Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 10:26:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội ( phần III)  (Đọc 219774 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #60 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 03:33:46 pm »


Những tấm ảnh ghi lại thời khắc lịch sử của Hà Nội thật ấn tượng, thật hay.

Có tấm nào chụp Sân bay Bạch Mai, Sân bay Gia Lâm không bác qtdc?
Pháp có để lại chiếc nào, hay mang vào Nam hết nhỉ.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #61 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 06:23:48 pm »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009/11/last-days-of-hanoi-14.html

Theo quy chế trong ngày 9/10/1954, theo giờ hẹn, tại mỗi cứ điểm có mặt sĩ quan chỉ huy Pháp đứng đón. Sĩ quan Việt nam ký giấy tiếp nhận bàn giao. Các chiến sĩ cũng tiếp nhận bàn giao, nhận vị trí đóng quân và thay thế đứng gác. Lính Pháp bồng súng chào và rút theo sĩ quan của họ.

Tiếp quản sân bay Bạch Mai


Câu chuyện của cựu đại tá Hoàng Bình, 88 tuổi - nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 346 có nhiệm vụ tiếp quản sân bay Bạch Mai:

Đúng 7 giờ sáng ngày 9.10, tiểu đoàn có mặt tại bốt gác của địch ở khu vực Nhà máy Trung Quy Mô, vị trí Ngã Tư Sở ngày nay. Quân Pháp đã đón sẵn giải phóng quân của ta ở đó với một đại đội chủ lực Âu – Phi với toàn những lính gốc Pháp.

“Tôi nhớ rõ trong đội hình quân Pháp có một tay quan ba, một quan tư và một phiên dịch. Phiên dịch bên mình mãi không có mặt, mà lại không thể để trễ giờ bàn giao được. Đích thân tôi đã ra đàm phán. Phương tiện phục vụ cho quân Pháp là 3 xe tải. Trong đó xe số 3 chở theo một khẩu trọng liên với nguyên một băng đạn, chúc họng về phía sau. Mà theo sau là đoàn quân của ta. Tôi phản đối, khẳng định chúng đã không tuân thủ theo hiệp định hòa bình. Đấu tranh một hồi, chúng im lặng và cuối cùng cũng phải rút khẩu trọng liên kia đi” - ông Bình kể. Đoàn quân được dẫn vào nhận bàn giao sân bay Bạch Mai không gặp phải sự kháng cự nào.

Khi Tiểu đoàn 346 tiến vào phía bên trong sân bay, rất nhiều phóng viên nước ngoài của các hãng thông tấn lớn nước ngoài đã trực sẵn để ghi lại từng khoảnh khắc sự thất bại của một đế quốc sừng sỏ. Những hình ảnh được chú ý nhất là 23 anh bộ đội thế chỗ vào trong 23 vọng gác quanh sân bay

Ông Bình tiếp chuyện: “Chiếc xe của Pháp chở 23 chiến sĩ của ta, có thêm tôi và một tay quan ba Pháp. Đến vọng gác nào thì lại có 1 chiến sĩ vào thế chỗ của lính Pháp đang giữ, cứ thế hết 23 vọng gác. Ở mỗi vọng gác, lính Pháp bước ra, chính tôi làm cử chỉ bắt tay và nói với họ bằng tiếng Pháp, ý rằng: “các anh đã được giải thoát”

Hình ảnh các chiến sĩ tiến vào khu vực sân bay Bạch Mai dưới sự hộ tống của những chiếc xe quân sự Pháp.


































Các chiến sĩ xuống các vị trí vọng gác quanh sân bay











Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #62 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 06:54:02 pm »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009/11/last-days-of-hanoi-11.html

48 giờ cùng binh sĩ Pháp


Ngày 8-10-1954, Tiểu đoàn Bình Ca (Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308) dưới danh nghĩa một đơn vị cảnh vệ gồm 214 chiến sĩ được trang bị súng tuyn (chiến lợi phẩm của chiến dịch Điện Biên Phủ) tiến vào Hà Nội. Họ có nhiệm vụ phối hợp với binh sĩ Pháp chốt chặn, canh gác 35 vị trí quan trọng nhất trong nội thành gồm các công sở, nhà máy điện, nhà máy nước, các cơ sở giao thông công chính, bưu điện, đường sắt, xe điện...Thời gian "chung sống" với binh sĩ Pháp chỉ có 48 giờ, nhưng đó là những giờ phút thử thách phức tạp và căng thẳng.

Trước khi vào Hà Nội, các chiến sĩ được quán triệt nhiệm vụ: tiếp nhận sự bàn giao các vị trí đóng quân của Pháp, bảo đảm đời sống bình thường của Thủ đô, đặc biệt là điện và nước, bảo đảm an toàn cho đại quân vào tiếp quản ngày 10-10-1954, sẵn sàng chiến đấu, nếu địch gây chiến phá hoại Hiệp định, trở thành những tổ chiến đấu đóng chốt kiên cường trong lòng địch.

Trong entry này ngoài ảnh của Howard Sochurek còn có những bức chưa rõ tác giả. Câu chuyện của đại tá cựu chiến binh Vũ Huy Hậu (nguyên chính trị viên Tiểu đoàn Bình Ca) giúp ta hình dung rõ hơn bối cảnh những ngày này:

Tại Hội nghị Trung Giã, Pháp yêu cầu những người vào trước chỉ mang theo tiểu liên tuyn (chiến lợi phẩm thu được của Pháp), không mang súng trường, trung liên và lựu đạn vì súng trường và trung liên dùng để bắn tỉa rất tốt, gây lo ngại cho lính Pháp khi phải tiếp cận với quân ta. Ngoài súng đạn và những trang bị cần thiết cho sinh hoạt, chúng tôi mang theo một cái chổi đề phòng khi tiếp quản, công ty vệ sinh chưa làm việc thì có chổi quét đường, giữ cho thành phố luôn sạch sẽ.

Ngày 11/9/1954, chúng tôi bắt đầu từ Sơn Tây (Phùng) qua đò Châu Phan sang Chi Đông, Vĩnh Phúc rồi hành quân về Phù Lỗ để học tập 10 điều kỷ luật và các chính sách ở vùng mới giải phóng của Chính phủ.

Ngày 7/10, chúng tôi hành quân về làng Vân ở sát bốt phía bắc cầu Đuống và nghỉ đêm tại đây. Bà con rất phấn khởi đón chúng tôi. Biết ngày mai chúng tôi sẽ sang Hà Nội sớm, bà con lo bữa ăn sáng cho chúng tôi: người mang gà, người mang rau đến... Anh nuôi từ chối mãi không được.

Theo Hiệp định Trung Giã, Pháp sẽ đón chúng tôi tại cầu Đuống. Đúng 8 giờ sáng ngày 8/10/1954, chúng tôi đã có mặt ở phía bắc cầu Đuống. Đứng chờ khoảng 15 phút, một hạ sĩ quan của Pháp ra mời chúng tôi vào cầu. Lễ đón chính thức đoàn chúng tôi được tổ chức trên cầu Đuống.




Các chiến sỹ đặt chân lên cầu Đuống



Chính trị viên Vũ Huy Hậu đi chính giữa

Tại đây, một viên quan ba Pháp và đoàn tuỳ tùng ra đón. Cùng đi với họ có đồng chí Vi, nguyên Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Bình Ca, nay được phái sang làm việc tại Uỷ ban Liên Hiệp đình chiến. Anh Vi giới thiệu với viên quan ba Pháp: “Ông Hậu là commandant du bataillon” (Chỉ huy tiểu đoàn). Viên quan ba tỏ thái độ kính trọng và lịch sự đón tiếp chúng tôi. Sau khi làm thủ tục, anh Hậu cùng viên quan ba dẫn đoàn qua cầu, về Hà Nội. Đầu cầu phía Hà Nội, một tiểu đội lính Pháp đứng bồng súng chào, khi đoàn chúng tôi đi qua.

Một đoàn xe GMC và xe bọc thép hộ tống đưa chúng tôi về Hà Nội. Bầu trời Hà Nội hôm ấy đầy mây, gió mùa đông bắc tràn về thỉnh thoảng lại đổ xuống một trận mưa nhỏ. Lấy lý do trời mưa, viên quan ba Pháp yêu cầu các xe phủ bạt kín nhưng thực ra họ muốn dân không nhìn thấy bộ đội trên xe. Nhưng khi đến Gia Lâm, một số anh em ngồi ở đầu xe vén bạt, nhô đầu ra ngoài, nhân dân nhìn thấy bộ đội, ùa ra đường vẫy chào. Viên quan ba Pháp tỏ ý không hài lòng, chỉ huy xe phóng nhanh về Hà Nội.

Đến Hà Nội, xe đưa chúng tôi về tập kết tại Trụ sở Ban Liên hiệp đình chiến, đóng ở nhà thương Đồn Thuỷ (nay là Viện Quân y 108). Tại đây, tiểu đoàn chúng tôi được chia thành 35 tổ, mỗi tổ có từ 3 đến 5 người, đứng thành đội ngũ chỉnh tề. Một nữ phóng viên người Pháp liên tục đưa ống kính về phía chúng tôi để ghi lại những hình ảnh mà bà chưa từng thấy bao giờ. Nét mặt những người gặp chúng tôi lộ vẻ căng thẳng buồn bã. Để xua tan không khí căng thẳng, tạo thuận lợi cho công việc sắp tới, anh Doãn Thạch Khôi, chính trị viên Đại đội 261 hô: “Vive la pair!” (Hoà bình muôn năm) rồi chủ động tới bắt tay sĩ quan Pháp.

Ôtô của Pháp đưa chúng tôi về 35 vị trí có quân Pháp đóng. Đây là những vị trí quan trọng, Pháp đã chiếm giữ ngay từ khi chúng đặt chân đến Hà Nội, như: Phủ toàn quyền, toà thị chính, Toà án tối cao, Sở Cảnh sát Bắc Việt, nhà máy điện, nhà máy nước, nhà máy đèn Bờ Hồ, ga Hàng Cỏ, nhà tù Hoả Lò, Bệnh viện Bạch Mai.




Sự xuất hiện của những cán bộ chiến sĩ ảnh vệ thu hút sự chú ý của ngưòi dân Hà nội (ảnh Sochurek)

Kẻ địch ráo riết thực hiện âm mưu trao trả chúng ta một Hà Nội tan hoang, xơ xác, rỗng tuếch thì việc đầu tiên chúng phá chính là những nơi này. Nếu thực hiện được âm mưu đó, chúng sẽ gây cho ta không ít khó khăn. Do đó, bằng bất cứ g
iá nào chúng ta cũng phải giữ, không để chúng cưỡng bức dân di cư, không cho chúng phá hoại hoặc lấy đi bất cứ thứ gì của ta. Chúng tôi bước vào cuộc chiến đấu mới, giữa hang ổ quân địch phải đối phó với nhiều khó khăn, thử thách không lường hết được, kể cả việc bị chúng thủ tiêu.. Nhưng chúng tôi quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nhận được tin địch có âm mưu phá hoại nhà máy điện, nhà máy nước, do đó lực lượng ở hai nơi này đã được tăng cường. Ở nhà máy nước Yên Phụ, chiều ngày 8, địch đưa tới những bao bột trắng, đặt quanh giếng nước lọc, cơ sở của ta ở nhà máy nghi là thuốc độc nên đã bí mật liên hệ với đơn vị đấu tranh ngăn chặn, buộc địch phải chuyển những bao đó đi.

Ở trại pháo binh Ngọc Hà, địch định phá doanh trại. Đồng chí Nguyễn Hữu Thanh đã phải đấu tranh với chúng để giữ lại. Đặc biệt, ở bốt Công chính Hàng Vôi, bọn lính lê dương nhiều lần giả vờ say rượu, đòi lấy súng của ta. Chúng nói tiểu liên tuyn là súng của Pháp, phải trả lại chúng. Đồng chí Nghệ đã phải đấu tranh quyết liệt với chúng để giữ lại. Không phải chỉ có âm mưu phá hoại vật chất, chúng còn nhiều cách để dụ dỗ anh em ta đi vào Nam.

Khi đến Sở Cảnh sát Bắc Việt trên đường Trần Hưng Đạo, nay là Sở Công an Hà Nội, chúng tôi thấy địch đã căng một băng khẩu hiệu rất to trên lan can tầng 2, cắt bằng giấy vàng dán trên vải đỏ: “Có đi vào Nam hay là ở lại để đi vào trại của Lý Bá Sơ?” (đồng chí Lý Bá Sơ là giám đốc trại giam của ta). Đây là một thủ đoạn thúc ép dân di cư. Chúng tôi đã đấu tranh yêu cầu chúng gỡ xuống. Chúng đã phải làm theo.

Trắng trợn hơn, chúng còn dùng gái để lôi kéo anh em ta. Đã xảy ra một chuyện như sau: Ngày 9/10, đồng chí Nguyễn Văn Phiên ở tổ cảnh sát Bắc Việt vừa mới bước ra cửa, có một phụ nữ từ đâu chạy tới, ôm chầm lấy, khóc nức nở, trách móc: “Anh ơi, anh đi đâu lâu thế mà chẳng nói năng gì với em?”. Nhân dân xung quanh thấy vậy xúm lại rất đông. Đồng chí Phiên ngớ người, không biết chuyện gì. Sau có một người dân hỏi mới biết cô ta ở Hải Dương, còn đồng chí tên Phiên thì ở Nghệ An (đồng chí Phiên nói tiếng Nghệ An). Mọi người ồ lên: “Cô nhầm rồi”. Lúc đó cô ta mới buông đồng chí Phiên ra rồi lặng lẽ bước đi.

Ngoài những chuyện phá hoại, chúng còn gây cho tiểu đoàn chúng tôi không ít khó khăn. Những ngày ở Hà Nội, việc ăn uống của chúng tôi do anh nuôi nấu. Ngày 2 bữa, Pháp phải chở xe đưa đến từng nơi, nhưng không bữa nào nó đưa đi hết 35 vị trí, chỉ khoảng một nửa, còn lại chúng “quên”, làm nhiều nơi anh em bị đói. Có nơi chúng “quên” cả hai ngày liền. Tại Sở Cảnh sát Bắc Việt, trong hai ngày chúng chỉ đưa đến cho chúng tôi một bữa. Một trong những điều quy định đối với bộ đội khi vào tiếp quản là không được mua bán hoặc nhận quà cáp của bất kỳ ai. Do đó không có cơm anh em chỉ có nhịn đói. Có nơi quân Pháp thấy anh em không có gì ăn, đem cho bánh mì, anh em không nhận, họ rất ngạc nhiên.

Do có thái độ kiên quyết nhưng cũng rất mềm dẻo của ta cho nên mọi âm mưu của địch không thực hiện được, trái lại, nhiều tên còn tỏ ra muốn thân thiện với ta. Có những tên lính khi thấy anh em ta hát, muốn đến chơi, nhưng sĩ quan của nó cấm.

Ở Sở Cảnh sát Bắc Việt, tối ngày 8/10, có một người lính nấu ăn, đến xem hát và nói chuyện với chúng tôi, đang xem bị một sĩ quan gọi lên, tát mấy cái rồi cấm không cho đến. Đêm, anh ta lại lẻn xuống, ném vào chỗ chúng tôi mấy bao thuốc lá. Qua câu chuyện anh ta kể, chúng tôi biết anh là người Đức, bị Pháp bắt làm tù binh trong Chiến tranh thế giới thứ II, đưa sang Việt Nam để phục vụ cho chúng. Ở nhà anh ta còn mẹ và em gái, muốn ở lại với chúng ta để mau chóng được về nước. Chiều ngày 9/10, khi Pháp rút đi, chúng điểm quân không có mặt, cho đi tìm mãi mới thấy anh ta ngồi trong một cái tủ ở tầng 2 đóng cửa lại. Chúng bắt, đánh một trận rồi tống lên xe.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #63 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 07:03:19 pm »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009/11/last-days-of-hanoi-6.html

Tiếp quản Hành chính

Thực hiện hiệp định chuyển giao Hà Nội đã ký kết,  từ ngày 2-10-1954, Đội hành chính gồm có 2 ban với 422 người và 53 nhân viên phục vụ, 10 thư ký và phiên dịch, đã vào thành phố, cùng phía Pháp tiến hành kiểm kê từng cơ quan, công sở, công trình công cộng… để chuẩn bị bàn giao.

Chiều 1/10/1954, đoàn cán bộ đầu tiên đi từ Phủ Lỗ về Hà Nội bằng xe vận tải của Pháp. Với nhiều lý do, các xe đều che kín mui suốt đường đi, và chạy rất nhanh khi vào thành phố nhưng nhân dân vẫn phát hiện ra sự xuất hiện của đoàn cán bộ. Sochurek cũng chộp được (dù thoáng qua) cảnh người dân Hà nội trên ngã tư Vườn Bình Than (ngã tư Trần Thánh Tông và Trần Hưng Đạo ngày nay) tò mò nhìn theo đoàn xe chở cán bộ tiếp quản.




Chỗ ở của đoàn là khu De Lanessan (quân y viện 108 ngày nay), nơi lính Pháp đã rút hết. Trụ sở của Ban chỉ huy cũng đóng trong bệnh viện này.







Từ ngày 2/10/1954, sau khi trưởng đoàn Việt nam và Pháp thống nhất các vấn đề như trụ sở làm việc, thủ tục giới thiệu người có trách nhiệm của đôi bên ở mỗi công sở, các cán bộ bắt đầu đến các cơ quan hành chính làm nhiệm vụ tiếp quản. Chùm ảnh Sochurek chụp trong khu Lanessan phản ánh không khí khẩn trương và căng thẳng: từng tốp cán bộ chia theo ngành toả xuống các công sở với sự hộ tống của cảnh sát và lính Pháp.















Với thời hạn 7 ngày Đội hành chính có nhiệm vụ kiểm kê hàng trăm cơ quan, công sở, công thự, nhiều nơi trong số đó hồ sơ, tài liệu thiếu nhiều, tài sản bị đối phương chuyển vào Nam. Đội tiếp quản hành chính phải chuẩn bị hồ sơ tài liệu, thu thập chứng để đấu tranh đòi phía Pháp hoàn trả những tài sản lấy đi. Đến hết ngày 8/10 đã hoàn thành việc ký biên bản bàn giao các công sở (trừ Sở Bưu điện). Đọc thêm ở đây

Một số ảnh Sochurek chụp công việc tiếp quản công sở Hà nội:
















Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #64 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 07:13:58 pm »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009/11/last-days-of-hanoi-7.html

"Điểm nóng"

Sở Bưu điện là một điểm nóng trong tiếp quản các công sở. Tại Bưu điện Hà Nội, lúc bàn giao chỉ còn lại một tổng đài cộng điện 1.500 số và gần 600 thuê bao nhưng địa chỉ không rõ ràng. Việc tài sản bị Pháp lấy đi gây trở ngại cho hoạt động của công sở. Đội tiếp quản hành chính, một mặt phải chuẩn bị tài liệu, thu thập chứng cứ về việc Pháp chuyển tài sản, mặt khác dựa vào sự ủng hộ của Uỷ ban giám sát quốc tế đấu tranh đòi phía Pháp trả lại những tài sản bị lấy đi. Cuối cùng những tài sản của Sở Bưu điện đã được trả lại chuyến đầu tiên là ngày 8/10.

Ống kính của Sochurek bám rất sát diễn biến tại điểm nóng này. Ông có mặt từ rất sớm tại khu Lanessan




Tại Đại bản doanh của các đội tiếp quản, ngoài xe tải còn xuất hiện nhiều xe con cắm cờ Pháp và Việt nam





Các cán bộ lên xe chuẩn bị xuống công sở. Để ý kĩ về sau sẽ nhận ra  họ trong nhiều bức ảnh chụp cảnh làm việc





Tâm trạng hồi hộp của Ban lãnh đạo Nha giám đốc bưu điện Bắc Việt









và sự trịnh trọng trong đón tiếp.





Buổi làm việc bắt đầu bằng màn giới thiệu. Bầu không khí xã giao ban đầu mất dần, sự căng thẳng hiện dần trên mặt những người trong cuộc, và lan xa môi trường làm việc xung quanh.



















Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #65 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 11:09:36 pm »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009/11/last-days-of-hanoi-15.html

Khoảng lặng dông bão


Hà nội những ngày Pháp rút quân chìm trong không khí chết lặng. Mưa tầm tã, nhà cửa đóng kín, đường phố vắng ngắt, nạn trộm cướp hoành hành dù ban bố lệnh giới nghiêm về đêm.   

"Suốt ngày 9-10, tôi len lỏi đến thăm các gia đình nội ngoại quen biết, kể cả các gia đình họ hàng của bố mẹ nuôi. - GS sử học Trần Quốc Vượng kể về những ngày này - Nhưng các tối ngày 8, ngày 9 nhà nào cũng treo xoong, nồi nhôm, chậu thau đồng để khua gõ báo động khi có bọn "hôi của" nhân "tranh tối tranh sáng" lúc ta - Pháp bàn giao đề đột nhập vào các nhà dân làm bậy. Những tối đó (và trước nữa), cổng nhà nào nhà nấy đều đóng im ỉm. Tôi vào nhà quen, giật chuông chờ ở cổng sắt khá lâu, phải có người ra hé cái cửa nhỏ trong cổng nhận mặt, cật vấn rồi mới cho vào (hoặc không cho vào).

Những bức ảnh của Sochurek phản ánh một Hà nội căng thẳng nín thở như thế.




Sân bay Bạch Mai với những nhà để máy bay trống không và đám cảnh khuyển bị bỏ lại



tình tự bên những hố rác



và chạy rông trên những đường băng



Nhà tù Hoả Lò với các buồng giam trống rỗng



Từ trước đó, sau khi hiệp định Geneve được kí kết, người Pháp đã thả rất nhiều thường phạm, trong số đó đa số là nữ tù.



Các công sở, nhà máy được bàn giao cho các đội tiếp quản hành chính. Cảnh ca làm việc cuối cùng của người Pháp tại nhà máy điện Yên Phụ.



Nhà máy bia Hà nội



với mẻ bia cuối được kiểm tra chất lượng bởi những kĩ sư Pháp



Khung cảnh đổ nát trong các phân xưởng sản xuất cho thấy các nỗ lực bảo vệ nhà máy không đạt được kết quả mong muốn



Khẩu hiệu Rửa tay rồi hãy vào làm việc trái ngược với ...



khung cảnh mất vệ sinh xung quanh



Người Pháp tìm cách chuyển vào Nam các đầu tầu, công nhân ủng hộ chế độ mới tìm cách giấu đi những thiết bị quan trọng để phá kế hoạch này khiến giao thông đường sắt tê liệt.



Ga Hàng Cỏ vắng hoe, trái ngược hoàn toàn quanh cảnh mấy ngày trước đó đầy ứ dòng người hoảng loạn chen lấn lên các chuyến tầu xuống Hải Phòng để cư vào Nam



Khách chờ tầu trên sân ga giờ là...



đám súc vật thả rông





Càng gần đến thời điểm 10.10 không khí càng căng thẳng.  Đường phố với những ngôi nhà đóng chặt cửa



Phố Cầu Gỗ sáng 09.10: Mưa, phố xá chết lặng.



Lác đác cuối phố bóng những quân nhân pháp đứng chờ xe rút quân



Phố Hàng Đào. Người lính Pháp cuối cùng trên nền Hồ Gươm mờ mịt trong mưa. Vài người dân tò mò theo dõi tình hình dưới phố từ ban công nhà mình.



Bến xe điện Bờ Hồ trên quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (đối diện toà nhà Hàm Cá Mập ngày nay) hoang vắng. Cầu Thê Húc co mình trong cái lạnh của cơn mưa tháng Mười.
Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #66 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 12:41:47 am »

Từ trước đến giờ, thường thì em không xem kĩ các bức ảnh Hà Nội xưa, một phần là do mấy chủ đề em thich không liên quan nhiều đến các bức ảnh này,  nên có thể đã thấy trên net, nhưng không quan tâm nhiều lắm.
Mấy ngày hôm nay đọc những bài viết và xem kĩ những bức ảnh do bác sưu tầm và đăng lại lên trên này, thậm chí cũng có bỏ thêm thời gian để mày mò tìm hiểu thêm, em chợt như cảm nhận và hiểu thêm được khá nhiều điều về Hà Nội, nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Đặc biệt là trong bài viết phía trên, em cảm thấy rất rõ cái không khí ngột ngạt đến đáng sợ của thời khắc chuyển giao, tranh tối tranh sáng,
Mặc dù đã hiểu rất rõ những gì sẽ diễn ra vào ngày hôm sau, 10/10/1954, nhưng cảm giác căng thẳng không hề mất đi, và đúng là mình như đang phần nào  "sống lại trong những khoảnh khắc đó"
Qua đó mới thấy phục cái tài của nhà nhiếp ảnh, đã lưu lại và truyền tải những khoảnh khắc lịch sử này một cách chân thực đến vậy.
Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #67 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 01:50:52 am »

Bạn star nói có lý. Lịch sử xảy ra chỉ có 1 lần, nhưng nhận thức về lịch sử thì nhiều lần. Năm nay là 140 năm kể từ lần Pháp đánh Thành Hà Nội lần đấu tháng 11 năm 1873, và hải quân luôn đi trước một bước trong các cuộc xâm lược. Trong năm thứ 140 kể từ ngày Pháp nã pháo đánh thành Hà Nội lần đầu, trong năm thứ 59 kể từ ngày De Castries gọi điện báo Cogny là "họ ở khắp nơi quanh hầm của tôi và họ đang tràn ngập" còn Cogny bảo De Castries là "thôi chào anh bạn già!", CH Pháp và CHXHCN Việt Nam lại coi nhau là đối tác chiến lược. Các công ty Pháp trong vài năm tới sẽ đào bới Hà Nội để làm đoạn ngầm của đường xe điện trên cao tuyến Nhổn-Ga Hà Nội cùng với tuyến xe điện trên cao phía Hà Đông của các công ty Trung Quốc. Vậy là không còn cảnh quân Pháp và quân Cờ Đen uỵch nhau tại Hà Nội dẫn đến sĩ quan hải quân Pháp Garnier bị mất đầu ở Cầu Giấy. Lịch sử có phần lặp lại nhưng trên một bình diện khác và cũng khá trớ trêu.

Howard Sochurek quả là một nhà báo rất giỏi của tạp chí LIFE.

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009/11/last-days-of-hanoi-8.html

Ngày 5-10, Đội Trật tự gồm 158 công an có vũ trang vào Hà Nội, chuẩn bị nhận bàn giao các đồn cảnh sát, các cơ quan công an của Pháp và nguỵ quyền. Công việc của  đội trật tự diễn ra  thuận lợi. Chỉ trong một buổi sáng đã hoàn thành việc giới thiệu giữa hai bên và ngay sau đó, các công an viên của Việt Nam được phân công đi các đồn ngay. Các quận đều có bàn giao riêng, trừ quận IV vì Pháp không ký nên phía Việt Nam cũng không ký.

Tiếp quản Ty Công An thành phố

Từ trước tới nay, qua các bức ảnh của cụ Phan Xuân Thúy (bấm vào đây), rất nhiều người nghĩ sự kiện tiếp quản Ty Cảnh sát thành phố diễn ra cùng ngày với với việc treo cờ trên nóc toà nhà này. Thực ra hai sự kiện này diễn ra cách nhau vài ngày. Từ sáng 05/10/1954 đội trật tự (công an) đã tới làm công tác tiếp quản ở đây, nhưng tới tận 09/10/1954 sau khi những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, Hà nội hoàn toàn thuộc về ta thì lá cờ đỏ sao vàng mới được treo lên để đón chào đại quân tiến vào thành phố sáng 10/10/1954.

Trong "Last Days of Hanoi" Sochurek chụp hàng trăm bức ảnh về sự kiện này. Rất nhiều gương mặt cán bộ, chiến sĩ cảnh sát Việt nam được ghi lại nhưng không thấy ai trong số họ được giao nhiệm vụ chụp ảnh ghi lại sự kiện này. Ngành công an Việt nam chắc phải cám ơn Sochurek vì những tư liệu ảnh quý giá này. Với những ai chưa "được" vào Công an quận Hoàn Kiếm thì đây sẽ là "cơ hội miẽn phí" để lọt vào trong đó.

Căn cứ vào vị trí của toà nhà và bóng nắng trong các bức ảnh có thể xác định giờ diễn ra sự kiện tiếp quản Ty Cảnh sát thành phố vào lúc xế trưa.




Một cán bộ xách cặp xuất hiện, người này hình như tới bằng  xe jeep, vì không biết tên tạm gọi là Mr.Cặp-Sách



Mr.Cặp-Sách chắc là thủ trưởng vì đích thân Sếp đồn (người đội mũ ca-nô, đeo kính râm) ra đón.



Giới thiệu nhân sự giữa hai bên. Ở trung tâm là năm nhân vật VIPs của sự kiện (theo chiều kim đồng hồ): Sếp Canô-Mắt Kính, Sếp trưởng Jules Arnaud, Mr.Cặp-Sách, Mr.Sâu-Mắt, và Mr.Thông-Ngôn



Các sĩ quân cấp dưới đứng dàn hàng ngang đối diện nhau



Mr.Cặp-Sách giới thiệu các cán bộ phía Việt nam. Sếp Canô-Kính Mắt chắc hài lòng trước tác phong quá chuẩn của anh chàng Cười-Cưòi này



Động tác ngoại giao trước ống kính phóng viên. "Tỏi gà" giấu dưới lần áo đại cán của mấy cán bộ Việt nam bị lộ hàng.



Trên tầng hai của toà nhà Sếp trưởng Jules Arnaud dẫn Mr.Cặp-Sách lên gặp một VVIP, họ trao đổi vài phút trước khi vào gặp người này



Thảo luận công việc chỉ có bốn người: Mr.Cặp-Sách với cái vật bất ly thân để trên bàn, Mr.Thông -Ngôn (bên trái), VVIP (bên phải) và Mr.Sâu-Mắt (gần như khuất mặt)



Một góc chụp khác dưới biển tiêu chỉ của ngành cảnh sát thời đó: Công - Liêm - Minh - Chính. Tiêu chỉ thời nay là gì?



Trong lúc các VIPs đang làm việc đám cán bộ cấp dưới tranh thủ tán chuyện ngoài hành lang. Ngoài anh chàng Cười-Cười có thêm một cán bộ (dứng noài cùng bên trái) tạm gọi Mr.Nghiêm-Trọng.



Sếp Jules Arnaud cùng Mr.Cặp-Sách trở xuống dưới sân







Ba bức ảnh chụp liên tiếp cho thấy toàn cảnh sân Ty cảnh sát. Hai nhóm chỉ huy đang trao đổi riêng. Ở cổng vào, trên bức tường bên trái, nếu để ý sẽ thấy treo một tấm gương lớn - loại mệnh lệnh không lời nhắc mọi người chỉnh đốn lại cảnh phục.



Có vẻ trong vụ này Sếp Arnaud thích đứng ngoài



lắng nghe mọi ngưòi trao đổi công việc



Nhưng dù sao cũng là cấp trưỏng nên Sếp Arnaud đành đứng vào vòng trong



Súng của cảnh sát viên đứng vòng ngoài này trông ghê quá



Sếp Canô-Mắt Kính - người được phân công trực tiếp điều hành sự kiện này đang thảo luận cùng Mr.Cặp-Sách và Mr.Sâu-Mắt việc tập trung đoàn cảnh sát gần trăm người trong khoảnh sân này















« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2013, 07:08:19 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #68 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 10:45:58 am »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009/11/last-days-of-hanoi-9.html

Tiếp quản Ty cảnh sát thành phố (tiếp theo)



Cả đoạn phố bên Bờ Hồ ách tắc vì sự xuất hiện của đoàn cán bộ, trong sắc phục cảnh sát, vai đeo ba lô họ diễu trên phố, các cảnh sát Pháp dẹp đường. Rất đông dân chúng, người đi đường dừng lại theo dõi.



Đến đầu phố, dưới tấm biển Đại lộ Lê Thái Tổ đoàn ngưòi rẽ vào Ty cảnh sát thành phố



Dân chúng bám theo trên ngã tư Lê Thái Tổ - Tràng Thi - Hàng Khay - Bà Triệu



Người dân tụ tập bên phía đối diện theo dõi diễn biến tiếp theo. Toà nhà đầu phố Duy Tân (số 1 Bà Triệu) bây giờ đã đổi khác



Người lính này vội vã ghi lại hình ảnh đoàn cảnh sát Việt nam



Ty cảnh sát trên góc phố Lê Thái Tổ - Tràng Thi. Đó là một toà nhà hai tầng gồm hai dãy hướng ra  hai phố, tạo thành hình chữ V, cổng vào ở đấy chữ V. Khoảng sân bên trong đầy ních người.



Mr.Nghiêm-Trọng và Mr.Cặp-Sách đón đoàn cảnh sát viên



Họ tiến vào sân,



xếp thành hàng phía trước dãy phòng làm việc bên phải, xen kẽ giữa các cảnh sát viên là các cán bộ chỉ huy mặc bộ đại cán.



Các cảnh sát nhận lệnh xuống các quận trong thành phố.



Mỗi nhóm cán bộ (gồm một chỉ huy và vài cảnh sát viên)



được chia theo danh sách lập sẵn sẽ làm việc cùng đối tác Pháp.



Đoàn cán bộ rút dần xuống địa bàn





Không khí trong sân trở nên yên tĩnh hơn



Lãnh đạo của hai bên tiếp tục trao đổi công việc



Nhóm Arnaud, Mr.Nghiêm-Trọng và Mr.Cười-Cưòi thiếu thông ngôn, công việc này được giao cho một cảnh binh người Việt đảm nhiệm



Từ đầu buổi, trên sân Ty cảnh sát hiện diện rất nhiều kiểu cảnh phục, tuỳ thuộc vào chức vụ. Những người đội mũ có chữ CB (cảnh binh) này có lẽ là chức vụ thấp nhất.



Các sếp chỉ huy thở phào vì phần lớn công việc suôn sẻ.



Đã xế chiều. Một số cảnh sát viên chốt lại Ty cảnh sát, những ngưòi khác ra về.

Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #69 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 11:06:25 am »

Nguồn: http://tranthanhnhan1963c.blogspot.com/2009/11/last-days-of-hanoi-4.html

Mang theo

Theo nội dung của Hiệp định việc chuyển giao phải bảo đảm bảo hoạt động của thành phố không bị gián đoạn. Trên thực tế, theo những người trực tiếp tham gia tiếp quản, cũng như những bằng chứng Roman Carmen đưa ra trong phim "Việt nam" thì quân đội Pháp, với mục đích biến Hà nội thành một thành phố trống rỗng, hỗn loạn trước khi chuyển giao cho Việt nam, đã chuyển xuống Hải Phòng để đưa vào Nam nhiều hồ sơ, tài liệu, thiết bị, máy móc. Để đối phó với thủ đoạn này, tại những vị trí quan trọng như bưu điện, nhà ga, nhà máy điện... công nhân, viên chức đã thay nhau trực bảo vệ  hoặc cất giấu những thiết bị quan trọng, hoặc cung cấp cho cán bộ tiếp quản danh mục các tài sản gốc làm bằng chứng để đấu tranh đòi bồi hoàn những tài sản bị Pháp tẩu tán. Phía Pháp đã phải trả lại hoặc kí biên bản chấp nhận bồi thường. (Đọc thêm về vấn đề này)






Trong "Last Days of Hanoi" có những bức ảnh Sochurek chụp binh lính Pháp di chuyển tài sản vào Nam.



Những chiếc gường sắt trong bệnh viện Lanessan (nay là Quân y viện 108 và một phần của bệnh viện Hữu nghị)



được tháo rời thành từng mảnh



xếp gọn và chuyển lên xe



và bỏ lại

Hà nội, ngày đầu tháng Mười. Tướng Rene Cogny và tướng Raoul Salan cùng đoàn tuỳ tùng viếng nghĩa trang binh sỹ Pháp lần cuối cùng.


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM