Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 01:51:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội ( phần III)  (Đọc 219672 lần)
0 Thành viên và 4 Khách đang xem chủ đề.
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #70 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 11:17:07 am »

Ty cảnh sát này bây giờ vẫn còn tương đối nguyên vẹn kiến trúc của Pháp. Nay là trụ sở công an Quận Hoàn kiếm. Cửa chính này phố Lê thái Tổ  lối vào của công chức, nơi tiếp dân cửa bên trái phố Tràng Thi, lầu 2 vẫn như thế duy chỉ khác là ở trong là phòng có máy lạnh.

Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #71 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 11:20:24 am »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009_10_01_archive.html

Last Days of Hanoi (ending)
Người cầm máy không bao giờ có mặt trên các bức ảnh của mình. Cố gắng nào rồi cũng cho kết quả. Cuối cùng tôi cũng tìm thấy bức ảnh có mặt Howard Sochurek trên trang ecpad.fr




Tiêu đề: Từ trái qua phải, đạo diễn Xô-viết Roman Carmen, phóng viên nhật báo "New York Times" Henry Liberman và nhà nhiếp ảnh Sochurek của của tạp chí "Time Life" tham gia đưa tin tại phiên đàm phán Trung Giã (Bắc Kỳ).
Mã tham chiếu: NVN 54-87 R42
Ngày 4/7/1954
Địa điểm: Đông Dương
Nhiếp ảnh gia: Fernand Jentile




Chân dung Sochurek trên trang LIFE
.....

Giống như chơi trò ghép hình, tôi đang cố sắp xếp các bức ảnh riêng lẻ để có thể hình dung những biến động lịch sử thành phố quê hương. Từng mẩu, từng mẩu. Trong số hàng nghìn bức ảnh trong Last Days of Hanoi, có ba lần cùng một người đàn ông châu Âu hiện diện trên ảnh.




Lần thứ nhất: Bức ảnh với góc máy lệch ghi cảnh phỏng vấn Tổng lãnh sự Mỹ tại Hà nội Thomas Corcoran



Lần thứ hai: Trước khu nhà chứa máy bay sân bay Gia Lâm.

Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #72 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 11:22:00 am »

   Cảm ơn Bạn QTDC về loạt ảnh của cái bót Hàng trống nay là CA quận Hoàn hiếm HN trên đầu đg Tràng thi HN nạy.
 Tôi có 1 lần bị vào đây năm 1996 vì lí do rất vớ vẩn
Bên cạnh cơ quan tôi ở phố nhà binh có hàng nước chè chén vỉa hè , thanh niên ở đây hay tụ tập chơi tá lả ghi điểm ăn thuốc lá Mình rỗi hơi ra ngồi uông nc vừa chầu rìa xem. Bất ngờ bị mấy ông TS hình sự quận đi qua xông vào bắt , bọn thanh niên phố toàn mặc quần đùi, cởi trần nên chúng nó chạy đc hết chỉ còn mấy thằng khách uống ncs như bọn tôi thì bị bắt. Chúng tôi chống cự lại thì bị họ rút súng ra dọa và dùng khóa số 8 còng ngay tay lại rồi goi xích lô chở thẳng về bót này lập biên bản can tôi chơi bạc  và tính nhốt vào phòng giam.

May cho tôi là cùng khóa tay là 1 cậu làm ở bên truyền hình cậu ta cãi rất hăng và viện đủ loại luật ra để giải thích với nhà chức trách vẫn khg đc. sau may mà cậu ta nhờ đc 1 cú phon về cơ quan họ cho người sang làm việc hai thằng tôi mới đc thả nhưng khg đc trả lại tiền đã nộp phạt ... Từ đấy mình vừa nổi tiếng vừa là chuyện vui của thanh niên phố hễ có chuyện gì là chúng nó lại gọi mình tham gia, ngay cả đến giờ hễ trông thấy nhau ở đâu là đêu đc hỏi thăm, chào mời rất vui.
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #73 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 11:29:23 am »

Ty cảnh sát này bây giờ vẫn còn tương đối nguyên vẹn kiến trúc của Pháp. Nay là trụ sở công an Quận Hoàn kiếm. Cửa chính này phố Lê thái Tổ  lối vào của công chức, nơi tiếp dân cửa bên trái phố Tràng Thi, lầu 2 vẫn như thế duy chỉ khác là ở trong là phòng có máy lạnh.



Đây rồi đây là cửa chính của bót Tràng thi CA quận HK Hà nội nơi miềng đã suýt bị nhập kho vì cái tội chầu rìa tá lả năm xưa. Cảm ơn tấm ảnh của ông Thắng khoèo nhé
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #74 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 12:15:20 pm »

    Có phải hình ảnh của tôi đâu, trích dẫn của bác QTDC đấy chứ lão Cầu râu. Lão vào cái “kho” này thì chiều nay tôi ra chộp cho một cái hình mới bi giờ nó chỉ hơi khang khác chút xíu thôi. Mà đối diện cái cửa này bên hồ Hoàn kiếm (Hàng Khay) ngày nào tui chả ngồi ghế đá ở đó, thôi thì …cũng nhiều chuyện vui đáo để. Grin

    Cái bót này nằm phố Tràng Thi, phường Hàng Trống nên người ta quen gọi là đồn Hàng Trống.






    phía sau phố Tràng Thi




« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2013, 01:47:58 pm gửi bởi sudoan5 » Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #75 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 03:26:43 pm »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009/11/last-days-of-hanoi-12.html

Phiên gác chung và người đàn ông lạ mặt trong Phủ toàn quyền


Không rõ Sochurek chụp những bức ảnh dưới đây vào ngày nào của tháng Mười vì trên trang web của LIFE hầu hết các bức trong Last Days of Hanoi đều đề ngày 1/10/1954 với dòng chú thích "...shortly before Communist takeover of city from French", nhưng dựa vào các sự kiện có thể đoán chúng được chụp trong khoảng thời gian sau khi đội trật tự vào thành phố (sáng 5/10) và trước khi người lính Pháp cuối cùng rời qua cầu Long Biên (chiều 09/10).

Sự hiện diện của những cảnh vệ Việt nam làm công tác tiếp quản và phối hợp canh gác với binh sĩ Pháp tại Phủ toàn quyền - toà nhà biểu tượng cho quyền lực tối cao - thu hút sự chú ý đặc biệt của Sochurek. Không được vào bên trong, ông "phục kích" tại đây, chụp nhiều bức ảnh qua hàng rào sắt.

Như trò chơi ghép hình, mỗi bức ảnh là một mảnh vụn, để ghép lại thành một bức tranh phải dựa vào nhiều dữ kiện (hướng chụp, đặc điểm thời tiết, sự chuyển động của các nhân vật...). Và rất dễ sai. Thử tạo một đoạn phim ngắn từ những bức ảnh na ná như nhau, trong đó có một chi tiết ngạc nhiên bất ngờ.




Một chiến sĩ cảnh vệ Việt nam đi tuần bằng xe đạp trước Phủ toàn quyền, trên ghi-đông xe cắm một lá cờ đỏ sao vàng. Theo diễn biến tiếp quản đội cảnh vệ vào thành phố ngày 8/10, phối hợp canh gác cùng binh sĩ Pháp tại 31 điểm trọng yếu trong đó có Phủ toàn quyền, hơn nữa trong ảnh không thấy bất cứ lá cờ nào (hoặc của Pháp hoặc Việt nam) treo trên cổng hay trong sân nên có thể suy đoán thời điểm chụp trước khi Việt minh chính thức tiếp quản thành phố (10/10)



Thời gian có lẽ buổi sáng. Toà nhà Phủ toàn quyền quay về hướng gần chính Đông, thời tiết Hà nội tháng Mười chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa Đông Bắc thường mưa nắng gián đoạn.



Có lẽ bất ngờ với cả người chụp, vô tình lọt vào khuôn hình một người đàn ông gầy gò, đen đúa mặc độc một chiếc quần đùi đang luống cuống chạy về phía hàng rào cạnh chòi canh. Có vẻ hơi khác thường khi một kẻ giống như dân vô gia cư xuất hiện ở khu vực nhạy cảm gồm toàn các cơ quan công quyền và khu biệt thự Pháp, hơn thế trong quãng thời gian giao thời (giới nghiêm về đêm, hạn chế ra đường) chỉ có kẻ điên mới dại dột mò tới nơi này.



Bên trong, một nhóm 7 người (2 cán bộ Việt nam, 5 binh sĩ Pháp) trên thềm Phủ toàn quyền. Toà nhà này hình chữ H với hai cánh đối xứng. Các khung cửa còn đóng kín. Người khoác cây súng dài đứng cạnh bờ lan can phải là một trong hai lính gác, trong các bức ảnh sau đều thấy anh ta di chuyển quanh vị trí này.



Ngoài người lính gác ở lại, những người khác vòng xuống phía dưới, rẽ về bên phải toà nhà. Trên khóm cây cảnh hình khối tròn và tầng dưới cùng của bồn hoa hình đài phun nước có những thứ đồ vải trăng trắng, có vẻ như ai đó phơi quần áo. Cũng lạ.



Lúc này nắng đã lên, khung cửa thứ hai bên cánh trái đã mở. Trên sân xuất hiện hai chiếc xe jeep. Thêm những binh sĩ Pháp đi lại quanh toà nhà. Nhóm người trên hiên có vẻ vừa đi từ trong ra. Vị trí của người lính gác không thay đổi.



Khuôn hình ngang vẫn với những nhân vật cũ, khác ở sự chuyển động của những ngưòi quanh hai chiếc xe phía dưới.



Có thể nhận ra rõ hơn hai vị cán bộ Việt nam trong số những người trên hiên



Rất khó sắp xếp các bức ảnh theo trình tự thời gian nếu không có bóng nắng in trên tường, trên ban-công, trên các hàng cột. Đặc biệt bóng hàng lan can in trên bậc thang lên hiên giúp rất nhiều trong việc sắp xếp các bức ảnh. Về trưa, khi mặt trời lên cao, bóng hàng lan can này thu hẹp lại.



Gần trưa, nắng đứng bóng dần. Chiếc xe jeep đã rời đi. Người lính gác với cây súng dài dịch chuyển sang vị trí mới bên khung cửa mở, có thể nhận ra anh ta là người da mầu, phía bên kia khung cửa là người lính gác cơ động.



Mục tiêu quan sát hình như thay đổi, người lính gác da mầu chuyển sang vị trí gần hàng lan can bên trái. Hướng nhìn của cả hai lính gác tập trung về phía căn phòng bên cánh phải toà nhà.



Từ một căn phòng phía đó xuất hiện rất nhiều người (trong ảnh tính cả số những người chỉ có bóng in xuống hiên là 10). Người Việt, ngoài hai cán bộ tiếp quản với sổ và giấy tờ trong tay có thêm hai người khác mặc đồ dân sự (có lẽ họ là nhân viên làm việc trong toà nhà). Hộ tống nhóm người này có các lính Pháp mang theo súng.



Họ vào sảnh chính bên trong toà nhà



Khẩu súng của người lính hộ tống này hoàn toàn khác kiểu của người trong ảnh trước nên có thể đoán lính hộ tống đi cùng ít nhất có hai



Thời gian trôi. Trên hiên chỉ còn lại duy nhất người lính gác da mầu.



Và rồi anh ta cũng biến mất. Có lẽ nhóm công tác kết thúc công việc buổi sáng. Đám binh sĩ rời về phía sau toà nhà. Sự chú ý của Sochurek lúc này tập trung vào việc xuất hiện của một gã đàn ông đen đúa, ở trần xuất hiện bên rãnh thoát nước. Từ xa nhìn lại hành động của gã trông rất kì quặc.



Người này là ai? Liệu có phải gã điên hay kẻ vô gia cư Sochurek bắt gặp khi đang lẩn quất bên hàng rào toà nhà lúc trước? Nếu là một người bình thường chắn chắn anh ta chết khiếp khi thấy một lính Pháp đang tiến lại phía mình.



Nhưng gã thản nhiên đứng nhìn toà nhà. Nắng bừng sáng soi rõ chỗ gã đứng là vị trí một họng nước tưới cây. Hình như hắn tắm. Trên bờ rãnh có mấy cục hình vuông trăng trắng giống như xà phòng. Cái vật cầm trên tay là một cái ca men,  rất giống loại ca người lính Việt minh nào cũng có.



Đúng, chính xác là gã tắm. Thật kinh ngạc, dám tắm trước toà nhà tôn nghiêm bậc nhất toàn cõi Đông Dương. Mà kiểu tắm của gã thật thảm, ngồi trên miệng cống, hứng từng ca từ họng nước tưới cây và dội lên người.



Gã tắm tương đối lâu. Bóng nắng in trên cánh cửa mở đã đổ dài. Gần kết thúc, gã đặt cái ca sang một bên, nhưng Sochurek vẫn chưa nhận dạng được người đàn ông này. Số lượng ảnh chụp cảnh này cho thấu ông quyết tâm xác định kẻ mạo phạm là ai.



Và cái thời điểm ấy đã đến. Gã đàn ông xoay mặt lại khi với tay khoá họng nước. Bức ảnh crop lại dưới đây cho thấy chân dung gã đàn ông. Một lính Pháp da mầu! (?)

Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #76 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 12:10:36 am »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2011/10/events-following-signing-of-agreement.html

Events Following Signing Of Agreement At Geneva

Trong loạt ảnh "Events Following Signing Of Agreement At Geneva" Howard Sochurek, phóng viên ảnh người Mỹ làm việc cho tạp chí LIFE, đã ghi lại những biến động của Hà Nội sau khi hiệp định đình chiến được công bố. Làn sóng di cư vào Nam lôi thốc đồ đạc, tài sản của các gia đình ném ra hè phố. Người Hà Nội bán tất cả những gì không thể mang theo: từ gường tủ, bàn ghế, ngựa gỗ, xe nôi, chăn đệm, thảm sàn, radio, đồng hồ treo tường, quạt điện, bàn là đến giày dép, quần áo, nồi xoong, mâm chậu, lộc bình, bát đĩa .... cả đồ thờ, đồ trang trí,  và những cây đàn guitar. Những bức ảnh Sochurek chụp trên các phố quanh hồ Halais (hồ Thiền Quang) mang đến cảm xúc của ly biệt. Người ta đang bán tống bán tháo quá khứ trước dự cảm về sự đảo lộn thời cuộc sắp diễn ra. Bạn hãy nhìn vào người bán và kẻ mua trong cái chợ thời cuộc này mà xem.


























































































Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #77 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 01:01:43 pm »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2011/10/events-following-signing-of-agreement_13.html

Events Following Signing Of Agreement At Geneva (Những sự kiện tiếp theo việc ký hiệp định đình chiến ở Geneva tháng 7 năm 1954)

Trong loạt ảnh "Events Following Signing Of Agreement At Geneva" Howard Sochurek, phóng viên ảnh người Mỹ làm việc cho tạp chí LIFE, đã ghi lại những biến động của Hà Nội sau khi hiệp định đình chiến được công bố.

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève về Đông Dương bắt đầu được ký kết. Nội dung cơ bản như sau:

* Ngừng bắn đồng thời ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương.
* Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam.
* 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa 2 miền.
* Mỗi bên quản lý lãnh thổ Hiệp định chia cho mình cho đến khi tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam.
* Thành lập hai cơ quan kiểm soát:
- Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến (tiếng Anh: International Control Commission, ICC; tiếng Pháp: Commission Internationale pour la Surveillance et le Contrôle, CISC) gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada, với Ấn Độ làm chủ tịch.
- Ban Liên hợp (tiếng Anh: Joint Commission; tiếng Pháp: Commission Mixte) gồm Pháp và Việt Minh.




Gánh hàng rong ế khách trước cầu Thê Húc. Có bình yên trong không khí tĩnh lặng quanh đây?



Sửa hè đường bên hồ Hoàn Kiếm



Dân chúng chăm chú theo dõi các bản tin bên nhà thông tin Bờ Hồ



Sau khi hiệp định được kí kết, Pháp cho thả các thường phạm khỏi nhà tù



Cờ ba sọc treo rủ trên nóc Bắc Bộ phủ để bày tỏ quan điểm chống đối sự chia đôi đất nước.



Dân chúng biểu tình trên quảng trường Nhà hát lớn. Hình một dải non sông Việt Nam được in trên nền một lá cờ lớn phủ kín chiều cao nhà hát.  



Những người biểu tình mang theo cờ và những tấm biểu ngữ phản đối việc chia cắt đất nước



Những biểu ngữ nhỏ ghi rõ tên làng xã, quận của những người tham gia biểu tình



Bắt đầu làn sóng di cư vào Nam của người công giáo, những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Cộng sản. Những bức ảnh của Sochurek như đoạn phim ngắn miêu tả cảnh thu dọn tại một cơ sở tôn giáo. Các soeur không quên các tập thánh ca trong núi giấy tờ tài liệu mang đi.















Không khí làm việc khẩn trương từ sáng sớm tại một văn phòng hỗ trợ di cư. Những người đến làm thủ tục khác nhau về nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi, nhưng giống nhau ở tâm trạng căng thẳng, lo âu.



























So với những người thất thần từ các tỉnh đổ về sau này những người quyết định ra đi sớm có nhiều điều kiện thuận lợi. Trong hình ảnh các cô bé Hà Nội rời bỏ thành phố quê hương có bóng dáng ngày nào của hai nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam: minh tinh màn bạc Kiều Trinh (Nguyễn Thị Chinh) và danh ca Khánh Ly (Nguyễn Thị Lệ Mai)



Sân bay Gia Lâm. Một cầu hàng không dài nhất thế giới lúc bấy giờ được thiết lập ngày 4 tháng 8 năm 1954 nối phi trường Tân Sơn Nhứt  với các sân bay Gia Lâm, Bạch Mai (Hà Nội) và Cát Bi (HảiPhòng). Trung bình mỗi 6 phút có một máy bay hạ cánh và mỗi ngày có từ 2000 đến 4200 người di cư tới Sài Gòn.







Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #78 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 06:12:58 pm »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009_10_01_archive.html

10/10/1954
Trong lịch sử người dân Hà nội hơn một lần trải qua những sự kiện đỉnh điểm của xúc cảm - từ căng thẳng nín thở chờ đợi rồi vỡ oà trong cơn lũ đa xúc cảm. Buổi sáng 10/10/1954 là một ngày như thế.
(nguồn ảnh: Google)

Đó là một buổi sáng yên lặng một cách khác thường. Nhà giáo Thân trọng Ninh - một trong nhiều tác giả của loạt ảnh ghi lại không khí ngày tiếp quản Thủ đô, khi đó là chàng sinh viên hai ngành Khoa học và Luật học của Đại học Hà nội kể: "Từ mấy hôm trước, khi chiếc xe tuyên truyền chạy khắp các phố loan tin bộ đội Cụ Hồ sẽ về tiếp quản thủ đô vào ngày 10-10, trong đầu tôi liền lóe lên ý nghĩ: phải chụp ngay cái thời khắc lịch sử này"




" Khoảng 9h sáng hôm đó, tôi đi ra Hàng Gai - Hàng Bông rồi đi dọc xuống đê sông Hồng, ghi lại những hình ảnh cuối cùng của quân Pháp rút khỏi Việt Nam.".  Thời khắc im lặng của cuộc chiến tại ngã tư Phủ Doãn - Đường Thành - Hàng Bông - Hàng Gai.



" Từng tốp lính Pháp, súng và ba lô để dưới đất, tay hút thuốc lá, mắt nhìn về phía xa, đợi những chuyến xe cuối cùng đưa họ rời khỏi Hà Nội."  Có lẽ đây là lần cuối cùng những người lính Pháp này đứng trên đường phố Hà nội



Phố Tràng Tiền vắng ngắt



Đoàn xe quân sự Pháp trên phố Hàng Bông chạy về phía Bờ Hồ, ra bờ sông theo lộ trình rút xuống Hải Phòng qua cầu Long Biên. Con phố phía trước vắng ngắt.



Ngay khi chiếc mô tô cuối cùng chạy qua người dân Hà nội ùa ra đường phố.





"Chính ngã ba Hàng Bông đó, tôi đã có 3 bức ảnh của 3 thời điểm khác nhau, bức ảnh những người lính Pháp cuối cùng, rồi những người Pháp lên xe, và khi người dân Hà Nội đổ xô ra đón đoàn quân giải phóng về tiếp quản thủ đô."



“Năm ấy tôi học lớp tú tài 2 của Trường Bưởi. Buổi sáng đến trường thì thấy các giáo sư đang đóng gói đồ đạc để xuống tàu vào Nam (có cả thầy dạy vật lý của tôi là GS Nguyễn Chung Tú). Tôi có anh bạn thân ở gần trường, lại cũng gần cầu Long Biên là con đường quân Pháp sẽ rút qua nên chúng tôi kéo về nhà anh (phố Hàng Đậu), đứng trước cửa chờ xem. Một cảnh tượng kỳ lạ đang diễn ra: trên đường phố, quân Pháp đi đến đâu là các ngôi nhà đóng cửa đến đấy. Và ngay sau đó, bộ đội ta tiến vào đến đâu là cửa mở, cờ treo, người đổ ra theo. Quân Pháp rút lên cầu, chúng tôi lên gác và bắc ống nhòm nhìn ra cầu. Trên cầu, hai bên đang lùi và tiến theo sự chỉ huy của Ủy ban quốc tế. Quân Pháp rút từng bước, rồi dừng lại, đại diện của Ủy ban quốc tế phất cờ, quân ta tiến lên một bước. Cứ như thế. Không chịu được, chúng tôi chạy ra phố, ào lên cầu. Cái máy mà tôi dùng để chụp ảnh chỉ cho phép chụp xa 2,5m nên tôi phải đứng hẳn lên thành cầu mà vẫn rất nhòe. Nhưng dù sao thì tôi cũng ghi lại được khoảnh khắc hiếm hoi duy nhất đó, khi người lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên”.  - Nguyễn Phúc Giác Hải.



Nhiều người Hà nội đã ghi lại khoảnh khắc lịch sử trước cửa nhà mình



Cùng một góc chụp, phố Hàng Đào trước...



...và sau khi quân Pháp rút



Người dân tụ tập trên phố Lò Sũ sau khi quân Pháp rút đón đoàn quân giải phóng





Ngay khi những người lính Pháp cuối cùng đi qua bên kia cầu Long Biên, người dân Hà Nội đã dựng cổng chào, treo biểu ngữ đón chào đoàn quân trở về.





Ông Trịnh Đình Tiến - con trai chủ nhà máy thuỷ tinh Thanh Đức: “Năm ấy tôi 16, đã biết chụp ảnh đẹp ra phết, mà không hiểu sao tôi chỉ thích cổng chào. Người Hà Nội làm đến 15 cổng chào để mừng quân ta trở về. Hà Nội 36 phố nghề, phố nào làm cổng chào bằng chất liệu của nghề ấy: phố Hàng Bông thì cổng chào bằng bông, phố Hàng Đào thì cổng chào bọc lụa đỏ, phố Hàng Nón cổng chào kết bằng nón, phố Hàng Thiếc cổng làm bằng thiếc. Tôi chụp tất cả nhưng tiếc quá, nay chỉ còn giữ lại được mấy cái ảnh của cổng: Hàng Nón, Hàng Bông, Hàng Khay, Hàng Thiếc”.



Phố Hàng Thiếc với cổng chào làm bằng tôn gò

Phố Hàng Nón với những chùm đèn lồng bằng nón





Để chuẩn bị sẵn sàng cho các đoàn quân tiến vào, từ ngày 5-10 đội Trật tự gồm 158 công an có vũ trang vào Hà Nội, nhận bàn giao các đồn cảnh sát, các cơ quan công an của Pháp và nguỵ quyền.



"Từ sáng 9.10, tôi đã lấy xe khoác 2 chiếc máy ảnh hiệu Rolleiflex và Leica 24 x 36, ống kính Sumicron 7 Lentillet đi khắp các đường phố, ghi lại nhiều việc chuẩn bị tiếp quản như: Dựng cổng chào mừng; tháo quốc kỳ Pháp, treo quốc kỳ VN tại Ty Cảnh sát (nay là trụ sở CA quận Hoàn Kiếm); cảnh ông Thẩm Hoàng Tín - nguyên Thị trưởng thành phố của thực dân Pháp trao trả quyền lực..." - Phan Xuân Thuý



Trên Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trước cửa toà nhà kem Hồng Vân, Long Vân



Người dân xúm lại lại quanh xe tuyên truyền kế hoạch tiếp quản để hỏi tin tức về các đoàn quân



Mang cờ, hoa, biểu ngữ đổ ra đường.



Ai cũng cố tìm cho mình một vị trí để đón chờ...

.....

Năm 2004 những bức ảnh như thế này được tập hợp lại trong một triển lãm mang tên "Ngày tiếp quản qua ống kính người Hà nội". Năm mươi năm, quãng thời gian một đời, với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo, bạn của Lê Bảo Tháp,  người đồng tổ chức cuộc triển lãm tâm sự với  Báo Tuổi Trẻ :  “Khi anh Dương Trung Quốc bàn về dự định làm một cuộc triển lãm như thế, việc đầu tiên là tôi nhớ đến tấm ảnh cậu bé Lê Bảo Tháp. Hà Nội còn nhiều nhà lưu giữ những tấm ảnh kỷ niệm đầy ý nghĩa như thế, nhưng vì nhiều lý do, có người chưa muốn đưa ra.

Thời gian qua lâu rồi nhưng đâu đó vẫn còn chút gì như là mặc cảm, như là giận dỗi. Cứ nghĩ mà xem, thời ấy mà đã có tiền sắm máy ảnh, chơi ảnh cũng phải là nhà khá giả. Mà những gia đình như vậy thì mấy ai qua được cải tạo tư sản. Hôm nay vừa cờ hoa đón quân giải phóng trở về, mai đã bị gọi đi học tập.

Không phải ai cũng nhẹ nhàng mà quên hết được quá khứ. Phải có nhiều cuộc triển lãm như thế này nữa, phải có nhiều sự cởi mở và thật lòng như thế này nữa thì những mảnh ký ức riêng tư của người Hà Nội mới được cùng đem ra chia sẻ và nhớ nhung”.

.....

Tự dưng gợi nhớ câu hát của Trần Long Ẩn sáng tác sau 1975: "Những giọt nước mắt ai lăn qua môi vừa cười, và những được mất riêng của mình, đời người ai cũng có...". Đời một con người liệu chịu nổi bao lần được mất?
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #79 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 06:33:46 pm »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009_10_01_archive.html

10/10/1954 (tiếp theo)
Hà Nội ngày 9/10 trong lệnh giới nghiêm, nhà nào cũng đóng kín cửa.Sáng 10/10 thời tiết nắng hanh, Hà Nội như bừng tỉnh.




Từ sáng sớm, nhân dân Thủ đô đã quần áo tề chỉnh, mang cờ hoa, ảnh Bác Hồ xếp thành đội ngũ theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố... tập trung tại những ngả đường bộ đội sẽ hành quân qua.

Uỷ ban Quân chính thành phố và Đại đoàn 308 từ các cửa ô mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội. Dẫn đầu đoàn quân vào tiếp quản Thủ đô, có Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chỉ tịch Uỷ ban Quân chính và Bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó chủ tịch.

8 giờ, cánh quân phía Tây - những chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, do Trung đoàn trưởng Nguyễn Quốc Trị, Anh hùng quân đội dẫn đầu - xuất phát từ Quần Ngựa, diễu binh qua Kim Mã, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào, Hàng Ngang... Đến 9 giờ 45 phút, đoàn tiến vào Cửa Đông Thành Hà Nội.

8 giờ 45 phút, cánh quân phía Nam xuất phát từ Việt Nam học xá tiến qua Bạch Mai, Phố Huế, vòng qua Hồ Gươm, rồi vòng lại tiếp quản toàn bộ khu vực Đồn Thuỷ và Đấu Xảo.




Bộ đội tiến vào từ Chợ Mơ, qua đường Duy Tân (phố Huế ngày nay) về phía Bờ Hồ



Những bước chân trên mảnh đất Thủ đô



Lúc 9 giờ 30 phút, đoàn cơ giới và pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, Phố Huế. Đến 10 giờ 15 phút  đến Bờ Hồ, qua Hàng Ngang, Hàng Đào, chợ Đồng Xuân, rẽ sang đường Cửa Bắc, tiến thẳng vào Thành Hà Nội lúc 10 giờ 45 phút.



Trẻ em hào hứng vô tư



Súng 12.7 mm



Bộ đội trên đường Duy Tân (nay là phố Huế).



Đoàn nữ thanh niên tiếp quản trên phố Hàng Khay. (Bấm vào đây để đọc thêm những chi tiết thú vị qua câu chuyện của cô nữ sinh có mặt trong ảnh)





Đoàn xe cơ giới đầu tiên, đi bên phải là xe của đội văn công cổ vũ.



Trên đường Đinh Tiên Hoàng



Bước chân chiến sĩ Điện Biên trên đường Đinh Tiên Hoàng



Đại liên thép và chim hoà bình bông.



Người dân mang xe của mình chở bộ đội vào tiếp quản



Từ đường Đinh Tiên Hoàng đoàn xe qua quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục



tiến vào phố Hàng Đào







Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, đại đoàn trưởng Đại đoàn Quân tiên phong trên phố Hàng Đào, phía sau là xe của bác sỹ Trần Duy Hưng



Thị trưởng thành phố Hà nội - bác sỹ Trần Duy Hưng vẫy chào người dân trên phố



Thanh niên Hà nội



Trùng trùng quân đi như sóng



Pháo 105 ly, nỗi kinh hoàng của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ



Xe chiến lợi phẩm



Đoàn quân trên phố Hàng Đào



Trong dòng người tràn xuống đường có nhiều nhà báo nước ngoài



Cuộc tuần hành mừng đoàn quân chiến thắng



Tại sân Cột Cờ, với sự hiện diện của Chủ tịch Uỷ ban quân chính thành phố cùng các đơn vị quân đội tham gia tiếp quản, hàng vạn nhân dân Thủ đô phấn khởi dự lễ chào cờ mừng chiến thắng.



Đội quân nhạc







Chủ tịch UB quân chính Vương Thừa Vũ và phó chủ tịch Trần Duy Hưng trong buổi lễ chào cờ



Cờ đỏ sao vàng lại tung bay trên đỉnh cột cờ cổ kính.



Đúng 15 giờ ngày 10/10, còi Nhà hát thành phố nổi lên một hồi dài, người dân đổ về đây nghe Chủ tịch Uỷ ban Quân chính thành phố đọc bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào thủ đô nhân ngày giải phóng.

...........

Ta có thể gặp lại những hình ảnh trên trong bộ phim "Việt Nam" của đạo diễn Roman Carmen, bản đen trắng được chiếu trước đây mang tên "Việt Nam trên đường thắng lợi" với lời bình của nhà văn Nguyên Đình Thi, năm 2004 VTV mua lại bản quyển bản mầu với lời bình của chính tác giả từ Viện lưu trữ phim Moscow (Bấm vào đây để xem phim)
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười, 2013, 08:02:38 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM