Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 12:57:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang - Phần 4  (Đọc 272642 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #80 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 01:56:03 am »

Ở tiền tiêu có 03 hố chiến đấu có nắp,được trang bị mỗi hố.01 quả mìn định hướng,01 trung liên RPD,ít nhất 01 AK và 01 B40 hoặc B41,lựu đạn nhiều hơn sung rừng.B 40 và B41 được trang bị,nhưng không thể bắn từ trong hầm có nắp.Sau khi tôi về chỉ huy C,thay anh Vinh C trưởng đi tuần hàng ngày.Phát hiện ra chuyện nực cười này,tôi đã bàn với trung úy Cừ b trưởng khu vực này.Lập tức đêm đến cho anh em khoét từ hầm,hào có nắp về phía sau 02 mét,thành một đoạn hào cụt để bắn B 40 hoặc 41.
Lính TQ tấn công bằng số đông là có thật,từ 1200 do TQ chiếm chạy một mạch chưa đến 60 giây là đã ở trên nóc hầm 1100 do ta giữ.Thời gian chúng tôi phòng ngự ở 1100,hầu hết các đợt tấn công của địch vào vị trí của ta,đều bị phát hiện từ xa.Chỉ một lần duy nhất,là vào khoảng tháng 5 năm 1985 là chúng đến được sát hào tiền tiêu.Khi phát hiện được địch từ xa,gọi pháo bắn theo phân cấp khoảng 30 phút,tất cả sẽ thành thịt hun khói hoặc dăm bông.C2 khi thay cho chúng tôi,quá nhát cho nên phải trả giá và cũng chẳng có lấy một cái giấy khen nào,tuy trận đó đã đi vào lịch sử,giữ được 1100 lần đó là do quyết địch rất độc đoán của anh Hồng đen trợ lý tác chiến tiểu đoàn 1.

Ở giữa 1050 và 1000,là mũi vu hồi của địch.Quân địch rất đông,trời mờ dày đặc không thể nhỉn thấy.Nhưng khi có pháo lệnh màu tím bắn lên từ vị trí cửa khẩu Yên Bảo-Thanh Thủy ngày nay,chúng vùng chạy rào rào nặng chịch,vì vậy mình đoán số quân của họ ở hướng này không dưới 100 quân ở thê đội 01.Khi chiếm lại cái hầm trinh sát bên sườn 1050,cũng run run trong bụng.Trước cửa hầm là thằng y tá của C trinh sát F 356,nằm sõng soài.Lính đi theo minh toàn lính mới hoặc chưa bị pháo nó chần bao giờ,mình mà biểu hiện chùn thì lính nó còn sợ hơn.Thấy lính TQ bỏ chạy,mình bắn vài phát M 79 vuốt đuôi.Có lẽ không quen địa hình và trời mù,đạn bắn có thể vọt qua tụi nó và chúng nó nằm lại không gây tiếng động tiếp theo,mình không thể xác định được vị trí.Mình liền gọi cối của C và D,nhưng lại nhận được lệnh để cho chúng nó chạy,và lệnh củng cố công sự sẵn sàng chiến đấu,nếu địch tiếp tục tấn công.Lần bắn M79 ở tổ phục,khoái nhất là chúng nó la hét,lí ríu như chim kêu,nó giống như ai đó ném một viên sỏi nhỏ vào giữa đàn vịt và đàn vịt đó ào lên hoảng hốt kêu quàng quạc....Phải sau khi bắn trái thứ 03,chúng nó mới im lặng và mình không thể bắn tiếp vì mất hướng,hôm đó cũng trời mù đặc,có lẽ chúng định đột nhập trận địa ta nhưng bị phát hiện.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #81 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 04:31:46 am »

Mình liền gọi cối của C và D,nhưng lại nhận được lệnh để cho chúng nó chạy,
========================================================
 Vậy là ra làm sao hả bác ?
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #82 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 11:04:14 am »

Mình liền gọi cối của C và D,nhưng lại nhận được lệnh để cho chúng nó chạy,
========================================================
 Vậy là ra làm sao hả bác ?
[/quote
Vẫn có khẩu hiệu "không cho chúng nó thoát-không cho chúng nó thoát"(có bài hát đấy),đối với bất kỳ kẻ ngoại xâm nào.Nhưng với bác Mao và "đệ" của bác ấy thì VM,VC rất biết ơn sự ủng hộ to lớn của các bác trong KCCP,KCCM nên có 1 ngoại lệ là "trên cho chúng nó thoát".Cái "ý tưởng có 1 không 2 trên thế giới này" xuất phát từ  đầu 3-1979 ở Thị xã Lạng sơn ấy.Theo suy diễn của em đấy,nên bác KH,TLS,NDT,DDD...mới không cho MIG(không cần hoa tiêu,dẫn đường)cứ lấy sông Lô làm chuẩn,cho cái trận địa 12ly7 gần 1250 khoảng 4 quả(cũng vì mày chiếm của tao,nên tao mới đánh).Đúng không hả các bác? 
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #83 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 11:13:22 am »

1. Lính TQ tấn công bằng số đông là có thật,từ 1200 do TQ chiếm chạy một mạch chưa đến 60 giây là đã ở trên nóc hầm 1100 do ta giữ.
2. Lần bắn M79 ở tổ phục,khoái nhất là chúng nó la hét,lí ríu như chim kêu,nó giống như ai đó ném một viên sỏi nhỏ vào giữa đàn vịt và đàn vịt đó ào lên hoảng hốt kêu quàng quạc....Phải sau khi bắn trái thứ 03,chúng nó mới im lặng và mình không thể bắn tiếp vì mất hướng,hôm đó cũng trời mù đặc,có lẽ chúng định đột nhập trận địa ta nhưng bị phát hiện.
1. Tôi có nghe anh em đi đánh nhau ở biên giới phía bắc về kể là lính mình bắn lính Trung quốc xung phong theo chiến thuật biển người đến nổi nòng súng đỏ lên, đạn AK ra khỏi nòng... nhểu xuống trước mặt, có đến mức độ như vậy không? Bác nào biết xác định dùm cho anh em trong này rõ với Cheesy.
2. Vậy là chúng nó cũng ô hợp quá nhỉ, kêu quàng quạc, lạy ông tôi ở bụi này, mình cứ thế mà táng vào, chết cha mày chưa con!
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #84 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 12:58:15 pm »

Th­­ực ra TQ dùng chiến thuật biển người là em nghe nói hồi 79 thôi bác ạ. Hồi năm 84 bên họ cũng đã thay đổi chiến thuật rồi, chủ yếu dựa vào hỏa lực pháo rồi bộ binh cũng chỉ sử dụng các phân đội nhỏ. Có một điều đặc biệt là hồi 84 bọn em rất khó lấy được xác lính TQ chứ chưa nói đến bắt được tù binh. Cuối năm 84 bọn em được lệnh của trên là cố gắng bắt được tù binh hoặc lấy được xác lính TQ để biết là đang đánh nhau với đơn vị nào.
 Không biết Dove có thể nói cho anh em biết cảm nhận của phía bên kia về đặc công của Việt Nam không nhỉ. Anh em bên này vẫn đang thắc mắc là nếu TQ có sử dụng đặc công như Việt Nam thì sẽ như thế nào nếu TQ tổ chức tập kích vào các điểm tập trung quân đông như hang Làng Lò hoặc Làng Pinh. Nếu như Dove ở trên đó hồi đầu năm 85 thì ta lúc đó vẫn thường xuyên dùng đặc công tập kích đánh chiếm các điểm cao rồi giao cho bộ binh lên giữ.
 
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2009, 01:12:59 pm gửi bởi nguyen dinh thang » Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #85 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 01:58:13 pm »

Th­­ực ra TQ dùng chiến thuật biển người là em nghe nói hồi 79 thôi bác ạ.
Đúng rồi, người kể chuyện lính mình bắn lính Trung quốc xung phong theo chiến thuật biển người đến nổi nòng súng đỏ lên, đạn AK ra khỏi nòng... nhểu xuống trước mặt là lính đánh trận trên biên giới phía bắc thời 1979, cùng thời với mình trên biên giới tây nam. Anh này hiện ở quận 1, TPHCM...
Bác CCB nào biết rõ kể cho anh em trong nam nghe với. Trong nam thích nghe chuyện ngoài bắc, giống như người ngoài bắc thích nghe chuyện trong nam ấy mà. Nhờ diễn đàn này mà tôi mới biết chiến tranh biên giới phía bắc ác liệt đến như vậy, chứ chiến trường tây nam sau tháng 1/1979 không đến mức độ phải đối phó với chiến thuật biển người, với đại pháo nó bắn cả VẠN viên trong 1 ngày, quá sức ác liệt!
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2009, 02:05:34 pm gửi bởi thượng sĩ Hùng » Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #86 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 02:16:37 pm »

 Chuyện của bọn em ngoài này sao bằng các bác bên K được. Bọn em đánh theo từng trận, sau đó có thể lại về thị xã HG uống bột sắn nghe nhạc vàng chứ các bác bên K sao được như vậy. He..he mấy thằng bạn em còn chịu khó ra bờ sông Lô vớt hàng tâm lý TQ thả trôi sông, khăn mùi xoa cô tiên, bật lửa TQ thì cho nhau và tặng cho các em gái. Còn vỏ chăn con công và phích TQ thì đem về HG quy ra rượu và gà. Đánh nhau thì chốt chặn như bác Khanhhuyen mới vất vả vì phải nằm trên đấy suốt chứ bọn em chỉ lên ùng oàng vài ba tháng lại rút và bàn giao cho đơn vị khác.
 Bọn em ban ngày chui rúc trong hang, tối đến thì quân ra quân vào đi như trẩy hội, vận tải mang lương thực thực phẩm lên và mang thương binh tử sỹ về. Ngày đó bọn em ăn uống cũng được ưu tiên hơn các bác bên K, nhưng đấy là hồi năm 84-85 chứ sau này bác Đoàn và Cao Sơn ở thì cũng không còn sung túc như trước nữa.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #87 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 02:27:22 pm »

Chuyện của bọn em ngoài này sao bằng các bác bên K được. Bọn em đánh theo từng trận, sau đó có thể lại về thị xã HG uống bột sắn nghe nhạc vàng chứ các bác bên K sao được như vậy. He..he mấy thằng bạn em còn chịu khó ra bờ sông Lô vớt hàng tâm lý TQ thả trôi sông, khăn mùi xoa cô tiên, bật lửa TQ thì cho nhau và tặng cho các em gái. Còn vỏ chăn con công và phích TQ thì đem về HG quy ra rượu và gà. Đánh nhau thì chốt chặn như bác Khanhhuyen mới vất vả vì phải nằm trên đấy suốt chứ bọn em chỉ lên ùng oàng vài ba tháng lại rút và bàn giao cho đơn vị khác.
Đó là thời sau này, vất vả tùy nơi... Chứ thời tháng 2/79 thì hai bên đánh nhau dữ dằn lắm! Các bác cựu chiến binh phía bắc thời đó chắc còn ngại, chưa đăng đàn kể chuyện đó mà. Cứ từ từ, chẳng chóng thì chầy, hy vọng chúng ta sẽ được nghe chuyện người thật việc thật của các bác ấy thôi Grin.
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #88 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 02:54:30 pm »

 Em cóp lại bài em sưu tầm trên mạng cho Dove xem và thấy phía TQ cảm nhận về cuộc chiến tại biên giới phía bắc hồi 79-84



Y hệt những lính đứng gác, các hàng cây tùng vững vàng nơi nghĩa trang Malipo phủ bóng che chở cho những hàng mộ chiến binh để tưởng nhớ cuộc chiến đẫm máu của TQ với Việt Nam.

Các ngôi mộ nằm ẩn trên lưng đồi ngoài thị trấn nhỏ Malipo ở vùng hẻo lánh Tây Nam, chỉ cách biên giới Việt-Hoa có 43 kilômét, là một nhắc nhở về cuộc chiến đắt giá mà TQ đã quyết định quên lãng.

Trong nhiều giờ, một nông dân làm rẫy lúa phía dưới Nghĩa Trang Liệt Sĩ Malipo là dấu hiệu duy nhất của sự sống, bóng xa hiện lên của ông nhưng thật là xa đối với TQ hiện đại, cũng như xác của 957 nạn nhân chiến tranh chôn gần đó.

Không có bao nhiêu người tới thăm. Cuộc chiến Việt-Hoa này là một lịch sử bị bỏ quên, che khuất trong bí ẩn và vẫn chưa được giải thích bởi chính phủ CSTQ đối với một công chúng hầu như không biết gì về cuộc chiến này.

Những người tới thăm mộ, như Liu Mingbang, 54 tuổi, tới để tưởng nhớ các chiến hữu tử trận trong cuộc chiến làm thiệt mạng hàng chục ngàn lính ở hai bên trước khi cuộc chiến chính thức kết thúc vào năm 1999.

Cũng như các cựu chiến binh khác, Liu, người đã 2 lần từ quê nhà ở tỉnh Sichuan tới đây, do dự khi nói về cuộc chiến không thắng lợi bao nhiêu.

Cuối cùng Liu nói sau khi bị hỏi nhiều lần, mắt ông sáng lên vì xúc động, “Xong rồi. Đó là chuyện quá khứ và không cần chiến đấu nữa. Chúng tôi đã vào cuộc chiến và xong rồi. TQ lúc đó hỗn loạn, có quá nhiều chuyện tệ hại. Đó là những thời kỳ rất khó khăn.”

Liu tự hào vì phục vụ đất nước nhưng lộ vẻ bị ám ảnh vì bạo lực, “Thật kinh hoàng, những chuyện tôi đã thấy nơi đó. Đó là những chuyện rất khó mà sống với, và là chuyện tệ hại nhất là khi tôi phải trở lại và kể cho gia đình tôi về những gì tôi đã làm.”

Liu Anlin, cựu chiến binh khác từng đóng ở biên giới Việt-Hoa 20 năm về trước, ít lời hơn khi giaỉ thích.

Ông nói, cánh tay hướng về các ngôi mộ, “Lý ra không nên có những thứ này.”

Trong nhiều lời kể, cuộc chiến Việt-Hoa kết thúc với thiệt hại đắt giá cho TQ; cuộc tấn công của họ cho thấy yếu kém chiến thuật, thiết bị yếu kém và truyền thông cũng yếu kém.

Khi hiệp ước biên giới được ký 2 thập niên sau đó, TQ có khoảng 26,000 tử sĩ, và Việt Nam khoảng 37,000 tử sĩ.

Mặc dù TQ xâm lăng Việt Nam ngày 15-2-1979, tung ra một cuộc chiến tranh rồi sau đó trở thành những xô xát biên giới ít tầm mức hơn xuyên suốt hầu hết thập niên 1980s, một cái nhìn về nghĩa trang ở Malipo chỉ cho thấy chút xíu thực tại.

Bức tường tưởng niệm viết hàng chữ, “Kết thúc thắng lợi của cuộc chiến đã mang tới truyền thống cách mạng vĩ đại và can đảm, cho thấy chủ nghĩa anh hùng và lòng ái quốc của quân đội ta. Chiến thắng là kết quả của quyết định khôn ngoan của chính phủ trung ương, nhờ nhân dân ủng hộ và là kết quả cuộc chiến đẫm máu của tất cả chiến sĩ ta.”

Trong khi Liu Mingbang xem các chữ khắc trên bia đá vinh danh các đồng chí của ông như là liệt sĩ cách mạng, ông nói về lý do cuộc chiến, dẫn theo giải thích chính thức về cuộc chiến.

Theo lời kể từ ngoài phía chính phủ TQ, quyết định TQ tấn công là nhằm đáp ứng việc Cộng sản Việt Nam đưa quân vào Cam Bốt tháng 12-1978 để lật đổ chế độ Pol Pot hỗ trợ bởi Bắc Kinh.

Quan hệ trở nên cay đắng với Liên Xô và việc Liên Xô công khai ủng hộ Hà Nội được Bắc Kinh xem là gây hấn sau khi phe cộng sản chiến thắng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam, là thêm một yếu tố khác.

Khi TQ chính thức tuyên chiến, TQ dẫn lý do Việt Nam đối xử tệ hại với người gốc Hoa tại Việt Nam và việc Cộng sản Việt Nam chiếm đóng đảo Trường Sa, một cuộc tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết.

Xu Ke, một lính bộ binh trong trận đánh ở núi Laoshan (Lão Sơn, 崂山) khi căng thẳng bùng lên năm 1984, đã tự xuất bản cuốn sách trên Internet có tên “The Last War” (Cuộc Chiến Cuối Cùng) nói lý do TQ gây chiến là thấy rõ. Xu, 42 tuổi, kể với AFP tại Thượng Hải, “TQ muốn bộc lộ nỗi giận lên Việt Nam bởi vì TQ ghét kiểu Việt Nam liên minh với Liên Xô sau khi TQ giúp Việt Nam quá nhiều trong cuộc chiến chống Mỹ.”

Xu không tự nhận là 1 sử gia, mà chỉ mô tả sách ông như 1 hồi ký như nỗ lực đaò tìm các dữ kiện lịch sử cô đọng về cuộc chiến mà các thư viện quốc gia, theo lời ông, bị bưng bít bởi chính phủ.

Ông nói, “Hầu hết các sách về cuộc chiến đã bị gỡ bỏ. Chính phủ không thích có ai chỉ trích về cuộc chiến, và một cách căn bản, họ hy vọng mọi người ngậm miệng lại.”

Những gì được ghi lại chỉ là sau 4 tuần giao chiến kể từ ngày 15-2-1979, TQ đột ngột tuyên bố chiến thắng và rút quân, mặc dù các trận đánh vẫn tiếp diễn trong nhiều năm về sau.

Hầu hết các lời kể lịch sử ngoài TQ thì nói là quân TQ chuẩn bị yếu kém trước bộ đội Cộng sản Việt Nam đã dày dạn chiến trường.

Gợi lại 5 tháng giao chiến dữ dội tại Việt Nam trong năm 1984, Xu kể về các đợt tiến quân ở cả 2 phía là dữ dội nhưng bất phân thắng bại.

Xu nói, “Bộ đội Việt Nam mạnh mẽ, không dễ bị thua. Họ trước đó đã chiến đấu nhiều năm và có kinh nghiệm.”
 
Cựu chiến binh TQ tại nghĩa trang quân đội
Nguồn: news.yahoo.com/AFP Mark Ralston
--------------------------------------------------------------------------------
 

--------------------------------------------------------------------------------

 laoshan1.jpg (87.11 KB, 380x252 - xem 707 lần.)
 
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Một, 2008, 08:22:55 pm gửi bởi nguyen dinh thang »  
 
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
trantantrinhan
Thành viên
*
Bài viết: 87


« Trả lời #89 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2009, 08:17:29 pm »

 Hay quá anh Thắng ơi! Xin các anh CBB phía Bắc lật lại
những ký ức của các anh trong thời điểm thật khó khăn và anh hùng của đất nước ta! Chiến tranh bảo vệ 6 tỉnh biên giới phía Bắc, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, dân tộc ta đã "lưỡng đầu thọ địch" nhưng vẫn thể hiện bản lĩnh của quân đội Việt Nam và đánh thắng bất cứ kẻ thù nào...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM