chức phẩm Hộ Pháp, Chưởng quản Hiệp Thiên Đài Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (1926) và Chưởng quản Nhị hữu hình đài Tòa Thánh Tây Ninh (1934), lãnh đạo các tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh từ 1934 đến 1959.
4.Nguyễn Ngọc Tương, chức phẩm Quyền Thượng Đầu sư. Năm 1934, ly khai Tòa Thánh Tây Ninh về Bến Tre thành lập hệ phái Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, được phong phẩm Giáo tông.
5.Cao Triều Phát, nhập đạo năm 1930, được bầu làm Chủ tịch Cao Đài Cứu quốc Mười hai phái hiệp nhất, được bầu làm Chưởng quản Cửu Trùng đài Hội Thánh Cao Đài Duy Nhứt.
6.Trần Quang Vinh, chức phẩm Thượng Phối sư, quyền lãnh đạo các tín đồ Cao Đài 1941-1946, Trung tướng, Tổng tư lệnh đầu tiên của Quân đội Cao Đài (1946-1951).
7.Nguyễn Văn Thành (1915-1972), Trung tướng, Tổng tư lệnh Quân đội Cao Đài 1951-1955.
8.Nguyễn Thị Hiếu, Nữ Đầu Sư chánh vị, Chưởng quản nữ phái Cửu Trùng Đài, chưởng quản nữ phái Phước Thiện, tác giả quyển "Đạo sử".
9.Phan Khắc Sửu, chức phẩm Thượng Đầu Sư Cao Đài Tiên Thiên, Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1964–1965.
10.Nguyễn Văn Ngợi, chức phẩm Ngọc Đầu Sư Cao Đài Tiên Thiên, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
11.Tô Văn Pho, chức phẩm Thượng Đầu Sư Cao Đài Ban Chỉnh Đạo, Đầu Đạo Hà Nội (1954-1998), Trưởng Ban Thường Trực Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo (1997-1998).
12.Hồ Tấn Khoa, chức phẩm Bảo đạo, Quyền chưởng quản Hội Thánh Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh (1976-1979). Chưởng quản Hội đồng Chưởng quản Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (1979-1983).
Thế nào là Tam kỳ phổ độ?
Theo giáo lý Cao Đài thì Thượng đế là Đấng sáng lập ra vũ trụ và hình thành nên các tôn giáo. Theo thời gian, tùy theo quốc gia, Thượng đế đã hình thành các tôn giáo khác nhau để phù hợp với thời điểm và địa điểm, và được phân làm 3 kỳ phổ độ với 3 nhánh khác nhau:
Nhứt kỳ Phổ độ: Là thời kỳ hình thành các tôn giáo trên thế giới gồm Phật giáo ở Ấn Độ, Tiên giáo, Nho giáo ở Trung Hoa, Do Thái giáo ở Trung Đông. Thời kỳ này Thượng đế mặc  cho các đệ tử đầu tiên thay mặt mình để truyền đạo.
Nhị kỳ Phổ độ: Là thời kỳ chấn hưng các nền tôn giáo trên thế giới. Sau một thời gian phổ độ, các giáo lý được Thượng đế truyền dạy theo thời gian đã bị các tín đồ diễn giải sai lạc, không còn mang đúng giáo lý nguyên thủy của Ngài. Vì vậy, Thượng đế một lần nữa đã truyền dạy cho các đệ tử của mình ở các nơi trên thế giới, thực hiện hiện vụ chấn hưng nền đạo. Từ đó hình thành Phật giáo Đại thừa, Đạo giáo, Khổng giáo, Thiên Chúa giáo. Thời kỳ này các tôn giáo được chấn hưng và phát triển mạnh mẽ, vượt ra khỏi ranh giới vùng miền quốc gia, dần truyền bá ra thế giới.
Tam kỳ Phổ độ: Là thời kỳ tất cả các tôn giáo đều hợp thành một tôn giáo duy nhất dưới quyền cai quản Thượng đế, được Thượng đế điều hành, truyền giảng thông qua hình thức cơ bút. Đây cũng là lý do một số tín đồ gọi tôn giáo của họ là "Đạo Thầy" với hàm ý họ là những người thọ giáo trực tiếp từ Thượng đế.
Thiên nhãn là gì?
Quan điểm của các tín đồ Cao Đài thì Thiên Nhãn biểu trưng cho con mắt của Thượng Đế nhìn thấy rõ tất cả những hành vi thiện ác của khắp nhân gian, để khen thưởng hay xử phạt một cách công bình. Ngoài ra, biểu tượng Thiên nhãn còn ý thức Đại đồng, vì dù bất cứ quốc gia, chủng tộc, hoặc tôn giáo nào, thì biểu tượng Thiên nhãn đều giống nhau và không phản ảnh đặc tính phân biệt nào.
Vì vậy Đạo Cao Đài lấy thiên nhãn làm biểu tượng cho đạo của mình.
( Tài liệu  tham khảo từ giáo trình;” Quản lý xã hội về tôn giáo” của Tiến sĩ Hoàng Quốc Bảo-Học viện báo chí và tuyên truyền)
Đây là sự hiểu biết nhỏ mọn em, xin phép cùng được trao đổi với các bác. Nếu sai sót xin được lượng thứ Grin

     Cháu chào chú Trần Phú,cháu cũng là thành viên của VHM nhưng cháu chủ yếu xem là chính ^^.Nghe chú nói về cô Cúc cháu thấy chú buồn lắm,con cũng thường về tâ ninh lắm,chú có biết mộ phần cô Cúc được chôn ở đâu k??có dịp con về sẽ tìm và thấp hương dùm chú,sẳn úp hình ngôi mộ lên cho chú xem luôn.Ah sẳ khoe với chú Quân khí viên xíu,Ô.Phạm Công Tắc là anh ông cố ngoại con đó ^^ Grin Grin
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #379 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 10:07:25 pm »

Chào các bạn!
Các bạn biet không? mình cùng ở chung tiểu đội với anh Phú từ những ngày đầu được bổ sung về Sư đoàn 341. Sau đó anh Phú lên làm thống kê chính trị, anh kéo mình lên làm thống kê quân lực thay thế cho anh Cao Văn Biều trở về trường ĐH LN Quảng Ninh nên anh em mình lại ở chung phòng với nhau tại Đồn Cây Mai quận 11 (Bây giờ chổ ấy là của Kiểm soát quân sự TP đóng). Vì vậy minh cũng hiểu số anh Phú là số "đào bông" như thế nào? Nhớ nhất là cái Tết năm 1976, tết đầu tiên sau giải phóng. Có mấy cô ở Quận 11 ghé chơi chúc tết. Nào là chị em Bảo Cầm, Bảo Ngọc (nhà ở ngay Bùng binh Cây Gõ, đường Lục Tỉnh - Hùng Vương bây giờ,  Sau này 2 chị em định cư ở Mỹ). Quách Tố Dung (Sau này là Phó CT Q.11 và Phó GĐ Sở CN TP), cô Bích Ngọc (trong tấm ảnh chụp chung họp mặt E 273 nữa dưới đây)... Vui vô cùng, vì Tết giải phóng và có nhiều người đẹp ghé thăm. Nhưng không vừa con mắt mấy anh cán bộ tiểu đoàn... Còn anh Phú trao trái tim cho ai và nhốt trái tim của ai thì mình không biết. Vì dạo đó làm nhiệm vụ quân quản TP Sài Gòn, kỷ luật nghiêm lắm, thậm chí "cấm" cả con tim yêu nữa... nếu không thì không khéo anh Phú trở thành công dân TP HCM từ ngày xưa rồi, hihi. Còn thời gian sau này mình không được ở cùng anh Phú nữa, nên khi đi đánh Polpot dọc tuyến biên giới thì không biết như thế nào. Có em nào ở Tân Châu, Phú Châu (An Giang) Hồng Ngự, hay Hà Tiên Kiên Giang thương không thì mình không biết. Bây giờ anh Phú mới "bật mí Cúc ở Châu Thành Tây Ninh mình mới biết đc. Nói như bạn bínhyen1960 là anh Phú có số khổ vì chị em. Và cũng mong anh Phú có dịp về Tây Ninh thăm lại chiến trường xưa, tìm mộ để thắp cho Cúc một nhén nhang thơm và những bông cúc vàng ...
Chúc anh Phú mãi phong độ và đẹp trai như ngày nào cho dù khỏi lửa chiến trường và bụi bặm của thời gian...
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2011, 10:12:54 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM