Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 04:19:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ Tìm Người (Liệt sỹ) Phần 7 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 334777 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoangbinhhb
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #240 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2012, 10:14:42 pm »

@quangcan:
Giá như có thể tìm được một ai đó cùng C13 với anh tôi thì biết đâu sẽ có thông tin về anh tôi? Các bác có biết CCB nào của C13 còn đến bây giờ không? Hãy giúp tôi!
Bài viết bác gửi cho tôi, tôi sẽ in ra  để đọc. Rất cảm ơn bác.
Các bác có nguồn tư liệu rất phong phú, nhưng nếu những tư liệu đó nói cụ thể hơn về C13 vào những ngày gần 22/5/1972. Và sẽ hay hơn nếu liên lạc được bác CCB của C13 nào còn sống. Hy vọng sẽ biết được nhiều thông tin hơn.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #241 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2012, 09:00:37 am »

@quangcan:
Giá như có thể tìm được một ai đó cùng C13 với anh tôi thì biết đâu sẽ có thông tin về anh tôi? Các bác có biết CCB nào của C13 còn đến bây giờ không? Hãy giúp tôi!
Bài viết bác gửi cho tôi, tôi sẽ in ra  để đọc. Rất cảm ơn bác.
Các bác có nguồn tư liệu rất phong phú, nhưng nếu những tư liệu đó nói cụ thể hơn về C13 vào những ngày gần 22/5/1972. Và sẽ hay hơn nếu liên lạc được bác CCB của C13 nào còn sống. Hy vọng sẽ biết được nhiều thông tin hơn.

Nâu 1 +2: cứ đọc đi, nhất là cuốn đường 13 rồi trao đổi với tôi, nói trước là ra khối điều đấy,  Grin

Nâu 3: đánh trận đó xong, nhất là sau chiến dịch, sợ chả còn bác nào,  Undecided
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #242 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2012, 10:53:34 pm »

@quangcan: Cảm ơn bác
Tôi sẽ liên lạc với bác sau nhé!

được cảm ơn, thích quá, nhưng chả biết mô tê răng rứa, chừ Nhật Phương cám ơn cái mô rứa,  Grin

hì, vừa làm vài động tác,  Grin, hóa ra "two become one" -  Cheesy Cheesy Cheesy

đang e-mail với bác vndgiang để giúp bác liên lạc với CCB F7:
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2012, 11:30:30 pm gửi bởi quangcan » Logged

longnd.vn
Thành viên
*
Bài viết: 17


Người Ơi Hãy Về!


« Trả lời #243 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2012, 10:01:20 pm »

Chào cả nhà!  Grin Grin

@Bác quangcan, bác SGG, ....anh em trong diễn đàn. Em đã liên lạc với trường Lục Quân II, bác Võ Minh, Cô Mai, bác wanta, cô Liên.
Bên chính sách của Lục Quân II vẫn đang tra lục hồ sơ học viên của bác em, chưa có kết quả. Bác Võ Minh đang ở Paris và cũng chưa nhớ được nhiều về các sự kiện về bác nhà em. bác Wanta, Cô Liên chưa thấy hồi âm ...híc híc. Còn Cô Mai, thật may mắn cho em là Cô Chu Thi Mai, nguyên chiến sỹ quân y của H12 đã hồi âm và rất nhiệt tình cung cấp thông tin.
Cô Mai và Bác Dính đã nói chuyện và thống nhất trường hợp hy sinh của bác em đúng là tại Suối Nước Trong, nhưng thời gian hy sinh thì mâu thuẫn với GBT. Trên GBT ghi 14/10/1972, theo cô Mai và bác Dính thì là vào 1973, vì khi đó trường H12 mới chuyển về từ Campuchia. Khi bác em hy sinh thì đang đình chiến(Hiệp đinh Paris ký 01/1973).
Em đang thắc mắc và băn khoăn vấn đề trên. Có khi nào thông tin thời gian hy sinh trên GBT báo sai không các bác?
Bác Dính và Cô Mai cũng có về đó và nói rằng, chỗ bác em hy sinh bây giờ bị san bằng rồi, họ trồng mía, lúa mỳ...."giàng ơi", vậy liệt sỹ nhà em "đội" nào đã quy tập và về đâu? Người nhà em đã lên đó hỏi mà chưa tìm được Cán bộ nông trường, hỏi dân bản địa thì họ cũng không biết rõ.  Cry Cry Cry Cry Cry Cry





Logged

Hãy yêu hỡi người dù quê ta đất cằn đá sỏi
Hãy thương hỡi người sông vắng lẻ loi con đò
Hãy tin hỡi người sương gió không hề nhạt phai
Câu hát ru lòng ta. ơi người ơi hãy về
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #244 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2012, 11:28:14 am »

@dovophong: với thông tin trang 21.

Trích dẫn
....- Đơn vị: BCH D22, F9, QĐ4
- Ngày hy sinh: 07/04/1970
- Trường hợp hy sinh: bị máy bay bắn
- Nơi hy sinh: Hố Bà Tây, tỉnh Tây Ninh.
- Nơi an táng ban đầu: Hố Bà Tây, tỉnh Tây Ninh....

1. Đơn vị Liệt sỹ:
- theo em biết thì từ những năm 1964, khi sư đoàn 9 được thành lập thì đã có
Trích dẫn
...Cùng với bộ binh, các đơn vị hỏa lực cũng được tập trung thành một đơn vị cấp trung đoàn (mật danh là U80), gồm bốn tiểu đoàn pháo, cối (Z35, Z37, Z39, Z41) và một tiểu đoàn súng máy cao xạ 12,7.....

còn phiên hiệu tiểu đoàn pháo binh 22 thuộc sư đoàn 9 thì đến năm 1974 mới có chính thức:
Trích dẫn
...Giữa năm 1974, trung đoàn pháo binh 42 được thành lập, gồm bốn tiểu đoàn pháo mặt đất và pháo cao xạ, trong đó có hai tiểu đoàn sử dụng pháo xe kéo. Đây là bước trưởng thành mới của sư đoàn, đặc biệt là sức mạnh hỏa lực và khả năng tác chiến hiệp đồng binh chủng.... Tiểu đoàn 22 pháo mặt đất và tiểu đoàn 24 pháo cao xạ mang vác của sư đoàn. Tiểu đoàn 4 pháo mặt đất xe kéo và tiểu đoàn 20 pháo cao xạ xe kéo nguyên thuộc đoàn pháo binh Biên Hòa do Bộ tư lệnh Miền bổ sung.

bản chất của bốn tiểu đoàn pháo, cối (Z35, Z37, Z39, Z41) và một tiểu đoàn súng máy cao xạ 12,7 này là đoàn pháo binh U80; khởi lập của đoàn pháo binh Biên Hòa sau này; được thành lập cùng thời gian với sư đoàn 9 theo sự chỉ đạo của BTL Miền.

2.Khoảng thời gian LS hy sinh:
- Suốt từ ngày đường Trường Sơn được hình thành và phát triển, những cung đường đã vươn xa, vươn dài vào đến tận Miền Đông Nam Bộ - chi viện trực tiếp cho chiến trường B2. Hoặc là từ B3 Tây Nguyên thọc thẳng xuống qua Bù Đăng, Bù Đốp hoặc là vươn dài mượn đất K, qua Stung treng, Krachie vòng về Kom pong cham , Mi Mot, Snuol tiếp tế cho toàn mặt trận. Nhất là sau giai đoạn Tết Mậu Thân 1968, Mỹ - ngụy ngày càng thấy rõ vai trò hậu cần của ta trên đất Cambodia và nguy cơ trực tiếp từ những đoàn hậu cần 80, 81, 70, ...... Việc quân chủ lực Miền đánh tốt, đánh nhiều; được cung cấp hỏa lực mạnh (B40, súng máy phòng không, DKZ, ...) sẵn sàng tiêu diệt chiến thuật thiết xa vận, trực thăng vận, ... đã là bài toán nan giải.



- Để đập tan mối nguy cơ này và sẵn sàng cho quá trình "bủa lưới phóng lao", Mỹ - ngụy ra sức vừa thực hiện mưu toan chính trị :
Trích dẫn
...Ngày 12 tháng 3 năm 1970, dưới áp lực của Mỹ, tập đoàn Lon-non - Si-rích Ma-tắc ở Cam-pu-chía đóng cửa cảng Công-pông-xom. Sáu ngày sau, ngày 18 tháng 3, Mỹ chủ mưu cuộc đảo chính, lật đổ Xi-ha-núc, đưa Lon-non lên cầm quyền. Đây là nước cờ đã được Ních-xơn tính toán kỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với tham vọng lớn và ý đồ rất thâm hiểm là xóa bỏ nước Cam-pu-chia trung lập, dựng nên một tập đoàn tay sai trung thành với Mỹ, đưa nước Cam-pu-chia vào quỹ đạo của Mỹ; đồng thời tiến thêm một bước quyết định trong việc ngăn chặn các tuyến vận tải chiến lược đường bộ và đường biển của ta từ miền Bắc vào chiến trường Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ, tiếp tục theo đuổi mục tiêu đánh phá hủy diệt các cơ quan, kho tàng của ta trên tuyến biên giới, làm cho các đơn vị chủ lực Miền không còn chỗ đứng ở miền Nam cũng như trên đất bạn Cam-pu-chia....

vừa chuẩn bị sẵn sàng cơ động các lực lượng chiến thuật:
Trích dẫn
...Để hỗ trợ cho quân nguy Lon-non, Mỹ điều sư đoàn kỵ bay lên Thiệp Ngôn, Tà Xia, Bà Điếc (phía tây quốc lộ 22, sát biên giới). Sư đoàn 25 bộ binh cơ giới Mỹ nống ra Trại Bí, Mỏ Công (quốc lộ 22) và Trà Vong, Khe Don; đồng thời đưa hai tiểu đoàn dù ngụy lên án ngữ khu vực phía tây và đông lộ 4. Quân ngụy Sài Gòn phối hợp với quân nguy Lon-non hoạt động ở hai bên đường biên giới, gây nhiều khó khăn cho việc cơ động lực lượng, vận tải hàng và trú quân của ta. Một tiểu đoàn quân ngụy Lon-non đóng chốt ở Sóc Chùa, Tà Súa (Lò Gò); một tiểu đoàn khác bao vây khu vực Mỏ Vẹt (Bù Hút, Ba Thu), chặn ta qua lại quốc lộ 1 (đoạn Chi Pu - Mộc Bài)....

Phán đoán được ý đồ của địch, ngay từ đầu tháng 4/2012, BTL Miền đã yêu cầu các đơn vị chủ lực sẵn sàng đánh quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn phản kích qua biên giới; đồng thời có kế hoạch chiến đấu bảo vệ và sơ tán kho tàng từ Xa Mát (quốc lộ 22) đến bắc lộ 1.; cụ thể như sau:

Trích dẫn
...Ở bắc và tây bắc thị xã Tây Ninh, trung đoàn 2 và 3 liên tiếp vận động tập kích và phục kích, gây nhiều thiệt hại cho lữ đoàn 1 (sư đoàn kỵ binh bay Mỹ) ở bắc Thiện Ngôn, tây đường 22. Ngày 26 tháng 3, tiểu đoàn 4 diệt một đại đội Mỹ ở Mét Mua, thu 24 khẩu súng. Đêm 28 tháng 3, tiều đoàn 9 diệt một cụm quân Mỹ ở Cần Lê, làm thương vong 300 tên, phá hủy 30 xe bọc thép, 12 khấu pháo, bắn rơi chín máy bay lên thẳng. Đêm 31 tháng 3, tiểu đoàn 6 diệt cụm quân Mỹ ở Tà Xia, loại khỏi vòng chiến đấu 300 tên, phá hủy 30 xe quân sự, 15 khẩu pháo, bắn rơi hai máy bay lên thẳng.

Do lữ đoàn 1 (sư đoàn kỵ binh bay) bị tổn thất nặng trong một thời gian ngắn, Mỹ buộc phải điều tiểu đoàn 1 (trung đoàn 11 thiết giáp), tiểu đoàn 1 (lữ đoàn 5 của sư đoàn 25 bộ binh cơ giới và một tiểu đoàn của lữ đoàn 5 kỵ binh bay lên Tà Xia để tăng cường lực lượng đóng chốt và càn quét, đẩy các đơn vị chủ lực ta về phía sau, giữ ngã ba Krếch và con đường chiến lược số 7 nối với quốc lộ 22 từ Thiện Ngôn lên Công-pông Chàm. Sở chỉ huy phía trước của sư đoàn gồm các đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Bùi Thanh Vân, Trương Văng Đàng thống nhất với tỉnh ủy Tây Ninh mở mặt trận tiến công mới dọc theo quốc lộ 1. Ngày 15 tháng 4, tiểu đoàn 8 (trung đoàn 3) tập kích cụm quân Mỹ ở trảng Bà Điếc diệt 200 tên, phá hủy 30 xe quân sự, 10 khẩu pháo. Tiểu đoàn 7 (trung đoàn 3) tập kích Tà Xia lần thứ hai và Trảng Tròn (tây bắc Lò Gò ngày 16 tháng 4), diệt hai cụm quân Mỹ. Ngày 13 tháng 4, ta đánh chiếm chi khu Krếch, tiểu đoàn 6 (trung đoàn 2), diệt một tiểu đoàn quân ngụy Lon-non ở Kra-bao; tiếp đó, phối hợp với nhân dân bạn giải phóng Kom-chai-mia, Công Pông Trạch. Nhiều nơi, vùng giải phóng mở rộng vào sâu đất bạn 30 đến 40 ki-lô-mét.

Ở tây nam thị xã Tây Ninh, các đơn vị của sư đoàn diệt một số “ấp chiến lược” đánh địch phản kích ở Bến Cầu khu vực Rừng Dầu, Xóm Lò, Tiên Thuận, Cây Me, nam bắc lộ 1... Tuy chưa diệt được nhiều sinh lực địch, các hoạt động của ta trên hướng này đã gây sức ép .mạnh. Địch buộc phải điều thêm lính bảo an ở các tiểu khu và quân chủ lực Mỹ - ngụy ở tuyến trung gian lên giải tỏa.

Ớ Cam-pu-chia, quân ngụy Lon-non sử dụng Chi Pu làm bàn đạp để triển khai cơ giới xuống vùng biên giới và bắn pháo vào các khu vực tập kết lực lượng của ta. Để phá tán âm mưa này của địch, ngày 3 tháng 4, trung đoàn 1 đánh chiếm Chi Pu, diệt một tiểu đoàn quân ngụy Lon-non. Ngày 13 tháng 4, trung đoàn 2, diệt đồn Mộc Bài, làm chủ một đoạn dài 20 ki-lô-mét trên đường số 1 (Sài Gòn - Phnôm Pênh). Ngày 26 tháng 4, trung đoàn tiến công hai chi khu quân sự Chóp và Pra Sốt, diệt hai tiểu đoàn quân ngụy Lon-non, bắt được tù binh, thu nhiều vũ khí. Những đòn tiêu diệt này làm quân ngụy Lon-non rất hoảng sợ, không còn tỉnh thần chiến đấu mỗi khi gặp chủ lực ta. Quân đoàn 3 ngụy Sài Gòn buộc phải điều trung đoàn 49 và hai tiểu đoàn biệt động quân lên giải tỏa, phản kích ta ở vùng Ba Thu, Bù Hút....

Từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 11 tháng 5, quân đoàn 3 ngụy tổ chức ba chiến đoàn 225, 318, 333 càn quét khu vực nam và bắc đường số 1 (khu vực Ba Thu, Bù Hút, Bố Bà Tây) nhằm triệt phá các kho tàng của ta, giành lại các thị trấn đã mất (Chi Pu, Pra-sốt, Chót, Công Pông Trạch), thuộc tỉnh Svây Riêng. Bị trung đoàn 1 và tiểu đoàn 8 (trung đoàn 3) chặn đánh quyết liệt không chiếm được Chót, địch điều chiến đoàn 318 sang phía tây thị trấn, tiến về Công Pông Trạch. Chiến đoàn này bị trung đoàn 1 đánh thiệt hại nặng ở Cram-tra, Ta-y, Chôm-nây-xa. Trong khí đó, một đoàn giang thuyền gồm 37 chiếc của địch từ Bến Sỏi theo Rạch Trảng Tràm tiến lên Công Pông Trạch với ý định hợp điểm với chiến đoàn 318. Phân đội công binh của trung đoàn 3 đã phục kích, bắn chìm và bắn cháy bảy chiếc. Số tàu còn lại buộc phải quay trở lại Bến Sỏi.

3. Khu vực tỉnh Svay Rieng theo hướng QL 1 từ cửa khẩu Mộc Bài Tây Ninh sang gồm các địa danh phumi Bavet/ Bà Vẹt,  phumi Chiphu/Chi Pu, phumi Pra sotr/ Pra Sót, Svay Rieng/ Svây Riêng:



Địa danh Ba Thu ở phía nam đường 1:


Còn tôi đồ rằng địa danh Bố Bà Tây vẫn nằm trên đất ta (Long Khánh,Tây ninh), chỉ sát biên giới Việt Nam - Campuchia mà thôi:

Trích dẫn
...Vào một ngày tháng 12/1945, trận địa ngoài biên thùy của Bến Cầu bi vỡ bờ. Giặc Pháp tổ chức đội quân hỗn hợp tràn sang đất Bến Cầu theo hai hướng:  hướng thứ nhất từ Bố Bà Tây ào qua ấp Truông Sơn xã Long Khánh, hướng thứ hai từ xóm Tà Lọt vào ấp Long Hưng xã Long Thuận, ở mỗi hướng số quân của chúng độ một trung đội kể cả Tây lẫn Miên, còn số dân binh có đến hàng ngàn. Nói là dân binh nhưng đứa nào cũng lăm lăm trong tay chiếc câu liêm, xà gạc hay chiếc rựa nhọn đầu sáng hoắc. Lũ giặc tiến vào xứ Bến Cầu với thế trận thời trung cổ: hàng dọc, hàng ngang, lớp trước, lớp sau. Bọn lính đi trước gặp ai bắn nấy, nếu không gặp người thì bắn cho có tiếng nổ của súng đạn để thị uy. Lũ dân binh như loài ác quỹ say máu: gặp gì lấy nấy, cái gì lấy không được thì cái đốt, cái đập, cả những dây trâu đang bám vào cây cau chúng cũng quơ qua cho bằng hết. Những người già, trẻ con vì sức yếu, chân mềm không chạy thoát thân kịp thì lũ dân binh bu đến, chặt ra làm đôi ba khúc.



4. Liên hệ:
- Ban liên lạc/ BLL CCB sư đoàn 9

- BCH QS Tỉnh đội Tây Ninh: Địa chỉ: Đường CMT8, khu 1, phường 1, TX Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
Điện thoại: 066 3822696/ 066 3822686/ 066 3828760
Đội quy tập K71:  Anh Mỹ - Chính trị viên 0918 144766

p/s: chúc bác vui và sớm có tin tốt,  Grin; tôi sẽ cố gắng xem thêm phía bên kia có dữ liệu gì không,  Grin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #245 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2012, 12:49:54 pm »

@huuthanh81: với các thông tin của nhà bác ở trang 22
 
Trích dẫn
.. LS thuộc đại đội 2 tiểu đoàn 7 trung đoàn 3 sư đoàn 324.
hy sinh 4/4/1973 tại cao điểm 620 tọa độ 57-60-02-2....

1. Thông tin về đơn vị:
- Sư đoàn 324/ Sư đoàn Ngự Bình/
- Trung đoàn 3/ trung đoàn 29:  



2. Hoạt động của đơn vị :
Trích dẫn
...Ngày 15 tháng 10 năm 1972, Bộ tư lệnh Quân khu giao nhiệm vụ: “Sư đoàn 324 lật cánh ra phía tây bắc Huế, tiến công địch giữ vững hành lang vùng giáp ranh, sẵn sàng cơ động, quyết giành thắng lợi cao nhất khi có giải pháp chính trị tại bàn đàm phán Pa-ri.

Ngày 10 tháng 12, sư đoàn có mặt ở địa bàn mới:
Trung đoàn 1 ở Cáp Pi, Củng Cáp, Phong Sơn huyện Phong Điền. Trung đoàn 2 chiếm giữ khu vực Chiêm Dòng, Động Chuối. Trung đoàn 3 ở tây huyện Hương Trà. Hiệp định Pa-ri được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973, nhưng chính quyền Sài Gòn ngay sau đó vẫn thúc quân tiếp tục sử dụng lực lượng lớn lấn chiếm ở Quảng Trị, Khu 5, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.

Chiến sự không những không chấm dứt, có nơi, có lúc cường độ chiến sự càng ác liệt hơn trước. Ở Trị-Thiên kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ" của Nguyễn Văn Thiệu được quân đoàn 1 ngụy thực hiện ngay trước giờ ngừng bắn có hiệu lực. Mục tiêu tiến công của chúng là các vùng giải phóng Triệu Phong, Cửa Việt, Mỏ Tàu, điểm cao 303, Ruồi (tây Phú Lộc), một số khu vực phía tây các huyện Hương Trà, Phong Điền.

Trên hướng Sư đoàn 324 đảm nhiệm, sau ngày 28 tháng 1 địch liên tiếp mở các cuộc hành quân lấn chiếm ở cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn, tập trung giải tỏa các trục đường giao thông số 12, số 14 và đánh chiếm một số vị trí quân sự quan trọng, nhằm giành lại thế trận có lợi cho chúng và giảm bớt sức ép của ta đối với Huế và vùng đồng bằng Trị-Thiên.

Để đập tan âm mưu của địch lấn chiếm vùng giải phóng, thực hiện chủ trương của Bộ tư lệnh Quân khu Trị-Thiên, Bộ tư lệnh Sư đoàn 324 nhanh chóng triển khai lực lượng, hình thành thế trận phòng ngự ở phía tây-tây bắc Huế trên một vòng cung dài hơn 30km từ tây Phong Điền đến tây Hương Trà.

Toàn sư đoàn đã mở chiến dịch lao động quên mình dưới bom đạn quân thù để xây dựng công sự, trận địa. Chỉ trong thời gian ngắn, hơn 600m3 gỗ, hơn 3 vạn bao cát đã được chuyển đến các điểm chốt xây nên hệ thống trận địa công sự có thế liên hoàn vững chắc, gồm hàng trăm hầm chữ A, phòng họp nằm trong lòng đất... pháo 85mm, cối 120mm đều có hầm che chắn. Đến tháng 3 năm 1973 thế trận phòng ngự của sư đoàn đã tương đối hoàn chỉnh.

Hiệp định Pa-ri được ký kết, nhưng cán bộ, chiến sĩ sư đoàn chưa được hưởng một ngày hòa bình trọn vẹn, đã cùng các đơn vị bạn lao vào cuộc chiến đấu chống địch lấn chiếm, giữ vững từng tấc đất của vùng giải phóng. Trong cuộc chiến đấu này, chiến sĩ ta không những phải chịu đựng sự hy sinh ác liệt của bom đạn quân thù mà còn phải vật lộn với sự khắc nghiệt của thiên nhiên Trị-Thiên. Gió tây nam khô nóng. Mùa mưa dai dẳng với những trận mưa tầm tã kéo dài làm sụt lở và ngập hầm hào. Kẻ thù thường xuyên ném bom, bắn phá. Hàng tháng trời bộ đội giữ chốt sinh hoạt khó khăn, ăn uống kham khổ, lở loét da, không được tắm giặt, áo quần dày cộm vì mồ hôi, khói đạn và bùn đất. Bộ tư lệnh Sư đoàn nhiều lần mở hội nghị bàn biện pháp khắc phục hầm hào bị mưa lũ và bom đạn làm sạt lở, tìm mọi cách cải thiện sinh hoạt cho bộ đội ở trận địa chốt. Chính ủy sư đoàn Nguyễn Trọng Dần và nhiều cán bộ chỉ huy, cán bộ cơ quan sư đoàn, trung đoàn đi đến từng hầm thăm hỏi động viên bộ đội. Cơ quan và đơn vị phía sau chuyển tôn, gỗ, bao cát lên trận địa, cùng tham gia xây dựng chốt. Các chiến sĩ vận tải mang quần áo bẩn về phía sau giặt phơi, mang quần áo sạch cho anh em thay đổi... "Tất cả cho các chiến sĩ trên chốt tiền tiêu” trở thành hành động và tình cảm của mỗi cán bộ, chiến sĩ sư đoàn. Từ ngọn rau xanh đến củ sắn, con cá kiếm được đều dành cho người ngoài tiền tuyến, trên chốt... Qua nghiên cứu thủ đoạn của địch, Bộ tư lệnh Sư đoàn chủ trương chủ động tổ chức đánh trả bắn máy bay, kiềm chế pháo binh địch, không cho chúng tự do bắn phá.

3. Vị trí cao điểm 620:
chỗ này phân tích đi phân tích lại, bản đồ đầy ra rồi, bác ngó lại hộ em cái nhé:

- cao điểm 620 - đèo Kim Quy)

- bài viết của bác sờ-gai#427 - Phần 4#534 Phần 2.



p/s: em vội nên bài viết chưa hoàn chỉnh lắm, bác đọc tạm,  Grin
Logged

dovuphong
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #246 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2012, 09:54:14 pm »

Em cảm ơn bác quangcan nhiều lắm! những thông tin của bác về hoạt động của sư 9 giai đoạn cuối năm 1969, đầu 1970 hoàn toàn trùng khớp với lời mà đồng đội của chú em đã kể lại về hoàn cảnh mà chú em đã hy sinh. Đó là thời điểm đơn vị của chú đang phải đối đầu với sư 25 của Mỹ tại vùng biên giới CPC. Tiếc rằng, đồng đội của chú em là thương binh nặng, sống trong TP. Hồ Chí Minh, gia đình chưa kịp gặp lại để hỏi cho kỹ về đơn vị và trường hợp hy sinh của chú em thì chú ấy đã mất, Sad. Dù sao thì cũng có thể kết luận rằng thông tin về thời điểm, địa điểm hy sinh của chú em ghi trong bản trích lục của Cục Chính Sách là tương đối hợp lý và chính xác.

Còn thông tin về đơn vị của chú em, D22-F9 thì quả là nghèo nàn, bác quangcan nhỉ. Em có gọi điện vào phòng chính sách QĐ4, định hỏi thêm thông tin về D22 thời điểm nhưng năm 1969-1970 thì chỉ được trả lời một câu duy nhất: "D22 là tiểu đoàn trực thuộc sư 9 chứ còn gì nữa, chả thuộc trung đoàn nào cả, Cry". Có đọc thêm lịch sử của mấy sư đoàn mới thấy, các bác bộ binh sướng thiệt, đi đâu, làm gì cũng hay được nhắc đến, kể lại..., mấy bác ở đơn vị phối thuộc như trinh sát, pháo binh... chả mấy khi được "điểm danh",  Sad. Em dự rằng cái D22 của chú em là "lính đánh thuê" của BTL Miền B2 chứ chả phải của sư 9, vì em đọc thấy trong bài bác quancan trả lời nhà bác hoangbinhhb có thời điểm D22 "sang chơi" bên sư 7,
@hoangbinhhb: với các thông tin của nhà bác ở trang 19:

... Ở B2, BTL Miền đã thành lập hẳn đoàn 301, được thành lập từ tháng 3/1971, là mật danh của cơ quan chỉ huy tiền phương của Bộ Tư lệnh Miền; trực tiếp chỉ huy ba Sư đoàn 5, 7, 9, một số Trung đoàn bộ binh và các đơn vị binh chủng và các đơn vị bộ đội chủ lực Miền. Hướng chủ yếu, các Sư đoàn 5, 7 và 9 sẽ đột phá tuyến phòng thủ của địch trên đường 13. Hướng thứ yếu, một số Trung đoàn chủ lực được tổ chức thành Đoàn 30B tiến công nghi binh thu hút địch trên đường 22 và khu vực thị xã Tây Ninh.

- Trong hướng chiến dịch này, BTL Đoàn 31 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 7/ F7:
Trích dẫn
..."... luồn vào, đánh chặn, cắt giao thông ở hai đoạn . bắc và nam thị xã Bình Long...", Tư lệnh Đoàn 301 nhấn mạnh "Bằng bất cứ giá nào cũng phải giữ bằng được khu vực Tàu Ô để tạo thời cơ và điều kiện cho chiến dịch dứt điểm Chi khu Lộc Ninh và tiến công Tiểu khu Bình Long (Chiến dịch giao: Sư đoàn 5 đánh chiếm Lộc Ninh, Sư đoàn 7 chặn cắt đường 13..., Sư đoàn 9 sẵn sàng tiến công Bình Long.); đồng thời tạo bàn đạp và đầu cầu vững chắc cho chiến dịch phát triển xuống Lai Khê, Bến Cát hoặc sang Tây Ninh. Nếu để mất nó là mất luôn bàn đạp, mất luôn thế chiến dịch". 
- Để chuẩn bị cho chiến dịch này, có lẽ, chưa bao giờ F7 được tăng cường, bổ sung nhiều đến thế cả về quân số, vũ khí, .. chuẩn bị tốt đến thế về công tác hậu cần và một hệ thống thông tin liên lạc mới điện tử được áp dụng và vận hành: "Ngoài số tân binh được bổ sung, Sư đoàn rút tỉa hơn 600 cán bộ, chiến sĩ từ các cơ quan, phân đội phục vụ đưa về đơn vị chiến đấu, nâng quân số đại đội bộ binh lên 60 đến 70 người; trang bị có 3 trung liên, một đến hai B41, 5 B40, 1 cối 60mm. Tiểu đoàn có 2 đại liên, 2 cối 82mm; Trung đoàn có ba đại đội hỏa lực (cối 82mm, ĐKZ 75mm và 12,8mm). Sư đoàn tiếp nhận các lực lượng mới gồm Tiểu đoàn 22/D22 cối 120mm; Tiểu đoàn 24/D24 súng máy 12,8mm; Đại đội hỏa tiễn chống tăng B72 và Đại đội tên lửa phòng không A72. Các đơn vị Đại đội 94/C94 công binh phát triển thành Tiểu đoàn 25/D25 công binh, hai Đại đội 93, 95/ C93, C95 trinh sát thành Tiểu đoàn 27/D27 trinh sát, Đại đội 96/C96 vận tải thành Tiểu đoàn 29/D29 vận tải, Đại đội 97/C97 quân y thành Tiểu đoàn 33/D33 quân y. "...
   
Nếu quả là vậy thì khó lại càng khó, cuối cùng không biết D22 của chú em do đơn vị nào quản lý, em quan tâm đến điều này vì nó liên quan đến hồ sơ liệt sỹ của chú em,  Sad. Em đã tìm trong danh sách liệt sỹ của sư 7 và sư 9 thì không thấy thông tin gì về chú em, liệt sỹ Đỗ Toàn Thắng. Và cũng tìm hiểu những trường hợp liệt sỹ (của F7 và F9) hy sinh vào thời điểm đầu năm 1970 (cùng khoảng thời điểm chú em hy sinh, tháng 4/1970), không thấy liệt sỹ nào ở đơn vị D22-F9, Sad. Em lại tìm vào thời điểm cuối năm 1970, đầu năm 1971 thì thấy có nhiều liệt sỹ hy sinh thuộc đơn vị D22-E210-F7. Vậy là sao?  Huh Đến đây thì em bí rồi, không biết lần tiếp thế nào nữa. Bác quangcan và các bác khác nữa giúp em với!!! Mục đính cuối cùng của em là phải lần ra đầu mối D22 để tìm, hỏi thăm các bác CCB là đồng đội ngày xưa của chú em, và hy vọng... Em rất mong có thêm được nhiều thông tin hơn nữa về đơn vị của chú em, các bác giúp em với. Em xin trân trọng cảm ơn!

@bác quangcan: nếu bác có số điện thoại liên lạc của Ban Chính Sách sư đoàn 9 và sư đoàn 7 thì bác cho em xin với ạ. Em cảm ơn!         
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #247 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2012, 02:59:20 pm »

Trích dẫn
....Còn thông tin về đơn vị của chú em, D22-F9 thì quả là nghèo nàn, bác quangcan nhỉ. Em có gọi điện vào phòng chính sách QĐ4, định hỏi thêm thông tin về D22 thời điểm nhưng năm 1969-1970 thì chỉ được trả lời một câu duy nhất: "D22 là tiểu đoàn trực thuộc sư 9 chứ còn gì nữa, chả thuộc trung đoàn nào cả, Cry". ....Em dự rằng cái D22 của chú em là "lính đánh thuê" của BTL Miền B2 chứ chả phải của sư 9, vì em đọc thấy trong bài bác quancan trả lời nhà bác hoangbinhhb có thời điểm D22 "sang chơi" bên sư 7,...Nếu quả là vậy thì khó lại càng khó, cuối cùng không biết D22 của chú em do đơn vị nào quản lý, em quan tâm đến điều này vì nó liên quan đến hồ sơ liệt sỹ của chú em, ...

hì, thích, có đọc, có nghiên cứu và có trao đổi, anh em mừng,  Grin
Bác nhìn nhận vấn đề chính xác ở điểm này: Miền tập trung các đơn vị hỏa lực + pháo binh + cao xạ lại thành một đơn vị mạnh; chuyên đi phối thuộc với các sư chủ lực để đánh; nó cũng kiểu như B3 Tây Nguyên có trung đoàn pháo binh 40 tập trung đó; Mãi đến sau 1973 - 1974 thì ta mới đủ sức trang bị và hình thành thêm các trung đoàn pháo binh trực thuộc các sư đoàn bộ binh.

Tuy vậy, ở đây lịch sử F9 không đề cập đến việc trong 4 tiểu đoàn (Z35, Z37, Z39, Z41) và một tiểu đoàn súng máy cao xạ 12,7 lúc thành lập ban đầu sẽ đổi sang phiên hiệu như thế nào theo thống nhất của Bộ. Và khi trừ được tiểu đoàn súng máy không thì tôi cũng chưa tìm được thông tin/ tài liệu nào để nói/ để chỉ rõ Z35, Z37, Z39, Z41 - cái nào là D22 F7.

Trích dẫn
...Em lại tìm vào thời điểm cuối năm 1970, đầu năm 1971 thì thấy có nhiều liệt sỹ hy sinh thuộc đơn vị D22-E210-F7. Vậy là sao?

Bác cũng nên phân biệt giữa các đơn vị khác nhau: Bộ quy định D22 là pháo mặt đất; vậy F7 cũng có mà F9 cũng có; Đoàn pháo binh biên hòa cũng có.

Ở F7 thì đây:
Trích dẫn
...thành lập Tiểu đoàn 26 thông tin, các Đại đội 95 trinh sát, 94 công binh (gốc là các Đại đội 1 thông tin, 13 trinh sát, 14 công binh của Trung đoàn Bắc Sơn), 97 quân y, 18 súng máy cao xạ và Tiểu đoàn 22 pháo mặt đất.

- tháng 7 năm 1974, Sư đoàn 7 thành lập Trung đoàn pháo hỗn hợp với phiên hiệu 210/ E210 F7 từ Tiểu đoàn 11 pháo mặt đất 85mm và 105mm; Tiểu đoàn 20 pháo cao xạ 37mm thuộc Đoàn pháo binh Tân Trào (mới từ bắc vào); tiểu đoàn 22, 24 có sẵn.

Trong một chiến dịch, để tăng cường hỏa lực, có thể Bộ điều thêm cho F9 các đơn vị pháo binh của Đoàn Biên Hòa đi phối thuộc, tăng cường. Và khi báo tử thì lúc đó người làm công tác tử sỹ, chính sách chỉ biết là D22 F9 (cũng có thể là tiểu đoàn 22 pháo mặt đất trực thuộc F9; mà cũng có thể là tiểu đoàn 22 pháo mặt đất thuộc đoàn biên hòa nếu Miền tăng cường cho F9 lúc đó,  Undecided). Cần nhìn nhận chính xác bác ạ - thông tin/ dữ liệu chưa đủ nên chửa loại trừ được các khả năng xảy ra  Undecided
Logged

chinhtrivien
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #248 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2012, 10:53:36 pm »

@ Hoangxuanthuy:
Nhà bạn cần xin lại một bản trích lục cụ thể bên BCH quân sự tỉnh Hải Dương.
Liên quan đến 559 đây mà, cái đoàn 2012, đoàn Hải Yến là phiên hiệu đơn vị khi vào đường 559 hay là đường trường sơn, đường Hồ Chí Minh.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #249 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2012, 09:41:34 am »

Trích dẫn
...@bác quangcan: nếu bác có số điện thoại liên lạc của Ban Chính Sách sư đoàn 9 và sư đoàn 7 thì bác cho em xin với ạ. Em cảm ơn!...  

uầy, bác này lười,  Grin. "Gúc" thử thấy có một số thông tin :

- Ban Chính sách Sư đoàn 7: Số điện thoại 069.666.821.
- Sư đoàn 9 : 069.668.200

Còn cái này dành cho ai quan tâm:
- Đại tá Nguyễn Thanh Truyền, Trưởng Ban liên lạc Hội BCĐ (bạn chiến đấu), CCB Sư đoàn 5 phía Bắc. Điện thoại DĐ 0983 10 10 54; 0915 574 995; Nr 043 6414 675; Email: Truyen.NguyenThanh@CuuChienBinhf5.vn - https://sites.google.com/a/cuuchienbinhf5.vn/web/home

- quên, còn cái này nữa: Ban liên lạc lâm thời cựu cán bộ, bác sỹ, y tá, chiến sĩ Bệnh xá/ Viện/ đội quân y B-23 Quảng Ngãi sẽ tổ chức họp mặt vào 22/7/2012; ai cần thì liên hệ nhá,   Grin
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2012, 10:22:08 am gửi bởi quangcan » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM