Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 09:15:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội ( phần III)  (Đọc 219768 lần)
0 Thành viên và 8 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #90 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2013, 11:42:25 am »

   Tòa lãnh sự của Hoa Kỳ nằm trên phố Hai Bà Trưng, đây là phần bất động sản của USA, cho đến bây giờ vẫn bỏ không giá có thể lên đến 1tỷ DVN/1m2  . Nếu của VN thì chỗ này đã được, bán hoặc liên doanh để xây cao ốc làm văn phòng cho thuê rồi.

 Công nhận bác thaiminhhung@ nói chuẩn. Xưa nay em vẫn nghe nói: Đại sứ quán Mỹ cũ trong thời Pháp thuộc ở phố Hai Bà Trưng HN.

 Nhưng có điều này, có thể các bác nhầm hay người kể lại cho BY em nhầm lẫn. Xưa Đại sứ quán Mỹ ở HN chứ không phải Lãnh sự quán, sau năm 1954 Mỹ rút đại sứ vào SG như chúng ta đã biết. Trên nguyên tắc, các nước có quan hệ ngoại giao với nhau thì sẽ đặt Đại sứ quán tại Thủ đô, dưới cấp đại sứ thì có lãnh sự quán nằm ở các thành phố khác, đại sứ quán thì chỉ có 1 còn lãnh sự quán thì có thể có nhiều, tùy ở nước muốn đặt lãnh sự của họ cho tiện việc ngoại giao. Tòa đại sứ hay lãnh sự quán được coi là lãnh thổ riêng của họ trên đất của mình, ngay cái xe biển ngoại giao họ đang đi cũng là "lãnh thổ" của họ đang di động trên đường. Chuyện ngoại giao thì lằng nhằng lắm.

 Nhưng bất động sản đó sẽ không thuộc quyền sở hữu của họ, tùy thuộc vào hợp đồng mua bán hay thuê từ thời chế độ cũ trước, có thời hạn rõ ràng. Vì thế đại sứ quán Mỹ ở HN bỏ hoang một thời gian dài mà ta không được phép động tới kể cả lúc ta đang đánh nhau với Mỹ là vì vậy. Họ đã mua hoặc thuê có thời hạn và thời gian đó là thuộc quyền sử dụng của họ, ta không có quyền xâm phạm mặc dù họ không dùng tới, hôm nay giá đất khu đó có 100 tỷ VND/m2 thì cũng đành đứng nhìn mà nuốt nước bọt thôi, không động vào được đâu nếu họ còn thời hạn thuê hoặc mua có thời hạn. Song, nếu ta nói đó là tài sản và thuộc quyền sở hữu vĩnh viễn của họ thì không phải, khi họ bỏ không dùng tới lúc 2 nước xảy ra chiến tranh thì nay họ chỉ có quyền thu hồi lại chứ không có quyền đòi, ta có cướp của họ đâu mà đòi? Ở vài nước XHCN cũ, nhà nước ta phải thuê đất của họ có thời hạn rồi tự xây dựng Đại sứ quán của mình, tự đưa công nhân VN sang xây dựng lấy không cần thuê công nhân bản xứ, có nơi ta phải thuê nhà dân để làm đại sứ hay lãnh sự hoặc cơ quan thương mại của mình.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #91 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2013, 12:02:08 pm »

Rất hay. Bác binhyen nói đúng đấy. Nói là đòi cho oai cái nước lớn thôi. Nó phải xin mình chứ. Chú xin thì anh trả, lúc nào cần anh sẽ lấy lại.

Bác thangbs nói đúng: bây giờ chỗ đó là American Club.

Các bác xem chỗ này ở đâu nhé. Tòa nhà này có lịch sử khá lâu đây:
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #92 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2013, 12:52:42 pm »

    Vừa chạy ra chộp mảnh đất lắm vàng nhiều đô mà các bác đang nói đến, nó nằm trên phố Hai Bà Trưng (ngã tư Ngô Quyền)




    Hình ảnh chộp không được chuẩn vì phải phi xe máy lên hè đường phang nhanh, vì vị trí này nhạy cảm, không khéo họ giữ lại vì can tội mấy ông TB “nhảy dù, tập kích”  Grin
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #93 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2013, 12:57:45 pm »

Năm 1950 Mỹ công nhận Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng. Chính sách ngoại giao, quân sự, chính trị, tài chính Pháp đều nắm hoặc chi phối hết. Tòa đại sứ Mỹ đặt ở Sài Gòn nhưng chưa thiết kế xong. Tại Hà Nội ở 19-21 Hai Bà Trưng bây giờ có Tổng lãnh sự quán Mỹ. Dưới đây là một phác thảo ĐSQ Mỹ tại Sài Gòn của VP KTS Curtis & Davis từ New Orleans :


Năm nay 2013 còn là 140 năm kể từ ngày Bùi Viện xuất dương sang Mỹ đặt vấn đề cầu viện chống Pháp, nhưng không mang theo quốc thư đóng triện của Tự Đức. Hai năm sau Bùi Viện quay lại thì Mỹ-Pháp khi đó đã hết xung đột và đường cầu viện thế là đứt phừn phựt. Quay đi quay lại chỉ còn anh Tàu là có quân Cờ Đen sang uýnh nhau với Pháp. Rồi nhà Thanh cũng yếu thế nên nó phải thương lượng với Pháp, rút cục hết người bảo hộ cho triều Nguyễn.  

Hay quá, ảnh nơi trước kia đặt tòa lãnh sự cũ của Mỹ rất đẹp và chuẩn. Cám ơn bác sudoan5. Bọn Mỹ nó kêu nhiều rệp quá nên nó không dám ở mà phá nhà cũ đi làm CLB.
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #94 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2013, 01:12:30 pm »

Hay quá, ảnh nơi trước kia đặt tòa lãnh sự cũ của Mỹ rất đẹp và chuẩn. Cám ơn bác sudoan5. Bọn Mỹ nó kêu nhiều rệp quá nên nó không dám ở mà phá nhà cũ đi làm CLB.
  Nếu đúng là như thế thì để hội TB Hà nội chúng tôi xây dựng phương án “nhảy dù” chiếm lại đất Grin. Vì trước đây cơ quan chúng tôi ở số 5 Láng Hạ nhưng vì Mỹ họ đặt ĐSQ số 7 nên chúng tôi phải chuyển về Trung hòa ( làng Cót) Cầu giấy.
Logged

HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #95 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2013, 01:41:06 pm »

Rất hay. Bác binhyen nói đúng đấy. Nói là đòi cho oai cái nước lớn thôi. Nó phải xin mình chứ. Chú xin thì anh trả, lúc nào cần anh sẽ lấy lại.

Bác thangbs nói đúng: bây giờ chỗ đó là American Club.

Các bác xem chỗ này ở đâu nhé. Tòa nhà này có lịch sử khá lâu đây:


Cái này là nhà riêng Đại sứ Mẽo trên phố Tông Đản các bác ạ. Cửa sổ văn phòng Cục phục vụ ngoại giao đoàn chõ ngay xuống nhà  đại sứ nhìn rõ cha nào đầu hói, đầu ít tóc , lúc đầu còn định bể bơi ngoài trời nữa xong phải bỏ bởi vợ con đại sứ mà ra đó bơi, cán bộ Cục PVNG đoàn chắc khó tập trung làm việc, việc bơi lội của phía bên kia chắc cũng không tự nhiên.
Tòa nhà này có lịch sử thế nào anh qtdc ?  Em chỉ biết là tòa nhà gần đấy bên vườn hoa Con Cóc  là nơi ký hiệp định sơ bộ 6/3/1946 .
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #96 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2013, 08:21:53 pm »

HaHoi: Nhà ấy xây dựng từ 1921, là nơi ở của Thống đốc Tài chính Đông Dương đến 1948. Sau đó là nơi ở của Giám đốc Thuế quan Đông Dương đến 1954. Khi Chính phủ ta tiếp quản, nó thành nơi ở của Phó thủ tướng Phan Kế Toại. Sau khi Cụ Toại mất, nó trở thành trụ sở UB Trao đổi Văn hóa với nước ngoài, rồi Trung tâm Báo chí Bộ Ngoại giao cho đến 1994. Rồi thì nó được đưa vào thỏa thuận trao đổi tài sản giữa 2 chính phủ Hoa kỳ và CHXHCN Việt Nam. 
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #97 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2013, 09:02:03 pm »

       Trước những năm 90 của thế kỷ trước, số nhà 19-21 HBT là trụ sở của UB Mặt trận Tổ Quốc Thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn kết hữu nghị với nước ngoài của HN, sau khi bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ thì đây là phần bất động sản của Hoa Kỳ ( cũng giống như phần bất động sản của Cộng hoà Pháp trên phố Trần Hưng Đạo) vì theo luật pháp quốc tế, chính phủ VNDCCH ( nay là CHXHCNVN) phải tuân thủ những văn kiện của chính phủ Trần Trọng Kim ( Bảo Đạị là Vua ) đã ký. Các cơ quan của Thành phố phải di chuyển để trả lại cho Hoa Kỳ. Nhưng rất nhiều lý do họ không đặt sứ quán ở phố HBT trên phần đất của họ mà được chính phủ VN đồng ý cho phép chọn địa điểm , và họ chọn số 7 Láng Hạ khi ấy là trụ sở của Cty XD 208 vừa xây dựng xong. Khi đó trong đó có 03 hộ dân là những cán bộ của công ty và Cục thuế TP. Chính vì việc này mà Cty XD 208 gặp nhiều rắc rối, lãnh đạo và cán bộ của Cty tan tác ( trong số đó có hai ông bạn trong hội anh em chúng tôi là Bác Nguyễn Đình Phùng và Bác Nguyễn Sơn Hiền).
        Sau ngày 11/9 phía Hoa Kỳ điều 03 xe tải loại to chở đầy đá đỗ trước cửa sứ quán để tránh khủng bố. những xe này gây cản trở và ùn tắc Gt nhưng chúng ta không dám có ý kiến gì , sau này họ thay xe tải bằng container và xây dựng một hệ thống chống khủng bố trên hè như hiện nay. Còn rất nhiều điều tế nhj mà không thể nói trên mạng được các bác thông cảm./.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #98 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2013, 10:10:09 pm »

Kiến trúc sư thuộc địa đầu tiên là Auguste-Henri Vildieu, tốt nghiệp Mỹ thuật Paris. Một trong những công trình nổi tiếng của Sở ông này là Phủ Chủ tịch hiện nay (thiết kế chi tiết là KTS Charles Lichtenfelder), thời Pháp gọi là Dinh Toàn quyền Đông Dương (Palais présidentiel (Hanoï)). Ảnh dưới đây chụp khoảng 1910:



Tòa nhà này được toàn quyền  Paul Doumer đặt hàng KTS. Nó được thiết kế theo phong cách Néoclassique. Được xây dựng trong giai đoạn 1900-1906, thiết kế của nó có nhiều yếu tố của phong cách Phục hưng mới.













Bác Hồ không ở tòa nhà này. Trong thời gian từ 1954 đến 1958, Người ở trong ngôi nhà sau:


« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười, 2013, 11:19:26 pm gửi bởi qtdc » Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #99 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2013, 10:17:14 pm »

Tòa Tổng lãnh sự Mỹ tại Hà nội - Bắc Kỳ thời năm 50 và American Club ngày nay trên phố Hai Bà Trưng trước năm 1975 là trụ sở Đại sứ quán ... Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Em nhớ là chiều tối ngày 30.4.1975 em cùng bố mẹ theo đoàn người mít tinh mừng chiến thắng đi vòng một đoạn vào trong cổng trụ sở rồi đi ra.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM