Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 11:13:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 229150 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #190 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 06:29:24 pm »

   Bác Tài thuyết minh khu thung lũng "Tử thần",là chính xác.Ở bên đó,bản Na la (giáp cửa khẩu ngày nay) ra đến đồi cô Ích là những điểm thấp nhất.Nhưng khu này lại tranh chấp không nhiều,vì pháo của bác pb và pháo tàu giã nát bét.Dường như quân cố thủ ,dù bên nào ở đây cũng đều không làm nổi hầm hào.Sau 84,giao chiến chủ yếu ở các bình độ bám 1509 là chủ yếu
[/img][/img][/img
     Toàn cảnh hướng Thanh thủy từ 12/85 về sau
 Ta chốt : A 21, 6A, 6 B (dưới chân 6b có hầm địch )
              Đồi đài : dưới chân mỏm thấp Đồi Đài có địch ( điểm cao B bác PB@ nói Đồi đài là không đúng , đó là dông của 400 kéo xuống địch ở ) Đồi Đài cũng toàn đá , Mai anh @ nhớ đồi đất là nhầm , phía dưới chân mới có đất ta đào giao thông hào nối từ Đa pháp 1 sang
            Đá pháp 1,2,3
            Cô ích
   Địch : 400 ,Cây khô  ,300, 685, đồi chuối  ( Đồi chuối nửa đá nửa đất cách  Cô Ích yên ngựa chừng 50 m, các bác nhìn kỹ sẽ thấy nửa đá giáp Cô ích trắng xóa , nửa sau hướng Tàu đỏ quạch . duy nhất chỉ đồi này có đất)
        Trước đây  tôi cũng đã có gửi ảnh lên mạng  lâu ngày quên mất   Mày mò cả ngày trời mới vẽ và đưa lên được , vất vả quá . Vẽ địch màu xanh hoặc đên nhưng các màu đó không nổi , các bác thông cảm
   Phía sau ta có hang Dơi, sau nữa có 673 ,812 dọc dông đồi đi từ 812 lên Cốc nghè có nhiều vệt đất trắng đó là kết quả các cuộc đấu pháo  và đánh pháo của Tàu . Từ 812 phải qua Bãi Nghệ dài mới đến Cốc Nghè


   Còn bên cóc nghè ,812 bác đánh dấu dịch lên mỏm phía sau đó mới đúng  (Đỉnh cóc nghè với 812 tương đương,duy có dông 812 nơi đặt 2 khẩu 37ly và DKB là hình yên ngựa). Lòng chảo phía sau là E bộ 122,(Chân cóc nghè)còn 673 sau nó là Nà cay
   Nhưng dù sao,thời bác vào đó hiếm khi được ngắm nghía ,vãn cảnh như bọn tôi ở trước .Chỉ có hướng về phía trước mà bắn,hoặc rúc hầm tránh pháo.Vậy mà bác nhớ thế tôi khâm phục đấy
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #191 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 06:53:09 pm »

Từ cóc nghè đến 673 cái dông đó có nhiều chỗ sạt là toàn bộ trận địa bắn thẳng của d13 pháo 85mm. Mỗi khẩu của d đảm nhiệm phạm vi bắn rất hẹp,khi thật cần thiết mới bắn, trận địa lộ như thế mặc dù nhiều pháo đạn nhưng chúng cũng chẳng làm được gì các khẩu pháo của ta, chỉ tội cho các bác vận tải từ phía sau qua đường hào mùa xuân.
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #192 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 08:04:57 pm »

Mấy hôm nay làm sổ sách mụ hết cả đầu óc,thi thoảng nhìn vào thấy các bác chiến hăng quá.

Trích dẫn
Chỉ có hướng về phía trước mà bắn,hoặc rúc hầm tránh pháo.Vậy mà bác nhớ thế tôi khâm phục đấy
Gửi bởi: vt738@yahoo.com

Trích dẫn
Bác tai- lien son chắc ở khu này cũng lâu nên giải thích chính xác đấy.
Gửi bởi: pb47vp

Đấy là việc của bác Tại Liền Sơn,phải chính xác.Nếu nói sai,anh em ở dưới nó không nghe,lại bảo chống...gậy à. Grin
Vâng đây là địa bàn mà bác Tại-Liền-Sơn,thường lăn lộn chiến đấu vào cuối 1985 và 1986.Cũng cùng vài tháng là anh em cùng chung mặt trận với nhau,nhưng bác ấy vào thay quân cho 982 danh Lê Lợi.Còn bọn em là lính 981 danh Quang Trung,lính 983 danh Nguyễn Trãi mới vào hướng của bác Pb47vp bên Pha hán.

Địa danh này thông thuộc thì phải là bác Pháo,bác vt738@yahoo.com hay như bác Tại...
Hôm qua,em cũng định nhờ bác pháo ghi hộ địa danh từng mỏm trên bức ảnh.Bận quá chưa đề nghị thí hôm nay bác Tạilienson đã đưa lên rồi,theo em bác viết trực tiếp lên tấm hình đúng chưa.Nhìn hơi mờ,để tăng độ hốt em đề nghị các bác vào Paint chỉ vài phút là song.

dây là tấm hình em ghi lại cho rõ từ nguồn của bác Tailienson.

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Một, 2012, 08:30:56 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
maianh
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #193 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 08:31:18 pm »

Cảm ơn bác khanhhuyen !

Đúng là công nghệ bên tây có khác,trông lét lẹt.từ nay chắc anh em mình chấm dứt tranh luận ví trí điểm cao.trước các bác cũ chỉ cây khô,bây giờ em biết nó lằm ở đâu rồi.từ nay bác bớt bớt sổ sách quan tâm tới việc chung một tý.nếu cái bản đồ này bác đưa sớm sớm thì anh em đỡ khối thời gian.
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #194 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 08:32:50 pm »

.

                                           dây là tấm hình em ghi lại cho rõ từ nguồn của bác Tailienson.
                                            

                                            Thuyết minh bằng lời : Bác Tailienson
                                             Thuyết minh qua ảnh : Bác khanhhuyen . Cả 2 chuẩn , hay nói chính xác hơn : Rất chuẩn
                                              (Thêm tí : Bác KH chỉnh vị trí 812 và Cóc nghè ở bờ nam suối Thanh thủy như thế là chính xác đấy)
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Một, 2012, 08:46:47 pm gửi bởi vt738@yahoo.com » Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #195 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 08:47:19 pm »

Trên địa bàn Quân khu 2, vào trung tuần tháng 5-1981, pháo binh địa phương và 1 tiểu đoàn pháo 105mm của trung đoàn PB 457 đã chi viện cho bộ binh đẩy lùi nhiều đợt tiến công của đối phương, bảo vệ được các điểm cao 1800A, 1800B (ngày 11 và 12-5). Tiếp đó ngày 22-5 các đơn vị pháo binh trong biên chế sư đoàn 313 và hoả lực tăng cường đã bắn chế áp pháo binh đối phương, chi viện cho bộ binh chiến đấu bảo vệ điểm cao 1509, 1688, 1785....
Đến hết tháng 6-1981, các đơn vị pháo binh cùng các lực lượng vũ trang Quân khu 2 đã chiến đấu kiên cường, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của đối phương hòng chiếm các điểm cao 1800A, 1800B, 1509, 1688, 1785.
Trước tình hình hoạt động quân sự của đối phương ở biên giới phía Bắc mở rộng về quy mô và cường độ ác liệt tăng dần, BTL Pháo binh liên tục cử các đoàn cán bộ xuống các quân khu, quân đoàn tuyến 1 kiểm tra, đôn đốc và trực tiếp giúp các đơn vị pháo binh tổ chức thực hiện chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu số 33/QP của BQP và chỉ thị số 40/QP ngày 29-5-1981 "Về việc đánh bại âm mưu của đối phương lấn chiếm các điểm cao sát đường biên".
Trên cơ sở tổng hợp phân tích các thủ đoạn bắn pháo của đối phương, khắc phục những hiện tượng bắn trả không quan sát thấy mục tiêu, sử dụng pháo cơ giới (55%) nhiều hơn pháo cối mang vác, BTL Pháo binh kiến nghị với BTTM bổ sung, điều chỉnh kế hoạch ĐT1 và đặt tên cho kế hoạch mới là ĐT2. Nội dung chủ yếu của ĐT2 trước hết nhấn mạnh nguyên tắc : "Tỉnh táo, cảnh giác, sẵn sàng chủ động đánh trả nhưng không để đối phương lợi dụng leo thang chiến sự. Đánh có chuẩn bị, có quan sát sửa bắn, đánh trả kịp thời, bắn đúng thời cơ, trúng mục tiêu, tiết kiệm đạn..."

Sau đợt hoạt động cao điểm tháng 5 và 6-1981, hành động pháo kích của đối phương tạm lắng xuống nhưng vẫn còn xảy ra ở một vài nơi với lượng đạn hạn chế hơn.
Rút kinh nghiệm mấy năm trước, đến cuối năm 1983 đại đội hoả lực của tiểu đoàn bộ binh trực tiếp tiếp xúc ở tuyến 1 được tăng cường thêm súng cối và ĐKZ, đại đội hoả lực của trung đoàn bộ binh cũng được tăng súng cối 120mm. Một số đường nhánh cơ động được mở rộng, công sự cho người và một số công sự pháo được xây dựng bằng bêtông cốt thép đúc sẵn để tăng độ vững chắc, chế độ trực chiến sẵn sàng chiến đấu vào nền nếp, nên hiệu suất chiến đấu của pháo binh có tiến bộ rõ rệt. Lực lượng pháo binh thường trực sẵn sàng chiến đấu được duy trì bảo đảm cả về con người và súng pháo.

Mùa khô 1983-1984, cùng lúc ở Campuchia, bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang bạn mở các chiến dịch tiến công có tính chất quyết định đánh vào các căn cứ, hậu cứ của lực lượng phản động 3 phái thì tình hình chiến sự ở biên giới phía Bắc cũng diễn biến rất phức tạp, căng thẳng.
Ngày 2-4-1984, đối phương chuyển cuộc chiến tranh bằng pháo ở biên giới phía Bắc sang một thủ đoạn chiến thuật mới, mở đầu bằng một đợt tập kích hoả lực lớn chưa từng có.
Sau đợt tập kích pháo dữ dội, đối phương tung nhiều tiểu đoàn bộ binh, có pháo chi viện lấn chiếm một số điểm cao.
Với tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, pháo binh ta trên các hướng kịp thời nổ súng phối hợp cùng bộ binh chiến đấu chặn bước tiến của địch.
Trước tình hình đối phương đẩy cuộc chiến tranh bằng pháo lên nấc thang mới, dùng hoả lực pháo binh chi viện tối đa cho bộ binh đánh chiếm một số điểm cao và những diễn biến phức tạp trên biển Đông, BQP ra lệnh chuyển một số cơ quan Quân khu 1, Quân khu 2,
Tính đến cuối tháng 5-1984, thời điểm đối phương tạm ngừng lấn chiếm, đi vào củng cố khu đã chiếm, trải qua 60 ngày đêm chiến đấu lực lượng pháo binh ở biên giới phía Bắc đã đánh trả 1.178 trận, tiêu thụ 51.616 viên đạn các loại gây cho đối phương nhiều tổn thất.
Trên mặt trận Vị Xuyên, tháng 4-1984 có trung đoàn PB 457 thuộc sư đoàn 313 với 3 tiểu đoàn pháo mặt đất. Đơn vị đầu tiên đánh trả lúc 10h25 ngày 2-4-1984 là tiểu đoàn 10 pháo 105mm trung đoàn 457 và đại đội súng cối 120mm thuộc trung đoàn bộ binh 122 phòng ngự ở điểm cao 1509, 772. Nhưng do công sự của ta lúc này chưa tốt, ý thức phòng tránh chưa cao nên bị pháo địch bắn cháy gần hết số xe kéo pháo của 1 tiểu đoàn, 1 khẩu pháo 85mm và 1 máy VTĐ.
Từ tháng 4 đến tháng 7-1984 pháo binh ở Vị Xuyên được tăng cường : trung đoàn PB 457 (đủ 5 tiểu đoàn), các trung đoàn bộ binh được bổ sung súng cối và ĐKZ đủ theo biên chế, lữ đoàn PB 168 (4 tiểu đoàn) và 368 (2 tiểu đoàn). Toàn bộ pháo binh ở đây hình thành cụm pháo 1 và 2 quân khu và cụm pháo sư đoàn, đến tháng 12 được tăng cường trung đoàn PB 150 (sư đoàn 356). Cùng lúc lữ đoàn PB 368 được điều về phía sau làm nhiệm vụ khác (chú thích của chiangshan : L368 được điều về đứng trong đội hình Quân đoàn 1). Tổ chức pháo binh lúc này vẫn giữ nguyên 2 cụm pháo chi viện chung, các trung đoàn bộ binh trên từng hướng có cụm hoả lực chi viện trực tiếp. Cũng trong thời gian này Bộ đã nghiên cứu đưa vào sử dụng một số bom, đạn mới bắn phá khu vực đối phương vừa chiếm được (loại gì vậy ?)
Từ khi đối phương chiếm được một số mục tiêu, pháo binh sư đoàn 313 và lữ đoàn PB 168 liên tục chi viện cho bộ binh phản kích, giữ vững địa hình có lợi và độc lập tập kích hoả lực vào quân địch, trong đó có một số trận hiệu quả bắn pháo rất cao.
Năm 1984 pháo binh chi viện cho bộ binh tiến công 2 đợt quy mô cấp trung đoàn :
- Đợt 1 cuối tháng 6 đầu tháng 7-1984, chi viện cho trung đoàn BB 876 (sư đoàn 356) và trung đoàn BB 174 (sư đoàn 316) tiến công chiếm lại các điểm cao 233, 685.
- Ngày 12-7-1984, trận tiến công hiệp đồng bộ binh-pháo binh lần thứ 2 chi viện cho trung đoàn BB 876 (sư đoàn 356), 174 (sư đoàn 316) và 141 (sư đoàn 312) đánh chiếm lại các điểm cao 1030, 300 và 400.
Mặc dù bị phản pháo ác liệt, các phân đội pháo binh vẫn tích cực chủ động chế áp pháo binh đối phương và chi viện bộ binh xung phong. Đại đội pháo 85mm bắn trực tiếp sang điểm cao 772, mỗi khi nổ súng phải chịu hoả lực địch bắn tập trung mật độ rất cao, nhưng các khẩu đội vẫn kiên cường bám trụ, anh dũng chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ.

Sau 4 tháng chiến đấu đánh trả các đợt pháo kích và tiến công xâm lấn ở biên giới phía Bắc, ngày 9-8-1984, BTL Pháo binh triệu tập hội nghị các chủ nhiệm và cơ quan tham mưu pháo binh các quân khu, quân đoàn phía Bắc, thống nhất nhận thức, đánh giá mạnh yếu của địch, nghiên cứu tài liệu "Sử dụng pháo binh đánh bại âm mưu lấn chiếm mới của đối phương", tổ chức hiệp đồng khi sử dụng các trung đoàn, lữ đoàn PB dự bị trong kế hoạch ĐT2 trên từng hướng và bổ sung các biện pháp thực hiện chỉ thị 40/QP trong hoạt động chiến đấu mùa khô tới.
Rút kinh nghiệm đợt 1 và 2, các đơn vị chiến đấu ở Vị Xuyên chuyển phương pháp tiến công thông thường sang vây lấn. Nhiệm vụ hoả lực pháo binh được BTL Binh chủng chỉ đạo cụ thể : "Khi bộ binh còn giữ bí mật, ban ngày pháo binh bắn phá hoại, ban đêm dùng súng cối 82mm, canông 57mm (ĐKZ-57 ?) khống chế, gây căng thẳng, hạn chế đối phương củng cố công sự. Tập trung kiềm chế các trận địa pháo nguy hại bắn vào trận địa hoả lực của ta. Tích cực chế áp, tiêu diệt sinh lực vận động từ phía sau ra. Khi bộ binh đổi chốt, tập trung vào nhiệm vụ đánh pháo binh và quân đối phương phản kích. Hết sức tiết kiệm đạn dành cho nhiệm vụ then chốt. Sử dụng hoả lực gắn liền với hành động của bộ binh".

Ngày 18-11-1984, pháo ta bắt đầu bắn phá hoại tập trung vào các mục tiêu tiến công 685, 300, 400. Sau 5 ngày đêm đấu pháo, trung đoàn BB 14 (sư đoàn 313) và 153 (sư đoàn 356) thực hành vây lấn. Địch phản kích, giành giật với ta từng công sự, mỏm đá. Trong vòng 1 tháng, pháo binh chi viện cho bộ binh đẩy lùi 21 lần phản kích của địch. Tuy chưa dứt điểm nhưng đây là đợt có hiệu suất chiến đấu cao. Tiểu đoàn 10 và 11 trung đoàn PB 457, tiểu đoàn 13 pháo chống tăng của sư đoàn 313, đại đội súng cối 160mm của sư đoàn 356, lữ đoàn PB 168 trực thuộc Quân khu 2 đóng góp nhiều thành tích vào chiến công chung là bảo vệ được các vị trí được phân công.
Đầu năm 1985, đối phương triển khai phương thức luân phiên chiến đấu, đồng thời tăng cường hoả lực pháo binh lên đến đỉnh điểm nhằm đạt mục tiêu lấn chiếm. Từ đầu năm đến hết năm 1985, đối phương đã sử dụng tới 850.000 viên đạn pháo cối các loại. Thời gian có đợt tiến công lấn chiếm kéo dài 33 ngày. Tại mặt trận Vị Xuyên có trận đấu pháo kéo dài hàng giờ. Đạn pháo rền vang như sấm, rung chuyển cả núi rừng.
Năm 1986, ta tiếp tục củng cố thế trận phòng ngự ở điểm nóng Vị Xuyên, tăng cường pháo cho tuyến pháo bắn thẳng, xây dựng thêm nhiều công sự kiên cố bằng bêtông cốt thép. Tuyến pháo bắn thẳng cùng với hệ thống các đại đội pháo binh cơ giới của các huyện biên giới Hà Tuyên hình thành thế trận pháo binh tại chỗ. Do có cách đánh thích hợp, thế trận phòng thủ vững chắc, tạo điều kiện cho các đơn vị luân phiên thay nhau vừa chiến đấu, vừa củng cố xây dựng lực lượng, tạo được khả năng chiến đấu lâu dài, đơn vị nào vào trực tiếp chiến đấu cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đầu năm 1987, đối phương tiến hành một đợt đánh lớn vào 4 khu vực, 13 mục tiêu của ta sát tuyến biên giới. Pháo binh ta đánh trả kịp thời, sử dụng 37.000 viên đạn pháo cối các loại, chi viện cho bộ binh bảo vệ vững chắc trận địa phòng ngự. Từ đó, xung đột quân sự trên tuyến biên giới phía Bắc dần dần lắng xuống.

Chiến sự diễn ra ở biên giới phía Bắc (từ 1980 đến 1989), tuy 2 bên đều giới hạn về không gian và lực lượng trực tiếp chiến đấu, sử dụng chủ yếu là bộ binh và pháo binh, xảy ra trên đường biên giới chung nhưng là kiểu chiến tranh dai dẳng nhất, căng thẳng và ác liệt, tập trung cao nhất ở Vị Xuyên, Hà Tuyên, tiêu tốn lượng vật chất kĩ thuật khá lớn.
Đối phương có tiềm lực quân sự lớn hơn ta nhiều lần, tạo áp lực chiến tranh nhiều năm trên toàn tuyến biên giới, nhiều ngày trên phạm vi 1 chiến trường rừng núi nhỏ hẹp ở Vị Xuyên, gây cho ta khó khăn về nhiều mặt. Pháo binh ta đã chiến đấu kiên cường, mưu trí, sáng tạo góp phần vào chiến công chung của toàn quân, toàn dân bảo vệ biên giới của Tổ quốc. Nhiều đơn vị, cá nhân tiêu biểu được khen thưởng, phong tặng các danh hiệu cao quý. Tiểu đoàn 10, trung đoàn PB 457, sư đoàn BB 313 Quân khu 2 được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND. Đ/c Hoàng Mạnh Thẩm, chiến sĩ E457 được bầu làm chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1985. Lữ đoàn PB 168 Quân khu 2 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng 2, Huân chương Quân công hạng 3 và nhiều Huân chương Chiến công. 100% các đơn vị hoả lực được khen thưởng. Trung đoàn PB 457 và lữ đoàn PB 168 được BQP tặng cờ thi đua, 76 đơn vị đạt danh hiệu đơn vị Quyết Thắng, 180 Huân chương các loại được tặng cho các tập thể và cá nhân trên khắp các mặt trận thuộc địa bàn Quân khu 2......
Theo cuốn này thì trong chiến dịch tháng 2-1979, tỉ lệ súng pháo của ta bị rơi vào tay địch khá cao, khoảng 19%. Các đơn vị tên lửa chống tăng B-72 (AT-3) đưa ra mặt trận muộn nên không thực hiện được nhiệm vụ diệt xe tăng, thiết giáp địch.....
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #196 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 09:16:50 pm »

Chào bác pb47vp,cảm ơn bác đã cho anh em được nhìn toàn cục của cuộc chiến.
Trích dẫn
Đầu năm 1985, đối phương triển khai phương thức luân phiên chiến đấu, đồng thời tăng cường hoả lực pháo binh lên đến đỉnh điểm nhằm đạt mục tiêu lấn chiếm. Từ đầu năm đến hết năm 1985, đối phương đã sử dụng tới 850.000 viên đạn pháo cối các loại. Thời gian có đợt tiến công lấn chiếm kéo dài 33 ngày. Tại mặt trận Vị Xuyên có trận đấu pháo kéo dài hàng giờ. Đạn pháo rền vang như sấm, rung chuyển cả núi rừng.

Tháng 9 năm 1985,chúng đánh chào mừng quốc khánh của ta như em nhớ 29 ngày đêm tại khu vực Cô Ích,đồi Chuối và pháo địch bắn phá dữ đội nhất từ cuối tháng 5 đến cuộc tấn công cuối cùng của chúng vào ngày 2 tháng 12 năm 1985 trên toàn tuyến.Sau trận này,chúng mới chịu yên.

Trích dẫn
Tôi phải yêu cầu hỏa lực cấp trên phía tây sông lô chi viện. khoảng 8h10 qua QS và trên thông báo địch đã chiếm được chốt rừng xanh vì nhìn thấy địch khiêng xác đi ngược về phía mốc 13, và xác người nằm trên nóc hang đá a tiền tiêu ko của ta hay địch. Lúc này chúng tôi vẫn bắn chặn ở phía trước cùng c cối 82 của d.Đến chiều xác định chắc chắn đã mất, theo yêu cầu của BB chúng tôi bắn trùm vào trận địa PN ko cho chúng củng cố trận địa và hỗ trợ cho LL ta còn sót rút về sau
Khoản này,để bữa nào có thời gian nhà em sẽ góp ý với cánh pháo binh ngày nay thêm.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Tiengiao
Thành viên
*
Bài viết: 215


« Trả lời #197 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 09:35:21 pm »

Kính chào các bac CCB Hà Giang và anh em trên diễn đàn, em đã từng tham gia ở Thanh Thủy giai đoạn 4/1984 đến 3/1985, thuộc E 14, sau đó bàn giao cho E 982.
Xem bản đồ các bác vẽ mặc dù ngày xưa đi qua ngã ba Thanh Thủy và qua 673 toàn chạy, nhưng theo em nhớ thì hang Dơi dưới chân 685 (Phía bên mình) thì phải, còn 673 nằm dịch sang bên phải một chút, ở chỗ thấp nhất rồi lên 812. Vì quá bận công việc em không vẽ được. Lâu quá nếu em nhớ nhầm lẫn mong các bác thông cảm. Kính mong các bác luôn khoẻ, viết lại những gì mình đã trải qua.
Em sẽ kể lại cho các bác các trạm đường dây thông tin qua đỉnh 2000m lên Lao Chải, nơi E14 chốt giữ giai đoạn trước 7/1984 sau.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #198 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 10:09:37 pm »

Xin chào các bác cựu binh HG . Đúng là thêm các tấm bản đồ của các sỹ quan đồ bản @quangcan, @Tailienson,@Khanhhuyen, và các sỹ quan PB @pb47vp, mà mặt trận Vị xuyên nóng lên mấy độ .Hic.
Xin cám ơn các bác đã nhiệt tình tham gia .
Tuy nhiên có một số điểm nhỏ cần phải trao đổi lại để thống nhất cho thật chính xác :
- Thứ nhất - theo bạn @Tiengiao: Hang Dơi nằm dưới chân cao điểm 685-phần bên ta ( theo tôi hiểu ý của bạn là phần ta kiểm soát). Tôi nhất trí vì lúc theo trinh sát D20 của f356 ,và đặc công của BQP lúc cùng D6-E153 lên mỏm E1 của 685, khi vượt qua đỉnh hang Làng Lò, chúng tôi tụt xuống suối Cụt , qua hang Dơi rồi mới tiếp tục lên E1.
-Thứ hai Cốc Nghè là một cái hang nơi Dbộ D3 e876-f356 đóng ở đó ngang đó là dông của 812, nơi ta bố trí pháo 37mm, cách đó 500m là trận địa 76,Ly2 của E150,F356.
-thứ ba : bác @pb47vp có ghi :E150 pháo binh f356 tháng 12-1984 mới vào Vị xuyên . Theo tôi nên sửa lại, vì trận 12-7-1984 trung đoàn 150PB đã tham gia bắn chế áp địch chi viện cho E876,E141,149,E174...
Chào thân ái.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
maianh
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #199 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 10:52:23 pm »

Chào bác tiengiao !

em cũng là quân của bác Toái.rất mừng lại có thêm một thành viên mới cho gia đình thêm xôm tụ.hy vọng anh em sẽ biết thêm thông tin về chiến trường vị xuyên thời đó.em cũng đồng ý với bác ,chỗ bác khanhhuyen đánh đấu hang dơi theo em nếu kéo từ 400 xuống thì nó mới là chỗ cua vào hang dơi thôi.bản đồ là vậy bác ạ.vì nó chụp từ trên cao xuống,lại chéo góc cho nên khi nhìn ta phải ước lượng thêm.anh em mình trên đó đều biết.khi tụt 673 xuống,chạy một đoạn hào,nông, ngắn,chéo bên phải là tới cầu treo vào hang dơi.khi đó ai cũng khom người vì sợ trước mặt 685 nó trông thấy.nhưng bây giờ qua các câu chuyện của cccb.anh em mình mới biết,trên đó có cả quân mình canh gác rồi,cho lên cho kẹo nó cũng không dám ngó xuống.chứ nếu nó nhìn thấy anh em mình chạy qua đó vào hang dơi,chắc gì còn ở đây mà gõ phím.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM