Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 08:49:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P7.  (Đọc 229143 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #120 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2012, 11:19:13 am »

                                         
   Nhìn tấm sơ đồ này,hẳn bác khanhhuyen nhận ra ngay của mình.Lý do tôi tái hiện lên đây,bởi bác vẽ nó rât chân thực và chính xác.Người đã từng ở đấy,như tôi,có cảm giác như mình đang đứng ở bình độ 1100 vậy
   Đáng tiếc ,có nhiều bản đồ minh họa cho khu vưc MT Vị xuyên,kể cả bản đồ chụp có chú thích vị trí không chính xác...!
  Đây là tấm sơ đồ mà người cựu binh từng chiến đấu tại bình độ 1100 vẽ lại.Trước tháng 4 năm 84,con đường vận tải và hành quân của bộ đội ta lên 1509 qua đây.Sau trận đánh khốc liệt,ngày 28/4/84 quân TQ chiếm đỉnh 1509 và bình độ 1400.Như trên sơ đồ đã thể hiện,đây là một trận địa phòng ngự của ta,chiều dài trận địa chừng 150m,chiều rộng có chỗ chỉ 10m.Nhô lên như hình "Sống trâu",2 bên là bờ vực sâu mìn muỗi nhan nhản.Do là vị trí bản lề,nên nơi đây liên tục hứng chịu những trận pháo kích ác liệt của đối phương ,chính vì thế nơi đây cũng là nơi chịu nhiều thương tổn về số quân trong phòng ngự hơn cả.Ở phía bên trái đầu trên(Gò chè),nơi ta bố trí một tổ phục kích.Đây là vị trí giáp với phòng tuyến của địch ,và thường xuyên sảy ra  nhiều diễn biến giao tranh
   Mặt trận Vị xuyên,có lúc hiện diện ở đây  đến 5 sư đoàn với quân số hàng vạn người.Nhưng không phải ai cũng từng được tham chiến ở 1509 và các bình độ,nơi đây không những thể hiện sự ác liệt của chiến tranh.Mà nó còn là một trong những nơi cực kỳ gian khó
  Từ điểm chốt chặn này,các đơn vị của các sư đoàn thay nhau chốt giữ.Xương máu của nhiều đồng đội ta đã đổ xuống nơi đây,để ngăn chặn không cho kẻ thù dấn thêm bước nữa.Do vậy mặt trận Vị xuyên, quân Trung quốc đã dồn lực vào đây ,hàng chục sư đoàn quân cho mảnh đất hẹp này .Nhưng chúng cũng chỉ đi xa  được chừng 2km,trong khoảng thời gian hơn 3 năm,chứ không thể xa hơn được.Đổi lại,hàng ngàn người lính có quê hương trên khắp mọi miền đất nước,đã phải vĩnh viễn nằm lại ở miên biên ải xa xôi của tổ quốc
  Cuộc chiến đã qua đi,nhưng dư âm của nó sẽ còn mãi mãi.Sự hy sinh của đồng đội chúng ta, không cho phép một ai được lãng quên
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2012, 11:28:00 am gửi bởi vt738@yahoo.com » Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #121 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2012, 07:48:50 pm »

Chào bác  vt738@yahoo.com.
Hà Tuyên năm xưa,lính từ các sắc phục tụ tề về khá đông đúc,nhằm bảo đảm giữ vững cho mặt trận Thanh Thủy - Hà Tuyên.Nhưng những người lính nằm lỳ phòng ngự nơi tuyến đầu,cũng chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay.Để một người lính phía trước chắc tay súng,yên bụng,vững dạ.Đứng vững nơi mũi tên,hòn đạn là cả một đội quân phục vụ hùng hậu phía sau và cả phía trước,lặng lẽ - kiên nhẫn vận hành.
Lính phòng ngự có một cái gian khổ phải chịu đựng rất dai dẳng,lúc đầu là ruồi vàng,rồi căng mình ra nắm địch lúc đêm về và ngay cả ban ngày khi trời giăng đầy mây trắng phủ kín mặt đất.Bởi ta và địch cách nhau chỉ trong vòng 60 giây chạy bộ,địa hình nơi giáp tuyến toàn đất vụn mềm,rất thuận lợi cho việc đột nhập." như ngày 2 tháng 12 năm 1985 là một ví dụ.Trước đó có nhiều vụ,nhưng đều bị các chiến sĩ của C1 phát hiện và chặn đứng".
Đêm về,thay vì được ngủ lính phòng ngự tại 1100,phải móc tất cả các hầm trú quân,hào,ụ chiến đấu có nắp.Đào sâu xuống lòng đất của 1100 và làm xong một căn hầm trú quân hay hào,ụ chiến đấu mới,phòng cho những trận chiến ác liệt về sau." và quả thật,sự chu đáo không bao giờ thừa",Cái khó mà người lính phải làm là,thời gian bị giới hạn chỉ từ 1 giờ đêm cho đến trước 5 giờ sáng,phải xong một hầm chú quân.Việc thứ nhất là nắm tình hình,động tĩnh quanh trận địa.Nắm bắt động tĩnh từ các trận địa hỏa lực của địch..đôi khi tiếng toong   toong hay inh...inh chỉ thoảng trong gió ở một nơi rất xa,đó là địch đã khai hỏa,công việc này cần một người có kinh nghiệm và bản lĩnh.Người này,khi phát hiện thì phát tín hiệu cho anh em nhảy xuống khỏi đỉnh điểm cao chạy về hầm,là người luôn luôn ra trước và về vị trí ẩn nấp sau cùng.Với anh em,khi từ độ cao nhảy xuống hố sâu,cũng phải có kỹ năng,kỹ thuật nhằm giảm tuyệt đối tiếng động khi vận động gây nên.
Việc thứ hai là,tiến hành xúc đất móc cây que của hầm cũ lên.Yêu cầu,đất phải xúc về một khu vực nhất định,không để địch phát hiện ra sự khác biệt khi trời sáng.Khi xúc,sắn đất không gây tiếng động của xẻng,cuốc.Không gây tiếng động khi va trạm vào cây lát hầm hay bất kỳ vật nào có trong lòng đất khi xúc,đào đất.Yêu cầu,nhanh ngọn,chính xác và tuyệt đối im lặng.Bảo đảm độ sâu cho nóc hầm với lòng hầm từ 6 đến 8 mét,nhưng thường thì chỉ 6 mét hay hơn một chút là mệt lắm rồi.
Việc thứ ba và cũng là cuối cùng,đó là đủ độ sâu.Dựng cột hầm,xà nóc hầm,lát vách hầm,chèn chống pháo khoang.Lấp đất,đầm chặt nóc hầm,ngụy trang theo màu và địa hình như ngày hôm trước.
Trước năm 1984,có lẽ tại 1100 chưa phải là điểm phòng ngự.Nơi các bác đi qua để lên 1509,nên chỉ có 01 đường hào chạy nối liền chuỗi bình độ phía nam 1509.Có lẽ lúc đó cây xanh còn rất nhiều và cao,khi em lên thay quân,ở 1100 chỉ còn 1 cây nghiến cỡ 2 người ôm.cây nghiến này nó nằm ở sườn đông 1100,cách hầm của khẩu đội cối và tiểu đội 2 chừng hơn 10 mét.Từ cây nghiến xuống khoảng 20 mét vào thời điểm thay quân,vẫn còn rừng rậm dây leo trên những cây thân gỗ.Đến cuối 1985 thì cũng bị phát quang do pháo bắn không kém sườn tây 1100 và cây nghiến cũng bị hạ bằng hai lần đánh bộc phá mới hạ được nó.Pháo địch bắn vào 1100 ở sườn đông,thì lại rất tập chung rơi vào sườn của 1050 ở phía sau.Có lẽ do chuỗi điểm cao phía nam 1509 nó không phải là một đường thẳng.mỏm chạy sang phải,mỏm chạy sang trái nên chúng thường lãnh trọn hỏa lực của đối phương giúp nhau.
1100,thực chất diện tích rất nhỏ ở phần nhô lên thành đỉnh.Theo bản vẽ trên về 1100,thì tại nơi có ghi chữ 1100 trên bản vẽ mới có đường phân thủy cắt ngang không rõ nét phân chia giữa 1200 và 1100,có nghĩa là nơi trung đội tiền tiêu phòng ngự và khu Đồi chè hoàn toàn thuộc về 1200.Từ đó lên phần đỉnh là nơi nhô lên cao nhất,mà ta chọn làm nơi đặt khẩu đại liên cũng chỉ khoảng 5 mét và từ đường phân thủy này với đỉnh cao nhất của 1100 độ cao cũng chỉ chênh nhau khoảnh gần 1 mét.có lẽ là không thể chính xác bởi,nó là nóc hầm chứa khẩu đại liên,phần đỉnh của tự nhiên hoàn toàn không còn.Từ đây soải theo xuống đường phân thủy chia đôi với 1050 khoảng cách khoảng 15 đến 20 mét.Nhưng 1050 thì chiều dài phải đến 150 mét và rất dốc.1000,thì cũng nhỏ như 1100,chỉ có thể bố trí được 2 hầm trong phạm vi dưới 10 mét.
Tiền tiêu của 1100,khi ở dưới hào ngầm trong đất,chỉ nhìn thấy thằng 1509 một ít trên đỉnh khi trời sánh rõ và nhìn lên 1200 không thể thấy phần nhô lên cao nhất,mà chỉ thấy phần đất đen ẩm ướt ngồn ngộn trước tiền tiêu.để quan sát toàn bộ từ 1200 lên 1509 được rõ,chỉ có thể chui vào hầm đại liên nhìn qua lỗ châu mai là rõ nhất.
Khi lên tiếp quản trận địa,hào,hầm rất sơ sài.Hào nhiều nơi chỉ còn là vệt đi lại hơi nhẵn,hầm nhiều nơi không dám chui vào,toàn đi ngủ nhờ khi chưa làm hầm mới.Cái hầm,nằm nơi gần ngã ba đi xuống cầu vật cản,bên hông của hầm chú quân của khẩu đội đại liên và hầm của tiểu đội 2,hình chữ A nằm dọc theo trận địa.Một mái găm vào đất không có lối thoát,mái thứ 2 xuôi xuống dưới nhìn toang hoác như lều chăn vịt nhìn rõ hình chữ A.Cái hầm này sau này khi làm những hầm mới,tụi em phá lấy cây,các hầm khác vẫn nguyên vị trí trừ hầm của chỉ huy đại đội sát cầu vật cản.Có lẽ trận địa này được thu gọn từ thời hậu 313 và củng cố thêm vào thời e149 f356.
Có một điều em muốn hỏi,bác  vt738@yahoo.com hoặc bác nào biết giải đáp hộ.Tại sao hào giao thông từ 1200 xuống 1100 lại không được làm thẳng qua khu vực tiền tiêu mà phải vòng xuống đồi chè-tổ phục ? vì trước khi có cuộc chiến thì đi lại qua khu đó là hợp lý hơn chứ,đúng không các bác ? hay đường hào này có về sau khi ta mới mất 1509 ?.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #122 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 08:49:02 am »


Có một điều em muốn hỏi,bác  vt738@yahoo.com hoặc bác nào biết giải đáp hộ.Tại sao hào giao thông từ 1200 xuống 1100 lại không được làm thẳng qua khu vực tiền tiêu mà phải vòng xuống đồi chè-tổ phục ? vì trước khi có cuộc chiến thì đi lại qua khu đó là hợp lý hơn chứ,đúng không các bác ? hay đường hào này có về sau khi ta mới mất 1509 ?.
     Năm 1981,bộ đội ta đang xây dựng nhiều công trình phòng thủ trên 1509.Do vậy lưu lượng người qua lại con đường dọc bình độ khá đông,để ngăn chặn ,lính TQ dùng pháo bắn nhiều lần trong ngày vào các trọng điểm.Đặc biệt chúng nhiều lần sử dụng pháo chụp,gây thương tích cho nhiều chiến sỹ ta đi trên đường.Nên việc tổ chức đào hào giao thông là cần thiết,đường hào được giao khoán cho nhiều đơn vị.Nhưng do đặc điểm dốc cao,nên qua các mùa mưa làm xuống cấp,sạt lở.Cộng với việc bắn phá liên tục bằng các loại pháo lớn,suất ngày đêm của quân TQ,nên việc hào bị hư hỏng là không tránh khỏi...
   Vì vậy năm 85 khi đơn vị bác tiếp quản thì  hầm hào chỉ còn như vậy,còn đoạn hào vòng qua đồi chè,chính là đoạn hào phòng ngự do D4 đào sau trận 28/4, để ngăn chặn quân TQ lấn xuống,trước đó đã có một tiểu đội phục sẵn.Trận 28/4 tiểu đội này chạm súng với lính thám báo,khi chúng ém quân hòng chặn chi viện của quân ta từ dưới lên
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #123 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 04:36:14 pm »

                                                                     


    HÀ GIANG CON NGƯỜI VÀ CẢNH SẮC
                                                             
                                         
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #124 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 07:13:50 pm »


Có một điều em muốn hỏi,bác  vt738@yahoo.com hoặc bác nào biết giải đáp hộ.Tại sao hào giao thông từ 1200 xuống 1100 lại không được làm thẳng qua khu vực tiền tiêu mà phải vòng xuống đồi chè-tổ phục ? vì trước khi có cuộc chiến thì đi lại qua khu đó là hợp lý hơn chứ,đúng không các bác ? hay đường hào này có về sau khi ta mới mất 1509 ?.
    Năm 1981,bộ đội ta đang xây dựng nhiều công trình phòng thủ trên 1509.Do vậy lưu lượng người qua lại con đường dọc bình độ khá đông,để ngăn chặn ,lính TQ dùng pháo bắn nhiều lần trong ngày vào các trọng điểm.Đặc biệt chúng nhiều lần sử dụng pháo chụp,gây thương tích cho nhiều chiến sỹ ta đi trên đường.Nên việc tổ chức đào hào giao thông là cần thiết,đường hào được giao khoán cho nhiều đơn vị.Nhưng do đặc điểm dốc cao,nên qua các mùa mưa làm xuống cấp,sạt lở.Cộng với việc bắn phá liên tục bằng các loại pháo lớn,suất ngày đêm của quân TQ,nên việc hào bị hư hỏng là không tránh khỏi...
   Vì vậy năm 85 khi đơn vị bác tiếp quản thì  hầm hào chỉ còn như vậy,còn đoạn hào vòng qua đồi chè,chính là đoạn hào phòng ngự do D4 đào sau trận 28/4, để ngăn chặn quân TQ lấn xuống,trước đó đã có một tiểu đội phục sẵn.Trận 28/4 tiểu đội này chạm súng với lính thám báo,khi chúng ém quân hòng chặn chi viện của quân ta từ dưới lên

Vâng vậy là em đã rõ,chính xác phải gọi là gò Chè bởi nó chỉ là phần phình ra,nhô ra ngang sườn 1200 trước 1100 bên sườn tây.Toàn bộ 1200 em không rõ nó như thế nào,nhưng mặt đối diện với 1100 như quan sát của em thì,cái phần nhô cao nhất có lẽ là đỉnh.Ở trên đó chúng làm một hầm có lỗ châu mai hướng thẳng xuống 1100,trong hầm này chúng chứa khẩu 14,5ly.Từ lỗ châu mai lên đỉnh hầm,chúng xếp 5 đến 6 tầng bao cát xanh.


nhìn từ 1100,hào từ bên phải đi ngang hoặc chếch 1200 sang trái.Từ đây,hào chạy thẳng chính diện 1100 khoảng 10 bước chân,rồi rẽ trái.Trên đoạn hào nhìn đối diện này có lối vào hầm lô cốt chứa súng 14,5 ly,đoạn này tương đối dốc.Thằng đi trước đầu nằm hơi dưới cổ thằng đi sau,và đầu thằng đi trước ngang bụng nơi buồng gan của thằng đi thứ 3.Ba thằng này bị em xuyên táo bằng một viên bắn tỉa từ lỗ châu mai ở 1100.Sau viên đạn bắn tỉa này,nghe thấy rõ sự nhốn nháo trên 1200.Chúng chạy rất khẩn trương tiếng người líu ríu như chim.cả ngày thằng nào phải đi từ trên xuống dưới đều phải chạy rất vội vã.Qua một đêm,chúng lấp khoảng chống này bằng 3 đến 4 tầng bao tải cát màu xanh sẫm.Tiếc rằng phía ta hiền quá,cả đêm không hề có quả đạn pháo hay cối bắn cầm canh nhằm ngăn chặn cúng củng cố trận địa.
bác vt738@yahoo.com vị trí hầm súng trên 1200,là điểm cao nhất phải không ? hào rẽ trái là đường hào sẽ nối vào Gò Chè có đúng không ? vì như em quan sát,chúng không hề có đường hào sang phải ở phía dưới.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Một, 2012, 07:24:14 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #125 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 07:49:52 pm »



      Sao mình vẫn mê muội mấy cô sơn nữ thế không biết vt738@yahoo.com ới...từ thời trẻ. Nay nhìn lại vẫn thấy sự hồn nhiên của núi rừng. Đẹp lắm...mong được đến thăm biên cương phía Bắc, thăm các trận đánh năm xưa bảo vệ tổ quốc của đồng đội và được uống "Gụ" ngô của đồng đội.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #126 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 08:27:04 pm »

      Chào bác Xoan . Vậy thì anh em ở biên giới phía Bắc có lời mời bác lên thăm Hà Giang chắc chắn là đất nước ,đồng đội ,quê hương sẽ đón bác nồng hậu hơn ở bên Lào ấy chứ ." Trai Bắc Thái , gái Hà Giang '' Yên tâm là bác không còn đường về quê nữa
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #127 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 09:01:34 pm »



      Sao mình vẫn mê muội mấy cô sơn nữ thế không biết vt738@yahoo.com ới...từ thời trẻ. Nay nhìn lại vẫn thấy sự hồn nhiên của núi rừng. Đẹp lắm...mong được đến thăm biên cương phía Bắc, thăm các trận đánh năm xưa bảo vệ tổ quốc của đồng đội và được uống "Gụ" ngô của đồng đội.
      Bác Xoan Xoan @ ! Cảm ơn bác đã đến thăm Hà giang-Nơi địa đầu tổ quốc-.
     Khi đầu còn xanh,tuổi còn trẻ với nhiệt huyết và lòng tự trọng của người lính.Bác "đốt" tuổi xuân của mình ở đât nước Vạn tượng,nơi đó có bao Pi noọng xinh đẹp,trải lòng qua điệu lăm vông,bên hoa chăm pa.Thì đàn em của bác lại ngược các dòng sông ở bắc bộ để lên biên giới,ở đó cũng có các pi noong,có các điệu xòe mang đậm nét dân tộc của miền sơn cước
      Mong rằng một ngày nào đó mời bác và mọi người,đến với Công viên địa chất toàn cầu-Công viên đá Đồng văn,ở đó không những có rượu ngô Quản bạ mà còn có Chợ tình khâu vai (Ảnh dưới).Một chợ tình dành cho những người yêu nhau,vì lý do nào đấy mà không lấy được nhau (?),nay đầu đã bạc,răng đã long họ tìm đến để trải lòng và cũng là tìm hiểu  để trả lời nhau ,tại sao ngày đó họ không thể thành thân.Một phiên chợ ,mà ở vùng đất trũng chúng ta không có bác ạ.Nếu ngày xưa,bác có bác gái nào mà chưa lấy được,thì hãy đưa lên chợ tình ...khâu vai đi bác.Ở đó bác sẽ có câu trả lời chính xác đấy...
                                                       
   
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #128 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 09:23:56 pm »

   Ừ nhỉ, mình hiểu sai chợ tình ở đây như chợ tình ở sapa...nên không chú ý, 2 đồng đội nói khác đi  nên mình tìm đọc mấy bài chợ tình khâu vai thì ý nghĩa của nó vượt thời gian thật. Các cụ ta ngày xưa thật cao thượng, thứ dân như mình "xuanxoan" xách guốc cho các cụ không được...hay thật - chuyện này định hỏi thêm, có lẽ mình hỏi ở trang chè chén 5 xu cho tiện không phạm quy...nhưng đề tài này hay, vì đúng tim đen mình rồi...
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #129 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 09:50:15 pm »

Bác Xuanxoan@ thân mến , những gì bác thấy trong bức hình của bác Vt738@yahoo.com cũng là một phần của người lính mà .
Trái tim người chiến sỹ không chỉ có căm thù quân TQ mà còn biết yêu thương đồng chí , đồng đội , người thân và v.v...
Không ít ae đã gửi lại HG một mối tình đầu mới chớm nở .
Dù thời gian trôi qua đã 30 năm - mái tóc xanh , giờ đã điểm bạc , nhưng tình cảm của họ với  mảnh đất Vị xuyên , và con người nơi đây vẫn vẹn nguyên như ngày nào.
Xin mượn lời một bài hát để nói hộ nỗi lòng những  người lính năm xưa với mành đất Vị xuyên HG :
  ... Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
 Nên tóc em ướt, và mắt em ướt,
 Nên em mềm như mây chiều ...trôi.
    .............?
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM