Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 07:53:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ Tìm Người (Liệt sỹ) Phần 7 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 334773 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Minhhoang.CCCP
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #150 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2012, 07:23:02 am »

sốt ruột quá.............
bác nào đã từng xin trích lục ở QK7 rồi cho em hỏi phải mất bao lâu mới nhận đc công văn trả lời ạ.
E điện định nhờ bác Sờ Gai xin hộ mà bác ấy bận quá Cry Cry Cry
Xin trích lục bên QK lâu lắm bác à. Cháu xin bên QK 4 mất nữa tháng lận. Không rõ bên đó thế nào.
cảm ơn bạn, thấy mọi người nhận được trích lục trả lời có thông tin khá đầy đủ mà thấy buồn quá

Cứ từ từ, đừng sốt ruột, muộn thì đã muộn rồi. Mà bạn đã pot giấy báo tử của liệt sĩ lên chưa nhỉ?
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #151 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2012, 11:43:38 am »

@ cả nhà: xin lỗi vì thời gian này bận quá nên chưa thể tổng hợp được thông tin/ dữ liệu, mong thông cảm. Mấy hôm nữa đi nghỉ hè tui sẽ cố gắng thu xếp.  Grin
Logged

SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #152 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2012, 01:44:02 pm »

...cung cấp cho em để rối càng thêm rối, mong các chú, các anh trên diễn đàn có thể xác minh, làm rõ tiếp cho daisy13. Địa danh xã A Túc ngày xưa (trước giải phóng) không phải nằm ở vị trí hiện nay, mà nằm ở bên... Lào. Bố vợ anh là người dân tộc Pa Kô, và cũng là dân của xã A Túc khi xưa. Bố có kể lại là xã A Túc xưa nằm nay đã thuộc đất của Lào rồi, trong chiến tranh thì vẫn là của Việt Nam, vẫn là nơi người của mình sinh sống, sau chiến tranh thì trả về cho Lào. Vị trí xã A Túc xưa nếu nhìn trên bản đồ hiện nay là khu vực nằm trên đất Lào, gần cửa khẩu La Lay, Quảng Trị. Anh nhìn trên bản đồ bây giờ thì quả đúng có một địa danh A Túc trên đất Lào, gần của khẩu La Lay Mong các chú, các anh có thể theo dòng lịch sử của tiểu đoàn 806 kiểm tra lại giúp daisy13 xem có thời điểm nào, tiểu đoàn 806 hoạt động ở khu vực trên không.

Vâng! đúng là rối càng thêm rối... bởi, A-túc thuộc lào chính xác phải là một triền cao nguyên nhỏ - có thể coi như đây là một thềm bậc thang trung gian để bước lên cao nguyên Boloven vốn chạy dài từ Trung đến Hạ Lào - vùng này nay nằm phía Bắc tỉnh Sekong của Lào bây giờ.

Địa danh A Túc trên đất Lào, gần của khẩu La Lay ấy nếu phát âm theo giọng người Pa-kô ở đèo Pê-ke thì là A-tơ-rúc (A-t'rup) - thì lại thuộc tỉnh Saravan, giáp tỉnh Savanakhet.
Ngày nay, theo đường HCM, tính từ phía Bắc đi vào, theo triền lưu vực sông Đắckrong tới gần địa phận xã Hồng bắc, theo hướng tây rẽ về phía cửa khẩu La-lay, qua một cây cầu treo rồi sau một cung đường vòng... người ta sẽ ngỡ ngàng với một thung lũng xanh ngát chạy dài về phía nam... Đó chính là thung lũng A-luei (A lưới) hợp bởi triền cao nguyên A-túc và dãy Trường Sơn của ta - mà ở tận cuối về phía nam thung lũng đó, "trấn cửa" ở đó là cứ điểm A-sầu và ngọn A-bia nổi tiếng (A-bia này, nay ta gọi là Ấp-bia, nhưng ai cũng chỉ biết nó với cái tên "đồi thịt băm" mà thôi)

Chính ở nam khu vực cứ điểm A-sầu này, thì lại có ngọn A-tc, thuộc Lào - mà trong chiến tranh, ta phải "bức tử A-sầu" để bảo vệ "đường giao liên, gùi hàng" nối vào Ngã ba A-zích, đến Br'ao Hiên, QN - mà sau này, khi làm đường HCM công nghiệp hóa, ta phải thực hiện cung đường trên đất ta, dài hơn, qua hai hầm A-roàng 1 và A-roàng 2
Hẵn ai cũng đã thấy hai bảng lưu niệm ở vòng xoay ngã ba Tà-bạt, phía bắc, và ở ngã ba A-zích, phía nam, khi vừa đi hết cầu... A-đớt (!)

Túm lại:
- Với A-t'ruc gần La-lay, vốn là nơi có nhiều bà con Pa-ko/Vân kiều sinh sống - xét về mặt nào đó, có thể nói, dân A lưới muốn ra cửa khẩu Lao Bảo nhanh nhất thì có thể "mượn đường" qua A-túc này. Và "bố vợ của Bác Phong, người A-túc" nên hiểu theo kiểu "ông già vợ SGG em là người châu thổ sông Hồng"  Grin

- Với A-túc (ngọn A-tức) thuộc Lào - thì "cũng có thể" bước vào đận năm 66, một vài nhánh thuộc K6 Thừa Thiên-Huế như 800, 806 và... 439 cũng đã từng lui tới, áp sát cứ điểm A-sầu... nhưng chắc chắn, hành tiến chỉ theo vệt hướng đông bắc-tây nam, ngang điểm giao cắt đường 12 (ven sông Bồ về phía thượng nguồn)
Nhưng đó cũng phải sau giữa năm 1966, sau khi cứ điểm A-sầu đã thuộc quyền kiểm soát của ta, mà địch có mấy lần lăm le lấy lại.

Ở đây, ta đang tìm hiểu các liên quan giới hạn theo thời điểm hy sinh của Ls, trong năm 1965.

Còn nhớ, trong bài post#29 SGG từng nhắc:
... a-túc, tà-pụt, a-rục, tà-rúc... đều là những địa danh ở địa phương đang có...

hị hị, lâu qua mới chui vào đây được một chút - nhìn lão sờ và gã a-ka rảnh rang tung tẩy mà phát thèm
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
ying80
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #153 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2012, 11:47:34 pm »

..................
Cứ từ từ, đừng sốt ruột, muộn thì đã muộn rồi. Mà bạn đã pot giấy báo tử của liệt sĩ lên chưa nhỉ? 
Em pots ở trang 10 mà giờ lại mất tiêu rồi là sao nhỉ Huh
Logged
ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #154 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2012, 08:10:41 am »

..................
Cứ từ từ, đừng sốt ruột, muộn thì đã muộn rồi. Mà bạn đã pot giấy báo tử của liệt sĩ lên chưa nhỉ? 
Em pots ở trang 10 mà giờ lại mất tiêu rồi là sao nhỉ Huh
\
Bác đã đưa giấy báo tử lên đâu, bài viết của bác được chuyển tới đây:\

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,22530.110.html
Logged

longnd.vn
Thành viên
*
Bài viết: 17


Người Ơi Hãy Về!


« Trả lời #155 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2012, 08:53:21 am »

Tôi xin đăng tin tìm kiếm bác tôi là liệt sỹ với thông tin như sau:
Liết sỹ: Nguyễn Văn Cảnh tức Cường
Sinh năm: 1948
Nhập ngũ: Tháng 2 năm 1966
Cấp bậc: Thượng Sỹ
Chức vụ: Tiểu đội trưởng
Đơn vị: D300(hoặc 200) thuộc KB
Quê quán: Xã Đồng Tiến(Thanh Vân) – Huyện Hiệp Hòa – Tỉnh Hà Bắc
Hy sinh: Ngày 14 tháng 10 năm 1972
Nơi hy sinh: (Trường H12 đóng quân năm 1972) - Suối Nước Trong - Tân Châu - Tây Ninh
(Trường hợp của Bác tôi khi hy sinh đã được đồng đội là bạn thân cùng học cùng xã chôn cất có lưu thông tin và bia mộ. Sau khi đồng đội quay lại tìm và quy tập thì không còn. Hỏi ra mới biết đầu những năm 1980 có đơn vị hoặc ai đó quy tập rồi, trong quá trình quy tập rất có thể đã làm mất thông tin nên gia đình tôi đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm)
Ai biết, hoặc đơn vị nào quy tập mộ liết sỹ tại khu vực Suối Nước Trong - Tân Châu - Tây Ninh. Xin thông báo cho tôi là Nguyễn Đức Long theo số điện thoại: 0988 7166 59. Địa chỉ: Số 2C Vạn Phúc - Kim Mã - Hà Nội, Email: longnd@tacvang.com.vn
Xin chân thành cảm ơn!
P/S: Hiện gia đình đã gửi rất nhiều công văn nhờ xác nhận lại thông tin của Liệt Sỹ Nguyễn Văn Cảnh tức Cường. Giấy báo tử gia đình lưu trữ đã không còn nguyên vẹn do khi lưu trữ bị mối đánh. Tôi có chụp ảnh và đưa lên.



Xác nhận thành viên thực hiện đúng nội quy
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Sáu, 2012, 10:03:46 pm gửi bởi longnd.vn » Logged

Hãy yêu hỡi người dù quê ta đất cằn đá sỏi
Hãy thương hỡi người sông vắng lẻ loi con đò
Hãy tin hỡi người sương gió không hề nhạt phai
Câu hát ru lòng ta. ơi người ơi hãy về
Huntervn
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #156 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2012, 12:12:12 pm »

Em chào các Anh, các Chị ở box "Giúp đỡ tìm người"!
Lần đầu tiên em đăng tin tại box này, rất mong được các Anh, Chị giúp đỡ cung cấp thông tin về Liệt sỹ cho gia đình em trong quá trình đi tìm mộ Liệt sỹ.
Em có đăng tin tìm Liệt sỹ là Ông ngoại trên website nhantimdongdoi. Tuần trước có một anh điện thoại cho em hướng dẫn liên hệ một số đơn vị/cá nhân để hỏi thêm thông tin về Liệt sỹ. Đồng thời có giới thiệu với em về website quansuvn.net. Sau khi tìm hiểu thông tin và quy định của box "Giúp đỡ tìm người", em xin phép được đăng tin tìm mộ Liệt sỹ với các thông tin như sau:

Liệt sỹ: Phan Trọng Thông
Số hiệu: 21-381
Cấp bậc, chức vụ: Chính ủy Trung đoàn
Đơn vị: E 320 KT
Nguyên quán: Thọ Xương, Lạng Giang, Hà Bắc
Sinh năm 1925
Nhập ngũ 19/8/1945
Hy sinh ngày 18/2/1968 tại Mặt trận phía Nam (đến tháng 8/1969 gia đình nhận được Giấy báo tử gửi từ Cục cán bộ, Tổng cục Chính trị).

Sau khi em liên hệ với Ban Chính sách, Quân đoàn 3, Cục Chính trị Gia Lai thì được biết ngày hy sinh của Ông sau khi tra cứu dữ liệu tại đây là ngày 28/01/1968 tại Đăk Moót, Kontum.

Đến nay gia đình chưa rõ ngày hy sinh trên Giấy báo tử hay ngày hy sinh từ Ban Chính sách, Quân đoàn 3, Cục Chính trị thông báo là ngày chính thức? Không rõ Ông là Chính ủy của Trung đoàn nào? Hy sinh trong trường hợp nào? v.v.

Nếu các Anh, Chị nào biết thêm thông tin gì xin được phản hồi giúp em về địa chỉ sau:
Nguyễn Phan Minh Hằng
Địa chỉ: Nhà 11, ngõ 158, ngách 43, đường Nguyễn Khánh Toàn, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Quan hệ với Liệt sỹ: Cháu ngoại.
Điện thoại di động: 0989.127.089.
Email: nfmhang@yahoo.com

Em xin đăng tải lên đây ảnh của Liệt sỹ và bản scan Giấy báo tử để các Anh, Chị tham khảo thêm:


Xác nhận thành viên thực hiện đúng nội quy của box.

Rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ các Anh, Chị.
Thay mặt gia đình, xin chân thành cảm ơn.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Sáu, 2012, 01:50:45 pm gửi bởi ditimlietsy69 » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #157 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2012, 01:17:06 pm »

Trích dẫn
...Tuần trước có một anh điện thoại cho em hướng dẫn liên hệ một số đơn vị/cá nhân để hỏi thêm thông tin về Liệt sỹ. Đồng thời có giới thiệu với em về website quansuvn.net.....

trời đất, dữ dzậy hè, em chỉ cho anh cái thằng chả mô rứa, giới thiệu chi em vô đây mà tụi ảnh chẳng biết răng ; hắn tên ni em,  để tụi anh phạt hắn một chầu cà phê rứa - tội giới thiệu linh tinh rứa Cheesy Cheesy Cheesy
Logged

chinhtrivien
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #158 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2012, 01:43:14 pm »

Trích dẫn
Liệt sỹ: Phan Trọng Thông
Số hiệu: 21-381
Cấp bậc, chức vụ: Chính ủy Trung đoàn
Đơn vị: E 320 KT
Nguyên quán: Thọ Xương, Lạng Giang, Hà Bắc
Sinh năm 1925
Nhập ngũ 19/8/1945
Hy sinh ngày 18/2/1968 tại Mặt trận phía Nam (đến tháng 8/1969 gia đình nhận được Giấy báo tử gửi từ Cục cán bộ, Tổng cục Chính trị).

Sau khi em liên hệ với Ban Chính sách, Quân đoàn 3, Cục Chính trị Gia Lai thì được biết ngày hy sinh của Ông sau khi tra cứu dữ liệu tại đây là ngày 28/01/1968 tại Đăk Moót, Kontum
.

Đến nay gia đình chưa rõ ngày hy sinh trên Giấy báo tử hay ngày hy sinh từ Ban Chính sách, Quân đoàn 3, Cục Chính trị thông báo là ngày chính thức? Không rõ Ông là Chính ủy của Trung đoàn nào? Hy sinh trong trường hợp nào? v.v.

Chào em gái, vô trang này em đã đọc hết nội quy chưa?. Giấy báo tử hơi mờ.
Dòng chữ đỏ là em còn thiếu, công văn của quân đoàn 3 đâu em?, em đưa lên đây mọi người xem lại nào.
Kiểm tra bên sở LDTB và XH Kon Tum chưa em?.
@ quangcan: Nếu em gái mời đi cafe nhớ pm cho em nhé Grin ( em gái, mời anh ấy cafe biết ngay theo ai, mờ em cũng muốn xem ai mờ giới thiệu em sang bên ni.)
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #159 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2012, 03:29:52 pm »

@ quangcan: Nếu em gái mời đi cafe nhớ pm cho em nhé Grin ( em gái, mời anh ấy cafe biết ngay theo ai, mờ em cũng muốn xem ai mờ giới thiệu em sang bên ni.)

hề hề, chính trị viên có khác, "nguyên tắc là nguyên tắc" - dễ sợ thiệt - thôi sếp MOD đã xác nhận rồi thì "tha" cho em nó đi; em còn đang muốn mời bác cà phê xem bác mô tê răng rứa nì,  Grin.

-----------------------------------------

@minhhaivtv: về trường hợp LS Trần Xuân Cầu
Sinh ngày:    1953 - Cấp bậc: Trung sỹ - Chức vụ: Tiểu đội phó - Đơn vị:  C23 E21 F3 QK5
Đã hy sinh ngày 9 tháng 6 năm 1973 - Tại : Gò Vàng Lại Khánh, Hoài Đức, Hoài Nhơn, Bình Định.


1. Thế trận phòng ngự Hoài Ân của sư đoàn 3/F3 Sao Vàng và trung đoàn 21/E21:
- đầu tiên, bác ngó hộ em bản đồ hành chính bình định để hiểu mường tượng cái đất và người Hoài Ân, Hoài Nhơn, cũng như địa thế sông Kim Sơn (sông kim sơn hợp lưu với sông An Lão thành sông Lại Giang và chảy qua QL 1A ra biển) : đây

- Có thể nói, từ đầu năm 1972 ta và địch giành giật nhau quyền kiểm soát QL1A đoạn từ Quy Nhơn Bình Định đi Sa Huỳnh Quảng Ngãi. Với ta, cắt đứt được con đường này và kiểm soát nó tức là sư đoàn 3 đã nối liền được vùng giải phóng từ vùng núi An Lão, Hoài Ân (Bình Định) xuống vùng đồng bằng Phù Mỹ, Hoài Nhơn bắc bình định; mở thông sang địa bàn Ba Tơ, Đức Phổ Quảng Ngãi. Nó mở ra một không gian bao la về mặt địa lý, kiểm soát toàn bộ nhân khẩu của các huyện bắc bình định nam quảng ngãi tạo ra một vùng tự do chưa bao giờ có của đồng bằng duyên hải QK V. Dùng các tiểu đoàn công binh chốt chặt đèo Phù Cũ và đèo Bình Đê, đồng thời đưa tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7ly lên trực chiến là hoàn toàn cô lập/ cắt đứt được toàn bộ các con đường tiếp tế cho căn cứ Đệ đức rộng vài km vuông, khiến nó trơ trọi giữa Bồng Sơn - Tam Quan.

- Ý đồ chiến lược là vậy nhưng phải đi cùng với nó là thế và trận. Suốt từ tháng 4/1972, F3 (thiếu) đã giải phóng huyện Hoài Ân, bức rút hàng loạt đơn vị, tiến về giải phóng thị trấn Bồng Sơn, Tam Quan.

- Địch phản công quyết liệt từ giữa năm 1972 đến cuối 1973, như sau:
Trích dẫn
...Riêng ở bắc Bình Định, nơi sư đoàn Sao Vàng đang hoạt động, quân ngụy đã tập trung 23 tiểu đoàn chủ lực, bảy tiểu đoàn bảo an, có bảy chi đoàn xe tăng, xe bọc thép và hàng trăm máy bay Mỹ yểm trợ. Chúng tính toán: “Chủ lực đối phương ở đây chỉ có sư đoàn 3 Bắc Việt với quân số còn khoảng 40 phần trăm đang tập trung củng cố ở thung lũng An Lão. Với tương quan lực lượng như vậy, bọn chỉ huy quân khu 2 ngụy khẳng định việc “ tái chiếm bắc Bình Định là trong tầm tay”. Chúng đặt kế hoạch: bước thứ nhất đánh chiếm bàn đạp bắc Phù Mỹ. Bước thứ hai, chiếm Bồng Sơn. Tam Quan, Hoài ân. Bước thứ ba, tiến hành “bình định“ trở lại...

Vậy đấy, quyết tâm có thừa, tinh thần dũng cảm có thừa nhưng thế trận không còn khi tình hình thực tế diễn ra vô cùng gay cấn; sư đoàn 3 đã không thể từ Bình Định tiến ra nam Quảng Ngãi nữa - cần tập trung bảo vệ những vùng đất đã giải phóng trước sức ép tăng quân số và bom đạn của VNCH. Cuộc chiến đã có những đơn vị đánh hết đạn; trận địa phòng ngự phía nam sông Lại Giang khi không có sự chuẩn bị chu đáo đã vỡ; địch thông được đường 1, tái chiếm Tam Quan - Bồng Sơn ; "hà hơi" cấp cứu cho căn cứ Đệ Đức và hô hào tái chiếm huyện Hoài Ân. Nhiệm vụ cấp bách của sư đoàn 3 trong năm 1973 là xây dựng thế trận phòng ngự/ bằng mọi giá bảo vệ huyện Hoài Ân - lấy đây là bàn đạp, là cơ sở cho thế trận sau này. Cuộc chiến nay không chỉ là giữ đất cắm cờ sau Hiệp định Paris tháng 2/1973 mà còn là cuộc chay đua với thời gian, với sức tấn công của địch khi đã "líp" được đường số 1. Khó khăn chồng chất khó khăn, gian khổ vô cùng khi: súng đạn thiếu đã đành - quân số còn thiếu trầm trọng hơn; bắn một viên đạn cối 82 cũng phải thông qua trung đoàn trưởng.

- Lấy địa thế tự nhiên của sông Kim Sơn là chỗ dựa, huy động sức dân cùng tham gia cấu trúc trận địa phòng ngự tại khu vực đồng bằng trống trải; bên cạnh dãy liên hoàn chốt dự phòng phía tây sông Kim Sơn (vòng cung đỏ) - sư đoàn đã xây dựng một số điểm chốt mạnh tại các điểm cao bên bờ đông sông Kim Sơn (vòng tròn đỏ) nhằm chủ động trong phòng ngự từ xa; đồng thời tổ chức các đơn vị cơ động mạnh, hỏa lực tốt sẵn sàng đón đánh các mũi tấn công sườn hoặc phủ đầu địch; nâng cao "chiến lượng" của những đơn vị đặc công đặc biệt tinh nhuệ tại địa điểm địch tập kết quân, hỏa lực: sân bay Gò Quánh Phù Cát, sân bay/ trận địa pháo Đệ Đức, trận địa pháo Bình Khê. Có thể nói, những người lính sư 3 đã sẵn sàng cho cuộc chiến phòng ngự dài ngày, đón nhận thử thách khắc nghiệt của cuộc chiến bảo vệ vùng đồng bằng giải phóng Hoài Ân - Hoài Nhơn.

Thực tiễn cho thấy:
Trích dẫn
...Đầu tháng 3 năm 1973, sau khi thông được đường số 1 từ Quy Nhơn đi Quảng Ngãi, Lại Khánh - Gò Vàng tiếp tục trở thành khu vực nóng bỏng. Địch dồn lực lượng liên tục tiến công bứt trung đoàn 21 khỏi Lại Khánh - Gò Vàng để mở đường lên Du Tự, điểm cao 322 làm đầu cầu chuẩn bị cho kế hoạch lấn chiếm lâu dài của chúng.

Sư đoàn Sao Vàng, sau hội nghị đảng ủy đã triển khai ngay kế hoạch tác chiến mới. Toàn bộ trung đoàn 21 lên phía bắc sông Kim Sơn, dựa thế sông lập trận địa phòng ngự ở Phú Văn, Thế Thành.
Đồng thời tập trung lực lượng tăng cường củng cố cụm chốt Lại Khánh, dãy điểm cao án ngữ đông - nam quận ly Hoài ân. Dự đoán trước tình hình, bộ tư lệnh sư đoàn và huyện ủy Hoài ân đã động viên lực lượng, tập trung xây dựng cụm chốt này thành trận địa khá vững chắc. Các hệ thống địa đạo, hầm kèo, hào giao thông, ụ chiến đấu được xây dựng kiên cố. Trung đoàn 2 đảm nhiệm chốt giữ ở đây, thường xuyên tập dượt các phương án tác chiến. Các cơ quan sư đoàn, trung đoàn được lệnh ra phía trước bám sát đơn vị, theo dõi, hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ.

Ngày 15 tháng 3, sau khi khai thông được đoạn đường Bồng Sơn - Du Tự, sư đoàn 22 ngụy chuyển sang đánh chiếm dãy núi Lại Khánh.

Cuộc chiến cứ dằng co như vậy đấy cho đến cuối tháng 6/1973, khi mà Đảng ủy F3 và BTL QKV đã chuẩn bị cho một thế trận mới:
Trích dẫn
...Cuối tháng 6, theo Nghị quyết Quân ủy Trung ương về củng cố tổ chức biên chế lực lượng vũ trang, Quân khu 5 giải thể sư đoàn 711, trung đoàn 21 (thuộc sư đoàn Sao vàng) và thành lập lữ đoàn 52. Trung đoàn 141 (thuộc sư 2) đang ở nam Quảng Ngãi được lệnh về đội hình sư đoàn Sao Vàng thay thế trung đoàn 21.....

bản đồ em mô phỏng tạm cho bác đây:


2. Liên hệ:
- E21 thì giải thể rồi, em cho bác một số bác là trưởng ban liên lạc sư đoàn 3 qua tin nhắn nhé,  Grin.
- BCH QS huyện Hoài Ân: 0563 870 531 - 0563 870 221 (trước có một bác lính sư 3 khá nổi tiếng là Võ Thành Khuê làm Chỉ huy trưởng, sau nghỉ hưu rồi, tìm được bác ấy là ra khối đấy,  Grin)
- tham khảo về : nữ chính trị viên đưa đường năm ấy

3. Kinh nghiệm:
- box này nhiều bác vô đó rồi nên tìm lại mà hỏi xin thông tin.
- chút thông tin địa phương : đây.


Cần gì ở tui nữa hông,  Grin
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2012, 05:04:03 pm gửi bởi quangcan » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM