Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 11:14:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang - Phần 4  (Đọc 272641 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #380 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2009, 06:10:16 pm »

Gắng lên bác Ex chau ngoan Bac Ho, cá nhân tôi trân trọng hồi ức và đặc biệt là cách diễn đạt của bác.
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
vaxiliep
Global Moderator
*
Bài viết: 321



« Trả lời #381 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2009, 10:09:17 pm »

Rất nhiều người Hoa trở về TQ năm 78, nhưng đến tận bây giờ sau hơn 30 năm, họ vẫn nghĩ họ là người Việt đang sống trên đất khách.


Thật đáng suy ngẫm. Bác có nguồn không? Bác có dẫn chứng không? Bác nói viết nhiều nhiều về chuyện này nhé!

Nếu bạn muốn nguồn bằng văn bản thì hơi khó, nhưng người thực việc thực thì đầy. Bạn hãy bỏ thời gian vài ngày, đóng vai một anh chàng VN đang muốn tìm đường đánh hàng Quảng Châu. Bạn sang thị xã Bằng Tường, đến khu vực bến xe BT - QC đánh tiếng là kiếm một "tai lầu" giúp mình đánh hàng thì sẽ có ngay (phần lớn những người làm nghề này đều là HK 78). Tôi đã từng đến một gia đình sống ngay tại BT, chồng làm "tai lầu", vợ thì buôn bán, bữa cơm gia đình vẫn dùng nước mắm, hát Karaoke Việt (lần đầu tiên tôi nghe hát "Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây" bằng tiếng Trung Grin), và đặc biệt là hai đứa con dù vẫn đang học phổ thông cũng nói sõi tiếng Việt như người Việt. Đúng như bác CS nói, nhiều khi họ cũng không hiểu thực sự họ là người Việt hay người Hoa nữa.
Logged

Ầu ơ...Gió đưa tàu chuối sau hè
Tưởng vui một chút ai dè...có con!

longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #382 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2009, 11:14:55 pm »

Năm 2006 Tôi có cv phải sang Quảng Châu-TQ.Trên máy bay tôi ngồi gần 1 chị người phố Hàng Ngang sang Quảng Châu cất hàng.Lúc đầu chúng tôi lạnh nhạt với nhau lắm.Khi cô tiếp viên xinh đẹp phát tờ khai an ninh.Tôi rút HC ra khai,tiện bút tôi khai cho chị.Thấy tôi có HC nước ngoài chị tò mò hỏi chuyện.Tôi thật thà khai tuy đã nhiều lần sang TQ nhưng tôi thường bay Moscow- Bắc Kinh hoặc Moscow-Bắc kinh_ Phúc Kiến.Đây là lần đầu Moscow-HN-Quảng Châu.Tôi nhờ chị thuê giúp Ks.Xuống sân bay,tôi và chị đi cùng taixi về khách sạn.Trên xe chị rút ĐT goi cho ai đó nói tiếng VN,chị nói cần thuê thêm cho 1 người VN 1 phòng nữa.Về tới Ks tôi mới biết chị gọi cho 1 người TQ(Đúng ra là 1 người Việt gốc hoa).Ngay sau khi nhận phòng ,anh bạn này dẫn tôi đi đổi tiền.Chúng tôi làm quen với nhau.Tôi biết anh sinh ra và lớn lên ở Quảng Ninh.Anh về TQ năm 1978.Ngày hôm sau giữa tôi và anh như đã thân nhau từ thửa trước.Anh dẫn tôi đi khắp Quảng Châu.Anh nói anh sống ở Quảng Tây hàng tháng 2 lần anh lên Quảng Đông đóng hàng cho chị L.Hàng chị L được đóng gửi về VN qua cửa khẩu Đồng đăng.Thấy tôi hiểu biết nhiều về Lạng sơn anh hỏi và tôi có nói tôi từng đóng quân tại Lạng sơn.Anh cũng bộc bạch anh về nước  đầu năm 78,cuối năm đi lính làm phiên dịch.Trong câu chuyện của anh,anh rất gần gũi,thân thương khi nhắc tới Quảng Ninh,nơi chôn dao,cắt rốn của anh.Hai anh em sống ở Quảng Châu mấy ngày,không ngày nào không đi ăn với nhau.Anh giảng giải hoặc so sánh từng món ăn cho tôi.Tôi không hề thấy ở anh điều gì là mất đi tâm hồn việt.Ngày chia tay,hai anh em dẫn nhau đi ăn bánh chưng.Trước khi vào quán anh nói trước,bánh chưng TQ không bằng bánh chưng VN mình,nhưng vào ăn cho biết.Quả thật bánh chưng TQ gói như bánh rợm,gạo chộn với đỗ(rất ít đỗ) không thịt.Dân TQ ăn bánh chưng với canh gà.Khi chia tay tôi và anh ai lấy ngậm ngùi lắm.
Tôi cũng từng là lính,từng chiến đấu bảo vệ Đồng đăng-Lạng sơn.Lúc quân thù sâm lấn tôi cũng như bao người VN chiến đấu bảo vệ từ viên sỏi,hòn đất rẫu là vô chi vô giác nhưng của ông cha để lại .Là người dân, dù VN hay TQ cũng chẳng ai muốn chiến tranh đâu-Bị bắt buộc thôi.Những người Hoa kiều đại bộ phận yêu mảnh đất việt đã dung dưỡng-sinh ra rồi nuôi lớn họ.Như anh bạn tôi quen ở Quảng Châu vậy.Xa VN  gần 30 năm nhưng vẫn nhận mình là VN .
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #383 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 08:20:48 am »

 Chuyện mấy cô  người Hải phòng làm lính thông tin trong quân đội của T ở Vị xuyên là có thật nhưng trước đay bác Dove cố cãi để làm gì nhỉ ?Ở khu Cót ép , A 21 bọn tôi khi mới  lên dùng máy 2W  của  Trung Quốc _lâu ngày quên mất tên -hay bị T phá sóng , khi tác chiến không nghe được gì ,nhưng bỉnh thường lại hay bắt được tiếng con gái của T ,họ đều quê ở Hải phòng , bọn tôi tán gẫu theo kiểu trai gái bình thường , có hôm thì cũng chửi nhau ,văng tục này nọ ..VV.có cô cũng tâm sự là bị bắt buộc tham chiến và nói là muốn lính mình đừng  bắn lính bộ binh họ ở trên chốt đối diện , đổi lại họ cũng vậy .tất nhiên những chuyện như vậy chỉ huy phải cấp tiệt lính thông tin không được bép xép với lính bộ binh , nhưng lâu ngày chuyện lại loang ra phải làm công tác tư tưởng cho anh em Sau bọn tôi chuyển sang dùng máy của Liên xô, T không phá sóng được nữa,hôm nào nằm buồn lại rà sóng tán gẫu với mấy em , bây giờ nếu số đó đang sống cũng thành bà cả rồi
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #384 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 10:51:53 pm »

 Giang.K17 có gửi em tài liệu dịch của TQ, em đã xem và sẽ post tiếp phần Giang đã post. Cơ bản phần trước Giang post là TQ nói về các đợt tiến công của 313 nhằm lấy lại các điểm cao đã bị TQ đánh chiếm hôm 28-4, và đây là phần tiếp theo:

 ''Với trận 11-6 do đặc điểm chiến đấu của quân ta, tổng kết rút kinh nghiệm huấn luyện, tu sửa điều chỉnh sở chỉ huy. Nghiên cứu cách đánh mới của địch đồng thời huấn luyện thật kỹ. Mưu toan trong cuộc tiến công giai đoạn 2, một lần đánh phá ta, thu phục đất mất. Để triệt để đập tan chiến dịch MB-84, chỉ huy tiền phương quân đoàn 14 tổng kết tỷ mỷ kinh nghiệm huấn luyện trong tác chiến phòng ngự 11-6. Phân tích đặc điểm tiến công của địch, phán đoán binh lực chỉ huy, hướng chủ công trong lần tái chiếm cho rằng: Cao điểm 1072, 142 hướng Bát Lý Hà Đông sơn thò ra phía địch. Mặt sườn lộ tướng, 3 mặt đông, tây, nam giáp địch, tiện cho địch bao vây 3 mặt. Cao điểm 1072 của ta với trận địa 74 của địch, hướng Na La với các cao điểm 411, 251,156 của địch cách ta chỉ 100-300m khiến ta không có cách nào thiết lập trận địa cảnh giới, dễ cho địch dựa vào trận địa đột ngột tiến đánh cao điểm 662-6 của ta. Khu vực Na La là trung tâm trận địa của ta, như thể địch lấy trong tầm tay. Hai mặt uy hiếp trận địa chính Lão Sơn của ta. Đông là hướng tấn công chủ yếu của địch và khống chế khu vực Bát Lý Hà Đông sơn.
 Qua nhiều lần phân tích, nghiên cứu của thủ trưởng sư đoàn, sau khi thống nhất nhận thức, điều chỉnh binh lực và chỉ huy thích hợp. Tìm tòi một loạt cách đánh, đẩy nhanh việc phòng ngự tác chiến. Sau ngày 20-6 sư bộ sư 41, chủ lực đoàn 123, một phần đoàn 121, chủ lực của sư pháo. C1 của quân đoàn xe tăng, tiểu đoàn pháo Canon 122 của quân đoàn 11, đoàn 1 biên phòng, đại pháo bắn chặn 100 đoàn 17 tham chiến. Đến thượng tuần tháng 7-84 bộ đội phối thuộc của sở chỉ huy tiền phương đã có 6 đoàn bộ binh, 18 tiểu đoàn bộ binh. Địch có 34 tiểu đoàn bộ binh. So sánh ta địch là 1/1,8. Tiểu đoàn pháo binh thuộc sư ta có 14, địch có 14, ta địch so sánh là 1/1. Quân cán thủ trưởng quyết tâm bám trận địa, giữ vững điểm trọng yếu, nghỉ ít trực nhiều, mất gì bù nấy. Dùng điểm khống chế tuyến, dùng tuyến khống chế toàn diện, trường kỳ giữ đất, độc lập tác chiến, bộ binh phối hợp chặt chẽ pháo binh. Công kết hợp thủ, lấy thủ là chính, đánh trả ngoan cường, quyết giữ trận địa. Triệt để phá vỡ ý đồ tiến công của địch, lấy giá trị nhỏ đổi lấy thắng lợi lớn.Binh lực chủ yếu của ta bố trí như sau:

 Thôi mỏi tay quá các bác cho em nghỉ một lát đã nhé
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #385 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2009, 01:04:48 am »

Nghe giống tấu hài phết.
Về quân số VN có 34 tiểu đoàn bộ binh.Thử tính nếu F 356 quăng hết các D bộ binh vào trận,thì mỗi E có 3 D.Vậy F356 có 3 E gồm 153,149,876 tổng là 9 D. F 313 quân số tương đương cũng là 9 D.Cứ cho F312 lên tăng cường cho mặt trận Hà Giang,quân số đủ của cả F 312 cũng chỉ có 9 D bộ binh.Tổng cả 3 F tham chiến có 27 D bộ binh,vậy còn thiêu 7 D bộ binh nữa có lẽ là bộ đội địa phương hay dân quân du kích các bác nhẩy.
Với quân số là 34 D bộ binh tham chiến,theo em số quân phục vụ cũng ít nhất phải gấp 3 lần quân chiến đấu trực tiếp.
Ui,chắc lúc đó ở Hà Giang.lính Vn nhiều hơn lá rừng,trên dải 2000 và cả dải 1509 các bác nhẩy ?  Wink Wink Wink Wink Wink Wink Wink Wink Wink Wink Wink Grin Grin Grin Grin Shocked Shocked Shocked
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Một, 2009, 01:31:46 am gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #386 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2009, 01:37:46 am »

Tại sao không bác KhanhHuyen? Em thấy TQ nắm tin tức của ta tốt lắm. Bác xem, hồi bác Còng,oánh nhau mệt nghỉ, các bác ấy diệt 1 "bạn" mới biết mình oánh với đơn vị nào của bạn trong đó bên ta thì bà hàng nước cũng biết rõ ngày tấn công là N+2, mặc dù lính ta chưa biết. Tinh thần chiến đấu đương nhiên là quan trọng nhưng cũng nên tôn trọng đối phương. Mà bác ở chốt thì khó mà biết toàn tuyến một cách chính xác được, đấy là em chưa nói luân phiên.
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #387 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2009, 01:59:21 am »

Ừ nhỉ,toàn tuyến thì có đi mới biết được chứ.
Dưng,cái mình théc méc.là mần cái răng bị thiếu 7 D bộ binh nhở ? Hay!cái mình chỉ rõ có mỗi lính chính qui ? F356,F313,F312...à mà hình như còn F316 nữa chứ nhẩy ? dưng mà nếu tính cả F 316 thì sẽ có thên 9 D bộ binh nữa chứ,tổng cộng sẽ là 36 D bộ binh.Như vậy là thừa 2 D bộ bịnh nhẩy,hay số 2 D bộ binh thừa này lúc đó ta cho đi nghỉ phép hay ăn dưỡng nhẩy....khó quá..gãi đầu..sồn sột.. Grin Grin Grin Grin
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #388 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2009, 04:17:17 am »

 Cái tài liệu này của TQ em đã xem hết, nó như một bản tổng kết trên toàn tuyến chứ không phải dạng hồi ức hay hồi ký của một cựu binh. Tất cả trong đó bao gồm phần so sánh lực lượng giữa TQ và ta, trong đó họ nói về lực lượng của họ có vẻ là chính xác vì em thấy cách bố trí như vậy là TQ rất mạnh về hỏa lực vào thời điểm đó. Bên ta em nghĩ là họ dựa vào tin tình báo từ nội địa của ta và điện đài họ bắt sóng được nên các phiên hiệu đơn vị và các chỉ huy cấp sư đoàn của ta họ cũng biết ( phần này em sẽ post lên sau). Em nghĩ là TQ tính của ta có 3 sư gồm 313, 314, 356 như vậy đã có 27 tiểu đoàn bộ binh, cộng thêm 316, 312 mỗi sư sang HG một trung đoàn thì sẽ có thêm 6 tiểu đoàn bộ binh nữa. Như vậy theo tin mà TQ nắm được về ta là tương đối chính xác, vì em biết tại thị xã HG thời điểm đó có một tiểu đoàn bộ binh thuộc tỉnh đội Hà Tuyên chuyên tổ chức đá bóng vì nhiệm vụ của họ là ở thị xã HG. Cũng phải thừa nhận phía TQ chuẩn bị rất kỹ cho cuộc chiến này chứ không như ta, vào thời kỳ đó TQ luôn nắm thế chủ động từ tiến công đánh chiếm đến phòng ngự. Em sẽ post lên những phần khái quát và nhận định của họ thôi còn phần kể chi tiết trong chiến đấu với các gương anh hùng theo kiểu Lương Sơn Bạc thì thôi, nhưng em vẫn post phần cách họ dùng pháo để đối phó với bộ binh của ta. Theo TQ thì câu khẩu hiệu của cấp trên truyền xuống là '' Quyết tâm giữ vững trận địa, đừng để tổ quốc mất mặt''. Nghe chừng TQ hồi đó vẫn chưa quên được sự hổ thẹn của lính TQ hồi tháng 2-79.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #389 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2009, 07:52:56 am »

Ý kiến của Còng có lý , địch nhận định tình hình suốt dải từ 1509 sang 1250 , phía ta có 3f chủ lực quân khu và mỗi huyện vị xuyên , yên minh có 1-2 d, Dỹ nhiên trực tiếp tiếp xúc có 3 E , mỗi E có 2d nằm giáp địch còn lại là phíA SAU , THỊ XÃ hÀ gIANG THỜI ĐÓ CHỦ YẾU LÀ LÍNH MÀ
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM