Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 08:43:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội ( phần III)  (Đọc 219549 lần)
0 Thành viên và 14 Khách đang xem chủ đề.
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #320 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 06:47:25 am »

HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO Ở HÀ NỘI XƯA


Bác qtdc cổ vũ nữ quyền "ác liệt" quá! Grin
Phải có chút nam quyền cho bình đẳng:





Áp phích quảng cáo bia Hà Nội từ năm 1899. Khổ 800 x 1200.
Trên áp phích có dòng chữ quảng cáo rằng: Bia hảo hạng, không pha cồn. Grin

Qua đây, chứng tỏ một điều: Cái liềm tự hào Bia Hơi Hà Lội đã pha cồn từ ngày xưa, chứ không phải bây giờ mới pha.....
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #321 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 10:38:49 am »

 Người ta vẫn nói: Đời là bể khổ. Nhưng trong cái bể khổ đó người HN vẫn tìm những thú vui tao nhã riêng.

 Đạp xe đạp vòng quanh Hồ Tây vào những buổi chiều. Nam nữ, già trẻ, trai gái và có cả các cháu thiếu nhi cũng tham gia.

 

 Thanh niên thì thích những chiếc xe máy phân khối lớn và tốc độ.

 

 Chỉ có đám "hư hỏng, mất nết" này là không giống ai, chiều thứ bảy nào cũng tụ tập nhậu nhẹt tại 19c NH. Trong số "nổi cộm" của nhóm này có lão đeo kính thì luôn có mặt. Bọn họ toàn nói những chuyện "tằng ... tằng và bùng bình" từ hơn 40 năm trước. Cheesy

 

  Vài người yêu động vật nuôi, thích chăm sóc cho thú cưng của mình.

 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #322 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 01:02:12 pm »

Có ngay, mời bác tuanb5 đi nghe hát dui dẻ :
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #323 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 01:59:43 pm »


Cám ơn bác qtdc. Grin

Kính mời các bác tham quan triển lãm Hà Nội 1902, tại nhà Đấu Xảo.

Áp phích quảng cáo có khổ 1050 x 750. Tác giả: Tournon Raymond (1870-1919).








Điều thú vị dành cho các bác là...không phải đi bộ xem từng gian hành. Quý khách sẽ di chuyển trên lưng voi với bản sơ đồ khu triển lãm trên tay. Grin




Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #324 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 06:39:08 pm »

Trong bức ảnh thú vị này có ghi : Voi nhập khẩu từ Lào Grin  du hí trong triển lãm tại Hà Lội. Lão to con nhất 150 tuổi.
Bác BY 1960: ống kính  có hiện tượng bị mất nét, anh phải cất ống kính vào hộp hút ẩm nhá.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #325 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 06:54:28 pm »

Hôi chợ nằm trong giai đoạn Khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914). Nó cũng giống như  các Hội chợ xúc tiến Thương mại đầu tư bây giờ.

Đến giai đoạn này thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam về mặt quân sự, tiến vào  khai thác thuộc địa Việt Nam cũng như Đông Dương một cách quy mô.

Ngày 22-3-1897, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer gửi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp dự án chương trình hoạt động:

“1. Tổ chức một chính phủ chung cho toàn Đông Dương và tổ chức bọ máy cai trị hành chính riêng cho từng “xứ” thuộc Liên bang.

2. Sửa đổi lại chế đợ tài chính, thiết lập một hệ thống thuế khóa mới sao cho phù hợp với yêu cầu của ngân sách, nhưng phải dựa trên cơ sở xã hội cụ thể, và phải chú ý khai thác những phong tục, tập quán của dân Đông Dương.

3. Chú ý xây dựng thiết bị lớn cho Đông Dương, như xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ, sông đào, bến cảng... rất cần thiết cho công cuộc khai thác.

4. Đẩy mạnh nền sản xuất và thương mại bằng việc phát triển công cuộc thực dân của người Pháp và lao động của người bản xứ.

5. Bảo đảm phòng thủ Đông Dương bằng việc thiết lập những căn cứ hải quân và phải tổ chức quân đội và hạm đội cho thật vững mạnh.

6. Hoàn thành công cuộc bình định xứ Bắc Kì, bảo đảm an ninh vùng biên giới Bắc Kì.

7. Khuếch trương ảnh hưởng của nước Pháp, mở rộng quyền lợi của nước Pháp ở vùng Viễn Đông, nhất là ở các nước lân cận".


Chương trình khai thác do Đume vạch ra để thi hành ở Đông Dương (chủ yếu là Việt Nam) từ những năm đầu thế kỉ XX có mục đích tối thượng là biến gấp Đông Dương thành một thuộc địa khai khẩn bậc nhất, bảo đảm siêu lợi nhuận cao nhất cho đế quốc Pháp.


Khai trường than lộ thiên tại Hongay (Hòn Gai)

Jean Chesneaux trong cuốn "Đóng góp vào lịch sử dân tộc Việt Nam" đánh giá cao Đume:

“Chính ông đã đưa chế độ thuộc địa từ giai đoạn kinh nghiệm chủ nghĩa hầu như “thủ công" sang giai đoạn tồ chức hệ thống. Chính ông đã tạo dựng bộ máy thống nhất về bóc lột tài chính và đàn áp chính trị trong thực tế sẽ được duy trì nguyên vẹn đến tận 1945”.

Năm 1902 cũng là năm khánh thành cầu Đume.


Bắt đầu hình thành giới tư sản và tầng lớp tiểu thương, tiểu tư sản Việt Nam. Giới đó khoảng 10 năm sau này là nòng cốt của khởi nghĩa Yên Bái. Dân Việt cũng giàu lên dần. Đến năm 1945 giới tư sản đã đóng góp đáng kể cho chính quyền non trẻ VNDCCH, điển hình như gia đình ông bà Trịnh Văn Bô, địa chủ Nguyễn Thị Năm và nhiều gia đình khác v.v....


Khối than anthracite tại vườn thuộc địa Nogent trong triển lãm thuộc địa 1907 còn đến ngày nay

Đó là giai đoạn phát triển TBCN đầu tiên của nước Việt Nam. Còn bây giờ cũng đang là một giai đoạn gần giống như vậy xét thuần túy về kinh tế.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Một, 2013, 12:24:20 am gửi bởi qtdc » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #326 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 10:27:23 pm »

TÔI YÊU NÉT HỒN HÀ NỘI

Hà Nội không hẳn đã là nơi có những thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam, cũng không phải nơi xa hoa lộng lẫy như thủ đô của nhiều nước trên thế giới.

"Tôi đã từng in trong tâm trí mình những không gian tĩnh và động về Hà Nội, một phố trong tranh của Bùi Xuân Phái"

Hà Nội chứa đựng trong lòng nó những gì mà làm mê hồn bao tao nhân mặc khách, bao văn nhân chí sĩ, những con người tài hoa, quyến rũ tất cả những ai đã thời gian sống, làm việc và gieo nên những kỷ niệm trong chốn không gian thiêng liêng Hà Nội.


(sưu tầm)

Thật khó cắt nghĩa được cảm xúc và nguyên do một cách rõ ràng trong tâm hồn những con người yêu Hà Nội. Những cảm xúc đôi khi xốn xang khó tả, đôi khi điệu vợi nhớ nhung, chút mang mang mùa thu lạnh, chút run rẩy lúc đông sang.

Hà Nội không hẳn đã là nơi có những thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam, cũng không phải nơi xa hoa lộng lẫy như thủ đô của nhiều nước trên thế giới. Ấy vậy mà Hà Nội thực sự lay động lòng người. Tôi đã từng in trong tâm trí mình những không gian tĩnh và động về Hà Nội, một phố trong tranh của Bùi Xuân Phái, một nét nhạc về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Dương, một chiều Hồ Tây bàng bạc nắng, một sớm thu se lạnh chuyễn mùa sang đông, Khuê Văn Các trầm mặc bao chứng tích trí tuệ thời gian, những phố cổ, những hồ, chùa, đền, những cây cầu vắt qua sông Hồng…và những khung cảnh Hà Nội hiện đại đang mọc lên trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá với những dáng vẻ da dạng và chuyên nghiệp. Rất nhiều góc nhìn khác nhau để cảm nhận lắng sâu Hà Nội.

Sống và làm việc gần Hà Nội mười năm, những cảnh vật Hà Nội với tôi đã trở nên thân thuộc và chúng luôn gợi lên trong tôi sự trân trọng và tự hào. Cánh cổng trường của Đại học Đông Dương, tiền thân của Đại học Tổng hợp, sau này là đại học Quốc gia, mỗi lần đi qua đó thôi tôi đã thấy hiển hiện bao khí phách tinh anh Hà Nội, lớn hơn là đất nước Việt mến yêu của chúng ta.
 
Từ góc nhìn của mình, và để lý giải cho những cảm xúc đồng điệu về Hà Nội trong lòng người, tôi cố lý giải về Hà Nội về nét lắng sâu, về tình yêu Hà Nội. Tôi cảm nhận, Hà Nội của chúng ta như một cơ thể sống chuyển hoá qua muôn vạn kiếp để đi về cõi trường sinh. Nét hấp dẫn gọi mời thổn thức lòng người đó chính là nét hồn Hà Nội. Khiêm nhường mà duyên dáng, tinh tế và lịch lãm, dung dị mà lắng sâu, nồng nàn và quyến rũ, tài hoa và nhân văn. Một hồn tụ những phẩm chất đã được hun đúc từ khí thiêng mây trời non nước và tích hợp tinh hoa của bao vùng miền đến dâng hiến cho Hà Nội tự bao đời nay. Những phẩm chất đó lại luôn ngời sáng và lan toả ngấm vào những tâm hồn con người tìm đến đây với bao hứa hẹn để rồi họ yêu Hà Nội tự lúc nào, tự hào khi nhắc đến Hà Nội và nao lòng mỗi khi phải đi xa.

Tôi yêu lắm hai câu thơ của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ:

“Từ thưở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”

Thăng Long là nơi rồng bay lên. Nơi vì thế mà nhà Lý chọn làm đế đô mưu nghiệp lớn muôn đời. Không chỉ hôm qua, hôm nay mà mãi muôn đời sau Hà Nội sẽ luôn thăng hoa trong thế rồng bay đi vào cõi hoà bình và hạnh phúc. Hà Nội luôn là niềm tự hào của cả nước và cả nước luôn hướng về Hà Nội với trái tim ấp iu tha thiết. Với tôi, mỗi lần xa Hà Nội là mỗi khắc khoải mong chờ và không phải với tôi, có lẽ là cảm thức của nhiều người một khi đã duyên nợ với thành phố Hoà bình. Tôi đã xác tín một tình yêu Hà Nội, và cũng từ Hà Nội tôi đã nẩy sinh những mối lương duyên với con người. Hà Nội với tôi là bến đỗ, bến đợi an lành và chung thuỷ, nơi tôi đã đến từ hôm qua và hình như mỗi ngày trôi đi, tôi càng thấm đẫm dư vị ngọt ngào của Thăng Long – Đông đô ngàn năm văn hiến.

Theo Phạm Thạch Hoàng (Chinhphu.vn)

http://nhipsonghanoi.vn/Toi-yeu-net-hon-Ha-Noi-a116.html
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Một, 2013, 10:42:45 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #327 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 10:32:23 pm »

LẮNG NGHE VÀ CẢM NHẬN: HOA SỮA

Hương hoa sữa chẳng nhẹ nhàng như làn sương mỏng mảnh mà nồng nàn ngây ngất tim ai.

Con đường về chợt se trong gió heo may, lành lạnh, bỗng nồng nàn hương hoa sữa đâu đây. Em như mê đi, lạc vào lối cũ và bâng khuâng tìm lại mối tình đầu.

Em tưởng rằng mùa thu vẫn còn ngủ vùi trong hư ảo, quên đi em, quên cả những lá vàng. Bỗng sớm nay mùa thu thức giấc, nắng len len bên bậc cửa ngoài thềm, thổi vào em hương sữa êm êm. Một chút nhớ thương, nồng nàn… thủa trước:

 “Em vẫn từng đợi anh

 Như hoa từng đợi nắng

 Như gió tìm rặng phi lao

 Như trời cao mong mây trắng…”

Cảm xúc xưa như gió mưa rủ về làm lòng người ướt lạnh, câu thơ nào chợt rơi xuống mênh mông. Không yếu đuối nhưng nhẹ nhàng, đa cảm, em gục đầu vào chùm hoa sữa thơm nồng. Một chút chông chênh mà sao bình thản…

Ngày ấy ta bên nhau giờ anh đã là mùa thu cũ. Hoa sữa rơi rơi giăng trắng cả lối về. Em vẫn đam mê một chút khúc tình xưa ấy nhưng giờ đây... anh đã buông tay. Cuộc sống có thể đổi thay, tình yêu đã mang màu áo mới nhưng hoa sữa vẫn vậy, vẫn nồng nàn “đầu phố đêm đêm”.

"Có lẽ nào anh lại quên em

Có lẽ nào anh lại quên em?".

Câu yêu thương rơi vào quá vãng, khép lại một miền kí ức mênh mang. Chỉ biết chăng nỗi nhớ ai vẫn còn vương lại, treo trên cành hoa sữa đầu thu.

Hãy nghe và cảm nhận Hoa sữa để yêu hơn một thoáng nồng nàn:

Theo Khampha.vn

http://nhipsonghanoi.vn/Lang-nghe-va-cam-nhan-Hoa-sua-a72.html

« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Một, 2013, 10:41:36 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #328 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 10:36:49 pm »

ĐINH LIỆT, PHỐ KHĂN QUÀNG CHO MÙA ĐÔNG HÀ NỘI

Phố Đinh Liệt dài vẻn vẹn gần 200 m nằm song song với phố Hàng Đào, được biết đến nhiều nhất là các mặt hàng được làm từ len.

Chiếc khăn quàng là vật không thể thiếu trong mùa đông Hà Nội. Chiếc khăn duyên làm điệu trên vai thiếu nữ, chiếc khăn trở thành tấm áo choàng khoác ngoài những tà áo dài thướt tha, chiếc khăn để giữ ấm. Để mua cho mình một chiếc khăn, người Hà Nội thường tìm về phố Đinh Liệt, nổi tiếng với các mặt hàng được làm từ len.

Ở đây, người ta buôn bán len, các sản phẩm từ len như áo len, khăn len, tất len, găng tay... mùa nào cũng có. Phố Đinh Liệt nhỏ xinh nhưng sầm uất không kém dãy Hàng Ngang, Hàng Đào. Hàng ngày số lượng người mua bán ghé qua đây tấp nập. Bởi một phần con phố này thông với con đường buôn bán bậc nhất Hà Thành bằng ngõ chợ Gia Ngư, lại nối giữa phố Cầu Gỗ và phố Hàng Bạc. Thêm vào đó, góc phố là khu chợ nổi tiếng nhất nhì Hà Thành, chợ hàng Bè. Đinh Liệt bán mua đủ thứ.


Phố Đinh Liệt đầu Cầu Gỗ mùa nào cũng bán khăn quàng.

Một góc đầu chợ được dành cho hàng len mà lúc nào khăn quàng cũng là mặt hàng chủ đạo. Đủ chủng loại khăn từ khăn lụa mỏng, khăn len, khăn đan tay cho đến khăn dệt với mọi kiểu dáng dài ngắn, hình vuông, chữ nhật hay tam giác, dành cho mọi lứa tuổi đều có mặt tại đây. Mức giá từ vài chục nghìn đồng cho đến vài trăm nghìn đều có.


Đủ loại khăn cho bạn chọn lựa.

Với giá cả hợp lý và đa dạng kiểu dáng, bạn sẽ chọn được cho mình những chiếc khăn ưng ý, phù hợp với trang phục trong những ngày đông.

Sau một buổi chiều dạo phố và mua khăn cho mình và cả người thân, bạn có thể ghé nghỉ chân tại quán bánh cuối phố. Quán nhỏ này giờ vẫn bán đủ những thứ quà xưa của người Hà Thành, từ chiếc bánh cốm xào, bánh chín tầng mây, bánh ong, bánh giò đến ốc nóng, bánh dày giò, bánh cuốn Thanh Trì, bánh chưng, bánh dày Quán Gánh, bánh bột lọc, bánh rán, cả ngô nếp nướng... Khách bộ hành vừa thưởng thức những món quà vặt ngon, vừa nhâm nhi tách trà nóng trong một chiều nhàn nhã, vừa ngắm nhìn những món hàng đủ màu sắc treo trên đầu.

Theo VnExpress

http://nhipsonghanoi.vn/Dinh-Liet44-pho-khan-quang-cho-mua-dong-Ha-Noi-a122.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #329 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 10:49:04 pm »

CÀ PHÊ HÀ NỘI CHIỀU THU

Hà Nội như dịu dàng hơn trong cơn gió chiều thu, bên một ly cà phê nóng hổi. Bởi thế mà chỉ 3 từ cà phê - Hà Nội - mùa thu mà khiến bao người xao xuyến.

Không phải là thủ phủ cà phê nhưng Hà Nội luôn có vị trí riêng trong lòng những yêu giọt đắng. Người ta tìm đến cà phê Hà Nội như một cách để cảm nhận vẻ đẹp trầm lắng của một thành phố nghìn năm. Bởi thế chẳng mấy ai gọi cà phê để thỏa cơn khát mà thường thưởng thức chậm rãi, nhâm nhi.

Không khó để tìm được một quán cà phê trên các con phố dọc ngang Hà Nội. Nhưng chọn quán nào, hợp với ai lại là điều không phải dễ. Bởi thế những người sành cà phê có khi vẫn phải cất công cả chục cây số để tìm đến đúng quán yêu thích của mình.

Người thích hoài cổ thường chọn các quán cà phê truyền thống trong lòng phố cổ. Nhân - Nhĩ - Dĩ – Năng ý chỉ bốn quán cà phê nổi tiếng đất Hà Thành từ những năm 40, 50 của thế kỷ trước. Dù là những hàng quán chật hẹp, nằm sâu trong ngõ hay chênh vênh trên gác nhưng với hương vị độc đáo riêng, những cái tên này chưa bao giờ là xưa cũ. Khách đến đây không cầu kỳ bàn ghế, cốc chén mà chủ yếu để tìm lại không gian xưa và ký ức về một thời.


Cà phê Giảng ngày trước nằm ở số 7 Hàng Gai. Ảnh: yesvietnam

Dù không nằm trong “tứ trụ cà phê” đất Hà Thành nhưng cà phê Đinh và cà phê Giảng vẫn được nhiều người biết đến như những thương hiệu cà phê lâu đời nhất ở đây. Nằm trong căn gác hai, cà phê Đinh nép mình trên con phố Đinh Tiên Hoàng sầm uất, hướng ánh nhìn ra mặt hồ Gươm xanh bóng.

Không ít người đến lại về vì bàn ngồi ngoài ban công kín chỗ, nhưng chẳng ai thấy bực mình vì sẽ quay lại lần sau để có được góc nhìn đẹp nhất. Thế mới biết, cà phê không đơn thuần chỉ là để uống mà còn như chất xúc tác để ngắm nhìn Hà Nội đẹp hơn.

Những người không uống được cà phê đắng lại chọn cho mình quán Giảng để nhâm nhi. Hương thơm nóng hổi cùng vị trứng ngọt ngào trong tách cà phê giữa chiều thu Hà Nội khiến không ít người say đắm. Để rồi mỗi khi cơn gió lạnh ùa về lại phải tìm cho được hương thơm quyến rũ ấy.

Uống cà phê còn là dịp gặp gỡ bạn bè và chia sẻ những sở thích chung. Vì thế người yêu nhạc Trịnh tìm đến những quán cà phê để cảm nhận thêm những tâm hồn đồng điệu. Cứ như thế các quán cà phê nhạc Trịnh lần lượt ra đời, mang đến nét chấm phá rất riêng cho văn hóa thưởng thức giọt đắng tại Hà Thành.

Những cái tên như Cuối Ngõ, Trịnh Ca, hiên trà Trường Xuân dường như đã trở nên thân thuộc với những người đam mê nhạc Trịnh. Trong không gian lắng đọng, mộc mạc, đậm chất Trịnh ca, người ta tìm thấy một Hà Nội rất riêng trong từng câu hát “Nhớ mùa thu Hà Nội” hay “Đoản khúc thu Hà Nội”.


Cà phê cuối ngõ - điểm hẹn của những người yêu nhạc Trịnh. Ảnh: Lê Hưng

Và khi nói đến cà phê Hà Nội không thể không nhắc đến những quán cà phê “ghế đá vỉa hè”. Khắp các tuyến phố thủ đô, đâu đâu người ta cũng có thể bắt gặp những quán cà phê như vậy. Dăm ba chiếc ghế ngồi, một vài ly cà phê, người trầm ngâm đọc báo, người trò chuyện bạn bè…

Đó là hình ảnh quen thuộc trên vỉa hè dọc các con phố Thái Phiên, Triệu Việt Vương, Nguyễn Du, Nhà Thờ... Với giá thành bình dân, không gian mát mẻ của cây cối ven đường, nhiều khách đến đây đơn giản chỉ để chọn một góc ngồi hướng mặt ra phố phường đông đúc, gọi tách cà phê ngắm dòng xe qua lại như mắc cửi. Cứ thế một hình ảnh Hà Nội ồn ào náo nhiệt bỗng bình dị, nên thơ qua từng giọt đắng cà phê.

Địa chỉ một số quán cà phê Hà Nội:
Cà phê Năng: số 6 Hàng Bạc
Cà phê Nhĩ: số 2 Hàng Cá
Cà phê Đinh: số 13 Đinh Tiên Hoàng
Cà phê Giảng: số 109 Yên Phụ, 39 Nguyễn Hữu Huân.
Cà phê Cuối Ngõ: ngõ 68 đường Cầu Giấy
Cà phê Trịnh Ca: số 108A D2, ngõ 233 Tô Hiệu.
Cà phê Trịnh: số 101 phố Trung Kính.
Hiên trà Trường Xuân: số 13 Ngô Tất Tố.

Vy An (VnExpress)

http://nhipsonghanoi.vn/Ca-phe-Ha-Noi-chieu-thu-a82.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM