Lịch sử Quân sự Việt Nam

Máu và Hoa => Một thời máu và hoa => Tác giả chủ đề:: nguyenhongduc trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 12:27:15 pm



Tiêu đề: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 12:27:15 pm
Thưa các bác CCB cùng toàn thể anh chị em thành viên trang QSVN.
Tôi xin thay mặt cho các ccb đã từng tham gia chiến đấu tại mặt trận Vị xuyên Hà giang từ 1979-1989 , mở tiếp Hà giang P7.
Mong rằng trong ngôi nhà mới của lính HG luôn rộn rã tiếng cười , và đầy ắp những kỷ niệm của người lính.
Thân.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 04:53:07 pm
    Thưa các bác CCB mặt trận Hà giang và tất cả các thành viên.chủ đề "HÀ GIANG" chúng ta đã chuyển sang trang mới.Mời mọi người cùng tham gia bàn thảo, cho -Hà giang phần 7 -thêm phần sinh động
    Sau trận cuối tháng 4 năm 84,trước tình hình căng thẳng ngày càng leo thang.Trên đã bổ xung cho mặt trận Vị xuyên,các sư đoàn:356,316 (Quân khu 2) 2 đ/v này đang đóng quân ở Lao cai.Sư đoàn 312 của quân đoàn 1,sư 325 quân đoàn 2.sư 31 quân đoàn 3 và một số trung đoàn,lữ đoàn từ đặc khu Quảng ninh,Sơn la và các đ/v thông tin, pháo binh, vận tải...vv.Để phục vụ chiến dịch
   Như vậy,cho thấy ý đồ của quân Trung quốc mà quân đội Việt nam đã biết trước được là ,nếu không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu hẳn chúng sẽ không dừng lại  ở những vùng đã chiếm được như Thanh thủy, để chủ yếu tạo sức ép ,gây khó cho ta ở cả 2 đầu đất nước.Mời các bác cùng..."Tham chiến"


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 05:01:08 pm
 Bác Vt738: Sư 31 và sư 325 mãi sau này mới lên chứ bác, sau tháng 4-84 thì sư 356 bọn em sang ngay những ngày đầu tháng 5.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 05:21:45 pm
   Chuyện các bác cựu F 356 kể rằng chỉ được huấn luyện đúng 45 ngày xong sang Hà giang cầm súng chiến đấu ngay em thấy quả là cũng ...hơi lạ lùng. Sao ngày đó mình không điều luôn các sư đoàn thiện chiến như F 31 hay 325, 312 hay ít ra cũng để các bác 356 huấn luyện cơ bản chút mới cho đi chiến đấu chắc kết quả khác hẳn phải không ạ !

   45 ngày huấn luyện thì bọn em sau này mới chỉ biết rành tập mốt hai mốt và gập nội vụ là chính. Hình như được bắn 3 viên AK rồi thì phải !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 05:40:16 pm
Mục đích của cuộc chiến theo ý kiến của riêng cá nhân tôi là chưa trắc chúng muốn đánh chiếm HG. Bởi vì khu vực tác chiến đều khó khăn cho cả 2 bên,Địa hình chủ yếu là núi đá vôi hiểm trở, cơ động khó khăn, ko có giá trị về kinh tế và quân sự.Nếu chúng có ý đồ chiếm HG thì chúng có thể còn tiến sâu hơn nữa. Ko vì cầu thanh thủy sập và ba chiếc su 85 ra ngăn chặn. Mục đích chính của chúng có lẽ muốn làm chảy máu VN, làm giảm áp lực của ta bên chiến trường CPC. Bằng chứng chúng đã lựa chọn  khu vực tác chiến buộc ta phải điều động các đơn vị đến khu vực chật hẹp, xa xôi, rất khó khăn trong cơ động và tiếp ứng.Trước khi gây chiến TQ cũng mất rất nhiều thời gian mở các con đường sâu trong nội địa để bố trí pháo và đánh đường ra 1509, 772,1250, 715, 1030... Hay chúng là lấy nơi đây để thử các loại vũ khí và cọ sát các hình thức chiến thuật? Nơi rèn luyện đội ngũ tướng tá của chúng.Bởi vì chúng đã đưa đến đây hầu hết các đại QK, đơn vị thiện chiến hiện có.Khi đạt được mục đích chúng chủ động giảm cường độ tấn công và pháo kích, đến năm 89 dừng hẳn và cuối cùng cũng rút chúng hỏi những nơi đã chiếm đóng. Đây cũng chỉ là ý kiến suy đoán của riêng tôi, mong các bác có những ý kiến khác cùng trao đổi để ta càng hiểu rõ hơn bản chất của cuộc chiến này.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 05:43:34 pm
 Có một khóa huấn luyện các bác lính tháng 3-84 như bác Tiến VMT, Bác Kim 356 là huấn luyện có 45 ngày ở E153 xong chuyển luôn cho E876 để hành quân sang Hà Tuyên. E876 khi đó được bổ xung quân đầy đủ theo biên chế trung đoàn bộ binh đủ, chỉ sau chiến dịch 12-7 là các E của 356 luôn trong tình trạng thiếu quân số vì liên tục tham gia hết đánh 772 rồi lại 685 và bình độ 300-400.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 05:48:31 pm
   Vâng ,đúng sư 356 các bác sang đầu tiên .Sau trận 28/4 bọn tôi ra đóng ở làng Pinh,có hôm đoàn cán bộ tiền trạm 356 vào nghỉ nhờ buổi trưa,nói là đ/v B56.Tuy không  hỏi lại,nên chẳng biết đó là đ/v nào ?vài hôm sau nghe nói ở tuyến sau quân lên đông nghịt,chứ nếu ko, chắc T/X Hà giang mất vào tay TQ rồi


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 06:12:23 pm
Em đồng ý với nhận định của bác pb47vp, hồi đó bọn em cũng nghe các cán bộ phổ biến là TQ định chiếm HG tạo vùng lõm cho Hoàng Văn Hoan lập căn cứ nhưng sau này em thấy không phải. Có lẽ sau cuộc chiến với ta năm 79 TQ có những cải cách về chiến thuật nên lấy chiến trường Vị Xuyên làm nơi phô diễn. Hồi 12-7 các cán bộ của ta vẫn nghĩ về TQ như những năm 79 nên trước trận lạc quan lắm. Lính tráng bọn em nghe nói về chiến thuật biển người nên thằng nào cũng lo mang thêm đạn ngoài cơ số 300 viên ra. Sau trận 12-7 đến trận tháng 10-84 đánh và giữ 685 thì cấp trên mới thay đổi cách đánh nên hiệu quả hơn.

 Bác vt738: Lính 356 bác gặp ở Làng Pinh là E876 lên ngay Làng Pinh khi đến HG, nhiệm vụ bước đầu là phát tuyến làm đường chắc để quen địa hình, mấy hôm sau là E149 cũng sang và chốt giữ 1100, và sân bay Phong Quang. E150 pháo binh cũng sang liền sau đó và tiểu đoàn 10 bố trí trận địa trong Lao Chải và thủy điện 304. E153 của em sang sau cùng và có mỗi bộ khung, khi sang đến Bắc Quang mới nhận quân ở quân khu 3 bổ xung cho đủ và trận 12-7 chỉ làm nhiệm vụ vận tải.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 06:34:47 pm
. Lính tráng bọn em nghe nói về chiến thuật biển người nên thằng nào cũng lo mang thêm đạn ngoài cơ số 300 viên ra.
   
    Nghe bác Thắng nói lại điều này,chắc hẳn CCB ta từng chiến đấu  ở trên đó còn nhớ:người lính trên đó ngoài bao xe nhét đấy băng đạn ,còn móc thêm vài trái lựu đạn cầu lủng lẳng.Túi áo cũng là nơi chứa lựu đạn,để tăng thêm khí thế nhiều bác con dùng dây xiên lựu đạn khoác qua người.
   Trong khi đó băng đạn lắp theo súng còn cạp thêm 2 em nữa mới yên tâm.Vì những thứ đó,ở tuyến 1 quá thừa luân...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tuanb5 trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 06:56:39 pm

Các bác cựu Hà giang cho tôi hỏi: Bộ binh phòng ngự trên cao điểm thời đó, ngoài súng, lựu đạn các bác có được trang bị các loại mìn định hướng không ạ? (Claymo, dh10)
Tôi nhận thấy khi giữ chốt, có vài quả định hướng thì cảm giác yên tâm hẳn ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 07:17:56 pm
  @tuanb5
Ngày đó bọn tôi được phổ biến TQ thường dùng chiến thuật biển người ,nên a/e cũng chịu khó bố trí DH10 và Claymo lắm bác ạ


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 07:25:43 pm
  Chuyện các bác cựu F 356 kể rằng chỉ được huấn luyện đúng 45 ngày xong sang Hà giang cầm súng chiến đấu ngay em thấy quả là cũng ...hơi lạ lùng. Sao ngày đó mình không điều luôn các sư đoàn thiện chiến như F 31 hay 325, 312 hay ít ra cũng để các bác 356 huấn luyện cơ bản chút mới cho đi chiến đấu chắc kết quả khác hẳn phải không ạ !

   45 ngày huấn luyện thì bọn em sau này mới chỉ biết rành tập mốt hai mốt và gập nội vụ là chính. Hình như được bắn 3 viên AK rồi thì phải !
__________________________________________________________________________
_F 356 đã được thành lập từ lâu rồi! còn lính mới huấn luyện được 45 ngày là tham chiến ngay thì chỉ có lính tháng 3/84 thôi, vào thời điểm đó vẫn còn lính 81-82-83 đã già rặn rồi !
_Còn ở hướng chúng tôi ngày 16/4/1984 quân Trung Quốc đã tẩn rồi các chú lính Mê Linh HN mới huấn luyện được có hơn 20 ngày " chưa được bắn đạn thật " thì khung huấn luyện giải tán về đơn vị thì lính mới cũng được bổ sung lên chốt luôn.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tuanb5 trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 08:51:11 pm
   Chuyện các bác cựu F 356 kể rằng chỉ được huấn luyện đúng 45 ngày xong sang Hà giang cầm súng chiến đấu ngay em thấy quả là cũng ...hơi lạ lùng. Sao ngày đó mình không điều luôn các sư đoàn thiện chiến như F 31 hay 325, 312 hay ít ra cũng để các bác 356 huấn luyện cơ bản chút mới cho đi chiến đấu chắc kết quả khác hẳn phải không ạ !

   45 ngày huấn luyện thì bọn em sau này mới chỉ biết rành tập mốt hai mốt và gập nội vụ là chính. Hình như được bắn 3 viên AK rồi thì phải !
__________________________________________________________________________
_F 356 đã được thành lập từ lâu rồi! còn lính mới huấn luyện được 45 ngày là tham chiến ngay thì chỉ có lính tháng 3/84 thôi, vào thời điểm đó vẫn còn lính 81-82-83 đã già rặn rồi !
_Còn ở hướng chúng tôi ngày 16/4/1984 quân Trung Quốc đã tẩn rồi các chú lính Mê Linh HN mới huấn luyện được có hơn 20 ngày " chưa được bắn đạn thật " thì khung huấn luyện giải tán về đơn vị thì lính mới cũng được bổ sung lên chốt luôn.

Theo như tôi hiểu, huấn luyện tân binh chỉ nhằm vào những yêu cầu cơ bản của 1 quân nhân nói chung mà thôi, nó không giúp được bao nhiêu cho người tân binh đó vào trận đánh thực sự. Chính vì vậy, thời gian huấn luyện dài, ngắn không nói lên điều gì cả.
Trong chiến tranh biên giới Tây-Nam, tôi thấy f10-QĐ3 (Tôi không biết các đơn vị khác thế nào) làm được 1 việc hết sức ý nghĩa.

Nhận tân binh từ Bắc vào. F tổ chức huấn luyện khoảng 10 ngày. Cán bộ A,B đã qua chiến đấu trực tiếp, không có sách vở ghi chép mà toàn kinh nghiệm nóng hổi ở chiến trường. Một số chiến thuật bộ binh thông thường, cách sử lý tình huống thường gặp. thủ đoạn của địch vv...được các đàn anh hướng dẫn tận tình . Nơi huấn luyện ngay gần mặt trận. Đêm đêm, tiếng súng máy, tiếng pháo rền rĩ suốt đêm. Hết 10 ngày, chúng tôi thấy mình tự tin hẳn..
(Nói thêm 1 chút cho rõ, ở ngoài Bắc chúng tôi được huấn luyện tân binh hơn 4 tháng)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Ampin trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 09:15:49 pm
  ...312...

Là quân...Thiên triều. Hành quân cơ giới từ phố Nỉ? E141-F312 lên phát, khỏi cần tập, đánh luôn 1030, sáng sớm 12/7/84.

Quá he mũi, vì chỉ sau vài chục phút giao tranh, chưa nhìn thấy thằng ty hí mắt lươn nào, chưa qua chiến hào 1 đã bị DKZ nó phụt cho tối tăm mặt mũi. Rút luôn và cũng đề nghị Bộ cho đánh trả đũa luôn. Nhưng BQP không đồng ý.

Anh ấy bảo thế, năm 87 anh ta lại lên Vị xuyên lần nữa ???

Còn các bác phòng ngự khu A, E bảo: Chỉ có ngồi gác chốt, mài vòng tay vòng cổ bởi liều phóng B41 và chỉ lo hết lựu đạn phòng thân.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 09:44:57 pm
Thưa các bác  , khi đặt ra thời gian huấn luyện bắt buộc đối với tân binh là 3 tháng : hẳn là có lý do .
Hồi  F 356 sang Vị xuyên do thời gian gấp gáp , nên lớp tân binh nhập ngũ tháng 3-1984 chỉ được huấn luyện gần 45 ngày . Rất thiệt thòi cho anh em .
Lúc chưa sang Hà giang chiến đấu , tụi tôi cũng cho rằng : huấn luyện CS mới - chỉ cần bắn được súng AK là ngon rồi !
Nhưng đến khi tham chiến mới thấy sự cần thiết phải huấn luyện , dù thêm một ngày - cũng rất quý.
Tại sao vậy ? Tôi xin nhắc một chút : lính tân binh đa số là học sinh , một số là người thành thị , nên chưa quen lao động , thể lực rất kém , nên nếu không huấn luyện cẩn thận- thì lúc hành quân - tác chiến tại chiến trường Vị xuyên ,vốn là địa hình núi cao , anh em sẽ không trụ được lâu .
Thêm vào đó nếu không được huấn luyện chiến thuật - khi hành quân , chiến đấu rất dễ thương vong do pháo , cối của địch.
Nhiều khi động tác lăn lê-bò  -toài đã giúp chúng tôi tránh khá nhiều thương vong khi phải vượt qua bãi mìn của địch.
Khi xưa trong kháng chiến chống Mỹ , nhiều đc lạc đơn vị - nhưng khi nghe tiếng : Điểm xạ : Tằng tằng ...tằng tằng của AK , là anh em tìm về được với QGP.
Công tác huấn luyện vô cùng quan trọng các bác ạ.
Kính.  


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tuanb5 trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 10:26:54 pm

Công tác huấn luyện vô cùng quan trọng các bác ạ.

Tôi đồng ý với ý kiến của bác nguyenhongduc.
Có điều huấn luyện kỹ,chiến thuật cho người lính chuẩn bị ra trận khác xa với cách huấn luyện tân binh.

Thực tế cho thấy, thời gian huấn luyện tân binh tốn rất nhiều thời gian cho các kiểu điều lệnh, củng cố doanh trại, học tập chính trị, bắn bia số 4..vv. Điều này là bình thường trong thời bình.
Nhưng để ra trận, đối mặt với kẻ thù thật sự thì người lính cần 1 phương pháp huấn luyện khác hẳn, thiết thực hơn.( Các bài tập chiến thuật, sử dụng thành thạo ít nhất 2 loại súng, làm quen với mìn, lựu đạn, băng bó vết thương vv...) Lúc này, đúng là thêm 1 ngày cũng rất quý.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vmt trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 10:33:22 pm
Có một khóa huấn luyện các bác lính tháng 3-84 như bác Tiến VMT, Bác Kim 356 là huấn luyện có 45 ngày ở E153 xong chuyển luôn cho E876 để hành quân sang Hà Tuyên. E876 khi đó được bổ xung quân đầy đủ theo biên chế trung đoàn bộ binh đủ, chỉ sau chiến dịch 12-7 là các E của 356 luôn trong tình trạng thiếu quân số vì liên tục tham gia hết đánh 772 rồi lại 685 và bình độ 300-400.
Chào các bác ,em xin bổ xung thêm là lính 3-84 năm ấy khi leo lên xe sang Hà giang thì tuổi quân là khoảng 55 ngày ,còn thời gian huấn luyện thì không nhớ vì mất khá nhiều ngày đi lấy củi ,cắt cỏ gianh lợp nhà ,vào rừng tìm cây thuốc bắc ...vv,và mới được bắn có 12 viên AK thôi ,còn các loại khác chỉ học qua chứ không được sử dụng .Về đơn vị mới cũng không khá gì hơn vì tất cả số anh em lính cũ từ B trưởng trở xuống "cao hơn thì không rõ " đều chưa ai trải qua chiến đấu trận nào nên cũng chẳng có kinh nghiệm gì để truyền lại cả,mọi thứ lại tiếp tục học và luyện tập ...sau này thì ai cũng thấy :may mắn là chính chứ tài giỏi chỉ là phần nhỏ...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 04 Tháng Mười Một, 2012, 11:05:11 pm
Có một khóa huấn luyện các bác lính tháng 3-84 như bác Tiến VMT, Bác Kim 356 là huấn luyện có 45 ngày ở E153 xong chuyển luôn cho E876 để hành quân sang Hà Tuyên. E876 khi đó được bổ xung quân đầy đủ theo biên chế trung đoàn bộ binh đủ, chỉ sau chiến dịch 12-7 là các E của 356 luôn trong tình trạng thiếu quân số vì liên tục tham gia hết đánh 772 rồi lại 685 và bình độ 300-400.
Chào các bác ,em xin bổ xung thêm là lính 3-84 năm ấy khi leo lên xe sang Hà giang thì tuổi quân là khoảng 55 ngày ,còn thời gian huấn luyện thì không nhớ vì mất khá nhiều ngày đi lấy củi ,cắt cỏ gianh lợp nhà ,vào rừng tìm cây thuốc bắc ...vv,và mới được bắn có 12 viên AK thôi ,còn các loại khác chỉ học qua chứ không được sử dụng .Về đơn vị mới cũng không khá gì hơn vì tất cả số anh em lính cũ từ B trưởng trở xuống "cao hơn thì không rõ " đều chưa ai trải qua chiến đấu trận nào nên cũng chẳng có kinh nghiệm gì để truyền lại cả,mọi thứ lại tiếp tục học và luyện tập ...sau này thì ai cũng thấy :may mắn là chính  chứ tài giỏi chỉ là phần nhỏ...

Đúng như thế,lính đóng ở đâu cũng quanh đi quẩn lại chỉ có mấy việc đi lấy củi ,cắt cỏ gianh lợp nhà ...lao động là chính,tập tành gần như lấy lệ.

Cái đo đỏ ấy rất đúng,chẳng ai tài giỏi được với hòn tên mũi đạn..may mắn,có thể ví như con thú bị săn trượt hoài và chính nó do chết hụt nhiều mới thành tinh,thành cáo cực kỳ nguy hiểm,như con lợn rừng độc chẳng hạn.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangden149 trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 05:19:22 am
chuyện huấn luyện các bác nói theo E thì đơn vị huấn luyện nào cũng thế bọn e huấn luyện 3 tháng nhưng thực tế chỉ được khoảng 45 ngày còn chủ yếu là loa động hết lấy củi lại đi vác đất / rồi gặt lúa hết 3tháng là lên h/g về 149 được 25 ngày là lên chốt . kinh nghiệm do thực tế chiến đấu nó được tiếp thu nhanh hơn ở đơn vị huấn luyện các bác ạ


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 08:07:49 am
  Các bác nói chí phải,trong cuộc sống nếu ta vài lần quay vào ô may mắn thì cũng kiếm được chút lợi lộc.Còn trong chiến tranh ,may mắn nó giữ lại được sinh mạng cho ta.Vì vậy may mắn theo tôi,cũng là yếu tố giúp ta sống còn.Tuy nhiên ,may mắn là thứ không thể chọn lựa.May ai thì người ấy hưởng...!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tai_lienson trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 08:43:16 am
 Hồi tháng 11/78 C tôi nhận lính Quảng bình nhập ngũ 8/78 đã qua đoàn huấn luyện 414 của Quân khu 4 ( ở Khe Lang )  tôi hỏi kỹ chuyện từng người , ai cũng trả lời là chủ yếu đi rừng mới tập ngắm bia chưa kịp bắn bài một , không hiểu  414 họ huấn luyện thế nào . Do đang chốt đường R3 nên có thời gain , ngoài nói kinh nghiệm chiến đấu bọn tôi còn cho họ bắn súng thoải mái , kể cả B40 mỗi em được thử 1 quả . Sau vào trận họ đều đánh tốt . Nhưng có  em tên là NGà mới 16 tuổi quê ở Tuyên HoÁ  vì  gia đình khổ quá nên xin đi bộ đội . Thần kinh Ngà không tốt , khi chốt ở cầu 15 nằm trong hầm nghe địch bắn mà chân tay run bần bật ,anh em xốc nách đưa ra cửa hầm nó nhũn người rơi cả súng .Cho người kèm mãi nhưng không được , mỗi lần nhìn mặt nó xám ngoét tay chân rung bần bật đũng quần ướt sũng chỉ muốn trở báng súng đánh . Ở chốt được hơn 10 ngày tình hình không cải thiện , vì nó quá ít tuổi nên anh Minh Ctr  cho nó về nuôi quân .Anh em chửi bới dễu cợt nhiều  đến chiến dịch A88  NGà xin xuống bộ binh và  vào trận không run nữa  
        Trước khi lên Vị Xuyên chúng tôi có đến 2 tháng ổn định tổ chức và huấn luyện bổ sung . Sau này định tổ chức đánh Đồi chuối và H3   . Rút kinh nghiệm các đơn vị trước khi đánh vận động tổn thất nhiều - ( Kể cả D8 F31 tăng cường cho F 313 năm 884) f TR  Trần Tất Thanh  quyết định không đánh kiểu thông thường mà chọ hẳn 2 C cho lui ra  ngoài mấy mỏ đá ở  gần  Đạo đức tập đánh kiểu  đặc công . Sau hơn 2 tháng  kiểm tra đi kiểm tra lại thấy chắc ăn số này mới vào lại 812.Nhưng do tình hình thay đổi nên hoãn không đánh
     Huấn luyện kỹ thì đỡ đổ xương máu hơn đó là điều tất nhiên  nhưng " May Hơn Khôn "


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 09:14:37 am
Thưa các bác trong một trận đánh , yếu tố bí mật chiếm 30% thắng lợi , còn 30% là do khâu chuẩn bị .
Sau khi E876  F356 đánh 772 hồi 12-7 không thành công , Đến chiến dịch 18-11-1984 khi  BTL mặt trận quyết định mở chiến dịch đánh một loạt cao điểm 685, 300, 400, 1030... Lúc đó E153-f356 được giao đánh 685.
Trước đó : sư đoàn tổ chức cho anh em tập chiến thuật B, C, D bộ binh tấn công vận động : địa hình đồi núi .
Sau đó BCH f 356 tiến hành diễn tập trong khu vực xã Tùng bá - Vị xuyên .
Cũng nhờ huấn luyện và làm tốt công tác chuẩn bị - mà sau này khi E 153 vây lấn ở điểm cao 685 , ta tránh được nhiều thương vong hơn.
Còn yếu tố may mắn trong chiến đấu cũng không phải là hiếm.- có trường hợp một qủa đạn pháo nổ trước cửa hầm , mấy đc nằm ngay cửa thì không sao , còn mấy anh nằm sau thì bị thương hết ?
Có lẽ  con người  cũng có số các bác ạ.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 09:52:05 am
   Nếu nói chỉ biết bắn súng thôi thì bọn em...ở nhà cũng biết bắn súng rồi ( Em được các cô chú cho đi ở cùng trên tỉnh đội Hà tuyên và trường Văn hóa QK 2 từ bé, Tết các chú vác súng lên đồi cứ kẹp vào chạc ba cây cho em bóp cò vài phát, thế là em cũng ngửi mùi thuốc súng từ nhỏ  ;D ). Nhưng chuyện huấn luyện cơ bản để đưa ra cọ xát thực tế chiến trường em nghĩ cũng quan trọng chứ ạ . Người lính bộ binh phải nắm vững tính năng tác dụng các loại vũ khí mà mình sử dụng và các thao tác vận động trên chiến trường thì khả năng tồn tại mới cao => hoàn thành nhiệm vụ..

   Khi đơn vị em huấn luyện các lớp lính công binh đi gỡ mìn. Chỉ huy chỉ cần nói gọn đúng một câu " Các đồng chí nếu không học hành cần thận thì trong thực địa xảy ra sai sót không còn sống mà rút kinh nghiệm đâu ". Nghe thế ai cũng xanh mắt nhưng bắt buộc phải lao vào học thật kỹ để giữ mạng sống cho mình, nhiệm vụ đâu có thể từ chối được. Thực tế em thấy vào bãi mìn các đồng chí ấy còn...cẩn thận, kỹ càng hơn khi học gấp mấy lần !

   Em lan man tý sang cả chuyện Lính thời bình làm mất thời gian các bác quá. Các bác kể tiếp chuyện Từ 1509 xuống thời  84 đi ạ !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: thinhe677f346 trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 10:06:18 am
_Tân Binh nói chung càng được Huấn Luyện kỹ càng tốt ! " Thao trường đổ mồ hôi- Chiến trường đỡ đổ máu !"


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 10:14:46 am
Cuối tháng 6/84 đoàn cán bộ của QK và 312 đi TS thực địa để chuẩn bị cho trận 12/7 bên 1030, si cà lá. Đến Km 17 đường đi quảng bạ do trời mưa, đường trơn đoàn phải xuống xe hành quân bộ, lên đỉnh dốc km 17 để đi tắt kết hợp TS từ phía dưới lên, các bác phải đi xuống chân diểm cao 610 rồi leo lên theo mạn đông của điểm cao này để vào khu vực tác chiến. Đường này là con đường mòn lính ta thường đi tắt để ra vào thị xã HG khi có việc phải đi. Đường đốc, lại mưa, nên rất trơn, vì vậy bác đoàn trưởng đại tá tên là gì tôi nhớ tên nữa, khi leo nên gần đỉnh, đoạn này là đoạn dốc nhất bác ta cứ trơn ngã liên tục, bẩn hết cả quân dung, sau đó phải có lính ta dìu và chặt cho bác cây gậy chống bác mới vượt qua được. Từ đó lính ta đặt tên đốc đó là : " dốc đại tá ". Sau vụ này có công binh lên đánh bậc và sửa đường từ Km 17 vào khuổi mạn. Cảm ơn bác đại tá đã giúp lính đông sông lô đi lại dễ ràng hơn.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 10:27:07 am
   Trước kia em có thắc mắc mãi chuyện dốc đại tá ở chỗ nào . Một lần bác Khanhhuyen có giải đáp nhưng tình tiết lại khác bác Pb47vp là chỗ đó có một đồng chí đại tá hy sinh . còn chuyện mấy bác cựu nghe truyền miệng với nhau là đoạn dốc này mấy bác trinh sát dẫn đoàn chỉ huy cấp cao có một đồng chí đại tá đi cùng, thấy bụng bác ấy hơi to nên các bác kia nghịch hết kêu đoạn này pháo bắn, đến bên kia nhòm thấy làm bác chỉ huy vất vả bò rồi trườn, lính ta từ đấy đặt tên là dốc đại tá !

   Hồi em đi làm đường bên hoàng su phì có gặp một bác cựu lính Thái bình, bác ấy kể đơn vị bác phải đi đến huấn luyện một nơi xa mặt trận rất vất vả, khi hành quân vào trận địa các bác cứ ngỡ là quay về thao trường vì nó...quá giống. Không biết có phải lính F 31 của bác Tailiensson không ? Bác này kể chuyện bộ đội mình lấy đạn M79 bắn ra khỏi nòng rồi xong cứ lớp đạn đến lớp cát rải lên mấy tầng để trong xoong quân dụng hất xuống khi bị tấn công nổ khiếp lắm. Em không thành thạo về vũ khí nên bác ấy nói nào nghe vậy nhưng thấy thật như thế thì bộ đội mình rất thông minh, sáng tạo....


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangE266 trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 10:27:56 am
...gửi tai lienoson đơn vị huấn luyện ở khe lang là 441 chứ không phải 414 đâu ,hồi tháng 4/78 chúng tôi cũng huấn luyện ở đó ,chủ yếu đi rừng và xây dựng doanh trại ,huấn luyện thì a trưởng là lính tháng 10/77 ,nên còn lúng túng trong công tác ,3 tháng huấn luyện chỉ có nằm ngắm bia ,vũ khí chỉ có mấy khẩu súng CKC và AK ,nên B này tập thìB kia học chính trị hoặc đi rừng ,rồi 3 tháng huấn luyện cũng qua ,nhưng không bắn phát súng nào ,chỉ ném 1 quả lựu đạn chày ,xong huấn luyện ,vào đến Tây Ninh chúng tôi phải huấn luyện thành thạo  các loại vũ khí bộ binh ,không thì vào chiến trường lúng túng không biết xoay xở thế nào ,


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 10:36:56 am
   Linh Quany à,trong chiến đấu khi người lính tiếp cận với mọi tình huống ,tất cả đều ở trạng thái bất ngờ.Bởi,không trận nào giống trận nào ,có thể nói nó muôn hình vạn trạng...
   Lúc đó, dù tùy cơ mà ứng biến nhưng cũng quả là khó.Tôi đơn cử như các trận đánh mà sư 356 của các bác Đức,Thắng,Tiến VMT...từng tham chiến.Một người lính từ mãi đâu tới,địa hình ,địa vật chẳng hề biết.Kinh nghiệm bản lĩnh chưa có,vận động tấn công trong mưa pháo,bão đạn.Trên một địa hình vô cùng phức tạp (Núi đá vôi thành dựng đứng,quân ta lại bộc lộ trên mặt đất).Có đồng đội ta ngã xuống khi súng chưa bắn được phát nào,hỏi rằng tìm kiếm thắng lợi trong tình huống như vậy thì lấy đâu ra??.Do vậy theo tôi cách đánh là quan trọng,có thể giải quyết trận đánh bằng một cách khác chăng ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tai_lienson trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 11:27:41 am
 quang 266 @ đúng là tôi nhầm ; đoàn huấn luyện đó là 441 đến năm 86- 87 gì đó giải tán . Có lẽ xa   chiến trường  nên họ quán triệt nhiệm vụ không tốt chủ yếu cho lính lao động để cải thiện đời sống
  Nguyễn hồng đức @ Đánh lấn dũi 685 là chién thuật bác Điếm Mường mang kinh nghiệm của D tôi từ Sa Mát Tây ninh ra áp dụng cho các bác đó . Bác Điếm hồi đó là E phó E866 bọn tôi sau này ra làm F tr 356 đã từng chỉ huy 2 trận lấn dũi ở Sa mát hồi tháng 7/78


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 02:40:49 pm

 
  Nguyễn hồng đức @ Đánh lấn dũi 685 là chién thuật bác Điếm Mường mang kinh nghiệm của D tôi từ Sa Mát Tây ninh ra áp dụng cho các bác đó . Bác Điếm hồi đó là E phó E866 bọn tôi sau này ra làm F tr 356 đã từng chỉ huy 2 trận lấn dũi ở Sa mát hồi tháng 7/78
@Tai_ lienson. Vậy thì tụi tôi và bác đều là quân của bác BT Điếm rồi. Hồi đó thấy bác BT Điếm mới Trung tá mà đã giữ chức F trưởng , bọn tôi rất ngạc nhiên . Nay mới biết bác BT Điếm là E phó E 866 của bác Tai_ lienson@.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tai_lienson trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 03:08:32 pm

  
  Nguyễn hồng đức @ Đánh lấn dũi 685 là chién thuật bác Điếm Mường mang kinh nghiệm của D tôi từ Sa Mát Tây ninh ra áp dụng cho các bác đó . Bác Điếm hồi đó là E phó E866 bọn tôi sau này ra làm F tr 356 đã từng chỉ huy 2 trận lấn dũi ở Sa mát hồi tháng 7/78
@Tai_ lienson. Vậy thì tụi tôi và bác đều là quân của bác BT Điếm rồi. Hồi đó thấy bác BT Điếm mới Trung tá mà đã giữ chức F trưởng , bọn tôi rất ngạc nhiên . Nay mới biết bác BT Điếm là E phó E 866 của bác Tai_ lienson@.
Bác Điếm là E phó E tôi cho đến  khoảng tháng 8/78 .thì lên thay bác Hợp làm e tr . ( AHLLVT Hoàng Đình Hợp hy sinh tháng 9/78 khi là TMphos F ) Đến khoảng tháng 7/79 bác Điếm đi học rồi về F 356 .
    Gọi là bác Điếm Mường là hỗn ( xin lỗi linh hồn bác ) nhưng hồi ở đơn vị bác Hợp E tr hay gọi bác Điếm vậy nên cấp dưới gọi theo và bác Điếm cũng thấy bình thường
      Bác Điếm là người chỉ huy rất thương lính , bình tĩnh trong mọi tình huống , đã đánh tấn công bao giờ pháo cối cũng chán chê mới cho BB xung phong , có bác chỉ huy cấp dưới rất tin nên tôi cũng thấy lạ là trong trận 12/7 bác lại dùng pháo hạn chế trái với  cách đánh thông thường của bác ấy


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 03:38:35 pm
    @ bác Tài và bác Đức
    2 bác nhắc tới cụ Điếm,khi ra Hà giang cụ về 356 làm tham mưu ,sau mới lên F trưởng phải không ạ ? ngày đó bọn tôi đang ở dông 812 cụ đi qua,ghé vào ,dù bọn tôi ko phải lính cụ,nhưng cụ rất quan tâm hỏi han,động viên vui vẻ.
    Dáng cụ to cây ,hiền lành có phải cụ người dân tộc Mường quê đâu Hà sơn bình,(giờ ko biết tách ra là tỉnh nào ?).Nói như bác Tài"Xin lỗi linh hồn bác",tức là cụ mất rồi ạ ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 05:11:03 pm
 Bác vt 738 hồi bác ở 122 bác có biết bác Lập lái xe của e, bác tăng, bác liên lính 75 ko ạ, nói chung là các bác đầu 7 đuôi ...các bác này đều cùng bác lăn lộn cả 2 đợt nóng sẩy ra ở vị xuyên đấy, hiện nay tôi chỉ còn liên lạc với các bác này và bác ngọc dt dPB11, thời đó cũng có bác tên là tâm ct cối có phải là bác ko đấy.nghe bên mặt trận hà giang phần 2 có hỏi nói về cuộc chiến vị xuyên băng do PVĐ quay đưa lên người nói đó trước là cp của tôi,vừa nghỉ hưu, người thái bình hiện ở kho f mình cũ, cùng viên béo, hải, thu T/L hậu cần dPB11, bác hải đoàn trưởng đoàn kinh tế QP 313 cùng đơn vị với tôi.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 05:48:17 pm
     @ pb47vp !
     122,tôi ở D3.lái xe ban hậu cần có Lập,Cải.Còn anh Quyết (Quê Sơn tây ?) ko biết phải ko vì lâu quá rồi ,trên ban pháo cùng thời với tôi,bác Liên DK về sau,(83 thì phải ?).anh Tâm cối 160 lính 71 bác à
      Thế bác là quân của E pháo 457 phải ko ?,Thời điểm 457 bị pháo tàu bắn cháy nhà xe ngoài cánh đồng bác đã về đấy chưa ? hôm đó d bọn tôi đang đi sửa đường xe tăng ở Phương tiến đấy
      Còn chuyện ông Doanh quê Cao bằng,cán bộ SCH tiền phương,bị sốt rét nằm trong màn bị đổ đèn dấu cháy màn, cháy cả lán và ông chết cháy ở chân cao điểm 812,hồi đó bác biết ko?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 08:10:01 pm
Đúng đấy bác vt738 ạ, bộ tứ chúng tôi Bác lập LX, bác cải, bác ngọc, bác hùng, thân nhau như anh em ruột thịt. Vẫn thỉnh thoảng gặp nhau, riêng bác hùng ở 191 tỉnh đội hà giang. có lần bác hỏi tôi về e 191 này. Đúng là ngày thành lập f313 ngày 15/3 e 191khi từ QK 4 ra dự định là nằm trong đội hình của f để rút e của bác trả lại tỉnh đội HG, xong lại thôi,chứ trong f mình ko có tên đâu, đành để e này làm LL dự bị cho mặt trận. vì thế mà ngày gặp mặt truyền thống f mình ko cựu 191 ko được tham ra. Mấy anh em chúng tôi gần nhau thi thoảng hội nghị với nhau cứ hay trêu bác hùng e191 là làm "con đỡ đầu " vui đáo để. Việc để mất 11 xe đó là của d12 tôi ở đó rồi, tôi ra trường 83. ở cạnh xã tôi có bác kế CN PB bác có biết ko?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 08:34:57 pm
   Bác pb47...này,tôi vẫn thắc mắc là ở ven đường khu vực thủy điện 304(Km12).Có những chiếc xe xích gắn pháo, chôn chìm ở cánh đồng nó là loại vũ khí gì,có sử dụng bao giờ ko ?và thuộc đ/v nào nhỉ,người ta đưa chúng về từ năm 81 đấy bác à
   Trước kia tôi nghĩ là xe tăng,khi cần nó có thể chạy kia...bác có thể giải thích ko ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 09:13:10 pm
 Nếu cứ như theo bác tả có hai trường hợp có thể là:Một là của d1018 f mình luyện tập chiến thuật đấy. d tăng này của f được trang bị chủ yếu là xu 85, mỗi c có 1chiếc PT-76 đóng quân ở làng mè SS cơ động, để cho d này đi chiến đấu ta phải mở thêm 1 con đường từ đơn vị lên thanh thủy mà ta hay gọi là đường tăng đó. Khu vực bác nói nhìn thấy đó là tuyến phòng thủ 2, khu vực đó còn có cả dp13 chống tăng của bác lợi và ePB 457 đều đã chuẩn bị săn phần tử và trận địa. Hai là nếu bác từ xa trông thấy thì có thể là xe và pháo của lữ 168 vì lữ này khi lên hà giang có pháo 152mm và Đ 74 phải dùng xe ATC 90 để kéo. Sau khi f bị thủng trận địa PN f đã điều động XT lên để tăng cường cho LL phía trước để bắn trực tiếp nhưng chắc lạc đường nên nghỉ tạm ở ngã ba thanh thủy.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vmt trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 09:18:10 pm
_Tân Binh nói chung càng được Huấn Luyện kỹ càng tốt ! " Thao trường đổ mồ hôi- Chiến trường đỡ đổ máu !"
Em đồng ý với bác,nhưng cụ thể ở chiến trường vị xuyên hồi đó chủ yếu là pháo cối nói chuyện với nhau ,còn bộ binh thì ít đất dụng võ lắm ,mà đụng trận lớn nào là thì thường tổn thất lớn trận đó ,ngay các bác bên Đc già dặn trận mạc cũng phải kêu là khó đánh .Pháo cối bắn với mức độ hủy diệt dày đặc ,đơn vị nào chẳng may dính vào thì chạy cũng chả kịp ,không thấy ai có kinh nghiệm gì về tránh pháo ở đây cả ,nó bắn chồng chất dai dẳng ,nhiều trận địa bu vào một điểm ,chỉ kịp lao vào một nơi nào đó rồi cầu mong nó đừng rơi trúng mình . Hồi chuẩn bị vào trận 12-7 đơn vị em cũng ngót cả tháng trời huấn luyện tiến đánh điểm cao giữa trời hè nóng rát ,sau đó có bắn hỏa lực và ném lựu đạn thật để kiểm tra  ,rồi cả tháng trời làm đường từ chân cốc nghè lên đỉnh 812 suốt ngày nghe pháo cối đôi bên bắn nhau,quân ra quân vào khiêng cáng nhau ì ạch .Hơi thở của cuộc chiến phả ra nóng hơn bao giờ hết ,như vậy cũng có thể nói :"như các cụ gọi là đã tạm thoát nạn mù chữ'....
 Giờ đây trở về gặp nhau sau cuộc chiến ai cũng bảo hồi ấy sao mình may mắn thế ,chẳng thấy ai dám nhận mình là tài là giỏi cả ...
    


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 10:08:25 pm
   Bác pb47...này,tôi vẫn thắc mắc là ở ven đường khu vực thủy điện 304(Km12).Có những chiếc xe xích gắn pháo, chôn chìm ở cánh đồng nó là loại vũ khí gì,có sử dụng bao giờ ko ?và thuộc đ/v nào nhỉ,người ta đưa chúng về từ năm 81 đấy bác à
   Trước kia tôi nghĩ là xe tăng,khi cần nó có thể chạy kia...bác có thể giải thích ko ?
Bác Vt738@yahoo.com thân mến , Hồi tụi tôi vượt qua đập tràn của NM thủy điện 304 để vào hang làng Lò . Trong chiến dịch 18-11-1984. Khi đi ngang qua đó, sao chẳng ngó thấy mấy cái xe xích như bác tả ? Hay là trời tối , nên ae không thấy . Lúc đó lần đầu tôi vào 685, cánh trinh sát dặn dò : tranh thủ lúc trời tối, giữa hai lần pháo bắn cầm canh , các đồng chí vọt nhanh qua ngã ba Thanh thủy , rồi vượt qua suối TT ở khu vực đập tràn của TĐ 304 ...Lần đó tụi tôi bị một phen hú vía  : Chuyện là thế này :
Khi chúng tôi vừa qua khỏi đập tràn , gặp một toán lính vận tải f356, không biết là d25 của sư hay là trung đoàn khác làm vận tải cho E153 ( hồi E876 đánh 772 thì E153 vận tải phối thuộc )
Tụi tôi mừng qúa, vì gặp mấy tay ở C9 hồi còn huấn luyện . Anh em vừa bắt tay nhau , nói dăm ba câu , chưa kịp hút xong điếu thuốc, thì một loạt tiếng : xẹt ...xẹt... Như thể ta xé một tấm lụa vậy , rồi một loạt tiếng nổ ung cả màng nhĩ , nước bắn tung tóe , một qủa đạn rơi trúng một cành đa to cỡ bắp đùi , còn nguyên cả lá và qủa , nằm chềnh ềnh ngay trước mặt .
May mà không ai làm sao .
Cánh vận tải nói : rất ít khi có pháo bắn tới khu vực này , không lẽ là pháo của ta bị hụt tầm ?
Theo các bác thì khả năng pháo ta hụt tầm có không ? Nếu có thì trận địa nào có thể bắn tới khu vực đập tràn của NM thủy điện 304 ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 05 Tháng Mười Một, 2012, 10:41:03 pm
    Bác Đức ơi ,từ chỗ bác kể trở ra Hà giang đến tận cầu Mè(Phương độ).Pháo của ta bố trí dọc quốc lộ 2 nhan nhản,còn chính chỗ bác gặp vận tải chỉ có pháo của 457 bắn vào phía trong thôi.Ngày tôi ở làng Pinh có lúc pháo ta bất chợt rơi (hụt tầm) nổ rầm rầm


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tuanb5 trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 12:51:42 am
   Bác pb47...này,tôi vẫn thắc mắc là ở ven đường khu vực thủy điện 304(Km12).Có những chiếc xe xích gắn pháo, chôn chìm ở cánh đồng nó là loại vũ khí gì,có sử dụng bao giờ ko ?và thuộc đ/v nào nhỉ,người ta đưa chúng về từ năm 81 đấy bác à
   Trước kia tôi nghĩ là xe tăng,khi cần nó có thể chạy kia...bác có thể giải thích ko ?

Nghe bác kể, đó là xe tăng. Nhưng cũng có thể...Không phải xe tăng ;D

Cách nay đã lâu lắm, được dẫn đi xem triển lãm Vân hồ. Tôi thấy 1 chiếc giống như bác đã tả. To vật vã luôn. Nó là chiến lợi phẩm mà quân giải phóng thu được của Mỹ, không như xe tăng trong những buổi duyệt binh tôi từng được xem. Tôi xuýt xoa khen xe tăng Mỹ to hơn xe tăng Liên xô. Và bị mắng: Dốt ạ! Ai bảo đây là xe tăng, phải gọi là pháo tự hành.
Tôi thắc mắc: Cũng có xích, cũng có pháo. Tại sao cái gọi tăng, cái gọi pháo tự hành?
Được trả lời:
-Tăng là tăng, pháo tự hành là...pháo tự hành. Có thế mà cũng phải hỏi! ??? ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 08:16:58 am
  Bác pb47...này,tôi vẫn thắc mắc là ở ven đường khu vực thủy điện 304(Km12).Có những chiếc xe xích gắn pháo, chôn chìm ở cánh đồng nó là loại vũ khí gì,có sử dụng bao giờ ko ?và thuộc đ/v nào nhỉ,người ta đưa chúng về từ năm 81 đấy bác à
   Trước kia tôi nghĩ là xe tăng,khi cần nó có thể chạy kia...bác có thể giải thích ko ?

Nghe bác kể, đó là xe tăng. Nhưng cũng có thể...Không phải xe tăng ;D

Cách nay đã lâu lắm, được dẫn đi xem triển lãm Vân hồ. Tôi thấy 1 chiếc giống như bác đã tả. To vật vã luôn. Nó là chiến lợi phẩm mà quân giải phóng thu được của Mỹ, không như xe tăng trong những buổi duyệt binh tôi từng được xem. Tôi xuýt xoa khen xe tăng Mỹ to hơn xe tăng Liên xô. Và bị mắng: Dốt ạ! Ai bảo đây là xe tăng, phải gọi là pháo tự hành.
Tôi thắc mắc: Cũng có xích, cũng có pháo. Tại sao cái gọi tăng, cái gọi pháo tự hành?
Được trả lời:
-Tăng là tăng, pháo tự hành là...pháo tự hành. Có thế mà cũng phải hỏi! ??? ;D
[qt ]
Theo tôi XT và PTH có một số điểm chung như sau :
-Đều có bánh xích
- đều có trang bị pháo.
-đều có vỏ thép .
Điểm khác nhau là
:Pháo của XT có cỡ nòng từ 85mm-100mm.Còn PTH có cỡ nòng lên tới 175mm.( Vua chiến trường)
X tăng được trang bị pháo PK 12ly7 và đại liên 20mm.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 08:17:22 am
lỗi


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 08:51:44 am
   Cụm pháo mà tôi nhắc đến ,tôi cũng nghĩ "hắn" là pháo tự hành,vì có bánh xích (Loại đó sao kéo được?).Nhưng cỡ nòng thì chắc không đến 175ly của "Vua chiến trường " đâu.Chắc "Hắn" cũng chỉ chừng trên 100ly là cùng
  Việc này chắc phải chờ phân tích của bác longtrec,chuyên gia súng đạn của trang ta...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 11:13:34 am
Bác vt nói thế đúng là su - 85, hoặc xu - 100 của d 1018 của f rồi, pháo tự hành ko có trên khu vực mặt trận vị xuyên đâu. Pháo tự hành năm 1994 ta mới có 3d nhập về đóng ở km 18 đường sơn tây đi xuân mai, là loại 122mm.BQP định thành lập 1e pháo tự hành trực thuộc BTL pháo binh, nhưng thấy ko phù hợp, nên biên chế về 3 QĐ có fBB cơ giới mỗi QĐ 1d. Tôi biết vì năm đó nhẽ ra tôi dược điều về đơn vị đó xong lại thôi. Pháo tự hành và xe tăng giống nhau ở chỗ đều đặt trên khung xe tăng, chỉ khác là pháo tự hành tháp pháo to dài và mỏng và điểm rễ nhận ra là: Khi hành quân và khi ko bắn phía trước nòng pháo được khóa chặt bằng một cái ngoàm ở phia trước đầu xe.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tuanb5 trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 12:36:25 pm

Chào các bác!
Tuần trước, trong lúc đi công việc. Ngẫu nhiên được bác "Vận tải hành khách xe 2 bánh" kể rằng bác ấy từng là lính sư 312 thời kỳ đánh điểm cao 1030. Mừng quá khi bác ấy hứa sẽ kể lại 1 thời khói lửa của bản thân.
Hẹn hò vài lượt, hôm nay mới gặp nhau được.
Thoạt đầu, tôi hơi thất vọng, khi biết bác ấy không phải là 1 trong  số những người lính cầm súng lao lên mỏm 1030 sáng ngày 12-7. Nhưng dù sao qua câu chuyện này, ta có thêm 1 mảnh ghép nhỏ bé cho bức tranh bi tráng năm xưa phải không các bác!

"Em đi lính 82, thuộc quân số C2, D17 công binh sư đoàn 312. Sư đoàn mà anh em vẫn gọi vui là quân Triều đình. Trước khi lên Hà giang, bọn em lên Thái nguyên tập trận thực binh. Khi quay về Đa phúc không thấy đơn vị thu khí tài bọn em đã thấy lạ. Rồi đơn vị bắt lợn trong chuồng, bắt cá dưới ao lên cho anh em liên hoan. Bọn em đoán ngay là sắp có chuyện. Quả nhiên có chuyện thật anh ạ.

Sáng sớm hôm sau, toàn bộ sư đoàn tập hợp ở sân bóng. Em nhớ dịp đó Miền Bắc có cơn bão số 5 rất lớn. Rất nhiều xe tải chờ đón bọn em lên trên đó, và bọn em được quán triệt, từ nay phiên hiệu sư đoàn sẽ là F313(?).

Khi mới lên, công việc tụi em là đào hầm cho chỉ huy sư, làm đường kéo pháo cho lính pháo 168. Làm trận địa pháo giả...vv.
Sắp đến ngày mở chiến dịch MB84, bọn em được lệnh gỡ mìn lấy lối lên đỉnh 1030. Ở khu vực này nhiều mìn lắm anh ạ. Nhưng thực ra bọn em không phải gỡ, đặc công của tướng Đan(?) gỡ hết, bọn em nhận vị trí để còn dẫn bộ binh vào tiền nhập thôi.
Đánh 1030 em không biết chính xác có bao nhiêu quân. Nhưng chắc chắn là lính E241 và thêm 1 số của 165.

Dẫn bộ binh vào vị trí xong thì bọn em rút ra. Công binh trung đoàn giữ bộc phá đánh hầm ngầm ở lại. Số này hy sinh nhiều.Trong đó có cả đại đội trưởng, trước đó là B trưởng tụi em, mới lấy vợ...
Theo kế hoạch, 5 giờ sáng pháo ta sẽ bắn trùm lên đỉnh 1030. Pháo dứt, bộ binh sẽ lên đánh.
Nhưng quãng 4 giờ, pháo Trung quốc bất ngờ bắn sang dữ dội. Sau đó pháo ta cũng bắn. Sương mù dày đặc chẳng nhìn thấy gì. Chỉ thấy đất trời chao đảo, ầm ầm pháo...

Trận đánh không thành công, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 Chuyên cùng nhiều anh em khác hy sinh. Bọn em phải cử người cùng với bọn vận tải khiêng cáng thương, tử. Có 1 B luồn sâu, định chặn đường rút của bọn nó, mấy ngày sau mới về được đơn vị.












Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 01:31:21 pm
    Câu chuyện bác tuanb5 miêu tả,qua lời một ccb sư 312 (Quân đoàn 1).Đó là trận đánh xảy ra cùng ngày với trận đánh cao điểm 772 do trung đoàn 876 của sư 356 đảm nhiệm (ngày 12/7/84),chỉ khác là mỗi trung đoàn đánh ở bên 1 bờ sông khác nhau
   Cao điểm 1030,sicala...(Các vị trí này bên bờ đông sông Lô,trước đó do E266-F313 chốt giữ) rơi vào tay quân TQ khoảng trung tuần tháng 5/84.Những điểm chốt này rất khó khăn khi đánh vận động,vì toàn đá lởm chởm...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 04:49:26 pm
Sau khi TS thực địa, trong chiến dịch MB 84 e 141 của f 312 có nhiệm vụ tấn công điểm cao 1030 bên phải 1250. eBB này tập kết ở Km 17 đường quảng bạ, sau đó hành quân vào qua dốc "đại tá", ko hiểu lí do gì đội hình vừa mới qua dốc, đột nhiên Pháo địch đột ngột bắn vào đội hình HQ. Đã có thương vong sẩy do, lạ cho quân của e này chắc ko được huấn luyện kĩ hay sao mà khi bị pháo bắn ko lợi dụng dịa hìnhn sơ tán ẩn nấp hoặc nhanh chóng cơ động vượt qua, mà cứ bụi tranh nằm tại chỗ, cũng may chúng chỉ bắn trong thời gian ngắn, nếu chúng bắn dài ko biết điều gì sẽ sảy ra? Đơn vị tôi phải giúp làm công tác TB, LS. an táng tại sườn tây ĐC 610, sau chiến dịch các LS của 141 đều an táng tại đây. e 141 khi tấn công 1030 được 2d PB, 1c cối 160 chi viện trực tiếp. ko kể các loại cối, DK của e 141, và e 226. dPB của f 312 vào chậm hơn do đường kéo pháo khó khăn. để chiếm lĩnh trận địa e 141 từ 610 hành quân theo 2 hướng: 1 đi theo đường khuổi mạn, 1 đi theo đường đuôi cá qua SCHe chiếm lĩnh đồi tròn, 840. Thời gian hợp đồng 5h30 nổ súng, 3h30 các LL PB báo động dậy nấu cơm ăn trước,vì xác định phải đánh nhiều giờ. Thật bất ngờ trời mây mù mịt các nhau vài m còn ko nhìn thấy nhau mà giờ G sắp đến.Tôi báo cáo lên trên xin được thực hiện phương án 2 ( Bắn tọa độ ) và được cấp trên nhất trí. Nói là bắn tọa độ nhưng thực chất chúng tôi đã bắn rất nhiều trong tháng 4 và tháng 5 rồi. Khi nhận được lệnh hỏa lực các loại bắn mãnh liệt theo hợp đồng Sau 42 phút bắn, 2dP bắn chuyển làn vào các trận địa cối pháo địch ở MaLiPo, na ma... khoảng chưa đầy 30 phút sau lại có lệnh bắn lại 1030. Như vậy chúng tôi biết BB chưa đánh chiếm dược mục tiêu. lúc sau đã thấy e 141 rút toàn bộ về đuôi cá để giải quyết TB,LS, như vậy e 141 mới đang mở cửa đã được lệnh rút. trận này đơn vị tôi cũng khi sính 1 tổ đaì và 2 khẩu pháo.Theo tuanb5 qua lời kể ccb 312: " Làm hầm SCHf, đường kéo pháo cho 168 " hì... hì..


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tuanb5 trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 05:26:31 pm

Chào bác pb47vp.
Nghe bác cựu  f312 kể, tôi hỏi lại nhưng bác ấy vẫn khẳng định là đặc công gỡ mìn (Bác ấy còn nói: Đặc công của tướng Đan(?)) Theo bác ,điều ấy có đúng không?
Thương vong trận này có nhiều không ạ (con số ước chừng).


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 10:23:06 pm
                                                         (http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/destroyed_tank_1-1.jpg)
   Hình ảnh trên bác pb47...nhớ ở đâu không,thực ra ngày còn ở trên đó ,chưa bao giờ tôi được tận mắt nhìn thấy .Vì lúc đó nơi đây là cửa tử,chẳng biết đêm hôm có ai liều mạng qua đây không ? chứ ban ngày thì vắng tanh.Giờ về bao năm sau lại thấy nó ở trên mạng
  Đây là hình ảnh 2 chiếc xe tăng của ta,khi được giao nhiệm vụ lên dông 812 phục kích.Chẳng biết nguyên cớ làm sao ? nó lại nhầm đường mà vào cửa tử.Để nghỉ ở đây cho đến hết chiến tranh -Hình ảnh cho thấy nó đang trong tư thế quay đầu thoái lui,thì bị rôcket bắn cháy
  2 cây bên trái phía bờ sông:1 cây xà cừ(ngay cửa bưu điện Thanh thủy ngày trước) cây còn lại ngoài xa là cây gạo.Hết khúc cua trước mặt ,là nơi chôn 4 quả bom tấn nhằm phá đường,nếu TQ tấn công...
  


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 10:29:56 pm
   Câu chuyện bác tuanb5 miêu tả,qua lời một ccb sư 312 (Quân đoàn 1).Đó là trận đánh xảy ra cùng ngày với trận đánh cao điểm 772 do trung đoàn 876 của sư 356 đảm nhiệm (ngày 12/7/84),chỉ khác là mỗi trung đoàn đánh ở bên 1 bờ sông khác nhau
   Cao điểm 1030,sicala...(Các vị trí này bên bờ đông sông Lô,trước đó do E266-F313 chốt giữ) rơi vào tay quân TQ khoảng trung tuần tháng 5/84.Những điểm chốt này rất khó khăn khi đánh vận động,vì toàn đá lởm chởm...

BácVt738@Yahoo.com thân mến . Trong ngày 12-7-1984 không chỉ có E141 - f312 đánh 1030 bên bờ Đông sông Lô và E 876 -F356 đánh 772 bên bờ Tây sông Lô, mà còn E149-F356 đánh 685, E174 của F316 đánh 300-400 bác ạ.
Theo như lời bác ccb F312 thì : - khoảng  4 giờ sáng ngày 12 - 7 , pháo TQ bắn , sau đó pháo ta mới bắn .
Vậy là ở hướng Tây sông Lô,  pháo binh khai hỏa trước - mục tiêu là 772, 685 và các trận địa pháo TQ ở sau 1509, 772, v.v...
Khi pháo binh của ta bắn chế áp , bọn đich ở 772 , 685, 300,400 . Hoảng hốt gọi pháo bắn , vì sợ bộ binh ta xung phong . Vì vậy mới có chuyện pháo TQ bắn vào 1030 trước , sau đó pháo ta mới bắn .
Các bác cựu HG thấy sao ?
  


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 10:54:49 pm
   Bác duc@ !
   Ý tôi là điểm danh 2 trận đánh lớn hơn trong ngày hôm đó (Thực ra,sau này chúng tôi mới biết diễn tiến toàn bộ trận đánh).Còn ngày hôm đó tôi được lệnh dẫn quân lên 860(Thanh hương đi cọc 6),để trợ chiến cho các bác,khi cần.Nhưng tiếc rằng ,các bác xuống núi nhanh quá ,nên bọn tôi ko thấy bị gọi ?.Mãi về sau các cụ cũng "Kỵ" trận này ,nên ko hay nhắc lại,kể cả thương vong...Chuyện này chắc bác pb47...biết rõ !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 06 Tháng Mười Một, 2012, 11:29:34 pm
                                                         (http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/destroyed_tank_1-1.jpg)
   Hình ảnh trên bác pb47...nhớ ở đâu không,thực ra ngày còn ở trên đó ,chưa bao giờ tôi được tận mắt nhìn thấy .Vì lúc đó nơi đây là cửa tử,chẳng biết đêm hôm có ai liều mạng qua đây không ? chứ ban ngày thì vắng tanh.Giờ về bao năm sau lại thấy nó ở trên mạng
  Đây là hình ảnh 2 chiếc xe tăng của ta,khi được giao nhiệm vụ lên dông 812 phục kích.Chẳng biết nguyên cớ làm sao ? nó lại nhầm đường mà vào cửa tử.Để nghỉ ở đây cho đến hết chiến tranh -Hình ảnh cho thấy nó đang trong tư thế quay đầu thoái lui,thì bị rôcket bắn cháy
  2 cây bên trái phía bờ sông:1 cây xà cừ(ngay cửa bưu điện Thanh thủy ngày trước) cây còn lại ngoài xa là cây gạo.Hết khúc cua trước mặt ,là nơi chôn 4 quả bom tấn nhằm phá đường,nếu TQ tấn công...
   

 Bác vt738 mấy cái xe tăng này qua quen thuộc với em vì hồi tháng 10-84 em hay tranh thủ thời gian chuẩn bị chiến dịch về HG mua ngan và rượu đem lên hang Làng Lò. Khi chạy qua ngã ba Thanh Thủy đến chỗ xe tăng này là em nằm nghỉ cho lại sức. Hồi đó ta định đưa mấy cái xe này lên 812 để dùng pháo của nó bắn trợ chiến, nhưng khi đi qua ngã ba làng Pinh lính vệ binh chưa ra đón nên lái xe không biết cứ phi lên và bị DKZ TQ bắn cháy. Kíp lái xe bỏ xe tụt xuống vệ sông Lô và về đến trận địa cối 160 được lính cối đón lên.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 08:39:47 am
     Chà,thế ra bác Thắng đã từng chạy qua cái "Cửa tử " này.Tôi biết rất rõ đoạn đường này,bởi đã nằm cả tháng trời ở đây vào năm 78.Khi ta đang có nhiều hoạt động vận chuyển vũ khí ,đạn dược, mìn muỗi vào phục vụ chiến đấu ,cho các đ/v ở phía bên trong.
     Hơn nữa hôm nay nghe bác nói ,tôi mới biết về số phận 2 kíp xe hôm đó đã chạy thoát.Thật là may mắn cho họ phải không bác ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Ampin trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 09:54:36 am

Chào bác pb47vp.
Nghe bác cựu  f312 kể, tôi hỏi lại nhưng bác ấy vẫn khẳng định là đặc công gỡ mìn (Bác ấy còn nói: Đặc công của tướng Đan(?)) Theo bác ,điều ấy có đúng không?
Thương vong trận này có nhiều không ạ (con số ước chừng).

Bác cựu ấy nói, f312 bảo hy sinh khoảng 200, chủ yếu của e141, trong cả 2 lần lên Vị xuyên? Hy sinh nhiều nhất là trận đánh 1030 hôm 12/7, bị DKZ nó bắn thẳng từ trên xuống.

 Năm 87 bác ấy lại lên Vị xuyên lần nữa, lần này với tư cách pháo binh của f312(thay cho pháo e58f308)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 10:18:32 am
 Bác vt738 cho em hỏi, không biết trí nhớ của em có chính xác hay không nữa nhưng hình như ngay ngã ba Thanh Thủy có một cây gạo to và có gian nhà đề là đồn biên phòng cửa khẩu có phải không bác. Hồi đó em toàn chạy ban đêm mà khi qua đấy là chạy cật lực đến chỗ xe tăng cháy em mới dừng nghỉ và khi chạy vào cũng vậy. Qua xe tăng cháy là chạy qua suối Thanh Thủy và đến khi vào giao thông hào mới tạm coi như là sống, hihi muốn chắc chắn là sống thì phải vào hang Làng Lò là hoàn thành nhiệm vụ. Em nhớ có lần em về làng Pinh lấy rau với thằng Hòa anh nuôi người Ý Yên, cũng chỉ vì la cà nơi trận địa cối 160 với mấy thằng bạn nên khi về làng Pinh thì đã hết rau. Hai thằng bọn em quyết không về tay không nên mỗi thằng gùi một ba lô chuối xanh mang lên hang. Chạy vào đến trong hang thì em mới thấy rát hết lưng vì chuối xanh cọ xát, sau em với nó bị rộp lưng mất mấy hôm không nằm ngửa được.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 10:38:40 am
   Con đường đến ngã ba Thanh thủy ngày xưa bé và xấu nhỉ. Có phải mấy cái xe tăng cháy qua chỗ rẽ vào làng Pinh một chút mà hôm đi Hà giang anh Thắng chỉ cho em không ạ. Em cũng nghe anh Thái giám đốc em kể chuyền như thế, nhưng phía bên kia đặt súng bắn cháy xe mình chỗ nào em quên mất .

......................... mất mấy hôm không nằm ngửa được.

Khổ ! Thế bác nằm như nào ạ  ;D !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 10:56:03 am
Lính quany@: Hi...hi nằm nghiêng nên lưng nó mới còng như bây giờ đấy.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 10:59:20 am
Bàn về địa hình khu vực thanh thủy có điểm cao quan trọng là: 1509 và 1250, xét về tầm bao quát thì 1509 hơn 1250, nhưng tầm quan trọng thì 1250 quan trọng hơn. trên đỉnh 1509 tầm nhìn và qs xa, mọi hoạt động của ta chúng ko QS được.trừ các trận địa hỏa lực hoặc xe đi mà bật đền pha. Nhưng ở 1250 chúng QS rất rõ mọi hoạt động của ta từ 812 đến 1030. nhất là khu 300,400, 685, pa hán. vì trước khi sẩy ra cuộc chiến chúng tôi đã ở rồi, trên đỉnh 1250 chúng tổ chức rất nhiều đài QS được xây dựng kiên cố, chính vì tầm quan trọng của nói mà  f đã tìm mọi cách để tiêu diệt, khống chế vị trí này. Đ/C Trưởng và đ/c Điều et, ep 266 đã lên trực tiếp giao N/V cho tôi và cùng theo dõi. Đơn vị đảm nhiệm N/V này là c cối 160 của bác lan, 1cPB của dP11 ( Vì bắn rất nhiều vẫn thấy B/C ko tiêu diẹt được ) vì nó quá kiên cố, về sau đưa DK lên cũng vẫn thế. về sau tháng 10/ 84 f điều cho 1b B72 của c34 mới tiêu diệt được. B72 bắn chi tọt vào lỗ QS, cháy hàng tiếng đồng hồ, thế mà chúng vẫn ko từ bỏ 2 đài này, Còn 1509 được cho " Nghỉ Mát" lâu rồi sau 12/7.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 11:13:34 am
Bác vt738 cho em hỏi, không biết trí nhớ của em có chính xác hay không nữa nhưng hình như ngay ngã ba Thanh Thủy có một cây gạo to và có gian nhà đề là đồn biên phòng cửa khẩu có phải không bác. Hồi đó em toàn chạy ban đêm mà khi qua đấy là chạy cật lực đến chỗ xe tăng cháy em mới dừng nghỉ và khi chạy vào cũng vậy. Qua xe tăng cháy là chạy qua suối Thanh Thủy và đến khi vào giao thông hào mới tạm coi như là sống, hihi muốn chắc chắn là sống thì phải vào hang Làng Lò là hoàn thành nhiệm vụ. Em nhớ có lần em về làng Pinh lấy rau với thằng Hòa anh nuôi người Ý Yên, cũng chỉ vì la cà nơi trận địa cối 160 với mấy thằng bạn nên khi về làng Pinh thì đã hết rau. Hai thằng bọn em quyết không về tay không nên mỗi thằng gùi một ba lô chuối xanh mang lên hang. Chạy vào đến trong hang thì em mới thấy rát hết lưng vì chuối xanh cọ xát, sau em với nó bị rộp lưng mất mấy hôm không nằm ngửa được.
qt
Nguyen dinh thang @ , Ngày đó tôi cũng chỉ qua khu vực ngã ba Thanh thủy có vài lần , nhũng lúc qua đó hầu hết là ban đêm .
Khi vượt qua NBTT , anh em phải hít một hơi dài , sau đó phóng một mạch , khi ước chừng khoảng 2 km , mới dám dừng chân nghỉ .
Ngày đó chắc các ổ phục kích bắn tỉa , hoặc các ổ hỏa lực bắn thẳng như 12ly 7, DKZ v.v... Của cả ta và địch chắc đều được trang bị ống nhòm hồng ngoại . Nên mặc dù vượt ngã ba TT cho dù là ban đêm , thì cũng vẫn nguy hiểm chẳng khác ban ngày là bao . Có phải vậy không , các bác ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 11:26:03 am
Bác Vt738@yahoo.com thân mến , Hồi tụi tôi vượt qua đập tràn của NM thủy điện 304 để vào hang làng Lò .
Cánh vận tải nói : rất ít khi có pháo bắn tới khu vực này , không lẽ là pháo của ta bị hụt tầm ?
Theo các bác thì khả năng pháo ta hụt tầm có không ? Nếu có thì trận địa nào có thể bắn tới khu vực đập tràn của NM thủy điện 304 ?
 Bác đức à khu vực đập tràn là ở km 1 đường lao chải sao có suối TT được đó là suối sửu. bác đi lên đường đấy là đường tăng lên 812. khu vực bác bị bắn là trận địa của dP 12 loại khôn nhà dại chợ. sau dP này cuối năm 85 về thẩng HP nhận pháo mới loại 122mm Đ 30, về sau chúng vẫn hay bắn vào chỗ đó, Đúng là TQ nhiều đạn và PP của chúng giỏi nữa. để đảm bảo cho các ĐV hành quân từ HG lên phía tước, f ko bố thí trận địa pháo nào dọc đường nữa, chỉ duy nhất còn cP 2 105mm cách cầu 304 khoảng 600m thôi và giới han từ cầu 304 trở lên. như vậy làm sao quân ta thắn quân mình được phải ko bác.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 12:39:22 pm
Bác vt738 cho em hỏi, không biết trí nhớ của em có chính xác hay không nữa nhưng hình như ngay ngã ba Thanh Thủy có một cây gạo to và có gian nhà đề là đồn biên phòng cửa khẩu có phải không bác. Hồi đó em toàn chạy ban đêm mà khi qua đấy là chạy cật lực đến chỗ xe tăng cháy em mới dừng nghỉ và khi chạy vào cũng vậy.
     Chính xác đấy bác Thắng ạ,đồn công an biên phòng ngày bác qua còn mỗi tường xây và tấm biển đề "Đồn công an biên phòng cửa khẩu...".Mái của nó đợt pháo Tàu 79 đã cho đi hết,tường phía trước lỗ chỗ vết đạn,tường phía sau  đổ sập.Ngày đó anh Xuân người Yên bái là trưởng đồn,hay qua lại chỗ tôi chơi.Sau mỗi người một nơi không biết anh đi đâu nữa ?
      Như vậy bác chạy qua chỗ ngã 3 ra đến chiếc tăng cháy đấu tiên ,đã là liều mạng quá rồi đấy.Vì nơi bác chạy qua bác không nhìn thấy cục đá vôi ở ngã 3 Thanh thủy sao ? như nó mà còn thành vôi,thì mình nghĩa lý gì...?!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 02:08:56 pm
 Em thì không nghĩ là TQ có ống nhòm tia hồng ngoại, nhưng em thấy chính chạy qua ngã ba Thanh Thủy ngày đó là an toàn nhất. Suốt 6 tháng em ở trên đó em vẫn đi đường đấy và em chưa thấy có trường hợp vận tải nào bị bắn ở đoạn đó. Bị nhiều nhất là ở thung lũng Thanh Thủy và gần cửa hang Làng Lò. Em nghĩ có khi TQ nghĩ lính mình không dám chạy nên không để ý đến thôi.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 02:17:57 pm
   Mời các bác nghe lại bài hát này một chút ạ !

http://www.youtube.com/watch?v=ZW88Bj4ANRQ


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 04:21:26 pm
Em thì không nghĩ là TQ có ống nhòm tia hồng ngoại, nhưng em thấy chính chạy qua ngã ba Thanh Thủy ngày đó là an toàn nhất. Suốt 6 tháng em ở trên đó em vẫn đi đường đấy và em chưa thấy có trường hợp vận tải nào bị bắn ở đoạn đó. Bị nhiều nhất là ở thung lũng Thanh Thủy và gần cửa hang Làng Lò. Em nghĩ có khi TQ nghĩ lính mình không dám chạy nên không để ý đến thôi.

Bác thắng nói hơi bị đúng.vì an toàn,chỉ huy  bắt anh em bò qua 673.nhưng đường này cũng ít an toàn.từ các đài quan sát,tq thừa biết vào làng lò,hang dơi ta chỉ có hai con đường duy nhất.đạn nó thừa,săn suốt ngày.chỉ là may rủi thôi.một phần, nó cũng không ngờ lính mình tôn trọng kỷ luật thép như vậy. pháo bắn mặc pháo, có lệnh là  phải nhận nhiệm vụ.hồi đó vì lười phải leo 673.bọn em  thỉnh thoảng cũng trốn ban chỉ huy c chạy qua ngã ba cho nó nhanh.chạy thường chập choạng tối,hay ban đêm.lính thì vội,thở còn không ra hơi lấy đâu thời gian để quan sát.cho lên, khi chạy qua ngã ba,đôi lúc không chết vì pháo, mà chết vì một cái lòng pháo của tăng quay ra lòng đường đúng tầm mặt người.ai không cẩn thận...hú vía.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 04:55:41 pm
    Hai khu vực mà bác Thắng và maianh nhắc đến:thung lũng Thanh thủy và vị trí bên ngoài cửa hang Làng lò
    Thứ nhất:Thung lũng TT,nơi này sau khi quân TQ chiếm được 233,685,772 và 1509, thì ngã 3 TT cũng bị chúng khống chế liền.Trước đó D1 của 122,nằm trong đó, mọi liên hệ với phía sau đều phải qua đây cả.Năm 81(Sau trận kịch chiến,do lo ngại quân TQ tràn qua TT) công binh 313 đánh sập cầu Thanh thủy,gây khó khăn (và cả hoang mang)cho đơn vị này.Ngay sau đó một đơn vị công trình lên làm cầu treo,phát hiện được ,quân TQ đánh pháo dữ dội,nhưng bắn pháo cầu treo chẳng nhằm nhò gì,thỉnh thoảng thủng vài lỗ anh em vẫn qua tốt...
   Thứ hai:Trên đường vào cửa hang Làng lò,(giữa ngã 3 đi Lao chaỉ)đây là nơi trước chiến tranh có nhà máy chè Thanh thủy.Ở đây có hàng cây long não cổ thụ,có cây vài người ôm .Năm 83 sau một đợt pháo bắn từ TQ,có cây lĩnh trọn cả quả trọng pháo vào thân,bắn ra mảnh gỗ to như cái thuyền con,hương gỗ tỏa ra thơm lừng
    Sau khi mất Pa hán,1030,sicala.Bên bờ đông sông Lô.Cửa hang Làng lò trở nên nguy hiểm,vì từ những vị trí trên chúng soi cửa hang dễ như không.Có lẽ cũng vì thế ,mà sống chết chúng cũng phải chiếm được tất cả các vị trí trên.Còn hang Làng lò ,chẳng khác gì địa đạo che chở sinh mạng cho bao người con qua mảnh đất này


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 05:52:42 pm
Ngày đó trên mặt trận có 4 khu rất đặc biệt:Khu vào suối sửu là làng của các loại pháo. Khu làng pinh là thủ đô của lính. khu làng lò là nhà của lính, khu hang hòn là làng đài của mặt trận. khu này kính thưa các loại đài : của bộ, QK. f, e, lữ 168. e 457...toàn quân báng gấp, Chính vì thế mà bác Nhân lữ trưởng được cụ Trình Phong làm tiểu đôi trưởng phụ trách hang, các bác 356 nếu lên hà giang thăm chiến trường xưa nên sang bên Pa hán nhìn bao quát hơn


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 06:17:54 pm
 Em đi lên đó cũng nhiều nhưng toàn ở phía bên này chưa lần nào sang bên kia sông Lô. Hồi sau 12-7 tiểu đoàn em rút về sân bay Phong Quang và đóng ở ngay đầu sân bay, cả tiểu đoàn đóng rải rác xuống đến gần trận địa pháo của lữ 168. Em cũng muốn lần đi tới em sẽ sang bên đó. Em nhớ hồi ở sân bay Phong Quang toàn lấy ngô ăn hết luộc rồi nướng. Đối diện chỗ bọn em đóng là có một bản nhưng đồng bào đã đi sơ tán hết, bọn em lùng sục bên đó suốt mà chẳng thấy còn sót con thú nào, đến rau cũng không có.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 07:03:23 pm
Em đi lên đó cũng nhiều nhưng toàn ở phía bên này chưa lần nào sang bên kia sông Lô. Hồi sau 12-7 tiểu đoàn em rút về sân bay Phong Quang và đóng ở ngay đầu sân bay, cả tiểu đoàn đóng rải rác xuống đến gần trận địa pháo của lữ 168. Em cũng muốn lần đi tới em sẽ sang bên đó. Em nhớ hồi ở sân bay Phong Quang toàn lấy ngô ăn hết luộc rồi nướng. Đối diện chỗ bọn em đóng là có một bản nhưng đồng bào đã đi sơ tán hết, bọn em lùng sục bên đó suốt mà chẳng thấy còn sót con thú nào, đến rau cũng không có.

   Sắp tới nếu thế thì mấy bác cùng nhau đi đi ạ. Anh Thắng cho em bám càng tiếp nhé !  ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 07:48:00 pm
Sau khi phối thuộc cùng đặc khu quảng ninh, tháng 12/85 đơn vị tôi bàn giao cho 314, bác Minh ft, và bác Lê Hiên etPB và đoàn cán bộ, cùng tôi bàn giao tại thực địa. Tôi dẫn đoàn từ đỉnh 610 lên phía trước để cho bác xem. bác QĐ dùng hỏa lực bắn để kiểm tra,Hôm đó dùng cả ePB của f 314 ở bắc xum và dP của tôi bắn vào khu nhà máy cao su và mốc 13, chẳng biết may rủi thế nào lại đánh trúng đội hình một eBB địch gây thiệt hại nặng buộc chúng phải rút về sau ko thay quân được.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 08:47:54 pm
Ngày đó trên mặt trận có 4 khu rất đặc biệt:Khu vào suối sửu là làng của các loại pháo. Khu làng pinh là thủ đô của lính. khu làng lò là nhà của lính, khu hang hòn là làng đài của mặt trận. khu này kính thưa các loại đài : của bộ, QK. f, e, lữ 168. e 457...toàn quân báng gấp, Chính vì thế mà bác Nhân lữ trưởng được cụ Trình Phong làm tiểu đôi trưởng phụ trách hang, các bác 356 nếu lên hà giang thăm chiến trường xưa nên sang bên Pa hán nhìn bao quát hơn
[ qt ]
Bạn pb47vp thân mến .đúng như nhận xét của bạn , làng Ping ngày đó tựa như thủ đô của lính vậy - thời chống Mỹ , Sơn tây cũng được gọi là thủ đo của lính.
Lúc đó vào khoảng 9 hoặc 10-7-1984 lần đầu tôi vào làng Ping , đó là một buổi chiều , khi vầng mặt trời đỏ lựng - trôi từ từ về phía tây dãy Tây côn lãnh , trời tối dần  . Lúc đó các cánh quân lên đường vào vị trí tác chiến của đv mình, cánh vận tải chuyển đạn dược , thuốc men , lương thực , tiếng người lao sao, xen lẫn tiếng ì ầm của pháo cầm canh từ xa vọng về...
Còn khu vực hang Làng lò thì đúng là doanh trại của lính thật sự : khi lên chốt, lúc xuống lấy thuốc men , mọi người có cảm giác lúc xuống hang là trở về tổ ấm gia đình vậy ?
Nhưng có bác nào biết : trước cửa hang có mấy cây gỗ to tướng - nằm chềnh ềnh, lúc đó tụi tôi cứ phân vân :
-không biết ông tướng nào thừa hơi mà hạ cây gỗ nằm chắn ngay cửa hang ?
Lúc vội vã , nhiều ae vấp phải cây gỗ này , ngã sưng u đầu .Hic.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 09:39:30 pm
 Bác Đức à không phải mấy cây mà là một cây nghiến to vật nằm vắt ngang cửa hang. Em còn nhớ hồi đó có cậu lính nào nghịch đem cái đuôi cối 120 đóng vào cái mắt gỗ ở thân cây khiến mấy cậu lính vận tải đi qua cứ trầm trồ " Kinh thật, may mà quả đạn không nổ, chứ nó nổ thì chết ".


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 09:59:26 pm
 Bác vt738:  Bác có ở thị xã HG nhiều không ạ, hồi sau này sư bộ của 313 về tiếp quản doanh trại của E153 bọn em ở Ngọc Đường bác có qua đấy không. Hồi đó E153 của em rút xuống cầu Ngần thì sư bộ 313 về đóng tại trung đoàn bộ bọn em.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 10:39:08 pm
     Sau khi miền nam giải phóng ,cuối năm 75 tôi ra bắc học sau về E122 (Khi đó vẫn thuộc sư 304).Lên HG,chỉ đi qua thị xã chứ chưa được ở đấy bao giờ.Chính các bác lên HG sau tôi nhưng còn được qua nhiều nơi,còn tôi chỉ loanh quanh ở khu Phương tiến(Làng Pinh)tới Lao chải ,Thanh thủy vậy thôi.
     Đến khi 313 tiếp quản các vị trí bác nói ở trên,thì tôi bị thương về 93,109 rồi không còn quay lại đó nữa


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 10:49:31 pm

Ngày đó trên mặt trận có 4 khu rất đặc biệt:Khu vào suối sửu là làng của các loại pháo. Khu làng pinh là thủ đô của lính. khu làng lò là nhà của lính, khu hang hòn là làng đài của mặt trận. khu này kính thưa các loại đài : của bộ, QK. f, e, lữ 168. e 457...toàn quân báng gấp, Chính vì thế mà bác Nhân lữ trưởng được cụ Trình Phong làm tiểu đôi trưởng phụ trách hang, các bác 356 nếu lên hà giang thăm chiến trường xưa nên sang bên Pa hán nhìn bao quát hơn
[ qt ]
Bạn pb47vp thân mến .đúng như nhận xét của bạn , làng Ping ngày đó tựa như thủ đô của lính vậy - thời chống Mỹ , Sơn tây cũng được gọi là thủ đo của lính.
Lúc đó vào khoảng 9 hoặc 10-7-1984 lần đầu tôi vào làng Ping , đó là một buổi chiều , khi vầng mặt trời đỏ lựng - trôi từ từ về phía tây dãy Tây côn lãnh , trời tối dần  . Lúc đó các cánh quân lên đường vào vị trí tác chiến của đv mình, cánh vận tải chuyển đạn dược , thuốc men , lương thực , tiếng người lao sao, xen lẫn tiếng ì ầm của pháo cầm canh từ xa vọng về...
Còn khu vực hang Làng lò thì đúng là doanh trại của lính thật sự : khi lên chốt, lúc xuống lấy thuốc men , mọi người có cảm giác lúc xuống hang là trở về tổ ấm gia đình vậy ?
Nhưng có bác nào biết : trước cửa hang có mấy cây gỗ to tướng - nằm chềnh ềnh, lúc đó tụi tôi cứ phân vân :
-không biết ông tướng nào thừa hơi mà hạ cây gỗ nằm chắn ngay cửa hang ?
Lúc vội vã , nhiều ae vấp phải cây gỗ này , ngã sưng u đầu .Hic.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 10:59:42 pm
lại nói về đông sông lô!

không hiểu sao,pha hán lằm soi giương với 1250,nguy hiểm là vậy mà ta luôn có một c cối 82 cùng một khẩu đội dkz chấn giữ tại đó.cuối 84-đầu 85 d9 e14 có một c cối 82 tại đây.ở đây có một cái hang đá tự nhiên rất quý cho bộ đội,song rất buồn là cửa hang lại quay về hướng tq.chính vì thế mà ctr c9 trong một đêm lằm ngủ không may bị pháo bắn ngoài cửa hang,một mảnh lớn đã cắt đôi một cánh tay cùng một bên người lên đã hy sinh.tq đã nhiều lần muốn xoá sổ điểm này song bất thành.vì từ đây chi viện rất hiệu quả cho dọc hai bên sông lô.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 11:10:39 pm
Bác vt738:  Bác có ở thị xã HG nhiều không ạ, hồi sau này sư bộ của 313 về tiếp quản doanh trại của E153 bọn em ở Ngọc Đường bác có qua đấy không. Hồi đó E153 của em rút xuống cầu Ngần thì sư bộ 313 về đóng tại trung đoàn bộ bọn em.

em không rõ bác hỏi năm nào? đầu 88 khi em còn ở vị xuyên,sư bộ 313 vẫn đàng hoàng đóng tại km5 đường 2 đi cửa khẩu thanh thuỷ.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 11:14:03 pm
 Em cũng không rõ, nhưng bác Đoàn năm 88 cũng ở 122 bác ấy nói hay về sư bộ ở Ngọc Đường nộp báo cáo. Qua lời bác ấy tả thì đúng là doanh trại của E153 bọn em, cây số 5 có phải có cây đa cụt ngọn không bác, nếu đúng thì đấy là E bộ của E122 đấy chứ.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangden149 trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 05:24:42 am
bác thắng trước trung đoàn bác ở ngọc đường à. sau khi sư 356 giải tán tôi về 266 f313 cũng ở ngọc đường gần xóm quyết thắng về sau sư bộ 313 mới về đó ở gần trường trung cấp sư phạm hà giang eb 266 chuyển ra chân nuícách vị trí cũ khoảng 2 km


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 07:08:38 am
Cứ f bộ f 313 ở km 5 ngọc đường trường sư phạm cũ từ cuối 87 cho đến khi giải tán, dọc theo mặt đường từ ngã 4 đến cầu vào bản tùy,bác quang về 266 mãi trong núi đơn vị tôi có bác thược cnct, bác Tiến TMP và nhiều Đ/C khác


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 09:40:30 am
Bác Đức à không phải mấy cây mà là một cây nghiến to vật nằm vắt ngang cửa hang. Em còn nhớ hồi đó có cậu lính nào nghịch đem cái đuôi cối 120 đóng vào cái mắt gỗ ở thân cây khiến mấy cậu lính vận tải đi qua cứ trầm trồ " Kinh thật, may mà quả đạn không nổ, chứ nó nổ thì chết ".
     Trở lại chuyện cây gỗ nghiến ở cửa hang Làng lò,có lần khoảng một a các bác lính không biết ở đ/v nào,cũng tập kết vào hang Làng lò.Chiều đến các bác ấy gác nồi lên cây nghiến nấu cơm(Kỳ đó TQ chưa chiếm Thanh thủy).Nào ngờ cây nghiến bắt lửa cháy,đến đêm càng thấy rõ.Một cán bộ nằm trong hang gọi số a/e kia ra dập lửa nhưng họ đã đi từ bao giờ.Do sợ lộ ,nên bác cán bộ già kia cứ loay hoay dập vì bác ấy vừa dập xong, vào đắp chăn nó lại cháy.Khoảng 4 lần ,gần hết đêm .A/e trong hang thì đông ,nhưng suất ngày họ trèo đồi khuân vác,nên ngủ hơi kỹ chẳng ai biết cây nghiến đó cháy ra sao
    Hang Làng lò,có thời gian chứa lính đông nghịt ,có cán bộ ngày đi thực địa tối về hang,trú ngụ ở đấy quá lâu,trở thành chủ hang.Khi quân vào ông cũng xếp đặt để tránh lộn xộn.Quân ,tướng đủ các đơn vỵ :Trinh sát ,đặc công,vận tải,công binh,thông tin đủ cả.Đến mờ sáng họ lại tỏa đi khắp chốn,trong số đó có nhiều người không bao giờ trở lại hang nữa,họ đã nằm lại đâu đó trên các quả đồi cao dọc tuyến biên thùy...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 11:03:44 am
Vậy là cây gỗ nghiến trước cửa hang Làng Lò có từ trước - khi đơn vị bác vt738@yahoo.com vào đã thấy nó ngự ở đó rồi . Có lẽ không phải do lính ta chặt.Vậy là tôi nghi oan cho họ rồi .Hic.
Lúc đơn vị tôi :E153-F356 tập kết ở hang Làng Lò - để tham gia chiến dịch 18-11-1984, ở đây  đông ngẹt, thôi thì đủ các sắc lính , ngay ae trong C tìm nhau còn khó .
Hôm C10 -D6 lên đường làm nhiệm vụ , ( C10 được giao đánh mỏm E1 -đc 685) bên mỏm E4 thì do D5 -E 153 đảm nhiệm.
Hôm chia tay anh em C10, tướng Hoàng Đan chụp chung một kiểu ảnh với ae.
Sau đó 2 ngày, tôi cùng Cphó C18 tt đi theo anh Cúc Tmt e153 lên mỏm E1 của 685.
Sau lần gặp ấy ở trong hang Làng lò , nhiều người đã không trở về , họ đã nằm lại mãi mãi trên điểm cao 685.
Còn một số đc may mắn hơn, trong đó có tôi, đã trở lại hang Làng Lò ,


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 01:32:05 pm
Có một loại vũ khí ta đã sử dụng ở mặt trận VX, và cũng sử dụng một lần duy nhất sau đó phải đưa về nhà máy  gang thép thái nguyên để đầu thai lại đó là Đ Z U (bom bay). Do 2 bác ở học viện KTQS nghiên cứu và mang ra thử nghiệm.Được đưa nên tầm tháng 2/85. Trận địa đặt ở đầu trên của sân bay Phong Quang, mục tiêu bắn là đồn công an của chúng.Do tôi cùng bác Thảo 168 chỉ huy bắn phát đầu lệch trái 40 li giác, xa 300m, bắn phát 2 sang tận bên nhà máy cao su, phát ba đạn ko nổ, phát 4 tụt xuóng trúng đường mòn Là na đầu 233, phát này mà tụt khoảng 400m thì rơi vào đồi chuối, địch ở khu này chắc phải tự rút. bắn phát 5 đạn lại ko nổ,sau đó thì dừng hẳn, giàn bắn bàn giao cho f 313, tôi chờ mãi đến 1994 chả thấy ai đến nhận đành báo cáo f đưa về TN. Phải chăng loại này mà thành công thì tốt biết mấy,chỉ tôị tản mát quá lớn, nếu ko tên địch nào ko chết thì chắc cũng phải đi Trâu Quì, bác nào đã nhìn thấy hố đạn ở Nà la chưa?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 03:46:43 pm
   Nói về vũ khí sử dụng ở mặt trận Vị xuyên,bác pb hồi đó chưa vào nhưng bác kiểm tra lại lịch sử dùng hỏa lực của sư đoàn xem.Vào khoảng 8 giờ tối một đêm tháng 3 năm 81,trước 30 phút các đ./v đóng quân dọc quốc lộ 2,nhận được lênh báo động :Xuống hầm,sau đó trên không trung quả đạn réo ù ù,khi bay qua làng Pinh nó nổ oành kèm theo vệt lửa cháy rực (Người ta nói là nổ liều tăng tầm)và tiếp tục lao về phía trước, lát sau từ hướng Thiên bảo,một tiêng nổ long trời vọng về
  Nghe nói,hôm sau quân TQ phải đi chôn nhau suất ngày.Thứ vũ khí này sau im bặt,cấp dưới hỏi nhau nhưng ko có câu trả lời,chỉ biết trước đó các chuyên gia quân sự của Liên xô  vào 812 ngắm nghía vài lần .Không biết có liên hệ gì với quả đạn đó không ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 04:27:53 pm
Cứ f bộ f 313 ở km 5 ngọc đường trường sư phạm cũ từ cuối 87 cho đến khi giải tán, dọc theo mặt đường từ ngã 4 đến cầu vào bản tùy,bác quang về 266 mãi trong núi đơn vị tôi có bác thược cnct, bác Tiến TMP và nhiều Đ/C khác

em chào bác pb47vp!

em không rõ bác nói cứ bộ f 313 nào ? chứ đầu 88 em đang ở sư đoàn bộ f313 tại km5 đường đi thanh thuỷ.phòng hậu cần của f lằm trên sư bộ 1km,trưởng phòng là đại tá hợi.Etr 14 là trung tá toái sau lên tướng,Etr pb 457 là trung tá huân da ngăm đen cao to,Etr 266 hình như thiếu tá điều.còn 122 thì lâu rồi em quên.Ftr trì,tham mưu tr lạc,phó là cụ trướng.

còn về trận địa "bom bay" bác tả có phải lằm dưới chân dãy phong quang không.cái này em nói trang trước rồi.hình như tên gọi là DKU.em đã hỏi bác long tréc song không thấy bác nói gì.đầu 85 bọn em phải chia nhau ba thằng một quả,tháo rời,đầu đạn một thằng,đuôi hai thằng chung.đi qua cầu treo gần trận địa 105,qua bản dân đã bỏ mà bác thắng rút xuống đi tìm lợn và rau nhưng không có gì,vì bọn em trước đó đã quần tan rồi.ở đây có cả trận địa DKB nữa.DKB thì bắn bằng ống như DKZ,còn DKU thì bắn giống bom bay tại phong quang vì cùng lằm trên hai thanh đường ray.em cũng tận mắt tay sờ bom bay ở giữa sân bay phong quang rồi.quả đạn to hơn thùng gánh nước,dài độ trên 1,5m có bốn cánh ở đuôi to như quyển sách a4.đặt dưới hào bốn quả dàn hàng ngang hướng về phương....bắc.
em sơ qua vậy không biết có đúng không.chúc bác luôn khoẻ.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 04:58:11 pm
đầu 88 em đang ở sư đoàn bộ f313 tại km5 đường đi thanh thuỷ.phòng hậu cần của f lằm trên sư bộ 1km,trưởng phòng là đại tá hợi.Etr 14 là trung tá toái sau lên tướng,Etr pb 457 là trung tá huân da ngăm đen cao to,Etr 266 hình như thiếu tá điều.còn 122 thì lâu rồi em quên.Ftr trì,tham mưu tr lạc,phó là cụ trướng.
Maianh ở Phòng nào của f vậy? sư bộ ra Trường sư phạm rồi km 4 là SCH tiền phương, e 14 bác thắng đen ở TQuang et năm 89. bác Huân et 457 đánh nhau mãi ko sao, khi rút xuống ung thư dạ dày mất năm 88. ĐKZ là tên gọi tắt của súng chống tăng theo cách gọi của VN ngĩa là đại bác ko zật, ĐKB thực chất là 1 nòng của xe chiến đấu BM 21 do ta đặt để đưa vào chiến trường MN cho phù hợp. ĐKU thực chất là ĐKB nhưng cải tiến đạn theo kiểu đạn mẹ đạn con, đánh ở núi đá rất hiệu quả,


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 05:06:38 pm
 Hi..hi Giờ em mới biết là bác maianh đã quần nát bản đó rồi, thảo nào đến rau xanh em cũng thấy không có. Hôm đầu tiên đi bọn em mang súng đi hy vọng có con gà hoặc con gì đó đồng bào vội đi sơ tán còn sót, đi không được gì lúc về đến chỗ con suối gần đơn vị bọn em bị trận pháo phải nằm bẹp xuống suối.

 Bác pb47 nói đến trường sư phạm nằm bên bờ sông Miện phải không ạ, hồi em ở Ngọc Đường tầm giờ này là em ra bờ sông ngồi rồi đấy ạ, chúng em ngồi trên các tảng đá ngắm các em sư phạm tắm dưới sông, đông lắm.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 05:23:58 pm
Cuối năm 87 bọn tôi rút ra nhận doanh trại của đơn vị nào ko rõ nữa, ở km5 quang trung dường đi đồng văn, cạnh d 28 huấn luyện của biên phòng. Thật thoả mái vừa có nhà, vừa có điện lúc này mới có điều kiện đi thăm nhau được. mang tiếng cùng e với nhau nhưng chả biết nhau đâu. Mỗi d một hướng. năm 84,85 có chiến sĩ chuyển đến rồi ra quân chỉ biết có tên ở đơn vị,mà nào đâu biết mặt.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 09:23:08 pm
Các bác nói về trường sư phạm nằm bên sông Miện , đối với lính trung đoàn 153-f356 , thì qúa thân thiết rồi . Hồi đó , sau khi phối thuộc cho E 876 trong trận 12-7, đơn vị rút xuống Ngọc đường , bổ sung quân,  huấn luyện chiến sỹ mới.
Ngày nghỉ các chú bộ đội thường giao lưu với các giáo sinh của trường sư phạm .
Bác Nguyen dinh thang @ có nhớ hồi lính ta đi xem phim ở trường SP không , tôi nhớ hôm đó đoàn phim chiếu phục vụ bộ đội bộ phim " Ván bài lật ngửa "
Tôi ngồi trên  hàng đầu, thấy ở phía sau cứ rúc rích , sau đó thấy các cô giáo cười ré lên - không hiểu các chú bộ đội làm gì mà các em cười như nắc nẻ vậy bác Thắng ?
Hic.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tung677 trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 10:42:39 pm
 ;D
Các bác nói về trường sư phạm nằm bên sông Miện , đối với lính trung đoàn 153-f356 , thì qúa thân thiết rồi . Hồi đó , sau khi phối thuộc cho E 876 trong trận 12-7, đơn vị rút xuống Ngọc đường , bổ sung quân,  huấn luyện chiến sỹ mới.
Ngày nghỉ các chú bộ đội thường giao lưu với các giáo sinh của trường sư phạm .
Bác Nguyen dinh thang @ có nhớ hồi lính ta đi xem phim ở trường SP không , tôi nhớ hôm đó đoàn phim chiếu phục vụ bộ đội bộ phim " Ván bài lật ngửa "
Tôi ngồi trên  hàng đầu, thấy ở phía sau cứ rúc rích , sau đó thấy các cô giáo cười ré lên - không hiểu các chú bộ đội làm gì mà các em cười như nắc nẻ vậy bác Thắng ?
Hic.
;D...chắc các chú bộ đội nhà ta cho tay đi du lịch...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 08 Tháng Mười Một, 2012, 10:49:45 pm
                                        Hoa gạo,Mộc miên hay Pơ lang ?  .Một loài cây mọc nhiều ở mặt trận Vị xuyên                                                                                                                                                           (http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/53/f5/0.jpg)
                                                                        (http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/53/f5/8.jpg)              
     Em ơi lên Hà giang cùng anh
     Tháng ba rực trời hoa gạo đỏ
    


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: longtrec trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 12:32:26 am
Quái lạ, cùng là đất BGPB mà ở Lạng sơn thì rất ít cây gạo không như HG. Vào tháng 3 khi tiết xuân ấm áp đi kèm với mưa xuân thì núi rừng Lạng sơn tràn ngập màu hoa mận trắng, đâu đó là cây đào rừng nở muộn với cánh phớt hồng nhú ra từ cành khẳng khưu mốc trắng.

Ở Lạng sơn là đất của cây mận, cây hồng, cây quít và cả cây hồi nữa. Hồng ngâm sứ Lạng ngon,giòn nổi tiếng nhưng tôi là thằng chẳng giống ai chỉ thích ăn hồng chín cây. Tôi cứ ngắm nghía khi dân bản thu hoặch xong vụ hồng thế nào cũng xót ít quả ở cành la, cành bổng và lúc này là "vụ thu hoặch" của tôi. ;D. Còn quít thì tôi có nhiều kỉ niệm với các "vụ thu hoặch" quít lắm.....

Có 1 lần tôi và Nam cùng đv vào 1 vạt quít ở chân cao điểm Chậu cảnh( nơi đây năm 1979 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liện của E 12 sư 3). Sau khi chén no 1 bụng quít quả nào quả đấy to như quả cam, ngọt đến độ ăn no được. Nam nằm ngửa dưới gốc quít thách tôi làm thế nào để quít dơi vào mồm mà không cần hái(thể hiện lười). Nói xong Nam đạp mạnh vào gốc quít, quả dụng rào rào nhưng chẳng quả nào dơi vào mồm hắn. Tôi thể hiện mình lười hơn thằng này bằng cách lấy chân gắp quả quít cho giúp vào mồn bạn, Hì ;D bắt chiếc chuyện cười dân gian thôi.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 02:14:44 am
Các cụ nhà ta thường nói: HG bắc mục. Nơi rừng thiêng nước độc, quả đúng ko sai. nếu ai đã từng ở trên đó mà ko bị sốt rét mới là lạ.Đã thiếu thốn đủ đường lại cộng thêm căn bênh này nữa nên trông ai cũng  " Hồng hào "đôi khi cả khinh người nữa sau khi bị ăn một phát qui nin vào mông. Nên lúc nào cũng mang thuốc phòng theo người. Một lần về phép do phấn khởi, lại vội ko mang theo, về đến nhà khị lên cơn mặc dù giưã mùa hè nhưng vẫn bắt vợ mở tủ lấy chăn bông để đắp, ko lấy đâu ra thuốc cả. Gặp những hôm trời mưa có sấm sét   giật mình choàng dậy: " về vị trí chiến đấu"? Mong mãi mới được gần chồng mà lại ... Đúng là PN VN muôn năm.  ở đơn vị tôi có Tên liên y tá đơn vị lúc nào cũng phòng thủ một cái kim tiêm rất to chỉ chờ tôi bị là hắn đè ra để tiêm, vì tôi thách hắn: ko bao giờ cho mày sờ vào mông tao? hơn nưã hắn lại hay bị tôi lừa. Nên cứ lúc nào thấy người gai gai là tôi lại sai nó đi làm việc gì đó, ở nhà nhanh chóng làm ngay mấy viên phòng rồi vào hần đắp chăn chả vờ ngủ. thế mà cũng lừa được hắn trong suất thời gian hắn tại ngũ. hôm hắn ra quân tôi trêu: Chú cầm lấy cái kim làm kỉ niệm. hắn rơm rớm nước mắt: Em thua bác rồi hi.hi..


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 07:56:18 am
Đúng là Lạng sơn là xứ xở của mận , đến mùa ra hoa, núi rừng trắng hoa mận . Còn ở Lào cai mận cũng nhiều không kém : mận Sa pa, mận Bắc Hà.
Khi rừng mận trắng một màu hoa mận , các đôi trai gái Dao H`Mông , Sán dìu, Hà Nhì , ... Cùng nhau nhảy múa trong tiếng Khèn , sáo,dìu dặt.
Còn ở Vị xuyên Hà giang thì qủa là rất nhiều hoa gạo . Không hiểu sao cây gạo được trồng nhiều đến thế ?
Có lẽ nó sinh sôi nhanh - và điều này cũng không kém quan trọng để cây gạo tồn tại ở HG : Gỗ của cây gạo chẳng dùng vào việc gì cả , làm củi cũng không xong .
Nhớ hồi sang HG , đơn vị giao cho ae đi lấy củi , nhiều cậu chặt cây đu đủ rừng , gạo ,...( lính đồng bằng mà ) Hic . Chỉ tội anh nuôi : mắt mũi nhòe nhoẹt vì khói...
Sau đv   không nhận gỗ gạo ...
Hoa gạo cháy đỏ rực là cuối tháng 3 , sau đó là một màu xanh nơn mởn .Mộc miên là do người Trung hoa gọi , còn các dân tộc Tây nguyên thì gọi là Pơ lang.   


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:38:02 am
         Lạng sơn -ở huyện Cao Lộc ,nơi tôi ở , đào mận thì không nhiều . Ở đây cây hoa quả nhiều nhất là mắc coọc , nhãn , trám đen và xanh . Trám đen bùi và béo , lúc cho vào luộc ,chỉ đun đến nước nóng già rồi bắt ra để nước nguội là lấy ra ăn được . Còn ai không biết đun sôi , quả trán cứng lại như đá không ăn được . Trám đen mang thổi xôi , rất ngon nó có màu như xôi đỗ đen nhưng béo ngậy hơn nhiều .Kho cá hoặc tép ăn rất thú vị . Thời gian đầu lên tôi không biết ăn , lúc ăn được thì cũng là cuối mùa . Anh em trong A tôi còn nghĩ trò , ăn trám tính năng .Thử xem một phút ai ăn nhiều nhất được bao nhiêu quả . Còn trám xanh thì để muối , như ta muối cà .
          Nhớ ngày đầu tiên lên biên , đêm tôi gác , đói , tôi bứt quả sở khợp luôn .Chát quá không ăn được , sáng ra hỏi chủ nhà thì được biết , quả này chỉ để ép dầu . 18 tuổi đầu dân cày đường nhựa lần đầu đi xa có biết gì đâu hả các bác !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 09:21:49 am
Trong chiến dịch M4 để đảm bảo chắc thắng, ta dùng các loại pháo bắn phá hoại nhiều ngày vào khu vực 300, 400, 685. (bắn phá hoại là định mức bắn tiêu diệt cao nhất đối với PB) nếu bác nào tham gia trận 18/11/84 chắc còn nhớ.Pháo ta chủ động bắn phá các khu trên với mật độ cao, trước ngày tấn công 7 ngày. Tổ đài hang hòn thức trắng mấy đêm để theo dõi và chờ giờ G, anh em cứ để cho pháo bắn vào khu được phân công,mấy ae vào hầm làm mấy bi thuốc lào cho đỡ buồn ngủ. 5h pháo ta bắn dồn dập lần cuối sau đó chuyển bắn vào các trận địa pháo cối của địch, BB ta xung phong có chiều thuận lợi, chúng tôi nhận được thông báo đã chiếm được 685, còn 300, 400 chưa chiếm được, khi phát hiện ra đạn lửa bắn vào khu đồi cây khô chúng tôi đã tập chung bắn vào đó và đồi chuối, khu vực đồi cây khô khi cây cối bị đạn pháo phát quang mới phát hiện ra nhiều giao thông hào chúng đào để cơ động ra phía trước.  khu vực này chúng bị ta tiêu diệt nhiều. khoảng 8h30 phát hiện 1 quả đạn khói nổ ở yên ngựa giữa Đ2 và Đ3, theo qui ước khi mất LL, toàn bộ pháo mặt trận đã tập trung bắn vào đó. Đơn vị nào của chúng ở đó hôm đấy chắc về sau ko dám ra nữa đâu. Đến 10h 30 cấp trên thông báo cho chúng tôi kiềm pháo để cho BB rút (15.. hạn thì phải ) Đây là trận ta làm chủ về  hỏa lực, chủ động, đã đánh chiếm được mục tiêu rồi cũng ko giữ được.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:19:30 am
    Thưa các bác,ở biên giới không phải ai,hay lúc nào người lính cũng chiến đấu.Đôi khi lựa  lúc đối phương bận việc gì đấy ,là lính ta lại làm việc khác.Từ cuối năm 79 đến cả năm 80,là thời kỳ như thế.Sự việc bắt đầu từ C12,đây là C hỏa lực.một lần trên điều về C này một trung đội lính A72.Trung đội này chỉ về người không còn súng chẳng thấy đâu,(Nghe nói loại đạn này rất đắt,một viên cả huyện ăn ... tháng trời mới hết, đấy tính giá trị là như thế (tin đồn)???) nên anh em rảnh việc luyện tập
   Vốn toàn cán bộ,chiến sỹ người Nghệ tĩnh,nên họ rất chịu khó.Để có các tiện nghi sinh hoạt trong đ/v, nên trung đội này được cử đi :Xẻ gỗ,cả B dao,rìu,xoong nồi ,gạo muối cùng ba lô súng ống ,lên đường .Kế hoạch xẻ gỗ của trung đội này,có cả phương án hẳn hoi.Ngọn núi dựa lưng vào cao điểm 812 là điểm đến của họ.Ban đầu các bác ấy cứ nghiến mà chặt,sau mới biết rằng đây là một trong nhóm "Tứ thiết",do vậy nó làm hao sức, tốn rìu nên bãi bỏ việc chặt nghiến.Không thể về ko,cả B lại chuyển hướng chặt gỗ Lát,gỗ lát ở đây khá nhiều.Vì từ trước loại gỗ này bị cấm nên nhiều cây cổ thụ có tuổi cả trăm năm,gốc nó còn đeo biển số của ngành lâm nghiệp hẳn hoi.Gố được xẻ ra,cả đ/v hân hoan :C bộ ,hội trường có bàn mới để làm việc.Rồi đến các B cũng bàn,tủ cho B ..."bộ",các bàn bóng bàn lúc nào cũng người đánh ,người xem đông đúc.
   Quả là việc xẻ gỗ,cải thiện điều kiện ăn ở trong lúc khó khăn là cần thiết.Thế nên nó lan nhanh ra các đ/v khác,những chiến sỹ quê ở các vùng có truyền thống nghề mộc như Hà bắc,Hà nam ninh,Hà tây được khẩn trương về phép.Để mua sắm cưa,đục dao rìu vv,trên rừng gỗ đổ rầm rầm.Dọc đường,chỗ nào cũng thấy gỗ của bộ đội.Ở dưới các C,xưởng mộc làm việc xuất ngày,ngoài bàn ghế dùng chung ,nhiều anh em còn có cả hòm đựng tư trang riêng của mình
   Chiến dịch khai thác hẳn ko dừng ở đó, về sau người ta còn thấy cả xe ô tô chở gỗ đi đâu nữa (?).Còn lính nằm trên giường gỗ lát hát đồng dao"Tháng giêng là tháng ăn chơi,Tháng 2 chặt gỗ,tháng 3 đóng bè..."
   Đời lính những kỉ niệm như thế,nhưng nay hồi tưởng lại thật là sâu sắc và đáng nhớ phải không các bác...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:46:35 am
Bác vt738@ , hồi đó tụi tôi cũng vất vả vì phải đi khiêng gỗ lát : cứ 2 ông vác một tấm ( hộp) lát : dài 2m20. Rộng 0m70, dày 0m15. Có ông không quen vác , trầy hết vai.
Quãng đường từ Tùng bá về Ngọc đường ước độ 18 km . Hic.

Bác pb47vp thân mến . Khi chiến dịch 18-11-1984 bắt đầu , tụi tôi được phổ biến : Pháo binh mặt trận bắn phá hoại 5 ngày. Nhưng sau chỉ thấy bắn có 3 ngày ?
Trong  cái ngày mà C10-D6-E153-f356 tấn công vào mỏm E1 của cao  điểm 685, thì D5 -E153-f356 tấn công mỏm E4 của đc 685.
Lúc đồng chí thông tin 2w đi theo Ctrưởng C10 báo về : quân ta đã tiêu diệt nhiều lính TQ , và đã làm chủ mỏm E1, cả sở chỉ huy tiền phương E153 Đc 685 hò reo , anh em ôm nhau ...mừng rơi nước mắt .
Nhưng niềm vui cũng không lâu , ta chỉ làm chủ E1 vài tiếng đồng hồ ...
 


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 11:56:05 am
Theo ý kiến bác vt hỏi về hỏa lực cuả f hồi năm 81, có loại đạn bắn vào buổi tối mà phải ra lệnh tất cả các đơn vị dọc đường xuống hầm, sau nghe tiếng nổ rất to của đạn ở thiên bảo, theo tôi chắc là scut rồi. vì hồi đó ta mới nhập 2 lữ đoàn loại này đóng quân ở hải dương, đã tổ chức bắn thử lên biên giới có cố vấn  LX giúp đỡ, trận địa bố trí ở bắc cạn, còn bắn đi đâu tôi ko rõ chứ f ko có loại hàng khủng đó đâu. khi biên soạn lịch sử và quay phim về truyền thống đoàn Tây côn lĩnh tức f 313 cũng chưa có biên chế gì mới. Hỏa lực f có e 457 gồm 2d 105mm, 1d 122 Đ30, d13 85mm, c33 pháo BM 13, c34 B72, c14, c15 cối 160mm, đầu 85 biên chế thêm 4 giàn bom bay nhưng chưa bao giờ sử dụng vì đâu có đạn.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: chiangshan trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 12:30:06 pm
Có cái này em thắc mắc từ lâu mà vẫn chưa có giải đáp. Vài tài liệu ta nói là cuối tháng 6/84, TQ thì nói là ngày 11/6/84 có 1 đơn vị ta đánh lên 1509-772. Bắc Thắng nói là lúc đó 356 chưa lên, vậy không biết có phải trận này của 313 không?

Bác vt738 và pb47 cho em hỏi luôn là TQ nói từng dùng biệt kích đánh vào trận địa 105mm của 313, các bác có biết chuyện này không ạ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 02:12:57 pm
     Có trận đánh lên 1509 ,772 và một số cao điểm khác nữa,trước khi sư đoàn 356 và các đ/v khác tấn công toàn diện vùng thung lũng cửa khẩu và bờ đông sông lô chứ bác Chiangshan
     Ngày thì tôi ko nhớ,nhưng khoảng sau một tháng ta để mất 1509 và các cứ điểm phụ cận.Chủ trương của tác chiến mặt trận là :khuấy động liên tục ko để chúng yên ngoài hỏa lực ta còn dùng các lực lượng khác nữa.Để  các đ/v của ta ở tuyến sau di chuyển lên chuẩn bị đánh trận quyết định (Ý nói trận 12/7)
     Trận này do lực lượng đặc công đánh,(Mà đặc công đánh thường ko có công bố rộng rãi,kể cả thắng giòn rã.Tại thời điểm đó) .Còn sư 313,chỉ đạo của trên là:Không để cho chúng tràn qua cầu bê tông,chờ tiếp ứng...
     Còn cuối năm 79 tiểu đoàn 13 ,pháo 105 của tỉnh đội Hà tuyên(Bấy giờ sư 313 chưa hoàn thiện biên chế,nhất là hỏa lực) .Vào một đêm,thám báo TQ đã viếng thăm,bác lính gác nhà ta tưởng đồng đội đi chơi khuya về(Vì là đ/v pháo ở tuyên sau).Mất cảnh giác,để nó đột nhập,nhưng ở đầu kia trận địa tổ cảnh giới khác phát hiện có người đi lại ở phía đặt pháo.Quát hỏi,bọn thám báo kia bỏ chạy,a/e bắn chỉ thiên cả đ/v cùng các đ/v ở gần cùng dậy truy đuổi nhưng do đêm hôm,chúng lại là thám báo nên ko bắt được.Sáng sau phát hiện khối thuốc nổ chúng chuẩn bị đặt để phá hủy pháo
    Kể từ đó lệnh trên gửi các đ/v: tuần phòng chặt chẽ,tất cả các ca gác phải có 2 người một tổ, giao ca có cán bộ kiểm tra.Còn lính, ko bác nào dám ngủ gật lúc gác vì...sợ thám báo                                                                        


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 02:28:10 pm
 Năm 1984 em thấy Làng Pinh và hang Làng Lò là đông lính ta ở thế mà gác xách thì chả đâu vào đâu. Bọn em ở hang Làng lò lại nằm gần cửa hang nên thấy lính ta ra vào tấp nập chả ai hỏi han gì, em nghĩ dại chứ nếu TQ mà đem ba lô thuốc nổ đặt trong hang thì đi sạch. Em về làng Pinh cũng thế đi lại lung tung chẳng thấy ai hỏi gì mà kho tàng thì nhiều.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:08:35 pm
Hi..hi Giờ em mới biết là bác maianh đã quần nát bản đó rồi, thảo nào đến rau xanh em cũng thấy không có. Hôm đầu tiên đi bọn em mang súng đi hy vọng có con gà hoặc con gì đó đồng bào vội đi sơ tán còn sót, đi không được gì lúc về đến chỗ con suối gần đơn vị bọn em bị trận pháo phải nằm bẹp xuống suối.

rất oan bác thắng ạ.cuối 84 bọn em tranh thủ cải thiện có qua đó.nếu em không nhầm,bản đó có tên là na sát.nhìn quanh chẳng có gì,có mỗi cái cối giã gạo lương bị pháo bắn cháy dở lằm chổng chơ.bản QUÁ TO bác biết rồi.tụi em đi tiếp về hướng sân bay phong quang,lên chân dãy núi răng cưa, có phát hiện nhiều dấu chân lợn rừng.ban ngày thì làm ăn gì.ở đó bọn em có gặp một tổ biên phòng ba người sống trong một hang nhỏ.chán,đi ra giữa sân ngắm bom bay.khi về ra mép sông thấy một cái vũng bờ sông hơi sâu,em vất quả cầu bi xuống,chả thấy gì,nước sông đục đục vẫn chảy đều.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:54:06 pm
 Nếu cuối năm 84 bác maianh mới qua đó thì lại đi sau bọn em nhé. Em ở Phong quang ngay sau 12-7-84 khi nhận lệnh rút khỏi 468 bọn em hành quân bộ đi qua cầu treo sang sân bay Phong Quang. Em cứ tưởng được ô tô đón về Việt Lâm ai ngờ phải nằm lại đó khoảng nửa tháng hay 20 ngày gì đó. Em nhớ hồi đó đại đội toàn đi truy quét thám báo ban đêm, ban ngày ngủ và hái ngô của đồng bào, hồi đó cả sân bay toàn ngô thôi.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:57:51 pm
   Thì bác Maianh cũng nói lúc bác ấy qua đó không còn gì thôi ! Chắc trước đó sót tý nào hội bác Thắng làm nốt còn gì !  ;D .

   Tiếp đi các bác ơi ! Bây giờ em mới nghe chuyện bom bay với pháo chi tiết hay quá !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 06:02:19 pm
 Dãy 772 có mỏm chính ăn liền với dãy 715 mới có tên gọi là đỉnh 772. từ mỏm chính kéo dài sát với 685 là các mỏm được ta qui ước đặt tên là Đ1, Đ2, Đ3. Cao điểm chính 772 sau ngày 12/7/84 ta cũng cho nghỉ mát, ít bị hỏa lực ta thăm hỏi. Bởi chỗ đó quan sát hạn chế chắc chúng chỉ có thể để SCH và hậu cần như Làng pinh của ta là cùng.các bác 356 chỉ hay để ý đến thằng 772. nhưng thực chất trận địa 85mm ở đường từ 715 ra 772, xe tăng ở 546. trận địa cối 100mm, H12 ở chỗ cua đường từ đồn C A đi 546. ĐKZ ở sườn Đ2 là uy hiếp các bác nhiều nhất. chi viện trực tiếp có trận địa 82 ở hõm có cây chuối và H12 sườn 1509. Ko tính các loại khác.Như vậy khu vực này chắc chỉ do 1dBB đảm nhiệm. các trận địa này còn có nhiệm chi viện cả khu lò vôi nữa.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 06:07:56 pm
Nếu cuối năm 84 bác maianh mới qua đó thì lại đi sau bọn em nhé. Em ở Phong quang ngay sau 12-7-84 khi nhận lệnh rút khỏi 468 bọn em hành quân bộ đi qua cầu treo sang sân bay Phong Quang. Em cứ tưởng được ô tô đón về Việt Lâm ai ngờ phải nằm lại đó khoảng nửa tháng hay 20 ngày gì đó. Em nhớ hồi đó đại đội toàn đi truy quét thám báo ban đêm, ban ngày ngủ và hái ngô của đồng bào, hồi đó cả sân bay toàn ngô thôi.

anh em mình đúng là ăn cắp lại  gặp bà già THẮNG .cuối 84 em được bổ sung vào một đại đội vừa mới tham gia lấy chốt,song rất tiếc là không thành công.cả đơn vị hy sinh nhiều.chỉ còn lại khoảng 30 người.khi rút xuống,đơn vị lằm trên cầu treo khoảng 1km hướng thanh thuỷ.lúc này,ngày ngủ tối đi vận tải chờ đủ quân số lại đi lên làm nhiệm vụ dọc cạnh bờ tây sông lô.đơn vị em lằm ngang ngang cái bản mà anh em mình đã sang thăm hỏi bà con đấy.hồi em sang,ngô ở phong quang đã tan hoang nhiều rồi.nghe bà con dân bản cảm động nói,may quá có đơn vị bác thắng đã giúp dân thu hoạch.đúng là tình quân dân.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 07:11:57 pm
   Em đưa lại một số ảnh hôm em chụp trên Vị Xuyên cho bác PB47vp xem nhé !

Có phải 772 đây không bác !

(http://i1163.photobucket.com/albums/q557/dungha99/P1000221.jpg)

Còn đây là mỏm...gì em lại quên mất rồi  ;D

(http://i1163.photobucket.com/albums/q557/dungha99/P1000209.jpg)



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 07:44:57 pm
  Em đưa lại một số ảnh hôm em chụp trên Vị Xuyên cho bác PB47vp xem nhé !
Còn đây là mỏm...gì em lại quên mất rồi  ;D

(http://i1163.photobucket.com/albums/q557/dungha99/P1000209.jpg)

bác PB47vp là lính pháo,nếu địa điểm này chụp từ dãy 2000 hay đông sông Lô 1030 thì bác ấy nhận ra không khó.Đây là,hướng chụp bên giông 600 từ nam 1509 qua.Nơi có khu nhà xây là 468.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:12:52 pm
 Hình thứ 2 chắc chắn là Đ3 bên phải là 685, thẳng xa về phía sau là 1250. Thẳng nhà đỏ ra phía phải 1250 chỗ có nhiều cỏ tranh và có một bụi xanh là Pa hán, nơi PN của c5 d5 chúng tôi gọi là a rừng xanh, nơi xảy ra trận đánh ngày 23/9/85 mà tôi là người trực tiếp chỉ huy hỏa lực chi viện sau lấy lại được. Tôi sẽ kể chi tiết trận này sau. Sau đám xanh xanh là dông 700 vị trí của SCHd và b Dk, kéo về sau là 2k 12,7, ở khe đó là c cối 82 của bác cung. Quay lại chỗ Đ3: bên trái sang chỗ có rặng cây đó nhưng ở sườn bắc là nơi tôi đã nói ở trên là trận PB toàn mặt trận bắn vào khi có đạn khói ( Tin hiệu nguy cấp) ngày 18/11. nếu có còn tên nào sống sót trong trận tập kích này, chúng cũng trở thành tên khinh người mà thôi. Ảnh 1 là Đ2, còn bên 356 gọi là gì tdo người chỉ huy trận đánh qui định.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:17:24 pm
                                          (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=dlattach;topic=1367.0;attach=5975;image)
   Nhìn tấm sơ đồ này,hẳn bác khanhhuyen nhận ra ngay của mình.Lý do tôi tái hiện lên đây,bởi bác vẽ nó rât chân thực và chính xác.Người đã từng ở đấy,như tôi,có cảm giác như mình đang đứng ở bình độ 1100 vậy
   Đáng tiếc ,có nhiều bản đồ minh họa cho khu vưc MT Vị xuyên,kể cả bản đồ chụp có chú thích vị trí không chính xác...!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 09:46:54 pm
 He..he bác khanhhuyen định chơi bài khích tướng đây? hì hì.. bá cáo với bác đơn vị tôi sau 2 năm 84-85 hoàn thành nhiệm vụ làm NV phối thuộc với 266,ĐKQN. đầu năm 86 trở về đội hình f,khu vực đảm nhiệm từ mép đỉnh 400 đến mép trái 1509. khu chủ yếu 1200. khu thứ yếu 772, 685, có 3 đài QS: 1 ở 468, 1 ở 900, 1 ở ko tên suất thời gian ở trên đó tôi chỉ làm bạn với các c,d,eBB tuyến 1 thôi, các bác tinh ý phát hiện ra ngay ngoài AK báng gấp trong đội hình bao giờ cũng có cái anh 2W trong đội hình. Đầu năm 87 sau trận kịch chiến từ 5-7 /1 đến tháng 2 các đơn vị khác được thay phiên riêng đơn vị tôi được f quan tâm phục vụ 1 tối phim với 2 bộ phim: Những chiến sĩ thầm lặng và Bao giờ cho đến tháng 10 mà cho đến tận bây giờ vẫn chưa quên! có khi ta cũng có thể bất chợt gặp nhau trên đường hào mùa xuân rồi cũng nên,khi phối thuộc cùng e 1..đuôi hạn tôi ko dán nhắc sợ phạm húy , tôi nằm cùng bác Bình ct hải hưng, bác Lâm cpct nghệ an, bác Đáo GVQS đại học bách khoa đi thực tế dp, chuyện còn dài hẹn gặp lại các bác sau/


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:13:16 pm
Hình thứ 2 chắc chắn là Đ3 bên phải là 685, thẳng xa về phía sau là 1250. Thẳng nhà đỏ ra phía phải 1250 chỗ có nhiều cỏ tranh và có một bụi xanh là Pa hán, nơi PN của c5 d5 chúng tôi gọi là a rừng xanh, nơi xảy ra trận đánh ngày 23/9/85 mà tôi là người trực tiếp chỉ huy hỏa lực chi viện sau lấy lại được. Tôi sẽ kể chi tiết trận này sau. Sau đám xanh xanh là dông 700 vị trí của SCHd và b Dk, kéo về sau là 2k 12,7, ở khe đó là c cối 82 của bác cung. Quay lại chỗ Đ3: bên trái sang chỗ có rặng cây đó nhưng ở sườn bắc là nơi tôi đã nói ở trên là trận PB toàn mặt trận bắn vào khi có đạn khói ( Tin hiệu nguy cấp) ngày 18/11. nếu có còn tên nào sống sót trong trận tập kích này, chúng cũng trở thành tên khinh người mà thôi. Ảnh 1 là Đ2, còn bên 356 gọi là gì tdo người chỉ huy trận đánh qui định.
-      -       -        -         -         -          -       -
Thưa các bác ccb để tiện theo dõi, tôi xin đưa lên một số thông tin như sau,
Về tên gọi các điểm cao , cũng như các loại vũ khí , mời các bác cùng xem:
Đây là quy ước của mặt trận Vị xuyên mà lính 2w chúng tôi được  nhận, đó là Bảng Mã-Dịch,GT91, có hiệu lực cấp QK.
Về các điểm cao
-  Điểm cao  1509 -Mật danh: Khu T.
-Điểm cao 772-Mật danh :KhuD : D1,D2,D3
Điểm cao 685-Mật danh : Khu E : E1,E2,E3,E4,E5.
Điểm cao 300,400 - Mật danh : Khu A : A1,A2 ,A3.
Về các loại hỏa lực:
-Các loại Pháo:
BT 1 = B40,
BT2   =B41
BT3   =DKZ
BT4   =  Lựu 105
BT5   =  Lựu 122
BT6   = Lựu 152
BT7    = Pháo 85
BT8    = Pháo 130
Các loại súng ,Cối :
-CV1    = Cối 60
-CV2    = Cối 82
-CV3    = Cối 120
-CV4     = Cối  160,
-CV5     = Pháo 37
-CV6    = pháo 57
Mật danh của F trưởng F356  Bùi thanh Điếm : Đại bàng.
Mật danh của E trưởng E153 : Hoàng minh Toại : Chim Ưng .
 


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vmt trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:18:04 pm
Hình thứ 2 chắc chắn là Đ3 bên phải là 685, thẳng xa về phía sau là 1250. Thẳng nhà đỏ ra phía phải 1250 chỗ có nhiều cỏ tranh và có một bụi xanh là Pa hán, nơi PN của c5 d5 chúng tôi gọi là a rừng xanh, nơi xảy ra trận đánh ngày 23/9/85 mà tôi là người trực tiếp chỉ huy hỏa lực chi viện sau lấy lại được. Tôi sẽ kể chi tiết trận này sau. Sau đám xanh xanh là dông 700 vị trí của SCHd và b Dk, kéo về sau là 2k 12,7, ở khe đó là c cối 82 của bác cung. Quay lại chỗ Đ3: bên trái sang chỗ có rặng cây đó nhưng ở sườn bắc là nơi tôi đã nói ở trên là trận PB toàn mặt trận bắn vào khi có đạn khói ( Tin hiệu nguy cấp) ngày 18/11. nếu có còn tên nào sống sót trong trận tập kích này, chúng cũng trở thành tên khinh người mà thôi. Ảnh 1 là Đ2, còn bên 356 gọi là gì tdo người chỉ huy trận đánh qui định.
Đây không phải là Đ3 của 772 đâu bác ạ.Ngày 20-6-2012 bọn em có lên đến chiến hào 1 của Đ3 772 nên em biết ,nó gọi là gì thì em cũng không rõ, trên đó đồi núi trùng điệp nhiều nơi tựa tựa như nhau dễ nhầm lắm .Bây giờ có một con đường mòn vắt ngang lưng của 772 lên đến gần đỉnh đầu voi của Đ3 ,chỗ này nếu mặt ta nhìn về hướng 600 thì chếch bên trái nhìn rõ mỏm đá của 685 .
 Đây là ảnh chụp đầu voi Đ3 của 772 :
 (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=dlattach;topic=24452.0;attach=19313;image)
 Từ bờ chiến hào nhìn sang phía 685 :
 (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=dlattach;topic=24452.0;attach=19314;image)
 Từ bản dưới chân 1509 nhìn sang yên ngựa 600 ,nơi cuối năm 1984  d3e876f356 đã phòng ngự ở đây :(Sườn có đánh dấu nhân đỏ )
 (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=dlattach;topic=24452.0;attach=19312;image)
 Con đường này dẫn lên gần đỉnh đầu voi Đ3 772 .Nhìn ảnh là thế nhưng nó lại rất là dốc ,xuống chùn hết cả chân .Người mặc bộ quân phục xanh thứ 4 từ dưới lên là anh Hưng ,thiếu tá đồn biên phòng Thanh thủy phụ trách khu vực :
 (http://img402.imageshack.us/img402/8599/img1894n.jpg)
  


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:31:08 pm
    Cách giải thích của bác vmt là chính xác,vì nay qua ảnh người chụp đứng ở vị trí nào,người phán ảnh rất khó hình dung.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 02:37:15 am
He..he bác khanhhuyen định chơi bài khích tướng đây? hì hì.. bá cáo với bác đơn vị tôi sau 2 năm 84-85 hoàn thành nhiệm vụ làm NV phối thuộc với 266,ĐKQN. đầu năm 86 trở về đội hình f,khu vực đảm nhiệm từ mép đỉnh 400 đến mép trái 1509. khu chủ yếu 1200. khu thứ yếu 772, 685, có 3 đài QS: 1 ở 468, 1 ở 900, 1 ở ko tên suất thời gian ở trên đó tôi chỉ làm bạn với các c,d,eBB tuyến 1 thôi, các bác tinh ý phát hiện ra ngay ngoài AK báng gấp trong đội hình bao giờ cũng có cái anh 2W trong đội hình. Đầu năm 87 sau trận kịch chiến từ 5-7 /1 đến tháng 2 các đơn vị khác được thay phiên riêng đơn vị tôi được f quan tâm phục vụ 1 tối phim với 2 bộ phim: Những chiến sĩ thầm lặng và Bao giờ cho đến tháng 10 mà cho đến tận bây giờ vẫn chưa quên! có khi ta cũng có thể bất chợt gặp nhau trên đường hào mùa xuân rồi cũng nên,khi phối thuộc cùng e 1..đuôi hạn tôi ko dán nhắc sợ phạm húy , tôi nằm cùng bác Bình ct hải hưng, bác Lâm cpct nghệ an, bác Đáo GVQS đại học bách khoa đi thực tế dp, chuyện còn dài hẹn gặp lại các bác sau/

Chào bác pb47vp,như bác giới thiệu.Ra trường 83 về 313,cứ nghĩ bác núm 01 C pháo nào ngồi ở bên dãy 2 ngàn hay Sicala-Pha Hán ...chờ nghéo cò vào đầu bộ binh.....địch. ;D
Ai dè bác cũng là ma só lặn lội khắp sườn nam 1509.Báo cáo bác nhà em nằm chết ở 1100 cho đến khi lui,nên thuộc các vị trí pháo ta,pháo địch trọi vào 1100 hơn là từ 1050 trở xuống.
Đài trinh sát pháo đặt ở 900 " vâng 900 bên em gọi là phố lính ",chắc là dẫn bắn cho khu vực 772 và 685.Đài đặt bên Không tên thì rõ ràng là dẫn bắn vào khu vực 1100 và 1200.Nhưng nhà em thắc mắc,không hiểu đài ts pháo đặt ở 468 thì dẫn bắn vào khu vực nào.?
Hì...hì...,giá mà hơn 20 năm trước biết bác,em nhờ ngay cái vụ tụi nó căng bạt trắng thung lũng phía sau 1250.Em nhìn nhức mắt quá nhờ trên không được,mà kêu thằng A..ku.. nó nhỏng mãi không tới. ;D Nó thụi mình đến tối mặt tối mày,còn mình thì để nó cắm trại nướng thịt ..ai mà chịu nổi.
Vậy là bác nằm cùng E đầu 1 rồi,tụi em là E đít 1 chả cầy.Lấy E đít 1 cộng với E đầu 1 sẽ ra E thật của nhà em.Sư em không quá năm đầu ngón tay,bác nghe tên nó ở Hà tuyên năm xưa bao giờ chưa ?.
Chào bác.
lính Hà Tuyên.
KH


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 07:27:54 am
Các bác nắm chưa chắc biên chế PB rối? cPB có 3b: 2b pháo và 1bTs chỉ huy, b này quan trọng nhất, cán bộ, CS phải được lựa chọn chu đáo. ct PB thường nắm và cùng b này và chuyên nằm đài, đi cùng BB. Lúc đó nếu bác KH là dt,et thì chắc chắn ae đã đã gặp và biết nhau. các đài PB có nhiêm  vụ qs rộng, ko bó hẹp,đài 468 do Đ/C phượng râu tứ kì hải hưng chỉ huy có nhiệm vụ đặc trách 400 và 685. khu nhà bạt bác nói sau 1250 tôi đã luộc mấy lần rồi, cao điểm là cuối tháng 11/84 theo yêu cầu của bác Minh ft 314 đã dùng hơn 1e PB bắn vào đấy tôi đã nói ở phần trước rồi. Nếu đúng là tôi phối thuộc cùng e bác năm 87 thì khi ấy bác nhàn hơn đơn vị khác rồi đấy, vì đã có tôi gác cho bác hí..hí...vì tôi ko để cho chúng chủ động đâu. Mỗi khi bọn chúng lên khỏi công sự là tôi lại lôi chúng xuống. cái tổ phục đồi chè của bác làm tôi phải lên tận nơi để đo đạc tọa độ đấy,kẻo ko lại quân ta chiến thắng quân mình. Bọn chúng cũng khôn lắm chỉ nghe cách PB bắn là chúng cũng có thể đoán được đơn vị nào PN. chúng sợ nhất là PB của f313. vì vậy khi thay phiên f phải để đơn vị tôi phải ở lại cùng các bác để nghi binh và cũng đã rút kinh nghiệm các đợt thay quân trước.Khi mới vào bị địch bắn ko biết đâu mà bắn nữa.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 07:57:39 am
    Ngày đó,đơn giản nhất với chiến sỹ cảnh giới là nghe tiếng pháo nổ đầu nòng "Đề pa",là phải biết chúng sẽ bắn về hướng nào .Lại còn tác động của thời tiết:mưa khác,nắng khác,sương mù dày đặc ...khác vv và vv để mà biết đường còn ...trốn ??? thì mới thoát chết được.Nhưng,trong lúc loạn xị ngầu:pháo ta,pháo tàu phản nhau,thì tốt nhất là...xuống hầm.Vì tránh voi chẳng xấu...phải không các bác .Em là em cứ cẩn thận...vẫn hơn ???


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 11:37:13 am
Theo bác KH nói thế là tôi biêt bác đội lốt sói rồi.hi..hi... cùng f với bác đơn vị có đuôi ..3 hồi đó tôi đi phối thuộc đến SCHe tôi phải báo cáo " B/c đồng chí thiếu tá Nuôi....tôi Đ /v.....". Nếu bác đúng f này thì tôi biết bác ở e nào rồi vì bác bảo 1100 và tôi với bác cùng trên một đoàn xe của TCHC hành quân đưa các bác lại nhà rồi.bác còn nhớ vụ sử lí trạm KS liên hợp km19 chứ? hà .. hà... đến 1/2 toàn là gỗ "gạo " mà các bác cũng chịu khó mang làm củi để nấu ăn khi HQ. Đến chặng thứ 3 ở hương canh là tôi thân ái chào tị nọng ko phải tôi ĐN đâu.Vì gần 2 năm chưa được đi phép, nên e cho cùng.Nếu bác ko ở đơn vi này thì coi tôi chưa nói gì nhé!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 07:50:35 pm
                                         (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=dlattach;topic=1367.0;attach=5975;image)
   Nhìn tấm sơ đồ này,hẳn bác khanhhuyen nhận ra ngay của mình.Lý do tôi tái hiện lên đây,bởi bác vẽ nó rât chân thực và chính xác.Người đã từng ở đấy,như tôi,có cảm giác như mình đang đứng ở bình độ 1100 vậy
   Đáng tiếc ,có nhiều bản đồ minh họa cho khu vưc MT Vị xuyên,kể cả bản đồ chụp có chú thích vị trí không chính xác...!

Thưa bác vt738@yahoo.com và bác pb47vp.Khi em vào thay quân cho E149 của F356 đầu năm 1985,dấu vết của những trận chiến ác liệt trước đó,của các đơn vị phòng ngự tại đây chiến đấu chống lại sự xâm lược của quân giặc phương bắc,còn hiển hiện rõ nét.Những điểm cao bằng đá,trắng xám của màu vôi đã nung chín từ đá.Những điểm cao bằng đất nơi ta phòng ngự,như liền kề bờ đông sông Lô bên sườn dãy Pha Hán màu đất nâu sẫm lẫn thuốc pháo " nhìn từ 1100" hay tại 1100 màu đất sỉn sẫm lẫn thuốc pháo.Cũng cùng dãy nam 1509 như 1200 nơi địch chiếm đóng,đất loang lổ đỏ từ những hố pháo điểm vào màu xanh cây,cỏ non đang hồi sinh từ sau những trận chiến ác liệt trước đó.772 bạc trắng mái đầu ông lão và lúc đó còn có tên gọi là Lão Hoành Sơn.
Trở lại với 1100,tại 1100 thoạt nhìn từ 1050 nó như cái đầu hói của một người nào đó.Từ mép hào lên đỉnh,đỉnh là hầm súng của khẩu đại liên.Từ đường hào phía tây lên đỉnh khoảng cách từ 3 đến 4 mét,đất bị đào xới không còn cây cỏ.Từ mép hào xuống dưới khoảng 50 mét,thỉnh thoảng có những cọng cỏ non chui lên từ những đụn đất.Ngoài 50 mét đến trên 200 mét thi thoảng còn vài gốc cây có chồi non cố vươn lên tìm sự sống.Ngoài 200 mét cây que bị hất xuống tấp thành bờ rào tự nhiên,như dính vào những gốc cây bên sườn dốc đứng.
Vào giữ năm 1985 cho đến cuối năm 1985,ở đây không ngày nào ngớt tiếng đạn pháo,cối dền dã.Ít thì vài chục phút vào sáng sớm,vào tầm trưa và chiều tối.Và bao giờ cũng kết thúc một loạt vào tầm 12 giờ đêm hay trước 1 giờ sáng hôm sau.Sau một loạt vài quả mồ côi lụp bụp rơi vào trận địa,là lúc sự sống trên mặt đất ở 1100 bắt đầu.
Điểm đạn pháo rơi chụm nhất là khu vực hầm chỉ huy đại đội,tản mát tới cầu vật cản và sau hầm súng đại liên,trước cửa hầm ngủ của khẩu đội đại liên " nơi có chữ A đại liên".1100 diện tích nhỏ và hẹp,khi đạn rơi ở những khu vực này ngán nhất là đang vận động qua cầu vật cản.Nhưng hơn 10 mét phía trên thì chỉ nghe tiếng mảng đạn hút gió vi vu hay lập phập găm vào sườn đất khu hầm dại liên và hầm cối,hầm tiểu đội 2.Bắt một lúc,chúng sẽ hụt tầm hay chỉnh tầm thì không rõ.Dạn pháo sẽ bắt đầu rơi vào khu vực có chữ 1100 và ngoài hào sườn tây 1100 và bao giờ kết thúc loạt bắn cũng là điểm chụm rơi vào ngã ba hào từ tiền tiêu xuống tổ phục ở đồi chè.Chúng bắn nát từ đây đến cửa hầm tổ phục,không còn vết tích của đường hào.Bắn đến khi mà cả khu vực 1100,bị thuốc từ quả đạn nổ như những đám mây trắng đục luồn khắp các ngóc ngách,đắng ngắt cổ họng như không thể thở được nữa.Lúc đó,cảm tưởng như bị hun khói giống lũ chuột trong hang,chui ra thì lưỡi há tử thần đang ập xuống đầu.Lúc đó lũ chuột sướng hơn nhiều...,khi mà sự cố ngắng chịu đựng gần như không còn,thì ... cái sự cố gắng truy sát của pháo đối phương cũng như không thể tiếp tục.Chúng dừng bắn vài phút,nếu đủ minh mẫn lắm và dũng cảm lắm mới dám chạy sang 1,2 hầm dù rằng các hầm cách nhau chỉ có vài mét trừ hầm ở tổ phục.Sau vài phút đấy,có lẽ là chúng cần thời gian để làm nguội nòng pháo " có thể chúng không được phép bắn gần hơn vì sợ vào đầu quân nó,nên ở tổ phục nghe tiếng mảnh đạn bay thoạt đầu thì ớn chứ thật sự nó có khoảng trống an toàn đáng tin cậy",rồi tiếp tục quăng vài loạt rời rạc vào 1100 trước khi tiếp tục bắn cấp tập.

Thời bác pb47vp lính pháo còn có mặt ở 1100,sau này chỉ còn 1 trinh sát E nằm cùng em thôi.Trinh sát f 356 vẫn nằm đài ở sườn đông giữa 1050 và 1000.
Thế là anh em mình không có điều kiện gặp nhau ở trên chiến hào Hà Tuyên,nhưng bay vù vù qua đầu vào 1200 và thi thoảng tặng thằng tôi ở 1100 là chắc có bác nhỉ. ;D
Bác học ở 300 hay 400 gì đó,có lẽ cũng có thể trạm chán ở Sơn Tây hay Xuân Mai rồi cũng nên.Tôi đã học 2 lần ở Sơn Tây và Xuân Mai từ năm 1978 đến đầu 1983.Lớp bạn tôi vào binh chủng pháo nhà bác đến 1982 một thằng tên Cường thì vẫn thiếu úy,thằng tên Sơn thì đã là đại đội trưởng.Thẳng Sơn vẫn hay vào chỗ tôi mỗi lần ra binh chủng họp hành,hắn ngủ mà cứ ôm cái củ tỏi vào bụng sợ mất,buồn cười chết được.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 11 Tháng Mười Một, 2012, 11:19:13 am
                                         (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=dlattach;topic=1367.0;attach=5975;image)
   Nhìn tấm sơ đồ này,hẳn bác khanhhuyen nhận ra ngay của mình.Lý do tôi tái hiện lên đây,bởi bác vẽ nó rât chân thực và chính xác.Người đã từng ở đấy,như tôi,có cảm giác như mình đang đứng ở bình độ 1100 vậy
   Đáng tiếc ,có nhiều bản đồ minh họa cho khu vưc MT Vị xuyên,kể cả bản đồ chụp có chú thích vị trí không chính xác...!
  Đây là tấm sơ đồ mà người cựu binh từng chiến đấu tại bình độ 1100 vẽ lại.Trước tháng 4 năm 84,con đường vận tải và hành quân của bộ đội ta lên 1509 qua đây.Sau trận đánh khốc liệt,ngày 28/4/84 quân TQ chiếm đỉnh 1509 và bình độ 1400.Như trên sơ đồ đã thể hiện,đây là một trận địa phòng ngự của ta,chiều dài trận địa chừng 150m,chiều rộng có chỗ chỉ 10m.Nhô lên như hình "Sống trâu",2 bên là bờ vực sâu mìn muỗi nhan nhản.Do là vị trí bản lề,nên nơi đây liên tục hứng chịu những trận pháo kích ác liệt của đối phương ,chính vì thế nơi đây cũng là nơi chịu nhiều thương tổn về số quân trong phòng ngự hơn cả.Ở phía bên trái đầu trên(Gò chè),nơi ta bố trí một tổ phục kích.Đây là vị trí giáp với phòng tuyến của địch ,và thường xuyên sảy ra  nhiều diễn biến giao tranh
   Mặt trận Vị xuyên,có lúc hiện diện ở đây  đến 5 sư đoàn với quân số hàng vạn người.Nhưng không phải ai cũng từng được tham chiến ở 1509 và các bình độ,nơi đây không những thể hiện sự ác liệt của chiến tranh.Mà nó còn là một trong những nơi cực kỳ gian khó
  Từ điểm chốt chặn này,các đơn vị của các sư đoàn thay nhau chốt giữ.Xương máu của nhiều đồng đội ta đã đổ xuống nơi đây,để ngăn chặn không cho kẻ thù dấn thêm bước nữa.Do vậy mặt trận Vị xuyên, quân Trung quốc đã dồn lực vào đây ,hàng chục sư đoàn quân cho mảnh đất hẹp này .Nhưng chúng cũng chỉ đi xa  được chừng 2km,trong khoảng thời gian hơn 3 năm,chứ không thể xa hơn được.Đổi lại,hàng ngàn người lính có quê hương trên khắp mọi miền đất nước,đã phải vĩnh viễn nằm lại ở miên biên ải xa xôi của tổ quốc
  Cuộc chiến đã qua đi,nhưng dư âm của nó sẽ còn mãi mãi.Sự hy sinh của đồng đội chúng ta, không cho phép một ai được lãng quên


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 11 Tháng Mười Một, 2012, 07:48:50 pm
Chào bác  vt738@yahoo.com.
Hà Tuyên năm xưa,lính từ các sắc phục tụ tề về khá đông đúc,nhằm bảo đảm giữ vững cho mặt trận Thanh Thủy - Hà Tuyên.Nhưng những người lính nằm lỳ phòng ngự nơi tuyến đầu,cũng chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay.Để một người lính phía trước chắc tay súng,yên bụng,vững dạ.Đứng vững nơi mũi tên,hòn đạn là cả một đội quân phục vụ hùng hậu phía sau và cả phía trước,lặng lẽ - kiên nhẫn vận hành.
Lính phòng ngự có một cái gian khổ phải chịu đựng rất dai dẳng,lúc đầu là ruồi vàng,rồi căng mình ra nắm địch lúc đêm về và ngay cả ban ngày khi trời giăng đầy mây trắng phủ kín mặt đất.Bởi ta và địch cách nhau chỉ trong vòng 60 giây chạy bộ,địa hình nơi giáp tuyến toàn đất vụn mềm,rất thuận lợi cho việc đột nhập." như ngày 2 tháng 12 năm 1985 là một ví dụ.Trước đó có nhiều vụ,nhưng đều bị các chiến sĩ của C1 phát hiện và chặn đứng".
Đêm về,thay vì được ngủ lính phòng ngự tại 1100,phải móc tất cả các hầm trú quân,hào,ụ chiến đấu có nắp.Đào sâu xuống lòng đất của 1100 và làm xong một căn hầm trú quân hay hào,ụ chiến đấu mới,phòng cho những trận chiến ác liệt về sau." và quả thật,sự chu đáo không bao giờ thừa",Cái khó mà người lính phải làm là,thời gian bị giới hạn chỉ từ 1 giờ đêm cho đến trước 5 giờ sáng,phải xong một hầm chú quân.Việc thứ nhất là nắm tình hình,động tĩnh quanh trận địa.Nắm bắt động tĩnh từ các trận địa hỏa lực của địch..đôi khi tiếng toong   toong hay inh...inh chỉ thoảng trong gió ở một nơi rất xa,đó là địch đã khai hỏa,công việc này cần một người có kinh nghiệm và bản lĩnh.Người này,khi phát hiện thì phát tín hiệu cho anh em nhảy xuống khỏi đỉnh điểm cao chạy về hầm,là người luôn luôn ra trước và về vị trí ẩn nấp sau cùng.Với anh em,khi từ độ cao nhảy xuống hố sâu,cũng phải có kỹ năng,kỹ thuật nhằm giảm tuyệt đối tiếng động khi vận động gây nên.
Việc thứ hai là,tiến hành xúc đất móc cây que của hầm cũ lên.Yêu cầu,đất phải xúc về một khu vực nhất định,không để địch phát hiện ra sự khác biệt khi trời sáng.Khi xúc,sắn đất không gây tiếng động của xẻng,cuốc.Không gây tiếng động khi va trạm vào cây lát hầm hay bất kỳ vật nào có trong lòng đất khi xúc,đào đất.Yêu cầu,nhanh ngọn,chính xác và tuyệt đối im lặng.Bảo đảm độ sâu cho nóc hầm với lòng hầm từ 6 đến 8 mét,nhưng thường thì chỉ 6 mét hay hơn một chút là mệt lắm rồi.
Việc thứ ba và cũng là cuối cùng,đó là đủ độ sâu.Dựng cột hầm,xà nóc hầm,lát vách hầm,chèn chống pháo khoang.Lấp đất,đầm chặt nóc hầm,ngụy trang theo màu và địa hình như ngày hôm trước.
Trước năm 1984,có lẽ tại 1100 chưa phải là điểm phòng ngự.Nơi các bác đi qua để lên 1509,nên chỉ có 01 đường hào chạy nối liền chuỗi bình độ phía nam 1509.Có lẽ lúc đó cây xanh còn rất nhiều và cao,khi em lên thay quân,ở 1100 chỉ còn 1 cây nghiến cỡ 2 người ôm.cây nghiến này nó nằm ở sườn đông 1100,cách hầm của khẩu đội cối và tiểu đội 2 chừng hơn 10 mét.Từ cây nghiến xuống khoảng 20 mét vào thời điểm thay quân,vẫn còn rừng rậm dây leo trên những cây thân gỗ.Đến cuối 1985 thì cũng bị phát quang do pháo bắn không kém sườn tây 1100 và cây nghiến cũng bị hạ bằng hai lần đánh bộc phá mới hạ được nó.Pháo địch bắn vào 1100 ở sườn đông,thì lại rất tập chung rơi vào sườn của 1050 ở phía sau.Có lẽ do chuỗi điểm cao phía nam 1509 nó không phải là một đường thẳng.mỏm chạy sang phải,mỏm chạy sang trái nên chúng thường lãnh trọn hỏa lực của đối phương giúp nhau.
1100,thực chất diện tích rất nhỏ ở phần nhô lên thành đỉnh.Theo bản vẽ trên về 1100,thì tại nơi có ghi chữ 1100 trên bản vẽ mới có đường phân thủy cắt ngang không rõ nét phân chia giữa 1200 và 1100,có nghĩa là nơi trung đội tiền tiêu phòng ngự và khu Đồi chè hoàn toàn thuộc về 1200.Từ đó lên phần đỉnh là nơi nhô lên cao nhất,mà ta chọn làm nơi đặt khẩu đại liên cũng chỉ khoảng 5 mét và từ đường phân thủy này với đỉnh cao nhất của 1100 độ cao cũng chỉ chênh nhau khoảnh gần 1 mét.có lẽ là không thể chính xác bởi,nó là nóc hầm chứa khẩu đại liên,phần đỉnh của tự nhiên hoàn toàn không còn.Từ đây soải theo xuống đường phân thủy chia đôi với 1050 khoảng cách khoảng 15 đến 20 mét.Nhưng 1050 thì chiều dài phải đến 150 mét và rất dốc.1000,thì cũng nhỏ như 1100,chỉ có thể bố trí được 2 hầm trong phạm vi dưới 10 mét.
Tiền tiêu của 1100,khi ở dưới hào ngầm trong đất,chỉ nhìn thấy thằng 1509 một ít trên đỉnh khi trời sánh rõ và nhìn lên 1200 không thể thấy phần nhô lên cao nhất,mà chỉ thấy phần đất đen ẩm ướt ngồn ngộn trước tiền tiêu.để quan sát toàn bộ từ 1200 lên 1509 được rõ,chỉ có thể chui vào hầm đại liên nhìn qua lỗ châu mai là rõ nhất.
Khi lên tiếp quản trận địa,hào,hầm rất sơ sài.Hào nhiều nơi chỉ còn là vệt đi lại hơi nhẵn,hầm nhiều nơi không dám chui vào,toàn đi ngủ nhờ khi chưa làm hầm mới.Cái hầm,nằm nơi gần ngã ba đi xuống cầu vật cản,bên hông của hầm chú quân của khẩu đội đại liên và hầm của tiểu đội 2,hình chữ A nằm dọc theo trận địa.Một mái găm vào đất không có lối thoát,mái thứ 2 xuôi xuống dưới nhìn toang hoác như lều chăn vịt nhìn rõ hình chữ A.Cái hầm này sau này khi làm những hầm mới,tụi em phá lấy cây,các hầm khác vẫn nguyên vị trí trừ hầm của chỉ huy đại đội sát cầu vật cản.Có lẽ trận địa này được thu gọn từ thời hậu 313 và củng cố thêm vào thời e149 f356.
Có một điều em muốn hỏi,bác  vt738@yahoo.com hoặc bác nào biết giải đáp hộ.Tại sao hào giao thông từ 1200 xuống 1100 lại không được làm thẳng qua khu vực tiền tiêu mà phải vòng xuống đồi chè-tổ phục ? vì trước khi có cuộc chiến thì đi lại qua khu đó là hợp lý hơn chứ,đúng không các bác ? hay đường hào này có về sau khi ta mới mất 1509 ?.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 12 Tháng Mười Một, 2012, 08:49:02 am

Có một điều em muốn hỏi,bác  vt738@yahoo.com hoặc bác nào biết giải đáp hộ.Tại sao hào giao thông từ 1200 xuống 1100 lại không được làm thẳng qua khu vực tiền tiêu mà phải vòng xuống đồi chè-tổ phục ? vì trước khi có cuộc chiến thì đi lại qua khu đó là hợp lý hơn chứ,đúng không các bác ? hay đường hào này có về sau khi ta mới mất 1509 ?.
     Năm 1981,bộ đội ta đang xây dựng nhiều công trình phòng thủ trên 1509.Do vậy lưu lượng người qua lại con đường dọc bình độ khá đông,để ngăn chặn ,lính TQ dùng pháo bắn nhiều lần trong ngày vào các trọng điểm.Đặc biệt chúng nhiều lần sử dụng pháo chụp,gây thương tích cho nhiều chiến sỹ ta đi trên đường.Nên việc tổ chức đào hào giao thông là cần thiết,đường hào được giao khoán cho nhiều đơn vị.Nhưng do đặc điểm dốc cao,nên qua các mùa mưa làm xuống cấp,sạt lở.Cộng với việc bắn phá liên tục bằng các loại pháo lớn,suất ngày đêm của quân TQ,nên việc hào bị hư hỏng là không tránh khỏi...
   Vì vậy năm 85 khi đơn vị bác tiếp quản thì  hầm hào chỉ còn như vậy,còn đoạn hào vòng qua đồi chè,chính là đoạn hào phòng ngự do D4 đào sau trận 28/4, để ngăn chặn quân TQ lấn xuống,trước đó đã có một tiểu đội phục sẵn.Trận 28/4 tiểu đội này chạm súng với lính thám báo,khi chúng ém quân hòng chặn chi viện của quân ta từ dưới lên


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 12 Tháng Mười Một, 2012, 04:36:14 pm
                                                                     (http://i522.photobucket.com/albums/w343/hagiangdulich/LL2/ThieunuLolo2.jpg)


    HÀ GIANG CON NGƯỜI VÀ CẢNH SẮC
                                                              (http://i522.photobucket.com/albums/w343/hagiangdulich/LL2/DSC00113.jpg)
                                          (http://i522.photobucket.com/albums/w343/hagiangdulich/LL2/DSC00139.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 12 Tháng Mười Một, 2012, 07:13:50 pm

Có một điều em muốn hỏi,bác  vt738@yahoo.com hoặc bác nào biết giải đáp hộ.Tại sao hào giao thông từ 1200 xuống 1100 lại không được làm thẳng qua khu vực tiền tiêu mà phải vòng xuống đồi chè-tổ phục ? vì trước khi có cuộc chiến thì đi lại qua khu đó là hợp lý hơn chứ,đúng không các bác ? hay đường hào này có về sau khi ta mới mất 1509 ?.
    Năm 1981,bộ đội ta đang xây dựng nhiều công trình phòng thủ trên 1509.Do vậy lưu lượng người qua lại con đường dọc bình độ khá đông,để ngăn chặn ,lính TQ dùng pháo bắn nhiều lần trong ngày vào các trọng điểm.Đặc biệt chúng nhiều lần sử dụng pháo chụp,gây thương tích cho nhiều chiến sỹ ta đi trên đường.Nên việc tổ chức đào hào giao thông là cần thiết,đường hào được giao khoán cho nhiều đơn vị.Nhưng do đặc điểm dốc cao,nên qua các mùa mưa làm xuống cấp,sạt lở.Cộng với việc bắn phá liên tục bằng các loại pháo lớn,suất ngày đêm của quân TQ,nên việc hào bị hư hỏng là không tránh khỏi...
   Vì vậy năm 85 khi đơn vị bác tiếp quản thì  hầm hào chỉ còn như vậy,còn đoạn hào vòng qua đồi chè,chính là đoạn hào phòng ngự do D4 đào sau trận 28/4, để ngăn chặn quân TQ lấn xuống,trước đó đã có một tiểu đội phục sẵn.Trận 28/4 tiểu đội này chạm súng với lính thám báo,khi chúng ém quân hòng chặn chi viện của quân ta từ dưới lên

Vâng vậy là em đã rõ,chính xác phải gọi là gò Chè bởi nó chỉ là phần phình ra,nhô ra ngang sườn 1200 trước 1100 bên sườn tây.Toàn bộ 1200 em không rõ nó như thế nào,nhưng mặt đối diện với 1100 như quan sát của em thì,cái phần nhô cao nhất có lẽ là đỉnh.Ở trên đó chúng làm một hầm có lỗ châu mai hướng thẳng xuống 1100,trong hầm này chúng chứa khẩu 14,5ly.Từ lỗ châu mai lên đỉnh hầm,chúng xếp 5 đến 6 tầng bao cát xanh.


nhìn từ 1100,hào từ bên phải đi ngang hoặc chếch 1200 sang trái.Từ đây,hào chạy thẳng chính diện 1100 khoảng 10 bước chân,rồi rẽ trái.Trên đoạn hào nhìn đối diện này có lối vào hầm lô cốt chứa súng 14,5 ly,đoạn này tương đối dốc.Thằng đi trước đầu nằm hơi dưới cổ thằng đi sau,và đầu thằng đi trước ngang bụng nơi buồng gan của thằng đi thứ 3.Ba thằng này bị em xuyên táo bằng một viên bắn tỉa từ lỗ châu mai ở 1100.Sau viên đạn bắn tỉa này,nghe thấy rõ sự nhốn nháo trên 1200.Chúng chạy rất khẩn trương tiếng người líu ríu như chim.cả ngày thằng nào phải đi từ trên xuống dưới đều phải chạy rất vội vã.Qua một đêm,chúng lấp khoảng chống này bằng 3 đến 4 tầng bao tải cát màu xanh sẫm.Tiếc rằng phía ta hiền quá,cả đêm không hề có quả đạn pháo hay cối bắn cầm canh nhằm ngăn chặn cúng củng cố trận địa.
bác vt738@yahoo.com vị trí hầm súng trên 1200,là điểm cao nhất phải không ? hào rẽ trái là đường hào sẽ nối vào Gò Chè có đúng không ? vì như em quan sát,chúng không hề có đường hào sang phải ở phía dưới.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: xuanxoan trong 12 Tháng Mười Một, 2012, 07:49:52 pm


      Sao mình vẫn mê muội mấy cô sơn nữ thế không biết vt738@yahoo.com ới...từ thời trẻ. Nay nhìn lại vẫn thấy sự hồn nhiên của núi rừng. Đẹp lắm...mong được đến thăm biên cương phía Bắc, thăm các trận đánh năm xưa bảo vệ tổ quốc của đồng đội và được uống "Gụ" ngô của đồng đội.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 12 Tháng Mười Một, 2012, 08:27:04 pm
      Chào bác Xoan . Vậy thì anh em ở biên giới phía Bắc có lời mời bác lên thăm Hà Giang chắc chắn là đất nước ,đồng đội ,quê hương sẽ đón bác nồng hậu hơn ở bên Lào ấy chứ ." Trai Bắc Thái , gái Hà Giang '' Yên tâm là bác không còn đường về quê nữa


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 12 Tháng Mười Một, 2012, 09:01:34 pm


      Sao mình vẫn mê muội mấy cô sơn nữ thế không biết vt738@yahoo.com ới...từ thời trẻ. Nay nhìn lại vẫn thấy sự hồn nhiên của núi rừng. Đẹp lắm...mong được đến thăm biên cương phía Bắc, thăm các trận đánh năm xưa bảo vệ tổ quốc của đồng đội và được uống "Gụ" ngô của đồng đội.
      Bác Xoan Xoan @ ! Cảm ơn bác đã đến thăm Hà giang-Nơi địa đầu tổ quốc-.
     Khi đầu còn xanh,tuổi còn trẻ với nhiệt huyết và lòng tự trọng của người lính.Bác "đốt" tuổi xuân của mình ở đât nước Vạn tượng,nơi đó có bao Pi noọng xinh đẹp,trải lòng qua điệu lăm vông,bên hoa chăm pa.Thì đàn em của bác lại ngược các dòng sông ở bắc bộ để lên biên giới,ở đó cũng có các pi noong,có các điệu xòe mang đậm nét dân tộc của miền sơn cước
      Mong rằng một ngày nào đó mời bác và mọi người,đến với Công viên địa chất toàn cầu-Công viên đá Đồng văn,ở đó không những có rượu ngô Quản bạ mà còn có Chợ tình khâu vai (Ảnh dưới).Một chợ tình dành cho những người yêu nhau,vì lý do nào đấy mà không lấy được nhau (?),nay đầu đã bạc,răng đã long họ tìm đến để trải lòng và cũng là tìm hiểu  để trả lời nhau ,tại sao ngày đó họ không thể thành thân.Một phiên chợ ,mà ở vùng đất trũng chúng ta không có bác ạ.Nếu ngày xưa,bác có bác gái nào mà chưa lấy được,thì hãy đưa lên chợ tình ...khâu vai đi bác.Ở đó bác sẽ có câu trả lời chính xác đấy...
                                                        (http://img149.imageshack.us/img149/6711/chotinhxl6.jpg)
   


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: xuanxoan trong 12 Tháng Mười Một, 2012, 09:23:56 pm
   Ừ nhỉ, mình hiểu sai chợ tình ở đây như chợ tình ở sapa...nên không chú ý, 2 đồng đội nói khác đi  nên mình tìm đọc mấy bài chợ tình khâu vai thì ý nghĩa của nó vượt thời gian thật. Các cụ ta ngày xưa thật cao thượng, thứ dân như mình "xuanxoan" xách guốc cho các cụ không được...hay thật - chuyện này định hỏi thêm, có lẽ mình hỏi ở trang chè chén 5 xu cho tiện không phạm quy...nhưng đề tài này hay, vì đúng tim đen mình rồi...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 12 Tháng Mười Một, 2012, 09:50:15 pm
Bác Xuanxoan@ thân mến , những gì bác thấy trong bức hình của bác Vt738@yahoo.com cũng là một phần của người lính mà .
Trái tim người chiến sỹ không chỉ có căm thù quân TQ mà còn biết yêu thương đồng chí , đồng đội , người thân và v.v...
Không ít ae đã gửi lại HG một mối tình đầu mới chớm nở .
Dù thời gian trôi qua đã 30 năm - mái tóc xanh , giờ đã điểm bạc , nhưng tình cảm của họ với  mảnh đất Vị xuyên , và con người nơi đây vẫn vẹn nguyên như ngày nào.
Xin mượn lời một bài hát để nói hộ nỗi lòng những  người lính năm xưa với mành đất Vị xuyên HG :
  ... Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
 Nên tóc em ướt, và mắt em ướt,
 Nên em mềm như mây chiều ...trôi.
    .............?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 12 Tháng Mười Một, 2012, 10:48:11 pm





bác vt738@yahoo.com vị trí hầm súng trên 1200,là điểm cao nhất phải không ? hào rẽ trái là đường hào sẽ nối vào Gò Chè có đúng không ? vì như em quan sát,chúng không hề có đường hào sang phải ở phía dưới.
 
    Bác khanhhuyen ! Khi chúng tôi rút khỏi bình độ 1100,trận địa được bàn giao lại cho D4 (Khi đó đơn vị này đang củng cố lại hầm hào,làm quen với địa hình và nắm bắt tình hình).Còn chúng tôi xuống đóng từ bờ suối lên đến gốc gạo ( bác có nhớ cây gạo độc thân, đứng ở chòm ruộng bậc thang bỏ hoang ,giáp từ bờ suối Thanh thủy  dọc đường lên 1509 không ?).bọn tôi ở đó làm thê đội 2 cho D4,khi chưa có quân thay thế.Thì sau đó TQ mới xây dựng 1200,nên không biết ụ súng máy của chúng.
   Còn trước 28/4 ở khoảng trên 1200,đi ngược dốc bên tay phải,có một đường hào quân ta đào ,để ra mương nước thủy lợi của HTX lấy nước về bản.Còn a/e ta lấy về sinh hoạt,con mương này có chỗ chạy song song với đường lên 1509.Khi đến cánh đồng ruộng bậc thang (Đội 1,Bản nậm ngặt)nó chảy vào ruộng,nước thải từ ruộng lại chảy xuống hang làng lò đấy bác ạ


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: longtrec trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 12:39:41 am
Chào các bác cựu HG! Nghe các bác kể chuyện tại HG Trung Quốc thường sử dụng pháo chụp, tôi liên hệ với Lạng sơn nơi tôi đóng quân thì chỉ có 1 lần mà tôi biết TQ sử dụng pháo chụp. Đó là cuối tháng 4 năm 1984 tại khu vực C1 D1 E4 đóng quân trên đường 4B ,hôm đó từ cao điểm 583 Trung Quốc đã sử dụng cối 82mm và 100mm nắp ngòi vô tuyến bắn vào đoàn xe chở tân binh của sư 347 lên Tràng Định-Thất khê.

Thuật ngữ Việt hóa chỉ về loại đạn pháo nắp ngòi vô tuyến được định nghĩa đơn giản là "pháo chụp" chỉ về đạn pháo chụp từ trên cao xuống. Ngòi vô tuyết được Anh phát triển năm 1940 sau đó được Mỹ hoàn thiện và phát triển. Trong chiến tranh VN, Mỹ rất hay sử dụng loại ngòi nổ vô tuyến này. Ngòi nổ vô tuyến hay còn gọi là ngòi không tiếp xúc được nắp cho tên lửa, đạn pháo phòng không, đạn pháo chống BB v.v và v.v.

Trung quốc là quốc gia trước đây thiên về sử dụng pháo binh, công bằng mà nói trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ TQ đã giúp ta đào tạo nhiều sỹ quan PB.

Sau thất bại nặng nề năm 1979 trước VN Trung Quốc cần điều chỉnh học thuyết, kỹ chiến thuật QS và giai đoạn 2 của cuộc CTBGPB( 84-89) Trung Quốc đã xuất hiện trở lại với 1 diện mạo khác mặc dù bản chất vẫn bá quyền-tham lam-ỷ lớn như cũ.

Trong cuộc chiến diễn ra năm 1979 tại 6 tỉnh BGPB tôi không đọc được tài liệu nào ghi nhận TQ sử dụng đạn pháo nắp ngòi vô tuyến chống BB( Nếu bác nào có tài liệu xin bổ xung).

Vậy cấu tạo của ngòi vô tuyến như thế nào và nó khác ngòi nổ thông thường ra sao?

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/240341933.jpg)

       Артиллерийский радиовзрыватель: 1 — антенна; 2 — восковая уплотнительная масса; 3 — пластмассовая головка; 4 — детали радиооборудования; 5 — корпус; 6 — элементы батареи; 7 — ампула с электролитом; 8 — предохранители; 9 — самоликвидатор; 10 — детонатор.

1-ăng ten , 2- khối lượng sáp nén , 3- đầu chất dẻo , 4- linh kiện thiết bị radio , 5- thân, 6- bin , 7- ống chứa chất lỏng điện li(như nước trong bình ác qui), 8- ngòi nổ , 9- bộ tự hủy , 10 - hạt lửa.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 02:45:41 pm
Đây có phải cửa hang làng Lò phải không các bác !

(http://img.photobucket.com/albums/v175/scrotum/langlo.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 03:05:01 pm
    "Hang Làng Lò",của Linh Quany ! bác nguyenhongduc đâu rồi,mau chuẩn bị có chú thích cho tấm ảnh của đồng đội đê.Nơi bác vấp chân vào cây nghiến cửa hang ấy ???...!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: trevn trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 03:56:27 pm
chú khanhhuyen cho cháu hỏi cụ thể hơn một tí về gia cố hầm ở 1100 về đêm:
1/ sau mỗi ngày chịu pháo Tàu bắn thì lớp đất trên hầm (hào có nắp, hầm có nắp) sẽ mỏng đi, mình cần phải gia cố- nhưng nếu mình đổ đất mới lên thì bọn kia nó lại phát hiện ra chứ ạ ?
2/ theo cháu hiểu là hầm trú quân nằm ở độ sâu 6-8 m, mình không thể sắp xếp lại trần hầm đc và như vậy chỉ có cách là móc đất ở lòng hầm sâu thêm phải không chú


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 04:06:58 pm
Chào các ccb!

thông qua các bài viết rất thực tế về chiến sự tại vị xuyên những năm 80.nhất là các nhân vật đã trực tiếp tay đôi với kẻ thù.như bác khanhhuyen, vt738.com,....vân vân.phải thừa nhận rằng.dù đã có mặt cùng thời điểm đó,nhưng mỗi chúng ta vì nhiệm vụ riêng của từng đơn vị,sự hạn chế về thông tin thời đó.nên hiểu biết những khó khăn gian khổ tại các điểm cao  trong mỗi chúng ta còn hạn chế. bởi vì.giờ đây ngồi đọc lại các trang viết khi tả đến đoạn pháo trần.em tin rằng,chỉ ai đã từng trải qua mới thấu hiểu hết sự dã man của pháo tàu.từ cây cổ thụ mấy người ôm và thân xác con người rất dễ hoà trộn vào với đất. em đọc các bài viết của các cựu. rất chân trọng những đồng đội của mình đã có một thời tự hào tay đôi với kẻ thù để giữ đất. càng đọc,mình càng hình dung và có cái nhìn chính xác , rộng hơn tình hình toàn mặt trận hồi đó.chỉ tiếc một điều,còn rất nhiều các ccb khác cùng tham gia thời điểm đó,vì nhiều lý do khác nhau lên chưa lên tiếng trên diễn đàn.bởi cuộc chiến ác liệt kéo dài khoảng bốn năm,mỗi đơn vị làm nhiệm vụ với thời gian nhất định.cho lên còn rất nhiều câu chuyện thú vị,hồi hộp của cuộc chiến này chưa xuất hiện.vẫn luôn hy vọng một ngày gần nhất,nhiều sự ngạc nhiên sẽ xuất hiện trên diễn đàn.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 05:02:52 pm
Đây có phải cửa hang làng Lò phải không các bác !

(http://img.photobucket.com/albums/v175/scrotum/langlo.jpg)

 Cái hang này em nằm trong đó từ tháng 10-84 đến tháng 1-85 mới rút, đúng hôm 30 tết bọn em rút xuống. Khi đó hai bên đã ngừng bắn sau mấy ngày chiến nhau dữ dội, lính mình chạy về hang cứ nói là TQ sắp tràn xuống đến nơi, bọn em phải đắp bao cát và chuẩn bị chiến đấu. Hôm rút xuống thì đi vào buổi sáng giữa ban ngày và cứ thế đi qua ngã ba Thanh Thủy, em cũng kinh nhỡ TQ không tôn trọng ngừng bắn mà nện mình thì chắc là đi hết.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tuanb5 trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 06:34:22 pm

Nay tôi mới được nhìn "Hang ổ" ;D mà bác nguyen dinh thang và các bác cựu hay nhắc tới mỗi khi kể chuyện Hà giang.
 Hang làng Lò như thế này, đúng là chấp tất cả các loại pháo của địch rồi. Chỉ băn khoăn 1 điều khi các bác ca cóng thì khói có là vấn đề lớn không các bác?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: xuanxoan trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 06:47:37 pm


        Thật thú vị phải không TuanB5, Mình không được chứng kiến giờ nghe và hy vọng theo dõi khi nào anh em tổ chức đi thăm mình có điều kiện ngồi ghé nhỉ...đất nước mình mà...giờ tôi lại thấy hang đẹp;phía bên cạnh liệu làm hầm trú không nhỉ - cái hẻm nhỏ bên đấy.

         Không biết Bà Huyện Thanh quan nếu nhìn thấy hang này có vinh được bài thơ hay không nhỉ..ít ra thì nhìn bằng mắt thấy hố sâu thăm thẳm, thuyền không đáy/...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 06:54:26 pm
   Đây chắc là trong " hang ổ " của bác Nguyendinhthang  ;D !

(http://i807.photobucket.com/albums/yy355/thangcong/IMG_0445.jpg)

(http://i807.photobucket.com/albums/yy355/thangcong/IMG_0458.jpg)

Chẳng biết bác nào ngày xưa khi rút để quên cái bát sắt này. cũng là vật bất ly thân của người lính

(http://i807.photobucket.com/albums/yy355/thangcong/IMG_0466.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 07:08:48 pm
          Các bác ạ Cái gì thì không biết chứ , còn đạn pháo của TQ bắn sang đất mình thì quá dư thừa . Chỉ nói đến đạn mà họ sản xuất ra quá đát , bắn sang đất ta để tiêu hủy thì chắc cũng là số lượng khủng


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 07:10:48 pm
 Phía bên cạnh có cái hẻm đen đen đó là hang trinh sát bác xuanxoan à, gọi là hang trinh sát vì hồi bọn em lên là lính trinh sát toàn nằm bên đó cho tiện đi lại. Còn vấn đề khói trong hang thì vô tư đun nấu vì lòng hang rất rộng và cao, phía bên trên có 2 cái vòm xòe ra và lính đặc công cũng hay nằm trên đó và đi cửa bên trên nên khói lên hết nóc hang rồi ra cửa trên. Cả hang có một nghách đá chắn rất kín và con suối chẩy từ bên trong hang ra cửa khi đến đó thì chia làm đôi và có một nhánh chẩy vào trong ngách đá đó và mất tiêu vào trong rồi chẩy sang hang bên cạnh. Chỗ đó bọn em làm chỗ giải quyết đầu ra, chính vì vậy anh em ở hang bên cạnh cũng phải chấp nhận và chỉ nói là " Các ông đừng tắm rửa liệt sỹ ở phía trên để chẩy sang hang bọn tôi ở là được ". Thực ra tất cả các hang quanh đó đều chung một nguồn nước nên khi bọn em dùng nước ăn vẫn phải đào cái hố nhỏ bên cạnh suối để lấy nước ăn, em không biết nó có sạch hơn không nhưng trông cũng yên tâm hơn.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 07:18:55 pm
chú khanhhuyen cho cháu hỏi cụ thể hơn một tí về gia cố hầm ở 1100 về đêm:
1/ sau mỗi ngày chịu pháo Tàu bắn thì lớp đất trên hầm (hào có nắp, hầm có nắp) sẽ mỏng đi, mình cần phải gia cố- nhưng nếu mình đổ đất mới lên thì bọn kia nó lại phát hiện ra chứ ạ ?
2/ theo cháu hiểu là hầm trú quân nằm ở độ sâu 6-8 m, mình không thể sắp xếp lại trần hầm đc và như vậy chỉ có cách là móc đất ở lòng hầm sâu thêm phải không chú


Chào bạn,chắc là bạn cũng thích cảm giác được thử đạn pháo trần  ;D mà ngày nay trong các mục giải trí,họ thường dùng từ mạo hiểm hay cảm giác mạnh.
Đùa vậy thôi,rất vui là vẫn còn có một số nhỏ quan tâm về cuộc chiến này.Khi pháo,cối lớn bắn vào chính nơi mình đang ẩn nấp.Người đang ẩn nấp dưới độ sâu của áo giáp "độ dầy của đất" bảo vệ sự sát thương ghê gớm của pháo,như nghe được sự săn đuổi qua từng gõ gách trong tận cùng của hầm sâu.Ghê lắm chứ,tê tái từng khúc ruốt lắm chứ và chỉ mong chúng..... đừng bắn nữa,nhưng đó là điều không tưởng,hoang tưởng.Vậy chỉ còn mong,....chúng chuyển làn hay sự sai số khi bắn vào điểm chuẩn ban đầu bị sai lệch do độ dung,dật của pháo mà những quả đạn sau không còn tiếp tục dã vào vị trí ban đầu.Và.....,điều đó đã sẩy ra.Khi mà,ngồi dưới hầm sâu hàng loạt đạn nổ lục bục trên đầu mình,như những kẻ đào vàng đang hối hả bổ những nhát quốc mạnh mẽ,vội vã khi đánh hơi dưới lòng đất có vàng. ;D
Với hào chiến đấu có nắp,thường sâu trên 1 mét dưới 1,5 mét,khi quả đạn cối 100 ly nổ ở trên nóc thì cả cái đuôi cối còn nguyên màu cỏ úa lao xuống xuyên qua nắp cắm xuống lòng hào.Với cối lớn 160,khi quả đạn rơi chúng nóc hầm thì độ sâu từ 5 mét trở xuống thì người ở dưới điểm nổ không còn cơ hội sống.

Trích dẫn
1/ ................................nhưng nếu mình đổ đất mới lên thì bọn kia nó lại phát hiện ra chứ ạ ?

phạm vị từ đỉnh 1100 đến sườn từ 100 mét sườn đông và gần 300 mét sườn tây,đạn pháo,cối cày sới chỉ còn một màu đất nâu sẫm.Phía dưới ngoài 100 mét còn nhìn thấy hố pháo mới,phía trên đỉnh hố pháo mới chỉ còn hình phơn phớt lồi lõm,vì địa hình ở đây toàn là cát.Cát bị pháo bắn nhiều,lội sục ngang bẹn như đang lội dưới đồng chũng,chỉ khác là dưới đồng có nước,bùn.Trên đỉnh 1100 chỉ có cát và mảnh pháo,đuôi cối.Khi sửa hầm,hào chỉ cần chú ý đừng làm khác biệt lớn về độ cao của nơi có hầm mới sửa là được.Màu đất mới thì không lo,ở đây sương mù cả ngày,ít khi có trời sáng nên độ ẩm rất cao,hơi nước sẽ là một lớp màu hóa trang hoàn hảo cho từng hạt cát.

Trích dẫn
2/....
Để bảo đảm độ sâu an toàn và tăng cường sức chịu lực của hầm cũ.Bắt buộc phải đào móc hầm cũ lên và đào sâu xuống.

Chào bạn.
Lính Hà Tuyên KH.



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 07:20:53 pm
   Đây chắc là trong " hang ổ " của bác Nguyendinhthang  ;D !

                                                         (http://i807.photobucket.com/albums/yy355/thangcong/IMG_0445.jpg)
    @ bác tuanb5 và bác Xoan xoan !
     Hang Làng lò (Tên địa phương)10 năm BGPB ở mặt trận Vị xuyên,bao người lính đã đến đây,ở đây.Năm 1984,hàng đống ba lô chồng chất, không người về nhận lại.Tại sao ?chủ nhân của nó là chiến sỹ các sư đoàn 31,356,312,313,314,325...hay đặc công,thông tin,trinh sát...(?).Họ không trở về, vì đã nằm lại ở 233,685,772 hoặc 1509.Còn những người may mắn trở về ,đều nhớ hang Làng lò...!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: xuanxoan trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 08:03:54 pm


      Theo các đồng đội từng ở đây đã viết trước ở trang 9 ...thì vị trí này là hang phòng ngự của các điểm chốt phía trên điểm chốt tiền tiêu; tạm gọi như bọn mình là cứ để tập kết trước khi đánh hoặc nhìn vào hang - vị trí này có bao giờ là trạm phẫu không đồng đội? chỉ có một lối ra - thì khe mà nguyễn đinhThắng nói anh em trinh sát hay nằm chính là vị trí hết sức quan trọng để bảo vệ hang này. Không hiểu sao tôi thấy vị trí hang này giống như đồn trú của lính chiến vậy - hết sức quan trọng khi lính ở tuyến trên rút xuống, lính ở dưới lên thay chốt đều ở hang này.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vmt trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 08:21:54 pm
   Đây chắc là trong " hang ổ " của bác Nguyendinhthang  ;D !

                                                         (http://i807.photobucket.com/albums/yy355/thangcong/IMG_0445.jpg)
    @ bác tuanb5 và bác Xoan xoan !
     Hang Làng lò (Tên địa phương)10 năm BGPB ở mặt trận Vị xuyên,bao người lính đã đến đây,ở đây.Năm 1984,hàng đống ba lô chồng chất, không người về nhận lại.Tại sao ?chủ nhân của nó là chiến sỹ các sư đoàn 31,356,312,313,314,325...hay đặc công,thông tin,trinh sát...(?).Họ không trở về, vì đã nằm lại ở 233,685,772 hoặc 1509.Còn những người may mắn trở về ,đều nhớ hang Làng lò...!
Đúng thế bác ạ . Trận 12-7-84 trung đoàn 174F316 và một số đơn vị khác đã trú quân ở đây để tiến đánh 233 và 300-400.Những đống ba lô không người về nhận sẽ mãi khắc sâu vào tâm trí những người còn sống về một cuộc chiến khốc liệt nhiều mất mát hy sinh ...vì một dải biên cương yên bình hôm nay ...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 08:28:27 pm
Nơi đây trong các chiến dịch lớn thì là phẫu của trung đoàn bác ạ, phẫu sư đoàn đặt ngoài Làng Pinh. Vậy nên tối nào cũng có vận tải mang lương thực, thực phẩm và đạn dược vào hang sau đó lại tải thương binh từ hang Làng Lò và hang Dơi ra. Hang Làng lò ngày xưa nó như thế này bác ạ:

 Có con suối ở giữa hang chẩy từ trong ra ngoài cửa hang, lòng hang rộng và cao:

(http://i807.photobucket.com/albums/yy355/thangcong/tt21.jpg)

Và đây là nơi giải quyết đầu ra cho lính trong hang, nó có tảng đá chắn phía trước nên kín đáo lắm:

(http://i807.photobucket.com/albums/yy355/thangcong/tt20.jpg)

 Hồi bọn em lên nó còn có cả những thứ này nằm trong khe suối:

(http://i807.photobucket.com/albums/yy355/thangcong/tt32.jpg)

(http://i807.photobucket.com/albums/yy355/thangcong/tt36.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tuanb5 trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 09:06:51 pm

Biết đâu vào năm 3x của thế kỷ 21, hang làng Lò trở thành nhà nghỉ du lịch . Ở trên gắn biển "Nơi đây , nguyen dinh thang và..."
Mà hang này, so với hầm chốt trên cao điểm 62 hồi bọn tôi đánh K, dư sức đạt chuẩn 5 sao ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 13 Tháng Mười Một, 2012, 09:16:55 pm
   "Hang Làng Lò",của Linh Quany ! bác nguyenhongduc đâu rồi,mau chuẩn bị có chú thích cho tấm ảnh của đồng đội đê.Nơi bác vấp chân vào cây nghiến cửa hang ấy ???...!
-     -     -       -      -        -        -         -        -      -            -             -             -            -         -
Bác Vt738@yahoo.com thân mến . Khi tụi tôi lần đầu tiên vào hang Làng lò , đó là khoảng thời gian cuối đêm , hôm đó trời không trăng sao, tối đen . Khi đồng đội đã vào hang thì tôi còn ở ngoài , lúc leo lên , vấp ngay phải cây nghiến nằm chềnh  ềnh ngay cửa hang . Lúc đó phần vì mệt mỏi do chạy một mạch mấy km , phần lo pháo địch bắn ... Bị một cú ngã trời giáng , ba lô văng ra lăn long lóc , toàn thân đau ê ẩm , trán sưng u do đập vào cây gỗ.May mà đội mũ cối ,
Lúc đó tôi vừa cáu , vừa giận : miệng lầm bầm : không biết bố trẻ nào dỗi hơi chặt cây gỗ nghiến , rồi quăng ra đây để bẫy anh em ?
Hang Làng Lò ngày ấy là nơi tập kết của các đơn vị đi tác chiến ở khu vực 233, 300,400,685.
Nơi đây là Phẫu của E149-f356 hồi 12- 7. Và Phẫu của E153-f356 hồi 18-11-1984.
Phía trên sát với vách đá có một hang nhỏ tựa một cái gác xép, khi đó C18 tt của tôi hạ trại ở đó .Phía dưới từ dòng suối trở sang phải là các tiểu đoàn 4,5,6 và các C trực thuộc 14,15,16,17,24,25 của E 153.Ngày đó trong hang lúc nào cũng tấp nập người ra vào, ánh lửa bập bùng , tiếng nói lâo sao, khói thuốc mù mịt ...Hic. Tôi có cảm tưởng đây là một binh trạm của lính...
Mỗi người lính khi trở về hang Làng Lò có cảm giác như trở về  tổ ấm gia đình vậy . Các bác cựu HG thấy sao?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 09:44:01 am
   Hang Làng lò khoảng năm 81-82,lúc bấy giờ hoạt động qua lại đây chủ yếu ở đây là bộ đội biên phòng,lính địa phương tỉnh Hà tuyên và quân sư 313,đảo nhau thay chốt ghé vào.Ngoài ra  còn các bộ phận trinh sát đủ mọi cấp cũng "Ăn nhờ,ở gứi " tại đây
   Trong số đó có đội trinh sát pháo binh của sở chỉ huy tiền phương,do cụ Thực chỉ huy.Ít khi cụ đi tuyến,công việc của đội là  đo đạc lại các điểm bắn ,để khi có chiến sự lan rộng còn có số liệu sử dụng.Cụ là cây thuốc lào của hang,có lẽ ban đầu cụ chiêu đãi a/e thoải mái quá, về sau không đủ thuốc để chi ,nên dần dần cụ thắt chặt hầu bao.Đôi khi tôi cũng ké cụ được một hai hơi,rồi nằm dài bên cạnh cụ
   Nằm tỉ tê tâm sự mới biết cụ nhập ngũ từ năm năm 59,vậy mà năm đó là năm 82  cụ vẫn mang quân hàm trung úy.Nghe chuyện cụ mới biết đời lính của cụ ,cũng từng qua khắp các chiến trường B,C,K rồi.Nhận xét về chiến tranh cụ cho rằng đánh Mĩ,chúng có lợi thế về máy bay,nhiều trận ta đánh vận động nhưng chỉ lát sau máy bay đến oanh tạc ,trúng đội hình làm ta tan tác,thương vong, vậy là trận đánh bị hủy bỏ.Còn nếu như đánh công bằng ngoại trừ máy bay,thì chúng khó thắng ta.
  Còn với Trung quốc kẻ đang đối đầu với ta lúc đó,cụ cho rằng TQ thì chưa sử dụng máy bay,nhưng chúng lại dùng pháo để trải thảm,ở miền nam Mĩ,ngụy dùng pháo dàn ,pháo bầy nhưng TQ dùng cả một cộng đồng đủ các loại pháo bắn xa bắn gần ,bắn với mật độ dày đặc rai dẳng suất ngày đêm,thật là khủng khiếp
   Câu chuyện của người lính già nhiều lúc nằm nghe, rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.Và khi mình tỉnh dậy trong tiếng lao xao của đoàn quân từ khắp mọi ngả đổ về ,ngoài trời đang tối dần.Ở trần hang trên,lính đặc công lại chuẩn bị đi về phía bên kia biên giới...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 11:10:28 am
  Gơị nhớ hình ảnh các bác ngày xưa tý ạ !

(http://www.necrosant.net/zbxe/files/attach/images/3392/532/005/vietnam.jpg)



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 11:20:17 am
            Vậy thì đố luôn bạn lính quân y trong ảnh ở trên , lính ở trong ảnh đang. " diễn "  là loại lính nào. Mình nhìn ảnh là mình biết ngay


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 11:50:58 am
           Vậy thì đố luôn bạn lính quân y trong ảnh ở trên , lính ở trong ảnh đang. " diễn "  là loại lính nào. Mình nhìn ảnh là mình biết ngay

   Hic. Em là thế hệ sau sao mà biết các âý " diễn" là kiêủ lính nào ạ !  ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 12:21:04 pm
  Gơị nhớ hình ảnh các bác ngày xưa tý ạ !

(http://www.necrosant.net/zbxe/files/attach/images/3392/532/005/vietnam.jpg)


Mấy bác này văn nghệ để chụp ảnh thôi các bác.còn nếu mà thật...thì bay hết mũ.Nếu không ,vỏ đạn bay ra cũng...hỏi thăm má nhau...???
   


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 12:45:48 pm
         Ảnh đóng để chụp thì chính xác rồi . Nhưng ở đây là lực lượng nào cơ .


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 12:51:17 pm
         Ảnh đóng để chụp thì chính xác rồi . Nhưng ở đây là lực lượng nào cơ .

Họ là đồng nghiệp cũ của bác huonghn76 mà, có khó khi nhận ra nhau đâu


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 01:00:51 pm
        Cám bác Longtrec .Bác trả lời rất vui và hóm hỉnh


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: binhyen1960 trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 01:14:29 pm
(http://www.necrosant.net/zbxe/files/attach/images/3392/532/005/vietnam.jpg)

 Gợi nhớ thì được chứ nếu là thật thì sẽ có nhiều điều để bình luận đấy. Dưới con mắt người lính, chúng ta cùng bình luận nhé. ;D

 Một khúc giao thông hào theo tôi ước tính khoảng trên 20m mà có đến 12 chú lính chiến đấu phòng ngự thế này thì khá là nguy. Quá dày đội hình trong khi phía TQ có ưu thế mạnh hơn ta là pháo binh.

 Lính BGTN sợ nhất là đội hình dày, chỉ tổ làm mục tiêu cho địch nó nện, lính hỏa lực B sau khi "nện" là phải di chuyển vị trí. Vì thế luôn tản rộng đội hình, có hầm tránh pháo, chia nhau kèm hỏa lực với những hố chiến đấu cá nhân và có thể có giao thông hào liên kết. ;D

 Ảnh chụp có tính cổ động thì thế nào cũng được, nhưng là thật thì chắc trên BGPB sẽ không như ảnh. ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 01:27:28 pm
           Ảnh đóng để chụp mà các bác .Quần áo mũ mãng sạch đẹp ,súng thì chưa bám bụi .Chứ đánh nhau thật mà kiểu này ,thì có mà khênh không kịp


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 03:52:37 pm
   Đúng là không qua mắt được các bác lính chiến .  ;D . Nếu như này thì bên kia họ cũng đang " diễn" phải không ạ !

(http://www.necrosant.net/zbxe/files/attach/images/3392/532/005/pla2.jpg)





Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 04:07:06 pm
   Đúng là không qua mắt được các bác lính chiến .  ;D . Nếu như này thì bên kia họ cũng đang " diễn" phải không ạ !

(http://www.necrosant.net/zbxe/files/attach/images/3392/532/005/pla2.jpg)




Bên này thì phải nhìn ngược lại các bác ạ.nó lại không phải diễn đâu.Mà "biển người"  thế là còn ít đấy...!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 04:21:41 pm
    Cảnh thật đang dồn quân từ vị trí tập kêt lên phía trước


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 04:25:47 pm
   Em thấy đối thủ các bác như đang diễn vì nhìn chiếc xe tăng hành tiến mà nòng súng máy lại quay ngược về sau. Ngoài đường lố nhố đầu lính đi nghênh ngang mà mấy ông trong hào thì núp núp .

  Chiến thuật biển người lên cứ hai, ba người một khẩu súng như trong ảnh phải không các bác !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 04:36:31 pm
Khẩu súng máy 12,7 ly. có thể cảnh giới phòng không .Lúc này còn cách xa trận địa .Chưa phải là lúc chuẩn bị tấn công


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 04:39:59 pm
Có bác lào thông tỏ 400 không?

em có một thắc mắc thế này.tq đánh chiếm mất điểm cao 400 của ta,ta đã nhiều lần tổ chức tấn công lấy lại,song không thành công.có lần lấy được,song không giữ được.thế thì,tq bố chí quân trên đó như thế nào?chủ quan mà nói,tq chỉ cần bố chí một khẩu 12,7 hay 14,5 cắm lòng xuống ngã ba thanh thuỷ,coi như chặn đứng con đường này.thứ hai.đồi đài là vị trí quan trọng đã nhiều lần ngăn chặn tq dọc bờ tây sông lô.ở đây quân 313 đã có nhiều trận kịch liệt tay đôi với tq. năm 85 đúng 12 giờ trưa, trời quang mây tạnh,lính tq mặc toàn quần áo đen liều mạng đánh chiếm điểm cao.quân 313 lợi thế trong phòng ngự,đã tiêu diệt rất nhiều lính tq.liều mạng tấn công mấy lần không được,chết nhiều,tq tự bỏ cuộc không tấn công nữa.nhưng đứng ở đồi đài,nhìn lên 400 rất sợ.bởi ví trí đồi đài em có cảm giác lằm ngang ngang,thậm chí hơi chếch phía sau 400.ở đây toàn đá tai mèo,không có hang ,công sự toàn phải lợi dụng các hủm đá có sẵn,dùng bao cát vây thêm.cây cối đã phát quang do pháo tq.mỗi lần đi lại,tiểu đoàn trưởng Thảo luôn chỉ ngược lên đầu,ý nói kẻo trên 400 nó nhìn xuống phát hiện ra.chủ quan mà nghĩ,từ trên 400 nó chẳng cần dùng súng chỉ dùng đá cũng khống chế được đồi đài.thế mà suốt cuộc chiến tq chưa bao giờ lấy được đồi đài mặc dù trong tham vọng rất muốn đánh chiếm điểm cao này.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tai_lienson trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 05:51:24 pm
  
     Giai đoạn bọn tôi thì thấy như thế này bác   Maianh ! ạ
    Bình độ 400 cách 685 bằng bình độ 300, cao và dốc đứng về phía ta  phía Tàu thoai thoải . Địch trên đó phải đối phó với ta tại Cót ép , A 21 .   A 21  là mỏm nằm cuối dãy 400 bên ta cao bằng địch ,2 bên  cách nhau thung lũng nhỏ đường chim bay độ 5-70m  ,.
      Mặt khác  Địch không thể đặt hỏa lực lớn trên 400 được vì  nếu lộ sẽ ăn đạn pháo  bắn thẳng của ta từ 812. Nếu không thì ăn ĐK hoặc 12,7 từ bên Pha hán bắn sang , Chú ý là từ bên Pha hán các loại hỏa lực đi cùng của ta khống chế được hầu như phía sau của dãy 400. Mỗi khi vận tải đưa cơm cho A 21 hoạc 6a , 6b thì hỏa lực của ta bắn sang kiềm chế  400 địch  ( Tuy nhiên là phải thay đổi quy luật bắn để địch không biết được ý đồ để bắn pháo ngăn chặn
    Địch chỉ dùng được pháo lớn phia sau và 37 từ 1250 bắn thẳng sang  Đồi Đài
   Đồi Đài  có 2 phần . Phần cao ta giữ . phần thấp hơn về phía Tây bắc địch giữ
    Đồi đài được chi viện bởi hỏa lực  đại liên , cối của ta từ 6 A , 6 B , A 21 và khẩu KM dặt trên đỉnh hang Dơi
  và pháo lớn phía sau nên không dễ gì địch đánh được


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 06:16:20 pm
Em lại lôi cái ảnh này lên phát. Các bác chú thích giúp em các điểm ở trong ảnh này được không ạ?

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/z113.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tuanb5 trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 06:59:28 pm

Rất mong các bác cựu Hà giang "Phục vụ" bác chiangshan và những người muốn tim hiểu cuộc chiến năm xưa.
Quả thật, các bác kể về những điểm cao, những vị trí mà không có hình minh họa thì những người chưa lên đó rất khó hình dung.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: xuanxoan trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 07:11:20 pm

       Lại bọn lính áo đen nữa, giống như pót phốt của lính K  của bên Tuanb5 hỉ...anh em Hà Giang đâu vào kể cho nghe dãy điểm cao trên ảnh và sự ngoan cường của điểm chốt cop F A21 của anh em đi.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 08:55:21 pm
Cảm ơn bác tai-liên son!


rất rõ ràng,rành mạch.đúng như bác nói.bên pha hán,đi từ cầu treo qua ,chếch tay phải đi lên khoảng 7-8 trăm mét.hồi 85 tiểu đoàn em có một C cối 82 cùng một khẩu đội dk lằm tại đây.mục đích chính chắc hỗ chợ cho đồi đài và dọc bờ tây sông lô,trong đó có cây chuối và cây khô.hôm nay mới thấy bác nhắc đến khẩu km trên đỉnh hang dơi.thể nào,ở dưới lính ta nhất là buổi tối,ánh lửa hắt xuống suối,tiếng nghi ta bập bùng,cứ ngỡ như thị xã quanh đây.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 09:42:18 pm
Em lại lôi cái ảnh này lên phát. Các bác chú thích giúp em các điểm ở trong ảnh này được không ạ?
(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/z113.jpg)

Thưa các bác ccb QSVN. Đối với anh em cựu binh HG thì không lạ lẫm địa bàn Thanh thủy Vị xuyên , song anh em ccb khác có lẽ sẽ dễ hình dung nếu có chú dẫn trên tấm bản đồ của bác Changsian@.
Tôi xin dẩn giải như sau :
Các bác hãy tách riêng tấm bản đồ thành 2 phần : Đông sông Lô và Tây sông lô
- Phía Đông sông Lô có điểm cao 1250,( còn gọi là Giả âm sơn ) , điểm cao 1030 ( còn gọi là Núi bạc), Dãy Pha hán , Sân bay Phong quang.
-Phía  Tây sông Lô :
Các bác lấy điểm cao 685 , làm tâm - điểm cao 685 nằm sâu nhất -cách đường biên > 2km về phía Đông nam . Lùi ra sau ĐC 685, về phía ĐN là điểm cao 468. , Hang Làng Lò.
Xa hơn về phía Đông bắc 685 là các ĐC 233, 300, 400:
Tiếp giáp với 685 về phía Tây bắc là điểm cao 772, sau 772 là bình độ 1100, 1200, 1509.
Xa hơn về phía Tây nam của 1509 là bình độ 600, 812, :
Từ điểm giao cắt của sông Lô với suối Thanh thủy xuôi về Nam khoảng 2km là Làng Ping, ..v.v...
Chúc các bác mạnh khỏe.  


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 09:50:56 pm
   Cái này bác Khanhhuyen có thể ghi chú thích lại bằng tên các điểm cao các bác hay gọi vào luôn tấm ảnh được không ạ. Em nhìn mãi toàn thấy K, M , N v..v..v mà vẫn chưa ...hình dung ra được. Có lẽ em dốt môn này quá !

   Những chú thích chân bức ảnh là gì đấy ạ ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 10:05:53 pm
Em lại lôi cái ảnh này lên phát. Các bác chú thích giúp em các điểm ở trong ảnh này được không ạ?

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/z113.jpg)

Tấm hình này chụp từ sườn 1250 nhìn sang dãy 2000 Tây Côn Lĩnh,những điểm mang chữ cái màu đỏ là nơi địch chiếm giữ.Những điểm mang chữ cái màu đen do ta chốt giữ,ở đây có thể cảm nhận rõ sự ác liệt,qua màu trắng của núi đá vôi khi bị hỏa lực của pháo,cối nện vào.
phóng to tấm hình để cả nhà cùng dễ soi. ;D



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 14 Tháng Mười Một, 2012, 10:34:28 pm
  Như vậy bên màu đỏ (Quân TQ) cây cỏ còn xanh lắm ,chứng tỏ pháo cối ta nện không thấm tháp gì các bác ạ.Còn bên ta đất đai bạc phếch thế kia...làm gì a/e ta ở đấy chả ...mệt !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Ampin trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 12:13:30 am
Cái ngày nó chụp, có lẽ ta chưa lấy 211 mà TQ ký hiệu là mỏm C.

Các bác nhỉ?

Sau khi nó đánh tái chiếm A6b, mãi không được từ 31/5/-12/5/85. Hình như nó quay sang đánh đồi Đài, đúng hôm bác Etr E567 mang 1 can 20 lít lên đó uống với anh em chiến sĩ. Tàu nó còn vác loa kêu...đồng chí  Lục sĩ S(đã mất rồi, cách đây vài năm) về với...chính nghĩa quốc gia. Rồi đăc công Tàu tràn lên chốt, cả bọn áo đen, lẫn áo vàng, áo xanh...1 số anh em bị choáng ???

Vụ này lạ thật, tại sao nó biết bác LSS lên đồi Đài? Hay lại có....cán bộ quân báo cỡ bự bán tin ông lên chốt, cho tụi sơn cước, các bác nhỉ ??? ::) :P

 Mặt ông Etr đỏ gay, ngất ngưởng, sau 3 bát rược ngô nhạt toẹt, nói : Say oánh mới tít, anh em chơi bằng B41 là chính, đồi Đài chủ yếu là đất đỏ. Tất nhiên là có sự hỗ trợ đắc lực từ A 6a, Đá pháp, cối và các loại đạn to như chuôi liềm, thi nhau vãi xuống bọn đăc nhiệm Tàu.

Trận này có 1 bác bắn tới 10 quả B. Khá ù tai, loạng choạng.  Nhưng sau giải ngũ, về làng, mới biết bên hồ Âm pin, 2 bác E174F5 còn bắn vài chục phát trong 1 trận. Thất kinh luôn ???

Sau 2 hiệp đấu, thời gian tính theo kiểu chọi gà . Trọng tài(đài quan sát) bảo "thôi". Lính chốt, cũng chẳng dám xuống đếm xem có...3700 tử sĩ TQ hay không? Còn lính đài quan sát nói:Muốn xuống tận nơi để kiếm bộ áo...giáp sắt,hy vọng giải ngủ vể mặc đi dọa ma, hoặc kiếm  đôi đúc Tàu hoặc bộ quần áo Tô châu, cái mũ cối sau này về quệ còn đi tát cá. Nhưng không dám vì xác tử sĩ nó nát bét trong các khe đá, lẫn đất đỏ quạch. Khoảng tuần sau thì cũng bớt mùi uế khí. Rốt cuộc xác họ cũng chẳng ai dám nhặt?

Cũng từ đó, nó không dám đụng vào 6A,6B, Đồi đài nữa. Biết sợ là tốt rồi, để bọ đây còn tranh thủ mài vòng tay vòng cổ về tặng thiếu nữ quê nữa chứ ??? 8) ::)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 08:59:21 am
Em lại lôi cái ảnh này lên phát. Các bác chú thích giúp em các điểm ở trong ảnh này được không ạ?

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/z113.jpg)

Thưa các bác ccb QSVN. Đối với anh em cựu binh HG thì không lạ lẫm địa bàn Thanh thủy Vị xuyên , song anh em ccb khác có lẽ sẽ dễ hình dung nếu có chú dẫn trên tấm bản đồ của bác Changsian@.
Tôi xin dẩn giải như sau :
Các bác hãy tách riêng tấm bản đồ thành 2 phần : Đông sông Lô và Tây sông lô
- Phía Đông sông Lô có điểm cao 1250,( còn gọi là Giả âm sơn ) , điểm cao 1030 ( còn gọi là Núi bạc), Dãy Pha hán , Sân bay Phong quang.
-Phía  Tây sông Lô :
Các bác lấy điểm cao 685 , làm tâm - điểm cao 685 nằm sâu nhất -cách đường biên > 2km về phía Đông nam . Lùi ra sau ĐC 685, về phía ĐN là điểm cao 468. , Hang Làng Lò.
Xa hơn về phía Đông bắc 685 là các ĐC 233, 300, 400:
Tiếp giáp với 685 về phía Tây bắc là điểm cao 772, sau 772 là bình độ 1100, 1200, 1509.
Xa hơn về phía Tây nam của 1509 là bình độ 600, 812, :
Từ điểm giao cắt của sông Lô với suối Thanh thủy xuôi về Nam khoảng 2km là Làng Ping, ..v.v...

Đến khổ,  ;D; mấy "ông lão" phía bắc cứ "bom" em: "chay quá, chay quá quangcan ơi"  ;D.
Thôi thì bớt chút thời gian, đưa một vài chú thích nho nhỏ lên để các bác dễ tưởng tượng hơn. Tuy vậy xin đặc biệt lưu ý một số điểm sau:
- Bản đồ đường biên giới là tạm vẽ. Nếu nhìn kỹ các đỉnh 1509 và 772 ở sát trên đường biên giới, các bác sẽ thấy rất rõ, các điểm đánh dấu vị trí (vòng tròn bao chữ x ) các cao điểm đều nằm trên đất ta. Còn các chữ số là do khi vẽ, chú thích các đường bình độ nên đặt ở vị trí đó để chỉ, chứ không phải cứ số đó ở đấy là đúng vị trí đó.

Bản này em đã mô tả, chú thích và khoanh rất rõ các vị trí cao điểm mà các bác cựu biên giới phía Bắc nhắc đến:
- tây sông Lô: màu xanh
- đông sông Lô: màu đỏ (phía sau màu nâu)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 11:00:39 am
@Quangcan: Xin thay mặt ae cựu binh HG , cám ơn QC @ đã bỏ công sưu tầm và dẫn giải các cao điểm trong khu vực Thanh thủy Vị xuyên .Giờ thì các bác ccb có thể tra cứu vô tư nhé .
@Ampin: Khi quân ta mở chiến dịch 18-11-1984.
Phía 685 do E153-F356 đảm nhiệm.
Phía 300,400 do E149-F356 đảm nhiệm+ 1d đặc công .
Phía 1030 do F31 phụ trách.
Khi chiến dịch đi vào giai đoạn ác liệt , Ta đã làm chủ mỏm E1 của 685, mỏm A3 của 300-400. Nhưng khi Đặc công rút khỏi A3 , thì quân TQ tràn lên , lúc này các dàn BM ( pháo phản lực ) được lệnh trút lửa xuống trận địa ...Do đó quân TQ mới thành một mớ bầy nhầy đó bạn Ampin@ ạ.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 11:48:59 am
Ảnh bác KH và bác đức Phốt lên là chụp từ sườn 1250 xuống, toàn bộ khu vực 300, 400.. Những kí hiệu đỏ là khu vực chúng đã chiếm. chữ đen là chốt của ta. Chữ A đỏ là 233,B là đồi đài, c là A 6, D là đồi cây khô đây là nơi chúng bị pháo ta bắn ác liệt ngày 18/11/85, nhất là hõm tiếp giáp 400, C là 300 đất, F là 400. C và F trong chiếm dịch chúng bị bắn hơn 5 ngày toàn pháo 152, 105 của ta bắn phá hoại, đầu 233 sang phải 2 mỏm chúng tôi gọi là đồi chuối chỗ này hầm hào nhiều hơn có trận địa cối 60 nghi là SCHd của chúng, là vị trí bắn của pháo khi chuyển làn cho BB tấn công 300,400. Khu vực này mà chụp từ dông 700 Pa hán thì rõ lắm. Dãy 233 chúng cũng ít khi đi lại, vì nếu bị phát hiện là bị pháo ở bên pha hán hỏi thăm ngay. Bên trái đồi đài và 233 là đồi cô ích sát sông lô là nơi ta và địch cũng thường xuyên pháo kích đến nỗi ko làm được hầm, nởa về ta có vách đá, nên địch có chiếm được cũng ko dám ở lại. Người chụp bớc hình này chắc ở trận đia bắn thẳng của chúng. Cảm ơn các bác đã pót bức hình này.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 12:35:05 pm
                                            
                                             
                                              Em lại lôi cái ảnh này lên phát. Các bác chú thích giúp em các điểm ở trong ảnh này được không ạ?

                                            (http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/z113.jpg)




  Nhìn hình ảnh và giải thích của các bác,thú thực hôm nay tôi mới hiểu rõ ý đồ của chủ nhân tấm hình.Nhớ lại ngày đó,(Sau 10/5)tuy mình đã thoát ra ngoài.Nhưng vẫn cứ nghe những tiếng bùng bục,pằng pặc,oành oành rền dĩ suất ngày đêm từ phía trong vọng ra,rồi tiếng xé gió xoèn xoẹt của đạn hỏa tiễn ,pháo tầm xa bay qua đầu rơi xuống đâu đó ở ngòai kia
  
    Không biết là trong số người hằng ngày vẫn ra vào diễn đàn đây,có bao nhiêu bác ngày đó đã từng nằm trong đám bụi đất đỏ kia để chờ giặc (?)Và để làm cỏ được bằng kia diện tích đồi núi (Hơn 100 ha rừng rậm), biết có bao nhiêu tấn đạn đã đổ xuống ...??
    
   Vậy mà ở đó những người lính chúng ta vẫn ngày đêm ôm súng chặn giặc,họ quả là những anh hùng...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 01:05:32 pm
Khu vực 400 này sau ngày 12/7/84 vẫn xanh ngắt và nhiều cây gỗ quí nữa.trước PB f có đài ở 400 bị địch tấn công và bắt mất 1 bt T/s, nên phải di chuyển hết các trận địa. Chỉ từ khi bắt đầu chiến dịch M4 nó mới bị  biến thành lò vôi thế kỉ. Kể cũng lạ sau khi bị ta pháo kích sáng ra là chung lại xếp được bao cát xanh lên 300 rồi. bên Phải đồi cây khô khi bị ta phát hiện chúng ko dám tấn công A 6 nữa, vì đó là nơi tử thần của chúng. Do chúng biết bên Pha hán rất quan trọng đối với khu vực 400, nên chúng chuyển hướng tấn công sang Pha hán ngày 23/9/85 nhưng bị ta chặn đánh quyết liệt bị hao tổn nhiều chúng mới thôi ý định. Mặc dù vậy chúng lại tăng cường 1d pháo lựu 122 ở Man kang và 4 khẩu pháo 85mm ở 715 để khống chế khu vực này, vì thế lực lượng ta ở khu vực này gắp rất nhiều khó khăn và ác liệt. Chỉ huy mặt trận giao cho PB phải tiêu diệt trạn địa pháo 85mm này nhưng đành bất lực, vì chúng làm trận địa quá kiên cố, lại chênh vênh trên vách ko bắn được, pháo bắn thẳng của ta ko có nơi bố trí, B 72 ko bắn tới đành để bộ đội ta khu vực này phơi lưng chịu pháo của chúng. để đáp lại mỗi khi chúng bắn vào trận địa ta thì ta lại bắn vào trận địa của chúng, nhất là đòi chuối quả có hiệu quả.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 01:10:38 pm
Em lại lôi cái ảnh này lên phát. Các bác chú thích giúp em các điểm ở trong ảnh này được không ạ?

(http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/z113.jpg)

Thêm cái hình của bác khanhhuyen.

(http://i409.photobucket.com/albums/pp177/dangphuho/20581168.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 02:12:11 pm
Khu vực 400 này sau ngày 12/7/84 vẫn xanh ngắt và nhiều cây gỗ quí nữa.trước PB f có đài ở 400 bị địch tấn công và bắt mất 1 bt T/s, nên phải di chuyển hết các trận địa. Chỉ từ khi bắt đầu chiến dịch M4 nó mới bị  biến thành lò vôi thế kỉ. Kể cũng lạ sau khi bị ta pháo kích sáng ra là chung lại xếp được bao cát xanh lên 300 rồi. bên Phải đồi cây khô khi bị ta phát hiện chúng ko dám tấn công A 6 nữa, vì đó là nơi tử thần của chúng. Do chúng biết bên Pha hán rất quan trọng đối với khu vực 400, nên chúng chuyển hướng tấn công sang Pha hán ngày 23/9/85 nhưng bị ta chặn đánh quyết liệt bị hao tổn nhiều chúng mới thôi ý định. Mặc dù vậy chúng lại tăng cường 1d pháo lựu 122 ở Man kang và 4 khẩu pháo 85mm ở 715 để khống chế khu vực này, vì thế lực lượng ta ở khu vực này gắp rất nhiều khó khăn và ác liệt. Chỉ huy mặt trận giao cho PB phải tiêu diệt trạn địa pháo 85mm này nhưng đành bất lực, vì chúng làm trận địa quá kiên cố, lại chênh vênh trên vách ko bắn được, pháo bắn thẳng của ta ko có nơi bố trí, B 72 ko bắn tới đành để bộ đội ta khu vực này phơi lưng chịu pháo của chúng. để đáp lại mỗi khi chúng bắn vào trận địa ta thì ta lại bắn vào trận địa của chúng, nhất là đòi chuối quả có hiệu quả.
   Bác pb47@ Khu vực của tấm hình bác chiangshan đưa lên ,trước chiến dịch M4-Hay còn gọi là chiến dịch thung lũng xanh-.Tôi biết khá rõ,năm 1979 khi biên giới có biến động a/e ta lên núi chặt toàn gỗ quí như:đinh,nghiến,lát ...về lót hầm hào.còn chỗ nào đá vôi dây leo phủ kín mít,rừng rậm rịt.Ở đây có rất nhiều ong mật,quân ta bắt được mật ăn khé cổ,chỉ tội sau đó mắt anh nào cũng béo híp.

   Nơi đây trước khi chiến tranh xảy ra,nó là nơi có quy chế biên giới nên dân không được vào chặt phá rừng(Ngày đó dân sợ luật pháp lắm).Vậy mà sau các chiến dịch,gỗ thành bột,đá thành ...vôi.khủng khiếp quá

   Nhiều lúc về rồi còn cứ nghĩ đến cái xe tăng thép dày dặn vậy hay khối đá núi ở ngã 3 Thanh thủy cứng rắn là thế ,mà xe tăng thì nằm bẹp còn núi đá hóa vôi vậy mà người lính vẫn phải nằm ở đó.Chiến tranh không thể tưởng nổi


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 04:09:38 pm
Thêm cái ảnh của bác chiangshan khu 400 đã rõ toàn bộ cả dồi cô ích, đá pháp nữa. Vào lúc 5h30 ngày 23/9/85 các trận địa pháo, cối địch đột nhiên bắn mãnh liệt vào trận địa PN của c5/d5 chúng tôi gọi là khu a rừng xanh và các vùng phụ cận.khu vợc làng đài hang hòn nhanh chóng ra vị trí Q/S, sẵn sàng chiến đấu. đây là khu vực đảm nhiệm mà đơn vị tôi phải chi viện. tôi lệnh cho đơn vị nổ súng bắn chặn quyết liệt khu Ạ 5. mốc 13. Đồng thời báo cáo lên cấp trên, mới bắn được vài loạt thì đài Q/S bị địch bắn ác liệt, thông tin bị chế áp ko LL được.Tôi phải yêu cầu hỏa lực cấp trên phía tây sông lô chi viện. khoảng 8h10 qua QS và trên thông báo địch đã chiếm được chốt rừng xanh vì nhìn thấy địch khiêng xác đi ngược về phía mốc 13, và xác người nằm trên nóc hang đá a tiền tiêu ko của ta hay địch. Lúc này chúng tôi vẫn bắn chặn ở phía trước cùng c cối 82 của d.Đến chiều xác định chắc chắn đã mất, theo yêu cầu của BB chúng tôi bắn trùm vào trận địa PN ko cho chúng củng cố trận địa và hỗ trợ cho LL ta còn sót rút về sau. Đồng thời f điều 1b B 72 lên bắn 3 quả vào hang đá, hang này quay về ta. Quả đầu trượt, 2 quả sau trúng hang.Lệnh trên yêu cầu dP của tôi cùng c cối 160 tiếp tục bắn phá hoại để ta phản kích chiến lại, do vậy cả đêm ngày 24 chúng tôi duy trì hỏa lực luôn bắn vào khu địch đã chiếm. Giờ G xác định 5h30 ngày 25 pháo chuyển làn bắn vào a 5 và mốc 13 để BB xung phong. khoảng 4h45 lệnh trên ngừng bắn vì xác định địch đã rút, do ta ko nắm được. Đây là trận chiến đấu hiệp đồng hiệu quả nhất, chỉ sau 1 ngày ta đã phản kich đánh chiếm lại được trận địa đã mất. Cho dù chúng có chiếm được chưa chắc chúng đã giữ được vì tất cả cửa hầm đều quay về phía ta, hơn nữa pháo ta cũng ko cho chúng có thời gian củng cố khu đã chiếm. Đây cũng là bài học về sau khi mất chốt ta dùng hỏa lực khống chế ko cho chúng có thời gian củng cố


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 09:45:39 pm
Thêm cái ảnh của bác chiangshan khu 400 đã rõ toàn bộ cả dồi cô ích, đá pháp nữa. Vào lúc 5h30 ngày 23/9/85 các trận địa pháo, cối địch đột nhiên bắn mãnh liệt vào trận địa PN của c5/d5 chúng tôi gọi là khu a rừng xanh và các vùng phụ cận.khu vợc làng đài hang hòn nhanh chóng ra vị trí Q/S, sẵn sàng chiến đấu. đây là khu vực đảm nhiệm mà đơn vị tôi phải chi viện. tôi lệnh cho đơn vị nổ súng bắn chặn quyết liệt khu Ạ 5. mốc 13. Đồng thời báo cáo lên cấp trên, mới bắn được vài loạt thì đài Q/S bị địch bắn ác liệt, thông tin bị chế áp ko LL được.Tôi phải yêu cầu hỏa lực cấp trên phía tây sông lô chi viện. khoảng 8h10 qua QS và trên thông báo địch đã chiếm được chốt rừng xanh vì nhìn thấy địch khiêng xác đi ngược về phía mốc 13, và xác người nằm trên nóc hang đá a tiền tiêu ko của ta hay địch. Lúc này chúng tôi vẫn bắn chặn ở phía trước cùng c cối 82 của d.Đến chiều xác định chắc chắn đã mất, theo yêu cầu của BB chúng tôi bắn trùm vào trận địa PN ko cho chúng củng cố trận địa và hỗ trợ cho LL ta còn sót rút về sau. Đồng thời f điều 1b B 72 lên bắn 3 quả vào hang đá, hang này quay về ta. Quả đầu trượt, 2 quả sau trúng hang.Lệnh trên yêu cầu dP của tôi cùng c cối 160 tiếp tục bắn phá hoại để ta phản kích chiến lại, do vậy cả đêm ngày 24 chúng tôi duy trì hỏa lực luôn bắn vào khu địch đã chiếm. Giờ G xác định 5h30 ngày 25 pháo chuyển làn bắn vào a 5 và mốc 13 để BB xung phong. khoảng 4h45 lệnh trên ngừng bắn vì xác định địch đã rút, do ta ko nắm được. Đây là trận chiến đấu hiệp đồng hiệu quả nhất, chỉ sau 1 ngày ta đã phản kich đánh chiếm lại được trận địa đã mất. Cho dù chúng có chiếm được chưa chắc chúng đã giữ được vì tất cả cửa hầm đều quay về phía ta, hơn nữa pháo ta cũng ko cho chúng có thời gian củng cố khu đã chiếm. Đây cũng là bài học về sau khi mất chốt ta dùng hỏa lực khống chế ko cho chúng có thời gian củng cố

-         -           -            -             -            -         -          -            -             -             -            -       -           -             -              -             -            -
Thưa các bác .Hồi 1984-1985 các trận địa pháo binh của ta ở mặt trận Thanh thủy tuy không nhiều bằng phía Trung quốc . Nhưng để chế áp các trận địa pháo của địch ở 1509, 772 ,v.v... Thì cũng không phải là khó .
Khi ta mở chiến dịch hồi 18-11-1984. Pháo binh mặt trận bắn 3 ngày .
Khi đich phản công hòng đẩy bật ta ra khỏi khu A , chúng đã nếm mùi pháo binh VN
Khi đó những hỏa lực mà quân TQ ngán nhất là  : lựu 105mm.( TQ vốn kỵ giơ Mỹ ) M79, M72 và nhất là lựu 152mm của Liên xô và Ba lan.
Lúc ở Ngọc đường tụi tôi thường thấy phía TQ loan tin : Sư đoàn sơn cước ( chỉ sư đoàn 356 ) đã pháo kích vào trận địa ( TQ) đồng thời phía TQ cũng rêu rao ta bắn vào rừng cao su của lâm trường Thiên bảo ...Đúng là vừa ăn cướp- vừa la làng .
Điều đó cho thấy pháo binh của ta cũng gây cho quân TQ nhiều thiệt hại.   ,


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 15 Tháng Mười Một, 2012, 10:18:29 pm
   Tôi có câu hỏi chưa giải đáp được mấy chục năm vẫn để trong đầu,dịp này nhờ bác nguyenhongduc và bác pb47
   Câu đầu giành cho bác nguyenhongduc:Ở trên mặt trận Vị xuyên,những năm chiến tranh.Có một giai thoại rằng:Trên đỉnh 2000,ta đặt một đài thông tin hàng ngày thu phát những thông tin ...ảo.Kiểu "hữu danh vô thực",một lần tình báo TQ giải mã được một tin.Chúng gọi pháo bắn vào điểm X,để tiêu diệt một đơn vị Y của ta suất 3 ngày đêm liền.Nhưng chúng có biết đâu rằng,nơi chúng đang bắn chỉ là một khu rừng tái sinh
   Điều muốn nghe bác giải thích là trong chiến tranh :Thông tin các bác có hay làm các việc đó không ?
   Câu 2 giành hỏi bác pb47 :Một lần ở thung lũng Ma kan phát hiện nhiều lều bạt,ta cho rằng quân TQ đang trú quân.Ngay lập tức pháo được gọi bắn tới,đương nhiên chỉ ít giờ sau số lều bạt ấy bay đâu mỗi nơi một mảnh.Nhiều ngày sau lại có lều bạt,các bác đặc công sang, ghé qua xem chúng ăn ở thế nào(?) mới tá hỏa tòan lều phủ lên bụi cây.Thế là nó  lừa lại ta,chuyện đó bác nghĩ có thể không ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 12:09:33 am
   Tôi có câu hỏi chưa giải đáp được mấy chục năm vẫn để trong đầu,dịp này nhờ bác nguyenhongduc và bác pb47
   Câu đầu giành cho bác nguyenhongduc:Ở trên mặt trận Vị xuyên,những năm chiến tranh.Có một giai thoại rằng:Trên đỉnh 2000,ta đặt một đài thông tin hàng ngày thu phát những thông tin ...ảo.Kiểu "hữu danh vô thực",một lần tình báo TQ giải mã được một tin.Chúng gọi pháo bắn vào điểm X,để tiêu diệt một đơn vị Y của ta suất 3 ngày đêm liền.Nhưng chúng có biết đâu rằng,nơi chúng đang bắn chỉ là một khu rừng tái sinh
   Điều muốn nghe bác giải thích là trong chiến tranh :Thông tin các bác có hay làm các việc đó không ?
   Câu 2 giành hỏi bác pb47 :Một lần ở thung lũng Ma kan phát hiện nhiều lều bạt,ta cho rằng quân TQ đang trú quân.Ngay lập tức pháo được gọi bắn tới,đương nhiên chỉ ít giờ sau số lều bạt ấy bay đâu mỗi nơi một mảnh.Nhiều ngày sau lại có lều bạt,các bác đặc công sang, ghé qua xem chúng ăn ở thế nào(?) mới tá hỏa tòan lều phủ lên bụi cây.Thế là nó  lừa lại ta,chuyện đó bác nghĩ có thể không ?

-                 -                   -                         -         -                   -                   -                         -           -                 -                      -                        -
Bác vt738@yahoo.com thân mến , câu hỏi của bác cũng có nhiều người đã hỏi em.
Xin trả lời bác như sau  : sự việc đó là có thật - vì hồi 12-7-1984 lúc đi phối thuộc cho e 149 f356 ,tụi em nằm ở phẫu sư đoàn tại bình độ 600, thấy pháo TQ thi nhau nã vào một cánh rừng ở 812, chỉ thấy đất cát văng tung tóe, vì ở đó chẳng có trận địa pháo nào .
Còn chuyện tung tin giả là do Đài kỹ thuật QK 2 bác ạ . Thông tin 2w tụi em là trực thuộc trung đoàn bộ binh .nên không có nhiệm vụ đó bác ạ.
Thân .


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tai_lienson trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 08:50:21 am
(http://[img][img][img])[/img][/img][/img
     Toàn cảnh hướng Thanh thủy từ 12/85 về sau
 Ta chốt : A 21, 6A, 6 B (dưới chân 6b có hầm địch )
              Đồi đài : dưới chân mỏm thấp Đồi Đài có địch ( điểm cao B bác PB@ nói Đồi đài là không đúng , đó là dông của 400 kéo xuống địch ở ) Đồi Đài cũng toàn đá , Mai anh @ nhớ đồi đất là nhầm , phía dưới chân mới có đất ta đào giao thông hào nối từ Đa pháp 1 sang
            Đá pháp 1,2,3
            Cô ích
   Địch : 400 ,Cây khô  ,300, 685, đồi chuối  ( Đồi chuối nửa đá nửa đất cách  Cô Ích yên ngựa chừng 50 m, các bác nhìn kỹ sẽ thấy nửa đá giáp Cô ích trắng xóa , nửa sau hướng Tàu đỏ quạch . duy nhất chỉ đồi này có đất)
        Trước đây  tôi cũng đã có gửi ảnh lên mạng  lâu ngày quên mất   Mày mò cả ngày trời mới vẽ và đưa lên được , vất vả quá . Vẽ địch màu xanh hoặc đên nhưng các màu đó không nổi , các bác thông cảm
   Phía sau ta có hang Dơi, sau nữa có 673 ,812 dọc dông đồi đi từ 812 lên Cốc nghè có nhiều vệt đất trắng đó là kết quả các cuộc đấu pháo  và đánh pháo của Tàu . Từ 812 phải qua Bãi Nghệ dài mới đến Cốc Nghè



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 04:57:47 pm
Chào bác tai-lienson !

cuộc chiến ít nhiều cũng  đã trôi qua với một thời gian dài nhất định.rất may mắn với thời đại công nghệ thông tin,nó đã giúp cho anh em mình có dịp hiếm hoi  ôn lại một thời hào hùng với tuổi trẻ của mình. tất nhiên, nếu thời điểm đó,khu vực đó không có anh em mình. em tin rằng sẽ có những anh em khác thay thế.mà biết đâu họ còn làm được tốt hơn. toàn tuyến biên giới thời đó có nơi còn âm thầm vất vả hơn anh em mình nhiều.nhất là các ở bên k chẳng hạn. cái chính ở đây không phải anh em mình muốn khoe  công lao với thiên hạ .chỉ là một chút,nhớ lại một thời khốc liệt của cuộc chiến mà chỉ ai đã có mặt trực tiếp mới hình dung nổi.  đất nước tao loạn nhiều năm vất vả chống sâm lăng,thế hệ cha anh mình còn vất vả gấp nghìn lần.nước việt thân yêu của mình luôn là vậy."thế cha trước, thế con sau.cũng là đồng chí chung câu quân hành".

Trở lại vấn đề bác bảo em nhớ nhầm"đồi đài toàn đá chứ không phải đất đâu maianh ạ."bình tĩnh bác ơi.chính em cũng bảo toàn đá tai mèo thôi.thậm chí hồi đó em còn ngạc nhiên nghĩ rằng.trong sách cô dạy vùng cao toàn đá tai mèo,cứ nghĩ đơn giản nó giống tai mèo.năm 85 khi em vào đồi đài mới hiểu tai mèo là thế nào,nó cứng kinh khủng,sắc chẳng khác dao,cảm giác lấy tay miết xuống là chảy máu.giầy bộ đội ma de in việt nam đi không cẩn thận thủng hết đế.đồi đài toàn đất là bác khác nói,em cũng rất ngạc nhiên.lục tìm trí nhớ chỉ sợ mình nhầm.mà nhầm lẫn là chuyện bình thường đúng không bác.bởi vậy em phải lằm im không dám trao đổi lại.nhân tiện bác nói đỉnh coóc nghè.hồi đó ít khi bọn em gọi 673,mà toàn gọi coóc nghè.gần đây lại thấy có bác bảo đi từ làng pinh qua đỉnh coóc nghè đến 812?rồi cô ích lằm bên đông sông lô?hồi em trên đó lính mới,các anh cũ chỉ,bên tay phải đồi đài chếch về phía trước sát bờ sông là cô ích,cây khô,cây chuối.em chỉ biết ba quả đồi thấp thấp lằm sát mép sông.ở đây ta và tq cũng một ăn một thua suốt ngày.bác ở khu vực đó lâu không? mà em thấy bác rành về khu vực đó nhiều thế.em đoán không nhầm chắc bác là sỹ quan tham mưu đúng không?

em luôn chúc bác và gia đình mạnh khoẻ.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 05:05:01 pm
Bác tai- lien son chắc ở khu này cũng lâu nên giải thích chính xác đấy. những bác nào đã tham ra CĐ khu 400, và 685, thì đều biết đến đơn vị Pháo 105 chi viện đắc lực khu vực này rồi. bác vt ạ khu man kang là dP 122mm của chúng, tôi phát hiện ra trước ngày 23/9/85 khi chúng chuẩn bị đánh Pha hán, còn trước nữa chưa có trận địa này,ko biết các bác ĐC sang đó ngày nào?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tai_lienson trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 06:24:24 pm
  Ngày tôi mới vào quân sử cũng nhớ rất ít . Mấy chục năm chuyện chiến trường chìm nghỉm giữa  bao chuyện lo toan cơm áo gạo tiền
  Về già mới hay nghĩ về quá khứ
  Ngày mới vào Quân sử  tôi cũng nhờ mấy bác vào trước gợi ý . in bản đồ tranh ảnh dẫn dắt và tôi cũng còn giữ được ít nhật ký  nên dần dần quá khứ ngủ quên được tái hiện nhưng cũng còn nhầm nhiều lắm các bác ạ . Thế mới gọi là   nơi gặp gỡ hồi ức của các CCB phải không các bác
 


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 06:29:24 pm
   Bác Tài thuyết minh khu thung lũng "Tử thần",là chính xác.Ở bên đó,bản Na la (giáp cửa khẩu ngày nay) ra đến đồi cô Ích là những điểm thấp nhất.Nhưng khu này lại tranh chấp không nhiều,vì pháo của bác pb và pháo tàu giã nát bét.Dường như quân cố thủ ,dù bên nào ở đây cũng đều không làm nổi hầm hào.Sau 84,giao chiến chủ yếu ở các bình độ bám 1509 là chủ yếu
(http://[img][img][img])[/img][/img][/img
     Toàn cảnh hướng Thanh thủy từ 12/85 về sau
 Ta chốt : A 21, 6A, 6 B (dưới chân 6b có hầm địch )
              Đồi đài : dưới chân mỏm thấp Đồi Đài có địch ( điểm cao B bác PB@ nói Đồi đài là không đúng , đó là dông của 400 kéo xuống địch ở ) Đồi Đài cũng toàn đá , Mai anh @ nhớ đồi đất là nhầm , phía dưới chân mới có đất ta đào giao thông hào nối từ Đa pháp 1 sang
            Đá pháp 1,2,3
            Cô ích
   Địch : 400 ,Cây khô  ,300, 685, đồi chuối  ( Đồi chuối nửa đá nửa đất cách  Cô Ích yên ngựa chừng 50 m, các bác nhìn kỹ sẽ thấy nửa đá giáp Cô ích trắng xóa , nửa sau hướng Tàu đỏ quạch . duy nhất chỉ đồi này có đất)
        Trước đây  tôi cũng đã có gửi ảnh lên mạng  lâu ngày quên mất   Mày mò cả ngày trời mới vẽ và đưa lên được , vất vả quá . Vẽ địch màu xanh hoặc đên nhưng các màu đó không nổi , các bác thông cảm
   Phía sau ta có hang Dơi, sau nữa có 673 ,812 dọc dông đồi đi từ 812 lên Cốc nghè có nhiều vệt đất trắng đó là kết quả các cuộc đấu pháo  và đánh pháo của Tàu . Từ 812 phải qua Bãi Nghệ dài mới đến Cốc Nghè


   Còn bên cóc nghè ,812 bác đánh dấu dịch lên mỏm phía sau đó mới đúng  (Đỉnh cóc nghè với 812 tương đương,duy có dông 812 nơi đặt 2 khẩu 37ly và DKB là hình yên ngựa). Lòng chảo phía sau là E bộ 122,(Chân cóc nghè)còn 673 sau nó là Nà cay
   Nhưng dù sao,thời bác vào đó hiếm khi được ngắm nghía ,vãn cảnh như bọn tôi ở trước .Chỉ có hướng về phía trước mà bắn,hoặc rúc hầm tránh pháo.Vậy mà bác nhớ thế tôi khâm phục đấy


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 06:53:09 pm
Từ cóc nghè đến 673 cái dông đó có nhiều chỗ sạt là toàn bộ trận địa bắn thẳng của d13 pháo 85mm. Mỗi khẩu của d đảm nhiệm phạm vi bắn rất hẹp,khi thật cần thiết mới bắn, trận địa lộ như thế mặc dù nhiều pháo đạn nhưng chúng cũng chẳng làm được gì các khẩu pháo của ta, chỉ tội cho các bác vận tải từ phía sau qua đường hào mùa xuân.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 08:04:57 pm
Mấy hôm nay làm sổ sách mụ hết cả đầu óc,thi thoảng nhìn vào thấy các bác chiến hăng quá.

Trích dẫn
Chỉ có hướng về phía trước mà bắn,hoặc rúc hầm tránh pháo.Vậy mà bác nhớ thế tôi khâm phục đấy
Gửi bởi: vt738@yahoo.com

Trích dẫn
Bác tai- lien son chắc ở khu này cũng lâu nên giải thích chính xác đấy.
Gửi bởi: pb47vp

Đấy là việc của bác Tại Liền Sơn,phải chính xác.Nếu nói sai,anh em ở dưới nó không nghe,lại bảo chống...gậy à. ;D
Vâng đây là địa bàn mà bác Tại-Liền-Sơn,thường lăn lộn chiến đấu vào cuối 1985 và 1986.Cũng cùng vài tháng là anh em cùng chung mặt trận với nhau,nhưng bác ấy vào thay quân cho 982 danh Lê Lợi.Còn bọn em là lính 981 danh Quang Trung,lính 983 danh Nguyễn Trãi mới vào hướng của bác Pb47vp bên Pha hán.

Địa danh này thông thuộc thì phải là bác Pháo,bác vt738@yahoo.com hay như bác Tại...
Hôm qua,em cũng định nhờ bác pháo ghi hộ địa danh từng mỏm trên bức ảnh.Bận quá chưa đề nghị thí hôm nay bác Tạilienson đã đưa lên rồi,theo em bác viết trực tiếp lên tấm hình đúng chưa.Nhìn hơi mờ,để tăng độ hốt em đề nghị các bác vào Paint chỉ vài phút là song.
(http://i597.photobucket.com/albums/tt55/dangphuho0509/boxung.jpg)
dây là tấm hình em ghi lại cho rõ từ nguồn của bác Tailienson.
(http://i597.photobucket.com/albums/tt55/dangphuho0509/ngabathanhthuy.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 08:31:18 pm
Cảm ơn bác khanhhuyen !

Đúng là công nghệ bên tây có khác,trông lét lẹt.từ nay chắc anh em mình chấm dứt tranh luận ví trí điểm cao.trước các bác cũ chỉ cây khô,bây giờ em biết nó lằm ở đâu rồi.từ nay bác bớt bớt sổ sách quan tâm tới việc chung một tý.nếu cái bản đồ này bác đưa sớm sớm thì anh em đỡ khối thời gian.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 08:32:50 pm
.

                                           dây là tấm hình em ghi lại cho rõ từ nguồn của bác Tailienson.
                                             (http://i597.photobucket.com/albums/tt55/dangphuho0509/ngabathanhthuy.jpg)

                                            Thuyết minh bằng lời : Bác Tailienson
                                             Thuyết minh qua ảnh : Bác khanhhuyen . Cả 2 chuẩn , hay nói chính xác hơn : Rất chuẩn
                                              (Thêm tí : Bác KH chỉnh vị trí 812 và Cóc nghè ở bờ nam suối Thanh thủy như thế là chính xác đấy)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 08:47:19 pm
Trên địa bàn Quân khu 2, vào trung tuần tháng 5-1981, pháo binh địa phương và 1 tiểu đoàn pháo 105mm của trung đoàn PB 457 đã chi viện cho bộ binh đẩy lùi nhiều đợt tiến công của đối phương, bảo vệ được các điểm cao 1800A, 1800B (ngày 11 và 12-5). Tiếp đó ngày 22-5 các đơn vị pháo binh trong biên chế sư đoàn 313 và hoả lực tăng cường đã bắn chế áp pháo binh đối phương, chi viện cho bộ binh chiến đấu bảo vệ điểm cao 1509, 1688, 1785....
Đến hết tháng 6-1981, các đơn vị pháo binh cùng các lực lượng vũ trang Quân khu 2 đã chiến đấu kiên cường, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của đối phương hòng chiếm các điểm cao 1800A, 1800B, 1509, 1688, 1785.
Trước tình hình hoạt động quân sự của đối phương ở biên giới phía Bắc mở rộng về quy mô và cường độ ác liệt tăng dần, BTL Pháo binh liên tục cử các đoàn cán bộ xuống các quân khu, quân đoàn tuyến 1 kiểm tra, đôn đốc và trực tiếp giúp các đơn vị pháo binh tổ chức thực hiện chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu số 33/QP của BQP và chỉ thị số 40/QP ngày 29-5-1981 "Về việc đánh bại âm mưu của đối phương lấn chiếm các điểm cao sát đường biên".
Trên cơ sở tổng hợp phân tích các thủ đoạn bắn pháo của đối phương, khắc phục những hiện tượng bắn trả không quan sát thấy mục tiêu, sử dụng pháo cơ giới (55%) nhiều hơn pháo cối mang vác, BTL Pháo binh kiến nghị với BTTM bổ sung, điều chỉnh kế hoạch ĐT1 và đặt tên cho kế hoạch mới là ĐT2. Nội dung chủ yếu của ĐT2 trước hết nhấn mạnh nguyên tắc : "Tỉnh táo, cảnh giác, sẵn sàng chủ động đánh trả nhưng không để đối phương lợi dụng leo thang chiến sự. Đánh có chuẩn bị, có quan sát sửa bắn, đánh trả kịp thời, bắn đúng thời cơ, trúng mục tiêu, tiết kiệm đạn..."

Sau đợt hoạt động cao điểm tháng 5 và 6-1981, hành động pháo kích của đối phương tạm lắng xuống nhưng vẫn còn xảy ra ở một vài nơi với lượng đạn hạn chế hơn.
Rút kinh nghiệm mấy năm trước, đến cuối năm 1983 đại đội hoả lực của tiểu đoàn bộ binh trực tiếp tiếp xúc ở tuyến 1 được tăng cường thêm súng cối và ĐKZ, đại đội hoả lực của trung đoàn bộ binh cũng được tăng súng cối 120mm. Một số đường nhánh cơ động được mở rộng, công sự cho người và một số công sự pháo được xây dựng bằng bêtông cốt thép đúc sẵn để tăng độ vững chắc, chế độ trực chiến sẵn sàng chiến đấu vào nền nếp, nên hiệu suất chiến đấu của pháo binh có tiến bộ rõ rệt. Lực lượng pháo binh thường trực sẵn sàng chiến đấu được duy trì bảo đảm cả về con người và súng pháo.

Mùa khô 1983-1984, cùng lúc ở Campuchia, bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang bạn mở các chiến dịch tiến công có tính chất quyết định đánh vào các căn cứ, hậu cứ của lực lượng phản động 3 phái thì tình hình chiến sự ở biên giới phía Bắc cũng diễn biến rất phức tạp, căng thẳng.
Ngày 2-4-1984, đối phương chuyển cuộc chiến tranh bằng pháo ở biên giới phía Bắc sang một thủ đoạn chiến thuật mới, mở đầu bằng một đợt tập kích hoả lực lớn chưa từng có.
Sau đợt tập kích pháo dữ dội, đối phương tung nhiều tiểu đoàn bộ binh, có pháo chi viện lấn chiếm một số điểm cao.
Với tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, pháo binh ta trên các hướng kịp thời nổ súng phối hợp cùng bộ binh chiến đấu chặn bước tiến của địch.
Trước tình hình đối phương đẩy cuộc chiến tranh bằng pháo lên nấc thang mới, dùng hoả lực pháo binh chi viện tối đa cho bộ binh đánh chiếm một số điểm cao và những diễn biến phức tạp trên biển Đông, BQP ra lệnh chuyển một số cơ quan Quân khu 1, Quân khu 2,
Tính đến cuối tháng 5-1984, thời điểm đối phương tạm ngừng lấn chiếm, đi vào củng cố khu đã chiếm, trải qua 60 ngày đêm chiến đấu lực lượng pháo binh ở biên giới phía Bắc đã đánh trả 1.178 trận, tiêu thụ 51.616 viên đạn các loại gây cho đối phương nhiều tổn thất.
Trên mặt trận Vị Xuyên, tháng 4-1984 có trung đoàn PB 457 thuộc sư đoàn 313 với 3 tiểu đoàn pháo mặt đất. Đơn vị đầu tiên đánh trả lúc 10h25 ngày 2-4-1984 là tiểu đoàn 10 pháo 105mm trung đoàn 457 và đại đội súng cối 120mm thuộc trung đoàn bộ binh 122 phòng ngự ở điểm cao 1509, 772. Nhưng do công sự của ta lúc này chưa tốt, ý thức phòng tránh chưa cao nên bị pháo địch bắn cháy gần hết số xe kéo pháo của 1 tiểu đoàn, 1 khẩu pháo 85mm và 1 máy VTĐ.
Từ tháng 4 đến tháng 7-1984 pháo binh ở Vị Xuyên được tăng cường : trung đoàn PB 457 (đủ 5 tiểu đoàn), các trung đoàn bộ binh được bổ sung súng cối và ĐKZ đủ theo biên chế, lữ đoàn PB 168 (4 tiểu đoàn) và 368 (2 tiểu đoàn). Toàn bộ pháo binh ở đây hình thành cụm pháo 1 và 2 quân khu và cụm pháo sư đoàn, đến tháng 12 được tăng cường trung đoàn PB 150 (sư đoàn 356). Cùng lúc lữ đoàn PB 368 được điều về phía sau làm nhiệm vụ khác (chú thích của chiangshan : L368 được điều về đứng trong đội hình Quân đoàn 1). Tổ chức pháo binh lúc này vẫn giữ nguyên 2 cụm pháo chi viện chung, các trung đoàn bộ binh trên từng hướng có cụm hoả lực chi viện trực tiếp. Cũng trong thời gian này Bộ đã nghiên cứu đưa vào sử dụng một số bom, đạn mới bắn phá khu vực đối phương vừa chiếm được (loại gì vậy ?)
Từ khi đối phương chiếm được một số mục tiêu, pháo binh sư đoàn 313 và lữ đoàn PB 168 liên tục chi viện cho bộ binh phản kích, giữ vững địa hình có lợi và độc lập tập kích hoả lực vào quân địch, trong đó có một số trận hiệu quả bắn pháo rất cao.
Năm 1984 pháo binh chi viện cho bộ binh tiến công 2 đợt quy mô cấp trung đoàn :
- Đợt 1 cuối tháng 6 đầu tháng 7-1984, chi viện cho trung đoàn BB 876 (sư đoàn 356) và trung đoàn BB 174 (sư đoàn 316) tiến công chiếm lại các điểm cao 233, 685.
- Ngày 12-7-1984, trận tiến công hiệp đồng bộ binh-pháo binh lần thứ 2 chi viện cho trung đoàn BB 876 (sư đoàn 356), 174 (sư đoàn 316) và 141 (sư đoàn 312) đánh chiếm lại các điểm cao 1030, 300 và 400.
Mặc dù bị phản pháo ác liệt, các phân đội pháo binh vẫn tích cực chủ động chế áp pháo binh đối phương và chi viện bộ binh xung phong. Đại đội pháo 85mm bắn trực tiếp sang điểm cao 772, mỗi khi nổ súng phải chịu hoả lực địch bắn tập trung mật độ rất cao, nhưng các khẩu đội vẫn kiên cường bám trụ, anh dũng chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ.

Sau 4 tháng chiến đấu đánh trả các đợt pháo kích và tiến công xâm lấn ở biên giới phía Bắc, ngày 9-8-1984, BTL Pháo binh triệu tập hội nghị các chủ nhiệm và cơ quan tham mưu pháo binh các quân khu, quân đoàn phía Bắc, thống nhất nhận thức, đánh giá mạnh yếu của địch, nghiên cứu tài liệu "Sử dụng pháo binh đánh bại âm mưu lấn chiếm mới của đối phương", tổ chức hiệp đồng khi sử dụng các trung đoàn, lữ đoàn PB dự bị trong kế hoạch ĐT2 trên từng hướng và bổ sung các biện pháp thực hiện chỉ thị 40/QP trong hoạt động chiến đấu mùa khô tới.
Rút kinh nghiệm đợt 1 và 2, các đơn vị chiến đấu ở Vị Xuyên chuyển phương pháp tiến công thông thường sang vây lấn. Nhiệm vụ hoả lực pháo binh được BTL Binh chủng chỉ đạo cụ thể : "Khi bộ binh còn giữ bí mật, ban ngày pháo binh bắn phá hoại, ban đêm dùng súng cối 82mm, canông 57mm (ĐKZ-57 ?) khống chế, gây căng thẳng, hạn chế đối phương củng cố công sự. Tập trung kiềm chế các trận địa pháo nguy hại bắn vào trận địa hoả lực của ta. Tích cực chế áp, tiêu diệt sinh lực vận động từ phía sau ra. Khi bộ binh đổi chốt, tập trung vào nhiệm vụ đánh pháo binh và quân đối phương phản kích. Hết sức tiết kiệm đạn dành cho nhiệm vụ then chốt. Sử dụng hoả lực gắn liền với hành động của bộ binh".

Ngày 18-11-1984, pháo ta bắt đầu bắn phá hoại tập trung vào các mục tiêu tiến công 685, 300, 400. Sau 5 ngày đêm đấu pháo, trung đoàn BB 14 (sư đoàn 313) và 153 (sư đoàn 356) thực hành vây lấn. Địch phản kích, giành giật với ta từng công sự, mỏm đá. Trong vòng 1 tháng, pháo binh chi viện cho bộ binh đẩy lùi 21 lần phản kích của địch. Tuy chưa dứt điểm nhưng đây là đợt có hiệu suất chiến đấu cao. Tiểu đoàn 10 và 11 trung đoàn PB 457, tiểu đoàn 13 pháo chống tăng của sư đoàn 313, đại đội súng cối 160mm của sư đoàn 356, lữ đoàn PB 168 trực thuộc Quân khu 2 đóng góp nhiều thành tích vào chiến công chung là bảo vệ được các vị trí được phân công.
Đầu năm 1985, đối phương triển khai phương thức luân phiên chiến đấu, đồng thời tăng cường hoả lực pháo binh lên đến đỉnh điểm nhằm đạt mục tiêu lấn chiếm. Từ đầu năm đến hết năm 1985, đối phương đã sử dụng tới 850.000 viên đạn pháo cối các loại. Thời gian có đợt tiến công lấn chiếm kéo dài 33 ngày. Tại mặt trận Vị Xuyên có trận đấu pháo kéo dài hàng giờ. Đạn pháo rền vang như sấm, rung chuyển cả núi rừng.
Năm 1986, ta tiếp tục củng cố thế trận phòng ngự ở điểm nóng Vị Xuyên, tăng cường pháo cho tuyến pháo bắn thẳng, xây dựng thêm nhiều công sự kiên cố bằng bêtông cốt thép. Tuyến pháo bắn thẳng cùng với hệ thống các đại đội pháo binh cơ giới của các huyện biên giới Hà Tuyên hình thành thế trận pháo binh tại chỗ. Do có cách đánh thích hợp, thế trận phòng thủ vững chắc, tạo điều kiện cho các đơn vị luân phiên thay nhau vừa chiến đấu, vừa củng cố xây dựng lực lượng, tạo được khả năng chiến đấu lâu dài, đơn vị nào vào trực tiếp chiến đấu cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đầu năm 1987, đối phương tiến hành một đợt đánh lớn vào 4 khu vực, 13 mục tiêu của ta sát tuyến biên giới. Pháo binh ta đánh trả kịp thời, sử dụng 37.000 viên đạn pháo cối các loại, chi viện cho bộ binh bảo vệ vững chắc trận địa phòng ngự. Từ đó, xung đột quân sự trên tuyến biên giới phía Bắc dần dần lắng xuống.

Chiến sự diễn ra ở biên giới phía Bắc (từ 1980 đến 1989), tuy 2 bên đều giới hạn về không gian và lực lượng trực tiếp chiến đấu, sử dụng chủ yếu là bộ binh và pháo binh, xảy ra trên đường biên giới chung nhưng là kiểu chiến tranh dai dẳng nhất, căng thẳng và ác liệt, tập trung cao nhất ở Vị Xuyên, Hà Tuyên, tiêu tốn lượng vật chất kĩ thuật khá lớn.
Đối phương có tiềm lực quân sự lớn hơn ta nhiều lần, tạo áp lực chiến tranh nhiều năm trên toàn tuyến biên giới, nhiều ngày trên phạm vi 1 chiến trường rừng núi nhỏ hẹp ở Vị Xuyên, gây cho ta khó khăn về nhiều mặt. Pháo binh ta đã chiến đấu kiên cường, mưu trí, sáng tạo góp phần vào chiến công chung của toàn quân, toàn dân bảo vệ biên giới của Tổ quốc. Nhiều đơn vị, cá nhân tiêu biểu được khen thưởng, phong tặng các danh hiệu cao quý. Tiểu đoàn 10, trung đoàn PB 457, sư đoàn BB 313 Quân khu 2 được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND. Đ/c Hoàng Mạnh Thẩm, chiến sĩ E457 được bầu làm chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1985. Lữ đoàn PB 168 Quân khu 2 được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng 2, Huân chương Quân công hạng 3 và nhiều Huân chương Chiến công. 100% các đơn vị hoả lực được khen thưởng. Trung đoàn PB 457 và lữ đoàn PB 168 được BQP tặng cờ thi đua, 76 đơn vị đạt danh hiệu đơn vị Quyết Thắng, 180 Huân chương các loại được tặng cho các tập thể và cá nhân trên khắp các mặt trận thuộc địa bàn Quân khu 2......
Theo cuốn này thì trong chiến dịch tháng 2-1979, tỉ lệ súng pháo của ta bị rơi vào tay địch khá cao, khoảng 19%. Các đơn vị tên lửa chống tăng B-72 (AT-3) đưa ra mặt trận muộn nên không thực hiện được nhiệm vụ diệt xe tăng, thiết giáp địch.....


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 09:16:50 pm
Chào bác pb47vp,cảm ơn bác đã cho anh em được nhìn toàn cục của cuộc chiến.
Trích dẫn
Đầu năm 1985, đối phương triển khai phương thức luân phiên chiến đấu, đồng thời tăng cường hoả lực pháo binh lên đến đỉnh điểm nhằm đạt mục tiêu lấn chiếm. Từ đầu năm đến hết năm 1985, đối phương đã sử dụng tới 850.000 viên đạn pháo cối các loại. Thời gian có đợt tiến công lấn chiếm kéo dài 33 ngày. Tại mặt trận Vị Xuyên có trận đấu pháo kéo dài hàng giờ. Đạn pháo rền vang như sấm, rung chuyển cả núi rừng.

Tháng 9 năm 1985,chúng đánh chào mừng quốc khánh của ta như em nhớ 29 ngày đêm tại khu vực Cô Ích,đồi Chuối và pháo địch bắn phá dữ đội nhất từ cuối tháng 5 đến cuộc tấn công cuối cùng của chúng vào ngày 2 tháng 12 năm 1985 trên toàn tuyến.Sau trận này,chúng mới chịu yên.

Trích dẫn
Tôi phải yêu cầu hỏa lực cấp trên phía tây sông lô chi viện. khoảng 8h10 qua QS và trên thông báo địch đã chiếm được chốt rừng xanh vì nhìn thấy địch khiêng xác đi ngược về phía mốc 13, và xác người nằm trên nóc hang đá a tiền tiêu ko của ta hay địch. Lúc này chúng tôi vẫn bắn chặn ở phía trước cùng c cối 82 của d.Đến chiều xác định chắc chắn đã mất, theo yêu cầu của BB chúng tôi bắn trùm vào trận địa PN ko cho chúng củng cố trận địa và hỗ trợ cho LL ta còn sót rút về sau
Khoản này,để bữa nào có thời gian nhà em sẽ góp ý với cánh pháo binh ngày nay thêm.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Tiengiao trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 09:35:21 pm
Kính chào các bac CCB Hà Giang và anh em trên diễn đàn, em đã từng tham gia ở Thanh Thủy giai đoạn 4/1984 đến 3/1985, thuộc E 14, sau đó bàn giao cho E 982.
Xem bản đồ các bác vẽ mặc dù ngày xưa đi qua ngã ba Thanh Thủy và qua 673 toàn chạy, nhưng theo em nhớ thì hang Dơi dưới chân 685 (Phía bên mình) thì phải, còn 673 nằm dịch sang bên phải một chút, ở chỗ thấp nhất rồi lên 812. Vì quá bận công việc em không vẽ được. Lâu quá nếu em nhớ nhầm lẫn mong các bác thông cảm. Kính mong các bác luôn khoẻ, viết lại những gì mình đã trải qua.
Em sẽ kể lại cho các bác các trạm đường dây thông tin qua đỉnh 2000m lên Lao Chải, nơi E14 chốt giữ giai đoạn trước 7/1984 sau.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 10:09:37 pm
Xin chào các bác cựu binh HG . Đúng là thêm các tấm bản đồ của các sỹ quan đồ bản @quangcan, @Tailienson,@Khanhhuyen, và các sỹ quan PB @pb47vp, mà mặt trận Vị xuyên nóng lên mấy độ .Hic.
Xin cám ơn các bác đã nhiệt tình tham gia .
Tuy nhiên có một số điểm nhỏ cần phải trao đổi lại để thống nhất cho thật chính xác :
- Thứ nhất - theo bạn @Tiengiao: Hang Dơi nằm dưới chân cao điểm 685-phần bên ta ( theo tôi hiểu ý của bạn là phần ta kiểm soát). Tôi nhất trí vì lúc theo trinh sát D20 của f356 ,và đặc công của BQP lúc cùng D6-E153 lên mỏm E1 của 685, khi vượt qua đỉnh hang Làng Lò, chúng tôi tụt xuống suối Cụt , qua hang Dơi rồi mới tiếp tục lên E1.
-Thứ hai Cốc Nghè là một cái hang nơi Dbộ D3 e876-f356 đóng ở đó ngang đó là dông của 812, nơi ta bố trí pháo 37mm, cách đó 500m là trận địa 76,Ly2 của E150,F356.
-thứ ba : bác @pb47vp có ghi :E150 pháo binh f356 tháng 12-1984 mới vào Vị xuyên . Theo tôi nên sửa lại, vì trận 12-7-1984 trung đoàn 150PB đã tham gia bắn chế áp địch chi viện cho E876,E141,149,E174...
Chào thân ái.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 10:52:23 pm
Chào bác tiengiao !

em cũng là quân của bác Toái.rất mừng lại có thêm một thành viên mới cho gia đình thêm xôm tụ.hy vọng anh em sẽ biết thêm thông tin về chiến trường vị xuyên thời đó.em cũng đồng ý với bác ,chỗ bác khanhhuyen đánh đấu hang dơi theo em nếu kéo từ 400 xuống thì nó mới là chỗ cua vào hang dơi thôi.bản đồ là vậy bác ạ.vì nó chụp từ trên cao xuống,lại chéo góc cho nên khi nhìn ta phải ước lượng thêm.anh em mình trên đó đều biết.khi tụt 673 xuống,chạy một đoạn hào,nông, ngắn,chéo bên phải là tới cầu treo vào hang dơi.khi đó ai cũng khom người vì sợ trước mặt 685 nó trông thấy.nhưng bây giờ qua các câu chuyện của cccb.anh em mình mới biết,trên đó có cả quân mình canh gác rồi,cho lên cho kẹo nó cũng không dám ngó xuống.chứ nếu nó nhìn thấy anh em mình chạy qua đó vào hang dơi,chắc gì còn ở đây mà gõ phím.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 11:00:37 pm
Bọn em chạy qua suối Thanh Thủy xong là vào giao thông hào dẫn vào sát chân núi đá, các bác vào hang Dơi thì đi sang phải còn bọn em vào hang Làng Lò thì đi sang trái qua cửa hang trinh sát xong là vào hang. Cứ chạy nhanh đến chân núi đá là bọn em thấy an toàn rồi, nói như bác Đức là vào trong hang thì như là đã về đến nhà.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 16 Tháng Mười Một, 2012, 11:27:11 pm
   @ bác Tiengiao,chào mừng bác-người cựu binh của sư 313-Đã tham gia vào chủ đề "Hà giang"
    Bác,tôi và tất cả anh em cựu binh tham gia diễn đàn này,sau hơn 30 năm buông súng trở về ,nay ta cũng trở thành "Lão cựu chiến binh " cả rồi bác ạ.Điều nhớ,điều quên là chuyện không tránh khỏi đâu bác.Tôi nghĩ để,ôn lại những ngày khói lửa ấy :Bạn quên tôi nhắc,kể cả là tranh luận cho sáng tỏ vấn đề cũng chẳng sao.Miễn là ta tôn trọng nhau tôn trọng lịch sử thế thôi
   Trung đoàn 14 của bác lên Hà tuyên năm 79,D8 vào Lao chải thay bọn tôi ra Thanh thủy.Sau có đơn vị tham gia phòng thủ ở một số vị trí kèm cùng 122 sau rút ,giao trận địa cho 314 (?)
   Còn các vị trí các bác trên minh họa là đúng đấy bác ạ,Điểm cao 673 chân nó thò  xuống từ ngã 3 Thanh thủy,đằng sau choãi tận Nà sát .Sườn lên đỉnh dốc đứng,bác chạy qua đấy sao được ??? (Bác chạy tránh ngã 3,phải qua dông yên ngựa nối 673 với 812 .xuống thì tùy cây 1,cây 2...)
   Tiện đây cũng giải thích cùng các bác về tên một số đia danh:Đá pháp(hay đồi đá pháp),ở ngay ngã 3 suối Thanh thủy đổ nước vào sông lô,ở đây có một lô cốt của pháp(đồn pháp)xây thời pháp thuộc.Nó được coi như đồn biên phòng ngày ấy,nên a/e ta gọi tắt :đồi đá pháp (cả 1 dải đá đấy)
   Đồi cô Ích :năm 77 một chiến sỹ nữ nuôi quân lính D1,E122 bị đột tử,mộ chôn ở chân đồi nên gọi chung lên đến đỉnh là :Đồi cô Ích
   Đồi chuối gọi theo rặng chuối của C2 khi đóng quân trồng ăn quả,từ những năm còn yên ả
   Còn lại đồi đài,6A,6B,A 21 do lính ta đặt theo hoàn cảnh lúc đó.Còn 685,300,400 ,1100 v/v...là gọi theo cao độ của bản đồ tác chiến


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 17 Tháng Mười Một, 2012, 12:59:42 am
   @ bác Tiengiao,chào mừng bác-người cựu binh của sư 313-Đã tham gia vào chủ đề "Hà giang"
    Bác,tôi và tất cả anh em cựu binh tham gia diễn đàn này,sau hơn 30 năm buông súng trở về ,nay ta cũng trở thành "Lão cựu chiến binh " cả rồi bác ạ.Điều nhớ,điều quên là chuyện không tránh khỏi đâu bác.Tôi nghĩ để,ôn lại những ngày khói lửa ấy :Bạn quên tôi nhắc,kể cả là tranh luận cho sáng tỏ vấn đề cũng chẳng sao.Miễn là ta tôn trọng nhau tôn trọng lịch sử thế thôi
   Trung đoàn 14 của bác lên Hà tuyên năm 79,D8 vào Lao chải thay bọn tôi ra Thanh thủy.Sau có đơn vị tham gia phòng thủ ở một số vị trí kèm cùng 122 sau rút ,giao trận địa cho 314 (?)
   Còn các vị trí các bác trên minh họa là đúng đấy bác ạ,Điểm cao 673 chân nó thò  xuống từ ngã 3 Thanh thủy,đằng sau choãi tận Nà sát .Sườn lên đỉnh dốc đứng,bác chạy qua đấy sao được ??? (Bác chạy tránh ngã 3,phải qua dông yên ngựa nối 673 với 812 .xuống thì tùy cây 1,cây 2...)
   Tiện đây cũng giải thích cùng các bác về tên một số đia danh:Đá pháp(hay đồi đá pháp),ở ngay ngã 3 suối Thanh thủy đổ nước vào sông lô,ở đây có một lô cốt của pháp(đồn pháp)xây thời pháp thuộc.Nó được coi như đồn biên phòng ngày ấy,nên a/e ta gọi tắt :đồi đá pháp (cả 1 dải đá đấy)
   Đồi cô Ích :năm 77 một chiến sỹ nữ nuôi quân lính D1,E122 bị đột tử,mộ chôn ở chân đồi nên gọi chung lên đến đỉnh là :Đồi cô Ích
   Đồi chuối gọi theo rặng chuối của C2 khi đóng quân trồng ăn quả,từ những năm còn yên ả
   Còn lại đồi đài,6A,6B,A 21 do lính ta đặt theo hoàn cảnh lúc đó.Còn 685,300,400 ,1100 v/v...là gọi theo cao độ của bản đồ tác chiến
Đấy,những cái tên nghe rất mông lung,luôn treo lửng trong trí nhớ của bao ngưới lính chiến năm xưa.Nào Cô Ích,Đồi Chuối,Đá Pháp-không tên.Nào 6A,6B...685,300,400 ..,1100,1509.Không có những người lính đàn anh đi trước như bác vt738@yahoo.com,thì với bao người lính đã từng chiến đấu tại đây.Cũng chẳng hiểu về cội nguồn những mỏm đá,đồi đất sông,suối nơi này.Ôi !!! ....những cái tên nghe chẳng vào đâu,...nhưng với những người lính Hà Tuyên năm xưa,thật sự là ....vô cùng oanh liệt.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vmt trong 17 Tháng Mười Một, 2012, 06:38:39 am
Em thấy có tấm hình này các bác thử hình dung lại xem nó thể nào giúp em nhé:
(http://img338.imageshack.us/img338/4285/1509d.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tai_lienson trong 17 Tháng Mười Một, 2012, 06:55:51 am
  Chào bạn Tiến @ 673 là cao điểm , phần cao nhất là mỏm đá nhọn đặt đài quan sát , còn khu vực bộ đội ta ở thấp hơn ( Sở CH)  nơi đó có suối nhỏ ,có đường hào từ 812 chạy xuống, bộ đội ta thường đi lối này để lên Thanh thủy
  Tương tự Cốc Nghè là cả khu vực .Đỉnh là nơi đặt  SCH  trong ảnh khó thấy ( hay do máy tôi mờ )còn vêt trắng do pháo bắn nằm thấp hơn nhưng vẫn gọi là Cốc nghè  .
  Đá Pháp có 3 mỏm , mỏm thấp nhất giáp Đồi đài và Cô ích là mỏm 1, lui về sau là 2,3 nên lính ta hay gọ Pháp 1, pháp 2
    


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 17 Tháng Mười Một, 2012, 07:30:10 am
Trên địa bàn Quân khu 2, vào trung tuần tháng 5-1981, pháo binh địa phương và 1 tiểu đoàn pháo 105mm của trung đoàn PB 457 đã chi viện cho bộ binh đẩy lùi nhiều đợt tiến công của đối phương, bảo vệ được các điểm cao 1800A, 1800B (ngày 11 và 12-5). Tiếp đó ngày 22-5 các đơn vị pháo binh trong biên chế sư đoàn 313 và hoả lực tăng cường đã bắn chế áp pháo binh đối phương, chi viện cho bộ binh chiến đấu bảo vệ điểm cao 1509, 1688, 1785....
Đến hết tháng 6-1981, các đơn vị pháo binh cùng các lực lượng vũ trang Quân khu 2 đã chiến đấu kiên cường, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của đối phương hòng chiếm các điểm cao 1800A, 1800B, 1509, 1688, 1785.


Tôi cũng có góp ý chút về bài của bác pb47 đưa lên,đây là một đúc rút về công tác chỉ huy,chỉ đạo và chiến đấu của bộ đội pháo binh mặt trận Vị xuyên sau 10 năm ở chiến trường này.Bài viết rất hay,cho ta thấy sự hiện diện của hỏa lực ta ở mặt trận ,cả về điểm yếu lẫn điểm mạnh.Có thể lấy đó làm kinh nghiệm áp dụng khi có chiến tranh xảy ra...
   Tuy nhiên số liệu về tên một số  cao điểm chưa chính xác:Ví dụ cao điểm 1800,đây là cao điểm nằm ở phía đông bắc dãy Tây côn lĩnh.Thuộc địa bàn Lao chải,nó cao nhất tính cả dải biên giới từ Thanh thủy đến lao chải dài khoảng 10 km ( Vì cao điểm 2000 nằm trong nội địa).đứng ở 1800 soi thấy đỉnh đầu 1509.Quả đồi này hình nón úp,trên đỉnh đào xuống 20 cm là đá ong,về phía TQ có nhiều nơi trơ toàn đá.Đỉnh trơ chọi không nước uống, cả ta và tàu không ai chiếm giữ cao điểm này và nó cũng không xảy ra đụng độ nào ở đây.Năm 1978 là nơi đội địch vận  thường lên đây bắn truyền đơn.Và nó cũng chỉ có duy nhất một 1800(Không có A,B).Vùng này mọi người hay nhầm nó với 1558 vì cao điểm này có 2 vị trí cùng cao độ ở kế bên nhau,như anh em sinh đôi
   Bài viết của bác trích từ nguần nào sao bác không nêu tên ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 17 Tháng Mười Một, 2012, 09:36:24 am
Chú thích trên bản đồ khu vực 400 thì 685 ko có đâu, và bình độ 300 phải dịch sang bên trái chỗ có chỗ đất đỏ bám vào 400 mới đúng. Các bác cứ nói nhiều về pháo của chúng bắn đạn giấy, đạn ko mảnh là ko đúng đâu. Trong PB để cho đạn nổ phải có ngòi gây nổ cho đạn. Có 4 loại ngòi chính:
 Loại thứ nhất: Ngòi chạm đất là nổ gọi là ngòi nổ ngay,dùng cho đạn nổ. loại ngòi này dùng lắp cho các loại đạn của pháo, cối có cỡ nhỏ hơn 100mm trở xuống như cối 82, 60. pháo 85, 76,2... khi bị bắn loại này ta chỉ cần vào hàm uống nước và hút thuốc lào là ổn
Loại ngòi thứ 2 là loại điều chỉnh nổ dùng cho đạn nổ phá có 3 tư thế: Chạm nổ, là chạm đất nổ ngay, tư thế thứ 2 nổ chậm vừa là xuyên xuống đất khoảng 0,5m thì nổ tư thế này dùng bắn các mục têu trong công sự có nắp. Tư thế thứ 3 là nổ chậm là đạn xuyên hết cỡ xuống mới nổ tư thế này để bắn các mục tiêu kiên cố, có nắp dày, he.. he..he bác KH và các bác nằm ở công sự đất là sợ loại ngòi này bắn. Nếu trúng hầm thì ...., nếu ko trúng thì cũng nhớ đến đời cháu...
Loại ngòi thứ 3 là dùng để bắn cho đạn nổ trên ko: Loại này có 2 loại, loại thứ nhất là loại điều chỉnh thời gian nổ, loại này thông dụng nhất, ta và địch đã sử dụng ở mặt trận vị xuyên loại ngòi này khi bắn gây nổ cho đạn cách mặt đất 20m trở xuống thì rất hiệu quả, nhất là khi ta lộ trên mặt đất, chứ chui vào hầm thì ko có tác dụng. Địch đã lợi dụng tính năng này để dẫn BB xung phong. vì chúng cho nổ cao hơn 30m tiếng nổ rất to nhưng ko có mảnh, dùng hình thức chiến thuật này hơi mạo hiểm vì nhỡ có viên điều chỉnh ko đúng là gậy ông đập lưng ông ngay. Loại thứ 2 là ngòi vô tuyến Loại này khi cách mặt đất 20m trở xuống khi nhận được sóng xung điện là tự nổ, Loại này ít, thường dùng cho đạn mũi tên chống biển người và BB lộ tập trung đông, loại này ta có nhưng chỉ để phòng thủ chưa bắn.
Loại thứ 4 là lắp kèm luôn với đạn như đạn xuyên, đạn lõm... để bắn các mục tiêu lô cốt, xe tăng


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Tiengiao trong 17 Tháng Mười Một, 2012, 02:15:38 pm
   @ bác Tiengiao,chào mừng bác-người cựu binh của sư 313-Đã tham gia vào chủ đề "Hà giang"
    Bác,tôi và tất cả anh em cựu binh tham gia diễn đàn này,sau hơn 30 năm buông súng trở về ,nay ta cũng trở thành "Lão cựu chiến binh " cả rồi bác ạ.Điều nhớ,điều quên là chuyện không tránh khỏi đâu bác.Tôi nghĩ để,ôn lại những ngày khói lửa ấy :Bạn quên tôi nhắc,kể cả là tranh luận cho sáng tỏ vấn đề cũng chẳng sao.Miễn là ta tôn trọng nhau tôn trọng lịch sử thế thôi
   Trung đoàn 14 của bác lên Hà tuyên năm 79,D8 vào Lao chải thay bọn tôi ra Thanh thủy.Sau có đơn vị tham gia phòng thủ ở một số vị trí kèm cùng 122 sau rút ,giao trận địa cho 314 (?)
   Còn các vị trí các bác trên minh họa là đúng đấy bác ạ,Điểm cao 673 chân nó thò  xuống từ ngã 3 Thanh thủy,đằng sau choãi tận Nà sát .Sườn lên đỉnh dốc đứng,bác chạy qua đấy sao được ??? (Bác chạy tránh ngã 3,phải qua dông yên ngựa nối 673 với 812 .xuống thì tùy cây 1,cây 2...)
   Tiện đây cũng giải thích cùng các bác về tên một số đia danh:Đá pháp(hay đồi đá pháp),ở ngay ngã 3 suối Thanh thủy đổ nước vào sông lô,ở đây có một lô cốt của pháp(đồn pháp)xây thời pháp thuộc.Nó được coi như đồn biên phòng ngày ấy,nên a/e ta gọi tắt :đồi đá pháp (cả 1 dải đá đấy)
   Đồi cô Ích :năm 77 một chiến sỹ nữ nuôi quân lính D1,E122 bị đột tử,mộ chôn ở chân đồi nên gọi chung lên đến đỉnh là :Đồi cô Ích
   Đồi chuối gọi theo rặng chuối của C2 khi đóng quân trồng ăn quả,từ những năm còn yên ả
   Còn lại đồi đài,6A,6B,A 21 do lính ta đặt theo hoàn cảnh lúc đó.Còn 685,300,400 ,1100 v/v...là gọi theo cao độ của bản đồ tác chiến
Đấy,những cái tên nghe rất mông lung,luôn treo lửng trong trí nhớ của bao ngưới lính chiến năm xưa.Nào Cô Ích,Đồi Chuối,Đá Pháp-không tên.Nào 6A,6B...685,300,400 ..,1100,1509.Không có những người lính đàn anh đi trước như bác vt738@yahoo.com,thì với bao người lính đã từng chiến đấu tại đây.Cũng chẳng hiểu về cội nguồn những mỏm đá,đồi đất sông,suối nơi này.Ôi !!! ....những cái tên nghe chẳng vào đâu,...nhưng với những người lính Hà Tuyên năm xưa,thật sự là ....vô cùng oanh liệt.

Sau bao nhiêu năm em cũng tâm trạng như các bác chỗ nhớ chỗ quên, đúng 673 bác Khanh Huyên vẽ có thể chính xác, em nhầm chỗ thấp nhất giữa 673 và 812 là đường giao thông hào nối Nà Cáy đi qua đó rồi xuống hang Dơi, đi ban ngày bọn em thường đi qua đó, còn đi ban đêm bọn em thường qua ngã ba Thanh Thuỷ, ở đó chạy đoạn khá dài mới đến cửa hang.
Đúng là rừng núi hiểm trở, cùng vị trí mà mỗi người cảm nhận mỗi khác.
Gửi bạn Mai Anh, cùng quân của bác Toái trong diễn đàn này có lần thấy bác Đức Duy ở d9


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 17 Tháng Mười Một, 2012, 04:29:47 pm
                                                          Em thấy có tấm hình này các bác thử hình dung lại xem nó thể nào giúp em nhé:
                                                         (http://img338.imageshack.us/img338/4285/1509d.jpg)
    Tấm hình của bác vmt đưa lên,mời các bác phân tích giúp các vị trí đã được xác định trên bản đồ xem sao.Trong đó các cao điểm :1445,1685 họ còn đang đặt câu hỏi(?).Và đây là trận địa của cả 2 bên ( Mà bên kia biên giới chủ yếu chỉ ra các trận địa pháo mặt đất) phải không các bác ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 17 Tháng Mười Một, 2012, 05:09:20 pm
Trận tập kích nông trang 1: Vào khoảng tháng 10/85 đài quan sát của tôi cùng đài quan sát của 168 cùng phát hiện khoảng 1cBB địch đang hành quân từ khu đồn công an vào Nông trang 1, chắc là hành quân lên Đ3 của 772 và 685 tôi báo cáo lên trên, khi được lệnh của trên dP11 pháo 105 cùng dP2 pháo 152 của 168 cùng tập kích vào khu nông trang, với mật độ dày.tất cả khu vực đó chìm trong khói lửa, cháy gần 1 ngày,khi ngừng bắn chúng tôi đến được hơn 30 cáng của địch khiêng nhau đi về phía đồn công an. Tôi xin trên tiếp tục tập kích vào khu này nhưng trên ko nhất trí. Khi nắm được kết quả cả 2 đơn vị đều báo cáo lên trên kết quả bắn.Về kết quả này 2 sếp của 2 đơn vị gửi điện cho nhau để hích nhau, bác Huân et 457 gửi điện cho bác Nhân đại ý nói là:PB47vp nó bắn sao bác lại " Đánh hôi " Bác nhân lữ trưởng 168 bảo: PB chú gửi bức điện này cho et của chú: " Voi gầm lựu đạn cũng quăng ra,
             Hưởng chung thành tích cháy nhà nông trang ..."
Đúng là trong chiến đấu dù gian khổ hi sinh vẫn ko quên tạo nên tiếng cười, liềm vui các bác ạ. hi.. hi.. Phục các sếp!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 17 Tháng Mười Một, 2012, 05:49:47 pm
Bác pb47vp cùng các bác ccb thân mến , đúng là trận ấy pháo binh ta bắn cháy nông trang của TQ , đám cháy rất to, khói mù mịt cả một vùng ..Đợt đó phía TQ la oai oái - họ cự nự ta về chuyện bắn vào mục tiêu dân sự ?
Vậy khi pháo binh TQ bắn vào TX Hà giang , và các bản nằm dọc đường biên , họ có nhận là bắn nhầm vào khu vực dân sinh không ?
Về hai đơn vị PB của ta cùng nhận thành tích là đúng - vì có ai đánh dấu vào qủa đạn : phiên hiệu đơn vị ? HIC.
có mẩu chuyện vui đây các bác :
Thời chống Mỹ các cụ lão dân quân Thanh hóa bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường - có lẽ cái máy bay đó cũng phải tính cho cả Bộ đội Tên lửa và Pháo cao xạ . Nếu máy bay Mỹ không tránh Tên lửa , thì làm sao Pháo cao xạ vươn tới được ?
Và nếu máy bay Mỹ không tránh lưới lửa của CX pháo , mà bay xuống thấp , thì lấy đâu ra mục tiêu cho các lão - Dân quân khạc đạn ... Hic.
Phải không các cụ ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 17 Tháng Mười Một, 2012, 06:40:57 pm
                                                          Em thấy có tấm hình này các bác thử hình dung lại xem nó thể nào giúp em nhé:
                                                         (http://img338.imageshack.us/img338/4285/1509d.jpg)
    Tấm hình của bác vmt đưa lên,mời các bác phân tích giúp các vị trí đã được xác định trên bản đồ xem sao.Trong đó các cao điểm :1445,1685 họ còn đang đặt câu hỏi(?).Và đây là trận địa của cả 2 bên ( Mà bên kia biên giới chủ yếu chỉ ra các trận địa pháo mặt đất) phải không các bác ?

Cách đây khoảng 4 năm về trước,khi trong diễn đàn số người hiểu về mặt trận Vị xuyên những năm 1980 của thế kỷ trước rất hạn chế.Mà chủ yếu là của những người yêu thích quân đội nhân dân Việt Nam,tham gia tìm hiểu cuộc chiến này.Lúc đó dưới con mắt của một lính bộ binh,tại một điểm chốt có nhiều lợi thế quan sát và bản thân đã từng lăn lộn qua nhiều vị trí,nhiều góc độ khác nhau tại bình độ 1100.Từ những kinh nghiệm,cũng như hiểu biết của bản thân,Khanhhuyen đã vẽ lại bức đồ này.Mong muốn chuyển tải đến bạn đọc cũng như người tham gia diễn đàn,có cái nhìn khái quát về mặt trận Hà Tuyên,mà cuộc chiến đã xẩy ra gói gọn trong khu vực Thanh Thủy- Vị Xuyên là chủ yếu.
Các điểm cao chỉ mang tính tương đối chính xác,như 1445 thì đến nay KH hiểu thời trước các bác 313 gọi là 1545 hay 1685 là 1785.
Hoặc các đểm cao khi 981 vào thay cho 153 bên 685,vẫn gọi là E,nhưng bên cạnh đó cũng có đơn vị gọi là H.Nhờ cho đến ngày hôm nay,tề tựu khá đông đủ các ccb đã từng tham gia chiến đấu tại mặt trận này,nhiều mảnh chưa rõ đang được dần dần làm rõ.Kinh mời các bác bổ xung thêm,chúc cả nhà khỏe hăng xay góp thêm phần hiểu biết của mỗi người vào mục Hà Giang cho sinh động thêm.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 17 Tháng Mười Một, 2012, 07:29:31 pm
Trận bắn phá đồn công an:Khu vực đồn công an và đồi mâm xôi trước đồn công an là nơi chúng thường dừng chân trước khi đi lên khu 772, 685, và ra khu 400,300 trên đỉnh nóc nhà 3 tầng chúng cắm 1 lá cờ to, nhìn cũng tức và khó chịu.Chỉ thị của trên là phải bắn gãy lá cờ đó, làm sụp ý chí của chúng. Nhận nhiệm vụ 2 đơn vị pháo 1 của d11, 1 của 168 đã bắn phá hoại nhiều lần kết quả chỉ có dãy nhà 2 tầng võng xuống nhưng ko sập, nhà 3 tầng đạn nổ kín nóc nhà nhưng ko làm suy xiển gì vì quá kiên cố, về sau ta có dùng " bom bay '' bắn nhưng ko trúng vì tản mát quá lớn như tôi đã nói ở bài trước. Sau đồi mâm sôi đó địch bố trí 1 trận địa cối 100mm thường bắn vào khu vực 400 và SCH của chúng, hoặc kho hậu cần vì xe ô tô chỉ vào đến đấy thì mất ko thấy đi đâu nữa. Về sau chúng đánh thêm 1 con đường đi từ Nông trang 1 đi theo dông Đ 2 của 772 để tiếp tế cho 685 và 772, vì nông trang 1 đã bị bắn trụi chúng ko dám vận chuyển bộ nữa. có một hôm chúng liều mạng dám vận chuyển giữ ban ngày ( khoảng 3h chiều) bằng ô tô lên. Tôi cho đơn vị phục sẵn vào cua thứ 2 chỗ chúng hay đặt trận địa DKZ bắn vào 685,khi chúng vào đúng khu vực đã chọn tôi hạ lệnh bắn, 2 chiếc đi đầu may mắn chạy được vào hẻm, chiếc sau bị trúng đạn nằm chết tại chỗ, 3 ngày sau chúng mới kéo đi. Tôi phục mãi ko thấy 2 chiếc kia quay trở ra tiếc quá. Chắc chúng ra ban đêm ko bật đèn, trước chúng nghênh ngang lắm, đi toàn bật đèn pha sáng choắc.Trận địa DK của chúng cũng mất mặt luôn từ đó


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: xuanxoan trong 17 Tháng Mười Một, 2012, 07:55:37 pm
     Dùng súng trường bắn rơi máy bay... mọi chuyện ngày xưa nhiều khi tuyên truyền động viên toàn quân toàn dân thế mới ra ngõ gặp anh hùng, các cụ có bắn thật, phằng phằng....bác Nguyên Hông Đức ạ.

      pb47vp và các đòng đội đánh khu vực Thanh thủy - Vị Xuyên thời đó, mình ở hậu phương chỉ nghe nói nhiều đến chiến sự ác liệt và sự tàn bạo của bọn lính Trung Quốc...nhưng đồng đội nói bắn chỗ chúng cắm cờ tại tòa nhà 3 tầng sao mình thấy thắc mắc... nếu bình thường như bên mình đánh, pháo bắn có chỉ điểm trinh sát pháo binh hoặc cối từ xa mà câu vào...khoảng cách khoảng bao nhiêu?.
--------------------------------------------------
Xóa đoạn viết lạc đề!

    


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 17 Tháng Mười Một, 2012, 10:46:34 pm
Rút kinh nghiệm sau trận 12/7 về hợp đồng tác chiến giữa BB và PB, ngoài hiệp đồng về thông tin,tín hiệu PB cấp trên đã trực tếp đi cùng BB để SS bắn theo yêu cầu trực tiếp ko phải xin lệnh cấp trên, Ngoài ra khi mất LL dùng đạn vạch đường bắn chỉ thị vào khu vực cần bắn, khi tình hình nguy cấp dùng đạn khói để chỉ thị.trận 18/11 ta đã thể hiện rõ điều này. Chính vì thế về sau ta đã đánh nhiều trận giành thắng lợi. Như các bác đã biết khu vực vị xuyên đồi núi nhấp nhô, thông tin VT liên lạc rất khó khăn,rất dễ rơi vào vùng sóng "Chết" ko LL được, hơn nữa lại bị chúng chế áp, Thông tin hữu tuyến chỉ có tác dụng khi ta chưa nổ súng, vì khi đã nổ súng là bị đứt khắc phục rất khó. Đầu 86 lên thay chỗ bác KH, đài chúng tôi nằm cùng BB để chi viện trực tiếp cho 1100 nằm ở đó rất khó QS toàn diện, nên đề nghị f cho chuyển sang ko tên để Qs. các bác ở 1100 cứ yên tâm vì chúng tôi có khí tài đặc chủng qs rõ hơn ống nhòm nhiều. Hễ chúng cứ lên khỏi công sự là tôi lại mời xuống bằng loạt bắn gấp, Nhiều lúc các bác BB cũng bị oan về pháo của chúng. Bởi vì chúng nghi có đài PB ở đó. Trong chiến đấu ta cũng như địch ai chế áp được đài PB và trận địa pháo là thắng lợi một nửa rồi,hồi nằm ở ko tên có 1 lần bác Bình ct muốn ra tổ phục để kiểm tra trước khi đi có dặn tôi: Anh ở lại nếu có địch hay động tĩnh gì bác giúp tôi chỉ huy luôn 2 khẩu cối 60 bắn chặn phía trước để tôi rút về, vì tôi nằm cùng hầm với ct, tôi căn giờ đoán là đã đến tổ phục rồi nên tôi liền gọi pháo bắn về phía trước và cho 2 khẩu cối 60 bắn 1 loạt về phía trước cách tổ phục 300m khoảng 30 phút sau bác bình chạy về vị trí chỉ huy vừa thở vừa hỏi " Nó....nó... đánh ....vào... đâu..." híc....híc...Tôi bảo: tưởng anh dặn là khi nào anh gần đến tổ phục thì tôi bắn để anh ra tổ phục cho an toàn hì.. hì.. Mới đấy mà đã 26 năm rồi, nhanh thật.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 18 Tháng Mười Một, 2012, 09:35:11 am
Rút kinh nghiệm sau trận 12/7 về hợp đồng tác chiến giữa BB và PB, ngoài hiệp đồng về thông tin,tín hiệu PB cấp trên đã trực tếp đi cùng BB để SS bắn theo yêu cầu trực tiếp ko phải xin lệnh cấp trên, Ngoài ra khi mất LL dùng đạn vạch đường bắn chỉ thị vào khu vực cần bắn, khi tình hình nguy cấp dùng đạn khói để chỉ thị.trận 18/11 ta đã thể hiện rõ điều này. Chính vì thế về sau ta đã đánh nhiều trận giành thắng lợi. Như các bác đã biết khu vực vị xuyên đồi núi nhấp nhô, thông tin VT liên lạc rất khó khăn,rất dễ rơi vào vùng sóng "Chết" ko LL được, hơn nữa lại bị chúng chế áp, Thông tin hữu tuyến chỉ có tác dụng khi ta chưa nổ súng, vì khi đã nổ súng là bị đứt khắc phục rất khó. Đầu 86 lên thay chỗ bác KH, đài chúng tôi nằm cùng BB để chi viện trực tiếp cho 1100 nằm ở đó rất khó QS toàn diện, nên đề nghị f cho chuyển sang ko tên để Qs. các bác ở 1100 cứ yên tâm vì chúng tôi có khí tài đặc chủng qs rõ hơn ống nhòm nhiều. Hễ chúng cứ lên khỏi công sự là tôi lại mời xuống bằng loạt bắn gấp, Nhiều lúc các bác BB cũng bị oan về pháo của chúng. Bởi vì chúng nghi có đài PB ở đó. Trong chiến đấu ta cũng như địch ai chế áp được đài PB và trận địa pháo là thắng lợi một nửa rồi,hồi nằm ở ko tên có 1 lần bác Bình ct muốn ra tổ phục để kiểm tra trước khi đi có dặn tôi: Anh ở lại nếu có địch hay động tĩnh gì bác giúp tôi chỉ huy luôn 2 khẩu cối 60 bắn chặn phía trước để tôi rút về, vì tôi nằm cùng hầm với ct, tôi căn giờ đoán là đã đến tổ phục rồi nên tôi liền gọi pháo bắn về phía trước và cho 2 khẩu cối 60 bắn 1 loạt về phía trước cách tổ phục 300m khoảng 30 phút sau bác bình chạy về vị trí chỉ huy vừa thở vừa hỏi " Nó....nó... đánh ....vào... đâu..." híc....híc...Tôi bảo: tưởng anh dặn là khi nào anh gần đến tổ phục thì tôi bắn để anh ra tổ phục cho an toàn hì.. hì.. Mới đấy mà đã 26 năm rồi, nhanh thật.
Tôi cũng đồng ý với bác pb47pv về chuyện sóng liên lạc VTĐ 2w mẩt sóng khi vào vùng chết -Đó là đối với  máy VTĐ sóng cực ngắn : đặc điểm của loại máy 2w này là sóng CN truyền theo phương nằm ngang ( còn gọi là sóng đất ) Trong khi đó địa hình vùng Thanh thuỷ là đồi núi trùng điệp .do đó ở bên này qủa núi , sang bên kia là có thể không liên lạc được .
Các bác cứ hình dung sóng VTĐ cực ngắn chính là sóng truyền hình mà Tivi vẫn thu được , đó là ở đồng bằng - mà vẫn phải có trạm tiếp sóng .Trước kia khi chưa có TH Cáp, TH kỹ thuật số . Để các tỉnh xa TTTH Giảng võ thu được tín hiệu, ĐTHVN phải dựng trạm tiếp sóng Tam đảo.
Quay trở lại vấn đề liên lạc vô tuyến điện 2w .
Trong chiến dịch 18-11-1984 khi E153 vây lấn ở 685, mạng thông tin VTĐ 2w từ các mũi ( cấp D là D5,D6 ) cho tới cáp E ( E153, E149 )
Cho tới chỉ huy F356 là mạng VTĐ 2w sóng ngắn dùng máy 71 C của TQ sản xuất .Đặc điểm của máy 71C là trong điều kiện núi cao thông tin vẫn liên lạc tốt. Nhưng máy 2w sóng ngắn cũng có nhược điểm là tín hiệu rất nhiễu , rất dễ bị phá sóng .
Trong nhiều trận đánh khi lên sóng , lính 2w thu được cả tín hiệu của quân TQ , hai bên qua lại phá sóng lẫn nhau ...nhiều đc nóng tính -chửi bọn 2w TQ choang choác trong tai nghe của liên hợp .HIC.
Trong một phiên LL tôi bị một tên TQ chen ngang : Than si ...ủ si , tôi đang bị mâdt LL với chỉ huy E 153 ở 468, lại bị tên TQ phá thối, cáu qúa tôi văng luôn :
- Than...con mẹ mày .
Tên TQ xổ ra một tràng :
- Hảo...Hảo...Cống hỷ Pộ đội uê nản ..( tạm dịch là : Tốt ...Tốt lắm , Cám ơn Bộ đội Việt nam .)
Hic . 


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tuanb5 trong 18 Tháng Mười Một, 2012, 11:13:55 am

Nghe bác nguyen hong duc kể chuyện lính 2w hồi đánh TQ thú vị quá! Cách giải thích vấn đề kỹ thuật của bác cũng dễ hiểu cho những người "Ngoại đạo" như tôi. Cám ơn bác rất nhiều.

Tôi là lính bộ binh thuần, nên ít khi tiếp xúc với lính TT (Trừ lúc cùng hành quân, cùng xông lên khi đánh vận động) còn ngoài ra họ chỉ nằm ở C bộ thôi.
 Có việc phải qua chỗ C bộ, tôi chỉ quan tâm tới chỗ anh nuôi ;D

Rất mong được nghe chuyện lính 2W của các bác trong lúc chiến đấu, cả chuyện bên lề nữa.



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 18 Tháng Mười Một, 2012, 06:46:59 pm
Trước khi xẩy ra chiến sự loại 2w mắt trâu (loại Đ ) cơ bản đã được thay thế loại M gọn, nhẹ, cơ động hơn, nhưng vẫn chưa cải tiến tần số liên lạc nên bị chúng phá sóng, chế áp điện tử, nhưng vẫn đỡ hơn silich 71, cái loại silich này trời quang mây tạnh LL tốt. Nhưng cứ có sương mù hoặc trời tối thì cực nhiễu, nguồn dùng thì  tốn, thời đó pin đèn còn hiếm nên các bác có đèn pin hay xin để dùng (loại pin trần ta cải tiến ) chứ nguồn của nó là pin khô. về sâu các đơn vị ( Triều đình ) lên có PRC 25 thì đỡ bị phá sóng hơn phải ko bác nguyen hong duc? Để huấn luyện Cs 2w thành thạo trong chiến đấu chống được bị phá và chế áp còn khó hơn là huấn luyện pháo thủ và BB.Vì chỉ cần ko hiểu qui ước LL theo thứ tự yêu tiên là ta tự ném đá vào chân mình. Lúc nổ súng đơn vị nào cũng phải  LL với cấp trên để báo cáo, nhận lệnh hoặc xin chi viện của cấp trên. LL phải theo qui ước, nhưng nhiều lúc khẩn cấp quá dùng tiếng lóng cũng vội, trận 18/11/85 Đ/c TTin đi cùng BB yêu cầu PB bắn vào đồi cây khô gọi: "Cua bò lổm cổm, yêu cầu mưa rơi nặng hạt " bác dức nghĩ sao ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 18 Tháng Mười Một, 2012, 06:58:30 pm
.................................................
Trong một phiên LL tôi bị một tên TQ chen ngang : Than si ...ủ si , tôi đang bị mâdt LL với chỉ huy E 153 ở 468, lại bị tên TQ phá thối, cáu qúa tôi văng luôn :
- Than...con mẹ mày .
Tên TQ xổ ra một tràng :
- Hảo...Hảo...Cống hỷ Pộ đội uê nản ..( tạm dịch là : Tốt ...Tốt lắm , Cám ơn Bộ đội Việt nam .)
Hic . 

Em sợ nó ...nói đểu bác Đức đấy ! :D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: xuanxoan trong 18 Tháng Mười Một, 2012, 07:09:16 pm

      1. Lính 2W biên cương cũng có khác bọn mình nhiều đấy, vì mình và "nó" quá hiểu nhau, máy móc của nó chắc là mình hạn chế dùng rồi; nhưng cách sử dụng trong chiến đấu cũng có lẽ giống nhau nhỉ - đổi tần số liên tục, khi đánh mới mở máy; tốc ký lời nói khi cần bằng những khẩu lệnh ngắn gọn, bình thường vẫn dùng mật mã.

      2. Có lẽ người lính này khi thời bình đã từng có quan hệ với ta đấy "lính quân y" ạ, nên nói với Nguyến Hông Đức theo cách nói xưa nay nó vẫn dùng...quán tính thôi mà; nhiều khi còn dùng từ đồng chí nỉ hảo nữa phải không ??? mình tưởng thật nó..tằng.. tằng..


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 18 Tháng Mười Một, 2012, 07:44:17 pm
.................................................
Trong một phiên LL tôi bị một tên TQ chen ngang : Than si ...ủ si , tôi đang bị mâdt LL với chỉ huy E 153 ở 468, lại bị tên TQ phá thối, cáu qúa tôi văng luôn :
- Than...con mẹ mày .
Tên TQ xổ ra một tràng :
- Hảo...Hảo...Cống hỷ Pộ đội uê nản ..( tạm dịch là : Tốt ...Tốt lắm , Cám ơn Bộ đội Việt nam .)
Hic . 

Em sợ nó ...nói đểu bác Đức đấy ! :D
   Không,nó cảm ơn bác Đức thật đăy Linh Quany ạ.Vì trước đó nó vừa giải mã được một bức điện quan trọng,phát đi từ máy 2w của bác Đức ???


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: xuanxoan trong 18 Tháng Mười Một, 2012, 07:54:38 pm


     hà hà..hay thật...hóa ra nó cảm ơn bác đức thật rồi...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 18 Tháng Mười Một, 2012, 09:10:54 pm
                                                  (http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/anh10.jpg)
         
          Đây là bóng hồng chiến sỹ TT và là đồng nghiêp của các bác Đức,Xoan Xoan và bác nào là CCB binh chủng Thông tin nữa ...

          Chiếc máy chiến sỹ này mang là máy gì vậy các bác ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tung677 trong 18 Tháng Mười Một, 2012, 09:21:14 pm
                                                  (http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/anh10.jpg)
         
          Đây là bóng hồng chiến sỹ TT và là đồng nghiêp của các bác Đức,Xoan Xoan và bác nào là CCB binh chủng Thông tin nữa ...

          Chiếc máy chiến sỹ này mang là máy gì vậy các bác ?
Theo tôi đây là máy P-108 ...vì hình chỉ có rõ bộ tổ hợp nghe và nói...còn thân máy tôi không rõ...nhưng chắc chắn loại máy này công xuất là 2 W...loại mang vác cá nhân


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 18 Tháng Mười Một, 2012, 09:40:43 pm
Sau mỗi lần truyền xong một nhóm điện, hoặc một lệnh nào đó cánh bác Đức bao giờ cũng có câu: .....,...., Nhục nhục ko 24..? Lúc đáy gặp bác thắng còng cho mũi xuyên qua... chắc khỏi. hì..


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: xuanxoan trong 18 Tháng Mười Một, 2012, 09:59:07 pm


       Sao thấy đồng nghiệp mình có đẹp không..vt738@yahoo.com?, nhưng sao cho nàng mang cái máy gì phía sau nặng thế..máy to quá, hồi mình máy còn nhỏ hơn mà; đây là máy gì vậy đồng đội Đúc ơi..


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 18 Tháng Mười Một, 2012, 10:18:23 pm
                                                  (http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/anh10.jpg)
         
          Đây là bóng hồng chiến sỹ TT và là đồng nghiêp của các bác Đức,Xoan Xoan và bác nào là CCB binh chủng Thông tin nữa ...

          Chiếc máy chiến sỹ này mang là máy gì vậy các bác ?
Bác vt738@yahoo.com và các bác ccb thân mến .
Chiếc máy mà nữ chiến sỹ tt2w mang chỉ có thể là máy 71C ,
Vì máy P105 Đ nặng 21kg kể cả nguồn. P105M thì nặng 16kg ker cả nguồn . Máy 71 c chỉ có 8kg cả nguồn.
Về chuyện hai bên bắt sóng liên lạc của nhau là chuyện bình thường . Còn để giải mã lại là chuyện rất khó - vì các bức điện đều có khóa : Lính 2w gọi đó  là Bảng Mã -Dịch. ...BMD do cấp QK hoặc QĐ phê chuẩn.
Bác pb47vp thân mến . Cụm từ : Cua bò Lổm ngổm, cho mưa nặng hạt .
ở E153-f356 lính 2w tụi tôi câu đó sẽ là :
Bọ hung bò lổm ngổm , xin mưa rào .xuống đồi cây khô.
Nội dung bức điện là : Trên đồi cây khô có nhiều xe ô tô của địch. Xin pháo bắn cấp tập.
Bức điện này dùng trong lúc khẩn cấp không thể Mã -Dịch được.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tuanb5 trong 18 Tháng Mười Một, 2012, 11:41:19 pm

Các bác gái làm lính TT, nếu phải đeo máy nặng vậy mà hành quân thì vất vả quá.
Vả lại, phạm vi sóng của nó, như các bác nói là không được xa. Theo tôi không phù hợp lắm.

Tốt hơn, có lẽ ở các tổng đài, các trạm TT, hoặc 15w chẳng hạn. có phải không các bác?



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: xuanxoan trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 06:38:06 am


       Thật sự ở chiến trường không có hình ảnh này, có thể là mẫu ảnh xuân hoặc duyệt binh chi em 2W đeo đi cho đẹp thôi. Lính thông tin có lẽ ở chỗ chị Hà Tuyển là phù hợp nhất, báo vụ... còn 2W là lính cơ động, bắt chị em đeo mấy chục cân chạy vận động tội lắm. Bạn nhìn cái máy phía sau đến con trai như mình đeo đã ì à ì ạch rồi, nhưng nhìn ảnh cũng tự hào lính 2W nữ mình đẹp mê hồn lính bộ binh chứ bộ.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 10:43:58 am
Cuộc sống thời chiến tuy cực khổ khó khăn, nhưng tinh thần vẫn luôn lạc quan, kiên định. ko nao núng trước cuộc chiến, tình Đ/c đồng đội thật cao đẹp. Nhưng có một điều lạ sao hồi đấy lính ta từ tướng đến quân đa số nghiện cái anh điếu ục đến thế. Thiếu cái gì còn được chứ thiếu cái anh thuốc lào thì quả là gay. Thời đó cũng chủ yếu là loại thuốc lào gói an thái, thống nhất là chính: loại 25g và 50g, nhu yếu phẩm cấp cho BĐ, Thủ trưởng QK và các đoàn lên thăm BĐ trên chốt khi úy lạo bao giờ cũng có mặt hàng thuốc lào. Chắc chả có QĐ nào trên thế giới này như vậy đâu các bác nhỉ? Khéo chúng thấy ta vác ống điếu ra hút lại tưởng cối 6 hoặc M79 sau đó lại thấy 1 luồng khói mờ mờ bay lên tưởng ta bắn chẳng quên cả dép lẫn dầy để mà chuồn cũng nên.Những lúc đơn vị hết thuốc thì biết ngay, lính ta đi lại khác thường ngày để tìm cái khói vào người...hì


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 11:20:11 am
   Em xin vừa hóng hớt vừa cổ vũ hình ảnh cùng các bác ! Điếu ục đây ạ :D

(http://i1207.photobucket.com/albums/bb469/thangtran6/ad950c23.jpg)

   Còn đây em sưu tầm ảnh điếu cày !

(http://2.bp.blogspot.com/-KiAofX4jgyc/TureY4OcT4I/AAAAAAAAAO0/44iEOvLhiPw/s400/2.jpg)

   Thuốc lào thời bọn em chỉ huy không cho làm điếu vì sợ bẻ đóm hỏng vách nhà toàn theo kiểu này thôi ạ !

(http://farm3.staticflickr.com/2448/4154788418_8b3fd83484_o.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 02:16:47 pm
         Chào bạn líng quân y ! Bạn đưa lên đây toàn là những ảnh đẹp , độc đáo lắm .Đúng là cuộc sống ở Hà Giang rất phong phú .Có cả ảnh em gái bắn thuốc lào nữa .Rõ là đồ của khỉ -thú vị ghê !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: xuanxoan trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 02:38:38 pm

    hì hì....xem xong cấm cười...cáu anh Huong HN76 này lại nói....buồn cười quá đi thôi hà hà.. ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 02:59:55 pm
         Chào bạn líng quân y ! Bạn đưa lên đây toàn là những ảnh đẹp , độc đáo lắm .Đúng là cuộc sống ở Hà Giang rất phong phú .Có cả ảnh em gái bắn thuốc lào nữa .Rõ là đồ của khỉ -thú vị ghê !

Cám ơn bác Huonghn76 ! Các bác xem hộ em cái này có phải là truyền đơn bên kia bắn sang thời các bác , gọi là trò tâm lý chiến phải không ạ !

(http://farm3.staticflickr.com/2345/2238825231_f91c9c65dd.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 03:00:49 pm
    Đây nữa ạ !

(http://farm3.staticflickr.com/2227/2239614382_ce32d9959d.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 03:09:09 pm
              Chào bạn lính quân y. Mình ở trên Lạng sơn 78,79,đến đầu 80 .Cuối 80 bọn mình về cầu Gia Bẩy Thái Nguyên rồi .Nên chưa nhìn thấy truyền đơn bao giờ.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 03:23:52 pm
    Nhân chuyện bác pb và linhquany nói về thuốc lào,ngày trước không biết các bác ở các nơi khác ra sao còn ở Vị xuyên chuyện thuốc lào của lính cũng nhiêu khê ra phết các bác ạ.Lần trước tôi đã nói đến cụ sĩ quan già phụ trách đội đo đạc bản đồ nằm coi hang Làng lò.Cụ Thực,cây thuốc lào của hang,ngồi rỗi cứ điếu ra điếu vào ùng ục suất.Đối với lính ,cụ là "Vựa" thuốc của cả hang,nhưng rồi thấy tốn quá nên cụ quản chặt.ở trong cái hang ấy đồ đoàn lại chỉ có cho vào ba lô,thì cụ giấu đâu được ? Thế là nhân lúc cụ đi tắm lính ta mò trộm mất,vì vẫn biết là tình đồng đội nhưng suất ngày leo chốt về hang các con nghiện vật quá không chịu nổi
   Sau khi tắm về thấy mùi thuốc tràn ngập hang cụ nghi,vào tìm chỉ còn chỗ để.Thế là cụ đề nghị ...khám người,một cán bộ trung tuổi hỏi cụ "Còn nhiều không ?" .Cụ nói" còn ít thôi",anh kia bảo vậy cụ còn khám làm gì, anh em chẳng hút hết rồi.Một chiến sĩ lém lỉnh trêu cụ "Khéo đêm nay thủ trưởng đào ngũ vì nhớ thuốc..."


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: xuanxoan trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 03:24:56 pm

    Lính Quân y ơi!

    Đọc nội dung có lẽ đúng là tâm lý chiến, nhưng bọn TQ này làm dở ẹt..thua lính VNCH làm tâm lý chiến.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 03:49:16 pm
   Vâng, mời các bác nghỉ giải lao chút tâm sự về kẹo lạc, trà chốt, thuốc lào, thuốc lá tý đi ạ.

Hồi đó các bác cựu sau khi giải ngũ xong đi Tây về hay mang loại này về. Hình như nước sản xuất là chỗ bác Khanhhuyen đang ở hay sao đấy ạ !

(http://i446.photobucket.com/albums/qq183/rockhangthan/cigarette/GallantFilterKings-20fDF197.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 05:01:51 pm
   Vâng, mời các bác nghỉ giải lao chút tâm sự về kẹo lạc, trà chốt, thuốc lào, thuốc lá tý đi ạ.

Hồi đó các bác cựu sau khi giải ngũ xong đi Tây về hay mang loại này về. Hình như nước sản xuất là chỗ bác Khanhhuyen đang ở hay sao đấy ạ !

(http://i446.photobucket.com/albums/qq183/rockhangthan/cigarette/GallantFilterKings-20fDF197.jpg)
@Linhquany .Thuốc Gallan này do Ấn độ sản xuất . Hút nóng cổ , lại nhạt thếch , nên ở ta không chuộng lắm.
Hồi 1984-1985 song song với hành động bắn pháo vào lãnh thổ VN và cho quân chiếm đóng trái phép các điểm cao dọc đường biên của xã Thanh thủy -vị xuyên . Địch còn thả truyền đơn và phát các bài hát của chế độ VNCH nhằm làm nhụt ý chí của các chiến sỹ đang chiến đấu bảo vệ biên cương . Nhưng chúng cũng không thu được gì . Chỉ khổ mấy đơn vị tiền tiêu : suốt ngày nghe tiếng gầm rít của đại bác , nay lại thêm tiếng rền rĩ qua các giọng ca Chế Linh. Duy Khánh , .v.v...
Nhiều đc tức qúa, mỗi khi phía TQ Mở nhạc là anh em lại phụt một phát DK về phía điểm cao 772, chẳng biết có tên TQ nào chết không ? Nhưng được cái cũng đỡ tức.HIC.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 05:44:53 pm
    Đây nữa ạ !

(http://farm3.staticflickr.com/2227/2239614382_ce32d9959d.jpg)

Chào lính quân y và các bác!

chuyền đơn mà lính quân y đưa lên chỉ gần.....giống thôi.in ấn của tq từ lâu đã tiến bộ rồi.chuyền đơn tq chủ yếu chụp cảnh thật,rất nét.chủ yếu màu xanh lá cây và màu hơi tim tím.hồi đó em đã cầm xem hai loại này rồi.loại xanh chụp cảnh tù binh ta "không biết có đúng không" đứng sếp hàng tập thể dục buổi sáng,đầu tóc được cắt tỉa gọn gàng.cạnh đó ghi chú được tq tiếp đón tử tế.loại tím lâu rồi em không nhớ cảnh chính sác.chỉ thấy tq kể lể các điểm cao là thuộc về tq,tq lấy lại là chính nghĩa.tất cả chữ nghĩa đều in rõ ràng,đúng văn phạm.không có viết tay.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 07:15:18 pm
Bác vt,ko biết bác còn ăn cái khoản điếu ục nữa ko? chứ tôi thôi hẳn rồi, từ lúc f mình giải tán, về suôi ko thể chơi được anh điếu cày dưới mình, may quá ko lại bây giờ vẫn...Riêng cái anh điếu ục này, thời anh em mình trên đấy khi về phép mang về nhà anh em đến chơi cứ cười chảy cả nước mắt. Chả là các bác ở quê chưa hút loại này bao giờ khi hút xong sỉ tóp ra cứ dốc ngược  điếu lên để ... hì ...toàn nước điếu, may mà toàn nước vừa thay. Cái anh này chỉ anh em mình mới sơi được bác nhỉ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 08:09:27 pm
   @ 2 bác Linh quany và maianh
   Trong hình là một ,trong hàng chục loại truyền đơn mà TQ "Gửi" cho ta đấy.Năm 80,năm bản lề cho 2 cuộc xung đột biên giới 1 và 2,tình hình biên giới ngày đó khá yên tĩnh.Lợi dụng tình hình như thế,cả 2 bên-ta và địch - thi nhau tuyên truyền.
   Nội dung truyền đơn ta chủ yếu nói về tình đoàn kết lâu đời giữa 2 nước.Chính sách của VN với các nước láng giềng v/v...
   Còn truyền đơn của TQ,ngoài tờ trên ra còn có loại như bác maianh nói (Ảnh tù binh).và cả loại vẽ hình dân ta vác bát xin ăn ..v/v.Còn loa truyền thanh TQ xa xả suất ngày lải nhải u mụ hết cả đầu óc...
   Cả 2 bên đều dùng biện pháp bắn bằng  pháo,cối .Để tránh bị phản pháo nên toàn bắn đêm.Cứ nghe xéo...bụp đấy là truyền đơn,có lần sáng dậy thấy cửa hầm toàn truyền đơn của...mình.Do khi bắn bị gió thổi lại nên nó lại ...về ta.tình trạng này chắc phía bên kia cũng không tránh khỏi.Ngoài ra ,ngày ấy còn truyền đơn của Đài loan có lẽ họ rải bằng kinh khí cầu,nội dung phàn nàn TQ lục địa điều gì đó,Nên mặt đất núi đồi ngày ấy,trắng hết cả vì truyền đơn


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 09:01:31 pm
Đúng là bác vt738.com,lính cũ cái gì cũng biết!

nhân nói đến chiến tranh tâm lý,em có một chuyện này.chỉ tiếc sao hồi đó không hỏi kỹ,để giờ nói lại biết đâu cũng có bác ở vị trí đó.

cuối năm 86,lính chốt 313 báo lên sư đoàn.có một điểm cao ta và tq cách nhau có mỗi vách đá.bên này gõ,bên kia nghe thấy.hai bên nói chuyện với nhau bình thường.nhiều lúc nghịch hai bên còn lấy que vẩy tút ak sang nhau chơi.lính tàu là người hoa,trước kia ở hải phòng,về nước năm 79.anh ta còn hát bài dáng đứng bến tre rất hay cho bộ đội ta nghe.anh ta có tâm sự,mình là người lính đều phải làm nhiệm vụ giống nhau,tốt nhất,chúng ta đều canh gác song đừng bắn nhau.khi 313 nhận được tin này,đã điều ngay một sỹ quan bên tuyên truyền địch vận biết tiếng trung lên tận nơi để lắm bắt tình hình.đây là chuyện có thật,nghe qua như đùa.em chỉ tiếc hồi đó rất ít khi để ý chi tiết,lên cũng chẳng để ý sỹ quan đó khi đi thực tế về báo cáo thế nào.nếu hai mấy năm trước mà biết có diễn đàn như hôm nay thì sẽ có nhiều truyện thú vị nữa.nếu có bác nào biết thực hư về chuyện này,hãy kể tiếp cho anh em biết thêm thông tin.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 09:43:36 pm
Nhớ lại về bắn đạn truyền đơn, hồi đó ta cũng hay bắn sang bên chúng . Loại bên ta bắn lúc đấy chỉ có mỗi cối 82 mới có loại đạn này, nội dung bên trong ko biết viết gì, thường bắn từ ko tên sang. Một hôm mới sáng sớm có một khẩu đội cối 82 vác pháo và 10 quả đạn truyền đơn lên hỏi Đ/c Bình ct: Ai tên là PB Cho chúng em gặp ạ. bác bình gọi tôi, tôi ra hỏi: các anh gặp tôi có việc gì? họ nói là : cấp trên giao nhiệm vụ cho chúng tôi gặp  bác để bắn đạn truyền đơn sang bên kia. Tôi bảo các chú giá súng lấy góc bắn, hướng bắn... bắn vào đỉnh 1509 năm viên, vào 1400 năm viên rồi nhanh chóng rút ngay ko lộ vị tri bọn tôi. May hôm đó bắn xong ko thấy chúng phản pháo lại.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 07:45:02 am
Nhớ lại về bắn đạn truyền đơn, hồi đó ta cũng hay bắn sang bên chúng . Loại bên ta bắn lúc đấy chỉ có mỗi cối 82 mới có loại đạn này, nội dung bên trong ko biết viết gì, thường bắn từ ko tên sang. Một hôm mới sáng sớm có một khẩu đội cối 82 vác pháo và 10 quả đạn truyền đơn lên hỏi Đ/c Bình ct: Ai tên là PB Cho chúng em gặp ạ. bác bình gọi tôi, tôi ra hỏi: các anh gặp tôi có việc gì? họ nói là : cấp trên giao nhiệm vụ cho chúng tôi gặp  bác để bắn đạn truyền đơn sang bên kia. Tôi bảo các chú giá súng lấy góc bắn, hướng bắn... bắn vào đỉnh 1509 năm viên, vào 1400 năm viên rồi nhanh chóng rút ngay ko lộ vị tri bọn tôi. May hôm đó bắn xong ko thấy chúng phản pháo lại.
Bác vt,ko biết bác còn ăn cái khoản điếu ục nữa ko? chứ tôi thôi hẳn rồi, từ lúc f mình giải tán, về suôi ko thể chơi được anh điếu cày dưới mình, may quá ko lại bây giờ vẫn...Riêng cái anh điếu ục này, thời anh em mình trên đấy khi về phép mang về nhà anh em đến chơi cứ cười chảy cả nước mắt. Chả là các bác ở quê chưa hút loại này bao giờ khi hút xong sỉ tóp ra cứ dốc ngược  điếu lên để ... hì ...toàn nước điếu, may mà toàn nước vừa thay. Cái anh này chỉ anh em mình mới sơi được bác nhỉ?
   Bác Pháo (pb) này,ngày đó nếu làm một thống kê trên toàn sư đoàn ta hẳn số người nghiện hút ...thuốc lào cũng phải chiếm quá nửa.Bộ binh,hỏa lực,thông tin...gì v/v đều có mang theo anh "Cối cá nhân"ấy cùng hành quân ,nếu ngày ấy các bác mà cải tiến cả "Cụ" 82 vừa bắn áp chế vừa bắn truyền đơn lên đỉnh đầu ông "Một năm".Lại vừa nhả khói thuốc nữa thì hay...hay đấy bác hỷ ???,may là chiến tranh kết thúc nhanh chứ không "cu" cối nhà ta còn ...mệt bác ạ !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 08:39:26 am

    Lính Quân y ơi!

    Đọc nội dung có lẽ đúng là tâm lý chiến, nhưng bọn TQ này làm dở ẹt..thua lính VNCH làm tâm lý chiến.

Như anh xuanxoan nói, phía VNCH vừa dùng tình cảm vừa dùng tiền bạc để tung đòn tâm lý chiến  :D:

(http://www.psywarrior.com/moneyforgunsVNF.jpg)
(http://www.psywarrior.com/2990R.jpg)
(http://www.psywarrior.com/2993R.jpg)
(http://www.psywarrior.com/NewVietRewardLeafB.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 09:06:21 am
Xin cám ơn bác Yta262 đã ghé thăm , và cho thông tin về đòn chiến tranh tâm lý của VNCH. Ngày đó Cục TLC của chính quyền Sài gòn có hẳn một Nha Chiêu hồi để lôi kéo cán bộ tha hóa về với địch .
Bọn TLC của Trung quốc cũng không thua kém đâu các bác ạ . Chúng tìm mọi thủ đoạn như : thả truyền đơn kích động lòng nhớ nhà của CS ta, chia rẽ các dân tộc : gây mất đoàn kết , dụ dỗ bà con vùng biên , moi thông tin về các đơn vị bộ đội .v.v...
Sau này chúng còn dùng hàng TLC , thả vào đất ta - để gây rối ren vùng biên , tạo điều kiện cho gián điệp trà trộn , moi tin tình báo, phá hoại các công trình QS, Quốc phòng .v.v...
Khi tình hình lắng dịu vào những năm 9x , chúng phá ta bằng cách thu mua sừng trâu ? Mua rễ cây hồi , mua  chó, mèo ...giá cao . Bọn TQ qủa là thâm độc không kém bọn VNCH  xưa kia , các bác nhỉ.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 10:35:42 am
   Bác VT738 , bác PB47 và các bác cựu ! Thời các bác giữ chốt chắc nhiều khi cũng phải dùng lương khô chứ ạ. Nhà em trước có một cái vỏ thùng lương khô hình chữ nhật đứng nhưng bị méo mó, mờ hết chữ, nghe nói là loại 701 hay 702 ngày xưa.

   Nói đến lương khô chắc chắn ai cũng nghĩ đến lương khô Tàu. Tuy nhiên bây giờ chắc không thể tìm ra dù chỉ là ảnh của các loại đấy . Em đưa tạm loại này các bác xem có giống không nhé !

(http://i1163.photobucket.com/albums/q557/dungha99/2012-02-28172552.jpg)

(http://i1163.photobucket.com/albums/q557/dungha99/2012-02-28172617.jpg)

(http://i1163.photobucket.com/albums/q557/dungha99/2012-02-28172722.jpg)





Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: china trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 10:44:08 am

Bọn TLC của Trung quốc cũng không thua kém đâu các bác ạ . Chúng tìm mọi thủ đoạn như : thả truyền đơn kích động lòng nhớ nhà của CS ta, chia rẽ các dân tộc : gây mất đoàn kết , dụ dỗ bà con vùng biên , moi thông tin về các đơn vị bộ đội .v.v...
Sau này chúng còn dùng hàng TLC , thả vào đất ta - để gây rối ren vùng biên , tạo điều kiện cho gián điệp trà trộn , moi tin tình báo, phá hoại các công trình QS, Quốc phòng .v.v...
Khi tình hình lắng dịu vào những năm 9x , chúng phá ta bằng cách thu mua sừng trâu ? Mua rễ cây hồi , mua  chó, mèo ...giá cao . Bọn TQ qủa là thâm độc không kém bọn VNCH  xưa kia , các bác nhỉ.
Không ai có thể phá hoại mình được nếu mình không hợp tác, cho nên phải tự trách mình kém cỏi đã, rồi hãy trách đối phương thâm độc


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 11:16:31 am
   Bác VT738 , bác PB47 và các bác cựu ! Thời các bác giữ chốt chắc nhiều khi cũng phải dùng lương khô chứ ạ. Nhà em trước có một cái vỏ thùng lương khô hình chữ nhật đứng nhưng bị méo mó, mờ hết chữ, nghe nói là loại 701 hay 702 ngày xưa.

   Nói đến lương khô chắc chắn ai cũng nghĩ đến lương khô Tàu. Tuy nhiên bây giờ chắc không thể tìm ra dù chỉ là ảnh của các loại đấy . Em đưa tạm loại này các bác xem có giống không nhé !

(http://i1163.photobucket.com/albums/q557/dungha99/2012-02-28172552.jpg)






   Linh quany sưu tầm ở đâu được cái thùng lương khô tàu mới coong vậy (?) .Lương khô nói riêng ,đồ tàu nói chung là lính ta chuộng dùng lắm.Lương khô thường dùng trong chiến tranh chống mỹ là 701 và 702,701 dùng cho lính còn sỹ quan được cấp loại 702.Loại 702 chất lượng hơn 701,vitamin vitamiếc gì đó cũng hơn trong đó nó còn cả kẹo tăng lực, ngày đó còn đói kém,khó khăn thiếu thốn nên lương khô là món khoái khẩu của bộ đội ta,hơn nữa cũng vì tàu làm lương khô ngon hơn, sau tổng cục hậu cần ta làm
   Người dân ở gần nơi bộ đội ta đóng quân cũng nghiện món này, vì nó đi "Lạc" từ các đơn vị ra ngoài.Thế nên mới có chuyện bộ đội ở nhờ nhà dân,nằm trong màn ăn lương khô (lương khô thanh rất cứng cắn dù nhẹ vẫn kêu cục cục) ???.Ở trong buồng dân phát hiện ra,nên phê bình (câu sau chắc các bác biết cả nên tôi không nói nhé)
   Dùng lương khô nhiều mà "Quên"nước là khổ luôn đó... ???


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tuanb5 trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 11:24:20 am

Bọn TLC của Trung quốc cũng không thua kém đâu các bác ạ . Chúng tìm mọi thủ đoạn như : thả truyền đơn kích động lòng nhớ nhà của CS ta, chia rẽ các dân tộc : gây mất đoàn kết , dụ dỗ bà con vùng biên , moi thông tin về các đơn vị bộ đội .v.v...
Sau này chúng còn dùng hàng TLC , thả vào đất ta - để gây rối ren vùng biên , tạo điều kiện cho gián điệp trà trộn , moi tin tình báo, phá hoại các công trình QS, Quốc phòng .v.v...
Khi tình hình lắng dịu vào những năm 9x , chúng phá ta bằng cách thu mua sừng trâu ? Mua rễ cây hồi , mua  chó, mèo ...giá cao . Bọn TQ qủa là thâm độc không kém bọn VNCH  xưa kia , các bác nhỉ.
Không ai có thể phá hoại mình được nếu mình không hợp tác, cho nên phải tự trách mình kém cỏi đã, rồi hãy trách đối phương thâm độc

Có phiến diện không hả bác china!
Kiểu như nói: Đừng nói vì ô nhiễm môi trường nên bị bệnh. Hãy xem vì sao khả năng chống nhiễm bệnh của mình kém thế. Khỏe mạnh thì không sao cả!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 11:29:10 am
      Chào bạn lính quân y ! Thùng lương khô mà trong ảnh bạn đưa lên không giống lắm thùng thời đánh Mỹ . Thùng ngày đó vuông .cao nắp tròn , ngoài ghi LƯƠNG KHÔ 701 hoặc 702  . loại 702 thùng cao hơn . Lương khô 701 hình thức giống trong ảnh ,nhưng giấy gói ngoài là giấy chống ẩm .Còn loại 702 lương khô màu sẫm vì có ca cao giữa phong có 1 gói ruốc và 2 viên tăng lực .2 kẹo .Ăn 702 ngon hơn .
           Có câu chuyện ở Quảng Bình .Mình được nghe lính ta kể lại .Các chú bộ đội nghi con bọ ăn vụng lương khô của các chú nên các chú lôi con gái bọ ra bụi tre ngửi mồm ...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 11:53:04 am
   Thoạt đầu em nhìn tưởng thùng đạn K56 vì cái màu và hình dáng của nó. Sau này Việt Nam sản xuất loại lương khô Bay em ăn cũng thấy bình thường . Vậy thì lương khô chỉ các bác chống Mỹ thôi ạ, em tưởng BGPB cũng phải dùng chứ ạ !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 11:56:00 am
Câu chuện tiếu lâm đó phải hỏi các bác thời chống mĩ mới nhiều chuyện hay. Đại loại là: Đêm qua bọ thấy các chú ăn lương khô trong màn ko mời bọ, bọ biết rồi nhưng bọ cứ mần thinh.he.he. Hồi đó trên đó ta cũng nhiều lương khô dự trữ CĐ, nhưng chủ yếu của VN mình làm chất lượng kém hơn. năm 86 có cấp thí đểm loại định xuất đóng trong túi bóng có cả tăng lực, ruốc thịt.. Nhưng ko để được lâu sau ko thấy cấp nữa.thời đó đến khổ các anh lính mới mới lên chốt chỉ ra sức ăn, đến bữa chịu ko ăn được cơm.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 11:57:42 am
   Em biếu bác Đức cái đồng hồ để còn xem giờ mà đổi gác ! ;D

(http://i1163.photobucket.com/albums/q557/dungha99/2012-02-28172722-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 12:02:51 pm
Cùng các bác ôn lại một thời oanh liệt đã qua nhỉ :
- Lương khô 701 trọng lượng 1 gói = 250 gr.
-Thành phần dinh dưỡng ;
-Protit...gr
-Lipit....gr
- Gluxit...gr
Đường + một số vitamin...
Đối tượng được cấp phát ;
- sỹ quan sơ cấp ; từ Thiếu úy tới Đại úy -Các chiến sỹ Biên giới , Hải đảo , các chiến sỹ khi đi chiến dịch....
Lương Khô 702
-Trọng lượng 1 gói = 300gr
- Thành phần dinh dưỡng ;
Như lương khô 701
-Kèm thêm Ka kao trong thành phần cấu tạo . + 2 gói kẹo chống lạnh, 2 gói kẹo giảm khát + 2 gói thuốc tăng lực + 2 gói ruốc..
Đối tượng được cấp phát ;
-Sỹ quan từ Thiếu tá trở lên
- Bộ đội đặc công , Phi công , bộ đội Tăng TG, Ra đa, Bộ đội Tên lửa , v.v...
Hồi tụi tôi chốt ở 685 được phát lương khô 701, Thi thoảng cánh Đặc công đi qua cho vài gói 702, anh em cất để giành , khi cánh vận tải đi qua , mang ra đổi lấy thuốc lá hút.; Cũng chui vào bụng cả mà . HIC.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 12:23:36 pm
          Đồng hồ Poljot ( Đường bay ) dân Việt gọi Dốt bông . Ra đời sau năm 1980 . Lính đi gác mà có đồng hồ đeo tay, thì chỉ khổ thằng gác sau. Lính vặn tăng giờ lên
             Ông lính quân y ơi ,đây là đồng hồ Liên Xô


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 03:18:49 pm
   
          Đồng hồ Poljot ( Đường bay ) dân Việt gọi Dốt bông . Ra đời sau năm 1980 . Lính đi gác mà có đồng hồ đeo tay, thì chỉ khổ thằng gác sau. Lính vặn tăng giờ lên
             Ông lính quân y ơi ,đây là đồng hồ Liên Xô

     ;D  ;D  ;D . Em thấy loại này một thời là mốt, các bác sĩ quan hay đeo lắm. hình như còn một loại nữa là JAKETTA thì phải ! Chẳng lẽ không có đồng hồ trên biên giứoi các bác tính thời gian bằng cách....ngắm sao ạ !
   Bọn em sau này gác sách mà không có đồng hồ thì khó lắm. Đơn vị làm một chiếc GIMIKO to đùng treo lên cao đảm bảo không ai lên vặn nhanh hay chậm được.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 03:21:22 pm
    Đây là ảnh Hang Dơi, em chỉ lạ một cái sao chỗ cửa hang này lại có một ngôi nhà xây bỏ hoang từ bao giờ. Không biết sau này mới xây hay thời các bác đã có rồi ạ !

   (http://i1124.photobucket.com/albums/l565/laohatien1/DSC_0120.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 04:55:06 pm
   Em biếu bác Đức cái đồng hồ để còn xem giờ mà đổi gác ! ;D

(http://i1163.photobucket.com/albums/q557/dungha99/2012-02-28172722-1.jpg)


 Nhìn cái đồng hồ này em lại nhớ tới anh Sơn chính trị viên C24 bọn em cũng có cái đồng hồ như thế này nhưng mặt sọc dưa. Cứ mỗi lần bọn em khen đồng hồ đẹp là anh ấy lại đọc bài thơ:
 
     Mở đài địch như mở toang cửa sổ
     Nghe nó chửi mình mà tin ở tương lai
     Ai cũng nghĩ vầng trăng Trung Hoa tròn hơn vầng trăng nước Mỹ
     Và đồng hồ poljot tốt hơn đồng hồ Thụy sỹ.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tuanb5 trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 05:22:51 pm
   Em biếu bác Đức cái đồng hồ để còn xem giờ mà đổi gác ! ;D

(http://i1163.photobucket.com/albums/q557/dungha99/2012-02-28172722-1.jpg)


 Nhìn cái đồng hồ này em lại nhớ tới anh Sơn chính trị viên C24 bọn em cũng có cái đồng hồ như thế này nhưng mặt sọc dưa. Cứ mỗi lần bọn em khen đồng hồ đẹp là anh ấy lại đọc bài thơ:
 
     Mở đài địch như mở toang cửa sổ
     Nghe nó chửi mình mà tin ở tương lai
     Ai cũng nghĩ vầng trăng Trung Hoa tròn hơn vầng trăng nước Mỹ
     Và đồng hồ poljot tốt hơn đồng hồ Thụy sỹ.

Quãng 1979-1980 khi ấy đã có 1 số đồng đeo tay của các nước Tư bản. Nhưng trong quân đội, chiếc Poljot này vẫn là hàng "Khủng" với cán bộ B, C.

"Tiêu chí" ngầm của 1 số cô gái nơi đơn vị đóng quân ,"Đối tượng" phải là: Tích tắc-Lúc lắc-Đứng ngoài hàng. ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 20 Tháng Mười Một, 2012, 11:35:18 pm
Cuộc sống thời lính chốt ai cũng từng nếm trải gạo cũ, cá khô, mắn kem, mỡ bơ, thịt rim .v.v. Và bao khó khăn nữa kể sao cho hết. Ngoài ra cái khổ khó chiụ nhất vẫn là nước, và rau xanh. Ngoài can nước dự trữ bắt buộc, cứ chiều tối hoặc sáng sớm, tổ đài chúng tôi cũng chỉ dám cử 1 người đi xuống lấy được 1 can nước dùng cho sinh hoạt cả ngày cả rửa mặt, nấu cơm, nước uống. Đánh răng thì hãn hữu, nước vo gạo, rửa rau phải đổ vào một thùng để rửa chân để đề phòng bác chuột nó hỏi thăm cái châm thum thủm vì suất ngày phải đi dày, mà chỉ loại cao cổ mới chịu được. Ngày đó lính ta có câu:Quân tử phòng thân, quân nhân phòng dày, Nếu ko có cái anh dầy cao cổ chắc chả ai đi đâu được, trừ loại đặc chủng của T/S và đặc công. Từ kinh nghiệm chiến đấu quí báu đó mà ngày nay QĐ ta trang bị hoàn toàn loại dầy cao cổ này cho cán bộ chiến sĩ khi huấn luyện, chiến đấu. Trước kia trời mùa hè mà thấy ai đi tất và dày thì chắc bác thắng phải cho đi kiểm tra chụp cắt lớp là cái chắc? đó cũng là bài học rút ra từ thực tiễn chiến đấu mà anh em mình đã trải qua phải ko các bác.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 07:51:30 am

Bọn TLC của Trung quốc cũng không thua kém đâu các bác ạ . Chúng tìm mọi thủ đoạn như : thả truyền đơn kích động lòng nhớ nhà của CS ta, chia rẽ các dân tộc : gây mất đoàn kết , dụ dỗ bà con vùng biên , moi thông tin về các đơn vị bộ đội .v.v...
Sau này chúng còn dùng hàng TLC , thả vào đất ta - để gây rối ren vùng biên , tạo điều kiện cho gián điệp trà trộn , moi tin tình báo, phá hoại các công trình QS, Quốc phòng .v.v...
Khi tình hình lắng dịu vào những năm 9x , chúng phá ta bằng cách thu mua sừng trâu ? Mua rễ cây hồi , mua  chó, mèo ...giá cao . Bọn TQ qủa là thâm độc không kém bọn VNCH  xưa kia , các bác nhỉ.
Không ai có thể phá hoại mình được nếu mình không hợp tác, cho nên phải tự trách mình kém cỏi đã, rồi hãy trách đối phương thâm độc

Có phiến diện không hả bác china!
Kiểu như nói: Đừng nói vì ô nhiễm môi trường nên bị bệnh. Hãy xem vì sao khả năng chống nhiễm bệnh của mình kém thế. Khỏe mạnh thì không sao cả!

Chuyện gì cũng có 2 mặt, có lửa mới có khói, có nhân có quả, lợi phía này thì phía khác bị hại.

Bác china nói có phần đúng, có thể nói "tiên trách kỷ hậu trách nhân" các bác ạ, câu này yta262 khi xưa học được ở bác vá xe đạp đầu ngõ. Hôm đó yta262 vừa vá xe xong, ngày hôm sau bánh xe lại xẹp lép nữa, yta262 tức khí trở lại bắt đền ông lão, bác vá xe không nói gì nhẹ nhàng mở lốp xe ra và chỉ cho yta262 thấy đây là lỗ thủng mới, không phải chỗ bác vá hôm qua, và "tặng" cho yta262 1 câu "tiên trách kỷ hậu trách nhân cháu nhé".

Như bác Tailien_son và bác Thắng đã xác nhận, ngày đó ở Vị Xuyên, tới bà bán quán ven đường còn biết quân ta sắp đánh lớn và đánh nơi đâu, huống hồ gì thám báo TQ và tình báo Hoa Nam không nắm được bí mật quân sự cuả quân ta để rồi tha hồ rót pháo tiêu diệt hàng sư đoàn đang bí mật chuyển quân trong đêm để lấy lại 1509. Một bài học về quân sự bao đời nay cần phải học nữa. Một phần là quyết tâm cuả TQ đoạt cho được 1 chiến thắng để lên dây cót cho quân giải phóng TQ và để chứng minh đường lối hiện đại hoá cuả Đặng Tiểu Bình là đúng đắn, một phần là do ta chủ quan khinh địch, cứ để lộ ý đồ chiến dịch cho các bác lính ra dân nổ lung tung, bí mật quân sự từ những cái miệng bô bô đó đã vô tình làm hại đồng đội, làm hại đất nước, để cho hàng ngàn chiến sĩ ngã xuống oan uổng, và ta mất vĩnh viễn 1509!

Ở biên giới Tây Nam và chiến trường CPC thì tình hình rất khác, ý đồ chiến dịch chỉ có cấp trên mới biết, các bác hãy xem kỹ hồi ký cuả các CCB như trungsy1 F4, bìnhyên1960 F7, tranphuf341, hùngF5, tailien_son QĐ3 ... xem từ quan tới quân có biết trước ý đồ toàn chiến dịch ra sao không, hay chỉ biết C mình sắp tới sẽ làm nhiệm vụ gì, thế thôi? Còn cả sư đoàn làm gì chỉ có cán bộ sư đoàn biết, ý đồ chiến dịch của quân đoàn chỉ có cán bộ cấp quân đoàn biết, kể cả sỹ quan ở tuyến sau còn không biết tình hình phía trước ra sao nữa mà. Xem hồi ký bác tranphuF341 xem, các bác sỹ quan ở tuyến sau chả biết quân ta đang đánh lớn ở Âm Leng và Leach nữa! Ngay cả thư từ gởi về cho gia đình cũng được chính trị viên dặn dò rất kỹ lưỡng là không được nói phiên hiệu đơn vị và nơi đóng quân, tình hình đánh đấm ra sao, lính bên dưới đều mù tịt, vậy mà ở biên giới phiá Bắc tình hình chuyển quân cứ lộ hàng tuênh huênh như thế, hàng tâm lý chiến thì lấy dùng vô tư thoải mái, trong khi địch thì đông gấp bội lại trang bị hiện đại hơn, hậu cần đại táo trung táo tiểu táo no đủ, quân ta chỉ còn mong vào yếu tố bất ngờ để xoay chuyển tình thế, vậy mà các bác lính cứ nổ lốp bốp thế kia, "ván bài lật ngữa" thế kia, thử hỏi còn cửa nào để thắng? Quân ta còn giữ được 1200 và 1100 là giỏi lắm rồi!

Hỡi ơi cao điểm 1509, một bài học xương máu thật đau lòng cho QĐNDVN, một chiến lệ cho trường lục quân VN, một bài học lịch sử cho dân tộc cần ghi lại cho ngàn đời sau nhớ lấy!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tuanb trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 09:18:37 am
  Thấy mọi người nói về lương khô của TQ,tôi mạn phép chen ngang như thời bao cấp
  Kháng chiến chống Mỹ,bọn tôi sơ tán ở Hòa bình,một sáng ra tụi trẻ con chúng tôi thấy tràn ngập xe tăng T54 trong các lùm cây trên đồi chè,hình như đơn vị này đang Nam tiến,chúng tôi tò mò,tần ngần ngắm không biết chán,được các anh cho lương khô ăn ngon nhưng không cẩn thận ăn tham sẽ bị ngẹn,kỷ niệm đẹp đó mãi trong tôi.
  Khi vào bộ đội thời bọn tôi thì đã không còn lương khô,thay vào đó cánh ts chúng tôi mỗi khi đi tác chiến được pháp gạo sấy,gạo sấy có hai hiệu:"Chánh Hưng",và"Bích Ngà",hạt gạo trắng muốt đều tăm tắp,lúc nào ăn chỉ cần đổ nước theo chỉ dẫn,đổ nước sôi thì ăn cơm nóng,đổ nước nguội thành cơm nguội,mọi người bảo ăn lấy no chứ chẳng bổ béo gì đâu,riêng tôi thấy ngon vì từ bé đến lúc đấy toàn sài bột mỳ vẫn còn mọt,gạo mậu dịch,rồi cả bo bo.Không biết bây giờ còn loại gạo sấy này không ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 10:22:15 am
Thưa các bác , một phần ta cũng không giữ nghiêm mệnh lệnh hành quân , nên từ Khi sư 356 rời khỏi phố Lu, có lẽ phía Tq cũng đã biết .
Nhưng bác Yta262 cũng hơi qúa lời chăng ;
Trên mạng QSVN này anh em ghi lại hồi ức đó là cả những gì sau khi đã xong chiến dịch - được chỉnh huấn rút kinh nghiệm .
Còn trong khi đi làm nhiệm vụ , thì kể cả Dtrưởng cũng không thể biết về kế hoạch tác chiến của sư đoàn bạn , chứ nói gì đến ông binh nhì.
Tôi lấy ví dụ ; trong chiến dịch 18-11-1984. Khi mở màn -Pháo binh bắn phá hoại , lúc đó tôi vác máy 2w đi theo Tham mưu trưởng E153 lên mỏm E1 cao điểm 685 .Vậy mà cũng không biết rằng cùng hôm đó ở 300-400, 1030 có đơn vị nào nổ súng , nói gì đến các đồng chí chiến sỹ dưới tiểu đoàn, đại đội ,v.v...
Do đó chuyện lính ta bô bô tán ở quán nước chỉ là chuyện vô thưởng vô phạt, hoặc những chuyện ta không nói -TQ cũng biết .
Kính.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 10:23:32 am
            Chào bác yta262 và các bác .Cái đoạn anh em lính tráng ,để lộ bí mật ở đơn vị nó thường như chuyện ở huyện .Lính trẻ thì hay lắp bắp ,cậy ta đây chiến đấu trên đất nước ta ,có hậu phương vững chắc .Chẳng sợ cha con thằng nào .lại thêm cái bệnh sĩ và máu gái .Ý ngày mai anh đi đánh nhau một sống hai chết để các em thương . Thế là lộ thôi
               Đơn vị vừa mới phát lệnh chuẩn bị hành quân di chuyển đã thấy các em mắt đỏ hoe đứng. chờ ở cổng đơn vị rổi .Nhưng nhanh nhất phải kể đến mấy bà chủ quán đến thanh toán nôt tiền.
                               ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tai_lienson trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 11:14:55 am
Thưa các bác , một phần ta cũng không giữ nghiêm mệnh lệnh hành quân , nên từ Khi sư 356 rời khỏi phố Lu, có lẽ phía Tq cũng đã biết .
Nhưng bác Yta262 cũng hơi qúa lời chăng ;
Trên mạng QSVN này anh em ghi lại hồi ức đó là cả những gì sau khi đã xong chiến dịch - được chỉnh huấn rút kinh nghiệm .
Còn trong khi đi làm nhiệm vụ , thì kể cả Dtrưởng cũng không thể biết về kế hoạch tác chiến của sư đoàn bạn , chứ nói gì đến ông binh nhì.
Tôi lấy ví dụ ; trong chiến dịch 18-11-1984. Khi mở màn -Pháo binh bắn phá hoại , lúc đó tôi vác máy 2w đi theo Tham mưu trưởng E153 lên mỏm E1 cao điểm 685 .Vậy mà cũng không biết rằng cùng hôm đó ở 300-400, 1030 có đơn vị nào nổ súng , nói gì đến các đồng chí chiến sỹ dưới tiểu đoàn, đại đội ,v.v...
Do đó chuyện lính ta bô bô tán ở quán nước chỉ là chuyện vô thưởng vô phạt, hoặc những chuyện ta không nói -TQ cũng biết .
Kính.
  Mọi chuyện rất đơn giản :   Lính đơn vị bác chỉ biết chuyện sẽ đi "đột điểm " còn không biết điểm nào , , ở f 316 cũng như vậy và  F khác cũng vậy  Tình báo  đối phương chỉ việc tổng hợp lại : Tại sao lại có nhiều đơn vị chuẩn bị đánh như vậy ?nếu đánh lớn vậy thì M nào sẽ bị đánh , sẽ đánh trong khoảng thời gian nào ?? Từ đó chỉ huy đối phương dự kiến các M bị đánh ,lên phương án đối phó lệnh cho các đơn vị chuẩn bị
    . Từ ngàn xưa tới nay tin tình báo chỉ cần như vậy


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 11:23:21 am
    Em nghĩ là còn một nguyên nhân nữa là dân quanh khu vực đó toàn người Mông là chủ yếu. Vậy cũng có thể khi các bác tập kết biết đâu gián điệp của TQ cài trong đó đã thông tin cho bên kia luôn rồi. Có trường hợp nào các bác nghe như vậy chưa ạ !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 11:48:31 am
            Bạn lính quân y nói có lý lắm .dân hai bên biên giới khi chưa có chiến tranh ,họ vẫn đi lại ,trao đổi hàng hóa .Dân tộc có khi còn họ hàng liên quan đến nhau giữa hai bên biên giới .Chuyện TQ nắn được ý đồ của ta cũng dễ hiểu thôi .Đừng có nghĩ họ ngu ngơ như mấy thằng thám báo chưa qua trường lớp mà ta bắt được .Bọn đặc tình của nó khôn ngoan hơn nhiều .Muốn bắt còn phải đấu tranh lập chuyên án ,chứ không dễ . Thấy có bác nói hàng tâm lý dân ra lấy về dùng ,và thám báo chà chộn .Tôi buồn cười ,nó không ngu ngơ để ta dễ tóm như thế đâu. Đó là công tác đấu tranh của các đồn biên phòng đấy.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 11:49:40 am
Mặt trận HG gói gọn trong mấy km vuông, chuyện ko lộ bí mật mới là chuyện lạ. Tuy nhiên lộ ở mức độ nào thôi, đường lên thì độc đạo, xe đơn vị chở quân, vật chất, xe kéo pháo, xe của bộ mỗi lần chuyển quân lên xuống nào có ít mà thị xã HG đi bộ vài chục phút là hết. May mà hồi đó dân cư thưa thớt, vùng chiến sự dân chủ yếu là dân tộc và họ cũng cơ bản sơ tán hết chứ ko còn nhiều chuyện phải làm.Phía bên kia cũng vậy, trước khi tấn công xâm lấn ta chúng mở đường lên những khu dự định đánh, vận chuyển quân,vật chất hàng tháng, xe ra vào xuất ngày đêm nhưng ta có biết chúng đánh ngày giờ nào đâu? trong tác chiến sợ nhất là lộ địa điểm, giờ G. Trên khu vực đó chúng biết ta kiểu gì cũng phải phản công tái chiếm, nên chúng phải chuẩn bị chu đáo để chống trả ta là chuyện bình thường.Theo tôi nguyên nhân này cũng chỉ là một yếu tố, một khía cạnh mà ta ko giành thắng lợi mà thôi.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 01:09:51 pm
     Thưa các bác,cách đây hơn 20 năm tại mặt trận Vị xuyên (Hà giang).Ta và quân TQ xảy ra một số trận đánh,trong đó có những trận ta thiệt hại nặng nề về sinh mạng và vũ khí thì đã nhiều người biết đến.Nhưng cái nguyên nhân -cấp trên sau này nghiên cứu,tìm hiểu thế nào thì tôi không rõ-với cương vị là một người lính nằm ở ngay mặt trận tôi nêu một số vấn đề như sau để các bác cùng suy ngẫm:Thời điểm 1981 trở đi ở mặt trận Vị xuyên ta đang có nhiều xáo trộn và thay đổi,số chiến sỹ cũ ở các đơn vị đang được thay thế bằng nhiều đợt quân mới.Các Đơn vi trong sư đoàn,cũng như nhiều đơn vị khác trong quân khu,đang củng cố .Số cán bộ cũ có tuổi già yếu, trình độ văn hóa thấp được thay ra để thực hiện hiện đại hóa quân đội.Chế độ một chỉ huy được thực hiện...
    Trong những vấn đề nêu trên,không ít những gì là "của quí" mà ta vô tình bỏ lại:anh em chiến sỹ cũ,nhiều người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền nam và hầu hết đều nếm trải qua chiến đấu ở chiến tranh biên giới lần 1 (1979).Cán bộ chỉ huy các cấp từ tiểu đội trở lên,thay họ ra để số cán bộ mới từ các trường đào tạo thay thế sao bằng được(?).Rồi chể độ một thủ trưởng hẳn là không ổn,trong trường hợp chiến đấu vì:4 cái đầu chẳng hơn 1 cái sao ? Nhiều trận người chỉ huy lúng túng,mà người khác không có quyền tham gia ..vv
    Thêm vào đó nhiều trận ta không thắng,về tâm lý cán bộ chiến sỹ ít nhiều bị ảnh hưởng .Lại thêm địch nắm được rõ ý đồ của ta trong một số tình huống tấn công,nên anh em những người trực tiếp xông pha trận mạc luân cho rằng :bị lộ.Nên chiến đấu không tự tin thì làm sao mà thắng được
   Hơn nữa công tác địch tình của ta chưa tốt,ngày đó từ cán bộ cấp D đều không biết mình đang đối diện với lực lượng nào ở trước mặt nó là trung đoàn,sư đòan hay chỉ là thằng dân binh ?
   Còn chuyện tình báo hay thám báo TQ biết gì về ta ? các bác nên nhớ rằng trước chiến tranh bao nhiêu người hoa về nước,trong số họ thiếu gì người đã từng tham gia quân đội ta trở về và cũng có người là tham mưu,trinh sát thậm trí còn có cả đặc công về bên ấy nữa kia.Biết đâu trong số người đứng ven đường vẫy tay chào lính ta ở Tuyên quang .Chẳng là thằng đang đếm xe bộ đội xem bao nhiêu xe lính,bao nhiêu pháo to,pháo bé.Vì nó khác ta gì đâu từ con người đên phong thái
   Với chút ít những gì còn sót trong đầu nay ghi lại cùng các bác tham khảo...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 01:29:57 pm
         Chào bác vt738 .Bác nói quá CHUẨN. Tôi không có gì phát biểu


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: xuanxoan trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 02:20:16 pm


              vt738@yahoo.com!.

              Mình cũng nghĩ như huong HN76 về cách giải quyết vấn đề của đồng đội.

              Về vấn đề này ngay từ năm 1976, khi tôi còn ở lính, tôi cũng đã có nhận thức ta đã mắc quá nhiều sai lầm như đồng đội nói; giải phóng rồi, ồ ạt cho ra quân, anh em về chẳng có chế độ gì ngoài mấy đông tiền phục viên, ngay tiểu đoàn phó tôi anh Lũy người Thanh hóa 20 mấy năm cũng về phục viên; và bổ sung bằng số lính, cán bộ mới nhập ngũ, dù lính cũ bọn tôi như tôi có nguyện vọng đi học sĩ quan cũng không cho...về phục viên là con đường duy nhất và vinh dự nhất; vì vậy, Việc gọi tái ngũ sau này có nhiều khó khăn cũng là chính sách dùng người của ta.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 02:42:21 pm
Bác vt ạ thời đó đúng là ta đang khẩn trương hiện đại hóa QĐ tuy là hơi muộn. Trong đó hiện đại các ngành binh chủng là hết sức cần thiết, nên cuối 84 đơn vị pháo về thẳng hải phòng nhận trực tiếp và kéo thẳng vào trận, chiến tranh hiện đại mà. Ta cứ say sưa vớí chiến thắng mà sao nhãng đào tạo bổ xung lực lượng này. Trước khi sảy ra cuộc chiến đại đa số cán bộ từ at trở nên đều qua chiến đấu và rèn luyện thực tế có nhiều kinh nghiệm. Nhưng điều đó chỉ phù hợp với BB, còn bên hỏa lực đây là trăn trở của các cấp chỉ huy . Thời đó f mình trình độ cán bộ PB chủ yếu được đào tạo tại các trường QK, hoặc ngắn hạn sau tái ngũ sau 79. mặc dù lòng đầy nhiệt huyết, có kinh nghiệm quản quân nhưng chuyên môn thì ko đáp ứng được nhu cầu. Nên khi sẩy ra cứ loay hoay chẳng biết làm gì. Họ bảo chỉ làm cấp phó huy bắn tại pháo thì được chứ còn làm cấp trưởng đi để trinh sát ,đo tọa độ, tính toán  phần tử, chỉ huy thông tin, gọi bắn thì họ ko làm được.Mà trong chiến đấu cái này dòi hỏi tính hàng giây, linh hoạt. Biết được điểm yếu naỳ BQP sau 28/4 bộ điều hàng loạt và tăng cường cán bộ đã học qua trường cơ bản từ các f phía sau cho các đơn vị PB mặt trận, chính vì vậy sâu này te chủ động và trị lại chúng chủ động hơn. Về sau thay các đơn vị thay phiên chỉ thay người ko thay pháo, và phải bàn giao chính xác tọa độ, phần tử cho đơn vị mới.Những đơn vị nào có nhiều các bộ cơ bản còn phài ở lại phối thuộc luôn để hỗ trợ cho đơn vị mới. Điều này cả ta và chúng đều thực hiện.Bác VT có nhớ đơn vị nào phải kéo pháo bằng tay vào trận địa qua cọc 6 như ở điện biên ko? Bác có hỗ trợ ko đấy?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tai_lienson trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 03:19:55 pm
          Sau năm 79 chúng ta xác định "" Đất nước vừa có hòa bình vừa có thể xảy ra chiến tranh " Trong điêù kiên đó phải thực hiện luật NVQS để đảm bảo công bằng cho mọi công dân .cho nên  phải luân phiên thay lính thôi  . Về cán bộ chúng ta đã tiến hành đào tạo rất nhiều ở các trường quân khu quân đoàn ,tuy nhiên chất lượng thì tùy từng trường . 
          Trong chống Mỹ thực tế cũng nhiều đơn vị  cấp E , F toàn lính mới, cán bộ  cũng nhiều người chưa qua chiến đấu  bổ sung nguyên sy cho chiến trường  và ngay như f 31 bọn tôi vào chiến đấu   chỉ lẻ tẻ cấp đại đội là qua chiến đấu còn gần như mới nguyên
         
          Chúng ta  không thể   đòi  hỏi mọi sỹ quan đều phải qua chiến đấu ,trong đơn vị phải có nhiều lính qua chiến đấu ( được thế còn gì bằng )
          Vấn đề còn lại ở chiến trường vị Xuyên là địa hình , hỏa  lực, đối tượng tác chiến   và
     Điều quan trọng bậc nhất chính là  khi đó ta thực hiện Nghị quyết 07 về thực hiện chế độ một người chỉ huy . Cấp F trở lên bãi bỏ chế độ chính ủy , Đảng ủy   . Cấp E có Đảng ủy nhưng phó chính trị vai trò mờ nhạt làm việc theo sự phân công của cấp trưởng . Phương án tác chiến , tất tật các thứ do cấp trưởng , người chỉ huy toàn quyền quyết định. Nếu cấp trưởng giỏi  thì có thể phát huy được .,nhưng đa số lại bình bình đương nhiên chất lượng chỉ huy lãnh đạo yếu hẳn .
     Chính từ thực tiến cua vị Xuyên mà cuối 84 đầu 85 bắt đầu thành lập lại Đẩng uỷ cấp F  trở lên thay cho sự hữu danh vô thực của " Hội Đồng Chính trị hay Hội đồng quốc phòng" gì đấy  ( lâu ngày tôi quên mất tên hội đồng này các bác thông cảm )
     


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 03:40:38 pm
   Qua những trao đổi tranh luận của các bác mới thấy một mảnh đất rất nhỏ - chiến trường Hà giang cũng rất nhiều sự việc như lời bác VT738. Chiến tranh cũng đã lùi qua lâu nhưng vẫn khắc sâu trong tâm trí của những người cựu chiến binh ngày ấy và cả những thế hệ sau này được chứng kiến phần nào. Ngày đó, khi còn nhỏ em cũng bao lần ra vẫy xe chào tạm biệt từng đoàn bộ đội nối nhau lên biên giới ( không phải thám báo đâu bác VT738 ạ ! ) và cũng chứng kiến một số xe chở các anh về với thân mình mang nhiều vết thương. Mong rằng từ nay về sau những bạn nhỏ sẽ không còn phải nhìn những cảnh như vậy nữa.

   Các điểm cao ghi tên trong lịch sử nay đã cây cối xanh tươi, như chưa hề có cuộc chiến nào xảy ra mặc dù trong lòng đất còn bao mảnh hài cốt các liệt sĩ và đạn pháo .

(http://i1163.photobucket.com/albums/q557/dungha99/P1000228.jpg)

Những em bé Hà giang này thật hồn nhiên sống trong cuộc sống thanh bình, không có tiếng bom pháo .

  (http://farm9.staticflickr.com/8202/8198237365_dc7043c709_z.jpg)

Những người cựu chiến binh hàng năm vẫn cố gắng thu xếp thời gian lên thăm chiến trường xưa và đồng đội của mình còn nằm tại nơi đây...

(http://i1163.photobucket.com/albums/q557/dungha99/P1000191.jpg)

....Cho dù chỉ là chén rượu, điếu thuốc
(http://i1163.photobucket.com/albums/q557/dungha99/P1000230.jpg)

...............



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 04:03:41 pm
Ta cứ thử làm phép so sánh ( ví dụ thôi ) các bác đừng ném đá nhé: Loại trừ hỏa lực cấp trên ra ( đây là điều ko tưởng) nếu chỉ dùng xung lực và hỏa lực trong biên chế của 2 bên hiện có lúc bấy giờ bằng ý chí và kinh nghiệm chắc chắn các đơn vị của ta tham chiến ngày 12/7 đã làm chủ chiến trường rồi phải ko các bác.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 04:23:59 pm
            Chào bạn lính quân y .Trong những người đứng đó ,bạn biết được có thám báo ,gián điệp nó chà trộn trong đó à .Thế thì bắt nó luôn thôi. Khỏi nói làm gì   ;D
       Nhân đây cũng nói thêm để các bác nào chưa biết thì cùng biết.Tháng giêng 1979 ,các mũi tấn công của ta ở Căm Pu Chia ,thì các vệ tinh của Liên Xô ...vv họ chụp ảnh được hết .Với vệ tinh do thám hiện đại như hiện nay , thì việc di chuyển một đơn vị lớn là rất khó giấu. Kế hoạch bị lộ nó có nhiều phương diện chứ không phải chỉ thám báo ,gián điệp mặt đất


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 05:36:13 pm
không biết em có chủ quan không.nhưng thật lòng,vị xuyên hồi đó lính ta hoảng nhất pháo tầu. dọc đường chính và các lối mòn,chỗ nào cũng có hố pháo.như anh em mình đã tận mắt chứng kiến,ta hy sinh chủ yếu là pháo.hồi đó nghe kể,biên chế một đại đội pháo bên ta là ba khẩu,còn tq là năm.sang 85 còn đỡ,84 thì pháo ta còn yếu lắm.ngay sau này đạn bên ta luôn luôn tiết kiệm.tùy trận.có lần em đứng cạnh sư phó tham mưu trưởng nói với thông tin,bảo nó bắn tiết kiệm thôi,xe còn phải về cảng chùa vẽ chở đạn lên cơ.nếu hồi đó bb ta tay đôi với tq, em nghĩ quân ta không hề ngán, bởi mình ở thế chính nghĩa,là người giữ đất.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 06:14:40 pm
 Tháng 11-1984 khi đánh 685 lính bọn em có giai thoại:
 Đại trưởng:
 - Khẩu đội cấp tập
 Lính:
 - Báo cáo đại trưởng, đạn còn một quả ẩm liều.
 Đại trưởng :
 - Một quả ẩm liều cũng cấp tập.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 06:16:15 pm
Để đánh chiếm các điểm cao trên vị xuyên, chắc bọn chóp bu của chúng cũng phải nghiên cứu, điều tra rất kĩ càng.Chủ động đưa ta vào khu vực chúng đã định sẵn, bởi vì khu vực này rất gần thị xã,nếu ta để mất thi xã các huyện phía bắc sẽ bị cô lập. Cũng như năm 79 chúng chọn hướng lạng sơn là hướng chính vì gần HN hơn. Điểm nữa là đường lên hà giang độc đạo cho lên bất kể động thái di chuyển, điều động quân, đơn vị nào của ta lên mặt trận cũng ko thể qua mắt của chúng.lúc đó Lực lượng phòng ngự của ta ở đây là mỏng nhất( chỉ có 1f), địa hình ở đây ta bất lợi hơn chúng,khó cơ động và tiếp tế khi chiến sự saỷ ra. Tại sao chúng ko chọn Đồng văn, Yên minh, Quảng bạ V..V để gây hấn? Nếu chúng mở mặt trận trên đó ở đó lực lượng của ta rất yếu, chỉ có biên phòng và LL huyện, tỉnh. Nếu thế chúng sẽ ko đạt được ý định theo ý chúng. với địa hình trên đó chúng cũng sẽ gặp phải khó khăn như ta và chưa chắc đã lôi kéo được LL lớn của ta tham chiến?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 06:19:47 pm
Để đánh chiếm các điểm cao trên vị xuyên, chắc bọn chóp bu của chúng cũng phải nghiên cứu, điều tra rất kĩ càng.Chủ động đưa ta vào khu vực chúng đã định sẵn, bởi vì khu vực này rất gần thị xã,nếu ta để mất thi xã các huyện phía bắc sẽ bị cô lập. Cũng như năm 79 chúng chọn hướng lạng sơn là hướng chính vì gần HN hơn. Điểm nữa là đường lên hà giang độc đạo cho lên bất kể động thái di chuyển, điều động quân, đơn vị nào của ta lên mặt trận cũng ko thể qua mắt của chúng.lúc đó Lực lượng phòng ngự của ta ở đây là mỏng nhất( chỉ có 1f), địa hình ở đây ta bất lợi hơn chúng,khó cơ động và tiếp tế khi chiến sự saỷ ra. Tại sao chúng ko chọn Đồng văn, Yên minh, Quảng bạ V..V để gây hấn? Nếu chúng mở mặt trận trên đó ở đó lực lượng của ta rất yếu, chỉ có biên phòng và LL huyện, tỉnh. Nếu thế chúng sẽ ko đạt được ý định theo ý chúng. với địa hình trên đó chúng cũng sẽ gặp phải khó khăn như ta và chưa chắc đã lôi kéo được LL lớn của ta tham chiến?

 Ngày trước em cũng thắc mắc như bác là sao TQ không chọn hướng Đồng văn, Mèo vạc để đánh. Năm 84 thằng bạn em cùng khẩu đội cối của nó phải đi phối thuộc tăng cường cho huyện đội Đồng văn.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 06:59:08 pm
thưa các bác nếu quân TQ chọn hướng Đồng văn - Mèo vạc để tấn công , thì chưa chắc chúng đã đạt được ý đồ đánh nhanh thắng nhanh.
Vì địa hình hướng Đồng văn là cao nguyên đá -->do đó vấn đề vận tải lương thực , đạn dược và tác chiến rất khó khăn . Giả sử TQ có ý đồ tái lập Đồng văn thành khu tự trị của Vua Mèo , thì còn khả dĩ. Chứ từ Đồng văn mà đánh xuống TX  Hà giang , có lẽ phải mất hàng năm , Vì ta đâu để quân TQ dễ dàng trèo qua cao nguyên đá ĐV mà tiến về Hà giang.Phải vậy không các bác ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 07:51:41 pm
Bác thắng cứ lại lấy giai thoại của PB để đùa giai, chuyện đó có thật đấy, nhưng nó sẩy ra buổi chiều ngày 28/4 cơ. Nguyên tắc của PB là khi bắn bao giờ cũng phải để lại 0,1 cơ số dự trữ của f trưởng để sử trí tình huống trong chiến dấu (hoặc của người chỉ huy trận đánh) chỉ 2 người này mới quyết định được bắn. 0,1 cơ số chỉ khoảng 7 -8 viên tùy loại pháo, lượng dự trữ bắt buộc này tôi ko giải thích vì đó là...QS. Lúc này phía trước BB vẫn liên tục yêu cầu chi viện, bác Nam dt PB10 gọi xuống trận địa: Mục tiêu.. X.viên gấp bắn! Dưới trận địa báo lên: Hết đạn còn 0,1 cơ số, chẳng biết TT truyền thế nào lại tưởng chỉ còn 1 viên liền bác cũng hạ: 1 viên cũng bắn gấp( chắc đang nóng mặt khi thấy chúng liều mạng xông nên). Sự kiện này Sau trở thành huyền thoại của PB, được đưa vào trang sách HL cán bộ sau này: 1 viên cũng bắn gấp hì...hì.....


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 08:15:28 pm
Bác thắng cứ lại lấy giai thoại của PB để đùa giai, chuyện đó có thật đấy, nhưng nó sẩy ra buổi chiều ngày 28/4 cơ. Nguyên tắc của PB là khi bắn bao giờ cũng phải để lại 0,1 cơ số dự trữ của f trưởng để sử trí tình huống trong chiến dấu (hoặc của người chỉ huy trận đánh) chỉ 2 người này mới quyết định được bắn. 0,1 cơ số chỉ khoảng 7 -8 viên tùy loại pháo, lượng dự trữ bắt buộc này tôi ko giải thích vì đó là...QS. Lúc này phía trước BB vẫn liên tục yêu cầu chi viện, bác Nam dt PB10 gọi xuống trận địa: Mục tiêu.. X.viên gấp bắn! Dưới trận địa báo lên: Hết đạn còn 0,1 cơ số, chẳng biết TT truyền thế nào lại tưởng chỉ còn 1 viên liền bác cũng hạ: 1 viên cũng bắn gấp( chắc đang nóng mặt khi thấy chúng liều mạng xông nên). Sự kiện này Sau trở thành huyền thoại của PB, được đưa vào trang sách HL cán bộ sau này: 1 viên cũng bắn gấp hì...hì.....
chào bác phao binh,cháu là lớp hậu sinh miền Nam 8x.ở miền Nam ít ai biết về giai đoạn chiến tranh biên giới năm 1981-1989.Bác pháo binh cho cháu hỏi:nếu bắn hết đạn,không còn viên nào,mà địch vẫn liều mạng xông lên,các chú các bác pháo binh gọi ai chi viện vậy?
đạn pháo lúc đó ở Hà giang-Vị Xuyên do xe tải chở vào trận địa(từ pháp 85 ly trở lên) hay phải cho dân công hỏa tuyến khiên vô vậy bác? Thân ái


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 08:20:02 pm
    Bạn hỏi không rõ nghĩa chắc các bác khó trả lời. Nếu để địch xông đến tận trận địa pháo thì có lẽ ...hiếm , còn trường hợp đang hỗ trợ bộ binh hết đạn chắc cũng chịu thôi chứ biết làm gì  ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 09:32:53 pm
Bạn Kc135! để giải thích cho bạn hiểu được vấn đề này thì mất khoảng những..8.. năm cơ.Bạn chịu khó chờ nhé, đại loại là cái gì cũng phải có phương án chứ. Ngoài pháo để bảo vệ mình, chúng tôi còn phải học chiến thuật như BB nữa chứ. các khẩu đội PB ngoài được trang bị xe, pháo còn được trang bị 1 khẩu trung liên, 1 khẩu B41, còn đâu là AK, mỗi người 2 quả lựu đạn. Nên phải biết sử dụng chúng.trong chiến đấu các khẩu đội đến đại đội bao giờ cũng có các kế hoạch phòng ngự trận địa để khi bị BB, xe tăng, máy bay,biệt kích thám báo ..., pháo phản vào trận địa .V.V phải sử dụng LL như thế nào,đánh trả ra sao đều phải luyện tập kĩ. trong chiến đấu quá trình bắn chi viện cho BB mở cửa và xung phong là giai đoạn bắn hết sức quan trọng, lúc đó dù bị địch phản pháo (điều này ko tránh khỏi) cùng lúc bị BB, xe tăng địch đánh vào trận địa thi phải vừa bắn vừa đánh trả chúng dù phải khi sinh đến người cuối cùng (địch trả dám vác thân đếntrước nòng pháo đâu). Vì lúc này BB ta đã lộ trên mặt đất rồi, pháo ta mà ngừng lúc này thì BB sẽ tổn thất rất lớn.Với các loại pháo có xe kéo ( Tất cả các loại pháo, cối 160) mỗi khẩu đội có 1 xe vừa kéo pháo vừa chở đạn theo luôn,còn lại xe chở đạn vào sau, cái này có kế hoạch rồi chỉ sợ ko có để mà chở thôi, chứ vác làm sao nổi và kịp, vì có loại đã nặng gần bằng thân mình rối. Chả lễ lại huy động cả sư đoàn dân công tải đạn hay sao...hè..hè..


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 09:35:15 pm

chào bác phao binh,cháu là lớp hậu sinh miền Nam 8x.ở miền Nam ít ai biết về giai đoạn chiến tranh biên giới năm 1981-1989.Bác pháo binh cho cháu hỏi:nếu bắn hết đạn,không còn viên nào,mà địch vẫn liều mạng xông lên,các chú các bác pháo binh gọi ai chi viện vậy?
đạn pháo lúc đó ở Hà giang-Vị Xuyên do xe tải chở vào trận địa(từ pháp 85 ly trở lên) hay phải cho dân công hỏa tuyến khiên vô vậy bác? Thân ái

     "Cháu là lớp hậu sinh 8x",nghĩa là cháu còn quá trẻ để hiểu được chiến tranh ( vì khi chiến tranh kết thúc cháu chưa đầy 10 tuổi).Mặc dù  trước khi  cháu sinh ra ,hơn 10 năm về trước (1975).Quê hương cháu là nơi bom rơi đạn nổ,
    Việc cháu hỏi,nếu bắn hết đạn mà địch vẫn lên (chúng không cần liều mạng nữa).Thì các chú bộ đội nhà ta bắt chúng đi vác đạn,về cùng ...bắn ???.Trả lời cháu như vậy đã giải quyêt cả 2 vấn đề cháu hỏi,còn lúc đó chú nguyenhongduc (thông tin) điện báo cho dân công hỏa tuyến khỏi cần lên nữa.Cháu nghe chưa ? ???


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 10:08:50 pm
  NÚI ĐÔI -HÀ GIANG                                                (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a2/Quanba.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 10:44:02 pm
không biết em có chủ quan không.nhưng thật lòng,vị xuyên hồi đó lính ta hoảng nhất pháo tầu. dọc đường chính và các lối mòn,chỗ nào cũng có hố pháo.như anh em mình đã tận mắt chứng kiến,ta hy sinh chủ yếu là pháo.hồi đó nghe kể,biên chế một đại đội pháo bên ta là ba khẩu,còn tq là năm.sang 85 còn đỡ,84 thì pháo ta còn yếu lắm.ngay sau này đạn bên ta luôn luôn tiết kiệm.tùy trận.có lần em đứng cạnh sư phó tham mưu trưởng nói với thông tin,bảo nó bắn tiết kiệm thôi,xe còn phải về cảng chùa vẽ chở đạn lên cơ.nếu hồi đó bb ta tay đôi với tq, em nghĩ quân ta không hề ngán, bởi mình ở thế chính nghĩa,là người giữ đất.

Pháo bắn ở đâu nghe chả hoảng, cần chi pháo Tàu! Yta262 ở đơn vị pháo binh f302, nghe pháo ta bắn sang phía địch hàng ngày cả trăm quả không sao, hôm đó nó phản pháo chỉ một quả vu vơ rơi cách 10-20 mét gì đó mà anh em xách quần chạy không kịp!! Mấy anh em ở Củ Chi đất thép thành đồng nhảy xuống chiến hào rồi mà còn thở hổn hễnh quá trời quá đất luôn. Thử tưởng tượng nó bắn cả trăm quả như ta chắc "vả" lắm đây.

Nói chung là chiến tranh biên giới Tây Nam và bên CPC, ta chủ động địch bị động. Ngoài ra việc của CPC không còn ăn nhậu chi nhiều đến tình hình chính trị hiện nay của nước ta nên anh em mình tha hồ bàn luận rôm rã. Còn với chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc thì ngược lại. Dù gì đi nữa trong thời điểm tế nhị hiện tại, nói chuyện về TQ cũng không thoải mái như nói về Pôn Pốt Iêng Xari và Khmer Đỏ, bàn về các trận đánh ở phía Bắc anh em ta hơi bị động cái khoảng này phải không nào  ;D. Nói năng không cẩn thận coi chừng bị mời vô khách sạn Hilton "gỡ lịch"  ;D!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 10:58:00 pm
Nói về đặc tình tq,không biết các bác có để ý không? hồi cuối 84 đầu 85. ở trên đó,em cùng anh em trong đơn vị,ít nhất cũng hai ba lần vào buổi tối khoảng 8-9h có nghe thấy tiếng máy bay, chỉ độ 3-4 phút là mất.chắc chắn là máy bay trinh sát tq.ta thì không rồi.sau đó em để ý, y như rằng,sớm thì 4.5 ngày,muộn thì hơn tuần,tq sẽ có cuộc tấn công lớn.lính tráng thì phỏng đoán vậy thôi.không hiểu cấp trên có để ý,hoặc có đúc rút kinh nghiệm gì không.hình như cây số 10 ta có đặt pháo phòng không.một lần có sỹ quan đơn vị pháo cao xạ  đến đơn vị em chơi,có nói, pháo cao xạ của đơn vị anh ấy bắn tối đa được có 4,5km.còn xa hơn thì chịu.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 11:13:32 pm
Nói về đặc tình tq,không biết các bác có để ý không? hồi cuối 84 đầu 85. ở trên đó,em cùng anh em trong đơn vị,ít nhất cũng hai ba lần vào buổi tối khoảng 8-9h có nghe thấy tiếng máy bay, chỉ độ 3-4 phút là mất.chắc chắn là máy bay trinh sát tq.ta thì không rồi.sau đó em để ý, y như rằng,sớm thì 4.5 ngày,muộn thì hơn tuần,tq sẽ có cuộc tấn công lớn.lính tráng thì phỏng đoán vậy thôi.không hiểu cấp trên có để ý,hoặc có đúc rút kinh nghiệm gì không.hình như cây số 10 ta có đặt pháo phòng không.một lần có sỹ quan đơn vị pháo cao xạ  đến đơn vị em chơi,có nói, pháo cao xạ của đơn vị anh ấy bắn tối đa được có 4,5km.còn xa hơn thì chịu.

 Ngày đó thị xã HG có lữ pháo phòng không 297 mà bác, hồi tết năm 84 em có qua chơi bên đó thấy họ trực chiến cả tết. Hôm em vào chúc tết thấy trên bảng ghi rõ ngày giờ máy bay TQ xâm phạm bầu trời của ta nhưng cũng chỉ loanh quanh giáp biên thôi chứ không dám vào sâu trong đất mình. Thỉnh thoảng các bác ấy cũng lôi mấy khẩu pháo phòng không 57 ra bắn tập mà em thấy nổ to như thật nhưng có đám bụi nước bay lên rất to, em hỏi thì các bác ấy nói tập bắn đạn thật nhưng đạn nước. Bác pb47 có biết về vụ bắn như vậy không chứ em hồi đó nghe vậy thì biết như vậy, trận địa pháo phòng không nằm bên trong bãi đá chắc bác Đức cũng biết.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 07:01:26 am
Để kểm tra kĩ thuật pháo trước khi chiến đấu, hoặc bị hỏng, sau khi sửa chữa xong người ta hay dùng đạn bắn để kiểm tra độ lùi, tiến của pháo xem có đạt tiêu chuẩn ko. Các bác để ý thấy các loại pháo thường thấy có 2 cái bọng nhỏ hơn nòng nằm ở phía trên và phía dưới, hoặc cả 2 ở trên, ở dưới gọi là hãm lùi, đẩy lên  có tác dụng giảm sức giật và kéo nòng trả về vị trí ban đầu khi bắn. Để bắn thử kiểm tra người ta chỉ dùng liều bắn ko có trái phá và nút nòng hay liều bắn bằng loại gỗ mềm (BB gọi là đạn giấy) nên khl bắn khói, bụi gỗ bung nên trắng miệng nòng.chứ bắn đạn nước thì nước đổ vào đâu? các bác chọc (quê) bác đấy. trận 12/7/84 đơn vị pháo của f 312 đi cùng e 141 đánh 1030 do ko kiểm tra kĩ nên khi bắn có 1 khẩu nòng pháo nó (tự ái) nên đi chơi chào 2 bánh ở lại. Trong ngành PB kị nhất là nước đấy bác còng ạ, trời mà mưa hoặc ko khí ẩm, mù xương là bọn tôi khổ về giữ liều sao cho khỏi bị ẩm


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 08:38:34 am
           Chào bạn lính quân y .Trong những người đứng đó ,bạn biết được có thám báo ,gián điệp nó chà trộn trong đó à .Thế thì bắt nó luôn thôi. Khỏi nói làm gì   ;D
       Nhân đây cũng nói thêm để các bác nào chưa biết thì cùng biết.Tháng giêng 1979 ,các mũi tấn công của ta ở Căm Pu Chia ,thì các vệ tinh của Liên Xô ...vv họ chụp ảnh được hết .Với vệ tinh do thám hiện đại như hiện nay , thì việc di chuyển một đơn vị lớn là rất khó giấu. Kế hoạch bị lộ nó có nhiều phương diện chứ không phải chỉ thám báo ,gián điệp mặt đất

Theo yta262 khi ấy kỹ thuật không gian của TQ còn rất đơn giản, hầu như không có, hải quân và không quân của TQ cũng thế, chưa hiện đại lắm, ngay cả ngày nay quân đội TQ cũng chưa có những gì quân đội Mỹ và Pháp đã đưa vào VN từ thập niên 50 (60 năm về trước): lính dù, không quân, pháo tự hành 175 ly "vua chiến trường", pháo chụp, vệ tinh dọ thám, cây nhiệt đới, máy bay tạo mưa nhân tạo, tàu sân bay, B52, máy bay tàng hình, bom hơi ngạt CBU, hóa chất khai hoang, chiến tranh tâm lý nhiều mặt, tình báo CIA, quân đội lê dương hay đồng minh như VNCH Thái Hàn Úc Tân Tây Lan, biệt kích dù, thám báo ... chả phải đã được Mỹ dùng cả trong chiến tranh VN? Vậy theo các bác VN ta thua Pháp và Mỹ là hợp lý phải không nào? Đặc công, quân báo của ta chả làm nên cơm cháo gì cả?

Câu hỏi lớn nhất hiện nay là: Giả sử TQ có tất cả những gì Pháp và Mỹ có vào thập niên 50 của thiên niên kỷ trước, giả sử TQ tuyên chiến với VN ta, QĐNDVN vẫn bảo đảm còn đủ nghị lực và niềm tin để dành thắng lợi cuối cùng hay chăng?.

Chủ tịch nước đã nói: "Chúng ta không tham của ai, nhưng một tấc đất quê hương chúng ta cũng không nhân nhượng”. Một tấc đất và một tấc biển cũng không nhường đấy nhé. Ông chủ hãng tập đoàn xe hơi Ford của Mỹ, Henry Ford có một câu nói rất hay: "Nếu bạn tin tưởng việc đó có thể làm được hay không thể làm được, bạn nói tuyệt đối đúng đấy". Nếu mình không tự tin, mình thấy sẽ thua, chắc chắn sẽ thua thôi!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 09:15:03 am
 
                   Chào bác yta262 .Chúng ta không lùi bước trước kẻ thù .Chúng ta sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc .Nhưg bên cạnh đó chúng ta cũng phân tích mọi mặt ,mạnh yếu ,khách quan,chủ quan .Tổng hợp lại ,có một cách đánh giá nhìn nhận toàn diện đúng mức . Từ đó mới vạch ra được kế sách ,để bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc .
                  Còn lịch sử là niềm tự hào ,là bài học cần thiết để chúng ta noi theo. Nhưg nếu so sánh là bị khập khễnh đấy


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tai_lienson trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 09:25:24 am
 Yta@       Hồi đó Tàu đã có Vệ tinh do thám rồi , bọn tôi diễn tập cấp quân đoàn MB81 hoặc K15 nó đều biết cả
  Phần trên là anh em thảo luận lý do tại sao ta có những trận đánh không thắng  ??chứ không nói là taị sao ta  không bao giờ  thắng


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 10:02:31 am
Yta@       Hồi đó Tàu đã có Vệ tinh do thám rồi , bọn tôi diễn tập cấp quân đoàn MB81 hoặc K15 nó đều biết cả
  Phần trên là anh em thảo luận lý do tại sao ta có những trận đánh không thắng  ??chứ không nói là taị sao ta  không bao giờ  thắng
Bác Tai_lienson @ , tôi cũng đồng ý với bác .Chúng ta gặp gỡ nhau trên QSVN một phần là trao đổi những thông tin về cuộc chiến tranh BVTQ  nơi biên giới phía Bắc , BGTN .một phần là để những đồng đội xưa cùng ngồi lại , ôn lại những kỷ niệm đời lính .
Và một phần cũng quan trọng là ; nhắc nhở con cháu chúng ta những gì cha anh đã làm để BVTQ.
Cũng là lưu lại những kinh nghiệm trận mạc - để sau này nếu có sảy ra những trận đánh tương tự . Thế hệ sau có cách giải quyết .
Bác Tài nói đúng ý tôi ; Ta phân tích để xem tại sao trận 12-7-1984 , và trận 18-11-1984 .Tại sao quân ta không giành thắng lợi ?
Chứ không phải là ta không bao giờ thắng.
Bác Nguyen dinh thang thân mến
Lúc ở Ngọc đường tôi và các ae C18 hay đi qua bãi đá để ra TX Hà giang , khi đó Lữ đoàn pháo phòng không 297 đóng quân sát vách đá , trận địa pháo 57mm hướng về phía Tây bắc ( đường đi Tùng bá - Bắc mê) Chắc là đề đối phó, sẵn sàng khi máy bay TQ từ phía Vân nam bay sang?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 11:47:04 am
Ở Ngọc đường chỗ bãi đá để ra TX Hà giang,đơn vị pháo PPK đóng quân sát vách đá , trận địa pháo 37mm hướng về phía Tây bắc là d14 PPK của f 313 chứ bác Đức? Vì năm 87 đơn vị tôi rút ra ở tại ngã ba nhà ông Phúc ngựa rẽ vào cạnh d 28 biên phòng mà?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 12:02:21 pm
qua các bài viết của các chú các bác pháo binh,cháu có vài thắc mắc muốn hỏi các chú pháo binh.
Ỏ Vị xuyên,ta có sử dụng pháo 152 D-20 và 130 M46 không? ngoài đạn phá mãnh thông thường,các bác có dùng đạn nổ chụp,đạn khoan,đan cháy( pháo 105-152(nếu có)) không?
DKZ của các bác bộ binh có dùng đạn đinh(như cũa Mỹ dùng năm 1968 ở Huế) để chống bộ binh địch tràn ngập không ạh?
Pháo 76,2 ly dùng để chống tăng,nhưng sức mạnh quá yếu,vậy tại sao các bác sư đoàn 356 vẫn đem theo xài? đầu đạn nhỏ như vậy bắn sập hầm quân địch nổ không?
Trung quốc đem pháo 85 ly lên 1509,vậy ở dãi 2000(Tây côn Lĩnh) ta có bố trí pháo tầm xa để trị bọn chúng không?.đặc biệt giai đoạn địch pháo kích dữ dội ngày 02/01/1987 - 07/01/1987 không thấy ai nhắc đến.

ở chổ cty cháu làm có một bác là y tá năm 84 có tham gia chiến đấu ở vị xuyên,bác ấy tên Việt Anh,sư 356.s9dt bác y tá này cháu làm mất. các chú liên hệ với sđt 0854123009 nhắn bác Việt Anh.người ta sẽ mời các bác gặp
Đôi lời thắc mắc với các bác pháo binh.
Trân trọng :)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 12:16:49 pm
Ở Ngọc đường chỗ bãi đá để ra TX Hà giang,đơn vị pháo PPK đóng quân sát vách đá , trận địa pháo 37mm hướng về phía Tây bắc là d14 PPK của f 313 chứ bác Đức? Vì năm 87 đơn vị tôi rút ra ở tại ngã ba nhà ông Phúc ngựa rẽ vào cạnh d 28 biên phòng mà?


 Hồi năm 87 bác pb47 có hay ra quán phở bà Cánh không, không biết năm 87 bà ấy còn bán phở không chứ hồi 84-85 bọn em hay ra đấy mỗi lần trong túi có tiền. Còn quán giải khát của chị Nhung vợ anh Thức, năm 2009 em có lên và gặp anh chị giờ mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng cạnh ngã ba lối rẽ vào xóm Quyết thắng và E bộ của 153.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 12:29:23 pm
Trong quá trình phát triển PB, trong chiến tranh thế giới lần thứ1 và lần 2, hình thành 2 phe rõ rệt. Cứ phe này nghiêm cứu ra loại pháo mới nào, bên kia lại tìm cách nghiên cứu ra loại mới có tần bắn xa hơn, cỡ nòng to hơn để cho bên kia ko bắn tới.Thế mới có chuyện khi Liên xô có pháo 130mm, thì lập tức Đức nghiên cứu ra loại pháo có tầm bắn trên 30 km, cỡ 300 mm, nặng hơn 100 tấn và cần hơn 1000 pháo thủ. Nhưng chưa kịp đưa ra sử dụng thì chiến tranh chấm dứt. Ngày nay trong chiến tranh hiện đại, người ta ko quan tâm đến cỡ và tầm nữa, mà đi sâu cải tiến khả năng cơ động, sự sống còn và về đạn là chủ yếu. Làm sao vừa có cấu tạo gọn, nhẹ, cơ động nhanh, tầm bắn xa, mức chính xác cao, giảm pháo thủ sử dụng đến tối đa khi tác chiến. Do vậy đòi hỏi QĐ ta cần phải hiện đại và tinh nhuệ hơn mới đáp ứng được.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 12:47:00 pm
Yta@      
  Phần trên là anh em thảo luận lý do tại sao ta có những trận đánh không thắng  ??chứ không nói là taị sao ta  không bao giờ  thắng
  Trên mặt trận Vị xuyên,10 năm Trung quốc duy tri thế giằng co với ta.thì có khoảng một nửa thời gian đó là cực kỹ căng thẳng.Nó lên đến cao độ trong khi ở mặt trận Campuchia,quân ta đang dồn lũ Pôn pôt đến bờ biên giới Thái lan.Trong khi đó để hòa chung tiếng súng với bè lũ diệt chủng thì ở bên này quân TQ cũng khiêu khích và tấn công ta mạnh mẽ.Sau khi mặt trận Campuchia  ngã ngũ,đã biết kẻ thua người thắng thì TQ đã dần rút lui
    Trong quá trình chiếm đóng vài km2 ở quanh vùng núi đất xen đá Thanh thủy,TQ cũng nếm mùi thất bại nặng nề chứ không phải lúc nào chúng cũng chiến thắng.Đánh giá của giới quân sự TQ,cũng thừa nhận toàn cục là chúng thất bại.
    Hẳn các CCB mặt trận vị xuyên còn nhớ những trận như:vào khoảng tháng 10/85 E pháo mặt đất của sư 313 phối hợp với E pháo cùng loại của E150 sư 356 chẳng giã cho 1 đơn vị tăng cường vừa xuống xe ( Ở nông trường)của quân TQ,một đòn chí tử đó sao (?).Hoặc cuối năm 86 đến đầu năm 87 hàng sư đoàn BB -TQ tràn sang,ta lừa chúng vận động dồn đuổi sau đó dùng hàng trăm ngàn quả pháo nã xuống,sau hàng tháng trời gió mùa đông bắc thổi sang đưa mùi tử khí của lính TQ chết tràn ngập cả một vùng thung lũng ven bờ sông lô...
   Và điển hình nhất là trận tái chiếm lại 6AB,do đặc công và bộ binh ta phối hợp đánh bại 21 đợt phản công của địch vào ngày 1/6/85.Trận đó lính TQ xác phải thành bột vì các loại pháo của cả 2 bên giã vào,vì thế đá núi mới thành vôi...
   Ngày nay thời mở cửa,mọi thông tin dù được bảo mật vẫn đôi khi dò rỉ.nhưng chẳng phải tin mật gì cả mà cứ xem cái nghĩa địa lính TQ chết trận ,ở MT Thiên bảo (Bên ta gọi là MT Vị xuyên),chôn cất ở sâu trong đất TQ khoảng 60 km thuộc địa phận Châu vân sơn,rộng hàng mấy ha chật ních nấm mồ,thì cũng thấy chúng chẳng chết ít tí nào.Mà cũng đúng thôi nó cũng phải tỉ lệ thuận vì:đánh biển người thì chết cũng phải biển quân chứ...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 01:23:17 pm
Kc 135! Bạn sinh ra thời 8x, sao bạn lại có thể nắm chắc 1 số kiểu, loại pháo thế? Thời đó các loại đó ta đều sử dụng như 152 ML20, 130M46, 122 Đ74, 122M30,122Đ 30, 105...còn về đạn bạn tìm ở mục này tôi đã giải thích rồi mong bạn tìm xem. Trong chiến đấu dùng loại này bắn vào đâu, loại kia bắn vào đâu là do người chỉ huy QĐ. Đạn mũi tên chống biển người chỉ có ở pháo 105 nhưng nó chỉ bắn được ỏ cự li gần, nên PB trên mặt trận chưa có điều kiện sử dụng loại này, nên chúng ko dám liều mạng xông vào trận địa pháo đâu bạn ạ.Trận từ 5/1 - 7/1/84 là trận kịch chiến về PB lớn nhất giữa ta và chúng trong xuất cuộc chiến vị xuyên. có ngày vừa bắn vừa phải tiếp đạn, bắn liên tục đến nỗi tai ù , điếc đặc cán bộ b.c phải xuống tận nơi để giao mục tiêu bắn và chiến đấu cùng pháo thủ

Bác thắng cũng đã ở đấy rồi à? năm 87 tôi chỉ huy T/s của e, đơn vi tôi ở ngay đầu sân bóng sau cổng gác của vệ binh, bác thắng lúc đó ở c 24 thì tôi biết rồi vì c24 của tôi cũng ở trong e bộ.Từ ngày rời khỏi HG mến yêu tôi chưa có điều kiện lên thăm lại chiến trường xưa và bà con trên đó.Là chỉ huy TS chắc bác thắng biết rồi? Phải tuyệt đối bí mật tôi ko phô bác đâu hì..hì..


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 02:17:39 pm

Trung quốc đem pháo 85 ly lên 1509,vậy ở dãi 2000(Tây côn Lĩnh) ta có bố trí pháo tầm xa để trị bọn chúng không?.đặc biệt giai đoạn địch pháo kích dữ dội ngày 02/01/1987 - 07/01/1987 không thấy ai nhắc đến...

Thắc mắc hay,  ;D. Tuy nhiên có vài vấn đề cần bàn:
- một là, đưa pháo tầm xa lên cao: nói vậy mà không hề dễ dù ta có rất nhiều kinh nghiệm trong KCCM; đồng thời, dễ ăn phản pháo như chơi vì ở sát tuyến biên giới, phía địch có hàng loạt các cao điểm rất lợi thế như 1172, 1271,

- hai là, dãy Tây Côn Lĩnh/ Tsi Can Ling/ điểm cao 2428 ở quá xa để có thể với đến cao điểm 1059; rất dễ bắn nhầm vào phía ta. Xin bác lưu ý, nếu tính bờ đông Sông Lô, về địa hình, bao giờ cũng là địch cao - ta thấp, nhất là đoạn biên giới. Bác nào không rõ thì hiểu nôm na là địa hình ở đường biên giới trũng xuống, sâu vào nội địa của hai bên cao dần lên. Điều này cũng giải thích giá trị của cao điểm 1059 ở sát Nam Cat/ Nâm Cát và chi phối toàn bộ đường từ biên giới xuống ngã ba Thanh Thủy - Làng Ping ở bờ đông.

- ba là, pháo bắn hủy diệt, bắn phủ xuống điểm cao thì dễ; ngóc đầu bắn trúng, bắn chuẩn vào dãy/ tuyến chốt ăn ngầm hoặc ở bình độ thấp hơn điểm cao đấy thì khó,  ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: hoabattu2059 trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 04:18:14 pm
Tháng 11-1984 khi đánh 685 lính bọn em có giai thoại:
 Đại trưởng:
 - Khẩu đội cấp tập
 Lính:
 - Báo cáo đại trưởng, đạn còn một quả ẩm liều.
 Đại trưởng :
 - Một quả ẩm liều cũng cấp tập.
Cháu chào chú Nguyễn Đình Thắng. Cháu là thanh niên cuối 8x nhưng đã theo dõi và tìm hiểu về cuộc chiến tranh biên giới cũng được vài năm, từ những ngày còn là quansuvn.net. Hôm rồi về quê, cháu cho bố cháu ( cũng là cựu binh Hà tuyên nhập ngũ tháng 9-1983). Rất bất ngờ vì đã nhận ra trong những bức ảnh chú chụp các liệt sĩ ở nghĩa trang, có 2 liệt sĩ là Phạm Văn Long và chú Nhĩ ( cháu không nhớ rõ tên) là người cùng làng và nhập ngũ cùng bố cháu.Như vậy chắc bố cháu cùng B với chú. Bố cháu cũng nhắc nhiều đến trận đánh tháng 11 năm 84. và theo như bố cháu nói ngày đó đơn vị chủ yếu là lính Hải Phòng, Thái Bình vốn từ Trung đoàn Lê Mã Lương tử Quảng Ninh.Ko biết có đúng không ạ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 04:25:33 pm

Trung quốc đem pháo 85 ly lên 1509,vậy ở dãi 2000(Tây côn Lĩnh) ta có bố trí pháo tầm xa để trị bọn chúng không?.đặc biệt giai đoạn địch pháo kích dữ dội ngày 02/01/1987 - 07/01/1987 không thấy ai nhắc đến...

Thắc mắc hay,  ;D. Tuy nhiên có vài vấn đề cần bàn:
- một là, đưa pháo tầm xa lên cao: nói vậy mà không hề dễ dù ta có rất nhiều kinh nghiệm trong KCCM; đồng thời, dễ ăn phản pháo như chơi vì ở sát tuyến biên giới, phía địch có hàng loạt các cao điểm rất lợi thế như 1172, 1271,

- hai là, dãy Tây Côn Lĩnh/ Tsi Can Ling/ điểm cao 2428 ở quá xa để có thể với đến cao điểm 1059; rất dễ bắn nhầm vào phía ta. Xin bác lưu ý, nếu tính bờ đông Sông Lô, về địa hình, bao giờ cũng là địch cao - ta thấp, nhất là đoạn biên giới. Bác nào không rõ thì hiểu nôm na là địa hình ở đường biên giới trũng xuống, sâu vào nội địa của hai bên cao dần lên. Điều này cũng giải thích giá trị của cao điểm 1059 ở sát Nam Cat/ Nâm Cát và chi phối toàn bộ đường từ biên giới xuống ngã ba Thanh Thủy - Làng Ping ở bờ đông.

- ba là, pháo bắn hủy diệt, bắn phủ xuống điểm cao thì dễ; ngóc đầu bắn trúng, bắn chuẩn vào dãy/ tuyến chốt ăn ngầm hoặc ở bình độ thấp hơn điểm cao đấy thì khó,  ;D
   Tây côn lĩnh (Tsi can ling),điểm cao 2428,1509 hay 1172,1271 bác không cho cái bản đồ ,để a/e ngắm nghía mà bình xem sao chứ chay tịnh thế này... ???.Nghĩ không thấy ra quangcan ới


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 04:36:34 pm
 Giá hồi đó QĐ ta có chiếc trực thăng CH-47 cẩu 1 khẩu 130mm lên đỉnh 2000 thì chúng ko dám xâm lấn VX đâu?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 04:50:32 pm
Tháng 11-1984 khi đánh 685 lính bọn em có giai thoại:
 Đại trưởng:
 - Khẩu đội cấp tập
 Lính:
 - Báo cáo đại trưởng, đạn còn một quả ẩm liều.
 Đại trưởng :
 - Một quả ẩm liều cũng cấp tập.
Cháu chào chú Nguyễn Đình Thắng. Cháu là thanh niên cuối 8x nhưng đã theo dõi và tìm hiểu về cuộc chiến tranh biên giới cũng được vài năm, từ những ngày còn là quansuvn.net. Hôm rồi về quê, cháu cho bố cháu ( cũng là cựu binh Hà tuyên nhập ngũ tháng 9-1983). Rất bất ngờ vì đã nhận ra trong những bức ảnh chú chụp các liệt sĩ ở nghĩa trang, có 2 liệt sĩ là Phạm Văn Long và chú Nhĩ ( cháu không nhớ rõ tên) là người cùng làng và nhập ngũ cùng bố cháu.Như vậy chắc bố cháu cùng B với chú. Bố cháu cũng nhắc nhiều đến trận đánh tháng 11 năm 84. và theo như bố cháu nói ngày đó đơn vị chủ yếu là lính Hải Phòng, Thái Bình vốn từ Trung đoàn Lê Mã Lương tử Quảng Ninh.Ko biết có đúng không ạ?

 Đúng là bố cháu ở đơn vị đó nhưng chú thì không. Chú chụp ảnh danh sách các liệt sỹ ở Vị Xuyên chủ yếu là nếu ai cần thông tin thì có. Ngày trước chú ở sư 356 chứ không phải ở 983 là đơn vị của bố cháu từ sư 328 bên đặc khu Quảng Ninh sang tăng cường cho mặt trận Vị Xuyên.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 05:12:20 pm
Chào bác thắng !

ngày đó có lần em ra thị xã, nhìn thấy mấy khẩu 2 lòng lằm ở cạnh đường.trông oai ra phết.sau này em có quen một anh tên hòa người vĩnh phú.anh ấy kể,trước lữ đoàn ở bên cam đường thì phải.sau này mới sang hà giang.lằm mãi ở thị xã chờ nó sang bắn để chia thịt "ngựa".nhưng mãi nó không chịu sang thị xã,thế lên sau này,trên điều lữ bác ấy đi đào đường hào mùa xuân.lữ trưởng của bác ấy là thiếu tá đào huy kiệt.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 08:18:16 pm
Oài,theo các bác hành quân mà không kịp.Tranh thủ giờ này các bác giải lao,em hơi rỗi việc lôi cái sơ đồ khu chiến phỏng theo trên Google hầu mong các bác bình loạn rôm rả hơn. ;D

Khu chiến sự ở đây sẩy ra chỉ gói gọn trong một phạm vi hẹp,đó là quanh thung lũng Nặm ngặt nằm ở bờ bắc suối Thanh Thủy.Suối Thanh Thủy chảy dưới chân của nhiều dẫy núi lớn ở phía bắc như 1509,1685,1445 và 1800,đây là những dãy núi có những điểm cao phân định ranh giới giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.Bờ nam của suối là cả dãy 2000 hay còn gọi là Tây Côn Lĩnh hùng vĩ với diện tích hàng chục Km².
Thung lũng Nậm Ngặt thực tế là một điểm phân thủy rộng,nằm trong dãy 1509.Chiều ngang và chiều sâu của thung lũng mỗi mặt khoảng trên dướ 1 km,địa hình khu chũng tương đối thoai thoải so với những đường phân thủy khác của 1509 là dốc đứng và hẹp.
Bởi vậy khu chiến Nặm Ngặt,bị bao vây bằng một loạt các cao điểm 1509 trên dưới 1km,1250 gần vài trăm mét xa khoảng 2 km,1685 khoảng trên 5 km 1445 khoảng dưới 10 km và 1800 khoảng dưới 15 km.Và đặc biệt là,các điểm cao này có độ cao đủ khống chế về tầm nhìn rõ bằng mắt thường khu chiến Nậm Ngặt.
Với 2000 Tây Côn Lĩnh thì sao ? Như đã giới thiệu ở phần trên,2000 có diện tích hàng chục Km² và độc chiếm phía nam dòng suối Thanh Thủy.Chính vì lớn như vậy,cho nên độ soải của các sườn của 2000 là rất lớn.Từ 1100 nhìn về sườn 2000 như một bức tường dựng đứng giữa trời,luôn luôn có một màu xanh lam bao phủ,có lẽ do tầm nhìn xa nó tạo ra màu xanh lam đó.
Để đặt được các loại pháo lớn đủ sức chi viện cho quân ta bên sườn 1509,ta cần phải có hệ thống giao thông tốt để đưa phương tiện,vật chất lên 2000.điều này đối với ta là không thể tính luôn ngay thời điểm hiện nay."tôi lại mơ,nếu ta có đủ phương tiện kỹ thuật như thằng dếch manh nhỉ,cái máy khoan đường xuyên núi qua đèo Hải Vân năm xưa,ta nức nở mãi.với nó đầy dẫy đường nó nhiều mà đất nước nó toàn đồi núi nên thể loại này nó hơi bị xa xỉ.Hay cái tàu biển lớn nhất thế giới với 366 mét chứa lọt 3 cái tòa lâu đài của nữ hoàng Anh,nó chỉ cần 2 thằng kỹ sư Dếch Manh giám sát điều hành với 25 ngàn nhân công Hàn Quốc của nhà máy đóng tàu Huyundai hay mấy hôm nay thằng Thổ Nhĩ Kỳ đang kêu oai oái cầu nó cung cấp co cái tên lửa Pariot,để choảng lại thằng Syri.NẾU TA ĐƯỢC THẾ THÌ ÔNG BẠN LÁNG RIỀNG đã xách dép xin làm đệ tử,chứ không dám chọc. ;D
Dài dòng chút,nếu được như thế thì có khi ta cũng chưa chắc gì phải chiến với thằng nào.2000 rộng lớn,như lại thiếu độ cao vừa đủ cao,vừa đủ để giám sát,khống chế các vị trí quanh nó bằng hỏa lực thông thường của bộ binh.Nó cũng như ông to bụng quá cỡ,chẳng ngắm được chân mình nó to hay bé như thế nào.
Rồi em lại bận,mời các bác chiến tiếp.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 09:22:33 pm
bác khanh huyen ơi.bác pháo binh 47 nói :ước gì có CH47 cẩu pháo tầm xa lên 2000 đễ đánh,.giã sữ ta có Mi 26 cẫu lên 2000.như vậy ta khống chế được 1509 và khu vực phía sau 1509 rồi phải không bác?
dear bác pháo binh ML20 cũ kỹ như thế sao chiến đấu nổi bác?
lúc đó lữ đoàn pháo binh củ bác có mấy khẩu pháo vậy?cở nòng 105 trở lên đó bác.
bác chỉnh pháo bao nhiêu độ mới bắn lên 1509 được vậy bác pháo binh?



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 10:16:16 pm
He..he Thế là bác Kh đã trở lại, tôi đang trả lời mấy cháu 8x kiểu mơ ước sao ko dặt pháo trên 2000? Ví dụ: đường lên trên đó có dù được làm tốt đến đâu đi nữa chẳng có xe nào mà keó được khẩu pháo nặng gần 10 tấn lên đó được.Ta cứ làm ví dụ bao gạo 30 kg ta vác thì được, chứ kéo lê trên mặt đất lên dốc làm sao kéo được. Trước ngày 23/9/85 khoảng 1 tuần khi thấy chúng dùng trận địa pháo mới ở Man kang bắn thử vào khu pha hán , lúc đầu thấy đạn toàn toàn rơi vào 233,226 tôi nghĩ: Chắc hôm qua đặc công mình đánh chiếm được khu đó rồi sao? Vì đơn vị tôi đang trực bắn vào khu này mà.Tôi điện hỏi lên trên, trên trả lời: Báo ngay tọa độ trận địa đó về f, tăng cường QS, giữ vững TT LL f ko có đơn vị nào bắn. Lúc này tôi biết chúng đang bắn thử. Về sau thấy đạn cứ rơi dần sang pha hán tôi phán đoán sắp có chuyện rồi vì các trận địa khác của chúng khó bắn vào khu này được. Chứng tỏ trình độ PB của chúng cũng bình thường vì lúc đầu chúng toàn bắn phải khu chúng phòng ngự.Từ đó tôi cho đơn vị lấy phần tử trực vào mốc 13,  A 5 và tăng cường QS, Các buổi tối ngồi trực cứ mơ màng đủ chuyện và ước: Giá có em lúc này...Thì 5h 40 ngày 23/9:.. cùng..o.o. cùng.o..o, cùng ...xoẹt..oành hàng loạt đạn pháo, cối bắn xối xả vào trận địa c5 và các đỉnh phụ cận và vào trận địa pháo của tôi.giật nảy mình Tôi lệnh cho toàn d về vị trí chiến đấu SS bắn vào khu đã định, đồng thời báo cáo và yêu cầu trên chế áp các trận địa pháo đang bắn của chúng. Khói đạn mờ mịt mấy loạt ak đạn lửa từ a rừng xanh bắn về đài tôi. Địch tấn công rồi, tôi lệnh cho 2 c bắn chặn phía trước, 1c bắn vào trận địa cối của chúng ở Mốc 13, c cối 160 bắn vào đài Z sườn tây 1250 được khoảng 25 phút thì mất LL với trận địa và BB giữ chốt,chỉ còn LL được với trên, nên phải bắn cầm canh để khắc phục và yêu cầu chi viện.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 10:24:55 pm
    Cao điểm 2000 có điểm chân choãi tới sườn nam Cooc nghè ,tây nối với dải 2050 chạy qua Lao chải,đông nam giáp các xã Phương tiến, phương độ,bám theo quốc lộ 2 ra Hà giang
    Năm 1980,trung đoàn 191 kết hợp với công binh,dân công cùng một số đơn vị mở thủ công một con đường nhằm thông tuyến lên các bình độ của đỉnh 2000.và ý định mở thông vào phòng tuyến Lao chải,kết hợp dọc đường xây dựng các trận địa pháo.Điểm bắt đầu từ Km 12 (Thủy điện 304),hướng về phía tây.Nhưng do địa hình quá hiểm trở,nền đất  nhiều đá vôi,lại làm kiểu đào cuốc bằng tay,nên công trình không hoàn thành.
    Song dù có con đường ,cũng không mơ có trận địa pháo lớn đặt trên đó được,bởi chênh lệch về cao độ từ 250m (điểm mở đường)lên đến đỉnh là 2000, với một đoạn đường ngắn như thế là không thể.Người ta chỉ nghĩ con đường đến các bình độ nào đó thôi.còn loại hỏa lực nhỏ có thể mang lên nhưng tầm bắn hạn chế nên không tác dụng gì.Tuy nhiên,để đề phòng quân TQ tiến đánh thị xã,ta vẫn làm trận địa dự phòng cho hỏa lực nhỏ ở trên đó


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 10:31:17 pm
bác pháo binh 47 ơi.trận ngày 05-07/01/1987 pháo binh ta có lập thành tích gì ko bác.lúc đó pháo dàn BM 21 ỡ vị xuyên hơi ít thì phải?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 10:47:05 pm
 cái này để thấy Tây Côn Lĩnh (đỏ) quá xa với khu chiến (vuông xanh); một loạt các cao điểm lợi hại của địch sát ngay tuyến biên giới (nâu)  ;D. Chân của Tsi Can Linh/ Tsi Can Ling/ Tây Côn Lĩnh mà bác vt38.... đề cập chính là Cóc Nghè/ Cooc Nghe hay Coc Nie trên bản đồ.

p/s: xin nhắc một số bác, diễn đàn có quy định viết đúng tiếng Việt (không viết tắt, viết hoa chữ cái đầu tiên sau dấu chấm và cách ra, .....) ; mong lưu ý,  ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 10:57:12 pm
bác khanh huyen ơi.bác pháo binh 47 nói :ước gì có CH47 cẩu pháo tầm xa lên 2000 đễ đánh,.giã sữ ta có Mi 26 cẫu lên 2000.như vậy ta khống chế được 1509 và khu vực phía sau 1509 rồi phải không bác?
dear bác pháo binh ML20 cũ kỹ như thế sao chiến đấu nổi bác?
lúc đó lữ đoàn pháo binh củ bác có mấy khẩu pháo vậy?cở nòng 105 trở lên đó bác.
bác chỉnh pháo bao nhiêu độ mới bắn lên 1509 được vậy bác pháo binh?


Tôi xin múa rìu qua mắt thợ , trước hết là xin bác pb47vp cho được trả lời bạn kc135 ;
- cháu muốn hỏi để pháo binh bắn tới đỉnh 1509 , pháo thủ phải để pháo ở góc bao nhiêu độ ?
Tôi xin trả lời cháu như sau ;
Ta giả sử trận địa pháo bố trí ở chân dãy 2000 ( Tây côn  lãnh ) - cụ thể là làng Ping .
 - Từ làng Ping đến điểm cao 1509 ta sẽ tính được khoảng cách ; ví dụ  khoảng cách là 5km ( theo đường chim bay )
Vậy bài toán đặt ra là ; góc giữa khẩu pháo và đường nằm ngang ( khoảng cách từ làng Ping ---> 1509 ) ,
- đáp án thật đơn giản : Ta gọi chiều cao của ĐC 1509 là H
- gọi khoảng cách từ LP đến 1509 là K, ta sẽ có đẳng thức sau :
H / K = Tg Alpha
1509/5000( Đối trên Kề ) = Tg ,(alpha)---> từ đó tra bảng tam giác lượng ta sẽ có góc Alpha = góc để pháo bắn tới đỉnh 1509.
Trong thực tế khi xác định góc bắn cho pháo , kế toán PB cần tính đến tốc độ gió, lực đẩy của thuốc súng , trọng lực của trái đất tại khu vực tác chiến ( càng lên cao , trọng lực càng giảm ) v.v...
Nếu có gì sai , nhờ các chuyên gia chỉ giáo , xin cảm ơn.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 11:02:10 pm
Nói về BM21 bác pb47 cho em hỏi là sư 313 có loại này không . Sư đoàn em năm 87 có 2 giàn BM21 nhưng em có hỏi cụ Cam là tham mưu trưởng sư đoàn thì được biết là sư đoàn em chưa sử dụng loại này lần nào. Cụ còn kể về vụ xe BM21 của sư đoàn em bị lật xuống ao khiến đại trưởng bị tướng Nguyễn Hữu An kỷ luật không biết bác pb47 có nghe nói về vụ này không.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 07:18:08 am
BM tên gọi cúng cơm là: Xe chiến đấu BM... + kiểu :thành tên gọi, như BM 13, BM14. BM16, BM21 mà lính ta hay gọi là pháo giàn, BM21 gọi là 40 nòng. các loại kia ta có trong kháng chiếm chống mĩ, loại BM21 Tháng 8/78 ta được viện trợ 1e gọi là e 204 thuộc binh chủng PB. Vì là vũ khí mới lúc bấy giờ nên ta dể e này sau váo chân núi nơi ít dân để huấn luyện và SS cơ động bảo vệ Hà nội. Biên chế các fBB hồi đó kể cả f BB cơ giới ko được biên chế loại BM21, mà mỗi f chỉ được biên chế 1c BM13, hoặc BM14, BM16 gọi chung là c33. các loại BM này chỉ phát huy được uy lực khi bắn ở đồng bằng và trung du, còn khi bắn ở địa hình rừng núi ít tác dụng, nên trong chiến tranh biên giới ta chưa sử dụng. Sau 79 mỗi QK, QĐ được trang bị 1d BM21 nằm ở Lữ PB, các fBB của QK mình được trang bị toàn BM13 thôi.Vụ bác thắng nói tôi có biết, về sâu có chỉ thị: khi BM vào bắn phải chọn lái xe có tay nghề cứng và phải tập huấn lái xe. Nói ngay đơn vị tôi có chú lái xe từ lúc vào đơn vị đến khi ra quân chưa được lái chính bao giờ


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 08:14:30 am
                                                    (http://a9.vietbao.vn/images/vn902/the-gioi/20895933_images1927455_bm.jpg)
     BM 21 có phải nó đây không bác pb47 (Hình ảnh quân đội Hòang gia Campuchia bắn tập đấy ),nghe nói mỗi quả đang bay kia có giá là 3.800 USD ,tầm bắn xa là 40km đấy các bác ạ ! Tôi cứ tưởng nó như dàn H12 họ xếp thêm nòng lên cơ ???


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: phas trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 08:33:51 am
                                                   (http://a9.vietbao.vn/images/vn902/the-gioi/20895933_images1927455_bm.jpg)
     BM 21 có phải nó đây không bác pb47 (Hình ảnh quân đội Hòang gia Campuchia bắn tập đấy ),nghe nói mỗi quả đang bay kia có giá là 3.800 USD ,tầm bắn xa là 40km đấy các bác ạ ! Tôi cứ tưởng nó như dàn H12 họ xếp thêm nòng lên cơ ???
năm 2011 xung đột giữa campuchia & thái lan  , campuchia bắn loại vũ khí này đây ! thái lan không còn cách nào dùng tin tình báo dọa CPC .
" thái lan đã có pháo bắn xa 70 KM " làm cho lính CPC lúc đó cũng hoảng. may lúc đó có đoàn CCB VIÊTNAM thăm chiến trường xưa động viên tinh thần cho nên bộ đội CPC yên tâm . mà lúc đó thái lan đã có pháo đó đâu !!?chẳng qua hù dọa là chính .


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:21:07 am
                                                                  (http://giaoduc.net.vn/Uploaded/sonkhanh/2012_04_03/ten-lua-trung-quoc1-giaoduc.net.vn.jpg)
                                                   
   
                                                           Còn đây là dàn tên lửa PR 50 cở nòng 122ly của Trung quốc ,"Nhái" theo dàn tên lửa BM21 của Nga


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:40:15 am
 Bác vt làm lộ bí mật rồi đấy hì.. hì.. hồi 78- 79 Thời đó bác mà đưa lên thế này thì bác được đi khách sạn nghỉ mát rồi (đùa bác tí cho vui). Chính nó đấy bác ạ, tầm bắn nó chỉ được 20,4 km thôi. Cỡ 122, nhìn quả đạn dài thế nhưng chỉ có mỗi doạn đen phía đầu quả đạn mới có tác dụng. Loại này có 2 chế độ bắn: Bắn trong xe và ngoài xe tùy tính huống cho phép. Tác dụng đạn của loại này ko bằng đạn pháo cỡ 105, 122. Nó ko thể bắn vào 1 điểm được. Trong chiến đấu nếu bị các loại BM và H12 bắn ta tranh thủ vào hầm pha ấm chè chốt, làm vài bi thuốc lào xong ra chiến đấu và ra chỗ đạn rơi kiếm tí về làm dao mang về cho mẹ đĩ thái thịt, băm rau... bền lắm.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: dongminhkh trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:43:40 am
Tiếng hú của loại BM21 này nghe như thế nào hả các bác? Giống như H12 không vậy?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 10:02:00 am
    Bác pb @ .Nhân việc bác nói đến dao làm bằng mảnh đạn H12 (H12 thôi,thời BM84 không có mảnh BM21),Ngày lên dông 812 qua lối rẽ xuông km 3 .Trời ơi, mảnh H12 tàu bắn nằm ngổn ngang,liên lạc của tôi vác về một mảnh chõe hoa muống (không vỡ hết).Trông như hoa loa kèn,tôi cắm ở cửa hầm làm cảnh mãi,sau a/e tư vấn là đánh dao sắc lắm.
    Trong bản Nặm vạc có người dân tộc lò rèn đánh dao,a/e vác đi đánh cứ 3 con mình lấy 1 thợ rèn lấy 2.Vỏ đạn tôi lấy về,hơn chục con dao ra đời,mổ trâu,lợn xương các loại ,lính ta chặt bôm bốp không hề hấn gì.Về sau ai đi đâu gặp mảnh H12 đều vác về,sau đó anh nào cũng dao găm đeo thắt lưng như bố bản...???


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 10:28:08 am
Loại BM21 khi bắn căn cứ vào gió và nhiệt độ để lắp thêm vòng cản để ổn định cho đạn bay, để phát hiện loại này bắn ko khó, nếu chúng để sau một dãy núi nào đó bắn, đầu tiên ta nghe tiếng: Hút...hút....lúc sau bụi bay lên mù mịt, nếu ta nhìn thấy trận địa thì như ta cầm bó hương quay tròn tại chỗ. Vì khi bắn cực lộ nên ít bố trí gần trận địa của loại pháo khác và BB. Phản pháo loại này rất khó, Phải chuẩn bị sẵn phần tử vào nơi nghi ngờ mới kịp vì cứ bắn xong là chuồn luôn.

Bác Vt giá 1 quả đạn BM như thế ai dám sử dụng, nó rẻ hơn đạn pháo cùng cỡ. Nếu như mỗi quả 3.800 đô để tiện nhẩm ta cho là 4000 đô. Để 1 xe bắn 1 lần sẽ là 40 x 4000 = 160.000, 1c bắn sẽ là 160.000 x 4= 640.000, 1d bắn 640.000 x 12 = 768.000 ...Còn thêm mỗi lần bắn nhân đôi lên thì ko nền kinh tế nào chịu được nhiệt phải ko bác


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 11:10:24 am
cháu nghĩ CPC cưa bom thôi.nước họ nghèo mà bắn 1 lần cả triệu đô như vậy,liệu ngân sách quốc phòng có chịu nổi không?
bác pháo binh thân mến.bắn lên 1509 và 1250 bác hay dùng chủ yếu là pháo cở nòng nào vậy bác? BM21 bắn lên 772,1509 được không bác?
trong trận A 6B bác nhận thấy chúng ta bắn đạn nổ mãnh thông thường với đạn nổ chụp,cái nào gây sát thương nhiều hơn cho địch? mà BM 21 có đạn nổ chụp không bác?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 11:23:31 am
Loại BM21 khi bắn căn cứ vào gió và nhiệt độ để lắp thêm vòng cản để ổn định cho đạn bay, để phát hiện loại này bắn ko khó, nếu chúng để sau một dãy núi nào đó bắn, đầu tiên ta nghe tiếng: Hút...hút....lúc sau bụi bay lên mù mịt, nếu ta nhìn thấy trận địa thì như ta cầm bó hương quay tròn tại chỗ. Vì khi bắn cực lộ nên ít bố trí gần trận địa của loại pháo khác và BB. Phản pháo loại này rất khó, Phải chuẩn bị sẵn phần tử vào nơi nghi ngờ mới kịp vì cứ bắn xong là chuồn luôn.

Bác Vt giá 1 quả đạn BM như thế ai dám sử dụng, nó rẻ hơn đạn pháo cùng cỡ. Nếu như mỗi quả 3.800 đô để tiện nhẩm ta cho là 4000 đô. Để 1 xe bắn 1 lần sẽ là 40 x 4000 = 160.000, 1c bắn sẽ là 160.000 x 4= 640.000, 1d bắn 640.000 x 12 = 768.000 ...Còn thêm mỗi lần bắn nhân đôi lên thì ko nền kinh tế nào chịu được nhiệt phải ko bác

Tên lửa mắc quá nhỉ, bác VT nói cũng đúng vì yta262 có xem báo có bản tin này vào năm 2010:

nguồn: http://khmerization.blogspot.com.au/2010/02/cambodia-to-test-fire-multiple-bm-21.html (http://khmerization.blogspot.com.au/2010/02/cambodia-to-test-fire-multiple-bm-21.html)

(http://1.bp.blogspot.com/_8b4R5sEznho/S4hP1FVWbcI/AAAAAAAAMQk/iyrsV-cspQA/s400/artillery-cambodia%27s+BM-21+or+40+cannons+artillery.jpg)

"Sau khi hoàn thành hai tháng diễn tập quân sự, đơn vị pháo binh của Campuchia giai đoạn một thực nghiệm để kiểm tra dàn phóng tên lửa BM-21 có thể phóng 40 tên lửa cùng một lúc, báo cáo của Radio France Internationale.

Tướng Chhum Socheat, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia, cho biết phóng tên lửa BM-21 thử nghiệm sẽ diễn ra gần sân bay Kampong Chhnang vào ngày 4 tháng 3 và sẽ kéo dài một giờ dưới sự bảo trợ của Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh. Thử nghiệm sẽ triển khai 200 tên lửa bắn từ 10 dàn phóng tên lửa BM-21. Theo báo cáo, chi phí mỗi tên lửa từ US$1200 tới US$3800 và có tầm hoạt động 40 km.

Thủ tướng Hun Sen cho biết vào ngày 24 tháng Hai rằng đây chỉ là một cuộc tập trận thường lệ và nó không được thực hiện với mục đích phô diễn sức mạnh quân sự Campuchia chống lại bất kỳ quốc gia nào.

Tướng Chhum Socheat cho biết đây là lần đầu tiên kể từ năm 1998, Campuchia đã thử nghiệm bắn tên lửa BM-21. Ông cho biết quân đội Campuchia đã bắn những tên lửa BM-21 chống lại Khmer Đỏ trong những ngày cuối cùng của cuộc nội chiến trong những năm 1990.
"


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 11:44:42 am
 Trả lời riêng bạn Kc135
Tôi đã nói với bạn Kc135 rồi các loại pháo ta và địch ko có đạn chụp, nó là 1 kiểu nổ của đạn thôi, tùy theo đối tượng bắn để chọn loại đạn và cách cho nổ phù hợp. Ví dụ: Chúng ở trên mặt đất thì cho chạm nổ,hoặc cho đạn nổ trên không, nếu chúng rúc xuống hầm sơ sài thì cho nổ dưới đất koảng 50 cm, nếu hầm kiên cố thì cho dạn xuyên xuống hết cỡ thì nổ.... Địch bất kể ở đâu pháo đều có thể bắn được bạn khỏi lo, nhưng tùy vào mục tiêu bắn, địch đông hay ít để chon loại pháo, số lượng pháo bắn cho phù hợp. Trận A 6b ta và địch quá gần nên chỉ sử dụng đạn nổ văng mảnh ko dùng được đạn nổ trên ko.Loại BM21 chỉ có 1 kiểu nổ là chạm đất thì nổ. Cồn nói 2 cách nổ nếu địch ở trên mặt đất thì đạn nổ trên ko tác dụng hơn.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 01:10:25 pm
                                                           
                                                 (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/9d/RM_70_MRL.jpg)
       
                                                       Đây là dàn phóng tên lửa BM21 của Quân đội nhân dân Việt nam
    Loại pháo này được lắp trên xe tải hạng nặng,với 40 nòng cỡ 122mm.BM21 còn có tên lóng là "mưa đá",các ống phóng có thể phóng từng ống hoặc phóng đồng loạt.Khẩu đội 3-4 người,có thể trú trên ca bin ô tô hoặc đứng từ xa điều khiển qua đường cáp dài 64m.Nạp đạn bằng tay,khoảng 10 phút để lắp xong 40 quả đạn
   Nhờ gắn trên xe vận tải hạng nặng ,thường là xe 12 bánh động cơ xăng.nên BM21 khá cơ động trong truy đuổi và tránh bị phản pháo.Trong chiến tranh biên giới phía bắc (1979-1989),quân đội Việt nam có 2 lữ đòan BM,nhưng chưa kịp khai hỏa thì TQ chạy mất
   ( Lược trích nguần Wiki-BM21 VN)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 01:29:15 pm
Ta chưa có loại này đâu, ta chỉ có loại đặt trên uraL thôi bác ạ.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 01:54:08 pm
http://aa.wrs.yahoo.com/_ylt=A0oGkmsOHa9QkH0AEDeedHRG;_ylu=X3oDMTByZWgwN285BHNlYwNzcgRwb3MDMQRjb2xvA3NrMQR2dGlkAw--/SIG=11mit63f8/EXP=1353682318/**http%3a//vi.wikipedia.org/wiki/BM-21 (http://aa.wrs.yahoo.com/_ylt=A0oGkmsOHa9QkH0AEDeedHRG;_ylu=X3oDMTByZWgwN285BHNlYwNzcgRwb3MDMQRjb2xvA3NrMQR2dGlkAw--/SIG=11mit63f8/EXP=1353682318/**http%3a//vi.wikipedia.org/wiki/BM-21)
      Bác xem ở đây ,bác pb47 à !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 01:59:08 pm
nếu dàn BM21 mà rót vào đội hình địch đang xung phong thì hay biết mấy.một cảm giác rất tuyệt vời
Trận ngày 02/12/1985 và ngày 05-07/1/1987 ta có dùng BM21 để đánh ko?

bác nguyenhongduc ơi.hồi đó ta có dùng M60 của Mỹ để trị bọn địch không vậy bác?sao cháu thấy bên ta các sĩ quan hi sinh nhiều thế,từ E phó đế d trưởng.không biết các chú các bác có tiêu diệt hay bắt được sĩ quan cấp d trở lên bên Trung quốc hay không?mà mỗi năm trao trả tù binh một lần hay đợi năm 1991-1992 trả luôn một lượt vậy các chú các bác?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 02:10:32 pm
nếu dàn BM21 mà rót vào đội hình địch đang xung phong thì hay biết mấy.một cảm giác rất tuyệt vời
Trận ngày 02/12/1985 và ngày 05-07/1/1987 ta có dùng BM21 để đánh ko?

bác nguyenhongduc ơi.hồi đó ta có dùng M60 của Mỹ để trị bọn địch không vậy bác?sao cháu thấy bên ta các sĩ quan hi sinh nhiều thế,từ E phó đế d trưởng.không biết các chú các bác có tiêu diệt hay bắt được sĩ quan cấp d trở lên bên Trung quốc hay không?mà mỗi năm trao trả tù binh một lần hay đợi năm 1991-1992 trả luôn một lượt vậy các chú các bác?
Bạn kc135 thân mến , những vấn đề bạn hỏi , bạn có thể đọc các topic Hà giang từ P1 -->P6 . Trong đó các ccb đã cung cấp nhiều thông tin về các lãnh vực liên quan đến cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Vị xuyên HG từ 1984-1988.
Bác vt738@ hồi đó chắc TQ biết ta sở hữu dàn BM21, nên chúng cũng không dám vượt qua Ngã ba Thanh thủy, mà chỉ loanh quanh ở các điểm cao dọc đường biên .


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 02:41:53 pm
chúng mà dùng chiến thuật biển người,co khi bác pháo binh 47 được thưởng quân chương chiến công hang 1.tiêc là chúng không dám chơi biển người
Bm21khi bắn loạt có quả đạn nào bị thối không bay ra không các bác


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 03:27:48 pm
Loại BM21 bây giờ biến thể nhiều loại lắm, cơ bản là tăng tầm bắn và có xe chỉ huy luôn. Nhưng cái ảnh anh CPC bắn mà vẫn có cái máy đo đạc và lấy hướng bắn bên cạnh thì cũng như của ta thôi. Chắc giá một xe BM21(Hay còn gọi là pháo phản lực bắn loạt) mới có giá 3.800 usd. Muốn tăng tầm thì phải tăng sức chịu đựng của xe, loại bác vừa đưa lên là loại đã cải tiến bắn xa hơn. cái đoạn thò ra bên cạnh là nút điều khiển lấy tầm, hướng bằng điện và để lắp kính ngắm. sát xe có vòng tròn là để lấy phần tử chính xác bằng tay. Nếu bắn trên xe thì có bộ phận che kín buồng lái để bảo vệ KĐT và lái xe, khi bắn ngòai thì ko cần.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 03:41:15 pm
   Em cũng thắc mắc chút với các bác là năm 1979 Quân khu 2 có thành lập Quân đoàn 29 hay còn gọi là quân đoàn 6 ( Binh đoàn Sông Thao ) . Nhưng trong câu chuyện của các bác không thấy nhắc đến những công việc của BTL quân đoàn này . Ví dụ như pháo binh thì toàn thấy của cấp f xong QK. Vậy quân đoàn lập ra...trên giấy thôi ạ !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 04:05:14 pm
Quân đoàn 29 có nhiệm vụ phòng thủ hướng lào cai, yên bái là hướng quan trọng của QK sao có thể lôi hỏa lực của quân đoàn đó đi được.Mặt trận vị xuyên có thiếu pháo đâu chỉ mỗi thiếu cái cho nó hạc ra lửa thôi. Tôi dám chắc cứ cho PB mặt trận bắn tẹt ga thì chúng chắc ko trụ dược đâu.Nhiều đơn vị lên thay phiên pháo phải để ở đơn vị hoắc có kéo lên cũng để ở ngoài vì ko còn chỗ bố trí. Hồi tháng 5/85 bộ tăng cường cho mặt trận dP100 PK cải tiến bắn mặt đất nằm trong đội hình Lữ 168 nằm ở Phong quang. Tôi với bác Thảo tha hồ hỏi thăm các trận địa PB, súng cối, chốt phòng ngự của chúng, chúng ko dám đáp trả như trước. Loại này chúng sợ lắm, nhất là bọn hành quân bộ,vì loại này đạn đi nhanh lắm ko biết đâu mà tránh. chỉ tiếc loại này đạn hơi nhỏ và ít, khi bắn hết đạn là kéo về sau.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 04:19:00 pm
Có một thống kê nhỏ không biết có chính xác không nhưng em nghe thấy bảo sau khi thay quân, bắt đầu từ khoảng tháng 10, 11/1986 đến đầu 1987, địch tổ chức đánh lớn ở các điểm tựa của ta từ 840 (đông sông Lô) đến bình độ 1100, đông 1509 (tây sông Lô) mà mục tiêu chủ yếu là Đồi Đài, đồi Cô Ích; mật độ pháo bắn cực cao    (50.000 viên/ngày), còn bộ binh thay nhau đột phá.  :-\


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 04:30:55 pm
Em thấy các bác rôm rả về bm21.biết đâu nói đó,có gì mong các bác bổ xung.trang trước em có kể qua về một bác sỹ quan thuộc bộ tư lệnh pháo binh dân 40 lòng.theo bác ấy kể,năm 79 đơn vị bác ấy có lên cao bằng ,và ta đã dùng loại này rồi.em hỏi,bác còn kể,khi bắn không phải đạn đi lần lược từng hàng một.mà đi theo đường chéo,mục đích để chống nóng các lòng và độ rung gì đó .khi xe nâng lòng lên, có một chân chống hình chữ v rất vững.em bảo,quả đạn thì dài,to.song tác dụng sát thương chỉ mỗi đầu đạn.bác bảo không.cả thân quả đạn đều nổ và tạo mảnh.các bác đã kể thì em cũng không dấu nữa.bác pháo binh ấy còn nói.năm 79 ta có tất cả 36 khẩu thôi,theo biên chế của nga ,mỗi khẩu có hai cơ số đạn,ta thì có một.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 04:40:41 pm
Em thấy các bác rôm rả về bm21.biết đâu nói đó,có gì mong các bác bổ xung.trang trước em có kể qua về một bác sỹ quan thuộc bộ tư lệnh pháo binh dân 40 lòng.theo bác ấy kể,năm 79 đơn vị bác ấy có lên cao bằng ,và ta đã dùng loại này rồi.em hỏi,bác còn kể,khi bắn không phải đạn đi lần lược từng hàng một.mà đi theo đường chéo,mục đích để chống nóng các lòng và độ rung gì đó .khi xe nâng lòng lên, có một chân chống hình chữ v rất vững.em bảo,quả đạn thì dài,to.song tác dụng sát thương chỉ mỗi đầu đạn.bác bảo không.cả thân quả đạn đều nổ và tạo mảnh.các bác đã kể thì em cũng không dấu nữa.bác pháo binh ấy còn nói.năm 79 ta có tất cả 36 khẩu thôi,theo biên chế của nga ,mỗi khẩu có hai cơ số đạn,ta thì có một.
Bác Maianh@, bác nói rõ xem;
- Mỗi khẩu là Dàn ( xe chiến đấu ) BM21 hay khẩu = 1ống phóng .
Theo tôi lúc đó QĐta có 36 dàn BM21 thì không phải ( chả lẽ bạn viện trợ thiếu 4 dàn )  còn khả năng 1 dàn BM21 có 36 nòng thì cũng không hợp lý ,  cơ chế bắn tự động  nếu thiếu 4 nòng , thì chắc là phải bắn 4 loạt - mỗi loạt 9 qủa đạn 
?Phải vậy không các bác cựu ?
  


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 05:07:21 pm
Loại BM21 khi bắn căn cứ vào gió và nhiệt độ để lắp thêm vòng cản để ổn định cho đạn bay, để phát hiện loại này bắn ko khó, nếu chúng để sau một dãy núi nào đó bắn, đầu tiên ta nghe tiếng: Hút...hút....lúc sau bụi bay lên mù mịt, nếu ta nhìn thấy trận địa thì như ta cầm bó hương quay tròn tại chỗ. Vì khi bắn cực lộ nên ít bố trí gần trận địa của loại pháo khác và BB. Phản pháo loại này rất khó, Phải chuẩn bị sẵn phần tử vào nơi nghi ngờ mới kịp vì cứ bắn xong là chuồn luôn.

Bác Vt giá 1 quả đạn BM như thế ai dám sử dụng, nó rẻ hơn đạn pháo cùng cỡ. Nếu như mỗi quả 3.800 đô để tiện nhẩm ta cho là 4000 đô. Để 1 xe bắn 1 lần sẽ là 40 x 4000 = 160.000, 1c bắn sẽ là 160.000 x 4= 640.000, 1d bắn 640.000 x 12 = 768.000 ...Còn thêm mỗi lần bắn nhân đôi lên thì ko nền kinh tế nào chịu được nhiệt phải ko bác

Tên lửa mắc quá nhỉ, bác VT nói cũng đúng vì yta262 có xem báo có bản tin này vào năm 2010:

nguồn: http://khmerization.blogspot.com.au/2010/02/cambodia-to-test-fire-multiple-bm-21.html (http://khmerization.blogspot.com.au/2010/02/cambodia-to-test-fire-multiple-bm-21.html)

(http://1.bp.blogspot.com/_8b4R5sEznho/S4hP1FVWbcI/AAAAAAAAMQk/iyrsV-cspQA/s400/artillery-cambodia%27s+BM-21+or+40+cannons+artillery.jpg)

"Sau khi hoàn thành hai tháng diễn tập quân sự, đơn vị pháo binh của Campuchia giai đoạn một thực nghiệm để kiểm tra dàn phóng tên lửa BM-21 có thể phóng 40 tên lửa cùng một lúc, báo cáo của Radio France Internationale.

Tướng Chhum Socheat, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia, cho biết phóng tên lửa BM-21 thử nghiệm sẽ diễn ra gần sân bay Kampong Chhnang vào ngày 4 tháng 3 và sẽ kéo dài một giờ dưới sự bảo trợ của Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh. Thử nghiệm sẽ triển khai 200 tên lửa bắn từ 10 dàn phóng tên lửa BM-21. Theo báo cáo, chi phí mỗi tên lửa từ US$1200 tới US$3800 và có tầm hoạt động 40 km.

Thủ tướng Hun Sen cho biết vào ngày 24 tháng Hai rằng đây chỉ là một cuộc tập trận thường lệ và nó không được thực hiện với mục đích phô diễn sức mạnh quân sự Campuchia chống lại bất kỳ quốc gia nào.

Tướng Chhum Socheat cho biết đây là lần đầu tiên kể từ năm 1998, Campuchia đã thử nghiệm bắn tên lửa BM-21. Ông cho biết quân đội Campuchia đã bắn những tên lửa BM-21 chống lại Khmer Đỏ trong những ngày cuối cùng của cuộc nội chiến trong những năm 1990.
"
 
                http://vietbao.vn/The-gioi/Campuchia-thu-ten-lua-thanh-cong/20897128/159/ (http://vietbao.vn/The-gioi/Campuchia-thu-ten-lua-thanh-cong/20897128/159/)
   Nó ở trong này bác Yta 262, Nhưng ở K chắc bác Hun xen bắn vài quả xem chúng còn tốt không thôi ... ???


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 05:09:25 pm
Đúng đấy bác Đức ạ, lúc đó ta chỉ có mỗi e 204 của BCPB thôi, mỗi c có 4 xe, mỗi d có 3c, e có 3d. Nguyên tắc bắn thì: Muốn bắn bao nhiêu viên thì ấn số lượng định bắn lên bảng rồi ấn nút phóng. Nếu muốn bắn hết 40 viên thì đưa cần hạn định về phải hết cỡ rồi ấn nút bắn. Nhưng dù bắn bằng cách nào đạn cũng chỉ đi từng viên một theo hình rích rắc theo thứ tự để đảm bảo cân bằng lực cho xe.Trước khi bắn phải nhớ đóng mát kẻo đạn ko nổ. Thời bình bây diễn tập người ta chỉ bắn vài viên để kiểm tra,phải nạp đạn đúng thứ tự ko thì...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 07:38:41 pm
                           (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/78/Katyusha_rockets_closeup.jpg)
                           
                            Cận cảnh đạn BM-13 (132mm),Lắp trên xe tải
                             
                            (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/63/Katjuscha_1938_Moscow.jpg)
               
                             Xe lắp dàn BM-13

                            (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/11/BM_13_TBiU_7.jpg)

                            Bộ đội đang lắp đạn BM-13
                       
                             Xem :http://vi.wikipedia.org/wiki/Cachiusa_%28v%C5%A9_kh%C3%AD%29 (http://vi.wikipedia.org/wiki/Cachiusa_%28v%C5%A9_kh%C3%AD%29)

                             Năm 84 chỉ cần một dàn này bác Đức và bác pb nhỉ, (cửa khẩu Thanh thủy nhỏ thôi),sơn cước Tàu nhìn thấy" quấn ra đài".rồi... ngất sỉu... ???


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 08:04:42 pm
Loại này dùng nhiều ở vị xuyên rồi bác, nhất là trong năm 85. f mình và các f khác đều có loại này và lấy tên là c33, c này của f ở km 6 đường đồng văn chỗ bãi khai thác đá, nhìn thế nhưng chẳng ăn thua đâu. trong trận 18/11/85 ta có sử dụng bắn vào đồi mâm xôi và Đ3 của 772 nhằm ngăn chặn LL phía sau tăng viện, nhưng nó vãi lung tung,chắc chỉ tên nào đi hái rau, lấy củi hoăc trốn đi mua rượu... chẳng may bị dính thôi. Loại này ko dám bắn chi viện đâu, sợ ta lại thắng mình. Ngày đấy loại này đi ra đường dân cứ hỏi: ko biết đơn vị nào xây dựng ở đâu mà lại có cái giàn giáo làm sẵn thế nhỉ, gớm bộ đội khôn thật. Về sau dân chuẩn bị làm nhà cứ lên km 6 hỏi mượn.Bác chính ct giải thích dân mới hiểu. Hồi 2009-2010 bác Vt ko dự buổi họp mặt e 122 à.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:24:42 pm
 Bác pb47 ơi, cái C33 của sư đoàn em có 6 xe 16 nòng nhưng loại hiện đại lắm chứ không như mấy ảnh vừa rồi đâu. Hồi bên Lào Cai C33 của sư em đóng ở ngã ba Xuân Giao cạnh trường y tá bọn em, 6 xe đấy lâu lâu lại thấy lôi ra chạy quanh sân nên bọn em không lạ gì, nó có 4 tầng mỗi tầng 4 nòng, đặt trên xe zin 131 giữa bệ nòng và ca bin là hai hàng ghế tựa lưng vào nhau để pháo thủ ngồi. Em thì chưa xem loại này lắp đạn bao giờ nhưng em ngồi quán thấy lính pháo thủ chúng nó nói là lắp đạn bằng xe ô tô như thế nào chứ không phải bằng tay. Em cũng không biết là chúng nó nói thật không hay lại nổ lung tung với mấy thằng lính mới bọn em.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:41:26 pm
Loại này dùng nhiều ở vị xuyên rồi bác, nhất là trong năm 85. f mình và các f khác đều có loại này và lấy tên là c33, c này của f ở km 6 đường đồng văn chỗ bãi khai thác đá, nhìn thế nhưng chẳng ăn thua đâu. trong trận 18/11/85 ta có sử dụng bắn vào đồi mâm xôi và Đ3 của 772 nhằm ngăn chặn LL phía sau tăng viện, nhưng nó vãi lung tung,chắc chỉ tên nào đi hái rau, lấy củi hoăc trốn đi mua rượu... chẳng may bị dính thôi. Loại này ko dám bắn chi viện đâu, sợ ta lại thắng mình. Ngày đấy loại này đi ra đường dân cứ hỏi: ko biết đơn vị nào xây dựng ở đâu mà lại có cái giàn giáo làm sẵn thế nhỉ, gớm bộ đội khôn thật. Về sau dân chuẩn bị làm nhà cứ lên km 6 hỏi mượn.Bác chính ct giải thích dân mới hiểu. Hồi 2009-2010 bác Vt ko dự buổi họp mặt e 122 à.
Đúng vậy bác vt738@ ạ , dù sao bác pb47vp cũng là lính của binh chủng pháo binh , nên tường tận hơn cánh bộ binh chúng ta là đương nhiên.
Căn cứ vào các tính năng của Xe chiến đấu BM hay pháo dàn , Kachiusa. Đối với loại hỏa lực hủy diệt này - uy lực khủng khiếp của nó là trên một diện tích 1km2 có 40 qủa tên lửa cỡ  122mm . Khi dàn BM21 khai hỏa , 1vùng 1cây số vuông sẽ chìm trong biển lửa , với nhiệt độ  có thể thiêu cháy bất cứ vật gì trên đường nó đi qua.
Trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại Lần đầu tiên khi dàn BM13 xuất hiện trên chiến trường , quân phát xít Đức đã kinh hồn bạt vía.
Nhưng dàn BM cũng có nhược điểm là khi địa hình đồi núi , độ tản mát rất lớn , nếu đối phương có công sự kiên cố , thì dàn BM cũng không đạt được uy lực ghê hồn vốn có như ở đồng bằng.
Chính vì thế nên cả ta và TQ đều không triển khai vũ khí BM ở mặt trận Vị xuyên trong chiến tranh biên giới (1979-1989).


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 09:41:44 pm
 xin lỗi vì trùng


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 10:09:08 pm
Nói nốt biên chế cái c33 này ko lại lan man mất.Tôi nói rồi cấp f được biên chế 1c BM13, BM14, hoặc BM16 và được dặt trên khung xe zil 131 ( trước đặt trên xe zil 157) Tùy từng f được loại BM natf thì thôi loại kia. ko có BM21. Mỗi c biên chế 3b: 1b chỉ huy gồn a ts, a kế toán đo đạc, a TT vô tuyến, HT. 2b pháo mỗi b 3 xe, việc nạp đạn của tất cả các Loại BM đều bằng tay, khi nạp đẩy viên đạn qua 1 cái mấu hạn định thì bộ phận kim hỏa (tiếp điện ) tự động đóng lại để giữ đạn, mỗi c có thêm 2 xe chở đạn phục vụ, riêng cái anh BM13 phải nạp đạn gần nơi bắn vì bộ phận giữ đạn kém.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 10:26:28 pm
                                                                                 (http://3.bp.blogspot.com/-NbfOCTz1y2w/Te2X29LUXXI/AAAAAAAAA84/6Y2lKrgdVkI/s400/Sung%2Bphong%2Bluu%2BAGS.jpg)
                                                                                   
                                                                                  (http://2.bp.blogspot.com/-ZBlwlfr6hX0/Te2XAs_U41I/AAAAAAAAA8w/i9qbZrNjxx4/s400/Dai%2Blien%2BPKMS.jpg)
                                                               

                                                                                   Có 2 loại súng hay pháo gì của quân đội ta mà lạ quả ,bác pb giải thích hộ tí


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 10:48:24 pm
                                                                                 (http://3.bp.blogspot.com/-NbfOCTz1y2w/Te2X29LUXXI/AAAAAAAAA84/6Y2lKrgdVkI/s400/Sung%2Bphong%2Bluu%2BAGS.jpg)
                                                                                   
                                                                                  (http://2.bp.blogspot.com/-ZBlwlfr6hX0/Te2XAs_U41I/AAAAAAAAA8w/i9qbZrNjxx4/s400/Dai%2Blien%2BPKMS.jpg)
                                                               

                                                                                   Có 2 loại súng hay pháo gì của quân đội ta mà lạ quả ,bác pb giải thích hộ tí

Ảnh trên là súng phóng lựu tự động 30mm AGS-17 Plamya, các bác có thể xem thêm ở đâY:

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,19031.30.html



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 10:55:55 pm
       Có bác long trec đi xa vừa về,bữa nay bọn tôi tranh luận mò mẫm về vũ khí .Bác xem lại song giải thích hộ đi... ??? oải quá,không dứt điểm được ???


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 11:11:02 pm
       Có bác long trec đi xa vừa về,bữa nay bọn tôi tranh luận mò mẫm về vũ khí .Bác xem lại song giải thích hộ đi... ??? oải quá,không dứt điểm được ???

Thực ra vấn đề các bác tranh luận trang nhà đã viết rất kỹ và từ lâu rồi các bác có thể xem topic" Pháo bính thế kỷ 20" của Mod daibangden. Hậu duệ đời chót của Kachiusa là Hệ thống pháo phản lực "TORNADO" các bác có thể xem ở đây:

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,19031.200.html


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 11:29:08 pm
Thưa các bác ccb , mục đích của chúng ta khi tranh luận về các loại vũ khí mà QĐ ta sử dụng ở mặt trận Vị xuyên thời gian 1979-1989 .Không phải là định nghĩa BM là gì ? Hoặc súng phóng lựu là gì , uy lực , sự huỷ diệt ra sao ? v.v...
Mà để anh em cùng thảo luận trên góc độ người lính bộ binh . Ví dụ trong trận 12-7-1984 ta dùng những loại hỏa lực gì ,?
Và mỗi người lính chúng ta khi chiến đấu ở trận đánh đó thấy rằng : Với loại vũ khí đó - áp dụng vào trận đánh ở đc 772 có đạt hiệu qủa không ?
Có chi viện được cho BB không ? Từ tranh luận ---> ta sẽ rút ra kinh nghiệm cho trận đánh tương tự như trận tấn công 772 vào thời gian 12-7 ở chiến trường Vị xuyên năm xưa.
Qua tranh luận ta cũng biết được cách nhìn của mỗi người về một trận đánh .như qúa khứ đã xảy  ra , để làm bài học cho mai sau .
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 11:35:44 pm
Trong cuộc chiến tranh BG phía bắc, vì là nước nghèo lên Ta sử dụng vũ khí nói chung dưới 2 dạng: Viện chợ (Nguồn từ LX và cả TQ), chiến lợi phẩm tịch thu của Mỹ và VNCH. Việc HG sử dụng BM 13 hết đát từ lâu vào tác chiến mà lại tác chiến ở vùng có địa hình địa vật phức tạp như HG thì làm sao có hiệu quả được. Họ nhà Kachiusa là pháo bắn diện không phải pháo bắn điểm. Ưu điểm của dòng pháo phản lực này thì có nhiều vd như : Cơ động, không cần thiết lập trận địa trước ,bắn xong có thể rút ngay v.v.... nhưng một nhược điểm của dòng pháo phản lực này là đạn có độ tản mát lớn. Vd như  đạn MS-21M sử dụng cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21"Grad" có độ lệch tối đa trên trục tọa độ mục tiêu :  1/130 và 1/200( Hụt tầm-vượt tầm/sang 2 bên là : 130m/200m). Đây là số liệu thống kê ở đồng bằng, còn ở vùng rừng núi như HG thì lệch 200m coi như cần bắn vào đỉnh của điểm cao nào đó thì đạn dơi xuống chân điểm cao rồi.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 11:51:30 pm
Xin cám ơn bác Longtrec@. Vậy là bác đã bay đúng quỹ đạo rồi đấy , Lính bộ binh chúng tôi vốn không thông thạo tính năng cũng như địa bàn hoạt động của các loại pháo , nên mong rằng luôn nhận được sự chi viện kịp thời của bác Longtrec.
Có nhiều loại vũ khí mà người này có thể nhìn thấy , nhưng người khác lại không hề biết , mặc dù họ cùng một sư đoàn .Vì nhiệm vụ của mỗi người khác nhau .
Ví dụ bác Nguyen dinh thang @ đã gặp và nhìn thấy dàn BM13 ,BM14 và C33 của f356 , nhưng tôi thì chưa biết BM ra sao mặc dù biết sư mình có đại đội pháo phản lực.
Thân .


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: selene0802 trong 24 Tháng Mười Một, 2012, 12:11:39 am
                                                                                 (http://3.bp.blogspot.com/-NbfOCTz1y2w/Te2X29LUXXI/AAAAAAAAA84/6Y2lKrgdVkI/s400/Sung%2Bphong%2Bluu%2BAGS.jpg)
                                                                                   
                                                                                  (http://2.bp.blogspot.com/-ZBlwlfr6hX0/Te2XAs_U41I/AAAAAAAAA8w/i9qbZrNjxx4/s400/Dai%2Blien%2BPKMS.jpg)
                                                               

                                                                                   Có 2 loại súng hay pháo gì của quân đội ta mà lạ quả ,bác pb giải thích hộ tí
Tiếp lời bác longtrec, ảnh dưới là súng máy PKMS ạ


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: daibangden trong 24 Tháng Mười Một, 2012, 12:35:00 am
Bác pb47 ơi, cái C33 của sư đoàn em có 6 xe 16 nòng nhưng loại hiện đại lắm chứ không như mấy ảnh vừa rồi đâu. Hồi bên Lào Cai C33 của sư em đóng ở ngã ba Xuân Giao cạnh trường y tá bọn em, 6 xe đấy lâu lâu lại thấy lôi ra chạy quanh sân nên bọn em không lạ gì, nó có 4 tầng mỗi tầng 4 nòng, đặt trên xe zin 131 giữa bệ nòng và ca bin là hai hàng ghế tựa lưng vào nhau để pháo thủ ngồi. Em thì chưa xem loại này lắp đạn bao giờ nhưng em ngồi quán thấy lính pháo thủ chúng nó nói là lắp đạn bằng xe ô tô như thế nào chứ không phải bằng tay. Em cũng không biết là chúng nó nói thật không hay lại nổ lung tung với mấy thằng lính mới bọn em.
BM-14MM (2B2R) trên gầm Zil-131:

(http://i1302.photobucket.com/albums/ag123/Armata2013/bm14_12.jpg)




Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 24 Tháng Mười Một, 2012, 10:03:30 am
Bác pb47 ơi, cái C33 của sư đoàn em có 6 xe 16 nòng nhưng loại hiện đại lắm chứ không như mấy ảnh vừa rồi đâu. Hồi bên Lào Cai C33 của sư em đóng ở ngã ba Xuân Giao cạnh trường y tá bọn em, 6 xe đấy lâu lâu lại thấy lôi ra chạy quanh sân nên bọn em không lạ gì, nó có 4 tầng mỗi tầng 4 nòng, đặt trên xe zin 131 giữa bệ nòng và ca bin là hai hàng ghế tựa lưng vào nhau để pháo thủ ngồi. Em thì chưa xem loại này lắp đạn bao giờ nhưng em ngồi quán thấy lính pháo thủ chúng nó nói là lắp đạn bằng xe ô tô như thế nào chứ không phải bằng tay. Em cũng không biết là chúng nó nói thật không hay lại nổ lung tung với mấy thằng lính mới bọn em.
Dĩ nhiên là mấy ông pháo thủ này nổ rồi, lắp đạn bằng ô tô, ô tô làm gì có cơ chế lắp đạn "tự hành" chứ, mà pháo tự hành 155 ly thì yta262 thấy rồi hồi ở BGTN, cũng phải có pháo thủ nhúng tay vào nó mới tự hành được, mãi đến gần đây, Mỹ mới chào hàng kiểu pháo tự hành không giật 100% (không cần người đút đạn và giật cò, nhưng vẫn cần người đưa đạn vào hộp tiếp đạn):

http://www.youtube.com/watch?v=LPvMWDw93go


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 24 Tháng Mười Một, 2012, 02:27:34 pm
Thưa các bác ccb , mục đích của chúng ta khi tranh luận về các loại vũ khí mà QĐ ta sử dụng ở mặt trận Vị xuyên thời gian 1979-1989 .Không phải là định nghĩa BM là gì ? Hoặc súng phóng lựu là gì , uy lực , sự huỷ diệt ra sao ? v.v...
Mà để anh em cùng thảo luận trên góc độ người lính bộ binh . Ví dụ trong trận 12-7-1984 ta dùng những loại hỏa lực gì ,?
Và mỗi người lính chúng ta khi chiến đấu ở trận đánh đó thấy rằng : Với loại vũ khí đó - áp dụng vào trận đánh ở đc 772 có đạt hiệu qủa không ?
Có chi viện được cho BB không ? Từ tranh luận ---> ta sẽ rút ra kinh nghiệm cho trận đánh tương tự như trận tấn công 772 vào thời gian 12-7 ở chiến trường Vị xuyên năm xưa.
Qua tranh luận ta cũng biết được cách nhìn của mỗi người về một trận đánh .như qúa khứ đã xảy  ra , để làm bài học cho mai sau .
Thân ái.
bác ccb nói rất chính xác,qua trận 12/7/1984 chúng ta sẽ rủt ra rất nhiều kinh nghiệm trong tác chiến,đặc biệt là tác chiến địa hình đồi núi.Rất tiếc là bài học kinh nghiệm 12/7 có quá nhiều máu.
cháu là thế hệ 8x.cháu có nhận đinh:chúng ta phải có lực lượng pháo binh mạnh với tầm bắn xa,sức hủy diệt lớn(như pháo giàn  BM21 trở lên)>người chiến sĩ bộ binh sẽ bớt thương vong nếu như phía sau họ pháo binh yểm trợ mạnh mẽ,uy lực và chính xác.
cối 160 ly của bác pháo binh,nếu đặc ở Làng Pình liệu có bắn tới 772 và 685 ko bác?cháu xem you tube của Tàu về giai đoạn 1984-1989 thấy chúng cũng xài pháo dàn đặc trên các điểm cao,bắn vào đất ta.Các bác pháo binh có trị bọn chúng trận nào ra trò không(trị pháo Tàu)?
cháu xem mấy bài viết của ông Phạm Viết Đào nói về ông Lê Duy Mật,không biết lý do gì mà ông Mật chê pháo binh chúng ta,chỉ trích các sếp ở hậu phương,rồi những ý kiến của ông Nguyễn Hữu An ông mật cũng không chấp nhận?như vậy ông Mật là tư lệnh kiểu gì mà sau ngày 12-7 lại không mất chức vì tổn thất nặng như vậy?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 24 Tháng Mười Một, 2012, 03:18:51 pm
Bạn kc135 thân mến , vấn đề bạn nêu lên  rất đáng để suy nghĩ .
 Nhưng theo như tiêu chí của diễn đàn DNGN , những ccb chúng tôi chỉ có thể kể lại những gì mà mình và đơn vị tham gia trong qúa khứ .-Khi chiến đấu ở chiến trường Vị xuyên HG trong giai đoạn 1979-1989 .
Hồi ức của anh em ccb phải trung thành với hoàn cảnh lúc ấy -Nhũng năm 79-89 .Chứ không thể là cách nhìn của chúng ta bây giờ . Vậy nên có những điều mà chỉ cần vào bất cứ trang nào của Google , sau vài giây là có kết qủa . Nhưng chúng tôi vẫn viết lên đây để đồng đội thảo luận - Vì lúc tham gia chiến đấu có nhiều anh em chưa hề biết M79 , M72 , BM13,BM14,v.v...là gì cả ...Nên rất muốn đồng đội lên trang DNGN để chia xẻ ký ức cho nhau ....
Chào thân ái.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Omon trong 24 Tháng Mười Một, 2012, 03:26:40 pm
bác ccb nói rất chính xác,qua trận 12/7/1984 chúng ta sẽ rủt ra rất nhiều kinh nghiệm trong tác chiến,đặc biệt là tác chiến địa hình đồi núi.Rất tiếc là bài học kinh nghiệm 12/7 có quá nhiều máu.
cháu là thế hệ 8x.cháu có nhận đinh:chúng ta phải có lực lượng pháo binh mạnh với tầm bắn xa,sức hủy diệt lớn(như pháo giàn  BM21 trở lên)>người chiến sĩ bộ binh sẽ bớt thương vong nếu như phía sau họ pháo binh yểm trợ mạnh mẽ,uy lực và chính xác.
cối 160 ly của bác pháo binh,nếu đặc ở Làng Pình liệu có bắn tới 772 và 685 ko bác?cháu xem you tube của Tàu về giai đoạn 1984-1989 thấy chúng cũng xài pháo dàn đặc trên các điểm cao,bắn vào đất ta.Các bác pháo binh có trị bọn chúng trận nào ra trò không(trị pháo Tàu)?
cháu xem mấy bài viết của ông Phạm Viết Đào nói về ông Lê Duy Mật,không biết lý do gì mà ông Mật chê pháo binh chúng ta,chỉ trích các sếp ở hậu phương,rồi những ý kiến của ông Nguyễn Hữu An ông mật cũng không chấp nhận?như vậy ông Mật là tư lệnh kiểu gì mà sau ngày 12-7 lại không mất chức vì tổn thất nặng như vậy?
BM-21 là pháo bắn trên diện rộng, đổi lại độ tản đạn lớn, bắn địa hình đồng bằng còn được, xách lên núi đốt cả 40 viên 1 lúc đảm bảo được bao nhiêu % chính xác? Ông anh chắc không biết Tornado với Tos có chế độ bắn phát 1. Oánh giá chiến tranh, nhận định tác chiến qua Youtube cũng gần như phim xiềng tư tưởng á.
Pháo mạnh, bắn xa, bắn chính xác - chỉ có thế thôi á? Trên đầu không có không quân tiêm kích, cường kích hạng nặng, trực thăng bay phè phè, trước mặt không có vỏ giáp dày, pháo chính mạnh, số lượng lớn tăng chủ lực với xe thiết giáp che chắn cho thì chả khác gì "tiền pháo hậu xung" của tàu. Mà đủ các yếu tố trên thì may ra có Liên Xô.
Đọc bài viết của nhà văng Phạm Ziếc Đào cũng không khác gì ăn thức ăn trong bữa cơm cuối cùng của lão Hạc.
Trong bài bác nào có nhắc đến xe Zil-131 lắp pháo 16 nòng có phải cách xếp nòng ấy giống như trong này không ạ?
http://vi.wikipedia.org/wiki/BM-14

Dĩ nhiên là mấy ông pháo thủ này nổ rồi, lắp đạn bằng ô tô, ô tô làm gì có cơ chế lắp đạn "tự hành" chứ, mà pháo tự hành 155 ly thì yta262 thấy rồi hồi ở BGTN, cũng phải có pháo thủ nhúng tay vào nó mới tự hành được, mãi đến gần đây, Mỹ mới chào hàng kiểu pháo tự hành không giật 100% (không cần người đút đạn và giật cò, nhưng vẫn cần người đưa đạn vào hộp tiếp đạn):
Theo em biết thì trong kháng chiến chống Mỹ, bọn Mỹ có sử dụng loại pháo tự hành 155mm này chứ quân mình thì 155mm toàn pháo xe kéo mà bác ???


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 24 Tháng Mười Một, 2012, 04:25:39 pm

Dĩ nhiên là mấy ông pháo thủ này nổ rồi, lắp đạn bằng ô tô, ô tô làm gì có cơ chế lắp đạn "tự hành" chứ, mà pháo tự hành 155 ly thì yta262 thấy rồi hồi ở BGTN, cũng phải có pháo thủ nhúng tay vào nó mới tự hành được, mãi đến gần đây, Mỹ mới chào hàng kiểu pháo tự hành không giật 100% (không cần người đút đạn và giật cò, nhưng vẫn cần người đưa đạn vào hộp tiếp đạn):
Theo em biết thì trong kháng chiến chống Mỹ, bọn Mỹ có sử dụng loại pháo tự hành 155mm này chứ quân mình thì 155mm toàn pháo xe kéo mà bác ???

Hôm ấy theo yta262 thấy là pháo tự hành 155 ly đặt trên chiếc xe như xe tăng ấy, Mỹ đã dùng thì VNCH cũng được xài phải không nào, mà hàng của VNCH thì được đưa vào sử dụng ở BGTN thì đâu có gì là lạ? Thậm chí bên mình còn dùng kỹ thuật bắn pháo chụp và nhờ các sỹ quan pháo binh của VNCH bắn dùm nữa, Omon không tin thì xem topic của anh TranPhu341, hay PM hỏi thẳng anh Phú thì biết ngay, bên f341 cũng đã được sỹ quan VNCH bắn pháo chụp để dứt điểm tụi Pốt.

Sở dĩ hôm cuối năm 1978 đánh trận cửa mở ở Lò Gò, yta262 đoán là các bác quân khu bắn pháo chụp là vì kỹ thuật bắn pháo chụp cần bắn gần trong vòng bán kính 1 cây số, và rất có thể (99%) là do các bác pháo binh VNCH hướng dẫn bắn là vì QĐNDVN ta không có huấn luyện bắn pháo chụp! Cũng cần nhắc thêm là kỹ thuật bắn pháo chụp chỉ được Mỹ đưa vào sử dụng từ cuối thập niên 1960 đầu 1970 gì đó. Nhờ xem lại hồi ký các bác cựu bên e88 và e429 yta262 mới biết khi ấy trận địa pháo chỉ cách tuyến một trong vòng 1 cây số. Và hôm đó mình cũng nghe các anh còn thức (hôm đó yta262 ngủ như chết) có chuyện trò với các bác pháo binh, họ cho biết là bắn pháo chụp cầm canh để áp đảo tinh thần bọn Pốt. Quả thực, hôm sau là cửa mở mở toang, e88 Tu Vũ anh hùng ở hàng dự bị chờ cả đêm nhưng rồi cửa mở giải quyết xong nên tiết kiệm đạn dược và bảo toàn lực lượng.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 24 Tháng Mười Một, 2012, 05:25:34 pm

(http://bee.net.vn/dataimages/201202/original/images844602_02.jpg)

Đây là 2 khẩu pháo tự hành,trên là pháo tự hành 2S3 152mm

Không biêt 2 loại này đã khai hỏa ở mặt trận nào chưa ,bác nào có tài liệu thì đưa lên nhé...

Dưới là pháo tự hành 2S1 122mm được trang bị trong quân đội ta
                                                                                                                             (http://www.kienthuc.net.vn/dataimages/201202/original/images844601_01.jpg)




                   http://www.kienthuc.net.vn/channel/1984/201202/Suc-manh-bo-ba-phao-tu-hanh-cua-Luc-quan-Viet-Nam-1825085/ (http://www.kienthuc.net.vn/channel/1984/201202/Suc-manh-bo-ba-phao-tu-hanh-cua-Luc-quan-Viet-Nam-1825085/)
   





Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Omon trong 24 Tháng Mười Một, 2012, 05:31:46 pm
Hôm ấy theo yta262 thấy là pháo tự hành 155 ly đặt trên chiếc xe như xe tăng ấy, Mỹ đã dùng thì VNCH cũng được xài phải không nào, mà hàng của VNCH thì được đưa vào sử dụng ở BGTN thì đâu có gì là lạ?
Lạ ở chỗ lần đầu tiên em biết là mình có và sử dụng pháo tự hành 155mm ấy bác.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tangocdq trong 24 Tháng Mười Một, 2012, 06:16:26 pm
khi nào có đièukieenj gặp mặt anh em cựu CB sư đoàn mình cho tin với nhé .Năm ngoái mình lên thăm lại chiến trường xưa nhưng thời gian ít quá thành ra chả gặp được ai có gì thông báo lên trang nay trước một tháng để thu xếp


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 24 Tháng Mười Một, 2012, 10:02:29 pm
                                                              (http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20090824/KHCN-MLRS2-06.jpg)
                                                               
                                                              http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Phao-phan-luc-dan-dong-ca-tren-chien-truong-ky-2/20098/139637.datviet (http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Phao-phan-luc-dan-dong-ca-tren-chien-truong-ky-2/20098/139637.datviet)   
                                                             
                                                               DKB,vốn là những nòng pháo phản lực ,được tháo rời từ dàn hỏa tiễn BM-14 hoặc BM21.
     
      Đây là loại hỏa lực mạnh,đã làm quân Trung quốc kinh hồn bạt vía trong trận ngày 18/11/84.Khi cùng với các đơn vỵ pháo binh toàn tuyến,trợ chiến đắc lực cho E14 (F313),thực hành vây lấn ở 300-400 và E153 (F356) kết hợp cùng D đặc công, vây lấn ở 685  -  -   - Mặt trận biên giới Vị xuyên


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Mười Một, 2012, 10:19:46 pm
Các thành viên lưu ý: đã có các topic trong box Kiến thức quốc phòng và Từ cây giáo đến khẩu súng... để thảo luận về các loại vũ khí, khí tài.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 24 Tháng Mười Một, 2012, 11:02:13 pm
Thưa các bác ccb , khi nói về các trận đánh năm xưa, các bác chỉ nên đề cập sơ qua thôi : Ví dụ trận 18-11-1984  ta vây lấn 685, tấn công 300-400-và 1030 . Khi đó bộ chỉ huy mặt trận quyết định cho pháo binh bắn phá hoại 5 ngày ...có bác nào biết ta dùng loại hỏa lực gì , thì cũng chỉ liệt kê ra thôi. -Chúng ta không đi sâu vào tính năng cũng như sức hủy diệt ,v.v... Của các loại vũ khí . Vì đã có mấy topic chuyên môn về vấn đề này ở trên trang KTQP,Từ cây giáo đến khẩu súng ...Mong các bác lưu ý giùm.
Bác vt738@yahoo.com thân mến . Không biết lúc các bác bố trí một trận địa pháo bắn thẳng ở sườn 812 , . Mục đích là khống chế cao điểm 772, hay là 233, A6a,A6b,...
Lúc tụi tôi nằm ở trạm phẫu sư 356 ( bình độ 600)
Thấy mỗi lần ta khai hỏa trận địa pháo ở sườn 812, là pháo TQ lại nã như mưa vào đó .
Không biết đó là trận địa thật hay chỉ là trận địa pháo giả - để nghi binh . Nhằm mục đích thu hút hỏa lực TQ .


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 24 Tháng Mười Một, 2012, 11:33:31 pm


 Ngày trước em cũng thắc mắc như bác là sao TQ không chọn hướng Đồng văn, Mèo vạc để đánh. Năm 84 thằng bạn em cùng khẩu đội cối của nó phải đi phối thuộc tăng cường cho huyện đội Đồng văn.
  Nhắc lại thắc mắc của bác Thăng:Trước kia chúng tôi còn đang ở trên Vị xuyên cũng hay đặt ra câu hỏi tương tự như vậy.Nhưng sau ngày 28/4/84 quân TQ chiếm cao điểm 1509 và các điểm phụ cận như 685,772.trong một cuộc họp quân chính chúng tôi được một cán bộ quân khu về cho biết rằng :Ý đồ của quân TQ là muốn giành các vị trí trên làm bàn đạp,sau dùng một lực lượng vừa đủ để đột kích Làng Ping qua ngả 812.
    Tại đây chúng chốt giữ,sau mở thông đoạn đường số 2 từ Thanh thủy ra chiếm hết phần đất mà E 122 đảm nhiệm (Đoạn Km 12).Từ vị trí cổ chai có lợi về địa hình này,chúng hỗ trợ để chiếm nốt sân bay Phong quang bên bờ đông sông Lô
    Như vậy, 4 huyện :Đồng văn,Mèo vạc,Yên minh,Quản bạ nằm ở phía cực bắc của Hà giang thì cần gì phải đánh nữa .Vì lên đó,con đường độc đạo 4C đã bị cắt đứt.Mục đích của kế hoạch này là :Quấn ta vào cách chơi của chúng,lôi kéo thêm lực lượng của ta vào nơi khó khăn này ,từ đó đưa ra mặc cả với ta về nhiều vấn đề khác.Nhưng kế hoạch  của chúng chưa thực hiên được ,thì đã bị chặn lại bởi các sư đoàn 356,316 lên ,đã đóng quân tràn ngập  nơi chúng định chiếm đóng


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 11:20:18 am
Thưa các bác ccb , khi nói về các trận đánh năm xưa, các bác chỉ nên đề cập sơ qua thôi : Ví dụ trận 18-11-1984  ta vây lấn 685, tấn công 300-400-và 1030 . Khi đó bộ chỉ huy mặt trận quyết định cho pháo binh bắn phá hoại 5 ngày ...có bác nào biết ta dùng loại hỏa lực gì , thì cũng chỉ liệt kê ra thôi. -Chúng ta không đi sâu vào tính năng cũng như sức hủy diệt ,v.v... Của các loại vũ khí . Vì đã có mấy topic chuyên môn về vấn đề này ở trên trang KTQP,Từ cây giáo đến khẩu súng ...Mong các bác lưu ý giùm.
Bác vt738@yahoo.com thân mến . Không biết lúc các bác bố trí một trận địa pháo bắn thẳng ở sườn 812 , . Mục đích là khống chế cao điểm 772, hay là 233, A6a,A6b,...
Lúc tụi tôi nằm ở trạm phẫu sư 356 ( bình độ 600)
Thấy mỗi lần ta khai hỏa trận địa pháo ở sườn 812, là pháo TQ lại nã như mưa vào đó .
Không biết đó là trận địa thật hay chỉ là trận địa pháo giả - để nghi binh . Nhằm mục đích thu hút hỏa lực TQ .
Quân TQ và quân ta đều có thế mạnh khác nhau, nếu mình phát huy sở trường của mình, đánh vào sở đoản của địch thì chiến thắng trong tầm tay.

Yta262 có xem video cảnh lính TQ f139 chiến đấu chiếm 1509 của ta, lúc này họ đang đánh cao điểm 604 và 968, đa số quân TQ đào giao thông hào và công sự không có nắp, còn theo hình vẽ của bác khanhhuyen cho thấy quân ta đào công sự có nắp rất chắc chắn.

http://www.youtube.com/watch?v=GrziIiryou8


Năm 1984-85, quân ta có bao giờ sử dụng pháo chụp không, đây là loại pháo đã chứng minh rất công hiệu trong việc bứng chốt kiên cố của địch ở biên giới Tây Nam, 2 trận điển hình chứng minh hiệu quả rất cao trong trận tháng 8 năm 1978 của f341 và trận cửa mở của f302 ở Lò Gò tháng 12 năm 1978.

Mời các bác xem video cảnh bắn pháo chụp thực tập của lính Gia Nã Đại, các bác thấy họ đo ngòi nổ rất kỹ để chỉnh pháo nổ trên không, khi đạn bắn ra khoảnh 1 cây số thì nổ ngay trên đầu mục tiêu khoảng 10 mét:
 
http://www.youtube.com/watch?v=l3JrPr4iCvo


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 11:29:23 am
thưa các bac cựu chiến binh,ba của cháu tham gia chiến tranh BGTN năm 1978,hồi đó ở Tỉnh đội Long an cháu nghe ba nói là mình xài 105 nhiều( trang bị cho tỉnh đội).còn hàng pháo tự hành ở BGTN hình như mình chỉ xài Vua chiến trường M107 175 ly .
việc bắn đạn chụp cháu thấy rất hiệu quả khi chống biển người.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: longtrec trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 01:52:32 pm
Thưa BQT cùng các bác CCB đặc biệt là các bác CCB Hà Giang cùng các bạn! Tôi không có ý bàn sâu về các loại vũ khí ở topic HG này đặc biệt là đã có nhắc nhở của Mod quasuvn, nhưng do các bác nói nhiều về pháo chụp xin được có đôi dòng .

Trích dẫn
Mỹ đã dùng thì VNCH cũng được xài phải không nào, mà hàng của VNCH thì được đưa vào sử dụng ở BGTN thì đâu có gì là lạ? Thậm chí bên mình còn dùng kỹ thuật bắn pháo chụp và nhờ các sỹ quan pháo binh của VNCH bắn dùm nữa, Omon không tin thì xem topic của anh TranPhu341, hay PM hỏi thẳng anh Phú thì biết ngay, bên f341 cũng đã được sỹ quan VNCH bắn pháo chụp để dứt điểm tụi Pốt.

Thưa bác yta262, kỹ thuật bắn pháo chụp không có gì là ghê gớm và là độc quyền của quân đội x,y nào cả. Trước tiên cần có khái niệm thế nào là pháo chụp? Đây là loại đạn khi nổ sẽ hất toàn bộ mảnh nổ về hướng mục tiêu. Đạn chụp có thể được biết tới dưới  đạn đinh chống biển người, hay đạn đa năng (xuyên phá bê tông, xuyên thép, chống BB, chống trục thăng )-Đạn XM1069 của MỸ thực chất là đạn tổng hợp của 4 lọai trên hay đạn APAM của Israel cũng tương tự.


Đạn pháo chụp hay gọi chính xác hơn là đạn có ngòi đáy được nắp ngòi vô tuyến không tiếp xúc(trên đầu đạn)  + quả đạn với ngòi đáy được kích hoạt thông qua ngòi vô tuyến(đầu quả đạn) truyền nổ qua ống dẫn nổ(xuyên dọc quả đạn) đến ngòi đáy đuôi quả đạn.


Xin được sơ qua về đạn đinh 105mm của Mỹ mà Ta thu được sau năm 1975 và sử dụng trong CTBGTN.

Ngày 25/10/1950 "Chí nguyện quân"(trong đó có khoảng 80% là Bát lộ quân) do Bành Đức Hoài chỉ huy trực tiếp đối đầu với quân Mỹ.Do chênh lệch về trang bị vũ khí,khí tài nên TQ và bắc Triều Tiên đã yêu cầu LX chi viện bằng Không Quân, cử chuyên gia quân sự sang giúp.Để lấp khoảng cách về trang bị vũ khí, mà lại có ưu thế về quân số,TQ đã áp dụng chiến thuật "Biển người". Chiến thuật này vừa gây uy hiếp tinh thần cho quân Mỹ-Nam Hàn vừa không cần trang bị đủ vũ khí. Cứ lớp này cầm súng xông lên, ngã xuống lớp sau lại xông lên.

Trước chiến thuật biển người của Trung Quốc đòi hỏi nước Mỹ mà cụ thể là Quân đội Mỹ cần phát triển vũ khí chống biển người. Đạn đinh M546 APERS-T 105-mm là một ví dụ điển hình cho vũ khí đạn dược chống biển người. Đạn M546 được Mỹ đưa vào miền nam VN từ tháng 11 năm 1966 , đạn còn có tên khác là "tổ ong" vì bên trong chứa tới 8008 cây đinh kết lại với nhau bằng dây lynon cuộn tròn trong quả đạn.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/11-20.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/111-7.jpg)


Trích dẫn
Sở dĩ hôm cuối năm 1978 đánh trận cửa mở ở Lò Gò, yta262 đoán là các bác quân khu bắn pháo chụp là vì kỹ thuật bắn pháo chụp cần bắn gần trong vòng bán kính 1 cây số, và rất có thể (99%) là do các bác pháo binh VNCH hướng dẫn bắn là vì QĐNDVN ta không có huấn luyện bắn pháo chụp!

Tầm bắn mà bác yta262 phỏng đoán trong vòng 1km là không đầy đủ, nó có thể xa hơn rất nhiều và cũng có thể gần hơn 1km. Tầm bắn của đạn chụp được xác định căn cứ vào vị trí mục tiêu với vị trí pháo. Đối với đạn đinh, khi bắn pháo 105mm có thể hạ tầm bắn  tà âm, bắn trực tiếp ,thường áp dụng chống biển người khi BB xông lên quá gần.

Đạn pháo chụp nói chung thường được kích nổ trên đầu BB, mục đích tiêu diệt sinh lực đối phương ẩn nấp trong các công sự mở kiên cố hoặc các vị trí tập trung quân lực số lượng lớn. Đạn pháo chụp có thể là đạn liều dời hoặc liều liền, cài ngòi như Clip bác yta262 đưa.

Ngoài các loại đạn tôi nêu trên ở BGPB phía TQ thường dùng đạn chụp chủng nổ mạnh-phá mảnh , nắp ngòi VT.

Tại sao người ta thường chỉnh ngòi nổ trên cao cách mặt đất từ 8-15m? Đạn chụp được kích nổ từ trên cao để lợi dụng giao thoa từ sóng nổ bị cưỡng bức nổ, đi ra từ hướng tâm nổ(li tâm),  kết hợp với sóng nổ dội lên từ bề mặt để cộng hưởng hiệu năng nổ, tối đa hóa tiêu diệt mục tiêu. Ngoài ra với 1 vụ nổ trên cao ,mảnh nổ được cưỡng bức chụp xuống (không phải vụ nổ thông thường mảnh văng 4 phương 8 hướng) sẽ gây ra mật độ dày đặc mảnh đổ/ mục tiêu.



Trong khôn khổ bài viết bị giới hạn, không thể dùng mấy lời để nói hết về đạn chụp, sẽ là rất sơ sài mong các bác hiểu và thông cảm cho longtrec.

P/S bác yta262 thông cảm longtrec chỉ muốn anh em cùng tìm hiểu chứ không có ý gì đâu, longtrec vẫn kính bác là bậc đàn anh, hiểu biết và đầy nghị lực.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tai_lienson trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 02:12:25 pm
    Pháo chụp  đúng là ghê gớm nhưng để bắn được pháo chụp thì chẳng có gì là ghê gớm cả ,Ở Sa Mát giai  đoạn đầu 78 bọn P cũng đã dùng pháo chụp , mũi tên găm đầy vào cây rừng
    Tháng 8/78 E 64 chốt ở Phum sâm MI Mốt ( K ) cả D chỉ còn vài chục tay súng , D tr Hoan vừa chỉ huy D vừa bắn cối 60, có lần địch đã tràn được nửa chốt đành xin pháo chụp , Bộ tư lệnh f phải hội ý , ra lệnh cho anh em xuống hết hầm và chỉ mấy quả pháo chụp đã quyét sạch  địch . Tất nhiên sau  do hao hụt quân quá nhiều ta bỏ Phum sâm , lui về giữ bình độ 50 trên đường 7
    Cũng trong   giai đoạn này  lữ  pháo binh  40 quân đoàn yểm trợ cho E24/  F10 đã bắn cháy 1 xe tăng bằng đạn cầu vồng - chuyện hy hữu
      Hồi năm 1977 ở An Giang lính D  tôi  cũng đồn Q K7 sử dụng sỹ quan VNCH đang cải tạo dưới chân núi Dài bắn pháo 105 nhưng nghe ra không có cơ sở
     Tôi nghĩ đã là pháo thủ thì phải được huấn luyện bắn cá loại đạn của pháo


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: longtrec trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 02:23:29 pm
Bắn pháo chụp với pháo thủ có chút kinh nhiệm chỉ cần hướng dẫn qua và đưa bảng hiệu chỉnh ngòi, bộ cài ngòi và đạn pháo chụp thế là đã bùm được rồi.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 03:32:28 pm
     Thưa các CCB và các bác Yta262,Longtrec,tai_liénon,mặc dù cũng đã chấp hành nhắc nhở của Mod quansuvn.Nhưng cũng được xin phép nán lại chút về chuyện pháo chụp-dù không có ý bàn sâu về vũ khí trang bị- mà chỉ nêu lên hiện tượng đã từng xảy ra ở mặt trận Vị xuyên thời chiến tranh biên giới
     Năm 1982 đến 1983 khi ta đang tiến hành xây dựng 1509 thành điểm tựa vững,có thể chống chọi với các loại vũ khí mà quân TQ thường sử dụng :Đó là sức phá hoại của pháo binh đối phương.Đỉnh 1509 lúc bấy giờ như một công trường:Công binh xây dựng hầm hào,vận tải và các tiểu đoàn bộ binh khuân vác bê tông ,sắt thép,cát sỏi.Để đảm bảo tính mạng cho bộ đội,dọc đường lên ,ta đào giao thông hào phục vụ việc đi lại.Vì quân TQ thường xuyên bắn phảo ngăn chặn ta vào các giờ cao điểm
     Có thể qua trinh sát,chúng biêt ta ban ngày đào hầm hào,hạn chế đi lại trên mặt đất.A/e vận tải cũng lưu thông dưới hào,nên chúng dùng pháo chụp hay còn gọi là pháo đinh.Bản thân tôi đã từng nhìn thấy những cây đinh (Như hình bác Longtrec đưa lên) chúng găm vào các thân cây,bờ hào lẫn đá phong hóa và cả những thùng phuy nhựa chuyển lên đựng nước,theo hướng từ trên cao lao xuống.Còn a/e nhiều người bị đinh găm vào đầu,vai .Sau các bác cựu trong đơn vỵ nói mới biết đó là pháo đinh (Có bác còn nói rằng loại pháo này bị tổ chức nào đó trên thế giới cấm sử dụng ,không biết có phải không ?)Nhưng dù có bị cấm thật thì ai ở đó mà giám sát quân Trung quốc để chúng không dùng loại pháo này phải không các bác (?).Còn bên ta không biêt có dùng hay không thì tôi cũng không biết được


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 04:23:00 pm

Các bác cựu chiến binh thân mến,tháng 3 -1985 địch chiếm E 2,E 3,E 5 của 685,ta có tổ chức tái chiếm không hay chỉ đấu pháo?
trận tiến công 400 thang 7 năm 1985 của ta có thu được kết quả khả quan không các bác,


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 06:19:35 pm
   Các bác có tấm bản đồ nào của dãy 2000 ghi điểm cao 457 không ạ !

  Năm 87, có một bác thuộc trung đoàn đặc công 821 tháp tùng các chỉ huy lên cao điểm này kiểm tra các bác thuộc D406 - E 821 ( hình như tiểu đoàn trưởng tên là Phạm hay Nguyễn Văn Sâm ), nhóm đặc công của 821 có nhiệm vụ nằm tại đó quan sát và một số nhiệm vụ gì đó thì phải ?

   Hiện tại bác này muốn em mở bản đồ cho xem lại các địa danh đó nhưng em tìm mãi không thấy có trên bản đồ ( ảnh ) mà các bác đã pots lên.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 06:43:11 pm
  Các bác có tấm bản đồ nào của dãy 2000 ghi điểm cao 457 không ạ !

  Năm 87, có một bác thuộc trung đoàn đặc công 821 tháp tùng các chỉ huy lên cao điểm này kiểm tra các bác thuộc D406 - E 821 ( hình như tiểu đoàn trưởng tên là Phạm hay Nguyễn Văn Sâm ), nhóm đặc công của 821 có nhiệm vụ nằm tại đó quan sát và một số nhiệm vụ gì đó thì phải ?

   Hiện tại bác này muốn em mở bản đồ cho xem lại các địa danh đó nhưng em tìm mãi không thấy có trên bản đồ ( ảnh ) mà các bác đã pots lên.
Những địa danh như thế,chỉ có những người từng có mặt ở đó mới có thể tìm lại được.Bởi nó chỉ là một bình độ,một mỏm nhỏ nhô ra bên sườn của dãy 2000.Mà quan trong là người CCB đó có tâm,có chút gì để nhớ đến những năm tháng mà bản thân đã mài tuổi thanh xuân ở chốn ấy không.Hay,chỉ hỏi trong trạng thái lơ mơ của chất kích thích rồi phụt ra thì chẳng hứng chút nào.
Đây là bản đồ,nếu người cựu đó thật sự có nhã hứng thì sẽ chỉ ra ngay.Ngay cả bản đồ không có đường đồng mức cũng chỉ ra được,mời.
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,26063.310.html


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 06:56:47 pm
   Em lúc trước đã mở tấm ảnh này của bác ra xem rồi ạ. Tuy nhiên bác ấy cũng không tài nào nhận ra điểm cao đó nằm chỗ nào, nhìn vào bản đồ của quangcan đưa lên thì lại nhận ra chỗ đường đi cọc 6 ( Cái này em chịu vì quá dốt  ;D ) .


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 09:43:42 pm

Bác vt738@yahoo.com thân mến . Không biết lúc các bác bố trí một trận địa pháo bắn thẳng ở sườn 812 , . Mục đích là khống chế cao điểm 772, hay là 233, A6a,A6b,...
Lúc tụi tôi nằm ở trạm phẫu sư 356 ( bình độ 600)
Thấy mỗi lần ta khai hỏa trận địa pháo ở sườn 812, là pháo TQ lại nã như mưa vào đó .
Không biết đó là trận địa thật hay chỉ là trận địa pháo giả - để nghi binh . Nhằm mục đích thu hút hỏa lực TQ .
    Bác nguyenhongduc thân mến ! Sườn 812,hay nói đúng ra là dải yên ngựa nối 2 mỏm 812 (Một bình độ của dãy 2000) và đỉnh 673,có chiều dài khoảng 3km.vị trí này đối diện với các bình độ của 1509 ,án ngữ khỏang cách từ đồn công an vũ trang (cũ),ra tới ngã 3 Thanh thủy và toàn bộ sườn tây của 1030,Pa hán ở bờ đông sông Lô.Một ví trí rất đắc địa trong quân sự phải không bác ?
   Năm 1980,ta tháo rời 2 khẩu cao xạ 37ly (Lúc đó chưa mở đường lên đỉnh cóc nghè),mục đích dùng để bắn phá các mục tiêu dưới mặt đất.Nhiệm vụ chuyển pháo giao cho tiểu đoàn 3 (E122),kết hợp với đơn vị có pháo.Sườn phía bắc yên ngựa còn bố trí 4 khẩu 14,5ly ,dùng trợ chiến cho các điểm cao phía trước.Trận địa này là nỗi sợ hãi khủng khiếp của quân TQ,trong các đợt chúng tấn công các cao điểm của ta.Tuy vậy chúng ta vẫn mắc phải căn bệnh kinh niên hồi đó là :Thiếu đạn
   Nhận thấy tầm quan trọng của trận địa này,đầu năm 84 ta bố trí thêm 6 khấu DKB trải dài trên tầng giữa của yên ngựa.Rút các hỏa lực 14,5ly sang Thanh hương (Đường vào Lao chải),nhằm bắn thẳng sang bờ đông sông lô,nhưng năm đó mùa mưa lại do đạn pháo quân TQ bắn sang bóc hết đất mặt,mưa lớn làm sạt lở nhiều dường pháo,thậm trí còn quấn cả một căn hầm làm 4 chiến sỹ hy sinh do thiên tai
   Để đối phó với trận địa pháo này,TQ dùng nhiều trận địa pháo luân phiên bắn áp chế hòng phá hoại trận địa.Đặc biệt là chúng thường xuyên dùng pháo phản lực cùng với pháo hạng nặng,bắn truy sát lính ta,
   Sau khi một đơn vị của 356 mở được con đường và thông xe,ý đồ của ta là dùng 2 xe tăng (Như 2 khẩu tự hành) lên phục trên dông này,để bắn phá các trận địa nằm sâu trong đất TQ,nếu bị phản pháo sẽ lùi lại,tránh đạn.Nhưng đáng tiếc là ý đồ mãi nằm lại ở ngã 3 Thanh thủy ,do chạy lạc đường,Sau ta thay 2 chiếc tăng bằng 2 khẩu 76,2ly do xe xích kéo lên
   Theo tôi,những năm chiến tranh biên giới Vị xuyên thì trận địa pháo này với vị trí như vậy ,nó bắn trợ chiến cho BB ta hiệu quả nhất
   Xin trả lời bác về trận địa hỗn hợp,trên dải yên ngựa 812 những năm biên giới như thế.Tuy nhiên nơi đây ,cũng rất nhiều cán bộ chiến sỹ ta phải nằm lại mãi mãi với vùng đất ác liệt này.Khi quân TQ tìm mọi cách để phá hủy trận địa mà chúng sợ hãi nhất
   Chào thân !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 09:48:38 pm


 Ngày trước em cũng thắc mắc như bác là sao TQ không chọn hướng Đồng văn, Mèo vạc để đánh. Năm 84 thằng bạn em cùng khẩu đội cối của nó phải đi phối thuộc tăng cường cho huyện đội Đồng văn.
  Nhắc lại thắc mắc của bác Thăng:Trước kia chúng tôi còn đang ở trên Vị xuyên cũng hay đặt ra câu hỏi tương tự như vậy.Nhưng sau ngày 28/4/84 quân TQ chiếm cao điểm 1509 và các điểm phụ cận như 685,772.trong một cuộc họp quân chính chúng tôi được một cán bộ quân khu về cho biết rằng :Ý đồ của quân TQ là muốn giành các vị trí trên làm bàn đạp,sau dùng một lực lượng vừa đủ để đột kích Làng Ping qua ngả 812.
    Tại đây chúng chốt giữ,sau mở thông đoạn đường số 2 từ Thanh thủy ra chiếm hết phần đất mà E 122 đảm nhiệm (Đoạn Km 12).Từ vị trí cổ chai có lợi về địa hình này,chúng hỗ trợ để chiếm nốt sân bay Phong quang bên bờ đông sông Lô
    Như vậy, 4 huyện :Đồng văn,Mèo vạc,Yên minh,Quản bạ nằm ở phía cực bắc của Hà giang thì cần gì phải đánh nữa .Vì lên đó,con đường độc đạo 4C đã bị cắt đứt.Mục đích của kế hoạch này là :Quấn ta vào cách chơi của chúng,lôi kéo thêm lực lượng của ta vào nơi khó khăn này ,từ đó đưa ra mặc cả với ta về nhiều vấn đề khác.Nhưng kế hoạch  của chúng chưa thực hiên được ,thì đã bị chặn lại bởi các sư đoàn 356,316 lên ,đã đóng quân tràn ngập  nơi chúng định chiếm đóng

Khi tham chiến ở khu vực này,em chỉ nghĩ nó quyết đột phá chiếm bằng được khu vực ngã ba Thanh Thủy.Bằng chứng là chúng tấn công ta cả tháng 9 năm 1985,liên tục pháo kích và tấn công bằng bộ binh vào khu vực cô Ích,cây chuối.Nếu chúng chiếm được đây,các vị trí ta chiếm lĩnh phía nam 1509 hết đường lui và ta muốn lấy lại khu vực này cũng rát là khó khăn.
Từ cái nhìn của lính từ trên trời rơi xuống,không hiểu hết tình hình khu vực.Qua những ý kiến của bác vt738,em cũng thấy nó như vậy.Hôm trước em cũng lướt qua phần thắc mắc này của các bác rồi,bận quá nên không tham gia cãi nhau.. ;D với mấy bác ấy được,ngu gì mà nó chiếm Đồng Văn. ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 11:47:16 am



 Ngày trước em cũng thắc mắc như bác là sao TQ không chọn hướng Đồng văn, Mèo vạc để đánh. Năm 84 thằng bạn em cùng khẩu đội cối của nó phải đi phối thuộc tăng cường cho huyện đội Đồng văn.
   Nhắc lại thắc mắc của bác Thăng:Trước kia chúng tôi còn đang ở trên Vị xuyên cũng hay đặt ra câu hỏi tương tự như vậy.Nhưng sau ngày 28/4/84 quân TQ chiếm cao điểm 1509 và các điểm phụ cận như 685,772.trong một cuộc họp quân chính chúng tôi được một cán bộ quân khu về cho biết rằng :Ý đồ của quân TQ là muốn giành các vị trí trên làm bàn đạp,sau dùng một lực lượng vừa đủ để đột kích Làng Ping qua ngả 812.
    Tại đây chúng chốt giữ,sau mở thông đoạn đường số 2 từ Thanh thủy ra chiếm hết phần đất mà E 122 đảm nhiệm (Đoạn Km 12).Từ vị trí cổ chai có lợi về địa hình này,chúng hỗ trợ để chiếm nốt sân bay Phong quang bên bờ đông sông Lô
    Như vậy, 4 huyện :Đồng văn,Mèo vạc,Yên minh,Quản bạ nằm ở phía cực bắc của Hà giang thì cần gì phải đánh nữa .Vì lên đó,con đường độc đạo 4C đã bị cắt đứt.Mục đích của kế hoạch này là :Quấn ta vào cách chơi của chúng,lôi kéo thêm lực lượng của ta vào nơi khó khăn này ,từ đó đưa ra mặc cả với ta về nhiều vấn đề khác.Nhưng kế hoạch  của chúng chưa thực hiên được ,thì đã bị chặn lại bởi các sư đoàn 356,316 lên ,đã đóng quân tràn ngập  nơi chúng định chiếm đóng

Khi tham chiến ở khu vực này,em chỉ nghĩ nó quyết đột phá chiếm bằng được khu vực ngã ba Thanh Thủy.Bằng chứng là chúng tấn công ta cả tháng 9 năm 1985,liên tục pháo kích và tấn công bằng bộ binh vào khu vực cô Ích,cây chuối.Nếu chúng chiếm được đây,các vị trí ta chiếm lĩnh phía nam 1509 hết đường lui và ta muốn lấy lại khu vực này cũng rát là khó khăn.
Từ cái nhìn của lính từ trên trời rơi xuống,không hiểu hết tình hình khu vực.Qua những ý kiến của bác vt738,em cũng thấy nó như vậy.Hôm trước em cũng lướt qua phần thắc mắc này của các bác rồi,bận quá nên không tham gia cãi nhau.. ;D với mấy bác ấy được,ngu gì mà nó chiếm Đồng Văn. ;D
theo cháu thì Đồng văn là cao nguyên đá(gọi sơn nguyên có vẻ chính xác hơn) không co giá trị chiến lược để mặc cả với ta.
thông thường vào dịp lễ lạc bên nó và quốc khánh bên ta,bọn chúng có bắn truyền đơn sang báo sẽ ngừng bắn với ta không các bác
dear bac pháo binh.trận địa tại 812 ta xài pháo cở nòng bao nhiêu ạh?




Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 12:02:50 pm

....theo cháu thì Đồng văn là cao nguyên đá(gọi sơn nguyên có vẻ chính xác hơn) không co giá trị chiến lược để mặc cả với ta...

theo tôi, đánh giá thế hơi phiến diện. Tất nhiên là chọc thủng ngã ba Thanh Thủy là đột kích nhanh chóng được xuống thị xã Hà Giang, cắt đứt đường 4C và tỏa đi các hướng nhanh chóng; kiểu như một nhát dao cắt đôi, đâm xuyên tim vậy. Tuy nhiên, phần cao nguyên Đồng Văn cũng có cái giá trị riêng của nó  ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 12:24:08 pm
   Bác quangcan nói chính xác ! Quân đội ta đóng quân trên bất cứ một vùng đất nào của đất nước ,đều với mục đích giữ gìn và bảo vệ  không để mất đi bất cứ một tấc đất nào của tổ quốc .Chính vì vậy ,đúng như bác nói "Phần cao nguyên Đồng văn cũng có giá trị riêng của nó"


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 03:09:07 pm
Một chút những gì của 1984 và những giá trị riêng của cao nguyên Đồng Văn:


Trích dẫn
...Từ tháng 4 năm 1984, các cuộc xung đột trên tuyến biên giới phía Bắc mang tính cục bộ, đây là những hoạt động tác chiến nằm trong những biện pháp của cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện của đối phương đối với đất nước ta. Họ tiến hành nhiều thủ đoạn phá hoại, nhưng từ năm 1984 trở đi các hoạt động tác chiến đã phát triển lên tới mức độ cao, mà tập trung vào hướng Hà Tuyên. Thực tế cho thấy đánh vào Hà Tuyên họ hy vọng đạt được các mục tiêu là: Gây sức ép về mặt quân sự, tạo tình hình căng thẳng ở biên giới phía Bắc nhằm thu hút lực lượng ta, đánh vào tiềm lực quốc phòng và kinh tế của ta. Đồng thời hỗ trợ cho việc đẩy mạnh các hoạt động phá hoại khác của họ trong nội địa ta, gây cho ta ngày càng hao tổn, thiệt hại, khó khăn và suy yếu.

Trước những hành động của đối phương, về phía ta Bộ tư lệnh Quân khu chỉ đạo khẩn trương, tập trung mọi mặt cho các đơn vị phòng ngự ở những hướng, những khu vực trọng yếu, tổ chức lại các đơn vị dân quân tự vệ ở các xã biên giới, duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban tác chiến, sẵn sàng chiến đấu ở các cấp từ cơ sở đến quân khu 24/24 giờ. Các lực lượng phòng ngự tại trận địa duy trì chế độ tuần tra, canh gác, cảnh giới. Quân khu, quân đoàn, các sư đoàn phải thường xuyên tổ chức kiểm tra về sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị thuộc quyền.

Từ năm 1981 trở đi, chấp hành lệnh sẵn sàng chiến đấu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Quân khu đã tổ chức tập huấn, huấn luyện cho các đơn vị, xác định các trạng thái sẵn sàng chiến đấu, đưa nội dung vào chương trình huấn luyện hàng năm, đồng thời tổ chức hệ thống thông tin, thông báo báo động chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở tất cả các cấp từ quán khu tới cơ sở, duy trì ngày càng chặt chẽ và có nền nếp.

Qua thực tế chiến đấu tháng 2 năm 1979, cùng với những khảo sát, nghiên cứu cụ thể xác định lại quyết tâm tác chiến phòng thủ của từng cấp, quyết tâm tác chiến phòng thủ của quân khu đã được Đại tướng Văn Tiến Dũng - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê chuẩn ngày 2 tháng 5 năm 1979.

Đánh giá về đối phương, Quân khu dự kiến có thể diễn ra ba tình huống. Đến đầu năm 1981, căn cứ vào diễn biến thực tế trên tuyến biên giới Quân khu nhận định bổ sung về khả năng tiến công của đối phương là họ có thể tiến công lấn chiếm huyện, liên huyện, xoá những điểm lõm biên giới, chiếm giữ một khu vực hoặc vị trí nào đó sau đó dựng ngọn cờ tay sai chống phá ta.

Từ nhận định đánh giá trên, Quân khu xác định tư tưởng chỉ đạo là quán triệt sâu sắc đường lối quân sự của Đảng và tư tưởng chiến lược "Tiến công để làm chủ, làm chủ để tiến công". Tăng cường công tác tư tưởng và tổ chức, tập trung mọi khả năng, trí tuệ của quân và dân trên địa bàn, đồng thời tranh thủ mọi sự chi viện của trên nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp to lớn của chiến tranh nhân dân, hoàn thành mọi công tác chuẩn bị trong thời gian ngắn nhất bảo đảm giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đánh thắng đối phương ngay từ những trận đầu, trên tuyến đầu, bảo vệ vững chắc biên giới và lãnh thổ quốc gia.

Các tuyến chiến đấu được Quân khu xác định như sau: Tuyến 1 gồm các huyện biên giới và thị xã Hà Giang. Tuyến 2 gồm Ngô Khê, Bảo Yên, Văn Bàn, Than Uyên, Bắc thị xã Lai Châu. Tuyến 3 Hàm Yên, Lục Yên, Tuần Giáo, thị xã Sơn La.

Các hướng được xác định là: Hướng phòng thủ chủ yếu: Lào Cai, Yên Bái; hướng phòng thủ quan trọng 1: Hà Giang, Tuyên Quang; hướng phòng thủ quan trọng 2: Phong Thổ - Lai Châu.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 03:24:54 pm
Có bác nào biết tiếng Nga, ngày xưa theo chuyên gia Liên Xô không?  ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 03:25:42 pm
hay nhìn cái này dễ dàng hơn chăng,  ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 03:29:34 pm
ái chà, nhiều "khách" quá, em xin Tiếp tục về cái gọi là giá trị riêng của Đồng Văn,  ;D

Trích dẫn
...Căn cứ vào những ý định trên, việc triển khai, bố trí lực lượng của quân khu trên các hướng chiến dịch như sau: ở hướng chủ yếu (Lào Cai, Yên Bái) gồm có các lực lượng vũ trang của tỉnh Hoàng Liên Sơn, và Quân đoàn 6 (sau gọi là Quân đoàn 29), sau này được tăng cường thêm Sư đoàn bộ binh 356 từ Nghệ Tĩnh ra. Tiền duyên phòng ngự của các sư đoàn thê đội 1 sát biên giới với chiều sâu từ 10 đến 15km. Hai sư đoàn cơ động bố trí phía sau (tuyến 2) là Sư đoàn 316 ở bắc Bảo Yên, Sư đoàn 356 ở Xuân Giao, Tằng Loỏng -nam Bến Đền.

Ở hướng Hà Tuyên gồm có lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tuyên cùng với Sư đoàn 313 bố trí ở tuyến 1, tiền duyên phòng ngự của Sư đoàn 313 và các tiểu đoàn, trung đoàn địa phương Hà Tuyên bố trí sát biên giới, có một số điểm nằm trên đường biên giới. Ở tuyến 2 là Sư đoàn 314 đứng chân ở khu vực Bắc Quang.

Hướng Lai Châu gồm có lực lượng vũ trang tỉnh Lai Châu và Sư đoàn 326 bố trí trên tuyến 1, tiền duyên phòng ngự của Sư đoàn 326 cùng các tiểu đoàn, trung đoàn địa phương Lai Châu từ sát biên giới.

Hệ thống trận địa, Quân khu tập trung chỉ đạo xây dựng như sau; Tuyến 1 (trận địa phòng ngự của các sư đoàn bộ binh thê đội 1), trong đó có cả các trung đoàn và tiểu đoàn bộ đội địa phương, phòng ngự sát biên giới phải được xây dựng công sự trận địa vững chắc, những khu vực cụm điểm tựa, điểm tựa then chốt xây dựng công sự lâu bền bằng thanh lắp bê tông, dần dần từng bước xây dựng thành nguyên khối. Tính đến thời điểm năm 1983 công sự trận địa của các sư đoàn thê đội 1 (sư đoàn 345, Sư đoàn 313, Sư đoàn 355, Sư đoàn 326) có từ 50 đến 60% công trình bằng bê tông. Công sự trận địa của các trung đoàn, tiểu đoàn địa phương phòng ngự sát biên có từ 40 đến 50% bằng bê tông, tập trung ở một số vị trí như: Thượng Phùng, Xín Cái (Mèo Vạc); 1911 (Đồng Văn); 1250 (Yên Minh), 722, 1509, Lao Chải (Vị Xuyên). Trận địa của tiểu đoàn 1 Bắc Hà, Tiểu đoàn 3 Mường Khương, Tiểu đoàn 2 Bát Xát, Tiểu đoàn 5 Phong Thổ.

Trong các khu vực trận địa phòng ngự của trung đoàn, các cụm điểm tựa của bộ đội chủ lực và cả địa phương đều có chiến hào, giao thông hào liên kết với nhau và nối với phía sau. Các điểm tựa sát biên giới có rào kẽm gai từ 2 đến 3 lớp, đồng thời có bố trí các bãi mìn vật cản xen kẽ.

Về tổ chức chỉ huy, chấp hành chỉ thị của Bộ, Quân khu tổ chức hệ thống chỉ huy thống nhất. Bộ chỉ huy quân sự thống nhất tỉnh Hà Tuyên (cơ bản là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tuyên, có thành phần của chỉ huy Sư đoàn 313), chịu trách nhiệm chỉ huy trực tiếp các lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tuyên và Sư đoàn 313. Bộ chỉ huy quân sự thống nhất tỉnh Lai Châu (cơ bản là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lai Châu, có thành phần của chỉ huy Sư đoàn 326), chịu trách nhiệm chỉ huy trực tiếp các lực lượng vũ trang trên hướng Lai Châu. Bộ chỉ huy quân sự thống nhất trên hướng Hoàng Liên Sơn khi xảy ra tác chiến, cơ bản do Bộ tư lệnh Quân đoàn 29 có thành phần của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hoàng Liên Sơn tham gia, chịu trách nhiệm chỉ huy các lực lượng vũ trang trên hướng Hoàng Liên Sơn.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 03:30:05 pm
Để mở chiến dịch M...đánh chiếm 685 ngày 18/11/85 mặt trận giao nhiệm vụ cho PB 168 sử dụng pháo cP152 bắn phá hoại 300, 400, cp5 của e457 bắn phá hoại đồi cây khô, đồi chuối, dùng các loại cối bắn các khu vực khác. Bắn liên tục cả ngày cả đêm,Nhằm ghi binh ta sẽ đánh 300,400. 5h35 thì dùng tất các loại bắn theo theo kế hoạch được phân công. Chưa chiến dịch nào ta lại bắn chuẩn bị dài ngày và với mật độ cao như vậy. Ta cũng quyết tâm đánh chiếm 685 vì chiếm được 685 sẽ khống chế được 300, 400. Lúc đó 2 điểm cao này sẽ kẹp ở giữa. do không biết được ý định này của ta nên ta đã làm chủ được 685. Nhưng vì lí do gì dó ta không giữ được, không hiểu lí do gì mỏm 300,400 bị bắn phá như thế sao ta vẫn ko đánh chiếm được 2 điểm cao này?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 03:40:14 pm
Một chút những gì của 1984 và những giá trị riêng của cao nguyên Đồng Văn:


Trích dẫn
...Từ tháng 4 năm 1984, các cuộc xung đột trên tuyến biên giới phía Bắc mang tính cục bộ, đây là những hoạt động tác chiến nằm trong những biện pháp của cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện của đối phương đối với đất nước ta. Họ tiến hành nhiều thủ đoạn phá hoại, nhưng từ năm 1984 trở đi các hoạt động tác chiến đã phát triển lên tới mức độ cao, mà tập trung vào hướng Hà Tuyên. Thực tế cho thấy đánh vào Hà Tuyên họ hy vọng đạt được các mục tiêu là: Gây sức ép về mặt quân sự, tạo tình hình căng thẳng ở biên giới phía Bắc nhằm thu hút lực lượng ta, đánh vào tiềm lực quốc phòng và kinh tế của ta. Đồng thời hỗ trợ cho việc đẩy mạnh các hoạt động phá hoại khác của họ trong nội địa ta, gây cho ta ngày càng hao tổn, thiệt hại, khó khăn và suy yếu.

Trước những hành động của đối phương, về phía ta Bộ tư lệnh Quân khu chỉ đạo khẩn trương, tập trung mọi mặt cho các đơn vị phòng ngự ở những hướng, những khu vực trọng yếu, tổ chức lại các đơn vị dân quân tự vệ ở các xã biên giới, duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban tác chiến, sẵn sàng chiến đấu ở các cấp từ cơ sở đến quân khu 24/24 giờ. Các lực lượng phòng ngự tại trận địa duy trì chế độ tuần tra, canh gác, cảnh giới. Quân khu, quân đoàn, các sư đoàn phải thường xuyên tổ chức kiểm tra về sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị thuộc quyền.

Từ năm 1981 trở đi, chấp hành lệnh sẵn sàng chiến đấu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Quân khu đã tổ chức tập huấn, huấn luyện cho các đơn vị, xác định các trạng thái sẵn sàng chiến đấu, đưa nội dung vào chương trình huấn luyện hàng năm, đồng thời tổ chức hệ thống thông tin, thông báo báo động chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở tất cả các cấp từ quán khu tới cơ sở, duy trì ngày càng chặt chẽ và có nền nếp.

Qua thực tế chiến đấu tháng 2 năm 1979, cùng với những khảo sát, nghiên cứu cụ thể xác định lại quyết tâm tác chiến phòng thủ của từng cấp, quyết tâm tác chiến phòng thủ của quân khu đã được Đại tướng Văn Tiến Dũng - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê chuẩn ngày 2 tháng 5 năm 1979.

Đánh giá về đối phương, Quân khu dự kiến có thể diễn ra ba tình huống. Đến đầu năm 1981, căn cứ vào diễn biến thực tế trên tuyến biên giới Quân khu nhận định bổ sung về khả năng tiến công của đối phương là họ có thể tiến công lấn chiếm huyện, liên huyện, xoá những điểm lõm biên giới, chiếm giữ một khu vực hoặc vị trí nào đó sau đó dựng ngọn cờ tay sai chống phá ta.

Từ nhận định đánh giá trên, Quân khu xác định tư tưởng chỉ đạo là quán triệt sâu sắc đường lối quân sự của Đảng và tư tưởng chiến lược "Tiến công để làm chủ, làm chủ để tiến công". Tăng cường công tác tư tưởng và tổ chức, tập trung mọi khả năng, trí tuệ của quân và dân trên địa bàn, đồng thời tranh thủ mọi sự chi viện của trên nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp to lớn của chiến tranh nhân dân, hoàn thành mọi công tác chuẩn bị trong thời gian ngắn nhất bảo đảm giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đánh thắng đối phương ngay từ những trận đầu, trên tuyến đầu, bảo vệ vững chắc biên giới và lãnh thổ quốc gia.

Các tuyến chiến đấu được Quân khu xác định như sau: Tuyến 1 gồm các huyện biên giới và thị xã Hà Giang. Tuyến 2 gồm Ngô Khê, Bảo Yên, Văn Bàn, Than Uyên, Bắc thị xã Lai Châu. Tuyến 3 Hàm Yên, Lục Yên, Tuần Giáo, thị xã Sơn La.

Các hướng được xác định là: Hướng phòng thủ chủ yếu: Lào Cai, Yên Bái; hướng phòng thủ quan trọng 1: Hà Giang, Tuyên Quang; hướng phòng thủ quan trọng 2: Phong Thổ - Lai Châu.

      Quý giá quá bác quangcan ạ,có lần tôi đã kể về cuộc họp quân chính có cán bộ quân khu về quán triệt nhiệm vụ và cho biết ý đồ của quân Trung quốc.Chúng lên kế hoạch để chiếm một vài vùng đất (Cục bô)của ta ,rồi đưa ra mặc cả với ta về nhiều điều kiện khác .Thì chính là cái bác vừa đưa ra đây,vì nói đến cao nguyên Đồng văn (Bao gồm 4 huyện,phía cực bắc của tỉnh Hà giang).Ngày đó chiến tranh biên giới ,nó luân là vùng nhạy cảm phải không bác ???


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 03:48:36 pm
Để mở chiến dịch M...đánh chiếm 685 ngày 18/11/85 mặt trận giao nhiệm vụ cho PB 168 sử dụng pháo cP152 bắn phá hoại 300, 400, cp5 của e457 bắn phá hoại đồi cây khô, đồi chuối, dùng các loại cối bắn các khu vực khác. Bắn liên tục cả ngày cả đêm,Nhằm ghi binh ta sẽ đánh 300,400. 5h35 thì dùng tất các loại bắn theo theo kế hoạch được phân công. Chưa chiến dịch nào ta lại bắn chuẩn bị dài ngày và với mật độ cao như vậy. Ta cũng quyết tâm đánh chiếm 685 vì chiếm được 685 sẽ khống chế được 300, 400. Lúc đó 2 điểm cao này sẽ kẹp ở giữa. do không biết được ý định này của ta nên ta đã làm chủ được 685. Nhưng vì lí do gì dó ta không giữ được, không hiểu lí do gì mỏm 300,400 bị bắn phá như thế sao ta vẫn ko đánh chiếm được 2 điểm cao này?

1984 hay 1985 hả bác?

chà, chủ đề này đang sôi lên sùng sục,  ;D; nhiều bác quá,  ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 03:55:50 pm
theo em thì là 18/11/1984 ạ!

Trích dẫn
....Rút kinh nghiệm đợt 1, đợt 2 các đơn vị chiến đấu ở Vị Xuyên chuyển phương pháp tiến công thông thường sang vây lấn. Nhiệm vụ hỏa lực của pháo binh được Bộ Tư lệnh Binh chủng chỉ đạo cụ thể: "Khi bộ binh còn giữ bí mật, ban ngày pháo binh bắn phá hoại, ban đêm dùng súng cối 82 ly, ca nông 57 ly khống chế, gây căng thẳng, hạn chế đối phương củng cố công sự. Tập trung kiềm chế các trận địa pháo nguy hại bắn vào trận dịa hỏa lực của ta. Tích cực chế áp, tiêu diệt sinh lực vận động từ phía sau ra. Khi bộ binh nổi chốt, tập trung vào nhiệm vụ đánh pháo binh và quân đối phương phản kích. Hết sức tiết kiệm đạn dành cho nhiệm vụ then chốt. Sử dụng hỏa lực gắn liền với hành động của bộ binh".

Ngày 18 tháng 11 năm 1984
, pháo của ta bắt đầu bắn phá hoại tập trung vào các mục tiêu tiến công 685, 300 và 400. Sau 5 ngày đêm đấu pháo, trung đoàn bộ binh 14 thuộc Sư đoàn 313 và trung đoàn bộ binh 153 thuộc Sư đoàn 356 thực hành vây lấn. Đối phương phản kích, giành giật với ta từng công sự, mỏm đá. Trong vòng một tháng pháo bính chi viện cho bộ binh đẩy lùi 21 lần phản kích của đối phương. Tuy chưa dứt điểm, nhưng đây là đợt chiến đấu có hiệu suất cao. Tiểu đoàn 10 và 11 trung đoàn pháo binh 457, tiếu đoàn 13 pháo chống tăng của Sư đoàn 313, đại đội súng cối 160 ly của Sư đoàn 356, Lữ đoàn 168 trực thuộc Quân khu 2 đóng góp nhiều thành tích vào chiến công chung là bảo vệ được các vị trí được phân công....


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 04:21:37 pm
Đánh lỗi 84 thành 85.  Bác quangcan này để xem được bản đồ ko phải dễ với nhiều anh em CCB. Bác phải đưa cái loại bản đò 1/25.000 hoặc 1/50.000 thì mới xem và đối chiếu được. Bởi vì muốn đối chiếu bản đồ thực địa phải mất nhiều công sức mới xem được,


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 05:01:54 pm
Theo tôi nghĩ để đẩy lui ta sang khỏi bắc suối thanh thủy tháng 4/84 không khó.Vì lúc đó LL ta rất mỏng,lại đang rối. Hoặc là chúng ko còn đủ sức tấn công? Hoặc chúng đã đạt được mục đích lên dừng lại? Nếu ta bị đẩy lui khỏi bắc suối thanh thủy hay ta chủ động rút khỏi khu vực đó thì cuộc chiến sẽ đi theo một hướng khác.Chắc lúc đó chúng sẽ làm mồi cho PB ta thịt chúng.lúc đó chắc sẽ là cuộc đấu pháo giữa ta và chúng. Nhưng ý đồ của chúng chắc vừa muốn làm chảy máu ta, làm giảm áp lực trên chiến trường CPC,vừa là nơi thử nghiệm các hình thức chiến thuật cho quân đội chúng. Từ thực tiễn ta thấy chúng đã điều hầu hết các đại quân khu ra tham chiến trong mọt ko gian hẹp như vậy.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 05:27:53 pm
Đánh lỗi 84 thành 85.  Bác quangcan này để xem được bản đồ ko phải dễ với nhiều anh em CCB. Bác phải đưa cái loại bản đò 1/25.000 hoặc 1/50.000 thì mới xem và đối chiếu được. Bởi vì muốn đối chiếu bản đồ thực địa phải mất nhiều công sức mới xem được,

Em làm trợ ný bản đồ cho bác pháo nhá. ;D ;D ;D



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 06:25:41 pm
Đánh lỗi 84 thành 85.  Bác quangcan này để xem được bản đồ ko phải dễ với nhiều anh em CCB. Bác phải đưa cái loại bản đò 1/25.000 hoặc 1/50.000 thì mới xem và đối chiếu được. Bởi vì muốn đối chiếu bản đồ thực địa phải mất nhiều công sức mới xem được,

Em làm trợ ný bản đồ cho bác pháo nhá. ;D ;D ;D


Yta262 không rành khu vực này, và nhất là rất dở về các con số, mời bác nào rành qua Mỹ vào thư viện của ĐH Texas lấy bản đồ quân sự Việt Nam tỉ lệ 1/50.000 rồi khoanh cho anh em biết với:
http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam (http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam)
(Trong kho này có cả bản đồ chi tiết các nước khác nữa)

Yta262 chỉ thu nhỏ khu vực quanh cao điểm 1509, tỉ lệ 1/50.000 (mỗi ô là 1 cây số) đây ạ:


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 06:35:44 pm
Bác KH đã lên thăm lại chiến trường xưa cho tôi hỏi khu vực đó có thay đổi nhiều ko? các công sự có còn ko? có bác gần nhà có lên thăm trên đó cách đây mấy năm lúc về bảo: PB ơi đồi cô ích bây giờ xanh lắm, Hà giang bây giờ đẹp lắm, chỉ tiếc chưa có điều kiện lên ngó lại xem sao. Nếu bác lên lần nữa bác lên HG, bác đi theo đường phong quang lên k2, rồi lên đài hang hòn hoặc đài z2 nghiên cứu suy ngẫm mới thấy toàn diện bố cục khu tác chiến đó. Mới biết cái ngày xưa đó bố phòng của ta và địch như thế nào, cái trận địa nào hay sơi vào chỗ bác.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 07:05:37 pm
Để mở chiến dịch M...đánh chiếm 685 ngày 18/11/85 mặt trận giao nhiệm vụ cho PB 168 sử dụng pháo cP152 bắn phá hoại 300, 400, cp5 của e457 bắn phá hoại đồi cây khô, đồi chuối, dùng các loại cối bắn các khu vực khác. Bắn liên tục cả ngày cả đêm,Nhằm ghi binh ta sẽ đánh 300,400. 5h35 thì dùng tất các loại bắn theo theo kế hoạch được phân công. Chưa chiến dịch nào ta lại bắn chuẩn bị dài ngày và với mật độ cao như vậy. Ta cũng quyết tâm đánh chiếm 685 vì chiếm được 685 sẽ khống chế được 300, 400. Lúc đó 2 điểm cao này sẽ kẹp ở giữa. do không biết được ý định này của ta nên ta đã làm chủ được 685. Nhưng vì lí do gì dó ta không giữ được, không hiểu lí do gì mỏm 300,400 bị bắn phá như thế sao ta vẫn ko đánh chiếm được 2 điểm cao này?
nhìn vào địa thế 300.400,nhiều dốc hiểm trở như thế,nên bộ binh khó tiếp cận cũng là điều dể hiểu
cháu không hiểu bằng cách nào mà địch xây dựng được hệ thống phòng thủ vững chắc ở 300,400 trong khi bác pháo binh và chú đặc công vẫn ngày đêm bám và đánh địch??
685 đến năm 1989 ta có giữ được mõm nào ko các bác ccb?
1 C pháo có mấy khẩu vậy bác pháo binh?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 08:05:53 pm

nhìn vào địa thế 300.400,nhiều dốc hiểm trở như thế,nên bộ binh khó tiếp cận cũng là điều dể hiểu
cháu không hiểu bằng cách nào mà địch xây dựng được hệ thống phòng thủ vững chắc ở 300,400 trong khi bác pháo binh và chú đặc công vẫn ngày đêm bám và đánh địch??
685 đến năm 1989 ta có giữ được mõm nào ko các bác ccb?
1 C pháo có mấy khẩu vậy bác pháo binh?

   Kc 135,cháu rất quan tâm đến những gì xảy ra ở Hà giang những năm CTBG.Điều đó là rất quí,thay vì một bộ phận  thanh niên khác, bây giờ ít quan tâm đến quá khứ hào hùng của dân tộc
   Những câu hỏi để tìm hiểu lịch sử của cháu về HG,nay cũng đã trúng tâm nhiều hơn.Để đánh chiếm được một cao điểm núi đá xen núi đất,như 300-400 hoàn tòan không dễ dàng gì cháu à,rất nhiều yếu tố để dẫn tới thắng lợi hay thất bại như :Địa hình,địa vật,tình huống,địch tình và còn ngay cả thời tiết nữa.Trong trường hợp người lính tấn công vận động trên mặt đất,đối phương phòng thủ đứng bắn trong hầm hào.Trong trường hợp như vậy thường chiến thuật biển người của TQ là giải quyết được vấn đề .Vì chờ khi đối phương vãn người hết đạn sau đó họ a la sô lên chiếm lĩnh trận địa
  Đến khi đã chiếm được,giữ cũng không hề dễ dàng.Bởi đối phương dù bất cứ bên nào,cũng tìm đủ mọi phương kế để làm tổn hại lực lượng đóng chốt :Pháo dập ngày đêm,đặc công (bên ta) hoặc lính sơn cước (bên họ),mò mẫm đêm ngày gây căng thẳng và tìm cách hạ sát lính coi giữ chốt,
   Còn chốt giữ trong đó (Dù bên nào) thì cũng chỉ là con người sức chịu đựng chỉ có hạn.Ở 300,400 hoặc 685 quân Trung quốc "cố đấm ăn sôi" chứ thực ra ,chúng thí  ở trên đó rất nhiều nhân mạng,chứ cái giá phải trả không hề rẻ dúng tí nào đâu
  Tất cả các cuộc chiến tranh đã đi qua,hy vọng đây chỉ là những câu chuyện đang đi dần vào quá khứ.Cầu mong nó đừng bao giờ trở lại,phải không cháu (?)...
    


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 08:39:07 pm
Để chốt giữ ở địa hình núi đất đã khó khăn, nhưng ở địa hình núi đá càng khó khăn hơn như H3, 685, đồi đài,6a..Nếu ở khu vực này có vách đá, hay có hang đá còn đễ cải tạo, ko thì lực bất tòng tâm. Như ở h3 hay cô ích nếu chúng có chiếm được cũng khó có thể ở được, mặc dù chúng thường xuyên tấn công. Những nơi này khi chúng đánh thường nhằm mục đích tiêu hao LL ta hoắc thăm dò là chính đánh xong chúng thường rút ngay.Hay như trận 23/9/85 bên pha hán cũng vậy vì những khu vực này ko có lợi cho chúng. Hình như trên mặt trận này chúng chỉ chiếm giữ địa hình có lợi? từ 1030 đến 1250, 400, 685, 772, 1509? Nếu ta tấn công những điểm cao này ta đều bất lợi về nhiều mặt.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 08:54:19 pm
Chi tiết các trận địa của ta từ 1100 đến 1000.Những điểm khoanh tròn là thực tế,nơi có quân ta trên những điểm cao này.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 09:00:52 pm
khi đưa bản đồ/ phác đồ/ bản vẽ có chú thích lên, rất mong các bác có đóng dấu bản quyền; đề phòng các nhà "rân chủ" lợi dụng; hết sức lưu ý nhé,  ;)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 09:11:44 pm
Bác KH đã lên thăm lại chiến trường xưa cho tôi hỏi khu vực đó có thay đổi nhiều ko? các công sự có còn ko? có bác gần nhà có lên thăm trên đó cách đây mấy năm lúc về bảo: PB ơi đồi cô ích bây giờ xanh lắm, Hà giang bây giờ đẹp lắm, chỉ tiếc chưa có điều kiện lên ngó lại xem sao. Nếu bác lên lần nữa bác lên HG, bác đi theo đường phong quang lên k2, rồi lên đài hang hòn hoặc đài z2 nghiên cứu suy ngẫm mới thấy toàn diện bố cục khu tác chiến đó. Mới biết cái ngày xưa đó bố phòng của ta và địch như thế nào, cái trận địa nào hay sơi vào chỗ bác.

Tôi về thăm lại chiến trường xưa vào đầu năm 2009 bác à.Cây cối đã lên xanh,những con đường quốc phòng đang được mở,nơi cửa khẩu lúc đó đang xây dựng trung tâm thương mại.Đồi cô Ích thành công trường khai thác đá,những nhân chứng nói quanh khu vực cửa khẩu Thanh Thủy,khi thi công có rất nhiều hài cốt,xương cốt của người.Đơn vị thi công bốc hết vào những túi ni lon đen,bàn giao cho nơi có trách nhiệm để họ đen đi chôn ở một nơi nào đó.Nghe thật nao lòng,dù là hài cốt của bộ đội ta hay lính TQ.Tội ác là của những kẻ hiếu chiến,đẩy hàng trăm,hàng ngàn thanh niên phải lao vào cảnh tương tàn.
Tiếc rằng khi có ý định đi qua bên kia biên giới,họ cầm giấy tờ của tôi nói rằng: người Việt ở nước ngoài,bị cấm qua bên kia vì vấn đề nhạy cảm.Tôi cũng đang có dự định gần nhất,sẽ về thăm quê hương và điểm đầu tiên khi rời gia đình của mình ở VN sẽ là chiến trường xưa,thăm lại tuổi 20.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 09:30:57 pm
Khi vào thay phiên lần cuối cùng năm 89 f313 chỉ có 2e là eBB 14 và epb 457. chuyện lạ 1e PB phối thuộc 1eBB.Thay phiên cho f316, lúc này đã tương đối yên ổn, lính ta đã có thể đi lại tương đối tự do nhất là đầu năm 90. Một cái tết cuối cùng trên chốt, một lần cuối cùng phải ngủ hầm. Cuộc sống cải thiện hơn, vì f chỉ có 2e phòng ngự. trung tuần tháng 6/90, dBB8 của e 14 và đơn vị tôi kí vào văn bản bàn giao cho d1 tỉnh HG. Tạm biệt 1100, tạm biệt 772, 685,400, H3,  đồi đài, cô ích....Đứng trên đỉnh 812 bắn 3 viên đạn lửa tạm biệt! Thế mà 22 năm rồi các bác ạ. Có cái có thể quên, nhưng có cái sao ko thể quên được. Cứ nhắc đến nó là nó lại hiện về như mới hôm qua.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 09:41:47 pm
Khi vào thay phiên lần cuối cùng năm 89 f313 chỉ có 2e là eBB 14 và epb 457. chuyện lạ 1e PB phối thuộc 1eBB.Thay phiên cho f316, lúc này đã tương đối yên ổn, lính ta đã có thể đi lại tương đối tự do nhất là đầu năm 90. Một cái tết cuối cùng trên chốt, một lần cuối cùng phải ngủ hầm. Cuộc sống cải thiện hơn, vì f chỉ có 2e phòng ngự. trung tuần tháng 6/90, dBB8 của e 14 và đơn vị tôi kí vào văn bản bàn giao cho d1 tỉnh HG. Tạm biệt 1100, tạm biệt 772, 685,400, H3,  đồi đài, cô ích....Đứng trên đỉnh 812 bắn 3 viên đạn lửa tạm biệt! Thế mà 22 năm rồi các bác ạ. Có cái có thể quên, nhưng có cái sao ko thể quên được. Cứ nhắc đến nó là nó lại hiện về như mới hôm qua.
Bác pb47vp thân mến . Vậy là bác là một trong những người lính Vị xuyên hạnh phúc nhất đấy . Được đón cái Tết đầu tiên không có tiếng pháo ầm ì .Kể từ năm 1979 trở lại .
Và bác lại có được khoảnh khắc chia tay chiến trường Vi xuyên với những địa danh gắn liền với những kỷ  niệm một thời oanh liệt ...
Lúc bác chĩa AK lên trời ...và bóp cò ...cảm giác thế nào bác pb47vp ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 10:34:42 pm
Khi vào thay phiên lần cuối cùng năm 89 f313 chỉ có 2e là eBB 14 và epb 457. chuyện lạ 1e PB phối thuộc 1eBB.Thay phiên cho f316, lúc này đã tương đối yên ổn, lính ta đã có thể đi lại tương đối tự do nhất là đầu năm 90. Một cái tết cuối cùng trên chốt, một lần cuối cùng phải ngủ hầm. Cuộc sống cải thiện hơn, vì f chỉ có 2e phòng ngự. trung tuần tháng 6/90, dBB8 của e 14 và đơn vị tôi kí vào văn bản bàn giao cho d1 tỉnh HG. Tạm biệt 1100, tạm biệt 772, 685,400, H3,  đồi đài, cô ích....Đứng trên đỉnh 812 bắn 3 viên đạn lửa tạm biệt! Thế mà 22 năm rồi các bác ạ. Có cái có thể quên, nhưng có cái sao ko thể quên được. Cứ nhắc đến nó là nó lại hiện về như mới hôm qua.
Bác pb47vp thân mến . Vậy là bác là một trong những người lính Vị xuyên hạnh phúc nhất đấy . Được đón cái Tết đầu tiên không có tiếng pháo ầm ì .Kể từ năm 1979 trở lại .
Và bác lại có được khoảnh khắc chia tay chiến trường Vi xuyên với những địa danh gắn liền với những kỷ  niệm một thời oanh liệt ...
Lúc bác chĩa AK lên trời ...và bóp cò ...cảm giác thế nào bác pb47vp ?
     Bác pb và bác hongduc ! Nhớ những tháng năm ở trên chốt,suất ngày đêm quanh đi quẩn lại cũng chỉ vài anh em trong đơn vị,áo quần đầy đất, tóc tai râu ria xồm xoàm,mặt mày hốc hác.Thỉnh thoảng lại vắng đi một 2 thằng do hy sinh hay bị thương,căn hầm chật hôm qua đêm nay lại rộng tếch lạnh lẽo.Xoong cơm hôm qua dù đầy vẫn thiếu, mà nay anh nuôi nấu ít vẫn thừa.Nhìn vào cái gì của người vắng mặt cũng thấy nhớ...chợt nghĩ :mình thì chưa biết thế nào nhưng nó vĩnh viễn không bao giờ về nữa...
    Bất chợt,xách khẩu AK ra ngoài chiến hào xiết cò điểm xạ vài loạt.Hòa vào với tiếng pháo ầm ào,xoèn xoẹt vút qua
   Nay nhớ lại cái khoảnh khắc ấy mà tưởng như nó vừa mới sảy ra buổi sáng hôm qua vậy...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 03:57:18 am
Chi tiết các trận địa của ta từ 1100 đến 1000.Những điểm khoanh tròn là thực tế,nơi có quân ta trên những điểm cao này.
Mãi đến hôm nay yta262 mới hình dung ra vị trí chính xác nơi chốt tiền tiêu chận ngang con đường từ đỉnh 1509 xuống Nam Cát của bác khanhhuyen. Nơi đây địa hình dốc nhất, địch muốn dùng cơ giới tràn xuống Nam Cát rồi về Thanh Thủy phải đi qua cái yết hầu là chốt của bác khanhhuyen cùng đồng đội đang ghì xiết chốt chặn, nơi đây rất gần đỉnh 1509, chỉ cách non 1 cây số thôi, địch có thể dùng pháo bắn thẳng thì công sự nào cũng bật nắp đó bác, vậy mà đơn vị bác quá tài, không bị bung chốt!

Cho thằng y tá lục nghề như yta262 ôn lại cách chấm tọa độ pháo binh của trinh sát pháo chút xíu, bản đồ tác chiến này tỉ lệ 1/50.000, cho nên mỗi ô là 1 cây số, chốt tiền tiêu của bác vẽ khi trước dài 30 mét, ngang 10 mét phải không ạ, mỗi đường bình độ màu nâu vẽ đậm nét cách nhau 200 mét (bình độ 1000, 1200, 1400 ...), và bình độ màu nâu vẽ nét đơn cách nhau đúng 40 mét (chứ không phải 50 mét) bác khanhhuyen ạ, cho nên yta262 nghĩ có lẽ chốt tiền tiêu của bác phải lùi xuống tí nữa, chỗ đoạn dốc hơn của con đường mòn thể hiện đường màu đen đứt khoản từ 1200 xuống Nam Cát. Bác chấm tọa độ cao quá mà không có trinh sát pháo theo thì coi chừng pháo ta bắn hụt tầm ra sau lưng địch đấy  ;D!

Việc xác định lại tọa độ trận địa của bac khanhhuyen có nhiều ý nghĩa ngoài việc ôn các trận đánh năm xưa, nó có thể giúp các bác muốn thăm lại chiến trường xưa, cứ cắp nách tấm bản đồ này về Thanh Thủy dò đường lên Nam Cát rồi lên đỉnh 1200. Ngoài ra khi biết đúng tọa độ cũng có lợi cho việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, khi tìm ra xương cốt ở vùng này thì nếu nằm phía nào của đội hình thì các bác có thể đoán được, tuy không khẳng định được chắc chắn, nhưng dù sao cũng đoán khả năng bao nhiêu phần trăm hài cốt này của địch hay liệt sĩ của ta. Địch thì ta trả lại TQ, còn của ta thì đem về nghĩa trang liệt sĩ thắp hương thờ cúng ghi ơn, làm ngược lại thì phiền toái lắm lắm!!!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 07:56:04 am
Bác KH vẽ lại như thế là chính xác rồi bác yta262 ạ. Sau năm 85 do tính chất, địa hình phòng ngự 1100, trên điều tôi sang làm bạn với bác KH, tiếc là bác Kh cùng f đã về cao bằng. Khu Đ của 772 và 1200 là nơi thử thách trình độ của SQ pháo, cả ta và địch đều nằm trên sống trâu của bình độ, ta và địch gần nhau. Nếu ở đồng bằng thì bình thường, nhưng ở địa hình núi cao như khu vực này rất khó cho PB. chỉ cần ko có kinh nghiệm là ko hoàn thành nhiệm vụ. Khu vực này anh cối là phát huy tốt, nên bác KH được bồi dưỡng nhiều anh này nhất. Lúc tôi nên để đo đạc tọa độ và bắn thử lại các mục tiêu ở trước 1100, BB cảm thấy rất yên tâm và muốn tôi nằm lại, nhưng do tính chát nhiệm vụ tôi phải sang ko tên. Lúc này hướng 1100 ngoài cối của đơn vị PN có 1dP chi viện trực tiếp khi bắn ko phải xin lệnh của trên.Ngày đó các bác e,d,c BB quí tôi lắm, ngoài tình cảm Đ/c nơi sống chết, còn có tôi canh gác ngày đêm cho các bác. sau d còn tăng cường thêm 1 khẩu ĐK và 12,7 đặt ngay đó để chi viện trực tiếp cho 1100 tôi ra chỉ trực tiếp chỗ phải bắn để anh em lấy phần tử kẻo lại bắn vào quân ta. Ai chứ như bác Kh nó sơi bay cái mũ phớt ăng lê thì gay?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 08:15:28 am
Bác KH đã lên thăm lại chiến trường xưa cho tôi hỏi khu vực đó có thay đổi nhiều ko? các công sự có còn ko? có bác gần nhà có lên thăm trên đó cách đây mấy năm lúc về bảo: PB ơi đồi cô ích bây giờ xanh lắm, Hà giang bây giờ đẹp lắm, chỉ tiếc chưa có điều kiện lên ngó lại xem sao. Nếu bác lên lần nữa bác lên HG, bác đi theo đường phong quang lên k2, rồi lên đài hang hòn hoặc đài z2 nghiên cứu suy ngẫm mới thấy toàn diện bố cục khu tác chiến đó. Mới biết cái ngày xưa đó bố phòng của ta và địch như thế nào, cái trận địa nào hay sơi vào chỗ bác.

Tôi về thăm lại chiến trường xưa vào đầu năm 2009 bác à.Cây cối đã lên xanh,những con đường quốc phòng đang được mở,nơi cửa khẩu lúc đó đang xây dựng trung tâm thương mại.Đồi cô Ích thành công trường khai thác đá,những nhân chứng nói quanh khu vực cửa khẩu Thanh Thủy,khi thi công có rất nhiều hài cốt,xương cốt của người.Đơn vị thi công bốc hết vào những túi ni lon đen,bàn giao cho nơi có trách nhiệm để họ đen đi chôn ở một nơi nào đó.Nghe thật nao lòng,dù là hài cốt của bộ đội ta hay lính TQ.Tội ác là của những kẻ hiếu chiến,đẩy hàng trăm,hàng ngàn thanh niên phải lao vào cảnh tương tàn.
Tiếc rằng khi có ý định đi qua bên kia biên giới,họ cầm giấy tờ của tôi nói rằng: người Việt ở nước ngoài,bị cấm qua bên kia vì vấn đề nhạy cảm.Tôi cũng đang có dự định gần nhất,sẽ về thăm quê hương và điểm đầu tiên khi rời gia đình của mình ở VN sẽ là chiến trường xưa,thăm lại tuổi 20.

@khanhhuyen: Năm 2009, yta262 trở lại chiến trường xưa ở Sa Mát - Tây Ninh, lòng bồi hồi xúc động lắm khi đi qua những tên làng mạc đồng đội anh em mình đã không tiếc xương máu để bảo vệ, nhất là thăm mộ và nghĩa trang liệt sĩ Trại Bí. Khi hỏi người dân Lò Gò là chỗ nào, trảng Bà Điết ở đâu, sân bay Thiện Ngôn đâu, đơn vị pháo khi trước đóng ở đâu, trận cửa mở chỗ nào, nơi tiêu diệt khẩu 130 ly bắn vào nhà dân ở Tây Ninh khi xưa, người dân chả biết gì cả, chả biết đường nào là đường để đi Lò Gò, khi ấy yta262 ước gì có tấm bản đồ 1/50.000 năm xưa để đối chiếu đó bác khanhhuyen ạ. Nhờ diễn đàn VMH và các WEB site do đồng đội cung cấp trong VMH, bây giờ yta262 đã có rồi, nhưng lại không có thì giờ để đi! Năm 2004 đi thăm chiến trường xưa bên CPC còn thất bại hơn nữa, họ nói vùng đó không có trong điạ chỉ du lịch, hướng dẫn viên không dám dẫn đi sợ mìn nên chịu thua! Bây giờ tình trạng đỡ hơn rồi, yta262 thấy các CCB về thăm chiến trường xưa ở CPC mà phát thèm.

@pb47vp: Pháo binh mà xác nhận tọa độ thì chắc đúng rồi. khu Đ của 772 yta262 xem rồi, đúng là rất gay vì bị địa hình che khuất, cây cối che tầm xạ giới thì còn đốn được, nhưng núi che xạ giới thì rất khó chịu, phải kéo pháo qua chỗ khác, cái khổ của pháo là phải có mặt bằng để bắn và xạ giới phải trống trãi, cho nên ở vùng đồi núi dầy dặc như Hà Giang hay Điện Biên Phủ thì thường đặt pháo trên các cao điểm hay các bình độ mới khắc phục 2 cái khó này. Mà đặt ở các cao điểm hay bình độ thì cũng dễ bị địch phát hiện phản pháo để tiêu diệt! Bên bác chắc ăn phản pháo TQ nhiều bác nhỉ? Phía e262 của tụi tui thì ít bị hơn vì dù sao pháo binh Pốt, Thái Lan và lính Para không "hào phóng" như lính TQ được.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 09:46:16 am
Bác Kh. một lần nghe bác nó bạn bác cùng ngành tôi tên là Sơn, có phải bác Sơn hiện nay đang là Lữ trưởng 675, người gầy, nhỏ bằng 1/2 bác, hay là bác Lê Sơn Ninh Bình? Nếu phải một trong 2 bác này thì có lần tôi học cùng rồi. Mảnh đất sơn tây có câu: Nắng Sơn tây, mây ba vì thật khắc nghiệt, nơi trung tâm đào tạo cán bộ cho QĐ.Đúng là : Gái Hà Nội, bộ đội Sơn tây, bước ra đường là va bộ đội, đủ các sắc mầu sĩ quan tương lai, quân hàm một gạch vàng như bài hát ngày đó: Hẹn về sau 3 năm quân hàm một gạch vàng.....


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 12:33:52 pm
[quote author=pb47vp link=topic=26063.msg414198#msg414198 date=1353929744.


@pb47vp: Pháo binh mà xác nhận tọa độ thì chắc đúng rồi. khu Đ của 772 yta262 xem rồi, đúng là rất gay vì bị địa hình che khuất, cây cối che tầm xạ giới thì còn đốn được, nhưng núi che xạ giới thì rất khó chịu, phải kéo pháo qua chỗ khác, cái khổ của pháo là phải có mặt bằng để bắn và xạ giới phải trống trãi, cho nên ở vùng đồi núi dầy dặc như Hà Giang hay Điện Biên Phủ thì thường đặt pháo trên các cao điểm hay các bình độ mới khắc phục 2 cái khó này. Mà đặt ở các cao điểm hay bình độ thì cũng dễ bị địch phát hiện phản pháo để tiêu diệt! Bên bác chắc ăn phản pháo TQ nhiều bác nhỉ? Phía e262 của tụi tui thì ít bị hơn vì dù sao pháo binh Pốt, Thái Lan và lính Para không "hào phóng" như lính TQ được.

Bác Yta262@ thân mến . Do đặc điểm của chiến trường Vị xuyên núi rừng trùng điệp, Nên triển khai pháo rất khó khăn .Nhưng BCH mặt trận cũng rất linh hoạt : Đối với pháo to cỡ lựu 105mm trở lên , và cối 160mm các trận địa được đặt ở làng Ping, một số nằm duới chân 812, bên bờ Đông sông lô, ta bố trí trận địa pháo ở cạnh sân bay Phong quang, ....
Đối với pháo nhỏ hơn ta mang lên các dải yên ngựa , như ở yên ngựa 812 ta đặt  pháo cao xạ 37ly , pháo chống tăng 76ly2.
Ở dông 1509( bình độ 1100 ) Có trận địa cối 120ly.DKZ ,12ly7,...
Chính vì sự bố trí linh hoạt này , mà trong trận 12-7-1984  khi phá binh của ta khai hỏa , tụi TQ rất hoảng hốt : Chúng không ngờ bộ đội VN lại có thể triển khai pháo ở 812 và 8ình độ 1100.
Pháo binh VN thật xứng đáng là : Chân đồng - vai sắt , đánh giỏi,bắn trúng.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 01:33:32 pm
Những tháng đầu năm 90 thỉnh thoảng có tiếng nổ trên khu 300, 400, mà ko nghe tiếng pháo, cối bắn, Chắc là do mìn nổ do thú rừng hoặc tự nổ, QK phái mấy bác TS d20 lên kiểm tra cái: " tổ quạ" trên đỉnh 685 xem chúng đã rút chưa. Các bác đó bảo tôi vẽ đường đi lên đó (lúc đó tôi là cựu nhất) nằm trên đó mà, đồng thời hợp đồng chi viện nếu gặp địch. sau khi lên kiểm tra các khu vực về thì biết chúng đã cơ bản rút khỏi một số điểm chiếm đóng trái phép về sát đường biên. Tôi lờ mờ hiểu rằng sắp hòa bình rồi, vì khi vào chúng tôi nhận được lệnh chỉ khi nào có lệnh cấp QK mới được bắn. Khi nhận được thông báo thống kê hầm , công sự..... để bàn giao, hôm đó vui như hội, lính ta ra hết khỏi công sự, reo hò,cười nói bàn tán xôn xao. Đồng thời gấp rút chuẩn bị bữa liên hoan để chia tay, lúc này dân vùng nam suối Thanh thủy lẻ tẻ đã về. Các đơn vị được phép rút lần lượt, đơn vị nào bàn giao xong rút đơn vị đó. Đơn vị c18 của e cùng ngành bác đức giải tán nhập vào đơn vị tôi lên tôi phải " Đi trước về sau". Tâm trạng tôi lúc nào cũng lâng lang như đứa trẻ ngóng tết. Hàng ngày cứ triển khai công việc xong là tôi mang cái anh điếu ục cùng ấm nước lên đỉnh 812 suy ngẫm, hồi tưởng. Thế mới hiểu sự trả giá cho độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc nó thiêng liêng làm sao. Nước mắt chỉ trực ứa ra khi nghĩ về những đồng đôi ko may mắn như mình, được tận mắt chứng kiến chúng lầm lũi rút khỏi mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc. Bất giác tôi bảo Đ/c TS: Mày đưa tao khẩu súng  pằng..pằng..pằng Như ngầm chào các đồng đội còn nằm lại , chào các địa danh đã biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì tổ quốc, vì nhân dân.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 01:41:06 pm
Hay quá, bác pb47vp   ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 02:24:53 pm
Những tháng đầu năm 90 thỉnh thoảng có tiếng nổ trên khu 300, 400, mà ko nghe tiếng pháo, cối bắn, Chắc là do mìn nổ do thú rừng hoặc tự nổ, QK phái mấy bác TS d20 lên kiểm tra cái: " tổ quạ" trên đỉnh 685 xem chúng đã rút chưa. Các bác đó bảo tôi vẽ đường đi lên đó (lúc đó tôi là cựu nhất) nằm trên đó mà, đồng thời hợp đồng chi viện nếu gặp địch. sau khi lên kiểm tra các khu vực về thì biết chúng đã cơ bản rút khỏi một số điểm chiếm đóng trái phép về sát đường biên. Tôi lờ mờ hiểu rằng sắp hòa bình rồi, vì khi vào chúng tôi nhận được lệnh chỉ khi nào có lệnh cấp QK mới được bắn. Khi nhận được thông báo thống kê hầm , công sự..... để bàn giao, hôm đó vui như hội, lính ta ra hết khỏi công sự, reo hò,cười nói bàn tán xôn xao. Đồng thời gấp rút chuẩn bị bữa liên hoan để chia tay, lúc này dân vùng nam suối Thanh thủy lẻ tẻ đã về. Các đơn vị được phép rút lần lượt, đơn vị nào bàn giao xong rút đơn vị đó. Đơn vị c18 của e cùng ngành bác đức giải tán nhập vào đơn vị tôi lên tôi phải " Đi trước về sau". Tâm trạng tôi lúc nào cũng lâng lang như đứa trẻ ngóng tết. Hàng ngày cứ triển khai công việc xong là tôi mang cái anh điếu ục cùng ấm nước lên đỉnh 812 suy ngẫm, hồi tưởng. Thế mới hiểu sự trả giá cho độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc nó thiêng liêng làm sao. Nước mắt chỉ trực ứa ra khi nghĩ về những đồng đôi ko may mắn như mình, được tận mắt chứng kiến chúng lầm lũi rút khỏi mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc. Bất giác tôi bảo Đ/c TS: Mày đưa tao khẩu súng  pằng..pằng..pằng Như ngầm chào các đồng đội còn nằm lại , chào các địa danh đã biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì tổ quốc, vì nhân dân.
Hoan hô bác pb47vp ...Thật là sảng khoái khi đọc những dòng tâm sự của bác.
Tôi xin võ đoán thử xen có trúng không nhé.
Có lẽ lúc đó tâm sự của bác pb47 thế này : Trong cái khoảnh khắc lịch sử ấy
Khi mà người lính đứng trên đỉnh  812 , dõi tầm mắt ra xa, nhìn những tên lính Tq xâm lược cuối cùng rút khỏi các cao điểm thuộc chủ quyền VN. Khi đó tâm trạng của người lính rất hân hoan, vì đã hoàn thành nhiệm vụ BVTQ, và sẽ được về đoàn tụ  cùng gia đình. Nhưng anh cũng muốn đồng đội của mình - người còn sống , cũng như người vừa nằm xuống  ...đều được thấy thời khắc LS này ...
Giá lúc đó mà có cái máy quay Video , hoặc đơn giản là chiếc máy ảnh thôi, bác pb@ sẽ cho ae được xem những cảnh rất  đáng tự hào của QĐ ta ...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: xuanxoan trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 02:58:28 pm
Hay quá, bác pb47vp   ;D

   nguyenhongduc:   Hoan hô bác pb47vp ...Thật là sảng khoái khi đọc những dòng tâm sự của bác.

   Còn xuanxoan sao đây: nhất trí như 2 bác trên, giá lúc này gần nhau ới nhau một tí rồi về hỉ...mừng mà...chiều này mời đồng đội ai nhà nấy nâng cốc chức mừng PB47VP nhé.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 03:06:25 pm
Những tháng đầu năm 90 thỉnh thoảng có tiếng nổ trên khu 300, 400, mà ko nghe tiếng pháo, cối bắn, Chắc là do mìn nổ do thú rừng hoặc tự nổ, QK phái mấy bác TS d20 lên kiểm tra cái: " tổ quạ" trên đỉnh 685 xem chúng đã rút chưa. Các bác đó bảo tôi vẽ đường đi lên đó (lúc đó tôi là cựu nhất) nằm trên đó mà, đồng thời hợp đồng chi viện nếu gặp địch. sau khi lên kiểm tra các khu vực về thì biết chúng đã cơ bản rút khỏi một số điểm chiếm đóng trái phép về sát đường biên. Tôi lờ mờ hiểu rằng sắp hòa bình rồi, vì khi vào chúng tôi nhận được lệnh chỉ khi nào có lệnh cấp QK mới được bắn. Khi nhận được thông báo thống kê hầm , công sự..... để bàn giao, hôm đó vui như hội, lính ta ra hết khỏi công sự, reo hò,cười nói bàn tán xôn xao. Đồng thời gấp rút chuẩn bị bữa liên hoan để chia tay, lúc này dân vùng nam suối Thanh thủy lẻ tẻ đã về. Các đơn vị được phép rút lần lượt, đơn vị nào bàn giao xong rút đơn vị đó. Đơn vị c18 của e cùng ngành bác đức giải tán nhập vào đơn vị tôi lên tôi phải " Đi trước về sau". Tâm trạng tôi lúc nào cũng lâng lang như đứa trẻ ngóng tết. Hàng ngày cứ triển khai công việc xong là tôi mang cái anh điếu ục cùng ấm nước lên đỉnh 812 suy ngẫm, hồi tưởng. Thế mới hiểu sự trả giá cho độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc nó thiêng liêng làm sao. Nước mắt chỉ trực ứa ra khi nghĩ về những đồng đôi ko may mắn như mình, được tận mắt chứng kiến chúng lầm lũi rút khỏi mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc. Bất giác tôi bảo Đ/c TS: Mày đưa tao khẩu súng  pằng..pằng..pằng Như ngầm chào các đồng đội còn nằm lại , chào các địa danh đã biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì tổ quốc, vì nhân dân.
       Đọc đoạn này của pb,mình cũng có cảm giác như quang can,hongduc,bác Xoan xoan "Hay quá".Và đến giờ mình cũng mới biết đên cái ngày kết thúc chiến tranh-ở một vùng biên ải đã từng có 10 năm khốc liệt -Bởi vì 4 năm trước đó mình đã xa rời nó,xa rời cái nơi mà gần chục năm trời chẳng có lúc nào mình được yên thân,thậm trí trước khi mình được trở về nó còn lấy đi một bên chân giò của mình nữa.Nhưng so với anh em nằm lại mình còn là người may mắn, để đến hôm nay còn được giao lưu với tất cả mọi người
     Tôi  mong một ngày trở lại,trở lại để tìm về cái nơi mà 26 năm trước một thứ vũ khí gì đó đã sát hại 2 người đồng đội của tôi ,còn tôi khi mở được mắt ra đã thấy mình nằm trong hang phẫu.Các anh đã về nghĩa trang chưa ? hay còn nằm lại ở mảnh đất ven con sông Lô đó ?
    Chiến tranh kết thúc,vào diễn đàn này tôi không ngờ lại gặp bác pb...người được chứng kiến những tên bành trướng rút khỏi vùng đất ta có chủ quyền.Bác là người may mắn


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 04:44:57 pm
Xin đa tạ, cảm ơn các bác có lời khen, theo lệ tôi phải tự thưởng 3 li vậy, xin mời các bác!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 05:03:10 pm
    Vậy là hiện tại bác VT738 đang là...thương binh nặng ! Bác có thể kể về trận đánh hay trường hợp bác bị thương được không ạ.

   Tuy bác pb47vp đã kể gần như chốt cuộc chiến. Em cũng có cảm giác giống như bao người khi nói về tên xâm lược cuối cùng rút khỏi đất ta, biên cương sạch bóng quân thù nhưng em nghĩ chuyện Hà giang chưa thể dừng ở đây được phải không các bác ?

   Gửi tặng các bác một số hình ảnh một loài hoa nổi tiếng ở Hà giang . Hoa Tam giác mạch

(http://i626.photobucket.com/albums/tt346/nguoichiensi/Hoa/ap_20090729035432631.jpg)

Giấc ngủ bình yên của những em bé Hà giang .

(http://i626.photobucket.com/albums/tt346/nguoichiensi/Hoa/Hoademlambenguquen.jpg)

(http://i626.photobucket.com/albums/tt346/nguoichiensi/Hoa/ap_20090629121951412.jpg)

(http://i626.photobucket.com/albums/tt346/nguoichiensi/Hoa/ap_20090629121958507.jpg)



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 06:49:44 pm
Lịch sử cuộc chiến hà giang còn mãi chấy theo dòng sông lô lịch sử, ko bao giờ cạn. còn nhiều góc cạnh, còn nhiều cách nhìn, cách đánh giá,nhận định, mặt phải, góc tối của cuộc chiến... giấy bút nào có thể kể ra một lúc mà hết được phải ko các bác. vào sáng ngày 19/11/85 khi đang căng mắt QS địch dào công sự sườn 1250 và gọi về trận địa " Sông hồng gọi ba vì.." Thì ..vi..vi..oành, tôi tối tăm mặt mũi rồi ko biết gì nữa. khi mơ màng loáng thoáng tiếng et: Đưa ngay xuống ̣93. Về sau tôi mới biết mình bị sức ép vì quả cối nổ sát gần, may mà có  tảng đá che chắn ko thì? hì.. hì. nằm viện 93 gần tháng thì bình phục. ra viện tranh thủ về thăm bu tháng nữa mới trở về đơn vị, khi nộp giấy ra viện ko thấy thủ trưởng nào đả động gì với thời gian gián đoạn đó cả. Chỉ thấy những lời chia sẻ động viên: về chỉ huy đơn vị tốt nhé!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 07:37:02 pm
Những tháng đầu năm 90 thỉnh thoảng có tiếng nổ trên khu 300, 400, mà ko nghe tiếng pháo, cối bắn, Chắc là do mìn nổ do thú rừng hoặc tự nổ, QK phái mấy bác TS d20 lên kiểm tra cái: " tổ quạ" trên đỉnh 685 xem chúng đã rút chưa. Các bác đó bảo tôi vẽ đường đi lên đó (lúc đó tôi là cựu nhất) nằm trên đó mà, đồng thời hợp đồng chi viện nếu gặp địch. sau khi lên kiểm tra các khu vực về thì biết chúng đã cơ bản rút khỏi một số điểm chiếm đóng trái phép về sát đường biên. Tôi lờ mờ hiểu rằng sắp hòa bình rồi, vì khi vào chúng tôi nhận được lệnh chỉ khi nào có lệnh cấp QK mới được bắn. Khi nhận được thông báo thống kê hầm , công sự..... để bàn giao, hôm đó vui như hội, lính ta ra hết khỏi công sự, reo hò,cười nói bàn tán xôn xao. Đồng thời gấp rút chuẩn bị bữa liên hoan để chia tay, lúc này dân vùng nam suối Thanh thủy lẻ tẻ đã về. Các đơn vị được phép rút lần lượt, đơn vị nào bàn giao xong rút đơn vị đó. Đơn vị c18 của e cùng ngành bác đức giải tán nhập vào đơn vị tôi lên tôi phải " Đi trước về sau". Tâm trạng tôi lúc nào cũng lâng lang như đứa trẻ ngóng tết. Hàng ngày cứ triển khai công việc xong là tôi mang cái anh điếu ục cùng ấm nước lên đỉnh 812 suy ngẫm, hồi tưởng. Thế mới hiểu sự trả giá cho độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc nó thiêng liêng làm sao. Nước mắt chỉ trực ứa ra khi nghĩ về những đồng đôi ko may mắn như mình, được tận mắt chứng kiến chúng lầm lũi rút khỏi mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc. Bất giác tôi bảo Đ/c TS: Mày đưa tao khẩu súng  pằng..pằng..pằng Như ngầm chào các đồng đội còn nằm lại , chào các địa danh đã biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì tổ quốc, vì nhân dân.
bác ccb ơi.bác cho cháu hỏi,dến nắm 1987.1988 ta có giữ được chốt nào trên 685 không các bác.?
hầm,hào cũa chúng kiên có thế kia,cháu thấy ta xài cối 82,100 ly không hiệu quả bằng cối 160 và pháo 130 ly trỏ lên mới trị được chúng.Bác pháo binh ơi.khi bắn xong.bác nghe báo cáo gián tiếp chứ không phải tận mắt thấy kết quả pháo kích của mình phải ko bác? địch ở 300,400 sao ta bắn mãi vẫn không làm sập hết mấy cái hầm của nó nhỉ?
trong lịch sử pb giai đoạn sau 1975 có nói ta cho xây hầm bê tông cho pháo.vậy lúc đó bác bắn ở khu hầm pháo hay bên ngoài như 812,Làng pinh vv?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 07:51:08 pm
bác ccb ơi.bác cho cháu hỏi,dến nắm 1987.1988 ta có giữ được chốt nào trên 685 không các bác.?
hầm,hào cũa chúng kiên có thế kia,cháu thấy ta xài cối 82,100 ly không hiệu quả bằng cối 160 và pháo 130 ly trỏ lên mới trị được chúng.Bác pháo binh ơi.khi bắn xong.bác nghe báo cáo gián tiếp chứ không phải tận mắt thấy kết quả pháo kích của mình phải ko bác? địch ở 300,400 sao ta bắn mãi vẫn không làm sập hết mấy cái hầm của nó nhỉ?
trong lịch sử pb giai đoạn sau 1975 có nói ta cho xây hầm bê tông cho pháo.vậy lúc đó bác bắn ở khu hầm pháo hay bên ngoài như 812,Làng pinh vv?

Ý kiến cá nhân:
- bạn kc135, nếu .... thì tôi rất mong bạn hãy viết đúng tiếng Việt và văn phong. Một bài viết hay, tìm hiểu/ trao đổi / tranh luận về kiến thức ở bất kỳ khía cạnh nào thì điều đầu tiên cũng phải viết cho người khác hiểu, nhìn vào đỡ bị nhức mắt. Có thể bài viết của bạn sai một vài từ, một vài lỗi, không ai bắt lỗi hay ý kiến gì đâu; nhưng không thể sai và cẩu thả như trên được (bạn không bao giờ đọc lại bài viết của mình sao  :-\). Mong bạn lưu ý cho. Các bác CCB, có tuổi, mắt nhòa, mới làm quen với mạng còn ...làm tốt hơn bạn đấy,  ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 08:06:30 pm
     Bạn Linh Quany cùng các bác :Tôi lên Hà giang từ  sau ngày đất nước giải phóng,ở đây thanh bình âm u tĩnh lặng.Bộ đội lúc đó có mặt ở đây không phải để đánh giặc,mà đơn giản chỉ để làm kinh tế,mong phụ thêm vào để giải quyết những khó khăn cho đất nước.Mỗi tiểu đội có một khẩu súng không đạn,người lính khoác vào lúc gác đêm ,điều đó đủ biết đất nước đang trong hòa bình
    Công việc của lính lúc này là :Cầm cuốc,cầm cày.Gieo lúa,trồng sắn.Đắp đập mương phai,mở đường bắc cầu lên những vùng dân nghèo khó.Một đội quân làm kinh tế trên vùng núi cao
   Thế rồi một ngày kia biên giới Việt -Trung biến động,súng đạn thay cuốc cày ,mương máng thay hầm hào.Người lính thời bình bỗng nhiên trở thành người lính chiến,cả một đoàn quân nườm nượp đi về nơi biên giới.và rồi không lâu sau ,ngày 17/2 năm 79 súng đã nổ anh em đã có người ngã xuống...
   Vùng biên ải xa xôi nơi rừng sâu núi thẳm,thế mà chiến tranh cứ liên miên.Cuộc sống người lính cứ trôi qua trên những thước chiến hào.Đồng đội tôi nằm kín cả nghĩa trang cầu khỉ,một năm có bao lần lấy thêm quân (?):Không thể nhớ,có người lính nhập ngũ 3 tháng sau đã trở thành liệt sỹ.Quê nhà mẹ vẫn  thư gửi thăm con,vì mẹ cho rằng con còn chưa tới mặt trận....Trên tuyến đầu khốc liệt,bởi cuộc chiến ,đơn vị tôi thay ra ,đơn vị bạn thay vào .Người vào thì đông nhưng khi thay ra không còn mấy.Cái chết không chừa một ai,cho dù người đó đã hơn 10 lần thoát chết.Ở đây ai cũng biết điều đó...
   Và tôi cũng không phải là người "Lọt lưới",trong một lần cùng 5 đồng đội buổi chiều muộn xuống ngã 3 Thanh thủy làm nhiệm vụ...Đến giờ tôi cũng chẳng biết tình huống mình bị thương ,có lẽ nó đến quá nhanh chăng?.Mãi sau đó tôi cũng chỉ biết rằng lần đó,2 đồng đội tôi hy sinh,ngoài tôi còn có người bị thương nhẹ hơn cùng được chuyển thương ra phẫu....
  Ở lại sau,đồng đội ai còn ,ai mất ?Thường thì hoàng hôn Thanh thủy đẹp lắm,mây trôi ngay dưới chân chúng tôi.Chắc rằng đồng đội tôi còn nhiều người nằm lại,dù các anh chưa về nhưng ở đấy cũng vẫn là đất Mẹ Việt nam


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 09:21:26 pm
                                                 (http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/BGPB/PB060240a.jpg)

         Bác pb47, trong hình  này là đơn vị của bác những năm ở mặt trận Vị xuyên phải không ? Năm nào đấy,trận địa 105 đóng ở đầu làng Pinh ven lộ 2 (Km13) phải không ? Ngày tôi qua đấy thấy lính pháo đội mũ sắt cơ mà ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 09:58:49 pm
Thưa các bác ccb . Có thể nói lúc bác Pb47vp chĩa khẩu AK lên trời ...xiết cò .  Và bác đại diện cho những người lính bảo vệ BGPB ký vào biên bản bàn giao mặt trận Thanh thủy - Vị xuyên cho bộ chi huy QS Hà giang . Là thời khắc đánh dấu sự kết thúc 10 năm gian khổ -  ác liệt của các chiến sỹ 312, 313, 316,356,v.v... Chiến đấu bảo vệ mảnh đất biên cương tổ quốc nơi thượng nguồn sông Lô.
Mùa xuân lại về trên núi rừng Lao chải, Xín chải , Na cáy ,làng Ping, v.v...Cuộc sống lại trở về thanh bình như nó vốn có. Nhưng để có được cái điều giản dị ấy , nhiều chiến sỹ QĐNDVN đã hy sinh , các anh đã nằm lại đâu đó nơi các điểm cao 772, 1100,685,300,400,v.v... Tổ quốc , nhân dân , và đồng đội của các anh luôn nhớ tới những người đã xả thân để Tổ  quốc VN vẹn toàn lãnh thổ.
Chúng ta hãy nán lại , hy vọng những người lính Vị xuyên năm xưa , - vì lý do nào đấy , chưa kịp vào trang QSVN để chia xẻ ký ức cùng đồng đội thân yêu của mình . Chúng ta cùng chờ nhé , các bác Cựu binh Hà giang .
Trong lúc chờ đợi , mời các bác cứ tiếp tục ôn lại kỷ niệm một thời , với mảnh đất Vị xuyên ..
Thân ái..

 


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 11:00:34 pm
        Bác pb47, trong hình  này là đơn vị của bác những năm ở mặt trận Vị xuyên phải không ? Năm nào đấy,trận địa 105 đóng ở đầu làng Pinh ven lộ 2 (Km13) phải không ? Ngày tôi qua đấy thấy lính pháo đội mũ sắt cơ mà ?

Hình như có một anh ngồi ngay trên nóc hầm đội mũ sắt đó chứ!?!

Đúng là lính pháo binh có biên chế mũ sắt, yta262 cũng không biết tại sao lính pháo binh lại có mũ sắt, trong khi lính bộ binh cái đầu ("gáo dừa")  luôn luôn bị đe dọa bị dính đạn hay miểng thì lại chỉ có mũ cối và mũ mềm? Năm 1979, yta262 bị bay mất mũ cối khi hành quân thì được đồng đội pháo thủ tặng cho mũ sắt để đội, khi đi học quân y thì các anh bộ binh biết ngay mình lính pháo binh, bèn bàn luận với mình :"bên ấy thiếu gì mũ sắt, thôi thì đồng đội tặng mũ sắt cho anh em làm gào múc nước nhe!", từ đó mũ sắt của yta262 được xung công để cạnh giếng của C học viên quân y làm gào múc nước, nhiều cha nội còn thấy tiện quá giặt quần áo trong mũ sắt luôn, báo hại cả C học viên quân y ai cũng bị lác đồng tiền cả, tội nhất 8 cô lính Sài Gòn đi học lớp quân y cũng dính hàng của lính lác nhà ta! Sau đó yta262 tặng luôn mũ sắt cho lớp quân y. Thật ra mũ sắt rất bất tiện khi hành quân bộ, bộ đội mà đi bộ mang vác nặng lại còn đội thêm cả ký lô trên đầu nữa thì tội bộ đội quá. Ngoài ra phần lót bên trong mũ ưa hư nên khi đi bộ, mũ sắt nó đập vào đầu cứ chan chát! Pháo binh thường hành quân cơ giới với pháo, ít đi bộ nên cũng đỡ bị mũ sắt nó đập. Ngoài ra đội mũ sắt rất nóng, nó như đội mũ bảo vệ (nồi cơm điện) chạy xe 2 bánh vậy, mồ hôi mồ kê chảy ròng ròng suốt. Tóm lại, nặng, nóng, đau, thế là "vụt" đi  ;D. Mà mấy bác pháo binh e457 có mũ cối đội là sướng rồi, mời các bác xem clip kèm theo đây từ phút 3:30 trở đi, xem anh em pháo e262 ở bên CPC này, đầu trần chân đạp đất là chính!

http://www.youtube.com/watch?v=Glmixc-IIxk


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 11:46:11 pm

         Bác pb47, trong hình  này là đơn vị của bác những năm ở mặt trận Vị xuyên phải không ? Năm nào đấy,trận địa 105 đóng ở đầu làng Pinh ven lộ 2 (Km13) phải không ? Ngày tôi qua đấy thấy lính pháo đội mũ sắt cơ mà ?

Các bác pháo binh e457 hãy nghe đồng đội kể lại trận đánh theo góc nhìn của pháo binh nhà ta vào tháng 7 năm 1984, lúc đó 1 trung đoàn pháo của f313 có 36 khẩu, tổng cộng riêng tuyến Vị Xuyên Thanh Thủy không thôi ta đã đem lên khoảng 100 khẩu pháo để đấu với pháo TQ (100 khẩu là hơi bị nhiều ấy, chỉ có chiến dịch lớn mới cần 100 khẩu)!!! Nghe các bác nói về pháo và phản pháo rất đặc trưng cho pháo binh vùng đồi núi! Bác này có lúc bắn vào Đồi Chè và 1200 để hổ trợ cho đơn vị bác khanhhuyen đây, bác này từng kéo pháo lên tận cao điểm 673, sau đó ác liệt quá mới dời cao điểm 812 của bác pb47vp đây. Mời các bác xem có ý kiến gì không ạ:

http://www.youtube.com/watch?v=Zwa1HV-qwFQ


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 11:48:11 pm
   Bác Vt738 : Em theo dõi và hiểu những gì các bác tâm sự .

   Sau này thế hệ bọn em không còn phải đối mặt với chiến tranh nữa. Lính thời bình mà ! Nhưng những hậu quả đeo dẳng dai dẳng từ cuộc chiến vẫn đeo bám những ngừoi lính thời sau bác ạ ! Các đơn vị công binh của Sư đoàn 316 thay phiên nhau lên các điểm cao ngày trước các bác đã từng tham chiến để gỡ những quả mìn hai bên gài lại. Đồng đội em hy sinh không còn một chút gì gọi là thân hình để mang về nữa. Vừa rồi đi cùng bác Nguyendinhthang lên Vi Xuyen xong về nói chuyện với bạn bè mơi biết thêm thông tin năm ngoái vẫn có người bị hy sinh vì đạp phải mìn khi làm nhiệm vụ.

  


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 27 Tháng Mười Một, 2012, 11:57:07 pm
Ái chà,hôm nay mới mở mắt ra đã có rất...rất nhiều thông tin của các bác đưa lên.Tất cả đều là những kommen mở,thôi em cứ thứ tự giải đáp và kommen cùng các bác nhé.

Trích dẫn
bản đồ tác chiến này tỉ lệ 1/50.000, cho nên mỗi ô là 1 cây số, chốt tiền tiêu của bác vẽ khi trước dài 30 mét, ngang 10 mét phải không ạ, mỗi đường bình độ màu nâu vẽ đậm nét cách nhau 200 mét (bình độ 1000, 1200, 1400 ...), và bình độ màu nâu vẽ nét đơn cách nhau đúng 40 mét (chứ không phải 50 mét) bác khanhhuyen ạ, cho nên yta262 nghĩ có lẽ chốt tiền tiêu của bác phải lùi xuống tí nữa, chỗ đoạn dốc hơn của con đường mòn thể hiện đường màu đen đứt khoản từ 1200 xuống Nam Cát.

-Thứ nhất,theo tôi.Các tên điểm cao là 1100,1050 và 1000,có thể để tiện cho việc gọi và dễ nhớ.các chỉ huy của ta đều làm tròn số,vì lẽ đó các điểm cao này không phản ánh trung thực độ cao chênh lệch thực tế:

-Thứ hai,từ 1100 nhìn lên nơi cao nhất của 1200,bằng mắt thường cảm nhận độ cao chỉ chênh nhau khoảng hơn 10 mét.Giữa 1100 và 1050 chúng chỉ là hai gò nhỏ cách nhau khoảng dưới 30 mét,độ cao chênh nhau tầm cỡ 2 đến 3 mét kể cả phần đắp lên.Từ nơi cao nhất của 1050 đến nơi cao của 1000 chiều dài theo sườn núi khoảng trên dưới sát sao là 100 mét,độ cao khi đứng ở nơi cao nhất của 1050 ta cảm thấy rõ ràng là còn đứng trên chỗ cao nhất của 1000 là khoảng vài thân người.

-Thứ ba,để nhận biết được địa hình qua bản đồ.

a-đòi hỏi bản đồ sử dụng phải có độ chính xác cao,sát với thực tế và phải còn tính thời sự,luôn luôn được cập nhật mới.
b-đòi hỏi người sử dụng bản đồ phải hiểu về sơ đẳng kiến thức đọc bản đồ.
c-đòi hỏi người đọc bản đồ phải thông hiểu địa hình,khi cần xác định lại vị trí qua bản đồ.

Tất cả những điều kiện này,bản thân KH cũng rất thành thạo.Đặc biệt ở mục C,cho dù lính chốt ở khu vực này tất cả đều không được phép đi lại,từ vị trí này sang vị trí khác.Phạm vi của  ai người đó biết,nếu KH không từng qua nhiều vị trí,nhiệm vụ khác nhau.Thì chính như bản thân KH cũng không thể tường tận từng vị trí đến vậy.cho đến nay KH cũng không hiểu mình từng sống sinh hoạt cá nhân và với mọi người ra sao ?.Nhưng cái nhớ nhất lại là từng mô đất,từng đụn đất do pháo hất lên.Hình dáng ban ngày nó ra sao,đêm nhìn nó như thế nào?
và trời mù sương thì nó giống cái gì,đôi khi nó chợt xuất hiện như một bóng người rồi lại vụt mất đi,nếu không thật sự thông thạo những thứ tưởng như chẳng có gì,cũng làm cho dây thần kinh chết đứng trong chốc lát.
Tại sao? KH chấm bản đồ chính xác,bởi theo bản đồ dưới đây:
Ta lấy mốc là khu vực cầu vật cản,ở đây khi phóng to bản đồ: chúng ta thấy,đường đồng mức biểu thị cho độ cao hơi thắt lại "điểm số 1",tạo rõ hình yên ngựa phìng ra nhỏ về phía dưới là 1050 và phình ra hơi to hướng trên 1100.Đặc biệt trên 1100 sườn tây đường bình độ "đồng mức,cách gọi của dân chuyên nghiệp" mở rộng ra và phìng ra ngày càng lớn "điểm số 2" nơi đó chính là nơi cao nhất của 1100 "hình vuông xanh".Điểm số 3,như ta thấy đường đồng mức hơi thắt lại rồi phìng ngang sang sườn tây.Nơi đây là ngã 3 giao thông hào " thực tế chỉ là vết hơi lõm do đất bị pháo bắn tơi trôi vào.Xuống vài mét nó hơi phình ra như trong bản đồ,ngoài thực tế nó như một cái gò không cao chỉ hơi lùm lùm phẳng,ta bám vào đấy bí mật lào hầm trú quân và hào ôm theo gò khoảng trên 10 mét.Điểm số 4,theo KH đấy mới là chỗ cao nhất nơi có hầm hỏa lực với lỗ châu mai chĩa xuống 1100,nối 3 đường đồng mức từ 1100 đến 1200 nó sẽ là một đường tương đối thẳng,phù hợp với địa hình thực tế.Từ điểm A vuông đỏ,là lô cốt bên cạnh sườn đông nhìn từ 1100 lên là một đoạn hào dốc soi gương với 1100,địa hình này hoàn toàn phù hợp với thực tế,nơi mà KH từng từ điểm B vuông xanh bắn xuyên táo ba ông bạn láng giềng tại sát góc phải điểm A vuông đỏ.
Hết giờ rồi,KH phải hành quân với hiện tại trước.
Tựu chung các điểm KH chấm trên bản đồ đều không nhiều thì ít đều ghi đậm kỷ niệm ở mỗi nhiệm vụ,cương vị khác nhau khi tham chiến tại chiến trường này.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 07:33:07 am
Cảm ơn bác Vt738 đã quan tâm đến LL chúng tôi. Tấm ảnh của bác đưa lên chụp vào cuối 84, khi đó có đoàn phóng viên báo quân đội lên đưa tin viết bài về mặt trận. ảnh chụp là trận địa c2 đồi chè, bác đang đọc thư là bác Hùng cp, người Sơn dương, Tuyên quang. Mật danh bác này chúng tôi gọi là : Hùng oóc, vì khi nào uống rượu cũng bị chúng tôi cho ra sản phẩm. Năm 86 đơn vị rút ra để đón nhận danh hiệu anh hùng LLVT ở quang trung. Tết đó e cấm bắn súng trong những ngày tết, bác này( lúc này là dp) vào lúc giao thừa có tí men đang đơ đơ liền quay máy điện thoại lên gặp et thông báo: Báo cáo et, tôi bắn đây! Rồi ra sân làm 1 băng. sau vụ này tuy ko bị kỉ luật, nhưng phải cầm giấy về báo cáo vợ: Hoàn thành nhiệm vụ QĐ. Đúng là thật quá cũng...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 08:01:12 am
Trả lời bác yta262: Đây là mặt trận mà bác, bình thường đông sông lô ta có 2 ePB, tây sông lô cũng có 2ePB xe kéo, ko kể cối các loại của các eBB. Trong chiến dịch MB có thêm dPB Lữ 368 của BCPB tăng cường, như vậy là hơn 100 khẩu. Cái vidio clip này bác lấy của nhà dân chủ rồi, ko lên đưa ra đây. Người nói đó là cp của tôi, tháng 3 này nhận sổ cùng mấy pháo thủ trong đơn vị.Tôi là người trong cuộc sao lại nghe làm gì hả bác.Chắc bác cùng ngành với tôi ? bác có những kinh nghiệm, bài học gì khi sử dụng PB bác cho anh em học tập nhé, cả thắng và thua cũng được để rút kinh nghiệm cho thế hệ sau. chúc bác và GĐ mạnh khẻo, hạnh phúc.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 08:16:46 am
      @ bác yta262,ở BGTN các bác thì không biết thế nào,chứ ở BGPB chúng tôi về trang bị mũ đội cho lính thì đa dạng lắm bác ạ.Thôi thì đủ cả:Mũ cứng ,Mũ mềm,Mũ bông ...V/V.Do là sau giải phóng miền nam ta không còn nhận được viện trợ, nên mũ ta làm ra không bền,cường độ lao động,sẵn sàng chiến đấu cao cộng thêm thời tiết khắc nghiệt nên mũ mãng mau hỏng.
    Trong đơn vị,thôi thì mũ lá (lá cọ),mũ tà pủ của dân tộc có bác nhà ta đội nguyên cả chiếc mũ quân giải phóng của tàu gắn sao quân Việt nam ta.Nhưng không sao,ở chốt suất ngày có đi  ra ngoài đâu.Cứ yên tâm đi,khi nào về phép (Nhất là về phép cưới vợ) a/e sẽ lo cho đủ từ chân lên đến đầu.Mới kính coong,đủ 21 chân kính thì thôi ... ???
   Còn lính tàu,bọn nó lo cho quân cái gáo nhiều đấy.Dù là bộ binh khi xung trận chúng vẫn đội mũ sắt nhá,có lần chúng tôi nhặt về một cái ,bị thủng nên không làm được gì,liền dùng làm bát cho chú cẩu của chốt.Kể cũng hay...
   
     Bác pb47 @:Như vậy ở tuyến sau ,nên xếp trên các bác nghiêm khắc nhỉ (?).Chuyện bác Hùng oóc bắn súng ấy,trên tôi một c trưởng lên họp muộn.D trưởng gọi thông tin,nhưng máy bị đơ .Điên tiết D trưởng vác súng gọi ...đoàng,đoàng.C trưởng nghe biết tính D trưởng nên cũng đáp lại  đoàng ,đoàng ... ??? Thế là hòa


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tung677 trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 08:52:52 am
                                                 (http://i33.photobucket.com/albums/d85/chiangshan/anh10.jpg)
          
          Đây là bóng hồng chiến sỹ TT và là đồng nghiêp của các bác Đức,Xoan Xoan và bác nào là CCB binh chủng Thông tin nữa ...

          Chiếc máy chiến sỹ này mang là máy gì vậy các bác ?
Bác vt738@yahoo.com và các bác ccb thân mến .
Chiếc máy mà nữ chiến sỹ tt2w mang chỉ có thể là máy 71C ,
Vì máy P105 Đ nặng 21kg kể cả nguồn. P105M thì nặng 16kg ker cả nguồn . Máy 71 c chỉ có 8kg cả nguồn.
Về chuyện hai bên bắt sóng liên lạc của nhau là chuyện bình thường . Còn để giải mã lại là chuyện rất khó - vì các bức điện đều có khóa : Lính 2w gọi đó  là Bảng Mã -Dịch. ...BMD do cấp QK hoặc QĐ phê chuẩn.
Bác pb47vp thân mến . Cụm từ : Cua bò Lổm ngổm, cho mưa nặng hạt .
ở E153-f356 lính 2w tụi tôi câu đó sẽ là :
Bọ hung bò lổm ngổm , xin mưa rào .xuống đồi cây khô.
Nội dung bức điện là : Trên đồi cây khô có nhiều xe ô tô của địch. Xin pháo bắn cấp tập.
Bức điện này dùng trong lúc khẩn cấp không thể Mã -Dịch được.
Thân ái.
....Nếu là máy VTĐ 71c thì phần nắp mở máy phải ở phía sau lưng... nắp máy mỏng bằng nhôm nếu tính cả gờ nắp máy dập nổi cũng chỉ dày 2 cm , thằng này sử dụng pin 1,5 v gồm 3 khối pin mỗi khối 3 quả...tổ hợp nghe nói của 71 C trông gọn hơn nhiều nếu pin này yếu rã ra nghe đài vẫn tốt chán...còn máy trong ảnh to vậy chắc sử dụng ác qui khi hành quân chiến đấu máy 71 c có choàng vỏ bằng vải bạt trông rất đẹp và gọn...còn máy này trông to và cồng kềnh lắm chắc là đồ Nga - Xô...còn máy 71 C tôi gắn bó với nó hơn 3 năm...có thể nói nhìn thoáng qua biết ngay...thân ái


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 10:24:23 am
                                                               

(http://hieuminh.files.wordpress.com/2010/10/img_9498_nu_thongtin_k81.jpg)(http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/05/13/a11_chien_si_thong_tin-20110513_1.jpg)

              Đây ạ ! Chiến sỹ binh chủng thông tin-liên lạc của các bác đây,loại này chắc dùng cơ động trong chiến đấu phải không các bác ? Trông nhẹ nhàng lắm !



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Ampin trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 11:06:15 am

         Bác pb47, trong hình  này là đơn vị của bác những năm ở mặt trận Vị xuyên phải không ? Năm nào đấy,trận địa 105 đóng ở đầu làng Pinh ven lộ 2 (Km13) phải không ? Ngày tôi qua đấy thấy lính pháo đội mũ sắt cơ mà ?

Các bác pháo binh e457 hãy nghe đồng đội kể lại trận đánh theo góc nhìn của pháo binh nhà ta vào tháng 7 năm 1984, lúc đó 1 trung đoàn pháo của f313 có 36 khẩu, tổng cộng riêng tuyến Vị Xuyên Thanh Thủy không thôi ta đã đem lên khoảng 100 khẩu pháo để đấu với pháo TQ (100 khẩu là hơi bị nhiều ấy, chỉ có chiến dịch lớn mới cần 100 khẩu)!!! Nghe các bác nói về pháo và phản pháo rất đặc trưng cho pháo binh vùng đồi núi! Bác này có lúc bắn vào Đồi Chè và 1200 để hổ trợ cho đơn vị bác khanhhuyen đây, bác này từng kéo pháo lên tận cao điểm 673, sau đó ác liệt quá mới dời cao điểm 812 của bác pb47vp đây. Mời các bác xem có ý kiến gì không ạ:

http://www.youtube.com/watch?v=Zwa1HV-qwFQ

Đào lão à? Cái trận mà cha con nhà họ Túc bị thiệt hại cả E ấy(E chứ không phải F đâu, lão ếch lắm, chẳng biết đâu là trung đoàn, đâu là sư đoàn cả). Là do họ bị đánh 1 trận, sau 15 phút, thua tuyệt đối bởi 2B bộ binh+ khoảng 1 vạn đạn pháo các loại.

Bên kia, em quên phiên hiệu rồi, láng máng có câu Côn minh, đại quân khu Tế nam gì đó??????

Bên ta, do C5-D5-E 567-F322-QK1 sang Vị xuyên với phiên hiệu là C5-D5-E 982-F313-QD26-QK2. Đánh vào cái điểm cao mà Tàu gọi là 211, ta gọi là A 6b.

Trận này xảy ra vào 5h sáng 31/5/85. Sau khi mất chốt, cha con nhà Túc xung phong đúng kiểu ...Moden1979 bởi lính sơn cước, lính bộ binh, từ mạn chân 400, kiểu đầu voi đuôi chuột, Đảng viên đi trước, sơn cước theo sau,mỗi lần như vậy. Lại no đòn bởi pháo( em chưa rõ là bác nào bắn mà kinh thế)đài quan sát của ta bảo nó chết nhiều kinh khủng ở khe núi đá. Nó cũng không dám đi thu xác.

Bác pb47vp cho em hỏi, khoảng 1987, F312 có lên Vị xuyên lần nữa. Pháo binh của họ đặt ở đâu vậy? Nghe đâu có khẩu sản xuất từ...1930??????????????



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 11:50:48 am
Bác Ampin, nói nhiều vế PB tôi e ko tiện..hì. Hồi đó các f BB đều có biên chế 1 ePB trong đó tùy để được biên chế. có e thì 1d Lựu 122M30, 1d 105mm ( hoặc cối 160mm), 1d 85mm (hoặc 76,2mm).Đại đa số là L105, L122 và 85 là thông dụng nhất bác à. Riêng f tôi có 1d 122Đ 30, 2d 105, 2c cối 160, Loại Lưu 122M30, M38 là thông dụng của các f. F312 năm 84 lên vẫn kiểu sản xuất năm 1930. Các loại này đến năm 94 vẫn chưa có gì mới. Sau năm 85 các đơn vị vào thay phiên ko thay pháo. Nếu đơn vị nào kéo nên đều để ở ngoài.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 12:03:25 pm

         Bác pb47, trong hình  này là đơn vị của bác những năm ở mặt trận Vị xuyên phải không ? Năm nào đấy,trận địa 105 đóng ở đầu làng Pinh ven lộ 2 (Km13) phải không ? Ngày tôi qua đấy thấy lính pháo đội mũ sắt cơ mà ?

Các bác pháo binh e457 hãy nghe đồng đội kể lại trận đánh theo góc nhìn của pháo binh nhà ta vào tháng 7 năm 1984, lúc đó 1 trung đoàn pháo của f313 có 36 khẩu, tổng cộng riêng tuyến Vị Xuyên Thanh Thủy không thôi ta đã đem lên khoảng 100 khẩu pháo để đấu với pháo TQ (100 khẩu là hơi bị nhiều ấy, chỉ có chiến dịch lớn mới cần 100 khẩu)!!! Nghe các bác nói về pháo và phản pháo rất đặc trưng cho pháo binh vùng đồi núi! Bác này có lúc bắn vào Đồi Chè và 1200 để hổ trợ cho đơn vị bác khanhhuyen đây, bác này từng kéo pháo lên tận cao điểm 673, sau đó ác liệt quá mới dời cao điểm 812 của bác pb47vp đây. Mời các bác xem có ý kiến gì không ạ:

http://www.youtube.com/watch?v=Zwa1HV-qwFQ

Đào lão à? Cái trận mà cha con nhà họ Túc bị thiệt hại cả E ấy(E chứ không phải F đâu, lão ếch lắm, chẳng biết đâu là trung đoàn, đâu là sư đoàn cả). Là do họ bị đánh 1 trận, sau 15 phút, thua tuyệt đối bởi 2B bộ binh+ khoảng 1 vạn đạn pháo các loại.

Bên kia, em quên phiên hiệu rồi, láng máng có câu Côn minh, đại quân khu Tế nam gì đó??????

Bên ta, do C5-D5-E 567-F322-QK1 sang Vị xuyên với phiên hiệu là C5-D5-E 982-F313-QD26-QK2. Đánh vào cái điểm cao mà Tàu gọi là 211, ta gọi là A 6b.

Trận này xảy ra vào 5h sáng 31/5/85. Sau khi mất chốt, cha con nhà Túc xung phong đúng kiểu ...Moden1979 bởi lính sơn cước, lính bộ binh, từ mạn chân 400, kiểu đầu voi đuôi chuột, Đảng viên đi trước, sơn cước theo sau,mỗi lần như vậy. Lại no đòn bởi pháo( em chưa rõ là bác nào bắn mà kinh thế)đài quan sát của ta bảo nó chết nhiều kinh khủng ở khe núi đá. Nó cũng không dám đi thu xác.

Bác pb47vp cho em hỏi, khoảng 1987, F312 có lên Vị xuyên lần nữa. Pháo binh của họ đặt ở đâu vậy? Nghe đâu có khẩu sản xuất từ...1930??????????????


cái vụ Túc Nhung Sinh dẫn quân thuộc sư đoàn 199 của quân đoàn 67.ĐQK Tế Nam lên đánh A 6B.Trận đó Đào Lão nói địch chết 120, bị thương không biết bao nhiêu mà kể.như vậy cũng không tới nỗi nào làm tê liệt cả 1 e được
các bác CCB có cảm thấy vô lý không khi mà số lượng quân địch chết trận lại "tròn" như thế?.
Nếu như trận nào địch cũng hành động theo kiểu 1979 thì nghĩa trang Malipo sẽ được mở rông thêm vài chục hecta.Nhưng bác pháo binh ơi.trận đó bắn tới 1 vạn quả đạn pháo àh?bắn trùm lên khu vực A 6.Ạ và 300,400 hay bắn toàn mặt trận Vị Xuyên luôn hả bác?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 12:47:57 pm

Đào lão à? Cái trận mà cha con nhà họ Túc bị thiệt hại cả E ấy(E chứ không phải F đâu, lão ếch lắm, chẳng biết đâu là trung đoàn, đâu là sư đoàn cả). Là do họ bị đánh 1 trận, sau 15 phút, thua tuyệt đối bởi 2B bộ binh+ khoảng 1 vạn đạn pháo các loại.

Bên kia, em quên phiên hiệu rồi, láng máng có câu Côn minh, đại quân khu Tế nam gì đó??????

Bên ta, do C5-D5-E 567-F322-QK1 sang Vị xuyên với phiên hiệu là C5-D5-E 982-F313-QD26-QK2. Đánh vào cái điểm cao mà Tàu gọi là 211, ta gọi là A 6b.

Trận này xảy ra vào 5h sáng 31/5/85. Sau khi mất chốt, cha con nhà Túc xung phong đúng kiểu ...Moden1979 bởi lính sơn cước, lính bộ binh, từ mạn chân 400, kiểu đầu voi đuôi chuột, Đảng viên đi trước, sơn cước theo sau,mỗi lần như vậy. Lại no đòn bởi pháo( em chưa rõ là bác nào bắn mà kinh thế)đài quan sát của ta bảo nó chết nhiều kinh khủng ở khe núi đá. Nó cũng không dám đi thu xác.

Bác pb47vp cho em hỏi, khoảng 1987, F312 có lên Vị xuyên lần nữa. Pháo binh của họ đặt ở đâu vậy? Nghe đâu có khẩu sản xuất từ...1930??????????????


cái vụ Túc Nhung Sinh dẫn quân thuộc sư đoàn 199 của quân đoàn 67.ĐQK Tế Nam lên đánh A 6B.Trận đó Đào Lão nói địch chết 120, bị thương không biết bao nhiêu mà kể.như vậy cũng không tới nỗi nào làm tê liệt cả 1 e được
các bác CCB có cảm thấy vô lý không khi mà số lượng quân địch chết trận lại "tròn" như thế?.
Nếu như trận nào địch cũng hành động theo kiểu 1979 thì nghĩa trang Malipo sẽ được mở rông thêm vài chục hecta.Nhưng bác pháo binh ơi.trận đó bắn tới 1 vạn quả đạn pháo àh?bắn trùm lên khu vực A 6.Ạ và 300,400 hay bắn toàn mặt trận Vị Xuyên luôn hả bác?


@khanhhuyen: Cám ơn bác vẽ lại rất rõ ràng, rất thuyết phục về đội hình năm xưa ở chốt Đồi Chè và 1100 và 1050

@pb47vp: Như avatar cuả yta262, khi xưa yta262 chỉ là thằng lính công binh, sau làm y tá cuả e262, f302, mặt trận 479, CPC.

Mỗi mặt trận mỗi đặc điểm khác nhau, theo tầm nhìn hạn hẹp kiểu cuả mình, yta262 xin dùng kinh nghiệm chiến trường K. để nêu một vài ý kiến tham mưu con như sau (chắc khi đó cũng đã biết & làm rồi):

1. Pháo binh đánh rất kiên cường, chân đồng vai sắt, pháo lớn 85, 105, 122, 130 ly đặt ở Làng Pình không có tác dụng lớn vì bị cao điểm 812 & 673 che khuất góc xạ giới. Sao không kéo lên đỉnh Cốc Nhè, có sẵn đường bộ để kéo pháo lên núi?
2. Đặt pháo ở đỉnh yên ngựa 673 & 812 đều bắn rất tốt, cao hơn Cốc Nhè, có thể thấy rõ đường đạn và tự chỉnh pháo khi cần. Bắn xong kéo pháo đi chỗ khác ngay, hay kéo vào hầm pháo (nhờ công binh giúp làm hầm chống phản pháo).
3. Thông thường, pháo bắn phải có trinh sát pháo bám cùng với bộ binh, bám sát với đơn vị bác khanhhuyen, nằm chung với thông tin để báo về ngay, hoặc ít ra nên có lập đài quan sát gần cao điểm 1200, do đó tránh bắn vào chỗ không người, tránh tốn đạn pháo
4. Nếu đánh ban đêm thì thả pháo sáng để thấy địch còn đó không, thông tin mở vô tuyến 2W tối đa để dò sóng địch xem chúng ra sao, nếu thấy im lặng quá tức là không có ai ở đó hết, khỏi bắn tốn đạn
5. Bộ binh giữ chốt rất tốt, đã làm hao mòn địch mất ăn mất ngủ, do đó đặc công nếu có thể luồn ra sau lưng địch, hay đánh tạt sườn, hay nở hoa lòng địch, vân vân ... Nếu thấy không có địch thì tản ra, không co cụm lượm chiến lợi phẩm, nên rút về ngay, không để chúng dùng pháo toạ độ dập nát đội hình mình, cho thông tin báo về ngưng bắn pháo cối.
6. Không cho lính từ cấp C trở xuống biết trước kế hoạch hành quân ra sao, giờ nào đánh, đánh đâu ... Tung tin đồn giả, rải truyền đơn chuẩn bị đánh lớn ở lộ 2.
7. Trinh sát bộ binh cần phải nắm rõ tình hình địch, nắm rõ động tịnh cuả địch từng giây từng phút
8. Thông tin dùng mã số chứ không dùng tiếng Việt, thí dụ đại đội gọi là 1045, pháo gọi là 1033 (Bà cố TQ cũng đoán không ra  ;D!)
9. Tổ chức mũi vu hồi đánh 485 hay 1250 hay pháo kích và thả xe tăng giả dạng chạy về lộ 2 để địch không phán đoán ra ý đồ chiếm lại 1509, hay mũi đánh úp vô hậu cần Malipô hay trận điạ pháo cuả địch

Yta262 dựa trên hồi ký CCB khi tham gia các chiến dịch lớn như trận Bản Tà Tum cuả f302 & f5 thiếu, trận xoá cao điểm Cao Mê Lai cuả f5 & QĐ4 thiếu năm 1985 bên CPC.

@kc135: Yta262 nhẩm tính giá cả theo thị trường hiện nay: http://www.pmulcahy.com/ammunition/howitzer_rounds.html (http://www.pmulcahy.com/ammunition/howitzer_rounds.html)

1 vạn quả đạn 130ly, mỗi quả pháo 130 ly giá chào hàng khoảng US$800, US$800 x 10,000 = 8 triệu đô la Mỹ, 176 tỉ đồng VN, tính "liều" giá 1 căn hộ chung cư là 1 tỉ thì xây được 1 chung cư 170 căn hộ, vậy mà bắn 1 chung cư đạn pháo vô chỗ không người thì phí quá!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 02:54:06 pm
ý kiến bác y tá 62 rất hay.ta dùng mã số không phải tiếng Việt để trao đổi.bọn Tàu có chặn thu tin cũng phải bó tay thôi.
1 vạn quả pháo bắn vào khu A 6 và 300,400 nghe có vẻ xa rời thực tế quá.vì ngày 31/5-11/6 địch chỉ có 1 e tăng cường đánh A 6B.nếu bắn 1 vạn quả thì đâu có chuyện 1 tay lính hậu cần nào đó bắn Túc Nhung Sinh(chắc gì anh lính hậu cần đó còn sống vì 1 vạn quả pháo của ta bắn)
sau trận A 6b đó các bác có thu được tin tức về tổn thật của Tàu ko các bác?chứ diễn tả"xác chết nằm la liệt" thì khó nắm thông tin lắm


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 03:42:11 pm
 1vạn quả pháo các loại thì nếu tính cả cối 60 trở lên thì hơn đấy. Đây là bài viết về trận đó em lại bê về để các bác xem và phân tích nhé :

Trận tiến công đánh chiếm mỏm A6B dãy 400 (Vị Xuyên) của c5/d5/e567/fBB322/qđ26/qk1, ngày 31/5/85

....
Đêm 28 và 29-5 các trung đội vào các điểm tựa phòng ngự ở A6a, hang Gió, Cây si và A21 đúng kế hoạch, giữ được bí mật, an toàn. Trong 2 ngày 29 và 30-5 bộ đội trực tiếp quan sát địa hình và địch trên hướng tiến công của phân đội mình, cán bộ các bộ phận đã chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ từng chiến sĩ và hiệp đồng trong từng phân đội.

Cũng trong 2 ngày trên, để giữ được các hoạt động bình thường, trung đoàn trưởng cho ĐKZ của tiểu đoàn bộ binh 4 bắn sang 400 phá huỷ của địch 6 công sự ở sườn phía tây và 1 tổ cảnh giới phía đông nam đồi Cây khô.


Sáng 30/5, súng cối địch ở A6b bắn sang A6a, bộ phận chủ yếu bị hy sinh 1 và bị thương 2 đồng chí. Đại đội trưởng phải dồn quân còn 5 tổ xung kích (có 1 tổ dự bị) và bổ sung nhiệm vụ cho các tổ.

24.00 : đại đội trưởng kiểm tra các bộ phận lần cuối cùng và báo cáo tiểu đoàn trưởng.

Các bộ phận có nhiệm vụ phối hợp đã chuẩn bị xong, liên lạc với trung đoàn trưởng thông suốt.


Ngày 31-5 :

03.00 : đại đội 5 vào chiếm lĩnh vị trí chuẩn bị xung phong theo 3 đường quy định cho từng hướng (công binh đã khắc phục mìn từ trước).

Sau 1 giờ 45 phút (04.45) cả 3 hướng đã vào đúng vị trí, triển khai xong đội hình chiến đấu, giữ được bí mật, an toàn, so với kế hoạch bị chậm 30 phút vì trung đội 3 phải vận động xa hơn, địa hình khó khăn hơn, đường mở qua bãi mìn hẹp.

Trung đội 1 : triển khai đội hình ở sườn tây bắc A6a, sau các mỏm đá, cách giá mìn định hướng khoảng 10m. Hai tổ ở phía trước cách địch khoảng 40m, chính diện khoảng 15m, 3 tổ bố trí hàng dọc tiếp theo, kéo dài chừng 50m.

Trung đội 2 : triển khai đội hình ở nam bãi mìn chân điểm cao được 1 tổ cách địch khoảng 20m, tổ còn lại bố trí theo hàng dọc ở phía sau.

Trung đội 3 : triển khai ở sườn phía đông 400 (A22) đầu đội hình cách địch khoảng 70m, cả trung đội nằm theo hàng dọc dưới chân phía đông A22.


04.47 : Trung đoàn trưởng phát lệnh nổ súng tiến công. Súng cối 82mm của trung đoàn bắn vào đồi Cây khô 1 quả đạn sáng.

Theo đúng hiệp đồng và nhiệm vụ quy định, các trận địa súng cối 82mm của các tiểu đoàn, pháo binh trung, sư đoàn và quân khu đồng loạt bắn vào các mục tiêu được phân công (tổng số 54 khẩu cối 82mm, pháo 76,2mm, 105mm và 122mm đã bắn 1.092 viên vào 29 mục tiêu).

Đồng thời hoả lực các điểm tựa của ta cũng nổ súng bắn vào các điểm tựa của địch : ĐKZ ở A21 bắn vào ổ chiến đấu số 8 ở A6b làm chuẩn cho trung đội bộ binh 3; cối 60mm của đại đội bộ binh 2 ở đồi Cây Gạo bắn vào điểm tựa địch ở 400, A6b, Cây Khô, đồi Chuối.

Địch bị bất ngờ không phán đoán được ý định của ta nên không có phản ứng gì.

Trên các hướng tiến công ta dùng B-40, B-41, M-72 bắn vào các mục tiêu được phân công yểm hộ cho bộ binh mở đường qua bãi mìn.

Hướng trung đội bộ binh 1 mìn định hướng, đại đội trưởng ra lệnh dùng 5 ống bộc phá đánh liên tục, cửa mở không đủ chiều dài, chiều rộng nên còn sót mìn lúc xung phong bị thương 1 đồng chí.

Hướng trung đội bộ binh 2, mìn định hướng nổ, khi bộ binh xung phong anh em nhảy truyền trên các mỏm đá nên không có ai thương vong. Có 2 trường hợp thương vong : chiến sĩ Thêm dùng B41 bắn vào ổ số 2 không có chỗ di chuyển, ĐKZ của địch ở 400 liên tục bắn sang bị trúng mảnh đạn nên hy sinh; đồng chí Kha tiểu đội trưởng lên thay thế bắn tiếp được 1 phát cũng bị hy sinh.

Hướng trung đội bộ binh 3 mìn định hướng không nổ, không có bộc phá ống dự bị, trung đội trưởng ra lệnh dùng B41 bắn 5 phát để mở đường. Khi có lệnh xung phong phó trung đội trưởng Khánh lên vướng mìn, đồng chí Khánh và 3 chiến sĩ bị thương (sau đó 3 đồng chí chiến sĩ hy sinh).

Trong thời gian trên (mới nổ súng được 8 phút) liên lạc với trung đội bộ binh 3 bị gián đoạn.

Hướng trung đội bộ binh 1 hai toán địch cảnh giới bên ngoài không còn, tổ 1 đi đầu đánh vào ổ số 4; địch ném lựu đạn ra, anh em tung thủ pháo vào, sau khoảng 5 phút ta chiếm được tầng trên, 3 tên địch bị chết bên ngoài công sự; khi đánh tiếp xuống tầng dưới diệt thêm 3 tên, bắt sống được 1 tên, thu 1 vô tuyến điện 2W, 3 khẩu B41, 1 ống nhòm hồng ngoại (có thể đây là vị trí chỉ huy của tên trung đội trưởng.

Tổ 3 đánh vào ổ số 5, sau khi B41 bắn sập đoạn kè đá, trung đội trưởng chỉ huy đánh lướt qua, dùng B41 chi viện cho 2 chiến sĩ (Tuyến và Quang) theo hào đá dùng thủ pháo đánh chiếm được ổ số 9 ở trên đỉnh. Chiến sĩ Quang chiếm được khẩu đại liên bắn truy theo những tên địch tháo chạy về ổ số 6.

Lúc này lực lượng phía sau chưa lên kịp, địch ở đồi cây Khô bắn cối 60mm sang phía bắc A6b, ổ số 6 và 8 ta chưa chiếm được, 2 toán địch từ hai nơi đó đó phản xung phong đánh lên ổ số 9, đồng chí Tuyến và Quang phải lui về ổ số 5, lực lượng phía sau của trung đội 1 đã vào được ổ số 4 cũng phải dừng lại.

Đại đội trưởng sau khi vào ổ số 4 đã kịp thời lên ổ số 5 tổ chức giữ nơi đã chiếm từ ổ số 5 đến bờ đá bắc ổ số 2.

Sau khi lấy lại được ổ số 9 và khẩu đại liên, địch tổ chức 2 mũi (mỗi mũi khoảng một nửa tiểu đội) 4 lần đánh xuống ổ số 5 đều bị ta dùng lựu đạn đánh lui.

Hướng trung đội bộ binh 2 sau khi diệt toán cảnh giới đánh chiếm ngay được ổ số 3, ta dùng B41, B40 bắn tiếp vào ổ số 1 và 2 chi viện cho bộ binh tiếp cận dùng lựu đạn, thủ pháo đánh vào bên trong, khi sục vào không còn địch, chỉ có một số ba lô, pin khô dùng cho vô tuyến điện ở ổ số 2.

Liên lạc với đại đội trưởng bị gián đoạn, đồng chí Thu phó đại đội trưởng về  chính trị phán đoán trung đội 1 gặp khó khăn đã ra lệnh cho trung đội 2 để lại một bộ phận giữ nơi đã chiếm còn lại phát triển lên bình độ trên nhưng gặp vách đá cao và mìn không lên được phải đi theo đường mòn có sẵn ở phía nam từ ổ số 2 sang ổ số 4.

Hướng trung đội bộ binh 3 xung phong chia thành 2 mũi cùng đánh vào ổ số 8 và 10, chiếm được ổ số 10 trước còn ổ số 8 vì vách đá cao không lên được, đồng thời địch ở bên trong ổ số 8 bắn chặn, cối 60mm ở 400 cũng bắn sang.

Do không phát triển được lên sườn phía bắc, bị mất liên lạc với đại đội trưởng nên phó đại đội trưởng Khiêm ra lệnh cho trung đội 3 phái 1 tổ giữ ổ số 10 còn lại nhanh chóng theo đường mòn sườn tây nam sang qua bên ổ số 4 bên hướng trung đội rồi theo tầng trên đánh vào ổ số 8.

Sau 20 phút chiến đấu cả 3 hướng cơ bản đã đánh chiếm được các mục tiêu quy định, giữ được nơi đã chiếm, đánh bại được 4 lần phản kích của địch. Do địa hình khó khăn, phải tiến chậm, từng người, từng tổ phải lợi dụng vách đá, tảng đá chi viện lẫn nhau chiến đấu và gần như cả đại đội dồn về hướng trung đội 1. Trên đỉnh và khu bắc địch vẫn giữ được, các điểm tựa bên cạnh vẫn bắn chi viện ngăn chặn ta phát triển.

Đại đội trưởng quay lại ổ số 4 báo cáo với tiểu đoàn trưởng và điều lực lượng vào đánh tiếp các ổ chiến đấu ở phía bắc. Cùng lúc đó 1 chiến sĩ xuống báo cáo trong ổ số 6 địch đang gọi điện.

Đại đội trưởng để lại 1 bộ phận giữ nơi đã chiếm, tổ chức lực lượng còn lại (của 3 trung đội) thành 2 mũi phát triển lên phía bắc.

Sau khi cho B41 bắn vào ổ số 6 và 9, một mũi (tổ 4) do phó đại đội trưởng Khiêm chỉ huy đánh ổ số 6, một mũi (tổ 5) đánh ổ số 9 và 8; 5 phút sau ta chiếm được hai ổ số 6 và 9; địch bị chết quanh các hốc đá; bên trong ổ số 6 còn 2 xác chết và nhiều vũng máu, cả 3 máy vô tuyến điện vẫn đang có tiếng nói; những tên sống sót đã theo đường hào tháo chạy về hướng A5. Bọn địch ở ổ số 7 (cối 60mm) bỏ chạy lúc nào không rõ, ta chiếm nốt ổ số 7 (khoảng 05.35).

Sau 48 phút chiến đấu (04.47 – 05.35) trận đánh kết thúc.

Đại đội trưởng căn cứ vào kế hoạch, đã chỉ huy các trung đội chiếm lĩnh vị trí quy định, nhanh chóng chuyển vào phòng ngự đồng thời giải quyết thương binh, tử sĩ đưa về phía sau, tiếp nhận cơm, nước, đạn dược, vật liệu làm công sự.

Sau khi biết chắc bị ta chiếm A6b, lúc 07.00 cùng ngày (sau 1 giờ 25 phút) pháo binh địch bắn trùm lên mục tiêu (A6b) và tổ chức tiến công vào đồi Cô X, đồi Đài quan sát, sau đó là A6b.

Từ 07.30 – 21.00 cùng ngày địch từ A5 và A23 theo 2 hướng 5 lần đánh vào A6b; trên mỗi hướng lực lượng khoảng 1 đại đội bộ binh thay nhau liên tục xung phong.

Từ 1-6 đến 3-6 : địch tiếp tục đánh 7 lần nữa vào A6b.

Tất cả các đợt tấn công của địch (12 lần) trong 4 ngày đều bị đại đội 5 (ngày 31-5 và 1-6) sau đó là đại đội 7 (ngày 2 và 3-6) đánh lui; các lần tấn công quân địch theo những đường, hướng nhất định, ta phát hiện sớm đã dùng hoả lực súng cối 82mm, 60mm, phá của trung, sư đoàn và quân khu bắn ở nhiều cự ly khác nhau vào quân địch từ lúc chúng tập kết hoặc đang cơ động… cùng với các điểm tựa xung quanh chi viện có hiệu quả. Những toán địch nào lọt vào gần trận địa, chiến sĩ ta lợi dụng công sự có sẵn và các hốc đá bắn gần và ném lựu đạn đánh lui xung phong của địch.

Đêm 1 rạng ngày 2-6-1985 đại đội 5 được lệnh bàn giao cho đại đội 7 vào thay và rút ra ngoài củng cố.


Trận tiến công A6B địch bỏ xác tại trận 25 tên (đài quan sát còn phát hiện địch khênh từ hướng đồi Cây Khô ra 28 cáng), bị bắt sống 1 tên.

Ta hy sinh 4, bị thương 15; thu được : 1 đại liên, 2 trung liên, 3 B41, 4 AK, 4 vô tuyến điện 0,2/0,3W, 1 điện thoại, 1 ống nhòm tia hồng ngoại, trên 3.000 lựu đạn, nhiều đạn AK, B41, 1 quyển nhật ký chiến đấu.
 
Tiêu thụ đạn dược (cả tiến công và phòng ngự) : M72 32 viên, B40/41 280 viên, ĐKZ 70 viên, cối 60mm 5000 viên, cối 82mm 5200 viên, đạn pháo 5920 viên, 12,7mm 4000 viên, đại liên 9000 viên, thủ pháo 65 quả, bộc phá ống 8 ống, đạn K56 9000 viên.


Trận phòng ngự ngày 31/5 và 1/6 ta hy sinh 13, bị thương 24. Thiệt hại của địch không rõ.

Phía tàu xác nhận là quân TQ phản kích ở A6B thiệt hại rất nặng, trong 10 ngày (1-11/6) chết hơn 120 lính, dùng cả đặc nhiệm mà vẫn thất bại, cả 1 trung đoàn bị tê liệt.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 04:06:55 pm
Hình ảnh anh lính PB chiến đấu với cái mũ sắt trên đầu ko còn xa lạ với mọi người. Nhờ có chiếc mũ ấy chúng tôi mới tránh bị sát thương do pháo đạn đối phương phản pháo. Bình thường thì lính pháo đỡ hơn BB, được đi lại, tắm, giặt thỏa mái hơn. Nhưng vào cuộc thì cũng như nhau,mỗi lần bắn là bị chúng bắn trả, hoắc đột ngột bắn vào trận địa.Toàn loại pháo cỡ lớn cả, hố đạn sâu, to, ai mới nhìn lần đầu đã sợ. Bao giờ pháo phản chúng cũng bắn một nửa đạn nổ trên ko, 1/2 nổ chậm. Nhằm ko cho ta ra bắn lại chúng, để chống đỡ pháo phản chúng tôi huấn luyện 1 số biết nhiều số khác. Làm nhiều bó tre, trúc, cây gỗ mềm để làm mái che phía trên pháo, nơi nào có điều kiện đơa pháo vào hầm. Mỗi lần khi nghe đạn nổ 1 Đ/c xông lên nạp đạn bắn trả lại, thời gian tất cả các động tác đó phải dưới 10 giây mới có cơ may sống. Cho nên khi Các đơn vị phía sau lên thay PB f313 là chúng biết ngay. Bạn Kc 135 số đạn bắn 1 vạn quả là người ta tính cho cả mặt trận của ta bắn từ loại cối nhỏ như 60mm đến loại pháo lớn 152mm trên tất cả khu vực từ điểm chốt, trận địa pháo, cối của địch trong 1 ngày.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Ampin trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 04:39:39 pm

1 vạn quả pháo bắn vào khu A 6 và 300,400 nghe có vẻ xa rời thực tế quá.vì ngày 31/5-11/6 địch chỉ có 1 e tăng cường đánh A 6B.nếu bắn 1 vạn quả thì đâu có chuyện 1 tay lính hậu cần nào đó bắn Túc Nhung Sinh(chắc gì anh lính hậu cần đó còn sống vì 1 vạn quả pháo của ta bắn)
sau trận A 6b đó các bác có thu được tin tức về tổn thật của Tàu ko các bác?chứ diễn tả"xác chết nằm la liệt" thì khó nắm thông tin lắm


-Cả tấn công và phòng ngự, ta chơi đến cỡ vạn cỡ to bằng...bọng tay trở lên. Lính đài quan sát, hút thuốc lào vã bảo thế. Nếu bắn phát chết luôn, thậm chí bắn phát chết 7-8 chục thằng(bạn Đào lão phét), thì cả ta và nó đều tiệt cả.

-Đài quan sát chỉ bảo là nó chết đầy trong khe đá, lẫn lộn cả cây cối, đất đá. Chứ mù tịt về số lượng. Mới đầu nó chơi kiểu...đè người 1979. Cứ mỗi đợt, khoảng 1C chia làm nhiều mũi(không hò hét Tả khoai như 1979). Chia nhau len lỏi lên 6b. Lập tức ta gọi pháo, chỉ cần a lô 1 phát là kim loại màu rơi trên đầu đối phương rồi. Ngày đầu phải 6-7 lần chúng xung phong, nhanh thoăn thoắt trên mỏm đá. Chết liền, có thằng khôn hơn, cứ lao lên chốt vì pháo(Cả cối tép nhé) cứ nhè sườn núi trở xuống mà nện. Nên mấy lão cựu bảo, bọn tao mà không đánh giáp la cà thì chẳng còn nơi nào ở đất Thanh thủy có thể chơi tay bo kiểu ấy, nhưng những thằng cố tình lao lên thì cũng khuyến mại cho nó 1 băng AK.

Trong suốt cả thời gian phòng ngự, nó chơi buổi tảng sáng, xẩm tối-quần áo màu đen, sáng hẳn thì nó chơi màu cứt ngựa, kiểu Mẽo bên Irak. Tức là nó mặc trang phục theo thời tiết, theo thời gian...rất tinh vi, thậm chí nó tụt dây thừng bằng cổ tay từ 400 xuống. Lính ta không ngủ tẹo nào cả ngày lẫn đêm. Nhưng quả thật không quan sát kỹ và không có đài quan sát và có sự chi viện quá chính xác của pháo binh thì số phận của 211(Tàu gọi) cũng giống 300, 400 thôi. Nó lại xơi tái lại ấy mà??????????

-Cái câu...đếm xác ấy, nghe...thum thủm lắm, quen quen đâu rồi ấy. Kết luận: Đài Tàu nó bảo nó chết từng ấy, đài Trung quốc bảo cha con nhà Túc bắn nhau trong nhà ăn, chứ lính ta thì mù tịt???????Nó biết điều đấy, cứ cho cả F thay nhau xung phong thì có mà toi hết, nơi ấy, giữa 400 và 6b pháo đã căn tọa độ từ lâu rồi??????????

-Chào thân ái và quyết thắng, em đi uống rượu đây??????????????????????


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 28 Tháng Mười Một, 2012, 10:40:12 pm
Thưa các bác , các loại pháo to cỡ lựu 105mm trở lên đến lựu 152mm, cối 160mm ,v.v...đều do xe tải chở đạn vào sát trận địa .
Còn các loại pháo 37mm, pháo 76ly2, cối 120mm ,v.v... Đều do anh em vận tải gùi lên trận địa . Hầu hết các trận địa pháo bắn thẳng đều nằm trên các yên ngựa ( 812, 1100, ...) đường lên dốc cao, vực sâu , nên  cứ giả sử một qủa đạn cối 120mm có trọng lượng ~ 30kg , vậy mỗi chiến sỹ chỉ gùi được 1 trái đạn cối 120 mm từ làng Ping, lên đến 1100 phải mất một đêm . Một trung đoàn có 1 c vận tải khoảng 70 người = 70 trái đạn . Cối 120 / 1đêm.  .vậy  thì 1 vạn qủa đạn các loại bắn trong 1 ngày , kể cũng hơi nhiều đấy các bác nhỉ   ... Tuy nhiên ta có thể coi như các trận địa pháo ở làng Ping nhận nhiệm vụ chủ công - tức là số đạn pháo ở các trận địa trong khu vực làng Ping chiếm 40% trong các trận địa pháo toàn mặt trận , thì cũng có thể xảy ra trường hợp ta bắn gần 1 vạn trái đạn pháo, cối các loại vào A6 , 300 ,400 trong ngày 31-5-1985  Chắc là bọn lính TQ ở các ĐC này thành món " dăm bông TQ " hả các cụ ?.
Nhớ hồi 18-11-1984 . Có ngày pháo ta và cả pháo địch thay nhau rót xuống điểm cao 685, đến nỗi mỏm E2 và mỏm E3 đá to thế mà vụn như vôi .HIC.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 08:33:23 am

1 vạn quả pháo bắn vào khu A 6 và 300,400 nghe có vẻ xa rời thực tế quá.vì ngày 31/5-11/6 địch chỉ có 1 e tăng cường đánh A 6B.nếu bắn 1 vạn quả thì đâu có chuyện 1 tay lính hậu cần nào đó bắn Túc Nhung Sinh(chắc gì anh lính hậu cần đó còn sống vì 1 vạn quả pháo của ta bắn)
sau trận A 6b đó các bác có thu được tin tức về tổn thật của Tàu ko các bác?chứ diễn tả"xác chết nằm la liệt" thì khó nắm thông tin lắm


-Cả tấn công và phòng ngự, ta chơi đến cỡ vạn cỡ to bằng...bọng tay trở lên. Lính đài quan sát, hút thuốc lào vã bảo thế. Nếu bắn phát chết luôn, thậm chí bắn phát chết 7-8 chục thằng(bạn Đào lão phét), thì cả ta và nó đều tiệt cả.

-Đài quan sát chỉ bảo là nó chết đầy trong khe đá, lẫn lộn cả cây cối, đất đá. Chứ mù tịt về số lượng. Mới đầu nó chơi kiểu...đè người 1979. Cứ mỗi đợt, khoảng 1C chia làm nhiều mũi(không hò hét Tả khoai như 1979). Chia nhau len lỏi lên 6b. Lập tức ta gọi pháo, chỉ cần a lô 1 phát là kim loại màu rơi trên đầu đối phương rồi. Ngày đầu phải 6-7 lần chúng xung phong, nhanh thoăn thoắt trên mỏm đá. Chết liền, có thằng khôn hơn, cứ lao lên chốt vì pháo(Cả cối tép nhé) cứ nhè sườn núi trở xuống mà nện. Nên mấy lão cựu bảo, bọn tao mà không đánh giáp la cà thì chẳng còn nơi nào ở đất Thanh thủy có thể chơi tay bo kiểu ấy, nhưng những thằng cố tình lao lên thì cũng khuyến mại cho nó 1 băng AK.

Trong suốt cả thời gian phòng ngự, nó chơi buổi tảng sáng, xẩm tối-quần áo màu đen, sáng hẳn thì nó chơi màu cứt ngựa, kiểu Mẽo bên Irak. Tức là nó mặc trang phục theo thời tiết, theo thời gian...rất tinh vi, thậm chí nó tụt dây thừng bằng cổ tay từ 400 xuống. Lính ta không ngủ tẹo nào cả ngày lẫn đêm. Nhưng quả thật không quan sát kỹ và không có đài quan sát và có sự chi viện quá chính xác của pháo binh thì số phận của 211(Tàu gọi) cũng giống 300, 400 thôi. Nó lại xơi tái lại ấy mà??????????

-Cái câu...đếm xác ấy, nghe...thum thủm lắm, quen quen đâu rồi ấy. Kết luận: Đài Tàu nó bảo nó chết từng ấy, đài Trung quốc bảo cha con nhà Túc bắn nhau trong nhà ăn, chứ lính ta thì mù tịt???????Nó biết điều đấy, cứ cho cả F thay nhau xung phong thì có mà toi hết, nơi ấy, giữa 400 và 6b pháo đã căn tọa độ từ lâu rồi??????????

-Chào thân ái và quyết thắng, em đi uống rượu đây??????????????????????

Hàng màu đỏ của Ampin nói đánh tay bo với TQ thì chưa chắc bên nào thắng bên nào, theo tình hình thì sao năm 1979, quân họ không còn dùng chiến thuật biển người nhưng họ vẫn dùng "thịt đè người", ta có 2 quân đoàn thì TQ đem lên 6 quân đoàn, ta mà kéo hết cả 10 quân đoàn lên thì họ kéo cả 30 quân đoàn và lộ quân, phương diện quân và du kích lên thì làm sao ta tay bo với họ đây? Như bác pháo binh trong video clip nói đó, gần như ta 1 chọi với 3, tục ngữ VN có câu: "Ba chọi một, không chột cũng què", ta mà tay bo 1 chọi 3 thì làm sao chắc thắng được? Mà TQ đông dân lắm của, tiền pháo hậu sung với nó làm sao lại?

Dĩ nhu thắng cương (mềm thắng cứng) các bác ạ, cái lý bao đời nay là vậy. Cuộc chiến với TQ chủ yếu là hỏa lực, đánh súng nhỏ bộ binh hay giáp lá cà rất hiếm, ta mà lấy pháo chọi với pháo, cứng chọi với cứng thì khác nào chơi trò chơi do họ đặt ra. Ta phải bắt họ vào đất mình phải chơi trò chơi của mình, chủ lực không vượt trội phải chơi du kích, bắn tỉa hay chơi đặc công. Dân gian có câu: "Ngũ đẳng huyền đai không bằng dao phay chém lén", cứ đêm đe6m mò vào cắt cổ chúng, yta262 ở pháo biết mà, các đơn vị này thường ỷ y, không thiện chiến bằng bộ binh, ta cứ luồn vào trận địa pháo cắt cổ chúng, cắt vài thằng là khẩU pháo chúng im thôi. Ngoài pháo ra, các bộ phận yếu của chúng như: kho hậu cần, bộ chỉ huy & thông tin, tăng thiết giáp, không quân ... cứ mò vào rình, dùng dao phay chém lén là chúng vãi trong quần ngay! Đánh tay bo với TQ không lại, thì đánh lén, đánh đặc công, tổ nhỏ lẻ, tiết kiệm mà hiệu quả. Đầu tư vào huấn luyện các sư đoàn lữ đoàn đặc công không tốn kém nhiều như đầu tư vào pháo binh hay xe tăng các bác ạ. Năm xưa thời CMCN, chả phải ta đem đặc công qua tận sân bay Utapao đánh F5 F111 của Mỹ sao?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tung677 trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 08:44:24 am
...He...he..thời chiến tranh chống Mỹ đặc công ta có vài lần đánh sân bay U ta pao...để chỉ diệt B-52 thôi...chứ đánh máy bay F-5 hoặc F-111 thì bõ bèn gì....có thể bác nhầm đấy ...thân ái.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 09:24:12 am
Có lúc ta lấy nhu khắc cương, cũng có lúc ta lấy cương khắc cương chứ bác. Nhiều lúc chúng bắn nhiều giờ, nhiều ngày vào các trận địa phòng ngự của BB, trận địa PB nếu chúng ko tấn công bằng BB thì ta mặc kệ chúng. Nhưng chúng cứ thử dùng xung lực mà liều mạng xông lên thì với địa hình A 6, cô ích , đồi đài... bao nhiêu quân đoàn của chúng cho đủ? Có những lúc ta cũng chủ động hỏi thăm chúng, nhất là đầu năm 85 trở về sau, chúng có dám ho he gì đâu. Bác nào từng tham chiến khu vực đó tinh ý là nhận biết được đơn vị nào của chúng quay lại tham chiến lần 2 ngay. Vì nó quen địa hình, cách bắn, cách phòng ngự nó khác, ko như đơn vị mới vào. Hồi dó ta cũng đã sử dụng nhiều lần đặc công vào cuộc chiến, nhưng với nhiều ý đồ khác nhau. Nếu chỉ dùng vào việc luồn sâu vào cắt cổ mấy tên pháo thủ thì cho đến bao giờ cắt cho hết hơn tỉ. Mà các trận địa pháo lớn của chúng cách khu tác chiến 7-9 km, nếu bị lộ ra bằng cách nào? Nếu có thực hiện được chắc cũng chỉ 1 lần mà thôi phải ko các bác.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 10:34:10 am
Có lúc ta lấy nhu khắc cương, cũng có lúc ta lấy cương khắc cương chứ bác. Nhiều lúc chúng bắn nhiều giờ, nhiều ngày vào các trận địa phòng ngự của BB, trận địa PB nếu chúng ko tấn công bằng BB thì ta mặc kệ chúng. Nhưng chúng cứ thử dùng xung lực mà liều mạng xông lên thì với địa hình A 6, cô ích , đồi đài... bao nhiêu quân đoàn của chúng cho đủ? Có những lúc ta cũng chủ động hỏi thăm chúng, nhất là đầu năm 85 trở về sau, chúng có dám ho he gì đâu. Bác nào từng tham chiến khu vực đó tinh ý là nhận biết được đơn vị nào của chúng quay lại tham chiến lần 2 ngay. Vì nó quen địa hình, cách bắn, cách phòng ngự nó khác, ko như đơn vị mới vào. Hồi dó ta cũng đã sử dụng nhiều lần đặc công vào cuộc chiến, nhưng với nhiều ý đồ khác nhau. Nếu chỉ dùng vào việc luồn sâu vào cắt cổ mấy tên pháo thủ thì cho đến bao giờ cắt cho hết hơn tỉ. Mà các trận địa pháo lớn của chúng cách khu tác chiến 7-9 km, nếu bị lộ ra bằng cách nào? Nếu có thực hiện được chắc cũng chỉ 1 lần mà thôi phải ko các bác.
Tôi cũng thấy bác Pb47vp nói có lý .
Với đặc điểm của địa hình ở mắt trận Thanh thủy Vị xuyên : chủ yếu là rừng núi , ở khu vực A6, 300,400 , trên một diện tích nhỏ hẹp vài km 2 . Dẫu rằng quân TQ có nhiều pháo, đông quân - nhưng làm sao chúng có thể nhồi hàng Quân đoàn vào mấy điểm cao bé xíu đó được ?
Còn  pháo binh thì dẫu có mang vài sư đoàn pháo binh lên khu vực đó , thì cũng không biết bố trí ở đâu ? Vì chỉ có rất ít vị trí có thể đặt pháo để khống chế các điểm cao A6,300,400, mà lại không bị " hở sườn "
Còn để khống chế pháo của ta ở làng Ping, Phong quang thì TQ cũng chỉ có một hoặc hai trận địa pháo ở 1250 , và phía đồi không tên sau 1509 mà thôi .
Do đó mặc dù mhiều pháo , lắm quân nhưng thực ra quân TQ cũng không áp đảo được  quân ta , ngược lại nhiều trận ta và địch ăn miếng trả miếng ,quân TQ xông lên càng nhiều thì chỉ tổ làm mục tiêu  cho đạn pháo mà thôi . Phải không các bác ?  .


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 10:57:56 am
Thưa các bác , các loại pháo to cỡ lựu 105mm trở lên đến lựu 152mm, cối 160mm ,v.v...đều do xe tải chở đạn vào sát trận địa .
Còn các loại pháo 37mm, pháo 76ly2, cối 120mm ,v.v... Đều do anh em vận tải gùi lên trận địa . Hầu hết các trận địa pháo bắn thẳng đều nằm trên các yên ngựa ( 812, 1100, ...) đường lên dốc cao, vực sâu , nên  cứ giả sử một qủa đạn cối 120mm có trọng lượng ~ 30kg , vậy mỗi chiến sỹ chỉ gùi được 1 trái đạn cối 120 mm từ làng Ping, lên đến 1100 phải mất một đêm . Một trung đoàn có 1 c vận tải khoảng 70 người = 70 trái đạn . Cối 120 / 1đêm.  .vậy  thì 1 vạn qủa đạn các loại bắn trong 1 ngày , kể cũng hơi nhiều đấy các bác nhỉ   ... Tuy nhiên ta có thể coi như các trận địa pháo ở làng Ping nhận nhiệm vụ chủ công - tức là số đạn pháo ở các trận địa trong khu vực làng Ping chiếm 40% trong các trận địa pháo toàn mặt trận , thì cũng có thể xảy ra trường hợp ta bắn gần 1 vạn trái đạn pháo, cối các loại vào A6 , 300 ,400 trong ngày 31-5-1985  Chắc là bọn lính TQ ở các ĐC này thành món " dăm bông TQ " hả các cụ ?.
Nhớ hồi 18-11-1984 . Có ngày pháo ta và cả pháo địch thay nhau rót xuống điểm cao 685, đến nỗi mỏm E2 và mỏm E3 đá to thế mà vụn như vôi .HIC.

bác nguyenhongduc ơi,trận 18-11-1985.các bác có đem cối 60 và cối 82 lên 685 chiến dấu ko bác?
bác pb47,phải công nhận ngày xưa các bác ccb gian khổ khủng khiếp.đạn 120 ly phải vác lên chốt.rồi phải chịu trận với pháo địch mà các bác vẫn ngoan cường bắn trả bảo vệ biên cương tổ quốc.Vote bác.
lúc đó ta có xài đạn nổ trên không ko bác?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 11:23:40 am
Đạn nổ trên ko xài nhiều rồi chứ bạn kc135, chỉ tội loại này ta có ít ngòi nổ, nên chỉ bắn khi phát hiện chúng đang hành quân,vào trận địa pháo địch hoặc chúng đang mở đường. Loại này ko bắn lúc 2 bên gần nhau được,bạn thử kiểm tra trên mạng xem chúng có sợ đạn này ko? Khu 715,546, Đ2, đồi mâm xôi chúng mếm loại này rồi. Cũng chạy mất dép, dụng cụ,xe ủi...bỏ đầy đường ko thấy quay ra lấy.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 12:02:15 pm
...He...he..thời chiến tranh chống Mỹ đặc công ta có vài lần đánh sân bay U ta pao...để chỉ diệt B-52 thôi...chứ đánh máy bay F-5 hoặc F-111 thì bõ bèn gì....có thể bác nhầm đấy ...thân ái.

Bác Tùng nói đúng quá, đánh B52 mới đáng công chứ. Xa như vậy mà mình còn đánh được cơ mà, mà không phải chỉ đánh 1 sân bay, đánh cả sân bay Udorn và Ubon 3 lần.


Có lúc ta lấy nhu khắc cương, cũng có lúc ta lấy cương khắc cương chứ bác. Nhiều lúc chúng bắn nhiều giờ, nhiều ngày vào các trận địa phòng ngự của BB, trận địa PB nếu chúng ko tấn công bằng BB thì ta mặc kệ chúng. Nhưng chúng cứ thử dùng xung lực mà liều mạng xông lên thì với địa hình A 6, cô ích , đồi đài... bao nhiêu quân đoàn của chúng cho đủ? Có những lúc ta cũng chủ động hỏi thăm chúng, nhất là đầu năm 85 trở về sau, chúng có dám ho he gì đâu. Bác nào từng tham chiến khu vực đó tinh ý là nhận biết được đơn vị nào của chúng quay lại tham chiến lần 2 ngay. Vì nó quen địa hình, cách bắn, cách phòng ngự nó khác, ko như đơn vị mới vào. Hồi dó ta cũng đã sử dụng nhiều lần đặc công vào cuộc chiến, nhưng với nhiều ý đồ khác nhau. Nếu chỉ dùng vào việc luồn sâu vào cắt cổ mấy tên pháo thủ thì cho đến bao giờ cắt cho hết hơn tỉ. Mà các trận địa pháo lớn của chúng cách khu tác chiến 7-9 km, nếu bị lộ ra bằng cách nào? Nếu có thực hiện được chắc cũng chỉ 1 lần mà thôi phải ko các bác.

Đặc công mình từng đánh nhiều trận, quân đội Mỹ, đồng minh và VNCH từng bị, rồi lại bị đánh tiếp, có khi bị đánh nhiều lần đó bác pb47vp ạ, không chỉ một lần thôi đâu. Cái khó là quân TQ rất đông, "mãnh hổ nan địch quần hồ", bọn chúng đông thì mình phải thả trinh sát đặc công vào trước để nắm rõ qui luật hoạt động cuả chúng, sau đó mới nghĩ cách đánh vào ngay chỗ sơ hở nhất, chỗ "ấm" nhất cuả địch.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 12:26:32 pm
...He...he..thời chiến tranh chống Mỹ đặc công ta có vài lần đánh sân bay U ta pao...để chỉ diệt B-52 thôi...chứ đánh máy bay F-5 hoặc F-111 thì bõ bèn gì....có thể bác nhầm đấy ...thân ái.

Bác Tùng nói đúng quá, đánh B52 mới đáng công chứ. Xa như vậy mà mình còn đánh được cơ mà, mà không phải chỉ đánh 1 sân bay, đánh cả sân bay Udorn và Ubon 3 lần.


Có lúc ta lấy nhu khắc cương, cũng có lúc ta lấy cương khắc cương chứ bác. Nhiều lúc chúng bắn nhiều giờ, nhiều ngày vào các trận địa phòng ngự của BB, trận địa PB nếu chúng ko tấn công bằng BB thì ta mặc kệ chúng. Nhưng chúng cứ thử dùng xung lực mà liều mạng xông lên thì với địa hình A 6, cô ích , đồi đài... bao nhiêu quân đoàn của chúng cho đủ? Có những lúc ta cũng chủ động hỏi thăm chúng, nhất là đầu năm 85 trở về sau, chúng có dám ho he gì đâu. Bác nào từng tham chiến khu vực đó tinh ý là nhận biết được đơn vị nào của chúng quay lại tham chiến lần 2 ngay. Vì nó quen địa hình, cách bắn, cách phòng ngự nó khác, ko như đơn vị mới vào. Hồi dó ta cũng đã sử dụng nhiều lần đặc công vào cuộc chiến, nhưng với nhiều ý đồ khác nhau. Nếu chỉ dùng vào việc luồn sâu vào cắt cổ mấy tên pháo thủ thì cho đến bao giờ cắt cho hết hơn tỉ. Mà các trận địa pháo lớn của chúng cách khu tác chiến 7-9 km, nếu bị lộ ra bằng cách nào? Nếu có thực hiện được chắc cũng chỉ 1 lần mà thôi phải ko các bác.

Đặc công mình từng đánh nhiều trận, quân đội Mỹ, đồng minh và VNCH từng bị, rồi lại bị đánh tiếp, có khi bị đánh nhiều lần đó bác pb47vp ạ, không chỉ một lần thôi đâu. Cái khó là chúng rất đông, "mãnh hổ nan địch quần hồ", bọn chúng đông thì mình phải thả trinh sát đặc công vào trước để nắm rõ qui luật hoạt động cuả chúng, sau đó mới nghĩ cách đánh vào ngay chỗ sơ hở nhất, chỗ "ấm" nhất cuả địch.
     
   Trong chiến tranh muốn diêt được nhiều sinh lực địch,ta phải chơi mọi cách.Tôi đồng ý với bác Yta,trong 2 cuộc chiến tranh trước (Chống Pháp và Mỹ ) ta cũng chủ yếu tiến hành  chiến tranh du kích.Miễn sao là diệt được lực lượng đối phương,chẳng hơn là ta cứ đương đầu với bom,với pháo à.Đặc công thì cũng là biến tướng của chiến tranh du kích mà ra,hơn nữa chiến tranh du kích thì mọi tầng lớp nhân dân đều tiến hành được
   Tuy nhiên mọi cách đánh cũng phải tiến hành đồng khắp,nghĩa là gặp địch ta chơi hết các kiểu,phải không các bác ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 01:43:27 pm
Vào tháng 10/86 đơn vi tôi đã 2 lần bắn vào 1200 vào Đ3 cho dặc công ta làm nhiệm vụ, Nhiệm vụ này trên điện trực tiếp cho tôi, ko được thông báo cho cấp dưới biết. vào lúc 3 giờ 10 đến 4 giờ 20 đơn vị nổ súng, vừa bắn gấp, vừa bắn cầm canh vào khu vực qui định. Còn đặc công ta làm gì? đánh vào đâu thì chịu. Kết quả ra sao ko ai được biết. Đơn vị tôi chỉ nhận 1 dòng ngắn ngủi: Đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chi viện. Hết. Thời kháng chiến chống mĩ đặc công ta có nhiều trận đánh nổi tiếng, hiệu quả chiến đấu cao đã đi vào truyền thống,sử sách của dân tộc. Các trận đó mục tiêu là những căn cứ quan trọng, mục tiêu quan trọng dưới nước, trên mặt đất, thành phố,...Sau mỗi trận có thể rút ra nhiều hướng, được nhân dân cưu mang giúp đỡ. Riêng trên vị xuyên là cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, chỉ có duy nhất 1 con đường vào và ra, và chỉ được các LL khác nghi binh, chi viện. Các bác đặc công cũng đã thử lửa trên tuyến này. Lòng dũng cảm, gan dạ của các bác ai cũng phải công nhận. Các chiến dịch, trận đánh lớn các bác đều là người đi trước, nhiều trận đã chiếm được nhưng BB ta ko chốt giữ được.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 03:11:12 pm
Đạn nổ trên ko xài nhiều rồi chứ bạn kc135, chỉ tội loại này ta có ít ngòi nổ, nên chỉ bắn khi phát hiện chúng đang hành quân,vào trận địa pháo địch hoặc chúng đang mở đường. Loại này ko bắn lúc 2 bên gần nhau được,bạn thử kiểm tra trên mạng xem chúng có sợ đạn này ko? Khu 715,546, Đ2, đồi mâm xôi chúng mếm loại này rồi. Cũng chạy mất dép, dụng cụ,xe ủi...bỏ đầy đường ko thấy quay ra lấy.
tiếc quá.dụng cụ bỏ đầy đường mà ta không ra lấy cũng uống,nhưng ra lấy thì ăn đạn của chúng,bọn Tàu thâm thật.ăn không được thì đạp đổ.
théo ý kiến bác pb47.trận A 6 b ta có dùng và nên dùng loại nổ trên không ko bác?
theo kinh nghiệm của bác pháo binh,nếu địch đánh lấn ta theo cách đào công sự lấn dần từng bước(như cách của ta trong trận điện biên phủ) ta nên dùng đạn pháo loại gì để đối phó hiệu quả.Cháu sợ có "ai dó" học cách đánh của ta,sau đó quay lại đánh ta thì mệt lắm.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 05:32:45 pm
 xin chào các bác .Em thấy các bác đang rôm rả bàn về đặc công.rất tiếc,đến giờ này,em cũng hồi hộp mãi,chưa thấy bác tinh nhuệ nào xuất hiện trên diễn đàn.mặc dù thời đó,trên vị xuyên trước các trận lấy lại chốt,không bao giờ thiếu các bác này.biết đâu nói đó.gần đây,em may mắn gặp bác 821 quân khu mình.bác này có thâm niên 6 năm mặc rằn ri.tò mò anh em tâm sự,bác nói thật.đặc công ta đánh mỹ còn dễ,đánh tàu cực khó.nhiều lúc bất lực.bởi vì,nguồn gốc hình như ta được đào tạo từ nó.biết bài nhau lên rất khó.theo bác ấy kể,nhiệm vụ chính của đặc công ngoài mặt trận là mò vào nơi địch phòng ngự để quan sát,mà muốn vào được cái khó nhất là gỡ mìn trong đêm tối,thời gian lại có hạn.cho lên,khi huấn luyện đặc công,thời gian học nhiều nhất là cách tháo gỡ các loại mìn.ngày nào cũng học,cho đến lúc ra quân.bác ấy bảo,nó tỷ mỷ như các nghệ nhân ấy.về nguyên tắc,người đi đầu mà không gỡ được,thì người đi sau giỏi hơn phải lên gỡ.người đi sau hơi đặc biệt một chút,em không tiện nói ở đây.thế mà có một lần,mình bị nó bẫy.nó không gài mìn theo kiểu thông thường,nó đào sâu xuống đất khoảng 50cm.rộng hơn m ,gài mìn song,rải tất cả cành cây nhỏ lên trên,song phủ đất như bình thường.cách này là khó nhất.không biết đâu mà lần.lên bác ấy khẳng định,đặc công đánh tq khó và hạn chế nhiều chứ không dễ như đánh mỹ.

@bác hồng đức,cho em góp ý một tý.có thể vội lên bác chưa biết rõ .đạn cối 120 nặng khoảng 18kg bác ạ.em chào bác!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 09:46:23 pm
Trinh sát nắm địch là khâu quan trọng nhất trong chiến đấu. Có nắm chắc địch thì chỉ huy mới hạ quyết tâm dược và sử trí tốt các tình huống, là tai mắt của chỉ huy.Tại khu vực làng đài ( Hang hòn)Ta bố trí ở đây rất nhiều đài quan sát các cấp:Ts của bộ, Ts của QK, Ts củaf, Tscủa e, Ts PBQk, PB168, PB457. Hàng ngày phải báo về cấp trên theo phân cấp theo 2 phiên: Đầu buổi sáng báo hoạt động của địch về đêm, 5 giờ chiều báo hoạt động ban ngày, khi có hiện tượng khác lạ phải báo cáo ngay.Trước giờ báo cáo cả hang nhộn nhịp hẳn lên, chỉ huy các đài thường hay so sánh tin quan sát được xem có khớp ko còn " chỉnh sửa" cho khớp. Nội dung tin gồm: Hoạt động của xe cơ giới ra vào các khu...,Hoạt động PB địch...,Hoạt động của BB...,và các hoạt động khác quan sát được, sau đó mã dịch và gửi lên trên. Một hôm các đài nhận được 1 bức điện:
" 5 xe ra, 3 xe vô, pháo địch bắn như ngô
 Mấy con ngựa thồ ra 772
 Vài tên lính đi qua cầu thiên bảo
 Dân tình nhốn nháo bỏ chẳng làm nương
 Đỉnh núi mờ xương ko quan sát được.."
Hì.. hì..ý chê nắm địch ko chắc, phải rút kinh nghiệm, kết quả gì mà giống nhau thế?
 


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 10:40:30 pm
xin chào các bác .Em thấy các bác đang rôm rả bàn về đặc công.rất tiếc,đến giờ này,em cũng hồi hộp mãi,chưa thấy bác tinh nhuệ nào xuất hiện trên diễn đàn.mặc dù thời đó,trên vị xuyên trước các trận lấy lại chốt,không bao giờ thiếu các bác này.biết đâu nói đó.gần đây,em may mắn gặp bác 821 quân khu mình.bác này có thâm niên 6 năm mặc rằn ri.tò mò anh em tâm sự,bác nói thật.đặc công ta đánh mỹ còn dễ,đánh tàu cực khó.nhiều lúc bất lực.bởi vì,nguồn gốc hình như ta được đào tạo từ nó.biết bài nhau lên rất khó.theo bác ấy kể,nhiệm vụ chính của đặc công ngoài mặt trận là mò vào nơi địch phòng ngự để quan sát,mà muốn vào được cái khó nhất là gỡ mìn trong đêm tối,thời gian lại có hạn.cho lên,khi huấn luyện đặc công,thời gian học nhiều nhất là cách tháo gỡ các loại mìn.ngày nào cũng học,cho đến lúc ra quân.bác ấy bảo,nó tỷ mỷ như các nghệ nhân ấy.về nguyên tắc,người đi đầu mà không gỡ được,thì người đi sau giỏi hơn phải lên gỡ.người đi sau hơi đặc biệt một chút,em không tiện nói ở đây.thế mà có một lần,mình bị nó bẫy.nó không gài mìn theo kiểu thông thường,nó đào sâu xuống đất khoảng 50cm.rộng hơn m ,gài mìn song,rải tất cả cành cây nhỏ lên trên,song phủ đất như bình thường.cách này là khó nhất.không biết đâu mà lần.lên bác ấy khẳng định,đặc công đánh tq khó và hạn chế nhiều chứ không dễ như đánh mỹ.

@bác hồng đức,cho em góp ý một tý.có thể vội lên bác chưa biết rõ .đạn cối 120 nặng khoảng 18kg bác ạ.em chào bác!
Bác Maianh@ thân mến , tôi nhầm đạn cối 120ly với đạn cối 160ly .Hic.
Còn về thủ đoạn gài mìn của quân TQ , phải nói là bậc thầy , vì mìn ( địa lôi ) là do người Trung hoa phát minh ra mà .
Lúc ta triển khai vây lấn điểm cao 685 vào tháng 11 năm 1984 . Lúc C10 -D6 -E153  tiến lên mỏm E1 nhiều anh em bị thương do TQ gài mìn .
Bọn chúng dùng thủ đoạn khá tinh vi : bậc đá phía trong chúng không gài , mà chôn mìn 652 A rìa phải hoặc trái của con đường mòn lên núi . Ở giữa đường chúng rải mìn lá dưới các phiến đá mỏng , rồi rải cỏ rác lên ngụy trang . Khi bộ đội ta dẵm phải - mìn lá nổ --> theo phản xạ , ta sẽ nhảy ra 2 bên để tránh mảnh , do đó đạp phải mìn 652A , nên thương vong khá nhiều .
Sau này anh em rút kinh nghiệm nên bắt bài , công binh của ta gỡ được nhiều mìn của TQ , thương vong cũng ít xảy ra. Ở E3 của 685 công binh ta bố trí một bãi mìn hỗn hợp gồm mấy trăm qủa , tụi TQ lúc vượt qua E4 , nhưng vì sợ bãi mìn ở E3 nên chúng không dám mò xuống .Hic. Không biết sau này khi ngừng bắn đến nay , công binh đã vô hiệu hóa bãi mìn này chưa ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 29 Tháng Mười Một, 2012, 10:40:49 pm
xóa vì trùng


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 02:11:25 am
Trinh sát nắm địch là khâu quan trọng nhất trong chiến đấu. Có nắm chắc địch thì chỉ huy mới hạ quyết tâm dược và sử trí tốt các tình huống, là tai mắt của chỉ huy.Tại khu vực làng đài ( Hang hòn)Ta bố trí ở đây rất nhiều đài quan sát các cấp:Ts của bộ, Ts của QK, Ts củaf, Tscủa e, Ts PBQk, PB168, PB457. Hàng ngày phải báo về cấp trên theo phân cấp theo 2 phiên: Đầu buổi sáng báo hoạt động của địch về đêm, 5 giờ chiều báo hoạt động ban ngày, khi có hiện tượng khác lạ phải báo cáo ngay.Trước giờ báo cáo cả hang nhộn nhịp hẳn lên, chỉ huy các đài thường hay so sánh tin quan sát được xem có khớp ko còn " chỉnh sửa" cho khớp. Nội dung tin gồm: Hoạt động của xe cơ giới ra vào các khu...,Hoạt động PB địch...,Hoạt động của BB...,và các hoạt động khác quan sát được, sau đó mã dịch và gửi lên trên. Một hôm các đài nhận được 1 bức điện:
" 5 xe ra, 3 xe vô, pháo địch bắn như ngô
 Mấy con ngựa thồ ra 772
 Vài tên lính đi qua cầu thiên bảo
 Dân tình nhốn nháo bỏ chẳng làm nương
 Đỉnh núi mờ xương ko quan sát được.."
Hì.. hì..ý chê nắm địch ko chắc, phải rút kinh nghiệm, kết quả gì mà giống nhau thế?
 

Truyện Kiều có câu:

"Rằng hay thì thật là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào.
Lựa chi những bậc tiêu tao,
Dột lòng mình cũng nao nao lòng người
"

Bài thơ chiến trường thật hài, vâng bác pb47vp, những người trong cuộc mới hiểu. Câu chuyện của bác nghe hơi ... quen, đúng là nao lòng lính. Bên CPC tuy không có bài thơ như trên nhưng thời đó có những bác trinh sát như vậy đó, tai mắt của chiến trường mà cũng qua loa đại khái. Bên CPC, cũng có vài trường hợp như vậy, bao nhiêu sinh mạng anh em giao phó cho mình, vậy mà cứ "Không đi thì bảo rằng đi, Về nhà báo cáo chẳng gì đừng lo", có giết anh em không chứ. Xin lỗi đồng đội trinh sát đọc tới đây đừng giận nhé, lời thật mất lòng là vậy, anh em mình rút tỉa kinh nghiệm với nhau chứ không vì châm nhau, đơn vị nào không có cái hay cái giỏi và cái dở hơi.

@Maianh: Cái khoảng đặc công thì cũng gay cấn đây, ý mình nói chính yếu là đánh mấy anh ở phía sau, ở tuyến 2 cơ, còn mấy anh ở tuyến 1 thì mìn bẫy là cái chắc rồi. Nói đúng ra, thủ thuật đánh đặc công ra sao lính TQ đều biết vì cùng một ruột mà ra, cùng Hoàng Phố, mà đây là Hoàng Phố gốc. Lính Pốt cũng đặc công, cũng du kích chiến ... nhưng dù sao vẫn là phần ngọn, còn cái anh ở gốc, cái anh soạn bài chứ không phải cái anh trả bài, ... thế ... thì ... là ... hãy đợi đấy  :D!!! (bí mật quân sự, thiên cơ bất khả lậu!  :D).



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 10:48:17 am
Thưa các bác , tôi đọc bức điện mà bác pb47vp dẫn ra, mà cười ngả nghiêng ... Lính ta qủa là rất linh hoạt trong các tình huống !
Hồi 12-7. Khi E876 của bác ĐvChâu , bác Vmt đánh 772 . Theo kế hoạch -Tác chiến thì : Pháo bắn vào chiến hào 1 , phá hủy hỏa điểm , công sự của  địch ... Sau đó Pháo chuyển làn bắn lên CH2, phân đội cửa mở sẽ đanh bộc phá - mở cửa CH1, v.v... Cho đến khi bộ binh lên xung phong tiêu diệt địch ... Theo lý thuyết thì qủa là rất bài bản : Pháo bắn - bộc phá + B40, B41 mở cửa mở , bộ binh xung phong tiêu diệt địch - bắt tù binh , thu chiến lợi phẩm .
Nhưng chẳng hiểu sao khi phân đội đánh cửa mở lên , thì lại mở cửa xuống : suối ? Không biết sai ở khâu nào : do trinh sát , hay do kế hoạch tác chiến ?
Một chiến dịch lớn , và quan trọng như vậy , mà công tác trinh sát nắm địch  , rất sơ sài , thiếu trách nhiệm .Thật đáng tiếc - Nếu không D3-E876 đã không thương vong nhiều như vậy.
Kính.




Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 04:37:25 pm
Em chào bác hồng đức.bác lại nhắc lại cái vụ đau lòng"không biết vì người mù,hay sương mù".hôm nói chuyện với bác đặc công,em cũng vỡ ra nhiều điều.theo bác ấy nói,về nguyên tắc trước các trận lấy chốt.không chỉ đặc công mà cả trinh sát E cùng đi trinh sát.tất nhiên là đi riêng.và đi nhiều lần.khi về báo cáo,hai bên phải trùng khớp nhau.sau đó trên mới đề ra phương án tắc chiến.rất cẩn thận.


Em chào bác yta262. em rất hiểu ý bác, như em đã trình bày,biết đâu nói đó.nghe vậy lên em muốn kể ra để anh em mình tham khảo thôi.còn thế...thì...là...mà.anh em cũng tự luận ra hết bác ạ.đặc công ở vị xuyên không phải là tồi.có những trận rất đáng tự hào.song khổ nỗi,các bác ấy đã nằm trong biên chế thầm lặng,cho lên chiến công chỉ được công bố trong diện hẹp.bằng chứng là.khoảng hè 84.đại đội em có nhiệm vụ tham gia lấy chốt.trước đó cũng luyện tập cùng đặc công,đeo giầy đặc chủng của các bác ấy.các bác ấy dạy cách bám núi đá,cách bò ra sao,tiếp cận sát địch thế nào để tránh bị lộ.khi giờ G bắt đầu,chỉ khoảng hơn chục phút,các bác đặc công đã dùng thủ pháo làm chủ trận địa.bàn giao lại cho bb.chỉ tiếc rằng.phản kích của địch quá mạnh,cộng lòng quyết tâm chưa cao.khoảng hơn một tiếng sau địch tái chiếm được chốt.đơn vị hy sinh nhiều,buộc phải rút.



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 06:26:07 pm
Em chào bác hồng đức.bác lại nhắc lại cái vụ đau lòng"không biết vì người mù,hay sương mù".hôm nói chuyện với bác đặc công,em cũng vỡ ra nhiều điều.theo bác ấy nói,về nguyên tắc trước các trận lấy chốt.không chỉ đặc công mà cả trinh sát E cùng đi trinh sát.tất nhiên là đi riêng.và đi nhiều lần.khi về báo cáo,hai bên phải trùng khớp nhau.sau đó trên mới đề ra phương án tắc chiến.rất cẩn thận.


Em chào bác yta262. em rất hiểu ý bác, như em đã trình bày,biết đâu nói đó.nghe vậy lên em muốn kể ra để anh em mình tham khảo thôi.còn thế...thì...là...mà.anh em cũng tự luận ra hết bác ạ.đặc công ở vị xuyên không phải là tồi.có những trận rất đáng tự hào.song khổ nỗi,các bác ấy đã nằm trong biên chế thầm lặng,cho lên chiến công chỉ được công bố trong diện hẹp.bằng chứng là.khoảng hè 84.đại đội em có nhiệm vụ tham gia lấy chốt.trước đó cũng luyện tập cùng đặc công,đeo giầy đặc chủng của các bác ấy.các bác ấy dạy cách bám núi đá,cách bò ra sao,tiếp cận sát địch thế nào để tránh bị lộ.khi giờ G bắt đầu,chỉ khoảng hơn chục phút,các bác đặc công đã dùng thủ pháo làm chủ trận địa.bàn giao lại cho bb.chỉ tiếc rằng.phản kích của địch quá mạnh,cộng lòng quyết tâm chưa cao.khoảng hơn một tiếng sau địch tái chiếm được chốt.đơn vị hy sinh nhiều,buộc phải rút.

Xã hội con người bao giờ cũng tiến bộ, đó là bởi vì có những học trò đã trội hơn thầy, nghĩ ra những cái hơn thầy, chứ cái gì cũng "không thầy đố mày làm nên" thì quanh quẩn chỉ có mấy cái máy hữu tuyến vô tuyến linh tinh thôi, làm gì có điện toán internet điện thoại di động để anh em mình kẻ Bắc người Nam thằng ngoài nước ngồi bàn tán thả ga như bây giờ! Thầy hay anh chỉ vẽ lúc ban đầu, còn sau đó vai trò người em người đi học phải sáng tạo thêm. Cho nên mới có câu: "sinh sau tiền nhân chỉ nên nhận làm em út, không bao giờ cam chịu làm tôi tớ được". Em bản lãnh hơn anh, trò bản lãnh hơn thầy là chuyện thường xảy ra.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 10:35:27 pm
Bác Maianh@ thân mến , nếu so sánh đặc công của ta và sơn cước của TQ thì rất khập khiễng . Tuy nhiên về nhiều mặt , thì đặc công của ta có phần trội hơn bác nhỉ . Trong đợt tấn công 300,400 hồi tháng 11-1984 , đặc công của ta   bằng cách đánh truyền thống : dùng AK và thủ pháo lợi dụng đêm tối , đột kích , đánh bật quân TQ đang cố thủ , nhanh chóng làm chủ 2 điểm cao này . Nhưng bộ binh ta lại không giữ được ...Tiếc thật .
Bác Yta262 thân mến . Trong KCCP các sỹ quan PB của ta phần lớn được đào tạo ở các trường Võ bị của TQ , nhưng sau này trong cuộc KCCM sỹ quan PB của ta được tu nghiệp tại Liên xô và các nước XHCN khá nhiều .
Sau 1975 ta thu được nhiều pháo của VNCH do Mỹ trang bị . Số vũ khí này ta lại dùng để chống quân TQ , ....Do đócó thể nói trong cuộc chiến ở Thanh thủy Vị xuyên 1979-1989  pháo binh của ta độc đáo , đa dạng hơn PB của TQ , vì pháo binh TQ nhiều hơn ta cả về đơn vị và số lượng đạn pháo . Nhưng trong nhiều trận ta với họ ngang ngửa nhau ...Vậy là trò hơn thầy rồi - vì họ dạy ta về PB  mà không thắng nổi ta về PB .
Khi pháo binh VN bắn vào nông trang TQ, đám cháy to, khói mù mịt mấy ngày , họ cự nự ta bắn vào khu dân sinh , này nọ ?
Rồi có trận cao xạ của ta hạ nòng quất cho bộ binh TQ ở 233,300,400, khiến chúng la lối, kêu khóc om sòm , ... Đó chăng phải là PB ta là học trò của TQ mà rất thông minh, linh hoạt -khiến ông thầy già bị đo ván .HIC .Các bác thấy vậy không ?
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 30 Tháng Mười Một, 2012, 10:49:10 pm
Nói riêng về trinh sát trên mặt trận vị xuyên, tai mắt của chỉ huy, bố trí rộng khắp nhiều tầng, nhiều lớp. Nhưng tập trung chủ yếu vào hướng 300,400 và 1100 là chính, hướng 1030 mỏng hơn, Ngoài lực lượng BB canh gác quan sát, còn có biết bao ánh mắt đang theo dõi trên một diện tích hẹp như vậy. Như TS của bộ, TS của d2o QK, TS của c20f, TS của c20 các e, TSPB d22của Qk, TS PB của 168, TS c20 của ẹ 457, TS của các d phòng ngự. Cho nên mọi hoạt động của chúng khó qua khỏi những máy QS, cặp mắt nghiệp vụ của mạng lưới này. Nhưng yếu điểm lớn nhất là lúc đó ta chưa có khí tài QS đêm như bây giờ. chính vì vậy cả ta và địch đều lợi dụng đêm tối để thăm dò lẫn nhau và tổ chức tấn công.Hoặc lợi dụng thời tiết khu vực này hay bị mù trời để tấn công. Trận 12/7 do ta vội vàng chưa nắm chắc thời tiết khu vực này nên ko phối hợp BB,PB hoàn hảo. Nếu chỉ đổi cho thời tiết thì chúng cũng khó khăn như ta, ko biết chính xác ta mở cửa chỗ nào để dùng PB để ngăn chặn, chi viện.mặc dù kế hoạch đánh chiếm lại các khu bị mất rất hoàn chỉnh, mọi LL đã sẵn sàng. Nếu đổ lỗi cho PB cũng ko đúng, chúng tôi có nhiều kiểu bắn, nhiều bài bắn khác nhau: Bắn khi nhìn thấy mục tiêu, bắn khi ko nhìn thấy mục tiêu, bắn ở địa hình rừng núi, bắn biển, bắn ở thành phố, bắn trực tiếp, bắn xe tăng... khoảng gần 30 bài bắn các loại. Có lẽ do người chỉ huy ko quyết đoán mà thôi. Khi có lệnh là chúng tôi sẵn sàng, ko sợ ta thắng ta điều này khó sẩy ra lắm.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 10:52:51 am
Bác Maianh@ thân mến , nếu so sánh đặc công của ta và sơn cước của TQ thì rất khập khiễng . Tuy nhiên về nhiều mặt , thì đặc công của ta có phần trội hơn bác nhỉ . Trong đợt tấn công 300,400 hồi tháng 11-1984 , đặc công của ta   bằng cách đánh truyền thống : dùng AK và thủ pháo lợi dụng đêm tối , đột kích , đánh bật quân TQ đang cố thủ , nhanh chóng làm chủ 2 điểm cao này . Nhưng bộ binh ta lại không giữ được ...Tiếc thật .
Bác Yta262 thân mến . Trong KCCP các sỹ quan PB của ta phần lớn được đào tạo ở các trường Võ bị của TQ , nhưng sau này trong cuộc KCCM sỹ quan PB của ta được tu nghiệp tại Liên xô và các nước XHCN khá nhiều .
Sau 1975 ta thu được nhiều pháo của VNCH do Mỹ trang bị . Số vũ khí này ta lại dùng để chống quân TQ , ....Do đócó thể nói trong cuộc chiến ở Thanh thủy Vị xuyên 1979-1989  pháo binh của ta độc đáo , đa dạng hơn PB của TQ , vì pháo binh TQ nhiều hơn ta cả về đơn vị và số lượng đạn pháo . Nhưng trong nhiều trận ta với họ ngang ngửa nhau ...Vậy là trò hơn thầy rồi - vì họ dạy ta về PB  mà không thắng nổi ta về PB .
Khi pháo binh VN bắn vào nông trang TQ, đám cháy to, khói mù mịt mấy ngày , họ cự nự ta bắn vào khu dân sinh , này nọ ?
Rồi có trận cao xạ của ta hạ nòng quất cho bộ binh TQ ở 233,300,400, khiến chúng la lối, kêu khóc om sòm , ... Đó chăng phải là PB ta là học trò của TQ mà rất thông minh, linh hoạt -khiến ông thầy già bị đo ván .HIC .Các bác thấy vậy không ?
Thân ái.
trận cao xạ ta hạ nòng bắn vào 300.400 ,lúc đó các bác bắn loại 37 ly hay 100 ly vậy bác?
bác phao binh vẫn chưa có cách trị chiến thuật lấn dũi àh? cháu thấy nếu địch đào công sự đánh lấn ta,mà ta không có thuốc trị thì khả năng thiệt hại của ta rất lớn.bác pháo binh chia sẽ kinh nghiệm đối phó chiến thuật này đi bác.Đễ các chiến sĩ pháo binh bây giờ và tương lai có thêm tư liệu


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 11:15:57 am
Nó lấn dũi vào đâu được hở bạn Kc135? khu vực tác chiến chủ yếu là núi đá tai mèo? Trừ khu 1100. Ở địa hình này tìm 1 chỗ trú thân khi bị pháo bắn còn khó, phải lợi dụng các vách đá để xếp bao đất hoặc gỗ để tránh mảnh và đạn nhọn. với địa hình như vâyl chúng có bao nhiêu quân cho đủ, nên cả ta và địch đều dùng PB để canh gác các điểm chốt. Có những trận chúng chiếm được như chốt c5 bên Pha hán tháng 9/85 cũng là các mỏm núi đá, chỉ sau một ngày chúng phải rút vì ko mặn mà lắm với PB của ta. Bên hướng 1100 biết bao họng súng, pháo của ta đang chĩa vào, chúng rút kinh nghiệm chả dại nữa đâu. Bạn cứ xem hình ảnh H3, đồi đài,
A 6, cô ích...Thì rõ, cần gì phải thuốc trị. chỉ cần 1 loạt đạn lửa của BB giữ chốt, hoặc tín hiệu vô tuyến thì chubgs chuẩn bị sẵn xe để đưa nhau về Malipho để rút kinh nghiệm.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 02:26:21 pm
Ngày này của  27 năm trước (1/12/1985-1/12/2012) ngày ta bảo vệ thành công bình độ 1100 dãy 1509 (Mặt trận Vị xuyên),xin trích đăng bài viết của chiangshan trên "Mặt trân biên giới Hà tuyên 1984-1989"
   


Trận phòng ngự bình độ 1100 trên dãy 1509 của c2/d1/e2/fBB3/qđ14/qk1, ngày 2/12/85

....
Từ 28-11-1985 đến 1-12-1985 pháo binh địch bắn phá, đại đội đôn đốc các phân đội tăng cường cảnh giới, ẩn nấp bảo vệ lực lượng, tranh thủ sửa chữa công sự bị pháo địch bắn hỏng (gồm 4 hầm kèo và một số đoạn hào bị sụt lở) và sẵn sàng đánh địch tiến công.

Ngày 2-12-1985 địch tiến công trên cả 3 khu vực : Pha Hán (bên phía đông sông Lô), đông bắc 685 (khu núi đá) và bắc Thanh Đức (khu núi đất). Cụ thể trên hướng 1100 :

03.00 : bộ phận trực chiến ban đêm (50% quân số) ở đồi tiền tiêu và Gò Chè nghe có tiếng động trước tiền duyên dùng cối 60mm và M79 bắn vào những nơi đó, địch không phản ứng gì. Đến 04.00 theo quy định thường lệ, bộ đội ra vị trí chiến đấu 100%.

06.30 : trời vẫn còn sương mù dày đặc, tầm quan sát hạn chế nhưng pháo binh, súng cối địch bắt đầu bắn chuẩn bị trên toàn tuyến phòng ngự của trung đoàn. Riêng phạm vi từ  điểm tựa 1100 xuống đến bình độ 700 trong khoảng 2 giờ địch bắn khoảng 20.000 viên đạn pháo cối trong 2 giờ. Ngay từ những loạt đạn đầu hệ thống thông tin hữu tuyến điện đã không làm việc được; 2 máy vô tuyến điện 2W ở 1100 liên lạc với tiểu đoàn và trung đoàn chập chờn vì bị đứt dây ăng ten. Toàn bộ đường hào, cửa hầm bị sạt lở; tất cả các hố quan sát và hào có nắp, 1 hầm kèo ở Gò Chè, 2 hầm cối 60mm ở 1100 và 1050 bị sập.

Trong lúc pháo binh địch bắn chuẩn bị, khoảng 2 tiểu đoàn bộ binh từ 1509 triển khai tấn công :

Hướng chủ yếu : mũi 1 khoảng 1 tiểu đoàn bộ binh từ 1200 theo sống núi đánh xuống đồi tiền tiêu, mũi 2 khoảng 1 đại đội tăng cường từ phía sườn tây đánh vào Gò Chè.

Hướng vu hồi : mũi 3 khoảng 1 đại đội bộ binh tăng cường theo sườn đông bắc (tây Nậm Ngặt) đánh vào 1050 cắt phía sau 1100.

Hai mũi phối hợp : khoảng 1 đại đội bộ binh từ phía bắc đánh xuống trận địa lấn dũi của đại đội 5 ở Nậm Ngặt; khoảng 1 đại đội từ tây bình độ 1400 đánh xuống điểm tựa của đại đội 3 ở đồi Không tên. Hai mũi tiến công này trong ngày bị hoả lực pháo binh, súng cối và hoả lực bộ binh ta đánh lui.

Từ lúc pháo binh địch bắn chuẩn bị, tuy bị mất liên lạc với các phân đội phòng ngự nhưng trung đoàn phán đoán địch sẽ tiến công nên đã ra lệnh cho các trận địa súng cối của trung đoàn bắn chặn vào trước tiền duyên 1100, Gò Chè, bắc Nậm Ngặt và trận địa địch ở 1200 đến 1300 và 1509, đồng thời báo cáo sư đoàn 356, đề nghị pháo binh sẵn sàng chi viện.

08.30 : cuối giai đoạn pháo bắn chuẩn bị, địch dùng đạn nổ không mảnh bắn vào điểm tựa 1100 từ 7-10 phút (từ 1050 xuống vẫn bắn đạn sát thương) đồng thời bộ binh của hai mũi hướng chủ yếu nhanh chóng tiếp cận trận địa ta, chiến sĩ cảnh giới không phát hiện được, bộ đội vẫn ở trong hầm tránh pháo. Khi đã vào sát chiến hào, cùng một lúc địch xung phong bất ngờ và đột nhập trận địa. Đồi tiền tiêu và 1100 ta hy sinh 2 và bị thương 7 đồng chí. Gò Chè hy sinh 7 đồng chí, chỉ còn 2 đồng chí chiến đấu.

Sau khi đột nhập, địch phát triển đánh vào bên trong. Mũi 1 chia thành 2 bộ phận đánh sang sườn đông và lên đỉnh nơi có bố trí đại liên; mũi 2 cũng thành 2 bộ phận đánh vào sườn tây nơi có hầm chỉ huy của đại đội trưởng và bọc phía nam 1100.

Lúc này pháo cối ta vẫn bắn chặn trước tiền duyên và trên đỉnh 1509. Đồng chí Thủy đại đội trưởng đang ở đồi tiền tiêu thấy địch đã kịp thời báo cáo lần cuối cùng bằng vô tuyến điện 2W về tiểu đoàn đồng thời ra lệnh cho bộ đội ra chiến đấu và vừa chỉ huy vừa trực tiếp đánh địch.

Qua máy vô tuyến điện liên lạc vượt cấp, trung đoàn nắm được tình hình đã ra lệnh tập trung toàn bộ hoả lực súng cối của trung đoàn, tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 5 trung đoàn 153 (sắp vào thay phiên phòng ngự) bắn mãnh liệt bao bọc quanh tiền duyên từ tây Gò Chè đến đông 1050, yêu cầu pháo sư đoàn và quân khu bắn từ bình độ 1200 trở lên đỉnh. Hoả lực của ta từ cối 82mm trở lên bắn chính xác chỉ cách mép hào 100m, cối 60mm bắn sát mép hào nên đã chia cắt được lực lượng địch phía sau, cô lập được bọn địch đã đột nhập trận địa.

Bên trong điểm tựa, chiến sĩ từ trong các hầm vừa bắn vừa ném lựu đạn ra ngoài, chiếm giữ các cửa hầm còn lại để chặn địch. Mũi 1 nhiều tên bị chết, số còn lại không phát triển được; mũi 2, một toán 7-8 tên mang bộc phá, tên đi đầu đã gần tới hầm đại đội trưởng; 1 chiến sĩ trong hầm phát hiện được, dùng lựu đạn ném ra diệt vài tên. Cùng lúc đó đại liên và 12,7mm ở 1050 đã bất ngờ bắn mãnh liệt vào đội hình địch diệt nhiều tên, số còn sống phải chạy trở ra (có 1 tên bị thương nằm sát mép hào phía tây, chiến sĩ ta kéo xuống một lúc sau thì chết).

Cùng trong thời gian này, pháo cối cấp trên vẫn bắn chặn địch, tiểu đoàn và trung đoàn đã điều động lực lượng từ phía sau lên tăng viện : đại đội 1 (thiếu 1 trung đội) và 1 trung đội của đại đội 6 (đã điều lên tăng cường cho tiểu đoàn 1 từ lúc pháo địch bắn chuẩn bị) lên 1050 thực hành phản kích sang 1100. Bộ phận phản kích triển khai thành 3 mũi phối hợp chặt chẽ với lực lượng phòng ngự của đại đội 2 đánh bật quân địch ra khỏi trận địa; lúc tháo chạy chúng phải bỏ lại trước tiền duyên ta hơn 30 xác, bên trong trận địa 7 xác ở quanh và trên nóc hầm đại đội trưởng. Sau khi khôi phục trận địa, đại đội 2 được tăng cường trung đội của đại đội 6 tiếp tục phòng ngự ở 1100, còn đại đội 1 (thiếu 1 trung đội) phòng ngự ở 1050.

Trong lúc đại đội 1 phản kích, trung đoàn đã điều đại đội 6 (thiếu 1 trung đội) tăng cường cho tiểu đoàn 1 bố trí ở trận địa bình độ 900-1000 làm lực lượng cơ động và điều 1 trung đội của đại đội 7 lên bố trí ở trận địa đại đội 6 sẵn sàng tăng cường cho tiểu đoàn 1.

09.00 – 13.40 : địch tổ chức 4 lần xung phong nữa, mỗi lần cách nhau từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút. Trước khi xung phong dùng pháo binh, súng cối bắn chế áp và vẫn chia làm 3 mũi như lần một. Cả 4 lần địch đều bị hoả lực pháo binh, súng cối và bộ binh ta đánh ngay trước trận địa không để vào gần chiến hào, chúng chỉ kịp lấy xác đồng bọn rồi rút ngay dưới sự yểm hộ của pháo binh, súng cối.

15.00 : sau lần xung phong thứ 5 không thành công địch phải rút về 1509 và ngừng bắn pháo.

Ban đêm : địch bắn 43 quả pháo sáng để thu dọn chiến trường. Bên ta đại đội 1 thay phiên phòng ngự cho đại đội 2 về phía sau củng cố.


Địch bị diệt khoảng 170 tên (bỏ lại 7 xác bên trong và 30 xác trước trận địa ta). 2 tiểu đoàn và 1 đại đội của trung đoàn 603 bị thiệt hại nặng.

Ta hy sinh 11 đồng chí, bị thương 21 đồng chí.
Thu được một số vũ khí bộ binh và quân trang có phiên hiệu sư đoàn 201, quân đoàn 67.
Tiêu thụ đạn dược (chủ yếu đạn hoả lực) : đạn pháo các loại 2.350 viên; cối 120mm và 106,7mm : 1.120 quả; cối 82mm : 3.400 quả; cối 60mm : 990 quả; lựu đạn : 1.000 quả.



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 03:51:33 pm
Dành 3 phút mặc niệm các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh vào ngày này 27 năm trước.
Đất nước Việt Nam,Dân tộc Việt Nam có được không khí hòa bình,thịnh vượng như ngày hôm nay là nhờ vào sự hi sinh  của các chiến sĩ.
Biên cương,hải đảo của tổ quốc vẫn còn bị đe dọa bới anh bạn"bốn tốt".Rất mong các cấp lãnh đạo,thế hệ trẻ hiện nay không để những lời đường mật "bốn tốt","16 chữ vàng" ru ngủ.tinh thần cảnh giác cách mạng phải luôn thức tỉnh trong mỗi người việt nam chúng ta


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: trevn trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 06:50:40 pm
Chú Khanhhuyen đã bổ sung về trận này đây ạ !
"Trận phòng ngự bình độ 1100 trên dãy 1509 của c2/d1/e2/fBB3/qđ14/qk1, ngày 2/12/85

....
Từ 28-11-1985 đến 1-12-1985 pháo binh địch bắn phá, đại đội đôn đốc các phân đội tăng cường cảnh giới, ẩn nấp bảo vệ lực lượng, tranh thủ sửa chữa công sự bị pháo địch bắn hỏng (gồm 4 hầm kèo và một số đoạn hào bị sụt lở) và sẵn sàng đánh địch tiến công.

sự đôn đốc của C không thể thực hiện được,các phân đội,tiểu đội thực hiện nhiệm vụ như đã vạch ra từ trước.

Ngày 2-12-1985 địch tiến công trên cả 3 khu vực : Pha Hán (bên phía đông sông Lô), đông bắc 685 (khu núi đá) và bắc Thanh Đức (khu núi đất). Cụ thể trên hướng 1100 :

03.00 : bộ phận trực chiến ban đêm (50% quân số) ở đồi tiền tiêu và Gò Chè nghe có tiếng động trước tiền duyên dùng cối 60mm và M79 bắn vào những nơi đó, địch không phản ứng gì. Đến 04.00 theo quy định thường lệ, bộ đội ra vị trí chiến đấu 100%.

đại đội 2 đã không thực hiện đầy đủ công tác cảnh giới,tăng cường sãn sàng chiến đấu như sự bàn giao,hướng dẫn của C1.Vì vậy mới để địch lọt vào được trận địa


06.30 : trời vẫn còn sương mù dày đặc, tầm quan sát hạn chế nhưng pháo binh, súng cối địch bắt đầu bắn chuẩn bị trên toàn tuyến phòng ngự của trung đoàn. Riêng phạm vi từ  điểm tựa 1100 xuống đến bình độ 700 trong khoảng 2 giờ địch bắn khoảng 20.000 viên đạn pháo cối trong 2 giờ. Ngay từ những loạt đạn đầu hệ thống thông tin hữu tuyến điện đã không làm việc được; 2 máy vô tuyến điện 2W ở 1100 liên lạc với tiểu đoàn và trung đoàn chập chờn vì bị đứt dây ăng ten. Toàn bộ đường hào, cửa hầm bị sạt lở; tất cả các hố quan sát và hào có nắp, 1 hầm kèo ở Gò Chè, 2 hầm cối 60mm ở 1100 và 1050 bị sập.

1- lính đối phương đã trèo lên tới nóc hầm chỉ huy,02 chết tại chỗ,tong tay vẫn còn giữ cần ăng ten của máy 2w.
2- khẩu đội 1 cối 60 ở 1100,do thượng sĩ tiểu đội trưởng vác rút chạy về phía sau.Trong sương mù dày đặc,trung úy Vũ Đức Quyên là một sĩ quan mới ra trường,thuộc quân số của C1 nằm cùng BCH C 2 bắn nhầm,hy sinh tại chỗ.Khẩu đội cối 60 thứ 2 đặt ở 1050 không ảnh hưởng gì.Từ 1050 dến 1000,pháo địch chỉ bắn vào sườn tây hướng Không Tên,nhằm uy hiếp tinh thần chiến đấu của quân ta,tạo điều kiện cho địch ở mũi vu hồi đánh cắt giữa 1000 và 1050.Mũi này nằm hướng đông của 02 điểm cao nói trển,từ thung lũng Nận ngặt đánh lên.Do đó tại 1050 và 1000 không có một viên đạn pháo nào bắn trúng trận địa,ngược lại phố lính xanh tươi tại 900,nơi tiểu đoàn đống sở chỉ huy và quân dự bị,cùng các đơn vị phối thuộc tại đây bị đạn pháo cáy sới,sau vài loạt nát nhừ,lổn nhổn hố pháo.



Trong lúc pháo binh địch bắn chuẩn bị, khoảng 2 tiểu đoàn bộ binh từ 1509 triển khai tấn công :

Hướng chủ yếu : mũi 1 khoảng 1 tiểu đoàn bộ binh từ 1200 theo sống núi đánh xuống đồi tiền tiêu, mũi 2 khoảng 1 đại đội tăng cường từ phía sườn tây đánh vào Gò Chè.

Hướng vu hồi : mũi 3 khoảng 1 đại đội bộ binh tăng cường theo sườn đông bắc (tây Nậm Ngặt) đánh vào 1050 cắt phía sau 1100.

cánh này chỉ nằm phía dưới ném lựu đạn lên,còn xa mới vào hào.Ta ở phía trên ném lựu đạn xuống,lúc đó lính trinh sát của f356 đã bỏ hầm sau khi 01 người hy sinh.Hầm trinh sát nằm giữa 1050 và 1000,chạy ra hướng Nặm Ngặt hơn 100 mét.Nếu địch quân quả cảm,có lẽ sẽ chiếm mất đoạn giữa này.Chúng cứ nằm ở dưới khe núi,cho đến khi có pháo hiệu màu tím bắn lên từ 1250,sau vài phút hay vài giây,chỉ trong khoảng khắc ngắn chúng bỏ chạy đất trôi nghe như có đàn xúc vật hoảng hốt bỏ chạy khi gặp người đi săn.Chiến trận kết thúc chỉ sau 03 trái M79 do mình bắn và chỉ dừng khi có lệnh từ D phải ngừng bắn.

Hai mũi phối hợp : khoảng 1 đại đội bộ binh từ phía bắc đánh xuống trận địa lấn dũi của đại đội 5 ở Nậm Ngặt; khoảng 1 đại đội từ tây bình độ 1400 đánh xuống điểm tựa của đại đội 3 ở đồi Không tên. Hai mũi tiến công này trong ngày bị hoả lực pháo binh, súng cối và hoả lực bộ binh ta đánh lui.

Từ lúc pháo binh địch bắn chuẩn bị, tuy bị mất liên lạc với các phân đội phòng ngự nhưng trung đoàn phán đoán địch sẽ tiến công nên đã ra lệnh cho các trận địa súng cối của trung đoàn bắn chặn vào trước tiền duyên 1100, Gò Chè, bắc Nậm Ngặt và trận địa địch ở 1200 đến 1300 và 1509, đồng thời báo cáo sư đoàn 356, đề nghị pháo binh sẵn sàng chi viện.

08.30 : cuối giai đoạn pháo bắn chuẩn bị, địch dùng đạn nổ không mảnh bắn vào điểm tựa 1100 từ 7-10 phút (từ 1050 xuống vẫn bắn đạn sát thương) đồng thời bộ binh của hai mũi hướng chủ yếu nhanh chóng tiếp cận trận địa ta, chiến sĩ cảnh giới không phát hiện được, bộ đội vẫn ở trong hầm tránh pháo. Khi đã vào sát chiến hào, cùng một lúc địch xung phong bất ngờ và đột nhập trận địa. Đồi tiền tiêu và 1100 ta hy sinh 2 và bị thương 7 đồng chí. Gò Chè hy sinh 7 đồng chí, chỉ còn 2 đồng chí chiến đấu.Sau khi đột nhập, địch phát triển đánh vào bên trong. Mũi 1 chia thành 2 bộ phận đánh sang sườn đông và lên đỉnh nơi có bố trí đại liên; mũi 2 cũng thành 2 bộ phận đánh vào sườn tây nơi có hầm chỉ huy của đại đội trưởng và bọc phía nam 1100.

do không tăng cường quan sát và bổ xung gác sẵn sàng chiến đấu cao,chỉ có mỗi cậu Tuyên người Thái Nguyên là lính trinh sát đi phối thuộc.Là người đã từng nằm phối thuộc với C1 dưới quyền chỉ huy của mình,có kinh nghiệm.Lẽ ra phải là 04 người gác và B trưởng phải đi nắm tình hình từng vị trí,phải bám khu vực khả nghi nhất.Vì chỉ có mình Tuyên nên em đã bị hạ ngục khi tuổi mới 17,6 người còn lại bị lính đối phương ốp bộc phá,chết do sức ép người mềm nhũn,cửa hầm thứ 2 hướng về phía sau do nằm sâu dưới mái và đường vào hầm hình số 4 nên địch không phát hiện bỏ qua vì vậy mới còn 02 người sống sót.Từ đây,địch theo giao thông hào tiến lên chiếm hào chiến đấu có nắp ngay ngã ba hào hướng rẽ xuống hầm đại liên,hầm chỉ huy C.Tên này đã dùng súng RPD có sẵn trong hầm chiến đấu quay lại chĩa vào đường hào vào hầm trú quân số 2 của tiền tiêu,khống chế.01 chiến sĩ của ta chạy ra vị trí chiến đấu bị hắn bắn hạ,"hầm này cả hai cửa hầm đều có địch" từ vị trí của Khẩu đại liên,Hùng Bưởi "tên gọi thời lính" đã kịp bắn hạ tên dùng trung liên khống chế ta,tên bên cửa hầm bên kia vội bắn vào thằng Hùng hưởi,viên đạn cày xuống đất găm lên má trái của Hùng bưởi,Hùng bười kịp phản xạ quét một loạt hạ ngục nó,đó là 01 đại úy mũi trưởng " cấp trên thông báo lại".ngay sau đó Hùng bưởi phát hiện thêm 01 thằng sau lưng và tên này cũng bị hạ ngục,hắn hoảng loạn không còn súng và cứ chạy lom khom cho đến lúc chết.

Lúc này pháo cối ta vẫn bắn chặn trước tiền duyên và trên đỉnh 1509. Đồng chí Thủy đại đội trưởng đang ở đồi tiền tiêu thấy địch đã kịp thời báo cáo lần cuối cùng bằng vô tuyến điện 2W về tiểu đoàn đồng thời ra lệnh cho bộ đội ra chiến đấu và vừa chỉ huy vừa trực tiếp đánh địch.

hoàn toàn sai,ở hầm chỉ huy C,các bác mới lên thay vị trí của C1 còn rụt dè lắm.


Qua máy vô tuyến điện liên lạc vượt cấp, trung đoàn nắm được tình hình đã ra lệnh tập trung toàn bộ hoả lực súng cối của trung đoàn, tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 5 trung đoàn 153 (sắp vào thay phiên phòng ngự) bắn mãnh liệt bao bọc quanh tiền duyên từ tây Gò Chè đến đông 1050, yêu cầu pháo sư đoàn và quân khu bắn từ bình độ 1200 trở lên đỉnh. Hoả lực của ta từ cối 82mm trở lên bắn chính xác chỉ cách mép hào 100m, cối 60mm bắn sát mép hào nên đã chia cắt được lực lượng địch phía sau, cô lập được bọn địch đã đột nhập trận địa.

hoàn toàn không bắn.

Bên trong điểm tựa, chiến sĩ từ trong các hầm vừa bắn vừa ném lựu đạn ra ngoài, chiếm giữ các cửa hầm còn lại để chặn địch. Mũi 1 nhiều tên bị chết, số còn lại không phát triển được; mũi 2, một toán 7-8 tên mang bộc phá, tên đi đầu đã gần tới hầm đại đội trưởng; 1 chiến sĩ trong hầm phát hiện được, dùng lựu đạn ném ra diệt vài tên. Cùng lúc đó đại liên và 12,7mm ở 1050 đã bất ngờ bắn mãnh liệt vào đội hình địch diệt nhiều tên, số còn sống phải chạy trở ra (có 1 tên bị thương nằm sát mép hào phía tây, chiến sĩ ta kéo xuống một lúc sau thì chết).

Đó là trung úy Vũ Đức Quyên

Cùng trong thời gian này, pháo cối cấp trên vẫn bắn chặn địch, tiểu đoàn và trung đoàn đã điều động lực lượng từ phía sau lên tăng viện : đại đội 1 (thiếu 1 trung đội) và 1 trung đội của đại đội 6 (đã điều lên tăng cường cho tiểu đoàn 1 từ lúc pháo địch bắn chuẩn bị) lên 1050 thực hành phản kích sang 1100. Bộ phận phản kích triển khai thành 3 mũi phối hợp chặt chẽ với lực lượng phòng ngự của đại đội 2 đánh bật quân địch ra khỏi trận địa; lúc tháo chạy chúng phải bỏ lại trước tiền duyên ta hơn 30 xác, bên trong trận địa 7 xác ở quanh và trên nóc hầm đại đội trưởng. Sau khi khôi phục trận địa, đại đội 2 được tăng cường trung đội của đại đội 6 tiếp tục phòng ngự ở 1100, còn đại đội 1 (thiếu 1 trung đội) phòng ngự ở 1050.

01 trung đội của C1 của anh Cừ và số quân còn lại hơn 01 trung đội của C2 Cùng nằm ở 900,do anh Hiền ct viên C 2 phụ trách,tôi đảm nhiệm mũi trưởng.Đến eo 1000 và 1050 bị gián đoạn do địch tấn công cắt đường tiếp viện của ta.Nhiệm vụ có thay đổi,trung sĩ Tho phát triển cùng cánh quân lên hướng 1050 và bắt liên lạc với quân ta tại đây.Tôi cùng 01 cánh quân phát triển chiếm lại hầm trinh sát f356 tại sườn 1050.Hoàn toàn không có quân cùa đội 6 từ 1000 trở lên 1100.


Trong lúc đại đội 1 phản kích, trung đoàn đã điều đại đội 6 (thiếu 1 trung đội) tăng cường cho tiểu đoàn 1 bố trí ở trận địa bình độ 900-1000 làm lực lượng cơ động và điều 1 trung đội của đại đội 7 lên bố trí ở trận địa đại đội 6 sẵn sàng tăng cường cho tiểu đoàn 1.

09.00 – 13.40 : địch tổ chức 4 lần xung phong nữa, mỗi lần cách nhau từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút. Trước khi xung phong dùng pháo binh, súng cối bắn chế áp và vẫn chia làm 3 mũi như lần một. Cả 4 lần địch đều bị hoả lực pháo binh, súng cối và bộ binh ta đánh ngay trước trận địa không để vào gần chiến hào, chúng chỉ kịp lấy xác đồng bọn rồi rút ngay dưới sự yểm hộ của pháo binh, súng cối.

15.00 : sau lần xung phong thứ 5 không thành công địch phải rút về 1509 và ngừng bắn pháo.

Ban đêm : địch bắn 43 quả pháo sáng để thu dọn chiến trường. Bên ta đại đội 1 thay phiên phòng ngự cho đại đội 2 về phía sau củng cố.


Địch bị diệt khoảng 170 tên (bỏ lại 7 xác bên trong và 30 xác trước trận địa ta). 2 tiểu đoàn và 1 đại đội của trung đoàn 603 bị thiệt hại nặng.

Ta hy sinh 11 đồng chí, bị thương 21 đồng chí.
Thu được một số vũ khí bộ binh và quân trang có phiên hiệu sư đoàn 201, quân đoàn 67.
Tiêu thụ đạn dược (chủ yếu đạn hoả lực) : đạn pháo các loại 2.350 viên; cối 120mm và 106,7mm : 1.120 quả; cối 82mm : 3.400 quả; cối 60mm : 990 quả; lựu đạn : 1.000 quả.
"
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=17337.90


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 06:57:22 pm
Ngày này của  27 năm trước (1/12/1985-1/12/2012) ngày ta bảo vệ thành công bình độ 1100 dãy 1509 (Mặt trận Vị xuyên),xin trích đăng bài viết của chiangshan trên "Mặt trân biên giới Hà tuyên 1984-1989"
   


Trận phòng ngự bình độ 1100 trên dãy 1509 của c2/d1/e2/fBB3/qđ14/qk1, ngày 2/12/85

....
Từ 28-11-1985 đến 1-12-1985 pháo binh địch bắn phá, đại đội đôn đốc các phân đội tăng cường cảnh giới, ẩn nấp bảo vệ lực lượng, tranh thủ sửa chữa công sự bị pháo địch bắn hỏng (gồm 4 hầm kèo và một số đoạn hào bị sụt lở) và sẵn sàng đánh địch tiến công.

Ngày 2-12-1985 địch tiến công trên cả 3 khu vực : Pha Hán (bên phía đông sông Lô), đông bắc 685 (khu núi đá) và bắc Thanh Đức (khu núi đất). Cụ thể trên hướng 1100 :
...................................................

Chào bác vt738@yahoo.com ,hằng đêm thấy nick của bác vẫn sáng trên trang Hà Giang,dù rất muộn.Em cảm thấy có gì đó rất giống mình và thật gần gũi.Hóa ra những anh lính đã từng vào sống ra chết,đã từng bỏ một phần xương thịt của mình nơi chiến địa,đã vĩnh viễn chia tay đồng đội trong nồng say của thuốc súng.Khó có thể quên,nếu không muốn nói rằng luôn luôn hiển hiện trong cùng muôn vàn khó khăn,thăng hay trầm của cuộc sống.Nơi đó không sinh ra chính mình,nơi đó rất từng nguy hiểm với bản thân,nhưng nó lại gắn kết hơn bất cứ chỗ nào mà bản thân từng đặt chân tới,thật lạ kỳ.
Và khi trở về với cuộc sống đời thường,ta vẫn còn đau đáu ngóng chông đến những người bạn chưa về,đúng không bác ? và lúc tuổi già ập đến,thời gian có nhiều hơn lúc còn trẻ lại làm cho ta thường hay nhớ về đồng đội,nhớ về chiến trường xưa.
Mỗi lần thấy bác vẫn lặn lội trên trang Hà Giang vào lúc nửa đêm,em cứ muốn dành chút thời gian,ôn lại kỷ niệm xưa cùng bác.Khốn nỗi,thời gian vào thời điểm đó ở chỗ em rất bận,đành để bác tha thẩn một mình.
Những commen thường mang tính thời sự,qua vài ngày mới theo thì nó lạc lõng quá.Hay,nói về một sự kiện cũng cần có đầu,có đuôi.Nhập vai cũng cần có sự dẫn dắt,nếu không sẽ để cho người đọc luận theo muôn vàn ý thì mệt lắm.

chiangshan,tổng hợp tin tức từ các nguồn thì nó tương đối hoàn hảo hay cắt bớt những khúc ruột thừa đi.Trận đó,em là người trong cuộc nhưng ở trong nhiệm vụ mũi trưởng tấn công vào 1100.Không riêng em mà toàn bộ trung đội 1 từng nằm ở tiền tiêu 1100,làm nhiệm vụ mũi chính tấn công vào 1100.Đơn giản thôi,bởi anh em đã thông thuộc trận địa,thông thuộc đối phương,thông thuộc qui luật của pháo,cối.
Với cương vị chỉ huy lúc đó,em chỉ có một nhận xét rằng: các cựu chiến binh trung đội 1,đại đội 1,tiểu đoàn 1,trung đoàn 2 "danh An Lão" sư đoàn 3 " danh Sao Vàng" hay còn gọi là 981 " danh Quang Trung" khi tham gia trên chiến trường Vị Xuyên.Họ thật tuyệt vời và rất can đảm,can trường.. họ dũng mãnh vận động dưới làn pháo bắn ngăn chặn dày đặc của quân thù,như không hề biết đến những nguy hiểm,hy sinh đang rình dập.Chỉ biết tiến lên,...vì đồng đội ta đang cần tăng viện để bảo vệ 1100.trong khi nhiều lính ở 900 ngồi trong hầm mà C... phọt ra quần,900 là nơi anh em từ hầm trú quân tạm "vừa xuống được vài ngày",vọt ra dưới làn pháo kích.Ôi những chàng trai quả cảm năm nào,giờ các bạn ở nơi đâu.? ???

Tấm bản đồ dưới đây,phần lớn thời gian ở Thanh Thủy em nằm ở điểm số 2 và số 3 là 80%.Và khi dẫn quân xung phong là từ vị trí sau điểm số 9.

(http://i597.photobucket.com/albums/tt55/dangphuho0509/phantichcudiem1100.jpg)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 08:45:40 pm
(http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_06_25/trinh_sat_quang_tay_1.jpg)(http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_06_25/trinh_sat_quang_tay_5.jpg)
 
 Lính trinh sát quân khu Quảng tây (Trung quốc),diễn tập vượt sông và được mô tả là "Ma quỷ núi rừng"
 

(http://giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_06_25/trinh_sat_quang_tay_3.jpg)

  Theo http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Trinh-sat-quan-khu-Quang-Tay-TQ-dien-tap-hon-ma-rung-nui/184623.gd?i=2 (http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Trinh-sat-quan-khu-Quang-Tay-TQ-dien-tap-hon-ma-rung-nui/184623.gd?i=2)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 09:59:16 pm
bác vt738 Anh em mình cùng f,  cùng chiến hào, cùng biết v93. Những nhân chứng cuộc chiến này của f mình nhiều lắm, sao các bác ấy ko lên diễn đàn để tâm sự cùng các bác trên HG nhỉ?như bác Kh tâm sự HG không là nơi sinh ra, không phải quê hương mình, nhưng anh em mình cứ đau đáu về HG, cứ nghe bài hát HG mến yêu của tôi lòng lại bồi hồi nhớ về HG thế mới lạ. Lại một mùa xuân sắp dến, anh em mình lại thêm 1 năm hoài niệm về HG, trí nhớ lại giảm sút về những ngày gian khổ phải ko bác.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 10:34:29 pm
Thưa các bác cựu binh Hà giang . Trong số hàng vạn chiến sỹ  QĐNDVN tham gia chiến đấu ở mặt trận Vị xuyên từ 1979 -1989 , nhưng số anh em tham gia viết bài trên trang VMH không nhiều . Tuy vậy nhiều bài viết của các bác rất hay , chứa đựng nhiều thông tin bổ ích . Những bài viết của các bác đã giúp các thanh viên khác hiểu được :về cuộc chiến ở Vị xuyên HG nhưng năm 79-89.
Mong rằng các bác sẽ duy trì topic này để mọi thế hệ thanh niên VN hiểu rằng -: Tháng ấy , năm ấy ( 1979 - 1989 )
Tại mảnh đất Vị xuyên HG , những chiến sỹ QĐNDVN đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ mảnh đất biên cương nơi thượng nguồn sông Lô,,, và nhiều người trong các anh đã ngã xuống nơi các điểm cao trên dải biên thùy xa xôi ...
Mong rằng các đồng đội của tôi, dù rằng trong cuộc sống - các bạn phải bươn trải , lo toan .v.v... Nhưng hãy đến với những người lính HG để cùng chúng tôi giữ ngọn lửa nhiệt huyết về một thời đã qua : ...ngày ấy ...họ đã chiến đấu để bảo vệ Vị xuyên HG.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 10:48:09 pm
Thưa các bác cựu binh Hà giang . Trong số hàng vạn chiến sỹ  QĐNDVN tham gia chiến đấu ở mặt trận Vị xuyên từ 1979 -1989 , nhưng số anh em tham gia viết bài trên trang VMH không nhiều . Tuy vậy nhiều bài viết của các bác rất hay , chứa đựng nhiều thông tin bổ ích . Những bài viết của các bác đã giúp các thanh viên khác hiểu được :về cuộc chiến ở Vị xuyên HG nhưng năm 79-89.
Mong rằng các bác sẽ duy trì topic này để mọi thế hệ thanh niên VN hiểu rằng -: Tháng ấy , năm ấy ( 1979 - 1989 )
Tại mảnh đất Vị xuyên HG , những chiến sỹ QĐNDVN đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ mảnh đất biên cương nơi thượng nguồn sông Lô,,, và nhiều người trong các anh đã ngã xuống nơi các điểm cao trên dải biên thùy xa xôi ...
Mong rằng các đồng đội của tôi, dù rằng trong cuộc sống - các bạn phải bươn trải , lo toan .v.v... Nhưng hãy đến với những người lính HG để cùng chúng tôi giữ ngọn lửa nhiệt huyết về một thời đã qua : ...ngày ấy ...họ đã chiến đấu để bảo vệ Vị xuyên HG.
Thân ái.

yểm hộ các bác cựu Hà Giang hết mình,  ;D

Trích dẫn
....Chỉ riêng địa bàn Quân khu 1, trong tháng 4 và tháng 5 năm 1984 lực lượng pháo binh Quân đoàn 14, Quân đoàn 26 và các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng đã bắn hết 19.950 viên đạn pháo, cối các loại, kịp thời chi viện cho 2 sư đoàn bộ binh (337, 347) bảo vệ vững chắc điểm cao 400 ở Cao Lộc; 820, 636 ở Thất Khê.

Trước tình hình đối phương đẩy cuộc chiến tranh bằng pháo lên nấc thang mới, dùng hỏa lực pháo binh chi viện tối đa cho bộ binh đánh chiếm một số điểm cao có đường biên giới chung và những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Bộ Quốc phòng ra lệnh chuyển một số cơ quan của Quân khu 1, Quân khu 2, Đặc khu Quảng Ninh lên trạng thái sắn sàng chiến đấu cao và lực lượng pháo binh tăng cường cho phía trước được tăng lên đáng kê, tham gia thường trực sẵn sàng chiến đấu ở tuyến 1.

Tính đến cuối tháng 5 năm 1984, thời điểm đối phương tạm ngừng lấn chiếm, đi vào củng cố khu đã chiếm, trải qua gần 60 ngày đêm chiến đấu, lực lượng pháo binh ở biên giới phía Bắc đánh trả 1.178 trận, tiêu thụ 51.816 viên đạn các loại gây cho đối phương nhiều tổn thất.

Trên mặt trận Vị Xuyên, tháng 4 năm 1984 có trung đoàn pháo binh 457 thuộc Sư đoàn 313 với 3 tiểu đoàn pháo mặt đất. Đơn ví đầu tiên đánh trả pháo binh đối phương lúc 10 giờ 25 phút ngày 2 tháng 4 năm 1984 là tiểu đoàn 10 trung đoàn 457 pháo 105 ly, và đại đội súng cối 120 ly thuộc trung đoàn 122 bộ binh phòng ngự ở các điểm cao 1509, 772. Nhưng do công sự của ta lúc này chưa tốt, ý thức phòng tránh chưa cao nên bị pháo đối phương bắn cháy gần hết số xe kéo pháo của một tiểu đoàn, 1 khẩu pháo 85 ly và 1 máy vô tuyến điện.

Từ tháng 4 và đến tháng 7 năm 1984, pháo binh ở Vị Xuyên được tăng cường: Trung đoàn 457 (đủ 5 tiểu đoàn), các trung đoàn bộ binh được bổ sung súng cối và ĐKZ đủ theo biên chế, Lữ đoàn 168 (4 tiểu đoàn) và Lữ đoàn 368 (2 tiểu đoàn). Toàn bộ pháo binh ở đây hình thành cụm pháo 1, cụm pháo 2 quân khu và cụm pháo sư đoàn; đến tháng 12 được tăng cường thêm trung đoàn pháo 150 thuộc Sư đoàn 356. Cùng lúc, Lữ đoàn 368 được điều về phía sau làm nhiệm vụ khác. Tổ chức pháo binh lúc này vẫn giữ nguyên 2 cụm pháo chi viện chung, các trung đoàn bộ binh trên từng hướng có cụm hỏa lực chi viện trực tiếp. Cũng trong thời gian này, Bộ đã nghiên cứu đưa vào sử dụng một số bom, đạn mới bắn phá khu vực đối phương vừa chiếm được.

Từ khi đối phương chiếm được mục tiêu, pháo binh Sư đoàn 313 và Lữ đoàn 168 liên tục chi viện cho bộ binh phản kích, giữ rừng địa hình có lợi và độc lập tập kích hỏa lực vào quán đối phương, trong đó có một số trận hiệu quả bắn pháo rất cao.

Năm 1984, pháo binh chi viện cho bộ binh tiến công 2 đợt quy mô cấp trung đoàn.
- Đợt 1, cuối tháng 6 đầu tháng 7, chi viện cho trung đoàn bộ binh 876 thuộc Sư đoàn 356 và trung đoàn 174 thuộc Sư đoàn 316, tiến công chiếm lại các điểm cao 233, 685.

Ngày 12 tháng 7 trận tiến công hiệp đồng bộ binh-pháo binh lần thứ 2 chi viện cho trung đoàn 876, 174 và trung đoàn 14B thuộc Sư đoàn 312 đánh chiếm lại các điểm cao 1030, 300 và 400.

Mặc dù bị phản pháo ác liệt, các phân đội pháo binh vẫn tích cực chủ động chế áp pháo binh đối phương và chi viện cho bộ binh xung phong. Đại đội pháo 85 ly bắn trực tiếp bằn sang điểm cao 772. Mỗi khi nổ súng, phải chịu hỏa lực pháo binh đối phương bắn tập trung mật độ rất cao, nhưng các khẩu đội vẫn kiên cường bám trụ, anh dũng chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ.

Sau 4 tháng chiến đấu đánh trả các đợt pháo kích và tiến công xâm lấn ở biên giới phía Bắc, ngày 9 tháng 8 năm 1984, Bộ Tư lệnh Pháo binh triệu tập hội nghị các chủ nhiệm và cơ quan tham mưu pháo binh các quán khu, quân đoàn phía Bắc, thống nhất nhận thức, đánh giá mạnh, yếu của đối phương, nghiên cứu tài liệu “Sử dụng pháo binh đánh bại âm mưu lấn chiếm mới của đối phương", tổ chức hiệp đồng khi sử dụng các trung đoàn, lữ đoàn pháo binh dự bị trong kế hoạch "ĐT-2" trên từng hướng và bổ sung các biện pháp thực hiện chỉ thị 40/QP trong hoạt động chiến đấu mùa khô tới.

Rút kinh nghiệm đợt 1, đợt 2 các đơn vị chiến đấu ở Vị Xuyên chuyển phương pháp tiến công thông thường sang vây lấn. Nhiệm vụ hỏa lực của pháo binh được Bộ Tư lệnh Binh chủng chỉ đạo cụ thể: "Khi bộ binh còn giữ bí mật, ban ngày pháo binh bắn phá hoại, ban đêm dùng súng cối 82 ly, ca nông 57 ly khống chế, gây căng thẳng, hạn chế đối phương củng cố công sự. Tập trung kiềm chế các trận địa pháo nguy hại bắn vào trận dịa hỏa lực của ta. Tích cực chế áp, tiêu diệt sinh lực vận động từ phía sau ra. Khi bộ binh nổi chốt, tập trung vào nhiệm vụ đánh pháo binh và quân đối phương phản kích. Hết sức tiết kiệm đạn dành cho nhiệm vụ then chốt. Sử dụng hỏa lực gắn liền với hành động của bộ binh"...



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 01 Tháng Mười Hai, 2012, 10:49:40 pm
tiếp.... ;D

Trích dẫn
...Ngày 18 tháng 11 năm 1984, pháo của ta bắt đầu bắn phá hoại tập trung vào các mục tiêu tiến công 685, 300 và 400. Sau 5 ngày đêm đấu pháo, trung đoàn bộ binh 14 thuộc Sư đoàn 313 và trung đoàn bộ binh 153 thuộc Sư đoàn 356 thực hành vây lấn. Đối phương phản kích, giành giật với ta từng công sự, mỏm đá. Trong vòng một tháng pháo bính chi viện cho bộ binh đẩy lùi 21 lần phản kích của đối phương. Tuy chưa dứt điểm, nhưng đây là đợt chiến đấu có hiệu suất cao. Tiểu đoàn 10 và 11 trung đoàn pháo binh 457, tiếu đoàn 13 pháo chống tăng của Sư đoàn 313, đại đội súng cối 160 ly của Sư đoàn 356, Lữ đoàn 168 trực thuộc Quân khu 2 đóng góp nhiều thành tích vào chiến công chung là bảo vệ được các vị trí được phân công.

 
Đầu năm 1985, đối phương triển khai phương thức luân phiên chiến đấu; đồng thời tăng cường hỏa lực pháo binh lên đến đỉnh cao nhằm đạt được mục tiêu lấn chiếm. Từ đấu năm đến hết năm 1985, đối phương đã sử dụng tới 850 nghìn viên đạn pháo, cối... các loại. Thời gian có đợt tiến công lấn chiếm kéo dài 33 ngày. Tại mặt trận Vị Xuyên có trận "đấu pháo” kéo dài hàng giờ. Đạn pháo rền vang như sấm, rung chuyển cả núi rừng.


Năm 1986, ta tiếp tục củng cố thế trận phòng ngự ở điểm nóng Vị Xuyên; tăng cường pháo cho tuyến pháo bắn thẳng, xây dựng thêm nhiều công sự kiên cố bằng bê tông cốt thép. Tuyến pháo bắn thẳng cùng với hệ thống các đại đội pháo binh cơ giới của các huyện biên giới tỉnh Hà Tuyên hình thành thế trận pháo binh tại chỗ. Do có cách đánh thích hợp, thế trận phòng thủ vững chắc, tạo điều kiện cho các đơn vị luân phiên thay nhau vừa chiến đấu, vừa củng cố xây dựng lực lượng; tạo được khả năng chiến đấu lâu dài; đơn vị nào vào trực tiếp chiến đấu cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đầu năm 1987, đối phương tiến hành một đợt đánh lớn vào 4 khu vực, 13 mục tiêu của ta sát tuyến biên giới. Pháo binh ta đánh trả kịp thời, sử dụng 37.000 viên đạn pháo, cối các loại, chi viện cho bộ binh bảo vệ vững chắc trận địa phòng ngự. Từ đó xung đột quân sự trên tuyến biên giới phía Bắc dần dần lắng xuống.
Chiến sự diễn ra ở biên giới phía Bắc (từ 1980 đến 1989), tuy hai bên đều giới hạn về không gian và lực lượng trực tiếp chiến đấu, sử dụng chủ yếu là bộ binh và pháo binh, xảy ra trên đường biên giới chung nhưng là kiểu chiến tranh dai dằng nhất, căng thẳng và ác liệt tập trung cao nhất ở Vị Xuyên, Hà Tuyên, tiêu tốn lượng vật chất kỹ thuật rất lớn.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 02 Tháng Mười Hai, 2012, 04:41:12 pm
  Cảm ơn quangcan đã chuyển thông tin bài viết hỗ trợ anh em "mặt trận Hà giang"
 
   Thưa bác khanhhuyen,hongduc , pb47 và các bác CCB đã từng chiến đấu trên mặt trận Vị xuyên.Những năm 80 của thế kỷ trước ,thế hệ chúng ta từng ôm súng chiến đấu vì toàn vẹn lãnh thổ,bảo vệ tổ quốc.Nay họa xâm lăng của các thế lực cũng chưa phải đã hết,vì vậy ôn lại lịch sử giữ nước ,như lời nhắc nhở con cháu ta và các thế hệ kế tiếp là vô cùng cần thiết
 
   Việt nam đất nước từng trải qua bao cuộc chiến tranh,dọc cả chiều dài đất nước từ Đồng văn đến mũi Cà mau,đâu đâu cũng thấy nghĩa trang liệt sỹ.Điều đó nói lên rằng để có được ngày hôm nay yên bình ,người Việt nam đã phải đổ biết bao xương máu...
 
   Trong một trận chiến,con người mang xương thịt mình để đấu chọi với bom rơi đạn nổ.Khoảng khắc ấy quyết định sự sống còn,thực tế có 2 con đường :Môt, bạn có thể thoái lui,chuồn về hậu phương để tránh chết chóc,một khác là, bạn vì lòng tự trọng của một con người,bản chất dũng cảm dám xả thân của người lính mà không thể quay đầu.Điều này được đa số mọi người nằm trên chiến tuyến lựa chọn
  Là người lính hẳn các bác từng chứng kiến:Cả trăm người ra đi buổi sáng ,chiều  chỉ còn vài người trong số họ trở về,người về cũng không phải yên lành hết cả.
 
   Nhưng nay nếu đất nước giặc giã ,khi tổ quốc cần chắc chúng ta chẳng ai từ chối.Cũng lại vì:Lòng tự trọng,và bản chất của một người lính,đã có sẵn trong mỗi bác...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 02 Tháng Mười Hai, 2012, 06:38:28 pm
Bác vt có bao giờ bác sang Pha hán chưa, Tôi vừa sang bác lập LX hậu cần e bác về, Tôi có hỏi trươnge ban LL e 122 xem biê bác ko. chú  Long bảo ko biết, Số diện thoại đây bác: Nguyễn văn Long 0979785079.  Trần văn thành 0913368015


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 02 Tháng Mười Hai, 2012, 06:42:43 pm
 
 
   Việt nam đất nước từng trải qua bao cuộc chiến tranh,dọc cả chiều dài đất nước từ Đồng văn đến mũi Cà mau,đâu đâu cũng thấy nghĩa trang liệt sỹ.Điều đó nói lên rằng để có được ngày hôm nay yên bình ,người Việt nam đã phải đổ biết bao xương máu...
 
   Trong một trận chiến,con người mang xương thịt mình để đấu chọi với bom rơi đạn nổ.Khoảng khắc ấy quyết định sự sống còn,thực tế có 2 con đường :Môt, bạn có thể thoái lui,chuồn về hậu phương để tránh chết chóc,một khác là, bạn vì lòng tự trọng của một con người,bản chất dũng cảm dám xả thân của người lính mà không thể quay đầu.Điều này được đa số mọi người nằm trên chiến tuyến lựa chọn
 

                             Chào bác vt738 .Bác viết rất hay, hào sảng,mạnh mẽ ,nó như môt khúc tráng ca ,đầy ý chí chiến đấu của thế chúng ta ,đã sống chiến đấu bảo vệ tổ quốc .Đời lính chúng ta không phải buồn ,phải ân hận .Giờ đây nhiệm vụ đó giao cho thế hệ trẻ ,điều cần thiết vẫn phải tuyên truyền giáo dục ,để các bạn hiểu rõ ,phải sống chiến đấu ,bảo vệ tổ quốc ,quê hương .Trong đó có gia đình cũng như bản thân chính mình.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 03 Tháng Mười Hai, 2012, 12:04:33 pm
thưa các bác ccb.trận điểm cao 1100 ngày 2 tháng 12 năm 1985.khi quân địch rút chạy khỏi trận địa ta,tại sao pháo binh hoặc cối các cở của ta không bắn theo?để chúng chạy thoát,như vậy chiến thắng không được trọn vẹn.
địch để lại 30 xác trước trận địa ta,vậy trước đó lúc rút đi chúng có kéo theo xác đồng bọn về 1200hay không hay để 30 cái xác đó chờ trời tối mới thu dọn? còn 7 xác trong trận địa ta các bác ccb xữ lý thế nào vậ?
cháu xem các cuộc chiến từ chống Hán-chống Pot,TQ.cháu nhận thấy;đánh bành trướng thì phải đánh cho nó chết,thả nó về sau này nó qua nó đánh ta nửa.bằng chứng là ngoài mặt trận ta để cho chúng thoát.sau đó chúng vẫn tiếp tục đánh ta đó thôi
một tên tướng chỉ huy năm 1984 của địch tên Liêu Tích Long,trước đại hội 18 của ĐCS TQ hắn làm chủ nhiệm tổng bộ trang bị PLA.bộ trưởng QP hiện nay của Tq cũng từng có nợ máu với chúng ta,và chính những tên này kêu gào bành trướng bá quyền.chúng ta đã phạm sai lầm là cho chúng thoát



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 03 Tháng Mười Hai, 2012, 01:25:35 pm
Địa thế Ạ 5, A 6, H3 Rất nguy hiểm với 300, 400, nó khống chế cả 2 phía để chúng cơ động ra. Bên sườn đông chúng qua đồi cây khô bằng các giao thông hào sau trận 18/11/85 bị pháo, cối ta dọn sạch cây cối nên khi vận động là bị lộ, nên chúng nhiều lần cố chết chiếm lại. Mỏm H3 cũng vậy trắng ra như lò vôi, bọn ở 300,400 ngày đêm lo ngay ngáy sợ bị tiêu diệt. Ở khu vực này việc tiếp tế, sinh hoạt chắc cũng khó khăn như ta, vì nhiều buổi sáng thấy chúng cũng gùi nước lẩn rất nhanh, cũng can đựng nước trắng đeo sau lưng, ko thấy chúng đi ban ngày.Với khí tài quan sát đặc chủng, chúng bị giám sát nghiêm ngặt, Thỉnh thoảng cối 120,82 của ta hay bắn vào đồi đất bắc 400 là vị trí chỉ huy và trận địa cối 60. Khi đó mà ta chỉ dùng cối 60 bắn cầm canh vào lũng đồi cây khô, hoặc lũng giữa H3 và 400 để khống chế chúng có khi hiệu quả lại cao cũng lên?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 03 Tháng Mười Hai, 2012, 02:22:03 pm
    Bình độ 1100,một địa danh nằm trên đường lên cao điểm 1509 lịch sử.Bình độ 1100 nếu xét về yếu tố chiến thuật cục bộ thì ngay trong các kế hoạch tác chiến thời đó đều đề cao bình độ này.Bởi vì :Nếu để mất 1100,thì cũng như để mất cả toàn bộ 1509,nguy hiểm hơn nó sẽ khống chế điều tiết các đường mòn ra vào các vị trí ở bắc suối Thanh thủy mà ta còn chiếm giữ ,trong đó có một số hang động ta dùng như kho tàng tự nhiên vậy
   
   Trận chống tập kích ngày này của 27 năm trước (2/12/85),hình thế trận địa đã được một cựu chiến binh tham gia trong diễn đàn chúng ta là bác Khanhhuyen (Người chiến binh tham gia trực tiếp chỉ huy trận đánh)đã hồi ức và vẽ lại(http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=dlattach;topic=1367.0;attach=5975;image)
   
   Trong trận đánh này,sau đó được đài kỹ thuật ta thông báo lại.ngòai hơn 100 binh sỹ hoặc chỉ huy cấp dưới của địch bị ta đã tiêu diệt ,trong số đó còn 2 tên chỉ huy cấp đại đội-Một tên trúng đạn pháo chết ngay bờ hào tiền duyên,tên còn lại do chiến sỹ ta bắn trực diện.Đặc biệt tên chỉ huy cao nhất nắm toán quân mũi nhọn là tiểu đoàn trưởng đã bị hạ gục ngay khi chạm chiến hào của đơn vị phòng ngự,2 đài thông tin cùng với 4 tên lính cũng bị thiệt mạng ngay trong chiến hào của ta
 
    Lũ quân bành trướng lúc đó như rắn mất đầu,sở chỉ huy của chúng mất thông tin phía trước.Chính vì vậy,đội quân luân coi "Quân lệnh như sơn" cũng phải thoái lui.Trong trận này,các đơn vị pháo của ta hiệp đồng chặt chẽ,làm nên chiến thắng vẻ vang trên bình độ 1100
                                     
                                             (http://upload.mop.com/user/2004/11/22/f144d7ca.jpg)
     
     Một đơn vị hỏa lực của quân bành trướng đang bắn về phía bình độ 1100,hòng giải thoát cho số quân đang bị tan tác trên trận địa


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 03 Tháng Mười Hai, 2012, 02:37:23 pm
thưa các bác ccb.trận điểm cao 1100 ngày 2 tháng 12 năm 1985.khi quân địch rút chạy khỏi trận địa ta,tại sao pháo binh hoặc cối các cở của ta không bắn theo?để chúng chạy thoát,như vậy chiến thắng không được trọn vẹn.
địch để lại 30 xác trước trận địa ta,vậy trước đó lúc rút đi chúng có kéo theo xác đồng bọnvề 1200hay không hay để 30 cái xác đó chờ trời tối mới thu dọn? còn 7 xác trong trận địa ta các bác ccb xữ lý thế nào vậ?
cháu xem các cuộc chiến từ chống Hán-chống Pot,TQ.cháu nhận thấy;đánh bành trướng thì phải đánh cho nó chết,thả n1 về sau này nó qua nó đánh ta nửa.bằng chứng là ngoài mặt trận ta để cho chúng thoát.sau đó chúng vẫn tiếp tục đánh ta đó thôi
một ten tướng chỉ huy năm 1984 của địch tên Liêu Tích Long,trước đại hội 18 của ĐCS TQhắn làm chủ nhiệm tổng bộ trang bị PLA.bộ trưởng QP hiện nay của Tq cũng từng có nợ máu với chúng ta,và chính những tên này kêu gào bành trướng bá quyền.chúng ta đã phạm sai lầm là cho chúng thoát
Thế thì từ thời tiền Lê đến Quang Trung, từ Đại Cồ Việt đến Đại Việt đánh giặc xâm lược xong rồi sang nó chấp nhận xưng thần thì làm sao?
Mà em thấy cũng lạ, box này rất nhiều CCB, các bác ý làm quen với máy vi tính chậm mà rồi người ta vẫn tôn trọng được Nội quy diẽn đàn, viết hoa, cách dấu rất đàng hoàng. Bác tự xưng là 8x mà không làm được cái việc cỏn con của ngữ pháp tiếng Việt cấp tiểu học ấy à? Hay lúc học mẫu giáo, bác học giỏi quá, nhảy cấp, lên cấp 2 luôn?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 03 Tháng Mười Hai, 2012, 05:15:12 pm
xin lỗi,do tôi xài máy bảng bị lỗi,sơ suất không kiểm tra


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 03 Tháng Mười Hai, 2012, 05:26:25 pm
trận này thắng to.
bác ccb Khánh Huyền vẽ rất chi tiết.bác cho cháu hỏi,ở cầu vật cản ta có chôn mìn bên dưới không bác?
thông thường trước trận địa phòng ngự,người ta hay chôn mìn,hàng rào kẽm gai,sao ở 1100 lại không có vậy bác,để cho địch xông lên hi sinh 7 chiến sĩ?
hồi đó bác có xài mìn nhảy chống bộ binh không bác?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quansuvn trong 03 Tháng Mười Hai, 2012, 05:31:03 pm
xin lỗi,do tôi xài máy bảng bị lỗi,sơ suất không kiểm tra

trận này thắng to.
bác ccb Khánh Huyền vẽ rất chi tiết.bác cho cháu hỏi,ở cầu vật cản ta có chôn mìn bên dưới không bác?
thông thường trước trận địa phòng ngự,người ta hay chôn mìn,hàng rào kẽm gai,sao ở 1100 lại không có vậy bác,để cho địch xông lên hi sinh 7 chiến sĩ?
hồi đó bác có xài mìn nhảy chống bộ binh không bác?
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,77.msg760.html#msg760

3.4. Hình thức bài viết:

3.4.2. Dựng nước - Giữ nước đề nghị thành viên sử dụng bộ mã Unicode để gõ Tiếng Việt có đầy đủ dấu và không viết hoa toàn bộ, tô đậm, viết nghiêng, phóng to toàn bộ các chữ. Các trích dẫn nguyên văn từ tài liệu phải in nghiêng và đặt trong dấu ngoặc kép.

Thành viên vi phạm sẽ được nhắc nhở không quá 2 lần.

Nhắc lần thứ 2!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Ampin trong 03 Tháng Mười Hai, 2012, 09:57:31 pm
thưa các bác ccb.trận điểm cao 1100 ngày 2 tháng 12 năm 1985.... còn 7 xác trong trận địa ta các bác ccb xữ lý thế nào?




Lại bị pháo Tàu nó dọn chứ sao nữa ??? ???


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 03 Tháng Mười Hai, 2012, 10:06:09 pm
Bắt đầu sang năm 86,cấp trên bố trí cho cán bộ đi phép (Năm 84,85 không được đi) nhưng với điều kiệm cấp trưởng đi thì cấp phó phải cam đoan đảm nhiệm được kí vào giấy và ngược lại, xong lên d kí và lên e lấy giấy nghỉ phép. Cấp d thì lên f . Nhiều bác sau khi lên đến d xong là xuôi ngay ( sợ bị giữ lại) nhất là các bác cấp trưởng. Các bác đi và lên cũng đúng ngày, cũng có khi hơn, vì giấu cho nhau, cấp trên đợi mãi ko thấy ra lấy giấy hỏi lại dưới,vì thấy có danh sách đề nghị, cấp dưới bảo đã đi rồi. Sau đành chịu.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Ampin trong 03 Tháng Mười Hai, 2012, 10:08:54 pm
Hồi ấy, bác pb47vp có gặp lính pháo f308 không? Họ chưa bao giờ sợ pháo đối phương? Hễ nó "ho 1 phát" là mình cũng nện luôn?????????Đối phuơng cũng...tắt điện toàn phần luôn????????


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 03 Tháng Mười Hai, 2012, 10:33:11 pm
Hồi ấy, bác pb47vp có gặp lính pháo f308 không? Họ chưa bao giờ sợ pháo đối phương? Hễ nó "ho 1 phát" là mình cũng nện luôn?????????Đối phuơng cũng...tắt điện toàn phần luôn????????
Bạn Ampin @ Tôi không nhớ rõ f 308 lên Vị xuyên vào thời điểm nào nữa , vì lúc đó sư đoàn 356 đã rút xuống Việt lâm . Tết năm 1986 trung đoàn 153 đón xuân ở Bắc quang , trước đó tụi tôi có nghe phổ biến là f308 lên Thanh thủy tham gia chiến đấu. Có lẽ BQP muốn các sư đoàn chủ lực của ta tham chiến để cọ sát qua thực tiễn ... Và để lớp sỹ quan mới ra trường làm quen với cuộc chiến vùng sơn cước chăng ?
Ăn Tết xong chúng tôi được quán triệt rằng : có thể E153 sẽ lên Thanh thủy lần thứ 2 . C18 của tôi được lệnh huấn luyện gấp cho các chiến sỹ VTĐ 2w ...Cấp trên chuẩn y bảng Mã dịch mới . Cùng lúc chúng tôi huấn luyện cho anh em chiến thuật vận động tấn công điểm cao...Anh em bảo nhau : không khéo đợt này chuyển sang đánh 772 cũng nên?
Nhưng huấn luyện song , chờ mãi không có lệnh hành quân... Đến tháng 6 -1986 thì lính 1983 được gọi đi học chính sách -để chuẩn bị ra quân .
Vậy là đành lỗi hẹn với chiến trường vị xuyên .


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 03 Tháng Mười Hai, 2012, 11:16:32 pm
Hồi ấy, bác pb47vp có gặp lính pháo f308 không? Họ chưa bao giờ sợ pháo đối phương? Hễ nó "ho 1 phát" là mình cũng nện luôn?????????Đối phuơng cũng...tắt điện toàn phần luôn????????
Bạn Ampin @ Tôi không nhớ rõ f 308 lên Vị xuyên vào thời điểm nào nữa , vì lúc đó sư đoàn 356 đã rút xuống Việt lâm . Tết năm 1986 trung đoàn 153 đón xuân ở Bắc quang , trước đó tụi tôi có nghe phổ biến là f308 lên Thanh thủy tham gia chiến đấu. Có lẽ BQP muốn các sư đoàn chủ lực của ta tham chiến để cọ sát qua thực tiễn ... Và để lớp sỹ quan mới ra trường làm quen với cuộc chiến vùng sơn cước chăng ?
Ăn Tết xong chúng tôi được quán triệt rằng : có thể E153 sẽ lên Thanh thủy lần thứ 2 . C18 của tôi được lệnh huấn luyện gấp cho các chiến sỹ VTĐ 2w ...Cấp trên chuẩn y bảng Mã dịch mới . Cùng lúc chúng tôi huấn luyện cho anh em chiến thuật vận động tấn công điểm cao...Anh em bảo nhau : không khéo đợt này chuyển sang đánh 772 cũng nên?
Nhưng huấn luyện song , chờ mãi không có lệnh hành quân... Đến tháng 6 -1986 thì lính 1983 được gọi đi học chính sách -để chuẩn bị ra quân .
Vậy là đành lỗi hẹn với chiến trường vị xuyên .

ơ lạ nhỉ, F308 hồi đó đã là sư đoàn bộ binh cơ giới rồi cơ mà nhỉ, lên chốt biên giới đâu có hợp.
Hình như F308 không lên biên giới Vị Xuyên mà chỉ có một số tiểu đoàn lên tham chiến thôi: D4 E88 chẳng hạn.
Thời điểm bác nguyen hong duc nói thì hình như Bộ đưa F31 lên phòng ngự ở khu vực Thanh THủy, tây Sông Lô chứ ạ.
Còn trước đó, năm 1985 ta khôi phục lại Sư đoàn bộ binh 314 có đủ quân số, trang bị (trước đây là sư đoàn bộ binh thiếu), cơ động lên phòng ngự ở khu vực Pa Hán, Minh Tân. Đưa toàn bộ Sư đoàn 356 từ Lào Cai (Hoàng Liên Sơn) sang Hà Tuyên củng cố, đưa vào chiến đấu. Điều Trung đoàn 754 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Sơn La sang phòng ngự ở Vị Xuyên. Đồng thời Bộ cũng tăng cường cho quân khu hai trung đoàn bộ binh của Quân khu 1, Trung đoàn bộ binh 2 và Trung đoàn bộ binh 568 Đặc khu Quảng Ninh lên vào thay phiên phòng ngự cho Sư đoàn 313 ở bắc suối Thanh Thủy và Pa Hán.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 03 Tháng Mười Hai, 2012, 11:36:24 pm
Năm 1985 sư 308 đưa E58 pháo binh lên tăng cường cho Vị Xuyên, hồi đó Liên Xô mới viện trợ cho loại pháo D30 mà lính E58 hay gọi là D ba càng em nghe nói là chỉ mới trang bị loại này cho 308 không biết có phải không bác pb47.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 03 Tháng Mười Hai, 2012, 11:45:23 pm
từ yta262
Trích dẫn
Việc xác định lại tọa độ trận địa của bac khanhhuyen có nhiều ý nghĩa ngoài việc ôn các trận đánh năm xưa, nó có thể giúp các bác muốn thăm lại chiến trường xưa, cứ cắp nách tấm bản đồ này về Thanh Thủy dò đường lên Nam Cát rồi lên đỉnh 1200. Ngoài ra khi biết đúng tọa độ cũng có lợi cho việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, khi tìm ra xương cốt ở vùng này thì nếu nằm phía nào của đội hình thì các bác có thể đoán được

Không có cơ hội đâu bác,trong một điểm nhỏ."bác cứ cho rằng 1100 là con trâu mộng và cái điểm tựa của anh em chốt,nó tựa như cái u ở trên lưng con trâu." mà lượng pháo,cối rót xuống hàng ngày,hàng giờ đến đất ở đấy cũng có màu sám đen sâu hàng mét,khác với phần đất nguyên mẫu từ lưng chừng 1050 là vàng nhạt xen lẫn rễ cây dầy,khó đào.Thì ở cái phần sống trâu nhỏ nhoi ấy,đất sục lên nát vụn thì chẳng còn cái gì còn tồn tại nguyên vẹn từ độ sâu 1 mét trở lên "đấy là nói một cách khiêm tốn để mọi người còn dám tin,thực tế thì hơn thế".Đấy là mới nói ở phần chóp của sống trâu,phần phía dưới thấp hơn là nơi đón nhận của 95% đến 98% của đạn pháo và 60% đến 70% cối lớn và 99,9% cối 160 và 40 đến 50% cối nhỏ từ 60 đến cối 100.Mà phần nhiều,những thân hình không còn vận động được nữa,thì hòa tan cùng với đất,ngay cả mấy xác bỏ lại ở 1100 27 năm về trước ta cũng vần ra ngoài hào.Sức đâu mà khuân với vác,sống chung với máu thịt trộn lẫn đắng khét của thuốc súng,nó quá đỗi bình thường.

Trích dẫn
chốt của bác khanhhuyen cùng đồng đội đang ghì xiết chốt chặn, nơi đây rất gần đỉnh 1509, chỉ cách non 1 cây số thôi, địch có thể dùng pháo bắn thẳng thì công sự nào cũng bật nắp đó bác, vậy mà đơn vị bác quá tài, không bị bung chốt!

phần trên em có viết rồi,vì trận địa là cái u của con trâu nên lượng đạn rơi vào chủ yếu là cối.Lớn và chính xác cũng như có sức phá đường hào,công sự nổi độ chắc không cao thì có thằng cối 120.Cối 160  chưa quả nào rơi vào 1100,độ tản mát lớn.Nó định bắn vào 1100 thì toàn rơi xung quanh,đăc biệt có quả rơi xuống gò chè nơi tổ phục chốt giữ.Và đó cũng là quả bắn cuối cùng,có lẽ chúng sợ tụt tầm vào đầu chúng nó ở bên cạnh tổ phục-gò chè.Quả đạn này rơi về hướng 1200,mép nổ của quả đạn vừa đủ chờm qua nóc hầm trú quân của ta tại tổ phục-gò chè.Tạo ra một lỗ thủng do đất bị bay hết ở đầu hồi góc hầm,tâm điểm nổ bị đất trôi vào vẫn còn sâu hơn xà ngang của hầm khoảng 20 đến 30 xăng ti mét,vì thế em mới khẳng định rằng:hầm sâu từ 5 mét trở lên không thể chịu được cối 160 ly.
Cũng cần nói thêm,hầm ở tổ phục lúc này cũng đã bị bay đất đi nhiều.Em dự định cho móc lên làm lại,nhưng thấy ghê quá.Bởi hầm là cái áo giáp của lính,khi móc lên rồi coi như chẳng còn gì che chở cho mình.Ở 1100 các hầm cách nhau chỉ vài mét,nếu có bị cối pháo còn có đường lao về,tuy không yên tâm bằng nơi mình từng quen nhưng dù sao vẫn có hầm của bạn.
trên đường chạy về hầm cũ thấy yên tâm hơn,bởi vì ta đã quen các vị trí có thể che trở cho mình và nơi cần dừng trong nhịp chạy,còn ở gò chè chạy sang hầm địch à ? chạy về thì ngược dốc,mà cái dốc đấy lại là tâm điểm của các loại hỏa lực hoặc nơi tổ phục là điểm hứng mảnh của các loại đạn pháo,cối nổ trên 1100 hay quanh 1100,không có áo giáp là cái hầm,phơi người ra là thành cái rổ ngay.
Và khi làm lại hầm ở 1100 đã phải bí mật tuyệt đối rồi,thế thì ở gò chè thì sao ? chỉ cần khác lạ của đất xô là chết rồi.Ngán lắm,thật sự là nhà em ngán lắm,nhưng chẳng nói ra tự xuy tính sao cho khớp mà làm là được thôi,nói ra chỉ tổ cho anh em lo.mình hiểu chuyện đó lắm chứ,mỗi nhóm lính mỗi khác,tôi thích đám lính sắp ra quân người Hoàng Long kia,chúng thấy cần làm là lao vào làm ngay không ngại khó khăn,nguy hiểm "nguy hiểm - chắc có,nhưng còn có phần trăm.chắc chắn chúng nó nghĩ thế " ;D
Khối lượng công việc lớn,cần phải nhanh,tuyệt đối không gây ra tiếng động,đào sâu xuống,phải làm xong từ sau 1 giờ đêm và chấm dứt trước 5 giờ sáng là cùng,khó lắm chứ và sẵn sàng hứng mảnh hoặc đạn pháo cối bất cứ lúc nào,ớn lắm chứ.
Rồi lan man vậy là đủ,nói về pháo,cối rơi vào một điểm chắc cả đời nói không hết đâu.Bác cho rằng pháo 85 nó bắn bọn em dưới 1000 mét mà không bật chốt,nói thật với bác lúc đầu chưa quen "mà chẳng ai muốn quen" cứ mỗi lần nó bắn xót ruột lắm,cơ bụng dật thon thót.Nhưng nếu tất cả các loại hỏa lực mà toàn có ưu điểm thì,thật sự là chẳng còn kịp để mà sợ vì tèo mất rồi còn gì mà biết sợ. ;D thằng cối là bắn chụm nhất,nhưng cối ly càng lớn thì độ đong đưa càng cao.Pháo bắn thẳng vào sườn chính diện thì cũng như bác đứng ở ngoài hành lang của nhà cao tầng,mà nó lại phang vào hành lang của tầng dưới..choáng hơi ngỡ ngàng chút,rồi cũng quen.Nếu nó sượt qua đầu,chứ không phải vọt qua đầu thì thấy ghê ghê,nhưng đừng sợ nó sẽ rơi ở sườn bền phải hay sau lưng mình 15 đến 20 mét gì đó ....phành hay ....oành nặng nữa của pháo lớn hơn là ....oạp thì cứ kệ bà nó chẳng cần cúi đầu,mảnh nổ theo quán tính nó hắt hết về phía trước.
Thằng cối con thì chụm thật,nhưng nó như con lanh chanh nổ lắp chắp vậy thôi chứ chẳng làm gì được mình đâu,nghe hoài không có cũng buồn.Có nó đỡ phải dài người ra qua sát.
Thế mới biết mấy anh hùng đít đỏ,bị cánh anh Nguyễn Trọng Luân trong topic lính Tây Nguyên nện cho vài quả cối pháo mang vác mà đã khóc nức nở,thấy mà bi ai-thường thôi. ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 07:34:39 am
Năm 84,85 phòng ngự ở mặt trận HG vẫn chủ yếu là f313, giữa năm 85 bộ tăng cường 2eBB của Qk1 ( e bác Kh) và đặc khu QN (e bác Lê Mã Lương) Phòng ngự ở 1100, Pha hán và 1d PB loại 122Đ30 của ẹ 58 f308 Trận địa đặt từ km 0 +500 đến km1 chỗ đập tràn thủy điện 304. dPB này nằm trong đội hình của e PB 457, cho nên có lúc e 457 lên tới 5dP. về sau dP của f 308 về đơn vị, chụp ảnh ở núi múc đăng báo QĐ: PB của f đang giáng trả quân TQ xâm lược ở mặt trận vị xuyên HG, chúng tôi cứ cười mãi. Tôi nhớ dai vì ảnh chụp anh bạn tôi học cùng a,là chính trị viên của d này đang chả vờ ngắm bắn.Tháng 12/85 thì f313 rút ra và f31 vào thay nên để mất H3. Hai năm này với f 313 nó mới gian khổ, gian nan và lâu làm sao... Các đơn vị khác lên đánh được hay ko được họ rút còn chúng tôi lĩnh đủ.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tai_lienson trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 07:56:15 am
Năm 84,85 phòng ngự ở mặt trận HG vẫn chủ yếu là f313, giữa năm 85 bộ tăng cường 2eBB của Qk1 ( e bác Kh) và đặc khu QN (e bác Lê Mã Lương) Phòng ngự ở 1100, Pha hán và 1d PB loại 122Đ30 của ẹ 58 f308 Trận địa đặt từ km 0 +500 đến km1 chỗ đập tràn thủy điện 304. dPB này nằm trong đội hình của e PB 457, cho nên có lúc e 457 lên tới 5dP. về sau dP của f 308 về đơn vị, chụp ảnh ở núi múc đăng báo QĐ: PB của f đang giáng trả quân TQ xâm lược ở mặt trận vị xuyên HG, chúng tôi cứ cười mãi. Tôi nhớ dai vì ảnh chụp anh bạn tôi học cùng a,là chính trị viên của d này đang chả vờ ngắm bắn.Tháng 12/85 thì f313 rút ra và f31 vào thay nên để mất H3. Hai năm này với f 313 nó mới gian khổ, gian nan và lâu làm sao... Các đơn vị khác lên đánh được hay ko được họ rút còn chúng tôi lĩnh đủ.
  Tháng 12/85 f 31 thay cho F 313. D2/e866 thay đúng cho d8/F31- D 8 này nguyên của f 31 lên Vị xuyên quãng cuối 84 tham gia chiếm 400  sau đó biên chế vào luôn f 313. Anh Hoàn d tr lên làm TM Phó của E982 ?? f 313  và  hy sinh . D 2/F31 thay chốt được khoảng   2 giờ thì thám báo phục sẵn lấy luôn H 3
   H3  có 1 hang duy nhất lưng chừng , từ hang này có các ngách kéo lên cao sang hướng 685. Lính ta gồm 3 bộ binh.3 thông tin. 3 vận tải , 1 C phó  ở trong  hang bị thám báo đánh bộc phá
     Duy chỉ có 1 người gác trên ngách giữa là thoát mấy ngày sau về được đơn vị kể lại ( tôi quên mất tên ) : 2thám báo nhảy vào ngách cao nhất có 1 lính ta gác định bắt sống , anh lính ta rút chốt lựu đạn chạm nổ 3 người cùng chết . Lúc đó  dưới hang chính lính đang đun nước pha trà ;bọn  địch còn lại bên ngoài đánh bộc phá vào ...Hôm đó là rạng sáng 2/12/1985. Cùng lúc địch tấn công vào đồi đài , cô ích nhưng bị đẩy lui
   C phó là thượng úy Ngữ người Từ Liêm  Hà Nội nhập ngũ 8/76 tốt nghiệp SQLQ1 làm C phó ở F 312 Q Đ 1 mới  bổ sung về  C 7 D 2 Anh có người yêu là thợ dệt , 2 người định Tết  đó  tổ chức cưới ....


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 01:33:54 pm
Năm 1985 sư 308 đưa E58 pháo binh lên tăng cường cho Vị Xuyên, hồi đó Liên Xô mới viện trợ cho loại pháo D30 mà lính E58 hay gọi là D ba càng em nghe nói là chỉ mới trang bị loại này cho 308 không biết có phải không bác pb47.

Ồ, em tưởng gì, đúng là thời điểm đó, Ông anh cả có trang bị cho ta Đ30; cái này nằm trong bộ huấn luyện và trang bị cho sư đoàn 308 khi F308 chuyển sang bộ binh cơ giới. Thế cho nên mới có chuyện các bác bên pháo của 308 hợp lực với BTL PB cải tiến giá pháo Đ30 - kiểu ba càng như bác nói  ;D.

Vậy là F308 chỉ cử một tiểu đoàn bộ binh (D4 E88) và một tiểu đoàn pháo binh lên biên giới sau khi huấn luyện và diễn tập bắn đạn thật thôi chứ. Có tính chất đại diện, bắn thử và nâng cao tinh thần ... thôi mà,  ;D. Nghe cả sư đoàn hay trung đoàn nó to quá.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: xuanxoan trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 02:34:06 pm


     càng nghe đồng đội kể càng hay, nghe lời bình và bổ sung của Quang can càng hiểu hơn...hay thật.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tai_lienson trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 02:49:20 pm
 Cũng  quãng cuối năm 1984 F 31 có 1 D pháo lên phòng thủ ở Hoàng su Phì . Sau D này biên chế luôn về F 308 Q Đ 1 . Hướng Hoàng su Phì hồi đó tất nhiên không ác liệt như vị xuyên


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 02:52:20 pm
Thưa các bác , ngày đó thông tin rất hiếm , ngay cả sỹ quan cấp D mà còn không hiểu DKB, DKU là gì . Tôi nghe các bác ấy giải thích : đó là một loại bom ? Hic.
Lúc E153 ở cầu Ngần Bắc quang - bổ sung quân , huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.
Trong khi chờ lệnh , các đơn vị triển khai cho anh em lấy củi , xây dựng doanh trại .v.v...
Lúc này lính ta bắt đầu sốt ruột - đánh nhau thì ác liệt , hy sinh đấy , nhưng không ngại bằng công tác lấy vật liệu , gỗ lạt v.v... Anh em chẳng tiếc máu xương để BVTQ, nhưng mới “ mượn “ tạm vài cây gỗ của lâm trường , mà mấy bố lâm sinh đã đe báo cáo trung đoàn . Hic.
Ngày lại ngày trôi qua ... Nhiều hôm vác củi về , giữa đường gặp đoàn xe QS chở lính chạy qua , bụi tung mù mịt .Chúng tôi biết họ sẽ đi đâu - nhưng vẫn gọi với theo : Các đồng hương đi đâu đấy ? Lính sư nào hả ?
Mấy ông tướng trên xe ngoái cổ lại -
Lên Thanh thủy múc nhau với Tàu đây ... Lính ...linh tám đâ...y....y..
Mấy hôm sau có đoàn xe  toàn zin cánh cong ( zil 130 ) chở đầy lính mặc rằn ri , AK báng gấp.
Tụi tôi ngoắc nhau : 304,( đặc công ) mãi sau mới biết là không phải ...308 lên cả rồi , các bố ấy đánh 772,685,bắt hết bọn sơn cước .
Còn tụi mình lên sau khéo vớ phải toàn bọn dân binh TQ ...? Hic.
Đánh thì đánh luôn , chứ cứ đi lấy củi, chặt cây ...chán chết ...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 03:02:36 pm
hì! hồi đó có một đặc điểm rất dễ nhận: cứ diễn tập bắn đạn thật, tổ chức diễn tập quy mô lớn xong là "a lê hấp"/ xin mời một số các đồng chí (từ 1D đến 1E, hoặc mỗi F cử một D) lên biên giới thử lửa: F308, F312, pháo binh, ..... đủ cả  ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 03:06:10 pm
Cũng  quãng cuối năm 1984 F 31 có 1 D pháo lên phòng thủ ở Hoàng su Phì . Sau D này biên chế luôn về F 308 Q Đ 1 . Hướng Hoàng su Phì hồi đó tất nhiên không ác liệt như vị xuyên


   Bác Tailienson ! em muốn hỏi bác thêm một chút về hướng Hoàng Su phì ta bố trí các đơn vị nào ạ. Bác còn nhớ F31 của bác hồi đó nằm tại các địa danh nào của huyện đó không bác !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 05:56:00 pm
Năm 1985 sư 308 đưa E58 pháo binh lên tăng cường cho Vị Xuyên, hồi đó Liên Xô mới viện trợ cho loại pháo D30 mà lính E58 hay gọi là D ba càng em nghe nói là chỉ mới trang bị loại này cho 308 không biết có phải không bác pb47.

Ồ, em tưởng gì, đúng là thời điểm đó, Ông anh cả có trang bị cho ta Đ30; cái này nằm trong bộ huấn luyện và trang bị cho sư đoàn 308 khi F308 chuyển sang bộ binh cơ giới. Thế cho nên mới có chuyện các bác bên pháo của 308 hợp lực với BTL PB cải tiến giá pháo Đ30 - kiểu ba càng như bác nói  ;D.

Vậy là F308 chỉ cử một tiểu đoàn bộ binh (D4 E88) và một tiểu đoàn pháo binh lên biên giới sau khi huấn luyện và diễn tập bắn đạn thật thôi chứ. Có tính chất đại diện, bắn thử và nâng cao tinh thần ... thôi mà,  ;D. Nghe cả sư đoàn hay trung đoàn nó to quá.
   Đ30-122mm-một loại pháo mới (3 càng)-mà chúng tôi ngày ấy được phổ biến -(nhưng chưa nhìn thấy bao giờ ??? )
    Giờ tìm kiếm mới thấy :nó đây,ngày ấy ta diễn tập pháo binh trên Vị xuyên ,làm cho lính Tàu  sợ ...
                                                          
         (http://i984.photobucket.com/albums/ae324/hoamaiden/Phao/DSC00241.jpg)
                                                          


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 06:56:09 pm
Lên tăng cường cho mặt trận HG còn có f 411, nhưng f này chỉ cử cán bộ thôi ko có quân. Còn f 308 cử lên là ít nhất. Chắc chỉ mang tính chất nghiên cứu là chính để điều chỉnh phương án chiến đấu. Hồi đó bộ biên chế cho tất cả các f loại Đ 30 này rồi mỗi f một d, khi dP của f 308 định đổi pháo cho f 313 nhưng f ko nhất trí, vì đời của họ thấp hơn. Loại này cấu tạo nguyên bản như bác Vt đưa lên làm gì có cải tiến? Họ Đ này là kiểu lai tạo 2 dòng họ pháo là: Pháo Lựu và Pháo nòng dài, chúng bắn cả góc bắn thấp ( Như 130, Đ 74, 85.. ) và bắn cả góc bắn cao như Lựu và cối. Đặc biệt nó bắn được 360 độ mà các loại pháo khác không có được tính năng này.Loại này phù hợp trong chiến tranh hiện đại. chống đổ bộ đường ko, vu hồi, chống tăng...Loại xe kéo là xe U RAN.
Bác tailieson chắc dP của bác nằm cùng với dP của 308 trên đường đi lao chải, chứ hoàng su phì ta làm gì có đơn vị pháo nào?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 10:27:02 pm
từ yta262
Trích dẫn
Việc xác định lại tọa độ trận địa của bac khanhhuyen có nhiều ý nghĩa ngoài việc ôn các trận đánh năm xưa, nó có thể giúp các bác muốn thăm lại chiến trường xưa, cứ cắp nách tấm bản đồ này về Thanh Thủy dò đường lên Nam Cát rồi lên đỉnh 1200. Ngoài ra khi biết đúng tọa độ cũng có lợi cho việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, khi tìm ra xương cốt ở vùng này thì nếu nằm phía nào của đội hình thì các bác có thể đoán được

Không có cơ hội đâu bác,trong một điểm nhỏ."bác cứ cho rằng 1100 là con trâu mộng và cái điểm tựa của anh em chốt,nó tựa như cái u ở trên lưng con trâu." mà lượng pháo,cối rót xuống hàng ngày,hàng giờ đến đất ở đấy cũng có màu sám đen sâu hàng mét,khác với phần đất nguyên mẫu từ lưng chừng 1050 là vàng nhạt xen lẫn rễ cây dầy,khó đào.Thì ở cái phần sống trâu nhỏ nhoi ấy,đất sục lên nát vụn thì chẳng còn cái gì còn tồn tại nguyên vẹn từ độ sâu 1 mét trở lên "đấy là nói một cách khiêm tốn để mọi người còn dám tin,thực tế thì hơn thế".Đấy là mới nói ở phần chóp của sống trâu,phần phía dưới thấp hơn là nơi đón nhận của 95% đến 98% của đạn pháo và 60% đến 70% cối lớn và 99,9% cối 160 và 40 đến 50% cối nhỏ từ 60 đến cối 100.Mà phần nhiều,những thân hình không còn vận động được nữa,thì hòa tan cùng với đất,ngay cả mấy xác bỏ lại ở 1100 27 năm về trước ta cũng vần ra ngoài hào.Sức đâu mà khuân với vác,sống chung với máu thịt trộn lẫn đắng khét của thuốc súng,nó quá đỗi bình thường.

Trích dẫn
chốt của bác khanhhuyen cùng đồng đội đang ghì xiết chốt chặn, nơi đây rất gần đỉnh 1509, chỉ cách non 1 cây số thôi, địch có thể dùng pháo bắn thẳng thì công sự nào cũng bật nắp đó bác, vậy mà đơn vị bác quá tài, không bị bung chốt!
   Những năm chiến tranh biên giới ở mặt trận Vị xuyên,việc công binh bố trí mìn để hỗ trợ cho phòng ngự là rất cần thiết.Mìn các loại:Giẫm nổ,vướng nổ được gài dày đặc bao quanh điểm tựa.Những tưởng nó sẽ mãi là mảnh đất chết,nhưng không :Cả một dải đất từ 1509 trở xuống người ta dễ dàng đi vào các bãi mìn,kể từ sau các đợt bắn pháo ác liệt của cả 2 bên.Trong đó lẫn với đất đá , cây que nát vụn còn có cả vỏ mìn bị đạn pháo phá hủy
    Nói lên điều này để minh chứng rằng :Có nhiều liệt sỹ gia đình nhận được giấy bảo tử,con em mình không thể tìm thấy xác.Đó là một thực tế,mà nhiều bác cựu Hà giang đều biết


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 12:10:13 am
............Thì ..vi..vi..oành, tôi tối tăm mặt mũi rồi ko biết gì nữa. khi mơ màng loáng thoáng tiếng et: Đưa ngay xuống ̣93. ..........

Bác sướng quá đấy,chỗ em mà như thế này thì cứ 1 ngày đi vài lượt về viện 93,quân không đủ thay.Bản thân em,sau khi bị quả tên lửa đối đất bắn trúng cửa hầm san phẳng lớp cây gỗ dầy cả mét,rất may là kho vũ khí không bị kích nổ.Máu và nước nhờn phọt ra từ tai trái đặc sền sệt cứ tưng tức bên trong,loạng choạng về được hầm chỉ huy C mắt lờ đờ nhưng vẫn thấy rõ thân hình nhỏ thó của đại phó Nguyễn Hữu Đô cun cút đi qua cầu vật cản về phía sau,không một lời từ biệt.
Đấy,nó bắn nhiều tới mức mà người chỉ luôn luôn nằm giữa hầm mà sợ quá còn cáo lui như Đô C phó của đơn vị em,nghĩ cũng buồn biết làm sao được.Nếu bác Đô có mò lên mạng thì đừng buồn nhé,tôi hiểu tâm trạng của thằng có vợ ở quê lúc đó chứ.Nhưng liệu cứ như vậy có giống như lính C 2 bị ở tổ phục không ? Trung úy cừ thì cãi nhau với bác vì vụ này,và tôi là người đang viết chuyện đây chắc bác biết rõ là ai,quá khứ có sao tôi muốn viết thật lại như vậy và mong  mọi người nên hiểu rằng mỗi con người sẽ tương ứng với từng công việc,đừng cố rất dở cho mình và mọi người.Tôi chỉ muốn tâm sự thế thôi,chiến tranh qua rồi tất cả đã về với đời thường cơm nhà ai nấy ăn,vui vẻ khỏe mạnh là được.
Đó là lần thứ 3 bị pháo bắn ù tai,vì chúng chỉ nổ quanh quanh từ 1 đến gần 2 mét "chỉ tính loại pháo cối lớn",lần thứ 4 pháo khoan nổ cách đầu hơn 1 mét,đúng cửa hầm có nắp của chỉ huy C ở 1100.Lúc đó em nằm ở hầm phía trên,giữa hầm trên và hầm dưới thông nhau bằng hào ngầm sâu dưới đất.Mở mắt ra thấy ánh sáng mờ mờ phía trên đầu,cả đoạn hào có nắp sụp xuống hở ra một khoảng không.Thằng Hùng liên lạc mò lên sờ vào chân dật dật rồi quay lui,nó nói không thấy anh động đậy gì.Hù....hù...nó tránh nói tưởi anh tèo rồi,cũng không hiểu mình bị sức ép hay ngủ nữa khi tỉnh người rất mệt ể oải vô cùng.hôm đó hầm dưới cũng dính 1 quả pháo khoan ngang sườn mái,cũng may không ai bận gì.Anh em nói lại,có một hầm gần đó bị sập chúng nó phải lôi người ra và cõng nhau dưới mưa pháo khoan về hầm gần nhất dưới sự hỗ trợ của thằng đẩy đít vì lầy quá,lầy trong khi trời không mưa.Bình thường tôi thường lao quanh trận địa sau mỗi loạt đạn bắn vào 1100,nhưng do quả pháo nổ nên ngủ kỹ quá và về sau thì tối và đúng hơn là người mềm oặt không còn sức lết nữa.
Thêm với bác pháo nhưng ít hiểu về đạn pháo......nổ  ;D.nổ trước,nổ sau và nổ ngay chính nơi mình đứng. trong ba thể loại này không có âm thanh ...vi..vi...hay.vi..u....vi..u ..đậu ạ.
Năm 1985 bác cũng nằm ở Thanh thủy đúng chưa,thỉnh thoảng trời trong vào tầm đầu giờ chiều,ta thường hay bắn loại tăng tốc vào sâu đất địch.Mỗi khi quả đạn bay qua bầu trời Thanh Thủy thường vi..u....vi..u...u...uuu rồi oành quả đạn vút đi khoảng gần phút sau nghe nổ sâu phía bên kia bên giới tiếng trầm nặng uỳnh vọng về.Đó là pháo gì thế bác pháo.?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: longtrec trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 12:57:44 am
Trích dẫn
Thêm với bác pháo nhưng ít hiểu về đạn pháo......nổ  .nổ trước,nổ sau và nổ ngay chính nơi mình đứng. trong ba thể loại này không có âm thanh ...vi..vi...hay.vi..u....vi..u ..đậu ạ.

Các loại đạn cối nói chung và đạn cối lớn nói giêng như 120mm và 160mm ở đầu quả đạn là ngòi nổ(ngòi nổ được nắp vào quả đạn nhờ ống ren). Khi bắn tùy nhiệm vụ mà pháo thủ chỉnh chế độ nổ cho đạn. Ngòi đạn cối có 2 chế độ, chạm nổ(nổ tức thì) và nổ chậm.Ở đạn cối 160mm, khi chỉnh ngòi nổ về chế độ nổ chậm, quả đạn có thể khoan sâu 6m(đối với đất đồi). Đối với các loại hầm chữ A thông thường nếu nằm sâu 6m mà trúng quả đạn cối 160mm vào nóc hầm nếu là đạn nổ tức thì cơ hội sống tương đối cao vì lúc này người trong hầm chỉ bị sức ép. Trường hợp đạn ở chế độ nổ chậm dơi trúng nóc hầm thì cơ hội sống=0.

Đạn pháo nói chung khi bay qua đầu thường có tiếng v.u..vu... còn dơi chính đỉnh đầu có tiếng x.e.t.....xẹt, giêng đạn cối thì tiếng xé gió to hơn, lộng óc đấy vì đạn cối có cánh đuôi. Phải là người dày dạn trận mạc mới có thể phân biệt được tiếng đạn pháo bay, lính mới thì thường cứ nghe tiếng pháo là bay vào đâu đó miễn là có thể lấp được  ;D. Tôi nhớ thằng LL của C tôi vì bay tránh pháo vượt tầm mà nó làm đổ mất chai rượu"quí" của Cph, chẳng hiểu sau đó Cph sử lý nội bộ nó thế nào nữa. ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 07:37:55 am
Ai đã nằm chốt mã không phân biệt được trận địa nào, loại pháo nào của địch bắn vào mình thì đễ " Ăn chuối cả nải, ngắm gà hỏa thân" là cái chắc. Cái này thì tôi nắm chắc và truyền kinh nghiệm cho chiến sĩ để họ giữ mạng sống của mình. Đối với pháo bắn vào mình khi nghe: Cùng..o..o.Thì nhanh chóng rúc hầm khẩn cấp, còn nghe rát tai thì đi hái rau bình thường, nghe tiếng vi...i..i , hoặc xoẹt ngắn là đạn rơi gần mình. để nghe tiếng cối bắn thì lúc nào cũng phải nghểnh tai thỏ nên để nghe nếu: Co ọc..phải trú ngay xem nổ đâu đã, các loại đạn cối rơi phải thính tai mới nghe được. Đối với pháo, cối bắn vào các công sự lúc đầu bao giờ cũng bắn đạn chạm nổ để quan sát,sau chuyển sang ngòi nổ chậm ( Các bác gọi là đạn khoan) nhằm tiêu điệt địch trong hầm. Cho nên ở ko tên và 1100 bác Kh ăn đủ loại này là đúng thôi.Ngày đó lính mình cũng nghịch lắm, họ lấy góc dao cạo râu lắp vào khe giữa ngòi và đạn, khi bắn tiếng rít nghe rợn người, địch sợ, ta cũng sợ. Tôi phải điều tra mãi mới ra và giải thích cho anh em rõ để họ ko làm thế nữa, vì làm như thế đạn sẽ bị tụt tầm khi bắn do sức cản ko khí và dễ rơi vào quân ta
Bác Kh ạ Tôi " Hạnh phúc " hơn bác vì tôi sống, gắn bó với mảnh đất ngã 3 Thanh thủy này Rất" Có đầu" và " Có cuối" vì f tôi ở đây mà lại. Chỉ có điều chưa có điều kiện lên thăm lại thôi.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: thanhh63 trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 07:51:34 am
Ai đã nằm chốt mã không phân biệt được trận địa nào, loại pháo nào của địch bắn vào mình thì đễ " Ăn chuối cả nải, ngắm gà hỏa thân" là cái chắc. Cái này thì tôi nắm chắc và truyền kinh nghiệm cho chiến sĩ để họ giữ mạng sống của mình. Đối với pháo bắn vào mình khi nghe: Cùng..o..o.Thì nhanh chóng rúc hầm khẩn cấp, còn nghe rát tai thì đi hái rau bình thường, nghe tiếng vi...i..i , hoặc xoẹt ngắn là đạn rơi gần mình. để nghe tiếng cối bắn thì lúc nào cũng phải nghểnh tai thỏ nên để nghe nếu: Co ọc..phải trú ngay xem nổ đâu đã, các loại đạn cối rơi phải thính tai mới nghe được. Đối với pháo, cối bắn vào các công sự lúc đầu bao giờ cũng bắn đạn chạm nổ để quan sát,sau chuyển sang ngòi nổ chậm ( Các bác gọi là đạn khoan) nhằm tiêu điệt địch trong hầm. Cho nên ở ko tên và 1100 bác Kh ăn đủ loại này là đúng thôi.Ngày đó lính mình cũng nghịch lắm, họ lấy góc dao cạo râu lắp vào khe giữa ngòi và đạn, khi bắn tiếng rít nghe rợn người, địch sợ, ta cũng sợ. Tôi phải điều tra mãi mới ra và giải thích cho anh em rõ để họ ko làm thế nữa, vì làm như thế đạn sẽ bị tụt tầm khi bắn do sức cản ko khí và dễ rơi vào quân ta
Bác Kh ạ Tôi " Hạnh phúc " hơn bác vì tôi sống, gắn bó với mảnh đất ngã 3 Thanh thủy này Rất" Có đầu" và " Có cuối" vì f tôi ở đây mà lại. Chỉ có điều chưa có điều kiện lên thăm lại thôi.

Cám ơn các bác VT, pb, KH ... và các bác cựu HG đã cho anh em tôi, những cựu lính QĐ 3 đóng ở Bắc Thái từ 79 - 83, tình hình chiến sự ác liệt, rất chân thực, đầy đủ dưới con mắt của những người trong cuộc từ những năm 84 trở đi. Tôi rất muốn biết tình hình HG những năm 79 -84 nhưng thông tin ít quá, các bác nào gắn bó với giai đoạn đó có thể cung cấp thông tin cho anh em được không? Cám ơn các bác thật nhiều và chúc các bác khỏe tay viết để cung cấp không chỉ cho anh em chúng tôi - những đồng đội của các bác thời ấy - mà cả cho các thế hệ sau biết rõ cha anh chúng đã đổ xương máu giữ gìn từng mỏm đất, núi đá nơi vùng biên ải phía Bắc ra sao! Kính các bác! 


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 08:47:25 am
Ai đã nằm chốt mã không phân biệt được trận địa nào, loại pháo nào của địch bắn vào mình thì đễ " Ăn chuối cả nải, ngắm gà hỏa thân" là cái chắc. Cái này thì tôi nắm chắc và truyền kinh nghiệm cho chiến sĩ để họ giữ mạng sống của mình. Đối với pháo bắn vào mình khi nghe: Cùng..o..o.Thì nhanh chóng rúc hầm khẩn cấp, còn nghe rát tai thì đi hái rau bình thường, nghe tiếng vi...i..i , hoặc xoẹt ngắn là đạn rơi gần mình. để nghe tiếng cối bắn thì lúc nào cũng phải nghểnh tai thỏ nên để nghe nếu: Co ọc..phải trú ngay xem nổ đâu đã, các loại đạn cối rơi phải thính tai mới nghe được. Đối với pháo, cối bắn vào các công sự lúc đầu bao giờ cũng bắn đạn chạm nổ để quan sát,sau chuyển sang ngòi nổ chậm ( Các bác gọi là đạn khoan) nhằm tiêu điệt địch trong hầm. Cho nên ở ko tên và 1100 bác Kh ăn đủ loại này là đúng thôi.Ngày đó lính mình cũng nghịch lắm, họ lấy góc dao cạo râu lắp vào khe giữa ngòi và đạn, khi bắn tiếng rít nghe rợn người, địch sợ, ta cũng sợ. Tôi phải điều tra mãi mới ra và giải thích cho anh em rõ để họ ko làm thế nữa, vì làm như thế đạn sẽ bị tụt tầm khi bắn do sức cản ko khí và dễ rơi vào quân ta
Bác Kh ạ Tôi " Hạnh phúc " hơn bác vì tôi sống, gắn bó với mảnh đất ngã 3 Thanh thủy này Rất" Có đầu" và " Có cuối" vì f tôi ở đây mà lại. Chỉ có điều chưa có điều kiện lên thăm lại thôi.

Cám ơn các bác VT, pb, KH ... và các bác cựu HG đã cho anh em tôi, những cựu lính QĐ 3 đóng ở Bắc Thái từ 79 - 83, tình hình chiến sự ác liệt, rất chân thực, đầy đủ dưới con mắt của những người trong cuộc từ những năm 84 trở đi. Tôi rất muốn biết tình hình HG những năm 79 -84 nhưng thông tin ít quá, các bác nào gắn bó với giai đoạn đó có thể cung cấp thông tin cho anh em được không? Cám ơn các bác thật nhiều và chúc các bác khỏe tay viết để cung cấp không chỉ cho anh em chúng tôi - những đồng đội của các bác thời ấy - mà cả cho các thế hệ sau biết rõ cha anh chúng đã đổ xương máu giữ gìn từng mỏm đất, núi đá nơi vùng biên ải phía Bắc ra sao! Kính các bác! 

Từ ngày có topic nói về cuộc chiến ở Hà Giang, yta262 mới biết tình hình thực sự sau 1979 ra sao. Trước đây yta262 ngỡ rằng TQ dàn quân áp lực nhè nhẹ dọc biên giới phía Bắc để gây sức ép và kéo căng đội hình quân ta từ BGPB sang Lào và CPC, để làm VN chảy máu từ từ. Không ngờ lại đánh nhau lớn như vậy. Vậy mà quân ta vẫn trụ được. Cả báo và đài lúc đó không nói gì về những trận đánh sau 1979 này. Hồi ở CPC cũng chẳng nghe các thủ trưởng đơn vị nhắc tới. Đến khi về làm dân rồi, từ 1982 cho mãi tận sau này, yta262 cũng không nghe đâu nhắc tới chiến tranh BGPB sau năm 1979. Có lẽ mình thờ ơ quá chăng. Khi báo chí đăng tin ta rút quân khỏi CPC thì cũng không nhắc gì tới tình hình bớt căng thẳng ở biên giới phía Bắc, gần như chả có gì đáng bàn ở BGPB cả. Làm như chả có gì ầm ĩ ở BGPB sau 1979. Nói chung, cả nước hầu như không ai biết cuộc chiến ở Hà Giang, không biết đến những chiến công thầm lặng của những người lính QĐNDVN phía Bắc ngày đó. Nếu không có diễn đàn VMH này, yta262 sẽ mãi mãi lờ mờ về BGPB, mãi mãi không biết những gian khổ hy sinh của đồng đội đang chiến đấu từng ngày với địch ở BGPB!

Mình chảy máu từ từ, TQ cũng thiệt hại không ít người và của. Nói cho cùng, chiến tranh chả có lợi lộc gì cho cả 2 nước tham chiến, kẻ hưởng lợi cuối cùng, các bác đã biết là ai rồi. Không biết những chiến lược gia hàng đầu ở Trung Nam Hải có thấy điều này không?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 09:58:57 am
Bác thanh63! f31 QĐ bác cũng đã đóng góp nhiều công sức, máu xương cho mặt trận này rồi chứ. Có dBB còn biên chế thẳng cho f 313 cơ mà,lần vào thay phiên cho f 313 tháng 12/ 85 các bác sơ suất để mất H3 sườn 685, là bài học kinh nghiệm cho các đợt thay phiên sau. f31 có nhiều cách Phòng ngự và cách đánh hay, với địa hình đó ko thể mang cả c,d, e dàn quân tấn công lên được, rút kinh nghiệm 12/7/84 rồi, với LL đông chỉ làm mồi cho pháo nó xay làm giò thôi. Cuộc chiến này vừa ác liệt, vừa giai dẳng kéo dài trong nhiều năm, báo chí , đài phát thanh hồi đó cũng dăng và đưa tin. Nhiều đoàn dân, chính đảng cũng lên thăm và úy lạo chiến sĩ giữ chốt. Các địa danh 1100, đồi đài, A 6, 4 hầm, H3 đã để lại dấu ấn ko bao giờ quên đối với những ai đã từng ở đây và trên mặt trận này.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 11:15:21 am
Trích dẫn
Thêm với bác pháo nhưng ít hiểu về đạn pháo......nổ  .nổ trước,nổ sau và nổ ngay chính nơi mình đứng. trong ba thể loại này không có âm thanh ...vi..vi...hay.vi..u....vi..u ..đậu ạ.

Các loại đạn cối nói chung và đạn cối lớn nói giêng như 120mm và 160mm ở đầu quả đạn là ngòi nổ(ngòi nổ được nắp vào quả đạn nhờ ống ren). Khi bắn tùy nhiệm vụ mà pháo thủ chỉnh chế độ nổ cho đạn. Ngòi đạn cối có 2 chế độ, chạm nổ(nổ tức thì) và nổ chậm.Ở đạn cối 160mm, khi chỉnh ngòi nổ về chế độ nổ chậm, quả đạn có thể khoan sâu 6m(đối với đất đồi). Đối với các loại hầm chữ A thông thường nếu nằm sâu 6m mà trúng quả đạn cối 160mm vào nóc hầm nếu là đạn nổ tức thì cơ hội sống tương đối cao vì lúc này người trong hầm chỉ bị sức ép. Trường hợp đạn ở chế độ nổ chậm dơi trúng nóc hầm thì cơ hội sống=0.

Đạn pháo nói chung khi bay qua đầu thường có tiếng v.u..vu... còn dơi chính đỉnh đầu có tiếng x.e.t.....xẹt, giêng đạn cối thì tiếng xé gió to hơn, lộng óc đấy vì đạn cối có cánh đuôi. Phải là người dày dạn trận mạc mới có thể phân biệt được tiếng đạn pháo bay, lính mới thì thường cứ nghe tiếng pháo là bay vào đâu đó miễn là có thể lấp được  ;D. Tôi nhớ thằng LL của C tôi vì bay tránh pháo vượt tầm mà nó làm đổ mất chai rượu"quí" của Cph, chẳng hiểu sau đó Cph sử lý nội bộ nó thế nào nữa. ;D
thưa bác ccb.trong quân đội cấm uống rượu bia mà,sao các bác vẫn đem rượu lên chốt hay vậy?
phải công nhận pháo nó bắn nhiều như thế mà các bác vẫn còn ở đây,lên VMH cũng đủ biết các bác bản lĩnh và cao số thế nào,hèn chi Đặng Lão không nuốt nổi vị Xuyên.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quansuvn trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 12:12:02 pm
Trích dẫn
Thêm với bác pháo nhưng ít hiểu về đạn pháo......nổ  .nổ trước,nổ sau và nổ ngay chính nơi mình đứng. trong ba thể loại này không có âm thanh ...vi..vi...hay.vi..u....vi..u ..đậu ạ.

Các loại đạn cối nói chung và đạn cối lớn nói giêng như 120mm và 160mm ở đầu quả đạn là ngòi nổ(ngòi nổ được nắp vào quả đạn nhờ ống ren). Khi bắn tùy nhiệm vụ mà pháo thủ chỉnh chế độ nổ cho đạn. Ngòi đạn cối có 2 chế độ, chạm nổ(nổ tức thì) và nổ chậm.Ở đạn cối 160mm, khi chỉnh ngòi nổ về chế độ nổ chậm, quả đạn có thể khoan sâu 6m(đối với đất đồi). Đối với các loại hầm chữ A thông thường nếu nằm sâu 6m mà trúng quả đạn cối 160mm vào nóc hầm nếu là đạn nổ tức thì cơ hội sống tương đối cao vì lúc này người trong hầm chỉ bị sức ép. Trường hợp đạn ở chế độ nổ chậm dơi trúng nóc hầm thì cơ hội sống=0.

Đạn pháo nói chung khi bay qua đầu thường có tiếng v.u..vu... còn dơi chính đỉnh đầu có tiếng x.e.t.....xẹt, giêng đạn cối thì tiếng xé gió to hơn, lộng óc đấy vì đạn cối có cánh đuôi. Phải là người dày dạn trận mạc mới có thể phân biệt được tiếng đạn pháo bay, lính mới thì thường cứ nghe tiếng pháo là bay vào đâu đó miễn là có thể lấp được  ;D. Tôi nhớ thằng LL của C tôi vì bay tránh pháo vượt tầm mà nó làm đổ mất chai rượu"quí" của Cph, chẳng hiểu sau đó Cph sử lý nội bộ nó thế nào nữa. ;D
thưa bác ccb.trong quân đội cấm uống rượu bia mà,sao các bác vẫn đem rượu lên chốt hay vậy?
phải công nhận pháo nó bắn nhiều như thế mà các bác vẫn còn ở đây,lên VMH cũng đủ biết các bác bản lĩnh và cao số thế nào,hèn chi Đặng Lão không nuốt nổi vị Xuyên.
Nhắc lỗi chính tả lần thứ 3!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: thanhh63 trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 12:41:42 pm
Bác thanh63! f31 QĐ bác cũng đã đóng góp nhiều công sức, máu xương cho mặt trận này rồi chứ. Có dBB còn biên chế thẳng cho f 313 cơ mà,lần vào thay phiên cho f 313 tháng 12/ 85 các bác sơ suất để mất H3 sườn 685, là bài học kinh nghiệm cho các đợt thay phiên sau. f31 có nhiều cách Phòng ngự và cách đánh hay, với địa hình đó ko thể mang cả c,d, e dàn quân tấn công lên được, rút kinh nghiệm 12/7/84 rồi, với LL đông chỉ làm mồi cho pháo nó xay làm giò thôi. Cuộc chiến này vừa ác liệt, vừa giai dẳng kéo dài trong nhiều năm, báo chí , đài phát thanh hồi đó cũng dăng và đưa tin. Nhiều đoàn dân, chính đảng cũng lên thăm và úy lạo chiến sĩ giữ chốt. Các địa danh 1100, đồi đài, A 6, 4 hầm, H3 đã để lại dấu ấn ko bao giờ quên đối với những ai đã từng ở đây và trên mặt trận này.

Vâng thưa bác, nhờ trang VMH nhà mình mãi đến 2010 em mới biết các đồng đội bên F31 đã có những năm tháng chia lửa trên mặt trận Vị Xuyên, Thanh Thủy và các đồng đội lính Bến Tre cùng thời với em ở F31 đã trực tiếp tham chiến tại đây và đã có người nằm lại Vị Xuyên cho đến tận những năm gần đây mới được các đồng đội Bến Tre đưa về quê án táng tại quê hương Đồng khởi.

Tuy nhiên ý em muốn hỏi các bác tình hình chiến sự trên tuyến Hà Giang những năm 79 - 83 khi sư 320 QĐ 3 đóng quân trải dài theo hướng lên Tuyên Quang qua ngả Đèo Khế. Ngày đó đơn vị tụi em có rất nhiều lần báo động sẵn sàng chiến đấu, còn di chuyển đi đâu thì không biết, nhưng cuối cùng 3 năm trời E tụi em vẫn chưa di chuyển đi đâu cả cho đến khi em về Hà Bắc học SQDB và ra quân tháng 7.83.   


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 03:02:33 pm
...Vâng thưa bác, nhờ trang VMH nhà mình mãi đến 2010 em mới biết các đồng đội bên F31 đã có những năm tháng chia lửa trên mặt trận Vị Xuyên, Thanh Thủy và các đồng đội lính Bến Tre cùng thời với em ở F31 đã trực tiếp tham chiến tại đây và đã có người nằm lại Vị Xuyên cho đến tận những năm gần đây mới được các đồng đội Bến Tre đưa về quê án táng tại quê hương Đồng khởi.

Tuy nhiên ý em muốn hỏi các bác tình hình chiến sự trên tuyến Hà Giang những năm 79 - 83 khi sư 320 QĐ 3 đóng quân trải dài theo hướng lên Tuyên Quang qua ngả Đèo Khế. Ngày đó đơn vị tụi em có rất nhiều lần báo động sẵn sàng chiến đấu, còn di chuyển đi đâu thì không biết, nhưng cuối cùng 3 năm trời E tụi em vẫn chưa di chuyển đi đâu cả cho đến khi em về Hà Bắc học SQDB và ra quân tháng 7.83....

khà khà! F320A của bác báo động thì có nhiều nhưng không di chuyển là phải rồi. Toàn F đã tập hợp một số cán bộ chiến sỹ giỏi lại, thành một tiểu đoàn, lấy phiên hiệu là D7B lên Hà giang chi viện/ phối thuộc cho F31 của bác tai-lienson đấy còn gì  ;). Có khác gì F308/ sư đoàn 308 đâu,  ;D.

F302A Quân đoàn 3 lúc này cũng đang từng bước chuyển sang sư đoàn bộ binh cơ giới rồi còn gì. Đứng chân ở tuyến hai thôi. Cơ giới mà lên hết chốt thì ....  ;D.

Nhắc đến vấn đề chuyển từ sư đoàn bộ binh sang sư đoàn bộ binh cơ giới có nhiều vấn đề lý thú lắm, bác nào có hứng  không! Em biết có một giai thoại vui ở F308: khi hoàn tất huấn luyện, chuyển sang thực hành sẵn sàng chiến đấu, Chuyên gia cố vấn bên Ông anh Cả bấm giờ, rồi "mắng yêu": chúng mày triển khai mất mẹ nó 15 phút thì chết hết rồi .....còn ai nữa mà bảo vệ biên giới,  :D :D :D  => một trong những nguyên nhân các bác bộ binh cơ giới ... được trang bị tạm hàng bộ binh lên biên giới cắm chốt cho biết....  ;D



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Ampin trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 03:46:02 pm
Năm 1985 sư 308 đưa E58 pháo binh lên tăng cường cho Vị Xuyên, hồi đó Liên Xô mới viện trợ cho loại pháo D30 mà lính E58 hay gọi là D ba càng em nghe nói là chỉ mới trang bị loại này cho 308 không biết có phải không bác pb47.

Ồ, em tưởng gì, đúng là thời điểm đó, Ông anh cả có trang bị cho ta Đ30; cái này nằm trong bộ huấn luyện và trang bị cho sư đoàn 308 khi F308 chuyển sang bộ binh cơ giới. Thế cho nên mới có chuyện các bác bên pháo của 308 hợp lực với BTL PB cải tiến giá pháo Đ30 - kiểu ba càng như bác nói  ;D.

Vậy là F308 chỉ cử một tiểu đoàn bộ binh (D4 E88) và một tiểu đoàn pháo binh lên biên giới sau khi huấn luyện và diễn tập bắn đạn thật thôi chứ. Có tính chất đại diện, bắn thử và nâng cao tinh thần ... thôi mà,  ;D. Nghe cả sư đoàn hay trung đoàn nó to quá.

E58 lên thay cho E?F390 với trang bị tận...3 đại đội C1, C2, C3 với...12 khẩu. Thành tích chỉ bắn cháy kho tàng, lều bạt đâu mạn cầu Thiên bảo, sân vận động, nông trường cao su đâu phía 1509?.

Kết quả khoảng 90% lính xuống núi bị teo cơ, phù thũng vì thiếu rau xanh. Lính pháo ở tuyến 2 nên chỉ được...ưu tiên sắn và ngô luộc. Các lão giờ vẫn hú vía, cứ tưởng...hỏng hết súng rồi??????Gái làng chạy xì khói?????May quá vẫn...êm ro, chạy tốt. Lũ trẻ cũng được sinh ra vào những năm dặt dẹo nhất của đất nước. Nay khá lớn, há hốc mồm khi nghe ba nó kể về Cây không(không cây), pháo xăm của cha con nhà Đặng...kể về ba nó mặc quần đùi lủng lẳng theo nhịp bước, chổng đít ngược lên phía Bắc bắn pháo. Đạn pháo do xe Uran chở lên nhiều như...quân Nguyên, đạn mới đét đẹt Moden 1984??????????????????????????????????


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tai_lienson trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 03:49:44 pm
    Bác  Quan Y @ Đúng là D pháo của E 4 lên Hoàng su phì nhưng lâu ngày tôi không nhớ kỹ, hôm nào tôi sẽ hỏi lại thằng đồng hương là d phó c tr d đó xem sao
    Bác Can @       Năm 1984 D 8 E 977 F31 (  E3) lên tham chiến ở vị Xuyên  và nhập F 313  ,năm 1985    Để đảm bào E có 3 D BB    nên Q Đoàn điều 1 D của F 320 về trám chỗ   thay cho D 8 đó là D8 B    và E 977 đảm nhiệm tây 685  sang Tây đến chỗ 1100 của Khánh Huỳen @  ( hình như D8 thay cho KH@ )
  


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: thanhh63 trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 04:01:52 pm
...Vâng thưa bác, nhờ trang VMH nhà mình mãi đến 2010 em mới biết các đồng đội bên F31 đã có những năm tháng chia lửa trên mặt trận Vị Xuyên, Thanh Thủy và các đồng đội lính Bến Tre cùng thời với em ở F31 đã trực tiếp tham chiến tại đây và đã có người nằm lại Vị Xuyên cho đến tận những năm gần đây mới được các đồng đội Bến Tre đưa về quê án táng tại quê hương Đồng khởi.

Tuy nhiên ý em muốn hỏi các bác tình hình chiến sự trên tuyến Hà Giang những năm 79 - 83 khi sư 320 QĐ 3 đóng quân trải dài theo hướng lên Tuyên Quang qua ngả Đèo Khế. Ngày đó đơn vị tụi em có rất nhiều lần báo động sẵn sàng chiến đấu, còn di chuyển đi đâu thì không biết, nhưng cuối cùng 3 năm trời E tụi em vẫn chưa di chuyển đi đâu cả cho đến khi em về Hà Bắc học SQDB và ra quân tháng 7.83....

khà khà! F320A của bác báo động thì có nhiều nhưng không di chuyển là phải rồi. Toàn F đã tập hợp một số cán bộ chiến sỹ giỏi lại, thành một tiểu đoàn, lấy phiên hiệu là D7B lên Hà giang chi viện/ phối thuộc cho F31 của bác tai-lienson đấy còn gì  ;). Có khác gì F308/ sư đoàn 308 đâu,  ;D.

F302A Quân đoàn 3 lúc này cũng đang từng bước chuyển sang sư đoàn bộ binh cơ giới rồi còn gì. Đứng chân ở tuyến hai thôi. Cơ giới mà lên hết chốt thì ....  ;D.

Nhắc đến vấn đề chuyển từ sư đoàn bộ binh sang sư đoàn bộ binh cơ giới có nhiều vấn đề lý thú lắm, bác nào có hứng  không! Em biết có một giai thoại vui ở F308: khi hoàn tất huấn luyện, chuyển sang thực hành sẵn sàng chiến đấu, Chuyên gia cố vấn bên Ông anh Cả bấm giờ, rồi "mắng yêu": chúng mày triển khai mất mẹ nó 15 phút thì chết hết rồi .....còn ai nữa mà bảo vệ biên giới,  :D :D :D  => một trong những nguyên nhân các bác bộ binh cơ giới ... được trang bị tạm hàng bộ binh lên biên giới cắm chốt cho biết....  ;D


    Bác  Quan Y @ Đúng là D pháo của E 4 lên Hoàng su phì nhưng lâu ngày tôi không nhớ kỹ, hôm nào tôi sẽ hỏi lại thằng đồng hương là d phó c tr d đó xem sao
    Bác Can @       Năm 1984 D 8 E 977 F31 (  E3) lên tham chiến ở vị Xuyên  và nhập F 313  , năm 1985    Để đảm bào E có 3 D BB    nên Q Đoàn điều 1 D của F 320 về trám chỗ   thay cho D 8 đó là D8 B    và E 977 đảm nhiệm tây 685  sang Tây đến chỗ 1100 của Khánh Huỳen @  ( hình như D8 thay cho KH@ )
 

Đỏ 1 và đỏ 3: cám ơn quangcan và bác tai_lienson: điều này hôm nay tôi mới biết, và cũng đương nhiên thôi vì 7.83 ra quân mất đất rồi, còn thời kỳ 79 - 83 thì nhấp nhổm cứ nghe "đồn, rồi lại thôi, lại đồn" lên HG làm lính tráng cứ nôn ... ruột. Sau 84 khi đã ra quân đang học văn hóa, thật tình báo đài có nhắc đến Vị Xuyên, Thanh Thủy ác liệt nhưng đâu ngờ "căng" dữ vậy  :o và cứ nghĩ các đơn vị tuyến trên lại tiếp tục chịu trận, ai dè QĐ 3 ngoài F31 còn có 1 D của F320 tham chiến  :o, cám ơn các bác nhiều và nếu có thông tin HG từ 79 - 83 thì tốt quá  ;D.

@quangcan: bạn có thông tin F320 lên F bộ binh cơ giới không, cuối 80, đầu 81 là sư 320 đã rục rịch rồi bắt đầu huấn luyện theo giáo trình F bộ binh cơ giới rồi nhưng mới chỉ là huấn luyện thôi, hình như sang 83 mới bắt đầu trang bị, nếu có thông tin chi tiết mình đặt hàng bạn bên topic "cựu binh Nam bộ nhe ... " thanks quangcan nhiều  ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 04:32:45 pm
Các bác QĐ3 nói f 320 nào? tôi thấy có f 320 (Đoàn đồng bằng) và lữ PB40 đóng quân rất lâu ở Hương canh, Bình Xuyên, VP chứ? Có cả nghĩa trang đề: Đoàn đồng bằng mà,còn f 320 nào đóng ở Tuyên quang đến đèo khế hả các bác, f320 này, cùng các đơn vị trực thuộc khoảng năm 88 gì đó rút vào Tây ngyên có phải đơn vị các bác QĐ3 ko?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: thanhh63 trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 04:41:54 pm
Các bác QĐ3 nói f 320 nào? tôi thấy có f 320 (Đoàn đồng bằng) và lữ PB40 đóng quân rất lâu ở Hương canh, Bình Xuyên, VP chứ? Có cả nghĩa trang đề: Đoàn đồng bằng mà,còn f 320 nào đóng ở Tuyên quang đến đèo khế hả các bác, f320 này, cùng các đơn vị trực thuộc khoảng năm 88 gì đó rút vào Tây ngyên có phải đơn vị các bác QĐ3 ko?

Nó đấy ạ, từ 79 -83 khi em ra quân, F320 - hay đại đoàn Đồng Bằng - đóng quân từ thị trấn Đại Từ, Bắc Thái kéo lên đến núi Hồng dọc theo đường 37, giáp Tuyên Quang qua ngả Đèo Khế ( E52 của bác vaphothu - thành viên trang nhà ) và sau này 85 về Phúc Yên, 87 rút về Tây Nguyên  ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 06:44:52 pm
Các bác lại bàn về kinh nghiệm nghe pháo.

hồi mới lên,bọn em phải vác khung hầm sắt hình lồng gà cho các bác hướng minh tân.lính tò te chưa có kinh nghiệm.đang vác nặng,vừa đến khu đuôi cá,chỗ đất hơi bằng phẳng một chút,định đi chậm để thở.vì vừa qua dốc lên.bỗng mấy bác cựu đi qua bảo,anh em phải nhanh nhanh qua đây,vì đây là toạ độ pháo.nói đến pháo thì ai cũng sợ,song chẳng hình dung nó nghê cỡ nào.mong sao được vậy.khoảng 5 phút sau,bỗng nghe đạn nổ xung quanh,tiếng vọng đập vào vách đá lại càng sợ hơn.không ai bảo ai,cả sỹ quan đi cùng cũng vội tìm các bụi cây dại um tùm rúc đầu vào,nhắm mắt lại.hơn chục phút sau thấy yên,cả đơn vị lại tiếp tục đi,chẳng ai biết pháo bắn vào đâu.
sau này sang thanh thuỷ,kinh nghiệm pháo đầy mình.các bác thế nào em không biết.chứ em sau này,trên đường đi vận tải,chỉ cần nghe tiếng cùng....vo là em cũng không biết mình đã nằm xuống từ bao giờ.hình như có chút linh cảm thì phải.vì khi nghe tiếng đạn pháo bắn trực diện về hướng mình,trong người bỗng có cảm giác rất sợ.còn khi nghe tiếng xẹt mà chưa kịp nghe tiếng đầu lòng.muộn mất rồi,chỉ là may mắn mảnh nó không xơi mình thôi.buồn cười sau này khi ra quân,đang thiu thiu ngủ trưa,mấy đứa cháu không biết sếp mâm bát thế nào,nghe tiếng mâm rơi cũng tưởng pháo.giật hết cả mình,tý nữa định lăn xuống gầm giường.

Chào bác thanhh63.chuyện vị xuyên 79-83.bác xem lại các trang trong hg6 và 7.bác vt738 đã kể tương đối rõ rồi đó.em chào bác.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 07:14:47 pm
Chắc bác maianh ở d25 của f313? hay c25 của e nào đó.Vác nặng đi đường Đuôi cá khó đi rồi, bác vác bê tông cho d nào của 266 đấy? và vào năm nào.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 08:20:37 pm
Đêm qua ngủ mơ,giấc mơ gần giống với trường hợp của cậu Mai người Hà Bắc,là người bị thương cuối cùng vào tháng 1 năm 1986 ở 1100 và 1050.Sáng ra ngồi ăn sáng kể lại với vợ,sườn dốc dựng đứng,anh cầm cái dây buộc chặt ở trên nhờ con bé Thổ nhĩ kỳ...... ;D  giữ giúp và tụt xuống.May quá chú x-y rơi xuống cái hố có nước trong veo không bị lăn tụt xuống chân núi,và không bị uống nước nằm chìm dưới nước như ngủ.Mặt mũi sướt sát khắp nơi,đưa lên vai vác lên thấy chú ấy cựa quậy còn sống.Vợ,úi.... giời! suốt ngày chuyện đánh đấm rồi ngủ lại mơ linh tinh chứ gì...?  ;D ;D Em hay mơ cái xui thì thường hay xui thật,nếu không nói ra,nên mới nói chứ không còn lâu nhé..nhé... ;D.

Pháo bắn vào mình,nếu là 85 ly.Từ đối diện bắn tới,sượt sát đầu rơi phía sau trên 30 mét dưới 50 mét.Nghe rất ghê,nghe rất rợn người,không nghe thấy đầu nòng đã thấy ..éeeeeeccccccc....oành! chưa kịp sợ.Nếu nó bắn bầy đàn hay gọi theo cánh nhà pháo là bắn tập trung thì thật sự vãi...tiểu,bởi tiếc éc lúc này như một lưới sắt trùm trên đầu.Các bác cứ tưởng tượng tiếc con lợi giống lên tiếng Éc to tướng không có cuối âm nhưng nặng nề,ghê như thế nào ?
Tiếng vi...vi hay..vi..u...vi..u,vi..vi.. thanh,cao là khi quả đạn bay gần đến trên đầu mình và khi đã qua đầu sẽ là vi..u...vi..u.......viu...viu...Loại này nghe nhiều nên biết thừa nó sẽ bay vào đâu và đàng hoàng đứng nhòm điểm nó rơi.Thường hồi đấy các trận địa pháo từ sau 1800 hay 1668 gì đấy,cứ có tiếng nổ nhẹ khùng..khùng "điên điên  ;D" là chỉ trong khoảng khắc đạn sẽ bay qua đầu vi rôi vi..u,hết nghe tiếng viu khoảng vài giây là thấy vọng lại tiếng đoành.Và y như rằng,chúng lại choang vào đồi cô Ích.Ngày ấy chúng bắn vào đó dai lắm,cứ tầm giữa trưa đầu giờ buổi chiều.Khi bầu trời dưới thung lũng Thanh Thủy được gió vén làn sương trắng,mở ra khoảng không vàng đục,dưới thung lũng nham nhở chỗ trắng đen của núi đá vôi bị pháo đục khoét,chỗ loang lổ đất đỏ vàng ạch do các loại hỏa lực thi nhau cày sới.
Là khi bọn pháo tầm xa sau 1800 và 1668,1445 thi nhau chút xuống các điểm cao dưới thung lũng.Thường thì chúng bắn vào khu đồi cô Ích,từng trái,từng trái một.Cứ hết trái này vi ..vi...rồi vi..u...vi..u qua đầu và kết thúc bằng đoành ở nơi bờ sông Lô,thì lại tiếp trái khác bắt đầu vi,vu qua đầu.Đến khi có quả nổ,cột khói trắng dựng lên là lúc các trận địa của chúng từ 1800 trong Lao Chải dọc biên đến 1668 và 1445 cùng đồng thanh ca bài ca,khùng..khùng..điên..điên ...,và từ các điểm cao dưới thung lũng tiếng lụp bụp...lụp bụp...vọng về.Lúc này thế nào chúng cũng tranh thủ gửi cho 1100 ít nhất cũng vài loạt cối từ các trận địa dọc 1509,chớ đừng say mê ngắm pháo bắn xuống đầu đầu đội mình mà chết oan đấy ;D.

Tiếng đạn Viu nặng và gầm to chứ không phải vi..u nhẹ như tiếng du,chính xác là pháo ta bắn lên.Thường thì Víu.. Oành nặng nề,đanh thép.Không phải chỉ riêng pháo ta,mà chính xác phải nói là pháo bắn từ sau lưng ta lên thì sẽ nghe như vậy.
Pháo cày phía trước thì nghe tiếng Phầm..Phầm hay Phằm..phằm gì đó,rất nặng cảm tưởng như người ta phóng một thanh sắt khổng lồ vào tường đất,đất dung như thanh sắt bị lao vào dung lắc gây nên.
Cối thì khác,không hiểu KH đã viết ở phần nào của topic Hà Giang.
Trích dẫn
Các bác lại bàn về kinh nghiệm nghe pháo.
Bác maianh,cái này là sẳn phẩm của bác pháo tạo ra.Nhưng kết quả của nó thì,chỉ có người lao tâm,khổ lực như bác pháo mới chịu khó tham khảo để biết được uy lực của mình,nó như thế nào chứ. ;D định đòi cái phong bì rồi sẽ cho bác ấy biết,nhưng sợ mình trực tiếp lại bị qui vào tội ..hối....hối...nên thôi. ;D
Với tôi,ngày xưa về sau thì trây văn ì luôn.Đếch..sợ.Bởi,không có con đường lui thì tốt nhất phải chọn cách tốt nhất là: người ta chạy thì mình lao như lũ trẻ đứng trên cây nhảy cắm xuống sông,mà ta nôm na gọi là trồng cây chuối.Lúc đó,bụng thay chân mới nhanh được.Thêm nữa biết vận dụng địa hình,nhớ từng điểm rơi của đạn pháo và quan trọng là hoàn toàn không dính quả lạc.Bởi những nơi tương đối an toàn mà mình nhớ,không có quả nào bị tăng hay tụt tầm cũng như chúng tạt ngang,tạt ngửa vậy là mình thoát.Thế thôi,chờ được xuống thì làm lính trơn nhanh hơn.Chót nhận rồi thì...chịu. ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 08:25:05 pm
   Thưa các bác! nay tôi vào trang:"Hà giang" thì đã thấy các bác "Phi " nhanh quá ??? .Từ Hà giang xuống Tuyên quang sang Đèo khế,Đại từ sang Vĩnh phúc vào Tây nguyên nhanh quá.Chắc nhiều bác không bắt kịp ???
   Hà giang hôm nay đông khách thăm ,vui quá...
   Bác thanh 63 @ ! Hà giang thời điểm 1979 ,cũng như nhiều tỉnh khác có chung đường biên với TQ,đều bị quân đội TQ tràn sang đánh chiếm.Tuy nhiên BG-HG năm 79 (Trong sử sách gọi là :Chiến tranh BGPB lần 1) quân TQ lại rất "Hiền",bằng chứng là thị xã HG cách cửa khẩu Thanh thủy hơn 20 km đường bộ mà vẫn yên tĩnh.Trong khi các TX:Lao cai,Lạng sơn hoặc Cao bằng khá xa BG,mà vẫn bị đánh chiếm và tàn phá...
   Sau hơn tháng,quân TQ hồi binh vì thấy đại quân ta đang di chuyển:Một phần rút ở chiến trường K về,một phần mới thành lập nên chúng cũng ...ngán nên tránh đụng độ
   Thời kỳ hậu 79,biên giới đối diện với Thanh thủy có nhiều biến động khác thường,do một lực lượng lớn quân TQ di chuyển tập kết về đây chứ không phải nơi nào khác.suất ngày đêm,công binh,dân binh TQ phá đá mở đường,tiếng mìn nổ ầm ầm suất ngày đêm.Có công trường tập trung đến hàng vạn người mở khai thông các con đường lên các ngọn đồi để xây dựng trận địa.Điều đó báo hiệu những trận đánh lớn sẽ xảy ra...
   Bên ta,các tin tức tình báo cho thấy :quân TQ đang chuẩn bị các mặt để buộc ta phải đối phó theo cách chơi của chúng ở một phạm vi cục bộ.Gây khó cho ta,khi đường lên HG ngày đó thật là khó,vì duy nhất chỉ có một con đường bộ độc đạo,cũ nát chật hẹp và xa xôi nơi cung cấp vật chất cho chiến tranh.Nhất là các loại vũ khí khí tài lớn
   Như vậy từ năm 79 đến năm 84 là những năm bản lề cho cuộc chiến ác liệt sảy ra sau đó.
   Nó thực sự ác liệt,bác có thể xem các hình ảnh mà cả 2 bên ngày ấy chụp và lưu lại đến ngày nay.Với diện tich hơn 100ha núi đất xen núi đá ,trước khi cuộc chiến sảy ra nó vốn là khu rừng nguyên sinh do quy chế biên giới không ai được chặt phá .Vậy mà sau đó nó trắng toát như cục vôi tôi,
   Ở bên kia ,TQ kéo tới đây hàng sư đoàn pháo.Vài đại quân khu,quân đoàn bộ binh để dự trữ...dùng dần
   Các phần trước tôi đã viết về giai đoạn 1979,bác maianh đã nhắc bác .Bác tìm xem lại nhé
   Mong bác thường xuyên lên "Hà giang",đàm đạo với cựu binh chúng tôi !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 08:59:53 pm
Vào quãng tháng 10/86 trên thông báo có chuyên gia vào kiểm tra các trận địa pháo của mặt trận, xem mình sử dụng hàng của họ như thế nào. Vì lúc đó ta mới nhận thêm loại Đ30, để "Đối ngoại" trên nhắc nhở chú ý xắp đặt, bảo quản pháo đạn và giữ đúng mối quan hệ xã giao. Các bác tính: Pháo để nắng mưa hàng năm trời, nòng lúc nào cũng hướng về 1 vị trí nhất định để khi có lệnh là bắn ngay.Dọn dẹp vệ sinh ko ngại, ngại nhất là cái anh nòng pháo, nếu lâu ko bắn gặp ko khí là gỉ ngay. Mà thông nòng cho sạch, sáng bóng rất khó khăn, cho lên trước hôm đó cho mỗi khẩu bắn 1 viên rồi thông qua 1 lớp mỡ mỏng thế là ổn. Nhưng còn cái anh mũ sắt mới bí, vì lính ta mang ra giã đỗ, giã gạo...Mỗi khẩu chỉ còn 2 cái mũ để che nòng và che kính còn đội được đành để 2 pháo thủ số 1 và 2 đội trực còn vào hầm trả vờ lau đạn, phân lô. Khi dến, họ kiểm tra pháo, đạn mà họ đã viện trợ cho ta kĩ lắm. 1 tràng tiếng nước ngoài phiên dịch chỉ dịch cho thủ trưởng, chúng tôi đành chịu và..cười. Khi đến đơn vị pháo 105 thì họ chỉ ngồi trên xe ko xuống, chỉ lướt qua và nói: Tốt, tốt...,họ cũng tính dân tộc ra phết.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 10:30:24 pm
Chắc bác maianh ở d25 của f313? hay c25 của e nào đó.Vác nặng đi đường Đuôi cá khó đi rồi, bác vác bê tông cho d nào của 266 đấy? và vào năm nào.


Em chào bác pb47vp.

bác đoán...gần đúng.em bộ binh xịn.nhưng đơn vị sau này bị kỷ luật ngầm.gần một năm trời phải đi vận tải, đào hào từ đá pháp sang đồi đài.tháng 10 năm 84,bọn em mang khung hầm cho bên minh tân,có thể là 266.vì hồi đó không hỏi.bên minh tân chủ yếu là núi đất.có điều lạ là.sau này em mới biết ta mất đồi mâm xôi.chứ cuối 84,hồi em qua đó.có gặp một anh bạn đồng hương.hỏi nhau thì bảo, tao ở đồi mâm xôi.ác liệt lắm.từ chỗ bọn em tập kết khung hầm,đến đồi mâm xôi cũng không xa.từ trên đồi,tụi em còn nhìn xuống sông lô sâu thẳm,bên minh tân hồi đó vẫn cây xanh ngắt.lên không nhìn thấy nước sông,chỉ thấy sâu hun hút.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 10:46:19 pm
   Các bác Pháo Hà giang !

   Em vẫn theo dõi bài viết các bác thấy hay quá. Không ngờ đến phần 7 này các bác hành quân nhanh thật đấy, đúng là nhanh như đạn pháo. Ngày xưa em cũng chỉ nghĩ là pháo binh TQ làm mưa làm gió hóa ra các bác cũng ăn miếng trả miếng không kém !

  Người ta cứ đồn đại là pháo binh của họ giỏi đến nỗi bắn phản pháo trúng cả nòng pháo của mình, nhưng hình như cả cuộc chiến chỉ duy nhất có một lần vô tình ...trúng  do các bác nhà mình cứ thò nòng ra ngoài hầm cả tháng...không thèm cất pháo phải không các bác !

   Bác Mai anh : Kỷ luật ngầm là như nào ạ ? Sao lại không công khai hả bác ?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 11:21:48 pm
Chào lính quân y.đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ tuyến một.rút xuống tuyến hai,phục vụ các anh khác vào thay thế,ngắm các anh và học tập.một thời gian sau lại được thực hành ở tuyến một.lính mà,nhiệm vụ thời chiến chỉ đơn giản vậy thôi.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 11:26:58 pm
Trích dẫn
Bác Mai anh : Kỷ luật ngầm là như nào ạ ? Sao lại không công khai hả bác ?

Những ai khi đã vi phạm kỷ luật của quân đội,đặc biệt là kỷ luật thời chiến.Thường bị thuyên chuyển công tác vào những bộ phận lao động nặng,thay vì phải giữ lại tại doanh trại đào ao,sới cỏ trồng trọt..v..v..
thì đưa vào các đơn vị vận tải phía trước đầy nguy hiểm.
Chắc bác maianh nhớ người yêu quá tự cắt phép phải không ? Bạn tôi cũng tự cắt phép,nó nói đi theo hướng Bắc Quang về Tuyên thì gần,nhưng khó lọt lắm.Đi từ Bắc Quang qua Yên Bái xa hơn cả trăm cây,chỉ có đi bộ thôi " năm 2009 tôi đã đi theo đường này sang Hà Giang,nó vẫn quá hoang sơ" từ đó xuôi Phú Thọ về Hà Nội may ra mới có cơ hội thoát. ;D Thăm người yêu song,giải quyết được cái cần nó lại đàng hoàng ngược lên Hà Giang,dũng cảm đấy chứ ? Thời đó,nếu đã tuột chỗ này thì về đăng ký đi nghĩa vụ vào chỗ khác cũng được mà,thế mới nói nó dũng cảm thật đấy.Khi lên,nó cũng bị đưa về vận tải.Nó nói oải lắm,mang vác nặng mà cái chết luôn rình rập.Biết đơn vị nằm ở tận tiền tiêu,nơi giáp địch làm nhiệm vụ chiến đấu.Vậy là nó xin về đơn vị,nó nói đằng nào chẳng chết.... trâu chết khỏe mạnh còn hơn trâu chết khi kéo cày. ;D


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:06:31 am
Thưa các bác , tôi có một số thông tin trao đổi với các bác .Thứ nhất là về đạn pháo:
- khi viên đạn ra khỏi nòng pháo , nó chỉ chịu tác động của lực đẩy do thuốc phóng mà thôi.và bay theo quán tính.
Do đó khi các bác nghe thấy tiếng : soẹt...soẹt... Là phải lập tức lăn ngược trở lại - vì đạn pháo nổ hất sức ép,  mảnh về phía trước .
Còn với đạn cối thì khác : khi nghe vi..vu...trên đầu --> tức là liều phóng đang cháy , phụt về phía sau --> tức là viên đạn sẽ bay tiếp...không có gì .hic.
Khi không nghe thấy gì mà ngửi mùi khét --> phải tìm hầm ,hào, hang ,hốc mà chúi ngay vào ...kẻo ...gặp cụ tổ...
Lúc tụi tôi vào làng Ping , có đi qua trận địa pháo lựu 105mm , loại này góc bắn 45 độ có tầm xa nhất , nhưng lại bị “ lộ mặt tướng “ dễ ăn phản pháo.
Nếu đặt sau dãy 2000, thì an toàn , nhưng góc bắn >60 độ , tầm bắn sẽ ngắn lại .Qủa là nan giải , phải không các bác ?
Hồi đó : 12-7-1984 , Chúng tôi sang trận địa cối 160 ly của f356 ở trước la cáy , mỗi khi ta khai hỏa, một loạt tiếng depa : phành...phành...phành...
Thì phía 1509, 1250 , bọn Tàu lại đáp trả : đùng ...đùng ...oành...oành...
Căn hầm lại đung đưa như đánh võng.
Mắt , mũi ,mồm sặc sụa , đất , khói , bụi ... Mùi thuốc đạn khét lẹt.
Ấy vậy mà  khi làn khói , bụi tan đi , mọi người lại nhìn nhau ... Cười ,,,nghiêng ngả...Đúng là ...lính ...Binh nhì ... Hic.
Vậy mà giờ đây những kỷ niệm ấy chỉ còn trong hoài niệm ...Những lúc ngồi ôn lại chuyện xưa, thấy thương yêu những người lính Vị xuyên biết nhường nào...
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 07:23:49 am
Bác maianh như vậy là bác vác bê tông cho e 266 rồi, đuôi cá là SCH e. Từ đó đi theo 2 đường: Rẽ trái tiếp tục leo dốc sang là Pha hán, rẽ phải lên là 1030, đồi tròn, chỗ bác vác lên tập kết là 1069. Là nơi các đơn vị trực thuộc e gồm cối 120, ĐK, 37,...Đứng đó chỉ nhìn thấy đòng lô, nhưng nhìn 1250 gần lắm. Khu đấy gọi là Si cà lá, Toàn bộ khu vực từ Km 17 vào là của xã Minh tân. Bắt đầu lên đuôi cá là bác qua đơn vị tôi rồi đấy. bác có thấy dP 105 và trận địa cối 160 ko? Khi vào có đi qua và nếm thử dốc " Đại tá" ko bác. Lúc bác sang tôi đang ở Pha hán để chi viện cho 300, 400, 685 và đồi tròn nên ko ở trận địa.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: huonghn76 trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 07:59:43 am
                   Bác Nguyễn Hồng Đức ơi ,đối với đạn cối thì liều phóng chính+phụ( nếu có) đều cháy hết trong nòng súng ,để đẩy quả đạn đi.Khi đã ra khỏi nòng thì chẳng còn gì cháy cả .Tiếng xoẹt đó là tiếng đạn cọ xát không khí ,khi nó lao xuống đầu mình đó.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 11:31:35 am
                  Bác Nguyễn Hồng Đức ơi ,đối với đạn cối thì liều phóng chính+phụ( nếu có) đều cháy hết trong nòng súng ,để đẩy quả đạn đi.Khi đã ra khỏi nòng thì chẳng còn gì cháy cả .Tiếng xoẹt đó là tiếng đạn cọ xát không khí ,khi nó lao xuống đầu mình đó.
Bác Huonghn76 thân mến , đó chỉ là những kinh nghiệm của mình trong khi chiến đấu , gặp phải mà . Vì một lần ở 685 , mình thấy một chiếc đuôi đạn cối 120ly rơi ngay trên nóc hầm : chiếc  đuôi cối cháy cong qoeo, phía trong lõi vẫn còn một phần liều phóng màu vàng  nhạt - cháy nham nhở ?
Còn lúc phối thuộc với E149 , mình nằm tại bình độ 1100, lúc pháo TQ bắn qua đầu --> bay về pía 772, mình nghe thấy âm thanh : xèo...xèo...rồi tiếng vút...vút...sau đó là một loạt tiếng nổ ..ầm ...ầm ...
Anh em pháo thủ  C15 cối 120 ly nói : đó là đạn cối bay qua...hoặc là đạn của dàn BM chăng ?
Cũng có thể là viên đạn cọ sát vào không khí gây ra âm thanh soẹt ...soẹt ...? Nhưng còn mẩu liều phóng cháy dở nằm trong phần đuôi qủa đạn cối - thì mình không biết tại sao ?
Trong box Máu và hoa về nguyên tắc : không được đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn Vũ khí - khí tài , nên anh em ta  chỉ hiểu vấn đề trên góc độ : ký ức của người lính , nên chỉ nêu lên : hiện tượng thôi các bác nhỉ.
Thân ái.  


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 11:42:07 am
Nói chuyện vui với Bác lính Quany, nhiều lúc ngồi cùng các bác CCB chống mĩ và biên giới phía bắc chắc bị đính nhiều pháo, nên hay kể về pháo rất rôm rả. Người thì nói ngắm qua nòng lên nó bắn chính xác lắm,người bảo nó phản pháo trúng cả nòng pháo vỡ đôi nòng.Để cho các bác hứng thú tôi ko dám nói, chỉ ngồi để nghe.hì...hì. có để khẩu này cách khẩu kia khoảng 100m thì chỉ có ông trời mới bắn vào nòng của nhau được. Ở Tuyên quang có 2 bác là et của f313 (Bác thắng đen et 14 và bác Linh et 457) ở phường phan thiết thì phải? Tôi có ông bạn tên là Thắng học cùng Sq tụt xích về chữa nghiện ko biết ở chỗ nào? Đơn vị tôi có Luân, Hùng râu làm  ở nhà máy gạch chịu lửa nhà ở chỗ bến xe, Những nhân chứng của cuộc chiến đấy.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 11:45:50 am
Thưa các bác , tôi có một số thông tin trao đổi với các bác .Thứ nhất là về đạn pháo:
- khi viên đạn ra khỏi nòng pháo , nó chỉ chịu tác động của lực đẩy do thuốc phóng mà thôi.và bay theo quán tính.
Do đó khi các bác nghe thấy tiếng : soẹt...soẹt... Là phải lập tức lăn ngược trở lại - vì đạn pháo nổ hất sức ép,  mảnh về phía trước .
Còn với đạn cối thì khác : khi nghe vi..vu...trên đầu --> tức là liều phóng đang cháy , phụt về phía sau --> tức là viên đạn sẽ bay tiếp...không có gì .hic.
Khi không nghe thấy gì mà ngửi mùi khét --> phải tìm hầm ,hào, hang ,hốc mà chúi ngay vào ...kẻo ...gặp cụ tổ...
Lúc tụi tôi vào làng Ping , có đi qua trận địa pháo lựu 105mm , loại này góc bắn 45 độ có tầm xa nhất , nhưng lại bị “ lộ mặt tướng “ dễ ăn phản pháo.
Nếu đặt sau dãy 2000, thì an toàn , nhưng góc bắn >60 độ , tầm bắn sẽ ngắn lại .Qủa là nan giải , phải không các bác ?
Hồi đó : 12-7-1984 , Chúng tôi sang trận địa cối 160 ly của f356 ở trước la cáy , mỗi khi ta khai hỏa, một loạt tiếng depa : phành...phành...phành...
Thì phía 1509, 1250 , bọn Tàu lại đáp trả : đùng ...đùng ...oành...oành...
Căn hầm lại đung đưa như đánh võng.
Mắt , mũi ,mồm sặc sụa , đất , khói , bụi ... Mùi thuốc đạn khét lẹt.
Ấy vậy mà  khi làn khói , bụi tan đi , mọi người lại nhìn nhau ... Cười ,,,nghiêng ngả...Đúng là ...lính ...Binh nhì ... Hic.
Vậy mà giờ đây những kỷ niệm ấy chỉ còn trong hoài niệm ...Những lúc ngồi ôn lại chuyện xưa, thấy thương yêu những người lính Vị xuyên biết nhường nào...
Thân ái.
thưa bác nếu đặc trận địa pháo 130 ly  sau dãy 2000 cháu nghĩ vẫn bắn tới mục tiêu chứ,vì 130 ly tầm bắn gần 30 km


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 11:48:22 am
Nói chuyện vui với Bác lính Quany, nhiều lúc ngồi cùng các bác CCB chống mĩ và biên giới phía bắc chắc bị đính nhiều pháo, nên hay kể về pháo rất rôm rả. Người thì nói ngắm qua nòng lên nó bắn chính xác lắm,người bảo nó phản pháo trúng cả nòng pháo vỡ đôi nòng.Để cho các bác hứng thú tôi ko dám nói, chỉ ngồi để nghe.hì...hì. có để khẩu này cách khẩu kia khoảng 100m thì chỉ có ông trời mới bắn vào nòng của nhau được. Ở Tuyên quang có 2 bác là et của f313 (Bác thắng đen et 14 và bác Linh et 457) ở phường phan thiết thì phải? Tôi có ông bạn tên là Thắng học cùng Sq tụt xích về chữa nghiện ko biết ở chỗ nào? Đơn vị tôi có Luân, Hùng râu làm  ở nhà máy gạch chịu lửa nhà ở chỗ bến xe, Những nhân chứng của cuộc chiến đấy.
cháu tuy là người thế hệ 8x nhưng nghe nói pháo địch bắn trúng nòng pháo ta,vỡ làm đôi thì cháu không tin đâu,kể cả bắn trực xạ.chắc các ccb nói vui thôi,


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:14:38 pm
Bạn kc135@ . Tôi không phải là lính pháo binh, nhưng cũng hiểu biết sơ sơ về pháo . - Đặc điểm chính của pháo tầm xa , bạn đề cập tới pháo 130 mm -là góc bắn nhỏ <hoặc =45 độ . Nếu trận địa pháo 130 mm muốn bắn mục tiêu là 1509, 1230, 772, 685, v.v... Thì phải bố trí ở km 15 trở xuống TX Hà giang .
Nếu pháo 130 mm đặt ở sau dãy 2000, muốn bắn vào khu vực Thanh thuỷ - thì góc bắn rất lớn , đạn mới vọt qua dãy 2000 được . Lúc đó pháo 130mm sẽ trở thành Cao xạ pháo rồi còn gì ?
Nếu muốn khống chế các điểm cao ở khu vực Thanh thuỷ , mà đặt lựu pháo, cối, thì bắt buộc phải ra khỏi bóng của dãy 2000- điều đó giới chuyên môn gọi là -Xạ giới . Bạn kc135 ạ.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:18:56 pm
Nói chuyện vui với Bác lính Quany, nhiều lúc ngồi cùng các bác CCB chống mĩ và biên giới phía bắc chắc bị đính nhiều pháo, nên hay kể về pháo rất rôm rả. Người thì nói ngắm qua nòng lên nó bắn chính xác lắm,người bảo nó phản pháo trúng cả nòng pháo vỡ đôi nòng.Để cho các bác hứng thú tôi ko dám nói, chỉ ngồi để nghe.hì...hì. có để khẩu này cách khẩu kia khoảng 100m thì chỉ có ông trời mới bắn vào nòng của nhau được. Ở Tuyên quang có 2 bác là et của f313 (Bác thắng đen et 14 và bác Linh et 457) ở phường phan thiết thì phải? Tôi có ông bạn tên là Thắng học cùng Sq tụt xích về chữa nghiện ko biết ở chỗ nào? Đơn vị tôi có Luân, Hùng râu làm  ở nhà máy gạch chịu lửa nhà ở chỗ bến xe, Những nhân chứng của cuộc chiến đấy.

  Cám ơn bác Pb47vp. Bác VT738 cũng có cho em biết rất nhiều đồng đội cùng đơn vị bác ấy ở Tuyên quang. Hóa ra F 313 của các bác ngày trước là người quê em rất nhiều, qua câu chuyện của các bác em hiểu thêm về những bậc cha anh thời trước đã chiến đấu như thế nào.

   Không biết các bác có biết câu chuyện vui này không. có một bác ở E 122. Khi bị bật chốt rút lui ngày 28/4/1984 từ 300 hay 233 mang theo cả nòng DKZ nộp Tỉnh đội ( chân và đạn người khác giữ ) đóng bè xuôi về tận Tuyên quang, anh em bây giờ gặp vẫn trêu " cho dù thế nào cũng quyết không rời vũ khí " . Chuyện có thật 100 % đấy ạ !


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:31:04 pm
Chủ đề Hà Giang đang rất nóng, để tiếp tục duy trì, phục vụ các bác "mới" vào và có cái nhìn tổng quan về cuộc chiến; em "khai quật" tài liệu cũ của chú chiangshan lên đây,  ;D. Toàn cảnh trận đánh bảo vệ bình độ 1100 của đơn vị bác khanhhuyen,  ;D (vụ cà phê lần trước còn chưa chả đâu bác khanhhuyen nha,  ;D).

-------------------------------------

TRẬN PHÒNG NGỰ Ở BÌNH ĐỘ 1100 (VỊ XUYÊN - HÀ TUYÊN)
CỦA ĐẠI ĐỘI 2, TIỂU ĐOÀN 1, TRUNG ĐOÀN 2, SƯ ĐOÀN BỘ BINH 3, QUÂN ĐOÀN 14, QUÂN KHU 1
Ngày 2-12-1985.

I. TÌNH HÌNH CHUNG

A. ĐỊA HÌNH

Dãy núi đất 1509 ở về phía tây huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Tuyên có một dông núi lớn kéo dài về phía đông nam xuống sát suối Thanh Thủy. Nơi xảy ra chiến đấu ở bình độ 1100, cách đỉnh 1509 và đường biên giới Việt – Trung khoảng 1,5km theo sống núi, giữa bình độ 1100 và 1000 hình thành một mỏm bộ đội gọi là 1050, chỗ rộng nhất khoảng 80-100m có thể cấu trúc điểm tựa phòng ngự ngăn chặn địch theo dông núi xuống đánh vào bên sườn, phía sau khu vực phòng ngự vùng núi đá 468 tới giáp bờ sông Lô và trục đường số 2 về thị xã Hà Giang.
Phía tây bắc bình độ 1100, cách khoảng 50m có một mỏm nhỏ bộ đội gọi là đồi tiền tiêu chỉ cách địch khoảng 100m là nơi hai bên thường tranh chấp; kề bên trái đồi tiền tiêu là đồi chè địch có thể từ đây đánh vào sườn trái trận địa chính.

Ngang với đồi chè cách khoảng 800m về phía tây giữa bình độ 1200 và 1100 có mỏm 1160 ở bắc bản Nậm Tà bộ đội gọi là đồi Không Tên. Tại đồi Không Tên cấu trúc điểm tựa có thể phát hiện và ngăn chặn địch vu hồi vào sườn trái điểm tựa ở 1100 hoặc bí mật luồn lách qua Thanh Đức đánh vào điểm tựa phía sau của tiểu đoàn và khu vực phòng ngự của trung đoàn.

Trong khu vực do pháo hai bên bắn phá nhiều ngày nên bề mặt đất tơi vụn, chỉ còn ít cây cối. Tuy nhiên việc cấu trúc công sự cũng không khó khăn lắm.
Hàng ngày thường có sương mù nhiều từ chiều hôm trước đến 7-8 giờ sáng hôm sau. Ngày tác chiến (2-12) có sương mù cả ngày từ bình độ 900 trở lên 1509 (Dân đã sơ tán hết từ tháng 4-1984).

Tóm lại
: nơi ta phòng ngự thấp hơn địch, mọi hành động khó giữ bí mật. Địch muốn tiến công chỉ có thể từ 3 phía : theo sống núi đánh xuống và theo hai bên sườn đông bắc, tây nam. Nhưng do chiều ngang hẹp và hai bên sườn dốc khó triển khai nhiều lực lượng đánh ồ ạt, buộc địch phải sử dụng từng phân đội cỡ trung, đại đội liên tục đột phá. Ta có điều kiện cấu trúc công sự vững chắc, tổ chức hệ thống hoả lực tại chỗ và kết hợp hoả lực pháo binh, súng cối cấp trên chi viện, bắn chính xác… có thể đánh bại tiến công của địch.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:31:15 pm
Các loại đạn cối từ 60mm đến 160mm đều có cấu tạo chung như nhau: Đạn chia làm 3 phần là: thân đạn, ngòi nổ và đuôi đạn. Thân đạn 2 đầu có ren để lắp ngòi và cánh đuôi, phần cánh đuôi khi hoàn chỉnh viên đạn nhà máy SX lắp luôn cánh đuôi vào và chốt ngay lại. Phần này khi đạn nổ thì rời ra tại chỗ đạn nổ, ko có tác dụng tiêu diệt mục tiêu. Phần đuôi hình trụ có lỗ thoát lửa, trong rỗng để lắp liều chính. Khi bắn cả liều chính và liều phụ đều cháy hết ngay trong nòng pháo,đạn có 10 cánh đuôi (Đạn Tiệp và Ba lan có 12 cánh đuôi) để ổn định cho đạn bay. Khi đạn nổ có thể còn vỏ liều chính như các bác thấy, vì đế liều làm bằng đồng. Thường khi đạn nổ thì đế này văng ra. Chứ liều ko cháy trên đường bay.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:31:48 pm
B. TÌNH HÌNH ĐỊCH

Tháng 4-1984 sau khi chiếm được 1509 và 722, địch tiếp tục lấn sang đất ta đến bình độ 1200 phải dừng lại, xây dựng trận địa vững chắc phòng ngự trực tiếp tiếp xúc với ta.

Thường xuyên bắn pháo, súng cối, tung biệt kích, trinh sát sang phía trận địa ta. Ngày 30-5-1985 đã bắn hàng ngàn quả đạn pháo trong suốt 24 giờ và cho 1 trung đoàn bộ binh từ đỉnh 1509 đánh xuống 1100, bản Nậm Ngặt, đồi Không tên nhưng bị ta đánh thiệt hại nặng phải chạy về 1509.

Từ 11-6 đến 7-10-1985 vẫn thường xuyên bắn phá có cả đạn hoá học, nhiều lần tiến công cả ban ngày, ban đêm nhưng đều bị ta đánh lui.

Bước vào mùa khô năm 1985, lực lượng mới vào thay phiên. Phòng ngự ở 1509 là trung đoàn 603, sư đoàn bộ binh 201, quân đoàn 67 Đại quân khu Tế Nam, chúng lại tổ chức đánh lấn trên toàn tuyến Vị Xuyên nhằm cải thiện thế phòng ngự, phá thế xen kẽ, lấn dũi trên hướng Nậm Ngặt của ta.

Những ngày cuối tháng 11-1985 tăng cường bắn phá, trinh sát sang phía trận địa ta. Từ ngày từ 28-11 đến 1-12-1985 (4 ngày) địch bắn khoảng 3.000 viên đạn pháo và hoả tiễn vào khu núi đá (phía đông) và khu núi đất. Riêng điểm tựa của đại đội bộ binh 2 ở 1100 ngày 28-11-1985 địch bắn hơn 300 viên, ngày 29-11 và 30-11 mỗi ngày bắn khoảng 100 viên nhằm phá huỷ công sự, vật cản và sát thương sinh lực ta. Ngày 1-12-1985 địch không bắn vào 1100.

Trong thời gian trên, quân khu đã thông báo các đơn vị sẵn sàng chiến đấu đề phòng địch tiến công bất ngờ, không có thông báo cụ thể về chuẩn bị tiến công của địch.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:32:12 pm
C. TÌNH HÌNH TA

Sau khi địch chiếm 1509 và bình độ 1200, ta xây dựng điểm tựa cho 1 đại đội ở 1100 phòng ngự trực tiếp tiếp xúc với địch chỉ cách khoảng 80-100m, từ tháng 4-1984 đến hết tháng 11-1985 đã là 1 năm 7 tháng.

Điểm tựa 1100 và 1050 có 19 hầm kèo vừa ẩn nấp vừa chiến đấu, cấu trúc bằng gỗ và thanh bê tông, chiều sâu mỗi hầm khoảng 2,5m, có nắp vững chắc chiều dày hơn 3m chịu được đạn cối 120mm; trên miệng hầm là công sự bắn của bộ binh; các công sự bắn của hoả lực đều có nắp, có lỗ châu mai bắn chéo kiểm soát phía trước trận địa và chi viện cho nhau được; trận địa cối 60mm có hố bắn bảo đảm được bí mật. Có hệ thống chiến hào nối liền các hầm và đường hào cơ động giữa các trung đội về trận địa phía sau và tiểu đoàn, chiều rộng hào giao thông từ 1,2-1,4m, sâu 1,5-1,8m đi lại thuận tiện trong mọi tình huống. Đặc biệt giữa 2 điểm tựa 1100 và 1050 có một đoạn hào ngang dài 8-10m, rộng 2m, sâu 3m bên dưới gài chông mìn để ngăn chặn địch phát triển (bình thường có lát gỗ để đi lại).

Hệ thống vật cản chủ yếu là một số bãi mìn chống bộ binh làm từ ngày ta phòng ngự trên hướng phòng ngự chính trước đồi tiền tiêu nhưng đã pháo địch bắn phá, mất tác dụng ta chưa làm bổ sung.

Tháng 2-1985, cấp trên tăng cường trung đoàn 2, sư đoàn bộ binh 3, quân đoàn 14 cho mặt trận Hà Tuyên. Ngày 22-4-1985 trung đoàn 2 vào thay phiên phòng ngự, để giữ bí mật vẫn lấy phiên hiệu đơn vị phòng ngự trước đó là trung đoàn 981, sư đoàn 356 Quân khu 2.

Tiểu đoàn bộ binh 1 của trung đoàn 2 được giao nhiệm vụ phòng ngự bên hướng núi đất thuộc xã Thanh Đức (phía tây Thanh Thủy).


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:32:34 pm
1. Tình hình đại đội 2 :

Quân số 80 người đồng chí. Biên chế 3 trung đội bộ binh và 2 tiểu đội hoả lực.

Trang bị : cối 60mm 2 khẩu, đại liên 2 khẩu, trung liên 9  khẩu, B40, B41 6 khẩu, M79 2 khẩu, còn lại là AK.

Cán bộ đại đội có 3 đồng chí (đại đội trưởng đồng chí Thủy thượng úy), đủ cán bộ trung và tiểu đội. Chiến sĩ phần lớn nhập ngũ năm 1983 và 1984, có một số nhập ngũ năm 1981 chưa giải quyết ra quân cũng đi chiến đấu.

Đơn vị đã được huấn luyện cơ bản, năm 1984 hoàn thành tốt chương trình. Đã học xong chiến thuật (chủ yếu là tiến công) cấp đại đội. Trước khi hành quân đi nhận nhiệm vụ được huấn luyện bổ sung về phòng ngự và tham gia luyện tập dã ngoại với trung đoàn.

Cán bộ chiến sĩ  có quyết tâm tốt, đã nắm được nhiệm vụ, phương án chiến đấu của đơn vị và sau gần 1 năm phòng ngự đã được rèn luyện, có một số kinh nghiệm.

Sau đợt chiến đấu ngày 7-10, đại đội 2 vào thay phiên cho đại đội 1 phòng ngự ở 1100 và 1050.


2. Nhiệm vụ chiến đấu của đại đội :

Đại đội bộ binh 2 được tăng cường 1 trung đội và 1 cối 60mm của đại đội bộ binh 1, 1 khẩu 12,7mm của tiểu đoàn.

Phòng ngự trên hướng chủ yếu của tiểu đoàn ở bình độ 1100 đến 1050, ngăn chặn địch tiến công từ 1509 theo hướng đông nam xuống bắc suối Thanh Thủy. Khi chiến đấu được hoả lực pháo binh, súng cối cấp trên chi viện. Tổng số pháo cối của sư, trung, tiểu đoàn chi viện là 32 khẩu gồm 2 tiểu đoàn pháo 122mm và 76,2mm (18 khẩu), 2 đại đội cối 106,7mm và 120mm (4 khẩu), 2 đại đội và 1 trung đội cối 82mm của tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 2 và trung đoàn 153 (10 khẩu). Ngoài ra còn pháo binh của quân khu phòng ngự ở bình độ 1000 đến 800.

Để tăng cường chỉ huy, có đồng chí Sinh phó tiểu đoàn trưởng ở vị trí chỉ huy với đại đội trưởng. Thông tin liên lạc với tiểu đoàn, trung đoàn bằng điện thoại và 2 máy vô tuyến điện 2W.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:32:55 pm
3. Đơn vị bạn : bên phải là đại đội 5, tiểu đoàn 5, trung đoàn 153 ở trận địa lấn dũi bản Nậm Ngặt; bên trái là đại đội 3 phòng ngự ở đồi Không tên; phía sau là đại đội 1 (thiếu) phòng ngự ở bình độ 1000 đến 800.

4. Bố trí đội hình phòng ngự của đại đội 2 :

- Một trung đội bộ binh và 1 đại liên phòng ngự ở đồi tiền tiêu và Gò Chè.

- Hai trung đội bộ binh và 2 khẩu cối 60mm phòng ngự phía sau ở 1100.

- Một trung đội bộ binh được tăng cường 1 cối 60mm của đại đội 1 và 1 đại liên, 1 khẩu 12,7mm phòng ngự ở 1050 và là lực lượng cơ động.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:33:47 pm
II. DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤu

A. DIỄN BIẾN

1. Từ 28-11-1985 đến 1-12-1985 :

Trong thời gian 4 ngày pháo binh địch bắn phá, đại đội đôn đốc các phân đội tăng cường cảnh giới, ẩn nấp bảo vệ lực lượng, tranh thủ sửa chữa công sự bị pháo địch bắn hỏng (gồm 4 hầm kèo và một số đoạn hào bị sụt lở) và sẵn sàng đánh địch tiến công.


2. Ngày 2-12-1985 :

Địch tiến công trên cả 3 khu vực : Pha Hán (bên phía đông sông Lô), đông bắc 685 (khu núi đá) và bắc Thanh Đức (khu núi đất). Cụ thể trên hướng 1100 :

03.00 : bộ phận trực chiến ban đêm (50% quân số) ở đồi tiền tiêu và Gò Chè nghe có tiếng động trước tiền duyên dùng cối 60mm và M79 bắn vào những nơi đó, địch không phản ứng gì. Đến 04.00 theo quy định thường lệ, bộ đội ra vị trí chiến đấu 100%.

06.30 : trời vẫn còn sương mù dày đặc, tầm quan sát hạn chế nhưng pháo binh, súng cối địch bắt đầu bắn chuẩn bị trên toàn tuyến phòng ngự của trung đoàn. Riêng phạm vi từ  điểm tựa 1100 xuống đến bình độ 700 trong khoảng 2 giờ địch bắn khoảng 20.000 viên đạn pháo cối trong 2 giờ. Ngay từ những loạt đạn đầu hệ thống thông tin hữu tuyến điện đã không làm việc được; 2 máy vô tuyến điện 2W ở 1100 liên lạc với tiểu đoàn và trung đoàn chập chờn vì bị đứt dây ăng ten. Toàn bộ đường hào, cửa hầm bị sạt lở; tất cả các hố quan sát và hào có nắp, 1 hầm kèo ở Gò Chè, 2 hầm cối 60mm ở 1100 và 1050 bị sập.

Trong lúc pháo binh địch bắn chuẩn bị, khoảng 2 tiểu đoàn bộ binh từ 1509 triển khai tấn công :

Hướng chủ yếu : mũi 1 khoảng 1 tiểu đoàn bộ binh từ 1200 theo sống núi đánh xuống đồi tiền tiêu, mũi 2 khoảng 1 đại đội tăng cường từ phía sườn tây đánh vào Gò Chè.

Hướng vu hồi : mũi 3 khoảng 1 đại đội bộ binh tăng cường theo sườn đông bắc (tây Nậm Ngặt) đánh vào 1050 cắt phía sau 1100.

Hai mũi phối hợp : khoảng 1 đại đội bộ binh từ phía bắc đánh xuống trận địa lấn dũi của đại đội 5 ở Nậm Ngặt; khoảng 1 đại đội từ tây bình độ 1400 đánh xuống điểm tựa của đại đội 3 ở đồi Không tên. Hai mũi tiến công này trong ngày bị hoả lực pháo binh, súng cối và hoả lực bộ binh ta đánh lui.

Từ lúc pháo binh địch bắn chuẩn bị, tuy bị mất liên lạc với các phân đội phòng ngự nhưng trung đoàn phán đoán địch sẽ tiến công nên đã ra lệnh cho các trận địa súng cối của trung đoàn bắn chặn vào trước tiền duyên 1100, Gò Chè, bắc Nậm Ngặt và trận địa địch ở 1200 đến 1300 và 1509, đồng thời báo cáo sư đoàn 356, đề nghị pháo binh sẵn sàng chi viện.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:33:58 pm
08.30 : cuối giai đoạn pháo bắn chuẩn bị, địch dùng đạn nổ không mảnh bắn vào điểm tựa 1100 từ 7-10 phút (từ 1050 xuống vẫn bắn đạn sát thương) đồng thời bộ binh của hai mũi hướng chủ yếu nhanh chóng tiếp cận trận địa ta, chiến sĩ cảnh giới không phát hiện được, bộ đội vẫn ở trong hầm tránh pháo. Khi đã vào sát chiến hào, cùng một lúc địch xung phong bất ngờ và đột nhập trận địa. Đồi tiền tiêu và 1100 ta hy sinh 2 và bị thương 7 đồng chí. Gò Chè hy sinh 7 đồng chí, chỉ còn 2 đồng chí chiến đấu.

Sau khi đột nhập, địch phát triển đánh vào bên trong. Mũi 1 chia thành 2 bộ phận đánh sang sườn đông và lên đỉnh nơi có bố trí đại liên; mũi 2 cũng thành 2 bộ phận đánh vào sườn tây nơi có hầm chỉ huy của đại đội trưởng và bọc phía nam 1100.

Lúc này pháo cối ta vẫn bắn chặn trước tiền duyên và trên đỉnh 1509. Đồng chí Thủy đại đội trưởng đang ở đồi tiền tiêu thấy địch đã kịp thời báo cáo lần cuối cùng bằng vô tuyến điện 2W về tiểu đoàn đồng thời ra lệnh cho bộ đội ra chiến đấu và vừa chỉ huy vừa trực tiếp đánh địch.

Qua máy vô tuyến điện liên lạc vượt cấp, trung đoàn nắm được tình hình đã ra lệnh tập trung toàn bộ hoả lực súng cối của trung đoàn, tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 5 trung đoàn 153 (sắp vào thay phiên phòng ngự) bắn mãnh liệt bao bọc quanh tiền duyên từ tây Gò Chè đến đông 1050, yêu cầu pháo sư đoàn và quân khu bắn từ bình độ 1200 trở lên đỉnh. Hoả lực của ta từ cối 82mm trở lên bắn chính xác chỉ cách mép hào 100m, cối 60mm bắn sát mép hào nên đã chia cắt được lực lượng địch phía sau, cô lập được bọn địch đã đột nhập trận địa.

Bên trong điểm tựa, chiến sĩ từ trong các hầm vừa bắn vừa ném lựu đạn ra ngoài, chiếm giữ các cửa hầm còn lại để chặn địch. Mũi 1 nhiều tên bị chết, số còn lại không phát triển được; mũi 2, một toán 7-8 tên mang bộc phá, tên đi đầu đã gần tới hầm đại đội trưởng; 1 chiến sĩ trong hầm phát hiện được, dùng lựu đạn ném ra diệt vài tên. Cùng lúc đó đại liên và 12,7mm ở 1050 đã bất ngờ bắn mãnh liệt vào đội hình địch diệt nhiều tên, số còn sống phải chạy trở ra (có 1 tên bị thương nằm sát mép hào phía tây, chiến sĩ ta kéo xuống một lúc sau thì chết).

Cùng trong thời gian này, pháo cối cấp trên vẫn bắn chặn địch, tiểu đoàn và trung đoàn đã điều động lực lượng từ phía sau lên tăng viện : đại đội 1 (thiếu 1 trung đội) và 1 trung đội của đại đội 6 (đã điều lên tăng cường cho tiểu đoàn 1 từ lúc pháo địch bắn chuẩn bị) lên 1050 thực hành phản kích sang 1100. Bộ phận phản kích triển khai thành 3 mũi phối hợp chặt chẽ với lực lượng phòng ngự của đại đội 2 đánh bật quân địch ra khỏi trận địa; lúc tháo chạy chúng phải bỏ lại trước tiền duyên ta hơn 30 xác, bên trong trận địa 7 xác ở quanh và trên nóc hầm đại đội trưởng. Sau khi khôi phục trận địa, đại đội 2 được tăng cường trung đội của đại đội 6 tiếp tục phòng ngự ở 1100, còn đại đội 1 (thiếu 1 trung đội) phòng ngự ở 1050.

Trong lúc đại đội 1 phản kích, trung đoàn đã điều đại đội 6 (thiếu 1 trung đội) tăng cường cho tiểu đoàn 1 bố trí ở trận địa bình độ 900-1000 làm lực lượng cơ động và điều 1 trung đội của đại đội 7 lên bố trí ở trận địa đại đội 6 sẵn sàng tăng cường cho tiểu đoàn 1.

09.00 – 13.40 : địch tổ chức 4 lần xung phong nữa, mỗi lần cách nhau từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút. Trước khi xung phong dùng pháo binh, súng cối bắn chế áp và vẫn chia làm 3 mũi như lần một. Cả 4 lần địch đều bị hoả lực pháo binh, súng cối và bộ binh ta đánh ngay trước trận địa không để vào gần chiến hào, chúng chỉ kịp lấy xác đồng bọn rồi rút ngay dưới sự yểm hộ của pháo binh, súng cối.

15.00 : sau lần xung phong thứ 5 không thành công địch phải rút về 1509 và ngừng bắn pháo.

Ban đêm : địch bắn 43 quả pháo sáng để thu dọn chiến trường. Bên ta đại đội 1 thay phiên phòng ngự cho đại đội 2 về phía sau củng cố.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:34:19 pm
B. KẾT QUẢ CHIẾN ĐẤU (THEO BÁO CÁO CỦA ĐƠN VỊ)

- Địch : bị diệt khoảng 170 tên (bỏ lại 7 xác bên trong và 30 xác trước trận địa ta). 2 tiểu đoàn và 1 đại đội của trung đoàn 603 bị thiệt hại nặng.

- Ta : hy sinh 11 đồng chí, bị thương 21 đồng chí.

Thu được một số vũ khí bộ binh và quân trang có phiên hiệu sư đoàn 201, quân đoàn 67.

Tiêu thụ đạn dược (chủ yếu đạn hoả lực) : đạn pháo các loại 2.350 viên; cối 120mm và 106,7mm : 1.120 quả; cối 82mm : 3.400 quả; cối 60mm : 990 quả; lựu đạn : 1.000 quả.

- Quân khu 2 đánh giá : trận đánh ở 1100 có ý nghĩa đặc biệt với các lực lượng vũ trang quân khu. Với lực lượng có hạn, trang bị, hoả lực yếu hơn địch nhiều lần nhưng đại đội 2 do đã biết lựa chọn, lợi dụng triệt để địa hình, bố trí phòng ngự chặt chẽ, có công sự vững chắc, chiến đấu kiên cường đánh bại được nhiều đợt xung phong liên tục của trung đoàn địch, làm thất bại âm mưu lấn chiếm của chúng. Qua thực tế chiến đấu đánh giá được khả năng của địch, ta; củng cố được quyết tâm và khẳng định phòng ngự vững chắc của ta đánh bại được địch tiến công.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:34:39 pm
III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

1. Trong tiến công địch đã kết hợp nhiều thủ đoạn chiến đấu :
   
- Kết hợp giữa đánh hiệp đồng binh chủng với bí mật áp sát mục tiêu bất ngờ xung phong trên nhiều hướng làm ta khó chống đỡ. Tiến công một điểm tựa địch đã tập trung lực lượng hơn ta 6-7 lần, ngoài ra còn tổ chức đánh các điểm tựa xung quanh nhằm kiềm chê,s nghi binh, phá thế liên hoàn chi viện lẫn nhau của ta.

- Đội hình tiến công một mục tiêu thường có hướng chính diện (1-2 mũi) kết hợp với vu hồi hai bên sườn và phía sau thành thế bao vây chia cắt. Khi đã đột nhập trận địa ta nhanh chóng thọc sâu chiếm đỉnh cao hoặc đánh vào vị trí chỉ huy đồng thời mở rộng sang hai bên sườn phối hợp với các mũi khác (như mũi 1 đã phát triển lên đỉnh và sườn đông bắc, mũi 2 đã phát triển vào hầm chỉ huy và bọc phía sau 1100).

- Sử dụng hoả lực pháo binh, hoả lực đi cùng tập trung, mật độ cao có trọng điểm : địch đã bắn vào điểm tựa 1100 nhiều ngày, nhiều lần hàng chục nghìn phát pháo nhằm phá huỷ công sự, sát thương sinh lực, uy hiếp tinh thần bộ đội ta; trước khi xung phong hoả lực pháo binh lại bắn chuẩn bị trực tiếp, xen kẽ dùng đạn không mảnh lừa ta ẩn nấp trong công sự để bộ binh của chúng tiếp cận bất ngờ xung phong. Nếu ta không tổ chức quan sát tốt sẽ không kịp đối phó (như trường hợp ở 1100 địch tràn vào trận địa mới phát hiện được).

- Liên tục đột phá : do địa hình rừng núi cao buộc địch phải thu hẹp chính diện tiến công chỉ sử dụng từng phân đội cỡ trung, đại đội thay nhau liên tục xung phong, mỗi đợt có thể cách nhau 1-2 giờ. Khi dùng phân đội nhỏ sức đột phá hạn chế và dễ bị ta đánh bại nhưng lại có ưu thế quân đông, thay thế bổ sung nhanh buộc ta phải liên tục đối phó, tâm lý căng thẳng. Do đó cấp trên phải chuẩn bị sẵn lực lượng, đạn dược… bổ sung kịp thời cho điểm tựa; phân đội phải nhanh chóng củng cố, điều chỉnh bố trí (nếu cần) bổ sung nhiệm vụ, hiệp đồng, sửa chữa công sự… để đánh đợt xung phong tiếp theo của địch.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:34:56 pm
2. Tinh thần chiến đấu của binh lính địch có mức độ, thường lúc đầu ỷ lại vào lực lượng đông, hoả lực mạnh… còn hăng hái nhưng gặp ta chiến đấu kiên cường và khi bị thương vong nhiều cũng xuất hiện tâm lý sợ chết, hiệp đồng không ăn khớp, đội hình rối loạn, sức chiến đấu giảm sút.


3. Tổ chức phòng ngự của ta phải là điểm tựa trung đội, đại đội làm cơ sở mới đủ sức ngăn chặn địch tiến công liên tục, xé lẻ lực lượng hoặc dàn mỏng trên diện rộng khó giữ được trận địa. Với cách bố trí và tổ chức phòng ngự của đại đội 2 thành 3 điểm tựa (1 trung đội phía trước, 2 trung đội ở giữa, 1 trung đội phía sau) đã tạo thành chiều sâu vững chắc, phù hợp với địa hình kéo dài, tập trung lực lượng mạnh tới 2 trung đội giữ điểm tựa then chốt (1100), đồng thời có điểm tựa trung đội ở phía sau (1050) kịp chi viện hoả lực giữ bàn đạp cho lực lượng cơ động cấp trên vào triển khai phản kích hoặc khi cần tăng cường cho điểm tựa phía trước được kịp thời.

Trong mỗi điểm tựa đã cấu trúc công sự vững chắc, đủ số lượng công sự chiến đấu ẩn nấp cho từng chiến sĩ, phân đội; có hệ thống giao thông hào bảo đảm cơ động trong mọi tình huống, bảo toàn được lực lượng, hạn chế thương vong khi hoả lực pháo binh địch bắn kéo dài mật độ cao… do đó đã còn đủ lực lượng đánh bại xung phong và đột nhập của địch giữ vững được trận địa.

Quá trình phòng ngự bộ đội còn thường xuyên củng cố, trận địa cấp trên đã tích cực chi viện, đã có lúc huy động toàn bộ cơ quan kịp thời mang vật liệu cho phân đội sửa chữa công sự.


4. Bố trí hệ thống hoả lực nghiêm mật, hiểm hóc có hiệu quả : hoả lực bộ binh của đại đội 2 đã bố trí thành thế giăng chéo nhau, phân công phạm vi bắn cụ thể ở phía trước, hai bên sườn và bên trong trận địa, kết hợp được với hệ thống vật cản, có kế hoạch và chỉ huy bắn kịp thời; kết hợp được với hoả lực cấp trên, đơn vị bạn.

Các hoả khí chính (trung, đại liên…) không làm lỗ bắn trực diện với hướng tiến công của địch mà đã làm lỗ bắn ở bên sườn công sự bảo đảm được bí mật, địch khó phát hiện và phá huỷ; có đường hào cơ động sang công sự bắn dự bị nên trong chiến đấu đã chi viện cho nhau được thuận tiện bất ngờ từ nhiều phía (kể cả điểm tựa phân đội bạn) bắn tập trung vào bên sườn từng mũi tiến công của địch (như trường hợp 12,7mm và đại liên ở 1050 bắn vào sườn mũi tiến công số 2; đại liên của đại đội 5 bắn vào sườn mũi tiến công số 3…)

Hệ thống hoả lực pháo binh, súng cối của cấp trên đã chi viện tích cực cho điểm tựa, tạo điều kiện quan trọng cho đại đội 2 giữ vững được trận địa. Từng cấp từ tiểu đoàn trở lên đã phân công cụ thể về mục tiêu, tuyến (phạm vi) bắn từ xa đến gần, cách bắn cho từng loại hoả khí trong từng tình huống theo phương án dự kiến chủ yếu tập trung tạo thành vành đai hoả lực trước tiền duyên và hai bên sườn điểm tựa, chia cắt được địch ở phía sau, tiêu hao và cô lập lực lượng đang tiến công hay đã đột nhập trận địa tạo điều kiện cho bộ binh ta tiêu diệt. Công tác chuẩn bị rất chu đáo gồm đo đạc tính toán sẵn các phần tử, bắn thử, luyện tập hiệp đồng hoả lực với hoả lực, hoả lực với bộ binh… Khi chiến đấu đã bắn chính xác kịp thời trong ngày 2 tháng 12 năm 1985 có lần đánh trúng đội hình địch trước lúc xung phong, chúng phải bỏ chạy trước khi bộ binh ta nổ súng.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:35:19 pm
5. Cách đánh trong phòng ngự : Đại đội 2 đã vận dụng tốt cách đánh : dựa vào công sự vững chắc, dùng hoả lực sát thương địch trước tiền duyên, đặc biệt khi địch đột nhập trận địa không còn đủ sức phản kích đã kiên cường ngăn chặn địch, giữ bằng được phần trận địa còn lại, tạo thời cơ và phối hợp với lực lượng cấp trên phản kích khôi phục trận địa.

Ở đây nghiên cứu thêm về vấn đề tổ chức và sử dụng lực lượng cơ động :

Khi địch tiến công chúng đã sử dụng nhiều phân đội thay nhau liên tục đột phá. Phía ta phân đội phòng ngự có hạn, quá trình chiến đấu bị tiêu hao nên sẽ gặp khó khăn lúc đó địch dễ dàng đột nhập trận địa. Do đó lực lượng cơ động phải do cấp trên tổ chức bảo đảm tăng viện kịp thời cho phân đội phòng ngự.

Trong trận này tiểu đoàn và trung đoàn ngay từ lúc địch bắt đầu hoả lực chuẩn bị đã cơ động lực lượng từ nơi chưa bị tiến công lên lót sẵn phía sau điểm tựa 1050 nên đại đội 1 và một trung đội của đại đội 6 đã phản kích đúng thời cơ, đánh bật quân địch vừa mới đột nhập vào 1100 ngay trong lần tiến công thứ nhất. Sau khi khôi phục trận địa, ở mỏm 1100 trước có ba trung đội phòng ngự đã bị tiêu hao nay được bổ sung thêm hai trung đội nữa; mỏm 1050 trước chỉ có một trung đội nay bố trí thành hai trung đội. Như vậy sức chiến đấu của hai điểm tựa 1100 và 1050 đã được tăng cường. Mặt khác khi đã sử dụng phân đội cơ động thứ nhất thì đã có phân đội cơ động thứ hai lên thay thế; đại đội 6 (thiếu) lên bố trí ở vị trí của đại đội 1 (bình độ 900) và một trung đội của đại đội 7 lên bố trí ở vị trí của đại đội 6…. Sẵn sàng tăng viện cho phân đội đang phòng ngự.

Cách tổ chức và sử dụng lực lượng cơ động trong phòng ngự của tiểu, trung đoàn như vậy là hợp lý bảo đảm liên tục tăng cường và duy trì được sức chiến đấu cho phân đội phòng ngự giữ vững trận địa.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:35:40 pm
6. Tổ chức quan sát và trực chiến trong phòng ngự : tuy đại đội 2 đã tổ chức trực chiến và quan sát chu đáo song vẫn còn bị bất ngờ, địch đột nhập trận địa mới phát hiện được. Vấn đề khó khăn ở đây là trong lúc pháo binh địch bắn chuẩn bị ta phải phát hiện được và kịp thời đánh trả bộ binh địch ngay từ lúc chúng đang tiếp cận và còn ở cách xa trận địa bảo đảm cho phân đội có đủ thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu.

Vì vậy có thể áp dụng một số biện pháp :

- Ngoài các chiến sĩ quan sát của từng phân đội ở trong trận địa cần kết hợp với địa phương (nếu có) tổ chức một vài đài quan sát bí mật đặt ở hai bên sườn, ngoài trận địa, trong tầm bảo vệ của hoả lực ở điểm tựa; phạm vi quan sát của các đài này phải chồng lên nhau, có công sự vững chắc làm việc được trong mọi tình huống; có phương tiện thông tin (kể cả thông tin bằng tín hiệu và phương tiện đơn giản), kịp thời thông báo cho phân đội.

- Ngoài số hoả khí trực chiến ở trận địa, cần phái một vài tổ hoả lực, bí mật bố trí ở hai bên sườn trên hướng địch có khả năng tiến công; có đường hào bí mật cơ động từ điểm tựa ra (đường hào phải lát nắp ngụy trang kín đáo), liên lạc được với đài quan sát và phân đội, có công sự thật vững chắc để chiến đấu được một thời gian kịp thời báo động cho phân đội triển khai (cũng có thể kết hợp vừa quan sát vừa trực chiến).

- Phối hợp với địa phương (nếu có) và đơn vị bạn tổ chức các toán, phân đội tuần tiễu, phục kích kết hợp đánh chông, mìn, cạm bẫy ở hai bên sườn, giữa các khoảng cách khe núi, khe suối, bìa rừng… phát hiện kịp thời và đánh ngay để đơn vị triển khai sẵn sàng chiến đấu.

- Khi học chiến thuật phòng ngự, cần đưa vào chương trình huấn luyện cho chiến sĩ, phân đội làm thành thạo các nhiệm vụ trên.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 12:45:06 pm
Để tiện theo dõi và minh họa, xin đưa lại một số bản đồ cuộc chiến, phác đồ khu vực Hà Giang:

- bản đồ cỡ 1/50K (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,26063.msg411879.html#msg411879)

- bản đồ cỡ 1/250K hàng Nga (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,26063.msg414104.html#msg414104)

- Chú thích về các điểm cao, địa danh của bác Khanhhuyen. (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,26063.msg414104.html#msg414104)

- ảnh khu vực trên của bác vmt (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,26063.msg414104.html#msg414104)

-


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 01:53:24 pm

Để tiện theo dõi và minh họa, xin đưa lại một số bản đồ cuộc chiến, phác đồ khu vực Hà Giang:
...

Cảm ơn công trình của bác quancang, tập hợp các bài viết lại với phần trích dẫn rất đầy đủ và xúc tích.

Yta262 xin đóng góp thêm bản đồ tác chiến vẽ ra cho trận 02/12/1985:

(http://oanhblog.files.wordpress.com/2012/07/lsm1.jpg)

(Trích nhật ký bác Đặng Việt Châu, chủ nhiệm chính trị f356, viết ngày 12/7/2009, nguồn: tra bác Gút là ra ngay).

Thêm cái tranh cho nó sống động   :D:
(http://2.bp.blogspot.com/-NgKE-xUH4ks/ToKvreM1D0I/AAAAAAAAAJo/nfLtGDK12zo/s1600/SDC14788.JPG)


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: xuanxoan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 01:56:43 pm

      Thật sự không đọc, không nghe đồng đội trực tiếp chiến đấu viết mình không hiểu được đánh bọn bành trướng dữ dội như vậy. Quang can ơi, đồng đội tiếp tục trích lời bình thêm để tiếp sức anh em nhé; mình càng đọc càng thấm thía hơn sức nóng của cuộc chiến phía bắc - hủy diệt.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 03:38:10 pm
2. Tinh thần chiến đấu của binh lính địch có mức độ, thường lúc đầu ỷ lại vào lực lượng đông, hoả lực mạnh… còn hăng hái nhưng gặp ta chiến đấu kiên cường và khi bị thương vong nhiều cũng xuất hiện tâm lý sợ chết, hiệp đồng không ăn khớp, đội hình rối loạn, sức chiến đấu giảm sút.


3. Tổ chức phòng ngự của ta phải là điểm tựa trung đội, đại đội làm cơ sở mới đủ sức ngăn chặn địch tiến công liên tục, xé lẻ lực lượng hoặc dàn mỏng trên diện rộng khó giữ được trận địa. Với cách bố trí và tổ chức phòng ngự của đại đội 2 thành 3 điểm tựa (1 trung đội phía trước, 2 trung đội ở giữa, 1 trung đội phía sau) đã tạo thành chiều sâu vững chắc, phù hợp với địa hình kéo dài, tập trung lực lượng mạnh tới 2 trung đội giữ điểm tựa then chốt (1100), đồng thời có điểm tựa trung đội ở phía sau (1050) kịp chi viện hoả lực giữ bàn đạp cho lực lượng cơ động cấp trên vào triển khai phản kích hoặc khi cần tăng cường cho điểm tựa phía trước được kịp thời.

Trong mỗi điểm tựa đã cấu trúc công sự vững chắc, đủ số lượng công sự chiến đấu ẩn nấp cho từng chiến sĩ, phân đội; có hệ thống giao thông hào bảo đảm cơ động trong mọi tình huống, bảo toàn được lực lượng, hạn chế thương vong khi hoả lực pháo binh địch bắn kéo dài mật độ cao… do đó đã còn đủ lực lượng đánh bại xung phong và đột nhập của địch giữ vững được trận địa.

Quá trình phòng ngự bộ đội còn thường xuyên củng cố, trận địa cấp trên đã tích cực chi viện, đã có lúc huy động toàn bộ cơ quan kịp thời mang vật liệu cho phân đội sửa chữa công sự.


4. Bố trí hệ thống hoả lực nghiêm mật, hiểm hóc có hiệu quả : hoả lực bộ binh của đại đội 2 đã bố trí thành thế giăng chéo nhau, phân công phạm vi bắn cụ thể ở phía trước, hai bên sườn và bên trong trận địa, kết hợp được với hệ thống vật cản, có kế hoạch và chỉ huy bắn kịp thời; kết hợp được với hoả lực cấp trên, đơn vị bạn.

Các hoả khí chính (trung, đại liên…) không làm lỗ bắn trực diện với hướng tiến công của địch mà đã làm lỗ bắn ở bên sườn công sự bảo đảm được bí mật, địch khó phát hiện và phá huỷ; có đường hào cơ động sang công sự bắn dự bị nên trong chiến đấu đã chi viện cho nhau được thuận tiện bất ngờ từ nhiều phía (kể cả điểm tựa phân đội bạn) bắn tập trung vào bên sườn từng mũi tiến công của địch (như trường hợp 12,7mm và đại liên ở 1050 bắn vào sườn mũi tiến công số 2; đại liên của đại đội 5 bắn vào sườn mũi tiến công số 3…)

Hệ thống hoả lực pháo binh, súng cối của cấp trên đã chi viện tích cực cho điểm tựa, tạo điều kiện quan trọng cho đại đội 2 giữ vững được trận địa. Từng cấp từ tiểu đoàn trở lên đã phân công cụ thể về mục tiêu, tuyến (phạm vi) bắn từ xa đến gần, cách bắn cho từng loại hoả khí trong từng tình huống theo phương án dự kiến chủ yếu tập trung tạo thành vành đai hoả lực trước tiền duyên và hai bên sườn điểm tựa, chia cắt được địch ở phía sau, tiêu hao và cô lập lực lượng đang tiến công hay đã đột nhập trận địa tạo điều kiện cho bộ binh ta tiêu diệt. Công tác chuẩn bị rất chu đáo gồm đo đạc tính toán sẵn các phần tử, bắn thử, luyện tập hiệp đồng hoả lực với hoả lực, hoả lực với bộ binh… Khi chiến đấu đã bắn chính xác kịp thời trong ngày 2 tháng 12 năm 1985 có lần đánh trúng đội hình địch trước lúc xung phong, chúng phải bỏ chạy trước khi bộ binh ta nổ súng.
những bài học rất bổ ích trong tìnhhình hiện nay,khi mà Trung Quốc âm mưu thôn tính Biển Đông.
hồi đó các bác có dùng kính tiềm vong(loại kính mà tàu ngầm dùng) nấp dưới công sự hoặc hầm vẫn quan sát được mục tiêu bên trên không?
cháu thấy mấy ông ccb ở quê hay nói lấy lựu đạn cột vào gốc cây,kéo 1 sợi dây cước móc vào chốt an toàn,cột vào cái cây đối diện,ai đi vướng sợi dây thì lựu đạn sẽ nổ,ở trên Vị Xuyên dùng cách đó được không bác?mình cột vào đá để địch xung phong bị vướng.
thân ái




Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 04:03:22 pm
Chào bác kh.

thấy bác nói mà em sướng âm ỷ.thời nói chuyện còn đỏ tai ,mà có tý đợi chờ thì còn gì bằng.nhưng thật ra cũng rất phiền toái.đơn vị em ngày đó có mấy bác  từ công nhân đi lính kể cũng tội.bọn em thì vô tư,còn các bác ấy đăm chiêu lắm.cả đại đội em phải đi vận tải,không riêng mình em.các bác tăng cường song rút về thế nào em không biết.chứ con cưng 313 không nằm chốt thì được phép nằm cách chốt không quá 10km.ngày ngủ,tối đi vận tải,cáng thương.thời giờ nôm la gọi là lao động tự do.lúc nào cũng sinh hoạt trong tầm pháo,cho đến lúc ra quân.

chào bác pb.

khi qua đuôi cá,bọn em theo đường mòn rẽ hơi chếch trái.càng đi vào sâu chỉ có đường mòn rất nhỏ,trơn trượt.sinh hoạt của anh em rất vất vả.đi mãi xa mới lấy được nước nấu cơm.giầy thiếu,mấy bác toàn chân chim.thấy mấy bác chỉ trỏ bảo nó ở đằng kia.khi đi lại thấy cũng hạn chế,nhiều lúc các bác còn đi khom.thương lính mới,các bác còn chiêu đãi cơm.trời đang mưa, đói rét,cầm bát cơn nóng các bác đưa,mắt bỗng cay cay.ăn song trời đã đổ tối,mấy anh em lần mò mãi mới về một doanh trại bỏ hoang cạnh đường chính ngủ,lấy sức ngày mai lại vác tiếp.



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 04:20:59 pm
Thế là bác maianh đi vào 1069 rồi, nước phải ra K2 chỗ mấy nhà bỏ hoang. Đi thêm tí nữa khoảng 500m là xuống chốt d5 của bác Tục là nguy hiểm đấy.Con đường đó về sau được đào thành giao thông hào như đường hào mùa xuân bên 812. Vì chỗ qua K2 là địch ở 1250 nhìn thấy chúng hay gọi pháo bắn vào, khu núi đá trước mặt là 973, và 1000, 1013 là nơi ta đặt các đài, Đồi mâm xôi ko mất, ta chỉ mất 1030 thôi.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 05:10:35 pm
                               Cuộc chiến tranh biên giới phía bắc,mà nhà cầm quyền Trung quốc thời bấy giờ gọi là "Dạy cho Việt nam một bài học".Không biết trước đó họ có biết một bài thơ mà cha ông người Việt đã để lại không ?
                         
                                NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ
                                TIỆT NHIÊN ĐỊNH PHẬN TẠI THIÊN THƯ
                                NHƯ HÀ NGHỊCH LỖ LAI XÂM PHẠM
                                NHỮ ĐẲNG HÀNH KHANG THỦ BẠI HƯ
                                           DỊCH

                                SÔNG NÚI NƯỚC NAM VUA NAM Ở
                                RÀNH RÀNH ĐỊNH PHẬN TẠI SÁCH TRỜI
                                CỚ SAO LŨ GIẶC SANG XÂM PHẠM
                                CHÚNG BAY SẼ BỊ ĐÁNH TƠI BỜI

                                Chính vì thế,con cháu người Việt không dễ gì để chúng trở về nguyên vẹn
                           
                                  (http://img181.poco.cn/mypoco/myphoto/20110226/20/55212476201102262044553942635809607_020.jpg)
   
                                   Một nghĩa trang chôn cất lính TQ chết trận tại biên giới Việt-Trung

                                   (http://img181.poco.cn/mypoco/myphoto/20110226/20/55212476201102262044553942635809607_018.jpg)
   
                                   Người phụ nữ và đứa con,bên mộ người chồng là lính TQ chết trận

                                   (http://i38.photobucket.com/albums/e113/diendantudodanchu/lich_su/6b94a9a0.jpg)
   
                                    Tượng đài do người TQ dưng nên tại vùng núi Laoshan (1509).Nặn người lính TQ ôm súng,dõi mắt qua biên giới bên đất người Việt


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 09:09:30 pm
Thưa các bác cựu binh Hà giang , các bác hành quân với tốc độ chóng mặt , làm tôi cầm cờ chạy mỏi chân , mới theo kịp ...Hic .-  Hà giang P7 bắt đầu từ ngày 4-11, hôm nay là 6-12, mà chúng ta đã qua trang 56, thật là một kỷ lục của trang VMH. Điều đó cho thấy trí nhớ của anh em vẫn rất tốt - thật đáng mừng phải không các đc ?
Mong các bác tiếp tục duy trì tốc độ này nhé...Chúng ta phải tăng tốc các bác nhỉ , hãy viết nhiều hơn , để những ký ức về cuộc chiến ở Vị xuyên được nhiều bạn đọc cả trong VMH và khách đều thích đọc và yêu mến topic HG...
Những dòng ký ức của chúng ta hôm nay - sẽ vô cùng quý giá đối với thế hệ trẻ hôm nay ,và cả trong tương lai.
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 09:37:16 pm
những bài học rất bổ ích trong tìnhhình hiện nay,khi mà Trung Quốc âm mưu thôn tính Biển Đông.
hồi đó các bác có dùng kính tiềm vong(loại kính mà tàu ngầm dùng) nấp dưới công sự hoặc hầm vẫn quan sát được mục tiêu bên trên không?
cháu thấy mấy ông ccb ở quê hay nói lấy lựu đạn cột vào gốc cây,kéo 1 sợi dây cước móc vào chốt an toàn,cột vào cái cây đối diện,ai đi vướng sợi dây thì lựu đạn sẽ nổ,ở trên Vị Xuyên dùng cách đó được không bác?mình cột vào đá để địch xung phong bị vướng....

Tất cả các bãi mìn, dù bằng phương pháp nào cũng đều bị vô hiệu hóa bởi mật độ pháo binh - hay nói chính xác hơn là hỏa lực tập trung quá dầy trên một địa bàn nhỏ hẹp,  ;D.

Thưa các bác cựu binh Hà giang , các bác hành quân với tốc độ chóng mặt , làm tôi cầm cờ chạy mỏi chân , mới theo kịp ...Hic .-  Hà giang P7 bắt đầu từ ngày 4-11, hôm nay là 6-12, mà chúng ta đã qua trang 56, thật là một kỷ lục của trang VMH. Điều đó cho thấy trí nhớ của anh em vẫn rất tốt - thật đáng mừng phải không các đc ?
Mong các bác tiếp tục duy trì tốc độ này nhé...Chúng ta phải tăng tốc các bác nhỉ , hãy viết nhiều hơn , để những ký ức về cuộc chiến ở Vị xuyên được nhiều bạn đọc cả trong VMH và khách đều thích đọc và yêu mến topic HG...
Những dòng ký ức của chúng ta hôm nay - sẽ vô cùng quý giá đối với thế hệ trẻ hôm nay ,và cả trong tương lai.
Thân ái.

Nào thì tiếp tục hành quân, đẩy mạnh hướng tiến công, tập trung hỏa lực nã vô..... Hà Giang Phần 7,  ;D.
Các bác cựu kể chuyện nhiều rồi, giờ xem quân địa phương và dân Hà Giang đã làm gì để chống quân bành trướng Trung Quốc từ những năm 1979 nhé,  ;D.

1. Năm 1979:

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Bộ chỉ huy quân sự thống nhất tỉnh cùng các cấp, các ngành, đoàn thể tập trung xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang, sẵn sàng chiến đấu; triển khai xây dựng căn cứ, đào hầm hào công sự; mở đường phục vụ chiến đấu, rà soát các đối tượng chính trị; tăng cường công tác bảo vệ trật tự trị an. Các phương án tác chiến được xây dựng. Các lực lượng vũ trang bao gồm cả bộ đội thường trực tỉnh, huyện và dân quân tự vệ được phát triển hơn trước về số lượng, qui mô tổ chức và chất lượng. Lực lượng chủ lực của tỉnh tăng 20 lần so với trước, gồm nhiều binh chủng, được trang bị vũ khí mạnh. Trung đoàn 122 của tỉnh trước làm nhiệm vụ huấn luyện và xây dựng kinh tế, mở đường Thanh Thủy - Khâu Táo, nay chuyển sang nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Dân quân, tự vệ chiếm 13% dân số.

Xây dựng tuyến phòng thủ biên giới đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, toàn tỉnh được chia làm 2 tuyến để chỉ đạo. Tuyến I gồm các huyện: Na Hang, Bắc Quang, Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Xín Mần và thị xã Hà Giang, là tuyến trực tiếp chiến đấu, bảo vệ biên giới. Tuyến II gồm các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương và Thị xã Tuyên Quang, là  tuyến căn cứ, hậu cứ, hậu phương trực tiếp của tuyến 1. Trung đoàn 122 và Tiểu đoàn 210 của tỉnh được mở rộng thành 2 Trung đoàn bộ binh (Trung đoàn 122, Trung đoàn 191) và một số tiểu đoàn, đại đội binh chủng độc lập. Hàng ngàn dân quân tự vệ từ các huyện phía sau được huy động lên biên giới xây dựng công sự trận địa, chuẩn bị chiến đấu. Đến tháng 7/1978, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã thành lập 8 tiểu đoàn của 7 huyện biên giới. Các đồn công an nhân dân vũ trang được bổ sung thêm 347 cán bộ, chiến sĩ từ các đơn vị thuộc tuyến biên giới Tây - Nam.

Trong năm 1978, đáp ứng yêu cầu thành lập các đơn vị mới, tỉnh Hà Tuyên tiếp nhận 619 cán bộ trung, sơ cấp do cấp trên tăng cường; toàn tỉnh có 6.150 người nhập ngũ, tái ngũ, có 100 nữ (mức độ lớn nhất từ trước tới nay). Số cán bộ dự bị động viên được tăng cường chủ yếu cho các tiểu đoàn bộ đội địa phương mới thành lập của các huyện biên giới. Các huyện tuyến sau đã đóng góp hàng triệu ngày công, hàng chục tấn lương thực, thực phẩm, hàng triệu cây tre, gỗ, tầu lá cọ, hàng triệu mũi chông cho việc xây dựng tuyến phòng thủ biên giới và giúp đỡ các đơn vị mới thành lập. Trường Quân sự tỉnh hoàn thành 4 khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự địa phương các cấp và 1 lớp tập huấn cán bộ dự bị động viên.

Thực hiện lệnh báo động chiến đấu khẩn cấp ngày 31-12-1978 của Quân khu II, ngày 3 - 1 - 1979 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ họp bất thường quyết định một số nhiệm vụ cấp bách về tăng cường công tác sẵn sàng chiến đấu. Việc chuẩn bị cho chiến đấu được tiến hành khẩn trương, tích cực hơn và có hiệu quả về mọi mặt. Lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh được chấn chỉnh và bố trí phù hợp. Tỉnh có 2 trung đoàn bộ binh; 8 Tiểu đoàn bộ binh của 7 huyện biên giới được tăng cường lực lượng đủ biên chế, bố trí tại địa bàn, sẵn sàng đánh địch bảo vệ địa phương.

Rạng sáng ngày 17-2-1979, phía bên kia biên giới mở cuộc tấn công ồ ạt trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, bao gồm 6 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, gây cho ta nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Trước tình hình đó, ngày 17-2-1979 Chính phủ ta ra Tuyên bố phản đối cuộc chiến tranh do phía bên kia biên giới tiến hành. Ngày 18-2-1979, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam họp khẩn cấp thông qua Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết đập tan âm mưu của các thế lực thù địch chống Việt Nam.

Trên biên giới Hà Tuyên, từ ngày 17/2 đến ngày 6/3/1979, phía bên kia biên giới  huy động 2 sư đoàn bộ binh có sự yểm trợ của các loại pháo, cối, ĐKZ... tấn công vào 7 huyện biên giới của tỉnh, gây cho ta nhiều thiệt hại về người và của.

Đáp lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, quân và dân các dân tộc Hà Tuyên chung sức, chung lòng, kiên trì bám trụ, anh dũng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới diễn ra hết sức quyết liệt, điển hình là các trận chiến đấu phòng ngự bảo vệ các đồn Lũng Làn, Săm Pun và điểm cao Phìn Lò (1379) huyện Mèo Vạc, ngày 17/02; trận chiến đấu bảo vệ đồn Lũng Làn ngày 5/3; bảo vệ trạm công an vũ trang Thanh Thuỷ ngày 1/3; bảo vệ đồn Bản Máy ngày 6/3; bảo vệ đồn Nàn Xỉn ngày 7/3; bảo vệ Lao Chải ngày 11/3...  

Sau hơn một tháng chiến đấu kiên cường, chống lực lượng xâm lấn từ phái bên kia biên giới (Từ 17-2 đến 20-3-1979) các lực lượng vũ trang của tỉnh đã đánh 61 trận, tiêu diệt hàng ngàn tên, làm thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn, phá huỷ nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh khác, bảo vệ vững chắc biên giới. Trong cuộc chiến đấu ác liệt, đã xuất hiện nhiều đơn vị chiến đấu kiên cường, dũng cảm, tiêu biểu như các đồn biên phòng Bản Máy (huyện Xín Mần), Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên), Nghĩa Thuận (huyện Quản Bạ); các đơn vị  C1, C3, C5 công an vũ trang; Tiểu đoàn 1 bộ đội địa phương huyện Mèo Vạc; tiểu đoàn pháo mặt đất; C2 Tiểu đoàn 2 bộ đội địa phương Đồng Văn; C1 Tiểu đoàn 7 bộ đội địa phương Xín Mần; các đơn vị dân quân du kích xã Bản Phùng, Bản Máy, Bản Pắng (huyện Xín Mần), xã Nghĩa Thuận (huyện Quản Bạ), xã Đồng Văn (huyện Đồng Văn), xã Na Khê ( huyện Yên Minh), nữ tự vệ đội 784 lâm trường Mèo Vạc...Có nhiều tấm gương anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc như đồng chí Lộc Viễn Tài (Anh hùng, liệt sĩ), Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Văn Nhiêu, Lù Dí Lìn, La Văn Trường, Nguyễn Hồng Thanh, Mùa Mí Giàng, Dương Thành Đô...

Tinh thần toàn dân tham gia đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc được phát động, thành phong trào quần chúng sôi nổi, đều khắp. Ngay sau ngày 17/2/1979, tất cả các huyện, thị xổitng tỉnh đều tích cực động viên con em lên đường chiến đấu, tham gia lực lượng dân quân du kích và chuẩn bị mọi điều kiện vật chất đảm bảo cho chiến đấu thắng lợi. Nhiều thanh niên viết đơn bằng máu tình nguyện lên đường chiến đấu.

Các huyện tuyến trước như Mèo Vạc, Yên Minh, Đồng Văn, Quản Bạ, Xín Mần, Vị Xuyên, thị xã Hà Giang vừa làm tốt công tác tổ chức chiến đấu, sơ tán nhân dân về nơi an toàn, vừa tổ chức lực lượng tham gia tiếp tế cho các trận địa, cứu chữa và chăm sóc thương binh. Các huyện, thị xã tuyến sau đều tổ chức kết nghĩa với các huyện tuyến trước: Huyện Chiêm Hoá kết nghĩa với huyện Mèo Vạc, huyện Hàm Yên kết nghĩa với huyện Yên Minh, huyện Na Hang kết nghĩa với huyện Vị Xuyên, huyện Yên Sơn kết nghĩa với huyện Xín Mần, huyện Sơn Dương kết nghĩa với huyện Đồng Văn, thị xã Tuyên Quang kết nghĩa với huyện Quản Bạ, huyện Bắc Quang kết nghĩa với huyện Hoàng Su Phì. Mỗi huyện thành lập 1 tiểu đoàn quân dự bị động viên; cử nhiều cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên lên các huyện tuyến trước tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và phát triển kinh tế, văn hoá; động viên, tổ chức nhân dân ủng hộ hậu cần cho quân và dân vùng biên giới. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 1979, toàn tỉnh đã huy động 54.700 lượt dân công thời chiến ở các huyện tuyến sau (với tổng số gần 2 triệu ngày công) lên tuyến trước phục vụ chiến đấu, xây dựng phòng tuyến biên giới, làm đường quốc phòng; đồng thời hoàn thành việc di chuyển 4 vạn dân ở biên giới về tuyến sau định cư, ổn định sản xuất. Trong cả năm 1979, các huyện tuyến sau đã ủng hộ, giúp đỡ các đơn vị bộ đội 719.982 đồng, 2.484 kg gạo, 20.842kg thóc, 35 con lợn, 2 con trâu, 516 giường cá nhân, 1095 tấm phản nằm, trên 34.000 tầu lá cọ và hàng vạn mét vuông nhà ở. Trong thời gian ngắn, ngành giao thông vận tải đã huy động lực lượng sửa chữa, làm mới 64 km đường ô tô, vận chuyển 50 tấn hàng phục vụ chiến đấu. Các ngành thương nghiệp, lương thực, thực phẩm, vật tư, nông nghiệp, bưu điện, văn hóa, y tế...đều có đóng góp tích cực vào việc phục vụ chiến đấu, giữ vững các mặt hoạt động kinh tế-văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 09:38:24 pm
Huyện Sơn Dương, ngay sau 17-2-1979, đã hoàn chỉnh phương án tác chiến; thành lập Ban chỉ huy thống nhất, xây dựng ba phòng tuyến và sáu cụm chiến đấu; thành lập một tiểu đoàn bộ đội địa phương; đào đắp 60.010m giao thông hào, 19.411 hầm cá nhân. Huyện đã huy động 1.000 người tham gia công trường làm đường Bắc Mê, 800 người làm việc ở công trường Mậu Duệ - Yên Minh, gần 3.000 lượt người lên biên giới phục vụ chiến đấu; quyên góp hơn 20.000 đồng, 20 tấn lương thực, 2 tấn thực phẩm, hàng vạn tàu lá cọ và hàng trăm phản nằm để chuyển tới chiến sỹ, đồng bào nơi biên cương; đón tiếp, giúp đỡ hơn 4.000 đồng bào từ tuyến trước chuyển về.

Huyện Chiêm Hoá, trong 2 đợt tuyển quân của năm 1979 đã có 813 người lên đường nhập ngũ. Huyện huy động 3.500 dân quân, tự vệ đi xây dựng phòng tuyến biên giới, 2.334 người đi phục vụ chiến đấu với tổng số 75.000 công. Tại công trường làm đường Bắc Mê, dân công của huyện đã hoàn thành kế hoạch được giao trước thời hạn 4 tháng, tiết kiệm cho Nhà nước 60 tấn lương thực, một tấn mìn, 3.000m dây cháy chậm, 2.000 kíp nổ. Huyện đã  vận động nhân dân ủng hộ biên giới 10.628 đồng, 10.509 kg thóc, 17 con trâu, 420 kg măng khô, 273 kg đỗ cùng nhiều hiện vật khác. Riêng đối với huyện Mèo Vạc kết nghĩa, từ tháng 8/1978, huyện đã cử con em lên công tác, quyên góp ủng hộ 520 phản nằm, 300 cây tre, 560 kg lạc, 20 tấn thóc. Trong 6 tháng đầu năm 1979, huyện đã đón nhận 103 hộ với 657 nhân khẩu ở các huyện biên giới chuyển về.

Thị xã Tuyên Quang, trong tháng 2/1979 đã đóng góp nhiều nhân công, vật lực giúp đỡ 44 cơ quan với gần 1.000 cán bộ, công nhân viên chức và gia đình từ thị xã Hà Giang chuyển về; thành lập tiểu đoàn tự vệ 504 sẵn sàng chiến đấu tại huyện Quản Bạ. Trong năm 1979 đã tổ chức nhiều đợt dân công làm đường và đào giao thông hào, công sự chiến đấu xây dựng phòng tuyến biên giới. Huy động 800 người làm việc tại công trường Yên Minh - Mậu Duệ từ tháng 3 đến tháng 5-1979, vượt 150% kế hoạch; huy động 25.680 ngày công làm đường cho xe tăng từ Phương Độ đến Thanh Thuỷ từ tháng 7 đến tháng 9-1979. Tổ chức nhiều đoàn đại biểu đi thăm, động viên, ủng hộ huyện Quản Bạ và D4 kết nghĩa, đơn vị dự nhiệm 878, trại thương binh và các đơn vị bộ đội; đã tặng 22 tấn lương thực, hàng ngàn kg thực phẩm và hàng hoá khác.

Trong năm 1979, nhân dân huyện Yên sơn ủng hộ bộ đội, thương binh hơn 12 tấn gạo, 4.500 đồng, 30 con lợn, 1 con trâu, 200 giường nằm, 300m3 củi, hàng tấn rau xanh, hàng ngàn quả trứng, hàng tấn mật mía. Hàng ngàn lượt dân quân, tự vệ, dân công đã được huy động lên biên giới phục vụ chiến đấu và xây dựng phòng tuyến biên giới.

Huyện Hàm Yên, cùng với huy động lực lượng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đã tổ chức có kết quả phong trào ủng hộ tiểu đoàn 3 Yên Minh, Tiểu đoàn 13 (tiểu đoàn Toàn Thắng của huyện). Trong 2 đợt vận động ủng hộ biên giới, toàn huyện đã ủng hộ: 5.437 kg gạo, 18 con lợn, 13 con trâu, 1.310 kg rau xanh, 5 kg chè, 10 kg đỗ, 470 kg cam quả, 699 phản nằm, 119 rổ rá, 599 bát ăn cơm, 276 bó củi và 1.085 đồng tiền mặt. Mỗi xã còn chuẩn bị 2 tấn lương thực, 1 tấn thực phẩm dự trữ cho nhu cầu quốc phòng.

Huyện Na Hang đã cử 1.356 dân công đào hầm hào, phục vụ chiến đấu trong 1 tháng theo kế hoạch của tỉnh. Huyện thường xuyên có trên 1.000 người lao động trên công trường làm đường Quyết Thắng. Nhân dân trong huyện đã đóng góp ủng hộ bộ đội và đồng bào biên giới được 7.211,57 đồng, 3.591kg  thóc, 12 con trâu, 2 con bò. Cùng với huyện Vị Xuyên kết nghĩa, huyện thường xuyên thăm hỏi động viên anh em chiến sỹ là người địa phương đang làm nhiệm vụ trực chiến trên biên giới.

Trước sự lên án mạnh mẽ của dư luận thế giới và bị thất bại nặng về quân sự, đến ngày 18/3/1979, phía bên kia biên giới rút quân khỏi các vị trí chiếm đóng trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, nhưng vẫn duy trì sức ép quân sự trên dọc tuyến biên giới, chốt giữ nhiều điểm cao, có điểm sâu vào đất ta hàng trăm mét, tiếp tục khiêu khích vũ trang, gây tình hình căng thẳng.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 09:39:27 pm
2. Năm 1980:

Năm 1980, phía bên kia biên giới vẫn cho nhiều đơn vị vũ trang đứng chân ở sát biên giới, liên tục gây tình hình căng thẳng bằng các hoạt động nổ mìn, xây dựng công sự, trận địa, khiêu khích vũ trang, phục kích, bắt cóc, đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, thực hiện kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt; từ cuối năm 1979 sử dụng cấp tiểu đoàn, trung đoàn tiến công lấn chiếm một số điểm cao của ta; từ ngày 20/12//1979 đến 20/12/1980, dùng các loại pháo, cối bắn sang đất Hà Tuyên 182 lần, xâm nhập vũ trang 137 vụ.

Đánh trả các đợt lấn chiếm, trong năm 1980, lực lượng vũ trang Hà Tuyên đã chiến đấu đánh trả 45 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên. Tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo xây dựng các huyện biên giới thành Pháo đài quân sự. Huyện Mèo Vạc, Yên Minh là mô hình xây dựng điểm của Quân khu. Toàn tỉnh đã hoàn thành cơ bản xây dựng trận địa chiến đấu ở biên giới, rào 45km biên giới, gài hàng nghìn quả mìn, làm 70km đường cơ giới ra biên giới.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 09:42:44 pm
3. Năm 1985:

Với thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh, quân, dân Hà Tuyên vừa sản xuất, vừa kiên cường chiến đấu, đánh lui các đợt tấn công lấn chiếm, bảo vệ vững chắc biên giới. Lực lượng vũ trang tỉnh đã có hàng trăm lần đánh trả hành động khiêu khích vũ trang, thám báo biệt kích, tập kích, phục kích... từ phía bên kia biên giới.Huy động nhiều lực lượng xây dựng, củng cố trận địa phòng ngự, làm đường cơ động, bố trí vật cản, rào cản các tuyến đường từ biên giới vào nội địa. Riêng 3 cụm điểm tựa: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh đã tu sửa, làm mới 267 hầm gỗ, 2.655 hố cá nhân, 12 vọng gác, 10.000m giao thông hào, xây 12 bể nước, bố trí 4800m dây thép gai, hàng ngàn quả mìn, hàng vạn mũi chông trên tuyến phòng thủ biên giới.   

Năm 1985, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới ở Hà Tuyên diễn ra ác liệt; phía bên kia biên giới sử dụng lực lượng lớn pháo, cối bắn phá ác liệt, liên tục với hàng triệu viên vào các mục tiêu quân sự, các huyện lỵ, thị trấn biên giới, có ngày lên tới 5 vạn viên, tập trung chủ yếu ở Vị Xuyên, luân phiên sử dụng 11 Sư đoàn thay nhau mở gần 100 cuộc tiến công với nhiều quy mô cấp tiểu đoàn, trung đoàn (có một số cuộc ở cấp sư đoàn) vào phía Bắc Vị Xuyên…

Cả nước hướng về Hà Tuyên với lòng tin yêu vô bờ. Lực lượng vũ trang của tỉnh được tăng cường. Đến tháng 5/1985, Bộ đội thường trực tỉnh có trên 9.000 người. Các huyện, thị xã tuyến 2 đã đưa hàng ngàn dân quân, tự vệ lên biên giới phục vụ chiến đấu, xây dựng tuyến phòng thủ. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đóng góp công sức, tiền của cùng lực lượng vũ trang xây dựng tuyến phòng thủ. Mở mới và nâng cấp 367 km đường cơ giới, xây dựng 367 km đường dây thông tin, làm 350 hầm bê tông, 420 nhà điểm tựa, 200m3 bể chứa nước. Trong 2 năm 1984-1985, toàn tỉnh tuyển 6.700 tân binh bổ sung cho bộ đội thường trực, vượt 6% chỉ tiêu kế hoạch.

Chia lửa với Hà Tuyên, Bộ quốc phòng, Quân khu 2 đã tăng cường nhiều đơn vị chủ lực lên Hà Tuyên tham gia chiến đấu, bảo vệ biên giới. Năm 1984 -1985, sư đoàn 313 thuộc quân khu II đứng chân ở khu vực biên giới phía bắc huyện Vị Xuyên, trọng tâm của toàn tuyến biên giới quân khu II, nơi chiến sự ác liệt nhất. Cán bộ chiến sĩ  sư đoàn 313 đã chiến đấu anh dũng, kiên cường bám trụ, giữ vững trận địa, đánh lui gần 100 đợt tiến công cấp tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn từ phía bên kia biên giới; đồng thời mở các đợt tiến công, từng bước bao vây, chia cắt, lấn sát, buộc chúng phải lần lượt thay phiên quân ra tác chiến ở Vị Xuyên.

Chỉ trong 13 tháng chiến đấu (từ tháng 4/1984 đến tháng 5/1985), bộ đội chủ lực cấp trên và của tỉnh đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên, phá huỷ hàng trăm khẩu pháo, cối các loại, bắn cháy nhiều xe quân sự, kho tàng, phương tiện chiến tranh của lực lượng xâm lấn.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: Linh Quany trong 06 Tháng Mười Hai, 2012, 10:28:08 pm
   Quangcan tư liệu hay quá . Làm mình nhớ lại những ngày toàn tỉnh kêu gọi thanh niên tòng quân ( khi ấy rất còn nhỏ nhưng vẫn nhớ vì đang ở trong đơn vị ông chú ). Những năm ấy người Hà giang sơ tán vê Tuyên quang cũng nhiều, sau này yên bình lại lên Hà giang công tác, nhiều con cháu những cán bộ ấy bây giờ về Tuyên quang vẫn nhớ nơi ở ngày xưa và cũng vẫn nói " Tuyên quang nghèo và kém hơn Hà giang " hơi buồn vì khi cần thì khen, khi hết thì chê !

  Trong tư liệu đó hình như có chỗ bị nhầm thì phải ! Bản Phùng và bản máy thuộc huyện Hoàng Su phì chứ không thuộc Xín mần.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 07 Tháng Mười Hai, 2012, 12:09:00 am
Giờ mới có thời gian nhìn qua,cái vụ 2.12.1985.
chú lấy số liệu ở đâu mà ghi:
1- ta có tận 19 hầm kèo ở 1100 và 1050.
2-ở 1100 vào thời điểm đó "2.12.1985" ta có những 3 trung đội bộ binh phân thành 3 tuyến.
3-hỏa lực 2 cối 60,1 12,7.
Chú ý rằng,cối 60 chỉ có thể bố trí gần cầu vật cản ở trong một địa hình cự kỳ hẹp và chỉ bắn trộm khi các loại súng nổ rền vang.Bởi nếu,bắn đơn lẻ thì chết liền.
Anh là một trong số ít duy nhất tham gia từ trận đầu,là 29 tháng 5 năm 1985 cùng đơn vị phòng ngự ở 1100,cho đến trận cuối là 2 tháng 12 năm 1985.
Thôi dạo này anh vẫn bận lắm,để sang topic mới anh sẽ sửa chú sau.

Trích dẫn
Với thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh, quân, dân Hà Tuyên vừa sản xuất, vừa kiên cường chiến đấu, đánh lui các đợt tấn công lấn chiếm, bảo vệ vững chắc biên giới.

Cái đoạn này nghe nó hài,nó kịch quá.Sáo rỗng.




Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 07 Tháng Mười Hai, 2012, 09:40:33 am
    Những năm chiến tranh ác liệt ở biên giới Vị xuyên ,có một nơi ranh giới được phân định rõ ràng.Đó là dải yên ngựa 812,khi bạn qua đỉnh Cóc nghè rẽ xuống đường hào "Mùa xuân".Là bạn đã đi vào "Cửa tử",khác với bên ngoài Làng pinh trở ra.Ở đó bạn có thể đi thăm nhau vào ngày nghỉ,nhưng bên trong đó là chốt bạn và quân thù chỉ còn cách nhau vài ba trăm mét.

    Mọi sinh hoạt thường ngày khác hẳn với nơi được gọi là tuyến 2,nơi đây cán bộ chỉ được biết mọi việc qua máy bộ đàm,ít họp hành.Mọi chuyện xã hội đều mù tịt,thỉnh thoảng liên lạc mò về tuyến sau vác lên một "Vác" báo đủ loại từ :Quân đội nhân dân,tiền phong,phụ nữ đến báo nhân dân v/v, còn thư thì hàng ôm:Thư nhà của chiến sỹ đến thư của các tổ chức xã hội:Trường học,công đoàn,thanh niên,nhà máy xí nghiệp...v/v ,gửi lên động viên a/e lính chốt.Lính ta rỗi rãi lại buồn nên ai cũng bày báo ra đọc,có tờ báo cách đó đã nửa năm nhưng nhiều anh cứ ê a đọc tuốt .Cả chốt có một cái đài "orionton",to như hộp mứt tết khi hành quân chính trị viên cứ ôm khư khư,không dám cho cậu liên lạc mang sợ cậu ta láu táu làm vỡ.Nhưng lên chốt,với độ cao chót vót lại nằm trong hầm, đài bị lẫn đủ loại tạp âm nên cứ sôi rèo rèo
   
   Trong phạm vi một cái chốt,diện tích thường vài trăm m2 bố trí khoảng trung đội có tăng cường thêm hỏa lực,thông tin,trinh sát...Hàng ngày chỉ biết những diễn biến quanh chốt mình như :Pháo hôm nay bắn vào đâu,chốt nào có tiếng súng bộ binh...vậy thôi.Thế mà,không có gì đột biến bạn hãy nằm đấy thường là 6 tháng mới có cơ hội thay ra
   
   Nay nhớ lại ,quả là một kỷ niệm không thể nào quên


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 07 Tháng Mười Hai, 2012, 11:16:46 am
Giờ mới có thời gian nhìn qua,cái vụ 2.12.1985.
chú lấy số liệu ở đâu mà ghi:
1- ta có tận 19 hầm kèo ở 1100 và 1050.
2-ở 1100 vào thời điểm đó "2.12.1985" ta có những 3 trung đội bộ binh phân thành 3 tuyến.
3-hỏa lực 2 cối 60,1 12,7.
Chú ý rằng,cối 60 chỉ có thể bố trí gần cầu vật cản ở trong một địa hình cự kỳ hẹp và chỉ bắn trộm khi các loại súng nổ rền vang.Bởi nếu,bắn đơn lẻ thì chết liền.
Anh là một trong số ít duy nhất tham gia từ trận đầu,là 29 tháng 5 năm 1985 cùng đơn vị phòng ngự ở 1100,cho đến trận cuối là 2 tháng 12 năm 1985.
Thôi dạo này anh vẫn bận lắm,để sang topic mới anh sẽ sửa chú sau.

Trích dẫn
Với thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh, quân, dân Hà Tuyên vừa sản xuất, vừa kiên cường chiến đấu, đánh lui các đợt tấn công lấn chiếm, bảo vệ vững chắc biên giới.

Cái đoạn này nghe nó hài,nó kịch quá.Sáo rỗng.
thưa bác,đó chỉ là hình thức tuyên truyền thôi,dù thực tế không phải như vậy.
trên 1100 chỉ có cối 60,hỏa lực như thế yếu quá vậy bác?
thân ái






Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 07 Tháng Mười Hai, 2012, 11:23:47 am
Kc135, xe đã đổ, Rút kinh nghiệm để đi đừng đi lại nhé, đây là những bài học LS?


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 07 Tháng Mười Hai, 2012, 02:25:42 pm
Bác tailíenson, tôi vừa điện hỏi ông anh họ hồi đó là TMT Hoàng su phì về dP đó, bác ý nói có 1 đơn vị PB đóng ở đồi dài, phía sau ko biết đơn vị nào.Có lẽ là dP của f31.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: maianh trong 07 Tháng Mười Hai, 2012, 04:11:57 pm
Nhân tiện bác vt738 nói về đường hào mùa xuân.

hình như sau này mới có tên này,khoảng 84 em không nghe thấy.em chỉ nhớ,đỉnh 673 khi qua là nguy hiểm nhất.leo từ nà cáy lên,cổ họng khô rất khó chịu.đến đỉnh định nghỉ một tý,lại là toạ độ pháo.lên lại cố gắng vọt qua.qua đỉnh vài trăm mét,bên tay phải  hồi năm  84 là sở chỉ huy E bộ 14.hầm thì chật,lại hơi ẩm.ở đây pháo địch cũng hỏi thăm thường xuyên.lính mới mà,kệ.tối đến,cố nhoài ra cửa hầm nằm cho nó thoáng.gần sáng,đại uý canh người thanh hoá dậy đi tiểu.thấy vướng chân liền bảo.thằng em,đừng tiêu cực như vậy.vào trong hầm mà ngủ,tuổi quân của mày chưa bằng tuổi đi đái đêm của anh đâu.đúng, nhưng mà nghe cũng thấy tức.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 07 Tháng Mười Hai, 2012, 09:33:09 pm
Điểm cao 673 là khu vực đặt các đài quan sát,và có trận địa bắn thẳng chúng thường xuyên bắn vào đó cả lúc thường cũng như khi sảy ra chiến sự. Nhưng nó lại là đường đi tắt của lính ta khi từ Làng Pinh lên, xuống hang Làng lò. Khu 812 quan trọng hơn, vì ở đó có SCH của f, đài của cụm pháo, TS các cấp, có đường ô tô lên tận nơi. Ở đó toàn hầm bê tông kiên cố làm xuyên qua núi nên rất oan toàn. Hồi chưa có đường hào mùa xuân, để đi lên 1100, k0 tên rất nguy hiểm, chúng luôn soi, theo dõi bộ đội ta vận chuyển, tiếp tế cho các khu vực trên. Phát hiện là chúng bắn ngay, về sau dào giao thônh hào đi kín đáo hơn. Nơi đó trước gọi là của tử, về sau đổi là đường hào mùa xuân. Có lần tổ đài chúng đang lên trên 1000, có cả đội vận tải đang vận chuyển đạn cối 120 lên trận địa,đi sớm vì trời rất trong, một số Đ/c đi trên thành hào bị chúng phát hiện và bị chúng bắn phải chạy đến chỗ SCH eBB mới thoát.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 08 Tháng Mười Hai, 2012, 10:37:35 am
Thưa các bác , nói về  điểm cao 673, Cốc Nghè, chúng tôi có một kỷ niệm khó quên .Mỗi lần nhớ lại, có cảm giác : buồn ,vui lẫn lộn. Chuyện là thế này , tôi xin kể các bác nghe nhé :
 Trong lần đi phối thuộc với e 149-f356, hồi 12-7. Dạo đó chúng tôi xuất phát từ làng Ping vào xẩm tối , đội hình hành quân theo phân đội : gồm C15 cối , C16 cao xạ 12ly7, C14 hỏa lực - DKZ...2W..
Đêm đó trăng mờ , mọi người leo dốc lặng lẽ, mồ hôi đẫm chiếc áo trận...Càng về đêm sự mệt mỏi càng tăng..Khoảng 3 giờ sáng thì anh em đến một bãi tương đối rộng , có nhiều cây to. Mọi người hạ quân tư trang giải lao, thuốc lào ,thuốc lá mang ra hút , khói mù mịt ...thấy mát mẻ , tụi tôi ngả lưng , không ngờ đặt lưng xuống là tít một giấc đến sáng .hic.
Hôm sau lúc lên đến Cốc Nghè, bọn tôi kể lại chuyện hồi đêm , cánh lính ở trên đỉnh CN la to : Các bố trẻ ăn phải gan cóc tía, nên mới dám ngủ ở thác Âm phủ .!
Tụi tôi nhìn nhau , mặt xám như chiếc chảo quân  dụng ...cũng may mà tối hôm đó Tàu không bắn pháo, nếu không thì ...Chắc không có bài viết này , các bác nhỉ ? Hic .
Lạ một nỗi là chẳng có ông trinh sát nào dẫn đường , nếu có , thì bố bảo cũng chẳng dám mắc màn ngủ ở thác Âm phủ .
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 08 Tháng Mười Hai, 2012, 11:45:16 am
Bác nghỉ lưng ở thác âm phủ đã có "Đồng đội" Phù hộ rồi làm gì phải "Xanh.."? Lần đầu bác ko biết, chứ ở đấy ban ngày bác nhìn vào cái khe núi đó toàn là....He..he để sẵn. Thế bác có nghe suối gọi hồn chưa hả bác 2ww? Nhẽ ra bác bí mật mở máy xem anh em ở "dưới" đó khuyên gì chứ? hì... hì.... Bác cố lên tí nữa đến chỗ máy nạp nguồn của bọn tôi, vừa có nước, có thuốc lào, vừa có hầm, lại đánh một giấc quá an toàn.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tai_lienson trong 08 Tháng Mười Hai, 2012, 12:02:19 pm
  Bác PB @ Chắc lúc đó ta đề phòng địch tán công hướng đó . D pháo này không phải  đánh nhau mà . Có thể khi về F308 nó phải sang Vị xuyên
  Bác đức @ thác Âm phủ phải qua cốc nghè rồi rẽ trái rất xa , nó dưới 1509. còn bác từ  làng Pinh lên chưa qua Cốc Nghè thì không phải rồi
 


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 08 Tháng Mười Hai, 2012, 12:40:37 pm
   maianh @ ! năm 84 bác vượt Coóc nghè qua 812,thì đúng chưa có đường hào mùa xuân vì :Sang 85,do việc di chuyển qua dông 812 sang bờ bắc suối Thanh thủy với lượt người qua đây rất cao,để tránh bị hỏa lực của Tàu đe dọa như D7-É14 đã bị ( a/e đi không để ý,khi đột ngột quang mây mù nên bị pháo tàu dọt.Hy sinh,bị thương gần chục bác) ,nên chỉ huy mặt trận giao cho D3-E122 đào tuyến hào này nối với nhiều nhánh đi nhiều nơi bên sườn 812,như bác pb47 đã nói trên
  Bác hongduc,thác "Âm phủ",như bác pb đã nói:Nơi đó,lãnh địa của nhiều bác nhà ta đã nghỉ lại đó.Nhưng so với "quán" cầu khỉ chỗ bác Làn "bủ" thì chưa thấm gì,vì pháo tàu thường đào các bác cũ lên để "Bắt"đội tử sỹ của bác Làn chôn lại.Chuyện đó thật bi ai,đến nỗi đêm chôn a/e xong đội tử sỹ phải trồng cỏ ngụy trang luân,tránh quân tàu nhòm ngó (Chắc chúng tưởng có trận địa mới)
  Thời gian sau,số a/e trong đội,cay bọn tàu quá nên xin đi chiến đấu gần hết,vì chôn cất nhiều a/e mình ,đội bị áp lực quá lớn các bác ạ...




Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: yta262 trong 08 Tháng Mười Hai, 2012, 02:04:50 pm
  maianh @ ! năm 84 bác vượt Coóc nghè qua 812,thì đúng chưa có đường hào mùa xuân vì :Sang 85,do việc di chuyển qua dông 812 sang bờ bắc suối Thanh thủy với lượt người đây rất cao,để tránh bị hỏa lực của Tàu đe dọa như D7-É14 đã bị ( a/e đi không để ý,khi đột ngột quang mây mù nên bị pháo tàu dọt.Hy sinh,bị thương gần chục bác) ,nên chỉ huy mặt trận giao cho D3-E122 đào tuyến hào này nối với nhiều nhánh đi nhiều nơi bên sườn 812,như bác pb47 đã nói trên
  Bác hongduc,thác "Âm phủ",như bác pb đã nói:Nơi đó,lãnh địa của nhiều bác nhà ta đã nghỉ lại đó.Nhưng so với "quán" cầu khỉ chỗ bác Làn "bủ" thì chưa thấm gì,vì pháo tàu thường đào các bác cũ lên để "Bắt"đội tử sỹ của bác Làn chôn lại.Chuyện đó thật bi ai,đến nỗi đêm chôn a/e xong đội tử sỹ phải trồng cỏ ngụy trang luân,tránh quân tàu nhòm ngó (Chắc chúng tưởng có trận địa mới)
  Thời gian sau,số a/e trong đội,cay bọn tàu quá nên xin đi chiến đấu gần hết,vì chôn cất nhiều a/e mình ,đội bị áp lực quá lớn các bác ạ...


VN mình thì "nghĩa tử nghĩa tận", dù sao người ta cũng đã chết rồi.  "Người chết hai lần, thịt xương nát tan", trận địa của bác KhanhHuyen còn hơn thế nữa, xác liệt sĩ rồi cũng không được yên, thịt xương trở về cát bụi trong ngày! Anh em mình ra lấy xác cũng không được  >:(. Đặng Tiểu Bình và Dương đắc Chí ngày ấy, vô tình hay cố ý, đã cho ra đời một kiểu mai táng rùng rợn nhất kim cổ của thế giới loài người: "pháo táng", nghiền xác ra thành nhiều mảnh, rãi đi khắp nơi! Ác!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 08 Tháng Mười Hai, 2012, 03:46:35 pm
  maianh @ ! năm 84 bác vượt Coóc nghè qua 812,thì đúng chưa có đường hào mùa xuân vì :Sang 85,do việc di chuyển qua dông 812 sang bờ bắc suối Thanh thủy với lượt người đây rất cao,để tránh bị hỏa lực của Tàu đe dọa như D7-É14 đã bị ( a/e đi không để ý,khi đột ngột quang mây mù nên bị pháo tàu dọt.Hy sinh,bị thương gần chục bác) ,nên chỉ huy mặt trận giao cho D3-E122 đào tuyến hào này nối với nhiều nhánh đi nhiều nơi bên sườn 812,như bác pb47 đã nói trên
  Bác hongduc,thác "Âm phủ",như bác pb đã nói:Nơi đó,lãnh địa của nhiều bác nhà ta đã nghỉ lại đó.Nhưng so với "quán" cầu khỉ chỗ bác Làn "bủ" thì chưa thấm gì,vì pháo tàu thường đào các bác cũ lên để "Bắt"đội tử sỹ của bác Làn chôn lại.Chuyện đó thật bi ai,đến nỗi đêm chôn a/e xong đội tử sỹ phải trồng cỏ ngụy trang luân,tránh quân tàu nhòm ngó (Chắc chúng tưởng có trận địa mới)
  Thời gian sau,số a/e trong đội,cay bọn tàu quá nên xin đi chiến đấu gần hết,vì chôn cất nhiều a/e mình ,đội bị áp lực quá lớn các bác ạ...


VN mình thì "nghĩa tử nghĩa tận", dù sao người ta cũng đã chết rồi.  "Người chết hai lần, thịt xương nát tan", trận địa của bác KhanhHuyen còn hơn thế nữa, xác liệt sĩ rồi cũng không được yên, thịt xương trở về cát bụi trong ngày! Anh em mình ra lấy xác cũng không được  >:(. Đặng Tiểu Bình và Dương đắc Chí ngày ấy, vô tình hay cố ý, đã cho ra đời một kiểu mai táng rùng rợn nhất kim cổ của thế giới loài người: "pháo táng", nghiền xác ra thành nhiều mảnh, rãi đi khắp nơi! Ác!
Bọn TQ(gọi đúng danh xưng quốc gia theo Nội quy - quansuvn) dùng "pháo táng" cũng không có gì lạ,ngay cả với đồng đội của chúng ,cũng chằng tha(như bác ccb khanhhuyen có nói về mấy cái xác ở 1100 ngày 2-12-1985
cháu xem Hà giang từ phần 4-7,phần nào cũng hình dung sự ác liệt của chiến tranh chống bành trướng Bắc Kinh,nhưng có nhiều chi tiết về địa lý vẫn chưa thông.rất mong các ccb vẽ bản đồ khu chiến thể hiện những diểm cao ở mặt trận như 1509,772,1250,pha hán,300-400,685,thể hiện các vị trí của ta và địch,sch,trận địa pháo của ta..với bản đồ khu chiến tỉ mỉ(hơi khó làm)sẽ giúp các ccb ở trong VMH cũng như khách xem sẽ hình dung ra được trận địa của ta ra sao?khoảng cách các chốt?đồng thời cũng để trả lời các tranh cãi về nhưng ký hiệu của chốt ta và địch như khu bốn hầm,cót ép,..
Rất mong nhận được sự giúp đở của các ccb để hoàn thiện hơn nửa chất lượng VMH Hà giang.và làm kho tư liệu sinh động về quá trình chiến đấu và bảo vệ vị xuyên-hà giang.
Trân trọng


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 08 Tháng Mười Hai, 2012, 05:49:39 pm
Trên VMH là nơi để các CCB viết, kể về các hồi ức về cuộc chiến đã từng, và trải qua. Những suy nghĩ đánh giá nhận định v, v.. Với lại mỗi  CCB lại ở một khu vực, một hướng khác nhau nên cũng khó có thể đồng nhất ý kiến được. Có bác chỉ chuyên về 1 hướng, 1 khu vực nên chỉ biết rõ về khu đó. Bản đồ khu tác chiến các bác ccB cúng đã đưa lên bạn Kc135 chịu khó sưu tầm.Có những cái thuộc về bí mật quốc gia, khu vực ko tự tiện đưa lên được bạn ạ.Ví dụ: 772, 685..trên bản đồ có,nhưng do người chỉ huy mỗi đơn vị gọi khác nên chuyện tranh luận là bình thường. Có bác gọi Đ3 mỏm 3 của 772 là 772 cũng đúng, hoặc các mỏm E của 685 Từ E1  đến E5, hay H3 chỉ bác nào ở đó mới biết, ở 685 có 1 nơi chúng tôi gọi là tổ quạ trên diễn đàn nhiều bác ko biết rất rễ tranh luận nhau. Nếu tất cả cùng 1 đơn vị, tham gia cùng 1 trận thì sẽ trùng nhau thôi bạn ạ.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tuan_qd3 trong 08 Tháng Mười Hai, 2012, 06:12:04 pm
Bác tailíenson, tôi vừa điện hỏi ông anh họ hồi đó là TMT Hoàng su phì về dP đó, bác ý nói có 1 đơn vị PB đóng ở đồi dài, phía sau ko biết đơn vị nào.Có lẽ là dP của f31.

Cuối năm 85, F31 không có dp nào đóng ở .. và phía sau đồi dài. Đồi Đài do c10 giữ chốt, Đồi Chuối c9, 6a-6b c11, Pháp 1 CH D3 có 2 cối 60 của c11,  Hải (cối) H1, lính tháng 7/ 84 quê Hải Phòng là AT. Trên đỉnh 6a, 1 DKZ 85 K65 sãn sàng CĐ .. nhưng chưa bắn .. phát nào .. và 1 súng bắn tỉa do Hùng quê Tĩnh Gia Thanh Hóa đảm nhiệm. Tất cả các C .. đó .. đều lấy tên E982. HT: 2A.10229. Vị Xuyên. Hà Tuyên.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 08 Tháng Mười Hai, 2012, 10:04:37 pm
Bác tuan-qd3 hiểu sai ý tôi rồi, tôi trả lời bác tailienson về dP mà bác tài đề cập có lên Hoàng su phì của f bác đó nói tới. Chứ ko phải ở khu vực đồi dài vị xuyên, mong bác thông cảm. Chứ f313 của tôi, và bản thân tôi ở vị xuyên những hơn(...)năm cơ mà bác.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 08 Tháng Mười Hai, 2012, 10:32:44 pm
  Bác PB @ Chắc lúc đó ta đề phòng địch tán công hướng đó . D pháo này không phải  đánh nhau mà . Có thể khi về F308 nó phải sang Vị xuyên
  Bác đức @ thác Âm phủ phải qua cốc nghè rồi rẽ trái rất xa , nó dưới 1509. còn bác từ  làng Pinh lên chưa qua Cốc Nghè thì không phải rồi
 
Bác Tai_lienson @ thân mến .Trước khi f356 sang Vị xuyên , thì các bác f313 trấn thủ Vị xuyên Hà giang , vậy nên các địa danh trong khu vực 673,Cốc Nghè ,812 , v.v... Chắc là do anh em đặt , nên có lẽ đúng bác ạ.
Với  lại lúc tụi tôi lên Cốc nghè - là những phân đội cuối cùng . E876 vào trước đó cả 1 tuần.
Nói như bác @pb47vp là hợp lý - các địa danh gọi theo đơn vị tác chiến ở khu vực đó ,vào thời điểm đó . Còn khi đơn vị khác vào tiếp quản , thì họ lại gọi khác đi .
Như khu điểm cao 685 chẳng hạn e153 -f356 thì gọi là E,1,2,3,4,5.
Nhưng sau này đơn vị khác vào thay , thì anh em lại gọi là khu H: H1,23...
Nếu không vào trang VMH , trao đổi thông tin ,cùng các đồng đội một thời ở chiến trường Vị xuyên , các kỷ niệm mới theo nhau trở về .Còn không những ký ức về một thời máu lửa nơi miền biên ải Vị xuyên Hà giang ...Chắc đã nằm lại trong sâu thẳm của lòng mình ?...
Thân ái.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 08 Tháng Mười Hai, 2012, 10:52:45 pm
                                                                               (http://chinadigitaltimes.net/wp-content/uploads/mt-old/thumbnail/mom3-thumb.jpg)
                                                     
                                                                                Người mẹ bên mộ con,tại nghĩa trang lính Trung quốc (Biên giới Việt-Trung)

                                 (http://img4.cache.netease.com/photo/0001/2010-01-28/5U43OD3J00AP0001.jpg)


                                 Người cha bên mộ con (Nghĩa trang biên giởi Việt-Trung)                     
             
   


VN mình thì "nghĩa tử nghĩa tận", dù sao người ta cũng đã chết rồi.  "Người chết hai lần, thịt xương nát tan", trận địa của bác KhanhHuyen còn hơn thế nữa, xác liệt sĩ rồi cũng không được yên, thịt xương trở về cát bụi trong ngày! Anh em mình ra lấy xác cũng không được  >:(. Đặng Tiểu Bình và Dương đắc Chí ngày ấy, vô tình hay cố ý, đã cho ra đời một kiểu mai táng rùng rợn nhất kim cổ của thế giới loài người: "pháo táng", nghiền xác ra thành nhiều mảnh, rãi đi khắp nơi! Ác!


    Các bác hãy xem hai hình ảnh phía trên,họ "Gieo gió ắt phải gặt bão".Việt nam chúng ta từ ngàn xưa vẫn quật cường như thế trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào



Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tai_lienson trong 09 Tháng Mười Hai, 2012, 07:12:43 am
 Tên gọi là do lính  thổ công 313 đặt các đơn vị sau cứ thế mà gọi . Thác Thanh hương được gọi là thác âm phủ ,nó nằm trên con suối chảy ra Thanh Thủy
  suối Thanh thủy gọi là suối gọi hồn
   Chuồng cu theo tôi hiểu là mỏm đá nhô ra trên 685 hướng về 673-
     H1 H2 H3 là các  mỏm hướng  đông  nam của 685
     Các E 4 ,5 là các  mỏm  hướng  Tây nam . Khi E 977 F31 chốt vẫn có đơn vị ở trên E( không rõ E nào ) Như vậy H khác E
     4 hầm vẫn do 977 giữ nhưng tôi cũng không rõ lắm về điểm này
  Có lẽ phải nhiều người thảo luận nữa mới rõ hết được các bác ạ, nhất là các bác thổ công


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 09 Tháng Mười Hai, 2012, 07:25:15 am
Có lực lượng hết sức quan trọng trong chiến đấu đó là lực lượng thông tin, họ đảm bảo cho người chỉ huy trong lúc bình thường cũng như trong chiến đấu. Họ là những chiến sĩ thầm lặng góp phần ko nhỏ làm nên chiến thắng. Nhưng trong các buổi mừng công, tổng kết chiến đấu họ chỉ được vài câu: "Thông tin đã đảm bảo tốt cho chỉ huy trong mọi tình huống". Lúc bình thường hoặc chưa nổ súng LL thông tin HTĐ phát huy hết công xuất. Họ phải trực nghiêm túc 24/24 để phục vụ, sẵn sàng truyền lện hay thông báo. khi tác chiến sảy ra giữa lúc pháo bắn họ lại phơi thân ở những nơi ác liệt. Họ cũng phải phối thuộc nằm chốt chiến đấu và chiến đấu như người chiến sĩ BB thực sự. Họ luôn phải "ĐI trước" nhưng về sau trong chiến đấu,nhưng với những chiến công thầm lặng đó ít ai biết đến tôn vinh.Họ luôn tự động viên mình, thôi đằng nào cũng: "Thối tai, chai đít, công ít, tội nhiều"


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 09 Tháng Mười Hai, 2012, 10:06:42 am
Có lực lượng hết sức quan trọng trong chiến đấu đó là lực lượng thông tin, họ đảm bảo cho người chỉ huy trong lúc bình thường cũng như trong chiến đấu. Họ là những chiến sĩ thầm lặng góp phần ko nhỏ làm nên chiến thắng. Nhưng trong các buổi mừng công, tổng kết chiến đấu họ chỉ được vài câu: "Thông tin đã đảm bảo tốt cho chỉ huy trong mọi tình huống". Lúc bình thường hoặc chưa nổ súng LL thông tin HTĐ phát huy hết công xuất. Họ phải trực nghiêm túc 24/24 để phục vụ, sẵn sàng truyền lện hay thông báo. khi tác chiến sảy ra giữa lúc pháo bắn họ lại phơi thân ở những nơi ác liệt. Họ cũng phải phối thuộc nằm chốt chiến đấu và chiến đấu như người chiến sĩ BB thực sự. Họ luôn phải "ĐI trước" nhưng về sau trong chiến đấu,nhưng với những chiến công thầm lặng đó ít ai biết đến tôn vinh.Họ luôn tự động viên mình, thôi đằng nào cũng: "Thối tai, chai đít, công ít, tội nhiều"


Bác pb47vp bên pháo, như môi với răng với cánh thông tin nên cảm khái về lính thông tin trên mặt trận biên giới phía bắc đúng quá; không có họ "thầm lặng kết nối " thì .... chốt nào ... có anh đũng đến đâu.... cũng đứt,  ;D.

Vậy thì ta có vài dòng về họ nhỉ  ;D. Vì chỉ có các bác đánh trên đất liền nên chỉ nêu phạm vi này, không nêu phạm vi ngoài biển,  ;D:

1. Chống quân bành trướng Trung Quốc - mặt trận biên giới phía bắc năm 1979:

1.1. Thưa các bác, nói gì thì nói, ta vẫn lấy Hà Nội làm trung tâm tiếp nhận, xử lý và ra quyết định thông tin. Vì vậy, Hà Nội là tâm, các hướng tỏa đi phủ khắp các tỉnh biên giới:

   * Về lực lượng: lúc đầu ta có trung đoàn/ E139 ở tuyến 1, sát biên giới; trung đoàn / E134 ở tuyến 2 đồng thời bảo vệ trục  đường dây trục hữu tuyến điện Thái Nguyên - Cao Bằng - Lạng Sơn và Yên Bái - Lào Cai. Sau ta tăng cường thêm trung đoàn 205 khi chiến tranh nổ ra (tổ đài xe máy P118 chuyên hướng Phong Thổ - Lai Châu)

   * Về hữu tuyến điện, ta có  các tuyến chính : Hà Nội – Kép, Hà Nội - Sơn Tây, Hà Nội - Thái Nguyên - Tuyên Quang, Phú Thọ - Yên Bái. Binh chủng Thông tin thống nhất với Tổng cục Bưu điện dành cho thông tin quân sự sử dụng các tuyến: Tuyên Quang - Hà Giang, Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên - Ngân Sơn - Cao Bằng, Hà Nội - Tiên Yên, Hà Nội - Hòn Gai và một số mạch tải ba Hà Nội - Yên Bái, Hà Nội - Tiên Yên, Lào Cai - Phong Thế, Thái Nguyên - Lạng Sơn. Ngoài ra, Bộ có chỉ đạo các Quân khu 1, 2 được sử dụng kết hợp đường dây của Quân khu, Bộ và bưu điện, liên lạc bằng hữu tuyến điện tới các sư đoàn, các bộ chỉ huy quân sự tỉnh và vượt cấp tới các trung đoàn, ban chỉ huy quân sự huyện và vùng biên giới.
Các sư đoàn độc lập và các tỉnh biên giới triển khai đường dây trần và dây bọc dã chiến kết hợp với đường dây bưu điện hình thành mạng lưới thông tin phòng thủ bảo đảm liên lạc tới các trung đoàn, tiểu đoàn và một số chốt quan trọng trên biên giới phía Bắc.

   * Về Mạng vô tuyến điện: hệ thống  P401-M được triển khai bảo đảm liên lạc từ sở chỉ huy Bộ tới tiền phương các Quân khu 1, 2 (qua trạm trung gian Tam Đảo và Yên Tử.). Thông tin Quân khu 1 được sử dụng vô tuyến điện sóng cực ngắn thông qua các trạm trung gian của Bộ, bảo đảm liên lạc tới các sư đoàn và bộ chỉ huy quân sự tỉnh.

Nhờ công tác đảm bảo cơ sở tốt, tinh thần cảnh giác cao độ, cán bộ chiến sỹ được tăng cường học tập kỹ thuật thường xuyên nên công tác thông tin liên lạc trong thời kỳ đầu đảm bảo khá tốt. Ngay sau khi đối phương nổ súng, tổng trạm thông tin sở chỉ huy cơ bản của Bộ được lệnh dùng liên lạc vô tuyến điện sóng ngắn và sóng cực ngắn kịp thời chuyển các chỉ thị, mệnh lệnh tác chiến đến các đơn vị phía trước và nhận báo cáo của các sư đoàn đang chiến đấu ở tuyến 1, các sư đoàn ở tuyến sau được điều động lên tuyến 2, bảo đảm liên lạc với sở chỉ huy các Quân khu 1 và 2; đồng thời giữ liên lạc với tổ đài xe máy P118 của trung đoàn 205 biệt phái lên Phong Thổ (Lai Châu) để bảo đảm liên lạc với bộ chỉ huy quân sự Lai Châu. Vô tuyến điện tiếp sức của Bộ được lệnh giữ liên lạc theo chế độ 24/24 giờ trong ngày với sở chỉ huy tiền phương Quân khu 1 và Quân khu 2. Cán bộ và chiến sĩ ở các trại trung gian chuyển tiếp trên các điểm cao các trạm X53, X57, X33, X34 tăng cường trực phiên ca liên tục ngày đêm.

Hệ thống hữu tuyến điện chiến lược được chuẩn bị chu đáo cả về lực lượng và phương tiện vật chất kỹ thuật, kết hợp chặt chẽ với vô tuyến điện tiếp sức và được sự hiệp đồng giúp đỡ của bưu điện đã tiếp chuyển liên lạc kịp thời chính xác. Ngay sáng 17 tháng 2 năm 1979, tổng trạm thông tin sở chỉ huy và các trạm trên đường dây đã tổ chức bảo đảm phục vụ các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy ở Bộ đàm thoại nhiều lần giao nhiệm vụ cho chỉ huy các Quân khu 1 và 2, các sư đoàn 3, 311, 346, 373 và bộ chỉ huy quân sự các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn. Trung đoàn 134 - đơn vị quản lý và khai thác các trạm cơ vụ, các tuyến đường dây hữu tuyến điện chiến lược tổ chức bảo đảm liên lạc từ Bộ xuống các quân khu phía Bắc và phục vụ sở chỉ huy tiền phương hai Quân khu 1, 2 chỉ đạo, chỉ huy các sư đoàn trực thuộc trên tuyến 1 chiến đấu.

Ta cũng không thể quên tinh thần dũng cảm của các chiến sỹ quân bưu khi chuyển hàng chục công văn, mệnh lệnh "hỏa tốc" đến các đơn vị đang chiến đấu trên biên giới phía Bắc; nhất là tại các nông - lâm trường, khu mỏ, .... sát biên giới.

1.2.
Trong chiến đấu, do bị pháo kích nặng nề, thám báo địch cắt dây - phá cột - bố trí phục kích; địch tổ chức gây nhiễu, phá sóng thông tin  nên lực lượng thông tin liên lạc gặp nhiều khó khăn và phải bằng mọi cách khắc phục:

- Ngày 22 tháng 2, quân Trung Quốc đánh chiếm thị xã Cao Bằng. Việc liên lạc bằng vô tuyến điện hữu tuyến điện từ Bộ lên Cao Bầng gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Bộ giao nhiệm vụ cho trung đoàn 130 quân bưu phải chuyển ngay mệnh lệnh xuống sở chỉ huy tiền phương Quân khu 1 và sư đoàn 413 công binh đang chiến đấu với đối phương tại thị xã Cao Bằng. Hai chiến sĩ Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Khắc Long dùng mô tô chuyển công văn "hỏa tốc" hẹn giờ lên Quân khu 1. Xe đến cách sở chỉ huy 10 km thi bị hỏng. Hai chiến sĩ gửi xe lại nhà dân rồi chạy bộ tới nơi giao công văn trước thời gian quy định 26 phút. Trong khi đó, hai đồng chí Phạm Trọng Thể và Lý Văn Sáng được cử chuyển mệnh lệnh của Bộ lên sư đoàn 473 công binh ở Cao Bằng, phải chạy bộ trong đêm hơn 20 km (do xe hỏng và đường khó đi) tìm tới sở chỉ huy sư đoàn vừa di chuyển, giao mệnh lệnh trước thời gian quy định 30 phút, bảo đảm cho sư đoàn kịp thời chuyển hướng chiến đấu theo kế hoạch của Bộ.

- Ngày 25 tháng 2, tổ đài vô tuyến điện F100 (dùng điện đài P105) gồm bảy chiến sĩ do đồng chí Đào Duy Giám (trung đoàn 139) phụ trách từ trạm A51B lên A51. Tổ đài được hai chiến sĩ Nguyễn Đình Chiến và Định Xuân Liễn (trạm A51) dẫn đường đã luồn sâu vào vùng đối phương đang chiếm đóng ở thị xã, chốt tại đó nắm tình hình hoạt động của đối phương và báo cáo về Bộ kịp thời chỉ đạo tác chiến.

- Do mạng thông tin tuyến A51-A51B mất liên lạc, một bộ phận lực lượng đại đội 4 do đồng chí Cường phụ trách đi khôi phục đường dây gặp quân Trung Quốc ở cầu Tài Hồ Xỉn. Trong trận chiến đấu quyết liệt này, đồng chí Cường đã hy sinh anh dũng, đồng chí Định Công Tráng bị thương nặng. Các đồng chí còn lại rút về Ngân Sơn. Tại trạm A51, trạm trưởng Hoàng Văn Tám và chiến sĩ Nguyễn Văn Đệ trên đường đi khôi phục đường dây trở về bị đối phương phục kích ở cầu Gia Cung (thị xã Cao Bằng). Đồng chí Hoàng Văn Tám bị thương nặng, anh dũng hy sinh. Đối phương tiến vào sâu, vây đánh trạm A51. Theo kế hoạch, sau khi chôn cất một số khí tài thông tin, các chiến sĩ trạm A51 bí mật chuyển về trạm A51B tiếp tục làm nhiệm vụ.




Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangden149 trong 09 Tháng Mười Hai, 2012, 02:34:35 pm
Một con thác đẹp và thơ mộng như thác thanh hương mà các bác gọi là thác âm phủ thì thật sai lầm. Thác thanh hương nằm trên đường đi nậm lan khu vực có trận địa cối 82 nằm nó nằm dưới chân dãy 2000. Hồi đó mỗi lần đi qua đó tôi thường nói với a/e là sau này hết chiến tranh chỗ này làm khu du lịch thì tuyệt vời. ???


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 09 Tháng Mười Hai, 2012, 05:14:51 pm
Có sai lầm gì đâu hả bác quangden? Lính ta gọi thế nào thì nên thế. Đỉnh 400 hồi tôi nằm trên đó, tôi rất muốn làm khu "Du lịch" có được đâu bác? Khu 400 thời xưa đẹp lắm bác ạ.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 09 Tháng Mười Hai, 2012, 05:20:58 pm
một con thác đẹp và thơ mộng như thác thanh hương mà các bác gọi là thác âm phủ thì thật sai lầm. thác thanh hương nằm trên đường đi nậm lan khu vực có trận địa cối 82 nằm nó nằm dưới chân dãy 2000. hồi đó mỗi lần đi qua đó tôi thường nói với a/e là sau này hết chiến tranh chỗ này làm khu du lịch thì tuyệt vời. ???

          
          Bác quangden149,nhớ đúng đấy.Cũng gọi là thác Nậm làn (Làn nước)tiếng địa phương,chảy từ chân dãy 2000 xuống qua bản Tả ván.Gặp suối Thanh thủy ở km 9 đường vào Lao chải,thác nước rất đẹp vào mùa mưa
         Nhưng lính ta gọi thế từ thời E122 ,sư 313 còn "Ngự" trong Lao chải,thì không biết tại sao bác à ???.Đúng như bác Tài nói suối Thanh thủy lính ta còn đặt cho cái tên 'Suối gọi hồn",nghe chết khiếp đi được phải không các bác...                      


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 09 Tháng Mười Hai, 2012, 05:31:16 pm
Bác Vt, hôm nay lại gặp mấy chú cùng e bác, bên c17 CB, nói chuyện tào lao về thời xưa tôi trêu: Đã từng đào hào lẫn dũi bên đồi đài,dốc cb chưa?Toàn lính tháng 7/ 80.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: kc135 trong 09 Tháng Mười Hai, 2012, 07:28:16 pm
xóa


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quansuvn trong 09 Tháng Mười Hai, 2012, 08:15:17 pm
Bác Vt, hôm nay lại gặp mấy chú cùng e bác, bên c17 CB, nói chuyện tào lao về thời xưa tôi trêu: Đã từng đào hào lẫn dũi bên đồi đài,dốc cb chưa?Toàn lính tháng 7/ 80.
dốc cb là dốc nào vậy bác?có phải dốc đại tá ko?
ở khu cô ích,đồi đài,ta phải dùng thông tin vô tuyến chứ hữu tuyến không thể được vì pháo địch sẽ làm đứt dây,nhưng như vậy sẽ để cho địch nghe lén,
theo cháu nghĩ có những trận đánh bị lộ ý định tác chiến là do địch nghe lén được thông tin của ta chứ không phải do "gián điệp cấp cao của địch" ở cục 2(theo lời Đào Lão) đâu.khi đó các bác xài máy thông tin vô tuyến do Tàu sản xuất hay do anh hai viện trợ vậy bác?
thưa bác pb47,từ khu đồi Đài chi viện hỏa lực cho núi pha hán được không bác,cháu xem trên bản đồ không thấy pha hán
trận ngày 2/12/85 ngoài 1100 và 685,địch có đánh pha hán không bác?
Liên tục vi phạm, xóa bài sau 12 giờ!


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 09 Tháng Mười Hai, 2012, 09:57:49 pm
Bác Vt, hôm nay lại gặp mấy chú cùng e bác, bên c17 CB, nói chuyện tào lao về thời xưa tôi trêu: Đã từng đào hào lẫn dũi bên đồi đài,dốc cb chưa?Toàn lính tháng 7/ 80.
    Bác pb-C17 (công binh),năm 80-81 anh em quân Vĩnh phú là chủ yếu.Doanh trại của họ đóng tại cánh đồng Làng Pinh,phía sau là trận địa pháo 105 của các bác.Bên trong là E bộ 122
     Các đơn vỵ trực thuộc,doanh trại thường ngày chỉ có quản lý và 1-2 nuôi quân coi.Còn quân cán đều đi phối thuộc hết có bác đi nửa năm (Như cánh thông tin,trinh sát) còn chưa về doanh trại.Đơn vị tôi hầu hết "Bao" các bác phối thuộc hết các khoản từ A đến Z luân
     Có dịp nào bác gặp lại a/e cựu C17, hỏi họ xem dịp giật sập cầu Thanh thủy có bác nào ở đấy không ?.Còn việc coi 4 trái bom phá đường ở km 18 cũng của C17-122 đấy bác ạ...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 10 Tháng Mười Hai, 2012, 07:23:38 am
Trong biên chế của cBB ko có TT, nhưng với cPB đã được biên chế 1 tiểu đội thông tin gồm VT và HT, để tự bảo đảm được trong chiến đấu, ko cần phối thuộc. Do đặc thù đó nên quá trình đào tạo sĩ quan PB môn học và sử dụng TT là bắt buộc, Phải dịch 80 nhóm điện trong 15 phút mới đạt, cách triển khai ăng ten 25m, cáp đường hầm... Hoặc phải dải 500m dây qua các loại địa hình nối thông LL, cho nên PB và TT như 2 anh em mà ko thể thiếu nhau được.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 10 Tháng Mười Hai, 2012, 11:04:46 am
   Làng Pinh-Một địa danh thuộc xã Phương tiến (H.Vị xuyên).Trong những năm chiến tranh biên giới phía bắc ,nơi này là nơi tập kết quân và nơi chứa vũ khí ,khí tài trước khi vận chuyển bằng sức người vào các điểm chốt ở tuyến 1.
   Đó là một bản nhỏ gồm 20 chục nóc nhà của người Tày.Bản nằm dưới chân núi Cóc nghè,với một cánh đồng nhỏ thanh bình và thơ mộng,kể từ năm 1979 bộ đội về đóng quân trong một góc của bản.Đến năm 1981,từ bên kia biên giới quân Trung quốc bắt đầu bắn những đợt pháo lớn vào làng,gây xáo động và người dân phải đi sơ tán về phía sau.Để lại quê hương bản quán ở lại...
   Vẫn tên Làng Pinh,nhưng giờ nó như là thủ đô của lính:đoàn bộ các đơn vị,sở chỉ huy tiền phương,kho tàng v/v đều tập trung ở đây.Dãy 812 liên kết với 673 ở phía trước tạo nên một lá chắn,giữ an toàn cho thung lũng Làng Pinh
   Cũng bắt đầu từ Làng Pinh,con đường dốc Cóc nghè dẫn các đoàn quân đi vào phía trong-kể từ khi quốc lô số 2,đường vào Thanh thủy- bị phong tỏa.Ngày ấy đêm đêm Cóc nghè như hội,quân ra quân vào.dân công hỏa tuyến vận tải nườm nượp.Sau năm 84,đường được mở rộng để xe chạy lên đỉnh
   Hơn 20 năm,nhiều người lính chưa trở lại,Làng Pinh nay chắc lại yên bình như thời xa xưa vốn có của nó.Nơi đó hơn 20 trước là nơi có giấc ngủ cuối cùng của nhiều đồng đội tôi trước khi họ ra trận và ngã xuống...


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: tangocdq trong 10 Tháng Mười Hai, 2012, 06:57:29 pm
tôi đã từng ở làng pinh vào những năm 1985 nơi đó đã có một vài đồng đội của chúng ta yên nghỉ tại đó .Chả biết sau này có ai qui tập các anh ấy vế nghĩa trang cây 18 chưa tôi ở đại đội 39 sư đoàn 356
 sau đó tôi lên 900 và ở cùng sư đoàn bộ đến tháng7 1087 thì rút . Tôi nhớ nhất tôi bị mất một tập thơ tình chép tay mà hồiddax  ở trường sĩ quan đã chép .Giá bây giờ mà được trở lại căn hầm đó thì quí biết mấy .


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 10 Tháng Mười Hai, 2012, 07:09:53 pm
Hướng đông sông lô có đỉnh 1250 và 1030 có lợi thế về quân sự, lên chúng cố sống cố chết đánh chiếm bằng được.Tháng 7/84 trong chiến dịch MB 84, e141 cùng LL tăng cường đã tấn công lấy lại mảnh đất thiêng liêng của Tổ Quốc nhưng ko thành công. Khu vực này chủ yếu là núi đất trừ 1250, gọi là 1030 thực ra nó là một cái dông của 1250, nhưng nó có tầm quan sát và khống chế đông dòng lô bên chúng,nếu chúng ko chiếm dông này các hoạt động của chúng bị ta khống chế và theo dõi. Do địa hình chia cắt, khó bố trí binh hỏa lực nên hướng này lúc nào ta cũng chỉ có 1eBB phòng ngự chiều rộng bằng tây sông Lô.Đối diện 1030 là các điểm cao 840, đồi tròn, 1069, 973...Nên hướng này chúng ko dám lấn chiếm thêm bởi giữa các đỉnh là các thung lũng sâu, rộng bên nào nên cũng chỉ làm mồi cho pháo, cối...Cho nên 2 bên đa số dùng hỏa lực để hỏi thăm"Sức khỏe" nhau nếu bị lộ.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: nguyen dinh thang trong 10 Tháng Mười Hai, 2012, 07:16:24 pm
tôi đã từng ở làng pinh vào những năm 1985 nơi đó đã có một vài đồng đội của chúng ta yên nghỉ tại đó .Chả biết sau này có ai qui tập các anh ấy vế nghĩa trang cây 18 chưa tôi ở đại đội 39 sư đoàn 356
 sau đó tôi lên 900 và ở cùng sư đoàn bộ đến tháng7 1087 thì rút . Tôi nhớ nhất tôi bị mất một tập thơ tình chép tay mà hồiddax  ở trường sĩ quan đã chép .Giá bây giờ mà được trở lại căn hầm đó thì quí biết mấy .

 Hồi đó thằng bạn em là Phạm Đức Vượng hình như cũng ở đại đội này không biết bác có biết nó không.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: khanhhuyen trong 10 Tháng Mười Hai, 2012, 08:18:23 pm
  Làng Pinh-Một địa danh thuộc xã Phương tiến (H.Vị xuyên).Trong những năm chiến tranh biên giới phía bắc ,nơi này là nơi tập kết quân và nơi chứa vũ khí ,khí tài trước khi vận chuyển bằng sức người vào các điểm chốt ở tuyến 1.
   Đó là một bản nhỏ gồm 20 chục nóc nhà của người Tày.Bản nằm dưới chân núi Cóc nghè,với một cánh đồng nhỏ thanh bình và thơ mộng,kể từ năm 1979 bộ đội về đóng quân trong một góc của bản.Đến năm 1981,từ bên kia biên giới quân Trung quốc bắt đầu bắn những đợt pháo lớn vào làng,gây xáo động và người dân phải đi sơ tán về phía sau.Để lại quê hương bản quán ở lại...
   Vẫn tên Làng Pinh,nhưng giờ nó như là thủ đô của lính:đoàn bộ các đơn vị,sở chỉ huy tiền phương,kho tàng v/v đều tập trung ở đây.Dãy 812 liên kết với 673 ở phía trước tạo nên một lá chắn,giữ an toàn cho thung lũng Làng Pinh
   Cũng bắt đầu từ Làng Pinh,con đường dốc Cóc nghè dẫn các đoàn quân đi vào phía trong-kể từ khi quốc lô số 2,đường vào Thanh thủy- bị phong tỏa.Ngày ấy đêm đêm Cóc nghè như hội,quân ra quân vào.dân công hỏa tuyến vận tải nườm nượp.Sau năm 84,đường được mở rộng để xe chạy lên đỉnh
   Hơn 20 năm,nhiều người lính chưa trở lại,Làng Pinh nay chắc lại yên bình như thời xa xưa vốn có của nó.Nơi đó hơn 20 trước là nơi có giấc ngủ cuối cùng của nhiều đồng đội tôi trước khi họ ra trận và ngã xuống...

Làng Ping,vào một đêm cuối đông năm 1985 đầy sương trắng đục đoàn xe lầm lũi chạy không đèn,đến đúng hòn đá lớn này thì dừng lại.Quân quan vội vã xuống xe và nhanh chóng hành quân,vì......địch ở quanh ta. ;D
(http://i409.photobucket.com/albums/pp177/dangphuho/CIMG0389.jpg)
và hôm nay thế hệ công dân mới sẽ tiếp tục xây dựng Làng Ping và giữ vững biên giới,nơi một thời bộ đội ta rất ngoan cường chiến đấu để giữ vững dải đất biên cương như ngày hôm nay.Vì giặc dã các anh đã đến đây và đã ở lại chốn này - sao lắm giặc thế.? Suốt hàng ngàn năm chúng chỉ muốn mọi người gọi chúng là lũ giặc hay sao ?. >:(
(http://i409.photobucket.com/albums/pp177/dangphuho/CIMG0385.jpg)
Phía sau lưng những công dân làng Ping,Cóc Nghè là đường lên đỉnh Cóc Nghè do trung đoàn 876 năm xưa khai phá và xây dựng lên.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 10 Tháng Mười Hai, 2012, 09:16:24 pm
Cây cầu khỉ bắc qua suối Thanh thủy đường lên 1100, ko tên đã in đấu chân biết bao nhiều người con anh dũng vì biên cương Tổ Quốc.Nó vẫn nằm đó,như thầm nhắc ta một thời hào hùng đã qua.Mỗi buổi tối,hay sáng tinh mơ, những bước chân hối hả lên xuống, gắn bó với biết bao nhiêu người? Dốc công binh, cầu khỉ, dốc đại tá là nơi đi vào đi ra của 3 hướng, biết bao chiến sĩ bước qua nhưng ko thấy bước quay trở lại? Năm 92-93 f313 được giao nhiệm vụ qui tập các anh hùng liệt sĩ nằm ở các nơi trên mặt trận về nghĩa trang Vị Xuyên. Lấy e 14 làm nòng cốt, chủ yếu là cán bộ, và bổ xung các e khác.Trước khi đi làm nhiệm vụ, mặc dù chủ yếu là cán bộ, nhưng vẫn phải làm công tác tư tưởng gần 1 tháng và các thủ tục cần thiết khi tiến hành. Bởi vì đã ai làm công việc này bao giờ đâu? Sau đó được cấp phất những thứ cần thiết, chia từng khu vực để tiến hành.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangden149 trong 10 Tháng Mười Hai, 2012, 09:59:23 pm
Trong biên chế của cBB ko có TT, nhưng với cPB đã được biên chế 1 tiểu đội thông tin gồm VT và HT, để tự bảo đảm được trong chiến đấu, ko cần phối thuộc. Do đặc thù đó nên quá trình đào tạo sĩ quan PB môn học và sử dụng TT là bắt buộc, Phải dịch 80 nhóm điện trong 15 phút mới đạt, cách triển khai ăng ten 25m, cáp đường hầm... Hoặc phải dải 500m dây qua các loại địa hình nối thông LL, cho nên PB và TT như 2 anh em mà ko thể thiếu nhau được.
bác pb thân mến. đúng là lính thối tai chai đít, phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn trên mới đảm bảo phục vụ chiến đấu được đáp ứng được yêu cầu thông tin thông suốt. đúng với khẩu hiệu [bí mật an toàn ,nhanh chóng chính xác.]nhưng dich 80 nhóm điẹn trong 15 phút thì quá bình thường .tôi có thể vừa nhận điện vừa nhận điện vừa dịch 80 nhóm điện chỉ trong vong11phút


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: pb47vp trong 10 Tháng Mười Hai, 2012, 10:22:57 pm
Chúng tôi có phải trong ngành TT đâu bác quangden149. Như thế là "Quá" với bọn tôi rồi. Ngày xưa lúc đang còn ở trên Vị xuyên, khi nghe 2ww đọc nhóm điện gửi đi, và nhận, là tôi đã nắm được sơ sơ rồi nội dung bức điện rồi.Còn những thuật ngữ dùng trong chiến đấu phải lắm chắc để còn ra lệnh cho dưới trận địa.Khi đã nổ súng ko phải mã khóa nữa.


Tiêu đề: Re: Hà giang P7.
Gửi bởi: quangcan trong 10 Tháng Mười Hai, 2012, 10:25:20 pm
Mạn phép các bác cựu Hà Giang, trong một buổi chiều cảm xúc, xin viết vài dòng mở ra chủ đề  Hà Giang - Phần 8 (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,26289.msg416806.html#msg416806), khép lại Phần 7 (đã đủ 60 trang) đầy sự kiện, thông tin nóng hổi.

Kính!