Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 09:33:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội ( phần III)  (Đọc 219571 lần)
0 Thành viên và 5 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #390 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2013, 12:44:00 pm »

Thợ việt + chủ quản lý tấy = sản phẩm tốt giá hợp lý cạnh tranh được.
Thợ việt + chủ quốc doanh = sản phẩm đầu tốt sau tồi cuối chẳng ai mua.
Vì vậy rất nhiều doanh nghiệp lớn của Việt bây giờ có quản lý nước ngoài làm thuê cho chủ Việt. Kheo léo thủ công nghiệp người việt thuộc dạng số 1. Thông minh nhìn xa thì cũng không kém người ta mấy, nhưng không muốn đi chắc mà muốn đi nhanh dẫn đầu nên thành ra tà tà đi sau. Một anh thợ cơ khí đất phòng làm được đủ mọi loại súng lục thế giới nếu đưa mẫu cho anh ta và đã được Công an Hải phòng mời cộng tác phá án. Bác CSVD có nổi máu nghề phục vụ nhân dân ngày xưa muốn đi bắt kẻ gian mà không có vũ khí thì ra bắc xuống phòng có ngay giá rẻ.
Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #391 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2013, 02:04:25 pm »

   Cho dù thời buổi này rất nhiều máy chụp hình kỹ thuật số thế nhưng người Hà nội vẫn thích thú vui, nghề vẽ truyền thần, tốc họa.

   Cứ đến những ngày hội, tết thì ở “cây chin gốc” ven hồ Gươm vẫn có những họa sỹ trẻ như thế này.






    Và tác phẩm sudoan5 của anh


Logged

Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #392 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2013, 03:11:38 pm »

Toàn thế giới đang học bí kíp máy làm nhang (hương) của Việt Nam.  Grin
Trước đây máy của Đài Loan là số một. Nhưng nay laọi máy đó phải bán ve-chai vì không địch nổi công nghệ máy VN.
Máy tai-oăn to bự, cồng kềnh, chậm, tốn điện.
1 chiên da K nay thành chiên gia chế máy này đã phát huy tinh thần khôn lỏi, làm ăn nhỏ của nông dân xứ ta mà chế tahfnh cái máy làm nhang vô cũng hiệu quả và ít tốn điện. Sau đó anh ta lại chế thêm bộ tiếp tăm nhang ... tương tự như cuộc cách mạng về máy dệt thời xưa vậy!  Grin

Nay nơi nơi có máy làm nhang, nghề làm nhang thủ công đã chính thức thất truyền!  Cry

Đây Chiên da K thành chiên gia máy làm nhang, thiếu úy (89 là 4/) Phạm Xuân Thủy
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #393 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2013, 03:21:54 pm »

Thợ vẽ thời nay CSVD : vẽ chân dung bác sư đoàn 5 trong 10 phút đây - Liệu có thể lấy của bác 5 nghìn được không ?



ai lại như ông thợ vườn hoa cụ Lý của bác chán quá làm giảm sự đẹp trai của bức truyền thần .

Logged

Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #394 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2013, 03:27:22 pm »

Chuyên da này gần như là người đã làm thay đổi ngành nhang VN. Từ máy lắc thùng vài ngàn que một lần, đến máy to, khủng, ép thủy lực nay chuyển qua máy "cấu, véo" từng liều bột nhang nhỏ nên đã đánh bại toàn bộ công nghệ trước đó.

Chien da này con nhà nông dân Hưng Yên, gà Đông Tảo, nói ngọng thứ thiệt. Ngày xưa bên K đã loay hoay đóng khung cửi, thoi dệt khăn cà-ma tính bán rùi!

Tâm sự của chuyên gia này là "tụi Chợ lớn giỏi quá, mình mới nghĩ ra nguyên tắc, làm thử ... mấy tuần sau đã có máy nhái rồi"  Grin

video minh họa máy làm nhang tiếp tăm tự động:

http://www.youtube.com/watch?v=LHqALouWHqs

(bác này trước có ở cuối dốc Thọ Lão, Hà Nội)
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #395 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2013, 08:28:46 pm »

TRÀ SEN TÂY HỒ, TINH HOA ẨM THỰC TRÀNG AN

Nói đến nghệ thuật ướp trà sen, trước hết phải nói đến những làng cổ ven Hồ Tây. Từ xa xưa, người dân các làng cổ gồm: Quảng Bá, Tây Hồ và Nghi Tàm đã lưu truyền môn nghệ thuật tinh tế này, đưa hương sen Tây Hồ vào nghệ thuật uống trà..

Có lẽ, không nơi nào có loài sen độc đáo như sen Tây Hồ. Sen Hồ Tây có đến trăm cánh, thường được gọi là sen bách diệp. Người dân vùng ven Hồ Tây từ lâu đã dùng sen Tây Hồ để ướp trà. Loại trà này luôn được coi là tinh hoa ẩm thực Hà Nội. Tuy nhiên, trên địa bàn Hà Nội cũng có rất nhiều loại trà sen "mạo danh" trà sen Hồ Tây. Trước thực tế ấy, những hộ gia đình làm nghề ướp trà sen ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) đã đăng ký thương hiệu "Chè sen Quảng An" nhằm bảo vệ cũng như phát triển nghề ướp trà truyền thống.

Một nét văn hoá Tràng An


Được ví như "quốc hoa", sen xuất hiện ở nhiều miền của đất nước ta. Nhưng hiếm có loài sen nào như sen Hồ Tây. Ở các vùng khác, sen thường chỉ có một lớp cánh mỏng bên ngoài. Sen Tây Hồ có đến hai lớp cánh, được gọi là sen bách diệp. Có người nghi ngờ về cái danh "bách diệp" đã thử đếm cánh hoa, bông thấp nhất cũng non trăm cánh, bông nhiều có đến hơn 100. Hương sen Tây Hồ cũng đằm hơn sen các vùng khác. Người xưa đã tự hào đặt câu ca rằng: "Đấy vàng đây cũng đồng đen/ Đấy hoa thiên lý, đây sen Tây Hồ". Người Hà Nội từ xa xưa đã tìm cách đưa hương sen Tây Hồ vào nghệ thuật uống trà, bằng cách ướp trà sen. Nói đến nghệ thuật ướp trà sen, trước hết phải nói đến những làng cổ ven Hồ Tây.


Từ xa xưa, người dân các làng cổ gồm: Quảng Bá, Tây Hồ và Nghi Tàm đã lưu truyền môn nghệ thuật tinh tế này. Lúc đầu, người ta chỉ làm với số lượng ít, chủ yếu là cho quan lại và những người giàu có. Về sau số lượng tăng dần nhưng vẫn là thứ chè quý, chỉ đem ra tiếp khách tri ân hoặc là dùng làm thứ quà thắm đượm nghĩa tình gia chủ mà lại gói trọn hương vị đất Hà thành. Từ khi Tây Hồ trở thành quận, địa bàn phường Quảng An, nơi tập trung nhiều hộ ướp chè sen nhất là khu đất của làng Quảng Bá cũ. Nghệ thuật ướp trà sen là niềm tự hào của người dân Quảng An. Năm nay, mùa sen kết thúc sớm.

Nhiều hộ gia đình đã ướp những mẻ trà sen cuối cùng. Chứng kiến cảnh ướp trà sen mới thấu hiểu vì sao loại trà này được xem là tinh hoa của ẩm thực Tràng An. Từ sáng sớm, quãng 5 giờ, người thợ đã phải dậy chèo thuyền đi hái sen. Nếu hái muộn khi mặt trời lên, hương sen sẽ không còn đượm. Những bông sen hàm tiếu (chúm chím) nở là những bông sen ở độ cho hương thơm nhất. Sau đó, người ta nhanh chóng tách nhị hoa (hay gạo sen) khỏi bông hoa rồi dùng gạo sen - đây chính là "túi hương" của bông sen - để ướp trà. Chè dùng để ướp phải là thứ trà hảo hạng mua từ miền núi cao của tỉnh Hà Giang.

Lâu nay, nhiều người vẫn thường cho trà vào bông sen, buộc túm lại, sau một thời gian mở ra pha trà. Nhưng người Quảng An gọi đó là "ướp xổi". Kiểu ướp này trà chỉ thơm được nước đầu. Ướp trà sen theo đúng lối của người Hà Nội công phu hơn rấy nhiều. Đầu tiên, người thợ ướp trà với chính những cánh hoa sen nhỏ trong hai ngày. Người ta tách trà khỏi cánh sen, đem sấy khô rồi mới bắt đầu đem đi ướp. Cứ mỗi 1 kg chè, người ta phải dùng hai lạng gạo sen cho một lần ướp.

Ướp xong lại đem sấy khô, ướp tiếp lần hai. Vì hương sen chỉ thoang thoảng, nên để hương sen ngấm sâu vào búp trà, các công đoạn cứ lặp đi lặp lại đến bảy lần mới xong. Để có một lạng gạo sen, phải cần đến 80-100 bông hoa, vì thế, để ướp được 1 kg chè thành phẩm, cần từ khoảng 1.100 bông hoa trở lên. Bởi thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi một kg chè sen Quảng An có giá 6 triệu đồng. Dẫu vậy, người Quảng An làm ra bao nhiêu cũng không đủ bán. Những người có điều kiện kinh tế và am tường văn hoá thường mua trà sen để tiếp khách quý, để làm quà cho người phương xa. Đặc biệt, Việt kiều khi về nước rất thích trà sen để tặng quà cho bạn bè khi họ sang nước ngoài.


Thương hiệu “Chè sen Quảng An”

Trước kia, Hồ Tây mênh mông bát ngát nên diện tích trồng sen cũng lớn hơn. Nhưng hiện giờ, địa bàn phường Quảng An có 4 đầm sen gồm: đầm Trị, hồ Thủy Sứ, hồ Đầu Đồng và Ao Chùa với diện tích trên 15,5ha. Ngoài ra, khu vực phường Nhật Tân cũng còn một đầm sen nữa. Diện tích trồng sen Tây Hồ giới hạn, trong khi đó, để có một kg trà sen phải cần đến hơn 1.000 bông sen. Thế nhưng, trên thị trường, rất nhiều hộ gia đình làm nghề ướp trà sen, và quảng cáo đó là trà sen Tây Hồ. Ông Vũ Hoa Thảo, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp Quảng An cho biết, trên địa bàn phường có 14 gia đình và cơ sở làm nghề ướp chè sen. Số lượng sen Tây Hồ cung cấp cho chính người Quảng An còn không đủ, Hợp tác xã không bán sen cho người ngoài, chỉ bán một số lượng nhỏ cho khách tham quan, nên không nhiều hộ gia đình ướp trà và lấy thương hiệu "chè sen Tây Hồ" là điều hết sức vô lý. Có những hộ gia đình lấy sen nơi khác về ướp trà, thậm chí dùng cả các loại hoá chất để ướp trà sen.

So vị trí địa lý không thuận lợi cho quảng bá sản phẩm nên nhiều năm qua, người Quảng An làm ra sản phẩm chè sen ướp từ sen Tây Hồ, nhưng không phải ai cũng biết đến. Sau khi thành phố Hà Nội xây dựng đường dạo ven Hồ Tây, con đường đã khiến cho khách tham quan tiếp cận khu vực tập trung các hộ gia đình ướp trà sen thuận lợi hơn Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp Quảng An đã quyết định tục xin chứng nhận nhãn hiệu độc quyền. Đến đúng mùa ướp trà sen năm 2012, thương hiệu Chè sen Quảng An đã chính thức trở thành nhãn hiệu được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận.

Thương hiệu này được 14 gia đình trên địa bàn sử dụng, và các gia đình đều phải tuân thủ chặt chẽ các quy trình cổ truyền trong chế biến chè sen. Ông Vũ Hoa Thảo cho biết thêm, các hộ gia đình đều rất ý thức được thương hiệu độc đáo của chè sen Hồ Tây, coi đây chính là nguồn sống, là cơ hội để đẩy mạnh kinh doanh nên luôn luôn làm ra các sản phẩm tốt nhất để bảo đảm thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu chè sen của người dân Quảng An đã góp phần giúp khách hàng tìm được trà sen Tây Hồ thứ thiệt. Tuy nhiên, người dân ở đây vẫn còn không ít băn khoăn. Nhu cầu xã hội ngày một lớn hơn nhưng vùng nguyên liệu thì có hạn. Người dân Quảng An mong muốn được các cơ quan giúp đỡ để mở rộng thêm diện tích trồng sen trên Hồ Tây.

Mặt khác, những người làm nghề ướp trà sen ở Quảng An cũng hy vọng các cơ liên quan có chính sách bảo vệ thương hiệu "chè sen Quảng An", bảo vệ một nét văn hoá ẩm thực của Thủ đô.

(Theo Chinhphu.vn)

http://nhipsonghanoi.vn/Tra-sen-Tay-Ho-tinh-hoa-am-thuc-Trang-An-a63.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #396 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2013, 08:34:36 pm »

TẢN MẠN VỀ MỘT THÚ ẨM THỰC

(HNM) - Theo cố Giáo sư Trần Quốc Vượng, cội nguồn ăn thịt chó bắt đầu từ lễ hiến tế chó trong tín ngưỡng dân gian. Người ăn đầu tiên là thầy cúng, thầy phù thủy mà cũng chỉ ăn lén, ăn vào lúc tối trời, đêm hôm. Do mặc cảm tội lỗi xưa nay chẳng ai nói toạc ra là ăn thịt chó. Do kiêng kỵ nên người ta nói chệch là ăn thịt cầy, mộc tồn.

Chó và thịt chó

Chó là con vật rất trung thành, sẵn sàng hy sinh bảo vệ chủ. Điều này đã được chứng minh qua khai quật di chỉ khảo cổ ở thành phố Pompeli (La Mã cổ). Do núi lửa Vesuvius phun trào nên năm 79 sau Công nguyên cả thành phố này bị vùi lấp và khi khai quật vào thế kỷ XVIII, người ta bắt gặp bộ xương chó trùm lên bộ xương một đứa trẻ con. Chó không chỉ trung thành mà còn rất tinh khôn. Ăngghen nói rằng chó chỉ còn một điểm khác người là nó chưa biết nói.

Tại Việt Nam, chó là “người bạn bốn chân” sớm nhất của người Việt từ thời đại đồ đá và người ta đã sử dụng chó để săn bắn, trông giữ nhà cho chủ. Dân gian có câu: “Chó nào là chó sủa không/ Không người bán dạo thì ông đi đường”. Trong tâm linh người Việt xưa, họ tin rằng để tượng chó đá ngoài cổng có thể xua đuổi tà ma. Vì vậy ngày trước ở cổng làng, cổng ngõ xóm hay ở nhiều gia đình Việt đều có tượng chó đá. Thậm chí, nhiều ngôi mộ táng cũng có.


Một nhà hàng thịt chó trên phố Trần Nguyên Hãn.

Trong văn hóa Á Đông, chó được xếp vào 12 con giáp, ở vị trí thứ 11 với chi Tuất là một trong những con vật thuộc lục súc. Trong quan niệm của người Việt, chó là con vật có thể đem đến những điều may mắn, mang đến thuận lợi và nhiều niềm vui. “Mèo đến nhà thì khó/ Chó đến nhà thì sang”. Trong các nước Đông Nam Á, duy nhất Việt Nam ăn thịt chó nhưng các tỉnh phía Nam Trung Quốc và cả người Hàn Quốc cũng vẫn xơi món này. Theo suy nghĩ thông thường, người sống ở phía bắc ăn thịt chó là do dân ở phía Nam Trung Quốc đưa sang. Tuy nhiên trong bài viết in ở cuốn “Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm”, Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “Gần như không có mối liên hệ nào giữa thịt chó ở Trung Quốc và Việt Nam”. Ông và Giáo sư Từ Chi đã tìm hiểu về thịt chó thì món này xuất hiện khá muộn mằn trong văn hóa ẩm thực của người Việt.

Con chó thân thiết với con người nhưng người xưa vẫn ăn thịt chó và lại còn triết lý: “Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó/ Chết xuống âm phủ biết có hay không?”. Dồi chỉ là một trong nhiều món chế biến từ chó. Trong dân gian có một bài ca dao về một người đàn bà tham ăn liên quan đến một món, đó là chả chó “Ăn rồi cắp nón ra về/ Thấy hàng chả chó lại lê chôn vào”.

Thịt chó ở Hà thành xưa và nay

Dân Hà thành ăn thịt chó từ bao giờ? Câu trả lời hoàn toàn không dễ. Trong cuốn “Ghi chép ở xứ Bắc Kỳ”, đức ông De la Bissachère (1764-1830), người đã sống ở Đại Việt 18 năm từ thời Tây Sơn đến đầu đời vua Gia Long đã viết về thịt chó ở Đàng Ngoài như sau: “Thịt chó được xem là tuyệt hảo hơn cả và được bán với giá rất đắt. Lần đầu tiên, một người Châu Âu ăn thịt chó cần phải dằn lòng, cảm thấy bị cứa nát trái tim và óc tưởng tượng của mình. Song đã quen rồi thì chẳng cảm thấy khổ đau chi nữa”. Còn ở chương II và VI cuốn “Lịch sử tự nhiên, dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài” (Histoire naturelle civile et politique du Tonquin - xuất bản tại Paris năm 1778), tác giả Richard đã viết về thú ăn thịt chó của dân Đàng Ngoài: “Tôi chứng kiến họ mổ thịt con chó, sau đó họ chế biến ra các món”. Như vậy có thể khẳng định, dân xứ Đàng Ngoài đã ăn thịt chó muộn nhất là từ thế kỷ XVIII. Đàng Ngoài được hiểu là bao gồm cả Thăng Long. Cuốn “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ” (Un Campagne au Tonkin, Paris 1892), tác giả Hocquard, viên bác sĩ đi theo đội quân viễn chinh sang Bắc Kỳ đã mô tả thịt chó: “Năm 1883, từ trong thành đi ra chợ Cửa Đông, tôi thấy có quá nhiều người bày bán thịt chó. Họ để cả con vàng ươm nó được mang từ ngoại ô vào”.

Nhưng từ khi Bắc Kỳ do Chính phủ Pháp bảo hộ và Hà Nội trở thành nhượng địa vào năm 1888, các quy định của triều Nguyễn không có giá trị trong đời sống. Dân Hà Nội sống theo luật của nước Pháp và luật nước Pháp cấm giết, ăn thịt chó. Triệt để hơn, đốc lý Baille Frédéric (giữ chức từ ngày 22-11-1901 đến 31-3-1903) đã ra văn bản cấm giết chó, bán và ăn thịt chó, “cảnh sát bắt được ai vi phạm, người đó sẽ bị phạt tù”, vì thế từ cuối thế kỷ XIX cho đến năm 1945, các chợ trong nội thành không ai dám bày bán thịt chó. Tuy nhiên tình trạng mổ chó và ăn thịt chó trong nội đô vẫn diễn ra lén lút. Nhiều người thích thịt cầy vẫn trở về quê mua cầy tơ làm đủ các món vì các vùng quê quy định cấm thịt chó không có giá trị. Truyện ngắn “Trẻ con không được ăn thịt chó” in năm 1942 của nhà văn Nam Cao có bối cảnh là làng quê là minh chứng cho điều đó.

Sau 1954, khu vực nội thành có vài quán thịt chó. Trong một bài ký, nhà văn Tô Hoài có kể chuyện ông cùng nhà văn Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng đi ăn thịt chó ở phố Hàng Lược. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết tháng 1 năm 1973, người dân Hà Nội từ nơi sơ tán trở về thành phố và mùa hè năm này, ngành ăn uống quốc doanh bắt đầu bán bia tại nhiều cửa hàng trong thành phố. Đồ nhắm ngoài lạc rang, lạc luộc, đậu phụ rán, nộm… bắt đầu thấy có thịt chó chặt. Một số chợ như chợ Mơ, chợ Hôm, chợ Ngã Tư Sở cũng có hàng thịt chó. Khi công suất Nhà máy Bia Hà Nội tăng lên, bia hơi về các cửa hàng nhiều hơn thì số người bán thịt chó cũng tăng lên. Tầm 9 đến 10h sáng, xe buýt từ Trôi, Nhổn ra phố Lò Đúc vắng khách nên dân bán thịt chó quanh vùng chiếm cả xe. Từ đầu đến cuối chiếc Karosa dài ngoẵng, những con chó vàng ươm nhe răng cùng những rổ lòng đã chín. Những người bán chó tỏa đi các quán bia khắp thành phố.

Đầu những năm 1980, thành phố di dời hài cốt liệt sĩ đã hy sinh ngày 19-12-1946 đi nơi khác, con phố ngắn mang tên “19-12” trở thành chợ tạm. Tên chính thức là chợ 19-12, nhưng ai ai cũng gọi là chợ Âm Phủ. Chợ có 4 hàng thịt chó chín và 2 hàng bán thịt sống. Để không hao, người làm không thui rơm, họ dùng hoa hiên xát lên da chó trông đẹp hơn nhưng ăn miếng thịt nhạt nhẽo, không đậm và dai dai như chó thui.

Tuy nhiên cơn sốt thịt chó bùng lên vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, khi cả dãy nhà ngoài đê Nhật Tân mọc lên vài chục quán và một tờ báo gọi là “Khu liên hợp thịt chó”. Buổi trưa, buổi chiều, cơ quan đoàn thể, nam thanh nữ tú rồng rắn đến đây, xe máy xếp hàng dãy. Ngày cuối tháng, đi muộn thì không quán nào còn chỗ trống.

Ăn thịt chó giải đen?

Không biết quan niệm ấy có từ bao giờ, ở đâu và vì các tỉnh phía Nam Trung Quốc cũng ăn thịt chó nên rất có thể nó có trong tích nào đó của Trung Quốc chăng? Đem băn khoăn này hỏi nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Hạnh Cẩn, người thông thạo Hán học và Tây học, đã xuất bản mấy chục đầu sách về văn hóa. Vốn người cẩn trọng, cụ hẹn một tuần sau sẽ trả lời. Đúng hẹn, vừa bỏm bẻm nhai trầu, cụ bảo: “Thú thật kiến thức tôi cũng vừa phải nhưng tất cả những gì tôi biết thì không có tích ta hay tích Tầu nào nói ăn thịt chó cuối tháng giải được đen. Cũng không có tích nào nói tại sao đầu tháng lại kiêng thịt chó”.

Và cho đến ngày hôm nay, chưa có ai biết quan niệm ấy xuất phát từ đâu. Tuy nhiên lúc còn sống, Hòa thượng Thích Thanh Tứ có lần nói về quan niệm đó khi Hòa thượng là đại biểu Quốc hội đã hé mở về quan niệm này. Hòa thượng Thích Thanh Tứ nói rằng, đạo Phật không sát sinh và luôn trưởng dưỡng lòng từ bi. Có thể những người bán thịt chó phạm tội sát sinh nên đầu tháng họ đi chùa cầu xin trời Phật tha tội. Đi chùa thì phải nghỉ bán hàng vì thế họ đã nghĩ ra đầu tháng kiêng ăn thịt chó. Nhưng nghỉ mấy ngày đầu tháng dẫn đến thiệt hại tiền bạc. Để bù lại, họ tung tin cuối tháng ăn thịt chó sẽ giải được đen. Dân Việt dễ tin những chuyện như vậy nên người nọ truyền người kia và cuối cùng trở thành quan niệm thường trực. Gợi ý của Hòa thượng Thích Thanh Tứ cũng là một cách lý giải. Và trong khi chưa có lý giải nào thuyết phục hơn, thì thiết nghĩ đó là lý do khiến không ít người tin và làm theo như vậy.

Nguyễn Ngọc Tiến

http://nhipsonghanoi.vn/Tan-man-ve-mot-thu-am-thuc-a152.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #397 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2013, 06:50:54 pm »

HỒ GƯƠM BẢNG LẢNG TRONG SƯƠNG GIĂNG

Khi những chiếc lá cuối cùng của mùa thu rớt xuống, khi những làn sương mỏng manh của buổi sớm giăng giăng trên mặt hồ Gươm, đó cũng là lúc Hà Nội chuyển mình sang đông.
























Theo VnExpress

http://hanoimoi.com.vn/Hinh-Anh/Anh/640147/ho-guom-bang-lang-trong-suong-giang
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #398 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2013, 01:41:09 pm »

NGÔ NƯỚNG ĐẦU MÙA

(NSHN) - Có thứ quà cuối thu đầu đông được chào mời bằng hơi ấm của nắng, hương thơm của đất và vị ngọt của gió nội hương đồng. Thứ quà vẫn được thưởng thức nhẩn nha trong cái rét se sắt của đợt gió đông bắc đầu tiên thì không gì thú vị bằng.

Đó là ngô nướng!

Ngô nướng dễ dãi chẳng kén khách nên lúc nào cũng đắt hàng. Người bán ngô nướng không cầu kỳ treo biển như những quán ăn đêm khác mà chỉ cần một bếp than hoa lặng lẽ một góc phố cũng đủ  như một lời  mời chào ấm áp, thơm nồng trong những đêm đông tháng giá.


Cũng đến là khéo khi thu vừa kịp tàn, vạn vật chuyển mình thay sắc mới, cũng là lúc hạt ngô chắc mẩy. Dùng tay bấm nhẹ vào bắp còn tứa ra những giọt trắng ngần như sữa mẹ. Ngô để nướng nhất thiết không được quá non mà phải kén đúng loại vừa mới đông sữa để khi gặp lửa sẽ không bị tóp lại, khi rẽ ăn tròn hạt, không vỡ.

Ngô có thể đem luộc, cầu kỳ hơn hấp cách thuỷ với mía. Nhưng thích nhất vẫn là được tận hưởng ngô nướng với bạn bè trong đêm đầu đông lành lạnh. Ở một góc phố, bên bếp than hồng bọn học trò xúm xít vừa hơ tay lên bếp cho ấm, vừa xuýt xoa nếm mùi hương ngào ngạt của ngô sữa bén lửa.


Đông về, trên mỗi góc phố, con đường nào của Hà Nội cũng có thể dễ dàng tìm được hàng ngô nướng, nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn là tại những khu đông dân, trước các cổng trường khi sắp vào giờ tam tầm cho những ca học thêm buổi tối.

Còn một nơi thi vị để thưởng thức ngô nướng là cầu Long Biên. Khi bóng chiều vừa ập xuống, khúc giữa của cầu bỗng trở thành nơi quy tụ nhiều nhất của những người bán ngô nướng. Cách một quãng ngắn là có vài chiếc ghế nhỏ được đặt ra khiêm tốn, gọn ghẽ, một bếp than hoa bắt đầu bén đượm…

Người bán chẳng cần lắm lời giới thiệu vì những ruộng ngô đang vào mùa thu hoạch nơi bãi bồi bát ngát ngay dưới chân cầu cũng là chiêu “PR” hiệu quả nhất cho những bắp ngô tươi ngon. Nhiều bạn trẻ vẫn quả quyết: “Chỉ có ăn ngô nướng ở cầu Long Biên mới là ngon nhất!”. Thì vẫn là những bắp ngô nếp nướng thơm lừng, dẻo bùi nhưng được lan toả trong cái lồng lộng phóng khoáng của gió trời; trong cái bát ngát mênh mông của đất mãi phù sa thì quả thật không còn gì thú vị bằng.


 Và có lẽ mọi cuộc hò hẹn ở nơi đáng lẽ người ta chỉ chọn làm nơi hóng gió mát vào mùa hè này cũng thật đặc biệt. Một cái nắm tay cũng gần gũi và trở nên ấm áp, tình ý biết bao nhiêu khi gió đông đang thốc qua hàng lan can nhuốm màu thời gian trên cây cầu lịch sử của Hà Nội

Trong không gian chỉ có tiếng nổ lách tách của than hoa cháy đượm, tiếng lép bép của hạt ngô sữa bén lửa theo tay quạt đều đều của bà hàng là những ánh mắt háo hức mong chờ. Cái dáng ngồi co chân trên ghế thấp gần mặt đất, bay bay gấu quần “chân què” và tấm áo bông trần cũ kỹ cũng mang cảm xúc nao nao như hình ảnh người bà trong cổ tích.


Ngô không ăn “nhồm nhoàm” mà tỉa từng hạt một, nhai kỹ mới ngon, ngọt, thơm, bùi. Bắp ngô vừa rời lửa than còn nóng rẫy, đảo qua đảo lại trong tay nước miếng đã tứa ra. Đám con trai xoa cho hết muội than, rồi chuyền tay cho các gái. Thế đã thành một cử chỉ đầy “ẩn ý” mang ấn tượng của thủa ban đầu tinh khiết, ngây thơ…

Ngân Hạ

http://nhipsonghanoi.vn/Ngo-nuong-dau-mua-a158.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #399 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2013, 01:45:34 pm »

HÀ NỘI - MÙA CHIM LÀM TỔ

Mùa cưới, nghĩ về hạnh phúc gia đình, những tổ ấm lứa đôi sau sự khởi đầu của mỗi cuộc hôn nhân trong cuộc sống hiện đại ngày nay

Hà Nội đang chuyển mùa với chút gió se lạnh của một mùa đông muộn. Bây giờ đang là cuối tháng 11, như vài năm trước là đã đón mấy đợt rét lạnh thấu. Giờ cũng đang vào mùa cưới – “Mùa chim làm tổ” của những đôi uyên ương.

Bình thường thì có lẽ tôi cũng không để ý đến dịp cuối năm này với mùa xây tổ ấm, nếu như không được chứng kiến một khung cảnh khá lãng mạn trên con đường đi làm về qua Tràng Tiền Plaza, nơi ngã tư Hàng Bài – Tràng Tiền. Khi đường phố lên đèn thì cũng là lúc ở ngã tư sát bên Hồ Gươm này, những cặp cô dâu-chú rể dạng ngời hạnh phúc líu ríu làm dáng để chụp ảnh cưới. Dù thời tiết se lạnh, có lúc lất phất mưa, nhưng để có được những khuôn hình đẹp với khung cảnh khá Tây bên hành lang của Tràng Tiền Plaza, những cặp cô dâu-chú rể và ê-kíp chụp ảnh đã mất khá nhiều thời gian.

Cảnh tượng những cặp đôi trẻ trắng tinh trong bộ đồ cưới làm dáng chụp ảnh đã thu hút sự quan tâm của không ít khách đi đường và cả du khách nước ngoài. Khách nước ngoài khi đến đây đều dừng lại chỉ chỏ bình phẩm với một sự ngạc nhiên và thích thú. Họ giương máy ảnh chụp lại những khoảnh khắc này, thậm chí còn đứng lại khá lâu để xem. Người đi đường cũng có nhiều người vừa đi xe vừa ngoái cổ lại nhìn. Nhất là lúc đèn giao thông nơi ngã tư báo đèn đỏ, mọi người đều quay qua xem thưởng thức như một Show trình diễn. Có người còn mải xem đến quên cả lúc đèn giao thông đã chuyển sang tín hiệu xanh, làm khổ cho những người khác phía sau vội đi về phải bấm còi inh ỏi thúc giục. Một góc Hà Nội đẹp và sang trọng.


Các bạn trẻ ngày nay thật may mắn vì điều kiện kinh tế tốt hơn trước rất nhiều. Ảnh cưới bây giờ đòi hỏi phải đẹp, lạ, sang trọng, thậm chí được chụp rất cầu kỳ, kiểu cách với số tiền bỏ ra không nhỏ. Nhớ thời bao cấp khó khăn (những năm 70-80) mà hồi đó còn nhỏ, bọn trẻ chúng tôi khoái nhất hai trò trong đám cưới là nhặt hôi pháo còn sót lại và bất thình lình chạy vào đứng cạnh cô dâu-chú rể khi chụp ảnh để có mặt mình trong đó. Chuyện chụp ảnh hồi đó cũng là một việc “sang” mà không phải lúc nào cũng có điều kiện được chụp. Những bức ảnh đen-trắng thời xưa, nhất là ảnh cưới, ở không ít gia đình đến nay vẫn luôn được mọi người trân trọng và được treo ở những nơi trang trọng trong nhà như phòng khách, phòng ngủ.

Sau này, khi học ngành báo chí, tôi cũng cố gắng vay mượn để sắm cho mình một chiếc máy ảnh cũ hiệu Olympus, mua ở một cửa hàng trên phố Bạch Mai-Hà Nội. Ông chủ cửa hàng đó khi bán chiếc máy này rất “rắn” về giá cả, không bớt một đồng nào bởi đó là chiếc máy mà ông tự mua ở nước ngoài, đã dùng đến chục năm và rất bền. Đó là chiếc máy ảnh đầu đời mà mình có nên quý lắm, luôn nâng niu như báu vật. Tuy đã có máy nhưng không phải lúc nào thích là giơ lên chụp xoành xoạch như máy ảnh kỹ thuật số như bây giờ, vì tiền mua phim để chụp với sinh viên cũng là một vấn đề. Trước khi chụp bất cứ một kiểu ảnh nào đều phải suy nghĩ thật “chín chắn” mới dám “bóp cò”.

Sau đó, tôi cũng được bạn bè tín nhiệm “bắt” chụp ảnh đám cưới của họ, từ ăn hỏi, dạm ngõ đến ngày tổ chức hôn lễ. Ông bạn nào trước khi chụp cũng chỉ dúi vào tay tôi mỗi một cuộn phim rồi yêu cầu “phải có ảnh đầy đủ đấy nhá!”. Khổ nỗi, bạn mình có biết đâu rằng mỗi cuộn phim chỉ chụp được khoảng 36-39 kiểu. Nên để “phải có đầy đủ” như yêu cầu của bạn, thường thì tôi cũng phải tự mua thêm 1-2 cuộn nữa mới tự tin khi tác nghiệp. Đến giờ, khi đến nhà bạn chơi, xem lại những ảnh mình chụp đám cưới mà vẫn thấy ngồ ngộ: Ảnh không đẹp lắm về kỹ thuật, nhưng được cái “sạch nước cản” và “đầy đủ” các công đoạn của một lễ cưới. Âu đó cũng là những trải nghiệm thú vị khi “tác nghiệp trái tay”.

Mùa cưới, nghĩ về hạnh phúc gia đình, những tổ ấm lứa đôi sau sự khởi đầu của mỗi cuộc hôn nhân trong cuộc sống hiện đại, đa chiều ngày nay mà sao thấy băn khoăn. Cuộc sống và hạnh phúc gia đình giờ đây dường như bị chi phối theo nhiều tiêu chuẩn của mỗi người, mỗi tổ ấm. Hạnh phúc về vật chất, về tinh thần, về thụ hưởng và cả ước vọng trước thực tiễn cuộc sống “nhanh-chậm”, hèn-sang.

Một người đồng nghiệp lớn tuổi mà tôi rất kính trọng, trong một lần đàm đạo về cuộc sống, hôn nhân, gia đình từng nói: “Hồi đất nước còn khó khăn thì hạnh phúc mỗi nhà ai cũng gần như nhau cả. Vợ chồng khi lấy nhau cũng không có tài sản gì đáng giá, nhưng đều cùng nhau vượt qua khó khăn xây dựng gia đình, cố gắng lo cho con cái được tốt nhất. Có lẽ trong ý niệm của những cặp vợ chồng như thế hệ tớ, chẳng mấy ai có khái niệm lập gia đình rồi, đến khi gặp khó khăn, mâu thuẫn, lời qua tiếng lại là đưa ngay nhau ra tòa ly hôn. Tuy vất vả nhưng khi có khúc mắc cũng đều cố gắng để “cơm lành, canh ngọt”. Điều đó cũng do nhiều yếu tố của “thời đại” mà thành. Nhưng giới trẻ bây giờ, sau hôn lễ long lanh sắc màu thì chuyện giữ được hạnh phúc gia đình cũng gian nan đấy. Bất đồng trong cuộc sống là có thể đưa nhau ra tòa ly dị, rồi thời gian sau lại lập một tổ ấm mới nhanh chóng. Vậy giá trị của hạnh phúc trước đây và ngày nay có khác nhau không? Điều này cũng khó lý giải. Có lẽ mỗi cặp vợ chồng ngày nay cần ít nhất là 5 năm sống với nhau, cùng trải qua mọi khó khăn của cuộc sống thì mới hiểu được giá trị của hạnh phúc, để mà cùng gìn giữ tổ ấm của mình”.

Người ta vẫn thường nói “Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội”. Mỗi một gia đình có ấm êm, hạnh phúc thì xã hội, cộng đồng sẽ thêm ổn định, thái bình. Mỗi một cuộc hôn nhân đều là sự khởi đầu và chỉ có sự trải nghiệm, cảm thông trong cuộc sống mới tạo nên hạnh phúc.

Hà Nội trời vẫn se lạnh của một mùa đông muộn và đang vào “mùa chim làm tổ” của những cặp uyên ương./.

Nguyễn Hải/VOV online

http://nhipsonghanoi.vn/Ha-Noi--Mua-chim-lam-to-a157.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM