Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2022, 08:36:15 am



Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2022, 08:36:15 am
Tên sách: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
Năm xuất bản: 1996
Số hóa: giangtvx, quansuvn


Có anh hùng là vì có tập thể anh hùng, có tập thể anh hùng là vì có nhân dân anh hùng, dân tộc anh hùng, Đảng anh hùng.

Hồ Chí Minh


* Chỉ đạo nội dung:
   Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp

* Những người biên soạn:
   Đại tá Nguyễn Mạnh Đẩu
   Đại tá Phạm Lam
   Đại tá PTS Phạm Gia Đức
   Thượng tá Lê Đại Hiệp
   Thượng tá Lê Hải Triều
   Thượng tá Nguyễn Tinh
 
 


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2022, 08:36:48 am
ANH HÙNG NGUYỄN THỊ HỒNG CHÂU


Nguyễn Thị Hồng Châu (tức Minh Hiền), sinh năm 1952, quê ở xã Sơn Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, vào ngành an ninh năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trinh sát vũ trang tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Hồng Châu sinh ra, lớn lên trong nghèo khổ và chiến tranh, nhà cửa, ruộng vườn bị bom đạn giặc tàn phá, đồng chí theo gia đình lên thị xã làm thuê, kiếm sống. Năm 13 tuổi Hồng Châu đi làm thuê cho một gia đình ở thị xã Bến Tre. Trong Tết Mậu Thân (1968) sôi sục khí thế cách mạng, Hồng Châu gặp được một cán bộ an ninh hoạt động bí mật. Đồng chí cán bộ giáo dục và giao nhiệm vụ cho Hồng Châu. Từ hôm đó (1-4-1968), đồng chí trở thành chiến sĩ trinh sát vũ trang, trực tiếp chiến đấu, bảo vệ Đảng cho đến khi được điều động ra vùng giải phóng (1972).


Sớm giác ngộ cách mạng, Hồng Châu hết lòng thương yêu nhân dân, thường xuyên động viên, giúp đỡ những gia đình khó khăn, vận động vợ con, cha mẹ binh linh địch thuyết phục, người thân trờ về với cách mạng. Hoạt động trong vùng địch kiểm soát gắt gao, Hồng Châu đã xây dựng được 5 cơ sở, đồng thời gan dạ, mưu trí tìm mọi cách che mắt địch, bảo vệ mình, hoàn thành nhiệm vụ.


Hồng Châu đã chiến đấu 17 trận, tiêu diệt và làm bị thương 174 tên, gồm công an, cảnh sát, tình báo, chiêu hồi, bình định của địch. Có những trận, một mình Hồng Châu luồn sâu vào sào huyệt địch diệt nhiều tên. Đó là trận ngày 27 tháng 1 năm 1970, địch tập trung tại hội trường công chức của tỉnh, Hồng Châu dùng mìn định hướng đã diệt và làm bị thương 17 tên. Cũng tại địa điểm trên, ngày 1 tháng 4 năm 1970, Hồng Cháu đã đánh một trận xuất sắc bằng mìn định hướng diệt và làm bị thương 44 tên, bẻ gãy kế hoạch càn quét và bình định cấp tốc của địch. Trong những trận đó, Hồng Châu đã làm cho địch rất hoang mang, tạo điều kiện cho phong trào quần chúng nổi dậy đấu tranh giành quyền làm chủ.


Hồng Châu luôn nêu cao ý thức rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên, lập công xuất sắc, hai năm liền là chiến sĩ thi đua, đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng, được tham dự Đại hội Chiến sĩ thi đua của tỉnh Bến Tre năm 1971.


Ngày 6 tháng 1 năm 1974, Nguyễn Thị Hồng Châu đã được Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2022, 08:37:35 am
ANH HÙNG HOÀNG THỌ MẠC
(LIỆT SĨ)


Hoàng Thọ Mạc sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Xuân Hùng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà, trú quán xã Xuân Vinh, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 8 năm 1967. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đại đội 3, tiểu đoàn 66, lữ đoàn 202 xe tăng, Quân đoàn 1, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 5 năm 1967, Hoàng Thọ Mạc tham gia thanh niên xung phong phục vụ tuyến đường Trường Sơn, đồng chí luôn luôn gương mẫu trong lao động.


Từ tháng 6 năm 1967 đến tháng 4 năm 1975, Hoàng Thọ Mạc chuyển sang bộ đội, đồng chí đã tham gia 5 chiến dịch, đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Hoàng Thọ Mạc là đại đội trưởng xe tăng, đồng chí trực tiếp đi với xe đầu, quan sát nắm chắc từng mục tiêu, chỉ cho các xe đi sau bắn chính xác. Mỗi khi gặp tình huống khó khăn, mặc cho địch đánh phá ác liệt, đồng chí luôn luôn chủ động nắm tình hình và tìm cách giải quyết.


Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi chỉ huy đánh chiếm Lái Thiêu, đơn vị Hoàng Thọ Mạc làm nhiệm vụ thọc sâu vào Sài Gòn. Tới cầu Vĩnh Bình (cách Sài Gòn 5 ki-lô-mét) thì quân ta gặp bộ binh địch co cụm đánh trả lại quyết liệt, vì quá gần, hỏa lực trên xe tăng không bắn được, Hoàng Thọ Mạc nhanh chóng nhảy xuống xe, dẫn đầu các pháo thủ của hai xe khác xông lên. Bị thương lần thứ nhất, đồng chí tự băng rồi tiếp tục chiến đấu. Lần thứ hai bị thương nặng, Hoàng Thọ Mạc vẫn không rời vị trí, lấy thân minh che cho một chiến sĩ khác - bị thương và động viên bộ đội xông lên. Hành động dũng cảm đó của anh đã kịp thời cổ vũ đơn vị hăng hái tiêu diệt được bọn địch co cụm, mở đường cho bộ binh tiến vào Sài Gòn thắng lợi. Đồng chí Hoàng Thọ Mạc đã anh dũng hy sinh sau khi làm tròn nhiệm vụ.


Đồng chí được truy tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba.


Ngày 12 tháng 9 năm 1975, Hoàng Thọ Mạc được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 25 Tháng Sáu, 2022, 08:38:16 am
ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH KIỆP


Nguyễn Đình Kiệp sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Nghi Thu, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 10 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá trung đoàn trưởng trung đoàn 66 bộ binh, sư đoàn 10, Quân đoản 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ cuối năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Đình Kiệp chiến đấu ở Tây Nguyên.


Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ trung đoàn, đồng chí luôn luôn thể hiện quyết tâm chiến đấu cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có trận, bản thân dẫn đầu 1 đại đội (có 23 tay súng) tiến công 1 tiểu đoàn địch, diệt gọn 1 đại đội. 4 trận khác, Nguyễn Đình Kiệp chỉ huy tiểu đoàn diệt 4 tiểu đoàn Mỹ - ngụy, gây khí thế thi đua diệt gọn đơn vị địch trong toàn mặt trận Tây Nguyên.


Hai lần bị thương, đồng chí đều ở lại trận địa tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu đến khi giành thắng lợi.


Trong mùa Xuân năm 1975, Nguyễn Đình Kiệp chỉ huy trung đoàn đánh 10 trận đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tính chung, bản thân đã chỉ huy đơn vị diệt 2.000 tên, bắt hơn 400 tên địch.


Khi làm cán bộ đại đội, đồng chí góp công sức xây dựng 3 đại đội trở thành Đơn vị Anh hùng. Khi làm cán bộ tiểu đoàn rồi trung đoàn, Nguyễn Đình Kiệp cũng là người có nhiều thành tích xây dựng trung đoàn trở thành Đơn vị Anh hùng.


Nguyễn Đình Kiệp tích cực học tập để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 4 lần là Dũng sĩ.


Ngày 12 tháng 9 năm 1975, Nguyễn Đình Kiệp được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Sáu, 2022, 06:32:34 am
ANH HÙNG ĐOÀN SINH HƯỞNG


Đoàn Sinh Hướng, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Ngọc, huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh, nhập ngũ tháng 9 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đại đội 9 thiết giáp, tiểu đoàn 3, trung đoàn 273, Quân đoàn 3. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến mùa Xuân năm 1975, Đoàn Sinh Hưởng tham gia những chiến dịch lớn: Đường 9 - Khe Sanh, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ, và chiến dịch Hồ Chí Minh. Đồng chí luôn có quyết tâm chiến đấu cao, chỉ huy bình tĩnh, linh hoạt nên trận nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, Đoàn Sinh Hưởng đã trực tiếp chiến đấu 4 trận, đánh sập 5 lô cốt, phá hủy 1 đại liên diệt 15 tên Mỹ, được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, Chiến sĩ thi đua.


Trong trận tiến công cụm cứ điểm Đắc Pét, Bắc Tây Nguyên tháng 5 năm 1974, Đoàn Sinh Hương với cương vị đại đội trưởng đồng chí chỉ huy đơn vị yểm trợ đắc lực bộ binh tiêu diệt toàn bộ quân địch. Bản thân diệt 10 lô cốt, 1 khẩu pháo 105 mi-li-mét, bắt sống 10 tên.


Trận đánh thị xã Buôn Mê Thuột trong chiến dịch Tây Nguyên, Đoàn Sinh Hưởng dẫn đầu đơn vị thọc sâu, tiến công mãnh liệt vào sư đoàn bộ sư đoàn 23 ngụy giữa ban ngày, tạo thuận lợi cho bộ binh diệt và bắt toàn bộ quân địch, trong đó có tên đại tá tỉnh trưởng, tỉnh Đắc Lắc. Riêng đồng chí diệt hàng chục tên, bắn cháy 2 xe M113, 1 xe M41, 5 xe quân sự. Tiếp đó, Đoàn Sinh Hường chỉ huy đơn vị đánh vào thị xã Cheo Reo, lấy xe địch đánh địch, góp phần tích cực cùng bộ binh tiêu diệt toàn bộ tập đoàn rút chạy trên đường số 7. Trong trận này Đoàn Sinh Hưởng diệt 10 xe vận tải, 2 xe tăng.


Ngày 1 tháng 4, Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy đơn vị xe tăng, thiết giáp cùng bộ binh tiến vào giải phóng thị xã Phú Yên. Sau đó phát triển giải phóng thị trấn Tuy An, sân bay Đông Tác. Bản thân dùng 4 quả pháo đánh tan 1 trận địa pháo 105 mi-li-mét gồm 4 khẩu. Cũng trong trận này Đoàn Sinh Hưởng với 5 quả đạn pháo tăng đã bắn cháy 1 tàu chiến và 1 xuồng chiến đấu của địch tại cửa biển Tuy Hòa (chiếc xe do Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy, hiện được trưng bày tại Viện bảo tàng Quân đội).


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy đại đội xe tăng thiết giáp (xe thu được của địch) trong binh đoàn thọc sâu đánh vào nội đô Sài Gòn.


Sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, trên đường tiến về Sài Gòn, đại đội 9 (xe tăng) do Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy gặp đoàn xe tăng, thiết giáp và xe vận tải của địch đang rút chạy. Đoàn Sinh Hưởng ra lệnh nổ súng. Mặc dù lực lượng không cân sức (ta 4 xe, địch 24 chiếc). Nhưng với trí thông minh và lòng quả cảm, phân đội xe tăng do Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy sau ít phút chiến đấu đã diệt 12 chiếc, 12 chiếc còn lại chạy tán loạn bị sa lầy và bị bắt sống.


Đoàn Sinh Hưởng đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 bằng khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 12 tháng 9 năm 1975, Đoàn Sinh Hưởng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Sáu, 2022, 06:33:02 am
ANH HÙNG NGUYỄN HỒNG THẾ


Nguyễn Hồng Thế sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Binh, nhập ngũ tháng 12 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, đại đội phó đại đội 5 đặc công, trung đoàn 10, đoàn 2, Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong hai năm 1972 và 1973, Nguyễn Hồng Thế làm nhiệm vụ trinh sát, cùng đơn vị đánh các kho xăng Rạch Dừa, Nhà Bè, đồng chí đã khắc phục khó khăn, nguy hiểm, kiên trì bám sát vị trí, nắm chắc cách bố trí khu kho và sự cảnh giới của địch; nhiều khi ngâm mình dưới nước 3, 4 giờ liền trong lúc mưa to, sóng lớn hoặc táo bạo nằm sát hàng rào căn cứ địch giữa ban ngày để điều tra được chính xác.


Đặc biệt trong nửa năm liền, từ tháng 6 năm 1973 đến tháng 12 năm 1973, Nguyễn Hồng Thế đã 14 lần ra vào vị trí kho Nhà Bè, giúp đơn vị hạ quyết tâm và sử dụng lực lượng đánh được chính xác.


Trong trận đánh kho xăng Nhà Bè ngày 2 tháng 12 năm 1973, đồng chí bí mật gỡ nhiều lớp rào, đưa đơn vị lọt vào vị trí, sau đó một mình nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ đánh sáu mục tiêu và rút cuối cùng khi đồng đội đã trở về nơi an toàn. Trận này, Nguyễn Hồng Thế góp phần tích cực cùng đơn vị đốt cháy gần 20 vạn tấn xăng, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác của địch.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Hồng Thế chỉ huy đơn vị chốt chặn địch trên đường số 15 và đánh địch ở cảng hải quân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Nguyễn Hồng Thế được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba và 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 12 tháng 9 năm 1975, Nguyễn Hồng Thế được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Sáu, 2022, 06:33:34 am
ANH HÙNG LÊ MINH TRUNG


Lê Minh Trung sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi được tuyên dương Anh húng, đồng chí là huyện đội phó huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1961 đến năm 1975, qua các cương vị từ chiến sĩ, cán bộ tiểu đội, trung đội đến huyện đội, Lê Minh Trung đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Có trận, Lê Minh Trung cải tiến quả bom 200 ki-lô-gam của địch thành mìn, cùng một chiến sĩ nữa đưa lên đồi phục kích máy bay địch đổ quân, diệt được 97 tên Mỹ. Trận khác, đồng chí trực tiếp chỉ huy trung đội kiên trì phục kích 7 ngày liền, đã đánh lật nhào đoàn tàu có 7 toa chở đầy vũ khí và hàng quân dụng. Ngoài ra, đồng chí còn chỉ huy trung đội kết hợp đánh mìn với phục kích, chiến đấu hàng chục trận, diệt hàng trăm tên địch, phá hủy nhiều xe quân sự.


Tính chung, hơn 7 năm chiến đấu, Lê Minh Trung tự tay diệt 312 địch (có 270 tên Mỹ), phá hủy 25 xe quân sự (có 20 xe tăng và xe bọc thép) góp phần hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của nhân dân trong huyện.


Khi là huyện đội phó, Lê Minh Trung luôn luôn đi sát các đội du kích, giúp đỡ các địa phương xây dựng phong trào công binh nhân dân đánh xe tăng, đánh giao thông địch. Nhờ đó, xã nào sau này cũng phá hủy được xe tăng và diệt được địch. Bản thân còn hướng dẫn các đội du kích và tự tay gỡ được 3.000 quà mìn ở vành đai Đà Nẵng, giảm được nhiều khó khăn, nguy hiểm cho nhân dân.


Lê Minh Trung được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 4 lần là Dúng sĩ, được tặng 12 bằng khen và giấy khen.


Ngày 12 tháng 9 năm 1975, Lê Minh Trung được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Sáu, 2022, 06:33:58 am
ANH HÙNG NGUYỄN THANH KHƯƠNG


Nguyễn Thanh Khương sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Định, huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chính trị viên phó đại đội 1 bộ binh, tiểu đoàn 70, bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1970 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thanh Khương đánh 29 trận, có trận còn một mình cũng chiến đấu giữ vững khu vực chiếm được; có trận hai lần bị thương ngất đi, khi tỉnh dậy lại tiếp tục chỉ huy đơn vị diệt địch. Đồng chí đã cùng đồng đội loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch. Riêng bản thân diệt 62 tên, thu 9 súng (2 đại liên) và 1 máy vô tuyến điện.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Thanh Khương chỉ huy đơn vị đánh 5 trận, diệt gọn 2 đại đội và 1 trung đội địch.


Nguyễn Thanh Khương hết lòng thương yêu đồng đội, có trận bản thân bị thương vẫn đi bộ để dành cáng cho anh em khác.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Dũng sĩ, được tặng 7 bằng khen và giấy khen.


Ngày 12 tháng 9 năm 1975, Nguyễn Thanh Khương được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Sáu, 2022, 06:34:33 am
ANH HÙNG BIỆN VĂN THANH
(LIỆT SĨ)


Biện Văn Thanh sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Minh Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 3 năm 1967. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 bộ binh trung đoàn 1 sư đoàn 324, Quân đoàn 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1972, Biện Văn Thanh tham gia chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên. Lúc còn là chiến sĩ cũng như khi trở thành cán bộ tiểu đoàn, đồng chí luôn luôn chiến đấu mưu trí, đũng cảm, cùng đồng đội diệt 1 tiểu đoàn, 2 đại đội, nhiều trung đội địch; tự tay phá hủy 5 khẩu đại liên, diệt 67 tên.


Ngày 9 tháng 6 năm 1967, trong trận tập kích đại đội lính Mỹ ở An Nha (Giao Linh), khi đơn vị đang xung phong thì bị đại liên của chúng bắn chặn dữ dội. Biện Văn Thanh nhanh chóng vòng sang bên trái, dũng cảm xông lên ném lựu đạn phá được ổ đại liên của địch và cùng đơn vị tiếp tục xung phong diệt gần hết số lính Mỹ đóng ở đây. Thấy 2 tên địch còn sống sót chạy về hướng Cồn Tiên, mặc dù bị thương, Biện Văn Thanh vẫn đuổi theo diệt được chúng, sau đó mới tự băng vết thương của mình.


Trận phản kích địch ở làng Tây Hoàng (Quảng Điền) ngày 29 tháng 4 năm 1968, Biện Văn Thanh cùng tổ ba người chiến đấu ở một hướng để thu hút địch, tạo điều kiện cho đơn vị diệt chúng ở hướng khác. Mặc cho bom đạn ác liệt, tổ chỉ còn một mình, đồng chí vẫn ngoan cường chiến đấu đánh lui mười đợt phản kích của một đại đội địch, diệt 20 tên, thu 6 khẩu súng.


Ngày 18 tháng 3 năm 1971, Biện Văn Thanh chỉ huy đại đội diệt gọn 1 đại đội lính ngụy trong trận chiến đấu giữ chốt Tà Bưu (Đường số 9 - Nam Lào). Ngày hôm sau, địch lại cho 1 đại đội phản kích lên chốt. Đồng chí bình tĩnh chỉ huy đơn vị diệt hết đại đội này; tự tay diệt 25 tên.


Ngày 1 tháng 5 năm 1972, sau khi chỉ huy tiểu đoàn diệt gọn 200 tên địch ở Tân Điền (Thừa Thiên), Biện Văn Thanh đã anh dũng hy sinh.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 5 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ và 6 bằng khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Biện Văn Thanh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 29 Tháng Sáu, 2022, 06:52:08 pm
ANH HÙNG TRẦN KIỆT
(LIỆT SĨ)


Trần Kiệt (tức Trần Thùng) sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Hiệp, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đoàn phó tiểu đoàn 14 bộ binh bộ đội địa phương tỉnh Phú Yên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trần Kiệt đã tham gia đánh trên 100 trận, luôn luôn mưu trí, dũng cảm tiến công địch, lập công xuất sắc; có trận đã chỉ huy đại đội diệt 200 tên Mỹ, phá hủy 106 xe quân sự. Quá trình chiến đấu, đồng chí đã cùng đơn vị diệt hơn 800 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác, riêng Trần Kiệt diệt 245 tên (có 37 tên Mỹ, 60 tên Nam Triều Tiên).


Ngày 30 tháng 12 năm 1971, Trần Kiệt đi trinh sát nghiên cứu địa hình chuẩn bị cho trận đánh tới, khi về thi gặp địch. Chúng cho 3 đại đội bộ binh có máy bay yểm trợ đến bao vây. Mặc cho địch đông, vòng vây mỗi lúc một khép chặt, Trần Kiêt đã chiến đấu rất bình tĩnh, chờ cho chúng vào gần rồi mới nổ súng, ném lựu đạn, diệt nhiều tên. Bị thương nặng đồng chí vẫn kiên quyết chiến đấu. Khi hết đạn Trần Kiệt cướp súng địch diệt địch, nêu một tấm gương chiến đấu kiên cường, bất khuất và đồng chí đã anh dũng hy sinh. Đồng đội và nhân dân địa phương rất khâm phục tinh thần dũng cảm đó của Trần Kiệt.


Trần Kiệt đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Trần Kiệt được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 29 Tháng Sáu, 2022, 06:52:56 pm
ANH HÙNG PHÙNG VĂN XINH
(LIỆT SĨ)


Phùng Văn Xinh (tức Lục Xinh) sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, nhập ngũ tháng 1 năm 1974. Khi hy sinh, đồng chí là đại đội trưởng đại đội 1 bộ binh tiểu đoàn 3, bộ đội địa phương tỉnh Sóc Trăng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1972 đến năm 1975, Phùng Văn Xinh làm xã đội trưởng rồi làm đại đội trưởng bộ đội địa phương tỉnh, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, xây dựng đơn vị vững mạnh. Trong chiến đấu, Phùng Văn Xinh luôn luồn dũng cảm, mưu trí, chỉ huy linh hoạt, dẫn đầu đại đội vượt qua nguy hiểm, kiên quyết tiêu diệt địch. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh 30 trận, diệt gần 1.000 tên địch, bắt nhiều tù binh. Riêng Phùng Văn Xinh diệt 23 tên.


Tháng 2 năm 1974, tiểu đoàn chia làm ba mũi tiến công cụm tề ngụy ác ôn xã Đại Ân, Phùng Văn Xinh chỉ huy một mũi. Địch chống cự quyết liệt đồng chí động viên bộ đội, dẫn đầu đơn vị đánh thẳng vào giữa vị trí địch, tạo điều kiện cho các mũi khác của tiểu đoàn xông lên diệt gọn 80 tên cảnh sát, tề ngụv, giải phóng hoàn toàn xã Đại An.


Tháng 7 nãm 1974, đơn vị đánh hậu cứ tiểu đoàn ngụy 482 ờ Đại Ngãi. Tới giờ nổ súng thì một mũi bị lạc đường, một mũi khác chưa cắt xong rào, Phùng Văn Xinh vẫn dẫn đầu một mũi xông lên đánh chiếm hết mục tiêu này đến mục tiêu khác, làm chủ trận địa và diệt hơn trăm tên địch, thu 150 súng.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đại đội Phùng Văn Xinh đảm nhiệm hướng chính tiến công sân bay Sóc Trăng. Ngay những phút đầu, đơn vị đánh sập nhà máy đèn rồi nhanh chóng tiến công sở chỉ huy liên đoàn biệt động số 953 và 340. Địch bám vào hầm ngầm chống cự quyết liệt. Trời sáng dần, địch điên cuồng phản kích lại. Đại đội bị thương vong một số, chỉ còn hơn chục chiến sĩ, Phùng Văn Xinh lại bị thương nhưng vẫn chỉ huy đơn vị ngoan cường đánh lui nhiều đợt phản kích và cùng với lực lượng chi viện diệt gọn dịch, làm chủ hoàn toàn sân bay Sóc Trăng, vì vết thương quá nặng, đồng chí đã hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Phùng Văn Xinh luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, được đồng đội quý mến, nhân dân tin yêu.


Phùng Văn Xinh được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, và được tặng 10 bằng khen, giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Phùng Văn Xinh được Chú tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 29 Tháng Sáu, 2022, 06:53:43 pm
ANH HÙNG NGUYỄN TUẤN VIỆT
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Tuấn Việt sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Khi hy sinh, đồng chí là chính trị viên đại đội trinh sát, Bộ tham mưu Quân khu VIII, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1975, Nguyễn Tuấn Việt vừa tham gia chiến đấu vừa làm nhiệm vụ trinh sát đường, đưa đón cán bộ đi công tác trong quân khu. Sức yếu, lại bị thương cụt một tay, bàn tay còn lại cụt ba ngón, nhưng đồng chí vẫn hăng say chiến đấu và công tác.


Làm nhiệm vụ trinh sát đường, Nguyễn Tuấn Việt luôn luôn vượt mọi khó khăn, nguy hiểm, tìm những đường đi tốt nhất, đưa đón cán bộ đi về được chu đáo, an toàn. Gặp địch, đồng chí đều xử trí linh hoạt, nhiều lần nố súng thu hút chúng về phía mình, tạo điều kiện cho cán bộ rút về đúng nơi quy định an toàn. Nguyễn Tuấn Việt đã đưa 1.500 lượt cán bộ đi, về công tác trong quân khu không để xẩy ra một trường hợp tổn thất, hy sinh nào.


Trong chiến đấu, dù khó khăn ác liệt đến mấy Nguyễn Tuấn Việt cũng dẫn đầu đơn vị vượt qua, đánh thắng địch, lập chiến công xuất sắc. Bản thân đã chỉ huy đại đội đánh 40 trận, diệt 800 tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng Nguyễn Tuấn Việt diệt 190 tên, làm bị thương 80 tên khác và phá hủy 9 xe quân sự (có 3 xe tăng).


Ngày 6 tháng 1 năm 1975, sau khi dẫn đoàn cán bộ vượt đường số 4 an toàn, lúc quay về gặp địch, Nguyễn Tuấn Việt đã anh dũng hy sinh trong khi chiến đấu bảo vệ đồng đội.


Nguyễn Tuấn Việt khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu, nhân dân mến phục.


Đồng chí đã được tặng 9 bằng khen, giấy khen, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Tuấn Việt được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 29 Tháng Sáu, 2022, 06:54:52 pm
ANH HÙNG LÊ CÔNG TIẾN
(LIỆT SĨ)


Lê Công Tiến (tức Đào Xuân Tiến) sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tinh Hà Bắc. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đại đội 2 công binh tiểu đoàn 17 thuộc sư đoàn 320, Quân đoàn 1, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1972 đến năm 1973, Lê Công Tiến tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực đánh dịch, vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bản thần đã chỉ huy đơn vị diệt hơn 500 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, riêng Lê Công Tiến diệt 75 tên.


Từ ngày 20 đến ngày 27 tháng 7 nảm 1972. Lê Công Tiến chỉ huy trung đội giữ chốt Nại Cữu (Quảng Trị). Mặc dù bom đạn địch giội xuống ác liệt và nhiều lần bộ binh địch ỷ vào quân đông ồ ạt xông lên chốt, bản thân lại bị thương vào đùi nhưng Lê Công Tiến vẫn bình tĩnh động viên đơn vị chờ địch tới gần mới bắn súng, ném lựu đạn, diệt nhiều tên, đánh lui mọi đợt tiến công của chúng, giữ vững trận địa.


Ngày 27 tháng 7, địch lại liều lĩnh tập trung lực lượng phản kích lên chốt. Lúc này, Lê Công Tiến đã gần kiệt sức, nhưng đồng chí vẫn ngoan cường chiến đấu, bắn một phát B.40 và bắn tiểu liên vào đội hình địch, diệt thêm 20 tên. Trận này đơn vị diệt 228 địch. Riêng đồng chí diệt 50 tên.


Ngày 6, 9 và 10 tháng 11 năm 1972, Lê Công Tiến chỉ huy trung đội phóng 19 quả bom vào nơi địch trú quân, diệt 175 tên, phá hủy 4 xe M.113 và 1 súng máy.


Ngày 30 tháng 1 năm 1973, sau khi chỉ huy đại đội gài xong trận địa mìn đánh địch, Lê Công Tiến đã anh dũng hy sinh trong khi nằm lại quan sát theo dõi hoạt động của địch.


Lê Công Tiến đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Lê Công Tiến được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Bảy, 2022, 08:46:27 pm
ANH HÙNG BÙI XUÂN NGUYÊN
(LIỆT SĨ)


Bùi Xuân Nguyên sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, nhập ngũ tháng 11 năm 1964. Khi hy sinh, đồng chí là trung đội trưởng thuộc đại đội 3 bộ binh, tiểu đoàn 14, bộ đội địa phương tỉnh Tây Ninh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1964 đến năm 1970, Bùi Xuân Nguyên đã chỉ huy đơn vị đánh hơn 160 trận ở nhiều nơi trong tỉnh, diệt hơn 500 tên, bắt nhiều tù binh, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác. Riêng đồng chí diệt 125 tên, bắn cháy 11 xe tăng, xe bọc thép.


Ngày 3 tháng 2 năm 1969, địch dùng hơn 100 xe tăng, xe thiết giáp đánh vào căn cứ của đơn vị ở Hiệp Thạnh (Gò Dầu). Trước quân địch đông gấp bội, Bùi Xuân Nguyên đã mưu trí dẫn đầu một tổ đánh vào sau lưng đội hình của chúng để phối hợp tác chiến với đơn vị bạn. Sau một giờ chiến đấu quyết liệt, cả tổ bị thương vong, chỉ còn một mình nhưng đồng chí vẫn bình tĩnh đánh địch, lúc dùng B.40 bắn xe tăng, lúc dùng tiểu liên diệt bộ binh. Bùi Xuân Nguyên đã diệt 4 xe tăng và 26 tên địch; cùng đơn vị bạn diệt 21 xe tăng, làm thất bại cuộc hành quân càn quét của chúng.


Trận đánh ở Thanh Đức (Châu Thành) ngày 15 tháng 7 năm 1970, Bùi Xuân Nguyên đã bình tĩnh chỉ huy trung đội ngoan cường chiến đấu đánh lui hàng chục đợt, phản kích của địch, diệt nhiều tên. Lợi dụng lúc pháo địch bắn, chúng ít chú ý, đồng chí dẫn một tổ vượt qua lửa đạn, bất ngờ đánh vào phía sau đội hình cơ giới của địch, bản thân liên tiếp bắn cháy 5 xe tăng, xe thiết giáp, Bùi Xuân Nguyên đã anh dũng hy sinh trong lúc xung phong diệt địch.


Bùi Xuân Nguyên luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu đồng đội, nhiều lần cõng thương binh vượt qua bom đạn địch về phía sau an toàn.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 16 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ và được tặng 12 bằng khen, giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Bùi Xuân Nguyên được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Bảy, 2022, 08:46:58 pm
ANH HÙNG HÀ QUANG VÓC
(LIỆT SĨ)


Hà Quang Vóc sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Đầm Hà, huyện Quảng Hà, tỉnh Quảng Ninh, nhập ngũ tháng 9 năm 1966. Khi hy sinh, đồng chí là trung đội trưởng đặc công, đội 5 Trung đoàn 10, Đoàn 27, Bộ chỉ huy Miền.


Hà Quang Vóc hoạt động ở vùng Sài Gòn từ tháng 5 năm 1972 đến tháng 2 năm 1974. Tại đây, Mỹ - ngụy phòng thủ rất kiên cố, canh phòng cẩn mật, nhưng đồng chí đã dũng cảm, mưu trí, nhiều lần bí mật vào trong căn cứ địch từ một đến hai ngày nắm tình hình để xây dựng kế hoạch phá hủy kho nhiên liệu Nhà Bè (kho lớn nhất của địch) Hà Quang Vóc đã ra vào khu kho 14 lần.


Đêm mồng 2 rạng ngày 3 tháng 12 năm 1973, Hà Quang Vóc dẫn đầu một tốp chiến sĩ vào đánh kho nhiên liệu Nhà Bè, đốt cháy 72 bể chứa 20 vạn tấn xăng, phá hủy một nhà máy lọc dầu, một nhà máy trộn nhớt, hai trạm bơm dầu. Lửa cháy kéo dài 12 ngày đêm, thiêu cháy một chiếc tàu dầu trọng tải một vạn tấn. Khi rút lui, bị địch phát hiện ngăn chặn Hà Quang Vóc để anh em rút ra trước còn mình ở lại bình tĩnh đánh trả chúng, yểm trợ đồng đội rút lui và trở về đơn vị an toàn.


Ngày 1 tháng 2 năm 1974, sau khi chuẩn bị xong cho trận đánh lại vào kho nhiên liệu Nhà Bè, trên đường về gặp địch phục kích Hà Quang Vóc đã chiến đấu và hy sinh anh dũng.


Hà Quang Vóc luôn luôn nhận khó khăn, nguy hiểm về mình, nhường thuận lợi cho bạn, được đồng đội tin yêu, mến phục.


Đồng chí được truy tặng 1 Huân chương Quán công giải phóng hạng ba.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Hà Quang Vóc được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Bảy, 2022, 08:47:38 pm
ANH HÙNG BÙI VĂN HỢP
(LIỆT SĨ)


Bùi Văn Hợp sinh năm 1950, dân tộc Mường, quê ở xã Vĩnh Đông, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Khi hy sinh, đồng chí là trung đội trưởng trinh sát, đại đội 4, trung đoàn 165 sư đoàn 7, Quân đoàn 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến năm 1972, Bùi Văn Hợp làm nhiệm vụ trinh sát, dù khó khăn ác liệt thế nào, đồng chí vẫn luôn luôn bám sát địch để nắm chắc tình hình, phục vụ   cho đơn vị chiến đấu.


Ngày 8 tháng 4 năm 1970, ở đồi 95, tỉnh Công Pông Chàm (Cam-pu-chia), Bùi Văn Hợp chủ động đi điều tra nắm địch rồi dẫn đơn vị vào đánh, diệt được 22 xe quân sự của chúng.


Ngày 8 tháng 1 năm 1971, Bùi Văn Hợp đưa cán bộ đi nghiên cứu cụm quân địch ở Sóc Bồ Câu (tỉnh Công Pông Chàm); vì thấy động, địch bắn ra dữ dội, đồng chí đề nghị cho cán bộ rút về để tránh hy sinh tổn thất, còn mình ở lại tiếp tục nắm địch. Khi trận chiến đấu diễn ra, Bùi Văn Hợp chỉ từng mục tiêu cho đơn vị đánh, diệt 200 tên, phá hủy 10 xe quân sự.


Đặc biệt trong 3 ngày từ 19 đến 21 tháng 6 năm 1972, một tiểu đoàn địch tiến công sở chỉ huy trung đoàn của ta. Bùi Văn Hợp phụ trách một tổ đánh trả địch quyết liệt; bản thân sử dựng cả 4 loại vũ khí, tiểu liên, súng trường, B.40 và lựu đạn, cùng tổ đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, bảo vệ được sở chỉ huy trung đoàn. Trận này, đồng chí đã anh dũng hy sinh.


Bùi Văn Hợp luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, được cán bộ, chiến sĩ mến phục.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 7 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ và 7 bằng khen, giấy khen.


Ngày 15 tháng năm 1976, Bùi Văn Hợp được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Bảy, 2022, 08:48:43 pm
ANH HÙNG NGÔ XUÂN THU
(LIỆT SĨ)


Ngô Xuân Thu sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Nguyên Úy, huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Hà. Khi hy sinh, đồng chí là trung đội phó công binh, đại đội 1, bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1971, Ngô Xuân Thu làm nhiệm vụ đánh mìn phá giao thông địch trên đường số 1 (đoạn từ Đà Nẵng đến đèo Hải Vân). Mỹ - ngụy tăng cường càn quét bắn phá và dùng mọi thủ đoạn để bảo vệ tuyến đường này. Nhưng Ngô Xuân Thu luôn luôn suy nghĩ, tìm mọi cách gài mìn, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Đồng chí góp phần tích cực cùng đơn vị phá hủy gần 100 đoàn tàu và xe quân sự, diệt trên 2000 tên địch. Riêng Ngô Xuân Thu phá hủy 17 đoàn tàu, 7 xe quân sự, 1 máy bay lên thẳng, diệt 195 tên.


Đầu năm 1969, để bảo vệ đoàn tàu sắp đi qua, địch thường đánh phá rất ác liệt hai bên đường giao thông. Vì thế, lối đánh đặt mìn điểm hỏa bằng điện của ta gặp trở ngại, dây dễ bị bom, pháo làm đứt, người ngồi điểm hỏa không an toàn. Ngô Xuân Thu đã nghĩ ra cách điểm hỏa bằng bẫy tự động (không cần người điểm hỏa) và tự mình đánh thử trận đầu, lật nhào một đoàn tàu có 9 toa chở đầy lính và hàng quân sự. Từ đó, đơn vị áp dụng sáng kiến của đồng chí và lần nào đánh cũng giành thắng lợi.


Bị đánh hỏng nhiều đoàn tàu, địch đối phó bằng cách cho hai toa chở đá nặng đi trước để làm cho mìn nổ, do đó đầu máy đi sau không hỏng và đoàn tàu không bị lật. Ngô Xuân Thu lại nghĩ ra cách đánh mới lật được hai đoàn tàu chở đầy vũ khí, diệt hàng trăm tên.


Trong trận tháng 4 năm 1971, Ngô Xuân Thu mưu trí dùng hai khối thuốc nổ, một khối đặt ở chân cầu để vừa phá cầu vừa đánh xe lửa, một khối đặt ở bãi trống gần đó để đánh máy bay dịch (đồng chí phán đoán có thể máy bay chúng sẽ đến và phải hạ cánh xuống bãi trống đó khi cầu đổ). Kết quả, Ngô Xuân Thu đã phá sập chiếc cầu dài 27 mét, lật nhào đoàn tàu chở đầy vũ khí và phá hủy 1 máy bay lên thẳng.


Ngày 25 tháng 11 năm 1971, sau khi đặt mìn, trên đường về gặp địch, mặc dù chúng đông gấp bội, Ngô Xuân Thu đã chỉ huy tổ chiến đấu diệt nhiều tên. Trận này, đồng chí đã anh dũng hy sinh. Hôm sau, quả mìn do Ngô Xuân Thu gài nổ tung, lật nhào một đoàn tàu 12 toa chở đầy lính và hàng quân sự.


Ngô Xuân Thu luôn luôn xung phong gương mẫu về mọi mặt, chấp hành kỷ luật nghiêm, đoàn kết nội bộ, đoàn kết với đơn vị bạn.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Ngô Xuân Thu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Bảy, 2022, 06:59:23 am
ANH HÙNG ĐOÀN ĐỨC THÁI
(LIỆT SĨ)


Đoàn Đức Thái sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Hàng Kênh, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng, nhập ngũ tháng 12 năm 1971. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đội trưởng đại đội 4 bộ binh, tiểu đoàn 2, trung đoàn 271, sư đoàn 3, Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1973 đến tháng 12 nảm 1974, Đoàn Đức Thái chiến đấu ở chiến trường Đông Nain Độ, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Đặc biệt nhất là trong trận đánh chi khu Bù Đăng (huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé) ngày 14 tháng 12 nảin 1974, Đoàn Đức Thái đã có hành động vô cùng dũng cảm, nhận sự hy sinh để giành thắng lợi cho đơn vị.


Bước vào trận đánh, vì sức yếu nên đơn vị yêu cầu làm nhiệm vụ ở tuyến sau nhưng Đoàn Đức Thái đã viết thư quyết tâm xin đi chiến đấu bằng được. Tổ đồng chí làm nhiệm vụ đánh bộc phá hàng rào, mở cửa mở cho đơn vị xung phong. Địa hình trống trải, sườn đồi lại quá dốc, địch bắn ra ác liệt nhưng tổ đã dũng cảm, liên tục đánh bung được 7 lớp rào. Đến lớp rào thứ 8, đã hai lần đặt xong bộc phá nhưng vì độ dốc quá lớn, ống bộc phá bị tụt rơi xuống. Tình thế hết sức khẩn trương, Đoàn Đức Thái lại ôm bộc phá lao lên, bám vào hàng rào, tìm cách khắc phục đặt được bộc phá, sau đó giật nụ xòe và định lui về phía sau thì ống bộc phá lại một lần nữa tụt rơi xuống. Nếu bộc phá lao xuống chân dốc nổ sẽ gây thương vong cho đồng đội và hàng rào củng không phá được. Không ngần ngại, Đoàn Đức Thái dũng cảm ôm ống bộc phá lao lên áp chặt cả người vào hàng rào. Bộc phá nổ hàng rào cuối cùng bật tung. Lực lượng xung kích của ta nhanh chóng vượt qua cửa mở, diệt gọn bọn địch trong chi khu.


Gương hy sinh của Đoàn Đức Thái được sư đoàn tổ chức học tập và góp phần cổ vũ đồng đội anh dũng chiến đấu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Đoàn Đức Thái được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Bảy, 2022, 07:00:05 am
ANH HÙNG NGUYỄN THỊ BA


Nguyễn Thị Ba sinh năm 1917, dân tộc Kinh, quê ở xã Hậu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nhập ngũ tháng 12 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là cán bộ giao thông tình báo thuộc Bộ tham mưu Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1940 đến 1945, Nguyễn Thị Ba làm giao thông liên lạc cho cơ quan bí mật của Đảng ờ Sài Gòn, đồng chí luôn luôn vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Từ năm 1945 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thị Ba làm chiến sĩ tình báo, có nhiệm vụ chuyển tài liệu, tin tức tình báo ra vùng căn cứ và truyền đạt chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên cho cán bộ tình báo hoạt động trong thành phố Sài Gòn. Trong suốt 3 năm hoạt động, Nguyễn Thị Ba đã luôn luôn trung thành với Đảng, với cách mạng, dũng cảm, mưu trí, một mình đảm bảo liên lạc với hàng chục đầu mối an toàn, đúng thời gian, đúng kế hoạch.


Ngoài nhiệm vụ trên, Nguyễn Thị Ba còn làm công tác đưa đón cán bộ ra vào Sài Gòn hoạt động. Những năm về sau, tuy tuổi già sức yếu nhưng đồng chí vẫn hoàn thành xuất sắc công việc này.


Xa chồng 20 năm, lại vừa nuôi hai con vừa công tác, Nguyễn Thị Ba đã chịu đựng, khắc phục khó khăn, hy sinh hạnh phúc riêng của bản thân, nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng. Do vậy, Nguyễn Thị Ba được nhân dân thương yêu, đồng đội kính mến và là tấm gương sáng để mọi người học tập.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phỏng hạng ba, được tặng 22 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Thị Ba được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Bảy, 2022, 07:01:20 am
ANH HÙNG TRƯƠNG THỊ MỸ


Trương Thị Mỹ (tức Kim Mỹ) sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 10 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ trung đội trưởng đoàn 804C vận tải thuyền Cục Hậu cần Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến tháng 4 năm 1975, Trương Thị Mỹ làm nhiệm vụ vận tải vũ khí bằng đường sông. Trên đường đi, phải qua nhiều đồn bốt và trạm kiểm soát của địch, nhiều lần thuyền bị chúng nghi ngờ, lục lọi, đồng chí vẫn bình tĩnh, mưu trí dùng lời lẽ khéo léo hoặc đấu lý với địch để đưa vũ khí tới đích an toàn.


Có những thời kỳ Mỹ - ngụy đánh phá ác liệt, tuyến đường cũ không đi được, Trương Thị Mỹ xung phong đi chuyến đầu tiên thăm dò trên đường sông mới để mở tuyến khác. Một lần nhận nhiệm vụ chở tiền cho một đơn vị ờ vùng biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia, gần tới nơi thì gặp địch, thuyền không thể tiếp tục đi được nửa. Đồng chí nghĩ ra cách bỏ tiền vào thùng tôn, dũng cảm bơi qua sông trong đêm tối, đem tiền tới cho đơn vị kịp mua gạo cứu đói cho bộ đội.


Trương Thị Mỹ đã đi hơn 70 chuyến thuyền trên nhiều sông lớn ở miền Tây Nam Bộ, chở được 200 tấn vũ khí về nơi an toàn.


Trương Thị Mỹ luôn luôn lấy việc hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo lòng trung thành của mình đối với Đáng, với cách mạng. Đồng chí sống chan hòa, cởi mở với mọi ngườị, được đồng đội tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua và được tặng 6 bằng khen, giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Trương Thị Mỹ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Bảy, 2022, 07:02:01 am
ANH HÙNG LÊ THỊ THƯ HẠNH


Lê Thị Thu Hạnh (tức Hãnh), sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, y tá thuộc đội điều trị 82 Cục Hậu cần Quân khu Trị-Thiên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 15 tuổi Thu Hạnh xin vào bộ đội, đồng chí đã làm công tác vận tải, y tá, và đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Từ tháng 5 nãm 1968 đến tháng 6 năm 1972, Thu Hạnh công tác ở đội điều trị, đồng chí đã ngày đêm tận tụy, không nề hà bất kỳ việc gì, nuôi dưỡng, phục vụ thương binh, bệnh binh.


Nhiều ngày, đồng chí làm việc tới 15, 16 giờ liền, có khi phải thức cả đêm ngồi cho thương binh tựa ngủ.


Thu Hạnh luôn xung phong nhận những thương binh nặng nhất và đã chăm sóc chu đáo gần 300 thương binh nặng, tiêm hơn 4 vạn mũi an toàn trong suốt 4 năm liền.


Tháng 6 năm 1972 đến tháng 7 năm 1975, Thu Hạnh đi học lớp đào tạo y sĩ và tốt nghiệp loại giỏi.


Lê Thị Thu Hạnh luôn luôn gần gũi giúp đỡ chị em trong đội về mặt chuyên môn cũng như mặt rèn luyện đạo đức, được mọi người mến phục.


Quá trình công tác, Thu Hạnh được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Dũng sĩ Quyết thắng và được tặng 12 bằng khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Lê Thị Thu Hạnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Bảy, 2022, 07:02:34 am
ANH HÙNG TRẦN VĂN TRUNG


Trần Văn Trung sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở thị xã Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nhập ngũ tháng 12 năm 1952. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung tá, cán bộ tình báo thuộc Bộ Tham mưu Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1952 đến thống 4 năm 1975, do yêu cầu nhiệm vụ tình báo, suốt 23 năm cùng ăn, ở, làm việc với địch, phải thường xuyên tiếp xúc với bọn đầu sỏ gian ác nhất nhưng Trần Văn Trung vẫn luôn luôn giữ vững lòng trung thành với Đảng, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng.


Trong công tác, Trần Văn Trung đã khôn khéo, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, che mắt địch, bám chắc địa bàn, lập nhiều thành tích xuất sắc. Đồng chí đã cung cấp kịp thời nhiều tài liệu nguyên bản có giá trị lớn.


Trần Văn Trung luôn giữ nếp sống giản dị, trong sạch, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Trần Văn Trung được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Bảy, 2022, 07:03:19 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN SƠN


Nguyễn Văn Sơn (tức Hùng), sinh năm 1928, dân tộc Kinh, quê ở xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tuyên Đức, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1961 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Sơn tham gia công tác và chiến đấu ở Khu 6, trưởng thành từ chiến sĩ, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong chiến đấu, Nguyễn Văn Sơn chỉ huy linh hoạt, mưu trí, dũng cảm, dám quyết đoán trong mọi tình huống khó khăn, dẫn đầu đơn vị giành thắng lợi. Bản thân đã đánh hơn 100 trận, chỉ huy đơn vị diệt hàng nghìn địch. Riêng Nguyễn Văn Sơn diệt 137 tên, bắt 18 tên, thu 24 súng các loại.


Ngày 5 tháng 2 năm 1966, đồng chí chỉ huy đội biệt động thị xã đột nhập sân bay Cam Ly (Đà Lạt). Đánh xong thì trời sáng. Quân địch ở xung quanh kéo đến phản kích, bao vây mọi ngả. Nguyễn Văn Sơn vẫn bình tĩnh chỉ huy đơn vị rút ra an toàn, sau đó một mình quay lại kiểm tra trận địa, hủy nốt 2 máy bay vận tải sót lại vừa đưa được một thương binh về phía sau.


Tháng 6 năm 1969, đơn vị nhiều lần chuẩn bị đánh chi khu Đức Trọng (tỉnh Tuyên Đức cũ) nhưng gặp nhiều khó khăn. Với cương vị là tỉnh đội phó, Nguyễn Văn Sơn cùng một số cán bộ trực tiếp đi điều tra, quyết tâm khắc phục để đánh địch. Khi tiến đánh đồng chí chỉ huy đơn vị cắt 9 lớp rào, dẫn đầu chiến sĩ xông lên tiêu diệt hoàn toàn chi khu Đức Trọng do một tiểu đoàn địch đóng giữ.


Nguyễn Văn Sơn chú trọng xây dựng đơn vị, bồi dưỡng lớp chiến sĩ trẻ kế tiếp.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì. 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 21 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Văn Sơn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Bảy, 2022, 07:04:02 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN ĐƯỢC


Nguyễn Văn Được, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Hành Tín, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, phó trung đoàn trưởng trung đoàn 141 bộ binh, sư đoàn 312, Quân đoàn 1, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1961 đến năm 1967, Nguyễn Văn Được là chiến sĩ thuộc sư đoàn 3 chiến đấu ở chiến trường Quảng Ngãi, Bình Định. Khi làm liên lạc, khi trực tiếp chiến đấu, dù trong tình huống khó khăn, phức tạp thế nào đồng chí cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nguyễn Văn Được đã cùng với tiểu đội diệt 200 tên địch, bắn sập 30 lô cốt, bắn cháy 6 xe tăng và xe bọc thép. Riêng bản thân diệt 64 tên, bắt sống 3 tên, bắn cháy 1 xe bọc thép, thu 23 súng các loại.


Từ năm 1968 đến năm 1972, Nguyễn Văn Được chiến đấu ở chiến trường Lào và chiến trường Quảng Trị. Là cán bộ đại đội, rồi cán bộ tiểu đoàn, đồng chí luôn luôn nêu cao tác phong chỉ huy linh hoạt, kiên quyết tiến công địch, giành thắng lợi. Hai lần bị thương nặng, lần nào Nguyễn Văn Được cũng đứng vững ở vị trí chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc. Bản thân đã chỉ huy đơn vị diệt 580 tên địch, bắt sống 15 tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác. Riêng đồng chí diệt được 22 tên địch.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với cương vị là trung đoàn phó, Nguyễn Văn Được đã góp phần chỉ huy đơn vị tiêu diệt căn cứ Phú Lợi và làm đội dự bị cho quân đoàn.


Nguyễn Văn Được hết lòng thương yêu đồng đội, nhiều lần cõng thương binh vượt qua bom đạn địch đưa về phía sau an toàn.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Dũng sĩ, được tặng 20 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Văn Được được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Bảy, 2022, 07:05:17 am
ANH HÙNG LÊ XUÂN BỒNG


Lê Xuân Bồng sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 4 bộ binh, trung đoàn 29, Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 2 năm 1973, Lê Xuân Bồng tham gia chiến đấu ở chiến trường Lào. Trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ tiếu đoàn, đồng chí đã chiến đấu 135 trận, luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có trận. Lê Xuân Bồng vượt qua hỏa lực dày đặc của địch, đưa đại liên vào sát hàng rào, kịp thời diệt hỏa điểm địch, yểm trợ cho đơn vị xông lên diệt giặc. Một lần, giữa ban ngày, đồng chí táo bạo dẫn đầu đơn vị tập kích vào đội hình 1 tiểu đoàn địch, diệt 20 tên, làm chúng phải bỏ dở cuộc hành quân lấn chiếm. Quá trình chiến đấu, trong hoàn cảnh đơn vị thiếu gạo, đạn, số quân hao hụt nhưng Lê Xuân Bồng vẫn động viên anh em vượt qua khó khăn, tích cực chiến đấu và chiến thắng.


Lê Xuân Bồng đã chỉ huy đơn vị diệt gần 400 tên địch. Riêng bản thân diệt được 26 tên, thu và phá hủy 10 máy thông tin, 10 súng trong đó có 2 khẩu pháo.


Trong chiến dịch Tây Nguyên mùa Xuân năm 1975, Lê Xuân Bồng chỉ huy đơn vị hành quân đến vị trí đúng thời gian quy định, hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chiến dịch, tiếp quản và bảo vệ thị xã Buôn Ma Thuột.


Lê Xuân Bồng được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Dũng sĩ, được tặng 13 bằng khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Lê Xuân Bông được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Bảy, 2022, 07:05:44 am
ANH HÙNG LÊ VĂN ĐÍNH


Lê Văn Đính sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, nhập ngũ tháng 4 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, bác sĩ viện phó Viện quân y 59, Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 4 năin 1975, Lê Văn Đính phục vụ thương bệnh binh trên tuyến đường vận chuyển chiến lược 559, đồng chí từng làm đội phó, đội trưởng đội điều trị, chủ nhiệm khoa ngoại, viện trưởng viện quân y..., ở cương vị nào Lê Văn Đính cũng đều dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, tận tình cứu chữa thương binh, bệnh binh. Nhiều lần, bản thân dẫn đầu đơn vị xông vào nơi địch đang đánh phá để cấp cứu và đưa thương binh ra. Có lần đang mổ cứu chứa thương binh thì máy bay địch đến đánh vào khu vực trạm, Lê Văn Đính vẫn bình tĩnh động viên anh em trong tổ tiếp tục làm nhiệm vụ, cứu sống được thương binh đang trong tình trạng nguy kịch; có ngày bản thân đứng mổ hơn 10 tiếng đồng hồ liền không nghỉ.


Lê Văn Đính còn tích cực học tập, chịu khó nghiên cứu rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, đã mổ và cứu sống hàng trăm thương binh có những vết thương hiểm nghèo như đứt nhiều đoạn ruột, vỡ dạ dày, gãy sườn, giập phổi, nát thận, vỡ gan, vỡ sọ não...


Đối với đồng nghiệp, Lê Văn Đính luôn luôn giúp đỡ anh chị em nâng cao trình độ nghiệp vụ, đã bồi dưỡng được 3 bác sĩ mới vào nghề trở thành những bác sĩ phẫu thuật giỏi, 4 y sĩ làm được nhiều phần việc của bác sĩ trong phẫu thuật. Đồng chí tham gia tổ chức hai lớp đào tạo y sĩ và trực tiếp giảng dạy một số môn đạt chất lượng cao.


Lê Văn Đính đã nêu tấm gương tiêu biểu về tinh thần phục vụ thương binh, bệnh binh vô điều kiện, luôn luôn học hỏi và giúp đỡ đồng nghiệp tiến bộ.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần là Chiến sĩ Quyết thắng, và được tặng 5 bằng khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Lê Văn Đính được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 02 Tháng Bảy, 2022, 07:06:29 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BÁNH


Nguyễn Văn Bánh sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 4 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy , tiểu đoàn phó tiểu đoàn 306 bộ binh, trung đoàn 3, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Bánh chiến đấu ở chiến trường miền Tây Nam Bộ. Gặp nhiều tình huống khó khăn, phức tạp, đồng chí luôn luôn dũng cảm mưu trí, dẫn đầu đơn vị xung phong diệt địch. Cùng với đồng đội, Nguyễn Văn Bánh đã đánh 45 trận, tiêu diệt hơn 1000 tên địch, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 65 tên, bắt 11 tên và thu 59 súng các loại.


Tháng 6 năm 1974, Nguyễn Văn Bánh tham gia đánh bọn lính bảo an và hội đồng tề ngụy xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Trực tiếp cắt rào cho mũi tiến công của mình xong, Nguyễn Văn Bánh lại sang cắt rào giúp mũi bạn. Sau khi bắn sập lô cốt đầu cầu làm hiệu lệnh xung phong, đồng chí đã dẫn đầu mũi tiến công thẳng vào giữa vị trí địch, diệt gọn sở chỉ huy và bọn địch đóng ở đây.


Trận diệt đồn Tân An (Trà Vinh) ngày 8 tháng 12 năm 1974, mặc dù địch bắn rất ác liệt vào cửa mở của đại đội, Nguyễn Văn Bánh đã dũng cảm dẫn đầu đơn vị, xung phong mãnh liệt đánh vào giữa vị trí địch, diệt gọn bọn chỉ huy và bắt sống tên chỉ huy phó, cùng tiểu đoàn hạ đồn Tân An, diệt khoảng 200 tên địch, thu toàn bộ vũ khí.


Nguyễn Văn Bánh luôn luôn nêu cao vai trò gương mẫu trong chiến đấu và công tác, được đồng đội quý mến.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua và được tặng 15 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Văn Bánh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 03 Tháng Bảy, 2022, 08:54:39 pm
ANH HÙNG BÙI VĂN BỊN


Bùi Văn Bịn (tức Bùi Văn Thế) sinh năm 1949, dân tộc Mường, quê ở xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 7 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 4 bộ binh, trung đoàn 24, sư đoàn 10, Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1970 đến mùa Xuân năm 1975, Bùi Văn Bịn chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Từ chiến sĩ lên cán bộ tiểu đoàn, ở cương vị nào đồng chí cũng thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên quyết tiến công địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bùi Văn Bịn chiến đấu 48 trận, góp phần chỉ huy đơn vị diệt gần 1000 tên địch. Riêng đồng chí diệt 53 tên, bắt sống 3 tên.


Ngày 10 và 11 tháng 3 năm 1975, Bùi Văn Bịn chỉ huy một đại đội đảm nhận hướng đột kích chủ yếu đánh vào sư đoàn bộ binh 23 ngụy ở Buôn Ma Thuột. Địch ngoan cố chống cự, phản kích quyết liệt. Đơn vị bị thương vong một số. Đồng chí bình tĩnh đến từng trung đội, động viên các chiến sĩ, điều động tập trung hỏa lực, bố trí lại lực lượng tiếp tục tiến công địch một cách ngoan cường. Sau khi diệt gần hết các hỏa điểm và xung phong vào khu vực sư đoàn bộ 23 ngụy, Bùi Văn Bịn bị thương nặng nhưng vẫn cố gắng gượng dậy động viên bộ đội xông lên diệt nốt địch, làm chủ trận địa.


Bùi Văn Bịn là một cán bộ chỉ huy gương mẫu, không ngừng học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Dũng sĩ và được tặng 5 bằng khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Bùi Văn Bịn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 03 Tháng Bảy, 2022, 08:55:10 pm
ANH HÙNG NGUYỄN THIỆN TỈNH


Nguyễn Thiện Tỉnh sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Phù Vân, huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 4 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, chính trị viên phó đại đội 6 bộ binh, tiểu đoàn 2, trung đoàn 9, sư đoàn 304, Quân đoàn 2, đảng viên Đâng Cộng sân Việt Nam.


Từ năm 1969 đến năm 1972, Nguyễn Thiện Tỉnh chiến đấu ở mặt trận Trị - Thiên. Khi phụ trách khẩu đội cối 82 mi-li-mét, lúc chỉ huy trung đội, đại đội hoặc tiếu đoàn, đồng chí luôn luôn dũng cảm chiến đấu, dẫn đầu đơn vị xông lên giành thắng lợi cho trận đánh.


Nguyễn Thiện Tỉnh đã cùng các chiến sĩ của mình diệt gọn 2 đại đội địch. Riêng đồng chí diệt được 29 , tên, bắn cháy 1 xe tăng.


Ngày 20 tháng 8 năm 1970, Nguyễn Thiện Tỉnh cùng khẩu đội chốt giữ điểm cao 680 (tây Đá Bàn, Quàng Trị), địch phản kích, xông vào gần trận địa ta, đồng chí bị thương nhưng vẫn đứng ôm nòng súng cối (không lắp bàn đế) bắn 20 quả đạn vào đội hình địch, diệt hơn 30 tên, góp phần bẻ gãy mũi tiến công của 1 đại đội Mỹ, ngụy, giữ vững trận địa.


Trận đánh ở An Đôn (tây nam thành Quảng Trị) ngày 24 tháng 4 năm 1972, địch ngoan cố chống cự quyết liệt, Nguyễn Thiện Tỉnh đã thay thế cán bộ đại đội hy sinh, nhanh chóng củng cố lại đội hình, dẫn đầu đơn vị, xung phong dũng mãnh đánh vào giữa vị trí địch. Đơn vị diệt gọn 1 đại đội Mỹ, ngụy, bắn cháy 1 xe tăng. Riêng đồng chí diệt được 15 tên.


Ngày 29 và 30 thảng 4 năm 1975, Nguyễn Thiện Tình phụ trách một mũi đánh địch ở khu rừng cao su (Biên Hòa và đường số 15), diệt gần 100 tên địch, phá hủy 5 xe tăng. Riêng bản thân diệt 7 tên, phá hủy 1 xe tăng.


Nguyễn Thiện Tỉnh hết lòng thương yêu đồng đội, đã 5 lần cõng thương binh, tử sĩ vượt qua bom đạn địch về phía sau an toàn. Có lần địch gài mìn vào xác chiến sĩ ta và bố trí phục kích nhưng Nguyễn Thiện Tỉnh vẫn dũng cảm bí mật bò đến gỡ mìn và lấy được tử sĩ đưa về đơn vị.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ Quyết thắng, Chiến sĩ thi đua, 3 lần là Dũng sĩ.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Thiện Tỉnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 03 Tháng Bảy, 2022, 08:55:39 pm
ANH HÙNG VÕ TRỌNG THIỆN


Võ Trọng Thiện, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 7 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 33 đặc công, Quân khu Trị - Thiên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1970 đến năm 1972, Võ Trọng Thiện chiến đấu ở Quảng Trị. Với tinh thần chiến đấu mưu trí, táo bạo, bí mật, bất ngờ, đồng chí đã chỉ huy đơn vị phá hủy hàng chục kho vũ khí, xăng dầu, diệt hàng trăm tên địch. Riêng bản thân đã phá hủy 6 kho đạn, 1 kho xăng (hơn 3 triệu lít), 6 lô cốt, 13 nhà, 1 trạm thông tin, 1 nhà máy điện, 2 xe quân sự và diệt 40 tên địch.


Ngày 10 tháng 4 năm 1970, Võ Trọng Thiện tham gia đánh trại biệt kích ngụy ở Mai Lộc. Lúc quân ta bí mật luồn vào đến hàng rào thứ 7 thì địch phát hiện và bắn ra dữ dội, các mũi tiến công phải nằm lại. Đồng chí đã linh hoạt sử dụng B.40 bắn sập lô cốt và dùng bộc phá đánh tung hàng rào cuối cùng, mở được cửa mở, dẫn đầu đơn vị xông lên tiêu diệt hết địch. Trận này, Võ Trọng Thiện bắn sập 4 lô cốt, 1 trạm thông tin và 8 nhà ngủ của địch, diệt nhiều tên.


Để chuẩn bị cho trận đánh khu kho đạn ấp số 5 (nam Huế) ngày 19 tháng 6 năm 1972, Võ Trọng Thiện đã 11 đêm vào căn cứ địch, vượt qua 12 lớp rào dầy đặc để điều tra tỉ mỉ khu kho đạn. Do trinh sát được cụ thể nên khi đánh, Võ Trọng Thiện chỉ huy đại đội nhanh chóng phá hủy hoàn toàn 18 kho đạn pháo của địch. Riêng bản thân phá hủy 6 kho.


Ngày 17 tháng 7 năm 1972, Võ Trọng Thiện chỉ huy đơn vị đánh kho xăng Động Tòa (gần sân bay Phú Bài). Mặc dù địch canh phòng nghiêm ngặt, đồng chí đã dẫn đầu một tổ, táo bạo vượt qua cổng gác, lọt vào khu kho, đặt mìn rồi nhanh chóng rút ra an toàn. Kết quả, kho xăng hơn 3 triệu lít hoàn toàn bốc cháy.


Võ Trọng Thiện luôn luôn khiêm tốn học hỏi, sống chân tình và thương yêu đồng chí, đồng đội.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Võ Trọng Thiện được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 03 Tháng Bảy, 2022, 08:56:10 pm
ANH HÙNG NGUYỄN THANH BẢNH


Nguyễn Thanh Bảnh sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là huyện đội phó huyện đội Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thanh Bảnh đã trực tiếp chỉ huy đội du kích đánh hơn 200 trận; có trận đồng chí phụ trách tổ đánh lui 2 đại đội địch, diệt nhiều tên. Có trận Nguyễn Thanh Bảnh chỉ huy một tổ đánh lui 7 đợt phản kích của 2 tiểu đoàn địch, diệt 38 tên. Nhiều lần, đồng chí chỉ huy đội du kích cải trang lọt vào thị trấn giữa ban ngày diệt và bắt sống bọn tề ngụy ác ôn khiến địch hoang mang, gây niềm tin tưởng phấn khởi trong quần chúng.


Đội du kích do Nguvễn Thanh Bảnh chỉ huy đã diệt hơn 600 địch, bắt 200 tên, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh ở địa phương. Riêng đồng chí diệt và làm bị thương 323 tên, bắt 53 tên, phá hủy 6 xe quân sự, đánh sập 3 cầu, thu 15 súng các loại.


Nguyễn Thanh Bảnh còn xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng trong thị trấn, vận động 28 thanh niên vào du kích.


Nguyễn Thanh Bảnh luôn luôn đi sát, gần gũi quần chúng, được nhân dân tin yêu, đồng đội mến phục.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Thanh Bảnh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Bảy, 2022, 08:12:42 pm
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TƯ


Nguyễn Văn Tư (tức Tư Nhà Mới), sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã An Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ. Trú quán xã Vĩnh Hòa Hưng, huyện Gò Quao, tỉnh Rạch Giá, nhập ngũ tháng 1 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, trợ lý công binh thuộc Bộ chỉ quân sự tỉnh Rạch Giá nay là tỉnh Kiên Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1972, Nguyễn Văn Tư làm nhiệm vụ đánh tàu địch trên sông Cầu Đúc và sông Nhà Ngang, đồng chí luón luôn vượt khó khăn, nguy hiểm, nghiên cứu tìm ra nhiều cách đánh hay, mưu trí, táo bạo. Bản thân đã cùng đơn vị đánh 35 trận, đánh chìm 32 tàu chiến (có 2 tiểu pháo hạm của địch). Riêng đồng chí đánh chìm 16 tàu (có 1 tiểu pháo hạm), diệt 200 tên địch, phá hủy 4 chiếc phà, 6 xe vận tải quân sự, thu 16 súng các loại.


Trận đánh tàu trên sông Cầu Đúc ngày 23 tháng 11 năm 1968, Nguyễn Văn Tư đã tích cực theo dõi đường đi của tàu địch, tự mình lặn xuống sông đặt bom và đánh đắm chiếc tiểu pháo hạm. Kết quả, hơn 100 tên địch cùng chiếc tiểu pháo hạm bị nhận chìm!


Tàu địch đi trên sông Cầu Đúc bị đánh nhiều lần nên chúng đối phó bằng cách cho một tàu đi trước rà cắt dây bom, mìn. Nguyễn Văn Tư lặn xuống đáy sông đào đất chôn dây. Kết quả, nhiều tàu địch vẫn tiếp tục bị đánh chìm. Trận đánh ngày 22 tháng 6 năm 1969, Nguyễn Văn Tư gặp một tình huống khó khăn là tàu địch lọt vào trận địa ta nhưng pháo địch đã bắn đứt một đoạn dây gần bờ sông. Đồng chí liền bơi ra chỗ đoạn dây bị đứt, dùng tay kéo hai đầu dây lại nối mạch kịp thời cho đồng đội điểm hỏa, nhận chìm một tàu địch.


Nguyễn Văn Tư tích cực bồi dưỡng lực lượng vũ trang huyện về kỹ thuật, chiến thuật đánh tàu, được đồng đội tin yêu, mến phục.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Văn Tư được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Bảy, 2022, 08:13:12 pm
ANH HÙNG NGUYỄN XUÂN LIÊM


Nguyễn Xuân Liêm sinh nãm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Thăng Long, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 4 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, chính trị viên đại đội 1 thiết giáp, tiểu đoàn 21 Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 10 năm 1974 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Xuân Liêm chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, đồng chí cùng đơn vị phát huy được sức mạnh đột kích của xe thiết giáp, diệt nhiều xe tăng và hỏa điểm của địch, đã dẫn dắt và cùng bộ binh xung phong tạo điều kiện nhanh chóng giành thắng lợi cho trận đánh.


Ngày 6 tháng 1 năm 1975, Nguyễn Xuân Liêm tham gia đánh chiếm thị xã Phước Long. Khi quân ta mở cửa mở, địch tập trung hỏa lực ngăn chặn và chống cự quyết liệt. Hai xe thiết giáp của ta bị trúng đạn, còn một xe của đồng chí chiến đấu ở cửa mở, Nguyễn Xuân Liêm vẫn bình tĩnh tăng tốc xông lên, vừa đè các lớp rào vừa bắn mạnh diệt các hỏa điểm địch, mở được cửa mở cho bộ binh xung phong vào căn cứ. Nguyễn Xuân Liêm đã dẫn đầu 3 xe tăng từ phía sau chi viện tới, cùng bộ binh đánh thẳng vào sân bay, làm cho địch hoang mang, rối loạn và thất bại nhanh chóng.


Trận tiến công thị xã Xuân Lộc ngày 9 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Xuân Liêm chỉ huy 4 xe yểm trợ cho bộ binh đánh vào hướng chủ yếu. Địch dùng máy bay và pháo binh ném bom, bắn phá rất ác liệt, đồng thời cho xe tăng ra phản kích ngăn chặn; Nguyễn Xuân Liêm đã chỉ huy đơn vị xông thẳng vào đội hình xe tăng địch bắn cháy luôn 3 chiếc, những chiếc khác phải bỏ chạy; xe tăng của ta tiếp tục dẫn dắt và cùng bộ binh đánh chiếm hoàn toàn sở chỉ huy chiến đoàn 52 ngụy.


Nguyễn Xuân Liêm sống chân thật, giản dị, khiêm tốn.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, được tặng 16 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Xuân Liêm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Bảy, 2022, 08:13:36 pm
ANH HÙNG LÂM SẮT


Lâm Sắt (tức Hai Dựng), sinh năm 1919, dân tộc Khơ-me, quê ở xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đoàn 804C vận tải thuyền, Cục Hậu cần. Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Lâm Sắt lúc làm chiến sĩ pháo binh, khi giữ kho vũ khí hoặc làm chiến sĩ vận tải thuyền, nhiệm vụ nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc.


Đặc biệt đối với nhiệm vụ vận tải hàng quân sự trên sông và biển thuộc miền Tây Nam Bộ, Lâm Sắt đã vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm, mưu trí và dũng cảm, đưa hàng tới đích an toàn. Nhiều chuyến đi bị địch chặn lại lục soát, nhưng do khéo cất giấu, ngụy trang hàng nên đều trót lọt. Có lúc đơn vị gặp khó khăn về đường vận chuyển, Lâm Sắt tích cực đi trinh sát tim ra đường đi mới an toàn, thuận lợi. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị chở được hàng nghìn tấn hàng. Riêng Lâm Sắt chở được 355 tấn.


Lâm Sắt tuy tuổi cao, sức yếu nhưng luôn luôn nhận những phần việc khó, nhường thuận lợi cho đồng đội.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được, bầu là Chiến sĩ thi đua, được tặng 7 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 nảm 197S, Lâm Sắt được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Bảy, 2022, 08:14:05 pm
ANH HÙNG PHAN CÔNG KHÁNG


Phan Công Kháng sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 9 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại đội trưởng đại đội 2 đặc công, tiểu đoàn 407 Quân khu 5.


Từ năm 1964 đến mùa Xuân 1975, Phan Công Kháng đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ ở các cương vị trinh sát, trợ lý tác chiến, đại đội trưởng đặc công...


Nhiều lần đi trinh sát, Phan Công Kháng phải ăn lương khô, rau rừng 5, 6 ngày liền, có lần phải vùi người dưới cát, chịu nóng, chịu đói khát suốt ngày để theo dõi địch. Do có sự điều tra tình hình cụ thể, chính xác nên đồng chí đã giúp trên hạ được quyết tâm chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.


Phan Công Kháng đã cùng đồng đội diệt hàng trăm tên địch. Riêng đồng chí diệt 23 tên, đốt cháy 6 triệu lít xăng, phá sập 3 lô cốt, 1 nhà lính.


Trận đánh kho xăng Ô Vũ (gần Cam Ranh) đêm 11 tháng 6 năm 1972, Phan Công Kháng chỉ từng mục tiêu cho từng mũi đánh và tự tay đặt mìn đánh hai bồn xăng (4 triệu lít). Kết quả toàn đơn vị đả đốt cháy 20 triệu lít xăng của địch.


Phan Công Kháng chịu khó, khiêm tốn học hỏi, rút kinh nghiệm, luôn luôn nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật và chỉ huy, lãnh đạo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 4 iần là Dũng sĩ và được tặng 5 bằng khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Phan Công Kháng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Bảy, 2022, 08:14:53 pm
ANH HÙNG HỒ VĂN SINH


Hồ Văn Sinh sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 12 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đại đội phó đại đội 53 đặc công, trung đoàn 113, đoàn 2 Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 1 năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, Hồ Văn Sinh chiến đấu ở khu vực Biên Hòa. Khi làm nhiệm vụ trinh sát, đồng chí đã trực tiếp đi điều tra hàng chục mục tiêu quan trọng, phục vụ đơn vị đánh thắng nhiều trận. Hồ Văn Sinh trực tiếp đánh 9 trận. Riêng đồng chí phá hủy 34 xe quân sự, 2 máy bay, 4 kho xăng và 2 kho đạn chứa hơn 20 vạn tấn.


Tháng 8 năm 1973, trước khi tiến công sân bay Biên Hòa, Hồ Văn Sinh chỉ huy một tổ kiên trì bám sát mục tiêu trong 10 ngày đêm, có ngày phải nằm lại trong hàng rào căn cứ để theo dõi hoạt động của địch được chính xác hơn. Khi đánh, đồng chí dẫn đầu tổ, đột nhập phá hủy 5 máy bay F.5 của địch. Riêng Hồ Văn Sinh phá hủy 2 chiếc. Trận đánh có hiệu quả lớn, trừng trị đích đáng bọn địch vi phạm Hiệp định Pa-ri.


Kho bom Bình Ý nằm sát sân bay Biên Hòa, xung quanh có nhiều lớp rào và vật chướng ngại, hàng ngày địch canh phòng rất cẩn mật. Nhiều lần đơn vị cử người đi điều tra nghiên cứu cách đánh nhưng không kết quả. Hồ Văn Sinh xung phong đi tiếp. Sau 4 ngày đêm nghiên cứu, bản thân đã nắm được tình hình, quy luật hoạt động của địch, đồng chí mạnh dạn táo bạo đề xuất phương án tác chiến; chọc thẳng qua sân bay vào đánh kho. Hướng đột kích bất ngờ đó được đơn vị chấp nhận. Trận đánh diễn ra vào tháng 4 năm 1975 do Hồ Văn Sinh trực tiếp chỉ huy đã thu được thắng lợi lớn: phá hủy 50 vạn tấn bom đạn. Riêng đồng chí phá 2 kho lớn chứa 20 vạn tấn.


Hồ Văn Sinh luôn luôn xung phong gương mẫu, nhận công việc khó khăn về mình và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Hồ Văn Sinh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Bảy, 2022, 08:15:47 pm
ANH HÙNG TRẦN HÙNG VÁCH


Trần Hùng Vách sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 4 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, trung đội trướng đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 273 thiết giáp, Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1971, Trần Hùng Vách là vệ binh thành đội Huế, tham gia chiến đấu 6 trận, diệt 8 tên Mỹ.


Từ năm 1971, sau khi tốt nghiệp trường sĩ quan thiết giáp, Trần Hùng Vách tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên và Nam Bộ. Đồng chí chỉ huy trung đội tăng đánh 5 trận, trận nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Riêng bản thân diệt được 75 tên địch, bắn cháy 2 xe quân sự, phá hủy 10 súng đại liên, 2 súng M.72 và 6 lô cốt.


Đặc hiệt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, chiến đấu ở Buôn Ma Thuật, Tuy Hòa và tây - bắc Sài Gòn, ba lần bị thương, Trần Hùng Vách vẫn tiếp tục chỉ huy trung đội tăng dũng mãnh xông lên đánh địch, góp phần vào thắng lợi chung của các trận đánh.


Trần Hùng Vách được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Trần Hùng Vách được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Bảy, 2022, 08:16:13 pm
ANH HÙNG NGUYỄN QUANG TRUNG


Nguyễn Quang Trung sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 8 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, đại đội phó đại đội 2 bộ binh, tiểu đoàn 4 trung đoàn 148 sư đoàn Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến năm 1973, Nguyễn Quang Trung là chiến sĩ, tiểu đội trưởng trinh sát, đồng chí đã vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm để bám địch, điều tra tình hình chính xác phục vụ cho trung đoàn chiến đấu thắng lợi trên chiến trường Lào tại các điểm cao 1900, 1236, bản Lem, Phu Mộc, Long Chẹng, Pha Khảo, Bom Lọng, Mường Sủi, v.v...


Ở Mường Sủi, địch chiếm đóng trên một điểm cao độc lập, vách đá dựng đứng. Nguyễn Quang Trung xung phong dẫn một tiểu đội, công kênh nhau vượt qua vách đá, bí mật áp sát địch. Sau 28 phút chiến đấu, tiểu đội của đồng chí đánh bật được 1 đại đội địch ra khỏi điểm cao, góp phần quyết định cho trận đánh thắng lợi.


Trận Buôn Ma Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975, khi đơn vị vào sát hàng rào thì địch bắn ra rất ác liệt, Nguyễn Quang Trung bình tĩnh động viên chiến sĩ giữ vững quyết tâm, tổ chức lại đội hình đột phá cửa mở và dẫn đầu đại đội xông lên đánh thẳng vào giữa vị trí địch. Sau 30 phút chiến đấu, đơn vị diệt gọn sở chỉ huy tiểu đoàn địch, giết và bắt sống gần 100 tên, phá hủy 7 xe tăng, 1 kho đạn, thu 30 xe quân sự.


Nguyễn Quang Trung luôn luôn nhiệt tình chăm lo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 lần được bầu là Dũng sĩ và được tặng 5 bằng khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Quang Trung được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Bảy, 2022, 08:16:49 pm
ANH HÙNG HÁN DUY LONG


Hán Duy Long, sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Hương Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 1 năm 1971. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng đại đội 9 bộ binh, tiểu đoàn 3 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1971 đến năm 1973, Hán Duy Long chiến đấu ở Quảng Trị, đồng chí luôn luôn hăng hái, dũng cảm, dẫn đầu đơn vị trong các trận đánh, năm lần bị thương vẫn không rời vị trí chỉ huy. Hai lần bị thương nặng, tuy vết thương chưa lành hẳn, Hán Duy Long đã xin trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Đồng chí cùng đồng đội diệt hàng trăm địch. Riêng Hán Duy Long diệt 90 tên, thu một máy thông tin và 8 khẩu súng các loại.


Trận đánh điểm cao 30 (tây thị trấn Đông Hà) ngày 27 tháng 4 năm 1972, địch bắn mạnh, đơn vị không lên được Hán Duy Long đã lợi dụng địa hình dùng trung liên bắn thu hút hỏa lực địch về phía mình, tạo thuận lợi cho đồng đội xông lên đánh chiếm hoàn toàn điểm cao. Trận này, đồng chí diệt 15 tên, thu 1 súng.


Từ ngày 6 tháng 7 đến ngày 25 tháng 8 năm 1972, ở Quảng Trị, Hán Duy Long đã chiến đấu liên tục, bền bỉ, mưu trí, táo bạo, lập được nhiều chiến công. Có lúc trung đội chỉ còn 5 tay súng nhưng đồng chí vận động anh em giữ vững trận địa, bảo vệ thương binh. Lợi dụng đêm tối, nhiều lần Hán Duy Long dẫn tổ bất ngờ tiến công địch ở ngoài khu vực chốt, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Có trường hợp hết đạn, đồng chí bí mật vận động ra khỏi công sự, lấy súng đạn của những tên địch chết mang về phân phát cho anh em. Trong 49 ngày liên tục chiến đấu, Hán Duy Long đã bị thương 4 lần nhưng vẫn không rời vị trí, tiếp tục chỉ huy đơn vị diệt gần 200 tên địch. Riêng đồng chí diệt 38 tên, thu 4 súng các loại.


Hán Duy Long luôn luôn chăm lo đến sự tiến bộ của đơn vị. Trung đội đồng chí phụ trách là đơn vị dẫn đầu mọi mặt trong tiểu đoàn.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần là Dũng sĩ và được tặng 4 bằng khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Hán Duy Long được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Bảy, 2022, 08:17:28 pm
ANH HÙNG NGUYỄN VI HỢI


Nguyên Vi Hợi sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Vĩnh Phú. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ trung đội phó thuộc đại đội 9 bộ binh, tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 sư đoàn 320 Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Vi Hợi chiến đấu ở Tây Nguyên và Nam Bộ, đồng chí đã chỉ huy tiểu đội, trung đội đánh 14 trận, diệt 200 địch, bắt gần 300 tên (trong đó có một chuẩn tướng ngụy). Riêng
bản thân diệt 43 tên, bắt 120 tên, bắn cháy 6 xe tăng, xe bọc thép, thu 8 chiếc khác.


Ngày 19 và 20 tháng 3 năm 1975, tiểu đội Nguyễn Vi Hợi làm nhiệm vụ chốt chặn địch rút chạy ở phía nam Cheo Reo (đường số 7). Ngay từ đầu, Nguyễn Vi Hợi đã bắn hai quả đạn B.40 diệt hai xe tăng địch. Bọn địch ùn lại, hoảng sợ chạy tán loạn. Đồng chí tiếp tục chỉ huy tiểu đội vừa chiến đấu, vừa truy lùng, kêu gọi địch đầu hàng. Kết quả trong hai ngày, tiểu đội Nguyễn Vi Hợi đã diệt 40 tên, bắt 46 tên, bắn cháy 9 xe tăng, xe bọc thép. Riêng đồng chí diệt 21 tên, bắn cháy 6 xe.


Ngày 1 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Vi Hợi dẫn đầu tiểu đội truy kích địch trên đường số 5, đánh vào sân bay Đông Tác (Phú Yên), bắt được tên tướng Cẩm phó tư lệnh quân đoàn 2 ngụy và gọi hàng 47 tên.


Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Vi Hợi chỉ huy trung đội dũng cảm đánh lui nhiều đợt phản kích ác liệt của địch, bảo vệ chốt Cầu Bông (tây bắc Sài Gòn), góp phần vào thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.


Nguyễn Vi Hợi luôn luôn đoàn kết, giúp đỡ đồng đội cùng tiến bộ, được đơn vị tin mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Vi Hợi được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 16 Tháng Bảy, 2022, 08:18:03 pm
ANH HÙNG NGUYỄN ĐỨC THỤY


Nguyễn Đức Thụy sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Toàn Thắng, huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 3 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là phân đội trưởng đặc công nước, bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa - Long Khánh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến mùa Xuân năm 1975, Nguyền Đức Thụy chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ, lúc làm giao liên, trinh sát, khi làm quản lý hoặc làm tổ trưởng sản xuất mìn..., ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Đặc biệt trong nhiệm vụ đánh tàu địch, tuy sức khỏe yếu, sông nước sình lầy nhiều, địch lại canh phòng gắt gao nhưng Nguyễn Đức Thụy luôn luôn khắc phục khó khăn, nguy hiểm, mưu trí, dũng cảm cùng tổ đánh chìm 9 tàu (có một chiếc trọng tải 15.000 tấn, một chiếc trọng tải 10.000 tấn). Riêng đồng chí diệt, được 16 tên Mỹ (chưa kể số địch chết trên tàu).


Trận đánh tàu ở cảng Rạch Dừa đêm 10 tháng 11 năm 1971, Nguyễn Đức Thụy cùng một chiến sĩ mới bơi 10 ki-lô-mét đường biển bí mật đặt mìn đánh chìm một tàu trọng tải 12.000 tấn đỗ tại cảng và rút ra an toàn.


Trận đánh tàu ở cảng Rạch Dừa đêm 22 tháng 3 năm 1972, Nguyễn Đức Thụy cùng một chiến sĩ mới mang 100 ki-lô-gam thuốc nổ, bí mật vượt qua nhiều tuyến phòng thủ trên mặt biển của địch. Lúc gần tới nơi thì chiến sĩ mới bị say sóng, đồng thời địch nghi ngờ, bắn rất dữ về phía có tiếng động. Nguyễn Đức Thụy bình tĩnh bơm phao bơi cho chiến sĩ mới nằm nghỉ, còn mình dìu thuốc nổ len lỏi vào đội hình tàu đỗ trong cảng tìm mục tiêu đánh. Sau ít phút quan sát, thấy 4 tàu lớn đậu kề ngang, đồng chí đã bí mật luồn vào giữa, nhanh chóng buộc khối thuốc nổ vào mạn tàu, điểm hỏa và rút ra an toàn. Mìn nổ, cả 4 chiếc tàu địch đều nổ tung. Sau trận này, các tàu lớn của chúng không dám vào cảng nữa.


Nguyễn Đức Thụy tích cực giúp đỡ đồng đội, nhất là những chiến sĩ trẻ, có trình độ ký thuật, chiến thuật đánh tàu địch.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ và được tặng 11 giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Đức Thụy được Chủ tịch nựớc Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Bảy, 2022, 08:44:49 pm
ANH HÙNG TRỊNH XUÂN HIỆP


Trịnh Xuân Hiệp sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Hà Thanh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 10 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đội trưởng đặc công 326 Bộ tham mưu Quân khu 8, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1963 đến năm 1968, Trịnh Xuân Hiệp chiến đấu ở Tây Nguyên, đồng chí đã tham gia đánh 20 trận, trận nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Từ năm 1969 đến năm 1970, Trịnh Xuân Hiệp chuyển sang đặc công nước, sau khi học xong, đồng chí xung phong đi chiến trường.


Từ năm 1971 đến năm 1975, Trịnh Xuân Hiệp chiến đấu ở khu vực Bình Đức (Mỹ Tho), đồng chí đã vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, ra vào điều tra căn cứ và tham gia đánh 10 trận, cùng đơn vị phá hủy 5 vạn tấn đạn, diệt hơn 100 tên địch.


Trận đánh kho Bình Đức ngày 13 tháng 7 năm 1972, tuy vết thương chưa lành hẳn nhưng Trịnh Xuân Hiệp vẫn chỉ huy tổ vượt qua 16 lớp rào, phá hủy 9 kho đạn (2 vạn tấn) và rút ra an toàn. Trận đánh thắng lợi đã động viên tinh thần đấu tranh của nhân dân địa phương.


Địch tăng cường canh giữ kho đạn ở Động Tâm (Mỹ Tho). Chúng rào nhiều lớp dây thép gai, gài mìn dày đặc và thường xuyên cho lính đi tuần. Ngày 20 tháng 10 năm 1974, Trịnh Xuân Hiệp bí mật tìm cách đặt mìn vào 13 kho để đạn và phá hủy hoàn toàn khu kho này.


Trước khi đánh kho xăng Tân Mỹ Chánh (Mỹ Tho) ngày 19 tháng 2 năm 1975, Trịnh Xuân Hiệp đã hơn 20 lần bò vào điều tra tỉ mỉ, cụ thể, căn cứ. Vì vậy, khi đánh đồng chí phụ trách tổ nhanh chóng đặt mìn trúng mục tiêu, đốt cháy 2.000 tấn xăng của địch.


Trịnh Xuân Hiệp đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua và tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Trịnh Xuân Hiệp được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Bảy, 2022, 08:45:22 pm
ANH HÙNG LÊ HUY HOÀNG


Lê Huy Hoàng sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 12 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng đại đội 10 công binh, tiểu đoàn 4 binh trạm 18 Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến mùa Xuân năm 1975, Lê Huy Hoàng làm nhiệm vụ mở đường, phá gỡ bom mìn, bảo đảm giao thông ở chiến trường Lào. Điều kiện sinh hoạt ở đây thiếu thốn, bom đạn địch bắn phá ác liệt nhưng bản thân luôn luôn khắc phục mọi khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng chí cùng tiểu đội phá gỡ được 236 quả bom từ trường, bom nổ chậm, 13.000 quả bom vướng nổ và mìn các loại, diệt 5 tên địch.


Đầu năm 1968, tiểu đội của Lê Huy Hoàng đã mở được một đoạn đường dài 12 ki-lô-mét ngay gần vị trí địch, hoàn thành nhiệm vụ trên giao.


Tháng 2 năm 1970, Lê Huy Hoàng phụ trách một tổ làm nhiệm vụ trinh sát và phá bom mìn của địch trên đường số 7. Mặc cho máy bay địch bắn phá rất ác liệt, có ngày địch đánh hơn 10 lượt, thả bom nổ chậm và bom vướng nổ trúng mặt đường, đồng chí dẫn đầu tổ đi tìm và phá từng quả bom, bảo đảm giao thông thông suốt. Có lần bom nổ, đất lấp gần kín người, bản thân ngất đi nhưng lúc tỉnh dậy Lê Huy Hoàng lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Những ngày sau đó, tổ có ba người thì hai hy sinh, còn một mình nhưng Lê Huy Hoàng vẫn bình tĩnh tiếp tục nhiệm vụ phá bom. Riêng bản thân đã tháo gỡ được 45 quả bom nổ chậm và bom từ trường, 270 quả bom vướng nổ, bảo đảm đường thông suốt.


Lê Huy Hoàng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được bầu là Chiến sĩ Quyết thảng, 5 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Lê Huy Hoàng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Bảy, 2022, 08:45:48 pm
ANH HÙNG ĐOÀN VĂN PHAN


Đoàn Văn Phán sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Tái Sơn, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội phó, đại đội 1 tiểu đoàn 16 cao xạ trung đoàn 71 đoàn 75 Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1970 đến mùa Xuân năm 1975 Đoàn Văn Phán, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, đồng chí đã đánh hơn 100 trận, chỉ huy đơn vị bắn rơi 7 máy bay địch, tạo điều kiện cho bộ binh chiến đấu thắng lợi.


Trận ngày 16 tháng 4 năm 1972, đơn vị làm nhiệm vụ yểm trợ cho bộ binh chiến đấu ở thị xã Bình Long, địch tập trung đánh phá ác liệt vào trận địa cao xạ. Đoàn Văn Phán bị thương ở lưng nhưng vẫn một mình làm nhiệm vụ của ba số pháo thủ, tích cực bắn để thu hút máy bay địch về phía mình. Kết quả, đơn vị Đoàn Văn Phán bắn rơi 1 máy bay, hoàn thành nhiệm vụ yểm hộ cho bộ binh chiến đấu thắng lợi.


Trận ngày 11 tháng 5 năm 1972 ở thị xã Bình Long, ngay loạt đạn đầu, khẩu đội Đoàn Văn Phán đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay A.37. Địch cho nhiều tốp máy bay ném xuống trận địa hàng trăm quả bom. Lúc này chỉ còn một khẩu pháo của khẩu đội Đoàn Văn Phán, bản thân vẫn động viên đồng đội quyết tâm hiệp đồng và kiên quyết cùng bộ binh tiếp tục chiến đấu thắng lợi.


Đoàn Văn Phán tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ kỹ thuật bắn máy bay địch và luôn luôn giúp đỡ đồng đội cùng tiến bộ.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, được tặng 10 bằng khen, và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Đoàn Văn Phán được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 18 Tháng Bảy, 2022, 08:46:17 pm
ANH HÙNG ĐINH VĂN BIÊNG


Đinh Văn Biêng sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Ninh Vân, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình, nhập ngũ tháng 9 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó, trung đội vận tải thô sơ thuộc đại đội 2 tiểu đoàn 2 Cục hậu cần Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


 Từ năm 1967 đến tháng 4 năm 1975, Đinh Văn Biêng làm nhiệm vụ vận tải hàng quân sự trên nhiều tuyến đường ở miền Đông Nam Bộ. Đường có nhiều khó khăn: lắm dốc, lầy lội về mùa mưa, địch thường xuyên bắn phá... Nhưng đồng chí có quyết tâm cao, hăng hái làm việc, hằng năm thường đạt ngày công cao nhất đơn vị.


Ngoài ra, Đinh Văn Biêng còn tích cực nghiên cứu, cải tiến xe đạp thồ, không ngừng đưa năng suất vận tải tăng lên; trọng tải thồ từ 95 ki-lô-gam lên 600 ki-lô-gam một xe; trọng lượng bình quân từ 220 ki-lô-gam lên 275 ki-lô-gam một công.


Tổng cộng trong 8 năm làm nhiệm vụ vận tải, Đinh Văn Biêng thồ được 500 tấn hàng và bảo quản tốt, tới nơi an toàn.


Đinh Văn Biêng còn tham gia chiến đấu bảo vệ kho hàng, đánh 10 trận, diệt 50 tên địch.


Đồng chí đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 7 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, được tặng 27 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Đinh Văn Biêng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Bảy, 2022, 09:16:55 am
ANH HÙNG LƯƠNG VĂN BIÊNG


Lương Văn Biêng sinh năm 1944, dân tộc Mường, quê ở xã Nam Tiến, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 7 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tiểu đội trưởng đại đội 19 công binh, trung đoàn 33, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1974, Lương Văn Biêng chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ. Lúc trực tiếp đánh giặc, khi vận chuyển gạo, đạn hoặc chở đò cho bộ đội qua sông, đồng chí đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Cùng với tiểu đội, Lương Văn Biêng đã diệt hàng trăm tên địch, chở hàng trăm chuyến đò cho bộ đội qua sông an toàn trong điều kiện địch bắn phá ác liệt. Riêng bản thân diệt 165 tên (có 68 tên Mỹ, 5 tên Úc), bắn cháy 2 xe tăng, phá hủy 1 kho đạn.


Trận đánh sân bay Tánh Linh (Bình Tuy) tháng 6 năm 1970, Lương Văn Biêng dẫn đầu tổ đánh thẳng vào khu sân bay địch. Ngay phút đầu, đồng chí đã diệt 1 súng cối, 2 khẩu đại liên và làm nổ 1 kho đạn. Địch đông gấp bội và chống trả quyết liệt nhưng Lương Văn Biêng vẫn động viên tổ chiến đấu diệt gần hết 1 đại đội Mỹ, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác, tạo thuận lợi cho mũi bạn tiêu diệt khu Tánh Linh.


Tháng 8 năm 1971, sau khi làm xong công tác tuyên truyền ở một ấp chiến lược, lúc trở ra thì gặp đoàn xe vận tải của địch; Lương Văn Biêng đã chỉ huy tổ diệt 2 xe và động viên anh em đánh lui nhiều đợt phản kích của chúng, diệt 30 tên. Riêng đồng chí diệt 17 tên.


Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1974, Lương Văn Biêng chỉ huy trung đội đánh 4 trận trên đường số 1 và khu vực Bảo Ninh, diệt hơn 100 địch. Riêng đồng chí diệt được 21 tên, thu 6 súng các loại.


Lương Văn Biêng hết lòng thương yêu đồng đội. Nhiều lần thấy bom địch nổ gần, đồng chí đã lấy thân mình che cho thương binh.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 9 lần là Dũng sĩ và được tặng 24 bằng khen, giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Lương Văn Biêng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Bảy, 2022, 09:17:24 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN CHỒN


Nguyễn Văn Chồn sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xả Tân Hào, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 3 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, xưởng phó sản xuất vũ khí bộ đội địa phương huyện đội Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1964 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Chồn làm nhiệm vụ sản xuất mìn, lựu đạn, thủ pháo..., phục vụ lực lượng vũ trang trong huyện chiến đấu. Đồng chí làm việc không kể ngày đêm, tích cực phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đưa năng suất ngày càng tăng, tiết kiệm được nguyên vật liệu. Nguyễn Văn Chồn còn dẫn đầu đơn vị đi sưu tầm bom đạn lép của địch tháo lấy thuốc nổ sản xuất vũ khí.


Xưởng do Nguyễn Văn Chồn phụ trách đã sản xuất được hàng vạn quả lựu đạn, mìn và thủ pháo các loại, vượt chỉ tiêu quy định. Riêng đồng chí đã làm được 8.000 quả lựu đạn, 1.200 quả thủ pháo, 200 quả mìn định hướng và thu nhặt được 3.500 ki-lô-gam thuốc nổ.


Nguyễn Văn Chồn còn tham gia chiến đấu bảo vệ xưởng, cùng đơn vị diệt hàng trăm tên địch. Riêng bản thân diệt 92 tên, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng.


Nguyễn Văn Chồn cần cù, chịu khó, khiêm tốn học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. Vì vậy, từ chưa biết gì về cách chế tạo vũ khí, đồng chí đã dần dần nắm vững kỹ thuật và sản xuất nhiều loại vũ khí phục vụ chiến đấu tại địa phương.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, được tặng 8 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Văn Chồn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Bảy, 2022, 09:19:07 am
ANH HÙNG ĐINH VĂN ĐEN


Đinh Văn Đen sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Mai Động, huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 5 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng, thợ điện bậc 3 sửa chữa ô tô thuộc đại đội 5 ô tô vận tải, tiểu đoàn 101, trung đoàn 13, sư đoàn 571 Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến tháng 4 năm 1975, Đinh Văn Đen công tác ở tuyến đường Trường Sơn thuộc Bộ tư lệnh 559, nơi địch đánh phá ác liệt, đồng chí đã có quyết tâm cao, tìm mọi cách sửa chữa ô tô được tốt, nhanh, phục vụ kịp thời nhiệm vụ vận chuyển. Đinh Văn Đen đã sửa chữa được 630 lượt chiếc xe bị hỏng trên tuyến đường.


Tháng 3 năm 1970, đoàn xe vận chuyển của đơn vị đến một trọng điểm thì bị máy bay địch bắn phá. Xe đi đầu bị cháy, cả đoàn phải dừng lại. Đinh Văn Đen nhanh chóng xông vào dập tắt lửa và bình tĩnh sửa chiếc xe ngay giữa lúc địch đánh phá, kịp thời mở đường cho cả đoàn khẩn trương vượt trọng điểm an toàn.


Tháng 5 năm 1972, đoàn xe gồm 30 chiếc chờ vũ khí vào chiến trường Trị Thiên. Vừa tới khu vực trọng điểm thì chiếc xe thứ ba bị hỏng, vì đường quá hẹp nên những chiếc đi sau không vượt lên được. Trời lại sắp sáng. Đinh Văn Đen đã mang hết tâm lực ra sửa chữa xe và chỉ sau 30 phút, xe sửa xong, cả đoàn xe nhanh chóng vượt trọng điểm được một đoạn thì máy bay B.52 ập đến đánh khu vực xe vừa đó.


Đinh Văn Đen có tinh thần đoàn kết giúp đỡ đồng đội đồng chí đã sửa chữa cho đơn vị bạn 95 chiếc xe. Bản thân còn tích cực đến những nơi địch hay đánh phá, thu nhặt vật liệu ở các xe bị địch đánh hỏng về làm phụ từng thay thế.


Đồng chí đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 7 lần được bầu là Chiến sĩ Quyết thắng và Chiến sĩ thi đua, được tặng 12 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Đinh Văn Đen được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Bảy, 2022, 09:19:46 am
ANH HÙNG PHẠM VĂN CÁN


Phạm Văn Cán sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 12 năm 1971. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, chiến sĩ lái xe dắt, đại đội 11, Đoàn 26, phòng kỹ thuật Bộ tư lệnh Thiết giáp Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 9 năm 1972, Phạm Văn Cán cùng đơn vị hành quân 2.000 ki-lô-mét vào chiến trường Đông Nam Bộ, đồng chí đã không ngại hy sinh, vượt qua bom đạn ác liệt do máy bay địch bắn phá, cứu kéo được 73 lượt chiếc xe tăng, xe thiết giáp sa lầy, đồ hoặc bị chết máy trên dọc đường.


Từ tháng 5 năm 1973 đến tháng 4 năm 1975, Phạm Văn Cán làm nhiệm vụ dắt xe tăng, xe thiết giáp trong chiến đấu, đồng chí tham gia ba chiến dịch, cứu kéo được 40 chiếc về tới nơi an toàn.


Trong chiến dịch Bến Cát từ tháng 5 đến tháng 9 nám 1974, tuy trời mưa nhiều, đường lầy lội, địch lại bắn phá ác liệt nhưng Phạm Văn Cán luôn luôn lao vào khó khăn, nguy hiểm làm nhiệm vụ. Có lần, giữa hỏa lực dày đặc của giặc, đồng chí vẫn bình tĩnh lái, xông vào cách chúng 100 mét, kéo cứu được một xe tăng ra ngoài. Chiến dịch này Phạm Văn Cán đã cứu kéo được 18 chiếc xe tăng về sửa chữa, khôi phục lại, tiếp tục chiến đấu.


Trận đánh quận lỵ Chơn Thành (Bình Long) tháng 4 năm 1975, hai xe tăng của ta bị hỏng nằm sát trận địa địch, có nguy cơ bị chúng cướp xe hoặc phá hủy. Dưới lửa đạn dày đặc của địch, Phạm Văn Cán động viên đồng đội bình tĩnh, quyết tâm cứu kéo xe. Đồng chí đã dũng cảm mở nắp xe, nhô người ra ngoài vừa lái vừa quan sát để xe khỏi bị trúng bãi mìn. Thấy nguy hiểm, các chiến sĩ can ngăn thì Phạm Văn Cán nói: "Thà một mình tôi hy sinh chứ không thể để xe bị mìn và tất cả mọi người bị thương vong vô ích...". Với quyết tâm cao, đồng chí đã cứu kéo được 2 xe tăng về nơi an toàn và cổ vũ được đồng đội xông lên tiêu diệt địch.


Phạm Văn Cán luôn luôn có ý thức tích cực bảo quản xe máy, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, được tặng 4 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Phạm Văn Cán được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Bảy, 2022, 09:20:21 am
ANH HÙNG CAO XUÂN CỚI


Cao Xuân Cới sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoằng Phương, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 4 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, trung đội trưởng bộ binh, đại đội 11, tiểu đoàn 9, trung đoàn 209, sư đoàn 7, Quân đoàn 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1971 đến năm 1972 Cao Xuân Cới làm nhiệm vụ nuôi quân, đồng chí nêu cao tinh thần phục vụ hết lòng vì đơn vị, thường xuyên kiếm rau, củ rừng về cải thiện bữa ăn, vượt qua bom đạn địch đưa cơm nóng, canh ngọt đến trận địa cho các chiến sĩ.


Trong chiến dịch Nguyễn Huệ từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1972. đơn vị làm nhiệm vụ chốt chặn địch trên đường số 13. Suốt 4 tháng trời, ngày nào Cao Xuân Cới cũng 2 lần vượt qua bom đạn địch, đi hàng 5, 6 ki-lô-mét đưa cơm nóng tới trận địa cho chiến sĩ. Khi về, đồng chí còn xung phong cáng thương binh chuyển về phía sau an toàn.


Từ năm 1973 đến tháng 4 năm 1975, Cao Xuân Cới chỉ huy tiểu đội, trung đội rồi đại đội đánh hơn 10 trận, diệt 400 địch. Riêng bản thân diệt 92 tên, thu 12 súng các loại.


Trận đánh ở ấp Thái Hưng (Lâm Đồng) ngày 29 tháng 8 năm 1974, trung đội còn 12 người, bản thân lại bị thương nhưng Cao Xuân Cới vẫn bình tĩnh chỉ huy anh em đánh lui nhiều đợt phản kích của 1 tiểu đoàn địch, diệt gần 100 tên. Riêng đồng chí diệt 30 tên.


Cao Xuân Cới luôn luôn xung phong gương mẫu, nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ trên giao.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua và được tặng 7 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Cao Xuân Cới được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Bảy, 2022, 09:20:58 am
ANH HÙNG PHẠM THÀNH LƯỢNG
(LIỆT SĨ)


Phạm Thành Lượng (tức Phạm Truyền Thống), sinh năm 1948, quê ở xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Rạch Giá, vào An ninh vũ trang tháng 6 năm 1968. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng, đoàn 180, An ninh vũ trang tỉnh Rạch Giá.


Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, năm 12 tuổi Phạm Thành Lượng đã tham gia hoạt động văn nghệ cách mạng ở địa phương, rồi thoát ly gia đình vào đội bảo vệ huyện ủy, đồng chí nhập ngũ An ninh vũ trang tháng 6 năm 1968.


Phạm Thành Lượng là chiến sĩ bảo vệ tuyệt đối trung thảnh với Đảng, là người chỉ huy mưu trí, nghiêm túc và gương mẫu toàn diện. Đồng chí gương mẫu thực hiện nội quy bảo vệ cơ quan, bảo mật phòng gian, đồng thời tổ chức cho đơn vị thực, hiện nghiêm chỉnh: chủ động làm phương án bảo vệ tại chỗ và bảo vệ cấp ủy đi công tác, di chuyển căn cứ, 10 năm liền tục làm công tác bảo vệ Đảng, Phạm Thành Lượng và đơn vị của đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Phạm Thành Lượng chiến đấu dũng cảm, mưu trí chỉ huy đơn vị diệt nhiều địch, sẵn sàng xả thân bảo vệ Đảng. Đồng chí đã chiến đấu nhiều trận, có 10 trận tiêu biểu, riêng đồng chí diệt 30 tên địch, góp phần vào thành tích chiến đấu, bảo vệ căn cứ của đơn vị.


Ngày 22 tháng 3 năm 1975, đơn vị Phạm Thành Lượng được giao nhiệm vụ đánh tiêu diệt đồn Mơ Công của địch để mở rộng căn cứ cách mạng, đồng thời phối hợp với toàn Miền trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, 5 đêm liền, đồng chí bám sát đồn địch để điều tra nghiên cứu. Khi đơn vị đã chiếm lĩnh xong trận địa, chuẩn bị tấn công thì bị địch phát hiện. Chúng tập trung hỏa lực bắn chặn quyết liệt. Phạm Thành Lượng là chỉ huy mũi xung kích. Tổ đánh bộc phá bị thương vong nặng, đồng chí trực tiếp xông lên, đánh liền hai quả bộc phá. Bộc phá nổ gần, bị sức ép, nhưng Phạm Thành Lượng vẫn chỉ huy đơn vị dũng cảm vượt lên. Vào sâu, đơn vị gặp chiến hào và tường cao 2 mét, bên trong là bãi mìn. Địa thế rất khó dùng bộc phá tạo cửa mở. Phạm Thành Lượng đã móc bộc phá lên tường, giật nụ xòe. Bộc phá nổ, cửa mở được tạo ra, nhưng đồng chí đã bị tung lên cao, rồi rơi xuống một đống dây thép gai. Bộ đội xung phong, đánh chiếm được lô cốt. Phạm Thành Lượng bị thương, nhưng không rời vị trí chiến đấu. Trời gần sáng, địch bị tiêu diệt và bị bắt hoàn toàn, vì vết thương quá nặng đồng chí đã anh dũng hy sinh.


Phạm Thành Lượng luôn luôn nêu cao ý thức tổ chức, kỷ luật, sẵn sàng xả thân bảo vệ Đảng, lập công xuất sắc, đồng chí đã được thưởng Huân chương Chiến công.


Ngày 24 tháng 1 năm 1976, Phạm Thành Lượng được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công giải phóng hạng nhì.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Bảy, 2022, 09:21:31 am
ANH HÙNG LÊ HỒNG NHI
(LIỆT SĨ)


Lê Hồng Nhi, sinh năm 1954, quê ở xã Hưng Thiện, huyện Giá Rai, tỉnh Minh Hải. Tham gia cách mạng tháng 1 năm 1971, nhập ngũ vào An ninh vũ trang tháng 4 năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội trưởng, An ninh vũ trang Tây Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, quê hương Lê Hồng Nhi trong hai cuộc kháng chiến là căn cứ địa cách mạng. Sớm giác ngộ cách mạng, từ nhỏ đã hăng hái tham gia sinh hoạt thiếu nhi; 17 tuổi, Lê Hồng Nhi tham gia du kích, chiến đấu, diệt ác, phá kìm, bảo vệ cán bộ của Đảng.


Vào An ninh vũ trang, sau khóa huấn luyện, Lê Hồng Nhi được điều động về đại đội 3, tiểu đoàn 1, làm nhiệm vụ bảo vệ Khu ủy. Căn cứ Khu ủy lúc ấy là căn cứ lõm, phải di chuyển, thay đổi địa điểm nhiều lần. Đồng chí đã tận tụy cùng đồng đội xây dựng hầm bí mật, công sự... để bảo vệ cấp ủy, Lê Hồng Nhi còn tích cực vận động quẩn chúng phòng gian, giữ bí mật, xây dựng xã, ấp chiến đấu, làm hầm chông, cạm bẫy để chặn địch.


Lê Hồng Nhi đã tham gia chiến đấu hàng chục trận, cùng đơn vị diệt nhiều tên địch, bắt nhiều tù binh, thu vũ khí. Đồng chí luôn nêu cao quyết tâm chiến đấu, lập công xuất sắc. Trong trận diệt đồn địch ở Ông Sáu, ngày 31 tháng 7 năm 1974, Lê Hồng Nhi đã vinh dự được kết nạp vào Đảng tại trận địa.


Tháng 2 năm 1975, đơn vị cùng các lực lượng vây đồn Vàm Sáng. Để cứu bọn lính trong đồn đang nguy khốn địch cho 1 tiểu đoàn đánh giải vây và mở một cuộc càn quét vào căn cứ cách mạng. Lê Hồng Nhi được giao nhiệm vụ chỉ huy 6 chiến sĩ chiến đấu chặn địch, tạo điều kiện cho đơn vị bảo vệ cấp ủy di chuyển an toàn đến địa điểm mới. Quân địch đông, lại có phi pháo yểm trợ. Quân ta ít, địa hình trống trải. Lê Hồng Nhi hạ quyết tâm chiến đấu đến cùng. Đồng chí bình tĩnh, mưu trí, chỉ huy anh em chiến đấu suốt từ sáng đến chiều, diệt hàng chục tên địch; đầy lùi nhiều đợt tấn công của chúng. Càng về sau, cuộc chiến đấu càng ác liệt, 6 chiến sĩ bị thương vong. Còn một mình Lê Hồng Nhi vẫn kiên quyết chiến đấu, hết đạn đồng chí lấy súng địch diệt địch, đánh đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh.


Ngày 24 tháng 1 năm 1976, Lê Hồng Nhi được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công giải phóng hạng nhì.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Bảy, 2022, 09:22:23 am
ANH HÙNG TRƯởNG THÀNH CHƠI
(LIỆT SĨ)


Trưởng thành Chơi (tức Trưởng thành Công), sinh năm 1952, quê ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho, nhập ngũ ngày 20 tháng 3 năm 1969. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội phó, An ninh vũ trang tỉnh Mỹ Tho, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sinh ra trong một gia đình nghèo. Năm 17 tuổi Trưởng thành Chơi nhập ngũ vào bộ đội địa phương, đã chiến đấu nhiều trận. Tháng 8 năm 1970, Trưởng thành Chơi được điều động sang An ninh vũ trang. Ba năm liên tục chiến đấu, hoạt động tại địa bàn ác liệt, đồng chí đã cùng đơn vị kiên cường bám trụ, chiến đấu, bảo vệ an toàn Tỉnh ủy và căn cứ ở Mỹ Tho. Những năm 1970 - 1971 là những năm địch kiểm soát gắt gao, lực lượng giao liên của tỉnh gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển công văn, tài liệu và đưa đón cán bộ cấp ủy đi công tác. Trưởng thành Chơi đã được giao nhiệm vụ nặng nề ấy, đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


20 tuổi đời, chưa tròn ba tuổi quân, Trưởng thành Chơi đã tham gia chiến đấu trên 60 trận, diệt 200 tên địch, góp phần cùng đơn vị bẻ gãy các trận càn quét của địch, bảo vệ căn cứ, bảo vệ an toàn cấp ủy. Trong chiến đấu, đồng chí luôn luôn dũng cảm, mưu trí, nghi binh lừa địch, đẩy chúng vào tình huống bị bất ngờ, để tiêu diệt. Trưởng thành Chơi luôn luôn chiến đấu ở mũi xung kích, gây thương vong cho địch bằng lựu đạn, bằng giàn thun1 (Dùng dây cao su loại lớn buộc vào hai cành cây để bắn lựu đạn đi xa, diệt địch) và bãi gài. Có trận, tổ đồng chí ngoan cường chiến đấu suốt 10 ngày. Có trận Trưởng thành Chơi chỉ huy tổ ba người chiến đấu kìm chân địch suốt 23 ngày, diệt 80 tên địch, bẻ gãy cuộc càn của địch.


Ngày 9 tháng 5 nãm 1973, trong trận chiến đấu chống 2 tiểu đoàn địch càn vào căn cứ cách mạng, Trưởng thành Chơi bị thương nặng và không may đã sa vào tay giặc. Bị tra tấn dã man, đồng chí vẫn giữ vững khí tiết cách mạng và đã anh dũng hy sinh.


Trưởng thành Chơi luôn hết lòng thương yêu nhân dân, tới đâu, đồng chí cũng tham gia sản xuất, nhường cơm sẻ áo cho dân. Đồng chí đã được thưởng nhiều Huân chương Chiến công và bằng khen.


Ngày 24 tháng 1 năm 1976, Trưởng thành Chơi được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công giải phóng hạng nhì.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Bảy, 2022, 09:22:54 am
ANH HÙNG KIỀU VĂN NIẾT


Kiều Văn Niết, sinh năm 1951, quê xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 11 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đội phó đội thông tin, trung đoàn 2, An ninh vũ trang Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Kiều Văn Niết cha mẹ bị giặc giết, lên 8 tuổi đã phải đi ở. Do vậy, từ nhỏ đồng chí đã căm thù giặc, có khát vọng chiến đấu góp phần giải phóng quê hương. Năm 1968, Kiều Văn Niết nhập ngũ, làm liên lạc đại đội. Nhiệm vụ chuyển công văn, tài liệu trong địa bàn Củ Chi lúc ấy vô cùng nguy hiểm, nhưng đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Kiều Văn Niết còn thường xuyên đột nhập vào ấp chiến lược nắm tình hình, xây dựng cơ sở, bảo vệ cán bộ vào ấp hoạt động tuyệt đối an toàn.


Đầu năm 1969, Kiều Văn Niết được điều động về đơn vị chiến đấu. Đồng chí tham gia đánh 18 trận, diệt 18 tên địch, bắn cháy 1 xe tăng. Trận đánh hiệu quả của Kiều Văn Niết là trận đánh tại ấp Vườn Trầu, xã Phước Thạnh, ngày 17 tháng 8 năm 1969. Địch cho hàng chục xe tăng yểm trợ một trung đoàn bộ binh Mỹ càn quét. Tổ ba người của đồng chí tạm lánh xuống hầm bí mật. Địch phun xăng, đốt trụi cây cối, nhà cửa, sau đó bộ binh lùng sục, xăm hầm. Nắp hầm của các đồng chí bị xe tăng làm sụt. Bọn Mỹ la hét, bắn loạn xạ. Kiều Văn Niết vọt lên, dùng súng AK diệt 7 tên Mỹ, dùng B40 bắn cháy một xe tăng. Tổ đồng chí đang rút ra thì bất ngờ một xe tăng lao đến, Kiều Văn Niết bình tĩnh dùng lựu đạn diệt tên Mỹ bám sau xe, cả tổ rút an toàn.


Trận đánh vào ấp chiến lược Bầu Tre tổ chiến đấu gồm 3 người. Trong quá trình chiến đấu một người hy sinh, Kiều Văn Niết và tổ trưởng bị lạc nhau. Đồng chí dùng lựu đạn diệt nhiều địch. Một mảnh đạn cối phạt gần đứt cánh tay phải, để dễ dàng cơ động, tiếp tục chiến đấu, Kiều Văn Niết đã tự dứt bỏ phần da thịt còn lại. Làm đi làm lại mãi không đứt, máu ra nhiều, đồng chí đã mấy lần bị ngất. Tỉnh dậy, vai khoác súng, bàn tay trái nắm chặt vết thương, Kiều Văn Niết tìm đường về đơn vị. Vừa điều trị, đồng chí vừa tập lao động bằng tay trái, chăm chỉ học chính trị và văn hóa. Thủ trưởng đơn vị định đưa Kiều Văn Niết ra Bắc an dưỡng, học tập. Đồng chí xin ở lại chiến trường tiếp tục hoạt động. Kiều Văn Niết lại được nhận nhiệm vụ giao liên và đã đảm bảo tuyệt đối an toàn mọi chuyến đi công tác. Đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ huy tổ giao liên.


Cuối năm 1974, tổ giao liên phát triển thành trung đội thông tin, chuẩn bị phục  vụ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Tranh thủ thời gian Kiều Văn Niết tích cực huấn luyện các chiến sĩ về nghiệp vụ, kỹ thuật, kết quả trong chiến dịch, đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Kiều Văn Niết đã được thưởng Huân chương Ghiến công, nhiều lần là Dũng sĩ.


Ngày 24 tháng 1 năm 1976, Kiều Văn Niết được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công giải phóng hạng ba.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 23 Tháng Bảy, 2022, 09:23:27 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN ĐIỆN


Nguyễn Văn Điện (tức Thanh Diệp), sinh năm 1942, quê ở xã Mỹ Hạnh Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính   trị viên tiểu đoàn, An ninh vũ trang tỉnh Mỹ Tho, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Văn Điện đã được giao nhiều nhiệm vụ trong những hoàn cảnh khác nhau, nhiệm vụ nào, đồng chí cũng tận tâm tận lực hoàn thành xuất sắc. Khi làm chiến sĩ cận vệ, Nguyễn Văn Điện đã anh dũng chiến đấu, cùng đơn vị đánh trả máy bay địch, bắn cháy 5 chiếc, bảo vệ an toàn căn cứ.


Khi làm đại đội trưởng, thuộc tiểu đoàn 367, Nguyễn Văn Điện đã mưu trí và dũng cảm chỉ huy đơn vị chống địch càn quét ở hướng chủ yếu, đánh   bật nhiều đợt tấn công của chúng, giữ vững trận địa, diệt 180 tên, thu nhiều vũ khí. Riêng đồng chí diệt 12 tên.


Khi làm phái viên của khu xuống tiểu đoàn 3, đơn vị đang hành quân chiến đấu đến Kiến Tường thì đụng địch. Tiểu đoàn chiến đấu quyết liệt suốt 2 ngày với sư đoàn 9 của địch, ban chỉ huy hy sinh hết. Tập thể cán bộ, chiến sĩ yêu cầu đồng chí chỉ huy tiểu đoàn 3 tiếp tục chiến đấu. Nguyễn Văn Điện đã chỉ huy đơn vị tiến hành nghi binh, lừa địch, phối hợp bắn tỉa, đánh lẻ với hỏa lực tập trung, bố trí bãi mìn, lựu đạn, bắn giàn thun... tiêu hao sinh lực địch, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của chúng. Đơn vị diệt 200 tên, bọn địch phải lui quân. Phán đoán bộ binh địch lui quân để củng cố đội hình, phi pháo sẽ oanh tạc dữ dội vào trận địa ta, tiếp đó bộ binh địch sẽ xông lên, Nguyễn Văn Điện khẩn trương cho đơn vị dàn mỏng đội hình để tránh thương vong, củng cố hầm hào, công sự, đưa thương binh về tuyến sau. Quả nhiên địch cho máy bay và pháo đánh phá dữ dội vào trận địa ta, sau đó bộ binh địch lại ào lên. Bình tĩnh chờ địch đến gần, Nguyễn Văn Điện phát lệnh nổ súng. Địch bị đánh bất ngờ chúng hốt hoảng chạy tán loạn và phải rút lui hẳn.


Khi làm đội trưởng đơn vị bảo vệ Tỉnh ủy, tới địa phương nào, Nguyễn Văn Điện cúng chăm lo công tác vận động quần chúng, xây dựng phòng tuyến nhân dân bảo vệ căn cứ cách mạng, hợp đồng cùng các lực lượng xây dựng, huấn luyện dân quân, du kích, xây dựng xã, ấp chiến đấu, bảo vệ an toàn cấp ủy.


Nguyễn Văn Điện là một cán bộ thường xuyên rèn luyện, học tập, quan tâm giáo dục chiến sĩ, xây dựng đơn vị vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Riêng đồng chí đã giáo dục, giới thiệu 16 quần chúng ưu tú vào Đảng.


Nguyễn Văn Điện đã được thưởng Huân chương Chiến công, nhiều bằng khen và giấy khen.


Ngày 24 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Văn Điện được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Bảy, 2022, 02:56:52 pm
ANH HÙNG LÊ VĂN LẪM
(LIỆT SĨ)
   

Lê Văn Lẫm, sinh năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 1 năm 1946. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu tá, trung đoàn trưởng trung đoàn 591 pháo cao xạ, Bộ tư lệnh Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1972, Lê Văn Lẫm tham gia chiến đấu bắn máy bay địch bảo vệ tuyến đường vận tải Trường Sơn. Lúc làm phó phòng cao xạ thuộc Bộ tư lệnh, đồng chí thường xuyên đi sát cơ sở chiến đấu, tích cực nghiên cứu những thủ đoạn đánh phá của địch, đề xuất nhiều biện pháp hay giúp trên chỉ đạo các đơn vị cao xạ bắn rơi nhiều máy bay, bảo vệ các đoàn xe vận tải và các đơn vị hành quân vào chiến trường an toàn. Khi làm trung đoàn trưởng pháo cao xạ, trong các trận đánh, Lê Văn Lẫm luôn luôn nêu cao tinh thần chủ động, mưu trí, linh hoạt, bị thương vẫn không rời vị trí chiến đấu, chỉ huy các đơn vị bắn rơi 120 máy bay địch và góp phần xây dựng trung đoàn trở thành Đơn vị Anh hùng.


Trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), mặc cho máy bay địch bắn phá rất ác liệt, Lê Văn Lẫm luôn luôn có mặt ở trận địa, bình tĩnh, gan dạ chỉ huy trung đoàn bắn rơi 101 máy bay. Đặc biệt, ngày 5 tháng 3 năm 1971, đơn vị bắn rơi tại chỗ 10 máy bay lên thằng chở đầy lính, bẻ gãy một mũi đổ bộ đường không của địch.


Trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, các trận địa của ta đều bị địch đánh phá, đơn vị có thương vong, nhưng Lê Văn Lẫm vẫn động viên các chiến sĩ ngoan cường chiến đấu bắn rơi 13 máy bay phản lực, bảo vệ được mục tiêu. Ngày 5 tháng 7 năm 1972, đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Lê Văn Lẫm là một cán bộ chỉ huy mẫu mực, luôn luôn chăm lo đến sự tiến bộ của đơn vị, được các chiến sĩ tin yêu mến phục.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 6 bằng khen và giấy khen.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Lê Văn Lẫm được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Bảy, 2022, 02:57:39 pm
ANH HÙNG NGÔ VIẾT HỮU
(LIỆT SĨ)


Ngô Viết Hữu sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 1 năm 1970. Khi hy sinh, đồng chí là trưởng ban đặc công tỉnh đội Quảng Nam, Quân khu 5, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ chiến sĩ lên cán bộ đại đội, Ngô Viết Hữu luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong chiến đấu, đồng chí có tinh thần dũng cảm, mưu trí, táo bạo, trận nào cũng chỉ huy đơn vị đánh thắng, tiêu diệt được hơn 600 tên địch, thu 200 súng các loại, riêng bản thân diệt hơn 80 tên, thu 10 súng.


Có trận Ngô Viết Hữu chỉ huy một tổ 7 người diệt gọn 3 trung đội ngụy, làm chủ cứ điểm. Một trận khác, khi quân ta bí mật vượt qua hàng rào thì gặp 2 tên lính gác. Đồng chí nhanh chóng diệt 2 tên này rồi dẫn đơn vị đánh thẳng vào giữa vị trí địch, diệt 2 trung đội ngụy, thu 40 súng.


Có đợt trong một tháng, Ngô Viết Hữu đã chỉ huy đơn vị tiêu diệt 4 vị trí địch.


Ngày 15 tháng 4 năm 1972, sau khi cùng đồng đội chiến đấu diệt 1 đại đội địch ở cứ điểm Chà Vu (Quảng Nam), đồng chí đã hy sinh anh dũng.


Ngô Viết Hữu đã nêu cao tinh thần tiến công địch đến cùng; hai lần bị thương nặng phải đi điều trị, lúc ra viện đồng chí không chịu nghỉ ngơi, xin bằng được trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 11 lần là Dũng sĩ.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Ngô Viết Hữu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Bảy, 2022, 02:58:10 pm
LÊ THỊ TÁM


Lê Thị Tám sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, nhập ngũ tháng 8 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, chính trị viên phó huyện đội huyện Triệu Phong, tỉnh Bình Trị Thiên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1963 đến tháng 3 năm 1973 Lê Thị Tám đã qua các cương vị: du kích xã, xã đội phó, xã đội trưởng kiêm bí thư xã đoàn, bí thư đảng ủy xã, bí thư phụ nữ huyện, chính trị viên phó huyện đội, ở cương vị công tác nào Lê Thị Tám cũng luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Trong chiến đấu, Lê Thị Tám đã dũng cảm, mưu trí, linh hoạt chỉ huy đơn vị đánh hơn 100 trận, diệt 450 địch, bắt 32 tên, phá hủy 27 xe tăng, bắn rơi 2 máy bay và bắn chìm 2 ca nô.


Tháng 2 năm 1965, Lê Thị Tám chỉ huy một tổ du kích gồm 7 người đánh lui 3 đợt phản kích của 1 tiểu đoàn địch ở thị xã Quảng Trị.


Ngày 8 tháng 9 năm 1965, Lê Thị Tám chỉ huy một tổ du kích 3 người bắn chìm 2 ca nô địch trên sông Thạch Hãn giữa ban ngày. Nhiều lần, mặc cho địch canh phòng nghiêm ngặt, đồng chí vẫn gan dạ, xung phong dẫn bộ đội vào đánh các căn cứ Ái Tử, La Vang, thị xã Quảng Trị.


Mùa xuân năm 1975 Lê Thị Tám chỉ huy 1 đại đội bộ đội địa phương truy kích địch tới Mỹ Chánh, diệt và bắt nhiều tên.


Đối với công tác xây dựng cơ sở và vận động quần chúng ở địa phương, Lê Thị Tám đã kiên trì bám đất, bám dân, phát triển nhiều cơ sở cách mạng. Có lúc địch đánh phá rất ác liệt, việc liên lạc với trên bị gián đoạn, phải nằm hầm bí mật hàng tháng nhưng đồng chí vẫn tích cực hoạt động. Lê Thị Tám đã vận động giác ngộ quần chúng, góp phần chủ yếu xây dựng được 3   tổ đảng, 6 tổ du kích, 4 tổ đấu tranh chính trị, 359 cơ sở tin cậy, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng ở địa phương ngày càng mạnh. Đồng chí còn vận động được 1 trung đội phòng vệ dân sự nổi dậy phá bốt trở về với nhân dân.


Lê Thị Tám luôn luôn được nhân dân yêu mến, che chở, tạo điều kiện để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba và được tặng 4 bằng khen.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Lê Thị Tám được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Bảy, 2022, 02:58:44 pm
ANH HÙNG NGUYỄN THỊ THU TRANG


Nguyễn Thị Thu Trang sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, nhập ngũ tháng 12 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là  thượng sĩ, chiến sĩ đội 4 biệt động thành đội Sài Gòn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Hai năm 1968 và 1969, Nguyễn Thị Thu Trang hoạt động ở thị trấn Trảng Bàng, đồng chí đã xây dựng được 4 cơ sở.


Năm 1970 và năm 1971 Nguyễn Thị Thu Trang hoạt động ở Sài Gòn, tuy địch kiểm soát gắt gao nhưng đồng chí vẫn gây được cơ sở và tổ chức một nhóm thanh niên cùng tham gia chiến đấu. Nguyễn Thị Thu Trang đã chỉ huy tổ đánh 8 trận, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, táo bạo, bất ngờ. Riêng bản thân diệt 150 địch, hầu hết là Mỹ và sĩ quan ngụy.


Ngày 8 tháng 4 năm 1971 Nguyễn Thị Thu Trang tổ chức đánh khách sạn Mỹ Phụng (đường Bạch Đằng, Sài Gòn). Nơi đây bị ta đánh nhiều lần nên địch cảnh giới rất chặt chẽ, nghiêm ngặt. Nguyễn Thị Thu Trang cùng một người nữa cải trang vào khách sạn đặt mìn xong, đồng đội rút ra trước an toàn, đồng chí rút ra sau để nếu bị lộ thì cho mìn nổ ngay, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Trận này Nguyễn Thị Thu Trang đã diệt 40 tên Mỹ và đồng chí đã rút khỏi khách sạn an toàn.


Ngày 16 tháng 8 năm 1971 Nguyễn Thị Thu Trang tuy nhận được lệnh gấp, địch lại canh phòng cẩn mật, nhưng đồng chí vẫn cải trang vào đặt mìn ở nha cảnh sát ngụy Sài Gòn, diệt 11 tên sĩ quan.


Ngày 15 tháng 9 năm 1971, lợi dụng lúc địch đang tổ chức bầu cử tổng thống, đồng chí táo bạo, mưu trí lọt vào khách sạn Tự Do (gần hội trường quốc hội ngụy) diệt 90 tên Mỹ.


Từ năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, sau khi được ra thăm miền Bắc, Nguyễn Thị Thu Trang trở về công tác tại cơ quan chính trị thuộc Bộ tư lệnh thành phố Sài Gòn và luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


Nguyễn Thị Thu Trang đã nêu tấm gương sáng về tinh thần gan dạ, mưu trí, tích cực đánh địch và lập nhiều thành tích xuất sắc.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phỏng hạng ba, 3 lần là Dũng sĩ và được tặng 3 bằng khen.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Nguyễn Thị Thu Trang được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Bảy, 2022, 02:59:26 pm
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TỬU


Nguyễn Văn Tửu sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Thái Sơn, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 3 năm 1959. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá, trung đoàn phó trung đoàn 14 công binh, đoàn 474 Bộ tư lệnh Đoàn 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Tửu đã nêu gương là một cán bộ chỉ huy đơn vị mở đường nhanh, đánh địch giỏi, bảo đảm giao thông thông suốt trên tuyến đường 559. Quá trình chiến đấu, đồng chí có nhiều hành động dũng cảm cứu xe, cứu hàng, cứu đồng đội thoát khỏi khó khăn, nguy hiểm.


Tháng 5 năm 1965, Nguyễn Văn Tửu chỉ huy đơn vị giúp bạn làm bến phà Nậm Mật trên đường số 7 (Lào). Nơi đây, máy bay địch ngày đêm bắn phá ác liệt hòng chặn sự chi viện của ta cho các đơn vị làm nghĩa vụ quốc tế cùng với bạn chiến đấu ở Cánh Đồng Chum. Đồng chí đã dẫn đầu trung đội bám bến, xây dựng bến phà xong trước thời gian quy định 15 ngày, kịp thời để các đơn vị vận tải đưa hàng tới chiến trường. Một tiểu đoàn địch, nống ra đánh phá, đồng chí bình tĩnh chỉ huy trung đội chiến đấu diệt 35 tên, bảo vệ được bến phà.


Tháng 2 năm 1966, Nguyễn Văn Tửu chỉ huy đại đội tiến công địch ở Bản Đô (Khang Khay, Xiêng Khoảng Lào), diệt 1 đại đội, bắn rơi 1 máy bay AD6, đập tan cuộc đánh phá của chúng.


Từ tháng 9 năm 1969 đến tháng 3 năm 1970, Nguyễn Văn Tửu chỉ huy đại đội bảo đảm giao thông trên đèo Văng Mu (đường 128), máy bay địch ngày đêm đánh phá trọng điểm này. Đồng chí luôn luôn dẫn đầu đơn vị xung phong đến những nơi nguy hiểm để sửa đường; nhiều lần bom nổ gần bị ngất đi, khi tỉnh dậy Nguyễn Văn Tửu lại tiếp tục làm nhiệm vụ, quyết không để giao thông bị tắc.


Ngày 2 tháng 9 năm 1969, một đoàn xe 200 chiếc đang vượt qua trọng điểm thì máy bay địch đến bắn phá. Không ngại nguy hiểm Nguyễn Văn Tửu đã cầm đuốc chạy sang hướng khác cách xa đường để đánh lừa chúng, thu hút hỏa lực máy bay hắn về phía mình. Nhờ đó mà đoàn xe vượt qua trọng điểm an toàn.


Nguyễn Văn Tửu là một cán bộ luôn luôn có quyết tâm chiến đấu cao, dù khó khăn, nguy hiểm thế nào cũng chỉ huy đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bản thân côn tích cực góp phần xây dựng đại đội trở thành Đơn vị Anh hùng, xây dưng tiểu đoàn trờ thành đơn vị mạnh toàn diện.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 5 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 1 lần là Chiến sĩ Quyết thắng, được tặng 18 bằng khen và giấy khen.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Nguyễn Văn Tửu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Bảy, 2022, 03:00:27 pm
ANH HÙNG TRẦN MINH THIỆT


Trần Minh Thiệt (tức Trần Quang Diệu) sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Quý, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 bộ binh, trung đoàn 18, sư đoàn 325, Quân đoàn 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Trần Minh Thiệt chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên, Khu 5 và Đông Nam Bộ. Đồng chí đã đánh 64 trận, trong đó trực tiếp chỉ huy trung đội, đại đội, tiểu đoàn đánh 39 trận.


Trần Minh Thiệt luôn luôn xử trí linh hoạt trong mọi tình huống, quyết đoán chính xác, tiến công địch đến cùng, chỉ huy đơn vị diệt gọn 7 tiểu đoàn và nhiều đại đội địch, diệt 2.500 tên. Riêng đồng chí diệt 86 tên, bắn cháy 1 xe tăng.


Trận Đồi Tranh (Quảng Ngãi) ngày 5 tháng 2 năm 1967, mặc dù hỏa lực địch bắn chặn ác liệt, Trần Minh Thiệt dẫn đầu trung đội vượt qua cửa mở, đánh chiếm lô cốt đầu cầu và sở chỉ huy địch, tạo thuận lợi cho đơn vị xông lên đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên.


Ngày 30 tháng 10 năm 1972, địch phản kích bắn hàng nghìn quả đạn pháo vả dùng 5 lượt máy bay B.52 ném bom xuống khu vực Ái Tử (Quảng Trị), Trần Minh Thiệt vẫn bình tĩnh chỉ huy đại đội chiến đấu diệt 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, giữ vững khu vực chốt.


Trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng mùa Xuân năm 1975, Trần Minh Thiệt chỉ huy tiểu đoàn đánh chiếm quận lỵ Phú Lộc (Thừa Thiên), diệt địch ở đèo Hải Vân, đánh chiếm quân cảng Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà, tiêu diệt 3 tiểu đoàn địch.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, trong điều kiện rất khẩn trương, Trần Minh Thiệt đã kiên quyết chỉ huy tiểu đoàn đánh căn cứ Bình Sơn (Bà Rịa), diệt 1 tiểu đoàn địch, tạo thế cho trung đoàn tiến công vào hướng Sài Gòn.


Trần Minh Thiệt chịu khó học tập, nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy, được cán bộ cơ sở và anh em chiến sĩ tin mến.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Dũng sĩ và được tặng 12 bằng khen và giấy khen.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Trần Minh Thiệt được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Bảy, 2022, 03:00:59 pm
ANH HÙNG NGUYỄN TIẾN LẢI


Nguyễn Tiến Lải sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 1 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 6 bộ binh, tiểu đoàn 8, trung đoàn 18, sư đoàn 325, Quân đoàn 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Tiến Lải chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên và Khu 5, đồng chí luôn luôn dẫn đầu đơn vị vượt qua bom đạn, kiên quyết tiến công, diệt hàng trăm tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác. Riêng đồng chí diệt được 27 tên.


Đầu tháng 12 năm 1971, Nguyễn Tiến Lải phụ trách trung đội chốt giữ điểm cao 24 (tây Gio Linh - Quảng Trị). Địch cho 2 đại đội có pháo binh, xe tăng yểm trợ, phản kích rất quyết liệt. Đồng chí để chúng vào gần mới ra lệnh nổ súng và dẫn đầu trung đội đánh thẳng vào đội hình địch, bị thương, Nguyễn Tiến Lải vẫn tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu; chỉ có 11 tay súng đã diệt 65 tên, đánh lui các đợt phản kích của 2 đại đội địch, hoàn thành nhiệm vụ giữ vững chốt.


Ngày 1 và 2 tháng 7 năm 1972, Nguyễn Tiến Lải phụ trách trung đội chốt giữ khu vực phía bắc quận Hải Lăng (Quảng Trị). Địch cho 1 tiểu đoàn có máy bay, pháo binh, xe tăng yểm trợ, 5 lần phản kích trên chốt. Đồng chí dẫn đầu trung đội đánh tạt sườn vào chỗ yếu của địch, bẻ gãy cả 5 đợt phản kích, diệt 70 tên, bắn cháy 1 xe tăng.


Trận truy kích địch rút chạy ở nam Thừa Thiên ngày 27 tháng 3 năm 1975, Nguyễn Tiến Lải dẫn đầu đơn vị nhanh chóng đánh thẳng vào đội hình 2 tiểu đoàn quân ngụy đang bắn rất quyết liệt về phía ta. Kết quả đã góp phần tạo thuận lợi cho trung đoàn xông lên diệt và bắt sống gần hết bọn này, mở đường đánh vào Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà.


Nguyễn Tiến Lải có quyết tâm cao, luôn luôn là một mũi nhọn trong chiến đấu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, được tặng 4 băng khen.


Ngày 3 tháng 6 nám 1976, Nguyễn Tiến Lải được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Bảy, 2022, 03:01:42 pm
ANH HÙNG NGÔ VĂN SƠN


Ngô Văn Sơn sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Đồng Bầm, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Bắc Thái, nhập ngũ tháng 1 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đặc công tiểu đoàn 13, trung đoàn 113, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến năm 1974 Ngô Văn Sơn làm nhiệm vụ đánh địch ở khu liên hợp quân sự Long Bình (Biên Hòa). Đồng chí đã chỉ huy đơn vị chiến đấu 9 trận, diệt hàng trăm tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, gây cho chúng nhiều thiệt hại lớn. Riêng đồng chí diệt 40 tên, phá hủy 6 kho bom, đạn, 20 xe quân sự và 14 nhà lính.


Ngày 13 tháng 8 năm 1972, mặc cho địch canh phòng nghiêm ngặt Ngô Văn Sơn vẫn vượt được 10 lớp rào và 3 con đường có lính tuần tra dưới ánh điện sáng để trinh sát tỉ mỉ địa hình. Khi đánh, đồng chí đưa người chiến sĩ vào tận khu vực kho đặt mìn rồi rút ra an toàn. Kết quả, 12 kho bom, đạn (khoảng 15 vạn tấn) bị nổ tung. Riêng bản thân phá hủy được 9 kho.


Trận đánh bãi xe địch ở Long Bình ngày 15 tháng 12 năm 1972 Ngô Văn Sơn chỉ huy 7 chiến sĩ bí mật vượt qua nhiều lớp rào vào đặt 61 quả mìn, phá hủy 200 xe quân sự. Riêng đồng chí phá hủy dược 20 chiếc. Đơn vị rút ra an toàn.


Tháng 1 năm 1975, Ngô Văn Sơn vào căn cứ Long Bình để điều tra tình hình địch; trong lúc đang làm nhiệm vụ thì trúng đạn địch, gãy một chân. Để bảo đảm bí mật, đồng chí nén chịu đau đớn, không hề kêu rên, động viên đồng đội tiếp tục hoàn thành công việc.


Ngô Văn Sơn là một cán bộ chỉ huy gan dạ, mưu trí, dũng cảm, luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Đồng chí được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 4 lần là Dũng sĩ, được tặng 6 bằng khen và giấy khen.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Ngô Văn Sơn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Bảy, 2022, 03:02:10 pm
ANH HÙNG HOÀNG TRỌNG LẬP


Hoàng Trọng Lập sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ tháng 3 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng đại đội 61 bộ binh bộ đội địa phương huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Hoàng Trọng Lập cùng với đồng đội kiên trì bám đất, bám dân, tích cực đánh địch, 11 lần bị thương, lần nào đồng chí cũng tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc thắng lợi. Hoàng Trọng Lập đã chỉ huy đơn vị diệt 1.000 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 200 tên, bắn bị thương 230 tên, bắt 16 tên, phá hủy 3 xe tăng, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, thu 44 súng các loại.


Mùa Xuân 1975, trước khi đánh địch ở ấp Xóm Bến. Hoàng Trọng Lập đã 7 lần đi điều tra, theo dõi sự hoạt động của địch. Lúc đó, đơn vị chỉ còn hơn chục tay súng nhưng đồng chí vẫn động viên anh em quyết tâm chiến đấu và dẫn đầu mũi tiến công đánh vào giữa đội hình địch, diệt gọn 1 trung đội ác ôn. Đơn vị được an toàn.


Đồn Cây Me do 1 trung đội lính ác ôn đóng giữ. Chúng từng gây nhiều tội ác với nhân dân địa phương. Sau nhiều lần trinh sát, ngày 8 tháng 2 nâm 1975, Hoàng Trọng Lập chỉ huy đơn vị hành quân bằng thuyền trên đoạn sông dài 16 ki-lô-mét, bất ngờ tập kích diệt gọn bọn địch trong đồn. Trận đánh thắng đã cổ vũ mạnh phong trào đấu tranh ở địa phương.


Hoàng Trọng Lập luôn luôn đi sâu đi sát quần chúng, được nhân dân và đồng đội tin mến, cảm phục.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ha, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 4 lần là Dũng sĩ, được tặng 37 bằng khen và giấy khen.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Hoàng Trọng Lập được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 24 Tháng Bảy, 2022, 03:02:37 pm
ANH HÙNG VŨ THANH SƠN


Vũ Thanh Sơn, sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Đỗ Xuyên, huyện Thanh Ba, tinh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 9 năm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng thuộc đại đội 3 bộ binh, tiểu đoàn 1, trung đoàn 48, sư đoàn 320, Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 9 năm 1973 đến tháng 4 năm 1975, Vũ Thanh Sơn chiến đấu ở Khu 5 và Đông Nam Bộ. Đồng chí đã đánh 10 trận, diệt và bắt 52 tên địch, phá hủy 2 xe tăng, thu 13 súng. Đặc biệt mùa Xuân 1975, Vũ Thanh Sơn chỉ huy trung đội bộc phá đánh hai trận đều lập công xuất sắc.


Trong trận Cẩm Ga (Tuy Hòa, Phú Yên) ngày 3 tháng 4 năm 1975, sau khi ta mở được hàng rào thì địch tập trung hòa lực bắn chặn rất ác liệt Vũ Thanh Sơn nhanh chóng dẫn đầu trung đội đánh chiếm lô cốt đầu cầu, tạo điều kiện cho tiểu đoàn vượt qua cửa mở, diệt gọn 1 tiểu đoàn địch, giải phóng quận lỵ.


Trận Đồng Dù ngày 29 tháng 4 năm 1975, địch phát hiện lực lượng của ta liền tập trung hỏa lực bắn rất ác liệt. Vũ Thanh Sơn bình tĩnh chỉ huy đơn vị mở được 8 lớp rào. Địch cho xe tăng, bộ binh ra bịt cửa mở và bắn phá dữ dội vào đường tiến của ta. Đồng chí vừa chỉ huy đơn vị, vừa dùng súng diệt xe tăng địch; mặc dù bị thương nặng, bản thân vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc thắng lợi. Trận này Vũ Thanh Sơn đã diệt được 2 xe tăng, 10 tên địch và thu 8 súng.


Vũ Thanh Sơn luôn luôn đi đầu trong chiến đấu, gương mẫu trong sinh hoạt. Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần là Dũng sĩ.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Vũ Thanh Sơn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Bảy, 2022, 06:42:08 am
ANH HÙNG THÁI ANH KIA


Thái Anh Kia, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định, nhập ngũ tháng 1 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là quân y sĩ huyện đội Phù Mỹ, tỉnh Nghĩa Bình, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1963 đến năm 1974, Thái Anh Kia làm nhiệm vụ quân y. Đồng chí luôn luôn đi sát bộ đội, chiến đấu dũng cảm, vượt qua bom đạn địch, nhanh chóng băng bó cho thương binh và đưa về phía sau an toàn. Nhiều lần Thái Anh Kia đã phải chiến đấu quyết liệt để bảo vệ thương binh. Có lần địch càn quét bao vây, không đưa   thương binh đi được, đồng chí đã ở lại tìm mọi cách bí mật giấu và cứu chữa thương binh, không để thương binh lọt vào tay địch. Ba lần bị thương, lần nào Thái Anh Kia cũng băng bó cho đồng đội trước rồi mới tự băng bó cho mình.


Đồng chí đã cứu chữa được 423 thương binh, bệnh binh, trong đó có hơn 20 ca hiểm nghèo như bị thương vào đầu choáng nặng, sốt ác tính ờ tình trạng hôn mê....


Ngoài nhiệm vụ cứu chữa thương binh Thái Anh Kia còn tham ra chiến đấu diệt được 116 địch (có 2 tên Mỹ, 26 tên Nam Triều Tiên), bắt 4 tên, thu 22 súng.


Thái Anh Kia tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 4 lần là Dũng sĩ, được tặng 16 bằng khen và giấy khen.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Thái Anh Kia được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Bảy, 2022, 06:43:26 am
ANH HÙNG HỒ ĐỨC TỤ


Hồ Đức Tự sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Hương Mỹ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 12 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó thông tin đại đội 5, tiểu đoàn 133, trung đoàn 596 Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến năm 1974, Hồ Đức Tự phụ trách một trạm thông tin đường dây ở khu vực nam đường số 9. Máy bay địch thường xuyên đánh phá nơi đây ác liệt. Nhiều ngày, chúng đánh từ 10 đến 15 lần, cả ban ngày và ban đêm. Do đó, đường dây bị đứt nhiều đoạn.


Trong mọi tình huống khó khăn, nguy hiểm, Hồ Đức Tự quyết tâm bám tuyến, hễ thấy dây bị đứt là đi nối ngay. Có lần bị sức ép nặng bởi bom địch, đồng chí vẫn cố đi băng bó cho những chiến sĩ bị thương, xong lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Hồ Đức Tự còn đi thu nhặt từng đoạn dây địch đánh đứt, chắp nối lại để dùng, tiết kiệm được vật tư phục vụ chiến đấu. Trên tuyến đường này, đã hàng trăm lần, đồng chí nối chữa được đường dây kịp thời bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt.


Hơn 6 năm làm nhiệm vụ ở nơi bom đạn ác liệt Hồ Đức Tự luôn luôn nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng chí còn động viên anh em cùng mình tích cực tăng gia sản xuất, tự túc được một phần lớn rau và thịt cho trạm.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến Công hạng ha, 4 lần là Chiến sĩ Quyết thắng và được tặng 9 bằng khen và giấy khen.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Hồ Đức Tự được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Bảy, 2022, 06:43:59 am
ANH HÙNG NGUYỄN ĐỨC TOÀN


Nguyễn Đức Toàn sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 5 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, tiểu đội trưởng thuộc tiểu đoàn 71 ô tô vận tải, trung đoàn 536, sư đoàn 471, Bộ tư lộnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến tháng 4 năm 1975m Nguyễn Đức Toàn lái xe vận chuyển hàng trên tuyến đường 559. Máy bay địch đánh phá ác liệt nhưng đồng chí luôn luôn bám xe, mưu trí vượt qua bom đạn của chúng, kiên quyết đưa hàng tới đích, 35 lần máy bay đánh trúng đội hình xe của đơn vị, lần nào Nguyễn Đức Toàn cũng xông vào lửa đạn cứu đồng đội bị thương, cứu xe, cứu hàng. Đồng chí đã chở được 1.680 tấn hàng vào chiến trường an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Tháng 2 năm 1969, xe đơn vị Nguyễn Đức Toàn đang chạy trên đường 128 thì máy bay địch tới đánh phá trúng vào đội hình đơn vị. Đồng chí nhanh chóng giấu xe rồi sau đó đến cứu các xe của đồng đội bị trúng bom địch, lần lượt cõng được 4 thương binh và 1 liệt sĩ đưa về nơi an toàn. Việc làm của Nguyễn Đức Toàn được sư đoàn phát động học tập.


Một đêm tháng 4 năm 1969, đơn vị đưa hàng vào kho ở gần sông Bạc. Máy bay địch đánh cháy một xe chở đầy đạn. Nguyễn Đức Toàn nhanh chóng động viên mọi người cùng lấy đất dập lửa cứu được xe, đạn không bị nổ, bảo vệ an toàn cho cả đoàn xe 200 chiếc và giữ được bí mật khu vực kho.


Năm 1973 và năm 1974 Nguyễn Đức Toàn liên tục lái xe trên cung đường dài 250 ki-lô-mét, trung bình mỗi tháng chạy được 22 chuyến, nhiều tháng chạy được 28 chuyến, dẫn đầu sư đoàn về số chuyến trên cung đường dài.


Mùa Xuân năm 1975 Nguyễn Đức Toàn liên tục 20 ngày đêm chở bộ đội triển khai chiến đấu ở hướng tây - bắc Sài Gòn, tuy mất ngủ nhiều, sức khỏe giảm sút nhưng chuyến nào đồng chí cũng đưa xe tới đúng thời gian quy định.


Nguyễn Đức Toàn là một chiến sĩ lái xe gương mẫu, luôn luôn nhận xe xấu về mình và nhường xe tốt cho bạn. Đồng chí còn giữ gìn bảo quản xe tốt, đã lái xe chạy hơn 20 vạn ki-lô-mét trên đường xấu an toàn.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 3 lần là Chiến sĩ Quyết thắng, được tặng 22 bằng khen và giấy khen.


Ngày 3 tháng 6 năm 1976, Nguyễn Đức Toàn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Bảy, 2022, 06:44:35 am
ANH HÙNG TRẦN THỊ TÍNH
(LIỆT SĨ)


Trần Thị Tính (tức Trần Thị Thơ), sinh năm 1951, quê xã Phú An Nam, huyện Khánh Xương, tỉnh Khánh Hòa. Thoát ly gia đình đi hoạt động cách mạng năm 1967, nhập ngũ tháng 7 năm 1969. Khi hy sinh đồng chí là chiến sĩ trinh sát, An ninh vũ trang Khánh Hòa, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (được kết nạp sau khi đã hy sinh).


Trong thời kỳ hoạt động ở cơ sở cũng như trong thời kỳ hoạt động ở vùng sâu, Trần Thị Tính luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Năm 15 tuổi, Trần Thị Tính được giáo dục và được giao nhiệm vụ rải truyền đơn, dán khẩu hiệu, treo cờ cách mạng giữa vùng địch kiểm soát. Từ năm 16 tuổi đồng chí tham gia chiến đấu, diệt ác, phá kìm, bảo vệ cấp ủy. Trong một trận Trần Thị Tính cùng đồng đội vũ trang diệt ác trên đường số 1, đồng chí đã ném lựu đạn, đánh lạc hướng địch để đồng đội diệt 2 tên ác ôn khét tiếng, rồi rút lui an toàn. Trần Thị Tính đã dẫn đường và bảo vệ cấp ủy đi công tác vào vùng sâu nhiều lần, lần nào đồng chí cũng bảo đảm an toàn.


Được điều động về tổ công tác ở đội an ninh vũ trang, Trần Thị Tính luôn dũng cảm, mưu trí hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ cán bộ đi công tác. Trần Thị Tính tự rà, gỡ mìn của địch, đưa cán bộ và đồng đội vượt qua các ổ phục kích của địch an toàn. Trần Thị Tính còn biết dựa vào dân, vận động nhân dân xây dựng cơ sở, đào hầm bí mật, đưa cán bộ và đồng đội bám dân, hoạt động. Đồng chí đã viết nhiều thư, cáo trạng, răn đe bọn tề ác, cảnh sát, phóng tận tay chúng làm cho chúng hoang mang.


Đêm 18 tháng 6 năm 1972, Trần Thị Tính nhận nhiệm vụ cùng tổ trinh sát bảo vệ một đoàn cán bộ vào Nha Trang hoạt động. Đêm tối mịt mùng. Trần Thị Tính đi đầu, vượt qua được nhiều địa điểm mà địch thường phục kích. Khi đến vùng ven thành phố, Trần Thị Tính phát hiện có địch, liền ra hiệu cho các đồng chí đi phía sau nằm xuống. Một trung đội cảnh sát dã chiến của địch bắn như mưa về phía ta. Tổ trinh sát bình tĩnh chiến đấu. Trần Thị Tính đã nhanh trí vừa vận động ra xa đồng đội vừa nổ súng diệt những tên địch hung hãn nhất, hút hỏa lực về phía mình, tạo điều kiện cho đồng đội bảo vệ đoàn cán bộ rút lui an toàn. Cuộc chiến đấu kéo dài, Trần Thị Tính đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và anh dũng hy sinh.


Tấm gương chiến đấu mưu trí, dũng cảm và lòng trung thành tuyệt đối của Trần Thị Tính đã được đồng đội, đồng bào học tập, noi theo.


Ngày 6 tháng 6 năm 1976, Trần Thị Tính được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Bảy, 2022, 06:46:05 am
ANH HÙNG NGUYỄN KIM VANG
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Kim Vang, sinh năm 1944, quê ở xã Hành Tín, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, nhập ngũ tháng 3 năm 1963. Khi hy sinh đồng chí là thượng úy, chính trị viên đại đội an ninh vũ trang tỉnh Phú Yên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 1954, Nguyễn Kim Vang theo cha mẹ tập kết ra Bắc. Cha là chiến sĩ du kích Ba Tơ. Đồng chí dã tốt nghiệp trường sĩ quan Công an vũ trang. Năm 1966, Nguyễn Kim Vang vào miền Nam chiến đấu, được ban an ninh giao nhiệm vụ chính trị viên đại đội an ninh vũ trang tỉnh Phú Yên.


Từ năm 1968 Nguyễn Kim Vang là đảng ủy viên Đảng ủy cơ sở. Năm 1971, đồng chí là ủy viên ban an ninh, đảng ủy viên Đang ủy dân chính của tỉnh.


Nguyễn Kim Vang đã cùng tập thể lãnh đạo, xây dựng đơn vị trưởng thành từng bước, đồng chí đã chỉ huy chiến đấu trên 20 trận, bảo vệ cấp ủy và căn cứ, có trận diệt địch ngay thị xã Tuy Hòa. Đồng chí đã cùng đơn vị bảo vệ tùy thân, bảo vệ tăng cường, đột xuất hàng trăm lượt tuyệt đối an toàn.


Tháng 9 năm 1968, Nguyễn Kim Vang chỉ huy một tổ bảo vệ đoàn cán bộ cấp ủy đi công tác. Đồng chí luôn luôn đi đầu vượt qua nhiều ổ phục kích của địch, gặp mìn, gỡ mìn đảm bảo tuyệt đối an toàn cho đoàn cán bộ.


Tháng 6 năm 1971, Nguyễn Kim Vang chỉ huy phân đội an ninh vũ trang phối hợp cùng bộ đội chiến đấu giải phóng thị trấn Củng Sơn, mở rộng vùng ven, giành lại hàng vạn dân ở ven lộ 7. Đồng chí cùng đơn vị diệt ác ôn, bắt tù binh. Trong một trận đơn vị bị địch tập kích bất ngờ Nguyễn Kim Vang đã bình tĩnh, mưu trí chỉ huy anh em bắn tỉa tiêu hao sinh lực địch, rồi mở đường máu trở về căn cứ.


Nguyễn Kim Vang đã tự tạo được nhiều vũ khí đánh địch, đồng chí là người chỉ huy luôn được cấp trên tin yêu, đồng đội kính phục.


Tháng 1 năm 1972 trên đường đi công tác vào vùng sâu, không may lọt vào ổ địch phục kích. Nguyễn Kim Vang đã chiến đấu kiên cường và anh dũng hy sinh.


Trong quá trình chiến đấu, hoạt động, Nguyễn Kim Vang đã được tặng thưởng 4 Huân chương các loại.


Ngày 6 tháng 6 năm 1976, Nguyễn Kim Vang đã được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Bảy, 2022, 06:46:42 am
ANH HÙNG PHẠM VĂN VÀNG


Phạm Văn Vàng (tức Ba Nông Dân), sinh năm 1938, quê ở xã Mỹ Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đoàn phó, an ninh vũ trang tỉnh Rạch Giá, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Thoát đời đi ở đợ, Phạm Văn Vàng tham gia cách mạng từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Đồng chí liên tục chiến đấu, hoạt động, lúc làm nội tuyến, khi ở bên ngoài, luôn luôn vững vàng trong mọi tình huống, kiên định lập trường vì Đảng vì dân.


Năm 1960, Phạm Văn Vàng bảo vệ cán bộ cấp ủy đi dự hội nghị, bị địch vây, đồng chí phân công hai chiến sĩ bảo vệ cán bộ, một mình di chuyển linh hoạt, chiến đấu dũng cảm, diệt 6 tên, làm bị thương 5 tên, cán bộ được bảo vệ an toàn. Một lần khác, Phạm Văn Vàng bảo vệ cán bộ đi công tác, đụng địch phục kích đồng chí vừa chiến đấu đánh trả địch, vừa bảo vệ cán bộ dạt vào rừng núi, nhịn đói, nhịn khát, Phạm Văn Vàng tìm nước bọc vào ni lông, đem về cho cán bộ uống cầm hơi suốt ba ngày.


Năm 1971, Phạm Văn Vàng đưa một đồng chí cán bộ cấp cao đi dự hội nghị, gặp phi pháo địch đánh phá ác liệt, đồng chí nằm trên che đạn cho cán bộ, an toàn. Một lần khác, Phạm Văn Vàng đưa ba đồng chí Khu ủy viên và một đồng chí Ủy viên Trung ương Cục đi dự hội nghị, gặp máy bay địch đổ quân bao vây, Phạm Văn Vàng đã tách ra, nổ súng thu hút địch, bắn rơi một máy bay lên thẳng, diệt nhiều tên địch, bảo vệ an toàn cho cán bộ.


Cuối năm 1958, đầu năm 1959 Phạm Văn Vàng chỉ huy đơn vị chủ động tập kích vào đồn địch, lấy vũ khí địch để chiến đấu lâu dài, đồng chí và đơn vị đã diệt 22 tên địch, làm bị thương nhiều tên, thu vũ khí, thuốc men.


Tháng 8 năm 1973, Phạm Văn Vàng được đề bạt trung đoàn phó chỉ huy đơn vị vận chuyển hàng từ miền Bắc vào miền Nam. Dù bão to gió lớn, dù tàu chiến địch săn lùng hay tàu hư hỏng, đồng chí đều bình tĩnh cùng anh em vượt qua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Là một chiến sĩ gan dạ, một cán bộ chỉ huy linh hoạt, kiên quyết, một chiến sĩ cận vệ tận tụy, tuyệt đối trung thành với Đảng, Phạm Văn Vàng đã được thưởng 5 Huân chương các loại.


Ngày 6 tháng 6 năm 1976, Phạm Văn Vàng được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công giải phóng hạng nhì.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Bảy, 2022, 06:47:30 am
ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH XƯỚNG
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Đình Xướng (tức Nguyễn Đình Đê), sinh năm 1948, quê ở thôn Thượng Lâm, xã Mỹ Thủy, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, tham gia cách mạng tháng 1 năm 1967, nhập ngũ tháng 4 năm 1967. Khi hy sinh đồng chí là chính trị viên phó đội trinh sát vũ trang thành phố Huế, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Xã Mỹ Thủy, quê hương Nguyễn Đình Xướng 2 lần được tuyên dương Anh hùng. Đồng chí sớm giác ngộ cách mạng. Năm 16 tuổi Nguyễn Đình Xướng đã thoát ly gia đình, tham gia hoạt động cách mạng rồi nhập ngũ vào trinh sát vũ trang thành phố Huế.


Tết Mậu Thân (1968), Nguyễn Đình Xướng đã diệt nhiều địch, trong đó có những tên ác ôn. Qua thực tiễn chiến đấu, công tác, chỉ một năm sau ngày nhập ngũ, đồng chí đã được kết nạp vào Đang, được tặng Huân chương Chiến công và được đề bạt làm tiểu đội trưởng.


Sau Tết Mậu Thân, địch phản kích ác liệt, Nguyễn Đình Xướng cùng đơn vị bám trụ, bảo vệ căn cứ, củng cố và xây dựng cơ sở, chuẩn bị chiến đấu lâu dài, vận động quần chúng nổi dậy phá thế kìm kẹp của địch. Địch càn quét, đồng chí tổ chức đánh chặn, bí mật luồn sau lưng địch, diệt địch. Nguyễn Đình Xướng đã đánh trên 20 trận đầy mưu trí, dũng cảm. Tiêu biểu là trận tháng 2 năm 1971, Nguyễn Đình Xướng chỉ huy một phân đội (60 đồng chí) đánh vào sào huyệt của bọn cảnh sát và ác ôn kìm kẹp nhân dân tại xã Mỹ Thủy, diệt và làm bị thương 15 tên làm cho địch hoang mang, đồng thời gây được khi thế mới cho phong trào quần chúng đấu tranh.


Được đề bạt chính trị viên phó đội trinh sát vũ trang, Nguyễn Đình Xướng đã góp phần xây dựng, chỉ huy đơn vị lập công xuất sắc. Tháng 4 năm 1971, đồng chí chỉ huy đơn vị tập kích địch ở xã An Thủy, diệt 37 tên, phục hồi cơ sở, củng cố lòng tin cho quần chúng.


Tháng 6 năm 1971, Nguyễn Đình Xướng luồn về xã Mỹ Thủy Tây, diệt ác ôn, phục hồi đường dây liên lạc cơ sở và xây dựng lực lượng du kích và phát động chiến tranh du kích.


Lúc 8 giở sáng, ngày 19 tháng 6 năm 1971, địch càn vào Mỹ Thủy Tây. Nguyễn Đình Xướng đang làm nhiệm vụ bảo vệ hai cán bộ cấp ủy tránh xuống hầm bí mật. Địch xăm trúng hầm, theo phương án, đồng chí đã vọt lên, dùng lựu đạn và súng AK diệt 12 tên, làm bị thương nhiều tên.


Đội hình địch rối loạn. Hai đồng chí cán bộ kịp chuyển sang nơi ẩn nấp an toàn. Nguyễn Đình Xướng bị thương vào chân, còn một quả lựu đạn, đồng chí chờ địch đến gần, rút chốt an toàn, diệt thêm mấy tên nữa và anh dũng hy sinh.


23 tuổi đời, 4 tuổi quân, dù ở cương vị nào, Nguyễn Đình Xướng cũng lập công xuất sắc, đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công.


Ngày 6 tháng 6 năm 1976, Nguyễn Đình Xướng được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Bảy, 2022, 06:48:18 am
ANH HÙNG ĐỖ NAM
(LIỆT SĨ)


Đỗ Nam (tức Dư) sinh năm 1948, quê ở thôn Văn Thê xã Thiền Thủy, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, tham gia cách mạng từ năm 1964, nhập ngũ tháng 2 năm 1967. Khi hy sinh đồng chí là phân đội trưởng, trinh sát vũ trang thành phố Huế, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sớm giác ngộ cách mạng, năm 16 tuổi, Đỗ Nam đã tham gia hoạt động rải truyền đơn, dán khẩu hiệu cách mạng, vận động học sinh, sinh viên đấu tranh đòi quyền làm chủ.


Bị địch bát, tra tấn dã man, Đỗ Nam không khai buộc địch trả tự do. Ra tù, đồng chí được lên chiến khu hoạt động ở cơ quan thanh vận của tỉnh Thừa Thiên, rồi được điều động sang trinh sát vũ trang thành phố Huế.


Trong quá trình hoạt động, Đỗ Nam luôn luôn kiên trì bám dân, bám địa bàn, xây dựng cơ sở, nắm chắc tình hình địch để diệt địch. Đồng chí đã xây dựng được 30 cơ sở có tác dụng tốt, một tổ chiến đấu vũ trang trong vùng địch kiểm soát, và nhiều địa điểm trú quân bí mật.


Đỗ Nam đã chiến đấu hàng chục trận, trong đó có nhiều trận tiêu biểu.


Tháng 4 năm 1967, Đỗ Nam được đề bạt tiểu đội phó, đồng chí đã chỉ huy tiểu đội phối hợp với trinh sát vũ trang huyện Phú Vang và biệt động phố Huế tập kích vào sào huyệt địch ở Vĩ Dạ. Tiểu đội của đồng chí đã diệt và làm tan rã 1 trung đội nghĩa quân và 2 đoàn bình định của địch. Sau đó phán đoán đúng ý đồ địch, Đỗ Nam bố trí cho đơn vị phục kích bọn địch từ Phú Vang sang, diệt 28 tên.


Tháng 6 năm 1968, phân đội trinh sát vũ trang do Đỗ Nam chỉ huy được giao nhiệm vụ diệt bọn bình định, ác ôn ở Phú Vang. Đồng chí đưa đơn vị lọt vào địa bàn, tổ chức phục kích, diệt 30 tên, bẻ gãy kế hoạch bình định của địch.


Tháng 11 năm 1968, Đỗ Nam chỉ huy đơn vị chống địch càn quét vào căn cứ, diệt 50 tên, bẻ gãy cuộc càn của chúng.


Đầu năm 1969, Đỗ Nam được giao nhiệm vụ về hoạt động tại Đồng Dĩ Tây, Phú Vang. Đồng chí đã xây dựng được mạng lưới cơ sở, một tổ chiến đấu.


Tháng 2 năm 1969, địch kéo vào đóng quân ngay ở khu vực có hầm bí mật mà Đỗ Nam cùng hai chiến sĩ đang ẩn nấp. Bọn địch xăm hầm, cả tổ xông lên, vừa chiến đấu vưa rút lui. Quân địch đông. Các đồng chí đã kiên cường chiến đấu hơn một tiếng đồng hồ, diệt nhiều tên địch, và cả ba đồng chí đã hy sinh anh dũng.


21 tuổi đời, 2 tuổi quân, trưởng thành qua chiến đấu, lập công xuất sắc, Đỗ Nam đã được tặng thưởng 3 Huân chương các loại.


Ngày 6 tháng 6 năm 1976, Đỗ Nam được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Bảy, 2022, 06:49:03 am
ANH HÙNG HOÀNG THỨC BẢO


Hoàng Thức Bảo (tức Hoàng Văn Sum), sinh năm 1948, quê ở xã Hiền Lương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhập ngũ tháng 1 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên, kiêm phân đội trưởng Trinh sát vũ trang thành phố Huế, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sinh ra trong một gia đình nghèo, có cha và anh đi hoạt động cách mạng, Hoàng Thức Bảo sớm được giác ngộ. Sau khi tự thu xếp học nghề thợ may, đồng chí được tổ chức giới thiệu lên chiến khu. Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Hoảng Thức Bảo nhập ngũ vào an ninh vũ trang, tham gia bảo vệ cơ quan, kho tàng, đường hành lang của tỉnh. Tháng 7 năm 1967, đồng chí được điều động sang trinh sát vũ trang thành phố Huế.


Hoàng Thức Bảo được giao nhiệm vụ hoạt động ở nhiều địa bàn, ở địa bàn nào, đồng chí cũng xây dựng được hàng chục cơ sở có tác dụng tốt. Có những khi bị mất liên lạc với khu căn cứ, Hoàng Thức Bảo đã kiên trì tìm cách chắp nối lại được, giúp cấp ủy lãnh đạo phong trào được liên tục.


Hoàng Thức Bảo luôn luôn tích cực tu dưỡng, rèn luyện mọi mặt, nhanh chóng trưởng thành, được giao nhiệm vụ tiểu đội trưởng, phân đội trưởng, kiêm chính trị viên của phân đội. Đồng chí chiến đấu dũng cảm và mưu trí chỉ huy đơn vị đánh 43 trận, cùng đơn vị diệt hàng trăm tên địch. Riêng đồng chí diệt 87 tên, trong đó có 25 tên Mỹ, 9 tên tình báo, gián điệp, 14 tên biệt kích, v.v...


Trong Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968), Hoàng Thức Bảo chỉ huy đơn vị đánh chiếm bốt cảnh sát Gia Hội, đường Trần Hưng Đạo, đường Phan Bội Châu, đường Huỳnh Thúc Kháng, chợ Đông Ba, và chốt giữ phía bắc cầu Tràng Tiền, đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mở đường cho đại quân tiến vào Thành Nội đúng giờ quy định.


Hoàng Thức Bảo luôn tìm tòi, trong việc tự tạo vũ khí diệt địch. Có lần đồng chí sáng tạo cách đánh máy bay lên thẳng của địch khi hạ cánh, đổ quân càn quét, bằng vũ khí tự tạo, làm cho địch hoang mang, không dám càn quét hung hăng như trước. Sáng kiến ấy được nhiều đơn vị vận dụng.


Có lần Hoàng Thức Bảo chỉ huy hai chiến sĩ đã táo bạo vượt qua sự canh phòng, kiểm soát nghiêm ngặt của địch, đột nhập vào sào huyệt của chúng, bắt sống hai tên tình báo đưa về căn cứ để khai thác tài liệu.


Hoàng Thức Bảo đã 4 lần bị thương vẫn trụ bám địa bàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Đồng chí đã được thưởng 8 Huân chương các loại.


Ngày 6 tháng 6 nám 1976, Hoàng Thức Báo đã được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhàn dân và Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 26 Tháng Bảy, 2022, 06:49:40 am
ANH HÙNG TRẦN PHONG


Trần Phong (tức Lượng), sinh năm 1929, quê ở thôn Thanh Lam Trung, xã Phú Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế, tham gia cách mạng năm 1945, năm 1959 điều sang Công an nhân dân vũ trang. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là Trưởng ty An ninh thành phố Huế, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trần Phong tham gia cách mạng từ năm 1945. Năm đó 16 tuổi, đồng chí được tham gia đội cảm tử quân, rồi chuyển sang bộ đội chủ lực. Năm 1959, Trần Phong được điều động sang Công an nhân dân vũ trang. Tháng 10 năm 1966 đồng chí được vào chiến trường Trị - Thiên. Cấp trên quyết định đồng chí về đơn vị trinh sát vũ trang an ninh thành phố Huế, cùng đồng đội bám trụ, xây dựng cơ sở, diệt ác, trừ gian và bảo vệ khu căn cứ cách mạng. Tới đâu Trần Phong cũng làm hầm hào, nhanh chóng nắm tình hình, lựa chọn bồi dưỡng quần chúng bổ sung cho đơn vị. Đồng chí đã xây dựng được 70 cơ sở có tác dụng tốt và lựa chọn, bồi dưỡng được 50 chiến sĩ mới.


Trần Phong đã chỉ huy đơn vị diệt nhiều tên ác ôn, bình định, hỗ trợ phong trào quần chúng đấu tranh.


Tháng 5 năm 1967, đơn vị đồng chí tập kích vào sào huyệt bọn bình định ở Vĩ Dạ, diệt gọn 50 tên. Sau đó, Trần Phong tổ chức anh em phục kích chờ quân chi viện của địch tới, diệt nhiều tên, làm tan rã một đại đội địch.


Trong cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân, Trần Phong chỉ huy một mũi tấn công vào cứ điểm địch ở Chợ Cống, Phú Xuân, khách sạn Hương Giang, khu thẩm vấn. Do nắm chắc địch tình, xây dựng phương án tốt, Trần Phong đã cùng đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt, đồng chí đã trực tiếp chỉ huy một tiểu đội diệt gọn bọn cảnh sát bảo vệ trung tâm thẩm vấn, phá cửa trại giam, giải phóng tù chính trị, thu toàn bộ tài liệu của địch. Trần Phong còn chỉ huy đơn vị phối hợp diệt 3 xe tăng của địch. Khi lực lượng cách mạng chiếm được thành phố, đồng chí nhạy bén suy nghĩ hoặc tạm thời rút lui, hoặc bám trụ chiến đấu trước sự phản kích của địch, dù thế nào thì an ninh cũng phải có lực lượng hoạt động trong thành phố, Trần Phong đã lãnh đạo, chỉ huy đơn vị vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở, xây dựng hầm bí mật. Vì vậy khi đại quân ta rút khỏi thành phố, Trần Phong đã cài lại được 40 người tiếp tục hoạt động.


Tháng 6 năm 1968, chấp hành mệnh lệnh cấp trên Trần Phong chỉ huy một tiểu đội lọt vào thành phố đánh đuổi bọn bình định ở Chợ Cống, diệt 31 tên, bẻ gãy kế hoạch của địch, đồng thời cổ vũ quần chúng đấu tranh.


Là một cán bộ kiên định, vững vàng, chỉ huy mưu trí và dũng cảm, Trần Phong đã cùng đơn vị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công và nhiều phần thưởng khác.


Ngày 6 tháng 6 năm 1976, Trần Phong được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 29 Tháng Bảy, 2022, 06:47:45 am
ANH HÙNG PHẠM NGỌC NHÂN
(LIỆT SĨ)


Phạm Ngọc Nhân, sinh năm 1936, quê ở Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ năm 1960, năm 1965 điều sang Trinh sát vũ trang. Khi hy sinh đồng chí là đội trưởng trinh sát vũ trang tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Gia đình Phạm Ngọc Nhân nghèo khổ, nhưng giàu lòng yêu nước, thường nuôi giấu cán bộ hoạt động, 7 lần bị địch bắt, tra tấn, đồng chí kiên quyết không khai. Năm 1960, tổ chức giới thiệu Phạm Ngọc Nhân vào bộ đội huyện Điện Bàn. Năm 1962 đồng chí làm chiến sĩ canh giữ trại giam. Năm 1965 Phạm Ngọc Nhân được điều động sang trinh sát vũ trang làm đội trưởng. Đồng chí đã xây dựng được 5 cơ sở trong thị xã Hội An, kịp thời nắm chắc tình hình địch.


Phạm Ngọc Nhân đã chỉ huy đơn vị chiến đấu nhiều trận diệt ác ôn, biệt kích, phá rã thế kìm kẹp của địch, hỗ trợ phong trào quần chúng đấu tranh. Tiêu biểu là trận diệt tên Lư, tình báo tuần giang, đồn trưởng đồn Gành, Hội An. Lư là kẻ ác ôn khét tiếng, đã nhiều lần chết hụt, thường xuyên thay đổi nơi ăn nghỉ. Đồn Gành sát biển, được canh giữ chặt chẽ. Phạm Ngọc Nhân đã lọt vào giấu mình chờ địch. Kiến lửa đốt, đồng chí gắng chịu. Trưa ngày 20 tháng 5 năm 1965, tên Lư và 6 tên lính xuất hiện. Phạm Ngọc Nhân bật dậy, chĩa súng vào tên Lư, hô to: "Diệt ác ôn, không diệt lính", rồi xử lý tên Lư. Sau khi ghim bản án vào ngực nó, đồng chí cùng hai chiến sĩ yểm trợ rút lui an toàn. Đồng bọn của tên Lư hoang mang, quần chúng phấn khởi, đội mở được hành lang mới.


Tên San trong kháng chiến chống Pháp có tham gia một số việc ở chiến khu, nhưng đã đầu hàng địch. Được quan thầy cho làm tỉnh đoàn trưởng thám sát tuần giang, y đã gây nhiều nợ máu với dân. Phạm Ngọc Nhân nhận nhiệm vụ chỉ huy 7 chiến sĩ đột nhập vào sào huyệt, diệt 40 tên. Tên San đi vắng, đồng chí để lại bản cáo trạng, đồng thời răn đe nó qua con gái lớn của nó, tên San sau đó bị đồng bọn thủ tiêu.


Đầu năm 1969, Phạm Ngọc Nhân được giao nhiệm vụ chỉ huy đơn vị thọc sâu đánh thẳng vào cơ quan đầu não của địch ở Hội An. Với cách đánh táo bạo, đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt 50 tên biệt kích bảo vệ vòng ngoài, rồi diệt tiếp 120 tên, bắt 40 tên, gồm toàn bọn CIA, tình báo Phượng Hoàng. Địch cho bộ binh, xe tăng tới vây chặt. Phạm Ngọc Nhân cho các chiến sĩ mở đường máu thoát vây. Riêng đồng chí ở lại chặn địch và đã anh dũng hy sinh. Hôm ấy là ngày 23 tháng 2 năm 1969. Nhân dân đã tìm cách đưa Phạm Ngọc Nhân về mai táng và chăm sóc phần mộ.


Ngày 6 tháng 6 năm 1976, Phạm Ngọc Nhân được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 29 Tháng Bảy, 2022, 06:48:28 am
ANH HÙNG ĐỖ VĂN QUA


Đỗ Vàn Quà, sinh năm 1950, quê ở xã Lộc Phước, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 2 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trinh sát vũ trang huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.


Gia đình Đỗ Văn Quả có bố và 6 anh chị em ruột bị Mỹ - ngụy sát hại. Đồng chí sớm gặp Đảng và được giác ngộ cách mạng, 15 tuổi Đỗ Văn Quả đã tham gia du kích, tuần tra, canh gác bảo vệ cán bộ cấp trên hoạt động   tại địa phương. Năm 20 tuổi, đồng chí được giới thiệu vào đội trinh sát vũ trang, ban an ninh huyện Đại Lộc.


6 năm chiến đấu, diệt ác, phá kìm, bảo vệ cấp ủy và hỗ trợ phong trào quần chúng, Đỗ Văn Quả đã tham gia trên 50 trận, diệt 32 tên ác ôn, 7 tên Mỹ, 128 tên ngụy, bắt sống 46 tên. Đỗ Văn Quả đã 5 lần cải trang lọt vào vùng địch kiểm soát giữa ban ngày, diệt và bắt 5 tên ác ôn. Đỗ Văn Quả đã xây dựng cơ sở, nắm chắc quy chắc hoạt động của địch, hóa trang thích hợp nên dù bọn ác ôn được bảo vệ chặt chẽ cũng bị đồng chí tiếp cận được chúng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Tên Sáu là tình báo ban 2, chỉ điểm cho an ninh ngụy bắt nhiều cán bộ và phá nhiều cơ sở cách mạng. Đội trinh sát vũ trang, an ninh cách mạng đã dùng nhiều biện pháp cảnh cáo, răn đe hắn, nhưng hắn càng hung hăng, gây thêm nhiều tội ác. Chấp hành mệnh lệnh cấp trên, Đỗ Văn Quả đã lọt vào sào huyệt của hắn, bắt hắn đem về căn cứ.


Tên Thanh là chi trưởng công an huyện Đại Lộc về vùng Lộc Phong chỉ huy đồng bọn kìm kẹp quần chúng, đánh phá cơ sở và phong trào cách mạng. Tội ác của hắn chất chồng, Đỗ Văn Quả nhận nhiệm vụ chỉ huy 2 chiến sĩ đã lọt vào Lộc Phong diệt tên Thanh.


Đơn vị tổ chức tập kích quân Mỹ ở khu Tây Mỹ Thuận. Riêng Đỗ Văn Quả đã diệt 4 tên. Trong trận chiến đấu diệt, bọn bình định tập trung ở chân đồi 65, đồng chí đã dũng cảm và mưu trí, diệt 15 tên, góp phần bẻ gãy kế hoạch bình định của địch, bảo vệ được căn cứ cách mạng và phong trào quần chúng.


Ngày 6 thảng 6 năm 1976, Đỗ Văn Quả được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 29 Tháng Bảy, 2022, 06:49:02 am
ANH HÙNG NGÔ TIẾN DŨNG
(LIỆT SĨ)


Ngô Tiến Dũng (tức Thành), sinh năm 1948, quê ở xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngải, nhập ngũ tháng 6 năm 1966. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng trinh sát vũ trang tỉnh Kon Tum, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Gia đình Ngô Tiến Dũng có nhiều người tham gia hoạt động cách mạng. Trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968), 5 người em trai của đồng chí đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu. Bản thân Ngô Tiến Dũng khi còn nhỏ ở nhà với gia đình trong vùng địch kiểm soát, đã tự nguyện làm cơ sở cho cán bộ cách mạng. Năm 18 tuổi, Ngô Tiến Dũng được nhập ngũ vào trinh sát vũ trang, ban an ninh tỉnh Kon Tum. Ngô Tiến Dũng cùng đơn vị kiên cường trụ bám tại một địa bàn, xây dựng chỗ đứng chân vững chắc, nắm tình hình, xây dựng cơ sở, diệt ác, phá kìm, hỗ trợ quần chúng nổi dậy đấu tranh giành quyền làm chủ.


Ngô Tiến Dũng luôn luôn nêu cao tinh thần tận trung với nước, tận hiếu với dân, tận tụy và mưu trí hoạt động liên tục trong vùng địch kiểm soát, để phát động quần chúng. Đồng chí đã xây dựng được 7 cơ sở có tác dụng tốt, hàng chục hầm bí mật, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ cấp ủy và đồng đội ra vào hoạt động. Ngô Tiến Dũng đã trực tiếp lựa chọn, bồi dưỡng, đề nghị kết nạp được một quần chúng ưu tú là dân trong vùng địch kiểm soát vào Đảng.


Ngô Tiến Dũng tham gia chiến đấu 43 trận, diệt 7 tên ác ôn, trong đó có 6 tên bị diệt giữa ban ngày. Bắt 4 tên tề điệp gian ác đi tập trung cải tạo, đồng chí còn tuyên truyền binh vận, làm rã hàng ngũ địch, vận động được một tiểu đội ngụy quân làm việc cho cách mạng.


Năm 1972, Ngô Tiến Dũng được đề bạt làm đại đội trưởng. Đồng chí đã tích cực góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Tháng 11 năm 1972, trong một trận chiến đấu chống địch càn quét, bảo vệ dân tại ấp Kon-hơ-ring (bắc Kon Tum), đồng chí đã anh dũng hy sinh.


Đồng chí đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công và nhiều bằng khen.


Ngày 6 tháng 6 năm 1976, Ngô Tiến Dũng được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 29 Tháng Bảy, 2022, 06:49:29 am
ANH HÙNG HỒ VĂN LỲ


Hồ Văn Lỳ (tức Dũng), sinh năm 1952, quê ở xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 2 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đội trưởng trinh sát vũ trang tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 16 tuổi, Hồ Văn Lỳ làm liên lạc cho an ninh vũ trang của tỉnh, đồng chí đã dũng cảm, mưu trí, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Từ năm 1970 trở đi, Mỹ - ngụy đẩy mạnh "Việt Nam hóa chiến tranh", ráo riết càn quét, lấn chiếm, bình định. Hồ Văn Lỳ được giao nhiệm vụ chỉ huy đội trinh sát vũ trang bảo vệ cấp ủy, giữ vững vùng ven Mỹ Thạnh, tạo nên một đầu cầu đảm bảo cho cấp ủy chỉ đạo phong trào cách mạng trong thị xã.


Hồ Văn Lỳ đã cải trang để bám vùng ven, bám dân, tích cực vận động quần chúng, xây dựng cơ sở. Thông qua cơ sở và trực tiếp điều tra, chỉ trong một thời gian ngán đồng chí cùng đơn vị, đã nắm được quy luật hoạt động của địch và xây dựng được nhiều phương án chiến đấu, bảo vệ cán bộ đi công tác qua địa bàn phụ trách, Nhiều lần Hồ Văn Lỳ xung phong đi trước dò, gỡ mìn, lựu đạn do địch gài. Nhiều đêm đồng chí không ngủ, bám địch, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ an toàn cán bộ, cấp ủy qua lại công tác. Tổng cộng Hồ Văn Lỳ đã chỉ huy đơn vị bảo vệ an toàn 250 chuyến với trên 3.000 lượt cán bộ, cấp ủy qua lại trên tuyến hành lang phụ trách.


Hồ Văn Lỳ đã chủ động tấn công địch, buộc chúng phải co lại, tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị bám trụ địa bàn, bảo đảm tuyến hành lang thông suốt. Hồ Văn Lỳ đã chỉ huy đơn vị và trực tiếp chiến đấu diệt bọn ác ôn, bao vây bức rút đồn địch, phản kích bọn biệt kích... trên 30 trận. Riêng đồng chí đã diệt và làm bị thương 79 tên địch, bắt sống 3 tên ác ôn, thu 7 súng, bắn rơi một máy bay địch.


Năm 1973, trong một trận chiến đấu, Hồ Văn Lỳ bị thương, phải đi điều trị. Trong một trận khác, sau khi dũng cảm diệt 3 tên biệt kích, đồng chí bị thương nặng, phải chuyền về hậu cứ.


Hồ Văn Lỳ 2 lần là Dũng sĩ cấp ưu tú, được tặng thưởng nhiều bằng khen.


Ngày 6 tháng 6 năm 1976, Hồ Văn Lỳ được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 29 Tháng Bảy, 2022, 06:50:28 am
ANH HÙNG CAO VĂN TRUNG


Cao Văn Trung (tức Lê Hùng), sinh năm 1949, quê xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 4 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội phó trinh sát vũ trang tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), Cao Văn Trung tình nguyện vào trinh sát vũ trang, trực tiếp chiến đấu bảo vệ cách mạng. Được lãnh đạo và đồng đội dìu dắt, tạo điều kiện, đồng chí đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.


Cao Văn Trung nhiều lần nhận nhiệm vụ luồn sâu vào vùng địch kiểm soát để vận động quần chúng, xây dựng cơ sở, diệt ác, phá kìm, phá kế hoạch bình định của địch. Đồng chí đã nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Có những lần, ban ngày Cao Văn Trung phải leo lên ẩn nấp trên ngọn dừa, hoặc giấu mình ở ngoài đồng, đêm đêm bám dân xây dựng cơ sở. Đồng chí cùng đơn vị đã xây dựng được nhiều cơ sở tác dụng tốt, tổ chức được nhiều trận đánh táo bạo, làm cho địch hoang mang, phải co lại, tạo điều kiện cho phong trào quần chúng nổi dậy phá thế kìm kẹp của địch. Cao Văn Trung đã chỉ huy đơn vị chiến đấu hàng trăm trận, diệt nhiều tên địch. Riêng đồng chí đã diệt 124 tên, bắn rơi 1 máy bay, phá 4 xe quân sự, bảo vệ 24 lượt cán bộ cấp ủy đi công tác an toàn.


Cao Văn Trung nhận thức: "Chủ động tấn công địch là tích cực bảo vệ mình", với tinh thần đó, đồng chí đã tận dụng mọi thời cơ diệt địch.


Ngày 5 tháng 10 năm 1969, trong trận phục kích, Cao Văn Trung đã diệt 2 xe quân sự của địch. Trong xe có 4 tên Mỹ và 2 tên cảnh sát ngụy.


Ngày 19 tháng 10 năm 1969, Cao Văn Trung phục kích, diệt hàng chục tên bình định và biệt kích, cùng hai xe quân sự.


Ngày 20 tháng 10 năm 1969, Cao Văn Trung thọc sâu vào sào huyệt địch, diệt 8 tên ác ôn, ngay sau đó đồng chí đột nhập vào chi khu cảnh sát, diệt 26 tên.


Cuối năm 1969, trong trận chống địch càn quét, Cao Văn Trung đã bắn rơi 1 máy bay lên thẳng diệt 4 tên Mỹ.


Cuối năm 1970, trong một trận chiến đấu, Cao Văn Trung bị thương gãy cả hai chân. Sau khi điều trị, đồng chí xin được làm nhiệm vụ sửa chữa, tự tạo vũ khí cho đồng đội chiến đấu.


Cao Văn Trung đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công, 7 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ.


Ngày 6 tháng 6 năm 1976, Cao Văn Trung được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 29 Tháng Bảy, 2022, 06:51:24 am
ANH HÙNG LÝ HỮU TRÍ


Lý Hữu Trí (tức Năm Nhanh), sinh năm 1932, quê ở xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải, vào ngành an ninh tháng 1 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chính trị viên tiểu đoàn, an ninh vũ trang tỉnh Cà Mau, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Lý Hữu Trí tham gia hoạt động cách mạng từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đồng chí được Đảng phân công bám trụ vận động quần chúng đấu tranh chính trị với Mỹ - ngụy. Bị địch lùng sục, vây ráp gắt gao, nhiều khi phải ẩn, vào rừng, nhịn đói, nhưng Lý Hữu Trí vẫn kiên cường bám trụ, bám dân. Kết quả, sau một thời gian, đồng, chí đã xây dựng được nhiều cơ sở và một đội du kích bí mật, xây dựng được nhiều hầm bí mật trong các ấp để bám trụ hoạt động và nuôi giấu cán bộ, cấp ủy.


Năm 1959, Lý Hữu Trí, bị sa vào tay giặc, chúng tra tấn dã man nhưng đồng chí vẫn giữ vững khí tiết cách mạng.


Đầu năm 1960, hưởng ứng phong trào đồng khởi, Lý Hữu Trí vượt ngục, tiếp tục lãnh đạo nhân dân và du kích ở xã Phong Lạc nổi dậy phá ấp chiến lược, giành quyền làm chủ. Đồng chí trực tiếp chỉ huy du kích chiến đấu hàng chục trận, diệt nhiều tên, phong trào quần chúng đấu tranh chính trị và du kích chiến tranh do đồng chí tham gia lãnh đạo phát triển mạnh.


Năm 1965, Lý Hữu Trí là chính trị viên xã đội, đồng chí đã chăm lo xây dựng xã, ấp chiến đấu, phát triển lực lượng du kích, chỉ huy du kích vây hãm khu quân sự Sông Đốc của địch, tiêu hao sinh lực, không cho chúng nống ra đánh phá, kìm kẹp dân.


Năm 1967, Lý Hữu Trí được điều lên làm chính trị viên tiểu đoàn an ninh vũ trang, đồng chí góp phần tích cực lãnh đạo đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Năm 1970, Lý Hữu Trí chỉ huy đơn vị chiến đấu chống địch càn quét, diệt ác ôn, đồng chí bị thương nặng. Cấp trên cho đi điều dưỡng, nhưng Lý Hữu Trí xin ở lại đơn vị tiếp tục chiến đấu. Đồng chí được giao nhiệm vụ luồn sâu vào vùng địch kiểm soát, vận động quần chúng, xây dựng cơ sở, đóng góp lương thực ủng hộ cách mạng, Lý Hữu Trí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Trong cuộc Tống tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chấp hành mệnh lệnh cấp trên, Lý Hữu Trí đã lựa chọn du kích bổ sung cho đơn vị, chỉ huy đơn vị thọc sâu, thần tốc, táo bạo chiếm lĩnh các mục tiêu được phân công.


Trong quá trình công tác, nhiều năm Lý Hữu Trí được bầu là Chiến sĩ thi đua và được tặng nhiều bằng khen.


Ngày 6 tháng 6 năm 1976, Lý Hữu Trí được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 29 Tháng Bảy, 2022, 06:51:56 am
ANH HÙNG TRẦN VĂN SĨ


Trần Văn Sĩ (tức út Hạnh), sinh năm 1943, quê ở thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tình Minh Hải, nhập ngũ tháng 2 năm 1957. Khi được tuyên  dương Anh hùng đồng chí là đội trưởng trinh sát vũ trang, ban an ninh huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong quá trình hoạt động, Trần Văn Sĩ được cấp ủy và cấp trên giao phó nhiều nhiệm vụ: ủy viên ban an ninh huyện, chỉ huy đội trinh sát vũ trang, phó bí thư Đảng ủy thị trấn Thới Bình..., nhiệm vụ nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc.


Trần Văn Sĩ đã kiên cường bám địa bàn, bám dân, chỉ huy đơn vị xây dựng được mạng lưới cơ sở sâu rộng trong vùng địch kiểm soát. Riêng đồng chí đã xây dựng được 21 cơ sở có tác dụng tốt, phát triển được 19 đảng viên, 25 đoàn viên hoạt động trong vùng địch kiểm soát.


Là một chỉ huy dũng cảm, mưu trí, Trần Văn Sĩ trực tiếp chiến đấu và chỉ huy đơn vị chiến đấu hàng trăm trận, diệt 3 đồn địch, 4 ban tề, 3 trung đội phòng vệ dân sự, 2 trung đội biệt kích, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn chủ lực của ngụy, 5 đại đội bảo an, 2 trung đội cảnh sát dã chiến và thám báo. Tổng cộng, đơn vị đã tiêu diệt trên 1.000 tên địch. Riêng đồng chí đã diệt, làm bị thương và bắt sống 300 tên.


Tiêu biểu nhất là trận chống địch càn quét vào căn cứ cánh mạng Cây Điều. Trong trận này, địch huy động một lực lượng đông áp đảo, hơn 1.000 tên, do tên quận trưởng chỉ huy, có phi pháo yểm trợ. Phía ta chỉ có 7 chiến sĩ trinh sát vũ trang và 30 du kích. Trong khi địch cho máy bay và pháo bắn phá dọn đường, Trần Văn Sĩ đã dũng cảm leo lên ngọn cây quan sát địch. Khi pháo ngừng, bộ binh địch xông vào, đồng chí bình tĩnh chỉ huy đơn vị sử dụng chiến thuật đánh gần, bẻ gãy liên tiếp 5 đợt tấn công của địch. Đêm xuống, địch phải nới vòng vây, Trần Văn Sĩ cho người chăm sóc thương binh, đồng thời cử người đến các xã, ấp vận động quần chúng đấu tranh, làm công tác binh địch vận. Kết quả nhân dân tập hợp lại, khiêng xác lính ngụy bị chết lên quận đấu tranh. Xác lính khiêng đi tới đâu, tiếng khóc, tiếng la ầm ầm tới đó. Binh lính địch hoang mang. Tên quận trưởng phải hủy bỏ kế hoạch càn quét vào vùng Cây Điều, vừa hứa bồi thường cho những gia đình có lính tử trận. Phát huy thắng lợi, Trần Văn Sĩ cùng đội trinh sát vũ trang bám dân, bám cơ sở vận động binh lính địch quay súng trở về với cach mạng.


Đồng chí đã được thương Huân chương Chiến công và nhiều bằng khen, giấy khen.


Ngày 6 tháng 6 năm 1976, Trần Văn Sĩ được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 29 Tháng Bảy, 2022, 06:52:32 am
ANH HÙNG LÊ VĂN TÁCH
(LIỆT SĨ)


Lê Văn Tách, sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ tháng 10 nãm 1961. Khi hy sinh, đồng chí là trung úy, chính trị viên tiểu đoàn giao liên tình báo, Bộ tham mưu Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1961 đến tháng 2 năm 1973, Lê Văn Tách làm nhiệm vụ đưa tài liệu và cán bộ ra vào hoạt động trong nội thành Sài Gòn. Là một trong những chiến sĩ đầu tiên góp sức xây dựng đơn vị giao liên tình báo của Miền, qua 11 năm công tác, đồng chí đả vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, luôn luôn bảo đảm đường dây liên lạc thông suốt, an toàn về người và tài liệu.


Đầu năm 1967, Lê Văn Tách phụ trách một tổ đưa mệnh lệnh hỏa tốc vào Sài Gòn. Giữa đường gập địch càn lớn, tổ phải nằm lại trong rừng 3 ngày. Vào mùa khô, không có nước uống lại hết lương ăn, đồng chí đã lệnh cho đồng đội quay trở về, còn mình ở lại nhịn đói, nhịn khát, tìm cách nắm địch và đưa được mệnh lệnh hỏa tốc vảo các cơ sở nội thành đúng thời gian quy định.


Cuối năm 1968, địch đánh phá ác liệt, đồng thời bố trí lực lượng phục kích hòng ngăn chặn các tuyến đường ra vào Sài Gòn. Đường dây liên lạc của ta bị đứt, sự chỉ đạo các cơ sở nội thành gặp khó khăn. Trước yêu cầu nhiệm vụ khẩn trương, Lê Văn Tách đã cải trang, vượt qua nhiều tuyến phòng thủ của địch, tổ chức lại kịp thời đường dây liên lạc với các cơ sở trong nội thành.


Đầu năm 1970, đơn vị Lê Văn Tách được giao nhiệm vụ đưa gần 100 cán bộ và thương binh từ Củ Chi về căn cứ. Trên đường đi, địch tổ chức tuần tra, canh gác rất chặt chẽ. Đồng chí phải cải trang và tìm mưu kế đánh lừa chúng, động viên mọi người kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả, sau 3 ngày đêm, đơn vị đã đưa được tất cả cán bộ, thương binh về căn cứ an toàn.


Ngày 27 tháng 3 năm 1973, Lê Văn Tách đã anh dùng hy sinh trong lúc đang làm nhiệm vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Lê Văn Tách được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 29 Tháng Bảy, 2022, 06:53:17 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN PHÙNG


Nguyễn Văn Phùng, sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Song Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, nhập ngũ tháng 4 năm 1965. Khi hy sinh, đồng chí là đại đội phó bộ binh, bộ đội địa phương huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1965 đến tháng 3 năm 1973 Nguyễn Văn Phùng chiến đấu ở địa bàn huyện. Đồng chí chỉ huy mưu trí, linh hoạt, dẫn đầu đơn vị tích cực đánh địch, bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu, góp phần cùng đồng đội diệt 1.800 tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác của chúng. Riêng Nguyễn Văn Phùng diệt 361 tên, bắt 20 tên, thu 46 súng.


Năm 1971, đồng chí phụ trách một tổ xuống các xã Đăng Hưng Phước, Lương Hòa Lạc (Gò Công) để phối hợp với du kích đánh địch. Nguyễn Văn Phùng đã tích cực huấn luyện được 85 du kích về cách gỡ mìn, đặt mìn, gài lựu đạn... Sau đó, đồng chí lại tự tay đi đánh thí điểm để mọi người tin tưởng. Kết quả, Nguyễn Văn Phùng đã cùng tổ diệt 800 tên địch, hạn chế được việc đi lùng sục của chúng.


Ngày 17 tháng 7 năm 1972, địch cho hơn 1 tiểu đoàn có pháo binh và máy bay yểm trợ, càn quét vào xã Trung Hòa, Nguyễn Văn Phùng đã chỉ huy tiểu đội kiên quyết trụ bám đánh địch. Bom đạn của chúng đánh phá ác liệt cả ngày. Đơn vị lúc đó đá có 2 chiến sĩ hy sinh, 7 chiến sĩ bị thương, bản thân cũng bị thương vào tay trái và vào đầu, máu ra nhiều nhưng vẫn động viên đồng đội ngoan cường chiến đấu. Khi hết lựu đạn, Nguyễn Văn Phùng nhặt lựu đạn của địch đánh địch. Kết quả, đơn vị diệt được 52 tên. Riêng đồng chí diệt 30 tên, đánh lui đợt càn của 1 tiểu đoàn Mỹ - ngụy, giữ vững trận địa.


Tháng 3 năm 1973, địch tập trung đốn cây, san bằng địa hình ở xã Trung Hòa. Nguyễn Văn Phùng cùng một tổ ngày đêm tìm bom đạn của chúng về sản xuất lựu đạn, mìn được 500 quả để đánh địch. Loại vũ khí tự tạo này đã diệt được 85 tên, buộc chúng phải bỏ dở kế hoạch trên.


Ngày 10 tháng 3 năm 1973, Nguyễn Văn Phùng đã hy sinh anh dũng sau khi làm tròn nhiệm vụ.


Nguyễn Văn Phùng hết lòng thương yêu đồng đội. Nhiều lần dưới làn bom đạn của kẻ thù, đồng chí vẫn vừa đánh địch vừa tìm cách cõng được thương binh về phía sau an toàn.


Đồng chí được khen thưởng 14 bằng khen, 25 giấy khen, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Nguyễn Văn Phùng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 29 Tháng Bảy, 2022, 06:53:51 am
ANH HÙNG A DỪA
(LIỆT SĨ)


A Dừa sinh năm 1936, dân tộc Xtiêng, quê ở xã Dục Nông, huyện Đác Lây, tỉnh Kon Tum, nhập ngũ tháng 10 năm 1960. Khi hy sinh, đồng chí là chuẩn úy, đại đội phó đại đội 2 bộ binh, tiểu đoàn 304 bộ đội địa phương tỉnh Gia Lai - Kon Tum, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1956 đến năm 1959, tình hình có nhiều khó khăn song A Dừa vẫn kiên trì bám đất, bám dân, bí mật vận động thanh niên vào du kích đánh địch. Có lần tổ du kích do đồng chí phụ trách đã dùng ná diệt gọn 1 tiểu đội bảo an, góp phần củng cố lòng tin cho nhân dân với cách mạng.


Năm 1960 đến tháng 1 năm 1968, A Dừa đã cùng đơn vị đánh 102 trận diệt hàng trăm tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác của chúng. Riêng đồng chí diệt 12 tên, phá hủy 6 xe quân sự, thu 25 súng.


Tháng 12 năm 1964, trong trận đánh vị trí Công Tiêu (phía bắc thị xã Kon Tum) do 3 đại đội địch chiếm đóng, A Dừa chỉ huy trung đội đánh thọc sâu. Khi một mũi xung kích của tiểu đoàn đang cắt rào thì địch phát hiện, chúng bắn dữ dội về phía quân ta. Đồng chí nhanh chóng ôm quả bộc phá 15 ki-lô-gam dẫn đầu đơn vị tiến vào giữa trung tâm, đánh sập lô cốt chính và diệt nhiều hỏa điểm khác. Nhờ đó, toàn tiểu đoàn đã chuyển thế bị động sang chủ động, đồng loạt xung phong đánh chiếm vị trí địch. Trận này, riêng đồng chí đánh sập 6 lô cốt, diệt nhiều địch.


Trận đánh vị trí Công Co tháng 6 năm 1966. Ở đây có 1 tiểu đoàn lính bảo an đóng giữ, A Dừa chỉ huy trung đội đảm nhiệm hướng chủ yếu. Khi nổ súng, đồng chí dẫn đầu đơn vị đánh chiếm các khu vực được phân công, sau lại phát triển sang các hướng khác. Kết quả, trung đội diệt gọn 1 đại đội địch. Riêng đồng chí phá hủy 8 lô cốt, diệt được 20 tên.


Ngày 30 tháng 1 năm 1968, A Dừa chỉ huy đại đội đánh sân bay Kon Tum. Sau khi cùng đơn vị phá hủy 25 máy bay, 30 xe quân sự, diệt 200 tên Mỹ, đồng chí bị trúng đạn, anh dũng hy sinh.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 7 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua và được tặng 10 bằng khen, giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, A Dừa được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Bảy, 2022, 06:58:11 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN LO
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Văn Lo, sinh năm 1955, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Khi hy sinh, đồng chí là tổ trưởng tổ sản xuất vũ khí xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 13 tuổi, Nguyễn Văn Lo đi tìm đạn và lựu đạn lép của địch về làm mìn đánh chúng. Đồng chí đã diệt được 15 tên, gần hai chục tên khác bị thương.


Năm 14 tuổi (1969) Nguyễn Văn Lo tham gia du kích xã. Tuy tuổi nhỏ, sức yếu nhưng đồng chí luôn luôn xung phong nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ, kể cả nhiệm vụ chiến đấu.


Có lần, Nguyễn Văn Lo đặt mìn và lựu đạn vào khu vực máy bay lên thẳng địch thường xuyên lên xuống làm 1 máy bay bị mìn, hỏng nặng. Một lần, đồng chí cải trang, giữa ban ngày vào khu vực đồn bốt địch để điều tra. Đến tối, Nguyễn Văn Lo đột nhập vào vị trí diệt được 5 tên, trong đó có một tên đại úy chỉ huy.


Trong một trận càn của địch, đồng chí đã cùng một tổ chiến đấu quyết liệt với 1 đại đội địch, diệt nhiều tên.


Trong hơn 5 năm tham gia du kích, Nguyễn Văn Lo đã diệt 77 tên địch, phá hủy 5 xe tăng và phá hỏng 1 máy bay của chúng.


Trong nhiệm vụ sản xuất vũ khí, đồng chí thu nhặt được 200 viên đạn cối, 40 quả lựu đạn của địch về làm mìn đánh chúng.


Ngày 10 tháng 9 năm 1974, Nguyễn Văn Lo đã anh dũng hy sinh trong lúc đang làm nhiệm vụ.


Nguyễn Văn Lo luôn luôn được đồng đội tin yêu, nhân dân mến phục.


Đồng chí được khen thưởng 4 bằng khen và giấy khen, được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Nguyễn Văn Lo được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Bảy, 2022, 06:59:10 am
ANH HÙNG PHẠM VĂN TRÀ


Phạm Văn Trà sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ năm 1949. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung tá, trung đoàn trưởng trung đoàn 1 bộ binh, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1964 đến tháng 6 năm 1975, Phạm Văn Trà chiến đấu ở miền Tây Nam Bộ. Đồng chí đã qua các cương vị tham mưu trưởng tiểu đoàn, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng. Ở cương vị nào đồng chí cũng  luôn luôn vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phạm Văn Trà đã chỉ huy đơn vị diệt gọn 6 tiểu đoàn, 20 đại đội địch, đánh thiệt hại nặng 14 tiểu đoàn khác, diệt 15.000 tên, bắt 500 tên. Riêng đồng chí diệt được 15 tên, bắt 10 tên, dùng súng bộ binh bắn rơi 1 máy bay phản lực Mỹ.


Ngày 4 tháng 10 năm 1966, đơn vị đánh địch ở Kênh Xáng (Long Mỹ, Cần Thơ); sau 1 giờ chiến đấu địch vẫn chống cự quyết liệt. Là tham mưu trưởng tiểu đoàn, lúc ấy Phạm Văn Trà đã dẫn đầu đội dự bị đánh thẳng vào một bộ phận quân địch, và tiêu diệt gọn sau 5 phút, tạo thuận lợi cho tiểu đoàn diệt 1 tiểu đoàn hỗn hợp Mỹ - ngụy.


Mùa Xuân năm 1968, Phạm Văn Trà chỉ huy tiểu đoàn chiến đấu liên tục ở khu vực đường vòng cung, gần thị xã Cần Thơ. Địch nhiều lần tập trung lực lượng phản kích. Có lần, 3 tiểu đoàn Mỹ - ngụy được máy bay, pháo binh yểm trợ, từ ba hướng đánh vào khu vực của đơn vị. Phạm Văn Trà bình tĩnh, chỉ huy linh hoạt, đánh lui được các đợt phản kích của chúng. Hai lần bị thương, đồng chí vẫn tiếp tục chỉ huy chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc. Kết quả đơn vị đã diệt 2 đại đội địch, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, giữ vững khu vực được phân công trong 90 ngày. Riêng Phạm Văn Trà diệt 5 tên, bát 4 tên, bắn rơi 1 máy bay phản lực.


Đầu năm 1973, địch huy động 18 tiểu đoàn mở cuộc càn vào khu vực Kênh Xáng, Lái Hiếu, Cần Thơ hòng đánh bật lực lượng của ta ra. Phạm Văn Trà chỉ huy trung đoàn bám trụ địa bàn chiến đấu, diệt gọn 2 tiểu đoàn, 5 đại đội địch, đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn khác, giữ vững vùng giải phóng.


Cuối năm 1974, đồng chí chỉ huy đơn vị diệt và bức hàng 120 đồn bốt, giải phóng 10 xã thuộc tỉnh Trà Vinh.


Mùa Xuân năm 1975, với tinh thần tích cực, chủ động tiến công, Phạm Văn Trà đã chỉ huy đơn vị diệt 11 chi khu, 112 đồn bốt, diệt gọn 1 tiểu đoàn và 6 đại đội địch trên dọc đường số 4, đồng thời cắt đứt đường giao thông này, tạo điều kiện giải phóng tỉnh Cần Thơ.


Phạm Văn Trà đã tích cực góp nhiều công sức xây dựng trung đoàn được hai lần tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giài phóng hạng ba.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Phạm Văn Trà được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Bảy, 2022, 07:00:55 am
ANH HÙNG NGUYỄN TẤN ĐANG


Nguyễn Tấn Đang sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Quới Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 7 năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, bác sĩ chủ nhiệm quân y trung đoàn 3 bộ binh, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1947 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Tấn Đang trưởng thành từ cứu thương lên bác sĩ. Đồng chí liên tục phục vụ trong ngành quân y.


Từ năm 1963 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Tấn Đang phụ trách đội phẫu thuật và làm chủ nhiệm quân y trung đoàn. Trong công tác, gặp nhiều khó khăn; phải cơ động theo đội hình chiến đấu, cấp cứu tại chỗ với số lượng thương binh đông, nhiều khi vừa chữa thương binh vừa đánh địch và hàng chục lần đang mổ vết thương thì máy bay, pháo binh địch bắn phá vào trạm phẫu... Tuy vậy, Nguyễn Tấn Đang luôn luôn bình tĩnh động viên đồng nghiệp cứu chữa thương binh và tìm cách chuyển anh em về phía sau an toàn. Đồng chí nhiều lần đứng mổ hơn 10 giờ liền, sau đó lại tiếp tục tham gia khiêng cáng thương binh về phía sau.


Trong 12 năm, Nguyễn Tấn Đang phục vụ gần 600 trận đánh của trung đoàn, trực tiếp cấp cứu cho 6.485 thương binh, trong đó đã mổ cứu sống 100 trường hợp có những vết thương hiểm nghèo.


Nguyễn Tấn Đang tích cực học tập, nghiên cứu, chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho đồng nghiệp trong đơn vị, đồng chí đã đào tạo được 60 y tá và hướng dẫn 4 anh em có trình độ mổ giỏi.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua và được tặng 19 bằng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Nguyễn Tấn Đang được. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Bảy, 2022, 07:03:37 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TÀI


Nguyễn Văn Tài sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Trưởng thành, huyện ô Môn, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ tháng 2 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 1 (Tây Đô) bộ đội địa phương tỉnh Hậu Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Tài chiến đấu ở địa bàn trong tỉnh. Đồng chí đã chủ động hiệp đồng tác chiến, chỉ huy đơn vị diệt gần 500 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 69 tên, bắt 18 tên, phá hủy 1 khẩu pháo, 1 xe quân sự, 2 thuyền máy và thu 43 súng.


Ngày 14 tháng 6 năm 1968, Nguyễn Văn Tài phụ trách một tổ đặt mìn chặn địch đi càn trên lộ vòng cung (Cần Thơ), phá hủy 1 xe gíp, diệt được 2 tên trung đoàn trưởng và trung đoàn phó ngụy, buộc chúng phải bỏ dở cuộc hành quân.


Ngày 6 tháng 4 năm 1972, Nguyễn Văn Tài chỉ huy mũi tiến công yếu khu Quang Phong (Phụng Hiệp). Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm khu vực được phân công, đồng chí đã chủ động chỉ huy đơn vị đánh sang trận địa pháo, hiệp đồng kịp thời với đơn vị bạn diệt 200 tên địch trong yếu khu.


Ngày 27 tháng 4 năm 1973, Nguyễn Văn Tài chỉ huy đại đội chốt giữ khu vực Quang Phong, đánh lùi nhiều đợt phản kích cúa 1 tiểu đoàn địch. Khi hết đẹn, đồng chí vận động chiến sĩ đi thư nhặt đạn địch tiếp tục chiến đấu. Đơn vị đã diệt gọn ban chỉ huy tiểu đoàn và 1 đại đội địch, giữ vững được trận địa.


Trận tiến công chi khu một nghìn ở Kênh Xáng, Xà No ngày 8 tháng 12 năm 1974, Nguyễn Văn Tài phụ trách một mũi gồm 9 chiến sĩ đánh chiếm sở chỉ huy và khu truyền tin của địch. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, thấy mũi chủ yếu gặp khó khăn, đồng chí nhanh chóng dùng B.40 diệt hỏa điểm địch, hiệp đồng hỗ trợ cùng đơn vị bạn diệt hơn trăm tên địch, làm chủ trận địa.


Nguyễn Văn Tài chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 1 lần được, bầu là Chiến sĩ thi đua và được tặng 30 bằng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Nguyễn Văn Tài được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Bảy, 2022, 07:04:53 am
ANH HÙNG PHÙNG VĂN LỪU


Phùng Văn Lừu sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã Trung Hưng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 2 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, trợ lý kỹ thuật xe ô tô thuộc trung đoàn 11, sư đoàn 571, Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1963 đến tháng 4 năm 1975, Phùng Văn Lừu làm nhiệm vụ sửa chữa ô tô tuyến đường 559. Bất kể lúc nào, hễ có xe hỏng là đồng chí sẵn sàng đến chữa ngay. Nhiều khi xe hỏng ở giữa trọng điểm, máy bay địch ập đến đánh phá, Phùng Văn Lừu vẫn dũng cảm kiên trì sửa chữa xe, hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí đã chữa được hơn 400 chiếc xe bị hỏng và cùng tổ chữa được hơn 600 lượt chiếc khác.


Tháng 4 năm 1965, đơn vị vận chuyển trên đường 128, khi tới trọng điểm địch đang bắn phá thì chiếc xe đi đầu bị hỏng. Gần đó, cách vài mét lại có bom nổ chậm, Phùng Văn Lừu vẫn quyết tâm nhanh chóng sửa xe, thông đường cho hàng chục chiếc xe khác chạy vượt qua chỗ nguy hiểm.


Tháng 4 năm 1966, đoàn xe chạy trên đoạn đường gần Cha Lo (tây Quảng Bình), lúc máy bay địch đang đánh phá thì chiếc xe đi đầu bị hỏng. Phùng Văn Lừu khẩn trương sửa chữa và linh hoạt tháo phụ tùng xe mình thay thế vào chiếc xe trên để mở thông đường bảo đảm an toàn cho cả đoàn xe đi sau. Xong, đồng chí lại đi tìm phụ tùng ở những chiếc xe hỏng trong khu vực trọng điểm lắp vào xe mình và trở về đơn vị an toàn.


Từ tháng 9 năm 1968 đến năm 1973, Phùng Văn Lừu làm trạm trưởng, đồng chí đã cùng đơn vị sửa chữa được 1.920 xe bị hỏng nặng. Năm nào trạm cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 20 phần trăm trở lên và 4 lần được tặng danh hiệu "Đơn vị Quyết thắng".


Từ năm 1973 trờ đi, Phùng Văn Lừu làm trợ lý kỹ thuật của trung đoàn, đồng chí luôn luôn đi sâu đi sát giúp đơn vị bảo đảm hệ số kỹ thuật cao, hoàn thành kế hoạch vận chuyển.


Phùng Văn Lừu chịu khó học tập, nghiên cứu, phát huy nhiều sáng kiến có giá trị như sử dụng phụ tùng hỏng làm máy cưa, tăng năng suất 180 phần trăm, cải tiến bơm dầu tăng năng suất 200 phần trăm, làm cần cẩu gấp ở đầu xe có tời để tự cẩu hàng nặng lên xe, v.v.


Đồng chí được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công hạng ba, 8 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 5 lần là Chiến sĩ Quyết thắng và được tặng 16 bằng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Phùng Văn Lừu được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Bảy, 2022, 07:07:04 am
ANH HÙNG LÊ VĂN HÒA


Lê Văn Hòa sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, chính trị viên đại đội trinh sát, trung đoàn 3 Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Lê Văn Hòa chiến đấu ở miền Tây Nam Bộ. Đồng chí đá đánh 178 trận, cùng đơn vị diệt gần 1000 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng Lê Văn Hòa diệt 135 tên, bắn bị thương 115 tên, thu 92 súng.


Đầu năm 1969, trong trận đánh đồn Cây Thị (Trà Cú, Trà Vinh), đồng chí dẫn đầu đơn vị đánh chiếm lô cốt đầu cầu. Địch bắn ra ác liệt. Sau, 10 phút chiến đấu, nhiều chiến sĩ bị thương vong, bản thân hai lần bị thương nhưng vẫn động viên và cùng 3 người còn lại tiếp tục ,tiến công diệt hết bọn địch trong đồn.


Tháng 4 năm 1969; đánh vị trí địch ở đầu cầu Huyền Đức (thị xã Vĩnh Lãng), tuy nhận lệnh gấp, chưa trinh sát thực địa nhưng Lê Văn Hòa vẫn chỉ huy trung đội chiến đấu. Hỏa lực của địch từ nhiều hướng trong thị xã bắn ra dữ dội. Đồng chí dẫn đầu đơn vị đánh thẳng vào vị trí, diệt gọn 1 trung đội, tiếp tục truy quét bọn còn lại, làm chủ trận địa. Kết quả, trung đội diệt được 60 tên địch, thu 21 súng. Riêng Lê Văn Hòa diệt 11 tên, thu 6 súng.


Tháng 1 năm 1975, ta tổ chức đánh đồn An Phước (gần Cái Nhim). Từ vị trí xuất phát tới đồn địch phải đi thuyền trên sông Măng Thích. Địch bán rất ác liệt làm một số chiến sĩ ta bị thương. Lê Văn Hòa bình tĩnh chỉ huy đơn vị vừa bắn trả địch vừa khẩn trương cập bến, tiến công quyết liệt vào đồn, tiêu diệt hết bọn chúng. Riêng đồng chí diệt 6 tên.


Lê Văn Hòa chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt. Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và 13 bằng khen và giấy khen, 2 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Lê Văn Hòa được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Bảy, 2022, 07:07:50 am
ANH HÙNG TRẦN VĂN SƠN


Trần Vàn Sơn sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ tháng 1 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, tiểu đoàn phó tiểu đoàn bộ binh (Tây Đô 2) bộ đội địa phương tỉnh Hậu Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1962 đến năm 1969, Trần Văn Sơn đã cùng đơn vị đánh hơn 200 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 4.000 tên địch, phá hủy 120 xe quân sự. Riêng đồng chí diệt 1-50 tên, làm bị thương 160 tên, đánh sập 10 cầu.


Ngày 1 tháng 1 năm 1963, địch tập trung lực lượng càn ba xã thuộc huyện Phụng Hiệp. Trần Văn Sơn xin đi làm nhiệm vụ phục kích đánh mìn diệt bọn chỉ huy. Đồng chí đã kiên trì chờ đợi đến khi 2 chiếc xe gíp chở bọn chỉ huy lọt vào khu vực gài mìn. Mìn nổ, 2 tên thiếu tá Mỹ, 2 tên thiếu tá ngụy và bọn lái xe phải đền tội. Đồng chí rút lui an toàn. Như rắn mất đầu, bọn địch phải bỏ dở cuộc càn vào huyện Phụng Hiệp.


Ngày 28 tháng 3 năm 1967, Trần Văn Sơn cùng một chiến sĩ nhận nhiệm vụ đánh phá cầu Phụng Hiệp, trên đường số 4 từ Cần Thơ đi Cà Mau. Xung quanh cầu là những bãi mìn dày đặc cùng nhiều trạm gác suốt ngày đêm của địch. Lợi dụng đêm tối, đồng chí đã cùng đồng đội bình tĩnh vừa đi vừa dò tránh mìn và khéo léo che mắt chúng, đưa được khối thuốc nổ áp sát vào chân cầu. Hai nhịp cầu bị phá sập, làm tê liệt mọi vận chuyển của địch trên đường giao thông quan trọng này trong 15 ngày.


Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt mùa Xuân 1968, quân ta tiến công trung tâm truyền tin của địch trong thị xã Cần Thơ. Chúng phản kích quyết liệt. Trần Văn Sơn đã dũng cảm, bình tĩnh chỉ huy đơn vị chiến đấu đánh lui mọi đợt phản kích của địch, diệt gần 100 tên. Riêng đồng chí diệt được 12 tên.


Từ cuối năm 1969, tuy bị thương mù cả hai mắt nhưng Trần Văn Sơn vẫn luôn luôn lạc quan, tin vào cuộc sống, tim mọi cách cống hiến cho cách mạng.


Tháng 6 năm 1971, một xuồng máy chở đầy đạn của ta bị đắm ở ngã ba sông Cây Dừa (Cà Mau), gần trại an dưỡng thương binh. Đồng chí nhờ anh em dắt ra bờ sông, xin lặn vớt đạn và vớt xuồng. Qua hai đêm làm việc cật lực, người thương binh dũng cảm ấy đã vớt được 105 quả đạn pháo 105 mi-li-mét, 4 bao ngòi nổ và buộc dây cho đồng đội kéo được xuồng lên.


Hành động cách mạng đó được toàn thể anh em thương binh trong trại an dưỡng khen ngợi và học tập.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 lần là Chiến sĩ thi đua và được tặng 11 bằng khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Trần Văn Sơn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Bảy, 2022, 07:08:38 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN HOẠT


Nguyễn Văn Hoạt sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 8 năm 1971. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đại đội phó đại đội đặc công, bộ đội địa phương tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1971 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Hoạt thường đảm nhiệm mũi trưởng ở mũi chủ   yếu,   đánh   39 trận, chỉ huy đơn vị diệt gần 5 ngàn tên   địch,   phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 130 tên, thu 11 súng.


Đêm 25 tháng 5 năm 1972, quân ta diệt phân chi khu Cồn Ốc (Giồng Trôm). Ngay phút đầu, địch chống cự quyết liệt nên mũi của Nguyễn Văn Hoạt bị thương vong gần hết, song bản thân kiên quyết dẫn đầu xông lên đánh thẳng vào sở chỉ huy, cướp được súng máy của chúng bắn kiềm chế cho mũi bạn tiến công. Trận này, đơn vị diệt gọn bọn địch ở phân chi khu gồm 1 đại đội ngụy. Riêng đồng chí diệt 28 tên, thu 5 súng.


Đêm 27 tháng 7 năm 1974, bộ đội ta đang cắt rào để tiến công phân chi khu Giồng Quéo (Ba Tri) thì địch phát hiện. Chúng bắn ra dữ dội. Nguyễn Văn Hoạt nhanh chóng chỉ huy đơn vị phá rào xông lên đánh chiếm lô cốt đầu cầu, sau đó đồng chí dẫn đầu anh em đánh chiếm sở chỉ huy địch, làm chủ hoàn toàn phân chi khu Giồng Quéo. Gần 100 tên địch đã bỏ mạng. Riêng đồng chí diệt 14 tên.


Nguyễn Văn Hoạt hết lòng thương yêu đồng đội, đã 15 lần vượt qua bom đạn địch cõng được 15 thương binh về phía sau an toàn.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần là Chiến sĩ thi đua, 6 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ, được tặng 11 bằng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Nguyễn Văn Hoạt được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Bảy, 2022, 07:09:55 am
ANH HÙNG HOÀNG VĂN QUYẾT


Hoàng Văn Quyết sinh năm 1952, dân tộc Tày, quê ở xã Y Tịch, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ tháng 8 năm 1971. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, trung đội trưởng thuộc đại đội 3 tên lửa, tiểu đoàn 172, sư đoàn 367 Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, Hoàng Văn Quyết tham gia chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. Tuy mang vác tên lửa nặng, bom đạn địch ác liệt, nhưng đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn, mưu trí, linh hoạt trong chiến đấu, bắn rơi nhiều máy bay địch, chi viện cho bộ binh chiến đấu. Hoàng Văn Quyết đã bắn rơi 14 máy bay địch, gồm 9 kiểu loại khác nhau, trong đó có 12 chiếc rơi tại chỗ. Đồng chí là một chiến sĩ bắn rơi nhiều máy bay nhất trong quân chủng bàng tên lửa mang vác.


Ngày 19 tháng 9 năm 1972, trung đội nhận nhiệm vụ phối thuộc với bộ đội chốt chặn trên đường số 13 (đoạn Lại Khê), tất cả anh em đều bị sốt rét và ốm đi viện, còn một mình nhưng Hoàng Văn Quyết vẫn xin đi đánh. Địch cho 2 máy bay AD6 đánh phá trận địa chốt. Đồng chí kịp thời bắn rơi tại chỗ 1 chiếc, trong đó có tên thiếu tá ngụy đi trên máy bay, lập chiến công đầu của tiểu đoàn tên lửa mang vác.


Ngày 25 tháng 10 năm 1972, sau 7 ngày đêm hành quân mang vác nặng, đến khu vực Hà Đông (Củ Chi), Hoàng Văn Quyết nhanh chóng chỉ huy đơn vị triển khai chiến đấu ngay. Ngay ngày hôm đó và suốt cả trận đánh, đồng chí đã bắn rơi 2 máy bay địch (1 L19, 1 AD6) chi viện đắc lực cho bộ binh chiến đấu.


Đầu tháng 12 năm 1973, đánh địch lấn chiếm Bù Bông, tuy bom đạn của chúng rất ác liệt nhưng Hoàng Văn Quyết vẫn bám trận địa, chọn đúng thời cơ bắn 2 quả đạn, hạ tại chỗ 2 máy bay (1 C.130, 1 C.123).


Trong 2 ngày 29 và 30 tháng 3 năm 1974, Hoàng Văn Quyết tham gia chiến đấu ở khu vực Đức Huệ (tỉnh Long An), đồng chí bắn rơi 2 máy bay địch (1 L19, 1 AD6).


Ngày 13 tháng 1 nảm 1975, máy bay A37 đến bắn phá vào đội hình bộ binh của ta và thả quả cầu lửa để chống đạn tên lửa. Hoàng Văn Quyết bình tĩnh chọn thời cơ bắn 1 quả đạn hạ tại chỗ 1 chiếc. Những chiếc khác phải bỏ chạy.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày 28 tháng 4 năm 1975, 2 chiếc F5 đến bắn phá trận địa ta. Hoàng Văn Quyết kịp thời phóng 1 quả đạn, hạ tại chỗ 1   chiếc.


Hoàng Văn Quyết luôn luôn học tập, rèn luyện nâng cao trình độ sử dụng vũ khí thành thạo.


Quá trình chiến đấu, đồng chí được khen thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 13 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ bắn máy bay và được tặng 3 bằng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Hoàng Văn Quyết được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Bảy, 2022, 07:10:40 am
ANH HÙNG PHAN VĂN QUÝ


Phan Vản Quý sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 1 năm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng vận tải ô tô thuộc đại đội 7 tiểu đoàn 76 trung đoàn 11 sư đoàn 571 Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 8 năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, Phan Văn Quý lái xe vận chuyển vũ khí, lương thực vào chiến trường. Đồng chí là người đi nhiều chuyến nhất trong đơn vị trên tuyến đường này. Quá trình làm nhiệm vụ, 25 lần bị máy bay địch đuổi theo bắn phá, lần nào đồng chí cũng bình tĩnh, mưu trí cho xe vừa chạy vừa tránh máy bay, bảo đảm xe, hàng an toàn. Phan Văn Quý đã lái xe chạy 65.000 ki-lô-mét an toàn, tiết kiệm được 6.680 lít xăng, dẫn đầu trung đoàn về năng suất vận chuyển, giữ gìn xe tốt và tiết kiệm xăng dầu.


Tháng 8 năm 1972, đoàn xe đơn vị gồm 50 chiếc vừa đến ngầm Khe Tang (Quảng Bình) thì bị tắc. Máy bay địch tới thả pháo sáng và đánh phá suốt 2 giờ liền. Phan Văn Quý nhanh chóng dùng xe mình lần lượt kéo cả 50 chiếc xe qua ngầm an toàn.


Tháng 4 năm 1972, tại ki-lô-mét 40 đường 20, máy bay địch đánh đúng chiếc xe đi đầu, xe bị bốc cháy. Mặc bom đạn ác liệt, Phan Văn Quý xông vào dập tắt lửa dể cứu xe, cứu hàng và động viên đồng đội phát đường tránh cho xe chạy qua trọng điểm có bom chưa nổ.


Năm 1972, có lần xe chở 35 thương binh vừa tới một chân đèo thì máy bay địch đến thả pháo sáng và ném bom bi. Phan Văn Quý nhanh chóng cõng 4 thương binh nặng vào hầm an toàn và khi máy bay địch ngừng hoạt động, lại cùng anh em tích cực lấp hố bom, sửa đường để xe chạy khỏi chỗ nguy hiểm.


Phan Văn Quý hết lòng thương yêu và giúp đỡ đồng đội. Nhiều lần gặp xe anh em hỏng nằm dọc đường, dù ở ngay trọng điểm địch đang đánh phá, đồng chí vẫn sẵn sàng cứu xe khỏi khu vực nguy hiểm.


Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần là Chiến sĩ Quyết tháng, được tặng 11 băng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Phan Văn Quý được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 03 Tháng Tám, 2022, 06:45:18 am
ANH HÙNG HOÀNG ĐÌNH CHIẾN


Hoàng Đình Chiến sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xả Tam Kỳ, huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 4 năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng ô tô vận tải đại đội 23, tiểu đoàn 80, Cục hậu cần, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1971 đến tháng 4 năm 1975, Hoàng Đình Chiến lái xe vận chuyển trên tuyến đường 559 và Đông Nam Bộ. Trong điều kiện máy bay địch đánh phá ác liệt, đường xấu, nhưng đồng chí có quyết tâm cao, luôn luôn vượt cung, tăng chuyến, dẫn đầu đơn vị về năng suất vận chuyển. Hoàng Đình Chiến đã chở được 1.364 tấn hàng tới đích an toàn, chuyển được 900 chiến sĩ vào chiến trường và 480 thương binh về tuyến sau, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Năm 1971, trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, tuy mới ra trường, lại vận chuyển trên tuyến đường địch đánh phá ác liệt nhưng Hoàng Đình Chiến vẫn xung phong đi nhiều chuyến, nhiều tháng đi 30 ngày liền trên cung đường dài 100 ki-lô-mét, dẫn đầu đơn vị về năng suất vận chuyển.


Mùa khô năm 1972, chạy trên đường dài 120 ki-lô-mét, Hoàng Đình Chiến bền bỉ, liên tục chở hàng trong 6 tháng, thường xuyên chạy 3 đêm 2 chuyến (chỉ tiêu 2 đêm 1 chuyến), dẫn đầu đơn vị về thành tích vận chuyển cả mùa khô.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, vận chuyển hàng phục vụ các đơn vị chiến đấu ở Biên Hòa, Hoàng Đinh Chiến luôn luôn dẫn đầu về khối lượng đưa vũ khí, đạn dược đến tận các trận địa cho chiến sĩ.


Từ năm 1973 đến tháng 4 năm 1975, tiểu đội do Hoàng Đình Chiến phụ trách luôn luôn dẫn đầu đại đội về thành tích vận chuyển và tiết kiệm xăng dầu. Đồng chí luôn giữ gìn, bảo quản xe tốt, lái chạy 78.600 ki-lô-mét an toàn và tiết kiệm được 2.870 lít xăng.


Hoàng Đình Chiến luôn luôn khiêm tốn, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm lái và bảo quản xe, được đồng đội tin yêu, mến phục.


Đồng chí được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Chiến sĩ Quyết thắng và được tặng 17 bằng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Hoàng Đinh Chiến được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 03 Tháng Tám, 2022, 06:45:45 am
ANH HÙNG TRẦN THANH HÙNG


Trần Thanh Hùng sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hưng A, huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng Tháp, nhập ngũ tháng 7 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, y tá huyện đội Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến tháng 4 năm 1975, Trần Thanh Hùng làm nhiệm vụ cứu chữa, nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh trong điều kiện lương thực, thuốc men thiếu thốn, nhiều lần địch càn quét, đánh phá ác liệt, nhiều khi phải giấu thương binh dưới hầm hay trên thuyền giữa đồng nước..., song đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần phục vụ, hoàn thành xuất sắc công tác được giao. Trần Thanh Hùng không kể ngày đêm, đảm nhiệm mọi công việc từ thay băng, tiêm thuốc, nấu cơm, giặt giũ quần áo, đến gùi gạo, thực phẩm về nuôi dưỡng thương binh. Nhiều lần địch càn vào khu vực đóng quân, đồng chí chiến đấu rất dũng cảm. Có lần chỉ một mình Trần Thanh Hùng vẫn đánh địch để bảo vệ thương binh. Bản thân bị thương 6 lần (trên mình mang 58 vết thương) lần nào cũng băng cho thương binh trước rồi mới tự băng cho mình.


Từ năm 1968 đến tháng 4 năm 1975, Trần Thanh Hùng đã cứu chữa, nuôi dưỡng được 667 thương binh, bệnh binh và diệt được 137 tên địch.


Tháng 12 năm 1970, 1 đại đội địch càn vào khu vực đóng quân, Trần Thanh Hùng cùng một chiến sĩ khác ra chặn chúng lại để đơn vị cất giấu thương binh. Sau ít phút chiến đấu, cả hai người đều bị thương. Trần Thanh Hùng băng bó cho đồng đội rồi tiếp tục chặn địch cho đơn vị cất giấu thương binh an toàn.


Tháng 9 năm 1971, giữa mùa nước lớn, địch càn vào khu vực đóng quân. Trần Thanh Hùng cùng một chiến sĩ khác chiến đấu đánh lui 1 đại đội Mỹ - ngụy, diệt 12 tên, bảo vệ thương binh an toàn.


Có lần trong tháng 3 năm 1973, biết địch sẽ đi càn, đồng chí bí mật gài trước hai quả đạn 106 mi-li-mét (tự cải tiến) vào cổng đồn, diệt 9 tên, làm chúng hoang mang không dám mở cuộc càn nữa.


Quá trình chiến đấụ và công tác, Trần Thanh Hùng được, tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ và được tặng 40 bằng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Trần Thanh Hùng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 03 Tháng Tám, 2022, 06:46:10 am
ANH HÙNG PHẠM VĂN LÁI


Phạm Văn Lái sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 6 năm 1972. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng bộ binh đại đội 9, tiểu đoàn 9, trung đoàn 266, sư đoàn 341, Quân đoàn 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 6 năm 1972 đến tháng 10 năm 1973, Phạm Văn Lái là chiến sĩ công binh thuộc tiểu đoàn 7 tỉnh đội Quảng Bình, đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm giao thông ở bến phà sông Gianh.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Phạm Văn Lái chiến đấu 2 trận ở thị xã Xuân Lộc, 3 lần bị thương vẫn không rời trận địa, dù đạn bom rất ác liệt, đồng chí vẫn dũng cảm, kiên quyết chiến đấu diệt được 21 tên địch.


Ngày 9 tháng 4 năm 1975, Phạm Văn Lái chiến đấu ở khu rửng cao su giáp thị xã Xuân Lộc. Địch phản kích rất quyết liệt, trung đội bị thương vong gần hết, đồng chí được giao nhiệm vụ phụ trách một tổ gồm 5 chiến sĩ còn lại, chiến đấu suốt ngày với 1 đại đội ngụy, đẩy lùi tất cả các đợt phản kích của chúng và diệt nhiều địch. Riêng Phạm Ván Lái diệt được 7 tên.


Ngày 11 tháng 4 năm 1975, đồng chí phụ trách một tổ gồm 7 chiến sĩ, bảo vệ sở chỉ huy trung đoàn. Một đại đội ngụy có máy bay bắn phá yểm trợ, nhiều lần phản kích đánh vào đơn vị, Phạm Văn Lái đã bình tĩnh chỉ huy tổ đánh địch. Sau chỉ còn 3 người nhưng đồng chí vẫn động viên anh em tiếp tục chiến đấu. Phạm Văn Lái đã 3 lần bị thương nhưng đồng chí vẫn kiên quyết không rời trận địa, dùng lựu đạn, súng tiểu liên và B.40 diệt địch, cùng với tổ bảo vệ an toàn cho sở chỉ huy trung đoàn.


Phạm Văn Lái được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Phạm Văn Lái được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 03 Tháng Tám, 2022, 06:46:41 am
ANH HÙNG BO BO TỚI


Bo Bo Tới sinh năm 1945, dân tộc Rắc Lây quê ở xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, tham gia cách mạng năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là xã đội trưởng xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, tỉnh Phú Khánh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 2 năm 1962 đến năm 1964, Bo Bo Tới hoàn thành tốt nhiệm vụ liên lạc cho thị ủy Cam Ranh.


Từ năm 1965 đến tháng 4 năm 1975, Bo Bo Tới hoạt động du kích xã. Đồng chí đã đánh 25 trận, diệt 60 tên địch (trong đó có 40 tên Mỹ và 7 tên Nam Triều Tiên), bắn bị thương 15 tên, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng, phả hủy 1 xe quân sự.


Năm 1966, gặp 1 tiểu đội lính Mỹ lùng sục vào xã Bo Bo Tới đã kịp thời nổ súng diệt được 2 tên, bọn còn lại phải tháo chạy. Hành động đó cổ vũ đồng bào các dân tộc trong xã hăng hái đánh Mỹ.


Tháng 3 năm 1971, máy bay, pháo binh địch bắn phá 3 ngày đêm liền vào xã Sơn Trung, sau đó, 1 tiểu đoàn lính Mý càn vào địa phương định lập đồn bốt. Bo Bo Tới dẫn đầu tổ ba người, lợi dụng lúc địch chưa kịp đào công sự, dùng súng trung liên và tiểu liên bắn mãnh liệt vào giữa đội hình, diệt 12 tên, bắn bị thương nhiều tên khác. Bị đánh bất ngờ, địch hoảng hốt rút quân, bỏ ý định lập đồn bốt ở địa phương.


Một lần khác trong tháng 3 năm 1971, Bo Bo Tới bí mật gài mìn, đào hầm chông rải rác nơi máy bay lên thẳng của địch thường đổ quân xuống. Kết quả, đã phá hủy 1 máy bay, diệt 30 tên Mỹ, bọn còn lại chạy tán loạn bỏ dở cuộc càn quét.


Bo Bo Tới chú trọng xây dựng phong trào dân quân du kích xã Sơn Trung tiến bộ về mọi mặt; được đồng đội và nhân dân địa phương yêu mến.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua và được tặng 10 bằng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Bo Bo Tới được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 03 Tháng Tám, 2022, 06:47:17 am
ANH HÙNG VÕ VĂN CHÍN


Võ Văn Chín sinh năm 1954, dân tộc Kinh, quê ở xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, tham gia du kích năm 1970. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chính trị viên xã đội xã Phổ Châu, huyện Đức   Phổ, tỉnh Nghĩa Bình, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1970 đến tháng 4 năm 1975, Võ Văn Chín chiến đấu ở địa phương. Đồng chí đã tham gia đánh 149 trận chỉ huy đơn vị diệt gần 700 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, hỗ trợ cho nhân dân trong xã nổi dậy đấu tranh. Võ Văn Chín đã diệt 141 tên (có 31 Mỹ và 7 Nam Triều Tiền), bán bị thương 112 tên, phá hủy 16 xe quân sự (có 1 xe tăng), đánh sập 2 cầu, 18 lô cốt, bắn chìm 1 thuyền chiến đấu.


Ngày 13 tháng 5 năm 1971, Võ Văn Chín chỉ huy 1 tiểu đội ngoan cường chiến đấu đánh lui 8 đợt tiến công của 2 đại đội địch, diệt 47 tên. Riêng đồng chí diệt 15 tên, góp phần bẻ gãy cuộc càn của chúng vào xà.


Ngày 23 tháng 8 năm 1973, Võ Văn Chín chỉ huy một tổ 6 chiến sĩ phục kích đoàn xe chở lính trên đường số 1 (đoạn chạy qua xã), phá hủy 6 xe, diệt 27 tên địch.


Một lần vào tháng 9 năm 1973, Võ Văn Chín cùng 2 chiến sĩ khác vào đào hầm bí mật ngay trong ấp chiến lược của địch đề phục kích diệt bọn ác ôn. Võ Văn Chín kiên trì nằm hầm phục kích địch đến ngày thứ 3, đồng chí đã cùng tổ nổ súng diệt tại chỗ 2 tên và đuổi theo diệt nốt tên thứ 3. Trận đánh thắng lợi diệt được những tên ác ôn đầu sỏ đã góp phần cổ vũ nhân dân địa phương hăng hái chiến đấu.


Ngày 7 tháng 4 năm 1974, Võ Văn Chín đóng giả trung sĩ ngụy, lọt vào thôn Tân Lộc để diệt một tên ác ôn. Tới nơi, thấy hắn đang đi giữa trung đội lính bảo an, đồng chí vẫn bình tĩnh tiến lại gần rồi bất ngờ nổ súng đánh địch. Tên ác ôn cùng một số lính đi bảo vệ phải đền tội. Bọn còn lại hoảng sợ chạy tán loạn. Trận đánh mưu trí, dũng cảm được nhân dân địa phương ca ngợi.


Võ Văn Chín tích cực xây dựng phong trào dân quân du kích xã vững mạnh, được nhân dân tin yêu, đồng đội mến phục.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 1 lần là Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Dũng sĩ, được tặng 5 bằng khen và giấy khen.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Võ Văn Chín được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 03 Tháng Tám, 2022, 06:47:59 am
ANH HÙNG HỒ THỊ LÝ


Hồ Thị Lý, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở tã Hòa Đa, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 4 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung úy, quận đội phó quận 3, thành phố Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1964 đến tháng 4 năm 1967, Hồ Thị Lý là chiến sĩ du kích. Đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, tích cực đánh địch. Ngoài ra Hồ Thị Lý còn vận động được 8 thanh niên tham gia du kích, xây dựng được nhân mối trong hàng ngũ địch, cung cấp tin tức cho ta.


Từ tháng 5 nãm 1967 đến tháng 11 năm 1969, Hồ Thị Lý là chiến sĩ biệt động hoạt động trong nội thành Đà Nẵng. Đồng chí đã kiên trì bám trụ, tích cực xây dựng được đội biệt động 60 người và tổ chức được 27 cơ sở. Quá trình hoạt động, dù khó khăn nguy hiểm thế nào Hồ Thị Lý cũng mưu trí, dũng cảm kiên quyết chỉ huy đội hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng chí đã chỉ huy đánh 26 trận, diệt và làm bị thương hơn 300 tên địch, phá hoại nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng Hồ Thị Lý diệt 79 tên (có 31   tên Mỹ), làm bị thương 18 tên, phá hủy 6 xe quân sự, thu 24 súng. Một số trận nổi bật:

- Ngày 3 tháng 3 năm 1968, Hồ Thị Lý đã cải trang vào câu lạc bộ của địch, đặt mìn diệt 36 tên (có 13 sĩ quan từ thiếu tá đến trung tá), phá hủy 2 xe quân sự.

- Ngày 6 tháng 11 năm 1968, Hồ Thị Lý chỉ huy đội đánh hỏng nặng đài phát thanh Đà Nẵng.

- Ngày 22 tháng 11 năm 1969, địch tập trung xe tăng ở đầu cầu Trịnh Minh Thế để chuẩn bị đi càn quét, Hồ Thị Lý đã bí mật đến đặt mìn và một gói truyền đơn lớn giữa bãi xe; mìn nổ, một số xe bốc cháy, truyền đơn bay khắp bãi.


Từ tháng 12 năm 1969 đến tháng 3 năm 1973, Hồ Thị Lý bị địch bắt; những ngày trong trại giam, mặc dầu bị địch tra tấn cực hình, nhiều lần chết đi sống lại nhưng đồng chí vẫn giữ trọn khi tiết cách mạng, không khai báo, kiên quyết vạch mặt kẻ thù. Hồ Thị Lý liên tục tham gia cấp ủy trong tù, góp phần lãnh đạo 36 lần đấu tranh với địch, chống đàn áp, đòi quyền sống và các quyền lợi khác thắng lợi.


Sau khi ra tù, từ tháng 4 năm 1973 đến năm 1976, Hồ Thị Lý tiếp tục công tác, là giáo viên trường Đặc công Quân khu, quận đội phó quận 1, quận 3, thành phố Đà Nẵng, nhiệm vụ nào đồng chí cũng hoàn thành tốt.


Hồ Thị Lý sống gương mẫu, hết lòng thương yêu đồng đội, khiêm tốn giản dị, được đồng đội mến phục, nhân dân tin yêu. Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 6 bằng khen, hai lần là Chiến sĩ thi đua, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú.


Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Hồ Thị Lý được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 03 Tháng Tám, 2022, 06:48:50 am
ANH HÙNG LÊ ĐÌNH CHINH
(LIỆT SĨ)


Lê Đình Chinh, sinh năm 1960, quê ở xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trú quán: nông trường Sông Am, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa. Khi hy sinh đồng chí là thượng sĩ, tiểu đội trưởng, đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


Ở gia đình Lê Đinh Chinh là người con ngoan; ở trường phổ thông Lê Đình Chinh là học sinh giỏi toàn diện, là đội viên tốt. Lê Đinh Chinh luôn luôn gương mẫu, hăng hái phấn đấu, rèn luyện tốt, được mọi người rất quý mến.


Được vào lực lượng Công an nhân dân vũ trang, Lê Đình Chinh học tập, rèn luyện hăng say, luôn luôn nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, trưởng thành nhanh chóng và vững chắc.


Lê Đình Chinh đã tham gia chiến đấu nhiều trận chống quân Pôn Pốt - Iêng Xa-ri gây chiến tranh biên giới Tây Nam. Đồng chí đã diệt và làm bị thương nhiều tên địch, góp phần tích cực bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới của Tổ quốc.


Ngày 26 tháng 8 năm 1978, hàng chục tên côn đồ và công an Trung Quốc cải trang đã vượt biên giới sang đất ta hành hung cán bộ, phụ nữ và nhân dân địa phương. Lê Đinh Chinh đã mưu trí tấn công địch, bằng tay không, đánh gục hàng chục tên côn đồ và công an Trung Quốc góp phần tích cực cùng đơn vị và nhân dân đánh đuổi bọn côn đồ Trung Quốc gây rối về bên kia biên giới, đồng thời giải tỏa được số người Hoa ùn tắc ở cửa khẩu Hữu Nghị. Giữ vững được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên phòng Ải Bắc.


Lê Đình Chinh đã anh dũng hy sinh, nêu gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.


Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chi Minh đã kịp thời tuyên dương công trạng và truy tặng đồng chỉ huy hiệu "Vì thế hệ trẻ"; phát động trong thế hệ trẻ Việt Nam phong trào "Sống, chiến đấu rực lửa anh hùng như Lê Đình Chinh".


Ngày 31 tháng 10 năm 1978, Lê Đình Chinh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 03 Tháng Tám, 2022, 06:49:29 am
ANH HÙNG ĐOÀN THỊ NGHIỆP
(LIỆT SĨ)


Đoàn Thị Nghiệp (tức Đoàn Thị Bẩy) sinh năm 1925, dân tộc Kinh, quê ở xã Hội Cự huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, trú quán xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nhập ngũ năm 1968. Khi hy sinh, đồng chí là đại úy, phó tỉnh đội trưởng tỉnh đội Mỹ Tho, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Đoàn Thị Nghiệp tham gia cách mạng từ năm 1945 và liên tục hoạt động đến lúc hy sinh. Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, khi là cán bộ dân chính, khi là cán bộ quân sự, công tác và chiến đấu ở hai tỉnh Tiền Giang và An Giang, đồng chí luôn luôn bám đất, bám dân, khắc phục mọi khó khăn để xây dựng cơ sở, chỉ đạo phong trào nhiều nơi từ yếu lên mạnh.


Từ năm 1959 đến năm 1960, với cương vị là huyện ủy viên, hoạt động ở huyện Cai Lậy, Đoàn Thị Nghiệp tích cực vận động quần chúng nổi dậy giành thắng lợi trong cuộc đồng khởi. Sau được cử sang công tác tại tỉnh An Giang, lúc phong trào ở đây còn yếu. Đồng chí đã tới những nơi khó khăn nhất để xây dựng cơ sở, góp phần tạo bước chuyển biến mới cho phong trào.


Năm 1968, Đoàn Thị Nghiệp chuyển vào quân đội giữ chức tỉnh đội phó tỉnh đội Mỹ Tho.


Từ năm 1968 đến năm 1972, địch càn quét quyết liệt để thực hiện âm mưu "bình định". Đồng chí tiến hành xây dựng nhiều đội du kích và trực tiếp chỉ huy chiến đấu kết hợp với đấu tranh chính trị và binh vận. Sáu tháng đầu năm 1968, lực lượng vũ trang tỉnh diệt và làm rã ngũ 2.000 tên địch, bẻ gãy cuộc càn quét nhằm "bình định" đoạn đường 20. Sau đó, Đoàn Thị Nghiệp tiếp tục chỉ đạo xây dựng vành đai Bình Đức. Đồng chí vào tận trong các xã, ấp nắm tình hình và đặt kế hoạch chiến đấu. Nhờ đó, lực lượng vũ trang địa phương đã diệt được nhiều địch, lập thành tích xuất sắc.


Đoàn Thị Nghiệp có hai con trai hy sinh trong chiến đấu, đồng chí nén đau thương, động viên chồng cùng mình hăng hái công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Năm 1972, Đoàn Thị Nghiệp bị địch bắt, chúng tra tấn rất dã man, nhưng đồng chí vẫn giữ vững khí tiết cách mạng và đã anh dũng hy sinh trong nhà tù Mỹ - ngụy.


Đoàn Thị Nghiệp được nhân dân địa phương và đồng đội tin yêu, mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đoàn Thị Nghiệp được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 03 Tháng Tám, 2022, 06:50:24 am
ANH HÙNG LÊ THỊ TRUNG
(LIỆT SĨ)


Lê Thị Trung sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Chuẩn, huyện Lái Thiêu, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi hy sinh, đồng chí là chính trị viên huyện đội Lái Thiêu, tỉnh Sông Bé, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 2 năm 1964 đến tháng 5 năm 1974, Lê Thị Trung hoạt động ở huyện Lái Thiêu, đồng chí tích cực tuyên truyền vận động quần chúng xây dựng cơ sở chính trị, góp phần quan trọng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, phá thế kìm kẹp của địch, tạo địa bàn đứng chân cho bộ đội chủ lực đánh vào Sài Gòn.


Từ cuối năm 1964, đến đầu năm 1968, Lê Thị Trung phụ trách xây  dựng phong trào ở xã Bình Nhâm. Đồng chí tìm mọi cách bám dân, xây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng du kích phát triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1967, địa phương đã thành chỗ đứng chân vững chắc cho bộ đội chủ lực chuẩn bị tiến công vào Sài Gòn mùa Xuân năm 1968.


Từ năm 1968 đến tháng 12 năm 1969, Lê Thị Trung được giao nhiệm vụ xây dựng đội pháo binh gái của huyện. Trong khi địch càn quét và cho máy bay B.52 ném bom liên tục, đồng chí vẫn tổ chức và động viên chị em vượt qua hàng trăm ki-lô-mét tới Phước Long nhận súng đạn. Dưới sự chỉ huy của Lê Thị Trung, đơn vị pháo binh đã trưởng thành và đánh hàng trăm trận, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Năm 1974, Lê Thị Trung trở về huyện công tác. Lúc này, địa phương đang gặp khó khăn; địch ra sức càn quét, cày ủi phá trụi làng xóm, khủng bố kìm kẹp nhân dân. Chỉ trong một thời gian ngần, bản thân cùng huyện ủy và ban chỉ huy huyện đội xây dựng lại nhiều cơ sở, phát động quần chúng phối hợp với lực lượng vũ trang diệt ác, phá kìm, tạo điều kiện cho tiểu đoàn Phú Lợi bám trụ chiến đấu.


Một lần, địch điều 2 tiểu đoàn chủ lực và 30 xe tăng, xe ủi, có máy bay, pháo binh yểm hộ đánh phá ác liệt vào căn cứ của huyện. Lê Thị Trung chỉ huy 2 đại đội bám trụ chống càn, diệt 11 xe tăng và nhiều địch, nhanh chóng bẻ gãy cuộc hành quân của chúng.


Ngày 15 tháng 5 năm 1974, Lê Thị Trung xung phong gác cho đồng đội nghỉ. Khi địch sục vào chỗ đóng quân, đồng chí đã chiến đấu bảo vệ đơn vị và hy sinh anh dũng.


Lê Thị Trung luôn luôn xung phong gương mẫu, tích cực xây dựng lực lượng, xây dựng phong trào.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba và nhiều bằng khen, giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Thị Trung được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 03 Tháng Tám, 2022, 06:51:09 am
ANH HÙNG LÊ THỊ PHA
(LIỆT SĨ)


Lê Thị Pha sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 5 năm 1962. Khi hy sinh, đồng chí là chính trị viên đại đội pháo binh gái "Mồng 8 tháng 3", bộ đội địa phương tỉnh Lâm Đồng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1962 đến tháng 6 năm 1972, Lê Thị Pha hoạt động ở tỉnh Lâm Đồng. Đồng chí đã qua các cương vị chiến đấu; chính trị viên đội vận tải của tỉnh, đội trưởng đội vũ trang tuyên truyền vùng địch hậu, chính trị viên đại đội pháo binh.


Trong nhiệm vụ vận tải có nhiều khó khăn; đường đi lắm đèo dốc, qua những nơi địch thường phục kích, đánh phá ác liệt nhưng Lê Thị Pha luôn luôn động viên, xây dựng quyết tâm cho đơn vị bảo đảm vận chuyển vũ khí, lương thực tới đích an toàn.


Khi làm đội trưởng đội vũ trang tuyên truyền của tỉnh, đồng chí đã chỉ huy đội đi vào những nơi địch kiểm soát kìm kẹp ngặt nghèo, vận động xây dựng được nhiều cơ sở quần chúng, đẩy mạnh phong trào cách mạng ở 10 xã.


Từ năm 1971 đến năm 1972 Lê Thị Pha là chính trị viên đại đội pháo binh gái. Đồng chí đã cùng đại đội trưởng chỉ huy đơn vị đánh 10 trận, hoàn thành tốt nhiệm vụ, chi viện đắc lực cho bộ binh. Riêng những trận đánh độc lập, đơn vị đã diệt gần 200 tên địch.


Trong chiến đấu, Lê Thị Pha luôn luôn thể hiện tinh thần dũng cảm, mưu trí, kiên quyết tiến công địch và luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ về mọi mặt của đơn vị. Đồng chí gương mẫu, đoàn kết trong đơn vị, được mọi người yêu quý.


Trong trận chiến đấu ngày 6 tháng 6 năm 1972, Lê Thị Pha đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương chiến Công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Thị Pha được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 06 Tháng Tám, 2022, 04:13:07 pm
ANH HÙNG NGUYỄN THỊ NHẠ
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Thị Nhạ sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Lâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 11 năm 1966. Khi hy sinh, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng tiểu đoàn 33 công binh, trung đoàn 14 Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 5 năm 1965 đến tháng 10 năm 1966, Nguyễn Thị Nhạ là thanh niên xung phong mở đường chiến lược ở tây Nghệ An và Quảng Bình. Mặc dù bom đạn địch đánh phá rất ác liệt, đồng chí vẫn dũng cảm dẫn đầu đơn vị bám mặt đường, tích cực đào đất, chặt cây, thường xuyên vượt mức chỉ tiêu từ 10 đến 50 phần trăm.


Tháng 11 năm 1966 đến tháng 12 năm 1967, Nguyễn Thị Nhạ chuyển sang bộ đội, đồng chí chỉ huy một trung đội nữ công binh bảo đảm giao thông đường dài 12 ki-lô-mét trên đường 20. Nơi đây là một trọng điểm địch tập trung đánh phá, nhiều ngày chúng cho đủ loại máy bay thay nhau ném bom, bắn rốc két, thả mìn lá v.v... Nguyễn Thị Nhạ nhiều lần bị sức ép của bom nổ làm ngất đi hoặc bị thương, sức khỏe giảm sút nhưng vẫn dẫn đầu trung đội bám đường, phá gỡ bom, mìn, san lấp hố bom, thường xuyên thông đường trước giờ quy định.


Đêm 28 tháng 12 năm 1967, địch dùng thủ đoạn đánh bom mìn hỗn hợp nhằm cắt đứt tuyến vận tải của ta. Nguyễn Thị Nhạ vừa làm vừa chỉ huy đơn vị phá gỡ bom chờ nổ, thu nhặt mìn lá, mìn tai hồng. Máy bay địch quay lại đánh phá, đồng chí đã hy sinh anh dũng.


Gương dũng cảm mở đường và bảo đảm giao thông của Nguyễn Thị Nhạ có tác dụng động viên lớn đối với các chiến sĩ trên tuyến vận tải chiến lược, nhất là với chiến sĩ gái.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất và được tặng nhiều bằng khen, giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Thị Nhạ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 06 Tháng Tám, 2022, 04:13:46 pm
ANH HÙNG HUỲNH THỊ KHÁ
(LIỆT SĨ)


Huỳnh Thị Khá sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, nhập ngũ tháng 1 năm 1969. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đội phó bộ binh bộ đội địa phương huyện Hòa Đa, tỉnh Thuận Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Tháng 1 năm 1969, được tin năm anh ruột đi bộ đội và công tác thoát ly đều bị hy sinh, tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn, còn bố mẹ già và bốn em nhỏ, nhưng Huỳnh Thị Khá vẫn kiên quyết xin vào bộ đội đánh giặc. Cùng với trung đội chiến sĩ gái, đồng chí đã tham gia chiến đấu 30 trận, tự tay diệt 50 tên địch.


Đặc biệt trong đêm 21 tháng 5 năm 1970, Huỳnh Thị Khá cùng tiểu đội vào ấp Hiệp Thành làm nhiệm vụ vũ trang tuyên truyền. Khi trở ra thi gặp địch phục kích. Đồng chí bị thương gãy cả hai chân nhưng Huỳnh Thị Khá đã động viên chị em dìu các chiến sĩ khác bị thương ra trước, còn mình ở lại chiến đấu kìm giữ địch, bảo vệ cho tiểu đội rút lui an toàn. Địch xông tới bao vây chặt và gọi hàng. Huỳnh Thị Khá không trả lời, chờ chúng đến gần rồi bất ngờ nổ súng diệt tại chỗ 7 tên. Bọn còn lại hoảng sợ chạy lùi ra xa. Địch lại bắn xối xả và hò nhau xông vào. Đồng chí bắn trả quyết liệt cho đến lúc ngất đi vì vết thương quá nặng. Sa vào tay giặc, mặc dù chúng đánh đập rất dã man nhưng trước sau Huỳnh Thị Khá chỉ nói: "Tao không biết đầu hàng". Cuối cùng, kẻ thù đã bắn chết đồng chí tại trận địa.


Gương chiến đấu của Huỳnh Thị Khá đã được phát động học tập trong toàn lực lượng vũ trang quân khu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Huỳnh Thị Khá được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 06 Tháng Tám, 2022, 04:14:18 pm
ANH HÙNG KIÊN THỊ NHẪN
(LIỆT SĨ)


Kiên Thị Nhẫn sinh năm 1950, dân tộc Khơme, quê ở xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh vào du kích năm 1965. Khi hy sinh, đồng chí là xã đội phó xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Cửu Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 4 năm 1971, Kiên Thị Nhẫn chiến đấu và chỉ huy đội du kích đánh giặc bảo vệ xã. Đồng chí chiến đấu dũng cảm, một mình một trận địa cũng kiên quyết đánh; chỉ huy mưu trí, linh hoạt, lập nhiều chiến công xuất sắc. Kiên Thị Nhẫn đã cùng đơn vị diệt hơn 100 tên địch, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 26 tên (có 3 sĩ quan), thu 16 súng.


Tháng 4 năm 1969, Kiên Thị Nhẫn cùng một tổ du kích táo bạo tiến công bốt địch đóng trong xã giữa ban ngày. Chỉ trong 5 phút, trận đánh kết thúc thắng lợi, làm cho địch rất hoang mang, giảm bớt sự hung hăng khủng bố, đàn áp của chúng đối với nhân dân địa phương.


Đầu năm 1970, Kiên Thị Nhẫn đang cùng tổ du kích cáng thương binh phục vụ bộ đội chiến đấu thì gặp 1 đại đội địch. Ngay phút đầu, 3 chiến sĩ trong tổ bị thương, còn một mình nhưng đồng chí kiên quyết đánh địch để bảo vệ thương binh. Khi dùng súng tiểu liên, lúc ném lựu đạn, Kiên Thị Nhẫn đã đẩy lùi ba đợt phản kích của giặc, diệt và làm bị thương nhiều tên, buộc chúng phải lui ra củng cố lại đội ngũ. Lợi dụng lúc đó, đồng chí lần lượt đưa thương binh ra khỏi khu vực trận địa được an toàn.


Tháng 7 năm 1971, trên đường đi dự Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn Miền, Kiên Thị Nhẫn bị trúng đạn pháo địch bắn chặn, đồng chí đã hy sinh.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Kiên Thị Nhẫn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 06 Tháng Tám, 2022, 04:15:03 pm
ANH HÙNG TRẦN THỊ THU
(LIỆT SĨ)


Trần Thị Thu (tức Kim Hồng), sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa An, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, tham gia du kích năm 1960. Khi hy sinh, đồng chí là xã đội phó xã Hòa An, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1960 đến lúc hy sinh (tháng 5 năm 1968), Trần Thị Thu kiên trì bám đất, bám dân xây dựng cơ sở, nuôi giấu cán bộ, thương binh, phục vụ bộ đội chiến đấu và phát triển lực lượng du kích diệt ác, phá kìm, hỗ trợ cho đồng bào giành quyền làm chủ. Đồng chí đã trực tiếp chỉ huy du kích đánh nhiều trận, diệt hàng trăm địch, trong đó có hơn 10 tên ác ôn. Trần Thị Thu xây dựng được 20 cơ sở cách mạng, phát triển du kích từ vài ba người lên 50 người.


Năm 1962, Trần Thị Thu kiên trì vận động quần chúng đào hầm bí mật, tạo được địa bàn đứng chân cho bộ đội huyện đánh tiêu diệt 1 đại đội địa phương khét tiếng gian ác của địch. Sau trận đánh, đồng chí đã làm nhiệm vụ tổ chức chuyển thương binh, tử sĩ vượt qua nhiều đồn bốt giặc ra vùng căn cứ an toàn.


Năm 1966, Trần Thị Thu chỉ huy lực lượng du kích mật theo dõi quy luật đi lại của những tên ác ôn và vạch phương án diệt chúng. Có trận, đồng chí táo bạo dẫn du kích vào ngay sát đồn địch trừng trị hai tên ác ôn, cổ vũ được khí thế cách mạng của quần chúng.


Mùa Xuân năm 1968, Trần Thị Thu chỉ huy du kích phối hợp với bộ đội tiến công vào thị xã trong 3 ngày đêm liền và hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó, đồng chí đã cùng đơn vị kiên cường bám trụ đánh địch phản kích ở vùng ven; trong trận đánh quyết liệt, khi hết đạn, Trần Thị Thu đã nhanh chỏng đi vác từng hòm đạn vượt qua hỏa lực dày đặc của địch đưa vào trận địa phân phối cho từng người.


Ngày 10 tháng 5 năm 1968 trong một trận chiến đấu ngoan cường, Trần Thị Thu đã anh dũng hy sinh.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Thị Thu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 06 Tháng Tám, 2022, 04:15:39 pm
ANH HÙNG NGUYỄN THỊ MƯỜI
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Thị Mười (tức Chệt Năm), sinh năm 1920, dân tộc Kinh, quê ở xã An Biên, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, trú quán xã Hưng Phú, huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải, vào dân quân năm 1960. Khi hy sinh, đồng chí là chiến sĩ dân quân du kích của địa phương, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1960 đến năm 1970, địch đánh phá trong xã rất ác liệt nhưng Nguyễn Thị Mười vẫn tích cực làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh trực diện với kẻ thù và tham gia xây dựng xã, ấp chiến đấu, giúp tiền, gạo nuôi du kích, riêng bản thân còn đào hầm bí mật trong nhà để giấu cán bộ, bộ đội, bảo đảm bí mật, an toàn.


Ngày 22 tháng 4 nãm 1970, địch ập tới giữa lúc trong nhà có hơn một chục du kích và thương binh đang ăn cơm. Trước tình huống này, Nguyễn Thị Mười bình tĩnh dũng cảm chặn ngang cửa và đánh trả tên lính đi đầu để can chúng lại, kịp cho thương binh và du kích rút ra ngoài an toàn. Địch đã bắn đồng chí tại chỗ.


Gương hy sinh vô cùng dũng cảm của Nguyễn Thị Mười làm cho nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương rất xúc động, ca ngợi và kính phục, tăng thêm lòng cãm thù địch trong quần chúng.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Thị Mười được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 06 Tháng Tám, 2022, 04:16:15 pm
ANH HÙNG TRẦN BÁ
(LIỆT SĨ)


Trần Bá (tức Lê Hà) sinh năm 1923, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Long, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nhập ngũ tháng 9 năm 1951. Khi hy sinh, đồng chí là chính ủy trung đoàn, thuộc Cục Địch vận, Tổng cục Chính trị biệt phái làm phó ban binh vận Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1945 đến năm 1951, Trần Bá hoạt động ở địa phương, đồng chí đã làm bí thư huyện ủy rồi tỉnh ủy viên, đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Năm 1951, Trần Bá vào quân đội và cuối năm 1954 được điều về Nam công tác, đồng chí làm phó ban binh vận của Miền. Trong hoàn cảnh khó khăn; địch bố trí nhiều gián điệp, mật thám theo dõi gắt gao, Trần Bá đã khéo cải trang sống hợp pháp ở Sài Gòn và các tỉnh khác, có lúc còn sang cả đất bạn hoạt động. Quá trình công tác, đồng chí đạt nhiều thành tích xuất sắc: đề xuất nhiều nội dung và biện pháp về công tác binh vận; tổ chức được nhiều nhân mối trong hàng ngũ địch, kể cả trong một số cơ quan đầu não của chúng và lấy được những tin tức quan trọng; xây dựng và phát triển đội ngủ cán bộ hoạt động ở nhiều nơi; xây dựng mạng lưới liên lạc bí mật giữa ban binh vận của Miền với ban binh vận địa phương khá chặt chẽ.


Đầu năm 1958, trong một chuyến đi công tác, do một tên người cùng quê chỉ điểm, Trần Bá bị địch bắt tại Sài Gòn. Từ đó đến năm 1963, chúng giam đồng chí ở hơn 10 nhà tù và tra tấn cực kỳ dã man; đóng đinh vào bàn tay và 10 ngón tay, buộc vào xe ô tô kéo đi, treo ngược người lên để đánh và tra điện, v.v... Mỗi ngày địch cho Trần Bá ăn vài thìa cơm, thậm chí 3, 4 ngày liền chúng để đồng chí nhịn đói và giở trò dụ dỗ. Trước sau, Trần Bá vẫn giữ vững khí tiết cách mạng, liên tục tiến công, dùng lời lẽ vạch mật kẻ thù. Bị giam ở đâu, đồng chí củng tìm cách tổ chức cho anh em vượt ngục, động viên mọi người đối phó với địch và đỡ đòn cho đồng đội khi kẻ thù đánh đập.


Hành động bất khuất và tinh thần tiến công địch đến cùng của Trần Bá đả có tác dụng cổ vũ anh em trong tù kiên quyết đấu tranh với giặc. Đầu năm 1963, sau nhiều lần tra tấn, dụ dỗ, không khai thác được gì, bọn địch đã hèn hạ giết hại Trần Bá.


Trần Bá là một cán bộ mẫu mực, một đảng viên trung kiên, bất khuất, tích cực tiến công địch đến hơi thở cuối cùng.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Bá được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 06 Tháng Tám, 2022, 04:16:57 pm
ANH HÙNG VỖ VĂN ĐIỀU
(LIỆT SĨ)


Võ Văn Điều (tức Hai Hoàn) sinh năm 1924, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 8 năm 1945. Khi hy sinh, đồng chí là trung đoàn trưởng trung đoàn 31 bộ binh, bộ đội địa phương phân khu 2 bắc Long An, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Võ Văn Điều đã đảm nhiệm chức vụ tiểu đoàn trưởng rồi trung đoàn trưởng, chiến đấu ở chiến trường đồng bằng Nam Bộ và Sài Gòn. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh 30 trận, diệt 2.000 tên địch, phá hủy 100 xe quân sự (hầu hết là xe tăng và xe bọc thép) và góp phần xây dựng tiểu đoàn 261 trở thành đơn vị Anh hùng.


Tháng 3 năm 1963, địch tập trung 6 tiểu đoàn, có 1 chi đoàn cơ giới yểm trợ càn vào Ấp Bắc (Mỹ Tho). Võ Văn Điều chỉ huy tiếu đoàn kiên cường bám trụ trận địa, đẩy lùi 9 đợt tiến công của địch, diệt 300 tên, bắn rơi 6 máy bay, phá hủy 3 xe M.113. Trận Ấp Bắc thắng lợi góp phần bẻ gãy chiến thuật "thiết xa vận" của Mỹ.


Năm 1968, với cương vị là trung đoàn trưởng, Võ Văn Điều chỉ huy đơn vị hai lần đánh vào Sài Gòn đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt, Võ Văn Điều đã mưu trí, dũng cảm đưa 2 tiểu đoàn chọc thủng tuyến phòng thủ kiên cố của địch, vượt qua đường số 4 và trung tâm vô tuyến viễn thông Phú Lâm, đánh vào quận 5 Sài Gòn. Giặc tập trung nhiều tiểu đoàn lính thủy đánh bộ ngăn chặn quyết liệt. Đồng chí kiên quyết chỉ huy đơn vị mở đường tiến vào mục tiêu được giao, sau đó trụ lại đánh địch trong 7 ngày. Bản thân Vũ Văn Điều đi sát mũi đột kích, bị thương hai lần không rời trận địa, chỉ huy giành giật từng căn nhà, góc phố với địch. Kết quả trận này, đơn vị diệt gần 500 tên địch, phá hủy 10 xe tăng, xe bọc thép. Võ Văn Điều đã anh dũng hy sinh trong lúc đang chỉ huy chiến đấu.


Võ Văn Điều được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Võ Văn Điều được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 06 Tháng Tám, 2022, 04:17:35 pm
ANH HÙNG NGUYỄN VIỆT DŨNG
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Việt Dũng sinh năm 1926, dân tộc Kinh, quê ở xã Thường Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ tháng 8 năm 1945. Khi hy sinh, đồng chí là thành đội trưởng thành phố Cần Thơ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Việt Dũng hoạt động liên tục ở chiến trường miền Tây Nam Bộ, đồng chí kiên trì bám đất, bám dân, xây dựng được nhiều cơ sở quần chúng trong thành phố Cần Thơ, tạo điều kiện tốt cho bộ đội, cán bộ về hoạt động. Trong chiến đấu, Nguyễn Việt Dũng đã chỉ huy đơn vị diệt 1.000 tên địch, hầu hết là sĩ quan, phá hủy 60 máy bay, 5 kho vũ khí và xăng. Tự tay đồng chí diệt trên 100 tên địch.


Ngày 10 tháng 6 năm 1966, Nguyễn Việt Dũng chỉ huy đội biệt động đánh cư xá Mỹ ở trung tâm thành phố Cần Thơ. Địch canh phòng rất cẩn mật nhưng bản thân vẫn đưa đơn vị vào đặt mìn diệt được 30 tên địch, hầu hết là sĩ quan Mỹ, trận đánh thắng góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân ở địa phương lên cao. Mùa Xuân năm 1968, vượt qua nhiều khu vực kiểm soát, nhiều hàng rào thép gai và bãi mìn của địch, Nguyễn Việt Dũng đưa bộ đội vào sân bay Lộ Tẻ, phá hủy 40 máy bay, đốt cháy 2 kho xăng, diệt 60 tên địch.


Ngày 10 tháng 5 năm 1969, Nguyễn Việt Dũng vào nắm tình hình địch trong thành phố Cần Thơ. Gặp địch, đồng chí chiến đấu dũng cảm và đã hy sinh.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Việt Dũng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 06 Tháng Tám, 2022, 04:18:03 pm
ANH HÙNG NGÔ QUỐC TRỊ
(LIỆT SĨ)


Ngô Quốc Trị (tức Bảy Hùng), sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Tế, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, tham gia cách mạng năm 1945, nhập ngũ năm 1961. Khi hy sinh, đồng chí là tỉnh đội trưởng tỉnh đội Trà Vinh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1961 đến tháng 3 năm 1969, Ngô Quốc Trị hoạt động trong địa bàn tỉnh Trà Vinh (cũ), với cương vị tỉnh đội phó rồi tỉnh đội trưởng, đồng chí bám sát chiến trường, tích cực góp phần xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, hỗ trợ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của quần chúng, lập nhiều thành tích xuất sắc. Ngô Quốc Trị trực tiếp chỉ huy đơn vị tập trung của tỉnh đánh thắng nhiều trận có ý nghĩa và tác dụng tốt đối với cuộc chiến tranh nhân dân ở địa phương.


Hai năm 1963 và năm 1964, Ngô Quốc Trị chỉ huy tiểu đoàn 501 chiến đấu giải phóng 7 xã, mở rộng vùng căn cứ của tỉnh. Năm 1966 và năm 1967, tuy địch tiến hành "bình định" gay gắt nhưng Ngô Quốc Trị vẫn lãnh đạo, chỉ huy đơn vị cơ động, linh hoạt đánh giặc bằng nhiều hình thức, diệt 9 đại đội địch. Đồng chí còn chỉ đạo kết hợp ba mũi giáp công hạ 30 đồn bốt của chúng.


Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, Ngô Quốc Trị chỉ huy tiểu đoàn 501 tiến công vào trung tâm thị xã Trà Vinh, chiếm các mục tiêu được giao, trụ lại một ngày, một đêm, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, diệt 600 tên, giải phóng 4 xã ven thị.


Ngô Quốc Trị đã anh dũng hy sinh trong lúc chỉ huy đơn vị đánh địch ở xã An Quảng Hữu (Trà Cú) ngày 21 tháng 3 năm 1969.


Đồng chí được tậng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Ngô Quốc Trị được Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 06 Tháng Tám, 2022, 04:18:44 pm
ANH HÙNG TRẦN QUỐC ĐẠI
(LIỆT SĨ)


Trần Quốc Đại, (tức Trần Văn Nha) sinh năm 1935, dân tộc Kinh, quê ở xã Thạnh Phước,   huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, nhập ngũ năm 1960. Khi hy sinh, đồng chí là thượng úy, huyện đội trưởng huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1953 đến năm 1959, Trần Quốc Đại công tác ở địa phương. Đồng chí đã kiên trì bám đất, bám dân, xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng. Năm 1960, Trần Quốc Đại chuyển vào bộ đội, qua các nhiệm vụ đại đội trưởng, chính trị viên kiêm huyện đội trưởng Gò Dầu, đồng chí đã chỉ huy lực lượng vũ trang địa phương diệt 1.000 tên địch; tự tay diệt 60 tên, đánh hỏng 5 xe tăng; ngoài ra còn góp nhiều công sức xây dựng phong trào du kích của địa phương ngày một lớn mạnh.


Ngày 22 tháng 4 năm 1963, Trần Quốc Đại chỉ huy đại đội phục kích diệt gọn 1 đại đội địch gồm 90 tên đang hành quân trên đường số 14, thu 50 súng các loại.


Ngày 30 tháng 4 năm 1964, Trần Quốc Đại lại chỉ huy đại đội diệt 1 trung đội bảo an, thu 20 súng.


Năm 1969 đến năm 1970, Mỹ - ngụy tập trung đánh phá rất ác liệt hòng biến Gò Dầu thành vùng trắng. Phong trào cách mạng bị tổn thất và gặp nhiều khó khăn. Lúc này, Trần Quốc Đại là huyện đội trưởng đồng thời là bí thư huyện ủy, đồng chí đã đề xuất nhiều ý kiến tốt xây dựng xã, ấp chiến đấu, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích. Trần Quốc Đại trực tiếp chỉ huy bộ đội địa phương đánh nhiều trận xuất sắc, có trận diệt 1 đại đội địch, phá hủy 10 xe tăng, có trận đánh vào các "ấp chiến lược" của địch diệt hàng trăm tên, giải phóng hơn 1000 dân. Phong trào cách mạng của quần chúng dần dần ổn định, phát triển, làm thất bại nhiều âm mưu "bình định" chiếm đóng của địch.


Ngày 6 tháng 6 năm 1971, Trần Quốc Đại đã anh dũng hy sinh sau khi làm tròn nhiệm vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 30 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Quốc Đại được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Tám, 2022, 09:47:20 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN KỊP
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Văn Kịp (tức Đồng Đen) sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 8 năm 1958. Khi hy sinh, đồng chí là thượng úy, cụm trưởng biệt động thuộc lực lượng biệt động thành phố Sài Gòn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 8 năm 1958 đến lúc hy sinh, Nguyễn Văn Kịp liên tục hoạt động trong nội thành Sài Gòn. Đồng chí đã nhiều lần đi trinh sát, phục vụ cho các đơn vị pháo binh đánh tốt như trận pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, phá hủy 65 máy bay và 1 kho xăng, diệt 200 tên địch; trận tập kích bãi xe ngả tư Bảy Hiền, phá hủy 98 xe quân sự, diệt 100 tên địch.


Đặc biệt, trong trận tập kích sân bay Tân Sơn Nhất lần thứ hai vào ngày 21 tháng 11 năm 1966, là cán bộ tiểu đoàn, Nguyễn Văn Kịp trực tiếp dẫn một tổ trinh sát đi nắm tình hình địch, chuẩn bị chu đáo cho kế hoạch trận đánh và sau đó chỉ huy đơn vị phối hợp với một đơn vị bạn chiến đấu, phá hủy 3 kho bom lớn, 74 máy bay, diệt 1.000 tên địch.


Ngày 26 tháng 9 năm 1967, Nguyễn Văn Kịp đi nắm tình hình cơ sở; vì hầm bí mật bị lộ, địch ném lựu đạn xuống làm hai đồng đội hy sinh, bản thân bị thương nhưng vẫn bật nắp hầm xông lên, dùng súng ngắn và lựu đạn diệt 11 tên địch. Do địch quá đông nên cuối cùng Nguyễn Văn Kịp đã anh dũng hy sinh.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 8 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, nhiều năm đạt Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Kịp được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Tám, 2022, 09:49:27 am
ANH HÙNG LƯƠNG VĂN NĂM
(LIỆT SĨ)


Lương Văn Năm (tức Năm Lao), sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận, nhập ngũ tháng 12 năm 1946. Khi hy sinh, đồng chí là thượng úy, huyện đội trưởng huyện Hàm Thuận, tỉnh Thuận Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong kháng chiến chống Pháp, Lương Văn Năm ở trung đoàn 812, đồng chí đã tham gia nhiều trận đánh ở chiến trường Khu 6 (cũ) và được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.


Năm 1955, Lương Văn Năm được tổ chức phân công ở lại địa phương hoạt động, khi làm đại đội trưởng trong đơn vị bộ đội chủ lực, lúc làm huyện đội trưởng, đồng chí luôn luôn chiến đấu mưu trí, dũng cảm, chỉ huy bình tĩnh, linh hoạt, giành thắng lợi cho trận đánh. Lương Văn Năm đã chỉ huy đơn vị diệt hơn 800 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác. Riêng đồng chí diệt 50 tên, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng.


Tháng 10 năm 1962, địch cho 1 đại đội biệt kích tập kích vào căn cứ của cơ quan Quân khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu 6 (củ). Lương Văn Năm chỉ huy đại đội xuyên rừng diệt gọn 2 trung đội biệt kích tại khu vực Rê Bân, bảo vệ an toàn khu căn cứ.


Tháng 10 năm 1963, 1 đại đội biệt kích ngụy hoạt động ở khu vực nam sông Brông-nô hòng đánh phá căn cứ cơ quan tỉnh ủy Bình Thuận. Lương Văn Năm chỉ huy đại đội phục kích ngay bên sông, gần vị trí địch, diệt 2 trung đội. Sau khi bị đánh địch hoang mang, nhiều tên còn sống sót đã bỏ ngũ về nhà làm ăn.


Tháng 11 năm 1965, 1 trung đoàn địch càn quét vùng Hoài Đức hòng đánh phá khu căn cứ của ta. Lương Văn Năm chỉ huy đại đội ngoan cường chiến đấu đánh lui hàng chục đợt tiến công của 2 tiểu đoàn Mỹ - ngụy có máy bay, pháo binh yểm trợ. Đồng chí hai lần bị thương vẫn không rời trận địa. Kết quả, đơn vị đã diệt 2 đại đội địch, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng. Riêng Lương Văn Năm bắn rơi 2 máy bay bằng súng bộ binh, diệt 15 tên.


Trong 3 năm 1969, 1970 và 1971, địch tập trung 1 trung đoàn đánh phá khắp các xã trong huyện hòng thực hiện âm mưu "bình định" nông thôn. Lương Văn Năm bám sát các đơn vị bộ đội địa phương, các đội du kích xã, chỉ huy chiến đấu diệt hàng trăm địch, buộc chúng phải co cụm lại, không thực hiện được âm mưu "bình định".


Ngày 25 tháng 5 năm 1971, Lương Văn Năm đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ chỉ huy chiến đấu ở ấp Bình Lâm.


Khi còn sống, mặc dù đã ngoài 40 tuổi nhưng Lương Văn Năm vẫn lăn lộn hoạt động, chiến đấu, chưa có điều kiện để xây dựng gia đình nhưng đồng chí không hề tính toán riêng tư, một lòng một dạ phục vụ cách mạng.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, 2 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lương Văn Năm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Tám, 2022, 09:50:13 am
ANH HÙNG ĐỔNG DẬU
(LIỆT SĨ)


Đổng Dậu (tức Thắng) sinh năm 1927, dân tộc Chăm, quê ở xã Phước Thái, huyện An Phước, tỉnh Bình Thuận, nhập ngũ năm 1950. Khi hy sinh, đồng chí là chính trị viên huyện đội huyện An Phước, tỉnh Thuận Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong kháng chiến chống Pháp, Đổng Dậu tham gia du kích xã và làm nhiệm vụ nắm tình hình địch phục vụ nhiều trận đánh đạt kết quả tốt. Ngoài ra, đồng chí còn tuyên truyền giác ngộ được nhiều binh lính, tham gia rái truyền đơn, cắm cờ cách mạng trong đồn địch.


Năm 1954, Đổng Dậu tập kết ra miền Bắc; năm 1960, đồng chí được trở về Nam hoạt động; vừa chiến đấu vừa tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng cơ sở chính trị ở hai huyện Thuận Nam và An Phước. Có trận Đổng Dậu chỉ huy đội vũ trang huyện đánh bọn biệt động ác ôn ở Ninh Thuận, diệt 50 tên. Riêng đồng chí đã diệt hàng trăm địch, có nhiều tên ác ôn khét tiếng gian ác.


Trong công tác xây dựng cơ sở, Đổng Dậu vượt qua nhiều khó khăn, gây được niềm tin trong nhân dân, đập tan được mọi luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của địch. Đồng chí đã xây dựng được 53 cơ sở tốt trong đồng bào dân tộc Chăm.


Ngày 11 tháng 7 năm 1970, sau khi làm xong công tác vận động quần chúng ở một xã, trên đường về căn cứ thì gặp địch. Đồng chí chỉ huy đơn vị chiến đấu rất quyết liệt và vượt khỏi vòng vây của chúng. Khi kiểm tra thấy thiếu một chiến sĩ, Đổng Dậu nhận trách nhiệm quay lại tìm thì địch phát hiện bắn đồng chí bị thương và bao vây định bắt sống. Đổng Dậu bình tĩnh dùng súng ngắn chiến đấu tới lúc hết đạn. Trước lúc anh dũng hy sinh, Đổng Dậu nói vào mặt kẻ thù: "Thà chết chứ tao không bao giờ đầu hàng". Các lực lượng vũ trang trong tỉnh đã phát động phong trào học tập gương chiến đấu của đồng chí.


Đổng Dậu được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và được tặng nhiều bằng khen, giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đổng Dậu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Tám, 2022, 09:50:47 am
ANH HÙNG ĐIỂU ONG
(LIỆT SĨ)


Điểu Ong sinh năm 1939, dân tộc Xtiêng, quê ở xã 5, huyện Bù Đăng, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ tháng 1 năm 1960. Khi hy sinh, đồng chí là huyện đội trưởng huyện Bù Đăng, tỉnh Sông Bé, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1960 đến tháng 12 năm 1969, Điểu Ong chiến đấu trên địa bàn huyện và tỉnh, đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt hàng trăm địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh; tự tay diệt 76 tên địch.


Trận Bù Liên tháng 4 năm 1966, lần đầu đơn vị chiến đấu với Mỹ, hỏa lực của chúng rất mạnh nhưng Điểu Ong vẫn bình tĩnh chỉ huy trung đội đánh lui 7 đợt phản kiích của 1 tiểu đoàn địch, diệt 20 tên. Riêng đồng chí diệt 9 tên, bảo vệ được căn cứ.


Ngày 15 tháng 11 năm 1968, để thực hiện ý định chặn quân địch ở ấp Hòa Đồng, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực chiến đấu ở Bù Đăng, Điểu Ong phụ trách một tổ theo dõi địch tại đây. Khi vào ấp trinh sát bất ngờ gặp 2 trung đội địch, đồng chí đã chủ động nổ súng đánh trước làm chúng hoang mang, hoảng sợ. Sau một ngày đêm ngoan cường chiến đấu, Điểu Ong đá cùng tổ diệt nhiều tên, buộc chúng phài rút khỏi ấp.


Ngày 12 tháng 12 năm 1969, Mỹ - ngụy cho một lực lượng lớn càn vào căn cứ của huyện. Đồng chí trực tiếp chỉ huy một trung đội tiến công vào một toán địch ở ấp Bà Môn, diệt nhiều tên. Đội hình địch rối loạn, chúng phải rút lui và sau đó dùng máy bay đánh phá căn cứ rất ác liệt. Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Điểu Ong luôn luôn sâu sát cơ sở, làm tốt công tác vận động quần chúng và góp nhiều công sức xây dựng lực lượng vũ trang huyện.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Điểu Ong được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Tám, 2022, 09:51:27 am
ANH HÙNG PHẠM VĂN XUYÊN
(LIỆT SĨ)


Phạm Văn Xuyên, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, nhập ngũ tháng 2 năm 1961. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, chỉ huy trưởng quân sự thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1961 đến tháng 4 năm 1970, Phạm Văn Xuyên hoạt động ở thị xã Tây Ninh, nơi địch thường xuyên đánh phá ác liệt. Đồng chí luôn luôn có quyết tâm chiến đấu cao, đã chỉ huy lực lượng du kích và biệt động đánh nhiều trận vào các cơ quan của địch trong thị xã, diệt nhiều tên chỉ huy ác ôn. 9 lần bị thương nhưng Phạm Văn Xuyên dều không rời vị trí chiến đấu, chỉ huy đơn vị đánh địch. Riêng đồng chí diệt 170 tên địch, bắn rơi 2 máy bay.


Nảm 1966, Phạm Văn Xuyên chỉ huy một tổ đánh vào trung tâm chiêu hồi của địch. Vừa tiếp cận mục tiêu thì địch bắn ra dữ dội, đồng chí dũng cảm vượt qua làn đạn địch, cho nổ mìn diệt 22 tên.


Ngày 10 tháng 5 năm 1969, Phạm Văn Xuyên cùng đơn vị phối hợp với các chiến sĩ biệt động của tỉnh đánh vào trung tâm chiêu hồi và trường kỹ thuật của địch, diệt 35 tên, trong đó có một ban chỉ huy trung đoàn.


Ngày 5 tháng 6 nảm 1969, đồng chí cùng đơn vị trinh sát của sư đoàn 9 đánh vào trung tâm tuyển mộ tân binh, diệt 58 tên (có ban chỉ huy huấn luyện và ban chỉ huy tuyển mộ tân binh sư đoàn 5 ngụy), phá sập 2 dãy nhà lính, 2 16 cốt, phá hủy 7 xe quân sự.


Trong một chuyến đi công tác, Phạm Văn Xuyên gặp địch, đồng chí đã chiến đấu quyết liệt và anh dũng hy sinh ngày 12 tháng 4 năm 1970.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất; 8 lần được cỏng nhận là Dũng sĩ và được tặng 11 bằng khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Văn Xuyên được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Tám, 2022, 09:52:05 am
ANH HÙNG TỐNG DUY KIÊN
(LIỆT SĨ)


Tống Duy Kiên sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Hà Bắc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 2 năm 1961. Khi hy sinh, đồng chí là trung úy, đội trưởng đội 1 đặc công, lữ đoàn 126, Bộ tư lệnh Hải quân, đảng viên Đang Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến tháng 4 năm 1972, Tống Duy Kiên hoạt động ở chiến trường Trị Thiên.


Nơi đây địch ra sức kìm kẹp nhân dân, đánh phá ác liệt cơ sở cách mạng và kiểm soát chặt chẽ mọi việc đi lại, song đồng chí vẫn tìm cách đưa đơn vị vào xây dựng cơ sở trong nhân dân, nắm tình hình và đánh địch ở khu vực Cửa Việt, Đông Hà. Tống Duy Kiên đã chỉ huy đơn vị chiến đấu 52 trận, đánh chìm, đánh hỏng 47 tầu. Riêng đồng chí đánh chìm 4 chiếc, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác của địch.


Tháng 5 năm 1967, Tống Duy Kiên nhận nhiệm vụ đánh chiếc tàu cuốc Hy-Đa trọng tải 5.000 tấn ở Cửa Việt. Đồng chí đã bơi 4 tiếng đồng hồ vượt qua nhiều chỗ canh phòng, nhiều bãi mìn, hàng rào dây thép gai của địch, đưa khối thuốc nổ áp vào mạn tàu và điểm hỏa. Kết quả chiếc tàu chở đầy vũ khí này chìm tại chỗ.


Tháng 8 năm 1967, Tống Duy Kiên chỉ huy đơn vị nhiều lần vượt qua những khu vực địch thường xuyên bắn phá, ném bom ngăn chặn, và các tuyến bố phòng của địch đánh chìm 5 tàu chở đầy vũ khí ở Cửa Việt. Tháng 12 năm 1971, Tống Duy Kiên chỉ huy một tổ vào hoạt động ở Thừa Thiên, diệt được một số thám báo biệt kích và xây dựng cơ sở, tạo điều kiện tốt cho các đơn vị đặc công nước vào chiến đấu.


Ngày 20 tháng 4 năm 1972, Tống Duy Kiên đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu.


Đồng chí góp nhiều công sức xây dựng đội 1, lữ đoàn 126 ba lần được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng.


Đồng chí được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công hạng ba; 3 lần là Dũng sĩ Quyết thắng.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Tống Duy Kiên được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Tám, 2022, 09:54:34 am
ANH HÙNG LÊ TẤN QUỐC
(LIỆT SĨ)


Lê Tấn Quốc (tức Lê Thanh Tòng), sinh năm 1919, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Long, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ năm 1945, xuất   ngũ năm 1954, tái ngũ năm 1962. Khi hy sinh, đồng chí là đại đội trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1945 đến năm  1954, Lê Tấn Quốc đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu ở miền Tây Nam Bộ. Từ năm 1954 đến tháng 1 năm 1968, đồng chí làm nhiệm vụ   vận động quần chúng xây dựng cơ sở mật và chỉ huy một lực lượng biệt động hoạt động trong nội thành Sài Gòn.


Những năm hoạt động trong lòng địch gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm song Lê Tấn Quốc đã luôn luôn vững vàng, kiên định, tích cực công tác. Đồng chí làm được 3 hầm bí mật để nuôi cán bộ và cẫt giấu vũ khí, tổ chức được đường dây liên lạc từ Sài Gòn đến Năm Căn (Cà Mau) gồm 8 đầu mối giao liên, 12 cơ sở mật. Các cơ sở mật trên đều phát huy tác dụng tốt. Riêng đồng chí đã đưa đón hơn 200 cán bộ ra vào Sài Gòn an toàn.


Tháng 6 năm 1956, bị địch bắt và tra tấn rất dã man, Lê Tấn Quốc kiên quyết không khai báo, buộc địch phải thả. Ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt động và còn động viên vợ cùng các con tham gia.


Ngày 31 tháng 1 năm 1968, Lê Tấn Quốc anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Ba người con của đồng chí cũng đã hy sinh.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Tấn Quốc được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Tám, 2022, 09:55:02 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN HIỆU
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Văn Hiệu sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Thăng Phương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ năm 1951, xuất ngũ năm 1959, tái ngũ năm 1962. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu úy, chính trị viên tàu 54, đoàn 125 Bộ tư lệnh Hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1962 đến tháng 4 năm 1964, Nguyễn Văn Hiệu làm nhiệm vụ chuyển vũ khí bầng đường biển vào chiến trường miền Nam. Hoạt động trong điều kiện rất khó khăn: tàu nhỏ đi ngoài khơi thường gặp sóng to gió lớn và hạm đội Mỹ thường xuyên tuần tiễu ngăn chặn; đi gần bờ thì hay gặp tàu ngụy kiểm soát chặt chẽ; nhiều chuyến gặp máy bay địch quần lượn uy hiếp trên đầu, tàu tuần tiễu ngụy kèm sát hai bên theo dõi; đồng chí phải cho tàu đi đường vòng qua vùng biển của nhiều nước. Có chuyến đi gặp bão, các chiến sĩ phải vất vả chống đỡ với gió to sóng lớn, giữ cho tàu không bị đâm, lại phải ăn lương khô dài ngày, rất gian khổ nhưng Nguyễn Văn Hiệu luôn luôn động viên mọi người hoàn thành nhiệm vụ. Nguyễn Văn Hiệu đã cùng các đồng chí chỉ huy và đơn vị vượt qua mọi thử thách, xử trí nhiều tình huống phức tạp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyển 13 chuyên vũ khí tới các chiến trường Khu 7 và Khu 9 an toàn.


Trong chuyến đi vào Khu 9, từ 15 tháng 3 đến ngày 24 tháng 4 năm 1972, sau khi vượt qua được cơn bão lớn thì tàu ta gặp địch. Bọn chúng liền bao vây tiến công, định bắt tàu ta đầu hàng. Nguyễn Văn Hiệu đã chỉ huy đồng đội đánh trả quyết liệt, diệt nhiều tên. Khi hết đạn, đồng chí để anh em bơi vào bờ an toàn, còn mình ở lại tiếp tục chiến đấu và phá hủy tàu, hàng, không để lọt vào tay địch. Nguyễn Văn Hiệu đã anh dũng hy sinh ngày 24 tháng 4 năm 1972, sau khi làm tròn nhiệm vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Hiệu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Tám, 2022, 09:55:56 am
ANH HÙNG NGUYỄN THANH ĐANG
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Thanh Đảng (tức Đội), sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Long, huyện Châu Đức, tỉnh Đồng Nai, nhập ngũ tháng 9 năm 1964. Khi hy sinh, đồng chí là đại đội trưởng đại đội 41 bộ binh, bộ đội địa phương huyện Châu Đức, tỉnh Đồng Nai, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1964 đến năm 1971, Nguyễn Thanh Đảng chiến đấu ở huyện Châu Đức. Đồng chí đã đánh 146 trận, cùng đơn vị diệt 1.500 địch. Riêng đồng chí diệt 200 tên, bắn hỏng 3 xe tăng, 3 đại liên, thu 15 súng các loại.


Ngày 3 đến ngày 8 tháng 4 năm 1968, Nguyễn Thanh Đảng chỉ huy trung đội chốt giữ một hướng cùng đại đội đánh địch đi càn quét suốt 5 ngày đêm, đánh bật nhiều đợt tiến công của địch, giữ vững căn cứ. Riêng đồng chí diệt được 37 tên Mỹ thuộc sư đoàn "Anh cả đỏ".


Ngày 14 tháng 7 năm 1969, Nguyên Thanh Đảng chỉ huy đơn vị đột nhập "ấp chiến lược" diệt bọn ác ôn và tuyên truyền vận động quần chúng. Khi rút ra thì gặp địch phục kích, đồng chí đã cùng đồng đội đánh trả mãnh liệt và sau 30 phút chiến đấu diệt được 21 tên, thu 4 súng, 1 máy thông tin, bọn còn lại phải bỏ chạy.


Ngày 16 tháng 8 năm 1971, Nguyễn Thanh Đảng đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì; 5 lần được công nhận là Chiến sĩ thi đua, 2 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ; được tặng 12 bằng khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Thanh Đảng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 13 Tháng Tám, 2022, 09:56:48 am
ANH HÙNG Y ĐÔN
(LIỆT SĨ)


Y Đôn sinh năm 1942, dân tộc Ba Na, quê ở làng Đê Krôi, huyện An Khê, tỉnh Gia Lai, nhập ngũ tháng 3 năm 1966. Khi hy sinh là chuẩn úy, đại đội phó đại đội 70 đặc công tiểu đoàn 408, bộ đội địa phương tỉnh Gia Lai, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1960 đến tháng 5 năm 1969, Y Đôn đã chiến đấu dũng cảm, mưu trí, táo bạo, cùng đơn vị đánh 37 trận đều giành thắng lợi. Riêng đồng chí diệt 42 địch, có 20 tên Mỹ, phá hủy 7 xe quân sự, thu 7 súng các loại.


Ngày 9 tháng 6 năm 1967, quân ta đánh vào khu xe của địch ở phía tây Plây Cu. Ngay phút đầu, Y Đôn dùng B.40 bắn sập lô cốt đầu cầu, sau đó, dẫn tổ xông vào vị trí địch. Trận đánh gần kết thúc, đồng chí bị thương nhưng vẫn sử dụng tiểu liên diệt thêm 2 tên địch. Kết quả, đồng chí cùng tổ diệt được 30 tên, phá hủy 30 xe quân sự của địch (riêng Y Đôn phá hủy 7 xe) góp phần vào thắng lợi chung của trận đánh.


Ngày 9 tháng 9 năm 1967, ta lại đánh vị trí tiền tiêu phía tây thị xã Plây Cu. Sau khi cùng, đơn vị tiêu diệt 2 trung đội địch trong đồn, khi quân ứng cứu của địch cùng xe tăng đến chốt chặn cửa mở, Y Đôn đã bình tĩnh, nhanh chóng dùng tay mở sáu lớp rào kịp đưa thương binh ra ngoài an toàn.


Trận đánh ở Chư Pông ngày 30 tháng 5 năm 1968, mới cắt được 2 lớp rào thì kéo bị gãy, Y Đôn đã dùng tay bẻ 6 lớp rào còn lại, mở đường cho đơn vị lọt vào căn cứ địch, bất ngờ nổ súng tiến đánh diệt gọn 2 trung đội Mỹ, phá hủy 3 xe bọc thép trong 15 phút.


Ngày 5 tháng 11 năm 1969, Y Đôn chỉ huy đại đội tập kích 1 tiểu đoàn Mỹ ở ngã ba Mỹ Thạnh, diệt được sở chỉ huy, phá hủy 8 khẩu pháo, Y Đôn đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng 3.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Y Đôn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tám, 2022, 06:39:51 am
ANH HÙNG BẾ VĂN THÀNH
(LIỆT SĨ)


Bế Văn Thành sinh năm 1946, dân tộc Tày, quê ở xã Hồng Quang, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 3 năm 1966. Khi hy sinh, đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó thuộc đại đội 3 bộ binh, tiểu đoán 1, trung đoan 48, sư đoàn 320, Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1974, Bế Văn Thành hoạt động trên chiến trường Trị Thiên và Tây Nguyên, khi làm chiến sĩ vận tải, lúc trực tiếp chiến đấu, nhiệm vụ nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc.


Trong công tác vận tải, Bế Văn Thành đã vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm, chuyển được 60 tấn hàng ra mặt trận, bảo đảm số lượng, chất lượng, đúng thời gian quy định. Trong chiến đấu, đồng chí luôn luôn xung phong gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Trận đánh ngày 3 tháng 4 năm 1973, địch tuy đông lại có xe tăng, pháo binh, máy bay yểm trợ, phản kích vào trận địa chốt của ta nhưng Bế Văn Thành vẫn bình tĩnh động viên anh em quyết tâm chiến đấu. Lúc hết đạn, đồng chí đã dùng súng cối lấy được của địch (không có bàn đế) tì vào mũ sắt bắn trúng đội hình địch, tiêu diệt nhiều tên, giữ vững chốt. Trận này, riêng Bế Văn Thành diệt 10 tên địch, bắt sống 3 tên, thu 6 súng.


Năm 1974, trong trận tiêu diệt căn cứ Làng Siêu, Bế Văn Thành chỉ huy một bộ phận dũng cảm, nhanh chóng đánh chiếm được lô cốt đầu cầu, tạo điều kiện cho toàn đơn vị xông lên phát triển tiêu diệt địch trong căn cứ. Sau khi đã diệt được xe bọc thép và một số hỏa điểm ở hướng cửa mở, Bế Văn Thành tiếp tục dẫn đầu đơn vị xông lên chiếm điểm cao, chỉ cho đồng đội diệt từng mục tiêu. Trận đánh sắp kết thúc thì đồng chí bị thương nặng. Trước lúc hy sinh, đồng chí còn trao súng cho đồng đội và động viên mọi người tiếp tục truy quét địch. Gương chiến đấu của Bế Văn Thành thôi thúc anh em hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chến công Giải phóng hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ và được tặng 8 bằng khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Bế Văn Thành được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tám, 2022, 06:40:18 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TIỀN
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Văn Tiền (tức Sáu Tiền), sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Trú quán xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, nhập ngũ tháng 1 năm 1966. Khi hy sinh, đồng chí là trung đội trưởng thuộc đại đội 1 bộ binh, tiểu đoàn 207, bộ đội địa phương tỉnh Kiên Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ khi nhập ngũ đến lúc hy sinh, Nguyễn Văn Tiền chiến đấu ở địa bàn tỉnh. Đồng chí đã tham gia đánh 128 trận, cùng đơn vị lập công xuất sắc. Riêng Nguyễn Văn Tiền đã bắn cháy 10 xe bọc thép, 7 xuồng chiến đấu và bắn rơi 2 máy bay địch, diệt 300 tên.


Ngày 20 tháng 3 năm 1970, đánh địch đi càn quét ở xã Hòa Thuận, Nguyễn Văn Tiền bình tĩnh chỉ huy trung đội đánh lui nhiều đợt tiến công của 1 trung đoàn ngụy có máy bay, pháo binh yểm trợ. Mặc dù hai lần bị thương, đồng chí vẫn cùng đơn vị kiên quyết bám trận địa; sau hơn 3 giờ chiến đấu, diệt được 120 tên địch. Vì bị thương quá nặng, Nguyễn Vãn Tiền đã hy sinh.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba; 5 lần được công nhận là Chiến sĩ thi đua, 10 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ; được tặng 17 bằng khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Tiền được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tám, 2022, 06:40:50 am
ANH HÙNG BÙI ANH TUẤN
(LIỆT SĨ)


Bùi Anh Tuấn sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 8 năm 1971. Khi hy sinh, đồng chí là trung sỉ, tiểu đội trưởng thuộc đại đội 3, đoàn 172 tên lửa, sư đoàn 367, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đoàn viên Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


Từ năm 1972 đến tháng 3 năm 1973, Bùi Anh Tuấn làm nhiệm vụ bắn máy bay địch bằng tên lửa cầm tay (A72) ở chiến trường Nam Bộ. Đồng chí đã phóng đạn chính xác hạ tại chỗ 6 mảy bay (có 2 HU1A, 1 C130, 1 CH54), diệt 80 sĩ quan và giặc lái Mỹ, ngụy, và cùng tiểu đoàn bắn rơi 2 chiếc khác.


Ngày 25 tháng 2 nảm 1972, máy bay và pháo binh địch bắn phá ác liệt vào trận địa đơn vị tại thị xã Xuân Lộc. Bùi Anh Tuấn bình tĩnh ngâm chính xác bắn hạ tại chỗ 1 máy bay C130, lập công đầu cho đại đội, gây khí thế phấn khởi tin tưởng vào loại vũ khí mới.


Ngày 9 tháng 9 năm 1972, địch cho nhiều máy bay lên thẳng đến đổ quân ở xã Nhị Binh (huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho cũ). Bùi Anh Tuấn đã mưu trí táo bạo bố trí trận địa ngay giữa cánh đồng trống, bất ngờ phóng hai qua đạn, hạ tại chỗ 2 chiếc, diệt 24 tên địch trên máy bay.


Ngày 11 tháng 10 năm 1972, do chuẩn bị trận địa tốt, bàng một quá đạn, đồng chí hạ tại chỗ chiếc máy bay CH54 chở 41 sĩ quan Mỹ, ngụy từ Mỹ Tho đi Gò Công (có 1 chuẩn tướng Mỹ, 1 thiếu tướng ngụy).


Ngày 27 tháng 1 năm 1973, với tinh thần cảnh giác cao, Bùi Anh Tuấn lại phóng một quả đạn, hạ tại chỗ chiếc máy hay L19, diệt một tên đại tá ngụy đang quan sát đường 18 (Cai Lậy) trong cuộc hành quân lấn chiếm của chúng trước khi Hiệp định Pa-ri có hiệu lực.


Ngày 10 tháng 3 năm 1973, Bùi Anh Tuấn đã anh dũng hy sinh trong khi đang chỉ huy đơn vị hàn máy bay địch.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba; 6 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ và được tặng 4 bằng khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Bùi Anh Tuấn được Chủ tịch nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tám, 2022, 06:41:22 am
ANH HÙNG LÊ A
(LIỆT SĨ)


Lê A, sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở huyện Quế Sơn, tinh Quảng Nam - Đà Nẵng, trú quán tại xã Bình Lộc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Khi hy sinh, đồng chí là chỉ huy trưởng quân sự xã Bình Lộc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Vào du kích từ năm 1970, Lê A tham gia chiến đấu hơn 100 trận, diệt được 143 tên địch (có 13 tên Mỹ, 43 tên sĩ quan ác ôn), phá hủy 4 xe quân sự, thu 7 súng. Đồng chí còn dũng cảm vào đồn địch gỡ được 176 quả mìn và lựu đạn.


Tháng 3 năm 1970, do thường xuyên bám sát, nắm chắc tình hình địch nên Lê A lợi dụng lúc địch tập trung ở một quán ăn đồng chí ném 2 quả lựu đạn, diệt 40 tên sĩ quan và ác ôn.


Tháng 8 năm 1971, Lê A chỉ huy một tổ phục kích địch ở bốt Bình Lộc, phá hủy 1 xe quân sự, diệt và làm bị thương 9 tên (có 3 sĩ quan), thu 6 súng.


Ngày 30 tháng 6 năm 1972, đồng chí gài mìn ở gần đồn Bình Lộc, phục kích chờ địch lọt vào trận địa diệt 14 tên. Lê A đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba; nhiều lần được bầu là Chiến sĩ thi đua và được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 nãm 1978, Lê A được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tám, 2022, 06:42:06 am
ANH HÙNG ĐIỂU VĂN CẢI
(LIỆT SĨ)


Điểu Văn Cải sinh năm 1948, dân tộc Cháu Ro, quê ở ấp Đức Thắng, xã Túc Trưng, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Khi hy sinh, đồng chí là xã đội trưởng xã Phú Túc, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 10 năm 1965 đến tháng 10 năm 1969 Điểu Văn Cải hoạt động ở địa phương. Đồng chí luôn luôn bám đất, bám dân tìm cách đánh địch, đã diệt 84 tên (có 69 Mỹ), bắn rơi 2 máy bay lên thẳng, phá hủy 2 xe M.113.


Đầu năm 1968, Điểu Văn Cải chỉ huy một tổ du kích chiến đấu quyết liệt với 1 tiểu đoàn địch càn vào căn cứ. Trong một ngày, đơn vị đã diệt 31 tên Mỹ, buộc chúng phải rút lui. Cùng năm, một lần Điểu Văn Cải đi công tác lẻ đã dùng súng AK bắn rơi 1 chiếc máy bay lên thẳng đang bay quan sát, dò xét, diệt 2 tên Mỹ.


Cuối năm 1968, Điểu Văn Cái hóa trang ba lần vào "ấp chiến lược" gần chợ Thế Lương giữa ban ngày, diệt 24 tên tề diệp ác ôn, làm cho địch hoảng sợ không dám hoạt động mạnh và hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng trong "ấp chiến lược", phá thế kìm kẹp của giặc.


Tháng 6 năm 1969, Điểu Văn Cái chỉ huy một tổ bí mật đặt lại các qua mìn định hướng của địch gài xung quanh bốt nhằm hại ta, sau đó, đánh động cho chúng chạy ra lùng sục; mìn nổ, diệt 19 tên.


Tháng 10 năm 1969, trong một trận chiến đấu ở địa phương. Điểu Văn Cải đã hy sinh anh dũng.


Đồng chí được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Điểu Văn Cải được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tám, 2022, 06:42:35 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN CHÊ


Nguyễn Văn Chê sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé, vào du kích năm 1960. Khi hy sinh, đồng chí là chỉ huy trưởng quân sự xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Hơn 10 năm chiến đấu trong đội du kích xã Phú An, Nguyễn Văn Chê kiên trì bám đất, bám dân đánh địch. Riêng đồng chí diệt 150 tên (có 70 Mỷ), phá hủy 10 xe tăng, bắn rơi 5 máy bay lên thẳng.


Năm 1960, sau cuộc đồng khởi của ta, địch cho bọn tề và công an, có lực lượng vũ trang yểm hộ, về xã hòng lập lại bộ máy kìm kẹp. Nguyễn Văn Chê chỉ huy tổ phục kích diệt 5 tên, phá được âm mưu của chúng.


Khi quân Mỹ lần đầu đánh vào địa bàn huyện, Nguyễn Văn Chê chỉ huy tổ ba người đánh bom, phá hủy 1 sà lan, nhận chìm 1 xe tăng, diệt 50 tên Mỹ, tại ấp chợ 2 xã Phú An.


Sau nhiều lần càn vào xã đều bị du kích đánh thiệt hại nặng, địch dùng máy bay lên thẳng bắn phá ác liệt và săn lùng tìm bắt cán bộ, chiến sĩ đi công tác lẻ, gây khó khăn cho ta. Nguyễn Văn Chê đã bắn rơi tại chỗ một máy bay, mở đầu phong trào bắn máy bay địch bảo vệ địa phương, bẻ gẫy thủ đoạn đánh phá bằng máy bay của địch ở xã.


Ngày 14 tháng 2 năm 1971, Nguyễn Văn Chê đã anh dũng hy sinh trong khi đang chỉ huy chiến đấu.


Khi còn sống, Nguyễn Văn Chê đã góp phần xây dựng đơn vị về mọi mặt trở thành Đơn vị Anh hùng. Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phópg hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Chê được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tám, 2022, 06:56:53 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN CHƯ
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Văn Chư sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Thùy, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhập ngũ tháng 1 năm 1968, về địa phương, vào du kích tháng 5 năm 1974. Khi hy sinh, đồng chí là chỉ huy trưởng quân sự xã Mỹ Thủy, huyện Hương Thủy, tỉnh Bình Trị Thiên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 1967 Nguyễn Văn Chư hoạt động ở xã. Năm 1968 đồng chí vào bộ đội, đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ giao liên, trinh sát và trực tiếp chiến đấu. Vì bị thương nặng nên Nguyễn Văn Chư được ra Bắc điều trị và học văn hóa.


Tháng 5 năm 1972, Nguyễn Văn Chư xin trở về Nam tiếp tục chiến đấu. Từ đó đến tháng 5 năm 1974, đồng chí được giao nhiệm vụ bảo đảm giao thông liên lạc, chuyển thư từ, công văn, hàng hóa và đưa đón cán bộ, thương binh từ vùng sâu trong lòng địch lên căn cứ. Lúc này, nhiều tuyến đường liên lạc bị địch phát hiện; cơ sở của ta ở các xã cũng bị vỡ, xáo trộn do chúng càn quét ác liệt; việc đi lại gặp khó khăn nguy hiểm vì Mỹ - ngụy luôn đánh phá, phục kích, đồng chí tích cực tìm mở đường mới hoặc đánh địch mà đi để thực hiện nhiệm vụ. Bản thân đã đi hơn trăm chuyến liên lạc bảo đảm thông suốt, an toàn.


Từ tháng 6, địch tập trung đánh phá ác liệt xã Mỹ Thúy. Cơ sở cách mạng bị tổn thất nhiều, Nguyễn Văn Chư được điều về làm chỉ huy trưởng quân sự xã Mỹ Thủy. Cùng với cán bộ địa phương, đồng chí đã kiên trì bám đất, bám dân xây dựng lại cơ sở, củng cố du kích mật, diệt những tên ngụy quyền ác ôn, phá thế kìm kẹp của chúng làm cho phong trào cách mạng trong xã dần dần trở nên vững mạnh.


Ngày 13 tháng 3 năm 1975, sau khi Nguyễn Văn Chư tổ chức đưa cán bộ, bộ đội về đồng bằng chuẩn bị chiến dịch thì địch càn vào xã. Đồng chí đã nhường hầm bí mật cho cán bộ, còn mình trực tiếp chiến đấu diệt 6 tên địch (có 1 thiếu úy), bảo vệ đồng đội an toàn. Trận này Nguyễn Văn Chư đã anh dũng hy sinh.


Nguyễn Văn Chư được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Chư được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tám, 2022, 06:57:27 am
ANH HÙNG ĐẶNG VĂN LÃNH
(LIỆT SĨ)


Đặng Văn Lãnh sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ờ phường Phú Trinh, thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Khi hy sinh, đồng chí là đội trưởng đội công tác đố thị, thị xã Phan Thiết, tỉnh Thuận Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến tháng 6 năm 1972 Đặng Văn Lãnh hoạt động và chiến đấu ở địa phương. Đồng chí luôn luôn khắc phục mọi khó khăn, nguy hiểm từng bước xây dựng đội du kích vững mạnh và tích cực tiến công địch, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh của quần chúng. Trong chiến đấu, Đặng Văn Lãnh táo bạo, mưu trí, đánh địch bằng cách bắn tỉa và gài mìn, lập công xuất sắc.


Có đợt, suốt 20 ngày liền, Đặng Văn Lãnh bám quanh đồn địch bắn tỉa diệt 20 tên, làm chúng hoang mang không dám thò đầu ra ngoài. Nhiều lần, để bảo đảm an toàn cho bộ đội đi trinh sát hoặc lấy gạo, đồng chí đã bắn tỉa diệt tên lính gác trên bốt canh đúng lúc đồng đội cần vượt qua nơi địch thường quan sát. Với tài bẳn tỉa chính xác Đặng Văn Lãnh đã diệt được 130 tên địch.


Quá trình chiến đấu Đặng Văn Lãnh còn tích cực nhặt bom, đạn pháo lép của địch, cải tiến thành mìn để đánh bộ binh và xe tăng của chúng. Có trận đồng chí gài một quả mìn diệt 20 tên Mỹ. Nhiều lần, Đặng Văn Lãnh chỉ huy du kích gài mìn diệt được xe tăng địch khi chúng tiến vào xã, buộc chúng phải bỏ dở cuộc càn.


Tính chung, Đặng Văn Lãnh đã chỉ huy du kích diệt hơn 300 tên địch, phá hủy 20 xe tăng, thu nhiều vũ khí. Riêng đồng chí diệt 205 tên, phá hủy 7 xe quân sự.


Ngày 15 tháng 6 năm 1972, trong khi vào thị xã Phan Thiết trinh sát, gặp địch phục kích, Đặng Vãn Lãnh đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất; 4 lần được công nhận là Chiến sĩ thi đua; 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đặng Văn Lãnh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tám, 2022, 06:57:59 am
ANH HÙNG LÊ VĂN THẾ
(LIỆT SĨ)


Lê Văn Thế sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 5 năm 1965. Khi hy sinh, đồng chí là chỉ huy trưởng quân sự huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm  1971, Lê Văn Thế hoạt động trong địa bàn huyện, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Lê Văn Thế đã xây dựng được nhiều tổ chức du kích mật ngay trong các "ấp chiến lược" và tham gia chiến đấu hơn 100 trận, diệt hàng trăm tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.


Năm 1967, Lê Văn Thế mưu trí lợi dụng sơ hở của địch, dùng xe ô tô chờ quân tập kích một trạm cảnh sát ở Suối Cụt giữa ban ngày, diệt 10 tên.


Tháng 7 năm 1970, Lê Văn Thế chỉ huy đơn vị bất ngờ tiến công bốt Bình Thượng (xã Thái Mỹ), diệt và làm bị thương 40 tên, bắt 5 tù binh.


Tháng 12 năm 1970, Lê Văn Thế chỉ huy 1 đại đội san bằng đồn Phước Hưng (xã Phước Hiệp) diệt 20 tên địch.


Tháng 5 năm 1971, địch đưa hàng trăm xe tăng, xe ủi đất đến cày nát địa hình xá Phú Mỹ Hưng và xã An Nhơn Tây. Lê Văn Thế trực tiếp chỉ huy du kích bố trí trận địa mìn, diệt 31 xe tăng, xe ủi đất và hơn 100 tên địch, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng.


Tháng 12 năm 1971, Lê Văn Thế chỉ huy đội công tác võ trang tuyên truyền vào hoạt động ở "ấp chiến lược" Trung Hòa, bị địch phục kích và đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu.


Đồng chí được truy tặng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Văn Thế được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 17 Tháng Tám, 2022, 06:58:34 am
ANH HÙNG NGUYỄN PHÚ MAI
(LIỆT SĨ)


Nguyễn Phú Mai sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Hỏa Thái, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi hy sinh, đồng chí là chỉ huy trường xã Hòa Thái, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 12 năm 1969, Nguyễn Phú Mai tham gia du kích. Đồng chí đã cùng đơn vị đánh 38 trận, trận nào cũng dũng cảm, mưu trí, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Riêng Nguyễn Phú Mai diệt 140 tên địch, bân bị thương 32 tên, phá hủy 2 xe quân sự, thu 42 súng các loại. Hoạt động của du kích đã góp phần giữ vững và phát triển lực lượng cách mạng, hỗ trợ đắc lực cho phong trào nổi dậy đấu tranh của nhân dân địa phương.


Tháng 4 năm 1970, Nguyễn Phú Mai đã bí mật gài mìn ở cống Bản Sen trong xã, diệt một xe chở 35 tên lính đi càn quét lùng sục, phá cơ sở cách mạng.


Ngày 4 tháng 6 năm 1972, Nguyễn Phú Mai cải trang ba lần vào đồn địch để tìm diệt một tên ác ôn khét tiếng nhưng không thành công. Đến tối đồng chí lại cải trang vào một lần nữa thì bị lộ, tên ác ôn bỏ chạy trốn. Nguyễn Phú Mai nhanh chóng đuổi theo, giả vờ làm lính ngụy gọi nó đứng lại và giết được tên này. Chiến công này đã cổ vũ nhân dân địa phương, đấu tranh và làm kẻ thù hoang mang, run sợ.


Tháng 7 năm 1972, đồng chí cùng hai du kích cải trang vào khu dồn dân giữa ban ngày diệt gần hết 1 trung đội bảo an, làm chủ khu dồn dân của địch 5 ngày liền. Nguyễn Phú Mai đã tập họp nhân dân tuyên truyền vạch rõ âm mưu của kẻ địch động viên mọi người tin tưởng ở cách mạng. Tới ngày thứ 6 địch cho 1 đại đội bảo an đến giải tỏa. Nguyễn Phú Mai chỉ huy tổ chiến đấu quyết liệt diệt 11 tên rồi rút ra an toàn.


Ngày 26 tháng 6 năm 1974, trong khi chỉ huy tổ du kích đánh địch ở thôn Yên La, đồng chí đã hy sinh anh dũng.


Khi còn sống, Nguyễn Phú Mai đã xây dựng được 25 cơ sở của đội du kích ngay trong khu dồn dân và vận động được gần 30 thanh niên trốn ra vùng giải phóng tham gia cách mạng.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba; được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Phú Mai được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Tám, 2022, 10:07:58 am
ANH HÙNG TRẦN VĂN MƯỜI
(LIỆT SĨ)


Trần Văn Mười (tức Mười Lùng) sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chi Minh, nhập ngũ tháng 1 năm 1964. Khi hy sinh, đồng chí là thượng sĩ, biệt phái làm chỉ huy trưởng quân sự xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1964 đến năm 1969, Trần Văn Mười làm tổ trưởng trinh sát và là chỉ huy trưởng quần sự xã Tân Xuân. Mặc dầu địa bàn hoạt động bị địch thường xuyên kìm kẹp, đánh phá ác liệt nhưng đồng chí vẫn tích cực khắc phục khó khăn, chiến đấu mưu trí, dũng cảm, tuyên truyền vận động quần chúng, xáy dựng cơ sở vững mạnh. Trần Văn Mười chỉ huy du kích diệt được trên 100 tên địch, bắn cháy 38 xe tăng. Riêng đồng chí diệt 29 tên. Trần Văn Mười còn cùng nhân dân đào hàng chục hầm bí mật nuôi giấu cán bộ và cất giữ vũ khí. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt (năm 1968) đồng chí đã vận động nhân dân đóng góp lương thực, thực phẩm nuôi 1 trung đoàn trong một tháng ở địa phương.


Ngày 10 tháng 2 năm 1969, Trần Văn Mười xuống cơ sở công tác, bị lộ hầm bí mật, địch tập trung hơn 100 tên quyết bắt sống đồng chí vì chúng biết Trần Văn Mười là cán bộ chỉ huy ở địa phương. Trần Văn Mười lừa địch và lắp quả đạn AT vào súng bắn chết và bị thương nhiều tên; sau đó lại tiếp tục bắn M79 và lợi dụng khói mờ mịt xung quanh hầm, kẻ thù đang hoảng loạn, đồng chí nhanh chóng vọt lên khỏi hầm, ném một quả mìn khói và vượt khỏi vòng vây. Khi rút ra ngoài, Trần Văn Mười gặp một tên ác ôn liền bắn chết tên này; đồng chí lại phải chiến đấu với một đơn vị lính "biệt khu thủ đô" của ngụy và trở về an toàn.


Ngày 4 tháng 9 năm 1969, trong lúc đang đi công tác thì gặp địch, Trần Văn Mười đã chiến đấu tới viên đạn cuối cùng và hy sinh anh dũng.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Văn Mười được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Tám, 2022, 10:08:27 am
ANH HÙNG PHẠM VĂN SINH
(LIỆT SĨ)


Phạm Văn Sinh, sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Khi hy sinh, đồng chí là chỉ huy trường quân sự xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1960 đến tháng 4 năm 1972, Phạm Văn Sinh liên tục hoạt động ở địa phương. Trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, địch đóng nhiều đồn bốt ở trong xã, càn quét đánh phá khốc liệt và tung gián điệp chỉ điểm theo dõi nhưng đồng chí vẫn kiên trì bám cơ sở vận động thanh niên tham gia du kích, đi bộ đội và phát động quần chúng đấu tranh chống địch gom dân, bát lính... Phạm Văn Sinh chỉ huy linh hoạt, vận dụng nhiều cách đánh phong phú như tập kích, phục kích, bắn tỉa, gài mìn, cải trang vào hẳn sào huyệt tìm địch để diệt. Riêng đồng chí đã phá hủy 30 xe tăng, xe ủi đất và diệt được 129 tên giặc.


Phạm Văn Sinh đã nêu tấm gương kiên cường anh dũng, tận tụy lăn lộn với cơ sở, gắn bó với địa phương, được cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tin yêu, quý mến.


Trong trận chống càn ngày 15 tháng 4 năm 1972, Phạm Văn Sinh đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 15 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Văn Sinh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Tám, 2022, 10:09:02 am
ANH HÙNG THẠCH THIA
(LIỆT SĨ)


Thạch Thia (tức Tư Thia) sinh năm 1948, dân tộc Khơ-me, quê ở xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Khi hy sinh đồng chí là chỉ huy trưởng quân sự xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh cửu Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1962 đến năm 1972, Thạch Thia hoạt động ở vùng sâu, nơi địch thường xuyên kìm kẹp, đánh phá ác liệt, nhưng đồng chí vẫn tích cực hoạt động, tham gia chiến đấu hơn 100 trận, cùng đơn vị diệt hàng trăm tên địch. Riêng Thạch Thia diệt được 98 tên, làm bị thương 70 tên, thu 25 súng các loại.


Trong năm 1963, có lần Thạch Thia cải trang vào một đồn địch mà chúng vẫn cho là "bất khả xâm phạm", giết được tên trung đội trưởng ác ôn khiến bọn linh hoảng sợ, một thời gian lâu không dám đi lùng sục.


Tháng 1 năm 1968, Thạch Thia chỉ huy đội du kích phối hợp chật chẽ với bộ đội đánh địch càn vào xã. Riêng đồng chí diệt được 29 tên, làm bị thương nhiều tên khác, góp phần tích cực bẻ gãy cuộc càn của chúng.


Năm 1970, mặc dù gặp nhiều khó khăn, Thạch Thia vẫn tổ chức du kích đánh hàng chục trận, góp phần tiêu hao sinh lực địch ở địa phương. Trong gia đình có bốn anh em trai đều là du kích thì ba người đã hy sinh, còn lại một mình, Thạch Thia rất đau xót song càng tích cực chiến đấu.


Ngày 27 tháng 7 năm 1972, Thạch Thia đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.


Khi còn sống, đồng chí luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, được địa phương rất tín nhiệm.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Thạch Thia được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Tám, 2022, 10:09:32 am
ANH HÙNG ĐINH RUỐI
(LIỆT SĨ)


Đinh Ruối sinh năm 1941, dân tộc Re, quê ở xã An Quang, huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Khi hy sinh, đồng chí là trung đội phó du kích xã An Quang, huyện An Lão, tỉnh Nghĩa Bình, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sàn Hồ Chí Minh.


Đinh Ruối tham gia du kích từ năm 1961. Trong hoàn cảnh địch luôn càn quét và khung bố kìm kẹp nhân dân, đồng chí đã vượt qua mọi khó khăn cùng anh em du kích tổ chức đào hầm, gài chông và vận động nhân dân đánh địch. Đinh Ruối đã chỉ huy đội du kích diệt hơn 100 tên. Riêng đồng chí diệt 55 tên (có 48 tên Mỹ).


Ngày 23 tháng 9 năm 1967, 1 tiểu đoàn lính Mỹ và 1 đại đội biệt kích ngụy càn vào xã An Mỹ, bắn phá và bao vây khu vực hang đá, nơi có 80 người dân đang ở. Trước tình hình đó, Đinh Ruối đã động viên tổ du kích chờ địch đến gần mới nổ súng, diệt 40 tên, đánh lui các đợt tấn công của chúng, bảo vệ được nhân dân. Trận này, riêng đồng chí diệt được 18 tên địch.


Đinh Ruối được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đinh Ruối được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Tám, 2022, 10:10:36 am
ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BẢNH
(LIỆT SĨ)


Nguyên Văn Bảnh (tức Già Dền) sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Thành, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đội trưởng du kích xã Tân Thành, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1957 đến năm 1972, Nguyễn Văn Bảnh kiên trì bám đất, bám dân, chiến đấu mưu trí dũng cảm, cùng đội du kích đánh nhiều trận, diệt 1.100 tên địch. Riêng đồng chí phá hủy 1 thuyền bay, 2 xe bọc thép, diệt 100 tên.


Năm 1965, địch dùng chiến thuật thuyền bay cơ động đánh phá vùng Hồng Ngự, gây nhiều khó khăn cho ta. Ngày 1 tháng 8 năm 1965, Nguyễn Văn Bảnh mưu trí gài thủy lôi đúng hướng hành quân của địch, làm chìm một chiếc thuyền bay, những chiếc còn lại tháo chạy, bỏ dở cuộc càn. Từ đó, việc đánh thuyền bay bằng thủy lôi tự tạo trở thành phổ biến ở địa phương, gây nhiều thiệt hại cho địch.


Ngày 29 tháng 3 năm 1967, Nguyễn Văn Bảnh sau khi nắm quy luật đi lại của địch, đồng chí bí mật gài mìn diệt 1 xe tăng, 1 xe bọc thép M.113 chở đầy lính đi càn.


Trong năm 1967, sau nhiều lần bị trúng lựu đạn gài của du kích, bọn địch đã tìm cách dò gỡ được. Nguyễn Văn Bảnh nghĩ ra cách gài mìn, lựu đạn liên hoàn chống gỡ. Kết quả đồng chí diệt và làm bị thương 26 tên, trong đó có 1 sĩ quan ngụy.


Ngày 3 tháng 2 năm 1968, địch phát hiện cuộc họp của cán bộ cơ sở của ta liền bí mật cho hai trung đội lính bao vây. Trước tình hình đó, Nguyễn Văn Bảnh mưu trí luồn ra sau lưng giặc, vừa hô nghi binh vừa ném lựu đạn diệt một số tên làm chúng hoảng loạn tháo chạy. Cuộc họp được bảo vệ an toàn.


Ngày 1 tháng 11 năm 1972, trong khi đi lấy thi hài chiến sĩ hy sinh ở giữa cánh đồng xã, Nguyễn Văn Bảnh gặp địch phục kích, đồng chí đã đánh trả quyết liệt và hy sinh anh dũng.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, nhiều lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Văn Bảnh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Tám, 2022, 10:11:22 am
ANH HÙNG U RE
(LIỆT SĨ)


U Re sinh năm 1948, dân tộc Xê-đăng, quê ở xã Đắc Kôi, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Khi hy sinh, đồng chí là tiểu đội phó du kích làng Kon Lo, xã Đắc Kôi, huyện Kon Plông, tỉnh Gia Lai - Kon Tum, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 2 nãm 1965 đến năm 1966, U Re tham gia du kích. Đồng chí đã đánh 25 trận, trận nào cũng lập công xuất sắc, góp phần bảo vệ tinh mạng và tài sản của nhân dân.


Năm 1966, 1 đại đội Mỹ kéo tới bản càn quét đánh phá. U Re chỉ huy tổ ba người kiên quyết chặn đánh: chờ địch đến cách trận địa phục kích 5 mét, cà tổ đồng loạt nổ súng, diệt tại chỗ 11 tên, làm chúng hoảng sợ lui ra xa, từ ngoài bắn đạn cối dữ dội vào trận địa. Một người hy sinh, bản thân cũng bị thương nặng, nhưng U Re đã động viên giao nhiệm vụ cho người du kích còn lại cõng thi hài đồng đội về phía sau và hướng dẫn nhân dân sơ tán, mình đồng chí ở lại kiên quyết đánh địch tới cùng.


Địch phản kích lần thứ hai. U Re đánh trả quyết liệt cho đến lúc hết đạn, chỉ còn một quả mìn duy nhất còn lại trong người. Đồng chí giả vờ chết và chờ cho bọn Mỹ kéo đến, xúm lại xung quanh, liền giật kíp mìn làm 7 tên chết và nhiều tên khác bị thương. Hành động vô cùng dũng cảm đó đã làm cho bọn giặc còn lại hốt hoảng tháo chạy.


U Re đã chấp nhận sự hy sinh để bảo vệ đồng đội, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Tấm gương đó được các lực lượng vũ trang trong huyện học tập.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, U Re được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Tám, 2022, 10:11:53 am
ANH HÙNG HỒ VĂN NHÁNH
(LIỆT SĨ)


Hồ Văn Nhánh sinh năm 1955, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, tham gia du kích năm 1968. Khi hy sinh đồng chí là du kích xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.


Tháng 12 năm 1968, mới 13 tuổi, Hồ Văn Nhánh đã tham gia du kích mật và từ đó tới ngày 15 tháng 9 năm 1969, phục vụ bộ đội đánh Mỹ ở căn cứ lớn Đồng Tâm. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng sớm có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Hồ Văn Nhánh đã kiên quyết vượt, qua khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nhiều lần bò vào khu vực hàng rào căn cứ Đồng Tâm tháo gỡ được hơn 4.000 quả mìn các loại và phục vụ bộ đội chiến đấu 30 trận.


Tháng 1 năm 1969, việc tiếp tế vũ khí gặp khó khăn, thấy đơn vị đóng quân trong xã Long Hưng thiếu mìn đánh   địch,   Hồ Văn Nhánh đã táo bạo bò vào hàng rào căn cứ Đồng Tâm đào một quả mìn phóng đem về cho bộ đội, sau đó, hàng ngày lại cải trang làm trẻ chăn trâu vào gỡ được hàng chục quả khác. Kinh nghiệm gỡ mìn của Hồ Văn Nhánh trở thành phổ biến trong 6 xã vành đai Bình Đức (vành đai diệt Mỹ nổi tiếng ở tỉnh Mỹ Tho cũ).


Trưa ngày 15 tháng 9 năm 1969, Hồ Văn Nhánh đã anh dũng hy sinh khi đang gỡ mìn trong hàng rào căn cứ Đồng Tâm.


Hồ Văn Nhánh được du kích và chi đoàn thanh niên xã làm lễ truy nạp vào Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng.


Hồ Văn Nhánh được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Hồ Văn Nhánh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Tám, 2022, 10:12:22 am
ANH HÙNG TRẦN THỊ ĐIỀU


Cụ Trần Thị Điều sinh năm 1903, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Tham gia cách mạng năm 1940, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là du kích xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.


Cụ Trần Thị Điều tham gia cách mạng từ năm 1940. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tuy tuổi cao, sức yếu nhưng cụ vẫn hăng hái tổ chức và dẫn đầu hơn năm trăm cuộc đấu tranh trực diện với địch. Nhiều lần địch bắt tù đày, đánh đập, nhưng cụ luôn luôn giữ vững tinh thần đấu tranh, không chịu khuất phục. Từ năm 1964, địch tiến hành "bình định", đánh phá ác liệt, cụ kiên cường bám đất, bám dân, đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, hàng ngàn lần làm việc liên lạc chuyển công văn, giấy tờ và theo dõi giặc hoạt động, phục vụ bộ đội, du kích chiến đấu. Có lần, cụ vừa hướng dẫn cho du kích chặn đánh địch vừa vận động đồng bào ra đấu tranh làm thất bại âm mưu đóng thêm dồn bốt của chúng, tạo thuận lợi cho việc bảo vệ cơ sở, giữ vững phong trào cách mạng ở địa phương.


Có lần, cụ tìm cách vào tận trận địa lấy được 11 thi hài liệt sĩ về và vận động nhân dân chôn cất chu đáo. Một cán bộ của ta bị địch phục kích bắn bị thương phải tạm lánh vào bụi rậm cách đồn giặc 300 mét. Cụ mưu trí tìm cách đưa được đồng chí cán bộ về nơi an toàn.


Tuy nhà nghèo nhưng cụ vẫn dành dụm từng bát gạo nuôi du kích. Hơn 30 năm hoạt động cách mạng, cụ Trần Thị Điều luôn luôn nêu cao vai trò gương mẫu, được nhân dân địa phương mến phục.


Cụ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, được tặng nhiều bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Tám, 2022, 10:12:56 am
ANH HÙNG LÊ THỊ NHIỄM


Cụ Lê Thị Nhiễm sinh năm 1902, dân tộc Kinh, quê ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, trú quán ở nhà số 15, đường Cách mạng Tháng Tám, phường Bến Thành, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, tham gia cách mạng năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là chiến sĩ giao liên tình báo thuộc Đoàn 22, Cục tham mưu Bộ tư lệnh Miền.


Từ năm 1945 đến tháng 4 năm 1975, cụ là chiến sĩ giao liên tình báo và là cơ sở của các đầu mối tình báo quan trọng trong thành phố Sài Gòn. Tuy tuổi già, sức yếu, hoạt động ở nội thành có nhiều khó khăn, nguy hiểm, có lần bị địch bắt tra tấn rất dã man, nhưng cụ vẫn kiên cường chịu đựng và luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ. Thoát khỏi nhà tù, cụ lại hăng hái hoạt động, đã hàng trăm lần đưa công văn, tài liệu, đón nhiều cán bộ tình báo vào thành phố công tác.


Năm 1964, một cán bộ tình báo của ta bị địch bắt giam, cụ đã đến các cơ quan ngụy quyền từ cấp tỉnh đến trung ương, vừa dùng tiền mua chuộc vừa thuyết phục đấu tranh buộc chúng phải thả đồng chí đó ra.

Từ tháng 7 năm 1969 đến tháng 2 năm 1970, bị địch bắt tra tấn rất dã man, cụ vẫn không chịu khuất phục, luôn luôn giữ vững khí tiết cách mạng và còn động viên chị em khác tích cực tham gia các cuộc đấu tranh với địch.


Cụ Lê Thị Nhiễm là một chiến sĩ tình báo trung kiên, một cơ sở phục vụ đắc lực cho cách mạng.


Cụ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và được tặng nhiều bằng khen, giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Lê Thị Nhiễm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 21 Tháng Tám, 2022, 10:13:24 am
ANH HÙNG NGUYỄN THỊ RÀNH


Cụ Nguyễn Thị Rành sinh năm 1900, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, tham gia dân quân năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là dân quân xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.


Từ năm 1960 đến tháng 4 năm 1975, cụ phục vụ dân quân du kích xã chiến đấu.


Địch đánh phá địa phương rất ác liệt, mở nhiều cuộc càn quét, dồn dân lập ấp, đốt phá nhà cửa, cụ vẫn kiên trì bám đất, bám dân tích cực đấu tranh với giặc. Có lần chúng bắt và tra tấn dã man nhưng cụ luôn luôn trung thành với cách mạng, không chịu khuất phục.


Sau mỗi lần Mỹ - ngụy đốt nhà, cụ làm lại nhà và tiếp tục đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, cất giấu vũ khí, tiếp tế cho du kích và đã bảo vệ an toàn cho hàng trăm người trong những trường hợp địch càn quét, lùng sục ở địa phương.


Ngoài ra, cụ còn tích cực động viên con cháu đi bộ đội, vào du kích đánh giặc, sẵn sàng chịu đựng và hy sinh lợi ích cá nhân, phục vụ lợi ích cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước, tám người con trai của cụ lần lượt đi bộ đội, vào du kích chiến đấu và tất cả đã anh dũng hy sinh. Cụ lại tiếp tục động viên ba cháu đi bộ đội đánh giặc, cứu nước. Tấm gương tiêu biểu về tinh thần triệt để cách mạng của cụ Nguyễn Thị Rành có tác dụng động viên, lôi cuốn nhân dân địa phương hăng hái tham gia cách mạng.


Cụ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và được tặng nhiều bằng khen, giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Tám, 2022, 10:49:53 pm
ANH HÙNG ĐỖ THỊ PHÚC


Cụ Đỗ Thị Phúc (thường gọi là mẹ Gấm) sinh năm 1906, dân tộc Kinh, quê ở xã Phương Xá, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà; trú quán ở xã Nam Thái Sơn, huyện Châu Thành A, tỉnh Kiên Giang. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là dân quân xã Nam Thái Sơn, huyện Châu Thành A, tỉnh Kiên Giang.


Trong kháng chiến chống Pháp, cụ tham gia Hội mẹ chiến sĩ, tích cực phục vụ bộ đội chiến đấu. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cụ tiếp tục tham gia công tác cách mạng. Hoạt động ở vùng tranh chấp giữa ta và địch, tuy có nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng cụ kiên quyết ở lại nhà mình, nuôi giấu cán bộ, bộ đội, không chịu vào "ấp chiến lược" của chúng. Có lần, cụ đã lấy thân mình che miệng hầm không cho địch ném lựu đạn vào giết hại các chiến sĩ cách mạng.


Cụ đã dẫn đầu 40 cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân với địch. Có lần, cụ cầm cờ lên tận thị xã Rạch Giá đòi Mỹ - ngụy phải bồi thường nhân mạng. Cụ còn ngồi ngay trước mũi xe tăng, ngăn không cho giặc ủi phá xóm làng.


Nhà nghèo và neo người, song cụ không tiếc của cải, công sức, tích cực giúp đỡ cán bộ, bộ đội chiến đấu.


Từ năm 1963 đến năm 1973, cụ Đỗ Thị Phúc có sáu người con, cháu hy sinh nhưng đã nén đau thương, hăng hái tham gia công tác. Cụ được nhân dân xã Nam Thái Sơn yêu mến, kính phục.


Cụ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Đỗ Thị Phúc được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Tám, 2022, 10:50:26 pm
ANH HÙNG VŨ THỊ THỪA


Cu Vũ Thị Thừa sinh năm 1915, dân tộc Kinh, quê ở xã Duy An, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, hoạt động cách mạng năm 1954. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là dân quân xã Duy An, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.


Năm 1954, chồng cụ là cán bộ được Đảng phân công ở lại địa phương hoạt động. Gia đình cụ trở thành cơ sở cách mạng. Từ năm 1955 đến năm 1963, cụ vừa làm nhiệm vụ theo dõi hoạt động của địch vừa nhận báo cáo của các cơ sở cách mạng chuyển lên căn cứ cho tổ chức, đồng thời cụ còn đảm nhận việc chuyển lương thực, thực phẩm nuôi cán bộ. Địch kiểm soát gắt gao nhưng cụ đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Từ năm 1964 đến tháng 3 năm 1975, Mỹ - ngụy ra sức càn quét, đánh phá địa phương, bản thân cụ liên tiếp nhận được tin đau đớn: chồng bị địch bắn chết, sau con trai là bộ đội và du kích đều anh dũng hy sinh.


Biến đau thương thành sức mạnh, cụ càng tích cực hoạt động phục vụ cách mạng, tự tay đào nhiều hầm bí mật nuôi giấu du kích. Nhiều lần giặc nghi ngờ đến nhà dọa nạt, xăm hầm, cụ bình tĩnh đấu lý hoặc tìm cách đánh lạc hướng để bảo vệ an toàn lực lượng của cách mạng.


Bị địch theo dõi, kiểm soát chặt chẽ nhưng cụ vẫn tìm mọi cách vận động nhân dân cùng mình mua được hàng chục tấn lương thực cho bộ đội.


Cụ Vũ Thị Thừa là tấm gương tiêu biểu về tinh thần hy sinh tận tụy phục vụ cách mạng. Cụ đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Vũ Thị Thừa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Tám, 2022, 10:50:59 pm
ANH HÙNG HUỲNH THỊ TÂN


Cụ Huỳnh Thị Tân (tức Má Tám) sinh năm 1906, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Quới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là dân quân xả Mỹ Quới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Hậu Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1955 đến tháng 4 năm 1975, cụ tham gia phục vụ chiến đấu ở xã. Tuy tuổi già sức yếu, gia đình có nhiều khó khăn về kinh tế nhưng cụ vẫn tích cực nuôi giấu cán bộ, bộ đội, tiếp tế lương thực, vũ khí cho du kích chiến đấu. Nhiều lần, cụ trực tiếp đi trinh sát nắm tình hình địch phục vụ cho các trận đánh. Bốn lần bị giặc bắt, đánh đập dã man, nhưng cụ luôn luôn giữ vững khí tiết cách mạng, kiên quyết không khai báo, buộc chúng phải thả.


Kết quả, cụ đã nuôi giấu được hàng trăm cán bộ, bộ đội, vận động nhân dân tiếp tế cho cách mạng hàng chục tấn lương thực và phục vụ du kích chiến đấu diệt 400 tên địch.


Từ năm 1968 đến năm 1971, địch kìm kẹp gắt gao, cụ đã bí mật đến từng gia đình trong xã vận động nhân dân đóng góp được 40 tấn thóc nuôi du kích và bộ đội chiến đấu.


Tháng 10 năm 1974, cụ tìm cách đưa hai nữ du kích vào đồn địch giữa ban ngày để trinh sát, nhờ đó, đội du kích đã tiến công diệt gọn đồn này.


Từ năm 1971 đến năm 1975, cụ nhiều lần theo dõi nắm chắc tình hình quy luật hoạt động của địch, sau đó hướng dẫn du kích đặt mìn, cài lựu đạn góp phần diệt 300 tên.


Ngoài ra, cụ còn tích cực vận động quần chúng đấu tranh chính trị với giặc; trực tiếp vận động lập được Hội phụ nữ làm công tác bí mật, Hội mẹ chiến sĩ và Nông hội, tập trung được hầu hết quần chúng cách mạng trong xã. Mỗi khi địch bắt lính, gom dân, cụ là người dẫn đầu quần chúng đấu tranh, buộc chúng phải thực hiện nhiều yêu sách, hạn chế được thiệt hại cho bà con ở địa phương.


Cụ có năm con trai lần lượt đi bộ đội giải phóng và đều đả hy sinh anh dũng. Cụ lại tự nguyện cử một cháu nội vào bộ đội và con gái út vào du kích.


Tấm gương sáng ngời của cụ Huỳnh Thị Tân đã động viên nhân dân toàn xã tham gia hoạt động phục vụ cách mạng.


Cụ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, và được tặng nhiều bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Huỳnh Thị Tân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Tám, 2022, 10:51:29 pm
ANH HÙNG JIỚN


Cụ Jiớn, tức Chrđel sinh năm 1897, dân tộc Cà Tu, quê ở xã Chà Val. huyện Giằng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi được tuyên dương Anh hùng, cụ là dân quân xã Chà Val, huyện Giằng, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1945 đến năm 1954, cu Jiớn tham gia công tác Hội phụ nữ xã, cụ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


Từ năm 1954 đến năm 1957, là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng của xã và huyện, cụ đã góp phần quan trọng nuôi dưỡng và bảo vẹ hai cán bộ nòng cốt của địa phương trong thời kỳ địch bắt bớ những người kháng chiến cũ.


Từ năm 1958 đến năm 1975, tuy tuổi già, sức yếu nhưng cụ vẫn hăng hái phục vụ chiến đấu, hai lần dẫn bộ đội vào đánh đồn Đắc Lon, diệt 2 trung đội địch. Cụ vận động nhân dân đóng góp hàng chục tấn gạo, hàng nghìn gốc sắn, hàng tạ muối và nhiều trâu, bò, lợn, gà cho bộ đội. Riêng bản thân cụ đóng góp 5 tấn lúa, 5 tạ muối, 2 con bò, 15 con lợn và 100 con gà.


Năm 1972, tuy đã ngoài 70 tuổi, nhưng cụ vẫn xung phong đi dân công, gùi bốn quả đạn súng cối 82 mi-li-mét trên chặng đường dài hơn mười ki-lo-mét đèo dốc. Hành động của cụ cổ vũ nhân dân địa phương hăng hái vận chuyển đạn kịp thời phục vụ chiến đấu.


Trong mười lăm năm, tính chung cụ đã góp 2.000 công vận tải và làm đường phục vụ chiến đấu.


Cụ Jiớn là tấm gương tiêu biểu về tinh thần tận tụy phục vụ chiến đấu trong đồng bào dân tộc miền tây tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.


Cụ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, cụ Jiớn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Tám, 2022, 10:52:04 pm
ANH HÙNG HOÀNG THỊ NGHỊ


Hoàng Thị Nghị (tức Năm Hà) sinh năm 1929, dân tộc Kinh, quê ở thị trấn Đồ Sơn, thành phố Hái Phòng, nhập ngũ tháng 2 năm 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá, cán bộ Cục Địch vận, Tổng cục Chính trị, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 1 năm 1948, Hoàng Thị Nghị tham gia công tác phụ nữ xả. Tháng 2 năm 1948 đồng chí vào bộ đội và làm cán bộ địch vận ở huyện Kiến Thụy tới năm 1954. Hoàng Thị Nghị đã tích cực vận động gia đình và binh lính ngụy, giác ngộ được hơn 100 tên bỏ ngũ về nhà làm ăn. Đặc biệt, đồng chí còn vận động được 1 trung đội lính Âu - Phi ở đồn Ngọc Hải (Đồ Sơn) mang súng chạy sang hàng ta.


Tháng 2 năm 1955, Hoàng Thị Nghị được giao nhiệm vụ vào miền Nam làm công tác binh vận cho đến năm 1975. Qua 20 năm hoạt động, công tác ở miền Nam, đồng chí đã dũng cảm, táo bạo, vượt qua mọi thử thách ác liệt, kiên trì vận động binh lính địch, xây dựng nhiều cơ sở trong hàng ngũ của chúng, góp phần làm rã ngủ nhiều đơn vị địch, cung cấp được nhiều tin tức, tài liệu cho cách mạng. Hai lần bị địch bắt, trải qua hơn 10 năm tù đày, chịu đựng mọi cực hình tra tấn, Hoàng Thị Nghị luôn luôn giữ vững khí tiết cách mạng, không chịu khuất phục trước kẻ thù. Bản thân còn tích cực tham gia lãnh đạo đấu tranh với địch ở trong tù.


Tháng 2 năm 1955 đến tháng 3 năm 1956, tuy mới vào sống ở Sài Gòn (lúc đó Hoàng Thị Nghị 26 tuổi), nhưng do có quyết tâm cao, biết dựa vào quần chúng, nhanh chóng tạo thế hợp pháp, đồng chí đã tổ chức được nhiều nơi ăn, ở cho cán bộ địch vận của ta và giác ngộ được một số hạ sĩ quan, binh lính địch ngay trong các đơn vị ở nội thành. Hoàng Thị Nghị là người có nhiều đóng góp trong việc xây dựng cơ sở hoạt động của bộ phận binh vận ở Sài Gòn trong những ngày đầu có nhiều khó khăn.


Từ tháng 3 năm 1956 đến tháng 12 năm 1960, Hoàng Thị Nghị bị địch bắt giam ở nhiều nhà tù, bị tra tấn đánh đập dã man kết hợp với mua chuộc, dụ dỗ xảo quyệt nhưng đồng chí vẫn nêu cao dũng khí đấu tranh, vừa tranh thủ bọn thẩm vấn, vừa giáo dục thức tỉnh người đã báo tung tích của mình. Nhờ thế, đồng chí giữ được bí mật của tổ chức, buộc giặc chỉ kết án được là "tình nghi chính trị".


Mùa Xuân năm 1968, Hoàng Thị Nghị lãnh đạo cơ sở trong hàng ngũ địch ở đại đội bảo an Lai Cua (Long An) vận động binh lính nổi dậy diệt 58 tên ác ôn, đưa toàn bộ đơn vị (gần 100 người và hơn 100 cây súng) trở về với cách mạng.


Tháng 7 năm 1969, Hoàng Thị Nghị bị địch bắt lần thứ hai, chúng đã biết rõ lai lịch của đồng chí nên đánh đập rất dã man. Tuy vậy, ở nhà tù nào, nhất là lúc ở Côn Đảo, Hoàng Thị Nghị luôn luôn tham gia lãnh đạo anh em đấu tranh, tuyên truyền và phân hóa hàng ngũ địch, sử dụng chúng cung cấp tin tức cho ta.


Gần 30 năm liên tục công tác, Hoàng Thị Nghị đã hiến cả tuổi trẻ của mình, không xây dựng gia đình, một lòng một dạ hoạt động, chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, được tặng nhiều bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Hoàng Thị Nghị được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Tám, 2022, 10:52:40 pm
ANH HÙNG HỔ THỊ BỜI


Hồ Thị Bời (tức Tư A), sinh năm 1925, dân tộc Kinh, quê ở xã Hưng Long, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, nhập ngũ năm 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, tổ trưởng tổ giao liên tình báo Đoàn 22, Bộ tham mưu Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1949 đến năm 1950, Hồ Thị Bời làm tổ trưởng binh vận của trung đoàn 300.


Đồng chí đã làm tốt công tác vận động binh lính địch, nắm chắc quy luật hoạt động của chúng, góp phần quan trọng tạo cho đơn vị diệt và bắt toàn bộ bọn địch đồn Hưng Long.


Từ tháng 7 năm 1954 đến năm 1975, Hồ Thị Bời là cán bộ tình báo, làm nhiệm vụ chuyển tài liệu, tin tức ra ngoài căn cứ và truyền đạt chỉ   thị, mệnh lệnh của cấp trên tới các cơ sở của ta hoạt động trong thành phố Sài Gòn, đồng chí đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, vượt qua khó khăn, nguy hiểm, xây dựng được nhiều cơ sở và mạng giao liên ở ngay nơi địch canh phòng; lùng sục, kiểm soát gát gao. Hồ Thị Bời đã đi 600 chuyến liên lạc bí mật, an toàn.


Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt mùa Xuân năm 1968, lúc chiến sự đang ác liệt, Hồ Thị Bời là người thực hiện được chuyến liên lạc đầu tiên giữa sở chỉ huy với cơ sở tình báo trong Sài Gòn, phục vụ tốt cho việc chiến đấu.


Từ cuối năm 1969 đến năm 1972, địch tăng cường kiểm soát gắt gao, một số cơ sở của ta bị lộ, đồng chí vẫn kiên trì bám địa bàn, tích cực vận động quần chúng xây dựng được 22 cơ sở tin cậy, tạo thành mạng lưới tình báo quan trọng từ Sài Gòn đi Châu Đốc, Mỹ Tho, Tây Ninh.


Trước chiến dịch Hồ Chí Minh, tuy đang chữa bệnh, trên cho nghỉ nhưng Hồ Thị Bời xin đi làm nhiệm vụ. Đồng chí chuyển tài liệu, chỉ thị vào Sài Gòn và lấy được bản đồ thành phố có ghi rõ các khu vực địch đóng, phục vụ kịp thời chiến đấu.


Tuy sống xa chồng hơn 20 năm nhưng Hồ Thị Bời luôn luôn giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, được đồng đội và nhân dân tin yêu, quý mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Hồ Thị Bời được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Tám, 2022, 10:53:22 pm
ANH HÙNG ĐẶNG THỊ ÉN


Đặng Thị Én (tức Bay) sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 1 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung úy, phó chỉ huy quân sự huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Đặng Thị Én tham gia du kích từ năm 1964. Đồng chí luôn luôn thể hiện quyết tâm chiến đấu cao, bám đất, bám dân, tích cực tiến công địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đặng Thị Én đã góp phần chỉ huy đơn vị diệt nhiều địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh của địa phương. Riêng đồng chí diệt 34 tên địch (hầu hết là Mỹ và Nam Triều Tiên), phá hủy 2 xe bọc thép, 1 xe gíp.


Tháng 5 năm 1968, Đặng Thị Én đã giả làm người cắt cỏ vào đặt mìn tại cổng đồn địch đóng trong xã. Khi địch đi càn về, vấp mìn nổ, đồng chí lợi dụng khói mù mịt ném tiếp hai quả lựu đạn diệt 6 tên Mỹ và nhiều tên khác bị thương rồi mới rút.


Tháng 11 nãm 1968, Đặng Thị Én cải trang làm dân sống hợp pháp, chỉ huy tiểu đội du kích chặn đánh địch giữa ban ngày trên đường số 1, diệt 7 tên Mỹ, phá hủy 2 xe quân sự.


Quá trình hoạt động, chồng bị địch giết, hai con bị chết, bản thân ba lần bị địch bắt tra tấn, đánh đập vô cùng dã man, nhưng Đặng Thị Én vẫn một lòng trung thành với cách mạng, không khai báo cơ sở, không nhận là bộ đội, du kích. Cuối cùng, chúng phải trả tự do cho đồng chí.


Năm 1972, vì sức khỏe quá yếu, trên cho Đặng Thị Én ra Bắc an dưỡng. Đầu năm 1974, đồng chí lại xin về địa phương tiếp tục chiến đấu cho đến ngày toàn thắng.


Đặng Thị Én luôn luôn sống giản dị, được đồng đội tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đặng Thị Én được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Tám, 2022, 10:53:53 pm
ANH HÙNG PHẠM THỊ NHUNG


Phạm Thị Nhung (tức Tuyết Nhung) sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nhập ngũ tháng 4 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là phó chỉ huy quân sự huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Phạm Thị Nhung tham gia cách mạng từ năm 1959. Đồng chí làm công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở ở địa phương.


Từ năm 1969 đến tháng 4 năm 1975, Phạm Thị Nhung vào công tác trong quân đội. Mặc dù địch đánh phá ác liệt, đồng chí vẫn bám địa bàn chỉ đạo phong trào, xây dựng được 100 cơ sở mật, 3 đội du kích xã, vận động hàng trăm thanh niên đi bộ đội và trực tiếp chỉ huy đánh 47 trận diệt 900 tên địch.


Tháng 4 năm 1969, Phạm Thị Nhung trực tiếp phụ trách việc chống phá "bình định" ở ba xã An Hữu, Thanh Hưng và An Thái Trung nằm hai bên đường số 4. Lúc này lực lượng du kích mỏng, vũ khí thiếu thốn. Trong khi đó, địch tăng thêm 1 đại đội bảo an, 1 đoàn "bình định", có máy bay, pháo binh đánh phá các xã dài ngày.


Phạm Thị Nhung đã kiên trì vận động nhân dân xây dựng và bảo vệ căn cứ, đồng thời tổ chức lực lượng dùng vũ khí thô sơ đánh địch. Sau một thời gian ngắn Phạm Thị Nhung đã đẩy mạnh được phong trào chống "bình định", làm cho địch không dám đi sâu vào các xã nữa.


Tháng 8 năm 1970, đồng chí nhiều lần đột nhập vùng ven thị trấn vận động quần chúng chống bắt lính, gom dân.


Tháng 1 năm 1973, Phạm Thị Nhung tổ chức chỉ huy đánh quân địch lấn chiếm và cầm cờ giành đất, giữ vững được một số vị trí quan trọng trong địa bàn ba xã, đánh bại nhiều đợt hành quân của chúng, diệt hàng trăm tên, bảo vệ vùng giải phóng.


Phạm Thị Nhung được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Thị Nhung được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Tám, 2022, 10:54:27 pm
ANH HÙNG LÊ THỊ HIẾU TÂM


Lê Thị Hiếu Tâm sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, nhập ngũ tháng 1 năm 1969. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, quân y sĩ, bệnh xá trưởng thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1969 đến tháng 4 năm 1975, Lê Thị Hiếu Tâm phục vụ thương binh, bệnh binh trên địa bàn địch đánh phá ác liệt. Đồng chí luôn luôn tận tụy với nhiệm vụ, hàng chục lần cải trang vượt qua vòng vây địch tới trận địa cứu chữa đồng đội. Ngoài ra, Lê Thị Hiếu Tâm còn tham gia chiến đấu, đánh địch để bảo vệ thương binh. Riêng đồng chí diệt 28 tên địch, cắm 1.400 mũi chông, đào 1.200 mét hào quanh khu vực bệnh xá để hạn chế sự hoạt động của địch.


Tháng 6 năm 1973, trong một trận đánh quyết liệt, ta bị thương một số, trong đó có hai người cần phải mổ cấp cứu ngay. Lê Thị Hiếu Tâm đã cùng y tá cải trang vượt qua hai đồn địch và bọn lính đi càn đến vị trí quy định làm nhiệm vụ.


Đầu năm 1973, vì yêu cầu chiến đấu, bệnh xá phái di chuyển đến một vùng sâu, xung quanh là đồn địch. Chúng phát hiện khu vực cất giấu thương binh liền điên cuồng tổ chức hơn một chục đợt tiến công đánh phá. Có lần, địch dùng 1 chi đoàn xe bọc thép cùng 2 tiểu đoàn bảo an và 3 trung đội dân vệ đánh vào khu bệnh xá. Lê Thị Hiếu Tâm chỉ huy anh chị em anh dũng đánh lui các đợt tiến công của chúng. Hết đạn, đồng chí bí mật bò vào căn cứ gỡ mìn và lựu đạn của địch để đánh chúng. Giặc tiến gần vào hầm trú ẩn của thương binh, Lê Thị Hiếu Tâm bình tĩnh vừa dùng tiểu liên bắn chặn mãnh liệt, vừa nhanh chóng cõng từng thương binh đến nơi an toàn.


Lê Thị Hiếu Tâm nêu cao tinh thần thương yêu đồng đội, hết lòng phục vụ bảo vệ thương binh, bệnh binh. Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 4 lần được công nhận ià Chiến sĩ thi đua, 2 lần là Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Thị Hiếu Tâm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 30 Tháng Tám, 2022, 10:54:57 pm
ANH HÙNG PHẠM THI MỸ


Phạm Thị Mỹ (tức Nguyễn Thị Oanh) sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, trú quán ở xã Đức Lập, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nhập ngũ tháng 8 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, chiến sĩ biệt động thành phố Hồ Chí Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 1965 (15 tuổi), Phạm Thị Mỹ xung phong vào bộ đội, từ đó đến tháng 4 năm 1975, đồng chí làm chiến sĩ giao liên, vận chuyển vũ khí và trực tiếp chiến đấu.


Khi làm giao liên và vận chuyển vũ khí, mặc dù địch kiểm soát chặt chẽ, Phạm Thị Mỹ luôn luôn dũng cảm, mưu trí, khéo cải trang lừa địch, ra vào Sài Gòn hàng nghìn lần chuyển mệnh lệnh, chỉ thị, vũ khí cho các đơn vị hoạt động và đưa đón 200 lượt cán bộ ra vào nội thành được an toàn.


Khi trực tiếp chiến đấu, Phạm Thị Mỹ hăng say đánh giặc, có tác dụng động viên lôi kéo mọi người noi theo. Riêng đồng chí đã diệt được 25 tên địch, phá hủy 2 khẩu đại liên.


Mùa Xuân năm 1968, đơn vị đánh chiếm bộ tổng tham mưu ngụy, suốt 3 ngày bám trụ chiến đấu, Phạm Thị Mỹ lúc dùng súng tiểu liên, lúc dùng súng B.40 diệt nhiều địch và phá 2 khẩu đại liên của chúng. Có Lúc, đồng chí trèo lên cây quan sát hỏa lực địch báo cho đồng đội bán. Khi đơn vị hết đạn, Phạm Thị Mỹ đã dũng cảm vượt qua lưới lửa dày đặc của địch chuyển được 2.000 viên AK, 35 ki-lô-gam thuốc nổ để các chiến sĩ tiếp tục chiến đấu.


Tháng 5 năm 1968, Phạm Thị Mỹ cùng đơn vị đánh chiếm quận 5 và quận 6 Sài Gòn. Suốt 7 ngày đêm bám trụ, tuy bom đạn địch rất ác liệt nhưng đồng chí vẫn làm nhiệm vụ liên lạc, trinh sát theo dõi địch, nêu tấm gương dũng cảm, bền bỉ chiến đấu, góp phần cổ vũ, động viên mọi người hoàn thành nhiệm vụ.


Phạm Thị Mỹ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 10 bằng khen và giấy khen, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Thị Mỹ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 31 Tháng Tám, 2022, 09:14:17 pm
ANH HÙNG NGUYỄN THỊ ĐIỂM


Nguyễn Thị Điểm (tức Nguyễn Thị Thanh Tùng) sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xả Phú Thọ Hòa, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 1 năm 1957. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại đội bậc phó, đội 69 biệt động thành phố Hồ Chí Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1957 đến năm 1975, Nguyễn Thị Điểm hoạt động ở Sài Gòn. Đồng chí vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm, kiên trì hoạt động, tích cực nắm tình hình địch, xây dựng cơ sở, phát triển tự vệ, vận chuyển vũ khí, đưa đón cán bộ đi lại công tác. Nguyễn Thị Điểm đã diệt được 26 tên địch, thu 25 súng, phá hủy 1 xe quân sự, 1 tàu bo bo; xây dựng được 16 đầu mối giao liên, 11 cơ sở nuôi giấu cán bộ, 5 cơ sở cất giấu vũ khí; vận động được 76 thanh niên tham gia biệt động; chuyển được hơn một ngàn ki-lô-gam chất nổ.


Tháng 11 năm 1960, Nguyễn Thị Điểm chỉ huy một tổ ba người vừa kết hợp đánh địch vừa gọi loa tuyên truyền, vận động được 27 tên ở bốt Trần Văn Châu ra hàng thu 25 súng.


Từ năm 1961 đến năm 1970, Nguyễn Thị Điểm chỉ huy đơn vị đánh nhiều trận trong nội thành Sài Gòn, diệt nhiều ác ôn, gây cho địch hoang mang. Ngoài ra, đồng chí còn xây dựng được một số cơ sở tin cậy, tạo điều kiện tốt cho việc đưa đón cán bộ đi lại hoạt động và cất giấu vũ khí.


Mùa Xuân năm 1975, tuy địch theo dõi gắt gao nhưng Nguyễn Thị Điểm vẫn tích cực vận động quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ, bao vây cướp trụ sở quận, kêu gọi quân ngụy đầu hàng.


Nguyễn Thị Điểm được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba; 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Thị Điểm được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 31 Tháng Tám, 2022, 09:14:53 pm
ANH HÙNG TRẦN THỊ MAI


Trần Thị Mai (tức Phượng) sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Sơn Nhị, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 7 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tổ trưởng biệt động thuộc đội N.10, thành phố Hồ Chí Minh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 4 năm 1964 đến tháng 2 năm 1968, Trần Thị Mai làm nhiệm vụ đưa đón cán bộ ra vào hoạt động ở Sài Gòn; trung bình mỗi tháng đi lại 20 lần đưa cán bộ ra vào hoạt động, bảo đảm an toàn. Ngoài ra, đồng chí còn xay dựng được 8 cơ sở làm nơi giấu cán bộ, giấu vũ khí.


Khi được giao nhiệm vụ đánh địch, Trần Thị Mai chiến đấu mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao.


Ngày 20 tháng 1 năm 1970, Trần Thị Mai nhận nhiệm vụ đánh cư xá Mỹ. Địch canh phòng nghiêm mật, cư xá lại ở kề một rạp hát có nhân dân xem, đồng chí đã mưu trí mang thuốc nổ lọt qua bọn giặc, vào trong rạp hát, chờ cho tan buổi biểu diễn mới áp mìn vào tường hướng về cư xá Mỹ. Kết quả, mìn nổ diệt 70 tên Mỹ, nhân dân được bảo đảm an toàn.


Ngày 7 tháng 2 năm 1970, Trần Thị Mai dùng lựu đạn diệt 12 tên địch, trong trụ sở ngụy quyền ở đường Cô Bắc, Phú Nhuận.


Ngày 14 tháng 3 năm 1970, Trần Thị Mai đánh khách sạn cua bọn sĩ quan Mỹ diệt hàng chục tên.


Qua trình hoạt động, Trần Thị Mai bị địch bắt giam hai lần. Chúng tra tấn rất dã man nhưng đồng chí không khai bao, giữ vững khí tiết cách mạng.


Trần Thị Mai được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Thị Mai được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 31 Tháng Tám, 2022, 09:15:31 pm
ANH HÙNG ĐOÀN THỊ ÁNH TUYẾT


Đoàn Thị Ánh Tuyết sinh năm 1951, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, trú quán ở 29 đường Điện Biên Phủ, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 3 năm 1968.


Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội trưởng biệt động, đội M.13, thuộc lực lượng biệt động Sài Gòn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Tháng 3 năm 1968, đến tháng 9 năm 1970, Đoàn Thị Ánh Tuyết chiến đấu trong nội thành Sài Gòn. Sau cuộc Tống tiến công và nỗi dậy đồng loạt mùa Xuân năm 1968, địch tăng cường vây ráp, kìm kẹp, hoạt động gặp nhiều khó khăn, đồng chí phải đảm nhiệm nhiều việc xây dựng cơ sở, nghiên cứu mục tiêu và đem phương án tác chiến ra vùng căn cứ thông qua, vận chuyển vũ khí vào nội thành... Đoàn Thị Anh Tuyết đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đánh 6 trận vào các mục tiêu quan trọng,  diệt 60 tên địch, phần lớn là sĩ quan và ác ôn, phá hủy nhiều phương tiện, tài liệu quan trọng của chúng.


Tháng 1 năm 1970, Đoàn Thị Ánh Tuyết được giao nhiệm vụ đánh tòa hành chính quận 3 ở trung tâm Sài Gòn, nơi có nhiều cảnh sát ác ôn thuộc tổng nha cảnh sát đến làm việc. Địch kiểm soát chặt chẽ mọi người ra vào và khám xét rất kỹ. Tuy vậy, đồng chí mưu trí mang được 2 ki-lô-gam thuốc nổ đặt vào nơi đã định, phá hủy hầu hết hồ sơ lưu trữ của địch và diệt 15 tên.


Tháng 2 năm 1970, Đoàn Thị Ánh Tuyết nhận đánh trung tâm quốc gia báo chí - nơi một số sĩ quan tâm lý chiến, ác ôn và bọn chiêu hồi đang họp bàn tuyên, truyền lừa bịp. Ở đây địch canh phòng cẩn mật và phải có thẻ báo chí "đặc biệt" mới được vào. Tuy thế, đồng chí vẫn mưu trí vào đặt được mìn, phá sập tầng trên của tòa nhà, diệt 10 tên. Trận đánh có tiếng vang lớn trong dư luận công chúng Sài Gòn.


Tháng 8 năm 1970, Đoàn Thị Ánh Tuyết xin được đánh tòa hành chính Gia Định, nơi tập trung nhiều tên cảnh sát vả tề ngụy gian ác. Sau nhiều lần nghiên cứu, đồng chí cải trang là người có thai để giấu chất nổ đem vào đánh. Kết quả, tòa hành chính bị phá hủy nặng, 17 tên địch bị diệt.


Ngày 14 tháng 9 năm 1970, bị địch bắt và tra tấn rất dã man nhưng đồng chí vẫn giữ vững khí tiết cách mạng.


Đoàn Thị Ánh Tuyết được tặng thưởng 1 Huản chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đoàn Thị Ánh Tuyết được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 31 Tháng Tám, 2022, 09:16:27 pm
ANH HÙNG PHẠM THỊ BAY


Phạm Thị Bay (tức Ba Bay) sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Hưng Mỹ, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải, tham gia dân quân năm 1955. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chính trị viên xã đội xã Hưng Mỹ, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Phạm Thị Bay tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi (1955). Trong hơn 20 năm từ chiến sĩ du kích trưởng thành lên làm cán bộ xã đội, đồng chí luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Từ năm 1970 đến tháng 4 năm 1975, Phạm Thị Bay vừa làm bí thư đảng ủy xã vừa kiêm xã đội lần lượt ở hai xã Hưng Mỹ và Tân Hưng Đông, đồng chí luôn luôn bám cơ sở, phát động lòng căm thù giặc của quần chúng, củng cố quyết tâm cho đảng viên và lực lượng du kích, tổ chức lãnh đạo đưa phong trào trở thành vững mạnh. Phạm Thị Bay trực tiếp chỉ đạo đấu tranh kết hợp ba mũi giáp công, bức rút nhiều đồn, bốt địch, giải phóng hai xã Hưng Mỹ và Tân Hưng Đông trước tháng 4 năm 1975. Trong chiến đấu, khi thiếu vũ khí, đồng chí tự đi nhặt bom đạn lép và vận động quần chúng nhặt được 2.000 quả đem về làm lựu đạn, mìn, thủ pháo. Nhiều lần, Phạm Thị Bay dẫn đầu nhân dân biểu tình đấu tranh chống bắt lính, chống cào nhà.


Trong 4 năm, Phạm Thị Bay chỉ huy du kích diệt 130 tên địch, thu 50 súng, bao vây bức rút 20 đồn bốt, làm rã ngũ nhiều lính và tự giải phóng 2 xã.


Phạm Thị Bay được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Thị Bay được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 31 Tháng Tám, 2022, 09:22:38 pm
ANH HÙNG TRỊNH THỊ LIỀN


Trịnh Thị Liền sinh năm 1927, dân tộc Kinh, quê ở xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chính trị viên xã đội xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trịnh Thị Liền tham gia cách mạng từ năm 1947, từ đó đến năm 1954, đồng chí làm công tác phụ nữ xã.


Từ năm 1954 đến năm 1960, Trịnh Thị Liền cùng với chồng tích cực hoạt động bí mật, giữ vững, củng cố cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng cách mạng ở địa phương. Cuối năm 1969, chồng bị địch bắn chết tại nhà, Trịnh Thị Liền nén đau thương, càng tích cực hoạt động.


Từ năm 1961 đến năm 1967, vừa tham gia du kích vừa làm cán bộ phụ nữ, nhiệm vụ nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc. Trịnh Thị Liền đã dẫn đầu hàng chục cuộc, đấu tranh chính trị, buộc địch phải thả người bị bắt, không đốt nhà, không dồn dân.


Từ năm 1968 đến năm 1975, Trịnh Thị Liền làm chính trị viên xã đội, đồng chí đã góp phần chỉ huy đánh hàng chục trận, diệt 500 tên địch, phá hủy 40 xe quân sự, thu nhiều súng.


Năm 1969, đánh khu dồn dân Cầu Chiêm (thuộc xã Đại Quang), Trịnh Thị Liền bị thương nhưng không cho đơn vị biết, tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Địch tập trung đông, hình thành thế bao vây đội du kích, đồng chí đã linh hoạt vừa chỉ huy đánh địch, vừa tổ chức cho từng đơn vị rút an toàn, còn mình rút sau cùng.


Sau ít ngày, tuy vết thương chưa lành, Trịnh Thị Liền lại bí mật vào các "ấp chiến lược", vận động mua được 376 tấn gạo kịp chuyển ra căn cứ nuôi 1 trung đoàn bộ đội.


Năm 1970, Trịnh Thị Liền cùng đồng đội tìm kiếm bom đạn lép của địch về làm mìn đánh xe tăng, diệt 280 tên địch, phá hủy 27 xe quân sự.


Cuối năm 1970, Trịnh Thị Liền dẫn đường cho một đơn vị trinh sát thì gặp địch. Một tên xông lại dùng dao gí vào cổ định bắt sống. Đồng chí bình tĩnh quật ngã tên này rồi quay trở lại tổ chức lực lượng đón đánh, diệt thêm 4 tên.


Năm 1972, Trịnh Thị Liền chỉ huy đội du kích đánh mìn ở đồn Gò Cói (trong xã) phá hủy 5 xe và bắn tỉa diệt 70 tên địch, buộc chúng phải bỏ đồn.


Trịnh Thị Liền được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, nhiều bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trịnh Thị Liền được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 31 Tháng Tám, 2022, 09:23:04 pm
ANH HÙNG VÕ THỊ NHÃ


Võ Thị Nhã (tức Võ Thị Cưu) sinh năm 1921, dân tộc Kinh, quê ở xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, trú quán xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là dân quân xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Nghĩa Bình.


Từ năm 1955 đến tháng 4 năm 1975, Võ Thị Nhã làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu ở địa phương. Trong hoàn cảnh địch khủng bố phong trào cách mạng rất ác liệt, chồng là cán bộ kháng chiến đang bị chúng theo dõi, bản thân bận nuôi ba con nhỏ nhưng trong 5 năm (1954 - 1959), đồng chí vẫn nuôi giấu 4 cán bộ cốt cán dưới hầm bí mật được chu đáo.


Từ năm 1966 đến năm 1971, Võ Thị Nhã đã 26 lần đi trinh sát nắm tình hình địch, giúp bộ đội và du kích đánh nhiều trận thắng lợi. Có lúc giặc càn quét, vây ráp, lùng sục gắt gao nhưng đồng chí vẫn nuôi giấu được 20 cán bộ, bộ đội, thương binh an toàn.


Trong đấu tranh chính trị, Võ Thị Nhã luôn luôn dẫn đầu đoàn biểu tình chống cày ủi ruộng vườn, chống bắt lính, dồn dân, lập ấp.


Tuy chồng bị địch bắn chết, hai con trai tham gia du kích đều hy sinh, Võ Thị Nhã vẫn động viên tiếp hai con gái đi làm giao liên và thanh niên xung phong; bản thân càng tích cực hoạt động cách mạng.


Võ Thị Nhã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Võ Thị Nhã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 31 Tháng Tám, 2022, 09:23:33 pm
ANH HÙNG NGUYỄN THỊ TRƯỜNG


Nguyễn Thị Trường sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xả Mỹ Cẩm, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là du kích thị trấn Càng Long, tỉnh Cửu Long, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ cuối năm 1970 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thị Trường làm nhiệm vụ theo dõi nắm tình hình địch. Đồng chí đã tham gia đánh 28 trận, diệt và làm bị thương 79 tên địch (có 11 sĩ quan), phá 1 nhà đèn, thu 16 súng, 3 máy thông tin. Ngoài ra, Nguyễn Thị Trường còn xây dựng được 48 cơ sở quần chúng, phát triển được 24 du kích mật.


Ngày 30 tháng 12 năm 1972, đồng chí bí mật đặt mìn nơi địch đang tập trung bàn kế hoạch càn quét, diệt và làm bị thương 14 tên, buộc chúng phải bỏ âm mưu càn quét đánh phá vào xã.


Ngày 20 tháng 1 năm 1973, Nguyễn Thị Trường bí mật vào sơ chỉ huy tiểu đoàn pháo binh địch đặt mìn, diệt 24 tên, phá hủy một số vũ khí.


Nguyễn Thị Trường nêu gương chấp hành tốt chính sách của Đảng, được quần chúng tin yêu.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba; 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Thị Trường được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 31 Tháng Tám, 2022, 09:24:05 pm
ANH HÙNG NGUYỄN THANH TÙNG


Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, nhập ngũ tháng 4 năm 1948. Khi  được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung tá, chỉ huy phó đoàn đặc công 429, Quân khu 7, đảng viên Đang Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1961 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thanh Tùng liên tục chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt hàng nghìn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác.


Đêm 15 tháng 5 năm 1969, Nguyễn Thanh Tùng trực tiếp chỉ huy 1 tiểu đoàn đặc công tiến công mãnh liệt căn cứ Tếch Ních, diệt 800 tên Mỹ, 2 sở chỉ huy lữ đoàn, phá hủy 22 khẩu pháo, 96 xe quân sự (có 43 xe tăng), 8 kho vũ khí, quân trang, quân dụng.


25 ngày sau, Nguyễn Thanh Tùng lại chỉ huy đơn vị đánh căn cứ Tếch Ních lần thứ hai. Địch tăng cường đối phó, bố trí nhiều bãi mìn và rào kẽm gai. Tuy vậy, đồng chí vẫn tìm cách đưa đơn vị lọt vào căn cứ, diệt 500 tên Mỹ, phá hủy 10 máy bay, 6 khẩu pháo, 41 xe quân sự (có 21 xe tăng), 35 lô cốt, 92 nhà lính, hơn trăm hầm ngầm, 3 kho đạn, gây cho địch thiệt hại lớn.


Tháng 11 nãm 1971, Nguyễn Thanh Tùng chỉ huy 2 tiểu đoàn đặc công đánh thiệt hại nặng căn cứ Trảng Lớn, do 1 trung đoàn địch đóng.


Năm 1972, Nguyễn Thanh Tùng chỉ huy đơn vị đánh ba trận xuất sắc:

Trận đánh căn cứ Bà Dơn, diệt 240 tên địch, phá hủy 6 khu thông tin.

Trận đánh tổng kho Long Bình, đốt cháy và phá hủy 15.000 tấn bom, đạn.

Trận đánh sân bay Biên Hòa phá hủy 90 máy bay.

Tháng 4 năm 1975, đồng chí chỉ huy đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ ra đa Phú Lâm và chi khu Tân Trào.


Nguyễn Thanh Tùng được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công giải phóng, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Thanh Tùng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 31 Tháng Tám, 2022, 09:24:42 pm
ANH HÙNG LÊ HỮU KlỂN


Lê Hữu Kiển (tức Lê Quốc Bảo) sinh năm 1925, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 10 năm 1945. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung tá, chỉ huy trường quân sự tỉnh Đắc Lắc, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nhập ngũ được 2 tháng, Lê Hữu Kiển xung phong vào đơn vị Nam tiến. Từ đó đến năm 1954, đồng chí chiến đấu ở chiến trường Khu 5. Năm 1955, tập kết ra Bắc, đến tháng 5 năm 1959, Lê Hữu Kiển trở lại chiến đấu ở chiến trường Khu 5.


Từ năm 1959 đến tháng 3 năm 1975, Lê Hữu Kiên hoạt động ở Tây Nguyên. Đồng chí đã góp phần tích cực xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trưởng thành, chỉ huy đánh hàng trăm trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần một vạn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng.


Từ tháng 8 năm 1959 đến năm 1961, Lê Hữu Kiển phụ trách đội vũ trang tuyên truyền của tỉnh hoạt động ở huyện Lắc. Lúc đầu, nhân dân sợ địch khủng bố, không tiếp xúc với bộ đội, đồng chí đã động viên đơn vị kiên trì bám địa bàn, ăn rau, củ rừng để hoạt động. Dần dần, đội đã thành lập được chi bộ Đảng ở buôn Ea Rôc và phát triển ra nhiều buôn khác, vận động được hàng trăm thanh niên đi bộ đội và tham gia du kích đánh địch, phát động được khí thế cách mạng của quần chúng trong tỉnh. Đồng chí đã xây dựng được nhiều vùng cơ sở, căn cứ vững chắc, và nối được tuyến giao liên Nam - Bắc, đón cán bộ ở ngoài vào thành lập Khu 6.


Năm 1964 và năm 1965, với cương vị chỉ huy trưởng, Lê Hữu Kiên đã chỉ đạo lực lượng vũ trang địa phương nhanh chóng phát triển lực lượng, tích cực đánh địch, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên, hỗ trợ đắc lực cho phong trào quần chúng nổi dậy diột ác ôn, tước 7.000 súng của bọn bảo an, dân vệ, giành chính quyền, giải phóng hầu hết vùng nông thôn của tỉnh.


Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1973, tuy sức khỏe giam sút, đồng chí vẫn theo sát các đơn vị chiến đấu và các huyện trọng điểm, góp phần giữ vững và phát triển thế tiến công địch sau Hiệp định Pa-ri, bảo vệ vững chắc vùng giái phóng cũ và mở rộng nhiều vùng khác.


Lê Hữu Kiển được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Hữu Kiển được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 31 Tháng Tám, 2022, 09:25:10 pm
ANH HÙNG LÊ HỮU THỜI


Lê Hữu Thời sinh năm 1932, dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 4 năm 1949. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung tá, trung đoàn trưởng trung đoàn 1 bộ binh (Đồng Tháp), Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Lê Hữu Thời tham gia chiến đấu 200 trận, góp phần chỉ huy đơn vị diệt hơn một vạn tên địch. Riêng đồng chí diệt 300 tên, thu 55 súng.


Tháng 6 năm 1963, 2 tiểu đoàn bộ binh địch có xe bọc thép yểm trợ càn vào Ấp Bắc (Mỹ Tho), nơi trú quân của ta. Lê Hữu Thời chỉ huy đại đội kiên quyết tổ chức nhiều tổ xuất kích, liên tục đánh địch, diệt và làm bị thương 180 tên, bắn cháy 3 xe M.113, thu 25 súng, giữ vững trận địa. Riêng đồng chí diệt được 16 tên địch, thu 4 súng.


Tháng 4 năm 1972, trong trận đánh 2 tiểu đoàn địch đóng ở chi khu Vĩnh Kim (Mỹ Tho), nơi địch bố phòng nghiêm ngặt và có lực lượng ngăn chặn từ xa, Lê Hữu Thời đã hạ quyết tâm chính xác, chỉ huy linh hoạt, đánh mạnh, thọc sâu vào giữa vị trí, sau đó tiếp tục đánh chiếm từng mục tiêu trong căn cứ. Đơn vị đã diệt gọn 2 tiểu đoàn, có hơn 700 tên, bắt sống 70 tên, thu 200 súng, 30 máy thông tin.


Tháng 4 năm 1975, Lê Hữu Thời chỉ huy đơn vị đánh thọc sâu ở khu Cần Đước (Cần Giuộc, Long An) diệt 10 đồn, bốt và 400 tên địch, mở đường cho các đơn vị bạn tiến công vào Sài Gòn.


Lê Hữu Thời được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Hữu Thời được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 31 Tháng Tám, 2022, 09:25:41 pm
ANH HÙNG LÊ THẾ TRUNG


Lê Thế Trung sinh năm 1928, dân tộc Kinh, quê ở xã Lĩnh Nam, huyện Thanh Trì, Hà Nội, nhập ngũ tháng 1 năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung tá, phó tiến sĩ y khoa, viện phó Viện quân y 103 - Trường Đại học quân y, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Lê Thế Trung trưởng thành từ y tá lên. Đồng chí đã qua các cồng tác: y tá đại đội, chủ nhiệm quân y trung đoàn, chủ nhiệm quân y Quân khu Tây Bắc, Viện trưởng Viện quân y 6, viện phó Viện quân y 103. Ở cương vị nào Lê Thế Trung cũng luôn luôn nêu cao tinh thần tận tụy phục vụ thương binh, bệnh binh, hăng say nghiên cứu khoa học, giảng dạy và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Hai lần đi chiến trường Khu 5 và Trị Thiên, Lê Thế Trung luôn luôn xông xáo, dũng cảm, trực tiếp xuống những tuyến địch đánh phá ác liệt để cứu chữa thương binh và chỉ đạo các đội điều trị.


Lê Thế Trung đã mổ cứu sống hơn một trăm trường hợp vết thương hiểm nghèo như vừa bỏng, vừa gãy xương lớn, vừa bỏng vừa tổn thương nội tạng; mổ 35 trường hợp bị bệnh bướu cổ nhiễm độc nặng. Ngoài ra, đồng chí còn chỉ đạo, hướng dẫn góp phần cùng đơn vị cứu chữa đựợc hàng trăm trường hợp khác. Đặc biệt, Lê Thế Trung đã rất chú trọng kết hợp 2 nền y học cứu chữa thành công cho 80 thương binh bị suy mòn do bỏng gây ra; mổ thành công các sẹo co kéo, sẹo lồi, sẹo gây dị dạng đưa trở lại chức năng hoạt động bình thường.


Đồng chí rất say mê học tập, tổng kết, rút kinh nghiệm, đi sâu nghiên cứu hơn 50 đề tài y học có giá trị viết thành tài liệu giảng dạy cho sinh viên quân y và phổ biến kịp thời cho cán bộ quân y trong ngành phục vụ cấp cứu thương binh, bệnh binh, giảm tỷ lệ tử vong trong chiến đấu. Có những đề tài có giá trị khoa học lớn như: choáng chấn thương, bỏng trong chiến tranh, vũ khí mảnh nhỏ, choáng bỏng, nhiễm trùng bỏng, suy mòn bỏng, di chứng bỏng, phân loại độ sâu bòng, mổ bướu v.v...


Thời gian làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô (1972 - 1975) luận án phó tiến sĩ khoa học của Lê Thế Trung được đánh giá loại xuất sắc. Đồng chí đã góp nhiều công sức đào tạo, bồi dưỡng hàng ngàn cán bộ quân y, trong đó 32 bác sĩ có trình độ chuyên sâu về bỏng và xây dựng được chuyên khoa bỏng trở thành tuyến điều trị cao nhất trong quân đội.


Lê Thế Trung được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, nhiều lần được tặng bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Lê Thế Trung được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Chín, 2022, 08:09:23 pm
ANH HÙNG ĐỖ VĂN NINH


Đỗ Văn Ninh sinh năm 1939, dân tộc Kinh, quê ở thôn Đọ Xá, phường Ninh Xá, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc, nhập ngũ tháng 8 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu tá, trung đoàn trưởng trung đoàn 113 đặc công, Bộ tư lệnh Đặc công, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 8 năm   1967   đến tháng 4 năm 1975, Đỗ Văn Ninh chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt 3.000 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh quan trọng như máy bay, xe tăng, kho vũ khí, bom đạn... Riêng đồng chí diệt 80 tên Mỹ, đánh sập 7 nhà lính, 3 nhà kho, nhiều lô cốt và hầm ngầm.


Ngày 4 tháng 7 năm 1968, đánh căn cứ lữ đoàn 3 ngụy ở Dầu Tiếng, Đỗ Văn Ninh vượt qua 7 lớp rào vào trinh sát. Khi nổ súng đồng chí đã dẫn đầu mũi cắt rào, gỡ mìn, tạo cửa mở cho đơn vị đánh thẳng vào trung tâm, diệt các mục tiêu. Lúc lui quân, hai lần gặp địch ngăn chặn, Đỗ Văn Ninh chỉ huy đơn vị chiến đấu quyết liệt và rút ra an toàn. Kết quả trận đánh: đã diệt 2 trung đội Mỹ, 16 hầm ngầm và lô cốt, phá 2 nhà tầng, 4 xe. Riêng đồng chí diệt 5 tên Mỹ, phá hủy 5 hầm ngầm và lô cốt.


Đầu năm 1969, Đỗ Văn Ninh chỉ huy đại đội đánh căn cứ Dầu Tiếng lần thứ hai, diệt được sở chỉ huy lữ đoàn địch, phá hủy 2 khu thông tin. Đồng chí trực tiếp đánh sập 4 lô cốt, hầm ngầm, 1 nhà kho, 3 nhà ngủ.


Ngày 15 tháng 5 năm 1969, đánh căn cứ Tếch Ních (Bình Long), Đỗ Văn Ninh đã 7 ngày đêm đi trinh sát; đến khi đánh, bản thân trực tiếp dẫn 4 mũi tiến vào vị trí chiến đấu rồi mới về vị trí chỉ huy. Kết quả, tiểu đoàn do đồng chí chỉ huy đã diệt sở chỉ huy lữ đoàn 1 (trên 500 tên, có 1 đại tá Mỹ), phá hủy 13 khẩu pháo và nhiều lô cốt, hầm ngầm.


Ngày 1 tháng 8 năm 1972, Đỗ Văn Ninh cho đạn vào thùng phuy xăng, chuyển qua sông vào đánh sân bay Biên Hòa. Kết quả, phá hủy nhiều máy bay, đường băng, làm tê liệt sân bay này trong 7 ngày.


Với cương vị tham mưu phó trung đoàn, Đỗ Văn Ninh trực tiếp đi trinh sát và chỉ huy đánh tổng kho Long Bình ngày 13 tháng 8 năm 1972, phá hủy 150 tấn bom, đạn, 12 ngàn tấn xăng dầu, diệt 300 tên địch, có 1 đại tá Mỹ.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Đỗ Văn Ninh chỉ huy trung đoàn tiến công căn cứ Hóc Bà Thức (Biên Hòa) diệt thiết đoàn số 15, và đánh lui 5 đợt phản kích của địch, tạo điều kiện cho các đơn vị bạn tiến công thị xã Biên Hòa.


Đỗ Văn Ninh được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 5 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đỗ Văn Ninh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Chín, 2022, 08:09:54 pm
ANH HÙNG HÀ QUANG ĐỊNH


Hà Quang Định sinh năm 1946, dân tộc Thái, quê ở xã Thọ Bình, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 4 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, tham mưu phó trung đoàn 1 bộ binh sư đoàn 324, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến tháng 4 năm 1975, Hà Quang Định liên tục chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị diệt hàng ngàn tên địch, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn, diệt 5 đại đội. Riêng đồng chí diệt 30 tên, bắn rơi 1 máy bay.


Cuối năm 1968, Hà Quang Định chỉ huy một tổ bám điểm cao 176 (Khe Mễ, Thừa Thiên) để quan sát. Địch dùng máy bay, pháo binh yểm trợ cho bộ binh đánh chiếm điểm cao. Đồng chí cùng tổ đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, diệt 50 tên, bắn rơi 2 máy bay, giữ vững trận địa. Riêng đồng chí diệt 20 tên, bắn rơi 1 máy bay.


Năm 1972, Hà Quang Định chỉ huy đơn vị chặn đánh địch ở cầụ Nhùng (Quảng Trị), diệt gọn 3 đại đội, phá hủy 10 xe tăng, xe bọc thép.


Năm 1974, Hà Quang Định chỉ huy đơn vị đánh đài quan sát của địch ở điểm cao 300. Địa hình rất khó khăn, giặc chống cự quyết liệt, đồng chí đã cùng tổ trinh sát bí mật chọc thẳng vào sở chỉ huy địch, yểm trợ cho các mũi đánh vào trung tâm, diệt gọn vị trí này, thu 30 súng.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Hà Quang Định chỉ huy 1 tiểu đoàn chiến đấu ở hướng đông - bầc Sài Gòn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Hà Quang Định được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Hà Quang Định được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 01 Tháng Chín, 2022, 08:10:34 pm
ANH HÙNG NGUYỄN MINH HỒNG


Nguyễn Minh Hồng (tức Nguyễn Minh Đậu), sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, nhập ngũ tháng 8 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, chính trị viên tiểu đoàn 261A bộ binh, trung đoàn 1, sư đoàn 8 Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1963 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Minh Hồng chiến đấu ở chiến trường Tây Nam Bộ. Khi ở đơn vị biệt dộng, lúc ở bộ đội chủ lực, đồng chí luôn luôn chiến đấu mưu trí, dũng cảm. Chín lần bị thương, lần nào Nguyễn Minh Hồng cũng tự băng bó, tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu, giành thắng lợi. Đồng chí đã cùng đồng đội diệt gần một ngàn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng Nguyễn Minh Hồng diệt 273 tên, thu 23 súng.


Ngày 7 tháng 10 nảm 1967, đồng chí chỉ huy tiểu đội tiến công địch trong thị xã Long Xuyên. Khi được lệnh rút, bị chúng bao vây, đồng chí ở lại bắn thu hút hỏa lực địch về phía mình để đơn vị rút an toàn. Nguyễn Minh Hồng bị thương, máu ra nhiều nhưng vẫn dùng lựu đạn, thủ pháo đánh trả địch quyết liệt, loại khỏi vòng chiến đấu 1 trung đội.


Ngày 10 tháng 8 năm 1968, địch đổ quân xuống núi Tô. Nguyễn Minh Hồng dẫn đầu đại đội nhanh chóng tiến công, chia cắt đội hình địch. Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt gần 3 giờ. Máy bay, pháo binh địch đánh phá dữ dội. Nguyễn Minh Hồng bình tĩnh động viên đơn vị ngoan cường chiến đấu, diệt 165 tên địch. Riêng đồng chí diệt 30 tên.


Ngày 8 tháng 7 năm 1972, lúc đang chỉ huy đại đội tiến công 1 tiểu đoàn địch ở xã Nhị Bình (Mỹ Tho), Nguyễn Minh Hồng bị thương vào chân, đồng chí đã tự băng bó và tiếp tục chỉ huy chiến đấu đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn địch, phá vỡ cuộc càn của chúng. Đồng chí diệt được 1 tên đại úy ngụy.


Ngày 30 tháng 10 năm 1972, đại đội Nguyễn Minh Hổng làm nhiệm vụ vận động phục kích đánh 1 tiểu đoàn địch ở xã Long Khánh (Cai Lậy). Đồng chí đã trực tiếp dần đầu 1 tiểu đội xung phong đánh mạnh vào giữa đội hình địch, cùng đại đội diệt hơn 50 tên, bọn còn lại bỏ chạy. Riêng đồng chí diệt 23 tên.


Ngày 12 tháng 12 năm 1974, 1 tiểu đoàn địch tiến công vào vị trí trú quân của ta. Đồng chí tiểu đoàn trưởng bị thương nặng: Nguyễn Minh Hồng là tiểu đoàn phó đã thay thế, tổ chức phản kích diệt 150 tên địch, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, giữ vững trận địa.


Nguyễn Minh Hồng được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, được tặng 8 bằng khen, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Minh Hồng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 07 Tháng Chín, 2022, 02:03:11 pm
ANH HÙNG PHAN CHÂU MỸ


Phan Châu Mỹ sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, chính trị viên tiểu đoàn 7 bộ binh, trung đoàn 39, Đoàn 565, Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Phan Châu Mỹ liên tục chiến đấu ở chiến trường từ năm 1964 đến năm 1975. Đồng chí đã tham gia đánh 72 trận, góp phần tích cực chỉ huy đơn vị diệt 1.000 tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng đồng chí diệt 31 tên, phá hủy 1 khẩu ĐKZ.


Tháng 12 năm 1968, trong trận đánh Ma-pô-vát, do địa hình lầy lội không có nơi đặt súng, Phan Châu Mỹ đã đứng làm giá súng đại liên cho chiến sĩ diệt 2 hỏa điểm yểm trợ đắc lực cho đơn vị xông lên diệt gọn 1 đại đội địch.


Đánh trận Bà Tông tháng 3 năm 1970, tuy địch đông gấp nhiều lần (2 tiểu đoàn), Phan Châu Mỹ vẫn kiên quyết chỉ huy đại đội tiến công mãnh liệt vào đội hình giặc, diệt 116 tên, phá hủy 1 khấu ĐKZ. Trận đánh đã phá vỡ cuộc càn của địch vào vùng giải phóng của bạn (Lào).


Tháng 12 năm 1970, Phan Châu Mỹ chỉ huy đại đội tham gia chiến dịch Bô-lô-ven, mặc dù số quân ít, lương thực, đạn dược thiếu thốn, đồng chí đã động viên đơn vị đánh nhiều trận xuất sắc. Phan Châu Mỹ đã dẫn đầu đại đội tập kích diệt gọn 1 đại đội địch trong trận đánh then chốt quyết liệt của chiến dịch, tạo điều kiện cho toàn đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Tháng 11 năm 1971, 2 tiểu đoàn địch phản kích vào Lao Ngam, hòng chiếm lại khu vực Keng Nhao. Phan Châu Mỹ trực tiếp chỉ huy tiểu đoàn tiến công địch quyết liệt, diệt gần 100 tên, giữ vững được khu vực Keng Nhao.


Phan Châu Mỹ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, được tặng 17 bằng khen và giấy khen, 4 lần được bầu là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phan Châu Mỹ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 07 Tháng Chín, 2022, 02:05:13 pm
ANH HÙNG PHẠM VĂN THỌ


Phạm Văn Thọ sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Định Hài, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 3 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 bộ binh, sư đoàn 3, Quân khu Trị Thiên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1967 đến tháng 3 năm 1975, Phạm Văn Thọ chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên. Đồng chí đã đánh 40 trận, chỉ huy đơn vị diệt hàng nghìn tên địch. Riêng đồng chí diệt 60 tên, bắt 36 tên, thu 50 súng, bắn rơi một máy bay lên thẳng.


Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt mùa Xuân 1968, Phạm Văn Thọ cùng đơn vị đánh địch phản kích ở thành Huế, đồng chí đã chiến đấu dũng cảm, kiên 1 cường, diệt 11 tên Mỹ, cổ vũ được đồng đội chiến đấu.


Tháng 3 năm 1970, Phạm Văn Thọ dùng súng bộ binh bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, mở đầu cho phong trào thi đua bắn máy bay trong trung đoàn.


Trận tiến công căn cứ Động Tranh tháng 4 năm 1972, Phạm Văn Thọ chỉ huy trung đội mưu trí bắt gọn 1 trung đội địch và chốt giữ Động Tranh đánh địch phản kích, góp phần diệt 1 tiểu đoàn ngụy, giữ vững trận địa.


Cuối năm 1974, tiểu đoàn của Phạm Văn Thọ phụ trách hướng chủ yếu đánh địch ở Thượng Đức. Địch chống cự quyết liệt. Đồng chí dẫn đầu một mũi thọc sâu tiêu diệt sơ chỉ huy địch tạo cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.


Phạm Văn Thọ được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Văn Thọ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 07 Tháng Chín, 2022, 02:05:53 pm
ANH HÙNG NGUYỄN ĐÌNH THI


Nguyễn Đình Thi sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Giao Hương, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 2 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 đặc công lữ đoàn 126, Bộ tư lệnh Hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 2 năm 1967 đến năm 1972, Nguyễn Đình Thi chiến đấu ở khu vực Cửa Việt, Đông Hà (Quảng Trị), ở đây, địch canh phòng cẩn mật và bố trí nhiều bãi mìn, hàng rào thép gai xung quanh căn cứ; tàu tuần tiễu của địch thường xuyên đi lại trên sông; ban đêm, địch cho máy bay thả pháo sáng và nã pháo ngăn chặn các đường vào cảng...


Mặc dù khó khăn, nguy hiểm, Nguyễn Đình Thi vẫn nhiều lần ngâm mình dưới nước 2, 3 tiếng đồng hồ, bơi hơn 10 ki-lô-mét mang khối thuốc nổ vào khu vực tàu địch để đánh. Đồng chí đã đánh chìm, đánh hỏng 6 tàu chở hàng nghìn tấn vũ khí, phương tiện chiến tranh, diệt hàng trăm tên địch, và chỉ huy đơn vị đánh chìm, đánh hỏng nhiều chiếc khác, phá sập 2 cầu, diệt hàng trăm tên địch.


Ngày 14 tháng 5 năm 1967, Nguyễn Đình Thi dẫn đầu tổ vượt qua nhiều tuyến phòng thủ của địch, bơi 12 ki-lô-mét từ biển vào, đưa được khối thuốc nổ đánh chìm một tàu địch chở đầy vũ khí.


Trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, Nguyễn Đình Thi vượt qua bom đạn ác liệt của địch, chỉ huy đơn vị đánh chìm 4 tàu chở đầy vũ khí, đánh sập 2 cầu, cắt đứt đường tiếp tế của địch trên sông Thạch Hãn.


Nguyễn Đình Thi được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Đình Thi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng đầnh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 07 Tháng Chín, 2022, 02:06:52 pm
ANH HÙNG TRẦN KIM XUÂN


Trần Kim Xuân sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Đình Chu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 4 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 93 công binh Bộ tư lệnh Công binh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ cuối năm 1967 đến tháng 12 năm 1976, Trần Kim Xuân làm nhiệm vụ phá gỡ bom mìn ở nhiều nơi trên miền Bắc, chiến trường Trị Thiên và tuyến đường vận tải Trường Sơn. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị rà phá, tháo gỡ được 35.840 quả bom, mìn các loại. Riêng đồng chí tháo được 1.452 quả, trong đó có 73 quả bom từ trường.


Cuối năm 1967, địch ném bom từ trường xuống khu vực Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội). Tuy lần đầu tiên phá loại bom này, Trần Kim Xuân đã xung phong vào xem xét, nghiên cứu, đóng chốt và cắt mạch điện của bom rồi trở ra an toàn. Hành động dũng cảm sáng tạo của đồng chí đã cổ vũ được đơn vị hăng hái làm nhiệm vụ.


Năm 1968, Trần Kim Xuân chỉ huy trung đội bảo đảm giao thông ở bến phà Nam Đàn (Nghệ An), đồng chí đã nhiều lần lặn xuống đáy sông tìm bom để phá, sau đó phổ biến kinh nghiệm cho các chiến sĩ làm. Nhờ vậy, đơn vị đã phá được 37 quả bom từ trường và bom nổ chậm, bảo đảm bến phà hoạt động an toàn.


Ngày 24 tháng 4 năm 1969, Trần Kim Xuân đang cùng trung đội trinh sát khu vực chân đèo Phu La Nhích (đường 20) thì máy bay địch đến ném bom xuống đường đèo. Mặc dù trời tối, đồng chí đã động viên anh em tìm bom và sau 1 giờ 30 phút, đã phá gỡ được 7 quả bom từ trường và 273 quả mìn, kịp thời thông đường, phục vụ các đơn vị vận tải vượt qua đèo ngay trong đêm được an toàn.


Tháng 10 năm 1970, địch ném loại bom từ trường mới xuống miền tây Quảng Trị, Trần Kim Xuân tự tay tháo được đầu nổ và hạt nổ của loại bom này, kịp thời gửi về Bộ tư lệnh Công binh nghiên cứu, tìm ra nguyên lý cấu tạo của nó và cách phá, phổ biến cho toàn quân.


Năm 1972, Trần Kim Xuân tham gia chiến dịch Quảng Trị, làm đại đội trưởng đại đội phá bom. Đồng chí đã cùng đơn vị tháo gỡ được hàng trăm quả bom, mìn các loại, phục vụ tốt cho xe tăng và pháo binh cơ động chiến đấu.


Từ tháng 8 năm 1975 đến tháng 6 năm 1976, Trần Kim Xuân phụ trách tiểu đoàn phá bom mìn ở khu vực Trị Thiên, đồng chí luôn luôn sâu sát đơn vị và nhiều lần trực tiếp tháo gỡ, rút kinh nghiệm, hướng dẫn cách tháo, phá cho các đơn vị bạn và du kích địa phương. Sau gần 10 tháng, đơn vị và đồng chí đã cùng địa phương tháo, phá được hơn 100 quả bom, mìn các loại, giải phóng hơn 4 ngàn héc-ta đất.


Trần Kim Xuân được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua; được tặng 28 bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Kim Xuân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 07 Tháng Chín, 2022, 02:07:29 pm
ANH HÙNG PHẠM VIẾT BẢO


Phạm Viết Bảo sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 6 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, chính trị viên đại đội đặc công, trung đoàn 101 vùng 5 duyên hải Bộ tư lệnh Hải quân, đảng viên Đang Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1970 đến năm 1975, Phạm Viết Bảo hoạt động ở chiến trường miền Nam và Cam-pu-chia. Đồng chí đã tham gia đánh 12 trận, tự tay đánh chìm, đánh hỏng 5 tàu, chỉ huy tổ đánh chìm 4 chiếc khác, đốt cháy 2 kho xăng chứa 13 triệu lít, đánh sập 4 cầu, diệt hàng trăm tên địch.


Trận đánh kho xăng ở cảng Xi-ha-núc-vin (Cam-pu-chia) ngày 2 tháng 3 năm 1971, Phạm Viết Bảo dẫn đầu tổ bơi 12 ki-lô-mét đường biển, vượt qua nhiều chặng gác, hàng rào kẽm gai, mang khối thuốc nổ vào khu vực cảng, phá hủy và đốt cháy một kho xăng 12 triệu lít, 1 nhà máy lọc dầu.


Tháng 10 năm 1973, Phạm Viết Bảo bơi 10 ki-lô-mét đường biển, vượt qua 7 hàng rào thép gai, bãi mìn, vào phá hủy kho xăng Hà Tiên chứa 60 vạn lít.


Trận đánh cảng Hà Tiên ngày 15 tháng 3 năm 1974, Phạm Viết Bảo vượt qua nhiều bãi mìn, nhiều tuyến phòng thù rất cẩn mật của địch, mang được khối thuốc nổ vào đánh chìm 2 tàu giặc.


Phạm Viết Bảo đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 5 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Phạm Viết Bảo được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 07 Tháng Chín, 2022, 02:08:09 pm
ANH HÙNG NGUYỄN XUÂN HINH


Nguyễn Xuân Hinh, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tình Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 4 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, chính trị viên phó tiểu đoàn 2 công binh lữ đoàn 239, Bộ tư lệnh công binh.


Từ năm 1963 đến tháng 4 năm 1975, Nguyển Xuân Hinh làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu trên nhiều tuyến đường, bến phà ở miền Bắc. Trưởng thành từ chiến sĩ thợ lặn lên cán bộ tiểu đoàn, Nguyễn Xuân Hinh đã lập nhiều thành tích xuất sắc, hành động dũng cảm, táo bạo trong việc bơi lặn, phá gỡ bom mìn, vớt khí tài, bịt lỗ sụt của đê điều, v.v... Việc làm của đồng chí có tác dụng động viên đồng đội noi theo. Riêng đồng chí đã lặn 300 giờ, phá gỡ được 9 quả bom, hàng chục quả mìn, vớt được nhiều khí tài địch đánh đắm và bịt được lỗ sụt ở các đoạn đê xung yếu.


Nguyễn Xuân Hinh là người lặn nhiều giờ và hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc nhất so với các chiến sĩ lặn trong toần binh chủng.


Tháng 8 năm 1965, đập nước Suối Hai (Hà Tây) bị rò, Nguyễn Xuân Hinh được giao nhiệm vụ phụ trách 1 tiểu đội lặn tìm lỗ rò trên quãng đập dài 200 mét, có mức nước sâu 30-35 mét. Trong 2 ngày đồng chí cùng tiểu đội đã lặn tìm được lỗ rò, sau đó, lại tích cực chuyển 89 bao cát bịt lỗ rò, kịp thời cứu được hàng nghìn mẫu lúa của nhân dân đang bị đe dọa.


Tháng 8 năm 1966, Nguyễn Xuân Hinh phụ trách tiểu đội lặn vớt xe của một đơn vị phòng không bị đắm ở phà Khuyến Lương. Trời mưa, nước sông lên cao, chảy xiết, đồng chí vẫn động viên anh em và tự mình lặn trước để rút kinh nghiệm, sau 16 giờ lặn Nguyễn Xuân Hinh và đồng đội đã lần lượt buộc được cáp vào xe ô tô, 4 bệ phóng tên lửa và 4 khẩu súng để đơn vị kéo lên. Tinh thần làm việc ấy được đơn vị bạn hết sức ca ngợi. Từ tháng 9 năm 1968 đến tháng 6 năm 1969, Nguyễn Xuân Hinh phụ trách đội bảo đảm giao thông trên nhiều phà và khúc sông ở Khu 4 (cũ), đồng chí đã cùng đơn vị phá được 29 quả bom từ trường, bom nổ chậm, vớt được 24 khoang xà lan, 12 ca nô và hàng chục tấn vũ khí khi bị địch đánh chìm. Riêng đồng chí lặn tìm và buộc cáp để đơn vị vớt được 9 khoang xà lan, 6 ca nô, phá gỡ 9 quả bom.


Từ năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, với cương vị là cán bộ đại đội, rồi cán bộ tiểu đoàn, Nguyễn Xuân Hinh luôn luôn sâu sát đơn vị, góp phần bảo đảm giao thông ở Thanh Hóa và nam Đà Nẵng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.


Nguyễn Xuân Hinh được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba; 3 lần được bầu là Chiến sĩ quyết thắng, 6 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua; được tặng 30 bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Nguyễn Xuân Hinh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 07 Tháng Chín, 2022, 02:08:53 pm
ANH HÙNG TÔN MINH LAI


Tôn Minh Lai sinh năm 1903, dân tộc Kinh, quê ở thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ tháng 3 năm 1947. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng úy, cán bộ tình báo, thuộc Đoàn 22 Bộ Tham mưu Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Tôn Minh Lai liên tục làm công tác tình báo từ năm 1948 đến tháng 4 năm 1975. Đồng chí đã dũng cảm, mưu trí đưa cán bộ, mang tài liệu và lấy được nhiều tin tức về địch báo cáo với trên, hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Trong những năm từ 1955 đến năm 1967, Tôn Minh Lai vừa làm nghề đạp xe xích lô để sống vừa hoạt động. Nhiều lần, đồng chí cải trang và dũng cảm tìm mọi cách lọt vào nơi địch kiểm soát ngặt nghèo để nắm tình hình.


Từ năm 1968 đến năm 1975, Tôn Minh Lai làm nhiệm vụ chuyển tài liệu, tin tức, dẫn cán bộ ra vào Sài Gòn; có những lần phải vượt qua hàng chục trạm kiểm soát của địch để liên lạc với cơ sở, đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Mùa Xuân năm 1975, tuyến giao liên trong thành phố Sài Gòn do Tôn Minh Lai phụ trách hoạt động rất tích cực. Mật thám, gián điệp ngày đêm theo dõi ngặt nghèo, đồng chí vẫn bình tĩnh đưa đón cán bộ, chuyển công văn, tài liệu đến nơi an toàn.


Suốt gần 30 năm hoạt động tình báo ở vùng địch kiểm soát Tôn Minh Lai giữ vững phẩm chất cách mạng, toàn tâm toàn ý làm nhiệm vụ, không nghĩ đến việc xây dựng gia đình riêng tư.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba; 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Tôn Minh Lai được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 07 Tháng Chín, 2022, 02:09:58 pm
ANH HÙNG ĐINH ĐỨC DỪA


Đinh Đức Dừa sinh năm 1948, dân tộc Mường, quê ở xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, nhập ngũ tháng 4 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 3 đặc công nước, thuộc Đoàn 962, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 12 năm 1968 đến tháng 4 năm 1975 Đinh Đức Dừa chiến đấu ở chiến trường Tây Nam Bộ, đồng chí luôn luôn nêu cao tinh thần tiến công địch, đã đánh 16 trận, đánh chìm 10 tàu, 2 thuyền vận tải quân sự, đánh sập 2 cầu, diệt hơn trăm tên địch.


Ngày 7 tháng 7 năm 1972, Đinh Đức Dừa vượt qua nhiều tuyến phòng thủ kiên cố của địch để nghiên cứu và đánh căn cứ nổi tại Năm Căn (Cà Mau); kết quả đồng chí đã đánh chìm 1 tiểu pháo hạm lập công xuất sắc.


Trận ngày 30 tháng 10 năm 1972, Đinh Đức Dừa kiên trì bám sát mục tiêu (một chiếc cầu ở Năm Căn), theo dõi nắm vững quy luật hoạt động của địch và đề ra phương án tác chiến chính xác. Khi vào đánh, Đinh Đức Dừa vào cách mục tiêu 500 mét, một tổ viên đi cùng bị ốm đột ngột phải nằm lại, đồng chí vẫn quyết tâm đưa thuốc nổ vào đánh sập hai nhịp cầu rồi quay ra dìu đồng đội về nơi an toàn.


Đinh Đức Dừa được tặng thưởng 12 Huân chương Chiến công giải phóng (có 2 hạng nhất), 5 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 12 lần là Dũng sĩ.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Đinh Đức Dừa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 07 Tháng Chín, 2022, 02:10:45 pm
ANH HÙNG NGUYỄN NGỌC QUẾ


Nguyễn Ngọc Quế sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Lợi, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 2 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 1 đặc công, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 126, Bộ tư lệnh Hải quân.


Từ năm 1968 đến năm 1975, Nguyễn Ngọc Quế chiến đấu ở các cửa sông, cửa biển như: Cửa Việt, Gia Đảng, Đông Hà, Mỹ Thủy, Thuận An (Trị Thiên) và tham gia đánh chiếm đảo Trường Sa. Đồng chí đã chỉ huy và cùng đơn vị chiến đấu 40 trận, tự tay đánh chìm 5 tàu địch, có 1 tàu trọng tải 5.000 tấn.


Năm 1970 Nguyễn Ngọc Quế dẫn đơn vị vào hoạt động ở Thừa Thiên, đồng chí thường phải nằm bờ, bụị, nhiều ngày vùi mình dưới cát che mắt địch, nhiều lần 1 chiến đấu với bọn biệt kích, thám báo. Song Nguyễn Ngọc Quế và đơn vị đã kiên trì xây dựng cơ sở, tạo được địa bàn dừng chân hoạt động và đánh chìm 2 tàu của địch ở Thuận An.


Chiến dịch Quảng Trị năm 1972, Nguyễn Ngọc Quế chỉ huy đơn vị đánh chìm nhiều tàu địch, sau đó chốt giữ và đánh lui nhiều đợt phản kích của chúng, giữ vừng trận địa.


Xuân - Hè năm 1975, Nguyễn Ngọc Quế chỉ huy đại đội đánh chiếm đảo Song Tử Tây. Tuy gặp khó khăn, hành quân trên biển dài ngày (đảo cách đất liền 500 ki-lô-mét), chưa nắm được địa hình và tình hình địch trên đảo, chiến đấu độc lập nhưng Nguyễn Ngọc Quế vãn nêu cao quyết tâm, chỉ huy đơn vị đánh chiếm đảo. Khi gần tới đảo thi địch phát hiện, chúng chống cự quyết liệt. Đồng chí nhanh chóng tổ chức đổ bộ lên đảo và sau 30 phút chiến đấu đã diệt và bát toàn bộ 1 đại đội địch, giải phóng đảo Song Tử Tây.


Nguyễn Ngọc Quế góp phần tích cực xây dựng đơn vị vững mạnh, ba lần được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 5 Huân chưưng Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, Chiến sĩ thi đua.


Ngày 6 thảng 11 năm 1978, Nguyễn Ngọc Quế được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 07 Tháng Chín, 2022, 02:11:34 pm
ANH HÙNG LƯƠNG VĂN MƯỚT


Lương Văn Mướt sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoàng Đông, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, nhập ngũ tháng 9 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, chính trị viên đại đội 5 đặc công, đoàn 10, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1975, Lương Văn Mướt chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ. Đồng chí đã đánh chìm 9 tàu địch (có 7 tàu trọng tải từ 8 đến 13 nghìn tấn), phá hủy 3 khẩu pháo, diệt hàng trăm tên địch. Ngoài ra, đồng chí còn trực tiếp điều tra 4 mục tiêu địch, phục vụ cho trên hạ quyết tâm đánh được chính xác.


Ngày 5 tháng 11 năm 1969, tại cảng Nhà Bè, Lương Văn Mướt cùng một chiến sĩ khác mang khối thuốc nổ 1 nặng 150 ki-lô-gam, vượt qua nhiều sinh lầy, đồn bốt giặc, bơi 6 ki-lô-mét đến đánh tàu. Để đối phó với hoạt động của ta, địch thường xuyên ném lựu đạn, bắn súng xuống nước xung quanh tàu. Lương Vãn Mướt bình tĩnh cùng đồng đội áp được khối thuốc nổ vào mạn tàu, phá được chiếc tàu trọng tải 10 nghìn tấn.


Một lần, đồng chí nhận nhiệm vụ đưa đón cán bộ và vận chuyển vũ khí trên một đoạn đường có nhiều sông rạch, địch thường phục kích. Lương Văn Mướt đã đưa đón cán bộ đến nơi an toàn nhưng khi về bơi qua sông, đồng chí bị cá sấu đuổi đớp vào đùi và kéo đi Lương Văn Mướt dũng cảm và bình tĩnh vật lộn với cá sấu, dùng dao găm đâm vào mắt buộc nó phai nhả ra. Vì bị nhiều vết thương nặng, phải nhịn đói và bí mật nằm ở bờ sông 4 ngày đêm liền, đêm thứ 5 đồng chí mới cố bơi về được đơn vị.


Ngày 17 tháng 10 năm 1970, tại cảng Cát Lái (sát Sài Gòn), Lương Văn Mướt trực tiếp điều tra, nghiên cứu và dùng thuốc nổ phá hủy được một chiếc tàu trọng tải 10 ngàn tấn. Mười ngày sau, mặc dù địch tăng cường canh phòng, đồng chí lại dẫn một chiến sĩ mới vào đánh chìm một chiếc tàu có trọng tải 12 ngàn tấn.


Lương Văn Mướt đã góp phần tích cực xây dựng đại đội, hai lần được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng.


Đồng chí được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 14 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ, được tặng 31 bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 nảm 1978, Lương Vãn Mướt được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 07 Tháng Chín, 2022, 02:12:47 pm
ANH HÙNG DƯƠNG VĂN NGỌ


Dương Văn Ngọ sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Minh, huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 2 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, chính trị viên phó đại đội 14 pháo cao xạ tiểu đoàn 14, trung đoàn 591, Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến năm 1971, Dương Văn Ngọ là chiến sĩ lái xe kéo pháo cao xạ phục vụ đơn vị chiến đấu ở tuyến 559. Đồng chí luôn luôn vượt qua mọi khó khăn, ác liệt, lái xe đi hơn 5 vạn ki-lô-mét an toàn.


Ngày 11 tháng 1 năm 1969, trong lúc Dương Văn Ngọ lái xe kéo pháo vượt trọng điểm Ta Lê (đường 20) thì máy bay địch đến bắn phá. Xe của đồng chí bị trúng đạn, thủng lốp, Dương Văn Ngọ bị 4 vết thương nhưng vẫn chịu đựng, dồn hết sức lực lái chiếc xe đã xẹp lốp vượt qua trọng điểm để giải phóng đoàn xe của đơn vị đi sau khỏi bị tắc đường, cả đoàn xe đã vượt qua trọng điểm an toàn, vì vết thương chảy máu nhiều, đồng chí bị ngất bên tay lái. Tấm gương của Dương Văn Ngọ đã được anh em trong đơn vị khen ngợi.


Trong chiến dịch Đường số 9 - Nam Lào (tháng 2 năm 1971), Dương Văn Ngọ liên tục lái xe, khi kéo pháo di chuyển trận địa, khi chở đạn, chở gạo phục vụ đơn vị chiến đấu.


Đặc biệt, có lần đơn vị bị địch bao vây, Dương Văn Ngọ cùng một chiến sĩ lái xe vượt qua bom đạn, đưa 4 khẩu pháo và các pháo thủ đến nơi an toàn.


Từ năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, Dương Văn Ngọ là chính trị viên phó đại đội, đồng chí luôn luôn gương mẫu trong mọi hành động. Tháng 7 năm 1972, khi đơn vị hành quân qua một ngầm, nước lũ chảy xiết, Dương Văn Ngọ tự mình lái một xe vượt trước để rút kinh nghiệm cho đồng đội.


Dương Văn Ngọ được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được bầu là Chiến sĩ Quyết thắng.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Dương Văn Ngọ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 07 Tháng Chín, 2022, 02:13:46 pm
ANH HÙNG VŨ ĐỨC CHÍNH


Vũ Đức Chính sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Vân Du, huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 2 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, thợ sửa chữa ra-đa (bậc 5/7) ban kỹ thuật trung đoàn 291, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1965 đến năm 1972, Vũ Đức Chính làm nhiệm vụ sửa chữa các máy ra-đa từ Thanh Hóa đến Vĩnh Linh. Hoạt động trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn: bom đạn ác liệt, phải đi bộ leo núi tới các trạm, đài, vật liệu thiếu, chuyên môn có hạn..., đồng chí đã nêu cao tinh thần phục vụ vô điều kiện, tìm mọi cách sửa chữa các máy ra-đa, kịp thời phục vụ chiến đấu. Vũ Đức Chinh đã sửa chữa được gần 500 lần chiếc các loại máy ra đa khác nhau.


Vũ Đức Chính chịu khó học tập, rút kinh nghiệm trong quá trình sửa chữa. Từ một công nhân sửa chữa một loại máy ở trình độ sơ cấp, trở thành một công nhân bậc 5, có khả năng sửa chữa được nhiều loại máy ra-đa. Đồng chí tự nghiên cứu và cải tiến nhiều bộ phận thiết bị của máy, có giá trị lớn như:


Tháo đèn hiện sóng để lau sạch chân đèn, kéo dài thêm 600 giờ sử dụng của đèn.


Cải tiến mạch điện trong biến thế động cơ, bảo đảm ăngg-ten quay bình thường trong điều kiện độ ẩm lớn và cơ động nhiều.


Thiết kế và trực tiếp tổ chức tháo máy đưa lên các đỉnh núi cao lắp ráp lại được an toàn, bảo đảm độ chính xác. Kinh nghiệm này được áp dụng trong toàn binh chủng.


Hiệu chỉnh các tham số kỹ thuật, thiết bị hỗ trợ rút ra quy tắc thao tác ở một số máy ra-đa để bắt được mục tiêu B.52 ở độ xa mà trước đó không bắt được. Thành công này góp phần quan trọng vào việc phát huy tác dụng của ra-đa cùng với các lực lượng binh chủng khác đánh thắng B.52 trong thời kỳ Mỹ dùng máy bay B.52 đánh phá miền Bắc.


Vũ Đức Chinh được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng và 9 lần là Chiến sĩ thi đua; được tặng 23 bằng khen và giấy khen.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Vũ Đức Chinh dược Cbhủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4
Gửi bởi: quansuvn trong 07 Tháng Chín, 2022, 02:14:28 pm
ANH HÙNG TRẦN VĂN TẤT
(LIỆT SĨ)


Trần Văn Tất (tức Hai Quắn) sinh năm 1941, quê xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải. Nhập ngũ năm 1955. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng Trinh sát vũ trang tỉnh Rạch Giá (Kiên Giạng), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Gia đình nghèo, Trần Văn Tất phải đi làm thuê từ nhỏ. Năm 14 tuổi, đồng chí xin nhập ngũ. Trong một trận chiến đấu, Trần Văn Tất không may bị sa vào tay địch, chúng tra tấn, tù đày đồng chí 7 năm liền, nhưng đồng chí không khai báo, không khuất phục. Ra tù, Trần Văn Tất được cử làm đội trưởng trinh sát vũ trang tinh Rạch Giá. Đồng chí đã bám địa bàn, bám dân xây dựng cơ sở. Trong mạng lưới cơ sở mà đơn vị đã vận động quần chúng xây dựng được, riêng đồng chí đã xây dựng được 50 cơ sở có tác dụng tốt.


Được giao nhiệm vụ diệt ác, phá kìm, hỗ trợ phong trào quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ, Trần Văn Tất đã chỉ huy đơn vị thọc sâu đánh hiểm, diệt nhiều tèn ác ôn, làm cho địch hoang mang, thế kìm kẹp của chúng bị rã. Trong 2 năm 1964 và 1965 có hai trận tiêu biểu. Đó là trận đồng chí chỉ huy một tổ diệt tên cảnh sát trưởng ác ôn giữa chợ và trận diệt tên xã trưởng ác ôn giữa ban ngày.


Năm 1968, Trần Văn Tất chỉ huy hai chiến sĩ đột nhập vào sào huyệt bọn cảnh sát ở An Hòa với nhiệm vụ diệt tên chỉ huy trưởng và cả trung đội cảnh sát gian ác. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cả tổ rút lui theo phương án, nhưng bị 1 đại đội địch bao vây. Trần Văn Tất đã tách ra, chiến đấu một mình một hướng, thu hút địch, tạo điều kiện cho đồng đội rút lui.


Năm 1969, Trần Văn Tất được giao nhiệm vụ diệt một tên phản bội chỉ điểm gây nhiều tội ác với dân với nước. Tên này là một cái lưỡi lợi hại, đồng chí quyết định phải bắt sống nó, giải về căn cứ. Qua khai thác và xác minh, ta đã bóc quét 19 tên điệp báo chui vào căn cứ hoạt động phá hoại.


Năm 1973, Trần Văn Tất được giao nhiệm vụ chỉ huy đơn vị đánh tiêu diệt tiểu đoàn 350 của địch, đồng chí đã theo liên lạc về xã Đồng Yên chuẩn bị trận đánh. Bất ngờ gặp địch phục kích, để tạo điều kiện cho liên lạc thoát vây, Trần Văn Tất đã dũng cảm chiến đấu chống lại cả 1 đại đội địch và đã anh dũng hy sinh.


Đồng chí đã được thưởng Huân chương Chiến công.


Ngày 6 tháng 11 năm 1978, Trần Văn Tất được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.