Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 05:45:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Hà Nội nhớ về Hà Nội ( phần III)  (Đọc 219424 lần)
0 Thành viên và 15 Khách đang xem chủ đề.
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #310 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2013, 05:00:39 pm »

Không biết địa phương khác thế nào chứ TP Thái nguyên những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nó là rốn của các loại bom do Mỹ thả xuống . Ý là tại đây có nhà máy gang thép chúng muốn đưa VN quay trở lại thời kỳ đồ đá ,bước khởi đầu của lộ trình về lại thời đồ đá là phải phá hủy được khu gang thép ,sau nữa là phá hủy nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn gần đó .

Ôi thôi bất kể ngày đêm máy bay Mỹ nhào vào bỏ bom bất ngờ , lúc ấy nhân dân gọi là lũ cắn trộm , lũ này là cắn trộm nên không hiệu quả cho lắm , lúc ấy chưa có tên lửa chỉ có pháo cao xạ từ dưới bắn lên , các tốp máy bay F4-H của MỸ cũng lúc ấy là tối tân nhất ,hiện đại nhất- Mỹ đặt cho cái tên là : Phantom (tức hồn ma) Người việt mình thì không biết tiếng Anh nên nghe cấp trên nói ma ma nên gọi mẹ nó là con ma- thần sấm cho dễ nhớ . cái dở của F4-H là nó chỉ treo được 2 quả bom 2 bên cánh ,bay từ đâu đến không biết ,chúng đi thành từng tốp ,mỗi tốp 3 chiếc , hai ba tốp nối đuôi nhau . không rõ từ đâu bay tới .

Lực lượng phòng không của ta cũng không vừa ,năm ấy có ra đa rồi ,phát hiện ra các tốp máy bay cả trăm cây số ,còi hụ công xuất lớn hú lên những hồi dài inh ỏi cách xa mấy cây số cũng nghe , sau đó lại tường thuật trên đài phát thanh địa phương : Máy bay địch cách thành phố 80 km một lát sau cũng cái loa ấy nói máy bay địch cách thành phố 40 km .Mẹ ơi là sợ ! người lớn trẻ con bất kể hò hét, bồng bế ,dắt díu chui ngay vào hầm trú ẩn ., kể cả người ốm liệt giường lên cơn sốt rên hừ hừ nhưng nghe báo động là tung chăn lết xuống hầm .

Chỉ một lát sau tiếng pháo phòng không của bộ đội bắn lên giòn rã ,thôi thì đủ các loại tiếng nổ và các loại đạn bay lên trời , nhưng rất tiếc chẳng trúng bao giờ ,vì máy bay F4 lúc ấy đã đạt vận tốc vượt qua tốc độ âm thanh một 2 lần gì đó (người ta gọi là máy bay siêu âm) . các quả đạn chỉ bắn vuốt đuôi sau đó lên hết tầm đạn trên không  khoảng 5-7 km gì đó là tự phát nổ tạo thành những đám mây trắng nhỏ lấm chấm trên bầu trời trong xanh giữa ban ngày .

Tuy là không trúng mục tiêu nhưng làm cho đám giặc lái Mỹ HOẢNG LOẠN chúng thả đại bom lung tung cho hết cơ số rồi đi .Cái mục tiêu xác định cần phá thì bỏ bom không trúng ,BOM trật ra ngoài nên NHÀ dân lĩnh đủ .

Họa huần mới có một trận chiến lâu và giai là vì tốp máy bay của Mỹ ấy nó nhào xuống bỏ bom ,đạn bắn lên rát quá chúng ngược lên cao ,thì đã bay quá mục tiêu , chúng anh dũng bay vòng trở lại quần nhau với pháo cao xạ ,một tốp bỏ bom xuống trận địa pháo ,một tốp đánh mục tiêu chính , và cũng đạt kết quả nhất định . Cụ thể nhà máy nhiệt điện Cao ngạn và nhà máy luyện thép Thái nguyên cũng trúng vài quả bom nhưng không trúng tử huyệt nên vẫn hoạt động tốt cho đến nay .

CỨ LÂU LÂU lại có một trận không kích lâu như vậy ,kéo dài chừng 30 phút , đám trẻ con như tôi lúc ấy thò đầu lên miệng hầm ngắm 2 bên đánh nhau đến no con mắt ,vừa sướng vừa sợ vừa run lẫn lộn . Còn bình thường Mỹ vào cắn trộm khoảng 5-10 phút ,bỏ xong vài quả bom là cút , không cần biết có trúng đích hay không ? còn bao nhiêu ra biển trút tất .

Chiến sự ban ngày còn quan sát được , ban đêm máy bay Mỹ cũng mò vào oanh tạc . lũ trẻ con không có cơ hội nhìn , chỉ thấy một bầu trời rực lửa của các loại pháo cao xạ đan chéo vào nhau bắn lên không . tiếng nổ của pháo nghe đinh tai nhức óc .nhưng ấn tượng nhất là là loại cao xạ bắn một lần 5 viên một ,nghe rất đã lỗ tai . Cũng là lúc này dân quân du kích địa phương và tự vệ đơn vị được trang bị súng bộ binh K44 đời cũ ( chắc thời của bát lộ quân Trung quốc viện trợ ),viên đạn to bằng ngón tay trỏ , mỗi một lần bắn là một lần lên lại quy- lát mới bắn tiếp được . mấy anh mấy chị này mỗi người mỗi khẩu chĩa lên phía máy bay bắn rầm trời , còn viên đạn súng k44 có tới máy bay hay không? không cần biết .

Cũng là khổ nhất khi chạy báo động tránh Mỹ bỏ bom ban đêm , hầm hào đọng nước đến đầu gối ,lội lõm bõm , muỗi nhiều và đốt đau như ong ,nhưng cũng phải cố đứng trong hầm cả tiếng đồng hồ khi có còi báo yên thì mới được lên .......
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #311 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2013, 07:07:55 pm »

Thời kỳ đầu của chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, những năm 64, 65, cơ quan phòng không nhân dân phổ biến dùng các tấm chắn bằng nùn rơm che cửa hầm hoặc đeo trên lưng như tấm khiên để chống lại bom bi của Mỹ, sau đó người ta vặn nùn rơm nhỏ cỡ tay cái và cuốn thành hình cái mũ vành. Loại này nặng nhất là hôm nào trời mưa đi học thì phải biết. Đến giữa năm 1966 chiếc mũ rơm kiểu cải tiến ra đời, người ta dùng 1 cái kẹp như cái rút dép để đan thành mũ. Phải nói rằng chiếc mũ loại này có tính thẩm mỹ, chắc chắn (không hay bị sổ các vòng bện như kiểu cũ), nhẹ hơn còn hiệu quả như thế nào thì chưa ai so sánh      
Bác Tường xem mũ rơm đời đầu nhé  Grin


đây nữa :
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #312 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2013, 07:34:06 pm »

Thời kỳ đầu của chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, những năm 64, 65, cơ quan phòng không nhân dân phổ biến dùng các tấm chắn bằng nùn rơm che cửa hầm hoặc đeo trên lưng như tấm khiên để chống lại bom bi của Mỹ, sau đó người ta vặn nùn rơm nhỏ cỡ tay cái và cuốn thành hình cái mũ vành. Loại này nặng nhất là hôm nào trời mưa đi học thì phải biết. Đến giữa năm 1966 chiếc mũ rơm kiểu cải tiến ra đời, người ta dùng 1 cái kẹp như cái rút dép để đan thành mũ. Phải nói rằng chiếc mũ loại này có tính thẩm mỹ, chắc chắn (không hay bị sổ các vòng bện như kiểu cũ), nhẹ hơn còn hiệu quả như thế nào thì chưa ai so sánh      
Bác Tường xem mũ rơm đời đầu nhé  Grin


đây nữa :


@QTDC: Cám ơn bạn, chính nó đấy
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #313 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2013, 07:50:32 pm »

CHIẾC MŨ RƠM

I. Nào bạn ơi nhanh tay,nhanh tay ta tết mũ rơm
Nào bạn ơi rơm đây, rơm đây ta bền chặt tay
Có mũ rơm tránh máy bay là em chống Mỹ
Chiếc mũ rơm khoác trên vai vẫn đi học đều.

II. Mảnh đạn rơi không sao, không sao em có mũ rơm
Trường em đây đông vui như xưa vẫn rộn lời ca
Máy bay rơi, bắt phi công, cả trường vui sao
Chiếc mũ rơm khoác trên vai chúng em ca vang.



PS: Hình như bài hát này của NS Phạm Tuyên.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2013, 11:13:14 pm gửi bởi qtdc » Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #314 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2013, 07:53:40 pm »

Mời các bác coi lại một số hình ảnh bom Mỹ đánh phá Hà Nội "Thủ đô phẩm giá của con người" .vào những năm 1972 .rất ấn tượng .



Toàn bộ 6 khối phố ở Khâm Thiên hầu như bị xoá sạch trong đêm 26/12. Bom Mỹ đã giết chết 287 người trong đó có 40 cụ già và 55 em nhỏ. Nhiều gia đình không ai sống sót.



Các bác vào coi trong nguồn nhiều hình ảnh  và tư liệu quý .

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/khoanh-khac-ha-noi-bi-rai-bom-nam-1972-2247226.html

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/khoanh-khac-ha-noi-bi-rai-bom-nam-1972-2247226-p2.html
Logged

minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #315 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2013, 08:49:18 pm »

 Ở đây mới nhiều hình ảnh về tội ác của tụi Mỹ, có cả hình thằng đầu sỏ Richard Nixon ra lệnh đánh cả Hà Nội-Hải Phòng ;  Embarrassed Kiss Nó phá nát cả nhà Ga Hàng Cỏ. Cả Bãi An Dương...
 Nguồn;
 https://www.google.com.vn/search?q=bai+an+duong&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=-11yUqu6Jsm6kQWMpYBQ&ved=0CHYQsAQ&biw=1360&bih=634#q=bai+an+duong+bi+bom+b52+1972&tbm=isch
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2013, 08:07:59 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #316 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 05:10:50 pm »

HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO Ở HÀ NỘI XƯA

(HNM) - Kinh thành Thăng Long thời Lê vốn là cái chợ lớn, từ mờ sáng các cô bán rượu Kẻ Mơ đã cất tiếng rao lanh lảnh, rồi đến bà bán muối, anh bán chiếu... Những tiếng rao nối nhau làm Kẻ Chợ lúc nào cũng nhộn nhịp và chỉ nghe tiếng rao người ta biết đó là hàng hóa gì. Tiếng rao chính là hình thức ban đầu của hoạt động quảng cáo ở Thăng Long - Hà Nội.

Khi thực dân Pháp đánh thành năm 1882 rồi chiếm trọn Hà Nội năm 1883 thì đất đô hội bắt đầu có sự thay đổi. Một trong những thay đổi lớn đó là sự xuất hiện của báo chí. Tờ "Tương lai Bắc Kỳ" (Avenir du Tonkin) bằng tiếng Pháp ra đời năm 1883. Ban đầu báo chỉ đưa tin, bài viết sự bảo hộ của chính quyền thực dân nhưng khi các nhà buôn, dịch vụ, nhà thầu theo chân lính Pháp đến Hà Nội làm ăn thì quảng cáo đã xuất hiện trên tờ báo này.
 
Năm 1887, con đường từ Đồn Thủy đến thành cơ bản đã hoàn thành, được Hội đồng thành phố đã lấy tên viên công sứ đầu tiên ở Hà Nội là Paul Best đặt tên (nay là phố Tràng Tiền), thì ngay lập tức một dược sĩ người Pháp đã mở hiệu thuốc Jullen Blanc. Họ đã quảng cáo trên tờ "Tương lai Bắc Kỳ" trong năm này và Jullen Blanc đã trở thành cơ sở kinh doanh đầu tiên tại Hà Nội quảng cáo trên báo giấy. Tiếp đó, các đoàn nghệ sĩ Pháp sang biểu diễn ở rạp Touku (nay là Trường Thanh Quan, phố Hàng Cót) rồi sau đó các chương trình âm nhạc ở câu lạc bộ Hội Âm nhạc (nay là Nhà hát Múa rối, phố Đinh Tiên Hoàng) cũng quảng cáo. Năm 1902, Chính phủ Pháp quyết định thành lập Liên bang Đông Dương (bao gồm Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Campuchia và Lào), chọn Hà Nội là thủ đô, để quảng bá Đông Dương phồn thịnh, Chính phủ Pháp đã tổ chức triển lãm kinh tế toàn xứ Đông Dương tại Hà Nội trong năm này. Không chỉ quảng cáo trên các báo tiếng Pháp, ban tổ chức còn quảng cáo trên báo tiếng Hoa và lần đầu tiên xuất hiện quảng cáo bằng áp phích. Họ in các áp phích với những nội dung khác nhau cho dán khắp các phố Hà Nội.


Năm 1913, tờ "Đông Dương tạp chí" bằng tiếng Việt, do Nguyễn Văn Vĩnh và chủ nhà in Shneider làm chủ ra đời thì bắt đầu có quảng cáo bằng tiếng Việt vì các nhà kinh doanh Pháp hiểu rằng, khách hàng của họ bây giờ không chỉ là người Pháp mà còn cả tầng lớp trung lưu người Việt. Sau đó ít lâu, lại thêm một tờ tiếng Việt nữa là "Nam Phong" do Phạm Quỳnh làm chủ. Cũng như "Đông Dương tạp chí", "Nam Phong" có quảng cáo cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt.

Các áp phích quảng cáo cho triển lãm năm 1902 hầu hết do họa sĩ Pháp vẽ thì năm 1914, quảng cáo thuốc lá Job do họa sĩ Nguyễn Đức Thục vẽ vô cùng ấn tượng: Một người đàn ông Châu Âu to béo thảnh thơi ngồi trên ghế bành tay trái cầm điếu thuốc lá. Đầu những năm 1920, giai cấp tư sản dân tộc hình thành, họ thành lập Hiệp hội Nông Công Thương Bắc kỳ và cho xuất bản báo "Thực Nghiệp". Từ thời điểm này quảng cáo bằng tiếng Việt xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt báo. Và đến những năm 1930, quảng cáo không chỉ tăng lên mà còn xuất hiện nhiều hình thức khác nhau. Số nhà 20 phố Hàng Ngang có một hiệu vải mà chủ là người Ấn Độ, ông ta có bộ râu quai nón rất rậm, theo tiếng Việt phải gọi là ông Xồm nhưng dân phố nói trại thành Sàm. Thấy cái tên đó dễ nhớ cho khách hàng Việt Nam, thế là ông ta cho kẻ biển "Hiệu Ông Sàm 20 Hàng Ngang" ở ngay trước cửa. Một hiệu vải khác cũng ở phố này là Đức Nguyên, quản lý là một người rất to béo và thế là chủ hiệu đặt tên là hiệu "Tài Béo". Và đúng là khách hàng dễ nhớ hơn hiệu Đức Nguyên.

Một kiểu quảng cáo cũng rất mới theo kiểu thư cảm ơn, người nghĩ ra kiểu này là "ông đại gàn" chuyên dạy tiếng Pháp, tiếng Hán, Pétrus Lê Công Đắc. Năm 1936, Lê Công Đắc quảng cáo trên "Hà Nội báo" với nội dung như sau: "Tôi là Đỗ Trọng Quát, cảm ơn Giáo sư Pétrus vì nhờ theo các cua học của giáo sư mà tôi đã đỗ cao trong kỳ thi..." kèm theo thư cảm ơn là ảnh của học viên và ảnh của Giáo sư Lê Công Đắc. Họa sĩ Cát Tường tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương nhưng chưa có việc làm, rỗi rãi lân la xóm cô đầu Khâm Thiên và cũng chính tại đây ông đã cải tiến và cho ra đời chiếc áo dài Le Mur. Ban đầu nó không được các cô con gái nhà lành chấp nhận dù rất tân thời vì cổ áo khoét rộng, có kiểu thì hình lá sen, thân áo bó sát người để nhô ra bộ ngực. Còn cái quần thì từ lĩnh thâm, lĩnh tía bồng đã "Âu hóa" thành quần sa tanh trắng. Để chiếc áo đi vào đời sống, Cát Tường đã nhờ các cô đầu phố Khâm Thiên mặc thử đi ra phố, và các cô chính là những người mẫu không chuyên quảng cáo cho áo Le Mur. Để nhiều người biết đến áo Le Mur, Cát Tường đã bắt chước giới thời trang Paris mời cô gái có khuôn mặt đẹp toát lên vẻ sang trọng có tên là Ái Liên (sau này là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng) quảng bá. Cũng trong thời gian này, họa sĩ Lê Phổ dựa trên những nét phá cách của Cát Tường cũng tạo ra kiểu áo dài của riêng mình với nét đằm thắm và kín đáo hơn so với Le Mur. Cháu gái của Lê Phổ là Marie Nghi Xương có hiệu may ở số 4 phố Nhà Thờ tung ra các kiểu áo dài theo thiết kế của chú mình. Để gây tiếng vang, hiệu may đã mời Lý Lệ Hà (vũ nữ nổi tiếng Hà Nội, là người tình của vua Bảo Đại những năm 1940) mặc vào sàn nhảy. Sau đó hiệu may Nghi Xương lúc nào cũng có khách vào ra.

Có một kiểu quảng cáo khác cũng rất lạ, hiệu may Phan Đồng Giang ở phố Hàng Ngang đã thuê một thanh niên đẹp trai, dáng công tử tên là Trần Văn Chức ở phố Hàng Đường làm "ma nơ canh sống". Vào ngày thứ bảy, chủ nhật, Chức mặc các bộ quần áo do Phan Đồng Giang thiết kế đi từ Hàng Ngang ra Bờ Hồ rồi vào quán cà phê Cô Thược (nay là nhà hàng Thủy Tạ) ngồi nhâm nhi sau đó đi về. Hai hiệu may Lê Thuận Quế và Lê Thuận Khoát ở phố Hàng Đào thấy vậy có ý muốn mời Chức làm "ma nơ canh sống" để cạnh tranh đã buộc Phan Đồng Giang phải ký hợp đồng độc quyền. Nhờ quảng cáo kiểu độc nên hiệu may Phan Đồng Giang mườm nượp thanh niên đến may đo.

Những năm 1936-1937, công việc kinh doanh chiếu bóng rất phát đạt, vì thế các rạp xây mới nhiều hơn và để thu hút khán giả, nhiều rạp có các chiêu quảng cáo khá hấp dẫn. Ngoài quảng cáo trên các báo, dán áp phích trước cửa rạp, họ còn cho căng băng rôn trên các phố. Chưa hết, một số rạp cho người đeo biển hình chữ nhật trước ngực và sau lưng có tên phim, hình ảnh hài hước đi lại trước rạp. Báo chí thời đó gọi quảng cáo kiểu này là "sandwich man" (một loại bánh kẹp thịt ở giữa). Vào dịp Tết Nguyên đán, họ còn treo câu đối chúc Tết bên trong rạp, có hoa đào, nhân viên tươi cười niềm nở. Đi đầu trong chiếu phim Tết là hãng Đông Dương và để không bị lép vế Công ty Chiếu bóng Đông Dương cũng phải chạy theo, khi chiếu phim Tarzan ở rạp Majestic (nay là rạp Tháng Tám, phố Hàng Bài), họ đưa cả cây đã cắt ngọn vào góc rạp để tạo cảm giác giống như cánh rừng nhiệt đới.

Đầu những năm 1940, phát xít Nhật vào Việt Nam theo chân họ rất nhiều hàng hóa Nhật Bản. Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường không chỉ có hàng hóa Châu Âu mà bắt đầu có hàng hóa tiêu dùng mang nhãn hiệu Nhật Bản. Để thu hút khách, các hiệu buôn ở phố Hàng Ngang quảng cáo bằng loa phóng thanh mở hết cỡ. Không những thế họ còn in các truyện Trung Hoa như: "Tam Quốc", "Đông Chu liệt quốc", thành các tập khổ nhỏ phát không cho khách. Cũng ở phố này còn xuất hiện quảng cáo kiểu "sandwich man" cho các sản phẩm mới nhập khẩu. Vào mùa đông, gió đông bắc thổi mạnh nên có người đeo biển đã ngã lăn ra phố. Sau năm 1945, không còn thấy quảng cáo kiểu này nữa.

Sau năm 1954, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ trên báo giảm dần và cho đến năm 1960 thì hầu như không còn vì tư nhân không được phép xuất bản báo. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là các đơn vị này sản xuất theo kế hoạch nhà nước giao nên không cần quảng cáo.

Nguyễn Ngọc Tiến

http://nhipsonghanoi.vn/Hoat-dong-quang-cao-o-Ha-Noi-xua-a130.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #317 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 05:18:07 pm »

PHIÊN CHỢ ĐỒ CŨ HÀ NỘI: HỨA HẸN SỰ THÚ VỊ

(HNM) - Hôm nay, 3-11, "Phiên chợ đồ cũ Hà Nội" do Hội Cổ vật Thăng Long và Bảo tàng Hà Nội phối hợp tổ chức sẽ chính thức khai mạc tại bảo tàng này (đường Phạm Hùng - Hà Nội). Đây là nơi để những người yêu thích thú chơi cổ vật gặp gỡ, giao lưu, đồng thời là điểm đến thú vị cho khách du lịch.

Việc trao đổi, mua bán những món đồ đã qua sử dụng là nhu cầu cũng là thú chơi của nhiều người. Trên thế giới, các phiên chợ loại này được mở ở nhiều nơi, thu hút sự chú ý của người dân sở tại và khách du lịch. Hội Cổ vật Thăng Long và Bảo tàng Hà Nội khai thác sảnh phía bên phải của bảo tàng làm địa điểm tổ chức phiên chợ này - họp từ 9h30 đến 16h30 ngày chủ nhật hằng tuần.
 
Gọi là chợ nhưng "Phiên chợ đồ cũ Hà Nội" mang phong cách riêng. Các gian hàng được thiết kế theo hình thức chợ quê, như thường thấy ở mỗi làng quê Việt Nam, với những hình ảnh gợi nhớ như cầu gỗ, cây đa, mái đình làng… Mặt hàng được bày bán ở chợ là đồ cũ, đồ cổ, đồ thủ công mỹ nghệ (lụa, sơn mài, đồ xương, đồ sừng…) - lựa chọn từ những làng nghề nổi tiếng nhằm góp phần giới thiệu nét văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Chủ các gian hàng là hội viên Hội Cổ vật Thăng Long và hội cổ vật các địa phương. "Hiện tại, chúng tôi bố trí khoảng 40 gian hàng. Nếu số gian hàng này không đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi của người dân và du khách, chúng tôi sẽ tính toán thêm" - ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hội Cổ vật Thăng Long cho biết.
Chợ đồ cũ là nơi những người yêu thích cổ vật gặp gỡ, giao lưu, đồng thời là điểm đến thú vị cho du khách.


Chợ đồ cũ là nơi những người yêu thích cổ vật gặp gỡ, giao lưu, đồng thời là điểm đến thú vị cho du khách.

Trước sự băn khoăn của dư luận về tình trạng hàng giả, hàng nhái, sự mất trật tự có thể xảy ra tại phiên chợ, ông Đào Phan Long nói: "Tiêu chí của chợ không chỉ là nơi kinh doanh, trao đổi sản phẩm, mà còn là nơi để những người yêu thích sản phẩm độc đáo đến giao lưu, kết bạn, trao đổi. Hơn thế, chợ là nơi để người Việt giới thiệu các sản phẩm thủ công chính hiệu đến người nước ngoài và ngược lại. Chợ quy định rõ người bán hàng không được mang, bán các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm, các sản phẩm phản văn hóa. Những ngày họp chợ, thành viên Ban quản lý chợ gồm đại diện Hội Cổ vật Thăng Long, Bảo tàng Hà Nội… sẽ có mặt kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh. Với những người mua, bán, trao đổi đồ cổ, nếu cần sự thẩm định thì sẽ có chuyên gia hỗ trợ, tư vấn".

Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Đà, Phó Giám đốc điều hành Bảo tàng Hà Nội cho biết thêm: Trong thời gian chờ đợi nội dung trưng bày của Bảo tàng Hà Nội hoàn thành vào năm 2015, Bảo tàng Hà Nội được TP Hà Nội cho phép khai thác các hoạt động ngoài sân vườn nhằm thu hút khách tham quan. Việc tổ chức phiên chợ cũ bên ngoài bảo tàng không nằm ngoài mục đích đó. Từ khi còn là ý tưởng, bảo tàng đã có nhiều buổi làm việc với các cơ quan chức năng và đã nhận được sự đồng ý. Hơn nữa, chợ được thiết kế đơn giản, linh hoạt, sau khi họp xong có thể thu gọn, trả lại mặt bằng cho bảo tàng nên sẽ không phá vỡ không gian cảnh quan bên ngoài, càng không ảnh hưởng đến nội dung trưng bày bên trong. Để tăng tính hấp dẫn, BQL chợ còn mời các ban nhạc dân tộc đến biểu diễn miễn phí nhằm phục vụ du khách trong suốt thời gian họp chợ.

Ngoài phiên chợ đồ cũ với sự đa dạng của các mặt hàng, du khách đến Bảo tàng Hà Nội còn được ngắm nhìn, tìm hiểu nghệ thuật bonsai qua 15.000 cây cảnh đang trưng bày tại đây, được thưởng thức âm nhạc dân tộc... Những yếu tố đó cộng lại sẽ đưa Bảo tàng Hà Nội và phiên chợ đồ cũ trở thành một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn ở Thủ đô.

Minh Ngọc

http://nhipsonghanoi.vn/Phien-cho-do-cu-Ha-Noi-Hua-hen-su-thu-vi-a129.html
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #318 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 08:55:41 pm »

Để em minh họa tiếp bác Tường một tay.
Bài về họa sĩ Cát Tường (Le Mur) người xứ Đoài - ông tổ ngành Mỹ thuật Úng dụng hiện đại Việt Nam, sinh viên khóa 4 Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tương truyền là nguyên mẫu cho ông Týp-phờ-nờ (TYPN) của cụ Vũ Trọng Phụng. Rất tiếc "Cát Tường" nhiều khi không có nghĩa là điềm lành mà có nghĩa là "dựa tường" hay "dựa cột" lãnh đạn. Cụ thân sinh họa sĩ Cát Tường tên là Nguyễn Huy Thành, gốc Hà Nội, làm việc tại sở Hỏa Xa. Tại sao dân quân đưa họa sĩ đi biệt tích? Có thể họa sĩ dính dáng đến VNQD đảng của Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam (tức nhà văn Nhất Linh) và vụ án Ôn Như Hầu chăng ? Bỏ qua chuyện chính trị chính em nếu có, đóng góp của họa sĩ tài năng Cát Tường vào ngành mỹ thuật ứng dụng hiện đại Việt Nam đã trở thành một điều rất hiển nhiên.
http://tintuc.hoasen.edu.vn/vi/1315/tin-chuyen-de/cat-tuong
http://www.taberd75.com/linh%20tinh/LichSuAoDai.htm

Chiếc Áo Dài hiện nay thực ra là Áo Dài Lê Phổ, nhưng Cát Tường vẫn là người đầu tiên sáng tạo Áo Dài, họa sĩ Lê Phổ là người "cải lùi" chỗ này, cải tiến chỗ kia mẫu của Cát Tường cho đông đảo mọi tầng lớp chấp nhận được. Thời Âu hóa nhưng mẫu của cụ Cát Tường vẫn "avant-garde" quá. Phải nói rằng mẫu Áo Dài của họa sĩ Lê Phổ đã và sẽ còn sống mãi.


Họa sĩ Cát Tường (1912-1946)



Luật sư Nguyễn Thị Hậu trong trang phục áo dài Cát Tường


Trang phục mùa Thu của Cát Tường năm 1938



Mẹ và con. tranh của họa sĩ Cát Tường vẽ vợ con mình năm 1940.


Sung sướng vì được mặc Áo Dài, đội Khăn Đóng Việt Nam, nếu các anh các chị đang toe toét cười phấn đấu tốt, chịu khó vô sản hóa thì không chỉ được cho mặc Áo Dài đội Khăn Đóng mà sẽ được gọi hơn nữa cơ...
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #319 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 11:10:57 pm »

HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO Ở HÀ NỘI XƯA


Bác qtdc cổ vũ nữ quyền "ác liệt" quá! Grin
Phải có chút nam quyền cho bình đẳng:





Áp phích quảng cáo bia Hà Nội từ năm 1899. Khổ 800 x 1200.
Trên áp phích có dòng chữ quảng cáo rằng: Bia hảo hạng, không pha cồn. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM