Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2015, 10:48:24 am



Tiêu đề: Đời tôi
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2015, 10:48:24 am
        Nhân dịp 20 năm binh thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, xin trân trọng giới thiệu cuốn tự truyện của Bill Clinton, một người có nhiều đóng góp trong việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

        - Tên sách: Đời tôi (My life)
        - Tác giả: Bin Clinton
        - Người dịch: Trần Hà Nguyên (Với sự cộng tác của Phan Thanh Toàn, dịch từ chương 39 đến chương 47)
        - Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Công an Nhân dân
        - Năm xuất bản: 2007
        - Số hóa: Giangtvx

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/moi/Bia%201%20-%200001_zpsduvefwqd.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/moi/Bia%201%20-%200002_zps6bcgdpdc.jpg)
 


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Bảy, 2015, 06:02:53 am
  
               Lời nhà xuất bản

        Bill Clinton - tổng thống trẻ tuổi thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ - có lẽ là tổng thống Hoa Kỳ được mọi người trên thế giới biết đến nhiều nhất.

        Bill Clinton là người đầu tiên thuộc thế hệ Baby Boomer (sinh trong thời gian 1946-1964), và là tổng thống Mỹ đầu tiên của thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Nhiệm kỳ của ông đánh dấu sự chuyển giao quyền lực từ thế hệ các tổng thống tiền nhiệm là cựu binh thế chiến thứ hai. Vì thế, "Clinton hiểu rõ thực chất của toàn cầu hóa. Ông hiểu rõ mối liên hệ giữa tự do hóa tài chính và cai trị minh bạch, giữa tự do buôn bán và tạo công ăn việc làm...". Thời kỳ Bill Clinton làm tổng thống là thời kỳ bùng nổ kinh tế dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Người dân Mỹ đã được hưởng một sự phát triểu liên tục về kinh tế, ông rất quan tâm đến những vấn đề thiết thực của đời sống nguời dân: mức thất nghiệp thấp nhất trong 30 năm, mức thâm hụt ngân sách cao nhất trong lịch sử Mỹ được đảo ngược thành mức thặng dư cao nhất... Bên cạnh đó, ông đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường...

        Trên chính trường thế giới, trong thời gian Bill Clinton tại nhiệm, có quá nhiều những biến cố lớn xảy ra trên thế giới mà chính phủ ông đã tham gia như các vấn đề xảy ra ở Somalia, Kosovo, Iran, Iraq, tiến trình hòa bình ở Trung Đông, Bắc Ireland và sự can thiệp rất sâu vào nội bộ nước Nga cũng như châu Âu; ngoài ra là các vụ khủng bố làm chao đảo thế giới như Osama Bin Laden và mạng lưới Al Qaeda...

        Tất cả đều được ông kể lại một cách sinh động và tỉ mỉ trong cuốn hồi kí Đời tôi. Giống như các hồi kí khác, Đờỉ tôi đã hé lộ khá nhiều tình hình hậu truờng của đời sống chính trị Mỹ cùng những hiểu biết về một nền dân chủ đã tồn tại hơn 200 năm và những quan niệm, nhìn nhận về thế giới, về chính trị, cách cầm quyền của các tổng thống Hoa Kỳ. Và Bill Clinton không ngại vạch ra những sai lầm của nguời khác cũng như của chính mình. Điều này giúp người đọc Việt Nam hiểu thêm về nền chính trị Mỹ vốn là vấn đề chưa phổ biến lắm ở Việt Nam. Đây chính là nội dung mà độc giả rất quan tâm trong xu thế hội nhập hiện nay của Việt Nam. Đồng thời độc giả có thể hiểu thêm về một chính phủ đã gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế và thương mại đối với Việt Nam (tháng 1 năm 1994) và hiểu thêm về vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Việt Nam, kể từ khi chấm dứt cuộc chiến Việt Nam 25 năm trước mà ông là người phản, đối chiến tranh. Dĩ nhiên, tận thâm tâm, Bill Clinton và các chính khách Mỹ khi vẫn tin rằng chính thể của họ là rất dân chủ và hợp lệ. Nhưng xin lưu ý bạn đọc Việt Nam, đây là hồi kí của một Tổng thống Hoa Kỳ, được viết theo quan điểm và cách nhìn của một Tổng thống Hoa Kỳ, chứ không phải là quan điểm của người Việt Nam hay của Nhà xuất bản.

        Bên cạnh cuộc sống làm tổng thống, bên cạnh những công việc của chính phủ là một mảng đời riêng tư, là cuộc sống của một con người bình thường của Bill Clinton và như ông nói: "Tôi đã có một cuộc đời hiếm có, tuyệt vời, và đầy ắp niềm tin, hỵ vọng và tình yêu... Tôi chỉ cố gắng kể câu chuyện về niềm vui và nỗi buồn của tôi, về giấc mơ và nỗi sợ hãi, chiến thắng và thất bại... Tôi nghĩ câu chuyện của tôi là một câu chuyện hay, và tôi rất vui được kể lại...". Nhà văn Toni Morrison đã từng nói rằng "xuất thân của Clinton phô bày mọi đặc điểm của một người da đen tiêu biểu: một cậu bé Arkansas sống trong một gia đình thiếu cha hoặc mẹ, luôn túng thiếu, lao động chân tay, chơi kèn saxophone, thích thức ăn McDonald". Cuộc đời bươn chải và nỗ lực học hỏi, vươn lên trong hoàn cảnh xã hội và gia đình của ông thật sự đáng khâm phục và kính trọng.

        Đời tôi thật sự "cực kỳ thú vị và cuốn hút... Câu chuyện của Clinton đúng là một câu chuyện điển hình của nước Mỹ mà một người bình thường có thể liên hệ... Những chính trị gia tương lai sẽ thấy đây là một cuốn sách phải đọc, còn người Mỹ bình thường sẽ đồng cảm với những thăng trầm mà tất cả chúng ta đều trải qua trong đời" - (Báo Chattanooga Times Free Press).

        Ngay trong ngày phát hành đầu tiên, chỉ riêng tại Mỹ, Đời tôi đã tiêu thụ được 400.000 bản. Đây là con số lớn nhất chưa từng có đối với loại sách phi tiểu thuyết, và là con số gấp đôi lượng bản sách Living History của vợ ông - thượng nghị sĩ Hillary Rodham Clinton. Và Đời tôi đã được tái bản lần thứ 3, với số lượng bản in tăng lên là 2,6 triệu bản.

        Đây là bản mới nhất, có sửa chữa và có lời viết thêm của tác giả. Nhà xuất bản Công an Nhân dân chính thức ra mắt độc giả tập hồi kí Đời tôi của cựu Tổng thống Bill Clinton.

        Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Nhà xuất bản Công an Nhân dân        
   


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Bảy, 2015, 05:40:48 am
        "Nói một cách không quá khắt khe thì đây là cuốn hồi ký tổng thống phong phú nhất - không cuốn sách nào khác thuật lại một cách sống động hoặc đầy đủ đến như thế về việc làm tổng thống Hoa Kỳ nghĩa là như thế nào... và ông ấy còn biết viết văn nữa” — Larry McMurtry, New York Times Book Review.

        “Đời tôi chắc chắn là bộ sách về tổng thống hay nhất mọi thời đại” - Douglas Brinkley, báo Financial Times.

        “Một câu chuyện hay tuyệt” - Frank McCourt, tuần báo En­tertainment .

        “Đọc Clinton hồi tưởng và phân tích một cuộc đua chính trị hoặc một trận chiến về lập pháp, dù là củạ chính ông hay của người khác, mang lại cho ta sự sung sướng gần như khoái lạc” - báo The New Yorker.

        “Cực kỳ cuốn hút” — báo The Seattle Times.

        “Clinton kể một cách thẳng thắn [và] viết một cách khéo léo và trôi chảy... Ông cũng là một người có khiếu kể chuyện” — báo The New Republic.

        “Có thể là một sự tái hiện chính bản thân ông ấy” - báo The Plain Dealer.

        “Clinton có nhiều chuyện để kể, đặc biệt là những chuyện phong phú và đôi khi cảm động về những năm tháng trước khi ông phục vụ công quyền, phù hợp với các sử gia phân tích và những người viết tiểu sử... Chuyện cá nhân và chuyện chính trị hòa quyện vào nhau... Câu chuyện của Clinton phần lớn phản ánh đúng con người ông mà chúng ta đã biết” - báo The Nation.

        "Ông ấy đã tạo ra ấn tượng độc đáo rằng ông ấy đang ngồi trong phòng khách và nói chuyện với độc giả… Bất kỳ ai thực sự quan tâm đến chính trị Mỹ đều sẽ thấy sự hiểu biết sâu sắc và giai thoại của ông ấy thật kỳ thú... Cuốn sách này giúp ta làm sáng tỏ câu hỏi "làm sao ông ấy làm được như vậy" - báo Deseret Morning News.

        “Đây là một câu chuyện đáng để Cecil B. DeMille làm phim, một câu chuyện thành đạt dù xuất thân nghèo khó với đầy những khiếm khuyết rất con người, với hàng trăm vai diễn, đủ cả lưu manh mạt hạng lẫn anh hùng cao cả và, như những câu chuyện tương tự thường đòi hỏi, có một kết thúc có hậu... Thập niên 90 một lần nữa trở nên sống động như một thời kỳ của những xáo trộn bất thường và những tính cách cuốn hút... Những nhân vật được mô tả cũng sống động như các sự kiện” - báo The Star-Ledger (Newark).

        “Cực kỳ thú vị và cuốn hút... Câu chuyện của Clinton đúng là một câu chuyện điển hình Mỹ mà một người bình thường có thể liên hệ... Những chính trị gia tương lai sẽ thấy đây là một cuốn sách phải đọc, còn người Mỹ bình thường sẽ đồng cảm với những thăng trầm mà tất cả chúng ta đều trải qua trong đời” - báo Chat­tanooga Times Free Press.

        “Cuốn sách dẫn người đọc vào sự hồi tưởng mạnh mẽ về những thành tựu cũng như thất bại trong thời cầm quyền của ông ấy... Không một cuốn tự truyện tổng thống nào có thể sống động đến thế... Thật khó mà bỏ qua Bill Clinton cũng như câu chuyện đời đặc biệt của ông” - báo The Tennessean.

        “Những ai yêu thích tự truyện hay cần đọc cuốn Đời tôi. Cuốn sách như một chuyện kể trong nhà về một đời người, và vì thế đặt Clinton vào vị trí một người kể chuyện siêu hạng... Thẳng thắn... Trung thực... Lý thú” - báo The Huntsville Times.



Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Bảy, 2015, 02:53:17 am
 
        Tặng mẹ tôi, người đã cho tôl tình yêu suốt cuộc đời.
        Tặng Hillary, người đã cho tôi một cuộc đời đầy tình yêu.
        Tặng Chelsea, người mang lại niềm vui và ý nghĩa cho mọi thứ ấy.
        Và tưởng nhớ ông ngoại tôi, người dạy tôi tôn trọng những người mà người          khác coi thường, vì thực ra chúng ta không khác nhau là mấy.


        LỜI TỰA

        Sau khi cuốn Đời tôi xuất bán vảo tháng sáu nắm 2004, tôi đi nhiều nơi ỏ Mỹ và ở nước ngoài để quảng bá cho cuốn sách. Tôi ngỡ ngàng và cảm kích khi biết bao nhiêu người chở đợi hàng giờ liển, có khi thâu đêm, để chờ tôi ký tặng vào sách của họ, cho đến nay con số này đã lên đến hơn 60.000 người. Trong những dịp ký tặng sách, trả lời phỏng vấn cũng như gặp gỡ tình cờ, mọi người đưa ra những quan sát cụ thể và rất đa dạng về những gì họ thu được sau khi đọc câu chuyện của tôi - một bằng chứng nữa cho thấy tất cả chúng ta đều cảm nhận thông tin qua lăng kính của những trải nghiệm, mối quan tâm và nhu cẩu của riêng mình.

        Phẩn lớn lởi bình luận của mọi người thuộc ba loại: họ đổng cảm với chuyện kể thời thơ ấu của tôi ra sao; họ bị tác động bởi một việc làm của tôi trong lúc làm tổng thống như thế nào; và cuốn sách đã tăng sự hiểu biết của họ về chính trị hiện đại và các vấn đề chính sách như thế nào. Tất nhiên, một số kha khá thì đùa tôi vể độ dài và sức nặng của cuốn sách. Nhiểu người chỉ lịch sự nói rằng họ thích cuốn sách, trong số này gẩn đây nhất có một nhạc công trẻ trong dàn nhạc của Đại học Florida A&M khi cựu tổng thống Bush và tôi đi ra sân chào lực lượng vũ trang của chúng ta trong buổi diễn trước trận đấu ở sân Super Bowl.

        Trong vài tuần đẩu tiên sau khi cuốn sách được tung ra, phẩn lớn mọi người trò chuyện với tôi vể thời thơ ấu của tôi và việc đọc phần ấy đã làm họ hổi tưỏng lại thời thơ ấu của chính họ như thế nào. Môt phụ nữ mà Hillary và tôi gặp ở một hiệu sách bang Colorado và một phóng viên truyển hình châu Âu phỏng vấn tôi đểu cởi mở bộc bạch vể thời thơ ấu không êm đẹp của họ và nói rằng đọc câu chuyện của tôi đã giúp họ tự hiểu mình hơn, hiểu cả những rắc rối mà họ vẫn phải đối mặt mãi cho đến khi đã trưởng thành. Nhiểu bạn đọc trẻ, thường là dân nhập cư hoặc sinh viên nước ngoài, nói rằng họ đọc chuyện của tôi để tìm sự hướng dẫn sao cho chính họ cũng có thể sống giấc mơ của họ!

        Nhiều ngưòi trong các buổi ký tên sách tranh thủ cảm ơn hoặc gửi thư cho tôi cảm ơn về Đạo luật Nghỉ phép y tế và việc gia đình và Y tế, vể chế độ trợ cấp học đại học, về cơ hội có việc làm để khỏi phải nhận trợ cấp thất nghiệp, về cơ hội được phục vụ trong AmeriCorps (Tổ chức tình nguyện Mỹ phục vụ cộng đồng - ND), hoặc những ưu đãi họ có được từ các chính sách kinh tế. Nhiều ngưòi đến từ Ireland, Bosnia, Kosovo, Haiti, Mexico, Colom­bia, Việt Nam, Triểu Tiên, Trung Đông, và châu Phi cám ơn tôi vì đã cố giúp quê hương họ và vì tôi đã kể ra những cuộc đấu tranh đang diễn ra ở đó. Một nhân viên Mật vụ từng phục vụ trong Lực lượng đặc biệt Quân đội Mỹ ở Somalia vào thời kỳ “Black Hawk Down” (Black Hawk Down - tên một bộ phim thường được dịch là ó đen gẫy cánh, nói về một cuộc tập kích của lực lượng Mỹ ỏ Mogadishu, Somalia năm 1994 - ND) cám ơn tôi vì đã giải thích những sai lẩm mà tôi vả những người khác đã phạm, và vì dã bảo vệ binh sĩ trên chiến trường cũng như chỉ huy của họ.

        Kỳ bẩu cử tổng thống đến rổi đi, ngày càng nhiểu độc giả muốn nói chuyện với tôi vể chính trị, về triết lý chính trị của tôi, về câu chuyện tôi kể lại sự trỗi dậy của phe cánh hữu Cộng hòa trong 40 năm qua, và liệu những thất bại mới đây (vào thời điểm viết sách - ND) của phe Dân chủ có báo hiệu một sự suy giảm sức mạnh lâu dài của đảng Dân chủ hay không. Một hôm không lâu sau bẩu cử, tôi đi gọi món ăn trưa mang về tại nhà hàng Susan Lawrence ở Chappaqua, New York, nơi tôi đang ở hiện nay. Bốn người hàng xóm đến chỗ tôi. Họ rất đau khổ vể những tổn thất của chúng tôi (đảng Dân chủ - ND) và muốn biết bây giờ phải làm thế nào. Trong lúc tôi cố trấn an họ rằng chưa phải đã là mất tất cả thì một ông đứng gẩn đó nghe được câu chuyện xen vào và nói “Nếu người ta đọc cuốn sách của ông, họ sẽ biết phải làm gì”. Tôi không biết ông ta có đúng hay không, vì Hillary hiện đang trên vũ đài và tôi đã lùi ra phía sau, nhưng được nghe như vậy ván thật dễ chịu.

        Khi tồi thấy biết bao ngưởi dù còn khốn khổ vẫn đến các buổi ký tặng sách, tôi lo cuốn sách dài và nặng củạ mình đắt tiền quá chăng. Tôi không thể thay đổi độ dài cuốn sách, nhưng tôi hy vọng rằng ấn bản bìa mỏng, bớt nặng và giá rẻ hơn, có thể mang cuốn Đời tôi đến được với một lớp ngưởi đọc mới.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Bảy, 2015, 09:31:00 am
 
        DẪN NHẬP

        Khi còn là một chàng trai trẻ mới tốt nghiệp trường luật và hoài bão với cuộc đời mình, có lần tôi đã tạm gạt sang bên sở thích đọc tiểu thuyết và sách lịch sử để mua một cuốn sách loại "tự học": How to Get Control of Your Time and Your Life - Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn của tác giả Alan Lakein. Cuốn sách nhấn mạnh sự cần thiết phải định ra một danh sách các mục tiêu ngắn, trung và dài hạn trong cuộc đời, sau đó phân loại theo mức độ quan trọng, trong đó nhóm A là các mục tiêu quan trọng nhất, tiếp theo là nhóm B và nhóm C, rồi ghi rõ ra dưới mỗi mục tiêu hành động cụ thể gì để đạt được nó. Tôi vẫn còn giữ cuốn sách bìa mỏng này, nay đã gần 30 năm. Và chắc chắn tôi vẫn còn cái danh sách ấy lẫn lộn đâu đấy trong đống giấy tờ của mình, dù tôi không tìm ra. Dù vậy, tôi vẫn nhớ danh sách mục tiêu A của mình. Tôi muốn trở thành người tốt, có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, có con cái, có bạn tốt, thành đạt trên chính trường, và viết một cuốn sách để đời.

        Tất nhiên việc tôi có phải là người tốt hay không thì phải do Chúa phán xét. Tôi biết rằng tôi không tốt đến mức như những người ủng hộ tôi nồng nhiệt nhất tưởng hoặc như mình mong đợi, và cũng không xấu đến mức như những người chỉ trích tôi nặng nề nhất nói. Tôi đã được ban tặng vô bờ bến trong cuộc sống gia đình với Hillary và Chelsea. Như bao cuộc sống gia đình khác, cuộc sống gia đình chúng tôi chưa phải là hoàn hảo, nhưng rất tuyệt vời. Những khiếm khuyết của nó, như cả thế giới đã biết, chủ yếu là do tôi, và tương lai của gia đình ấy tiềm ẩn trong tình yêu thương. Tôi chưa thấy ai có nhiều bạn hoặc có bạn tốt hơn tôi. Thật sự, có thể nói không ngoa rằng tôi đã làm tổng thống nhờ vào bạn bè, những người thường được gọi là "Bạn của Bill".

        Cuộc đời chính trị của tôi là một niềm vui. Tôi yêu thích những chiến dịch tranh cử và yêu thích việc lãnh đạo. Tôi luôn cố gắng hướng mọi sự theo hướng đi đúng, tạo ra cơ hội cho nhiều người sống giấc mơ của họ, nâng cao tình thần cho mọi người, và đoàn kết họ lại. Đó là cách tôi tự phán xét mình.

        Còn chuyện viết cuốn sách để đời, ai mà biết được? Có điều chắc chắn nó là một câu chuyện hay.
 


        01

        Sáng sớm ngày 19 tháng 8 năm 1946, mẹ tôi - lúc ấy đã là góa phụ - sinh ra tôi vào một ngày trời trong sau cơn bão mùa hè dữ dội tại bệnh viện Julia Chester ở Hope, một thị trấn khoảng 6.000 dân ở tây nam bang Arkansas, cách biên giới bang Texas ở Texarkana 33 dặm về phía đông. Mẹ đặt tên cho tôi là William Jefferson Blythe III theo tên cha tôi, William Jefferson Blythe Jr., một trong chín người con của một nông dân nghèo ở Sherman, Texas. Ông nội tôi mất khi cha tôi mới 17 tuổi. Theo các cô tôi, cha tôi luôn cố chăm sóc họ, và lớn lên là một người đàn ông điển trai, chăm chỉ và ưa vui nhộn. Ông gặp mẹ tôi trong bệnh viện Tri-State ở Shreveport, bang Louisiana vào năm 1943 khi bà đang tập sự làm y tá. Sau này khi lớn lên, tôi đã nhiều lần đòi mẹ kể lại chuyên hai ông bà gặp nhau ra sao, yêu nhau, hẹn hò và lấy nhau thế nào. Hồi đấy cô bạn ông đang hẹn hò bị bệnh gì đó, ông chở cô này vào bệnh viện nơi mẹ tôi làm việc, họ nói chuyện và tán tỉnh nhau trong lúc cô kia được điều trị. Trên đường ra khỏi bệnh viện, ông chạm vào ngón tay bà - lúc ấy đang đeo chiếc nhẫn của bạn trai bà - và hỏi bà đã có gia đình chưa. Bà ấp úng "chưa" - bà vẫn còn độc thân. Ngày hôm sau ông gửi hoa cho cô bạn kia làm tim bà tan nát. Sau đó ông gọi điện cho bà hẹn hò, giải thích rằng ông luôn gửi hoa mỗi khi ông muốn kết thúc mối quan hệ.

        Hai tháng sau, họ lấy nhau và ông ra trận. Ông phục vụ tại một đội quân xa trong cuộc tấn công vào nước Ý chuyên lo sửa chữa xe jeep và xe tăng. Sau chiến tranh, ông trở về Hope và cùng mẹ chuyển đến Chicago, nơi ông trở lại công việc cũ là nhân viên bán hàng cho Công ty Thiết bị Manbee. Họ mua một căn nhà nhỏ ở ngoại ô Forest Park nhưng mấy tháng sau cũng chưa dọn đến được và vì mẹ lại mang thai tôi, nên họ quyết định bà nên về ở Hope cho đến khi họ có thể chuyển đến nhà mới. Ngày 17 tháng 5 năm 1946, sau khi chuyển đồ đạc vào nhà mới, cha tôi lái xe từ Chicago về Hope để đón vợ mình. Khuya hôm đó, trên xa lộ 60 bên ngoài Sikeston, bang Missouri, ông lạc tay lái khi chiếc xe Buick đời 1942 của ông bể bánh trên đường trơn trượt. Ông bị tung ra khỏi xe và ngã vào, hoặc bò vào một mương thoát nước được đào để cải tạo đầm lầy. Cái mương này chỉ có một mét nước. Khi người ta tìm thấy ông sau hai giờ tìm kiếm, tay ông còn nắm chặt một cành cây ngay trên mặt nước. Ông đã cố nhưng không thể kéo mình lên được. Ông chết đuối năm mới 28 tuổi, mới lấy vợ được hai năm tám tháng, trong đó chỉ có bảy tháng ở bên vợ.

        Những thông tin sơ sài ấy hầu như là tất cả những gì tôi biết về cha mình. Cả đời mình, lúc nào tôi cũng mong mỏi tìm cách lấp đầy thêm các khoảng trống thông tin về cha, bám víu vào từng tấm ảnh hay câu chuyên kể hay mẩu giấy tờ nào có thể cho tôi biết thêm về người đàn ông đã ban cho tôi cuộc sống.

        Khi tôi khoảng 12 tuổi, đang ngồi ở thềm nhà ông bác Buddy tại Hope, một người đàn ông bước lên thềm, nhìn tôi và nói: "Cậu là con của Bill Blythe. Cậu trông giống cha như đúc". Thế là tôi sung sướng mấy ngày liền.

        Năm 1974, tôi tranh cử vào quốc hội. Đó là lần ứng cử đầu tiên của tôi và tờ báo địa phương làm một phóng sự về mẹ tôi. Lúc bà đang ngồi trong quán cà phê quen thuộc vào buổi sáng và bàn luận về bài báo với một người bạn luật sư thì một người thường hay ăn sáng ở đó mà bà chỉ quen sơ bỗng lại gần và nói: "Tôi có mặt đêm hôm ấy, tôi là người đầu tiên đến bên xác chiếc xe ấy". Rồi ông ta kể cho bà nghe những gì ông ta thấy, có cả chuyên cha tôi còn giữ được đủ tình Ịáo hoặc bản năng sinh tồn để cố bám vào cành cây và ngoi mình khỏi mặt nước trước khi chết. Mẹ tôi cám ơn ông ta, đi ra xe và khóc, sau đó lau khô nước mắt và đi làm.

        Năm 1993, vào Ngày của Cha đầu tiên khi tôi làm tổng thống, tờ Washington Post đăng một bài điều tra dài về cha tôi, sau đó hai tháng liền là các bài điều tra khác của hãng thông tấn AP và các báo nhỏ khác. Các bài báo này xác nhận những gì mà mẹ và tôi biết về cha. Chúng cũng đưa ra nhiều điều chúng tôi chưa biết, trong đó có chuyện cha tôi có lẽ đã có đến ba đời vợ trước khi gặp mẹ, và rõ ràng là có ít nhất hai người con.

        Người con trai kia của cha tôi được xác định là Leon Ritzenthaler, ông chủ đã về hưu của một dịch vụ lao công ở bắc California. Trong bài báo, anh ấy nói đã viết thư cho tôi trong chiến dịch tranh cử năm 1992 nhưng không nhận được trả lời. Tôi không nhớ là đã nghe nói đến bức thư này, và trong lúc chúng tôi phải tránh mọi sự chỉ trích khi đó, có thể. nhân viên của tôi đã không cho tôi biết về bức thư ấy. Hoặc là bức thư đã bị thất lạc trong cả núi thư từ chúng tôi nhận được. Dù sao đi nữa, khi tôi đọc được tin về Leon, tôi đã liên lạc với anh và sau đó gặp anh cùng Judy - vợ anh - trong một lần dừng chân ở bắc California. Chúng tôi đã có một chuyến thăm vui vẻ và từ đấy chúng tôi vẫn liên lạc với nhau trong các dịp nghỉ lễ. Anh ấy và tôi trông giống nhau, giấy khai sinh của anh ấy đề tên cha anh chính là cha tôi. Tôi ước gì mình biết về anh ấy sớm hơn.

        Cũng khoảng thời gian này, tôi còn nhận được thông tin xác nhận một số bài báo viết rằng con gái của cha tôi, Sharon Pettijohn, nhũ danh Sharon Lee Blythe sinh năm 1941 ở thành phố Kansas và có mẹ là người mà cha tôi đã ly dị sau đó. Chị ấy gửi cho Betsey Wright, cựu cố vấn trưởng của tôi ở văn phòng thống đốc, bản sao giấy khai sinh, giấy hôn thú của cha mẹ mình, một bức ảnh của cha tôi, và một bức thư của ông gửi cho mẹ chị ấy hỏi thăm về "con của chúng ta". Tôi lấy làm tiếc phải nói rằng vì lý do gì đó tôi chưa bao giờ gặp chị.

        Tin tức vào năm 1993 này đến thật đột ngột với mẹ tôi, lúc ấy đang chống chọi với bệnh ung thư, nhưng bà đã can đảm chấp nhận. Bà nói những người trẻ tuổi làm nhiều việc trong thời kỳ Đại khủng hoảng và thời chiến tranh mà trong thời kỳ khác người ta không đồng tình. Điều quan trọng là cha tôi chính là tình yêu của đời bà và bà không hề hồ nghi gì về tình yêu của ông dành cho bà. Dù sự thật có thế nào, bà chỉ cần biết có thế khi cuộc đời của chính bà đang đi dần đến kết thúc. Còn với mình, tôi không chắc phải đón nhận những tin tức ấy như thế nào, nhưng xét lại đời mình, tôi cũng chẳng ngạc nhiên nếu cha mình phức tạp hơn cái hình ảnh lý tưởng về ông mà tôi đã ấp ủ hơn nửa thế kỷ qua.

        Năm 1994, khi chúng tôi chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 50 ngày quân Đồng minh đổ bộ Normandy, nhiều tờ báo đăng tin về hồ sơ thời chiến của cha tôi, kèm ảnh ông mặc quân phục. Không lâu sau, tôi nhân được thư của ông Umberto Baron ở Netcong, bang New Jersey, kể lại kinh nghiệm thời chiến và sau đó của ông ấy. Ông nói rằng khi quân Mỹ đến ông ấy là một chú nhóc ở Ý, rất khoái đến trại lính Mỹ. Ở đó có một anh lính kết bạn với ông, hay cho kẹo và giảng giải về cách thức vận hành và sửa chữa máy móc. Lúc ấy ông chỉ biết anh lính kia tên Bill. Sau chiến tranh, Baron sang Mỹ, và nhờ cảm hứng mà anh lính Mỹ - người thường gọi Baron là "Nhóc GI Joe" - truyền cho, đã mở xưởng sửa xe hơi của riêng mình và lập gia đình. Ông nói với tôi là ông đã sống trong "giấc mơ Mỹ", làm ăn phát đạt và có ba con. Ông nói ông mang ơn người lính đó về những thành công trong đời mình, nhưng lúc bấy giờ đã không có dịp chào tạm biệt, và thường tự hỏi người lính ấy sau này ra sao. Rồi ông viết: "Vào Ngày chiến sĩ trận vong năm nay, khi tôi vừa uống cà phê vừa liếc qua tờ New York Daily News bỗng cảm thấy như bị sét đánh. Ở dưới góc trái của trang báo là bức ảnh của anh lính Bill. Tôi thấy ớn lạnh khi biết anh Bill đó chẳng phải ai khác mà lại chính là cha của Tổng thống Hoa Kỳ".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Bảy, 2015, 07:51:20 am
        Năm 1996, các con của một trong các bà cô của tôi lần đầu đến Nhà Trắng để tham dự tiệc mừng giáng sinh gia đình hàng năm và tặng tôi một món quà: bức thư chia buồn cô tôi nhận đứợc của hạ nghị sĩ vĩ đại Sam Raybum1 sau khi cha tôi mất. Đó chỉ là một bức thư ngắn theo mẫu và có vẻ như là một bức thư được ký bằng máy theo kiểu thường thấy hồi đó, nhưng tôi vui sướng như một đứa trẻ lên sáu lần đầu được ông già Noel tặng bộ đồ chơi tàu hỏa vậy. Tôi treo bức thư trong văn phòng riêng của mình ở lầu hai Nhà Trắng, và hàng đêm vẫn nhìn ngắm nó.

        Không lâu sau khi rời Nhà Trắng, lúc tôi đang lên máy bay hãng USAir từ Washington đi New York thì một nhân viên hàng không chặn tôi lại và nói cha kế của anh ta kể rằng ông ấy phục vụ trong chiến tranh cùng với cha tôi và rất thích cha tôi. Tôi hỏi số điện thoại và địa chỉ người cựu binh, anh nhân viên nói anh không có nhưng sẽ chuyển cho tôi sau. Tôi vẫn đang chờ, hy vọng sẽ có thêm một người nữa có liên hệ với cha tôi.
Vào cuối nhiệm kỳ tổng thông, tôi chọn một số nơi đặc biệt để đi chào tạm biệt và cảm ơn nhân dân Mỹ. Một trong những nơi ấy là Chicago, sinh quán của Hillary, nơi tôi gần như giành được vai trò ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ vào Ngày lễ Thánh Patrick năm 1992; nơi có nhiều ủng hộ viên tích cực nhất của tôi và là nơi phần lớn các sáng kiến của tôi về chống tệ nạn, an sinh xã hội và giáo dục tỏ ra hiệu quả; và tất nhiên cũng là nơi cha me tôi chuyển đến ở sau chiến tranh. Tôi thường đùa với Hillary rằng nếu cha tôi không mất mạng trên xa lộ trơn trượt ở Missouri hồi xưa thì có lẽ tôi đã lớn lên cách Hillary có vài dặm và chắc chẳng bao giờ gặp được nhau. Điểm dừng chân cuối của tôi là khách sạn Palmer House, bối, cảnh của tấm ảnh cha mẹ chụp chung duy nhất mà tôi có - tấm ảnh, được chụp ngay trước khi mẹ tôi về lại Hope năm 1946. Sau khi diễn thuyết và chào từ biệt, tôi vào một phòng nhỏ và gặp một phụ nữ, bà Mary Etta Rees, cùng hai con gái của bà. Bà kể rằng bà đã cùng lớn lên, học cùng trường trung học với mẹ tôi, sau đó chuyển đến bang Indiana để làm việc trong ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh, lấy chồng, và ở lại đó nuôi con. Rồi bà ấy tặng tôi một món quà quý giá: bức thư của mẹ tôi hồi 23 tuổi, viết trong ngày sinh nhật của mình khoảng ba tuần sau khi cha tôi mất, hơn 54 năm trước. Hình ảnh mẹ thật tuyệt vời. Với nét chữ đẹp, bà viết về nỗi đau và sự quyết tâm tiếp tục sống: "Lúc ấy gần như không thể tin được, nhưng bạn biết đấy, mình đang có mang sáu tháng và ý nghĩ về đứa bé giúp mình tiếp tục sống và thực sự đã mở ra cả một thế giới trước mặt mình".

        Mẹ tôi để lại cho tôi chiếc nhẫn cưới bà đã tặng cha cùng với một vài câu chuyện cảm động, và một ý thức chắc chắn rằng bà đã yêu thương tôi giùm cả phần cha tôi nữa.

        Cha tôi để lại cho tôi cảm giác rằng tôi phải sống cho hai con người, và rằng nếu tôi sống tốt, thì bằng cách nào đó tôi có thể bù đắp lại cho cuộc đời lẽ ra ông đã phải có. Và kỷ niệm về ông nhắc nhở cho tôi, ở vào cái tuổi sớm hơn so với hầu hết. mọi người, về kiếp hữu sinh hữu tử của chính mình. Cái ý thức rằng cả tôi cũng có thể chết khi còn trẻ thúc đẩy tôi sống cho trọn mỗi giây phút cuộc đời và sẵn sàng tiếp đón thách thức to lớn phía trước. Ngay cả khi chưa rõ mình đang đi đâu, tôi vẫn luôn vội vã.
-----------------
1. Sam Rayburn (1882 - 1961) dân biểu bang Texas, chủ tịch hạ viện 17 năm kể từ 1940 (có gián đoạn bốn năm).


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Bảy, 2015, 08:45:59 am
 
        02

        Tôi sinh trùng ngày sinh của ông ngoại, bị sinh non vài tuần, nặng khoảng 3,2kg, cao hơn sáu tấc. Mẹ và tôi về nhà ngoại trên phố Hervey ở Hope, nơi tôi sống bốn năm tiếp theo. Căn nhà ấy lúc đó với tôi thật khổng lồ và đầy bí ẩn, và cho tới nay vẫn còn lưu giữ những kỷ niệm sâu sắc. Người dân ở Hope đã quyên góp tiền phục chế nó và để đầy bên trong những hình ảnh, vật kỷ niệm cùng đồ đạc thời bấy giờ. Họ gọi là Nơi sinh Clinton. Đó chắc chắn là nơi tôi thức tình để bước vào cuộc sống - với mùi thức ăn đồng quê, với sữa trộn bơ, máy làm kem, ván giặt, và dây phơi quần áo; với bộ sách tập đọc vỡ lòng Dick and Jane; với những đồ chơi đầu tiên, có cả một đoạn dây xích tôi thích nhất, với những giọng nói kỳ lạ trên dây điện thoại tự chế, với những người bạn đầu tiên; và với công việc ông bà ngoại tôi làm.

        Khoảng một năm sau, mẹ tôi quyết định phải quay về bệnh viện Charity ở New Orleans, nơi bà từng có lần thực tập làm y tá, để học làm chuyên viên gây mê. Trước đấy, các bác sĩ thường tự gây mê, vì thế người ta cần loại chuyên viên khá mới mẻ này, điều này giúp bà có thêm uy tín và kiếm thêm tiền cho chúng tôi. Nhưng chắc hẳn bà thấy khó khăn khi bỏ tôi ở nhà. Mặt khác New Orleans sau chiến tranh là một nơi kỳ thú, đầy người trẻ tuổi nhạc Dixieland, đầy những nơi cuốn hút như câu lạc bộ My-Oh-My, nơi nam giới mặc đồ phụ nữ nhảy nhót và hát như các quí cô dễ thương. Tồi nghĩ, với một góa phụ trẻ muôn vượt qua sự mất mát của mình, đó không phải là một nơi quá tồi.

        Tôi được đi thăm mẹ hai lần cùng với bà ngoại bằng xe lửa đến New Orleans. Tôi chỉ mới ba tuổi, nhưng tôi nhớ rõ hai thứ. Thứ nhất là chúng tôi ở khu vực tầng cao của khách sạn Jung, đối diện khu phố Pháp bên kia đường Canal. Đó là tòa nhà có hơn hai tầng lầu đầu tiên tôi từng ở, trong thành phố thực sự đầu tiên tôi được thấy. Tôi còn nhớ cảm giác kinh ngạc khi nhìn cảnh thành phố lên đèn vào ban đêm. Tôi không nhớ rõ mẹ và tôi làm gì ở New Orleans, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên được lần tôi lên tàu rời thành phố. Khi tàu bắt đầu lăn bánh khỏi ga, mẹ quỳ xuống bên cạnh đường ray và vừa khóc vừa vẫy. Tôi vẫn còn có thể nhìn thấy bà như vậy, vừa quỳ vừa khóc, như thể vừa mới hôm qua.

        Trong hơn 50 năm kể từ chuyến đi đầu tiên ấy, New Orleans luôn đặc biệt cuốn hút tôi. Tôi thích âm nhạc, thức ăn, con người và tinh thần của thành phố này. Khi tôi 15 tuổi, gia đình tôi đi nghỉ ở New Orleans và vùng Gulf Coast, và tôi được nghe tay kèn trumpet vĩ đại AI Hirt chơi trong câu lạc bộ cửa ông. Ban đầu họ không cho tôi vào vì chưa đủ tuổi. Khi mẹ và tôi định bỏ đi thì người gác cửa bảo rằng ông Hirt đang ngồi đọc trong xe của ông ấy ngay góc đường, và chỉ có ông ta mới cho tôi vào được. Tôi tìm ra ông ấy, trong chiếc Bentley đường hoàng, gõ lên cửa kính xe, và trình bày hoàn cảnh. Ông ấy bước ra, đưa mẹ và tôi đến câu lạc bộ, và cho chúng tôi ngồi bàn gần sân khấu. Ông cùng ban nhạc chơi một buổi diễn tuyệt vời - đó là buổi nghe nhạc jazz "sống" đầu tiên của tôi. AI Hirt mất khi tôi làm tổng thống. Tôi gửi thư cho vợ ông và kể lại chuyên này, bày tỏ lòng biết ơn đối với sự tốt bụng từ xa xưa mà con người vĩ đại ấy đã dành cho một cậu bé.

        Khi học trung học, tôi chơi độc tấu kèn saxo một bài về New Orleans có tên Cresent City Suite - Căn hộ thành phố lưỡi liềm. Tôi nghĩ tôi đã chơi khá hay vì tôi chơi với những kỷ niệm về lần đầu tôi nhìn thấy thành phố này. Năm 21 tuổi, tôi được học bổng Rhodes ở New Orleans. Có lẽ tôi thành công trong cuộc phỏng vấn xin học bổng vì tôi cảm thấy thoải mái như ở nhà tại đây. Khi tôi còn là giáo sư luật trẻ, Hillary và tôi đã đi New Orleans vài lần thật'tuyệt để dự hội thảo, ở tại một khách sạn kiểu cổ nho nhỏ trong khu phố Pháp - khách sạn Cornstalk. Khi tôi làm Thống đốc bang Arkansas, đội bóng tiểu bang đã thi đấu ở sân Sugar Bowl ở đây, và thua đội bang Alabama trong một trong những chiến thắng vĩ đại cuối cùng của Bear Bryant huyền thoại. ít ra thì cũng có điều an ủi rằng ông ấy cũng sinh ra và lớn lên ở Arkansas! Khi tôi ra tranh cử tổng thống, nhân dân New Orleans đã hai lần làm nên chiến thắng thuyết phục, cho tôi, đảm bảo số phiếu cử tri đoàn của tiểu bang Louisiana cho chúng tôi.

        Bây giờ tôi đã từng đến phần lớn các thành phố tuyệt nhất thế giới, nhưng New Orleans sẽ mãi mãi đặc biệt - với cà phê và beignet1 ở quán Morning Call bên bờ Mississippi; với âm nhạc của Aaron và Charmaine Neville; với những ông cụ ở Cung bảo tồn, và, với kỷ niệm về Al Hirt, về những buổi sáng chạy bộ xuyên qua khụ phố Pháp, về những bữa ăn tuyệt hảo ở các nhà hàng với Johni Breaux, cảnh sát trưởng Harry Lee và các bạn bè khác; và trên hết, với những kỷ niệm về mẹ tôi. Chúng chính là những nam châm hút tôi xuôi dòng Mississippi về New Orleans.

        Khi mẹ tôi còn ở New Orleans, tôi được ông bà chăm sóc. Họ cực kỳ tử tế với tôi. Họ yêu tôi nhiều, và thật buồn là nhiều hơn cả họ yêu nhau; bà tôi cũng thương tôi hơn thương mẹ. Nhưng may thay là lúc bấy giờ tôi không hề biết tất cả những chuyện đó. Tôi chị biết là mình được yêu thương. Sau này, khi tôi quan tâm đến trẻ em lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn và tìm hiểu cách nuôi dạy trẻ qua công việc của Hillary ở Trung tâm nghiên cứu trẻ em Đại học Yale, tôi mới biết mình đã may mắn đến thế nào. Dù họ có thói tật gì đj nữa, ông bà và mẹ tôi lúc nào cũng làm tôi cảm thấy đối với họ tôi là nhất trên đời. Phần lớn trẻ em khác sẽ thành công nếu có mội người khiến chúng cảm thấy như vậy. Tôi lại có đến ba người.
--------------------
1. Beignet: bánh bột chiên nhân thịt và trái cây.
 


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Bảy, 2015, 08:16:43 am
        Ngoại tôi, Edith Grisham Cassidy, chỉ cao hơn l,50m và nặng khoảng 90kg. Ngoại rất thông minh, kiên quyết và ngang ngạnh, và rõ ràng là hồi trẻ cũng xinh đẹp. Bà có nụ cười tuyệt vời, nhưng bà cũng hay thịnh nộ, thất vọng hoặc bị ám ảnh điều gì đó mà chỉ có bà mới hiểu. Bà hay trút giận vào ông ngoại và mẹ tôi, cả trước lẫn sau khi tôi ra đời, nhưng tôi thì được bà chừa ra. Hồi xưa bà học giỏi và có tham vọng, nên sau trung học bà theo một khóa đào tạo hàm thụ y tá ở trường Y tá Chicago. Lúc tôi chập chững biết đi, bà đang làm y tá riêng cho một ông ở gần nhà chúng tôi trên phố Hervey. Tôi vẫn còn nhớ mình hay chạy xuống phố đón bà đi làm về.

        Mục tiêu của bà ngoại đối với tôi là làm sao tôi phải ăn thật nhiều, học thật nhiều và lúc nào cũng sạch sẽ gọn gàng. Chúng tôi ăn ở một cái bàn trong bếp cạnh cửa sổ. Cái ghế cao của tôi đối diện với cửa sổ, và ngoại hay xếp mấy lá bài lên bệ cửa sổ để tôi vừa ăn vừa học đếm. Ngoại bữa nào cũng ép tôi ăn nhiều, vì hồi đó người ta tin rằng mấy đứa trẻ càng khỏe càng thông minh, miễn là ngày nào cũng phải tắm. Ít nhất một lần trong ngày, bà đọc cho tôi nghe từ những cuốn tập đọc Dick an Jane cho đến khi tôi tự đọc được. Ngoại còn đọc cả World Book Encyclopedia - Bách khoa toàn thư thế giới cho tôi, loại sách mà hồi đó mấy ông bán hàng rong đi bán từng nhà một và trở thành cuốn sách thứ nhì thường thấy nhất sau cuốn Kinh thánh trong nhà dân lao động. Những bài học từ rất sớm này giải thích vì sao tôi bây giờ thích đọc sách, chơi bài, chăm sóc đến cân nặng của mình và không bao giờ quên rửa tay và đánh răng.

        Tôi rất yêu ông ngoại - nguồn ảnh hưởng nam tính đầu tiên trong đời tôi - và tự hào rằng mình sinh trùng ngày sinh của ông. James Eldridge Cassidy người mảnh khảnh, khoảng l,80m, nhưng lúc đấy vẫn còn khỏe mạnh và đẹp trai. Tôi vẫn luôn nghĩ ông trông giống tài tử Randolph Scott.

        Khi ông bà tôi từ Bodcaw chuyển đến Hope, một nơi chỉ có vài trăm dân, ông tôi làm nghề đánh xe ngựa giao đá cho một xưởng sản xuất đá lạnh. Hồi đó, tủ lạnh trong nhà chỉ là dạng tủ đá, được giữ lạnh bằng mấy cục đá đủ kích cỡ tùy theo cỡ tủ. Dù chỉ nặng khoảng 75kg nhưng ông tôi có thể vác những súc đá nặng 50kg hoặc hơn, dùng hai cái móc sắt kéo lên lưng có lót sẵn một miếng da lớn.

        Ông tôi là một người cực kỳ tốt bụng và rộng rãi. Trong thời Đại khủng hoảng, lúc mà chẳng ai có tiền, ông hay cho mấy chú nhóc cùng đánh xe chở đá để chúng khỏi lang thang ngoài phố. Nhờ thế mà mỗi chú nhóc kiếm được 25 xu mỗi ngày. Năm 1976, khi tôi tranh cử chức Bộ trưởng tư pháp ở Hope, tôi có| nói chuyện với một trong mấy chú nhóc này, nay là thẩm phán John Wilson, Chú nhóc ấy nay đã thành một luật sư đáng kính và thành công, nhưng vẫn còn nhớ rất rõ những ngày xưa. Ông ấy kể với tôi là có một lần khi ông tôi đưa 25 xu tiền công nhật, ông đã đề nghị ông tôi đưa hai đồng 10 xu và một đồng năm xu chỉ để cố cảm giác rằng mình có nhiều tiền. Ông tôi chiều theo, và cậu bé vừa đi về nhà vừa xóc mấy đồng xu leng keng trong túi. Nhưng cậu xóc mạnh quá, đến nỗi một đồng 10 xu văng ra ngoài. Thế là cậu bỏ hàng giờ ra để tìm lại mà không được. Bốn mươi năm sau, ông thẩm phán nói rằng mỗi lần đi ngang đoạn phố ấy ông đều để ý tìm lại xem đồng xu kia còn đó không.

        Thật khó mà giảng giải cho thanh niên thời nay về ảnh hưởng của thời kỳ Đại khủng hoảng đối với thế hệ ông bà và cha mẹ tôi nhưng tôi lớn lên và cảm thấy rõ ảnh hưởng này. Một trong những chuyện đáng nhớ nhất thời thơ ấu của tôi là chuyện mẹ tôi kể về Ngày thứ sáu tuần thánh trong thời Đại khủng hoảng, khi ông tôi một hôm đi làm về và khóc, nói rằng ông không làm sao kiếm được khoảng một đôla để mua váy mới cho mẹ mặc lễ Phục sinh. Mẹ tôi không bao giờ quên chuyện đó, và mỗi mùa Phục sinh tôi lại được cho một bộ cánh mới, dù muốn dù không. Tôi nhớ một lễ Phục sinh những năm 50, lúc ấy tôi đang mập và có ý thức về chuyên này. Tôi đi nhà thờ trong bộ trang phục áo màu sáng tay ngắn, quần lanh trắng, giày Hush Puppies hai màu hồng đen, và một thắt lưng màu hồng. Thật đau khổ, nhưng mẹ tôi lúc nào cũng theo đúng thông lệ mua đồ mới vào dịp Phục sinh của ông tôi.

        Khi tôi ở chung với ông, ông làm hai nghề mà tôi rất khoái trông coi một tiệm tạp hóa nhỏ, và kiếm thêm bằng cách nhận một chân bảo vệ ban đêm ở xưởng cứa. Tôi rất thích cùng trực đêm với ông ở xưởng. Chúng tôi hay đem theo bánh mì kẹp đựng trong túi giấy để ăn khuya, còn tôi thì hay ngủ ở băng ghế sau xe hơi. Vào những đêm trăng sáng, tôi hay trèo lên đống mùn cưa, hít cái mùi bí ẩn của gỗ mới xẻ và mùn cưa. Ông tôi cũng thích làm việc ở đó. Như thế, ông có thể ra khỏi nhà và nhắc ông nhớ lại thời từng làm việc ở nhà máy hồi mới sinh mẹ tôi. Ngoại trừ lần vì tối quá ông tồi đóng cửa xe kẹp vào ngón tay tôi, còn thì những đêm đi trực đó là những chuyên phiêu lưu tuyệt hảo.

        Tiệm tạp hóa lại là một kiểu phiêu lưu khác. Trước tiên/ trên quầy trong tiệm có một hũ kẹo Jackson khổng lồ, và tôi hay khua khoắng. Kế đến là khách hàng toàn là những người lớn mà tôi không biết, và lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người lớn không phải là ruột thịt của mình. Thứ ba là rất nhiều khách hàng của ông tôi là người da đen. Dù miền Nam nước Mỹ hồi đó nạn phân cách vẫn bao trùm, nhưng ở những thành phố nhỏ hoặc nơi thôn quê vẫn luôn có những giao tiếp đa chủng tộc. Dù vậy, rất hiếm khi mới gặp được một nông dân miền Nam ít học nào mà lại không có tí máu kỳ thị trong người. Ông tôi lại chính là người hiếm có ấy. Tôi có thể nhận thấy người da đen bề ngoài trông khác, nhưng vì ông tôi đối xử với họ như với mọi người khác, hay hỏi thăm con cái và công việc của họ, nên tôi nghĩ họ cũng y như mình. Thỉnh thoảng, mấy chú nhóc da đen hay vào tiệm và chúng tôi cùng chơi chung. Phải nhiều năm sau tôi mới biết đến nạn kỳ thị, định kiến và ý nghĩa của sự nghèo khổ; phải nhiều năm sau tôi mới biết phần lớn người da trắng không như ông và bà tôi, người vốn ít khi đồng tình với ông tôi nhưng lại cùng quan điểm về chủng tộc. Thực ra, mẹ tôi kể rằng có lần mẹ bị đòn quắn đít hồi mới ba, bốn tuổi, bà đã gọi một phụ nữ da đen là "mọí đen". Nói một cách nhẹ nhàng thì việc bà ngoại đánh đòn mẹ lần ấy là một cách ứng xử rất bất thường của một phụ nữ da trắng ở nông thôn miền Nam hồi những năm 20.

        Mẹ tôi có lần kể rằng sau khi ông mất, mẹ tìm thấy một cuốn sổ kế toán trong tiệm tạp hóa của ông, trong đó ghi nhiều nợ chưa trả, phần lớn của khách hàng người da đen. Mẹ nhớ lại là ông bảo với mẹ rằng những người tốt đã cố gắng hết mình đáng được quyền nuôi sống gia đình, và dù có kẹt đến đâu đi nữa thì ông cũng không bao giờ từ chối cho họ mua thiếu. Có lẽ vì thế mà tôi luôn tin tưởng vào tem phiếu thực phẩm.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Bảy, 2015, 07:08:36 am
       Sau khi thành tổng thống, tôi lại được nghe kể về tiệm tạp hóa của ông tôi. Năm 1997, một phụ nữ Mỹ gốc Phi, Ernestine Campbell, trả lời phỏng vấn báo dịa phương ở Toledo, bang Ohio, về chuyện ông của bà hay đem bà cùng đến mua chịu thức ăn tại tiệm của ông tôi. Bà ấy nói bà còn nhớ có chơi cùng với tôi, và rằng tôi là "nhóc da trắng duy nhất trong xóm chơi với trẻ con da đen". Nhờ ông ngoại mà tôi chẳng bao giờ biết mình là đứa nhóc da trắng duy nhất làm việc đó.

       Ngoài tiệm tạp hóa của ông tôi, xóm tôi ở cũng là nơi cho tôi tiếp xúc với người ngoài gia đình. Tôi đã chứng kiến nhiều điều trong khu vực nhỏ hẹp ấy. Tôi thấy một căn nhà bên kia đường cháy rụi, và hiểu rằng tôi không phải là người duy nhất phải gánh chịu những điều tồi tệ. Tôi kết bạn với một cậu bé thích sưu tập những con vật kỳ lạ, và một lần cậu mời tôi qua xem con rắn của cậu. Cậu bảo rắn bị nhốt trong tủ. Thế rồi cậu ấy mở cửa tủ, đẩy tôi vào, đóng cửa lại, bảo là tôi đang ở trong bóng tôi một mình với con rắn. Thực ra rất may là không phải thế, nhưng tôi sợ chết khiếp. Tôi hiểu ra rằng cái mà kẻ mạnh cho là buồn cười đôi khi lại rất tàn bạo và nhục nhã đối với kẻ yếu.

       Cách nhà của chúng tôi một dãy phố có một cầu chui xe lửa, hồi đấy làm bằng những súc gỗ trét nhựa đường. Tôi thích bám lên mấy súc gỗ đó, lắng nghe xe lửa rầm rập chạy bên trên và tự hỏi tàu chạy đi đâu và tôi có bao giờ đi đến đó không.

       Và tôi hay chơi trong sân sau với một cậu có sân nhà kế liền bên. Cậu ấy ở cùng với hai bà chị xinh đẹp trong một căn nhà to và đẹp hơn nhà chúng tôi. Chúng tôi thường ngồi trên cỏ hàng giờ, tập phóng dao sao cho cắm dính xuống đất. Tên cậu ấy là Vince Foster. Cậu ấy tốt với tôi và không bao giờ lên mặt kẻ cả như mấy đứa lớn thường làm với bọn nhóc nhỏ tuổi hơn. Sau này cậu ấy trở thành một người đàn ông cao lớn, đẹp trai, thông minh và tốt bụng. Cậu ấy trở thành một luật sư tuyệt vời, một ủng hộ viên mạnh mẽ cho sự nghiệp của tôi hồi mới đầu, và là bạn thân của Hillary ở Công ty luật Rose. Gia đình hai chúng tôi thăm hỏi qua lại ở Little Rock, chủ yếu là ở nhà cậu ấy, nơi vợ cậu ấy - Lisa - đã dạy Chelsea bơi. Cậu ấy đến thăm tôi ở Nhà Trắng, và là một tiếng nói bình tĩnh, tỉnh táo trong vài tháng đầu tiên căng thẳng của chúng tôi ở đó.

       Có một người khác ngoài gia đình có ảnh hưởng đến tôi trong thời thơ ấu. Odessa là một phụ nữ da đen đến giặt giũ, dọn dẹp nhà chúng tôi và trông coi tôi khi ông bà tôi đi làm. Răng của bà to và vuông, làm tôi thấy nụ cười của bà càng rạng rỡ và đẹp hơn. Tôi vẫn liên lạc với bà nhiều năm sau khi rời Hope. Năm 1966, tôi và một người bạn đi thăm Odessa sau khi thăm mộ cha và ông tôi. Phần lớn người da đen ở Hope sống gần khu nghĩa trang, ngay bên kia con đường đối diện với tiệm tạp hóa của ông tôi. Tôi còn nhớ chúng tôi ngồi ở thềm nhà của Odessa khá lâu. Khi đến lúc phải đi, chúng tôi lên xe và lái đi trên con đường đất bụi bặm. Những con đường đất duy nhất tôi thấy ở Hope, hoặc sau đó ở Hot Springs khi tôi chuyển đến đó, đều nằm ở khu da đen, đầy những người làm việc chăm chỉ, nuôi những đứa con như tôi, và đều đóng thuế. Odessa đáng được hưởng điều tốt đẹp hơn thế.

       Những nhân vật lớn trong thời thơ ấu của tôi là họ hàng thân thích: các cụ ngoại, dì của mẹ tôi Otie, cậu của mẹ tôi Carl Russel, và trên hết là bác của mẹ tôi Oren - còn được gọi là Buddy, cũng là một trong những điểm sáng của đời tôi - và vợ của bác, dì Ollie.

       Dòng họ Grisham của các cụ tôi sống trong một căn nhà nhỏ xây nổi trên mặt đất ở nông thôn. Vì bang Arkansas có nhiều lốc xoáy hơn hầu như bất cứ nơi nào khác ở Mỹ nên phần lớn những ai xây nhà kiểu này đều đào một cái hầm để trú bão. Cái hầm của các cụ tôi ở sân trước, có một cái giường nhỏ, một cái bàn nhỏ, trên đó để một đèn đốt dầu và than. Tôi còn nhớ có lần nhìn vào cái chỗ chật hẹp đấy và cụ tôi bảo "ừ, thỉnh thoảng cũng có rắn chui xuống dưới đấy nhưng nếu còn để đèn thì nó không cắn cháu đâu". Tôi chẳng bao giờ biết điều này có thật hay không. Kỷ niệm còn lại của tôi về cụ tôi là lần ông đến thăm tôi ở bệnh viện khi tôi bị gãy chân lúc lên năm. Cụ cầm tay tôi và chụp hình chung. Cụ mặc chiếc áo sơmi trắng cài kín nút đến tận cổ và một áo khoác đen giản dị, trông già cỗi như những ngọn đồi và cứ như thể vừa bước ra từ trang sách American Gothic vậy.

       Chị của bà ngoại tôi Opal - chúng tôi gọi bà là Otie - là một phụ nữ dễ coi có giọng cười tuyệt vời đặc trưng của dòng họ Grisham; yà người chồng Carl kín tiếng của bà là người đầu tiên tôi biết có rồng dưa hấu. Đất cát được sông bồi đắp xung quanh Hope thật lý tưởng với dưa hấu, và kích cỡ dưa Hope trở thành thương hiệu của thành phố vào đầu thập niên 50, khi người dân ở đây gửi cho Tổng thống Truman quả dưa to nhất tính đến thời điểm đó, gần 100kg. Tuy nhiên, dưa ngon chỉ khoảng 30kg hoặc ít hơn. Chính ông Carl trồng loại dưa này, hay tưới nước từ bồn xuống đất quanh mấy quả dưa và xem mấy cái rễ hút nước y như máy hút bụi vậy. Khi tôi thành tổng thống, anh họ của ông Carl vẫn còn quầy bán dưa hấu ở Hope và bạn có thể mua dưa đỏ hoặc thứ dưa vàng ngọt hơn.

       Hillary nói rằng lần đầu tiên cô ấy gặp tôi, tôi đang đứng ở sảnh của khoa Luật Đại học Yale và khoe khoang về kích cỡ của dưa hấu Hope cho mấy ông bạn sinh viên đang lắng nghe đầy nghi hoặc. Khi tôi làm tổng thống, bạn cũ của tôi ở Hope mở tiệc đãi dưa hấu ở Bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng, và tôi lại được dịp kể chuyên dưa cho một thế hệ mới, những người trẻ tuổi giả vờ tỏ ra thích thú đến đề tài mà tôi biết từ lâu qua ông bà Otie và Carl.

       Anh của bà tôi, Buddy, và vợ ông, Ollie, là những thành viên chính của đại gia đình chúng tôi. Buddy và Ollie có bốn người con, trong đó ba người đã đi khỏi Hope khi tôi đến đây. Bác Dwayne làm điều hành cho một xưởng sản xuất giày ở New Hampshire. Các bác Cònrad và Falba lúc bấy giờ ở Dallas, nhưng thường về thăm và nay đã chuyển về ở Hope. Bác út Myra làm nghề rodeo - cưỡi bò. Bà bác này có thể cưỡi ngựa như một tay chuyên nghiệp, nhưng sau đó bỏ nhà đi theo một tay chăn bò, có hai con, ly dị, rồi về nhà lại, và điều hành cơ quan quản lý gia cư địa phương. Myra và Falba là hai phụ nữ tuyệt vời, cho dù khổ đến đâu vẫn có thể mỉm cười và không bao giờ bỏ rơi bè bạn, gia đình. Tôi mừng vì họ vẫn đang là một phần cuộc đời tôi. Tôi dành nhiều thời gian ở nhà bác Buddy và Ollie, không chỉ trong bốn năm đầu đời, mà còn trong suốt 40 năm sau cho đến khi bác Ollie mất, bác Buddy bán nhà về ở với bác Falba.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Bảy, 2015, 03:03:51 am
        Cuộc sống xã hội trong đại gia đình tôi, cũng giống như phần lớn người nghèo khó ở nông thôn, xoay quanh các bữa ăn, bàn tán và kể chuyên. Họ không đủ tiền đi nghỉ, cũng hiếm khi đi xem phim, và mãi cho đến giữa cuối thập niên 50 mới có tivi. Họ chỉ đi chơi vài lần trong năm - đi hội chợ huyện, hội dưa hấu, thỉnh thoảng đi vũ hội hoặc xem hát đồng ca nhà thờ. Đàn ông thì đi săn, câu cá,trồng rau và dưa hấu trên những mảnh đất ngoài đồng mà họ vẫn giữ khi chuyển vào thành phố làm việc.

        Dù không dư dả gì nhưng họ chẳng bao giờ cảm thấy nghèo miễn là họ có một căn nhà gọn gàng, quần áo sạch, và đủ thức ăn để đãi bất cứ ai đến thăm. Họ làm việc để sống, chứ không phải sống để làm việc.

        Những bữa ăn ưa thích thời thơ ấu của tôi là ở nhà ông bà Buddy và Ollie, quây quần quanh cái bàn lớn trong căn bếp nhỏ của họ. Thường thì một bữa ăn trưa (mà chúng tôi gọi là bữa chiều, còn bữa vào buổi tối thì gọi là bữa chính) cuối tuần có thịt heo hoặc thịt rôti, bánh ngô, xà lách hoặc rau xanh, khoai tây nghiền, khoai lang, đậu, đậu xanh, bánh trái cây và rất nhiều loại trà đá mà chúng tôi uống bằng những cốc vại khổng lồ. Được uống bằng mấy cái vại đó làm tôi cảm thấy mình người lớn hơn. Trong những dịp đặc biệt, chúng tôi ăn kem nhà làm cùng với bánh. Mỗi khi đến sớm, tôi hay phụ nấu ăn, tước vỏ đậu hoặc quay tay cầm của máy làm kem. Trước, trong và sau bữa ăn lúc nào mọi người cũng nói chuyện: tán gẫu chuyện xóm làng, chuyện gia đình, và kể rất nhiều chuyện. Họ hàng tôi ai cũng biết kể chuyện, làm cho những sự việc đơn giản, những lần gặp gỡ và cả những điều rủi xung quanh cuộc sống bình thường trở nên sống động, đầy kịch tính và tiếng cười.

        Ông Buddy là người kể chuyện hay nhât. Giông như hai chị mình, ông Buddy rất thông minh. Tôi thường tự hỏi không biết họ sẽ thế nào nếu được sinh ra vào thế hệ của tôi hoặc của con gái tôi. Nhưng hồi đó cũng có nhiều người như họ. Ông thợ bơm xăng cho bạn có lẽ cũng có chỉ số IQ cao bằng bác sĩ cắt amiđan cho bạn. Ở Mỹ còn nhiều người giống như dòng họ Grisham; nhiều người trong số này là dân nhập cư, và vì thế khi làm tổng thống tôi cố gắng mở rộng cửa các trường đại học cho tất cả những ai muốn đến.

        Dù học vấn hạn chế, ông Buddy đầu óc minh mẫn và có hiểu biết của một tiến sĩ về bản chất con người, nhờ vào một đời quan sát tinh tường và phải đối phó với những thói tật của chính mình cũng như gia đình ông. Hồi mới cưới vợ ông có tật nhậu nhẹt. Một hôm ông về nhà và nói với vợ rằng việc nhậu nhẹt của ông làm hại đến vợ con và gia đình, rồi hứa sẽ không uống nữa. Và đúng như vậy, ông bỏ nhậu cho đến hơn 50 năm sau.

        Sau này khi đã ngoài 80, ông Buddy vẫn có thể kể những chuyên hấp dẫn về tính cách những chú chó ông nuôi cách đó năm hay sáu thập kỷ. Ông nhớ tên, hình dáng, các thói quen riêng của chúng cách ông nuôi chúng và cách chúng tha chim bị bắn hạ về cho ông. Nhiều người hay đến chơi với ông và ngồi ở bậc thềm nhà. Sau khi họ về, ông hay kể chuyện về họ hoặc con cái họ - lúc thì vui, lúc thì buồn, thường là với thái độ thông cảm và luôn luôn thấu hiểu.

        Tôi học được nhiều điều từ những chuyện mọi người kể; rằríg không có ai hoàn hảo cả nhưng phần lớn con người là tốt; rằng không thể phán xét người ta khi họ đang trong những giờ khắc khó khăn và yếu đuối nhất; rằng những xét đoán khắc nghiệt ấy có thể biến tất cả chúng ta thành bọn đạo đức giả; rằng một phần lớn của cuộc sống là phải có mặt và phải cố gắng; rằng tiếng cười thường là cách ứng phó tốt nhất, và đôi khi là duy nhất, trước những nỗi đau. Có lẽ quan trọng nhất là tôi hiểu được rằng mỗi người đều có một câu chuyện - về giấc mơ và ác mộng, về hy vọng và khổ đau, về tình yêu và mất mát, về lòng dũng cảm và sự sợ hãi, về sự hy sinh và tính ích kỷ. Suốt đời mình tôi luôn quan tâm đến câu chuyện của người khác. Tôi luôn muốn biết họ, hiểu họ và cảm thông với họ. Khi lớn lên và làm chính trị, tôi luôn cảm thấy mục đích chính của công việc của tôi là cho mọi người cơ hội để có được những câu chuyện đời tốt đẹp hơn.

        Chuyện đời của ông Buddy hay cho đến khi kết thúc. Ông mắc bệnh ung thư phổi năm 1974, phải cắt một bên phổi nhưng vẫn sống đến năm 91 tuổi. Ông tư vấn cho tôi trong sự nghiệp chính trị, và nếu tôi nghe lời ông và bãi bỏ chính sách tăng lệ phí bảng số xe vốn làm mất lòng dân chúng thì có lẽ tôi đã không thua trong kỳ vận động tái cử thông đốc bang vào năm 1980. Khi tôi trúng cử tổng thống ông vẫn còn sống và rất hào hứng về chuyện đó. Sau khi bà Ollie mất, ông vẫn sống tích cực bằng cách thường đến tiệm bánh vòng của con gái mình Falba và lại làm say mê một thế hệ trẻ con mới bằng những chuyện kể và những quan sát khôn ngoan của mình về con người. Ông không bao giờ mất đi óc hài hước. Ngay cả khi đã 87 tuổi, hàng tuần ông vẫn lái xe đưa hai bà bạn, một bà 91 và bà kia 93, đi chơi riêng. Khi ông kể cho tôi nghe về chuyện "hò hẹn" này tôi hỏi: "Vậy bây giờ ông chuyển qua mấy phụ nữ lớn tuổi hơn mình à?". Ông cười tinh quái và bảo: " Ừ, đúng thế. Mấy bà này có vẻ trầm tĩnh hơn".

        Trong suốt bao nhiêu năm ở cùng nhau, tôi chỉ thấy ông khóc có một lần. Lúc ấy bà Ollie bị bệnh Alzheimer (mất trí nhớ) và phải chuyển đến ở nhà dưỡng lão. Nhiều tuần sau đấy, hàng ngày có vài phút bà vẫn nhớ ra mình là ai. Trong những lúc tỉnh táo ấy, bà hay gọi điện cho ông Buddy và nói: "Này ông, sau 56 năm chung sống với nhau, sao ông lại để tôi trong cái chỗ này? Đến đón tôi về ngay". Ông cũng lái xe đến với bà, nhưng khi đến nơi thì trí nhớ của bà lại lạc vào trong mớ hỗn mang của bệnh tật và không nhận ra ông.

        Vào một buổi xế chiều trong quãng thời gian này tôi có ghé thăm ông - chuyến thăm cuối cùng của chúng tôi ở căn nhà cũ. Tôi hy vọng làm ông vui lên. Thế mà, chính ông đã kể chuyên đùa và nhận xét thời sự hóm hỉnh làm tôi cười. Khi trời tối, tôi nói với ông tôi phải về nhà ở Little Rock. Ông tiễn tôi ra cửa, và khi tôi định bước ra ngoài, ông nắm lấy cánh tay tôi. Tôi quay lại và lần đầu tiên trong suốt gần 50 năm, tôi thấy mắt ông nhòa lệ. Tôi nói: "Thật khổ, phải không ông?". Tôi sẽ không bao giờ quên câu trả lời của ông. Ông mỉm cười và đáp: "Ừ, khổ thật, nhưng ta đã chấp nhận toàn bộ cả gánh, mà phần lớn gánh ấy là tốt". Ông Buddy dạy tôi rằng mỗi người đều có một câu chuyện. Ông đã kể câu chuyên đời mình trong vỏn vẹn một câu nói đó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Bảy, 2015, 05:34:36 am
 
03

        Sau một năm ở New Orleans, mẹ tôi quay về Hope mong áp dụng nghề gây mê mới học, vui sướng vì đoàn tụ với tôi, và trở lại là con người vui nhộn cũ. Bà hẹn hò với một số người đàn ông ở New Orleans và có một thời gian vui vẻ ở đấy - đó là theo như tự truyện của bà, cuốn Leading with My Heart - Dẫn dắt bằng trái tim, cuốn sách mà tôi tin là sẽ thành sách bán chạy nếu bà còn sống để quảng bá nó.

        Dù vậy, trước, trong và sau thời gian sống xa nhà ở New Or­leans, bà hẹn hò với một người nhiều hơn những người khác. Đó là Roger Clinton, chủ một công ty buôn bán xe Buick ở địa phương. Bà lúc ấy là một góa phụ đẹp, tinh thần phấn chấn. Ông ấy là một người điển trai, ngang tàng, đã ly dị hai lần, quê ở Hot Springs - mệnh danh là "Thành phố Tội lỗi" của bang Arkansas, ổ cờ bạc bất hợp pháp lớn nhất nước Mỹ trong nhiều năm. Anh trai của Roger là Raymond sở hữu cơ sở buôn bán xe hơi Buick ở Hot Springs, và Roger, đứa con út "quậy phá" của gia đình năm anh em, đã chuyển đến ở Hope để tận dụng cơ hội khi hoạt động phục vụ chiến tranh tăng nhanh quanh Căn cứ kiểm định quân cụ tây nam (Southwestern Proving Ground) và có lẽ cũng để thoát ra khỏi bóng của anh mình.

        Roger thích nhậu nhẹt và đàn đúm với hai ông bạn thân từ Hot Springs, Van Hampton Lyell - chủ nhà máy đóng chai Coca-Cola ngay đối diện cơ sở Buick của Clinton, và Gabe Crawford, sở hữu nhiều tiệm thuốc ở Hot Springs và một tiệm ở Hope, ông này về sau đã xây trung tâm mua sắm đầu tiên ở Hope, và cưới cô cháu gái kiều diễm của Roger, Virginia, người mà tôi luôn yêu mến và cũng là hoa hậu đầu tiên của Hot Springs. Hồi đó Roger và hai ông bạn chỉ thích đánh bạc, say xỉn, và làm những việc điên rồ, bất cần trên xe hơi, máy bay hay xe môtô. Thật kỳ lạ là họ không chết trẻ.

        Mẹ tôi thích Roger vì ông ta vui tính, quan tâm đến tôi, và chi xài rộng rãi. Hồi mẹ ở New Orleans, nhiều lần ông đã trả tiền cho mẹ về thăm tôi, và có lẽ chính ông đã trả tiền cho tôi và bà ngoại đi thăm mẹ.

        Ông ngoại thích Roger vì ông ấy đôi xử tử tế với cả tôi lẫn ông ngoại. Có một dạo ông ngoại tôi bỏ việc ở xưởng nước đá vì bệnh viêm phổi nặng, và chuyển qua mở tiệm bán rượu. Gần cuối chiến tranh, hạt Hempsted mà thủ phủ là Hope quyết định cấm rượu. Đó là lúc ông ngoại tôi mở tiệm tạp hóa. Sau này tôi biết ông ngoại tôi vẫn lén bán rượu cho các bác sĩ, luật sư và những người đáng kính khác không muốn phải chạy xe 33 dặm đến cửa hàng bán rượu hợp pháp ở Texarkana, và rằng chính Roger là nguồn cung cấp rượu cho ông.

        Bà ngoại thì không ưa Roger vì bà cho rằng Roger không phải là loại người mà con gái và cháu bà nên dính vào. Bà ngoại có những mặt xấu mà chồng và con gái bà không có; nhưng chính mặt xấu ấy giúp bà có thể nhìn thấy những mặt xấu ở người khác mà chồng và con gái bà không thấy. Bà ngoại nghĩ Roger Clinton chẳng đem lại gì khác ngoài rắc rối. Bà đã đúng về phần "rắc rối", nhưng đã sai về phần "chẳng đem lại gì khác", về ông ấy còn nhiều chuyện khác, và điều đó làm cho chuyện đời của ông còn buồn hơn.

        Về phần mình, tôi chỉ biết là ông ấy tốt với tôi và có một con chó săn Đức to màu nâu tên Susie mà ông thường đem theo đến chơi với tôi. Susie là một phần khá lớn trong thời thơ ấu của tôi, và khởi đầu cho lòng yêu mến chó suốt đời của tôi.

        Mẹ và Roger cưới nhau ở Hot Springs vào tháng 6 năm 1950, không lâu sau sinh nhật thứ 27 của bà. Chỉ có Gabe và Virginia Crawford đến dự. Sau đó mẹ và tôi rời nhà ông bà ngoại và chuyển đến ở với cha kế của tôi, người mà sau đó tôi gọi là bô, trong một căn nhà gỗ nhỏ màu trắng ở rìa phía nam thành phô", số nhà 321 phố 13, chỗ cắt phố Walker. Không lâu sau, tôi bắt đầu tự gọi mình là Billy Clinton.

        Cuộc đời mới đối với tôi thật phấn khích. Cạnh nhà có Ned và Alice Williams. Ông Ned, vốn là một công nhân đường sắt về hưu làm hẳn một xưởng sau nhà đầy những dụng cụ và mẫu xe điện phức tạp. Hồi đó đứa trẻ nào cũng muốn có một bộ đồ chơi tàu hỏa Lionel. Bố mua cho tôi một bộ và thường cùng chơi, nhưng không có gì sánh kịp với những đường ray to và những toa tàu chạy nhanh và đẹp của ông Ned. Tôi hay sang đó chơi hàng giờ liền, như thể tôi có riêng Công viên Disneyland ngay bên cạnh nhà vậy.

        Khu vực tôi ở là một khu hạng nhất thường thấy trên quảng cáo thời kỳ bùng nổ dân số hậu Thế chiến hai. Ở đây có nhiều cặp vợ chồng trẻ đã có con. Đứa trẻ đặc biệt nhất sống ở bên kia phố, đó là Mitzi Polk, con gái của Minor và Margaret Polk. Mitzi có giọng cười rống lên lớn tiếng. Nó hay đu xích đu cao đến nỗi cọc đu tưởng như sút ra khỏi đất và rống lên "Billy bú bình! Billy bú bình!". Nó làm tôi phát khùng luôn. Dù gì tôi cũng sắp lớn rồi và đâu có bú bình nữa.

        Sau đó tôi mới biết Mitzi bị thiểu năng. Hồi bấy giờ tôi chưa hiểu bị như vậy là bị sao, nhưng khi tôi nỗ lực đề nghị mở rộng hơn cơ hội cho người khuyết tật lúc làm thống đốc và tổng thống, tôi thường nghĩ đến Mitzi Polk.

        Nhiều chuyện xảy đến với tôi hồi ở phố 13. Tôi đi học ở trường mẫu giáo mầm non của cô Marie Purkins, là nơi tôi rất thích cho đến một hôm tôi bị gãy chân khi đang nhảy dây. Mà thậm chí sợi dây cũng chẳng phải dây đang quay. Một đầu dây buộc vào cây, đầu kia buộc vào ghế xích đu. Bọn nhóc chúng tôi xếp hàng và lần lượt nhảy qua dây. Tất cả mấy đứa kia đều nhảy qua được.

        Một trong mấy đứa trẻ đấy là Mack McLarry, con của một ông buôn bán xe Ford, và sau này giữ vai thống đốc trong chương trình Boys State1, thủ quân của đội tuyển bóng bầu dục Mỹ, thành viên lập pháp tiểu bang, doanh nhân thành đạt, và là trưởng ban tham mưu Nhà Trắng đầu tiên của tôi. Mack luôn vượt qua mọi trở ngại. May mắn cho tôi là anh ấy lúc nào cũng chờ tôi theo kịp.

---------------------
1. Chương trình giáo dục về công quyền cho nam sinh bằng cách cho các em tham gia công vụ từ cấp thị trấn tới tiểu ban.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Bảy, 2015, 04:06:35 am
        Tôi chẳng nhảy qua được dây. Dù sao tôi cũng hơi nặng nề và chậm chạp, chậm đến nỗi có lần trong cuộc thi tìm trứng lễ Phục sinh, tôi là đứa duy nhất chẳng tìm được quả trứng nào - không phải vì tôi không biết tìm mà vì tôi không chạy đến nơi kịp. Vào hôm nhảy dây đó tôi lại mang giày cao bồi đi học. Tôi lại ngốc đến mức không bỏ giày ra trước khi nhảy. Gót giày vướng vào dây, tôi quay ngang ra và ngã, nghe thấy tiếng chân mình kêu rắc. Tôi đau đớn nằm dưới đất nhiều phút trong khi bố tôi hộc tốc chạy từ chỗ công ty Buick đến đón tôi.

        Chân tôi bị gãy ở khoảng trên đầu gối, và vì tôi đang lớn nhanh nên bác sĩ chẳng bắt tôi bó bột đến tận hông. Thay vào đó, ông khoan một cái lỗ qua mắt cá chân tôi, nhét một thanh sắt không rỉ qua đấy, gắn nó vào một cái vòng móng ngựa cũng bằng thép không rỉ, và treo chân tôi trên giường bệnh viện. Tôi nằm như thế trong hai tháng, nằm ngửa và cảm thấy mình vừa ngốc nghếch vừa sung sướng vì khỏi phải đi học và được nhiều người tới thăm. Phải mất một thời gian dài tôi mới bình phục. Sau khi tôi xuất viện, bố mẹ mua cho tôi một cái xe đạp, nhưng tôi không bao giờ vượt được cảm giác sợ bị ngã khi đi xe mà không có bánh phụ gắn hai bên. Và kết quả là lúc nào tôi cũng cảm thấy mình vụng về và không có khả năng giữ thăng bằng bình thường cho đến năm 22 tuổi khi tôi cuối cùng cũng chạy xe đạp ở trường Oxford. Thậm chí lúc bây giờ tôi vẫn còn ngã xe một vài lần, nhưng tôi lại coi đó là cách tạo nên ngưỡng chịu đau của mình.

        Tôi rất biết ơn bố đã đến cứu khi tôi bị gãy chân. Một vài lần ông cũng từ nơi làm việc về nhà để thuyết phục mẹ đừng đánh đòn tôi mỗi khi tôi làm điều gì sai trái. Thời gian đầu sau khi cưới mẹ, ông ấy thực sự cố gắng chăm sóc tôi. Tôi nhớ có lần ông còn đưa tôi đáp xe lửa đi St. Louis để xem đội Cardinals, lúc đó là đội bóng chày hạng nhất ở gần chỗ chúng tôi nhât. Chúng tôi ngủ lại đêm và hôm sau mới về nhà. Tôi khoái lắm. Buồn thay, đấy lại là chuyến đi duy nhất hai chúng tôi cùng đi với nhau. Và cũng chỉ một lần duy nhất chúng tôi cùng đi câu cá, một lần duy nhất chúng tôi vào rừng tìm cây thông Noel, một lần duy nhất cả gia đình đi nghỉ ra khỏi tiểu bang. Có biết bao điều rất có ý nghĩa đối với tôi nhưng chúng chẳng bao giờ lặp lại lần thứ hai. Roger Clinton thực sự yêu mẹ và tôi, nhưng ông ấy không bao giờ có thể vượt qua sự tự nghi ngờ bản thân, thói quen tìm sự yên ổn giả tạo bằng rượu chè và tiệc tùng thiếu suy nghĩ, và chính sự cô lập và chì chiết của mẹ tôi đã khiến ông ấy không trở thành người đàn ông mà ông có thể.

        Một đêm nọ, sự tự hủy hoại say xỉn của ông lên đến đỉnh điểm trong một cuộc cãi vã với mẹ tôi mà tôi không thể nào quên. Mẹ muốn chúng tôi đến bệnh viện thăm cụ tôi, lúc ấy chẳng còn sống được bao lâu nữa. Bố nói mẹ không được đi. Họ hét vào mặt nhau trong phòng ngủ phía sau nhà. Không biết vì lý do gì, tôi đi qua hành lang đến chỗ cửa phòng ngủ. Ngay lúc đó, bố rút ra một khẩu súng lục và bắn về hướng mẹ. Viên đạn cắm vào khoảng giữa chỗ tôi và mẹ tôi đứng. Tôi choáng váng và vô cùng sợ hãi. Tôi chưa bao giờ nghe tiếng súng bắn, lại càng chưa bao giờ thấy bắn súng. Mẹ chụp lấy tôi và chạy qua đường sang nhà hàng xóm. Người ta gọi cảnh sát đến. Tôi vẫn còn nhớ rõ cảnh bố bị cảnh sát còng tay, bắt đi và nhốt ông vào tù đêm hôm đấy.
Tôi chắc chắn là bố không cố ý hại mẹ và chắc ông sẽ chết mất nếu viên đạn trúng vào một trong hai chúng tôi. Nhưng điều khiến ông sa vào tình trạng suy đồi này còn độc hại hơn là rượu. Sẽ phải mất một thời gian dài nữa tôi mới hiểu những lực đẩy đó ở người khác cũng như trong bản thân tôi. Khi bố được thả vào hôm sau ông đã tỉnh táo hơn rất nhiều và xấu hổ đến mức một thời gian dài sau không có chuyện gì tồi tệ xảy ra nữa.

        Tôi còn đi học và sống ở Hope thêm một năm nữa. Tôi học lớp một ở trường Brookwood; cô giáo tôi là cô Mary Wilson. Dù cô chỉ có một tay, cô chẳng nề hà trong việc dùng roi vọt, và cụ thể là cái vá mà cô đã đục nhiều lỗ để khỏi cản gió. Tôi cũng hơn một lần là nạn nhân của kiểu "quan tâm" này của cô.

        Ngoài hàng xóm và Mack McLarry, tôi còn kết bạn với một sô đứa trẻ khác sau này đồng hành với tôi suốt đời. Một trong sô đó, Joe Purvis, có một thời thơ ấu mà nếu so ra thì tuổi thơ của tôi trở nên cực kỳ hoàn hảo. Cậu ấy lớn lên làm một luật sư giỏi, và khi tôi được bầu làm Bộ trưởng tư pháp, Joe làm cho tôi. Khi bang Arkansas có vụ kiện quan trọng trước Tòa án tối cao liên bang, tôi đi, nhưng để cho Joe tranh tụng. Thẩm phán Byron White, biệt danh "Rì rầm", chuyển cho tôi một mẩu giấy nói rằng Joe đã làm việc rất cừ. Sau đó, Joe trở thành chủ tịch đầu tiên của Quỹ Birthplace (Nơi sinh) của tôi.

        Ngoài bạn bè và gia đình, cuộc sống của tôi ở phố 13 còn đánh dấu sự khám phá phim ảnh của tôi. Vào năm 1951 và 1952, chỉ cần 10 xu là đủ: năm xu mua vé, năm xu mua Coca Cola. Cứ khoảng vài tuần tôi lại đi xem phim. Hồi đấy bạn có thể xem phim truyện, phim hoạt hình, phim nhiều tập và phim thời sự. Lúc đó phim chiến tranh Triều Tiên được chiếu, và tôi biết được về đề tài này. Gordon Tia chớp và Người hỏa tiễn là những nhân vật anh hùng nổi nhất trong các phim nhiều tập. về phim hoạt hình, tôi thích phim Bugs Bunny - Bánh sâu bọ, Casper the Friendly Ghost - Casper, con ma thân thiện và Baby Huey - Nhóc Huey mà chắc là tôi giống nhất. Tôi xem rất nhiều phim, và đặc biệt thích phim viễn tây. Bộ phim ưa thỉch nhất của tôi là phim High Noon - từ hồi đó tới giờ chắc tôi đã xem phim này hơn chục lần. Tới nay tôi vẫn thích phim này, vì nó không phải là kiểu phim hung hăng thường thấy trong phim viễn tây. Tôi thích nó vì trong phim từ đầu đến cuối Gary Cooper lúc nào cũng sợ chết khiếp nhưng vẫn làm điều phải.

        Khi tôi được bầu làm tổng thống, tôi có trả lời phỏng vấn một lần rằng bộ phim ưa thích nhất của tôi là High Noon. Lúc đó, đạo diễn phim này là Fred Zinnermann đã gần 90 tuổi và đang sống ở London. Tôi nhận được thư của ông, gửi kèm theo một bản sao kịch bản do chính ông chỉnh sửa và một tấm hình ông chụp cùng Gary Cooper và Grace Kelly trong trang phục đường phố trên bìa bộ phim High Noon năm 1951 có ký tên ở đằng sau. Trong nhiều năm dài kể từ khi tôi xem High Noon lần đầu tiên, mỗi lần đối mặt với một trận đấu nào đó, tôi thường nghĩ đến đôi mắt của Gary Cooper khi anh ta đôi mặt với một thất bại hiển nhiên, và cách anh ây vẫn tiến lên bất chấp sợ hãi để thực thi nghĩa Vụ của mình. Trong đời thực, điều này cũng khá hiệu quả.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Bảy, 2015, 05:04:03 am
 
        04

        Khi tôi đang nghỉ hè năm lớp một, bố quyết định ông ấy muốn quay về quê ở Hot Springs. Ông bán cơ sở mua bán xe Buick và chúng tôi chuyển về một trang trại rộng 200ha trên đường Wildcat cách thành phố vài dặm về phía tây. Trang trại này có gia súc, cừu, và dê, nhưng lại không có nhà vệ sinh trong nhà. Vì thế trong suốt khoảng năm năm sống ở đó, dù vào trưa hè oi bức hay đêm đông lạnh lẽo, chúng tôi đều phải đi ra nhà vệ sinh bằng gỗ bên ngoài sân. Việc này rất thú vị, đặc biệt là khi có một con rắn vua không độc cứ quanh quẩn ngoài sân hay nhìn tôi qua lỗ khi tôi đi vệ sinh. Sau này khi tôi làm chính trị, có thể nói rằng việc tôi đã từng sống ở nông trại và từng phải đi vệ sinh ở cầu tiêu ngoài sân tạo nên một câu chuyên tuyệt vời, cũng thú vị y như mình được sinh ra trong một căn nhà gỗ trong rừng vậy.

        Tôi thích sống ở trang trại, quanh quẩn với lũ gia súc và cho chúng ăn, cho đến một ngày chủ nhật định mệnh nọ. Bố mời nhiều người trong gia đình đến ăn trưa, có cả Raymond - anh trai ông - và con bác ấy. Tôi rủ con gái bác Raymond, chị Karla, ra ngoài đồng nơi lũ cừu ăn cỏ. Trong đàn, tôi biết có một con cừu đực rất hung dữ nên tránh, nhưng chúng tôi phạm sai lầm lớn khi quyết định mạo hiểm. Khi chúng tôi còn cách hàng rào khoảng 100 mét, con cừu đực ấy nhìn thấy chúng tôi và bắt đầu xông đến. Chúng tôi chạy về phía hàng rào. Chị Karla lớn hơn và nhanh hơn nên chạy kịp. Còn tôi vấp phải một cục đá lớn và trượt chân. Lúc ngã xuống, tôi biết ngay mình không thể chạy đến hàng rào kịp trước khi con cừu đực tóm được tôi, nên tôi tránh vào một cái cây to, hy vọng có thể né nó bằng cách chạy vòng quanh cây cho đến khi có người đến cứu. Đây lại là một sai lầm lớn nữa. Ngay lập tức con cừu bắt kịp tôi và húc tung chân tôi lên. Tôi chưa kịp đứng dậy nó đã húc tiếp vào đầu. Tôi choáng váng và đau đến mức không đứng dậy nổi. Con cừu lùi lại lấy đà, và húc tôi một cú hết sức bình sinh. Nó húc liên tục, lúc thì vào đầu, lúc thì vào bụng. Tôi bắt đầu chảy máu đầm đìa và đau kinh khủng. Một lúc sau, bác tôi chạy đến, nhặt một cục đá to và ném mạnh, trúng giữa hai mắt con cừu. Nó lúc lắc cái đầu và bỏ đi, rõ ràng là không hề hấn gì. Sau này tôi cũng bình phục, nhưng bị một cái sẹo trên trán, chạy dài lên đỉnh đầu. Và tôi hiểu rằng mình có thể chịu những cú đánh trời giáng, một bài học mà tôi sẽ còn học đi học lại vài lần nữa trong thời thơ ấu cũng như khi đã lớn.

        Sau khi chuyển đến sống ở trang trại vài tháng, cả bố lẫn mẹ đều vào thành phố làm việc. Bố bỏ nghề làm nông và chuyển sang làm quản lý phụ tùng cho cơ sở buôn bán xe của bác Raymond, còn mẹ thì ngập đầu trong việc gây mê ở Hot Springs. Một hôm trên đường đi làm, bà cho đi nhờ xe một phụ nữ đang đi bộ ra thành phố. Sau khi họ làm quen với nhau, mẹ hỏi người phụ nữ kia xem có biết ai có thể đến chăm sóc tôi khi bố mẹ đi làm không. Vào một trong những khoảnh khắc may mắn nhất đời tôi, người phụ nữ kia nói chính bà có thể làm việc ấy. Tên bà là Cora Walters; bà là một bà ngoại với đủ các đức tính của một người phụ nữ nông thôn kiểu xưa. Bà khôn ngoan, tốt bụng, thẳng thắn, có lương tâm và rất ngoan đạo. Bà trở thành thành viên của gia đình tôi trong 11 năm. Gia đình bà cũng toàn người tốt, và sau khi bà rời chúng tôi, con gái bà - Maye Hightower - còn đến làm cho mẹ tôi trong 30 năm nữa cho đến khi mẹ tôi mất. Vào thời khác chắc bà đã trở thành mục sư giỏi rồi. Bà giúp tôi trở thành người tốt hơn bằng tấm gương của bà, và chắc chắn không phải chịu trách nhiệm về những tội lỗi của tôi dù là vào hồi đó cũng như sau này. Bà còn là một bà già cứng cỏi nữa. Có một hôm bà giúp tôi giết một con chuột cống khổng lồ cứ quanh quẩn trong nhà tôi. Thực ra, tôi phát hiện ra nó, còn bà giết nó trong tiếng reo hò cổ vũ của tôi.

        Khi chúng tôi dọn về trang trại, mẹ lo tôi phải đi học ở trường làng nên đã đăng ký cho tôi học ở trường Công giáo St. John ở thành phố, nơi tôi học lớp hai và ba. Trong cả hai năm đó cô giáo tôi là sơ Mary Amata McGee, một giáo viên tốt và dịu dàng nhưng không dễ gì giỡn mặt. Tôi thường được toàn điểm A trong phiếu điểm sáu tuần nhưng bị điểm C về môn Công dân, thực ra là điểm kỷ luật trong lớp. Tôi thích đọc và tham gia các cuộc thi chính tả nhưng tôi nói nhiều quá. Trong suốt thời kỳ học phổ thông lức nào tôi cũng nói nhiều, và như bạn bè hay những người phê bình tôi nói, tôi chẳng bao giờ vượt qua được nhược điểm này. Môt lần tôi bị lôi thôi khi đang trong giờ cầu nguyện hàng ngày lại xin phép đi vệ sinh quá lâu. Tôi rất thích trường Công giáo với các lễ nghi và sự tận tụy của các sơ, nhưng phải quỳ trên ghế rồi đọc kinh đến hết chuỗi tràng hạt thật quá sức đối với một cậu bé hiếu động mà kinh nghiệm nhà thờ cho tới lúc đó chỉ là vài buổi học giáo lý ngày chủ nhật và tham dự các khóa Kinh thánh hè của Nhà thờ Baptist Đệ nhất ở Hope.

        Sau khoảng một năm ở trang trại, bố quyết định chuyển vào Hot Springs. Ông mướn một ngôi nhà lớn của bác Raymond ở số 1011 đại lộ Park, khu phía đông thành phố. Ông làm tôi và mẹ tin rằng ông tìm được giá hời và mua nhà bằng thu nhập của ông và mẹ, nhưng với tiền của cả hai gộp lại, và dù khoản thuế nhà hồi đấy chưa chiếm nhiều trong thu nhập của gia đình bình thường như thời bây giờ, tôi cũng không cho rằng chúng tôi có thể đủ tiền mua nhà. Ngôi nhà ở trên đồi, có hai tầng, năm phòng ngủ và một phòng khiêu vũ rất tuyệt trên lầu, có quầy rượu, trên đó có một cái lồng xoay với hai cục xí ngầu bự bên trong. Rõ ràng chủ cũ của nhà này từng kinh doanh bài bạc. Tôi hay ở trong phòng này hàng giờ vui vẻ với bạn bè hoặc tổ chức các bữa tiệc.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Bảy, 2015, 04:24:44 am
        Phần bên ngoài nhà màu trắng viền xanh lá cây, các mái nhà dốc xuống cửa vào trước và hai bên. Sân trước dốc và được san thành ba bậc, có lối đi ở giữa và một bức tường đá chắn giữa bậc thấp nhất và bậc thứ nhì. Sân bên hông nhà thì nhỏ, nhưng đủ chỗ cho mẹ tha hồ làm vườn, thú vui làm việc ngoài trời của bà. Bà đặc biệt thích trồng hoa hồng và cho đến khi mất, ở nhà nào bà cũng trồng hồng. Mẹ rất dễ bắt nắng, và da của bà rám nắng là nhờ những lúc mặc quần áo ngắn đào đất quanh các khóm hoa của bà. Phía sau nhà có một lối đi trải sỏi và một gara cho bốn chiếc xe, một bãi cỏ mượt với một ghế xích đu, còn hai bên lối đi có các miếng cỏ dốc xuống phố Circle Drive.

        Chúng tôi sống trong căn nhà đó từ lúc tôi lên bảy hay tám tuổi cho đến khi tôi 15. Thời gian này với tôi thật thú vị. Cả khoảng sân nhà đầy những bụi dây leo, cây nhỏ, hoa, hàng rào đầy những dây leo kim ngân, và rất nhiều cây, có cả một cây vả, một cây đào, hai cây táo dại và một cây sồi già khổng lồ ở phía trước.

        Tôi giúp bố chăm sóc sân vườn. Đó là một việc chúng tôi cùng làm, và về sau khi tôi lớn, tôi thường tự làm một mình. Nhà gần khu vực có rừng nên lúc nào tôi cũng gặp phải nhện, nhện lông nhiệt đới, rết, bọ cạp, ong vò vẽ, ong mật, ong nghệ và rắn, cùng với các con vật hiền lành hơn như sóc, chồn xám, chim giẻ cùi xanh, két cổ đỏ và chim gõ kiến. Một lần lúc đang cắt cỏ, tôi nhìn xuống và thấy một con rắn chuông trườn dọc theo cùng với máy cắt cỏ, rõ ràng là vì thích thú bởi độ rung của máy. Tôi chẳng khoái mây kiểu rung này nên bỏ chạy như ma đuổi và thoát được mà không hề hấn gì.

        Một lần khác tôi chẳng được may mắn như vậy. Bố đặt một cái chuồng chim to ba tầng cho mấy bầy chim nhạn ở cuối lối đi trong sân sau. Một lần cắt cỏ ở gần đấy tôi phát hiện ra cái chuồng chim đó không phải là nơi làm tổ cho chim nhạn mà cho một đàn ong nghệ. Chúng lập tức ào đến, bay trùm lên khắp người tôi, lên tay lên mặt. Thật lạ kỳ, không có một con nào đốt tôi cả. Tôi bỏ chạy hụt hơi và nghĩ xem nên quyết định ra sao. Thật sai lầm, tôi cứ tưởng rằng chúng biết tôi chẳng làm hại gì chúng cả, nên vài phút sau tôi lại cắt cỏ tiếp. Chưa cắt thêm được 10 mét, tôi lại bị đàn ong vây một lần nữa, lần này chúng đốt khắp nơi. Một con đốt ngay vào khoảng giữa bụng và thắt lưng tôi, đốt liên tục - một khả năng mà ong mật không có nhưng ong nghệ thì có. Tôi bị hôn mê và được chở ngay đến bác sĩ, nhưng chẳng lâu sau đã bình phục và học thêm được một bài học quý giá: các đàn ong nghệ sẽ chỉ cảnh cáo những kẻ thâm nhập một lần thôi, không có lần thứ hai. Hơn 35 năm sau, Kate Ross, cô con gái năm tuổi của bạn tôi, Michael Ross và Markie Post, gửi thư cho tôi và viết đơn giản: "Ong có thể đốt bác. Hãy coi chừng nhé". Tôi biết rõ cô bé ấy viết gì.

        Việc chuyển đến Hot Springs làm cuộc đời tôi có nhiều trải nghiệm mới: một thành phố mới, to lớn hơn và phức tạp hơn nhiều; một khu sinh sống mới; một ngôi trường mới, bạn bè mới và làm quen với âm nhạc; làm quen thật sự với tôn giáo ở một nhà thờ mới; và tất nhiên là đại gia đình dòng họ Clinton.

        Những dòng suối nước khoáng lưu huỳnh nóng mà người ta dựa vào để đặt tên cho thành phố (Hot Springs - tiếng Anh nghĩa là những suối nước nóng - ND) phun lên từ dưới đất ở một khoảng trống hẹp gần dãy núi Ouachita, cách Little Rock hơn 50 dặm về phía tây và hơi chếch về phía nam. Người châu Âu đầu tiên thấy suối là Hernando de Soto lúc đi ngang qua thung lũng này năm 1541, nhìn thấy thổ dân tắm suối nước nóng, và theo như truyền thuyết kể lại thì ông nghĩ mình đã tìm ra được nguồn sống tươi trẻ.

        Năm 1832, Tổng thống Andrew Jackson ký một đạo luật bảo vệ bốn khu đất xung quanh Hot Springs làm những khu bảo tồn của liên bang. Đây là đạo luật đầu tiên kiểu này mà quốc hội chuẩn y, rất lâu trước khi Cục lâm viên Quốc gia được thành lập hay khu vực Yellowstone trở thành lâm viên quốc gia đầu tiên. Không lâu sau nhiều khách sạn mọc lên để đón thêm khách du lịch. Cho đến những năm 1880, trên đại lộ Central chạy ngoằn ngoèo khoảng 1,5 dặm xuyên qua hẻm núi có các suối nước nóng dần xuất hiện các nhà tắm đẹp đẽ khi mỗi năm khoảng 100.000 người đến đây tắm để chữa đủ thứ bệnh, từ thấp khớp, liệt, sốt rét cho đến bệnh lây nhiễm qua tình dục hoặc chỉ để thư giãn. Trong một phần tư đầu của thế kỷ 20, những nhà tắm đồ sộ nhất được xây dựng với một triệu lượt người tắm một năm, và thành phố nghỉ dưỡng này bắt đầu được thế giới biết đến. Sau khi được chuyển từ khu bảo tồn liên bang thành lâm viên quốc gia, Hot Springs trở thành thành phố duy nhất ở Mỹ thực sự nằm bên trong một lâm viên quốc gia.

        Sức cuốn hút của thành phố càng tăng lên nhờ các khách sạn lớn, một nhà hát, và bắt đầu từ giữa thế kỷ 19, là các hoạt động bài bạc. Cho đến những năm 1880 đã có nhiều sòng bài công khai, và Hot Springs bắt đầu trở thành vừa là một nơi nghỉ dưỡng vừa là một thành phố đầy tai tiếng. Trong những thập niên trước và trong Thế chiến hai, thành phố được điều hành bởi một thị trưởng đủ tầm cỡ để điều hành bất cứ thành phố lớn nào - thị trưởng Leo McLaughlin. Ông ta điều hành việc kinh doanh bài bạc với sự trợ giúp của một trùm xã hội đen từ New York chuyển về, Owen Vincent "Owney" Madden.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Bảy, 2015, 04:13:36 am
       Sau chiến tranh, một nhóm các binh sĩ trở về do Sid McMath cầm đầu đã phá vỡ quyền lực của McLaughlin trong một diễn biến mà sau đó khiến ông McMath 35 tuổi trở thành thống đốc trẻ nhất Hoa Kỳ. Dù vậy, bất chấp những tay cựu binh thích cải cách này, nhờ các khoản hối lộ cho chính khách tiểu bang và địa phương cũng như giới bảo vệ pháp luật mà việc kinh doanh sòng bài vẫn tiếp tục cho đến tận những năm 1960. Owney Madden sống ở Hot Springs như một công dân "khả kính" cho đến cuối đời. Có lần mẹ tôi đã gây mê cho ông ta trước khi mổ. Sau đó bà về nhà và vừa cười vừa kể cho tôi rằng nhìn vào phim chụp X quang của ông ta cứ y như đi xem triển lãm thiên văn: 12 viên đạn vẫn còn dính trong cơ thể ông ta làm bà nhớ đến các chòm sao băng.

        Thật trớ trêu, vì kinh doanh bài bạc bị coi là bất hợp pháp nên mafia chưa bao giờ chiếm quyền kiểm soát bài bạc ở Hot Springs; thay vào đó, chúng tôi có các ông trùm địa phương. Thỉnh thoảng các nhóm cũng đụng độ nhau giành quyền lợi, nhưng vào thời của tôi thì mức độ bạo lực vẫn còn trong tầm kiểm soát. Thí dụ như có hai gara xe của hai nhà bị đánh bom, nhưng vào lúc không có ai ở nhà.

        Trong ba thập niên cuối của thế kỷ 19 và năm thập niên đầu của thế kỷ 20, bài bạc thu hút một loạt các nhân vật kỳ thú đến thành phố này: bọn ngoài vòng pháp luật, trùm xã hội đen, các người hùng quân nhân, các diễn viên và hàng loạt hảo thủ bóng chày. Tay đánh bida huyền thoại Minnesota Fats cũng hay đến. Năm 1977, khi làm Bộ trưởng tư pháp tôi có đánh bida với ông ấy để gây quỹ từ thiện ở Hot Springs. Ông ấy hạ tôi dễ dàng nhưng bù lại đã kể cho tôi nghe chuyện những lần đến Hot Springs từ xa xưa, khi ông ấy ban ngày thì chơi cá ngựa, rồi ăn nhậu và đánh bạc suốt đêm ở đại lộ Central, nhét đầy thêm túi cũng như làm tròn thêm vòng bụng vốn đã nổi tiếng của mình.

        Hot Springs cũng thu hút cả chính khách nữa. William Jennings Bryan đến đây nhiều lần. Teddy Roosevelt ghé vào năm 1910, Herbert Hoover đến vào năm 1927, còn Franklin và Eleanor Roosevelt thì đến dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập tiểu bang vào năm 1936. Huey Long đi tuần trăng mật lần thứ hai với vợ ở đây. JFK (Tổng thống John F. Kennedy - ND) và Lyndon Johnson cũng đến thăm trước khi họ làm tổng thống. Harry Truman cũng vậy - ông là tổng thống duy nhất có đánh bạc, hoặc chí ít là người duy nhất không che giấu chuyện này.

        Những khu vui chơi bài bạc và suối khoáng nóng của Hot Springs càng thu hút hơn nhờ các nhà bán đấu giá đèn đuốc sáng trưng, nằm xen kẽ các điểm đánh bài và nhà hàng trên đại lộ Central ở phía bên kia đường của dãy nhà tắm; nhờ vào trường đua Oakland tổ chức đua ngựa nòi trong 30 ngày mỗi năm vào mùa xuân, hình thức bài bạc hợp pháp duy nhât trong thành phố; nhờ vào các máy đánh bạc bằng tiền xu trong rất nhiều nhà hàng mà có nơi trẻ em cũng được phép chơi nếu ngồi trên lòng cha mẹ; và nhờ ba cái hồ gần thành phố, quan trọng nhất là hồ Hamilton là nơi dân có máu mặt ở thành phố, trong đó có cả bác Raymond, xây biệt thự. Hàng ngàn người đổ về đây nghỉ hè. Ngoài ra còn có một trại cá sấu, con to nhât dài đến khoảng sáu mét; một trại đà điểu, các chú đà điểu thỉnh thoảng lại lọt ra đi lung tung trên đại lộ Cenữal; vườn thú IQ của Keller Breland đầy những thú vật và triển lãm một bộ xương được coi là của người cá; một nhà thổ tai tiếng của Maxine Harris (sau đó là Maxine Temple Jones) - một nhân vật đáng nể dám công khai gửi tiền hối lộ cho quan chức địa phương vào tài khoản ngân hàng và đến năm 1983 viết một cuốn tự truyện thú vị: "Call Me Madam": The Life and Times of a Hot Springs Madam - ''Hãy gọi tôi là má mì": Cuộc đời và Thời cuộc của một má mì Hot Springs. Khi tôi 10 hoặc 11 tuổi, có vài dịp tôi và lũ bạn tự tiêu khiển bằng cách gọi điện liên tục đến chỗ bà Maxine để làm kẹt điện thoại và không cho khách hàng thực sự của bà gọi đến. Bà tức điên lên và chửi chúng tôi bằng thứ ngôn ngữ chua cay và sáng tạo mà chúng tôi chưa baọ giờ nghe thấy người đàn bà nào, hoặc thậm chí đàn ông nào có thể chửi như vậy. Vui kinh khủng. Tôi đoán chắc bà cũng cảm thấy buồn cười, ít nhất là trong khoảng 15 phút đầu.

        Đối với Arkansas, một tiểu bang chủ yếu gồm người da trắng theo Tin Lành Baptist Phương Nam và người da đen, Hot Springs là một nơi cực kỳ đa dạng, đặc biệt khi nó chỉ có 35.000 dân. Cũng có khá nhiều người da đen và có riêng một khách sạn, Knights of the Pythias, cho khách người da đen. Có hai nhà thờ Công giáo và hai thánh đường Do Thái giáo. Những cư dân Do Thái làm chủ một số cửa hàng sang nhất và điều hành các nhà bán đấu giá. Cửa hàng đồ chợi xịn nhất trong thành phố là cửa hàng Ricky, do nhà Silverman đặt theo tên con trai họ, vốn cùng chơi trong ban nhạc với tôi. Tiệm kim hoàn Lauray, nơi tôi mua vài món cho mẹ, do Marty và Laura Fleishner làm chủ. Và còn có bệnh viện B'nai B'rith Leo N. Levi, nơi người ta dùng nước suối khoáng để chữa bệnh thấp khớp. Tôi cũng gặp những người bạn gốc Ảrập đầu tiên của mình ở Hot Springs, nhà Zorub và nhà Hassin. Khi cha mẹ của David Zorub bỏ mạng ở Libăng, chú anh ấy nuôi anh ấy. Anh ấy đến Mỹ năm lên chín khi chưa biết nói một từ tiếng Anh nào nhưng về sau đã trở thành học sinh đứng đầu lớp và đóng vai thống đốc trong chương trình Boys State. Hiện nay anh ấy là một bác sĩ thần kinh ở Pennsylvania. Guido Hassin và chị em gái của anh ấy là kết quả của mối tình lãng mạn thời Thế chiến hai giữa một người Mỹ gốc Syria và một phụ nữ Ý; họ là hàng xóm của tôi trong thời trung học. Tôi còn có một người bạn gốc Nhật, Albert Hahm, và một bạn cùng lớp gốc Séc, Rene Duchac, cha mẹ của anh ấy là dân nhập cư và là chủ nhà hàng Little Bohemia. Hot Springs có một cộng đồng gốc Hy Lạp lớn, có một nhà thờ chính thống giáo Hy Lạp và nhà hàng Angelo, chỉ cách công ty Clinton Buick một góc đường. Đó là một nơi kiểu xưa thật tuyệt vời, với quầy rượu dài như bồn phun nước và bàn phủ vải caro trắng-đỏ. Đặc sản của nhà hàng là một bộ ba món: ớt, đậu và mì spaghetti.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Bảy, 2015, 03:20:59 am
        Những người bạn gốc Hy Lạp tốt nhất của tôi là gia đình nhà Leopoulos. Bác George là chủ một tiệm cà phê nhỏ ở phố Bridge giữa đại lộ Central và Broadway, nơi chúng tồi coi là đường phố ngắn nhất nước Mỹ, chỉ kéo dài có một phần ba dãy nhà. Bác gái Evelyn là một phụ nữ nhỏ xíu hay tin vào luân hồi và sưu tầm đồ cổ, rất mê Liberace, người từng làm bà thích thú vì ghé ăn tối ở nhà bà khi ông đến biểu diễn ở Hot Springs. Con trai nhà Leopoulos, Paul David, là bạn tốt nhất của tôi năm lớp bốn và từ đó đến giờ thân thiết với tôi như thể anh em.

        Khi còn nhỏ, tôi thích đi cùng với cậu ấy đến tiệm cà phê của ba cậu, đặc biệt là khi đoàn xiếc giải trí đến thành phố, vì toàn bộ thành viên trong đoàn hay ăn ở đấy. Một lần họ cho chúng tôi vé miễn phí tất cả các trò chơi cảm giác mạnh. Chúng tôi đã xài hết luôn mấy cái vé, David thì vui sướng, còn tôi chóng hết cả mặt mày và buồn nôn. Kể từ sau đó tôi chỉ còn đi xe đụng và ngồi bánh xe quay khổng lồ. Chúng tôi cùng nhau bay lên trượt xuống thăng trầm đủ cho cả đời người, và cười thỏa thuê đủ cho cả ba kiếp.

        Việc từ hồi còn nhỏ tôi có bạn và người quen đa dạng như vậy ngày nay có vẻ như bình thường, nhưng ở bang Arkansas thời những năm 1950 thì chỉ ở Hot Springs mới được như vậy. Nhưng dù sao đi nữa thì phần lớn bạn bè tôi và cả tôi vẫn sống một cuộc sống đời thường, ngoại trừ đôi lần gọi điện chọc phá nhà thổ của bà Maxine hoặc cúp học đi xem đua ngựa - điều tôi không bao giờ làm nhưng đối với vài đứa bạn trung học của tôi thì là một điều không thể cưỡng nổi.

        Từ năm lớp bốn đến lớp sáu, phần lớn cuộc sống của tôi xoay quanh đại lộ Park. Khu tôi ở quả là thú vị. Phía đông nhà chúng tôi có một dãy nhà rất đẹp chạy dài vào đến rừng, và một dãy khác phía sau nhà trên đường Circle Drive. David Leopoulos sống cách tôi vài dãy phố. Bạn thân nhất của tôi trong khu gần nhà là gia đình nhà Crane. Họ sống trong một căn nhà gỗ lớn, cổ và trông có vẻ bí hiểm ở bên kia con đường phía sau nhà tôi. Dì Dan của Edie Crane hay dẫn anh em nhà Crane và tôi đi khắp nơi: xem phim, đi công viên Snow Springs bơi trong mấy cái hồ đầy nước suối lạnh, và đi công viên Whittington để tập chơi golf. Đứa con gái lớn nhât nhà Crane là Rose trạc tuổi tôi. Larry, đứa em kế, nhỏ hơn tôi vài tuổi. Chúng tôi lúc nào cũng hòa thuận với nhau ngoại trừ một lần khi tôi dùng một từ mới với Larry. Lúc ấy chúng tôi đang cầu nguyên cùng với Rose ở sân sau nhà tôi, tôi bảo Larry là biểu bì của nó đang lộ ra. Nó giận lắm. Sau đó tôi lại bảo nó là biểu bì của ba mẹ nó cũng đang lộ ra kìa. Nó chịu hết nổi. Nó về nhà, lấy dao, quay lại và phóng vào người tôi. Dù lần ấy nó phóng hụt, nhưng từ đó tôi rất ngại dùng những từ đao to búa lớn. Cô em út Mary Dan từng dặn tôi là chờ cô ấy lớn lên rồi cưới nhau.

        Đối diện nhà chúng tôi là một loạt các doanh nghiệp nho nhỏ. Có một cái gara làm bằng các tấm thiếc. David và tôi hay trốn phía sau cây sồi và ném quả sồi vào mái thiếc để dọa mấy ông làm việc tại đấy. Thỉnh thoảng chúng tôi cố ném vào chắn bùn của mấy chiếc xe chạy ngang, và mỗi lần ném trúng nó kêu binh binh rất to. Có lần một nạn nhân của chúng tôi dừng xe lại, bước ra và phát hiện thấy chúng tôi đang nấp sau cây sồi và nhào đến đuổi. Từ đó tôi không hay ném quả sồi vào xe nữa, nhưng đúng là trò ấy rất vui.

        Bên cạnh gara là một dãy nhà gạch, bên trong có một tiệm tạp hóa, một tiệm giặt tự động và nhà hàng thịt nướng Stubby, nơi tôi thường hay ngồi ăn một mình ở cái bàn cạnh cửa sổ, vừa thưởng thức vừa tự hỏi về cuộc sống của những người ngồi trên xe hơi chạy ngang trên đường. Năm 13 tuổi tôi nhận việc làm đầu tiên ở tiệm tạp hóa trong khối nhà này. Ồng chủ Dick Sanders khoảng 70 tuổi, và, giống như nhiều người trạc tuổi ông lúc bấy giờ, ông cho rằng thuận tay trái là không tốt, nên ông quyết định phải thay đổi thói quen dùng tay trái cố hữu của tôi. Một hôm ông bắt tôi dùng tay phải xếp các hũ sốt mayonaise lớn hiệu Hellman, loại 89 xu một hũ. Tôi xếp lệch một hũ, thế là nó rơi xuống nền nhà vỡ tan thành một đống bầy hầy những thủy tinh bể lẫn xốt. Đầu tiên tôi phải dọn sạch đi. Sau đó ông Dick bảo tôi phải đền tiền. Lúc ấy tiền công của tôi là một đôla một giờ. Tôi lấy hết cam đảm và nói: "Ông Dick ơi, ông có thể mướn một nhóc giúp việc thuận tay trái khéo léo với giá một đô một giờ, nhưng ông không thê mướn một nhóc giúp việc thuận tay phải hậu đậu mà không phải trả đồng nào đâu nhé". Thật bất ngờ, ông ấy phá lên cười và đồng ý. Ông ấy thậm chí còn cho tôi làm công việc kinh doanh đầu đời của mình, đặt một giá bán truyện tranh cũ ở phía trước cửa tiệm. Tôi để dành được hai đống to truyện tranh, vẫn còn tốt và bán rất chạy. Lúc ấy tôi rất hãnh diện, dù bây giờ tôi biết nếu hồi đó tôi không bán mà giữ lại thì nay đã có một bộ sưu tập quý giá rồi.

        Kế nhà chúng tôi về phía tây, tức về hướng thành phố, là lữ quán Perry Plaza. Tôi thích gia đình nhà Perry và con gái của họ Tavia, lớn hơn tôi cỡ một hai tuổi. Một hôm tôi đến thăm cô ấy khi cô ấy vừa mới có một khẩu súng BB. Lúc đấy tôi khoảng chín hay mười tuổi. Cô ấy ném thắt lưng xuống sàn và nói nếu tôi bước qua là cô ấy bắn liền. Tất nhiên là tôi bước qua luôn. Và cô ấy bắn thật. Cũng may là chỉ bắn trúng chân, nhưng từ đó tôi quyết trở thành một người phán đoán giỏi xem người đối diện dám làm thật hay chỉ dọa suông mà thôi.

        Tôi còn nhớ điều nữa về lữ quán nhà Perry. Nó được xây bằng gạch màu vàng - hai tầng, chạy từ đại lộ Park đến đường Circle Drive. Thỉnh thoảng có những người mướn phòng ở đây và ở các lữ quán khác trong thành phố, hàng tuần liền, thậm chí hàng tháng trời. Một lần có một ông đứng tuổi thuê một căn phòng ở cuối hành lang trên lầu lâu như vậy. Một hôm cảnh sát đến và bắt ông ta đi. Hóa ra ông ấy dùng phòng này để nạo phá thai. Cho tới trước lúc đó, tôi chắc cũng chẳng biết phá thai nghĩa là sao.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Bảy, 2015, 01:47:39 am
        Xa hơn về phía đại lộ Park là rnột hiệu cắt tóc nhỏ, nơi ông Brizendine cắt tóc cho tôi. Quá tiệm cắt tóc thêm một phần tư dặm nữa, đại lộ Park nhập vào đường Ramble, rồi chạy lên đồi về phía nam dẫn đến trường tôi, trường tiểu học Ramble. Năm học lớp bốn tôi lập ban nhạc. Ban nhạc lứa tuổi tiểu học bao gồm học sinh của tất cả các trường tiểu học trong thành phố. Ông giám đốc George Gray rất biết cách khuyến khích các nhạc công nhí trong khi chúng tôi tập đàn kèn inh ỏi. Tôi chơi kèn clarinet trong khoảng một năm, rồi chuyển qua chơi saxo tenor vì ban nhạc đang cần người chơi saxo - một sự thay đổi mà tôi không bao giờ hối tiếc. Kỷ niệm sống động nhất của tôi về lớp năm là một buổi thảo luận trong lớp về trí nhớ, mà bạn cùng lớp tôi là Tommy O'Neal nói với cô Caristianos là nó nhớ cả lúc nó được sinh ra đời. Tôi không rõ liệu nó nhớ giỏi đến thế hay là nó bị chập cheng, nhưng tôi khoái nó và cuối cùng thì đã gặp được một người có trí nhớ tốt hơn cả tôi.

        Tôi rất yêu quý cô giáo lớp sáu của mình, cô Kathleen Schaer. Giống như nhiều thầy cô giáo cùng thế hệ, cô không lấy chồng và cống hiến đời mình cho trẻ em. Cô sống đến năm ngoài 80 tuổi với em họ của mình, cũng lựa chọn cách sống như cô. Nhưng dù dịu dàng và tốt bụng, cô Schaer tin tưởng vào thứ tình yêu cứng rắn. Hôm trước ngày lễ tốt nghiệp, cô bảo tôi ở lại sau giờ học. Cô bảo tôi lẽ ra tôi phải tốt nghiệp đứng đầu lớp, bằng với Donna Standiford. Nhưng vì điểm "công dân" của tôi thấp quá - lúc bấy giờ chắc chúng tôi gọi là điểm "hạnh kiểm" - nên tôi bị rớt xuống hạng ba. Cô Schaer nói: "Billy, khi lớn lên em hoặc là sẽ làm thống đốc hoặc là sẽ sa vào đủ thứ rắc rối. Mọi việc tùy thuộc vào việc em học được cách khi nào nên nói và khi nào nên im lặng". Hóa ra cả hai dự đoán của cô đều đúng.

        Khi tôi học trường Ramble, tính ham đọc của tôi tăng lên và tôi khám phá ra Thư viện công cộng hạt Garland nằm ngay trung tâm thành phố gần tòa án và không xa Công ty Clinton Buick. Tôi thường đến đó hàng giờ liền, lục lọi và đọc rất nhiều sách. Tôi khoái nhất là sách về thổ dân châu Mỹ và đọc tiểu sử viết cho trẻ em về người Apache vĩ đại Geromino; về thủ lĩnh người Sioux Ngựa điên, người đã hạ sát tướng Custer và đẩy lùi đạo quân của ông ở Little Big­horn; về tù trưởng Joseph của bộ tộc Nez Percé, người đã đem lại hòa bình bằng tuyên bố nổi tiếng "Kể từ khi mặt trời đứng ở kia trở đi, ta sẽ mãi mãi không gây chiến tranh nữa"; và người Cherokee vĩ đại Sequoyah, từng chế ra chữ viết cho dân tộc mình. Tôi không bao giờ hết quan tâm đến thổ dân châu Mỹ, và luôn cảm thấy họ đã bị đối xử rất tàn tệ.

        Nơi dừng chân cuối cùng của tôi trên đại lộ Park là nhà thờ thực sự của tôi, Nhà thờ Baptist Park Place. Dù mẹ và bố không đi lễ trừ dịp Phục sinh và đôi khi là dịp Giáng sinh, mẹ khuyến khích tôi gần như chủ nhật nào cũng đi, và tôi làm theo. Tôi thích ăn mặc chỉnh tề và đi bộ tới nhà thờ. Từ năm 11 tuổi đến khi tốt nghiệp trung học, thầy dạy trường chủ nhật của tôi là A. B. "Sonny" Jeffries. Bert, con trai thầy, học cùng lớp với tôi và là bạn thân của tôi. Trong nhiều năm liền, chủ nhật nào chúng tôi cũng đi học lớp Kinh thánh và đi lễ với nhau, lúc nào cũng ngồi phía cuôi - thê giới riêng của chúng tôi. Năm 1955, tôi hấp thụ những răn dạy của nhà thờ đủ để hiểu rằng tôi là kẻ có tội lỗi và đủ để mong muốn được Chúa Jesus cứu rỗi. Thế nên tôi đã đi giữa hai hàng ghế nhà thờ vào cuối buổi lễ chủ nhật, bày tỏ niềm tin vào Chúa và đề nghị được làm lễ rửa tội. Mục sư Fitzgerald đến nhà tôi và nói chuyện với mẹ và tôi. Những người Tin Lành Baptist đòi hỏi người muốn được làm lễ rửa tội phải có niềm tin có ý thức vào Chúa; họ muốn mọi người ý thức được việc mình đang làm, không giống như những lễ nghi của Tin Lành Giám lý, vốn cho tiếp nhận Chúa ngay từ khi bé tí như trường hợp Hillary và anh em cô ấy.

        Bert Jeffries và tôi được làm lễ rửa tội cùng nhau và với nhiều người khác vào một buổi tối chủ nhật. Hồ nước làm lễ được đặt nằm ngay trên chỗ dành cho dàn đồng ca. Khi các tấm màn được mở ra, cộng đồng tín hữu có thể thấy vị mục sư mặc áo choàng trắng, nhúng nước những người được cứu rỗi. Đứng trước tôi và Bert trong hàng là một phụ nữ rõ ràng là sợ nước. Bà ấy run rẩy bước xuống chỗ hồ nước. Khi mục sư bịt mũi bà để ấn đầu bà xuống nước, bà bắt đầu vùng vẫy loạn xạ. Chân phải bà ấy đạp thẳng lên trời và kẹt vào cái khe kính vốn dùng để chắn cho dàn đồng ca khỏi ướt. Bà ấy không rút chân ra được, nên khi mục sư nhấc bà ấy lên cũng không được. Vì ông mục sư chỉ chăm chú nhìn vào đầu bà ấy đang chìm dưới nước và không biết chân bà bị kẹt, nên ông cứ cố kéo mãi. Cuối cùng ông nhìn quanh, hiểu ra và kéo chân bà ấy ra trước khi bà ấy chết ngạt. Tôi và Bert cười nghiêng ngả. Tôi nghĩ nếu Chúa Jesus có óc hài hước đến vậy thì làm tín đồ của Người chắc cũng không đến nỗi nào.

        Ngoài bạn bè, khu xóm, trường học và nhà thờ mới, Hot Springs còn cho tôi có được đại gia đình nhà Clinton. Ông bà nội kế của tôi là AI và Eula Mae Cornwell Clinton. Poppy Al, như chúng tôi gọi ông, quê ở Dardanelle, hạt Yell - một nơi có rừng rất đẹp cách Little Rock 70 dặm về phía thượng nguồn sông Arkansas. Ông gặp và cưới bà sau khi gia đình chuyển từ Mississippi đến vào những năm 1890. Chúng tôi gọi bà nội kế là Mama Clinton. Bà thuộc dòng dõi Corn welt đông đúc sống khắp nơi ở Arkansas. Cùng với gia đình Clinton và họ hàng của mẹ tôi, tôi có họ hàng quen biẽt ớ 15 trong tổng sõ 75 hạt ở tiểu bang Arkansas, một tài sản khổng lồ khi tôi khởi nghiệp chính trị vào thời điểm mà quan hệ cá nhân còn quan trọng hơn là những kinh nghiệm hay quan điểm về một vấn đề nào đó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Bảy, 2015, 06:15:58 am
        Poppy AI nhỏ nhắn, thấp và ốm hơn ông nội tôi nhưng tốt bụng và dịu dàng. Tôi gặp ông lần đầu lúc còn sống ở Hope khi ông đến thăm bố tôi. Ông không đi một mình. Lúc ấy ông vẫn còn làm sĩ quan quản thúc cho tiểu bang, và đem theo cả một tù nhân chắc là vi phạm gì đó phải trở lại nhà tù. Lúc ông ra khỏi xe để vào nhà thăm chúng tôi, người tù kia bị còng tay dính vào ông. Thật là một cảnh tượng kỳ khôi, vì người tù to khổng lồ, chắc cũng gấp đôi ông. Nhưng Poppy AI nói chuyện nhẹ nhàng tử tế với người tù và người này có vẻ cũng đáp lại như vậy. Tôi chỉ biết là cuối cùng Poppy AI cũng an toàn đưa người tù này về đúng hạn.

        Poppy AI và Mama Clinton sống trong một ngôi nhà nhỏ trên đỉnh đồi. Phía sau nhà có một mảnh vườn mà ông rất lấy làm hãnh diện. Ông sống đến 84 tuổi, và lúc ông ngoài 80, mảnh vườn này cho ra một quả cà chua nặng đến hơn một ký. Tôi phải dùng cả hai tay mới bê được nó.

        Mama Clinton thực sự là bà chủ trong nhà. Bà tốt với tôi, nhưng bà biết cách sai khiến những người đàn ông trong đời mình. Bà lúc nào cũng đối xử với bố tôi như thể ông còn là con nít, không được làm điều gì sai trái, và chắc cũng vì vậy mà ông chẳng bao giờ trưởng thành. Bà thích mẹ, vốn giỏi lắng nghe những chuyện đau buồn tưởng tượng của bà hơn bất cứ người nào khác trong nhà mà vẫn lựa lời khuyên bảo đầy thông cảm. Bà sống đến 93 tuổi.

        Poppy AI và Mama Clinton có năm người con, một gái và bốn trai. Cô Ilaree là con thứ. Con gái cô, Virginia với biệt danh Sister, sau đó cưới Gabe Crawford và là bạn tốt của mẹ. Càng về già, tính tình của cô Ilaree càng trở nên kỳ quái. Một lần mẹ đến thăm, cô than thở rằng dạo này đi lại khó khăn quá. Cô kéo váy lên và chỉ cho mẹ thấy ở chân cô có một cái bướu lớn. Không lâu sau khi gặp Hillary lần đầu, cô cũng kéo váy lên chỉ cho cô ấy cái bướu ở chân. Mới gặp mà như vậy là tốt rồi. Ilaree là người đầu tiên trong họ Clinton thực sự thích Hillary. Mẹ tôi cuối cùng cũng thuyết phục được cô đi cắt bướu, và lần đi máy bay đầu tiên trong đời là lần bà bay đến bệnh viện Mayo. Khi người ta cắt bướu ra thì nó đã nặng đến hơn bốn ký, nhưng kỳ diệu thay là nó chưa làm lan tế bào ung thư ra khắp chân. Tôi nghe nói bệnh viện đã giữ cái bướu kỳ khôi ấy lại để nghiên cứu. Khi cô Ilaree về đến nhà, thì ra cô sợ đi máy bay nhiều hơn là sợ mổ cắt bướu.

        Bác hai là bác Robert. Bác và vợ, Evelyn, là những người kín tiếng, sống ở Texas và có vẻ cũng hạnh phúc dù ít khi giao thiệp với gia đình Clinton ở Hot Springs.

        Bác tư, Roy, có một cửa hàng thức ăn gia súc. Vợ bác, Janet, và mẹ là hai người ngoài gia tộc huyết thống còn có tính cách mạnh mẽ nhất dòng họ, và chơi với nhau rất hợp. Hồi đầu thập niên 50 bác Roy ra ứng cử viện lập pháp bang và đắc cử. Vào ngày bầu cử, tôi phân phát phiếu vận động cho bác trong xóm tôi, gần với điểm bỏ phiếu nhất theo mức luật pháp cho phép. Đó là kinh nghiệm chính trị đầu tiên của tôi. Bác Roy chỉ làm một nhiệm kỳ. Người ta rất thích bác nhưng bác không tái ứng cử, theo tôi là vì bác gái Janet ghét chính trị. Bác Roy và Janet tuần nào cũng chơi domino với bố mẹ tôi trong nhiều năm, khi ở nhà tôi, lúc ở nhà bác.

        Raymond, bác năm, là người họ Clinton duy nhất có máu mặt và cũng thường xuyên dính líu đến chính trị. Bác tham gia vào làn sóng cải cách của cựu binh Thế chiến hai, dù bác chưa bao giờ nhập ngũ. Bác có ba người con, tất cả đều là những ủng hộ viên của tôi. Raymond Jr., biệt danh "Corky", không chỉ nhỏ tuổi hơn tôi mà còn sáng láng hơn nữa. Cậu ấy sau này trở thành nhà khoa học nghiên cứu hỏa tiễn và thành danh ở NASA.

        Mẹ tôi luôn có một mối liên hệ mơ hồ với bác Raymond, vì bác thích điều hành mọi việc và vì bố thì hay say xỉn nên chúng tôi cần bác giúp thường xuyên hơn là mẹ muốn. Khi chúng tôi mới chuyển đến Hot Springs, thậm chí chúng tôi còn đi lễ ở nhà thờ của bác Raymond, nhà thờ Trưởng lão Đệ nhất, mặc dù mẹ là tín đồ Baptist, ít ra là trên danh nghĩa. Vị mục sư hồi đó, mục sư Overholser, là một người đáng nể có hai người con gái cũng đáng nể: Nan Keohane, từng làm hiệu trưởng trường Trung học Wellesley nơi Hillary từng học, và sau đó làm nữ hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Duke. Người con gái kia là Geneva Overholser, chủ bút tờ Des Moines Regis­ter và ủng hộ tôi khi tôi tranh cử tổng thống, rồi phụ trách phần khiếu nại bạn đọc của tờ Washington Post, thường đăng các khiếu nại của công chúng nhưng lại không đăng khiếu nại của tổng thống.

        Dù mẹ có vẻ không ưa Raymond nhưng tôi lại khoái bác ấy. Bác ấn tượng cho tôi nhờ sức mạnh, tầm ảnh hưởng trong thành phố, sự quan tâm thực sự của bác ấy với trẻ con và với tôi. Mấy chuyện màu mè cá nhân của bác ấy không làm tôi khó chịu gì mấy, dù chúng tôi khác nhau như đêm và ngày. Năm 1968, khi tôi diễn thuyết về đề tài bảo vệ dân quyền ở các câu lạc bộ dân sự ở Hot Springs, bác Raymond đang ủng hộ George Wallace cho chức tổng thống. Nhưng năm 1974, khi tôi bắt đầu chiến dịch vô vọng để ứng cử vào quốc hội, bác Raymond và Gabe Crawford cùng ký tờ séc 10 ngàn đôla để giúp tôi. Lúc bấy giờ đối với tôi như thế là nhiều tiền lắm lắm. Khi vợ bác mất hơn 45 năm sau, Raymond làm quen với một góa phụ mà hồi trung học bậc từng hẹn hò, rồi họ cưới nhau và bác hạnh phúc trong những năm cuối đời. Không biết vì lý do gì mà tôi không thể nhớ ra, về cuối đời bác Raymond giận tôi. Trước khi chúng tôi kịp làm lành bác mắc chứng Alzheimer. Tôi đi thăm bác hai lần, một ở bệnh viện St. Joseph và một lần ở nhà dưỡng lão. Lần đầu tôi nói tôi rất thương yêu bác, rằng tôi xin lỗi về những gì xảy ra giữa chúng tôi, và tôi luôn biết ơn những gì bác đã làm cho tôi. Lúc ấy chắc bác cũng nhận ra tôi trong một, hai phút gì đấy, tôi cũng không chắc lắm. Lần thứ hai tôi biết bác không nhận ra tôi, nhưng dù vậy tôi vẫn muốn đến thăm bác. Bác mất năm 84 tuổi, giống như dì Ollie của tôi, rất lâu sau khi đã mất trí nhớ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Bảy, 2015, 01:15:01 am
        Raymond và gia đình bác sống trong một ngôi nhà lớn ở hồ Hamilton, nơi chúng tôi thường đi picnic và chèo thuyền gỗ Chris- Craft của bác ấy. Dịp lễ Bốn tháng Bảy nào chúng tôi cũng tổ chức ở đó và bắn nhiều pháo hoa. Sau khi bác mất, các con bác buồn bã quyết định phải bán căn nhà này đi. Thật may là thư viện và quỹ của tôi cần một nơi để làm nhà nghỉ, chúng tôi mua nó và sửa sang lại cho hợp mục đích mới, mà con cháu của bác Raymond vẫn có thể dùng căn nhà này. Chắc bác Raymond cũng ngậm cười nơi chín suối.

        Không lâu sau khi chúng tôi chuyển đến đại lộ Park, chắc vào khoảng năm 1955, ông bà ngoại tôi chuyển đến Hot Springs và sống ở một căn hộ nhỏ ngay trên phố của chúng tôi, chỉ cách nhà tôi cỡ một dặm về phía thành phố. Lý do chuyển nhà chủ yếu là để chăm lo sức khỏe. Bệnh viêm phế quản cấp của ông ngày càng nặng còn bà thì bị đột quỵ. Ông tìm được việc trong một tiệm bán rượu mà tôi đoán là bố tôi có phần hùn, ngay đối diện tiệm hớt tóc của ông Brizendine. Ông cũng rảnh rang lắm vì ngay cả ở Hot Springs người ta cũng vẫn giữ ý không lui tới thường xuyên tiệm bán rượu vào ban ngày ban mặt, nên tôi hay đến thăm ông ở tiệm. Ông hay chơi bài một mình và dạy tôi cách chơi. Đến nay tôi vẫn thường chơi ba kiểu đánh bài khác nhau, thường là khi tôi phải suy nghĩ kỹ về vấn đề nào đấy và cần xả bớt những lo lắng.

        Cơn đột quỵ của bà ngoại khá nặng, và bà bị mắc chứng la hét điên loạn. Điều không thể tha thứ được là vị bác sĩ của bà đã cho bà dùng moọcphin, rất nhiều moọcphin, để làm bà dịu đi. Đến khi bà bắt đầu bị ghiền cũng là lúc mẹ đón ông bà xuống Hot Springs. Bà ngày càng ứng xử kỳ quặc, và mẹ không còn cách nào khác là phải đưa bà vào bệnh viện tâm thần của tiểu bang, cách chỗ chúng tôi khoảng 30 dặm. Tôi nghĩ là hồi ấy chưa có trung tâm cai nghiện nào cả.

        Tất nhiên lúc đấy tôi chẳng biết gì về chuyện bà bị ghiền; tôi chỉ biết bà bị bệnh. Thế rồi mẹ chở tôi đến bệnh viện thăm bà. Thật kinh hoàng và hỗn loạn. Chúng tôi vào một phòng lớn được làm mát bằng quạt điện treo trong các lồng sắt to để tránh bệnh nhân thò tay vào cánh quạt. Nhiều người mặc đồ ngủ hoặc quần áo vải thô rộng đi lung tung một cách đờ đẫn, rủ rỉ tự nói chuyên một mình hoặc la hét vào thinh không. Dù vậy, bà ngoại trông vẫn có vẻ bình thường và vui khi gặp chúng tôi, và chúng tôi nói chuyện với nhau. Sau vài tháng, bà đã dịu xuống đủ mức để về nhà, và bà không bao giờ xài moọcphin nữa. Bà bị bệnh cho tôi cơ hội đầu tiên tiếp xúc với hệ thống điều trị bệnh tâm thần lúc đó được dùng cho phần lớn nước Mỹ. Khi trở thành thống đốc, Orval Faubus đã hiện đại hóa bệnh viện tiểu bang và đầu tư nhiều tiền. Bất chấp những thiệt hại mà ông ta gây ra ở những lĩnh vực khác, tôi luôn biết ơn ông vì đã đầu tư vào bệnh viện.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Bảy, 2015, 01:05:20 am
   
        05


        Năm 1956, cuối cùng thì tôi cũng có em trai, và nhà tôi mua tivi. Em tôi, Roger Cassidy Clinton, sinh ngày 25 tháng 7, trùng ngày sinh nhật của bố. Tôi rất vui. Mẹ và bố trong một thời gian dài đã mong có em (mấy năm trước mẹ từng bị sảy thai). Tôi nghĩ mẹ, và chắc là cả bố, nghĩ rằng có con chung sẽ cứu vãn cuộc hôn nhân của họ. Phản ứng của bố ban đầu có vẻ không hứa hẹn lắm. Khi sinh em, mẹ phải mổ, và lúc này tôi đang ở với ông bà ngoại. Bố đến đón tôi đi thăm mẹ, rồi chở tôi về nhà và đi tiếp. Từ vài tháng qua, bố tôi bắt đầu uống trở lại, và thay vì làm cho bố hạnh phúc và cảm thấy có trách nhiệm, việc đứa con duy nhất của ông ra đời lại càng làm cho ông quay lại thói quen say xỉn.

        Ngoài sự phấn khích vì có thêm em bé trong nhà còn có sự phấn khích vì có tivi. Có nhiều chương trình dành cho trẻ em: phim hoạt hình, Captain KangarooHowdy Doody với nhân vật Buffalo Bob Smith mà tôi đặc biệt thích. Có cả các trận bóng chày nữa: Mickey Mantle và đội Yankees, Stan Musial và đội Cardinals, và đội mà tôi ưa thích nhất: đội New York Giants với Willie Mays.

        Nhưng dù có kỳ khôi đến đâu đi nữa, đặc biệt là với một đứa bé lên 10, tôi dành thời gian xem tivi nhiều nhất vào mùa hè đó để theo dõi các đại hội của đảng Dân chủ và Cộng hòa. Tôi ngồi dưới sàn nhà ngay trước tivi và xem cả hai, say mê đến mức không nói được gì. Nghe thì có vẻ điên rồ, nhưng tôi cảm thấy thực sự thoải mái trong thế giới chính trị và chính trị gia. Tôi thích Tổng thống Eisenhower và vui khi thấy ông được tái đề cử, nhưng vì nhà chúng tôi theo đảng Dân chủ, nên tôi xem rất kỹ đại hội Dân chủ. Thống đốc bang Tennessee Frank Clement đọc một bài diễn văn mở đầu hùng hồn. Tranh chấp đề cử chức phó tổng thống cũng gay go giữa Thượng nghị sĩ trẻ John F. Kennedy với người về sau này thắng cuộc Thượng nghị sĩ Estes Kefauver - người đại diện cho Tennessee trong thượng viện cùng với cha của AI Gore. Khi Adlai Stevenson, ứng cử viên năm 1952, chấp nhận lời kêu gọi của đảng ông ta để ra tranh cử, ông ấy nói ông ấy đã cầu nguyện "Lạy cha, xin cha cất cho con chén đắng này" (Lời chúa Jesus, trong Kinh thánh). Tôi ngưỡng mộ sự thông minh và tài hùng biện của Stevenson, nhưng ngay từ hồi đó tôi đã không hiểu được tại sao có người lại không muốn có cơ hội để trở thành tổng thống. Bây giờ thì tôi nghĩ rằng ông ấy đã không muốn nỗ lực vô ích một lần nữa. Tôi hiểu điều này. Chính tôi cũng đã thua một vài cuộc bầu cử, dù tôi không bao giờ bước vào một trận đấu mà trước đó lại không tự thuyết phục mình rằng tôi có thể chiến thắng.

        Tôi không dành hết thời gian để xem tivi. Bất cứ khi nào có thể, tôi vẫn đi xem phim. Hot Springs có hai rạp chiếu phim cũ kỹ, rạp Paramount và rạp Malco, đều có các sân khấu lớn với các ngôi sao phim viễn tây hay xuất hiện vào cuối tuần. Tôi đã được thấy Lash LaRue mặc đồ cao bồi đen và quất roi ngựa, và cả một màn biểu diễn bắn súng của Gail Davis - người đóng vai Annie Oakley trên ti vi.

        Vào cuối thập niên 50, Elvis Presley bắt đầu làm phim. Tôi thích Elvis. Tôi có thể hát tất cả các bài hát của ông, và cả các bài hát đệm của ban Jordanaires nữa. Tôi ngưỡng mộ ông ấy khi ông nhập ngũ, và thích thú khi ông cưới người vợ trẻ Priscilla. Không giống như phần lớn các bậc cha mẹ, vốn cho rằng kiểu lắc hông của Elvis là tục tĩu, mẹ tôi cũng mê Elvis, có thể còn mê hơn tôi. Chúng tôi cùng xem buổi biểu diễn huyền thoại của ông trên chương trình The Ed Sullivan Show, và phá lên cười khi ống kính camera cắt đi phần thân dưới lắc lư của ông để giữ cho người xem khỏi phải xem cảnh bất nhã. Ngoài âm nhạc của ông, tôi còn hòa nhập với gốc gác tỉnh lẻ miền Nam của ông. Và tôi nghĩ rằng ông ấy là người có cái tâm tốt. Bạn tôi, Steve Clark, từng làm chưởng lý tiểu bang hồi tôi làm thống đốc, có một lần đưa em gái của anh ấy đang sắp chết vì ung thư đến xem Elvis biểu diễn ở Memphis. Khi Elvis biết chuyện bé gái này, ông đã cho hai anh em ngồi hàng ghế đầu, và biểu diễn xong ông còn mời cô bé lên sân khấu và trò chuyên với cô một lức. Tôi không bao giờ quên điều đó.

        Phim đầu tay của Elvis, Love Me Tender, là phim tôi ưa thích nhất lúc bấy giờ và đến nay vẫn vậy, dù tôi cũng thích các phim khác của ông như Loving You, Jailhouse Rock, King Creole, và Blue Hawaii. Mấy phim sau đấy nữa của ông bắt đầu trở nên nhàm chán và dễ đoán. Điều thú vị trong phim Love Me Tender - một phim viễn tây thời hậu Nội chiến - là Elvis, lúc ấy đã thành thần tượng hấp dẫn của nước Mỹ - lấy được cô gái, Debra Paget, nhưng chỉ sau khi cô này tưởng rằng người yêu của mình, nhân vật anh trai của Elvis, đã chết trong chiến tranh. Cuối phim, Elvis bị bắn chết, để lại anh trai và người vợ mình.

        Tôi chưa bao giờ chán Elvis. Tror.g chiến dịch tranh cử năm 1992, một số người trong ban tham mưu của tôi đặt cho tôi biệt danh là Elvis. Vài năm sau, khi tôi bổ nhiệm Kim Wardlaw của Los Angeles làm thẩm phán liên bang, cô ấy đã chu đáo đến mức gửi cho tôi một khăn quàng cổ mà Elvis từng đeo và ký tặng cô ấy trong một buổi biểu diễn hồi thập niên 70, lúc cô ấy 19 tuổi. Tôi vẫn còn giữ nó trong phòng nghe nhạc của mình. Và tôi thú nhận: tôi vẫn còn mê Elvis.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Bảy, 2015, 03:56:01 am
        Thời gian này những phim tôi thích là những phim dựa theo các tích trong Kinh thánh: The Robe, Demetrius and The Gladiators, Samson and Delilah, Ben-Hur, và đặc biệt là phim The Ten Commandments - phim đầu tiên mà tôi dám bỏ hơn 10 xu để xem. Tôi xem The Ten Commandments khi bố và mẹ đi chơi ngắn ngày ở Las Vegas. Tôi đem theo cơm trưa trong hộp và ngồi lì xem liền hai suất. Nhiều năm sau, khi tôi mời Charlton Heston vào Nhà Trắng với tư cách người được Trung tâm Kennedy vinh danh, ông ấy là chủ tịch Hiệp hội súng trường quốc gia và người cực lực chỉ trích các nỗ lực lập pháp của tôi nhằm ngăn chặn súng lọt vào tay tội phạm hay trẻ em. Tôi nói đùa với ông ấy và cử tọa rằng tôi thích ông đóng vai Moses hơn là vai trò hiện nay của ông ấy. Thật may là ông ấy không giận vì lời nói đùa đó.

        Năm 1957, hai lá phổi của ông ngoại tôi cuối cùng đã không chịu nổi nữa. Ông mất ở bệnh viện Ouachita, bệnh viện còn khá mới và là nơi mẹ làm việc. Ông mới 56 tuổi. Đời ông đã phải chịu quá nhiều nghèo khó, bệnh tật và cuộc sống hôn nhân không êm xuôi nhưng bất chấp khó khăn ông vẫn luôn tìm ra nhiều điều để an vui. Và ông yêu mẹ và yêu tôi hơn cả cuộc sống. Tình yêu của ông và những điều ông dạy tôi, chủ yếu bằng cách tự làm gương, rằng hãy quý trọng những món quà mà cuộc sống hàng ngày mang lại cũng như hãy hiểu những rắc rối của người khác - những điều ấy làm tôi nên người hơn là nếu không có ông.

        Năm 1957 cũng là năm có sự kiện ở trường trung học Central High ở Little Rock. Vào tháng 9, chín học sinh da đen, được sự ủng hộ của Daisy Baites - chủ bút tờ Arkansas State Press (báo cho người da đen ở Little Rock), đã biến trường Central High thành trường trung học không phân cách màu da. Thống đốc Faubus, vì muốn phá vỡ thông lệ một thống đốc bang chỉ giữ chức hai nhiệm kỳ, đã từ bỏ truyền thống tiến bộ của gia đình mình (cha ông bỏ phiếu cho Eu­gene Debs, ứng viên tổng thống lâu năm của đảng Xã hội) và kêu gọi đưa Vệ binh quốc gia đến ngăn chặn mấy học sinh da đen kia nhập trường. Sau đó Tổng thống Dwight Eisenhower đặt Vệ binh quốc gia dưới sự chỉ huy của liên bang1 để bảo vệ các học sinh này, và khi đến trường họ phải đi xuyên qua những đám đông giận dữ gào thét những lời chửi rủa đầy tính kỳ thị chủng tộc. Phần lớn các bạn tôi hoặc chống lại chuyện học sinh nhiều mằu da học chung, hoặc có vẻ chẳng quan tâm gì. Tôi không nói gì nhiều về việc này, có thể vì gia đình tôi không liên quan đến chính trị lắm, nhưng tôi ghét việc Faubus làm. Thế nhưng dù ông Faubus đã gây tác hại lớn cho hình ảnh của tiểu bang, ông ta đã đảm bảo cho mình không chỉ trúng cử tiếp một nhiệm kỳ thứ ba, mà còn trúng thêm ba nhiệm kỳ nữa. Sau này ông ta cũng nhiều lần tranh cử trở lại với Dale Bumpers, David Pryor, và tôi, nhưng lúc ấy tiểu bang đã không còn có phản ứng tương tự như xưa nữa.

        Chín học sinh Little Rock trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm trong cuộc đấu tranh đòi hỏi bình đẳng. Năm 1987, vào dịp kỷ niệm 30 năm sự kiện này, tôi với tư cách thống đốc bang đã mời chín người này về. Tôi mở tiệc chiêu đãi họ tại công thự của thống đốc và dẫn họ vào căn phòng nơi mà Thống đốc Faubus từng điều động chiến dịch nhằm ngăn họ nhập trường. Trong dịp kỷ niệm lần thứ 40 sự kiện này, vào năm 1997, chúng tôi tổ chức một lễ lớn ở bãi cỏ trường trung học Central High. Sau chương trình buổi lễ, Thống đốc Mike Huckabee và tôi mở cửa trường Central High và chín người đó bước vào. Bà Elizabeth Eckford, vào lúc sự kiện xảy ra mới 15 tuổi và bị chấn động mạnh khi phải đi một mình giữa đám đông giận dữ để vào trường, đã dàn hòa với Hazel Massery, một trong những nữ học sinh từng bêu riếu bà 40 năm trước. Năm 2000, trong một buổi lễ ở Bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng, tôi trao tặng cho chín học sinh Little Rock năm nào Huân chương danh dự quốc hội - một phần thưởng danh dự từ gợi ý của Thượng nghị sĩ Dale Bumpers. Vào cuối mùa hè năm 1957, chín học sinh ấy đã giúp cho chúng tôi, cả da đen lẫn da trắng, thoát khỏi bóng đen tăm tối của sự cách biệt và kỳ thị. Bằng việc làm này, họ đã mang lại cho tôi nhiều hơn bất cứ thứ gì tôi có thể mang lại cho họ. Nhưng tôi hy vọng điều tôi mang đến cho họ, và cho dân quyền trong những năm sau này đã vinh danh những bài học tôi đã từng học được hơn 50 năm trước đây trong tiệm rượu của ông tôi.

        Mùa hè năm 1957 và sau giáng sinh năm đó, tôi có những chuyến đi đầu tiên ra ngoài bang Arkansas kể từ hồi đi thăm mẹ ở New Orleans. Cả hai lần tôi đều đáp xe buýt Trailways đi Dallas để thăm bác Otie. Lúc ấy đi xe này là sang lắm, có cả người phục vụ bánh mì kẹp trên xe. Tôi ăn thỏa thích.

        Dallas là thành phố thực sự thứ ba tôi từng đến cho tới lúc bây giờ. Hồi lớp năm tôi đã thăm Little Rock và đến xem tòa nhà quốc hội tiểu bang, hay nhất là vào thăm cả văn phòng của ông thống đốc và ngồi vào ghế bỏ trống của ông. Tôi bị ấn tượng đến nỗi nhiều năm sau tôi vẫn thường cho trẻ em ngồi trên lòng tôi trên ghế ở phòng thống đốc hoặc Phòng Bầu dục để chụp ảnh.

-----------------------
1. Vệ binh quốc gia (National Guard) là lực lượng quân sự của tiểu bang, nhúng chính phủ liên bang có thể trưng dụng khi cần thiết.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2015, 01:52:29 am
        Ngoài thức ăn Mexico tuyện vời, vườn thú và sân tập golf mini đẹp nhất mà tôi từng thấy, những chuyến đi Dallas còn quan trọng đối với tôi vì ba lý do khác. Thứ nhất, tôi được gập vài người họ hàng của cha tôi. Em trai của ông, Glenn Blythe, là cảnh sát ở Irving, ngoại ô Dallas. Chú ấy bự con, đẹp trai, và ở cùng với chú làm tôi cảm thấy có liên hệ với cha mình. Thật buồn là chú mất vì đột quỵ khi còn quá trẻ, mới 48 tuổi. Cháu gái của cha tôi, Ann Grigsby, từng làm bạn với mẹ tôi từ lúc lấy cha tôi. Trong những chuyến đi này, Ann đã trở thành bạn thân thiết của tôi, hay kể cho tôi nghe về cha tôi và về mẹ tôi khi bà còn là một cô dâu trẻ. Ann hiện vẫn là đầu mối gần gũi nhất của tôi đối với dòng họ Blythe.

        Thứ hai, vào ngày đầu năm 1958, tôi đến sân vận động Cotton Bowl xem trận cầu đại học đầu tiên trong đời. Đội Rice do thủ quân King Hill dẫn dắt đấu với đội Navy có hảo thủ Joe Bellino, người hai năm sau đó đoạt cúp Heisman. Tôi ngồi ở khán đài cuối sân nhưng có cảm tưởng như ngồi trên ngai vàng khi đội Navy thắng 20 - 7.

        Thứ ba, ngay sau giáng sinh tôi đi xem phim một mình vào một buổi chiều khi bác Otie phải đi làm. Hình như hôm đó chiếu phim The Bridge on the River Kwai - cầu sông Kwai. Tôi mê phim này, nhưng lại không thích việc phải mua vé người lớn dù hồi đấy tôi chưa tròn 12 tuổi. Tôi trông to hơn tuổi, còn người bán vé thì chẳng chịu tin là tôi còn nhỏ. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi gặp người không tin lời tôi nói. Thật khó chịu, nhưng tôi nhận ra được sự khác nhau giữa các thành phố lớn lạnh lùng và những thị trấn tỉnh lẻ, và tôi bắt đầu quá trình chuẩn bị công phu của mình cho cuộc sống ở Wash­ington, nơi chẳng ai tin lời bạn về bất cứ điều gì.

        Năm học 1958 - 1959 tôi bắt đầu vào cấp trung học cơ sở. Trường nằm đối diện bệnh viện Ouachita và giáp vách với trường Trung học Hot Springs. Cả hai tòa nhà đều được xây bằng gạch đỏ sẫm. Trường trung học cao bốn tầng lầu, có một giảng đường cũ lớn với nét trang trí đặc trưng từ thời 1917. Trường trung học cơ sở nhỏ hơn và trông chán hơn nhưng vẫn là đại diện cho một thời kỳ mới trong đời tôi. Tuy nhiên, chuyện lớn với tôi trong năm đó lại chẳng liên quan gì đến trường học cả. Một trong số các thầy giáo lớp học chủ nhật của tôi tổ chức đưa một số nhóc học sinh trong hội thánh đi Little Rock để nghe mục sư Billy Graham giảng trong cuộc vận động của ông ở sân War Memorial, sân nhà của đội Razorbacks. Hồi nặm 1958 vấn đề chủng tộc vẫn còn căng thẳng lắm. Các trường học ở Little Rock vì muôn ngăn chặn học sinh khác màu da học chung đã đồng loạt đóng cửa, đẩy học sinh về các trường ở các thị trấn lân cận. Những người có đầu óc kỳ thị của Hội đồng Công dân Da trắng và các hội đoàn khác đề nghị mục sư Graham chỉ cho người da trắng tham dự cuộc vận động của ông xét vì không khí căng thẳng hiện nay. Ông đáp lại rằng Chúa Jesus thương yêu tất cả các con chiên, rằng mọi người đều cần có cơ hội để tiếp đón tin mừng, và vì thế ông thà hủy bỏ cuộc vận động còn hơn là phải thuyết giảng trước một cử tọa phân cách chủng tộc. Hồi đó, mục sư Billy Graham là hiện thân của lực lượng giáo hội Baptist Phương Nam, là nhân vật tôn giáo lớn nhất của miền Nam, và có lẽ của cả nước Mỹ. Sau khi ông bày tỏ quan điểm như vậy, tôi càng muốn nghe ông thuyết giảng. Những người mang đầu óc kỳ thị nhượng bộ, và mục sư Graham trong bài nói 20 phút đặc trưng của mình đã truyền lại một thông điệp mạnh mẽ. Khi ông mời mọi người bước xuống thảm cỏ sân vận động để tiếp nhận Chúa hoặc hiến dâng đời mình cho Chúa, hàng trăm người da đen và da trắng cùng nhau đi dọc các lối đi của sân để xuống đứng và cầu nguyện cùng nhau. Đó là một điểm nhấn mạnh mẽ tương phản với không khí chính trị phân biệt chủng tộc lan tràn khắp miền Nam lúc bấy giờ. Tôi yêu mến Billy Graham về điều này. Nhiều tháng sau tôi thường xuyên dành ra một khoản trong số tiền ít ỏi của mình để ủng hộ cho hội thánh của ông.

        Ba mươi năm sau, mục sư Billy quay lại Little Rock đê tổ chức một cuộc vận động nữa ở sân War Memorial. Với tư cách là thống đốc bang, tôi hân hạnh được ngồi cùng ông trên sân khấu một tối và còn hân hạnh hơn khi đi cùng với ông và bạn tôi Mike Coulson đến thăm vị mục sư của tôi, bạn cũ của Billy, là w. o. Vaught, người sắp chết vì bệnh ung thư. Thật kinh ngạc khi nghe hai người thuộc về Chúa bàn chuyên cái chết, về những nỗi sợ, và về niềm tin của họ. Khi Billy đứng dậy để ra về, ông cầm tay mục sư Vaught và nói: "W. O. à, với cả hai chúng ta chắc cũng chẳng còn lâu đâu. Hẹn gặp lại bạn, ngaỵ bên ngoài Cửa Đông", tức là cửa vào Nước Chúa.

        Khi tôi là tổng thống, Billy và Ruth Graham đến thăm Hillary và tôi ở Nhà Trắng. Billy cùng cầu nguyên với tôi trong Phòng Bầu dục, và viết những bức thư đầy khích lệ và chỉ dẫn trong thời gian tôi bị kiện tụng. Trong mọi điều ông đối xử với tôi, cũng như trong cuộc vận động năm 1958 ấy, Billy đã luôn sống đúng đức tin của mình.

        Thời gian học trung học cơ sở mang lại những trải nghiệm và thách thức mới, khi tôi bắt đầu nhận thức nhiều hơn về trí óc, cơ thể, tinh thần và thế giới bé nhỏ của mình. Nói chung tôi thích hầu hết những điều học về bản thân, nhưng không phải thích hết mọi thứ. Đôi khi những điều chợt đến trong ý nghĩ và trong đời thực làm tôi khiếp sợ, như cơn giận bố, những tơ tưởng đầu tiên đến bọn con gái, và cả những hoài nghi về niềm tin tôn giáo - mà tôi nghĩ xuất phát từ việc tôi không thể hiểu tại sao một ông Chúa mà sự hiện hữu của ông tôi không chứng minh được lại tạo ra một thế giới có nhiều điều tồi tệ xảy ra đến vậy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2015, 01:16:13 am
       Tôi ngày càng ham âm nhạc. Dạo này tôi bắt đầu ngày nào cũng đi tập với ban nhạc trung học cơ sở, mong đến ngày biểu diễn trong dịp nghỉ giữa hiệp của các trận đấu bóng và được đi trong đoàn diễu hành giáng sinh, hay được đi biểu diễn ở các buổi hòa nhạc, và đi dự các liên hoan ban nhạc trong vùng - nơi có các giám khảo cho điểm cho các ban nhạc, cũng như các màn biểu diễn cá nhân và tập thể. Tôi đoạt khá nhiều giải, và lần nào mà tôi không đoạt giải thì chỉ vì tôi cố chơi một bài quá khó đối với mình. Tôi vẫn còn giữ vài phiếu chấm điểm của giám khảo cho một sô lần đầu biểu diễn solo của tôi, chỉ ra khiếm khuyết trong kiểm soát những nốt bè thâp, sai nhịp hoặc thói phồng mang trợn má của tôi. Tôi càng lớn thì phiếu điểm càng cải thiện, nhưng tôi cũng không sửa được tật phồng má. Bản solo ưa thích của tôi thời đó là một trích đoạn trong Rhapsody in Blue mà tôi rất ưa tập và một lần còn biểu diễn cho khách xem ở khách sạn Majestic cổ. Tôi hồi hộp ghê lắm, nhưng quyết tâm tạo ấn tượng tốt bằng cách mặc áo choàng trắng mới, đeo nơ và khăn chẽn lưng màu đỏ.

       Các ông bầu ban nhạc học sinh khuyến khích tôi chơi tốt hơn và tôi quyết định thử xem. Hồi đó tiểu bang Arkansas có vài trại nhạc công mùa hè được tổ chức trong các cơ sở của trường đại học và tôi muốn dự một trại. Tôi quyết định đến trại ở cơ sở chính của Đại học Arkansas tại Fayetteville vì ở đấy có nhiều thầy giỏi, mà tôi thì muốn ở vài tuần trong cơ sở mà tôi đoán sau này mình sẽ học đại học ở đó. Trong suốt bảy năm, hè nào tôi cũng đến đây, cho mãi đến tận mùa hè sau khi tôi tốt nghiệp trung học. Hóa ra đó là một trong những trải nghiệm quan trọng nhất trong thời kỳ trưởng thành của tôi. Thoạt tiên, tôi cứ chơi kèn miệt mài. Và tôi cũng khá lên. Có hôm tôi tập kèn liền 12 tiếng cho đến khi môi tôi đau đến nỗi không mấp máy nổi. Tôi cũng có dịp nghe và học hỏi từ những nhạc công lớn tuổi và giỏi hơn.

       Trại nhạc công mùa hè còn là một nơi lý tưởng cho tôi phát triển các kỹ năng chính trị và lãnh đạo. Trong suốt thời kỳ tôi trưởng thành dần lên, đó là nơi duy nhất mà việc bạn chỉ là một "nhóc nhạc công quèn" thay vì là cầu thủ bóng bầu dục không hề đem lại hệ lụy chính trị nào hết. Đó cũng là nơi duy nhất mà làm "nhóc nhạc công quèn" không phải là điểm yếu cho các chú choai choai khi đi tán gái đẹp. Chúng tôi lúc nào cũng vui vẻ, từ phút thức dậy đi ăn sáng trong nhà ăn trường đại học cho đến khi đi ngủ trong ký túc xá, và luôn cũng cảm thây mình rất quan trọng.

       Tôi cũng khoái cái cơ sở này. Ngôi trường này là trường đại học được chính phủ cấp đất xưa nhất phía tây sông Mississippi. Hồi còn ở trung học cơ sở, tôi viết bài luận về trường này, còn khi đã là thống đốc tôi ủng hộ việc dành ngân sách để khôi phục tòa nhà Old Main, tòa nhà cổ nhất trong trường. Được xây từ năm 1871, nó là kiến trúc độc đáo nhắc nhớ về cuộc Nội chiến, có hai cái tháp, tháp bắc cao hơn tháp nam.

       Việc chơi trong ban nhạc cũng đem lại cho tôi người bạn tốt nhất thời trung học cơ sở, Joe Newman. Cậu ấy chơi trông, và chơi giỏi. Mẹ cậu, bác Rae, là giáo viên trong trường chúng tôi; bác ấy và bác trai Dub lúc nào cũng làm tôi cảm thấy mình được chào đón trong căn nhà bằng gỗ trắng lớn của họ trên đại lộ Ouachita, gần nhà hai bác Roy và Janet. Joe thông minh, hoài nghi, tính khí hơi thất thường nhưng hài hước và trung thành. Tôi thích chơi hoặc nói chuyện với cậu ấy. Bây giờ vẫn vậy - suốt bao năm qua chúng tôi vẫn thân thiết với nhau.

       Ở trung học cơ sở tôi thích nhất là học toán. Thật may là tôi nằm trong nhóm đầu tiên ở thành phố được học đại số năm lớp tám chứ không phải lớp chín, có nghĩa là tôi có cơ hội học hình học, đại số nâng cao, lượng giác và tích phân trước khi tốt nghiệp trung học. Tôi thích toán vì đó là môn đòi hỏi giải quyết vấn đề, vốn luôn làm tôi phân khích. Dù khi lên đại học tôi không học toán nữa, nhưng tôi luôn tưởng mình vẫn giỏi toán cho đến một lần tôi không thể làm giúp bài tập lớp chín của Chelsea. Thế là một ảo tưởng nữa tan vỡ.

       Cô Mary Matassarin dạy tôi đại số và hình học. Chị của cô, Verna Dokey, dạy sử, và chồng của cô Verna - Vernon, một huấn luyện viên về hưu - dạy khoa học lớp tám. Tôi thích họ, và dù tôi không học giỏi khoa học mấy, một bài học của thầy Dokey tôi vẫn còn nhớ như in. Vợ và em vợ của thầy Vernon Dokey rất xinh, nhưng phải nói thẳng rằng thầy không phải là người đẹp trai - đấy là đã nhẹ lời lắm rồi. Thầy bự con, bụng hơi nặng nề, đeo kính dày cộm và hay hút xì gà rẻ tiền bằng một ống đót có đầu ngậm nhỏ, khiến mặt thầy trông thiểu não nhăn nhúm kỳ quặc khi thầy rít thuốc. Thầy hay cư xử thô lậu, nhưng lại có nụ cười thật tuyệt, có óc hài hước và sự hiểu biết con người nhạy bén. Một hôm thầy nhìn chúng tôi và nói: "Các em, sau này có thể các em sẽ không còn nhớ gì đã học được trong giờ khoa học, vì thế tôi sẽ dạy cho các em một điều về bản chất con người mà các em nên nhớ lấy. Mỗi sáng tôi thức dậy, tôi vào buồng tắm, dấp nước lên mặt, cạo râu, rồi lau kem cạo râu đi, nhìn vào gương và nói, "này Vernon, cậu trông đẹp lắm". Các em nhớ lây nhé. Ai cũng muôn cảm thây là mình đẹp đẽ cả". Và tôi đã ghi nhớ điều đó trong hơn 40 năm. Nó giúp tôi hiểu được những điều tôi có thể đã bỏ lỡ nếu như thầy Vernon Dokey không nói với tôi rằng thầy đẹp, và nếu như tôi đã không nhìn ra được rằng thực sự thầy đẹp thật.

       Tôi phải chật vật lắm mới hiểu được người khác ở trường trung học cơ sở. Chính ở trường tôi phải đối diện với việc không phải ai cũng thích tôi, mà thường là do những nguyên do gì đó tôi không biết. Có lần tôi đang đi bộ đến trường, cách trường một dãy phố thì một học sinh lớp trên, vốn thuộc dạng đầu bò đầu bướu đang đứng trong hẻm trống giữa hai tòa nhà hút thuốc, búng tàn thuốc đang cháy vào tôi, trúng ngay giữa mũi và suýt nữa làm bỏng mắt tôi. Tôi chẳng hiểu sao hắn lại làm thế, nhưng chắc là dù gì thì tôi cũng chỉ là một thằng nhóc phục phịch mà lại không có quần jean thời thượng (loại quần Levis đã gỡ đường khâu viền ở túi phía sau).

       Cũng khoảng thời gian này tôi có cãi cọ với Clifton Bryant, một đứa lớn hơn tôi một, hai tuổi gì đấy nhưng lại nhỏ con hơn tôi. Một hôm đám bạn tôi và tôi quyết định đi bộ về với nhau sau khi tan học, khoảng ba dặm. Nhà Clifton cũng ở phía đó nên nó đi theo chúng tôi về nhà, vừa đi vừa chòng ghẹo và đẩy vào vai tôi. Chúng tôi cứ đi như thế đến tận đài phun nước trên đại lộ Central, đoạn quẹo phải vào đại lộ Park. Khoảng hơn một dặm đường tôi đã cô lờ đi, nhưng cuối cùng không chịu nổi nữa. Tôi quay lại, vung tay một vòng lớn và đấm nó. Cú đấm khá mạnh, nhưng lúc chạm tới nó thì nó đã kịp quay người chạy nên chỉ trúng vào lưng. Như đã nói, tôi thì chậm chạp. Lúc Clifton chạy về nhà, tôi gào lên thách nó quay lại và đánh nhau cho đáng mặt nam nhi. Nó vẫn chạy. Lúc tôi về đến nhà, tôi đã bình tĩnh lại và những lời tán dương của đám bạn cũng tan biến dần. Tôi sợ tôi làm nó chấn thương, nên tôi nhờ mẹ gọi điện đến nhà nó hỏi xem nó có bị sao không. Từ sau đó giữa hai đứa không còn chuyện gì nữa. Tôi hiểu ra rằng tôi có thể tự vệ, nhưng tôi không thích thú gì khi đánh cậu ta và cũng hơi khó chịu về cơn giận dữ của mình, vốn càng trở nên mạnh mẽ hơn theo năm tháng. Bây giờ tôi biết cơn giận của mình ngày hôm đấy là phản ứng bình thường và lành mạnh khi bị đối xử như vậy. Nhưng chính vì cách cư xử của bố tôi khi giận hoặc say xỉn mà tôi cho rằng sự giận dữ nghĩa là thiếu kiểm soát, và tôi quyết tâm không bao giờ nổi nóng. Làm như thế có thể làm bùng nổ những cơn giận dữ âm ỉ thường trực bị dồn nén mà tôi cũng chẳng biết là từ đâu ra nữa.

       Ngay cả khi tôi phát khùng tôi vẫn đủ tỉnh táo để không phải lúc nào cũng đối đầu với mọi thách thức. Những năm đó đã có hai lần tôi tránh đi, hoặc nếu bạn muốn nói một cách thẳng thừng, là đánh bài chuồn. Lần thứ nhẩt là lần tôi đi bơi với đám trẻ nhà Crane ở sông Caddo, ở phía tây Hot Springs, gần một thị trấn nhỏ tên Caddo Gap. Một chú nhóc địa phương trèo lên bờ sông gần chỗ tôi bơi và bắt đầu chửi bới tôi. Tôi chửi lại. Thế là nó nhặt một cục đá và ném tôi. Nó đứng cách chỗ tôi khoảng 20 mét, nhưng ném trúng ngay đầu tôi gần thái dương, chảy cả máu. Tôi muốn lên bờ đánh nhau với nó, nhưng tôi thấy nó bự hơn, khỏe hơn và ngầu hơn tôi, nên tôi bơi đi chỗ khác. Nhờ đã có kinh nghiệm bị cừu húc, bị Tavia Perry bắn và những lần sai lầm tương tự như vậy trước đấy, chắc là tôi làm như vậy là phải rồi.

       Lần thứ hai tôi tránh né trong thời kỳ trung học cơ sở thì tôi biết chắc là tôi đã làm đúng. Vào các tối thứ sáu bao giờ ở câu lạc bộ của YMCA1   địa phương cũng có nhảy nhót. Tôi thích nhạc rock-and- roll, thích nhảy và thường đi nhảy từ hồi lớp tám hay lớp chín, dù tôi mập, trông không có vẻ ngon lành gì cả và cũng không được bọn con gái hâm mộ gì. Thêm nữa, tôi vẫn chẳng mặc đúng loại quần jean thời thượng.

---------------------
1. Hiệp hội thanh niên Kytô giáo


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Bảy, 2015, 01:58:45 am
        Một buổi tối, tôi tạt vào phòng chơi bida cạnh sàn nhảy để mua đồ uống từ máy bán Coca Gola tự động. Mấy đứa học sinh trung học lớn hơn đang tụ tập đánh hoặc xem bida. Một trong số đó là Henry Hill, nhà nó là chủ sân bowling Lucky Strike Lanes ở trung tâm thành phố. Henry bắt đầu chế giễu cái quần jean của tôi, mà hôm đó đúng là hề hết chỗ nói. Cái quần ấy là loại quần thợ mộc, có một cái khoen vải ở hông bên phải để đeo búa. Không có Henry chọc tôi thì tôi cũng đã khó chịu lắm rồi, nên tôi cũng xấc xược lại ngay. Thế là nó dùng hết sức quại vào hàm tôi. Lúc này tôi cũng đã to con hơn so với tuổi, cao cỡ mét tám và nặng 90kg. Nhưng Henry cao cỡ mét chín và bự hơn nữa. Không thể đánh lại được. Hơn nữa, thật ngạc nhiên là tôi cũng chẳng đau lắm. Thế nên tôi đứng yên tại chỗ và nhìn chằm chằm vào Henry. Tôi nghĩ Henry cũng lấy làm lạ tại sao tôi không ngã ra hoặc bỏ chạy, vì nó phá lên cười, vỗ vào lưng tôi và bảo rằng tôi được lắm. Từ đó chúng tôi luôn thân thiện với nhau. Một lần nữa tôi hiểu ra rằng tôi có thể chịu đựng được cú tấrì công và có nhiều cách để đứng vững trước sự hung hăng.

        Khi tôi lên lớp chín, vào tháng 9 năm 1968, chiến dịch tranh cử tổng thống đã rầm rộ lắm. Cô giáo tiếng Anh và phụ trách điểm danh lớp tôi, cô Ruth Atkins, cũng quê ở Hope và cũng là một người chí cốt theo đảng Dân chủ. Cô bắt chúng tôi đọc Great Expectations của Charles Dickens, nhưng dành rất nhiều thời gian để chúng tôi bàn chuyện chính trị. Hot Springs hồi đó có nhiều người theo đảng Cộng hòa hơn phần lớn các nơi khác của tiểu bang Arkansas, nhưng những thế hệ lớn lại ít bảo thủ hơn nhiều so với thế hệ sau này. Một số gia đình kỳ cựu đã đến ở Hot Springs từ trước Nội chiến và họ theo đảng Cộng hòa chỉ vì họ chống lại chế độ nô lệ và tư tưởng ly khai. Một số gia đình có gốc gác Cộng hòa thì theo chủ nghĩa tiến bộ của Teddy Roosevelt. Một số khác thì ủng hộ sự bảo thủ ôn hòa của Eisenhower.

        Thành phần những người theo phe Dân chủ ở Arkansas còn đa dạng hơn. Nhóm giữ truyền thống thời Nội chiến là đảng viên Dân chủ vì tổ tiên họ ủng hộ việc miền Nam ly khai và chế độ nô lệ. Một nhóm lớn hơn vào đảng này trong thời Đại khủng hoảng, khi mà công nhân thất nghiệp và nông dân nghèo coi FDR (Tổng thống Franklin D. Roosevelt - ND) như vị cứu tinh và sau đó rất yêu mến người xuất thân từ bang láng giềng Missouri, Harry Truman. Một nhóm nhỏ hơn là những người nhập cư, phần lớn từ châu Âu, theo đảng Dân chủ. Đa phần người da đen theo Dân chủ vì Roosevelt, vì quan điểm dân quyền của Truman, và vì họ cảm thấy Kennedy sẽ còn tích cực hơn Nixon về chuyện này. Một nhóm nhỏ người da trắng cũng cảm thấy như vậy. Tôi thuộc nhóm này.
Trong lớp của cô Atkins phần lớn học sinh ủng hộ Nixon. Tôi nhớ David Leopoulos bảo vệ Nixon và viện dẫn rằng ông ta có kinh nghiệm hơn Kennedy, đặc biệt về đối ngoại, và rằng thành tích dân quyền của ông ấy khá tốt - mà đúng như vậy thật. Lúc ấy tôi thực ra cũng không có gì chống Nixon cả. Tôi còn chưa biết về chiến dịch vận động gán tội thiên cộng sản của ông ta ở hạ viện và thượng viện California nhằm chống lại Jerry Voorhis và Helen Gahagan Douglas. Tôi thích cách ông ta đương đầu với Nikita Khrushchev. Năm 1956, tôi ngưỡng mộ cả Eisenhower lẫn Stevenson, nhưng đến năm 1960, tôi bắt đầu theo hẳn một đảng. Tôi từng ủng hộ LBJ (Tổng thống Lyndon B. Johnson - ND) trong vòng bầu cử sơ bộ vì thành tích lãnh đạo thượng viện của ông ta, đặc biệt trong vụ thông qua một đạo luật dân quyền năm 1957, vì gốc gác miền Nam nghèo khó của ông ta. Tôi cũng thích Hubert Humphrey vì ông ấy là người ủng hộ cuồng nhiệt nhất cho dân quyền, thích Kennedy vì sự trẻ trung, mạnh mẽ và quyết tâm thúc đẩy đất nước. Khi Kennedy trở thành ứng viên tổng thống, tôi có những cơ sở tốt nhất để thuyết phục các bạn cùng lớp.

        Tôi rất mong ông ấy thắng cử, đặc biệt là sau khi ông ấy gọi điện cho Coretta King để bày tỏ lo lắng khi chồng bà bị bỏ tù, và sau khi ông nói chuyện với những người theo Tin Lành Baptist Phương Nam ở Houston để bảo vệ niềm tin của mình và bảo vệ quyền của những người Mỹ Công giáo ra tranh cử tổng thống. Phần lớn các bạn cùng lớp tôi và cả cha mẹ đều không đồng tình. Tôi bắt đầu quen với việc này. Trước đấy vài tháng, khi ra ứng cử chức trưởng ban đại diện học sinh, tôi đã để vuột chức này vào tay Mike Thomas, một người tốt, và sau này trở thành một trong bốn bạn cùng lớp tôi chết ở Việt Nam. Nixon thắng trong hạt của chúng tôi, nhưng Kennedy lại thắng ở bang Arkansas với 50,2% số phiếu, bất chấp những người Tin Lành chính thống đã cố hết sức thuyết phục những người Tin Lành theo đảng Dân chủ rằng Kennedy sẽ phải tuân lệnh Giáo hoàng.

        Tất nhiên việc ông ấy theo Công giáo là một trong những lý do tôi mong ông thành tổng thống. Từ kinh nghiệm bản thân ở trường Công giáo St. John và những lần gặp gỡ với các sơ cùng làm với mẹ tôi ở bệnh viện St. Joseph, tôi thích và ngưỡng mộ những người Công giáo - những giá trị của họ, sự tận tụy và lương tâm xã hội của họ. Tôi cũng tự hào rằng người Arkansas duy nhất ra tranh cử ở cấp liên bang, Thượng nghị sĩ Joe T. Robinson, đứng chung liên danh với ứng cử viên Công giáo đầu tiên tranh cử tổng thống, Thống đốc AI Smith của bang New York, vào năm 1928. Giống như Kennedy, Smith chiến thắng ở bang Arkansas nhờ vào Robinson.

        Với sự gần gũi với Công giáo của tôi như vậy, thật trớ trêu là ngoài âm nhạc ra, đề tài ngoại khóa chính của tôi từ lớp chín trở đi lại là hội Order of DeMolay, một tổ chức cho nam sinh được hội Masons bảo trợ. Tôi luôn tưởng thành viên Masons và DeMolay là chống lại Công giáo, nhưng không hiểu rõ tại sao. Dù gì thì DeMolay cũng là một thánh tử đạo thời tiền cải cách tôn giáo1 và chết trong tay Tòa án dị giáo Tây Ban Nha. Phải đến khi tôi nghiên cứu để viết cuốn sách này thì tôi mới phát hiện ra rằng từ đầu thế kỷ 18 nhà thờ Công giáo đã coi hội Masons là một tổ chức nguy hiểm đe dọa đến quyền lực của nhà thờ, trong khi hội Masons không hề cấm người ta theo tôn giáo nào cả và thậm chí còn có một vài hội viên theo Công giáo.

        Mục đích của hội DeMolay là xây dựng đạo đức cá nhân và công dân cũng như tình thân hữu giữa các hội viên. Tôi thích tình cảm đồng hội, thích việc ghi nhớ mọi nghi thức của hội, leo dần lên chức ủy viên trưởng của chi hội chỗ tôi cũng như những lần đi dự đại hội tiểu bang, nơi chúng tôi bàn luận chính trị sôi nổi và tiệc tùng với hội Rainbow Girls, tổ chức kết nghĩa của hội DeMolay. Tôi hiểu thêm về chính trị thông qua cuộc bầu cử hội DeMolay cấp tiểu bang, dù tôi chưa bao giờ tranh cử. Người sáng láng nhất tôi từng ủng hộ vào chức ủy viên trưởng tiểu bang là Bill Ebbert đến từ Jonesboro. Ebbert đã có thể làm một thị trưởng tuyệt vời hoặc một chủ tịch ủy ban quốc hội nếu như vẫn còn thông lệ sống lâu lên lão làng như hồi xứa. Anh ấy vui nhộn, thông minh, cứng rắn và cũng giỏi thương lượng như LBJ vậy. Một lần anh ấy đang phóng 90 dặm/giờ trên xa lộ ở Arkansas thì bị một xe cảnh sát tiểu bang hụ còi đuổi theo. Ebbert có radio sóng ngắn, nên anh bèn gọi cho cảnh sát để báo cáo về một vụ tai nạn phía sau ba dặm. Chiếc xe cảnh sát nhận được tin báo và đổi hướng, thả cho Ebbert về. Không biết ông! cảnh sát ấy sau này có hiểu ra quả lừa ấy không.

---------------------
1. Cải cách tôn giáo: phong trào tôn giáo thế kỷ 16 đã đưa tới việc hình thành đạo Tin Lành.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Bảy, 2015, 07:05:07 am
        Dù tôi thích hội DeMolay, tôi vẫn không chấp nhận được ý tưởng cho rằng những lễ nghi bí mật của hội là cái gì đó ghê gớm lắm đến mức làm cho cuộc sống của chúng tôi quan trọng hơn. Sau khi tốt nghiệp khỏi hội, tôi không tham gia tiếp vào hội Mason - giống như những người Mỹ ưu tú như George Washington, Benjamin Franklin và Paul Revere đã làm - có lẽ vì lúc bấy giờ tôi ngoài 20 và đang trong giai đoạn không thích gia nhập cái gì cả, và tôi lại không thích thái độ chống Công giáo (hồi đó tôi tưởng như vậy) của hội Mason. Tôi cũng không ưa kiểu phân chia dân da đen và da trắng vào các phân hội riêng biệt (dù khi làm thống đốc tôi có biết đến các đại hội của chi hội Mason Prince Hall cho người da đen, và họ dường như vui vẻ còn hơn cả những hội viên Mason mà tôi từng biết).

        Thêm nữa, tôi đâu cần phải có hội kín mới có bí mật. Tự tôi cũng đã có những bí mật rồi, xuất phát từ thói nhậu nhẹt và bạo hành của bố tôi. Những thói tật này ngày càng tệ khi tôi 14 tuổi, học lớp chín, và em trai tôi mới lên bốn. Một đêm bố vào phòng ngủ đóng cửa lại, bắt đầu la mắng và sau đó đánh mẹ. Em Roger sợ lắm, cũng như tôi chín năm trước vào cái đêm có súng nổ. Cuối cùng tôi không chịu được việc mẹ bị đánh và em Roger khiếp hãi như vậy. Tôi rút cây gậy đánh golf ra khỏi túi golf và mở tung cửa phòng của bố mẹ ra. Mẹ nằm dưới sàn, còn bố thì đứng trên và đánh bà. Tôi bảo ông ngưng ngay, nếu không tôi sẽ lấy gậy quật ông. Ông chịu thua, ngồi sụp xuống ghế cạnh giường và rũ đầu xuống. Cảnh này làm tôi muốn bệnh. Trong cuốn tự truyện của bà, mẹ tôi viết là bà gọi cảnh sát đến giam bố trong tù đêm đó. Tôi không nhớ có đúng vậy hay không, nhưng tôi biết chắc chắn một khoảng thời gian khá lâu sau không có chuyện gì tồi tệ xảy ra. Tôi thấy tự hào vì dám đứng lên bảo vệ mẹ, nhưng về sau tôi cũng cảm thấy buồn về chuyên này. Tôi chỉ không thể chấp nhận được chuyên một người về căn bản là tốt lại tìm cách giảm nỗi đau của mình bằng cách làm đau người khác. Ước gì hồi đó tôi có ai để chia sẻ chuyện này, nhưng chẳng có ai, nên tôi phải tự mình hiểu lấy.

        Tôi phải chấp nhận những bí mật của gia đình tôi như một phần bình thường của đời mình. Tôi không bao giờ nói cho ai những bí mật đó - bạn bè cũng không, thầy cô, hàng xóm hay mục sư cũng không. Nhiều năm sau khi tôi tranh cử tổng thống, nhiều bạn tôi nói với báo giới là họ không hề biết chuyện. Tất nhiên là bí mật gì thì bí mật, cũng có người biết. Bố tôi dù có cố gắng cũng không thể đối xử tốt với tất cả mọi người khác như đối xử với chúng tôi. Những người biết chuyện - gia đình, bạn thân của mẹ, vài ông cảnh sát - đều không nói gì cho tôi, vì thế tôi tưởng tôi có một bí mật thật sự và quyết định giữ kín. Chính sách trong gia đình chúng tôi là "không hỏi, không kể".

        Bí mật duy nhất của tôi hồi tiểu học và trung học cơ sở là lần lấy tiền tiêu vặt quyên góp cho Billy Graham sau cuộc vận động ở Little Rock của ông. Tôi không bao giờ nói cho cha mẹ hay bạn bè nghe về chuyên này. Một lần tôi đang cầm phong bì có tiền ra hòm thư gần đường Circle Drive để gửi cho ông Billy, tôi thấy bố đang làm gì đó ở sân sau. Để khỏi bị ông bắt gặp, tôi ra cổng trước ở đại lộ Park, quẹo phải rồi đi ngược lại qua lối đường xe của lữ quán Perry Plaza bên cạnh. Nhà chúng tôi nằm trên đồi, còn lữ quán nằm ở khu đất bằng phía dưới. Khi tôi đi được khoảng nửa đường, bố nhìn xuống và thấy tôi cầm phong bì trên tay. Tôi vẫn đi tiếp ra hòm thư, bỏ phong bì vào và về nhà. Chắc ông cũng tự hỏi không biết tôi làm gì, nhưng ông không hỏi tôi. Ông không bao giờ hỏi cả. Tôi đoán ông có quá đủ bí mật của riêng ông rồi.

        Chuyện các bí mật làm tôi nghĩ rất nhiều trong bao năm qua. Chúng ta ai cũng có bí mật và chúng ta có quyền có bí mật. Chúng làm cho cuộc sống của chúng ta thú vị hơn, và khi ta quyết định chia sẻ các bí mật, các mối quan hệ của chúng ta trở nên có ý nghĩa hơn. Nơi ta cất giấu bí mật còn có thể trở thành một nơi trú ẩn, nơi ta rút khỏi thế giới bên ngoài, nơi bản ngã của mỗi người được hình thành và củng cố, nơi sự đơn độc có thể mang lại sự an bình. Dầu vậy, những bí mật vẫn có thể là những gánh nặng ghê gớm, đặc biệt là nếu có dính dáng đến sự hổ thẹn, dù nguồn cơn của sự hổ thẹn đó không đến từ người mang bí mật. Hoặc sự thôi thúc phải có bí mật có thể quá mạnh, mạnh đến mức ta cảm thấy không thể sống thiếu bí mật, thậm chí không thể là chính mình nếu không có bí mật.

        Tất nhiên khi bắt đầu trở thành người giữ bi mật, tôi chưa hiểu hết những điều này. Hồi đó tôi thậm chí cũng không nghĩ ngợi gì nhiều. Tôi nhớ rõ khá nhiều về thời thơ ấu, nhưng tôi không tin vào trí nhớ của mình để xác định chính xác mình biết những gì và vào lúc nào về những chuyên đó. Tôi chỉ biết rằng tôi đã chật vật tìm kiếm sự cân bằng thích hợp giữa những bí mật của sự phong phú nội tâm và những bí mật của sợ hãi và hổ thẹn giấu kín, và rằng tôi luôn không muốn nói gì với bất cứ ai về những đoạn đời riêng khó khăn nhất của mình, kể cả thời kỳ khủng hoảng tinh thần năm 13 tuổi khi lòng trung tín của tôi quá yếu không thể giữ được niềm tin vào Chúa sau tất cả những gì tôi chứng kiến và trải qua. Bây giờ thì tôi biết sự chật vật này ít nhất một phần là do phải lớn lên trong gia đình có người nghiện rượu và do những phản xạ của tôi để thích nghi với hoàn cảnh ấy. Phải rất lâu tôi mới hiểu ra điều đó. Thật khó để hiểu ra rằng những bí mật nào cần giữ kín, những bí mật nào cần cho đi và những bí mật nào cần phải tránh ngay từ đầu. Giờ đây tôi cũng chưa dám chắc đã hoàn toàn hiểu được. Có vẻ như còn phải học cả đời mới hiểu được.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Bảy, 2015, 04:41:26 am
   
        06

        Tồi không biết mẹ làm cách nào mà chịu được như vậy. Mỗi sáng, dù cho đêm hôm trước có chuyện gì xảy ra, mẹ vẫn dậy và không để lộ ra nét mặt. Thật là một khuôn mặt đáng nể. Từ hồi mẹ ở New Orleans trở về và tôi biết dậy sớm, tôi rất thích ngồi trên sàn buồng tắm và xem mẹ trang điểm lên khuôn mặt xinh đẹp đó.

        Mẹ trang điểm khá lâu, một phần vì mẹ không có lông mày. Mẹ hay đùa rằng ước gì mẹ có đôi lông mày rậm rạp đến mức phải nhổ bớt đi như của tài tử nổi tiếng thời đó, Akim Tamiroff. Mẹ phải dùng bút chì tự vẽ lông mày. Sau đó mẹ bôi phấn và đánh son, thường là màu đỏ hợp với sơn móng tay.

        Cho đến năm tôi 11 hoặc 12 tuổi, mẹ để tóc dài gợn sóng. Mái tóc mẹ thật dày và đẹp, và tôi thích xem mẹ chải tóc cho đến khi mượt hẳn. Tôi sẽ không bao giờ quên ngày bà đi thẩm mỹ viện về với mái tóc ngắn, tất cả tóc gọn sóng của bà đã bị cắt hết. Chuyên ấy xảy ra không lâu sau khi con chó đầu tiên của tôi, Susie, quá già phải lìa đời, và lần này tôi cũng đau đớn gần như vậy. Mẹ nói tóc ngắn hợp thời trang hơn và phù hợp hơn với phụ nữ ngoài 30 như bà. Tôi thấy không hợp lý chút nào, và luôn nhớ mái tóc dài của mẹ, dù vài tháng sau khi bà thôi không nhuộm những sợi tóc bạc lẫn trong tóc từ hồi bà còn chưa tới 30, tôi lại thích.

        Lúc mẹ trang điểm xong cũng thường là lúc mẹ đã hút hết một hai điếu thuốc và uống vài tách cà phê. Rồi sau khi bà Walters đến, mẹ đi làm, thỉnh thoảng thả tôi đến trường nếu như giờ học của tôi gần giờ đi làm. Khi đi học về, tôi thường chơi với đám bạn hoặc với nhóc Roger. Tôi thích có em trai, và tất cả đám bạn tôi đều thích cho nó chơi chung cho đến lúc nó lớn lên và thích chơi với bạn riêng của nó.

        Mẹ thường đi làm về đến nhà khoảng bốn, năm giờ, trừ những hôm trường đua mở cửa. Bà yêu những cuộc đua ngựa. Dù mẹ ít khi cá cược hơn hai đôla, mẹ coi chuyện đó rất nghiêm túc, thường tìm hiểu kỹ phong độ đua của ngựa, lắng nghe mấy chú nài, mấy tay chăm ngựa và chủ ngựa mà mẹ biết, rồi hay bàn tán nên chọn cá cược thế nào với bạn bè. Bà kết bạn được với một vài người bạn tốt nhất của mình ở trường đua: Louis Crain và ông chồng Joe, vốn là một cảnh sát, sau này lên cảnh sát trưởng và từng hay chở bố đi vòng vòng trên xe tuần tra mỗi khi bố xỉn để cho ông nguội bớt lại; Dixie Seba và ông chồng Mike, một tay luyện ngựa; và Marge Mitchell, y tá làm ở trạm y tế của trường đua để chăm sóc cho khách đến cá cược. Cô Marge, Dixie Seba và sau này là Nancy Crawford, người vợ kế của Gabe Crawford, có lẽ gần như trở thành những người thân thiết nhất của mẹ tôi. Cô Marge và mẹ thường gọi nhau là chị em.

        Sau khi tốt nghiệp trường luật về nhà, tôi có dịp đền đáp cô Marge vì những gì cô đã làm cho mẹ tôi và cho tôi. Khi cô bị sa thải khỏi trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng ở địa phương, cô định phản bác lại quyết định này và nhờ tôi đại diện cho cô trong phiên điều trần, và ngay cả những chất vấn non nớt thiếu kinh nghiệm của tôi cũng làm rõ được rằng việc sa thải cô không có cơ sở nào ngoài xung đột cá nhân giữa cô và sếp của cô. Tôi thắng cuộc, và rất phấn khích. Cô ấy xứng đáng được lấy lại việc làm.

        Trước khi tôi bắt mẹ dính dáng đến chính trị, phần lớn bạn bè của bà đều liên quan đến công việc của bà - bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện. Mẹ có nhiều bạn lắm. Mẹ không bao giờ gặp người lạ, làm việc cật lực để giúp bệnh nhân thoải mái trước ca mổ, thực sự yêu thích ở cạnh các đồng nghiệp. Tất nhiên, không phải tất cả mọi người đều thích bà. Mẹ có thể đôp chát với những ai bà cho là đang chèn ép bà hoặc lợi dụng vị thế của họ để cư xử không công bằng với người khác. Không giông như tôi, mẹ thực sự thích làm một số người phát khùng. Tôi thì có xu hướng tạo ra các kẻ thù mà không phải cố gắng gì, chỉ bằng việc cứ là chính mình, hoặc bằng quan điểm và những đổi thay mà tôi cố gắng đạt được trong sự nghiệp chính trị về sau này. Khi mẹ thực sự không thích ai đó, bà dùng mọi cách để họ tức sùi bọt mép. Kiểu đó làm bà phải trả giá trong thăng tiến nghề nghiệp sau này, và bà phải cố trong nhiều năm để tránh làm việc với một chuyên viên gây mê nọ và cũng gặp vài rắc rối trong các ca mổ của người này. Nhưng phần lớn mọi người đều thích mẹ, vì bà thực sự thích họ, đối xử tôn trọng họ, và rõ ràng là yêu đời.

        Tôi không hiểu nổi mẹ làm sao có thể có được tinh thần và sinh lực như vậy, lúc nào cũng làm việc và vui vẻ, lúc nào cũng sẵn sàng chăm sóc em trai tôi, Roger, và tôi, không bao giờ bỏ một sự kiện nào ở trường của chúng tôi, thậm chí còn dành thời gian cho cả đám bạn tôi nữa mà vẫn âm thầm chịu đựng những rắc rối của riêng bà.
Tôi thích đến bệnh viện thăm mẹ, gặp gỡ các y tá và bác sĩ, xem họ chăm sóc người khác. Tôi được xem một ca phẫu thuật thực sự hồi tôi học trung học cơ sở, nhưng tôi chỉ nhớ mỗi một điều là dù người ta cắt rạch và máu me nhưng tôi không bị khó chịu. Tôi ngạc nhiên trước công việc của bác sĩ phẫu thuật và từng nghĩ sau này lớn lên có thể sẽ trở thành phẫu thuật gia.

        Mẹ rất quan tâm đến bệnh nhân, dù họ có đủ tiền trả hay không. Vào cái thời trước khi có các loại chính sách y tế như Medi­care và Medicaid, có nhiều người không đủ tiền nằm viện. Tôi còn nhớ một ông nghèo nhưng luôn kiêu hãnh một hôm đến nhà tôi để thanh toán chi phí. Ông làm nghề hái trái cây và trả công mẹ bằng sáu thúng đào tươi. Chúng tôi ăn mớ đào đó mãi mới hết - nào là kèm với bánh ngũ cốc, làm thành bánh trái cây, trộn trong kem nhà làm - đến nỗi tôi cứ mong bệnh nhân của mẹ cứ có nhiều người thiếu tiền mặt vào!

        Tôi nghĩ mẹ tìm được nguồn an ủi đối với những căng thẳng trong cuộc sống gia đình từ công việc, bạn bè và từ các cuộc đua ngựa. Chắc hẳn có nhiều ngày bà cũng khóc thầm, thậm chí có thể vì đau đớn thể xác, nhưng phần lớn chả ai biết gì cả. Tấm gương này của bà đã giúp tôi vững vàng khi tôi làm tổng thống. Mẹ hầu như không bao giờ nói chuyện buồn của mẹ với tôi. Tôi nghĩ chắc bà cũng đoán ra là tôi biết đủ những gì cần biết và cũng đủ thông minh để hiểu nốt những gì còn lại, và dù trong hoàn cảnh như vậy vẫn đáng được hưởng một tuổi thơ bình thường nhất có thể.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Bảy, 2015, 02:40:14 am
        Khi tôi 15 tuổi, mọi chuyên bắt đầu không còn im lặng trôi qua nữa. Bố bắt đầu nhậu nhẹt và cư xử bạo lực trở lại, nên mẹ đem tôi và em Roger ra khỏi nhà. Vài năm trước chúng tôi đã làm vậy một lần rồi, khi chúng tôi chuyển ra ở một vài tuần tại chung cư Cleve­land Manor ở đầu phía nam đại lộ Central, gần trường đua. Lần này, vào tháng 4 năm 1962, chúng tôi ở khoảng ba tuần trong một lữ quán, còn mẹ đi tìm mua nhà. Chúng tôi cùng đi xem khá nhiều nhà, tất cả đều nhỏ hơn nhà cũ nhưng một số vẫn vượt quá túi tiền của mẹ. Cuối cùng mẹ chọn một căn nhà ba phòng ngủ, hai phòng tắm ở phố Scully, một đoạn phố ngắn chỉ có một dãy nhà cách đại lộ Central khoảng nửa dặm về phía tây. Đó là một căn nhà kiểu Gold Medallion mới, với hệ thống sưởi và điều hòa nhiệt độ trung tâm - nhà chúng tôi ở đại lộ Park có điều hòa nhiệt độ riêng - tôi nhớ nó có giá khoảng 30.000 đôla. Căn nhà này có một phòng khách khá đẹp và phòng ăn nằm phía bên trái lối vào. Đằng sau là khu vực sinh hoạt rộng nối liền với khu vực ăn và bếp, có một phòng giặt ủi phía sau gara. Phía bên kia phòng sinh hoạt là một lối đi khá lớn mà sau này chúng tôi xây tường kính trùm ra và đặt một bàn bida bên trong. Hai phòng ngủ nằm bên phải của hành lang, bên trái là một phòng tắm lớn và đằng sau phòng tắm này là một phòng ngủ có buồng tắm riêng có vòi sen. Mẹ cho tôi ở phòng ngủ lớn có buồng tắm vòi sen, chắc là vì bà muốn dùng phòng tắm lớn để có chỗ đặt bàn trang điểm và gương. Mẹ lấy phòng ngủ ở phía sau, còn Roger được phòng nhỏ.

        Dù tôi rất thích căn nhà ở đại lộ Park, thích mảnh sân mà tôi chăm chút, hàng xóm và bạn bè cùng những trò vui, tôi vẫn cảm thấy vui khi được ở trong một ngôi nhà bình thường nhưng an toàn, có lẽ là cho mẹ và Roger nhiều hơn là cho tôi. Lúc ấy, dù tôi chưa biết gì về tâm lý trẻ em, tôi đã bắt đầu lo ngại rằng chuyện bố say xỉn và cư xử như vậy có thể làm tổn thương em Roger còn nhiều hơn tôi từng bị, vì nó từ bé đã phải chịu như vậy rồi và vì bô chính là bố đẻ của em Roger. Việc biết tôi có một người cha khác, người mà tôi luôn nghĩ là mạnh mẽ, đáng tin cậy, đã giúp tôi có sự thăng bằng tinh thần và có khoảng cách để nhìn mọi việc diễn ra mà ít bị ảnh hưởng, đôi khi còn với sự thông hiểu nữa. Tôi luôn yêu quí bố Roger, không bao giờ ngưng tìm cách để ông thay đổi, luôn thích ở bên cạnh ông khi ông tỉnh táo và quan tâm. Hồi đó tôi đã sự rằng nhóc Roger biết đâu lớn lên sẽ ghét bố nó. Và nó ghét thật, một điều làm nó phải đau đớn ghê gớm.

        Khi nhớ lại các sự kiện thời xa xưa này, tôi thấy thật dễ rơi vào cái bẫy kiểu như những lời tán tụng mà Marc Anthony từng nói về Julius Caesar trong kịch của Shakespeare: tiếng xấu thì vẫn để đời, nhưng điều tốt thì bị chôn theo xuống mồ. Như phần lớn những người nghiện rượu và ma túy mà tôi biết, Roger Clinton thực chất vẫn là người tốt. Ông yêu mẹ, yêu tôi và nhóc Roger. Ông từng giúp mẹ đi thăm tôi khi mẹ đi học nghề ở New Orleans. Ông chi xài rộng rãi với gia đình và bạn bè. Ông ấy thông minh và hài hước. Nhưng ông cũng có những nỗi sợ hãi bất thường, sự bất ổn tiềm tàng và những nhược điểm tâm lý vốn thường triệt tiêu những mặt hứa hẹn trong đời của những người nghiện ngập. Và theo như tôi biết thì ông chưa bao giờ tìm sự giúp đỡ từ những ai biết cách giúp ông.

        Chuyện khó chịu nhất khi sống chung với một người nghiện rượu là không phải lúc nào cũng ngột ngạt cả. Hàng tuần, đôi khi hàng tháng liền trôi qua mà gia đình vẫn yên ấm, vẫn có những niềm vui lặng lẽ của một cuộc sống bình thường. Tôi thật biết ơn là tôi vẫn chưa quên đi những lúc như vậy, và khi tôi có quên đi nữa thì tôi vẫn còn giữ vài lá thư và thiệp mà bố gửi tôi cũng như những tấm thiệp mà tôi gửi ông để nhắc tôi nhớ đến những thời khắc tốt đẹp.

        Tôi cũng quên đi một số chuyện xấu. Gần đây khi tôi đọc lại ý kiến của mình trong hồ sơ ly dị của mẹ, tôi thấy trong đó mình đã kể lại sự cố trước đó ba năm khi tôi gọi cho luật sư của mẹ đề nghị báo cảnh sát đem bố đi sau một lần ông nổi khùng. Tôi còn nói rằng ông ấy dọa đánh tôi khi tôi ngăn ông ấy không được đánh mẹ. Chi tiết này thật buồn cười, vì lúc đấy tôi bự con và khỏe, còn ông ấy đã xỉn ngất ngư rồi. Tôi không nhớ gì về hai sự cố này, có lẽ vì tâm lý bỏ qua mà các chuyên gia tâm lý cho rằng những gia đình có người nghiện rượu thường mắc phải khi họ tiếp tục sống chung với người nghiện. Dù gì đi nữa, những kỷ niệm đó đến 40 năm sáu tôi vẫn chưa rõ.

        Ngày 14 tháng 4 năm 1962, tức là năm ngày sau khi bỏ nhà đi mẹ nộp đơn ly dị. Ở Arkansas thủ tục ly dị có thể nhanh, và rõ ràng là mẹ có đủ cơ sở. Nhưng chuyện chưa chấm dứt ở đó. Bố khẩn thiết mong mẹ và chúng tôi quay lại. Ông rã rời, xuống ký, đậu xe hàng giờ liền gần nhà chúng tôi, thậm chí vài lần còn ngủ trên hàng hiên bê tông trước nhà chúng tôi. Một hôm bố bảo tôi đi cùng xe với ông. Chúng tôi lái về phía sau nhà cũ ở phố Circle Drive. Ông dừng xe ở phía cuối lối đi phía sau nhà. Trông ông thật thê thảm. Râu thì ba, bốn ngày không cạo, và tôi thấy ông không nhậu. Ông nói với tôi ông không thể sống thiếu chúng tôi được, và không có chúng tôi ông không còn biết sống cho ai nữa. Ông khóc. Ông van tôi hãy nói chuyên với mẹ và thuyết phục bà quay lại với ông. Ông nói ông sẽ đàng hoàng trở lại, sẽ không đánh đập hay la mắng bà nữa. Khi nói những điều đó, ông thực sự tin như vậy, nhưng tôi thì không. Ông chưa bao giờ hiểu ra hoặc chấp nhận nguyên nhân cho những rắc rối của mình. Ông không bao giờ thừa nhận rằng ông bất lực đối với rượu và rằng ông không thể tự bỏ rượu.

        Trong khi đó, những lời nài nỉ của ông bắt đầu làm mẹ lung lay. Tôi đoán chắc bà cảm thấy e ngại vì không đủ tiền nuôi chúng tôi - cho đến khi các chương trình y tế Medicare và Medicaid được áp dụng vài năm sau đấy thì mẹ cũng đâu giàu có gì. Quan trọng hơn là quan điểm kiểu cũ của bà rằng ly dị, đặc biệt là khi đã có con cái, là một điều xấu - mà cũng đúng thế thật nếu như không có chuyện bạo hành thật sự. Chắc mẹ cảm thây bà cũng có một phần lỗi trong những chuyện rắc rối này. Và có lẽ chính bà cũng là nguyên nhân làm cho bố bất ổn; dù gì đi nữa bà cũng là một phụ nữ dễ coi, thú vị, thích làm việc với nam giới, và làm cùng chỗ với nhiều người đàn ông hâp dẫn và thành công hơn bố. Theo tôi biết bà không dan díu với ai trong số đó, mà tôi cũng chẳng trách bà nếu có. Sau khi chia tay với bố, bà có quen một ông tóc sẫm đẹp trai, ông này cho tôi vài cây gậy golf mà đến giờ tôi vẫn còn giữ.

        Sau khi ở phố Scully vài tháng và vụ ly dị đã hoàn tất, mẹ bảo Roger và tôi rằng chúng tôi cần phải họp gia đình để bàn chuyện bố. Bà nói ông muốn quay lại, dọn vào ở trong nhà chúng tôi, và rằng bà nghĩ lần này sẽ khác, rồi hỏi xem chúng tôi nghĩ sao. Tôi không nhớ nhóc Roger nói gì - nó mới năm tuổi và chắc là thấy bối rối. Tôi bảo mẹ, tôi không đồng tình vì tôi không nghĩ là bố sẽ thay đổi, nhưng mẹ quyết định thế nào thì tôi cũng ủng hộ bà. Mẹ nói chúng tôi cần có đàn ông trong nhà và bà sẽ cảm thấy có lỗi nếu như không cho bố thêm một cơ hội nữa. Và bà làm thật, họ cưới nhau lại, và nếu nhìn quãng đời về sau này của bố, thì thật tốt cho ông, nhưng lại không tốt lắm cho em Roger hay cho mẹ. Tôi không biết ảnh hưởng của việc ấy với tôi như thế nào, ngoại trừ về sau này khi bố bệnh, tôi thấy vui khi được sống cùng ông trong mấy tháng cuối cùng của ông.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Bảy, 2015, 04:34:32 am
        Dù tôi không đồng tình với quyết định của mẹ, tôi hiểu cảm giác của bà. Không lâu sau khi bà quay lại với bố, tôi xuống tòa án và đổi họ chính thức từ Blythe sang Clinton, họ mà tôi thực ra đã dùng từ nhiều năm trước. Đến giờ tôi vẫn không chắc tại sao tôi lại làm vậy, nhưng tôi nhớ là mình thực sự nghĩ nên làm, một phần vì bé Roger sắp đi học và tôi không muốn chuyện khác biệt về huyết thống giữa tôi và em trở thành một vấn đề đối với em, một phần vì chỉ muôn có cùng tên họ với cả nhà. Thậm chí có lẽ tôi muốn làm một cái gì đó cho bố vui dù khi mẹ ly dị ông tôi đã vui mừng. Tôi không báo trước cho mẹ, nhưng thủ tục đổi tên cần có sự cho phép của bà. Khi tòa án gọi điện cho bà, bà đồng ý, dù chắc bà nghĩ là tôi hơi quá vội vã. Đó không phải là lần duy nhất trong đời những quyết định và tính toán thời điểm của tôi gây tranh cãi.

        Chuyện hôn nhân không suôn sẻ của bố mẹ, ly dị và hàn gắn chiếm chỗ trong tình cảm của tôi trong suốt những năm cuối trung học cơ sở và hai năm đầu trung học khi tôi học ở ngôi trường trung học cũ kỹ nằm ở ngay bên trên đồi.

        Cũng như mẹ tìm quên trong công việc, tôi vùi mình vào học hành và chăm chú vào khu vực tôi ở tại phố Scully. Dãy phố này toàn những căn nhà bình thường và khá mới. Phía bên kia đường là một khu đất trống vốn là một phần của trang trại trước đây rất lớn của nhà Wheatley. Hàng năm ông Wheatley trồng đầy hoa mẫu đơn trên khu đất ấy. Vào mùa xuân hoa mẫu đơn nở sáng bừng cả khu làm người ở cách xa hàng dặm cũng đến để kiên nhẫn chờ ông Wheatley cắt hoa xuống cho.

        Nhà chúng tôi là căn thứ hai trong phố. Căn đầu tiên, ngay góc ngã tư, là của mục sư Walter Yeldell và vợ ông, bà Kay, cùng các con của họ là Carolyn, Lynda, Deborah và Walter. Ông Walter là mục sư của nhà thờ Baptist Đệ nhị và sau này là chủ tịch của Liên hữu Baptist Arkansas. Ngay từ đầu ông và bà Kay đã đối xử tuyệt vời với chúng tôi. Tôi không biết liệu Đạo hữu Yeldell, như chúng tôi gọi ông, người đã chết năm 1987, sẽ sống ra sao trong môi trường phán xét khắc nghiệt của nhà thờ Baptist Phương Nam trong thập niên 90, khi mà những nhân vật "tự do" thiên lệch bị đuổi khỏi các chủng viện và nhà thờ thì có thái độ rất cứng rắn về tất cả các vấn đề xã hội trừ vấn đề chủng tộc (nhà thờ đã xin lỗi về những tội lỗi trong quá khứ). Đạo hữu Yeldell là một người cao to vai rộng, nặng đến hơn 120kg. Dưới vẻ bề ngoài như nhút nhát, ông lại có một óc hài hước và kiểu cười tuyệt diệu. Vợ ông cũng vậy. Họ chẳng bao giờ lên mặt cả. Ông dẫn dắt mọi người đến với Chúa bằng lời chỉ dẫn và bằng cách nêu gương chứ không bằng việc chỉ trích hay bêu riếu. Ông chắc sẽ không được một số nhân vật sừng sỏ Baptist hoặc người dẫn dắt show truyền hình thời nay ưa chuộng, nhưng tôi chắc chắn là thích nói chuyện với ông.

        Carolyn, con lớn của Yeldell, trạc tuổi tôi. Cô ấy yêu âm nhạc, có giọng hát hay và chơi piano giỏi. Chúng tôi hay tụ tập quanh đàn piano của cô ấy và hát hàng giờ liền. Cô ấy thỉnh thoảng còn đệm cho tôi chơi saxo, và cũng không phải là trường hợp hiếm có khi người đệm lại chơi hay hơn người chơi chính. Carolyn chẳng bao lâu trở thành một trong những người bạn thân nhất của tôi và một thành viên của đám chúng tôi, cùng với David Leopoulos, Joe Newman và Ronnie Cecil. Chúng tôi đi xem phim, dự các sinh hoạt ở trường với nhau và thường đánh bài, chơi đùa hay ngồi không với nhau, thường là ở nhà chúng tôi. Năm 1963, khi tôi đi dự đại hội Ameri­can Legion Boys Nation và chụp tấm ảnh trứ danh với Tổng thống Kennedy thì Carolyn đi dự đại hội Girls Nation, người duy nhất trong hàng xóm của tôi đi dự như vậy. Carolyn học thanh nhạc ở Đại học Indiana. Cô ấy muốn thành ca sĩ opera nhưng lại không ưa kiểu sống của mấy ca sĩ opera. Thế là cô ấy cưới Jerry Staley, một nhiếp ảnh gia giỏi, sinh ba con và trở thành một lãnh đạo trong phong trào xóa mù chữ cho người lớn. Khi tôi làm thống đốc tôi xếp cô phụ trách việc xóa mù cho người lớn, và cô cùng gia đình sống trong một căn nhà cũ nhưng lớn cách dinh thống đốc khoảng ba dãy phố. Tôi hay đến nhà cô dự tiệc, chơi các trò chơi hoặc hát hò như thời xưa. Khi tôi thành tổng thống, Carolyn và gia đình cô chuyển đến khu vực Washington, làm việc, và sau đó là lãnh đạo, cho Viện bình dân học vụ quốc gia. Sau khi tôi rời Nhà Trắng cô ấy vẫn tiếp tục làm một thời gian, rồi theo chân cha làm việc đạo. Gia đình nhà Staley vẫn là một phần tốt đẹp của đời tôi. Tất cả đều bắt đầu từ phố Scully.

        Nhà phía bên kia nhà chúng tôi là của Jim và Edith Clark, họ không có con nhưng coi tôi như con vậy. Trong số hàng xóm khác của chúng tôi còn có nhà Fraser, một cặp vợ chồng lớn tuổi từng ủng hộ tôi trong sự nghiệp chính trị. Nhưng món quà lớn nhất của họ cho tôi đến thật tình cờ. Vào năm 1974, sau khi tôi thua trong cuộc chạy đua căng thẳng đau đớn vào quốc hội và vẫn còn đang rất chán nản, tôi thấy cháu gái nhà Fraser, lúc đó chỉ khoảng năm hay sáu tuổi. Nó bị bệnh nặng đến mức xương quá yếu và phải bó bột đến tận ngực, hai chân thì chĩa ra ngoài để giảm sức ép lên cột sống. Nó đi lại bằng nạng rất khó khăn, nhưng nó là một bé gái rất cứng cỏi và không bị cảm giác tự kỷ mà trẻ nhỏ khác hay có. Khi thấy nó tôi hỏi nó có biết tôi là ai không. Nó nói: "Biết chứ. Bác vẫn là Bill Clinton". Đúng là lúc ấy tôi cần phải được nhắc nhở như vậy.

        Nhà Hassin, gia đình gốc Ý lai Syria mà tôi đã kể, ở chật chội, cả sáu người trong một căn nhà bé tẹo ở cuối phố. Chắc là họ có bao nhiêu tiền đều mua đồ ăn cả. Mỗi giáng sinh và vào nhiều dịp khác trong năm, họ đãi cả phố toàn đồ ăn Ý. Tôi còn nhớ bác Gina hay nói: "Này Bin, ăn thêm đi con".

        Ngoài ra còn có Jon và Toni Karber, cả hai đều mê đọc và là những người trí thức nhất mà tôi biết, cùng con trai họ Mike, học chung lớp với tôi. Còn cả ông Charley Housley - một người đàn ông thực thụ biết câu cá, đi săn, sửa chữa mọi thứ, nói chung là có đủ các đức tính mà bọn nhóc trai thích. Ông hay che chở cho em Roger. Dù nhà và sân mới của chúng tôi nhỏ hơn ở nhà cũ, khu vực xung quanh cũng không đẹp bằng, nhưng tôi yêu mến nhà mới và khu vực mới của tôi. Đấy là một nơi tốt cho tôi sống hết những năm trung học.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tám, 2015, 01:55:52 am
 
        07

        Thời trung học thật đầy phấn khích. Tôi thích các bài học, bạn bè, ban nhạc, hội DeMolay và các hoạt động khác, nhưng tôi hơi buồn rầu vì các trường của Hot Springs vẫn chưa cho phép học sinh khác màu da học chung. Học sinh da đen học ở trường Trung học Langston, tự hào vì một trong số học sinh nổi tiếng nhất là hậu vệ Bobby Mitchell của đội Washington Redskins. Tôi theo dõi phong trào dân quyền qua bản tin chiều trên truyền hình và nhật báo của chúng tôi, tờ Sentinel-Record, cũng như những sự kiện của Chiến tranh Lạnh như vụ Vịnh con heo và sự cố máy bay trinh sát U-2 với Francis Gary Powers. Tôi vẫn còn mường tượng thấy cảnh ông Castro tiến vào Havana, dẫn đầu đoàn quân tơi tả nhưng chiến thắng của mình. Nhưng cũng như phần lớn trẻ con, chính trị chỉ là thứ yếu. Ngoài những vụ tái phát thỉnh thoảng của bố, tôi rất yêu đời.

        Chính trong thời trung học mà tôi đã phải lòng âm nhạc, cổ điển, jazz, và nhạc hòa tấu đã cùng với rock and roll, nhạc swing, và cả nhạc nhà thờ đem lại niềm vui thực sự cho tôi. Không biết vì lý do gì tôi không ham nhạc country và viễn tây cho đến khi ngoài 20, khi Hank Williams và Patsy Cline đã cứu vớt tôi.

        Ngoài ban nhạc hòa tấu, tôi còn tham gia nhóm nhạc nhảy nữa, nhóm Stardusters. Trong một năm tôi cạnh tranh để giành vai tenor saxo với Larry McDougal, anh chàng này trông vẻ bề ngoài như thể anh ta lẽ ra nên chơi dự bị cho Buddy Holly, tay rocker sau này chết vì tai nạn máy bay năm 1959 cùng với hai ngôi sao khác là Big Bopper và Richie Valens khi ấy mới 17 tuổi. Khi đã là tổng thống tôi đến nói chuyện với sinh viên đại học ở thành phố Mason, Iowa gần nơi Holly và bạn anh từng biểu diễn buổi cuối cùng. Sau đó tôi đi xe đến nơi biểu diễn. Thính phòng Surf, ở thị trấn gần bên - Clear Lake, Iowa. Nơi biểu diễn ấy vẫn còn, và cần phải được biến thành một thánh đường cho những ai trong chúng tôi từng lớn lên cùng với âm nhạc của họ.

        McDougal, khi chơi nhạc hay không đều trông cứ như anh ta chơi cùng ban với họ vậy. Anh ta để tóc kiểu đuôi vịt, bên trên ngắn nhưng phía sau chải ngược ra hai bên. Khi đến đoạn solo, anh ta hay xoay tròn và thổi kèn chóe lên, giống kiểu rock and roll hơn là jazz hay nhạc swing. Năm 1961 tôi chơi không bằng anh ta, nhưng tôi quyết phải chơi hay hơn. Năm đó chúng tôi tham gia một cuộc tranh tài với các ban nhạc jazz ở Camden, miền nam Arkansas. Tôi được chơi một đoạn độc tấu chậm nhưng giai điệu đẹp. Sau khi diễn xong, thật kinh ngạc, tôi đoạt giải "tay độc tấu dịu dàng nhất". Năm kế tiếp, tôi khá lên đủ mức để được ngồi hàng đầu trong ban nhạc học sinh toàn bang Arkansas. Lên năm cuối trung học tôi cũng giành được vị trí này, trong khi Joe Newman thì trở thành tay trống hàng đầu của ban.

        Trong hai năm cuối tôi nhập nhóm tam tấu jazz, nhóm ba Kings, với Randy Goodrum - một tay chơi piano nhỏ hơn tôi một năm nhưng giỏi vượt xa tôi nhiều năm ánh sáng. Tay trống đầu tiên của chúng tôi là Mike Hardgraves. Mike sinh ra trong một gia đình đơn thân, chỉ có mẹ, người vẫn thường cho tôi và bạn bè của Mike đến chơi bài. Đến năm cuối, Joe Newman chơi trống cho chúng tôi. Chúng tôi cũng kiếm được ít tiền khi chơi trong các cuộc khiêu vũ, chơi cho các sự kiện ở trường, trong đó có cả chương trình tạp kỹ nhóm nhạc hàng năm. Bản nhạc gây ấn tượng nhất của chúng tôi là một khúc nhạc trong phim El Cid. Tôi vẫn còn băng thu âm bản này, nói chung sau nhiều năm nghe vẫn còn rất hay, ngoại trừ một đoạn tôi thổi chưa đạt khúc cuối. Tôi lúc nào cũng gặp khó khăn khi chơi các nốt trầm.

        Ông bầu ban nhạc của tôi, Virgil Spurlin, là một người cao và bự con, tóc sẫm gợn sóng và có phong thái nhẹ nhàng nhưng thuyết phục. Ông ấy là một ông bầu khá giỏi và là một con người rất tử tế. Ông Spurlin còn tổ chức Hội diễn tiểu bang, mỗi năm kéo đài nhiều ngày ở Hot Springs. Ông phải lên lịch biểu diễn cho tất cả các ban nhạc với hàng trăm màn độc tấu cùng các buổi biểu diễn hòa tấu trong các lớp học ở các trường trung học và trung học cơ sở. Năm nào ông cũng lên lịch ngày, giờ và địa điểm cho tất cả các sự kiện trên các bảng quảng cáo lớn. Bọn chúng tôi nếu muốn thường ở lại sau giờ học và làm đến tối trong nhiều ngày để giúp ông làm cho xong. Đó là nỗ lực tổ chức lớn đầu tiên tôi tham gia, và tôi học được nhiều điều mà sau này tôi áp dụng hiệu quả.

        Tại các hội diễn tiểu bang, tôi đoạt nhiều giải thưởng chơi độc tấu và chơi với ban nhạc, cộng thêm vài giải điều khiển dàn nhạc mà tôi rất tự hào. Tôi thích đọc các bảng tổng phổ và cố làm sao để các ban nhạc chơi đúng như cách mà tôi nghĩ họ nên chơi. Trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của tôi, Leonard Slatkin - nhạc trưởng Dàn giao hưởng quốc gia Washington - hỏi tôi có muốn điều khiển dàn nhạc khi chơi khúc "Stars and Stripes Forever" của Sousa ở Trung tâm Kennedy hay không. Ông ấy bảo rằng tôi chỉ cần huơ gậy chỉ huy sao cho đúng nhịp thôi, còn lại các nhạc công sẽ tự chơi. Ông còn đề nghị tự mình đem gậy chỉ huy đến để dạy tôi cách cầm nữa. Khi tôi bảo ông là tôi rất hân hạnh nhưng muốn ông ấy gửi bảng tổng phổ cho tôi để xem trước, ông ấy suýt nữa đánh rơi cả điện thoại. Nhưng ông cũng đem bảng tổng phổ và cây gậy đến. Khi đứng trước dàn nhạc tôi rất hồi hộp, nhưng chúng tôi cũng bắt đầu và cứ thế mà biểu diễn. Tôi hy vọng ông Sousa chắc cũng hài lòng.

        Một cống hiến nghệ thuật khác của tôi trong thời trung học là một vở kịch của lớp 11, vở Arsenic and Old Lace. Đó là một vở hài kịch cực kỳ vui, viết về hai người hầu già chuyên đầu độc kẻ khác rồi giấu họ vào trong căn nhà mà họ ở chung với cậu cháu, vốn chả biết gì cả. Tôi đóng vai cậu cháu, vai mà sau này Cary Grant đóng trong bộ phim chuyển thể. Vai bạn gái tôi do một cô gái cao, hấp dẫn tên Cindy Arnold đóng, vở kịch thành công vang dội, chủ yêu là nhờ vào hai chuyện không có trong kịch bản. Trong một cảnh, tôi phải dời chiếc ghế bên cửa sổ đi, tìm thấy một trong các nạn nhân của mấy bà dì trong hốc tường và tỏ ra kinh hãi. Tôi tập kỹ và nhập vai được. Nhưng vào đêm diễn thật, khi tôi nhấc ghế lên Ronnie Cecil bạn tôi bị nhét trong hốc, nhìn lên và cố nhái giọng ma cà rồng nói "Chào một buổi tối tốt lành". Tôi chịu không nổi nữa và cười phá lên. Thật may là mọi người cũng vậy. Trong cảnh tình tứ duy nhất, khi tôi hôn Cindy thì bạn trai của cô ta - một đấu thủ bóng bầu dục nhiều năm tên Allen Broyles đang ngồi ngay hàng đầu - rên lên một tiếng lớn làm cả hội trường cười ầm ĩ. Tôi thì vẫn thích nụ hôn này.

        Ở trung học có các môn tích phân, lượng giác, hóa học, vật lý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, và bốn năm học tiếng Latinh mà các trường nhỏ hơn ở Arkansas không có. Chúng tôi may mắn có được các thầy cô thông minh và dạy giỏi cùng với một người lãnh đạo trường đặc biệt, cô Johnnie Mae Mackey - một phụ nữ cao, dáng uy phong với mái tóc sẫm dầy và luôn sẵn sàng cười hoặc nạt ngay khi cần thiết. Dù bận rộn việc điều hành trường, cô Johnnie Mae vẫn trở thành nguồn cổ vũ tinh thần của trường chúng tôi - một việc mà tự thân nó đã vất vả rồi, vì đội bóng trường tôi có lẽ là đội thua nhiều nhất trong tiểu bang, mà hồi đấy thì bóng bầu dục được coi như một tôn giáo, nên người ta trông đợi ông huấn luyện viên nào cũng phải như Knute Rockne vậy. Bất cứ học sinh nào thời bấy giờ cũng còn nhớ cô Johnnie Mae kết thúc các cuộc tập hợp của chúng tôi bằng cách thét lên tiếng kêu xung trận của đội, với nắm đấm giơ cao và không cần giữ ý gì nữa, gào lên: "Hullabloo, Tiến lên, tiến lên! Hu hi, hu ha! Chiến thắng hay là chết! Chinh chang, chinh chang! Chiu chiu, binh bang! Bum bùm! Hỡi dân Troy, chiến đấu, chiến đâu, chiến đấu!". Thật may đó chỉ là tiếng kêu cổ vũ thôi. Với thành tích sáu trận thắng, 29 trận thua, và một trận hòa trong ba năm tôi học tại trường, đội chúng tôi chắc còn "chết" nhiều hơn nữa nếu như làm thực sự theo tiếng thét xung trận này.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tám, 2015, 02:04:28 am
        Tôi học tiếng Latinh bốn năm với cô Elizabeth Buck, một phụ nữ quê Philadelphia vui vẻ và am hiểu, thường bắt chúng tôi thuộc lòng nhiều đoạn trong tác phẩm Gallic Wars của Caesar. Sau khi người Nga vượt qua chúng tôi khi phóng được vệ tinh Sputnik vào không gian, Tổng thống Eisenhower và kế đến là Kennedy quyết định người Mỹ cần phải học nhiều thêm về khoa học và toán học, nên tôi học tất cả các môn trong khả năng. Tôi không giỏi hóa lắm trong lớp của thầy Dick Duncan, nhưng khá sinh vật hơn, dù tôi chỉ nhớ mỗi một buổi học khi thầy Nathan McCauley bảo rằng chúng ta thường chết sớm hơn tự nhiên do khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và quá trình tạo chất thải của cơ thể không hoạt động tốt nữa. Năm 2002, một nghiên cứu y khoa lớn kết luận, người lớn tuổi có thể tăng tuổi thọ một cách đáng kể nhờ giảm lượng thực phẩm ăn vào. Thầy McCauley đã biết điều đó từ 40 năm trước. Bây giờ tôi đã thuộc lớp người lớn tuổi đó, nên tôi cố nghe theo lời khuyên của thầy.

        Thầy dạy lịch sử thế giới, Paul Root, là một người thấp, dềnh dàng gốc miền quê Arkansas. Ông vừa có trí óc minh mẫn, vừa có phong cách xuề xòa và một óc hài hước lạ và quái. Khi tôi làm thống đốc, thầy ngưng dạy học ở Đại học Ouachita để làm việc cho tôi. Một lần vào năm 1987, tôi gặp thầy Paul đang nói chuyện với ba dân biểu tiểu bang ở tòa nhà quốc hội tiểu bang. Họ đang bàn tán về vụ rắc rối của Gary Hart sau khi chuyện ông này có bồ là Donna Rice và vụ Monkey Business vỡ lở (Gary Hart là Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ phải rút lui khỏi tranh cử tổng thống năm 1988 sau khi báo chí đăng tấm hình ông này ngoại tình với người mẫu Donna Rice trên du thuyền Monkey Business - ND). Mấy dân biểu đang xài xể Gary bằng giọng điệu cao đạo nhất. Thầy Paul - một tín đồ Baptist ngoan đạo, quản lý dàn đồng ca nhà thờ và là một người ngay thẳng - kiên nhẫn lắng nghe mấy dân biểu kia cứ thế tiếp tục nói. Khi họ ngưng lại lấy hơi, thầy Paul nói ngay: "Mấy ông nói đúng. Ông ấy làm thế thật tệ quá. Nhưng mấy ông biết không, từ kinh nghiệm bản thân, tôi biết là một khi người ta vừa lùn vừa mập, vừa xấu thì cũng không dễ gì mà đạo đức tâm lý thoải mái được đâu". Mấy vị dân biểu kia tịt ngòi, còn thầy Paul bỏ đi cùng với tôi. Tôi thích thầy ghê đi.

        Tôi thích các giờ học tiếng Anh. Thầy John Wilson làm cho tác phẩm Julius Caesar của Shakespeare trở nên sống động với bọn học sinh 15 tuổi ở Arkansas bằng cách bắt chúng tồi diễn nghĩa vở kịch ra ngôn ngữ thông thường, và thường xuyên hỏi xem chúng tôi có thấy quan điểm về bản chất con người và cách ứng xử trong văn Shakespeare có đúng không. Thầy Wilson cho rằng ông Shakespeare nói đúng: cuộc đời là cả bi lẫn hài kịch.

        Trong lớp Anh văn ở trung học, chúng tôi phải viết một bài luận tự thuật. Bài của tôi đầy những nghi ngờ về bản thân mà tôi không hiểu và cũng chưa tự thừa nhận trước đây. Đây là một vài đoạn trích:

        Tôi là một người bị thúc đẩy và ảnh hưởng bởi nhiều lực khác biệt nhau đến mức đôi khi tôi nghi vấn về sự lành mạnh của sự hiện hữu của mình. Tôi là một mẫu nghịch lý sống - rất ngoan đạo nhưng lại không tin tưởng vào niềm tin của mình một cách thích đáng; vừa muốn nhận vừa muốn né tránh trách nhiệm; yêu sự thật nhưng vẫn chịu chấp nhận sự giả dối... Tôi ghét thói ích kỷ, nhưng lại thấy bóng dáng của nó khi soi gương mỗi ngày... Tôi đã thấy những người, trong số đó có cả những người rất thân thiết với tôi, rõ ràng là chưa học được cách sống. Tôi khát khao và cô gắng để khác họ, nhưng thường thì chẳng khác họ là bao... Những từ ngữ mới nhàm chán làm sao - tôi, cho tôi, của tôi... những điều duy nhất làm cho những từ ngữ ấy trở nên có giá trị là những phẩm chất mà đôi khi không phải lúc nào cũng đi kèm theo chúng - chung thủy, tin cậy, tình yêu thương, trách nhiệm, hối tiếc, hiểu biết. Nhưng những thứ đồng nghĩa với những biểu tượng này mà thiếu nó cuộc sống không còn đáng giá nữa lại là những thứ không thể tránh được. Khi cố gắng để thực sự trở nên thành thực và lương thiện, tôi sẽ không trở thành kẻ đạo đức giả mà tôi ghét, và sẽ nhìn nhận những điềm báo của các thói tật ấy ngay từ bây giờ để mà sau này cố gắng thành người...

        Cô giáo của tôi, Lonnie Warneke, cho tôi 100 điểm, phê bài viết này là một nỗ lực đáng khen và thành thực nhằm "đi đên tận cùng tâm can" để thỏa mãn nhu cầu "tự biết mình". Tôi biết ơn cô nhưng vẫn không chắc phải hiểu ra sao với những gì mình khám phá ra. Tôi không làm điều xấu; không uống rượu, hút thuôc hoặc làm gì khác ngoài tán tỉnh bọn con gái, dù tôi cũng hôn khá nhiều cô. Nhìn chung là tôi hạnh phúc, nhưng vẫn không dám chắc là mình tốt như ý muốn.

        Cô Wameke dẫn lớp chúng tôi đi hạt Newton, chuyến đi thực tế đầu tiên của tôi vào khu quê hương của người Ozark ở bắc Arkan­sas. Hồi đó nơi ấy đẹp tuyệt trần, nghèo khó cùng cực và chính trị thì cứng rắn và bao trùm mọi mặt. Hạt này có khoảng 6.000 người sống trải trên vài trăm dặm vuông gồm nhiều đồi và vùng trũng. Thị trấn Jasper, thủ phủ của hạt, có khoảng hơn 300 dân, một tòa án, hai quán ăn, một cửa hiệu tạp hóa và một rạp chiếu phim bé tẹo, nơi lớp chúng tôi xem được một phim viễn tây cũ của Audie Murphy. Khi làm chính trị, tôi lần lượt biết hết các thị trấn của hạt Newton, nhưng tôi yêu thích nó từ năm 16 tuổi khi lang thang lên những con đường núi và tìm hiểu về lịch sử, địa lý và động thực vật của vùng núi Ozark. Một lần chúng tôi đến một cái nhà gỗ của một ông thợ rừng, bên trong có bộ SƯU tập súng trường và súng ngắn từ thời Nội chiến, rồi lên thăm một cái hang mà quân miền Nam từng dùng làm kho đạn. Súng vẫn còn nổ, và dấu vết của kho vũ khí vẫn còn trong hang - minh chứng rõ ràng cho thấy cuộc chiến cách đó một thế kỷ vẫn còn thật như thế nào ở những nơi mà thời gian trôi đi chậm chạp, định kiến lâu tan và những kỷ niệm được truyền từ đời này qua đời khác vẫn còn đấy. Giữa thập niên 70, khi tôi làm Bộ trưởng tư pháp, tôi được mời đọc diễn văn khai giảng ở trường Trung học Jasper. Tôi thúc giục học sinh của trường cố gắng vươn lên bất châp khó khăn, trích dẫn lời Abraham Lincoln và nhắc đến những khó khăn mà ông đã vượt qua. Sau đó, vài nhân vật lãnh đạo đảng Dân chủ dẫn tôi ra dưới trời sao sáng vằng vặc của vùng núi Ozark và nói, "Bill này, bài nói hay đấy. Anh có thể nói như vậy dưới Little Rock lúc nào cũng được. Nhưng đừng có lên đây mà tâng bốc cái ông tổng thống đảng Cộng hòa đó nữa nghe. Ông ấy mà tốt được như thế thì đã chẳng có Nội chiến!". Tôi chẳng biết nói sao nữa.

        Trong lớp tiếng Anh năm cuôl trung học của cô Ruth Sweeney, chúng tôi đọc Macbeth và được khuyên khích thuộc lòng để có thể trích dẫn nhiều đoạn. Tôi học được khoảng 100 dòng đầu, bao gồm cả đoạn độc thoại trứ danh bắt đầu bằng "Ngày mai, lại ngày mai, và lại ngày mai bò đến dần dần, từng ngày từng ngày, cho đến giờ khắc cuối cùng của thời gian" và kết bằng "cuộc sống chỉ là một cái bóng biết đi, một kịch sĩ tồi vênh váo và bực bội hết giờ diễn trên sân khấu rồi chẳng ai nghe tiếng nữa. Cuộc sống là câu chuyện kể của một thằng khờ, đầy những âm thanh và cuồng nộ, chẳng biểu hiện điều gì cả". Gần 30 năm sau, khi đã là thống đốc, tôi tình cờ ghé thăm một lớp học ở Vilonia, Arkansas, vào đúng ngày học sinh học Macbeth, và tôi đã trích đọc lại những vần thơ ấy, từng chữ vẫn còn nguyên sức mạnh với tôi, một thông điệp đáng sợ mà tôi luôn quyết không để trở thành thước đo của đời mình.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Tám, 2015, 01:44:21 am
        Vào mùa hè năm đầu trung học, tôi dự chương trình thường niên của tổ chức American Legion Boys State tại trại Robinson, một trại quân đội cũ có đủ doanh trại bằng gỗ thô sơ cho một ngàn thiếu niên 16 tuổi. Chúng tôi tổ chức theo thành phố và hạt, chia đều thành hai chính đảng, và đề cử các ứng viên cũng như cử tri để sinh hoạt chính trị cấp địa phương, hạt và tiểu bang. Chúng tôi cũng thành lập các diễn đàn và bỏ phiếu về nhiều vấn đề. Chúng tôi nghe phát biểu của các nhân vật quan trọng, từ thống đốc trở xuống, và được ở một ngày trong tòa nhà quốc hội tiểu bang, dịp mà các thống đốc, nhân viên hành pháp và các nhà lập pháp trong tổ chức Boys State được thực sự vào các văn phòng làm việc của chính quyền và quốc hội tiểu bang.

        Cuối tuần đó, hai đảng đề cử ra hai ứng viên để đi dự chương trình toàn liên bang Boys Nation, được tổ chức vào cuối tháng 7 tại Đại học Maryland ở College Park, gần thủ đô. Một cuộc bầu cử được tổ chức, và hai ứng viên được nhiều phiếu nhất sẽ đi dự với tư cách là các Thượng nghị sĩ của Arkansas. Tôi là một trong hai người đó.

        Tôi đến trại Robinson với mong muốn ứng cử chức Thượng nghị sĩ để đi dự đại hội liên bang Boys Nation. Dù chức vụ đáng giá nhất vân là thống đốc, nhưng khi ấy tôi lại không quan tâm mấy, và nhiều năm sau cũng chưa muốn làm thống đốc thật ngoài đời. Tôi nghĩ Washington mới là nơi có nhiều hoạt động thực sự về dân quyền, xóa nghèo, giáo dục và đối ngoại. Ngoài ra, đằng nào tôi cũng không thể trúng chức thống đốc được, vì chức này đã - theo cách nói của Arkansas - bị "luộc" từ trước khi bầu cử rồi. Người bạn thuở xa xưa của tôi ở Hope, Mack McLarty, chắc chắn sẽ ẵm chức đó. Vừa là chủ tịch ban đại diện học sinh ở trường, ngôi sao bóng đá, vừa là học sinh toàn điểm A, anh ấy đã tìm kiếm sự ủng hộ trên khắp tiểu bang từ vài tuần trước đấy. Đảng của chúng tôi đề cử Larry Taunton, người phát ngôn viên truyền thanh với giọng nói êm ái tuyệt vời tràn đầy sự trung thực và tự tin, nhưng McLarty vẫn được nhiều phiếu hơn và thắng cử. Chúng tôi đều biết chắc anh ấy là người đầu tiên trạc tuổi mình trở thành thống đốc, suy nghĩ này được khẳng định bốn năm sau đó khi anh ấy được bầu làm chủ tịch hội sinh viên Đại học Arkansas, và lại được tái khẳng định một năm sau nữa khi anh trở thành thành viên lập pháp tiểu bang trẻ nhất khi mới 22 tuổi. Không lâu sau, Mack lúc ấy đang cùng buôn bán xe Ford với cha mình, đã nghĩ ra một phương thức cho thuê xe tải Ford táo bạo vào thời ấy và kiếm được bộn tiền cho mình và cho công ty Ford Motor. Anh ấy bỏ nghiệp chính trị để chuyển sang kinh doanh, lên đến chức chủ tịch Công ty khí đốt Arkansas - Louisiana, công ty khí đốt lớn nhất của chúng tôi. Nhưng anh ấy vẫn tích cực tham gia chính trị, cho nhiều người phe Dân chủ ở Arkansas "mượn" những kỹ năng lãnh đạo và gây quỹ của mình, trong số đó đặc biệt là David Pryor và tôi. Anh ấy sát cánh với tôi cho đến khi tôi vào Nhà Trắng, đầu tiên là làm trưởng ban tham mưu, và sau đó với vai trò đặc sứ châu Mỹ. Hiện nay anh ấy là đồng sự của Henry Kissinger trong một công ty tư vấn, và ngoài nhiều thứ khác ra còn sở hữu 12 cơ sở bán xe hơi ở Sao Paulo, Brazil.

        Dù thua cuộc khi ra tranh chức thống đốc, Larry Taunton được một giải thưởng an ủi lớn: ngoài McLarty thì anh ấy là ứng viên duy nhất tên tuổi được công nhận 100 phần trăm, và ăn chắc một trong hai suất đi dự Boys Nation; anh ấy chỉ cần đăng ký ứng cử vào suất đó. Nhưng có một chút rắc rối. Larry là một trong hai "ngôi sao" trong đoàn thành phố của anh ấy. Người kia là Bill Rainer, một vận động viên đa năng đẹp trai, sáng láng. Cả hai đều đến đại hội Boys State với thỏa thuận là Taunton thì ứng cử thống đốc, Rainer thì chạy đua để đi dự Boys Nation. Bây giờ, dù cả hai đều có quyền tranh suất đi Boys Nation nhưng không đời nào hai người cùng thành phố đều được bầu. Ngoài ra, cả hai đều thuộc đảng tôi, mà tôi đã vận động rất tích cực trong cả tuần. Theo một bức thư tôi viết cho mẹ trong thời điểm đó thì tôi đã thắng trong các cuộc bỏ phiếu bầu người thu thuế, bí thư đẳng, thẩm phán thành phố, và tôi đang tranh chức thẩm phán hạt, một chức vụ quan trọng trong đời thật ở Arkansas.

        Vào phút cuối, không lâu trước khi đảng của tôi họp lại để nghe các bài diễn thuyết tranh cử của chúng tôi, Taunton đăng ký ứng cử. Bill Rainer choáng váng đến mức anh ấy hầu như không thể hoàn tất được bài thuyết trình của mình. Tôi vẫn còn giữ một bản bài diễn thuyết của tôi, vốn chẳng có gì đáng kể, ngoại trừ đoạn nói về sự cố ở trường Trung học Little Rock: "Chúng ta lớn lên ở một tiểu bang bị tràn ngập bởi sự hổ thẹn về một cuộc khủng hoảng mà nó không muốn có". Tôi không đồng tình với việc làm của Faubus, và tôi muốn các bạn ở bang khác nghĩ tốt hơn về Arkansas. Khi kiểm phiếu, Taunton đứng đầu và bỏ khá xa. Tôi đứng thứ nhì cũng với kha khá phiếu. Billy về thứ ba nhưng bị bỏ xa. Tôi bắt đầu thực sự thích Billy, và không bao giờ quên anh ấy đã chấp nhận thất bại một cách đàng hoàng như thế nào.

        Năm 1992, khi Bill sông ở Connecticut, anh ấy liên hệ với ban vận động tranh cử của tôi và nói muốn ra giúp. Tình bạn của chúng tôi, nảy nở từ nỗi đau thất vọng thời trẻ, một lần nữa được hồi sinh.

        Sau một ngày vận động nữa, Larry Taunton và tôi đánh bại các đối thủ của đảng kia và tôi đến College Park vào ngày 19 tháng 7 năm 1963, hăm hở mong gặp các đại biểu khác, bỏ phiếu về những vấn đề quan trọng, học hỏi từ các thành viên nội các và chính phủ, và mong được thăm Nhà Trắng, nơi chúng tôi hy vọng được gặp tổng thống.

        Một tuần trôi qua mau, mỗi ngày đều đầy ắp các sự kiện và các phiên họp lập pháp. Tôi nhớ mình đặc biệt bị ấn tượng bởi Bộ trưởng Lao động Willard Wirtz và say mê tranh luận về các vấn đề dân quyền. Nhiều bạn khác tại đại hội theo đảng Cộng hòa và là ủng hộ viên của Barry Goldwater, người mà các bạn ấy mong đánh bại Tổng thống Kennedy vào năm 1964, nhưng cũng có nhiều người có quan điểm tiến bộ trong các vấn đề dân quyền, trong đó có bốn đứa chúng tôi từ miền Nam, đủ để các kiến nghị lập pháp của chúng tôi được thông qua.

        Chính vì sự thân thiết của tôi với Bill Rainer và quan điểm phóng khoáng hơn về dân quyền của mình mà tôi phải chịu căng thẳng với Larry Taunton trong suốt tuần ở Boys Nation. Tôi cũng mừng là sau này khi đã thành tổng thống, tôi gặp lại Larry Taunton đã lớn và các con anh ấy. Anh ấy có vẻ như là một người tốt và có một cuộc sống tốt.

        Vào thứ hai, 22 tháng 7, chúng tôi thăm điện Capitol, chụp ảnh trên bậc thềm điện, và gặp các thượng nghị sĩ của tiểu bang chúng tôi. Larry và tôi ăn trưa với J. William Fulbright, chủ tịch ủy ban Đối ngoại, và John McClellan, chủ tịch ủy ban Ngân sách. Quy chế thâm niên1 vẫn còn đó, và không bang nào lại được lợi từ nó hơn Arkansas. Thêm nữa, cả bốn dân biểu của chúng tôi đều giữ các vị trí quan trọng: Wilbur Mills là chủ tịch ủy ban Ngân sách hạ viện; Oren Harris là chủ tịch ủy ban Thương mại "Took" Gathings, ủy viên cao cấp của ủy ban Nông nghiệp, và Jim Trimble, người làm việc ở quốc hội "mới chỉ" từ năm 1945, là thành viên của ủy ban Rules đầy quyền lực, ủy ban này kiểm soát lượng dự luật được đưa vào chương trình làm việc của hạ viện. Tôi thì không hề ngờ được rằng chỉ trong vòng ba năm sau tôi sẽ làm việc cho ông Fulbright với tư cách nhân viên của ủy ban Đối ngoại. Vài ngày sau bữa ăn trưa đó, mẹ nhận được thư của Thượng nghị sĩ Fulbright nói rằng ông rất thích bữa ăn trưa và rằng bà phải tự hào về tôi. Tôi vẫn còn giữ bức thư, kỷ niệm lần đầu tiên đụng chạm đến công việc tham mưu tốt.

-----------------
1. Quy chế ở quốc hội Mỹ, theo đó, ai từng phục vụ trong ủy ban nào thì được Ưu tiên cử vào ủy ban đó ở nhiệm kỳ sau, nếu tái đắc cử.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tám, 2015, 02:58:22 am
        Ngày thứ tư, 24 tháng 7, chúng tôi đến Nhà Trắng để gặp tổng thống ở Vườn hồng. Tổng thống Kennedy từ Phòng Bầu dục bước ra trong ánh nắng và phát biểu vài câu ngắn gọn, khen ngợi nỗ lực của chúng tôi, đặc biệt là sự ủng hộ của chúng tôi với dân quyền, và đánh giá chúng tôi cao hơn các thống đốc bang, vốn không có thái đô tích cực như chúng tôi trong cuộc họp mùa hè hàng năm mới diễn ra. Sau khi nhận một áo thun Boys Nation, Kennedy bước xuống bâc thang và bắt tay với đại biểu. Tôi ở hàng đầu và càng ngày càng trở thành ủng hộ viên nồng nhiệt của ông hơn phần lớn các bạn khác. Tôi tìm cách được bắt tay ông ngay cả khi ông chỉ bắt tay vài ba người. Đó là một thời khắc kỳ diệu đối với tôi, được gặp vị tổng thống mà tôi đã ủng hộ từ hồi lớp chín trong các buổi tranh luận trong lớp, và là người mà tôi ngày càng mến mộ sau hai năm rưỡi ông nắm quyền. Một người bạn chụp ảnh cho tôi, và sau này chúng tôi tìm thấy có cả đoạn phim quay cảnh bắt tay này trong Thư viện Kennedy.

        Người ta đã nói rất nhiều về buổi tiếp xúc đấy và ảnh hưởng của nó đối với cuộc đời tôi. Mẹ tôi nói rằng bà biết ngay khi tôi về nhà, rằng tôi đã quyết theo nghiệp chính trị, và sau khi tôi trở thành ứng viên tổng thống năm 1992, đoạn phim đấy được coi như khởi đầu của ước vọng làm tổng thống của tôi. Tôi thì không chắc lắm về điều này. Tôi còn giữ một bản sao bài nói của tôi trước phân hội American Legion ở Hot Springs sau khi trở về, và trong đó tôi không nói gì nhiều đến cái bắt tay. Chắc là lúc bấy giờ tôi chỉ muốn trở thành thượng nghị sĩ, nhưng sâu thẳm bên trong tôi cảm thấy giống như Abraham Lincoln hồi trẻ khi ông ấy viết "Tôi sẽ học tập và sẵn sàng, và có thể cơ hội của tôi sẽ tới".

        Tôi cũng có một vài thành công chính trị thời trung học, được bầu làm lớp trưởng năm đầu, và muốn tranh chức chủ tịch ban đại diện học sinh, nhưng ban xét duyệt phụ trách trường tôi quyết định học sinh Hot Springs không được phép ôm đồm quá nhiều hoạt động và ra một số quy định hạn chế. Theo các quy định mới này, vì tôi là một nhạc công chính trong ban nhạc, tôi không được tranh chức lớp trưởng hoặc chủ tịch ban đại diện học sinh. Phil Jamison - đội trưởng đội bóng đá và một ứng viên có thể chiến thắng - cũng bị như vậy.

        Không được tranh chức chủ tịch ban đại diện học sinh không làm tôi hay Phil Jamison buồn rầu gì lắm. Phil sau này đi học Học viện Hải quân, và sau khi rời quân chủng thì làm một công việc quan trọng cho Lầu năm góc về các vân đề kiểm soát vũ khí. Khi tôi làm tổng thống, anh ấy có tham gia trong các công việc của chúng tôi với nước Nga, và tình bạn giữa chúng tôi giúp tôi biết rõ công việc từ cấp thừa hành, mà nếu không có anh ấy tôi đã chẳng thể biết được.

        Trong một động thái chính trị khờ dại trong đời mình, tôi đã để tên mình được đưa vào danh sách ứng cử cho chức thư ký của lớp cuối trung học - một người bạn tôi vốn giận dữ trước quy định hạn chế mới đã đưa tên tôi vào. Bạn hàng xóm của tôi Carolyn Yeldell dễ dàng đánh bại tôi. Tôi đã làm một điều thật ngớ ngẩn và ích kỷ, và chứng tỏ bằng thực tế một trong những nguyên tắc chính trị của mình: đừng bao giờ tranh cử vào một chức vụ mà bạn không thực sự muốn và cũng chẳng có lý do nào hợp lý để nắm giữ.

        Nhưng bất chấp những trục trặc đó, vào một lúc nào đấy ở tuổi 16 tôi quyết định muốn trở thành người của công chúng với tư cách là một viên chức dân cử. Tôi mê âm nhạc và nghĩ tôi có thể cũng sẽ tiến thân được, nhưng tôi biết mình sẽ không bao giờ trở thành John Coltrane hay Stan Getz được. Tôi quan tâm đến ngành y và nghĩ mình cũng có thể trở thành bác sĩ khá, nhưng tôi biết mình sẽ không thể giỏi như Michael De Bakey. Nhưng tôi biết tôi sẽ rất giỏi nếu tham gia phục vụ công chúng. Tôi bị lôi cuốn bởi con người, chính trị và các chính sách, và cho rằng mình có thể thành công mà không nhờ vào gia đình giàu có hay quyền thế gì, cũng không cần phải nhờ vào các ưu thế của miền nam về chủng tộc hay các vấn đề khác. Tất nhiên như thế đâu có dễ dàng gì, nhưng đây là nước Mỹ mà?


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Tám, 2015, 02:27:10 am
   
        08


        Một sự kiện đáng nhớ khác xảy đến trong mùa hè năm 1963. Vào ngày 28 tháng 8, chỉ chín ngày trước khi tròn 17 tuổi, tôi nằm một mình trên ghế tựa trong phòng và được nghe bài diễn văn vĩ đại nhất trong cuộc đời mình. Bài diễn văn về giấc mơ cho nước Mỹ của Martin Luther King Jr. trước đài tưởng niệm Lin­coln. Trong ngữ điệu nhịp nhàng như những bài dân ca của người da đen, giọng của ông như bùng lên, nói với đám đông và hàng triệu người giống tôi đang dán mắt trước truyền hình về giấc mơ mà "một ngày kia, trên những ngọn đồi ở Georgia, những đứa con của những người nô lệ và những đứa con của những người chủ nô trước đây sẽ cùng ngồi bên chiếc bàn thân thiện của tình anh em" và rằng "...Bốn đứa con tôi tới một ngày sẽ được sống trong đất nước mà ở đó giá trị của chúng được đánh giá bởi chính ý chí, nghị lực cá nhân, chứ không phải bằng màu da".

        Sau 40 năm, rất khó để diễn tả lại những cảm xúc và hi vọng mà King đã truyền cho tôi, cũng khó diễn tả ý nghĩa của bài diễn văn đối với một dân tộc còn chưa có Đạo luật dân quyền, chưa có Đạo luật quyền bỏ phiếu, chưa có luật nhà cửa và cũng chưa có Thurgood Marshall (thẩm phán người da đen đầu tiên của Tòa án tối cao liên bang Mỹ - ND) ở Tòa án tối cao. Cũng khó có thể kể hết được ý nghĩa đối với miền Nam nước Mỹ, nơi phần lớn các trường học vẫn phân cách học sinh theo màu da, thuế bầu cử được áp dụng để ngăn không cho người da đen tham gia bầu cử hoặc gom họ lại thành nhóm bỏ phiếu cho một số đông nguyên trạng, và từ "mọi đen" vẫn thường được những người được coi là biết điều sử dụng.

        Tôi đã khóc khi nghe bài diễn văn và còn khóc một lúc sau khi tiến sĩ King nói xong. Ông đã nói lên tất cả những gì tôi tin một cách cực kỳ rõ ràng hơn là tôi có thể tự nói ra. Hơn hết thảy những gì cho tôi đã trải qua, có lẽ chỉ trừ những kinh nghiệm sống với ông tôi, bài diễn văn đó đã hun đúc quyết tâm rằng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể trong đời để biến giấc mơ của Martin Luther King trở thành hiện thực.

        Một vài tuần sau, tôi bắt đầu học năm cuối ở trường trung học, vẫn còn cảm giác sung sướng sau khi được chọn dự Boys Nation, và quyết tận hưởng năm cuối cùng tuổi thơ của mình.

        Môn học khó nhất đối với tôi thời trung học là giải tích. Lúc đó lớp giải tích của tôi chỉ có bảy người và môn này chưa từng được dạy tại trường. Tôi còn nhớ rõ hai sự kiện. Một lần thầy Coe trả bài kiểm tra cho tôi, tôi làm đúng hết nhưng số điểm thầy chấm lại cho thấy tôi sai một câu. Tôi hỏi và thầy Coe nói rằng tôi chọn cách giải không đúng và chắc chắn là tình cờ mà có kết quả đúng, nên thầy không cho tôi điểm của câu đó; trong sách giải có thêm vài bước so với cách giải của tôi. Thiên tài về toán trong lớp tôi là Jim McDougal (không phải là anh chàng trong vụ Whitewater) xem qua cách giải của tôi. Sau đấy cậu nói với thầy Coe là nên cho tôi điểm câu đó vì cách giải của tôi hợp lệ và thậm chí còn tốt hơn cách trong sách vì cách của tôi ngắn hơn. Cậu ta tình nguyện lên bảng trình bày về quan điểm của mình. Cũng giống chúng tôi, thầy Coe rất nể bộ óc của Jim nên chấp thuận. Jim lên bảng và viết đầy hai bảng những ký hiệu toán học và phân tích vì sao bài giải của tôi tốt hơn sách. Thật không tin được. Tôi luôn thích giải quyết những câu đố hóc búa, đến giờ cũng vậy, nhưng tôi chỉ ngẫu nhiên giải ra cách này. Tôi chẳng hiểu gì những gì Jim nói và cũng không chắc là thầy Coe có hiểu không. Tuy vậy màn trình bày xuất sắc của Jim cũng giúp cho tôi có điểm. Sự kiện đó dạy tôi hai điều: thứ nhất, trong giải quyết vấn đề, đôi khi bản năng tốt sẽ giúp khắc phục khiếm khuyết về trí tuệ; thứ hai, tôi không nên theo đuổi học thêm về toán một chút nào nữa.

        Lớp tôi học vào tiết tư, sau bữa trưa. Ngày 22 tháng 11, thầy Coe được gọi lên văn phòng. Khi trở lại, mặt thầy trắng bệch và hầu như không nói lên lời. Thầy báo cho cả lớp biết là Tổng thống Kennedy vừa bị bắn và có thể là đã chết ở Dallas. Tôi thật sự phát hoảng. Chỉ mới bốn tháng trước tôi còn được gặp tổng thống khỏe mạnh và đầy sức sống ở vườn hồng. Biết bao điều ông nói và làm - bài diễn văn nhậm chức ấn tượng, việc thành lập Liên minh vì tiến bộ ở châu Mỹ Latinh, cách xử lý bình tĩnh cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, tổ chức Thiện nguyên Hòa bình, và những lời phát biểu gây kinh ngạc trong bài nói "Tôi là người Berlin" (bài nói của Tổng thống Kennedy ở tây Berlin khi ông nói bằng tiếng Đức "Ich bin ein Berliner" - ND) rằng "Tự do luôn đối mặt với nhiều khó khăn và nền dân chủ có thể chưa hoàn hảo, nhưng chúng ta chưa bao giờ phải xây tường để quây người dân của chúng ta lại" - tất cả những điều đó đã nuôi nấng hy vọng của tôi về đất nước và gây dựng niềm tin của tôi đối với chính trị.

        Sau giờ học, toàn thể học sinh trong khu vực lớp tôi đều đến tòa nhà chính. Chúng tôi đều rất buồn, trừ một người. Tôi nghe loáng thoáng thấy một cô nàng xinh xắn chơi cùng ban nhạc với tôi nói rằng tổng thống chết đi có khi lại là điều hay cho đất nước. Tôi biết gia đình cô ấy bảo thủ hơn tôi, nhưng tôi quả là choáng váng và giận dữ khi một người tôi coi là bạn lại nói điều như vậy. Ngoài thói phân biệt chủng tộc thô bạo ra, đó là lần đầu tiên tôi được thấy kiểu hận thù mà sau này tôi còn chứng kiến rất nhiều trong sự nghiệp chính trị của mình, và cũng là kiểu hận thù đã tạo nên một phong trào chính trị đầy quyền lực trong 25 năm cuối của thế kỷ 20. Tôi rất cám ơn là bạn tôi sau này đã vượt qua được sự thù hận đó. Khi tôi vận động tranh cử ở Las Vegas năm 1992, cô ấy cũng đến dự một buổi. Cô làm công tác xã hội và là thành viên đảng Dân chủ. Tôi quý trọng cuộc hội ngộ ấy và cơ hội hàn gắn lại vết thương cũ mà nó mang lại.

        Sau khi theo dõi đám tang của Kennedy và an tâm phần nào khi nghe những lời lẽ đầy cảm động của Lyndon Johnson khi tỉnh táo tiếp nhận chức Tổng thống "Tôi có thể hoan hỉ cho đi tất cả những gì tôi có để khỏi phải đứng đây hôm nay", tôi từ từ trở lại với cuộc sống bình thường của mình. Thời gian còn lại của năm học cuối cấp trôi qua nhanh chóng với các hoạt động trong hội DeMolay và ban nhạc, trong đó có một chuyến đi biểu diễn tới Pensacola, Florida và một chuyến khác đi dự hội diễn ban nhạc toàn tiểu bang. Tôi đã có nhiều thời gian tuyệt vời với bạn bè, những bữa trưa tại Club Café, những chiếc bánh táo Hà Lan ngon nhất mà tôi từng ăn; xem phim, khiêu vũ tại hội quán YMCA, ăn kem tại Cook's Dairy, thịt nướng tại McClard, một quán ăn gia đình 75 năm tuổi có món thịt nướng có thể ngon nhất nước, và món đậu nướng chắc chắn là ngon nhất nước.

        Suốt nhiều tháng trong năm ấy, tôi hẹn hò với Susan Smithers, một cô gái ở Benton, Arkansas, cách Hot Springs khoảng 30 dặm về phía đông trên xa lộ tới Little Rock. Thường vào chủ nhật tôi tới Benton để đi nhà thờ và ăn trưa với gia đình cô ấy. Cuối bữa trưa, Mary, mẹ của Susan, thường đặt một nắm bánh táo hoặc bánh đào chiên lên bàn. Reese, bố cô ấy, và tôi thường ăn cho đến khi tôi no kềnh phải khiêng đi. Một chủ nhật nọ sau bữa trưa, tôi và Susan lái xe tới Bauxite, một thị trấn ở gần Benton được đặt tên theo loại quặng dùng làm ra nhôm, vốn được khai thác rất nhiều ở các mỏ lộ thiên quanh vùng. Tới nơi, chúng tôi quyết định đi ngó các mỏ nhôm gần bên. Tôi đi xe ra khỏi đường cái tấp lên một khu đất mà tôi tưởng là đất sét cứng, ngay cạnh miệng một mỏ lộ thiên lớn. Sau khi dạo quanh, chúng tôi về lại xe thì mọi hứng thú tan biến. Bánh xe của tôi đã lún sâu xuông khu đất ướt và mềm ở đó. Bánh xe quay tít nhưng chúng tôi không nhích tí nào cả. Tôi tìm được vài tấm gỗ cũ, đào chỗ dưới bánh xe, đặt vào đấy để cho bánh đỡ bị trượt nhưng cũng không được. Sau hai tiếng, bánh xe đã mòn hết gai, trời thì bắt đầu tối mà chúng tôi vẫn bị kẹt. Cuối cùng chúng tôi đành bỏ cuộc, đi bộ về thị trấn tìm người giúp và gọi điện cho bố mẹ Susan. Lúc người ta đến kéo xe tôi ra khỏi đống đất lún thì mấy chiếc bánh xe đã trơn nhẵn như đít trẻ con vậy. Lúc tôi đưa Susan về đến nhà trời đã tối mịt. Chắc là bố mẹ cô ấy tin câu chuyện của tôi, nhưng bố cô ấy vẫn liếc sơ qua mấy bánh xe của tôi cho chắc ăn. Ở cái tuổi còn ngây thơ đó, tôi thật sự thấy vô cùng xấu hổ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Tám, 2015, 02:41:03 am
        Khi năm cuối cấp gần hết, tôi ngày càng lo chuyên học đại học. Vì lý do gì đó, tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện đăng ký vào một trường thuộc nhóm Ivy League (những trường đại học danh tiếng ở Mỹ - ND) nào cả. Tôi biết nơi tôi muốn học và chỉ đăng ký ở đó: Khoa Ngoại giao của Đại học Georgetown. Tôi không muốn làm ngoại giao và tôi cũng chưa từng đến thăm khuôn viên của trường Georgetown khi tham dự đại hội Boys Nation, nhưng tôi muốn trở lại Washington. Georgetown có tiếng là trường tốt nhất ở thủ đô và kỉ luật của những ngôi trường Dòng Tên luôn nổi tiếng và hấp dẫn đối với tôi. Tôi cũng cảm thấy mình cần hiểu các vấn đề quốc tế, và rằng chỉ cần ở Washington vào những năm 1960 là có thể hấp thụ và hiểu mọi vấn đề đối nội. Tôi tin mình sẽ được nhận vì tôi đứng thứ tư trong 327 người cùng khóa, bảng điểm vào đại học của tôi tương đối tốt và thường thì trường Georgetown vẫn chọn ít nhất mỗi bang một sinh viên (quả là một chương trình hành động tích cực từ rất sớm!). Tuy vậy, tôi vẫn cảm thấy lo.

        Tôi tính, nếu bị trường Georgetown từ chối tôi sẽ đi học ở Đại học Arkansas, vốn có chính sách nhận sinh viên tương đối thoáng với học sinh trong tiểu bang, và là nơi những chính trị gia nhiều tham vọng nên đi học vì chi phí không đến nỗi quá quắt. Đến tuần thứ hai của tháng tư tôi nhận được thông báo châp nhận của Georgetown. Tôi rất vui nhưng cũng bắt đầu tự hỏi liệu tới đó học có khôn ngoan hay không. Tôi không được học bổng và vì vậy mọi thứ đều đắt đỏ: 1.200 đôla cho tiền học, 700 đôla tiền nhà, cộng thêm tiền ăn, sách vở và các khoản khác. Mặc dù so với Arkansas, nhà tôi thuộc loại trung lưu tương đôi thoải mái, nhưng tôi vẫn lo lắng bố mẹ tôi không đủ thêm khoản tiền cho tôi đi học. Tôi cũng lo ngại việc phải để Roger và mẹ ở lại một mình với bố dù tuổi tác đã khiến ông chậm chạp đi. Thầy hướng dẫn của tôi là Edith Irons cam đoan tôi nên nhập học, và rằng đó là khoản đầu tư cho tương lai của tôi mà bố mẹ tôi nên làm. Bố mẹ tôi đồng ý điều này. Mẹ cũng tin rằng khi tôi đến đó và chứng tỏ được bản thân mình thì tổi sẽ nhận được hỗ trợ tài chính. Và vậy là tôi quyết định cứ đi học xem sao.

        Tôi tốt nghiệp phổ thông vào chiều ngày 29 tháng 5 năm 1964 trong buổi lễ tại sân vận động Rix, nơi chúng tôi vẫn chơi bóng bầu dục. Là học sinh đứng thứ tư, tôi được đọc một đoạn cầu nguyện chúa. Sau này một số quyết định của tòa án về tôn giáo trong trường công lập đã cấm việc này, và nếu hồi đó những quyết định ấy đã thành luật thì lễ nghi cầu nguyện đã không được đưa vào chương trình. Tôi đồng ý không nên sử dụng tiền thuế cho những mục đích tôn giáo đơn thuần nhưng cũng thấy rất vinh dự khi được nói lời cuối kết thúc thời trung học của mình.

        Lời cầu nguyên của tôi thể hiện niềm tin sâu sắc vào tôn giáo và có đôi chút dấu ấn về chính trị. Tôi cầu Chúa "hãy gieo cho chúng con lý tưởng của tuổi trẻ và những giá trị luân lý vốn đã giúp dân tộc này được mạnh mẽ. Xin hãy giúp chúng con tránh xa sự lãnh cảm, thờ ơ và hắt hủi người khác để thế hệ chúng con sẽ rũ bỏ được sự tự mãn, nghèo đói và định kiến khỏi trái tim của những người tự do... Xin hãy giúp chúng con quan tâm để chúng con không báo giờ biết đến sự bất hạnh và vòng luẩn quẩn của cuộc sống không mục đích, và để đến khi chúng con chết đi thì những người khác vẫn còn cơ hội được sống trên mảnh đất tự do này".

        Một số người không tin tôn giáo có thể thấy tất cả những thứ này là xúc phạm hoặc ngây thơ nhưng tôi vui rằng ngay lúc bấy giờ tôi đầy lý tưởng, và đến giờ tôi vẫn tin vào từng lời cầu nguyện ngày nào.

        Sau lễ tốt nghiệp, tôi cùng với Mauria Jackson tới bữa tiệc của những học sinh cuối cấp tại câu lạc bộ Belvedere, không cách xa ngôi nhà ở đại lộ Park của chúng tôi. Do Mauria và tôi lúc đó đều không có ai và từng học tiểu học với nhau ở trường St. John nên có vẻ việc đi cùng nhau là một ý hay, và đúng là hay thật.

        Buổi sáng hôm sau, tôi bước vào mùa hè tuổi thơ cuối cùng của mình. Đó là một mùa hè nóng nực điển hình của Arkansas, và trôi qua nhanh chóng với lần thứ sáu và là lần cuôl cùng tôi đi dự trại ban nhạc, và một lần quay lại đại hội Boys State với tư cách là cố vấn. Mùa hè năm đó tôi giúp bố được vài tuần để làm công việc kiểm kê hàng năm tại công ty Clinton Buick như thỉnh thoảng trước đây tôi từng làm. Thời nay, khi hồ sơ từng chiếc xe được lưu trong máy tính và bạn có thể đặt linh kiện ô tô từ các trung tâm phân phối, thật khó có thể tưởng tượng được lúc bây giờ chúng tôi giữ linh kiện cho những chiếc xe đến 10 năm tuổi, và đếm những linh kiên đó bằng tay hàng năm. Linh kiện nhỏ được đặt ở những khoang bé phía trên các giá để cạnh nhau, làm cho mặt sau của kho hàng luôn tối tăm, tương phản ghê gớm với phòng trứng bày sáng sủa ở phía trước, vốn cũng chỉ đủ lớn để chứa một chiếc Buick mới.

        Công việc rất tẻ nhạt nhưng tôi vẫn thích làm, chủ yếu vì nó là việc duy nhất tôi được làm cùng bố. Tôi cũng thích ở chỗ bán xe Buick, đi chơi với bác Raymond, với những nhân viên bán xe trên bãi xe với đầy rẫy xe mới và xe cũ, với mấy người thợ máy ở khu phía sau. Lúc bấy giờ có ba người luôn khiến tôi đặc biệt thích thú. Hai trong số họ là người da đen. Early Arnold trông giống ca sĩ Ray Charles và có một trong những kiểu cười tuyệt nhất mà tôi từng biết. Early luôn tốt với tôi. James White thì tính xuề xoà hơn. Phải vậy thôi. Chú ấy phải nuôi tới tám người con chỉ bằng lương bác Raymond trả và những gì bà vợ Earlene của chú ấy kiếm được nhờ giúp việc tại gia đình tôi sau khi bà Walters nghỉ. Tôi rất khoái kiểu triết lý suông của James. Một lần tôi nói với chú ấy về việc những năm tháng trung học trôi qua thật nhanh, chú nói "Ừ, thời gian trôi nhanh quá. Tôi không bắt kịp được với tuổi tác của mình rồi". Khi đó tôi nghĩ nó là câu đùa nhưng giờ thì nó chẳng hề buồn cười nữa.

        Người da trắng trong số này là Ed Foshee - một thiên tài về xe hơi. Sau này chú ấy cũng mở riêng cửa hàng của mình. Khi tôi đi học xa, gia đình tôi bán cho chú chiếc Henry J của tôi, một trong sáu chiếc bị cháy thảm hại mà bố đã sửa lại ở cơ sở bán xe Buick tại Hope. Tôi không muốn bỏ chiếc xe, dù hệ thống phanh thủy lực của nó bị rò, và tôi sẵn sàng trả bất cứ giá nào để có lại chiếc xe đó bây giờ. Chiếc xe đã cho tôi và bạn bè nhiều giây phút tuyệt vời và một dịp không được tuyệt vời cho lắm. Một đêm nọ, tôi lái xe ra khỏi Hot Springs theo đường số 7, theo sau một chiếc xe màu đen. Khi chúng tôi đi qua bãi chiếu phim ngoài trời Jessie Howe thì chiếc xe phía trước đột nhiên dừng lại để xem màn hình đang chiếu gì. Đèn báo phanh của chiếc xe đó bị vỡ nên tôi không nhận ra được là nó đã dừng lại trước khi quá trễ. Sự lơ là, phản ứng chậm chạp và hệ thống phanh xe ầu ật khiến tôi đâm thẳng vào chiếc xe màu đen, hàm tôi đập thẳng vào chiếc vô lăng, khiến nó gẫy đôi. Rất may là không ai bị thương nặng. Bảo hiểm trả phí tổn hỏng hóc cho chiếc xe kia. Những người thợ ở Clinton Buick đã sửa chiếc Henry J của tôi lại như mới và tôi rất mừng là chiếc vô lăng bị gẫy chứ không phải cái hàm của tôi. Cũng không đau hơn lần Henry Hill thụi tôi vào cằm vài năm trước, và cũng chưa đau gần bằng lần con cừu đực suýt húc chết tôi. Lúc đấy tôi hay triết lý về những chuyện đó, và có thái độ giống như mấy nhà thông thái hay nói "Con chó thỉnh thoảng có vài con rận thì cũng tốt thôi. Như thê nó đỡ tủi thân phận làm chó của nó".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Tám, 2015, 07:43:22 am
 
        09
 

        Mùa hè trôi qua quá nhanh như mọi kỳ nghỉ hè khi ta còn bé, và vào ngày 12 tháng 9, tôi cùng mẹ bay tới Washington để du ngoạn chừng một tuần trước khi tôi bắt đầu năm thứ nhất đại học. Tôi không biết điều gì chờ đợi mình, nhưng tôi đầy kỳ vọng.

        Chuyến đi này khó khăn cho mẹ nhiều hơn cho tôi. Chúng tôi luôn gần gũi nhau, và tôi biết mỗi khi nhìn tôi, mẹ thường thấy cả bố và tôi. Mẹ lo về chuyện làm sao nuôi được Roger bé một mình với Roger bố mà không có tôi. Và tôi và mẹ sẽ thấy thiếu vắng nhau. Chúng tôi đủ giống và đủ khác biệt để có thể vui vẻ bên nhau. Bạn bè của tôi cũng quý mẹ và bà cũng thích bạn bè tôi tới nhà, điều mà từ đây vẫn sẽ diễn ra nhưng chỉ vào những dịp tôi về nhà ăn giáng sinh hoặc nghỉ hè.

        Không giống như bây giờ, hồi đó tôi chẳng thể biết mẹ lo lắng thế nào cho tôi. Gần đây, tôi tình cờ tìm được lá thư giới thiệu mẹ viết tháng 12 năm 1963 trong hồ sơ của tôi cho Giải thưởng lãnh đạo Elks, vốn được trao cho một hoặc hai học sinh trung học xuất sắc mỗi năm ở những thành phố nào có câu lạc bộ Elks. Bà viết rằng lá thư ấy "giải tỏa bớt một phần nhỏ mặc cảm tội lỗi của tôi về Bill. Công việc gây mê của tôi đã chiếm mất nhiều thời giờ đúng ra phải dành cho nó. Và vì thế, những gì Bill đã giành được, đã làm được đều thực sự là do tự thân nó. Vậy nên mỗi khi nhìn Bill tôi lại thấy một người đàn ông tự lập thân". Mẹ tôi thật sai khi nói vậy! Chính bà đã dạy dỗ tôi thức dậy hàng ngày và luôn cố gắng; dạy tôi nên tìm những điểm tốt đẹp nhất ở người khác ngay cả khi họ chỉ nhìn thấy mặt xấu của tôi; dạy tôi biết ơn vì được sống mỗi ngày và chào đón ngày mới bằng nụ cười; dạy tôi rằng tôi có thể làm hoặc đạt được bất cứ gì nếu tôi sẵn sàng bỏ ra đủ nỗ lực cho mục tiêu đó. Và cũng chính mẹ dạy tôi rằng cuối cùng thì tình yêu và sự tốt bụng sẽ vượt lên trên sự tàn nhẫn và ích kỉ. Mẹ tôi không sùng đạo kiểu bình thường, dù khi có tuổi bà có khuynh hướng này. Bà chứng kiến quá nhiều cái chết đến mức bà thấy khó tin vào kiếp sau. Nhưng nếu đạo là tình yêu thương thì mẹ tôi chính là một phụ nữ sùng đạo. Tôi ước gì có thể giải thích với mẹ rằng tôi còn lâu mới là kẻ "tự lập thân".

        Mặc dù biết những thay đổi lớn sắp diễn ra nhưng mẹ và tôi đều cảm thấy rất phấn khích khi tới Georgetown. Chỉ cách cơ sở chính của trường vài dãy phố là nơi được gọi là Cơ sở phía Đông, trong đó có phân khoa Ngoại giao và vài khoa khác có cả sinh viên nữ và đa dạng hơn về chủng tộc và tôn giáo. Ngôi trường do Tổng giám mục John Carroll thành lập năm 1789, năm làm tổng thống đầu tiên của George Washington. Bức tượng ông vẫn sừng sững nơi vòng xoay lớn ở cổng lối vào cơ sở chính. Năm 1815, Tổng thống James Madison ký một điều luật cho phép trường Georgetown được tự cấp bằng. Mặc dù ngay từ đầu trường chúng tôi đã luôn rất rộng mở đối với những người thuộc các tôn giáo khác nhau, và một trong những hiệù trưởng vĩ đại nhất của trường, cha Patrick Healy từ năm 1874 đến 1882, hiệu trưởng gốc Phi đầu tiên của ngôi trường đa số da trắng, nhưng Yard1 vẫn toàn là sinh viên nam da trắng và hầu như tất cả đều theo Công giáo. Khoa Ngoại giao được thành lập năm 1919 bởi cha Edmund A. Walsh, một người chống cộng quyết liệt. Khi tôi vào học tại trường, ở đây vẫn còn vô số các giáo sư từng sống hoặc trốn chạy khỏi các chế độ cộng sản ở châu Âu và Trung Quốc; và những người thông cảm với các hoạt động chống cộng của chính quyền Mỹ, trong đó có cả ở Việt Nam.

        Không chỉ quan điểm chính trị tại khoa Ngoại giao mới mang tính bảo thủ. Chương trình học cũng vậy, sự khắc khổ của chương trình phản ánh triết lý giáo dục của Dòng Tên, được gọi là Ratio Studỉorum bắt nguồn từ cuối thế kỷ 16. Trong hai năm đầu, mỗi học kỳ chúng tôi buộc phải học sáu môn với tổng thời gian khoảng 18 hoặc 19 tiếng trên lớp. Các môn học tự chọn chỉ bắt đầu có từ học kỳ hai của năm thứ ba. Rồi còn có những quy định về trang phục nữa. Trong năm nhất, tất cả các nam sinh đều phải mặc áo sơmi, áo vest bên ngoài và đeo cà vạt tới lớp. Chúng tôi có thể mặc áo sợi tổng hợp, nhưng tôi cảm thấy rất khó chịu với loại áo này nên tôi đành chấp nhận mất năm đôla trong tổng số 25 đôla tiền tiêu tuần cho việc giặt ủi năm bộ sơmi đi học. Còn quy định của ký túc xá nữa chứ: "Sinh viên năm nhất phải ở tại phòng để học vào các buổi tối trong tuần và phải tắt đèn lúc nửa đêm. Tối thứ sáu và thứ bảy, sinh viên năm nhất phải về phòng trước 12h30... Không chấp nhận các khách khác giới, đồ uống có cồn, thú nuôi, hay vũ khí trong ký túc xá". Tôi biết mọi thứ giờ đã thay đổi đôi chút, nhưng khi tôi và Hillary đưa Chelsea tới Stanford năm 1997, mọi thứ quả là bất ổn khi thấy cả nam và nữ ở trong cùng một ký túc. Tuy vậy, cũng may là lệnh cấm vũ khí trong ký túc xá vẫn còn. Rõ ràng là NRA (Hiệp hội súng trường quốc gia, một tổ chức ủng hộ quyền công dân được mang súng ở Mỹ - ND) chưa thành công trong việc đòi hủy bỏ quy định câm vũ khí.

        Một trong những người đầu tiên tôi và mẹ gặp khi bước vào cổng trường là cha Dinneen, linh mục hướng dẫn sinh viên năm nhất, người chào đón tôi bằng cách bảo tôi là Georgetown không thể hiểu nổi tại sao một anh theo Tin Lành Baptist Phương Nam, không biết ngoại ngữ nào ngoài tiếng Latinh lại thích học khoa Ngoại giao. Giọng nói của ông cho thấy họ cũng chẳng hiểu sao trường lại nhận tôi. Tôi chỉ cười và nói có lẽ sau một hoặc hai năm gì đó cả hai bên sẽ hiểu ra chăng. Mẹ lo lắng thấy rõ, nên khi cha Dinneen ra gặp các sinh viên khác, tôi bảo bà là chỉ cần một thời gian họ sẽ hiểu lý do thôi. Tôi nghi như vậy là nói hơi quá, nhưng nghe cũng tạm được.

        Sau các thủ tục ban đầu, chúng tôi đi tìm phòng ký túc xá của mình và gặp bạn cùng phòng. Ký túc xá - tòa nhà Loyola - nằm ở góc đường 35 và đường N, ngay sau và nối với tòa nhà Walsh của khoa Ngoại giao. Tôi được phân về phòng 225, ngay đối diện với cổng trước ở đường 35 và nhìn xuống khu nhà và ngôi vườn tuyệt đẹp của Thượng nghị sĩ Claiborne Pell nổi tiếng của bang Rhode Island, người vẫn còn làm thượng nghị sĩ khi tôi làm tổng thống. Vợ chồng ông ấy cũng là bạn của vợ chồng tôi, và hơn 30 năm sau khi nhìn được mặt ngoài của căn nhà lớn và cổ đó của họ cuối cùng tôi cũng được vào trong chiêm ngưỡng.

        Khi mẹ và tôi tới cửa phòng ký túc, tôi hơi khựng lại. Cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 1964 đang ở cao trào, và trên cửa phòng tôi có một tấm hình của Goldwater. Tôi cứ nghĩ mình đã bỏ tất cả những thứ này lại phía sau ở Arkansas! Bức ảnh đó của cậu bạn cùng phòng tôi, Tom Campbell, một người Công giáo Ireland đến từ Huntington, Long Island. Gia đình cậu ta theo đảng Cộng hòa và rất bảo thủ, và cậu này từng là cầu thủ bóng bầu dục tại trường trung học Dòng Tên Xavier ở thành phố New York. Bố cậu ta từng thắng chức thẩm phán địa phương nhờ theo con đường của đảng Bảo thủ. Tom có lẽ còn ngạc nhiên hơn tôi về vụ xếp phòng này. Tôi là người Tin Lành Baptist miền Nam đầu tiên mà cậu ta gặp, và tệ hơn nữa, tôi còn là một người cổ vũ nhiệt thành cho đảng Dân chủ và Lyndon B. Johnson.

        Mẹ chẳng bao giờ để những thứ cỏn con như chính trị chen vào việc sắp xếp nơi ăn ở. Như với mọi người, mẹ nói chuyện với Tom như thể biết cậu ta từ lâu, và chỉ một lát là chiếm được thiện cảm của cậu ta. Tôi cũng thấy mến cậu ta và nghĩ rằng chúng tôi sẽ hợp nhau. Và thực tế đúng vậy, trong suốt bốn năm sống cùng nhau ở Georgetown và gần 40 năm làm bạn.

----------------
1. The Yard: tên gọi ban đại diện sinh viên Đại học Georgetown


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tám, 2015, 03:24:37 am
        Rồi cũng đến lúc mẹ chia tay tôi và tôi bắt đầu lại khám phá nơi ở mới của mình, xuất phát từ tầng của tôi. Vọng lại từ phía cuối hành lang là tiếng nhạc của "Tara's Theme" trong phim Gone with the Wind - Cuốn theo chiều gió và tôi lần theo đó, hi vọng tìm thấy được một người miền Nam, hay biết đâu lại là một người theo đảng Dân chủ. Khi tôi tìm tới phòng phát ra tiếng nhạc, tôi thấy một nhân vật ngoại hạng, Tommy Caplan. Cậu ta đang ngồi trên một chiếc ghế dựa bập bênh, chiếc độc nhất trong cả tầng. Nói chuyện môt lúc thì tôi biết cậu ta là con một của một người kinh doanh kim hoàn ở Baltimore, và cậu ta từng biết Tổng thống Kennedy. Bằng giọng nhanh và rõ một cách lạ thường mà tôi thấy hơi có vẻ kiểu cách, cậu ta bảo cậu muốn trđ thành nhà văn và gây ấn tượng lên tôi bằng một vài câu chuyện về Tổng thống Kennedy. Dù khi ấy tôi biết mình thích cậu ta, tôi không thể ngờ rằng tôi đã gặp một trong những người bạn tốt nhất của mình. Trong bốn năm tiếp theo, Tommy giúp tôi làm quen với Baltimore, với gia đình cậu ta ở Bờ Đông của Maryland, với Nhà thờ Tân giáo và các nghi thức ở đó, với khách sạn Pierre ở New York cùng món cà ri Ấn Độ tuyệt vời, khách sạn Carlyle và những dịch vụ đắt tiền, với câu lạc bộ 21, nơi một số chúng tôi tổ chức sinh nhật thứ 21 của cậu ta, với Massachusetts và Mũi Cod, nơi tôi suýt chết đuối sau khi không bám được vào tảng đá đầy hà từng cắt chảy máu hết tay, chân và ngực tôi. Khi cố quay lại bờ thì tôi may mắn gặp được một dải cát dài cùng với sự giúp đỡ của Fife Symington, một cậu bạn cũ cùng trường của Tommy và sau này là đảng viên Cộng hòa và Thống đốc bang Arizona. (Nếu cậu ta mà biết trước tương lai của tôi thì lúc cứu tồi cậu ta dám đổi ý lắm!). Đổi lại, tôi giới thiệu cho Tommy về Arkansas, về cách sống dân dã của người miền Nam, về chính trị cơ sở. Tôi nghĩ trao đổi như vậy cũng xứng.

        Vài ngày sau, tôi gặp một vài sinh viên nữa và bắt đầu vào học. Tôi cũng tìm được cách sống với 25 đôla/tuần. Năm đôla đã để dành cho năm chiếc sơmi đi học, và tôi quyết đinh mình sẽ ăn mỗi ngày một đô, các bữa ăn cuối tuần thêm một đô nữa để dư ra 14 đôla cho buổi đi chơi vào tối thứ bảy. Vào thời điểm năm 1964, tôi có thể mời bạn gái đi ăn tối với 14 đô, đôi khi còn đủ để xem phim nữa, dù tôi thường phải để cô gái gọi món trước nhằm đảm bảo số tiền chúng tôi phải trả cộng với tiền boa không quá ngân sách cho phép của tôi. Lúc đó có khá nhiều tiệm ở Georgetown nơi mà giá cả phù hợp với số tiền 14 đô của tôi. Ngoài ra, trong vài tháng đầu tôi cũng không hẹn ai vào thứ bảy nên ngân sách của tôi tương đối dư dả.

        Sống bằng một đô mỗi ngày cũng không quá khổ sở - tôi luôn cảm thấy mình dư dả, thậm chí đủ để tham gia các vũ hội và những dịp đặc biệt nào đó. Ở quán Wisemiller Deli, ngay gần chỗ tôi học ở toà nhà Walsh, tôi có thể ăn hai bánh vòng rán và uống một ly cà phê mỗi sáng mà chỉ tốn 20 xu, lần đầu tiên tôi uống cà phê, một thói quen mà đôi khi tôi muốn bỏ, với thành công khá hạn chế. Ăn trưa tôi chi hẳn 30 xu. Một nửa số này để mua bánh táo hoặc sơri Hostess cộng với một ly Royal Crown Cola cỡ bự. Tôi rất khoái mấy ly Cola này và rất buồn khi nó bị ngừng sản xuất. Bữa tối thường đắt đỏ hơn, khoảng 50 xu. Tôi hay ăn ở tiệm Hoya Carry Out cách ký túc xá của tôi chừng vài dãy phố, và dù tên như vậy (carry out: mang về) nhưng tiệm có một cái quầy để khách có thể ăn tại chỗ. Ở đó chỉ ăn không thôi thì mới chỉ vui một nửa. Với 15 xu tôi có thể mua một ly nước ngọt cỡ bự; với 35 xu có thể mua một bánh sand­wich cá ngừ cỡ lớn - lớn đến mức khó có thể há mồm ngoạm hết được. 85 xu thì bạn có thể mua được một bánh sandwich thịt bò nướng cũng bự như vậy. Hôm nào mà chưa vung hết 14 đô đi chơi thứ bảy là tôi lại mua một cái bánh loại này.

        Nhưng điều thú vị nhất ở Hoya Carry Out là ông bà chủ Don và Rose. Don là một người to khoẻ với hình xăm ngay trên bắp vai nở nang vào cái thời mà hình xăm vẫn còn hiếm chứ chưa xuất hiện nhan nhản trên người các ngôi sao nhạc rock, vận động viên và mấy thanh niên trẻ như bây giờ. Bà Rose để tóc búi lớn trên đầu, khuôn mặt dễ thương và luôn biết khoe vẻ đẹp thân hình của mình bằng cách mặc áo len và quần bó sát cùng giày cao gót. Rose luôn cuốn hút những cậu bé nghèo tiền nhưng giàu trí tưởng tượng, và sự hiện diện của ông Don hiền lành nhưng luôn cảnh giác khiến chúng tôi chỉ có ăn mà thôi chứ không dám làm gì thêm. Khi bà Rose làm việc, chúng tôi luôn cố ăn thật chậm để đảm bảo việc tiêu hoá được tốt.

        Trong hai năm đầu, tôi hiếm khi đi xa khỏi trường và khu vực quanh trường, một khu vực nhỏ bẻ giáp phố M và sông Potomac ở phía nam, phố Q ở phía bắc, đại lộ Wisconsin ở phía đông và trường tôi ở phía tây. Các địa điểm vui chơi của tôi ở Georgetown là quán bia Tombs nằm dưới Nhà hàng 1789, nơi hầu hết sinh viên vẫn ra đó uống bia và ăn hamburger; nhà hàng Billy Martin, nơi có không khí và đồ ăn ngon phù hợp với túi tiền của tôi; và quán Cellar Door, ngay dưới đồi chỗ ký túc xá chúng tôi trên đường M. Quán này có chơi nhạc sống tuyệt hay. Tôi được nghe Glenn Yarborough, một ca sĩ đồng quê nổi tiếng những năm 60, nghệ sĩ nhạc jazz Jimmy Smith, và một ban nhạc giờ ít người biết, ban Mugwumps, họ tan rã một thời gian ngắn sau khi tôi tới Georgetown. Hai người trong nhóm đã thành lập ban nhạc khác nổi tiếng hơn, Lovin' Spoonful. Cass Elliot, ca sĩ hát chính của nhóm sau này trở thành thành viên chính của ban "The Mamas and The Papas". Thỉnh thoảng Cellar Door mở cửa cả vào chiều chủ nhật, và bạn có thể chỉ gọi một ly coca cola và nghe Mugwumps hát hàng tiếng đồng hồ mà chỉ tốn một đôla.

        Dù thỉnh thoảng tôi cũng cảm thấy ngột ngạt ở Georgetown, nhưng phần lớn thời gian tôi cảm thấy rất hạnh phúc với lớp học và bạn bè. Tuy vậy những chuyến đi ra khỏi tổ kén cũng luôn rất vui. Vài tuần sau khi bắt đầu học kỳ một, tôi tới Thính phòng Lisner để nghe Judy Collins hát. Bây giờ tôi vẫn có thể hình dung ra cô ấy, mái tóc vàng dài, mặc váy cotton dài chấm đất đứng trên sân khấu với cây đàn guitar. Kể từ ngày đấy tôi là một fan hâm mộ của Judy Collins. Tháng 12 năm 1978, Hillary và tôi tới London trong một kỳ nghỉ ngắn sau lần đầu tôi trúng cử Thống đốc bang. Một hôm khi chúng tôi đang ngắm tủ kính cửa hàng trên đường King ở Chelsea thì nghe thấy một cửa hàng mở nhạc Judy hát bài "Chelsea buổi sáng" của Joni Mitchell. Chúng tôi cùng đồng ý ngay tại chỗ là nếu sau này có con gái sẽ đặt tên là Chelsea.

        Dù tôi không thường rời khu Georgetown nhưng tôi cũng đến New York hai lần trong học kỳ đầu tiên. Tôi về nhà Tom Campbell ở Long Island trong dịp lễ Tạ ơn. Khi đó Lyndon Johnson đã thắng cử, và tôi thích bàn luận chính trị với bố của Tom. Tôi chọc ông cụ cả đêm bằng việc hỏi khu vực đẹp đẽ nhà ông có tham gia một thoả ước "bảo vệ" nào không, loại thỏa ước mà các chủ nhà cam kết không bán nhà cho những nhóm người "lôm côm", thường là người da đen chẳng hạn. Những thoả ước kiểu vậy tương đối phổ biến cho đến khi Tòa án tối cao xác định việc đó là vi hiến. Ông cụ trả lời rằng khu vực đó có một thoả ước kiểu vậy nhưng không phải chống người da đen mà là người Do Thái. Tôi sống ở một thị trấn ở miền nam nơi có hai giáo đường Do Thái và một nhóm khá đông những người bài Do Thái và gọi dân Do Thái là "bọn giết Chúa" nhưng tôi vẫn ngạc nhiên bởi thái độ bài Do Thái vẫn tràn lan ở New York. Phải chi miền nam cũng đừng có nạn phân biệt chủng tộc và bài Do Thái thì chắc là tôi sẽ thoải mái biết mấy, nhưng thực tế không như vậy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tám, 2015, 04:29:43 am
        Một vài tuần trước kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn đó, tôi đã tới New York khi tôi đi cùng ban nhạc của Georgetown, một nhóm tương đối hổ lốn. Một tuần chúng tôi chỉ tập một hoặc hai lần nhưng chơi đủ hay để được mời tới chơi hoà nhạc ở một trường Công giáo nhỏ, Đại học St. Joseph dành cho nữ ở Brooklyn. Buổi hòa nhạc diễn ra suôn sẻ và tại buổi sinh hoạt giao lưu sau đó có một sinh viên nữ mời tôi tiễn cô về nhà và vào uống Coke với cô ấy và mẹ cô ấy. Đó là lần đầu tiên tôi bước vào một trong những tòa chung cư tưởng như bất tận vốn là nơi cư ngụ của cư dân New York cả giàu lẫn nghèo. Vì không có thang máy nên chúng tôi phải leo cầu thang mới lên tới nhà cô ấy. Do đã quen với Arkansas nơi mà ngay cả những người không khá giả lắm cũng có những căn nhà một tầng có sân, nên tôi thấy chỗ ấy rất nhỏ. Tôi chỉ còn nhớ cô ấy lẫn mẹ cô đều hết sức tử tế, và tôi thật kinh ngạc vì người ta có thể có những tính cách cởi mở như vậy dù phải sống trong những không gian chật chội như vậy.

        Sau khi tạm biệt họ, tôi còn lại một mình giữa thành phố rộng lớn đó. Tôi bắt taxi tới quảng trường Times Square. Chưa bao giờ tôi thấy có nhiều đèn neon sáng đến vậy. Nơi đó thật ầm ĩ, hối hả và đầy tràn nhịp sống, và đôi khi cũng đầy tràn những mặt trái nữa. Lần đầu tiên tôi thấy những cô gái đứng đường, đang câu một anh chàng trông thật tội nghiệp mặc bộ đồ sẫm, tóc húi cua, đeo kính gọng sừng và xách cặp. Anh ta vừa thích vừa sợ, nhưng cuối cùng nỗi sợ thắng thế. Anh ta đi tiếp. Cô nàng cười, nhún vai và rồi trở lại với việc câu khách của mình. Tôi đi xem các rạp hát và các cửa hiệu, và một biển quảng cáo lớn bắt mắt tôi - Bít tết Tad - một miếng bít tết lớn giá một đô 59 xu.

        Tôi bước vào tiệm, mua miếng bít tết và ngồi vào bàn. Ngồi gần tôi có một anh chàng có vẻ đang nổi nóng và bà mẹ đau khổ của anh ta. Anh ta đang chì chiết mẹ mình bằng những lời cộc lốc: "Đó là đồ rẻ tiền, mẹ ơi. Đồ rẻ tiền!". Bà mẹ trong khi đó cứ lặp đi lặp lại rằng người bán hàng bảo món hàng đó rất tốt. Một vài phút sau tôi cũng dần hiểu ra sự tình. Bà mẹ dành dụm đủ tiền để mua cho cậu con trai chiếc máy nghe đĩa mà anh chàng này rất thích. Vấn đề là bà mẹ chỉ đủ tiền mua loại hi-fi thường trong khi anh chàng kia muốn mua loại âm thanh nổi stereo mới nghe hay hơn, và có vẻ ngon lành hơn với những thanh niên sành điệu. Bà mẹ không đủ tiền mua chiếc máy stereo. Thay vì phải biết ơn thì cậu nhóc hét lên với bà mẹ ở chỗ đông người "Đồ đạc nhà mình toàn thứ bèo bọt! Tôi muốn cái tốt!". Điều đó khiến tôi phát tởm. Tôi muốn thụi cho hắn một phát, chửi cho hắn biết rằng hắn đã rất may mắn có bà mẹ yêu thương hắn như vậy, lo đủ thức ăn và quần áo cho hắn mà hầu như chắc chắn là bằng đồng lương ít ỏi kiếm được từ một công việc tẻ ngắt nào đó. Tôi đứng lên và bực mình bước ra mà không chén hết miếng bít tết giá hời của mình. Sự việc đó ảnh hưởng rất lớn đối với tôi, có lẽ vì những gì mẹ đã làm và chịu đựng cho tôi. Điều đó khiến tôi cảm thông hơn với những người phải làm nhiều công việc mà chúng ta không muốn tự làm nhưng lại cũng không muốn trả nhiều tiền cho người khác. Tôi cũng cảm thấy mình căm ghét sự vô ơn và tự hứa mình phải luôn biết ơn những người xung quanh hơn nữa. Điều này cũng khiến tôi nên tận hưởng những giây phút may mắn ít ỏi của cuộc sống và luôn tự nhủ rằng một bước ngoặt của số phận thôi cũng có thể khiến tôi phải làm lại từ đầu hoặc thậm chí tệ hơn thế.

        Không lâu sau chuyến đi đó tôi quyết định bỏ ban nhạc để tập trung vào việc học và các công tác sinh viên. Tôi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử chủ tịch sinh viên năm nhất nhờ có chiến dịch vận động hợp lý đối với những nhóm sinh viên chủ yếu là người Công giáo Ireland và Ý ở khu miền đông. Tôi không nhớ vì sao lại quyết định tranh cử, nhưng tôi được giúp đỡ nhiều và nó cũng thú vị. Cuộc tranh cử này không có những vấn đề phải giải quyết hay phải bảo trợ gì cả nên thách thức thực sự chủ yếu phụ thuộc vào vận động chính trị cơ sở và một bài diễn thuyết. Một trong những nhân viên vận động của tôi viết cho tôi một tin nhắn cho thấy tầm mức vận động của chúng tôi: "Bill này, có vân đề ở khu New Men; Hanover đang kiếm nhiều phiếu. Ở tầng ba khu Loyola thì có thể khả quan - cho đến tận cuối dãy chỗ phòng điện thoại công cộng ấy. Nhờ Dick Hayes đấy. Mai gặp nhé. Ngủ ngon nghe bồ. King". King ở đây là John King, một động cơ không biết mệt mỏi chỉ cao có thước sáu, là đội trưởng chèo thuyền của Georgetown và là bạn học nhóm của Luci Johnson, cô con gái tổng thống Johnson đang học cùng lớp với chúng tôi. Cô ấy có lần mời King vào ăn tối trong Nhà Trắng, làm chúng tôi vừa nể vừa ghen tị.

        Vào ngày thứ ba trước cuộc bầu cử, cả lớp tập trung lại dể nghe các ứng viên diễn thuyết tranh cử. Người đề cử tôi là Bob Billingsley, một anh chàng người New York thích giao du. Chú cậu ấy là chủ nhà hàng Stob Club, và từng kể cho tôi nghe vô số chuyện về các ngôi sao từng đến nhà hàng ăn từ những năm 20 trở đi. Bob bảo tôi là người từng có quá trình làm lãnh đạo và là "người biết xoay xở và xoay xở tốt". Đến phiên mình phát biểu, tôi không nêu ra vấn đề nào mà chỉ hứa phục vụ "về mọi mặt cần thiết và vào mọi lúc" dù thắng hay thua, và cam kết sẽ cho cuộc tranh cử "một tinh thần khiến khoá chúng ta mạnh mẽ và tự hào hơn một chút khi cuộc đua này kết thúc". Đó là một nỗ lực tương đối khiêm tốn, và cũng nên như vậy vì, như người ta thường nói, lúc nào mà ta lại chẳng nên khiêm tốn.

        Đối thủ mạnh hơn trong hai người tranh cử còn lại cố thêm sức nặng cho bài diễn văn trong thời điểm vốn chẳng có mấy trọng lượng khi giải thích anh ta tranh cử vì anh ta không muốn lớp chúng tôi rơi vào "vực thẳm không đáy của sự trầm luân". Tôi chẳng hiểu nhiều lắm về chuyện đó nhưng nghe kinh khủng quá. Lời bình luận "trầm luân không đáy" đó là quá đáng, và là một cơ hội may mắn cho tôi. Chúng tôi làm việc như điên và tôi trúng cử. Sau khi kiểm phiếu, bạn tôi đã gom được một đống tiền xu để tôi có thể gọi điện về nhà và báo với gia đình rằng tôi đã thắng cử. Một cuộc nói chuyện vui vẻ, tôi được biết đầu bên kia không có trục trặc gì còn mẹ biết tôi đã vượt qua nỗi nhớ nhà.

        Dù tôi thích làm công tác sinh viên, các chuyến đi New York hoặc chỉ loanh quanh trong khu vực Georgetown, nhưng việc học mới là sự kiện chính trong năm đầu đại học của tôi. Lần đầu tiên tôi phải đi làm để kiếm tiền học. Tôi có may mắn lớn là cả sáu môn học đều được dạy bởi những giáo viên thú vị và có tài. Tất cả chúng tôi đều phải học một ngoại ngữ. Tôi chọn tiếng Đức vì tôi thích đất nước này và bị ấn tượng bởi sự rõ ràng và chính xác của ngôn ngữ đó. Tiến sĩ von Ihering, giáo sư tiếng Đức, là một người tốt bụng từng phải trốn trên gác xép ở một nông trại khi bọn Quốc xã bắt đầu đốt sách vở, trong đó có cả những cuốn sách ông viết cho trẻ em. Arthur Cozzens, giáo sư địa chất lại có chòm râu dê bạc và một phong cách kỳ quặc của các giáo sư. Tôi không khoái giờ học của ông lắm cho đến khi ông nói rằng về mặt địa chất học Arkansas là một trong những nơi thú vị nhất thế giới vì những mỏ kim cương, bô xít, các tinh thể thạch anh, và các mỏ và cấu trúc khoáng chất khác của nó.

        Tôi học môn logic với thầy Otto Hentz, một giáo sĩ Dòng Tên nhưng chưa được phong linh mục. Thầy thông minh, năng nổ và rất quan tâm tới sinh viên. Một lần thầy hỏi tôi có muốn đi ăn tối hamburger với thầy không. Tôi thấy hãnh diện quá và đồng ý. Chúng tôi lái xe lên đại lộ Wisconsin tới một quán Howard Johnson. Sau khi nói phiếm một lúc thầy Otto trở nên nghiêm túc và hỏi tôi có muốn theo Dòng Tên không? Tôi cười và trả lời "Thế em không phải chuyển qua đạo Công giáo trước ạ?". Khi tôi bảo thầy tôi là tín đồ Tin Lành Baptist, tôi còn nửa đùa nửa thật bảo thầy rằng dù tôi có theo Công giáo đi nữa thì tôi không nghĩ mình có thể giữ được lời thề giữ mình thanh sạch. Thầy lắc đầu và nói: "Tôi không tin là thế. Tôi đã đọc các bài luận và kiểm tra của cậu. Cậu viết và nghĩ như một người Công giáo". Tôi vẫn thường dùng câu chuyện này để kể với những người Công giáo khi vận động tranh cử ở Arkansas để đảm bảo với họ rằng tôi là thống đốc bang gần gũi với Công giáo nhất mà họ có thể có.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tám, 2015, 03:58:58 am
        Một giáo sư Dòng Tên khác, thầy Joseph Sebes là một trong những người đặc biệt nhất tôi từng gặp. Gầy và gù lưng, thầy là một nhà ngôn ngữ tài năng và đặc biệt quan tâm đến châu Á. Khi những người cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc thì thầy đang làm việc ở đó, và bị giam giữ một thời gian, chủ yếu là bị nhốt dưới hâm đào dưới đất. Thời kỳ khắc nghiệt đó đã làm thầy hỏng dạ dày, mất một bên thận, và khiến thầy luôn đau yếu trong suôt phần đời còn lại. Thầy dạy một môn được gọi là "Văn hoá so sánh". Lẽ ra phải gọi môn này là "các tôn giáo trên thế giới" thì đúng hơn: chúng tôi học Do Thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Thần đạo, đạo Khổng, đạo Lão, Ấn Độ giáo, Jainism, Bái hỏa giáo và nhiều tín ngưỡng khác. Tôi rất khoái thầy Sebes và học được rất nhiều từ thầy về cách các dân tộc trên thế giới định nghĩa về Thượng đế, về chân lý, và về hạnh phúc cuộc sống. Biết rõ sinh viên đến từ nhiều nước khác nhau nên thầy cho phép tất cả mọi người có cơ hội thi vấn đáp - bằng chín thứ tiếng. Trong học kỳ hai tôi được điểm A môn này, một trong bốn điểm A trong khóa và là thành tích học tập đáng tự hào nhất của tôi.

        Hai giáo viên khác của tôi quả là những người rất cá tính. Thầy Robert Irving dạy tiếng Anh luôn có những lời nhận xét khắc nghiệt đối với các sinh viên có xu hướng dài dòng và thiếu chuẩn xác. Ông thường viết những nhận xét búa bổ bên lề các bài luận, từng gọi một sinh viên là "cái bơm nhỏ thất thường đồng bóng", hay với sinh viên khác là "Cậu thành đứa ngốc rồi phải không?". Bài viết của tôi thường có những nhận xét tẻ ngắt hơn như "vụng", "ối giời", "tẻ nhạt, sến". Tôi còn giữ được một bài luận ông nhận xét là "thông minh và chín chắn" nhưng ngay sau đó lại phê "lần sau thì hãy hào phóng hơn" và "kiếm loại giây nào khá khá một chút mà viết bài!". Có lần thầy Irving đọc trước lớp một bài luận của một cựu học sinh viết về Marvell để trình bày tầm quan trọng của việc nên cẩn trọng với sử dụng ngôn ngữ. Sinh viên này đã viết Marvell yêu vợ kể cả sau khi bà ta đã chết và chêm một câu vô duyên "Đương nhiên tình yêu xác thịt hầu hết là chấm dứt sau cái chết". Thầy Irving gầm lên "Hầu hết! Hầu hết! Vậy là vẫn còn một số ông thích yêu xác chết hả?". Như thế quả là hơi "phong phú" quá đối với đám sinh viên Công giáo và một anh chàng Tin Lành như tôi. Dù rằng thầy Irving hiện nay ở đâu, tôi cũng hãi lắm khi hình dung ra cảnh ông ấy đọc cuốn sách này và phê chi chít bên lề mỗi trang sách.

        Lớp học huyền thoại nhất tại Georgetown luôn là của giáo sư Carroll Quigley với môn "Sự phát triển của các nền văn minh", môn bắt buộc của mọi sinh viên năm nhất nên thường có ít nhất 200 sinh viên trong mỗi giờ học. Dù khó nhưng giờ học khá nổi tiếng vì trí tuệ của thầy Quigley với những quan điểm và các trò quái của thầy. Mấy trò quái này có cả một bài giảng về những hiện tượng huyền bí, trong đó ông bảo chính mình đã từng thấy một chiếc bàn bay lên khỏi sàn và một phụ nữ bay lên khi gọi hồn. Bài giảng của ông cũng phê phán quan điểm của Platon lý tính tuyệt đối cao hơn các quan sát thực tế. Ông luôn kết thúc bài giảng bằng cách xé tan cuốn Republic - Nền cộng hòa của Platon, ném nó xuống cuối phòng và hét lên "Platon là tên phát xít".

        Các bài kiểm tra luôn đầy rẫy những câu hỏi nát óc như "Viết ngắn gọn nhưng mạch lạc lược sử của bán đảo Balkan từ đầu kỷ băng hà Wurm đến thời kỳ Homer" hoặc "Đâu là mối quan hệ giữa quá trình tiến hóa của vũ trụ và khía cạnh trừu tượng hóa?".

        Hai quan điểm của thầy Quigley cho đến giờ vẫn đặc biệt có ảnh hưởng. Thứ nhất, ông nói xã hội cần phát triển cách tạo ra các công cụ có tổ chức để đạt được các mục tiêu về quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo và học thuật của mình. Theo thầy Quigley, vấn đề là tất cả các công cụ này về sau thường "bị thể chế hóa" - nghĩa là khi các quyền lợi nghiêng về bảo vệ đặc quyền của mình hơn là đáp ứng nhu cầu mà các công cụ ấy được lập ra để đáp ứng. Một khi điều này xảy ra, sự thay đổi chỉ có thể đến thông qua cải cách hoặc bỏ qua các thể chế đó. Nếu làm như vậy không được thì sẽ chỉ còn lại suy thoái và phản tiến bộ.

        Quan điểm thứ hai của thầy liên quan đến điểm then chốt của sự vĩ đại của văn minh phương Tây và khả năng tiếp tục đổi mới và cải cách của nó. Ông cho rằng thành công của nền văn minh phương Tây có gốc rễ ở niềm tin vô song mang tính tôn giáo và triết lý rằng: con người về bản chất là tốt; rằng chân lý có tồn tại, nhưng không một người trần mắt thịt hữu hạn nào có sẵn chân lý; rằng chúng ta chỉ có thểtiến gần đến chân lý   bằng   cách hợp tác với nhau; rằng qua niềm tin và lao động tôt thì chúng ta có thể có cuộc sống tốt đẹp hơn ở trong cuộc đời này   và phần thưởng trong kiêp sau. Theo Quigley, những ý tưởng đó   đã giúp cho nền văn minh chúng ta mang tính chất lạc quan và thực tế, cùng niềm tin kiên định về khả năng thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Ông tổng kết hệ tư tưởng của chúng tồi là "hướng về tương lai", với niềm tin rằng "tương lai có thể tốt hơn quá khứ, và mỗi cá nhân có trách nhiệm mang tính cá nhân và đạo đức nhằm thực hiện điều đó". Kể từ cuộc tranh cử năm 1992 và trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống, tôi vẫn thường xuyên trích dẫn lời giáo sư Quigley với hi vọng rằng những đồng bào người Mỹ và cả chính tôi sẽ thực hiện những gì thầy từng dạy.

        Đến cuối năm nhất tôi đã hẹn hò nghiêm túc lần đầu tiên với Denise Hyland, một cô gái Ireland. Denise cao, có khuôn mặt tàn nhang, đôi mắt đẹp, hiền hậu và nụ cười dễ làm người khác cười theo. Cô ấy quê ở vùng Thượng Montclair, New Jersey, là một trong sáu người con của một bác sĩ. Bố cô ấy từng học làm linh mục trước khi gặp mẹ cô. Denise và tôi chia tay vào cuối năm ba nhưng chúng tôi vẫn duy trì tình bạn.

        Tôi rất vui vì được về nhà, nơi ít ra tôi cũng có được bạn bè cũ và mùa hè nóng nực yêu thích của mình. Tôi có một việc làm chờ sẵn ở trại vịnh Yorktown, một trại hè cho trẻ em nghèo chủ yếu đến từ Texas và Arkansas, ngay bên hồ Ouachita, hồ lớn nhất của Hot Springs và là một trong những hồ sạch nhất ở Mỹ. Ở độ sâu 10 mét, ta vẫn có thể nhìn rõ tận đáy. Cái hồ nhân tạo này nằm trong Rừng quốc gia Ouachita nên sự phát triển quanh hồ kèm với nạn ô nhiễm được giới hạn.

        Trong nhiều tuần, sáng nào tôi cũng dậy sớm và lái xe tới trại, cách nhà tôi chừng 20 dặm, để theo dõi các hoạt động cắm trại của lũ trẻ: bơi, bóng rổ... Rất nhiều đứa trẻ ở đây cần một tuần được rời xa cuộc sống thực tại của chúng. Có một nhóc đến từ gia đình chỉ có một mẹ và sáu đứa con. Chú bé đến và không có một xu dính túi. Mẹ nó sắp chuyển nhà và nó cũng không biết là sau kì cắm trại nó sẽ về đâu. Tôi còn nói chuyện với một chú nhóc khác cố gắng nhưng không bơi được và trông tơi tả khi được kéo lên khỏi hồ. Nó bảo như thế này đã ăn nhằm gì; trong cuộc đời ngắn ngủi của nó, chú nhóc từng nuốt nhầm cây chốt khóa nịt, từng bị ngộ độc, thoát chết trong một vụ tai nạn xe hơi kinh hồn, và vừa mất cha mới ba tháng trước.

        Mùa hè trôi qua nhanh với những khoảng thời gian tuyệt vời bên bạn bè, những lá thư thú vị từ Denise, lúc đó đang ở Pháp. Tuy vậy cũng có một sự cố kinh hoàng với bố. Lần ây bố đi làm về sớm trong tình trạng say xỉn và nổi nóng. Tôi lúc này đang ở chơi nhà gia đình Yeldell, nhưng thật may là nhóc Roger ở nhà. Bố cầm một cái kéo đuổi mẹ và đẩy bà vào phòng giặt đồ ngoài bếp. Roger chạy qua nhà Yeldell và la lên "Anh hai ơi, cứu! Bố đang giết mẹ kìa!". Tôi chạy về nhà, gạt bố ra và tước được chiếc kéo. Tôi đưa mẹ và Roger vào phòng khách, rồi quay lại và nói chuyện phải quấy với bố. Tôi nhìn thấy trong mắt ông sự sợ hãi nhiều hơn là tức giận. Không lâu trước đấy người ta đã chẩn đoán rằng ông bị ung thư miệng và họng. Các bác sĩ đề nghị biện pháp chữa trị nặng, phẫu thuật mà có thể gây biến dạng mặt nhưng bố không chịu, nên họ đành cố diều trị cho ông bằng hết khả năng. Sự cố này xảy ra trong khoảng thời gian hai năm trước khi ông mất. Tôi nghĩ chính vì sự xấu hổ với cách sống của mình và sợ chết nên ông mới có cơn bùng nổ cuối cùng đó. Sau đấy ông vẫn uống rượu nhưng trở nên khép kín và thụ động hơn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tám, 2015, 03:13:54 am
        Sự kiện này rõ ràng có ảnh hưởng rất xấu đối với em trai tôi. Gần 40 năm sau em tôi kể lại về sự nhục nhã khi phải chạy đi kêu cứu, nỗi tuyệt vọng khi cảm thấy không cản được bố, và về cảm giác hận thù không gì xóa được về sau. Tôi cũng thấy mình thật ngu ngốc khi sau sự kiện này lại tiếp tục duy trì chính sách giả vờ như không có chuyên gì xảy ra trong gia đình và trở lại bình thường. Đúng ra, tôi phải nói với em tôi rằng tôi rất tự hào về nó, rằng chính sự cẩn trọng, tình yêu thương và sự dũng cảm của em tôi đã giúp cứu sống mẹ và rằng thật ra em tôi đã vất vả hơn tôi trong vụ đó. Đúng ra tôi nên khuyên em bỏ sự thù hận với bố vì bố đang ốm và việc thù ghét chỉ càng làm em khổ lây. Thực ra tôi cũng thường viết thư và gọi điện cho em tôi khi tôi ở xa, khuyến khích em tôi học tập, hoạt động và nói rằng tôi rất yêu nó. Tuy vậy tôi vẫn thiếu sót khi quên mất nỗi sợ hãi, sự tổn thương mà sự việc gây ra. Phải rất lâu và trải qua nhiều dằn vặt, Roger mới tìm ra được nguồn cơn của nỗi đau trong lòng.

        Dù vẫn còn lo lắng về sự an toàn của mẹ và Roger, tôi tin lời hứa của bố rằng ông sẽ không còn thô bạo nữa. Thực ra ông cũng không còn sức nên tôi thấy sẵn sàng cho năm học thứ hai của mình ở Georgetown. Vào tháng 6, tôi được một học bổng 500 đôla, và quy định mặc áo và đeo cà vạt đi học cũng được bỏ nên tôi thấy'thoải mái hơn với ngân sách 25 đô một tuần của mình. Tôi cũng tái đắc cử chức vụ lớp trưởng, lần này thì có một chương trình cụ thể tập trung vào các hoạt động tôn giáo phi hệ phái và các sáng kiến về dịch vụ cộng đồng - GUCAP, Chương trình hành động cộng đồng của Đại học Georgetown - mà chúng tôi tiếp nhận từ những sinh viên đi trước. Trong chương trình này, chúng tôi đưa sinh viên tình nguyên tới các khu dân cư nghèo quanh vùng để giúp trẻ em học tập. Chúng tôi cũng kèm người lớn học trung học theo chương trình mở rộng, và giúp các gia đình khó khăn phần nào trong cuộc sống. Tôi cũng đi tình nguyện được vài lần, dù không thường xuyên lắm. Những gì tôi học được khi lớn lên ở Arkansas và những gì chứng kiến ở nội đô Washington giúp tôi hiểu rằng các công việc tình nguyện từ thiện sẽ không bao giờ đủ để vượt qua sự khắc nghiệt của đói nghèo, phân biệt đối xử và thiếu cơ hội của rất nhiều đồng bào khốn khó của tôi. Điều đó càng khiến tôi ủng hộ các chương trình về dân quyền, quyền bầu cử và các sáng kiến chống đói nghèo của Tổng thống Johnson.

        Cũng giống như năm đầu, năm học thứ hai của tôi chủ yếu tập trung vào việc học. Đó cũng là lần cuối cùng như vậy vì kể từ đó cho đến hai năm cuối ở Georgetown, thời gian ở Oxford, ở khoa Luật, việc học của tôi luôn phải vật lộn với các vấn đề chính trị, các kinh nghiệm của bản thân và tự nghiên cứu.

        Lúc này, có quá nhiều thứ thu hút sự chú ý của tôi trong lớp học, bắt đầu từ môn tiếng Đức, những bài giảng dễ nhớ của cô Mary Bond về các văn sĩ lớn của Anh, rồi các bài giảng của thầy Ulrich Allers về Lịch sử tư tưởng chính trị. Thầy Allers là một người Đức khó tính và từng đánh giá bài viết của tôi về hệ thống luật pháp của thành Athen cổ là "hơi nhàm nhưng rất đàng hoàng". Lúc đó tôi thấy mình được khen chiếu lệ. Sau khi làm tổng thống vài năm, tôi thà giết người còn hơn bị khen như vậy.

        Tôi bị một điểm C trong môn kinh tế vi mô của giáo sư Joe White trong học kỳ một. Bù lại tôi kiếm được một điểm A khi học kinh tê vĩ mô cũng do ông dạy trong học kỳ hai. Tôi thấy cả hai điểm đó đều mang tính báo hiệu vì khi là tổng thống tôi điều hành tốt nền kinh tế đất nước nhưng lại kém chu toàn tình hình tài chính của cá nhân mình ít nhất là cho đến khi rời Nhà Trắng.

        Tôi học lịch sử châu Âu với thầy Luis Aguilar, một người gốc Cuba từng lãnh đạo phong trào dân chủ chống độc tài Batista trước khi nhà độc tài này bị Castro lật đổ. Một lần, thầy Aguilar hỏi tôi muốn làm gì trong đời. Tôi nói muốn được về nhà và làm chính trị nhưng tôi cũng thích rất nhiều thứ khác nữa. Ông trả lời tôi đầy nuối tiếc rằng "Chọn sự nghiệp của mình cũng giống như chọn vợ từ mười cô bạn gái. Dù cậu chọn cô đẹp nhất, thông minh nhất, tử tế nhất thì vẫn có nỗi đau vì mất chín cô còn lại". Dù ông thích dạy và dạy giỏi nhưng tôi có cảm giác rằng đối với thầy, Cuba chính là chín người phụ nữ còn lại gộp thành một.

        Môn học tôi nhớ nhất trong năm thứ nhì của mình là môn Hiến pháp và chính quyền Mỹ của giáo sư Walter Giles - môn mà thầy dạy chủ yếu là thông qua các vụ kiện ở Tòa án tối cao. Thầy là một người đàn ông độc thân, tóc đỏ cắt húi cua, cuộc sống lúc nào cũng gắn liền với sinh viên, với tình yêu dành cho hiến pháp và công bằng xã hội, niềm đam mê với đội Washington Redskin, dù họ thắng hay thua. Thầy thường mời sinh viên tới nhà ăn tối, và một số ít còn may mắn được cùng thầy đi xem Redskin đấu. Thầy Giles là người đảng Dân chủ có xu hướng tự do ở Oklahoma, nơi mà loại người như vậy thời đó đã không nhiều và bây giờ lại càng hiếm đên mức có thể đưa thầy vào danh sách được Luật bảo vệ các chủng loài bị đe dọa tuyệt chủng.

        Tôi nghĩ thầy quan tâm đến tôi vì tôi đến từ một bang giáp với Oklahoma, dù thầy cũng hay trêu tôi về vụ đó. Thường là đến giờ thầy thì tôi đã đạt đến ngưỡng thiếu ngủ trầm trọng nên tôi có thói quen đôi khi rất phiền hà là ngủ gật chừng năm mười phút rồi sau đó khỏe lại. Tôi ngồi ngay bàn đầu trong lớp, nên thầy rất dễ phát hiện ra. Một lần khi tôi đang gà gật, thầy liền nói to lên rằng một phán quyết nào đó của Tòa án tối cao là rất rõ ràng và ai cũng hiểu, "tất nhiên là trừ những ai đến từ một thị trấn xó xỉnh nào đấỵ ở Arkansas". Tôi bật dậy trong những tràng cười của lũ bạn trong lớp, và sau đó không bao giờ ngủ gật trong giờ của thầy nữa.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tám, 2015, 12:43:48 pm
 
        10

        Sau năm thứ hai tôi về nhà, không có việc làm nhưng hiểu rõ mình muốn làm gì. Lúc ấy là kết thúc của một kỷ nguyên ở Arkansas - sau sáu nhiệm kỳ, Orval Faubus không ra tái tranh cử thông đốc nữa. Cuối cùng thì tiểu bang của chúng tôi cũng có cơ hội thoát khỏi những vết sẹo của sự kiện Little Rock và tì vết của thói thiên vị thân quen tràn lan trong những năm cầm quyền về sau này của ông ta. Tôi muốn tham gia làm việc trong cuộc chạy đua vào chức thống đốc, vừa để hiểu biết chính trị, vừa để góp phần nhỏ bé của mình vào việc đưa Arkansas đi theo một con đường tiến bộ hơn.
Những tham vọng bị dồn nén trong thời Faubus đẩy nhiều ứng viên vào cuộc đua, bảy người phe Dân chủ và một ứng viên Cộng hòa lớn, Winthrop Rockefeller, con thứ năm trong gia đình sáu anh em của John D. Rockefeller Jr., người đã rời bỏ đế chế của cha mình để trông coi công việc từ thiện của Quỹ Rockefeller; và do ảnh hưởng của người vợ Abby có đầu óc thông thoáng hơn và chính khách tự do người Canada Mckenzie King nên ông ta cũng đã rời bỏ luôn thái độ chính trị bảo thủ, chống người lao động của cha mình; và cuối cùng là rời bỏ quan điểm tôn giáo bảo thủ của cha mình để thành lập ra Nhà thờ liên hệ phái Riverside ở thành phố New York cùng với Harry Emerson Fosdick.

        Winthrop hình như có số làm đứa con "hư" của gia đình. Ông ấy bị đuổi khỏi trường Yale và bỏ đi làm cho các giếng dầu ở Texas. Sau khi phục vụ xuất sắc trong Thế chiến hai, ông ấy cưới một nhân vật nổi tiếng ở New York và lấy lại danh tiếng ăn chơi tài tử của mình. Năm 1953, ông ấy chuyển đến Arkansas, một phần vì một người bạn thời quân ngũ ờ đây rủ ông mở một trang trại chăn nuôi, một phần vì luật ly hôn của tiểu bang này chỉ đòi hỏi có 30 ngày mà ông thì đang muốn chấm dứt cuộc hôn nhân đầu tiên ngắn ngủi của mình. Rockefeller là một người to khổng lồ, cao gần mét chín, nặng khoảng 120 ký. Ông ấy thực sự hạp với Arkansas, nơi mà ai cũng gọi ông là Win, một cái tên không đến nỗi tồi với một chính khách (Win, tiếng Anh nghĩa là chiến thắng - ND). Ông luôn đi giày cao bồi và đội nón nỉ Stetson, sau này trở thành dấu ấn riêng của ông. Ông mua một khoảnh lớn của núi Petit Jean, cách Little Rock khoảng 50 dặm, thành công trong việc nuôi bò giống Santa Gertrudis, và cưới vợ lần nữa, bà Jeannette.

        Chuyển đến bang mới, ông cố gắng rũ bỏ hình ảnh tay chơi từng tàn hại đời ông ở New York. Ông gầy dựng lại tổ chức đảng Cộng hòa còn yếu ở Arkansas và nỗ lực đem các ngành công nghiệp đến tiểu bang nghèo nàn của chúng tôi. Thống đốc Faubus bổ nhiệm ông làm Chủ tịch ủy ban phát triển công nghiệp Arkansas, và ông đã tạo thêm được nhiều công ăn việc làm. Năm 1964, nóng lòng vì hình ảnh lạc hậu của Arkansas, ông ra tranh chức thống đốc với Faubus. Mọi người đều đánh giá cao những gì ông đã làm, nhưng Faubus có cơ sở ở từng hạt một; phần lớn dân chúng, đặc biệt là ở miền quê Arkansas, vẫn ủng hộ quan điểm phân cách chủng tộc của ông ta hơn là quan điểm vì dân quyền của Rockefeller; và Arkansas vẫn còn là một tiểu bang theo đảng Dân chủ.

        Ngoài ra, ông Rockefeller nhút nhát kinh khủng này lại không có tài ăn nói, một nhược điểm càng tồi tệ hơn do thói nhậu nhẹt của ông, và khiến ông hay trễ hẹn nhiều đến mức so ra thì tôi là người cực kỳ đúng hẹn. Một lần ông vừa chuếnh choáng vừa đến trê hơn cả tiếng tại một bữa tiệc của phòng thương mại ở Wynne, thủ phủ hạt Cross, đông Arkansas, nơi ông phải phát biểu. Khi ông đứng lên mở lời, ông nói "Hôm nay tôi rất vui được đến • Khi ông nhận ra là không biết mình đang ở đâu, ông hỏi nhỏ người dân chương trình, "Đây là đâu?". Người dẫn chương trình thì thào trả lời: "Wynne". Ông lại hỏi lại, người kia lại trả lời như vậy. Thế là ông chịu hết nổi, "Bô khỉ, tôi biết tên tôi rồi! Tôi hỏi đây là chỗ nào mà?" (Wynne trong tiếng Anh phát âm giống như biệt danh Win của ông - ND). Chuyện này lập tức lan truyền nhanh như chớp ra khắp tiểu bang, nhưng thường là để cười không ác ý, vì ai cũng biết Rockefeller tự chọn làm người Arkansas và thực sự mong muốn lợi ích cho tiểu bang. Năm 1966, Rockefeller lại ra tranh cử nữa, nhưng ngay cả khi không còn Faubus nữa, tôi cũng không nghĩ là ông ấy có thể thắng cuộc.

        Ngoài ra, tôi còn muốn ủng hộ một ứng viên tiến bộ của đảng Dân chủ. Người tôi có thiện cảm nhất là Brooks Hays, người mất ghế ở quốc hội năm 1958 vì ủng hộ việc trường Trung học Little Rock mở cửa cho học sinh da màu. Ông bị đối thủ Dale Alford, một bác sĩ nhãn khoa theo chủ nghĩa kỳ thị, trong một chiến dịch bỏ phiếu viết thành công, một phần nhờ vào các mảnh giấy dính có viết tên ông ta và có thể dùng dán vào phiếu bầu dành cho những cử tri không biết chữ nhưng lại đủ "khôn ngoan" để biết rằng người da đen và người da trắng không nên học cùng một trường. Hays là một tín hữu ngoan đạo, từng làm chủ tịch Liên hữu Baptist Phương Nam trước khi đa số các túi hữu Baptist của tôi quyết định chỉ có những người bảo thủ mới được lãnh đạo họ, hoặc lãnh đạo đất nước. Ông ấy là một người tuyệt vời, thông minh, khiêm tốn, có óc hài hước, và cực kỳ tử tế, ngay cả với những nhân viên làm việc tranh cử cho ứng viên đối thủ.

        Thật trớ trêu, bác sĩ Alford cũng tham gia cuộc đua giành chức thống đốc, và ông ta cũng không thắng nổi, vì những kẻ phân biệt chủng tộc còn có một ứng viên khác trong cuộc đua đến chức thống đốc: Thẩm phán Jim Johnson, người từ giới nghèo khổ ở Crossett, đông nam Arkansas, leo lên đến tận tòa tối cao tiểu bang nhờ vào tài hùng biện mà ngay cả phong trào Ku Klux Klan (KKK - phong trào theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc - ND) cũng ủng hộ ông tranh cử thống đốc. Ông này thậm chí cho rằng Faubus vẫn còn nương tay về dân quyền; dù gì đi nữa thì Faubus cũng có bổ nhiệm vài người da đen vào các ủy ban của tiểu bang. Với Faubus, một người theo chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là một con bài chính trị. Để thắng cử, ông ta thích làm những việc như cải thiện trường học và các nhà dưỡng lão, xây đường sá và cải tạo bênh viện tâm thần hơn là công kích chủng tộc. Đó là cái giá để có thể tại vị. Nhưng với Johnson thì phân biệt chủng tộc là một thứ thần học. Ông ta ngoi lên được nhờ vào hận thù. Mặt mũi ông ta sắc nét cặp mắt thì sáng nhưng hơi dại, làm ông ta có cái vẻ "gầy và khát khao" mà so ra thì Cassius của Shakespeare cũng phải ghen tị. Và ông ta là một chính khách tinh quái, biết rất rõ khối cử tri của mình nằm ở đâu. Thay vì tổ chức diễn thuyết liên miên như những ứng viên khác làm, ông ta tự mình đi khắp nơi trong tiểu bang cùng với ban nhạc chuyên chơi nhạc đồng quê và viễn tây mà ông ta dùng để thu hút đám đông. Sau đó ông ta sẽ khích mọi người nổi điên lên với những lời gào thét thoá mạ người da đen và những người da trắng tráo trở có thiện cảm với họ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2015, 03:29:53 am
        Lúc ấy tôi chưa nhận ra, nhưng ông ta lôi kéo được sự ủng hộ ở những người mà các ứng viên khác không chạm tới được: những người khó chịu vì các chính sách liên bang về dân quyền, khiếp sợ trước vụ bạo loạn ở Watts và những xung đột chủng tộc khác, những người tin rằng Cuộc chiến chống nghèo đói đồng nghĩa với việc đem lại phúc lợi kiểu xã hội chủ nghĩa cho người da đen, và uất ức vì những khó khăn kinh tế của chính họ. về mặt tâm lý, tất cả chúng ta đều là một hỗn hợp những hy vọng và sợ hãi. Mỗi ngày chúng ta thức dậy, cán cân giữa hai thứ đó khi thì nghiêng bên này, lúc thì nghiêng bên kia. Nếu nó nghiêng quá về bên hy vọng, chúng ta có thể trở nên ngây thơ và phi thực tế. Nếu nó nghiêng về bên ngược lại, chúng ta có thể bị tràn ngập bởi lòng hận thù và sợ hãi hoang tưởng. Ở miền Nam, chiều tiêu cực của cán cân này đã luôn là một vấn đề lớn. Vào năm 1966, Jim Johnson chính là người đã đẩy cán cân nghiêng hẳn về phía đó.

        Ứng viên khả dĩ nhất có cơ may thắng cử cũng là một thẩm phán Tòa án tối cao và là cựu Bộ trưởng tư pháp, Frank Holt. Ông ta được các nhóm tòa án và các nhóm lợi ích doanh nghiệp lớn ủng hộ, nhưng ông ta tiến bộ hơn Faubus về các vấn đề chủng tộc, và tuyệt đối chân thành và tử tế. Hầu như tất cả ai từng biết Frank Holt đều ngưỡng mộ ông (ngoại trừ những người cho rằng ông quá dễ dãi nên không thể tạo nên sự thay đổi thực sự nào). Frank Holt cả đời mong làm thống đốc, và cũng muốn tiếp nối di sản của gia đình mình; anh trai Jack của ông - người theo chủ nghĩa dân túy miền nam kiểu cũ - trước đó vài năm đã thua trong một cuộc đua nóng bỏng vào thượng viện với thượng nghị sĩ bảo thủ của bang chúng tôi, John McClellan.

        Bác Raymond Clinton của tôi là một ủng hộ viên tích cực của Frank Holt và bảo tôi rằng bác có thể đưa tôi vào làm việc cho chiến dịch tranh cử. Ông Holt đã có được sự ủng hộ của một số lãnh đạo sinh viên trong các trường đại học ở Arkansas, những thủ lĩnh này tự gọi mình là "Thế hệ Holt". Chẳng bao lâu tôi được nhận vào làm với lương 50 đôla một tuần. Tôi đoán bác Raymond dùng tiền lo lót cho tôi được như vậy. Vì tôi trước đó chỉ có 25 đôla một tuần ở Georgetown, nên tôi cảm thấy mình giàu có hẳn lên.

        Mấy sinh viên kia lớn hơn tôi và cũng có thế hơn tôi. Mac Glover là chủ tịch hội sinh viên Đại học Arkansas; Dick King là chủ tịch hội sinh viên Đại học sư phạm Arkansas, Paul Fray là chủ tịch tổ chức Những người Dân chủ trẻ ở trường Ouachita Baptist; Bill Allen là cựu thống đốc Boys State của Arkansas và là thủ lĩnh sinh viên ở Đại học Memphis, chỉ cách bang Arkansas con sông Mississippi; Leslie Smith là một cô gái đẹp và thông minh, dòng dõi một gia đình chính trị có thế lực, và cũng từng đoạt giải Hoa khôi thiếu nữ Arkansas.

        Từ đầu chiến dịch vận động, tôi rõ ràng chỉ là nhân viên loại hai trong Thế hệ Holt. Công việc của tôi bao gồm đóng các bảng ghi "Hãy bầu Holt làm Thống đốc" lên cây cối, thuyết phục dân chúng dán khẩu hiệu tranh cử cho ông Holt lên thanh cản xe, và phát tờ rơi tại các cuộc tập hợp trong tiểu bang. Một trong những cuộc tập hợp quan trọng nhất, lúc đó cũng như sau này khi tôi là ứng viên, là ở núi Nebo Chicken Fry. Núi Nebo là một nơi đẹp nhìn xuống sông Arkansas ở hạt Yell, tây Arkansas, nơi dòng họ Clinton định cư hồi xưa. Dân chúng sẽ đến dự vì có thức ăn, có nhạc, và để nghe hàng loạt các bài diễn thuyết của các ứng viên, từ tranh cử vào các chức vụ địa phương cho đến chức thống đốc tiểu bang.

        Không lâu sau khi tôi tới đấy và bắt đầu hoạt động trong đám đông, các đối thủ của chúng tôi cũng đến. Thẩm phán Holt đến trễ. Khi đối thủ của ông đã bắt đầu nói, ông vẫn chưa có mặt. Tôi bắt đầu lo lắng. Sự kiện này đâu thể vắng mặt được. Tôi ra điện thoại công cộng và gọi tìm ông, lúc bấy giờ rất khó vì chưa có điện thoại di động- Ông nói ông không thể đến kịp trước khi các bài diễn văn kết thúc, và bảo tôi nên nói thay giùm ông. Tôi ngạc nhiên và hỏi có chắc là ông muốn như vậy không. Ông bảo tôi biết rõ lập trường của ông và tôi nên nói cho người dân nghe lập trường đó. Khi tôi bảo ban tổ chức là thẩm phán Holt không đến kịp và hỏi xem tôi nói thay có được không, tôi sợ chết khiếp; nói thế này còn khó hơn là tự nói cho mình. Khi tôi nói xong, dân chúng cũng lịch sự đón nhận. Tôi không nhớ mình nói gì, nhưng chắc là cũng tạm được, vì sau đấy ngoài nhiệm vụ treo bảng và phát khẩu hiệu dán cản xe, tôi được yêu cầu nói giùm thẩm phán Holt trong một số cuộc tập hợp nhỏ mà ông không đích thân dự được. Có quá nhiều cuộc tập hợp như vậy, không ứng viên nào có thể dự hết được. Arkansas có đến 75 hạt, và ở nhiều hạt lại có đến mấy cuộc tập hợp như vậy.
Sau vài tuần, ban vận động tranh cử quyết định vợ của thẩm phán, bà Mary, cùng các con gái Lyda và Melissa, phải lên đường để đến những nơi ông ấy không đến được. Mary Holt là một phụ nữ cao, thông minh và độc lập, chủ một cửa hàng quần áo thời trang ở Little Rock; Lyda là sinh viên Đại học Mary Baldwin ở Staunton, Virginia, nơi Woodrow Wilson ra đời; Melissa còn học trung học. Họ đều hấp dẫn và có tài ăn nói, và họ đều ngưỡng mộ thẩm phán Holt và nhiệt tình với chiến dịch vận động. Họ chỉ cần thêm người lái xe mà thôi, và không biết vì sao tôi lại được chọn.

        Chúng tôi đi lòng vòng khắp tiểu bang. Chúng tôi đi mỗi chuyến kéo dài cả tuần, chỉ quay về Little Rock để giặt quần áo và nghỉ lấy sức cho chuyến kế tiếp. Hoạt động này rất vui. Tôi thực sự hiểu thêm về tiểu bang và học hỏi được nhiều sau hàng giờ trò chuyện với bà Mary và các cô con gái. Một đêm chúng tôi đến Hope để dự một cuộc tập hợp trên bậc thềm của tòa án. Vì bà tôi có mặt trong đám đông nên bà Mary đã khéo léo mời tôi lên nói chuyện với người dân quê mình, dù lẽ ra Lyda mới là người diễn thuyết hôm đó. Tôi đoán cả hai người đều biết rằng tôi muốn có được một cơ hội chứng tỏ rằng tôi đã trưởng thành. Đám đông lắng nghe tôi đàng hoàng, thậm chí tôi còn được tờ báo địa phương Hope Star nhắc đến. Việc này làm bố tôi buồn cười vì hồi ông còn làm đại lý xe Buick ở Hope, người chủ bút tờ báo này không ưa ông đến độ ông ta nuôi một con chó xấu xí, đặt tên nó là Roger rồi thường xuyên thả nó ra gần chỗ buôn bán xe của bố để ông ta có thể ra đấy và hét lên, "Roger, lại đây mau, Roger! Đây nè, Roger!".

        Tối hôm đó tôi dắt Lyda đi xem căn nhà tôi từng ở trong bốn năm đầu đời và chỗ cái cầu vượt bằng gỗ cho xe lửa mà tôi hay ra chơi. Hôm sau chúng tôi ra nghĩa trang thăm mộ của gia đình bà Mary Holt, và tôi chỉ cho họ chỗ mộ cha và ông tôi.

        Tôi nâng niu những kỷ niệm trong các chuyến đi này. Tôi đã quen bị phụ nữ sai bảo rồi nên cũng dễ hòa đồng, và chắc là tôi cũng hữu ích cho họ. Tôi thay vỏ xe, giúp một gia đình chạy khỏi nhà đang cháy, và bị đám muỗi làm thịt - mấy con muỗi to đến mức ta có thể cảm thấy nó chọc thủng da mình. Trong lúc lái xe trên đường suốt nhiều giờ liền, chúng tôi hay nói chuyện về chính trị, con người và sách vở. Và tôi nghĩ chúng tôi cũng kiếm được một số phiếu.

        Không lâu trước cuộc tập hợp ở Hope, ban tranh cử quyết định đưa ra một đoạn phim 15 phút trên truyền hình chiếu cảnh các sinh viên làm việc cho thẩm phán Holt; họ nghĩ làm như vậy sẽ vẽ ra hình ảnh ông Holt như ứng viên của tương lai Arkansas. Nhiều người trong chúng tôi nói vài phút về lý do chúng tôi ủng hộ ông. Tôi không rõ đoạn phim ấy có giúp gì được không, nhưng tôi thích thú với lần đầu xuất hiện trên tivi, dù tôi cũng chẳng được xem. Tôi còn phải đi nói ở một cuộc tập hợp khác nữa ở Alread, một nơi xa xôi trong hạt Van Buren trong vùng núi trung-bắc Arkansas, ứng viên nào chịu khó lên tận đây thường là chiếm được phiếu, và tôi cũng bắt đầu nhận ra rằng chúng tôi cần càng nhiều phiếu càng tốt.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Tám, 2015, 01:26:07 am
        Trong những tuần lễ hè oi ả đó, tôi càng thấy nhiều bằng chứng rằng miền Nam cổ Hủ vẫn chưa mất hẳn, còn miền Nam Mới lại chưa đủ mạnh để thế chỗ. Phần lớn các trường học vẫn còn đơn chủng, và sự chống đối màu da vẫn còn mạnh. Một tòa án hạt ở đồng bằng Mississippi vẫn còn có bảng ghi "da trắng" và "da màu" trên cửa phòng vệ sinh công cộng. Khi tôi đề nghị một phụ nữ da đen lớn tuổi ở một thị trấn khác bỏ phiếu cho Thẩm phán Holt, bà bảo bà không thể vì bà chưa đóng thuế bầu cử. Tôi bảo quốc hội đã bãi bỏ thuế bầu cử hai năm trước rồi và bà chỉ cần đăng ký là được. Tôi không biết bà ấy có đăng ký sau đó hay không.

        Tuy nhiên, đã có những tín hiệu của một ngày mới. Khi vận động ở Arkadelphia, cách Hot Springs 35 dặm về phía nam, tôi gặp ứng viên dẫn đầu cuộc tranh cử chiếc ghế quốc hội nam Arkansas một thanh niên tên David Pryor. Anh ấy rõ ràng là một người tiến bộ và nghĩ rằng nếu anh gặp được đủ số người thì anh có thể thuyết phục phần lớn họ bỏ phiếu cho anh. Anh làm được điều này vào năm 1966, một lần nữa vào năm 1974 khi ra tranh cử thống đốc, và thêm một lần nữa khi tranh cử vào thượng viện năm 1978. Khi anh về hưu, tôi rất buồn vì điều đó, và rút khỏi thượng viện năm 1996, David Pryor vẫn là chính khách được ưa chuộng nhất ở Arkansas, với một di sản tiến bộ đáng kể. Ai cũng coi anh ấy như một người bạn, và tôi cũng nằm trong số đấy.

        Kiểu vận động chính trị với từng cử tri mà Pryor rất giỏi là quan trọng đối với các bang miền quê như Arkansas, nơi hơn một nửa dân chúng sống trong các thị trấn không quá năm ngàn dân, và hàng chục ngàn người khác sông ở "nơi thôn dã". Lúc ấy vẫn chưa đến thời kỳ của quảng cáo trên truyền hình, đặc biệt là những kiểu quảng cáo tiêu cực, nếu xét đến vai trò to lớn của nó trong tranh cử thời nay. Các ứng viên chủ yếu là mua thời lượng phát sóng trên truyền hình và nhìn vào ống kính thu hình mà nói chuyện với cử tri. Hồi đó các ứng viên thường phải đến các tòa án và doanh nghiệp chính ở từng thủ phủ hạt một, sục vào bếp của từng quán ăn một, vận động ở những hội chợ bán đấu giá gia súc. Các hội chợ hạt và những bữa tiệc bánh ngọt là những mảnh đất màu mỡ cho việc vận động tranh cử. Và tất nhiên, các tuần báo và đài phát thanh địa phương cũng trông đợi một chuyến viếng thăm hoặc sẽ có một vài quảng cáo tranh cử. Đó là cách tôi học làm chính trị. Tôi cho rằng như thế tốt hơn là tranh giành thời lượng phát sóng truyền hình. Bạn có thể nói, nhưng bạn cũng phải lắng nghe nữa. Bạn phải trả lơi những câu hỏi hóc búa của cử tri một cách trực tiếp. Tất nhiên, bạn vẫn có thể bị bôi nhọ, nhưng ít ra thì các đối thủ của bạn phải lam việc cực nhọc hơn bạn để có thể làm được như vậy. Và khi bạn thách thức đối thủ, bạn phải chấp nhận như vậy chứ không thể trốn đằng sau một cái ủy ban giả tạo nào đó vốn chỉ mong kiếm được tiền khi bạn tại chức nếu như những công kích của ủy ban đó có thể tiêu diệt ứng viên kia.

        Dù tranh cử kiểu vậy mang tính cá nhân nhiều hơn, nhưng không chỉ đơn gỉản là những cuộc cạnh tranh về tính cách. Các vấn đề lớn cũng cần phải được xem xét. Nếu dư luận công chúng đang ở vào một trào lưu nào đấy mà bạn không thể hòa nhập vào cơn thủy triều ấy một cách có lương tâm thì bạn phải cứng rắn, có kỷ luật và phản ứng nhanh để không bị nó cuốn trôi.

        Năm 1966, Jim Johnson - hoặc "Ông tòa Jim" như ông ta thích được gọi - đã cưỡi lên cơn thủy triều đó và tạo ra những đợt sóng xấu xa nhưng rộng lớn. Ông ta tấn công Frank Holt và gọi Holt là "một loại thực vật hiền hòa", và ngụ ý rằng Rockefeller quan hệ đồng tính luyến ái với đàn ông da đen - một điều thật nực cười nếu xét đến danh tiếng hảo ngọt trước đây của ông này. Thông điệp của Ông tòa Jim chỉ là phiên bản mới nhất cho một giai điệu cũ thường được rót vào tai cử tri miền Nam da trắng trong những thời điểm bấp bênh về kinh tế và xã hội: các bạn là những người tử tế, tốt bụng và kính Chúa; "bọn nó" đang đe dọa lối sống của các bạn; các bạn không cần phải thay đổi gì cả; mọi tội lỗi là do bọn nó; hãy bầu tôi lên và tôi sẽ đấu tranh cho các bạn và cho chúng nó một trận. Sự chia cắt chính trị muôn thuở, Chúng ta chống lại Chúng nó. Thật bần tiện, xấu xa và cuối cùng thì tự hoại đối với những ai tin tưởng vào những điều đó, nhưng như chúng ta ngày nay vẫn còn thấy, khi người ta cảm thấy bất mãn và bất ổn thì kiểu nói vậy vẫn thường có tác dụng. Vì Johnson cực đoan đến thế trong lời ăn tiếng nói, và hầu như chẳng thấy xuất hiện ở các nẻo đường tranh cử thông thường nên phần lớn các quan sát viên chính trị tưởng rằng lần này kiểu vận động ấy sẽ chẳng được gì. Ngày bầu cử tới gần, Frank Holt từ chối đáp trả những đòn đánh của Johnson cũng như của các ứng viên khác, lúc đó cũng cho rằng ông Holt đang vượt xa và bắt đầu tấn công ông vì ông là ứng viên "cho guồng máy cận vệ già". Thời bấy giờ không có nhiều các cuộc thăm dò và phần lớn người ta cũng không hưởng ứng gì lắm với những cuộc thăm dò ít ỏi.

        Chiến lược của Holt nghe thì hay đôi với những người trẻ tuổi tốt bụng chung quanh ông, như tôi chẳng hạn. Ông ấy chỉ đáp trả moi lời buộc tội bằng một tuyên bố rằng ông hoàn toàn độc lập rằng ông sẽ không đáp trả những cáo buộc vớ vẩn hoặc những đòn tấn công từ các ứng viên khác, và rằng ông muốn thắng cử bằng giá trị của chính mình "hoặc không thắng gì cả". Cuối cùng tôi cũng hiểu ra những câu nói kiểu như vậy thường được dùng bởi những ứng viên quên rằng chính trị là một môn thể thao đối kháng. Chiến lược đó có thể có tác dụng nếu tâm trạng dân chúng còn bình ổn và đầy hy vọng và khi ứng viên ấy có một cương lĩnh với những đề xuất về chính sách nghiêm túc, cụ thể, nhưng vào mùa hè năm 1966, tâm trạng dân chúng may ra thì được coi là lẫn lộn, và cương lĩnh của ông Holt thì quá chung chung nên không thể tạo ra một xáo động lớn nào. Ngoài ra, những người chỉ muốn có một ứng viên chống lại nạn phân cách còn có thể bỏ phiếu cho Brooks Hays.

        Bất chấp những cú tấn công nhắm vào ông, phần lớn dân chúng vẫn cho rằng Frank Holt sẽ vẫn dẫn đầu nhưng sẽ không đủ đa số phiếu, và vào vòng đấu kế tiếp hai tuần sau đó ông cũng sẽ thắng. Ngày 26 tháng 7, dân chúng - khoảng 42 ngàn người - nói lên tiếng nói của mình. Kết quả làm các chuyên gia ngạc nhiên. Johnson dẫn đầu với 25% số phiếu, Holt thứ nhì với 23%, Hays về ba với 15%, Alford được 13%, và ba ứng viên khác chia nhau phần còn lại.

        Chúng tôi bị sốc nhưng chưa mất hết hy vọng. Thẩm phán Holt và Brooks Hays gom nhiều phiếu hơn hai người theo phái phân cách kia là Johnson và Alford chút ít. Bên cạnh đó, tại một trong những cuộc tranh cử lập pháp khá thú vị, một dân biểu hạ viện kỳ cựu lâu năm, Paul Van Dalsem, đã thất bại dưới tay một luật sư trường Yale trẻ tuổi và tiến bộ, Herb Rule. Vài năm trước Van Dalsem từng chọc giận những ủng hộ viên của phong trào nữ quyền bằng lời tuyên bố rằng phụ nữ cần phải bị giữ ở nhà "đi chân đất và có bầu". Chuyện này giúp Herb, người sau này chung phần với Hillary ở Công ty luật Rose, có được một đạo quân tình nguyện viên nữ giới, những người tự gọi mình là "Phụ nữ chân đất ủng hộ Rule".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tám, 2015, 03:15:01 am
        Kết quả của bầu cử vòng hai thật khó đoán, vì những vòng đấu trực tiếp kiểu này chủ yếu phụ thuộc vào tỷ lệ cử tri đi bầu, và ứng viên sẽ phải làm tốt hơn việc kêu gọi các cử tri ủng hộ mình quay trở lại phòng phiếu cũng như thuyết phục những ai từng bỏ phiếu cho các ứng viên bị loại ở vòng đầu hoặc chưa bỏ phiếu chuyển sang ủng hộ mình. Thẩm phán Holt đã rất cố gắng để biến cuộc bỏ phiếu lần hai này trở thành một sự lựa chọn giữa miền Nam cũ và miền Nam mới. Johnson thực ra không làm gì được để phá nổi cách sắp đặt đó khi ông ta lên tivi để nói với cử tri rằng ông ta đứng chung "với Daniel trong ổ sư tử" và "với thánh Gioan Tiền hô trong triều đình của vua Herod" để chống lại sự hòa nhập chủng tộc vô thần. Tôi nhớ trong buổi nói chuyện đó hình như Ông tòa Jim thậm chí còn leo lên cả con ngựa của Paul Revere.

        Dù chiến lược của Holt là khôn khéo và Johnson thì sẵn sàng chấp nhận trận đấu theo kiểu chọn giữa miền Nam mới và cũ, cách tiếp cận của Holt có hai rắc rối. Thứ nhất, cử tri phe miền Nam cũ là nhóm có động cơ đi bầu và tin chắc rằng Johnson chính là người đại diện cho họ, trong khi nhóm cử tri phe miền Nam mới lại không chắc chắn được như vậy với Holt. Việc ông không chịu chống trả mãi cho đến sau này đã càng làm họ nghi ngờ và giảm ý muốn bầu cho ông. Thêm nữa là có một số ủng hộ viên của Rockefeller muốn bỏ phiếu cho Johnson vì họ nghĩ người của họ sẽ dễ dàng đánh bại ông ta hơn là phải chống với Holt, và bất kỳ ai, dù Dân chủ hay Cộng hòa, cũng có thể bỏ phiếu trong vòng đấu trực tiếp của đảng Dân chủ nếu như họ chưa bầu trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa. Chỉ có 19.646 người làm như vậy, vì Rockefeller không có đối thủ. Vào ngày bầu cử vòng đấu trực tiếp, số người đi bầu chỉ kém có năm ngàn người so với cuộc bầu cử sơ bộ. Mỗi ứng viên đều được gấp đôi số phiếu so với lần đầu, và Johnson thắng với chênh lệch 15 ngàn phiếu, đạt 52% so với 48% của đối thủ.

        Tôi không thể chịu nổi kết quả như vậy. Tôi rất thương mến thẩm phán Holt và gia đình ông, và đã tin ông ấy còn có thể làm một thống đốc tốt hơn là một ứng viên. Tôi lại càng không ưa những giá trị mà Ông tòa Jim là đại diện. Điểm sáng duy nhất là Rockefeller, người thực sự có cơ hội chiến thắng. Đến vòng thứ hai thì ông cũng có tổ chức tốt hơn. Ông chi tiền như thể tiền không còn giá trị gì nữa, thậm chí còn mua hàng trăm xe đạp cho trẻ em da đen nghèo. Vào mùa thu ông chiếm được 54,5% phiếu. Tôi rất tự hào về tiểu bang của mình. Lúc ấy tôi đã quay lại Georgetown và không trực tiếp chứng kiến diễn biến của chiến dịch vận động, nhưng nhiều ngừời bình phẩm rằng Johnson có vẻ như không đặc sắc lắm trong cuôc tổng tuyển cử. Có lẽ vì nguồn tài chính có hạn, nhưng còn có tin đồn ông ta có thể đã được Rockefeller "khuyến khích" rằng phải tam thời nằm yên. Tôi không biết có chuyện đó hay không.

        Ngoại trừ một khoảng thời gian ngắn ngưng đọng trong những năm Carter cầm quyền, khi tôi là ủng hộ viên của Tổng thống Carter ở Arkansas, và khoảng thời gian ông ta muốn con trai mình được bổ nhiệm vào một chức vụ liên bang, Jim Johnson lúc nào cũng thiên về cánh hữu và ngày càng thù hằn đối với tôi. Vào thập niên 80, cũng giống như bao nhiêu người phe bảo thủ ở miền Nam, ông ta theo đảng Cộng hòa. Ông ta tranh cử một lần nữa vào Tòa án tối cao và thất bại. Sau đó, ông ta thường giở trò khuấy động từ hậu trường. Khi tôi tranh cử tổng thống, ông ta trực tiếp và gián tiếp thêu dệt những chuyên rất khéo với tất cả những ai cả tin đến mức có thể tin ông ta, và có một số đáng kinh ngạc những nhân vật trong cái gọi là giới truyền thông tự do ở miền đông mà ông ta ưa sỉ vả cũng tin vào mấy chuyện này, đặc biệt là những thêu dệt về vụ Whitewater. Ông ta là một con chó rừng già khôn ngoan. Chắc hẳn ông ta rất vui khi lừa phỉnh họ, và nếu như những người thuộc đảng Cộng hòa ở Washington mà thành công trong việc tống cổ tôi khỏi đó, ông ta chắc cũng có thể cười vui với chiến thắng bất ngờ ấy.

        Sau chiến dịch vận động tôi được dịp xả hơi bằng chuyến đi đầu tiên của mình tới bờ Tây nước Mỹ. Một khách hàng quen thuộc của bác Raymond muôn có một chiếc Buick mới mà ông ta còn thiếu. Bác Raymond tìm thấy một chiếc như vậy tại một cơ sở bán xe hơi ở Los Angeles (LA) và được dùng làm "xe mẫu" - chiếc xe dành cho khách lái thử xem có thích-không. Dân buôn bán xe thường trao đổi hoặc bán mấy chiếc này cho nhau với giá giảm. Bác tôi bảo tôi bay qua LA và lái xe về, chở theo Pat Brady - là con của bà thư ký của bác và cũng từng học cùng lớp và chơi cùng ban nhạc với tôi ở trung học. Nếu đi hai người thì chúng tôi có thể lái xe một mạch về. Chúng tôi háo hức đi, và hồi đấỵ vé máy bay cho sinh viên rẻ đến mức bác Raymond hầu như không phải tốn gì để chúng tôi bay sang đó mà vẫn có lãi trong vụ bán xe này.

        Chúng tôi bay đến LA, lấy xe và lái về, nhưng không đi theo đường thẳng. Thay vào đó chúng tôi quẹo sang Las Vegas, nơi mà chúng tôi cứ nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ có cơ hội để thấy. Tôi vẫn còn nhớ chạy xe xuyên qua sa mạc bằng phẳng vào ban đêm với các cửa sổ xe mở hết, cảm thấy không khí nóng, khô và nhìn ngắm ánh sáng đô hội Las Vegas từ xa.

        Hồi đó Las Vegas khác bây giờ. Chưa có các khách sạn lớn được thiết kế theo chủ đề như khách sạn Paris hay Venetian, mà chỉ có mỗi khách sạn Strip nơi có đánh bạc và các trò tiêu khiển. Pat và tôi không có nhiều tiền, nhưng lại muốn chơi máy đánh bạc tự động nên chúng tôi chọn một nơi, mỗi đứa đổi một cọc tiền 5 xu và bắt đầu chơi. Trong vòng 15 phút tôi thắng được một lần và Pat được hai lần. Chuyện này không lọt được qua mắt những con tin của bọn kẻ cướp một tay này. (Máy đánh bạc tự động có một cái cần giật ở bên hông tương tự như tay - ND). Họ tin rằng bọn tôi gặp vận may nên mỗi khi chúng tôi bỏ không đánh thì họ đổ xô đến tranh nhau giật cần để lấy được vận may mà bọn tôi bỏ lại. Bọn tôi không thể hiểu nổi. Trong 15 phút đó có lẽ bọn tôi đã xài hết vận may cho hàng năm trời, nên bọn tôi không muốn phung phí nữa. Bọn tôi tiếp tục lên đường với phần lớn tiền thắng bạc còn nguyên trong túi. Tôi nghĩ thời nay chắc chẳng ai đem theo nhiều tiền 5 xu đến thế nữa.

        Sau khi trả xe cho bác Raymond, người chẳng phiền hà gì về chuyện chạy lòng vòng của chúng tôi, tôi phải chuẩn bị để quay về Georgetown. Vào cuối chiến dịch tranh cử, tôi nói chuyện với Jack Holt về việc mình thích đi làm cho Thượng nghị sĩ Fulbright, rằng tôi cũng không rõ liệu có được hay không. Mùa xuân năm trước tôi đã viết thư cho ông Fulbright để xin việc và nhận thư trả lời rằng lúc ấy chưa có chỗ trống nhưng họ sẽ lưu hồ sơ tôi lại. Tôi ngờ rằng tình hình chưa có gì biến chuyển, nhưng vài ngày sau khi quay về Hot Springs, tôi nhận được một cú điện thoại vào sáng sớm của ông Lee Williams, trợ lý hành chính của ông Fulbright. Lee nói là Jack Holt đã giới thiệu tôi, và hiện ủy ban Đối ngoại đang còn khuyết một chân trợ lý văn phòng. Ông ấy nói "Cậu có thể đi làm bán thời gian lương ba ngàn rưởi đôla, còn làm toàn thời gian thì năm ngàn đô". Dù còn ngái ngủ nhưng tôi không thể để vụ này tuột khỏi tay được. Tôi bảo: "Thế làm hai việc bán thời gian có được không?". Ông ấy cười và bảo tôi chính là loại người ông đang tìm và tôi nên trình diện vào sáng thứ hai để đi làm. Tôi phấn khích đến mức có thể nổ tung lên được, ủy ban Đối ngoại thời kỳ Fulbright là trung tâm của những tranh cãi cấp quốc gia về chính sách đối ngoại, đặc biệt là về cuộc chiến ngày càng leo thang ở Việt Nam. Vậy là tôi sẽ có dịp chứng kiến tấn kịch này diễn ra một cách trực tiếp, dù chỉ với vai trò người chạy việc vặt. Và tôi có thể kiếm tiền trang trải cho đại học mà không cần bố mẹ giúp, đỡ cho họ gánh nặng tài chính và đỡ cho tôi cảm giác tội lỗi. Trước đó tôi cứ lo mãi chuyện không biết bố mẹ lấy tiền đâu ra để vừa trả tiền chữa bệnh cho bố vừa trả tiền học cho tôi. Dù hồi ấy tôi không kể cho ai, nhưng tôi sợ tôi phải bỏ trường Georgetown và về quê, nơi chi phí đại học không đắt bằng. Còn bây giờ bỗng dưng tôi có được cơ hội tiếp tục ở lại Georgetown và làm việc cho ủy ban Đối ngoại. Tôi mang nợ Jack Holt về cả quãng đời sau này vì ông ông đã giới thiệu tôi đi làm ở đây, và biết ơn Lee Williams vì đã chấp thuận tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Tám, 2015, 03:40:54 am

        11

        Vài ngày sau cú điện thoại của Lee Williams, tôi chuẩn bị hành trang và sẵn sàng quay về Washington bằng một món quà. Vì công việc mới đòi hỏi tôi phải đến điện Capitol hàng ngày nên bố và mẹ đã cho tôi chiếc "xe cũ" của họ, một chiếc Buick LeSabre mui trần màu trắng với da bọc nệm màu trắng và đỏ. Bố thì cứ khoảng ba năm là có xe mới và đẩy xe cũ vào khu bán xe đã qua sử dụng. Lần này tôi thế chỗ cho khu bán xe cũ và tôi sung sướng tột độ. Chiếc xe thật đẹp. Dù xe này uống một gallon xăng (3,8 lít) mà chỉ chạy được có bảy hay tám dặm, nhưng lúc ấy nhiên liệu còn rẻ, đôi khi chỉ còn chưa tới 30 xu một gallon trong "cuộc chiến giá xăng".

        Vào ngày thứ hai đầu tiên trở lại Washington, tôi trình diện ở văn phòng của Thượng nghị sĩ Fulbright, nằm ở phòng đầu tiên bên trái của tòa nhà, lúc ấy còn gọi là tòa nhà văn phòng thượng viện mới, bây giờ là tòa nhà Dirksen. Giống như tòa nhà văn phòng thượng viện cũ phía bên kia đường, tòa nhà mới là một cao ốc đồ sộ bằng đá hoa cương nhưng màu sáng hơn nhiều. Tôi nói chuyện với ông Lee, rồi được dẫn lên lầu bốn, nơi có các văn phòng và phòng điều trần của ủy ban Đối ngoại, ủy ban còn có một chỗ rộng hơn nhiều ở điện Capitol, nơi trưởng ban tham mưu Carl Marcy và một số nhân viên cao cấp làm việc. Ở đó cũng có một phòng họp tuyệt đẹp để ủy ban họp riêng.

        Khi tôi đến văn phòng ủy ban, tôi gặp Buddy Kendrick, nhân viên tài liệu, và trong hai năm kế tiếp sẽ là giám sát trực tiếp, người hay kể chuyện và khuyên bảo tôi chân tình. Tôi còn gặp trợ lý toàn thời gian của Buddy, Bertie Bowman - một người Mỹ gốc Phi hiền lành tốt bụng, kiếm thêm bằng nghề lái taxi và thỉnh thoảng còn lái xe cho Thượng nghị sĩ Fulbright; và hai sinh viên khác giống như tôi là Phil Dozier đến từ bang Arkansas và Charlie Parks, sinh viên luật quê ở Anniston, Alabama.

        Người ta giao tôi việc mang báo cáo và các tài liệu khác qua lại giữa điện Capitol và văn phòng Thượng nghị sĩ Fulbright, trong đó có cả các tài liệu mật đòi hỏi tôi phải được phép của chính phủ mới được mang ra ngoài. Bên cạnh đó, tôi làm mọi việc theo yêu cầu từ đọc báo và thu thập các bài báo quan trọng cho nhân viên và các thượng nghị sĩ nào quan tâm, đáp ứng các yêu cầu xin các bài diễn văn và tài liệu, cho đến điền thêm tên vào danh sách gửi thư của ủy ban. Nên nhớ rằng lúc đấy chưa có máy tính hay e-mail gì cả, thậm chí còn chưa có cả máy photocopy hiện đại nữa, dù trong thời gian tôi làm ở đó, chúng tôi đã thay thế kiểu viết hoặc đánh máy giấy than sang các loại máy photocopy hiệu Xerox thời thô sơ. Hầu hết những bài báo tôi cắt lọc ra đều chưa hề được sao chép; hàng ngày chúng được bỏ vào trong một bìa hồ sơ lớn cùng với miếng giấy liệt kê tên họ của các thành viên trong ủy ban từ ông chủ tịch đổ xuống. Mỗi người sẽ nhận và xem các bài báo này, đánh dấu tên mình trong danh sách và chuyển cho người tiếp theo. Danh sách nhận thư chính của ủy ban được để ở tầng hầm. Mỗi tên và địa chỉ được đánh máy vào một lá kim loại nhỏ, các lá này được xếp theo thứ tự abc trong các tủ hồ sơ. Khi chúng tôi gửi thư từ đi, các lá kim loại này được đặt vào một cái máy lăn mực lên đó và in tên cùng địa chỉ vào các phong bì.

        Tôi thích xuống tầng hầm để gõ tên và địa chỉ mới vào các lá kim loại rồi cất vào các ngăn hồ sơ. Vì lúc nào tôi cũng mệt mỏi, tôi thường xuống chợp mắt một chút, có lúc dựa vào các tủ hồ sơ mà ngủ. Và tôi thực sự thích đọc và cắt lọc các bài báo cho nhân viên ủy ban đọc. Trong gần hai năm, ngày nào tôi cũng đọc New York Times, Washington Post, Baltimore Sun, và thêm cả tờ St. Louis Post-Dispatch vì người ta cho rằng ủy ban cần phải đọc ít nhất một tờ báo hay của miền quê Mỹ. Khi McGeorge Bundy làm cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Kennedy, ông ấy nhận xét rằng bất cứ công dân nào đọc sáu tờ báo hay một ngày cũng có thể biết nhiều như ông. Tôi không rõ có đúng không, nhưng sau khi tôi làm theo lời ông trong 16 tháng, đúng là tôi biết nhiều thứ đủ để có thể vượt qua được cuộc phỏng vấn giành học bổng Rhodes. Và nếu hồi đó mà có giải Trivial Pursuit (trò chơi thử kiến thức và văn hóa đại chúng của người chơi - ND) thì chắc là tôi đã đoạt chức vô địch toàn quôc rồi.

        Chúng tôi còn giải quyết các yêu cầu xin tài liệu, ủy ban có nhiều tài liệu: báo cáo về các chuyến đi nước ngoài, những lời chứng của chuyên gia trong các buổi điều trần, và biên bản đầy đủ các buổi điều trần. Chúng ta càng dấn sâu vào Việt Nam thì Thượng nghị sĩ Fulbright và đồng minh của ông càng sử dụng các buổi điều trần thường xuyên hơn nhằm giáo dục cho người Mỹ về tính phức tạp của cuộc sống và chính trị ở Bắc và Nam Việt Nam, ở phần còn lại của Đông Nam Á và Trung Quốc.

        Phòng tài liệu là nơi chúng tôi thường làm việc. Trong năm đầu tiên tôi chỉ làm vào buổi chiều từ một đến năm giờ. Vì các buổi điều trần của ủy ban và các việc khác thường kéo dài quá giờ này nên tôi thường ở lại sau năm giờ và không bao giờ chán việc này. Tôi thích những người cùng làm việc, và tôi thích điều mà Thượng nghị sĩ Fulbright làm ở ủy ban.

        Tôi không gặp khó khăn gì khi sắp xếp thời gian biểu, một phần vì năm thứ hai chỉ có năm thay vì sáu môn, và vì một số môn bắt đầu học từ sớm, khoảng bảy giờ sáng. Ba môn học - Lịch sử và Ngoại giao Mỹ, Chính quyền nước ngoài hiện đại, và Chủ nghĩa cộng sản Lý thuyết và Thực hành - bổ trợ cho công việc của tôi. Tôi dễ dàng thu xếp thời gian biểu cũng vì tôi không ra tranh cử chức lớp trưởng nữa.

        Hàng ngày, tôi thường mong đến hết giờ học và lái xe đên điện Capitol. Lúc bấy giờ tìm chỗ đậu xe còn khá dễ dàng. Và có mặt tại đó vào thời điểm ấỵ rất lý thú. Cái đa số từng đem lại chiến thắng thuyết phục cho Lyndon Johnson vào năm 1964 đã bắt đầu tan vỡ. Trong vài tháng sau phe Dân chủ sẽ chứng kiến ưu thế đa số của mình ở hạ và thượng viện tan biến trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 1966 khi đất nước chuyển dần sang cánh hữu nhằm phản ứng lại các cuộc bạo loạn và bất ổn xã hội, nạn lạm phát gia tăng cũng như việc Tổng thống Johnson leo thang trong chi tiêu quốc nội và việc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Ông ấy tuyên bố đất nước chúng ta có thể đủ tiền "cho cả súng và bơ", nhưng dân chúng bắt đầu nghi ngờ chuyện này. Trong hai năm rưỡi đầu tiên làm tổng thống, Johnson từng đạt được những thành công về mặt lập pháp gây choáng váng nhất kể từ thời FDR (Franklin D. Roosevelt - ND): Đạo luật dân quyền năm 1964, đạo luật quyền bỏ phiếu năm 1965, các đạo luật chống đói nghèo, và các chương trình Medicare và Medicaid, vốn rút cuộc cũng đảm bảo được chăm sóc y tế cho người nghèo và người già.

        Nhưng đến bây giờ thì sự chú ý của tổng thống, quốc hội và của cả nước ngày càng tập trung vào Việt Nam. Khi con số thương vong ngày càng tăng mà chưa thấy bóng dáng chiến thắng đâu, sự chống đối chiến tranh bắt đầu xuất hiện dưới nhiều hình thức, từ các cuộc biểu tình ở trường đại học cho đến các bài thuyết giảng trong nhà thờ, từ những tranh cãi trong quán cà phê cho đến tranh cãi trong quốc hội. Khi tôi đi làm cho ủy ban Đối ngoại, tôi chưa biết nhiều về Việt Nam đủ để có một chính kiến mạnh mẽ, nhưng tôi ủng hộ Tổng thống Johnson đến mức tôi tạm tin vào quan điểm của ông. Dù vậy, rõ ràng là các sự kiện bắt đầu hợp lại và làm lung lay những thời khắc thần diệu của tiến bộ mà chiến thắng bầu cử gân như tuyệt đôi của ông ấy đã mang lại.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Tám, 2015, 02:21:24 am
        Đất nước còn chia rẽ vì nhiều thứ ngoài vấn đề Việt Nam. Các cuộc bạo loạn Watts ở Los Angeles năm 1965 và sự xuất hiện của những tay hoạt động da đen vũ trang đã đẩy những cảm tình viên cua họ sang cánh tả và những đối thủ của họ về cánh hữu. Đạo luật quyền bỏ phiếu mà LBJ đặc biệt tự hào một cách chính đáng cũng có tác động tương tự, đặc biệt khi nó bắt đầu được thực thi. Johnson là một chính khách đặc biệt tinh tường. Ông ấy nói rằng khi ký đạo luạt vê quyền bỏ phiếu, ông đã giết chết đảng Dân chủ ở miền Nam trong một thế hệ. Trên thực tế, cái gọi là miền Nam vững chắc của đảng Dân chủ đã từ lâu không còn vững chắc nữa. Những người Dân chủ bảo thủ đã bắt đầu rơi rụng từ năm 1948, khi họ tránh xa bài phát biểu nóng bỏng về dân quyền của Hubert Humphrey tại đại hội đảng Dân chủ và Strom Thurmond đột ngột bỏ đảng Dân chủ để ra tranh cử tổng thống với tư cách là nhân vật Dân chủ nhưng có quan điểm bảo thủ. Năm 1960, Johnson giúp Kennedy giữ được đủ các bang miền Nam để thắng cử, nhưng cam kếỉ của Kennedy thực hiện các phán quyết của tòa án nhằm đưa học sinh da màu học cùng trường trung học và đại học công lập với học sinh da trắng đã khiến nhiều người da trắng bảo thủ ngả vào vòng ảnh hưởng của đảng Cộng hòa. Năm 1964, dù thua xa trorig cuộc tranh cử tổng thống, Goldwater vẫn thắng được ở năm bang miền Nam.

        Tuy nhiên, vào năm 1966 nhiều người da trắng theo xu hướng phân cách vẫn là những người thuộc đảng Dân chủ ở miền Nam, những người như Orval Faubus và Jim Johnson và Thống đốc George Wallace của bang Alabama. Và thượng viên thì đẫy rẫy những người này, toàn là những nhân vật nổi cộm như Richard Russell của bang Georgia, John Stennis bang Mississippi và một số người khác không có danh tiếng gì nhưng lại có quyền lực. Nhưng Tổng thống Johnson đã đúng về tác động của Đạo luật quyền bỏ phiếu cũng như các cải cách dân quyền khác. Cho đến năm 1968, Richard Nixon và George Wallace, ra tranh cử tổng thống với tư cách một liên danh độc lập, đã dẫn trước Humphrey trong các cuộc thăm dò ở miền Nam, và kể từ đó chỉ có hai ứng viên Dân chủ thắng cử vào Nhà Trắng và đều là người miền Nam, Jimmy Carter và tôi. Chúng tôi thắng đủ ở các bang miền Nam để bước chân vào Nhà Trắng, được sự ủng hộ to lớn của khối cử tri da đen và nhiều hơn các đối thủ gốc ngoài miền Nam một vài lá phiếu của cử tri da trắng. Những năm cầm quyền của Reagan đã củng cố sức thu hút của đảng Cộng hòa đối với cử tri da trắng bảo thủ miền Nam, và những người Cộng hòa làm cho họ cảm thây được chào đón.

        Tổng thống Reagan thậm chí còn đi xa tới mức phát biểu trong thời gian tranh cử bảo vệ quyền của các tiểu bang, ngụ ý chống lại chính phủ liên bang can thiệp vào dân quyền. Bài phát biểu này diên ra ở Philadelphia, Mississippi, nơi những nhà hoạt động dân quyền Andrew Goodman, Michael Schwerner và James Chaney - hai da trắng và một da đen - đã hy sinh vì mục tiêu này vào năm 1964. Cá nhân tôi luôn ưa thích Tổng thống Reagan và ước gì ông ấy đừng làm như vậy. Vào kỳ bầu cử giữa kỳ năm 2002, ngay cả khi Colin Powell, Condoleeza Rice và những người gốc thiểu số khác nắm giữ các vị trí quan trọng trong chính quyền Bush, những người Cộng hòa vẫn thắng cử nhờ vào chủng tộc, những người da trắng phản ứng viêc các thống đốc phe Dân chủ ở bang Georgia và Nam Carolina bỏ phần cờ Liên minh miền Nam khỏi lá cờ bang Georgia và khỏi tòa nhà quốc hội tiểu bang Nam Carolina. Chỉ hai năm trước đây, George w. Bush đi vận động tranh cử tại Đại học Bob Jones nổi tiếng khuynh hữu ở bang Nam Carolina, và tránh việc phải đưa ra quan điểm về chuyện lá cờ này, nói rằng đó là chuyện mà tiểu bang phải quyết định. Khi một trường học ở Texas cứ đòi treo cờ Liên minh miền Nam mỗi sáng thì Thống đốc Bush lại nói đó không phải là vấn đề cấp tiểu bang mà là cấp địa phương. Vậy mà họ dám gọi tôi là kẻ láu lỉnh! Tổng thống Johnson đã nhìn thấy trước mọi thứ này từ năm 1965, nhưng ông ta vẫn làm được điều đúng, và tôi biết ơn vì ông đã làm như vậy.

        Vào mùa hè năm 1966, nhât là sau cuộc bầu cử mùa thu năm đó, tất cả những xung đột trong nước cũng như ngoài nước đều thể hiện rõ trong các vấn đề được bàn cãi ở thượng viện Mỹ. Khi tôi đến đấy làm việc, thượng viện đầy những nhân vật lớn và kịch tính cao. Tôi cố hấp thụ hết những điều đó. Chủ tịch lâm thời, Carla Hayden của bang Arizona, đã có mặt tại quốc hội từ khi bang của ông gia nhập liên bang năm 1912 và đã có mặt tại thượng viện suốt 40 năm. Ông ấy bị hói, hom hem gần như da bọc xương. Bí thư viết diễn văn tài giỏi của Thượng nghị sĩ Fulbright, Seth Tillman, một lần từng đùa răng Carl Hayden là "người 90 tuổi duy nhất trên thế giới trông già gấp đôi tuổi mình". Lãnh đạo đa số thượng viện Mike Mansfield của bang Montana từng nhập ngũ trong Thế chiến thứ nhất vào năm 15 tuổi, rôi sau đó làm giáo sư đại học chuyên nghiên cứu về châu Á. Ông giữ chức lãnh đạo khối đa số trong 16 năm, cho đến tận 1977 khi Tổng thống Carter chỉ định ông làm đại sứ ở Nhật Bản. Mansfield la một người đam mê giữ gìn sức khỏe, hơn 90 tuổi rồi mà ngày nào cũng đi bộ năm dặm. Ông ấy cũng là một người thực sự tin tưởng vào tự do, và đằng sau vẻ ngoài lầm lì là một óc hài hước tinh quái. Ông sinh năm 1903, lớn hơn Thượng nghị sĩ Fulbright hai tuổi, và sống đến 98 tuổi. Không lâu sau khi tôi trở thành tổng thống, Mansfield ăn trứa với Fulbright. Ông hỏi tuổi Fulbright, ông này trả lời ông 87 tuổi. Mansfield đáp: "Chà, giá mà được trở lại tuổi 87 nhỉ".

        Lãnh đạo của phe Cộng hòa, Everett Dirksen của bang Illinois, đóng vai trò chính yếu trong việc thông qua vài đạo luật mà tổng thống đề nghị, đem lại đủ phiếu từ những nhân vật Cộng hòa ôn hòa để vượt qua sự chống đối của những người Dân chủ theo chủ nghĩa phân cách ở miền Nam. Dirksen có một khuôn mặt lạ lùng, mồm rộng và rất nhiều nếp nhăn. Giọng nói của ông còn lạ lùng hơn, sâu và tròn đầy, tung ra từng câu súc tích. Một lần ông đả phá thói quen chi tiêu của phe Dân chủ bằng cách ngâm nga: "Một tỷ kia, một tỷ đây, chẳng bao lâu sẽ tiêu xài vung tay". Khi Dirksen nói, giọng ông nghe như thể giọng của Chúa trời hoặc, theo một số người, của một người bán dầu rắn huênh hoang.

        Thượng viện hồi đó không giống như bây giờ. Tháng 1 năm 1967, sau khi phe Dân chủ mất bốn ghế trong cuộc bầu cử giữa kỳ, họ vẫn còn khoảng cách chênh lệch 64 so với 36 ghế - một chênh lệch rõ rệt hơn nhiều so với tình hình thường thấy bây giờ. Nhưng những khác biệt về quan điểm hồi đó cũng sâu sắc, và ranh giới không chỉ được chia cắt theo đảng phái. Có một số thứ không thay đổi: Robert Byrd của bang Tây Virginia vẫn ngồi ở thượng viện. Năm 1966, ông ấy đã là người có tiếng nói đầy thẩm quyền trong các vấn đề luật lệ và lịch sử của thượng viện rồi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Tám, 2015, 02:52:57 am
        Tám bang của miền Nam cũ vẫn có hai nghị sĩ Dân chủ mỗi bang, giảm xuống từ 10 người từ trước kỳ bầu cử năm 1966, nhưng phần lớn họ là những người theo chủ nghĩa phân cách bảo thủ. Ngày nay, chỉ có Arkansas, Florida và Louisiana là được đại diện bởi hai nghị sĩ Dân chủ. Oklahoma có hai nghị sĩ Dân chủ, California có hai Cộng hòa. Rõ ràng bây giờ tình huống đã đảo ngược. Ớ khu vực miền Tây núi non, mà bây giờ là căn cứ vững chắc của đảng Cộng hòa, Utah, Idaho và Wyoming mỗi bang từng có một nghị sĩ Dân chủ tiến bộ. Indiana, một bang bảo thú, đã có hai nghị sĩ dân chủ có xu hướng tự do, một trong số đó là Birch Bayh, cha của Thượng nghị sĩ Evan Bayh, một lãnh đạo bẩm sinh và một ngày nào đó có thể trở thành tổng thống, nhưng cũng không có quan điểm phóng khoáng như cha mình. Đại diện cho Minnesota là Gene McCarthy, một người rất sáng láng nhưng hơi do dự, và phó tổng thống tương lai Walter Mondale, người kế nhiệm Hubert Humphrey khi ông này trở thành phó cho tổng thống Johnson. Johnson chọn Humphrey thay vì Thượng nghị sĩ Tom Dodd của bang Connecticut, một trong những công tố viên chính trong vụ xét xử bọn Quốc xã ở Tòa án phạm nhân chiến tranh Nuremberg. Con trai của Dodd là Chris nay đại diện cho bang Connecticut trong thượng viện. Cha của AI Gore lúc ấy đang trong nhiệm kỳ cuối của mình và là một anh hùng đối với những thanh niên miền Nam như tôi vì ông ấy và đồng sự người Tennessee Estes Kefauver là hai nghị sĩ miền Nam duy nhất từ chối ký vào cái gọi là Tuyên ngôn miền Nam năm 1956, trong đó kêu gọi chống lại quyết định của tòa án bắt các trường học phải chấp nhận học sinh nhiều màu da. Thượng nghị sĩ dân túy Ralph Yarborough đại diện cho Texas, dù tương lai thiên về cánh hữu của bang này bắt đầu trỗi dậy trong kỳ bầu cử năm 1961 với việc đắc cử của một nghị sĩ Cộng hòa, John Tower, và dân biểu trẻ Cộng hòa đến từ Houston, George Herbert Walker Bush. Một trong những thượng nghị sĩ thú vị nhất là Wayne Morse của bang Oregon, người ban đầu theo đảng Cộng hòa, rồi tách ra thành nghị sĩ độc lập, và đến năm 1966 thì theo đảng Dân chủ. Ông Morse, người tuy ăn nói dài dòng nhưng thông minh và cứng rắn, cùng với Ernest Gruening thuộc đảng Dân chủ từ bang Alaska là hai thượng nghị sĩ duy nhất chống lại nghị quyết Vịnh Bắc bộ năm 1964 - nghị quyết mà Johnson nói rằng đã trao quyền cho ông ta tuyên chiến với Việt Nam. Người phụ nữ duy nhất ở thượng viện là một người Cộng hòa và lại hút tẩu, bà Margaret Chase Smith của bang Maine. Đến năm 2004, có đến 14 nữ thượng nghị sĩ, chín Dân chủ và năm Cộng hòa. Hồi xưa còn có một nhóm nghị sĩ Cộng hòa trung dung nhưng có anh hưởng - những nhóm kiểu này hiện nay đã mất hẳn - bao gồm Edward Brooke bang Massachusetts, thượng nghị sĩ gốc Phi duy nhất; Mark Hartfield bang Oregon; Jacob Javits bang New York; và George Aiken bang Vermont, một người xứ New England nóng nảy và cho rằng chính sách Việt Nam của chúng ta là điên khùng, sau đó đề nghị chúng ta nên "tuyên bố chiến thắng rồi rút quân" quách cho rồi.

        Đến lúc đó vị nghị sĩ mới nhiệm kỳ đầu nổi tiếng nhât là Robert Kennedy bang New York, theo chân anh trai mình là Ted vào năm 1965 sau khi đánh bại thượng nghị sĩ Kenneth Keating trong vị trí mà Hillary hiện nay đang nắm giữ. Bobby Kennedy thật kỳ diệu. Người ông tỏa ra năng lượng. Ông ấy là người duy nhất tôi từng biết mà dù khi đi cúi đầu và so vai thì trông vẫn như một cái lò xo bị nén sẵn sàng bung lên không. Theo những chuẩn mực thông thường thì ông không phải người nói hay, nhưng ông nói với một nhiệt huyết và đam mê đến mức làm mê mẩn người nghe. Và nếu tên tuổi, nét mặt và giọng nói của ông chưa đủ để thu hút sự chú ý, thì ông đã có Brumus - một con chó Newfoundland lông xù to nhất mà tôi từng thấy. Brumus thường đi cùng với Thượng nghị sĩ Kennedy đến chỗ làm. Khi Bobby đi bộ từ tòa nhà thượng viện mới sang điện Capitol để bỏ phiếu, Brumus thường đi cùng với ông, leo lên các bậc thềm của điện, vào cửa ở hành lang tầng trệt và kiên nhẫn ngồi chờ ở đó cho đến khi chủ nó xong việc và dắt nó về. Bất cứ ai chỉ huy được con chó đó thì cũng chiếm được sự kính trọng của tôi.

        John McClellan, thượng nghị sĩ kỳ cựu của Arkansas, không chỉ đơn thuần là một người bảo thủ tận tình. Ông ta còn rắn như thép, sẵn sàng trả đũa, một người làm việc không biết mệt mỏi và khéo thâu tóm và sử dụng quyền lực nhằm đem tiền của liên bang về cho bang nhà hoặc để truy đuổi những kẻ mà ông cho là bọn xằng bậy. Cuộc đời McClellan có đầy cả trăn trở lẫn tham vọng, những khó khăn ấy làm ông có ý chí sắt đá và những nỗi thù hận sâu sắc. Là con trai của một luật sư và nông dân, năm 17 tuổi ông ây trở thành luật sư hành nghề trẻ tuổi nhất ở Arkansas sau khi vượt qua kỳ thi vấn đáp hạng danh dự chỉ nhờ vào đọc mấy cuốn sách luật ở thư viện lưu động của khoa Luật Cumberland. Sau khi phục vụ trong Thế chiến thứ nhất, ông quay về nhà thì vợ đã dan díu với người khác nên ông ly dị bà, một việc hiếm thấy thời đó ở Arkansas. Người vợ thứ nhì của ông chết vì viêm tủy sống năm 1935 khi ông đã là Dân biểu. Hai năm sau, ông lấy người vợ thứ ba, Norma người sống với ông suốt 40 năm cho đến khi ông mất. Nhưng những mối sầu của ông chưa hết: từ năm 1943 đến 1958, cả ba người con trai của ông đều chết: đứa đầu vì viêm tủy sống, đứa thứ hai vì tai nạn xe hơi và đứa út chết vì rớt máy bay.

        Cuộc đời McClellan đầy sự kiện và khó khăn, ông gắng quên sầu bằng rượu mạnh nhiều đến mức có thể cuốn trôi điện Capitol xuống sông Potomac. Sau vài năm, ông thấy sự say sưa không phù hợp với các giá trị và hình ảnh của bản thân nên bỏ hẳn rượu, và nhờ thế hàn chặt lại vết nứt duy nhất trên bộ giáp sắt của mình bằng ý chí sắt đá.

        Vào thời điểm tôi đến Washington thì ông đã là chủ tịch của ủy ban ngân sách thượng viện, một vị trí ông thường đem lại cho bang Arkansas nhiều tiền để làm những việc như xây Hệ thống hoa tiêu đường sông Arkansas. Ông còn tiếp tục phục vụ 12 năm nữa, tổng cộng sáu nhiệm kỳ, và mất năm 1977 sau khi tuyên bố mình sẽ không ra ứng cử tiếp nhiệm kỳ thứ bảy. Khi tôi làm việc ở trụ sở quốc hội, McClellan là một người có vẻ cách biệt, khó gần - ông cũng muốn hầu hết mọi người nhìn nhận mình như vậy. Sau khi đắc cử Bộ trưởng tư pháp năm 1977, tôi đã dành khá nhiều thời gian bên ông. Tôi cảm động vì lòng tốt cũng như sự quan tâm của ông với sự nghiệp của tôi, và ước gì ông có thể cho nhiều người thấy được con người đích thực của ông mà tôi được thấy và thể hiện bản chất thật ấy nhiều hơn trong công việc chung.

        Fulbright khác McClellan như ngày và đêm. Tuổi thơ của ông vô tư và yên ổn hơn, ông học nhiều hơn và suy nghĩ của ông cũng ít giáo điều hơn. Ông sinh năm 1905 ở Fayetteville, một thị trấn tươi đẹp ở vùng núi Ozark, phía bắc Arkansas nơi có Đại học Arkansas. Mẹ ông, Roberta, là một chủ bút tiến bộ và mạnh miệng của tờ báo địa phương Northwest Arkansas Times. Fulbright học đại học ngay tại quê mình, nơi ông trở thành một sinh viên xuât sắc và là thủ quân của đội Arkansas Razorback. Năm 20 tuổi, ông lên Oxford học nhờ học bổng Rhodes. Hai năm sau, ông quay về và đã trở thành một người theo chủ nghĩa quốc tế đầy quyết tâm. Sau khi học luật và hành nghề một thời gian ngắn ở Washington, ông về Arkansas dạy ở đại học quê nhà cùng với vợ mình là Betty - một phụ nữ thanh cao và dễ chịu và hóa ra lại là một chính trị gia giỏi gần gũi dân chúng hơn chồng. Bà luôn giữ gìn cho ông khỏi lộ những mặt cục mịch trong con người ông trong suốt hơn 50 năm chung sống cho đến tận khi bà mất năm 1985. Tôi sẽ không bao giờ quên được một đêm năm 1967 hay 1968 gì đó. Đang đi bộ một mình ở Georgetown, tôi thấy ông Thượng nghị sĩ và bà ra khỏi một căn nhà sau khi dự tiệc tối. Khi họ ra đến phố khi không còn ai xung quanh, ông ôm bà và đi vài bước nhảy. Đứng trong bóng tối, tôi thấy rõ bà đúng là nguồn sáng của đời ông. Năm 34 tuổi, Fulbright được bầu làm hiệu trưởng Đại học Arkansas, hiệu trưởng trẻ nhất của một đại học lớn ở Mỹ. Ông và bà Betty lúc ấy có vẻ như sẽ ổn định với một cuộc đời hạnh phúc ở vùng Ozark. Nhưng vài năm sau, sự nghiệp đang lên một cách nhàn nhã của ông bỗng bị chấm dứt đột ngột khi thống đốc mới của bang là Homer Adkins sa thải ông vì những bài xã luận phê phán gay gắt của mẹ ông.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Tám, 2015, 04:19:20 am
        Năm 1942, không còn biết làm gì hơn, Fulbright ứng cử vào một ghế quốc hội còn trống ở tây bắc Arkansas. Ông thắng cử, và trong nhiệm kỳ duy nhất của mình ở hạ viện, ông đề xuất Nghị quyết Fulbright, kêu gọi Mỹ tham gia vào một tổ chức quốc tế nhằm gìn giữ hòa bình sau Thế chiến hai - rõ ràng là đã dự báo được sự ra đời của Liên hiệp quốc. Năm 1944, Fulbright tranh cử vào thượng viện và tìm cơ hội để trả đũa. Đối thủ chính của ông là Thống đốc Adkins. Adkins là người có tài tạo ra các kẻ thù, một tính cách cực kỳ nguy hiểm trong chính trị. Ngoài chuyện đuổi việc Fulbright, ông ta còn phạm sai lầm khi chống đối John McClellan mới chỉ trước đó hai năm, hùng hổ đến mức cho kiểm toán những khoản hồi thuế của những ủng hộ viên chính yếu của McClellan. Như đã biết, McClellan không bao giờ quên hoặc tha thứ một chuyện nhỏ nhặt nào. Ông ấy dùng mọi cách để giúp Fulbright đánh bại Adkins, và Fulbright đã làm được chuyện này. Cả hai người đều đã trả được món nợ xưa.

        Dù cùng làm việc với nhau ở thượng viện trong 30 năm, Fulbright và McClellan không bao giờ quá thân thiết. Cả hai cũng chẳng thân thiết gì với các chính khách khác. Tuy nhiên họ phối hợp với nhau nhằm đem lại phát triển kinh tế cho Arkansas, và bỏ phiếu cùng với khối các bang miền Nam chống lại dân quyền; ngoài ra họ ít có gì giống nhau.   I

        McClellan là một người chống Cộng bảo thủ và chuộng quân sự chỉ muốn sử dụng tiền đóng thuế cho quốc phòng, công trình công cộng, và thực thi pháp luật. Ông thông minh nhưng không uyển chuyển. Ông nhìn mọi việc tách bạch trắng đen. Ngôn ngữ của ông thẳng và thô, và nếu như ông có nghi ngờ việc gì thì ông cũng không để lộ ra vì sợ mình trông có vẻ yếu đuối. Ông cho rằng chính trị chỉ là chuyện tiền bạc và quyền lực.
Fulbright có khuynh hướng tự do hơn McClellan. Ông là một đảng viên Dân chủ tốt, thích và ủng hộ Tổng thống Johnson cho đến khi họ bất đồng về vấn đề Cộng hòa Dominica và Việt Nam. Ông ủng hộ cải cách thuế và các chương trình xã hội nhằm xóa nghèo và bất bình đẳng, các khoản viện trợ liên bang dành cho giáo dục, khuyên khích Mỹ đóng góp nhiều hơn cho các tổ chức quốc tế để xóa nghèo ở các nước nghèo. Năm 1946, ông bảo trợ đạo luật thành lập chương trình Fulbright về trao đổi giáo dục quốc tế, từ đó tới nay chương trình này đã tài trợ cho hàng trăm ngàn học giả của Mỹ và 60 nước khác. Ông cho rằng chính trị chỉ là vấn đề về sức mạnh của những ý tưởng.

        về dân quyền, Fulbright không mất thì giờ nhiều để bảo vệ cho thành tích bầu cử của mình dựa trên thực chất của vân đề. Ông tuyên bố một cách đơn giản rằng ông bầu theo ý muốn của đa số những người mà ông đại diện về các vấn đề như dân quyền, những linh vực mà họ cũng hiểu biết ngang với ông - đó là một cách nói tránh rằng ông không muốn bị thất cử. Ông ký Tuyên ngôn miền Nam sau khi đã làm mềm nó đi một chút, và cũng không bỏ phiếu ủng hộ đạo luật dân quyền nào mãi đến tận năm 1970, dưới thời Nixon và cũng là lúc ông đóng vai trò đầu tàu trong việc đánh bại ứng viên chông dân quyền G. Harrold Carswell được Nixon đề cử vào Toà án tối cao.
Dù có quan điểm dân quyền như vậy, Fulbright không hề là kẻ nhát gan. Ông ghét những chính khách mị dân vênh váo giả dạng làm người ái quốc. Khi thượng nghị sĩ Joe McCarthy bang Wisconsin còn khủng bố dân thường vô tội bằng cách cáo buộc hàng loạt rằng họ có quan hệ với cộng sản, ông ta dọa được phần lớn các chính khách phải im lặng, kể cả những người vốn ghét ông ta. Fulbright đã bỏ phiếu duy nhất trong thượng viện chống lại việc cấp thêm tiền cho tiểu ban điều tra đặc biệt của McCarthy. Ông còn đồng bảo trợ một nghị quyết phê phán McCarthy, sau này được thượng viện thông qua sau khi Joseph Welch tố cáo ông ta là kẻ lừa đảo với dân chúng cả nước. McCarthy đã sinh nhầm thời - ông ta chắc sẽ rất thoải mái trong cái đám đông chiếm cứ quốc hội vào năm 1995. Nhưng hồi đầu thập niên 50 đó - một thời kỳ dễ có sự điên cuồng chống Cộng - McCarthy xuất hiện như một con khỉ đột vậy. Fulbright đối đầu với ông ta trước khi các thượng nghị sĩ khác làm như vậy.

        Fulbright cũng không né tránh những chuyện gây tranh cãi trong đối ngoại, lĩnh vực mà - không giống như dân quyền - ông hiểu biết hơn những người dân mà ông đại diện. Ông quyết định chỉ làm những gì ông cho là phải và hy vọng sẽ thuyết phục được cử tri của mình về điều đó. Ông ủng hộ hợp tác đa phương hơn là hành động đơn phương; đối thoại chứ không cô lập khỏi Liên Xô và các nước thuộc khối Warsaw; thêm viện trợ và bớt can thiệp quân sự; thu hút người khác đến với các giá trị và quyền lợi Mỹ bằng sức mạnh tự mình nêu gương và những ý tưởng chứ không phải bằng sức mạnh của súng đạn.

        Một lý do nữa khiến tôi thích Fulbright là ông quan tâm đến nhiều thứ khác ngoài chính trị. Theo ông, mục đích của chính trị là làm cho người ta có thể phát triển mọi tiềm năng và hưởng trọn cuộc sống ngắn ngủi của họ. Trong mắt ông, ý nghĩ cho rằng quyền lực tự thân nó là một cứu cánh, chứ không phải là phương tiện nhằm mang lại sự bình ổn và cơ hội cần thiết để mứu cầu hạnh phúc, là một ý nghĩ tệ hại và ngu xuẩn. Fulbright thích dành thời gian cho gia đình và bạn bè, hàng năm vẫn đi nghỉ vài kỳ để lại sức, và đọc rất nhiều. Ông khoái đi săn vịt, và thích đánh golf, đến năm 78 tuổi vẫn còn chơi. Ông là người nói chuyện sôi nổi với một giọng nói quý phái lạ thường. Khi được thoải mái, ông rất hùng biện và thuyết phục. Khi ông giận dữ và mất kiên nhẫn, cách nói của ông được phóng đại lên khiến giọng nói của ông có vẻ cao ngạo và coi thường.

        Fulbright ủng hộ nghị quyết Vịnh Bắc bộ vào tháng 8 năm 1964, cho Tổng thống Johnson quyền giáng trả các cuộc tấn công vào tàu chiến Mỹ ở đó, nhưng đến hè năm 1966, ông thấy chính sách của Mỹ ở Việt Nam là chệch hướng và cầm chắc thất bại; và nếu cung cách sai lầm ấy mà không được thay đổi thì sẽ đem lại hậu quả thảm hại cho nước Mỹ và thế giới. Năm 1966, ông công bố quan điểm của mình về Việt Nam và những chỉ trích của ông đối với chính sách đối ngoại của Mỹ trong cuốn sách nổi tiếng nhất của mình - The Arrogance of Power - Sự ngạo mạn của quyền lực. Sau khi tôi làm nhân viên của ủy ban Đối ngoại vài tháng, ông ký tặng vào một cuốn sách cho tôi.

        Luận điểm cốt lõi của Fulbright là các nước lớn thường gặp rắc rối và có thể rơi vào suy thoái dài hạn khi những nước này "ngạo mạn" trong cách sử dụng quyền lực, cố làm những việc họ không nên làm ở những nơi họ không nên hiện diện. Ông nghi ngờ bất cứ chính sách đối ngoại nào bắt nguồn từ nhiệt tình khai hóa, mà theo ông sự nhiệt tình này sẽ làm chúng ta sa vào những cam kết mà "dù nội dung thì nhân đạo và rộng lượng nhưng vượt quá tầm khả năng dù là rất to lớn của nước Mỹ". Ông cũng cho rằng khi chúng ta dùng quyền lực nhằm phục vụ một khái niệm trừu tượng, như chông cộng chẳng hạn, mà không hiểu lịch sử, văn hóa và chính trị địa phương thì chúng ta gây hại nhiều hơn là giúp đỡ. Điều này đã xảy ra trong lần can thiệp đơn phương vào cuộc Nội chiến của Cộng hòa Dominica năm 1965, khi vì sợ tổng thống cánh tả Juan Bosch sẽ lập một chính quyền cộng sản kiểu Cuba, Mỹ đã ủng hộ những kẻ vốn từng là đồng minh của nền độc tài quân sự 30 năm đầy áp bức và giết chóc của tướng Rafael Trujillo sau khi tướng này bị ám sát năm 1961.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Tám, 2015, 01:24:28 am
        Fulbright nghĩ rằng chúng ta cũng phạm sai lầm tương tự ở Việt Nam nhưng ở quy mô lớn hơn nhiều. Chính quyền Johnson và các đồng minh coi Việt cộng là những công cụ của chủ nghĩa bành trướng Trung Quôc ở Đông Nam Á, và phải ngăn chặn trước khi mọi quân cờ đôminô châu Á rơi vào tay cộng sản. Điều này khiến nước Mỹ ủng hộ một chính quyền Nam Việt Nam chống cộng nhưng hầu như chẳng có dân chủ. Khi Nam Việt Nam cho thấy không thể tự mình đánh bại Việt cộng, sự ủng hộ của chúng ta mở rộng, bao gồm cả việc đưa cố vấn quân sự và cuối cùng là số lượng lớn quân chiến đấu nhằm bảo vệ cái mà Fulbright gọi là "một chính phủ độc tài yếu kém và không được người dân Nam Việt Nam ủng hộ". Fulbright cho rằng Hồ Chí Minh, vốn ngưỡng mộ Franklin Roosevelt vì quan điểm chống chủ nghĩa thực dân của ông, chủ yếu chỉ quan tâm đến việc đưa Việt Nam độc lập khỏi các siêu cường ngoại bang. Ông tin rằng ông Hồ không hề là con rối của Trung Quốc và trong thâm tâm cũng mang mối nghi kỵ và không ưa gì ông láng giềng phương Bắc của người Việt Nam nói chung. Do đó, Fulbright không tin rằng chúng ta có lợi ích quốc gia nào đủ hợp lý để biện minh cho chuyện sinh sát bao nhiêu mạng sống như vậy. Dù vậy, ông cũng không ủng hộ việc đơn phương rút quân. Thay vào đó, ông ủng hộ nỗ lực nhằm "trung lập hóa" Đông Nam Á, Mỹ rút quân với điều kiện tất cả các bên phải thỏa thuận cho Nam Việt Nam quyền tự quyết và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về thống nhất với Bắc Việt. Thật không may, cho đến năm 1968 khi các cuộc hòa đàm bắt đầu ở Paris, một giải pháp tỉnh táo như vậy đã không thể đạt được.

        Theo quan sát của tôi, mọi người làm việc trong ủy ban đều cảm thấy vấn đề Việt Nam như Fulbright. Họ còn ngày càng thấy rằng giới lãnh đạo quân sự và chính trị của chính quyền Johnson luôn tô hồng thành tích quân sự của chúng ta. Và họ quyết tâm một cách có hệ thống nhằm kêu gọi một sự thay đổi chính sách với chính quyền, quốc hội và cả nước. Khi tôi viết những dòng này, ý tưởng đó có vẻ sáng sủa và dễ dàng. Nhưng Fulbright và đồng sự của ông cũng như nhân viên trong ủy ban thực ra phải đi trên dây một cách nguy hiểm mà bên dưới là đá tảng sắc nhọn. Những kẻ diều hâu ở cả hai đảng cáo buộc rằng ủy ban, và đặc biệt là Fulbright, đang đem lại "trợ giúp và thoải mái" cho kẻ thù, chia rẽ đất nước và làm suy yếu ý chí chiến đấu giành chiến thắng. Fulbright vẫn không chùn bước. Dù ông phải chịu chỉ trích nặng nề, các buổi điều trần đã góp phần xốc lại tình cảm phản chiến, đặc biệt là trong giới trẻ, và ngày càng nhiều người trong số họ tham gia các cuộc biểu tình phản chiến cũng như phong trào bãi khóa hợp pháp.

        Hồi tôi còn làm ở đó, ủy ban tổ chức điều trần về các vấn đề như thái độ của dân Mỹ với chính sách đối ngoại, quan hệ Mỹ- Trung, những xung đột tiềm ẩn giữa mục tiêu đối nội của Mỹ và chính sách đối ngoại, tác động của bất đồng Xô - Trung lên cuộc chiến Việt Nam, và về khía cạnh tâm lý của quan hệ quốc tế. Các nhà phê bình chính sách xuất sắc đã xuất hiện, trong đó có Harrison Salisbury của tờ New York Times; George Kennan, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Xô và là tác giả của ý tưởng "kiềm chế" Liên Xô; Edwin Reischauer, cựu đại sứ Mỹ ở Nhật Bản; sử gia danh tiếng Henry Steele Commager; tướng về hưu James Gavin; và giáo sư Grane Brinton, một chuyên gia về các phong trào cách mạng. Tất nhiên, phía chính quyền cũng gửi đến các nhân chứng của họ. Một trong những người có hiệu quả nhất là Thứ trưởng Ngoại giao Nick Katzenbach, ông này sau cùng đã có một thế mạnh với tôi nhờ vào những công việc dân quyền mà ông làm trong Bộ Tư pháp dưới thời Tổng thống Kennedy. Fulbright cũng gặp riêng với Ngoại trưởng Dean Rusk, thường là uống cà phê sớm trong văn phòng của Fulbright.

        Tôi thấy sự tương tác giữa Rusk và Fulbright thật thú vị. Chính Fulbright từng nằm trong danh sách Tổng thống Kennedy xem xét chọn làm ngoại trưởng. Phần lớn người ta tưởng ông bị loại vì thành tích chống dân quyền của ông, đặc biệt là vụ ký vào Tuyên ngôn miền Nam. Rusk cũng là người miền Nam, quê ở Georgia, nhưng ông có thiện cảm với dân quyền và không phải chịu áp lực chính trị như Fulbright vì ông không nằm trong quốc hội mà chỉ là thành viên của cơ quan chính sách đôi ngoại. Rusk nhìn cuộc xung đột ở Việt Nam với con mắt đơn giản và thiếu thiện cảm: đó là chiến trường giữa tự do và chủ nghĩa cộng sản ở châu Á. Nếu chúng ta để mất Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản sẽ lan khắp Đông Nam Á với những hậu quả tàn khôc.
Tôi luôn nghĩ Rusk và Fulbright có quan điểm khác biệt về Việt Nam như vậy một phần là do họ được học bổng Rhodes ở Anh trong những thời điểm khác nhau. Khi Fulbright học ở Oxford năm 1925, Hiệp ước Versailles chấm dứt Thế chiến thứ nhất đang được thực hiện. Nó áp đặt những gánh nặng chính trị và tài chính nặng nề lên vai nước Đức, và vẽ lại bản đồ châu Âu cũng như Trung Đông sau khi các đế chế Áo - Hung và Ottoman sụp đổ. Sự nhục mạ của các cường quốc thắng trận châu Âu với nước Đức và chủ nghĩa cô lập và chủ nghĩa bảo hộ hậu chiến của Mỹ - mà cụ thể là việc thượng viện Mỹ không đồng ý gia nhập Hội quốc liên và thông qua Đạo luật quan thuế Smoot-Hawley - đã dẫn tới sự phản kháng dân tộc cực đoan ở Đức, Hitler lên nắm quyền và sau đó là Thế chiến hai. Fulbright quyết không phạm lại sai lầm đó một lần nữa. Ông ít khi nhìn những cuộc xung đột theo kiểu tách bạch trắng đen, cố gắng tránh miệt thị đối thủ, và luôn tìm kiếm cơ hội thương lượng trước, tốt nhất là trong bối cảnh đa phương.
Ngược lại, Rusk học ở Oxford vào đầu thập niên 30, khi bọn Quốc xã đã nắm quyền. Sau này, ông theo dõi nỗ lực không thành của Thủ tướng Anh Neville Chamberlain nhằm thương lượng với Hitler, một cách tiếp cận bị lịch sử coi là sai lầm ghê gớm: nhượng bộ. Rusk coi chế độ toàn trị cộng sản giống như chế độ toàn trị Quốc xã và căm ghét cả hai như nhau. Vận động của Liên Xô nhằm kiểm soát và cộng sản hóa Trung và Đông Âu sau Thế chiến hai làm ông tin rằng chủ nghĩa cộng sản là một căn bệnh truyền nhiễm làm các quốc gia mắc phải trở nên thù địch với tự do cá nhân và hung hăng không thể kiềm chế nổi. Và ông cũng quyết không làm kẻ nhượng bộ. Do đó, ông ta và Fulbright tiếp cận vấn đề Việt Nam từ hai đầu của hố sâu ngăn cách không thể lấp đầy về học thuật cũng như tình cảm, một hố sâu xuất hiện hàng chục năm trước khi Việt Nam xuất hiện trên màn hình radar của nước Mỹ.

        Sự khác biệt tâm lý càng được đào sâu ở bên chủ chiến bởi xu hướng tồi tệ hóa đối thủ thường thấy trong thời chiến và bởi quyết tâm của Johnson, Rusk và nhiều người khác không muốn "mất" Việt Nam vì nếu mất sẽ gây tổn hại cho uy tín của Mỹ và của chính họ. Tôi cũng chứng kiến nỗi thôi thúc tương tự trong thời bình khi tôi làm tổng thống, trong những trận chiến về tư tưởng giữa tôi với quốc hội do đảng Cộng hòa nắm và các đồng minh của họ. Một khi không có sự thông hiểu, tôn trọng hoặc lòng tin thì bất cứ thỏa hiệp nào, chứ chưa nói đến việc thừa nhận mình sai, đều bị coi là sự yếu đuối và bất trung - những thành tố chắc chắn dẫn đến thất bại.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Tám, 2015, 03:52:36 am
        Trong mắt phe diều hâu hồi cuối thập niên 60, Fulbright là điển hình của lớp người ngây thơ khờ khạo. Sự ngây thơ là một cái bẫy mà bất cứ một người có thiện ý nào cũng phải dè chừng. Nhưng sự dạn dày cũng có những nguy hiểm của nó. Trong chính trị, khi sa xuống hố, nguyên tắc đầu tiên là phải ngưng không đào tiếp nữa- nếu bạn mù quáng không nhìn thấy khả năng sai lầm hoặc quyết không chịu nhìn nhận sai lầm, thì bạn chỉ lo tìm cái xẻng to hơn Chúng ta càng gặp nhiều khó khăn ở Việt Nam, càng nhiều biểu tình chống đối ở Mỹ thì lại càng nhiều binh sĩ được gửi đến đó. Số quân của chúng ta vượt quá 540.000 vào năm 1969 trước khi thực tế sau cùng cũng buộc chúng ta phải thay đổi.

        Tôi quan tâm và thích thú theo dõi tất cả những diễn biến này. Tôi đọc tất cả những gì có thể, kể cả tài liệu đóng dấu "không phổ biến" và "mật" mà tôi thỉnh thoảng phải giao. Những tài liệu này cho thấy rõ ràng rằng đất nước chúng ta đã bị lừa phỉnh về tiến triển, hay đúng hơn là không tiến triển, của cuộc chiến. Và tôi chứng kiến con số tổn thất ngày càng cao. Ngày nào Fulbright cũng nhận được danh sách binh sĩ quê ở Arkansas chết trận ở Việt Nam. Tôi có thói quen ghé văn phòng ông để xem danh sách đó, và một hôm tôi thấy tên bạn cùng lớp của tôi, Tommy Young. Chỉ vài ngày trước khi anh đến hạn về nhà, xe jeep của anh trúng mìn. Tôi buồn ghê lắm. Tommy Young là một anh chàng bự con, thông minh, nhạy cảm và bất vụ lợi, tôi từng nghĩ anh ta sau này rồi sẽ có cuộc sống tốt. Việc thấy tên anh trong danh sách, cùng với những người khác mà tôi chắc chắn là lẽ ra có thể cống hiến và đáng được hưởng nhiều điều từ cuộc sống, làm tôi lần đầu cảm thấy có lỗi rằng tôi chỉ là một sinh viên và chỉ nghe đến chết chóc ở Việt Nam từ rất xa. Có lúc tôi bắt đầu thả mình với ý nghĩ bỏ học và nhập ngũ - dù sao tôi cũng là người thích dân chủ trong triết lý sống cũng như trong việc chọn đảng: tôi không cảm thấy mình có quyền được thoát khỏi một cuộc chiến cho dù chính tôi cũng phản đối nó. Tôi đem chuyên này nói với Lee Williams. Ông bảo bỏ học là điên khùng, và bảo tôi nên tiếp tục cống hiến phần mình để chấm dứt cuộc chiến, và tôi sẽ không chứng tỏ được gì cả khi chỉ là một binh sĩ, hoặc có khi thành tử sĩ cũng nên. về lý trí mà nói thì tôi có thể hiểu điều đó và tôi đã tiêp tục công việc của mình, nhưng về tình cảm thì tôi vẫn thây áy náy. Dù sao tôi cũng là con của một cựu chiến binh Thế chiến hai. Tôi kính trọng quân đội, dù tôi cho rằng nhiều chỉ huy quân đội chả biết gì cả và là loại hữu dũng vô mưu. Cảm giác tội lỗi của tôi đã bắt đầu như thế - cảm giác mà hàng ngàn người khác, những người yêu nước nhưng căm ghét cuộc chiến - phải trải qua.

        Thật không dễ gì tái hiện lại những ngày xa xưa ấy cho những ai chưa từng sống qua. Với những ai từng sống qua những ngày ấy thì không cần phải nói thêm nhiều. Cuộc chiến cũng tàn phá cả ở quê nhà nữa, thậm chí những người chống đối nó một cách quả quyết nhất cũng bị ảnh hưởng. Fulbright thích và ngưỡng mộ Tổng thống Johnson. Ông thích làm thành viên của một nhóm mà ông cho là đang dẫn dắt nước Mỹ tiến lên, ngay cả về mặt dân quyền vốn là lĩnh vực mà ông không đóng góp được gì. Ông vẫn phải chấp nhận nhiều điều để làm việc, nhưng ông ghét phải làm một kẻ ngoài cuộc bị dè bỉu. Một hôm đi làm sớm, tôi thấy ông đi một mình dọc hành lang về văn phòng mình, chìm đắm trong nỗi buồn và u uất đến mức đâm cả vào tường vài lần trong khi lê bước để làm cái phận sự đáng nguyền rủa của mình.

        Dù ủy ban Đối ngoại bận rộn với nhiều việc khác, vấn đề Việt Nam vẫn trùm lấp tất cả trong công việc của các thành viên ủy ban và của tôi. Trong hai năm đầu ở Georgetown, tôi lưu giữ lại hầu như tất cả ghi chép ở lớp, bài kiểm tra cũng như bài thi. Kể từ năm thứ ba trở đi, tôi chỉ còn có được hai bài kiểm tra không ấn tượng gì lắm trong môn Tiền tệ và Ngân hàng. Trong học kỳ hai, tôi còn rút khỏi môn duy nhất từng bỏ ở Georgetown, môn Chủ nghĩa cộng sản Lý thuyết và Thực hành. Tôi có lý do chính đáng, dù nó chẳng liên quan gì đến Việt Nam.

        Vào mùa xuân năm 1967, bệnh ung thư của bố tái phát, và ông đi chữa bệnh vài tuần tại Trung tâm y tế Duke ở Durham, Bắc Carolina. Cuối tuần nào tôi cũng lái xe 266 dặm từ Georgetown đi thăm bố, khởi hành từ chiều thứ sáu, quay về vào khuya chủ nhật. Tôi không thể vừa thăm bố vừa học môn cộng sản kia được, nên tôi quyết định bỏ môn này. Giai đoạn ấy là một trong những giai đoạn căng thẳng và quan trọng nhất thời tuổi trẻ của tôi. Cứ khuya thứ sáu tôi tới Durham, dành cả ngày thứ bảy với bố. Chúng tôi ở bên nhau từ sáng chủ nhật tới đầu giờ chiều, rồi tôi quay về đi học và đi làm.

        Vào ngày chủ nhật Phục sinh, 26 tháng 3 năm 1967, chúng tôi đi lễ ở Nhà nguyện Duke, một tòa nhà thờ kiểu Gothic lớn. Bố tôi chưa bao giờ đi nhà thờ thường xuyên, nhưng ông thực sự thích thú lần dự lễ ấy. Có lẽ ông tìm thấy sự an bình trong thông điệp rằng Chúa Jesus hy sinh để cứu rỗi cả tội lỗi của ông nữa. Có thể cuối cùng ông cũng có đức tin khi chúng tôi hát bản thánh ca tuyệt vời "Hát với những đứa con vinh hiển": "Hãy hát với những đứa con của vinh hiển, hãy hát lên bài hát Phục sinh! Cái chết và khổ đau, chuyện Trái đất đen tối đều đã thuộc về ngày cũ. Những áng mây đã hé rạng, và bão tố thời gian sẽ mau tan; Con người thức tỉnh sẽ tìm thấy an bình vĩnh cửu nơi Thiên chúa". Sau khi đi lễ, chúng tôi ghé Chapel Hill, cơ sở chính của Đại học Bắc Carolina. Lúc ấy hoa sơn thù du nở rộ, làm nơi ấy bừng lên. Phần lớn mùa xuân phương Nam đều đẹp, nhưng cảnh tượng lần đó thật ngoạn mục và vẫn là kỷ niệm Phục sinh sống động nhất của tôi.

        Vào những đợt cuối tuần ấy, bố nói chuyện với tôi khác hẳn mọi khi. Phần lớn vẫn là nói chuyện phiếm, về cuộc sống của tôi và của bố, về mẹ và em Roger, về gia đình và bạn bè. Cũng đôi lúc câu chuyên sâu sắc hơn, khi bố nhìn lại cuộc đời mà ông biết ông sắp phải từ giã. Nhưng ngay cả trong chuyện phiếm, ông đã nói chuyện với sự cởi mở, sự sâu sắc và không giữ kẽ tôi chưa từng thây trước giờ. Trong những dịp cuối tuần dài và trôi qua chậm chạp này, chúng tôi đã đồng thuận được với nhau, và ông chấp nhận thực tế là tôi yêu thương và tha thứ cho ông. Giá như ông có thể đối diện cuộc sống với dũng khí và danh dự mà ông có khi đối diện cái chết, chắc hẳn ông đã trở thành một con người đáng mặt anh hào.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Tám, 2015, 12:27:09 am
 
         12


        Gần cuối năm thứ ba đại học lại là một kỳ bầu cử nữa. Khoảng một năm trước tôi đã quyết định sẽ ra tranh cử chức chủ tịch ban đại diện sinh viên. Dù tôi không mấy khi ở trong trường, tôi vẫn giữ liên lạc với bạn bè và theo dõi các hoạt động ở trường, và xét tới những lần thành công trước đây, tôi nghĩ là mình có thể chiến thắng. Nhưng thực ra tôi không bắt kịp tình hình như tôi tưởng. Đối thủ của tôi, Terry Modglin, là lớp phó lớp chúng tôi. Cậu ta đã chuẩn bị ra tranh cử trong cả năm trời, tìm kiếm sự ủng hộ và vạch ra một chiến lược. Tôi đưa ra một chương trình tranh cử cụ thể nhưng bình thường. Modglin thì khai thác tâm trạng bất bình ngày càng tăng trong khắp các đại học ở Mỹ, cũng như sự phản kháng cụ thể của sinh viên trước những đòi hỏi học thuật cũng như sinh hoạt nghiêm khắc cứng nhắc của trường Georgetown. Cậu ấy gọi chiến dịch của mình là "Cuộc nổi loạn của Modg", nhái theo "Cuộc nổi loạn của Dodge" - khẩu hiệu quảng cáo của hãng xe hơi. Cậu ấy và các ủng hộ viên mô tả họ như những người chính trực chống lại chế độ Dòng Tên và tôi. Vì quan hệ tốt của tôi với ban giám hiệu trường, lại thêm công việc và chiếc xe, rồi chiến dịch tranh cử đầy vẻ chính thông, nên tôi trở thành ứng viên "của trường". Tôi nỗ lực, và bạn bè tôi cũng vậy, nhưng có thể thấy ngay từ đầu chúng tôi đã gặp gay go vì hoạt động dữ dội của Modglin và đồng sự của cậu ta. Thí dụ như các tờ cổ động của tôi bỗng biến mất với một tốc độ báo động. Để trả đũa, một buổi tối gần ngày bầu cử, một số người của tôi đi xé các tờ cổ động của Modglin, bỏ vào trong xe và đem vứt đi. Họ đáng bị phát hiện và khiển trách.
Mọi chuyên đã ngã ngũ. Modglin đánh bại tôi tơi tả với tỷ lệ phiếu 717-570. Cậu ấy xứng đáng chiến thắng. Cậu ta suy nghĩ, làm việc và tổ chức đều hơn hẳn tôi. Và cậu ấy cũng mong muốn vị trí ấy tha thiết hơn tôi. Bây giờ nhìn lại, lẽ ra tôi không nên tranh cử từ đầu. Tôi không đồng ý với đa số bạn cùng lớp rằng chương trình học cần phải thoải mái hơn; tôi thích chương trình y như cũ. Tôi đã mất đi sự tập trung chú ý vào sinh hoạt trong trường vốn là thứ giúp tôi giành chức lớp trưởng những lần trước. Và chuyện tôi hay vắng mặt trong trường làm người ta dễ coi tôi như người thân cận của nhà trường tìm cách xoay xở cho qua truông. Tôi vượt qua thất bại này cũng nhanh chóng và đến cuối năm bắt đầu mong ở lại Washington trong dịp hè để làm việc cho ủy ban và học thêm vài môn. Tôi không thể biết được rằng mùa hè năm 67 ấy là sự yên lặng trước cơn bão, cho tôi và cho cả nước Mỹ.

        Mùa hè ở Washington mọi việc chùng xuống, và quốc hội thường tạm nghỉ trong tháng 8. Nếu bạn còn trẻ, quan tâm đến chính trị và không sợ nóng thì Washington là nơi tốt cho bạn. Kit Ashby và một bạn cùng lớp khác của tôi là Jim Moore mướn một căn nhà cũ ở số 4513 đại lộ Potomac, ngay quá đại lộ MacArthur và nằm phía sau trường Georgetown chừng một dặm. Họ mời tôi đến ở chung trong mùa hè và cả năm cuối nữa, lúc đó sẽ có thêm Tom Campbell và Tommy Caplan. Căn nhà này nhìn ra sông Potomac, có năm phòng ngủ, một phòng khách nhỏ và một gian bếp ngăn nắp. Nó cũng có hai khoảng ban công trống bên ngoài các phòng ngủ ở tầng hai, nơi chúng tôi có được ít ánh nắng vào ban ngày và đôi khi chúng tôi ngủ luôn tại đó trong không khí dịu nhẹ của mùa hè. Chủ trước của nhà này là một người từng soạn quy tắc thiết kế ống dẫn áp dụng toàn quốc từ đầu thập niên 50. vẫn còn một bộ những pho sách rất thú vị ấy trên các kệ sách trong phòng khách, được đỡ đứng lên bang một cặp giá chặn sách có hình ông Beethoven bên đàn dương cam. Đó là món đồ thú vị duy nhất trong cả căn nhà này. Bạn bè tôi nhường nó cho tôi, và tôi vẫn còn giữ.

        Kit Ashby là con trai một bác sĩ ở Dallas. Khi tôi làm việc cho Thượng nghị sĩ Fulbright, cậu ấy làm việc cho Thượng nghị sĩ Henry "Scoop" Jackson bang Washington, người mà, cũng như Johnson, theo khuynh hướng tự do trong đối nội nhưng lại có quan điểm diều hâu về vấn đề Việt Nam. Kit chia sẻ quan điểm của ông ấy và chúng tôi rất hay tranh luận với nhau. Jim Moore thì lại là con quân nhân nên đi khắp nơi trong thời thơ ấu. Anh ấy là một sử gia nghiêm túc và là một trí thức thực sự, với quan điểm về Việt Nam ở khoảng giữa quan điểm của tôi và của Kit. Vào mùa hè năm đó và năm học tiếp theo, tôi kết bạn với họ. Sau khi tốt nghiệp Georgetown, Kit gia nhập lính thủy quân lục chiến, rồi trở thành một giám đốc ngân hàng quốc tế. Khi tôi làm tổng thống, tôi chỉ định anh ấy làm đại sứ ở Uruguay. Jim Moore tiếp bước cha vào quân đội, về sau rất thành công khi làm quản lý quỹ đầu tư hưu trí của tiểu bang. Khi nhiều bang gặp rắc rối với các khoản đầu tư này vào đầu thập niên 80, tôi được anh ấy cho những lời khuyên rất hữu ích về việc nên làm gì ở Arkansas.

        Tất cả chúng tôi đều vui vẻ trong mùa hè năm ấy. Ngày 24 tháng 6, tôi đến Hội trường Constitution để nghe Ray Charles hát. Bạn hẹn hò với tôi lúc ấy là Carlene Jann, một cô gái nổi bật tôi gặp tại một trong các buổi giao lưu mà trường của các cô ở đó hay tổ chức cho các chàng trai Georgetown. Cô ta cao gần bằng tôi và có mái tóc vàng dài. Chúng tôi ngồi gần cuối ban công và nằm trong số rất ít người da trắng trong buổi giao lưu. Tôi khoái Ray Charles từ khi nghe bài "What'd I say" của ông: "Hãy bảo mẹ, bảo cha, anh sẽ gửi em về lại Arkansas". Đến cuối buổi biểu diễn Ray mời mọi người ra lối đi để nhảy theo nhạc. Khi tôi về đến đại lộ Potomac đêm đó, tôi phấn khích đến mức không ngủ được. Đến năm giờ sáng tôi đành chịu thua và dậy chạy bộ luôn ba dặm. Tôi còn giữ cuống vé buổi biểu diễn trong ví đến cả chục năm sau.

        Hội trường Constitution đã thay đổi rất nhiều kể từ thập niên 1930 khi tổ chức Những con gái của Cách mạng Mỹ còn từ chổi không cho Marian Anderson được biểu diễn ở đó vì bà là người da đen. Nhưng rất nhiều người da đen thế hệ sau đã tiến xa hơn rất nhiều so với việc đơn thuần bước vào các thính phòng hòa nhạc. Sự bất binh càng tăng về nghèo đói, tệ phân biệt đối xử vẫn tiếp diễn nạn bạo lực nhắm vào những người hoạt động cho dân quyền, và con số bất bình thường những binh sĩ da đen chiến đấu và chết ở Việt Nam đã châm ngòi cho phong trào phản kháng vũ trang mới đặc biệt là ở những thành phố của nước Mỹ, nơi mà Martin Luther King Jr. vẫn cố gắng giành lấy con tim và khối óc của người Mỹ da đen khỏi ảnh hưởng của phong trào "Black Power" (Hắc Quyền) vốn mang tính vũ trang hơn nhiều.

        Giữa thập niên 60, các vụ bạo loạn chủng tộc đủ các quy mô và độ dữ dội đã lan tràn các khu vực da đen ngoài miền Nam. Trước năm 1964, lãnh tụ_Hồi giáo da đen Malcolm X đã gạt bỏ việc hòa nhập chủng tộc để theo đuổi các nỗ lực chỉ của người da đen nhằm xóa nghèo và giải quyết các vấn nạn đô thị khác, và dự đoán rằng "bạo lực chủng tộc sẽ còn lên đến mức mà người da trắng chưa từng thấy".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Tám, 2015, 04:02:16 am
        Vào mùa hè năm 1967, khi tôi đang vui thú ở Washington thì ở Newark và Detroit đã xảy ra những vụ bạo loạn nghiêm trọng. Đến cuối hè, ở các thành phố tại Mỹ đã có trên 160 cuộc bạo động. Tổng thống Johnson lập ra ủy ban tư vấn quốc gia về Trật tự dân sự, chủ tịch là Thống đốc Otto Kerner của bang Illinois, ủy ban này kết luận rằng các vụ bạo loạn là kết quả của thói tàn bạo và kỳ thị chủng tộc của cảnh sát cũng như việc người da đen thiếu cơ hội kinh tế và giáo dục. Kết luận đầy tính điềm báo này của ủy ban có thể được rút gọn trong một câu nổi tiếng sau này: "Đất nước ta đang tiến đến hai xã hội, một trắng, một đen - tách bạch và bất bình đẳng".

        Trong mùa hè bất ổn đó, Washington vẫn tương đối yên ả, nhưng chúng tôi cũng được nếm mùi của phong trào Hắc Quyền khi trong nhiều tuần liền, đêm nào các nhà đấu tranh cho quyền lợi của người da đen cũng chiếm cứ Vòng xoay Dupont, cách Nhà Trắng không xa, nsay chỗ đại lộ Connecticut và Massachusetts giao nhau. Một người bạn tôi biết vài người trong số này và một tối dắt tôi đến đây xem họ nói gì. Họ thật cao ngạo, giận dữ và đôi khi nói không rõ ràng, nhưng họ không ngu, và dù tôi không đồng tình với các giải pháp của họ, nhưng cội rễ những thống khổ của họ là có thật.

        Lằn ranh giữa tính bạo động của phong trào dân quyền và bạo động của phong trào phản chiến ngày càng lu mờ dần. Dù phong trào phản chiến mới đầu thuộc về giới sinh viên đại học da trắng xuất thân trung lưu hoặc giàu có cùng lớp trí thức lớn tuổi hơn, giới lãnh đạo tôn giáo và nghệ sĩ, nhưng khá đông các lãnh đạo của phong trào này cũng có liên quan đến phong trào dân quyền. Đến mùa xuân năm 1966, phong trào phản chiến đã vượt quá tầm của những người tổ chức ra nó, với những cuộc tuần hành lớn và tập hợp khắp nơi trên nước Mỹ, một phần được thúc đẩy bởi phản ứng của dân chúng trước các cuộc điều trần của Thượng nghị sĩ Fulbright. Vào mùa xuân năm 1967, 300.000 người đã tuần hành chống chiến tranh ở Công viên Central Park của Thành phố New York.

        Lần đầu tiên tôi chạm trán với những người hoạt động phản chiến nghiêm túc là vào mùa hè năm đó, khi Hiệp hội sinh viên quốc gia (NSA) tổ chức đại hội ở Đại học Maryland, nơi tôi từng tham dự Boys Nation bốn năm trước. Hội NSA không cực đoan bằng tổ chức Sinh viên ủng hộ Xã hội dân chủ (SDS) nhưng kiên quyết chống chiến tranh. Uy tín của hội bị tổn thương mùa xuân năm trước khi hội tiết lộ rằng đã nhận tiền của CIA trong nhiều năm để tài trợ cho những hoạt động quốc tế của mình. Dù vậy, hội vẫn được sự ủng hộ của nhiều sinh viên ở khắp nước Mỹ.

        Một tối tôi lên chỗ đại hội ở College Park để xem có gì diễn ra. Tôi tình cờ gặp Bruce Lindsey, bạn tôi gặp hồi năm 1966 khi còn làm việc cho chiến dịch tranh cử thống đốc ở Little Rock, khi ấy cậu ta làm việc cho Brooks Hays. Cậu ấy đến dự cùng với đại biểu NSA miền Tây Nam, Debbie Sale, cũng là người Arkansas. Bruce trở thành bạn thân, cố vấn và là người tin cẩn của tôi khi tôi làm thống đốc và tổng thống - kiểu bạn mà ai cũng cần và không một tổng thống nào có thể thiếu. Sau này, Debbie giúp tôi đặt chân được vào New York. Nhưng tại kỳ đại hội NSA năm 1967, chúng tôi chỉ là ba thanh niên Arkansas vẻ ngoài bình thường, cư xử cũng bình thường, đều phản đối chiến tranh và tìm kiếm bạn cùng chí hướng.

        NSA đầy người như tôi, những người thấy khó chịu với nhóm SDS có vẻ bạo lực hơn nhưng vẫn muốn được nằm trong danh sách những người cố gắng chấm dứt chiến tranh. Bài diễn văn đáng chú ý nhất đại hội là của Allard Lowenstein kêu gọi sinh viên thành lập một tổ chức quốc gia nhằm đánh bại Tổng thống Johnson vào năm 1968. Phần lớn mọi người lúc ấy đều nghĩ rằng đó là một ý nghĩ xuẩn ngọc, nhưng sự việc thay đổi nhanh đến mức khiến AI Lowenstein trở thành nhà tiên tri. Trong vòng ba tháng, phong trào phản chiến huy động được 100.000 người tập trung ở Đài tưởng niệm Lincoln. Ba trăm người trong số này gom thẻ quân dịch lại, được hai nhà hoạt động phản chiến - William Sloane Coffin, linh mục của Đại học Yale, và Bác sĩ nhi khọa nổi tiếng Benjamin Spock chuyển trả cho Bộ Tư pháp.

        Thật thú vị là NSA cũng từng phản đối sự toàn trị khắc nghiệt, nên trong hội có cả đại diện của các nước vùng Baltic. Tôi nói chuyện với một phụ nữ đại diện cho Latvia. Cô ấy lớn hơn tôi vài tuổi, và tôi có cảm tưởng rằng nghề của cô ta là đi dự mấy cuộc họp kiểu này. Cô ta say sưa nói về niềm tin một ngày nào đó chủ nghĩa cộng sản Xô Viết sẽ thất bại và Latvia sẽ lại được tự do. Lúc đó tôi thấy cô ta nổ quá. Thế mà hóa ra cô ấy cũng tiên tri y như AI Lowenstein.

        Ngoài làm việc cho ủy ban và thỉnh thoảng đi chơi, tôi học thêm ba môn trong hè - triết học, đạo đức và Ngoại giao Mỹ ở Viễn Đông. Đó là lần đầu tiên tôi đọc Kant và Kierkegaard, Hegel và Nietzsche. Trong lớp đạo đức tôi ghi chép cẩn thận, một hôm vào tháng 8, một sinh viên trong lớp vốn thông minh sáng láng nhưng ít khi đi học đề nghị tôi dành vài tiếng cùng dò lại ghi chép của mình với anh ta trước kỳ thi cuối khóa. Vào ngày 19 tháng 8, ngày sinh nhật thứ 21 của tôi, tôi dành ra bốn tiếng để làm việc đó, và anh ta sau này thi được điểm B. Hai mươi lăm năm sau, khi tôi thành tổng thống, anh bạn học Turki al-Faisal ấy, con trai của quốc vương Ảrập Xêút, là chỉ huy tình báo Ảrập Xêút, cương vị mà anh ta nắm giữ suốt 24 năm. Tôi chắc là điểm môn triết học của anh ta chẳng liên quan gì đên những thành công trong đời anh ấy, nhưng chúng tôi thích đùa về chuyện đó.

        Giáo sư dạy Ngoại giao Mỹ, Jules Davids, là một học giả có tiếng sau này giúp Averell Harriman viết hồi ký của ông ta. Bài luận của tôi viết về quốc hội và nghị quyết Đông Nam Á. Nghị quyết này, thường được gọi là nghị quyết Vịnh Bắc bộ, được thông qua ngày 7 tháng 8 năm 1964 theo yêu cầu của Tổng thống Johnson, sau khi hai tàu chiến USS MaddoxUSS C. Turner Joy được cho là đã bị tàu hải quân Bắc Việt Nam tấn công vào ngày 2 và 4 tháng 8 năm 1964. Mỹ trả đũa bằng cách tấn công các căn cứ hải quân và khu chứa dầu của Bắc Việt. Nghị quyết cho phép tổng thống "thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết nhằm giáng trả các cuộc tấn công vũ trang nhắm vào lực lượng Mỹ và ngăn chặn các hành động xâm lấn tiếp theo", đồng thời cho phép "sử dụng mọi bước cần thiết, kể cả sử dụng lực lượng vũ trang" để trợ giúp bất cứ quốc gia nào trong Hiệp ước SEATO "để bảo vệ tự do cho quốc gia ấy".

        Luận điểm chính trong bài luận của tôi là, ngoại trừ Thượng nghị sĩ Wayne Morse, không có ai xem xét nghiêm túc hoặc nghi vấn về tính hợp hiến, hay thậm chí là tính khôn ngoan, của nghị quyết này. Nước Mỹ và quốc hội nhảy dựng lên và muốn cho thấy rằng chúng ta không thể bị bắt nạt hoặc bỏ chạy khỏi Đông Nam Á. Tiến sĩ Davids thích bài viết của tôi và nói bài này đáng được xuất bản. Tôi thì không chắc lắm; vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp. Ngoài những câu hỏi về tính hợp hiến, một số nhà báo đã nghi vấn có đúng là tàu chiến Mỹ đã bị tấn công hay không, và khi tôi hoàn tất bài luận thì Thượng nghị sĩ Fulbright đang đòi Lầu năm góc cung cấp thêm thông tin về sự cố này. Ủy ban tiếp tục xem xét sự kiện Vịnh Bắc bộ cho đến năm 1968, và các cuộc điều tra có vẻ như xác nhận rằng ít nhất là vào ngày 4 tháng 8, các tàu Mỹ không bị bắn. Thật hiếm khi trong lịch sử lại có chuyện một việc chưa xảy ra lại mang đến những hậu quả ghê gớm như thế.

        Trong vòng vài tháng, những hậu quả đó để ập xuống đầu Lyndon Johnson. Việc thông qua nhanh chóng và gần như nhất trí nghị quyết Vịnh Bắc bộ trở thành một ví dụ đau đớn cho câu ngạn ngữ cổ rằng lời nguyền lớn nhất của cuộc sống chính là lời cầu nguyện trở thành hiện thực.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Tám, 2015, 02:59:26 am
 
        13


        Năm cuối đại học của tôi là sự kết hợp kỳ lạ giữa đời sinh viên thú vị và biến động cá nhân và chính trị của tôi. Khi nhìn lại, thật kỳ lạ vì một người lại có thể bị hút vào bao nhiêu việc lớn và nhỏ đến vậy cùng một lúc, nhưng rõ ràng là người ta vẫn tìm được niềm vui và đốì phó với nỗi đau của cuộc sông thường nhật trong những hoàn cảnh khó khăn kỳ quặc nhất.

        Tôi theo học hai môn đặc biệt thú vị, luật quốc tế và lịch sử châu Âu. Tiến sĩ William O'Brien dạy môn luật quốc tế, ông thường cho phép tôi viết một tiểu luận về sự phản đối có ý thức đối với chế độ quân dịch, khảo cứu hệ thống tuyển quân của các nước khác và so sánh với hệ thống của Mỹ, cũng như xem xét nguồn gốc luật pháp và triết lý của việc phản kháng quân dịch. Tôi biện luận rằng không nên giới hạn sự phẩn kháng có ý thức trong phạm trù tôn giáo phản kháng chiến tranh, vì sự phản kháng ấy bắt nguồn không phải từ triết lý thần học mà từ sự chống đối mang tính đạo đức cá nhân đối với việc tham gia nghĩa vụ quân sự. Do đó, mặc dù rất khó phán xét dựa vào từng trường hợp một, chính quyền nên cho phép người ta có quyền phản đối một cách có ý thức và có lựa chọn nếu như sự phản đối ấy là chân thực. Việc chấm dứt chế độ quân dịch vào thập niên 70 cho thấy luận điểm này còn nhiều điều cần phải bàn.
Môn lịch sử châu Âu thực ra là một cuộc thăm dò về lịch sử tri thức châu Âu. Giáo sư môn này là Hisham Sharabi, một người Libăng uyên bác và thông minh và nhiệt thành ủng hộ sự nghiệp của người Palestine. Theo tôi nhớ có 14 sinh viên trong lớp và môn này kéo dài 14 tuần mỗi học kỳ, mỗi tuần học hai tiếng. Chúng tôi đọc hết tất cả sách. Mỗi tuần một sinh viên phải trình bày tóm tắt trong 10 phút về một cuốn sách và dẫn dắt một buổi thảo luận. Trong 10 phút, bạn muốn làm gì thì làm - tóm tắt lại nội dung, bàn về ý chính trong sách, hoặc nêu lên vấn đề bạn quan tâm - nhưng phải làm gói gọn trong 10 phút. Sharabi tin rằng nếu bạn không làm được tức là chưa hiểu cuốn sách, và ông giữ giới hạn thời gian này rất nghiêm. Cũng có một lần ông cho ngoại lệ đối với một anh học chuyên ngành triết, người đầu tiên tôi nghe thấy sử dụng từ "bản thể học" - lúc ấy tôi cứ tưởng đấy là một thuật ngữ y khoa. Anh này nói quá 10 phút, và đến khi anh ta nói hết, Sharabi tròn mắt đầy ẩn ý nhìn chằm chằm vào anh ta và nói "Nếu tôi mà có súng là tôi bắn anh rồi". Ối trời. Tôi trình bày về cuốn Capitalism, Socialism and Democracy - Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và Dân chủ của Joseph Schumpeter. Không rõ tôi trình bày có hay không nhưng tôi dùng từ ngữ đơn giản, và dù bạn có tin hay không thì tôi hoàn tất trong chỉ hơn chín phút một chút.

        Trong phần lớn mùa thu năm 1967 tôi chuẩn bị cho Hội nghị tháng 11 của Cộng đồng Đại tây dương (CONTAC). Là chủ trì chín hội thảo của CONTAC, công việc của tôi là xếp chỗ đại biểu, đưa ra đề tài tham luận, và tìm các chuyên gia đủ cho tổng cộng 81 phiên họp. Trường Georgetown hội tụ được sinh viên từ châu Âu, Canada, và từ các nơi ở Mỹ về dự một loạt các hội thảo và bài giảng để nghiên cứu các vấn đề mà cộng đồng này đang gặp phải. Từ hai năm trước tôi đã tham gia vào hội nghị, và sinh viên ấn tượng nhất tôi được gặp là một sinh viên sĩ quan West Point quê ở Arkansas, giỏi đứng đầu lớp và cũng nhận được học bổng Rhodes, tên Wes Clark. Quan hệ của Mỹ với các nước châu Âu khá căng thẳng vì châu Âu phản đối chiến tranh Việt Nam, nhưng tầm quan trọng của NATO đối với an ninh của châu Âu trong Chiến tranh Lạnh làm vấn đề này trở thành một sự rạn nứt nghiêm trọng. Hội nghị thành công rực rỡ, chủ yếu là nhờ vào trình độ tuyệt vời của sinh viên tham dự.

        Cuối mùa thu, bố tôi lại trở bệnh. Ung thư đã di căn và rõ ràng là không còn chữa trị gì thêm được nữa. Ông vẫn nằm viện một thời gian, nhưng muốn về để chết ở nhà. Ông bảo mẹ là ông không muốn tôi phải bỏ học nhiều, nên họ không gọi cho tôi ngay. Một hôm ông nói: "Đến lúc rồi". Mẹ gọi tôi và tôi đáp máy bay về nhà. Tôi biết chuyên này thế nào cũng tới, chỉ hy vọng rằng ông vẫn còn nhận ra tôi khi tôi về đến nơi để tôi có thể nói với ông là tôi yêu thương ông.

        Lúc tôi về, bố đã phải nằm liệt giường, việc dậy để đi vệ sinh đã cần người đỡ. Ông sút cân kinh khủng và rất yếu. Mỗi lần ông cố đứng dậy thì đầu gối lại sụm xuống; ông như một con rối điều khiển bằng dây nhưng người điều khiển lại cứ giật mạnh. Mỗi lần tôi hoặc Roger giúp ông, ông có vẻ thích. Có lẽ đưa ông vào phòng vệ sinh rồi trở ra là điều cuối cùng tôi làm cho bố. Ông chịu đựng chuyện ấy một cách khá hài hước, còn đùa rằng như thế này thật bê bối và rồi chẳng bao lâu nữa chuyên này cũng sẽ chấm dứt. Khi ông yếu quá không thể đi được dù có người giúp, ông phải ngưng vào nhà vệ sinh và chuyển sang dùng bô. Ông rất khó chịu khi phải dùng bô trước mặt mấy người y tá bạn mẹ đến giúp.

        Chẳng bao lâu sau ông không còn kiểm soát được cơ thể, nhưng trí óc và giọng nói của ông vẫn còn tỉnh táo trong khoảng ba ngày sau khi tôi về, và chúng tôi cũng nói chuyện được với nhau. Ông nói sau khi ông mất mọi chuyện cũng sẽ ổn thỏa thôi và rằng thế nào rồi tôi cũng được học bổng Rhodes khi dự phỏng vấn trong tháng tới. Một tuần sau ông bắt đầu lơ mơ dù thỉnh thoảng có tỉnh lại. Hai lần ông thức dậy nói với mẹ và tôi là ông vẫn còn sống. Hai lần dù lẽ ra đã bị mê man hoặc bị làm thuốc đến nỗi không thể nghĩ hoặc nói được (ung thư đã di căn xuống phổi và không có lý gì băt ông phải tiếp tục uống aspirin, thứ duy nhất ông còn uống được lúc đó), ông làm chúng tôi ngạc nhiên khi hỏi tôi là liệu nghỉ học thế này có sao không, và nếu không ổn thì không cần tôi phải ở lại đay vì cũng đâu còn gì để làm và chúng tôi cũng đã nói chuyện lần cuối rồi, Đến khi ông hoàn toàn không nói được, ông vẫn tỉnh dậy, tập trung vào một ai đó và phát ra những âm thanh để chúng tôi hiểu được những chuyên đơn giản như khi ông muốn trở mình trên giường chẳng hạn. Tôi chỉ còn biết tự hỏi không biết trong tâm trí ông còn diễn ra điều gì nữa.

        Sau lần cuối cùng cố giao tiếp, ông vật vã thêm một ngày rưỡi khủng khiếp nữa. Thật khủng khiếp khi phải nghe những âm thanh rít lên khi ông thở và nhìn thấy người ông vặn vẹo, trương lên dị dạng chưa từng thấy. Khi ông gần mất, mẹ vào phòng thăm ông, òa khóc và nói rằng bà yêu thương ông. Sau tất cả những gì ông bắt bà chịu đựng, tôi hy vọng bà chân thực khi nói những lời ấy, có lẽ là cho chính bà hơn là cho ông.

        Những ngày hấp hối của bố khiến nhà tôi tất bật kiểu tang gia ở miền quê. Gia đình và bạn bè thường qua lại để tỏ lòng thông cảm. Phần lớn họ đem theo thức ăn để chúng tôi không phải nấu nướng gì và còn có thức ăn để đãi khách. Vì tôi hầu như không ngủ, và ăn uống lộn xộn nên tôi tăng 4,5kg trong vòng hai tuần ở nhà. Nhưng cũng thật dễ chịu khi có đầy thức ăn và bạn bè xung quanh trong khi chẳng còn gì dể làm ngoài việc chờ thần chết đến để hoàn tất công việc.

        Hôm đám tang trời đổ mưa. Khi tôi còn nhỏ, bố hay nhìn chằm chằm qua cửa sổ lúc trời bão và bảo "Đừng chôn tôi khi trời mưa". Đó là một câu nói đưa chuyện thường thấy ở miền Nam, và tôi chẳng bao giờ chú ý gì khi ông nói như vậy. Nhưng dù sao điều đó cũng ăn vào đầu tôi ý nghĩ rằng ông coi nó là quan trọng, và ông sợ bị chôn trong mưa. Bây giờ điều đó sắp xảy ra, sau tất cả những gì ông nỗ lực trong thời gian bệnh tật để xứng đáng được một điều gì đó tốt đẹp hơn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tám, 2015, 03:59:03 am
        Chúng tôi lo trời mưa khi đi xe đến nhà thờ và trong suốt thời gian làm lễ, khi ông mục sư nói những lời tốt đẹp về bố mà thực ra không đúng gì cả, và chắc nếu bố nghe được thì cũng sẽ cười phá lên. Không giông như tôi, bố không bao giờ nghĩ ngợi về tang lễ và chắc cũng chẳng thích tang lễ của mình lắm, ngoại trừ mấy bài hát ông chọn trước cho mình. Tang lễ kết thúc, chúng tôi gần như chạy bổ ra ngoài xem trời hết mưa chưa. Trời vẫn còn mưa, và lúc lái xe chầm chậm từ nhà thờ đến nghĩa trang, chúng tôi lo theo dõi thời tiết đến quên cả đau khổ.

        Và rồi ngay khi chúng tôi quẹo từ phố vào đường nhỏ trong nghĩa trang, gần đến huyệt mới đào, Roger là người đầu tiên để ý thấy mưa đã ngưng, và la lên báo cho chúng tôi. Chúng tôi ngỡ ngàng và cảm thấy nhẹ lòng khôn tả. Nhưng chúng tôi giữ kín chuyện đó, chỉ tự cho phép mình cười mỉm một chút, y như nụ cười của bố khi ông tỉnh táo. Trong chặng đường dài cuối cùng về nơi mà tất cả chúng ta rồi sẽ tới, ông đã tìm được Chúa nhân từ. Trời không mưa khi chôn cất ông.

        Một tháng sau đám tang, tôi lại quay về nhà để dự phỏng vấn học bổng Rhodes. Tôi đã thích học bổng này từ thời trung học. Mỗi năm có 32 suất cho sinh viên Mỹ đi học ở Oxford hai năm, kinh phí do quỹ thành lập từ năm 1903 theo di chúc của Cecil Rhodes đài thọ. Ông Rhodes, người kiếm được cả một gia tài trong các mỏ kim cương ở Nam Phi, cấp học bổng cho sinh viên nam từ tất cả các thuộc địa xưa và nay của Anh có thành tích tốt trong học tập, thể thao và lãnh đạo. Ông muốn gửi đến Oxford những người quan tâm và giỏi ở nhiều mặt ngoài học vấn, vì ông cho rằng những người như vậy thường sẽ "giỏi phục vụ công chúng" hơn là chỉ thuần túy thăng tiến cá nhân. Trong nhiều năm, các ủy ban chọn lựa dần tạm gác quy định phải giỏi thể thao nếu như ứng viên giỏi một mặt nào đó ngoài học vấn. Vài năm sau nữa, quỹ này sẽ mở rộng cho cả nữ giới tham gia: Sinh viên có thể đăng ký xin học bổng ở bang quê nhà hoặc ở bang mà mình đang học. Tháng 12 hàng năm, mỗi bang sẽ đề cử hai ứng viên đi tranh đua ở tám cuộc thi khu vực và chọn ra những người được học bổng năm học tiếp theo. Quá trình lựa chọn này đòi hỏi ứng viên phải có từ năm đến tám lá thư giới thiệu, viết một bài luận giải thích tại sao anh ta muôn đến Oxford, và tham dự các cuộc phỏng vấn ở cấp tiểu bang và khu vực trước một hội đồng bao gồm những cựu sinh viên học bổng Rhodes và một vị chủ tịch người ngoài. Tôi nhờ cha Sebes, tiến sĩ Giles, tiến sĩ Davids, và giáo sư tiếng Anh năm hai của tôi, Mary Bond viết thư giới thiệu, ngoài ra còn nhờ tiến sĩ Bennett và Frank Holt ở quê nhà, cùng với Seth Tillman - người viết diễn văn cho Thượng nghị sĩ Fulbright và giảng dạy ở trường Quốc tế học cao cấp thuộc Đại học John Hopkins, vừa ta thấy vừa thân thiết với tôi như bạn. Theo lời đề nghị của Lee Williams, tôi cũng nhờ Thượng nghị sĩ Fulbright nữa. Thực ra tôi khong muốn làm phiền ông thượng nghị sĩ vì ông rất bận rộn và tình hình chiến tranh ngày càng căng thẳng, nhưng Lee nói ông ấy muốn viết thư, và đã viết cho tôi một lá thư thật hào phóng.

        Ủy ban Rhodes đề nghị những người giới thiệu tôi liệt kê ra các điểm yếu và điểm mạnh của tôi. Thầy cô ở Georgetown đã thương tình và chỉ nói rằng tôi không phải là tay chơi thể thao giỏi. Seth nói dù tôi xứng đáng nhận học bổng, "anh này không giỏi lắm trong những công việc thường lệ mà anh ta làm cho ủy ban, những công việc này dưới tầm học vấn của anh ta và có vẻ như anh ta hay quan tâm đến nhiều thứ khác nữa". Tôi thấy lạ quá, tôi cứ tưởng mình làm việc tốt tại ủy ban, nhưng đúng là như ông Seth nói, trong tâm trí tôi còn có nhiều thứ khác. Có lẽ đó là lý do tại sao tôi khó tập trung vào bài luận. Cuối cùng, tôi chịu không thể viết bài luận ở nhà được và ra mướn phòng khách sạn ở gần điện Capitol cách tòa nhà văn phòng thượng viện mới vài dãy phô để yên tĩnh hơn. Giải thích cho rõ ràng về cuộc đời còn ngắn của mình và tại sao tôi lại xứng được đi Oxford học thật ra khó hơn tôi tưởng.

        Tôi bắt đầu viết rằng tôi đến Washington "để chuẩn bị cho cuộc sống của một chính trị gia"; tôi đề nghị ủy ban gửi tôi đến Oxford "để tìm hiểu sâu sắc những vấn đề tôi chỉ mới bắt đầu xem xét", hy vọng tôi có thể "rèn đúc một trí tuệ có thể chịu đựng được áp lực của đời sống chttih trị". Lúc ấy tôi cho là bài luận cũng khá. Bây giờ tôi thấy nó có vẻ như hơi căng thẳng và nói quá một chút, cứ như thể tôi cố nói theo giọng điệu của một sinh viên xứng được học bổng Rhodes sẽ nói. Có lẽ là do sự bộc trực của tuổi trẻ và vì tôi sống trong thời mà nhiều thứ cũng thái quá.

        Tranh học bổng ở bang Arkansas là một lợi thế lớn. Vì diện tích của tiểu bang cũng như số lượng sinh viên ở đây nên có ít đối thủ hơn; nếu ở New York, California hoặc các tiểu bang lớn khác chắc tôi chẳng thể lọt vào vòng thi khu vực được, vì ở đó phải tranh đua với sinh viên các trường thuộc nhóm Ivy League vốn đã điều chỉnh hệ thống của mình để đào tạo ra các sinh viên cừ khôi nhất tranh học bổng Rhodes. Trong số 32 người được cấp học bổng năm 1968, trường Yale và Harvard chiếm sáu suất, Darmouth ba suất, Princeton và Học viện Hải quân chiếm hai. Ngày nay số người được học bổng không tập trung như vậy vì nước Mỹ có đến hàng trăm trường đại học tốt, nhưng những trường cao cấp và các học viện quân đội vẫn chiếm ưu thế.

        Ủy ban ở Arkansas nằm dưới quyền điều hành của Bill Nash một người cao gầy, một thành viên hội Mason tích cực và là đồng sự cao cấp của Công ty luật Rose ở Little Rock - công ty lâu đời nhất ở phía tây sông Mississippi có gốc rễ từ năm 1820. Ông Nash là một người ý chí kiểu cổ thường đi bộ vài dặm đến sở làm hàng ngày, dù trời mưa hay nắng. Trong ủy ban còn có một đồng sự của Công ty luật Rose nữa, Gaston Williamson, người đại diện cho Arkansas trong ủy ban tuyển chọn khu vực. Gaston bự con và thông minh, có giọng nói khỏe, trầm và một phong cách chỉ huy. Ông từng phản đối việc Faubus làm ở trường trung học và đã làm mọi cách để chống lại những nhóm phản tiến bộ. Ông cực kỳ ủng hộ và giúp tôi rất nhiều trong quá trình lựa chọn và là một nguồn tư vấn khôn ngoan sau này khi tôi làm Bộ trưởng tư pháp và thống đốc. Sau khi Hillary đi làm cho Công ty Rose, ông ấy cũng kết bạn và chỉ bảo cô ấy.

        Tôi vượt qua được các cuộc phỏng vân ở Arkansas và đi New Orleans để dự chung kết. Chúng tôi ở khách sạn Hoàng gia Orleans trong khu nhà Pháp, nơi diễn ra các cuộc phỏng vấn cho các ứng viên đến từ Arkansas, Oklahoma, Texas, Louisiana, Mississippi và Alabama. Chuẩn bị duv nhất của tôi trước khi phỏng vấn là đọc bài luận của mình, xem báo Time, Newsweek và us News & World Report từ đầu đến cuối, và đánh một giấc ngon lành. Tôi biết thế nào cũng có những câu hỏi bất ngờ và tôi muốn mình tỉnh táo. Và tôi không muôn để tình cảm lấn át mình. New Orleans nhắc nhở tôi về những kỷ niệm hồi xưa: lúc tôi còn nhỏ và nhìn thấy mẹ quỳ xuống cạnh đường tàu và khóc khi tôi và bà ngoại lên tàu; khi chúng tôi thăm New Orleans và bờ biển vịnh Mississippi trong chuyến đi chơi xa duy nhất của gia đình. Và tôi cũng không thể gạt khỏi đầu lời tiên đoán đầy tự tin của bố tôi trước khi chết rằng tôi sẽ đoạt học bổng. Tôi muốn đoạt học bổng vì ông nữa.

        Chủ tịch ủy ban là Dean McGee của bạng Oklahoma, chủ tịch Công ty dầu Kerr-McGee và cũng là một nhân vật quyền lực trong đời sống chính trị và kinh doanh ở Oklahoma. Thành viên ủy ban làm tôi ấn tượng nhất là Barney Monaghan, chủ tịch công ty thép Vulcan Ở Birmingham, Alabama. Ông trông giống một giáo sư đại học hơn là một doanh nhân miền Nam, lúc nào cũng mặc áo vest đầy đủ lệ bộ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Tám, 2015, 01:29:57 am
        Câu hỏi khó nhất tôi bị hỏi là về thương mại. Người ta hỏi tôi ủng hộ thương mại tự do, chủ nghĩa bảo hộ hay ý kiến trung dung. Khi tôi nói tôi ủng hộ thương mại tự do, đặc biệt là đối với những nền kinh tế phát triển, người hỏi bẻ lại: "Thế cậu giải thích thế nào về những nỗ lực của Thượng nghị sĩ Fulbright nhằm bảo vệ thịt gà của Arkansas?". Đó là một câu hỏi kiểu gài bẫy, cố tình bắt tôi phải chọn ngay lúc ấy hoặc là không nhẩt quán về thương mại hoặc không trung thành với Fulbright. Tôi thú nhận tôi không biết gì về chuyện thịt gà, nhưng tôi không nhất thiết phải đồng ý với ông thượng nghị sĩ về tất cả mọi thứ, và tôi vẫn tự hào làm việc cho ông ấy. Gaston Williamson chen vào và gỡ bí cho tôi, giải thích rằng vấn đề này không đơn giản như kiểu hỏi đó; trên thực tế, Fulbright cố mở cửa thị trường nước ngoài cho thịt gà của chúng tôi. Thật không thể ngờ nổi là tôi có thể phá hỏng cuộc phỏng vấn chỉ vì tôi không biết gì về vụ thịt gà này. Chuyện ấy không xảy ra một lần nào nữa. Khi tôi làm thống đốc và tổng thống, mọi người thường kinh ngạc vì thấy tôi biết nhiều về chuyện nuôi, giết thịt và bán gà ra sao ở thị trường trong và ngoài nước.

        Kết thúc cả 12 cuộc phỏng vấn và vài phút hội ý, chúng tôi được đưa trở lại phòng tiếp tân. ủy ban đã chọn một cậu ở New Orleans, hai ở Mississippi, và tôi. Sau khi chúng tôi nói chuyện với báo giới, tôi gọi điện cho mẹ đang nóng lòng chờ điện thoại và hỏi bà xem liệu tôi mặc vải tuýt của Anh có hợp không, ơn Chúa, tôi hạnh phúc quá - hạnh phúc cho mẹ sau bao gian truân bà phải chịu đựng để nuôi tôi đến ngày hôm đó, hạnh phúc vì lời tiên đoán cuối cùng của bố đã thành sự thật, hạnh phúc vì vinh dự và những hứa hẹn mà hai năm tới sẽ mang lại. Thế giới dường như dừng lại. Không còn Việt Nam, không hỗn loạn chủng tộc, không rắc rối chuyện nhà, không lo lắng về bản thân cũng như tương lai. Tôi ở lại New Orleans thêm vài giờ, và tận hưởng thành phố ấy như một đứa con quê nhà.

        Tôi về nhà, ra thăm mộ bố, và bắt đầu kỳ nghỉ đông. Báo địa phương thậm chí còn viết một bài be bé về tôi, và có cả một mẩu bình luận khen ngợi nữa. Tôi đến nói chuyện ở một câu lạc bộ dân quyền, vui chơi với bạn bè, yà nhận hàng loạt thư từ, điện thoại chúc mừng. Giáng sinh năm ấy vừa vui vừa buồn; lần đầu tiên kể từ khi em tôi ra đời, chỉ có ba chúng tôi đón lễ.

        Sau khi tôi quay lại Georgetown, lại có thêm một tin buồn. Vào ngày 17 tháng 1, bà ngoại tôi mất. Hồi bà bị đột quỵ lần thứ hai vài năm trước, bà đòi quay về Hope để ở trong nhà dưỡng lão - trước đây là bệnh viện Julia Chester. Bà yêu cầu được ở trong đúng căn phòng mà mẹ tôi nằm khi sinh tôi. Cái chết của bà, cũng giống như của bố, chắc hẳn làm mẹ có những tình cảm trái ngược. Bà ngoại lúc nào cũng khó khăn với mẹ. Có lẽ vì ông ngoại yêu con mình quá nên bà thường trút giận lên con gái. Sau khi ông ngoại mất, những cơn thịnh nộ của bà mới bớt dần, và đặc biệt khi bà được một phụ nữ dễ thương thuê làm y tá riêng và đưa bà đi chơi ở Wisconsin và Ari­zona, thỏa mãn phần nào nỗi khao khát thoát khỏi cuộc sống nhàm chán, gò bó của bà. Trong bốn năm đầu đời tôi, bà rất thương tôi, dạy tôi đọc và tập đếm, rửa chén dĩa cho tôi, và rửa tay cho tôi. Sau khi bà chuyển về Hot Springs, mỗi lần tôi được điểm A ở trường bà đều cho tôi năm đôla. Năm tôi 21 tuổi, bà vẫn còn hỏi "cháu tôi còn giữ khăn tay bà cho không". Tôi ước gì bà tự hiểu mình rõ hơn và tự chăm sóc mình và gia đình mình nhiều hơn. Nhưng bà thực sự thương tôi, và làm mọi điều để tôi vào đời một cách tốt đẹp.

        Tôi nghĩ tôi vào đời cũng khá tốt đẹp, nhưng không thể chuẩn bị trước cho những gì sắp xảy đến. Năm 1968 là một trong những năm đau đớn và hỗn độn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Lyndon Johnson bắt đầu duy trì chính sách Việt Nam của mình, tiếp tục chính sách “Xã hội vĩ đại" chống lại đói nghèo, thất nghiệp, và chuẩn bị tái tranh cử. Nhưng đất nước của ông bắt đầu rời bỏ ông. Dù tôi thông cảm với tư tưởng lúc ấy, tôi không thích thú gì kiểu sống phản kháng và những kiểu ăn nói cực đoan hồi bấy giờ. Tôi để tóc ngắn, không nhậu nhẹt và tôi thấy một số bản nhạc thời đó đôi khi quá ầm ĩ và thô. Tôi không ghét Johnson, tôi chỉ muốn chấm dứt chiến tranh, và tôi sợ rằng những phản kháng văn hóa chỉ làm tổn hại chứ không giúp gì cho sự nghiệp ấy. Trước những phản đối và cách sống "phản văn hóa" của giới trẻ, phe Cộng hòa và nhiều người Dân chủ xuất thân lao động đã chuyển sang cánh hữu, nghe theo lời những người bảo thủ lại nổi lên như Richard Nixon và tân thống đốc California Ronald Reagan, người từng theo đảng Dân chủ trong thời Roosevelt.

        Phe Dân chủ củng bỏ rơi Johnson. Bên cánh hữu, thống đốc George Wallace tuyên bố ông sẽ tranh cử tổng thống với tư cách ứng viên độc lập. Ở cánh tả, những nhà hoạt động trẻ như Allard Lowenstein khuyến khích những người Dân chủ phản chiến thách thức Tổng thống Johnson trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ. Lựa chọn số một của họ là Thượng nghị sĩ Robert Kennedy, người vận động cho một kết cục thông qua thương lượng ở Việt Nam. Ông từ chối, sợ rằng nếu ông ra tranh cử thì người ta sẽ nhìn vào thái độ vốn rất ghét tổng thống của ông mà cho rằng ông đang tìm cách báo thù chứ không phải đang cố gắng thay đổi lập trường và nguyên tắc. Thượng nghị sĩ George McGovern bang Nam Dakota, người đã đến kỳ tranh tái cử ở tiểu bang bảo thủ của ông ta, cũng từ chối. Thượng nghị sĩ Gene McCarthy bang Minnesota thì không từ chối. Là người thừa kế di sản chủ nghĩa tự do trí thức của Adlai Stevenson, McCarthy có thể sẽ trở nên điên cuồng và không thật trong nỗ lực tỏ vẻ thánh thiện vì không tham vọng của mình. Nhưng ông ấy có gan để đối đầu với Johnson, và đầu năm đó ông là lựa chọn duy nhất của những người chống chiến tranh. Vào tháng giêng, ông tuyên bố sẽ tranh cử trong cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên ở New Hampshire.

        Đến tháng 2 thì hai sự kiện ở Việt Nam càng củng cố quan điểm chống chiến tranh. Sự kiện thứ nhât là vụ tướng Loan, chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia Nam Việt Nam (tướng Nguyễn Ngọc Loan ND) hành quyết tại chỗ một người bị tình nghi Việt cộng. Giữa ban ngày ban mặt, Loan bắn thẳng vào đầu người đó trên đường phố Sài Gòn. Vụ sát nhân này được nhiếp ảnh gia vĩ đại Eddie Adams ghi lại, và bức ảnh này khiến nhiều người Mỹ bất bình và nghi ngờ chính quyền Sài Gòn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Tám, 2015, 04:49:48 am
        Sự kiện thứ hai, lớn hơn rất nhiều, là cuộc tân công Tết (phía Mỹ gọi cuộc tổng tấn công Mậu Thân là cuộc tấn công Tết - ND), được gọi như vậy vì cuộc tấn công này diễn ra vào dịp Tết của người Việt Nam. Lực lượng Bắc Việt và Việt cộng tiến hành hàng loạt các cuộc tấn công phối hợp vào các vị trí Mỹ trên khắp Nam Việt Nam, bao gồm cả các căn cứ mạnh như Sài Gòn, nơi mà cả tòa đại sứ Mỹ cũng nằm trong tầm hỏa lực. Những cuộc tấn công này bị đẩy lùi và Bắc Việt cũng như Việt cộng chịu tổn thất nặng nề, khiến Tổng thống Johnson và giới chỉ huy quân sự tuyên bố đây là một chiến thắng, nhưng trên thực tế, cuộc tấn công Tết là một thất bại tâm lý và chính trị khổng lồ của nước Mỹ, vì người Mỹ được tận mắt chứng kiến qua màn ảnh truyền hình rằng lực lượng của chúng ta cũng có thể bị tấn công ngay cả ở những nơi chúng ta kiểm soát. Ngày càng nhiều người Mỹ bắt đầu hoài nghi liệu chúng ta có thể thắng một cuộc chiến mà người Nam Việt Nam không thể thắng cho chính họ, và liệu có đáng gửi thêm binh sĩ đến Việt Nam chăng khi câu trả lời cho hoài nghi thứ nhất dường như là "Không".

        Ở trong nước, lãnh tụ phe đa số trong thượng viện Mike Mansfield kêu gọi ngưng ném bom. Bộ trưởng Quốc phòng của Tổng thống Johnson - Robert McNamara và cố vân thân cận của ông ta là Clark Clifford, cùng với cựu ngoại trưởng Dean Acheson nói với tổng thống là đã đến lúc phải "xem xét lại" chính sách tiếp tục leo thang chiến tranh nhằm đạt được một thắng lợi quân sự. Dean Rusk vẫn ủng hộ chính sách này, và giới quân sự đã yêu cầu thêm 200.000 quân. Những sự cố chủng tộc, đôi khi biến thành bạo động, vẫn tiếp diễn trên toàn quốc. Richard Nixon và George Wallace chính thức tuyên bố ra tranh cử tổng thống. Tại New Hampshire, chiến dịch của McCarthy bắt đầu rầm rộ, với hàng trăm sinh viên phản chiến đổ về tiểu bang để đi gõ cửa từng nhà vận động cho ông ấy. Những ai không muốn cắt tóc cạo râu gọn ghẽ thì làm việc ở khu văn phòng phía sau của chiến dịch vận động, chuẩn bị giấy tờ. Trong khi đó, Robert Kennedy tiếp tục phân vân không biết có nên tham gia cuộc đua này hay không.

        Ngày 12 tháng 3, McCarthy đạt được 42% số phiếu tại New Hampshire trong khi Johnson được 49%. Dù Johnson chỉ viết thư vận động đến New Hampshire chứ không đích thân đến, đây là một chiến thắng tâm lý lớn cho McCarthy và phong trào phản chiến. Bốn ngày sau, Kennedy vào cuộc, và tuyên bố ý định này ở chính căn phòng trong thượng viện nơi anh trai John của ông (Tổng thống John F. Kennedy - ND) bắt đầu chiến dịch tranh cử năm 1960. Ông tìm cách làm tịt ngòi những chỉ trích cho rằng động cơ chính của ông là những tham vọng cá nhân tàn nhẫn bằng cách tuyên bô là chiến dịch của McCarthy đã cho thấy những chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng Dân chủ, và ông muốn đưa ra cho đất nước một đường hướng khác. Tất nhiên, như vậy ông vẫn mang tiếng "tàn nhẫn" khác: ông đã phá hỏng nỗ lực của McCarthy, sau khi McCarthy dám thách thức tổng thống đương nhiệm còn ông thì không.

        Tôi theo dõi tất cả những diễn tiến này từ một góc nhìn khá kỳ lạ. Bạn chung nhà với tôi Tommy Caplan làm việc cho yặn phòng của Kennedy, nên tôi biết chuyên ở đó. Tôi cũng đang hẹn hò một cô bạn cùng lớp làm tình nguyện viên cho tổng hành dinh quốc gia của McCarthy ở Washington. Ann Markusen là một sinh viên kinh tế sáng láng, đội trưởng đội thuyền buồm nữ của trường Georgetown, là một người theo chủ nghĩa tự do chống chiến tranh quê ở Minne­sota. Cô ấy ngưỡng mộ McCarthy, và cũng như nhiều thanh niên làm việc cho ông ấy, cô ấy ghét Kennedy vì ông tranh giành vị trí đề cử ứng viên tổng thống của McCarthy. Chúng tôi tranh luận nảy lửa, vì tôi vui khi Kennedy tham gia tranh cử. Tôi đã theo dội ông từ khi ông còn là chưởng lý và thượng nghị sĩ, tôi thấy ông quan tâm đến các vấn đề đối nội hơn McCarthy, và tôi tin rằng ông sẽ trở thành một tổng thống hiệu quả hơn nhiều. McCarthy là một người rất lý thú, cao, tóc bạc và đẹp trai, một trí thức Công giáo Ireland với trí óc minh mẫn và sắc lẻm. Nhưng tôi cũng theo dõi ông ấy trong ủy ban Đối ngoại, và với tôi ông ấy có vẻ quá thờ ơ. Trước khi ông bước vào cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire, ông ấy có vẻ thụ động về mọi chuyện, và thường chọn cách an phận bỏ phiếu cho êm xuôi và cũng phát ngôn chừng mực.

        Ngược lại, ngay trước khi Bobby Kennedy (tức Robert Kennedy - ND) tuyên bố tranh cử tổng thống, ông ấy tìm cách thông qua một nghị quyết do Fulbright bảo trợ nhằm cho thượng viện có tiếng nói nào đó trước khi Johnson đưa 200.000 quân sang Việt Nam. Ông ấy cũng đến tận Appalachia đế làm mọi người biết đến sự đói nghèo của vùng quê nước Mỹ, và có một chuyến thăm kỳ thú đến Nam Phi, ở đó ông kêu gọi thanh niên chống lại chủ nghĩa Apartheid. McCarthy, dù tôi cũng có thiện cảm, gây cho tôi ấn tượng rằng ông ta thà ở nhà đọc St. Thomas Aquinas hơn là phải chui vào túp lều giấy dầu nào đó để xem người nghèo sống ra sao hoặc phải bay nửa vòng trái đất để nói chuyên về nạn phân biệt chủng tộc. Mỗi lần tôi nói chuyện này với Ann, cô ấy giận tôi ghê lắm, bảo tôi là nếu Bobby Kennedy mà có nguyên tắc hơn và bớt thủ thuật chính trị đi thì ông ấy cũng phải làm những gì McCarthy đã làm. Tất nhiên thông điệp ẩn chứa trong câu đó là chính tôi cũng quá đam tnê chính trị. Hồi ấy tôi mê cô ta kinh khủng và rất khó chịu khi bị cô ta giận như vậy, nhưng tôi vẫn muốn thắng và muốn bầu lên một người tốt và một tổng thống tốt.

        Mối quan tâm của tôi càng mang tính cá nhân khi ngày 20 tháng 3, bốn ngày sau khi Kennedy tuyên bố tranh cử, Tổng thống Johnson tuyên bố chấm dứt chế độ hoãn dịch cho sinh viên sau đại học, ngoại trừ sinh viên y khoa, làm tương lai đi học ở Oxford của tôi lung lay. Quyết định của Johnson làm tôi một lần nữa cảm thấy tội lỗi: cũng giống như Johnson, tôi không cho là sinh viên cao học phải được hoãn dịch, nhưng tôi cũng không tin vào chính sách về Việt Nam của chúng ta.

        Tối chủ nhật ngày 31 tháng 3, Tổng thống Johnson dự kiến phát biểu trước toàn dân về Việt Nam. Có nhiều suy diễn liệu ông sẽ leo thang chiến tranh hay sẽ xoa dịu phần nào đó hy vỏng khởi động đàm phán, nhưng chẳng ai biết thực hư ra sao. Tôi lái xe trên đại lộ Massachusetts, vừa đi vừa nghe radio trên xe. Johnson nói ông quyết định tạm hạn chế ném bom Bắc Việt, hy vọng tìm được một giải pháp cho cuộc chiến. Thế rồi, đúng lúc tôi chạy ngang câu lạc bộ Cosmos phía tây bắc Vòng xoay Dupont, tổng thống tung ra một tuyên bố chấn động: "Khi những đứa con của nước Mỹ còn ngoài mặt trận xa xôi và hy vọng hòa bình còn treo lơ lửng mỗi ngày, tôi cho rằng tôi không nên dành một ngày giờ nào nữa cho những ý đồ cá nhân đảng phái của tôi... Do đó, tôi sẽ không tìm kiếm, và sẽ không chấp nhận, đảng tôi đề cử tôi ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa". Tôi ngỡ ngàng tấp xe vào lề, cảm thấy buồn cho Johnson, người đã làm được bao điều cho nước Mỹ ở quê nhà, nhưng vui cho đất nước tôi và cho triển vọng của một sự khởi đầu mới.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Tám, 2015, 12:48:24 am
        Cảm giác ấy không kéo dài được lâu. Bốn ngày sau, vào tôi ngày 4 tháng 4, Martin Luther King Jr. bị sát hại ngay ở ban-công phòng ông trong lữ quán Lorraine ở Memphis, nơi ông đang thăm để ủng hộ cho các lao công vệ sinh bãi công. Trong vài năm cuối đời, ông đã mở rộng cuộc đấu tranh dân. quyền sang cả việc chống đói nghèo ở đô thị và phản chiến, về mặt chính trị thì đúng là cần thiết phải kiềm chế những lãnh tụ da đen trẻ tuổi hơn mang sắc thái bạo động hơn, nhưng bất cứ ai theo dõi ông đều thấy rõ tiến sĩ King thực sự tin tưởng khi ông nói rằng không thể mở rộng dân quyền cho người da đen nếu không chống nghèo đói và chống chiến tranh ở Việt Nam.

        Vào đêm trước khi ông bị giết, tiến sĩ King đã giảng một bài mang tính tiên tri đáng sợ trong một căn phòng đầy chật những người ở Nhà thờ Mason Temple. Khi nói đến những lời đe dọa giết mình, ông nói: "Như bất kỳ ai khác, tôi muốn sống lâu. Tuổi thọ có giá trị của nó. Nhưng tôi không bận tâm gì về chuyện đó nữa. Tôi chỉ muốn thực hiện ý Chúa. Và Người đã cho phép tôi lên đỉnh núi. Và khi tôi nhìn qua bên kia, tôi đã thấy miền đất hứa. Có thể tôi sẽ không cùng với các bạn sang nơi đó, nhưng tôi muốn các bạn biết ngay đêm nay rằng chúng ta, với tư cách một dân tộc, sẽ đến được miền đất hứa. Thế nên dêm nay tôi hạnh phúc. Tôi không lo lắng gì cả. Tôi không sợ người nào cả. Mắt tôi đã nhìn thấy sự vinh hiển của Chúa trời đang đến!". Sáu giờ tối hôm sau, ông bị bắn chết - hung thủ là James Earl Ray, một tên cướp vũ trang ngoan cố mới trốn tù một năm.

        Cái chết của Martin Luther King Jr. làm cả nước rúng động chưa từng thấy kể từ vụ ám sát Tổng thống Kennedy. Robert Kennedy, hôm ấy đang đi vận động ở Indiana, cố làm dịu đi sự sợ hãi của nước Mỹ bằng bài nói, có lẽ là vĩ đại nhất trong đời ông. Ông yêu cầu người da đen không hận thù người da trắng và nhắc lại rằng anh trai của mình cũng bị một người da trắng giết. Ông trích dẫn Aeschylus đoạn nói rằng nỗi đau sẽ đem lại sự thông thái, dù muốn dù không, "qua ân điển bao la của Chúa". Ông nói với đám đông trước mặt và cả nước lắng nghe ông rằng chúng ta rồi sẽ vượt qua được giai đoạn này vì đại đa số người da trắng và da đen "đều muốn chung sống, muốn cải thiện chất lượng sống và muốn công lý cho tất cả con người trên trái đất của chúng ta". Ông kết thúc bài nói như sau: "Hãy lắng nghe những điều người Hy Lạp đã viết bao nhiêu năm trước: kiềm chế sự hung hãn của con người và làm cuộc sống trên thế giới này hiền hòa. Hãy lắng nghe điều đó, và hãy cầu nguyện cho đất nước và nhân dân ta".

        Cái chết của tiến sĩ King đã tạo nên nhiều hơn những lời nguyện cầu; một số người thì sợ rằng, trong khi những người khác hy vọng, nó sẽ báo tử tinh thần bất bạo động. Stokely Carmichael tuyên bố nước Mỹ da trắng đã tuyên chiến với nước Mỹ da đen và "không còn cách nào khác ngoài sự trừng phạt". Bạo động bùng nổ tại New York, Boston, Chicago, Detroit, Memphis và ở hơn 100 thành phố và thị trấn. Hơn 40 người chết và hàng trăm người bị thương. Ở Washington, bạo lực tồi tệ nhất chủ yếu nhắm vào các cơ sở kinh doanh của người da đen trong phố 14 và H. Tổng thống Johnson huy động Vệ binh quốc gia để vãn hồi trật tự, nhưng tình hình vẫn căng thẳng.
Trường Georgetown cách những nơi bạo động một khoảng cách an toàn, nhưng chúng tôi cũng nếm mùi khi vài trăm Vệ binh quốc gia đóng trại ở Phòng thể thao McDonough, nơi đội bóng rổ của trường hay thi đấu. Nhiều gia đình da đen bị đốt nhà phải vào trú trong các nhà thờ địa phương. Tôi tham gia Hội hồng thập tự để giúp chuyển thức ăn, chăn mền và các đồ tiếp tế khác cho họ. Chiếc xe Buick mui trần đời 1963 của tôi mang bảng số Arkansas và dấu hồng thập tự hai bên cửa trở thành một hình ảnh lạ lùng trên các đường phố vắng lặng, đây đó vẫn còn vài tòa nhà bốc khói và các cửa hàng bị đập phá cướp bóc. Có lần, vào một buổi tối tôi lái xe tiếp tế đi, và sáng chủ nhật lại đi tiếp và chở Carolyn Yeldell mới bay đến thăm tôi cùng đi. Ban ngày có vẻ như an toàn nên chúng tôi xuống xe và đi lòng vòng, ngó nghiêng những đông đổ nát sau bạo động. Đó là lần duy nhât tôi cảm thây không an toàn trong khu vực người da đen. Và tôi đã nghĩ, không phải lần đầu cũng chẳng phải lần cuối, rằng thật trớ trêu và buồn vì những nạn nhân chính của sự cuồng nộ đen lại chính là những người da đen.

        Cái chết của tiến sĩ King để lại một khoảng trống trong lòng một dân tộc vốn đang rất cần sự ủng hộ kiên định của ông cho tinh thần bất bạo động cũng như niềm tin của ông vào hứa hẹn của nước Mỹ dân tộc mà nay có thể sắp mất cả hai điều ấy. Quốc hội phản ứng bằng cách thông qua đạo luật của Tổng thống Johnson cấm phân biệt đối xử chủng tộc trong việc bán hoặc thuê nhà. Robert Kennedy cũng cố lấp khoảng trống ấy. Ông chiến thắng bầu cử sơ bộ ở Indiana ngày 7 tháng 5, rao giảng hòa giải chủng tộc nhưng cũng cố thu hút cử tri bảo thủ bằng cách tỏ ra cứng rắn về vấn đề tệ nạn và sự cần thiết phải đưa những người sống bằng trợ cấp xã hội trở lại làm việc. Một số người theo chủ nghĩa tự do công kích thông điệp "luật pháp và trật tự" của ông, nhưng rõ ràng thông điệp ấy là nước cờ chính trị cần thiết. Và ông thực sự tin vào thông điệp ấy, củng giông như tin vào việc châm dứt chế dộ hoãn dịch.

        Ở bang Indiana, Bobby Kennedy trở thành ứng viên Tân Dân chủ đầu tiên, trước Jimmy Carter, trước cả Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ mà tôi góp phần sáng lập năm 1985, và trước cả chiến dịch tranh cử của tôi năm 1992. Ông tin rằng phải có dân quyền cho mọi người và không ai được có đặc quyền đặc lợi, và giúp người nghèo tự lập chứ không phải bô thí cho họ: công ăn việc làm tốt hơn trợ cấp xã hội. Bằng trực giác, ông hiểu rằng nền chính trị tiến bộ cần ủng hộ cả những chính sách mới và các giá trị truyền thống, cả những thay đổi sâu rộng lẫn ổn định xã hội. Nếu ông trở thành tổng thống thì hành trình của nước Mỹ qua phần còn lại của thế kỷ 20 đã khác đi rất nhiều.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Tám, 2015, 05:09:14 am
        Ngày 10 tháng 5, các cuộc hòa đàm giữa Mỹ và Bắc Việt bắt đầu ở Paris, mang lại hy vọng cho những người Mỹ đang mong chiến tranh chấm dứt, và sự nhẹ nhõm cho Phó tổng thống Hubert Humphrey, người đã nhập cuộc tranh chức tổng thống hồi cuối tháng 4 và cần một sự thay đổi diệu kỳ nào đó mới mong có cơ được đề cử làm ứng viên hoặc trúng cử. Trong khi đó bất ổn xã hội vẫn chưa dịu đi. Những người biểu tình đã khiến Đại học Columbia phải đóng cửa cho đến hết niên khóa. Hai anh em linh mục Công giáo Daniel và Philip Berrigan bị bắt vì lấy cắp và đốt hồ sơ quân dịch Và ở Washington, chưa đầy một tháng sau các cuộc bạo động, những nhà hoạt động dân quyền tiếp tục triển khai kế hoạch Chiến dịch của người nghèo mà Martin Luther King Jr. đề ra, cắm trại lều bạt ở Mali và tự xưng là Thành phố hồi sinh nhằm nhấn mạnh vấn nạn nghèo khó. Trời mưa như trút nước làm khu vực đó lầy lội và điều kiện sống thật khổ ải. Một hôm vào tháng 6, Ann Markusen và tôi đến đấy để bày tỏ sự đồng tình. Người ta đặt ván làm lối đi giữa các lều, nhưng chỉ sau vài giờ đi lòng vòng và nói chuyện với mọi người, chúng tôi dính đầy bùn đất. Thật là một ẩn dụ thích hợp về sự rối ren lúc đó.

        Tháng 5 kết thúc mà cuộc đua giành chức ứng viên đề cử của đảng Dân chủ vẫn chưa ngã ngũ. Humphrey bắt đầu giành được sự ủng hộ của các đảng viên ở những bang không có bầu cử sơ bộ, và McCarthy đánh bại Kennedy trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Oregon. Hy vọng được đề cử của Kennedy bây giờ tùy thuộc vào cuộc bầu cử sơ bộ ở California vào ngày 4 tháng 6. Tuần cuối của tôi ở trường đầy những mong đợi vào kết quả này, chỉ bốn ngày trước khi tốt nghiệp.

        Tối ngày thứ ba, Kennedy thắng ở California nhờ cử tri thuộc các sắc tộc thiểu số ở hạt Los Angeles. Tommy Caplan và tôi đều phấn khích. Chúng tôi thức chờ Kennedy phát biểu sau thắng lợi rồi mới đi ngủ; lúc ấy ở Washington đã gần ba giờ sáng. Vài giờ sau Tommy đánh thức tôi dậy, vừa lay tôi vừa hét: "Bobby bị bắn rồi, Bobby bị bắn rồi!". Chỉ vài phút sau khi chúng tôi tắt tivi đi ngủ, Thượng nghị sĩ Kennedy đang đi qua bếp trong phòng khách sạn Ambassador thì một người Ảrập trẻ tên Sirhan Sirhan vốn giận Kennedy vì ông ủng hộ Israel đã xả súng vào ông và những người đứng gần. Năm người bị thương, tất cả sau này đều bình phục. Bobby Kennedy thì phải phẫu thuật vì vết đạn trí mạng vào đầu. Một ngày sau, ngày 6 tháng 6 - đúng sinh nhật thứ 45 của mẹ tôi - thì ông chết, mới có 42 tuổi, chỉ sau cái chết Martin Luther King Jr. hai tháng hai ngày.

        Ngày 8 tháng 6, Caplan lên New York dự lễ tang ở Thánh đường St. Patrick. Những người ngưỡng mộ Thượng nghị sĩ Kennedy cả nổi tiếng lẫn không nổi tiếng đều tụ lại và viếng linh cữu ông ngày đêm trước lễ tang. Tổng thống Johnson, Phó tổng thống Humphrey, và Thượng nghị sĩ McCarthy đều có mặt, cả Thượng nghị sĩ Fulbright. Ted Kennedy đọc một bài điếu văn trang trọng cho anh trai mình, kết thúc bằng những từ ngữ đầy sức mạnh và uyển chuyển mà tôi không bao giờ quên: "Xin đừng thần tượng hóa anh tôi, hoặc phóng đại lên quá con người thật của anh sau khi mất. Hãy nhớ anh đơn giản là một người tốt và tử tế, một người thấy điều sai trái và muốn sửa cho đúng, thấy khổ đau và muốn chữa lành nó, thây chiến tranh và cố chấm dứt nó. Những ai trong chúng ta yêu mến anh và đưa anh về nơi an nghỉ ngày hôm nay, hãy nguyên cầu sao cho những gì anh hiện thân đối với chúng ta và mong muốn cho người khác một ngày nào đó sẽ thành tựu cho thế giới này".

        Tôi cũng muốn như thế, nhưng lúc ấy điều đó có vẻ xa vời hơn bao giờ hết. Chúng tôi trải qua mấy ngày cuối cùng ở đại học trong một màn sương mù đờ đẫn. Tommy đáp xe lửa từ New York về lại Washington, vừa kịp lễ tốt nghiệp. Tất cả những sự kiện khác của lễ tốt nghiệp đều đã bị hủy bỏ, chỉ lễ trao bằng vẫn được tổ chức. Thế nhưng ngay cả lễ này cũng chẳng thành công gì lắm, vì mấy ngày đầu vẫn có sự thờ ơ. Ngay khi diễn giả trong lễ trao bằng, thị trưởng Walter Washington, đứng lên phát biểu thì tự nhiên một cụm mây đen khủng khiếp xuất hiện. Ông nói trong khoảng 30 giây, chúc mừng chúng tôi, chúc chúng tôi may mắn và bảo nếu không vào trong nhà ngay thì mọi người thế nào cũng bị chết chìm. Thế rồi trời đổ mưa và chúng tôi chuồn. Lớp chúng tôi nếu có phải bầu Thị trưởng Washington làm tổng thống, chắc cũng sẵn lòng. Tối đó, cha mẹ của Tommy Caplan mời cậu ấy, mẹ tôi, em Roger, tôi và vài người nữa đi ăn tôi ở một nhà hàng Ý. Tommy dẫn dắt câu chuyện, và nói rằng cần phải là một "trí thức trưởng thành" mới hiểu được vấn đề gì đó. Cậu em 11 tuổi của tôi đứng dậy và hỏi: "Tom, em có phải là trí thức trưởng thành không?". Thật vui khi kết thúc mười tuần lễ đau buồn và một ngày đầy diễn biến như vậy bằng một trận cười.

        Sau vài ngày để khăn gói và chào tạm biệt, tôi lái xe về Arkan­sas cùng bạn chung phòng Jim Moore để phục vụ chiến dịch tái tranh cử của Thượng nghị sĩ Fulbright. Ông có vẻ dễ bị thua vì hai điểm: thứ nhất là thái độ phản đối cuộc chiến Việt Nam công khai của ông ở một bang bảo thủ và chuộng quân đội đã vốn bực tức vì những xáo trộn tại Mỹ, và thứ hai là việc ông từ chối nhượng bộ các đòi hỏi của chính trị nghị viện hiện đại, theo đó thượng và hạ nghị sĩ thường ghé về quê nhà vào các cuối tuần để gặp gỡ cử tri. Fulbright đã vào quốc hội từ những năm 1940, hồi đó đòi hỏi rất khác. Hồi đó người ta chỉ trông đợi các thành viên quốc hội về quê nhà trong các kỳ nghỉ và vào mùa hè khi quốc hội nghỉ họp, trả lời điện thoại, thư từ và tiếp cử tri khi nào họ đến Washington. Vào các cuối tuần trong thời gian quốc hội họp, họ được thoải mái ở lại Washington và vui chơi như những người Mỹ bình thường khác. Nhưng khi nào họ về quê nhà để nghỉ ngơi một thời gian lâu thì người ta trông đợi họ vẫn làm việc đúng giờ hành chính và thỉnh thoảng đi về miền quê thăm thú dân tình. Chỉ khi nào có vận động tranh cử mới phải tiếp xúc nhiều với cử tri mà thôi.

        Đến cuối thập niên 60, chuyện đi lại dễ dàng và sự phát triển của truyền thông địa phương đã nhanh chóng làm thay đổi những thông lệ ấy. Các thượng và hạ nghị sĩ ngày càng thường xuyên về quê nhà trong các dịp cuối tuần, khi về cũng đi thăm nhiều nơi hơn và phát biểu trên phương tiện truyền thông địa phương mỗi khi có dịp.

        Chiến dịch của Fulbright gặp sự chống đối không nhỏ từ những người bất đồng với ông về cuộc chiến hoặc cho là ông xa rời cử tri, hoặc cả hai. Ông cho rằng chuyện bay về nhà mỗi cuối tuần thật điên rồ và có lần bảo tôi khi nói về những đồng nghiệp của ông làm như vậy rằng: "Thế họ lấy thời gian đâu ra để đọc và suy nghĩ?". Buồn thay, áp lực buộc các thành viên quốc hội phải đi lại như vậy lại chỉ có tăng thêm lên. Chi phí ngày càng đắt đỏ của truyền hình, radio và các phương thức quảng cáo khác, cộng thêm sự ham thích được xuất hiện trên truyền thông đã khiến nhiều thượng và hạ nghị sĩ cuối tuần nào cũng lên máy bay đi đâu đó hoặc xuất hiện trong các tiệc gây quỹ ở khu vực Washington. Khi làm tổng thống, tôi thường nhận xét với Hillary và nhân viên của tôi rằng theo tôi, một lý do khiến những tranh luận trong quốc hội trở nên tiêu cực như vậy là vì có quá nhiều ông nghị lúc nào cũng trong tình trạng kiệt sức.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Tám, 2015, 04:44:52 am
        Vào mùa hè năm 1968, vấn đề của Fulbright không phải là bị kiệt sức, dù ông rất mệt mỏi vì tranh cãi về chuyện Việt Nam. Điều ông cần không phải là nghỉ ngơi, mà là làm sao để giữ liên lạc với những cử tri nào cảm thấy bị mất liên lạc với ông. May thay là ông chỉ gặp phải các đối thủ yếu. Đối thủ chính của ông trong cuộc bầu cử sơ bộ không phải ai khác chính là Jim Johnson, người giở mánh cũ bằng cách lập ban nhạc đồng quê và đi khắp các thủ phủ của các hạt, thóa mạ Fulbright là "mềm yếu" trước cộng sản. Bà vợ Virginia của Johnson cố noi gương vợ của George Wallace, bà Lurleen trước đây từng kế nhiệm chồng mình làm thống đốc. Ứng viên vào thượng viện của đảng Cộng hòa là Charles Bernard, một doanh nhân ít ai biết đến quê ở đông Arkansas, nói rằng tư tưởng của Fulbright quá tự do đối với tiểu bang của chúng tôi.

        Lee Williams cũng xuống để điều hành chiến dịch, với sự trợ giúp đắc lực của chính trị gia trẻ tuổi nhưng từng trải Jim McDougạl, người điều hành văn phòng của Thượng nghị sĩ Fulbright ở Little Rock. Jim McDougal (người dính líu trong vụ Whitewater) là một người theo chủ nghĩa dân túy kiểu cổ, biết kể chuyên hay bằng ngôn ngữ đầy màu sắc và làm việc tận tụy cho Fulbright, người mà anh rất tôn kính.

        Jim và Lee giới thiệu Thượng nghị sĩ cho bang Arkansas với cái tên "chỉ thuần túy là Bill", tạo ra hình ảnh một người Arkansas dân dã mặc áo thể thao sọc đỏ. Tất cả những giấy tờ in ấn của chiến dịch vận động và phần lớn quảng cáo trên tivi đều đưa ra hình ảnh ông như vậy, dù tôi không nghĩ là ông thây thích thế, và hầu hết trong thời gian tranh cử ông vẫn mặc vest. Để củng cố hình ảnh thân thiện dân dã, ông thượng nghị sĩ quyết định đi một chuyến vận động ở cơ sở đến các thị trấn nhỏ trong bang, chỉ đem theo một tài xế đi cùng và một cuốn sổ màu đen ghi tên những người trước đây ủng hộ mình. Cuốn sổ này do Parker Westbrook soạn ra, anh hình như biết tâ't cả những ai ở Arkansas quan tâm dù chỉ chút ít đến chính trị. Vì Thượng nghị sĩ Fulbright chỉ vận động sáu năm một lần nên chúng tôi chỉ còn biết hy vọng là mấy người có tên trong sổ đen của Parker vẫn còn sống và hoạt động.

        Lee Williams cho tôi cơ hội lái xe chở ông thượng nghị sĩ trong vài ngày trong chuyến đi về tây nam Arkansas, và tôi lập tức túm lấy cơ hội ấy. Tôi lúc nào cũng thích Fulbright, biết ơn vì lá thư mà ông viết giới thiệu cho tôi thi học bổng Rhodes, và hăm hở muốn biết xem dân chúng ở các thị trấn nhỏ Arkansas suy nghĩ gì. Họ ở quá xa những vụ bạo lực đô thị và những cuộc tuần hành phản chiến, nhưng nhiều người trong số họ có con cái đang ở Việt Nam.

        Có lần Fulbright bị một nhóm phóng viên truyền hình quốc gia bám đuôi trong lúc chúng tôi đi vào một thị trấn nhỏ, đỗ xe và vào một cửa hàng thức ăn gia súc nơi nông dân thường tới mua ngũ cốc cho súc vật của họ. Trước ống kính camera, Fulbright bắt tay với một người có tuổi và đề nghị ông này bầu cho mình. Ông ta nói không thể được vì Fulbright không chịu đối đầu với "bọn Cộng" và để mặc cho chúng "chiếm nước ta". Fulbright ngồi xuống bao thức ăn gia súc chất đống trên sàn và bắt đầu trò chuyên. Fulbright nói ông sẽ đối đầu với những người cộng sản tại quê nhà nếu ông tìm thấy họ ở đây. "À, chúng đầy ra đấy", người kia đáp. Fulbright nói, "Thật sao? Thế ông có thấy người nào quanh đấy không? Tôi tìm khắp nơi mà chả thấy người cộng sản nào cả". Xem ông phô diễn phong cách của mình thật là vui. Người kia cứ tưởng họ đang nói chuyên một cách nghiêm túc. Tôi chắc khán giẫ truyền hình cũng thấy hài hước, nhưng những gì được chứng kiến làm tôi khó chịu. Tầm nhìn của người đàn ông kia rõ ràng đã bị chặn lại. Dù ông ta không tìm ra được "tên Cộng" nào thì cũng chẳng có gì khác biệt nữa. Ông ta đã từ chốì Fulbright thẳng cánh, và dù có nói nhiều đến đâu đi nữa thì cũng không thể phá bỏ bức tường đang che kín tầm nhìn của ông ta được. Tôi chỉ còn biết hy vọng rằng có đủ cử tri không suy nghĩ như vậy trong thị trấn đó và hàng trăm thị trấn khác - những người dù sao vẫn còn có thể nói chuyện phải trái được.

        Bất chấp sự kiện ở cửa hàng thức ăn gia súc, Fulbright vẫn tin rằng cử tri ở thị trấn đó phần đông vẫn khôn ngoan, thực tế và công bằng. Ông nghĩ họ có nhiều thời gian hơn để suy xét mọi việc và không dễ bị những nhà phê bình cánh hữu dồn ép. Sau vài ngày đi thăm những nơi mà tất cả cử tri da trắng đều có vẻ như ủng hộ George Wallace, tôi bắt đầu lung lay. Thế rồi chúng tôi đến Center Point và một trong những cuộc gặp đáng nhớ trong cuộc đời chính trị của tôi xảy ra tại đó. Cuốn sổ màu đen ghi người cần gặp là Bo Reece, một ủng hộ viên lâu năm sống trong ngôi nhà đẹp nhất thị trấn. Vào thời trước khi có những quảng cáo tranh cử trên truyền hình, thị trân nhỏ nào ở Arkansas cũng có một ông Bo Reece như vậy. Vài tuần trước cuộc bầu cử, dân chúng sẽ hỏi: "Bo bầu cho ai vậy?". Sự lựa chọn của ông ấy sẽ được loan báo và kéo theo 2/3 số phiếu, đôi khi còn hơn nữa.

        Khi chúng tôi dừng xe trước nhà, Bo đang ngồi trên thềm. Ông bắt tay Fulbright và tôi, nói rằng ông đang chờ chúng tôi và mời chúng tôi vào thăm. Đó là một căn nhà kiểu cổ có lò sưởi và mấy chiếc ghế êm ái. Khi chúng tôi yên vị xong xuôi, Reece nói: "Thưa thượng nghị sĩ, đất nước này còn nhiều chuyện lắm. Nhiều thứ không theo lẽ phải gì cả". Fulbright đồng ý, nhưng không biết Reece định dẫn dắt đến đâu, tôi cũng không biết - có khi lại dẫn ngay về việc ủng hộ Wallace không chừng. Sau đó Bo kể một câu chuyện mà tôi sẽ còn nhớ mãi chừng nào tôi còn sống: "Hôm nọ tôi nói chuyện với một ông bạn trồng bông ở phía đông Arkansas. Ông ta có mấy người tá điền. (Mấy người tá điền này là người phụ việc, thường là da đen, được trả công bằng một phần nhỏ mùa màng thu hoạch được. Họ sống trong các túp lều tồi tàn trong nông trại và cuộc sống rất nghèo khổ). Có lần tôi hỏi ông ta: "Mấy người tá điền của bạn sao rồi?". Ông ta nói, "À, nếu năm nào mất mùa họ coi như huề vốn" rồi ông ta phá lên cười và nói tiếp, "năm nào được mùa họ cũng huề vốn". Rồi ông Bo nói: "Thượng nghị sĩ ơi, như thế là không đúng và ông cũng biết thế. Vì vậy nên đất nước này còn nghèo khổ và lắm rắc rối khác nữa, và nếu ông trúng thêm một nhiệm kỳ nửa ông phải làm gì đó về chuyện ấy đi. Người da đen đáng được hưởng tốt hơn". Dù đã nghe đủ thứ tranh cãi về chủng tộc, Fulbright vẫn gần như ngã khỏi ghế. Ông trấn an Bo rằng ông sẽ cố làm một cái gì đó nếu ông tái cử, và Bo hứa sẽ tiếp tục ủng hộ ông.

        Khi chúng tôi quay ra xe, Fulbright bảo: "Thây chưa, tôi nói cậu rồi mà, ở những thị trân nhỏ này có nhiều sự khôn ngoan lắm. Bo chỉ ngồi ở bậc thềm đó và suy ngẫm mọi điều". Bo Reece có tác động lớn đến Fulbright. Vài tuần sau, tại một cuộc tập hợp vận động ở F1 Dorado, một thị trấn dầu mỏ miền nam Arkansas và là nơi nan phân biệt chủng tộc nóng bỏng và có cảm tình với Wallace, người ta hỏi Fulbright rằng cái gì là vấn đề lớn nhất mà nước Mỹ đang đối mặt. Không chần chừ, ông trả lời: "Nghèo đói". Tôi tự hào về ông và biết ơn Bo Reece.

        Khi chúng tôi lái xe từ thị trấn này sang thị trấn khác trên những con đường quê nóng nực, tôi thường cố bắt chuyện với Fulbright. Những cuộc trò chuyện ấy để lại trong tôi nhiều kỷ niệm tươi đẹp nhưng lại nhanh chóng chấm dứt sự nghiệp làm tài xế của tôi cho ông. Một hôm chúng tôi bàn chuyện về Tòa án Warren. Tôi ủng hộ mạnh mẽ phần lớn các phán quyết của tòa, đặc biệt là về dân quyền. Fulbright không đồng tình. Ông nói, "Thế nào rồi cũng có những phản ứng ngược cực kỳ tồi tệ đối với Tòa án tối cao này. Không thể thay đổi xã hội quá nhiều bằng hệ thống tòa án được. Phần lớn thay đổi phải thông qua hệ thống chính trị. Dù như thế sẽ mất thời gian hơn, nhưng những gì đạt được sẽ vững chắc hơn". Tôi vẫn cho rằng nước Mỹ tiến lên nhiều nhờ Tòa án Warren, nhưng chắc chắn chúng ta cũng đã phản ứng lại nó mạnh mẽ trong suốt hơn 30 năm nay.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Tám, 2015, 01:09:43 am
        Vào ngày thứ tư hay thứ năm của chuyến đi, tôi lại khai mào bàn chuyện chính trị với Fulbright khi đang rời một thị trấn nhỏ để đến thị trấn tiếp theo. Khoảng năm phút sau, Fulbright hỏi tôi đang lái xe đi đâu. Tôi trả lời ông, và ông nói "Thế thì tốt nhất là cậu vòng ngược lại đi. Cậu đi ngược hướng rồi đó". Khi tôi ngoan ngoãn quay đầu xe lại, ông nói: "Kiểu này rồi cậu dám bôi bẩn thanh danh của học bổng Rhodes mất thôi. Cậu hành xử y như một ông trí thức lơ đãng, đi mà không biết mình đi đâu".

        Tất nhiên là tôi rất bối rối, quay xe lại và chở ông thượng nghị sĩ đi đúng lộ trình. Và tôi biết những ngày làm lái xe của mình đã chấm dứt. Nhưng đâu có sao chứ, tôi còn chưa đầy 22 tuổi, mới có vài ngày kinh nghiệm và vài cuộc nói chuyện đủ để suy ngẫm cả đời. Fulbright cần một người lái xe biết đưa ông đến nơi đúng giờ, và tôi vui vẻ quay về làm việc tại tổng hành dinh, những cuộc tập hợp và những bữa tối ngồi nghe Lee Williams, Jim McDougal và những tay kỳ cựu khác kể chuyện chính trị ở Arkansas.

        Không lâu trước kỳ bầu cử sơ bộ, Tom Campbell trên đường xuống Texas để huấn luyện trong binh chủng thủy quân lục chiến đã ghé thăm. Tối hôm đó Jim Johnson cố tổ chức một cuộc tập hợp ở bậc thềm tòa án cùng với ban nhạc của ông ta tại Batesville, cách Little Rock một giờ rưỡi xe chạy về phía bắc, nên tôi quyết định cho Tom chứng kiến một khuôn mặt của Arkansas mà trước đây anh ta mới chỉ nghe nói đến. Johnson đang có phong độ. Sau khi "làm nóng" đám đông, ông ta cầm một chiếc giày lên và hét, "Các bạn có thấy chiếc giày này không? Nó được sản xuất ở nước Rumani cộng sản (ông ta phát âm từ này thành Ru mai nơ!). Bill Fulbright bỏ phiếu để cho mấy cái giày cộng sản này đến Mỹ và tước công ăn việc làm khỏi tay những người Arkansas tốt đang làm việc trong nhà máy giày". Hồi đó đúng là có nhiều người bị như vậy và Johnson hứa rằng nếu ông ta mà vào được thượng viện thì sẽ không còn giày dép cộng sản xâm lăng nước Mỹ nữa. Tôi cũng chẳng biết chúng ta có thực sự nhập khẩu giày từ Rumani hay không, hoặc có đúng là Fulbright đã bỏ phiếu nhưng không thành công nhằm mở cửa biên giới của chúng ta đối với giày Rumani hay không, haỵ Johnson dựng đứng chuyện ấy lên, nhưng rõ ràng đấy là một câu chuyện nghe cũng ra dáng lắm. Sau khi diễn thuyết, Johnson đứng trên bậc thềm và bắt tay với đám đông. Tôi kiên nhẫn chờ đến lượt mình. Khi ông ta bắt tay tôi, tôi bảo rằng ông ta làm tôi cảm thấy xấu hổ vì là một người Arkansas. Tôi nghĩ sự thẳng thắn của tôi làm ông ta ngạc nhiên và có vẻ khoái. Ông ta chỉ mỉm cười, mời tôi viết kể cho ông ta cảm xúc của mình, và tiếp tục bắt tay người khác.

        Ngày 30 tháng 7, Fulbright đánh bại Jim Johnson và hai ứng viên ít được biết đến hơn. Vợ của ông tòa Jim, bà Virginia, cũng lọt được vào vòng trong sau khi đánh bại nhà cải cách trẻ Ted Boswell với chênh lệch 409 phiếu trên tổng số hơn 400 ngàn phiếu được bỏ, dù người của Fulbright đã cố hết sức giúp Ted trong những ngày cuối của chiến dịch và trong sáu ngày sau đó, khi mọi người đổ xô đến các khu vực chưa kiểm phiếu xong để tìm thêm phiếu hoặc để tránh bị đếm thiếu phiếu. Bà Johnson thua trong vòng hai với chỉ 63% số phiếu so với 67% của Marion Crank, một thành viên quốc hội tiểu bang quê ở Foreman, tây nam Arkansas, người đươc hậu thuẫn bởi giới tòa án và cả một bộ máy tranh cử của Faubus. Arkansas cuối cùng cũng hết chịu nổi gia đình nhà Johnson. Chúng tôi vẫn chưa đến được mức như miền Nam mới hồi thập niên 70 nhưng chúng tôi cũng đủ nhận biết để tiến lên phía trước.

        Vào tháng 8, khi tôi bắt đầu giảm bớt tham gia vào chiến dịch của Fulbright để chuẩn bị đi Oxford, tôi đến ngủ đêm nhiều ngày ở nhà bạn của mẹ là Bill và Marge Mitchell, những người lúc nào cũng chào đón tôi, ở hồ Hamilton. Mùa hè năm đó tôi gặp vài người lý thú ở nhà hai bác Bill và Marge. Giống như mẹ, họ thích mấy cuộc đua ngựa và sau nhiều năm đã quen thuộc giới đua ngựa, trong đó có hai anh em chủ và huấn luyện ngựa quê ở Illinois là W. Hal và Donkey Bishop, W. Hal Bishop thành công hơn, nhưng Chú Donkey mới là một trong những nhân vật đáng nhớ nhất tôi từng gặp. Ông ấy hay đến thặm nhà hai bác Bill và Marge. Một tối chúng tôi ra hồ nói chuyện về thói tật ma túy và trai gái của thế hệ tôi, và Donkey kể rằng ông từng nhậu rất dữ và cưới vợ đến 10 lần. Tôi thật kinh ngạc. "Đừng nhìn chú như vậy", ông ấy nói. "Hồi chú bằng tuổi cháu, mọi việc không giống như bây giờ. Nếu muốn ngủ với nhau, nói yêu nhau là không đủ đâu. Phải cưới mới được!". Tôi phá lên cười và hỏi ông có nhớ hết tên mây bà vợ không. "Nhớ hết, chỉ trừ hai bà". Ông ấy trả lời. Cuộc hôn nhân ngắn nhất? "Có một đêm thôi. Chú tỉnh dậy trong một lữ quán, đầu nhức như búa bổ vì hôm trước uống nhiều quá, bên cạnh có một người phụ nữ lạ. Chú bảo, này cô là ai thế? Cô ta bảo, tôi là vợ ông đây, thằng chó chết! Thế là chú dậy, mặc quần vào và chuồn". Hồi những năm 50, Donkey gặp một phụ nữ khác hẳn những người kia. Ông kể cho cô ây toàn bộ sự thật đời mình và bảo nếu cô ấy cưới ông thì ông sẽ bỏ hẳn rượu. Cô ấy đã đón lấy cơ hội có một không hai ấy, và ông cũng giữ lời hứa trong 25 năm cho đến khi ông mất.

        Marge Mitchell còn giới thiệu tôi với hai thanh niên vừa mới băt đầu giảng dạy ở Hot Springs: Danny Thomason và Jan Biggers. Danny quê ở Hampton, thủ phủ của hạt nhỏ nhất ở Arkansas, và cậu ấy có đủ thứ chuyện về miền quê để chứng tỏ điều này. Khi tôi làm thống đốc, chủ nhật nào chúng tôi cũng cùng hát với nhau trong dàn đồng ca nhà thờ Baptist Immanuel. Em trai và em dâu của cậu ấy, Harry và Linda, trở thành hai trong số những người bạn thân thiết nhất của tôi và Hillary, và đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1992 và trong những năm tôi ở Nhà Trắng.

        Jan Biggers là một cô gái cao, xinh đẹp và nói nhiều, quê ở Tuckerman, đông bắc Arkansas. Tôi thích cô ấy, nhưng cô ấy cũng có nhiều quan điểm kỳ thị bị ảnh hưởng từ nhỏ, mà tôi lại không ưa gì mấy quan điểm đó. Khi tôi rời Oxford, tôi để lại cho cô ấy một thùng đầy những sách về dân quyền và khuyên cô nên đọc hết. Vài tháng sau, cô ấy trốn đi cùng với một giáo viên khác tên John Paschal, chủ tịch của hội NAACP địa phương. Họ đến New Hampshire lập nghiệp, anh chồng làm thầu xây dựng, cô ấy tiếp tục dạy học và có ba con. Khi tôi tranh cử tổng thống, tôi thật vui và ngạc nhiên khi biết Jan là chủ tịch của đảng Dân chủ ở một trong 10 hạt của New Hampshire.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Chín, 2015, 02:34:13 am
        Dù tôi chuẩn bị đi Oxford, tháng 8 vẫn là một trong những tháng điên cuồng nhất của năm 1968, và thật khó mà nhìn được tương lai. Tháng 8 bắt đầu bằng đại hội đảng Cộng hòa ở Miami Beach, nỗ lực nhằm đánh bại Richard Nixon đang nổi lên của thống đốc bang New York Nelson Rockefeller cho thấy cánh ôn hòa trong đảng Cộng hòa đã yếu đi đến nhường nào. Đại hội này cũng là nơi Thống đốc Ronald Reagan bang California lần đầu tiên nổi lên với khả năng trúng cử tổng thống với việc ông ấy quay sang tìm sự ủng hộ của những người bảo thủ đúng nghĩa. Nixon thắng trong lần bỏ phiếu đầu, với 692 phiếu so với 277 của Rockefeller và 182 của Reagan. Thông điệp của Nixon rất đơn giản: ông ta ủng hộ luật pháp và trật tự nội địa Mỹ, ủng hộ hòa bình trong danh dự ở Việt Nam. Dù bão tố chính trị thực sự vẫn còn ở phía trước khi đảng Dân chủ họp ở Chicago, đảng Cộng hòa cũng chịu phần hỗn loạn của mình gây ra bởi lựa chọn phó tổng thống trong liên danh mình là Thống đốc Spiro Agnew bang Maryland, khét tiếng vì quan điểm cứng rắn trước những sự hỗn loạn dân sự. Hảo thủ bóng chày có tên trong nhà huyền thoại Jackie Robinson, người da đen đầu tiên chơi trong các giải lớn, từ chức phụ tá cho Rockefeller vì ông không thể tiếp tục ủng hộ ứng viên Cộng hòa mà theo ông là một "tên phân biệt chủng tộc". Người kế tục Martin Luther King Jr. mục sư Ralph Abernathy, chuyển Chiến dịch của Người nghèo từ Washington xuống Miami Beach với hy vọng gây ảnh hưởng tiến bộ đến đại hội đảng Cộng hòa. Nghị trình làm việc, các bài diễn văn và việc Nixon cầu viện nhóm người cực kỳ bảo thủ làm họ thất vọng. Sau khi Agnew được đề cử tranh chức phó tổng thống, cuộc tụ họp ban đầu là trong hòa bình nhằm đấu tranh xóa nghèo biến thành một cuộc bạo động. Vệ binh quốc gia được gọi đến, và kịch bản chúng ta có thể đoán trước được đã diễn ra: hơi cay, đánh đập, cướp phá, hỏa hoạn. Khi mọi việc chấm dứt, ba người da đen thiệt mạng, và người ta ra lệnh giới nghiêm ba ngày, 250 người khác bị bắt giữ và sau đó được thả ra nhằm bưng bít thói bạo hành của cảnh sát. Nhưng tất cả những rắc rối ấy chỉ làm mạnh thêm con bài luật pháp - trật tự mà Nixon đưa ra trước cái gọi là đa số thầm lặng dân chúng Mỹ - những người kinh hoàng trước những điều họ cho là sự đổ vỡ của đời sống Mỹ.

        Vụ lộn xộn ở Miami chỉ là màn khởi động cho những gì đảng Dân chủ phải đối mặt ở Chicago vào cuối tháng đó. Ngay từ đầu tháng, AI Lowenstein và những người khác đã tìm kiếm một người thay thế cho Humphrey. McCarthy vẫn còn đấy nhưng không có cơ hội thực sự để chiến thắng. Ngày 10 tháng 8, Thượng nghị sĩ George McGovern tuyên bố ra tranh cử, rõ ràng là hy vọng được sự ủng hộ của những người từng ủng hộ Robert Kennedy. Trong khi đó, những người trẻ tuổi chống đối chiến tranh bắt đầu đổ về Chicago. Một số nhỏ dự định gây chuyện thực sự; số còn lại đến để tổ chức nhiều hình thức phản đối ôn hòa khác. Trong số này có cả nhóm Yippies có kế hoạch chuẩn bị một "Ngày hội Cuộc sống" theo phong cách "phản văn hóa", với những người tham gia lúc nào cũng lử khử cần sa; và cả ủy ban Huy động Quốc gia dự định tiến hành một cuộc phản đối bình thường hơn. Nhưng Thị trưởng Richard Daley không mạo hiểm: ông báo động toàn bộ lực lượng cảnh sát, đề nghị thống đốc huy động Vệ binh quốc gia, và chuẩn bị cho cả tình huống xấu nhất.

        Ngày 22 tháng 8, nạn nhân đầu tiên ở kỳ đại hội này, một thanh niên da đỏ 17 tuổi bị cảnh sát bắn vì cho rằng anh ta bắn họ trước, gần công viên Lincoln nơi có đông người tụ họp hàng ngày. Hai ngày sau, một ngàn người biểu tình chống lệnh phải giải tán khỏi công viên vào ban đêm. Hàng trăm cảnh sát xông vào và dùng dùi cui dẹp đám đông và đám đông lúc này cũng lấy đá ném lại, chửi rủa hoặc chạy trốn. Tất cả diễn biến đều được truyền hình ghi lại.

        Tôi chứng kiến Chicago như vậy đây. Thật kỳ lạ. Tôi đã đi Shreveport, Louisiana với Jeff Dwire, người mà mẹ tôi bắt đầu thân thiết và sau đó cưới. Ông ây là một người kỳ lạ: một cựu chiến binh Thế chiến hai ở chiến trường Thái Bình Dương, bị hỏng cơ bụng vì nhảy dù ra khỏi máy bay và đáp xuống một rặng san hô; một thợ mộc giỏi; một người Louisiana có óc hài hước tinh quái; và là chủ một cơ sở chăm sóc sắc đẹp nơi mẹ hay đi làm tóc (trong suốt thời đại học ông ấy từng kiếm sống bằng nghề làm tóc). Ông từng là cầu thủ bóng bầu dục, huấn luyện viên judo, thợ xây nhà, nhân viên bán thiết bị giếng dầu và từng bán cổ phiếu. Ông có gia đình nhưng ly thân với vợ và có ba con gái. Ông cũng từng ngồi tù chín tháng vì lừa đảo chứng khoán. Năm 1956, ông quyên góp 24 ngàn đôla cho một công ty sắp làm phim về các nhân vật thú vị của Oklahoma, trong đó có cả tên gangster Floyd điển trai. Sở Tư pháp Mỹ kết luận công ty này nhận được đồng nào là xài hết đồng ấy, không hề có ý định làm phim gì hết. Jeff nói ông đã rút ra khỏi hoạt động này ngay khi phát hiện đây là trò lừa đảo nhưng không kịp. Tôi tôn trọng ông vì chỉ sau một thời gian ngắn quen nhau, ông đã kể hết những chuyện ấy cho tôi. Dù sự thực có thế nào thì mẹ cũng nghiêm túc với ông và muốn chúng tôi dành thời gian chơi với ông, nên tôi đồng ý đi Louisiana cùng với ông để ông lo công việc trong một công ty bán nhà có đồ đạc sẵn. Shreveport là một thành phố bảo thủ ở tây bắc Louisiana, không xa ranh giới Arkansas, có một tờ báo cực hữu lúc nào cũng đưa tin chấn động về những chuyện tôi đã xem qua truyền hình tối hôm trước. Tình cảnh thật quá kỳ quái, nhưng tôi ngồi dán mắt vào màn hình tivi hàng giờ liền, chỉ ra ngoài vài nơi và đi ăn với Jeff. Tôi cảm thây bị cô lập. Tôi không hòa mình với đám thanh niên đang quậy ầm ĩ và củng không theo phe ông thị trưởng Chicago cùng các chiến thuật cứng rắn của ông ấy cũng như những người ủng hộ ông, trong đó có cả những người tôi cùng lớn lên. Và tôi cũng đau buồn vì đảng của tôi và chính nghĩa tiến bộ của đảng tan vỡ ngay trước mắt mình.

        Bất kỳ hy vọng nào rằng đại hội có thể đoàn kết lại đảng đã bị Tổng thống Johnson làm tiêu tan. Trong tuyên bố đầu tiên từ sau đám tang anh mình, Thượng nghị sĩ Edward Kennedy kêu gọi đơn phương chấm dứt ném bom và đồng loạt rút quân Mỹ và Bắc Việt Nam ra khỏi Nam Việt Nam. Đề nghị của ông dựa trên một nghị trình thỏa hiệp có sự đồng thuận của những người lãnh đạo chiến dịch tranh cử của Humphrey, Kennedy và McCarthy. Khi tướng Creighton Abrams, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Việt Nam, nói với Johnson rằng ngưng ném bom sẽ gây nguy hiểm cho binh sĩ Mỹ, tổng thống yêu cầu Humphrey phải rút lui khỏi thỏa hiệp và Humphrey phải chiều theo. Sau này trong tự truyện của mình, Humphrey viết "Lẽ ra tôi phải giữ vững lập trường... Lẽ ra tôi không nên nhượng bộ". Nhưng ông ấy đã nhượng bộ, và mọi việc vỡ lở.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Chín, 2015, 12:54:56 pm
        Đại hội khai mạc ngày 26 tháng 8. Diễn giả chính là Thượng nghị sĩ Dan Inouye bang Hawaii, một cựu binh Thế chiến hai người Mỹ gốc Nhật. Năm 2000 tôi trao tặng ông Huân chương danh dự quốc hội, một phần thưởng muộn màng để công nhận sự anh hùng mà ông phải trả giá bằng một cánh tay và suýt mất mạng, trong khi những người Mỹ gốc Nhật như ông đang bị dồn vào các trại giam giữ ở nội địa Mỹ. Inouye tuyên bố thông cảm với những người biểu tình và mục tiêu của họ, nhưng kêu gọi họ không nên từ bỏ phương thức đấu tranh ôn hòa. Ông phát biểu chống lại "bạo lực và thói vô chính phủ", nhưng cũng phê phán thói thờ ơ và thành kiến "ẩn đằng sau cái vỏ luật pháp và trật tự", rõ ràng là một cái tát đối với Nixon và có lẽ là cả các chiến thuật của cảnh sát Chicago. Inouye cũng tạo được một sự cân bằng nào đó, nhưng mọi việc đã đổ bể đến mức lời nói của ông không có thể cứu vãn được nữa.

        Đại hội còn bị chia rẽ bởi nhiều thứ khác ngoài chuyện Việt Nam. Một số đoàn đại biểu miền Nam vẫn chống đốì điều lệ đảng cho phép người da đen tham gia quá trình lựa chọn đại biểu, ủy ban lễ tân, trong đó có dân biểu David Pryor của Arkansas, bỏ phiếu chấp nhận đoàn đại biểu tranh chấp của bang Mississippi do nhà hoạt động dân quyền Aaron Henry dẫn đầu. Các đoàn đại biểu miền Nam khác thì ổn định, ngoại trừ đoàn Georgia bị chia đôi, một nửa số ghế dành cho các đại biểu tranh chấp do hạ nghị sĩ tiểu bang trẻ và cũng là chủ tịch NAACP Julian Bond dẫn đầu; và đoàn bang Alabama có 16 đại biểu bị loại ra vì không tuyên bố ủng hộ ứng viên được đề cử của đảng, có lẽ vì Thống đốc bang Alabama George Wallace cũng ra tranh cử với tư cách ứng viên độc lập.

        Dù có những bất đồng như vậy nhưng tiêu điểm của đại hội vẫn là cuộc chiến tranh. McCarthy có vẻ khổ sở, trở lại con người rụt rè của ông ta, châp nhận thất bại, không quan tâm gì đến đám trẻ hàng đêm vẫn bị quấy rối và đánh đập ở công viên Lincoln và công viên Grant vì không chịu giải tán. Trong một nỗ lực cuối cùng để tìm ra một ứng viên mà hầu hết đảng viên Dân chủ chấp nhận được, mọi người, từ AI Lowenstein cho đến thị trưởng Daley, đều giới thiệu Ted Kennedy. Khi Kennedy kiên quyết từ chối, vị trí đề cử của Humphrey mới chắc chắn. Và lúc ấy nghị trình Johnson mong muốn cũng mới chắc chắn với khoảng 60% đại biểu bỏ phiếu ủng hộ.

        Vào tối mà đại hội tuyên bố ứng viên được đề cử, 15 ngàn người tập trung tại công viên Grant để phản đối chiến tranh và lối hành xử cứng rắn của thị trưởng Daley. Sau khi một người biểu tình giật cờ Mỹ xuống, cảnh sát ùa vào đám đông đánh đập và bắt bớ. Khi đám biểu tình đi đến khách sạn Hilton, cảnh sát bắn hơi cay và lại đánh đập họ ở đại lộ Michigan. Mọi diễn biến đều được truyền trực tiếp qua máy truyền hình ở hội trường đại hội. Cả hai phe đều nổi giận. McCarthy cuối cùng cũng phát biểu với những ủng hộ viên của mình ở công viên Grant, tuyên bố với họ rằng ông ta sẽ không bỏ rơi họ và sẽ không chấp nhận Nixon hay Humphrey. Thượng nghị sĩ Abe Ribicoft bang Connecticut trong khi đề cử McGovern đã phê phán "cách hành xử kiểu Gestapo trên đường phố Chicago". Daley nhảy dựng lên, và trước ống kính truyền hình, tung ra một tràng những lời nhục mạ Ribicoff. Các bài diễn văn chấm dứt là đến lúc bỏ phiếu. Humphiey thắng dễ dàng sau khi kiểm phiếu xong vào nửa đêm. Lựa chọn đề cử phó tổng thống của ông ta là Thượng nghị sĩ Edmund Muskie bang Maine cũng dễ dàng được thông qua sau đó. Trong khi ấy, những cuộc biểu tình do Tom Hayden và tay tấu hài da đen Dick Gregory dẫn đầu vẫn tiếp diễn bên ngoài sảnh đại hội. Diễn biến khả quan duy nhất bên trong đại hội, ngoài bài diễn văn của Inouye, là đoạn phim tưởng nhớ Robert Kennedy được chiếu vào cuối ngày và làm các đại biểu đầy cảm động. Tổng thống Johnson đã khôn khéo ra lệnh không được chiếu đoạn phim này trước khi Humphrey được đề cử.

        Sự nhục mạ cuối cùng là sau khi đại hội kết thúc, cảnh sát vẫn còn xông vào khách sạn Hilton đánh đập và bắt giữ vài tình nguyện viên của McCarthy lúc ấy đang ăn tiệc chia tay. Cảnh sát cho là mấy thanh niên này trong khi uống rượu cho quên sầu đã ném đồ vào họ từ phòng ở lầu 15 dành cho nhân viên của McCarthy. Ngày hôm sau, Humphrey hoàn toàn ủng hộ việc Daley xử lý nạn bạo lực "có tính toán" và tuyên bố ông thị trưởng không làm gì sai trái cả.

        Đảng Dân chủ rời Chicago trong tình trạng chia rẽ và xuống tinh thần - tổn thất mới nhất trong một cuộc chiến tranh về quan niệm đã vượt quá những tranh cãi về Việt Nam. Cuộc chiến ấy sẽ thay đổi lại cơ cấu và phe cánh trong chính trị Mỹ cho đến hết thế kỷ và sau đó nữa, và gây khó khăn cho việc tập trung cử tri đoàn vào những vấn đề tác động nhiều nhất đến cuộc sống của họ chứ không phải vào tâm lý họ. Thanh niên biểu tình và những người ủng hộ họ coi ông thị trưởng và cảnh sát là những kẻ ngoan cố ngu dôt, độc đoán và bạo lực. Ông thị trưởng và cảnh sát chủ yếu xuât thân từ dân lao động thì coi bọn thanh niên là bọn nhóc nhà giàu to mồm, vô đạo đức, không yêu nước, mềm yếu và được nuông chiều đên mức không còn coi giới chức ra gì, trong khi lại quá ích kỷ không thèm biết đến những gì cần làm để giữ ổn định xã hội và cũng quá hèn nhát không dám đi Việt Nam chiến đấu.

        Tôi theo dõi tất cả những việc này trong căn phòng khách sạn nhỏ ở Shreveport, tôi hiểu cảm giác của cả hai bên. Tôi chống chiến tranh và chống thói hung bạo của cảnh sát, nhưng việc lớn lên ở Arkansas cũng làm tôi hiểu và tôn trọng những cực nhọc của người phải thi hành phận sự mỗi ngày, và nghi ngờ sâu sắc thói vênh váo tự cho mình là đúng dù là cánh hữu hay cánh tả. Sự cuồng tín của cánh tả vẫn chưa bung ra hết, nhưng nó đã gây ra phản ứng cực đoan từ phía cánh hữu - một phản ứng vững chắc, được hậu thuẫn tài chính dồi dào, thể chế hóa, và ham muốn quyền lực và có khả năng tự bảo tồn.

        Phần lớn cuộc đời làm chính trị của tôi là dùng để tìm cách lấp đầy khoảng cách văn hóa và tâm lý từng bùng lên thành những xung đột ở Chicago. Tôi đã thắng nhiều cuộc bầu cử và tôi nghĩ mình cũng làm được nhiều điều tốt, nhưng tôi càng cố đoàn kết mọi người lại thì điều đó càng làm những kẻ cuồng tín cánh hữu tức tối. Không giống như những thanh niên ở Chicago, bọn họ không muốn nước Mỹ lại thống nhất. Họ có kẻ thù, và họ vẫn luôn muốn có kẻ thù.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Chín, 2015, 04:06:32 pm

        14


        Tôi dành tháng 9 để chuẩn bị nhập học Oxford, chào tạm biệt bạn bè, và theo dõi cuộc tranh cử tổng thống tiếp diễn. Vì đang trong diện nhập ngũ nên tôi liên hệ với chủ tịch ban tuyển quân địa phương - Bill Armstrong để biết bao giờ đến lượt tôi. Mặc dù chế độ hoãn dịch cho sinh viên cao học đã được hủy bỏ hồi mùa xuân trước, nhưng sinh viên vẫn được phép kết thúc học kỳ họ đang học. Oxford có ba học kỳ tám tuần trong một năm, và xen kẽ là hai kỳ nghỉ năm tuần. Tôi được thông báo có thể đến tháng 10 mới bị gọi và tôi có thể học tiếp một học kỳ nữa, tùy thuộc vào chỉ tiêu mà ban tuyển quân địa phương phải đáp ứng. Tôi thực sự muốn đến học ở Oxford, kể cả trường hợp chỉ được học một vài tháng. Quỹ học bổng Rhodes cho phép người ta đi quân dịch xong rồi quay về học tiếp ở Oxford, nhưng vì tôi đã quyết định nằm trong diện quân dịch, và chuyên Việt Nam vẫn chưa biết bao giờ kêt thúc, nên nghĩ đến việc đi học sau đó quả là không khôn ngoan chút nào.

        Về chính trị, mặc dù sau kỳ đại hội ờ Chicago tôi nghĩ chẳng còn hy vọng gì, và Humphrey vẫn theo đuổi chính sách Việt Nam của Lyndon Johnson, nhưng tôi vẫn muốn ông chiến thắng. Nội vấn đề dân quyền cũng đủ để làm vậy. Nạn phân biệt chủng tộc vẫn chia rẽ miền Nam. Theo lệnh của tòa án, người ta dùng xe buýt chở trẻ em đi học chia đều ra các trường nhằm đảm bảo tỷ lệ chủng tộc trong trường ở nhiều hạt. Việc này ngày càng lan rộng và gây chia rẽ ngày càng tăng ở khắp nơi trên đất nước. Thật trớ trêu là việc Wallace ra tranh cử đã tạo cơ hội cho Humphrey, vì hầu hết các cử tri của ông ta thuộc giới ủng hộ việc trường học không hòa hợp chủng tộc và theo trường phái luật pháp và trật tự, và nếu như cuộc đua tranh cử chỉ có hai ứng viên thì họ chắc sẽ bỏ phiếu cho Nixon.

        Xung đột văn hóa vẫn tiếp tục bùng nổ. Những người biểu tình phản chiến nhắm vào Humphrey nhiều hơn là Wallace và Nixon. Phó tổng thống cũng bị coi thường khi tiếp tục chỉ trích cách hành xử của cảnh sát của Thị trưởng Daley trong kỳ đại hội. Dù một cuộc trưng cầu của viện Gallup cho thấy có 56% người Mỹ ủng hộ các biện pháp của cảnh sát đối với những người biểu tình, hầu hết số người này không phải là người theo đảng Dân chủ, đặc biệt là trong cuộc đua ba người, kể cả Wallace. Thêm nữa, trật tự vừa mới được vãn hồi đã lại bị lung lay vì hai cuộc phản đối tại cuộc thi Hoa hậu toàn mỹ ở thành phố Atlantic. Một nhóm người da đen phản đối vì cuộc thi không có thí sinh da đen. Một nhóm nữ quyền cũng phản đối cuộc thi vì cho rằng nó hạ thấp nhân phẩm phụ nữ. Để thuyết phục hơn, một sô phụ nữ còn đốt áo ngực của họ, một chứng cớ hùng hồn đối với nhiều người Mỹ kiểu cũ rằng lần này gay go to rồi.

        Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Nixon có vẻ đang dễ dàng tiến tới chiến thắng. Ông ta công kích Humphrey là yếu và không hiệu quả, và nói càng ít càng tốt về những gì ông ta sẽ làm nếu được bầu tổng thống, ngoại trừ cố gắng thỏa mãn nhóm theo chủ nghĩa phân biệt (và ve vãn cử tri của Wallace) bằng cách hứa hẹn sẽ đảo ngược chính sách cắt ngân sách quỹ liên bang cho các trường học nào từ chối lệnh củạ tòa án liên bang về việc cho học sinh khác màu da học chung. Người đứng chung liên danh với Nixon, Spiro Agnew, là người trực tiếp xông xáo làm việc này với sự trợ giúp của chuyên gia viết diễn văn của ông ta là Pat Buchanan. Giọng điệu khắc nghiệt và những câu nói hớ của ông ta đã trở thành huyền thoại. Đi đâu Humphrey cũng gặp phải những cuộc biểu tình phản đối ồn ào. Đến cuối tháng, các cuộc trưng cầu cho thấy Nixon ổn định với 43%, Humphrey rớt 12 điểm còn 28%, chỉ hơn Wallace 7 điểm lúc này đang giữ 21% số phiếu. Vào ngày cuối cùng của tháng 9, trong cơn tuyệt vọng, Humphrey công khai từ bỏ quan điểm của Tổng thống Johnson về vấn đề Việt Nam và tuyên bố rằng Johnson nên ngừng ném bom Bắc Việt Nam và coi đấy là "nguy cơ chấp nhận được để có hòa bình". Cuối cùng ông ta đã trở về với bản chất thật của mình, nhưng đến lúc đó chỉ còn năm tuần nữa là bầu cử.

        Khi Humphrey đọc bài diễn văn công bố quan điểm của ông ta tôi đang ở New York chuẩn bị lên đường đi Oxford. Tôi và Denise Hyland đã ăn một bữa trưa tuyệt vời với Willie Morris, lúc này là một biên tập viên trẻ của tạp chí Harper. Lúc còn học năm thứ nhất tôi đã từng đọc cuốn tự truyện thú vị của anh: North Toward Home - Lên phương bắc về nhà và trở thành người hâm mộ anh suốt cả đời. Sau khi giành được học bổng Rhodes, tôi viết cho Willie hỏi xem tôi có thể đến thăm anh ở New York được hay không. Mùa xuân năm đó, anh tiếp tôi trong văn phòng ở đại lộ Park. Tôi thấy cuộc gặp gỡ thú vị đến mức trước khi chia tay tôi lại yêu cầu được gặp một lần nữa, và vì lý do nào đấy, có thể vì lịch sự kiểu người miền Nam, anh đã thu xếp thời gian gặp tôi.

        Ngày 4 tháng 10, Denise đi cùng tôi ra cầu cảng 86 trên sông Hudson, nơi tôi sẽ lên tàu SS United States để đi Anh. Tôi biết đích đến của chiếc tàu biển khổng lồ này, nhưng không rõ rồi đây mình sẽ đi tới nơi đâu.

VVào thời đó tàu United States là tàu chạy nhanh nhất, thế nhưng chuyến đi cũng phải mất đến gần một tuần. Đi tàu biển cùng nhau để làm quen là một truyền thống lâu đời của sinh viên học bổng Rhodes. Nhịp lướt êm ái của tàu và những lần ăn tối chung với nhau thực sự cho chúng tôi thời gian biết thêm về nhau (sau khi đã buộc phải "đánh hơi nhau" như những con chó săn no đủ mệt mỏi), gặp gỡ những hành khách khác, và xả bớt áp lực của không khí chính trị nóng bỏng của nước Mỹ. Hầu hết chúng tôi đều còn tử tế đến mức cảm thấy hơi tội lỗi vì thích thú chuyến đi; chúng tôi ngạc nhiên khi gặp những người không mấy ám ảnh về Việt Nam và chính trị trong nước như chúng tôi.

        Cuộc gặp gỡ khác thường nhât của tôi là với Bobby Baker, đệ tử chính trị khét tiếng của Lyndon Johnson, người từng là thư ký °ủa thượng viện khi Tổng thông Johnson còn là lãnh tụ đa sô trong thượng viện. Một năm trước, Baker bị kết tội trốn thuế và một số tội danh khác, nhưng ông ta vẫn được tự do trong lúc kháng án. Baker có vẻ vô tư, thích chính trị và thích giao du với đám sinh viên học bổng Rhodes. Đám sinh viên có lẽ không cảm thấy thế với ông ta. Một số người trong nhóm không biết ông ta là ai; hầu hết những người còn lại coi ông ta là hiện thân của tệ quen biết thối nát của thể chế chính trị. Tôi không đồng tình với những gì ông ta đã làm, nhưng tôi vẫn thấy thu hút bởi những câu chuyện về nội tình mà ông ta rất sẵn lòng chia sẻ. Chỉ cần hỏi một hay hai câu là ông ta kể ngay.

        Ngoại trừ Bobby Baker và tùy tùng, tôi chủ yếu chỉ chơi với các sinh viên học bổng Rhodes và những thanh niên khác trên tàu. Tôi đặc biệt mến Martha Saxton, một nhà văn thông minh, xinh đẹp và đầy cảm hứng. Phần lớn thời gian của cô dành cho một sinh viên khác, nhưng cuối cùng tôi cũng có cơ hội tiếp cận, và khi chuyện lãng mạn của chúng tôi kết thúc, chúng tôi trở thành bạn thân trọn đời. Mới đây cô đã gửi cho tôi cuốn sách mới nhất của mình: Being Good: Women's Moral Values in Early America - Bản chất tốt: Những giá trị đạo đức của phụ nữ ở Mỹ thời sơ khai.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Chín, 2015, 02:31:40 pm
        Một hôm có người mời một số trong chúng tôi đến phòng ông ta để uống cocktail. Trước đó tôi chưa bao giờ uổng và cũng chưa bao giờ muốn uống. Tôi căm ghét những gì rượu đã gây ra với bố tôi, Roger Clinton, và sợ nó cũng có thể ảnh hưởng đến tôi tương tự như vậy. Nhưng tôi nghĩ đã đến lúc phải kết thúc mối lo sợ dai dẳng này. Ông ta hỏi tôi muốn uống gì, tôi nói scotch pha sôđa, thức uống tôi vẫn thường pha cho mọi người lúc làm pha chế rượu trong một vài bữa tiệc riêng ở Georgetown. Tôi không biết mùi vị nó ra sao, và khi nhấp thử tôi chẳng thấy thích chút nào. Hôm sau, tôi thử bour-bon pha nước, thấy khá hơn chút ít. Đến Oxford, tôi thường uống bia, rượu vang và rượu sherry, và khi về nhà, tôi thích uống gin với tonic và mùa hè thì thích uống bia. Trong những năm cuối tuổi 20 và đầu tuổi 30, thỉnh thoảng tôi cũng có quá chén. Từ khi gặp Hillary, chúng tôi thường uống sâmpanh trong những dịp đặc biệt, nhưng may thay, rượu không hề ảnh hưởng xấu đến tôi. Cuối thập niên 70, tôi bị dị ứng với tất cả các loại thức uống có cồn trừ vodka. Xét ra, tôi thấy mừng vì đã thoát khỏi cơn sợ hãi đối với rượu, và cũng thấy nhẹ người khi thấy mình không bị cuốn theo nó. Không có rượu tôi cũng đã có đủ rắc rối rồi.

        Nhưng nói chung chuyến đi này hay nhất là vì những hứa hẹn nó đem lại: giao du với sinh viên được học bổng Rhodes. Tôi cố gắng chơi với tất cả mọi người, nghe họ nói chuyện và học hỏi họ. Rất nhiều người có thành tích học tập đáng nể hơn tôi và một số ít hoạt động tích cực trong phong trào chính trị phản chiến hồi còn ở trường hoặc trong các chiến dịch của McCarthy và Kennedy. Một vài trong số những người tôi thích nhất đã trở thành bạn trọn đời của tôi, và một số đáng kể khác sau này đóng vai trò quan trọng trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi: Tom Williamson, cầu thủ bóng bầu dục da đen của trường Harvard, sau này là cố vấn Bộ Lao động trong nhiệm kỳ đầu tiên của tôi; Rick Stearns - trường Stanford là người đã giới thiệu tôi làm việc cho chiến dịch tranh cử quốc gia của McGovern và được tôi bổ nhiệm làm thẩm phán liên bang ở Boston; Strobe Talbott, chủ bút tờ Yale Daily News, sau này trở thành cố vấn đặc biệt của tôi về Nga và thứ trưởng ngoại giao sau sự nghiệp thành công ở tòa báo Time-, Doug Eakeley, ở cùng nhà với tôi ở trường luật, được tôi bổ nhiệm làm chủ tịch của Tập đoàn Dịch vụ Pháp lý; Alan Bersin, một cầu thủ bóng bầu dục khác của trường Harvard đến từ Brooklyn, người được tôi bổ nhiệm làm công tố viên Mỹ ở San Diego, nơi bây giờ ông là giám thị ở trường trung học; Willie Flecher ở Seattle, tiểu bang Washington, tôi đã bổ nhiệm vào Tòa phúc thẩm khu vực thứ chín (tại Mỹ có 134 khu vực tư pháp, mỗi khu vực bao gồm nhiều tiểu bang và có một tòa phúc thẩm. Tòa phúc thẩm khu vực thứ chín là tòa lớn nhất - ND); và Bob Reich - lúc đó là ngòi nổ sáng giá khơi mào các cuộc tranh luận của nhóm ' sau này là Bộ trưởng lao động trong nhiệm kỳ đầu tiên của tôi. Một người khác là Dennis Blair, sinh viên tốt nghiệp Học viện Hải quân, đã trở thành đô đốc trong Lầu năm góc khi tôi làm Tổng thống và rôi làm chỉ huy các lực lượng ở Thái Bình Dương, nhưng anh ấy làm mọi việc mà không cần tôi giúp gì cả.

        Trong hai năm kế tiếp, tất cả chúng tôi trải nghiệm Oxford theo những cách khác nhau, nhưng chúng tôi cùng chia sẻ sự bất an và lo lắng ở quê nhà Mỹ, yêu mến Oxford đấy song không khỏi băn khoăn rằng chúng tôi đang làm cái quái quỉ gì ở đây. Phần lớn chúng tôi lao vào cuộc sống mới hơn là lên giảng đường. Những cuộc trò chuyện, đọc sách và các chuyên đi dường như quan trọng hơn, đặc biệt đối với những người nghĩ rằng mình đang sống khoảng thời gian vay mượn. Sau hai năm, tỷ lệ người Mỹ trong khóa chúng tôi thực sự nhận được bằng ít hơn bất cứ khóa học nào khác trước đó trong chương trình học bổng Rhodes. Nhưng chúng tôi, theo cách của mình, lòng tràn ngập sự bồng bột của tuổi trẻ, có lẽ đã tự hiểu mình hơn trong thời gian ở Oxford, và cũng hiểu những điều có thể quan trọng đối với cả cuộc đời hơn hầu hết những sinh viên học bổng Rhodes khóa trước.

        Sau năm ngày và một lần dừng ngắn ở Le Havre, cuối cùng chúng tôi đến Southampton, nơi lần đầu tiên chúng tôi có ý niệm về Oxford thông qua con người của Ngài Edgar "Bill" Williams, giám thị của Rhodes House. Ồng đứng đợi chúng tôi ở bến tàu, đầu đội mũ phớt, mặc áo mưa và tay cầm dù, trông ông giống một công tử Ănglê hơn là một người đã từng là giám đốc tình báo của Thống chế Montgomery trong Thế chiến hai.

        Bill Williams lùa chúng tôi lên xe buýt để về Oxford. Trời đã tối và đang mưa nên chúng tôi chẳng thấy gì nhiều. Đến Oxford đã 11 giờ đêm, và cả thành phố tối đen như mực ngoại trừ chút ánh sáng le lói của một xe bán xúc xích, cà phê dở ẹc và đồ ăn nhanh trên đường High Street ngay bên ngoài University College, nơi tôi được chỉ định sẽ học. Xe buýt thả chúng tôi xuống và chúng tôi bước qua cánh cổng vào sân chính của trường có từ thế kỷ 17, ở đó, Douglas Millin, người quản lý trường, đứng đón chúng tôi. Millin là một ông già kỳ quặc, cộc cằn, nhận việc ở trường sau khi ra khỏi hải quân. Ông rất thông minh, nhưng lại luôn cố che giấu điều đó bằng cách thường xuyên chửi bới văng mạng. Ông đặc biệt thích hành hạ những người Mỹ. Những lời đầu tiên của ông mà tôi nghe là nhắm vào Bob Reich, người chỉ cao khoảng 1,5 mét. Ông nói người ta bảo sẽ gửi đến bốn "chàng Mẽo", hóa ra chỉ có ba chàng rưỡi. Ông không bao giờ ngừng giễu cợt chúng tôi, nhưng ẩn đằng sau là một con người khôn ngoan và xét đoán về người khác rât sắc sảo.

        Trong hai năm tiếp theo, tôi dành nhiều thời gian nói chuyện với Douglas. Bằng thứ ngôn ngữ đầy những tiếng lóng Ảnglê, ông dạy cho tôi cách trường đại học thực sự vận hành ra sao, kể cho tôi nghe những câu chuyên về các giáo sư và nhân viên, bàn luận thời sự, kể cả sự khác biệt giữa chiến tranh Việt Nam và Thế chiến hai. Trong 25 năm kế tiếp, bất cứ khi nào có dịp đến Anh tôi đều đến thăm Douglas. Cuối năm 1978, sau khi được bầu làm thống đốc bang Arkansas, lần đầu tôi đưa Hillary đến Anh để nghỉ ngơi. Khi đặt chân đến Oxford, khi bước chân qua cánh cổng trường tôi tự hào ghê lắm. Thế rồi chúng tôi thấy Douglas. Ông không bao giờ bỏ lỡ dịp. "Clinton" - ông nói - "Tôi nghe nói cậu mới được bầu làm vua một vương quốc nào đó chỉ có ba người và một con chó". Tôi yêu mến Douglas Millin.

        Phòng tôi ở phía sau trường, sau lưng thư viện, ở sân Helen's Court, một nơi nhỏ bé kỳ quặc được đặt theo tên vợ một ông thầy của trường. Hai tòa nhà đối diện nhau qua một khoảng sân có tường bao quanh. Tòa nhà bên trái cũ hơn có hai cửa dẫn đến hai dãy phòng sinh viên ở tầng trệt và lầu một. Tôi được phân một phòng bên cánh trái ở lầu hai gần lối ra vào. Phòng tôi có một phòng ngủ nhỏ và một phòng làm việc nhỏ mà thực ra gộp lại thành một phòng lớn. Nhà vệ sinh ở tầng trệt, mỗi lần đi vệ sinh phải đi xuống cầu thang lạnh lẽo. Phòng tắm ở lầu một. Thỉnh thoảng cũng có nước nóng. Tòa nhà hiện đại bên phải dành cho sinh viên cao học, mỗi người được một căn hộ một trệt một lầu. Tháng 10 năm 2001, tôi giúp Chelsea sắp xếp đồ đạc trong căn hộ có phòng ngủ đối diện với căn phòng tôi đã từng ở 33 năm trước. Đó là một trong những khoảnh khắc vô giá khi ánh mặt trời xua đi tất cả những bóng tối của cuộc đời.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Chín, 2015, 08:40:00 am
        Buổi sáng đầu tiên ở Oxford tôi thức dậy và tiếp xúc ngay với rnột trong những thông lệ kỳ lạ của cuộc sống Oxford: ông Archie, tùy viên" của tôi và là người dọn phòng ở Helen's Court. Tôi đã quen tự soạn giường và tự lo cho mình, nhưng dần dà tôi để cho Archie làm công việc mà, tính đến khi "vướng" vào tôi, ông đã làm trong gần 50 năm. Archie là người thầm lặng, tử tế mà tôi và các bạn ngày càng thực sự kính trọng và yêu mến. Vào giáng sinh và các dịp đặc biệt khác, sinh viên thường tặng cho người "tùy viên" một món quà nhỏ, trong giới hạn cho phép của vỏn vẹn 1.700 đôla tiền tiêu xài hàng năm của học bổng Rhodes. Archie đánh tiếng rằng ông thực sự thích vài chai Guinness, một loại bia đen Ireland. Tôi mua cho ông khá nhiều lúc ở Helen's Court và thỉnh thoảng tôi cùng ông làm vài ngụm. Archie rất thích loại bia đó, và nhờ ông tôi cũng thích luôn.

        Cuộc sống ở trường đại học được tổ chức quanh 29 trường nhỏ, lúc bấy giờ vẫn còn nam riêng nữ riêng; có rất ít trường dành cho nữ. Vai trò chính của trường đại học trong cuộc đời sinh viên là cung cấp các bài giảng, mà sinh viên có thể tham dự hoặc không, và tổ chức thi, thường vào cuối kỳ học mỗi môn. Có được bằng hay không, hoặc bằng loại nào hoàn toàn tùy thuộc vào kết quả thi. Muốn học hết tài liệu thì phải tham gia các buổi học nhóm hàng tuần để viết bài luận ngắn về đề tài sẽ thảo luận. Mỗi trường đều có nhà nguyện riêng, phòng ăn, và thư viện. Hầu hết các trường đều có kiến trúc nổi bật; một số có vườn đẹp tuyệt, thậm chí có cả công viên và hồ, hoặc nằm cạnh sông Cherwell chảy bên rìa phía đông thành phố cổ. Ngay dưới Oxford, sông Chervvell chảy vào Isis, một nhánh của sông Thames, con sông rộng lớn định hình phần lớn London.

        Tôi dành phần lớn thời gian của hai tuần đầu tiên để dạo quanh Oxford, một thành phố cổ kính và đẹp đẽ. Tôi khám phá những dòng sông, công viên, những con đường có hàng cây, nhà thờ, những ngôi chợ có mái che, và, tất nhiên, các trường trực thuộc Oxford.

        Mặc dù trường tôi không có sân lớn, và dãy nhà cổ kính nhất cũng chỉ từ thế kỷ 17 nhưng tôi thấy hợp với trường. Vào thế kỷ 14, các sinh viên của trường đã giả mạo tài liệu để chứng minh đây là trường lâu đời nhất của Oxford, có gốc rễ từ thời Alfred Đại đế hồi thế kỷ thứ chín. Tuy nhiên điều không cần phải tranh cãi là trường tôi, hay Univ như mọi người thường gọi, là một trong ba trường lâu đời nhất, được thành lập cùng với Merton và Balliol vào thế kỷ 13. Năm 1292, quy định của trường gồm một loạt những quy định hà khắc, kể cả việc cấm hát tình ca và nói tiếng Anh (quy định bắt phải nói tiếng Latinh - ND). Đôi lần trong các đêm quậy phá gào rú, tôi ước gì đám bạn tôi vẫn phải chịu quy định ấy và bị bắt buộc phải thì thào bằng tiếng Latinh.

        Sinh viên nổi tiếng nhất của trường là Percy Bysshe Shelley ghi danh vào năm 1810, theo ngành hóa. Ông chỉ học được một năm rồi bị đuổi, không phải do ông đã dùng kiến thức mình học được để đặt một máy nấu rượu nhỏ trong phòng ở, mà do bài luận của ông có tên "Sự cần thiết của thuyết vô thần". Năm 1894, Univ đã phục hồi danh dự cho Shelley bằng cách đúc một bức tượng cẩm thạch rất đẹp của nhà thơ quá cố, người đã chết đuối bên bờ biển Ý lúc gần 30 tuổi. Khách tham quan đến trường dù chưa bao giờ đọc thơ của ông, chỉ cần chiêm ngưỡng những vần thơ tuyệt mệnh uyển chuyển của ông cũng có thể hình dung tại sao ông lại có ảnh hưởng đến thế đối với những người trẻ tuổi thời ông còn sống. Vào thế kỷ 20, trong số sinh viên cử nhân và cao học của Univ có ba nhà văn nổi tiếng Stephen spender, c.s. Lewis và V.S.Naipaul; nhà vật lý học vĩ đại Stephen Hawking; hai thủ tướng Anh, Clement Attlee và Harold Wilson; thủ tướng úc Bob Hawke, người vẫn đang giữ kỷ lục uống bia nhanh của trường; diễn viên Michael York; và người đã giết Rasputin, hoàng tử Felix Yusupov.

        Khi bắt đầu tìm hiểu Oxford và nước Anh, tôi cũng cố gắng tiếp tục theo dõi từ xa tiến triển cuộc bầu cử và nóng lòng chờ đợi lá phiếu cho cử tri vắng mặt để tôi có thể gửi đi phiếu bầu tổng thống đầu tiên của mình. Mặc dù bạo lực đô thị và các cuộc biểu tình của sinh viên vẫn tiếp tục nhưng Humphrey đã khá hơn. Sau tuyên bố tách mình khỏi lập trường về vấn đề Việt Nam của LBJ, Humphrey ít bị phản đối hơn và có thêm sự ủng hộ từ giới trẻ. Cuối cùng McCarthy cũng ủng hộ ông ấy, theo kiểu nửa vời rất đặc trưng, nói thêm rằng ông ta sẽ không ra tái tranh cử vào thượng viện năm 1970 hay tổng thống năm 1972 nữa. Trong khi đó, Wallace đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi chỉ định cựu tư lệnh không quân Curtis LeMay làm ứng viên phó tổng thống trong liên danh của mình. LeMay, người đã hối thúc Tổng thống Kennedy ném bom Cuba trong cuộc khủng hoảng tên lửa năm năm trước, ra mắt với tư cách ứng viên bằng tuyên bố rằng bom hạt nhân cũng chỉ là ''một loại vũ khí trong kho vũ khí" và rằng "cũng có lúc sử dụng chúng là hiệu quả nhất". Tuyên bố cúa LeMay khiến Wallace phải lui vào thế thủ và không bao giờ có lại được ưu thế nữa.

        Trong khi đó, Nixon vẫn giữ chiến thuật đang giúp ông tiến đến chiến thắng, né tránh mọi lời mời tranh luận với Humphrey. Nixon chỉ hơi phiền vì tương quan bất lợi cho Spiro Agnew so với đối thủ là Thượng nghị sĩ Muskie trong liên danh của Humphrey, và vì mối lo   ngại rằng Johnson có thể đạt được đột phá "bất ngờ tháng 10" tại hòa đàm Paris với tuyên bố ngừng ném bom. Bây giờ thì chúng ta đã biết cuộc vận động của Nixon có được thông tin tay trong về các cuộc đàm phán do Henry Kissinger cung cấp. Kissinger với vai trò cố vấn của Averell Harriman có liên quan đến hòa đàm Paris đủ để biết việc gì đang diễn ra. Chúng ta cũng biết rằng chỉ huy chiến dịch tranh cử của Nixon, John Mitchell đã thông qua người bạn của Nixon - Anna Chennault - vận động Tổng thống Thiệu của Nam Việt Nam không khuất phục sức ép của LBJ mà ngồi vào bàn đàm phán với Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Nhờ các đoạn băng nghe lén giữa Anna Chennault và Đại sứ Nam Việt Nam ở Washington (Bộ Tư pháp cho phép việc nghe lén này) mà Johnson biết hết các nỗ lực đó của phía Nixon. Cuối cùng, vào ngày cuối cùng của tháng 10, Tổng thống Johnson tuyên bố ngừng ném bom hoàn toàn cũng như việc Hà Nội đồng ý cho Nam Việt Nam tham gia đàm phán, và việc Mỹ chấp thuận vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng.

        Tháng 11 bắt đầu đầy kỳ vọng đối với Humphrey và những người ủng hộ ông. Số người ủng hộ trong các cuộc trưng cầu tăng lên nhanh chóng, và rõ ràng ông ta cho rằng sáng kiến hòa bình sẽ đưa ông lên dẫn đầu. Ngày 2 tháng 11, ngày thứ bảy trước bầu cử, Tổng thống Thiệu tuyên bố không thể đi Paris vì sự có mặt của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Ông ta nói, như thế buộc ông ta phải liên minh chính phủ với cộng sản, và ông ta chỉ đàm phán với Bắc Việt Nam thôi. Phe Nixon nhanh chóng ám chỉ LBJ đã quá vội vàng trong tiến trình đàm phán hòa bình, cố giúp Humphrey mà chưa chuẩn bị chu đáo các giải pháp ngoại giao.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Chín, 2015, 08:46:49 am
        Johnson điên tiết và thông báo cho Humphrey về những nỗ lực phá hoại sáng kiến hòa đàm do Anna Chennault tiến hành thay mặt Nixon. Lúc đó không cần phải giấu giếm dư luận để khỏi mất mặt không tung hê sự việc lên. Bởi vì kết quả trưng cầu cho thấy Nixon sẽ phải đối mặt với cuộc đua sít sao, nên ông nghĩ ông có thể chiến thắng mà không cần dùng đến thủ đoạn đó, và rõ ràng ông cũng lo sự nếu tiết lộ ra có thể lợi cất cập hại vì các sự kiện chưa đủ để chứng minh rằng Nixon biết những gì người khác, trong đó có John Mitchell, đang làm sau lưng và nhân danh ông ta. Tuy vậy, rõ ràng ở đây có chuyện Nixon đã dính líu đến các hành động phản trắc. Johnson rất giận Humphrey. Tôi tin là nếu LBJ tranh cử, ông ta sẽ tung hê thông tin đó ra, và nếu ở tình thế ấy, Nixon cũng chẳng ngần ngại gì mà không làm tương tự.

        Humphrey đã phải trả giá cho sự đắn đo hay sự khó tính đó của mình. Ông thua cuộc, thiếu mất 500.000 phiếu, giảm từ 43,4% xuống còn 42,7% và kém Wallace 13,5%. Nixon giành được 301 phiếu đại cử tri, vượt mức đa số 31 phiếu, với những chiến thắng sít sao ở Illinois và Ohio. Nixon đã thoát nạn với vụ Kissinger-Mitchell- Chennault, nhưng như Jules Witcover suy đoán trong cuốn sách của mình về năm 1968, The Year the Dream Died - Năm Giấc mơ lụi tàn, thì lần thoát hiểm đó có thể phải trả giá đắt hơn người ta tưởng nhiều. Chuyện thoát hiểm này đã làm cho phe Nixon tin rằng họ có thể làm mọi việc trót lọt, kể cả những trò bịp bợm trong vụ Watergate.

        Ngày 1 tháng 11, tôi bắt đầu viết nhật ký bằng một trong hai cuốn sổ bìa da mà Denise Hyland đã tặng tôi ngày rời nước Mỹ. Khi Archie đánh thức tôi dậy để báo tin lành ngừng ném bom, tôi đã viết: "Ước gì hôm nay mình được gặp Thượng nghị sĩ Fulbright - một lần nữa đây là minh chứng cho cuộc đấu tranh không biết mệt mỏi và ngoan cường của ông". Hôm sau tôi đoán việc ngừng bắn có thể dân đến rút quân và tôi có thể không bị động viên, hoặc ít nhất "cho phép các bạn đang tại ngũ của tôi có thể thoát khỏi Việt Nam. Và một số người trong rừng rậm ở đó có thể thoát chết". Tôi không hay biết rằng tổn thất nhân mạng Mỹ ở Việt Nam sẽ còn tăng gấp đôi. Tôi kết thúc hai đoạn nhật ký bằng "ca tụng niềm hy vọng, đã làm nên con người tôi, điều đã ở bên tôi ngay cả vào những đêm như đêm nay khi tôi không còn chút khả năng nào để phân tích và diễn đạt cho mạch lạc". Vâng, tôi còn trẻ và hay cường điệu, nhưng tối đã tin vào điều mà sau này trong bài diễn văn ở đại hội đảng Dân chủ năm 1992 tôi mô tả như "một nơi có tên Hy vọng". Chính điều đó đã giúp tôi tiếp tục đi lên trong suốt cuộc đời.

        Ngày 3 tháng 11, tôi tạm quên cuộc bầu cử để ăn trưa với George Cawkwell, trưởng khoa phụ trách cao học của Univ. Đó là một người to lớn dềnh dàng và trông vẫn ra dáng một ngôi sao bóng bầu dục như trước đây, và là một người được học bổng Rhodes đến từ New Zealand. Ngay trong buổi gặp đầu tiên, Giáo sư Cawkwell đã trách mắng tôi về quyết định thay đổi khóa học. Ngay sau khi đến Oxford, tôi đã ngưng học nhóm PPE bao gồm chính trị, triết học và kinh tế trong chương trình cử nhân để chuyển sang Cử nhân Văn chương ngành Chính trị, môn này bắt buộc tôi phải làm luận án tốt nghiệp 50.000 từ. Tôi đã học hết chương trình PPE vào năm thứ nhất ở Georgetown, và vì có vấn đề quân dịch nên tôi không mong học hết năm thứ hai ở Oxford. Cawkwell cho rằng tôi đã sai lầm nghiêm trọng khi không tham gia các buổi học nhóm hàng tuần, nơi người ta đọc, phê bình và phản biện các bài luận. Phần lớn nhờ những lý lẽ của Cawkwell mà tôi lại đổi môn học, lần này chuyển sang cử nhân triết học ngành Chính trị; chương trình này bao gồm các buổi học nhóm, làm bài luận, thi và luận án ngắn hơn.

        Ngày bầu cử, 5 tháng 11, cũng là ngày Guy Fawkes ở Anh, kỷ niệm lần ông ta định đốt tan nghị viện Anh vào năm 1605. Trong nhật ký, tôi viết: "Mọi người ở Anh đều ăn mừng ngày này; một số vì Fawkes thất bại, một số khác vì ông ta đã cố làm việc đó". Đêm hôm đấy, người Mỹ chúng tôi tụ tập lại ăn tiệc và theo dõi kết quả bầu cử ở Rhodes House. Đám đông phần lớn ủng hộ Humphrey, cổ vũ ông ta liên tục. Chúng tôi đi ngủ mà chẳng biết chuyện gì đã diễn ra ngoại trừ việc Fulbright đã thắng lợi dễ dàng, nhẹ nhõm phần nào vì lần trước ông chỉ vượt qua Jim Johnson và hai đối thủ được biết đến ít hơn với 52% số phiếu bầu. Mọi người ở Rhodes House reo hò khi người ta công bố chiến thắng của ông.

        Ngày 6 tháng 11, chúng tôi biết Nixon đã thắng và như tôi viết trong nhật ký, "bác Raymond và các bạn đã giúp Wallace thắng ở bang Arkansas, lần đầu tiên đi chệch khỏi thông lệ lúc nào cũng bỏ phiếu cho đảng Dân chủ từ khi thành lập bang vào năm 1836... Tôi phải gửi 10 đôla cho bác Raymond vì đã cá với bác hồi tháng 11 năm ngoái rằng Arkansas, bang miền Nam "tự do" nhất không bao giờ bầu cho Wallace, và hóa ra những kẻ "ngụy trí thức" đã sai ("ngụy trí thức" là từ Wallace thích gán cho bất cứ ai tốt nghiệp đại học mà bất đồng quan điểm với ông ta). Tôi đã ghi rằng, không như chính phủ Nam Việt Nam, tôi cực kỳ thất vọng vì "sau tất cả sự việc đã diễn ra, sau cú phục hồi đáng kể của Humphrey, kết cục lại đúng như tôi từng dự cảm hồi tháng 1 năm ngoái: Nixon vào ngồi ở Nhà Trắng".

        Thêm vào nỗi đau khổ đó, phiếu bầu cử tri vắng mặt của tôi không thấy đâu và tôi đã bỏ lỡ cơ hội đầu tiên trong đời được bầu tổng thống. Nhân viên hành chính đã gửi bằng đường bưu điện thường, không phải qua máy bay. Như vậy rẻ hơn nhưng phải mất ba tuần, sau ngày bầu cử khá lâu, tôi mới nhận được.

        Ngày hôm sau, tôi quay lại với cuộc sống thường nhật. Tôi gọi cho mẹ, lúc này đã quyết định lấy Jeff Dwire và có vẻ hạnh phúc đến mức tôi cũng cảm thây vui lây. Và tôi gửi 10 đôla cho bác Raymond và đề nghị rằng nước Mỹ cũng nên có ngày George Wallace tương tự như ngày Guy Fawkes. Ai cũng có thể ăn mừng: một số vì Wallace dám tranh cử tổng thống, số còn lại vì ông ấy tranh cử quá kém như vậy.

        Những ngày cuôl tháng là một loạt những hoạt động làm cho chính trị và Việt Nam tạm lui xuống hàng thứ yếu trong tâm trí tôi. Một thứ sáu nọ, tôi và Rick Stearns đón xe buýt và quá giang xe xuống Wales và quay về, trên đường Rick đọc thơ của Dylan Thomas cho tôi nghe. Đó là lần đầu tiên tôi được nghe "Đừng nhẹ nhàng tan vào đêm đó". Tôi rất thích, và vẫn còn thích bài thơ khi những linh hồn dũng cảm "nổi giận trước ánh sáng lụi tàn".

        Tôi cũng đi vài chuyến với Tom Williamson. Một lần chúng tôi quyết định chơi trò đổi vai cho nhau, tôi đóng vai người nô lệ da đen khúm núm, còn Tom cư xử kiểu ông chủ da trắng phân biệt chủng tộc miền Nam. Khi bác tài xê người Anh tốt bụng dừng xe lại để đón chúng tôi, Tom nói: "Ê, xuống ghế sau ngồi đi". "Vâng, thưa ngài", tôi trả lời. Bác tài xế người Anh nghĩ chúng tôi bị điên.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Chín, 2015, 02:59:04 am
        Hai tuần sau ngày bầu cử, tôi ghi điểm touchdown đầu tiên cho đội bóng bầu dục của Univ. Đó là một sự kiện lớn đối với cựu nhạc công như tôi. Mặc dù không hiểu lắm về ý nghĩa của môn này, tôi vẫn thích bóng bầu dục. Tôi to cao hơn hầu hết các sinh viên Anh và có thể góp sức đáng kể bằng cách ngăn cản đối phương, hoặc đẩy thật mạnh từ hàng thứ hai của "cục người", một đội hình mà cả hai bên đều cố gắng đẩy nhau thật mạnh để giành quả bóng được đặt ở giữa sân cỏ. Một lần chúng tôi đến Cambridge thi đấu. Mặc dù Cambridge có vẻ ôn hòa hơn Oxford, vốn Oxford to và công nghiệp hóa hơn Cambridge, nhưng đối thủ chơi rắn hơn nhiều. Tôi bị một cú vào đầu và chắc là bị choáng. Tôi bảo huân luyện viên rằng tôi bị chóng mặt, nhưng ông nhắc là hết người thay rồi, và nếu tôi ra sân thì đội chúng tôi sẽ bị thiếu người: "Thôi vào sân đi, lao vào ngăn cản người nào cũng được". Dù sao chúng tôi cũng thua, nhưng tôi mừng là đã không rời sân. Bạn luôn có cơ hội miễn là đừng bỏ cuộc.

        Cuối tháng 11, tôi viết bài luận đầu tiên nộp cho thầy giáo, tiến sĩ Zbigniew Pelczynski, một người Ba Lan lưu vong, về vai trò của khủng bố trong chế độ chuyên chế Xô Viết, dự buổi học nhóm đầu tiên, và dự buổi hội thảo hàn lâm đầu tiên. Ngoại trừ một số nỗ lực ít ỏi như vậy, tôi dành phần lớn thời gian còn lại trong tháng để đi đây đó. Tôi đến Stratford-upon-Avon, quê hương của Shakespeare, hai lần để xem những vở kịch của ông, đến London hai lần để thăm Dru Bachman và Ellen McPeake, hai người bạn cũ cùng nhà hồi ở Georgetown của Ann Markusen, đang sống và làm việc ở đây; đến Birmingham để chơi một trận bóng rổ tồi tệ; và đến Derby để diễn thuyết trước học sinh trung học và trả lời những câu hỏi về nước Mỹ nhân dịp kỷ niệm năm năm ngày mất của Tổng thống Kennedy.

        Đầu tháng 12, tôi lên kế hoạch bất ngờ về nhà dự đám cưới của mẹ, trong lòng tràn ngập những linh tính không lành về tương lai của tôi cũng như của mẹ. Nhiều bạn của mẹ rất không hài lòng trước tin mẹ sẽ lấy Jeff Dwire vì ông đã từng vào tù và vì họ nghĩ ông vẫn chưa đáng tin cậy. Tệ hơn nữa, ông vẫn chưa giải quyết xong vụ li dị với bà vợ vốn đã nguội lạnh từ lâu.

        Đồng thời, cảm giác bất an của tôi tăng lên sau khi bạn tôi, Frank Aller, cũng được học bổng Rhodes ở trường Queen ngay đối diện Univ trên đường High Street, vừa nhận được giấy gọi nhập ngũ từ ủy ban tuyển quân có lựa chọn ở Spokane, Washington. Cậu ấy nói với tôi là sẽ về nhà gặp cha mẹ và bạn gái để chuẩn bị cho họ cậu sẽ quyết định từ chối lệnh điều động và ở lại Anh vô thời hạn để khỏi bị đi tù. Frank nghiên cứu về Trung Quốc, hiểu Việt Nam rất rõ, và nghĩ rằng chính sách của chúng ta vừa sai lầm vừa trái đạo lý. Cậu ấy cũng là một người tốt thuộc giới trung lưu và rất yêu nước. Cậu rất đau khổ vì tình thế tiến thoái lưỡng nan này. Tôi và Strobe Talbott sống ở trường Magdalen gần đó cố gắng an ủi và động viên cậu ấy. Frank là người tốt bụng và biết chúng tôi cũng chống chiến tranh như cậu ấy, nên cũng cố an ủi lại chúng tôi. Cậu ấy tỏ ra rất hùng hồn khi nói với tôi rằng, không như cậu ấy, tôi có ước vọng và khả năng tạo sự khác biệt trong chính trị và nếu tôi trốn quân dịch và bỏ lỡ những cơ hội ấy thì thật là sai lầm. Sự hào sảng của cậu ấy chỉ làm cho tôi càng cảm thấy tội lỗi, thể hiện trong những trang nhật ký đầy lo lắng và ray rứt của tôi. Cậu ấy dễ dãi với tôi hơn nhiều so với chính tôi cho phép bản thân mình.

        Ngày 19 tháng 12, tôi hạ cánh xuống Minneapolis dưới trời bão tuyết để gặp Ann Markusen. Cô đã về nhà ở bang Michigan để học bằng tiến sĩ, và cũng giống như tôi, cô ấy hoang mang về tương lai của mình và của hai đứa tôi. Tôi yêu cô ấy, nhưng vào thời điểm đó tôi không chắc chắn chút nào về bản thân mình để có thể cam kết gắn bó với bất cứ ai.

        Ngày 23 tháng 12, tôi bay về nhà. Đúng là mọi người ngạc nhiên. Mẹ khóc mãi không thôi. Mẹ, Jeff và Roger đều có vẻ rất hạnh phúc trước lễ cưới sắp diễn ra, mừng đến mức không còn thời gian la rầy mái tóc dài mới để của tôi. Giáng sinh diễn ra vui vẻ, bất chấp những nỗ lực cuôl cùng của hai người bạn của mẹ cứ một hai bắt tôi phải thuyết phục mẹ đừng cưới Jeff. Tôi mang bốn bông hồng vàng ra mộ cha và cầu cho gia đình cha cũng ủng hộ mẹ và em Roger trong cuộc phiêu lưu mới. Tôi thích Jeff Dwire. Ông thông minh, chăm chỉ, đôi xử tốt với Roger, và rõ ràng có yêu mẹ. Tôi ủng hộ cuộc hôn nhân, và ghi lại rằng "nếu cả người có thiện chí nhưng đây nghi ngờ lẫn người xấu bụng nói đúng về Jeff và mẹ thì cuộc hôn nhân của họ cùng lắm cũng chỉ tệ như các cuộc hôn nhân trước của mẹ hoặc của ông ấy là cùng". Và bỗng nhiên, tôi quên hết tất cả những xáo trộn của năm 1968, năm đảng Dân chủ và đất nước chịu sóng gió; năm chủ nghĩa dân túy bảo thủ đã thay thế chủ nghĩa dân túy cấp tiến như một thế lực nổi bật trong nước; năm mà luật lệ và trật tự lại thành lãnh địa của phe Cộng hòa còn phe Dân chủ lại gắn liền với hỗn loạn, yếu đuối và thiểu số xa rời thực tế và buông thả; năm bắt đầu chuỗi cầm quyền của Nixon, Reagan, rồi Gingrich, rồi George w. Bush. Phản ứng ngược của giới trung lưu sẽ định hình và làm biến dạng nền chính trị Mỹ đến cuối thế kỷ. Chủ nghĩa bảo thủ mới sẽ bị vụ Watergate làm lung lay, nhưng vẫn không bị tiêu diệt. Khi những lý thuyết gia cánh hữu khuyến khích sự bất bình đẳng về kinh tế, phá hủy môi trường và phân hóa xã hội, sự ủng hộ của công chúng đối với nó sẽ suy yếu đi, nhưng vẫn không mất hẳn. Khi chính những sự quá quắt của nó bắt đầu quay trở lại đe dọa nó, phong trào bảo thủ sẽ hứa "tử tế và ôn hòa hơn" hoặc sẽ "thông cảm" hơn, nhưng vẫn tố cáo phe Dân chủ là yếu kém trong các giá trị, tính cách cũng như ý chí. Và chỉ cần có thế cũng đủ khơi dậy phản ứng có thể đoán trước, hầu như giống phản xạ kiểu Pavlov (phản xạ có điều kiện của khoa học gia Pavlov - ND) trong giới cử tri trung lưu da trắng để thành công. Tất nhiên, mọi sự phức tạp hơn thế. Đôi khi những lời chỉ trích phái bảo thủ của đảng Dân chủ cũng hợp lý, và luôn có những nhân vật Cộng hòa ôn hòa và những người bảo thủ có thiện chí hợp tác với đảng Dân chủ để tạo ra những thay đổi tích cực.

        Dù sao đi nữa, những cơn ác mộng ám ảnh của năm 1968 đã tạo ra một vũ đài chính trị nơi tôi và tất cả những chính trị gia cấp tiến khác phải đấu tranh trong suốt sự nghiệp của mình. Có thể, nếu Martin Luther King Jr. và Robert Kennedy còn sống, mọi sự đã khác. Có thể nếu Humphrey sử dụng thông tin về sự can thiệp của Nixon vào hòa đàm Paris thì mọi việc đã khác. Mà cũng có thể không. Dù gì đi nữa, những ai trong chúng ta tin mọi điều tốt của thời thập niên 60 vẫn nhiều hơn cái xấu sẽ vẫn tiếp tục chiến đấu, vẫn được truyền nhiệt huyết bởi những người hùng và giấc mơ thời tuổi trẻ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Chín, 2015, 03:59:12 am
 
        15


        Buổi sáng của năm mới 1969 - tôi mở đầu một năm với một điều vui. Frank Holt vừa tái cử vào Tòa án tối cao chỉ hai năm sau khi ông bị đánh bại trong cuộc đua vào chức thống đốc. Tôi lái xe về Little Rock tham dự buổi 11 tuyên thệ nhậm chức của ông. Đúng như dự đoán, ông khuyên chúng tôi đừng dành thời gian trong năm mới để tham gia buổi lễ khiêm nhường này, nhưng hơn 50 người ủng hộ viên trung thành chúng tôi đã đến. Nhật ký tôi viết: "Tôi bảo ông tôi sẽ không rút lui chỉ vì ông ấy trúng cử". Trớ trêu thay, với tư cách "tân" thẩm phán, ông được phân vào làm việc trong văn phòng cũ của Thẩm phán Jim Johnson.

        Ngày 2 tháng 1, tôi và Joe Newman lái xe đưa mẹ đến Hope để thông báo cho họ hàng còn lại cùa bà về việc bà sẽ cưới Jeff vào ngày hôm sau. Khi về đến nhà, tôi và Joe gỡ tấm bảng đề "Gia đình Roger Clinton" xuống khỏi hộp thư. Joe cười to vẻ giễu cợt và nói: “Gỡ nó xuống dễ dàng thế này kể cũng buồn nhỉ". Bất kể dấu hiệu báo trước bất trắc của số phận thế nào, tôi vẫn thấy cuộc hôn nhân này sẽ ổn thỏa. Tôi đã viết trong nhật ký: "Nếu Jeff là một tên lừa bịp như mọi người vẫn nói thì cứ coi như tôi bị lừa đi".

        Tốì hôm sau, lễ cưới diễn ra ngắn gọn và đơn giản. Bạn của chúng tôi, mục sư John Miles, hướng dẫn cô dâu chú rể thề nguyện. Roger đốt nến. Tôi là chú rể phụ. Sau đó có một bữa tiệc nhỏ, tôi và Carolyn Yeldell chơi nhạc và hát cho khách nghe. Một sô giới chức tôn giáo có thể từ chối làm phép cho đám cưới vì Jeff là người vừa mới li dị. Nhưng John Miles thì không. Ông là một tín đồ Giám lý hay cà khịa, cứng rắn, phóng khoáng, ông tin rằng Chúa Jesus được Đức Chúa Cha của mình phái xuống để cho tất cả chúng ta cơ hội thứ hai.

        Ngày 4 tháng 1, nhờ bạn tôi, Sharon Evans, quen biết Thống đốc Rockefeller, tôi được mời ăn trưa cùng thông đốc tại trang trại của ông ở Petit Jean Mountain. Tỏi thấy Rockefeller thân thiện và có duyên ăn nói. Chúng tôi bàn về Oxford và về việc con trai ông là Winthrop Paul muốn học ở đó Thống đốc muốn tôi giữ liên lạc với Win Paul khi cậu ta bắt đầu theo học ở Pembroke College vào mùa thu. Cậu này ở châu Âu trong phần lớn thời thơ ấu.

        Sau bữa trưa, tôi nói chuyện vui vẻ với Win Paul, sau đó chúng tôi đi xuống phía tây nam để hẹn gặp Tom Campbell, đã lái xe từ Mississippi đến Arkansas, nơi cậu ấy đang học khóa huấn luyện lái máy bay của thủy quân lục chiến. Ba chúng tôi lái xe đến dinh thự của Thống đốc theo lời mời của Win Paul. Tất cả chúng tôi đều rất ấn tượng, và tôi ra về chỉ nghĩ rằng mình vừa mới được thấy một phần quan trọng của lịch sử Arkansas, chứ không nghĩ đây là nơi mà một thập niên sau là nhà của tôi trong 12 năm.

        Ngày 11 tháng 1, tôi về Anh cùng chuyến bay với Tom Williamson và được cậu ấy dạy cho tôi hiểu làm người da đen ở Mỹ là như thế nào; và với Frank Aller, cậu thuật lại cho chúng tôi nghe kỳ nghỉ khó khăn của mình vì ông bố bảo thủ của cậu ấy đã bắt cậu phải cắt tóc, nhưng không trình diện quân dịch, một điều kiện tiên quyết để ăn giáng sinh ở nhà. Quay về Univ, tôi thấy trong đống thư từ của mình có một lá thư quan trọng của người bạn cũ và người cùng được rửa tội - binh nhì thủy quân lục chiến Bert Jeffries. Tôi trích ra đây vài đoạn trong lời nhắn gửi bàng hoàng của cậu ấy:

        ...Bill, tớ đã nhìn thấy nhiều thứ và trải qua nhiều chuyện mà nhiều người có suy nghĩ chân chính không bao giờ muốn thấy hay trải qua. Ở đây, họ ăn thua đủ lắm. Hoặc thắng hoặc thua. Thật chẳng phải là cảnh hay ho khi phải chứng kiến người bạn sống cùng và thân thiết với cậu chết ngay bên cạnh mình và cậu biết rõ là vì lý do không tốt đẹp gì. Và cậu nhận ra rằng cũng có thể đó là cậu lắm chứ.

        Tớ phục vụ cho một trung tá. Tớ là vệ sĩ của ông ây Ngày 21 tháng 11, bọn tớ đến một nơi gọi là Winchester. Trực thăng thả cả bọn xuống và ông trung tá, tớ cùng hai người nữa bắt đầu xem xét xung quanh... có hai lính Bắc Việt ở trong lô cốt bắn vào bọn tớ... Ông trung tá và hai người kia đều trúng đạn. Bill, hôm đó tớ đã cầu nguyện. May thay tớ đã hạ hai đối phương trước khi họ hạ tớ. Hôm đó tớ giết người lần đầu tiên. Bill ơi, thật là một cảm giác tồi tệ khi biết rằng cậu cướp đi sinh mạng của người khác. Một cảm giác bệnh hoạn. Và lúc đó cậu nhận thấy biết đâu chính cậu cũng có thể bị giết dễ dàng như vậy.


        Hôm sau, ngày 13 tháng 1, tôi đi London để khám quân dịch. Ông bác sĩ tuyên bố, theo những dòng ghi chú điệu đà trong nhật ký của tôi, rằng tôi là "một trong những loại người khỏe mạnh nhất của thế giới phương Tây, có thể đem trưng bày trong các trường y khoa, triển lãm, sở thú, vũ hội hóa trang, và các trại huấn luyện tân binh". Ngày 15, tôi xem vở A Delicate Balance - Sự Cân bằng Tinh tế của Edward Albee và đó là "vụ việc kỳ dị thứ hai của tôi trong vài ngày". Các nhân vật của Albee buộc khán giả phải "tự hỏi liệu một ngày nào đó gần kết cục, họ không còn thức dậy nữa và thấy mình trống rỗng và hoảng sợ hay không". Tôi đã bắt đầu tự hỏi mình câu đó.

        Tổng thống Nixon tuyên thệ nhậm chức ngày 20 tháng 1. Bài diễn văn của ông ta là một nỗ lực hòa giải, nhưng nó "làm tôi thấy hờ hững, những rao giảng tôn giáo và đạo đức của tầng lớp trung lưu tốt bụng kiểu xưa. Những thứ ấy được coi là sẽ giải quyết vấn đề của chúng ta với người châu Á vốn không có truyền thống Thiên chúa; với những người cộng sản không tin Chúa trời; với người da đen vốn bị những người da trắng kính Chúa chèn ép nhiều đến mức giữa họ hầu như không còn điểm gì là chung nữa; và với đám trẻ vốn được nghe đi nghe lại những bài thuyết giảng giả tạo nhiều lần đến mức họ thích thuốc phiện hơn là những ảo tưởng tự dối gạt mình một cách trơ trẽn của người lớn hơn". Thật trớ trêu, tôi cũng tin vào Thiên chúa và những giá trị đạo đức của tầng lớp trung lưu; chẳng qua những giá trị ấy không biến tôi thành những người như họ mà thôi. Tôi nghĩ sống theo những nguyên tắc tôn giáo và chính trị thực sự của mình đòi hỏi chúng tôi đi sâu và xa hơn Nixon.

        Tôi quyết định quay lại cuộc sống của mình ở Anh trong quãng thời gian còn lại. Tôi tham dự buổi tranh luận đầu tiên ở Liên đoàn Oxford - Giải đáp: con người tạo ra Chúa trời bằng hình ảnh của chính mình, "một đề tài màu mỡ nhưng chưa được cày bừa đầy đủ". Tôi lên phía bắc, tới Manchester, và ngây ngất trước cảnh đẹp của vùng quê nước Anh "được bao quanh bởi những bức tường đá cổ mà không có cảnh bùn đất xi măng đạn cối". Có một buổi thảo luận về "Đa nguyên như một Khái niệm của Lý thuyết Dân chủ" mà tôi thấy hết sức buồn tẻ, chỉ là một nỗ lực nữa để "giải thích bằng những thuật ngữ rườm rà hơn (vì thế có ý nghĩa hơn, tất nhiên) về những gì đang diễn ra trước mắt chúng ta... Chỉ là đàn gảy tai trâu đối với tôi vì tôi chẳng phải gốc trí thức, cũng không phải là người hay khái niệm hóa sự thực, và tôi đoán là mình chỉ đơn giản là không đủ thông minh để tham gia vào đám đông lẹ làng này".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Chín, 2015, 12:40:02 am
        Ngày 27 tháng 1, sự thật phũ phàng lại lộ diện lần nữa khi vài đứa chúng tôi tổ chức bữa tiệc cho Frank Aller nhân ngày cậụ ấy chính thức trở thành người kháng lệnh quân dịch, "bước đi trên con đường rộng mở duy nhất". Dù có vodka, nâng ly chúc tụng, nỗ lực pha trò, bữa tiệc vẫn bị phá sản. Ngay cả Bob Reich vốn lẹ miệng nhất trong chúng tôi cũng không cứu vãn được. Chúng tôi không thể cất nổi gánh nặng khỏi vai Frank, "trong chuyện này, vào ngày cậu hành động theo đúng như lời cậu ấy đã hứa". Hôm sau, Strobe Talbott, lúc ấy tình trạng quân dịch đang là hạng 1-Y do một chấn thương cũ khi còn chơi bóng, đã thực sự không còn phù hợp với quân ngũ khi bị gậy đánh bóng của John Isaacson đập vào kính ở sân banh tại Univ. Bác sĩ đã mất hai tiếng để lấy mảnh kính vỡ ra khỏi võng mạc của cậu ấy. Talbott phục hồi và tiếp tục sống 35 năm tiếp theo, nhìn thấy những thứ hầu hết chúng tôi không thấy.

        Trong một thời gian dài, tháng 2 là tháng khó khăn đối với tôi, vì phải chống chọi với những ngày u ám và mong mỏi chờ mùa xuân đến. Tháng 2 đầu tiên của tôi ở Oxford cũng hăng hái ra trò. Tôi chống chọi bằng cách lao vào đọc sách, một việc tôi làm rất nhiều ở Oxford, không theo một thứ tự đặc biệt nào ngoài những gì ngành học của tôi yêu cầu. Tôi đọc hàng trăm cuốn sách. Tháng đó tôi đọc North Toward Home - Lên phương Bắc về nhà của Willie Morris vì nó giúp tôi hiểu được gốc rễ của mình và "phần thiện của bản thân". Tôi đọc Soul on Ice - Tâm hồn trên băng giá của Eldridge Cleaver và nghiền ngẫm ý nghĩa của tâm hồn. "Tâm hồn là từ tôi xài đủ nhiều để là người da đen, nhưng tất nhiên, tôi thỉnh thoảng lại nghĩ rằng thật không may, tôi không phải là người da đen... Tâm hồn: tôi biết đó là gì - đó là nơi tôi cảm nhận sự vật; nó làm tôi xúc động; nó làm tôi thành người, và khi tôi cho nó tạm ngưng hoạt động thì tôi biết ngay rằng tôi sẽ chết nếu không lấy lại được nó". Lúc đó tôi lo sợ mình đang đánh mất tâm hồn.

        Những trăn trở của tôi với lệnh quân dịch làm sống lại những nghi ngờ từ lâu rằng liệu tôi phải là, hay có thể trở thành, người thực sự tốt hay không. Có vẻ như nhiều người lớn lên trong hoàn cảnh ngặt ngoèo thường tự trách mình một cách vô thức và cảm thấy mình không xứng đáng được một số phận sáng sủa hơn. Tôi nghĩ đó là kết quả của việc sống hai cuộc đời song song, một cuộc sống bề ngoài tự nhiên bình thường, và một cuộc sống bên trong chất chứa những bí mật. Hồi nhỏ, cuộc sống bề ngoài của tôi đầy bạn bè và lúc nào cũng vui vẻ, chỉ biết học và làm việc. Cuộc sống bên trong lại ngập tràn những bất an, giận dữ, mối lo sợ về bạo lực lúc nào cũng thường trực. Không ai có thể sống hai cuộc sống song song một cách hoàn toàn thành công; hai cuộc sống đó rồi sẽ phải đụng nhau. Ở Georgetown, khi mối đe dọa về thói bạo lực của bô tan dần rồi biến mất, tôi đã có thể sống một cuộc đời nhất quán hơn. Bây giờ tình thế tiến thoái lưỡng nan trong chuyên quân dịch đã khơi lại cuộc sống bên trong của tôi. Bên dưới cuộc sống bề ngoài mới mẻ và sôi động của tôi, những bóng ma cũ về sự nghi ngờ bản thân và sự tàn phá đầy đe dọa đã ngóc đầu dậy.

        Tôi phải tiếp tục vật vã để kết hợp hai cuộc đời song song, hợp nhất tâm trí, thân thể và tinh thần. Đồng thời, tôi cố gắng làm cho cuộc sống bề ngoài của mình càng sáng sủa càng tốt, và phải đứng vững trước những hiểm nguy và giảm bớt những đau đớn của cuộc sống bên trong. Điều này có thể giải thích lòng ngưỡng mộ vô bờ của tôi đối với lòng quả cảm của các binh sĩ và những người đã không ngại nguy hiểm sinh mạng mình cho những mục tiêu cao quý, và lòng căm thù theo bản năng của tôi trước bạo lực và thói cư xử tàn tệ; lòng đam mê được phục vụ công chúng của tôi và lòng cảm thông sâu sắc trước những vấn nạn của người khác; cảm giác khuây khỏa tôi tìm thấy khi có người ở bên cũng như việc phải khó khăn lắm tôi mới để cho ai đó chạm đến những điều sâu kín nhất trong cuộc sống nội tâm của mình. Ở đó là một khoảng đen tối.

        Trước đây tôi đã từng tuyệt vọng, nhưng chưa bao giờ như lần này. Như đã nói, lần đầu tiên tôi biết tự ý thức những tình cảm này luôn lùng bùng bên trong tâm tính vui vẻ và bề ngoài lạc quan của mình từ khi tôi còn học ở trung học, hơn năm năm trước khi tôi đến Oxford. Đó là khi tôi viết bài luận tự bạch trong giờ Anh văn của cô VVarneke, nói về "những sự ghê tởm" đang "nổi lên như bão trong trí óc tôi".

        Vào tháng 2 năm 1969, những cơn bão ấy đang gào thét, và tôi cố gắng chế ngự chúng bằng cách đọc sách, đi chơi và dành nhiều thời gian đi với những con người thú vị. Tôi thường gặp nhiều người như vậy tại số 9 Bolton Gardens ở London, một căn hộ rộng rãi đã trở thành nhà thứ hai của tôi ngoài Oxford trong nhiều dịp cuối tuần. Sinh sống ở đó là David Edwards, người một đêm nọ xuất hiện ở Helen's Court cùng với Dru Bachman, một người cùng nhà thời ở Georgetown của Ann Markusen, trong bộ quần áo zoot (một loại y phục áo dài, quần thụng túm gấu, thường thấy ở người Mỹ gốc Phi, Mexico và Philippines thập niên 30 và 40 - ND), áo dài đến đầu gối, áo khoác dài thượt có rất nhiều túi và nút, quần loe. Trước đó, tôi mới chỉ thấy bộ quần áo zoot trong phim. Nơi ở của David ở Bolton Gardens trở thành căn nhà mở cho một tập hợp lỏng lẻo thanh niên Mỹ, Anh và những người khác đến và đi khỏi London. Ở đây rất hay tổ chức ăn uống và tiệc tùng, thường do David bao vì anh này có nhiều tiền hơn lũ còn lại chúng tôi và hết sức hào phóng.

        Tôi còn dành rất nhiều thời gian một mình ở Oxford. Tôi thích đọc sách một mình và đặc biệt xúc động về đoạn trích The People, Yes - Con ngiiời, Vâng của Carl Sandburg:

        Nói anh ấy hãy thường xuyên ở một mình và tự suy xét Và trên hết là đừng bao giờ nói dối anh ấy về chính anh ây
        Nói với anh ấy rằng cô độc là sáng tạo nếu anh mạnh mẽ và những quyết định cuối cùng được đưa ra trong những căn phòng yên lặng.
        Anh sẽ cô đơn
        đủ để có thời gian
        làm việc mà anh biết là việc của mình.


        Sandburg làm tôi nghĩ có một điều gì đó tốt đẹp sẽ đến sau bao băn khoăn và lo lắng. Tôi luôn luôn ở một mình, và là đứa bé cô đơn cho đến tận năm lên 10, trong khi cả bố mẹ đều đi làm. Khi tôi bước vào cuộc sống chính trị, một trong những huyền thoại thú vị được lưu truyền bởi những người không biết gì về tôi rằng tôi rất ghét phải ở một mình, có thể vì tôi thích được ở bên cạnh người khác, từ đám đông cho đến những bữa ăn tối ít người và đánh bài với bạn bè. Khi là tổng thống, tôi gắng thu xếp thời gian biểu sao cho mình có vài giờ trong ngày một mình để suy nghĩ, hồi tưởng, lên kế hoạch hay không làm gì hết. Tôi thường ngủ ít đi để có thêm thời gian ở một mình. Ở Oxford, tôi ở một mình rất nhiều và tôi dành thời gian làm cái việc suy ngẫm mà Sandburg cho rằng muốn có cuộc sống tốt đẹp thì cần phải có.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Chín, 2015, 05:24:20 am
        Vào tháng 3 khi mùa xuân đến, tinh thần tôi cũng phấn chấn theo thời tiết. Trong kỳ nghỉ năm tuần, tôi đến lục địa châu Âu lần đầu tiên, đáp tàu hỏa đến Dover để ngắm những ghềnh đá trắng, đến Bỉ bằng phà, từ đó qua Cologne, Đức. Lúc 9 giờ 30 tối, tôi bước ra khỏi nhà ga dưới bóng mát của nhà thờ trung cổ hoành tráng nằm ngay trên đồi, và hiểu vì sao các phi công Đồng minh trong Thế chiến hai đã liều mạng tránh phá hủy nó bằng cách cô gắng hết sức bay thâp khi ném bom cây cầu đường sắt bắc qua sông Rhine, ở nhà thờ này tôi thấy mình gần với Chúa trời, và sau này mỗi khi quay lại tôi đều cảm thấy thế. Sáng hôm sau, tôi hẹn Rick Stearns, Ann Markusen và người bạn Đức Rudy Lowe tôi quen năm 1967 trong hội nghị CONTAC ở Washington, D.C. để cùng đi tham quan Bavaria. Ở Bamberg, quê hương có hàng ngàn năm tuổi của Rudy, anh ấy đưa tôi đến thăm biên giới với Đông Đức gần đó, nơi có một người lính Đông Đức đứng gác trên chòi cao sau hàng rào thép gai ở bìa rừng Bavaria.

        Khi tôi đang đi du lịch thì Tổng thống Eisenhower, "một trong những mảnh còn sót lại cuối cùng của Giấc mơ Mỹ", qua đời. Và mối quan hệ của tôi với Ann Markusen cũng thế, một tổn thất do thời đại và do tôi chưa thể cam kết gắn bó. Phải rất lâu sau chúng tôi mới nối lại quan hệ bạn bè với nhau.

        Quay về Oxford, George Kennan đến diễn thuyết. Kennan có nhiều điều chất chứa về chính sách Việt Nam của nước Mỹ, tôi và các bạn hăm hở đến nghe. Thật không may, lần này ông tránh xa chuyện chính sách đối ngoại, mà sa vào công kích kịch liệt các buổi biểu tình của sinh viên và toàn bộ trào lưu "phản văn hóa" chống đối chiến tranh. Sau khi một số bạn tôi, đặc biệt là Tom Williamson, lên tranh luận với ông ta thì buổi diễn thuyết kết thúc. Phản ứng đồng lòng của chúng tôi gần như có thể tóm tắt bằng lời bình luận khôi hài của Alan Bersin: "Sách hay hơn phim".

        Vài ngày sau, tôi có một bữa ăn tối và tranh luận thật lý thú với Rick Stearns, người có lẽ trưởng thành và hiểu biết nhất về chính trị trong chúng tôi. Trong nhật ký tôi đã ghi rằng Rick "đã đập tan việc chống đối quân dịch của tôi", và lập luận rằng việc chấm dứt chế độ quân dịch sẽ buộc người nghèo càng phải chịu gánh nặng lớn hơn. Thay vì như vậy, "Stearns muốn có chế độ quân dịch toàn quốc với nhiều cách thức để thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhưng phải định ra thời gian đi quân dịch ngắn hơn và lương cao hơn để giữ lực lượng quân sự ở mức có thể chấp nhận được. Cậu ấy tin rằng tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng người nghèo, phải có nghĩa vụ cộng đồng". Đó chính là những hạt giống để hơn 20 năm sau, trong chiến dịch tranh cử đầu tiên của tôi, kết trái thành đề nghị của tôi về chương trình phục vụ cộng đồng toàn quốc dành cho thanh niên.

        Vào mùa xuân năm 1969, nghĩa vụ toàn quốc duy nhất lúc đó chỉ có nghĩa vụ quân sự, và phạm vi của nó được đo bằng một thuật ngữ nhẫn tâm "đếm xác". Đến giữa tháng 4, việc đếm xác đó đã đếm luôn cả người bạn thời niên thiếu của tôi là Bert Jeffries Đa đớn trước biến cố đó, vợ anh đã sinh non, và đứa trẻ, cũng như tôi lớn lên mà chỉ được nghe kể kỷ niệm về cha mình. Khi Bert chết an đang phục vụ trong thủy quân lục chiến với hai người bạn thân Hot Springs là Ira Stone và Duke Watts. Gia đình anh được chọn một người đưa xác anh về nhà, một lựa chọn mang tính sinh tử vì theo quy định của quân đội thì người đó không phải quay lại chiến trường. Họ đã chọn Ira vì anh đã bị thương ba lần, và một phần vì Duke di từng thoát chết trong đường tơ kẽ tóc khi ấy chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ hết hạn phục vụ. Tôi khóc cho bạn mình, và lại tự hỏi rằnị quyết định đi học ở Oxford của tôi là do tham sống hay do phản đối chiến tranh. Tôi ghi vào nhật ký rằng "đặc quyền được sống về hoãn dịch... là không thể biện minh, nhưng có lẽ rủi thay, sống với đặc quyền này thật khó khăn".

        Ở quê nhà Mỹ, phong trào phản chiến tiếp tục không ngừng. Năm 1969, 448 trường đại học đã bãi khóa hoặc bắt buộc phải đóng cửa. Ngày 22 tháng 4, tôi rất ngạc nhiên khi đọc trên tờ The Guardian rằng Ed Whitfield ở Little Rock đã dẫn một nhóm người da đen có vũ trang xông vào chiếm một tòa nhà trong trường Đại học Cornell ở Ithaca, New York. Chỉ mới mùa hè trước, Ed còn bị nhóm da đen vũ trang ở Little Rock chỉ trích khi chúng tôi cùng làm việc giúp Fulbright tái đắc cử.

        Một tuần sau, ngày 30 tháng 4, chiến tranh đã gõ cửa nhà tôi bằng một cách kỳ quặc điển hình cho thời kỳ lạ lùng ấy. Tôi nhận được thông báo quân dịch: tôi phải trình diện vào ngày 21 tháng 4. Rõ ràng là giấy được gửi đi từ ngày 1 tháng 4, nhưng cũng như phiếu bầu cử tri vắng mặt vài tháng trước, nó được gửi đi bằng đường bộ. Tôi gọi về nhà để chắc chắn ban tuyển quân đã biết tôi vắng mặt chín ngày và hỏi xem tôi phải làm gì. Họ nói gửi thư bằng đường bộ là lỗi của họ, và bên cạnh đó, theo luật tôi được kết thúc nôt khóa học, vì thế tôi được hướng dẫn là khi học xong thì về nhà đê được giao nhiệm vụ.

        Tôi quyết định tận hưởng nốt thời gian còn lại của mình ở Oxford, nhấm nháp từng khoảnh khắc trong những ngày dài của mùa xuân nước Anh. Tôi đến ngôi làng nhỏ có tên Stoke Poges để tham quan sân nhà thờ tuyệt đẹp nơi chôn Thomas Gray và đọc những dòng thơ "Khúc bi thảm viết ở sân nhà thờ quê" của ông, sau đó đến London coi hòa nhạc và thăm Nghĩa trang Highgate nơi Karl Marx được chôn dưới bức tượng bán thân đầy quyền năng giống như ông. Tôi cố dành thời gian nhiều nhất có thể ở bên những bạn học bổng Rhodes khác, đặc biệt là Strobe Talbott và Rick Stearns mà tôi vẫn đang học hỏi. Trong khi ăn sáng tại quán George, một quán cà phê kiểu cũ trên lầu hai của chợ Oxford có mái che, tôi và Paul Parish bàn với nhau về đơn xin từ chốì quân dịch có ý thức của cậu ấy, và tôi ủng hộ bằng cách viết thư gửi cho ban tuyển quân.

        Cuối tháng 5, tôi cùng với Paul Parish và bạn gái cậu ấy, Sara Maitland, một phụ nữ Scotland sắc sảo và tuyệt vời sau này trở thành nhà văn khá, đến Royal Albert Hall ở London để nghe ca sĩ nhà thờ lừng danh Mahalia Jackson hát. Cô ấy thật tuyệt vời với chất giọng âm vang và một niềm tin mãnh liệt và trong sáng. Cuối buổi hòa nhạc, các khán giả trẻ vây quanh sân khấu và la hét kêu gọi ca sĩ tiếp tục biểu diễn. Họ vẫn khao khát tin vào những gì lớn lao hơn chính họ. Và tôi cũng thế.

        Ngày 28 tôi tổ chức tiệc chia tay các bạn ở Univ: bạn học ở trường tôi từng cùng chơi bóng bầu dục và ăn nhậu; Douglas và các lao công khác trong trường; Archie; thầy giám thị và cô Williams; George Cawkwell; và một nhóm hổ lốn những sinh viên Mỹ, Ân, Caribê và Nam Phi mà tôi quen biết. Tôi chỉ muôn cảm ơn họ vì đã là một phần lớn trong thời gian tôi ở Oxford. Bạn bè tặng tôi nhiều món quà chia tay: một cây gậy, một cái nón len kiểu Anh, cuốn Madama Bovary - Bà Bovary bìa mềm của Flaubert, tôi vẫn còn giữ.

        Tôi dành phần đầu tháng 6 để thăm thú Paris. Tôi không muốn về nhà mà chưa kịp thăm Paris. Tôi lấy một phòng ở khu Latinh, đọc nốt cuốn Down and Out in Paris and London - Bần cùng ở London và Paris của George Orwell, và thăm hết các thắng cảnh, kể cả đài kỷ niệm Holocaust (tưởng niệm những người Do Thái bị Đức Quốc xã giết trong Thế chiến hai - ND) ngay sau lưng nhà thờ Đức Bà. Rất dễ bỏ qua nơi này nhưng bỏ công tìm kiếm thì quả là xứng đáng. Cứ đi xuống thang ở cuối đảo sẽ đến một khoảng không gian nhỏ, quay lại, và bạn sẽ thấy mình đang đứng trước một phòng hơi ngạt nhỏ.

        Người hướng dẫn và đi cùng tôi trong chuyến này là Alice Chamberlin, người tôi quen qua đám bạn ở London. Chúng tôi đi ngang qua khu Tuileries, dừng lại ở bên hồ ngắm trẻ con chơi thuyền buồm nhỏ của chúng; ăn các món rẻ mà thú vị của Việt Nam Algerie, Ethiopie, và Tây Ân; ngắm nhìn đồi Montmartre; và thăm nhà thờ Sacré Coeur - nơi tôi vừa tôn kính vừa khôi hài đốt một ngọn nến cho bạn tôi, tiến sĩ Victor Bennett vừa mới chết mấy ngày trước và dù là người tài giỏi nhưng lại chống Công giáo một cách mù quáng. Tôi cố gắng bao biện cho anh. Tôi chỉ có thể làm được như thế so với những gì anh ấy đã làm cho mẹ, bố và tôi.

        Khi tôi quay về Oxford đúng vào mùa mà trời hầu như lúc nào cũng sáng. Một lần vào sáng sớm, các bạn người Anh dẫn tôi lên mái nhà của một tòa nhà của Univ để ngắm mặt trời mọc trên quang cảnh Oxford. Chúng tôi phấn khích đến mức xông cả vào nhà bếp của Univ lấy bánh mì, cà chua và phô mai rồi quay về phòng tôi ăn sáng.

        Ngày 24 tháng 6, tôi đến chào tạm biệt Bill Williams. Ông chúc tôi may mắn và nói ông chờ đợi tôi trở thành "một tay cựu sinh viên vênh váo và nhiệt tình đến phát ớn". Đêm đó tôi ăn bữa tối cuối cùng ở Oxford tại quán rượu với Tom Williams và các bạn của cậu ấy. Ngày 25, tôi từ biệt Oxford - lúc ấy tôi tưởng đây là lần vĩnh biệt luôn. Tôi đến London gặp Frank, Mary và Lyda Holt. Sau khi chúng tôi đến dự phiên họp tối của nghị viện, rồi ông thẩm phán và bà Holt về nhà thì tôi đưa Lyda đến gặp một số người bạn cùng ăn bữa tối cuối cùng ở Anh, ngủ vài tiếng ở chỗ David Edwards, sau đó dậy sớm và ra sân bay cùng sáu người bạn tiễn tôi. Không biết đến bao giờ và liệu chúng tôi có gặp lại nhau hay không. Tôi ôm từ biệt họ và chạy về phía máy bay.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Chín, 2015, 02:26:43 pm
 
        16

        Tôi đến New York lúc 9 giờ 45 tối, trễ chín tiếng vì máy bay cả hai đầu đều đến trễ. Về đến Manhattan đã quá nửa đêm nên tôi quyết định thức luôn tới sáng chờ chuyến bay sớm nhất. Tôi đánh thức Martha Saxton dậy và chúng tôi nói chuyện suốt hai giờ đồng hồ ở bậc thềm trước cửa nơi cô ở tại Upper West Side, sau đó tôi đến một cửa tiệm và ăn chiếc bánh hamburger ngon đầu tiên trong nhiều tháng qua, nói chuyện với hai ông tài xế taxi, đọc What is History? - Lịch sử là gì? của E.H.Carr, và suy nghĩ về năm khác thường mà tôi vừa trải qua và những gì chờ đợi ở phía trước. Và tôi ngắm nghía món quà chia tay dễ thương nhất: hai tấm thiệp nhỏ cổ hàng chữ tiếng Pháp "L'Amitie" và "Sympathie". Đó là quà tặng của Anik Alexis, một phụ nữ da đen rất đẹp người vùng Caribe sống ở Paris và đang hẹn hò với Tom Williams. Nikki đã để dành những tấm thiệp này được tám năm, từ hồi còn học trung học. Tôi rất quý chúng vì chúng thể hiện những món quà mà tôi đã trao đi, chia sẻ và nhận được từ người khác. Tôi đã lồng kiếng những tấm thiệp này và trong suốt 35 năm qua, mỗi lần sống ở đâu tôi đều treo chúng lên.

        Tôi rời quán ăn đêm với gần 20 đôla trong túi để về Arkansas, nhưng tôi viết ở trang cuối cùng trong nhật ký rằng tôi cảm thấy mình như "một người giàu có thực sự, đầy may mắn, nhiều bạn bè, và hy vọng và niềm tin cụ thể hơn chút ít và suy nghĩ rõ ràng hơn con người đã bắt đầu viết những dòng này hồi tháng 11 năm ngoái". Vào thời kỳ điên rồ ấy, tâm trạng của tòi lên xuống như thang máy Và không biết là hay hay dở nữa, Denise Hyland đã gửi cho tôi thêm quyển nhật ký thứ hai hồi mùa xuân để ghi lại theo thứ tự thời gian bất cứ việc gì xảy ra tiếp theo.

        Khi về đến nhà vào cuối tháng 6, tôi còn một tháng trước khi ra trình diện và được tự do thu xếp và chọn quân binh chủng nhập ngũ. Không còn chỗ trong Vệ binh quốc gia hay quân dự bị. Tôi quay sang không quân, nhưng được biết tôi không thể trở thành phi công lái máy bay vì thị lực kém. Mắt trái tôi nhìn yếu và lệch ra ngoài từ khi còn nhỏ. Nó đã tự điều chỉnh rất nhiều nhưng tôi vẫn không thể tập trung hết thị lực vào một điểm, và cứ như thế mà lên máy bay thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Tôi cũng đi khám sức khỏe để vào chựơng trình sĩ quan hải quân nhưng cũng không đậu, lần này vì nghe kém, một vấn đề tôi đã không chú ý và phải đến một thập kỷ sau khi theo chính trị tôi mới biết vì thường không thể nghe hay hiểu người ta nói gì với tôi trong đám đông. Lựa chọn khả dĩ còn lại có vẻ là đăng ký nhập học vào trường luật và gia nhập binh chủng huấn luyện sĩ quan dự bị (ROTC) của lục quân ở Đại học Arkansas.

        Ngày 17 tháng 7, tôi đến Fayetteville và sau hai tiếng tôi được cả hai nơi chấp nhận. Sĩ quan phụ trách chương trình - đại tá Eugene Holmes bảo tôi rằng ông ta nhận tôi vì khi làm sĩ quan tôi có thể phục vụ đất nước tốt hơn là lính quân dịch. Chỉ huy phó của ông là trung tá Clint Jones có vẻ bảo thủ hơn và còn hơi nghi ngờ về tôi nhưng chúng tôi đã nói chuyện vui vẻ về con gái ông ấy mà tôi từng biết và quý mến ở Washington. Gia nhập ROTC có nghĩa là tôi có thể phục vụ ngay sau khi học xong trường luật. Rõ ràng, đến mùa hè sau họ mới chính thức gọi tôi vì tôi phải nghỉ hè trước khi vào khóa ROTC, nhưng chỉ cần ký thư đăng ký là đủ cho ban tuyển dụng hoãn thời gian đi lính của tôi và xếp loại tôi là 1-D dự bị. Lòng tôi vui buồn lẫn lộn. Tôi biết mình có cơ hội né Việt Nam, nhưng rồi vẫn có một ai đó sẽ bước lên chiếc xe buýt (chở binh sĩ đi huân luyện và ra chiến trường - ND) trong 10 ngày nữa và có thể tôi cũng nên như vậy".

        Nhưng 10 ngày sau tôi không lên xe buýt. Thay vào đó tôi ngồi trên xe mình lái xuông Texas để gặp gỡ những bạn học Georgetown đang trong quân ngũ, Tom Campbell, Jim Moore và Kit Ashby. Trên đường đến và rời khỏi nơi ấy, tôi suy nghĩ về những điều làm suy nghĩ tôi quay về với nước Mỹ. Houston và Dallas đầy rẫy những tổ hợp căn hộ mới, lộn xộn không theo mẫu chuẩn nào. Tôi tưởng tượng đó là những làn sóng của tương lai và tôi chưa chắc chắn mình có thích đến đấy hay không. Tôi nhận ra ý nghĩa văn hóa đáng kể trong những tấm dán trên cản xe và bảng số xe cá nhân mà tôi đã nhìn thây. Tấm dán tôi thích nhất có dòng chữ: "Đừng đổ lỗi cho Chúa Jesus nếu bạn phải xuống địa ngục". Và bảng số xe hay nhất, thật không thể tin được, lại gắn vào một chiếc xe tang: "Hộp tiêu tùng". Rõ ràng những ai đọc những dòng này được mong đợi là phải sợ địa ngục nhưng biết cười ngạo trước cái chết.

        Tôi thì chưa đến giai đoạn cười cợt ấy, nhưng tôi luôn luôn có ý thức và tất nhiên không hề thấy thoải mái chút nào về kiếp phù du của chính mình. Có thể vì cha tôi đã chết trước khi tôi ra đời nên tôi bắt đầu nghĩ đến cái chết từ khi còn nhỏ. Tôi luôn luôn thấy nghĩa địa có gì đó hấp dẫn và rất thích vào đó. Trên đường về nhà từ Texas, tôi ghé thăm Hope, thăm ông Buddy và bà Ollie, và viếng mộ cha và ông bà tôi. Khi đang nhổ cỏ quanh mộ của họ, tôi chợt thảng thốt nghĩ rằng họ sống ở trên đời thật ngắn ngủi: cha tôi được 28 năm, ông tôi được 58 năm, bà 66 năm (và ở Hot Springs, bố dượng tôi được 57 năm). Tôi biết có thể tôi sẽ không sống lâu và tôi muốn tận hưởng cho hết cuộc sông. Thái độ của tôi đối với cái chết giống như chuyện cười về sơ Jones, một phụ nữ ngoan đạo nhất trong nhà thờ. Một chủ nhật nọ, vị mục sư tẻ ngắt trong hội thánh của bà giảng đạo về cuộc đời ông. Cuối cùng ông ta hét lên: "Tôi muốn tất cả những ai muốn lên thiên đàng đứng dậy". Các con chiên bật dậy khỏi ghê ngồi, trừ sơ Jones. Mục sư của sơ xám mặt lại, nói: "Sơ Jones, sơ không muốn lên thiên đàng khi đã chết hay sao?". Người phụ nữ ngoan đạo nhanh nhẹn đứng dậy và nói: "Thưa cha, có chứ ạ. Con xin lỗi. Con cứ nghĩ là cha đang gọi mọi người đi ngay bây giờ".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Chín, 2015, 02:35:55 am
        Sáu tuần kế tiếp ở Hot Springs thú vị hơn tôi tưởng. Tôi dành một tuần để giúp một người đàn ông 67 tuổi dựng một trong những ngôi nhà tiền chế của Jeff ở khu Story, phía tây của Hot Springs Ngày nào ông già cũng cùng tôi làm việc đến mệt phờ và chia sẻ với tôi sự thông thái giản dị và thói nghi ngờ nhà quê của ông. Mới tháng trước, hai phi hành gia Buzz Aldrin và Neil Armstrong của tàu Apollo 11, bỏ lại đồng nghiệp của mình là Michael Collins trên tàu Columbia và đặt chân lên mặt trăng, vượt thời hạn năm tháng so với mục tiêu của Tổng thống Kennedy là sẽ đưa người lên mặt trăng trước khi thập niên kết thúc. Ông thợ mộc già hỏi tôi có tin việc này là thực hay không. Tôi nói tôi tin chứ, tôi xem trên tivi mà. Ông già không đồng ý, ông nói ông không tin chút nào, rằng "mấy bố truyền hình" có thể làm cho những sự việc không có thật trông như thật. Lúc đó, tôi nghĩ ông già thật kỳ quặc. Trong tám năm ở Washington tôi đã thấy nhiều thứ trên tivi làm cho tôi băn khoăn liệu có phải ông ấy đã vượt trước thời đại mình.

        Tôi dành nhiều buổi tôi và nhiều ngày ở bên Betsey Reader, người học trên tôi một năm ở trường trung học và đang làm việc ở Hot Springs. Khôn ngoan, thông thái và tốt bụng, cô là liều thuốc tuyệt vời cho những nỗi lo lắng không dứt của tôi. Chúng tôi được mời đến YMCA (Liên đoàn nam thanh niên Cơ đốc, một tổ chức tình nguyện thực hiện các dịch vụ cộng đồng, y tế - ND) với tư cách người sắp trưởng thành đến tham dự một sô sự kiện dành cho học sinh trung học và đã kết nghĩa với ba người trong số đó. Jeff Rosensweig, con trai bác sĩ nhi khoa của tôi và rất hiểu biết về chính trị; Jan Dierks, một cô gái thông minh, lặng lẽ rất quan tâm đến dân quyền; và Glenn Mahone, một chàng da đen thời trang và có duyên ăn nói, để tóc Afro (kiểu tóc xù, dày và bồng to thành hình tròn quanh đầu - ND) và thích mặc dashiki châu Phi, áo sơmi dài, nhiều màu mặc trùm ra ngoài quần tây. Chúng tôi cùng đi khắp nơi và rất vui vẻ bên nhau.

        Mùa hè đó ở Hot Springs có một số sự kiện phân biệt chủng tộc và bầu không khí rất căng thẳng. Tôi và Glenn nghĩ rằng chúng tôi có thể giải tỏa sự căng thẳng đó bằng cách thành lập ban nhạc rock đa chủng tộc và tổ chức một buổi khiêu vũ miễn phí ở bãi đậu xe Siêu thị Kmart. Cậu ấy sẽ hát còn tôi thổi saxophone. Vào ngày đã định mọi người tụ tập khá đông. Chúng tôi chơi trên một chiếc xe tải không mui và mọi người nhảy múa và trò chuyện dưới đường. Mọi việc suôn sẻ trong khoảng một giờ đồng hồ. Sau đó một anh da đen trẻ, đẹp trai mời một cô gái tóc vàng rất đẹp nhảy. Họ nhảy rất đẹp, chắc là quá đẹp, quá sức chịu đựng của một số tay miền Nam vênh váo. Một trận ẩu đả nổ ra, rồi trận nữa, rồi trận nữa. Chưa kịp phản ứng gì thì chúng tôi đã thấy trước mắt là một trận chiến hỗn loạn và xe cảnh sát đã đến đầy khu đậu xe. Sáng kiến đầu tiên của tôi nhằm hòa giải chủng tộc kết thúc như vậy đó.

        Một hôm, Mack McLarty, người được bầu vào quốc hội bang ngay khi học xong, đến Hot Springs để dự một cuộc họp của các đại lý bán xe Ford. Anh ấy đã lập gia đình và dấn thân vào kinh doanh và chính trị. Tôi muốn gặp và quyết định trêu chọc bạn mình trước mặt các đồng nghiệp đáng kính của anh ấy. Tôi thu xếp gặp Mack tại một tòa nhà ngay bên ngoài trung tâm hội nghị. Anh ấy không biết tôi đã để râu và tóc dài. Như thế đã là tệ lắm rồi, nhưng tôi rủ thêm ba người nữa: hai cô bạn gái người Anh vừa dừng ở Hot Springs chơi trong chuyến đi xuyên quốc gia bằng xe buýt và nếu bạn ròng rã trên xe buýt hai ba ngày thì trông cũng chỉ như họ mà thôi; và Glenn Mahone trong bộ đồ dashiki với dáng vẻ chầu Phi. Trông chúng tôi như những kẻ tị nạn từ liên hoan Woodstock (liên hoan nhạc rock tại Mỹ với nhiều thanh niên hippy ăn mặc tơi tả - ND) về. Khi Mack cùng hai người bạn bước ra, chúng tôi chắc hẳn đã làm cho anh ấy lên ruột. Nhưng Mack không hề biến sắc chút nào, anh chào hỏi và giới thiệu chúng tôi làm quen. Dưới tấm áo thẳng thớm và bộ tóc cắt ngắn của anh là một trái tim và khối óc cảm thông với hòa bình và phong trào dân quyền. Mack vẫn gắn bó với tôi qua những thăng trầm suốt cuộc đời, nhưng tôi không bao giờ làm khó anh ấy như vậy nữa.

        Mùa hè trôi dần qua, và tôi càng lúc càng cảm thấy bối rối về quyết định gia nhập ROTC và đi học trường luật Arkansas. Tôi bắt đầu mất ngủ và trải qua nhiều đêm trăn trở trên chiếc ghế dài màu trắng trong phòng - chiếc ghế tôi đã ngồi theo dõi bài phát biểu "Tôi có một giấc mơ" của Martin Luther King Jr. sáu năm trước. Tôi đọc cho đến khi ngủ thiếp đi được vài tiếng. Vì tôi gia nhập ROTC trễ nên mùa hè năm sau tôi mới có thể tham dự khóa huấn luyện mùa hè, vì thế đại tá Holmes đồng ý cho tôi quay lại Oxford học năm thứ hai, điều này có nghĩa là phải đến bốn thay vì ba năm nữa tôi mới có thể bắt đầu nghĩa vụ quân sự sau khi học xong trường luật. Tôi vẫn không áy náy với quyết định của mình.

        Cuộc trò chuyện với anh trai của mục sư John Miles làm tôi băn khoăn hơn nữa. Warren Miles bỏ học năm 18 tuổi để đăng lính thủy quân và đến Triều Tiên, ở đó anh bị thương trong chiến đấu. Anh về nhà và đi học ở trường Hendrix và trúng học bổng Rhodes. Anh khuyến khích tôi bỏ sự an toàn hiện nay đi, gia nhập thủy quân và đến Việt Nam để ít ra còn học được một cái gì đó. Anh gạt ngay ý kiến chống chiến tranh của tôi và nói rằng tôi không thể làm được gì về chiến tranh cả, và chừng nào chiến tranh còn thì những người đứng đắn còn phải phải ra trận, trải nghiệm, học hỏi và ghi nhớ. Đúng là một lập luận đanh thép. Nhưng ngay lúc này tôi đã ghi nhớ. Tôi nhớ những gì đã được biết ở ủy ban Đối ngoại, kể cả chứng cớ rõ ràng rằng người Mỹ đang bị lừa dối về cuộc chiến tranh này. Và tôi nhớ lá thư của Bert Jeffries bảo tôi nên tránh xa chiến tranh. Tôi thực sự bị giằng xé. Là con của một cựu chiến binh Thế chiến hai và như tất cả mọi người lớn lên theo phim của John Wayne, tôi luôn luôn ngưỡng mộ những người trong quân ngũ. Bây giờ tôi tìm lại trong tâm khảm mình, cô gắng xác định việc tôi không muốn ra trận là vì niềm tin hay vì nhút nhát. Xét theo kết cục mọi việc tiến triển, bây giờ tôi vẫn không chắc mình đã từng trả lời được những câu hỏi đó.

        Gần cuối tháng 9, trong khi đang cố gắng quay lại Oxford, tôi bay đến Vườn nho Martha để tham dự buổi họp mặt những người hoạt động phản chiến từng làm việc cho Gene McCarthy. Tất nhiên, tôi chưa từng làm cho ông ấy. Rick Stearns mời tôi, tôi nghĩ anh ấy biết tôi muốn đến và họ muốn có thêm một người miền Nam. Người miền Nam duy nhất ở cuộc họp này là Taylor Branch, vừa tốt nghiệp đại học Bắc Carolina và mới về Georgia đăng ký bầu cử cho người da đen. Taylor sau này có một sự nghiệp làm báo thành công, giúp John Dean nổi tiếng trong vụ Watergate và giúp cầu thủ bóng rổ danh tiếng Bill Russell viết hồi ký, sau đó viết cuốn sách xuất sắc lãnh giải Pulitzer, Parting the Waters - Chia đôi làn nước, cuốn sách đầu tiên trong bộ ba về Martin Luther King Jr. và phong trào dân quyền. Tình bạn giữa tôi và Taylor đưa chúng tôi đến cuộc vận động tranh cử cho McGovern năm 1972, và sau đó, năm 1993, chúng tôi gặp gỡ nhau hàng tháng để bàn bạc nhiệm kỳ tổng thống của tôi, nếu không ký ức của tôi về những năm tháng đó sẽ mãi mãi phai mờ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Chín, 2015, 03:25:10 am
        Bên cạnh Rick và Taylor, còn có bốn người khác ở cuộc tái ngộ đó mà tôi vẫn giữ liên lạc trong nhiều năm sau này: Sam Brown, một trong những lãnh tụ nổi bật của phong trào sinh viên phản chiến, sau này tham gia chính trường Colorado và, khi tôi là tổng thống, Sam Brown phục vụ nước Mỹ trong Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu; David Mixner, người đã bắt đầu tổ chức các công nhân nhập cư lúc 14 tuổi, đã thăm tôi vài lần ở Anh và sau này chuyển đến California, tích cực chống AIDS và đấu tranh cho quyền của giới đồng tính, và ủng hộ tôi năm 1992; Mike Driver trở thành một trong những người bạn thân thiết nhất của tôi trong 30 năm tiếp theo; và Eli Segal, người tôi đã gặp ở cuộc vận động tranh cử của McGovern, sau này là chánh văn phòng của liên minh tranh cử Clinton-Gore.

        Tất cả chúng tôi tụ tập vào kỳ cuối tuần đó sau này đã sông những cuộc đời mà vào đầu mùa thu năm 1969 ây chúng tôi không thể mường tượng trước được. Chúng tôi chỉ muốn giúp chấm dứt chiến tranh. Cả nhóm đã lên kế hoạch phản kháng quy mô lớn, có tên Vietnam Moratorium, và tôi góp phần nhỏ nhoi theo khả năng của mình cho những dự tính ấy. Nhưng hầu như lúc nào tôi cũng nghĩ về chuyện đi quân dịch, và càng ngày càng cảm thấy khó chịu trước cách tôi xử lý việc này. Ngay trước khi rời Arkansas đến Vườn nho Martha, tôi viết một bức thư cho Bill Armstrong, chủ tịch ủy ban tuyển quân địa phương, nói rằng tôi thực sự không muôn theo chương trình ROTC và yêu cầu ông ấy rút tình trạng 1- D của tôi lại và cho tôi quay về chế độ quân dịch. Strobe Talbott đến Arkansas thăm tôi và cùng bàn thảo xem tôi có nên gửi thư đi hay không. Tôi đã không gửi.

        Ngày tôi bay đi, báo chí địa phương loan tin trên trang nhất rằng trung úy lục quân Mike Thomas, người đã đánh bại tôi để giành chức chủ tịch sinh viên ở trường trung học, đã hy sinh ở Việt Nam. Đơn vị của Mike bị tấn công và phải ẩn nấp. Anh ấy chết khi quay lại vào làn đạn để cứu một người cùng nhóm bị kẹt trong xe; một quả đạn cối đã giết cả hai người. Sau khi Mike chết, lục quân tặng anh huân chương Sao Bạc, Sao Đồng và Trái tim Màu Tím. Đến lúc đó đã có gần 39.000 người Mỹ chết ở Việt Nam, và rồi sẽ còn thêm 19.000 người nữa thiệt mạng.

        Ngày 25 và 26 tháng 9, tôi viết vào nhật ký: "Đang đọc The Unfinished Odyssey of Robert Kennedy - Tấn thảm kịch dang dở của Robert Kennedy [của David Halberstam] tôi bỗng nhớ là tôi không tin vào chế độ hoãn dịch... Tôi không thể đăng ký vào ROTC được". Trong vài ngày kế tiếp, tôi gọi Jeff Dwire nói rằng tôi muốn được đưa lại vào danh sách quân dịch, và yêu cầu ông ấy nói lại với Bill Armstrong. Ngày 30 tháng 10, ban tuyển quân lại đưa tên tôi vào danh sách và xếp ở tình trạng 1-A. Ngày 1 tháng 11, Tổng thống Nixon đã ra lệnh thay đổi chính sách Hệ thống phục vụ tuyển chọn để cho phép các sinh viên cao học kết thúc toàn bộ năm học họ đang theo chứ không chỉ học kỳ, vì thế đến tháng 7 tôi mới được gọi. Tôi không nhớ, và nhật ký của tôi cũng không ghi rõ rằng tôi đã nhờ Jeff đến nói chuyện với ban tuyển quân địa phương trước hay sau khi tôi biết về lệnh miễn trừ cho sinh viên cao học được gia hạn hết năm học. Tôi chỉ nhớ cảm giác nhẹ nhõm vì có thêm thời gian ở Oxford và điều kiện tuyển quân đã thay đổi: tôi chấp nhận sự thật rằng tôi có thể bị gọi vào cuối năm học ở Oxford.

        Tôi cũng nhờ Jeff nói chuyện với đại tá Holmes. Tôi vẫn cảm thấy có nghĩa vụ đối với ông ấy: ông ấy đã giúp tôi hoãn điều động vào ngày 28 tháng 7. Mặc dù tôi lại được xếp loại 1-A, nếu ông ấy giữ yêu cầu đăng ký tôi vào chương trình ROTC bắt đầu vào mùa hè tới, tôi nghĩ tôi vẫn phải làm thế. Jeff nhắc tôi rằng đại tá chấp nhận quyết định của tôi nhưng ông ấy nghĩ tôi đã sai lầm.

        Ngày 1 tháng 12, theo một đạo luật do Tổng thống Nixon ký năm ngày trước, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ áp dụng luật gọi quân dịch bốc thăm, trong đó tất cả các ngày trong năm sẽ được rút thăm. Thứ tự ngày sinh nhật của bạn sẽ quyết định thứ tự bạn được gọi. Nsày 19 tháng 6 là số 311. Ngay cả với số rút thăm lớn, trong nhiều tháng sau đó, tôi vẫn nghĩ tôi có nhiều khả năng bị động viên. Ngày 21 tháng 3 năm 1970, tôi nhận được thư của Lee Williams cho biết ông ấy đã nói chuyện với đại tá Lefty Hawkins, người đứng đầu Hệ thống phục vụ tuyển chọn của Arkansas và ông ta cho biết tất cả chúng tôi rồi sẽ bị động viên.

        Khi tôi có số quân dịch lớn tôi gọi cho Jeff và nhờ Jeff nói với đại tá Holmes rằng khi tôi quay lại đi dự bị thì tôi chưa biết việc này có thể xảy ra và tôi hiểu ông vẫn có thể gọi tôi vào ROTC. Tôi cảm ơn ông đã bảo vệ tôi mùa hè trước, nói với ông ấy tôi rất ngưỡng mộ ông ấy, và tôi nghi ngờ rằng biết đâu ông ấy lại ngưỡng mộ tôi nếu ông biết thêm về niềm tin và các hoạt động chính trị của tôi: "ít ra ông cũng có thể nghĩ tôi phù hợp với quân dịch hơn là ROTC". Tôi mô tả công việc làm cho ủy ban Đối ngoại, "một quãng thời gian mà ít người có đủ thông tin về Việt Nam như tôi". Tôi nói với ông ấy sau khi rời Arkansas mùa hè trước, tôi làm một số việc cho Vietnam Moratorium ở Washington và ở Anh. Tôi cũng nói cho ông biết việc tôi đã nghiên cứu về quân dịch ở Georgetown và đã kết luận rằng chế độ quân dịch chỉ có lý khi quốc gia và cuộc sông của chúng ta bị lâm nguy như thời Thế chiến hai chẳng hạn. Tôi bày tỏ lòng thông cảm với những người từ chối đi quân dịch vì lý do lương tâm. Tôi nói với ông rằng Frank Aller, bạn cùng phòng của tôi, là "một trong những người dũng cảm nhất, tốt nhất mà tôi biết. Đất nước anh cần những người như anh nhiều hơn họ vẫn tưởng. Việc anh bị coi là tội phạm đúng là một sự phi lý ghê tởm". Rồi tôi thú nhận chính mình cũng đã nghĩ đến việc đăng ký và chấp nhận quân dịch "bất chấp niềm tin của mình vì một lý do: duy trì khả năng chính trị của tôi trong hệ thống". Tôi cũng thú nhận mình đã yêu cầu được nhận vào chương trình ROTC bởi vì đó là cách duy nhất tôi "có thể, nhưng không chắc chắn tránh được cả Việt Nam lẫn việc phải phản kháng quân dịch". Tôi thú nhận với đại tá rằng "sau khi ký thư xin gia nhập ROTC tôi bắt đầu băn khoăn liệu sự thỏa hiệp của tôi với chính mình có đáng bị chê trách hơn là đi quân dịch hay không, bởi tôi không hề thích thú gì với chính chương trình ROTC, và tất cả những việc tôi làm đều có vẻ như nhằm tránh cho bản thân khỏi nguy hại đến thân thể... sau khi chúng ta đã thỏa thuận và khi ông gửi giấy hoãn dịch 1-D của tôi cho ban tuyển quân trong tôi bắt đầu xuất hiện nỗi day dứt rằng tôi đã đánh mất lòng tự trọng và tự tin". Sau đó tôi còn nói là tôi đã viết thư cho ban tuyển quân vào ngày 12 tháng 12 để yêu cầu được quay lại diện đi quân dịch nhưng đã không gửi thư đi. Tôi không nhắc gì đến việc nhờ Jeff Dvvire thu xếp cho tôi được xếp trở lại loại 1-A cũng như chuyên ban tuyển quân địa phương đã làm như vậy trong lần nhóm họp hồi tháng 10, bởi vì tôi biết Jeff đã cho đại tá biết. Tôi hy vọng "việc kể lại câu chuyện của tôi sẽ giúp ông hiểu rõ hơn rằng đã có biết bao nhiêu người tốt vẫn yêu mến đất nước nhưng không ưa cái quân đội mà ông và những người tốt khác đã dành nhiều năm, và đôi khi là trọn đời, để phụng sự". Lúc ấy tôi suy nghĩ như vậy, tâm trạng của một thanh niên đang thực sự băn khoăn và giằng xé về chiến tranh. Dù gì đi nữa, tôi cũng coi mình có nghĩa vụ tham gia ROTC như đã hứa nếu đại tá Holmes gọi đến tôi. Vì ông ấy không trả lời thư của tôi nên trong một vài tháng tôi không biết ông ấy đã làm gì.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Chín, 2015, 02:09:07 am
        Tháng 3 năm 1970, cùng lúc được tin của Lee Williams đang chờ số quân dịch được rút thăm, tôi nhận được hai cuộn băng của gia đình tôi thực hiện khi David Edwards thăm họ ở Hot Springs. Cuộn băng đầu tiên toàn những cảnh vui vẻ quanh bàn bida nhà tôi, kết thúc bằng cảnh Roger chơi saxophone trong khi King, con chó chăn cừu của gia đình, tru tréo bên cạnh. Cuộn băng thứ hai là lời nhắn của mẹ và Jeff. Mẹ nói rất yêu tôi và khuyên tôi phải nghỉ ngơi hơn nữa. Jeff thông tin thêm về chuyện trong gia đình và nói tiếp:

       "Cha đã gọi cho đại tá mấy hôm trước và đã ghé thăm ông ấy. Ông ấy chúc con khỏe mạnh và hy vọng con sẽ thu xếp thời gian ghé thăm và chào ông ấy nếu con về nhà. Theo ông ấy thì cha không cần phải lo lắng gì thêm về chương trình ROTC, bởi ông ấy hiểu về tình hình chung của những người trẻ tuổi rõ hơn người ta nghĩ."

        Thế là đến tuần thứ hai của tháng 3 năm 1970, tôi đã biết mình không còn nghĩa vụ với chương trình ROTC, nhưng quân dịch thì vẫn còn.

        Hóa ra Lee Williams đã sai. Chiến tranh xuống thang đã làm nhu cầu tân binh đến mức độ số rút thăm của tôi không bao giơ bị gọi. Tôi luôn cảm thấy không phải về việc trốn chạy khỏi những nguy cơ đã cướp đi sinh mạng của nhiều người thuộc thế hệ của tôi - những người cũng có quyền có tương lai như tôi. Qua thời gian, khi là thống đốc, khi đứng đầu lực lượng Vệ binh quốc gia Arkansas, và đặc biệt khi là tổng thống, càng thấy quân đội Mỹ nhiều hơn, tôi càng ao ước hồi trẻ mình được là một phần của nó, mặc dù tình cảm của tôi về chiến tranh Việt Nam thì vẫn thế.

        Nếu trước đây tôi không đến Georgetown và làm việc cho ủy ban Đối ngoại, có thể tôi đã quyết định khác đi về việc quân dịch. Trong thời chiến tranh Việt Nam, đã có 16 triệu người né quân dịch theo nhiều cách hợp pháp; 8,7 triệu người tự nguyện đăng lính; 2,2 triệu người bị gọi quân dịch; chỉ có 209.000 người bị coi là trốn hoặc chống đối quân dịch, và 8.750 người trong số đó bị kết tội.

        Những người trong chúng tôi đáng lẽ có thể đi Việt Nam nhưng không đi dù sao vẫn bị ảnh hưởng, đặc biệt nếu chúng tôi có bạn bị tử trận. Tôi luôn quan tâm xem những người từng tránh quân dịch rồi sau đó tham gia chính trị xử lý các vấn đề liên qủan đến quân ngũ và bất đồng quan điểm chính trị như thế nào. Một số người trở nên diều hâu quá cỡ hoặc ái quốc cực đoan, tuyên bố việc họ không đi lính vì lý do cá nhân là chính đáng trong khi vẫn lên án những ai chông đối lại cuộc chiến mà chính họ lẩn tránh. Đến năm 2002, chuyện Việt Nam rõ ràng đã lùi sâu vào góc khuất tâm lý người Mỹ đến mức ở Georgia, nghị sĩ Cộng hòa Saxby Chambliss, người được miễn quân dịch thời chiến tranh Việt Nam, đã có thể đánh bại Thượng nghị sĩ Max Cleland, người mất chân tay ở Việt Nam, bằng cách chất vấn lòng yêu nước cũng như cam kết của ông này đối với an ninh của nước Mỹ.

        Trái hẳn với hành động của những tay diều hâu không ra trận, nỗ lực của nước Mỹ nhằm hoà giải và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam được dẫn dắt bởi những cựu chiến binh Việt Nam đầy công trạng trong quốc hội như Chuck Robb, John McCain, John Kerry, Bob Kerry, Chuck Hagel, và Pete Peterson, những người đã cống hiến hơn mức yêu cầu và không có gì để giấu giếm hay chứng tỏ gì với ai.

        Khi tôi quay lại Oxford vào đầu tháng 10 cho năm học thứ hai tưởng chừng không thể có, hoàn cảnh cuộc đời tôi cũng phức tạp y như ở Arkansas. Tôi không có nơi ở vì cuối mùa hè trước tôi không nghĩ mình sẽ quay lại, và chúng tôi chỉ được bảo đảm chỗ ở trong năm thứ nhất mà thôi. Tôi ở chỗ Rick Steams vài tuần. Trong thời gian này, chúng tôi chuẩn bị và tham gia vận động cho Vietnam Moratorium tại Đại sứ quán Mỹ ở London ngày 15 tháng 10, hưởng ứng sự kiện tương tự được tổ chức tại Mỹ. Tôi cũng giúp tổ chức một buổi thảo luận chính trị tại trường Kinh tế London.

        Cuối cùng tôi tìm được nơi ở cho đến hết thời gian ở Oxford cùng với Strobe Talbott và Frank Aller tại số 46 đường Leckford. Người sống chung với họ đã chuyển đi, và họ muốn tôi cùng đến ở để chia bớt tiền thuê nhà. Chúng tôi trả khoảng 36 bảng Anh một tháng - tức là 86,40 đôla theo tỷ giá 2,4 đôla ăn một bảng. Nơi này đã hơi xuống cấp nhưng với chúng tôi thế là tốt lắm rồi. Ở lầu một có một phòng khách nhỏ và một phòng cho tôi, có kèm bếp và phòng tắm mà bước vào nhà là thấy ngay. Cửa phòng tắm có tấm kính trên có tấm giấy mỏng vẽ chân dung một phụ nữ thời tiền Raphael, làm cho nó trông như loại kính màu có vẽ hình nếu nhìn từ xa. Đó là phần thanh lịch nhất của căn nhà. Phòng ngủ và nơi làm việc của Strobe và Frank ở trên lầu hai và ba. Chúng tôi có một cái sân sau nhỏ có tường bao quanh.

        Không giống tôi, Strobe và Frank đang làm những việc rất nghiêm túc. Frank đang viết luận án tốt nghiệp về cuộc Vạn lỷ Trường chinh trong Nội chiến ở Trung Quốc. Anh ấy đã đến Thụy Sĩ để gặp Edgar Snow, người có cuốn sách nổi tiếng Red Star Over China - Sao đỏ trên Trung Quốc ghi lại những lần gặp Mao và các chiến sĩ cách mạng ở Diên An. Snow đã cho Frank một số ghi chép chưa xuât bản, và rõ ràng là Frank sẽ tạo ra một sản phẩm học thuật rất có giá trị.

        Strobe còn có một dự án to lớn hơn nữa: tự truyện của Nikita Khrushchev. Ở Mỹ, Khrushchev nổi tiếng vì đối đầu với Nixon và Kennedy, nhưng khi Chiến tranh Lạnh tiếp diễn, ông ta trở thành nhà cải cách và là người có cá tính thú vị. Ông ta đã xây dựng hệ thống xe điện ngầm đẹp đẽ của Moscow và vạch trần tội giết người hàng loạt của Stalin. Sau khi các lực lượng bảo thủ chính thống hơn tước bỏ quyền lực của ông và thay bằng Brezhnev và Kosygin, Khrushchev đã bí mật ghi âm hồi ức của mình vào băng, và dàn xếp, theo tôi là qua những người bạn ông ta ở KGB, cho chúng lọt vào tay của Jerry Schecter, lúc đó là trưởng chi nhánh thời báo Time tại Moscow. Strobe nói tiếng Nga lưu loát và mùa hè trước đã làm việc cho báo Time ở Moscow. Anh đã bay đi Copenhagen để gặp Schecter và lấy những cuốn băng. Khi quay về Oxford, anh bắt đầu ghi lại lời của Khrushchev bằng tiếng Nga, dịch lại và biên tập cho rõ ràng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Chín, 2015, 04:32:29 am
        Nhiều buổi sáng tôi chuẩn bị đồ ăn cho Strobe và Frank khi hai người bắt đầu làm việc. Tôi là một đầu bếp hơi kém tài. Tôi mang cho họ sản phẩm của "phong cách nấu nướng gia đình Clinton" và theo dõi công việc của họ. Tôi đặc biệt thích nghe Strobe kể lại những câu chuyện của Khrushchev về điện Kremlin. Cuốn sách độc đáo của Strobe, Khrushchev Remembers - Khrushchev nhớ lại đã góp phần đáng kể cho phương Tây hiểu biết thêm về nội vụ và sự căng thẳng của Liên bang Xô Viết, và đem lại hy vọng một ngày nào đó cải tổ nội bộ có thể đem lại nhiều tự do và cởi mở hơn.

        Ngày 15 tháng 11, buổi vận động Moratorium thứ hai, lớn hơn đã được tổ chức, với hơn 500 người tuần hành quanh Quảng trường Grosvenor trước cửa Đại sứ quán Mỹ. Tham gia cùng chúng tôi có cha Richard McSorley, một người Công giáo Dòng Tên ở Georgetown và từ lâu đã rất tích cực trong các phong trào hòa bình. Từng là linh mục tuyên úy trong Thế chiến hai, McSorley đã sống sót qua cuộc hành quân tử thần ở Bataan, và về sau ông rất thân thiết với gia đình Robert Kennedy. Sau buổi biểu tình, chúng tôi đến dự lễ cầu nguyện tại nhà thờ St. Mark gần đại sứ quán. Cha McSorley đọc lời cầu nguyện hòa bình của Thánh Francis xứ Assisi, còn Rick Stearns đọc thơ của John Donne có những dòng cuối nổi tiếng như sau: "Đừng bao giờ thử đi tìm xem chuông nguyện hồn ai; chuông nguyện hồn anh đấy".

        Sau lễ Tạ ơn, tôi và Tom Williamson bay đến Dublin để gặp Hillary Hart và Martha Saxton mà tôi vẫn thường gặp gỡ trong mấy tháng qua. Hơn ba mươi năm sau, Martha nhắc tôi nhớ lại trong chuyến đi đó tôi đã nói rằng cô ấy quá buồn bã không hợp với tôi. Thực ra, lúc đấy, trong lòng tôi đang băn khoăn về Việt Nam nên tôi buồn tẻ quá mức, không hợp với cô ầy cũng như với bất cứ người nào khác. Nhưng mặc dù buồn bã, tôi vẫn yêu mến Ireland và cảm thấy thoải mái khi ở đó. Chỉ vài ngày cuối tuần nhưng tôi đã không thích rời khỏi Ireland.

        Thứ bảy, ngày 6 tháng 12, ba ngày sau khi viết thư cho đại tá Holmes, tôi ở nhà của David Edwards ở London để theo dõi một sự kiện lớn, trận bóng giữa Arkansas và Texas. Cả hai đội đều chưa từng thất bại. Texas đứng đầu, còn Arkansas đứng nhì trong cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc. Họ thi đấu để giành ngôi vô địch quốc gia trong trận cuối cùng của mùa giải thường lệ trong năm thứ 100 của bóng bầu dục đại học. Tôi thuê một radio sóng ngắn không đắt lắm nhưng phải đặt cọc 50 bảng, số tiền khá lớn đối với tôi. David chuẩn bị một nồi tương lớn. Chúng tôi mời thêm một vài người bạn, họ nghĩ chúng tôi đã mất trí khi cứ gào thét và la rống theo trận cầu được quảng cáo là trận cầu thế kỷ. Trong vài tiếng đồng hồ, chúng tôi vô tư trở lại, đắm chìm hoàn toàn vào trận đấu.

        Trận cầu và bối cảnh văn hóa và chính trị của nó được Terry Frei ghi lại đầy đủ trong cuốn sách Horns, Hogs and Nixon Coming. Frei ghi chú cuốn sách của mình là Texas đấu với Arkansas ở thành lũy cuối cùng của miền Nam, bởi vì đó là sự kiện thể thao cuối cùng có chỉ toàn các cầu thủ da trắng.

        Vài ngày trước, Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Nixon, một fan cuồng nhiệt của bóng bầu dục, sẽ dự khán trận đấu và trao cúp vô địch quốc gia cho đội chiến thắng. Chín thành viên quốc hội sẽ tháp tùng ông, trong đó có cả địch thủ của ông về vấn đề Việt Nam - Thượng nghị sĩ Fulbright, người chơi cho đội Razorback hơn 40 năm trước, và nghị sĩ trẻ người Texas George H.W.Bush. Ngoài ra dự kiến còn có các phụ tá ở Nhà Trắng Henry Kissinger và H.R.Haldeman, cùng Ron Ziegler, thư ký báo chí.

        Arkansas giao bóng trước Texas, vừa giữ bóng vừa gây nhiều nhiêu loạn cho đối phương và ghi điểm sau chưa đầy một phút rưỡi của trận đâu. Vào giờ nghỉ giải lao, lúc Arkansas dẫn 7-0, Tổng thống Nixon trả lời phỏng vấn. Ông ta nói: "Tôi mong được thấy cả hai đội ghi bàn trong hiệp hai. vấn đề là Texas với nhân lực mạnh, và ý tôi là có dàn cầu thủ dự bị mạnh hơn, liệu có thể chiến thắng trong hiệp cuối hay không. Tôi thấy như vậy đó". Trong lần giao bóng đầu tiên của hiệp bốn, khi Arkansas đang dẫn 14-0, thủ quân James Street của Texas làm một cú nước rút 42 bộ đưa bóng qua lằn gôn đối phương ghi điểm chạm bóng cuối sân. Texas được hai điểm hoán chuyển và chỉ bị dẫn 14-8. Trong lần giữ bóng kế tiếp, Arkansas ngay lập tức dẫn bóng xuống khu vực lằn ranh 7 trên phần sân Texas. Với chân sút bóng giỏi nhất nước, lẽ ra Arkansas đã có thể sút bóng ghi bàn đạt điểm 17-8 và buộc Texas phải ghi thêm hãi bàn nữa mới thắng được họ. Nhưng trọng tài yêu cầu chơi chuyền bóng. Bóng chuyền hơi ngắn và bị chặn lại. Khi chỉ còn năm phút, Texas còn thua bốn điểm và còn ba bộ thì đến đường vạch 42 bộ trên sân Arkansas. Thủ quân của Texas chuyền một cú đẹp mắt vào tay đồng đội được bao bọc đang đứng ở vạch 13 bộ của Arkansas. Sau thêm hai lần giao bóng, Texas ghi bàn và vượt lên dẫn điểm, 15-14. Trong lần giao cuối, Arkansas ép bóng xuống cuối sân bằng các đường chuyền ngắn, chủ yếu là nhắm đến tay Bill Burnett, tiền đạo lùi tài năng của họ, anh này chạy rất nhanh trong trận đó. Bill sau này trở thành con rể của đại tá Eugene Holmes. Sau lần giao bóng nghẹt thở, Texas chặn được đường chuyền của Arkansas, giữ được trong 1 phút 20 giây cuối cùng của trận đấu và thắng 15-14.

        Một trận đấu tuyệt vời. Ngay cả mấy cầu thủ Texas cũng nói lẽ ra không có đội nào phải thua. Miệng tôi đắng chát chỉ vì nghe Tổng thống Nixon dự đoán lúc giữa trận rằng Texas có thể thắng ở hiệp thứ tư. Nhiều năm sau, tôi nghĩ tôi vẫn ác cảm với ông ấy về chuyện này cũng y như trong vụ Watergate vậy.

        Sự kiện tôi và David Edwards bỏ công mướn radio sóng ngắn để nghe tường thuật trận đấu không gây ngạc nhiên cho bất cứ ai lớn lên trong không khí cuồng thể thao ở Mỹ cả. ủng hộ cho đội Razorback là lẽ dĩ nhiên của cư dân Arkansas. Trước khi gia đình tôi có tivi, tôi nghe đài tường thuật tất cả các trận đấu. Ở trường trung học, tôi khuân vác dụng cụ cho ban nhạc của đội chỉ để được vào xem các trận đấu. Ở Georgetown, tôi xem tất cả các trận đấu của Razorback phát trên tivi. Khi chuyển về quê nhà làm giáo sư luật, Bộ trưởng tư pháp và thống đốc, tôi xem gần như tất cả các trận đấu trên sân nhà. Khi Eddie Sutton trở thành huấn luyện viên bóng rổ còn vợ anh là Pasty tham gia tích cực vào cuộc vận động năm 1980 của tôi, thì tôi cũng bắt đầu xem tất cả các trận bóng rổ mà tôi có thể xem. Khi đội Arkansas của huấn luyện viên Nolan Richarson giành chức vô địch NCAA trước Duke năm 1994, tôi có mặt trên khán đài.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Chín, 2015, 03:29:22 am
        Trong tất cả các trận đấu tôi theo dõi, chỉ có Trận cầu Thế kỷ là có tác động đến cuộc đời chính trị của tôi. Mặc dù trên tivi không chiếu cảnh những người biểu tình phản chiến nhưng họ vẫn có mặt ở đấy. Một người trong số đó leo lên một cành cây cao trên quả đồi nhìn xuống sân. Hôm sau, hình ảnh của anh ta xuất hiện trên các báo tuần và báo ngày của Arkansas. Năm năm sau, năm 1974, ngay trước cuộc bầu cử vào nghị viện đầu tiên của tôi, các nhân viên tham gia vận động cho đối thủ của tôi đã gọi điện cho các báo trong toàn bang để hỏi họ có còn giữ bài báo "có hình của Bill Clinton đang trèo lên cây để biểu tình chống lại Nixon ở trận Arkansas-Texas" hay không. Tin đồn lan nhanh như gió thổi và tôi đã mất đi khá nhiều phiếu bầu. Năm 1978, khi tôi tranh cử thống đốc nhiệm kỳ đầu, một binh sĩ tiểu bang ở miền nam Arkansas đã cam đoan với một số người rằng anh ta chính là người đã kéo tôi xuống khỏi cây vào ngày đó. Năm 1979, năm đầu tiên làm thống đốc, và 10 năm sau trận đấu, khi tôi đang trả lời các câu hỏi tại một trường trung học ở Berryville, cách Fayetteville khoảng một giờ lái xe về phía đông, một sinh viên đã hỏi có đúng là tôi trên cây hôm đó hay không. Tôi hỏi ai đã nghe tin đồn này, một nửa số học sinh và ba phần tư giáo viên giơ tay. Năm 1983, 14 năm sau trận đấu, tôi đến Tontitown, một quận nhỏ phía bắc Fayetteville để trao tặng danh hiệu hoa khôi trong Đại hội Nho hàng năm. Sau khi tôi trao xong, một cô gái 16 tuổi nhìn tôi và nói: "Có thực sự là Ngài đã leo lên cây không mặc quần áo và phản đối Tổng thống Nixon và chiến tranh không?". Khi tôi trả lời không, cô bé nói: "Ô, trời. Đó là một lý do tôi vẫn ủng hộ ngài trong mấy năm qua". Và dù theo lời đồn thổi thì tôi coi như đã không mặc quần áo mà leo lên cây, người ta vẫn cứ chăm chăm vào chuyện ấy. ơn Chúa, không lâu sau đó, một tuần báo cấp tiến tự do ở Fayetteville, The Grapevine, cuối cùng đã cho câu chuyện khùng điên này vào quên lãng bằng một bài viết về người biểu tình thực sự, có kèm theo hình ảnh của anh ta đang ở trên cây. Tác giả bài báo cũng viết rằng khi Thống đốc Clinton còn trẻ, ông ấy là người "ra dáng con nhà", đâu có hành động mạo hiểm như thế.

        Trận đấu từ xa xưa đó là một cơ hội để tôi thưởng thức môn thể thao mình ưa thích và cảm thấy như ở gần nhà hơn. Tôi mới bắt đầu đọc You Can't Go Home Again - Bạn không thể về nhà được nữa của Thomas Wolfe và lo sợ tôi có thể rơi vào hoàn cảnh như vậy. Và tôi cũng sắp đi xa nhà hơn bất cứ lúc nào khác, và theo nhiều cách.

        Cuối tuần đầu của tháng 12, trong kỳ nghỉ đông dài, tôi bắt đầu chuyến đi 40 ngày từ Amsterdam qua cậc nước vùng Scandinavie đến nước Nga, sau đó quay lại Oxford qua Prague và Munich. Đó là chuyến đi dài nhất trong đời tôi.

        Tôi đến Amsterdam với người bạn họa sĩ Aimée Gautier. Đường phố chìm trong ánh đèn Noel và đầy những cửa hàng hấp dẫn. Khu đèn đỏ nổi tiếng thấp thoáng các cô gái điếm hợp pháp ngồi trưng bày bên cửa sổ. Aimée đùa vui hỏi tôi có muốn vào một trong số các cửa tiệm ấy chơi hay không, nhưng tôi từ chối.

        Chúng tôi đi tham quan các nhà thờ chính, xem tranh Van Gogh ở bảo tàng thành phố, tranh của Vermeer và Rembrandt ở bảo tàng Rijksmuseum. Đến giờ đóng cửa, người ta bắt chúng tôi rời khỏi chôn cổ kính tuyệt vời này. Tôi đến phòng treo quần áo lấy áo khoác. Chỉ có một người đứng xếp hàng chờ lấy áo. Khi người ấy quay lại, tôi nhận ra đó chính là Rudolf Nureyev. Chúng tôi trao đổi vài lời và anh ấy mời tôi đi uổng trà. Tôi biết Aimée sẽ rất thích, nhưng ngay ngoài cửa ra vào, một người đàn ông đẹp trai, cau có đang bồn chồn bước tới bước lui, rõ ràng là đang đợi Nureyev, vì thế tôi từ chối. Nhiều năm sau, khi làm Thống đốc, tôi nhận ra mình ở cùng khách sạn với Nureyev ở Đài Bắc, Đài Loan. Cuối cùng chúng tôi cũng có dịp uống trà với nhau vào một đêm muộn khi cả hai đã hoàn tất những nghĩa vụ cao cả của mình. Rõ ràng anh ấy không nhớ gì về cuộc gặp gỡ đầu tiên.

        Từ Amsterdam, Aimée về nhà nên tôi tạm biệt cô ấy và lên tàu đi Copenhagen, Oslo và Stockholm. Ở biên giới giữa Na Uy và Thụy Điển, suýt chút nữa tôi bị kẹt lại giữa nơi đồng không mông quạnh.

        Ở một ga xép, những người gác tàu kiểm tra hành lý của hành khách trẻ tuổi để tìm ma túy. Trong túi của tôi, họ tìm thấy rất nhiều viên Contac mà tôi mang sang cho bạn ở Moscow. Contac là loại thuốc khầ mới và vì một vài lý do nào đó chưa được đưa vào danh sách thuốc được chính phủ Thụy Điển công nhận. Tôi cố gắng giải thích rằng thuốc này chỉ để trị cảm lạnh, được bán rộng rãi ở các hiệu thuốc của Mỹ và không hề gây nghiện. Người gác tàu đã tịch thu số thuốc Contac, nhưng ít ra tôi không vì tội buôn ma túy mà bị quẳng ra ngoài trời tuyết hoang vắng, để có thể trở thành một bức tượng bằng đá, được gìn giữ tuyệt hảo không tan đến tận mùa xuân năm sau.

        Sau vài ngày ở Stockholm, tôi đi phà đêm đến Helsinki. Đêm đã rất khuya, tôi ngồi một mình bên bàn trong khu vực nhà ăn, vừa đọc sách vừa uống cà phê thì có ẩu đả ở quầy bar. Hai người đàn ông say rượu đánh nhau vì một cô gái đứng gần bên. Cả hai đều không biết thủ thân nhưng lại có thể đấm vào mặt đối phương. Được một lúc cả hai bắt đầu máu me nhoe nhoét. Một trong hai người thuộc thủy thủ đoàn, hai hay ba người bạn anh ta cũng ở đó nhưng chỉ đứng nhìn. Cuối cùng tôi không thể chịu được nữa. Tôi đứng dậy tiến về phía họ định can ngăn trước khi cả hai đánh nhau bị thương nặng. Khi tôi còn cách họ khoảng vài mét, một thủy thủ đoàn bước ra chặn tôi lại và nói: "Anh không thể ngăn họ được. Nếu anh vào, cả hai sẽ quay sang đánh anh đấy. Và chúng tôi sẽ giúp họ". Khi tôi hỏi tại sao, anh ta chỉ mỉm cười và trả lời: "Chúng tôi là người Phần Lan". Tôi nhún vai, quay người, nhặt cuốn sách và về đi ngủ, thấm thìa bài học mới về sự khác biệt văn hóa. Tôi cá rằng chẳng ai giành được cô gái đó.

        Tôi đăng ký nhận phòng tại một khách sạn nhỏ và bắt đầu tham quan thành phố cùng với bạn học ở Georgetown là Richard Shullaw, có cha là phó đại sứ Mỹ ở đó.
Ngày giáng sinh, giáng sinh đầu tiên xa nhà, tôi đi bộ ra vịnh Helsinki. Băng rất dày, và tuyết đủ để chơi xe trượt. Giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tôi nhìn thây một căn nhà gỗ cách bờ vài mét, và một lỗ nhỏ bên cạnh. Đâ'y là một nhà tắm hơi, và một lúc sau có một người đàn ông mặc áo tắm bước ra. Ông ta đi thẳng đến hố băng và bước dìm người xuống làn nước giá lạnh. Sau vài phút, ông ta bước ra và đi ngược vào nhà tắm hơi, và cứ thế lặp đi lặp lại. Tôi nghĩ ông này còn điên khùng hơn hai người ở quán bar. về sau tôi rất thích tắm hơi sauna, nhưng dù có ngày càng yêu mến Phần Lan trong những chuyến đến thăm sau đó, tôi cũng không thể nào ngâm mình trong làn nước đóng băng được.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Chín, 2015, 01:19:21 am
        Vào đêm giao thừa, tôi lên tàu đi Moscow có chặng dừng đổi tàu ở ga Phần Lan của Leningrad. Đó cũng là lộ trình của Lenin năm 1917 khi ông trở về nước Nga để lãnh đạo cách mạng. Tôi nhớ vì đã đọc trong cuốn To the Finland Station - Đến ga Phần Lan tuyệt hay của Edmund Wilson. Khi chúng tôi đến biên giới Nga, một ga vắng vẻ nữa, thì tôi được gặp người cộng sản đầu tiên bằng xương bằng thịt trong đời, một anh lính gác tàu trông to lớn dềnh dàng. Khi anh ta nhòm ngó túi của tôi, tôi nghĩ anh ta đang kiểm tra xem có ma túy hay không. Nhưng anh ta lại hỏi bằng giọng tiếng Anh nặng trịch: "Có sách đồi trụy không? Sách đồi trụy ấy? Có cuốn nào không?". Tôi bật cười và mở túi đựng sách, đổ ra một đống sách bìa mỏng của nhà xuất bản Penguin của các tác giả Tolstoy, Dostoevsky và Turgenev. Anh ta thất vọng thấy rõ. Tôi đoán anh ta đang mong chờ kiếm được món hàng gì đấy để giải khuây trong những đêm dài vùng biên giới cô đơn này.

        Tàu hỏa của Xô Viết có nhiều khoang rộng rãi. Mỗi toa có một ấm samovar khổng lồ đựng đầy trà nóng dùng kèm với bánh mì đen do một phụ nữ lớn tuổi phục vụ. Cùng khoang với tôi là một người' thú vị từng là huấn luyện viên cho đội quyền anh Estonia trong Olympics 1936, ba năm trước khi Liên bang Xô Viết thu phục các quốc gia vùng Baltic. Chúng tôi nói được chút ít tiếng Đức đủ để hiểu nhau. Anh ta là một người sống động, và nói với tôi về niềm tin tuyệt đối rằng một ngày nào đó Estonia sẽ lại được tự do. Năm 2002, khi đến thăm Tallinn, thủ đô cũ xinh đẹp của Estonia để nói chuyện, tôi đã kể câu chuyện này cho các cử tọa. Bạn tôi, cựu tổng thống Lennart Meri cũng tham dự và đã tìm kiếm giùm tôi. Tên người đàn ông đó là Peter Matsov. Ông ấy đã chết năm 1980. Tôi thường nghĩ về ông ta và chuyến tàu đêm giao thừa năm đó. Tôi ước sao ông ấy sống thêm một thập kỷ nữa để chứng kiến ước mơ của mình thành hiện thực.

        Gần nửa đêm và cũng gần đến bình minh của thập kỷ mới thì chúng tôi đến Leningrad. Tôi bước ra và đi bộ vài phút, nhưng tôi chỉ thấy cảnh sát đang kéo mấy người vui chơi quá chén khỏi đường phố trong cơn bão tuyết. Phải mất gần 30 năm sau tôi mới có dịp thăm thú những danh thắng của thành phố này. Lúc đó những người cộng sản đã ra đi và tên cũ của thành phố được khôi phục, St.Petesburg.

        Buổi sáng năm mới 1970, tôi bắt đầu chuỗi năm ngày tuyệt vời. Tôi đã chuẩn bị cho chuyến đi Moscow bằng cách tìm sách hướng dẫn du lịch và một tấm bản đồ thành phố bằng tiếng Anh vì tôi không thể đọc được các mẫu tự tiếng Nga gốc Xlavơ.

        Tôi đăng ký phòng ở khách sạn Quốc gia, gần Quảng trường Đỏ. Ở đây sảnh đợi có trần cao, phòng tiện nghi và nhà ăn cùng quán bar đàng hoàng.

        Người duy nhất tôi biết ở Moscow là Nikki Alexis, người đã tặng tôi hai tấm thiệp dễ thương về tình bạn mà tôi rất thích lúc tôi phải rời Oxford về nhà mùa hè năm ngoái. Đó là một phụ nữ thú vị, sinh ở Martinique thuộc Tây Ấn, sống ở Paris vì cha cô làm ở ngoại giao đoàn tại đó. Nikki đang học trường đại học Lumumba, mang tên nhà lãnh đạo người Congo bị ám sát năm 1961 mà rõ ràng là có bàn tay của CIA Hoa Kỳ. Hầu hết sinh viên là con nhà nghèo đến từ các nước nghèo. Rõ ràng người Xô Viết hy vọng rằng sau khi được đào tạo, họ sẽ quay về nhà và tạo ra những thay đổi.

        Một đêm, tôi đón xe buýt đến trường Đại học Lumumba để ăn tôi với Nikki và một vài người bạn của cô. Một trong số đó là Helene, người Haiti, có chồng đang học ở Paris. Họ có một con gái đang sống cùng với ba. Họ không có tiền để đi lại và đã không gặp nhau trong gần hai năm. Vài ngày sau khi tôi rời Moscow, Helene đã tặng tôi một cái mũ lông đặc trưng của Nga. Cái mũ không đắt lắm nhưng cô ấy không có tiền. Tôi hỏi cô có chắc là cô muôn tặng tôi hay không. Cô trả lời: "Có chứ. Anh đã rất tử tế với tôi và làm cho tôi có hy vọng". Năm 1994, lúc làm tổng thống, tôi quyết định thay thế nhà độc tài quân sự, tướng Raoul Cedras, bằng tổng thống được bầu một cách dân chủ là Jean-Bertrand Aristide, lần đầu tiên sau nhiều năm tôi nghĩ đến người phụ nữ đó và tự hỏi không biết cô có trở lại Haiti hay không.

        Đến khoảng nửa đêm tôi đi xe buýt về khách sạn. Chỉ có một người ở đó. Anh ta tên Oleg Rakito và nói tiếng Anh còn hay hơn tôi. Anh ta hỏi tôi rất nhiều và cho biết anh ta đang làm cho chính phủ, gần như thú nhận rằng anh được phân công theo dõi tôi. Anh ta nói muốn tiếp tục trò chuyện vào bữa sáng hôm sau. Khi chúng tôi cùng ăn thịt nguội và trứng thì anh ta nói sáng nào anh ta cũng đọc báo Time và Newsweek và rất yêu thích ngôi sao nhạc pop người Anh Tom Jones và đã ghi âm rất nhiều bài hát của thần tượng. Nếu Oleg tính moi thông tin vì tôi đã được kiểm tra an ninh đủ để làm việc cho Thượng nghị sĩ Fulbright, thì anh ta đã không moi được gì cả. Nhưng tôi nhận thấy ở anh ta cơn khát khao thông tin thực sự về thế giới bên ngoài của một thanh niên đằng sau Bức màn sắt. Điều này đã canh cánh trong lòng tôi cho đến tận khi vào Nhà Trắng.

        Oleg không phải là người Nga thân thiện duy nhất tôi gặp. Chính sách giảm căng thẳng giữa các quốc gia của Tổng thống Nixon đã có nhiều kết quả đáng chú ý. Vài tháng trước, tivi Nga đã chiếu người Mỹ đi bộ trên mặt trăng. Người ta vẫn còn háo hức về chuyện này và có vẻ bị hấp dẫn trước tất cả thứ gì liên quan đến nước Mỹ. Họ ghen tỵ với tự do của chúng tôi và nghĩ chúng tôi ai cũng giàu có. Tôi đoán, nếu so với hầu hết trong số họ thì đúng là chúng tôi giàu có thật. Bất cứ khi nào tôi đi tàu điện ngầm cũng có người đến gần và tự hào nói: "Tôi nói được tiếng Anh! Chào mừng anh đã đến Moscow". Một đêm tôi cùng ăn tối với một vài nhân viên khách sạn, một tài xế taxi và em gái anh ta. Cô gái đã uống khá nhiều và quyết định sẽ ở lại với tôi. Anh trai cô ta phải kéo em mình ra ngoài trời tuyết và tống vào taxi. Tôi không bao giờ biết được anh ta sợ nếu em gái mình đi với tôi thì sẽ bị KGB sờ gáy hay vì anh ta nghĩ tôi không xứng với cô em gái.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Chín, 2015, 04:11:22 am
        Cuộc phiêu lưu thú vị nhất của tôi ở Moscow bắt đầu bằng một cuộc gặp gỡ tình cờ trong thang máy khách sạn. Khi tôi bước vào đã có bốn người. Một người đeo huy hiệu Câu lạc bộ Virginia Lions. Rõ ràng anh ta nghĩ tôi là người ngoại quốc vì tóc và râu tôi khá dài, lại đi giày ống và mặc áo khoác hải quân Anh. Anh ta gầm gừ: "Anh quê ở đâu?". Tôi mỉm cười và trả lời: "Arkansas", anh ta đáp lại: "Ơ, thế mà tôi nghĩ anh ở Đan Mạch hay đại loại thế". Người đàn ông đó tên Charlie Daniels, ở Norton, Virginia, quê hương của Francis Gary Powers, viên phi công U-2 bị bắn hạ và bị bắt ở Nga năm 1960. Anh ta đang đi cùng Carl McAfee, luật sư ở Norton lo thủ tục để thả Powers, và một chủ trang trại nuôi gà ở bang Washington tên Henry Fors có con trai bị bắn rơi ở Việt Nam. Họ đi suốt quãng đường dài đến Moscow chỉ để hỏi xem những người Bắc Việt Nam đang ở đó có thể trả lời con của ông chủ trại còn sống hay đã chết. Người thứ tư từ Paris tới, và cũng giống như mấy người Virginia, là thành viên của câu lạc bộ Lions. Ông này đi theo đoàn vì phái đoàn Bắc Việt nói tiếng Pháp. Họ đến Moscow mà không có gì bảo đảm rằng người Nga sẽ cho phép họ nói chuyện với những người Việt Nam, hoặc nếu có nói chuyện được thì liệu có hỏi được thông tin nào hay không. Không ai trong số họ nói tiếng Nga. Họ hỏi tôi có biết ai có thể giúp họ không. Bạn cũ Nikki Alexis của tôi học tiếng Anh, Pháp và Nga tại Đại học Patrice Lumumba. Tôi giới thiệu cô cho họ, và họ cùng nhau chạy vạy, tìm kiếm trong vài ngày, hỏi đại sứ quán Mỹ, nhờ người Nga giúp đỡ, và cuối cùng đã gặp được phái đoàn Bắc Việt Nam - những người rõ ràng rất ấn tượng vì ông Fors và các bạn đã hết sức cô gắng để được biết về số phận của con trai mình và một vài người nữa mất tích trong khi chiến đấu. Họ nói họ sẽ kiểm tra và liên lạc lại. Vài tuần sau, Henry Fors được tin con trai ông đã chết khi máy bay của anh bị bắn hạ. ít ra ông còn cảm thấy thanh thản đôi chút. Tôi nhớ đến Henry Fors» khi tôi làm việc để giải quyết về các trường hợp POW/MIA (tù binh và binh sĩ mất tích - ND) lúc làm Tổng thống và giúp Việt Nam tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với hơn 300.000 người con của họ vẫn đang mất tích.

        Ngày 6 tháng 1, Nikki và cồ bạn người Haiti Helene tiễn tôi lên tàu đi Prague, một trong những thành phố cổ đẹp nhất châu Âu, vân đang rên xiết trong sự đàn áp của Liên Xô đối với phong trào cải cách Mùa xuân Prague của Alexander Dubcek hồi tháng 8 năm 1968. Tôi được mời ở lại nhà của cha mẹ của Jan Kopold, một người bạn cùng chơi bóng rổ với tôi ở Oxford. Gia đình Kopold rất thú vị, lịch sử gia đình họ gắn bó với lịch sử của nước Tiệp Khắc hiện đại. Cha của bà Kopold là tổng biên tập tờ báo cộng sản Rude Pravo, ông đã chết khi chiến đấu với bọn phát xít trong Thế chiến hai, và tên ông được đặt cho một cây cầu ở Prague. Cả hai ông bà Kopold đều là trí thức và từng ủng hộ nhiệt tình cho Dubcek. Mẹ của bà Kopold cùng sống với họ. Ban ngày khi hai ông bà Kopold đi làm, bà đưa tôi đi chơi. Họ sống trong một căn hộ dễ thương trong một tòa nhà cao tầng với tầm nhìn toàn cảnh thành phố rất đẹp. Tôi ngủ lại trong phòng của Jan và háo hức đến mức trong đêm tôi thức dậy ba bốn lần để ra ngắm cảnh.

        Gia đình nhà Kopold, cũng như những người Tiệp khác mà tôi gặp, đều tin tưởng rồi họ sẽ có cơ hội tự do. Họ là những người xứng đáng được hưởng điều đó như bất cứ ai trên trái đất này. Họ thông minh, tự hào và quyết tâm. Những người Tiệp trẻ tuổi tôi gặp đều rất ủng hộ Mỹ. Họ ủng hộ chính phủ tôi về vấn đề Việt Nam bởi vì họ tin chúng tôi ủng hộ tự do và người Nga Xô thì không. Một lần, ông Kopold đã nói với tôi: "Kể cả người Nga cũng không thể nào muôn đời bất chấp quy luật phát triển của lịch sử". Rõ ràng họ không thể làm như vậy. Hai mươi năm sau, cuộc Cách mạng Nhung hòa bình của Václav Havel đã thực hiện lời hứa của Mùa xuân Prague.

        Mười tháng sau khi chia tay gia đình Kopold về lại Oxford, tôi nhận được thông báo của họ, viết trên tờ giấy trắng viền đen: "Chúng tôi rất đau buồn thông báo cho các bạn của con trai chúng tôi rằng vào ngày 29 tháng 1 tại bệnh viện trường đại học ở Smyrna, Thổ Nhĩ Kỳ, Jan Kopold đã qua đời ở tuổi 23... Đã từ lâu ước mơ cháy bỏng của Jan là được thăm viếng di tích văn hóa Hy Lạp. Jan đã ngã xuống từ trên cao cách Troy không xa và đã không qua khỏi do chấn thương quá nặng". Tôi rất thích Jan với nụ cười lúc nào cũng trên môi và một trí óc thông tuệ. Khi tôi biết anh là lúc anh đang bị giày vò giữa tình yêu đất nước Tiệp Khắc với tình yêu tự do. Tôi ước sao anh ấy còn sống để được vui hưởng cả hai.

        Sau sáu ngày ở Prague, tôi dừng ở Munich để dự Faschingsfest (lễ hội tống tiễn mùa Đông ở Đức và các nước lân cận - ND) với Rudy Lowe, rồi về lại Anh, trong lòng có niềm tin mới vào nước Mỹ và nền dân chủ. Với tất cả những khiếm khuyết của nó, tôi phát hiện đất nước tôi vẫn là ngọn đèn dẫn đường cho nhiều người dang sốt ruột sống trong chế độ cộng sản. Thật trớ trêu là khi tôi tranh cử tổng thống năm 1992, đảng Cộng hòa cố gắng dùng chuyến đi này làm bằng chứng chống lại tôi, họ nói tôi giao du với những người cộng sản ở Moscow.

        Sang học kỳ mới, tôi quay lại những buổi học nhóm về chính trị, bao gồm các nghiên cứu về sự liên quan giữa lý thuyết khoa học với việc lập kế hoạch chiến lược; vấn đề biến một quân đội động viên thành một đạo quân ái quốc, từ thời Napoleon cho đến Việt Nam; và các khó khăn mà Trung Quốc và Nga gây ra cho chính sách của Mỹ. Tôi đọc Herman Kahn về khả năng chiến tranh hạt nhân, các mức độ hủy diệt khác nhau, và các hành vi sau cuộc tấn công. Cuốn sách đó có vẻ viễn tưởng và không thuyết phục chút nào. Tôi ghi vào nhật ký rằng "những gì xảy ra sau khi bắt đầu khai pháo có thể sẽ không theo bất cứ hình mẫu của hệ thống khoa học hay của các nhà phân tích nào".

        Trong khi tôi phải chịu đựng thêm một mùa đông âm u ở Anh thì thư từ lẫn thiệp từ nhà tràn đến. Bạn bè tôi đi làm, kết hôn, tiếp tục cuộc sống thường nhật. Việc họ trở về trạng thái bình thường có vẻ thật tốt đẹp sau tất cả những day dứt mà tôi cảm thấy về Việt Nam.

        Tháng 3 và mùa xuân đến làm cho mọi việc sáng sủa đôi chút. Tôi đọc Hemingway, dự các buổi học nhóm và nói chuyện với bạn bè, trong đó có một người bạn mới rất thú vị. Mandy Merck đến học ở Oxford từ trường Reed ở Oregon. Cô là người cực kỳ năng động và rất thông minh, phụ nữ Mỹ duy nhất tôi gặp ở Oxford có phần lấn lướt hơn các nữ sinh viên Anh ở Oxford về khoản nói chuyện nhanh và trôi chảy. Cô cũng là người phụ nữ đầu tiên không giấu mình là đồng tính mà tôi biết. Tháng 3 đó là tháng mở mắt cho những hiểu biết của tôi về đồng tính. Paul Parish cũng kết bạn với tôi, và lúc nào cũng sợ bị gắn mác là kẻ hạ đẳng. Anh phải chịu đựng trong một thời gian dài. Bây giờ anh ấy đang ở San Francisco, và theo lời anh thì đang rất "yên ổn và hợp pháp". Mandy Merck ở lại Anh và trở thành phóng viên và người đấu tranh cho quyền của giới đồng tính. Vào thời đó, những lời chọc ghẹo của cô đã làm rạng rỡ những ngày mùa xuân của tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Chín, 2015, 04:37:23 am
        Một đêm, Rick Stearns đã làm tôi choáng váng khi nói tôi không thích hợp với chính trị. Anh nói cả tôi và Huey Long đều có phong cách chính trị miền Nam rất tuyệt, nhưng Long là thiên tài về chính trị, anh ấy hiểu cách giành được và sử dụng quyền lực. Rick nói khả năng của tôi thiên về văn chương hơn, rằng tôi nên làm nhà văn bởi vì tôi viết tốt hơn nói, và bên cạnh đó, tôi không cứng rắn đủ để làm chính trị. Suốt nhiều năm sau này nhiều người cũng nghĩ như vậy. Dù sao Rick cũng gần đúng. Tôi chưa bao giờ say mê quyền lực chỉ vì quyền lực, nhưng bất cứ khi nào bị đối phương tấn công, tôi đều thường tập trung cứng rắn đủ để sống sót. Ngoài ra, tôi không nghĩ mình có thể làm được việc gì khác tốt như vậy.

        Đầu năm 1970, sau khi nhận được cuộn băng của Jeff Dwire ghi âm lại cuộc nói chuyện của ông với đại tá Holmes và số bốc thăm quân dịch khá cao, tôi biết tôi đã thoát khỏi ROTC và không phải đi quân dịch ít nhất là đến cuối năm. Nếu không được gọi, tôi lại bị giằng xé giữa việc quay lại Oxford học tiếp năm thứ ba do học bổng Rhodes tài trợ, hoặc về trường Luật Yale nếu tôi được chấp nhận.

        Tôi rất thích Oxford, có thể còn quá thích là đằng khác. Tôi lo sợ nếu quay lại học tiếp năm thứ ba, tôi có thể rơi vào cuộc sống hàn lâm thoải mái nhưng không mục đích mà cuối cùng có thể làm cho tôi thất vọng. Xét đến những cảm xúc của tôi về chiến tranh, tôi không chắc mình có thể thành công trong nghiệp chính trị hay không, nhưng tôi thích về nhà, về Mỹ và thử thời vận xem sao.

        Tháng 4, trong kỳ nghỉ giữa học kỳ ba và tư, tôi thực hiện chuyến du hành cuối - đến Tây Ban Nha, cùng với Rick Stearns. Tôi đã đọc về Tây Ban Nha rất nhiều và hoàn toàn bị mê hoặc, nhờ cuốn Man's Hope - Hy vọng của con ngứời của André Malraux, Homage to Catalonia - Tiêng nhớ Catalonia của George Orwell, và siêu phẩm The Spanish Civil War - Cuộc Nội chiến Tây Ban Nha của Hugh Thomas. Malraux tìm hiểu vấn nạn mà chiến tranh đã đặt ra cho giới trí thức, nhiều người trong số này bị cuốn vào cuộc chiến chống Franco. Ông nói các trí thức muốn tách bạch rõ ràng, muốn biết chính xác anh ta chiến đấu cho cái gì và phải chiến đấu như thế nào, một thái độ tự thân nó là phản Manichean (thuyết giáo tách bạch trắng đen, phải trái - ND), nhưng đã là chiến binh tự thân, anh ta là Manichean. Để giết chóc và sống sót, anh ta phải nhìn mọi vật rõ ràng trắng đen, tốt xấu. Nhiều năm sau, tôi nhận ra điều tương tự trong chính trị khi nhóm cực hữu chiếm lĩnh đảng Cộng hòa và quốc hội. Chính trị đối với họ chỉ là một cuộc chiến tranh với hình thức khác. Họ cần có kẻ thù và tôi chính là quỷ dữ theo niềm tin Manichean của họ.

        Tôi không bao giờ chế ngự được sức cuốn hút lãng mạn của Tây Ban Nha, mạch đập thô ráp của xứ ấy, tinh thần thô mộc của người dân, những ký ức ám ảnh về cuộc Nội chiến thất bại, bảo tàng Prado, vẻ đẹp của Alhambra. Khi làm tổng thống, tôi cùng Hillary trở thành bạn của vua Juan Carlos và nữ hoàng Sofia. Trong chuyến công du cuối cùng đến Tây Ban Nha, Juan Carlos vẫn nhớ tôi đã từng nói với ông về niềm hoài cổ của tôi đối với Granada, ông đã đưa tôi cùng Hillary đến đó. Sau 30 năm, tôi lại dạo bước qua Alhambra, trong một nước,Tây Ban Nha dân chủ và thoát khỏi chế độ Franco mà công của ông ấy không nhỏ.

        Cuối tháng 4, tôi quay lại Oxford, mẹ gọi và báo tin mẹ của David Leopoulos là Evelyn đã bị giết, bị đâm bốn nhát vào tim trong tiệm bán đồ cổ của bà. Vụ án ấy không bao giờ được giải quyết. Lúc đó tôi đang đọc Leviathan của Thomas Hobbes và tôi nhớ mình đã nghĩ ông ta có thể đã nói đúng rằng cuộc đời "thật tội nghiệp, kinh tởm, man rợ và ngắn ngủi". Vài tuần sau, David đến thăm tôi khi đang trên đường quay lại quân ngũ ở Ý, và tôi đã cố gắng an ủi anh. Mất mát của anh cuối cùng đã khích lệ tôi kết thúc truyện ngắn viết về một năm rưỡi cuối cùng và cái chết của bố dượng tôi. Truyện ấy được bạn bè nhận xét là hay, khiến tôi viết vào nhật ký: "Có thể tôi sẽ viết văn thay vì làm phải người gác cửa khi sự nghiệp chính trị của tôi gặp trắc trở". Thỉnh thoảng tôi vẫn tưởng tượng mình là người gác cửa khách sạn Plaza ở New York, phía nam của Công viên Central. Người gác cửa ở Plaza mặc đồng phục đẹp và gặp nhiều người thú vị từ khắp nơi trên thế giới. Tôi còn tưởng tượng minh sẽ gom được những khoản tiền boa hậu hĩnh của khách nghĩ răng, bất chấp giọng miền Nam của tôi hơi khác thường, tôi nói chuyên có duyên.

        Cuối tháng 5, tôi được trường Yale nhận và tôi quyết định đến đó. Tôi nhanh chóng kết thúc các buổi học nhóm về khái niệm đối lập, thủ tướng Anh, và lý thuyết chính trị thích Locke hơn Hobbes. Ngày 5 tháng 6, tôi diễn thuyết lần cuối cùng trước sinh viên tốt nghiệp trung học quân sự Mỹ. Tôi ngồi trên khán đài với các ông tướng tá, .và trong bài phát biểu của mình tôi nói tại sao tôi yêu nước Mỹ, kính trọng quân đội và chống lại cuộc chiến ở Việt Nam. Học sinh rất thích thú, và tôi nghĩ các quân nhân cũng đánh giá cao cách tôi thể hiện.

        Ngày 26 tháng 6, tôi đáp máy bay đi New York, sau những cuộc chia tay đầy xúc động, đặc biệt là với Frank Aller, Paul Parish và David Edwards, lần này là chia tay thật. Thế là kết thúc hai năm đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi. Quãng thời gian bắt đầu từ đêm trước cuộc bầu cử của Nixon và kết thúc khi ban nhạc Beatles tuyên bố tan vỡ và phát hành bộ phim cuối cùng của họ cho các fan yêu mến và đang rầu rĩ. Tôi đã đi du lịch rất nhiều và tôi rất thích. Tôi cũng phiêu lưu đến những góc xa xôi của tâm hồn và trái tim mình, vật lộn với tình cảnh đi quân dịch, sự mơ hồ nước đôi của hoài bão, và khả năng kém cỏi đến mức không có gì ngoài những mối quan hệ ngắn ngủi với phụ nữ. Tôi chưa có bằng cấp, nhưng tôi đã học được rất nhiều. "Con đường dài và ngoằn ngoèo" (tên một bài hát của Beatles - ND) của tôi đã dẫn tôi về nhà, và tôi hy vọng, như Beatles hát trong bài "Hey Jude", ít ra tôi có thể "đem một bài hát buồn và làm cho nó hay hơn".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Chín, 2015, 03:59:14 am
 
        17

        Vào tháng 7, tôi đến làm việc ở Washington cho Dự án Pursestrings, một dự án vận động hành lang của công dân ủng hộ chánh án McGovern - Hatfield đòi cắt giảm chi phí cho cuộc chiến Việt Nam trước năm 1971. Cơ hội để tu chánh án được thông qua là không có, nhưng chiến dịch này tạo ra phương tiện huy động và nêu bật sự chống đối chiến tranh ngày càng tăng trong cả hai đảng.

        Mùa hè đó tôi ở tại một phòng trong nhà của Dick và Helen Dudman. Họ sống trong một căn nhà cổ hai tầng lớn có hàng hiên rộng ở tây bắc Washington. Dick là một nhà báo thành đạt. Cả ông ấy và Helen đều chống chiến tranh và ủng hộ đám thanh niên đang cố gắng chấm dứt cuộc chiến. Họ đối đãi tôi thật tuyệt vời. Một sáng nọ họ mời tôi ăn sáng ở hiên trước nhà với người bạn và hàng xóm họ là Thượng nghị sĩ Gene McCarthy. Ông ta lúc này đang ở năm cuối nhiệm kỳ trong thượng viện, và từ hồi 1968 đã tuyên bố là sẽ không ra tái ứng cử. Sáng hôm đó ông ấy trong một tâm trạng cởi và thoải mái, phân tích cặn kẽ các sự kiện thời sự và cho thấy một chút buồn hoài cổ khi sắp phải rời thượng viện. Tôi thích McCarthy hơn mong đợi, đặc biệt là sau khi ông cho tôi mượn đôi giày để đi dự buổi tiệc Báo chí Phụ nữ trang trọng, mà tôi nhớ không lầm là hai ông bà Dudman dàn xếp để tôi được mời. Tổng thống Nixon có đến và bắt tay nhiều người nhưng không có tôi. Tôi được xếp ngồi cùng bàn với Clark Clifford, người theo Tổng thống Truman từ Missouri đến Washington và làm phụ tá thân cận rồi bộ trưởng quốc phòng cho Tổng thống Johnson trong năm cuối nhiệm kỳ. Nói về Việt Nam, Clifford khô khan nói: "Đó là một trong những nơi kinh khủng nhất trên thế giới để dính líu đến". Bữa tiệc là một cơ hội ngẩng đầu cho tôi, đặc biệt là khi chân tôi gắn chặt xuống đất nhờ đôi giày của Gene McCarthy.

        Không lâu sau khi tôi bắt đầu làm cho dự án Pursestrings, tôi nghỉ một kỳ cuối tuần dài và lái xe đến Springfield, Massachusetts, để dự đám cưới bạn cùng phòng ở Georgetown của tôi, trung úy thủy quân lục chiến Kit Ashby.

        Trên đường quay lại Washington, tôi ghé Mũi Cod thăm Tommy Caplan và Jim Moore, hai người cũng đi dự đám cưới Kit. Buổi tối, chúng tôi đến thăm Carolyn Yeldell, mùa hè đó đang biểu diễn ở Mũi Cod cùng với một nhóm nghệ sĩ trẻ. Chúng tôi thật vui, nhưng tôi nán lại lâu quá. Khi tôi lên đường đi tiếp, tôi mệt muốn chết. Chưa kịp ra khỏi Massachusetts, trên đường xa lộ liên bang, một chiếc xe chạy ra khỏi chỗ dừng nghỉ ngay trước mặt tôi. Lái xe không trông thấy tôi, và tôi cũng không trông thây anh ta trước khi quá muộn. Tôi cố lượn né, nhưng vẫn đâm mạnh vào phần sau bên trái xe anh ta. Người đàn ông và phụ nữ trên xe có vẻ choáng váng nhưng không hề hấn gì. Tôi cũng không sao, nhưng chiếc Volkswagen Bug xinh xinh mà Jeff Dwire đưa để tôi lái trong mùa hè thì hư hại nặng. Khi cảnh sát tới, tôi gặp rắc rối to. Tôi đã để lạc mất bằng lái khi chuyển từ Anh về nhà và không thể chứng minh tôi lái xe hợp lệ. Hồi đó chưa có hệ thống lưu trữ thông tin vi tính hóa về những thứ như vậy, nên tôi phải chờ đến sáng hôm sau mới được xác minh. Viên sĩ quan bảo rằng ông ấy phải tạm giữ tôi. Lúc chúng tôi đến nơi đã khoảng năm giờ sáng. Họ lấy hết đồ đạc cá nhân và lấy luôn thắt lưng để tôi khỏi treo cổ, cho tôi một tách cà phê, và tông tôi vào một xà lim, trong đó có một cái giường kim loại, một cái mền, toilet thì bốc mùi còn đèn thì cứ sáng mãi. Sau vài giờ ngủ chập chờn, tôi gọi cho Tommy Caplan nhờ giúp. Cậu ấy và Jim Moore đến tòa cùng với tôi và đóng tiền bảo lãnh. Ông thẩm phán thân thiện nhưng khiển trách tôi vì không đem theo bằng lái. Lời trách mắng ấy có kết quả: sau đêm nằm khám ấy, tôi không bao giờ quên bằng lái xe nữa.

        Hai tuần sau chuyến đi Massachusetts, tôi quay về Connecticut New England một tuần để làm việc cho Joe Duffey trong cuộc bầu cử sơ bộ tranh ghế trong thượng viện của đảng Dân chủ. Duffey ra ứng cử với tư cách ứng viên ủng hộ hoà bình, được ủng hộ chủ yếu bởi chính những người hai năm trước đã ủng hộ Gene McCarthy Thượng nghị sĩ Dân chủ đương chức là Tom Dodd, một nhân vật lão làng trong chính trị ở Connecticut. Ông từng truy tố bọn Quốc xã ở Tòa án xét xử tội ác chiến tranh Nuremberg và có thành tích hoạt động tiến bộ, nhưng ông gặp hai rắc rối. Thứ nhất, ông từng bị thượng viện khiển trách vì dùng quỹ được quyên cho ông với tư cách dân biểu vào mục đích cá nhân. Thứ hai, ông từng ủng hộ Tổng thống Johnson về vấn đề Việt Nam, và cử tri trong bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ thì nhiều khả năng đa phần sẽ chống đối chiến tranh. Dodd đau đớn và giận dữ trước sự khiển trách của thượng viện, và không dễ dàng chịu nhường ghế. Thay vì phải đối đầu với một cử tri đoàn thù địch trong cuộc bầu cử sơ bộ, ông đăng ký tranh cử với tư cách ứng viên độc lập trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11. Joe Duffey là giáo sư đạo đức học cho Cơ sở Chủng viện Hartford, và là chủ tịch hội Những người Mỹ cho Hành động Dân chủ có xu hướng tự do. Dù ông là con trai của một thợ mỏ than quê ở tây Virginia, các ủng hộ viên mạnh mẽ nhất của ông lại là những người cấp tiến có học, khá giả và phản chiến ở các khu ngoại ô, cũng như những thanh niên bị cuốn hút bởi thành tích của ông trong vấn đề dân quyền và hoà bình. Đồng chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông là Paul Newman, làm việc rất cật lực. ủy ban tài chính của ông ấy có nhiếp ảnh gia Margaret Bourke-White, họa sĩ Alexander Calder, họa sĩ biếm họa của tờ New Yorker Dana Fradon, và một loạt các cây viết và sử gia ưu tú như Francine du Plessix Gray, John Hersey, Arthur Miller, Vance Packard, William Shirer, William Styron, Bar¬bara Tuchman, và Thornton Wilder. Tên của họ nhìn rất ân tượng trong bảng danh sách của chiến dịch, nhưng có lẽ họ sẽ không gây an tượng gì nhiều lắm trong giới cử tri lao động.

        Trong khoảng từ 29 tháng 7 đến 5 tháng 8, tôi được giao tổ chức vận động ở Bethel và Trumbull, hai thành phố trong quận Nghị viện thứ năm. Cả hai nơi đều đầy những căn nhà gỗ màu trắng cổ với hàng hiên lớn và có lịch sử từ xưa vẫn còn ghi lại trong các sổ bộ đăng ký tại địa phương. Ở Bethel, chúng tôi dành ngày đầu để đặt điện thoại và tổ chức vận động qua điện thoại, sau đó đích thân đưa tài liệu đến tận nơi cho các cử tri còn đang phân vân. Các tình nguyện viên làm việc ở văn phòng đến tận khuya, và tôi chắc Duffey sẽ đạt được số phiếu tối đa có thể. Trumbull không tổ chức tổng hành dinh hoạt động đầy đủ; các tình nguyên viên gọi điện cho một số cử tri, một số khác thì đến gặp. Tôi khuyên họ nên mở cửa văn phòng vận động từ 10 giờ sáng đến 7 giờ tối, từ thứ hai đến thứ bảy, đồng thời làm theo kiểu vận động ở Bethel để đảm bảo các cử tri có thể vận động được có hai đầu mối liên lạc. Tôi cũng xem xét lại hoạt động ở hai thị trấn khác vốn không trơn tru bằng và đề nghị tổng hành dinh tiểu bang ít nhất cũng phải đảm bảo có đủ danh sách cử tri và đủ chuẩn bị để thực hiện vận động qua điện thoại.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Chín, 2015, 06:40:14 am
        Tôi thích công việc này và gặp nhiều người sau này sẽ đóng vai trò quan trọng trong đời tôi. Trong số có John Podesta, sau này làm việc xuất sắc trong Nhà Trắng với vai trò thư ký nhân sự, phó chánh văn phòng, rồi chánh văn phòng; Susan Thomases, người mà khi tôi ở New York đã cho tôi ngủ trên ghế sofa trong căn hộ ở đại lộ Park mà nay cô ấy vẫn đang ở, và cũng là một trong những bạn thân và cố vấn tin cẩn nhất của tôi và Hillary.

        Khi Joe Duffey thắng cuộc bầu cử sơ bộ, tôi được giao điều phối vận động ở quận Nghị viện thứ ba cho cuộc tổng tuyển cử. Thành phố lớn nhất trong khu vực này là New Haven, nơi tôi học luật, và Milford, nơi sau này tôi sẽ chuyển đến ở. Đi làm như vậy nghĩa là tôi phải bỏ học nhiều cho đến khi cuộc bầu cử kết thúc vào đầu tháng 11, nhưng tôi nghĩ mình có thể qua được nhờ mượn tập chép bài và học cật lực vào cuối học kỳ.

        Tôi yêu mến New Haven, cái nôi không khí chính trị đa chủng tộc kiểu cũ và các nhà hoạt động sinh viên. Thị trấn East Haven bên cạnh chủ yếu là dân gốc Ý, trong khi thị trấn Orange gần đó lại đa phần là dân gốc Ireland. Các thị trấn cách xa New Haven có vẻ giàu có hơn với lằn ranh chủng tộc cũng không rõ rệt bằng. Hai thị trấn ở rìa phía đông của quận là Guilford và Madison đặc biệt đẹp và cổ kính. Tôi dành nhiều thời gian lái xe đến các thị trấn trong khu vực, đảm bảo sao cho người của chúng tôi có kế hoạch vận động tốt và nhận được đầy đủ hỗ trợ cũng như các tài liệu từ tổng hành dinh trung tâm. Chiếc Volkswagen của tôi bị hư trong vụ đụng xe ở Massachusetts, nên tôi lái chiếc Opel màu rỉ sắt, dù sao cũng phù hợp hơn để chuyên chở tài liệu vận động. Tôi rong ruổi khá nhiều với chiếc xe đó.

        Vào những lúc công việc vận động cho phép, tôi đi học các lớp về luật hiến pháp, hợp đồng, nguyên tắc và vi phạm dân sự. Lớp học thú vị nhất là Luật hiến pháp của thầy Robert Bork, người sau này được chỉ định làm việc cho Tòa phúc thẩm quận Columbia, và năm 1987 được Tổng thống Reagan đề cử vào Tòa án tối cao. Thầy Bork cực kỳ bảo thủ trong triết lý luật pháp, hăng hái bảo vệ quan điểm của mình nhưng vẫn công bằng với những sinh viên nào bất đồng quan điểm. Trong một lần trao đổi đáng nhớ của tôi với thầy, tôi chỉ ra rằng lập luận của thầy về vấn đề đang được thảo luận là vòng tròn. Thầy đáp: "Tất nhiên rồi. Mọi luận điểm hay đều thế cả".

        Sau cuộc bầu cử sơ bộ, tôi cố hết sức để chiêu dụ các ủng hộ viên của các ứng viên khác về cho chiến dịch của Duffey, nhưng thật khó. Tôi thường trà trộn vào các khu vực dân lao động đa chủng tộc và cố lên tiếng thuyết phục, nhưng có thể thấy rõ là tôi đang húc đầu vào đá. Quá nhiều người da trắng thuộc phe Dân chủ cho rằng Joe Duffey, người mà Phó tổng thống Agnew từng gọi là "tên xét lại Mác xít", quá cực đoan, quá gần gũi với đám hippy nghiện hút, phản chiến. Nhiều người Dân chủ cũng quay lại chống chiến tranh, nhưng họ lại không thấy thoải mái đồng hành với những người chống chiến tranh trước họ. Chiến dịch giành sự ủng hộ của họ càng phức tạp khi Thượng nghị sĩ Dodd ra tranh cử như ứng viên độc lập, nên những người phe Dân chủ bất mãn vẫn còn nơi để dồn sự ủng hộ. Joe Duffey tổ chức chiến dịch khá tốt, tập trung tâm lực và truyền cảm hứng cho thanh niên trên khắp nước, nhưng ông thất bại dưới tay ứng viên Cộng hòa, Hạ nghị sĩ Lowell Weicker, một tay chơi sau này rời đảng Cộng hòa và làm thống đốc Connecticut với tư cách nhân vật độc lập. Weicker đạt chưa đầy 42% số phiếu, đủ để đánh bại Duffey. Duffey được dưới 34%, còn Thượng nghị sĩ Dodd được gần 25%. Chúng tôi bị thua trong các thành phố mang tính thuần chủng tộc như East Haven và West Haven.

        Tôi không biết nếu Dodd không ra tái cử thì Duffey liệu có thắng nổi không, nhưng tôi chắc chắn là đảng Dân chủ sẽ dần biến thành phe thiểu số nếu chúng tôi không tìm cách chiếm lại những cử tri đã bỏ phiếu cho Dodd. Sau cuộc bầu cử tôi nói chuyện ấy hàng giờ với Anne Wexler, người thực hiện xuất sắc vai trò quản lý chiến dịch vận động. Bà ấy là một chính khách tuyệt vời và quan hệ tốt với nhiều loại người, nhưng vào năm 1970 phần lớn cử tri không quan tâm đến thông điệp cũng không để ý nhiều đến người mang thông điệp. Anne trở thành một người bạn và cố vấn tốt cho tôi trong nhiều năm về sau. Sau khi bà ấy và Joe Duffey lấy nhau, tôi vẫn giữ liên lạc với họ. Khi tôi vào Nhà Trắng, tôi chỉ định ông ấy điều hành Cơ quan thông tin Hoa Kỳ, quản lý Đài tiếng nói Hoa Kỳ - nơi ông mang thông điệp của nước Mỹ đến một thế giới sẵn lòng đón nhận ông hơn là cử tri đoàn Connecticut vào năm 1970. Tôi nghĩ về nó như chiến dịch cuối cùng của Joe, và lần này ông đã chiến thắng.

        Điểm sáng nhất vào tháng 11 năm 1970, việc một thống đốc Dân chủ trẻ tuổi trúng cử ở Arkansas, đó là Dale Bumpers. Ông ấy dễ dàng đánh bại cựu thống đốc Faubus trong cuộc bầu cử sơ bộ và thắng lớn trước Thống đốc Rockefeller trong cuộc tổng tuyển cử. Bumpers là cựu thủy quân lục chiến và là một luật sư tại tòa xuất sắc. Ông ấy hài hước và có thể nói cho kiến bò ra khỏi lỗ. Ông còn là một người tiến bộ chân chính từng dẫn dắt thị trấn quê nhà Charleston ở miền tây bảo thủ của Arkansas trong tiến trình mở cửa trường cho học sinh đa chủng tộc một cách êm ái, ngược hoàn toàn với sự hỗn độn ở Little Rock. Hai năm sau ông tái cử với chênh lệch lớn, và hai năm sau nữa ông trở thành một trong hai thượng nghị sĩ của tiểu bang chúng tôi. Bumpers chứng tỏ rằng quyền năng của người lãnh đạo nhằm nâng đỡ và đoàn kết dân chúng cho sự nghiệp chung có thể vượt qua những chia rẽ chính trị cổ lỗ của miền Nam. Đó là điều tôi muốn làm. Tôi đã không nề hà ủng hộ những ứng viên hầu như cầm chắc thất bại khi chúng tôi đấu tranh cho dân quyền hoặc chống chiến tranh. Nhưng không sớm thì muộn, muộn thay đổi được sự việc thì ta phải chiến thắng. Tôi đến học ở trường Luật Yale để hiểu thêm về chính sách. Và trong trường hợp những hoài bão chính trị của tôi không thành, tôi muốn có một nghề nghiệp mà không bao giờ bị buộc phải về hưu.

        Sau cuộc bầu cử, tôi quay về yên ổn với cuộc sống ở trường luật, gạo bài để thi cử, quen biết với vài bạn bè sinh viên khác, vui vầy với căn nhà và ba người bạn cùng nhà. Doug Eakeley, bạn học bổng Rhodes của tôi ở Univ, tìm được một căn nhà xưa tuyệt hảo tại Long Island Sound ở Milford. Căn nhà này có bốn phòng ngủ, một cái bếp khá rộng rãi, và một hàng hiên có mái che lớn mở ngay ra bãi biển. Bãi biển thật hoàn hảo cho các bữa nấu ăn ngoài trời, và khi triều rút, chúng tôi có đủ chỗ để chơi bóng đá. Nhược điểm duy nhất của căn nhà là nó là nhà nghỉ hè, không có bao bọc chống lại gió buốt mùa đông. Nhưng chúng tôi còn trẻ và cũng quen được với chuyện đó. Tôi vẫn còn nhớ rõ một ngày mùa đông sau bầu cử tôi quấn chăn ngồi ở hiên và đọc cuốn The Sound and the Fury - Âm thanh và cuồng nộ của William Faulknér.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Chín, 2015, 01:26:52 am
        Những người bạn cùng nhà tại số 889 East Broadway còn lại là Don Pogue và Bill Coleman. Don thì cánh tả hơn bọn chúng tôi, nhưng anh ấy trông có vẻ dân lao động hơn. Tướng anh ấy chắc như một tảng bê tông và khỏe như trâu. Anh ấy đi môtô đến trường luật, nơi anh ấy sẵn sàng tiếp chuyện bất kỳ ai trong những buổi tranh luận chính trị bất tận. May cho chúng tôi, anh ấy nấu ăn cũng ngon và thường cư xử tử tế, nhờ công cô bạn gái người Anh là Susan Bucknell cũng quyết liệt như anh ấy nhưng biết điều hơn. Bill là một trong số sinh viên da đen ngày càng nhiều học ở Yale. Cha anh ấy là một luật sư Cộng hòa cấp tiến - hồi đấy vẫn có những người như vậy - từng làm việc cho Thẩm phán Felix Frankfurter ở Tòa án tối cao và từng làm bộ trưởng giao thông dưới thời Tổng thống Ford. Bề ngoài mà nói, Bill là người thâm trầm nhất trong nhóm chúng tôi.

        Ngoài các bạn cùng phòng, tôi chỉ biết thêm ít bạn sinh viên khác khi tôi về học ở Yale sau chiến dịch tranh cử của Duffey, trong đó có bạn từ hồi đại hội Boys Nation quê ở Louisiana là Fred Kammer, và Bob Reich. Vì anh ấy là bí thư trong khóa học bổng Rhodes của chúng tôi nên anh giữ liên lạc với mọi người và thường xuyên cung cấp thông tin cũng như những tin thất thiệt đầy hài hước về đường đời của chúng tôi.

        Bob sống trong một căn nhà gần cơ sở trường cùng với ba sinh viên khác, một trong số này - Nancy Bekavac - trở thành một người bạn đặc biệt của tôi. Cô ấy là một người cấp tiến nhiệt thành, và những cảm xúc phản chiến của cô ấy được khẳng định vào mùa hè trước khi cô sang làm phóng viên ở Việt Nam. Cô làm thơ hay, viết những lá thư đầy cảm xúc và chép bài rất đầy đủ, và cô cho tôi sử dụng chúng khi tôi nhập học trễ mất hai tháng.

        Qua Bill Coleman, tôi được gặp một số sinh viên da đen. Tôi muốn biết họ đến học ở Yale như thế nào, và họ dự định làm gì với một cơ hội mà hồi đó được coi là khác thường đối với người Mỹ gốc Phi. Ngoài Bill, tôi kết bạn với Eric Clay quê ở Detroit, người sau này tôi bổ nhiệm vào Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ; Nancy Gist, bạn cùng lớp ở Wellesley với Hillary và làm việc trong Bộ Tư pháp khi tôi làm tổng thống; Rufus Cormier, một người đàn ông to lớn, trầm lặng và là ngôi sao trong đội bóng Đại học Giám lý miền Nam; và Lani Guinier, người tôi cố bổ nhiệm làm trự lý Bộ trưởng tư pháp phụ trách dân quyền, một câu chuyện buồn tôi sẽ kể chi tiết sau. Thẩm phán Tòa án tối cao Clarence Thomas cũng học cùng lớp tôi, nhưng tôi không thân quen với ông ấy.

        Gần cuối học kỳ, chúng tôi nghe tin Frank Aller quyết định trở lại nước Mỹ. Cậu ấy chuyển về lại khu vực Boston và về nhà ở Spokane để đối diện với quân dịch. Cậu ấy bị bắt giữ, bị truy tố và được tạm tha để chờ xét xử. Frank đã quyết định dù việc chống quân dịch của cậu ấy tạo ra tác động như thế nào đi nữa thì cậu ấy cũng không muốn sống nốt phần đời còn lại bên ngoài nước Mỹ để rồi bước vào tuổi trung niên già cỗi, lạnh lùng trong một trường đại học nào đó ở Canada hay Anh và cuộc đời mãi mãi bị cuộc chiến Việt Nam định đoạt. Một đêm tháng 12, Bob Reich nói rằng Frank về để chịu tù đày thật là ngớ ngẩn khi có biết bao điều cậu ấy có thể làm bên ngoài nước Mỹ. Nhật ký của tôi ghi lại câu trả lời của mình: "Một con người không chỉ là tổng hòa của những gì anh ta có thể làm gộp lại". Quyết định của Frank đã khẳng định anh ấy là ai chứ không phải chuyện anh ấy có thể làm được gì. Tôi nghĩ đó là quyết định đúng. Không lâu sau khi anh ấy quay về, Frank đi khám tâm lý, viên bác sĩ cho rằng anh bị trầm cảm và không phù hợp đi quân dịch. Anh ấy đi khám sức khỏe quân dịch, và cũng như Strobe, được xếp loại 1-Y, tức là chỉ bị động viên trong trường hợp khẩn cấp toàn quốc.

        Vào giáng sinh, tôi về nhà ở Hot Springs, rất xa vịnh Helsinki - nơi giáng sinh trước tôi đi bộ trên băng. Lần này tôi đi trong sân trường tiểu học cũ của mình, điểm lại những điều may mắn và thay đổi trong cuộc đời mình. Nhiều bạn thân của tôi bắt đầu lấy vợ lấy chồng. Tôi chúc họ tốt lành và tự hỏi không biết có bao giờ tôi lập gia đình hay không.

        Tôi cũng nghĩ nhiều về quá khứ và cội nguồn của mình. Vào ngày năm mới, tôi đọc xong cuốn The Burden of Southern History - Gánh nặng của Lịch sử miền Nam của c. Vann Woodward, trong đó ông ghi lại "sự ý thức lịch sử riêng biệt" của người miền Nam, cái mà Eudora Welty gọi là "ý thức về nơi chốn". Arkansas là nơi chốn của tôi. Không giống như Thomas Wolfe, tôi rất hâm mộ văn chương của ông, tôi biết tôi có thể về nhà một lần nữa. Thực ra, tôi phải về nhà. Nhưng trước tiên, tôi phải học xong trường luật đã.

        Tôi hoàn thành học kỳ hai của mình ở trường Yale như một sinh viên ngoan ngoãn với chương trình học nặng nề nhất trong thời gian tôi ở đây. Giáo sư Luật kinh doanh của tôi là John Baker, thành viên da đen đầu tiên trong ban giáo sư của trường luật Yale. Ong rât tôt với tôi, giao cho tôi một số việc nghiên cứu để giúp tôi kiếm thêm, và mời tôi đến nhà ăn tối. Thầy John và vợ ông từng học Đại học Fisk, trường cho người da đen ở Nashville, Tennessee đâu thập niên 60, khi phong trào dân quyền nở rộ nhất. Thầy kể tôi nghe nhiều chuyện kỳ thú về nỗi lo sợ họ phải chung sống với niêm vui sướng thầy và các bạn cùng lớp của thầy có được khi làm việc cho phong trào.
Tôi học môn Luật hiến pháp với thầy Charles Reich. Bob Bork bảo thủ chừng nào thì Charles lại cấp tiến chừng ấy. Thầy là tác giả của một trong những cuốn sách "phản văn hóa" về thời thập niên 60, cuốn The Greening of American - Nước Mỹ hóa xanh. Giáo sư Luật hình sự của tôi, Steve Duke, là một người khắc nghiệt và tinh quái nhưng là một thầy giáo giỏi, sau này tôi có làm luận văn với thầy về tội phạm cổ cồn trắng. Tôi thực sự thích thú môn Quyền chính trị và dân sự của thầy Tom Emerson, một người bé nhỏ bảnh bao từng làm việc dưới thời Franklin Roosevelt và sách của thầy được dùng làm sách giáo khoa cho bọn tôi. Tôi cũng học môn Luật quốc gia và Triết học của Giáo sư William Leon McBride, làm một số công việc dịch vụ pháp lý và kiếm được một công việc bán thời gian. Trong vài tháng, tôi lái xe đến Hartford bốn lần một tuần để phụ Dick Suisman, một doanh nhân phe Dân chủ tôi gặp trong cuộc vận động cho Duffey, trong công việc của ông ấy với tư cách ủy viên thành phố. Dick biết tôi cần việc làm, và tôi nghĩ chắc mình cũng giúp được ông phần nào.   

        Cuối tháng 2, tôi bay đến California vài ngày chơi với Frank Aller, Strobe Talbott, và bạn gái của Strobe là Brooke Shearer. Chúng tôi gặp nhau ở Los Angeles tại nhà của ba mẹ Brooke, ông bà Marva và Lloyd Shearer - những người cực kỳ niềm nở và rộng rãi. Trong nhiều năm, hai ông bà viết cho mục tin bên lề về người nổi tiếng được đọc nhiều nhất ở Mỹ, mục "Nhân vật của Walter Scott". Sau đó vào tháng 3 tôi lên Boston, nơi Frank sống và đang tìm việc làm nhà báo, để- gặp lại anh ấy và Strobe. Chúng tôi đi dạo trong rừng sau nhà Frank và dọc bờ biển New Hampshire gần bên. Frank có vẻ mừng vì đã về nhà, nhưng vẫn buồn. Dù anh ấy đã thoát quân dịch và tù tội, có vẻ như anh vẫn bị trầm cảm, giống như tình trạng mà Turgenev gọi là "chỉ người rất trẻ mới biết và chẳng có lý do gì rõ rệt". Tôi nghĩ anh ấy rồi sẽ vượt qua được.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Chín, 2015, 07:17:49 am
        Mùa xuân, như mọi khi, làm tinh thần tôi phấn chấn lên. Tin tức chính trị thì tốt xấu lẫn lộn. Tòa án tối cao đồng lòng giữ lại quy định dùng xe buýt chở học sinh đi học đến các trường nhằm duy trì sự cân bằng về chủng tộc trong thành phần học sinh. Người Trung Quốc đã đáp lại việc đội bóng bàn Mỹ qua Trung Quốc thi đấu bằng cách chấp nhận lời mời của Mỹ gửi đội bóng bàn của họ đến Mỹ. Và các cuộc phản đôi chiến tranh vẫn tiếp diễn. Thượng nghị sĩ McGovern đến New Haven ngày 16 tháng 5, chỉ với ý định tranh cử tổng thống năm 1972. Tôi thích ông và nghĩ rằng ông có cơ hội thắng cử, nhờ vào thành tích anh hùng khi làm phi công ném bom trong Thế chiến hai, tài lãnh đạo chương trình Lương thực cho Hòa bình dưới thời Kennedy, và nhờ vào những quy định mới trong việc lưa chọn đại biểu cho kỳ đại hội dân chủ tới. McGovern đứng đầu một ủy ban soạn thảo ra những quy định đó, với mục đích đảm bảo một đại hội đa dạng hơn về chủng tộc, giới tính và lứa tuổi. Những quy định mới này, cộng thêm sức nặng của những người cấp tiến phản chiến trong các kỳ sơ bộ, hầu như chắc chắn đảm bảo rằng những ông chủ chính trị cũ sẽ có ít ảnh hưởng hơn và những người hoạt động trong đảng có nhiều ảnh hưởng hơn trong quá trình đề cử năm 1972. Rick Stearns cũng làm việc cho ủy ban này, và tôi chắc chắn anh ấy đủ cứng rắn và khôn ngoan để đưa ra một hệ thống có lợi cho McGovern.

        Trong khi tình hình chính trị và học hành ở trường luật đều suôn sẻ, đời sống riêng của tôi thì lại lộn xộn. Tôi chia tay với một cô gái trẻ, cô ta về quê cưới người yêu cũ. Tiếp đó tôi lại phải đau đớn chia tay với một sinh viên luật tôi rất thích nhưng chưa thể gắn bó. Tôi vừa mới sắp thoải mái khi còn một thân một mình và quyết sẽ không cặp kè với ai một thời gian. Thế rồi một hôm, khi tôi đang ngồi ở dãy sau trong lớp của giáo sư Emerson môn Quyền chính trị và dân sự thì tôi phát hiện ra một phụ nữ tôi chưa hề thấy trước đó. Rõ là cô ấy đi học còn ít hơn tôi. Tóc cô ấy dày, vàng sẫm, đeo kính mắt và không trang điểm, nhưng cô ấy toát ra một sức mạnh và sự tự chủ mà tôi hiếm khi thấy ai có, dù là nam hay nữ. Hết giờ học tôi theo cô ấy ra ngoài, định tự giới thiệu. Khi tôi còn cách cô ấy vài bước, tôi đưa tay ra để chạm vào vai cô ấy, nhưng lập tức đột ngột rụt tay lại. Đó là một phản ứng gần như vật lý. Một cách nào đó, tôi biêt rằng đây không phải chỉ là cú vỗ vai bình thường, rằng tôi có thê bắt đầu cho một điều mà tôi sẽ không thể dừng lại được.

        Tôi thấy cô gái ấy vài lần trong vài ngày kế tiếp, nhưng không tiếp cận cô ấy. Rồi một tối nọ tôi đứng ở thư viện trường Luật Yale dài và hẹp, nói chuyên với một sinh viên khác, Jeff Gleckel, về khả năng đi làm cho tờ Yale Law Journal. Jeff khuyên tôi nên làm, bảo rằng như thế sẽ đảm bảo cho tôi cơ hội làm văn phòng cho một thẩm phán liên bang hoặc kiếm được việc làm với một công ty luật danh giá nào đó. Anh ấy có lý, nhưng tôi không quan tâm; tôi định về quê nhà ở Arkansas, và lúc ấy tôi thích chính trị hơn là làm cho tờ báo luật kia. Được một lúc tôi bỗng nhiên ngừng chú ý đến hảo ý của anh ấy vì tôi nhìn thấy cô gái ấy, đang đứng ở đầu kia của căn phòng- Cô ấy cũng đang tôi nhìn chằm chằm. Một lúc sau thì cô ấy gấp sách lại, đi dọc thư viện, nhìn vào mắt tôi và nói: "Nếu anh cứ tiếp tục nhìn tôi và tôi tiếp tục nhìn anh, ít ra chúng ta cũng nên biết tên nhau. Tên tôi là Hillary Rodham. Tên anh là gì?". Tất nhiên Hillary nhớ tất cả việc này, nhưng chi tiết lời nói có hơi khác một chút. Tôi bị ấn tượng và choáng váng đến mức không thốt nên lời trong vài giây. Cuối cùng tôi cũng xưng tên. Chúng tôi trao đổi vài lời, và cô ấy đi khỏi. Tôi chẳng rõ cậu Jeff Gleckel tội nghiệp nghĩ chuỵện gì đang diễn ra, nhưng cậu ấy không bao giờ nói chuyện với tôi về việc đi làm cho tờ báo nữa.

        Vài ngày sau, tôi đang đi cầu thang xuống tầng trệt của trường thì gặp lại Hillary. Cô ấy mặc một chiếc váy hoa màu sáng dài gần chấm đất. Tôi quyết phải dành thời gian cùng với cô ấy. Cô ấy bảo đang đi đăng ký môn học cho học kỳ tới, nên tôi bảo tôi cũng đi. Chúng tôi xếp hàng và nói chuyên. Tôi nghĩ chắc mình làm ăn cũng không đến nỗi nào cho tới khi đến lượt chúng tôi. Người đăng ký ngó lên tôi và nói, "Này Bill, cậu quay lại đây làm gì? Sáng nay cậu đăng ký rồi mà". Mặt tôi đỏ lựng, còn Hillary thì cười lớn theo kiểu đặc trưng của cô ấy. Thế là tôi bị lộ tẩy, nên tôi mời cô ấy đi bộ với tôi đến Phòng Trưng bày Nghệ thuật Yale để xem triển lãm của Mark Rothko. Tôi hăm hở và run đến mức quên mất rằng nhân viên của trường đang đình công và bảo tàng đang đóng cửa, May thay vẫn còn một ông bảo vệ trực. Tôi trình bày tình cảnh và đề nghị được dọn cành khô và các thứ rác rưởi khác trong vườn của bảo tàng nếu ông ấy cho tôi vào.

        Ông bảo vệ nhìn chúng tôi, hiểu ra ngay và cho chúng tôi vào. Thế là chỉ có mình chúng tôi với cả triển lãm. Thật tuyệt vời, và từ đó trở đi tôi mê Rothko. Khi xem xong, chúng tôi ra vườn và tôi dọn dẹp. Có lẽ đó là lần đầu tiên và duy nhât tôi làm người từ chối đình công trong đời, nhưng công đoàn không có người đứng cản công nhân viên đi làm ở bên ngoài bảo tàng. Hơn nữa, lúc ấy tâm trí tôi chẳng để ý gì đến chính trị nữa. Sau khi dọn dẹp xong, tôi và Hillary còn nán lại trong vườn thêm khoảng một tiếng. Trong vườn có một bức tượng lớn hình một phụ nữ ngồi do Henry Moore tạc. Hillary ngồi trong lòng của bà ấy, còn tôi ngồi cạnh cô ấy và nói chuyện. Chẳng bao lâu sau, tôi nghiêng qua và dựa đầu vào vai cô ấy. Đó là lần hẹn hò đầu tiên của chúng tôi.
Chúng tôi ở bên nhau nhiều ngày tiếp theo, chỉ đi chơi lòng vòng, nói đủ thứ chuyên trên đời. Cuối tuần tiếp đó Hillary lên Vermont trong một chuyến đi đã được lên kế hoạch từ lâu để thăm người mà cô ấy hẹn hò cho tới lúc đó. Tôi lo lắng lắm. Tôi không muốn mất cô ấy. Khi cô ấy quay về vào khuya chủ nhật, tôi gọi cho cô ấy. Cô ấy bệnh rũ rượi, nên tôi mang cho cô ấy ít súp gà và nước cam. Từ đó trở đi chúng tôi không thể rời nhau được nữa. Cô ấy đến chơi nhiều ở nhà chúng tôi trên bờ biển và nhanh chóng chiếm được cảm tình của Doug, Don và Bill.

        Với mẹ tôi thì cô ấy không được như thế khi bà đến thăm vài tuần sau đó, một phần vì cô ấy cố gắng tự cắt tóc ngay trước khi mẹ tới. Trông cô ấy giống một tay chơi punk rock hơn là một người vừa bước ra từ thẩm mỹ viện của Jeff Dwire. Không trang điểm, mặc áo sơmi công nhân và quần jean, chân không giày lại còn dính nhựa đường vì đi bộ trên bờ biển ở Milford, trông cô ấy như người ngoài hành tinh vậy. Mẹ tôi cũng xốn xang về việc tôi tỏ ra nghiêm túc với Hillary. Trong cuốn sách của mình, mẹ gọi Hillary là "một trải nghiệm trưởng thành". Cô ấy là một cô gái "không trang điểm, đeo kính đít chai, tóc nâu không ra kiểu cọ gì cả", đối lại với một phụ nữ tô son màu hồng chói, kẻ mắt, và tóc có một lọn bạc. Tôi thật phấn khích khi nhìn hai người tìm hiểu nhau. Dần dà họ cũng hiểu ra, mẹ băt đầu bớt chú ý đến bề ngoài của Hillary còn Hillary cũng chăm chút bề ngoài hơn. Dưới những phong cách khác nhau ấy, họ đều là những phụ nữ thông minh, mạnh mẽ và đầy đam mê. Khi họ liên kết lại với nhau, tôi chỉ có chào thua.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Chín, 2015, 03:51:11 am
        Đến giữa tháng 5, tôi muốn lúc nào cũng ở bên Hillary. Kết quả ta tôi gặp nhiều bạn bè cô ấy, trong đó có Susan Graber, bạn học trường Wellesley mà sau này tôi bổ nhiệm làm thẩm phán liên bang ở Oregon; Carolyn Ellis, một phụ nữ gốc Libăng sáng láng, hài hước quê ở Mississippi, chất miền Nam còn nhiều hơn tôi, và hiện nay đang làm hiệu trưởng Đại học Mississippi; và Neil Steinman, người sáng láng nhất tôi từng gặp ở Yale, sau này gây những đồng tiền quỹ đầu tiên cho tôi ở Pennsylvania vào năm 1992.

        Tôi được biết thêm về thời thơ ấu của Hillary ở Park Ridge, Illinois; bốn năm cô ấy học ở Wellesley nơi cô ấy chuyển thái độ chính trị từ Cộng hòa sang Dân chủ vì vấn đề dân quyền và cuộc chiến tranh; chuyến đi sau khi tốt nghiệp của cô ấy tới Alaska và kiếm sống bằng nghề ướp cá; và những quan tâm của cô ấy về dịch vụ pháp lý cho người nghèo và về các vấn đề của trẻ em. Tôi còn biết thêm về bài phát biểu nổi tiếng của cô ấy ở trường Wellesley, trong đó cô hùng biện về mâu thuẫn của thế hệ chúng tôi, vừa cảm thấy xa lạ với hệ thống chính trị nhưng vẫn mong muốn làm cho nước Mỹ tốt đẹp hơn. Bài phát biểu đó được toàn quốc chú ý nhiều và là lần đầu tiên cô ấy chạm đến sự nổi tiếng ngoài môi trường trực tiếp của mình. Điều tôi thích trong thái độ chính trị của cô ây là, cũng giống như tôi, cô ấy vừa lý tưởng lại vừa thực tế. Cô ấy muốn thay đổi sự việc, và biết rằng muốn làm được như vậy đòi hỏi phải có nỗ lực liên tục. Giống như tôi, cô ấy chán ngấy chuyện cứ bị thua cuộc và cứ coi thất bại là bằng chứng của sự cao đạo. Hillary là một nhân vật tuyệt vời ở trường luật, một con cá lớn trong cái ao nhỏ nhưng đầy tính cạnh tranh của chúng tôi. Tôi thì là một nhân vật trôi nổi hơn, chạy ra chạy vào.

        Nhiều sinh viên mà chúng tôi quen nói đến Hillary như thể họ hơi e sợ cô ấy. Tôi thì không. Tôi chỉ muốn được ở bên cô ấy. Nhưng chúng tôi không còn nhiều thời gian. Hillary đã chấp nhận một việc làm trong mùa hè ở Công ty luật Treuhaft, Walker và Burnstein có trụ sở tại Oakland, California, còn tôi được mời làm điều phối viên các bang miền nam cho Thượng nghị sĩ McGovern. Cho đến trước khi gặp Hillary, tôi rất mong được làm việc này. Tôi dự kiến sẽ đóng tại Miami, và công việc đòi hỏi phải đi lại khắp miền Nam để lo liệu chiến dịch tranh cử. Tôi biết tôi sẽ làm tốt việc ấy, và dù tôi không cho là McGovern sẽ thành công gì nhiều trong kỳ tổng tuyển cử ở miền Nam, tôi tin rằng ông ấy có thể kiếm được một số kha khá các đại biểu đi dự đại hội trong mùa bầu cử sơ bộ. Dù gì đi nữa tôi cũng sẽ có thêm rất nhiều kinh nghiêm chính trị. Đó là một cơ hội hiếm hoi đối với một người 20 tuổi, cơ hội mà tôi có được nhờ là bạn của Rick Steams, người có vai trò quan trọng trong chiến dịch vận động, và nhờ vào thuyết hành động khẳng định: đằng nào họ cũng phải có ít nhất một người miền Nam ở vị trí có trách nhiệm chứ!

        Vấn đề là ở chỗ tôi không muốn nhận việc ấy nữa. Tôi biết nếu đi Florida thì tôi và Hillary có thể sẽ mất nhau. Dù tôi thấy viễn cảnh vận động tranh cử là lý thú, tôi sợ rằng, như từng viết trong nhật ký, đó sẽ chỉ là một cách "chính thức hóa tình trạng cô độc của mình", cho phép tôi cư xử với mọi người vì sự nghiệp chính đáng nhưng ở một khoảng cách. Với Hillary thì không có khoảng cách nào cả. Cô ấy ở sát bên tôi ngay từ đầu, và, trước khi tôi kịp nhận ra, cô ấy đã ngự trị trong trái tim tôi.

        Tôi lấy hết dũng khí và hỏi Hillary xem tôi có thể ở cùng với cô ấy trong mùa hè ở California được không. Lúc đầu cô ấy còn hoài nghi, vì cô ấy biết tôi ham mê chính trị và có thái độ mạnh mẽ như thế nào về chiến tranh. Tôi bảo cô ấy tôi còn cả đời để làm việc và tham vọng, nhưng tôi yêu cô ấy và muôn thử xem chuyện giữa chúng tôi có đi đến đâu không. Cô ấy hít một hơi dài và đồng ý cho tôi đưa cô ấy đến California. Lúc ấy chúng tôi mới quen nhau được chừng một tháng.

        Chúng tôi dừng chân ở Park Ridge để gặp gia đình cô ấy. Bà Dorothy mẹ cô ấy là một phụ nữ đáng yêu, cuốn hút, và tôi hòa đồng ngay với bà ấy, nhưng tôi cảm thấy xa lạ với cha Hillary y như cô ấy xa lạ với mẹ tôi vậy. Hugh Rodham là một người theo phe Cộng hòa, ăn nói cứng rắn và cộc cằn, và nói một cách nhẹ nhàng nhất thì ông nghi ngờ tôi. Nhưng càng nói chuyện với nhau nhiều tôi lại càng thích ông hơn. Tôi quyết định sẽ tiếp tục cố gắng chờ đến đúng thời điểm. Sau đó chúng tôi lái xe đến Berkeley, California, gần nơi cô ấy làm việc ở Oakland. Cô ấy sẽ sống trong một căn nhà nhỏ mà chị kế của mẹ cô ấy, bà Adeline, làm chủ. Một vài ngày sau tôi lái xe xuyên đất nước về Washington để báo với Rick Stearns và quản lý chiến dịch của Thượng nghị sĩ McGovern là Gary Hart rằng tôi không thể đi Florida được. Gary tưởng tôi đã mất trí khi bỏ lỡ một cơ hội như vậy. Chắc Rick cũng nghĩ thế. Đối với họ, có vẻ như tôi là một thằng ngốc, nhưng cuộc đời ta được định hình bởi những cơ hội bạn bỏ qua cũng như những cơ hội bạn nắm bắt được.

        Thực sự tôi cũng buồn vì phải rời cuộc vận động tranh cử, và tôi xin được đi Connecticut vài tuần để làm công tác tổ chức tại đó. Khi đăng ký nhân sự cho tất cả các quận nghị viện, tôi quay về California, lần này theo đường phía nam để có thể ghé thăm nhà.

        Tôi tận hưởng chuyên lái xe sang phía tây này, trong đó có ghé thăm Grand Canyon (Hẻm núi lớn). Tôi đến nơi lúc chiều muộn và bò ra một tảng đá nhô ra bên rìa của hẻm núi để ngắm mặt trời lặn. Cảnh tượng các tảng đá bị ép chặt vào theo những hình thù kỳ lạ qua hàng triệu năm đổi màu khi hẻm núi tối dần từ dưới đáy lên thật kỳ diệu.

        Rời hẻm núi, tôi lái xe qua Thung lũng Tử thần, điểm nóng nhất nước Mỹ, rồi quẹo lên hướng bắc để đến với Hillary. Khi tôi bước vào nhà của cô ấy ở Berkeley, cô. ấy chào đón tôi với bánh đào - thứ tôi khoái nhất - mà cô tự nướng. Bánh ngon, nên chẳng bao lâu đã hết sạch. Ban ngày, cô ấy đi làm còn tôi đi lòng vòng khắp thành phố, đọc sách trong công viên và các quán cà phê, khám phá San Francisco. Buổi tối chúng tôi đi xem phim hoặc ăn nhà hàng, hoặc chỉ ở nhà nói chuyện. Ngày 24 tháng 6, chúng tôi lái xe xuống Stanford để nghe Joan Baez hát ở khán phòng di động ngoài trời. Để tất cả các fan của mình có thể đến được, Joan Baez chỉ tính tiền vé 2 đô 50, ngược hẳn với giá vé của các cuộc biểu diễn lớn thời nay. Baez hát những bài nổi tiếng cũ của mình, và một trong những lần đầu tiên trước công chúng, Baez hát bài "The Night They Drove Old Dixie Down" (Cái đêm họ hạ bệ miền Nam cũ).

        Hết mùa hè, Hillary và tôi vẫn chưa hết chuyện để nói với nhau, nên chúng tôi quyết định về New Haven sống chung với nhau, một quyết định làm cả hai bên gia đình lo ngại. Chúng tôi tìm được một căn hộ ở tầng trệt của một căn nhà cũ tại sô 21 đại lộ Edgewood, gần trường Luật.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Chín, 2015, 03:55:31 am
        Cửa chính của căn hộ này mở vào một phòng khách bé xíu, đằng sau là một khu vực ăn nhỏ hơn và một phòng ngủ còn nhỏ hơn nữa. Sau phòng ngủ là một phòng bếp cũ và một phòng tắm nhỏ tới độ thỉnh thoảng nắp bàn cầu lại quẹt vào bồn tắm. Căn nhà cũ đến mức sàn nhà lún theo chiều từ chân tường vào giữa phòng đến mức tôi phải lấy mấy mẩu gỗ chặn bên trong chân bàn ăn nhỏ của chúng tôi. Nhưng giá cả thì phù hợp với những sinh viên luật túng thiếu: 75 đôla một tháng. Chỗ hay nhất của căn hộ ấy là cái lò sưởi trong phòng khách. Tôi vẫn còn nhớ mình ngồi trước đống lửa vào một ngày đông lạnh giá và cùng Hillary đọc tiểu sử Napoleon do Vincent Cronin viết.

        Chúng tôi hạnh phúc bên nhau và nghèo đến mức chỉ còn biết tự hào về căn nhà mới của mình. Chúng tôi thích mời bạn bè đến ăn. Trong số khách ưa thích có Rufus và Yvonne Cormier. Họ là con của những mục sư gốc Phi ở Beaumont, Texas, lớn lên ở cùng một khu vực và ở bên nhau nhiều năm trước khi cưới. Rufus học luật, còn Yvonne học tiến sĩ ngành hóa sinh. Sau này cô ấy thành tiến sĩ còn anh ấy trở thành luật sư hợp danh (có góp vốn và làm chủ sở hữu một phần công ty - ND) da đen đầu tiên của công ty luật lớn ở Houston là Baker and Botts. Một lần trong bữa ăn tối, Rufus - một trong những sinh viên giỏi nhất lớp chúng tôi - than vãn về việc phải học hành quá nhiều. "Mấy người biết không", anh ấy nói với giọng trầm trầm, "cuộc sống này bị tổ chức một cách ngược đời. Ta dành những năm tháng tốt đẹp nhất để học và đi làm. Khi ta nghỉ hưu năm 65 tuổi thì đã quá già và không còn hưởng thụ gì được cuộc sống nữa. Người ta nên nghỉ hưu từ năm 21 đến 35 tuổi, sau đó làm việc cật lực cho đến khi chết". Tất nhiên, như thế không được. Chúng ta vẫn cứ đến 65 tuổi mới về hưu.

        Tôi tập trung thực sự vào học kỳ thứ ba ở trường, với các môn Tài chính doanh nghiệp, Tố tụng hình sự, Thuế, Bất động sản, và một khóa hội thảo về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Khóa này là của thầy Burke Marshall, một nhân vật trở thành huyền thoại nhờ đâu tranh cho dân quyền với tư cách trợ lý Bộ trưởng tư pháp dưới thời Kennedy, và thầy Jan Deutsch, nổi tiếng là người duy nhất cho đến thời điểm ấy tốt nghiệp hạng danh dự trong tất cả các môn ở trường Yale. Thầy Marshall nhỏ người và rắn chắc nhưng mắt sáng và linh hoạt. Ông ấy lúc nào cũng nói thì thào, nhưng giọng thầy có thép, và con người thầy cũng vậy. Thầy Deutsch thì có kiểu nói lập bập từng chuỗi từng chuỗi rất bất thường, chưa nói xong câu này đã lại sang câu khác. Có lẽ đây là hậu quả chấn thương đầu mà thầy bị trong vụ tai nạn bị xe hơi tông văng lên không một quãng và rơi xuống nền bê tông. Thầy bất tỉnh mất vài tuần và tỉnh dậy thì đầu phải bó nẹp kim loại. Nhưng thầy rất thông minh. Tôi quen với kiểu nói của thầy và "dịch" lại cho các bạn khác không bắt kịp. Jan Deutsch cũng là người duy nhất tôi từng gặp ăn táo cả quả, kể cả hạt. Thầy bảo tất cả các khoáng chất bổ đều nằm trong đó. Thầy chắc là giỏi hơn tôi, nên tôi theo thầy và ăn thử. Bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn ăn táo cả hạt, và nhớ lại những kỷ niệm đẹp về giáo sư Deutsch.

        Thầy Marvin Chirelstein dạy tôi hai môn Tài chính doanh nghiệp và Thuế. Tôi học thuế dở tệ. Luật thuế quá nhiều những phân cấp nhân tạo mà tôi chẳng hứng thú gì; những phân cấp này có vẻ như chỉ nhằm tạo thêm cơ hội cho các luật sư về thuế giảm nghĩa vụ của các thân chủ của họ đối với nước Mỹ hơn là thúc đẩy các mục tiêu xã hội xác đáng. Một lần, thay vì tập trung trong lớp, tôi đọc One Hundred Years of Solitude - Trăm năm cô đơn của Gabriel García Marquez. Cuối giờ học, giáo sư Chirelstein hỏi tôi điều gì mà thú vị hơn bài giảng của ông đến thế. Tôi giơ sách lên và bảo thầy đó là cuốn tiểu thuyết tuyệt nhất được viết bằng bất cứ thứ tiếng nào từ khi William Faulkner mất. Bây giờ tôi vẫn còn nghĩ vậy.

        Tôi gỡ thể diện cho mình trong môn Tài chính doanh nghiệp và đỗ đầu trong kỳ thi cuối khóa. Khi giáo sư Chirelstein hỏi sao tôi có thể học giỏi Tài chính doanh nghiệp đến thế mà lại kém môn Thuế, tôi trả lời vì tài chính doanh nghiệp cũng giống như chính trị; trong khuôn khổ luật lệ nhất định, đó là một cuộc đấu tranh liên tục để nắm quyền lực, tất cả các bên đều cố tránh bị lừa nhưng sẵn sàng thủ đoạn.

        Ngoài đi học tôi còn làm hai việc nữa. Dù đã có học bổng và hai khoản vay cho sinh viên, tôi vẫn cần thêm tiền. Vài giờ trong tuần tôi làm cho Ben Moss, một luật sư địa phương, giúp nghiên cứu luật pháp và làm việc vặt. Việc nghiên cứu chẳng bao lâu trở nên nhàm chán, nhưng mấy việc vặt thật lý thú. Có lần tôi phải giao một số giấy tờ đến địa chỉ trong một tòa nhà cao tầng ở nội đô. Khi tôi leo cầu thang lên tầng ba hay bốn gì đó, tôi đi ngang qua một người đàn ông mặt đờ đẫn đứng ở cầu thang tay vẫn còn dính một cái xilanh rỗng. Ông ta vừa mới tự tiêm một ống đầy heroin. Tôi giao giấy tờ xong và ba chân bốn cẳng vội chuồn khỏi.

        Công việc thứ hai của tôi không hung hiểm bằng nhưng lại thú vị hơn. Tôi dạy hình luật cho sinh viên trong một chương trình bảo vệ pháp luật tại Đại học New Haven. Vị trí của tôi do chương trình Trợ giúp Bảo vệ Pháp luật Liên bang cấp vốn, chương trình này vừa mới khởi động dưới thời Nixon. Lớp học được thiết kế nhằm cung cấp thêm các nhân viên bảo vệ pháp luật chuyên nghiệp biết cách bắt giữ, khám xét và tịch biên một cách hợp hiến. Tôi thường phải chuẩn bị bài giảng vào tối trước ngày lên lớp. Để khỏi ngủ gật, tôi thường đem bài ra soạn ở quán ăn phố Elm, cách nhà chúng tôi một dãy phố. Quán này mở cửa suốt đêm, có cà phê và bánh trái cây ngon tuyệt, và đầy những nhân vật về đêm của New Haven. Trông coi quán vào ban đêm là Tony, một người gốc Hy Lạp và là cháu của ông chủ quán. Khi tôi vất vả làm bài, anh ấy cho tôi thêm cà phê thoải mái mà không tính tiền.

        Con đường trước quán là ranh giới phân chia giữa hai nhóm gái đứng đường. Thỉnh thoảng cảnh sát cũng hốt họ đi nhưng rồi họ lại nhanh chóng xuất hiện trở lại. Mấy cô hay vào quán để uống cà phê và sưởi ấm. Khi họ biết tôi ở trường luật, nhiều cô ghé qua chỗ tôi ngồi để nhờ tư vấn pháp lý. Tôi cố làm hết sức mình, nhưng chẳng cô nào chịu nghe lời khuyên tốt nhất của tôi là đi kiếm việc khác. Một đêm nọ, một tay nam giả gái da đen ngồi xuống đối diện tôi và nói câu lạc bộ của anh ta muốn tổ chức rút thăm trúng thưởng một cái tivi để gây quỹ; anh ta muốn hỏi liệu làm như vậy có phạm luật chống cờ bạc hay không. Sau này tôi hiểu ra rằng thực sự anh ta không biết cái tivi đây có phải là đồ ăn cắp không. Nó được hiến tặng cho câu lạc bộ của anh ta bởi một ông bạn làm chủ một dịch vụ tiêu thụ đồ gian, chuyên mua đồ ăn cắp và bán lạí với giá rẻ. Dù Sao tôi cũng bảo anh ta rằng các nhóm khác tổ chức rút thăm trúng thưởng hoài và chắc câu lạc bộ của anh ta sẽ không bị truy tô gì. Để đáp lại lời tư vấn khôn ngoan củạ tôi, anh này cho tôi khoản thù lao duy nhất mà tôi có được trong suốt thời   gian làm tư vấn ở quán ăn phố Elm: một vé rút thăm. Tôi không trúng được cái tivi kia, nhưng dù sao cũng ra về mãn nguyên với tấm vé viết tên   của câu lạc bộ bằng chữ in đậm: Những người độc đáo da đen.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Chín, 2015, 02:45:11 am
        Ngày 14 tháng 9, khi Hillary và tôi bước vào quán Blue Bell thì có người đến gặp tôi và bảo tôi phải gọi cho Strobe Talbott gấp. Cậu ấy và Brooke đang thăm cha mẹ Strobe ở Cleveland. Tôi bắt đầu lên ruột khi cho tiền xu vào máy điện thoại công cộng bên ngoài quán. Brooke trả lời điện thoại và bảo tôi là Frank Aller vừa tự sát. Cậu ấy được mời làm chủ sự văn phòng Sài Gòn của báo Los Angeles Times, đã chấp nhận và về nhà ở Spokane với tinh thần phấn chấn để lấy quần áo và chuẩn bị sang Việt Nam. Tôi nghĩ cậu ấy muốn thấy và viết về cuộc chiến mà cậu ấy phản đối. Có lẽ cậu ấy muốn đặt mình vào nơi hiểm nguy để chứng tỏ mình không hèn nhát. Ngay vào lúc mọi sự bề ngoài bắt đầu êm xuôi thì những gì diễn ra trong nội tâm đã buộc cậu ấy chấm dứt đời mình.

        Bạn bè cậu ấy đều choáng váng, nhưng lẽ ra chúng tôi phải biết để không bất ngờ. Sáu tuần trước, tôi ghi trong nhật ký rằng Frank lại bắt đầu dằn vặt trở lại vì lúc đó vẫn chưa tìm được một công việc làm báo nào ở Việt Nam hoặc Trung Quốc. Tôi viết "cậu ấy cuối cùng đã gục ngã, về thể chất cũng như tinh thần, trước sự căng thẳng, đau đớn của vài năm qua mà cậu ấy phải đôi mặt phần lớn là một cách đơn độc". Những người bạn lý trí và thân thiết của Frank cứ tưởng rằng đem cuộc sống bề ngoài của cậu ấy trở lại bình thường sẽ làm dịu đi những dằn vặt bên trong. Nhưng đúng như điều tôi học được vào cái ngày khủng khiếp đó, sự sầu thảm khi trỗi dậy sẽ trả thù bằng cách vượt trên suy nghĩ lý trí. Đó là một căn bệnh mà khi đã trầm trọng thì sẽ thoát khỏi mọi nỗ lực chia sẻ của vợ chồng, con cái, người tình và bè bạn. Tôi nghĩ mình cũng không thực sự hiểu được nó cho đến khi đọc cuốn sách Darkness Visible: A Memoir of Madness - Nhìn vào tăm tôi: Một ký ức về bệnh điên của bạn tôi Bill Styron viết về cuộc chiến của anh ấy với căn bệnh trầm cảm và những ý nghĩ tự sát. Khi Frank tự tử, tôi vừa đau khổ vừa giận - giận anh ấy vì đã làm như vậy, và giận mình vì đã không thấy trước được nó và không thúc ép anh ấy đi chữa trị. Tôi ước sao lúc ấy biết được những gì tôi đã biết bây giờ, dù có lẽ như thế cũng chẳng làm được gì hơn.

        Sau cái chết của Frank, tôi mất đi sự lạc quan thường có cũng như hứng thú học hành, mối quan tâm đối với chính trị và con người. Tôi không rõ tôi đã làm gì nếu không có Hillary. Khi chúng tôi mới yêu nhau, đôi khi cô ấy vẫn tự nghi ngờ bản thân, nhưng trước công chúng cô ấy mạnh mẽ đến mức theo tôi ngay cả bạn thân nhất của cô ấy cũng không biết gì. Việc cô ấy mở lòng với tôi chỉ làm mạnh thêm tình cảm của tôi với cô ấy. Bây giờ tôi cần cô ấy. Và cô ấy đã có mặt, nhắc tôi nhớ rằng những gì tôi học, làm và suy nghĩ đều có giá trị của nó.

        Vào học kỳ mùa xuân, tôi chán tất cả các môn trừ môn Chứng cứ do thầy Geoffrey Hazard dạy. Luật định cái gì được chấp nhận còn cái gì không được chấp nhận trong một phiên tòa công bằng cũng như quá trình đưa ra lập luận trung thực và có suy xét dựa trên các sự kiện có được cuốn hút tôi và tạo những ấn tượng dai dẳng. Tôi luôn cố gắng tranh luận về chứng cứ trong chính trị cũng như luật pháp.

        Môn Chứng cứ rất quan trọng trong hoạt động chính của tôi tại trường trong học kỳ đó: cuộc thi xử án thường niên của Luật sư đoàn. Ngày 28 tháng 3, Hillary và tôi hoàn tất vòng thi bán kết, trong đó bốn sinh viên và thêm hai dự khuyết được chọn tham dự phiên xử đầy đủ do một sinh viên năm thứ ba dựng. Chúng tôi làm tốt và cả hai đều vượt qua vòng này.

        Tháng tiếp theo chúng tôi chuẩn bị cho Phiên xử Tranh giải, Tiểu bang tranh kiện với Porter. Porter là một cảnh sát bị cáo buộc đánh chết một thiếu niên tóc dài. Ngày 29 tháng 4, Hillary và tôi giữ vai công tố truy tố Porter, với sự trợ giúp của cộng sự dự khuyết Bob Alsdorf. Luật sự bào chữa là Mike Conway và Tony Rood, với dự khuyết là Doug Eakeỉey. Thẩm phán là cựu thẩm phán Tòa án tối cao Abe Fortas. Ông đóng vai mình một cách nghiêm túc và vào vai rât thực, đưa ra các phán quyết và bác bỏ đối với hai bên nhưng trong khi đó vẫn đánh giá bốn chúng tôi xem ai sẽ thắng giải. Tại vòng bán kết tôi đã hùng biện trước công chúng tuyệt nhất trong sự nghiệp dạy tại trường Luật, còn trong kỳ xử tranh giải thì lại tồi tệ nhất. Ngày hôm ấy tôi bị sao đó và không xứng đáng giành giải. Ngược lại, Hillary thật xuất sắc. Mike Conway cũng vậy, cậu ấy phát biểu kết thúc phiên tòa thật hữu hiệu và đầy tình cảm. Fortas trao giải cho Conway. Lúc ấy tôi cho là Hillary không đoạt giải một phần vì ông Fortas khắc khổ không ưa cách ăn mặc không ra dáng công tố của Hillary. Cô ấy mặc áo khoác da lộn màu xanh, quần loe màu cam chói - chói thực sự - và áo sơmi ba màu cam, xanh và trắng. Hillary trở thành một luật sư tài năng, nhưng cô ấy không bao giờ mặc cái quần màu cam ấy đến tòa nữa.

        Ngoài Phiên xử Tranh giải, tôi tập trung bản năng cạnh tranh của mình vào chiến dịch tranh cử của McGovern. Hồi đầu năm, tôi dốc hết tiền trong tài khoản để mở một tổng hành dinh gần cơ sở trường. Tôi có đủ tiền, khoảng 200 đô, để trả tiền thuê nhà một tháng và đặt một đường điện thoại. Trong ba tuần, chúng tôi có được 800 tình nguyện viên và đủ tiền đóng góp để thanh toán lại cho tôi và giữ cho chỗ này mở cửa hoạt động.

        Các tình nguyện viên có vai trò quan trọng đối với chiến dịch bầu cử sơ bộ mà tôi cho là chúng tôi sẽ phải chống lại tổ chức của đảng Dân chủ và sếp của nó là Arthur Barbieri. Bốn năm trước, năm 1968, lực lượng của McCarthy làm ăn cũng khá trong kỳ bầu cử sơ bộ ở New Haven, một phần vì những ủng hộ viên thường trực của đảng Dân chủ coi thắng lợi của Phó tổng thống Humphrey là việc nghiễm nhiên. Tôi không ảo tưởng rằng Barbieri sẽ phạm phải sai lầm đó một lần nữa, nên quyết định sẽ thuyết phục ông ấy chấp thuận McGovern. Nếu nói việc này khó thì vẫn là còn nói quá nhẹ. Khi tôi bước vào văn phòng của ông ấy và tự giới thiệu, Barbieri tiếp đãi lịch sự nhưng rõ ràng là làm ăn rành mạch. Ông ta ngồi ngả người trên ghế, hai tay xếp trên ngực cho thấy hai chiếc nhân kim cương bự, một chiếc tròn và gắn đầy đá quý, chiếc kia có ghi chữ viết tắt tên ông ta, AB, và đầy kim cương. Ông ta mỉm cười và bảo tôi rằng năm 1972 sẽ không phải là sự tái diễn của năm 1968, và rằng ông ta đã chuẩn bị sẵn nhân sự cũng như xe buýt để chở cử tri đi bầu. Ông ta bảo đã bỏ ra 50 ngàn đô cho việc ấy, đó là món tiền khổng lồ vào thời đó cho một thành phố cỡ như New Haven. Tôi đáp rằng tôi không có nhiều tiền, nhưng tôi có 800 tình nguyện viên có thể đi gõ cửa từng nhà trong khu cứ địa của ông ấy và nói với từng bà mẹ gốc Ý rằng Arthur Barbieri muốn tiếp tục gửi con trai họ sang đánh nhau và chết ở Việt Nam. "Ông đâu có cần đến mấy sự đau khổ đó", tôi nói. "Tại sao ông phải quan tâm ai được đề cử? Ông cứ chấp thuận McGovern đi. Ông ấy là anh hùng trong Thế chiến hai. Ông ấy có thể dàn xếp hòa bình và ông thì vẫn tiếp tục kiểm soát New Haven". Barbieri nghe xong và trả lời. "Này nhóc, cậu cũng không đến nỗi đần. Tôi sẽ suy nghĩ thêm. Mười ngày nữa quay lại đây gặp tôi". Khi tôi trở lại, Barbieri nói: "Tôi đã suy nghĩ rồi. Tôi nghĩ Thượng nghị sĩ McGovern là người tốt và chúng ta cần phải rút khỏi Việt Nam. Tôi sẽ nói mấy người của tôi về việc chúng ta sắp làm, và cậu phải đến đó để thuyết phục họ".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Chín, 2015, 06:52:24 am
        Vài ngày sau, tôi dẫn Hillary đến cuộc gặp lạ thường với các lãnh đạo đảng của Barbieri tại một cậu lạc bộ Melebus của dân Ý nằm ở tầng hầm một tòa nhà cũ ở trung tâm thành phố. Trang trí toàn là màu đỏ và đen. Nơi ấy rất tôi tăm, đầy tính chủng tộc và không hợp với McGovern tí nào. Khi Barbieri bảo người của ông ta rằng họ sẽ ủng hộ McGovern để sao cho không còn chú nhóc nào của New Haven phải chết ở Việt Nam nữa, trong cử tọa có nhiều tiếng thốt lên ngạc nhiên. "Arthur ơi, lão ấy cũng gần như cộng sản vậy", một người bật nói lên. Người khác thì nói: "Arthur, lão ấy nói chuyện nghe như pêđê ấy", ám chỉ đến giọng mũi vùng High Plains của ông thượng nghị sĩ. Barbieri không hề rung động. Ông ta giới thiệu tôi, kể cho người của ông ta về 800 tình nguyện viên của tôi, và để tôi nói, chủ yếu về thành tích chiến đâu của McGovern và công việc của ông ấy dưới thời Kennedy. Đến khi buổi tối kết thúc thì họ cũng chấp thuận.

        Tôi sướng rơn. Trong toàn bộ quá trình bầu cử sơ bộ, Arthur Barbieri và Matty Troy của khu Queens ở New York là hai sếp Dân chủ kiểu xưa duy nhất ủng hộ McGovern. Không phải tất cả trong chúng tôi đều hài lòng. Sau khi người ta công bố châp thuận McGovern, đang đêm tôi nhận được một cú diện thoại giận dữ của hai ủng hộ viên cốt cán ở Trumbull mà tôi từng làm việc chung trong chiến dịch của Duffey. Họ không thể tin được rằng tôi đã bất chấp tinh thần của chiến dịch bằng một thỏa hiệp bất chính như vậy. "Xin lỗi nhé", tôi hét vào điện thoại, "tôi tưởng mục tiêu của chúng ta là chiến thắng cơ mà", và cúp máy. Barbieri hóa ra biết giữ lời và hiệu quả. Tại đại hội đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ McGovern đạt năm trong số sáu phiếu của quận nghị viện (khu vực bầu cử quốc hội - ND) trong lần bầu đầu tiên. Trong lần bỏ phiếu tháng 11, New Haven là thành phố duy nhất trong bang Connecticut ủng hộ ông. Barbieri thật giỏi y như lời ông ta nói. Khi tôi làm tổng thống, tôi dò tìm ông ấy. Lúc đó ông đã rất yếu và rời bỏ chính trị từ lâu. Tôi mời ông ấy đến Nhà Trắng, và chúng tôi gặp nhau trong Phòng Bầu dục không lâu trước khi ông mất. Barbieri là loại người mà James Carville gọi là "người trung kiên". Trong chính trị, thật không còn gì tốt hơn thế.

        Rõ ràng là công việc của tôi ở Connecticut đã làm hình ảnh tôi tốt lên trong mắt của những người điều hành chiến dịch của McGovern. Tôi được yêu cầu tham gia đội ngũ toàn quốc và làm việc trong kỳ Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ ở Miami Beach, tập trung vào đoàn đại biểu Nam Carolina và Arkansas.

        Trong khi đó, Hillary đã tới Washington để làm cho Marian Wright Edelman thuộc Dự án Nghiên cứu Washington, một nhóm hoạt động vì trẻ em mà không lâu sau được đổi tên là Quỹ Bảo vệ trẻ em. Việc của cô ấy là điều tra tất cả các học viện thuần da trắng hình thành để đáp lại lệnh tòa án buộc phải mở cửa trường công lập cho học sinh đa chủng tộc. Ở miền Bắc, các bậc phụ huynh da trắng nếu không muốn gửi con đến học ở các trường nội đô có thể chuyển ra ngoại ô. Ở những thị trấn nhỏ miền Nam thì không được như thê - ngoại ô thị trấn toàn là đồng chăn thả và ruộng đậu. Vân đề là chính quyền Nixon không chế tài luật cấm các học viện như vậy được xin miễn thuế, một động thái chỉ khuyên khích thêm những người da trắng miền Nam rời bỏ trường công lập.

        Tôi bắt đầu công việc của mình cho McGovern ở Washington, đầu tiên ghé thăm Lee Williams và các bạn khác trong số nhân viên của Thượng nghị sĩ Fulbright, sau đó đến gặp Dân biểu Wilbur Mills, ông chủ tịch đầy quyền hành của ủy ban tài chính và Thuế khóa của hạ viện. Mills, người là huyền thoại ở Washington vì hiểu biết chi tiết của mình về luật thuế cũng như kỹ năng điều hành ủy ban, đã tuyên bố rằng ông sẽ trở thành ứng viên "con cưng" của Arkan¬sas tại đại hội ở Miami. Những ứng viên như vậy thường được đưa ra nhằm ngăn không cho đoàn đại biểu của một tiểu bang nào đó bỏ phiếu cho ứng viên ứng cử chính, dù hồi đó ứng viên con cưng thỉnh thoảng vẫn hy vọng điều kỳ lạ sẽ xảy ra và anh ta ít ra vẫn có thể đứng được vào liên danh với tư cách ứng viên phó tổng thống. Trong trường hợp của Mills, việc ông ta ra tranh cử phục vụ cho cả hai mục đích. Những người Dân chủ ở Arkansas nghĩ rằng McGovern, người kém xa về số lượng đại biểu ủng hộ, chắc chắn sẽ bị đánh bại thảm hại tại quê nhà trong cuộc tổng tuyển cử, còn Mills cho rằng mình có thể trở thành một tổng thống tốt hơn. Cuộc gặp gỡ của chúng tôi diễn ra thân tình. Tôi nói với chủ tịch Mills rằng tôi trông đợi các đại biểu trung thành với ông ấy nhưng tôi sẽ cố đạt được sự ủng hộ của họ trong các lá phiếu quy trình quan trọng và trong cuộc bỏ phiếu thứ nhì nếu thượng nghị sĩ cần thêm một lần bỏ phiếu nữa.

        Sau khi gặp ông Mills tôi bay đến Columbia, Nam Carolina, để gặp càng nhiều đại biểu đại hội ở đó càng tốt. Nhiều người thông cảm với McGovern, và tôi cho rằng họ sẽ giúp chúng tôi trong những lần bầu quan trọng, dù tư cách đại biểu của họ còn có thể bị xem xét lại trên cơ sở rằng đoàn đại biểu không mang tính đa dạng về chủng tộc, giới tính và độ tuổi mà các quy định mới do ủy ban McGovern đòi hỏi.

        Trước Miami, tôi còn dự đại hội đảng Dân chủ Arkansas ở Hot Springs để lấy lòng các đại biểu của thành phố quê nhà mình. Tôi biết Thống đốc Bumpers, người sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu tới Miami, cho rằng McGovern sẽ làm tổn hại đến phe Dân chủ ở Arkansas, nhưng ở Nam Carolina lại có nhiều đại biểu chống chiến tranh và ủng hộ McGovern. Tôi đi Miami trong tâm trạng khá phấn khởi với cả hai đoàn đại biểu mình được giao.

        Tại đại hội vào giữa tháng 7, các ứng viên chính đặt tổng hành dinh ở các khách sạn quanh Miami và Miami Beach, nhưng công Vlệc điều hành được chỉ huy từ các toa xe kéo bên ngoài Trung tâm Đại hội. Toa xe kéo của McGovern do Gary Hart, quản lý chiến dịch tranh cử toàn quốc, coi sóc, với Frank Mankiewicz làm giám đốc chính trị và phát ngôn viên, còn bạn tôi Rick Steams làm giám đốc phụ trách nghiên cứu và điều hành nhóm họp kín của tiểu bang. Rick thông thạo các quy định hơn bất cứ ai khác. Những ai trong số chúng tôi phụ trách các đoàn đại biểu thì có mặt ở khu vực đại hội nhận chỉ thị từ toa xe kéo. Chiến dịch của McGovern đã đi được một chặng đường dài, nhờ vào một loạt các tình nguyên viên nhiệt tình, tài lãnh đạo của Hart, khả năng đối phó với báo chí của Mankiewicz và các chiến lược của Stearns. Với sự trợ giúp này, McGovern đã chiến thắng và vượt phiếu trước các chính khách kỳ cựu hơn hoặc được lòng người hơn, hoặc cả hai: Hubert Humphrey; Ed Muskie; Thị trưởng New York John Lindsay, người đã đổi từ đảng này sang đảng kia để ra tranh cử; Thượng nghị sĩ Henry Jackson của bang Washington; và George Wallace, người bị liệt vì một viên đạn ám sát trong chiến dịch tranh cử. Nữ dân biểu Shirley Chisholm của New York cũng ra tranh cử, trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên làm như vậy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Chín, 2015, 05:49:21 am
        Chúng tôi nghĩ McGovern có đủ phiếu để thắng trong lần bỏ phiếu đầu nếu ông ấy có thể vô hiệu hóa được thách thức từ đoàn California. Quy định mới của ủy ban McGovern đòi hỏi mỗi bang phải có bầu cử sơ bộ để định ra thành phần đại biểu với tỷ lệ càng tương ứng càng tốt với tỷ lệ số phiếu từng ứng viên một có được. Tuy nhiên, California vẫn còn giữ hệ thống "được ăn cả" và khẳng định quyền được giữ hệ thống này vì cho đến lúc diễn ra đại hội thì lập pháp tiểu bang chưa thay đổi luật bỏ phiếu. Thật trớ trêu là McGovern lại ủng hộ hệ thống của California hơn quy định của chính ông ấy vì ông đã thắng cuộc bầu sơ bộ với 44% phiếu nhưng nhờ thế mà đạt được cả 271 đại biểu của bang này cam kết bỏ phiếu cho ông trong đại hội. Các nhóm chống McGovern gọi ông ấy là tên đạo đức giả và rằng đại hội chỉ nên cho phép 44%, tức 120 đại biểu, cam kết bầu cho ông ấy, còn 151 đại biểu còn lại của đoàn vẫn cam kết bầu cho các ứng viên mà họ ủng hộ tương ứng với tỷ lệ phiếu bầu trong cuộc bầu sơ bộ ở California, ủy ban Tư cách đại biểu của đại hội thì theo phe chống McGovern và bỏ phiếu giữ nguyên thách thức của đoàn California, tức là chỉ cho 120 đại biểu của ông ấy vào dự, làm lung lay khả năng chiến thắng chỉ sau lần bỏ phiếu đầu của ông.

        Các quyết định của ủy ban Tư cách đại biểu vẫn có thể bị đảo ngược nếu đa số đại biểu đại hội muốn. Lực lượng của McGovern muốn làm như vậy với đoàn California. Đoàn Nam Carolina cũng vậy, đoàn này cũng có nguy cơ mất phiếu bầu vì vi phạm quy định của McGovern: chỉ có 25% đại biểu là phụ nữ chứ không phải một nửa như quy định. McGovern về danh nghĩa phải chống lại quan điểm của đoàn Nam Carolina vì sự thiếu đại diện đó.

        Những diễn biến tiếp theo thật phức tạp và không đáng để kể chi tiết. Đại thể là Rick Stearns quyết định rằng chúng tôi phải hy sinh phiếu của Nam Carolina, buộc đối thủ của chúng tôi vào một quy định về thể lệ có lợi cho chúng tôi; và sau đó chúng tôi sẽ thắng được phiếu bầu của đoàn California. Đối sách này đã thành công. Đoàn đại biểu Nam Carolina được vào dự với thành phần như địch thủ muốn, và họ bắt đầu ngửi thấy mùi chiến thắng. Nhưng đến khi họ hiểu ra là đã bị gạt thì đã quá muộn; chúng tôi đoạt được cả 271 đại biểu và tóm được đề cử. Thách thức California có lẽ là ví dụ tốt nhất của môn jujitsu (nhu thuật) chính trị tại một kỳ đại hội đảng kể từ khi các cuộc bầu cử sơ bộ trở thành phương thức phổ biến trong việc chọn đại biểu. Như tôi đã nói, Rick Steams là một thiên tài về luật lệ. Tôi thấy phấn chấn. Bây giờ McGovern gần như đã được đảm bảo một chiến thắng sau lần bỏ phiếu đầu, và mấy đại biểu của Nam Carolina mà tôi đã bắt đầu rất thích, có thể tiếp tục ở lại.

        Thế nhưng từ đấy trở đi mọi việc bắt đầu xuống dốc. McGovern bước vào kỳ đại hội vẫn còn thua xa nhưng vẫn nằm trong khoảng chênh lệch có thể đuổi kịp Tổng thống Nixon trong các cuộc trưng cầu, và chúng tôi mong đợi sẽ đạt thêm năm hoặc sáu điểm trong tuân nhờ vào nhiều ngày xuất hiện liên tục trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, để đạt được sự hồi phục đó cần có sự kiểm soát một cách có kỷ luật các sự kiện mà phe chúng tôi đã thể hiện trong vụ thách thức các đoàn đại biểu. Không biết vì lý do gì, tinh thần ấy đã bốc hơi sau đó. Đầu tiên, một nhóm ủng hộ quyền của giới đồng tính tổ chức biểu tình ngồi tại khách sạn của McGovern và từ chối không chịu giải tán cho đến khi nào McGovern chịu ra gặp họ. Khi ông ấy ra gặp, giới truyền thông và phe Cộng hòa mô tả việc ấy như một. sự sụp đổ làm cho ông ấy có vẻ yếu đuối và quá cấp tiến. Sau đó, vào chiều thứ năm, sau khi ông ấy chọn Thượng nghị sĩ Tom Eagleton của bang Missouri làm người đứng chung liên danh, McGovern cho phép một số cái tên khác được đưa ra đề cử chống lại ông trong cuộc bỏ phiếu ngay buổi tối. Sáu người nữa tham gia cuộc đua, với đầy đủ diễn văn đề cử và một cuộc bỏ phiếu kiểu điểm danh dài dòng. Dù chiến thắng của Eagleton là một kết cục được báo trước, sáu người kia cũng được một ít phiếu. Roger Mudd của truyền hình CBS News cũng vậy, và cả nhân vật truyền hình Archie Bunker lẫn Mao Trạch Đông nữa. Thật là một thảm họa. Việc làm vô ích đó đã chiếm hết "giờ vàng" trên truyền hình khi mà gần 18 triệu gia đình theo dõi đại hội. Các sự kiện truyền thông dự kiến - bài nói của Thượng nghị sĩ Edward Kennedy đề cử McGovern cũng như bài đáp từ chấp nhận của người được đề cử - bị đẩy xuống sáng sớm. Thượng nghị sĩ Kennedy là một nhà vô địch và diễn thuyết một bài đầy cảm hứng. Bài nói của McGovern cũng hay. Ông ấy kêu gọi nước Mỹ "hãy quay về... từ bỏ sự lừa dối trên những bục cao nhất... rời bỏ những bàn tay vô công uổng phí... từ bỏ định kiến. Hãy quay về với sự khẳng định rằng chúng ta có một giấc mơ... về với quan niệm rằng chúng ta có thể đưa nước mình tiến lên... về với niềm tin rằng chúng ta có thể kiếm tìm một thế giới mới hơn nữa". Vấn đề nằm ở chỗ McGovern bắt đầu nói vào lúc 2 giờ 48 phút sáng, hay là "giờ vàng ở Samoa" như người pha trò Mark Russell ví von. Ông ấy mất đi đến 80% công chúng xem tivi của mình.

        Và dường như như thế là chưa đủ, người ta lại công bố Eagleton từng phải đi điều trị, trong đó có cả bằng liệu pháp điện giật, để chữa chứng trầm cảm. Thật không may, lúc bấy giờ sự kém hiểu biết về bản chất và tầm mức của các rắc rối tinh thần còn rất nhiều, cũng như ít ai biết rằng các tổng thống trước, có cả Lincoln và Wilson, đều từng thỉnh thoảng bị trầm cảm. Ý tưởng Eagleton sẽ là người đứng ngay sau McGovern nếu ông ấy được bầu làm tổng thống làm nhiều người bất an, và lại càng bất an hơn khi Eagleton không báo cho McGovern về bệnh trạng của mình. Nếu McGovern mà biết trước và vẫn chọn ông ta thì có thể chúng tôi đã tiến bộ hơn trong việc làm cho công chúng hiểu biết về sức khỏe tinh thần, nhưng cách thức mà vụ việc vỡ lở đặt ra các nghi ngờ không chỉ đối với khả năng suy xét của McGovern mà còn về năng lực của ông nữa. Hoạt động chiến dịch một cách tự phụ của chúng tôi thậm chí còn không bàn trước việc chọn lựa Eagleton với thống đốc phe Dân chủ của bang Missouri là Warren Hearnes, người biết về chuyện bệnh tình sức khỏe tinh thần đó.

        Trong vòng một tuần sau đại hội ở Miami, chúng tôi lâm vào tình trạng còn tệ hại hơn khi đảng Dân chủ rời Chicago bốn năm trước, vừa mang vẻ quá cấp tiến lại vừa quá lạc lõng. Sau khi chuyên Eagleton vỡ lở, McGovern ban đầu nói rằng ông ấy sát cánh với người chung liên danh "một ngàn phần trăm". Vài ngày sau, dưới sức ép dữ dội của chính các ủng hộ viên của mình, ông ấy bỏ rơi Eagleton. Thế là phải đến tuần thứ hai của tháng 8 mới tìm được người thay thế. Sargent Shriver, em rể của Tổng thống Kennedy, đã nhận lời sau khi Ted Kennedy, Thượng nghị sĩ Abe Ribicoff bang Connecticut, Thống đốc bang Florida Reubin Askew, Hubert Humphrey, và Thượng nghị sĩ Ed Muskie, tất cả đều từ chối không đứng chung liên danh. Tôi thì tin rằng phần lớn người Mỹ sẽ bỏ phiếu cho một ứng viên ủng hộ hòa bình, tiến bộ nhưng không quá cấp tiến, và trước đại hội Miami chúng tôi tưởng rằng chúng tôi có thể thuyết phục mọi người bỏ cho McGovern. Bây giờ thì chúng tôi lại phải làm lại từ đầu. Sau kỳ đại hội, tôi đi Washington để gặp Hillary, kiệt sức đến mức tôi ngủ một mạch 24 tiếng liền.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Chín, 2015, 06:16:16 am
        Vài ngày sau, tôi dọn đồ đạc đi Texas để điều phối chiến dịch tổng tuyển cử tại đây. Tôi biết sẽ khó khăn khi tôi bay từ Washing¬ton đến Arkansas để đi tiếp bằng xe hơi. Tôi ngồi cạnh một thanh niên quê ở Jackson, Mississippi, anh ta hỏi tôi đang làm gì. Khi tôi kê chuyện, anh ta suýt nữa hét lên: "Anh là người da trắng duy nhất
gặp mà ủng hộ McGovern!". Sau này, lúc tôi đang ở nhà xem John Dean làm chứng về những sai phạm của Nhà Trắng thời Nixon trươc Uy ban Watergate của Thượng nghị sĩ Sam Ervin thì điện thoại reo. Người thanh niên tôi gặp trên máy bay gọi. Anh ta nói, "Tôi chỉ gọi để anh có dịp nói "thây chưa, tôi đã bảo mà'". Tôi không liên lạc gì thêm với anh ta nữa, nhưng tôi vẫn cảm kích vì cuộc điện thoại đó. Thật kỳ lạ là quan điểm của công chúng thay đổi khác xa như thế nào chỉ trong hai năm khi vụ Watergate lộ tẩy.

        Tuy nhiên, vào mùa hè năm 1972, chỉ có ai dại mới đi Texas, dù cũng khá lý thú. Bắt đầu với John Kennedy năm 1960, các chiến dịch tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ thường giao cho người ở tiểu bang khác giám sát các chiến dịch vận động quan trọng theo lý thuyết rằng những người này có thể đoàn kết được các phe cánh đối lập nhau lại và đảm bảo rằng tất cả các quyết định được đưa ra đặt quyền lợi ứng cử viên lên trước chứ không phải là những ưu tư thiển cận. Cho dù lý thuyết là gì thì trên thực tế, người ngoài bang có thể tạo ra sự ganh ghét giữa tất cả các bên, đặc biệt là trong một chiến dịch khốn đốn như của McGovern, trong một môi trường manh mún và dễ bất hòa như ở Texas.

        Chiến dịch vận động quyết định gửi hai người chúng tôi đến Texas, tôi và Taylor Branch, người mà, như tôi đã nói, tôi gặp lần đầu ở Vườn nho Martha năm 1969. Nhằm đảm bảo an toàn, chiến dịch chỉ định một luật sư trẻ thành đạt ở Houston, Julius Glickman, làm thành viên thứ ba trong tam chế của chúng tôi. Vì Taylor và tôi đều là người miền Nam và không ngại phối hợp, tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể làm nên trò trống ở Texas. Chúng tôi thiết lập tổng hành dinh trên phố West Sixth tại Austin, cách không xa tòa nhà lập pháp tiểu bang, và ở chung với nhau trong một căn hộ trên đồi đôi diện sông Colorado. Taylor điều hành hoạt động của tổng hành dinh và kiểm soát ngân sách. Chúng tôi không có nhiều tiền, nên thật may là anh ấy cũng khá tằn tiện, và giỏi từ chối mọi người hơn tôi. Tôi làm việc với các tổ chức của hạt, còn Julius huy động sự ủng hộ của các nhân vật Texas mà anh ấy biết, và chúng tôi có một đội ngũ nhân viên trẻ và nhiệt tình. Ba người trong số này trở thành những người bạn đặc biệt thân thiết với tôi và Hillary: Garry Mauro, sau này trở thành ủy viên Đất đai của Texas và đóng vai trò dẫn dắt trong chiến dịch tranh cử tổng thống của tôi; Roy Spence và Judy Trabulsi, người lập ra một công ty quảng cáo sau này trở thành công ty lớn nhât ở Mỹ ngoại trừ thành phố New York. Garry, Roy và Judy sau này ủng hộ tôi và Hillary trong tất cả các chiến dịch của chúng tôi.

        Người Texas có ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghiệp của tôi là Betsey Wright, con gái của một bác sĩ quê ở Alpine, một thị trấn nhỏ ở tây Texas. Chị ấy chỉ hơn tôi vài tuổi nhưng kinh nghiệm hơn hẳn trong chính trị cơ sở, từng làm việc cho đảng Dân chủ tiểu bang và tổ chức Common Cause. Chị ấy thông minh, quyết liệt, trung thành, và có lương tâm đến mức gần như bị coi là một nhược điểm. Và chị ấy là người duy nhất tôi từng gặp say mê và bị cuốn hút bởi chính trị hơn tôi. Khác với một số đồng nghiệp kém kinh nghiêm hơn, chị ấy biết rằng chúng tôi thế nào cũng đầu tắt mặt tối, nhưng vẫn làm việc một ngày 18 tiếng. Sau khi tôi thất bại trong cuộc tranh cử thống đốc năm 1980, Hillary đề nghị Betsey đến Little Rock giúp chúng tôi tổ chức lại hồ sơ để chuẩn bị tiếp tục trở lại chính trường. Chị ấy đến giúp, và ở lại để điều hành chiến dịch tranh cử thành công của tôi năm 1982. Sau đó, Betsey làm chánh văn phòng thống đốc. Năm 1992, chị ấy đóng vai trò bản lề trong chiến dịch tranh cử tổng thống, bảo vệ tôi và thanh danh tôi khỏi vô số những cú đánh nhắm vào đời sống cá nhân cũng như chính trị của tôi với một kỹ năng và sức mạnh mà không một ai khác có thể thuần thục và duy trì được. Không có Betsey Wright, tôi đã không thể trở thành tổng thống được.

        Tôi ở Texas một vài tuần thì Hillary đến với tôi và tham gia chiến dịch, được Anne Wexler mướn để đăng ký cử tri cho đảng Dân chủ. Cô ấy hoà đồng dễ dàng với các nhân viên còn lại, và làm sáng lên những ngày khó khăn nhất của tôi.

        Chiến dịch vận động ở Texas khởi đầu khó khăn, phần lớn là do thảm họa với Eagleton, nhưng cũng do nhiều người phe Dân chủ tại chỗ không muốn dính đến McGovern. Thượng nghị sĩ Lloyd Bentsen, người trước đó hai năm từng đánh bại Thượng nghị sĩ Ralph Yarborough cấp tiến sục sôi, từ chối không chịu làm chủ tịch chiến dịch. Ứng viên thống đốc Dolph Briscoe, một chủ trại miền nam Texas nhiều năm sau này trở thành bạn và ủng hộ viên của tôi, thậm chí còn không muốn xuất hiện nơi công cộng với ứng viên của chúng tôi. Cựu thống đôc John Connally, người đi cùng xe với Tổng thống Kennedy khi ông này bị giết trước đó chín năm và là đồng minh thân cận của Tổng thống Johnson, thì lãnh đạo một nhóm có tên là những người Dân chủ ủng hộ Nixon.

        Dù vậy, Texas quá lớn nên không dễ gì bỏ qua, và Humphrey bốn năm trước từng thắng ở đây, dù chỉ bằng chênh lệch 38 ngàn phiếu. Cuối cùng, hai quan chức dân cử tiểu bang đồng ý cùng làm đồng chủ tịch chiến dịch, đó là ủy viên Nông nghiệp John White và ủy viên Đất đai Bob Armstrong. Ông White, một đảng viên Dân chủ Texas kiểu cũ, biết rằng chúng tôi không thể thắng nhưng vẫn muốn liên danh Dân chủ cố gắng hết sức ở Texas. John sau này trở thành chủ tịch ủy ban toàn quốc của đảng Dân chủ. Bob Armstrong là một người bảo vệ môi trường tích cực ưa chơi đàn ghita và chơi với chúng tôi trong sân bowling địa phương Vườn bia Scholtz, hoặc ở Thính phòng Armadillo, nơi ông dắt tôi và Hillary đến xem Jerry Jeff Walker và Willie Nelson hát.

        Tôi nghĩ mọi sự có vẻ sáng sủa vào cuối tháng 8, khi Thượng nghị sĩ McGovern và Sargent Shriver chuẩn bị đến Texas để gặp Tổng thống Johnson. Shriver là người dễ ưa với tính cách vui vẻ mang lại sức sống và sức nặng cho liên danh tranh cử. Ông là sáng lập viên của tập đoàn Dịch vụ Pháp lý, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, từng là giám đốc Tổ chức thiện nguyện hòa bình đầu tiên dưới thời Kennedy, và là giám đốc đầu tiên của chương trình Cuộc chiến chống Nghèo nàn của Tổng thống Johnson.
Cuộc gặp giữa McGovern và Shriver với Tổng thống Johnson diễn ra khá suôn sẻ nhưng đem lại ít lợi ích chính trị vì Johnson cương quyết không cho phép báo chí tham dự vì trước cuộc gặp vài ngày đã đưa ra tuyên bố ủng hộ McGovern trên một tờ báo địa phương. Điều chính yếu tôi đạt được từ việc này là một bức ảnh của Tổng thống Johnson mà ông ấy ký tên vào khi Taylor đến trang trại của Johnson vài ngày trước cuộc gặp để làm nốt công việc chuẩn bị. Có lẽ vì chúng tôi là những người miền Nam ủng hộ dân quyền nên Taylor và tôi thích Johnson nhiều hơn là những nhân viên khác trong chiến dịch của McGovern.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Chín, 2015, 06:27:44 am
        Sau cuộc gặp, McGovern quay về phòng khách sạn của ông ở Austin để gặp một số ủng hộ viên quan trọng của ông ấy và nhân viên. Người ta phàn nàn nhiều về những chuyện lộn xộn trong chiến dịch tranh cử. Chiến dịch này đúng là tổ chức kém. Taylor và tôi chưa tham gia đủ lâu để có thể tự làm quen chứ chưa nói đến tao ra hoạt động trơn tru, và khối cơ sở cấp tiến của chúng tôi bị mất tinh thần sau khi ứng cử viên của khối là Sissy Farenthold thua tơi tả trong cuộc bầu cử sơ bộ tranh chức thống đốc trước Dolph Briscoe. Vì lý do gì đó, quan chức tiểu bang cao cấp nhất ủng hộ McGovern là Ngoại trưởng tiểu bang Bob Bullock thậm chí còn không được mời đến gặp ông ấy. McGovern viết thư xin lỗi ông, nhưng toàn bộ vụ việc này là một sơ sót lớn.

        Không lâu sau khi McGovern rời Texas, chiến dịch vận động quyết định rằng chúng tôi cần có người lớn giám sát nên họ gửi xuống một ông gốc Ireland tóc bạc quê ở Sioux City, Iowa, tên Don O'Brien, người từng hoạt động tích cực trong chiến dịch của John Kennedy và làm công tô viên Hoa Kỳ dưới quyền Robert Kennedy. Tôi rất thích Don O'Brien nhưng ông ấy là người theo chủ nghĩa sô- vanh kiểu xứa, hay làm phụ nữ trẻ độc lập khó chịu. Thế nhưng chúng tôi vẫn hoạt động thành công, và tôi thấy nhẹ nhõm vì bây giờ tôi có thể dành nhiều thời gian đi đây đi đó hơn. Đó là những ngày tốt đẹp nhất của tôi ở Texas.

        Tôi đi lên phía bắc tới Waco, nơi tôi gặp ông trùm bảo hiểm có đầu óc cấp tiến và là ủng hộ viên tương lai của tôi, Bernard Rapoport; qua phía đông đến Dallas gặp Jess Hay, một doanh nhân tầm trung nhưng rất trung thành với phe Dân chủ mà sau này là bạn và ủng hộ viên của tôi, gặp thêm Thượng nghị sĩ da đen Eddie Bernice Johnson, người trở thành một trong những đồng minh mạnh mẽ nhất của tôi trong quốc hội khi tôi được bầu làm tổng thống; sau đó tới Houston, nơi tôi gặp và quyến luyến với mẹ đỡ đầu của những người cấp tiến Texas, Billie Carr, một phụ nữ to lớn và nói giọng khàn làm tôi nhớ đến mẹ mình. Billie che chở cho tôi và không bao giờ bỏ rơi tôi cho đến ngày bà ấy mất, ngay cả khi tôi làm bà thất Vọng vì tôi không cấp tiến như bà.
Tôi liên lạc nhiều lần đầu tiên với người Mỹ gốc Mexico, hồi đó thường được gọi là Chicano, và bắt đầu yêu thích tinh thần, văn hóa và cả thức ăn của họ. Ở San Antonio, tôi phát hiện ra tiệm Mario and Mi Tierra, nơi có lần tôi ăn ba bữa trong vòng 18 tiếng.

        Tôi hoạt động ở nam Texas cùng với Franklin Garcia, một nhà tổ chức lao công cứng cỏi nhưng có trái tim dịu dàng, và bạn của anh ấy là Pat Robards. Một đêm Franklin và Pat chở Hillary và tôi xuyên Rio Grande tới Matamoros, Mexico. Họ rủ chúng tôi vào quán có một ban nhạc, một cô vũ nữ thoát y uể oải, và một thực đơn có món cabrito, tức đầu dê nướng. Tôi mệt đến mức lăn ra ngủ trong khi cô vũ nữ thoát y vẫn múa còn cái đầu dê nướng thì ngẩng lên nhìn tôi.

        Một hôm khi đang lái xe một mình ở miền quê nam Texas, tôi dừng lại trạm đổ xăng và bắt chuyện với một thanh niên gốc Mexico đang bơm xăng vào xe tôi và đề nghị anh ta bỏ phiếu cho McGovern. "Tôi không thể", anh ta nói. Khi tôi hỏi tại sao, anh ta đáp, "Vì Eagleton. Lẽ ra McGovern không nên bỏ rơi ông ấy. Nhiều người có tật xấu rắc rối chứ, nhưng anh phải trung thành với bạn của anh". Tôi không bao giờ quên lời khuyên khôn ngoan của anh ấy. Khi tôi làm tổng thống, những người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha biết tôi cố gắng làm bạn của họ, và họ trung thành với tôi.

        Trong tuần cuối của chiến dịch, dù mọi thứ coi như đã mất, tôi vẫn có hai kỷ niệm đáng nhớ. Dân biểu Henry B. Gonzales đãi Tiệc Dân chủ hạt Bexar ở khách sạn Menger, San Antonio, gần pháo đài Alamo, nơi mà hơn 200 người Texas dưới quyền Jim Bowie và Davy Crockett hy sinh trong chiến đấu cho nền độc lập của Texas khỏi Mexico. Hơn 60 năm sau, Teddy Roosevelt từng trú tại khách sạn Menger khi huấn luyện nhóm Kỵ sĩ phiêu lưu chuẩn bị cho trận đánh anh hùng trên đồi San Juan ở Cuba. Khách sạn Menger có món kem xoài rất ngon mà tôi ghiền. Vào đêm bầu cử năm 1992, khi chúng tôi dừng ở San Antonio, nhân viên của tôi mua 400 đôla kem, và tất cả mọi người trên máy bay đi lại khi tranh cử ăn kem cả đêm.

        Diễn giả tại bữa tiệc tối là lãnh tụ đa số trong hạ viện - Hale Boggs của bang Louisiana. Ông ấy đọc một bài diễn văn tha thiết ủng hộ McGovern và phe Dân chủ. Sáng hôm sau tôi đánh thức ông dậy để ông kịp lên máy bay đến Alaska, nơi ông ấy có lịch đi vận động tranh cử cùng dân biểu Nick Begich. Hôm sau, khi đang bay ngoằn ngoèo giữa các đỉnh núi tuyết phủ, máy bay của họ bị rơi mất dấu tích. Tôi ngưỡng mộ Hale Boggs và ước gì chúng tôi ngủ quên ngày hôm đó. Ông ấy để lại một gia đình đáng kể. Vợ ông, Lindy, một phụ nữ đáng yêu và là một chính khách hạng nhất, tiếp quản ghế hạ nghị sĩ New Orleans của chồng và là một trong những người ủng hộ tôi mạnh mẽ nhất ở Louisiana. Tôi bổ nhiệm bà làm đại sứ Hoa Kỳ tại Vatican.

        Sự kiện đáng nhớ thứ hai diễn ra trong chuyến thăm cuối của Sargent Shriver đến Texas. Chúng tôi có một cuộc tập hợp lớn ở McAllen, nằm sâu trong miền nam Texas, và vội vã quay về sân bay vừa kịp giờ để bay đến Texarkana, nơi dân biểu Wright Patman đã quy tụ được một đám đông nhiều ngàn người trên đại lộ State Line, đường ranh giới giữa Arkansas và Texas. Vì lý do nào đó, máy bay của chúng tôi không cất cánh. Sau vài phút, chúng tôi được biết có một phi công điều khiển máy bay nhỏ một động cơ bị mất phương hướng trong sương mù trên bầu trời McAllen và đang bay vòng vòng trên sân bay, chờ được hướng dẫn đáp, mà lại bằng tiếng Tây Ban Nha. Thế là đầu tiên người ta phải tìm cho ra một phi công có khả năng chỉ dẫn và biết nói tiếng Tây Ban Nha, rồi phải trấn an người phi công kia và hướng dẫn hạ cánh. Trong khi tấn kịch này diễn ra, tôi ngồi đối diện Shriver và báo cáo cho ông ấy về chặng dừng chân ở Texarkana. Nếu chúng tôi có bất cứ nghi hoặc rằng chiến dịch này đầy vận rủi thì chuyện này đã làm cho chúng tôi không còn nghi ngờ gì nữa. Ông Shriver điềm đạm đón nhận sự việc và yêu cầu tiếp viên hàng không phục vụ bữa tối. Thế là chẳng mấy chốc đã có hai máy bay đầy nhân viên và báo giới ăn bíttết trên phi đạo McAllen. Khi chúng tôi đến Texarkana trễ đến hơn ba tiếng, đám đông đã giải tán, nhưng vẫn còn khoảng 200 ủng hộ viên cốt cán, trong đó có cả Dân biểu Patman, đến sân bay để chào đón Shriver. Ông ấy nhảy ra khỏi máy bay và bắt tay từng người một như thể đây là ngày đầu tiên trong một cuộc bẳu cử gay go vậy.

        McGovern thua ở Texas, chỉ được 33% số phiếu so với 67% của đôi thủ, có khá hơn ở Arkansas chút ít, nơi mà chỉ có 31% cử tri Ung hộ ông. Sau cuộc bầu cử, Taylor và tôi còn nán lại vài ngày để cảm ơn mọi người và thu dọn mọi việc. Sau đó Hillary và tôi quay về trường Yale sau một kỳ nghỉ ngắn ở Zihuatanejo ở bờ biển Thái Bình Dương của Mexico. Bây giờ nơi ấy đã xây cất thêm nhiều, nhưng hồi đó nó vẫn còn là một làng Mexico nhỏ với đường phố gập ghềnh chưa lát đá, các quán bar rộng cửa và chim chóc nhiệt đới đậu trên cành cây.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười, 2015, 04:31:20 am
        Chúng tôi vượt qua kỳ thi cuối khóa khá thoải mái, đặc biệt nếu xét đến việc vắng mặt lâu như vậy. Tôi phải học cật lực mới nắm được các luật lệ bí ẩn của môn Luật Hàng hải, môn mà tôi theo học chỉ vì muốn được học với thầy Charles Black, một người Texas lịch thiệp và hùng biện được giới sinh viên ưa thích và kính trọng, và thầy cũng đặc biệt thích Hillary. Tôi thật ngạc nhiên khi biết phần nhiều luật hàng hải được áp dụng cho bất cứ đường thủy nào ở nước Mỹ có thể đi được theo nguyên trạng ban đầu của nó. Như vậy là bao gồm cả các hồ có khởi thủy là các con sông xung quanh thành phố quê nhà tôi.

        Vào học kỳ mùa xuân năm 1973, tôi theo học chương trình đầy đủ các môn nhưng trong thâm tâm vẫn vương vấn ý nghĩ về nhà và những điều sắp xảy ra với Hillary. Cả hai chúng tôi đều yêu thích việc dàn dựng Phiên xử Tranh giải của năm đó cho Đoàn Luật sư. Chúng tôi viết ra một phiên xử dựa trên các nhân vật của phim Casablanca. Chồng của Ingrid Bergman bị giết, và Humphrey Bogart bị đem ra xử về việc này. Bạn và cựu đồng nghiệp của Burke Marshall trong Bộ Tư pháp là John Doar đến New Haven cùng với con trai mình để xét xử phiên tòa. Hillary và tôi đứng ra chiêu đãi ông và có ấn tượng mạnh. Thật dễ hiểu tại sao ông ấy lại hữu hiệu đến thế trong việc thực thi các phán quyết về dân quyền ở miền Nam. Ông ấy trầm lặng, thẳng thắn, thông minh và mạnh mẽ. Ông xét xử giỏi, và Bogie (tức Boggart - ND) được bồi thẩm đoàn tuyên trắng án.

        Một hôm sau giờ học Thuế doanh nghiệp, giáo sư Chirelstein hỏi tôi khi tốt nghiệp sẽ làm gì. Tôi bảo ông tôi sẽ về quê nhà ở Arkansas và sẽ tạm thời tự xoay xở lấy vì chưa được nơi nào mời làm cả. Thầy nói lúc ấy bỗng nhiên có một chỗ trống trong hội đồng giảng viên của trường Luật thuộc Đại học Arkansas ở Fayetteville. Thầy gợi ý tôi đăng ký xin vào chỗ ấy và xung phong giới thiệu tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi có thể hoặc nên kiếm việc dạy học, nhưng ý tưởng này lôi cuốn tôi. Vài ngày sau, khoảng cuối tháng ba, tôi lái xe về nhà để nghỉ Phục sinh. Khi về đến Little Rock, tôi rời khỏi xa lộ, đến máy điện thoại công cộng và gọi hiệu trưởng trường Luật
Wylie Davis. Tôi tự giới thiệu mình và kể cho ông những điều tôi nghe về chỗ trống kia, rồi nói rằng tôi muốn đăng ký. Ông ấy bảo tôi còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm. Tôi cười và bảo ông ấy rằng tôi đã nghe người ta nói thế nhiều năm rồi, nhưng nếu ông ấy chịu thì tôi sẽ có ích cho ông, vì tôi sẽ làm việc cật lực và dạy bất cứ môn nào ông ấy muốn. Ngoài ra, tôi cũng không vào biên chế chính thức, nên ông ấy có thể đuổi việc tôi lúc nào cũng được. Ông ấy cười khùng khục và mời tôi đến Fayetteville để phỏng vấn; tôi bay đến đó trong tuần đầu của tháng 5. Tôi có một loạt thư giới thiệu rất hùng hậu của giáo sư Chirelstein, Burke Marshall, Steve Duke, John Baker, và Caroline Dinegar, trưởng khoa khoa học chính trị của Đại học New Haven nơi tôi dạy Luật Hiến pháp và Luật Hình sự cho sinh viên chưa tốt nghiệp. Các cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, và ngày 12 tháng 5, tôi nhận được thư của Hiệu trưởng Davis mời tôi làm trợ lý giảng viên với mức lương 14.706 đôla. Hillary hoàn toàn ủng hộ, và 10 ngày sau tôi chấp thuận.

        Mức lương không nhiều nhặn gì, nhưng dạy học sẽ tạo điều kiện cho tôi có việc làm để thanh toán nốt khoản vay trong chương trình Giáo dục vì Quốc phòng. Khoản vay để học trường luật thứ hai của tôi không giống các kiểu vay khác ở chỗ nó buộc tôi và các bạn cùng lớp phải trả hết một lần cộng thêm một phần trăm cố định trong thu nhập hàng năm của chúng tôi cho đến khi tổng khoản tiền nợ của lớp chúng tôi được thanh toán xong. Rõ ràng là những ai kiếm được nhiều hơn phải trả nhiều hơn, nhưng tất cả chúng tôi đều biết điều đó khi vay tiền. Kinh nghiệm của tôi với chương trình vay của đại học Yale là liều kích thích tôi mong muốn thay đổi chương trình cho vay học phí đối với sinh viên khi tôi trở thành tổng thống, sao cho sinh viên có được lựa chọn trả nợ trong quãng thời gian dài hơn bằng một số phần trăm cố định trong thu nhập của họ. Theo cách đó, họ sẽ ít phải bỏ học ngang vì sợ không trả nổi nợ, và cũng
không ngại làm những công việc có ích cho xã hội nhưng trả lương thấp. Khi chúng tôi cho sinh viên được vay các khoản trả theo thu nhập, nhiều người đã tham gia chương trình này.

        Dù tôi không phải là sinh viên chăm chỉ nhất nhưng tôi hài lòng với những năm học ở trường luật của mình. Tôi đã học được rất nhiều từ các giáo sư sáng láng và tận tụy, và từ các bạn học - hơn 20 người trong số này sau này được tôi bổ nhiệm vào các vị trí trong chính quyền hoặc hệ thống tư pháp liên bang. Tôi được hiểu rõ và đánh giá cao hơn vai trò của luật pháp trong việc duy trì trật tự và công bằng trong xã hội, cũng như trong việc đưa ra các phương tiện nhằm tạo ra tiến bộ xã hội. sống ở New Haven cho tôi gần gũi thực tế và sự đa dạng chủng tộc của thành thị Mỹ. Và tất nhiên là ở New Haven tôi đã gặp Hillary.
       


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười, 2015, 02:56:43 am
        Nhờ các chiến dịch vận động cho Duffey và McGovern, tôi đã có được một số bạn tốt, những người chia sẻ đam mê chính trị của tôi và hiểu biết thêm về bộ máy bầu cử. Tôi cũng hiểu thêm một lần nữa rằng muốn thắng cử với tư cách là người tiến bộ đòi hỏi sự quan tâm và kỷ luật mạnh mẽ trong việc tạo ra và chuyển tải thông điệp và một lộ trình để người ta tin tưởng mà thay đổi. Xã hội của chúng ta mỗi một lần chỉ có thể hấp thụ bao nhiêu đó thay đổi, và khi tiến lên phía trước chúng ta phải tiến bằng cách thức có thể tái khẳng định niềm tin căn bản của chúng ta về cơ hội và trách nhiệm, công việc và gia đình, sức mạnh và cảm thông - những giá trị nền tảng của sự thành công của nước Mỹ. Phần lớn mọi người đều phải bận bịu nuôi con, làm lụng để sống. Họ không nghĩ nhiều về chính sách chính quyền như những người cấp tiến, họ cũng không bị ám ảnh bởi quyền lực như những người tân bảo thủ cánh hữu. Họ thường chỉ suy nghĩ kiểu bình thường, và họ có nhu cầu hiểu được những lực lượng lớn lao tác động và hình thành nên cuộc sống của họ, nhưng không thể đòi hỏi họ phải từ bỏ những giá trị và trật tự xã hội mà ít ra cũng làm họ có thể tồn tại và cảm thấy hài lòng với bản thân. Từ năm 1968, những người bảo thủ đã rất giỏi thuyết phục người Mỹ bình thường rằng các ứng viên tiến bộ, các tư tưởng và chính sách tiến bộ là xa lạ với các giá trị của họ và đe dọa đên an bình của họ. Joe Duffey là con trai một thợ mỏ và bị biến thành một người ủng hộ giới thượng lưu, cấp tiến cực đoan nhưng lại yếu đuối. George McGovern là một anh hùng thực sự trong chiến tranh, được những người bảo thủ ở miền quê nam Dakota gửi lên thượng viện nhưng rồi lại bị biến thành một kẻ cánh tả không xương sống và hoang dại, không chịu đứng lên bảo vệ nước Mỹ nhưng lại đánh thuế nó và tiêu xài ngân sách của nó đến khi bị chìm vào quên lãng. Trong cả hai trường hợp, các ứng viên cũng như chiến dịch vận động của họ phạm phải những sai lầm làm hình ảnh của đối thủ họ mạnh hơn là chính những người ấy đang cố tạo ra. Tôi cũng biết đủ rằng việc đẩy được hòn đá tảng dân quyền, hòa bình và chương trình xóa nghèo ngược lên đỉnh đồi chính trị khó khăn đến thế nào, biết đủ để không mong đợi lúc nào cũng chiến thắng, nhưng tôi quyết tâm không ngồi yên nhìn những đối thủ của chúng tôi chiến thắng. Sau này, khi làm thống đốc cũng như tổng thống, tôi cũng phạm đi phạm lại một số lỗi lầm ấy, nhưng không nhiều đến mức tôi có thể phạm nếu như không từng được làm việc cho hai người tốt đó, Joe Duffey và Goerge McGovern.

        Tôi hạnh phúc quay về nhà với viễn cảnh một công việc lý thú, nhưng tôi vẫn không biết phải làm gì với Hillary, hay điều gì là tốt nhất cho cô ấy. Tôi vẫn luôn tin rằng cô ấy củng có ngang bằng tiềm năng thành công trong chính trị như tôi hoặc nhiều hơn, và tôi muốn cô ấy có cơ hội riêng của mình. Hồi đó, tôi muốn như vậy hơn là bản thân cô ấy muốn, và tôi nghĩ nếu cô ấy về Arkansas với tôi là sẽ chấm dứt viễn cảnh sự nghiệp chính trị của cô ấy. Tôi không muốn làm thế, và tôi củng không muốn xa cô ấy. Hillary đã quyết định không làm việc cho một công ty luật lớn hoặc làm thư ký cho thẩm phán mà nghiêng về một vị trí trong Quỹ Bảo vệ trẻ em của Marian Edelman trong văn phòng mới của quỹ ở Cambridge, Massachusetts, nên chúng tôi sẽ phải ở cách rất xa nhau.

        Đó là tất cả những gì chúng tôi biết khi tốt nghiệp trường luật và tôi đưa Hillary đi chơi nước ngoài lần đầu tiên. Tôi dắt cô ấy đi chơi ở London và Oxford, sau đó qua xứ Wales, rồi quay lại Anh đến quận Lake mà tôi cũng chưa tới bao giờ. Tiết trời cuối xuân ở đó thật đẹp và lãng mạn. Vào một buổi hoàng hôn trên bờ hồ Ennerdale, tôi ngỏ lời đề nghị Hillary lấy tôi. Tôi không thể tin được mình đã làm điêu đó. Cô ấy cũng vậy. Cô ấy bảo cô ấy yêu tôi nhưng chưa thể châp thuận. Tôi không trách cô ấy, nhưng tôi không muốn mất cô ay- Thê là tôi đề nghị cô ấy về quê Arkansas với tôi để xem thử cô ấy có thích nơi ấy không. Và để phòng hờ, về Arkansas để thi lấy bằng luật sư luôn thể.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười, 2015, 09:34:05 am
 
        18

        Tháng 6, Hillary bay tới Little Rock. Tôi đưa cô ấy về nhà theo đường vòng, để cô ấy nhìn thấy tiểu bang mà tôi yêu mến. Chúng tôi lái xe về phía tây ngược sông Arkansas 70 dặm đến Russellville, sau đó quẹo xuống phía nam theo xa lộ số 7 xuyên qua dãy Ouachita và Rừng Quốc gia, thỉnh thoảng dừng chân để ngắm cảnh. Chúng tôi dành vài ngày ở Hot Springs với mẹ, Jeff và Roger, sau đó quay lại Little Rock để học khóa chuẩn bị thi lấy bằng luật sư Arkansas. Khóa này hóa ra khá hữu ích nên cả hai chúng tôi đều đậu.

        Sau kỳ thi, Hillary quay về Massachusetts để bắt đầu làm việc cho Quỹ Bảo vệ trẻ em, còn tôi đến Fayetteville để bắt đầu cuộc sống giảng viên luật. Tôi tìm được một chỗ hoàn hảo để ở, một căn nhà nhỏ xinh được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Arkansas Fay Jones, tác giả của Nhà thờ Thorncrown tuyệt đẹp ở thành phố Eureka Springs láng giềng vốn đoạt nhiều giải thưởng và được quốc tế thán phục. Căn nhà nằm trên hơn 80 mẫu đất (mẫu Anh - ND) cách Fayetteville khoảng 80 dặm về phía đông, trên xa lộ 16. Ranh giới phía đông của khu đất là nhánh giữa của sông White. Vài chục gia súc ăn cỏ trên thảo nguyên. Căn nhà, xây từ giữa thập niên 50, về cơ bản là một cấu trúc một phòng, dài và hẹp, chia ra ở giữa với phòng tắm như một khối thụt vào giữa. Tường phía trước và sau nhà là một loạt các cửa kéo bằng kính, cộng thêm tầm nhìn ở phòng ngủ và phòng tắm nên căn nhà có nhiều ánh sáng. Chạy dọc theo chiều dài của phòng khách là một hàng hiên có màn che, nhô ra bên ngoài tòa nhà trên triền dốc thoải xuống đường. Căn nhà ấy thật là một nơi yên ả và thanh bình, đặc biệt là sau khi tôi bắt đầu chiến dịch tranh cử đầu tiên của mình. Tôi thích ngồi ở hàng hiên và gần lò sưởi, đi dạo trên cánh đồng gần bờ sông với lũ gia súc.

        Căn nhà cũng có một vài nhược điểm. Đêm nào cũng có chuột. Khi tôi hiểu ra rằng không thể tống khứ bọn chúng đi và bọn chúng cũng chỉ quanh quẩn trong bếp, tôi bắt đầu để vụn bánh mì cho chúng. Phía bên ngoài nhà đầy những nhện, rệp hút máu và các thứ đáng ngại khác. Chúng không làm phiền gì tôi lắm, nhưng khi một con nhện nâu cắn Hillary, chân cô ấy sưng lên to đùng và mất rất lâu mới xẹp xuống. Và chỗ ấy cũng khống thể bảo vệ an toàn được. Mùa hè năm đó ở Arkansas có một loạt các vụ trộm đột nhập. Bọn này ra tay với rất nhiều nhà ở miền quê quành khu xa lộ 16. Một tối khi tôi về đến nhà, mọi thứ trông có vẻ như có ai đó đã đột nhập vào, nhưng không mất thứ gì cả. Có lẽ tôi về đã làm hắn sợ và bỏ đi. Tức tốc, tôi ngồi xuống và viết một bức thư cho tên trộm trong trường hợp hắn quay lại:

        Kẻ trộm thân mến,

        Đồ đạc trong nhà tôi vẫn y nguyên như vậy nên tôi không thể biết liệu anh có vào nhà hôm qua không. Nếu không, đây là những thứ anh sẽ tìm thấy - một cái ti vi mua mới mất 80 đôla cách đây nửa năm; một radio mua mới giá 40 đôla cách nay 3 năm; một máy quay đĩa tí hon mua mới giá 40 đôla cách đây 3 năm; và rất nhiều đồ linh tinh, vặt vãnh, vài thứ trong số này giá trên 10 đôla. Hầu như tất cả quần áo đều đã mặc hơn hai hay ba năm rồi. Chẳng có thứ gì để đáng phải đi tù cả.


William J. Clinton        

        Tôi gắn bức thư vào lò sưởi. Thật không may, mưu kê ấy không hiệu quả. Ngày hôm sau khi tôi đi làm, tên trộm quay lại và lấy đi Cai tivi/ radio, máy quay đĩa, và một thứ mà tôi cố tình không liệt kê trong bức thư: một thanh kiếm nhà binh của Đức tuyệt đẹp từ thời Thê chiến thứ nhất. Tôi buồn ghê lắm khi mất nó vì đấy là quà bố dượng tặng tôi, và vì mới một năm trước, thứ quý giá nhất mà tôi có cây kèn saxo Mark VI mà mẹ và bố tặng tôi năm 1963, bị trộm lấy mất khi để trong xe của tôi ở Washington. Sau này tôi thay bằng một ] cây kèn kiểu "đồ cắt xìgà" Selmer 1935, nhưng thanh kiếm thì không thể thay thế được.

        Trong những tuần cuối cùng của mùa hè Arkansas nóng nực tôi chuẩn bị bài giảng và chạy trong sân vận động của trường vào giờ nóng nhất trong ngày, lần đầu tiên (và cũng là lần cuối cùng) kể từ năm 13 tuổi giảm cân xuống còn khoảng 83kg. Vào tháng 9, tôi bắt đầu lên lớp dạy những môn đầu tiên: Chống tổ hợp độc quyền, môn tôi từng học và yêu thích ở Yale, và môn Cơ quan và Đối tác, nói về bản chất của các mối quan hệ hợp đồng và trách nhiệm pháp lý của các mối quan hệ này. Có 16 sinh viên học lớp Chống tổ hợp độc quyền và 56 học lớp Cơ quan và Đối tác. Luật Chống tổ hợp độc quyền bắt nguồn từ ý tưởng chính quyền nên ngăn chặn không cho hình thành các tổ chức độc quyền cũng như các hình thức phi cạnh tranh để duy trì một nền kinh tế thị trường công bằng và hoạt động tốt. Vì tôi biết không phải tất cả sinh viên đều có nhiều kiến thức nền về kinh tế nên tôi cô gắng giảng giải rõ ràng và làm cho các nguyên tắc có thể hiểu được. Ngược lại, môn Cơ quan và Đối tác lại dễ hiểu hơn. Tôi e sinh viên sẽ chán và bỏ qua tầm quan trọng và những khó khăn thỉnh thoảng gặp phải trong việc xác định chính xác bản chất của mối quan hệ giữa các bên trong một công ty chung, nên tôi cố tìm ra các ví dụ sáng sủa và thú vị để giữ cho việc thảo luận được tiếp tục. Ví dụ như, các cuộc điều trần về vụ Watergate và phản ứng của Nhà Trắng trước những tiết lộ mới đã đặt ra nhiều câu hỏi về những người chủ mưu của vụ đột nhập. Họ có phải là nhân viên của tổng thống không, và nếu không, thì họ hành động cho ai và dưới quyền của ai? Trong tất cả các lớp tôi dạy, tôi đều cố sao cho nhiều sinh viên tham gia thảo luận và sẵn sàng có mặt tại văn phòng hay lòng vòng trong trường để khi cần họ có thể đến gặp-

        Tôi thích soạn đề thi, hy vọng những đề thi này thú vị, thách thức và công bằng. Trong những chuyện tôi đọc thấy sau này vê những năm dạy học của tôi thì cách cho điểm của tôi bị đặt dấu hỏi, ngụ ý tôi quá dễ dãi bởi vì tôi hoặc là quá hiền hoặc không muốn làm mích lòng những ủng hộ viên tương lai khi tôi ra tranh cử. Ở Yale, khung cho điểm chỉ có ba mức Danh dự, Đậu và Rớt. Thường thì rất khó được Danh dự và cũng hầu như không thể rớt được. Ở nhiều trường luật khác, đặc biệt là những trường đầu vào tương đối dễ dàng, việc cho điểm có xu hướng khó khăn hơn, và thường thì người ta trông đợi khoảng 20 đến 30% trong lớp sẽ rớt. Tôi không đồng tình với kiểu này. Nếu một sinh viên bị điểm xấu, tôi cũng cảm thấy thất bại vì đã không đáp ứng được sự quan tâm và nỗ lực của sinh viên ấy. Hầu như tất cả sinh viên đều có đủ khả năng học tập để có được điểm c. Mặt khác, tôi nghĩ rằng điểm tốt phải thực sự thể hiện điều gì đấy. Trong các lớp đông, từ 50 đến 90 sinh viên, tôi cho khoảng 2,3 điểm A và cũng ngần ấy điểm D. Trong một lớp 77 sinh viên, tôi chỉ cho 1 điểm A, và chỉ có một lần tôi đánh trượt một sinh viên. Thường thì sinh viên bị đánh trượt sẽ rút không thi thay vì mạo hiểm để nhận điểm F. Trong hai lớp nhỏ hơn, tôi cho nhiều điểm A hơn vì sinh viên hai lớp đó chăm hơn, học được nhiều hơn và xứng đáng được điểm như vậy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười, 2015, 07:39:42 am
        Dù những sinh viên da đen đầu tiên đã nhập học tại khoa Luật của Đại học Arkansas trước đó 25 năm, mãi cho đến tận đầu thập niên 70 mới có nhiều sinh viên da đen vào học các trường luật tiểu bang khắp miền Nam. Nhiều người không được chuẩn bị tốt, đặc biệt là những ai phải đi học trong các trường nghèo nàn dành riêng cho người da màu. Có khoảng 20 sinh viên da đen theo học tôi từ năm 1971 đến 1976, ngoài ra tôi cũng quen biết những sinh viên da đen khác. Phần lớn tất cả họ đều rất chăm chỉ. Họ muốn thành công, nhiều người trong số họ sống dưới áp lực tâm lý nặng nề vì họ sợ không học nổi. Đôi khi nỗi sợ của họ là có cơ sở. Tôi không thể quên lần đọc bài thi của một sinh viên da đen, vừa không tin nổi vừa giận. Tôi biết anh này đã học cực kỳ siêng năng và hiểu môn học, nhưng bài thi của anh ta không chứng tỏ được điều này. Trong bài có tất cả các câu trả lời đúng, nhưng để tìm ra các câu trả lời ấy thì phải lần mò trong hàng đống từ ngữ sai chính tả, ngữ pháp tồi và cấu trúc câu thì tồi tệ. Một kiến thức đáng được điểm A bị chìm lâp trong cách trình bày lộn xộn chỉ đáng điểm F, hậu quả của sự mất căn bản từ hồi tiểu học. Tôi cho anh ta điểm B-, sửa lỗi chính tả và ngữ pháp, và quyết định áp dụng các buổi phụ đạo để giúp chuyển sự cần cù và thông minh sẵn có của anh sinh viên này thành kết quả khả quan hơn. Theo tôi các buổi phụ đạo ấy có giúp ích, cả về học vấn lẫn tâm lý, dù nhiều sinh viên vẫn tiếp tục vất vả trong kỹ năng viết và với gánh nặng về tinh thần khi bước được một chân vào cánh cửa của cơ hội còn chân kia bị gánh nặng kỳ thị trong quá khứ níu kéo lại. Khi những sinh viên ấy ra trường và trở thành những luật sư và thẩm phán danh giá, thân chủ của họ cũng như các bên mà họ xét xử có lẽ chẳng thể biết họ đã phải vượt qua những đỉnh núi cao đến thế nào để với tới chức luật sư hoặc ngồi trên ghế chủ tọa phiên tòa. Khi Tòa án tối cao giữ nguyên nguyên tắc hành động tích cực vào năm 2003, tôi nghĩ đến những sinh viên da đen của tôi, đến sự cần cù khó nhọc của họ và cả những gì họ phải vượt qua. Họ đã cho tôi mọi bằng chứng cần thiết để ủng hộ phán quyết ấy của tòa án.

        Ngoài giao tiếp với sinh viên, điều hay nhất khi làm giảng viên luật là được tham gia vào ban giảng huấn toàn những người tôi thích và ngưỡng mộ. Bạn tốt nhất của tôi trong ban giảng huấn là hai người bằng tuổi tôi, Elizabeth Osenbaugh và Dick Atkinson. Elizabeth là một cô gái nông thôn thông minh quê ở Iowa, một đảng viên Dân chủ tốt, và là giáo viên tận tụy, sau này cũng trở thành bạn tốt của Hillary, về sau, cô ấy quay về Iowa để làm việc trong văn phòng của Bộ trưởng tư pháp. Khi tôi được bầu làm tổng thống, tôi thuyết phục cô ấy đến Bộ Tư pháp, nhưng sau vài năm cô lại quay về quê, chủ yếu là cô ấy nghĩ như thế tốt hơn cho cô con găi nhỏ Betsy của mình. Buồn thay, Elizabeth chết vì ung thư năm 1998, và con gái cô ấy đến sống với cậu. Tôi cố giữ liên lạc với Betsy trong nhiều năm; mẹ cô ấy là một trong những người tốt nhất mà tôi từng biết. Dick Atkinson là bạn từ hồi học trường luật, anh không thỏa mãn với công việc tại hãng luật tư ở Atlanta. Tôi gợi ý anh ấy xem thử đi dạy và giục anh tới Fayetteville để phỏng vân. Anh ây đến, và nhận lời làm trong ban giảng huấn. Sinh viên rất khoái Dick, và anh ấy cũng yêu thích dạy học. Năm 2003, anh ấy trở thành hiệu trưởng trường Luật Arkansas. Vị giáo sư nổi tiếng và cuốn hút nhất của chúng tôi là Robert Leflar, học giả luật học nổi nhất của tiểu bang chúng tôi, một chuyên gia được thừa nhận về sai phạm dân sự, mâu thuẫn luật và xét xử kháng án. Năm 1973, ông ấy đã quá tuổi về hưu bắt buộc quy định là 70 và vẫn dạy đầy đủ chương trình nhưng chỉ nhận thù lao 1 đôla một năm. Ông ở trong ban giảng huấn từ năm 26 tuổi. Trong nhiều năm trước khi tôi biết ông, Bob thường di chuyển hàng tuần giữa Fayetteville và New York, nơi ông dạy khóa xét xử kháng án cho thẩm phán liên bang và tiểu bang ở trường Luật Đại học New York, khóa học mà hơn nửa chánh án Tòa án tối cao theo học. Ông không bao giờ đi dạy muộn, cả ở hai nơi.

        Bob Leflar là một người đàn ông nhỏ nhưng rắn rỏi, đôi mắt lớn và sắc, và ông vẫn khỏe như bò mộng. Ông nặng không quá 80kg, nhưng khi làm vườn ông vẫn khiêng những tảng đá to mà tôi hầu như không nhấc nổi. Sau mỗi lần đội Razorback về chơi sân nhà, Bob và vợ là Helen mở tiệc chiêu đãi ở nhà. Thỉnh thoảng các vị khách chơi bóng bầu dục chạm ở sân trước. Tôi còn nhớ một lần, khi Bob, tôi và một luật sư trẻ nữa đấu với hai tay trẻ tuổi bự con và một chú nhóc chín tuổi. Tỷ số đang hòa và chúng tôi giao hẹn là ai ghi bàn tiếp theo sẽ thắng cuộc. Bên tôi có bóng. Tôi hỏi Bob liệu ông thực sự muốn thắng không. Ông nói "Muốn chứ". Ông ấy cũng có tinh thần tranh đua y như Michael Jordan vậy. Thế là tôi nói với người thứ ba trong đội tôi giữ bóng ở trung tâm, để tay cản phá của đối phương lao theo tôi, rồi ra chặn tay hậu vệ sân sau của đội bên kia ở bên phải. Chú nhóc chín tuổi lo kèm Bob vì cứ tưởng tôi sẽ ném bóng cho người đồng đội trẻ và cao hơn kia, hoặc nếu Bob được bóng thì chú nhóc có thể chạm được ông ấy. Tôi bảo Bob cũng chặn chú nhóc ở bên phải, sau đó chạy vọt sang trái để tôi ném bóng cho ông ngay trước khi tay cản phá đối phương lao đến tôi. Khi bóng ném tới, Bob phấn khích đến mức ông ấy hất ngã chú nhóc ra đất và chạy sang trái. Chỗ ông ấy trống trải vì đồng đội kia của tôi đã chặn đối phương lại. Tôi ném trái banh cho Bob và ông chạy vượt qua đường cuối sân, một ông già 75 tuổi hạnh phúc nhất nước Mỹ. Bob Leflar có một trí óc bằng thép, trái tim của con sư tử, một ý chí sắt đá, và tình yêu cuộc sống của trẻ thơ. Ông ấy giống như một Strom Thurmond của phe Dân chủ. Nếu chúng tôi có nhiều người như ông hơn, chúng tôi đã chiến thắng nhiều hơn. Khi Bob mất ở tuổi 93, tôi vân nghĩ ông chết trẻ.

        Chính sách của trường luật được đưa ra bởi ban giảng huấn trong các cuộc họp thường kỳ. Thỉnh thoảng tôi thấy họp hành kéo dài quá và bị sa đà vào tiểu tiết mà lẽ ra để ông hiệu trưởng và những người quản lý khác lo, nhưng tôi học được nhiều về cách quản trị hàn lâm cũng như thái độ chính trị của họ. Nói chung, tôi thường thuận theo ý với các đồng nghiệp khi có quyết nghị làm gì đó, vì tôi cảm thấy họ biết nhiều hơn tôi và gắn bó lâu dài hơn với đời sống học thuật. Nhưng tôi có kêu gọi ban giảng huấn thực hiện nhiều hoạt động pro bono (cung cấp dịch vụ pháp lý không lấy tiền, thường là cho những đối tượng không đủ tiền thuê luật sư - ND) hơn để làm giảm bớt áp lực "có sách xuất bản hoặc chết" đối với các giáo sư (yêu cầu của nhiều trường đại học Mỹ là giáo sư phải có công trình được xuất bản trong một số thời gian nhất định - ND) và nhấn mạnh hơn vào công việc giảng dạy trên lớp cũng như dành nhiều thời gian ngoại khóa hơn với sinh viên.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười, 2015, 06:15:42 am
        Công việc pro bono của tôi bao gồm giải quyết một số vấn đề pháp lý lặt vặt cho sinh viên và một trợ lý giảng viên trẻ, người đang cố mãi mà vẫn chưa thuyết phục được thêm nhiều bác sĩ ở Springdale, phía bắc Fayetteville, nhận chữa cho các bệnh nhân nghèo theo chương trình Medicaid. Tôi còn chuẩn bị báo cáo ngắn cho Tòa án tôi cao Hoa Kỳ trong một vụ kiện chống tổ hợp độc quyền theo yêu cầu của Bộ trưởng tư pháp Jim Guy Tucker; và xuất hiện lần đầu tiên tại tòa với tư cách luật sư để đưa đơn bào chữa cho bạn tôi Steve Smith, vốn đang làm hạ nghị sĩ tiểu bang, trong một vụ tranh chấp về luật bầu cử ở hạt Madison.

        Huntsville, thủ phủ của hạt và quê nhà của Orval Faubus, cổ hơn vài ngàn dân. Phe Dân chủ nắm giữ tất cả các cơ quan tòa án, từ ông chánh án đến cảnh sát trưởng, nhưng có nhiềụ người phe Cộng hòa sống ở các vùng đồi núi và thung lũng ở phía bắc Arkansas, phần lớn là con cháu của những người từng chống đôi việc miền Nam ly khai khỏi nước Mỹ năm 1861. Phé Cộng hòa đã cho thấy sức mạnh vào năm 1972, được trợ giúp bởi chiến thắng thuyết phục của Nixon, và họ cảm thấy nếu họ bỏ bớt được đủ số phiếu cử tri vắng mặt thì họ có thể đảo ngược kết quả bầu cử địa phương.

        Vụ kiện được đem ra xử ở tòa án cũ hạt Madison với thẩm phán Bill Enfield, một người phe Dân chủ sau này trở thành bạn và ủng hộ viên của tôi. Đại diện cho phe Dân chủ là hai nhân vật thực sự: Bill Murphy, một luật sư ở Fayetteville đam mê đảng Dân chủ và tổ chức Lê dương Mỹ mà ông là chỉ huy ở Arkansas; và một luật sư địa phương, W. Q. Hall, được gọi là "Q" - một người khôn ngoan chỉ có một tay nhưng sắc lẻm y như cái móc gắn ở tay trái anh ta vậy. Những người bị gọi vào làm chứng về việc tại sao họ bỏ phiếu vắng mặt cho thấỹ một bức tranh sống động về lòng trung thành dữ dội, chính trị thô thiển và những sức ép kinh tế tác động lên cuộc sống của người dân vùng núi Arkansas. Một người phải bảo vệ quyền bỏ phiếu vắng mặt vào phút chót mà không đăng ký trước như luật định. Anh ta giải thích rằng anh ấy làm việc cho ủy ban Game and Fish của tiểu bang, và anh ta đi bầu vào ngày trước bầu cử vì anh ta vừa mới được giao đem cái bẫy gấu duy nhất của tiểu bang theo đường núi chậm chạp lên hạt Stone vào ngày bầu cử. Lá phiếu của anh ta được coi là hợp lệ. Một người khác đang làm việc ở Tulsa, Oklahoma đã bị gọi về để làm chứng. Anh này thú nhận đã sống ở Tulsa hơn 10 năm nhưng vẫn bầu bằng phiếu cử tri vắng mặt ở hạt Madison mỗi cuộc bầu cử, dù anh ta không phải là cư dân hợp pháp ở đó nữa. Khi luật sư phe Cộng hòa ép anh ta về việc này, anh ta xúc động nói rằng hạt Madison là quê hương anh ấy; rằng anh ta đi Tulsa chỉ vì anh ấy không kiếm sống nổi ở vùng núi; rằng anh ta không biết và cũng không quan tâm gì đến chính trị ở Tulsa; và rằng ngay khi về hưu trong khoảng 10 năm nữa, anh ta sẽ về lại quê nhà. Tôi không nhớ phiếu của anh ta có được tính hay không, nhưng sự gắn bó với cội rễ của anh ấy để lại trong tôi ấn tượng khó phai.

        Steve Smith làm chứng về vai trò của mình trong việc thu thập phiếu cử tri vắng mặt từ các cư dân trong nhà dưỡng lão của cha anh ấy. Có vẻ như luật cho phép nhân viên của nhà dưỡng lão giúp những người ở đó điền phiếu bầu, nhưng buộc người thân hoặc người được viết giấy ủy quyền gửi lá phiếu đi. Steve đã thu hết các phiếu và bỏ vào thùng thư gần nhất. Tôi trình lên thẩm phán lập luận mà tôi cho là rất thuyết phục, nói rằng thật không phải nếu nổi Steve không được phép gửi phiếu đi; cũng chẳng ai nói anh ấy sửa chữa gì phiếu, hoặc rằng những người ở nhà dưỡng lão không muốn anh ây gửi phiếu đi. Thêm nữa là đâu phải ai trong nhà dưỡng lão cũng có người thân có thể thực hiện quy trình ấy. Thẩm phán Enfield phán quyết không chấp thuận lập luận của tôi và Steve, nhưng cũng chấp thuận đủ phiếu cử tri vắng mặt để thẩm phán hạt Charles Whorton, cảnh sát trưởng Ralph Baker và đội ngũ nhân viên của họ tại vị.

        Tôi thua phần của mình trong vụ kiện nhưng có được sự hiểu biết vô giá về cuộc sống của người miền núi Arkansas. Và tôi kết bạn được với một vài trong số những chính khách hữu hiệu nhất tôi từng biết. Nếu có một người mới chuyển đến hạt Madison, trong vòng một tuần là họ sẽ biết ngay người đó theo phe Dân chủ hay Cộng hòa. Người phe Cộng hòa thì phải đến tòa án để đăng ký bỏ phiếu. Thư ký của hạt sẽ đến tận nhà những người phe Dân chủ để đăng ký họ vào danh sách bỏ phiếu. Trước mỗi kỳ bầu cử hai tuần họ gọi điện cho tất cả những ai ở phe Dân chủ, đề nghị họ bỏ phiếu. Vào buổi sáng đi bầu, họ lại được gọi một lần nữa. Nếu đến chiều mà họ chưa đi bầu thì sẽ có người đến tận nhà để đưa họ đi bầu. Vào ngày tổng tuyển cử đầu tiên của tôi năm 1974, tôi gọi điện cho Charles Whorton để xem tình hình. Ông ấy bảo mưa lớn làm trôi mất một cây cầu ở một khu vực xa xôi của hạt và một số người không đến được điểm bỏ phiếu, nhưng họ đang tìm cách giải quyết và nghĩ chúng tôi sẽ thắng cách biệt 500 phiếu. Trên thực tế, tôi đã thắng ở hạt Madison với cách biệt 501 phiếu.
Vài tháng sau khi chuyển đến Fayetteville, tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái ở đó. Tôi yêu thích dạy học, đi xem các trận đấu của đội Razorback, lái xe lòng vòng trong vùng núi, và sống trong cộng đồng đại học toàn những người cùng mối quan tâm với tôi. Tôi kết bạn với Carl Whillock, một hiệu phó đại học tóc bạc cắt ngắn và phong cách rất trầm tĩnh. Lần đầu tôi gặp ông ở quán Wyatt trong tòa siêu thị lớn trên một ngọn đồi giữa Fayetteville và Springdale. Mọi người trong bàn ăn đều phê phán Tổng thống Nixon, chỉ riêng Carl không nói một lời. Tôi không hiểu ông nghĩ gì nên tôi hỏi ông. Tôi sẽ không bao giờ quên câu trả lời đơn giản của ông ấy: "Tôi đồng ý với Harry Truman. Ông ấy nói rằng Richard Nixon là loại người lấy cả đồng năm xu gỗ khỏi mắt người chết". Thời xưa, đồng năm xu gỗ là những miếng gỗ tròn mà nhà xác đặt lên mắt người chết để giữ cho mắt nhắm trong quá trình ướp xác. Carl Whillock là người không thể trông mặt mà bắt hình dong được. Dưới vẻ bề ngoài xuề xoà của ông là một trí óc cứng rắn và một trái tim dũng cảm.

        Tôi đặc biệt thích hai nữ giáo sư có chồng làm trong cơ quan lập pháp tiểu bang. Ann Henry dạy ở trường Kinh doanh; chồng bà là Morriss - một bác sĩ nhãn khoa và là thượng nghị sĩ tiểu bang. Ann và Morriss trở thành những người bạn đặc biệt của tôi và Hillary, và khi chúng tôi cưới nhau, họ mở tiệc cưới cho chúng tôi tại nhà họ. Diane Kincaid là giáo sư khoa Chính trị, lúc đó là vợ của Hạ nghị sĩ tiểu bang Hugh Kincaid. Diane đẹp, sắc sảo và am hiểu chính trị. Khi Hillary chuyển đến Fayetteville, Diane và Hillary trở nên còn hơn là bạn bè nữa; họ là tri kỷ, tìm thấy ở nhau sự thông hiểu, khích lệ, hỗ trợ và tình yêu thương hiếm thấy trên đời.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Mười, 2015, 02:15:16 am
        Dù Fayetteville, cũng giống như cả miền tây bắc Arkansas, phát triển nhanh, nó vẫn có một quảng trường chính nho nhỏ yên tĩnh với một cái bưu điện cổ ở giữa, sau này được chuyển thành một nhà hàng và quán bar. Các cửa hàng bán lẻ, văn phòng, và ngân hàng xếp dọc bốn cạnh của quảng trường, và mỗi sáng thứ bảy quảng trường lại có họp chợ của nông dân đến bán sản phẩm tươi sống. Anh họ Roy Clinton của tôi điều hành siêu thị Campbell-Bell ở góc tây bắc của quảng trường. Tôi buôn bán với anh ấy và học được nhiều về thành phố mới của tôi. Toà án cách quảng trường chỉ một dãy phố. Trong số các luật sư địa phương hành nghề tại đó và có văn phòng xung quanh bao gồm một nhóm rất ấn tượng những luật sư lớn tuổi sừng sỏ và những luật sư trẻ sáng láng, nhiều người trong số này nhanh chóng trở thành những ủng hộ viên tích cực.

        Nơi lui tới thường xuyên của chính giới địa phương là quán bò bíttết của Billie Schneider trên xa lộ 71, phía bắc thành thố. Billie là một phụ nữ ăn nói cứng cỏi với giọng nói chắc như đá, thấy hết mọi điêu nhưng không mất đi niềm đam mê lý tưởng và nỗi ám ảnh đối với chính trị. Tất cả những nhân vật chính trị địa phương đều lui tới chỗ của bà ấy, trong đó có Don Tyson, trùm nuôi gà với các hoạt dộng kinh doanh sau này trở thành công ty nông nghiệp lớn nhất trên thế giới, và luật sư của ông ta là Jim Blair, một thiên tài có phong cách riêng cao hơn l,8m sau này trở thành một trong những người bạn thân thiết nhất của tôi. Vài tháng sau khi tôi chuyển tới Fayetteville, Billie đóng cửa tiệm thịt bò và mở một quán bar và vũ trường ở tầng hầm của một khách sạn đối diện với tòa án. Tất cả những khách cũ cũng theo sang chỗ mới, và bà ấy còn lôi cuốn được thêm khá đông sinh viên đại học, những người bà huy động làm việc cho các ứng viên của bà trong các kỳ bầu cử. Billie là một phần lớn của đời tôi cho đến ngày chúng tôi mai táng bà ấy.

        Tôi rời nơi trú ẩn trên núi của mình vài ngày trong dịp lễ Tạ ơn để đến thăm Hillary ở Cambridge. Cô ấy và tôi vẫn chưa giải quyết được tình trạng của mình, nhưng cô ấy cũng đồng ý đến thăm tôi trong kỳ nghỉ giáng sinh. Tôi yêu cô ấy và muốn ở bên cô ấy, nhưng tôi hiểu những băn khoăn của cô ấy. Tôi đầy đam mê và động lực, và không có gì trong thân thế của tôi cho thấy tôi biết như thế nào là một cuộc hôn nhân ổn định. Cô ấy biết cưới tôi sẽ là một chuyện phiêu lưu về nhiều mặt. Hơn nữa, chắc Arkansas vẫn là một nơi xa lạ để cô ấy sinh sống, dù cô ấy không còn cảm thấy nơi đây là bề mặt của mặt trăng nữa. Và như tôi đã nói, tôi không chắc liệu việc này có phù hợp với cô ấy không. Tôi vẫn nghĩ cô ấy lẽ ra nên có nghiệp chính trị của riêng mình. Vào thời điểm đó trong đời, tôi nghĩ công việc quan trọng hơn là cuộc sống riêng tư. Tôi đã gặp nhiều trong số những người có khả năng nhất của thế hệ mình, và tôi nghĩ về tiềm năng chính trị thì cô ấy hơn tất cả bọn họ một cái đầu. Cô ấy thông minh, có một trái tim nhân hậu và kỹ năng tổ chức giỏi hơn tôi, còn kỹ năng chính trị thì cũng tốt gần bằng tôi; tôi chỉ có nhiều kinh nghiệm hơn mà thôi. Tôi yêu cô ấy đủ để muốn có cô ấy và cũng muốn điều tốt nhất cho cô ấy. Thật là một tình huống tiến thoái lưỡng nan.

        Khi tôi quay về Arkansas, những tranh cãi chính trị cũng bắí đầu. Như những người Dân chủ ở nơi khác, những người ở tiểu bang chúng tôi bị khuấy động bởi các cuộc điều trần về Watergate của Thượng nghị sĩ Sam Erwin cũng như việc chiến tranh tiếp diễn. Có vẻ như chúng tôi sẽ có cơ hội đạt được gì đó trong kỳ bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ, đặc biệt là sau khi giá dầu vọt lên và xăng bắt đầu phải bán có giới hạn. Tuy nhiên, những người Dân chủ địa phương không tin khả năng dân biểu của chúng tôi là John Paul Hammerschmidt mất ghế là khả quan gì. Hammerschmidt có thành tích bỏ phiếu rất bảo thủ và là một người tích cực bảo vệ Tổng thông Nixon. Nhưng ông ta cũng có phong cách thân thiện và gần gũi, thường về quê nhà và đi thăm thú quận của mình trong phần lớn các kỳ cuối tuần, có những hoạt động cụ thể tuyệt vời, giúp các thị trấn nhỏ được các khoản tiền cho cấp thoát nước cũng như đảm bảo các quyền lợi từ phía chính quyền cho các cử tri, thường là từ những chương trình mà ông ta bỏ phiếu cắt giảm ớ Washington. Hammerschmidt làm trong ngành khai thác gỗ, có sự ủng hộ mạnh mẽ của giới doanh nghiệp nhỏ trong quận, cũng như quan tâm đến các quyền lợi của các doanh nghiệp khai thác gỗ lớn hơn, ngành nuôi gia cầm và xe tải, vốn chiếm phần đáng kể trong nền kinh tế của chúng tôi.

        Mùa thu năm đó tôi nói chuyện với nhiều người xem họ có muốn ra tranh cử hay không, trong số này có Hugh và Diane Kincaid, Morriss và Ann Henry, Steve Smith, và hạ nghị sĩ tiểu bang Rudy Moore, vốn là em rể của Clark Whillock. Ai cũng cho rằng phải tạo ra cuộc đua tranh, nhưng không ai muốn đứng ra làm; cuộc đua ấy có vẻ như không thể thắng được. Thêm nữa, có vẻ như Thống đốc Bumpers cực kỳ được lòng dân nhiều khả năng sẽ thách thức Thượng nghị sĩ Fulbright trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ. Fulbright quê ở Fayetteville, và phần lớn bạn tôi dù thích Bumpers vẫn thấy có trách nhiệm phải giúp ông thượng nghị sĩ trong cuộc tranh đua rõ ràng là khó khăn.

        Khi rõ ra là không ai trong khu vực của chúng tôi có thể và muốn tham dự cuộc đua, tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện tự mình tham dự. Mới nhìn qua điều này có vẻ quá vô lý. Tôi mới về quê nhà được sáu tháng sau chín năm đi xa. Tôi mới làm công việc mới của mình được ba tháng. Tôi không có mối mang gì ở phần lớn các quận. Thế nhưng, Fayetteville với giới sinh viên và những người Dằn chủ cấp tiên không phải là một nơi quá tồi để bắt đầu. Hot Springs, nơi tôi lơn lên là thành phố lớn nhất ở rìa phía nam của quận. Và hạt Yell, quê gốc của dòng họ Clinton cũng là một phần của Hot Springs. Nhưng gộp lại thì tôi có họ hàng ở năm trong số 21 hạt của quận. Tôi còn trẻ, độc thân và sẵn sàng làm việc mọi giờ giấc cả ngày lân đêm. Và ngay cả khi tôi không chiến thắng, nếu tạo ra một lực lượng thì tôi nghĩ cũng chẳng hại gì cho tôi trong các kỳ vận động về sau. Tất nhiên, nếu tôi bị thua thì sự nghiệp chính trị ấp ủ bấy lâu nay của tôi có thể chấm dứt trước khi nó kịp bắt đầu.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Mười, 2015, 07:17:20 am
        Tôi phải suy nghĩ rất nhiều điều khi Hillary đến thăm tôi không lâu sau giáng sinh. Một buổi sáng đầu tháng 1 khi chúng tôi bàn bạc kỹ càng chuyện đó thì điện thoại reng. Người gọi là John Doar, người mà Hillary và tôi từng gặp một thời gian vào mùa xuân trước khi ông ấy đến Yale để xét xử phiên tòa tranh giải dựa trên phim Casablanca của chúng tôi. Ông ấy nói ông vừa đồng ý làm cố vấn trưởng cho cuộc điều tra của ủy ban Tư pháp hạ viện xem xét liệu Tổng thống Nixon có bị truất phế hay không, và rằng Burke Marshall đã giới thiệu tôi cho ông ấy. Ông ấy muốn tôi nghỉ phép ở trường luật, đến giúp ông ấy tuyển một số luật sư trẻ, giỏi khác. Tôi bảo ông ấy tôi đang nghĩ đến việc ra tranh cử quốc hội, nhưng tôi sẽ xem xét đề nghị của ông ấy và ngày hôm sau sẽ gọi lại. Tôi phải suy nghĩ nhanh, và trong những năm tiếp theo trong đời tôi cũng vậy. Tôi nhờ đến sự xét đoán và lời khuyên của Hillary. Khi tôi gọi lại cho John, tôi đã quyết định. Tôi cám ơn ông ấy nhưng từ chối lời đề nghị, nói rằng tôi đã quyết định tham dự cuộc đua có vẻ xa vời vào quốc hội, vì còn rất nhiều luật sư trẻ tài ba sẵn lòng đổi bất cứ thứ gì để được làm việc cho ông ấy trong cuộc điều tra truất phế nhưng lại không có ai khác để tham dự cuộc đua ở Arkansas. Tôi có thể thấy John nghĩ tôi đang phạm sai lầm ngu xuẩn, và theo các chuẩn mực suy xét thông thường thì đúng vậy. Nhưng, như tôi đã nói, nhiều thứ trong đời bạn được hình thành bởi những cơ hội bạn từ chối cũng nhiều như những cơ hội bạn nắm bắt được.

Tôi gợi ý với John rằng ông phải tuyển mộ Hillary và các bạn cùng lớp ở Yale của chúng tôi là Mike Conway và Rufus Cormier. Ông ấy cười và bảo Burke Marshall cũng giới thiệu họ. Cuối cùng họ đều đến làm cho John và hoàn tất một công việc siêu hạng. Doar cuối cùng có được một loạt những tài năng trẻ, điều đó chứng tỏ ông ấy chẳng cần đến tôi thì cũng vẫn có một đội nhân viên tuyệt vời, đúng như tôi dự kiến.

        Vài ngày trước khi Hillary phải về Cambridge, tôi dẫn cô ấy đến Huntsville, cách nhà tôi khoảng 25 dặm, để gặp cựu thống đốc Faubus. Nếu tôi ra tranh cử vào quốc hội, sớm hay muộn gì tôi cũng phải đến chào xã giao ông ta. Ngoài ra, dù tôi có không tán thành những việc ông ta làm ở Little Rock đến như thế nào đi nữa thì ông ta cũng thông tuệ và có trí óc đầy những vốn liếng chính trị Arkansas mà tôi muốn được học hỏi. Faubus sống trong một căn nhà kiểu Fay Jones to và đẹp mà các ủng hộ viên của ông xây cho ông khi ông rời ghế thống đốc sau 12 năm nhưng không có tiền. Lúc ấy ông đang sống với bà vợ thứ hai là Elizabeth, một phụ nữ hấp dẫn quê ở Massachusetts - người vẫn để kiểu tóc cuốn tổ ong từ những năm 60 và trước khi cưới ông, từng làm bình luận viên chính trị trong thời gian ngắn ở Little Rock. Bà ấy cực kỳ ham nói chuyện, và tương phản hoàn toàn về bề ngoài cũng như quan điểm với bà vợ đầu của ông thống đốc. Bà tên Alta, một người được lòng dân miền núi và chủ bút tờ báo dịa phương Madison County Record.

        Hillary và tôi được mời vào nhà của Faubus và ngồi ở một cái bàn tròn lớn trong một sảnh bao quanh bằng kính nhìn ra rặng Ozarks và thành phố ở phía dưới. Trong khoảng bốn hoặc năm tiếng kế tiếp, tôi đặt câu hỏi còn Orval thì nói, mô tả cực kỳ hấp dẫn lịch sử và chính trị Arkansas: đời sống ra sao trong thời Đại khủng hoảng và Thế chiến hai, lý do ông ấy vẫn bảo vệ những gì mình làm ở Little Rock, và các rắc rối của Tổng thống Nixon ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đua vào quốc hội. Tôi không nói gì nhiều; tôi chỉ đặt một câu hỏi mới khi Faubus trả lời xong câu hỏi trước. Hillary không nói gì cả. Thật ngạc nhiên, trong hơn bốn tiếng đồng hồ bà Elizabeth Faubus cũng không nói gì. Bà ấy chỉ tiếp cà phê và bánh cho chúng tôi.

        Cuối cùng, khi rõ là cuộc phỏng vấn đến hồi kết, Elizabeth Faubus nhìn chằm chằm vào tôi và nói, "Như thế này thật là rất tốt, ông Clinton à, nhưng ông thấy thế nào về âm mưu quốc tế nhằm lật đổ Hoa Kỳ?". Tôi nhìn trả lại và đáp, "ồ, tôi chống lại nó, thưa bà Faubus. Bà có vậy không?". Không lâu sau, gia đình Faubus chuyển đến Houston, nơi Orval cực kỳ đau khổ khi bà Elizabeth bị sát hại ten nhẫn trong căn hộ của họ. Khi tôi nhậm chức thống đốc năm 1979, tôi mời tất cả các cựu thống đốc đến dự, có cả Faubus. Đó là một động thái gây tranh cãi trong các ủng hộ viên tiến bộ của tôi, họ thấy tôi đã làm tái sinh con chó rừng già. Sự việc sau này chứng tỏ họ đúng, một ví dụ kinh điển của câu tục ngữ cổ "làm ơn phải tội". Dù vậy, tôi vẫn sẽ làm như thế chỉ để có dịp trao đổi với bà Elizabeth Faubus về hiểm họa Đỏ đó.

        Sau khi Hillary đi, tôi đến gặp Hiệu trưởng Davis, bảo ông ấy rằng tôi muốn tranh cử vào quốc hội và hứa bảo đảm công việc lên lớp cũng như dành thời gian cho sinh viên. Tôi được giao dạy Luật tố tụng và Hàng hải trong học kỳ mùa xuân và cũng chuẩn bị kha khá. Thật ngạc nhiên, Wylie đồng thuận, có lẽ vì đã quá trễ để tìm người dạy mấy môn này.

        Quận thứ Ba của Arkansas bao gồm 21 hạt ở cung phần tư tây bắc của tiểu bang và là một trong những quận nghị viện thôn dã nhất của nước Mỹ. Nó bao gồm các hạt lớn là Washington và Benton ở cực tây bắc; bảy hạt ở rặng Ozarks; tám hạt của thung lũng sông Arkansas; và bốn hạt ở núi Ouachita phía tây nam. Nhờ có WalMart, Tyson Foods và các công ty thịt gia cầm khác cũng như các công ty vận chuyển bằng xe tải như J. B. Hunt, Willis Shaw và Harvey Jones, các thành phố ở Benton và Washington trở nên sầm uất hơn, và cũng mang tính Cộng hòa hơn. Dần dần, sự phát triển của các nhà thờ Cơ đốc và dòng người về hưu từ vùng Trung Tây, kết hợp với thành công của các công ty lớn đã làm cho khu vực tây bắc Arkansas trở thành phần Cộng hòa nhất và bảo thủ nhất của tiểu bang, ngoại trừ Fayetteville, nơi các trường đại học giúp giữ được sự cân bằng hơn.

        Năm 1974, Fort Smith ở biên giới Oklahoma là thành phố lớn nhất của quận với dân số 72.286 người và cũng là thành phố bảo thủ nhất. Trong thập niên 60, những bậc cha chú của thành phố đã từ chối các quỹ cải tạo đô thị mà họ cho là bước đầu tiên tiến tới chủ nghĩa xã hội, và khi nhân vật trong vụ Watergate là John Mitchell bị truy tố vài năm sau đấy, các luật sư của ông ta nói rằng Fort Smith là một trong ba nơi còn lại ở Mỹ mà ông ta có thể được xét xử công bằng. Ông ta đến đó chắc đã được đón tiếp như người hùng. Các hạt phía đông của Fort Smith xuôi theo sông Arkansas, và trong vùng núi ở phía bắc có xu hướng theo chủ nghĩa dân túy, bảo thủ xã hội và bị phân chia khá đồng đều giữa hai phe Dân chủ và Cộng hòa.

        Các hạt trên núi, đặc biệt là Madison, Newton và Searcy, vẫn tương đối hẻo lánh. Cũng có vài người mới chuyển đến, nhưng nhiều gia đình đã sống ở cùng một mảnh đất trong hơn 100 năm. Họ nói chuyện theo kiểu riêng biệt, dùng các kiểu nói sống động tôi chưa từng nghe bao giờ. Câu tôi thích nhất là một câu tả người mà bạn không thích: "Nếu não hắn bốc cháy thì tôi cũng chẳng thèm đái vào tai hắn". Các hạt nông thôn ở phần phía nam của quận có xu hướng ngả theo Dân chủ hơn nhưng vẫn bảo thủ, và hạt lớn nhất, Garland, với Hot Springs là thủ phủ thường bỏ phiếu cho phe Cộng hòa trong các kỳ bầu tổng thống và có nhiều dân nghỉ hưu phe Cộng hòa từ phía bắc chuyển đến. Ông dân biểu rất được lòng dân ở đó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Mười, 2015, 05:15:32 am
        Có rất ít người da đen, phần lớn tập trung ở Fort Smith; Hot Springs, thành phố lớn thứ hai của quận; và ở các thị trấn thung lũng của sông là Russellville và Dardanelle ở phần đông nam của quận. Giới lao động có tổ chức hiện diện khá mạnh mẽ ở Fayetteville, Fort Smith và Hot Springs nhưng ở những nơi khác thì không nhiều. Do đường núi xấu và vì quá nhiều xe hơi và xe tải nhỏ cũ kỹ, quận này có mức độ tiêu thụ xăng trên đầu xe có đăng ký cao nhất nước Mỹ, một yếu tố không hề nhỏ nếu xét đến giá cả càng tăng và sự thiếu hụt xăng. Quận cũng có tỷ lệ phần trăm cựu chiến binh tàn tật cao nhất trong các quận nghị viện. Dân biểu Hammerschmidt là cựu chiến binh Thế chiến hai rất ưu ái các cựu chiến binh. Trong kỳ bầu cử trước, các lực lượng xã hội và bảo thủ tài chính đã tràn ngập những người cốt cán phe Dân chủ cũng như những người theo chủ nghĩa dân túy kinh tế khi Nixon đánh bại McGovern 76% so với 26 %. Hammerschmidt được 77%. Hèn gì chẳng ai khác muốn tham gia đua tranh.

        Vài ngày sau khi Hillary đi, Carl Whillock dẫn tôi đi vận động tranh cử lần đầu tiên cho mình, một chuyến vòng qua các hạt phía bac quận. Đầu tiên chúng tôi dừng ở hạt Carroll. Ở Berryville, một thị trấn khoảng 1.300 dân, tôi đến thăm cửa hàng của Si Bigham, một người Dân chủ nổi trội ở địa phương, ông tiếp tôi cùng với đứa cháu bốn tuổi của ông. Hơn 20 năm sau, chú nhóc đó, tên Kris Engskov, sẽ trở thành trợ lý riêng của tôi trong Nhà Trắng. Tôi cũng gặp mục sư Giám lý địa phương là Vic Nixon và vợ ông, bà Freddie. Họ là những người Dân chủ cấp tiến phản đối chiến trạnh Việt Nam, và họ đồng ý ủng hộ tôi. Hóa ra họ đã làm nhiều hơn thế. Freddie trở thành điều phối viên trong hạt cho tôi, lay chuyển mọi thủ lĩnh ở các khu vực bỏ phiếu, và sau này làm việc cho tôi trong văn phòng thống đốc, nơi bà không ngừng thuyết phục tôi rằng án tử hình là một điều sai lầm. Khi Hillary và tôi cưới nhau, Vic điều hành buổi lễ.

        Chúng tôi lái xe qua phía tây tới hạt Boone rồi lái tiếp tới Mountain Home, thủ phủ của hạt Baxter, hạt cực đông bắc của quận. Carl muốn tôi gặp doanh nhân Hugh Hackler, người lập tức bảo tôi là ông ấy đã cam kết ủng hộ một ứng viên khác trong kỳ bầu cử sơ bộ. Dù vậy, chúng tôi vẫn nói chuyện. Khi ông ấy biết tôi quê ở Hot Springs, ông bảo tôi Gabe Crawford là bạn tốt của ông ấy. Khi tôi đáp Gabe từng là bạn tốt nhất của bố dượng tôi, Hugh thôi cam kết ủng hộ người kia và chuyển qua tôi. Tôi còn gặp Vada Sheid, chủ một tiệm đồ gỗ và là thủ quỹ của hạt. Bà ấy để ý thấy một nút áo tôi bị rớt và đính lại cho tôi khi chúng tôi đến thăm. Ngày hôm đó bà cũng trở thành ủng hộ viên của tôi. Bà ấy sau này không bao giờ đính nút áo cho tôi nữa, nhưng sau khi tôi làm thống đốc và bà vào thượng viện của tiểu bang, các lá phiếu của bà thường cứu nguy cho tôi bằng nhiều cách.

        Sau khi rời Mountain Home, chúng tôi lái xuống phía nam tới hạt Searcy. Chúng tôi dừng ở St. Joe, chỉ có khoảng 150 dân, để gặp chủ tịch đảng Dân chủ địa phương là Will Goggins. Will đã hơn 80 tuổi, nhưng vẫn sắc bén như dao, cơ thể khỏe mạnh, và vẫn nồng nhiệt với chính trị. Khi ông ấy nói là sẽ ủng hộ tôi, tôi biết điều này sẽ mang lại nhiều phiếu, như các bạn sẽ thấy. Ở thủ phủ hạt là Marshall, tôi gặp George Daniel, điều hành tiệm máy móc và kim khí địa phương. Em trai George tên James, sinh viên trường luật và là người cho tôi một trong những khoản đóng góp một ngàn đôla đầu tiên; anh trai của George - Charles là bác sĩ của hạt. Tôi tha hồ mà cười vì thói khôi hài thôn dã của George và học được một bài học nhớ đời. Một hôm có một cựu binh Việt Nam từng xa quê nhiều năm đến cửa hàng của anh ấy và mua một khẩu súng lục. Người này nói anh ta muốn đi tập bắn mục tiêu. Ngày hôm sau anh ta giết chết sáu người. Hóa ra người này vừa mới ra khỏi Fort Roots, nơi chữa các vấn đề tâm thần cho cựu chiến binh của liên bang ở bắc Little Rock; người này đã điều trị ở đây nhiều năm, rõ ràng là vì những trầm uất sau khi tham gia chiến tranh. Phải mất một thời gian dài George mới vượt qua được sự cố ấy. Và đó là lập luận thuyết phục nhất tôi có được để ủng hộ việc phải kiểm tra lai lịch người mua súng theo đòi hỏi của dự luật Brady mà tôi ký thông qua thành luật năm 1993. Tính từ khi ấy đã phải có thêm 19 năm của những giết chóc có thể tránh được bởi những kẻ có tiền án, bọn bị ám ảnh hoang tưởng và những người bị tâm thần.

        Khi Carl và tôi quay về Fayetteville, tinh thần tôi còn cao hơn diều gặp gió. Tôi vốn thích kiểu chính trị "bán lẻ" khi tôi còn làm việc cho các ứng viên khác. Giờ đây tôi thực sự thích thú đi vào những thị trấn nhỏ, hoặc dừng chân ở các cửa hàng trong hạt, các quán cà phê, và các trạm xăng dọc đường. Tôi thực ra chưa bao giờ giỏi xin tiền, nhưng tôi thích ghé vào nhà hoặc cơ sở kinh doanh của mọi người và đề nghị họ bỏ phiếu cho tôi. Ngoài ra, biết đâu đấy lại có thể gặp một nhân vật đầy màu sắc nào đó, nghe được một câu chuyện thú vị, học được điều gì đó đáng biết, hay kết được bạn mới.

        Ngày đầu tiên trong chiến dịch vận mở đầu cho nhiều ngày khác giống như thế. Cứ sáng ra là tôi lên đường từ Fayetteville, đi càng nhiều thị trấn và hạt càng tốt cho đến tận đêm khuya, rồi quay vê nhà nếu ngày hôm sau tôi có giờ dạy, hoặc nếu không có giờ dạy thì tôi ở lại nhà một người phe Dân chủ hiếu khách nào ấy để có thể đi qua hạt tiếp theo vào sáng hôm sau.

        Ngày chủ nhật kế tiếp tôi đi qua phía đông để hoàn tất nốt các hạt trên núi. Suýt nữa thì tôi không tới được. Tôi quên đổ xăng chiếc American Motors Gremlin đời 1970 của tôi trước kỳ nghỉ cuối tuần. Vì nạn thiếu hụt xăng, luật liên bang đòi hỏi các trạm xăng phải đóng cửa ngày chủ nhật. Nhưng tôi phải lên miền núi. Tuyệt vọng, tôi gọi điện cho chủ tịch của công ty khí đốt tự nhiên địa phương của chúng tôi là Charles Scharlau và hỏi xin ông một bình xăng ở trạm bơm trong sân để thiết bị của ông ấy. Ông ấy bảo tôi ghé xuống đó ông ấy sẽ lo liệu. Thật kinh ngạc là đích thân ông ấy ra đổ đầy bình cho tôi. Chính Charles Scharlau đã đơn thương độc mã giúp chiến dịch vận động đang lung lay của tôi được tiếp tục.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Mười, 2015, 05:00:43 am
        Đầu tiên tôi lái xe đến Alpena để gặp chủ tịch đảng Dân chủ của hạt là Bo Ểorney, người tôi không kịp gặp trong lần đầu tôi ghé lại đây. Tôi dễ dàng tìm thấy căn nhà nhỏ của ông ấy. Ở sân trước có đậu một chiếc xe pick-up (xe tải nhỏ, không mui, thành thấp - ND) với giá gắn súng, một dụng cụ tiêu chuẩn của đàn ông vùng núi. Bo đón tôi ở cửa trước, mặc quần jean và một áo thun trắng choàng ra bên ngoài vòng bụng dư thừa của ông ấy. Ông ấy đang xem tivi và không nói gì nhiều khi tôi thuyết phục ông ấy ủng hộ tôi. Tôi nói xong, ông ấy nói rằng cần phải hạ Hammerschidt, và rằng mặc dù ông ta sẽ thắng vượt trội ở thị trấn quê nhà Harrison, ông ấy nghĩ chúng tôi có thể đạt kết quả khá ở các vùng quê của hạt Boone. Rồi ông ấy cho tôi tên những người cần gặp, và tiếp tục xem tivi. Tôi không biết phải nghĩ thế nào về Bo cho đến khi tôi nhìn kỹ hơn chiếc xe pick-up của ông ấy lúc trở ra xe. Trên cản xe có một khẩu hiệu viết "Đừng có trách tôi chứ, tôi bỏ phiếu cho McGovern mà". Sau này, khi tôi hỏi Bo về cái khẩu hiệu trên cản xe đó, ông ấy bảo ông ấy không cần biết các nhà phê bình nói gì về McGovern, những người Dân chủ ủng hộ dân thường còn phe Cộng hòa thì không, và mọi chuyện chỉ đơn giản thế thôi. Khi tôi làm tổng thống thì Bo đã già và bệnh, người bạn chung của chúng tôi và là một người Dân chủ đến cực đoan Levi Phillips đưa ông ấy tới nghỉ đêm với chúng tôi ở Nhà Trắng. Bo vui vẻ, nhưng không chịu ngủ trong Phòng ngủ Lincoln. Ông ấy không thể tự tha thứ về những chi xài vung vít của phe Cộng hòa trong Thời kỳ Tái thiết sau Nội chiến, hoặc cho sự tận tụy của phe Cộng hòa đối với người giàu và có quyền trong suốt thế kỷ 20. Bây giờ thì cả Bo và ông Lincoln đều đã lên thiên đàng, tồi thích nghĩ rằng họ đã cùng với nhau giải quyết những bất đồng rồi.

        Sau Alpena, tôi đi Flippin, một thị trân khoảng 1.000 dân ở hạt Marion, nơi có nhiều đường chưa được trải nhựa hơn bát cứ hạt nào trong tiểu bang của chúng tôi. Tôi đến gặp hai thanh niên mà tôi muốn nhờ họ điều hành chiến dịch vận động của tôi ở đó - Jim Red Milligan và Kearney Carlton. Họ để tôi ngồi giữa họ trên xe pick-up của Red và phóng ra một con đường đất lên Everton, một nơi bé tẹo trong khu vực hẻo lánh nhất của hạt, để gặp Leon Swofford, người sở hữu cửa hiệu duy nhất ở đó và nếu ủng hộ tôi thì tôi có thể kiếm được vài trăm phiếu. Ra khỏi thị trân khoảng 10 dặm, Red dừng xe giữa đồng không mông quạnh. Chúng tôi bị bụi bao phủ. Anh ta lôi ra một gói thuốc lá nhai Red Man, bỏ một miếng vào mồm, rồi đưa cho Kearney để anh này lấy một miếng. Sau đó Kearney đưa cho tôi và nói, "Chúng tôi muốn thử chất của anh. Nếu anh đủ ngon để nhai thuốc lá này, chúng tôi sẽ ủng hộ anh. Nếu không, chúng tôi sẽ bỏ anh lại đây để tự đi bộ về thị trấn". Tôi suy nghĩ và nói, "Thế thì mở cửa xe ra". Họ nhìn chằm chằm vào tôi khoảng năm giây, rồi phá lên cười và tiếp tục lái xe đến cửa hiệu của Swofford. Chúng tôi đạt được cam kết bỏ phiếu ở đây, và trong nhiều năm sau còn đạt được nhiều thứ hơn nữa. Nếu họ đánh giá tôi theo khẩu vị của tôi với thuốc lá Red Man thì giờ này tôi chắc vẫn còn loanh quanh trên mấy con đường ở hạt Marion.

        Vài tuần sau, tôi lại bị thử kiểu như thế nữa. Tôi đang ở Clarksville trong thung lũng sông Arkansas cùng với lãnh đạo hạt 20 tuổi là Ron Taylor, xuất thân dòng dõi gia đình chính trị và thông thạo chính trị trước tuổi. Anh này đưa tôi đến hội chợ để gặp cảnh sát trưởng của hạt, người mà Ron bảo chúng tôi phải chiếm được sự ủng hộ nếu muốn thắng ở hạt này. Chúng tôi tìm thây ông ta ở chỗ đua ngựa chứng, đang ghì cương một con ngựa. Kỳ biểu diễn cưỡi ngựa chứng chuẩn bị bắt đầu bằng một cuộc diễu hành ngựa quanh vũ đài. Ông cảnh sát trưởng trao cương ngựa cho tôi và bảo tôi tham gia diễu hành và sẽ được giới thiệu với đám đông. Ong ta hứa là con ngựa này ngoan ngoãn. Lúc ấy tôi đang mặc bộ vest sẫm, đeo cà vạt và mang giày mũi nhọn. Từ hồi lên năm đến giờ tôi đâu có cưỡi ngựa, mà hồi ấy cũng chỉ để chụp ảnh khi mặc quần áo cao bồi. Tôi đã từ chối nhai thuốc lá, nhưng tôi cầm lấy cương và leo lên ngựa. Tôi nghĩ, xem phim cao bồi cả đời rồi, có khó gì đâu? Khi lễ khai mạc bắt đầu, tôi đường hoàng cưỡi ngựa ra vũ dài. Khoảng 1/4 đường quanh vũ đài, ngay sau khi tôi được giới thiệu, con ngựa dừng lại, nhổng hai chân trước lên và lùi lại. Thật thần kỳ là tôi không bị ngã. Đám đông vỗ tay. Tôi đoán là họ nghĩ tôi cố tình làm thế. Ồng cảnh sát trưởng thì biết chuyện hơn, nhưng dù sao ông ta cũng ủng hộ tôi.

        Tôi hoàn tất chuyến đi vận động trong rặng Ozarks tại hạt Newton, một trong những nơi đẹp nhât ở Mỹ, nơi có dòng sông Buffalo mà gần đây được chỉ định là dòng sông đầu tiên được quốc hội bảo vệ theo Đạo luật Những dòng sông hoang dã và đẹp. Đầu tiên tôi dừng chân ở Pruitt, một khu định cư nhỏ trên bờ sông Buffalo, để gặp Hilary Jones. Dù sông trong một căn nhà khiêm tốn, ông ấy làm nghề thầu xây đường và có lẽ là người giàu có nhất trong hạt. Di sản Dân chủ trong gia đình ông ấy có từ thời Nội chiến và trước nữa, và ông ấy có đủ sách gia phả để chứng tỏ điều này. Ông ấy gắn bó cội rễ với đất đai dọc dòng sông. Trong thời kỳ Đại khủng hoảng, gia đình ông ấy đã mất rất nhiều đất, và khi ông ấy trở về sau Thế chiến hai, ông ấy đã làm lụng nhiều năm để mua lại được hết. Việc sông Buffalo được chọn là sông được bảo vệ đối với ông ấy là một cơn ác mộng khủng khiếp. Phần lớn các điền chủ dọc sông được trao quyền chủ đất suốt đời; trong đời họ, họ không thể bán đất cho ai khác ngoài chính quyền; và khi họ chết thì chỉ có chính quyền mới được mua đất của họ. Vì khu đất nhà Hilary ở ngay trên xa lộ chính nên chính quyền sẽ lấy lại đất này bằng quyền tịch thu không bồi thường trong tương lai gần và biến nó thành một phần của khu vực hành chính. Ông ấy và vợ, bà Margaret, có tám người con. Họ muốn con họ được hưởng đất. Trong khu đất của họ có một nghĩa trang cổ, nơi chôn cả những người từ thế kỷ 18. Mỗi khi có ai chết cô độc hoặc trong cảnh cùng cực, Hilary bỏ tiền ra để họ được chôn cất trong nghĩa địa này. Tôi ủng hộ việc bảo vệ sông, nhưng tôi nghĩ lẽ ra chính quyền nên để cho những người chủ đất giữ lấy đất của họ theo chế độ bảo tồn phong cảnh, điều khoản này sẽ không cho phép xây cất gì thêm hoặc làm xuống cấp môi trường nhưng cho phép các gia đình được để lại đất đai từ thế hệ này cho thê hệ khác. Khi tôi làm tổng thống, những gì tôi biết về người dân ở Buffalo làm tôi hiểu hơn bất cứ một người Dân chủ nào khác về những khó chịu của các chủ trại miền tây khi những cân nhắc về môi trường xung đột với điều mà họ coi là đặc quyền của họ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Mười, 2015, 01:07:03 am
        Hilary Jones cuối cùng cũng thua cuộc với chính quyền. Điều ấy làm ông ta xính vinh, nhưng không thể giết được niềm đam mê chính trị của ông; ông chuyển đến nhà mới và lại tiếp tục. Ông ấy đến thăm tôi và Hillary trong Nhà Trắng, một đêm đáng nhớ. Ông ấy suýt khóc khi Hillary dẫn ông ấy vào phòng bản đồ để cho ông ấy xem tấm bản đồ mà F. Roosevelt dùng khi ông ấy mất ở Warm Springs, Georgia, năm 1945. Ông ấy sùng bái F. Roosevelt. Không giống như Bo Forney, ông ấy ngủ lại tại Phòng ngủ Lincoln. Khi ông ấy đến thăm chúng tôi ở Nhà Trắng, tôi đùa ông về chuyện ngủ trong phòng Lincoln mà Bo từng từ chối. Hilary bảo ít nhất thì ông cũng "ngủ ở phía giường dưới ảnh của Andrew Jackson".

        Từ ngày tôi gặp ông đến ngày tôi từ Nhà Trắng bay về để phát biểu tại tang lễ ông ấy, Hilary Jones là người của tôi ở hạt Newton. Ông ấy mang trong mình một tinh thần hoang dại, đẹp đẽ của một nơi đặc biệt mà tôi đã yêu mến ngay từ lần đầu nhìn thây nó năm 16 tuổi.

        Thủ phủ của hạt là thị trấn Jasper chỉ có chưa tới 400 dân. Có hai tiệm ăn, một thì phe Cộng hòa hay tới, một thì phe Dân chủ hay tới. Người tôi muốn gặp tên là Walter Brasel, sống ngay dưới tiệm của phe Dân chủ; vợ ông ấy điều hành tiệm ăn này. Tôi đến đó vào sáng chủ nhật, ông ấy vẫn còn đang ngủ. Khi tôi ngồi trong phòng khách nhỏ, ông ấy dậy và bắt đầu mặc quần trong khi cửa thông phòng ngủ với phòng khách vẫn còn để mở. Ông vẫn chưa tỉnh ngủ han, trượt chân, và phốp pháp đến mức lăn vài vòng đến vài mét ra ngoài phòng khách. Tôi cần sự ủng hộ của ông ấy nên tôi không thể cười. Nhưng ông ấy thì có. Ông bảo ông từng trẻ trung, gầy và nhanh nhẹn một thời, từng là hậu vệ ngăn chặn của đội bóng rổ trường Trung học Coal Hill mà ông dẫn dắt đoạt chức vô địch tiểu bang từ tay trường Trung học Central Little Rock vào thập niên 30; ông ấy lên ký trong những năm làm tay bán rượu lậu của hạt và giảm được nữa. Một lúc sau ông ấy bảo ông sẽ ủng hộ tôi, có chỉ để cho xong và có thể quay về giường ngủ lại.

        Tiếp đó, tôi lái xe ra miền quê để gặp Bill Fowler, ông này có trang trại ở Boxley. Bill từng làm đại diện của Arkansas trong Sở Đất đai nông nghiệp và Bảo tồn dưới thời Johnson. Khi chúng tôi đứng ở triền đồi với một quang cảnh núi tuyệt đẹp, ông ấy nói sẽ ủng hộ tôi, nhưng ông không cho rằng Hammerschmidt "sẽ bị dính phân của Nixon đến mức thối inh lên trong ngày bầu cử". Rồi ông cho biết đánh giá của mình về tổng thống: "Tôi không thích thú gì khi nói điều này về một người Cộng hòa, nhưng Nixon lẽ ra có thể trở thành một tổng thống tuyệt vời. Ông ta thông minh và đầy gan góc. Nhưng ông ta thật đáng thương, và ông ta không thể thoát ra khỏi cảnh ấy". Suốt dọc đường về Fayetteville, tôi cứ nghĩ về điều ông ấy nói.

        Trong những tuần đầu của chiến dịch, ngoài thứ chính trị bán lẻ, tôi còn cố lo liệu chuyện hậu cần bộ máy. Như tôi đã đề cập, bác Raymond và Gabe Crawford cùng ký một ngân phiếu 10 ngàn đôla để giúp tôi khởi sự, và tôi bắt đầu quyên tiền, đầu tiên chủ yếu là ở khu vực Fayetteville rồi tiếp theo ở các nơi khác trong quận và trong bang. Nhiều bạn tôi từ hồi Georgetown, Oxford và Yale cũng như trong các chiến dịch cho McGovern và Duffey gửi đến những ngân phiếu nho nhỏ. Người đóng góp lớn nhất cho tôi là bạn tôi Anne Bartley, con gái riêng của vợ Thông đốc Winthrop Rockerfeller, cô này về sau điều hành văn phòng của tiểu bang Arkansas tại thủ đô Washington khi tôi làm thống đốc. Tựu chung lại có hàng ngàn người cho tiền, thường là bằng các đồng một, năm hay 10 đôla bỏ vào giỏ mà chúng tôi truyền đi trong các cuộc tập hợp.

        Ngày 25 tháng 2, tôi chính thức tuyên bố ra tranh cử với gia đình tôi và một ít bạn bè ở lữ quán Avanelle, nơi mỗi sáng mẹ hay uống cà phê trước khi đi làm.

        Bác Raymond cho tôi một căn nhà nhỏ tại một vị trí thuận lợi để làm tổng hành dinh ở Hot Springs. Mẹ, người hàng xóm của tôi ở đại lộ Park là Rose Crane, và Bobby Hargraves - một luật sư trẻ có chị cùng làm việc với tôi ở Washington, đã tạo ra một hệ thống hoạt động hạng nhất. Rose sau này chuyển đến Little Rock và phục vụ dưới chính quyền của tôi khi tôi làm thống đốc, nhưng mẹ thì tiếp tục phát triển tổ chức và vận hành nó trong các cuộc vận động tiếp theo. Tổng hành dinh chính nằm ở Fayetteville, nơi bạn làm ngân hàng của tôi là George Shelton nhận làm chủ tịch chiến dịch và F. H. Martin, một luật sư trẻ cùng chơi bóng rổ với tôi, đứng ra làm thủ quỹ. Tôi mướn một căn nhà cũ ở đại lộ College, phần lớn do sinh viên điều hành trong tuần và do một mình cô con gái 15 tuổi Marie Clinton của em họ tôi là Roy điều hành vào dịp cuối tuần. Chúng tôi sơn những tấm biển lớn mang dòng chữ CLINTON TRANH CỬ VÀO QUỐC HỘI và dán ở hai bên hông nhà. Mấy tấm biển này bây giờ vẫn còn, bị sơn chồng lên nhiều thứ mỗi lần chủ mới đến. Hiện nay trên tấm biển ấy chỉ còn vài chữ: Ở ĐÂY NHẬN XĂM MÌNH. Sau này, người bạn thời thơ ấu của tôi là Patty Howe mở một tổng hành dinh ở Fort Smith, và các tổng hành dinh khác cũng mọc lên trong quận khi chúng tôi tiến gần đến ngày bầu cử.

        Khi tôi tới Little Rock vào ngày 22 tháng 3, tôi đã có ba đối thủ: Thượng nghị sĩ tiểu bang Gene Rainwater, một người Dân chủ bảo thủ để đầu đinh quê Greenwood, ngay phía nam của Fort Smith; David Stewart, một luật sư trẻ đẹp trai quê ở Danville của hạt Yell; và Jim Scanlon, viên thị trưởng cao ráo, quảng giao của Greenland, cách Fayetteville vài dặm về phía nam. Tôi ngại nhất là Stewart vì anh này hấp dẫn, biết ăn nói và lại đến từ hạt quê gốc của dòng họ Clinton, nơi tôi hy vọng sẽ ủng hộ tôi.

        Sự kiện chính trị lớn đầu tiên của chiến dịch là vào ngày 6 tháng 4: Cuộc tập hợp Thung lũng sông ở Russellville, một thành phố đại học ở rìa phía đông của quận. Đó là một sự kiện bắt buộc, và tất cả các ứng viên cho các chức vụ tiểu bang, liên bang và địa phương đều có mặt, trong đó có Thượng nghị sĩ Fulbright và Thống đốc Bumpers. Thượng nghị sĩ Robert Byrd của bang Tầy Virginia là diễn giả chính. Ông phát biểu một bài giảng đạo kiểu xưa và giải trí cho đám đông bằng cách chơi vĩ cầm. Sau đó đến lượt các ứng viên phát biểu, các ứng viên quốc hội được lên lịch nói cuối cùng. Khi mỗi ứng viên đều đã nói xong ba đến năm phút thì đã quá 10 giờ. Tôi biêt đến lượt chúng tôi lên nói, đám đông sẽ mệt và chán, nhưng tôi quyết định liều và chọn nói cuối cùng. Tôi nghĩ đó là cơ hội duy nhất của mình để tạo ấn tượng.
Tôi đã chuẩn bị kỹ bài nói và ép nó xuống còn hai phút. Đó là một lời kêu gọi đầy tâm huyết cho một quốc hội mạnh mẽ hơn, đại diện cho người dân thường chống lại việc tập trung quyền lực trong tay chính quyền Cộng hòa và những quyền lợi kinh tế của đồng minh của nó. Dù tôi đã viết bài nói ra, lúc lên nói tôi chỉ dựa theo trí nhớ và để hết tâm lực vào. Một cách nào đấy bài nói hợp với khán giả, những người đã mệt vì một buổi tối kéo dài lại tìm thấy được sức lực để đứng lên và hoan hô cổ vũ. Khi đám đông ra về, những tình nguyện viên của tôi phát cho họ bản sao bài diễn văn. Vậy là tôi khởi đầu thuận lợi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Mười, 2015, 07:47:21 am
        Khi sự kiện kết thúc, Thống đốc Bumpers đến chỗ tôi. Sau khi khen ngợi bài nói của tôi, ông ta bảo ông biết tôi từng làm cho Thượng nghị sĩ Fulbright và nghĩ rằng thượng nghị sĩ không nên tìm cách hạ bệ ông ấy. Rồi ông ta làm tôi choáng váng khi nói, "Khoảng 12 năm nữa, cậu có thể sẽ đối mặt với quyết định tương tự về việc có tranh đua với tôi hay không. Nếu cậu nghĩ đó là việc đúng phải làm, thì cứ tranh cử, nhưng nhớ là chính tôi khuyên cậu làm như vậy đấy nhé". Dale Bumpers là một tay thật tinh khôn. Ông ấy cũng có thể kiếm sống thoải mái bằng nghề chuyên gia tâm lý lắm chứ.

        Những tuần kế tiếp là một loạt những cuộc tập hợp, những kỳ mở đợt bán hàng giảm giá, các bữa ăn nhẹ, các hoạt động quyên tiền, và chính trị bán lẻ. Tôi được củng cố mạnh về tài chính và tổ chức khi tổ chức AFL-CIO (liên đoàn các tổ chức công đoàn Hoa Kỳ - ND) quyết định ủng hộ tôi trong cuộc họp của tổ chức này ở Hot Springs. Hiệp hội Giáo dục Arkansas cũng ủng hộ tôi vì tôi ủng hộ các khoản trợ giúp liên bang cho giáo dục.

        Tôi dành nhiều thời gian ở các hạt mà người ta ít biết đến tôi và những hạt khó nắm bắt hơn vùng Ozark: hạt Benton ở cực tây bắc, các hạt nằm dọc hai bờ sông Arkansas, và các hạt ở phía tây nam trong rặng Ouachita. Ở hạt Yell, chiến dịch của tôi được điều hành bởi anh họ tôi Mike Cornwell, chủ nhà đòn địa phương. Vì anh ấy chôn cất phần lớn cư dân ở đây, anh ấy biết tất cả mọi người, và có một tính cách lạc quan giúp anh ấy tồn tại trong cuộc tranh đua khó nhọc chống lại người láng giềng của David Stewart của anh ở thị trấn Danville. Số người đóng vai trò tích cực   trong   chiến   dịch vận động thật đáng ngạc nhiên: từ những thanh niên và   doanh nhân trẻ đầy lý tưởng, các lãnh tụ lao động tài năng ở địa phương, đến các ủng hộ viên cốt cán của đảng Dân chủ, từ học sinh trung học cho đến những người già 70, 80 tuổi.

        Đến trước ngày bầu cử sơ bộ, chúng tôi đã tổ chức tài tình hơn và làm việc cật lực hơn đối thủ. Tôi được 44% phiếu, Thượng nghị sĩ Rainwater chỉ vừa nhỉnh hơn David Stewart để lọt vào vòng hai với 26% so với 25%. Thị trưởng Scanlon, người không có tiền nhưng vẫn tham gia tranh đua, lấy nốt số phiếu còn lại.

        Tôi nghĩ chúng tôi sẽ chiến thắng thoải mải trong vòng hai bầu cử loại trực tiếp ngày 11 tháng 6 trừ phi số người đi bầu quá ít, trong trường hợp ấy thì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Tôi không muốn các ủng hộ viên của mình coi nhẹ lá phiếu và cảm thấy lo ngại khi chủ tịch đảng Dân chủ ở hạt Searcy là Will Goggins tuyên bố rằng tất cả việc bỏ phiếu ở hạt đó sẽ được tiến hành tại tòa án trên quảng trường ở Marshall. Như thế thì những người sống trên vùng quê cách chỗ bỏ phiếu 30, 40 dặm đường núi ngoằn ngoèo sẽ chẳng lái xe xuống để bỏ phiếu. Khi tôi gọi điện thuyết phục ông ấy mở thêm các điểm bỏ phiếu, Will cười và nói, "Này Bill, bình tĩnh nào. Nếu cậu không thắng nổi Rainwater, nếu không có đông người đi bỏ phiếu ở đây thì cậu không có cơ nào thắng nổi Hammerschmidt đâu. Tôi không đủ tiền để mở các điểm bỏ phiếu ở nông thôn khi chỉ 2,3 người đến bỏ phiếu đâu. Chúng ta sẽ cần đến số tiền đó vào tháng 11. Chúng tôi bỏ bao nhiêu phiếu thì cậu cũng phải chịu thôi".

        Ngày 11 tháng 6, tôi thắng với tỷ lệ 69% so với 31%, ở hạt Searcy dù số cử tri đi bầu ít tôi vẫn thắng với tỷ lệ 177 trên 10 phiếu. Sau kỳ bầu cử tháng 11, khi tôi gọi Will để cám ơn ông ấy vì đã giúp đỡ, ông ấy bảo ông muốn nói để tôi khỏi băn khoăn một điều: "Tôi biết cậu cho rằng tôi gian lận trong cuộc bầu cử loại trực tiếp cho cậu, nhưng thực ra không hề. Trên thực tế, cậu thắng với tỷ lệ 177 trên chín phiếu. Tôi cho Rainwater thêm một phiếu vì tôi không chịu nổi khi thấy ai chưa được nổi đến 10 phiếu".

        Chiến dịch tranh cử sơ bộ thật quá sức hạnh phúc đối với tôi. Tôi đã ném mình vào những môi trường không quen thuộc và học được nhiều khủng khiếp về mọi người - tác động của chính quyền lên cuộc sống của họ, quan điểm chính trị của họ được hình thành từ quyền lợi và giá trị của họ ra sao. Tôi cũng phải theo kịp lịch giảng dạy của mình. Thật khó khăn, nhưng tôi thích thú và tin rằng mình hoàn tất nó khá tốt ngoại trừ một lỗi lầm không thể tha thứ được. Sau khi cho thi vào mùa xuân, tôi phải chấm điểm trong khi chiến dịch tranh cử đang vào hồi quyết liệt nhất. Tôi đem các bài thi môn Luật hàng hải theo trên xe, vừa đi vừa chấm bài hoặc chấm vào ban đêm khi công việc vận động chấm dứt. Không biết vì sao trong khi di chuyển, tôi làm mất năm bài thi. Thật chết dở. Tôi cho mấy sinh viên này lựa chọn hoặc thi lại hoặc được qua tín chỉ không có điểm thi cụ thể. Họ đều chọn lấy tín chỉ, nhưng một trong số họ đặc biệt bực tức về chuyện này, vì cô ta là sinh viên giỏi và có lẽ đã được điểm A, và cũng vì cô ta là một người phe Cộng hòa trung thành từng làm việc cho Dân biểu Hammerschmidt. Tôi không nghĩ cô ta tha thứ cho tôi về chuyện làm mất bài thi của cô ấy hoặc chuyện tôi ra tranh cử với sếp của cô ấy. Chắc chắn tôi nghĩ về chuyện này khi hơn 20 năm sau, người sinh viên đó - thẩm phán liên bang Susan Webber Wright, trở thành quan tòa trong vụ kiện Paula Jones. Susan Webber Wright rất thông minh, và có lẽ tôi đã nên cho cô ấy điểm A. Dù gì đi nữa, đến kỳ tổng tuyển cử thì tôi xin nghỉ không lương ở trường luật.

        Trong mùa hè tôi vẫn giữ nhịp độ bề bộn, chỉ nghỉ đến dự lễ tốt nghiệp trung học của em trai, dự họp lớp 10 trung học của tôi và một chuyến đi Washington thăm Hillary và gặp một số đồng nghiệp của cô ấy trong số nhân viên điều tra miễn chức. Hillary và tất cả đồng nghiệp của cô ấy làm việc đến kiệt quệ dưới các đòi hỏi khắc nghiệt của John rằng phải triệt để, công bằng và tuyệt đối kín miệng- Tôi lo cô ấy kiệt sức - cô ấy ốm chưa từng thấy, ốm đến mức cái đầu đáng yêu của cô ấy có vẻ như quá to so với thân người.

        Vào kỳ nghỉ cuối tuần tôi đưa cô ấy đi nghỉ xả hơi ở Outer Banks ở Bắc Carolina. Chúng tôi có một kỳ nghỉ tuyệt vời bên nhau và tôi thực sự bắt đầu nghĩ rằng Hillary sẽ cùng tham gia chính trị với tổi ở Arkansas khi cuộc điều tra kết thúc. Hồi đầu năm trong chuyến đi tới Fayetteville, cô ấy được Hiệu trưởng Davis mời dự phỏng vấn cho một vị trí trong ban giảng huấn luật. Vài tuần sau cô ấy quay lại gây ấn tượng cho ủy ban tuyển dụng, và được đề nghị một công viêc nên bây giờ cô ấy có thể vừa dạy vừa hành nghề luật ở Arkansas. Vấn đề là liệu cô ấy có làm thế không. Vào thời điểm đó tôi lo chuyện cô ấy mệt mỏi và gầy ốm nhiều hơn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Mười, 2015, 06:01:18 am
        Tôi trở về nhà với chiến dịch tranh cử và gặp phải vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn nhiều trong gia đình tôi. Ngày 4 tháng 7, tôi nói chuyện ở tiệm Mount Nebo Chicken Fry lần đầu tiên kể từ khi tôi đại diện cho Frank Holt tại đây vào năm 1966. Jeff, mẹ và Rose Crane đi xe tới nghe tôi nói và giúp tôi vận động đám đông. Có thể thấy ngay Jeff không được khỏe, và tôi được biết ông ấy gần đây không làm việc gì nhiều lắm. Ông bảo đứng suốt ngày mệt quá. Tôi đề nghị ông lên Fayetteville ở vài tuần với tôi, làm việc qua điện thoại và góp tiếng nói người lớn trong việc điều hành tổng hành dinh. Ông đồng ý và có vẻ thích thú, nhưng vào buổi tối khi tôi đi vận động về nhà, tôi thấy ngay là ông ấy bệnh. Một tối tôi bị sốc khi thấy ông quỳ bên giường và nằm trải ra. Ông bảo nếu nằm ông không thở được và đang tìm cách để ngủ. Khi ông không thể làm việc cả ngày ở tổng hành dinh được nữa, ông quay về nhà. Mẹ bảo tôi rắc rối ông gặp phải chắc là hậu quả của bệnh tiểu đường hoặc là tác dụng phụ của thuốc mà ông dùng để chữa bệnh này trong nhiều năm. Tại bệnh viện VA ở Little Rock, người ta phát hiện ông bị bệnh to tim, thường làm suy kiệt và sưng phồng cơ tim. Rõ ràng là không có thuốc chữa khỏi chứng này. Jeff về nhà và cố tận hưởng phần đời còn lại. Vài ngày sau, khi về vận động ở Hot Springs, tôi gặp ông một lúc để uống cà phê. Ông chuẩn bị đến West Memphis đê coi đua chó, vẫn bảnh bao như mọi khi, mặc quần, áo và đi giày trăng. Đó là lần cuối tôi gặp ông.

        Ngày 8 tháng 8, với vị thế của mình bị các đoạn băng chính mình ghi lại các cuộc nói chuyện với phụ tá làm lung lay, Tổng thống Nixon công bố ý định từ chức vào ngày hôm sau. Tôi nghĩ quyết dịnh của tổng thống là tốt đối với đất nước chúng tôi nhưng không lợi đối với chiến dịch tranh cử của tôi. Chỉ vài ngày trước thông báo này, Dân biểu Hammerschmidt đã bảo vệ Nixon và chỉ trích cuộc điều tra vụ Watergate trong một cuộc phỏng vấn đăng trên trang nhât của tờ Arkansas Gazette. Chiến dịch vận động của tôi đang có đà, nhưng một khi gánh nặng Nixon được cất khỏi vai Hammerschmidt, ta có thể thấy chiến dịch bắt đầu bị xì hơi.

        Tôi lên tinh thần được một chút khi vài hôm sau Hillary gọi và báo cô ấy sẽ tới Arkansas. Bạn cô ấy là Sara Ehrman sẽ lái xe chở cô ấy về. Sara lớn hơn Hillary hơn 20 tuổi và đã nhìn thấy ở cô ấy triển vọng của các cơ hội đối với phụ nữ. Bà ấy cho rằng Hillary thật khùng khi đến Arkansas sau bao nhiêu việc đã làm được và có biết bao bạn bè ở Washington, nên bà ấy bỏ thời gian để đích thân lái xe đưa Hillary đi, cứ vài dặm lại cố làm cô ấy thay đổi quyết định. Khi họ đến Fayetteville đã là tối thứ bảy. Tôi đang ở một cuộc tập hợp tại Bentonville, cách đó không xa về phía bắc, nên họ lái xe đến gặp tôi. Tôi cố phát biểu cho hay, vừa cho đám đông vừa cho Hillary và Sara nghe. Tôi xuống bắt tay mọi người rồi chúng tôi quay về Fayetteville và trở về với tương lai của chúng tôi.

        Hai ngày sau, mẹ gọi điện bảo tôi rằng Jeff đã chết trong khi ngủ. Ông ấy mới 48 tuổi. Mẹ suy sụp, và Roger cũng vậy. Đến lúc đó bà đã mất ba người chồng và em Roger đã mất hai người cha. Tôi lái xe về nhà và lo chuyện đám tang. Jeff muốn được thiêu nên chúng tôi phải gửi xác ông ấy đi Texas vì Arkansas lúc bấy giờ không có lò thiêu. Khi tro cốt của Jeff được gửi về, theo ý nguyện của ông nó được rải xuống hồ Hamilton gần nơi câu cá mà ông ưa thích nhất trong khi mẹ và Marge Mitchell - bạn bà đứng chứng kiến.

        Tôi đọc bài điếu văn tại đám tang. Tôi cố mô tả bằng những từ ngữ ít ỏi tình yêu mà ông ấy dành cho mẹ; sự chỉ bảo ông ấy dành cho Roger; tình bạn và lời khuyên bảo thông thái ông dành cho tôi; lòng tốt bụng ông ấy dành cho trẻ em và những người gặp vận rủi; phẩm giá trong việc ông chịu đựng nỗi đau đớn của quá khứ cũng như căn bệnh cuối cùng trong đời ông. Đúng như Roger hay nói trong những ngày sau khi ông ấy mất, "Ông ấy cố gắng mãnh liệt biết nhường nào". Dù trước khi bước vào đời chúng tôi ông ấy có là gì đi nữa, trong sáu năm ngắn ngủi của mình với chúng tôi, ông ấy là một người rất tốt. Tất cả chúng tôi thấy thiếu vắng ông trong một thời gian dài.

        Trước khi Jeff bệnh, tôi hầu như chẳng biết gì về bệnh tiểu đường. Căn bệnh đó đã giết chết chủ tịch chiến dịch vận động năm 1974 của tôi là George Shelton. Nó hành hạ hai người con của bạn tôi và cũng là cựu chánh văn phòng Erskine Bowles, cũng như hàng triệu người Mỹ khác, trong đó tỷ lệ người thiểu số bị bệnh không cân xứng với tỷ lệ người Mỹ bình thường. Khi tôi trở thành tổng thống, tôi biết tiểu đường và các biến chứng của nó chiếm đến 25% chi phí của chương trình Medicaid. Đó là lý do lớn tại sao khi làm tổng thống tôi ủng hộ việc nghiên cứu tế bào gốc và một chương trình tự chăm sóc cho bệnh nhân tiểu đường mà Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ gọi là bước tiến quan trọng nhất trong việc chữa trị chăm sóc bệnh nhân tiểu đường kể từ khi người ta chế được insulin. Tôi làm thế cho những đứa con của Erskine, cho George Shelton, và cho Jeff, người mà tôi chắc là không mong gì hơn là tránh cho những người khác nỗi đau đớn và kết cục quá sớm như ông ấy.

        Vài ngày sau đám tang, mẹ giục tôi - theo cách "đứng dậy và tiếp tục lên đường" của bà ấy - quay trở lại với chiến dịch tranh cử. Chính trị tạm dừng khi có việc tang chế, nhưng không dừng lâu. Thế là tôi quay lại làm việc, tuy nhiên tôi chắc chắn gọi điện thoại và thăm mẹ thường xuyên hơn, nhất là sau khi Roger đi Conway để học trường Hendrix vào mùa thu. Nó lo cho mẹ quá đến mức suýt không đi nữa. Mẹ và tôi cuôì cùng thuyết phục được nó.

        Khi tháng 9 đến, tôi vẫn bị dẫn điểm trong cuộc trứng cầu dân ý 59% so với 23% sau tám tháng hoạt động cực nhọc. Thế rồi tôi gặp may. Ngày 8 tháng 9, năm ngày trước kỳ đại hội đảng Dân chủ tiểu bang ở Hot Springs, Tổng thống Ford ban lệnh ân xá vô điều kiện cho Richard Nixon đối với tất cả các tội mà ông này "phạm hoặc không phạm" khi còn làm tổng thống. Cả nước quyết liệt không tán đồng. Thế là chúng tôi lại tiếp tục có chuyện làm.

        Tại đại hội tiểu bang, tất cả sự chú ý dồn yào cuộc tranh đua của tôi. Thống đốc Bumpers đã đánh bại Thượng nghị sĩ Fulbright với dẫn điểm xa trong cuộc bầu cử sơ bộ, và chẳng còn thách thức nghiêm túc nào trong các cuộc bỏ phiếu. Tôi không thích thấy Fulbright bị thua, nhưng điều đó không thể tránh được. Các đại biểu tại đại hội đều sẵn sàng và chúng tôi đổ thêm dầu vào lửa bằng cách đưa ban bè quê nhà và thêm nhiều ủng hộ viên từ khắp quận đến đầy Trung tâm hội nghị Hot Springs.

        Tôi nói một bài bốc lửa, hùng hồn thể hiện niềm tin của mình theo cách thức mà tôi hy vọng là sẽ đoàn kết được các phần tử bảo thủ và dân túy cấp tiến trong quận lại. Tôi mở đầu bằng cách tấn công việc Tổng thống Ford ân xá cho cựu tổng thống Nixon. Một trong những câu nói khá trong bài của tôi là: "Nếu Tổng thống Ford muốn ân xá ai đó, ông ta nên ân xá cho các cố vấn kinh tế của chính quyền".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười, 2015, 12:38:51 am
        Nhiều năm sau, tôi đổi ý về việc ân xá cho Nixon. Tôi đã hiểu rằng đất nước cần phải tiếp tục đi tới, và tôi tin Tổng thống Ford đã làm điều đúng, dù không được dân chúng ủng hộ lắm; và tôi cũng nói như vậy khi chúng tôi tụ họp lại vào năm 2000 để kỷ niệm 200 năm Nhà Trắng. Nhưng tôi vẫn không đổi ý về các chính sách kinh tế của phe Cộng hòa. Tôi vẫn tin F. D. Roosevelt đúng khi nói, "Chúng ta vẫn biết chỉ vì quyền lợi cá nhân không thôi là vô đạo đức. Bây giờ chúng ta biết thêm rằng điều ấy là chính sách kinh tế tồi". Câu nói ấy ngày nay có thể áp dụng còn đúng hơn là hồi năm 1974.

        Chúng tôi rời Hot Springs trong thắng lợi. Chỉ còn bảy tuần nữa để chúng tôi có cơ hội, nhưng quá nhiều việc phải làm. Hoạt động ở tổng hành dinh của chúng tôi ngày càng tốt hơn. Những tình nguyện viên giỏi nhất của tôi đang trở thành những tay chuyên nghiệp có kinh nghiệm.

        Họ nhận được vài gợi ý hay từ người mà đảng Dân chủ cử xuống giúp chúng tôi. Tên ông ấy là Jody Powell, và sếp của ông ấy là Thống đốc Jimmy Carter của bang Georgia, từng đóng vai trò dẫn đầu trong việc giúp phe Dân chủ thắng lợi vào năm 1974. Vài năm sau, khi Jimmy Carter tranh cử tổng thống, nhiều người trong chúng tôi nhớ đến và biết ơn ông. Khi Hillary đến với tôi, cô ấy cũng giúp đỡ, cả cha và em trai cô ấy là Tony cũng vậy. Tony trương các bảng hiệu vận động khắp Arkansas và bảo những nhân vật Cộng hòa vê hưu ở vùng Trung Tây rằng gia đình nhà Rodham cũng là dân Cộng hòa Trung Tây, nhưng tôi là người chơi được đấy.
Nhiều sinh viên luật của tôi tỏ ra là những tài xế đáng tin cậy- Khi nào cần thiết trong chiến dịch tranh cử vào quốc hội của mình, có vài chiếc máy bay tôi có thể dùng để di chuyển. Một trong các phi công của tôi, ông Jay Smith 67 tuổi, bịt một mắt và không được đào tạo bài bản nhưng đã bay trong rặng Ozark 40 năm qua. Thường thì mỗi lần gặp thời tiết xấu, ông ấy lượn xuống dưới mây và bay theo thung lũng của sông xuyên qua rặng núi, trong khi đó vẫn kể chuyện cho tôi nghe hoặc ba hoa về chuyện Thượng nghị sĩ Fulbright biết trước tất cả những người khác rằng dính líu vào Việt Nam là sai lầm.

        Steve Smith thì xuất sắc khi nghiên cứu các vấn đề và lịch sử bỏ phiếu ủng hộ hay chống các vấn đề ấy của Hammerschmidt. Anh ấy đề ra một loạt các truyền đơn độc đáo so sánh quan điểm của tôi về các quan điểm với các lá phiếu ông ta bỏ về các vấn đề ấy, và cứ một tuần một lần chúng tôi lại tung ra một truyền đơn như vậy trong sáu tuần cuối của chiến dịch. Các truyền đơn này được báo chí địa phương chú ý, và Steve biến truyền đơn thành các quảng cáo báo chí hiệu quả. Thí dụ như khu vực thung lũng sông Arkansas từ Clarksville đến biên giới với Oklahoma ở phía nam Fort Smith đầy thợ mỏ than từng làm việc hàng chục năm ở các mỏ than lộ thiên làm lở lói khung cảnh cho đến khi luật liên bang buộc phải khôi phục lại vùng đất này. Nhiều thợ mỏ bị chứng phổi đen sau bao nhiêu năm hít bụi than và được quyền hưởng các ưu đãi từ phía chính quyền liên bang, nhưng khi chính quyền Nixon muốn cắt giảm chương trình trợ cấp này thì Hammerschmidt lại bỏ phiếu ủng hộ cắt giảm. Dân trong thung lũng sông không biết điều đó cho đến khi Steve Smith và tôi bảo cho họ biết.

        Tôi cũng có một số đề nghị tích cực khác, một số trong các đề nghị này tôi ủng hộ trong 20 năm, bao gồm một hệ thống thuế công băng hơn, chương trình bảo hiểm y tế toàn quốc, dùng tiền quyên góp công khai cho các cuộc bầu cử tổng thống, bộ máy liên bang gọn nhẹ và hiệu quả hơn, tăng chi ngân sách giáo dục liên bang và lập ra Bộ Giáo dục liên bang (lúc đó nó vẫn chỉ là một văn phòng trong Bộ Y tế, Giáo dục và An sinh), và các sáng kiến khuếch trương dự trữ năng lượng cũng như sử dụng năng lượng mặt trời.

        Chủ yếu nhờ vào sự ủng hộ tài chính của các nghiệp đoàn lao dộng toàn quôc mà bạn tôi và cũng là lãnh đạo khu vực của tổ chức AFL-CIO Dan Powell thúc đẩy, chúng tôi có đủ tiền để thực hiện vài mẩu quảng cáo trên truyền hình. Ông bạn già Dan Powell đã nói đến việc tôi thành tổng thống khi tôi vẫn còn thiếu 25 điểm để vào quốc hội. Tất cả những gì tôi làm là đứng trước máy quay phim và nói. Điều này buộc tôi phải suy nghĩ theo các đoạn kéo dài 28 giây. Sau một thời gian, tôi không cần đồng hồ bấm giờ để nhắc tôi thừa hay thiếu vài giây nữa. Chi phí sản xuất cho các mẩu quảng cáo này là thấp.

        Các quảng cáo truyền hình có thể mới ở dạng sơ khai, nhưng các quảng cáo trên radio của chúng tôi thì tuyệt. Một mẩu đáng nhớ được dựng ở Nashville đưa ra giọng hát một ca sĩ đồng quê có giọng giống hệt ca sĩ Johnny Cash vốn sinh ra ở Arkansas. Nó mở đầu thế này, "Nếu bạn đã ngán ăn đậu và rau xanh và đã quên mất vị thịt bò và thịt heo là thế nào, bạn cần lắng nghe một người". Mẩu quảng cáo tiếp tục và đả phá chính quyền Nixon đã chi tiền cho các thương vụ khổng lồ bán ngũ cốc cho Liên Xô, làm tăng giá thực phẩm và thức ăn gia súc, làm hại việc nuôi gia cầm và gia súc. Bài hát viết, "Đã đến lúc tống khứ Earl Butz [bộ trưởng nông nghiệp của Nixon] ra xa khỏi máng ăn". Giữa hai lời là điệp khúc: "Bill Clinton đã sẵn sàng, anh ấy cũng ngán. Anh ấy cũng như tôi, anh ấy cũng như bạn. Bill Clinton sẽ làm được việc ấy, và chúng ta sẽ gửi anh ấy đến Washington". Tôi khoái chỗ ấy. Don Tyson, với chi phí sản xuất cho trang trại gia cầm của mình tăng vọt sau mấy vụ bán ngũ cốc này, và có em trai làm việc chăm chỉ cho tôi, đã đảm bảo rằng tôi có đủ tiền để mở bài hát này cho đến hết đời trên radio ở nông thôn.

        Càng gần đến ngày bầu cử thì sự ủng hộ ngày càng mạnh và phe đối thủ cũng mạnh lên. Tôi được sự ủng hộ của tờ Arkansas Gazette, tờ báo lớn nhất tiểu bang, cộng thêm vài báo khác trong quận. Tôi bắt đầu vận động quyết liệt ở Fort Smith nơi cộng đồng da đen ủng hộ tôi mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi tôi gia nhập nhóm NAACP địa phương. Tôi tìm được sự ủng hộ khá ở cả hạt Benton vốn chủ yếu theo phe Cộng hòa. Bên Kia sông khỏi Fort Smith, bốn hoặc năm người thực sự đã làm việc đến kiệt lực để cố thu phục hạt Crawford cho tôi. Tôi được tiếp đón nồng hậu ở hạt Scott, phía nam Fort Smith, tại đêm hội săn thử thường niên của thợ săn cáo và sói. Đó là một sự kiện kéo dài suốt đêm ở nông thôn, nơi mà đàn ông cưng chó như con cái (và cũng chăm sóc chúng cẩn thận như vậy) thả chó ra đuổi theo bọn cáo và sủa trăng trong khi phụ nữ mang đến hàng núi thức ăn để trên bàn suốt đêm. Tôi thậm chí còn được một số ủng hộ tại Harrison, quê nhà của ông dân biểu, từ vài người dũng cảm không sợ phải đối mặt với kiểu định kiến của thị trấn nhỏ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Mười, 2015, 02:52:49 am
        Một trong những cuộc tập hợp thú vị nhất của mùa bầu cử diễn ra vào một buổi chiều thu trên sông White, không xa khu đất Whitewater tai tiếng mà sau này tôi đầu tư vào nhưng chưa bao giờ nhìn thấy nó. Phe Dân chủ trong vùng đều cảm thấy xáo trộn vì Bộ Tư pháp dưới thời Nixon đang cố bỏ tù cảnh sát trưởng hạt Searcy phe Dân chủ Billy Joe Holder vì tội trốn thuế thu nhập. Theo Hiến pháp 1876, lương của các viên chức địa phương và tiểu bang phải được dân chúng bỏ phiếu thông qua; lần tăng lương cuối cùng là vào năm 1910. Các viên chức của hạt chỉ kiếm được khoảng 5 ngàn đô/năm. Thống đốc được 10 ngàn, nhưng ít ra ông ta còn có dinh thự riêng, chi phí ăn uống và đi lại được trả. Nhiều viên chức địa phương buộc phải dùng đến các tài khoản dành cho chi phí khác, mà tôi nhớ là khoảng 7 ngàn đô/năm chỉ để sống được. Bộ Tư pháp muốn Holder đi tù vì không trả thuế thu nhập cho các khoản chi cá nhân từ tài khoản kia. Tôi tin rằng trường hợp của Holder là trường hợp truy tố nhỏ nhất mà chính phủ liên bang từng thực hiện, và người dân vùng núi tin rằng việc này là do động cơ chính trị. Nếu đúng như vậy thì việc ấy đã phản tác dụng. Sau một tiếng rưỡi cân nhắc, bồi thẩm đoàn tuyên bố vô tội. Hóa ra họ bỏ phiếu vô tội ngay lập tức, và nán lại trong phòng bồi thẩm hơn một tiếng nữa để làm cho có vẻ đích đáng. Billy Joe bước ra khỏi tòa án và lái xe thẳng đến cuộc tập hợp của chúng tôi, nơi ông ta được chào đón như một anh hùng vừa từ mặt trận trở về.

        Trên đường về lại Fayetteville, tôi dừng ở Harrison nơi phiên xử diễn ra để bàn chuyện ấy với cô Ruth Wilson, nhân viên kế toán công cộng chuyên tính thuế cho nhiều người. Tôi nói với Ruth rằng tôi hỉểu cô ấy đã giúp đỡ luật sư của Holder, bạn tôi F. H. Martin, trong việc chọn thành phần bồi thẩm. Cô ấy bảo đúng vậy. Tôi nửa đùa nửa thật hỏi có phải cô ấy nhét người của phe Dân chủ vào bồi thẩm đoàn không. Tôi sẽ không bao giờ quên câu trả lời của cô ấy: "Không, Bill à, tôi không làm vậy. Thực ra, trong bồi thẩm đoàn đó có khá nhiều người phe Cộng hòa. Cậu biết đấy, mấy tay trẻ tuổi từ Washington xuống để truy tố ông cảnh sát trưởng là những tay khôn ngoan, và trông họ cũng bảnh chọe ghê trong mấy bộ đồ đắt tiền. Nhưng họ đâu có hiểu dân ở đây. Lạ lắm nghe. Chín trong số 12 bồi thẩm viên đó vừa bị Sở Thu nhập Nội địa (IRS, cơ quan tính và thu I thuế thu nhập của người dân Mỹ - ND) thanh tra trong hai năm vừa qua". Tôi mừng là Ruth Wilson và cộng sự của cô ấy đứng về phía tôi. Sau khi cô ấy hạ nhóm luật sư Washington, Bộ Tư pháp bắt đầu hỏi những người sắp được chọn làm bồi thẩm viên về việc họ bị IRS đối xử ra sao.

        Khi chỉ còn hai tuần nữa là tới ngày thì ông dân biểu cuối cùng cũng tăng tốc chiến dịch vận động. Ông ta biết kết quả trưng cầu cho thấy nếu ông ta không tăng tốc thì đà tiến của tôi có thể giúp tôi chiến thắng sít sao. Người của ông ấy bắt đầu giở mọi mánh lới. Bạn bè kinh doanh và người phe Cộng hòa cũng bắt tay vào việc. Có ai đó bắt đầu gọi cho tất cả các báo để hỏi xin tấm ảnh chưa hề chụp tôi biểu tình chống Tổng thống Nixon tại trận cầu giữa hai đội Arkansas và Texas năm 1969, làm nảy sinh ra câu chuyện "leo cây" mà tôi kể trước đây. Ở Hot Springs, phòng thương mại tổ chức một tiệc lớn để cám ơn ông ta vì tất cả những gì ông đã làm. Vài trăm người đến dự, và báo địa phương đưa tin đầy đủ. Trong toàn quận, phe Cộng hòa dọa giới doanh nhân bằng cách cáo buộc tôi là được các nghiệp đoàn ủng hộ nhiều như vậy thì thế nào tôi cũng thành con rối trong quốc hội của các nhóm lao động có tổ chức. Tại Fort Smith, sáu ngàn tấm thiệp bưu điện chúng tôi gửi các ủng hộ viên chính trị trong danh sách chiến dịch vận động bằng điện thoại đã không được chuyển đi. Vài ngày sau cuộc bầu cử người ta tìm thấy đống thiệp trong thùng rác bên ngoài bưu điện chính. Chi nhánh tiểu bang của Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ ủng hộ Hammerschmidt mạnhí mẽ, đả kích tôi vì tôi đã cố thuyết phục các bác sĩ ở vùng Springdale chứa trị cho người nghèo trong chương trình Medicaid. Hammerschmidt thậm chí còn dùng các quỹ chia sẻ thu nhập của liên bang để lát đường ở Gilbert, một thị trân nhỏ trong hạt Searcy vài ngày trước khi bầu cử. Ông ta thắng với tỷ lệ 38-34, nhưng đó là thị trấn duy nhất trong hạt ông ta kiếm được.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Mười, 2015, 01:29:55 am
        Tôi cũng hiểu ra rằng ông ta vận động giỏi đến thế nào vào kỳ nghỉ cuối tuần trước ngày bầu cử khi tôi đến một cuộc tập hợp cuối ở trung tâm hội nghị Hot Springs. Chúng tôi không mời được nhiều người đến dự như tại tiệc của ông ta cách đó vài ngày. Người của chúng tôi đã làm việc tận tình, nhưng họ đã mệt mỏi.

        Dù vậy, vào ngày bầu cử tôi vẫn nghĩ chúng tôi sẽ thắng. Khi tập trung trong phòng ở tổng hành dinh để theo dõi kết quả, chúng tôi hồi hộp nhưng đầy hy vọng. Chúng tôi dẫn trước cho đến gần nửa đêm, vì hạt lớn nhất và nhiều phe Cộng hòa nhất là Sebastian báo kết quả về muộn. Tôi thắng được 12 trong số 15 hạt với dưới tám ngàn phiếu tổng cộng, bao gồm mọi hộp bỏ phiếu dọc sông Buffalo ở hạt Newton và Searcy. Nhưng tôi thua năm trong sáu hạt lớn nhất, tại mỗi nơi chỉ thua có vài trăm phiếu ở hạt Garland, nơi tôi lớn lên, và hạt Washington, nơi tôi sống, thua luôn hạt Crawford với cách biệt vài trăm phiếu và bị thua tơi tả ở các hạt Benton và Sebastian, nơi phần thua tổng cộng của tôi nhiều gấp đôi số cách biệt giữa tôi và người thắng cuộc. Tỷ lệ thắng cuộc của mỗi người chúng tôi là 2/1 ở mỗi bang. Ông ấy thắng hạt Sebastian, hạt lớn nhất, còn tôi thắng hạt Perry, hạt nhỏ nhất. Bây giờ, khi mà dân Mỹ miền quê chủ yếu bỏ phiếu cho phe Cộng hòa trong các cuộc bầu cử toàn quốc, thật trớ trêu rằng tôi bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình với căn cứ chủ yếu là miền quê, nhờ vào các tiếp xúc cá nhân thường xuyên cũng như khả năng đáp ứng với những bực bội hay các vấn đề có thật của họ. Tôi đứng về phía họ, và họ biết điều ấy. Kết quả kiểm phiếu cuối cùng cho thấy tỷ lệ là 89.324 phiếu so với 83.030 phiếu, tức khoảng 52 so với 48%.

        Xét trên toàn quốc thì phe Dân chủ có một đêm tốt lành, chiếm được 49 ghế hạ viện và bôn ghế thượng viện, nhưng chúng tôi đơn Slan là không thể vượt qua nổi sự mến chuộng của dân chúng đối với Hammerschmidt cũng như cú tấn công vào phút chót của ông ấy. Khi chiến dịch vận động bắt đầu, tỷ lệ dân chúng ủng hộ ông là 85%. Tôi kéo nó xuống còn 69%, trong khi tỷ lệ ủng hộ tôi từ 0 lên được 66%, rất tốt nhưng vẫn không đủ tốt. Ai cũng nói tôi làm ăn cũng khá và có một tương lai tươi sáng. Nghe như vậy thật dễ chịu, nhưng tôi muốn thắng mà. Tôi tự hào về chiến dịch tranh cử và cảm thấy không biết vì sao tôi đã để chiến dịch hụt hơi trong vài ngày cuối cùng, và đã làm thất vọng bao nhiêu người từng làm việc tận tụy cho tôi và những đổi thay chúng tôi muốn tạo ra. Có thể nếu tôi có nhiều tiền hơn và bén nhạy hơn để tiến hành các mẩu quảng cáo trên truyền hình về lai lịch bỏ phiếu của ông dân biểu thì có lẽ sự thể sẽ khác. Mà cũng có thể không. Dù sao đi nữa, vào năm 1974 tôi đã chính mắt chứng kiến trong hàng ngàn cuộc gặp gỡ rằng cử tri trung lưu sẽ ủng hộ hành động của chính quyền để giải quyết các vấn đề của họ, và của cả người nghèo nữa, nhưng chỉ khi nỗ lực đó được thực hiện với sự lưu tâm đúng mức tới đồng tiền họ đóng thuế, và khi các nỗ lực tăng các cơ hội đi cùng với cam kết trách nhiệm.

        Sau khi dành vài ngày đi và gọi điện cám ơn mọi người, tôi rút vào trạng thái trốn tránh một cách lo lắng. Phần lớn trong sáu tuần kế tiếp tôi ở nhà của Hillary, một nơi dễ chịu gần trường. Chủ yếu tôi chỉ nằm dài trên sàn nhà, điểm lại những nuối tiếc và cố tìm ra cách làm sao có thể trả hơn 40 ngàn đôla tiền nợ từ chiến dịch tranh cử. Lương mới của tôi là 16.450 đôla quá đủ để sống và trả nợ tiền học trường luật, nhưng không thấm tháp gì so với số nợ từ chiến dịch vận động. Vào tháng 12, ở trường có tổ chức một buổi khiêu vũ có ban nhạc và Hillary bắt tôi đưa cô ấy đi. Sau khi chúng tôi nhảy vài tiếng, tôi bắt đầu cảm thấy đỡ hơn. Dù vậy, vẫn còn phải thêm một thời gian lâu trước khi tôi hiểu ra rằng ông dân biểu đã ra ơn cho tôi bằng cách đánh bại tôi. Nếu tôi thắng và đi Washington, tôi chắc là tôi đã không bao giờ được bầu làm tổng thống. Và như thế tôi sẽ để vuột mất 18 năm tuyệt vời sống ở Arkansas kế tiếp.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười, 2015, 05:10:06 am
 
        19


        Tháng 1 năm 1975, tôi quay lại với việc giảng dạy, năm học duy nhất của tôi không bị chính trị làm cho gián đoạn. Trong học kỳ mùa xuân, tôi dạy môn Chống tổ hợp độc quyền và tổ chức một buổi hội thảo về Tội phạm cổ cồn trắng, ở khóa mùa hè, Tranh chấp hàng hải và Quyền Liên bang; mùa thu, lại Tội phạm Cổ cồn trắng và Luật Hiến pháp. Trong Luật Hiếp pháp, tôi dành hẳn hai tuần cho vụ kiện Roe đối đầu với Wade, quyết định của Tòa án tối cao dành cho phụ nữ quyền phá thai trong 6 tháng đầu thai kỳ, quãng thời gian mà bào thai cần có trước khi thành thai nhi "sống" - nghĩa là có thể sống được ngoài tử cung người mẹ. Tòa quy định, sau thời gian này, nhà nước bảo vệ cho đứa trẻ được ra đời bất kể quyết định bỏ thai của người mẹ, trừ trường hợp tính mạng hoặc sức khỏe của người mẹ bị đe dọa nếu tiếp tục mang thai hay sinh nở. Một vài sinh viên coi Luật Hiến pháp chỉ là một khóa học như những khóa khác mà họ phải ghi nhớ về luật pháp nên không thể hiểu được vì sao tôi lại dành nhiều thời gian cho Roe đến thế. Kể cũng dễ dàng nhớ được quy định thời gian của thai kỳ và những lý đằng sau.

        Tôi bắt buộc họ đào sâu về đề tài này, bởi vì lúc đó tôi nghĩ, và bây giờ tôi vẫn tin rằng, Roe đối đầu với Wade là quyết định tư pháp khó khăn nhất. Dù họ quyết định như thế nào đi nữa thì Tòa tối cao phải đóng vai Chúa Trời. Không ai biết khi nào sinh vật biến thành con người, hoặc đối với người theo tôn giáo, khi nào linh hồn nhập vào thể xác. Hầu hết các cuộc phá thai không liên quan đến sức khỏe hay tính mạng của người mẹ đều là lựa chọn của các cô gái hoặc phụ nữ đang hoảng sợ không biết phải làm gì khác. Hầu hết những ai ủng hộ đều hiểu phá thai là kết thúc một cuộc sống và tin rằng việc này nên được luật pháp công nhận, nên được thực hiện một cách hợp pháp, an toàn và ít lần, và rằng chúng ta nên ủng hộ những bà mẹ trẻ nào vẫn quyết định giữ thai, như hầu hết họ vẫn làm. Phần lớn những người chống phá thai thì ủng hộ việc truy tố các bác sĩ nhưng lại không quả quyết lắm trước lập luận rằng phá thai là tội ác và trước kết luận hợp lý phải kết tội sát nhân đối với người mẹ. Ngay cả những người cuồng tín từng đánh bom các cơ sở phá thai cũng không nhắm vào những phụ nữ là khách hàng của các cơ sở này. Và cũng như những bài học mà chúng ta rút ra đầu tiên là với lệnh cấm rượu và sau này là chuyện sử dụng ma túy, vốn được sự ủng hộ còn nhiều hơn lệnh cấm phá thai, rằng rất khó áp dụng luật hình sự đối với các hành động mà phần lớn dân chúng không coi là tội ác.

        Lúc đó tôi nghĩ và bây giờ vẫn tin rằng Tòa án đã đưa ra quyết định sáng suốt, dù rằng, như thường thấy trong hoạt động chính trị ở Mỹ, hành động của tòa làm bùng lên phản ứng dữ dội, làm gia tăng các phong trào chống phá thai khiến việc có thể phá thai ở nhiều nơi giảm đáng kể, và đẩy một phần lớn cử tri vào tay của nhóm tân cánh hữu Cộng hòa. Bất kể cuộc trưng cầu dân ý cho thấy thái độ của cử tri đối với việc phá thai như thế nào, thì bất đồng mang tính toàn quốc của chúng tôi về vấn đề này vẫn có nghĩa là tác động của chuyện phá thai đến các kỳ bầu cử phụ thuộc vào việc bên nào cảm thấy bị đe dọa nhiều hơn. Ví dụ, trong phần lớn thời gian 30 năm qua, khi quyền được chọn phá hay giữ thai của phụ nữ đã được bảo đảm, thì những cử tri ủng hộ quyền lựa chọn cảm thấy tự do được bỏ phiếu ủng hộ hoặc chống các ứng cử viên tùy theo thái độ của họ về những vấn đề khác nữa, trong khi đối với các cử tri chống phá thai thì các vấn đề khác không quan trọng. Năm 1992 là một ngoại lệ. Quyết định của tòa phúc thẩm được công bố rộng rãi trong vụ Webster giảm quyền được lựa chọn, kết hợp với viễn cảnh Tòa tối cao sẽ trống chỗ trong tương lai đã đe dọa và kích động những cử tri ủng hộ, vì thế tôi và những ứng cử viên ủng hộ quyền lựa chọn khác không hề hấn gì trong năm đó. Sau khi tôi được bầu, với quyền được lựa chọn lại được bảo đảm, một lần nữa, dân ngoại ô ủng hộ quyền lựa chọn cảm thấy thoải mái bỏ phiếu ủng hộ các ứng cử viên Cộng hòa có quan điểm chống phá thai dựa trên những lý do khác. Trong khi đó, những người phe Dân chủ và những người thuộc khối độc lập vốn đồng tình với tôi trong các vấn đề kinh tế và xã hội khác thì lại thường cảm thấy phải ủng hộ các ứng cử viên chống phá thai, thường luôn là những người bảo thủ phe Cộng hòa.

        Năm 1975, tôi không biết nhiều và cũng không quan tâm đến khía cạnh chính trị của chuyện phá thai. Tôi quan tâm đến những nỗ lực phi thường của Tòa án tối cao nhằm hòa giải những quan niệm trái ngược nhau về luật pháp, đạo đức, và mạng sống. Theo tôi, họ đã làm hết sức mình trong điều kiện không biết Chúa Trời nghĩ gì. Dù cho sinh viên của tôi có đồng ý với tôi hay không, tôi vẫn muốn họ suy nghĩ thấu đáo về vấn đề đó.

        Mùa thu, tôi có nhiệm vụ giảng dạy mới: tôi được yêu cầu đến cơ sở ở Little Rock của trường mỗi tuần một lần để dạy một khóa ban đêm về Luật và Xã hội cho các sinh viên ban ngày làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tôi háo hức được làm việc này và rất thích thú khi được tiếp xúc với những người dường như quan tâm thực sự xem công việc của họ ở sở cảnh sát và văn phòng cảnh sát trưởng phù hợp như thế nào với nền tảng hiến pháp cũng như cuộc sống dần sự thường nhật.

        Ngoài dạy học, tôi vẫn tham gia chính trị và làm vài việc liên quan đến luật khá là thú vị. Tôi được cử làm lãnh đạo ủy ban cấp tiểu bang của đảng Dân chủ về hành động tích cực. ủy ban này được thiết lập nhằm bảo đảm nữ giới và các nhóm thiểu số tham gia nhiều hơn vào hoạt động của đảng, tránh chuyện rơi vào tình thế do các quy định của McGovern đưa ra là thành phần đoàn đại biểu đến dự đại hội đảng phải có tỷ lệ đại diện tương ứng với tỷ lệ các nhóm dân chúng nhưng những người này lại thường chưa bao giờ làm việc cho đảng và không thể có được bất cứ phiếu bầu nào. Công việc cho tôi cơ hội đi khắp bang để gặp gỡ các đảng viên Dân chủ, cả da trăng lẫn da đen, có quan tâm đến vấn đề này.

        Một vấn đề khác bắt buộc tôi phải tiếp tục hoạt động chính trị là nhu cầu phải trả nợ tranh cử. Cuối cùng tôi cũng trả được theo cách tương tự như tôi đã làm lúc kiếm tiền tranh cử, thông qua nhiều dịp gây quỹ nhỏ và với sự giúp đỡ của một vài mạnh thường quân hào phóng. Tôi nhận được 250 đôla đầu tiên từ tay Jack Yates, một luật sư giỏi ở Ozarks đã ủng hộ tôi rất tích cực trong cuộc bầu cử cùng với đồng sự là Lonnie Turner. Jack trao tấm séc cho tôi trong vòng hai tuần sau bầu cử. Lúc bấy giờ tôi vẫn chưa biết sẽ kiếm những đồng đôla tiếp theo ở đâu và tôi không bao giờ quên chuyện đó. Thật buồn là vài tháng sau khi giúp tôi, Jack đã mất vì bị bệnh tim. Sau đám tang, Lonnie Turner hỏi tôi có thể tiếp quản những vụ người bị bệnh đen phổi mà Jack đang lo được hay không. Chính quyền Nixon đã ban hành những qui định mới siết chặt trợ cấp và yêu cầu kiểm tra lại hồ sơ của những người đã nhận trợ cấp. Trong nhiều trường hợp, người ta rút lại trợ cấp. Tôi bắt đầu lái xe đến Ozarks tuần một hoặc hai lần để kiểm tra lại hồ sơ và phỏng vấn những người thợ mỏ già, tôi hiểu rằng mỗi đồng được trả đều trích từ chi phí của các vụ mà tôi thắng được.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười, 2015, 03:40:40 am
        Lonnie biết tôi rất quan tâm đến chuyện này và quen thuộc với chương trình này. Đúng là lúc bắt đầu chương trình trợ cấp cho người bị đen phổi thì việc đánh giá rất lỏng lẻo và có một sô người thực sự không cần trợ cấp mà vẫn được nhận, nhưng cũng như với các chương trình khác của chính phủ, nỗ lực sửa chữa sai lầm lại đi quá xa theo chiều ngược lại.

        Ngay từ trước khi tiếp nhận các vụ kiện của Jack Yates, tôi đã đồng ý giúp một người đấu tranh để được nhận trợ cấp chữa bệnh đen phổi. Jack Burns Sr. sống ở một thị trấn nhỏ ở phía nam Fort Smith - cha của người quản trị bệnh viện Ouachita ở Hot Springs, nơi mẹ tôi làm việc. Ông cao khoảng 1,6m và nặng khoảng 46kg- Jack là người kiểu cũ, trầm tĩnh, đang bị nám phổi nặng. Ông đủ điều kiện để lĩnh trợ cấp, và hai vợ chồng ông rất cần đến khoản tiền này để thanh toán các khoản chi tiêu hàng tháng. Trong nhiều tháng cùng làm việc, càng lúc tôi càng thêm khâm phục lòng kiên nhẫn cũng như quyết tâm của ông. Khi thắng kiện, tôi cũng vui mừng như ông vậy.

        Tôi nghĩ có khoảng hơn một trăm vụ như của Jack Burn trong đống hồ sơ mà Lonnie Turner đưa cho tôi. Tôi thích lái xe từ Fayetteville đến Ozarks trên con đường ngoằn ngoèo được mọi người gọi là "Đường heo đi" để làm việc với họ. Các vụ kiện sẽ được trình bày trước tiên với thẩm phán hành chính Jerry Thomasson, một đảng viên Cộng hòa công minh. Sau đó các vụ kiện sẽ được kháng nghị lên thẩm phán liên bang ở Fort Smith là Paul X. Williams, một người phe Dân chủ biết thông cảm. Cả thư ký lâu năm của ông cũng thế, Elsijane Trimble Roy đã giúp tôi rất nhiều. Tôi rất phấn khởi khi Tổng thống Carter bổ nhiệm bà làm nữ thẩm phán liên bang đầu tiên của Arkansas.

        Trong khi tôi vẫn tiếp tục dạy, hoạt động chính trị và làm luật sư thì Hillary cũng đang ổn định cuộc sống ở Fayetteville. Tôi có thể thấy cô ấy thực sự thích nơi này, thích đến mức có thể ở lại. Cô dạy Luật Hình sự và Diễn án, và giám sát cả trung tâm hỗ trợ pháp lý và lẫn các sinh viên làm công tác hỗ trợ cho tù nhân. Một số luật sư và thẩm phán lớn tuổi hay nóng giận và một số sinh viên lúc đầu không hiếu Hillary là người thế nào, nhưng dần dần cô ấy đã thuyết phục được họ. Vì Hiến pháp quy định bị can trong các vụ án hình sự có quyền có luật sư, các thẩm phán thường chỉ định luật sư tại địa phương đại diện cho các bị can nghèọ, và vì bị cáo hình sự nghèo hầu như không bao giờ trả tiền, nên tòa án muôn trung tâm của Hillary lãnh các vụ kiện. Trong năm đầu tiên, trung tâm đã phục vụ hơn 300 thân chủ và trở thành một bộ phận có tiếng trong trường luật. Trong suốt quá trình đó, Hillary đã được cộng đồng luật chúng tôi rất kính trọng, cô ấy đã giúp đỡ nhiều người và tạo ra được uy tín mà vài năm sau đó khiến Tổng thống Carter chỉ định cô ấy vào ban lãnh đạo của Tập đoàn Dịch vụ pháp lý quốc gia.

        Jimmy Carter là diễn giả chính trong Ngày Luật pháp vào cuối học kỳ mùa xuân. Lúc này đã rõ là ông ấy sẽ tranh cử tổng thống. Tôi và Hillary trao đổi ngắn gọn với ông, và ông mời chúng tôi tiếp tục trò chuyện ở Little Rock, nơi ông đã có lịch làm việc. Cuộc trò chuyện khẳng định cảm giác của tôi rằng ông ta có cơ hội thắng cử. Sau vụ Watergate và những rắc rối của nền kinh tế đất nước, một thống đốc người miền Nam thành đạt không dính líu đến chính trị ở Washington và có thể thuyết phục những người mà đảng Dân chủ đã để mất năm 1968 và 1972 có vẻ như một luồng gió mới trong lành. Sáu tháng trước, tôi đã đến gặp Dale Bumpers và thúc giục ông tranh cử, và nói rằng: "Trong năm 1976, người nào giống ông sẽ thắng cử. Người đó có thể là ông lắm chứ". Ông ta có vẻ quan tâm nhưng lại nói không thể được; ông ta vừa được bầu vào thượng viện, và các cử tri Arkansas sẽ không ủng hộ nếu ông ra tranh cử tổng thống ngay lập tức. Có thể ông nói đúng, nhưng ông lẽ ra đã có thể là một ứng viên tuyệt vời và là một tổng thống rất tốt.

        Bên cạnh công việc và cuộc sống xã hội bình thường với bạn bè, tôi và Hillary có vài lần chu du quanh và ngoài Fayetteville. Một đêm chúng tôi lái xe theo xa lộ 71 xuống phía nam đến Alma để nghe Dolly Parton hát. Tôi là người hâm mộ Dolly Parton cuồng nhiệt, và có thể nói là đêm đó bà ấy thật tuyệt vời. Nhưng tác động dai dẳng nhất của đêm đó là cuộc chạm trán đầu tiên của tôi với những người đã đưa cô ấy đến Alma, đó là Tony và Susan Alamo. Lúc đó, hai người này đang bán trang phục biểu diễn Nashville điệu đà cho nhiều ngôi sao ca nhạc đồng quê lớn nhất nước Mỹ. Họ không chỉ làm những việc này. Tony, trông về ngoài giống như Roy Orbison đang "phê thuốc", từng là người quảng bá các buổi biểu diễn rock-and-roll ở California lúc anh gặp Susan, người lớn lên gần Alma nhưng đã chuyển đến miền tây và trở thành người truyền giáo trên truyền hình. Họ nhóm lại và anh đã lăng xê cô như đã làm với các ngôi sao rock and roll. Susan có mái tóc vàng sáng và thường xuyên mặc áo dài quét đất khi truyền đạo trên tivi. Cô ấy làm việc ấy rất giỏi, và anh ấy lăng xê cô cũng rất tốt. Họ tạo ra một triều đại nhỏ, có cả một trang trại do những người hâm mộ trẻ nhiệt tình điều hành, những người này tôn thờ Tony và Susan cũng như các tín đồ trẻ theo mục sư Sun Myung Moon tôn thờ lãnh tụ của họ vậy. Khi Susan bị ung thư, cô muốn về nhà ở Arkansas. Họ mua một căn nhà lớn ở Dyer, quê nhà của Susan, khai trương một sân khấu ở Allma nơi Dolly Parton hát, và mở một phiên bản nhỏ hơn của cửa hàng bán trang phục biểu diễn nhạc đồng quê Nashville ngay đối diện và có một chiếc xe tải lớn mỗi tuần chuyên chở thực phẩm từ trang trại ở California về cho họ và đạo quân lao động trẻ ở Arkansas của họ. Susan vấn xuất hiện trên tivi và vẫn thành công cho đến khi cô thực sự suy sụp vì bệnh tật. Khi cô chết, Tony tuyên bố Chúa Trời đã sai anh ta một ngày nào đó phải nuôi cô sống lại, và anh ta đặt thi thể của Susan vào một hộp bằng kính đặt trong nhà để chờ ngày đó. Anh ta cố gắng duy trì triều đại của mình bằng lời hứa Susan sẽ quay lại, nhưng một người chuyên lăng xê không còn là gì nữa nếu không còn người mà anh ta lăng xê. Mọi việc ngày càng xuống dốc. Khi tôi làm thống đốc, Tony vướng vào một tranh chấp dữ dội với chính phủ về thuế và tổ chức một cuộc phản đối bất bạo lực xung quanh nhà mình. Vài năm sau, anh ta quan hệ với một phụ nữ trẻ. Có lẽ, Chúa Trời đã nói chuyên lại với anh ta và bảo rằng Susan sẽ không bao giờ quay lại, thế là anh ta đem xác cô ấy ra khỏi hộp kính và đem đi chôn cất.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Mười, 2015, 04:04:23 am
        Mùa hè, tôi dạy cả hai học kỳ của khóa mùa hè để kiếm thêm tiền và tôi rong chơi cùng bạn bè và Hillary ở Fayetteville. Một hôm tôi lái xe đưa Hillary ra sân bay để quay về miền đông. Khi đang lái xe trên đường California Drive, chúng tôi đi qua một căn nhà bằng gạch thô rất đẹp dựa lưng vào ngọn đồi nhỏ có tường đá bao quanh sân trước. Ở sân có tấm bảng đề NHÀ BÁN. Hillary nhận xét nhà rất đẹp. Sau khi thả cô ấy xuống sân bay, tôi quay lại xem ngôi nhà. Đó là ngôi nhà một lầu, rộng khoảng 102m2, có phòng ngủ, phòng tắm, bếp gắn liền với khu vực ăn sáng, phòng ăn nhỏ và một phòng khách lộng lẫy, trần nhà sáng, cao bằng nửa chiều cao trần nhà của những ngôi nhà khác, một lò sưởi được xây nhô ra trông đẹp mắt và cửa sổ gắn kính ba mặt. Lại còn thêm một hàng hiên rộng có tường bao có thể dùng làm phòng khách quanh năm. Trong nhà không có máy điều hòa không khí nhưng có một   quạt lớn trên trần cũng đỡ rất nhiều. Giá bán 20.500 đôla. Tôi mua căn nhà bằng cách trả ngay tiên mặt 3.000 đôla, đủ để giảm khoản trả góp thế chấp hàng tháng xuống 174 đôla.

        Tôi chuyển đến nhà mới một ít đồ đạc mà tôi có và mua thêm một ít đồ dùng đủ để trông ngôi nhà không thênh thang quá. Khi Hillary trở về, tôi nói: "Em có nhớ căn nhà nhỏ mà em rất thích không? Anh mua rồi. Bây giờ em phải cưới anh, bởi vì anh không thể sống ở đó một mình được". Tôi lái xe đưa cô đến thăm nhà. Cần phải sửa sang thêm nữa, nhưng mánh của tôi đã hiệu quả. Mặc dù Hillary chưa bao giờ nói với tôi rằng sẽ sẵn sàng ở lại Arkansas nhưng cuối cùng cô ấy cũng đồng ý.

        Ngày 11 tháng 10 năm 1976, chúng tôi làm lễ cưới trong phòng khách lớn của căn nhà nhỏ số 930 California Drive, sau khi căn nhà được sửa sang lại trước con mắt giám sát của Marynm Bassett một người chuyên trang trí nội thất biết rõ kinh phí của chúng tôi khá là eo hẹp. Ví dụ, cô đã giúp chúng tôi chọn giấy dán tường màu vàng nhạt trong khu vực ăn sáng nhưng chúrig tôi tự dán lấy, một dịp để tái xác nhận khả năng lao động chân tay của tôi là hạn chế. Hillary mặc bộ váy áo thời Victoria cổ điển mà tôi rất thích, và mục sư Vic Nixon tác hợp cho chúng tôi trước sự chứng kiến của cha mẹ và các anh của Hillary, mẹ tôi, Roger (làm rể phụ), và một số bạn thân của chúng tôi: bạn thân nhất của Hillary ở Park Ridge là Bestv Johnson Ebeling, và Tom - chồng của cô; bạn học ở Wellesley - Johanna Branson; người em họ của tôi Marie Clinton; thủ quỹ cho cuộc vận động là F.H. Martin và vợ Myrna; bạn tốt nhất ở khoa luật, Dick Atkinson và Elizabeth Osenbaugh; và bạn ấu thơ của tôi, cũng là một nhân viên vận động không mệt mỏi Patty Howe. Hugh Rodham không bao giờ nghĩ rằng ông sẽ trao cô con gái theo Giám lý của mình cho một kẻ theo Baptist phương Nam ở vùng núi Ozarks ở Arkansas. Lúc đó tôi đã cố gắng lấy lòng ông và các thành viên khác của gia đình Rodham được bốn năm. Tôi hy vọng đã giành được cảm tình của họ. Còn họ chắc chắn đã chiếm được cảm tình của tôi.

        Sau buổi lễ, vài trăm người bạn của chúng tôi tụ tập ở nhà của Morriss và Ann Henry để ăn tiệc, và chúng tôi nhảy nhót suốt đêm ở nhà của Billie Schneider ở Downtown Motor Inn. Bốn giờ sáng, tôi và Hillary đã đi ngủ, tôi nhận được điện thoại của em rể Tony lúc này đang ở trong nhà giam của quận Washington. Trong khi lái xe đưa một người khách của chúng tôi về nhà, Tony đã bị một binh sĩ tiểu bang chặn lại, không phải vì lái xe quá tốc độ hay chạy loạng choạng mà vì người khách ngật ngưỡng trên xe đã thò hai chân ra ngoài cửa xe sau. Sau khi thổi Tony, viên cảnh sát có thể dễ dàng thấy Tony có uống rượu, thế là lôi cậu ấy về đồn. Khi tôi đến đồn cảnh sát để bảo lãnh Tony thì cậu ấy đang run bần bật. Người phụ trách trại giam nói rằng cảnh sát trưởng Herb Marshall, một đảng viên Cộng hòa mà tôi có cảm tình đã ra lệnh để nhà giam thật lạnh cho những người say rượu không ói mửa ra. Khi ra về, Tony hỏi tôi có thể giúp một người khác ra khỏi nhà giam được không, người này đến thị trấn để đóng phim cùng với Peter Fonda. Tôi đồng ý. Anh ta còn run rẩy hơn cả Tony, đến mức lúc lái xe ra anh ta đã đâm sầm vào chiếc Fiat nhỏ màu vàng của Hillary. Mặc dù tôi đóng tiền bảo lãnh cho anh ta ra ngoài, nhưng anh ta đã không bao giờ trả tôi tiền sửa xe. Mặt khác, ít ra anh ta đã không ói hết bữa tối ra sàn nhà giam của quận. Đêm đầu tiên với tư cách đàn ông có vợ của tôi kết thúc như vậy đấy.

        Từ lâu lắm tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ lập gia đình. Bây giờ tôi đã cưới vợ, và cảm thấy ổn, nhưng chưa chắc chắn liệu rồi cuộc hôn nhân sẽ dẫn chúng tôi tới đâu.

        Có thể cuộc hôn nhân của chúng tôi được viết và nói đến nhiều hơn bất cứ cuộc hôn nhân nào ở nước Mỹ. Tôi luôn ngạc nhiên trước những người thoải mái phân tích, chỉ trích và lên mặt dạy đời về chuyện này. Sau thời gian lập gia đình gần 30 năm và qua quan sát bạn bè, những người trải qua ly thân, hòa giải, và ly dị, tôi nhận thây hôn nhân với tất cả điều kì diệu cũng như đau khổ, niềm hạnh phúc mãn nguyện hoặc thất vọng, vẫn luôn là bí ẩn, người trong cuộc thây khó mà hiểu nổi, lại càng không thể tiếp cận được đối với người ngoài. Vào ngày 11 tháng 10 năm 1975, tôi chưa biết tí gì về tất cả những chuyên như vậy. Lúc đó tôi chỉ biết tôi yêu Hillary, yêu cuộc sống, yêu công việc, yêu bạn bè vì có nhiều điểm chung, và những hứa hẹn mà chúng tôi cùng nhau có thể làm được. Tôi cũng tự hào về Hillary, và hào hứng trước một mối quan hệ có thể sẽ không hoàn hảo nhưng chắc chắn sẽ không tẻ nhạt.

        Sau đêm tân hôn không ngủ, chúng tôi quay lại công việc. Chúng tôi đang ở giữa học kỳ, và tôi phải đến dự những buổi điều trần về cac vụ đen phổi. Hai tháng sau, cuối cùng chúng tôi cũng đi nghỉ tràng mật ở Acapulco, một kỳ nghỉ khác thường, với toàn thể gia đình Hillary và bạn gái của một trong các anh em trai của cô ấy. Tất cả chúng tôi cùng ở một căn hộ sang trọng đẹp đẽ, đi dạo trên bờ biển, ăn nhà hàng. Tôi thấy như vậy quả là khác thường, nhưng tất cả chúng tôi đều rất vui vẻ. Tôi ngưỡng mộ mẹ của Hillary - Dorothy và vui vẻ cùng cha vợ và các anh em vợ đánh bài 48 lá và tán dóc. Cũng như tôi, họ là những người kể chuyên rất tài và ai cũng có thể bịa chuyện thành thần.

        Ở Acapulco, tôi đọc một cuốn sách của Ernest Becker có tên The Denial of Death - Sự từ chối cái chết, đi trăng mật mà đọc như vậy kể hơi nặng nề, nhưng tôi chỉ lớn hơn cha tôi một tuổi lúc ông mất, và tôi vừa có bước đi hết sức quan trọng. Dường như lúc này chính là thời điểm thích hợp để tiếp tục khám phá ý nghĩa của cuộc sống.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười, 2015, 03:38:19 am
        Theo Becker, khi trưởng thành, đến một thời điểm nào ấy, chúng ta bắt đầu có ý thức về cái chết, rồi về việc những người mà ta biết và yêu thương có thể chết đi, sau đó đến lúc chính ta, một ngày nào đấy cũng sẽ chết. Hầu hết chúng ta đều làm tất cả những gì có thể để trốn tránh cái chết. Trong khi đó, hầu như vô thức, chúng ta đều đón nhận bản ngã và ảo tưởng tự tại. Chúng ta theo đuổi các hoạt động, cả tích cực lẫn tiêu cực, mà chúng ta hy vọng có thể giúp chúng ta thoát khỏi xiềng xích của sự sinh tồn thông thường và có thể sẽ kéo dài sau khi chúng ta đã chết. Chúng ta làm tất cả những điều này với những nỗ lực vớt vát trước sự thực chắc chắn rằng cái chết là định mệnh cuối cùng của chúng ta. Một số trong chúng ta tìm đến quyền lực và tiền bạc, sô khác tìm đến tình ái lãng mạn, tình dục hay những kiểu buông thả khác. Một số người muốn làm vĩ nhân, sô khác muốn làm việc tốt hoặc thành người tốt. Dù thành công hay thất bại, chúng ta cũng vẫn sẽ phải chết. Tất nhiên, điều an ủi duy nhất là tin rằng vì chúng ta được tạo ra nên ắt hẳn phải có Đấng Sáng tạo, và chúng ta có ý nghĩa nào đó với Người nên cuối cùng theo cách nào đó sẽ trở về với Người.

        Những phân tích của Becker đưa chúng ta đến đâu? Ông kết luận: "Ai biết được sức mạnh đẩy cuộc sống tiến về phía trước sẽ xuất hiện dưới dạng nào trong tương lai... Mỗi người trong chúng ta có thể làm được nhiều nhất là tạo ra một cái gì - một vật thể hoặc chính chúng ta - thả nó vào trong sự hỗn mang rồi dâng hiến nó, có thể nói vậy, cho cuộc sống". Ernest Becker chết không lâu trước khi cuốn sách này được xuất bản, nhưng dường như ông đã giải được bài toán cuộc sống của Immanuel Kant: "Làm thế nào để có thể chiếm chỗ dành cho con người một cách tử tế trong tạo hóa, và phải học được rằng muốn trở thành con người thì cần phải làm những gì". Tôi đã dành trọn đời cố gắng làm như vậy. Cuốn sách của Becker giúp thuyết phục tôi rằng cố gắng làm được điều ấy là không uổng công.

        Tháng 12, tôi phải có một quyết định chính trị nữa. Nhiều ủng hộ viên của tôi muốn tôi tái tranh cử vào quốc hội. Món nợ của tôi đã trả xong, và họ muốn một trận tái đấu. Tôi nghĩ lần này sẽ khó đánh bại Dân biểu Hammerschmidt, ngay cả khi Jimmy Carter thắng vòng bầu cử sơ bộ. Quan trọng hơn, tôi không còn ước muốn đến Washington nữa; tôi muốn ở lại Arkansas. Và tôi quan tâm hơn đến chính quyền tiểu bang, một phần là do thẩm phán Jim Guy Tucker đã cho tôi cơ hội được viết báo cáo lên Tòa án tối cao Hoa Kỳ thay mặt cho bang trong một vụ kiện chống tổ hợp độc quyền liên quan đến mức lãi suất đối với thẻ tín dụng. Jim Guy đang tranh cử vào quốc hội, nhắm đến chiếc ghế của Wilbur Mills đã về hưu, và do đó ghế Bộ trưởng tư pháp sẽ bỏ trống và đầy hấp dẫn đôì với tôi.

        Trong khi tôi đang nghiền ngẫm các cơ hội thì bạn tôi - David Edwards làm việc ở Citibank gọi điện và mời chúng tôi đi Haiti với anh ấy. Anh nói anh có điểm tích lũy dành cho hành khách thường xuyên đủ để trả tiền vé máy bay cho chúng tôi và anh muốn chuyến đi này thay cho quà cưới anh dành tặng chúng tôi. Chưa đầy một tuần sau khi đi Mexico về, chúng tôi lại lên đường.

        Tới cuối năm 1975, Bố già Bác sĩ Duvalier đã lui khỏi chính trường, người kế tục là con trai ông, một chàng thanh niên đẫy đà mà ai cũng gọi là Bác sĩ con. Một hôm chúng tôi nhìn thấy anh ta lái Xe băng qua quảng trường trước dinh thự của anh ta ở Port-au-Prince để đặt vòng hoa tưởng niệm ở tượng đài độc lập của Haiti, một bức tượng người nô lệ mạnh mẽ được tự do đang thổi kèn vỏ sò. Đám vệ sĩ của anh này, nhóm Tontons Macoutes khét tiếng, đứng khắp nơi với vẻ đe dọa, đeo kính đen và súng máy trong tay.

        Gia đình nhà Duvalier đã chiếm cứ, cướp bóc và điều hành đất nước Haiti kém cỏi đến mức biến nó thành quốc gia nghèo nhất bán cầu của chúng ta. Port-au-Prince vẫn còn nhiều chỗ đẹp đẽ nhưng vẫn nhuốm màu vinh quang tàn phai. Tôi nhớ nhất là những tấm thảm đã sờn tưa và những chiếc ghế dài bị gãy trong Thánh đường Quốc gia. Bất chấp nghèo đói và chuyên chính trị, tôi thấy người Haiti vẫn rất thú vị. Họ có vẻ đầy sức sống và thông minh, và họ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật dân gian rất đẹp và nền âm nhạc quyến rũ. Tôi ngưỡng mộ cái cung cách họ dường như không chỉ sống còn mà còn biết vui hưởng cuộc sống.

        Tôi đặc biệt bị mê hoặc bởi tôn giáo và văn hóa bùa chú (voodoo) mà ở New Orleans tôi đã tiếp xúc ít nhiều. Tôn giáo này tồn tại song song với Công giáo ở Haiti.

        Tên gọi của tôn giáo truyền thống ở Haiti bắt nguồn từ ngôn ngữ Fon của Benin ở Tây Phi, nơi khởi phát bùa chú (voodoo), có nghĩa là "Chúa Trời" hay "linh hồn", không bao hàm ý nghĩa ma thuật đen và phù thủy như trong rất nhiều bộ phim. Nghi lễ chính của voodoo là một điệu nhảy, trong đó các linh hồn nhập vào các tín đồ. Ngày thú vị nhất của chuyến đi là lần tôi được chứng kiến nghi lễ voodoo. Đối tác Citibank của David ở Port-au-Prince đề nghị đưa David, Hillary và tôi đến ngôi làng gần ấy để gặp một giáo sĩ voodoo đặc biệt. Max Beauvoir đã trải qua 15 năm sông ở ngoài Haiti, học tại Đại học Sorbonne ở Paris và làm việc ở New York. Ông ta có bà vợ người Pháp tóc vàng rất đẹp và hai cô con gái sáng láng. Max từng là kỹ sư hóa cho đến khi người ông giáo sĩ voodoo của ông lúc lâm chung đã chọn Max làm người kế tục. Max là một tín đồ voodoo, và đã kế nghiệp ông mình, mặc dù như vậy là một thách thức đối với người vợ Tây và những đứa con đã bị Tây hóa.

        Chúng tôi đến làng lúc chiều muộn, khoảng một giờ trước khi bắt đầu buổi lễ nhảy múa mà Max cho khách du lịch trả tiền đến xem nhằm trang trải chi phí cho hoạt động của ông. Ông giải thích, trong voodoo, Chúa Trời hiện thân đôi với con người thông qua các linh hồn đại diện cho lực lượng của ánh sáng và bóng tối, thiện và ác, thường là ở thế tương đối cân bằng. Sau khi Hillary, David và tôi kết thúc khóa học ngắn gọn về thần học voodoo, chúng tôi được dẫn đến một khoảng đất trông và ngồi cùng những người khách khác cũng đến để chứng kiến buổi lễ, khi các linh hồn được mời về và nhập vào xác của các tín đồ. Sau vài phút nhảy múa theo nhịp trống vang vang, các linh hồn hiện về, nhập vào một người phụ nữ và một người đàn ông. Người đàn ông bắt đầu xoa khúc củi đang cháy khắp toàn thân và bước đi trên than hồng mà không bị bỏng. Người phụ nữ, trong không khí cuồng nhiệt, hét lên từng đợt rồi chộp lấy một con gà sống và cắn đứt đầu nó. Sau đó các linh hồn bỏ đi và những người bị hồn nhập ngã vật xuống đất.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười, 2015, 04:22:51 am
        Vài năm sau khi tôi chứng kiến sự kiện phi thường này, một nhà khoa học của trường Đại học Harvard tên Wade Davis đến Haiti tìm kiếm lời giải thích cho hiện tượng người chết sống lại cũng đến gặp Max Beauvoir. Theo cuốn sách The Serpent and the Rainbow - Kẻ quỷ quyệt và cầu vồng, với sự giúp đỡ của Max và con gái, Davis đã cố gắng vén bức màn bí ẩn về hiện tượng zombie, những người rõ ràng đã chết và lại sống dậy. Họ bị các hội kín ép phải uổng một loại thuốc độc để trừng phạt vì một tội gì đó. Thuốc độc tetrodotoxin được chích xuất từ cá puffer (một loài cá thuộc dòng Tetraodontidae có thể phồng lên, có lẽ giống cá nóc - ND). Với lượng vừa đủ, thuốc có thể làm cơ thể tê liệt và giảm hô hấp đến mức bác sĩ cũng tin rằng người đó đã chết. Khi chất độc tan thì người đó thức dậy. Vài trường hợp tương tự đã xảv ra ở Nhật Bản, cá puffer có thể trở thành món ăn rất ngon nếu chế biến hợp lý, hoặc có thể gây chết người nếu làm không đúng cách.

        Tôi mô tả chuyến phiêu lưu ngắn ngủi vào thế giới voodoo vì tôi luôn bị mê hoặc bởi cách các nền văn hóa khác nhau cố giải thích ý nghĩa sự sống, thiên nhiên, và niềm tin có tính toàn cầu rằng trên thế giới này trước khi loài người xuất hiện đã có thế lực linh hồn tồn tại, và sẽ vẫn còn tồn tại sau khi chúng ta đã chết. Cách hiểu của người Haiti về hiện thân của Chúa Trời trong cuộc sống của chúng ta rất khác so với cách hiểu của người theo đạo Thiên chúa, Do Thái giáo, đạo Hồi, nhưng những kinh nghiệm được ghi lại của họ đã chứng minh một câu ngạn ngữ cũ rằng Chúa Trời hành động rất bí ẩn.

        Từ Haiti trở về, tôi quyết định sẽ ra tranh cử chức Bộ trưởng tư pháp. Tôi nghỉ thêm một kỳ phép ở trường luật và bắt tay vào việc. Tôi có hai đối thủ ở vòng bầu cử sơ bộ của đảng dân chủ: Gẻoge Jernigan, Bộ trưởng Ngoại giao; và Clarence Cash, người đứng đầu bộ phận bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong văn phòng của Jim Guy Tucker. Cả hai đều ăn nói lưu loát và không lớn tuổi hơn tôi bao nhiêu. Jernigan có vẻ ấn tượng hơn, có nhiều bạn bè trong tổ chức của Thống đốc Pryor, ở một số tòa án quận, và trong số những người bảo thủ khắp tiểu bang. Kể cũng lạ, không có ứng viên đảng Cộng hòa, đây là lần duy nhất tôi tranh cử mà không có phe đối lập trong cuộc tổng tuyển cử.

        Tôi biết tôi phải vận động từ Little Rock. Ngoài việc là thủ phủ bang, nơi đây là trung tâm của bang và có tiềm năng cử tri và gây quỹ lớn nhất. Tôi lập tổng hành dinh trong một căn nhà cũ cách tòa nhà quốc hội tiểu bang vài dãy nhà. YVally DeRoeck, một chủ nhà băng trẻ ở Jonesboro, đồng ý làm chủ nhiệm cuộc vận động của tôi. Steve Smith, người từng làm việc rất tốt trong cuộc đua vào quốc hội của tôi, cũng đồng ý làm quản lý cuộc vận động. Văn phòng do Linda McGee phụ trách, cô là người biết cách làm việc hiệu quả với ngân sách eo hẹp: suốt toàn bộ chiến dịch vận động chúng tôi chỉ xài hết có 100.000 đôla. Bằng cách nào đó, Linda vẫn giữ được văn phòng mở cửa, chi trả các khoản và quản lý được các tình nguyện viên. Tôi được mời nghỉ ở nhà của Paul Berry, người trước đây tôi gặp và rất có cảm tình khi anh điều hành văn phòng Arkansas của Thượng nghị sĩ McClellan và lúc đấy đang làm phó chủ tịch ngân hàng Union Bank. Ngoài mọi thứ khác ra, anh cũng luôn luôn buộc tôi phải nghỉ trên cái giường duy nhất trong nhà, cho dù tôi về nhà lúc hai hay ba giờ sáng. Đêm nào về đến nhà tôi cũng thấy anh đang ngủ trên ghế dài trong phòng khách, đèn bếp vẫn sáng và để sẵn món ăn vặt tôi ưa thích là bơ đậu phộng và cà rốt.

        Bạn bè lâu năm như Mack McLarty và Vince Foster giúp tôi đặt chân vào giới kinh doanh và . những cộng đồng chuyên nghiệp của Little Rock. Tôi vẫn được các lãnh đạo nghiệp đoàn ủng hộ nhiệt tình, mặc dù một số họ đã quay lưng lại khi tôi từ chối ký đơn kiến nghị ủng hộ nghiệp đoàn nhằm bãi bỏ các đạo luật về quyền làm việc Arkansas bằng cách đưa vấn đề ra trong cuộc bỏ phiếu tháng 11. Các luật về quyền làm việc cho phép người ta làm việc trong các cơ sở có nghiệp đoàn phải trá tiền phí nghiệp đoàn. Vào thời điểm đó, luật này đang kêu gọi những người ủng hộ tôi. Về sau tôi được biết Thượng nghị sĩ McClellan ấn tượng trước quan điểm của tôi đến mức đã yêu cầu Paul Berry gọi cho những người ủng hộ quan trọng của ông để thông báo rằng ông ủng hộ tôi. Vài năm sau, tôi thay đổi quan điểm về quyền làm việc. Tôi nghĩ thật không đúng khi người ta vẫn cứ hưởng lương, chế độ chăm sóc sức khỏe và lương hưu cao thường thấy trong các cơ sở có nghiệp đoàn mà lại không phải đóng góp gì cho các nghiệp đoàn vốn đã giúp họ có được những thứ ấy.

        Cơ sở của tôi ở quận thứ Ba có vẻ rất vững chắc. Những người từng làm việc cho tôi năm 1974 nay cũng rất muốn tiếp tục. Tôi còn được giúp thêm bởi hai em trai của Hillary, cả hai đã chuyển đến Fayetteville và ghi danh học đại học. Họ cũng làm cho cuộc sống của chúng tôi vui hơn. Một đêm, tôi và Hillary đến chỗ họ ăn tối và bỏ cả buổi tối nghe Hugh giúp vui bằng những câu chuyên phiêu lưu ở Colombia với Tổ chức thiện nguyện Hòa bình - những câu chuyện nghe như lấy từ cuốn Trăm năm cô đơn ra nhưng Hugh thề rằng tất cả đều là thật. Anh cũng làm cả thức uống pinã coladas, một loại thức uống có vị như nước trái cây nhưng khá nặng. Sau hai hay ba ly, tôi thấy buồn ngủ đến mức ra ngoài và leo lên băng sau chiếc xe pick-up Chevy E1 Camino mà tôi thừa hưởng từ Jeff Dwire. Phía sau được bọc bằng Astroturf, thế là tôi ngủ say như chết. Hillary lái xe đưa tôi về nhà, và hôm sau tôi đi làm lại. Tôi rất thích cái xe pick-up và lái nó cho đến khi cũ mèm.

        Trong tiểu bang, tôi được ủng hộ mạnh mẽ ở Hope và các vùng xung quanh nơi tôi sinh ra, và ở năm hay sáu hạt ngoài quận thứ Ba nơi tôi có họ hàng. Tôi khởi đầu khá thuận lợi với người da đen ở trung, đông và nam Arkansas nhờ các cựu sinh viên đang hành nghề luật ở đó. Tôi còn được sự ủng hộ của các nhà hoạt động Dân chủ từng cổ vũ tôi tranh đua với Hammerschmidt hoặc tham gia vào công việc ở ủy ban nâng đỡ những người bị thiệt thòi vì chủng tộc. Tuy thế, vẫn còn những lỗ hổng lớn trong tổ chức. Phần lớn cuộc vận động là nhằm lấp đầy những khoảng trống này.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười, 2015, 06:53:15 am
        Khi đi khắp bang để vận động, tôi phải đối phó với nhiều thế lực chính trị mới, phong trào Moral Majority (Đa số đạo đức) do mục sư Jerry Falwell sáng lập. Ông này là một mục sư Baptist bảo thủ ở Virginia có nhiều người ủng hộ qua truyền hình và đang dùng lợi thế đó để tạo ra một tổ chức quốc gia trung thành với tư tưởng Thiên chúa chính thống và chính trị cánh hữu. Ở nhiều nơi trong bang, khi bắt tay mọi người đôi khi người ta hỏi xem tôi có phải tín hữu Cơ đốc không. Khi trả lời phải, người ta có thể hỏi thêm rằng tôi có phải là tín đồ Cơ đốc cuồng nhiệt hay không. Khi tôi trả lời có thì sẽ có thêm vài câu hỏi nữa rõ ràng là do các tổ chức của Falwell mớm cho. Một lần khi đang vận động ở Conway, cách Little Rock khoảng 30 dặm về hướng đông, tôi đang ở trong phòng làm việc của thư ký hạt, nơi đặt hòm phiếu cử tri vắng mặt. Một người trong số những phụ nữ làm việc ở đó hỏi tôi những câu hỏi như vậy. Rõ ràng tôi đã trả lời không đúng với một trong sô họ, và trước khi tôi rời khỏi tòa án, bà ta đã làm tôi mất bốn phiếu. Tôi không biết phải làm sao. Tôi không muốn trả lời thiếu trung thực về niềm tin tôn giáo, nhưng cũng không muốn mất phiếu. Tôi gọi cho Thượng nghị sĩ Bumpers, một tín đồ Giám lý cấp tiến, để xin lời khuyên. Ông nói: "Ôi, tôi gặp chuyên đó hoài. Nhưng tôi không bao giờ cho họ vượt qua cầu hỏi đầu tiên. Khi họ hỏi có phải tôi là tín hữu Cơ đốc không, tôi bảo: "Tôi rất hy vọng như vậy, và tôi luôn luôn cố gắng như vậy. Nhưng tôi thực sự nghĩ chỉ có Chúa Trời mới phán xét được chuyện đó. Nói thế luôn làm cho họ ngậm miệng ngay". Khi Bumpers nói xong, tôi cười phá lên và nói rằng bây giờ tôi đã biết vì sao ông làm thượng nghị sĩ còn tôi chỉ là ứng viên cho chức Bộ trưởng tư pháp. Và từ đó đến cuốì cuộc vận động, tôi dùng câu trả lời của ông.

        Sự kiện buồn cười nhất trong cuộc đua xảy ra ở hạt Mississippi, phía tây bắc xa xôi của Arkansas. Hạt này có hai thành phố, Blytheville và Osceola, và nhiều thị trấn nhỏ chủ yếu là dân chủ trang trại có nhiều đất đai. Thường thì những người làm việc ở nông trại và các tiểu thương có thu nhập từ nguồn này hay bỏ phiếu theo lựa chọn của giới chủ trại, thường là cho ứng viên bảo thủ nhất - trong trường hợp này là bộ trưởng ngoại giao Jernigan. Hạt Mississippi cũng có một tổ chức tại chỗ hùng mạnh cho thẩm phán hạt đứng đầu tên "Shug" Banks, người cũng ủng hộ Jernigan.
Có vẻ như chẳng còn hy vọng, nhưng hạt này rất lớn nên không thể bỏ qua, vì thế tôi dành ra một ngày thứ bảy đến vận động ở Blytheville và Osceola. Tôi đi một mình, và nói một cách nhẹ nhàng nhất thì đó đúng là một ngày đáng thất vọng. Ở cả hai nơi, mặc dù tôi cũng có một vài người ủng hộ nhờ các bạn cũ cùng học luật, hầu hết những người tôi gặp hoặc là chống lại tôi hoặc không hề biết và cũng chẳng cần biết tôi là ai. Tuy vậy, tôi vẫn nắm lấy bất kỳ bàn tay nào chìa ra, kết thúc công việc ở Osceola lúc 11 giờ đêm. Tôi chỉ chịu bỏ cuộc khi nhận ra rằng còn phải lái xe ba tiếng về Little Rock và không muốn ngủ gục trên vô lăng.

        Đang lái xe dọc theo một loạt các khu nhà nhỏ, tôi nhận ra cả ngày mình đã không ăn uống gì và thấy đói. Khi đến một nơi gọi là Joiner, tôi thấy đèn vẫn sáng ở quầy bia. Tôi tấp xe vào hy vọng người ta có bán đồ ăn. Ở đó chỉ có một người đàn ông đứng sau quầy bar và bốn người khác đang chơi domino. Sau khi gọi một cái hamburger, tôi ra ngoài đến chỗ điện thoại công cộng để gọi cho Hillary. Lúc quay lại, tôi quyết định đến tự giới thiệu với mấy người đang chơi domino. Cũng như nhiều người khác tôi gặp hôm đó, ba người chẳng biết tôi là ai và cũng không quan tâm. Người thứ tư nhìn lên và mỉm cười. Tôi không bao giờ quên những lời đầu tiên của ông: "Này nhóc, ở đây bọn này sẽ giết chết tươi cậu đấy. Cậu có biết thế không?". Tôi trả lời rằng tôi có cảm tưởng như vậy sau một ngày đi vận đồng, nhưng tôi rất buồn khi phải nghe thấy điều ấy được khẳng định. "À, bọn này sẽ hạ cậu ", ông ta nói tiếp. "Cậu là tay giáo sư đại học hippie tóc dài. Đối với bọn này thì cậu coi như một tay cộng sản. Nhưng tôi nói cho cậu hay nhé. Người nào sẵn sàng vận động trong quầy bia ở Joiner lúc nửa đêm thứ bảy thì xứng đáng thắng được một hòm phiếu. Cậu cứ chờ đấy. Cậu sẽ thắng ở đây. Nhưng đây sẽ là nơi duy nhất trong cả hạt này cậu thắng nổi thôi đấy".

        Người đàn ông đó tên R. L. Cox và ông tốt bụng như lời nói của ông vậy. Trong đêm bầu cử, ở những khu vực bầu cử khác do những ông chủ trang trại đại gia kiểm soát, tôi bị đè bẹp, nhưng tôi được 76 phiếu ờ Joiner và hai đối thủ của tôi được 49 phiếu. Đó là nơi duy nhât ở hạt Mississippi tôi thắng, ngoài hai khu vực bầu cử của người da đen ở Blytheville đã đổi thái độ vào dịp cuối tuần ngay trước ngày bầu cử nhờ công của một nhà thầu tang lễ người da đen là LaVester McDonald và một chủ bút tờ báo địa phương là Hank Haines.

        Thật may là ở những nơi khác tôi đã làm rất tốt, và thắng hơn 55% tổng số phiếu và được sự ủng hộ ở 69 trên 75 quận nhờ phần lớn số phiếu bầu ở nam Arkansas nơi tôi có rất nhiều họ hàng và bạn bè tốt, và gần 74% ở Quận nghị viện thứ Ba. Tất cả những người đã làm việc cật lực cho tôi năm 1974 cuôi cùng đã được tưởng thưởng xứng đáng bằng một chiến thắng.

        Mùa hè sau ngày bầu cử là thời gian hạnh phúc cho tôi và Hillary. Hai tháng đầu tiên chúng tôi dành chỉ để vui chơi ở Fayetteville với bạn bè. Sau đó, vào giữa tháng 7, chúng tôi đi châu Âu, dừng ở New York một đêm để dự đại hội đảng Dân chủ, chúng tôi bay đi Paris gặp David Edwards đang làm việc ở Paris. Sau vài ngày chúng tôi đi Tây Ban Nha. Ngay khi chúng tôi đi qua rặng Pyrenees, tôi nhận được lời nhắn gọi điện cho chiến dịch tranh cử của Carter. Đến làng Castro Urdiales tôi gọi lại và được yêu cầu làm chủ tịch chiến dịch ở Arkansas và tôi đồng ý ngay. Tôi rất ủng hộ Jimmy Carter, và mặc dù tôi đã được lên lịch dạy vào mùa thu ở Fayetteville, tôi biết mình vẫn sẽ làm được. Carter cực kỳ được ưa chuộng ở Arkansas nhờ thành tích hoạt động tiến bộ, kinh nghiệm nhà nông, sự gắn bó thực sự của ông với tín ngưỡng Baptist phương Nam và những mối liên hệ cá nhân, trong đó có nhiều người

        Arkansas nổi bật đã từng cùng học với ông ở Học viện Hải quân, vấn đề ở Arkansas không phải ở chỗ bang này có ủng hộ ông hay không mà là bao nhiêu người sẽ ủng hộ- Sau nhiều kỳ bầu cử thất bại, viễn cảnh thắng lợi hai kỳ trong một năm quả là hấp dẫn không thể bỏ qua.

        Chúng tôi kết thúc kỳ nghỉ ở Tây Ban Nha bằng chặng dừng ở Guernica, thành phố được tưởng nhớ qua bức tranh nổi tiếng của Picasso về trận bom thả xuống đây trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Chúng tôi đến nơi, lễ hội xứ Basque đang diễn ra. Chúng tôi rất thích nhạc và các điệu múa nhưng gặp rắc rối với một món đặc sản địa phương - món cá lạnh ngâm sữa. Chúng tôi khám phá các hang động có nhiều bức họa tiền sử và trải qua một ngày tuyệt vời dưới bóng rặng Pyrenees phủ tuyết trên một bờ biển nóng nực có một nhà hàng nhỏ nhưng bán đồ ăn ngon rẻ và bia với giá năm xu một ly. Ở biên giới trên đường quay về lại Pháp - lúc đó đã là đầu tháng 8, mùa đi nghỉ ở châu Âu - xe hơi xếp hàng dài trước mặt chúng tôi ngút tầm mắt, bằng chứng cho thái độ có lý của người châu Âu rằng cuộc sống không chỉ là công việc. Đối với tôi, càng ngày càng khó sống theo câu châm ngôn ấy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Mười, 2015, 12:29:12 am
        Khi chúng tôi về nhà, tôi đến Little Rock để thiết lập điều hành cuộc vận động với Craig Campbell, cựu nhân viên điều hành cấp tiểu bang của đảng Dân chủ đang làm việc cho Stephens, Inc. ở Little Rock, lúc bấy giờ là ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ hoạt động ngoài phố Wall. Chủ ngân hàng này là Witt và Jack Stephens. Witt Stephens là một thế lực lâu năm trong sân khấu chính trị tiểu bang. Jack trẻ hơn Witt 10 tuổi, cùng học với Jimmy Carter ở Học viện Hải quân. Craig là một người to lớn, ưa nhìn, thích vui đùa và nhạy cảm trong cá tính cũng như khi hoạt động chính trị, nhờ thế anh làm việc rất hiệu quả.

        Tôi đi khắp bang để bảo đảm sao cho tổ chức của chúng tôi hoạt động được ở tất cả các hạt. Một tối chủ nhật nọ, tôi đến một nhà thờ nhỏ dành cho người da đen ngay ngoài Little Rock. Vị mục sư ở đây là Cato Brooks. Khi chúng tôi đến nơi, nhà thờ đang tràn ngập tiếng nhạc của dàn đồng ca nhà thờ. Đến bài thứ hai hoặc thứ ba thì cánh cửa bật mở và một phụ nữ trẻ trông giống Diana Ross chân đi ủng cao ngang đầu gối màu đen, bộ áo bó sát người, bước dọc lối đi giữa hai hàng ghế, vẫy tay với dàn đồng ca và ngồi xuống bên cây đại phong cầm. Tôi chưa bao giờ được nghe nhạc đại phong cầm như thế bao giờ. Tiếng nhạc mạnh mẽ đến mức tôi sẽ không ngạc nhiên nếu cây đàn bỗng bay lên và bay khỏi nhà thờ bằng chính năng lượng của nó. Khi Cato đứng dậy để giảng, bốn hoặc năm người đàn ông đến ngồi quanh ông trên những chiếc ghê gấp. Mục sư ngân nga và gân như hát cả bài giảng bằng giọng bổng trầm nhịp nhàng, được đệm nhịp bằng âm thanh của vài chiếc muỗng mà những người đàn ỏng kia đập gõ vào đầu gối họ. Sau bài giảng, mục sư Brooks giới thiệu tôi nói chuyện thay mặt Carter. Tôi cũng hùng hồn lắm, nhưng không thể bằng Cato được. Khi tôi ngồi xuống, ông nói với tôi rằng nhà thờ sẽ ủng hộ cho Carter và đề nghị tôi ra về bởi vì họ sẽ còn ở đó thêm một vài giờ đồng hồ nữa. Tôi vừa ra khỏi nhà thờ vài bước, một giọng nói đuổi theo tôi: "Này, anh da trắng, có muốn giúp gì cho cuộc vận động không?". Đó là người chơi đại phong cầm, Paula Cotton. Cô trở thành một trong số những tình nguyện viên tốt nhất của chúng tôi. Cato Brooks chuyển đến Chicago không lâu sau cuộc vận động. Ông ấy quá giỏi, không thể cứ quanh quẩn ở khu nông trại đó mãi được.

        Khi tôi làm việc ở Arkansas, Hillary cũng tham gia cuộc vận động của Jimmy Carter và nhận nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều. Cô ấy trở thành điều phối viên tại chỗ ở Indiana, một bang theo truyền thống thường bỏ phiếu cho phái Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống nhưng nhóm cộng sự của Carter hy vọng rằng cội nguồn nông thôn của ông có thể đem lại cơ hội chiến thắng. Cô ấy làm việc căng thẳng và có vài cuộc phiêu lưu thú vị mà cô rất hào hứng kể lại cho tôi qua điện thoại hàng ngày và trong chuyến đi duy nhất của tôi đến Indianapolis.

        Chiến dịch mùa thu y như một đường trượt cảm giác mạnh. Sau đại hội ở New York, Carter dẫn trước Tổng thống Ford 30 điểm, nhưng trên cả nước thì sự ủng hộ của hai bên chia đều hơn. Tổng thống Ford đã nỗ lực bám sát một cách rất ngoạn mục, chủ yếu bằng cách đặt câu hỏi rằng liệu một thống đốc miền Nam, với hứa hẹn cơ bản nhất là đem lại cho chúng ta một chính phủ trong sạch như người Mỹ, có đủ kinh nghiệm để làm Tổng thống hay không. Cuối cùng Carter đánh bại Ford nhờ 2% số phiếu phổ thông và 297 phiếu đại cử tri so với 240. Ở Indiana thì tình hình quá căng thẳng đối với chúng tôi, nhưng ở Arkansas chúng tôi được ủng hộ với 65%, chỉ thua khoảng cách hai điểm so với mức 67% mà Tổng thống Carter có được ở Georgia - quê hương ông, và hơn bảy điểm so với Tây Virginia, bang mà chúng tôi thắng với số phiếu cách biệt lớn chỉ sau bang chúng tôi.

        Sau cuộc vận động, tôi và Hillary về nhà vài tháng và tôi hoàn thành nhiệm vụ dạy học cuôi cùng của mình, môn Tranh chấp hàng hải và Luật Hiến pháp. Trong ba năm và ba tháng tôi đã dạy tám khóa học trong năm học kỳ và một khóa mùa hè, dạy hai khóa phụ đạo về luật cho các nhân viên bảo vệ pháp luật ở Little Rock, tranh cử hai lần, và điều hành cuộc vận động tranh cử của Carter. Và tôi yêu thích từng phút một của tất cả mọi công việc, chỉ thấy nuối tiếc thời gian không thể dành cho bạn bè và cuộc sống ở Fayetteville, và ở căn nhà nhỏ ở số 930 đường California Drive, nơi đã đem lại cho tôi và Hillary biết bao niềm vui sướng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Mười, 2015, 06:46:17 am

        20


        Trong vài tháng cuối năm 1976, tôi thường xuyên đến Little oc Rock để chuẩn bị cho công việc mới. Paul Berry tìm cho tôi một văn phòng ở tầng 18 tòa nhà Ngân hàng Union, nơi ông ấy làm việc, để tôi có thể phỏng vấn tuyển nhân viên.

        Nhiều người đầy lý tưởng và có khả năng nộp đơn xin việc. Tôi thuyết phục Steve Smith làm chánh văn phòng cho tôi, đảm bảo rằng chúng tôi có được các sáng kiến chính sách đúng đắn trong khi tiến hành công việc. Chỉ có 20 luật sư trong số các nhân viên của tôi. Một số những người xuất sắc nhất muốn tiếp tục làm việc với tôi. Tôi mướn vài luật sư mới, trong số này có nhiều luật sư nữ trẻ và cả luật sư da đen - đủ để đạt tỷ lệ 25% nữ và 20% da đen, tỷ lệ mà hồi đó chưa từng có.

        Khoảng tháng 12, Hillary và tôi tìm được một căn nhà, số 5419 phố L trong khu Hillcrest ở Little Rock, một khu vực cổ xưa nhưng dễ chịu, gần trung tâm thành phố. Với diện tích 300m2, nó thậm chí còn nhỏ hơn nhà của chúng tôi ở Fayetteville nhưng lại đắt hơn, tới 34.000 đôla, nhưng chúng tôi có đủ tiền để mua vì trong cuộc bầu cử trước lần đầu tiên kể từ năm 1910 cử tri đã đồng ý tăng lương cho quan chức địa phương và tiểu bang, tăng lương Bộ trưởng tư pháp lên 26.500 đôla/năm. Và Hillary kiếm được một việc làm tốt tại Công ty luật Rose, nơi có nhiều luật sư kinh nghiệm, có uy tín cao và các luật sư trẻ sáng láng, trong đó có cả bạn tôi, Vince Foster và Webb Hubbell, một cựu ngôi sao bóng đá kềnh càng của đội Razorback, người sau này trở thành một trong những người bạn thân thiết nhất của Hillary và tôi. Từ đó trở đi, lương hàng năm của cô ấy cao hơn tôi nhiều cho đến tận khi tôi trở thành tổng thống còn cô ấy thôi không hành nghề luật nữa.

        Ngoài việc đưa ra ý kiến và câu hỏi về luật pháp tiểu bang, văn phòng Bộ trưởng tư pháp còn đại diện cho tiểu bang tiến hành truy tố và biện hộ cho các vụ kiện dân sự; đại diện tiểu bang trong các phiên phúc thẩm hình sự lên Tòa án tối cao tiểu bang và các vụ hình sự trong tòa án liên bang; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các vụ kiện, vận động hành lang ở quốc hội tiểu bang, và ra điều trần các vụ liên quan đến giá năng lượng trước ủy ban Dịch vụ Công cộng (PSC). Khối lượng công việc nhiều, đa dạng, và thú vị.

        Năm ấy bắt đầu nhanh chóng. Quốc hội tiểu bang nhóm họp đầu tháng giêng và có một buổi điều trần của PSC xem xét đề nghị đòi tăng giá năng lượng cho Công ty Năng lượng và Chiếu sáng Arkansas (AP&L), dựa trên chi phí dự kiến mà AP&L phải chi cho nhà máy điện hạt nhân lớn ở Grand Gulf, Mississippi mà công ty mẹ của nó là Middle South Unilities (tức công ty Energy hiện nay) đang xây. Vì công ty Middle South không trực tiếp phục vụ người tiêu dùng, chi phí của nhà máy ở Grand Gulf phải chia đều cho các công ty con đang phục vụ cho Arkansas, Louisiana, Mississippi, và thành phố New Orleans. Vụ Grand Gulf chiếm rất nhiều thời gian và tâm lực của tôi trong vài năm kế tiếp. Tôi không ưa vụ này ở hai điểm: thứ nhất, vì công ty mẹ xây nhà máy nên không cần sự chấp thuận của PSC tiểu bang của chúng tôi, dù những người tiêu dùng năng lượng buộc phải trả 35% chi phí; và thứ hai, tôi cho rằng chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng một cách ít tốn kém hơn nhiều thông qua tiết kiệm năng lượng và sử dụng các nhà máy hiện có một cách hữu hiệu hơn.

        Chuẩn bị cho cuộc điều trần, một luật sư nhân viên của tôi, Wally Nixon, phát hiện ra công trình của Amory Lovins, cho thấy tiềm năng khổng lồ và lợi ích kinh tế của việc tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mặt trời. Tôi cho rằng ý tưởng của ông ấy có lý và liên lạc với ông. Lúc đó, suy nghĩ thông thường của giới kinh doanh và chính trị là kinh tế càng phát triển thì cần sản xuất điện ngày càng lớn. Dù bằng chứng cho lập luận dự trữ và tiết kiệm điện có mạnh mẽ thế nào đi nữa thì chuyện ấy vẫn bị coi là trò viển vông của bọn trí thức dở người. Thật không may, vẫn còn quá nhiều người suy nghĩ như vậy.

        Trong hơn 20 năm, với tư cách là bộ trưởng tư pháp, thống đốc và tổng thống, tôi cố gắng thúc đẩy chính sách năng lượng thay thế, sử dụng công trình nghiên cứu của Amory Lovins và của những người khác để ủng hộ lập luận của mình. Dù tôi cũng đạt được vài tiến bộ khiêm tốn trong cả ba vị trí trên, sự chống đối vẫn còn rất dữ dội, đặc biệt là sau khi những người bảo thủ kiểm soát được quốc hội năm 1995. AI Gore và tôi cố gắng trong nhiều năm mà không thành công để thuyết phục họ cho nợ thuế 25% đối với việc sản xuất năng lượng sạch và các kỹ thuật bảo tồn và tiết kiệm năng lượng với hàng núi bằng chứng ủng hộ lập trường đó của chúng tôi. Phe Cộng hòa lần nào cũng ngăn trở việc này. Tôi thường nói đùa rằng một trong những thành tựu lớn nhất của nhiệm kỳ thứ hai của tôi là cuối cùng tôi cũng đạt được một đạo luật giảm thuế Newt Gingrich mà Tom DeLay không ủng hộ.

        Làm việc với quốc hội tiểu bang thật thú vị, không chỉ vì các vụ việc lý thú và khó lường, mà còn vì hạ viện và thượng viện đầy những nhân vật đầy màu sắc, và vì không sớm thì muộn đến cả nửa tiểu bang bắt đầu xuất hiện vận động ủng hộ hoặc chống một biện pháp nào đó. Một lần, hồi đầu kỳ họp quốc hội, tôi xuất hiện trong một cuộc điều trần ủy ban để phát biểu chống lại một biện pháp. Căn phòng chật cứng người đại diện cho các nhóm lợi ích ủng hộ biện pháp đó, có cả Vince Foster. Và Hillary nữa. Anh ấy dẫn cô ấy theo cho biết, mà không biết là tôi sẽ ra để ủng hộ cho phe bên kia. Chúng tôi mỉm cười với nhau và làm công việc của mình. May thay, Công ty luật Rose đã được Hội Luật gia Arkansas cho phép thuê vợ của Bộ trưởng tư pháp làm việc và tiến hành các bước cần thiết để tránh xung đột lợi ích. Hillary tuân thủ các quy định này đúng đến từng chữ một. Sau khi tôi thành thống đốc, cô ấy đã là luật sư góp vốn ở Công ty luật Rose, cô ấy từ bỏ phần lợi nhuận hàng năm của mình có được từ trái phiếu tiểu bang mà công việc kinh doanh và pháp lý của công ty vốn đã có từ những năm 40.

        Khi tôi nhận chức, công việc còn tồn đọng ùn đống ghê gớm. Chúng tôi thường làm việc đến nửa đêm để xử lý nốt, và trong thời gian đó đã thân thiết với nhau và có một thời gian tuyệt diệu. Vào các thứ sáu, khi quốc hội không họp, tôi cho phép mọi người ăn mặc thoải mái và khuyến khích mọi người đi ăn trưa lâu hơn một chút ở quán ăn gần đó có món hamburger hảo hạng, máy chơi bắn banh và bàn chơi bài. Cái tiệm cũ kỹ không sơn phết gì này có một chiếc canô lớn trên mái nhà và một cái tên đầy điềm báo: Quán Whitewater.

        Uy thế ngày càng tăng của nhóm Đa số đạo đức và các nhóm khác có cùng lý tưởng đã cho phép nổi lên một số đạo luật mà nhiều thành viên quốc hội ôn hòa và tiến bộ không muốn thông qua nhưng cũng không muốn bị ghi lại là đã bỏ phiếu chống. Chiến thuật dễ thấy nhất là tìm cách bắt ông Bộ trưởng tư pháp tuyên bố đạo luật ấy vi hiến. Đây cũng là một ví dụ của một trong những luật lệ chính trị của Clinton: nếu ai có thể đẩy phần   khó nhọc của anh ta sang cho bạn, thì anh ta sẽ luôn làm như thế.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Mười, 2015, 04:13:52 am
        Các đạo luật buồn cười nhất được đưa ra bởi Hạ nghị sĩ Arlo Tyer của Pocahontas ở phía đông bắc Arkansas. Arlo là người tử tế và muốn luôn đi trước nhóm Đa số đạo đức một bước. Ông ấy giới thiệu một đạo luật cấm chiếu phim cấp ba ở bất cứ đâu tại Arkansas, thậm chí cho cả người lớn. Người ta hỏi tôi liệu đạo luật này có vi hiến ở chỗ nó giới hạn quyền tự do ngôn luận không. Tôi đã mường tượng trước được các báo sẽ giật tít: "Bộ trưởng tư pháp ủng hộ phim bẩn thỉu!". Tôi gọi Bob Dudley, một thẩm phán quận ở thị trấn quê hương của Arlo, để tìm hiểu tại sao ông ta lại giới thiệu đạo luật này. "Mấy ông có nhiều phim tươi mát trên đó không vậy?". Tôi hỏi. Dudley, một người cực kỳ hài hước, nói, "Không, chúng tôi chẳng có rạp hát nào cả. Ông ta chỉ ghen tức vì mây anh được xem mây thứ đó".

        Ngay khi đạo luật này bị dẹp tiệm, Arlo lại lôi ra một thứ khác: thuế 1.500 đô/năm cho bất cứ đôi nào sống chung mà không cưới nhau. Chuông báo động về các báo giật tít lại rung lên trong đầu tôi: "Clinton ủng hộ sống trong tội lỗi!". Lần này tôi đến gặp Dân biểu Tyer. "Arlo này", tôi hỏi, "một người đàn ông và đàn bà phải chung sống với nhau bao lâu thì phải trả thuế này? Một năm, một tháng hay một tuần? Hay chỉ một đêm là đủ?". "Anh biết không, tôi chưa nghĩ tới chuyện đó", ông ta đáp. "Thế chế tài luật này thì sao?", tôi hỏi tiếp. "Ông với tôi xách theo gậy bóng chày, đi gõ cửa từng nhà để xem ai đang làm gì với ai hay sao?". Arlo nhún vai và nói: "Tôi cũng chưa nghĩ tới chuyện đó. Có lẽ để tôi rút lại dự luật vậy". Tôi về văn phòng trong lòng nhẹ nhõm hẳn vì đã né thêm được một viên đạn nữa. Nhưng ngạc nhiên thay, một số nhân viên của tôi lại có vẻ thất vọng. Một số nhân viên muốn đạo luật được thông qua và văn phòng của chúng tôi chế tài nó. Họ thậm chí đã tưởng tượng ra đồng phục mới của mình: áo thun có ghi dòng chữ SNIF, tức Lực lượng điều tra vi phạm tình dục.

        Đến chuyện quyền của nam giới đồng tính thì chúng tôi gay go hơn. Trước đó hai năm, Bộ trưởng tư pháp Jim Guy Tucker đã thúc đẩy được một bộ luật hình sự mới cho quốc hội thông qua. Nó đơn giản hóa và làm rõ các định nghĩa của các tội danh phức tạp và chồng chéo có từ hơn 100 năm qua. Nó còn bãi bỏ các "tội phạm tình trạng" mà Tòa án tôi cao đã phê phán. Một tội danh cần phải có hành động làm một điều bị cấm, vô tình hoặc cố ý; nếu chỉ là một điều xã hội coi là không đáng mong muốn thôi thì chưa đủ. Thí dụ như một kẻ chuyên say xỉn không phải là một tội. Người đồng tính cũng vậy, dù trước khi bộ luật mới được thông qua thì như thế bị coi là có tội.

        Dân biểu Bill Stancil chịu nhiều búa rìu từ các mục sư bảo thủ ở thị trấn quê ông tại Fort Smith khi ông bỏ phiếu tán đồng bộ luật hình sự sửa đổi. Họ bảo ông bỏ phiếu hợp pháp hóa đồng tính. Stancil là người tốt và từng là một trong những huấn luyện viên bóng đá trung học giỏi nhất của Arkansas. Ông ấy là một người cơ bắp, cằm vuông, mũi gãy, và sự tinh tế không phải là điểm mạnh của ông ấy. Ông ấy không thể tin được rằng mình đã bỏ phiếu ủng hộ đồng tính và quyết sửa chữa lỗi lầm trước khi các nhóm tôn giáo trừng phạt ông ấy, nên ông giới thiệu một dự luật cấm coi các hành động đồng tính là phạm tội. Ông ấy còn đặt ra ngoài vòng pháp luật chuyện giao câu với động vật, khiến mấy đồng nghiệp hài hước của ông nhận xét rằng rõ ràng trong khu vực của ông ấy không có nhiều nông dân. Dự luật của Stancil mô tả chi tiết tất cả các bài bản của cả hai hành động giao cấu bị cấm đó. Mấy người dâm dục có lẽ chỉ cần đọc dự luật là khỏi thấy ghiền mua tranh ảnh kích dục trong cả tuần.

        Không thể đánh bại dự luật này bằng bỏ phiếu trực tiếp được. Hơn nữa, Tòa án tối cao còn lầu mới tới thời điểm 2003 khi đưa ra quyết định tuyên bố quan hệ luyến ái đồng giới được quyền riêng tư bảo vệ, nên cố bắt tôi đưa ra phán quyết việc đó là vi phiến không phải là một lựa chọn. Chiến lược khả dĩ duy nhất là phải trì hoãn dự luật này cho đến khi nó chìm xuồng. Trong hạ viện, ba người cấp tiến trẻ tuổi và là đồng minh tuyệt vời của tôi - Kent Rubens, Jody Mahoney và Richard Mays - quyết định bổ sung thêm một sửa đổi thú vị. Nghe tin đồn sắp có chuyện hay xảy ra nên tôi chen lên tầng quan sát của phòng .họp hạ viện để đón chờ xem. Một trong số ba người đó đứng lên khen ngợi dự luật của Stancil, nói rằng đã đến lúc phải có ai đấy đứng ra ủng hộ đạo đức ở Arkansas, vấn đề duy nhất, anh ấy nói, là ở chỗ dự luật còn quá yếu, và anh ta muốn đưa thêm một "sửa đổi nho nhỏ" để tăng cường. Thế rồi, với vẻ mặt thản nhiên như không, anh ta đề nghị coi việc bất cứ thành viên quốc hội nào ngoại tình trong khi quốc hội họp ở Little Rock là tội danh loại D.

        Cả khu vực quan sát cười phá lên. Tuy nhiên, dưới phòng họp mọi sự im lìm. Đối với nhiều thành viên quốc hội quê ở các thị trấn nhỏ, đi họp quốc hội ở Little Rock là thú vui duy nhất họ có được - tương đương với hai tháng ở Paris. Thế nên họ chẳng thích thú gì, nhiều người nói với ba dân biểu khôn ranh kia rằng họ sẽ không bao giờ thông qua bất cứ một đạo luật nào nữa nếu không rút lại điều khoản sửa đổi nọ. Và điều khoản đấy được rút lại. Dự luật được thông qua và chuyển lên thượng viện.

        Chúng tôi có cơ hội khá hơn để dẹp dự luật này ở đó, vì nó được giao cho ủy ban mà chủ tịch là Nick Wilson, một thượng nghị sĩ trẻ ở Pocahontas và là một trong những thành viên tiến bộ và tài ba nhất trong thượng viện. Tôi nghĩ rằng có thể thuyết phục được anh ấy trì hoãn dự luật cho đến khi hết kỳ họp.

        Vào ngày cuối cùng của kỳ họp, dự luật vẫn nằm ở chỗ ủy ban của Nick và tôi đếm từng giờ cho đến khi kỳ họp chấm dứt. Tôi đã gọi điện cho anh ấy về dự luật này nhiều lần và nán lại cho đến khi đã trễ để đi nói chuyện ở Hot Springs đến gần một giờ đồng hồ. Khi không thể chờ thêm được nữa, tôi gọi cho anh ấy lần cuối. Anh ấy bảo họ sẽ bế mạc trong nửa giờ nữa và dự luật coi như đã chìm, nên tôi rời đi. Mười lăm phút sau, một thượng nghị sĩ đầy quyền lực ủng hộ cho dự luật đề nghị cho Nick một cơ sở mới cho trựờng dạy nghề kỹ thuật trong quận của anh ấy nếu anh ấy cho phép đưa dự luật ra bàn. Như Chủ tịch hạ viện Tip O'Neill từng nói, tất cả chính trị đều mang tính địa phương. Nick cho phép dự luật được đưa ra, và nó được thông qua dễ dàng. Tôi phát bịnh luôn. Vài năm sau, dân biểu hiện nay của Little Rock là Vic Snyder cũng thử diệt đạo luật này khi ông còn ở trong thượng viện tiểu bang. Ông ấy cũng thất bại. Theo tôi biết luật này cũng không bao giờ được chế tài, nhưng chúng tôi phải chờ đến tận năm 2003 khi Tòa án tối cao ra phán quyết coi luật này là không hợp lệ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười, 2015, 06:35:28 am
        Một chuyện rất thú vị khác tôi phải đối mặt với tư cách Bộ trưởng tư pháp là chuyện sinh tử, theo nghĩa đen của nó. Một hôm tôi nhận được một cú điện thoại từ Bệnh viện Nhi Arkansas. Bệnh viện vừa tuyển một phẫu thuật gia trẻ tài giỏi, và người này được yêu cầu phẫu thuật cho một cặp song sinh Thái Lan bị dính nhau ở ngực, có chung hệ thống hô hấp và bơm máu. Các bộ phận này không thể phục vụ cho cả hai lâu hơn nữa, và nếu không mổ tách ra thì cả hai sẽ chết. Bệnh viện muốn có ý kiến chính thức tuyên bố rằng viên bác sĩ sẽ không bị truy tố tội giết người vì làm chết em bé song sinh mà sẽ không sống nổi qua cuộc phẫu thuật. Nghiêm khắc mà nói thì tôi không thể đảm bảo cho anh ta việc này, vì ý kiến của Bộ trưởng tư pháp chỉ bảo vệ người nhận được ý kiến đó trong các vụ kiện dân sự chứ không tránh cho anh ta khỏi truy tố hình sự. Dù vậy, ý kiến này sẽ là một trở lực lớn đối với một công tố viên nhiệt tình quá đáng. Tôi cho anh ta một lá thư chính thức, tuyên bố ý kiến của tôi rằng việc tử vong tất yếu của một trong hai bé sơ sinh để cứu mạng bé kia không phải là một tội ác. Viên bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Một bé tử vong. Nhưng bé kia sống.

        Phần lớn công việc chúng tôi làm mang tính thông thường hơn các trường hợp tôi kể ra trên đây. Trong hai năm, chúng tôi làm việc cật lực để đưa ra các ý kiến chính thức được viết rất tốt, hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan tiểu bang cũng như trong các vụ hình sự, cải thiện chất lượng chăm sóc trong các nhà bảo dưỡng, và giữ giá điện, trong đó có nỗ lực mạnh mẽ nhằm giữ giá tiền gọi điện thoại công cộng ở mức 10 xu, trong khi hầu như tất cả các bang khác đều tăng lên 25 xu.

        Ngoài công việc, tôi đi thăm thú tiểu bang nhiều nhất có thể để mở rộng mối quen biết và tăng cường tổ chức của tôi cho cuộc bầu cử kế tiếp. Tháng 1 năm 1977, tôi diễn thuyết lần đầu tiên với tư cách là quan chức dân cử tại bữa tiệc Câu lạc bộ Rotary ở Pine Bluff, thành phố lớn nhất ở đông nam Arkansas. Năm 1976 tôi đạt được 45% số phiếu ở đó, nhưng tôi cần phải kiếm được nhiều hơn trong các cuộc chạy đua trong tương lai. 500 khách có mặt tại tiệc cho tôi cơ hội tốt để cải thiện việc này. Đó là một buổi tối dài, với nhiều bài phát biểu và hàng loạt những giới thiệu lẫn nhau. Thường thường những người tổ chức các sự kiện như vậy hay sợ những ai không được giới thiệu sẽ về nhà trong tâm trạng bực bội. Nếu vậy thật thì trong bữa ăn dó chẳng có nhiều người bực bội. Khi ông chủ tiệc đứng lên giới thiệu tôi đã gần 10 giờ đêm. Ông ấy còn hồi hộp hơn tôi. Những lời đầu tiên thoát ra khỏi miệng ông ấy là: "Quý vị biết không, chúng ta có thể dừng ở đây và có một buổi tối rât vui vẻ". Tôi biết ý ông ấy là mục hay nhất vẫn còn ở phía trước, nhưng ông ấy nói ra lại chẳng giống như thế. Nhờ trời, đám đông phá lên cười, và bài diễn thuyết của tôi được đón nhận niềm nở, chủ yếu vì nó ngắn.

        Tôi cũng dự nhiều sự kiện của cộng đồng da đen. Một lần tôi được mục sư Robert Jenkins mời đến tiệc nhậm chức của ông ấy làm mục sư mới của Nhà thờ Baptist Sao Mai. Đó là một nhà thờ bằng gỗ màu trắng nho nhỏ ở bắc Little Rock có đủ chỗ ngồi thoải mái cho 150 người. Vào một buổi chiều chủ nhật rất nóng nực, có khoảng 300 người ở đó, bao gồm các mục sư và ca đoàn từ nhiều nhà thờ khác đến, và một người da trắng khác là thẩm phán hạt Roger Mears. Mỗi ca đoàn đều hát và các mục sư thì nói lời chúc tụng. Khi Robert lên giảng, cả hội thánh đã dự buổi lễ khá lâu rồi. Nhưng ông ây trẻ tuổi, đẹp trai, và là một người biết ăn nói, nên ông ấy được đám đông chú ý. Ông ấy bắt đầu từ tốn, nói rằng ông muốn là một mục sư gần gũi với mọi người nhưng không nên bị hiểu lầm. "Tôi muốn nói một lời đặc biệt với các quý bà của nhà thờ", ông ấy nói. "Nếu quý bà cần một mục sư, quý bà có thể gọi tôi bất cứ lúc nào, dù ngày hay đêm. Nhưng nếu quý bà cần một người đàn ông, hãy gọi nhờ Chúa. Người sẽ ban cho quý bà". Sự thẳng thắn như vậy có lẽ là điều không ai dám nghĩ tới trong một nhà thờ da trắng, nhưng thính giả của ông ấy đánh giá cao việc này. Ông ấy nhận được một loạt đồng thanh "amen".

        Khi Robert bắt đầu vào giữa bài giảng, nhiệt độ có vẻ tăng lên. Bỗng nhiên một phụ nữ đứng tuổi ngồi gần tôi đứng bật dậy, vừa nhún nhẩy vừa la hét, mê hoặc bởi linh hồn của Chúa. Một lúc sau một người đàn ông đứng dậy trong tâm trạng không kiềm chế được và còn lớn tiếng hơn. Khi Ông ta không thể dịu xuống được, vài người của nhà thờ đưa ông ta vào một căn phòng nhỏ phía sau nhà thờ dùng để chứa áo choàng của ca đoàn và đóng cửa lại. Ông ta tiếp tục la hét những điều không hiểu nổi và đập vào tường. Tôi quay lại vừa kịp nhìn thấy ông ta phá tung bản lề cửa, ném cánh cửa xuống đất và vừa chạy ra ngoài sân nhà thờ vừa thét lên. Cảnh này làm tôi nhớ lại khung cảnh ở Haiti lần đi với Max Beauvoir, chỉ khác là những người này tin rằng họ được Chúa Jesus nhập vào.

        Không lâu sau, tôi thấy tín hữu da trắng cũng có những chuyện tương tự, khi viên chức tài chính trong văn phòng Bộ trưởng tư pháp là Dianne Evans mời tôi đến cuộc họp trại hè hàng năm của phái Ngũ tuần ở Red field, cách Little Rock khoảng 30 dặm về phía nam. Cha mẹ Dianne đều là mục sư Ngũ tuần, và giống như các phụ nữ ngoan đạo khác trong phái, cô ấy mặc quần áo đơn giản, không trang điểm và không cắt tóc mà chỉ búi lên. Hồi đó, những người theo Ngũ tuần nghiêm khắc còn không đi xem phim hay xem thê thao. Nhiều người thậm chí còn không nghe nhạc phi tôn giáo trên radio xe hơi. Tôi quan tâm đến niềm tin và tập tục tôn giáo của họ đặc biệt là sau khi tôi quen Dianne, người vừa thông minh vừa cực kỳ giỏi giang trong công việc, và có óc hài hước. Khi tôi đùa cô ấy về tất cả những thứ mà người phái Ngũ tuần không được làm, cô ấy bảo họ đi nhà thờ là đủ vui rồi. Chẳng lâu sau tôi khám phá ra rằng cô ấy nói đúng thật.

        Khi đến Redfield, tôi được giới thiệu với người đứng đầu phái Ngũ tuần của tiểu bang, mục sư James Lumpkin, và các mục sư cốt cán khác. Rồi chúng tôi ra nơi làm lễ với sức chứa khoảng 3.000 người. Tôi ngồi trên lễ đài cùng với các giảng sư. Sau phần giới thiệu tôi và các tiết mục dạo đầu, buổi lễ bắt đầu với âm nhạc mạnh mẽ và cuốn hút như ở tất cả các nhà thờ da đen khác. Sau vài bài, một phụ nữ trẻ đẹp từ chỗ ca đoàn bước ra và ngồi xuống sau đàn organ và hát một bài tôi chưa từng được nghe trước giờ, bài "Có Jehovah chứng giám". Bài hát hay đến mức làm người ta phải nín thở. Tôi cảm động đến mức tôi khóc từ lúc nào không biết. Người phụ nữ tên Mickey Mangun, con gái của Đạo hữu Lumpkin và là vợ của mục sư Ànthony Mangun, người cùng với Mickey và cha mẹ cô ấy cai quản một nhà thờ lớn ở Alexandria, Louisiana. Sau bài giảng đầy hứng khởi của vị mục sư, có cả chuyện nói ứng khẩu - tức là dùng bất cứ âm tiết nào mà Thánh linh dẫn dắt - hội thánh được mời lên phía trước để cầu nguyện ở các bàn thờ đặt thấp ngang đầu gối. Nhiều người bước lên, tay giơ cao, vinh danh Chúa và cũng ứng khẩu. Đó là một đêm tôi sẽ không bao giờ quên.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười, 2015, 06:58:06 am
        Từ năm 1977 đến 1992, hè nào tôi cũng đến dự trại chỉ trừ có một lần. Tôi thường dẫn theo bạn bè. Sau vài năm, khi họ biết tôi từng hát trong ca đoàn nhà thờ, tôi được mời hát với một nhóm tứ ca mục sư đầu hói được gọi là nhóm Bald Knobbers. Tôi thích lắm và hòa nhập được ngay, ngoại trừ chuyện đầu tóc.

        Mỗi năm tôi đều chứng kiến vài sự biểu lộ mới đáng làm ngạc nhiên của phái Ngũ tuần. Có một năm vị mục sư chủ lễ, một người không có học, nói với chúng tôi là Chúa đã cho ông ấy sức mạnh để thuộc lòng Kinh thánh. Ông ấy đọc ra hơn 320 đoạn trong bài giảng của mình. Tôi đem theo Kinh thánh và kiểm tra trí nhớ của ông ấy. Sau 28 đoạn đầu tôi không kiểm nữa; ông ấy không sai một từ nào. Một lần khác tôi thấy một thanh niên khuyết tật nặng, người- năm nào cũng tiến đến cầu nguyên ở bàn thờ bằng xe lăn tự động. Anh ây ngồi gần cuối nhà thờ, được thiết kế dốc xuông phía lễ đài. Anh ấy chạy xe lăn hết tốc độ dọc theo lốì đi. Khi còn cách bàn thờ khoảng 3m, anh ấy giật thắng cho xe đứng lại, ném anh ta lên không và đáp xuống bằng đầu gối ngay trước bàn thờ, tiếp tục cúi xuống phía trước và cầu nguyện vinh danh Chúa như mọi người.

        Điều quan trọng hơn nhiều những thứ tôi chứng kiến người Ngũ tuần làm là những tình bạn tôi có được nơi họ. Tôi thích và ngưỡng mộ họ vì họ sống bằng niềm tin của mình. Họ nghiêm khắc chống phá thai, nhưng không giống như một số người khác, họ vẫn cố sao cho đứa trẻ ra đời bất đắc dĩ có dược một ngôi nhà yên ấm, bất chấp chủng tộc hoặc dù nó có bị tật nguyền. Họ không đồng tình với tôi về vấn đề phá thai và quyền cho dân đồng tính, nhưng họ vẫn tuân theo lời răn của Chúa là phải yêu lấy láng giềng. Năm 1980, khi tôi thua trong kỳ tái ứng cử thống đốc, một trong những cú điện thoại đầu tiên tôi nhận được là từ một thành viên nhóm Bald Knobbers. Ông ấy bảo có ba mục sư muốn đến gặp tôi. Họ đến dinh thự thống đốc, cầu nguyện với tôi, bảo tôi rằng họ vẫn yêu mến tôi y như khi tôi thắng cuộc, rồi ra về.

        Ngoài việc trung thực với niềm tin, những người phái Ngũ tuần tôi biết còn là những công dân tốt. Họ cho rằng không đi bỏ phiếu là tội lỗi. Phần lớn các giảng sư tôi biết đều thích chính trị và chính trị gia, và họ cũng có thể trở thành các chính trị gia thực tế giỏi. Giữa thập niên 80, trên khắp nước Mỹ, các nhà thờ theo chủ nghĩa chính thống phản đối các điều luật tiểu bang đòi hỏi các nhà trẻ của nhà thờ phải đáp ứng các tiêu chuẩn tiểu bang và phải có giấy phép hoạt động. Chuyện này trở thành vấn đề nóng bỏng ở vài nơi, ít nhất một mục sư ở một tiểu bang vùng trung tây đã thà vào tù còn hơn là tuân thủ các tiêu chuẩn nhà trẻ. vấn đề này có khả năng bùng nổ ở Arkansas, nơi chúng tôi từng gặp vài rắc rối với một trung tâm giữ trẻ của tôn giáo và luật tiêu chuẩn hóa nhà trẻ sắp được áp dụng. Tôi hẹn gặp một số bạn bè là mục sư Ngũ tuần và hỏi họ rắc rối thực là gì. Họ đáp họ chẳng phiền hà gì chuyện đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn và y tế của tiểu bang; vấn đề là ở chỗ có yêu cầu bắt họ phải xin giấy phép của tiểu bang và treo lên tường- Họ coi việc chăm sóc trẻ là phần rất quan trọng trong công việc mục sư của mình, mà họ cho rằng không thể để tiểu bang xen vào vì tu chính án thứ nhất đảm bảo quyền tự do tôn giáo. Tôi đưa họ một bản tiêu chuẩn mới của tiểu bang và yêu cầu họ đọc rồi cho ý kiến. Ngày hôm sau khi họ trở lại, họ nói các tiêu chuẩn như vậy là công bằng. Thế là tôi hứa đưa ra một thỏa hiệp: các nhà trẻ tôn giáo không cần phải xin giấy phép tiểu bang nếu nhà thờ đồng ý tuân thủ tiêu chuẩn và chịu cho thanh tra thường xuyên. Họ chấp nhận, cuộc khủng hoảng qua đi, và các tiêu chuẩn được áp dụng, và như tôi biết các nhà trẻ của nhà thờ chẳng bao giờ có rắc rối gì.

        Vào một kỳ Phục sinh trong thập niên 80, Hillary và tôi đưa Chelsea đến xem Lễ Cứu thế Phục sinh ở nhà thờ của nhà Mangun tại Alexandria. Hệ thống âm thanh ánh sáng thật hảo hạng, bối cảnh Chúa phục sinh trông rất thật, có cả động vật sống, còn tất cả các nghệ sĩ đều là thành viên nhà thờ. Phần lớn các bài hát do họ tự sáng tác và hát rất hay. Khi đã là tổng thống và tình cờ đến Fort Polk, gần Alexandria vào dịp Phục sinh, tôi quay lại lễ Cứu thế và thuyết phục đoàn báo chí đi cùng tôi, cộng thêm hai dân biểu da đen Cleo Fields và Bill Jefferson. Giữa buổi lễ, đèn tắt phụt. Một phụ nữ bắt đầu hát một bài quen thuộc bằng giọng sâu và khỏe. Ông mục sư nghiêng qua Dân biểu Jefferson và hỏi, "Bill này, ông nghĩ người hát là da đen hay da trắng?". Bill đáp: "Da đen. Không còn nghi ngờ gì nữa". Sau vài phút, đèn sáng lên lại, cho thấy một phụ nữ da trắng nhỏ nhắn mặc váy dài đen, tóc vấn lên trên đầu. Jefferson chỉ biết lắc đầu, nhưng một người da đen khác ngồi trên vài hàng ghế thì không thể kiềm chế nổi. Ông ta thốt lên: "Chúa ơi, đó là một thủ thư người da trắng!". Đến cuối buổi, tôi thấy nhiều nhà báo thường ngày vẫn rất nanh nọc rơm rớm nước mắt vì quyền năng của âm nhạc đã xuyên thủng bức tường nghi ngờ của họ.

        Mickey Mangun và một người bạn Ngũ tuần khác, Janice Sjostrand, hát trong buổi lễ nhà thờ cho lần nhậm chức đầu tiên của tôi và làm thính giả thán phục. Khi rời nhà thờ, Chủ tịch Hội đồng Tham mứu Liên quân, Colin Powell quay qua hỏi tôi: "Anh tìm đâu ra một phụ nừ da trắng có thể hát như vậy? Tôi cứ tưởng không thể có người như vậy". Tôi cười và bảo anh ấy là việc biết được những người như vậy là một trong những lý do tôi được bầu làm tổng thống.

        Trong nhiệm kỳ thứ hai của tôi, khi phe Cộng hòa đang tìm cách tống khứ tôi và nhiều chuyên gia bảo rằng tôi coi như tiêu tùng rồi, Anthony Mangun gọi điện cho tôi và hỏi liệu ông ấy và Mickey có thể đến gặp tôi 20 phút được không. Tôi nói, "Hai mươi phút? Ông định bay từ dưới đó lên đây chỉ để gặp 20 phút thôi à?". Ông ấy đáp, "Anh nhiều việc. Chúng tôi chỉ cần từng đấy thôi". Tôi bảo ông ấy cứ lên đi. Vài ngày sau Anthony và Mickey ngồi riêng với tôi trong Phòng Bầu dục. Ông ấy bảo, "Anh làm một điều xấu nhưng anh không phải người xấu. Chúng ta cùng nuôi con lớn lên mà. Tôi biết cái tâm của anh. Đừng có nhụt chí. Và nếu anh bị hạ bệ, và có chuyện dậu đổ bìm leo thì hãy gọi tôi. Tôi lên cùng với anh, và tôi muốn cùng xuống với anh". Rồi chúng tôi cùng cầu nguyện, Mickey cho tôi một cuộn băng nhiều bài hát hay mà cô ấy viết để nâng đỡ tinh thần tôi. Cuốn băng có tên "Tái sinh". Sau 20 phút, họ đứng lên và bay về nhà.

        Biết được những người Ngũ tuần đã làm phong phú và thay đổi đời tôi. Dù quan điểm tôn giáo của bạn là gì, hoặc không có quan điểm tôn giáo đi nữa, được thấy người ta sống trong niềm tin của tinh thần tình yêu thương tất cả mọi người chứ không chỉ người của họ, là một điều đẹp đẽ rất đáng chiêm ngưỡng. Nếu bạn có cơ hội đi dự một lễ của phái Ngũ tuần, đừng có bỏ lỡ nhé.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2015, 03:31:06 am
        Về cuối năm 1977, bàn luận chính trị lại bắt đầu nhen nhóm. Thượng nghị sĩ McClellan tuyên bố nghỉ hưu sau gần 35 năm ở thượng viện, mở màn cho cuộc tranh đua vô tiền khoáng hậu để làm người kế vị ông. Thống đốc Pryor, người suýt nữa đánh bại được McClellan trước đó sáu năm, sẽ ra tranh cử. Ngoài ra còn có Jim Guy Tucker và một dân biểu từ Quận nghị viện thứ Tư ở miền nam Arkansas, Ray Thornton, người nổi đình nổi đám với tư cách thành viên tư pháp hạ viện trong quá trình bãi nhiệm Nixon. Ông ấy còn là cháu của Witt và Jack Stephens nên có đủ sức mạnh tài chính cho cuộc vận động.

        Tôi phải quyết định xem có tham gia cuộc đua vào thượng viện hay không. Một cuộc trưng cầu mới đây cho thấy tôi đứng vị trí thứ hai, thua ông thống đốc khoảng 10 điểm và dẫn trước hai dân biểu chút ít. Tôi mới làm viên chức dân cử chưa đầy một năm, nhưng không như hai ông dân biểu kia, tôi đại diện cho toàn tiểu bang, luôn luôn ở bang nhà và may mắn có được một công việc mà nếu làm tốt sẽ tự nhiên đảm bảo được công chúng ủng hộ. Không có nhiều người chống đối bảo vệ quyền người tiêu dùng, chăm sóc y tế tốt hơn cho người già, giá năng lượng thấp hơn và luật pháp cũng như trật tự.

        Nhưng thay vào đó tôi quyết định tranh cử thống đốc. Tôi thích chính quyền tiểu bang và muốn ở quê nhà. Trước khi tôi có thể nhập cuộc đua, tôi còn có một vụ lớn cuối cùng phải giải quyết với tư cách Bộ trưởng tư pháp. Tôi làm vụ này từ xa. Sau giáng sinh, Hillary và tôi đi Florida để xem đội bóng của Arkansas đấu với đội Oklahoma ở sân Orange Bowl. Huấn luyện viên Lou Holtz, mới dẫn dắt đội Arkansas năm đầu tiên, đã cùng đội Razorback có một mùa giải thắng 10 thua 1, đứng thứ sáu bảng xếp hạng toàn quốc; trận thua duy nhất của đội là trước đội bóng siêu hạng của bang Texas. Oklahoma đứng thứ hai toàn quốc, cũng chỉ thua Texas nhưng với cách biệt ít hơn.

        Chúng tôi vừa tới nơi thì vụ việc nổ bùng ở Arkansas liên quan đến đội bóng. Huấn luyện viên Holtz đình chỉ ba cầu thủ khỏi đội vì một sự cố liên quan đến một phụ nữ trẻ diễn ra trong khu ký túc của đội, làm họ không thể tham dự trận cầu này. Ba cầu thủ này không phải ba cầu thủ thường. Họ bao gồm hậu vệ thòng, người chạy nhanh nhất trong giải Liên đoàn Tây Nam; hậu vệ giữa; và hậu vệ cánh, người có tốc độ như chớp và là một cầu thủ có đầu óc. Bộ ba này làm nên phần lớn sức mạnh của hàng thủ. Dù không có cáo buộc hình sự nào nhưng Holtz nói rằng ông đình chỉ ba người này vì họ vi phạm luật "làm điều phải", và rằng ông ấy phải huấn luyện không những chỉ cầu thủ giỏi mà còn phải làm họ thành người tốt.

        Ba cầu thủ đâm đơn kiện đòi xem xét lại, tuyên bố vụ đình chỉ này là vô lối và có thể xuất phát từ mục tiêu chủng tộc, vì cả ba đều da đen và cô gái kia da trắng. Họ cũng tìm kiếm sự ủng hộ của đội bóng. Chín cầu thủ khác tuyên bô sẽ không chơi ở Orange Bowl trừ phi ba người kia được trở lại đội.

        Công việc của tôi là bảo vệ quyết định của Holtz. Sau khi nói chuyện với Frank Broyles, phụ trách về thể thao, tôi quyết định ở lại Florida nơi tôi có thể tham vấn trực tiếp với anh ấy và Holtz. Tôi yêu cầu nhân viên của tôi là Ellen Brantley nhận xử lý vụ này ở toà án liên bang ở Little Rock. Ellen học chung với Hillary ở Wellesley và là một luật sư tài giỏi; tôi nghĩ chắc cũng không hại gì nếu để một phụ nữ tranh biện cho phe chúng tôi. Trong khi đó, sự ủng hộ đối với Holtz và trận đấu bắt đầu lớn dần lên trong các cầu thủ.

        Trong vài ngày cực kỳ bận rộn, tôi dành tám tiếng hoặc hơn nữa để gọi điện thoại, nói chuyện với Ellen ở Little Rock và với Broyles và Holtz ở Miami. Áp lực và sự chỉ trích bắt đầu tác động đến Holtz, đặc biệt cáo buộc ông là một kẻ phân biệt chủng tộc. Chứng cớ duy nhât chống lại ông là khi còn huấn luyện cho đội của bang Bắc Carolina, ông đã ủng hộ Thượng nghị sĩ Jesse Helms, một người cực kỳ bảo thủ, tái cử. Sau nhiều giờ nói chuyện với Holtz, tôi có thể thấy ông ấy không phải là kẻ phân biệt chủng tộc, và cũng chẳng có ý thức chính trị gì. Helms đối xử tử tế với ông ấy và ông ấy đáp trả, thế thôi.

        Ngày 30 tháng 12, ba ngày trước trận đâu, ba cầu thủ kia bỏ vụ kiện và không bắt chín cầu thủ còn lại phải tẩy chay trận đấu nữa. Nhưng vẫn chưa hết chuyện. Holtz giận đến mức ông bảo tôi ông ấy sẽ gọi điện cho Frank Broyles và từ chức. Tôi lập tức gọi Frank và bảo ông ấy bất cứ giá nào cũng đừng có trả lời điện thoại trong phòng đêm hôm đó. Tôi tin rằng khi thức dậy sáng hôm sau, Lou sẽ muốn chiến thắng trận đấu này.

        Hai ngày kế tiếp đội bóng tập luyện như điên, vốn dĩ họ đã là đội kèo dưới, thua đến 18 điểm, và khi ba cầu thủ trụ cột bị đình chỉ, họ ngưng tập luyện cho trận đấu. Nhưng các cầu thủ đã thúc ép nhau luyện tập điên cuồng.

        Tối 2 tháng 1, Hillary và tôi ngồi ở Orange Bowl xem đội Okla¬homa khởi động. Hôm trước, đội dẫn đầu Texas đã thua đội Notre Dame ở Cotton Bowl. Tất cả những gì Oklahoma cần làm là đánh bại một đội Arkansas què quặt để đoạt chức vô địch quốc gia. Cũng như tất cả mọi người khác, họ nghĩ rằng trận đấu này sẽ chỉ như một cuộc dạo chơi.

        Thế rồi Razorback ra sân. Họ bước ra sân theo hàng dọc và vỗ vào cọc gôn trước khi khởi động. Hillary theo dõi hụ, nắm lây cánh tay tôi và nói, "Nhìn họ kìa, Bill. Họ sẽ thắng". Với hàng phòng thủ chặt chẽ và một cú ôm bóng chạy kỷ lục dài 250 yard của hậu vệ Roland Sales, Razorback hạ Oklahoma 31-6, có lẽ là chiến thắng cách biệt lớn nhất và khó ngờ nhất trong lịch sử bóng bầu dục Arkansas. Lou Holtz là một người gầy ốm, căng thẳng đi qua đi lại dọc đường biên theo kiểu làm cho Hillary nhớ đến Woody Allen. Tôi thật biết ơn thời kỳ kỳ quặc đó cho tôi cơ hội biết ông ấy rõ hơn. Ông ấy thông minh và lì lợm, có lẽ là huấn luyện viên trên sân giỏi nhất nước Mỹ. Ông ấy đã có những mùa bóng tuyệt vời ở Arkansas, Minnesota, Notre Dame và Nam Carolina, nhưng ông ấy sẽ không bao giờ có được một đêm gần như đêm hôm ấy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười, 2015, 04:47:35 am
        Bỏ vụ Orange Bowl lại sau lưng, tôi về nhà để tiếp tục đưa ra động thái kế tiếp của mình. Sau khi thượng nghị sĩ McClellan chính thức công bố về hưu, tôi đến gặp ông để cám ơn ông đã phục vụ và xin ông lời khuyên. Ông ấy nhiệt liệt khuyến khích tôi tranh cử vào ghế của ông; ông ấy không muốn David Pryor thắng cuộc và cũng không có quan hệ gì đặc biệt với Tucker và Thornton. Ông bảo trường hợp xâu nhất tôi cũng chỉ thua là cùng, như bản thân ông trong lần tranh cử đầu tiên, và rằng nếu tôi thua, tôi vẫn còn trẻ và có thể tiếp tục thử nữa, cũng giống như ông. Khi tôi bảo ông tôi đang định tranh cử thống đốc, ông nói đó là ý tưởng tồi, rằng những gì cậu làm ở ghế thống đốc là khiến người ta phát khùng lên thôi. Ở thượng viện cậu có thể làm việc lớn cho tiểu bang và quốc gia. Ghế thống đốc, ông ấy nói, là một con đường ngắn dẫn đến nghĩa địa chính trị. Xét về lịch sử thì phân tích của McClellan là đúng. Đúng là Dale Bumpers đã lướt trên làn sóng thịnh vượng và tiến bộ của miền Nam Mới từ ghế thống đốc lên thượng viện, nhưng ông ấy là một ngoại lệ. Thời điểm này thật khó khăn đối với Pryor và ông ấy đang chịu nhiều thách thức dù tôi có tranh cử hay không. Và thật khó giữ chức thống đốc hơn bốn năm. Kể từ khi Arkansas áp dụng nhiệm kỳ hai năm vào năm 1876, chỉ có hai thông đôc - Jeff Davis trước Thế chiến thứ nhât và Orval Faubus - từng giữ chức này hơn bốn năm. Đấy là chưa kể Faubus phải làm điều sai trái ở trường trung học Central để tiếp tục tại vị.

        McClellan ở tuổi 82 vẫn sắc sảo ghê gớm, và tôi tôn trọng lời khuyên của ông. Tôi cũng ngạc nhiên trước sự khuyến khích của ông. Tôi cấp tiến hơn ông nhiều, nhưng người kế vị tiềm năng của ông cũng vậy. Vì lý do nào đó, chúng tôi hợp nhau, một phần vì tôi xa nhà đi học luật lúc Pryor tranh đua với ông nên khồng thể ủng hộ Pryor được, vốn là điều mà tôi chắc hẳn đã làm nếu tôi ở nhà. Tôi cũng kính trọng công việc nghiêm túc mà McClellan đã làm nhằm triệt phá các đường dây tội phạm có tổ chức. Chúng là mối đe dọa với người Mỹ, bất chấp thái độ chính trị hay hoàn cảnh kinh tế. Không lâu sau cuộc gặp gỡ, Thượng nghị sĩ McClellan mất trước khi ông có thể hoàn tất nhiệm kỳ.

        Bất chấp lời khuyên của ông ấy và sự đảm bảo rằng tôi sẽ được ủng hộ trên toàn bang để chạy đua vào thượng viện, tôi quyết định tranh cử thống đốc. Tôi phấn khích bởi viễn cảnh về những gì tôi có thể đạt được, và cho rằng mình có thể chiến thắng. Dù tuổi tôi, 31, chắc sẽ trở thành một trở ngại đối với tôi trong cuộc chạy đua vào chức thống đốc hơn là vào thượng viện khi xét đến công việc quản lý nặng nề và trách nhiệm đưa ra quyết định, cuộc tranh đua không quyết liệt như đua vào thượng viện.

        Bốn ứng viên tranh cử trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ: Joe Woodward, một luật sư ở Magnolia, nam Arkansas, từng tích cực hoạt động trong chiến dịch của Dale Bumpers; Frank Lady, một luật sư ở đông bắc Arkansas, là một người Cơ đốc bảo thủ và là ứng viên ưa thích nhất của nhóm Đa số đạo đức và cũng là đối thủ đầu tiên nhưng không phải cuối cùng công khai phê phán Hillary vì cô ấy hành nghề luật nhưng thực ra vì cô ấy giữ nhũ danh sau khi lập gia đình; Randall Mathis, viên thẩm phán hùng biện của hạt Clark, ngay phía nam Hot Springs; và Monroe Schwarzlose, một nông dân nuôi gà tây ở đông nam Arkansas. Woodward có vẻ như là ứng viên nặng ký nhất. Ông ấy thông minh, khéo ăn nói và quen biết khắp tiểu bang nhờ làm việc với Dale Bumpers. Dù vậy, khởi đầu tôi vẫn dẫn trước xa. Tôi chỉ phải giữ ưu thế này. Vì thực ra người ta chỉ quan tâm đến cuộc đua vào thượng viện, tôi chỉ phải chạy đua thật bền bỉ, tránh phạm lỗi lầm và tiếp tục hoàn thành tốt công việc của Bộ trưởng tư pháp.

        Dù thiếu đi kịch tích nhưng chiến dịch tranh cử cũng có những thời khắc thú vị. "Câu chuyện leo cây" lại được moi ra khi một cảnh sát viên tiểu bang ủng hộ Joe Woodward thề rằng chính anh ta đã lôi tôi khỏi cái cây tai tiếng đó hồi năm 1969. Ở Dover, phía bắc Russellville, tôi đáp trả thách thức nam tính của mình bằng cách tham gia kéo co với một đám những người kéo gỗ to khỏe. Tôi là người nhỏ con nhất trong cả hai đội, nhưng họ bắt tôi đứng đầu. Chúng tôi kéo sợi dây qua lại, ở giữa là một hố đầy nước và bùn. Bên tôi thua, và tôi dính đầy bùn, tay thì bị rách toạc rớm máu vì nắm dây thừng quá chặt. May thay, một người bạn thúc tôi chơi kéo co đã cho tôi một cái quần kaki để tôi có thể lên đường đi vận động tiếp. Ở St. Paul, một thị trấn khoảng 150 dân gần Huntsville, tôi bắt tay với tất cả những người tuần hành trong đoàn diễu hành Ngày Tiên phong, nhưng tôi lủi nhanh khi thấy một người đi đến phía tôi với con thú cưng của anh ta dắt theo bằng một cái vòng đeo cổ. Đó là một con gấu trưởng thành to lớn. Tôi không biết ai cảm thấy an tâm với cái vòng cổ kia, chứ tôi thì chắc chắn là không.

        Dù có tin hay không thì cà chua đóng vai trò trong chiến dịch vận động năm 1978. Arkansas trồng nhiều cà chua ở hạt Bradley, phần lớn do lao động di dân thu hái - những người này đi từ nam Texas xuyên qua Arkansas ngược sông Mississippi tới tận Michigan, đi theo thời tiết ấm dần và mùa trái chín. Với tư cách là Bộ trưởng tư pháp, tôi đã tới Hermitage, ở phần phía nam của hạt, dự cuộc họp mặt cộng đồng về các vấn đề mà giới tiểu nông gặp phải trong khi áp dụng các tiêu chuẩn liên bang mới về nhà ở cho nhân công của họ. Đơn giản là họ không đủ tiền để tìm chỗ ở cho những người này. Tôi tìm cho họ một số trợ giúp từ chính quyền Carter để họ có thể xây các nhà ở cần thiết và tiếp tục kinh doanh. Những người này rất biết ơn, và sau khi tôi tuyên bố tranh cử thống đốc họ tổ chức Ngày Cảm tạ Bill Clinton, có ban nhạc trung học dẫn đầu đoàn diễu hành trên phố chính. Tôi rất phấn khích và mừng vì một phóng viên của tờ Arkansas Gazette cũng lái xe xuống cùng tôi để đưa tin. Trên đường đi, cô ấy hỏi tôi nhiều câu về chiến dịch và các vấn đê tranh cử. Tôi nói vài điều dính dáng đến sự ủng hộ của tôi về án tử hình, và thế là chuyện đó được đăng báo. Cả thị trấn Hermitage đô ra đường, nhưng sự kiện và cả nỗ lực để có sự kiện đó thì vẫn là một bí mật đối với phần còn lại của tiểu bang. Tôi cứ phàn nàn về chuyện đó nhiều ngày cho đến lúc nhân viên của tôi quyết định cách duy nhất để tôi thôi đi là trêu chọc tôi. Họ đặt làm các áo thun với dòng chữ "Lẽ ra bạn phải thấy đám đông ở Hermitage!". ít ra tôi cũng đoạt được gần như toàn bộ số phiếu ở đó và học cách cẩn thận hơn đối với báo giới.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười, 2015, 12:24:33 am
        Vài tuần sau, tôi quay về hạt Bradley để tìm phiếu về vụ cà chua tại Hội cà chua hồng hàng năm ở Warren, và tôi tham dự cuộc thi ăn cà chua. Ba trong số bảy hay tám đấu thủ là thanh niên to hơn tôi nhiều. Mỗi người chúng tôi được một túi giấy đầy cà chua đã được cân cẩn thận. Khi chuông rung, chúng tôi ăn càng nhiều cà chua càng tốt trong một khoảng thời gian nhất định, tôi nhớ là năm phút - một thời gian dài để đám đông xem những người đàn ông trưởng thành cư xử như heo trong máng cám. Bất cứ phần nào của trái cà chua không ăn được phải bỏ lại vào túi giấy để xác định chính xác lượng cà chua đã được ăn. Như một thằng ngốc, tôi cố thắng. Tôi lúc nào cũng vậy. Tôi về thứ ba hay bốn gì đó và cảm thấy muốn bệnh trong vài ngày sau. Nhưng không phải mọi thứ vô ích; tôi đạt được phần lớn số phiếu ở Warren. Nhưng tôi không bao giờ tham gia cuộc thi này nữa.

        Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo tu chính án bình quyền và đưa xuống các tiểu bang để phê chuẩn tuân thủ, nhưng 3/4 các quốc hội tiểu bang cần thiết đã không phê chuẩn và sẽ không bao giờ phê chuẩn. Dù như thế, nó vẫn trở thành một vấn đề nóng bỏng đối với những người bảo thủ xã hội ở Arkansas vì nhiều lý do. Thượng nghị sĩ Kaneaster Hodges, người mà David Pryor bổ nhiệm thay thế làm nốt nhiệm kỳ của Thượng nghị sĩ McClellan, có một bài diễn thuyết hùng hồn trong kỳ họp thượng viện ủng hộ tu chính án này. Bạn chúng tôi là Diane Kincaid đã dập tơi tả Phyllis Schlafly, người chống đối quyết liệt nhất nước tu chính án này, trong một cuộc tranh luận được truyền thông rộng rãi trước quốc hội tiểu bang Arkansas. Và Hillary và tôi chính thức ủng hộ tu chính án. Những người chống đối tu chính án này dự báo trước sự chấm dứt của văn minh nếu tu chính án được thông qua: phụ nữ đi chiến đấu, phòng vệ sinh chung cho hai giới, gia đình tan vỡ vì người phụ nữ lầm lụi kia không còn là sở hữu của chồng nữa.

        Vì tu chính án bình quyẽn mà tôi có cuộc đụng độ nho nhó với những ủng hộ viên của Frank Lady tại một cuộc tập hợp khoảng 500 người ở Jonesboro, đông bắc Arkansas. Tôi đang diễn thuyết, tóm tắt lại các đề nghị của mình về phát triển kinh tế và giáo dục thì một phụ nữ đứng tuổi mặc áo ủng hộ Lady hét lên với tôi, "Nói về tu chính án bình quyền đi! Nói đi!". Cuối cùng tôi nói: "Được, tôi sẽ nói. Tôi ủng hộ. Bà chống lại nó. Nhưng nó sẽ không gây hại nhiều như bà nghĩ và cũng không mang lại nhiều điều tốt như chúng tôi, những người ủng hộ, nghĩ. Bây giờ nói tiếp về trường học và việc làm nhé". Bà ấy không chịu buông tha. Bà hét lên, "Ông đang khuếch trương cho đồng tính luyến ái!". Tôi nhìn bà ấy, mỉm cười và nói, "Thưa bà, trong cuộc đời chính trị ngắn ngủi của tôi, tôi đã bị cáo buộc đủ thứ trên đời. Nhưng bà là người đầu tiên cáo buộc tôi khuếch trương đồng tính đó". Đám đông cười ầm lên. Thậm chí một số ủng hộ viên của Lady cũng cười. Sau đó tôi mới được nói nốt bài diễn thuyết.

        Vào ngày bầu sơ bộ, tôi được 60% số phiếu và thắng 71 trên tổng số 75 hạt. Số phiếu trong cuộc đua vào thượng viện chia gần đều cho Pryor, Tucker và Thornton. Ông thống đốc được 34%, Jim Guy Tucker được hơn Ray Thornton vài phiếu, nên phải bầu cử tiếp vòng hai. Suy nghĩ thông thường thì Pryor đang gặp rắc rối vì với tư cách thống đốc tái tranh cử, lẽ ra ông ấy phải được hơn 40% ủng hộ. Vì tôi thích ông ấy và thích làm việc cùng ông ấy trong chính quyền tiểu bang, tôi giục ông xin lời khuyên của chuyên gia trưng cầu mới của tôi, Dick Morris, một chuyên gia tư vấn chính trị trẻ từng hoạt động chính trị ở thành phố New York. Ivforris là một nhân vật sáng láng và đầy cá tính, có nhiều ý tưởng về chính trị và chính sách. Anh ta tin vào các chiến dịch chủ động, sáng tạo, và tự phụ về mọi thứ đến mức nhiều người, đặc biệt là ở một nơi như Arkansas, thấy khó ưa anh ta. Nhưng anh ta làm tôi thây hưng phân. Và anh ta cũng làm nhiều điều lợi cho tôi, một phần vì tôi từ chối không để kiểu cách của anh ta làm ảnh hưởng và một phần vì tôi có bản năng nhạy bén để cảm nhận lúc nào anh ta đúng và lúc nào thì không. Một điều tôi thực sự ưa thích ở anh ta là anh ta thường nói tôi nghe những điều tôi không muốn nghe.
 
        Vào chiến dịch mùa thu, đối thủ của tôi là một chủ nông trại bò và là chủ tịch của đảng Cộng hòa tiểu bang, Lynn Lowe. Cuộc đua không có sự kiện gì nổi bật ngoại trừ cuộc họp báo ở thềm tòa nhà quốc hội tiểu bang, khi phe ông ấy cáo buộc tôi là kẻ trốn quân dịch. Tôi đề nghị họ hỏi đại tá Holmes. Tôi thắng cử với 63% số phiếu, thắng ở 69 trên 75 hạt.

        Ở tuổi 32, tôi là thống đốc tân cử của Arkansas, có hai tháng để tuyển nhân viên, chuẩn bị chương trình lập pháp, và kết thúc nốt công việc của Bộ trưởng tư pháp. Tôi thực sự thích thú công việc đó, và nhờ làm việc chăm chỉ và sự tận tụy của đội ngũ nhân viên giỏi, chúng tôi đã đạt được nhiều điều. Chúng tôi đã dọn dẹp đống ùn tắc các yêu cầu về ý kiến pháp lý, đưa ra một con số kỷ lục về chúng; thu hồi hơn 400 ngàn đôla theo khiếu nại của người tiêu dùng, nhiều hơn tổng số năm năm tồn tại của cơ quan này; nói các ủy ban của tiểu bang coi về các ngành nghề không được phép cấm quảng cáo giá cả của các nhóm ngành nghề mà họ phụ trách - một kiểu cấm thường thấy lúc đấy trên khắp nước Mỹ; đấu tranh để có các nhà bảo dưỡng tốt hơn và chấm dứt việc phân biệt tuổi tác với người già; can thiệp vào các buổi điều trần giá năng lượng mà Bộ Tư pháp chưa từng làm trước giờ, tiết kiệm hàng triệu đôla cho người sử dụng; thảo và thông qua đạo luật bồi thường cho nạn nhân của các tội ác bạo hành; và bảo vệ quyền riêng tư của các công dân trong thông tin cá nhân mà các cơ quan tiểu bang cất giữ. Một điều khác tôi đạt được rất quan trọng đối với chính mình. Tôi đã thuyết phục được 3/4 thành viên của cả hai viện sửa đổi luật quyền bỏ phiếu để khôi phục lại quyền bỏ phiếu cho những người từng bị kết án sau khi mãn hạn tù. Tôi biện luận rằng khi người phạm tội đã trả giá đầy đủ, anh ta phải được phục hồi đầy đủ quyền công dân. Tôi làm điều đó cho Jeff Dwire, một công dân chăm chỉ, đóng thuê đầy đủ nhưng không bao giờ được ân xá và đau đớn như phải chết hàng ngàn lần mỗi ngày. Buồn thay, hơn 20 năm sau chính quyền liên bang và phần lớn các tiểu bang vẫn chưa làm điều tương tự.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười, 2015, 05:19:26 am
 
        21


        Chúng tôi bắt đầu chuẩn bị cho nhiệm kì đầu tiên của tôi sau
cuộc bầu cử sơ bộ từ tháng 5 và đến tháng 11 thì thực sự tăng tốc, chuyển đổi tổng hành dinh thành văn phòng bàn giao. Rudy Moore và Steve Smith, từng làm việc ở cơ quan lập pháp, giúp tôi trong việc tổ chức ngân sách, khởi thảo các dự luật nhằm luật hoá những ưu tiên chính sách của tôi, phân tích những thách thức chính về quản lý và bắt đầu tuyển nhân viên cũng như thành lập nội các.

        Vào tháng 12, đảng Dân chủ tổ chức đại hội giữa kỳ ở Memphis. Tôi được yêu cầu đi khắp vùng sông Mississippi để làm người điều khiển một nhóm tranh luận bao gồm Joe Califano, Bộ trưởng Y tế, Giáo dục và Xã hội dưới triều Tổng thống Carter, và Thượng nghị sĩ Edward Kennedy, người ủng hộ mạnh mẽ nhất trong thượng viện đối với chương trình chăm sóc sức khỏe đại trà. Califano rất hùng hồn bảo vệ thái độ tăng giá trị chương trình cải cách y tế của tổng thống, nhưng chính Kennedy mới là người giành được sự ủng hộ của đám đông khi xúc động kêu gọi sao cho mỗi người dân Mỹ bình thường đều có thể được hưởng trợ cấp bằng với mức mà ông, với sự giàu có của mình, từng chăm sóc cho con trai là Teddy khi anh này mắc bệnh ung thư. Tôi thích thú cả cuộc tranh luận ấy lẫn việc được sự chú ý của toàn quốc, nhưng cũng nhận ra rằng hội nghị đó chỉ càng tô đậm thêm những bất đồng trong nội bộ đảng chúng tôi, khi mà lẽ ra nó phải đoàn kết và khích lệ mọi thành viên trong đảng trong những năm không có bầu cử tổng thống. Những hội nghị giữa nhiệm kỳ sau này đã bị hủy bỏ.

        Không lâu trước giáng sinh, Hillary và tôi đi nghỉ ở Anh - một chuyến đi cực kỳ cần thiết. Chúng tôi đã đón Ngày giáng sinh cùng với bạn tôi hồi học ở Oxford, Sara Maitland và chồng cô ấy, Donald Lee, một người Mỹ nhưng lại làm linh mục của Nhà thờ Anh giáo. Đó là lễ giáng sinh đầu tiên của Donald trong vai trò một linh mục. Anh ấy cũng hơi lo lắng chút ít, nhưng bắt đầu buổi lễ với một bài giảng cho trẻ em, một cách thức thường chắc chắn mang lại thành công. Anh ấy ngồi xuống trên bậc thềm trước một bối cảnh ngày chúa giáng sinh, gọi bọn trẻ đến ngồi cùng. Khi bọn trẻ yên vị, anh ấy hỏi, "này các con, hôm nay là một ngày rất đặc biệt". Bọn trẻ gật đầu. "Các con có biết hôm nay là ngày gì không?". "Vâng biết ạ". Bọn trẻ trả lời. Donald vui sướng hỏi tiếp: "Thế hôm nay là ngày gì?". Bọn trẻ cùng đồng thanh nói to: "Ngày thứ hai ạ". Tôi không biết anh ấy trò chuyện tiếp ra sao. Có lẽ anh ấy chỉ có thể tự an ủi rằng trong nhà thờ của mình, bọn trẻ luôn nói sự thật.

        Một tháng trôi qua, đã đến lúc chuyển đến dinh thự thống đốc và sẵn sàng nhậm chức. Dinh thự là một căn nhà lớn kiểu từ thời thuộc địa rộng khoảng 30.000m2 trong khu vực Quapaw đẹp đẽ cổ kính ở Little Rock, không xa tòa nhà quốc hội tiểu bang. Căn nhà chính ở giữa, hai bên là hai căn nhỏ hơn với căn bên trái dùng làm nhà khách và căn bên phải làm tổng hành dinh cho binh sĩ tiểu bang canh gác nơi này và trực điện thoại 24 giờ trong ngày. Dinh thự có ba phòng làm việc lớn và một căn bếp rộng, một phòng ăn sáng nhỏ ở tầng trệt, tầng hầm rộng rãi được dùng làm phòng giải trí với máy trò chơi bắn banh; khu vực sinh hoạt nằm ở lầu một. Dù tổng diện tích của tòa nhà khá lớn nhưng chỗ ở trong tòa nhà chỉ gồm có năm phòng nhỏ và hai phòng tắm khiêm tốn. Nhưng đó đã là cả một sự thay đổi lớn so với ngôi nhà nhỏ của chúng tôi trên phố L trước đây đến mức chúng tôi không có đủ đồ đạc để đưa vào năm căn phòng này.

        Điều khó khăn nhất đối với tôi trong thời gian đầu là phải thích nghi với việc bảo vệ an ninh. Tôi luôn tự hào về tính tự lập của mình và rất coi trọng thời gian riêng tư. Từ khi 20 tuổi, tôi đã tự chăm lo cho bản thân, và trong nhiều năm sau tôi biết tự lau nhà, lo việc vặt và tự nấu ăn. Khi sống chung với Hillary, chúng tôi cùng chia sẻ việc nhà. Từ năm 16 tuổi, tôi đã thích lái xe một mình, vừa nghe nhạc vừa suy ngẫm mọi việc. Bây giờ tôi không được làm như vậy nữa. Hàng ngày trước hoặc sau giờ làm việc, tôi thích chạy bộ và luôn có một binh sĩ tiểu bang bám theo tôi trên một chiếc xe hơi. Lúc đầu tôi thấy thực sự phiền hà - đôi khi tôi chỉ muốn chạy ngược vào mấy con đường một chiều. Nhưng dần dà tôi quen dần và trân trọng công việc của các nhân viên phục vụ ở dinh thự và binh sĩ cận vệ; họ giúp tôi dành nhiều thời gian giải quyết công việc hơn. Vì lính cận vệ lái xe cho tôi nên tôi hoàn tất rất nhiều công văn giấy tờ trong lúc di chuyển, về sau này chúng tôi thống nhất là tôi sẽ tự lái xe đi nhà thờ vào các chủ nhật. Thực ra điều này cũng chẳng phải là nhượng bộ gì ghê gớm lắm, vì cả nhà thờ tôi dự lễ lẫn nhà thờ Giám lý của Hillary đều cách toà dinh thự chỉ khoảng một dặm, nhưng tôi thường mong đến lượt lái xe tự do vào ngày chủ nhật. Một trong số các binh sĩ tiểu bang cùng chạy với tôi khi đến phiên anh ta trực, và tôi thích như vậy hơn là bị lái xe bám theo sau. Sau nhiều năm tôi ở cương vị này mà rõ ràng không có mối đe dọa trực tiếp nào, tôi thường chạy một mình vào mỗi buổi sáng nhưng theo một tuyến đường được định trước và có đông người. Sau khi chạy tôi hay dừng ở tiệm McDonald hay một tiệm bánh, cả hai chỉ cách toà dinh thự nửa dặm, để uống nước và rồi đi bộ về nhà.

        Nhưng đôi khi đội cận vệ cũng thực sự có việc để làm. Trong nhiệm kì đầu tiên của tôi, một người trốn khỏi bệnh viện tâm thần gọi điện thoại đến dinh thống đốc và nói ông ta sắp giết tôi. Người này đã chặt đầu mẹ đẻ của mình một vài năm trước nên đội cận vệ coi đây không phải chuyện đùa. Người kia bị bắt và nhốt lại, có lẽ đó chính là điều ông ta mong muốn một cách vô thức khi gọi điện de dọa. Một lần khác, một người đàn ông to lớn dềnh dàng cầm thanh sắt đường ray bước vào văn phòng thống đốc và yêu cầu được gặp riêng tôi. Người ta ngăn không cho ông ta vào. Năm 1982, khi tôi đang tranh cử nhằm giành lại ghế thống đốc, một người đàn ông gọi điện đến và tuyên bố Chúa Trời đã nhắn gửi cho ông ta một thông điệp, đối thủ của tôi chính là công cụ của Chúa Trời còn tôi là tay sai cho quỷ dữ và ông ta sẽ thực hiện ý nguyện của Chúa và tiêu diệt tôi. Hóa ra ông ta là một người trốn khỏi bệnh viện tâm thần ở Tennessee. Ông ta có một khẩu súng lục và đi hết cửa hàng bán súng này đến cửa hàng bán súng khác để mua đạn, nhưng vì không có giấy tờ tùy thân nên không mua được. Dù vậy, tôi vẫn phải mặc một áo chống đạn rất khó chịu trong những ngày cuối chiến dịch tranh cử. Một lần khác, khi cửa trước dinh thự không khóa, một người phụ nữ bị điên nhưng vô hại đã lẻn vào, đi lên được nửa phần cầu thang dẫn đến khu tôi ở trước khi đội cận vệ bắt được khi bà gọi tên tôi. Một lần khác nữa, một người đàn ông nhỏ con, gầy gò, đi giày trận bị chặn lại khi đang phá cửa trước. Ông ta đang say một loại hợp chất ma túy làm cho ông ta khỏe đến mức phải hai binh sĩ to hơn tôi mới khống chế nổi, mà chỉ sau khi ông ta đã ném một binh sĩ ra và dúi đầu anh ta vào cửa sổ trong khu cận vệ. Ông ta được đem đi, người bị bó trong một cái áo buộc chặt vào cáng. Sau khi tỉnh táo trở lại, ông ta đã xin lỗi các binh sĩ và cảm ơn họ đã ngăn chặn ông ấy kịp thời trước khi gây hại cho ai.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười, 2015, 04:17:10 am
        Các binh sĩ cận vệ phục vụ tôi cũng trở thành một vấn đề trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của tôi. Hai trong số họ sau này trở nên bất mãn, gặp rắc rối tiền bạc và bắt đầu phát tán những câu chuyện về tôi chỉ để đổi lấy một khoản tiền nhỏ và được nổi danh, hy vọng sẽ được thêm nhiều món hời khác. Nhưng hầu hết những người phục vụ trong đội bảo vệ an ninh là những người tốt, tận tụy với công việc và nhiều người đã trở thành bạn tốt. Vào tháng giêng năm 1979, tôi không dám chắc mình sẽ quen được với sự đảm bảo an ninh 24/24 giờ hay chưa nhưng tôi quá thích thú với công việc của mình nên không có nhiều thời gian để ý tới việc đó nữa.

        Ngoài buổi tiệc nhậm chức truyền thống, chúng tôi còn tổ chức một đêm giải trí kiểu Arkansas có tên gọi là "Kim cương và vải bông chéo". Tất cả các nghệ sĩ tham gia đều là người Arkansas, trong đó có ca sĩ nhạc soul nổi tiếng AI Green, người sau này chuyển sang dòng nhạc thánh ca kiêm sản xuất nhạc, và Randy Goodrum, tay chơi piano trong nhóm nhạc hồi trung học của tôi, nhóm Tam Vua. Ở tuổi 31, anh đã có một giải Grammy về sáng tác. Tôi chơi saxo cùng anh bài "Summertime", lần đầu tiên chúng tôi lại chơi cùng nhau kể từ năm 1964.

        Lễ nhậm chức là một sự kiện lớn. Hàng trăm người trên khắp bang cùng với tất cả bạn bè của tôi và Hillary đã đến dự, bao gồm bạn cùng phòng của tôi - Tommy Caplan; Dave Matter, người tổ chức chiến dịch tranh cử thất bại của tôi ở Georgetown; Betsey Wright; những người bạn cùng vận động cho dân quyền trong tổ chức Boys Nation ở Louisiana, Fred Kammer và Alston Johnson; ba người bạn thời học trường Yale Carolyn Ellis, Greg Craig và Steve Cohen. Carolyn Yeldell Staley cũng từ Indiana về tiểu bang nhà để hát cho buổi lễ.

        Tôi chăm chút đến bài diễn văn nhậm chức. Tôi vừa muốn nắm lấy khoảnh khắc lịch sử, vừa muốn nói với những đồng hương Arkansas của tôi nhiều hơn nữa về những giá trị và lý tưởng mà tôi theo đuổi trong vai trò thống đốc. Đêm hôm trước, Steve Cohen đã gợi ra một ý mà tôi thêm vào bài diễn văn. Anh ấy nói anh ấy cảm thấy hai thứ đã lâu không thấy là "tự hào và hy vọng". Một số điều tôi nói trong bài diễn văn đó đến bây giờ tôi vẫn tin tưởng mạnh mẽ như lúc bấy giờ vậy, những từ ngữ mô tả những gì tôi đã nỗ lực thực hiện trong sự nghiệp phục vụ công chúng của mình, bao gồm cả thời gian làm tổng thống:

        Đã từ lâu, tôi tin tưởng vào mục tiêu công bằng về cơ hội, và tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy mục tiêu ấy.

        Đã từ lâu, tôi vẫn khinh ghét chuyên chuyên quyền và lạm quyền của những người nắm quyền, và tôi sẽ làm những gì có thể để ngăn chặn điều đó.

        Đã từ lâu, tôi vẫn xót xa trước sự phung phí và lộn xộn thường thấy trong các vụ việc của chính quyền, và tôi sẽ làm mọi điều có thể để loại bỏ chúng.

        Đã từ lâu, tôi yêu đất đai, bầu trời và nguồn nước   Arkansas, và tôi sẽ làm những gì có thể để bảo vệ chúng.

        Đã từ lâu, tôi vẫn ước mong giảm nhẹ   gánh nặng   cuộc sống của những người già hoặc yếu hoặc thiếu thốn, dù chính bản thân họ không có lỗi gì, và tôi sẽ nỗ lực để giúp đỡ họ.

        Đã từ lâu, tôi vẫn buồn vì cảnh biết bao người lao động chăm chỉ, độc lập làm việc vất vả mà thu nhập chẳng là bao vì không đủ các cơ hội kinh tế, và tôi sẽ làm mọi điều có thể để nâng đỡ họ...


        Ngày hôm sau tôi đi làm, bắt đầu hai năm vừa vui vừa vất vả, đầy sự tưởng thưởng và cũng đầy những bực dọc trong đời tôi. Tôi lúc nào cũng vội vã để hoàn thành công việc, và lần này những gì tôi chạm tới lại vượt quá tầm kiểm soát của tôi. Tôi nghĩ nhiệm kì thống đốc đầu tiên của tôi có thể được khái quát rằng nó là một thành công về chính sách nhưng lại là một thảm họa về mặt chính trị.

        Trong kỳ họp lập pháp tôi có hai ưu tiên trong chi tiêu là giáo dục và đường cao tốc, và một loạt các cải cách sâu rộng khác về y tế, năng lượng và phát triển kinh tế. Năm 1978, Arkansas đứng cuối cùng trong các tiểu bang về chi tiêu cho giáo dục trên đầu người. Một nghiên cứu về các trường học của chúng tôi do Tiến sĩ Kern Alexander của Đại học Florida, một chuyên gia nổi tiếng trong cả nước về chính sách giáo dục thực hiện, cho thấy hệ thống giáo dục của chúng tôi thật tệ: "Nhìn từ góc độ giáo dục, một đứa trẻ bình thường ở Arkansas sẽ khá hơn nếu được học trường công lập của bất kỳ bang nào khác trên nước Mỹ". Chúng tôi có 369 khu vực trường học, nhiều khu vực quá nhỏ nên không thể tổ chức dạy nổi các môn toán và khoa học cần thiết. Tiểu bang cũng không có tiêu chuẩn thống nhất trong đánh giá kết quả học tập. Còn lương giáo viên thì phần lớn là thấp thảm hại.

        Kỳ họp lập pháp thông qua hầu như toàn bộ các đề nghị về giáo dục của tôi, với sự ủng hộ của Hiệp hội Giáo dục Arkansas vôn đại diện cho hầu hết giới giáo chức; cũng như của các hiệp hội đại diện cho ban quản trị và ban giám hiệu nhà trường; ngoài ra còn có sự ủng hộ của các thành viên quốc hội tiểu bang ủng hộ giáo dục, trong đó có Clarence Bell, vị chủ tịch đầy quyền uy của Ủy ban Giáo dục thượng viện. Quốc hội bang chuẩn y tăng 40% đầu tư cho giáo dục trong hai năm kế tiếp, bao gồm tăng lương giáo viên thêm 1.200 đôla trong mỗi năm, chi cho các chương trình giáo dục đặc biệt thêm 67%, tăng ngân sách cho sách giáo khoa, xe đưa đón và các hoạt động khác. Và lần đầu tiên, quốc hội chuẩn y trợ cấp cho các trường trong các chương trình đào tạo học sinh tài năng, ưu tú và hỗ trợ đưa đón học sinh mẫu giáo, một bước tiến hướng tới mục tiêu phổ cập mẫu giáo.

        Tiền tăng thêm này được gắn với các nỗ lực nâng cao tiêu chuẩn và cải thiện chất lượng, điều tôi luôn cố gắng thực hiện. Chúng tôi thông qua các chương trình của tiểu bang đầu tiên bắt buộc phải thi để đánh giá năng lực học sinh và chỉ ra những môn còn phải cố gắng, thêm một yêu cầu bắt buộc tất cả giáo viên phải thi Kỳ thi Giáo viên Quốc gia trước khi được cấp chứng chỉ, và thêm một đạo luật cấm sa thải giáo viên vì những lý do "vô lý, không rõ ràng hay phân biệt đối xử". Chúng tôi còn thành lập trường Thống đốc Arkansas dành cho học sinh tài năng ưu tú, nhóm học sinh này tụ hội lần đầu ở trường Hendrix vào mùa hè năm 1980. Hillary và tôi đã đến nói chuyện với lớp học đầu tiên. Đó là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của tôi, và đến bây giờ ngôi trường ấy vẫn phát triển vững chắc.

        Trong hai lĩnh vực kia tôi không thành công được như thế. Báo cáo của Alexander gợi ý nên giảm số khu vực trường học xuống còn 200, như vậy có thể tiết kiệm được nhiều chi phí hành chính. Nhưng tôi thậm chí không thông qua nổi một dự luật nhằm thành lập một ủy ban nghiên cứu vấn đề này, vì rất nhiều thị trấn nhỏ tin rằng nếu họ không có các khu vực trường học của riêng mình, "đám dân thành thị" rồi sẽ đóng cửa trường và phá hỏng cộng đồng của họ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười Một, 2015, 03:25:46 am
        Lĩnh vực nữa mà tôi gặp sự chống đối là công thức phân bổ những khoản hỗ trợ cho các trường. Nhiều khu vực trường học khiếu nại cách thức phân bổ của chúng tôi không công bằng, và rằng nếu xét đến các khoản thu thuế tài sản khác nhau giữa các địa phương thì sự mất cân đối trong chi tiêu giáo dục trên từng học sinh của toàn tiểu bang sẽ lớn đến mức vi phạm hiến pháp. Công thức phân bổ hỗ trợ đã không tính đủ đến sự khác biệt về giá trị tài sản hay dao động của số lượng học sinh. Mỗi học sinh ở các khu vực trường rất nhỏ nhận được mức trợ cấp cao hơn, vì ở đó chi phí phụ trội trên mỗi học sinh cao hơn rất nhiều lần. Hệ thống này khó có thể thay đổi được bởi vì hỗ trợ nhiều hơn cho một số trường cũng đồng nghĩa với ít đi cho những trường khác. Cả hai nhóm khu vực trường này đều có đại diện của mình ngang nhau trong quốc hội tiểu bang, và khi nhóm bị thiệt trông thấy các dự thảo cho thấy nếu thay đổi thì các trường của họ sẽ lãnh đủ ra sao, họ chống đối rất dữ. Chúng tôi điều chỉnh lại công thức, nhưng không nhiều. Phải nhờ đến một phán quyết của Tòa án tối cao tiểu bang vô hiệu hóa công thức phân bổ vào năm 1983 chúng tôi mới thực sự thay đổi được mọi việc.

        Chương trình nâng cấp xa lộ do tôi đề xuất được thiết kế để khắc phục tình trạng xuống cấp của hệ thống xa lộ tiểu bang, đường giao thông trong hạt và đường nội thị, cũng như đáp ứng nhu cầu xây thêm đường mới. Arkansas chưa có được một chương trình phát triển giao thông tốt trong hơn một thập niên, và ổ gà cũng như việc phải đi chậm chạp làm mọi người tốn tiền bạc và thời gian. Chương trình nâng cấp xa lộ nhận được nhiều ủng hộ, nhưng lại có nhiều bất đồng lớn trong việc nên tài trợ tài chính cho nó như thế nào. Tôi đề nghị một chương trình trọn gói về thuế, trong đó tăng thuế đối với xe tải nặng, vốn là loại xe làm đường xá xuống cấp nhiều nhất, và tăng cả thuế xe hơi bốn chỗ. Vào thời điểm đó, lệ phí đăng ký xe hơi bốn chỗ và xe tải được định giá dựa trên trọng lượng xe. Tôi nghĩ điều này thật không công bằng vì loại xe nhỏ dù có đôi chút khác biệt về trọng tải cũng không làm đường xá xuống cấp nhanh như xe tải, và các xe bốn chỗ nặng hơn thường là các xe cũ, thuộc sở hữu của những người có thu nhập thấp. Thay vào đó, tôi đề nghị đặt ra mức phí dựa trên giá trị chiếc xe, theo đó, chủ xe mới và đắt tiền nhất sẽ phải đóng 50 đôla, còn chủ xe cũ giá trị thấp nhất sẽ phải đóng 20 đôla. Theo đề xuất này, các chủ xe nặng và cũ sẽ không phải trả thêm tiền.

        Một số thành viên lão làng trong quốc hội tiểu bang nói rằng chúng tôi không nên tăng phí đăng ký, mà nên tăng thuế nhiên liệu để lấy tiền cho chương trình cải tạo đường. Giới nghiệp đoàn phản đối việc này bởi vì trong một năm những người lái xe sẽ phải trả một khoản phụ trội khá lớn, dù họ có thể sẽ không cảm thấy như vậy vì khoản thuế nằm ẩn trong giá nhiên liệu. Tôi nhất trí với nghiệp đoàn về tinh thần, nhưng tăng thuê nhiên liệu có lẽ sẽ ít gây tổn hại về mặt chính trị hơn nhiều so với đề nghị của tôi.

        Không một nhóm có tổ chức nào, ngoại trừ nhóm nhà thầu xây xa lộ, ủng hộ đề xuất của tôi. Các nhóm lợi ích về xe tải, gia cầm và gỗ tuyên bố họ không đủ tiền trả số lệ phí tăng thêm trên các xe tải nặng của họ, và họ tìm cách giảm mức tăng lệ phí xuống. Các tay buôn bán xe hơi nói tôi buộc khách hàng của họ đóng quá nhiều tiền, và việc định lệ phí đăng ký dựa trên giá trị xe sẽ trở thành một cơn ác mộng cho công tác quản lý. Tôi cho rằng lập luận của họ không hề thuyết phục nhưng những nhà làm luật thì tin vào những lý lẽ này. Đại diện cho nhóm vận động hành lang về phát triển giao thông ở thượng viện là Knox Nelson, một người đầy mứu mẹo. Bản thân cũng là một nhà thầu, ông ấy muốn có tiền cho chương trình nâng cấp đường nhưng không quan tâm tiền đó có được từ đâu. Cuối cùng quốc hội bang cũng thông qua việc tăng thu lấy từ nguồn phí đăng ký xe, nhưng vẫn dựa trên kiểu tính trọng lượng xe như cũ, làm tăng lệ phí đăng ký xe nhỏ nặng gần gấp đôi từ 19 đôla lên đến 36 đôla. Tôi phải đưa ra quyết định của mình. Tôi có thể ký thông qua dự luật đó thành luật để có một chương trình phát triển giao thông tốt dựa trên một cách thức không công bằng, hoặc phủ quyết nó và không có được chương trình phát triển đường sá. Tôi đã ký thông qua dự luật. Đó là một sai lầm ngớ ngẩn nhất tôi phạm phải trên chính trường tính tới năm 1994, khi tôi đồng ý yêu cầu một công tố viên đặc biệt trong vụ Whitewater trong khi thậm chí không có một cơ sở gì cho thấy cần phải làm vậy.

        Ở Arkansas, kỳ hạn đóng lệ phí đăng ký xe mỗi năm rơi vào ngày sinh nhật của chủ xe. Lúc đó họ sẽ đến các văn phòng thu phí ở hạt của mình để gia hạn đăng ký. Sau khi luật tăng phí có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7, trong suốt một năm cứ mỗi ngày lại có một nhóm người đến văn phòng thu phí để nhận được món quà sinh nhật tôi dành cho họ: lệ phí đăng ký của họ đã tăng gấp đôi. Nhiều người trong số này là dân miền quê và thường lái xe hơn 20 dặm đến thủ phủ của hạt để trả tiền lệ phí. Họ thường không có cuốn séc và chỉ đem vừa đủ số tiền trả mức lệ phí cũ, thế là họ phải lái xe ngược về nhà, rút ra thêm một khoản tiền nữa từ ngân sách gia đình của mình rồi quay trở lại. Khi quay lại và phải xếp hàng chờ, hình ảnh duy nhất hộ nhìn thấy từ ô cửa sổ đơn điệu của phòng thu lệ phí là hình ảnh ông thống đốc bang đang mỉm cười với họ.

        Vào cuối năm 1978, khi tôi được bầu làm thống đốc bang lần thứ nhất, Hilary Jones đã nhận xét đầy tiên đoán với tôi. Ông ấy bảo dân miền núi đã giúp tôi thắng được cuộc bầu cử, nhưng rồi đây tôi sẽ phải kiếm được phiếu từ các thành phố. Khi tôi hỏi tại sao, ông ấy đáp rằng tôi sẽ tiến hành các chương trình phát triển kinh tế và giáo dục, những điều mà tiểu bang cần, nhưng bất cứ điều gì tôi làm để tăng chuẩn mực trường học lên sẽ đe dọa các trường ở miền quê; rằng tôi sẽ không thể đem lại nhiều việc làm mới cho khu vực nông thôn; và rằng theo quy định của Tòa án tối cao Hoa Kỳ thì những nhân viên chính phủ nào không ở các vị trí đưa ra quyết định sẽ không thể bị thay thế vì các lý do chính trị, và điều đó có nghĩa là tôi thậm chí không thể sa thải các nhân viên của chính quyền tiểu bang để đưa người của tôi vào. "Tôi sẽ vẫn làm tất cả những gì có thể cho anh", Hilary nói, "nhưng trên này mọi việc sẽ không bao giờ còn được như xưa nữa". Cũng như biết bao việc khác, Hilary hoàn toàn đúng. Trong các chiến dịch tranh cử thống đốc thắng lợi của mình, tôi giành được ngày càng nhiều sự ủng hộ từ phía cử tri độc lập và của phe Cộng hòa ở cả các thành phố và khu ngoại ô, nhưng không bao giờ lấy lại được sự ủng hộ sâu sắc từng có trong số các cử tri da trắng ở nông thôn trong Quận nghị viện thứ Ba và phần lớn các nơi khác trong tiểu bang. Bây giờ, ngoài những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát, tôi còn tự làm hại mình bằng việc tăng lệ phí xe hơi, làm tiêu tan năm năm vất vả thuyết phục những người dân miền quê Arkansas - và thêm rất nhiều dân lao động ở thành thị nữa - chỉ bằng một chữ ký.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười Một, 2015, 04:34:52 am
        Cái kiểu chính sách tốt nhưng bất lợi về chính trị không chỉ gói gọn trong các vụ việc lập pháp. Tôi tổ chức văn phòng thống đốc mà không có vị trí chánh văn phòng, chia các mảng trách nhiệm cho Rudy Moore, Steve Smith và John Danner, một nhà phân tích chính sách đến từ California có vợ là Nancy Pietrafesa, một người bạn cũ của Hillary. Nancy cũng làm việc trong bộ máy chính quyền, phụ trách giáo dục. Tổng thống Kennedy tổ chức Nhà Trắng tương tự như vậy, nhưng nhân viên của ông ấy đều cắt tóc ngắn, mặc những bộ áo vest trông chán ngấy, sơ mi trắng, đeo cà vạt hẹp và màu tối. Rudy, Steve và John đều để râu và không quá cứng nhắc trong chuyên ăn mặc. Những người bảo thủ hay chỉ trích tôi trong quốc hội bang tha hồ mà công kích họ. Dần dà, các mâu thuẫn nội bộ nổ ra. Tôi quyết định bổ nhiệm Rudy làm chánh văn phòng, giao cho Steve coi mảng sáng kiến chính sách, và miễn nhiệm John và vợ anh là Nancy. Trong một sự ngại ngần không thể tha thứ được, tôi đề nghị Rudy thông báo cho họ. Anh ấy làm theo và họ nghỉ việc. Mặc dù sau này tôi đã cố gắng giải thích, nhưng quan hệ của chúng tôi không bao giờ còn được như trước. Tôi cũng ngờ rằng chắc họ không bao giờ tha thứ cho việc tôi đã không trực tiếp nói với họ. Họ là những người tốt, làm việc tận tụy và có những ý tưởng hay; vì thiếu kinh nghiệm nên tôi đã đặt họ vào những tình huống tiến thoái lưỡng nan. Đó hoàn toàn là lỗi của tôi.

        Tôi còn gặp rắc rối khi bố trí những người từ bang khác vào các vị trí lãnh đạo của Bộ Y tế, Bộ Dịch vụ Con người và các bộ phận trực thuộc của bộ này là Dịch vụ Xã hội và Sức khỏe Tâm thần, Bộ Giáo dục và Bộ Năng lượng mới thành lập. Họ là những người có khả năng và hảo ý, nhưng họ cần có thêm những mối quan hệ và kinh nghiệm ứng xử trước những cử tri của mình mới có thể tạo ra được bước đột phá cần thiết.

        Sự thiếu kinh nghiệm cũng như tuổi đời còn trẻ của tôi càng làm vấn đề nghiêm trọng hơn. Tôi trông trẻ hơn tuổi 32 của mình nhiều. Khi tôi trở thành bộ trưởng tư pháp, George Fisher, một nghệ sỹ biếm họa tài năng của tờ Arkansas Gazette, đã vẽ tôi nằm trong một chiếc xe nôi. Khi tôi trở thành thống đốc bang, ông "nâng cấp" tôi lên cho đi xe đạp ba bánh. Mãi đến khi tôi trở thành tổng thống, George mới thôi cho tôi đi xe ba bánh và đặt tôi lên xe tải pick-up. Ông ấy là người ủng hộ tôi đấy nhé. Lẽ ra những việc ấy đã phải rung lên hồi chuông báo động, nhưng nó đã không rung lên.

        Sau khi thực hiện một cuộc săn tìm trên toàn quốc, tôi quyết định bổ nhiệm tiến sỹ Robert Young, người điều hành thành công một phòng khám y tế nông thôn ở Tây Virginia, làm Bộ trưởng Y tế. Tôi muốn ông ấy giải quyết các vấn đề nghiêm trọng về chất lượng cũng như độ lan tỏa của dịch vụ y tế ở các vùng nông thôn Arkansas. Tiến sĩ Young và Orson Berry, giám đốc Văn phòng Y tế Nông thôn, đề xuất một kế hoạch đầy sáng tạo, buộc bác sĩ phải có mặt ít nhất một lần trong hai tuần, còn các y tá và hộ lý phải luôn túc trực tại bệnh viện để cung cấp dịch vụ khám và chữa bệnh mà họ được đào tạo để làm. Mặc dù số lượng các bác sĩ muốn làm việc ở nông thôn còn thiếu, các cuộc nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân thích y tá hoặc hộ lý chăm sóc vì họ dành nhiều thời gian cho bệnh nhân hơn; và một chương trình y tá đỡ đẻ tại hạt Mississippi đã giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh xuống còn một nửa.

        Các bác sĩ Arkansas kịch liệt phản đối kế hoạch này. Bác sĩ Jim Webber, người đại diện cho các bác sĩ tư, nói, "Chúng tôi không tin rằng được chăm sóc ít thì tốt hơn không được chăm sóc chút nào". Bất chấp sự phản đối của các bác sĩ, chính quyền Tổng thống Carter vẫn thông qua một khoản viện trợ để dùng cho chương trình của chúng tôi. Chúng tôi thành lập thêm bốn bệnh viện ở nông thôn, bắt tay xây dựng ba bệnh viện khác nữa, và mở rộng chương trình Y tá đỡ đẻ ở hạt Mississippi với sự tham gia của những người hành nghề y tá. Và việc chúng tôi làm nhận được khen ngợi từ khắp cả nước.

        Chúng tôi cố gắng thuyết phục các bác sĩ bằng tất cả những gì có thể. Tôi ủng hộ các khoản thu thuế nhằm xây dựng một trung tâm chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Nhi Arkansas để chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng và các trẻ mắc chứng hiểm nghèo khác; và thành lập một viện xạ trị tại Trung tâm Y tế Đại học nhằm điều trị bệnh nhân ung thư chu đáo hơn. Tôi bổ nhiệm Hillary làm chủ tịch ủy ban Cố vấn Y tế Nông thôn để đề xuất các cải thiện xa hơn nữa và giúp ưu tiên hóa số lượng lớn những nhu cầu trợ giúp của các cộng đồng nông thôn. Chúng tôi còn cố gắng tích cực hơn nữa nhằm tuyển dụng bác sĩ cho vùng nông thôn, lập một quỹ vay vốn 150.000 đôla tiền của tiểu bang cho bất cứ bác sĩ nào mở phòng khám ở một thị trấn có 6.000 dân hoặc ít hơn, và cho phép các bác sĩ gia đình ở các thị trấn nhỏ được đăng ký xin hỗ trợ 6.000 đôla/năm. Các bác sĩ nhiệt liệt ủng hộ tất cả những sáng kiến này, vốn rất đáng kể khi mà suy thoái kinh tế năm 1980 gây ra những cắt giảm nghiêm trọng trong ngân sách của Bộ Y tế. Dù thế, các bác sĩ không bao giờ tha thứ cho Tiến sĩ Young hay tôi về chuyện đã không tham vấn họ thêm nữa và vì đã không tiến hành chậm hơn một chút đối với các bệnh viện ở nông thôn. Đến tháng 8 năm 1980, Hiệp hội Y tế Arkansas yêu cầu ông từ chức. Khi tôi rời nhiệm sở năm 1981, một số sáng kiến của tôi đã bị ngưng hoạt động, cho thấy rõ ràng là bạn có thể có những chính sách đúng đắn nhưng điều đó không nhất thiết là có lợi về mặt chính trị, nhưng bạn không thể tạo ra cho mọi người một chính quyền tốt nếu thiếu cả hai thứ ấy.

        Năng lượng cũng là vấn đề rất lớn vì OPEC (Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu - ND) tăng giá dầu, kéo theo giá cả của mọi thứ khác đều nhích lên theo. Trong lĩnh vực này, chúng tôi có chính sách tốt và cũng thuận lợi hơn về mặt chính trị, dù tôi vẫn tạo ra thêm vài kẻ thù đầy quyền lực. Tôi thuyết phục quốc hội bang nâng cấp Văn phòng Năng lượng Arkansas lên tương đương cấp bộ và cố tạo ra một liên minh rộng rãi người sử dụng năng lượng, các công ty năng lượng, thương nhân và chính phủ nhằm tiết kiệm tiền cho người sử dụng năng lượng; tạo các ưu đãi cho các công ty năng lượng, các doanh nghiệp và dân chúng nhằm khuyến khích dự trữ năng lượng; và giúp tạo ra các nguồn năng lượng sạch mới. Tôi nghĩ chúng tôi có thể đảm bảo tự cung ứng đủ năng lượng và trở thành nơi dẫn đầu trong cả nước cả về dữ trữ năng lượng lẫn sử dụng nhiên liệu thay thế. Chúng tôi thông qua đạo luật cho phép giảm thuế nếu thực hiện bảo tồn năng lượng hoặc đầu tư vào nguồn năng lượng tái sinh sử dụng trong dân dụng, thương mại và công nghiệp, đồng thời miễn thuế xăng của tiểu bang cho các loại nhiên liệu hỗn hợp có ít hơn 10% cồn. Chúng tôi tiến hành kiểrn toán năng lượng cho các doanh nghiệp thương mại và công nghiệp và cấp 50% tiền trợ cấp cho trường học, bệnh viện và các tổ chức công cộng khác để sắm và lắp đặt các chương trình bảo tồn năng lượng. Chính phủ liên bang cấp tiền cho các sáng kiến như vậy, và chúng tôi là tiểu bang đầu tiên trong toàn quốc nhận được khoản này. Khi tôi mới đảm nhận chức vụ, theo số liệu thống kê của chính phủ liên bang thì chương trình dự trữ năng lượng của chúng tôi kém nhât cả nước. Sau một năm, chúng tôi đứng thứ chín trên toàn diện các mặt và thứ ba trong lĩnh vực bảo tồn năng lượng trong công nghiệp.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười Một, 2015, 12:41:52 am
        Các nỗ lực của chúng tôi trong việc kiểm soát các công ty năng lượng phần lớn là thành công nhưng cũng gây nhiều tranh cãi hơn. Tôi muốn Bộ Năng lượng có đủ quyền can thiệp vào các buổi điều trần về giá năng lượng của úy ban Dịch vụ Công cộng, tập hợp thông tin và thanh tra các cơ sở năng lượng hạt nhân. Quốc hội tiểu bang, do Max Howell - một người rất hào phóng trong những vấn đề liên quan đến thuế khóa hay giáo dục nhưng lại thân với các cơ sở năng lượng - là thành viên cấp cao, đã lạnh nhạt với đề xuất thứ nhất của tôi và từ chối cấp tiền thực hiện đề xuất thứ hai. Khi tôi thuyết phục được Công ty Năng lượng và Chiếu sáng Arkansas (AP&L) cho khách hàng của họ được nợ không lãi suất, còn bắt người sử dụng năng lượng chịu chi phí thì tất cả những ai hiểu vấn đề này đều hoan nghênh vì biết rằng đó là cách bớt tốn kém hơn nhiều nhằm có thêm điện năng so với việc xây thêm các nhà máy điện mới. Thật không may, một số thành viên quốc hội tiểu bang, những người cho rằng kế hoạch dự trữ năng lượng của tôi sẽ phá vỡ cơ chế doanh nghiệp được tự chủ trong kinh doanh, làm ầm ĩ đến mức AP&L thấy buộc phải bỏ chương trình này. Dù vậy, công ty này vẫn tiếp tục ủng hộ các nỗ lực rộng rãi của chúng tôi nhằm làm nhà của người thu nhập thấp thích nghi hơn với thời tiết, tức là mát hơn vào mùa hè và ấm hơn vào mùa đông để giảm đáng kể tiền điện.

        Thậm chí nỗ lực bảo tồn năng lượng của chúng tôi cũng không tránh khỏi chuyên gây ồn ào dư luận. Một phóng viên điều tra phát hiện ra rằng một trong các dự án nhận tiền của chúng tôi là một dự án dỏm. Dự án này được lập ra nhằm đào tạo những người thu nhập thấp chặt gỗ và phân phối số gỗ đó cho những người cũng có thu nhập thấp khác để đun bếp. Dự án "Nguồn năng lượng gỗ thay thế đặc biệt" này có một cái tên tắt đầy tính mô tả là SAWER (sawer trong tiếng Anh nghĩa là cái cưa - ND) nhưng hiệu quả thì đáng thất vọng. Nó tốn đến 62.000 đôla chỉ để đào tạo ra sáu người chặt gỗ và chỉ chặt được có ba súc gỗ. Tôi sa thải giám đốc dự án và bổ nhiệm một người khác để chỉnh đốn dự án, nhưng khoản lãng phí kia vẫn in sâu vào tâm trí của công chúng. Đối với hầu hết người Arkansas, 62.000 đôla là một số tiền lớn.

Ở góc độ quản lý, chúng tôi thua to ở hai vấn đề lớn Trước hết, chúng tôi đã làm hết sức mình để xóa bỏ hiện tượng "đổ bánh xèo" của những công ty năng lượng. Nếu họ xin tăng giá thêm 10% nhưng chỉ được phép 5%, họ vẫn có thể vẫn thu theo giá đã tăng 10% trong khi có thể kháng nghị ra tòa và thu lại được cả 10%. Trong lúc đó, họ lại tiếp tục đề nghị tăng giá nữa và cứ thế thu tiếp, y như "đổ bánh xèo" lớp sau chồng lên lớp trước, vẫn tiếp tục thu mức tăng thêm chưa được phê chuẩn. Cho dù các công ty năng lượng kháng nghị thất bại, mà thường là như vậy, thì hậu quả của trò "đổ bánh xèo" này vẫn buộc người sử dụng năng lượng, trong đó có nhiều người nghèo, vô hình chung phải cấp cho họ những khoản vay lãi suất thấp khổng lồ. Điều này là sai trái, nhưng một lần nữa các công ty năng lượng có quan hệ tốt trong giới quốc hội tiểu bang hơn tôi nên đã dẹp được một đạo luật chống "đổ bánh xèo" từ ngay khi luật này được đưa ra xem xét ở cấp ủy ban.

        Thứ hai, tôi tiếp tục tranh đấu với công ty AP&L và công ty mẹ của nó, Middle South Utilities, về kế hoạch bắt người sử dụng năng lượng Arkansas phải trả 35% chi phí xây dựng các nhà máy năng lượng hạt nhân Grand Gulf ở Mississippi, trong khi AP&L đề xuất xây thêm năm nhà máy nhiệt điện ở Arkansas, và vì nhu cầu điện ở bang chúng tôi giảm đi nhiều đến mức AP&L có kế hoạch bán điện từ một trong các nhà máy hiện có của mình cho người tiêu dùng ở ngoài tiểu bang. Theo luật, các công ty năng lượng được phép có lợi nhuận, được gọi một cách mỹ miều là "tỷ lệ bồi hoàn", trên tất cả các khoản chi ra. Và theo kế hoạch Grand Gulf, người sử dụng năng lượng Arkansas sẽ phải chi trả hơn 1/3 chi phí xây dựng cộng thêm khoản tỷ lệ bồi hoàn ngay cả khi họ không hề sử dụng nguồn năng lượng ấy. AP&L không nắm quyền sở hữu nhà máy; nó thuộc sở hữu một chi nhánh độc lập khác không bán trực tiếp cho người sử dụng điện, và chỉ có chính quyền liên bang mới có quyền thông qua việc xây dựng cũng như tìm nguồn tài chính cho kế hoạch - điều này làm cho dự án lại càng không được kiểm tra kỹ càng. Khi những chuyên này được công bố trên tờ Arkansas Gazette, dư luận phản đối dữ dội. Chủ tịch ủy ban Dịch vụ Công cộng yêu cầu công ty AP&L không được tham gia vào kế hoạch này nữa. Chúng tôi đã tổ chức một chiến dịch rầm rộ gửi thư đến ủy ban Quản lý Năng lượng Liên bang đề nghị đảo ngược quyết định thông qua dự án Grand Gulf và làm nhẹ gánh cho Arkansas. Thế nhưng tất cả những nỗ lực ấy đều không thành công.
Sau đó dự án Grand Gulf được giữ nguyên bởi một quyết định của Tòa phúc thẩm quận Columbia, nơi có quyền xét xử các vụ kiện liên quan đến các cơ quan quản lý cấp liên bang. Thẩm phán Robert Bork, giáo sư môn Luật Hiến pháp của tôi trước đây, là người đưa ra phán quyết. Cũng như khi còn giảng dạy ở Yale, ông là người ủng hộ quyền của tiểu bang trong việc giới hạn tự do cá nhân. Mặt khác, khi có dính dáng đến các doanh nghiệp ông lại cho rằng chính quyền liên bang nên có tiếng nói cuối cùng và bảo vệ các doanh nghiệp khỏi các nỗ lực bầy hầy của tiểu bang nhằm chăm sóc cho dân thường. Năm 1987, trong phần điều trần tôi đã nghiên cứu và tự viết ra cho ủy ban Tư pháp thượng viện, quyết định của ông Bork trong vụ Grand Gulf là một trong những cơ sở tôi đưa ra để chống lại việc đề cử ông ta vào Tòa án tối cao Hoa Kỳ.
Tôi đã làm việc cật lực cho một chương trình năng lượng bất chấp sự phản đối mạnh mẽ, nhưng tôi cũng đã tạo cho mình một kẻ thù đáng gờm là AP&L, vốn có văn phòng ở hầu hết các hạt. Thế vẫn chưa hết. Tôi thấy bực bội trước việc mà tôi cho là sự đốn cây quá đáng của các công ty khai thác gỗ và bổ nhiệm Steve Smith đứng đầu một nhóm đặc biệt điều tra sự việc. Steve vẫn còn trong giai đoạn nóng tính. Steve đã dọa dẫm công ty này, làm họ phát khùng. Tất cả những gì tôi muốn chỉ là giảm phạm vi khai thác và duy trì vùng rừng đệm ở mức độ an toàn dọc đường giao thông và các con suối nhằm tránh xói mòn đất. Những người phê phán to mồm nhất của tôi nói rằng tôi muốn làm cho tất cả những người kéo gỗ và công nhân xưởng gỗ thất nghiệp. Chúng tôi chẳng đi đến đâu cả, và Steve cảm thấy quá phẫn nộ nên không lâu sau đã bỏ về nhà ở vùng núi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười Một, 2015, 02:52:31 am
        Thậm chí tôi làm một số người nổi giận trong công tác phát triển kinh tế của mình. Làm được vậy kể ra cũng khó. Tôi quyết mở rộng nỗ lực của tiểu bạng vượt ra ngoài vai trò truyền thống là thiết lập những ngành sản xuât mới, sao cho chúng tôi có thể mở rộng những ngành hiện tại, hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ, và nông dân trong việc quảng bá sản phẩm của họ trong nước cũng như ở nước ngoài. Chúng tôi tăng cường đáng kể hoạt động của văn phòng châu Âu của tiểu bang ở Brussels và tôi dẫn đoàn thương mại đầu tiên của Arkansas sang Viễn Đông - đến Đài Loan, Nhật Bản, và Hồng Kông. Chúng tôi trở thành bang đầu tiên có riêng chương trình xử lý chất thải độc hại mà chính phủ liên bang cho phép. Chúng tôi rất thành công trong vai trò truyền thống là thiết lập những ngành sản xuất mới, với tỷ lệ tăng đầu tư so với năm trước là 75% trong năm 1979 và 64% trong năm 1980. Thế thì sao tôi lại có thể làm ai giận với những thành tựu đó? Đó là vì tôi đã đổi tên ủy ban Phát triển Công nghiệp Arkansas (AIDC) thành Bộ Phát triển Kinh tế để phản ánh phạm vi hoạt động rộng hơn của cơ quan này. Hóa ra AIDC là một thương hiệu thiêng liêng đối với nhiều doanh nhân có ảnh hưởng và giám đốc các phòng thương mại địa phương khắp tiểu bang từng làm việc cho cơ quan này. Họ không hài lòng với việc tôi bổ nhiệm Jim Dyke, một doanh nhân thành công ở Little Rock, làm người lãnh đạo mới. Nếu tôi không đổi tên cơ quan này, tôi đã vẫn có thể đạt được tất cả những thành tựu kia mà không phải chịu hậu quả rắc rối. Năm 1979 rồi năm 1980, dường như tôi có duyên với những rắc rối.

        Tôi cũng phạm một sai lầm tương tự trong mảng giáo dục. Tôi bổ nhiệm Tiến sĩ Don Roberts, chủ tịch hội đồng các trường học ở Newport News, Virginia làm Bộ trưởng Giáo dục. Vài năm trước, Don từng quản lý hệ thống giáo dục ở Little Rock, nên ông biết rất nhiều người trong ngành, và ông có phong thái thân thiện, không đao to búa lớn nên chơi khá hợp với phần lớn những người trong giới. Ông thực hiện những cải cách mà tôi thông qua, cộng thêm một cải cách của chính ông - một chương trình đào tạo giáo viên có tên gọi là PET, Chương trình Giảng dạy Hiệu quả. vấn đề ở chỗ để bổ nhiệm Don tôi phải yêu cầu Arch Ford, ngườị phụ trách lâu năm của bộ, nghỉ hưu. Arch là một người tốt và đã cống hiến hàng chục năm làm việc tận tụy cho ngành giáo dục Arkansas. Dù vậy, đã đến lúc ông ấy phải nghỉ hưu, và lần này tôi không mắc sai lầm như trước tức là nhờ người khác nói với ông về quyết định của mình. Song chính tôi lẽ ra đã có thể làm việc đó một cách khéo léo hơn, cho ông ấy một dịp ra đi tốt đẹp hơn và chịu khó làm sao cho như thể đó chính là quyết định của ông ấy vậy. Tôi làm hỏng hết cả.

        Trong lĩnh vực dịch vụ con người, chúng tôi nói chung được nhận xét là tốt. Chúng tôi miễn thuế doanh thu cho thuốc bán theo toa bác sĩ, một biện pháp đặc biệt có lợi cho người lớn tuổi, và tăng phần miễn thuế đất ở hoặc canh tác gia đình đến 2/3. Tính chung lại đã có đến 25 dự luật trực tiếp mang lại lợi ích cho người cao tuổi được thông qua, bao gồm cả những quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn nhà dưỡng lão và mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại gia.

        Năm 1979 là Năm Quốc tế Thiếu nhi. Hillary, vừa là chủ tịch đương nhiệm vừa là người sáng lập tổ chức Những người bảo vệ trẻ em và gia đình Arkansas đã nỗ lực hết sức để tạo ra những đổi thay có ý nghĩa, bao gồm việc thông qua Đạo luật bảo trợ trẻ em nhằm xóa bỏ những khó khăn trong việc bảo trợ cho các gia đình đến và đi khỏi tiểu bang; giảm số lượng thanh thiếu niên bị bắt vào các trại giam thanh thiếu niên hàng ngày 25%; cung cấp chữa trị nội trú và ở cộng đồng tốt hơn cho trẻ em đặc biệt khó khăn; và đưa 35% trẻ em không nơi nương tựa được nhận nuôi trong các cơ sở bảo trợ.

        Cuối cùng, lần đầu tiên tôi dính đến việc cải cách an sinh. Chính quyền Tổng thống Carter chọn Arkansas là một trong số ít các tiểu bang tham gia vào chương trình thử nghiêm "lao động phúc lợi", theo đó, những người có thể đi làm mà vẫn đang nhận trợ cấp phiếu thực phẩm phải đăng ký tìm việc làm thì mới tiếp tục được nhận phiếu thực phẩm. Việc làm này đã làm nảy nở mối quan tâm gắn kết của tôi trong việc tiến tới cách tiếp cận mang tính tạo điều kiện và hướng tới việc làm hơn nhằm giúp người nghèo, cách tiếp cận mà tôi đem theo vào Nhà Trắng và cho đến khi tôi ký đạo luật cải cách an sinh năm 1996.
Khi năm 1980 đến, tôi cảm thấy vui vẻ về vai trò thống đốc và cuộc đời mình. Tôi đã làm một số nhóm lợi ích đầy quyền lực giận dữ, và những bất bình về chuyện lệ phí đăng ký xe hơi đang tăng lên, nhưng tôi cũng có một danh sách dài những sáng kiến lập pháp lẫn hành chính mà tôi rất lấy làm tự hào.

        Vào tháng 9, bạn của chúng tôi, Diane Kincaid và Jim Blair, tổ chức lễ cưới ở sân sau nhà Ann và Morriss Henry, nơi tôi và Hillary đã làm tiệc đám cưới bốn năm trước. Tôi là người chủ hôn theo như Hiến pháp Arkansas cho phép, còn Hillary vừa là phù dâu vừa là phù rể. Gia đình nhà Blair vốn ưa nói chuyên chính xác đã gọi cô ấy là "phù nhân". Tôi chẳng thể cãi gì thêm về chuyện đó được.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười Một, 2015, 08:32:41 am
        Ngoài chuyện làm "phù nhân", Hillary đã có thai - thai khá lớn. Chúng tôi thực sự mong có con và đã cố gắng trong một thời gian nhưng chưa thành công. Mùa hè năm 1979, chúng tôi quyết định đến gặp một chuyên gia thụ thai ở San Francisco ngay sau kì nghỉ ngắn ở Bermuda, nhưng chúng tôi đi nghỉ tuyệt vời quá, tuyệt vời đến mức chúng tôi không đến nổi San Francisco. Ngay sau khi về đến nhà, Hillary nhận ra là cô ấy đã có thai. Cô ấy vẫn đi làm những tháng sau đó, và chúng tôi cùng tham dự khóa học Lamaze để chuẩn bị vì tôi nghĩ rằng cô ấy sẽ sinh thường. Tôi rất thích những buổi học này và khoảng thời gian học cùng những cặp vợ chồng sắp làm bố mẹ khác, những người lao động trung lưu nóng lòng mong chờ sự ra đời của đứa con chẳng kém gì chúng tôi. Vài tuần trước ngày sinh, Hillary gặp chút rắc rối. Bác sĩ của cô ấy căn dặn cô ấy tuyệt đối không được đi đâu xa. Thật không may, điều đó có nghĩa là cô ấy không thể đi cùng tôi đến Cuộc gặp mặt thường niên các thống đốc bang tổ chức tại Washington, có cả hẹn dùng bữa tối cùng Tổng thống Carter và phu nhân tại Nhà Trắng. Tôi đi dự và dẫn Carolyn Huber, người đã rời bỏ Công ty luật Rose để quản lý dinh thự thống đốc cho chúng tôi, đến bữa ăn tối ở Nhà Trắng, cứ vài giờ lại gọi điện về nhà và quay trở về nhanh nhất có thể ngay trong đêm 27 tháng 2.

        15 phút sau khi tôi bước vào dinh thự thông đốc, Hillary vỡ nước ối, sớm hơn dự tính ba tuần. Tôi lo quá, cầm trong tay danh sách những thứ cần thiết tôi học được từ lớp học Lamaze chuẩn bị đưa cô ấy đến Bệnh viện Baptist Arkansas. Các binh sĩ tiểu bang làm việc trong dinh thự cũng lo lắng. Tôi nhờ họ lấy cho Hillary một túi đá lạnh để ngậm trong khi tôi chuẩn bị những đồ cần thiết khác. Họ làm theo - lấy hẳn một túi nặng 4kg, đủ cho cô ấy dùng trong cả tuần. Chất đầy đá dành cho Hillary lên thùng xe, họ nhanh chóng đưa chúng tôi đến bệnh viện. Ngay khi tới nơi, chúng tôi được bác sĩ cho biết thai nhi bị ngược và Hillary sẽ phải sinh mổ. Người ta bảo tôi chính sách của bệnh viện không cho phép các ông bô vào phòng sinh nếu phải sinh mổ. Tôi năn nỉ với ông quản lý bệnh viện cho tôi vào, biện luận rằng tôi từng chứng kiến các ca phẫu thuật cùng với mẹ tôi và rằng dù họ có cắt Hillary từ đầu đến chân thì tôi cũng không thấy hoảng hoặc xỉu gì cả, trong khi Hillary lo ngại vì cô ấy chưa bao giờ nhập viện và cần tôi bên cạnh. Bệnh viện nhượng bộ. Vào 11 giờ 24 phút đêm, tôi nắm tay Hillary và nhìn qua phần chắn giữa cô ấy và phần phẫu thuật cắt rạch máu me và chứng kiến các bác sĩ lấy em bé từ trong bụng cô ấy ra. Đó là thời khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi, thời khắc mà chính cha tôi cũng chưa bao giờ biết!

        Con gái bé bỏng của chúng tôi khỏe mạnh, nặng khoảng 3kg và khóc rất to. Khi Hillary nằm trong phòng hồi sức, tôi bế Chelsea ra để mẹ tôi và bất kì ai có mặt ở đấy nhìn thấy đứa trẻ tuyệt vời nhất thế giới. Tôi nói chuyện và hát với con gái. Tôi không muốn đêm đó kết thúc. Cuối cùng tôi cũng được làm bố. Dù tôi yêu chính trị và chính quyền, và có tham vọng ngày càng lớn, tôi biết rằng đối với tôi được làm cha là công việc quan trọng nhất. Nhờ Hillary và Chelsea, công việc ấy hóa ra cũng là công việc đem lại nhiều tưởng thưởng nhất.

        Khi xuất viện, Chelsea có sẵn một gia đình lớn là các nhân viên phục vụ trong dinh thự, có Carolyn Huber và Eliza Ashley - những người đã nấu ăn ở đó từ rất lâu. Liza cho rằng tôi quá trẻ để làm thống đốc bang, một phần vì tôi gầy; bà ấy bảo nếu tôi "mập mạp" hơn một chút trông tôi sẽ ra dáng hơn. Bà ấy quyết tâm để thực hiện điều đó. Bà ấy là một đầu bếp cực giỏi, và thật không may, bà ấy đã thành công.   
Công ty luật Rose cho phép Hillary nghỉ bốn tháng ở nhà chăm sóc Chelsea. Tôi là sếp lớn và có thể chủ động trong thời gian làm ở văn phòng nên tôi sắp xếp sao cho tôi dành nhiều thời gian ở nhà trong những tháng đầu. Hillary và tôi thường nói với nhau chúng tôi may mắn biết bao khi có được khoảng thời gian cực kỳ quan trọng đó để gắn kết với Chelsea. Hillary cho tôi hay rằng phần lớn các nước phát triển cao đều cho phụ huynh nghỉ trông con có lương và chúng tôi nghĩ rằng các bậc cha mẹ khác cũng phải có được cơ hội vô giá đó như chúng tôi. Tháng 2 năm 1993, tôi nghĩ tới những tháng ngày đầu tiên với bé Chelsea khi tôi kí thông qua dự luật đầu tiên với tư cách tổng thống - Đạo luật Nghỉ phép y tế gia đình - cho phép phần lớn người lao động Mỹ nghỉ ba tháng khi có con hoặc thân nhân trong gia đình bị bệnh. Tính đến khi tôi rời khỏi cương vị tổng thống, hơn 35 triệu người Mỹ đã sử dụng quyền của đạo luật này. Nhiều người vẫn đến gặp tôi và kể lại chuyện của họ, và cám ơn tôi vì đạo luật ấy.

        Sau khi ổn định mọi thứ cho Chelsea, tôi quay lại làm việc trong một năm đầy những biến chuyển chính trị và thiên tai. Thường thì hai thứ đó không tách bạch với nhau.

        Một trong những vấn đề các ứng cử viên không bàn thảo nhiều còn cử tri cũng không xem xét cẩn thận trong các cuộc chạy đua vào chức thống đốc hoặc tổng thống là chuyện xử lý khủng hoảng. Người đứng đầụ hành pháp sẽ xử lý các thảm họa thiên nhiên cũng như nhân tạo như thế nào? Tôi đã kinh qua kha khá chuyện này trong nhiệm kỳ thống đốc đầu tiên của mình. Khi tôi nhận chức, toàn tiểu bang chìm trong bão tuyết. Tôi sử dụng Vệ binh quốc gia để đưa máy phát điện cho những người dân không có điện, dọn tuyết trên đường ở miền quê và kéo xe bị sa hố lên. Vào mùa xuân năm 1979, chúng tôi gặp một loạt trận lốc xoáy, buộc tôi phải yêu cầu Tổng thống Carter chính thức tuyên bố Arkansas là khu vực thảm họa, cho chúng tôi được nhận viện trợ từ các quỹ của liên bang. Chúng tôi thành lập các trung tâm cứu trợ thiên tai nhằm giúp đỡ những người mất nhà cửa, mất cơ sở kinh doanh và mùa màng. Mùa xuân năm 1980 khi có các đợt lốc xoáy mới, chúng tôi lại phải lặp lại các công việc này.

        Mùa hè năm 1980 một đợt nóng khủng khiếp làm hơn 100 người chết và gây ra đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 50 năm. Những người cao tuổi phải chịu nhiều nguy cơ nhất. Chúng tôi cho mở cửa lâu hơn những trung tâm hỗ trợ người già và dùng tiền của tiểu bang và liên bang để mua quạt điện, mướn máy điều hòa nhiệt độ và trợ cấp tiền điện. Chúng tôi cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt hnh từ chính quyền Tổng thống Carter dưới hình thức các khoản vay lãi suất thấp dành cho các chủ trại gia cầm - những người mất hàng triệu con gia cầm - và cho nông dân mà ruộng đồng của họ đã bị hạn hán thiêu cháy. Đường sá hư hại hết vì sức nóng, số lượng các vụ cháy tăng kỉ lục, gần 800 vụ, buộc tôi phải ra lệnh cấm đốt lửa ngoài trời. Miền quê Arkansas trong tâm trạng không tích cực chút nào trước cuộc bầu cử vào tháng 11.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Mười Một, 2015, 02:50:21 am
        Ngoài thiên tai, chúng tôi còn chịu vài cuộc khủng hoảng do con người tình cờ hoặc cố ý gây ra. Thiệt hại mà các khủng hoảng này gây ra chủ yếu là về tâm lý hơn là tài chính hay vật chất nhưng hậu quả rất lớn. Mùa xuân năm 1979, nhóm Ku Klux Klan (tổ chức KKK - ND) và người đứng đầu toàn quốc của nhóm, là David Duke quyết định tể chức một cuộc họp ở Little Rock. Tôi quyết tránh chuyện bạo lực bùng nổ như từng xảy ra giữa các thành viên KKK và những người phản đối nhóm này trong một cuộc tập hợp tương tự ở Decatur, Alabama. Giám đốc an toàn công cộng của tôi, Tommy Robinson, xem xét vụ Decatur và áp dụng những biện pháp an ninh nghiêm ngặt, không để lặp lại chuyện tương tự. Chúng tôi đưa nhiều binh sĩ tiểu bang và cảnh sát đến nơi, với lệnh bắt ngay bất kì ai có dấu hiệu gây rối. Cuối cùng có sáu người bị bắt nhưng không ai bị thương, chủ yếu nhờ vào tác động ngăn chặn của số lượng lớn cảnh sát. Tôi thấy hài lòng với cách thức chúng tôi xử lý chuyện KKK, cảm thấy tự tin hơn rằng chúng tôi có thể xử lý ổn thỏa bất kì việc gì xảy ra trong tương lai. Một năm sau, một chuyện lớn hơn nhiều lại xảy đến.

        Mùa xuân năm 1980, Fidel Castro trục xuất 120.000 tù chính trị và những kẻ "không được ưa chuộng" khác, nhiều người trong số này có tiền án hoặc bệnh tâm thần, sang Mỹ. Họ đi thuyền sang Florida, xin tỵ nạn và biến thành một rắc rối lớn cho chính quyền Carter. Tôi ngay lập tức nhận thấy rằng Nhà Trắng có lẽ sẽ gửi một số người Cuba đến Fort Chaffee, một cơ sở gần Fort Smith, vì đây từng được dùng làm trung tâm tái định cư hồi giữa thập niên 70 cho người tị nạn Việt Nam. Việc tái định cư đó phần lớn đã thành công, và nhiều gia đình người Việt vẫn còn sinh sống yên ổn ở phía tây Arkansas.

        Khi thảo luận vấn đề với Gene Eidenberg, nhân viên Nhà Trắng phụ trách vấn đề Cuba cho tổng thống, tôi nói với ông ấy rằng vụ tái định cư người Việt Nam thành công một phần là nhờ các cuộc thanh lọc, rà soát ban đầu ở Philippines và Thái Lan để loại ra những kẻ không nên được phép đến Mỹ. Tôi đề xuất nên điều một chiếc hàng không mẫu hạm hoặc tàu lớn ở ngoài bờ biển Florida và cũng tiến hành chọn lọc như vậy. Tôi biết phần lớn người tị nạn không phải là tội phạm hoặc điên khùng gì, nhưng ít ra trên báo chí họ được mô tả như vậy, và việc sàng lọc sẽ tạo được sự ủng hộ của công chúng đối với những ai được phép vào Mỹ. Nhưng Gene lại cho rằng chuyên sàng lọc đó không có tác dụng gì vì chẳng có chỗ nào để gửi những người bị loại đi cả. "Chắc chắn là có chứ". Tôi nói. "Chúng ta vẫn còn căn cứ ở Guantanamo, đúng không nào? Và chắc chắn phải có một hàng rào ngăn cách căn cứ này với Cuba. Đem mấy người bị từ chối đến Guantanamo, mở cửa ra và bắt họ đi bộ về Cuba". Castro đang khiến nước Mỹ trông có vẻ ngớ ngẩn và Tổng thông Mỹ thì như bất lực. Jimmy Carter đã quá bận bịu với chuyện lạm phát và vụ khủng hoảng con tin ở Iran; ông không cần thêm rắc rối này nữa. Đề xuất của tôi có vẻ như là một giải pháp hay để tổng thống vẫn giữ được tiếng là mạnh mẽ, biến bất lợi thành thuận lợi và dọn đường cho việc công. chúng chấp nhận những người tị nạn được phép ở lại Mỹ. Khi Nhà Trắng từ chối đề nghị của tôi, lẽ ra tôi đã phải biết rằng chúng tôi sắp gặp phải chuyện khó chịu rồi đây.

        Vào ngày 7 tháng 5, Nhà Trắng thông báo cho tôi rằng Fort Chaffee sẽ được dùng làm nơi tái định cư cho một số người Cuba. Tôi yêu cầu Nhà Trắng thực hiện phòng bị an ninh nghiêm ngặt, ra tuyên bố với báo chí rằng những người Cuba này đang chạy trốn khỏi một "chế độ cộng sản độc tài" và cam kết tôi sẽ "làm tất cả những gì có thể để hoàn thành bất cứ trọng trách nào tổng thống đặt lên vai Arkansas" để giúp tái định cư những người này. Đến ngày 20 tháng 5, đã có gần 20.000 người Cuba ở Fort Chaffee. Hầu như ngay khi họ vừa chuyển đến, những vụ lộn xộn do người Cuba còn trẻ tuổi, quá chán ngán bị nhốt sau các hàng rào và không chắc chắn về tương lai của bản thân đã trở thành chuyện cơm bữa trong trại. Như tôi đã nói, Fort Smith là một cộng đồng rất bảo thủ, và hầu hết mọi người ở đây đều không vui vẻ gì về chuyên người Cuba đến đây ngay từ đầu. Khi tin tức về các vụ lộn xộn này được công bố, dân chúng ở Fort Smith và các thị trấn lân cận trở nên hoảng sợ và giận dữ, đặc biệt là những người sống ở thị trấn nhỏ Barling, giáp ranh với trại. Cảnh sát trưởng Bill Cauthron, người mạnh mẽ và khôn khéo trong suốt cuộc khủng hoảng đã tuyên bố khi được phỏng vấn: "Nói rằng họ (dân địa phương) hoảng sợ chỉ là cách nói giảm nhẹ mà thôi. Họ tự vũ trang đến tận răng, và điều đó chỉ làm cho tình hình càng bất ổn thêm".

        Tối ngày thứ hai, 26 tháng 5, vài trăm người tị nạn đã tấn công rào chắn và chạy ra ngoài qua một cổng không được canh phòng. Rạng sáng hôm sau, ngày diễn ra cuộc bầu cử sơ bộ, tôi điều 65 binh sĩ Vệ binh quốc gia đến Fort Chaffee, cùng Hillary bay đến Fayetteville bỏ phiếu, sau đó đến trại dành cả ngày nói chuyện với những người có mặt tại chỗ và ở Nhà Trắng. Sĩ quan chỉ huy, trung tướng James Drummond "Chó săn", là một người đầy ấn tượng với một bảng chiến tích xuất sắc. Khi tôi phàn nàn quân của ông ấy đã để những người Cuba chạy khỏi trại, ông ấy bảo tôi ông không thể ngăn cản họ; cấp trên trực tiếp của ông bảo ông rằng một đạo luật liên bang cấm quân đội làm công việc bảo vệ pháp luật đối với thường dân. Rõ ràng, quân đội đã kết luận đạo luật đó được áp dụng cả với những người Cuba dù tình trạng pháp lý của họ chưa rõ ràng. Họ không phải là công dân Mỹ hay di dân hợp pháp, nhưng họ cũng không phải là người ngoài bất hợp pháp. Vì họ chẳng vi phạm pháp luật gì, người ta bảo với Drummond rằng ông không thể giữ họ lại trại nếu họ không muốn, chỉ với lí do dân địa phương căm ghét và e sợ họ. Vị tướng nói nhiệm vụ duy nhât của ông là duy trì trật tự tại Fort Chaffee. Tôi điện thoại cho tổng thống, giải thích sự tình và yêu cầu phải có một người được trao đủ quyền hạn giữ những người Cuba trong trại. Tôi e rằng dân chúng địa phương sẽ bắt đầu xả súng vào những người Cuba. Người ta đổ xô đến mua súng trường và súng lục tại khắp các cửa hàng bán súng trong vòng 50 dặm xung quanh Chaffee.

        Ngày hôm sau, tôi lại điện thoại cho tổng thống. Ông nói sẽ điều thêm binh sĩ đến Fort Chaffee và họ sẽ lập lại trật tự trong khu vực và giữ người Cuba trong trại. Gene Eidenberg nói với tôi rằng Bộ Tư pháp đã gửi một lá thư cho Lầu năm góc nói rõ quân đội có đủ quyền hạn để làm việc này. Cuối ngày hôm đó, tôi có thể thư giãn một chút và dành thời gian cho cuộc bầu cử sơ bộ, mà đối thủ duy nhất của tôi, cựu chủ trại chăn nuôi gà tây Monroe Schwarzlose đã giành được 31% phiếu bầu, gấp 30 lần số phiếu ồng ta giành được trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 1978. Dân chúng miền quê đã gửi cho tôi một thông điệp về lệ phí đăng ký xe. Tôi đã hi vọng họ quên chuyện đó đi, nhưng họ đã không quên.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Mười Một, 2015, 05:41:25 am
        Tối ngày 1 tháng 6, mọi chuyên bùng nổ. 1000 người Cuba trốn khỏi trại, xuyên qua các binh sĩ liên bang vào Xa lộ 22 và bắt đầu đi bộ về hướng Barling. Một lần nữa quân đội không nhúc nhích đến một ngón tay ngăn chặn họ lại. Vậy nên tôi chặn họ lại. Ranh giới duy nhất giữa những người Cuba và vài trăm người dân Arkansas đang tức giận và có vũ trang là binh sĩ tiểu bang dưới quyền chỉ huy của đại úy Deloin Causey, một chỉ huy tận tụy và trầm tĩnh; lính Vệ binh quốc gia và nhân viên của Cảnh sát trưởng Bill Cauthron. Tôi chỉ thị nghiêm ngặt cho Causey và Vệ binh quốc gia không được để những người Cuba vượt qua. Tôi biết điều gì sẽ xảy ra nếu họ vượt qua được: một cuộc tắm máu đến mức làm cuộc khủng hoảng ở trường Trung học Little Rock trông giống một bữa tiệc ngoài trời chiều chủ nhật. Những người Cuba cứ tiến đến và bắt đầu ném đá vào người của chúng tôi. Cuôi cùng, Causey lệnh cho cảnh sát tiểu bang bắn bên trên đầu họ. Chỉ lúc đó họ mới lùi bước và quay trở lại khu trại. Khi khói súng tan đi, có 62 người bị thương, năm người bị thương do nổ súng, và ba tòa nhà của Fort Chaffee bị phá tan. Nhưng không có ai chết hay bị thương quá nặng.

        Ngay khi có thể, tôi bay đến Chaffee để gặp tướng Drummond. Chúng tôi cãi nhau ra trò. Tôi rất giận vì binh sĩ của ông ta đã không chặn những người Cuba sau khi Nhà Trắng đã đảm bảo với tôi rằng Lầu năm góc đã nhận được sự chấp thuận của Bộ Tư pháp để làm như vậy. Ông tướng không chịu nhượng bộ, ông ấy nói với tôi rằng ông nhận lệnh từ một ông tướng hai sao ở San Antonio, Texas, và dù Nhà Trắng có nói gì với tôi đi chăng nữa thì lệnh của ông tướng vẫn chưa thay đổi. Drummond là một người thẳng tính, rõ ràng là ông ta đang nói sự thật. Tôi gọi Gene Eidenberg, nói với ông ấy những gì Drummond đã nói và đòi hỏi được giải thích. Thay vào đó tôi nhận được một bài giảng đạo. Eideụberg nói rằng người ta nói với ông ấy là tôi đã phản ứng thái quá và tôi đang cố lên mặt sau kết quả bầu cử sơ bộ đáng thất vọng. Rõ ràng, Gene, người mà tôi coi là một người bạn đã không hiểu tình hình và cũng không hiểu tôi nhiều như tôi tưởng.

        Tôi đâu có chịu thua. Tôi bảo với ông ấy rằng vì rõ ràng ông ấy không tin vào đánh giá của tôi, chính ông ấy sẽ phải đưa ra quyết định tiếp theo. "Anh hoặc là phải xuống đây ngay, và giải quyết vấn đề ngay lập tức trong đêm nay, nếu không, tôi sẽ đóng cửa trại. Tôi sẽ đưa Vệ binh quốc gia gác tất cả các lối ra vào, và sẽ không có ai được ra hoặc vào mà không có sự cho phép của tôi".

        Ông ấy choáng váng không thể tin được. "Anh không thể làm như thế được", ông ấy nói. "Đấy là một cơ sở của liên bang".

        "Có thể như vậy", tôi đáp lại, "nhưng cơ sở này nằm trên đường của tiểu bang, và tôi kiểm soát nó, tùy anh thôi".

        Eidenberg ngay tối đó bay xuống Fort Smith bằng một chiếc máy bay của không lực. Tôi đến đón ông ấy, và trước khi chúng tôi đi đến trại, tôi đưa ông ấy đi dạo một vòng Barling. Lúc này đã quá nửa đêm, nhưng trên mỗi con phố chúng tôi đi qua, tại mỗi ngôi nhà, các cư dân có vũ trang đang trong tình trạng báo động ngồi ở thảm cỏ, trên các hiên nhà, và có một người còn leo lên cả mái nhà. Tôi sẽ không bao giờ quên một bà, có lẽ đã hơn 70 tuổi, ngồi trên chiếc ghế ở thảm cỏ với một khẩu shotgun để ngang trên đùi. Eidenberg bị sốc trước những gì đã nhìn thấy. Sau khi chúng tôi kết thúc chuyến đi, ông ấy quay qua nhìn tôi và nói: "Tôi đâu có ngờ".

        Sau chuyến đi, chúng tôi gặp tướng Drummond và các quan chức địa phương tiểu bang và liên bang khác trong khoảng một tiếng đồng hồ. Rồi chúng tôi nói chuyện với một đám đông báo chí truyền thông. Eidenberg hứa rằng vấn đề an ninh sẽ được giải quyết. Sau ngày hôm đó, 2 tháng 6, Nhà Trắng tuyên bô Lầu năm góc đã nhận được chỉ thị rõ ràng phải giữ gìn trận tự và giữ những người Cuba ở trong trại. Tổng thống Carter cũng công nhận rằng nhân dân Arkansas đã phải chịu những môi lo lắng không cân thiết và hứa sẽ không gửi thêm một người Cubđ nào đến Fort Chaffee nữa.

        Những trì hoãn trong quá trình sàng lọc có vẻ là nguyên nhân gốc rễ của vụ lộn xộn này, và những người thực hiện quá trình này đã cố gắng đẩy nhanh tiến độ lên. Không lâu sau, khi tôi đến thăm trại, tình hình đã ổn định hơn, và mọi người có vẻ như đã thoải mái hơn nhiều.

        Trong khi mọi việc có vẻ như đã chùng xuống, tôi vẫn nghi ngại bởi những gì đã hoặc không xảy ra giữa khoảng thời gian từ ngày 28 tháng 5, khi Eidenberg nói với tôi rằng quân đội đã được ra lệnh giữ những người Cuba không cho đi khỏi Chaffee đến ngày 1 tháng 6, khi họ để cho một ngàn người Cuba chạy thoát. Hoặc là Nhà Trắng đã không nói thật với tôi, hoặc là Bộ Tư pháp đã chậm trễ trong việc đưa ý kiến của mình lên Lầu năm góc, hoặc có ai đó ở Lầu năm góc đã cưỡng lại một mệnh lệnh hợp pháp của Tổng Tư lệnh. Nếu đó là những gì đã xảy ra, điều này cho thấy đây là một sự vi phạm hiến pháp nghiêm trọng. Tôi không chắc lắm rằng tất cả sự thật rồi sẽ được làm sáng tỏ. Từ những điều tôi học được từ khi tới Washington, sau khi mọi việc vỡ lở, ý muốn nhận trách nhiệm thường biến mất.

        Vào tháng 8, Hillary và tôi đến Denver để dự cuộc gặp mặt mùa hè của Hiệp hội Thống đốc Quốc gia. Mọi chủ đề bàn thảo đều nhắm về các vị tổng thống. Tổng thống Carter có vẻ như đã sống sót sau thách thức mạnh mẽ chống lại việc tái đề cử từ Thượng nghị sĩ Edward Kennedy, nhưng Kennedy vẫn chưa rút lui. Chúng tôi ăn sáng với luật sư Hình luật nổi tiếng Edward Bennet Williams, người mà Hillary đã biết trong nhiều năm, và ông đã từng muốn cô ấy đến làm việc cho mình sau khi tốt nghiệp trường luật. Williams ủng hộ Kennedy mạnh mẽ, và tin rằng Kennedy sẽ có cơ hội thắng được Ronald Reagan trong chiến dịch vận động mùa thu, bởi vì tổng thống đang bị thất sủng vì nền kinh tế tồi tệ và vụ các con tin người Mỹ bị băt giữ ở Iran trong 10 thạng liền.

        Tôi không đồng ý với ông ây về chính trị cũng như về tinh thần. Carter với tư cách là Tổng thống đã làm được nhiều điều tốt và không phải chịu trách nhiệm về những vụ tăng giá dầu của OPEC mà làm tăng lạm phát, và cũng đã có một số lựa chọn tốt để xử lý cuộc khủng hoảng con tin. Ngoài ra bất chấp những rắc rối với người Cuba, Nhà Trắng của Carter đã đối xử tốt với Arkansas, trợ cấp tài chính và ủng hộ cho nỗ lực cải cách của chúng tôi trong giáo dục, năng lượng, sức khỏe và phát triển kinh tế. Tôi cũng được lui tới Nhà Trắng khá nhiều vừa vì công việc vừa đến thăm, về khoản đến thăm, chuyến thăm thú vị nhất là khi tôi đưa mẹ đến nghe Willie Nelson hát ở Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng trong một bữa tiệc ngoài trời mà tổng thống chiêu đãi NASCAR. Sau bữa tiệc, tôi và mẹ đi cùng Nelson và con trai của tổng thống là Chip đến khách sạn Hay-Adams, đối diện Nhà Trắng qua quảng trường Lafayette, ở đây Willie ngồi xuống bên cây đàn piano và hát cho chúng tôi nghe đến hai giờ sáng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Mười Một, 2015, 04:45:46 am
        Vì tất cả những lý do đó, tôi cảm thấy hài lòng về mối quan hệ của tôi với Nhà Trắng khi cuộc gặp của Hiệp hội Thống đốc Quốc gia bắt đầu. Các thống đốc của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa họp riêng. Tôi được bầu làm Phó Chủ tịch của các thống đốc đảng Dân chủ tại kỳ họp mùa đông nhờ tôi được đề cử bởi Thống đốc Jim Hunt của bang Bắc Carolina, người đã trở thành một trong những người bạn thân nhất của tôi trong số các thống đốc và trong cuộc đấu tranh cho cải cách giáo dục từ lúc đó đến suốt những năm tháng tôi ở Nhà Trắng. Bob Strauss, Chủ tịch ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ đề nghị tôi thuyết phục Liên đoàn Thống đốc đảng Dân chủ ủng hộ Tổng thống Carter thay vì Thượng nghị sĩ Kennedy. Sau một loạt các cuộc nói chuyện tay đôi vận động với các thống đốc có mặt, tôi nói với Strauss rằng tỷ lệ phiếu sẽ là 20 so với 4, nghiêng về phía Carter. Chúng tôi đã có một cuộc tranh luận văn minh, trong đó Strauss phát biểu ủng hộ tổng thống và Thượng nghị sĩ Hugh Carey của bang New York phát biểu ủng hộ cho Kennedy. Sau cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 20-4, Strauss và tôi nói chuyện ngắn với báo chí, tuyên bố sự ủng hộ này là một bằng chứng cho thấy có niềm tin và sự tăng cường về mặt chính trị cho Tổng thống Carter vào thời điểm ông ấy cần điều đó nhất.

        Khoảng 15 phút sau, người ta nói với tôi rằng Nhà Trắng đang muốn nói chuyện điện thoại với tôi. Rõ ràng là tổng thông muốn cảm ơn tôi vì đã giúp ông có được sự ủng hộ của các thống đốc. Nhưng hóa ra không phải như vậy. Điều tổng thống muốn nói cho tôi biết là thời tiết sắp sửa trở lạnh ở Pennsylvania và Wisconsin, nơi những người Cuba còn lại đang cư trú. Vì những trại này không được lắp đặt máy sưởi cho thời tiết mùa đông nên ông ấy nói cần phải rời những người tị nạn này đi. Rồi sau đó là một đòi hỏi nặng ký. Bây giờ các rắc rối về an ninh đã được giải quyết ở Fort Chaffee, nên nhưng người Cuba này sẽ được chuyển đến đó. Tôi trả lời: "Thưa tổng thống, ông đã hứa sẽ không gửi thêm người tị nạn đến Arkansas. Hãy gửi họ đến một trại nào đó ở một nơi ấm áp ở miền tây, nơi đằng nào ông cũng sẽ không thắng được trong cuộc bầu cử vào tháng 11". Tổng thống đáp lại rằng ông ấy đã xem xét chuyện đó, nhưng không thể làm được bởi vì xây dựng một cơ sở như vậy ở miền tây sẽ tốn mất 10 triệu đôla. Tôi nói: "Thưa tổng thống, lời hứa của ông đối với người dân Arkansas đáng giá 10 triệu đôla lắm chứ". Ông ấy không đồng ý, và chúng tôi chấm dứt cuộc nói chuyên.

        Bây giờ thì tôi đã từng là tổng thống, tôi cũng hiểu đôi chút về những sức ép Jimmy Carter đã phải chịu. Ông ấy đang phải đối phó với cả lạm phát phi mã lẫn một nền kinh tế trì trệ. Những con tin người Mỹ ở Iran đã bị Giáo chủ Khomeni giam giữ gần một năm. Nhưng người Cuba không còn gây bạo loạn nữa, cho nên so ra họ sẽ không là rắc rối gì lớn đối với ông ấy. Pennsylvania và Wisconsin đều đã bỏ phiếu ủng hộ cho ông ấy vào năm 1976, và các bang này có nhiều phiếu cử tri đoàn hơn Arkansas, vốn là bang ông đã thắng với gần hai phần ba sô phiếu. Tôi vẫn dẫn trước đối thủ của tôi là Frank White hơn 20 điểm trong các cuộc trưng cầu dân ý, nên tôi cũng không bị hề hấn gì.

        Vào lúc đó, tôi lại không nhìn nhận sự việc như vậy. Tôi biết tổng thống sẽ bị mất uy tín thê thảm nếu thất hứa với Arkansas. Dù các trại ở Pennsylvania và Wisconsin phải đóng cửa vì lý do chính trị hay thời tiết, việc gửi những người Cuba còn lại đến nơi ông ấy đã hứa sẽ không gửi, để đỡ tôn 10 triệu đôla, thật là điên khùng. Tôi gọi điện thoại cho Rudy Moore và chủ tịch chiến dịch tranh cử của tôi, Dick Herget, để hỏi ý họ xem tôi nên làm gì. Dick nói tôi nên bay thẳng đến Washington để gặp tổng thống. Nếu tôi không thay đổi được ý định của ông ấy, thì tôi nên nói chuyện với báo chí bên ngoài Nhà Trắng, và chấm dứt việc ủng hộ ông ấy tái đắc cử. Nhưng tôi không thể làm như vậy được, vì hai lý do. Thứ nhất tôi không muốn giống như một hình mẫu khác của Orval Faubus và những thống đốc miền nam khác, những người chống lại thẩm quyền liên bang trong thời kỳ dân quyền. Thứ hai, tôi không muốn làm bất cứ điều gì có thể giúp Ronald Reagan thắng Jimmy Carter. Reagan đang tiến hành một chiến dịch tranh cử tuyệt vời, với thanh thế rất lớn, nhờ cuộc khủng hoảng con tin, nhờ nền kinh tế đình đốn và sự ủng hộ nhiệt tình của các nhóm cánh hữu vốn giận dữ về tất cả mọi thứ từ vấn đề phá thai cho đến việc Tổng thống Carter trao trả kênh đào Panama cho Cộng hòa Panama.

        Gene Eidenberg yêu cầu tôi không thông báo việc di dời người Cuba cho đến khi ông ấy có thể đến Arkansas và tìm cách bao biện cho việc này. Nhưng dù sao câu chuyện này cũng bị rò rỉ ra ngoài, và chuyến thăm của Gene đến Arkansas cũng không giúp được gì. Ông ấy cũng đưa ra một lập luận thuyết phục sẽ không có rắc rối về an ninh nữa, nhưng ông ấy không thể chối bỏ rằng tổng thống đã phá bỏ một cam kết rõ ràng đối với tiểu bang mà ủng hộ ông hơn bất cứ bang nào khác ngoài bang quê nhà của ông là Georgia. Tôi tìm được vai trò tích cực hơn trong việc kiểm soát các sự chuẩn bị về an ninh và cũng tạo ra được một số cải thiện, nhưng tôi vẫn là người của tổng thống ở Arkansas và cũng là người đã thất bại trong việc đề nghị tổng thống giữ lời hứa của mình. Tôi từ Denver về nhà trong tình thế chính trị khó lường. Địch thủ của tôi trong cuộc tổng tuyển cử, Frank White, đang chiếm dần ưu thế. White là một người to lớn có giọng nói ồm ồm và một kiểu cách lấn lướt khác hẳn với xuất thân của ông ấy - một người từng tốt nghiệp Học viện Hải quân, một nhân viên tín dụng của ngân hàng và cựu giám đốc của ủy ban phát triển công nghiệp của bang Arkansas dưới thời Thống đốc Pryor. Ông được sự ủng hộ mạnh mẽ từ tất cả các nhóm lợi ích mà tôi đã từng đối đầu bao gồm các cơ quan năng lượng, các chủ trang trại gia cầm, các doanh nghiệp xe tải và các công ty khai thác gỗ và cộng thêm các hội y tế. Ông ấy là một người Cơ đốc sùng đạo, có sự ủng hộ mạnh mẽ của cơ quan cấp tiểu bang của tổ chức Moral Majority và các nhà hoạt động bảo thủ khác. Và ông ta cũng nắm được những người dân ở miền quê và những người đang bực bội vì tăng lệ phí đăng ký xe hơi. Và ông ấy cũng có lợi thế là tâm trạng chán nản chung do tình hình kinh tế thất bát và hạn hán. Tình hình kinh tế tồi tệ dẫn tới việc số thu của tiểu bang xuống thấp hơn dự kiến, tôi bắt buộc phải giảm mức chi của tiểu bang để cân bằng ngân sách, trong đó có việc cắt giảm về giáo dục làm giảm khoản tăng lương 1.200 đô la trong năm thứ hai cho giáo viên xuống còn 900. Nhiều giáo viên không còn quan tâm đến chuyên gian dối của ngân sách tiểu bang; họ đã được hứa sẽ được tăng 1.200 đôla trong hai năm liền, và họ muốn được nhận kỳ tăng lương thứ hai. Khi họ không nhận được như vậy, mức ủng hộ của họ dành cho tôi giảm đi trông thấy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Mười Một, 2015, 12:22:17 am
   
(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/moi/01_zpsuhcbiaqy.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/moi/02_zpsdvi4rtrn.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/moi/03_zpshyxrlq99.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/moi/04_zpslynmtet4.jpg)
 


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Mười Một, 2015, 04:41:43 am
        Hồi tháng 4, khi Hillary và tôi đến gặp Frank White tại một sự kiện và tôi nói với cô ấy rằng cho dù các cuộc trưng cầu dân ý có cho kết quả như thế nào di nữa, ông ta vẫn bắt đầu với số phiếu bầu là 45%. Tôi đã chọc giận nhiều người như vậy đấy. Sau khi đưa ra tuyên bố tất cả những người tị nạn sẽ được chuyển vể Fort Chaffee, White đã có chiến lược cho cuộc vận động tranh cử của ông ta về vấn đề người Cuba, vấn đề lệ phí đăng ký xe hơi. Ông ta chỉ nói toàn những chuyện đó suốt thời gian còn lại của chiến dịch tranh cử. Tôi cũng vận động tích cực trong tháng 8, nhưng không thành công bao nhiêu. Tại cổng các nhà máy, nhiều công nhân nói họ sẽ không bỏ phiếu cho tôi vì tôi đã làm cho nền kinh tế tồi tệ đi và đã phản bội họ bằng việc tăng lệ phí đăng ký xe hơi. Một lần, khi vận động ở Fort Smith, gần cây cầu qua bang Oklahoma, tôi yêu cầu một người ủng hộ tôi, ông ấy đã trả lời một câu tôi đã nghe hàng trăm lần nhưng bằng một cách hình ảnh hơn: "Anh đã tăng lệ phí đăng ký xe hơi của tôi. Tôi sẽ không bỏ phiếu cho anh cho dù anh có là thằng chó đẻ duy nhát trong lần bầu cử này!". Ông ta giận đỏ cả rnặt. Tôi cáu tiết, chỉ sang phía Oklahoma bên kia cầu và nói: "Anh nhìn kia kìa, nếu anh sống ở Oklahoma thì lệ phí đăng ký xe hơi của anh còn cao gấp đôi so với hiện giờ!". Bỗng nhiên tất cả sắc đỏ biến ỉttât khỏi khuôn mặt ông ấy. Ông ấy đặt tay lên vai tôi và nói: Thây chưa, nhóc, thế mà cậu cũng không hiểu. Đây chính là lý do tôi sông ở bên này ranh giới tiểu bang".

        Cuối tháng 8, tôi đi dự đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ với đoàn đại biểu Arkansas. Thượng nghị sĩ Kennedy vẫn còn tham gia cuộc đua dù ông ấy rõ ràng là sẽ thua. Tôi có một số người bạn tốt làm việc cho Kennedy, họ muốn tôi khuyến khích ông ấy rút lui trước khi đếm phiếu bầu và thực hiện một bài diễn văn hào hiệp ủng hộ Carter. Tôi thích Kennedy và cho rằng tốt nhất ông ấy nên khéo léo để không phải chịu trách nhiệm nếu Carter thua cuộc. Quan hệ giữa hai ứng cử viên chẳng tốt đẹp gì, nhưng bạn tôi cho rằng tôi có thể thuyết phục được ông ấy. Tôi đến phòng khách sạn của thượng nghị sĩ và cố hết sức. Kennedy cuối cùng đã rút lui và ủng hộ tổng thống dù khi họ cùng xuất hiện trong, liên danh tranh cử thì ông ấy cũng không giỏi lắm trong việc giả bộ nhiệt tình, một cảm giác rõ ràng là ông không hề cảm thấy.
Đến trước kỳ đại hội, tôi đã là chủ tịch của Liên đoàn Thống đốc Quốc gia và được mời phát biểu trong năm phút. Các đại hội toàn quốc thường ầm ĩ và lộn xộn. Các đại biểu thường chỉ lắng nghe các bài phát biểu chính và các bài phát biểu chấp nhận đề cử tổng thông và phó tổng thống. Nếu bạn không phát biểu một trong ba bài đó thì cơ hội duy nhất của bạn để được lắng nghe trong tiếng ồn ào thường xuyên nói chuyên riêng trong phòng là phải nói thật nhanh và thuyết phục. Tôi cố gắng giải thích tình hình kinh tế khác hẳn mà chúng tôi đang phải gánh chịu và biện luận rằng đảng Dân chủ phải thay đổi để đáp ứng được thách thức này. Từ Thế chiến hai, những người Dân chủ đã coi sự thịnh vượng của nước Mỹ là dĩ nhiên; các ưu tiên của họ là phân chia những lợi ích cho thêm nhiều người và đấu tranh cho công bằng xã hội. Nhưng giờ đây chúng tôi phải đối phó với lạm phát và thất nghiệp; những thâm hụt lớn của chính phủ, và không còn ưu thế cạnh tranh. Thất bại của chúng tôi trong việc thực hiện những việc đó là làm cho thêm nhiều người ủng hộ phe Cộng hòa hoặc tham gia vào thành phần ngày càng tăng những người không bỏ phiếu. Đó là một bài nói hay, ngắn, ít hơn thời gian đã định là năm phút nhưng chẳng có ai để ý nhiều đến nó.

        Tổng thống Carter rời đại hội vẫn phải chịu những rắc rối ông gặp phải khi đại hội khai mạc, và lại thiếu đi sự ủng hộ mà thường là một chính đảng đoàn kết và nhiệt tình thực sự đem lại cho ứng cử viên của mình. Tôi trở về Arkansas, quyết tâm cố gắng cứu lấy chiến dịch tranh cử của chính mình, nhưng nó ngày càng tồi tệ đi.

        Ngày 19 tháng 9, tôi đang ở nhà ở Hot Spring sau một ngày dài hoạt động chính trị thì viên chỉ huy của Bộ Chỉ huy Không quân Chiến lược gọi cho tôi và nói rằng vừa có một vụ nổ tại một ụ tên lửa Titan II gần Damascus, Arkansas, khoảng 40 dặm phía tây bắc của Little Rock. Chuyện này đúng là không thể tin được. Một kỹ sư cơ khí của không quân trong khi sửa tên lửa đã đánh rơi một cái cờlê nặng hơn lkg. Nó rơi từ độ cao hơn 200m đến đáy của ụ tên lửa, nảy lên và làm rạn bình chứa đầy nhiên liệu tên lửa. Nhiên liệu tên lửa gặp không khí đã phát cháy, và kéo theo một vụ nổ lớn thổi bay mái bằng bê tông nặng 740 tấn ra khỏi ụ, giết chết người thợ và làm bị thương 20 nhân viên không quân khác gần đó. Vụ nổ cũng phá hủy tên lửa và đẩy văng đầu đạn hạt nhân vào một cánh đồng nuôi bò, nơi đặt ụ tên lửa. Người ta trấn an tôi rằng đầu đạn sẽ không tự phát nổ, rằng sẽ không có phóng xạ rò ri ra, và rằng bên quân đội sẽ tìm cách thu hồi nó một cách an toàn. ít ra thì tiểu bang của tôi cũng sẽ không bị nướng chín trong rủi ro này của Arkansas. Tôi bắt đầu cảm thấy suy sụp nhưng cũng cố tìm cách khả dĩ nhất trong tình hình này. Tôi đề nghị viên giám đốc mới phụ trách an toàn công cộng là Sam Tatom thảo ra một kế hoạch sơ tán khẩn cấp với các viên chức liên bang trong trường hợp có gì trục trặc với một trong 17 tên lửa Titan II còn lại.

        Sau tất cả những sự việc chúng tôi đã trải qua, bây giờ thì Arkansas đã có đồng cỏ chăn bò duy nhất trên thế giới có riêng một đầu đạn hạt nhân. Một vài ngày sau khi sự cố xảy ra, Phó Tổng thống Mondale đến dự đại hội đảng Dân chủ tiểu bang của chúng tôi ở Hot Spring. Khi tôi yêu cầu ông ấy đảm bảo rằng bên quân sự sẽ hợp tác với chúng tôi trong kế hoạch khẩn cấp mới đối với các tên lửa, ông ấy bốc điện thoại và gọi cho Harold Brown, Bộ trưởng Quốc phòng. Những lời đầu tiên của ông ấy là: "Bố khỉ, Harold, tôi biết là tôi đề nghị anh phải làm gì đó để người Arkansas quên đi rắc rối về vân đề người tị nạn Cuba, nhưng vụ này thật là hơi quá đấy". Với phong thái cư xử kiềm chế nơi công cộng, Mondale có óc hài hước tuyệt vời. Ông ấy biết cả hai chúng tôi đều căng thẳng, nhưng ông ấy biết cách làm cho cười.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Mười Một, 2015, 02:30:05 am
        Những tuần cuối cùng của chiến dịch vận động tranh cử hoàn toàn bị chi phối bởi một hiện tượng mới trong chính trị Arkansas: toàn những quảng cáo truyền hình tiêu cực. Có một mẩu quảng cáo truyền hình rất rắn về tăng lệ phí đăng ký xe hơi. Nhưng mâu quảng cáo tranh cử hữu hiệu nhất của White chiếu cảnh những người Cuba nổi loạn, với lời thuyết minh hùng hồn nói cho người xem rằng các thống đốc của bang Pennsylvania và Wisconsin quan tâm đến nhân dân của họ và tống khứ người Cuba đi, còn tôi quan tâm đến Jimmy Carter nhiều hơn đến nhân dân Arkansas, "và hậu quả là chúng ta phải chịú đựng tất cả những người Cuba này". Khi Hillary và tôi lần đầu tiên xem, chúng tôi nghĩ rằng nó vô lý đến mức sẽ không có ai tin. Một cuộc thăm dò diễn ra ngay trước khi mẩu quảng cáo được công chiếu cho thấy 60% dân chúng cho rằng tôi đã hành xử tốt tại Fort Chaffee, trong khi 3% cho rằng tôi đã quá cứng rắn, 20% những người cánh hữu cho rằng tôi đã quá mềm yếu. Có lẽ để họ hài lòng, chỉ còn cách tôi bắn bất cứ người tị nạn nào chạy trốn.

        Chúng tôi đã sai lầm về các mẩu quảng cáo này. Chúng khá hiệu quả. Ở Fort Smith, các quan chức địa phương, trong đó có Cảnh sát trưởng Bill Cauthron và Công tố viên Ron Fields ra sức bảo vệ tôi, tuyên bô tôi đã xử lý tốt và đã dám mạo hiểm để bảo vệ dân chúng quanh trại. Như chúng ta bây giờ đều biết buổi họp báo sẽ không thể chống nổi hiệu ứng của một mẩu quảng cáo tiêu cực mạnh mẽ. Tôi bị sa lầy vào vụ những người tị nạn Cuba và vụ lệ phí đăng ký xe hơi.

        Nhiều ngày trước cuộc bầu cử, Hillary gọi điện thoại cho Dick Morris, người tôi đã thay bằng Peter Hart vì những người của tôi rất ghét phải làm việc với tính cách thô rám của Dick. Cô ấy đê nghị anh ấy tiến hành một cuộc thăm dò xem chúng tôi có thể làm gì đê gỡ gạc tình hình. Dick đã thực hiện cuộc thăm dò, và với tính cộc cằn thường thấy, anh ấy tuyên bố có lẽ tôi sệ thua. Anh ấy đưa ra một số gợi ý cho các mẩu quảng cáo truyền hình, chúng tôi nghe theo nhưng cũng giống như anh ấy đã dự đoán, như vậy là quá ít và quá trễ.

        Vào ngày bầu cử, 4 tháng 11, Jimmy và tôi được 48% phiếu bầu của Arkansas, giảm so với 65% của ông ấy vào năm 1976 và 63% của tôi vào năm 1978. Tuy nhiên chúng tôi thua theo nhiều cách khác nhau. Tổng thống thắng được 50 trong 75 hạt, vẫn giữ được các căn cứ mạnh của đảng Dân chủ, nơi vấn đề những người Cuba vẫn có ảnh hưởng nhưng không đánh bại được thắng lợi của ông ấy, và bị thua thảm bại ở các khu vực thuộc cộng hòa bảo thủ hơn ở phía tây Arkansas, nơi có nhiều người đi bầu chủ yếu là do cử tri giận dữ vì ông đã thất hứa về những người tị nạn Cuba, và do Reagan đã liên minh với những người theo chủ nghĩa chính thống cơ đốc cũng như việc chống phá thai của họ và các hiệp ước về kênh đào Panama. Arkansas vẫn chưa rơi vào tay đảng Cộng hòa. 48% của Carter vẫn còn cao hơn số phần trăm phiếu trên toàn quốc ông ấy đã đạt được. Nếu không có vụ thất hứa, ông ấy có lẽ đã thắng được tiểu bang này.

        Ngược lại tôi chỉ thắng được 24 hạt bao gồm những hạt đông đảo người da đen, và một số hạt nơi người ta ủng hộ nhiều hơn hoặc chống đối ít hơn đối với chương trình nâng cấp xa lộ. Tôi thua toàn bộ 11 hạt ở khu vực đông bắc Arkansas vốn là của đảng Dân chủ, và thua phần lớn các hạt miền quê trong Quận nghị viện thứ Ba, và nhiều hạt ở miền nam Arkansas. Tôi bị vụ lệ phí đăng ký xe hơi làm hại. Ảnh hưởng chính của mẩu quảng cáo truyền hình về người Cuba đã tước mất của tôi những người cử tri từng ủng hộ tôi bất chấp sự lo ngại riêng của họ. Tỷ lệ ủng hộ công chúng của tôi đã được cách hành xử của tôi trong vấn đề người tị nạn Cuba cứu vãn, dù vẫn còn đó những rắc rối về vụ tăng lệ phí đăng ký xe hơi và sự phản đối của những lợi ích cũng như tình hình kinh tế ảm đạm. Những gì xảy ra với tôi vào năm 1980 rất tương tự những gì xảy ra với Tổng thống George H. w. Bush năm 1992. Cuộc chiến vùng Vịnh giữ cho tỷ lệ thăm dò của ông ấy cao nhưng bên dưới có rất nhiều bất mãn. Khi người ta quyết định sẽ không bỏ phiếu cho ông ấy về vân đề cuộc chiến, tôi đã chiếm thế thượng phong. Frank White đã dùng mẩu quảng cáo về người tị nạn Cuba để làm điều tương tự.

        Năm 1980, tôi tranh cử khá hơn Tổng thống Carter ở các khu vực của đảng Cộng hòa ở phía tây Arkansas, nơi mọi người trực tiếp biêt cách tôi xử lý vụ người tị nạn Cuba. Ở Fort Smith và hạt Sebastian, tôi đã dẫn đầu trong liên danh của đảng Dân chủ nhờ Fort Chaffee. Carter được 28%. Thượng nghị sĩ Bumpers, người từng hành nghề luật ở đó hơn 20 năm nhưng đã phạm một tội không thể tha thứ được, đó là bỏ phiếu để "cho đi" kênh đào Panama được 30%. Tôi được 33%. Tình hình tồi tệ như vậy đấy.

        Vào đêm bầu cử, tôi cảm thấy tồi tệ đến mức tưởng như không còn tâm trí đối mặt với báo giới. Hillary đi xuống tổng hành dinh, cảm ơn những người làm việc tại đó và mời họ đến dinh thống đốc vào ngày hôm sau. Sau một đêm ngủ không ngon giấc, Hillary, Chelsea và tôi gặp gỡ vài trăm ủng hộ viên trung thành nhất của chúng tôi ở bãi cỏ phía sau dinh thự. Tôi đã diễn thuyết một bài tốt nhất có thể, cảm ơn họ vì tất cả những gì họ đã làm, nói với họ rằng họ nên tự hào về tất cả những gì chúng tôi đã đạt được, và tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Frank White. Xét trên tình hình lúc bấy giờ thì đấy là giọng điệu khá lạc quan. Trong thâm tâm tôi tràn đầy tự ái và giận dữ, chủ yếu là giận mình. Và trong lòng tôi cũng tràn ngập nỗi nuối tiếc mình sẽ không thể tiếp tục làm công việc mình yêu thích đến thế. Tôi có nói đến sự tiếc nuối này nhưng không cho ai biết nỗi sầu thảm và giận dữ.

        Vào thời điểm đó có vẻ không có tương lai gì nhiều về chính trị cho tôi. Tôi là Thống đốc Arkansas đầu tiên trong 1/4 thế kỷ đã không thắng nổi nhiệm kỳ hai năm thứ hai, và có lẽ là cựu thống đốc trẻ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Cảnh báo của John McClellan rằng văn phòng thống đốc là một nghĩa địa có vẻ như là một lời tiên tri. Nhưng bởi vì tôi đã tự đào huyệt cho mình, nên việc tỉnh táo duy nhất còn lại để làm là bắt đầu tự trèo ra.

        Thứ năm, Hillary và tôi tìm được một căn nhà mới. Đó là một căn nhà gỗ đẹp, xây năm 1911 trên đại lộ Midland ở khu vực Hillcrest của Little Rock, không xa nơi chúng tôi từng sống trước khi chuyển đến dinh thống đốc. Tôi gọi cho Betsey Wright và hỏi xem cô ấy có thể đến giúp tôi sắp xếp hồ sơ trước khi tôi rời văn phòng được hay không. Thật vui là cô ấy đã đồng ý. Cô ấy chuyển vào dinh thống đốc và làm việc hàng ngày với bạn tôi, dân biểu tiểu bang Gloria Cabe, người cũng bị thất bại trong khi tái tranh cử sau khi đã ủng hộ tất cả các chương trình của tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Mười Một, 2015, 03:24:01 am
   
   (http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/05_zpsnbrd6ghu.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/06_zpsjbaibhfy.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/07_zpscojznrtb.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/08_zpsdvakq37u.jpg)



Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười Một, 2015, 04:37:38 am
        Hai tháng cuối cùng của tôi ở văn phòng trong dinh thống đốc rất khó khăn đối với các nhân viên. Họ cần phải tìm việc làm mới. Lối thoát thông thường để ra khỏi chính trị là qua các công ty lớn làm nhiều công việc liên quan đến chính quyền tiểu bang, nhưng chúng tôi đã làm cho tất cả họ nổi giận. Rudy Moore đã xoay xở rất tốt để giúp mọi người, đảm bảo chúng tôi hoàn thành tất cả những công việc liên quan đến công chúng còn lại trước khi chúng tôi trao lại văn phòng cho Frank White. Anh ấy và người lên lịch trình làm việc cho tôi là Randy White còn nhắc nhở tôi trong những lúc tôi còn mải mê với riêng mình rằng tôi cần phải cho thấy tôi quan tâm nhiều hơn đối với nhân viên của tôi và tương lai của họ. Phần lớn họ không dành dụm nhiều để có thể chờ xin việc trong thời gian dài. Nhiều người có con nhỏ. Nhiều người chỉ làm việc cho tiểu bang, có những người đã từng làm việc cho tôi trong văn phòng Bộ Tư pháp của tiểu bang. Mặc dù tôi thực sự thích những người đã từng làm việc cho tôi và tôi cảm thấy biết ơn họ, nhưng tôi e rằng tôi đã không biểu lộ những tình cảm đó rõ ràng trong nhiều ngày sau thất bại.

        Hillary đặc biệt tốt với tôi trong giai đoạn kinh khủng đó, cân bằng giữa tình yêu và sự thông cảm, và luôn luôn làm cho tôi tập trung vào hiện tại và tương lai. Chuyện Chelsea không hề biết gì về bất cứ điều gì tồi tệ xảy ra đã giúp tôi hiểu rằng đây không phải là ngày tận thế. Tôi nhận được cú điện thoại động viên an ủi từ Ted Kennedy. Ông nói rằng tôi sẽ quay trở lại, và Walter Mondale, người cho thấy có óc khôi hài lạ thường dù chính ông cũng bị thất bại. Thậm chí tôi còn đến Nhà Trắng để cảm ơn Tổng thống Carter về tất cả những điều tốt lành mà chính quyền của ông đã làm để giúp đỡ Arkansas. Tôi vẫn còn bực bội vì ông ấy thất hứa, và chuyên thất hứa ấy đã dẫn đến thất bại của tôi cũng như thất bại của ông ấy ở Arkansas, nhưng tôi thấy lịch sử nên rộng lượng hơn với ông ấy vì chính sách về năng lượng và môi trường, đặc biệt là việc thành lập khu bảo tồn động vật quốc gia bắc cực khổng lồ ở Alaska và những thành công của ông ấy trong chính sách đối ngoại - thỏa thuận trại David giữa Israel và Ai Cập, hiệp ước kênh đào Panama, và việc nâng tầm vấn đề nhân quyền.

        Cũng giống như các nhân viên khác của văn phòng thống đốc, tôi cũng phải đi tìm việc. Tôi nhận được nhiều lời đề nghị thú vị từ bên ngoài tiểu bang. Bạn tôi, John Y. Brown, Thống đốc bang Kentucky, người đã từng làm nên cả sản nghiệp với hãng Gà rán Kentucky hỏi tôi có quan tâm đến việc làm hiệu trưởng trường Đại học Louisville hay không. Bằng kiểu nói ngắn gọn đặc trưng của mình, John nói: "Trường tốt, nhà đẹp, đội bóng rổ tuyệt vời". Thống đốc của California là Jerry Brown nói với tôi rằng chánh văn phòng của ông ấy và Gray Davis, người cũng trở thành thống đốc trong tương lai, sắp sửa ra đi và đề nghị tôi thay thế anh ấy. Ông ấy nói rằng ông không thể tin được tôi bị thua vì chuyên lệ phí đăng ký xe hơi, rằng California nơi đầy những người chuyển từ các bang khác đến, và tôi sẽ hòa nhập được ngay, và rằng ông ấy bảo đảm khả năng của tôi ảnh hưởng đến các chính sách ở những lĩnh vực mà tôi quan tâm. Tôi cũng được tiếp cận bởi tể chức Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới, nhóm bảo tồn có trụ sở ở Washington, nhóm này đã làm những việc tôi rất ngưỡng mộ. Norman Lear, người sản xuất một số chương trình truyền hình thành công nhất trong lịch sử, trong đó có All in the Family - Tất cả trong Gia đình, đề nghị tôi làm người đứng đầu nhóm Nhân dân ủng hộ Phong cách Mỹ, một nhóm cấp tiến được thành lập để chống trả lại các cuộc tấn công của phe bảo thủ đối với các quyền tự do được ghi trong Tu chính án thứ Nhất. Và nhiều người đề nghị tôi tranh cử vào chức Chủ tịch ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ tranh đua với Charles Manatt, một luật sư thành đạt ở Los Angeles quê ở Iowa. Lời đề nghị việc làm duy nhất tôi nhận được từ Arkansas là ở hãng luật Wright, Lindsey & Jennings, một hãng luật khá danh tiếng, đề nghị tôi làm cố vấn với mức lương 60.000 đôla một năm, gần gấp đôi mức lương thống đốc của tôi.

        Tôi xem xét rất kỹ vị trí trong ủy ban của đảng Dân chủ, vì tôi yêu thích chính trị và tôi biết cần phải làm việc gì. Nhưng cuối cùng tôi quyết định công việc này không thích hợp với tôi. Ngoài ra, Chuck Manatt muốn vị trí này và có lẽ đã có đủ số phiếu để thắng trước khi tôi quan tâm đến. Tôi bàn bạc việc này với Mickey Kantor, đối tác của Manatt và là người tôi đã biết khi anh ấy cùng làm việc với Hillary trong tập đoàn dịch vụ pháp lý. Tôi rất thích Mickey và
tin tưởng vào suy xét của anh ấy. Anh ẵy nói nêu tôi muốn có cơ hội khác vào vị trí được bầu, tôi không nên ra tranh cử vào vị trí trong đảng. Anh ấy cũng khuyên tôi không nên làm chánh văn phòng cho Jerry Brown. Các công việc khác bên ngoài tiểu bang cũng phần nào hấp dẫn tôi, đặc biệt là công việc ở Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới, nhưng tôi biết những công việc này không có lý lắm. Tôi chưa sẵn sàng để thua cuộc ở Arkansas, cũng như chưa thua cuộc với mình nên tôi đã chấp nhận lời đề nghị của Wright, Lindsey & Jennings.

        Hầu như ngay sau khi tôi thua cuộc, và trong hàng tháng liền, tôi hỏi tất cả những ai tôi biết vì sao họ nghĩ tôi thua cuộc. Một số câu trả lời, ngoài vấn đề người tị nạn Cuba, lệ phí xe hơi và chuyện tôi chọc giận tất cả các nhóm lợi ích cùng một lúc, đã làm tôi ngạc nhiên. Jimmy "Red" Jones người đã được tôi bổ nhiệm là Tướng chỉ huy của Vệ binh quốc gia Arkansas sau khi anh ấy có một sự nghiệp lâu năm với tư cách là một kiểm toán viên của tiểu bang nói rằng tôi đã trở nên xa lạ đối với cử tri bằng cách sử dụng quá nhiều người trẻ tuổi để râu ria và những người bên ngoài tiểu bang trong những vị trí quan trọng. Anh ấy cũng nghĩ rằng Hillary quyết định giữ nhũ danh của cô ấy cũng đã gây tác hại: Đối với một luật sư thì không sao, nhưng với đệ nhất phu nhân của Thống đốc bang thì không ổn. Wally DeRoeck, người từng là chủ tịch của tôi trong năm 1976 và 1978 nói rằng tôi đã say mê làm thống đốc đến mức không còn suy nghĩ đến việc gì khác. Anh ấy nói với tôi là sau khi tôi trở thành thống đốc, tôi không bao giờ hỏi thăm con cái anh ấy nữa. Nặng lời hơn, bạn tôi George Daniel, chủ cửa hàng bán đồ kim khí ở Marshall trên vùng núi cũng nói như vậy: "Bill này, dân chúng nghĩ cậu là một kẻ khốn nạn!". Rudy Moore nói với tôi là tôi đã phàn nàn quá nhiều về những chuyên rắc rối tôi gặp phải nhưng có vẻ như không bao giờ thực sự tập trung vào các vấn đề chính trị đủ lâu để nhìn ra được phải làm gì để giải quyết chúng. Mack McLarty, người bạn lớn tuổi nhất của tôi và biết rõ tôi từ đầu đến chân, nói anh ấy cho rằng tôi đã bận bịu suốt cả năm để đón Chelsea ra đời. Anh ấy nói, tôi vẫn luôn buồn thảm vì không bao giờ được gặp cha đẻ của tôi, rằng tôi thực sự muốn tập trung vào việc làm cha của Chelsea, ngoại trừ những khi có các cuộc khủng hoảng như vân đề tị nạn Cuba bắt buộc tôi phải rời bỏ việc đó, đơn giản là tôi nSlíơ đặt toàn tâm toàn ý của mình vào chiến dịch tranh cử.

        Một vài tháng sau khi rời nhiệm sở, tôi thấy tất cả những lời giải thích này đều phần nào có lý. Đến lúc đó, hơn 100 người đã đến gặp tôi và nói họ bỏ phiếu chống lại tôi để gửi đi một thông điệp nhưng họ sẽ không làm như thế nếu họ biết tôi sẽ bị thua cuộc. Tôi đã nghĩ đến rất nhiều điệu, biết bao điều tôi đã có thể làm nếu tôi tỉnh táo. Và thật đau đớn là rõ ràng hàng ngàn người nghĩ tôi đã quá đam mê với những gì tôi muốn làm và làm ngơ trước những gì họ muốn tôi làm. Việc phản đối thì cũng có, nhưng không tạo được sự khác biệt nào. Các cuộc trưng cầu sau bầu cử cho thấy 12% cử tri nói họ đã ủng hộ tôi vào năm 1978 nhưng đã không bỏ phiếu cho tôi vào năm 1980 vì chuyện lệ phí đăng ký xe hơi. 6% những người từng ủng hộ tôi nói họ đã không ủng hộ tôi vì vụ những người tị nạn Cu ba. Với những rắc rối và những sai lầm khác nữa của tôi, nếu tôi không vướng vào hai vụ kia có lẽ tôi đã thắng. Nhưng nếu tôi không thua cuộc, có lẽ tôi không thể nào trở thành tổng thống. Đó là một kinh nghiêm nhớ đời, đó là một kinh nghiệm suýt chết, nhưng là một kinh nghiệm vô giá, bắt buộc tôi phải trở nên nhạy cảm hơn với những vấn đề chính trị tiềm ẩn trong sự nghiệp chính trị của tôi: hệ thống chính quyền xã hội chỉ có thể hấp thụ được bao nhiêu đó thay đổi một lần, không ai có thể đánh bật được những lợi ích gắn gốc rễ vào sâu trong cùng một lúc; và nếu người ta nghĩ rằng bạn thôi không biết lắng nghe nữa thì bạn tiêu tùng.

        Ngày cuối cùng của tôi trong văn phòng thống đốc, sau khi chụp ảnh Chelsea lúc này được 10 tháng tuổi ngồi trong ghế của tôi tay cầm điện thoại, tôi ra quốc hội tiểu bangđể đọc bài diễn văn từ biệt. Tôi hồi tưởng lại những tiến bộ chúng tôi đã đạt được, cảm ơn các thành viên quốc hội tiểu bang đã ủng hộ, và chỉ ra rằng chúng tôi vẫn còn gánh nặng thuế khóa thấp thứ nhì nước Mỹ, và rằng không sớm thì muộn, chúng tôi cũng phải tìm ra một cách thức có thể chấp nhận được về mặt chính trị để mở rộng nguồn thu, có thể phát triển tốt nhất tiềm năng của chúng tôi. Sau đó, tôi bước ra khỏi tòa nhà quốc hội tiểu bang, bước vào cuộc sống của riêng tôi như một con cá ra khỏi nước



Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Mười Một, 2015, 04:23:23 am
 
(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/09_zpst5bsn9hh.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/10_zpsxpktlbfp.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/11_zpsvlv6pqpl.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/12_zpsel7oochd.jpg)


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Mười Một, 2015, 04:29:41 am
   
        22


        Theo tiêu chuẩn của Arkansas thì Wright, Lindsey & Jennings 06 là một hãng luật lớn có danh tiếng tốt và hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những nhân viên hỗ trợ là người có khả năng, thân thiện và cố gắng vượt bậc để giúp tôi hòa nhập và làm cho tôi cảm thấy thoải mái. Công ty cũng cho phép tôi đem theo thư ký của mình là Barbara Kerns, người từng làm cho tôi trong bốn năm và biết tất cả gia đình bạn bè và những người ủng hộ tôi. Thậm chí công ty còn cho Betsey Wright một chỗ trong văn phòng để cô có thể tiếp tục sắp xếp hồ sơ của tôi, và hóa ra về sau này là lên kế hoạch cho chiến dịch tranh cử sắp tới của tôi. Tôi cũng làm một số công việc về pháp luật và mang lại một số lượng khách hàng khiêm tốn. Nhưng tôi biết chắc chắn rằng bộ phận hãng cho tôi làm không đem lại lợi nhuận gì cả. Và tất cả những gì hãng luật có được là lòng biết ơn vô hạn của tôi và một số công việc pháp lý đã bào chữa cho tôi khi tôi trở thành tổng thống.

        Dù cảm thấy nhớ công việc làm thống đốc và những phấn khích của chính trị, tôi cũng thích nhịp sống bình thường hơn trong cuộc đời mình, về nhà vào những giờ hợp lý, dành thời gian cùng với Hillary ngắm nhìn Chelsea ngày một lớn lên, đi ăn tối với bạn bè, tìm và làm quen với những người hàng xóm, đặc biệt là cặp vợ chồng già sống ngay đối diện chúng tôi: Sarge và Louise Lozano. Họ rất quí mến Chelsea và lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ.

        Tôi quyết định tránh xa việc diễn thuyết trước công chúng trong vài tháng, trừ một ngoại lệ. Tháng 2, tôi lái xe đến Brinkley, cách Little Rock khoảng một giờ chạy xe trên xa lộ liên bang để nói chuyện tại bữa tiệc của Lion Club. Khu vực này đã bỏ phiếu ủng hộ tôi năm 1980, và những ủng hộ viên mạnh mẽ nhất của tôi ở đó đều mong tôi đến. Họ nói rằng đến chơi với những người vẫn là ủng hộ viên của tôi sẽ làm cho tinh thần tôi được nâng cao, và đúng như vậy. Sau bữa ăn tối, tôi đến dự một bữa tiệc chiêu đãi tại nhà của lãnh đạo của hạt của tôi là Don và Betty Fuller, nơi tôi rất biết ơn và hơi ngạc nhiên khi gặp những người thực sự muốn tôi trở thành thống đốc một lần nữa. Ở Little Rock, phần lớn mọi người vẫn cố gắng tỏ ra đàng hoàng với ông thống đốc mới. Một người tôi đã từng bổ nhiệm vào một vị trí trong chính quyền tiểu bang muốn tiếp tục làm việc với Thống đốc White khi nhìn thấy tôi đến gần ở một con phố ở trung tâm Little Rock đã bỏ sang phía bên kia đường. Ông ấy sợ bị người ta nhìn thấy đang bắt tay với tôi giữa ban ngày ban mặt.

        Dù tôi rất biết ơn lòng tốt của những người bạn ở Brinkley, tôi vẫn không đi diễn thuyết thêm lần nào nữa ở Arkansas trong nhiều tháng. Frank White bắt đầu phạm những sai lầm và bắt thua một số trận chiến trong quốc hội tiểu bang, và tôi không muốn cản đường ông ấy. Ông ấy đã giữ lời hứa khi tranh cử là thông qua các dự luật đổi tên của Bộ Phát triển Kinh tế trở lại thành ủy ban Phát triển Công nghiệp Arkansas và bãi bỏ Bộ Năng lượng. Nhưng khi ông ấy định bãi bỏ những phòng khám y tế nông thôn mà tôi và Hillary đã thành lập thì số lượng lớn dân chúng phụ thuộc vào các phòng khám này đã biểu lộ sự chống đối. Dự luật này của ông ấy đã không được thông qua, và ông ấy đành phải hài lòng với việc ngưng không xây thêm các bệnh viện mới mà lẽ ra đã có thể phục vụ cho những người thực sự cần đến chúng.

        Khi thống đốc đưa ra một dự luật để giảm bớt lệ phí đăng ký xe hơi thì giám đốc của bộ phận Quản lý xa lộ Henry Gray, các ủy viên quản lý xa lộ và các công ty xây dựng cầu đường đã phản đối kịch liệt. Họ đang xây dựng đường xá, sửa chữa cầu đường và đang kiếm được tiền. Rất nhiều thành viên quôc hội tiểu bang đã lắng nghe họ vì cử tri của họ rất ưa thích công việc làm đường ngay cả khi họ chống lại việc phải chi trả cho việc đó. Cuối cùng, White cũng cắt giảm được một phần khiêm tốn trong lệ phí đăng ký xe, nhưng chương trình vẫn giữ được phần lớn số tiền.

        Vấn đề rắc rối lớn nhất về lập pháp của thống đốc trớ trêu thay lại đến từ một đạo luật mà ông ấy thông qua. Cái gọi là đạo luật khoa học tạo hóa đòi hỏi mỗi trường học ở Arkansas có dạy thuyết tiến hóa cũng phải dành một khoảng thời gian tương ứng để dạy thuyết tạo hóa giống như trong Kinh thánh: rằng con người không phải được tiến hóa từ các loài khác cách đây một trăm ngàn năm, mà được Chúa Trời tạo ra như một tạo vật riêng rẽ chỉ cách nay vài ngàn năm.

        Trong phần lớn thế kỷ 20, những người theo chủ nghĩa chính thống đã phản đối thuyết tiến hóa và coi nó không phù hợp với việc diễn giải những gì ghi trong Kinh thánh về việc tạo ra con người, và vào đầu những năm 1900, nhiều tiểu bang trong đó có Arkansas đã coi việc dạy thuyết tiến hóa là vi phạm pháp luật. Thậm chí sau khi Tòa án tối cao bãi bỏ những lệnh cấm như vậy thì phần lớn sách vở về khoa học vẫn không đề cập đến thuyết tiến hóa cho đến thập niên 1960. Đến cuổì thập niên 60, một thế hệ mới những người theo chủ nghĩa chính thống lại tiếp tục khơi gợi vấn đề này ra. Họ lập luận rằng có bằng chứng khoa học cho thấy có thuyết tạo hóa trong Kinh thánh và có bằng chứng có thể nghi ngờ thuyết tiến hóa. Dần dần họ bắt đầu đưa ra ý tưởng đòi hỏi các trường học có dạy thuyết tiến hóa cũng chú ý tương tự đến "khoa học tạo hóa".

        Nhờ những nỗ lực vận động hành lang nhiệt tình của các nhóm theo thuyết chính thống như FLAG (Gia đình, Cuộc sống, Nước Mỹ dưới Đức Chúa trời) và sự ủng hộ của thống đốc, Arkansas là tiểu bang đầu tiên chính thức công nhận khái niệm khoa học tạo hóa. Đạo luật này đã được thông qua mà không gặp nhiều khó khăn: chúng tôi không có nhiều khoa học gia trong quốc hội tiểu bang, và nhiều chính trị gia sợ làm mếch lòng các nhóm cơ đốc bảo thủ, những người rõ ràng là đang có thanh thế lên cao sau khi bầu được tổng thống và thống đốc. Sau khi Thống đốc White ký đạo luật này đã diễn ra sự chống đối dữ dội của các nhà giáo dục, những người không muốn bắt buộc phải dạy tôn giáo như một môn khoa học, và từ những lãnh đạo tôn giáo muốn duy trì sự tách bạch giữa nhà thờ và nhà nước được ghi trong hiến pháp, từ những công dân bình thường không muốn Arkansas trở thành trò cười cho cả nước.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Một, 2015, 04:27:51 am
 
(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/13_zps1pcowcpr.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/14_zpsbwax0xai.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/15_zps9j6io0yg.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/16_zpshinmzcnc.jpg)



Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười Một, 2015, 10:07:38 am
        Frank White trở thành đề tài chế giễu của những người chống lại đạo luật khoa học tạo hóa. George Fisher, người vẽ tranh biếm họa của tờ Arkansas Gazette, người từng vẽ tôi đi xe ba bánh, bắt đầu vẽ ông thống đốc đang cầm quả chuối bóc một nửa trên tay, ngụ ý rằng ông ta chưa tiến hóa hẳn và có lẽ chính là "mắt xích còn thiếu" trong quá trình con tinh tinh biến hóa thành người. Khi bắt đầu cảm thấy sức nóng của những phản đối này, Thống đốc White bào chữa rằng ông ấy chưa đọc đạo luật trước khi đặt bút ký, càng làm cho tình hình tồi tệ hơn. Sau này đạo luật khoa học tạo hóa được tuyên bố vi hiến bởi Thẩm phán Bill Overton, người đã xuất sắc trong phiên xử án và đã viết ra một phán quyết rất rõ ràng và đầy thuyết phục nói rằng đạo luật này đã bắt buộc dạy tôn giáo chứ không phải dạy một môn khoa học, và do đó đã vi phạm hiến pháp trong việc tách bạch nhà thờ và chính quyền. Bộ trưởng tư pháp Steve Clark từ chối kháng án quyết định này.

        Frank White còn gặp các rắc rối khác ngoài các phiên họp của quốc hội tiểu bang. Động thái tồi tệ nhất của ông ấy là đưa những người sắp sửa được bổ nhiệm vào ủy ban Dịch vụ Công cộng ra cho Công ty Năng lượng và Chiếu sáng Arkansas phỏng vấn. Công ty này đang tìm cách tăng giá năng lượng trong nhiều năm vừa qua. Khi câu chuyện vỡ lở thì báo chí ào vào tấn công ông thống đốc. Giá điện của dân chúng đã tăng cao hơn nhiều so với lệ phí đăng ký xe hơi. Bây giờ họ lại có một ông thống đốc muốn cho AP & L quyền thông qua trước những người có thể quyết định công ty có được tăng giá điện lên cao hơn hay không.

        Và ngoài ra còn có những câu nói hớ. Khi thống đốc tuyên bố sẽ gửi một phái đoàn thương mại sang Đài Loan và Nhật Bản, ông nói với báo chí rằng ông ấy rất mừng là sắp được đi Trung Đông. Sự cố này đã cho George Fisher nguồn cảm hứng vẽ nên một bức biếm họa hài hước nhất của ông ấy: ông thông đốc và phái đoàn của ông ấy bước từ trên máy bay xuống giữa một sa mạc có đầy đủ cây cọ, Kim tự tháp, những người Ảrập mặc váy và một con lạc đà, cầm một trái chuối trong tay, ông ta nhìn quanh và nói: "Tuyệt vời! Gọi một chiếc xích lô thôi!".

        Trong khi tất cả những việc này diễn ra, tôi cũng thực hiện một vài chuyến đi mang tính chất chính trị ra khỏi tiểu bang. Trước khi thất bại trong cuộc tranh cử, tôi được Thống đốc John Evans mời đến nói chuyện tại bữa tiệc tối trong ngày Jefferson- Jackson của bang Idaho. Sau khi tôi bị thua cuộc, ông ấy vẫn cứ mời tôi đến.

        Tôi đến Des Moines, bang Iowa lần đầu tiên, để nói chuyện tại một buổi hội thảo của đảng Dân chủ dành cho quan chức địa phương và tiểu bang. Bạn tôi - Sandy Berger - đề nghị tôi đến Washington để ăn trưa với Pamela Harriman, vợ của đảng viên Dân chủ nổi tiếng Averell Harriman, người đã từng là đặc sứ của FDR (Franklin Roosevelt) đến gặp Churchill và Stalin, Thống đốc New York, và là nhà thương thuyết của chúng ta tại các cuộc đàm phán hòa bình với Bắc Việt Nam. Harriman gặp Pamela trong Thế chiến hai khi bà ấy đang còn là vợ của con trai Churchill và đang sống ở số 10 phố Downing. Ba mươi năm sau họ cưới nhau sau khi người vợ thứ hai của ông ấy mất. Pamela đã hơn 60 tuổi nhưng vẫn là một người phụ nữ đẹp. Bà ấy muốn tôi gia nhập ủy ban của những đảng viên Dân chủ vì thập niên 80, một ủy ban hành động chính trị mới mà bà đã thành lập để quyên tiền và khuếch trương các ý tưởng để giúp những người đảng Dân chủ quay trở lại nắm quyền. Sau bữa ăn trưa, tôi tháp tùng Pam đi dự cuộc phỏng vấn truyền hình đầu tiên của bà ấy. Bà ấy cũng lo lắng và muốn hỏi tôi một lời khuyên. Tôi bảo bà ấy nên thoải mái, bình tĩnh và cứ nói chuyên bình thường như khi chúng tôi ăn trưa. Tôi tham gia vào ủy ban của bà ấy trong vài năm sau, có nhiều buổi tối tuyệt vời tại căn nhà ở Georgetown của gia đình nhà Harriman với đầy đủ những kỷ vật chính trị và cả một kho tàng nghệ thuật trường phái ấn tượng. Khi trở thành tổng thống, tôi bổ nhiệm Pamela Harriman làm đại sứ đến Pháp, nơi bà đã chuyển đến sống sau Thế chiến hai và sau lần tan vỡ hôn nhân đầu tiên của bà. Bà ấy rất được người Pháp ái mộ, bà làm việc với họ đặc biệt hiệu quả, và sống hạnh phúc ở đó cho đến khi bà mất, lúc vẫn đang làm việc năm 1997.

        Đến mùa xuân, thống đốc tỏ ra có nhiều điểm yếu trong cuộc bầu cử sắp tới và tôi bắt đầu nghĩ đến việc tái đấu. Một hôm tôi lái xe từ Little Rock về Hot spring để gặp mẹ. Giữa đường, tôi tấp xe vào bãi đậu xe của một trạm xăng và một cửa hàng ở Lonsdale. Người chủ cửa hàng tham gia tích cực các hoạt động chính trị của địa phương, và tôi muốn xem thử ông ấy nghĩ gì về cơ hội thắng cử của tôi.

        Ông ấy tỏ ra hòa nhã nhưng không muốn bắt chuyện. Khi quay trở lại xe tôi gặp một người đàn ông đứng tuổi. Ông ta nói: "Anh là Bill Clinton phải không?". Khi tôi trả lời là đúng và bắt tay ông ấy thì ông ấy nhanh chóng nói cho tôi biết rằng ông ấy đã bỏ phiếu chống lại tôi. "Tôi là một trong những người tham gia đánh bại anh đấy. Chỉ mình tôi đã làm anh mất 11 phiếu, tôi, vợ tôi, hai người con trai của tôi và vợ chúng nó và năm người bạn của tôi. Chúng tôi san phẳng anh luôn". Tôi hỏi ông ấy tại sao và nhận được câu trả lời có thể đoán trước: "Phải thế thôi. Anh tăng lệ phí đăng lý xe hơi của tôi". Tôi chỉ lên một điểm trên xa lộ cách không xa chỗ chúng tôi đứng và nói: "Ông có nhớ cơn bão tuyết chúng ta phải gánh chịu khi tôi mới nhậm chức không? Đoạn đường trên kia bị nứt ra và xe hơi bị kẹt trong khe. Tôi phải điều động Vệ binh quốc gia đến kéo xe ra. Trên báo đăng nhiều hình về vụ đó lắm. Những con đường đó cần phải được sửa chữa". Ông ta đáp: "Tôi không quan tâm. Tôi vẫn không muốn trả tiền". Vì lý do gì đó, sau tất cả những điều ông ta nói, tôi vẫn thốt lên: "Để tôi hỏi ông nhé. Nếu tôi ra tranh cử thống đốc một lần nữa, liệu ông có xem xét bỏ phiếu cho tôi không?". Ông ta mỉm cười và nói: "Tất nhiên tôi sẽ xem xét. Bây giờ chúng ta huề nhé". Tôi đi thẳng ra buồng điện thoại công cộng, gọi cho Hillary kể lại câu chuyện và nói rằng tôi nghĩ chúng tôi có thể thắng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Mười Một, 2015, 09:00:44 am
        Trong phần lớn thời gian còn lại của năm 1981, tôi dành để đi thăm và gọi điện thoại nhiều nơi trong tiểu bang. Phe Dân chủ muốn đánh bại Frank White, và phần lớn những ủng hộ viên của tôi nói sẽ ủng hộ tôi nếu tôi ra tranh cử. Hai người với tình yêu sâu sắc đối với tiểu bang của chúng tôi và với niềm đam mê chính trị đã đặc biệt quan tâm trong việc giúp đỡ tôi. Maurice Smith, chủ một trang trại 12.000 mẫu và một ngân hàng ở thị trấn nhỏ quê hương ông là Birdeye. Ông ấy khoảng 60 tuổi, thấp và ốm, gương mặt sắc sảo ưa nhìn và giọng trầm ít nói nhưng mỗi lần ông cất tiếng đều gây ấn tượng. Maurice cực kỳ thông minh và rất tốt bụng. Ông ấy đã hoạt động chính trị ở Arkansas một thời gian dài và là một đảng viên Dân chủ tiến bộ thiên tài, một tính cách mà cả gia đình ông ấy ai cũng có. Ông ấy không hề có máu phân biệt chủng tộc hay trí thức kiêu sa chút nào, và ông ấy ủng hộ cả chương trình nâng cấp xa lộ lẫn chương trình giáo dục của tôi. Ông ấy muốn tôi ra tái tranh cử và ông ấy sẵn sàng đóng vai trò dẫn đầu trong việc gây quỹ cần thiết để chiến thắng và đạt được sự ủng hộ của những người đáng kính vốn chưa tham gia chính trị trước đây. Thành công lớn nhất của ông ấy là giới thiệu cho tôi George Kell, người có tên trong danh sách các cầu thủ bóng chày vĩ đại chơi cho đội Detroit Tiger và vẫn là phát ngôn viên truyền thanh cho các trận đấu của đội Tiger. Suốt sự nghiệp bóng chày sáng chói của mình, Kell luôn giữ lại căn nhà ở Swifton, một thị trấn nhỏ ở đông bắc Arkansas nơi ông đã lớn lên. Ở đó ông là một huyền thoại và có rất nhiều người ngưỡng mộ ông ấy trên khắp tiểu bang. Sau khi chúng tôi làm quen với nhau, ông ấy đồng ý làm việc ở vị trí thủ quỹ của chiến dịch tranh cử.

        Sự ủng hộ của Maurice đem lại cho chiến dịch tranh cử của tôi uy tín ngay lập tức, điều này rất quan trọng vì chưa có một thống đốc Arkansas nào từng trúng cử, bị thất cử rồi lại trúng cử một lần nữa mặc dù đã nhiều người thử làm như vậy. Nhưng ông ấy còn đem lại cho tôi nhiều hơn thế. Ông ấy đã trở thành bạn, người dẫn dắt và cố vấn cho tôi. Tôi tin tưởng ông ấy hoàn toàn. Ông ấy nửa như người cha thứ hai, nửa như người anh đối với tôi. Trong thời gian còn lại của tôi ở Arkansas, ông ấy tham dự vào tất cả những chiến dịch tranh cử của tôi cũng như công việc ở văn phòng thống đốc. Vì Maurice rất thích kiểu chính trị cho và nhận, ông ấy đặc biệt hiệu quả trong việc thúc đẩy các chương trình của tôi trong quốc hội tiểu bang. Ông ấy biết khi nào phải tranh đấu và khi nào phải thương lượng. Ông ấy giữ cho tôi tránh được rất nhiều rắc rối tôi đã gặp phải trong nhiệm kỳ thứ nhất. Đến khi tôi trở thành tổng thống, Maurice bắt đầu già và bệnh. Chúng tôi đã có một buổi tối vui vẻ trên lầu hai của Nhà Trắng cùng hồi tưởng lại thời gian chúng tôi bên nhau.

        Tôi chưa bao giờ gặp ai mà không kính trọng Maurice Smith. Một vài tuần trước khi ông ấy mất, Hillary về Arkansas và đến bệnh viện thăm ông. Khi quay về Nhà Trắng, cô ấy nhìn tôi và nói: "Em thương ông ấy quá". Trong tuần cuối cùng của cuộc đời ông ấy, chúng tôi nói chuyện với nhau hai lần qua điện thoại. Ông ấy bảo tôi, ông ấy nghĩ có thể lần này ông không qua khỏi và ông chỉ muốn tôi biết rằng "tôi rất tự hào vì tất cả những gì chúng ta đã cùng làm với nhau và tôi rất thương cậu". Đó là lần duy nhất ông ấy nói như vậy.

        Khi Maurice mất vào năm 1998, tôi quay về nhà để phát biểu tại đám tang của ông ấy, một việc tôi phải làm quá nhiều với tư cách là tổng thốrig. Trên đường về Arkansas, tôi nghĩ đến tất cả những điều ông ấy đã làm cho tôi. Ông ấy là chủ tịch phụ trách tài chính của tất cả các chiến dịch tranh cử của tôi, người dẫn chương trình tại tất cả các buổi lễ nhậm chức, là chánh văn phòng của tôi, và là thành viên của ban ủy trị đại học, người đứng đầu bộ phận phụ trách xa lộ, người phụ trách vận động hành lang cho đạo luật dành cho người khuyết tật - sự nghiệp ưa thích nhất của vợ ông - bà Jane. Nhưng trên hết, tôi nghĩ về ngày mới thua cuộc bầu cử năm 1980, khi tôi cùng Hillary và Chelsea đang đứng trên bãi cỏ của dinh thống đốc. Khi tôi sụp xuống trước sức nặng của thất bại, một người đàn ông thấp nhỏ đã đặt tay lên vai tôi, nhìn vào mắt tôi và nói bằng một giọng nói hết sức ấn tượng: "Không sao đâu. Rồi chúng ta sẽ quay trở lại". Tôi vẫn, thường xuyên nhớ Maurice Smith.

        Người thứ hai là L.w. "Bill" Clark, một người tôi hầu như không biết trước khi ông ấy tìm đến tôi năm 1981 để thảo luận xem tôi cần phải làm gì để chiếm lại ghế thống đốc. Bill là một người đàn ông vạm vỡ, rất thích tranh đấu chính trị và hiểu biết sâu sắc về bản chất con người. Ông ấy quê ở Fardyce, đông nam Arkansas, là chủ một xưởng cưa chuyên đóng gỗ sồi trắng thành các tấm ván để làm thùng đựng rượu trái cây và whisky. Ông ấy bán chúng ở Tây Ban Nha. Ông ấy còn sở hữu một số nhà hàng Burger King. Một hôm vào đầu mùa xuân, ông ấy mời tôi cùng đi xem các cuộc đua ở công viên Oaklann ở Hot Springs. Lúc đó tôi mới dời ghế thống đốc một vài tháng và Bill ngạc nhiên khi thấy có vài người đến chỗ chúng tôi ngồi để chào hỏi. Thái độ đối xử lạnh nhạt của mọi người đối với tôi thay vì làm nản chí thì lại kích thích bản năng cạnh tranh của ông ấy. Ông ấy quyết định sẽ đưa tôi trở lại ghế thống đốc cho dù trời có sập đi chăng nữa. Tôi đến căn nhà bên hồ của ông ấy ở Hot Springs nhiều lần vào năm 1981 để bàn chuyên chính trị và gặp gỡ bạn bè mà ông ấy đang cố thuyết phục giúp chúng tôi. Tại các buổi ăn tối và tiệc tùng nho nhỏ đó, tôi gặp nhiều người đồng ý đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch ở miền nam Arkansas. Vài người trong số họ chưa từng ủng hộ tôi trước giờ, nhưng Bill Clark vẫn đem họ tới. Tôi nợ Bill Clark rất nhiều vì tất cả những gì ông ấy đã làm cho tôi trong 11 năm tiếp theo, ông ấy đã giúp tôi thắng các cuộc bầu cử và thông qua các chương trình lập pháp của tôi. Nhưng phần lớn tôi nợ ông ấy vì ông ấy đã tin tưởng tôi vào thời khắc mà chính tôi không phải lúc nào cũng tin vào mình.

        Khi tôi lao vào con đường tranh cử, Betsey Wright làm việc rất chăm chỉ để xây dựng nên bộ máy. Trong vài tháng cuối cùng của năm 1981, cô ấy, Hillary và tôi nói chuyện với Dick Morris để bàn cách khởi động chiến dịch, bay đến New York theo gợi ý của Dick để gặp gỡ Tony Schwartz, một chuyên gia nổi tiếng trong truyền thông chính trị, người hiếm khi rời khỏi căn hộ Manhattan của ông ấy. Tôi thấy Schwartz và ý tưởng của ông ấy về việc làm thế nào để chiếm được tình cảm của các cử tri thật đáng ngạc nhiên. Rõ ràng là nếu tôi muốn chiến thắng vào năm 1982, chỉ hai năm sau khi bị tống ra khỏi ghế thống đốc, thì tôi phải rất khéo léo ở Arkansas. Tôi không thể nào nói với các cử tri rằng họ đã phạm sai lầm trong việc đánh bại tôi. Mặt khác, nếu tôi tự chê bai chất vấn mình nhiều quá, tôi sẽ khó thuyết phục được các cử tri cho tôi một cơ hội phục vụ nữa. Đó là một rắc rối mà tất cả chúng tôi đều suy nghĩ rất kỹ trong khi Betsey và tôi dốc sức với các danh sách và các chiến lược phải thực hiện trong bầu cử sơ bộ và tổng tuyển cử.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Một, 2015, 02:51:29 am
        Trong khi đó, khi năm. 1981 dần kết thúc, tôi có hai chuyến đi rất khác nhau góp phần chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới. Nhận lời mời của Thống đốc Bob Graham, tôi xuống Florida để phát biểu trước đại hội đảng Dân chủ tiểu bang, nhóm họp ở Miami hai năm một lần vào tháng 12. Tôi nhiệt liệt kêu gọi đảng Dân chủ hãy chống trả lại các quảng cáo tấn công của phe Cộng hòa. Tôi nói để họ tấn công trước thì được rồi đấy, nhưng nếu họ chơi đánh bẩn, chúng ta phải "cầm lấy rìu cắt thịt và chặt cụt tay họ". Nghe có vẻ hơi kịch quá, nhưng cánh hữu đã chiếm đảng Cộng hòa và thay đổi luật chiến đấu chính trị, trong khi người hùng của họ là Tổng thống Reagan chỉ cười và có vẻ như không can thiệp gì vào. Phe Cộng hòa tưởng họ có thể thắng hoài các cuộc chiến tranh bầu cử bằng các vũ khí tấn công bằng miệng. Có thể họ làm được, nhưng tôi ít ra một lần cũng quyết định không chơi trò giải giáp vũ khí đơn phương nữa.

        Chuyên đi thứ hai là chuyên hành hương cùng Hillary về Đất Thánh, do mục sư W. O. Vaught của Nhà thờ Baptist Immanuel dẫn đầu. Năm 1980, chiều ý Hillary nên tôi tham dự nhà thờ Immanuel và bắt đầu hát trong ca đoàn. Từ khi rời nhà lên Georgetown năm 1964 đến giờ, tôi không phải là người thường xuyên đi nhà thờ, và tôi đã thôi không hát trong ca đoàn trước đấy mấy năm. Hillary biết tôi nhớ việc đi lễ, và rằng tôi ngưỡng mộ W. O. Vaught vì ông ấy đã bỏ kiểu giảng đạo luân lý dạy đời hồi đầu và chuyển qua dạy Kinh thánh rất cẩn thận cho hội thánh của mình. Ông tin rằng Kinh thánh đúng là lời Chúa nhưng ít người hiểu được ý nghĩa thực sự. Ông ấy miệt mài nghiên cứu các bản xưa nhất của Thánh kinh, và thường giảng hàng loạt bài về một cuốn sách trong Kinh thánh hoặc một đoạn quan trọng trước khi giảng sang đề tài khác. Tôi thường mong đến các ngày chủ nhật để ngồi vào ghế ca đoàn trong nhà thờ, nhìn vào phía sau cái đầu hói của tiến sĩ Vaught và dò theo quyển Kinh thánh khi ông dạy chúng tôi xuyên suốt Tân và Cựu ước.

        Tiến sĩ Vaught đã đến Đất Thánh từ năm 1938, 10 năm trước khi quốc gia Israel được thành lập. Cha mẹ của Hillary từ Park Ridge xuống ở với Chelsea để chúng tôi có thể tham gia nhóm mà mục sư dẫn đầu vào tháng 12 năm 1981. Chúng tôi dành phần lớn thời gian ở Jerusalem lần theo dấu chân của Chúa và gặp người Cơ đốc địa phương. Chúng tôi thấy nơi mà người Cơ đốc tin rằng Chúa bị đóng đinh và cái hang nhỏ được coi là nơi Jesus Christ được hôn và tái sinh. Chúng tôi còn đến Bức tường phía Tây, nơi thiêng liêng với người Do Thái, cũng như đến các nơi thiêng liêng của Hồi giáo như Thánh đường Al-Aqsa và Nhà vòm Đá, điểm mà người Hồi giáo tin rằng Mohammed từ đó bay lên thiên đàng gặp đấng Allah. Chúng tôi đến Nhà thờ Lăng mộ Chúa; đến biển Galilee nơi Jesus bước đi trên mặt nước; tới Jericho, có lẽ là đô thị cổ nhất thế giới; và tới Masada, nơi một nhóm chiến binh Do Thái cầm cự được một cuộc tân công dài và hung dữ của người La Mã cho đến khi họ bị tràn ngập và bước vào ngôi đền thánh tử đạo. Trên đỉnh Masada, khi chúng tôi nhìn xuống thung lũng phía dưới, Tiến sĩ Vaught nhắc nhở chúng tôi rằng những đạo quân hùng mạnh nhất của lịch sử, trong đó có Alexander Đại đế và Napoleon, từng diễu hành qua đây, và sách Khải huyền viết rằng đến ngày tận thế, thung lũng này sẽ chảy đầy máu.

        Chuyến đi đó để lại dấu ấn khó phai trong tôi. Tôi trở về nhà với hiểu biết sâu sắc hơn về tín ngưỡng của mình, sự ngưỡng mộ vô bờ đối với Israel, và lần đầu tiên, một số hiểu biết về nguyện vọng và sự khổ đau của người Palestine. Đó là mở đầu cho một nỗi ám ảnh phải được thấy tất cả những người con của Abraham hòa hợp với nhau trên đất thánh đã sản sinh ra ba tín ngưỡng.

        Không lâu sau khi tôi về nhà, mẹ cưới Dick Kelley, một người môi giới thực phẩm bà biết từ nhiều năm và đã hẹn hò một thời gian. Bà sống độc thân hơn bảy năm rồi và tôi mừng cho bà. Dick là một người to khỏe và hấp dẫn, cũng yêu thích đua ngựa y như bà. Ông ấy còn thích du lịch và đi khá nhiều. Ông đưa mẹ đi khắp nơi trên thế giới. Nhờ Dick, bà thường đi Las Vegas và còn đi châu Phi trước tôi. Mục sư John Miles làm chủ hôn cho họ trong một buổi lễ đằm thắm ở chỗ của Marge và Bill Mitchell bên hồ Hamilton, kết thúc bằng việc Roger hát bài "Just the Way You Are" của Billy Joel. Tôi sau này đã mến Dick Kelley và càng cảm kích hơn về niềm hạnh phúc ông ấy mang đến cho mẹ, và cho tôi. Ông ấy đã trở thành một trong những bạn chơi golf ưa thích nhât của tôi. Dù đã hơn 80, khi ông chơi với tôi ông vẫn thường đánh bại tôi trong hơn nửa số cuộc đấu.

        Vào tháng 1 năm 1982, chơi golf là thứ tôi chẳng hề quan tâm; đã đến lúc khởi đầu chiến dịch vận động tranh cử. Betsey đã trở nên hạp với Arkansas và rất giỏi trong việc tổ chức đội ngũ các cựu ủng hộ viên của tôi cũng như những người mới vốn không ưa Thống đốc White. Quyết định lớn đầu tiên của chúng tôi là xem phải bắt đầu ra sao. Dick Morris gợi ý rằng trước khi tôi tuyên bố chính thức tôi nên lên truyền hình nhận lỗi, những sai lầm khiến tôi thất bại, và xin một cơ hội thứ hai. Đó là một ý tưởng mạo hiểm, nhưng nói chung chuyện ra tranh cử mới chỉ hai năm sau khi thua trận cũng mạo hiểm không kém. Nếu tôi lại thua nữa, sẽ chẳng còn quay lại được, ít ra cũng trong một thời gian dài.

        Chúng tôi làm đoạn quảng cáo đó ở studio của Tony Schwartz ở New York. Tôi nghĩ cách duy nhất để nó có hiệu quả là phải bao gồm cả một lời thú nhận thành thực về các sai lầm trong quá khứ và hứa hẹn kiểu lãnh đạo tích cực từng giúp thu hút sự ủng hộ của dân chúng trong lần đầu tôi tranh cử. Ngày 8 tháng 2 đoạn quảng cáo được phát mà không báo trước. Khuôn mặt tôi hiện lên màn ảnh khi tôi nói với các cử tri rằng sau khi thất bại tôi đã đi khắp bang nói chuyện với hàng ngàn người Arkansas; rằng họ bảo tôi có làm được vài điều tốt nhưng phạm những sai lầm lớn, trong đó có việc tăng lệ phí đăng ký xe hơi; và rằng đường sá của chúng ta cần tiền nhưng gây quỹ bằng cách làm hại nhiều người như vậy thật là sai. Rồi tôi nói khi tôi còn nhỏ, "cha tôi chẳng bao giờ phải đánh tôi hai lần vì cùng một tội"; rằng tiểu bang cần có lãnh đạo trong giáo dục và phát triển kinh tế, những lĩnh vực tôi làm tốt; và rằng nếu họ cho tôi một cơ hội nữa, tôi sẽ là một thống đốc đã học được từ thất bại rằng "ta không thể lãnh đạo mà không lắng nghe".

        Đoạn quảng cáo gây ra nhiều bàn tán và có vẻ như ít ra cũng đã mở cửa đầu óc của đủ số cử tri để cho tôi có cơ hội. Ngày 27 tháng 2, ngày sinh nhật của Chelsea, tôi tuyên bố chính thức. Hillary tặng tôi bức ảnh ba chúng tôi trong sự kiện này, với dòng chữ "Sinh nhật thứ hai của Chelsea, cơ hội thứ hai của Bill".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười Một, 2015, 03:19:38 am
        Tôi hứa sẽ tập trung vào ba vân đề tôi cho là quan trọng nhât đối với tương lai của tiểu bang: cải thiện giáo dục, tạo thêm việc làm, và giữ giá năng lượng thấp. Đây cũng là các đề tài mà Thống đốc White dễ bị công kích nhất. Ông ấy đã giảm 16 triệu đôla phí đăng ký xe, nhưng ủy ban Dịch vụ Công cộng lại chấp thuận tăng mức tiền năng lượng lên 227 triệu đôla cho Công ty Năng lượng và Chiếu sáng Arkansas, làm ảnh hưởng đến cả người tiêu dùng lẫn các doanh nghiệp. Nền kinh tế suy thoái làm nhiều người mất việc, và thu nhập của tiểu bang quá tồi tệ nên không cho phép làm gì giáo dục.

        Thông điệp được đón nhận nồng nhiệt, nhưng tin tức quan trọng ngày hôm đó là tuyên bố của Hillary lấy họ của tôi. Từ giờ trở đi, cô ấy sẽ được gọi là Hillary Rodham Clinton. Chúng tôi đã bàn chuyện này nhiều tuần rồi. Hillary đã bị thuyết phục để làm việc này bởi nhiều bạn bè của chúng tôi, họ bảo rằng dù theo các cuộc thăm dò thì chuyện này không có ảnh hưởng tiêu cực nhưng nó làm cho nhiều người khó chịu. Ngay cả Vernon Jordan cũng đề cập chuyện này với cô ấy khi ông đến Little Rock thăm chúng tôi vài tháng truớc. Qua nhiều năm, ông ấy đã trở thành bạn thân của chúng tôi. Ông ấy là một trong những lãnh đạo dân quyền hàng đầu của cả nước, và là người mà bạn bè luôn có thể trông cậy được. Ông là người miền Nam, lớn hơn chúng tôi nhiều đến mức có thể hiểu tại sao chuyện đó lại quan trọng. Trớ trêu thay, người ngoài duy nhất đề cập với tôi lại là một luật sư trẻ tiến bộ ở Pine Bluff và cũng là ủng hộ viên nhiệt thành của tôi. Anh ta hỏi tôi liệu chuyện Hillary giữ nhũ danh có làm tôi khó chịu không. Tôi bảo không, và tôi chưa bao giờ nghĩ về chuyện ấy cho đến khi có ai nhắc đến. Anh ta sửng sốt nhìn tôi chằm chằm và bảo: "Thôi mà, tôi biết ông chứ. Ông là một người đàn ông thực thụ. Chuyện đó phải làm ông khó chịu chứ!". Tôi thấy kỳ cục quá. Đó không phải là lần đầu, cũng chẳng phải lần cuối điều mà người khác chú tâm đến lại chẳng có ý nghĩa gì với tôi cả.

        Tôi làm rõ rằng quyết định của Hillary là của riêng cô ấy và tôi không nghĩ chuyên bầu cử lại quay sang dính líu đến tên cô ấy. Không lâu sau khí chúng tôi hẹn hò với nhau, cô ấy bảo với tôi việc giữ tên nhũ danh là quyết định cô ấy có từ thời còn rất trẻ, rất lâu trước khi nó trở thành biểu tượng của bình quyền với phụ nữ. Cô ấy tự hào về di sản gia đình mình và muốn lưu giữ nó. Vì tôi muốn giữ cô ấy nên chuyện này với tôi chẳng sao cả. Thực ra, đó là một trong nhiều điều tôi thích ở cô ấy.

        Cuối cùng thì với óc thực tế đặc trưng của mình, Hillary quyết định việc giữ nhũ danh chẳng đáng để chọc giận những người có quan tâm đến nó. Khi cô ấy nói cho tôi biết, lời khuyên duy nhất của tôi là phải nói cho công chúng biết sự thật tại sao cô ấy làm thế. Quảng cáo truyền hình của tôi đã nói lên lời xin lỗi chân thành đối với những lỗi lầm thực sự. Nhưng việc này không giống như vậy, và tôi nghĩ cả hai chúng tôi sẽ có vẻ lừa bịp nếu chúng tôi đưa tên mới của cô ấy ra như một sự thay đổi tâm thức. Trong tuyên bố của mình, cô ấy rất thật thà, và nói với cử tri rằng cô ấy làm thế là vì họ.

        Chúng tôi mở đầu chiến dịch cho íượt bầu sơ bộ, dẫn trước trong các cuộc thăm dò nhưng cũng đối mặt với sự chống đối khá mạnh. Nhìn bề ngoài, ứng viên mạnh nhất là Jim Guy Tucker, người từng thua trong cuộc chạy đua vào thượng viện trước David Pryor bốn năm trước. Từ đó đến nay ông ta đã kiếm được nhiều tiền nhờ truyền hình cáp. Ông ta cũng nhắm đến khối người tiến bộ như tôi, và những vết sẹo thua trận của ông ấy có hơn tôi hai năm để chữa lành. Tôi có tổ chức tốt hơn ông ta ở các vùng nông thôn, nhưng nhiều cử tri nông thôn vẫn còn giận tôi. Họ có một lựa chọn thứ ba là Joe Purcell, một người nhỏ nhẹ, tử tế, từng làm Bộ trưởng tư pháp và trợ lý thống đốc và làm tốt cả hai vị trí. Không giống như Jim và tôi, ông ấy chưa bao giờ làm ai giận. Đã từ lâu Joe muốn làm thống đốc, dù sức khỏe ông ấy không còn sung mãn nhưng ông cho rằng có thể thắng, bằng cách vẽ chân dung mình như bạn của mọi người và ít tham vọng hơn những đối thủ trẻ hơn mình. Hai ứng viên khác cũng đăng ký tham gia: Thượng nghị sĩ tiểu bang Kim Hendren, một người bảo thủ ở tây bắc Arkansas, và kẻ đôi địch cũ của tôi - Monroe Schwarzlose. Chạy đua vào ghế thống đốc giúp ông ấy sống được.

        Chiến dịch vận động của tôi chắc hẳn đã sụp đổ trong tháng đầu tiên nếu tôi không học được bài học của năm 1980 về tác động của các quảng cáo tiêu cực trên truyền hình. Ngay ban đầu, Jim Guy Tucker tung ra một mẩu quảng cáo phê phán tôi đã giảm án cho những người bị kết tội sát nhân trong nhiệm kỳ đầu tiên của tôi. Ông ta nhấn mạnh một trường hợp mà một người trong số này đã giết chết bạn mình chỉ vài tuần sau khi được thả. Vì cử tri không biết đến chuyện này nên những lời xin lỗi của tôi không miễn nhiễm cho tôi, và thế là tôi rớt lại sau Tucker trong các cuộc thăm dò.

        Ban Ân xá và Quản chế đã đề nghị trường hợp giảm án đó vì hai lý do. Thứ nhất, ban và những người điều hành hệ thống nhà tù cảm thấy khó có thể duy trì trật tự và giảm thiểu bạo lực nếu mấy người bị chung thân biết họ sẽ không bao gíờ ra khỏi tù dù có cư xử tốt thế nào đi nữa. Thứ hai, nhiều phạm nhân lớn tuổi bị bệnh tật ghê gớm nên tiêu tốn nhiều tiền của tiểu bang. Nếu họ được thả, chi phí điều trị của họ sẽ được bù đắp bởi chương trình Medicaid, chủ yếu lấy từ nguồn chi phí của chính phủ liên bang.
Trường hợp mẩu quảng cáo đưa ra đúng thật là kỳ quặc. Người mà tôi cho phép được thả trong thời gian thử thách đã 72 tuổi và đã ngồi tù hơn 26 năm vì tội giết người. Trong suốt thời gian đó, ông ta là người tù mẫu mực, chỉ bị mỗi một lần kỷ luật. Ông ấy bị bệnh xơ cứng động mạch và các bác sĩ bảo ông ta chỉ còn sông thêm được một năm, và có lẽ sẽ hoàn toàn bị tê liệt trong vòng sáu tháng nữa, tiêu tốn một khoản kha khá của ngân sách nhà tù. Ông ta có một người em gái ở đông nam Arkansas sẵn sàng đón ông ta về. Khoảng sáu tuần sau khi được thả, ông ta uống bia với một người bạn trong xe của người này, trên xe có súng. Họ cãi nhau và ông ta vớ lấy súng, bắn chết người kia và lấy tập séc An sinh xã hội của người kia. Trong khoảng thời gian từ lúc ông ta bị bắt đến phiên xử vì lần phạm tội này, ông già hom hem được thả cho em gái ông ta nuôi. Vài ngày sau, ông ta lại leo lên ngồi sau xe môtô của một người đàn ông 30 tuổi và đi lên phía bắc, tới tận Pottsville, một thị trấn nhỏ gần Russellville, để cướp ngân hàng địa phương bằng cách lái xe môtô vào thẳng cửa chính. Đúng là bố già đó bệnh thiệt, nhưng không phải loại bệnh mà các bác sĩ nhà tù tưởng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Một, 2015, 03:46:00 am
        Không lâu sau, tôi đến văn phòng văn thư của hạt ở Pine Bluff. Tôi bắt tay với một phụ nữ, bà ta nói người bị giết trong xe là chú của bà ấy. Bà ấy cũng còn tử tế để nói rằng "Tôi không trách ông. Chẳng thể nào ông biết trước được là lão kia lại làm như vậy". Nhưng phần lớn các cử tri khác lại không rộng lượng đến như vậy. Tôi hứa không giảm án cho những phạm nhân giết người nữa và nói tôi sẽ yêu cầu nạn nhân tham gia nhiều hơn vào các quyết định của Ban Ân xá và Quản chế.

        Và tôi đập lại Tucker, tự quyết định sẽ chịu cú đánh đầu tiên và rồi phản công hết sức. Với sự trợ giúp của David Watkins, một chuyên viên quảng cáo địa phương cũng quê ở Hope, tôi tung ra một mẩu quảng cáo phê phán cách bỏ phiếu của Jim Guy trong quốc hội. Nó không thành công lắm vì ông ta chỉ bắt đầu chạy đua vào thượng viện không lâu sau khi ông ta bắt đầu nhiệm kỳ thứ nhất ở hạ viện, nên ông ta chưa ở đó đủ lâu để bỏ phiếu gì nhiều. Một trong các mẩu quảng cáo chiếu cảnh hai người ngồi quanh bàn trong bếp nói chuyện họ sẽ không được trả lương nếu họ chỉ đi làm một nửa thời gian. Chúng tôi choảng nhau như vậy trong suốt thời gian còn lại của chiến dịch. Trong khi đó, Joe Purcell đi vòng quanh tiểu bang trên một chiếc xe tải nhỏ, bắt tay mọi người và tránh xa cuộc chiến quảng cáo truyền hình.

        Ngoài cuộc chiến trên làn sóng điện, chúng tôi còn tiến hành một chiến dịch trên bộ mạnh mẽ. Betsey Wright điều hành tuyệt hảo. Cô ấy thúc ép mọi người, và thỉnh thoảng lại phát khùng lên, nhưng tất cả mọi người đều biết cô ấy thật thông minh, nhiệt thành và là người làm việc cực nhất trong chiến dịch của của tôi. Chúng tôi thường hiểu suy nghĩ của nhau, dù chẳng phải nói một lời. Như thế tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

        Tôi khởi đầu chiến dịch này bằng cách đi vòng quanh tiểu bang cùng Hillary và Chelsea trong một chiếc xe do bạn và chủ tịch chiến dịch của tôi lái, Jimmy "Red" Jones, người từng làm kiểm toán viên tiểu bang hơn 20 năm và vẫn còn nhiều người hâm mộ trong số các lãnh đạo thị trấn nhỏ. Chiến lược của chúng tôi là thắng hạt Pulaski và các hạt lớn khác, đoạt lấy các hạt miền nam Arkansas nào tôi có ưu thế, giữ vững đa số lớn của khối cử tri da đen, và lật ngược tình thế ở 11 hạt đông bắc Arkansas, nơi cử tri chuyển từ ủng hộ tôi qua ủng hộ Frank White vào năm 1980. Tôi chinh phục 11 hạt đó với sự nhiệt tình y như với các hạt miền quê mà tôi thắng vào năm 1974 ở Quận nghị viện thứ Ba. Tôi đảm bảo rằng tôi vận động ở tất cả thị trấn nhỏ trong khu vực, thường là nghỉ đêm lại với các ủng hộ viên mới. Chiến lược này còn kiếm được phiếu bầu ở các thành phố lớn, nơi người ta thường bị ấn tượng khi báo đăng các bửc ảnh tôi bắt tay với dân chúng ở những nơi mà các ứng viên thường không bao giờ tới.

        Betsey và tôi còn tuyển ba lãnh đạo da đen trẻ tuổi, những người tỏ ra thật vô giá. Rodney Slater bỏ việc làm nhân viên của Bộ trưởng tư pháp Steve Clark để đến giúp tôi. Ngay từ hồi đó, anh ấy đã là một nhà diễn thuyết tài giỏi, vận dụng kiến thức sâu rộng về Kinh thánh vào việc đưa ra các lập luận mạnh mẽ cho chúng tôi. Tôi biết Carol Willis từ khi anh ta còn là sinh viên trường luật ở Fayetteville. Anh ta là một chính trị gia kiểu cũ rất giỏi, biết hết và rất rõ các nhân vật ở miền quê. Bob Nash, người phụ trách phát triển kinh tế cho Quỹ Rockefeller, thì đến làm vào buổi tối và trong các dịp cuối tuần.

        Rodney Slater, Carol Willis và Bob Nash tiếp tục sát cánh với tôi trong 19 năm tiếp theo. Họ làm việc cho tôi trong suốt thời gian tôi làm thống đốc. Khi tôi làm tổng thống, Rodney làm trưởng quản lý xa lộ của liên bang và là Bộ trưởng Giao thông. Carol thì giúp chúng tôi vận động người Mỹ da đen trong ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ. Bob bắt đầu với chức thứ trưởng nông nghiệp, sau đó đến Nhà Trắng làm giám đốc phụ trách nhân sự và lịch hẹn gặp. Không có họ, tôi không biết mình phải xoay xở ra sao.

        Có lẽ thời khắc quyết định của chiến dịch vận động lượt bầu sơ bộ diễn ra trong một cuộc gặp với khoảng 80 lãnh đạo da đen từ khu đồng bằng đến để nghe Jim Guy Tucker và tôi nhằm quyết định xem nên ủng hộ ai. Tucker đã đạt được sự ủng hộ của Hiệp hội Giáo dục Arkansas bằng cách hứa với các giáo viên một khoản tăng lương đáng kể mà không tăng thuế. Tôi chông cự bằng sự ủng hộ của một số giáo viên và nhà quản lý giáo dục, những người biết rằng tình trạng kinh tế tồi tệ của tiểu bang không cho phép Tucker thực hiện lời hứa và còn nhớ những gì tôi đã làm cho giáo dục trong nhiệm kỳ đầu. Tôi vẫn có thể chiến thắng với sự ủng hộ chia rẽ trong số các giáo viên, nhưng không thể thắng nếu khối người da đen đồng bằng cũng chia rẽ như vậy. Tôi phải có được hầu như gần hết sự ủng hộ của họ.

        Cuộc gặp được tổ chức ở tiệm thịt nướng của Jack Crumbly tại thành phố Forrest, cách Little Rock khoảng 90 dặm về phía đông. Lúc tôi đến, Jim Guy đã nói xong và ra về, để lại ấn tượng tốt. Đã muộn rồi và tôi thì mệt, nhưng tôi cố gắng hết sức, nhấn mạnh những tiếp xúc với người da đen của tôi và các nỗ lực nhằm giúp những cộng đồng da đen ở miền quê lâu nay bị làm ngơ kiếm được tiền làm hệ thống cấp thoát nước.

        Sau khi tôi nói xong, một luật sư da đen trẻ tuổi ở Lakeview, Jimmy Wilson, đứng lên nói. Anh ta là ủng hộ viên chính yếu của Tucker ở vùng đồng bằng. Jimmy nói tôi là người tốt và từng là thống đốc tốt, nhưng chưa có thống đốc Arkansas nào từng thua rồi lại tái cử cả. Anh ta nói Frank White đối xử tệ với người da đen và cần phải bị đánh bại. Anh ta nhắc rằng Jim Guy có quá trình ủng hộ dân quyền khá tốt ở quốc hội và đã thuê nhiều người da đen trẻ tuổi làm việc cho ông ta. Anh ta nói Jim Guy cũng sẽ tốt với người da đen như tôi, và ông ấy có thể thắng. "Tôi thích thống đốc Clinton", anh ta nói, "nhưng ông ấy là kẻ thua cuộc. Và chúng ta không thể để chính chúng ta thua". Đó là một lập luận thuyết phục, và vì anh ta có gan nói vậy trước mặt tôi nên càng có vẻ thuyết phục hơn. Tôi có thể thấy đám đông bắt đầu trôi tuột khỏi tay mình.

        Sau vài giây im lặng, một người ở phía cuối đứng lên và nói ông ta muốn phát biểu. John Lee Wilson - thị trưởng thị trấn Haynes, chỉ khoảng 150 người. Ông ấy là một người to con và cao trung bình, mặc quần jean và áo thun trắng, lộ rõ cánh tay và cái cổ vạm vỡ của ông ấy. Tôi không biết rõ ông ấy lắm và chẳng biết ông định nói gì, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên những lời của ông.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Mười Một, 2015, 03:50:39 am
        "Luật sư Wilson nói hay lắm", ông bắt đầu. "Và có thể anh ấy nói đúng. Ông thống đốc có thể là kẻ thua trận. Nhưng tôi chỉ biết là, khi Bill Clinton mới thành thống đốc, ở thị trấn tôi cứt rác chảy đầy đường sá, và bọn trẻ con tôi phát bệnh vì không có hệ thống cống rãnh. Chả ma nào thèm để ý đến chúng tôi. Khi Clinton rời chức vụ, chúng tôi đã có hệ thống cống rãnh và bọn con tôi không còn bệnh nữa. Ông ấy làm như thế cho nhiều người trong chúng ta. Để tôi hỏi các anh điều này nhé. Nếu chúng ta không sát cánh với những ai từng sát cánh với chúng ta, thì ai còn tôn trọng chúng ta nữa? Ông ấy có thể là kẻ thất bại, nhưng nếu ông ấy thua, tôi cũng sẽ rơi cùng ông ấy. Và các bạn cũng nên làm vậy". Như câu ngạn ngữ cổ thường nói, cơn bão sẽ rũ sạch bụi, đấy là một trong những khoảnh khắc hiếm hoi khi tiếng nói của một người đã thay đổi những trái tim và khối óc.

        Không may thay, John Lee Wilson chết trước khi tôi thành tổng thống. Gần cuối nhiệm kỳ thứ hai của tôi, tôi làm một chuyến đi hoài cổ về phía đông Arkansas để nói chuyện ở trường Trung học Earle. Ông hiệu trưởng là Jack Crumbly, người tổ chức cuộc họp định mệnh gần 20 năm trước. Trong bài nói, tôi kể chuyện về lần diễn thuyết đầu tiên của John Lee Wilson trước công chúng. Buổi nói chuyện được phát trên truyền hình khắp phía đông Arkansas. Một người xem chương trình đó từ nhà của mình ở Haynes là vợ góa của John Lee Wilson. Bà viết cho tôi một lá thư rất cảm động nói rằng chắc John sẽ tự hào đến thế nào nếu được tổng thống khen tặng. Tất nhiên là tôi khen anh ta rồi. Nếu không có John Lee, giờ này dám tôi còn đang miệt mài làm giấy tờ chúc thư hoặc ly dị, v.v. chứ đâu được viết cuốn sách này.

        Gần đến ngày bầu cử, sự ủng hộ đối với tôi trồi sụt ở những cử tri còn phân vân không biết có nên cho tôi cơ hội thứ hai không. Tôi lo lắng chuyện này cho đến khi gặp một người ở quán ăn một buổi chiều nọ ở Newark, đông bắc Arkansas. Khi tôi đề nghị ông ấy bỏ phiếu cho tôi, ông ấy bảo, "Lần trước tôi bỏ phiếu chống ông, nhưng lần này tôi sẽ bỏ cho ông đấy". Dù tôi đã biết câu trả lời, tôi vẫn hỏi tại sao. "Vì ông đã nâng lệ phí đăng ký xe hơi của tôi lên". Tôi bảo tôi cần tất cả những phiếu tôi có thể nắm được, không muốn làm ông ấy giận, nhưng thật vô lý khi ông ấy bỏ phiếu cho tôi vì cùng lý do lần trước bỏ phiếu chống tôi. Ông ấy cười và nói, "Ồ, có lý lắm chứ. Cậu có thể có nhiều tính này nọ, Bill à, nhưng cậu không có đần. Cậu là người ít có khả năng lại tăng lệ phí xe hơi một lần nữa, nên tôi ủng hộ cậu". Tôi liền bổ sung thêm lôgích tuyệt hảo đó của ông ấy vào các bài diễn thuyết của tôi cho đến cuối chiến dịch.

        Ngày 25 tháng 5, tôi thắng cuộc bầu sơ bộ với 42% phiếu. Dưới các đòn phản công bằng quảng cáo truyền hình và công tác tổ chức tốt của chúng tôi, Jim Guy Tucker rớt xuống còn 23%. Joe Purcell đã cụ thể hóa được chiến dịch không gây ầm ĩ và cũng chẳng có vấn đề
gì của ông ấy thành 29% số phiếu và một chỗ trong vòng hai, tổ chức vào hai tuần tiếp theo. Tình hình thật nguy hiểm. Tucker và tôi đã đẩy hình ảnh tiêu cực của nhau lên cao bằng các quảng cáo truyền hình, và Purcell thì nhắm vào những người phe Dân chủ nào chưa bỏ qua được vụ tăng lệ phí xe hơi. Ông ta chỉ cần làm người "không phải Clinton" là có cơ hội thắng. Tôi cố gắng trong 10 ngày để dụ ông ta ra, nhưng ông ta đủ khôn để tiếp tục trốn trong xe tải của mình và tiếp tục đi bắt tay cử tri. Vào tối thứ năm trước ngày bầu cử, tôi thực hiện một thăm dò cho thấy cuộc tranh đua ngang cơ nhau. Điều đó có nghĩa là có thể tôi sẽ thua, vì số phiếu của khối cử tri do dự thường là chống lại người tái cử, mà đúng là tôi như vậy thật. Tôi vừa mới tung ra một quảng cáo nhấn mạnh những khác biệt giữa chúng tôi về việc liệu ủy ban Dịch vụ Công cộng - định ra mức giá dịch vụ công cộng như điện, nước - phải do bầu lên hay được chỉ định, tôi ủng hộ bầu, còn Joe thì chống. Tôi hy vọng quảng cáo sẽ có ích, nhưng cũng không chắc lắm.

        Ngay hôm sau, tôi bị một cú choáng váng nữa. Frank White rất muốn Purcell thắng vòng bầu cử đối đầu trực tiếp. Hình ảnh tiêu cực của ông thống đốc còn cao hơn tôi, mà tôi lại có một chiến dịch có tổ chức và các vấn đề tranh cãi có lợi cho tôi. Ngược lại, White thấy sức khỏe kém của Purcell là một yếu tố quyết định trong cuộc vận động tổng tuyển cử, đảm bảo cho White một nhiệm kỳ thứ hai. Frank White bắt đầu tung ra quảng cáo trên truyền hình tấn công tôi chuyện tăng lệ phí đăng ký xe hơi và nhắc mọi người đừng quên chuyện đó. Ông ta có đủ thời gian để chiếu đoạn quảng cáo đó suốt kỳ nghỉ cuối tuần bằng cách thuyết phục cánh doanh nghiệp ủng hộ ông ta rút bớt quảng cáo thương mại để dành chỗ cho quảng cáo tấn công tôi. Tôi xem đoạn quảng cáo và biết nó sẽ làm cho cuộc chạy đua trở nên căng thẳng. Tôi không thể đáp trả trên truyền hình trước thứ hai, và tới lúc đó sẽ là quá muộn. Đây là một lợi thế bất công sau này bị quy định của liên bang cấm và đòi hỏi các đài truyên hình phải đưa ra các quảng cáo đáp trả các quảng cáo tấn công vào cuối tuần, nhưng lúc bấy giờ quy định này đâu có giúp gì được tôi.

        Betsey và tôi gọi David Watkins và yêu cầu anh ta mở cửa studio để tôi có thể làm một quảng cáo truyền thanh. Chúng tôi đặt lời và gặp David khoảng một tiếng trước nửa đêm. Tới lúc đó Betsey đã gọi được một số tình nguyên viên trẻ đưa đoạn quảng cáo đến các đài phát thanh khắp nơi trên tiểu bang vừa kịp lúc để phát sóng vào sáng thứ bảy. Trong lời đáp trả trên radio của mình, tôi hỏi mọi người rằng họ đã xem đoạn quảng cáo của White tấn công tôi chưa và yêu cầu họ nghĩ xem tại sao ông ta lại can thiệp vào cuộc bầu sơ bộ của đảng Dân chủ. Chỉ có một câu trả lời: ông ta muốn phải đối đầu với Joe Purcell chứ không với tôi, vì tôi sẽ đánh bại ông ta trong khi Joe thì không thể. Tôi biết phần lớn cử tri trong vòng bầu sơ bộ Dân chủ kịch liệt kình chống ông thống đốc và sẽ rất ghét ý nghĩ rằng họ bị ông ta điều khiển. David Watkins làm việc suốt đêm để cho ra các bản sao của đoạn quảng cáo đủ nhiều để làm tràn ngập tiểu bang. Nhóm thanh niên tình nguyện bắt đầu lái xe đưa chúng đến các đài truyền thanh vào khoảng bốn giờ sáng, đem theo ngân phiếu của chiến dịch vận động để đảm bảo có thể mua được thời lượng phát sóng đàng hoàng. Việc phát sóng hiệu quả đến mức tới tối thứ bảy thì đoạn quảng cáo của White lại quay ra có lợi cho tôi. Ngày thứ hai chúng tôi đưa đoạn quảng cáo lên tivi, nhưng tới lúc này chúng tôi đã thắng trận chiến này. Ngày hôm sau, mùng 8 tháng 6, tôi thắng vòng đối đầu trực tiếp với tỷ lệ 54 so với 46%. Thật hú vía. Tôi thắng được phần lớn các hạt lớn và các hạt có nhiều cử tri da đen, nhưng vẫn chật vật ở các hạt thuộc phe Dân chủ ở nông thôn nơi chuyện lệ phí xe hơi vẫn còn lởn vởn. Phải mất hai năm nữa những tổn thất của chuyên đó mới được khắc phục hoàn toàn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Mười Một, 2015, 12:17:19 am
        Chiến dịch mùa thu đối đầu với Frank White thật cực khổ nhưng vui. Lần này vấn đề kinh tế làm hại ông ta chứ không phải tôi, và ông ta có quá trình làm việc mà tôi có thể vận động chống lại. Tôi "dập" vào mối quan hệ với các công ty năng lượng của ông ta cũng như chuyện giảm công ăn việc làm, tung ra các quảng cáo tích cực về các vấn đề của tôi. Ông ta cũng đưa ra một quảng cáo tấn công khá hay, chiếu cảnh một người cố chùi đốm khỏi một con báo; nói răng cũng giống như con báo, tôi không thể thay đổi các đốm của tôi. Dick Morris thực hiện một đoạn quảng cáo công phá buộc White chịu trácn nniệm chuyện để cho các công ty năng lượng tăng giá cao trong khi cắt giảm tiền trợ cấp của người già trong chương trình Medicaid từ bốn xuống còn ba tháng tiền thuốc. Tiêu đề như sau: "Frank White - Mềm yếu trước công ty năng lượng. Cứng rắn trước người già". Đoạn quảng cáo truyền thanh buồn cười nhất của chúng tôi được làm để đáp trả một loạt các cáo buộc vô cớ. Phát thanh viên hỏi xem liệu có hay không nếu có được một con chó canh và cứ mỗi lần một chính trị gia nói điều gì không đúng thì nó sủa. Sau đó một con chó sủa "gâu, gâu!". Phát ngôn viên đọc lần lượt các cáo buộc, và con chó sủa trước khi có câu trả lời. Tôi nhớ là hình như tổng cộng bốn lần "gâu gâu". Sau khi đoạn quảng cáo phát được vài ngày, nhiều công nhân đã vui vẻ nhại giọng "gâu gâu" khi tôi bắt tay họ lúc đổi ca ở cổng nhà máy. White thì càng làm mất phiếu của cử tri da đen bằng cách tuyên bố người da đen sẵn sàng bỏ phiếu cho cả một con vịt nếu nó ra tranh cử với tư cách ứng viên Dân chủ. Ngay sau đó, Giám mục L.T.Walker của Hội thánh Đức Chúa Trời nói với dân chúng của ông ấy rằng đã đến lúc phải tống "Lão già đầu heo" ra khỏi ghế thống đốc.

        Trong chiến dịch vận động luôn có một khoảnh khắc mà bạn cảm thấy được liệu sẽ thắng hay thua. Năm 1982, điều ấy đến với tôi ở Melbourne, thủ phủ của hạt Izard ở bắc Arkansas. Tôi đã thua ở hạt này năm 1980 về chuyên lệ phí xe hơi dù chính ông dân biểu của hạt này - John Miller bỏ phiếu đồng ý tăng lệ phí. John là một trong những thành viên lão làng nhất của quốc hội và có lẽ biết nhiều về mọi mặt của chính quyền tiểu bang hơn bất cứ ai ở Arkansas. Ông ấy giúp đỡ tôi tận tình và sắp xếp cho tôi đi một vòng nhà máy phụ tùng máy bay McDonnell Douglas ở địa phương.

        Dù công nhân ở đó thuộc Nghiệp đoàn công nhân ôtô thống nhất, tôi vẫn hồi hộp, vì phần lớn họ đã bỏ phiếu chống tôi mới chỉ hai năm trước. Tôi được đón ở cổng chính bởi Una Sitton, một người Dân chủ tốt làm việc ở phòng tiếp tân. Una bắt tay tôi và nói, "Bill à, tôi nghĩ anh sẽ thích đấy". Khi tôi mở cửa vào nhà máy/ tôi suýt nữa bật ngửa vì tiếng nhạc mở hết cỡ, Willie Nelson hát một trong những bài tôi ưa thích, bài "Thành phố New Orleans" của Steve Goodman. Tôi bước vào cùng lúc điệp khúc cất lên: "Xin chào, nước Mỹ, bạn khỏe không? Bạn biết tôi không, tôi là đứa con ruột thịt của bạn đây". Công nhân reo hò cổ vũ. Chỉ trừ một người, còn tất cả họ đều đeo huy hiệu tranh cử của tôi. Tôi đi xuống từng hàng một, vừa bắt tay trong tiếng nhạc vừa cố kìm nước mắt. Tôi biết bầu cử thế là xong. Những người dân của tôi đã đem đứa con ruột thịt của họ về nhà.

        Gần cuối của hầu hết các cuộc vận động của mình, tôi luôn xuất hiện vào ca làm sáng ở nhà máy Cambell Soup ở Fayetteville, nơi công nhân chế biến gà tây và gà thường để làm súp. Vào lúc năm giờ sáng, đó là giờ thay ca sớm nhất ở Arkansas. Năm 1982, khi tôi bắt đầu bắt tay họ trong bóng tối thì trời vẫn lạnh và mưa lâm thâm. Một người đùa rằng anh ấy đã định bầu cho tôi, nhưng phải xem lại có nên bầu cho một người lẩm cẩm đến mức đi vận động trong đêm tối mưa lạnh không.

        Tôi học được nhiều điều từ những buổi sáng âm u đó. Tôi sẽ không bao giờ quên lần trông thấy một người đàn ông chở vợ đi làm. Khi cửa xe mở để người vợ bước ra, tôi thấy có ba đứa con nhỏ ngồi giữa hai người. Người bố nói với tôi rằng họ phải thức con dậy lúc 4 giờ kém 15 mỗi sáng. Sau khi chở vợ đi làm, ông ấy chở ba đứa con đến chỗ người trông trẻ để người này đưa chúng đi học, vì ông ấy còn phải đi làm lúc 7 giờ.

        Trong thời đại văn hóa truyền thông đại chúng như ngày nay các chính trị gia thật dễ dàng giới hạn chuyện tranh cử trong các buổi gây quỹ, các cuộc tập hợp, quảng cáo, và vài lần tranh luận. Tất cả những thứ đó có thể là đủ để cử tri đưa ra quyết đinh thông minh, nhưng người chính khách lại bỏ lỡ đi rất nhiều thứ, trong đó có những cuộc mưu sinh khốn khó của nhiều người bận rộn suốt ngày và vẫn cố gắng hết sức cho con cái họ. Tôi đã quyết đinh với lòng mình rằng nếu những người đó cho tôi cơ hội thứ hai, tôi sẽ không bao giờ quên họ.

        Ngày 2 tháng 11, họ đã cho tôi cơ hội ấy. Tôi thắng được 55% số phiếu, thắng ở 56 trong tổng số 75 hạt, thua ở 18 hạt ở miền tây Arkansas vốn thuộc phe Cộng hòa và một hạt ở nam Arkansas. Phần lớn các hạt người da trắng ở nông thôn đã quay lại ủng hộ tôi, dù tỷ lệ thắng ở vài nơi còn khá sít sao. Ở hạt lớn nhất là Pulaski thì tỷ lệ thắng không hề sít sao. Tôi chinh phục 11 hạt ở đông bắc Arkansas, nơi chúng tôi đã đặc biệt chú tâm. Và lượng phiếu của cử tri da đen thật kinh ngạc.

        Một lãnh đạo da đen tôi đặc biệt thích là Emily Bowens, thị trưởng của cộng đồng nhỏ ở Mitchellville, đông nam Arkansas. Tôi từng giúp bà ấy trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, và bà ấy đã trả đầy đủ món nợ: tôi thắng ở Mitchellville với tỷ lệ 196 phiếu trên 8 phiếu trong vòng bầu cử trực tiếp với Purcell. Khi tôi gọi điện cám ơn bà ấy đã giúp tôi chiếm 96% số phiếu, bà ấy xin lỗi đã để vuột mất tám phiếu không bỏ cho tôi. "Thưa thống đốc, tôi sẽ tìm ra tám người đó và chấn chỉnh họ trước tháng 11", bà ấy hứa. Ngày 2 tháng 11, tôi thắng ở Mitchelleville với tỷ lệ 256 trên 0 phiếu. Emily đã thuyết phục 8 người kia đổi ý định và còn thêm được cho tôi 52 phiếu khác nữa.

        Sau cuộc bầu cử, mọi người khắp đất nước liên lạc với tôi. Ted Kennedy và Walter Mondale gọi điện đến như hồi năm 1980. Và tôi nhận được một số lá thư tuyệt vời. Một lá đến từ một người gửi khá bất ngờ: Tướng James Drummond, người chỉ huy quân lính trong cuộc khủng hoảng người tị nạn Cuba ở Fort Chaffee hai năm trước. Ông ấy nói ông mừng vì tôi thắng cử, vì "dù có vẻ như chúng ta đi theo nhịp khác nhau ở Fort Chaffee... tôi vẫn đánh giá cao và ngưỡng mộ sự lãnh đạo của ông, các nguyên tắc của ông, và ý muốn đứng lên bao bọc cho nhân dân Arkansas". Tôi cũng ngưỡng mộ Drummond, và lá thư của ông ấy mang ý nghĩa với tôi nhiều hơn ông ấy tưởng.

        Phe Dân chủ cũng khá thuận lợi trên toàn quốc và đặc biệt là ở miền Nam, thắng đa số trong 36 chức thống đốc, đạt thêm ghế ở hạ viện có được nhờ nền kinh tế trục trặc của nước Mỹ. Trong số các tân thông đốc, ngoài tôi ra, còn có hai cựu thống đốc khác: George Wallace của bang Alabama, người ngồi xe lăn và đã xin lỗi cử tri da đen về quá khứ phân biệt chủng tộc của ông ấy; và Michael Dukakis bang Massachusetts, người cũng như tôi, đã bị đánh bại sau nhiệm kỳ thứ nhất và vừa đánh bại người từng thắng ông.

        Ủng hộ viên của tôi sướng điên lên. Sau một chiến dịch vận động dài và làm nên lịch sử, họ có quyền để ăn mừng ầm ĩ. Ngược lại, tôi lại cảm thấy bình lặng một cách lạ lùng. Tôi cũng nhưng không thấy thích dương oai về chiến thắng của mình. Tôi không trách Frank White vì đã đánh bại tôi lần trước hay vì đã muốn làm thống đốc một lần nữa. Lần thua ấy là lỗi tại tôi. Trong đêm bầu cử, và nhiều ngày sau, điều tôi cảm thấy nhiều nhất là một sự cảm kích âm thầm nhưng sâu nặng rằng nhân dân của tiểu bang mà tôi hằng yêu mến đã sẵn sàng cho tôi thêm một cơ hội. Tôi quyết sẽ chứng minh nhận định của họ là đúng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Mười Một, 2015, 03:09:49 am
       
        23


        Ngày 11 tháng 1 năm 1983, tôi tuyên thệ nhậm chức lần thứ hai trước một đám đông lớn nhất từng tham dự lễ nhậm chức trong tiểu bang của chúng tôi. Những người đến tham dự đã đem tôi từ nghĩa địa chính trị trở về, sự ủng hộ của họ đã giữ tôi trong văn phòng thống đốc thêm 10 năm, quãng thời gian dài nhất tôi dành cho một việc.

        Thách thức lớn nhất mà tôi đối mặt là giữ lời hứa phải đáp ứng nhiều hơn đối với người dân trong khi đó vẫn phải giữ cam kết để đưa bang của chúng tôi tiến lên phía trước. Đây là một nhiệm vụ phức tạp, và tình trạng kinh tế trì trệ của bang chúng tôi làm cho nó quan trọng hơn. Tỷ lệ thất nghiệp của tiểu bang là 10.6%. Vào tháng 12, với tư cách là thống đốc tân cử, tôi đi Trumann ở đông bắc Arkansas để bắt tay với 600 công nhân của nhà máy Singer, sản xuất bàn gỗ cho máy may trong nhiều thập niên, khi họ ra khỏi nhà máy lần cuối cùng. Việc đóng cửa nhà máy này là một trong nhiều vụ đóng cửa nhà máy mà chúng tôi phải chịu trong hai năm qua, làm xính vinh nền kinh tế của hạt Poinsett và đã tạo ra một góc độ tiêu cực với toàn tiểu bang. Tôi vẫn còn mường tượng ra cái nhìn tuyệt vọng trên khuôn mặt của biết bao nhiêu công nhân Singer. Họ biết họ đã làm việc cực nhọc và con đường sống của họ đã bị quét đi bởi những thế lực ngoài tầm kiểm soát của họ.

        Một hậu quả khác của nền kinh tế tồi tệ là sụt giảm nguồn thu của tiểu bang, chúng tôi còn quá ít tiền cho giáo dục và các dịch vụ cốt yếu khác. Tôi thấy rõ rằng nếu chúng tôi muốn thoát khỏi tình trạng này thì tôi phải tập trung toàn bộ tâm lực của tiểu bang và cả của tôi vào giáo dục và việc làm. Trong thập niên tiếp theo tôi đã làm điều đó. Ngay từ khi chính quyền của tôi đưa ra các sáng kiến quan trọng về y tế, môi trường, cải cách nhà tù và trong các lĩnh vực khác, hoặc khi chúng tôi bổ nhiệm thêm nhiều người thuộc các sắc dân ít người và phụ nữ vào các vị trí quan trọng, tôi cũng cố không bao giờ để cho tâm điểm đi quá cách xa trường học và công ăn việc làm. Đây là chìa khóa cho cơ hội và việc tạo điều kiện cho công dân của chúng tôi, và cho cả việc duy trì sự ủng hộ chính trị mà tôi cần để có thể theo đuổi các thay đổi tích cực. Trong nhiệm kỳ thứ nhất tôi đã học được rằng nếu bạn dành một khoảng thời gian như nhau cho tất cả mọi thứ bạn làm thì sẽ có nguy cơ bị tất cả mọi thứ sẽ mờ đi trong tâm trí của công chúng, sẽ không có ấn tượng rõ ràng nào về bất cứ một việc quan trọng nào được hoàn thành. Một người bạn lâu năm của tôi, George Frazier từ Hope có lần trả lời phỏng vấn: "Nếu anh ta có một điểm yếu và tất cả chúng ta đều như vậy, thì tôi nghĩ điểm yếu của Bill chính là ở chỗ anh ấy nhìn thấy quá nhiều thứ phải làm". Tôi không bao giờ khắc phục được điểm yếu ấy, và tôi vẫn tiếp tục cố làm nhiều việc, nhưng trong thập niên tiếp theo tôi tập trung phần lớn năng lực và các tuyên bố trước công chúng vào trường học và công ăn việc làm.

        Betsey Wright đã xuất sắc trong thời gian vận động tranh cử đến mức tôi tin cô ấy có thể điều hành được văn phòng thống đốc. Ban dầu tôi còn đề nghị Maurice Smith làm bí thư điều hành, để có thêm sự chín chắn trong đội ngũ nhân viên và cũng đảm bảo có quan hệ thân thiện với những thành viên quốc hội tiểu bang lão làng, những người vận động hành lang và những người mua bán quyền lực. Tôi có một đội ngũ phụ trách giáo dục với Paul Root, cựu giáo viên lịch sử thế giới của tôi, và Don Ernst, cố vấn pháp lý của tôi và Sam Bratton, người từng cùng làm với tôi trong văn phòng của bộ trưởng tư pháp, cũng là một chuyên gia về luật giáo dục.

        Carol Rasco trở thành trợ lý của tôi về dịch vụ y tế và con người. Khả năng của cô ấy bắt nguồn từ kinh nghiệm: con lớn của cô ấy là Hamp bị bệnh liệt co giật bẩm sinh, cô ây đấu tranh cho quyền giáo dục và các quyền khác, và trong khi làm việc đó đã có được một lượng kiến thức rất chi tiết về các chương trình của liên bang và tiểu bang cho người khuyết tật.
Tôi thuyết phục được Dorothy Moore, đến từ thành phố Arkan¬sas tận sâu miền đông nam Arkansas, để tiếp mọi người và trả lời điện thoại ở khu vực tiếp tân. Khi bắt đầu làm việc Dorothy đã hơn 70 tuổi, và bà ấy vẫn tiếp tục làm cho đến khi tôi rời văn phòng thống đốc. Cuối cùng tôi có một thư ký mới, Barbara Kerns đã quá chán ngán chính trị và ở lại làm việc ở công ty Wright. Đầu năm 1983, tôi thuê Lynda Dixon, người làm việc chăm sóc cho tôi trong một thập niên và tiếp tục làm việc trong văn phòng Arkansas của tôi khi tôi trở thành tổng thống.

        Việc bổ nhiệm đáng ghi nhớ nhất của tôi là Mahlon Martin vào vị trí giám đốc hành chính và tài chính, thường được coi là công việc quan trọng nhất trong chính quyền tiểu bang sau thống đốc. Trước khi được bổ nhiệm, Martin là quản lý thành phố Little Rock và quản lý rất giỏi. Anh là người da đen, người Arkansas - anh luôn muốn được nghỉ làm việc vào ngày đầu tiên của mùa săn nai. Vào những lúc khó khăn anh ấy có thể trở nên rất sáng ý trong việc tìm ra các giải pháp cho các vấn đề về ngân sách, nhưng anh vẫn luôn là người có trách nhiệm về mặt tài chính. Một trong hai kỳ xoay vòng ngân sách định kỳ hai năm của chúng tôi, trong thập niên 80, anh ấy đã phải cắt giảm chi phí sáu lần để có thể cân bằng ngân sách.

        Không lâu sau khi tôi trở thành tổng thống, Mahlon bắt đầu phải chiến đấu một trận chiến dai dẳng nhưng không hy vọng chống lại bệnh ung thư. Tháng 6 năm 1995 tôi trở lại Little Rock để trao tặng khu căn hộ Mahlon Martin cho những người có thu nhập thấp. Mahlon đã mất hai tháng sau lễ trao tặng này. Tôi chưa hề làm việc với một công chức nào tài giỏi hơn anh ấy.

        Betsey lo liệu sao cho thời gian làm việc của tôi phải khác đi so với nhiệm kỳ thứ nhất. Hồi đó tôi được coi là không thể nào gặp được, một phần vì tôi nhận được quá nhiều lời mời đi diễn thuyết vào ban ngày trong tiểu bang. Bây giờ tôi dành nhiều thời gian hơn trong văn phòng và nhiều thời gian riêng tư hơn với các thành viên quốc hội tiểu bang khi họ nhóm họp, trong đó có cả việc tham dự các buổi đánh bài ngoài giờ mà tôi thực sự thích thú. Khi tôi đến dự các sự kiện bên ngoài thành phố thường là theo yêu cầu của một trong các ủng hộ viên của tôi. Tham dự các sự kiện này là tưởng thưởng cho những người đã từng giúp tôi củng cố vị trí của họ trong cộng đồng và giữ cho tổ chức của chúng tôi được bền chặt.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Một, 2015, 01:16:08 am
        Dù sự kiện có tổ chức ở xa đến đâu hay dài thế nào tôi vẫn luôn luôn về nhà vào buổi tối để ở bên cạnh Chelsea khi nó thức dậy. Như thế tôi cũng có thể ăn sáng với Hillary và khi Chelsea bắt đầu lớn, đưa nó đi học. Tôi làm vậy mỗi ngày cho đến khi bắt đầu tranh cử tổng thống. Tôi còn đặt một cái bàn nhỏ trong văn phòng thống đốc để Chelsea có thể đọc và vẽ. Tôi rất thích khi cả hai chúng tôi cùng ngồi ở bàn của mình để làm việc. Nếu việc hành nghề luật của Hillary bắt cô ấy phải xa nhà ban đêm thì tôi cố gắng về nhà. Khi Chelsea đi nhà trẻ, mọi người hoặc các bạn cùng lớp hỏi ba mẹ làm gì để kiếm sống thì nó trả lời: "Mẹ làm luật sư, còn ba nói chuyện điện thoại, uống cà phê và đi diễn thuyết". Đến lúc đi ngủ, Hillary, Chelsea và tôi thường cầu nguyện một lúc bên cạnh giường của Chelsea, rồi Hillary hoặc tôi sẽ đọc sách cho Chelsea nghe. Khi tôi mệt quá thiếp đi lúc đang đọc, thường là như vậy, nó thường hôn để tôi tự dạy. Tôi thích như vậy đến mức tôi thường giả bộ ngủ gật.

        Nhiệm kỳ mới được một tuần, tôi đọc thông điệp tiểu bang trước quốc hội tiểu bang, đưa ra những cách thức giải quyết cuộc khủng khoảng ngân sách trầm trọng và yêu cầu họ làm bốn điều tôi nghĩ là sẽ giúp được cho nền kinh tế: mở rộng quyền của cơ quan phát triển nhà cửa Arkansas và cho phép tung ra thêm các trái phiếu để tăng việc xây dựng nhà cửa và tạo ra công ăn việc làm; thiết lập những khu vực doanh nghiệp, các vùng có nhiều người thất nghiệp nhằm khuyến khích thêm nhiều đầu tư hơn vào các khu vực này; cho nợ thuế việc làm đối với các công ty tạo ra các việc làm mới; lập ra cơ quan thẩm quyền khoa học kỹ thuật Arkansas, được xây dựng theo mô hình của cơ quan quản lý cảng của New York và New Jersey, nhằm phát triển tiềm năng khoa học kỹ thuật của tiểu bang. Các biện pháp này, về sau đều được ký thành luật, là những biện pháp đầu tiên của một loạt những sáng kiến tương tự được thông qua khi tôi trở thành tổng thống vào một thời kỳ kinh tế khủng hoảng khác.

        Tôi tranh luận mạnh mẽ cho các cải cách về năng lượng của tôi bao gồm cả việc dân chúng được phép bầu ra thành viên của ủy ban dịch vụ công cộng, tôi biết tôi sẽ không thông qua được phần lớn các cải cách đó, bởi vì Công ty Năng lượng và Chiếu sáng Arkansas và các công ty năng lượng khác có quá nhiều ảnh hưởng trong quốc hội tiểu bang. Thay vào đó, tôi đành phải hài lòng với việc bổ nhiệm các thành viên mà tôi nghĩ sẽ bảo vệ người dân và nền kinh tế của tiểu bang mà không làm cho các công ty năng lượng phá sản. Tôi đề nghị và thông qua một số cải thiện giáo dục khiêm tốn, trong đó có một quy định tất cả các quận đều phải có nhà trẻ, và một đạo luật cho phép học sinh được học một nửa các môn học ở trường học khu vực gần nhà nếu như khu vực nhà họ không có các môn này. Điều đó là quan trọng vì rất nhiều các quận nhỏ không dạy các môn như hóa học, vật lý, toán cao cấp hoặc ngoại ngữ. Tôi còn đề nghị quốc hội tiểu bang tăng thuế bia rượu và thuốc lá để dành hơn một nửa số tiền thu được vào các trường học. Chúng tôi chỉ làm được có vậy xét đến tình trạng tài chính của chúng tôi, và chúng tôi đang phải chờ quyết định của tòa án tiểu bang trong một vụ kiện cho rằng hệ thống cung cấp tài chính cho trường học của chúng tôi bất công đến mức nó đã vi phạm hiến pháp. Tòa án phán quyết ủng hộ nguyên đơn, như tôi mong đợi, tôi sẽ phải triệu tập một kỳ họp đặc biệt của quốc hội tiểu bang để giải quyết vấn đề này. Lúc đó quốc hội tiểu bang chỉ phải họp 60 ngày mỗi hai năm. Dù các thành viên quốc hội tiểu bang có nán lại vài ngày, thường là có việc gì đó xảy ra khi họ đã về nhà, buộc tôi phải gọi họ lại. Quyết định của Tòa án tối cao đã giúp tôi làm việc này. Một phiên họp như vậy sẽ rất khó khăn vì quốc hội tiểu bang, công chúng và báo chí có thể tập trung vào việc này theo một cách mà trong các phiên họp bình thường không thể có được, nhất là khi có quá nhiều việc xảy ra.

        Vào tháng 4, ủy ban Phát triển giáo dục quốc gia, được bổ nhiệm bởi Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Bell, đưa ra một báo cáo gây sốc có tên Quốc gia đang lâm nguy. Báo cáo viết, trong 19 bài kiểm tra quốc tế khác nhau, học sinh Mỹ không bao giờ đứng đầu hay nhì và đứng chót tới 7 lần; 23 triệu người Mỹ trưởng thành, 13% người Mỹ 17 tuổi và tới 40% học sinh dân tộc thiểu số coi như mù chữ; học lực trung bình của học sinh trung học trên các bài kiểm tra quy chuẩn thấp hơn cách đây 26 năm, tức là vào khi vệ tinh Sputnik được phóng lên; điểm thi vào các trường đại học lớn đã giảm từ năm 1962; 1/4 các khóa dạy toán ở trường đại học là cơ bản - có nghĩa là dạy lại những gì lẽ ra đã được dạy ở trung học hoặc trước đó; các lãnh đạo kinh doanh và quân đội cho biết họ ngày càng phải dành nhiều tiền vào việc giáo dục sơ đẳng; và cuối cùng sự sụt giảm trong giáo dục này xảy ra vào thời điểm khi yêu cầu cho các công nhân tay nghề cao lại đang tăng nhanh.

        Chỉ mới năm năm trước, tiến sĩ Alexander nói rằng trẻ em học các trường ở bất cứ tiểu bang nào khác cũng được miễn là ngoài Arkansas. Nếu toàn quốc được coi là đang trong tình trạng nguy cơ thì tiểu bang chúng tôi coi như gần chết. Năm 1983, 265 trường trung học của chúng tôi không dạy sinh học cao cấp, 217 trường không dạy vật lý, 177 trường không dạy ngoại ngữ, 164 trường không dạy toán cao cấp, 126 trường không dạy hóa học. Năm 1983, trong phiên họp thường niên của quốc hội tiểu bang, tôi đề nghị cho phép thành lập ủy ban tiêu chuẩn giáo dục gồm 15 thành viên để đưa ra các kiến nghị cụ thể về tiêu chuẩn chương trình học của chúng tôi. Tôi muốn thành lập một ủy ban có khả năng và mang tính đại diện cao, và yêu cầu Hillary làm chủ tịch. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của tôi, cô ấy đã làm rất tốt vai trò chủ tịch ủy ban y tế nông thôn và là thành viên của tiểu ban của cộng đoàn dịch vụ pháp lý toàn quốc. Cô ấy rất giỏi điều hành các tiểu ban, cô ấy quan tâm đến trẻ em, và với việc đề cử cô ấy tôi đã gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng giáo dục rất quan trọng đối với tôi. Lý lẽ của tôi rất có lý, nhưng đó là một động thái có chút liều lĩnh vì tất cả những thay đổi quan trọng mà chúng tôi đề nghị sẽ làm xáo động một số nhóm lợi ích.

        Tháng 5, Tòa án tối cao tiểu bang tuyên bố hệ thống cung cấp tài chính cho trường học của chúng tôi là vi phạm hiến pháp. Chúng tôi phải viết một công thức trợ cấp vốn mới và cấp vốn theo đó. Chỉ có hai lựa chọn: lấy tiền từ các quận giàu có và nhỏ nhât đem cho các quận nghèo nhất và phát triển nhanh nhất, hoặc tăng đủ số thu mới sao cho chúng tôi có thể cân bằng việc cấp vốn mà không làm hại các quận hiện nay vì không có quận nào muốn các trường học của mình phải mất tiền, quyết định của tòa án cho chúng tôi cơ hội tốt nhất tăng thuế để lấy tiền cho giáo dục. Ủy ban của Hillary đã tổ chức các buổi điều trần ở tất cả các hạt vào tháng 7, lấy ý kiến đóng góp từ các nhà quản lý giáo dục và công chúng. Cô ấy trao cho tôi báo cáo của ủy ban vào tháng 9 và tôi tuyên bố sẽ triệu tập một kỳ họp quốc hội tiểu bang vào ngày 4 tháng 10 để giải quyết vấn đề giáo dục.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Một, 2015, 06:49:31 am
        Ngày 19 tháng 9 tôi lên truyền hình phát biểu để giải thích về chương trình giáo dục, ủng hộ việc tăng 1 cent trong thuế doanh thu và thuế đánh trên khí tự nhiên để lấy tiền cho giáo dục, và yêu cầu nhân dân ủng hộ. Bất chấp những sự ủng hộ mà chúng tôi có đối với chương trình, tiểu bang vẫn có những ý nghĩ chống tăng thuế rất mạnh, càng mạnh hơn vì nền kinh tế tồi tệ. Trong cuộc bầu cử lần trước, một người ở Nashville, Arkansas đã yêu cầu tôi chỉ ra một điều nếu tôi thắng cử: hãy tiêu xài tiền thuế của anh ấy cũng giống như anh đã tiêu xài khi phải sống như anh ấy với mức thu 150 đôla một tuần. Một người khác đang phụ giúp xây khách sạn Excellsior mới đã yêu cầu tôi phải nhớ rằng dù tiểu bang cần thêm tiền thuế, đó là ngày làm việc cuối cùng của anh ấy, và ngày hôm sau thì chưa có việc. Tôi phải làm sao thuyết phục được những người đó ủng hộ tôi.

        Trong bài diễn văn của mình, tôi biện luận rằng chúng tôi không thể tạo ra nhiều việc làm mới mà không cải thiện giáo dục, tôi đưa ra các ví dụ khi tôi cố gắng tuyển thêm các công ty kỹ thuật cao. Sau đó tôi nói chúng ta không thể có những bước tiến thực sự chừng nào "chúng ta còn đội sổ về chi phí tính trên đầu trẻ em, về lương giáo viên và tổng mức thuế tiểu bang và mức thuế địa phương tính trên đầu người". Điều chúng tôi cần làm là vừa tăng thuế doanh thu vừa thông qua các tiêu chuẩn mà ủy ban của Hillary đề nghị, "những tiêu chuẩn khi áp dụng sẽ thành những tiêu chuẩn hàng đầu cả nước".

        Các tiêu chuẩn này bao gồm đòi hỏi phải có nhà trẻ, sô lượng học sinh tối đa chỉ được 20 em cho đến tận lớp ba; có tư vấn viên ở tất cả các trường tiểu học, đề thi thống nhất cho tất cả học sinh lớp ba, lớp sáu và lớp tám, với quy định phải cho lưu ban tất cả những ai thi trượt lớp tám; một quy định trường nào có hơn 15% số học sinh thi trượt phải đưa ra một kế hoạch cải thiện học lực, nếu học sinh không cải thiện trong vòng hai năm thì sẽ phải thay đổi nhân sự quản lý; tăng thêm giờ học toán, khoa học và ngoại ngữ; một chương trình bắt buộc của trung học bao gồm bốn năm tiếng Anh, ba năm học toán, khoa học, lịch sử hoặc các môn xã hội; dành nhiều thời gian hơn cho học tập trong một ngày và tăng thời gian của năm học từ 115 lên 180 ngày, tạo ra các cơ hội đặc biệt cho trẻ em có năng khiếu; và một quy định học sinh phải được học trong trường cho đến khi 16 tuổi. Cho đến trước đó, học sinh có thể rời trường sau khi học lớp tám, và có khá nhiều học sinh làm như vậy. Tỷ lệ bỏ học của chúng tôi là hơn 30%.

        Đề nghị gây tranh cãi nhất tôi đưa ra là yêu cầu tất cả các giáo viên và những người quản lý trường học phải thi và đậu kỳ thi giáo viên quốc gia. Năm 1984, (theo đúng các tiêu chuẩn được áp dụng hiện nay cho các sinh viên tốt nghiệp đại học mới tham dự kỳ thi này), tôi đề nghị các giáo viên thi trượt được học lại miễn phí và được cho phép thi bao nhiêu lần cũng được cho đến năm 1987, khi các tiêu chuẩn trong trường học được áp dụng hoàn toàn.

        Tôi còn đưa ra các cải thiện trong giáo dục dạy nghề và đào tạo sau đại học, và tăng gấp ba lần giáo dục cho người trưởng thành để giúp những người bỏ học hoặc học dang dở muốn có bằng tốt nghiệp trung học.

        Vào cuối bài diễn thuyết, tôi yêu cầu mọi người cùng Hillary và tôi đeo ruy-băng xanh để ủng hộ chương trình, và tôi hy vọng Arkansas của chúng tôi có thể là một tiểu bang "ruy-băng xanh, đứng đầu về thành tích học tập". Chúng tôi đưa ra các đoạn quảng cáo trên truyền hình và phát thanh đề nghị ủng hộ, phân phát hàng ngàn thiệp bưu điện cho người dân để có thể gửi cho các thành viên quốc hội tiểu bang của họ, và đưa ra hàng chục ngàn dải ruy-băng xanh đó. Nhiều người đã đeo dải ruy-băng xanh mỗi ngày cho đến khi kỳ họp quốc hội kết thúc. Công chúng bắt đầu tin chúng tôi có thể làm được điều gì đó đặc biệt.

        Đó là một chương trình tham vọng: chỉ có rất ít tiểu bang lúc bấy giờ yêu cầu có một chương trình học tập gốc mạnh mẽ như chương trình tôi đề nghị. Không có tiểu bang nào yêu cầu học sinh vượt qua kỳ thi lớp tám trước khi lên trung học. Một số ít tiểu bang yêu cầu học sinh vượt qua các kỳ thi lớp 11 hoặc 12 để có bằng cấp. Nhưng việc đó đối với tôi cũng như đóng cửa chuồng sau khi bò đã thoát ra ngoài. Tôi muốn học sinh có thời gian dùi mài kinh sử. Không có tiểu bang nào yêu cầu có các tư vấn ở trường dù ngày càng nhiều trẻ em đến trường từ những gia đình có lục đục hay những chuyện rắc rối về tinh thần làm ảnh hưởng đến việc học của chúng. Không có tiểu bang nào cho phép bộ giáo dục được quyền thay đổi giới quản lý trường học tại các trường có học sinh yếu kém. Các đề nghị của chúng tôi đã vượt xa các đề nghị trong bản báo cáo Quốc gia đang lâm nguy.

        Nhưng chuyện gây ầm ĩ nhất vẫn là chương trình yêu cầu các giáo viên phải thi. Hiệp hội Giáo dục Arkansas (AEA) phát cuồng lên, cáo buộc tôi là đã nhục mạ giáo viên và dùng các giáo viên như các con dê tế thần. Lần đầu tiên trong đời tôi bị cáo buộc là phân biệt chủng tộc, dựa theo suy luận trong số các giáo viên không vượt qua kỳ thi sẽ có phần lớn là giáo viên da đen. Những kẻ nanh nọc kết tội Hillary và tôi mắc thói khoa trương khi cố tăng sự ủng hộ đối với chúng tôi trong số những người vốn chống tăng thuế. Đúng là việc đưa ra các bài thi cho giáo viên là một điều tưởng rất mạnh mẽ về uy tín đối với nhiều người, lý do để quy định có bài thi thực ra xuất phát từ các cuộc điều trần mà ủy ban tiêu chuẩn tổ chức khắp nơi trong tiểu bang. Nhiều người phàn nàn một số giáo viên không biết rõ môn họ dạy hoặc thiếu những kỹ năng học vấn cơ bản. Một phụ nữ trao cho tôi bức thư mà giáo viên đã gửi về nhà cho bà. 22 từ trong bức thư có ba từ viết sai chính tả. Tôi không nghi ngờ phần lớn giáo viên có khả năng và rất tận tụy, và tôi biết phần lớn những người gặp trục trặc về trình độ lúc trước có lẽ cũng không được học hành đến nơi đến chốn, họ sẽ có cơ hội cải thiện kỹ năng của mình và thi lại bài thi đó. Nhưng nếu chúng tôi muốn tăng thuế để tăng lương cho giáo viên, và nếu các tiêu chuẩn sẽ có hiệu quả đối với học sinh thì các giáo viên phải có khả năng để giảng dạy.

        Quốc hội tiểu bang nhóm họp trong 38 ngày để xem xét 52 dự luật tôi đưa ra và các vấn đề liên quan khác do chính thành viên quốc hội tiểu bang đưa ra. Hillary đã trình bày một cách rất thuyết phục trước thượng viện, khiến dân biểu Lloyd George của hạt phải nói rằng "có vẻ như trong hai vợ chồng nhà Clinton chúng ta đã bầu nhầm người rồi!". Chúng tôi cũng gặp phải sự phản đối từ ba nhóm người: nhóm chống tăng thuế; các quận trường học miền quê lo sợ họ sẽ bị kỷ luật nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn; và Hiệp hội Giáo dục Arkansas, vốn dọa sẽ đánh bại bất cứ thành viên nghị viện nào bỏ phiếu ủng hộ cho việc kiểm tra giáo viên.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Một, 2015, 06:05:11 pm
        Chúng tôi phản bác lập luận cho rằng việc bắt thi là nhục mạ giáo viên bằng một tuyên bố của nhiều giáo viên ở trường trung học Central Little Rock được đa số công nhận là trường trung học tốt nhất trong tiểu bang. Họ nói họ sẵn lòng tham dự kỳ thi nhằm tăng cường niềm tin của công chúng. Để phản bác lại lập luận cho rằng đưa ra kỳ thi này là một hành động phân biệt chủng tộc, tôi đã thuyết phục được một nhóm các mục sư da đen có uy tín ủng hộ quan điểm của tôi. Họ lập luận, trẻ em da đen là những người cần giáo viên tốt nhất, và những giáo viên nào không đạt trong kỳ thi sẽ có được cơ hội khác để vượt qua. Và tôi còn được sự ủng hộ vô giá của tiến sỹ Lloyd Hackley, hiệu trưởng người Mỹ gốc Phi của trường đại học Arkansas ở Pire Bluff, một trường chủ yếu là người da đen theo học. Hackley đã quản lý rất tốt trường đại học Arkansas tại cơ sở của Prime Block (UAPB) và là một thành viên của ủy ban tiêu chuẩn giáo dục của Hillary. Năm 1980, khi các sinh viên tốt nghiệp đầu tiên phải thi mới được cấp bằng đi dạy, 42% sinh viên của cơ sở Prime Block đã thi trượt. Đến năm 1986, tỷ lệ thi đậu tăng rất nhanh. Những sinh viên tốt nghiệp ngành y tá cũng đã cải thiện nhiều nhất trong cùng thời gian. Ông ấy lập luận rằng sinh viên da đen thường bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn thấp cũng như các đòi hỏi thấp nhiều hơn là bị ảnh hưởng bởi tệ nạn phân biệt. Những kết quả ông ây đã đạt được chứng tỏ ông ấy nói đúng. Ông ấy tin tưởng vào các sinh viên của mình và cũng được đền đáp rất nhiều. Tất cả con cái của chúng ta cần những nhà giáo dục như ông ấy.

        Gần cuối kỳ họp quốc hội, có vẻ như Hiệp hội Giáo dục Arkansas có thể sẽ đánh bại dự luật bắt giáo viên thi này. Tôi chạy qua chạy lại giữa thượng viện và hạ viện liên tục để vận động và tìm cách đưa ra các thỏa hiệp để kiếm phiếu ủng hộ. Cuối cùng tôi phải dọa không cho phép thông qua đạo luật tăng thuế doanh thu của tôi nếu đạo luật kỳ thi không được thông qua cùng lúc.

        Đó là một kiểu đánh bạc mạo hiểm: tôi có thể sẽ thua cả haí đạo luật vừa về thuế vừa về kiểm tra giáo viên. Các nghiệp đoàn lao động có tổ chức chống lại việc tăng thuế doanh thu, nói rằng như thế là không công bằng đối với các gia đình vì tôi đã không thể đưa ra việc giảm thuế thu nhập để mở đường cho việc tăng thuế doanh thu đối với thực phẩm. Việc chống đối của nghiệp đoàn đã đẩy một số phiếu của những người cấp tiến về phía chống tăng thuế, nhưng không đủ để chiếm đa số. Trong ngay từ đầu đã có nhiều người ủng hộ cho chương trình, và đến lúc bỏ phiếu cho dự luật tăng thuế, chúng tôi đã thông qua được một công thức mới và các tiêu chuẩn đã được chấp thuận. Nếu như không tăng thuế doanh thu, nhiều quận sẽ thông qua được một công thức mới và các tiêu chuẩn đã được chấp thuận. Nếu như không tăng thuế doanh thu, nhiều quận sẽ mất đi sự trợ giúp của tiểu bang theo công thức mới, phần lớn các quận này sẽ phải đưa ra áp dụng những việc tăng thuế tài sản tại địa phương để đáp ứng các tiêu chuẩn. Đến ngày cuối cùng của phiên họp, chúng tôi đã có mọi thứ: các tiêu chuẩn, đạo luật yêu cầu giáo viên thi, quy định tăng thuế doanh thu.

        Tôi rất vui, và hoàn toàn kiệt sức khi tôi chui vào xe để lái sáu dặm lên phía bắc đến tham dự đêm của Thống đốc hàng năm. Ở Fairfild Bay, một ngôi làng dành cho người về hưu đầy những người trung lưu về phía bắc xuống Arkansas vì ở đó ấm hơn mà vẫn có bốn mùa. Phần lớn số họ, trong đó có cả những nhà giáo dục về hưu, ủng hộ chương trình giáo dục. Một thợ mộc nghiệp dư đã làm cho tôi một ngôi trường màu đỏ nhỏ xíu để tuyên dương các nỗ lực của tôi.

        Khi kỳ họp quốc hội lùi lại phía sau, Arkansas bắt đầu được cả nước chú ý đến nhờ các cải cách giáo dục của chúng tôi, có cả lời khen của cả bộ trưởng giáo dục Bell. Dù vậy Hiệp hội Giáo dục Arkansas vẫn không chịu thua, vẫn đâm đơn kiện việc bắt giáo viên thi. Peggy Nabors, chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Arkansas và tôi đã tranh luận nảy lửa trên chương trình truyền hình Phil Donahue Show, một trong nhiều cuộc tranh luận của chúng tôi trên truyền thông toàn quốc. Công ty sở hữu đề thi của giáo viên toàn quốc từ chối cho chúng tôi sử dụng bài thi đối với các giáo viên đang dạy, nói đó là một biện pháp tốt để xem thử nên cho ai đó được phép dạy học hay không ngay từ đầu, nhưng không phải là một công cụ để loại một giáo viên đang dạy nếu anh ta không vượt qua kỳ thi. Cho nên chúng tôi phải đưa ra một bài kiểm tra hoàn toàn mới. Khi bài kiểm tra được đưa ra cho các giáo viên và các nhà quản lý giáo dục năm 1984, 10% đã thi rớt, trong các lần thi tiếp theo, số người thi rớt cũng khoảng chừng đó. Cuối cùng, 1.215 giáo viên, tức khoảng 3,5% tổng số phải rời các lớp học vì không thể vượt qua kỳ thi, 1.600 người khác đã không được phép dạy học vì không bao giờ tham gia kỳ thi. Trong kỳ bầu cử năm 1984, bộ giáo dục Arkansas từ chối ủng hộ tôi cũng như nhiều người ủng hộ chương trình này trong quốc hội tiểu bang. Những cố gắng của họ chỉ đánh bại được một thành viên quốc hội tiểu bang, người bạn cũ của tôi, Thượng nghị sĩ Vada Sheid ở Mountain Home, người đã từng khâu nút áo cho tôi trong lần đầu tiên tôi gặp cô ấy năm 1974. Giáo viên đã đi gõ cửa từng nhà để vận động cho đối thủ của cô ấy là Steve Luelf, một luật sư của phe Cộng hòa từ California chuyển đến Arkansas. Họ không hề nói gì về bài thi của các giáo viên. Thật không may Vada cũng không nói gì cả. Cô ấy đã phạm phải một sai lầm thường thấy ở các ứng cử viên có lập trường được ủng hộ bởi một đa số thiếu tổ chức nhưng lại bị một nhóm thiểu số tích cực có tổ chức chống lại. Cách duy nhất chống lại cuộc tấn công là phải làm rõ vấn đề này đối với cả những người ủng hộ và không ủng hộ cô ấy. Vada chỉ muốn tránh xa khỏi vấn đề đó. Tôi vẫn luôn luôn cảm thấy buồn vì cái giá cô ấy phải trả để giúp đỡ trẻ em của chúng tôi.

        Trong hai năm tiếp theo lương giáo viên tăng lên 4.400 đôla, tỷ lệ tăng nhanh nhất trong cả nước, mặc dù chúng tôi vẫn đứng hạng 46, nhưng chúng tôi cuối cùng đã vượt lên mức trung bình của toàn quốc về tỷ lệ lương giáo viên trên phần trăm thu nhập tính trên đầu người của tiểu bang, và đã gần đạt mức trung bình của toàn quốc về mức chi tiêu tính trên đầu học sinh dựa trên mức phần trăm thu nhập. Đến năm 1987, số các quận trường học của chúng tôi đã giảm xuống còn 329, và 85% các quận đã tăng mức thuế tài sản để đáp ứng các tiêu chuẩn - đây là một điều chỉ có thể đạt được bằng cách tổ chức bỏ phiếu bầu phổ thông.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Một, 2015, 04:09:04 am
        Điểm thi của học sinh cũng dần tăng đều. Năm 1986, ủy ban giáo dục khu vực miền Nam đã đưa một bài kiểm tra cho học sinh lớp 11 ở năm tiểu bang miền Nam. Arkansas là tiểu bang duy nhất đạt được điểm cao hơn chuẩn trung bình của toàn quốc. Năm năm trước, năm 1981, khi cũng nhóm học sinh này được cho kiểm tra, các học sinh của tiểu bang chúng tôi đạt điểm dưới mức trung bình toàn quốc. Chúng tôi đang trên đường tiến triển.

        Tôi tiếp tục thúc đẩy các cải thiện giáo dục trong thời gian còn lại ở chức thống đốc, nhưng những tiêu chuẩn mới, cách phân chia trợ cấp tài chính mới, và các biện pháp tạo uy tín đã đặt nền tảng cho tất cả những tiến bộ sau này. Dần dần tôi cũng đã hòa hợp lại với Hiệp hội Giáo dục Arkansas và các lãnh đạo của hiệp hội khi chúng tôi cùng làm việc với nhau trong nhiều năm để cải thiện các trường học và tương lai của trẻ em. Khi tôi nhìn lại sự nghiệp chính trị của mình thì kỳ họp quốc hội tiểu bang năm 1983 về giáo dục là một trong những việc làm tôi tự hào nhất.

        Vào mùa hè năm 1983, các thống đốc gặp nhau ở Portland, Maine. Hillary, Chelsea và tôi đã có một thời gian tuyệt vời, cùng gặp gỡ bạn cũ của tôi là Bob Reich và gia đình anh ấy, và cùng đi với các thống đốc khác tham dự bữa nấu ăn ngoài trời tại nhà của Phó Tổng thống Bush ở thành phố bên bờ biển Kennebunkport tuyệt đẹp. Chelsea lúc đó mới ba tuổi đến gần ông phó tổng thống và nói rằng nó cần đi toilet. Ông ấy cầm tay nó và dẫn nó đi. Chelsea rất thích như vậy. Hillary và tôi rất ấn tượng bởi sự tốt bụng của George Bush. Đấy không phải là lần cuôl cùng.

        Dù sao tôi vẫn khó chịu với chính quyền Reagan, và đến Maine với quyết tâm làm gì đó về việc này. Chính quyền liên bang vừa siết chặt ghê gớm về quy định những người được hưởng phúc lợi khuyêt tật của liên bang. Giống như chương trình bồi thường cho người bị nám phổi trước đó 10 năm, chương trình phúc lợi cho người khuyết tật cũng có những sai phạm của nó, nhưng biện pháp của chính quyền Reagan còn tệ hơn. Các quy định mới nghiêm khắc đến mức nực cười. Ở Arkansas, một người lái xe tải học hết lớp chín bị tại nạn mất một cánh tay. Anh ta không được nhận phúc lợi khuyết tật dựa trên lý thuyết anh ta có thể tìm được một việc làm bàn giấy.

        Nhiều người phe Dân chủ ở hạ viện, có cả dân biểu Arkansas Anthony đang cố gắng bãi bỏ các quy định này. Beryl Anthony đề nghị tôi thuyết phục các thống đốc kêu gọi đảo ngược chúng. Các thống đốc đều quan tâm, vì rất nhiều cử tri khuyết tật của chúng tôi đang không được nhận các phúc lợi, và bởi vì chính chúng tôi cũng đang bị coi là có một phần trách nhiệm. Mặc dù chương trình nhận vốn từ chính phủ liên bang, nhưng nó được quản lý bởi các tiểu bang.

        Vì chuyện này không nằm trong nghị trình làm việc của chúng tôi, nên tôi phải làm sao thuyết phục được các ủy ban có liên quan bỏ phiếu để đảo ngược các quy định với số phiếu 2/3, sau đó tìm được 75% số thống đốc có mặt ủng hộ cho hành động ở tiểu bang. Việc này quan trọng đối với Nhà Trắng đến mức chính quyền đã gửi hai trợ lý thứ trưởng của Bộ Y tế và Dịch vụ con người đến để chống lại các nỗ lực của tôi. Các thống đốc Cộng hòa thì ở vào một tình thế bắt buộc. Phần lớn họ đồng ý cần phải thay đổi các quy định, và tất nhiên họ không muốn đứng ra bảo vệ chúng một cách công khai, mà họ muốn ủng hộ tổng thống của họ. Chiến lược của phe Cộng hòa là tiêu diệt đề nghị của chúng tôi ở cấp ủy ban. Theo tính toán của tôi cho thấy chúng tôi sẽ thắng ở ủy ban với chỉ hơn một phiếu, nhưng với điều kiện tất cả những người bỏ phiếu của chúng tôi phải có mặt. Một trong những lá phiếu đó là của Thống đốc George Wallace. Từ khi phải ngồi xe lăn vì một viên đạn của kẻ ám sát hụt, mỗi sáng ông ấy phải mất vài giờ mới có thể bắt đầu làm việc. Vào buổi sáng ngày hôm đó, George Wallace dậy sớm hơn bình thường hơn hai tiếng để chuẩn bị. Ông ấy đến cuộc họp và dõng dạc bỏ phiếu đồng ý biện pháp của chúng tôi, sau khi đã nói cho ủy ban biết rằng rất nhiều người lao động Alabama, cả da trắng lẫn da đen, đã bị ảnh hưởng bởi các điều luật mới của chương trình phúc lợi dành cho người khuyết tật. Bí quyết của chúng tôi đã được thông qua cấp ủy ban và Liên đoàn Thống đôc Quôc gia đã chấp thuận nó. Sau này quốc hội đã sửa đổi các quy định và rất nhiều người xứng đáng đã có được sự giúp đỡ họ cần để sống còn. Điều đó có thể đã không xảy ra nếu George Wallace không quay trở về với nguồn gốc vì nhân dân trong thời tuổi trẻ của ông ấy vào một buổi sáng sớm ở bang Maine, khi ông ấy ngẩng cao đầu từ chiếc ghê xe lăn của mình.

        Vào cuối năm, gia đình chúng tôi nhận lời mời của Phil và Linda Lader đến dự cuộc họp cuối tuần nhân dịp năm mới ở Hilton Head, Nam Carolina, được gọi là dịp Cuối tuần Phục hưng (Renaissance Weekend). Sự kiện này lúc bấy giờ chỉ mới tổ chức được vài năm. Gần vài trăm gia đình tụ tập lại để dành ra ba ngày nói chuyện về tất cả mọi thứ trên đời, từ chính trị đến kinh tế, tôn giáo và đời sống riêng tư. Những người tham dự thuộc nhiều lứa tuổi, các tôn giáo chủng tộc và thành phần xã hội khác nhau, tất cả được tập hợp lại bởi cùng một sở thích muốn có một dịp cuối tuần nói chuyện nghiêm túc và vui chơi với gia đình chứ không suốt ngày la cà, tiệc tùng thâu đêm. Nó là một kinh nghiệm tạo sự gắn bó một cách lạ thường. Chúng tôi thổ lộ những điều về mình và biết đước nhiều điều về người khác mà bình thường sẽ không bao giờ nói ra.

        Cả ba chúng tôi có thêm nhiều bạn mới, nhiều người trong số này vào năm 1992 đã giúp và phục vụ trong chính quyền của tôi. Chúng tôi đến với kỳ Cuối tuần Phục hưng hầu như hàng năm sau cho đến dịp cuối tuần thiên nhiên kỷ 1999-2000, khi chúng tôi bắt buộc phải đi dự lễ chúc mừng toàn quốc ở đài tưởng niệm Lincoln tại Washington. Sau khi tôi trở thành tổng thống, dịp gặp gỡ Cuối tuần Phục hưng đã phình lên hơn 1500 người và đã mất đi sự thân mật trước giờ, nhưng tôi vẫn thích tham dự.

        Vào đầu năm 1984, đã đến lúc phải chạy đua để tái cử. Mặc dù Tổng thống Reagan đạt được nhiều sự ủng hộ hơn ở Arkansas và trên toàn quốc hơn hồi năm 1980, tôi vẫn cảm thấy tự tin. Toàn bộ tiểu bang đang rất phấn khích với việc áp dụng các tiêu chuẩn trường học mới, nền kinh tê đã có cải thiện chút ít. Đối thủ chính của tôi trong vòng bầu cử sơ bộ là Lonnie Turner, luật sư ở vùng Ozark mà tôi từng cộng tác trong các vụ kiện nám phổi từ năm 1975, sau khi đồng sự của anh ấy là Jack Yates mất. Lonnie cho rằng áp dụng các tiêu chuẩn của trường học sẽ làm cho các trường ở nông thôn phải đóng cửa, và anh ấy rất giận dữ về nó. Tôi cảm thấy buồn vì chúng tôi đã có tình bạn lâu năm, và tôi nghĩ lẽ ra anh ấy phải biết rõ hơn về chuyện này. Vào tháng 5, tôi dễ dàng thắng cuộc bầu cử sơ bộ. Một vài năm sau chúng tôi làm lành với nhau.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Một, 2015, 01:17:49 pm
        Tháng 7, đại tá Tommy Goodwin, giám đốc cảnh sát tiểu bang đề nghị được gặp tôi. Khi ông ấy nói với tôi rằng em trai tôi bán cocaine cho một nhân viên cảnh sát đã bị quay video, tôi và Betsey choáng váng yên lặng ngồi nghe. Viên cảnh sát chìm của tiểu bang này, thật trớ trêu, là người được tiểu bang mướn trong các nỗ lực mở rộng hoạt động chống ma túy của tiểu bang mà tôi đã yêu cầu quốc hội tiểu bang cấp vốn. Tommy hỏi tôi muôn ông ấy làm gì. Tôi hỏi ông ấy với trường hợp như thế cảnh sát tiểu bang sẽ làm như thế nào. Ông ấy bảo Roger không phải là tay buôn ma túy lớn nhưng là con nghiện cocaine nên phải bán để duy trì thói quen của mình. Thường thì với một người như vậy, họ sẽ gài anh ta thêm một vài lần nữa và quay ghi hình lại để đảm bảo anh ta không thể chối cãi, rồi dọa bỏ tù một thời gian dài để ép anh ta cung khai người cung cấp cocaine. Tôi bảo Tommy xử lý trường hợp của Roger như bất cứ trường hợp nào khác. Sau đó tôi nói Betsey tìm Hillary. Cô ấy đang ở một nhà hàng trong thành phố. Tôi ghé qua đón cố ấy và kể cho cô ấy nghe chuyện xảy ra.

        Trong sáu tuần đau khổ tiếp theo, không có ai ngoài cảnh sát tiểu bang biết ngoại trừ Betsey, Hillary và tôi nghĩ rằng, viên trợ lý báo chí hoàn toàn đáng tin cậy của tôi là John Robert. Và tôi nữa. Mỗi lần gặp hoặc nói chuyện với mẹ, tôi lại thấy đau khổ ghê gớm. Mỗi lần soi gương tôi thấy thật ghê tởm. Tôi đã quá mải mê với cuộc đời và công việc của mình đến mức không nhận thấy mọi dấu hiệu. Ngay sau khi Roger học đại học năm 1974, nó lập ra một ban nhạc rock chơi đủ hay để có thể kiếm tiền bằng cách chơi cho các câu lạc bộ ở Hot Springs và Little Rock. Tôi có đi xem nó hát nhiều lân và nghĩ rằng với giọng hát đặc biệt của Roger và khả năng âm nhạc của ban nhạc, thì họ có một tương lai thực sự hứa hẹn. Rõ ràng nó rất thích làm việc đó, và dù nó cũng quay về học trường Hendrix một vài lần, nhưng chẳng bao lâu nó lại bỏ học để quay về với ban nhạc. Khi làm việc, nó thức suốt đêm và ngủ muộn. Trong mùa đua ngựa, nó cá cược rất nhiều. Nó còn cá cược cả các trận bóng đá nữa. Tôi không bao giờ biết nó thắng thua thế nào nhưng tôi không bao giờ hỏi. Khi cả gia đình tụ họp trong các bữa ăn trong các ngày lễ, lần nào nó cũng đến trễ và có vẻ bồn chồn, một vài lần trong bữa tối cứ đứng dậy đi ra ngoài gọi điện thoại. Tất cả những dấu hiệu báo động đều có ở đó. Đơn giản là tôi quá mải mê nên không nhận ra.

        Khi cuối cùng Roger bị bắt, Arkansas coi đây là một tin tức chấn động. Tôi đưa ra một tuyên bô ngắn gọn cho báo chí, nói rằng tôi rất yêu em trai của tôi nhưng tôi trông đợi luật pháp sẽ vẫn cứ được thi hành và yêu cầu mọi người cầu nguyện cho gia đình chúng tôi và dành cho gia đình chúng tôi sự riêng tư. Sau đó tôi nói cho em trai và mẹ sự thật là tôi đã biết từ rất lâu. Mẹ bị sốc, và tôi cũng không chắc chắn lắm rằng bà ấy chấp nhận được sự thật. Roger giận dữ, dù nó cũng vượt qua được cơn giận khi nó nhìn nhận về sự nghiên ngập của mình. Tất cả chúng tôi đều đến gặp tư vấn. Tôi được biết thói quen dùng cocaine đến 4gam một ngày như Roger là rất nặng, có thể khiến nó tử vong nếu nó không có sức khỏe như con bò mộng, và sự nghiện ngập của nó có nguồn gốc một phần từ những vết hằn thời thơ ấu và có thể là một đặc điểm di truyền bị ảnh hưởng từ cha.

        Từ lúc bị bắt đến gần ngày phải ra tòa, Roger không thể thú nhận mình là một con nghiện. Cuối cùng một hôm, khi chúng tôi ngồi ở bàn ăn sáng, tôi bảo nếu nó không phải là con nghiện thì tôi muốn nó đi tù một thời gian dài, vì nó đã bán thuốc độc cho rất nhiều người khác để lấy tiền. Không hiểu sao điều đó đã làm nó hiểu. Sau khi thú nhận sự nghiện ngập của mình, Roger bắt đầu tìm cách lên con đường chật vật của mình để quay lại bình thường.

        Vụ việc được giao cho công tố viên Hoa Kỳ Asa Hutchinson. Roger khai người cung cấp cocaine cho nó, một người dân nhập cư thậm chí còn nhỏ tuổi hơn nó. Người này nhận cocaine từ gia đình và bạn bè ở quê hương của anh ta. Roger thú tội với hai tội danh liên bang trước thẩm phán Oren Harris, người từng là chủ tịch ủy ban Thương mại trong hạ viện trước khi làm thẩm phán. Thẩm phán Harris đã ngoài 80 nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn và khôn ngoan. Ông kết án Roger ba năm tù cho một tội danh và ba năm nữa cho tội kia, nhưng cho hưởng án treo ba năm vì Roger đã có sự hợp tác. Roger ngồi tù 14 tháng, phần lớn là trong một nhà tù liên bang dành cho những người không bạo động. Thời gian có lẽ thật khó khăn đối với nó nhưng đã cứu được cuộc đời nó.

        Hillary và tôi đến dự phiên tòa cùng mẹ khi nó bị kêu án. Cách thức công tố viên Hoa Kỳ và thẩm phán Harris xử lý mọi việc làm tôi rất ấn tượng. Asa Hutchinson là một người rất chuyên nghiệp, công bằng và nhạy cảm đối với nỗi đau của gia đình tôi. Tôi không hề ngạc nhiên chút nào khi sau đó ông ấy được bầu vào quốc hội từ Quận nghị viện thứ Ba.

        Vào mùa hè, tôi dẫn đầu đoàn đại biểu Arkansas đi dự đại hội của đảng Dân chủ ở San Francisco để chứng kiến Walter Mondale và Geraldine Ferraro được đề cử và tham dự buổi tưởng nhớ trong năm phút dành cho Harry Truman. Ngay từ đầu chúng tôi đã gặp rắc rối, nhưng mọi sự đều kết thúc khi Mondale nói rằng ông ấy sẽ đề nghị tăng thuế để giảm thâm thủng ngân sách. Đó là một hành động thẳng thắn một cách đáng chú ý. Nhưng thà ông ấy đề nghị đưa ra lệ phí đăng ký xe hơi liên bang còn hơn. Dù vậy, thành phố đã có một kỳ đại hội tuyệt vời. San Francisco có rất nhiều khách sạn nhỏ, ấm cúng trong khoảng cách có thể đi bộ được đến trung tâm đại hội. Giao thông được tổ chức tốt, nên chúng tôi tránh được nạn kẹt xe khủng khiếp thường xảy ra trong nhiễu kỳ đại hội. Chủ đoàn Arkansas là tiến sĩ Richard Sanchez rất quan tâm đến các nỗ lực điều trị và ngăn chặn căn bệnh AIDS còn rất mới mẻ, lúc bấy giờ đang lan tràn khắp thành phố. Tôi hỏi Richard về căn bệnh này và cách xử lý nó. Đó là lần đầu tiên tôi thực sự biết về cuộc chiến mà sau này chiếm rất nhiều thời gian của tôi trong Nhà Trắng.

        Tôi phải rời San Fransisco sớm để quay về Arkansas nhằm tìm kiêm và giới thiệu một ngành công nghệ cao cho tiểu bang của chúng tôi. Cuối cùng việc này không thành nhưng tôi có ở lại California thì cũng không làm gì được. Đảng của chúng tôi sau đó đã bị đánh bại. Nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi trở lại, và tổng thống tuyên bố "ở nước Mỹ trời lại sáng", trong khi đó những người ủng hộ ông ta thì mỉa mai chúng tôi là "những kẻ Dân chủ San Fransico", một hàm ý không hề giấu giếm về mối quan hệ của chúng tôi đôi với dân số đồng tính luyến ái khá lớn ở thành phố này. Ngay cả Phó Tổng thống Bush cũng tỏ thái độ, nói rằng ông ấy sẽ "làm mọi việc cho ra trò".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười Hai, 2015, 06:32:38 am
        Trong cuộc bầu cử tháng 11, Reagan đầnh bại Mondale với 59% so với 41%. Tổng thống thắng 62% số phiếu ở Arkansas. Tôi nhận được 63% số phiếu trong cuộc đua chống lại Woody Freeman, một doanh nhân trẻ khá hấp dẫn quê ở Jonesboro.

        Sau khi gia đình chúng tôi cùng vui giáng sinh thứ năm của Chelsea và dịp đi nghỉ Cuối tuần Phục hưng lần thứ hai, đã đến lúc nhóm họp kỳ họp mới của quốc hội tiểu bang, lần này để dành hiện đại hóa nền kinh tế của chúng tôi.

        Mặc dù nền kinh tế nói chung đang được cải thiện, nạn thất nghiệp vẫn còn cao ở các bang giống như Arkansas vốn phụ thuộc vào nông nghiệp và các ngành nghề truyền thống. Phần lớn việc tăng việc làm của nước Mỹ trong thập niên 80 là ở các khu vực dịch vụ và công nghệ cao, và tập trung trong và chung quanh các đô thị, chủ yếu ở các bang nằm trên hoặc gần bờ biển phía tây hoặc phía đông. Khu vực trung tâm nông nghiệp và công nghiệp vẫn còn khó khăn. Cung cách này nổi tiếng đến mức người ta bắt đầu nói đến nước Mỹ có nền kinh tế hai bờ biển.

        Rõ ràng là để có thể thúc đẩy tăng việc làm và tăng thu nhập, chúng tôi cần phải tái cơ cấu nền kinh tế của mình. Chương trình phát triển trọn gói tôi đưa ra trước quốc hội tiểu bang có một số đề nghị tài chính mới đối với Arkansas nhưng một số tiểu bang khác đã áp dụng. Tôi đề nghị mở rộng cơ quan phát triển nhà của tiểu bang thành một thẩm quyền phát triển và tài chính có thể đưa ra các trái phiếu nhằm tìm nguồn tài chính cho các dự án công nghiệp, nông nghiệp và doanh nghiệp nhỏ. Tôi đề nghị các quỹ hưu trí công cộng của tiểu bang đưa ra mục tiêu phải đầu tư ít nhất 5% tài sản của mình vào Arkansas. Chúng tôi là một tiểu bang thiếu vốn, chúng tôi không cần phải xuất khẩu các quỹ công cộng của mình khi có các lựa chọn đầu tư tốt ở tiểu bang nhà.

        Tôi đề nghị cho phép các ngân hàng tiểu bang giữ lâu hơn các tài sản mà họ tịch thu, chủ yếu là để tránh rớt giá đất nông trại trong tình hình thị trường vốn đã ảm đạm, nếu không nông dân càng khó giữ nổi đất đai. Tôi còn đề nghị quốc hội tiểu bang cho phép các ngân hàng thuộc tiểu bang không chỉ cho vay mà còn có thể đầu tư cổ phần một cách khiêm tốn vào các nông trại củng như doanh nghiệp vốn không thể mượn thêm tiền, với điều khoản người nông dân hoặc chủ doanh nghiệp nhỏ đó có thể mua lại cổ phần của nhà băng trong doanh nghiệp mình trong vòng ba năm. Thống đốc của các tiểu bang nông nghiệp khác đặc biệt quan tâm đến dự luật này, và một trong số này là Bill Janklow bang Nam Dakota đã thông qua một đạo luật tương tự.

        Các đề xuất kinh tế là cải cách nhưng quá phức tạp nên khó được hiểu đúng và ủng hộ rộng rãi. Tuy nhiên, sau khi tôi xuất hiện ở nhiều cuộc điều trần của các ủy ban để giải đáp thắc mắc và thực hiện nhiều vận động hành lang riêng tư, quốc hội tiểu bang cũng thông qua tất cả các đề xuất đó.

        Hơn 10 năm sau khi Tòa án tối cao Hoa Kỳ đưa ra phán quyết cho phép trong vụ Roe V. Wade, quốc hội tiểu bang của chúng tôi vẫn cấm phá thai nếu thai kỳ đã đến tuần thứ 28. Dự luật này được bảo trợ bởi Thượng nghị sĩ Lu Hardin của Russellville, một người Cơ đốc tôi rất thích, và Thượng nghị sĩ Bill Henley, một người Công giáo và là anh của Susan McDougal. Dự luật được quốc hội chấp thuận dễ dàng, và tôi ký để thông qua thành luật. Một thập niên sau, khi phe Cộng hòa trong quốc hội vận động nhằm đưa ra dự luật cấm cái gọi là phá thai bán sinh (kết thúc đời sống của thai nhi sau khi dùng thủ thuật để đưa thai nhi ra khỏi tử cung người mẹ - ND) mà không cần biết đến các nguy cơ về sức khỏe cho người mẹ, tôi khuyến khích họ thay vào đó nên chấp thuận một diều luật liên bang cấm phá thai muộn trong thai kỳ trừ phi sức khỏe hoặc tính mạng của người mẹ bị đe dọa. Vì nhiều tiểu bang vẫn chưa thông qua các đạo luật tương tự như đạo luật mà tôi ký hồi 1985, dự luật tôi đề nghị sẽ đặt ra ngoài vòng pháp luật nhiều vụ phá thai hơn kiểu cấm phá thai bán sinh, mà thường chỉ dùng để giảm thiểu tổn hại sức khỏe cho người mẹ. Ban lãnh đạo đảng Cộng hòa đã từ chối.

        Ngoài kế hoạch trọn gói về kinh tế và dự luật phá thai, quốc hội tiểu bang còn chấp thuận các đề nghị của tôi để thành lập một quỹ bồi thường cho các nạn nhân tội ác bạo lực; tăng cường các nỗ lực giảm và giải quyết chuyện đối xử tàn tệ với trẻ em; thiết lập một quỹ để chăm sóc y tế cho người cực kỳ nghèo khổ, thường lại là các thai phụ khốn khó không được chương trình Medicaid bảo trợ; coi ngày sinh nhật của Martin Luther King thành ngày nghỉ của tiểu bang; và tạo ra một chương trình để bồi dưỡng cho các hiệu trưởng trường học. Tôi tin rằng thành tích của trường học phụ thuộc vào chất lượng điều hành của hiệu trưởng hơn bất cứ một yếu tố đơn lẻ nào khác. Những năm tiếp theo chỉ chứng tỏ thêm niềm tin ấy.

        Chuyên lộn xộn duy nhất ngoài chuyện chúng tôi có chính quyền tốt và những vụ lình sình vô hại trong quốc hội tiểu bang đến khi Hiệp hội Giáo dục Arkansas dồn hết sức nhằm hủy bỏ đạo luật kiểm tra giáo viên chỉ vài tuần trước khi kỳ thi được tổ chức lần đầu tiên. Trong một động thái khôn ngoan, các giáo viên thuyết phụ dân biểu Ode Maddox bảo trợ đề nghị hủy bỏ này. Ode là một cựu giám thị được trọng vọng ở thị trấn nhỏ quê ông, Oden. Ông ấy là một người Dân chủ tốt, vẫn lưu bức ảnh cũ lớn của Franklin Roosevelt trong giảng đường của trường học vào những năm 1980. Ông ấy còn là bạn tôi. Bất chấp cố gắng tột bậc của các ủng hộ viên của tôi, đề nghị hủy bỏ được hạ viện thông qua. Ngay lập tức tôi tung ra một đoạn quảng cáo trên radio kể cho dân chúng sự tình và đề nghị họ gọi điện thoại đến thượng viện để phản đối. Tổng đài thượng viện lập tức kẹt cứng toàn các cú gọi đến và đề nghị hủy bỏ bị chìm xuồng. Thay vào đó, quốc hội tiểu bang thông qua một dự luật mà tôi ủng hộ yêu cầu tất cả các giáo viên có chứng chỉ dạy học, chứ không chỉ những người đang dạy học vào năm 1985, phải thi trước năm 1987 để tiếp tục có giấy chứng nhận dạy học.

        Hiệp hội Giáo dục Arkansas tuyên bố giáo viên sẽ tẩy chay kỳ thi. Tuần trước thi, 4.000 giáo viên biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội tiểu bang và nghe một đại diện của Hiệp hội Giáo dục Quốc gia cáo buộc tôi "ám sát phẩm giá của trường công và học sinh trường công". Một tuần sau, hơn 90% trong số 27.600 giáo viên của chúng tôi tham dự kỳ thi.

        Trước khi kỳ họp quốc hội kết thúc, chúng tôi cũng có ít lộn xộn. Cơ quan Xa lộ đã đi khắp nơi trong bang nhằm kêu gọi ủng hộ một chương trình đường sá mới, lấy nguồn tài chính từ tăng thuê xăng và dầu diesel. Cơ quan này thuyết phục được các lãnh đạo nông trại và doanh nghiệp địa phương, và dự luật được thông qua dễ dàng, gây cho tôi một rắc rối. Tôi thích chương trình này và cho rằng như thế sẽ tốt cho kinh tế, nhưng trong cuộc bầu cử tôi đã hứa sẽ không ủng hộ một sự tăng thuế cao nào. Thế là tôi phủ quyết dự luật và nói với những người bảo trợ rằng tôi sẽ không đáp trả nếu họ dùng quyền của quốc hội để vẫn bảo lưu và thông qua dự luật. Quốc hội dễ dàng phủ quyết quyền phủ quyết của tôi lần đó, lần duy nhất trong 12 năm quyền phủ quyết của tôi bị đảo ngược.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười Hai, 2015, 02:22:28 am
        Tôi cũng tham gia nhiều hơn vào chính trị ở cấp quốc gia trong năm 1985. Vào tháng 2, tôi viết lời đáp trả của đảng Dân chủ đối với Thông điệp liên bang của Tổng thông Reagan. Bài phát biểu Thông điệp liên bang là một diễn đàn tuyệt vời cho kỹ năng diễn thuyết của Reagan, và bất cứ ai trong phe chúng tôi phải đọc lời đáp trả cũng sẽ khó mà gây ấn tượng gì. Đảng của chúng tôi năm đó lựa chọn một chiến thuật khác, đưa ra nhiều ý tưởng mới và các thành tựu kinh tế của nhiều thống đốc và thị trưởng của phe chúng tôi. Tôi còn tham gia vào Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ Mới thành lập, nhóm này có nhiệm vụ đưa ra một thông điệp thuyết phục cho đảng Dân chủ dựa trên trách nhiệm tài chính, các ý tưởng mới và sáng tạo trong chính sách xã hội và cam kết có nền quốc phòng mạnh mẽ.

        Đại hội mùa hè các thống đốc, tổ chức ở Idaho, được đánh dấu bởi một cuộc tranh chấp giữa hai đảng bất thường xoay quanh một lá thư gây quỹ cho một thống đốc Cộng hòa do Tổng thống Reagan ký. Bức thư này chỉ trích mạnh mẽ các thống đốc Dân chủ rằng họ quá cấp tiến với kiểu chính sách tăng thuế để lấy tiền chi dùng, vi phạm luật bất thành văn giữa chúng tôi là không để chuyện đảng phái xen vào các đại hội thống đốc. Phe Dân chủ giận đến mức họ dọa cản không cho thống đốc Cộng hòa là Lamar Alexander của bang Tennessee lên làm chủ tịch Hiệp hội Thống đốc Quốc gia, mà lẽ ra việc này chỉ là thông lệ vì ông ấy đã là phó chủ tịch và ghế chủ tịch thì luân phiên hàng năm giữa hai đảng. Tôi thích Lamar và ngờ răng ông cũng chẳng hứng thú gì chuyện chỉ trích các đồng nghiệp Dân chủ; dù gì thì chính ông ấy cũng tăng thuế để lấy tiền nâng cấp tiêu chuẩn trường học. Tôi giúp nhằm đưa ra một giải pháp cho cuộc đối đầu này, theo đó phe Cộng hòa xin lỗi về bức thư kia và tuyên bố họ sẽ không làm như vậy nữa, còn chúng tôi bỏ phiếu bầu Lamar làm chủ tịch. Tôi được bầu làm phó chủ tịch. Chúng tôi làm được nhiều việc tốt trong các kỳ đại hội thống đốc trong thập niên 70 và 80. Trong thập niên 90, khi số thống đốc Cộng hòa chiếm đa số và họ tuân thủ chính sách quốc gia của đảng mình thì tinh thần hợp tác cũ biến mất. Như thế có thể tốt về mặt chính trị, nhưng lại cản trở việc tìm ra các chính sách hay.

        Trên đường đến Idaho, Hillary, Chelsea và tôi dừng vài ngày chơi thật vui ở Montana, chủ yếu là nhờ có Thống đốc Ted Schwinden. Sau khi chúng tôi ngủ lại một đêm chỗ ông ấy, Ted gọi chúng tôi dậy sớm để đi trực thăng lên thượng nguồn sông Missouri xem thú rừng thức dậy. Rồi chúng tôi lái xe hai cầu có gắn thiết bị móc vào đường ray dọc theo đường sắt Burlington Northern đi vài trăm dặm, một chuyến đi bao gồm cả lần vượt qua một khe sâu gần 1.000m. Và chúng tôi lái một chiếc xe mướn ngược "xa lộ mặt trời", nơi chúng tôi ngắm đám mác mốt (marmot - loại động vật thuộc họ sóc - ND) túm tụm ở đường tuyết, rồi nghỉ vài ngày ở quán trọ Kootenai ở hồ Swan. Dù bây giờ tôi đã đi khắp nơi, tôi vẫn nghĩ miền tây Montana là một trong những nơi đẹp nhất tôi từng thấy.

        Các chuyến đi chính trị của tôi nhằm mục đích hơi khác với nhiệm vụ chính của tôi sau khi quốc hội tiểu bang họp xong vào năm 1985, cũng như trong phần còn lại của thập niên: xây dựng nền kinh tế Arkansas. Tôi thích thú thách thức này, và làm khá tốt. Đầu tiên, tôi phải ngăn không cho những chuyện tồi tệ xảy ra. Khi International Paper tuyên bố sẽ đóng cửa một nhà máy ở Camden vốn có từ những năm 20, tôi bay lên New York để gặp John Georges, chủ tịch hãng, và hỏi ông ta cần gì để tiếp tục mở cửa nhà máy. Ông ta cho tôi danh sách năm, sáu điều ông ấy muốn. Tôi đáp ứng tất cả, chỉ trừ một điều, và ông ấy giữ nhà máy tiếp tục hoạt động. Khi bạn tôi, Turner Whitson gọi điện báo nhà máy sản xuất giày ở Clarksville sắp đóng cửa, tôi chạy tới chỗ Don Munro, người từng giúp giữ sáu nhà máy giày mở cửa ở Arkansas trong lúc đen tối nhất của thời kỳ suy thoái thập niên 80. Tôi đề nghị viện trợ cho anh ấy một triệu đôla và anh ấy nắm lấy nhà máy. Công nhân nhà máy khi đến đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp mới biết họ lại có được việc làm.

        Khi công ty Sanyo cho tôi hay rằng họ đang chuẩn bị đóng cửa nhà máy lắp ráp tivi ở thành phố Forrest, Dave Harrington và tôi bay đến Osaka, Nhật Bản, để gặp Satoshi Iue, chủ tịch Sanyo, một công ty khổng lồ với hơn 100.000 nhân viên trên toàn thế giới. Lúc đó tôi đã làm bạn với Iue. Sau khi tôi thất cử thống đốc năm 1980, ông ấy gửi tôi một bức thư pháp Nhật Bản viết rằng "dù dòng sông có thể buộc anh phải đổi hướng, hãy giữ vững niềm tin". Tôi đóng khung nó và khi tái đắc cử năm 1982, treo ngay lối vào phòng ngủ của chúng tôi để hàng ngày tôi có thể thấy nó. Tôi bảo ông Iue là chúng tôi không thể chịu nổi nếu mất đi việc làm tại nhà máy Sanyo ở miền đông Arkansas, nơi tất cả các hạt đồng bằng đều có tỷ lệ thất nghiệp hơn 10%. Tôi hỏi liệu ông có để nhà máy mở cửa nếu Wal-Mart chịu bán tivi Sanyo hay không. Sau khi ông đồng ý, tôi bay về Arkansas và đề nghị Wal-Mart giúp. Tháng 9 năm 2003, Satoshi Iue đến Chappaqua ăn trưa. Tính tới lúc đấy, Wal-Mart đã mua hơn 20 triệu máy tivi của Sanyo.

        Không phải lúc nào chúng tôi cũng đi làm nhiệm vụ ứng cứu. Chúng tôi còn tạo ra một số chuyện mới, cấp vốn cho nhiều dự án đầu tư mạo hiểm công nghệ cao, đưa các trường đại học vào giúp thành lập các doanh nghiệp mới, tổ chức các đoàn thương mại thành công tới châu Âu và châu Á, và hỗ trợ mở rộng các nhà máy thành công như nhà máy của Công ty Daiwa Steel Tube Industries ở Pine Bluff và Công ty Dana ở Jonesboro, chuyên sản xuất trạm biến thế với đội ngũ công nhân lành nghề và các robot.

        Cú lớn nhất của chúng tôi là thuyết phục Công ty thép NUCOR đến Arkansas. NUCOR là một công ty sinh lợi cao, sản xuất thép bằng cách đun chảy kim loại đã đúc thay vì phải tạo ra thép từ đầu. NUCOR trả khoản lương khiêm tốn theo tuần cho công nhân cộng thêm tiền thưởng dựa trên lợi nhuận - khoản này thường chiếm hơn một nửa thu nhập của công nhân. Tới năm 1992, thu nhập bình quân của công nhân NUCOR ở Arkansas là khoảng 50.000 đôla. Hơn nữa, NUCOR còn câp thêm cho nhân viên nào có con học đại học 1500 đôla mỗi người. Có một nhân viên nhờ thê mà nuôi dạy được 11 người con. NUCOR không có máy bay riêng và hoạt động với đội ngũ nhân viên văn phòng rất nhỏ trong một văn phòng thuê ở Bắc Carolina. Người sáng lập, Ken Iverson, gầy dựng lòng trung thành bằng một kiểu cách rất xưa: ông phải làm sao để xứng đáng với điều đó. Vào năm duy nhất mà lợi nhuận của NUCOR giảm xuống trong thập niên 80, Iverson gửi một bức thư cho nhân viên, xin lỗi đã cắt giảm lương - vốn được áp dụng với tất cả mọi người vì NUCOR không áp dụng chính sách cho thôi việc. Lời cũng như gánh nặng lỗ lãi đều được chia đều, ngoại trừ ông chủ. Iverson bảo khi tình hình thị trường tồi tệ thì không phải lỗi ở công nhân, và ông ấy sẽ phải tìm ra cách giải quyết. Ông ấy bảo công nhân rằng lương ông ấy sẽ giảm 60%, gấp ba lần số giảm của công nhân, một hành động ngược lại với thông lệ thường thấy trong hai thập niên qua là tăng lương của quản lý với tỷ lệ lớn hơn nhiều tăng lương của nhân viên khác, cho dù công ty có ăn nên làm ra hay không. Khỏi cần phải nói, chẳng ai ở NUCOR muốn bỏ việc cả.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười Hai, 2015, 04:28:49 am
        Khi công ty áo sơmi Van Heusen công bố sẽ đóng cửa nhà máy ở Brinkley, những người từng gắn bó với công nhân và cộng đồng đó nhiều năm là Farris và Marilyn Burroughs tuyên bố mua lại và tiếp tục mở cửa nhưng họ cần có thêm khách hàng. Tôi hỏi chủ tịch Wal-Mart David Glass xem ông ấy có thể mua trữ hàng áo được không. Một lần nữa, Wal-Mart lại ra tay cứu nguy. Không lâu sau, tôi tổ chức một bữa tiệc cho các quản lý của Wal-Mart và những người phát triển kinh tế của chúng tôi để khuyến khích công ty mua thêm các sản phẩm sản xuất tại Mỹ và quảng cáo phương thức này như một cách tăng doanh số. Chiến dịch "Mua nước Mỹ" của Wal-Mart thành công rực rỡ và góp phần giảm những hằn học đối với tập đoàn bán giảm giá này vì đã làm nhiều tay buôn bán nhỏ sập tiệm. Hillary rất thích chương trình này và ủng hộ nó mạnh mẽ khi cô ấy gia nhập hội đồng quản trị công ty sau đó vài năm. Vào thời điểm cao nhất, đến 55% lượng hàng mua vào của Wal-Mart là hàng của Mỹ, hơn đối thủ cạnh tranh thứ nhì của nó đến khoảng 10%. Thật không may, sau vài năm Wal-Mart đã bỏ chính sách này trong chiến dịch tiếp thị trở thành công ty bán lẻ rẻ nhất, nhưng chúng tôi ở Arkansas hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách đó khi nó còn được áp dụng.

        Những việc tôi làm trong giáo dục và phát triển kinh tế làm tôi tin rằng Arkansas, và nước Mỹ, phải thay đổi nhiều nếu muốn duy trì vị thế lãnh đạo chính trị và kinh tế của chúng ta trong nền kinh tế toàn cầu. Đơn giản là chúng ta không có năng suất cũng như giáo dục cao đủ mức. Chúng ta bắt đầu mất vị thế trong thu nhập trung bình từ năm 1973, và đến thập niên 80 thì cứ 10 công nhân lại có 4 người phải chịu thu nhập giảm đi. Tình hình thật không thể tha thứ được, và tôi quyết tâm làm hết sức để thay đổi nó.

        Các nỗ lực của tôi góp phần mở rộng chỗ dựa chính trị của minh, góp nhặt sự ủng hộ từ những người Cộng hòa và những người độc lập bảo thủ chưa từng bầu cho tôi trước đây. Dù Arkansas nằm trong top 10 bang có tỷ lệ tăng trưởng việc làm mới so với tổng tỷ lệ việc làm trong hai trên ba năm vừa qua, tôi cũng không thể chuyển đổi quan điểm của tất cả mọi người. Khi nhà máy lọc dầu ở El Dorado sắp đóng cửa, có thể làm chúng tôi mất hơn 300 việc làm tốt, tôi góp phần thuyết phục một số doanh nhân ở Mississippi mua lại và điều hành dàn khoan ấy. Tôi biết điều đó ý nghĩa thế nào với gia đình các công nhân và nền kinh tế địa phương, và tôi cũng mong đến kỳ bầu cử sau lại tiếp tục đi bắt tay ở cổng nhà máy. Nói chung đó là một bàn thắng đẹp, cho đến khi tôi gặp một ông giận dữ nói rằng sẽ không bầu cho tôi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi tôi đáp, "Ông không biết là tôi cứu vãn việc làm cho ông à?". Ông ta trả lời. “Có, tôi biết chứ, nhưng ông đâu có quan tâm đến tôi. Ông chỉ làm thế để ông có thể có thêm thằng dân đen nữa để đánh thuế. Thế nên ông mới muốn tôi có việc làm, để ông đánh thuế tôi. Bây giờ có cho tôi vàng bạc châu báu tôi cũng không bỏ phiếu cho ông". Thế đấy, bạn không thể thuyết phục tất cả mọi người được đâu.

        Đầu năm 1986, tôi khởi động chiến dịch tái tranh cử, lần này cho nhiệm kỳ bốn năm. Năm 1984, cử tri đã thông qua tu chính án đổi nhiệm kỳ hành pháp từ hai sang bốn năm lần đầu tiên kể từ Hiến pháp Thời kỳ Tái thiết năm 1874. Nếu tôi thắng, tôi sẽ trở thành thống đốc tại chức lâu thứ hai ở Arkansas sau Orval Faubus. Ông ta ở được lâu như vậy là nhờ vu trường Central ở Little Rock. Tôi thì muốn tại vị lâu nhờ cải cách trường học và cải thiện việc làm.

        Thật trớ trêu, đối thủ chủ yếu của tôi trong kỳ sơ bộ lại chính là Faubus. Ông ta vẫn còn giận tôi vì trong nhiệm kỳ đầu của tôi, tôi đã không cho tiểu bang mua lại căn nhà kiểu Fay Jones của ông ta ở Huntsville mà đưa nó vào hệ thống công viên của tiểu bang để làm chỗ hội họp. Tôi biết ông ta cần tiền, nhưng tiểu bang cũng thế, và nếu mua thì tôi không thể biện minh được khoản chi đó. Faubus sẽ tấn công vào các tiêu chuẩn giáo dục, nói rằng các tiêu chuẩn này chỉ mang lại việc sắp xếp lại và thuế khóa cao ở các vùng nông thôn vốn chẳng có thêm tí nào trong số các việc làm mới mà tôi rêu rao.

        Và nếu có qua được Faubus thì Frank White cũng đợi sẵn. Ông ta nhắm lọt vào top hai ứng viên tốt nhất trong ba người. Với hai người này thì tôi biết thế nào cũng có đủ thứ cáo buộc được đưa ra. Tôi tự tin rằng Betsey Wright, Dick Morris, David Watkins và tôi có thể xử lý được những gì sẽ xảy đến, nhưng tôi hơi lo không biết Chelsea sẽ phản ứng ra sao trước những người nói xấu về cha nó. Nó mới sáu tuổi và bắt đầu xem tivi, thậm chí còn đọc báo. Hillary và tôi cố chuẩn bị nó trước những gì White và Faubus có thể nói về tôi và cách thức tôi đáp trả ra sao. Sau đó, trong nhiều ngày, chúng tôi thay nhau đóng vai các ứng cử viên. Một hôm Hillary đóng vai Frank White, tôi đóng vai Faubus còn Chelsea đóng vai tôi. Tôi cáo buộc nó đã phá hoại các trường nhỏ bằng các ý tưởng giáo dục sai lệch. Nó đập lại, "À, ít ra thì tôi đâu có dùng cảnh sát tiểu bang đi dò la kẻ thù chính trị của mình như ông!". Đúng là Faubus từng làm như vậy thật sau cuộc khủng hoảng ở trường Trung học Central. Mới sáu tuổi mà nói được vậy thì khá quá.

        Tôi thắng cuộc bầu sơ bộ với hơn 60% số phiếu, nhưng Faubus cũng thắng được 1/3 số phiếu. Dù đã 76 tuổi, ông ta vẫn còn dây mơ rễ má ở các vùng nông thôn. Frank White thắng nốt phần còn lại. Dù ông ta từng gọi các giáo viên là "tham lam" khi họ đòi trả lương cao hơn trong thời ông ta làm thống đốc, ông ta được sự ủng hộ của Hiệp hội Giáo dục Arkansas trong kỳ bầu sơ bộ Cộng hòa nhờ việc đổi ý từ ủng hộ sang chống đối chuyện bắt giáo viên thi. Sau đó ông ta bắt đầu đụng đến tôi và Hillary.

        White bắt đầu bằng cách tuyên bố các tiêu chuẩn giáo dục mới quá nặng nề và cần thay đổi. Tôi đánh trả, nói rằng nếu ông ta được bầu thì ông ta sẽ "trì hoãn cho đến chết" các tiêu chuẩn này. Ông ta xoay sang tấn công Hillary, cáo buộc cô ấy trong tình trạng xung đột lợi ích vì Công ty luật Rose đại diện cho tiểu bang trong khi công ty chống lại việc xây các nhà máy điện hạt nhân Grand Gulf. Chúng tôi cũng đáp trả hữu hiệu trước cáo buộc đó. Thứ nhất, Công ty Rose cố gắng để tiết kiệm tiền cho người Arkansas bằng cách gỡ bỏ gánh nặng của các nhà máy ở Grand Gulf, trong khi White, với tư cách thành viên hội đồng quản trị của một trong các công ty của Middle South Utilities, đã bỏ phiếu ba lần ủng hộ xây dựng các nhà máy đó. Thứ hai, ủy ban Dịch vụ Công cộng thuê Công ty luật Rose vì tất cả các công ty luật lớn khác đều đã đại diện cho các công ty năng lượng hoặc các bên khác trong vụ kiện. Cả quốc hội tiểu bang lẫn bộ trưởng tư pháp đều thông qua việc chọn Công ty Rose. Thứ ba, số tiền tiểu bang trả cho Công ty Rose đã được trừ ra khỏi thu nhập của Hillary trước khi tính lợi nhuận luật sư góp vốn của Hillary, nên cô ấy không được nhận tiền từ khoản này. White có vẻ như thích bảo vệ nỗ lực của công ty năng lượng nhằm vét sạch túi người sử dụng năng lượng Arkansas hơn là bảo vệ họ khỏi một sự xung đột về lợi ích. Tôi hỏi ông ta xem có phải chuyện tấn công vào Hillary có nghĩa là ông ta muốn ra tranh cử chức phu nhân thống đốc thay vì chức thống đốc hay không. Chiến dịch tranh cử của chúng tôi thậm chí còn làm ra các miếng sticker và huy hiệu viết rằng "Frank vào chức Phu nhân thống đốc".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười Hai, 2015, 12:37:01 am
        Những cáo buộc cuối cùng của White làm hại ông ấy. Ông ấy làm việc cho Stephens Inc., cơ sở kinh doanh trái phiếu lớn nhất ngoài phố Wall. Jack Stephens từng ủng hộ tôi khi tôi tranh cử thống đốc lần đầu, nhưng sau đó ông ta chuyển dần sang cánh hữu, lãnh đạo nhóm người Dân chủ ủng hộ Reagan năm 1984, và đến năm 1986 thì ông ta trở thành người theo đảng Cộng hòa. Anh trai của ông ta, Witt vẫn thuộc phe Dân chủ và ủng hộ tôi, nhưng Jack là người điều hành cơ sở trái phiếu. Và Frank White là người của ông ta. Trong nhiều năm, Stephens kiểm soát kinh doanh trái phiếu của cả tiểu bang. Khi tôi tăng cao số lần phát hành trái phiếu, tôi khăng khăng đề nghị chúng tôi phải để cho tất cả các công ty kinh doanh trái phiếu cấp quốc gia tham dự đấu thầu, và chúng tôi phải để cho thêm nhiều công ty của Arkansas có cơ hội bán trái phiếu. Công ty của Stephens cũng được phần nhiều, nhưng nó không còn kiểm soát tất cả các lần phát hành nhưng trước đây hoặc trong tương lai nếu White thắng cử. Một trong những công ty của Arkansas có được phần trong việc kinh doanh này nằm dưới quyền điều hành của Dan Lasater, người gầy dựng được một công ty trái phiếu nhỏ nhưng thành công ở Little Rock trước khi mất tất cả vì nghiện cocaine. Lasater là ủng hộ viên của tôi và là bạn em trai tôi, hai người từng la cà tiệc tùng với nhau khi cả hai nghiện cocaine, giống như nhiều thanh niên khác trong thập niên 80.

        Khi Betsey Wright và tôi chuẩn bị cho cuộc tranh luận trên truyền hình với White, chúng tôi được biết ông ấy sẽ thách tôi đi xét nghiệm ma túy cùng với ông ấy. Lý do chính thức là để tạo ra một tấm gương tốt, nhưng tôi biết White hy vọng tôi sẽ không dám thử. Trong hàng đống tin đồn khi Lasater rơi đài có một tin đồn tôi cũng nằm trong đám bạn tiệc tùng của Dan. Không đúng như vậy. Betsey và tôi quyết định đi xét nghiệm ma túy trước cuộc tranh luận. Khi White lên truyền hình và tung ra lời thách, tôi mỉm cười và nói Betsey và tôi đã đi xét nghiệm, bây giờ White và viên quản lý chiến dịch tranh cử của mình - Darrell Glascock cũng nên làm theo. Glascock cũng bị đồn là có liên quan đến ma túy. Thế là chiêu thức thông minh của họ bị phản tác dụng.

        White làm nóng chuyên bằng một đoạn quảng cáo truyền hình gớm ghiếc nhất tôi từng thấy. Ông ấy chiếu cảnh văn phòng của Lasater với những vệt cocaine, còn người thuyết minh nói rằng tôi nhận tiền đóng góp cho chiến dịch vận động từ một tên tội phạm sử dụng cocaine, rồi còn cho hắn ta làm ăn trong lĩnh vực trái phiếu. Hàm ý rõ ràng là tôi đã ưu ái Lasater trong khi ít nhất tôi đã biết anh ta nghiên ma túy. Tôi mời tờ Arkansas Gazette xem lại hồ sơ của Cơ quan Tài chính Phát triển, và tờ báo này viết một bài trang nhất cho thây số lượng công ty kinh doanh trái phiếu làm ăn với tiểu bang trong thời của tôi đã tăng lên bao nhiêu so với thời Thống đốc White. Con số tăng từ 4 lên 15, và Stephens vẫn được số trái phiếu trị giá hơn 700 triệu đôla, hơn gấp đôi bất kỳ công ty kinh doanh trái phiếu nào khác ở Arkansas. Tôi còn đáp trả bằng một quảng cáo truyền hình, mở đầu bằng việc hỏi mọi người đã xem quảng cáo của White chưa và còn trích vài giây đoạn quảng cáo đó. Rồi đoạn phim đưa ra một bức ảnh của công ty Stephens và người thuyết minh nói cả Stephens lẫn bất cứ ai khác đều không kiểm soát việc kinh doanh trái phiếu của tiểu bang, nhưng họ sẽ kiểm soát nếu White lại trở thành thống đốc. Đó là một trong những quảng cáo hiệu quả nhất tôi từng tung ra, vì nó là một lời đáp trả mạnh mẽ trước một cú đánh dưới thắt lưng, và vì các sự kiện tự nó đã nói lên tất cả.

        Tôi cũng mừng là Roger và mẹ không quá đau đớn vì chuyện White lôi ra vụ nghiện ma túy của Roger. Sau khi ra khỏi tù, Roger làm việc sáu tháng ở một trạm trung chuyển cho người nghiện ở Texas, rồi chuyển đến bắc Arkansas làm việc cho một người bạn tôi trong một trạm dịch vụ nhanh. Nó chuẩn bị chuyển đến Nashville, Tennessee, và đủ mạnh mẽ để không cho chuyện cũ kéo nó xuống trở lại. Mẹ thì hạnh phúc với Dick Kelley, và đến lúc bấy giờ đã biết rằng chính trị là một trò chơi không dễ dàng, và câu trả lời duy nhất đối với kiểu tấn công bẩn thỉu đó là phải thắng.

        Tháng 11, tôi thắng với 64% số phiếu, gồm cả 75% số phiếu ở Little Rock. Tôi thật cảm kích vì chiến thắng đó cho tôi cơ hội đập tan ý tưởng cho rằng tôi đã lạm dụng chức vụ thống đốc cũng như ngụ ý cho rằng việc lạm dụng có liên quan đến ma túy. Dù chiến dịch tranh cử có khó khăn, tôi lại không giỏi giữ định kiến lắm. Nhiều năm sau này, tôi bắt đầu thích Frank White và vợ ông, Gay, và cũng thích tham gia các chương trình cùng với ông ấy. Ông ấy có óc hài hước tuyệt vời, yêu quý Arkansas, và tôi buồn khi ông ấy mất năm 2003. Thật may mắn là tôi cũng đã làm hòa với Jack Stephens.
Đối với tôi, chiến dịch chống lại Faubus và White là cuộc chiến chống lại quá khứ của Arkansas và chống lại nền chính trị mới nổi lên nhắm vào chuyện tiêu diệt cá nhân. Tôi muốn tập trung mọi người vào các vấn đề và tương lai, bằng cách bảo vệ các cải cách giáo dục của chúng tôi cũng như khuếch trương các sáng kiến kinh tế. Tờ Memphis Commercial Appeal viết rằng "những bài phát biểu trước bầu cử của Clinton nghe vừa có vẻ như các tham luận về kinh tế vừa có vẻ như lời thỉnh nguyên xin phiếu bầu và phần lớn các nhà phân tích chính trị đều nhất trí rằng chiến lược đó là có hiệu quả".

        Tôi thường kể chuyện lần tôi đến thăm nhà máy hóa chât Arkansas Eastman ở hạt Independence vùng nông thôn. Trong lúc tham quan, người giới thiệu liên tục nói các thiết bị chống ô nhiễm là do máy tính điều khiển và ông ta muốn tôi gặp người điều khiển. Ông ta mô tả người này đến mức đến khi tôi bước vào phòng điều khiển máy tính, tôi trông đợi được gặp một người có trình độ khoảng giữa Albert Einstein và phù thủy. Thay vào đó, người điều khiển máy tính lại đi giày cao bồi, mặc quần jean, thắt lưng có gắn một cái khóa bạc to đùng của dân cưỡi bò, đầu đội mũ bóng chày. Anh ta đang nghe nhạc đồng quê và nhai thuốc lá. Điều đầu tiên anh ta nói với tôi là "Vợ chồng tôi sẽ bầu cho ông, vì chúng ta cần thêm nhiều việc làm như thế này". Anh chàng nuôi bò và ngựa - đúng là dân Arkansas chính hiệu - nhưng anh ta biết chuyện thịnh vượng của anh ta phụ thuộc vào kiến thức của mình hơn là vào những gì anh ta có thể làm bằng tay chân. Anh ta đã nhìn thấy tương lai và muốn đi đến đó.

        Vào tháng 8, khi Liên đoàn Thống đốc Quốc gia nhóm họp ở Hilton Head, Nam Carolina, tôi trở thành chủ tịch và ăn mừng sinh nhật lần thứ 40. Tôi đã đồng ý làm chủ tịch của ủy ban các tiểu bang về giáo dục, một nhóm chuyên thu nhặt các ý tưởng hay và các hình mẫu tốt về giáo dục để nhân rộng ra khắp toàn quốc. Lamar Alexander còn bổ nhiệm tôi làm đồng chủ tịch của phe Dân chủ trong nhóm đặc nhiệm của các thống đốc về cải cách an sinh để làm việc với Nhà Trắng và quốc hội để đưa ra một đề nghị của hai đảng nhằm cải thiên hệ thống an sinh sao cho nó thúc đẩy công ăn việc làm, tăng cường gia đình và đáp ứng nhu cầu cơ bản của trẻ em. Dù tôi có tăng được chút ít các khoản phúc lợi an sinh hàng tháng vốn còm cõi của Arkansas vào năm 1985, tôi muốn an sinh phải trở thành một trạm nghỉ trên con đường dẫn đến đời sống tự lập.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười Hai, 2015, 01:11:33 am
        Tôi phấn khích với những trách nhiệm mới này. Tôi vừa là một chính trị gia vừa là một người ham tìm hiểu chính sách, luôn muốn gặp nhiều người mới và khảo cứu những ý tưởng mới. Tôi cho rằng công việc đó sẽ làm tôi trở thành một thống đốc tốt hơn, tăng cường hệ thống quan hệ toàn quốc của tôi, và giúp tôi hiểu rõ hơn nền kinh tế toàn cầu đang nổi lên và nước Mỹ phải làm thế nào để đáp ứng các thách thức của nó.
 
        Khi năm 1986 dần kết thúc, tôi đi hai chuyến ngắn đến Đài Loan để phát biểu tại Hội nghị thường niên lần thứ 10 của Lãnh đạo Mỹ - Đài về quan hệ song phương trong tương lai. Người Đài Loan là khách hàng tốt của đậu nành và hàng loạt các sản phẩn khác của Arkansas, từ động cơ điện cho đến máy tính tiền đậu xe. Nhưng thâm thủng mậu dịch của Mỹ là lớn và ngày càng tăng, và cứ 10 người Mỹ thì có bốn người phải chịu thu nhập giảm đi trong vòng năm năm trước. Thay mặt cho tất cả các thống đốc, tôi nhìn nhận trách nhiệm của nước Mỹ phải giảm bớt thâm thủng mậu dịch nhằm giảm lãi suất và kích cầu nội địa, tái cơ cấu và giảm nợ cho các láng giềng Mỹ Latinh, nới lỏng kiểm soát xuất khẩu với các sản phẩm công nghệ cao, và cải thiện giáo dục cũng như năng suất của lực lượng lao động. Sau đó tôi thách thức người Đài Loan bỏ bớt các rào chắn thương mại của họ và đầu tư nhiều hơn từ các dự trữ tiền khổng lồ của họ ở Mỹ. Để có bài diễn văn này, tôi buộc phải suy nghĩ xem chính xác là tôi muốn những gì được thực hiện và ai sẽ thực hiện những điều đó.

        Đến cuối năm 1986, tôi đã hình thành được một số suy nghĩ cơ bản về bản chất của thế giới hiện đại, sau này phát triển lên thành cái gọi là triết lý Tân Dân chủ được dùng như cái khung của chiến dịch tranh cử tổng thống của tôi năm 1992. Tôi tóm tắt các suy nghĩ này trong một bài nói ở cuộc gặp cuối năm các quản lý ở Gannett, tập đoàn báo chí vừa mới mua lại tờ Arkansas Gazette.

        ... đây là những luật lệ mới tôi tin rằng sẽ tạo ra bộ khung để chúng ta đưa ra chính sách ngày hôm nay:

        (1)   Thay đổi có lẽ là hằng số duy nhất trong nền kinh tế nước Mỹ hiện nay. Cách đây ba tháng tôi dự lễ kỷ niệm 150 năm thành lập ở một nhà thờ cổ ở Arkansas. Có khoảng 75 người, tất cả đều đứng chật ních trong nhà thờ gỗ. Sau lễ, chúng tôi ra ngoài đứng dưới các cây thông để ăn trưa mà mỗi người tự đem đến góp, và tôi nói chuyện với một cụ già rõ ràng là còn rất minh mẫn. Cuối cùng, tôi hỏi ông, "Ông ơi, ông bao nhiêu tuổi rồi?". Ông ta nói, "Tôi 82". "Ông tham gia nhà thờ này khi nào?", "năm 1916", ông ta nói. "Nếu ông có thể nói tóm gọn trong một câu, tiểu bang hiện nay khác tiểu bang năm 1916 ở chỗ nào?". Ông ấy im lặng một lúc, rồi nói, "Thống đốc à, dễ lắm. Năm 1916 khi sáng thức dậy tôi biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng bây giờ mỗi sáng thức dậy tôi không biết được". Giải thích trong một câu như thế thì đến Lester Thurrow cũng khó mà hơn được...

        (2)   Nguồn vốn về con người bây giờ có lẽ quan trọng hơn nguồn vốn tiền bạc...

        (3)   Mối quan hệ đối tác xây dựng giữa doanh nghiệp và chính quyền quan trọng hơn nhiều chuyện hoặc bên này hoặc bên kia nắm quyền thống trị.

        (4)   Khi chúng ta nỗ lực giải quyết các vấn đề phát sinh từ quá trình quốc tế hóa đời sống Mỹ và những đổi thay trong dân số của chúng ta, hợp tác ở tất cả các lĩnh vực quan trọng hơn nhiều so với sự đối đầu... Chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm và cơ hội - chúng ta cùng lên hoặc cùng xuống.

        (5)   Thói lãng phí sẽ bị trừng phạt... có vẻ như chúng ta đang chi hàng tỷ đôla vốn đầu tư nhằm tăng số nợ của các tập đoàn mà không tăng được hiệu năng của chúng lên. Nợ nhiều hơn phải song hành với tăng hiệu năng, tăng trưởng và lợi nhuận. Hiện nay thường là nó đi đôi với giảm công ăn việc làm, giảm đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, cũng như tái cơ cấu bắt buộc để trả nợ...

        (6)   Một nước Mỹ mạnh đòi hỏi phục hồi tinh thần cộng đồng, tinh thần tương trợ lẫn nhau mạnh mẽ, và niềm tin rằng chúng ta không thể theo đuổi lợi ích cá nhân mà không đếm xỉa đến nhu cầu của các đồng bào khác... nếu chúng ta muốn giữ cho giấc mơ Mỹ tồn tại đối với dân chúng của chúng ta và giữ vững vai trò của nước Mỹ trên thế giới, chúng ta phải chấp nhận những luật lệ mới để có được đời sống kinh tế, chính trị và xã hội thành công. Và chúng ta phải hành động theo các quy luật đó.

        Trong vòng năm năm kế tiếp, tôi tinh lọc lại các phân tích của mình về toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau, đưa ra các sáng
kiến mới để đáp ứng những điều này, xoay xở hết sức với ước muốn làm thống đốc giỏi và tạo ra tác động tích cực lên chính sách quốc gia.

        Năm 1987, nghị trình của tôi cho kỳ họp quốc hội tiểu bang, mang tên "Khởi đầu tốt, Trường học tốt, Việc làm tốt", là nhất quán với công việc tôi thực hiện ở Hiệp hội Thống đốc Quốc gia dưới chủ đề "làm cho nước Mỹ hoạt động hiệu quả". Ngoài các đóng góp dựa trên nỗ lực trước đó của chúng tôi trong giáo dục và phát triển kinh tế, tôi còn yêu cầu quốc hội tiểu bang giúp tôi tạo ra khởi đầu vào đời tốt cho ngày càng nhiều trẻ em nghèo bằng cách tăng mức y tế cho các bà mẹ và trẻ em nghèo, bắt đầu bằng chăm sóc trước khi sinh để giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh và giảm khuyết tật đối với trẻ mới sinh; tăng cường giáo dục dạy làm mẹ cho các bà mẹ của trẻ em có nguy cơ cao; cung cấp thêm giáo dục đặc biệt ở lứa tuổi nhỏ cho trẻ em thiểu năng; tăng các nhóm trẻ giá cả phải chăng; và đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ trẻ em.

        Từ Hillary tôi đã học được phần lớn những gì tôi biết về sự phát triển thời kỳ đầu của tuổi thơ và tầm quan trọng của nó đối với cuộc đời sau này. Từ khi tôi biết cô ấy, cô ấy đã quan tâm đến chuyện này, và đã dành năm thứ tư ở trường Luật Yale để làm việc về các vấn đề của trẻ em tại Trung tâm nghiên cứu trẻ em Yale cũng như bệnh viện Yale-New Haven. Cô ấy nỗ lực nhằm áp dụng cho Arkansas một chương trình mẫu giáo cải tiến xuất xứ từ Israel gọi là HIPPY, viết tắt của Home Instruction Programs for Preschool Youngsters - Chương trình Giới thiệu tại nhà cho Trẻ trước khi đi học, để phát triển kỹ năng làm cha mẹ và khả năng học tập của trẻ. Hillary thiết lập HIPPY ở khắp nơi trong tiểu bang. Cả hai chúng tôi đều thích đến dự các bài tập tốt nghiệp, xem bọn trẻ trình diễn và thấy các phụ huynh tự hào về con và về chính mình. Nhờ Hillary, Arkansas có được chương trình lớn nhất toàn quốc, phục vụ cho 2400 bà mẹ, và con cái họ cho thấy tiến bộ rõ rệt.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Mười Hai, 2015, 01:15:38 am
        Tâm điểm chú ý của các nỗ lực phát triển kinh tê của tôi là tăng đầu tư và cơ hội cho người nghèo cũng như các khu vực khó khăn, phần lớn là ở vùng nông thôn Arkansas. Đề nghị quan trọng nhất là cấp thêm vốn cho những ai có tiềm năng điều hành các doanh nghiệp nhỏ có lợi nhuận nhưng không thể vay tiền để khởi sự. Ngân hàng South Shore Development ở Chicago đóng vai trò đầu tàu trong việc trợ giúp các thợ mộc thất nghiệp và thợ điện khởi sự kinh doanh ở phía nam của thành phố để đại tu các toà nhà bỏ hoang sắp bị đập bỏ. Kết quả là, cả khu vực đó đã phục hồi lại.

        Tôi biết đến ngân hàng này vì có một nhân viên, Jan Piercy, là một trong những người bạn tốt nhất của Hillary ở Wellesley. Jan kể với chúng tôi rằng South Shore lấy ý tưởng cấp vốn cho thợ thủ công lành nghề nhưng không đủ tín dụng theo các chuẩn mực thông thường từ công trình của ngân hàng Grameen của Bangladesh, được thành lập bởi Muhammad Yunus, người từng học kinh tế ở Đại học Vanderbilt trước khi về lại quê nhà để giúp đồng bào mình. Tôi dàn xếp để mời ông ấy cùng ăn sáng ở Washington, và ông ấy giải thích chương trình "tín dụng vi mô" của mình hoạt động ra sao. Những phụ nữ trong làng, vốn khéo léo và nổi tiếng lương thiện nhưng không có tài sản gì, được tổ chức thành các tổ. Khi người vay đầu tiên trả hết số nợ nho nhỏ của mình, người tiếp theo được vay, và cứ thế tiếp tục. Khi tôi gặp Yunus lần đầu, ngân hàng Grameen đã cho vay hàng trăm ngàn khoản vay nhỏ, với tỷ lệ trả nợ cao hơn tỷ lệ trả nợ của các ngân hàng cho vay thương mại ở Bangladesh. Tới năm 2002, Grameen đã cho hơn 2,4 triệu người vay, 95% trong số đó là phụ nữ nghèo.

        Nếu ý tưởng này thành công ở Chicago, tôi cho rằng nó cũng sẽ thành công ở các vùng nông thôn kinh tế khó khăn của Arkansas. Như Yunus nói trong một cuộc phỏng vấn: "Bất cứ ở đâu có người bị hệ thống ngân hàng từ chối, bạn có chỗ cho chương trình kiểu Grameen". Chúng tôi thành lập Tập đoàn Ngân hàng Phát triển miền Nam ở Arkadelphia. Cơ quan Tài chính phát triển đổ vào một chút tiền ban đầu, nhưng phần lớn tiền đến từ các tập đoàn mà tôi và Hillary thuyết phục đầu từ vào.

        Khi là tổng thống, tôi đạt được sự chấp thuận của quốc hội đối với một chương trình cho vay toàn quốc dựa theo ngân hàng Grameen, và đưa ra một vài trường hợp thành công ở một sự kiện trong Nhà Trắng. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cũng cấp vốn cho hai triệu khoản vay tín dụng vi mô một năm cho các làng nghèo ở châu Phi, Mỹ Latinh và Đông Á. Năm 1999, khi tôi đi Nam Á, tôi thăm Muhammad Yunus và vài người nhờ ông mà thành đạt trong kinh doanh, trong đó có các phụ nữ dùng tiền được vay mua điện thoại di động để cho dân làng thuê gọi điện thoại cho người thân và bạn bè ở Mỹ và châu Âu. Muhammad Yunus lẽ ra phải được giải Nobel Kinh tế từ nhiều năm trước.

        Mối quan tâm chính còn lại của tôi là cải cách an sinh. Tôi đề nghị quốc hội tiểu bang đòi hỏi những người nhận tiền an sinh xã hội có con từ ba tuổi trở lên phải ký một hợp đồng cam kết học một khóa tự lập, xóa mù chữ, học nghề và làm việc. Tháng 2, tôi lên Washington cùng nhiều thống đốc khác để điều trần trước ủy ban Thuế khóa và Ngân sách hạ viện về biện pháp ngăn không nảy sinh thêm người phải nhận an sinh và các cải cách. Chúng tôi đề nghị quốc hội cho chúng tôi những công cụ để "thúc đẩy việc làm chứ không tăng thêm an sinh; sự độc lập chứ không phải sự phụ thuộc". Chúng tôi lập luận rằng cần phải làm nhiều hơn để dân chúng khỏi phải dựa vào an sinh ngay từ đầu, bằng cách giảm mù chữ, tỷ lệ mang thai vị thành niên, tỷ lệ bỏ học cũng như thói rượu chè ma túy. về cải cách an sinh, chúng tôi ủng hộ một hợp đồng ràng buộc giữa người nhận tiền an sinh và chính quyền, ghi rõ quyền và trách nhiệm của các bên. Người nhận an sinh sẽ cam kết cố gắng tự sống để được tiền trợ cấp, còn chính quyền thì cam kết giúp họ bằng giáo dục đào tạo, chăm sóc y tế, chăm sóc trẻ em và tạo việc làm. Chúng tôi còn yêu cầu những người nhận tiền an sinh có con từ ba tuổi trở lên phải tham dự một chương trình làm việc do các tiểu bang lập ra, mỗi người nhận an sinh phải tìm một công việc tạm thời nhằm giúp họ chuyển sang tự lập về tài chính; phải tăng nỗ lực thu tiền để trợ giúp trẻ em, và phải đưa ra một công thức mới để tính tiền trợ giúp phù hợp với mức sổng của mỗi bang. Luật liên bang cho phép các tiểu bang tự do đặt ra mức trợ cấp hàng tháng miễn là mức này không thấp hơn hồi đầu thập niên 70, và mức trợ cấp của các bang thì đủ loại.

        Tôi đã dành đủ thời gian nói chuyện với những người nhận tiền an sinh và những người làm việc tạm ở Arkansas để biết rằng đại đa số họ muốn làm việc để nuôi sống gia đình. Nhưng họ gặp phải những cản trở lớn, ngoài những cản trở rõ ràng khác là trình độ thấp, thiếu kinh nghiệm làm việc, không đủ khả năng để trả tiền gửi trẻ. Nhiều người tôi gặp không có xe hơi hay không đi được phương tiện giao thông công cộng. Nếu họ nhận làm công việc lương thấp, họ sẽ mất đi quyền nhận phiếu lương thực và bảo hiểm y tế trong chương trình Medicaid. Cuối cùng, nhiều người trong số họ chỉ đơn giản là không tin họ có thể thành công trong thế giới việc làm và không biết bắt đầu từ đâu.

        Tại một trong số các cuộc họp của thống đốc ở Washington, cùng với đồng chủ tịch dự án cải cách an sinh của tôi là Thống đốc bang Delaware Mike Castle, tôi tổ chức một cuộc họp cho các thống đốc khác về đề tài cải cách an sinh. Tôi dẫn theo hai phụ nữ ở Arkansas, những người đã thôi không nhận tiền an sinh để đi làm, đến tham dự. Một phụ nữ trẻ ở Pine Bluff trước chuyến đi này chưa từng được đi máy bay hay đứng trên cầu thang cuốn. Cô ấy phát biểu chừng mực nhưng thuyết phục về tiềm năng người nghèo có thể tự nuôi sống mình và con cái. Người phụ nữ còn lại khoảng hơn 35 tuổi. Cô ấy tên Lillie Hardin, mới tìm được một chân đầu bếp. Tôi hỏi cô ấy liệu cô ấy có cho rằng những người lành lặn khỏe mạnh đang nhận tiền an sinh có nên bị buộc phải nhận việc làm nếu có hay không. "Tất nhiên là có", cô ấy đáp. "Nếu không chúng tôi lại suốt ngày nằm ườn ra xem phim nhảm nhí mất". Rồi tôi hỏi Lillie điều gì hay nhất khi không phải nhận tiền trợ cấp an sinh nữa. Không do dự, cô ấy trả lời, "Khi con tôi đi học và người ta hỏi nó, "mẹ con làm gì?" nó có thể trả lời được". Đó là lập luận hay nhất tôi được nghe về cải cách an sinh xã hội. Sau cuộc điều trần ấy, các thống đốc đối xử với cô ấy như một ngôi sao nhạc rock.

        Khi tôi giải quyết cải cách an sinh với tư cách tổng thống, tôi luôn thấy lý thú khi nghe một số nhà báo mô tả chuyện đó như một dề xuất của phe Cộng hòa, cứ như thể coi trọng việc làm là điều chỉ có những người bảo thủ làm vậy. Đến năm 1996, khi quốc hội thông qua dự luật cho tôi ký, tôi đã làm việc về cải cách an sinh trong hơn 15 năm. Nhưng tôi không coi đó là một đề xuất của đảng Dân chủ, hay thậm chí của các thống đốc. Cải cách an sinh là vì những người như Lillie Hardin và con trai cô ấy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Mười Hai, 2015, 03:35:45 am
       
        24


        Sau nhiệm kỳ bốn năm, sự tận tuỵ và khả năng của nhân viên cũng như nội các của tôi, nhờ mối quan hệ làm việc tốt với quốc hội tiểu bang, sức mạnh của tổ chức chính trị của tôi, tôi có được không gian để tiến vào vũ đài chính trị quốc gia.

        Nhờ sự khá nổi tiếng mà tôi có được từ các nỗ lực về giáo dục, kinh tế, và cải cách an sinh, cũng như việc tôi làm chủ tịch của Hiệp hội Thống đốc Quốc gia và ủy ban Giáo dục của các tiểu bang, tôi nhận được nhiều lời mời đi diễn thuyết ở các bang khác năm 1987. Tôi nhận lời đi diễn thuyết ở 15 tiểu bang. Chỉ có bốn buổi diễn thuyết trong các sự kiện của đảng Dân chủ, những buổi này đều giúp mở rộng các mối quan hệ của tôi cũng như làm tăng thêm lời đồn đại rằng tôi có thể tham gia vào cuộc đua tranh cử tổng thống.

        Tôi mới 40 tuổi vào mùa xuân năm 1987, tôi quan tâm đến việc tham dự cuộc đua này, vì ba lí do. Thứ nhất, xét về mặt lịch sử những người phe Dân chủ có cơ hội tuyệt vời để chiếm lại Nhà Trắng. Có vẻ như rõ ràng rằng Phó tổng thống Bush sẽ là ứng cử viên của đảng Cộng hòa và cho đến thời điểm đó thì Phó tổng thống thứ nhất được bầu làm Tổng thống trực tiếp là Martin Van Buren, vào năm 1836, người đã kế tục Andrew Jackson trong kỳ bầu cử cuối cùng trong đó không có sự thách thức thực sự nào từ phía đảng Dân chủ. Thứ hai, tôi cảm thấy rất mạnh mẽ rằng đất nước cần phải đổi hướng. Sự tăng trưởng của chúng tôi chủ yếu nhờ vào việc tăng chi phí quốc phòng, giảm thuế một cách không đồng đều có lợi cho những ngựời Mỹ giàu nhất và đẩy mức thâm thủng lên cao. Mức thâm thủng lớn dẫn tới lãi suất cao, khi chính quyền phải cạnh tranh với những người vay tiền tư nhân, và điều đó đến lượt nó lại làm tăng giá trị đồng đôla, làm cho các sản phẩm nhập khẩu rẻ hơn và các sản phẩm xuất khẩu của Mỹ đắt tiền hơn. Vào thời điểm Mỹ bắt đầu cải thiện năng suất và tính cạnh tranh của mình, chúng tôi vẫn phải chịu mất đi nhiều việc làm trong lĩnh vực sản xuất hàng loạt và nông trại. Hơn nữa, vì thâm thủng ngân sách, chúng tôi cũng không đầu tư đầy đủ vào giáo dục, đào tạo, và các công tác nghiên cứu cần có để duy trì mức lương cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp trong nền kinh tế toàn cầu. Vì thế 40% người Mỹ phải chịu giảm thu nhập thực tế từ giữa thập niên 70.

        Lý do thứ ba tôi nghiêm túc xem xét việc tham gia cuộc chạy đua vì tôi cho rằng tôi hiểu điều gì đã xảy ra và có thể giải thích nó cho người dân Mỹ. Hơn nữa, vì tôi có thành tích hoạt động tốt trong các lĩnh vực chống tội ác, cải cách an sinh, có uy tín trong giáo dục, và trách nhiệm về mặt tài chính. Tôi không nghĩ rằng phe Cộng hòa có thể đưa ra hình ảnh tôi như một người phe Dân chủ cấp tiến cực đoan không coi trọng các giá trị chính thống và nghĩ rằng đối với bất kỳ vấn đề nào cũng đều có thể có một chương trình của chính phủ. Tôi tin rằng nếu chúng tôi có thể thoát khỏi hình ảnh "người ngoài hành tinh" mà đảng Cộng hòa đã gán cho chúng tôi từ năm 1988, ngoại trừ có sự thành công của Tổng thống Carter năm 1976, chúng tôi có thể giành lại được Nhà Trắng.

        Đây là một việc khá phức tạp, vì làm cho mọi người thay đổi thái độ chính trị của mình thật không dễ, nhưng tôi nghĩ tôi có thể làm được điều đó. Vài người bạn trong lớp tôi cũng nghĩ như vậy. Khi tôi đi thăm cuộc đua 500 Indiana Police vào mùa xuân, tôi tình cờ gặp thống đốc Bob Kerrey của bang Nebraska. Tôi rất thích Bob và nghĩ rằng anh ấy cũng sẽ có thể là một ứng viên tổng thống tốt- Anh ấy đã từng được huân chương danh dự ở Việt Nam, và cũng giống như tôi, là người có quan điểm bảo thủ về mặt tài chính và tiến bộ về mặt xã hội, từng được bầu vào chức vụ một ở tiểu bang thiên về đảng Cộng hòa hơn nhiều so với Arkansas. Thật là ngạc nhiên, Bob khuyến khích tôi tranh cử và nói rằng anh ấy sẽ làm Chủ tịch ủy ban Vận động ở cấc tiểu bang miền trung tây.

        Trong nội bộ có một cản trở đối với việc tôi tranh cử tổng thống: Dale Bumpers cũng nghiêm túc xem xét việc tranh cử. Trước đây tôi từng khuyến khích ông ấy ra tranh cử từ cuối năm 1974. Năm 1984 suýt nữa ông ấy cũng làm như vậy, và ông ấy có cơ hội tốt để có thể thắng cử lần này. Ông ấy từng phục vụ thủy quân lục chiến trong Thế chiến hai, là một thống đốc tuyệt vời, và là chủ tịch tốt nhất trong thượng viện. Tôi biết Dale có thể là một tổng thống tốt và ông ấy sẽ có cơ hội tốt hơn để chiến thắng hơn tôi. Tôi sẵn lòng ủng hộ ông ấy. Tôi muốn phe chúng tôi chiến thắng và thay đổi phương hướng của đất nước.

        Ngày 20 tháng 3, khi tôi đang chạy bộ dọc theo Phố Chính ở Little Rock, một nhà báo địa phương chạy theo tôi và nói rằng Thượng nghị sĩ Bumpers vừa ra một tuyên bố nói rằng ông ấy sẽ không ra tranh cử tổng thống. Đơn giản là ông ấy không muốn làm như vậy. Trước đó, Thống đốc Mario Cuomo của bang New York cũng đưa ra một quyết định tương tự. Tôi dạo với Hillary và Betsey rằng tôi muốn xem xét cuộc đua này một cách nghiêm túc.

        Chúng tôi gây một ít quỹ để làm các hoạt động thăm dò, và Betsey gửi một số người xuống làm việc ở Iowa, New Hampshire và một số tiểu bang phía nam khác mà sang năm sẽ bỏ phiếu như một khối vào ngày "Siêu Thứ Ba", không lâu sau bầu cử sơ bộ ở New Hamsphire. Vào ngày 7.5, cuộc bầu cử sơ bộ có vẻ càng dễ thắng hơn khi Thượng nghị sĩ Gary Hart, người suýt nữa thắng Phó tổng thống Mondale vàọ năm 1984, rút lui khỏi cuộc đua khi quan hệ của ông với Donna Rice bị phát giác. Tôi cho rằng Gary đã phạm sai lầm khi thách thức giới báo chí bươi móc ông để xem thử họ có thể moi ra được điều gì không, nhưng tội nghiệp ông ấy. Ông ấy là một chính trị gia thông minh và luôn luôn nghĩ về các thách thức lớn của nước Mỹ và giải pháp đối với các thách thức đó. Sau vụ việc của Hart, những người trong nhóm chúng tôi, những người mà đời sông riêng tư không phải là hoàn hảo không thể nào biết được các tiêu chuẩn soi mói của báo chí là như thế nào nữa. Cuôi cùng tôi cũng kết luận rằng bất cứ ai tin anh ta có thể phục vụ thì cứ việc tranh cử đối phó với bất cứ cáo buộc xảy đến và tin vào nhân dân Mỹ. Nếu không có sức chịu đựng tốt, bạn cũng không thể nào trở thành tổng thống thành công.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Mười Hai, 2015, 07:18:03 am
        Tôi đặt ngày 14.7 là hạn chót để đưa quyết định, nhiều người bạn tôi từ các trận chiến chính trị trong quá khứ cũng xuống Little Rock, trong đó có Micky Kantor, Carl Wagner, Steve Cohen, John Holum, Kevin O'Keefe, Jim Lyons, Mike Driver và Sandy Berger. Tất cả bọn họ đều nghĩ tôi nên ra tranh cử; đây là cơ hội quá tốt không nên bỏ qua. Dù vậy tôi vẫn do dự. Tôi biết tôi đã sẵn sàng trở thành ứng cử viên tốt nhưng tôi không chắc chắn rằng tôi đã trải đời đủ lâu để có được sự thông thái và óc phán đoán cần thiết để trở thành một tổng thống tốt. Nếu được bầu, tôi ở tuổi 42, xấp xỉ tuổi của Theodore Roosevelt khi ông ấy tuyên thệ nhậm chức sau khi Tổng thống McKinley bị ám sát và nhỏ hơn Kennedy một tuổi khi ông ấy được bầu. Nhưng cả hai người đó đều xuất thân từ những gia đình giàu có và nổi bật về mặt chính trị, và đã trưởng thành trong một môi trường làm cho họ cảm thây thoải mái với quyền lực. Hai người tổng thống yêu thích nhất của tôi, Lincoln và FDR đều 51 tuổi khi họ nhậm chức, hoàn toàn chín chắn và có thể kiểm soát được bản thân cũng như trách nhiệm của họ. Vào ngày sinh nhật thứ 51 của tôi, AI Gore tặng tôi một vài mô tả quan điểm về lứa tuổi của người Chero¬kee. Người Cherokee tin rằng một người đàn ông chưa thể chm chắn hoàn toàn cho đến khi anh ta 51 tuổi.

        Điều thứ hai làm tôi áy náy là những khó khăn của một cuộc vận động tranh cử tổng thống sẽ gây ra cho nhiệm kỳ thống đốc của tôi. Năm 1987 là hạn chót để áp dụng các tiêu chuẩn về trường học. Tôi đã triệu tập một kỳ họp đặc biệt để gây quỹ dành cho các trường học và các nhà tù quá tải. Đúng là một cuộc tranh cãi căng thẳng làm cho mối quan hệ của tôi với nhiều thành viên quốc hội tiểu bang trở nên căng thẳng, và suýt nữa thất bại trước khi chúng tôi thu lượm được đủ số phiếu vào phút chót để làm những điều cần làm. Tôi biết rằng, rất có thể tôi sẽ phải triệu tập thêm một kỳ họp đặc biệt nữa vào đầu năm 1988. Tôi quyết tâm áp dụng hoàn toàn những tiêu chuẩn trường học và phát triển thêm các tiêu chuẩn này. Đó là cơ hội duy nhất mà phần lớn những trẻ em nghèo trong tiểu bang của tôi có được để vươn tới một tương lai tốt hơn. 60% học sinh trong trường tiểu học của Chelsea là học sinh da đen, và hơn một nửa số học sinh đến từ các gia đình có thu nhập thấp. Tôi còn nhớ có một chú nhóc khi được mời đến dự tiệc sinh nhật ở dinh thự thống đốc suýt nữa đã không đến được vì chú nhóc không đủ tiền để mua quà cho Chelsea. Tôi quyết tâm cho bé trai đó một cơ hội tốt hơn mà cha mẹ nó từng có.
Tờ Arkansas Gazette, vẫn luôn ủng hộ tôi trong mọi chiến dịch tranh cử, viết một bài bình luận nói rằng tôi không nên ra tranh cử vì hai lý do mà chính tôi cũng cảm thấy lo lắng. Dù công nhận tiềm năng mạnh mẽ của tôi trong việc có thể lãnh đạo quốc gia, tờ báo này viết "Bill Clinton chưa sẵn sàng để làm tổng thống" và "Arkansas vẫn cần thống đốc Clinton".

        Tham vọng là một lực hút rất mạnh và tham vọng trở thành tổng thống đã khiến nhiều ứng cử viên làm ngơ những hạn chê của chính ông ta cũng như trách nhiệm công việc ông ta đang làm. Tôi luôn luôn nghĩ rằng tôi có thể vượt qua bất cứ tình huống nào, chịu đựng được những thử thách khắc nghiệt nhất, và làm hai hoặc ba việc cùng một lúc. Năm 1987 tôi đã có thể đưa ra một quyết định dựa trên sự tự tin và có động lực là lòng tham vọng, nhưng tôi đã không làm như vậy. Điều cuối cùng đưa ra giải pháp cho tôi là một phần của đời tôi mà chính trị không thể chạm tới: đó là Chelsea. Carl Wagner, người cũng có một cô con gái, nói'với tôi rằng tôi phải miễn cưỡng chấp nhận sự vắng mặt của Chelsea trong hầu hết 16 tháng tới. Mickey Kantor đang nói với tôi về chuyện đó thì Chelsea hỏi tôi chúng tôi sẽ đi nghỉ hè ở đâu. Khi tôi nói có thể tôi sẽ không nghỉ hè được nếu tôi ra tranh cử tổng thông thì Chelsea nói "thế thì mẹ và con sẽ đi mà không có ba". Như thế là đã rõ câu trả lời.

        Tôi đi vào phòng ăn của dinh thự thống đốc, nơi các bạn tôi đang ăn trưa, và bảo họ rằng tôi sẽ không ra tranh cử, và xin lỗi đã mời họ đến đây. Sau đó tôi tới tòa tiền sảnh để đưa ra thông báo của mình trước vài trăm ủng hộ viên. Tôi cố gắng hết sức để giải thích tại sao tôi đã đến gần quyết định như vậy nhưng lại lùi lại:

        Tôi cần thời gian dành cho gia đình, tôi cần thời gian dành cho riêng tôi. Các chính trị gia cũng là con người. Tôi nghĩ đôi khi chúng ta quên mất điều này nhưng thực sự họ cũng là con người. Điều duy nhất mà tôi hay bất kỳ ứng cử viên nào khác đưa ra quyết định ứng cử chức tổng thống là động lực bên trong. Đó chính là điều truyền lửa cho mọi người và đạt được độ tin cậy cũng như các lá phiếu của họ, cho dù họ ở Wisconsin hay Montana hay New York. Trong đó cuộc đời tôi cần phải được làm mới lại. Lý do kia và là lý do quan trọng hơn đối với quyết định của tôi là việc tham dự chiến dịch tranh cử tổng thống chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến con gái của chúng tôi. Cách duy nhất để tôi có thể thắng được khi tham dự cuộc đua vào Nhà Trắng muộn thế này sau khi những người khác đã chuẩn bị từ hai năm trước sẽ là phải đi thực tế toàn thời gian từ lúc này cho đến cuối cuộc vận động, và phải nhờ Hillary cũng làm như vậy... Tôi từng chứng kiến rất nhiều trẻ em phải lớn lên dưới những sức ép như vậy và đã từ rất lâu tôi đã tự hứa với mình rằng nếu tôi may mắn có một đứa con, con tôi sẽ không bao giờ phải lớn lên mà luôn phải tự hỏi cha mình là ai.

        Mặc dù cô ấy đã nói cô ấy sẽ ủng hộ tôi cho dù tôi có quyết định như thế nào, Hillary vẫn cảm thấy nhẹ nhõm. Cô ấy nghĩ tôi nên kết thúc phần công việc tôi đã mở đầu ở Arkansas và tiếp tục xây dựng một nền tảng ủng hộ mạnh mẽ trên toàn quốc. Và cô ấy biết rằng đây chưa phải là thời điểm tốt tôi có thể xa gia đình. Mẹ đang gặp rắc rối trong công việc gây mê của bà, Roger mới ra khỏi tù được một vài năm, và cha mẹ của Hillary chuyển đến Little Rock. Vào tháng 1 năm 1983 trong khi tôi đọc bài diễn văn nhậm chức của tôi trước quốc hội tiểu bang, Hugh Rodham đã ngã sụm trên ghế. Ông ấy bị một cơn đau tim nặng và được chở ngay đến Trung tâm Y tế Đại học để phẫu thuật. Khi tỉnh dậý tôi ở bên cạnh ông ấy. Khi biết chắc chắn ông ấy đã tỉnh táo, tôi nói "Bài diễn văn đâu hay đến mức để người ta bị đau tim!". Năm 1987, ông ấy lại bị một cơn đột quỵ nhẹ. Hugh và Dorothy không cần phải sống một mình ở Park Ridge. Chúng tôi muốn họ sống bên cạnh và họ cũng mong được chuyển về gần chúng tôi, chủ yếu là để gần đứa cháu duy nhât của mình, dù vậy, điều đó khiến họ phải thay đổi nhiều thứ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Mười Hai, 2015, 01:51:54 am
        Cuối cùng, Hillary rất vui khi tôi không ra tranh cử vì cô ấy không đồng ý với suy nghĩ thông thường rằng những người phe Dân chủ có nhiều khả năng thắng cử vào năm 1988. Cô ấy không cho rằng cuộc Cách mạng Reagan đã đi hết và tin rằng dù có vụ Iran- Contra, George Bush vẫn thắng cử với tư cách là một phiên bản ôn hòa hơn của Reagan. Bốn năm sau khi triển vọng chiến thắng tăm tối hơn rất nhiều, khi tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Bush đạt hơn 70%, Hillary lại khuyến khích tôi ra tranh cử. Như thường lệ, cô ấy đều đúng trong cả hai lần.

        Sau khi tuyên bố quyết định, tôi cảm thấy gánh nặng của cả thế giới được nhấc khỏi vai tôi. Tôi lại được tự do để làm cha, chồng, và một thống đốc và làm việc cũng như phát biểu về các vấn đề tầm vóc toàn quốc mà không phải bận rộn về những tham vọng.

        Vào tháng 7, Hillary, Chelsea và tôi đến Hội nghị mùa hè các thống đốc ở thành phố Traverse, bang Michigan để kết thúc năm chủ tịch của tôi. Người kê nhiệm tôi là John Sununu, thống đốc bang New Hamsphire, người đã hứa sẽ tiếp tục công cuộc cải cách an sinh và có quan hệ tốt với tôi. Sau khi chúng tôi kết thúc kỳ họp, các thống đốc Dân chủ đến đảo Mackinaw, nơi thống đốc Jim Blanchard họp chúng tôi lại để gặp tất cả các ứng viên tổng thống, trong đó có Thượng nghị sĩ AI Gore, Thượng nghị sĩ Paul Simon, Thượng nghị sĩ Joe Biden, dân biểu Dick Gephardt, mục sư Jesse Jackson, cựu thống đốc Burce Babbitt của bang Arizona và thống đốc Mike Dukakis. Tôi nghĩ chúng tôi có một đội ngũ tốt nhưng tôi vẫn thích Dukakis hơn. Ở Massachusetts, ông ấy đã quản lý để có được một nền kinh tế công nghệ cao thành công, ngân sách cân bằng và thúc đẩy cải cách giáo dục lẫn cải cách an sinh. Ông ấy lãnh đạo theo phong cách một "người Dân chủ Mới" và ông ấy biết không ngại gì những lời tân công bôi nhọ và quay trở lại thành công là như thế nào. Một phần lớn người Mỹ cho rằng bang Massachusetts là bang cấp tiến, tôi tin chúng tôi có thể làm cho mọi người ủng hộ ông ấy vì ông ấy là một thống đốc thành công và sẽ tránh được những lỗi lầm nhân chìm đảng của chúng tôi trong cuộc bầu cử lần trước. Ngoài ra, chúng tôi còn là bạn bè. Mike thấy nhẹ nhõm khi tôi không tham gia cuộc đua và tặng tôi một món quà sinh nhật sớm, một chiếc áo pull có ghi dòng chữ "Mừng sinh nhật lần thứ 41 Bill Clinton năm 1996. Anh chỉ mới 49 tuổi thôi!".

        Vào cuối buổi gặp, Jim Blanchard sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc rock and roll tuyệt vời với các nghệ sĩ của hãng Motown từ thập niên 60, trong đó có nhóm Four Tops, Martha Reeves và nhóm Vandellas, và Jr. Walker, một người chơi kèn saxo huyền thoại có thể khiến cây kèn chơi một quãng tám cao hơn phần lớn người phàm chúng tôi có thể làm. Gần đến cuối buổi hòa nhạc, một phụ nữ trẻ đến gần và mời tôi chơi kèn saxo bài hát quen thuộc của Motown "Khiêu vũ trên đường phố" cùng với tất cả ban nhạc. Đã ba năm tôi chưa đụng đến cây kèn. "Thế có bản nhạc không?". Tôi hỏi. "Không", cô ấy nói. "Thế bài này chơi theo giọng nào?". Cô ấy trả lời: "Tôi cũng chẳng biết". "Cho tôi vài phút để dợt lại được không?". Lại một lần nữa, "không". Thế là tôi đành trả lời "OK, tôi sẽ chơi". Tôi lên sân khấu. Họ đưa kèn cho tôi, nhanh chóng gắn một chiếc micro vào chiếc kèn, và   âm nhạc bắt đầu. Tôi thổi khe khẽ cho đến khi tôi bắt đầu hòa nhập được và nhận ra tông và giai điệu. Sau đó, tôi hòa vào và chơi cũng khá hay. Tôi vẫn còn giữ một bức   hình Jr. Walker và tôi đang cùng   song tấu với nhau.

        Tháng 9 là một tháng bận rộn. Năm học mới bắt đầu và tôi xuất hiện trên mục Meet the Press - Gặp gỡ báo chí của truyền hình NBC cùng với Bill Bennett, người đã thành công đưa Terrel Bell làm Bộ trưởng Giáo dục của Tổng thống Reagan. Tôi có quan hệ tốt với Bennett, người đánh giá cao sự ủng hộ của tôi với việc tăng uy tín của ngành giáo dục cũng như dạy cho trẻ em các giá trị cơ bản của trường học, và ông ấy cũng không phản đối khi tôi nói rằng các tiểu bang cần được liên bang giúp đỡ nhiều hơn để có thể chi trả cho các chương trình trẻ em nhỏ. Khi Bennett phê bình Hiệp hội Giáo dục Quốc gia là một cản trở đối với việc tăng uy tín và giáo dục, tôi nói tôi cho rằng Hiệp hội Giáo dục Quốc gia có thể làm nhiều việc khá hơn như thế và nhắc nhở ông ấy rằng AI Shanker, lãnh đạo của nghiệp đoàn giáo viên lớn khác, Liên đoàn giáo viên Mỹ, ủng hộ cả việc tăng uy tín giáo dục lẫn các giá trị giáo dục.

        Thật không may, quan hệ của tôi với Bill Bennett không còn tốt đẹp nữa sau khi tôi trở thành tổng thống và ông ấy đi rao giảng đạo đức để kiếm sống. Mặc dù ông ấy viết tặng tôi vào cuốn sách với những dòng chữ "Tặng riêng Clinton, người đảng viên Dân chủ có lý", rõ ràng là ông ấy sau này đã tin rằng hoặc ông ấy nhầm hoặc tôi đã mất đi chân lý mà tôi có khi ông ấy viết những dòng chữ đó.

        Cùng khoảng thời gian phỏng vấn của mục Meet the Press, Thượng nghị sĩ Joe Biden, Chủ tịch ủy ban Tư pháp, đề nghị tôi ra làm chứng cho thẩm phán Robert Bork, người được Tổng thống Reagan bổ nhiệm làm thẩm phán của Tòa án tối cao Hoa Kỳ. Tôi biết Joe muôn tôi ra điều trần vì tôi Ịà một thống đốc da trắng miền Nam, sự thực tôi từng là sinh viên của Bork môn Luật hiến pháp chỉ là một phần phụ thêm. Trước khi tôi đồng ý, tôi đọc phần lớn các bài báo do Bork viết, những quyết định tư pháp quan trọng và những bài diễn văn đã được công bố của ông ấy. Tôi kết luận thẩm phán Bork không nên trở thành một thành viên của Tòa án tối cao. Trong một tuyên bố dài tám trang tôi nói tôi thích và kính trọng Bork với tư cách là một người thầy và nghĩ Tổng thống Reagan được quyền tương đối tự do trong việc bổ nhiệm ông ấy, nhưng tôi vẫn tin thượng viện nên từ chối đề cử này. Tôi lập luận rằng những phát ngôn của Bork cho thấy ông ấy là người phản hành động chứ không phải là người bảo thủ chính thống. Ông ấy lên án phần lớn mọi quyết định của Tòa án tối cao nhằm mở rộng dân quyền ngoại trừ trường hợp Brown V. Board of Education - Brown chống lại ban giáo dục. Trên thực tế, Bork là một trong hai luật sư, cùng với William Rehnquist khuyên Barry Goldwater bỏ phiếu chống lại đạo luật dân quyền năm 1964. Với tư cách là người miền Nam, tôi biết tầm quan trọng của việc không làm tái phát vết thương của chủng tộc, bằng cách đụng chạm đến quyết định đó. Trong số những người từng được đề cử vào Tòa án tối cao trong nhiều thập niên thì Bork là người có quan điểm hạn chế nhất về tầm hoạt động của Tòa án tối cao để bảo vệ quyền cá nhân. Ông ấy cho rằng hàng chục quyết định của tòa án cần phải đảo ngược. Ví dụ như, quyền sử dụng thuốc tránh thai của đôi vợ chồng cũng không đáng được bảo vệ riêng tư khỏi các hành động của chính quyền hơn quyền của một công ty năng lượng làm ô nhiễm không khí. Trên thực tế phán quyết của ông chống lại bang Arkansas, chống lại Grand Gulf, ông ấy cho rằng các công ty năng lượng và các quyền lợi doanh nghiệp khác thậm chí còn cần phải bảo vệ nhiều hơn các công dân khỏi các hành động của chính quyền mà ông ấy không đồng tình. Tuy nhiên, về vấn đề bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp, thì quan điểm hạn chế tư pháp của ông ấy lập tức bị ném qua cửa sổ để ủng hộ cho hành động. Thậm chí ông ấy còn nói rằng các tòa án liên bang không nên chế tài các đạo luật chống tờ rớt vì các đạo luật này dựa trên các lý thuyết kinh tế sai lệch. Tôi đề nghị thượng viện không chấp nhận nguy cơ rằng thẩm phán Bork sẽ hành động theo những suy nghĩ đã có từ lâu chứ không theo những lời bảo đảm rằng ông ấy sẽ trung dung hơn mà ông ấy đưa ra trong quá trình được đề cử vào chức vụ này.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Mười Hai, 2015, 01:56:47 am
        Tôi phải gửi bản điều trần này chứ không xuất hiện để trực tiếp công bố, vì các cuộc điều trần bị hoãn lại và tôi phải theo phái đoàn thương mại đến châu Âu. Vào cuối tháng 10, thượng viện đã từ chối đề cử của Bork với số phiếu 58/42. Tôi cũng không nghĩ việc điều trần của tôi gây tác động gì đến việc bỏ phiếu. Trước đó Tổng thống Reagan đề cử thẩm phán Antonin Scalia, người cũng bảo thủ như Bork nhưng không tuyên bố và không viết lách nhiều để cho thấy điều đó. Ông ấy được chấp nhận. Vào tháng 12 năm 2000, trong vụ Bush v. Gore - tranh châp giữa Bush và Gore, ông ấy đã viết ý kiến của Tòa án tối cao vào thứ bảy cho phép một hành động chưa từng thấy là ngưng đếm phiếu ở Florida. Ba ngày sau, bằng tỷ lệ phiếu 5/4, Tòa án tối cao đã trao cuộc bầu cử cho George Bush, một phần dựa trên cơ sở các lá phiếu còn tranh chấp còn lại không thể được đếm hết trước nửa đêm của ngày hôm đó theo luật Florida đòi hỏi. Tất nhiên là không thể: Tòa án tối cao đã ra lệnh ngưng đếm phiếu hợp lệ trước đó ba ngày. Đó là một hành động tư pháp mà có lẽ đến Bork cũng phải đỏ mặt.

        Sau chuyến đi với phái đoàn thương mại, Hillary và tôi cùng với John Sununu và thống đốc Ed DiPretre bang Rhode Island gặp các đồng sự người Ý của chúng tôi ở Florence. Đó là chuyến đi đầu tiên đến Ý đôi với Hillary và tôi, và chúng tôi lập tức yêu ngay Florence, Siena, Pisa, San Gimignano và Venice. Tôi rất ngạc nhiên về thành tựu kinh tế của miền bắc nước Ý, ở đây có thu nhập đầu người còn cao hơn cả nước Đức. Một trong những lý do cho sự thịnh vượng của khu vực này có lẽ là sự hợp tác tuyệt vời của giới doanh nghiệp nhỏ trong việc chia sẻ chi phí hành chính, tiếp thị và những tiện nghi, điều mà các nhà thủ công miền bắc nước Ý đã từng làm trong nhiều thế kỷ từ thời kỳ có phường hội thời trung cổ. Một lần nữa tôi đã tìm ra ý tưởng tôi cho là có thể phù hợp ở Arkansas. Khi tôi về nhà, chúng tôi đã trợ giúp một nhóm công nhân cán thép thất nghiệp thành lập các doanh nghiệp và hợp tác trong việc chia sẻ chi phí về tiếp thị mà tôi đã quan sát được ở các thợ làm da và đồ gỗ của Ý.

        Vào tháng 10, nền kinh tế Mỹ rung động mạnh khi thị trường chứng khoán rớt hơn 500 điểm trong một ngày, sự thụt giảm lớn nhất trong một ngày kể từ năm 1929. Thật tình cờ, người giàu nhất ở nước Mỹ là Sam Walton, lại đang ngồi trong văn phòng của tôi khi thị trường đóng cửa. Sam là lãnh đạo của hội đồng doanh nghiệp Arkansas, một nhóm gồm các nhà doanh nghiệp nổi trội được gọi là "Câu lạc bộ quần áo đẹp". Họ cam kết sẽ cải thiện nền kinh tế và giáo dục ở Arkansas. Sam xin phép đứng dậy và đi ra xem tình hình cổ phiếu Wal-Mart. Toàn bộ gia sản của ông ấy gắn liền với công ty đó. Ông ấy vẫn ở mãi trong một căn nhà trong hàng chục năm và vẫn lái mãi một chiếc xe tải pick-up cũ. Khi Sam quay lại, tôi hỏi ông ấy mất bao nhiêu tiền. "Khoảng một tỷ đôla", ông ấy nói. Năm 1987, đó là một khoản tiền rất lớn, ngay cả với Sam Walton. Khi tôi hỏi ông ấy có lo không, ông ấy nói, "Ngày mai tôi sẽ bay tới Tennessee để xem siêu thị Wal-Mart mới nhất. Nếu có nhiều xe trong bãi đậu xe thì tôi không lo lắng. Tôi chỉ tham gia thị trường chứng khoán để gây thêm vốn để mở thêm các cửa hàng mới và cho nhân viên của chúng tôi một cổ phần trong công ty". Phần lớn tất cả nhân viên làm việc cho Wal-Mart đều có cổ phần. Walton là một hình ảnh đối nghịch hoàn toàn với thế hệ điều hành các tập đoàn trẻ hơn, những người lúc nào cũng đòi tăng lương ngay cả khi công ty và nhân viên của họ không làm ăn khá khẩm, và đòi được hạ cánh an toàn khi công ty thất bại. Khi chứng khoán của nhiều công ty sụp đổ vào những năm đầu của thê kỷ mới đã lộ ra một làn sóng mới những sự tham lam và nhũng nhiễu của các cồng ty, tôi đã nghĩ về cái ngày vào năm 1987 khi Sam Walton mất một tỷ đôla. Sam là một người theo đảng Cộng hòa. Tôi nghĩ rằng ông ấy chưa bao giờ bỏ phiếu cho tôi. Tôi không đồng-ý với tất cả mọi thứ Wal-Mart đã làm vào thời điểm đó và hiện nay tôi vẫn không đồng ý với một số chính sách của công ty ngày càng được áp dụng nhiều hơn sau khi ông ấy mất. Như tôi đã nói Wal-Mart không mua hàng của Mỹ nhiều như trước đây. Công ty bị cáo buộc đã sử dụng một lượng lớn những người nhập cư bất hợp pháp. Và tất nhiên, công ty có quan điểm chống nghiệp đoàn, nhưng nước Mỹ sẽ tốt hơn nếu tất cả các công ty của chúng ta được điều hành bởi những con người tận tụy đến mức có thể thấy tài sản của họ lên và xuống cùng với tài sản của nhân viên cũng như các cổ đông.

        Tôi chấm dứt năm 1987 với bài diễn văn thứ ba trong thập niên này tại Đại hội Dân chủ Florida, tuyên bô như mọi khi rằng chúng ta phải đối diện thực tế và thuyết phục nhân dân Mỹ cũng nhìn thực tế như chúng ta. Tổng thông Reagan đã hứa sẽ giảm thuế, tăng chi tiêu quốc phòng, và cân bằng ngân sách. Ông ấy đã làm được hai điều nhưng không thể làm được điều thứ ba vì phần cung của nền kinh tế học không giống như tính toán. Kết quả là, chúng ta đã làm bùng nổ nợ quốc gia, không thể đầu tư vào tương lai và để 40% dân Mỹ bị giảm lương. Tôi biết phe Cộng hòa tự hào về thành tích của họ, nhưng tôi nhìn điều đó từ góc nhìn của hai con chó già ngồi xem bọn trẻ nhảy múa vặn vẹo. Một con chó già nói với con kia "cậu biết không, nếu chúng mình nhảy như thế, bọn nó sẽ tẩy giun chúng mình mất".

        Tôi nói với những người Dân chủ ở Florida, "chúng ta ít ra cũng phải tạo ra được trật tự kinh tế thê giới mới và tìm được chỗ cho người dân Mỹ trong trật tự đó". Các lập luận chính của tôi là "chúng ta phải trả giá ngày hôm nay để có được ngày mai" và "tất cả chúng ta đều cùng can dự".

        Bây giờ nhớ lại, những bài diễn văn của tôi vào cuối thập niên 80 có vẻ rất lý thú đối với tôi vì sự tương đồng của chúng với những điều tôi sẽ nói trong năm 1992 và những điều tôi cô thừa nhận với tư cách là tổng thống.

        Năm 1988, tôi đến 13 tiểu bang và quận Columbia để diễn thuyết về các đề tài chính trị và chính sách. Các bài nói về chính sách chủ yếu nói về giáo dục và nhu cầu cần phải có các điều luật cải cằch an sinh làm chúng tôi hy vọng được quốc hội thông qua vào cuối năm. Nhưng bài diễn văn chính trị quan trọng nhất đối với tương lai của tôi là bài "Chủ nghĩa Tư bản Dân chủ" mà tôi nói trước Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ ở Williamsburg, Virginia vào ngày 29 tháng 2. Từ đó trở đi, tôi ngày càng hoạt động tích cực trong Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ, vì tôi cho đó là nhóm duy nhất có cam kết phát triển những ý tưởng mới mà đảng Dân chủ cần để thắng các cuộc bầu cử cũng như phục vụ đất nước. Ở Williamsburg, tôi nói về nhu cầu cần phải đưa ra một cách tiếp cận "dân chủ" vào nền kinh tế toàn cầu - nghĩa là làm cho nó trở thành có thể với tới được đối với tất cả các công dân, cộng đồng. Tôi chuyển qua tin vào lập luận của William Julius Wilson được viết trong cuốn sách của ông ấy, The truly Disadvantaged - Kẻ thất thế thực sự rằng không có giải pháp thuần tuý về chủng tộc nào đối với nghèo đói và thất nghiệp. Câu trả lời duy nhất là các trường học, giáo dục đào tạo cho người lớn và công ăn việc làm. Trong khi đó, tại tiểu bang nhà, tôi vẫn tiếp tục vật lộn với các vấn đề trong ngân sách dành cho trường học và nhà tù, khuếch trương chủ trương làm việc của tôi về "khởi đầu tốt, trường học tốt, việc làm tốt" và thúc đẩy cải cách thuế khoá và luật cải cách vận động hành. lang. Sau này, vì quốc hội tiểu bang không chịu thông qua các đạo luật đó, cả hai vấn đề này được đưa ra trong cuộc bầu cử tiếp theo. Các nhóm lợi ích tuyên truyền rất mạnh mẽ chống lại chúng. Cải cách về vận động hành lang đã được thông qua, còn cải cách về thuế khóa không được thông qua.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Mười Hai, 2015, 03:27:04 am
        Thống đốc Dukakis đang cố gắng tìm kiếm sự đề cử của đảng Dân chủ để tranh cử tổng thống. Một vài tuần trước khi đại hội của chúng tôi khai mạc ở Atlanta, Mike đề nghị tôi đề cử ông ấy. Ông ấy và các lãnh đạo và chiến dịch vận động của ông nói với tôi rằng dù ông ấy vẫn đang dẫn trước phó Tổng thống Bush trong các cuộc thăm dò, người dân Mỹ không biết ông ấy rõ lắm. Họ đã quyết định bài diễn văn đề cử là một cơ hội để giới thiệu ông ấy như một người lãnh đạo có phẩm chất cá nhân, quá trình làm việc, và các ý tưởng làm ông ấy xứng đáng cho chức vụ tổng thống. Vì tôi là đồng nghiệp, là bạn của ông ấy và là người miền nam, họ muốn tôi đọc bài diễn văn đó và sử dụng toàn bộ thời gian cho phép, khoảng 25 phút. Đây rõ ràng không phải là cách làm việc thông thường, vốn thường là ba người đại diện cho ba nhóm khác nhau trong đảng của chúng tôi mỗi người đọc một bài diễn văn đề cử trong năm phút. Không ai để ý nhiều đến các bài diễn văn, nhưng chúng làm cho các diễn giả cũng như các cử tri của họ cảm thấy hạnh phúc.

        Tôi rất vui sướng vì được mời nhưng cảm thấy lo lắng. Như tôi đã nói các đại hội thường là dịp gặp gỡ chào hỏi mà những lời phát biểu trên diễn đàn thường chỉ là nhạc đệm trừ những bài phát biểu chính và bài phát biểu chấp nhận đề cử vào chức vụ tổng thống và phó tổng thống. Tôi cũng đã đi dự nhiều đại hội đủ để biết rằng nếu phát biểu dài sẽ không có lợi trừ khi các đại biểu hay giới truyền thông đại chúng đã được chuẩn bị sẵn cho bài phát biểu đó và tình hình trong khán phòng thích hợp. Tôi giải thích cho những người của Dukakis rằng bài diễn văn này chỉ có thể thành công nếu tôi phát biểu mà đèn trong khán phòng phải được giảm xuống và những người hoạt động của Dukakis phải làm sao để các đại biểu yên lặng. Thêm nữa, họ cũng không được vỗ tay nhiều quá nếu không sẽ làm cho bài phát biểu kéo dài. Tôi bảo họ rằng tôi biết như vậy sẽ rất khó khăn, và nếu họ không muốn như vậy thì tôi sẽ chỉ phát biểu một bài ủng hộ kéo dài năm phút thật hay.

        Vào ngày phát biểu, 20.7, tôi đem một bản bài diễn văn của tôi đến phòng của Mike và cho ông ấy và người của ông ấy xem. Tôi bảo họ, theo bài viết, nó kéo dài 25 phút, và nếu không có vỗ tay nhiều quá thì chúng ta có thể giữ được trong vòng đúng 25 phút. Tôi chỉ cho họ thấy nếu cần cắt đi 25% hoặc 50%, hoặc 75% thì tôi sẽ cắt đoạn nào, nếu họ muốn như vậy. Vài giờ sau tôi điện thoại lại để xem ý họ ra sao. Họ bảo tôi cứ nói hết bài. Mike muốn nước Mỹ biết ông ấy như tôi mô tả.

        Đêm hôm đó tôi được giới thiệu và bước ra sân khâu trong tiếng nhạc mạnh mẽ. Khi tôi bắt đầu nói, đèn trong phòng được giảm xuống. Nhưng rồi mọi việc trở nên tồi tệ. Tôi chưa nói hết ba câu đèn lại sáng lên. Thế rồi mỗi lần tôi đề cập đến tên của Mike đám đông lại ầm ĩ. Tôi biết ngay lúc đó tôi nên bỏ bài diễn thuyết dài và kéo xuống chỉ còn năm phút, nhưng tôi đã không làm vậy. Những thính giả thực sự đang xem truyền hình. Nếu tôi có thể phớt lờ sự phân tán trong khán phòng, tôi vẫn có thể nói với những người đang xem tivi tại nhà điều mà Mike muốn họ nghe:

        Tôi muốn nói về Mike Dukạkis. Ông ấy đã đi một quãng đường dài, và tiến nhanh đến mức tất cả mọi người đều muốn biết ông ấy là người như thế nào, ông ấy là một thống đốc như thế nào, và ông ấy sẽ trở thành một tổng thống như thế nào.

        Ông ấy là bạn cũ tôi từ lâu. Tôi muốn mọi người biết câu trả lời của tôi cho những câu hỏi đó, và tại sao tôi lại tin rằng chúng ta nên đề cử Mike Dukakis thành vị Tổng thống Mỹ đầu tiên có cha mẹ là người nhập cư kể từ thời Andrew Jackson.

        Khi tôi tiếp tục trả lời những câu hỏi đó, đại hội lại quay trở lại nói chuyện với nhau, ngoại trừ khi nào tên Mike xướng lên thì họ dừng lại để cổ vũ. Tôi cảm thấy bài diễn văn đó như thể một tảng đá 100 ký mà tôi phải đẩy ngược lên dốc. Sau này tôi đùa rằng tôi biết ngay là mình gặp rắc rối khi mới vào phút thứ 10 của bài diễn văn, và giai điệu của samoa thuộc Mỹ bắt đầu nếu có theo.

        Một vài phút sau, truyền hình ABC và NBC bắt đầu nướng tôi, đưa lên những hình ảnh về một khán phòng đại hội phân tán và hỏi rằng khi nào tôi kết thúc bài diễn văn. Chỉ có CBS và các đài phát thanh là phát đi toàn bộ bài diễn văn mà không có phê phán. Giới báo chí ở đại hội rõ ràng không được nói trước là tôi sẽ nói dài bao lâu, hoặc tôi đang làm gì. Hơn nữa, cách tôi viết bài diễn văn là hoàn toàn sai. Trong khi cố gắng kể lại câu chuyện của Mike để không bị ngắt quãng bởi các lần vỗ tay, tôi làm bài diễn văn vừạ có vẻ quá thông thường vừa có vẻ quá dạy đời. Việc suy nghĩ tôi có thể nói chuyện với những người chỉ theo dõi diễn văn trên truyền hình mà không cần biết tác động đến các đại biểu thật là một sai lầm lớn.

        Tôi cũng có một vài câu hay, nhưng thật trớ trêu lần vỗ tay lớn nhất tôi được nhận lại là khi gần kết thúc bài diễn văn đau khổ đó, khi tôi nói để kết thúc "Để kết thúc...". Đấy là 32 phút thảm họa. Tôi đùa với Hillary sau đó rằng tôi không chắc chắn mình đã tệ hại như thế nào cho đến khi chúng tôi đang bước ra khỏi đại hội và cô ấy bắt đầu đến gặp mấy người lạ và nói tôi là người chồng trước của cô ấy.
May thay, Mike Dukakis không bị thiệt hại nhiều vì lỗi lầm của tôi. Ông ấy nhận được nhiều nhận xét tốt vì đã đề cử Lloyd Bentsen làm người đứng chung liên danh; họ đều đưa ra những bài diễn văn hay; và đề cử này sau đại hội Atlanta đã có những số điểm dẫn đầu lớn trong các cuộc trứng cầu. Nhưng tôi như người chết rồi.

        Vào ngày 21.7, Tom Shales viết một bài viết kinh khủng trên tờ Washington Post tóm gọn lại phản ứng của báo chí đối với bài diễn văn của tôi: "Sau khi Jesse Jackson truyền điện cho khán phòng vào ngày thứ ba, thống đốc bang Arkansas Bill Clinton lại vôi hóa khán phòng vào tối thứ tư". Ông ấy gọi bài diễn văn là "bài than vãn kinh điển của Bill Clinton", và mô tả một cách chi tiết những gì các phương tiện truyền thông phải làm để bù vào thời gian cho đến khi tôi nói xong.

        Khi chúng tôi thức dậy vào sáng ngày hôm sau, Hillary và tôi biết rằng tôi đã rơi vào cái hố mà tôi phải tự kéo mình ra. Tôi không biết bắt đầu như thế nào, ngoại trừ việc tự cười mình. Lời tuyên bố công khai đầu tiên của tôi là: "Đấy không phải là giờ phút tốt đẹp nhất của tôi. Thậm chí cũng không phải là một tiếng rưỡi đẹp nhất của tôi". Tôi vẫn giữ khuôn mặt cứng cỏi, nhưng tôi tự nói với mình là tôi sẽ không bao giờ từ bỏ những linh cảm của mình về một bài diễn văn nữa. Và ngoại trừ một khoảnh khắc ngắn trong bài diễn văn của tôi trước quốc hội về y tế năm 1994, tôi đã không bao giờ làm như vậy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Mười Hai, 2015, 04:57:10 am
        Tôi chưa bao giờ mừng vui như vậy, được quay trở về nhà và quay trở lại cuộc đời bình thường. Những người Arkansas vẫn ủng hộ tôi. Những người ủng hộ lúc nào cũng nghi ngờ của tôi cho rằng tôi đã bị cài bởi một ai đó. Phần lớn dân chúng đơn giản nghĩ là tôi đã bỏ đi sự linh động của mình để chọn phát biểu cho một bài diễn văn đã viết trước. Robert "Say" McIntosh, một chủ nhà hàng da đen mà tôi có mối quan hệ bất thường khi có khi không, đứng ra bảo vệ tôi, phê phán giới truyền thông và tổ chức một buổi ăn trưa miễn phí tại tòa nhà quốc hội tiểu bang cho bất cứ ai viết một chi tiết hoặc một lá thư nào đập lại những người phê bình tôi trong giới truyền thông. Hơn 500 người đến dự bữa ăn đó. Tôi nhận được khoảng 700 lá thư về bài diễn văn, 90% trong tổng số là tích cực. Rõ ràng những người viết những bức thư đó đều nghe bài diễn văn qua radio hoặc đã xem trên CBS, ở kênh truyền hình mà Dan Rather ít ra cũng đã chờ đến khi tôi nói xong thì mới đưa ra những lời bình phẩm của mình.

        Khoảng hơn một ngày sau khi tôi quay về, tôi nhận được một cú điện thoại của bạn tôi, Harry Thomason, đã tổ chức show trên truyền hình thành công Designing Women mà vợ cứa anh ấy là Linda Bloodworth viết kịch bản. Harry là anh trai của Danny Thomason, người đứng cạnh tôi trong dàn đồng ca nhà thờ. Hillary và tôi biết anh ấy và Linda trong nhiệm kỳ đầu tiên của tôi khi anh ấy về Arkansas để quay một cuốn phim truyền hình về Nội chiến, bộ phim The Blue and the Gray - Quần áo xanh và quân áo xám. Harry bảo tôi rằng tôi có thể thay đổi tình hình, nhưng tôi phải nhanh chóng. Anh ấy đề nghị tôi lên show truyền hình của Johnny Carson, và tự chọc cười mình. Tôi vẫn còn đờ đẫn và bảo anh ấy rằng tôi cần phải có một ngày để suy nghĩ về nó. Carson tha hồ chỉ trích bài diễn văn bằng lối nói độc thoại của ông ấy. Một trong những câu nói dễ nhớ của anh ấy là: "bài diễn văn cũng suôn sẻ giống như bao cao su Velcro". Nhưng thực ra chẳng có gì để xem xét nhiều - thực tình tôi cũng không thể lâm vào tình thế tồi tệ hơn như tôi hiện có. Ngày hôm sau tôi gọi cho Harry và đề nghị anh ấy thử dàn xếp cho tôi xuất hiện ở show của Carson. Carson thường không mời chính trị gia vào các show truyền hình, nhưng rõ ràng anh ấy đã cho phép ngoại lệ vì tôi thực ra là bao cát quá tốt không thể bỏ qua, và bởi vì tôi đồng ý chơi kèn saxo, việc mà anh ấy có thể dùng như một lý do để tiếp tục duy trì quy định của anh ấy, ít nhất không mời các chính trị gia không biết chơi nhạc cụ. Ý tưởng chơi kèn saxo là của Harry, đây cũng không phải là ý tưởng thông minh cuối cùng mà anh ấy nghĩ ra cho tôi.

        Vài ngày sau, tôi đáp may bay đi California, cùng với Bruce Lindsey và thư ký báo chí của tôi, Mike Gauldin. Trước show diễn, Johnny Carson ghé qua phòng tôi và chào tôi, một điều hầu như ông ấy không bao giờ làm. Tôi nghĩ ông ấy biết tôi đang đau khổ và muốn làm tôi thấy thoải mái. Tôi được chuẩn bị lên sân khấu không lâu sau khi show bắt đầu, và Carson bắt đầu bằng cách nói với thính giả rằng đừng có lo chuyện tôi xuất hiện vì "chúng tôi còn có rất nhiều cà phê và giường xếp trong hành lang". Sau đó ông ấy giới thiệu tôi. Và lại giới thiệu tôi. Và lại giới thiệu tôi. Ông ấy cứ kéo dài mãi như thế bằng cách nói ra tất cả những thứ gì những người nghiên cứu của ông ấy có thể tìm được về Arkansas. Tôi nghĩ ông ấy còn nói nhiều hơn tôi ở Atlanta. Khi cuối cùng tôi bước ra và ngồi xuống, Carson lấy ra một đồng hồ cát khổng lồ và đặt ngay bên cạnh tôi để cho cả thế giới có thể thấy cát đang chạy từ trên xuống. Lần nói chuyện này sẽ bị giới hạn thời gian. Vui kinh khủng. Đối với tôi nó còn vui hơn vì tôi còn mang theo đồng hồ cát của riêng tôi, nhưng những người ở trong trường quay nói tôi tuyệt đối không được mang ra. Carson hỏi tôi chuyện gì xảy ra ở Atlanta. Tôi nói với ông ấy là tôi muốn làm cho Mike Dukakis, người không nổi danh lắm về tài ăn nói, có ấn tượng tốt, và "tôi đã thành công quá sức tưởng tượng của tôi". Tôi bảo ông ấy rằng Dukakis thích bài diễn văn đến nỗi ông ấy muôn tôi đến đại hội đảng Cộng hòa để đề cử cho Phó Tổng thống Bush nữa. Kế tiếp, tôi bảo tôi đã cô tình làm hỏng bài diễn văn, bởi vì "tôi luôn luôn muôn xuất hiện ở trong show truyền hình này với hình ảnh tệ hại nhất, và bây giờ tôi đã được toại nguyên". Sau đó Johnny hỏi liệu tôi có nghĩ tôi sẽ có một tương lai chính trị hay không. Tôi giả bộ tỉnh bơ và trả lời: "Còn tùy vào chuyện tôi có thành công không ở trong show diễn đêm nay". Sau khi chúng tôi trao đổi vài câu trong vài phút và những người theo dõi trong khán phòng cười thoải mái, Johnny đề nghị tôi thổi kèn saxo cùng với ban nhạc của Doc Severinsen. Chúng tôi chơi bản "Summertime", bài này cũng vui như những lời nói đùa vậy. Sau đó tôi ngồi xuống để theo dõi vị khách kế tiếp, tay chơi nhạc rock người Anh nổi tiếng Joe Cocker, khi anh ấy hát bài hát nổi tiếng gần nhất của anh ây, "Unchain My Heart".

        Khi show diễn kết thúc, tôi thây nhẹ nhõm và nghĩ rằng show diễn đã diễn ra như có thể. Harry và Linda tổ chức một bữa tiệc cho tôi cùng với một số người bạn của họ, trong đó có hai người Arkan¬sas khác, nữ diễn viên đoạt giải Oscar Mary Steenburgen và Gil Gerard, người nổi tiếng đầu tiên vào vai diễn của mình trong phim Buck Rogers in the 25th Century - Buck Rogers trong thế kỷ 25.

        Tôi bay đêm về nhà. Ngày hôm sau, tôi biết show diễn Carson đã được đánh giá tốt trên toàn quốc và được dân Arkansas đánh giá rất cao. Thông thường không có nhiều người Arkansas thức khuya để xem show diễn và đưa ra những lời bình phẩm, nhưng rõ ràng ở đây là chuyên danh dự của tiểu bang. Khi tôi bước vào tòa nhà quốc hội của tiểu bang, một đám đông dân chúng địa phương có mặt ở đó để vỗ tay, cổ vũ và ôm hôn tôi. ít ra ở Arkansas, show của Carson đã làm cho chuyên rắc rối ở Atlanta trở thành quá khứ.

        Mọi việc có vẻ như sáng sủa đối với tôi, và phần còn lại của nước Mỹ cũng vậy. CNN bầu tôi là người chiến thắng trong chính trị của tuần, sau khi tuần trước gọi tôi là người thất trận lớn nhất. Tom Shales nói tôi đã "hồi phục một cách thần kỳ" và rằng "dân chúng xem tivi rất thích kiểu hồi phục như vậy". Nhưng mọi chuyện vẫn chưa hết. Vào tháng 8, Hillary, Chelsea, và tôi đi Long Island, New York, để nghỉ một vài ngày với người bạn của chúng tôi là Liz Robbins. Tôi được yêu cầu làm trọng tài cho trận đấu bóng mềm hàng năm vì từ thiện giữa các nghệ sỹ và các nhà văn đi nghỉ hè ở đó. Tôi vẫn còn giữ một bức hình tôi đang làm trọng tài trong cú giao banh của Mort Zuckerman, bây giờ là chủ bút tờ Daily News của New York và tờ us News & World Report. Khi tôi được giới thiệu ra trận đấu, xướng ngôn viên đùa rằng ông ấy hy vọng tôi sẽ không phải mất thời gian lâu để đưa ra quyết định trên sân như tôi đã làm với bài diễn văn ở Atlanta. Tôi phá lên cười, nhưng bên trong tôi rên rỉ. Tôi không biết đám đông nghĩ gì cho đến khi trận đấu gần kết thúc. Một người đàn ông cao đứng trên hàng ghế khán giả bước ra sân và đến cạnh tôi. Ông ấy nói: "Đừng nghĩ đến mây lời phê phán, thực ra nghe bài diễn văn đó tôi rất thích". Đó là Chevy Chase. Tôi luôn luôn rất thích phim của ông ấy. Bây giờ ông ấy có người hâm mộ đến suốt đời.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười Hai, 2015, 01:20:48 am
        Cả bài diễn văn tồi tệ của tôi lẫn show diễn Carson chẳng liên quan gì đến những công việc thực sự mà tôi làm với tư cách thống đốc, nhưng chuyện đó đã dạy tôi thêm một lần nữa rằng cách nhìn nhận của người ta về các chính trị gia như thế nào sẽ ảnh hưởng lớn đến những việc các chính trị gia đó có thể làm gì. Nó cũng cho tôi sự hiểu biết đúng mực về sự khiêm nhường. Tôi biết trong suốt cuộc đời còn lại tôi sẽ nhạy cảm hơn đối với những người lâm vào những tình huống gây bối rối hoặc nhục nhã. Tôi phải thú nhận với Pam Strickland, một phóng viên của tờ Arkansas Democrat mà tôi thật sự kính trọng, "thỉnh thoảng các chính trị gia bị đá đít cũng đâu phải luôn luôn là điều tồi tệ".

        Thật không may, trong khi mọi việc có vẻ sắp sửa đối với tôi thì với Mike Dukakis lại không được như vậy. George Bush có bài diễn văn chấp nhận đề cử tuyệt vời tại đại hội của ông ấy, hứa rằng sẽ có một chủ nghĩa Reagan "tốt bụng hơn, nhẹ nhàng hơn" và nói với chúng tôi "nghe cho rõ: không đưa ra thêm thuế mới nào cả". Hơn nữa, cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn của ông Phó tổng thống lại không áp dụng với Mike Dukakis. Lee Atwater và công ty của ông ta tấn công Mike Dukakis như một đàn chó dại, nói rằng Mike không tin vào chuyện tuân thủ trung thành với lá cờ cũng như không quá cứng rắn với tội phạm. Một nhóm "độc lập" không có quan hệ gì rõ ràng với chiến dịch tranh cử của Bush tung ra một đoạn quảng cáo có chiếu một người bị kết tội sát nhân tên Willie Horton từng được thả trong một chương trình tạm tha của bang Massachusetts. Không phải ngẫu nhiên Horton là người da đen. Những đối thủ của Dukakis đã chơi trò giải phẫu thẩm mỹ ngươc ông ấy, mà Dukakis lại không tự giúp mình khi không đáp trả nhanh chóng và mạnh mẽ sự công kích và tự cho phép mình được chụp ảnh mình đang ngồi trên một chiếc xe tăng đội mũ sắt làm cho ông ấy giống như nhân vật Alfred E. Neuman trong phim MAD Magazine hơn là vị Tổng tư lệnh tối cao tương lai của các lực lượng vũ trang.

        Vào mùa thu, tôi bay lên Boston để xem mình có thể giúp gì không. Đến lúc đó, Dukakis đã bị tụt xa lại phía sau trong các cuộc tranh cử. Tôi khẩn khoản với những người trong chiến dịch vận động phải giáng trả; cũng phải nói cho cử tri biết rằng chính quyền liên bang, mà Bush là một phần, cũng có các chương trình tạm tha cho các tù nhân. Nhưng họ đã không làm điều đó đến mức như tôi muốn. Tôi gặp Susan Estrich, người quản lý của chiến dịch, người tôi thích và người tôi nghĩ đã chịu quá nhiều trách nhiệm trong các rắc rối của Mike, Madeleine Albright là một giáo sứ ở đại học Georgetown từng làm việc trong Nhà Trắng dưới thời Carter. Bà ấy là cố vấn về chính sách ngoại giao. Tôi rất ấn tượng với sự trong sáng và cứng rắn trí thức của bà ấy và quyết tâm phải giữ liên lạc với bà.

        Dukakis bắt đầu quay lại làm chủ tình hình trong ba tuần cuối cùng của chiến dịch, nhưng ông ấy không bao giờ khôi phục lại được người Dân chủ Mới mà những quảng cáo tiêu cực cũng như việc tranh luận không tích xực đủ mức của ông ấy đã triệt tiêu đi. Vào tháng 11, Phó tổng thống Bush đánh bại ông với tỷ lệ 54/46% số phiếu. Chúng tôi cũng không thắng ở Arkansas, mặc dù tôi đã cố gắng. Dukakis là một người tốt và một thống đốc giỏi. Ông ấy và Lloyd Bentsen lẽ ra có thể đã phục vụ tốt cho đất nước của chúng ta trong Nhà Trắng. Nhưng phe Cộng hòa đã đánh bại ông ấy ngay từ đầu cuộc đua. Tôi không thể trách họ vì đã lúng túng trong một chiến dịch có hiệu quả, nhưng tôi không nghĩ điều đó là tốt cho nước Mỹ.

        Vào tháng 10, khi chiến dịch tranh cử tổng thống vào giai đoạn nước rút, tôi tham gia vào hai diễn biến về chính sách đầy khuyến khích. Tôi bắt đầu một sáng kiến mới với các thống đốc của các bang lân cận: Ray Mabus của bang Mississippi và Buddy Roemer của bang Louisiana, nhằm cứu vãn tình thế của chúng tôi. Cả hai người đều là những người tiến bộ trẻ tuổi giỏi ăn nói và đã học Harvard. Để nhấn mạnh cam kết của chúng tôi, chúng tôi đã ký một hiệp ước trên một cái phà ở giữa dòng sông Mississippi ở Rosedale. Không lâu sau, chúng tôi cùng nhau dẫn một phái đoàn sang Nhật.
chúng tôi ủng hộ nỗ lực thành công của Thượng nghị sĩ Bumpers ,và Dân biểu Mike Epsy của bang Mississippi nhằm thành lập ra ủy ban phát triển đồng bằng hạ Mississippi để nghiên cứu và đưa ra Các kiến nghị nhằm cải thiện nền kinh tế của các hạt nghèo ở hai kên bờ sông, từ miền nam Illinois đến New Orleans, nơi dòng Mississippi chảy vào vịnh Mexico. Các hạt người da trắng ở phía bắc ở vùng đồng bằng này cũng nghèo khó như các hạt nhiều dân da đen ở miền nam. Cả ba thống đốc đều tham gia vào ủy ban này: Trong một năm, chúng tôi đã tổ chức các buổi điều trần ở thượng và hạ nguồn sông ở các thị trấn nhỏ dường như đã bị bỏ quên, và chúng tôi đưa ra một báo cáo dẫn đến việc thành lập một cơ quan hoạt động đầy đủ cũng như đưa ra một nỗ lực nhằm cải thiện kinh tế và chất lượng sống ở khu vực nghèo khổ nhất của nước Mỹ bên ngoài các khu vực của người Mỹ thổ dân.

        Vào ngày 13 tháng 10, tôi được mời đến Nhà Trắng dự lễ kí dự luật cải cách an sinh đã được mong đợi từ lâu của Tổng thống Reagan. Đó thực sự là thành tích của cả hai đảng, nhờ công việc của các thống đốc đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa; dân biểu Dân chủ Harold Ford của bang Tennessee và dân biểu Cộng hòa Carroll Campbell của bang Nam Carolina; Chủ tịch ủy ban Tài chính và Chứng khoán hạ viện Dan Rostenkowski và Chủ tịch của ủy ban Tài chính thượng viện Pat Moynihan, người biết về lịch sử của an sinh hơn bất cứ ai khác; và của nhân viên Nhà Trắng. Tôi rất ấn tượng và đánh giá cao cung cách mà quốc hội cũng như Nhà Trắng đã làm việc với các thống đốc. Harold Ford thậm chí còn mời thống đốc Cộng hòa Mike Castle bang Delaware và tôi đến tham dự cuộc họp của tiểu bang nhằm thúc đẩy dự luật vào phiên bản cuối cùng để có thể đưa ra bỏ phiếu. Tôi hy vọng và tin rằng đạo luật này sẽ giúp thêm nhiều người khỏi phải nhận an sinh xã hội để có việc làm đồng thời ủng hộ thêm nữa con cái của họ.

        Tôi cũng thấy vui vì Tổng thống Reagan sẽ kết thúc nhiệm kỳ của mình bằng một việc làm tích cực. Ông ấy cũng bị rắc rốỉ ghê gớm với vụ Iran - Contra bất hợp pháp, mà Nhà Trắng đã chấp thuận, và có thể cũng đã dẫn đến việc ông bị phế truất nếu như những người phi dân chủ chỉ cần tàn nhẫn bằng một nửa Newt Gingrich. Bất chấp nhiều điều không đồng ý, nhiều bất đồng giữa tôi và Reagan, tôi thích ông ấy về mặt con người, và tôi thích nghe chuyện của ông ấy khi tôi ngồi ở bàn của ông ấỵ tại Nhà Trắng dành cho các thống đốc và khi một sô thống đốc ăn trưa với ông ây sau khi ông phát biểu trước chúng tôi lần cuôi cùng vào năm 1988. Reagan là một người bí ẩn đối với tôi, vừa thân thiện vừa xa cách. Tôi không bao giờ biết chắc ông ấy biết rõ những hậu quả đối với con người của những chính sách khắc nghiệt nhất của ông ấy hay ông ấy đang sử dụng phe cánh tả hay là bị họ sử dụng; những cuốn sách viết về ông ấy không đưa ra một câu trả lời rõ ràng và vì ông ấy mắc bệnh Alzheimer, có lẽ chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết. Dù vậy, cuộc đời của ông ấy thú vị và bí ẩn hơn là những cuốn phim ông ấy đã làm.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Mười Hai, 2015, 05:00:00 am
        Tôi dành ba tháng cuối năm 1988 chuẩn bị cho phiên họp lập pháp tiếp theo. Cuối tháng 10 tôi phát hành một cuốn sách dày 70 trang, Moving Arkansas Forward into the 21th Century - Hướng Arkansas đến thế kỷ 21, vạch ra kế hoạch tôi sẽ đề xuất với cơ quan lập pháp vào tháng 1. Cuốn sách phản ánh công sức và những đề xuất của hơn 350 công dân và công chức làm việc trong các hội đồng ủy ban giải quyết các thử thách phức tạp nhất của chúng tôi. Cuốn sách chứa đầy những sáng kiến cụ thể, bao gồm các phòng khám ở trường học nhằm hạn chế tình trạng có thai ở trẻ vị thành niên; bảo hiểm y tế học đường cho trẻ em chưa có bảo hiểm; quyền của phụ huynh và học sinh theo học bất cứ trường công lập nào chứ không chỉ buộc phải học trường trong khu vực cư trú của mình; mở rộng chương trình trước tiểu học HIPPY đến hơn 70 hạt; đặt ra báo cáo của từng trường hàng năm nhằm so sánh kết quả học tập của học sinh với năm trước và với các trường khác trong bang; một điều khoản cho phép tiểu bang tiếp quản lại việc giáo dục của các hạt thất bại; và đẩy mạnh chương trình xóa mù chữ ở người lớn nhằm đưa Arkansas trở thành bang đầu tiên "xóa sạch tình trạng mù chữ ở người dân thuộc độ tuổi lao động".

        Tôi đặc biệt phấn khích với sáng kiến xóa mù chữ và triển vọng biến nạn mù chữ từ một điều đáng xấu hổ trở thành một thử thách. Mùa thu năm trước, khi tôi và Hillary đến họp phụ huynh ở trường của Chelsea, một người đàn ông đến gặp tôi và nói anh ta đã xem tôi phát biểu về xóa mù chữ trên truyền hình. Anh ta bảo mình có một công việc tốt nhưng chưa bao giờ học để biết đọc. Sau đó anh ta hỏi liệu tôi có thể cho anh ta tham gia vào một chương trình xóa mù chữ mà không để ông chủ của anh ta biết. Tinh cờ tôi quen biết ông chủ đó và tôi chắc chắn rằng ông chủ tự hào về anh ta, nhưng vì anh ta vẫn e ngại nên nhân viên của tôi sắp xếp để anh ta học chữ mà ông chủ của anh ta không hay biết. Kể từ sau chuyên này tôi bắt đầu nói mù chữ không phải là chuyện đáng xấu hổ, nhưng sẽ thật xấu hổ nếu bạn không làm gì để khắc phục điều này.

        Dù có nhiều thay đổi lớn từ khái quát đến chi tiết, nội dung chính của chương trình đó vẫn chính là công việc tôi gắng sức thực hiện sáu năm nay: "Hoặc chúng ta đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực và nâng cao khả năng hợp tác của con người, hoặc chúng ta sẽ phải đối mặt với sự suy yếu lâu dài". Chiến lược quảng bá Arkansas như một vùng đất tươi đẹp với người dân chăm chỉ cần cù, nhân công rẻ, thuế thấp đã không còn thích hợp từ một thập kỷ trước do thực trạng mới của nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta phải tiếp tục cố gắng để thay đổi nó.

        Sau khi đi tuyên truyền trên toàn bang trong nửa năm còn lại, tôi trình bày chương trình trước cơ quan lập pháp ngày 9.1.1989. Trong bài phát biểu, tôi dẫn ra những người Arkansas ủng hộ chương trình và chỉ ra các khoản thuế cần tăng để chi phí cho chương trình này: một hiệu trưởng trường học chưa từng bỏ phiếu cho tôi nhưng tán thành cải cách giáo dục; một người mẹ nhận trợ cấp xã hội từng tham gia chương trình việc làm của chúng tôi, tốt nghiệp trung học, học đại học và tìm được việc làm; một cựu binh Thế chiến hai vừa mới học đọc học viết; và quản lý của xưởng Nekoosa Paper mới trị giá 500 triệu đôla ở Ashdown, người nói với các nhà lập pháp rằng anh ta cần có đội ngũ công nhân có tri thức hơn vì "chỉ tiêu năng suất của chúng tôi đòi hỏi công nhân hiểu môn số học, trong khi rất nhiều người trong số họ không biết".

        Tôi lập luận rằng chúng ta có thể tăng thuế. Tỷ lệ thất nghiệp của chúng ta vẫn cao hơn mức trung bình cả nước, giảm từ 10.6% sáu năm trước xuống 6.8%. Chúng ta xếp thứ 46 về thu nhập bình quân đầu người nhưng vẫn đứng thứ 43 về tổng thu nhập toàn bang và thu thuế địa phương.

        Cuối bài diễn văn, tôi đề cập rằng, một vài ngày trước, báo chí trích dẫn lời Dân biểu John Paul Capps, một người bạn và người ủng hộ nhiệt tình chương trình của tôi rằng dân chúng đã "chán ngấy Bill Clinton cứ nói đi nói lại mãi một bài diễn văn". Tôi nói với quốc hội tiểu bang rằng tôi biết chắc nhiều người chán phải nghe tôi nói đi nói lại một vấn đề, nhưng "cốt lõi của trách nhiệm chính trị là tập trung vào những gì thực sự quan trọng trong thời gian dài cho đến khi vấn đề được giải quyết". Tôi bảo tôi sẽ nói đến những chuyên khác khi "tỷ lệ thất nghiệp của bang chúng ta thấp hơn và thu nhập cao hơn mức trung bình cả nước... khi không có công ty nào bỏ qua chúng ta vì họ nghĩ chúng ta không thể chịu được gánh nặng công việc trong nền kinh tế thế giới mới... khi không có thanh niên nào phải xa gia đình mới tìm được việc làm tốt". Cho đến khi đó, "chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ của mình".

        Tôi được truyền cảm hứng để nói đi nói lại những bài phát biểu cũ khi Tina Turner đến Little Rock biểu diễn. Sau khi biểu diễn hết các tiết mục, Tina kết thúc chương trình bằng bài hit topten đầu tiên của cô, "Proud Mary". Ngay khi ban nhạc bắt đầu chơi, đám đông trở nên điên cuồng. Tina bước đến bên micro và nói "Các bạn biết đấy, tôi đã hát bài hát này 25 năm nay. Nhưng mỗi lần hát tôi đều hát hay hơn!".

        Tôi hi vọng bài hát xưa của mình vẫn còn hiệu quả, nhưng có bằng chứng ủng hộ khẳng định của John Paul Capps rằng người Arkansas, trong đó có cả các thành viên quốc hội tiểu bang, đã chán ngấy những lời thúc giục triền miên của tôi. Cơ quan hành pháp thông qua hầu hết những đề nghị cải cách cụ thể của tôi, nhưng không chịu tăng các khoản thuế cần thiết để chi trả cho chương trình y tế và giáo dục tốn kém, bao gồm khoản tăng lương lớn cho giáo viên và mở rộng giáo dục trước tiểu học cho trẻ em 3, 4 tuổi. Một cuộc trưng cầu đầu tháng 1 cho thấy đa số cử tri tán thành chi nhiều hơn cho giáo dục và tôi dẫn trước các ứng cử viên tiềm năng khác cho cương vị thống đốc năm 1990, nhưng cuộc trưng cầu cũng cho thấy một nửa số cử tri muốn có một thống đốc mới.

        Trong khi đó một vài nhân vật hàng đầu của tôi cũng trở nên mệt mỏi và mong muôn tiếp tục giải quyết sang các thách thức khác. Trong số này có vị lãnh đạo tiểu bang cởi mở nhiệt tình của đảng Dân chủ là Lib Carlisle, một doanh nhân mà tôi đã thuyết phục nhận vị trí này khi tôi nói với ông rằng công việc chỉ chiếm của ông nửa ngày trong một tuần. Sau đó ông nói đùa chắc là tôi nói đến thời gian còn lại ông dành cho việc kinh doanh của mình.

        May mắn thay, những người tài giỏi mới vẫn muốn đứng ra phục vụ. Một trong những bổ nhiệm tốt nhất và gây nhiều tranh cãi nhất của tôi là chỉ định bác sĩ Joycelyn Elders làm Bộ trưởng Y tế. Tôi bảo Elders tôi muốn làm một điều gì đó cho tình trạng có thai ở trẻ vị thành niên, một vấn đề lớn ở Arkansas. Tôi ủng hộ đề xuất của cô ấy về việc thành lập phòng y tế ở trường học và dạy môn giáo dục giới tính, cổ vũ không quan hệ tình dục và tình dục an toàn nếu được sự cho phép của trường học địa phương. Đã có vài phòng y tế đi vào hoạt động có tiếng tăm và thành công trong việc giảm tỷ lệ sinh con ngoài giá thú.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Mười Hai, 2015, 02:09:19 am
        Những nỗ lực của chúng tôi vấp phải sự phản đối kịch liệt từ những người theo trào lưu chính thống ủng hộ chính sách "chỉ cần nói không là đủ". Trong mắt họ việc bác sĩ Elders ủng hộ quyền phá thai đã là một điều vô cùng tồi tệ. Bây giờ họ cho rằng cố gắng thành lập phòng y tế học đường sẽ dẫn đến quan hệ tình dục trong số đông thanh thiếu niên vốn không bao giờ nghĩ đến chuyện này nếu Joycelyn không xây dựng phòng y tế. Tôi ngờ rằng sáng kiến của bác sĩ Elders cũng như ý tưởng của cô ấy cũng đâu cõ thể làm gì được mấy cô cậu nóng bỏng trên các băng ghế sau xe hơi. Cuộc chiến này xứng đáng để đấu tranh.

        Khi trở thành tổng thống tôi chỉ định Joycelyn Elders làm bác sĩ phẫu thuật trưởng, và cô ấy trở nên nổi tiếng trong giới y tế vì sự sẵn sàng đấu tranh không ngừng cho những chính sách y tế phù hợp và đôi khi gây tranh cãi. Tháng 12 năm 1994, sau khi chúng tôi bị thua nặng trong đợt bầu cử quốc hội giữa kì trước cánh hữu phe Cộng hòa, bác sĩ Elders lại nổi đình nổi đám khi đưa ra những gợi ý rằng dạy trẻ em thủ dâm có thể là biện pháp tốt để giảm khả năng có thai ở tuổi vị thành niên. Vào thời điểm đó, tôi làm hết sức mình để duy trì sự ủng hộ của những đảng viên Dân chủ đỏng đảnh trong quốc hội, và quyết tâm đấu với phe Cộng hòa khi họ đưa ra các đề nghị cực đoan đòi cắt giảm chi phí giáo dục, y tế và bảo vệ mồi trường. Bây giờ tôi phải đối mặt với nguy cơ Gingrich và đồng sự có thể làm chệch hướng chú ý của báo chí và dư luận khỏi việc cắt giảm ngân sách của họ bằng cách giễu cợt chúng tôi. Vào bất cứ thời điểm nào khác, chúng tôi có lẽ có khả năng đương đầu với việc đó, nhưng lúc ấy tôi đã đè nặng đảng Dân chủ với ngân sách gây tranh cãi của tôi, NAFTA, nỗ lực về y tế không thành công, dự luật Brady và lệnh cấm sử dụng vũ khí tấn công mà Hiệp hội Súng trường Quốc gia đã dùng để đánh bại hơn 10 hạ nghị sĩ của chúng tôi. Tôi quyết định yêu cầu cô ấy từ chức. Tôi ghét phải làm điều đó vì cô ấy là người thật thà, có năng lực, can đảm nhưng chúng tôi đã chơi trò giả câm giả điếc về chính trị đủ cho vài nhiệm kỳ tổng thống rồi. Tôi hi vọng một ngày nào đó cô ấy sẽ tha thứ cho tôi. Cô ấy đã làm được rất nhiều với hai chức vụ tôi bổ nhiệm.

        Tổn thất về nhân viên lớn nhất của tôi năm 1989 là Betsey Wright. Đầu tháng 8 cô ấy xin nghỉ trong vài tuần. Tôi yêu cầu Jim Pledger ở bộ phận Quản trị và Tài chính cáng đáng luôn để tạm thời thay thế cô ấy. Việc Betsey xin nghỉ kéo theo rất nhiều lời đồn đại và thêu dệt vì ai cũng biết cô ấy giữ vai trò quan trọng trong văn phòng thống đốc và giám sát mọi thứ ở chính quyền trong bang. John Brummett, người giữ chuyên mục châm biếm tờ Arkansas Gazette viết một bài tự hỏi việc ly thân của chúng tôi có kết thúc bằng ly hôn không. Anh ta cho là không vì chúng tôi quá quan trọng với nhau. Đúng là chúng tôi rất quan trọng đối với nhau, nhưng Betsey cần phải tạm nghỉ. Cô ấy đã làm việc không tiếc sức mình kể từ khi tôi thất bại năm 1980, và điều đó bắt đầu cho thấy hậu quả của nó. Chúng tôi đều nghiện công việc và hay cáu bẳn khi làm việc kiệt sức. Năm 1989, chúng tôi cố gắng làm việc quá sức trong thời kỳ khó khăn, và chúng tôi thường xuyên trút căng thẳng của mình lên người kia. Cuối năm đó, Betsey chính thức từ chức chánh văn phòng sau một thập niên cống hiến hết mình. Đầu năm 1990, tôi chỉ định Henry Oliver, một nhân viên FBI nghỉ hưu và cựu cảnh sát trưởng ở Fort Smith làm người kế nhiệm Betsey. Henry thực ra cũng không muốn làm, nhưng anh ấy là bạn tôi và tin tưởng vào những gì chúng tôi đang phấn đấu vì thế anh đã có một năm công tác tốt.

        Betsey quay trở lại vào chiến dịch tranh cử năm 1992 để bảo vệ tôi khỏi những tấn công vào những hoạt động trong quá khứ và cuộc sống riêng của tôi. Sau khi hoàn thành công việc vận động hành lang ở Washington với Anne VVexler, trong giai đoạn tôi mới nhậm chức tổng thống cô ấy trở về nhà tại Arkansas và sống ở vùng Ozarks. Hầu hết người dân Arkansas sẽ không bao giờ biết cô ấy đóng vai trò quan trọng thế nào trong việc đem đến cho họ những trường học tốt hơn, thêm nhiều việc làm, và một chính phủ trung thực hiệu quả; nhưng họ nên biết điều này. Không có cô ấy, tôi dã không bao giờ có thể đạt được nhiều thành tựu như vậy. Và không có cô ấy, tôi đã không bao giờ có thể sống sót qua những trận chiến chính trị ở Arkansas để trở thành tổng thống.

        Đầu tháng 8, Tổng thống Bush thông báo mời các thông đốc trong cả nước tham dự cuộc họp thượng đỉnh về vấn đề giáo dục vào tháng tới. Cuộc họp tổ chức tại trường Đại học Virginia, Charlottesville vào ngày 27 - 28.9. Nhiều đảng viên đảng Dân chủ nghi ngờ về cuộc họp vì Tổng thống và Bộ trưởng Giáo dục Lauro Cavazos khẳng định cuộc họp không phải là khúc dạo đầu cho việc tăng hỗ trợ của liên bang cho giáo dục. Tôi thông cảm với những lo lắng của họ, nhưng tôi lạc quan với triển vọng cuộc họp thượng đỉnh có thể vạch ra chiến lược phát triển tiếp theo trong cải cách giáo dục, như trong báo cáo Quốc gia đang lâm nguy năm 1983. Tôi tin tổng thống thực sự hứng thú với cải cách giáo dục, và tôi đồng ý với ông rằng chúng ta có thể làm nhiều việc quan trọng mà không cần tiền của liên bang. Chẳng hạn chính quyền ủng hộ việc cho phép phụ huynh và học sinh tự do chọn thêm một trường công lập khác chứ không nhất thiết là trường được chỉ định. Arkansas vừa trở thành bang thứ hai sau Minnesota thông qua đề xuất này, và tôi muốn 48 bang còn lại thi hành theo. Tôi cũng tin rằng, nếu hội nghị đưa ra bản báo cáo chính xác, các thống đốc có thể sử dụng để có được sự ủng hộ của công chúng nhằm đầu tư nhiều hơn cho giáo dục. Nếu người ta biết tiền của mình bỏ ra sẽ đem lại điều gì, họ sẽ bớt đi ác cảm với các loại thuế mới. Với tư cách đồng chủ tịch Nhóm đặc nhiệm về giáo dục của các thống đốc cùng với thống đốc Carroll Campbell bang Nam Carolina, tôi muốn đạt được sự đồng thuận trong số các thống đốc Dân chủ, rồi sau đó cùng với các thống đốc Cộng hòa đưa ra một tuyên bố phản ánh kết quả hội nghị.

        Tổng thống Bush mở đầu cuộc họp bằng một bài phát biểu ngắn nhưng hùng biện. Kế tiếp chúng tôi cùng nhau đi dạo quanh thảm cỏ trung tâm để các phóng viên chụp ảnh cho tin tức buổi tối và báo buổi sáng, rồi trở lại làm việc. Tổng thống Bush và phu nhân chiêu đãi bữa tối hôm đó. Hillary ngồi cùng bàn với tổng thống và tranh luận với ông về tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở Mỹ nghiêm trọng như thế nào. Tổng thống đã không tin khi Hillary cho ông biết 18 nước thực hiện việc nuôi sống trẻ sơ sinh đến năm hai tuổi tốt hơn chúng ta. Khi cô ấy đề nghị đem cho ông chứng cứ, ông nói ông sẽ tự tìm lấy. Ồng đã làm, hôm sau ông nhờ tôi chuyển cho Hillary lời nhắn công nhận cô ấy đúng. Cử chỉ lịch thiệp đó gợi cho tôi nhớ lại sáu năm trước ở Kennebunkport khi ông tự mình dẫn Chelsea, lúc đó mới ba tuổi, đến phòng vệ sinh.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2015, 02:10:10 am
        Khi Carroll Campbell phải quay về Arkansas có việc đột xuất, tôi phải chuẩn bị chi tiết tuyên bố của hội nghị với chủ tịch Hiệp hội Thống đốc Quốc gia (NGA) là thống đốc đảng Cộng hòa Terry Branstad bang Iowa; Mike Cohen, nhân viên giáo dục của NGA; và phụ tá của tôi, hạ nghị sĩ Gloria Cabe. Sau khi làm việc đến quá nửa đêm, chúng tôi đưa ra một tuyên bố buộc các thống đốc và Nhà Trắng cam kết đặt ra một loạt các mục tiêu về giáo dục phải đạt được cho đến năm 2000. Không như những hoạt động tiêu chuẩn của thập kỉ trước, những mục tiêu này tập trung vào đầu ra thay vì đầu vào, đòi hỏi tất cả chúng tôi phải đạt được những kết quả cụ thể. Tôi lập luận rằng tất cả chúng tôi trông sẽ thật ngớ ngẩn trừ khi chúng ta rời khỏi Charlottesville với cam kết táo bạo đầu tư nhiều sức lực hơn vào cải cách giáo dục.

        Ngay từ đầu, hầu hết các thống đốc ủng hộ sự nghiệp này và tán thành ý kiến biến cuộc họp thượng đỉnh thành sự khởi đầu cho một điều gì đó lớn lao. Một số người của tổng thống do dự. Họ e ngại sẽ gắn tổng thống vào một ý tưởng lớn có thể đem đến cho ông nhiều phiền toái khi tạo kì vọng vào việc tăng đầu tư liên bang. Điều này không có trong ý đồ của họ do thâm hụt ngân sách và lời cam kết "không có thuế mới" của tổng thống. Cuối cùng nhờ chánh văn phòng Nhà Trắng lúc đó là John Sununu mà Nhà Trắng đã thay đổi ý kiến. Sununu thuyết phục các đồng nghiệp của mình ở Nhà Trắng rằng các thống đốc không thể trở về tay không, và tôi hứa làm giảm tối thiểu áp lực công chúng mà các thống đốc có thể gây nên nhằm đòi thêm tiền liên bang. Tuyên bố cuối cùng của cuộc họp thượng đỉnh viết rằng: "Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, đã đến lúc chúng ta thiết lập các mục tiêu quốc gia cụ thể, các mục tiêu giúp chúng ta tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế".

        Cuối hội nghị, Tổng thống Bush viết tay cho tôi một lời nhắn thân mật, cám ơn tôi làm việc trong hội nghị cùng nhân viên của ông, và rằng ông muốn giữ vấn đề cải cách giáo dục "nằm ngoài chuyện tranh chấp vặt vãnh" khi chúng tôi tiến gần tới kỳ bầu cử giữa kỳ năm 1990. Tôi cũng muốn như thế. Ủy ban Giáo dục của các thống đốc lập tức bắt đầu quy trình phát triển mục tiêu, cùng với cố vấn chính sách đối nội Nhà Trắng Roger Porter, từng nhận học bổng Rhodes và đến học ở Oxford sau tôi một năm. Chúng tôi làm việc cật lực bốn tháng tiếp theo nhằm đạt đến thỏa thuận với Nhà Trắng vừa kịp cho Thông điệp liên bang của tổng thống.
Tới cuối tháng 1 năm 1990, chúng tôi đã nhất trí sáu mục tiêu cho năm 2000:

        • Đến năm 2000, tất cả trẻ em trên nước Mỹ sẽ đến trường trong tình trạng sẵn sàng học.
        • Đến năm 2000, tỷ lệ tốt nghiệp trung học sẽ tăng lên ít nhất là 90%.
        • Đến năm 2000, học sinh Mỹ sẽ kết thúc các lớp 4, 8 và 12 với học lực khá trong những môn học thử thách như tiếng Anh, toán, khoa học, lịch sử và địa lý; và tất cả các trường ở Mỹ sẽ đảm bảo mọi học sinh học cách tư duy để chuẩn bị trở thành công dân có trách nhiệm, học cao hơn và làm việc có năng suất trong nền kinh tế mới.
        • Đến năm 2000, học sinh Mỹ sẽ phải đứng nhất thế giới về khoa học và toán học.
        • Đến năm 2000, tất cả người trưởng thành ở Mỹ đều biết chữ, có kiến thức và kĩ năng cần thiết để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu cũng như thực thi quyền và nghĩa vụ công dân.
        • Đến năm 2000, mọi trường học ở Mỹ hoàn toàn thoát khỏi tình trạng bạo lực và ma túy và có một trường học kỷ luật cao.
 
        Ngày 31 tháng 1, tôi đang ngồi trong phòng triển lãm của hạ viện khi Tổng thống Bush công bố những mục tiêu này và nói rằng chúng sẽ được kết hợp phát triển bởi Nhà Trắng và Nhóm đặc nhiệm về Giáo dục của các thống đốc, và tuyên bố các mục tiêu này sẽ là một phần của một tuyên bố mục tiêu toàn diện hơn để chúng ta có thể đưa ra trước các thống đốc tại kì họp mùa đông vào tháng tới.

        Văn kiện được các thống đốc thông qua cuối tháng 2 đó là sự kế thừa có giá trị của báo cáo Quốc gia đang lâm nguy năm 1983. Tôi tự hào có đóng góp một phần và ấn tượng với kiến thức và sự tận tụy của những thống đốc khác, tổng thống, John Sununu, và Roger Porter. Trong 11 năm tiếp theo, khi làm thống đốc hay làm tổng thống, tôi cố gắng hết sức để giành được những mục tiêu giáo dục quốc gia. Chúng tôi đề ra mục tiêu cao. Một khi bạn đặt mục tiêu cao và cố thực hiện nó, kể cả nếu bạn không hoàn tất hết, bạn cũng đã tiến xa hơn nhiều so với điểm xuất phát của mình.

        Tôi dành những tháng cuối năm 1989 cố gắng quyết định phần còn lại của cuộc đời mình sẽ làm gì. Có nhiều lý do để không ra tranh cử tiếp nhiệm kỳ thứ năm. Tôi thấy nản vì đã không thể tìm được nguồn tài chính cần thiết để phát triển giáo dục, phát triển chương trình nhi đồng và y tế. Tôi có thể dừng lại sau 10 năm, nhìn lại những thành quả thực sự trong điều kiện khó khăn, và để ngỏ quyết định tranh cử tổng thống năm 1992. Cuối cùng, nếu tôi lại ra tranh cử, tôi có thể không thắng được. Tôi đã phục vụ lâu hơn bất kì thống đốc nào khác ngoại trừ Orval Faubus. Và cuộc thăm dò cho thấy rất nhiều người muốn có một thống đốc mới.

        Mặt khác tôi yêu thích cả chính trị lẫn chính sách. Tôi không muốn rời cương vị với cảm giác cay đắng của những thất bại về tiền bạc của năm 1989. Tôi vẫn còn một đội ngũ những người có khả năng, lòng nhiệt huyết và vô cùng trung thực. Trong suốt thời gian tôi làm thống đốc, chỉ có duy nhất hai lần bị đưa tiền ra mua chuộc để thực hiện một quyết định đặc biệt. Một công ty muốn thắng thầu cung cấp dịch vụ y tế cho hệ thống nhà tù đề nghị với tôi một khoản tiền đáng kể thông qua một bên trung gian. Tôi gạch tên công ty đó khỏi danh sách đấu thầu. Một thẩm phán hạt yêu cầu tôi gặp một người đàn ông lớn tuổi đang muốn tôi ân xá cho cháu trai ông ta. Ông già này đã hàng chục năm không liên hệ với chính quyền, rõ ràng ông ta nghĩ mình đang làm những việc nên làm khi biếu tồi 10.000 USD cho vụ ân xá này. Tôi bảo ông ấy rằng ông ta thật may mắn khi tôi bị lãng tai, vì tôi nghe như có vẻ ông ấy vừa phạm vào một tội. Tôi khuyên ông nên về nhà và quyên góp số tiền đó cho nhà thờ hoặc làm từ thiện, và hứa sẽ xem xét trường hợp của cháu ông ta.

        Phần lớn thời gian, tôi vẫn mong ngóng đi làm, và tôi chẳng biết sẽ làm gì nếu mình bỏ cuộc. Cuối tháng 10, tôi đi dự hội chợ tiểu bang như thông lệ hàng năm. Năm đó tôi ngồi ở một quầy hàng và nói chuyện với tất cả những ai muốn gặp tôi. Đến cuối ngày, một người đàn ông trong bộ quần áo rộng thùng thình tình cờ đi ngang qua và ghé vào. Đó là một trường hợp làm tôi sáng tỏ nhiều thứ. "Bill, anh có ra tranh cử lần nữa không?", ông ta hỏi. "Tôi không biết", tôi trả lời. "Nếu tôi ra tranh cử, ông có bầu cho tôi không?". "Chắc là có. Tôi vẫn luôn bầu cho anh", ông ta đáp. Tôi hỏi "Bao nhiêu năm qua như vậy ông không thấy chán tôi à?". Ông ta cười và nói "Tôi thì không, nhưng tất cả mọi người tôi biết thì có đấy". Tôi cười và trả lời, "Họ không cho là tội làm tốt à?". Ông ta đáp "Có chứ, nhưng cứ nửa tháng anh vẫn lãnh lương đều đều mà?". Đó là một ví dụ kinh điển về luật chính trị của Clinton: Tất cả các cuộc bầu cử đều nhắm về tương lai. Tôi xem như đã làm tốt công việc như tất cả những người làm việc để kiếm sống khác. Bảng thành tích tốt chỉ hữu ích chủ yếu trong việc chứng minh bạn sẽ thực hiện những điều mình nói nếu bạn tái cử.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười Hai, 2015, 02:39:03 am
        Tháng 11, Bức tường Berlin, biểu tượng của sự chia rẽ thời Chiến tranh Lạnh, sụp đổ. Giống như tất cả những người Mỹ khác, tôi vui mừng trước cảnh tượng những thanh niên Đức kéo đổ nó và nhặt những mảnh vỡ làm kỉ niệm. Sự đối đầu lâu nay của chúng ta với sự bành trướng của cộng sản ở châu Âu đã kết thúc bằng thắng lợi của tự do nhờ mặt trận liên kết của NATO và sự kiên trì của các nhà lãnh đạo Mỹ, từ Harry Truman đến George Bush. Tôi nhớ lại chuyến du lịch của mình đến Moscow 20 năm trước, sự hào hứng của thanh niên Nga với thông tin và âm nhạc từ phương Tây, và sự khao khát tự do mà điều đó tượng trưng. Không lâu sau, tôi nhận được hai mảnh của Bức tường Berlin từ một người bạn lâu năm là David Ifshin, người đã ở Berlin vào đêm định mệnh 9.11 đó cùng với người Đức và tham gia đập đổ bức tường. David từng phản đối kịch liệt chiến tranh ở Việt Nam. Sự phấn khích của anh ấy trước bức tường sụp đổ là biểu tượng cho những hứa hẹn mà tất cả người Mỹ thấy được trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.

        Tháng 12, mục sư và là người cố vấn đầy kinh nghiệm của tôi, W. O. Vaught thua trận trong cuộc chiến chống căn bệnh ung thư. Ông ấy đã nghỉ hưu ở hội thánh Immanuel một vài năm trước và được thay thế bởi tiến sĩ Brian Harbour, một mục sư trẻ tuổi tài giỏi, người đại diện cho số người Baptist phương Nam ngày càng ít đi mà tôi nhận mình là một trong số đó. Tiến sĩ Vaught vẫn tiếp tục hoạt động sau khi nghỉ hưu cho đến khi bệnh tật khiến ông quá yếu không thể đi lại và nói chuyện. Hai năm trước, ông đến thăm tôi ở dinh thự thống đốc. Ông nói ông muốn cho tôi biết ba điều. Đầu tiên, ông bảo ông biết tôi lo ngại về khía cạnh đạo đức của hình phạt tử hình, mặc dù tôi luôn ủng hộ nó. Ông nói với tôi lời răn dạy của Kinh thánh "không được giết người" không ngăn cấm được việc hành quyết đúng luật pháp, vì từ Hi Lạp gốc không bao gồm tất cả các hành động giết chóc. Ông nói, nghĩa đen của lời răn là "anh không được phạm tội giết người". Thứ hai, ông lo lắng về các cú tấn công của những người thuộc trào lưu chính thống đối với tôi do quan điểm cho phép lựa chọn phá thai của tôi. Ông muốn tôi biết rằng, trong khi ông tin phá thai thường là sai lầm, Kinh thánh không lên án nó, hoặc cũng không nói rằng cuộc sống bắt đầu từ sự thụ thai, mà là từ lúc sự sống được "thổi vào" một đứa trẻ khi nó bị vỗ vào mông sau khi ra khỏi bụng mẹ. Tôi hỏi ông về đoạn Kinh thánh viết Chúa biết về chúng ta ngay từ khi chúng ta còn trong bụng mẹ. Ông trả lời câu Kinh thánh đó đơn giản để chỉ sự thông suốt của Chúa, cũng giống như nói Chúa biết chúng ta từ khi chúng ta thậm chí chưa ở trong bụng mẹ, thậm chí trước khi những người sinh ra chúng ra chào đời.

        Điều cuôi cùng mục sư Vaught nói khiến tôi ngỡ ngàng. Ông bảo, "Bill, tôi nghĩ anh sẽ trở thành tổng thống vào một ngày nào đó. Tôi nghĩ anh sẽ làm tốt, nhưng có một điều trên hết anh phải nhớ: Chúa sẽ không bao giờ tha thứ cho anh nếu anh không đứng về phía người Israel". Ông tin rằng Chúa sắp đặt người Do Thái phải trở về nhà ở Đất thánh. Dù ông không bất đồng với ý kiến rằng người Palestine bị ngược đãi, ông nói chìa khóa cho vấn đề của họ phải bao gồm cả hòa bình và an ninh cho Israel.
Giữa tháng 12 tôi đến thăm tiến sĩ Vaught. Ông gầy hơn, ốm yếu iến mức không thể dậy khỏi giường. Ông yêu cầu tôi đem cây thông Noel vào phòng ngủ để ông có thể nhìn ngắm nó vào những ngày cuối cùng. Thật trùng khớp, mục sư Vaught mất đúng ngày giáng sinh. Chúa Jesus chưa bao giờ có một bề tôi trung thành đến thế. Và tôi cũng chưa bao giờ có một mục sư và một cố vấn trung thành hơn. Bây giờ tôi phải bước đi con đường ông đã dự đoán và vượt qua những hiểm họa của tâm hồn tôi mà không có ông.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Mười Hai, 2015, 04:41:11 am
       
        25


        Trong khi tôi đang cố gắng quyết định xem mình có nên tranh cử lần nữa không thì cuộc chạy đua tranh cử thống đốc thực sự trở nên gay gắt, dù tôi có tham gia hay không. Những tham vọng bị dồn nén trong nhiều năm giờ đây được dịp bùng lên. về phía đảng Dân chủ, Jim Guy Tucker, Bộ trưởng tư pháp Steve Clark và Chủ tịch Quỹ Rockefeller Tom McRae, ông của ông này từng là thống đốc, tất cả đều thông báo sẽ tham gia tranh cử. Họ đều là những người bạn của tôi và là những người có nhiều ý tưởng sáng tạo và những thành tích cải cách tiến bộ. Về phía đảng Cộng hòa, cuộc chạy đua thậm chí còn gay cấn hơn. Đó là cuộc chạy đua giữa hai cựu đảng viên Dân chủ: Dân biểu Tommy Robinson, người không thích Washington, và Sheffield Nelson, nguyên chủ tịch của Công ty Gas Arkansas-Louisiana, người từng phát biểu rằng ông ta rời chuyển, đảng vì đảng Dân chủ quá nghiêng về phía cánh tả. Với những người da trắng sống ở miền Nam thì đây là một lời giải thích thường thấy, nhưng thật thú vị khi Sheffield Nelson nói điều này bởi vì chính ông ấy từng ủng hộ Thượng nghị sĩ Ted Kennedy chống lại Tổng thống Carter vào năm 1980.

        Robinson và Nelson, cũng như những người ủng hộ họ đều từng là bạn với nhau một thời, giờ đây quay sang tấn công nhau trong một cuộc chạy đua đầy những trò chửi rủa, thậm chí bêu riếu nhau. Robinson buộc tội Nelson và Jerry Jones, người sở hữu một vài mỏ khí gas cung cấp cho Arkla đồng thời là bạn chung lâu năm cua Robinson và Nelson, là những nhà kinh doanh tham lam đã bòn rút tiền trả dịch vụ của người dân vì lợi ích cá nhân. Trong khi đó, Nelson buộc tội Robinson là một người không kiên định và không phù hợp làm một thống đốc. Hầu như điểm duy nhất mà họ đồng tình với nhau là tôi đã tăng thuế quá cao mà chẳng sử dụng chúng để phát triển kinh tế và cải cách giáo dục là mấy.

        Về phía đảng Dân chủ, Steve Clark rút khỏi cuộc đua, để lại hai ứng viên Jim Guy Tucker cùng Tom McRae. Họ có một cách tiếp cận khác thông minh hơn những đối thủ đảng Cộng hòa nhằm loại bỏ tôi khỏi cuộc đua. Họ nói tôi đã làm nhiều điều tốt nhưng tôi không còn những ý tưởng mới và đã lỗi thời. 10 năm làm thống đốc là quá đủ. Tôi không còn có thể làm được gì trong quốc hội và giữ chiếc ghế thống đốc thêm bốn năm nữa sẽ cho tôi quá nhiều quyền lực kiểm soát các mặt của chính quyền bang. McRae đã có buổi họp mặt với những cử tri đại diện, họ mong muốn thống đốc mới sẽ tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng tôi đã đi đồng thời sẵn sàng tiếp nhận những thay đổi mới. Tôi không tin một chính quyền mới có thể làm được nhiều điều với những nhà lập pháp bảo thủ chống lại việc tăng thuế như thế này.

        Cuối cùng, dù vẫn chưa chắc chắn phải làm gì, tôi quyết định sẽ đưa ra thông báo của mình vào ngày 1 tháng 3. Hillary và tôi đã suy nghĩ về vấn đề này rất nhiều. Có nhiều sự suy đoán từ phía công chúng rằng cô ấy sẽ tranh cử nếu tôi rời cuộc đua. Khi được hỏi về vấn đề này tôi nói cô ấy sẽ là một thống đốc tuyệt vời nhưng tôi không biết liệu cô ấy có tham gia tranh cử hay không. Khi tôi và Hillary bàn luận về việc này, cô ấy nói cô ấy sẽ tranh cử nếu tôi quyết định rút lui nhưng cô ấy không muốn điều đó can dự phần nào trong quyết định của tôi. Trước cả tôi, Hillary hiểu rằng tôi vẫn chưa sẵn sàng rời bỏ chiếc ghế thống đốc của mình.

        Cuối cùng tôi không thể chịu được ý nghĩ phải rời bỏ 10 năm làm việc tận tụy, đặc biệt với năm qua đánh dấu bởi những thất bại liên tiếp khi tôi muôn đầu tư nhiều hơn cho việc cải cách giáo dục. Tôi không bao giờ là người chịu thua cuộc và bất cứ khi nào tôi quyết tâm lại có một động lực gì đó giúp tôi đi tiếp. Vào giữa thập kỉ 80, khi nền kinh tế tuột dốc, tôi đã có ý định thu hút được một ngành nghề mới vào một hạt có tỷ lệ thất nghiệp cao, cứ bốn người có một người thất nghiệp. Đến phút cuối, tiểu bang Nebraska đã dành cho công ty đó thêm một triệu đôla nữa và tôi mất hợp đồng. Tôi tưởng như mình đã làm thất vọng cả hạt đó. Khi Lynda Dixon, thư ký của tôi, thấy tôi ngồi sụp trên ghế gục đầu vào tay, Lynda đã xé bài Kinh thánh hàng ngày từ cuốn lịch cầu nguyện mà cô ấy để trên bàn. Đó là tiết Galatians 6:9: "Đừng bao giờ mệt mỏi khi làm điều thiện, vì đến mùa chúng ta sẽ nhận được thành quả nếu không mất niềm tin". Sau đó tôi lại trở lại làm việc.

        Vào ngày 11 tháng 2, tôi đã chứng kiến sức mạnh tuyệt vời của lòng kiên trì. Sáng sớm chủ nhật hôm đó, Hillary và tôi gọi Chelsea dạy và bế con bé xuống nhà ăn của dinh thự thống đốc. Chúng tôi nói với Chelsea rằng những gì con sắp xem sẽ là một trong những sự kiện quan trọng nhất mà con từng chứng kiến. Chúng tôi bật tivi và xem Nelson Mandela bước những bước cuối cùng trên con đường dài tìm kiếm tự do của ông. Sau suốt 27 năm ở tù và chịu sự hành hạ, Mandela đã chịu đựng và chiến thắng để chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, giải phóng tâm hồn và trái tim mình khỏi thù ghét và truyền cảm hứng cho cả thế giới.

        Tại cuộc họp báo ngày 1 tháng 3, tôi đã nói rằng "mặc dù ngọn lửa của cuộc bầu cử không còn cháy trong tôi nữa", tôi sẽ vẫn tham gia tranh cử nhiệm kì thống đốc lần thứ năm bởi vì tôi muốn có một cơ hội khác để hoàn thành nhiệm vụ cải cách giáo dục và hiện đại hóa nền kinh tế và bởi vì tôi nghĩ tôi có thể làm việc này tốt hơn các ứng cử viên khác. Tôi cũng hứa sẽ đưa nhiều người mới vào chính quyền bang để tránh việc lạm dụng quyền lực.

        Nhìn lại lời phát biểu, tôi nhận thấy lời nói của mình có phần nước đôi và hơi ngạo mạn nhưng nó chính là cảm xúc thực sự của tôi lúc bấy giờ, giống như khi tôi tranh cử lần đầu tiên vào năm 1982 khi mà tôi có thể thất bại. Tôi có được một chút thư thả ngay sau đó khi Jim Guy Tucker quyết định rút khỏi cuộc đua để giành vị trí phó thống đốc, tuyên bố rằng một cuộc bầu cử sơ bộ mà số phiếu bị phân chia sẽ chỉ tăng khả năng chiến thắng của đảng Cộng hòa vào cuộc bầu cử mùa thu, bất kể người chiến thắng là ai. Jim Guy nhận định ông ta có thể giành chiến thắng trong cuộc tranh cử vị trí phó thống đốc bang một cách dễ dàng, sau đó ông ta sẽ tranh cử thống đốc trong bốn năm nữa. Nhận định của Jim Guy gần như hoàn toàn đúng và tôi đã được giảm bớt gánh nặng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2015, 07:51:06 am
        Tuy nhiên tôi cũng không thể xem nhẹ cuộc bầu cử chọn ứng viên của đảng cho cuộc tuyển cử sắp tới. McRae đang bắt đầu một chiến dịch tranh cử quyết liệt và có rất nhiều bạn bè cũng như những người ngưỡng mộ trong bang từ những năm làm việc tốt tại Quỹ Rockefeller. Trong lần tuyên bố tranh cử chính thức của mình, McRae cầm một cây chổi trong tay và nói rằng ông muốn quét sạch bộ máy chính quyền bang khỏi những tư tưởng cũ và những chính trị gia nhà nghề. Chiến thuật cầm chổi này đã tỏ ra hiệu quả với hàng xóm của tôi là David Boren khi ông ta tranh cử vị trí thống đốc bang Oklahoma vào năm 1974. Tôi quyết làm cho chiến thuật cầm chổi không thể hiệu quả được nữa. Gloria Cabe đồng ý quản lý chiến dịch và cô ta tập hợp được một tổ chức hoạt động hiệu quả. Maurice Smith quyên góp tiền cho chiến dịch. Còn tôi thực hiện một chiến lược đơn giản: làm việc nhiều hơn với c ác đối thủ, thực hiện nhiệm vụ và tiếp tục thuyết phục cho những ý tưởng mới của mình, bao gồm học bổng cho các sinh viên trung học đạt điểm B trở lên và sáng kiến "trồng tương lai" nhằm trồng trên mười triệu cây một năm trong vòng một thập kỉ tới nhằm giảm khí gas nhà kính và hiện tượng ấm lên của trái đất.

        McRare buộc phải phê phán chỉ trích tôi nhiều hơn, điều này cũng làm ông ta không thoải mái, nhưng cũng gây một vài tác động. Tất cả các ứng cử viên đều tấn công tôi vì vai trò của tôi trong chính trị toàn quốc. Vào cuối tháng 3, tôi tới New Orleans để nhận chức chủ tịch Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ (DLC). Tôi tin chắc những tư tưởng của nhóm về cải cách phúc lợi xã hội, xét xử tội phạm, giáo dục, và tăng trưởng kinh tế đều quan trọng với tương lai của đảng Dân chủ và quốc gia. Những quan điểm của DLC được nhiều người biết đến ở Arkansas, nhưng sự hiện diện nổi bật của tôi lại có thể là một phiền toái trong cuộc tranh cử nên tôi trở về nhà ngay khi có thể.

        Vào tháng 4, lần đầu tiên tổ chức AFL-CIO từ chối ủng hộ tôi. Bill Becker, chủ tịch của AFL-CIO, chưa bao giờ thực sự có thiện cảm với tôi. Ông ta cho rằng việc tăng thuế doanh thu là không công bằng với những người dân lao động, ông ta cũng chống lại những ưu đãi thuế tôi đưa ra nhằm thu hút thêm việc làm cho Arkansas và quy trách nhiệm cho tôi về thất bại của cuộc trưng cầu dân ý về cải cách thuế vào năm 1988. Ông ta cũng giận dữ vì tôi đã ủng hộ khoản tiền bảo lãnh vay 300.000 đôla cho một doanh nghiệp đang dính líu trong một cuộc tranh chấp về lao động. Tôi phát biểu trong hội nghị nghiệp đoàn, bảo vệ việc tăng thuế lấy tiền cho giáo dục và tỏ ra ngạc nhiên về việc Becker buộc tội tôi về thất bại trong việc cải cách thuế mà tôi ủng hộ còn dân chúng thì bỏ phiếu chống lại. Tôi cũng giữ quan điểm về bảo lãnh khoản vay vì nó cứu được 410 việc làm: công ty đó bán sản phẩm của mình cho Ford Motor và khoản vay đã giúp cho công ty có được lượng hàng tích trữ trong hai tháng mà nếu không có nó Ford Motor đã hủy hợp đồng với công ty và dẫn công ty đi đến phá sản. Trong vòng hai tuần, 18 nghiệp đoàn địa phương đã chống lại Becker và ủng hộ tôi. Họ đã không rơi vào cái bẫy kinh điển là trở thành kẻ thù hoàn hảo chống lại điều tốt. Nếu những người bỏ phiếu cho Ralph Nader vào năm 2000 không mắc phải sai lầm tương tự thì AI Gore đã được bầu làm tổng thống.

        Giây phút gây xúc động nhất trong cuộc bầu chọn ứng viên của đảng cho cuộc tuyển cử sắp tới xảy ra khi tôi phải đi công tác ở ngoài tiểu bang. Trong khi tôi đang trình bày bản báo cáo về nhiệm vụ phát triển vùng đồng bằng cho quốc hội ở Washington thì McRae triệu tập một buổi họp báo để chỉ trích những gì tôi đã làm được. Ông ta nghĩ mình có thể kéo hết cánh báo chí Arkansas về phía mình. Tuy nhiên Hillary lại nghĩ khác. Cô ấy nói sẽ xuất hiện tại cuộc họp báo khi nói chuyên điện thoại với tôi vào đêm hôm trước. Ông ta đem một tấm bìa hình nhân trông giống tôi để bên cạnh ông ta. Ông ta công kích tôi vì không có mặt tại bang, ngầm ý rằng tôi tránh né tranh luận với ông ta và bắt đầu chỉ trích những thành tích tôi đã làm thông qua việc tự đặt câu hỏi cho tôi rồi tự trả lời.

        Đến giữa buổi, Hillary bước ra khỏi đám đông và ngắt lời McRae. Cô ấy nói rằng Tom biết tôi đang ở Washington xúc tiến vấn đề phát triển vùng đồng bằng, điều này có lợi cho Arkansas. Sau đó cô ấy đưa ra một bản tóm tắt những báo cáo trong vài năm gần đây của Quỹ Rockefeller khen ngợi những việc làm của tôi khi giữ vị trí thống đốc. Cô ấy phát biểu ông ta đã nói đúng trong bản báo cáo và Arkansas nên tự hào: "Chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ hơn bất kì tiểu bang nào khác ngoại trừ Nam Carolina và chúng ta cũng đang dần bắt kịp họ".

        Đây là lần đầu tiên vợ của một ứng viên, chứ chưa nói đến đệ nhất phu nhân, lại đương đầu với một đối thủ như vậy. Một vài người phê phán hành động của Hillary nhưng hầu hết đều biết cô ấy có quyền đứng ra bảo vệ những gì chúng tôi đạt được trong nhiều năm qua, và điều này đã làm sụp đổ đà tiến của McRae. Khi tôi trở về nhà, tôi phản kháng lại những lời công kích của ông ta và tấn công chiến lược phát triển kinh tế của McRae, lập luận rằng dường như ông ta muốn xây một bức tường rào xung quanh Arkansas. Tôi dành chiến thắng với 55% phiếu bầu vượt trên McRae và một số đối thủ khác. Tuy nhiên, Tom đã có một chiến dịch khá hay trên cơ sở ngân sách eo hẹp, và cũng làm được nhiều việc đủ để gieo hi vọng cho phe Cộng hòa vào viễn cảnh của họ trong cuộc bầu cử mùa thu.

        Sheffield Nelson đánh bại Tommy Robinson trong cuộc bầu cử tìm ứng viên của đảng Cộng hòa và hứa sẽ cạnh tranh với thành tích "thuế và chi tiêu" của tôi. Đây là một chiến lược sai lầm. Nelson đáng lẽ nên tỏ ra là một ứng viên Cộng hòa ôn hòa, tán dương thành tích về phát triển kinh tế và giáo dục của tôi, đồng thời nói rằng 10 năm là đủ - và nên tặng cho tôi một chiếc đồng hồ vàng rồi cho về hưu yên ấm. Bằng việc chuyển từ quan điểm ban đầu của ông ấy là ủng hộ chương trình giáo dục và việc tăng thuế doanh thu để lấy quỹ cho giáo dục, Nelson đã cho phép tôi có thể thoát khỏi hình ảnh cứng nhắc mệt mỏi của những người đương chức tái cử và tiếp tục vận động với tư cách ứng viên duy nhất có các thay đổi tích cực.

        Chuyện Nelson vận động chống chương trình giáo dục và tăng thuế còn có thêm ưu thế phụ cho tôi là nếu tôi thắng, tôi có thể tranh luận với những nhà lập pháp rằng người dân đã bỏ phiếu đòi hỏi thêm tiến bộ hơn nữa. Đến gần ngày bầu cử, tể chức nghiệp đoàn AFL-CIO cuối cùng cũng ủng hộ tôi. Hiệp hội Giáo dục Arkansas thì "tiến cử" tôi vì tôi cam kết sẽ tăng lương cho giáo viên, nhờ vào lời hứa của Nelson không tăng thuế trong bốn năm, và nhờ mong muốn của chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Arkansas là Sid Johnson muốn hòa hoãn và tiếp tục công việc.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười Hai, 2015, 03:03:44 am
        Trong khi đó Nelson tiếp tục nghiêng thêm về phía cánh hữu, bênh vực việc giảm phúc lợi xã hội cho trẻ em sinh ngoài giá thú và phản đối tôi về việc tôi phủ quyết một dự luật mà Hiệp hội súng trường quốc gia (NRA) đã thông qua cơ quan lập pháp. Dự luật này nếu được thông qua sẽ ngăn cấm chính quyền các tiểu bang ban hành bất cứ điều luật nào hạn chế việc lưu hành các loại súng và đạn dược. Đó là động thái khôn ngoan của NRA bởi vì những nhà lập pháp tiểu bang thường xuất thân nông thôn và có quan niệm ủng hộ quyền mang súng hơn các ủy viên thành phố. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng dự thảo luật này là một chính sách tồi. Nếu Hội đồng thành phố Little Rock trong tình hình tội phạm băng nhóm gia tăng muốn cấm các loại đạn dược có thể sát thương cảnh sát thì tôi cho rằng họ có quyền làm điều đó.

        Công việc ở văn phòng thống đốc không ngưng lại cho chiến dịch tranh cử. Vào tháng 6, tôi phê chuẩn thi hành án tử hình đầu tiên tại Arkansas kể từ năm 1964. John Swindler bị buộc tội giết một cảnh sát Arkansas và hai thanh thiếu niên thuộc bang Nam Carolina. Ronald Gene Simmons đã giết vợ, ba con trai, bốn con gái, một con rể, một con dâu, bốn đứa cháu và hai người hắn có thù hận. Simmons muôn chết. Swindler thì không. Cả hai kẻ sát nhân đều bị hành hình vào tháng 6. Tôi không hề có chút day dứt nào về hai cái chết này nhưng tôi biết có những trường hợp khó khăn hơn đang chờ chúng tôi.

        Trước đó tôi cũng đã giảm án cho nhiều phạm nhân với án chung thân để họ có đủ tư cách ra tù sớm. Tôi đã nói với các cử tri rằng trong nhiều năm tôi đã không phê chuẩn giảm án cho tù nhân nào từ kinh nghiệm buồn của tôi trong nhiệm kì thứ nhất nhưng cả Uy ban Nhà tù, ủy ban Quản chế và Ân xá đều thuyết phục tôi giảm án cho một số tù nhân án chung thân. Hầu hết các tiểu bang đều giảm án cho các tù nhân chung thân sau nhiều năm ở tù. Ở Arkansas thông đốc bang phải ra quyết định giảm án. Những quyết định này không dễ dàng và cũng không được dân chúng hài lòng chút nào nhưng là cần thiết để giữ gìn hòa bình và trật tự trong hệ thống nhà tù mà 10% tù nhân lĩnh án chung thân. Cũng thật may mắn là nhiều tù nhân sau khi được trả tự do không rơi vào con đường tội phạm hay gây nguy hiểm cho xã hội. Vào thời điểm đó, chúng tôi đã nỗ lực liên hệ với gia đình của các nạn nhân để tìm hiểu phản hồi. Thật ngạc nhiên là nhiều gia đình không phản đối. Bên cạnh đó, hầu hết những người được giảm án đều đã nhiều tuổi và phạm tội từ thời còn rất trẻ.

        Vào giữa tháng 9, một nhân viên cũ của Cơ quan Tài chính phát triển bất mãn đã đặt ra "vấn đề tình dục" nhằm chống lại tôi. Larry Nichols đã gọi trên 120 cuộc điện thoại từ văn phòng của ông ta cho những người bảo thủ ủng hộ phe Contra ở Nicaragua, một phong trào mà phe Cộng hòa toàn quốc vô cùng ủng hộ. Nichols biện hộ rằng ông ta gọi điện thoại cho những người ủng hộ Contra để họ vận động những người phe cộng hòa trong quốc hội ủng hộ việc xây dựng dự luật có lợi cho cơ quan của ông ta. Lý do này của ông ta không thuyết phục được ai, và ông ta bị sa thải sau khi những cuộc điện thoại bị phanh phui. Nichols mở một cuộc họp báo ngay trên thềm toà nhà quốc hội tiểu bang và buộc tội tôi về việc sử dụng tiền của cơ quan tài chính vào việc quan hệ với năm phụ nữ. Tôi lái xe vào bãi đỗ xe trước cửa tòa nhà quốc hội không bao lâu sau khi Nichols đưa ra những lời buộc tội và đụng đầu Bill Simmons của hãng AP, một nhà báo giỏi làm việc lâu năm trong báo chí chính trị. Khi Simmons hỏi tôi về những cáo buộc này tôi chỉ đề nghị ông ta hãy cứ gọi điện thoại trực tiếp cho những người phụ nữ đó. Ông ta gọi, họ đều bác bỏ, thế là câu chuyện coi như chấm dứt ở đó. Không có một kênh truyền hình hay tờ báo nào đưa tin về chuyện này. Chỉ có một phát thanh viên bảo thủ ủng hộ Nelson đưa tin và còn chỉ đích danh tên một phụ nữ, Gennifer Flowers. Cô ta đe dọa sẽ kiện phát thanh viên đó ra tòa nếu không chấm dứt việc làm này. Chiến dịch của Nelson là muôn đồn thổi tin đồn nhưng không có một chứng cứ gì xác thực.

        Vào cuối chiến dịch, Nelson đưa lên truyền hình một mẩu quảng cáo dù thông tin sai lệch nhưng cũng có hiệu quả. Người dẫn chương trình đưa ra một loạt các vân đề và chờ đợi câu trả lời từ phía tôi. Sau mỗi câu hỏi, lại có giọng tôi nói: "Tăng thuế để chi tiêu". Nhóm vận động của Nelson đã lấy cụm từ đó từ bài phát biểu Thông điệp tiểu bang của tôi, trong đó tôi so sánh giữa ngân sách của bang Arkansas với ngân sách của chính quyền liên bang. Chính quyền Washington có thể chi tiêu dựa trên một ngân sách thâm thủng, nhưng nếu tiểu bang chúng ta không có tiền thì chúng ta phải "tăng thuế mới có để chi, nếu không thì không chi tiêu gì hết". Tôi tung ra một quảng cáo so sánh đoạn trích của Nelson với những gì tôi thực sự có phát biểu, và bảo các cử tri rằng nếu họ không thể tin cậy Nelson không đưa thông tin sai lệch trong khi còn vận động thì họ cũng không thể tin tưởng bầu ông ta làm thống đốc bang. Vài ngày sau, tôi tái cử với tỷ lệ phiếu bầu 57 trên 43%.

        Đó là một chiến thắng ngọt ngào về nhiều khía cạnh. Người dân đã quyết định cho tôi phục vụ trong 14 năm, dài hơn bất cứ một thống đốc nào khác trong lịch sử bang Arkansas. Và lần đầu tiên, tôi thắng ở hạt Sebastian, vốn vẫn là căn cứ lớn vững chắc nhất của phe Cộng hòa trong tiểu bang. Trong một lần có mặt vận động tại Fort Smith, tôi đã hứa nếu tôi giành chiến thắng ở đó, Hillary và tôi sẽ cùng nhảy trên đại lộ Garrison, con đường chính của thị trấn. Hai đêm sau ngày bầu cử, cùng hàng trăm người ủng hộ, chúng tjôi đã thực hiện lời hứa của mình. Mặc dù trời lạnh và mưa nhưng chúng tôi đã cùng nhau nhảy và tận hưởng từng phút bên nhau. Chúng tôi đã chờ đợi 17 năm để tới ngày thắng được cuộc tổng tuyển cử ở đây.

        Một kỉ niệm buồn duy nhất trong cuộc tổng tuyển cử lại là chuyện cá nhân. Vào tháng 8, bác sĩ của mẹ tôi thông báo bà có một khối u ở ngực phải. 48 giờ sau, trong khi Dick, Roger và tôi chờ tại bệnh viện, mẹ tôi đã mổ lấy khối u ra. Sau cuộc phẫu thuật, mẹ trở lại vui vẻ và tiếp tục làm việc trong chiến dịch vận động mặc dù bà phải chịu hóa trị thêm nhiều tháng nữa. Căn bệnh ung thư đã lan ra thành 27 khối u trên cánh tay của mẹ nhưng mẹ giấu không cho ai biết, kể cả tôi. Thực tế, mẹ không bao giờ nói cho chúng tôi biết tình trạng bệnh xấu đi cho tới năm 1993.

        Vào tháng 12, tôi tiếp tục công việc của mình ở Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ (DLC), thành lập chi nhánh của DLC ở Texas tại Austin. Trong bài phát biểu của mình, tôi tranh luận rằng, khác với những người cấp tiến chuyên chỉ trích, chúng tôi là những người Dân chủ tốt. Chúng tôi tin vào việc giữ giấc mơ Mỹ cho mọi người dân. Chúng tôi tin vào chính quyền, nhưng không tin vào chuyện cứ giữ mãi tình trạng hiện nay. Và chúng tôi cho rằng chính quyền đang chi tiêu quá nhiều cho quá khứ và hiện tại - những khoản vay nợ lãi, quân sự, dịch vụ y tế trùng lặp - nhưng lại chi quá ít cho tương lai: giáo dục, môi trường, nghiên cứu và phát triển, cơ sở hạ tầng. Tôi nói DLC ủng hộ một nghị trình theo xu hướng chính thống, hiện đại: mở rộng cơ hội chứ không mở rộng bộ máy chính quyền, ủng hộ quyền lựa chọn trường học và chăm sóc sức khỏe trẻ em, trách nhiệm và tạo điều kiện cho người nghèo, cải tổ lại hệ thống chính quyền tránh khỏi kiểu tổ chức từ trên xuống trong thời kỳ công nghiệp để có một mô hình linh hoạt, gọn nhẹ và thích hợp hơn với nền kinh tê toàn cầu hiện đại.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Hai, 2015, 04:43:23 am
        Tôi đang cố gắng đưa ra một thông điệp mang tính toàn quốc cho phe Dân chủ, và nỗ lực này gây nên tin đồn đoán rằng có thể tôi sẽ tranh cử tổng thống vào năm 1992. Trong chiến dịch gần đâỵ tôi đã hơn một lần nhấn mạnh nếu trúng cử tổng thống tôi sẽ làm việc hết nhiệm kì. Đó là những gì tôi nghĩ mình sẽ làm. Tôi rất hào hứng với kỳ họp lập pháp sắp tới. Mặc dù tôi bất đồng mạnh mẽ với nhiều quyết định của Tổng thống Bush như việc loại bỏ dự luật Brady hay phủ quyết đạo luật Nghỉ phép y tế và gia đình nhưng tôi thích Tổng thống Bush và có môi quan hệ tốt với Nhà Trắng. Hơn nữa, chiến dịch đánh bại tổng thống dường như không tưởng. Saddam Hussein đã xâm chiếm Kuwait, nước Mỹ đang bắt đầu chuẩn bị cuộc Chiến tranh vùng Vịnh. Trong vòng hai tháng điều này đã làm tỉ lệ ủng hộ tổng thống tăng vọt.

        Vào buổi sáng ngày 15 tháng 1 năm 1991, Chelsea 10 tuổi cầm cuốn Kinh thánh cho tôi tuyên thệ nhậm chức tại Little Rock lần cuối cùng. Theo thông lệ, tôi có một bài phát biểu thân mật tại phòng họp chật cứng người của hạ viện bang, rồi đến trưa, là một bài phát biểu trang trọng hơn trong lễ nhậm chức trước công chúng tổ chức trong nhà tròn lớn của tòa nhà quốc hội tiểu bang vì điều kiện thời tiết xâu. Cơ quan lập pháp mới có nhiều phụ nữ và người da đen hơn lúc nào hết. Chủ tịch hạ viện bang, John Lipton, và chủ tịch tạm thời thượng viện, Jerry Bookout, là những người tiến bộ và rất ủng hộ tôi. Jim Guy Tucker là Phó thống đốc, có lẽ là người có năng lực nhất từng đảm nhiệm công việc này, và lần đầu tiên trong nhiều năm chúng tôi làm việc cùng nhau chứ không còn đối đầu nữa.

        Tôi dành bài phát biểu nhậm chức cho những quân nhân nam nữ gốc Arkansas đang phục vụ tại vịnh Ba Tư, và cũng nhấn mạnh rằng thật là thích hợp khi chúng ta đang tạo dựng một sự khởi đầu mới vào đúng ngày sinh nhật Martin Luther King, bởi "chúng ta phải cùng nhau đi đến tương lai nếu không chúng ta sẽ bị giới hạn trong những gì mình đạt được". Sau đó tôi phác thảo một chương trình tham vọng nhất mà tôi từng đề xuất về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đường cao tốc và môi trường.

        Về giáo dục, tôi đề xuất cần phải tăng những chương trình đào tạo và xóa mù chữ cho người lớn; thực tập nghề cho thanh niên nào không vào đại học; học bổng cho tất cả thanh thiếu niên từ trung lưu trở xuống đã hoàn tất một số khóa học nhất định, đạt điểm B trung bình và không dính đến ma túy; những chương trình cho trẻ em nghèo trước tuổi đến trường; xây thêm một trường trung học nội trú cho sinh viên toán và khoa học; chuyển đổi 14 trường dạy kĩ thuật trở thành trường cao đẳng hai năm và tăng lương thêm 4.000 đôla cho giáo viên trong vòng hai năm. Tôi yêu cầu cơ quan lập pháp tăng thuê bán hàng nửa cent và thuế thu nhập doanh nghiệp thêm 0,5% để lấy tiền chi vào những việc trên.

        Bên cạnh đó còn có một số những biện pháp cải tổ khác, bao gồm bảo hiểm y tế cho phụ nữ mang thai và trẻ em; miễn thuế thu nhập tiểu bang cho trên 250.000 người, tức trên 25% trong tổng số người đóng thuế; và cho phép một khoản nợ thuế thu nhập nhằm bù đắp việc tăng thuế bán hàng cho 75% số đơn vị nộp thuế.

        Trong vòng 68 ngày tiếp theo tôi vận động để chương trình được thông qua, mời thành viên quốc hội tiểu bang đến văn phòng mình; đến dự các buổi điều trần của các ủy ban của họ để tự mình tranh luận cho dự luật; chặn họ lại ở các hành lang, tại các sự kiện vào buổi tối hoặc sáng sớm ở quán ăn nhẹ của tòa nhà quốc hội tiểu bang; lang thang với họ trong và ngoài khu vực làm việc; gọi điện cho họ vào buổi tối; dàn xếp gặp những đại biểu nào còn chống đối và những người vận động hành lang đồng minh của họ để tìm ra các thỏa hiệp. Đến cuối kỳ họp, gần như toàn bộ chương trình của tôi được thông qua. Những đề xuất về thuế nhận được 76% đến 100% phiếu bầu từ cả hai viện, bao gồm phiếu bầu của đa số các thành viên đảng Cộng hòa.

        Ernest Dumas, một trong những nhà báo sắc sảo và có tiếng nhất bang, nói rằng: "Đối với lĩnh vực giáo dục, đây là một trong những phiên họp quốc hội tốt nhất, hoặc có thể nói chính là phiên họp tốt nhất, trong lịch sử tiểu bang". Dumas lưu ý rằng chúng tôi đã thông qua một chương trình về đường cao tốc lớn nhất từ trước đến nay; mở rộng dịch vụ y tế cho những gia đình nghèo; cải thiện môi trường bằng việc thông qua đề xuất về việc tái chế rác thải rắn và "giảm bớt quyền kiểm soát của những ngành công nghiệp gây ô nhiễm tại cơ quan kiểm soát ô nhiễm tiểu bang"; và "làm hạ nhiệt một vài người tôn giáo cuồng nhiệt" bằng cách xây dựng những phòng khám chữa bệnh tại trường học ở những khu dân nghèo.

        Quốc hội tiểu bang tranh cãi dữ dội nhất về những phòng khám y tế trường học này. Tôi nghiêng về phía cho phép các phòng khám chữa bệnh phát bao cao su nếu ủy ban trường học địa phương cho phép. Thượng viện cũng tán thành. Hạ viện vốn bảo thủ hơn thì lại kịch liệt chống việc này. Cuối cùng quốc hội tiểu bang thông qua một thỏa hiệp do Dân biểu Mark Pryor, người trở thành Thượng nghị sĩ liên bang của Arkansas năm 2002: không được dùng tiền của tiểu bang để mua bao cao su, nhưng dùng tiền từ các nguồn khác thì có thể phát bao cao su được. Bob Lancaster, cây bút hài hước của tờ Arkansas Gazette, viết một bài cực kỳ khôi hài kể lại cuộc tranh luận của "quốc hội bao cao su". Ông ta gọi nó là, mong Homer thứ lỗi, "Cuộc chiến tranh TơRoa".

        Cơ quan lập pháp cũng thông qua một dự luật của Hiệp hội súng trường quốc gia (NRA) cấm các hạt và thành phố đưa ra các sắc lệnh kiểm soát súng ở địa phương - đạo luật này tôi từng phủ quyết vào năm 1989. Không một cơ quan lập pháp miền nam nào có thể nói không với NRA. Thậm chí tại thượng viện vốn cấp tiến hơn, tỉ lệ thông qua vẫn là 26-7. ít nhất tôi cũng khiến thượng viện thông qua dự luật này muộn, để tôi có thể phủ quyết nó sau khi họ về nhà và họ không thể tái phủ quyết quyết định của tôi. Sau khi dự luật được chuyển qua chỗ tôi, tôi có một cuộc chạm trán khác thường với một tay vận động hành lang cho NRA từ Washington xuống để thúc đẩy dự luật sớm được thông qua. Ông ta cao, ăn mặc chỉnh tề và nói giọng New England gẫy gọn. Hôm đó ông ta chặn tôi lại khi tôi đi ngang qua căn phòng nối hạ với thượng viện bên hông của tòa nhà quốc hội tiểu bang. "Thống đốc ơi thống đốc, sao ông không để cho dự luật này thông qua mà không có chữ kí của ông?". Tôi giải thích không biết lần thứ bao nhiêu lý do tại sao tôi không ủng hộ dự luật này. Thế là ông ta bùng ra, "Này, Thống đốc à, ông định tranh cử tổng thống vào năm tới, và khi đó ‘chúng tôi sẽ xơi tái ông dưới Texas nếu ông phủ quyết dự luật này". Khi tôi không thụi cho ông ta một quả, tôi biết mình đã trưởng thành và dày dạn hơn. Thay vào đó, tôi mỉm cười và nói rằng: "Ông không hiểu rồi. Tôi không ưa dự luật này. Ông biết chuyện kiểm soát súng sẽ chẳng bao giờ là một rắc rối ở Arkansas. Ông chỉ biết có mỗi cái biểu đồ treo trên tường trong cái văn phòng hào nhoáng của ông tại Washington có dự luật ở bên trên và danh sách các tiểu bang thông qua dự luật này ở bên dưới. Ông đâu có thèm quan tâm gì đến thực chất của dự luật này. Ông chỉ muốn đưa thêm Arkansas vào danh sách trên cái biểu đồ đó. Vậy nên ông cứ lôi súng của ông ra đi, tôi sẽ lấy súng của tôi. Rồi chúng ta hẹn nhau ở Texas nhé". Ngay khi quốc hội tiểu bang hết kỳ họp và về nhà, tôi phủ quyết dự luật. Ngay sau đó, NRA bắt đầu đưa những mẩu quảng cáo lên truyền hình tấn công tôi. Cho tới khi tôi bắt đầu viết cuốn hồi kí này tôi mới nhận ra rằng trong cuộc chạm trán của tôi với nhà vận động hành lang NRA, tôi đã tự nhận rằng mình đang nghĩ đến chuyện ra tranh cử tổng thống. Vào thời điểm đó, tôi vẫn không nghĩ mình có cơ hội làm điều này. Đơn giản là tôi không ưa bị đe dọa.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Mười Hai, 2015, 04:09:21 am
        Sau phiên họp, Henry Oliver nói với tôi ông ta muốn nghỉ. Tôi không muốn mất ông ấy, nhưng sau mấy chục năm phục vụ trong thủy quân lục chiến, FBI, chính quyền tiểu bang cũng như địa phương, ông ấy có quyền về nghỉ ngơi. Tạm thời, Gloria Cabe và Carol Rasco kiêm nhiệm luôn phần việc của ông.

        Tôi dành vài tháng sau đó để đảm bảo chương trình khổng lồ mà quốc hội thông qua được thực hiện tốt và đi lại nhiều nơi trong nước làm việc cho Hội đồng Lãnh đạo đảng. Dân chủ (DLC). Vì tôi bận đi đây đó để thuyết phục rằng chúng tôi có thể chiếm lại lòng tin của các cử tri "chính thống, trung lưu", những người từng "rời bỏ đảng trong 20 năm", báo giới tiếp tục đồn đoán tôi có thể sẽ ra tranh cử tổng thống năm 1992. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 4, tôi có đùa về chuyện này, bảo rằng, "Chừng nào chưa có ai ra tranh cử thì tên của tất cả mọi người sẽ được ghi trong danh sách, như thế cũng hay. Đọc thấy tên tôi trên báo chắc mẹ tôi hạnh phúc lắm đấy".

        Trong khi tôi vẫn không tin liệu mình có thể và có nên tranh cử hay không, và tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Bush trong thời kỳ hậu Chiến tranh vùng Vịnh vẫn còn ở mức 70%, tôi bắt đầu nghĩ nếu một ứng viên nằm trong DLC có khả năng vừa được sự ủng hộ của khối cử tri trung thành truyền thống của đảng, vừa có thể thuyết phục các cử tri khác thì có thể có cơ hội chiến thắng, vì đất nước có những vấn đề nghiêm trọng mà không được giải quyết thấu đáo ở Washington. Tổng thống và những nhóm ủng hộ ông dường như muốn chỉ dựa trên mỗi uy thế có được nhờ cuộc chiến vùng Vịnh để đạt chiến thắng. Ở Arkansas và qua các chuyến đi khắp nơi trên toàn quốc, tôi đã thấy đủ nhiều điều để biết rằng nước Mỹ sẽ không thể cứ du dương trong hào quang chiến thắng như thế mãi được. Khi năm 1991 diễn ra, ngày càng có nhiều người cùng chung quan điểm với tôi.

        Vào tháng 4, tôi tới Los Angeles phát biểu trong một bữa tiệc trưa cho Education First, một nhóm tâm huyết với việc cải thiện giáo dục công lập. Sau khi Sidney Poitier giới thiệu tôi, tôi thuật lại ba kinh nghiệm của tôi về giáo dục tại California, phản ánh triển vọng và mối nguy ngại với tương lai Hoa Kỳ. Triển vọng tôi đã nhìn thây một năm trước khi tôi có bài phát biểu tại trường đại học bang California ở Los Angeles trước đông đảo sinh viên đến từ 122 quôc gia. Sự đa dạng chủng tộc là một dấu hiệu tốt cho khả năng chúng tôi cạnh tranh và liên hệ với phần còn lại của thế giới. Mối nguy ngại là khi Hillary và tôi gặp các em học sinh lớp 6 tại Đông Los Angeles. Các em là những đứa trẻ tuyệt vời với mơ ước lớn và khát vọng có một cuộc sống bình thường. Các em nói với chúng tôi nỗi sợ lớn nhất của các em là bị bắn trên đường đến trường và từ trường về. Các em kể với chúng tôi rằng các em phải luyện thực tập báo động chui trốn dưới gầm bàn trong trường hợp bị các tay súng lái xe qua bắn vào. Nỗi sợ thứ hai là khi 13 tuổi, các em sẽ phải nhập một nhóm đầu gấu, xài cocain, nếu không sẽ bị bọn cùng lứa đánh đập tàn nhẫn. Lần tiếp xúc với những đứa trẻ này đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong tôi. Các em xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp hơn.

        Trong một chuyến đi khác tới California để thảo luận vấn đề giáo dục với Bàn tròn Doanh nghiệp, một quản lý công ty điện thoại nói với tôi là 70% số thí sinh xin việc trượt kì thi tuyển vào công ty mặc dù hầu hết họ đều đã tốt nghiệp trung học. Tôi hỏi cử tọa rằng liệu nước Mỹ, vừa mới chiến thắng cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, có thể giữ vị trí đứng đầu thế giới thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh hay không nếu tuổi thơ của trẻ em sống trong nguy hiểm và trườrtg học không thực hiện tốt việc giáo dục.

        Tất nhiên, việc nói rằng đất nước đang có những vấn nạn là một chuyện, còn đưa ra được việc chính quyền liên bang cần có giải pháp ra sao lại là chuyện khác; và đưa ra được điều đó theo một cách thức nghe được đối với các công dân đã quá quen với thời kỳ Reagan - Bush để họ tin rằng chính quyền liên bang là nguyên nhân cội nguồn của những vấn nạn đó chứ không phải là cơ quan có thể giải quyết được vấn nạn lại là một chuyện khác nữa. Làm được điều đó chính là nhiệm vụ của DLC.

        Vào đầu tháng 5, tôi tới Cleveland để chủ trì hội nghị DLC. Một năm trước, ở New Orleans, chúng tôi đã đưa ra một tuyên bố các nguyên tắc nhằm thoát khỏi cuộc tranh cãi đảng phái mệt mỏi tại Washington bằng cách tạo dựng một làn sóng tiến bộ năng động nhưng tập trung những ý tưởng mới bắt nguồn từ những giá trị Mỹ truyền thông. Trong khi DLC bị một số nhân vật cấp tiến hàng đầu trong đảng - ví dụ như Thống đốc Mario Cuomo và Mục sư Jesse Jackson (người từng nói DLC là chữ viết tắt của Democratic Leisure Class - Tầng lớp phè phỡn Dân chủ) chỉ trích là quá bảo thủ, hội nghị đã thu hút một loạt khá ấn tượng những người có óc sáng tạo, các quan chức địa phương và tiểu bang theo xu hướng cách tân, cũng như các doanh nhân quan ngại về các vấn đề kinh tế và xã hội. Nhiều đảng viên đảng Dân chủ nổi bật toàn quốc, trong đó có một sô ứng viên tranh cử tổng thống, cũng có mặt ở đó. Trong số các diễn giả có các Thượng nghị sĩ Sam Nunn, John Glenn, Chuck Robb, Joe Lieberman, John Breaux, Jay Rockefeller và Al Gore. Ngoài tôi ra, còn có Thống đốc Lawton Chiles bang Florida, Jerry Baliles bang Virginia. Các thành viên hạ viện có mặt chủ yếu đại diện cho các khu vực cử tri bảo thủ, như Dave McCurdy của Oklahoma, hoặc những người quan tâm tới an ninh quốc gia hoặc chính sách ngoại giao, như Steve Solarz của New York. Cựu thượng nghị sĩ Paul Tsongas cùng cựu thống đốc Doug Wilder bang Virginia, cả hai cũng sắp ra tranh cử tổng thống, cũng có mặt. Một số những nhà lãnh đạo da đen tài ba cũng tham gia, gồm có thống đốc Wilder, thị trưởng Mike White của Cleveland; vị chủ tịch đầy sáng tạo của Cơ quan nhà đất Chicago Vince Lane; dân biểu Bill Gray của Pennsylvania. và dân biểu Mike Espy của Mississippi.

        Tôi mở đầu hội nghị bằng một bài phát biểu nhằm nêu lên rằng Hoa Kỳ cần đổi hựớng và DLC có thể và nên dẫn đường. Tôi bắt đầu bài phát biểu với những vấn đề và thách thức của Hoa Kỳ cùng lời khiển trách sự xao nhãng trong nhiều năm của đảng Cộng hòa. Tôi cũng đưa ra ý kiến rằng đảng Dân chủ đã không thắng nổi trong các cuộc tổng tuyển cử ngay cả khi có những thất bại của đảng Cộng hòa "bởi vì có quá nhiều người từng bỏ phiếu cho chúng ta, chính là khối cử tri trung lưu mà chúng ta đang nói đến ở đây, trong các cuộc tổng tuyển cử đã không tin tưởng chúng ta trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, thể hiện những giá trị của họ vào chính sách xã hội, hoặc lấy tiền thuế của họ và sử dụng có nguyên tắc".

        Tôi ca ngợi khả năng lãnh đạo của đảng Dân chủ dưới thời Ron Brown, vị chủ tịch da đen đầu tiên, và cũng là người tôi ủng hộ. Brown đã thực sự nỗ lực nhằm mở rộng nền tảng của đảng nhưng chúng tôi cần một thông điệp với những đề xuất cụ thể hướng tới những người dân Mỹ:

        Gánh nặng của đảng Cộng hòa là sự thờ ơ, trốn tránh và xao lãng. Nhưng gánh nặng của chúng ta là phải mang đến cho người dân một chọn lựa mới, bắt nguồn từ những giá trị cũ, một lựa chọn đơn giản mang đến cơ hội, đòi hỏi trách nhiệm, cho người dân nhiều tiếng nói hơn, cung cấp cho họ một chính quyền có khả năng tương tác - tất cả bởi vì chúng ta nhận ra rằng chúng ta là một khối cộng đồng. Tất cả chúng ta đều cùng chung một cảnh, sướng khổ có nhau.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Mười Hai, 2015, 07:24:28 am
        Về cơ hội, chương trình nghị sự của chúng tôi nhắm đến phát triển kinh tế thông qua thương mại tự do và công bằng, cũng như đầu tư hơn nữa vào các công nghệ mới và vào một nền giáo dục và đào tạo kỹ năng tầm cỡ thế giới, về trách nhiệm, chương trình nghị sự của chúng tôi kêu gọi cam kết từ tất cả các công dân: các công dân trẻ tham gia phục vụ cho đất nước để đổi lại trợ giúp học bổng đại học; các cải cách an sinh buộc các bậc cha mẹ có khả năng phải đi làm nhưng hỗ trợ nhiều hơn cho con cái họ; chế tài nghiêm khắc hơn các quy định bảo vệ trẻ em; các bậc phụ huynh phải cố gắng nhiều hơn để con em tiếp tục đi học; một chính quyền "tái tạo" ít quan liêu và cung cấp nhiều lựa chọn hơn trong chăm sóc trẻ em, trường học công lập, đào tạo nghề, chăm sóc người già, an ninh khu phố và quản lý nhà ở công cộng, về cộng đồng, chương trình nghị sự đòi hỏi chúng tôi phải đầu tư thêm cho hàng triệu trẻ em nghèo, vượt qua được sự ngăn cách chủng tộc, và xây dựng một nền chính trị có nền tảng là đưa mọi người Mỹ cùng đi lên chứ không chia rẽ họ với nhau.

        Tôi cố gắng rất nhiều nhằm phá bỏ lối suy nghĩ "được cái này, mất cái kia" thường thấy trong tranh luận chính trị toàn quốc. Theo lý lẽ thông thường ở Washington, nếu anh muốn có chất lượng thì không thể có bình đẳng trong giáo dục, muốn có chăm sóc y tế đại trà thì không thể có chất lượng y tế cao, chỉ có thể có tăng trưởng kinh tế nếu chịu mất đi môi trường trong sạch hơn, muốn có chính sách an sinh khuyên khích việc làm thì không thể khuyên khích cha mẹ ở nhà nuôi dạy con, ủng hộ người lao động thì không thể ủng hộ doanh nghiệp ở nơi làm việc, chỉ có thể ủng hộ hoặc ngăn chặn hoặc trừng phạt tội phạm, ủng hộ giá trị gia đình hoặc chi tiêu nhiều hơn nhằm giúp đỡ những gia đình nghèo. Trong cuốn sách đáng chú ý Why Americans Hate Politics - Tại sao người Mỹ ghét chính trị, nhà báo E.J.Dionne gọi những điều này là "những lựa chọn giả tạo", và nói về từng lĩnh vực một rằng suy nghĩ của người Mỹ cho thấy chúng ta không nên chọn "hoặc cái này, hoặc cái kia" mà nên chọn "cả hai". Tôi đồng ý quan điểm này và đã cố gắng minh họa cho quan điểm của mình với những lời phát biểu như: "Một đứa trẻ đói sẽ không thể ăn được những giá trị gia đình, nhưng chúng ta cũng không thể nuôi dạy tốt đứa trẻ đói ăn mà không có những giá trị đó. Chúng ta cần cả hai".

        Tôi kết thúc bài phát biểu bằng một bài học tôi học được từ lớp văn minh phương Tây của Giáo sư Carroll Quigley 25 năm trước đây rằng tương lai sẽ tốt dẹp hơn quá khứ và mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm cá nhân và đạo đức để làm như vậy: "Sự chọn lựa mới chính là vì điều đó, và cũng là lý do tại sao chúng ta đến Cleveland này. Chúng ta đến đây không phải để cứu vãn đảng Dân chủ. Chúng ta ở đây để cứu lấy Hợp chủng quốc Hoạ Kỳ".
Đây là một trong những bài phát biểu quan trọng và hiệu quả nhất của tôi. Nó đã thể hiện được những điều căn bản mà tôi đã học trong 17 năm làm chính trị và là những gì người dân Hoa Kỳ mong đợi. Nó đã trở thành kế hoạch chi tiết cho thông điệp trong chiến dịch tranh cử của tôi, giúp tôi chuyển hướng sự chú ý của công chúng từ chiến thắng của Tổng thống Bush trong Chiến tranh vùng Vinh sang những việc chúng tôi nên làm để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn. Bằng cách đi theo những ý tưởng và giá trị vừa cấp tiến vừa bảo thủ, bài nói đó đã khiến những cử tri vốn không ủng hộ các ứng viên Dân chủ tranh cử tổng thống trong nhiều năm phải lắng nghe thông điệp của chúng tôi. Và căn cứ vào sự đón nhận nồng nhiệt, bài diễn văn đã đưa tôi trở thành người phát ngôn hàng đầu trên con đường tôi nhiệt thành tin tưởng rằng nước Mỹ nên chọn. Nhiều người có mặt trong hội nghị đã thôi thúc tôi tranh cử tổng thống, và tôi rời Cleveland tin chắc rằng nếu tôi tranh cử tôi sẽ giành được đề cử của đảng Dân chủ và đã đến lúc tôi phải cân nhắc việc tham gia vào cuộc đua.

        Vào tháng 6, bạn tôi, Vernon Jordan rủ tôi đi cùng ông ta tới Baden-Baden, Đức, để tham dự kỳ họp thường niên của Hội nghị Bilderberg, nơi hội tụ những nhà lãnh đạo kinh tế và chính trị hàng đầu của Hoa Kỳ và châu Âu để thảo luận về những vấn đề nóng và mối quan hệ giữa những quốc gia hai bờ Đại Tây Dương. Tôi lúc nào cũng thấy thú vị khi đi cùng Vernon và thấy rất hứng thú khi nói chuyện với những nhà lãnh đạo châu Âu, trong đó có Gordon Brown, một thành viên Công đảng xuất chúng người Scotland, sau này trở thành người đứng đầu Bộ Tài chính Anh khi Tony Blair lên làm thủ tướng. Tôi nhận thây người châu Âu nhìn chung ủng hộ những chính sách đối ngoại của Tổng thông Bush nhưng rất lo lắng về tình trạng trồi sụt và yếu kém của nền kinh tế Mỹ, vốn gây trở ngại cho họ không kém gì chúng ta.

        Tại Bilderberg, tôi gặp Esther Coopersmith, một nhà hoạt động đảng Dân chủ đã từng làm việc trong phái đoàn Mỹ tại Liên hiệp quốc dưới thời Carter. Esther đang trên đường tới Moscow cùng con gái Connie, và bà ấy mời tôi đi cùng họ để cùng chứng kiến những thay đổi đang diễn ra trong những ngày cuối cùng của Liên Xô. Boris Yeltsin sắp được bầu làm Tổng thống của Cộng hòa Liên bang Nga với thái độ chối từ quan điểm kinh tế và chính trị Xô Viết còn mạnh mẽ hơn thời Gorbachev. Đó là một chuyến đi ngắn nhưng thú vị.

        Khi tôi trở lại Arkansas, tôi tin rằng nhiều thách thức đối ngoại của Mỹ có liên quan đến các vấn đề kinh tế và chính trị mà tôi đã nắm bắt và có thể giải quyết được nếu tôi ra tranh cử và trở thành tổng thống. Tuy nhiên, khi tháng 7 đến, tôi vẫn thực sự giằng co không biết phải làm gì. Tôi từng tuyên bố với dân chúng Arkansas trong cuộc bầu cử năm 1990 rằng tôi sẽ phục vụ hết nhiệm kỳ. Thành công của kỳ họp lập pháp năm 1991 mang đến cho tôi nguồn động lực mới trong công việc. Cuộc sống gia đình của tôi rất tuyệt vời. Chelsea vui vẻ với trường mới, với thầy cô mới, những người bạn tốt và niềm đam mê múa balê. Công việc hành nghề luật của Hillary đang tốt đẹp, cô ấy nhận được sự ngưỡng mộ và nổi tiếng một cách xứng đáng. Sau nhiều năm đấu tranh chính trị căng thẳng, chúng tôi cuối cùng cũng có được yên ổn và hạnh phúc. Hơn nữa Tổng thống Bush vẫn dường như là một đối thủ không thể đánh bại. Cuộc thăm dò ý kiến vào đầu tháng 6 tại Arkansas cho thấy chỉ có 39% dân chúng muốn tôi tranh cử, và rằng nếu ra tranh cử tôi sẽ thua ở chính bang mình với tỷ lệ 32% so với 57% ủng hộ Tổng thống Bush, số cử tri còn lại vẫn chưa quyết định. Mặt khác, tôi cũng không phải là một mình một chợ trong cuộc bầu chọn ứng viên trong đảng. Nhiều đảng viên Dân chủ tốt khác có vẻ như cũng sẽ tham gia cuộc đua, nên giành được đề cử của đảng chắc chắn sẽ gay gắt hơn. Các con số thống kê cũng chống lại tôi. Chỉ có một thống đốc của một bang nhỏ từng được bầu làm tổng thống: đó là Franklin Pierce của bang New Hampshire năm 1852.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Mười Hai, 2015, 04:10:59 am
        Ngoài những suy xét về chính trị, tôi thực sự thích và đánh giá cao cách làm việc của Tổng thống Bush và Nhà Trắng khi hợp tác với tôi về vấn đề giáo dục. Mặc dù tôi bất đồng mạnh mẽ với những chính sách kinh tế và xã hội của tổng thống, nhưng tôi cho rằng ông là người tốt, không hề cực hữu và tàn nhẫn như những người theo trường phái Reagan. Tôi không biết phải làm gì. Vào tháng 6, trong chuyến đi diễn thuyết ở California, tôi được một thanh niên trẻ tên Sean Landres đón tại sân bay. Anh ta động viên tôi hãy tranh cử tổng thống và nói rằng anh ta đã tìm thấy một chủ đề hoàn hảo cho chiến dịch tranh cử. Sau đó anh ta bật bài hit của Fleetwood Mac "Không ngừng nghĩ đến ngày mai". Bài hát đã gây ấn tượng cho cả hai chúng tôi, tôi đã tìm thấy những điều mình muốn nói trong đó.

        Khi ở Los Angeles, tôi bàn bạc lợi, hại của việc tham gia tranh cử với bạn của Hillary là Mickey Kantor, lúc bấy giờ đã trở thành bạn và cố vấn thân cận của cả tôi. Khi chúng tôi bắt đầu, Mickey bảo tôi nên trả cho ông ta một đôla, như vậy cuộc nói chuyện của chúng tôi sẽ được giữ bí mật về mặt pháp lý. Vài ngàý sau, tôi gửi tờ séc một đôla với lời nhắn tôi luôn muốn thuê một luật sư đắt giá và gửi tấm séc này "tin rằng bạn được nhận xứng đồng tiền bát gạo". Tôi đã nhận được rất nhiều lời khuyên hay từ đồng đôla đó, nhưng vẫn chưa biết mình phải làm gì. Thê rồi tôi nhận được một cuộc điện thoại làm thay đổi mọi việc.

        Một ngày tháng 7, Lynda Dixon nói với tôi rằng Roger Porter gọi đến từ Nhà Trắng. Như tôi đã nói, tôi từng làm việc với Roger trong dự án đưa ra các mục tiêu giáo dục và kính nể khả năng vừa trung thành với tổng thống vừa có thể làm việc với các thống đốc của ông ấy. Roger hỏi tôi có dự định tranh cử tổng thống năm 1992 không. Tôi bảo ông ấy tôi vẫn chưa quyết định, tôi đang hài lòng với vị trí thống đốc bang hơn bất kì năm nào trước đây, cuộc sống gia đình hạnh phúc và tôi ngại phải chấm dứt nó, nhưng tôi cho rằng Nhà Trắng đã quá thụ động trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và kinh tế của đất nước. Tôi nói theo tôi tổng thống nên sử dụng uy thế chính trị lớn có được từ cuộc chiến vùng Vịnh để giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia. Sau khoảng năm tới mười phút nói chuyên mà tôi cho là nghiêm túc, Roger ngắt lời và đi thẳng vào vấn đề. Tôi sẽ không bao giờ quên những từ đầu tiên trong thông điệp mà ông ấy được giao chuyển đến cho tôi: "Bỏ chuyện tào lao đó đi, thống đốc". Roger nói rằng "họ" đã xem xét các ứng viên tiềm năng chống lại tổng thống. Thống đốc Cuomo là một nhà hùng biện có sức mạnh nhưng họ có thể gán cho ông ta là quá cấp tiến. Tất cả các thượng nghị sĩ đều có thể bị đánh bại bằng cách tấn công vào thành tích bỏ phiếu cho các vấn đề của họ. Nhưng tôi thì hoàn toàn khác. Với một thành tích ấn tượng về phát triển kinh tế, giáo dục và chống .tội phạm, một thông điệp DLC mạnh mẽ, tôi thực sự có cơ hội giành chiến thắng. Vì thế nếu tôi tranh cử, họ sẽ phải tiêu diệt tôi trên khía cạnh cá nhân. "Ở Washington sự đời nó thế đấy", ông ấy nói. "Trong cuộc bầu cử nào cũng phải có một người để làm mồi cho báo chí, và chúng tôi dự tính sẽ quẳng ông cho họ". Ông ấy tiếp tục nói báo chí là lớp người ăn trên ngồi chốc và sẽ tin bất cứ điều gì người ta kể cho họ về xứ Arkansas khỉ ho cò gáy. "Chúng tôi sẽ chi mọi giá để bắt bất cứ ai chúng tôi cần để nói lên bất cứ điều gì cần nói để hạ ông. Và chúng tôi sẽ sớm thực hiện việc này".

        Tôi cố gắng giữ bình tĩnh nhưng thực sự đã giận phát điên. Tôi bảo Roger rằng chính những gì ông vừa nói cho thấy chỗ trục trặc của chính quyền này. Họ nắm quyền lâu quá đến mức họ tưởng mình có quyền được như vậy. Tôi bảo: "Các anh tưởng là mấy chỗ đậu xe ở Cánh tây Nhà Trắng là chỗ của các anh, nhưng nó thuộc vê nhân dân Mỹ, và các anh phải làm sao để xứng có quyền được sử dụng nó". Tôi cũng cho Roger biết những gì ông ấy nói chỉ làm tăng khả năng ra tranh cử của tôi. Roger nói đó là một ý kiến hay đấy, nhưng ông ấy chỉ gọi điện để nhắc nhở tôi như một người bạn mà thôi. Nếu tôi chờ tới năm 1996 tôi có thể thắng cử tổng thống. Nếu tôi tranh cử vào năm 1992 họ sẽ triệt hạ tôi và sự nghiệp chính trị của tôi cũng coi như chấm dứt.

        Sau cuộc nói chuyện đó tôi gọi cho Hillary và kể cho cô ấy mọi chuyện. Rồi tôi kể cho Mack McLarty. Tôi không liên lạc lại hoặc gặp Roger Porter thêm lần nào nữa cho tới khi ông ấy tham dự bữa tiệc chiêu đãi dành cho các thành viên Quỹ Nhà Trắng khi tôi đã là tổng thống. Tôi tự hỏi liệu ông ấy có bao giờ nghĩ về cuộc điện thoại trước đây và việc nó đã ảnh hưởng tới quyết định của tôi như thế nào không.

        Kể từ khi còn nhỏ tôi đã rất ghét bị đe dọa. Hồi nhỏ tôi đã từng bị bắn bởi khẩu súng đồ chơi BB và bị một thằng nhóc lớn hơn nhiều đánh chỉ vì tôi không chịu khuất phục trước lời de dọa. Trong chiến dịch tranh cử và tám năm sau, phe Cộng hòa cũng cố dùng mọi cách, và đúng như Roger tiên đoán, họ nhận được nhiều sự trợ giúp từ giới báo chí. Cũng giống như viên đạn BB hồi nhỏ bắn vào chân và cú thụi vào quai hàm, sự công kích của họ đã làm tôi đau đớn. Những lời dối trá làm tôi đau đớn, và thỉnh thoảng những sự thực còn làm tôi đau hơn. Tôi chỉ cố gắng tập trung vào công việc của mình và những ảnh hưởng từ công việc của tôi đến dân chúng. Khi tôi có thể làm như thế, tôi sẽ dễ dàng đứng lên chống lại những kẻ khao khát quyền lực chỉ vì quyền lực mà thôi.

        Ba tháng kê tiếp trôi đi như một bóng mờ. Trong lần đi picnic ngày 4 tháng 7 ở bắc Arkansas, tôi nhìn thấy những tấm biển "Clinton làm tổng thống" xuất hiện lần đầu tiên, nhưng một số người khuyên tôi chờ đến năm 1996 mới ra tranh cử, còn một số khác vốn giận tôi vì tôi lại vừa tăng thuế một lần nữa thì khuyên tôi đừng có ra tranh cử. Khi tôi tới Memphis trong lễ khai trương Bảo tàng Dân quyền Quốc gia nằm trên khu vực của Khách sạn Lorraine, nơi Martin Luther King Jr. bị giết, nhiều người khuyến khích tôi ra tranh cử, nhưng Jesse Jackson vẫn giận DLC, cho rằng nó gây ra chia rẽ và bảo thủ. Tôi không muốn có bất đồng với Jesse, người mà tôi ngưỡng mộ, đặc biệt sau những nỗ lực của ông nhằm thuyết phục thanh thiếu niên da đẽn tiếp tục đi học và bỏ ma túy. Hồi năm 1977, chúng tôi cùng xuất hiện trong tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày cho học sinh nhiều màu da học chung ở trường Trung học Little Rock, ông ấy phát biểu và nhắc học sinh nên "mở rộng đầu óc chứ đừng mở động mạch (để chích ma túy)".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Hai, 2015, 08:30:42 pm
        Ma túy và bạo lực trong giới trẻ vẫn còn là những vấn đề lớn vào năm 1991. Vào ngày 12 tháng 7, tôi tới Chicago để thăm các dự án xây nhà ở công cộng và tìm hiểu tình hình bảo vệ trẻ em. Vào cuối tháng 7, tôi tới bệnh viện Little Rock để thăm diễn viên hài da đen Dick Gregory bị bắt vì tổ chức biểu tình ngồi cùng với bốn thành viên khác của nhóm chống ma túy địa phương, DIGNITY (Doing In God's Name Incredible Things Yoursefl), tại một cửa hiệu bán phụ kiện có thể dùng cho ma túy. Lãnh đạo nhóm này là các mục sư da đen và người lãnh đạo địa phương của người Hồi giáo da đen. Nó thể thể hiện trách nhiệm của người lớn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội mà Jackson cũng tán thành, DLC ủng hộ, và tôi thì cho là tối cần thiết nếu chúng tôi muốn xoay chuyển mọi chuyện theo hướng tốt đẹp.

        Vào tháng 8, chiến dịch bắt đầu hình thành rõ nét. Tôi diễn thuyết ở nhiều nơi và và thành lập một ủy ban thăm dò, với Bruce Lindsey làm thủ quỹ. Lập ra ủy ban này cho phép tôi gây quỹ để trang trải chi phí đi lại và các khoản khác mà chưa cần phải trở thành ứng viên chính thức. Hai tuần sau, Bob Farmer từ Boston, từng làm người gây quỹ trưởng cho Dukakis, từ chức thủ quỹ ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ để giúp tôi quyên tiền. Tôi bắt đầu nhận được sự giúp đỡ từ Frank Greer, một người gốc Alabama từng làm các đoạn quảng cáo có sức hút về trí tuệ và cảm xúc cho tôi năm 1990, và từ Stan Greenberg, một chuyên gia thăm dò ý kiến từng làm việc với các nhóm cử tri tập trung cho chiến dịch tranh cử năm 1990 và từng thực hiện nghiên cứu sâu rộng về khối cử tri được mệnh danh là những người Dân chủ của Reagan và cách thức để chinh phục họ. Tôi muốn Greenberg trở thành người thăm dò ý kiến cho tôi. Tôi không muôn Dick Morris nghỉ vai trò này, nhưng thời điểm đó anh ta đã dính líu với các ứng viên Cộng hòa và những người đương chức quá nhiều đến mức trong mắt của phe Dân chủ, anh ta coi như đã bị thỏa hiệp.

        Sau khi chúng tôi thành lập ủy ban thăm dò, Hillary, Chelsea và tôi đi dự cuộc họp mùa hè của Hiệp hội Thống đốc Quốc gia (NGA) tại Seattle. Các đồng nghiệp của tôi vừa bầu chọn tôi là thống đốc làm việc hiệu quả nhất trên toàn quốc trong một cuộc điều tra do tạp chí Newsweek thực hiện, và một số người trong số họ thúc giục tôi tranh cử. Khi cuộc họp NGA kết thúc, gia đình tôi đi thuyền từ Seattle tới Canada nghỉ ngắn ngày tại Victoria và Vancouver.

        Ngay khi tôi về nhà, tôi bắt đầu đi khắp tiểu bang, nhiều nơi đến mà không báo trước, để hỏi ý kiến các cử tri liệu tôi có nên tranh cử tổng thống không và nếu tôi tranh cử họ có đồng ý để tôi kết thúc nhiệm kì sớm không. Hầu hết mọi người đều nói tôi nên tranh cử nếu tôi cảm thây đó là việc nên làm, dù không có mấy người tin tôi sẽ giành chiến thắng. Thượng nghị sĩ Bumpers, Pryor và hai dân biểu Dân chủ Ray Thornton và Beryl Anthony, tất cả đều tuyên bố ủng hộ tôi. Phó thống đốc bang Jim Guy Tucker, Chủ tịch hạ viện bang John Lipton và Chủ tịch thượng viện bang Jerry Bookout trấn an tôi rằng họ sẽ lo liệu cho tiểu bang trong lúc tôi vắng mặt.

        Hillary tán thành tôi tranh cử, mẹ tôi ủng hộ tôi nhiệt liệt và thậm chí Chelsea lần này cũng không phản đối. Tôi nói với Chelsea rằng tôi sẽ vẫn có mặt khi có việc quan trọng, như khi con đi múa bale trong vở The Nutcracker dịp giáng sinh, những sự kiện tại trường học của con, nghỉ Cuối tuần Phục hưng hay bữa tiệc sinh nhật của con. Nhưng tôi cũng biết rằng mình sẽ bỏ lỡ nhiều thứ: song tấu saxo khi Chelsea chơi piano; đi chơi với Chelsea trong bộ trang phục độc đáo dịp lễ Halloween; đọc truyện cho con nghe mỗi đêm; và giúp con làm bài tập. Làm cha của Chelsea là công việc hạnh phúc nhất tôi từng có; tôi chỉ mong mình có thể làm việc ấy đủ tốt trong chiến dịch dài phía trước. Khi tôi không có ở nhà, tôi sẽ nhớ tất cả những điều đó nhiều như con bé. Nhưng cũng nhờ có điện thoại và máy fax, hai bố con vẫn gửi bài giải toán cho nhau. Hillary sẽ ít phải đi vắng hơn tôi, nhưng khi cả hai chúng tôi đều ở xa, Chelsea có được sự che chở từ ông bà, nhân viên của dinh thự thông đốc, Carolyn Huber, cùng bạn bè và cha mẹ của chúng.

        Vào ngày 21 tháng 8, tôi được nhẹ nhõm khi Thượng nghị sĩ AI Gore thông báo không tranh cử. Vào năm 1988 ông từng tranh cử, và nếu năm 1992 ông ta cũng tranh cử nữa thì chúng tôi sẽ phải chia phiếu ở các tiểu bang miền nam vào ngày Siêu Thứ Ba - Super Tuesday (ngày 10 tháng 3), như thế cơ hội tôi giành chiến thắng khó khăn hơn. Con trai duy nhất của AI là Albert vừa bị thương nặng trong một tại nạn xe cộ. AI dã quyết định sẽ ở bên cạnh gia đình trong suốt thời gian dài và đầy khó khăn chờ Albert bình phục, một quyết định tôi thông cảm và ngưỡng mộ.

        Vào tháng 9, tôi đến Illinois một lần nữa và nói chuyên với các lãnh đạo Dân chủ của Iowa, Nam Dakota, và Nebraska ở thành phố Sioux, Iowa; và đến gặp ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ tại Los Angeles. Việc dừng chân ở Illinois là vô cùng quan trọng vì thời điểm cuộc bầu cử chọn ứng viên của đảng cho cuộc tổng tuyển cử. Cuộc chạy đua giành vị trí ứng viên đề cử bắt đầu với các phiên họp kín tại Iowa, mà tôi có thể bỏ qua vì Thượng nghị sĩ Tom Harkin của Iowa ra tranh cử và chắc chắn thắng. Sau đó tới New Hampshire, Nam Carolina, tiếp đến Maryland, Georgia và Colorado. Kế tiếp đến 11 tiểu bang miền nam bỏ phiếu trong ngày Siêu Thứ Ba. Ngày Thánh Patrick 17 tháng 3 đến lượt Illinòis và Michigan.

        Chiến dịch của Thượng nghị sĩ Gore bị hụt hơi bốn năm trước vì ông đã không tiếp nối được các tỷ lệ phiếu bầu ấn tượng tại các bang miền Nam bằng những chiến thắng khác. Tôi nghĩ tôi có thể thắng ở Illinois vì ba lý do: Hillary quê ở đây, tôi đã từng làm việc ở nam Illinois cùng ủy ban phát triển khu vực đồng bằng, và nhiều nhà lãnh đạo da màu xuất chúng tại Chicago có nguồn gốc từ Arkansas. Tại Chicago, tôi gặp gỡ hai nhà hoạt động chính trị trẻ, David Wilhelm và David Axelrod, sau này sẽ tham gia vào chiến dịch. Họ đều là những người có lý tưởng, sục sôi trước những trận chiến bầu cử ở Chicago, và tán thành với triết lý chính trị của tôi. Trong khi đó, Kevin O'Keefe đang đi khắp tiểu bang, xây dựng tô chức cần thiết để giành chiến thắng.

        Michigan cũng bầu cử cùng ngày với Illinois, và tôi hi vọng sẽ được khá ở đó, nhờ có cựu thống đốc Jim Blanchard, ủy viên hạt Wayne Ed McNamara và rất nhiều người, cả da màu cũng như da trắng, từ Arkansas tới làm việc tại Michigan trong những nhà máy xe hơi. Sau Michigan và Illinois, bang lớn tiếp theo là New York, nơi bạn tôi - Harold Ickes đang bận rộn tìm kiếm sự ủng hộ, còn Paul Carey, con trai của cựu Thống đốc Hugh Carey, đang quyên góp tiền.

        Vào ngày 6 tháng 9, tôi hoàn tất việc sắp xếp công việc văn phòng thống đốc để rảnh tay cho chiến dịch khi Bill Bowen đồng ý trở thành thư ký điều hành. Bill là chủ tịch Ngân hàng Thương mại Quốc gia, một trong những nhà kinh tế được kính trọng của bang, và là nhà tổ chức chính đứng sau cái gọi là Câu lạc bộ quần áo đẹp, nhóm những lãnh đạo doanh nhân từng ủng hộ chương trình giáo dục thành công trong kỳ họp quốc hội tiểu bang năm 1991. Việc bổ nhiệm Bowen làm mọi người an tâm rằng việc kinh doanh của bang sẽ được coi sóc cẩn thận khi tôi đi vắng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2015, 10:25:12 am
        Trong những tuần gần tới ngày tôi tuyên bố chính thức tranh cử, tôi bắt đầu cảm nhận được sự khác biệt giữa việc tranh cử tổng thống và tranh cử thống đốc bang. Đầu tiên, phá thai là một vấn đề lớn, bởi người ta cho rằng nếu Tổng thống Bush tái cử, ông sẽ bổ nhiệm đủ người vào Tòa án tối cao liên bang để đảo ngược phán quyết trong vụ Roe V. Wade. Tôi luôn luôn ủng hộ Roe nhưng phản đối việc dùng công quỹ để chi trả tiền phá thai cho phụ nữ nghèo, nên lập trường của tôi không thực sự làm hài lòng phía nào cả. Điều này không công bằng với những phụ nữ nghèo, nhưng tôi thấy khó mà biện minh việc chi trả cho nạo phá thai bằng tiền nộp thuê của những người dân cho rằng việc nạo phá thai đồng nghĩa với giết người. Hơn nữa câu hỏi này cũng đáng đưa ra bàn luận, bởi vì thậm chí quốc hội mà đảng Dân chủ đang kiểm soát cũng liên tiếp thất bại khi tìm nguồn tiền để chi cho việc nạo phá thai.

        Ngoài việc nạo phá thai còn có những vấn đề mang tính cá nhân khác. Khi được hỏi, tôi đã bao giờ hút cần sa chưa, tôi nói chưa bao giờ vi phạm luật ma túy ở Hoa Kỳ. Đó là một sự thú nhận ngầm và vụng về rằng tôi đã từng thử hút ở Anh. Ngoài ra còn có rất nhiều tin đồn về cuộc sống cá nhân của tôi. Vào ngày 6 tháng 9, sau khi Mickey Kantor và Frank Greer giục mãi, Hillary cùng tôi xuất hiện tại Sperling Breakfast, một cuộc họp thường xuyên của báo giới Washington, đê trả lời báo chí. Tôi không biết làm như thê có đúng không nhưng Mickey nói rất thuyết phục. Ông ấy lập luận rằng tôi đã từng nói trước đây là tôi không hoàn hảo, mọi người đều biết điều này, và "thế thì anh cứ nói chuyện với họ và thử tháo ngòi trước những chuyên bất trắc, biết đâu xảy ra sau này trong chiến dịch tranh cử xem sao".

        Khi một phóng viên đặt câu hỏi, tôi trả lời, cũng như các cặp vợ chồng khác, chúng tôi cũng có những vấn đề của mình nhưng chúng tôi gắn bó với nhau và vì thế cuộc hôn nhân của chúng tôi bền vững. Hillary cũng ủng hộ thêm cho tôi. Theo tôi mình là ứng viên duy nhất từng nói nhiều đến thế. Câu trả lời làm hài lòng một số phóng viên và các tay viết nổi tiếng; nhưng với một số khác sự thành thực của tôi chỉ đơn giản xác nhận tôi là một mục tiêu tốt để tấn công.

        Bây giờ tôi vẫn không chắc mình có làm đúng không khi đi tới buổi ăn sáng hôm đó và dám dính vào cái dốc trơn trượt của việc trả lời những câu hỏi đời tư. Cá tính là điều quan trọng với một tổng thống, nhưng, như các ví dụ hoàn toàn đối nghịch của FDR và Richard Nixon đã cho thấy, sự hoàn hảo trong hôn nhân không nhất thiết là thước đo tốt với cá tính tổng thống. Hơn nữa, đó cũng chưa hẳn là tiêu chuẩn. Vào năm 1992, nếu bạn phá vỡ lời thề vợ chồng, li dị và tái hôn, thì sự không chung thủy không bị xem là sự thiếu tư cách hay đáng đưa lên mặt báo; trong khi những cặp đôi vẫn sống với nhau, lại có thể bị dòm ngó, cứ như thể ly hôn mới là một lựa chọn xác thực hơn. Nếu xét đến sự phức tạp trong đời sống con người và tầm quan trọng của cả người cha lẫn người mẹ trong việc nuôi dạy con cái, có lẽ ly hôn không phải là tiêu chuẩn đúng đắn.

        Bất chấp những chuyện đời tư, nhìn chung tôi vẫn được báo giới đưa tin tốt trong thời gian đầu nhờ những nhà báo có suy xét và quan tâm đến các ý tưởng cũng như chính sách của tôi và thành tích làm thống đốc của tôi. Tôi cũng biết rằng mình có thể bắt đầu chiến dịch với những người ủng hộ nòng cốt trên khắp cả nước. Nhờ có những người bạn Hillary và tôi đã xây dựng mối quan hệ trong nhiều năm; và rất nhiều người dân Arkansas sẵn sàng đi tới các bang khác để vận động ủng hộ cho tôi. Họ không nản chí trước việc tôi hầu như chưa được người dân Mỹ biết đến và tụt xa phía sau trong các cuộc thăm dò. Tôi cũng vậy. Không giống như năm 1987, lần này tôi đã sẵn sàng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2015, 04:24:43 am
       
        26

        Sáng 3 tháng 10 là một buổi sáng mùa thu Arkansas đẹp, tươi rói và trời trong. Tôi bắt đầu ngày thay đổi cuộc đời bằng việc chạy bộ sáng sớm như thông lệ. Tôi ra bằng cửa sau của dinh thự thống đốc, di qua khu Quapaw, hướng về trung tâm thành phố tới tòa nhà chính phủ cũ. Địa điểm rộng lớn cổ kính này, nơi tôi mở tiệc chiêu đãi khi nhậm chức Bộ trưởng tư pháp năm 1977, đã tràn ngập cờ Hoa Kỳ. Sau khi chạy qua đó, quay lại về nhà, tôi nhìn thấy một máy bán báo tự động. Nhìn qua tấm kính, tôi có thể thây rõ dòng tít "Giờ khắc của Clinton đã đến". Trên đường về nhà, một vài người qua đường chúc tôi những điều tốt đẹp. về đến biệt thự, tôi xem lại lần cuối bài diễn văn tuyên bố tranh cử. Tôi đã thức đến quá nửa đêm để hoàn thành nó; bài nói đầy những điều mà tôi tự thấy là câu văn sắc sảo cũng như các đề nghị chính sách cụ thể, nhưng vẫn còn quá dài nên tôi có cắt đi vài dòng.

        Đến trưa, Bộ trưởng Bộ Tài chính Jimmie Lou Fisher - người làm việc với tôi từ 1978 - giới thiệu tôi lên phát biểu. Tôi bắt đầu có phần không suôn sẻ, có lẽ bởi những tình cảm mâu thuẫn tràn ngập trong tôi. Tôi vừa do dự khi phải từ bỏ cuộc sống mình đã biết rõ lại vừa hào hứng đón đầu thử thách, vừa có một chút sợ hãi nhưng hoàn toàn chắc rằng mình đang làm điều đúng đắn. Tôi nói trong hơn nửa giờ đồng hồ, cảm ơn gia đình, bạn bè, những ủng hộ viên đã cho tôi thêm sức mạnh "bước vượt lên công việc và cuộc sống mà tôi yêu mến để cống hiến cho mục tiêu lớn hơn: nuôi dưỡng và gìn giữ giấc mơ Mỹ, khôi phục lại hi vọng cho tầng lớp trung lưu bị lãng quên, giành lại tương lai cho thế hệ sau". Tôi kết thúc với cam kết "mang lại sức sống mới cho giấc mơ Mỹ" bằng cách đưa ra một "công ước mới" với nhân dân: "nhiều cơ hội hơn cho tất cả mọi người, đòi hỏi mọi người phải có nhiều trách nhiệm hơn, nhắm hướng tới mục tiêu chung to lớn".

        Kết thúc bài nói, tôi cảm thấy vui sướng và phấn khích, nhưng trên hết có phần nhẹ nhõm, đặc biệt là sau khi Chelsea lém lỉnh nói: "Nói hay lắm, Thống đốc ơi". Hillary và tôi dành toàn bộ thời gian còn lại của ngày hôm đó nhận những lời chúc tốt đẹp. Mẹ, Dick, Roger và gia đình Hillary đều thấy hạnh phúc. Mẹ tôi cư xử cứ như thể bà biết chắc rằng tôi sẽ thắng. Dù biết bà rõ, tôi cũng không dám chắc thực sự bà cảm thấy như vậy hay chỉ là một ví dụ nữa về tài năng đóng kịch của bà. Tối đó, chúng tôi sum vầy quanh đàn piano với những người bạn cũ. Carolyn Staley đánh đàn như cô ấy vẫn làm từ khi chúng tôi còn 15 tuổi. Chúng tôi hát bản "Amazing Grace", vài bài thánh ca, và rất nhiều bài hát từ những thập niên 60, trong đo có "Abraham, Martin và John" như một sự tưởng nhớ tới những anh hùng đã khuất của thế hệ chúng tôi. Tôi đi ngủ với niềm tin chúng tôi có thể vượt qua mọi sự nanh nọc và thắp sáng lên ngọn lửa mà những người đó đã thắp lên trong trái tim tôi.

        Thống đốc Mario Cuomo từng nói rằng, chúng ta vận động tranh cử bay bổng bằng thơ ca nhưng phải cai trị cụ thể và mạch lạc như văn xuôi. Tuyên bố này về cơ bản là chính xác, nhưng phần nhiều vận động tranh cử cũng là văn xuôi: nào là chuẩn bị hậu cần, hoàn tất những thủ tục cần thiết, và ứng phó với báo giới. Ngày thứ hai của chiến dịch đúng là nhiều văn xuôi hơn thơ ca: một loạt các cuộc phỏng vấn được thiết kế để đưa tôi lên truyền hình quốc gia nhắm vào các thị trường địa phương chủ yếu, và trả lời câu hỏi then chốt rằng tại sao tôi lại không hoàn tất cam kết sẽ phục vụ hết nhiệm kỳ thống đốc và liệu như thế có cho thấy tôi là người không đáng tin hay không. Tôi trả lời một cách tốt nhất có thể và nói tiếp đến thông điệp tranh cử. Nói chung là không hay, nhưng cũng đủ kéo tôi sang ngày thứ ba của chiến dịch.

        Phần còn lại của năm ngập tràn những hoạt động căng thẳng của một chiến dịch khởi động muộn: sắp xếp lại tổ chức, quyên tiền, liên hệ tới các khu vực cử tri cụ thể và vận động ở New Hampshire.

        Tổng hành dinh đầu tiên của chúng tôi nằm trong một của hàng sơn cũ trên Đường số 7 gần tòa nhà quốc hội tiểu bang. Tôi quyết định lấy Little Rock thay vì Washington làm căn cứ chính của chiến dịch. Điều này khiến việc sắp xếp đi lại phức tạp hơn chút ít, nhưng tôi muốn ở gần cội nguồn của mình và tạt về nhà thường xuyên với gia đình và giải quyết các công việc chính thức cần sự có mặt của tôi. Nhưng ở Arkansas cũng có lợi ích to lớn khác là giúp các nhân viên trẻ của chúng tôi tập trung cao độ hơn vào công việc. Họ không bị phân tán tư tưởng bởi cái nhà máy sản xuất tin đồn Washington, không bị choáng ngợp trước những bài báo tán thưởng tôi đến ngạc nhiên trong những ngày đầu và cũng không quá thất vọng trước hàng loạt bài viết tiêu cực sắp được tung ra sau đó.

        Vài tuần sau, công việc của chúng tôi quá lớn so với cửa hàng sơn nên chúng tôi chuyển đến văn phòng trước đây của cơ quan đào tạo sau đại học ở gần đấy. Chúng tôi dùng văn phòng này cho đến lúc nó lại trở nên quá chật hẹp ngay trước Đại hội đảng Dân chủ. Chúng tôi lại di chuyển lần nữa, vào toà nhà của tờ Arkansas Gazette lúc đó đã bỏ trống từ vài tháng trước sau khi ông chủ Walter Hussman của tờ Arkansas Democrat mua lại và xóa sổ nó. Tòa nhà Gazette là nơi chúng tôi dùng làm tổng hành dinh cho đến hết chiến dịch, điều mà - theo quan điểm của tôi - là kết quả tốt duy nhất từ việc mất đi một tờ báo độc lập lâu đời nhất ở Mỹ tính từ phía tây Mississipi trở đi.

        Tờ Gazette từng đứng lên bảo vệ dân quyền trong thập niên 50 và 60, và từng ủng hộ mạnh mẽ cho Dale Bumpers, David Pryor, và tôi trong khi chúng tôi nỗ lực hiện đại hóa giáo dục, dịch vụ xã hội và nền kinh tế. Vào thời kỳ hoàng kim của mình, nó là một trong những tờ báo tốt nhất trên cả nước, luôn mang đến cho độc giả trên mọi ngóc ngách Hoa Kỳ những bài báo viết hay và đề cập rộng đến các vấn đề trong và ngoài nước Mỹ. Những năm 80, Gazette bắt đầu phải cạnh tranh với tờ Arkansas Democrat của Hussman, lúc bấy giờ mới là một tờ báo buổi chiều nhỏ hơn rất nhiều. Cuộc chiến báo chí sau đó có một kết cục có thể thấy trước, vì Hussman sở hữu các cơ sở truyền thông có lời khác, cho phép ông ta để tờ Democrat chịu lỗ nhằm giành khách hàng và quảng cáo của Gazette. Trước khi tôi tuyên bố tranh cử tổng thống, Hussman mua luôn được tờ Gazette và hợp nhất nó vào tờ báo của ông ây, đặt lại tên là tờ Arkansas Democrat-Gazette. Trong nhiều năm sau này, tờ Democrat-Gazette góp phần biến Arkansas thành một bang theo xu hướng Cộng hòa nhiều hơn. Giọng điệu chung của các bài bình luận mang tính bảo thủ và chỉ trích tôi, thường là nhắm vào đời tư. về điểm này nó phản ánh góc nhìn của người chủ nó. Mặc dù tôi rất buồn khi chứng kiến Gazette sụp đổ, song tôi được an ủi phần nào khi chuyển đến toà nhà này. Tôi hi vọng rằng những bóng ma của quá khứ tiến bộ sẽ giúp chúng tôi đấu tranh cho ngày mai.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2015, 12:23:13 am
        Chúng tôi bắt đầu với tất cả nhân viên đều là người Arkansas, với Bruce Lindsey là giám đốc chiến dịch và Craig Smith - người đã xếp lịch gặp cho tôi với các hội dồng và ủy ban - phụ trách tài chính. Rodney Slater và Carol Willis đã tất bật liên hệ với các lãnh đạo chính trị và tôn giáo da đen cũng như lãnh đạo giới kinh doanh khắp nơi trên toàn quốc. Người bạn cũ Eli Segal của tôi cũng đồng ý giúp tôi tạo dựng một đội ngũ nhân viên hoạt động toàn quốc.

        Trước đó tôi đã gặp một người mà tôi chắc chắn muốn có trong đội ngũ của mình, một nhân viên trẻ tài năng làm việc cho Dân biểu Dick Gephardt: đó là George Stephanopoulos, con trai một linh mục Chính thống giáo Hy Lạp. Anh từng nhận học bổng Rhodes và cũng từng làm cho bạn tôi là Cha Tim Healy khi ông điều hành thư viện Công cộng New York. Tôi ngay lập tức có ấn tượng với George, và nhận thấy rằng anh có thể trở thành cầu nối với báo chí quốc gia và các thành viên đảng Dân chủ trong quốc hội, cũng như đóng góp vào việc suy xét các thách thức về mặt trí thức trọng chiến dịch.
Eli gặp anh này và cùng chung quan điểm với tôi, và George trở thành phó quản lý chiến dịch vận động phụ trách truyền thông. Eli cũng gặp David Wilhelm, nhà hoạt động chính trị trẻ người Chicago mà tôi muốn có trong đội ngũ. Chúng tôi mời anh làm quản lí chiến dịch và nhanh chóng nhận được sự đồng ý từ phía anh. Nói theo kiểu chính trị thì David là một người có tác dụng kép: ngoài việc quản lí chung chiến dịch, anh còn có thể rất hữu ích ở Illinois. Tôi tin tưởng rằng với David quản lí chiến dịch, Kevin O'Keefe đóng vai rò tổ chức trong tiểu bang, chúng tôi có thể giành chiến thắng rõ ràng tại Illinois để tiếp nối thắng lợi chúng tôi mong đợi ở các tiểu bang miền nam trong ngày Siêu Thứ Ba. Chẳng bao lâu sau, chúng tôi cũng thuyết phục thêm được một thanh niên người Chicago, tahm Emanuel, tham gia vào chiến dịch. Rahm từng làm việc chung với Wilhelm trong các chiến dịch thành công của Thị trưởng Richard Daley và Thượng nghị sĩ Paul Simon. Đó là một người đàn ông mảnh khảnh nhưng quyết liệt, từng học múa ballet, và dù là người Mỹ nhưng từng phục vụ trong quân đội Israel. Rahm hăng đến mức khiến tôi trông có vẻ hiền lành. Chúng tôi bổ nhiệm anh làm giám đốc tài chính, và trong hoàn cảnh vận động với ngân sách eo hẹp đúng là chúng tôi cần người hăng máu như anh ấy thật. Craig Smith thì lo thành lập các tổ chức vận động ở tiểu bang, một việc phù hợp hơn với những kỹ năng chính trị của Craig. Tiếp đó, Bruce Reed cũng rời Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ để trở thành giám đốc chính sách của chúng tôi. Eli còn phỏng vấn hai phụ nữ khác mà sau này đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch. Dee Dee Myers từ California trở thành thư ký báo chí, một công việc đòi hỏi cô phải chịu nhiều búa rìu mà cô không thể ngờ được. Dù còn trẻ, nhưng cô sẵn sàng đương đầu với thử thách. Stephanie Solien từ bang Washington trở thành giám đốc chính trị. Tôi nhận Stephanie không phải vì cô là vợ của Frank Greer mà vì cô là một phụ nữ thông minh, sắc sảo trong lập luận chính trị và không góc cạnh như nhóm nam giới. Cô ấy vừa làm việc giỏi vừa tạo ra không khí mềm mại hơn mà bất cứ chiến dịch căng thẳng nào cũng cần có. Khi chiến dịch vận động diễn ra, những người trẻ tuổi từ khắp nơi trên nước Mỹ bắt đầu xuất hiện để gánh vác công việc.

        Trên mặt trận tài chính, chúng tôi khởi đầu với sự giúp đỡ hào phóng từ phía người dân Arkansas, từ nỗ lực của Bob Farmer ở Massachusetts vốn có khả năng chỉ cần đề nghị là những nhà tài trợ cho đảng Dân chủ lập tức chi tiền ngay, và các khoản đóng góp của bạn bè trên cả nước đã giúp tôi có đủ tiền tương ứng với quỹ tranh cử của chính quyền liên bang. Để làm được như vậy, một ứng viên phải huy động được ở 20 bang mỗi bang năm ngàn đôla, nhưng mỗi khoản đóng góp riêng lẻ không được vượt quá 250 đôla. Ở một số bang, những người bạn thống đốc của tôi giúp tôi việc đó. Ở Texas, người ủng hộ lâu năm Truman Arnold của tôi đã huy động được 30.000 đôla mà tôi rất cần. Không như nhiều người giàu có khác, Truman càng giàu thì càng có vẻ như gắn bó với đảng Dân chủ hơn.

        Có phần hơi bất ngờ là nhiều người ở thủ đô Washington cũng muốn góp phần giúp đỡ, đặc biệt là luật sư đảng Dân chủ và chuyên gia gây quỹ Vic Raiser và Tom Schnieder, người bạn cùng dự kỳ nghỉ Cuối tuần Phục hưng của tôi. Ở New York, tôi nhận được những sự giúp đỡ vô giá ngay từ sớm, không chỉ từ bạn tôi là Haroild Ickes và Susan Thomases mà còn cả từ Ken Brody - giám đốc của công ty Goldman Sachs vừa mới lần đầu tiên quyết định tham gia sâu hơn vào hoạt động chính trị của đảng Dân chủ. Ken nói với tôi rằng, ông từng là một người Cộng hòa bởi ông cho rằng những người Dân chủ có cái tâm, nhưng lí trí lại đặt sai chỗ. Ông tâm sự rằng sau đó bản thân ông thân thiết với phe Cộng hòa đủ để nhận ra họ có lí trí nhưng thiếu đi cái tâm, và quyết định theo phe Dân chủ vì thay đổi lối suy nghĩ dễ hơn thay đổi cái tâm. Thật may là ông chọn tôi để bắt đầu việc đó. Ken dẫn tôi tới dự một bữa tối với những doanh nhân đầy quyền lực tại New York, trong đó có Bob Rubin, người có những lập luận chặt chẽ về chính sách mới trong kinh tế làm tôi cực kỳ có ấn tượng. Trong bất cứ chiến dịch chính trị thành công nào, những người như Ken Brody thế nào cũng xuất hiện và mang đến theo sức mạnh, ý tưởng và những người của phía khác chuyển sang ủng hộ bạn.

        Ngoài việc huy động tài chính và lo tổ chức, tôi phải tiếp cận với những khối cử tri chủ yếu ủng hộ đảng Dân chủ. Tháng 10, tôi phát biểu trước một nhóm người Do Thái ở Texas rằng Israel nên đổi lãnh thổ lấy hòa bình. Tôi còn nói chuyên với nhóm dân nói tiếng Tây Ban Nha ở Chicago; nhóm đảng Dân chủ ở Tennessee, Maine, New Jersey và California - những nơi được coi là các tiểu bang dao động, nghĩa là trong tổng tuyển cử không thể biết chắc được họ sẽ bỏ phiếu cho bên nào. Tháng 11, tôi nói chuyên với đại hội của hội thánh Đức Chúa trời, hệ phái tín đồ da đen phát triển nhanh nhất nước Mỹ. Tôi tiếp tục đi vận động ở miền Nam: Florida, Nam Carolina, Louisiana và Georgia. Florida là quan trọng, vì đợt bỏ phiếu thử ngày 15 tháng 12 của bang này có thể là đợt thử lửa đầu tiên. Tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Bush bắt đầu giảm sút trong các cuộc thăm dò và còn tự hại mình khi nói rằng nền kinh tế đang tốt đẹp. Tôi phát biểu trước Hiệp hội Giáo dục quốc gia và cuộc họp thường niên của ủy ban Quan hệ công cộng Mỹ - Israel ở ở Washington. Sau đó tôi lại quay xuống miền Nam đến Bắc Carolina, Texas và Georgia. Ở miền Tây, tôi dừng chân tại Colorado, Nam Dakota, và Wyoming - nơi Thống đốc Mike Sullivan tuyên bố ủng hộ tôi; đến căn cứ vững chắc của đảng Cộng hòa là quận Cam, California, nơi tôi giành được sự ủng hộ của một doanh nhân truyền thông theo đảng Cộng hòa là Roger Johnson và những người khác vốn đã vỡ mộng về chính sách kinh tế của Tổng thống Bush.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2015, 07:38:38 am
         Bất chấp những việc trên, trọng tâm của chiến dịch lại nằm ở New Hampshire. Nếu tôi không thành công ở đây, tôi khó có thể tìm đủ số phiếu trong số các bang còn lại để tồn tại cho tới ngày Siêu Thứ Ba. Mặc dù trên các cuộc trưng cầu giữa tháng 11 tôi vẫn đì đẹt ở hạng chót, tôi vẫn muốn thử thời vận. New Hampshire là một bang nhỏ, chưa bằng một nửa Arkansas song cử tri ở đây là những người có nhiều thông tin và rất coi trọng trách nhiệm đánh giá cẩn thận các ứng viên và lập trường của từng ứng viên. Để có thể cạnh tranh hiệu quả, tổ chức tốt và quảng cáo thuyết phục trên truyền hình là cần thiết nhưng không thể đủ. Bạn còn cần phải thành công trong hàng loạt các buổi tiệc nhỏ tại nhà riêng, các buổi họp thị trấn, các cuộc mít tinh cũng như các cuộc gặp gỡ bắt tay cử tri ngoài dự kiến. Nhiều người dân New Hampshire sẽ không bỏ phiếu cho người không đích thân đề nghị họ ủng hộ. Sau bao nhiêu năm ở Arkansas, kiểu vận động này đã gần như trở thành bản năng thứ hai của tôi.

         Ngoài văn hóa chính trị như vậy, suy thoái kinh tế và những uất ức về tình cảm mà nó gây ra càng làm tôi thấy quen thuộc hơn ở New Hampshire. Nó giống như Arkansas 10 năm trước. Sau thời kỳ thịnh vượng suốt thập niên 80, New Hampshire trở thành nơi có tỷ lệ người nhận tiền quỹ phúc lợi và tem thực phẩm cao nhất cả nước, và tỷ lệ phá sản cũng cao nhất. Các nhà máy xí nghiệp đóng cửa, ngân hàng gặp khó khăn trầm trọng và hàng loạt người thất nghiệp luôn trong tình trạng lo sợ thấp thỏm mất nhà và bảo hiểm y tế Những người này còn không chắc có đủ tài chính để cho con theo học đại học hay không. Họ sợ rằng tiền an sinh xã hội sẽ cạn kiệt đến khi họ về hưu. Tôi hiểu cảm giác này của họ bởi tôi cũng từng chứng kiến người dân Arkansas trong tình cảnh tương tự. Và tôi nghĩ tôi biết phải làm gì để khiến mọi thứ trở lại tốt đẹp.

         Việc tổ chức chiến dịch khởi đầu với hai người trẻ đầy tài năng là Mitchell Schwartz và Wendy Smith. Cả hai chuyển tới Manchester và mở tổng hành dinh tiểu bang tại đây. Không lâu sau, đến giúp họ là Michael Whouley - một người gốc Ireland ở Boston và là nhà tổ chức đẳng cấp thế giới - cộng thêm người bạn trong suốt 40 năm của tôi, Patty Howe Criner, từ Little Rock lên để giải thích và bảo vệ quá trình hoạt động chính trị của tôi. Chẳng bao lâu, chúng tôi đã có một ban chỉ đạo lớn với hai đồng chủ tịch là hai luật sư mà tôi quen qua DLC là John Broderick và Terry Shumaker, người đặt văn phòng trong chính tòa nhà mà hơn một thế kỷ trước đây Tổng thống Franklin Pierce từng đặt văn phòng luật của mình.

         Cuộc đua tranh phiếu bầu thật sự rất cam go. Tất cả các ứng viên tham gia đều đang nỗ lực hết mình nhằm nhận được sự ủng hộ cao nhất tại New Hampshire. Thượng nghị sĩ Bob Kerrey- cựu thống đốc Nebraska và từng nhận Huân chương Danh dự - đang thu hút được nhiều sự chú ý bởi ông là một tay chơi chính trị: bảo thủ về tài chính song lại cấp tiến về mặt xã hội. Điểm cốt yếu trong chiến dịch của ông là một đề án lớn nhằm cung cấp bảo hiểm y tế cho toàn bộ người dân Mỹ - một vấn đề lớn tại một tiểu bang như New Hampshire nơi số người mất bảo hiểm sức khỏe gia tăng từng ngày bởi giá của bảo hiểm sức khỏe trên toàn quốc đã tăng gấp ba lần mức lạm phát trong suốt một thập kỷ qua. Kerrey cũng có cơ sở vững chắc với thành tích trong quân đội và uy tín của mình trong phe Cộng hòa ở Nebraska, ông là ứng viên Dân chủ có cơ hội thắng cử cao nhất khi chạy đua với Tổng thống Bush.

         Thượng nghị sĩ Tom Harkin của bang Iowa là một người ủng hộ hàng đầu trong thượng nghị viện cho quyền lợi của người khuyết tật; cho việc thành lập một cơ quan thẩm quyền về khoa học và công nghệ - những vấn đề trở nên quan trọng với ngày càng nhiều cử tri ngoại thành ở New Hampshire. Ngoài ra ông còn là một đồng minh lâu đời của phong trào lao động. Ông lập luận rằng muốn thắng vào tháng 11, cần có một chiến dịch vận động thực sự chiều lòng dân chứ không phải chỉ một thông điệp của Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ mà theo ông thì chẳng có cuốn hút gì đối với những người Dân chủ "thực sự".

         Cựu Thượng nghị sĩ Paul Tsongas của Lowell, Massachusetts lúc đó đã nghỉ hưu sớm sau sự nghiệp thành công trong thượng viện để chống chọi với căn bệnh ung thư. Ông đã trở thành người điên cuồng luyện tập thể lực, bơi lội nhiều và rất công khai để chứng tỏ rằng mình đã qua khỏi và có thể đảm đương chức vụ tổng thống. Tsongas nói rằng lần chạm mặt tử thần đã giải thoát ông khỏi những ràng buộc chính trị thông thường và giúp ông sẵn sàng hơn tất cả chúng tôi để nói cho cử tri những sự thật phũ phàng mà có khi họ không muốn nghe. Ông cũng có vài ý tưởng hấp dẫn được đưa vào các cuốn sách phân phát trong đợt chiến dịch.

         Thống đốc Doug Wilder từng làm nên lịch sử khi trở thành thống đốc da đen đầu tiên ở Virginia. Ông lập luận rằng khả năng chiến thắng được tại một bang miền nam bảo thủ và những thành tích trong giáo dục, đấu tranh tội phạm cũng như đảm bảo ngân sách cần bằng chứng tỏ ông có khả năng trúng cử.

         Chẳng bao lâu sau khi tôi tham gia vào cuộc đua, cựu Thống đốc Jerry Brown của bang California cũng tuyên bố tranh cử. Jerry nói ông sẽ không nhận tiền đóng góp với các khoản riêng lẻ trên 100 đôla và cố đưa ra hình ảnh mình là nhà cải cách thực sự duy nhất trong cuộc chạy đua này. Trọng tâm chiến dịch của ông là đề xuất loại bỏ các kiểu tính thuế phức tạp hiện nay bằng mức thuế đổ đồng 13% với mọi người dân Mỹ. Năm 1976, khi còn là một thống đốc trẻ, Jerry đã tham gia vào các cuộc bầu sơ bộ muộn và thắng được nhiêu cuộc nhờ nỗ lực vào phút chót để cản bước chân của Jimmy Carter. Năm 1979, tôi cùng làm việc với ông ở Hiệp hội Thống đốc Quốc gia và nể phục đầu óc nhanh nhạy, một sự khả năng phân tích độc đáo với mọi sự kiện của ông. Yếu tô duy nhât mà con người chính trị này thiếu là óc khôi hài. Tôi quý Jerry nhưng ông luôn khiến các câu chuyên trở nên nghiêm trọng quá mức.

         Trong hơn hai tháng sau khi tôi công bố tham gia tranh cử, chiến dịch của tôi trở nên khá ảm đạm bởi khả năng có sự tham gia của một ứng viên khác: Thống đốc Mario Cuomo của New York. Ông là một nhân vật khổng lồ của chính trị đảng Dân chủ, một nhà diễn thuyết giỏi nhất của chúng tôi và một người luôn bảo vệ giá trị Dân chủ trong suốt thời kỳ Reagan-Bush. Nhiều người cho rằng chỉ cần ông muốn là có thể giành được vị trí ứng viên đề cử của đảng Dân chủ, và trong thời gian khá dài tôi nghĩ ông sẽ làm như vậy. Ông đã có vài chỉ trích nhắm vào DLC, vào tôi và vào những ý tưởng của tôi về cải tổ quỹ phúc lợi cũng như dịch vụ công cộng. Tôi tỏ ra hào hiệp trước mặt công chúng, nhưng ở chỗ riêng tư thì tôi nổi đoá và nói một số điều không hay về ông mà tôi lấy làm hối tiếc. Tôi nghĩ là tôi khó chịu khi bị ông chỉ trích như vậy vì tôi đã luôn kính phục ông. Giữa tháng 12, ông đưa ra công bố chính thức không tham gia tranh cử. Khi những câu bình phẩm của tôi về ông được công khai trong cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire, tôi chỉ còn biết xin lỗi. ơn Chúa, ông đã rộng lượng mà chấp nhận. Những năm sau này, Mafio Cuomo trở thành cố vấn quý báu và một trong những người bảo vệ tôi mạnh mẽ nhất. Tôi muốn bổ nhiệm ông vào Toà án Tối cao, nhưng ông cũng không muốn nhận vị trí đó. Tôi nghĩ ông yêu mến cuộc sống của mình ở New York đến mức không muốn rời bỏ nó, điều mà các cử tri đã không hoàn toàn hiểu được khi họ không bỏ phiếu bầu ông tái cử nhiệm kỳ thứ tư năm 1994.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Hai, 2015, 03:02:54 am
        Ngay từ đầu chiến dịch, tôi đánh giá đối thủ lớn nhất của mình ở New Hamsphire có thể là Harkin hoặc Kerrey. Nhưng chẳng bao lâu sau rõ ràng là tôi đã nhầm. Tsongas mới là người tôi phải quan tâm. Thành phố quê hương của ông ấy nằm ngay bên rìa New Hampshire; chuyện đời ông ấy rất cuốn hút; ông ấy cho thấy sự cứng cỏi và quyết tâm đáng nể nhằm đạt thắng lợi; và quan trọng nhất, ông là ứng viên duy nhất chạy đua với tôi trên mặt trận ý tưởng và đề xuất cụ thể mang tính toàn diện.

        Các chiến dịch tranh cử tổng thống thành công đòi hỏi ba điều cơ bản. Đầu tiên, mọi người có thể nhìn vào bạn và tưởng tượng ra được bạn sẽ là một tổng thống. Rồi bạn phải có đủ tiềm lực tài chính và sự ủng hộ để khuếch trương tên tuổi mình. Sau đó là trận chiến của các ý tưởng, thông điệp và lập trường trong các vấn đề. Tsongas đã có được hai yêu cầu đầu tiên và sắp sửa đạt được yêu cầu cuối cùng. Và tôi quyết không để ông ta làm được điều đó.

        Tôi lên lịch ba buổi nói chuyện tại Georgetown để trình bày những đề xuất cụ thể trong chủ đề Thỏa ước mới của mình. Những lần nói chuyện này là trước các sinh viên, giảng viên, ủng hộ viên và giới báo chí trong hội trường Gaston cổ kính viền gỗ tại toà nhà Healy. Chủ đề buổi nói chuyện ngày 23 tháng 10 là trách vụ và cộng đồng, còn ngày 20 tháng 11 là về cơ hội kinh tế; ngày 12 tháng 13 là an ninh quốc gia.

        Gộp chung lại, các bài diễn thuyết cho tôi cơ hội diễn giải những ý tưởng, đề xuất mà tôi thai nghén trong suốt thập kỷ làm thống đốc và thành viên Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ (DLC). Tôi góp phần thảo ra và tin tưởng sâu sắc vào năm tín điều cốt lõi của DLC: đó là cương lĩnh về cơ hội cho tất cả và không ai được đặc quyền của Andrew Jackson; là những giá trị cơ bản của Mỹ về công việc và gia đình, tự do và trách nhiệm niềm tin, sự tha thứ và hội nhập; là học thuyết về nghĩa vụ chung của John Kenedy vốn yêu cầu mỗi công dân có trách nhiệm đóng góp gì đó trở lại cho đất nước; là thúc đẩy các giá trị nhân đạo và dân chủ trên toàn thế giới; và cam kết canh tân của Franklin Roosevelt nhằm hiện đại hóa chính phủ trong thời đại thông tin và khuyến khích dân chúng bằng cách cung cấp cho họ công cụ để họ có thể phát triển tối đa cuộc sống của mình.

        Tôi thấy khá bất ngờ bởi một số chỉ trích về DLC từ phe cánh tả trong đảng Dân chủ, gọi chúng tôi là những người vỏ Dân chủ nhưng Cộng hòa trong ruột, và một số nhân vật báo chí chính trị hay đưa ra những định nghĩa dễ dãi xem ai là Cộng hòa ai là Dân chủ. Khi chúng tôi không phù hợp với mô tả của họ về người của đảng Dân chủ, họ nói chúng tôi chẳng tin tưởng vào bất cứ điều gì. Bằng chứng của họ là việc chúng tôi muốn thắng các cuộc tổng tuyển cử, điều mà người phe Dân chủ có vẻ như không được làm.

        Tôi tin rằng DLC sẽ phát triển thêm những giá trị và nguyên tắc tinh hoa nhất của đảng Dân chủ bằng các ý tưởng mới. Tất nhiên, một số người cấp tiến thực sự bất đồng với chúng tôi về cải cách an sinh, thương mại, trách nhiệm ngân sách và quốc phòng. Song điểm khác biệt giữa chúng tôi với những người theo đảng Cộng hòa hoàn toàn rõ ràng. Chúng tôi phản đối việc giảm thuế không công bằng và tình trạng ngân khố luôn thâm hụt lớn. Chúng tôi không chung quan điểm việc họ phản đối dự luật Nghỉ ốm và việc gia đình và dự luật Brady; việc họ không đầu tư thích đáng cho giáo dục hoặc thúc đẩy những cải cách đã được chứng minh là có hiệu quả; việc họ đưa ra những chính sách gây chia rẽ về vấn đề sắc tộc và đồng tính; việc họ không muốn bảo vệ môi trường; quan điểm chống phá thai của họ; và nhiều khía cạnh khác nữa. Chúng tôi còn có nhiều ý tưởng hay, như xây dựng lực lượng 100.000 cảnh sát cộng đồng; tăng gấp đôi mức nợ thuế thu nhập để khiến việc đi làm hấp dẫn hơn và cuộc sống dễ chịu hơn cho những gia đình có thu nhập khiêm tốn; và cho thanh niên cơ hội làm các dịch vụ công cộng để đổi lấy trợ giúp tiền học đại học.

        Những nguyên tắc và đề xuất mà tôi ủng hộ khó có thể bị coi là khuynh hướng của đảng Cộng hòa hay thiếu tính thuyết phục. Thay vào đó, chúng giúp hiện đại hóa đảng Dân chủ và sau này được các đảng chính trị trung tả mới hồi sinh trên toàn thế giới áp dụng và mệnh danh là "Con đường thứ ba". Quan trọng nhất là những ý tưởng mới khi được đưa vào thực tiễn sẽ mang lại lợi ích cho nước Mỹ. Những bài phát biểu tại Georgetown năm 1991 cho tôi cơ hội quý giá để thể hiện rằng mình có một chương trình nghị sự ủng hộ thay đổi và nghiêm túc muốn thực hiện nó.
Trong khi đó, tại New Hamsphire, tôi cũng tung ra một cuốn sách nhỏ của mình, và đưa vào những đề xuất cụ thể được đề cập trong các bài phát biểu tại Georgetown. Và tôi sắp lịch dự càng nhiều buổi họp thị trấn càng tốt. Một trong những lần phát biểu hồi đầu được tổ chức ở Keene - một thành phố đại học xinh đẹp nằm ở miền phía nam của bang. Nhân viên của tôi phát tờ rơi khắp thành phố nhưng chúng tôi không chắc có bao nhiêu người sẽ tham dự. Phòng chúng tôi thuê chứa được khoảng 200 chỗ ngồi. Trên đường đến cuộc diễn thuyết, tôi hỏi một người tổ chức chiến dịch lâu năm xem chúng tôi cần có ít nhất bao nhiêu người tham dự để tránh khỏi bị xấu hổ. Bà ấy nói "50 người". "Thế bao nhiêu người dự thì được coi là thành công?". "150 người". Nhưng khi tôi tới nơi, có tới 400 người. Cảnh sát phòng cháy buộc chúng tôi phải phân đôi làm hai phòng, và tôi phải diễn thuyết hai lần. Đó là lần đầu tiên tôi biết chúng tôi có thể thành công ở New Hampshire.

        Thông thường, tôi nói khoảng 15 phút và dành một giờ hoặc hơn nữa để trả lời chất vấn. Lúc đầu tôi lo mình đi quá sâu vào chi tiết chính sách và có vẻ "non nớt về chính sách" khi trả lời, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng người ta tìm kiếm thực chất chứ không quan tâm đến kiểu cách. Họ thực sự đang khốn khó và muốn biết làm thế nào để thoát ra khỏi tình cảnh họ đang lâm vào. Tôi học được rất nhiều từ những lần nghe chất vấn trong những buổi gặp như vậy và các lần đi đây đó khác trong chiến dịch.

        Một cặp vợ chồng có tuổi, Edward và Annie Davis, kể với tôi rằng họ luôn phải đứng trước lựa chọn giữa việc mua thuốc điều trị hay mua thức ăn. Một học sinh trung học thì nói người cha thất nghiệp của mình quá xấu hổ đến mức không dám đối diện với gia đình và tìm tới cái chết. Tôi cũng gặp những cựu chiến binh tại các cơ sở của hội Lê dương Mỹ và nhận thấy họ quan tâm tới việc giảm sút chất lượng chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viện cựu chiến binh hơn là việc tôi phản đối chiến tranh tại Việt Nam. Tôi đặc biệt cảm động trước trường hợp Ron Machos, có người con trai là Ronnie bị bệnh tim bẩm sinh. Ông đã mất việc trong thời kì khủng hoảng kinh tế và không thể tìm được công việc nào có bảo hiểm sức khỏe để chi trả những khoản viện phí khổng lồ sắp tới. Khi đảng Dân chủ tại New Hamsphire tổ chức một hội nghị để lắng nghe ý kiến tất cả các ứng viên, một nhóm sinh viên mang băng rôn có dòng chữ "Bầu cho Clinton" - nhóm này được thầy họ là bạn cũ của tôi ở Arkansas, Jan Paschal thuê - dẫn tôi lên bục phát biểu. Một trong số họ để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Michael Horrison phải ngồi xe lăn nhưng điều đó không làm cậu chậm chạp đi chút nào. Cậu ủng hộ tôi vì cậu được nuôi dưỡng bởi một người mẹ độc thân có thu nhập thấp, và nghĩ rằng tôi cam kết mang lại cơ hội lên đại học và kiếm việc làm tốt cho mọi đứa trẻ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2015, 04:03:20 am
        Đến tháng 12, chiến dịch trở nên gấp rút. Ngày 2 tháng 12, James Carville và bạn anh, Paul Begala, tham gia cùng chúng tôi. Họ là những nhân vật đầy màu sắc và là tài sản chính trị nóng, từng giúp Thống đốc Bob Casey và Thượng nghị sĩ Harris Wofford trúng cử ở Pennsylvania, Thống đốc Zell Miller trúng cử ở Georgia. Zell giới thiệu Carville qua điện thoại cho tôi để sắp xếp một buổi gặp với anh và Begala. Giống như tôi và Frank Greer, họ thuộc về nhóm người đang dần tuyệt chủng nhưng vẫn hoạt động chính trị bản lĩnh: những người Dân chủ da trắng miền nam. Carville là người Cajun ở Louisiana, cựu lính thủy đánh bộ, có đầu óc chiến lược tuyệt vời và say mê với chính trị tiến bộ. Anh ấy và tôi có nhiều điểm tương đồng, như cùng có những bà mẹ đầy ý chí và thực tế mà chúng tôi rất yêu kính. Begala là một nhà hoạt náo hóm hỉnh đến từ Sugar Land bang Texas - người đã kết hợp được chủ nghĩa dân túy tiến bộ với lương tâm xã hội của đạo Cơ đốc. Tôi không phải là ứng viên duy nhất muốn có được họ, và khi tham gia với tôi họ đem lại cho chúng tôi thêm nhiệt huyết, khả năng tập trung cũng như uy tín.

        Ngày 10 tháng 12, tôi phát biểu tại Đại hội chủ tịch các tổ chức Do Thái tại Mỹ, và hai ngày sau tôi thuyết trình lần thứ ba và cũng là lần cuối tại Georgetown về an ninh quốc gia. Tôi được giúp đỡ nhiều của bạn lâu năm là Sandy Berger, từng là phó giám đốc hoạch định chính sách tại Bộ Ngoại giao trong thời Carter. Sandy cũng huy động ba chuyên gia chính sách đôi ngoại thời Carter là Tony Lake, Dick Holbrooke, Madeleine Albright và một chuyên gia gốc Austra¬lia về khu vực Trung Đông Martin Indyck hỗ trợ. Tất cả họ sau này đều đóng vai trò quan trọng trong nhiều năm tiếp theo, nhưng vào giữa tháng 12, họ cũng đủ giúp tôi vượt qua ngưỡng cửa khó khăn để trở thành người có hiểu biết và khả năng chút ít về ngoại giao.

        Ngày 15 tháng 12, tôi giành chiến thắng trong đợt bỏ phiếu thử tại Florida trong đại hội Dân chủ bang này với 54% số phiếu của đại biểu. Tôi biết phần lớn họ qua ba lần tham dự hội nghị này trong những năm 80. Hillary và tôi cũng tích cực vận động họ, cùng với hai em trai cô ấy là Hugh và Tony - người sống ở Miami, và vỢ của Hugh là Maria, một luật sự gốc Cuba.

        Hai ngày sau chiến thắng tại Florida, một cuộc quyên góp tiền ở Arkansas đã gom được 800.000 đôla cho chiến dịch, mức cao nhất từng có từ trước tới nay cho một sự kiện quyên tiền đơn lẻ ở đây. Ngày 19 tháng 12, Nashville Banner là tờ báo đầu tiên ủng hộ tôi. Ngày 20 tháng 12, thống đốc Cuomo tuyên bố không tham gia tranh cử. Sau đó Thượng nghị sĩ Sam Nurtn và Thống đốc Zell Miller bang Georgia giúp chiến dịch của tôi rất nhiều khi lên tiếng ủng hộ tôi. Cuộc bầu sơ bộ chọn ứng viên ở Georgia diễn ra ngay trước ngày Siêu Thứ Ba, cùng thời điểm ở Maryland và Colorado.

        Trong khi đó, những rắc rối của Tổng thống Bush lại chồng chất thêm khi Pat Buchanan công bố ý định tham gia cuộc bầu chọn ứng viên của đảng Cộng hòa với cách chỉ trích từ cánh hữu kiểu George Wallace nhắm vào tổng thống. Những người bảo thủ phe Cộng hòa giận tổng thống vì đã ký thông qua chương trình giảm thâm thủng ngân sách 492 tỷ đô la vốn được quốc hội do phe Dân chủ nắm thông qua, Lý do là vì ngoài việc cắt giảm chi tiêu, chương trình này còn bao gồm việc tăng thuế xăng thêm 5 cent. Năm 1988 ông Bush từng khiến đại hội đảng Cộng hòa nhiệt liệt tán thành bằng câu tuyên bố nổi tiếng "Nghe cho rõ đây: không thêm thuế mới nào cả". Ông ấy đã làm một việc đúng đắn khi ký thông qua chương trình giảm thâm thủng ngân sách, nhưng cũng đồng thời phá vỡ cam kết nổi bật nhất trong cuộc vận động của mình và vi phạm chủ thuyết chống thuế của phe cánh hữu trong đảng của mình.

        Những người bảo thủ không hoàn toàn hướng mọi chỉ trích về phía Tổng thống Bush. Tôi cũng hứng chịu phần nào từ một nhóm có tên ARIAS, viết tắt cho Liên minh vì sự hồi sinh của tinh thần độc lập Mỹ. ARIAS được điều hành một phần bởi Cliff Jackson, một người Arkansas tôi từng quen và mến ở Oxford nhưng giờ lại là một người Cộng hòa bảo thủ và đặc biệt thù hận cá nhân với tôi. Khi ARIAS tung ra các quảng cáo trên báo, đài, tivi công kích tồi, chúng tôi đã đáp trả một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Những cú tấn công đó có vẻ làm cho chiến dịch của tôi được lợi hơn là hại, bởi việc đáp trả chúng nhấn mạnh đến những thành tựu của tôi trong vai trò thống đốc, và vì động cơ của các cú tấn công đó làm cho những người Dân chủ ở New Hampshire hoài nghi chúng. Hai ngày trước giáng sinh, một cuộc thăm dò ở New Hampshire xếp tôi đứng thứ hai sau Paul Tsongas và bám đuổi rất sát. Năm đó kết thúc bằng một triển vọng tốt.

        Ngày 8 tháng 1, Thống đốc Wilder rút lui khỏi cuộc đua, làm giảm đi sự cạnh tranh giành phiếu bầu của cử tri gốc Phi, đặc biệt là ở miền Nam. Gần như cùng thời gian đó, Frank Greer cho ra một quảng cáo truyền hình tuyệt vời, nhấn mạnh những vấn đề kinh tế của New Hamsphire và giải pháp của tôi, và chúng tôi vượt qua Tsongas trong các cuộc thăm dò. Đến trước tuần thứ hai của tháng 1, chúng tôi đã vận động được 3,3 triệu đôla trong chưa đầy ba tháng, với nửa con số đến từ Arkansas. Ngày nay, có thể con số đó không thấm vào đâu, nhưng đầu năm 1992, nó đủ để giúp chúng tôi dẫn đầu.

        Chiến dịch diễn ra tốt đẹp cho đến 23 tháng 1, khi giới truyền thông Little Rock nhận được lời báo trước rằng sẽ có một bài báo trong số phát hành ngày 4 tháng 2 của tờ báo lá cải Star, trong đó Gennifer Flowers nói rằng cô ta có quan hệ tình ái với tôi trong 12 năm qua. Tên cô đã từng xuất hiện trong danh sách năm, người phụ nữ mà Larry Nichols từng cáo buộc tôi có dan díu với họ hồi tôi tranh cử chức thống đôc năm 1990. Hồi đó, cô ta cương quyết phủ nhận. Đầu tiên chúng tôi không chắc báo giới sẽ đón nhận sự quay ngoắt 180° của cô ta ra sao nên chúng tôi vẫn hoạt động theo lịch trình bình thường. Tôi lái xe một chặng dài tới Claremont ở tây nam New Hampshire để thăm một nhà máy làm chổi. Người chủ nhà máy muốn bán sản phẩm của họ cho Wal-Mart, và tôi muốn giúp họ. Giữa buổi, Dee Dee Myers vào văn phòng của nhà máy để gọi về tổng hành dinh. Flowers tuyên bố cô ta có băng ghi âm 10 cuộc điện thoại với tôi giúp chứng minh lời cáo buộc của cô.

        Một năm trước, luật sư của Flowers đã viết thư tới đài phát thanh Little Rock doạ sẽ khiếu kiện bởi một trong những phát thanh viên của đài này đã nhắc lại bản thông cáo báo chí của Larry Nichols và viết rằng đài phát thanh đã cáo buộc cô ta có quan hệ luyến ái "một cách thất thiệt và sai trái". Chúng tôi không biết có gì trong cuộn băng của Flowers, nhưng tôi nhớ rõ các cuộc nói chuyện đó và nghĩ rằng không có gì phương hại đến tôi. Flowers, người tôi quen từ năm 1977 và mới gần đây tôi có giúp tìm việc làm, từng gọi cho tôi than phiền báo chí liên tục làm phiền cô ngay cả ở nơi cô hát ban đêm và e rằng mình sẽ mất việc. Tôi chia sẻ nỗi khổ sở của cô ấy, nhưng thấy chuyện không có gì phải ầm ĩ. Sau khi Dee Dee tìm cách khám phá xem tờ Star định viết gì, tôi gọi cho Hillary và cho cô ấy biết chuyện. May thay, cô ấy đang đi vận động tranh cử và ở tại dinh thự thống đốc bang Georgia, có Zell và Shirley Miller bên cạnh và chăm sóc cô ấy thật tuyệt vời.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2016, 03:10:51 am
        Câu chuyện Flowers bùng lên với sức mạnh của thuốc nổ, và trở nên quá cám dỗ đối với báo giới, dù một số bài báo cũng đưa ra nghi ngờ về các cáo buộc của cô ta. Báo chí cũng viết rằng Flowers đã được trả tiền cho bài viết đó, và có nhắc trước đó một năm cô ta từng quả quyết phủ nhận mối quan hệ này. Báo chí cũng phơi bày những lời nói không đúng sự thật của Flowers về học vấn và công việc của mình. Tuy nhiên những chuyện này không thấm tháp gì so với các cáo buộc của cô ta. Tỷ lệ ủng hộ của tôi trong các cuộc trưng cầu ở New Hampshire lập tức rớt xuống, nên Hillary và tôi quyết định chấp nhận lời mời tham dự chương trình 60 Minutes - 60 phút của đài CBS để trả lời những câu hỏi xung quanh lời buộc tội và tình trạng hôn nhân của chúng tôi. Đó không phải là một công việc dễ dàng. Chúng tôi muốn bảo vệ chính mình trước tin tức về vụ xìcăngđan và kéo sự chú ý trở lại các vấn đề thực sự mà không làm tổn thương chính chúng tôi hoặc đổ thêm dầu vào lửa của kiểu chính trị tiêu diệt đời tư cá nhân, vốn là thứ tôi rất ghê tởm ngay cả trước khi chính mình bị nó thiêu đốt. Tôi đã từng nói tôi không hoàn hảo. Nếu việc có một đời sống hoàn hảo là một chuẩn mực thì dân chúng sẽ phải bầu người khác làm tổng thống.

        Chúng tôi thu hình tại khách sạn Ritz - Carlton ở Boston vào sáng chủ nhật ngày 26 tháng 1 để phát hình vào buổi tối hôm đó sau trận cầu Super Bowl. Chúng tôi nói chuyện với Steve Kroft - người phỏng vấn - hơn một giờ. Anh ta bắt đầu câu chuyện bằng cách hỏi liệu Vụ Flowers có thực không. Khi tôi vừa khẳng định là không thì câu hỏi tiếp theo là tôi đã bao giờ có nhân tình chưa. Lẽ ra tôi nên dùng cách ứng phó khôn ngoan của Rosalynn Carter năm 1976 rằng "Nếu có, tôi cũng đâu có nói với anh". Nhưng vì tôi không hoàn toàn vô tội như bà Carter, tôi quyết định không tận dụng cách nói đó. Thay vào đó, tôi thừa nhận đã từng gây đau đớn cho cuộc hôn nhân của mình, và rằng tôi đã nói về chuyện này nhiều hơn bất cứ một chính khách nào khác và từ nay sẽ không nói thêm nữa. Tôi nói người dân Mỹ hiểu tôi muốn nói điều gì.

        Song thật khó tin, Kroft lặp lại câu hỏi lần nữa. Mục đích duy nhất của anh ta là lấy bằng được sự thừa nhận cụ thể từ phía tôi. Cuối cùng, sau một loạt câu hỏi về Gennifer Flowers, anh ta quay lại quan hệ giữa tôi và Hillary, ám chỉ cuộc hôn nhân của chúng tôi là một "sự dàn xếp". Tôi muốn thụi anh ta một quả. Nhưng tôi chỉ nói: "Khoan đã, trước mặt anh là hai người yêu nhau. Đây không phải là một sự sắp đặt nào hết. Đây là một cuộc hôn nhân". Rồi Hillary nói tiếp rằng cô ấy dự cuộc phỏng vấn này với tôi là "vì tôi yêu và kính trọng anh ấy, tôi tôn trọng những gì không chỉ anh ấy mà cả chúng tôi đã trải qua. Và anh thấy đấy, nếu người dân thấy như thế là chưa đủ thì, tiếc gì nữa, đừng bỏ phiếu cho anh ấy". Sau một hồi quần thảo như vậy, Kroft trở nên văn minh hơn và trao đổi xung quanh cuộc' sống của tôi và Hillary. Đoạn này đã bị cắt đi và cả cuộc phỏng vấn dài đó bị kéo xuống chỉ còn 10 phút, chắc là do trận cầu Super Bowl kéo dài chiếm chỗ của chương trình.

        Trong lúc cuộc phỏng vấn diễn ra, chiếc đèn cực nóng phía trên ghế tôi và Hillary ngồi tuột khỏi băng keo dính trên trần nhà và rớt xuống. Chiếc đèn ở ngay trên đầu Hillary và nếu rơi trúng, có lẽ Hillary sẽ bị bỏng nặng. Rất may, tôi đã thoáng thấy nó và kịp kéo vội cô ấy về phía mình trước khi nó rơi xuống chỗ cô ấy vừa ngồi. Hillary hoảng hồn. Tôi chỉ vuốt tóc cô ấy và nói không sao cả, và rằng tôi yêu cô ấy. Sau đó, chúng tôi bay về nhà để xem chương trình phát trên tivi với Chelsea. Khi chương trình kết thúc, tôi hỏi cảm nghĩ của Chelsea về tôi. Con bé chỉ nói rằng: "Con rất hạnh phúc khi bố mẹ là bố mẹ của con".

        Sáng hôm sau, tôi bay tới Jackson, Mississippi dự bữa sáng được tổ chức bởi cựu Thống đốc Bill Winter và Mike Espy - những người đã sớm ủng hộ tôi. Tôi không chắc liệu có ai đến hay không và người ta sẽ đón nhận tôi ra sao. Song thật nhẹ nhõm là người ta phải kê thêm ghê cho lượng khách đông hơn dự tính, tất cả có vẻ vui vì gặp tôi. Thế là tôi quay lại với công việc.

        Thế nhưng mọi việc chưa phải đến đó là hết. Gennifer Flowers tổ chức một buổi họp báo tại khách sạn Waldorf-Astoria ở New York. Cố ta lại nhắc lại câu chuyện của cô ta và nói là đã quá mệt mỏi vì phải nói dối. Cô cũng thừa nhận một "ứng viên Cộng hòa địa phương" - cô từ chối nêu tên người này - đã tiếp cận cô và yêu cầu cô công khai câu chuyện của mình. Tại buổi họp báọ này người ta bật một số đoạn băng ghi âm của cô ta, nhưng ngoại trừ việc chúng chứng minh rằng tôi từng nói chuyện với cô ta - điều mà tôi không phủ nhận - thì nhìn chung nội dung mấy cuốn băng chẳng có gì đáng kể so với bao nhiêu lời đồn đoán ầm ĩ.

        Dù còn vài lần đưa tin thêm sau này nhưng vụ việc Flowers trên báo giới đã khép lại. Tôi nghĩ nguyên nhân chính là việc chúng tôi đã thành công trong việc tạo ra một cách nhìn đúng đắn về nó trong chương trình 60 phút. Công chúng hiểu tôi không hoàn hảo và cũng không giả vờ hoàn hảo, nhưng mọi người biết còn có nhiều vấn đề liên quan đến quốc gia đáng quan tâm hơn. Nhiều người cảm thấy phản cảm vì kiểu "dùng tiền mua tin bẩn" của tin tức truyền thông. Cùng thời gian đó, Larry Nichols quyết định rút lại đơn kiện và đưa ra lời xin lỗi chính thức vì, theo lời ông ta, cố tình "tiêu diệt" tôi: "Báo chí đã viết nhiều về chuyện này và bây giờ đã đi quá xa. Khi bài báo trên tờ Star được tung ra, một vài phụ nữ gọi điện hỏi liệu tôi có trả tiền để họ nhận đã quan hệ với Bill Clinton hay không. Điều này thật điên rồ". Có nhiều nghi vấn xung quanh cuộn băng được phát tại buổi họp báo của Flowers nhưng tờ Star từ chối công bố cuộn băng gốc. Một đài truyền hình ở Los Angeles thuê một chuyên gia thẩm định, và ông này nói không chắc là đoạn băng ghi âm có bị, theo lời ông, "giả mạo" hay không, nhưng nó rõ ràng là đã được "cắt gọt một cách có chọn lọc". CNN cũng đưa tin phê phán chuyện ghi âm đó dựa trên phân tích từ chuyên gia riêng của họ.

        Như tôi đã nói, tôi gặp Gennifer Flowers lần đầu năm 1977, khi tôi còn là Bộ trưởng tư pháp và cô là một phóng viên truyền hình cho đài địa phương thường phỏng vấn tôi. Chẳng bao lâu sau, cô rời Arkansas để theo đuổi sự nghiệp biểu diễn mà tôi nhớ là làm ca sĩ phụ cho ngôi sao nhạc đồng quê Roy Clark. Rồi cô ta chuyển tới Dallas. Cuối những năm 80, cô quay trở lại Little Rock để gần mẹ cô hơn và gọi cho tôi nhờ tìm giúp một công việc của tiểu bang để thêm vào ngoài thu nhập đi hát. Tôi chuyển đề nghị của cô ta tới Judy Gaddy, nhân viên phụ trách giới thiệu những người tìm việc cho các cơ quan tiểu bang. Sau 9 tháng, Flowers cuối cùng cũng tìm được một vị trí với mức lương dưới 20.000USD một năm.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Giêng, 2016, 07:30:00 am
        Ấn tượng của tôi về Gennifer Flowers là một người cứng rắn, không có tuổi thơ lí tưởng và cũng gặp không ít thất bại trong sự nghiệp, nhưng cô ta vẫn tiến tới. Sau này báo chí dẫn lời cô ta rằng cô sẽ bỏ phiếu cho tôi và cô không tin những cáo buộc của Paula Jones về chuyên quấy rối tình dục. Trớ trêu thay, gần như đúng sáu năm sau lần xuất hiện vào tháng 1 năm 1991 trên chương trình 60 phút, tôi phải đưa ra lời khai trong vụ Paula Jones và cũng phải trả lời về chuyện của Gennifer Flowers. Tôi thừa nhận là những năm 70 tôi đã có mối quan hệ lẽ ra không nên có với cô ta. Tất nhiên mấy câu hỏi đó chẳng liên quan gì đến cáo buộc lạm dụng tình dục của Jones mà chỉ là một phần của một kế hoạch đã có từ lâu và được tài trợ tốt nhằm phá hoại tôi cả về mặt chính trị cũng như cá nhân. Nhưng vì tôi đang khai trong khi tuyên thệ, và tất nhiên nếu như tôi đã không làm gì sai trái thì tôi cũng không bị bối rối như thế. Những người chỉ trích tôi thích chí ra mặt. Thật trớ trêu, họ chỉ coi sự thú nhận trên là thật, còn cam đoan rằng toàn bộ lời khai còn lại là không trung thực. Thực tế làm gì có quan hệ ngoại tình nào kéo dài 12 năm. Gennifer Flowers bây giờ vẫn đang kiện James Carville, Paul Begala và Hillary vì vu cáo cô ta. Tôi thật không muốn trù ẻo gì cô ta, nhưng giờ đây khi tôi không còn là tổng thống, tôi hi vọng cô ta sẽ để cho họ yên.

        Vài ngày sau khi giông tố nổ ra, tôi gọi cho Eli Segal và nài nỉ anh đến Little Rock để có một người chín chắn, vững chãi trong tổng hành dinh. Khi anh ấy hỏi sao tôi lại cần sự giúp đỡ từ một người như anh ấy, tức là luôn tham gia vào các chiến dịch tranh cử tổng thống thất bại, tôi chỉ nói rằng "Tôi đang tuyệt vọng". Eli cười phá lên rồi đến, trở thành chánh văn phòng phụ trách văn phòng đầu não, tài chính và máy bay dùng để di chuyển trong chiến dịch. Đầu tháng đó, các thống đốc Ned McWherter, Brereton Jones và Booth Gardner của các bang Tennessee, Kentucky, và Washington lên tiếng ủng hộ tôi. Những người trước đây đã ủng hộ tôi như Dick Riley bang Nam Carolina, Mike Sullivan bang Wyoming, Bruce King bang New Mexico, George Sinner bang Bắc Dakota và Zell Miller bang Georgia một lần nữa xác nhận họ đứng về phía tôi. Thượng nghị sĩ Sam Nunn cũng vậy, nhưng thận trọng nói rằng ông muốn tạm thời "chờ đợi và chứng kiến" xem có chuyện gì nữa xảy ra hay không.

        Một cuộc trưng cầu dân ý cả nước cho thấy 70% người Mỹ nghĩ rằng báo chí không nên phản ánh đời sống riêng tư của những người của công chúng. Trong một cuộc trưng cầu khác, 80% người theo đảng Dân chủ nói họ sẽ không thay đổi lá phiếu của mình dù câu chuyên Flowers có thật. Nghe như vậy thì cũng hay, nhưng con số 20% kia cũng lớn, không thể để vuột dễ dàng được. Dù vậy, chiến dịch vận động lại có đà đi lên, và có vẻ như ít ra thì chúng tôi vẫn có thể về nhì sau Tsongas, mà theo tôi như thế là đủ để tôi đi tiếp tới các cuộc bầu chọn ứng viên ở các bang miền nam.

        Thế rồi, ngay khi chiến dịch vừa có vẻ hồi phục lại thì lại có một cú sốc lớn nữa khi nổ ra câu chuyện về nghĩa vụ quân dịch của tôi. Ngày 6 tháng 2, Tạp chí Wall Street Journal đăng một bài nói về lai lịch quân dịch của tôi cũng như về quan hệ của tôi với chương trình quân dự bị (ROTC) ở trường đại học Arkansas năm 1969. Khi chiến dịch bắt đầu, tôi đã không chuẩn bị cho những câu hỏi về giai đoạn này của cuộc đời mình, và đã nhầm lẫn khi nói tôi chưa từng được hoãn dịch lần nào trong suốt những năm học ở Oxford; mà thực ra, tôi có được hoãn dịch một lần từ ngày 7 tháng 8 đến 20 tháng 10 năm 1969. Tệ hơn nữa, đại tá Eugene Holmes, người đã đồng ý cho tôi tham gia chương trình ROTC, giờ đây lại nói rằng tôi đã lừa dối ông để trốn quân dịch. Năm 1978 khi phóng viên hỏi ông về chuyện này, ông nói ông phải giải quyết hàng trăm vụ và không nhớ chi tiết về vụ của tôi. Gộp với lời phát ngôn nhầm lẫn của tôi về chuyện hoãn dịch, thông tin mới này khiến mọi người thấy hình như tôi đã lừa dối về lý do tại sao tôi không phải đi quân dịch. Thực ra không phải như vậy, nhưng lúc ấy tôi không lấy gì minh chứng được. Tôi không nhớ và không tìm thấy cuộn băng cuộc hội thoại khá thân mật giữa Jeff Dwire và Holmes hồi tháng 3 năm 1970 khi tôi ra khỏi ROTC và quay trở lại tình trạng có thể bị gọi quân dịch. Jeff đã mất, và Bill Armstrong, chủ tịch hội đồng tuyển quân địa phương, cũng đã mất. Tất cả hồ sơ quân dịch thời gian đó đã bị hủy.

        Việc Holmes công kích làm tôi khá ngạc nhiên bởi nó mâu thuẫn với phát ngôn trước đây của ông. Có người cho rằng trí nhớ của Holmes được giúp hồi phục bởi cô con gái Linda Burnett, một người hoạt động của đảng Cộng hòa đang làm việc cho đợt tái tranh cử của Tổng thống Bush.

        Gần ngày bầu cử hơn, ngày 16 tháng 9, Holmes đưa ra một lời chất vấn chi tiết hơn về "lòng yêu nước và danh dự" của tôi, và lại nói rằng tôi đã lừa ông ta. Có thể thấy rõ bản tuyên bố này được con gái ông soạn ra, với sự "hướng dẫn" từ văn phòng đối thủ cũ của tôi là Dân biểu John Paul Hammerschmidt và chỉnh sửa của nhiều nhân viên trong tổ chức vận động tranh cử của Bush.

        Vài ngày sau khi câu chuyên vỡ lở, và chỉ một tuần trước ngày bỏ phiếu ở New Hampshire, Ted Koppel, xướng ngôn viên của mục Nightline hang ABC, gọi cho David Wilhelm và cho hay anh ta có bản sao lá thư tôi gửi cho đại tá Holmes và ABC đang chuẩn bị làm bản tin về nó. Tôi đã quên khuấy mất là có lá thư này, hãng ABC đã hào hiệp gửi cho chúng tôi một bản. Khi đọc thư, tôi có thể hiểu tại sao chiến dịch của Tổng thống Bush chắc chắn rằng lá thư và lời tuyên bố của Holmes về chương trình ROTC có thể nhấn chìm tôi ở New Hampshire.

        Tối đó, Mickey Kantor, Bruce Lindsey, James Carville, Paul Begala, George Stephanopoulos, Hillary và tôi họp lại trong một phòng của chúng tôi tại lữ quán Days Inn ở Manchester. Báo chí đang xẻo thịt chúng tôi. Lúc này tôi bị tấn công song song hai hướng về chuyện nhân cách. Tất cả các nhà phê bình truyền hình đều nhận định tôi chết chắc. George thu lu trên sàn, mếu máo nói rằng liệu đây có phải là thời điểm rút lui hay không. Carville đi qua đi lại, vẫy vẫy lá thư và hét lên: "George! George! Đừng có điên. Lá thư này là đồng minh của chúng ta. Bất cứ ai thực sự đọc nó rồi sẽ nghĩ đúng là ông ấy có tư cách!". Mặc dù tôi rất quý thái độ "chết cũng không lùi" của Carville nhưng tôi bình tĩnh hơn anh ấy. Tôi biết kinh Nghiệm chính trị duy nhất của George là ở Washington, và không giống như chúng tôi anh ấy có lẽ thực sự tin báo giới nên định đoạt ai đáng giá và ai không đáng giá. Tôi hỏi, "George này, cậu còn nghĩ tôi có thể làm một tổng thống giỏi không?". "Còn chứ," anh ta đáp. "Thế thì đứng lên và quay trở lại công việc nào. Nếu cử tri muốn loại tôi, họ sẽ làm trong ngày bầu cử. Tôi sẽ để họ là người quyết định".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Giêng, 2016, 07:06:07 am
        Nói mạnh mẽ vậy nhưng các cuộc trưng cầu cho thấy tỷ lệ ủng hộ tôi sụt xuống y như đá rơi vào giếng. Tôi tụt xuống vị trí thứ ba và tỷ lệ ủng hộ dường như sẽ còn tụt xuống dưới 10%. Theo lời khuyên của Carville và Mickey Kantor, chúng tôi đăng quảng cáo trên tờ Manchester Union Leader với đầy đủ nội dung lá thư và mua hai đoạn 30 phút trên truyền hình để cử tri gọi tới và hỏi bất cứ những gì họ thắc mắc. 150 người Arkansas bỏ dở công việc đang làm, tới New Hampshire đi từng nhà một để thuyết phục. Trong số đó có Dân biểu David Matthews, từng là sinh viên luật của tôi và là một trong những người ủng hộ nhiệt tình nhất với chương trình luật pháp cũng như chiến dịch của tôi tại quê nhà. David giỏi hùng biện và thuyết phục, sau đó đã trở thành người đạị diện của tôi bên cạnh Hillary. Cứ nhìn cái cách anh ấy hâm nóng đám đông tại một vàì đại hội, những người tham dự cho rằng lẽ ra con người này nên là ứng viên mới phải. 600 người Arkansas nữa điền tên và số điện thoại của mình kín mít vào trang quảng cáo trên tờ Union Leader, đề nghị bất cứ một người Dân chủ nào ở New Hampshire muốn biết sự thật về thống đốc Clinton thì cứ liên lạc. Và đã có hàng trăm cuộc điện thoại như thế.

        Trong số những người Arkansas đến giúp tôi, không ai tạo ra sự thay đổi đáng kể hơn được người bạn thời thơ ấu David Leopoulos. Khi vụ Flowers nổ ra, David nghe bình luận trên tivi nói tôi coi như tiêu tùng. Anh ấy giận đến mức leo lên xe và lái một mạch ba ngày tới New Hampshire vì không đủ tiền đi máy bay. Ngay khi anh đặt chân tới tổng hành dinh, trợ lý báo chí trẻ của tôi là Simon Rosenberg sắp xếp một cuộc phỏng vấn cho anh trên đài phát thanh Boston có lượng thính giả New Hampshire lớn. Anh ấy lập tức làm nên chuyện chỉ bằng cách tâm tình về tình bạn 40 năm qua của chúng tôi, khiến tôi được nhìn ở góc độ một con người hơn. Rồi anh còn phát biểu trước một cuộc tập hợp tình nguyện viên trên cả nước của chúng tôi. Lúc anh kết thúc, mọi người đều rưng rưng cảm động và quyết tâm đi tới cùng. David dành cả tuần hoạt động trong tiểu bang, trả lời phỏng vấn các đài phát thanh, phân phát những tờ rơi tự làm có những tấm ảnh hồi còn nhỏ của chúng tôi như một minh chứng con người thực của tôi. Cuối hành trình, tôi gặp anh ở một cuộc tập hợp ở Nashua, nơi anh ở cùng 50 người Arkansas khác, trong đó có Carolyn Staley, bạn cùng ban nhạc jazz Randy Goodrum và người bạn từ thời học sinh Mauria Aspell. Chính những người "bạn của Bill" có lẽ đã cứu vãn được chiến dịch ở New Hampshire.

        Vài ngày trước hôm bỏ phiếu, tôi xuống New York để tham gia một sự kiện gây quỹ đã lên kế hoạch từ lâu. Tôi cứ phân vân liệu có ai tới hay không, dù chỉ để nhìn thấy một kẻ coi như đã chết. Lức đi ngang bếp của khách sạn Sheraton sang phòng chính, tôi bắt tay với người phục vụ và đầu bếp ở đây như tôi thường làm. Một trong những người phục vụ, Dimitrios Theofanis, nói chuyện với tôi một lúc, và lần nói chuyện ấy biến ông ấy thành người bạn suốt đời với tôi. "Đứa con trai chín tuổi của tôi đang tìm hiểu về bầu cử ở trường học và nó nói tôi nên bỏ phiếu cho ngài. Nếu tôi làm như vậy, tôi muốn ngài làm cho con trai tôi được tự do. Ở Hy Lạp, chúng tôi nghèo nhưng có tự do. Còn ở đây, con trai tôi không thể chơi trong công viên hoặc tới trường một mình bởi bên ngoài quá nguy hiểm. Cháu không được tự do. Thế nên nếu tôi bỏ phiếu cho ngài, ngài có làm cho con trai tôi tự do không?". Tôi suýt khóc. Con người này thực sự quan tâm tới việc tôi có thể làm gì để mang lại an toàn cho con trai ông ta. Tôi nói với ông ấy, các cảnh sát cộng đồng với nhiệm vụ tuần tra khu phố và quen biết dân cư trong đó có thể giúp ích nhiều, và tôi cam kết sẽ chi tiền để lập lực lượng 100.000 cảnh sát như vậy.

        Tôi đã bắt đầu cảm thấy khá hơn, nhưng khi bước vào khán phòng thì tinh thần tôi mới thực sự cất cánh: 700 người đang ở đó, có cả người bạn từ hồi Georgetown của tôi, Denise Hyland Dangremon và chồng cô, Bob, vừa từ Rhode Island đến để ủng hộ tinh thần. Tôi quay trở lại New Hampshire với suy nghĩ tôi có thể sông sót được.

        Vài ngày cuối cùng của chiến dịch, Tsongas và tôi tranh cãi nảy lửa về chính sách kinh tế. Tôi đề xuất một kế hoạch bốn điểm nhằm tạo công ăn việc làm, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp, giảm bớt đói nghèo và khoảng cách thu nhập; và giảm mức thâm hụt xuống còn một nửa trong vòng bốn năm. Để làm như vậy tôi đề xuất giảm chi tiêu và tăng thuế trên những người Mỹ giàu có nhất; tăng mức đầu tư vào giáo dục, đào tạo và công nghệ mới; mở rộng thương mại; và giảm phần nào thuế cho tầng lớp trung lưu và giảm nhiều cho lao động nghèo. Chúng tôi đã nỗ lực tính toán từng đề án từ những con số lấy được từ văn phòng ngân sách quốc hội. Trái lại hoàn toàn với kế hoạch của tôi, Tsongas phản bác rằng chúng tôi nên chỉ tập trung giảm thâm hụt ngân sách, rằng nền kinh tế sẽ không chịu nổi nếu giảm thuế cho tầng lớp trung lưu, dù ông ấy ủng hộ giảm thuê thu lợi từ vốn — một việc sẽ có lợi nhất cho người Mỹ giàu. Ông gọi tôi là. "kẻ nuông chiều công chúng" vì tôi đề nghị giảm thuế. Ông nói rằng ông sẽ trở thành người bạn tuyệt vời nhất mà Phô Wall từng có. Tôi đáp trả lại rằng cái chúng ta cần là một kế hoạch kinh tế Dân chủ kiểu mới có thể có lợi cho cả Phố Wall lẫn xóm nhà lá, cho cả các doanh nghiệp lẫn các gia đình lao động. Nhiều người đồng tình với luận điểm của Tsongas rằng mức thâm hụt quá lớn nên cắt giảm thuế chẳng thấm tháp gì, nhưng tôi nghĩ cần phải làm một điều gì đó cải thiện chênh lệch thu nhập tăng liên tục trong hai thập niên qua cũng như việc gánh nặng thuế khóa đã chuyển vào vai tầng lớp trung lưu trong thập niên 80.

        Trong khi tôi vui mừng được tranh luận về kế hoạch kinh tế, tôi không hề ảo tưởng rằng những câu hỏi quanh phẩm chất cá nhân tôi đã tan biến. Khi chiến dịch gần kết thúc, tôi phát biểu trước một đám đông cuồng nhiệt ở Dover những suy nghĩ của mình về "vấn đề phẩm chất":

        Vài tuần qua tôi thấy thật kỳ khôi khi chứng kiến những cái gọi là vấn đề về phẩm chất cá nhân được nêu lên, một cách không phải là không có chủ ý, sau khi tôi vọt lên đỉnh điểm vì những luận điểm giải quyết các vấn đề mà các bạn đang gặp phải cũng như tương lai và cuộc sống của các bạn.

        Phẩm chất là một yếu tố quan trọng trong cuộc chạy đua vào chức tổng thống và người dân Mỹ đang và sẽ đánh giá phẩm chất của mỗi chính trị gia như họ vẫn làm 200 năm nay. Và hầu hết lần nào họ cũng đúng, nếu không, chúng ta đâu có được như hôm nay. Vậy để tôi sẽ nói cho các bạn biết tôi nghĩ gì về yếu tố phẩm chất: ai là người thực sự quan tâm đến bạn? Ai là người luôn cố gắng nói cụ thể anh ta sẽ làm gì khi trở thành tổng thống? Ai từng thể hiện rằng mình đã từng làm những gì mình hứa? Và ai là người kiên quyết thay đổi cuộc sống của các bạn chứ không chỉ cố kiết bám giữ hoặc nắm lấy quyền lực?...

        Tôi sẽ nói quan điểm của mình về vấn đề phẩm chất trong cuộc bầu cử này: Sao một người có trong tay quyền lực của tổng thống nhưng không bao giờ dùng nó để giúp dân chúng cải thiện đời sống mãi cho đến khi chính bản thân anh ta cần được cứu vãn trong bầu cử? Đó mới là vấn đề phẩm chất...

        Tôi nói các bạn nghe nhé. Quyền lựa chọn là ở các bạn, và nếu các bạn chọn tôi, tôi sẽ không như George Bush. Tôi sẽ không bao giờ quên những ai đã cho tôi một cơ hội thứ hai, và tôi sẽ sống vì các bạn đến hơi thở cuối cùng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2016, 02:42:24 am
        "Đến tận hơi thở cuối cùng" trở thành tiếng gọi tập hợp cho chiến binh của chúng tôi trong những ngày cuối cùng trong chiến dịch ở New Hampshire. Hàng trăm tình nguyện viên làm việc một cách miệt mài. Hillary và tôi bắt lấy bất kỳ bàn tay nào chìa ra. Kết quả thăm dò vẫn không khá hơn, nhưng ít ra tinh thần hứng khởi đã nâng lên đôi chút.

        Vào sáng ngày bầu cử - 18 tháng 2 - trời lạnh cóng và băng giá. Michael Morrison, cậu sinh viên phải ngồi xe lăn của Jan Paschal, thức dậy chuẩn bị đi làm ở điểm bỏ phiếu. Rủi thay, xe hơi của mẹ cậu mãi không khởi động được. Michael thất vọng, nhưng điều đó không cản được cậu. Cậu vẫn chạy xe lăn máy của mình trong buổi sáng lạnh lẽo qua hai dặm trên những con đường trơn tuột trong gió đông để đến điểm bỏ phiếu. Một số người cho rằng cuộc bỏ phiếu là cho chuyện quân dịch và vụ Gennifer Flowers. Nhưng tôi cho rằng cuộc bầu cử này là cho Michael Morrison; cho Ronnie Machos, chú nhóc bị bệnh tim mà không có bảo hiểm y tế; cho bé gái có người cha thất nghiệp đã treo cổ tự tử trong tủi hổ; cho đôi vợ chồng già Edward và Annie David không đủ tiền mùa thức ăn và thuốc men; cho cậu con trai của người bồi bàn nhập cư ở New York không thể chơi an toàn ngoài công viên. Chúng tôi sắp chứng kiến xem ai đúng.

        Tối đó, Paul Tsongas thắng với 35% phiếu, nhưng tôi đứng thứ hai với 26%, bỏ xa Kerrey với 12%, Harkin 10% và Brown 9%. Số phiếu còn lại dành cho những ứng viên phút chót. Theo lời khuyên của Joe Grandmaison, một ủng hộ viên New Hampshire tôi quen từ hồi chiến dịch của Duffey, tôi phát biểu sớm trước giới truyền thông, và nghe theo lời Paul Begala mà nói rằng New Hampshire khiến tôi trở thành "Chú nhóc tái sinh". Tsongas tiêu diệt tôi ở các quận gần nhất với đường ranh giới tiểu bang Massachusetts. Tính từ mười dặm ở phía bắc lên tới New Hampshire thì tôi thực sự thắng. Tôi cực kỳ vui sướng và biết ơn. Các cử tri đã quyết định chiến dịch của tôi có thể tiếp tục.

        Tới lúc này tôi đã yêu mến New Hampshire, thích thú với chất riêng của nơi này, trân trọng sự nghiêm túc của cử tri, kể cả những người bầu cho người khác. Bang New Hampshire đã giúp tôi bắt nhịp lẹ hơn và trở thành một ứng viên tốt hơn. Nhiều người đã trở thành bạn thân thiết của tôi và Hillary và nâng đỡ chúng tôi. Một số người đáng ngạc nhiên trong số họ làm việc trong chính quyền của tôi, và tôi giữ liên hệ với nhiều người nữa trong vòng tám năm kế tiếp, trong dó có cả lần tổ chức Ngày New Hampshire ở Nhà Trắng.

        New Hampshire là bức tranh phản ánh chân thực khát khao thay đổi đất nước của người dân Mỹ. về phía đảng Cộng hòa, chiến dịch của Pat Buchanan giành được 37% phiếu bầu và mức ủng hộ tổng thống trên toàn quốc đã giảm xuống dưới 50% lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh vùng Vịnh. Mặc dù ông vẫn đứng trên tôi và Paul Tsongas trong các cuộc trưng cầu nhưng rõ ràng vị trí ứng viên đề cử của đảng Dân chủ là xứng đáng để giành lấy.

        Sau New Hampshire, các cuộc bầu sơ bộ chọn ứng viên cũng như họp kín còn lại diễn ra với một nhịp độ khiến không thể có được kiểu vận động "bán lẻ" như ở New Hampshire. Ngày 23 tháng 2, Tsongas và Brown đều thắng trong lần họp kín ở Maine. Tsonas giành 30%, Brown theo sát với con số 29% còn tôi bị bó xa ờ vị trí thứ ba với 15% số phiếu. Những bang áp dụng hệ thống họp kín này không thu hút được nhiều người tham gia lựa chọn ứng viên như những nơi thực hiện bầu sơ bộ. Do đó, những buổi họp kín thường ủng hộ ứng viên nào có ủng hộ viên quyết liệt hơn. Những người này thường thiên tả hơn những người theo Dân chủ nói chung, và rất thiên tả nếu so với cử tri bỏ phiếu tổng tuyển cử. Ngày 25 tháng 2, cử tri tại Nam Dakota dành nhiều ủng hộ hơn cho Bob Kerrey và Tom Harkin, nhưng dù sao tôi cũng huy động được khá nhiều người đi bỏ phiếu sau chỉ một lần đi vận động duy nhất ở một trại ngựa.

        Tháng 3 là một tháng quan trọng. Nó mở đầu bằng các đợt bầu sơ bộ ở Colorado, Maryland và Georgia. Tôi có nhiều bạn ở Colorado như Jim Lyons và Mike Driver, còn cựu thống đốc Dick Lamm lại là điều phối viên khu vực Rocky Mountain cho tôi. Vậy mà tôi cũng chỉ có thể chia phiếu với Brown và Tsongas. Brown được 29%, tôi 27% và Tpongas theo sát với 2.6%. Ở Maryland, tôi mở đầu với tổ chức mạnh, nhưng một số ủng hộ viên đã chuyển sang bên Tsongas khi tôi đang sa lầy trong các cuộc thăm dò ở New Hampshire. Ở đây, ông ấy đánh bại tôi.

        Georgia là một thử thách lớn. Tôi vẫn chưa thắng được cuộc bầu sơ bộ nào, do vậy tôi cần chiến thắng ở đây, và thắng một cách thật thuyết phục. Đây là bang lớn nhất có đợt .bỏ phiếu ngày 3 tháng 3, là cuộc bầu đầu tiên ở miền Nam. Zell Miller đã rời ngày bỏ phiếu lên sớm một tuần để tránh trùng đợt ngày Siêu Thứ Ba của các bang miền nam. Georgia là một bang rất thú vị. Thủ phủ Atlanta là một thành phố đa dạng chủng tộc, với mật độ các trụ sở tập đoàn kinh tế dày đặc nhất nước Mỹ. Ngoài Atlanta thì toàn bang lại bảo thủ về mặt văn hóa. Đơn cử như việc Zell, dù rất được ưa chuộng tại đây, cố mãi vẫn không thuyết phục được quốc hội tiểu bang bỏ hình chữ thập của liên quân miền Nam ra khỏi lá cờ tiểu bang, đến khi người kế nhiệm ông là thống đốc Roy Bames quyết định bỏ chữ thập thì lập tức bị đánh bại khi ra tái cử. Bang này còn có quân đội thường xuyên đóng tại đây, được bảo hộ bởi những nhà lãnh đạo quốc hội tiểu bang. Không vô tình mà Sam Nunn lại là chủ tịch của ủy ban lực lượng vũ trang của thượng viện. Khi câu chuyện về quân dịch của tôi xuất hiện, Bob Kerrey đã đùa rằng, khi tôi đến Georgia, cử tri sẽ bẻ tôi làm đôi như bẻ "đậu phụng mềm". Đây là một cú đánh thông minh, vì Georgia là bang trồng nhiều đậu phụng nhẫt cả nước. Vài ngày sau cuộc bỏ phiếu ở New Hampshire, tôi bay tới Atlanta. Máy bay hạ cánh, tôi được tiếp đón bởi thị trưởng Maynard Jackson - một người bạn cũ và Jim Butler - một luật sư công tố đồng thời là cựu chiến binh Việt Nam. Ông cười, bắt tay tôi và nói ông là một người lính không muôn xẻ tôi làm đôi như một hạt đậu.

        Ba chúng tôi quay vào thành phố dự một buổi gặp mặt trong một siêu thị. Tôi bước lên sân khấu với một nhóm đông các nhân vật Dân chủ nổi bật ủng hộ tôi. Chẳng bao lâu, cái sân khấu được dựng lên cho cuộc gặp này rõ ràng là không chịu nổi sức nặng của tất cả chúng tôi; nố đổ sụp làm mọi người ngã tung tóe. Tôi không bị sao, nhưng một trong số người đồng tổ chức, Calvin Smyre, và dân biểu tiểu bang gốc Phi thì không được may mắn như vậy. Ông ngã xuống và gẫy xương hông. Sau này, Craig Smith đùa với Calvin rằng ông là ủng hộ viên duy nhất đã cố đến "vỡ cả mông" vì tôi. Đúng là vậy. Cả Zell Miller, Dân biểu John Lewis và rất nhiều người Georgia khác nữa. Đó là chưa kể đến một số người Arkansas đã tự tổ chức thành nhóm "Lãng tử Arkansas". Nhóm này tổ chức vận động ở hầu hết các tiểu bang có bầu sơ bộ. Họ luôn làm nên chuyện, đặc biệt ở Georgia. Báo chí chính trị cho rằng để tiến lên, tôi phải thắng ít nhất 40% số phiếu ở đây. Nhờ bạn bè và thông điệp của mình, tôi thắng được 57% số phiếu.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2016, 08:12:21 am
        Ngày thứ bảy tuần sau đó, tại Nam Carolina, tôi có được chiến thắng thứ hai, giành 63% số phiếu. Tôi được giúp đỡ nhiều từ các quan chức phe Dân chủ, cựu thống đốc Dick Riley, và bạn bè quen ở kỳ nghỉ Cuối tuần Phục hưng. Tom Harkin nỗ lực đến cùng nhằm cản bước tôi, và Jessee Jackson - vốn là người vùng Nam Carolina - cùng đi với ông ta vòng quanh tiểũ bang để chỉ trích tôi. Bất chấp những cú đánh này và lời bình phẩm bất cẩn, tôi đáp trả họ trong một căn phòng ở đài phát thanh tình cờ vẫn có một micro còn bật, các lãnh đạo da đen vẫn không trở cờ. Tôi nhận được đa số phiếu của cử tri da đen như từng được ở Georgia. Tôi nghĩ điều này làm các đối thủ của tôi bất ngờ, dù tất cả họ đều có quá trình hoạt động tốt về dân quyền. Nhưng tôi là người miền Nam duy nhất, và tôi cũng như các lãnh đạo da đen ở Arkansas ủng hộ tôi có được nhiều năm để hiểu và kết nối với những người lãnh đạo da đen trên lĩnh vực giáo dục, kinh tế, chính trị, và tôn giáo trên toàn miền Nam.

        Giống như ở Georgia, tôi cũng nhận được sự ủng hộ hết mình từ cử tri da trắng trong cuộc bầu sơ bộ. Tới năm 1992, hầu hết người da trắng nào không ủng hộ ứng viên thân thiện với người da đen dã chuyển sang đứng về phe Cộng hòa. Những người bầu cho tôi là những người khao khát một tổng thống có thể vượt qua ngăn cách sắc tộc, giải quyết được vấn đề ảnh hưởng đến toàn bộ người Mỹ. Phe Cộng hòa luôn cố gắng thu hẹp nhóm người này bằng cách biến mọi cuộc bầu cử thành một cuộc chiến về văn hóa, và biến mọi ứng viên Dân chủ thành kẻ xa lạ trong mắt cử tri da trắng. Họ biết cách làm thế nào để tác động vào yếu tố tâm lí này để khiến cử tri da trắng không còn suy nghĩ được nữa, và khi họ làm được như vậy thì họ thắng. Ngoài việc cố thắng vòng bầu sơ bộ, tôi còn phải cố giữ cho đủ số cử tri da trắng còn khả năng suy nghĩ được thì mới có thể cạnh tranh được trong cuộc tổng tuyển cử ở miền Nam sau này.

        Sau Georgia, Bob Kerrey rút lui khỏi cuộc đua. Sau Nam Carolina, Tom Harkin cũng hành động tương tự. Chỉ còn Tsongas, Brown và tôi tiếp tục tiến tới ngày Siêu Thứ Ba với tám cuộc bầu sơ bộ và ba cuộc họp kín. Tsongas hạ gục tôi trong các cuộc bầu sơ bộ ở tiểu bang nhà của ông ấy là Massachusetts và bang lân cận Rhode Island, và thắng thêm cuộc họp kín ở Delaware. Nhưng các bang miền nam và các bang ở rìa ranh giới đã cứu vãn chiến dịch của chúng tôi. Trong tất cả các lượt bầu sơ bộ ở miền nam bao gồm Texas, Florida, Louisiana, Mississippi, Oklahoma và Tennessee, tôi giành phần lớn phiếu bầu. Ở Texas, với sự trợ giúp của người bạn tôi quen từ chiến dịch McGovern năm 1972 và sự ủng hộ to lớn từ những người Mỹ gốc Mexico, tôi thắng với 66% số phiếu. Trong các bang có bầu sơ bộ còn lại, tôi còn nhận được số phiếu hơn thế, ngoại trừ Florida. Ở Florida, sau một cuộc đua tranh khốc liệt đã bầu 51% cho Clinton, 34% cho Tsongas và 12% cho Brown. Tôi cũng giành được thắng lợi trong lần họp kín ở Hawaii nhờ Thông đốc John Waihee, và ở Missouri nơi có Phó thông đốc Mel Carnahan ủng hộ tôi dù bản thân ông cũng bận bịu vận động tranh cử thống đốc. Cuối cùng ông cũng thắng.

        Sau ngày Siêu Thứ Ba, tôi chỉ có một tuần để gia cố chiến lược làm thế nào dẫn đầu ở Illinois và Michigan. Chỉ một tháng trước, tôi đang còn ở trạng thái rơi tự do với các "chuyên gia phân tích" trên truyền hình dự đoán tôi sẽ lụn bại. Vậy mà bây giờ tôi đang dẫn đầu. Tuy nhiên, Tsongas vẫn còn rất sung sức. Một ngày sau ngày Siêu Thứ Ba, ông đã châm biếm rằng, vì những kết quả tôi đạt được ở các đợt bầu cử miền nam, ông ta sẽ coi tôi như ứng viên chung liên danh cho chức phó tổng thống. Ngày tiếp theo, ông ta đến vùng Trung Tây và chất vấn về phẩm chất cá nhân của tôi, về quá trình làm thống đốc và khả năng ứng cử của tôi. Với ông ta, vấn đề về nhân cách chính là đề- nghị cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu của tôi. Một cuộc trưng cầu mới cho thấy, khoảng 40% người Mỹ nghi ngờ tính trung thực của tôi, nhưng tôi nghi là họ nghĩ vậy không phải vì chuyện thuế.

        Đối với tôi, việc cần làm duy nhất bây giờ là giữ vững chiến lược và tiếp tục thực thi nó. Ở Michigan, tôi tới thăm thành phố nhỏ Barton gần Flint, nơi một lượng lớn dân cư xuất thân từ Arkansas tới đây tìm việc trong ngành công nghiệp ô tô. Ngày 12 tháng 3, tôi phát biểu ở hạt Macomb gần Detroit, thủ phủ của những người Dân chủ theo Reagan - những người từng bị lôi cuốn bởi thông điệp chống chính quyền, quốc phòng mạnh và cứng rắn với tội phạm của Reagan. Thực ra, những cử tri ngoại ô này đã bắt đầu bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa từ thập niên 60 vì họ cho rằng đảng Dân chủ không còn chia sẻ các giá trị gia đình, việc làm của họ nữa mà chỉ tập trung vào các chương trinh xã hội mà họ coi là chuyện lấy tiền đóng thuế của họ đem cho người da đen và các quan chức phung phí.

        Trước cử tọa đông chật ở trường Cao đẳng Cộng đồng Macomb, tôi phát biểu rằng tôi sẽ mang lại cho họ một đảng Dân chủ Mới với những chính sách kinh tế, xã hội được xây dựng trên nền tảng quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân. "Mọi công dân" bao gồm cả giới quản lý doanh nghiệp có mức lương khổrìg lồ bất chấp doanh nghiệp của họ làm ăn ra sao, những người lao động không chịu nâng cao năng lực của mình, và những người nghèo có thể làm việc nhưng lại chỉ ngồi ăn trợ cấp thất nghiệp. Rồi tôi nói rằng chúng tôi không thể thành công nếu họ không muốn vượt qua những ngăn cách về chủng tộc để hiệp lực với những người cùng chia sẻ các giá trị với họ. Họ cần phải chấm dứt việc bầu cử theo lằn ranh sắc tộc, bởi "bản chất vấn đề không phải là sắc tộc. Nó là vấn đề kinh tế và giá trị".

        Ngày hôm sau, tôi truyền đi thông điệp đó cho vài trăm mục sư da đen và những nhà hoạt động khác tại nhà thờ Pleasant Grove Baptist của Mục sư Odell Jones ở nội đô Detroit. Tôi nói với cử tọa người da đen, phần lớn gốc gác ở Arkansas, rằng tôi đã thách đố cử tri da trắng ở hạt Macomb vượt qua rào cản sẵc tộc và bây giờ thách đố họ tương tự nếu họ chấp thuận phần nghĩa vụ trong nghị trình của tôi, trong đó bao gồm cải tổ an sinh, chế tài nghiêm khắc việc bảo vệ trẻ em, và các nỗ lực chống tội phạm có thể giúp thúc đẩy cịác giá trị công việc, gia đình và an toàn trong cộng đồng. Cả hai bài phát biểu đều thu hút được sự quan tâm bởi ít chính trị gia nào dám thách đố người da trắng ở Macomb về sắc tộc hay nói về phúc lợi và tội phạm với người da đen ở nội đô. Tôi không ngạc nhiên khi cả hai đối tượng này đáp ứng mạnh mẽ. Trong thâm tâm, phần lớn người Mỹ đều biết có được một việc làm chính là chương trình xã hội tốt nhất, và gia đình chính là tổ chức xã hội mạnh mẽ nhất, còn thứ chính trị dựa vào chia rẽ sắc tộc rồi sẽ tự diệt vong.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2016, 12:37:51 am
        Tại Illinois, tôi thăm quan nhà máy sản xuất bánh pho mát, nơi có nhiều công nhân người da đen, người nói tiếng Tây Ban Nha và người Đông Âu nhập cư để nhấn mạnh cam kết của công ty tạo cơ hội cho bất cứ ai chưa học xong cấp ba được tham gia chương trình bằng giáo dục đại cương (GED). Tôi gặp một công dân đến từ Rumani, anh này nói sẽ bỏ lá phiếu đầu tiên của mình cho tôi. Tôi cũng vận động trong cộng đồng người nói tiếng Tây Ban Nha và da đen với hai nhà hoạt động trẻ Bobby Rush và Luis Gutierrez. Cả hai người này sau này đều được bầu vào quôc hội. Tôi cũng đi thăm một dự án nhà ở tiết kiệm năng lượng với nhà lãnh đạo cộng đồng người nói tiếng Tây Ban Nha là Danny Solis. Em gái của anh ta là Patti sau này làm việc cho Hillary trong chiến dịch vận động và vẫn còn làm việc cho cô ấy tới giờ. Và tôi đã tham gia diễu hành trong ngày Thánh Patrick ở Chicago trong tiếng reo mừng của những người ủng hộ và tiếng hô phản đối của các đối thủ, cả hai đều thêm phần ồn ào nhờ các quán bar dọc hai bên đường tuần hành bán bia thả cửa.

        Hai ngày trước khi diễn ra bầu cử, tôi đã có cuộc tranh luận với Paul Tsongas và Jerry Brown trên truyền hình Chicago. Họ biết đây là thời khắc quyết định được hay mất nên xông ra công kích tôi. Brown hướng búa rìu dư luận về phía Hillary, buộc tội tôi bỏ nhỏ các mối làm ăn của tiểu bang cho Công ty luật Rose nhằm tăng thu nhập cho Hillary. Brown còn nói một công ty gia cầm mà công ty của Hillary làm đại diện nhận được những ưu đãi đặc biệt từ phía Cơ quan Kiểm tra ô nhiễm và tiết kiệm. Những lời cáo buộc này quá sức lố bịch và kiểu cách hằn học mà Jerry đưa ra làm tôi giận dữ. Tôi giải thích bằng thực tế, tương tự như lần Frank White chuyển mũi công kích sang Hillary đợt bầu cử thống đốc năm 1986. Công ty luật Rose từng đại diện cho tiểu bang Arkansas trong kinh doanh trái phiếu từ năm 1948. Nó cũng đại diện cho tiểu bang chống lại các công ty năng lượng muốn Arkansas trả tiền cho nhà máy hạt nhân Grand Gulf. Hillary đã trừ hết tất cả các khoản phí thu được từ tiểu bang trong tổng thu của công ty trước khi tính phần tiền của cô ấy, nên cô ấy đâu có nhận được gì từ mấy vụ này, mà chỉ cần nhìn sơ qua cũng đủ thấy rõ rồi. Hơn nữa, không có chứng cứ gì cho thấy các thân chủ của Công ty Rose được ừu đãi gì từ bất cứ cơ quan nào của tiểu bang. Lẽ ra tôi không nên nóng nảy, nhưng những cáo buộc đó quả là không có cơ sở gì cả. Một cách vô thức, có lẽ tôi cảm thấy tội lỗi vì Hillary bị buộc phải bảo vệ tôi quá nhiều, và tôi vui mừng vì có thể đứng ra bảo vệ cô ấy lần đó.

        Tất cả ai từng quen biết Hillary đều nói rằng cô ấy là con người tuyệt đối chân thực, nhưng đâu phải toàn bộ dân chúng đều biết cô ấy, nên mấy cú tấn công đó cũng làm đau đớn. Vào buổi sáng sau khi cuộc tranh luận diễn ra, chúng tôi đang đi bắt tay cử tri ở quán Busy Bee Coffee ở Chicago thì một phóng viên tìm đến hỏi ý kiến Hillary về lời buộc tội của Brown. Hillary đã trả lời rất tốt về việc làm thế nào để cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc. Phóng viên đó hỏi tiếp liệu Hillary đã có thể tránh xung đột lợi ích hay không. Tất nhiên cô ấy đã làm đúng như vậy và lẽ ra cô ây chỉ nên nói ra điều đó thôi. Nhưng cô ấy mệt mỏi và căng thẳng, nên thay vì thế, cô ấy nói: "Tôi nghĩ có lẽ tôi cũng có thể ở nhà nướng bánh pha trà, nhưng tôi đã quyết định theo đuổi sự nghiệp của mình, sự nghiệp mà tôi khởi sự trước khi chồng tôi tham gia vào chính trị. Và tôi đã làm việc cực kỳ bền bỉ và cố gắng để cẩn thận hết mức có thể. Đấy, tôi chỉ có thể nói với anh như vậy thôi".

        Báo chí đã nhanh chóng chộp lấy cụm từ "nướng bánh pha trà" và rêu rao nó như một lời mỉa mai các bà nội trợ. Các chiến binh của phe đảng Cộng hòa tha hồ ầm ĩ, phác họa Hillary như một "luật sư nữ quyền hung dữ" sắp trở thành người lãnh đạo về tư tưởng của một "chính quyền toàn Clinton" với nghị trình "nữ quyền cực đoan". Tôi cảm thấy xót xa cho Hillary. Nhiều năm qua, tôi đã nghe không biết bao lần Hillary nói về việc coi trọng quyền lựa chọn của phụ nữ, trong đó có quyền lựa chọn ở nhà chăm con và đi làm - một lựa chọn mà phần lớn các bà mẹ, dù đơn thân hay có gia đình, đã không còn có thể có được. Tôi cũng biết rõ hơn ai hết Hillary yêu thích nướng bánh và mời bạn nữ đến nhà uống trà. Với một lời nói vô tình, Hillary đã trao cho đối thủ của chúng tôi một vũ khí lợi hại khác để làm cái việc họ làm giỏi nhất - chia rẽ và làm rối trí cử tri.

        Nhưng tất cả chuyện này nhanh chóng rơi vào quên lãng khi ngày hôm sau chúng tôi thắng tại bang Illinois - quê hương của Hillary - với 52% số phiếu so với 25% cho Tsongas và 15% cho Brown; và tại Michigan với tỷ lệ phiếu lần lượt là 49%, 27% và 18%. Nếu những công kích của Brown có tín hiệu quả nào, có lẽ chúng làm hại chính ông ấy ở Illinois. Trong khi đó, Tổng thống Bush dễ dàng đánh bại Pat Buchanan tại cả hai bang, coi như chấm dứt thách thức của ông này. Mặc dù nếu các ứng viên đảng Cộng hòa chia phiếu thì có lợi cho tôi, song tôi lấy làm vui mừng Buchanan bị đánh bại. Con người này khoét sâu vào khía cạnh đen tối của những bất ổn trong tầng lớp trung lưu. Có lần tại một bang miền nam, ông ta tới thăm một nghĩa trang của lính miền Nam mà không hề thăm luôn nghĩa trang da đen chỉ ở ngay bên kia đường.
Sau một buổi liên hoan hoành tráng tại khách sạn Palmer House ở Chicago, có đầy đủ hoa giấy Ireland màu xanh, chúng tôi quay lại công việc. Nhìn bề ngoài dường như chiến dịch của chúng tôi đang tiến triển tốt. Tuy nhiên, bên trong vẫn chứa đựng những bất cập nhât đinh. Một đợt trưng cầu dân ý mới cho thấy tôi vẫn đang ở vị trí tương đương Tổng thống Bush. Nhưng một dợt trưng cầu khác xếp tôi sau Bush xa mặc dù số người ủng hộ tổng thống giảm xuống chỉ còn 39%. Một điều tra với cử tri Illinois khi họ vừa rời địa điểm bỏ phiếu cho thấy một nửa số người theo đảng Dân chủ không hài íòng với lựa chọn các ứng viên tham gia tranh cử tổng thống. Jerry Browrt cũng không vui vẻ gì. Ông ấy nói có thể sẽ không ủng hộ tôi nếu tôi thắng được vị trí ứng viên đề cử của đảng.

        Ngày 19 tháng 3, Tsongas rút lui khỏi chiến dịch với lí do tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc Jerry Brown là đối thủ duy nhất chúng tôi phải đối đầu trong lần bỏ phiếu sơ bộ ở Connecticut ngày 24 tháng 3. Mọi người đều nghĩ tôi sẽ thắng, bởi hầu hết lãnh đạo đảng Dân chủ ở đây đã tuyên bố ủng hộ tôi, và tôi còn có bạn bè từ thuở học luật. Dù tôi vận động rất dữ nhưng tôi vẫn thấy lo. Trong tôi vẫn có cảm giác bất ổn. Những người ủng hộ Tsongas đều tức giận cho rằng tôi đã đẩy ông ra khỏi cuộc tranh cử; họ thà bỏ phiếu cho Brown. Ngược lại, những người ủng hộ tôi đang mất tập trung bởi họ đinh ninh tôi coi như đã giành được vị trí ứng viên đề cử. Tôi lo sợ rằng tỷ lệ người đi bầu thấp sẽ làm tôi thua ở đây. Và quả thật điều đó đã xảy ra. Chỉ khoảng 20% người của đảng Dân chủ đi bầu, và Brown đánh bại tôi, 37% so với 36%. Có đến 20% số cử tri đi bầu là những ủng hộ viên trung kiên của Tsongas.

        Thử thách lớn tiếp theo là New York ngày 7 tháng 4. Hiện giờ tôi đã thua ở Connecticut và nếu tôi lại thua ở New York, vị trí ứng viên đề cử sẽ lại khó với tới. Với kiểu tin tức truyền thông khắc nghiệt, 24/24 khó cưỡng lại và thứ chính trị gồ ghề của các nhóm lợi ích, New York dường như là nơi lý tưởng để chiến dịch vận động của tôi bị bước hụt.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2016, 03:46:20 am
       
        27


        Trong chính trị, chẳng có gì giống với cuộc bầu cử ở New York. Trước hết, có tới ba khu vực hoàn toàn khác nhau về địa lý và tâm lý trong bang: thành phố New York với năm quận rất khác biệt; Long Island và các quận vùng ven khác; và phía bắc bang New York. Có rất đông người da đen và người nói tiếng Tây Ban Nha, lượng người Mỹ gốc Do Thái đông nhất nước, cộng với các nhóm được tổ chức rất tốt những người Ân Độ, Pakistan, Albania và bất cứ nhóm người thiểu số nào mà bạn có thể hình dung được. Nhóm dân cư da đen và nói tiếng Tây Ban Nha ở New York cũng rất đa dạng - người New York nói tiếng Tây Ban Nha gồm người gốc Puerto Rico và tất cả các nước vùng Caribe, chỉ riêng Cộng hòa Dominica đã hơn 500.000 người.

        Công việc tiếp cận với các cộng đồng sắc dân do Chris Hyland phụ trách. Chris là bạn học Georgetown sống ở hạ Manhattan, một trong những khu vực đa sắc tộc đa dạng nhất nước Mỹ. Khi tôi và Hillary đến thăm nhóm học sinh của một trường tiểu học phải dời chỗ học do vụ tấn công vào tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới tháng 9 năm 2001, chúng tôi gặp trẻ em từ 80 nhóm sắc tộc và quốc gia khác nhau. Chris bắt đầu bằng việc mua khoảng 30 loại báo của các sắc dân và tìm ra các lãnh đạo cộng đồng được báo nhắc đến. Sau giai đoạn bầu sơ bộ, anh tổ chức các nhóm quyên góp tiền ở New York với 950 lãnh đạo sắc dân, sau đó chuyển đến Little Rock để tổ chức nhóm đa sắc tộc cho toàn quốc, góp phần đáng kể vào chiến thắng của cuộc tổng tuyển cử, và thiết lập nền móng cho những mối liên hệ liên tục chưa từng thấy với các cộng đồng sắc tộc ngay khi chúng tôi đặt chân vào Nhà Trắng.

        Các nghiệp đoàn lao động - đặc biệt là các nghiệp đoàn công chức nhà nước, hiện diện khắp nơi và rất nhạy bén cũng như hiệu quả về chính trị. Ở thành phố New York, tình hình chính trị của các cuộc bầu cử sơ bộ thường phức tạp hơn rất nhiều vì lẽ các thành viên thường xuyên của cả hai đảng và các nhà cải cách tự do đều rất tích cực và thường bất đồng với nhau. Các nhóm ủng hộ quyền đồng tính được tổ chức tốt và có tiếng nói về nhu cầu hơn nữa trước iại dịch AIDS - thời điểm năm 1992, nước Mỹ có nhiều nạn nhân của AIDS hơn ở bất cứ quốc gia nào. Báo chí hổ lốn chưa từng có, từ các tờ báo truyền thông mà đứng đầu là tờ New York Times, các tờ báo lá cải, các đài truyền hình địa phương hăng hái, và các chương trình giao lưu qua radio - tất cả đều hừng hực cạnh tranh tìm tin tức mới nhất.

        Trong khi cuộc chạy đua ở New York chỉ thực sự bắt đầu sau cuộc bầu cử sơ bộ ở Connecticut thì tôi đã làm cho bang được vài tháng với sự giúp đỡ vô giá và sự cố vấn chuyên nghiệp của Harold Ickes, người trùng tên và là con trai của cựu bộ trưởng nội vụ của FDR. Đến năm 1992, chúng tôi đã là bạn của nhau được hơn 20 năm. Harold gầy gò, quyết liệt, thông minh, nồng nhiệt, và đôi khi còn hơi quá trớn - một sự pha trộn giữa chủ nghĩa lý tưởng cấp tiến với kỹ năng chính trị thực tế. Hồi trẻ, anh là cao bồi ở miền tây và từng bị dập tơi bời trong khi đang đấu tranh cho dân quyền ở miền Nam. Trong cuộc vận động, anh là người bạn trung thành và cũng là đối thủ dữ dội, anh tin tưởng vào quyền lực chính trị có thể thay đổi cuộc sống. Anh biết rõ về các nhân vật, các vấn đề và các cuộc tranh giành quyền lực của New York như lòng bàn tay mình. Nếu tôi đang đâm đầu vào địa ngục thì ít ra tôi cũng đang đồng hành với một người có thể cứu tôi sống sót ra khỏi nơi đó.

        Tháng 12 năm 1991, Harold đã giúp tổ chức được sự ủng hộ quan trọng ở Manhattan, Brooklyn và Bronx và thu xếp cho tôi nói chuyện với ủy ban Dân chủ Queens. Anh đề nghị cả hai cùng đi tàu điện ngầm từ Manhattan đến buổi họp. Hình ảnh người quê mùa như tôi đi tàu điện ngầm được báo chí viết đến nhiều hơn bài nói chuyện, nhưng lần xuất hiện đó rất quan trọng. Ngay sau đó chủ tịch ủy ban Dân chủ Queens là Hạ nghị sĩ Tom Manton đã ủng hộ tôi. Dân biểu khu Queens là Floyd Flake cũng thế, ông cũng là mục sư của Nhà thờ Giám lý Allen African Episcopal.

        Tháng giêng, tôi đến một trường trung học ở Brooklyn để tham dự buổi kỷ niệm sinh nhật Martin Luther King Jr., cùng đi có Nghị sĩ Mỹ - Phi Ed Town và chủ tịch phái Dân chủ Brooklyn là Clarence Norman. Lũ trẻ nói rất nhiều về rắc rối với súng và dao trong trường. Chúng muốn có một tổng thống giúp cuộc sống của chúng an toàn hơn. Tôi tham gia một cuộc tranh luận ở Bronx do chủ tịch quận Fernando Ferrer chủ trì, người sau này có thể là người ủng hộ. Tôi đi phà đến đảo Staten để vận động. Ở Manhattan, chủ tịch quận Ruth Messinger làm việc giúp tôi rất tích cực, và Marty Rouse, trợ lý trẻ của bà, cũng vậy. Marty giúp tôi tạo được ảnh hưởng với cộng đồng đồng tính. Victor và Sara Kovner đã thuyết phục được một sô nhà cải cách cấp tiến ủng hộ tôi và trở thành những người bạn tốt. Guillermo Linares, một trong những người Dominica đầu tiên được bầu vào hội đồng thành phố, đã trở thành một trong những người gốc Latinh nổi bật ủng hộ tôi. Tôi còn vận động tranh cử ở Long Island và ở hạt Westchester, nơi tôi đang sống hiện giờ.

        Các nghiệp đoàn lao động ở New York tạo ra sự khác biệt lớn hơn so với bất cứ cuộc bầu cử sơ bộ nào trước đó. Trong số lớn nhất và tích cực nhất có chi nhánh ở New York của AFSCME, Liên đoàn nhân viên của bang, quận và thành phố Mỹ (American Federation of State, Country and Municipal Employees). Sau khi tôi xuất hiện trước hội đồng điều hành, AFSCME là nghiệp đoàn lớn đầu tiên ủng hộ tôi. Tôi từng làm việc gần gũi với AFSCME hồi còn làm thống đốc, và trở thành thành viên đóng phí. Nhưng lý do chính của sự ủng hộ chính là vì chủ tịch liên đoàn, Gerrald McEntee, thấy thích tôi và cho rằng tôi có thể thắng. McEntee là người tốt mà bạn luôn muốn có về phe mình, rất tích cực, đặc biệt trung thành và không nề hà những cuộc tranh đấu dữ dội. Tôi cũng được sự ủng hộ của Công đoàn Giao thông Liên bang và, đến cuối tháng 3, của Hiệp hội Công nhân Truyền thông Mỹ và Hiệp hội Công nhân Nữ ngành May Quốc tế. Giới giáo viên giúp đỡ rất nhiều mặc dù tôi chưa nhận được sự ủng hộ chính thức của họ. Ngoài các nghiệp đoàn, tôi còn được ủng hộ mạnh mẽ bởi nhóm các doanh nhân do Alan Patricof và Stan Shuman huy động.

        Cuộc đụng độ quan trọng và lầu dài nhất của tôi với một nhóm sắc dân là với người gốc Ireland. Một tối muộn, tôi tham dự diễn đàn Các vấn đề người gốc Ireland do đại diện vùng Bronx là John Dearie tổ chức. Harold Ickes và ủy viên Thuế vụ của thành phố’ New York Carol O'Cleireacain đã giúp tôi chuẩn bị. Paul O'Dwyer huyền thoại, lúc đó đã khoảng 85 tuổi, và con trai ông cũng có mặt. Ngoài ra còn có Niall O'Dowd, chủ bút báo Irish Voice, phóng viên Jimmy Breslin, Peter King phụ trách tài chính của Queens, một người đảng Cộng hòa và khoảng 100 nhà hoạt động Ireland khác. Họ muốn tôi hứa sẽ chỉ định một đặc phái viên để kết thúc bạo lực ở Bắc Ireland với các điều khoản công bằng cho thiểu số người Thiên Chúa giáo ở đó. Tôi cũng được Thị trưởng Boston Ray Flynn khuyến khích trong việc này. Ray Flynn là người gốc Ireland theo Thiên Chúa giáo và rất ủng hộ tôi. Tôi bắt đầu quan tâm đến vấn đề Ireland từ khi các "rắc rối" bắt đầu năm 1968, lúc còn học ở Oxford. Sau cuộc tranh luận dài, tôi nói tôi sẽ làm và rằng tôi sẽ chấm dứt nạn phân biệt đối với người theo đạo Thiên Chúa ở Bắc Ireland trong kinh tế và các lĩnh vực khác. Mặc dù tôi biết như vậy có thể làm người Anh nổi giận và gây căng thẳng với đồng minh quan trọng nhất bên kia bờ Đại Tây Dương, nhưng tôi tin rằng với số lượng người Ireland nhập cư khổng lồ, kể cả những người rót tiền về cho quân đội Cộng hòa Ireland (IRA), nước Mỹ có thể tạo ra bước đột phá.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2016, 05:44:46 am
        Ngay sau đó tôi đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ tái khẳng định cam kết của mình, được thảo bởi phụ tá chính sách ngoại giao Nancy Soderberg. Bạn học trường luật của tôi, cựu nghị sĩ của Connecticut Bruce Morrison, đã tổ chức hội những người Mỹ gốc Ireland ủng hộ Clinton. Nhóm này đóng vai trò quan trọng trong cuộc vận động và công việc của tôi về sau. Chelsea đã ghi trong luận văn của mình ở trường Stanford về tiến trình hòa bình ở Ireland rằng thoạt đầu tôi chỉ quan tâm đến vấn đề Ireland vì lý do chính trị ở New York, nhưng về sau đề tài này trở thành niềm đam mê lớn trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của tôi.

        Trong bầu cử sơ bộ bình thường của đảng Dân chủ, vận động với những người ủng hộ như thế này thường bảo đảm chiến thắng dễ dàng. Nhưng đây không phải là cuộc bầu cử bình thường. Trước hết, có nhiều đối thủ. Jerry Brown làm việc như điên, quyết định tập hợp những cử tri cấp tiến trong cơ hội cuối cùng và tốt nhất để ngăn chặn cuộc vận động của tôi. Paul Tsongas, được khuyến khích bởi thành tích ở Connecticut, đã để cho mọi người thấy rằng ông không thấy phiền nếu những người ủng hộ bỏ phiếu cho ông thêm lần nữa. Ứng cử viên tổng thống của đảng Liên minh Mới, một phụ nữ hùng biện và quyết liệt tên Lenora Fulani đã làm tất cả những gì có thể để giúp họ, đưa những người ủng hộ bà ta đến nơi tổ chức sự kiện về y tế mà tôi tổ chức ở một bệnh viện trong khu Harlem và la ó không cho tôi phát biểu.

        Jesse Jackson gần như đã chuyển đến ở hẳn New York để giúp Brown. Đóng góp quan trọng nhất của ông ta chính là đã thuyết thúc được Dennis Rivera, người đứng đầu một trong những nghiệp đoàn lớn nhất và tích cực nhất của thành phố là Nghiệp đoàn Quốc tế Công nhân Dịch vụ Địa phương 1199, không ủng hộ cho tôi mà quay qua giúp cho Jerry. Brown đáp trả thịnh tình bằng cách nói rằng nếu được đề cử, ông ta sẽ chỉ định Jesse đứng chung liên danh tranh cử. Tôi nghĩ tuyên bố của Brown sẽ giúp cho ông ta giữa những cử tri da đen ở New York nhưng cũng kích động rất nhiều người trong cộng đồng Do Thái ủng hộ cho tôi. Người ta tin rằng Jackson rất thân thiết với lãnh tụ Hồi giáo da đen Louis Farrakhan, người từng nổi đình đám với những phát biểu về Do Thái. Tuy nhiên, sự ủng hộ của Jesse cũng có thể phụ giúp thêm cho Brown ở New York.

        Rồi còn các phương tiện truyền thông nữa. Các tờ báo lớn đóng trại hàng tuần ở Arkansas để tìm kiếm bất cứ thứ gì có thể trong quá trình làm việc và đời tư của tôi. Báo New York Times bắt đầư khai pháo vào đầu tháng 3 bằng những bài báo về vụ Whitewater đầu tiên của họ. Năm 1978, tôi và Hillary, cùng với Jim và Susan McDougal vay ngân hàng hơn 200.000 đôla để đầu tư vào đất đai dọc sông White ở phía tây bắc Arkansas. Jim là người buôn bán đất mà tôi đã gặp khi anh điều hành văn phòng của Thượng nghị sĩ Fullbright ở Little Rock. Chúng tôi hy vọng sẽ chia nhỏ khoảnh đất này và bán lấy lời cho những người về hưu, những người đang ngày càng đổ về vùng Ozarks càng nhiều trong những năm 60 và 70. McDougal đã từng thành công trong tất cả các dự án đầu tư đất đai trước đó, kể cả lần tôi đầu tư vài ngàn đôla và kiếm được một khoản lời nhỏ. Thật không may, trong thập niên 70, mức lãi suất cao kịch trần, nền kinh tế chựng lại, buôn bán đất đai thất bát và chúng tôi đã mất tiền trong vụ đầu tư.

        Khi tôi tái đắc cử thống đốc năm 1983, McDougal đã mua lại một công ty chuyên tiết kiệm và cho vay và đặt tên là Công ty Bảo trợ Tiết kiệm và Cho vay Madison. Vài năm sau, anh thuê Công ty luật Rose làm đại diện. Khi cơn khủng hoảng tiết kiệm và cho vay làm rúng động nước Mỹ, Madison phải đối diện với nguy cơ vỡ nợ và tìm nguồn tiền mặt mới để duy trì hoạt động bằng cách bán ra cổ phiếu ưu tiên và tổ chức một chi nhánh cung cấp dịch vụ môi giới. Để làm được như vậy, McDougal phải được phép của ủy viên chứng khoán bang Beverly Bassett Schaffer, người mà tôi đã bổ nhiệm. Beverly là luật sư bậc nhất, là chị gái của bạn tôi, Woody Basset, là vợ của Archie Schaffer, cháu của Thượng nghị sĩ Dale Bumpers.

        Bài báo của tờ Times là một trong một loạt các bài báo về vụ Whitewater. Tác giả bài báo đặt vấn đề có hay không sự mâu thuẫn về lợi ích trong việc Hillary làm luật sư đại diện cho một tổ chức mà tiểu bang có quyền kiểm soát, quản lý. Cô ấy đã tự tay ký một lá thư gửi cho ủy viên Schaffer giải thích về đề xuất bán cổ phiếu ưu tiên. Nhà báo này cũng ngụ ý rằng công ty Madison được ưu đãi đặc biệt trong khi thu xếp để những đề xuất tài chính "viễn tưởng" đó được chấp thuận và rằng Schaffer đã không xem xét thích đáng đối với một công ty đang sụp đổ.

        Các sự kiện không ủng hộ những lời buộc tội và ám chỉ này. Trước hết, đề xuất tài chính mà bà ủy viên đã chấp thuận là bình thường ở thời điểm đó, không phải "viễn tưởng". Thứ hai, ngay khi kiểm toán độc lập công bố Madison sắp vỡ nợ năm 1987, Schaffer đã yêu cầu các cơ quan quản lý của tiểu bang đóng cửa công ty này trước khi chính cơ quan quản lý muốn làm như vậy. Thứ ba, Hillary đã tính tiền công ty Madison cho tổng số 20 giờ tư vấn luật tại Công ty luật Rose trong thời gian hai năm. Thứ tư, chúng tôi chưa bao giờ mượn khoản tiền nào của Madison, nhưng chúng tôi đã mất tiền trong vụ đầu tư vào Whitewater. Toàn cảnh vụ Whitewater là như vậy. Rõ ràng phóng viên của tờ New York Times đã nói chuyên với Sheffield Nelson và những kình địch khác của tôi ở Arkansas, những người rất vui sướng tạo ra "vấn đề phẩm chất" mới cho tôi ngoài vụ quân dịch và vụ Flowers. Trong trường hợp này, làm như vậy đòi hỏi phải lờ đi những sự kiện không thuận lợi và cố ý xuyên tạc quá trình công tác của một công chức tận tụy như Schaffer.

        Tờ Washington Post vào trận bằng các bài báo được viết sao cho thấy rằng tôi rất thân cận với ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm và đã thất bại trong việc ngăn ngừa rác thải từ các trang trại nuôi gà và heo đổ vào đất canh tác. Chất thải chăn nuôi với số lượng ít Jcó thể làm phân bón rất tốt, nhưng với số lượng nhiều thì đất đai sẽ không hấp thụ được, và mưa sẽ cuốn loại chất thải này vào sông suối, làm ô nhiễm đến mức không an toàn cho đánh bắt cá và bơi lội. Năm 1990, Văn phòng Kiểm soát Ô nhiễm và Sinh thái của bang báo cáo rằng hơn 90% các con suối ở tây bắc Arkansas - nơi tập trung ngành công nghiệp chăn nuôi - đã bị ô nhiễm. Chúng tôi đã bỏ ra vài triệu đôla để giải quyết vấn đề này, và hai năm sau Văn phòng Kiểm soát Ô nhiễm nói rằng trên 50% các con suối đã đạt tiêu chuẩn để dân chúng có thể đến giải trí tại đây. Tôi đã thuyết phục được ngành chăn nuôi đồng ý thiết lập "tiêu chuẩn quản lý tốt nhất" để làm sạch những con suôi còn lại. Tôi bị chỉ trích là đã không buộc ngành này phải làm sạch môi trường - một việc nói dễ hơn làm. Quốc hội do phe Dân chủ kiểm soát còn không làm được điều đó; các nhóm quyền lợi nông nghiệp có đủ ảnh hưởng để được hoàn toàn miễn trừ đôi với các qui định liên bang khi quốc hội thông qua Đạo luật Nước sạch. Chăn nuôi gia cầm là ngành kinh doanh lớn nhất và tạo nhiều việc làm nhất ở Arkansas, rất có ảnh hưởng trong cơ quan lập pháp tiểu bang. Trong hoàn cảnh đó, tôi nghĩ chúng tôi đã làm khá tốt mặc dù đó là điểm yếu nhất trong một quá trình chính sách rất ấn tượng về môi trường. Cả hai tờ Washington PostNew York Times đều cố ý đăng bài về đề tài này, và cuối tháng 3 tờ Post cho rằng Công ty luật Rose đã bằng cách nào đó yêu cầu được bang nhẹ tay đối với ngành chăn nuôi gia cầm.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2016, 07:49:20 am
        Tôi cố gắng điều chỉnh cách nhìn đúng đắn về mọi thứ. Báo chí có nghĩa vụ kiểm tra quá trình của người có thể trở thành tổng thống. Hầu hết các nhà báo ban đầu đều không biết gì về Arkansas hay về tôi. Một số người có những thành kiến tiêu cực về một tiểu bang nông thôn, nghèo và người dân sống ở đó. Tôi cũng đã bị coi là ứng viên có "vấn đề về tính cách" hồi năm 1992; điều này làm cho báo chí dễ tin vào những chuyện rác rưởi được trao vào tay họ nhằm khẳng định thêm những thành kiến sẵn có.

        Về lý trí, tôi hiểu tất cả những chuyện này, và tôi vẫn nhớ và đánh giá cao những bài báo tích cực dành cho tôi trong thời gian đầu cuộc vận động. Tuy nhiên, càng lúc càng có cảm giác rằng các phóng sự điều tra đang được viết theo kiểu "tiền trảm, hậu tấu". Đọc chúng, tôi có cảm tưởng không còn là mình nữa. Báo chí dường như muốn quả quyết những ai nghĩ rằng tôi rất thích hợp làm tổng thống đều là lũ ngốc: những người Arkansas đã bầu cho tôi năm lần; các bạn thống đốc của tôi, những người đã bầu tôi là thống đốc hiệu quả nhất quốc gia; những chuyên gia giáo dục, những người đã khen ngợi thành tích và quá trình học tập của chúng tôi; những người bạn suốt đời đã cùng tôi đi vận động khắp đất nước. Ở Arkansas, ngay cả những kình địch của tôi cùng biết tôi làm việc cật lực và không đỡi nào tơ hào chút gì. Bây giờ mọi việc cứ như thể tôi đã bịp hết tất cả những người này từ hồi 6 tuổi. Một lần, khi mọi việc be bét ở New York, Craig Smith bảo tôi rằng anh không đọc báo nữa, "bởi vì tôi không nhận ra người mà họ đang nói đến".

        Cuối tháng 3, Bestey Wright, người ở Harvard đang làm việc tại trường Kennedy, đã đến cứu tôi. Cô ấy đã làm việc căng thẳng trong nhiều năm để tạo ra một quá trình làm việc tiến bộ và điều hành hoạt động chặt chẽ về mặt đạo đức chức nghiệp. Cô có trí nhớ phi thường, biết rõ các quá trình và vụ việc và sẵn sàng chiến đấu với báo giới để mọi người hiểu đúng về quá trình làm việc của tôi. Khi cô ây đến tổng hành dinh để làm lãnh đạo nhóm kiểm soát mọi rắc rối thì tôi cảm thấy nhẹ cả người. Betsey đã ngăn chặn được nhiều câu chuyên không đúng sự thật, nhưng cô ấy không thể ngăn cản hết tất cả.

        Ngày 26 tháng 3, mọi việc như sáng sủa hơn khi Thượng nghị sĩ Tom Harkin, Hội Công nhân Mỹ và Liên đoàn Phụ nữ công nhân Ngành may tuyên bố ủng hộ tôi. Tôi cũng được lợi thêm khi Thống đốc Cuomo và Nghị sĩ New York Pat Moynihan chỉ trích đề nghị 13% thuế đổ đồng của Jerry Brown và nói rằng như vậy có thể ảnh hưởng xấu đến New York. Đó là ngày hiếm hoi trong cuộc vận động; tin tức báo chí chủ yếu là về việc dân chúng quan tâm đến các vấn đề và tác động của chúng đến cuộc sống của họ.
Ngày 29 tháng 3, tôi lại rơi vào chảo lửa với rắc rối do tôi tự gây ra. Tôi và Jerry Brown đang tham dự diễn đàn các ứng viên trên truyền hình WCBS ở New York, lúc đó phóng viên hỏi tôi có phải đã từng thử cần sa lúc còn ở Oxford không. Đây là lần đầu tiên tôi bị hỏi cụ thể và trực tiếp như vậy. Ở Arkansas, khi được hỏi chung chung tôi đã từng thử ma túy chưa, tôi chỉ trả lời thoái thác rằng tôi chưa bao giờ vi phạm luật về ma túy của Mỹ. Lần này tôi trả lời trực tiếp hơn: "Khi ở Anh, tôi đã thử hút cần sa một hay hai lần và tôi không thích. Tôi không thực sự rít vào và tôi chưa bao giờ thử lại".

        Ngay Jerry Brown cũng nói báo chí nên ngưng vấn đề này vì không liên quan đến bầu cử.

        Nhưng báo chí coi như đã moi được ra một "vấn đề tính cách". Khi nói "không rít", tôi chỉ nhắc đến sự kiện, không phải đang cố gắng giảm thiểu những gì đã làm, trong khi tôi cố giải thích hết sức mình. Lẽ ra tôi nên nói tôi không rít vào được. Tôi không bao giờ hút thuốc lá, không bao giờ thực sự rít tẩu mà ở Oxford thỉnh thoảng tôi có hút, và đã thử rít cần sa nhưng không được. Tôi không biết vì sao lại nhắc đến chuyện này; có thể tôi đã nghĩ như vậy là khôi hài, hoặc có thể đó chỉ là phản ứng lo lắng đối với đề tài mà tôi không muôn bàn đến. Ý kiến của tôi còn được tái khẳng định bởi một nhà báo người Anh đáng kính Martin Walker, người sau này đã viết một cuốn sách hay và không phải lúc nào cũng nói tốt về nhiệm kỳ thổng thông của tôi có tên: The President They Deserve - Clinton, Tồng thống mà họ đáng có. Martin nói công khai rằng ông đã từng ở Oxford với tôi và đã thấy tôi thử nhưng thất bại khi rít cần sa trong một bữa tiệc. Đến lúc đó thì đã quá muộn. Lời thú nhận không may về việc thử cần sa bị các nhà phê bình và phe Cộng hòa dẫn đi dẫn lại trong suốt năm 1992 và coi đó là bằng chứng cho thấy cá tính có vấn đề của tôi. Và chắc là tôi đã trở thành đề tài đàm tiếu trong các chương trình tấu hài trên truyền hình trong nhiều năm.

        Như trong một bài hát đồng quê xưa từng viết, tôi không biết "nên tự tử hay đi chơi bowling". New York phải chịu các vấn đề nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Các chính sách của Bush làm cho mọi việc tồi tệ hơn. Thế nhưng ngày nào cũng có báo chí và truyền hình gào thét về các vấn đề "cá tính" của tôi. Xướng ngôn viên trên đài phát thanh Don Imus gọi tôi là "dân chơi miền Nam". Khi tôi đến chương trình của Phil Donahue trên tivi, anh ta dành 20 phút chỉ để hỏi về chuyện ngoại tinh. Sau khi tôi trả lời rõ ràng, anh ta vẫn hỏi nữa. Tôi cự tuyệt, thế là khán giả vỗ tay reo hò. Anh ta vẫn tiếp tục hỏi.

        Tôi có vấn đề về tính cách hay không thì chưa rõ, nhưng chắc chắn tôi bị rắc rối với danh tiếng của mình, một chuyện mà Nhà Trắng đã hứa là sẽ đổ vào đầu tôi hơn sáu tháng trước. Vì tổng thống vừa là người đứng đầu quốc gia vừa là người điều hành chính phủ nên danh tiếng rất quan trọng. Các tổng thống đời trước từ George Washington và Thomas Jefferson đã bảo vệ danh tiếng của họ một cách dữ dội: Washington, trước lời phê phán về tài khoản chi phí của ông trong cuộc Chiến tranh Cách mạng; Jefferson, trước những câu chuyện về thói mềm lòng của ông trước phụ nữ. Trước khi trở thành tổng thống, Abraham Lincoln phải chịu một thời kỳ trầm cảm. Có khi ông không thể ra khỏi nhà trong vòng một tháng. Nếu ông tranh cử vào thời hiện đại của chúng ta thì có lẽ chúng ta đã bị tước đi vị tổng thống vĩ đại nhất này.

        Thậm chí, Jefferson còn viết về trách nhiệm của các phụ tá tổng thống phải bảo vệ danh tiếng của tổng thông với bất cứ giá nào: "Nếu một tai nạn của hoàn cảnh đưa chúng ta đến một tình cảnh trong lịch sử mà chúng ta chưa kịp chuẩn bị, thì trách nhiệm của những người quanh ta là phải thận trọng phủ một lớp màn che đi những yếu điểm trước đôi mắt của công chúng, kể cả những thói hư tật xấu của tính cách chúng ta". Bức màn đã vén lên để lộ những yếu điểm và thói hư tật xấu của tôi, kể cả có thực lẫn bịa đặt. Công chúng biết nhiều về chúng hơn, về quá trình làm việc, thông điệp của tôi hay bất cứ đức tính nào tôi có. Nếu danh tiếng của tôi bị tàn lụi thì tôi có thể không được bầu bất kể có bao nhiêu người đồng ý với những việc tôi muốn làm, hoặc bất kể họ tin chắc tôi có thể làm tốt đến mức nào.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2016, 05:21:18 am
        Đối đầu với những cuộc tấn công về tính cách như vậy, tôi phản ứng lại như vẫn thường làm mỗi khi bị dồn vào chân tường - cứ lẳng lặng mà tiếp tục. Tuần cuối cùng của kì vận động, mây đen bắt đầu tan. Ngày 1 tháng 4, trong cuộc gặp với Tổng thống Bush tại Nhà Trắng, Tổng thống Carter đã bình luận rằng ông ủng hộ tôi, và lời bình luận này được đăng tải rộng rãi. Đúng là không gì đúng lúc hơn thế. Không ai thắc mắc gì về tính cách của Carter, và thanh danh của ông vẫn tiếp tục tăng dần sau khi ông thôi không làm tổng thống nhờ những việc tốt ông đã làm ở trong nước và khắp thế giới. Chỉ bằng một lời bình luận, ông đã đền bù hết mức cho rắc rối mà ông đã từng gây ra cho tôi trong cuộc khủng khoảng dân tị nạn Cuba năm 1980.

        Ngày 2 tháng 4, Jerry Brown bị la ó trong khi phát biểu trước Hội đồng Quan hệ Cộng đồng Do Thái ở New York vì đề nghị Jesse Jackson đứng chung liên danh tranh cử. Đồng thời, tôi và Hillary nói chuyện với một đám đông lớn tại cuộc tập hợp giữa ngày ở Phố Wall. Tôi cũng bị vài người la ó khi gọi thập niên 80 là thập kỷ tham lam và chống lại ý kiến cắt giảm thuế lợi nhuận thu được từ vốn. Sau bài nói chuyện, tôi vận động đám đông, bắt tay mọi người và cố gắng thuyết phục những người bất đồng ý kiến.

        Cùng lúc đó, chúng tôi dốc toàn lực lượng của chiến dịch vào tiểu bang. Bên cạnh Harold Ickes và Susan Thomases, Mickey Kantor đến cắm trại trong một phòng khách sạn cùng với Carville, Stephanopoulos, Stan Greeberg và Frank Greer và đồng sự là Mandy Grunwald. Như mọi khi, Bruce Lindsey ở bên tôi. Vợ của anh, Bev, cũng đến để đảm bảo các sự kiện trước công chúng được lên kế hoạch và thi hành đâu ra đấy. Carol Willis tổ chức một xe buýt chở đầy người da đen ở Arkansas đến thành phố New York để nói về những gì tôi đã làm cho và cùng với người da đen lúc còn là thống đốc. Các mục sư da đen từ quê nhà gọi điện cho các đồng sự ở New York để xin cho người của chúng tôi lên phát biểu vào các lễ ngày chủ nhật trước cuộc bầu cử. Lottie Shackleford, Giám đốc ủy ban đảng Dân chủ thành phố Little Rock và Phó chủ tịch ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ, đã phát biểu ở năm nhà thờ vào chủ nhật đó. Những người biết tôi đã cố gắng làm giảm nỗ lực của Mục sư Jackson nhằm đem lại đa số cử tri da đen ở New York cho Brown.

        Một số người trong báo giới bắt đầu quay lại. Có lẽ gió đã đổi chiều; thậm chí tôi còn được đón tiếp thân mật trong chương trình radio của Don Imus. Cây viết của Neivsdaỵ, Jimmy Breslin, người rất quan tâm đến các vấn đề của người gốc Ireland, viết: "Bạn hãy nói bất cứ điều gì bạn muốn, nhưng đừng nói là ông ấy sẽ bỏ cuộc". Pete Hamill, phóng viên của tờ Daily News ở New York, sách của anh ta tôi đã đọc và rất thích, thì viết: "Tôi bắt đầu thấy kính trọng Bill Clinton. Đã đến những hiệp cuối mà ông ấy vẫn trụ được". Tờ New York TimesDaily News tuyên bố ủng hộ tôi. Thật thú vị, tờ New York Post cũng thế, báo này đã từng không mệt mỏi tấn công tôi hơn bất cứ tờ báo nào khác. Phần bình luận của tòa soạn viết: "Rõ ràng là sức mạnh trong tính cách của ông đã cho thấy ông có thể chịu đựng cuộc tấn công dữ dội của báo chí về các vấn đề cá nhân chưa từng có trong lịch sử của nền chính trị nước Mỹ... Ông ấy vẫn tiếp tục vận động một cách dữ dội... Theo quan điểm của chúng tôi, ông ấy đã chứng tỏ mình có được sự dẻo dai khác thường trước sức ép".

        Ngày 5 tháng 4, tôi nhận được tin tốt lành từ Puerto Rico, nơi có 96% cử tri ủng hộ cho tôi. Sau đó, ngày 7 tháng 4, với số cử tri khoảng một triệu người, tôi thắng cử ở New York với 41%. Tsongas đứng thứ hai với 29%, dẫn trước Brown với 26%. Đa số người Mỹ gốc Phi đã bỏ phiếu cho tôi. Cho tới đêm đó, tôi dù bị đánh đập tả tơi nhưng lại đầy hoan hỉ. Nếu phải nhận xét về chiến dịch trong một câu, tôi chọn một dòng trong bài thánh ca tôi đã từng nghe trong nhà thờ của Anthony Mangun: "Trận đánh càng khốc liệt, chiến thắng càng vinh quang".

        Khi thu thập tài liệu viết cuốn sách này, tôi đọc được bình luận về cuộc bầu cử sơ bộ ở New York của Charles Alien và Ionathan Fortis trong cuốn The ComebacK Kia - Cậu bé nơi sinh. Trong sách, các tác giả nhắc đến lời mà Levon Helm, tay trống người Arkansas của ban nhạc The Band, đã nói trong cuốn phim tài liệu về nhạc rock nổi tiếng The Last Waltz - Điệu Valse cuối cùng về một cậu trai miền Nam đến New York với hy vọng làm được điều gì đó to tát: "Bạn đến đó lần đầu, bị đá đít, và bạn ra đi. Ngay khi hồi phục vết thương, bạn lại quay lại và thử một lần nữa. Và cuốl cùng bạn say mê nơi đây luôn".

        Tôi không có được sự xa xỉ là thời gian để hồi phục, nhưng tôi biết rõ cảm xúc của tay trống đó. Giống như New Hampshire, New York đã thử thách và dạy cho tôi. Và cũng giống như Levon Helm, tôi cũng bắt đầu thấy yêu thích nó. Sau sự khởi đầu đầy chông gai, New York trở thành một trong những bang mạnh nhất của tôi trong tám năm kế tiếp.

        Ngày 7 tháng 4, chúng tôi cũng thắng ở Kansas, Minnesota và Wisconson. Ngày 9 tháng 4, Paul Tsongas tuyên bố không tái tham gia cuộc đua. Cuộc chiến tranh vị trí ứng viên đề cử đã kết thúc. Tôi đã có hơn nửa trong số 2.145 đại biểu cần thiết để trở thành ứng cử viên, và chỉ còn phải cạnh tranh với Jerry Brown trên chặng đường còn lại. Nhưng tôi biết rõ mình đã bị bầm dập đến mức nào và những gì có thể làm được ít ỏi đến mức nào trước Đại hội đảng Dân chủ vào tháng 7. Tôi cũng cảm thấy kiệt sức. Tôi đã bị mất giọng và lên cân đáng kể, khoảng 13kg. Tôi đã lên cân lúc ở New Hampshire, chủ yếu là vào tháng cuối cùng của cuộc vận động, lúc đó tôi bị sốt siêu vi, ngực như đầy nước nên đến đêm cứ ngủ được khoảng một tiếng đồng hồ là tôi lại thức dậy ho liên tục. Tôi tiêu thụ quá nhiều chất kích thích và bánh vòng Dunkin' Donuts, vòng eo to ra của tôi đã chứng minh điều đó. Harry Thomason phải mua cho tôi mấy bộ đồ vest mới để trông tôi không giống như quả bóng sắp nổ tung.

        Sau New York, tôi về nhà một tuần để lấy lại giọng nói, tập thể dục giảm cân và suy nghĩ cách thoát ra khỏi hố sâu mà tôi đang vướng phải. Khi đang ở Little Rock, tôi đã thắng cuộc họp kín của Virginia và nhận được ủng hộ của các lãnh đạo nghiệp đoàn AFL- CIO. Ngày 24 tháng 7, Liên đoàn Các công nhân ngành ôtô tuyên bố ủng hộ tôi, và ngày 28 tháng 7, tôi giành được đa số trong kỳ bầu cử sơ bộ ở Pennsylvania. Pennsylvania vốn rất khó nuốt. Thống đốc Bob Casey, người tôi rất ngưỡng mộ vì từng kiên trì tranh cử ba lần trước khi thắng cử, lại phê phán tôi kịch liệt. Ông phản đối việc phá thai. Trong khi ông phải vật lộn với vấn đề sức khỏe đe dọa tính mạng chính mình thì vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn đối với ông, và ông rất khó ủng hộ cho những ứng viên nghiêng về quyền chọn lựa phá thai. Nhiều đảng viên Dân chủ chống phá thai trong tiểu bang cũng gặp vấn đề tương tự. Tôi vẫn nghĩ tốt về Pennsylvania. Phía tây của bang này gợi nhớ cho tôi về miền bắc của Arkansas. Tôi khá thân thiết với nhiều người ở Pittsburgh và ở các thị trấn nhỏ hơn vùng giữa bang. Và tôi yêu Philadelphia. Tôi giành thắng lợi với 57% phiếu ở bang này. Quan trọng hơn thế, cuộc thăm dò ngay sau khi bầu cử cho thây có tới 60% những người phe dân chủ đi bỏ phiếu cho rằng tôi có đủ danh dự làm tổng thống, tăng so với 49% ở New York. Chỉ số này tăng vì tôi đã dành ba tuần để tổ chức một cuộc vận động hướng đến các vấn đề tích cực ở nơi các cử tri đang nóng lòng muốn nghe.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2016, 01:53:21 pm
        Chiến thắng ở Pennsylvania rất đáng chào mừng nhưng lại bị che phủ bởi viễn cảnh một thách thức mới dữ dội hơn, H. Ross Perot. Perot là tỉ phú ở Texas làm nên nhờ công ty EDS, Electronic Data Systems - Hệ thống Dữ liệu Điện tử, vốn nhận được nhiều dự án từ chính phủ, kể cả cho Arkansas. Ông nổi tiếng khắp nơi khi bỏ tiền và thu xếp giải cứu các nhân viên của EDS ở Iran sau khi Quốc vương Iran mất quyền. Ông có phong cách nói chuyện thẳng thắn nhưng hiệu quả, và ông đã thuyết phục được rất nhiều người Mỹ rằng với tính nhạy bén trong kinh doanh, tự chủ về tài chính và sở thích hành động táo bạo, ông sẽ điều hành đất nước tốt hơn Tổng thống Bush hay tôi.

        Cuối tháng 4, vài cuộc trưng cầu cho thấy Perot dẫn trước tổng thống, còn tôi đứng thứ ba. Tôi thấy Perot là con người thú vị và bị say mê trước danh tiếng vượt bậc của ông trước đây. Nếu ông tham gia cuộc đua, tôi nghĩ thế bùng nổ sớm của ông cũng sẽ dần dần hụt hơi, nhưng tôi không chắc lắm. Vì thế tôi chúi mũi vào việc "đan lát", lo nhặt nhạnh những khoản ủng hộ của các "siêu đại biểu" - những công chức được bầu hiện tại cũng như trước đây, những người đám báo có một phiếu ở đại hội đảng Dân chủ. Một trong những siêu đại biểu ủng hộ tôi là Thượng nghị sĩ Jay Rockefeller của bang Tây Virginia. Jay là bạn của tôi từ khi chúng tôi ngồi cạnh nhau trong hội nghị các thống đốc. Và từ sau cuộc bầu sơ bộ New Hampshire, ông cố vấn cho tôi về y tế, lĩnh vực ông biết rõ hơn tôi nhiều.

        Ngày 29 tháng 4, một ngày sau cuộc bầu ở Pennsylvania, Los Angeles bùng nổ bạo loạn, sau khi bồi thẩm đoàn toàn người da trắng ở hạt láng giềng Ventura tuyên trắng án cho bốn cảnh sát Los Angeles da trắng bị buộc tội đánh đập một người da đen tên Rodney King hồi tháng 3 năm 1991. Một người qua đường đã quay phim lại cảnh đánh đập, và cuốn băng được công bố và chiếu trên tivi khắp nước Mỹ. Có vẻ như King đã không hề kháng cự khi bị chặn lại, nhưng vẫn bị đánh đập tàn bạo.

        Lời tuyên án đã kích động cộng đồng da đen vốn từ lâu cho rằng Sở Cảnh sát Los Angeles có nhiều biểu hiện phân biệt chủng tộc. Sau ba ngày tàn phá ở South Central Los Angeles, hơn 50 người thiệt mạng, hơn 2.300 người bị thương, hàng ngàn người bị bắt, thiệt hại vì cướp bóc và đốt phá ước tính hơn 700 triệu đôla.

        Chủ nhật, ngày 3 tháng 5, tôi nói chuyện với Mục sư Cecil "Chip" Murray của nhà thờ AME đệ nhất ở Los Angeles về nhu cầu phải hàn gắn lại những bất hòa về chủng tộc và kinh tế. Và tôi đã đi thị sát khu vực thiệt hại với Maxine Waters, đại diện cho South Central Los Angeles ở Quốc hội. Maxine là một nhà chính trị thông minh và cứng rắn, đã ủng hộ tôi ngay từ đầu bất kể mối quan hệ bạn bè thân thiết lâu đời của cô với Jesse Jackson. Đường phố trông như chiến trường, đầy các tòa nhà bị đốt và đập phá. Tôi nhận thây còn một cửa hiệu dường như vẫn còn nguyên. Tôi hỏi Maxine và được biết cửa hiệu được một số người trong khu vực "bảo vệ", trong số đó có cả xã hội đen vị chủ cửa hiệu là một thương gia da trắng tên Ron Burkle đã đối xử tốt với cộng đồng xung quanh. Ông ta thuê người địa phương, tất cả nhân công đều được gia nhập nghiệp đoàn, được bảo hiểm sức khỏe, và thực phẩm thì có chất lượng tương đương với các cửa hàng ở Beverly Hills và bán giá cũng tương đương. Vào thời điểm đó, như vậy là rất khác thường: vì lẽ các cư dân nội thành ít đi lại hơn nên các cửa hàng của họ thường bán dược phẩm kém ngon hơn. Mấy tiếng trước tôi đã gặp Burkle lần đầu tiên, và tôi quyết định sẽ tìm hiểu thêm về ông. Ông trở thành một trong những người bạn thân và ủng hộ viên tích cực nhất của tôi.

        Trong cuộc gặp tại nhà của Maxine, tôi lắng nghe các cư dân của South Central kể lể về các rắc rối của họ với cảnh sát, sự căng thẳng giữa tiểu thương người Mỹ gốc Triều Tiên với khách hàng da đen, và nhu cầu có thêm việc làm. Tôi hứa đề xuất sáng kiến nhằm tạo điều kiện cho dân nội đô bằng cách lập các khu vực kinh doanh để khuyến khích đầu tư tư nhân cũng như thành lập các ngân hàng phát triển cộng đồng cho người có thu nhập thấp và trung bình vay tiền. Tôi học được rất nhiều từ chuyến đi thăm này, và nó cũng được đăng tải rộng rãi trên báo chí. Nó tạo được ấn tượng trong thành phố mà tôi chủ ý đến trước Tổng thống Bush. Bài học đã được chính trị gia có lẽ là giỏi nhất trong gia đình Bush rút kinh nghiệm: năm 2002, Tổng thống George w. Bush đã đến Los Angeles để kỷ niệm 10 năm ngày bạo loạn.

        Những ngày còn lại của tháng 5, hàng loạt chiến thắng bầu cử sơ bộ đã bổ sung cho tổng số phiếu đại biểu của tôi, bao gồm chiến thắng với 68% phiếu ở Arkansas vào ngày 26, ngang với kết quả tốt nhất tôi từng có được trong kỳ bầu cử sơ bộ ở quê nhà. Đồng thời, tôi đi vận động ở California, hy vọng hoàn tất cuộc chiến giành ghế ứng viên ở chính tiểu bang quê hương của Jerry Brown. Tôi kêu gọi dùng ngân sách liên bang để làm cho trường học an toàn hơn và cho nỗ lực toàn diện nhằm đẩy lùi làn sóng AIDS ở Mỹ. Và tôi bắt đầu tìm kiếm ứng viên phó tổng thống. Tôi giao quá trình xem xét hồ sơ cho Warren Christopher, một luật sư ở Los Angeles, đã từng là thứ trưởng ngoại giao của Tổng thống Carter, người rất xứng đáng với danh tiếng khôn ngoan và kín đáo. Năm 1980, Chris đã thương lượng để giải cứu con tin của chúng ta ở Iran. Rất buồn là ngày con tin được thả bị hoãn đến lúc Tổng thống Reagan nhậm chức, một bằng chứng cho thấy tất cả các lãnh đạo đều chơi trò chính trị, kể cả trong chính thể thần quyền.

        Trong khi đó, vị trí ứng viên dù chưa tuyên bố của Ross Perot càng lúc càng thanh thê mạnh mẽ. Ông ta từ chức chủ tịch công ty và tiếp tục tiến lên trong các cuộc trưng câu dân ý. Ngay khi tôi bắt đầu chắc chắn về vị trí ứng cử viên thì báo chí đầy rẫy những dòng tít kiểu như "Clinton chắc chắn giành được ghế ứng cử viên, nhưng mọi con mắt đang dồn về Perot", "Bầu cử sơ bộ ở Mỹ sắp kết thúc, Perot là người đáng theo dõi" và "Cuộc trưng cầu dân ý mới cho thấy Perot dẫn trước Bush và Clinton". Perot càng thuận lợi hơn trước quá trình điều hành đất nước của Tổng thống Bush hay các vết thương của tôi sau trậu đấu để thắng các cuộc bầu kỳ sơ bộ. Đối với phe Cộng hòa, có lẽ ông ta là con quỷ Frankenstein do chính họ tạo ra: một thương gia len ngay vào khoảng trống do các cú tấn công của họ nhắm vào tôi tạo nên. Đối với phe Dân chủ, ông ta cũng là cơn ác mộng, một bằng chứng cho thấy tổng thống có thể bị đánh bại, nhưng có thể không phải dưới tay ứng viên đề cử đầy thương tích của họ.

        Ngày 2 tháng 6, tôi thắng kỳ sơ bộ ở Ohio, New Jersey, New Mexico, Alabama, Montana và cả Ở California, nơi tôi đánh bại Brown với tỉ lệ 48 trên 40% số phiếu. Cuối cùng tôi đã thắng được vị trí ứng viên đề cử. Trong tổng số phiếu của tất cả các cuộc bầu sơ bộ năm 1992, tôi được hơn 10,3 triệu, tức 52%. Brown được gần bốn triệu phiếu, 20%; Tsongas được khoảng 3,6 triệu phiếu, 18%; còn lại là của các ứng cử viên khác và những người bỏ phiếu cho các ứng viên tự do.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Giêng, 2016, 08:53:40 am
        Nhưng chuyện đáng kể đêm đó lại là việc rất nhiều cử tri ở cả hai đảng, theo cuộc trưng cầu sau khi bỏ phiếu, muốn từ bỏ ứng viên của họ để bỏ phiếu cho Perot. Việc này đã làm cho buổi lễ ăn mừng chiến thắng của chúng tôi ở Los Angeles Biltmore bớt vui phần nào. Khi tôi và Hillary xem báo cáo trong phòng tôi, ngay cả tôi cũng thấy khó mà giữ được thái độ lạc quan hàng ngày. Không lâu trước khi chúng tôi theo đúng lịch bước xuống phòng tiệc để phát biểu chiến thắng thì tôi và Hillary có khách - Chevy Chase. Cũng như bốn năm trước ở Long Island, anh đã xuất hiện vào lúc tuyệt vọng để xốc tinh thần cho tôi. Lần này chúng tôi còn được đón thêm bạn cùng đóng phim của anh là Goldie Hawn. Khi họ đùa giỡn về tình huống kỳ cục mà chúng tôi đang gặp phải xong, tôi cảm thấy nguôi ngoai rất nhiều và sẵn sàng tiếp tục.

        Một lần nữa các chuyên gia truyền thông lại bắt đầu tiên đoán tôi coi như tiêu tùng. Bây giờ Perot mới là người cần phải bị đánh bại. Một bản tin của Reuters đã tóm tắt tình hình bằng một dòng: "Bill Clinton, người đã vật lộn hàng tháng trời nhằm tránh công chúng chú ý đến cuộc sống riêng tư của mình, thứ sáu vừa qua đã phải đối mặt với lời nguyền chính trị tồi tệ hơn - bị làm ngơ". Tổng thống Nixon tiên đoán Bush sẽ đánh bại Perot trong cuộc đua sát nút, bỏ lại tôi đứng thứ ba xa tít đằng sau.

        Cuộc vận động của chúng tôi phải xốc lại động lực. Chúng tôi quyết định vươn tới những khu vực bầu cử cụ thể và trực tiếp đến công chúng, và tiếp tục đẩy mạnh các vấn đề trong nghị trình tranh cử. Tôi xuất hiện trên chương trình tivi đêm khuya của Arsenio Hall, chương trình này đặc biệt được khán giả trẻ ưa chuộng. Tôi đeo kính đen và thổi saxophone bài "Heartbreak Hotel" và "God Bless the Child". Tôi trả lời các câu hỏi của khán giả trên Larry King Live. Ngày 11 và 12 tháng 6, ủy ban cam kết tranh cử của đảng Dân chủ công bô một dự thảo thể hiện tư tưởng của tôi và những cam kết vận động, và tránh những lời lẽ phân cực từng gây hại cho chúng tôi trước đây.

        Ngày 13 tháng 6, tôi xuât hiện trước Liên minh Rainbow của Mục sư Jesse Jackson. Trước khi bắt đầu, cả tôi và Jesse đều nhận thấy đây là cơ hội xóa bỏ sự khác biệt giữa hai bên và thiết lập một mặt trận chung cho cuộc vận động. Đêm trước ngày tôi phát biểu, nghệ sĩ rap nổi tiếng Sister Souljiah nói chuyện với liên minh. Đó là một phụ nữ thông minh, có ảnh hưởng đối với lớp thanh niên. Một tháng trước, trong cuộc phỏng vấn trên tờ Washington Post sau sự kiện bạo loạn ở Los Angeles, cô ấy đã có lời bình luận kinh động: "Nếu ngày nào người da đen cũng giết người da đen thì tại sao họ không dành ra một tuần giết người da trắng?... Vì thế nếu anh là xã hội đen và thường giết người, thì tại sao không giết người da trắng?"

        Tôi cho rằng Sister Souljah nghĩ cô ấy chỉ bày tỏ thái độ giận dữ và chán ghét của các thanh niên da đen và nói họ ngừng giết chóc lẫn nhau. Nhưng rõ ràng cô ấy không nói ra được như vậy. Nhân viên của tôi, đặc biệt là Paul Begala, lập luận rằng tôi cần phải nói gì đó về nhận xét của cô ấy. Hai mối băn khoăn trọng tâm của tôi là triệt phá bạo lực trong thanh niên và hàn gắn chia rẽ phân biệt chủng tộc. Sau khi thách thức tất cả các cử tri da trắng khắp nước Mỹ từ bỏ phân biệt chủng tộc, nếu tôi cứ tiếp tục im lặng về lời bình phẩm của Sister Souljah thì tôi có thể mang vẻ nhu nhược hoặc giả tạo. Gần cuối buổi nói chuyện của mình, tôi nói về nhận xét của cô ấy, "Nếu ta đổi chỗ hai từ "trắng" và "đen" cho nhau thì có thể nghĩ rằng người nói lên câu đó là David Duke... Tất cả chúng ta đều có bổn phận phải chú ý đến những thành kiến bất cứ khi nào ta thấv nó".

        Báo chí chính trị tường thuật câu bình luận của tôi là một nỗ lực có tính toán nhằm vào các cử tri dao động ôn hòa và bảo thủ bằng cách trung thành với nhóm cử tri trung thành nhất của đảng Dân chủ. Và Jesse Jack cũng nhìn nhận vấn đề theo cách đó. Ông ấy nghĩ tôi đã lạm dụng lòng hiếu khách của ông để tung một đòn mị dân về phía các cử tri da trắng. Ông ấy nói Sister Souljah là một người tốt, từng phục vụ rất nhiều cho cộng đồng và tôi phải xin lỗi cô ấy. Và ông ấy còn dọa sẽ không ủng hộ tôi, thậm chí còn đề nghị sẽ quay qua ủng hộ cho Ross Perot. Thực ra, tôi đã tính phê phán những lời nhận xét của Sister Souljah ngay khi cô ấy phát biểu, lúc tôi còn đang ở Los Angeles trong cuộc gặp gỡ với Liên minh Show, một nhóm công nghiệp giải trí. Nhưng cuối cùng tôi đã không làm thế vì sự kiện của Liên minh Show là để làm từ thiện và tôi không muôn chính trị hóa sự kiện đó. Khi Liên minh Rainbow đưa vấn đề này ra, tôi quyết định phải nói lên chính kiến của mình.

        Vào thời điểm đó, tôi chưa thực sự hiểu được văn hóa nhạc rap. Trong nhiều năm, Chelsea thường nói với tôi rằng nền văn hóa đó đầy những người trẻ rất thông minh nhưng bị xa lánh cực độ và thúc giục tôi tìm hiểu sâu hơn về rap. Cuối cùng, năm 2001, Chelsea đưa cho tôi sáu đĩa nhạc rap và hip-hop và bắt tôi hứa sẽ nghe. Và tôi nghe thật. Tôi vẫn thích nhạc jazz và rock hơn, nhưng tôi cũng thấy thích rất nhiều loại nhạc, và tôi thấy con gái tôi đã nói đúng về sự thông minh cũng như tình trạng cảm thây xa lạ. Nhưng tôi nghĩ tôi đã làm đúng khi chống lại sự ủng hộ rõ ràng của Sister Souljah đối với bạo lực chủng tộc, và tôi tin hầu hết những người Mỹ gốc Phi đồng ý với những lời tôi đã nói. Còn nữa, sau khi Jesse chỉ trích tôi, tôi càng quyết tâm hơn nhằm tác động được đến giới trẻ nội đô, những người cảm thấy mình bị bỏ rơi và bỏ lại phía sau.

        Ngày 18 tháng 6, tôi gặp Boris Yelsin lần đầu tiên, lúc này ông ấy đang ở Washington thăm Tổng thống Bush. Khi các lãnh tụ nước ngoài đi thăm các nước khác, đã thành thông lệ, họ sẽ gặp gỡ với lãnh đạo của các lực lượng chính trị đối lập. Yeltsin là người lịch sự và thân thiện, nhưng hơi có thái độ bề trên. Tôi rất ngưỡng mộ ông ấy kể từ khi thấy ông đứng trên xe tăng chống lại nguy cơ đảo chính hơn 10 tháng trước. Mặt khác, ông ấy rõ ràng nghiêng về phía Tổng thống Bush và nghĩ rằng tổng thống sẽ tái đắc cử. Cuối buổi nói chuyện, Yeltsin nói tôi vẫn có tương lai xán lạn kể cả khi tôi không trúng cử lần này. Tôi nghĩ ông ấy là người thích hợp để dẫn dắt nước Nga hậu Xô Viết, và sau buổi gặp mặt tôi có ý nghĩ rằng tôi sẽ làm việc được với ông nếu như tôi có làm ông thất vọng bằng cách thành công trong cuộc bầu cử này.

        Tuần đó tôi thêm vào chút bỡn cợt cần thiết cho cuộc vận động. Phó tổng thống Dan Quayle nói ông tính làm "chú chó terrier" của cuộc vận động bầu cử. Khi được hỏi về chuyện này, tôi nói lời tuyên bố của Quayle có thể làm tất cả các cột nước chữa lửa ở khắp nước Mỹ hoảng sợ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2016, 05:02:46 am
        Ngày 23 tháng 6, tôi quay lại nghiêm túc bằng cách nhắc lại kế hoạch kinh tế với vài sửa đổi nhỏ dựa trên báo cáo mới nhất của chính phủ, cho thấy mức thâm hụt lớn hơn dự tính trước đó. Như vậy là rất liều lĩnh vì để có thể giữ được lời hứa giảm thâm hụt xuống còn một nửa trong bốn năm, tôi phải điều chỉnh đề nghị cắt thuế của giới trung lưu. Những người Cộng hòa ở Phố Wall cũng không thích kế hoạch này bởi vì tôi đề nghị tăng thuế thu nhập của lớp người Mỹ giàu có và các doanh nghiệp; cả hai đều trả tỷ lệ ít hơn rất nhiều trong tổng số thuế trong 12 năm cầm quyền của Reagan và Bush. Chúng tôi không thể giảm thâm hụt xuống một nửa mà chỉ dựa vào việc cắt giảm chi tiêu, và tôi cảm thấy rằng những ai được hưởng lợi nhiều nhất trong những năm 1980 nên trả một nửa chi phí. Và tôi quyết định không để bị lọt vào cái bẫy "viễn cảnh màu hồng" mà phe Cộng hòa đã theo trong 12 năm, trong đó họ liên tục dự tính vượt quá lợi nhuận và đánh giá thấp vốn ban đầu để tránh những lựa chọn khó khăn. Kế hoạch cải cách kinh tế được sửa chữa dưới sự giám sát của trợ lý mới về chính sách kinh tế của tôi, Gene Sperling, người vừa rời văn phòng của Thống đốc Mario Cuomo hồi tháng 5 để tham gia cuộc vận động. Anh là người thông minh, ít ngủ và làm việc như điên.

        Cuối tháng 6, những nỗ lực vươn tới công chúng và về chính sách bắt đầu có kết quả. Ngày 20 tháng 6 cuộc trưng cầu cho thấy tỷ lệ ủng hộ trong cuộc đua gần như chia đều cho cả ba ứng viên. Được như vậy không hoàn toàn nhờ vào nỗ lực của tôi. Perot và Bush bị dính vào những cuộc cãi cọ gay gắt và hoàn toàn liên quan đến cá nhân. Giữa hai người Texas chẳng mất mát chút tình nào, và có một vài yếu tố kỳ qúặc trong các cuộc cãi cọ của họ, kể cả cáo buộc lạ lùng của Perot rằng Bush có âm mưu phá rối đám cưới của con gái ông ấy.

        Trong khi Perot đang đấu với Bush về con gái mình thì tôi dành một ngày nghỉ vận động để đón Chelsea về từ chuyến đi hàng năm đến bắc Minnesota tham dự trại hè tiếng Đức. Chelsea bắt đầu đòi đến trại hè này từ khi mới năm tuổi, nó nói rằng muốn "ngắm nhìn thế giới và phiêu lưu". Trại hè Ngôn ngữ Concordia ở vùng hồ Minnesota có vài ngôi làng mô phỏng làng các nước có ngôn ngữ trong chương trình giảng dạy. Khi những người trẻ tuổi đến đăng ký vào làng, họ có tên mới và được giao cho ít tiền ngoại tệ, sau đó trải qua hai hoặc bốn tuần nói ngôn ngữ của làng. Concordia có làng nói các ngôn ngữ Bắc Âu và Scandinavia, cũng như tiếng Hoa và Nhật. Chelsea chọn trại tiếng Đức và trong nhiều năm liền mùa hè nào cũng tham dự. Đó là kinh nghiệm tuyệt vời và là một phần quan trọng trong tuổi thơ của nó.

        Tôi dành những tuần đầu của tháng 7 để chọn người đứng chung liên danh tranh cử. Sau khi tìm kiếm khắp nơi, Warren Christopher đề nghị tôi cân nhắc Thượng nghị sĩ Bob Kerrey; Thượng nghị sĩ Harris Wofford của Pennsylvania, người đã làm việc với Martin Luther King Jr. và trong Nhà Trắng của Tổng thống Kennedy; Nghị sĩ Lee Hamilton của Indiana, chủ tịch đáng kính của ủy ban Đối ngoại Hạ viện; Thượng nghị sĩ Bob Graham của Florida mà tôi đã có dịp làm bạn khi cùng làm thống đốc; và Thượng nghị sĩ AI Gore của Tennessee. Ai tôi cũng thích. Tôi và Kerrey đã từng cùng làm việc với nhau khi cùng là thống đốc, và tôi không để bụng những lời gay gắt ông ấy đã nói trong cuộc vận động tranh cử. Ông là người có thể thu hút cử tri phe Cộng hòa và những cử tri tự do. Wofford là ứng viên đặc biệt mẫu mực quan tâm đến các cải cách y tế và dân quyền. Ông cũng có mối quan hệ tốt với Thống đốc Bob Casey và như vậy chắc chắn tôi sẽ thắng ở Pennsylvania. Hamilton gây ấn tượng với hiểu biết về ngoại giao và sức mạnh của ông trong khu vực bảo thủ ở đông nam Indiana. Graham nằm trong số ba hoặc bốn thống đốc tốt nhất trong tổng số khoảng 150 thống đốc mà tôi từng cùng làm việc trong 12 năm, và từ năm 1976, ông đã suýt đưa Florida về phía Dân chủ lần đầu tiên.

        Cuối cùng, tôi quyết định đề nghị AI Gore đứng chung liên danh. Lúc đầu tôi không nghĩ đến việc này. Trong những lần gặp gỡ trước đây, chúng tôi thấy cũng ưa nhau nhưng không thực sự nồng ấm thái quá. Chọn anh ấy là đi ngược lại suy nghĩ thông thường rằng ứng viên phó tổng thống cần phải đem lại sự cân bằng về chính trị và địa lý, trong khi chúng tôi lại ở hai bang cạnh nhau. Anh ấy còn trẻ hơn tôi. Và anh ấy cũng được coi là thuộc phái Dân chủ Mới. Tôi tin rằng chọn anh ấy sẽ có kết quả chính vì nó không hề có sự cân bằng truyền thống. Nó sẽ giới thiệu cho nước Mỹ thế hệ lãnh đạo mới và chứng tỏ rằng tôi nghĩ nghiêm túc về việc đưa đảng và đất nước theo một hướng mới. Tôi cũng nghĩ chọn anh ấy sẽ tốt về chính trị ở Tennessee, miền Nam và các bang dao động khác.

        Hơn thế nữa, AI có thể đem lại sự cân bằng theo cách quan trọng hơn nhiều: anh biết nhiều thứ tôi không biết. Tôi biết nhiều về kinh tế, nông nghiệp, tội phạm, phúc lợi, và hiểu chút ít về các vấn đề chính sách ngoại giao chính. Al là chuyên gia về an ninh quốc gia, kiểm soát vũ khí, công nghệ thông tin, năng lượng, và môi trường. Anh là một trong mười Thượng nghị sĩ Dân chủ ủng hộ Tổng thống Bush trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất. Anh đã tham gia hội nghị đa dạng sinh học toàn cầu tại Rio de Janeiro, và kịch liệt phản đối quyết định của Tổng thống Bush không ủng hộ hiệp ước của hội nghị này. Gần đây, Al đã viết một cuốn sách bán chạy có tựa là Earth in the Balance, trong đó anh lập luận rằng vấn đề như trái đất nóng dần lên, lỗ thủng ở tầng ôzôn, và sự tàn phá của rừng nhiệt đới đòi hỏi một định hướng lại triệt để mối quan hệ của chúng ta đối với môi trường. Anh ấy đã tặng tôi một cuốn sách hồi tháng 4 trước. Tôi đã đọc và học được rất nhiều, và đồng ý với luận điểm của anh ấy. Bên cạnh việc hiểu nhiều hơn tôi về các vấn đề sẽ gặp phải nếu chúng tôi đắc cử, Al còn hiểu về quốc hội và văn hóa của Washington hơn tôi rất nhiều. Quan trọng nhất là tôi nghĩ anh ấy có thể trở thành một tổng thống tốt nếu có chuyện gì xảy ra với tôi, và tôi nghĩ anh sẽ có cơ hội tốt được bầu sau khi tôi hết nhiệm kỳ.

        Tôi chọn một phòng họp trong khách sạn Washington để gặp gỡ những người tôi đang cân nhắc. Một đêm khuya, Al đến, vào lúc 11 giờ để giảm thiểu nguy cơ bị báo chí dòm ngó. Buổi gặp diễn ra vào giờ khắc thuận tiện cho tôi hơn là cho anh ấy, nhưng anh rất tỉnh táo và phấn chấn. Rõ ràng anh rất tự hào về vợ anh là Tipper và bốn đứa con mình và dành hết tình cảm cho họ. Tipper là một người thú vị, một phụ nữ thành đạt nổi tiếng sau khi cô ấy vận động chống lại bạo lực và từ ngữ thô tục trong âm nhạc đương thời, và cô cũng quan tâm một cách hiểu biết và đầy đam mê nhằm cải thiện sức khỏe tâm thần. Sau buổi nói chuyện tôi thấy thích Al và nghĩ rằng anh cùng với Tipper sẽ là sự bổ sung đáng kể cho cuộc vận động của chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Giêng, 2016, 04:09:52 am
        Ngày 8 tháng 7, tôi gọi cho Al và mời anh đứng chung liên danh tranh cử. Ngày hôm sau, anh cùng gia đình bay đến Little Rock để dự lễ tuyên bố chính thức. Bức hình tất cả chúng tôi cùng đứng cạnh nhau trước cửa dinh thống đốc là tin tức nóng khắp quốc gia. Hơn cả những lời nói ra, bức hình đã truyền tải nghị lực và nhiệt tình của các lãnh đạo trẻ hứa hẹn những thay đổi tích cực. Ngày kế tiếp, sau khi tôi và Al cùng chạy bộ ở Little Rock, chúng tôi bay đến quê nhà của anh ở Carthage, Tennessee để dự một cuộc tập hợp và gặp cha mẹ anh, cả hai đều có ảnh hưởng rất lớn đối với Al. Ông Al Gore cha là thượng nghị sĩ Mỹ trong ba nhiệm kỳ, ủng hộ quyền công dân, phản đối chiến tranh Việt Nam - việc này khiến ông bị đánh bại năm 1970 nhưng cũng bảo đảm cho ông một vị trí danh dự trong lịch sử Hoa Kỳ. Mẹ của AI là Pauline cũng gây ấn tượng không kém. Bà đã tốt nghiệp trường luật và có thời gian ngắn hành nghề luật ở tây nam Arkansas vào thời điểm rất hiếm có phụ nữ nào làm được như vậy.

        Ngày 11 tháng 7, tôi cùng Hillary và Chelsea bay về New York dự đại hội đảng Dân chủ. Chúng tôi có năm tuần thuận lợi trong khi Bush và Perot vẫn cự cãi nhau. Lần đầu tiên tôi dẫn đầu trong cuộc trưng cầu. Đại hội được truyền hình bốn đêm nên có thê tăng sức mạnh, nhưng cũng có thể làm chúng tôi suy yếu đi. Năm 1972 và 1980, đảng Dân chủ đã bị tổn hại khi bày ra cho công chúng Mỹ một đảng vô kỷ luật, chia rẽ và chán nản. Tôi quyết định không để cho chuyện đó xảy ra lần nữa. Chủ tịch ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) Ron Brown cũng thế. Harold Ickes và Alexis Herman, phó của Ron và là nhà tổ chức đại hội lo phần hoạt động của chúng tôi để đảm bảo chúng tôi thể hiện sự thống nhất, ý tưởng mới và lãnh đạo mới. Nếu những người Dân chủ bình thường hết sức mong muốn giành chiến thắng sau 12 năm phe Cộng hòa kiểm soát Nhà Trắng thì cũng đâu có lạ lẫm gì. Tuy thế, chúng tôi vẫn còn phải làm rất nhiều để thống nhất lại và tạo ra hình ảnh tích cực hơn. Ví dụ, cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết người Mỹ đều không biết tôi và Hillary có con, và họ nghĩ tôi lớn lên trong giàu sang và đặc quyền.

        Các đại hội của chúng tôi là sự kiện cho ứng viên ngẩng cao đầu. Đặc biệt là kỳ đại hội lần này. Sau nhiều tháng bị coi là xấu xa tồi bại, bây giờ tôi được nâng lên như một người hoàn hảo đại diện cho tất cả những gì tốt đẹp và trung thực. Trong kỳ bầu sơ bộ ở New Hampshire và từ đó về sau, trước những cú tấn công vào đời tư và phẩm chất cá nhân, tôi phải cố giữ bình tĩnh và giảm thiểu xu hướng kêu ca mỗi khi mệt rã rời. Bây giờ tôi phải kiềm chế bản ngã của mình và nhớ không được để cho những lời tán tụng và những bài báo khen ngợi bốc tôi đi quá xa.

        Khi đại hội khai mạc, chúng tôi có tiến triển tốt trong việc thể hiện tinh thần đoàn kết trong đảng. Tom Harkin trước đó đã tuyên bố ủng hộ tôi. Bây giờ Bob Kerrey, Paul Tsongas và Doug Wilder cũng có những lời bình luận tích cực. Jesse Jackson cũng thế. Chỉ có Jerry Brown là quay lưng lại. Harkin, người đã trở thành một trong những chính trị gia ưa thích của tồi thì bảo Jerry đang còn tự ái. Cũng còn một trục trặc nhỏ, đó là việc Ron Brown không cho Thống đốc Bob Casey phát biểu trong đại hội, không phải vì ông muốn phát biểu chống phá thai mà do ông không đồng ý ủng hộ tôi. Tôi muốn để cho Casey nói vì tôi thích ông ấy và tôn trọng niềm tin của các đảng viên Dân chủ chống phá thai, và nghĩ rằng chúng tôi có thể thuyết phục được nhiều người bỏ phiếu cho chúng tôi về các vấn đề khác và về lời hứa của tôi làm cho việc phá thai "an toàn, hợp pháp và không thường xuyên". Nhưng Ron nhất mực không chịu. Ông nói, chúng ta có thể không đồng ý về vấn đề này nhưng người nào không đồng lòng cho chiến thắng vào tháng 11 thì không được đến gần micro. Tôi tôn trọng kỷ luật mà ông tái lập được trong đảng, và tôi nghe theo lời phán xét của ông.

        Đêm khai mạc đại hội giới thiệu bảy ứng viên nữ vào thượng viện Mỹ. Hillary và Tipper cũng xuất hiện vài phút. Sau đó là các bài phát biểu chính của Thượng nghị sĩ Bill Bradley, Nghị sĩ Barbara Jordan, và Thống đốc Zell Miller. Bradley và Jordan nổi tiếng hơn và nói rất hay, nhưng chính Miller đã làm cử tọa rưng rưng bằng câu chuyện sau đây:

        Cha tôi là một giáo viên đã mất lúc tôi mới hai tuần tuổi, bỏ lại một góa phụ trẻ với hai đứa con nhỏ. Nhưng chúng tôi tiếp tục sống với niềm tin của mẹ vào Chúa Trời - và giọng nói của Roosevelt trên radio. Sau cái chết của cha tôi, mẹ tôi phải tự tay dọn sạch một mảnh đất lồi lõm. Hàng ngày bà phải lội vào khe suối giá lạnh gần chân núi trong vùng mang về những viên đá nhẵn nhụi để xây nhà. Tôi lớn lên chứng kiến mẹ tôi hoàn thành căn nhà bằng đá bà lấy từ núi về cùng với xi măng bà trộn trong xe cút kít - lớp xi măng hôm nay vẫn in dấu tay bà. Con trai của bà cũng in dấu tay của bà. Mẹ tôi đã khắc sâu niềm tự hào và hy vọng và giấc mơ vào hồn tôi. Vì thế, quý vị biết đấy, tôi biết Dan Quayle muốn nói gì khi cho rằng tốt nhất trẻ em nên có cả cha lẫn mẹ. Chắc chắn là vậy rồi. Và cũng rất tốt nếu chúng cũng có được quỹ ủy thác. Không phải tất cả chúng ta sinh ra đều giàu có, đẹp đẽ và may mắn. Và đó cũng là lý do chúng ta có đảng Dân chủ.

        Sau đó ông tán dương những đóng góp của tất cả các Tổng thống Dân chủ từ FDR đến Carter, và nói chúng ta tin rằng chính phủ có thể cải thiện giáo dục, quyền con người, quyền công dân, cơ hội kinh tế, xã hội và môi trường. Ông tấn công phe Cộng hòa đã có các chính sách thiên vị người giàu và các nhóm lợi ích đặc biệt, và ủng hộ các kế hoạch cải cách của tôi về kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tội phạm và phúc lợi. Đó là thông điệp Dân chủ Mới mạnh mẽ, đúng y như những điều tôi muốn cả nước được nghe. Năm 2000, khi Zell Miller được bầu vào thượng viện, Georgia càng ngày càng trở nên bảo thủ, và ông ấy cũng thế. Ông ấy trở thành một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Tổng thông Bush, bỏ phiếu cho khoản giảm thuế khổng lồ làm bùng nổ thâm hụt ngân sách và đem lại lợi ích thiên vị cho giới nhà giàu của nước Mỹ, và ủng hộ các dự chi ngân sách khiến trẻ em nhà nghèo bị đẩy ra khỏi các chương trình sau phổ thông, tống những công nhân thất nghiệp ra khỏi chương trình đào tạo nghề, và khiến lượng cảnh sát tuần tra trên đường phố giảm đi. Tôi không biết điều gì đã làm cho Zell thay đổi quan điểm cần phải làm gì để tốt nhất cho nước Mỹ, nhưng tôi luôn luôn nhớ những gì ông ấy đã làm cho tôi, cho phe Dân chủ và nước Mỹ năm 1992.

        Ngày thứ hai dành để giới thiệu cam kết, và là các bài phát biểu hùng hồn của Tổng thống Carter, Tom Harkin và Jesse Jackson. Một khi Jesse đã quyết định ủng hộ tôi, ông ủng hộ tới nơi tới chốn, với phong cách xả láng hết mình. Tuy nhiên, phần xúc động nhất trong tối đó dành cho đề tài y tế. Thượng nghĩ sĩ Jay Rockefeller nói về nhu cầu bảo hiểm sức khỏe cho tất cả người Mỹ. Quan điểm của ông được minh họa bằng những người bạn New Hampshire của tôi là Ron và Rhonda Machos, đang chờ đợi đứa con thứ hai ra đời và ngập trong đống hóa đơn bệnh viện lên đến 100.000 đôla sau cuộc phẫu thuật tim hở của nhóc Ronnie. Họ nói họ cảm thấy mình là công dân hạng hai, nhưng họ biết tôi và tôi là "hy vọng tốt nhất cho tương lai của họ".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2016, 02:55:11 am
        Hai diễn giả chính trong phần y tế là những người bị nhiễm AIDS: Bob Hattoy và Elizabeth Glaser. Tôi muốn họ đem thực tế của một vân đề từ lâu bị các chính trị gia làm lơ vào phòng khách của mỗi gia đình Mỹ. Bob là người đồng tính làm việc cho tôi. Ông nói: "Tôi không muốn chết. Nhưng tôi cũng không muôn sống ở nước Mỹ nơi tổng thống coi tôi là kẻ thù. Tôi có thể đối diện với cái chết vì bệnh tật, chứ không phải vì chính trị". Elizabeth Glaser là một phụ nữ thông minh và xinh đẹp, vợ của Paul Michael Glaser, người nổi tiếng trên loạt phim truyền hình thành công Starsky and Hutch. Cô đã bị nhiễm khi băng huyết vì sinh con đầu lòng và bị truyền máu nhiễm virus. Cô đã lây virus cho con gái khi cho con bú và cho con trai kế tiếp khi mang thai. Thời điểm Elizabeth phát biểu trước buổi họp, cô đã thành lập quỹ Chữa trị AIDS, vận động tích cực để có thêm kinh phí nghiên cứu và chữa trị, và Elizabeth đã mất cô con gái đầu lòng Ariel vì bệnh AIDS. Cô muốn một tổng thống có thể làm được nhiều hơn nữa. Không lâu sau khi tôi đắc cử, Elizabeth cũng mất vì bệnh AIDS. Đó là câu chuyên đau lòng đối với tôi, Hillary và vô số người yêu mến cô và đi theo con đường của cô. Tôi thấy nhẹ nhõm là Jake, con trai của cô, đã sống sót, và rằng cha của bé và bạn bè của Elizabeth vẫn tiếp tục công việc của cô.

        Đến ngày thứ ba của đại hội, cuộc trưng cầu toàn quốc cho thấy tôi dẫn đầu trước Tổng thống Bush hàng chục điểm. Tôi bắt đầu buổi sáng bằng việc chạy bộ trong công viên Central. Sau đó tôi, Hillary và Chelsea được chiêu đãi đặc biệt khi Nelson Mandela đến thăm. Ông là khách mời dự đại hội của Thị trưởng David Dinkins. Ông nói một cách đúng mực rằng ông không đứng về phía nào trong cuộc bầu cử, nhưng ông đánh giá cao nỗ lực lâu dài chống lại chủ nghĩa apartheid của đảng Dân chủ. Mandela muốn Liên hiệp quốc cử một đặc sứ đến điều tra việc bùng nổ bạo lực ở Nam Phi, và tôi nói tôi sẽ ủng hộ yêu cầu của ông. Chuyến thăm của ông là khởi đầu của một tình bạn tuyệt vời đối với tất cả chúng tôi. Mandela rất thích Hillary, và tôi thực sự kinh ngạc trước mối quan tâm của ông dành cho Chelsea. Trong tám năm tôi làm việc ở Nhà Trắng, ông không bao giờ nói chuyện với tôi mà không hỏi thăm về con bé. Một lân khi gọi điện ông còn đề nghị chuyển máy cho nó. Tôi đã từng thấy ông thể hiện thái độ nhạy cảm như thế với tất cả trẻ em, da trắng và da đen tình cờ gặp ông ở Nam Phi. Điều đó thể hiện sự vĩ đại của con người ông.

        Thứ tư là ngày đáng nhớ của đại hội với bài phát biểu hùng hồn của Bob Kerrey và Ted Kennedy. Có một bộ phim cảm động tưởng nhớ Robert Kennedy, do con trai ông là Nghị sĩ Joe Kennedy của Massachusetts giới thiệu. Sau đó Jerry Brown và Paul Tsongas phát biểu. Jerry chỉ trích Tổng thống Bush. Paul Tsongas cũng thế, nhưng ông còn phát biểu ủng hộ Al Gore và tôi. Đối với những gì ông đã trải qua, việc đó đúng là một hành động quả cảm và đầy đẳng cấp.

        Sau đó là khoảnh khắc quan trọng nhất: bài phát biểu đề cử ứng viên của đảng do Mario Cuomo thực hiện. Ông luôn là nhà hùng biện giỏi nhất của đảng chúng tôi và ông đã không làm mọi người thất vọng. Bằng những lời chỉ trích khoa trương mà gay gắt, và những lời biện luận đầy sức thuyết phục, Cuomo cho thấy rằng đã đến lúc "có người đủ thông minh để biết; có đủ sức mạnh để làm; đủ vững vàng để lãnh đạo: đó là Chú nhóc hồi sinh, tiếng nói mới cho một nước Mỹ mới". Sau bài phát biểu của nữ Nghị sĩ Maxine Waters và Nghị sĩ Dave McCurdy của Oklahoma, những người cùng đề cử tôi, cuộc bỏ phiếu trong đảng bắt đầu được tiến hành.

        Alabama nhường lượt cho Arkansas để tiểu bang quê hương của tôi có thể bỏ lá phiếu đầu tiên. Chủ tịch đảng Dân chủ tiểu bang George Jernigan, người 16 năm trước là đối thủ tranh cử chức bộ trưởng tư pháp tiểu bang của tôi, trao lại vinh dự tuyên bố phiếu bầu cho một người họ Clinton khác. Mẹ tôi nói đơn giản: "Arkansas tự hào bỏ 48 lá phiếu của mình cho người con yêu quí của tiểu bang và của tôi, Bill Clinton". Tôi tự hỏi không biết mẹ nghĩ gì và cảm thấy gì bên dưới lòng kiêu hãnh không giấu giếm; liệu rằng tâm trí của mẹ có quay lại 46 năm trước, về với người góa phụ 23 tuổi đã cho tôi cuộc sống, hay quay lại với những khổ cực mẹ đã phải chịu đựng mà vẫn dành cho tôi và em trai nụ cười rạng rỡ của cuộc sông bình thường. Tôi thích ngắm nhìn mẹ, và rất cảm kích rằng ai đó đã nghĩ ra ý tưởng để mẹ khởi đầu vòng bỏ phiếu này.

        Trong khi cuộc bỏ phiếu theo từng bang tiếp tục thì tôi cùng Hillary và Chelsea từ khách sạn đi đến Madison Square Garden và dừng lại trong cửa hàng Macy để theo dõi kết quả qua tivi. Khi Ohio bỏ 144 phiếu cho tôi, tôi đã vượt qua ngưỡng đa số 2.145 phiếu và cuối cùng đã trở thành ứng cử viên được đề cử chính thức của đảng Dân chủ. Trong cuộc míttinh tiếp theo, ba chúng tôi cùng bước lên sân khấu. Tôi là ứng cử viên đầu tiên đến dự dại hội trước đêm phát biểu chấp nhận đề cử kể từ khi John Kennedy làm như vậy vào năm 1960. Tôi nói ngắn gọn: "32 năm trước một ứng cử viên trẻ khác muốn đất nước chuyển mình đã đến dự đại hội để nói lời cảm ơn đến quý vị". Tôi muốn mình được hòa mình vào tinh thần cuộc tranh cử của John Kennedy, để cảm ơn những người đã đề cử tôi và các đại biểu, và "để nói với quý vị rằng tối mai tôi sẽ trở thành Chú nhóc hồi sinh".

        Thứ năm, ngày 16 tháng 7 là ngày cuối cùng của đại hội. Cho đến lúc này chúng tôi đã trải qua ba ngày tuyệt vời ở hội trường cũng như trên tivi. Chúng tôi đã giới thiệu ra không chỉ các lãnh đạo quốc gia của chúng tôi mà còn cả những ngôi sao đang lên cũng như những công dân bình thường. Chúng tôi đã nhấn mạnh những ý tưởng mới. Nhưng tất cả đều sẽ không được mỹ mãn chừng nào tôi và Al Gore chưa tỏ ra hữu hiệu trong phát biểu chấp nhận đề cử. Ngày hôm đó bắt đầu bằng những điều bất ngờ, cũng như bao ngày khác của cuộc vận động đầy phấn khích này: Ross Perot rút khỏi cuộc đua. Tôi gọi cho ông, chúc mừng ông về cuộc vận động, và nói tôi đồng ý với ông về nhu cầu phải cải cách về căn bản hệ thống chính trị. Ông từ chối ủng hộ cả Tổng thống Bush lẫn tôi, và tôi đến dự đêm cuối của đại hội mà trong lòng chưa xác định được rằng Perot rút tên sẽ giúp ích hay gây hại cho tôi.

        Sau khi Al Gore được đề cử trong tiếng vỗ tay tán thưởng, anh đã phát biểu rất hùng hồn. Anh nói rằng từ hồi còn nhỏ ở Tennessee, anh đã từng mơ một ngày nào đó sẽ trở thành người diễn màn khởi động cho Elvis, biệt danh mà các nhân viên đã đặt cho tôi trong những ngày tranh cử. Sau đó Al bắt đầu nói khá dài về những thất bại của chính quyền Bush, sau mỗi mục đều nói "Đã đến lúc họ phải ra đi". Sau vài lần nhận xét như vậy của Al, khán giả bắt đầu hưởng ứng, gây nên một làm sóng trong phòng họp. Rồi anh bắt đầu ca ngợi những thành quả của tôi, chỉ ra những thách thức chúng tôi đã phải đối đầu, và nói về gia đình mình và bổn phận của chúng tôi phải để lại một đất nước hùng mạnh hơn, đoàn kết hơn cho thế hệ kế tiếp. Al đã hùng biện hết sức ấn tượng. Anh đã làm xong phần mình. Giờ đến lượt tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2016, 04:44:12 am
        Paul Begala đã viết phác thảo đầu tiên của bài phát biểu. Chúng tôi cố gắng cho nhiều thông tin vào - tiểu sử, lời lẽ vận động và chính sách. Và chúng tôi cố gắng thuyết phục ba nhóm khác nhau - những người Dân chủ trung kiên nhất, những người cấp tiến và những đảng viên Cộng hòa không hài lòng với tổng thống nhưng chưa chắc chắn ủng hộ tôi và những người không hề bỏ phiếu vì họ không nghĩ là bỏ phiếu sẽ đem lại sự khác biệt đáng kể. Như thường lệ, Paul viết một bài nói xuất sắc. Và George Stephanopoulos vẫn ghi lại những bài diễn thuyết hiệu quả trong cuộc tranh cử sơ bộ. Bruce Reed và Al From giúp gọt giũa lại phần về các chính sách. Để phụ trợ thêm cho tôi, hai người bạn Harry và Linda Bloodworth Thomason làm một đoạn phim ngắn có tựa đề The Man From Hope - Người đến từ Hope (hope tiếng Anh là hy vọng - ND), làm cho khán giả thêm phấn khích. Tôi bước lên bục diễn giả trong tiếng vỗ tay vang dội.

        Bài nói bắt đầu chậm rãi, trước tiên cảm ơn Al Gore, cảm ơn Mario Cuomo, và chào những đối thủ vòng bầu sơ bộ của tôi. Sau đó là thông điệp: "Thay mặt cho tất cả những ai làm việc và đóng thuế, nuôi con và sống theo luật, và thay mặt cho những người Mỹ làm việc chăm chỉ, những người tạo ra tầng lớp trung lưu bị lãng quên, tôi tự hào đón nhận vị trí ứng viên đề cử cho chức tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tôi là sản phẩm của tầng lớp trung lưu đó, và khi làm tổng thống, các bạn sẽ không còn bị quên lãng".

        Kế tiếp tôi kể về những người đã ảnh hưởng lớn nhất đối với tôi, bắt đầu từ mẹ tôi, từ thời nhọc nhằn khi là góa phụ trẻ nuôi con thơ cho đến khi chống chọi với bệnh ung thư vú hiện nay, tôi nói: "Mẹ luôn luôn dạy tôi phải tranh đấu". Tôi nói về ông tôi, người dạy tôi "biết kính trọng những người bị kẻ khác khinh rẻ". Và tôi bày tỏ lòng cảm kích với Hillary vì đã dạy tôi "tất cả trẻ em đều có thể học và mỗi người trong chúng ta có nhiệm vụ giúp trẻ em làm việc dó". Tôi muốn nước Mỹ biết tinh thần chiến đấu của tôi bắt đầu từ mẹ tôi, cam kết đem lại công bằng về chủng tộc là từ ông tôi, và môi quan tâm của tôi đối với tương lai của tât cả trẻ em chúng ta bắt đầu từ vợ tôi.

        Và tôi muôn mọi người biết rằng ai cũng có thể trở thành một phần của gia đình Mỹ: "Tôi muốn nói với mỗi trẻ em ở Mỹ nay đang phải cố gắng để lớn lên mà không có cha hoặc mẹ kề bên rằng tôi biết các em cảm thấy như thế nào. Các em cũng là người đặc biệt. Đối với nước Mỹ các em rất quan trọng. Và đừng bao giò cho ai nói với em rằng em không thể trở thành người em muốn" .

        Trong vài phút tiếp theo, tôi trình bày các phê phán về quá trình điều hành đất nước của Bush và kế hoạch hành động của tôi. "Chúng ta đã bị tụt từ hạng nhất xuống hạng thứ 13 trên thế giới về mức lương kể từ khi Reagan và Bush nắm chính quyền".... "Bốn năm trước ông ấy hứa đem lại 15 triệu việc làm cho đến thời điểm hiện tại, và bây giờ ông ấy vẫn còn thiếu 14 triệu việc làm nữa"... "Tổng thống đương nhiệm nói rằng thất nghiệp luôn luôn gia tăng phần nào đó trước khi bắt đầu hồi phục, nhưng chỉ cần tăng thêm một người thất nghiệp nữa là sự phục hồi thực sự có thể bắt đầu. Và thưa ngài tổng thống, ngài chính là người đó". Tôi nói Thỏa ước Mới của tôi về cơ hội, trách nhiệm và cộng đồng có thể đem lại cho chúng ta "một nước Mỹ mà cánh cửa giảng đường đại học lại rộng mở trước mặt những người con trai con gái của các gia đình thư ký hay thợ luyện thép", "một nước Mỹ trong đó mà thu nhập chứ không phải thuế của giới trung lưu sẽ tăng", "một nước Mỹ mà người giàu không được hưởng quá hậu hĩnh và lớp trung lưu cũng không chết chìm", "một nước Mỹ trong đó không còn ai phải hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2016, 05:29:21 am
        Sau đó tôi kêu gọi đoàn kết dân tộc. Đối với tôi đó là phần quan trọng nhất của bài diễn văn, điều mà tôi tin tưởng từ khi còn bé:

       Đêm nay mỗi người trong chúng ta đều biết rất rõ ràng chúng ta đã quá bị chia rẽ. Đã đến thời điểm hàn gắn lại nước Mỹ. Và vì thế chúng tôi phải nói với từng người Mỹ: Hãy nhìn xa hơn những định kiến che mắt chúng ta. Chúng ta cần có nhau. Tất cả chúng ta, chúng ta cần nhau. Chúng ta không thể bỏ phí một người nào. Vậy mà từ lâu nay các chính trị gia vẫn cứ nói với phần lớn chúng ta, những người không rơi vào cảnh ngộ khó khăn, rằng phần trục trặc của đât nước chính là những người còn lại. Các chính trị gia chỉ tay vào họ: chính bọn chúng đấy.

        Bọn chúng đấy, mấy sắc dân thiểu số. Bọn chúng đấy, những kẻ cấp tiến. Bọn chúng đấy, mấy người thất nghiệp, bọn chúng đấy, người tàn tật. Bọn chúng đấy, lũ đồng tính.

        Chúng ta bị lâm vào cảnh cứ mãi chỉ tay vào nhau và gọi "bọn chúng đấy"... Bọn chúng, bọn chúng, và bọn chúng.

        Nhưng đây là nước Mỹ. Không có bọn chúng nào cả, chỉ có chúng ta. Một quốc gia, trên cao có Đức Chúa Trời, không thể chia rẽ, với tự do và công lý cho tất cả mọi người.

        Đó là Lời Cam kết của chúng ta và đó cũng là Thỏa ước Mới... Khi còn là thiếu niên, tôi đã được nghe John Kennedy nói về quyền công dân. Và tiếp theo, khi là sinh viên ở Georgetown tôi được nghe giải thích rõ hơn lời kêu gọi đó từ một giáo sư tên Carroll Quigley, người nói với chúng tôi rằng nước Mỹ là quốc gia vĩ đại nhất trong lịch sử vì người dân của chúng ta luôn đặt niềm tin vào hai ý tưởng vĩ đại: rằng ngày mai có thể tốt hơn hôm nay, và rằng mỗi người trong chúng ta có trách nhiệm cá nhân và đạo đức làm điều đó.

        Tương lai đó bước vào cuộc đời tôi vào đêm con gái chúng tôi, Chelsea, ra đời. Khi đang đứng trong phòng hộ sinh, một ý nghĩ đã xâm chiếm tôi rằng Chúa Trời đã ban cho tôi một ân huệ mà cha ruột tôi không được hưởng: cơ hội bồng đứa con yêu của mình trên tay.

        Ở đâu đó đúng giờ khắc này, một đứa trẻ đang ra đời trên nước Mỹ. Nhiệm vụ của chúng ta là đem lại cho đứa trẻ đó một mái nhà hạnh phúc, một gia đình mạnh khỏe và một tương lai tươi sáng. Hãy coi nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đứa trẻ đó có cơ hội sống bằng tất cả năng lực Chúa Trời đã ban cho nó... Hãy coi nhiệm vụ của chúng ta là đem lại cho đứa trẻ đó một đất nước thống nhất, không phải đất nước đang tan rã - đất nước của những niềm hy vọng vô biên và những giấc mơ vô tận; đất nước một lần nữa xốc mọi người dậy và truyền cảm hứng cho toàn thế giới.

        Hãy coi đó là nhiệm vụ của chúng ta, cam kết của chúng ta, và Thỏa ước Mới của chúng ta.

        Hỡi những đồng bào Mỹ của tôi, tôi kết thúc buổi tối nay bằng chính những gì đã bắt đầu với tôi: tôi vẫn tin vào nơi gọi là Hy vọng. Chúa phù hộ các bạn, và Chúa phù hộ nước Mỹ.


        Khi bài diễn văn của tôi kết thúc và những tràng pháo tay đã dứt, đại hội bế mạc bằng bài hát viết riêng cho đại hội do Arthur Hamilton, bài "Vòng tay bè bạn", và người bạn chơi nhạc cũng là bạn thời trung học của tôi là Randy Goodrum. Ca sĩ hát là ngôi sao Broadway Jennifer Holiday, phụ họa là dàn đồng ca trường Philander Smith ở Little Rock; Reggie Jackson 10 tuổi, từng làm đại hội ngạc nhiên khi hát khai mạc đại hội bài "Nước Mỹ tươi đẹp"; và em trai tôi, Roger. Chẳng bao lâu tất cả chúng tôi cùng hát "Hãy cùng nắm lấy vòng tay bè bạn, đã bắt đầu thì không bao giờ kết thúc".

        Đó là một kết thúc hoàn hảo cho bài diễn văn quan trọng nhất tôi từng đọc. Và nó có tác dụng tốt. Chúng tôi càng mở rộng dần vòng tay bè bạn. Ba cuộc trưng cầu khác nhau cho thấy thông điệp của tôi đã tác động mạnh mẽ đến các cử tri, và chúng tôi dẫn dầu, với khoảng cách hơn 20 điểm. Nhưng tôi biết chúng tôi không thể giữ được khoảng cách đó. Thứ nhất, số cử tri da trắng của phe Cộng hòa không muốn bỏ phiếu cho bất cứ ứng viên Dân chủ nào chiếm đến 45% phiếu đại cử tri. Và đảng Cộng hòa vẫn chưa tổ chức đại hội. Việc này chắc chắn sẽ tăng thêm sức mạnh cho Tổng thống Bush. Cuối cùng, tôi vừa có được sáu tuần liên tục xuất hiện tích cực trên truyền thông và một tuần tiếp cận thực sự với nước Mỹ. Như vậy là quá đủ để đẩy lùi tất cả những nghi ngờ về tôi vào quá khứ của trí nhớ công chúng, nhưng tôi cũng biết rất rõ là không đủ để xóa nhòa đi tất cả.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2016, 02:18:28 am
       
        28

        Sáng hôm sau, ngày 17.7, tôi, Al, Tipper và Hillary lái xe đến New Jersey để bắt đầu chuyến vận động trong nhiều chuyến vận động bằng xe buýt quanh nước Mỹ. Các tour này được thiết kế để đưa chúng tôi đến các thành phố nhỏ và khu vực nông thôn chưa bao giờ được dòm ngó đến trong các cuộc vận động tranh cử tổng thống hiện đại, vốn chủ yếu chỉ toàn những cuộc tập hợp và chạy đua trên các phương tiện truyền thông. Chúng tôi hy vọng chuyến vận động bằng xe buýt này - sáng kiến của Susan Thomases và David Wilhelm - có thể duy trì sự phấn khích và động lực mà đại hội đảng đã tạo ra.

        Chuyến đi là hành trình 1000 dặm qua New Jersey, Pennsylvania, Tây Virginia, Ohio, Kentucky, Indiana và Illinois với những bài diễn thuyết hùng hồn, những lần dừng có chủ định cũng như tình cờ để bắt tay cử tri. Ngày đầu tiên, chúng tôi đi về hướng đông và trung Pennsylvania, đến chặng dừng cuối ở York lúc hai giờ sáng. Hàng ngàn người đã đứng chờ chúng tôi. Al diễn thuyết một cách tốt nhất có thể vào lúc hai giờ sáng. Tôi cũng thế, và chúng tôi bắt tay những người ủng hộ trong khoảng một giờ đồng hồ trước khi cả bốn chúng tôi gục xuống ngủ vài tiếng. Chúng tôi dành ngày kế tiếp để chạy xuyên Pennsylvania, làm quen gắn bó với nhau cũng như với đám đông, càng lúc càng thây thoải mái và hưng phấn, được khuyến khích bởi lòng nhiệt tình của những người đến để gặp chúng tôi tại buổi họp mặt hoặc đứng dọc hai bên đường. Tại điểm dừng cho xe tải ở Carlisle, tôi và Al leo lên một chiếc xe tải to đùng để bắt tay những anh tài xế. Ở điểm dừng nghỉ chân tại Pennsylvania Turnpike, chúng tôi chơi bóng trong khu vực đậu xe. Thỉnh thoảng trong chuyến đi chúng tôi còn tranh thủ chơi golf ở sân mini. Ngày thứ ba chúng tôi chạy về hướng tây Pennsylvania và tới Tây Virginia, nơi chúng tôi đến thăm Weirton Steel, một nhà sản xuất lớn mà nhân viên ở đây đã mua lại của chủ cũ và tiếp tục hoạt động. Đêm đó, chúng tôi đến trang trại Gene Branstool gần Utica, Ohio để nấu ăn ngoài trời với vài trăm nông dân và gia đình họ, rồi dừng lại ở cánh đồng gần đó nơi có 10.000 người đang đợi. Tôi choáng ngợp trước hai điều: độ lớn của đám đông và độ lớn của cây bắp sắp thu hoạch. Cây bắp mùa năm đó cao nhất và nhiều trái nhất mà tôi từng thấy, và đấy là một điềm tốt. Ngày kế tiếp, chúng tôi thăm Columbus, thủ phủ của Ohio, rồi đến Kentucky. Khi chúng tôi đi qua ranh giới bang, tôi nghĩ chúng tôi có thể thắng ở Ohio, như Jimmy Carter đã làm hồi năm 1976. Điều này rất quan trọng. Từ sau Nội chiến, chưa có ứng cử viên Cộng hòa nào thắng tranh cử tổng thống mà không chiếm được Ohio.

        Ngày thứ năm và ngày cuối cùng, sau cuộc tập hợp lớn ở Louisville, chúng tôi lái xe xuyên phía nam Indiana và đến nam Illinois. Suốt dọc đường, mọi người đứng hai bên đường và ở các cánh đồng vẫy các khẩu hiệu tranh cử của chúng tôi. Chúng tôi đi qua một tổ hợp lớn, tất cả đều được trang trí bằng cờ Mỹ và những tấm poster Clinton-Gore. Chúng tôi đến Illinois muộn, như mọi ngày vì những chặng dừng không có trong lịch trình. Chúng tôi không mong chờ thêm chặng dừng nào nữa, nhưng một nhóm nhỏ đã đứng ở ngã tư giơ tấm biển có dòng chữ: "Hãy cho chúng tôi tám phút, và chúng tôi sẽ dành cho các ông tám năm!". Chúng tôi dừng lại. Buổi tập hợp cuối cùng đêm đó là một trong những tập hợp ấn tượng nhất cuộc vận động. Khi chúng tôi tấp xe vào Vandalia, hàng ngàn người cầm nến đứng đầy quảng trường quanh tòa nhà thu phủ chính quyền cũ, nơi Abraham Lincoln làm việc trong quốc hội trước khi nội các chính phủ chuyển đến Springfield. Cuối cùng khi chúng tôi đến St. Louis ở lại một đêm thì trời đã rất muộn.

        Chuyến vận động bằng xe buýt là một thành công xuất sắc. Nó đã đưa chúng tôi, và báo chí quốc gia đến những nơi ở trung tâm nước Mỹ vốn thường bị bả qua. Nước Mỹ thấy chúng tôi vươn tới những người chúng tôi hứa sẽ làm đại diện cho họ ở Washington, và như vậy gây thêm khó khăn cho phe Cộng hòa khi họ muốn phác họa chúng tôi như những phần tử cực đoan về chính trị và văn hóa. Và tôi, Al, Tipper và Hillary đã biết thêm về nhau theo cách không thể nào có được nếu thiếu những khoảng thời gian dài trên xe buýt như vậy.

        Tháng kế tiếp, chúng tôi thực hiện thêm bốn chuyến đi xe buýt nữa, lần này chuyến ngắn nhất chỉ một hoặc hai ngày. Chuyến thứ hai đưa chúng tôi đến sông Mississippi từ St. Louis đến Hannibal, Missouri, quê hương của Mark Twain, đến Davenport, Iowa, qua Wisconsin, và đến Minneapolis, nơi Walter Mondale tập hợp một đám đông khoảng 10.000 người bằng cách cập nhật thường xuyên cho họ lộ trình của chúng tôi.

        Khoảnh khắc đáng nhớ nhất của chuyến xe buýt thứ hai là ở Cedar Rapids, Iowa, nơi chúng tôi tổ chức buổi tập hợp ở ngay bãi đậu xe sau cuộc họp về công nghệ sinh học và chuyến đến thăm cơ sở đóng gói Quaker Oats. Đám đông rất lớn và cuồng nhiệt, ngoại trừ một nhóm ồn ào những người chống đối giơ cao những tấm biểu ngữ chống phá thai và chế nhạo tôi từ phía sau. Sau khi phát biểu, tôi bước xuống khỏi sân khấu với đám đông. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy một phụ nữ da trắng đeo một huy hiệu ủng hộ quyền lựa chọn phá thai và bồng một đứa bé da đen trên tay. Khi tôi hỏi đứa bé là con của ai, cô cười rạng rỡ trả lời: "Đây là con gái của tôi. Tên Jamiya". Người phụ nữ nói với tôi rằng đứa bé sinh ra đã bị nhiễm HIV dương tính ở Florida, và cô đã nhận bé làm con nuôi, mặc dù bản thân cô là một bà mẹ đã li dị đang vật lộn để nuôi hai đứa con nhỏ của mình. Tôi sẽ không bao giờ quên người phụ nữ đó vừa bồng Jamiya trên tay vừa tự hào tuyên bố: "Đây là con gái tôi". Cô cũng là một người ủng hộ quyền chọn phá thai, chính là nhóm người tôi đang cố gắng đem lại những điều tốt đẹp hơn trong giấc mơ Mỹ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Giêng, 2016, 01:20:12 am
        Cuối tháng đó, chúng tôi thực hiện chuyên xe buýt một ngày đến Thung lũng San Joaquin của California, và chuyên đi hai ngày xuyên Texas và những nơi còn sót của Ohio và Pennsylvania, vàcuối cùng kết thúc ở tây New York. Tháng 9, chúng tôi đi xe buýt xuyên phía nam Georgia. Tháng 10, chúng tôi có hai ngày ở Michigan, và một ngày bận rộn đến 10 thị trấn ở Bắc Carolina.

        Tôi chưa bao giờ thấy thứ gì giống như lòng nhiệt tình vô tận mà chuyến vận động bằng xe buýt đã tạo nên. Tất nhiên, một phần là do mọi người ở những thành phố nhỏ chưa quen nhìn thấy ứng cử viên tổng thống gần như thế - những nơi như Coatesville, Pennsylvania; Centralia, Illinois; Prairie du Chien, Wisconsin; Walnut Grove, California; Tyler, Texes; Valdosta, Georgia; và Elon, Bắc Carolina. Nhưng chủ yếu đó vẫn là nhờ mối liên kết mà chuyến đi của chúng tôi đã tạo ra giữa dân chúng với cuộc vận động. Nó đại diện cho sự tiếp xúc đồng lòng và tiến bộ. Năm 1992, người Mỹ lo lắng nhưng vẫn hy vọng. Chúng tôi nói với họ về những sợ hãi của họ, và bảo họ rằng thái độ lạc quan của họ là có cơ sở. Tôi và Al đã tạo ra một qui trình phối hợp tốt với nhau. Tại mỗi điểm dừng, anh đều liệt kê những vấn đề của nước Mỹ và nói: "Mọi việc đều bị đảo ngược hết cả". Sau đó, anh giới thiệu tôi và tôi nói với mọi người chúng tôi dự tính sẽ làm gì để sửa chữa những điều đó. Tôi rất thích những chuyến đi bằng xe buýt thế này. Chúng tôi rong ruổi qua 16 bang và đến tháng 11, chúng tôi thắng ở 13 bang trong số này.

        Sau chuyến đi tour đầu tiên, một cuộc trưng cầu quốc gia cho thấy tôi vượt Tổng thống Bush gấp rưỡi, nhưng tôi không coi đó là quan trọng lắm vì ông ấy chưa thực sự bắt đầu đi vận động. Tổng thống bắt đầu vào tuần cuối của tháng 7, với một loạt cuộc tấn công. Ông ấy nói kế hoạch cắt giảm tăng chi phí cho quốc phòng của tôi có thể làm mất khoảng một triệu công việc; rằng kế hoạch chăm sóc sức khỏe của tôi sẽ là một chương trình do chính phủ điều hành với "lòng trắc ẩn của KGB"; rằng tôi muốn áp dụng "một lần tăng thuế lớn nhất trong lịch sử"; rằng ông ấy có thể đặt ra "một tinh thần đạo đức" tôt hơn tôi với tư cách là Tổng thống. Trợ lý của ông ấy, Mary Matalin còn hăng hái hơn "chó terrier" Dan Quayle, gọi tôi là "kẻ giả nhân giả nghĩa yếu đuối". Càng về sau của cuộc tranh cử, khi Bush tụt lại phía sau, nhiều nhân viên của ông ấy bắt đầu tiết lộ thông tin cho báo chí rằng tất cả chẳng phải lỗi của họ. Thậm chí một sô người còn quay lại chỉ trích tổng thống. Mary thì không thế. Cô ta đứng bên người hùng của mình đến phút cuối. Trớ trêu thay, Mary Matalin và James Carville đã đính hôn và sẽ sớm cưới nhau. Mặc dù họ ở hai cực đối đầu trên diễn đàn chính trị, nhưng cả hai đều là những người có niềm tin mạnh mẽ không thua kém nhau, và tình yêu tăng thêm gia vị cho cuộc sống của họ, và đời sống chính trị của cả hai đã tăng thêm sức sống cho cuộc vận động của Bush và của tôi.

        Tuần thứ hai của tháng 8, Tổng thống Bush thuyết phục James Baker từ chức Bộ trưởng Ngoại giao và quay về Nhà Trắng để theo dõi cuộc vận động cho ông ấy. Tôi nghĩ Baker đã làm tốt công việc ở Bộ Ngoại giao, ngoại trừ chuyện Bosnia, nơi mà tôi cảm thấy chính quyền nên phản đối việc thanh lọc sắc tộc mạnh mẽ hơn nữa. Và tôi biết ông ấy là một chính trị gia tốt có thể làm cho cuộc vận động của Bush hiệu quả hơn nhiều.

        Cuộc vận động của chúng tôi cũng cần phải hiệu quả hơn nữa. Chúng tôi đã thắng ghế ứng viên đề cử bằng cách tổ chức tranh cử dựa trên lịch trình các cuộc bầu sơ bộ. Bây giờ khi đại hội đã xong, chúng tôi cần phối hợp tốt hơn trong tất cả các lực lượng của mình, với một trung tâm chiến lược duy nhất. James Carville lãnh trách nhiệm đó. Anh ấy cần một trợ lý. Vì vợ của Paul Begala là Diane đang chuẩn bị sinh con đầu lòng nên anh không thể đến Little Rock làm việc toàn thời gian, thế là dù hơi miễn cưỡng, tôi vẫn phải lấy George Stephanopoulos ra khỏi đội hình đi theo máy bay vận động để trám vào chỗ ấy. George cho thấy rất anh hiểu biết về kiểu đưa tin 24/24, và bây giờ đã biết rằng chúng tôi có thể đương đầu với kiểu đưa tin xấu cũng như tận hưởng những bài báo tốt. Anh chính là lựa chọn đúng đắn nhất.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Giêng, 2016, 04:38:47 am
        James chuyển tất cả các bộ phận của cuộc vận động - chính trị, báo chí, và nghiên cứu - vào một văn phòng không có vách ngăn trong phòng tòa soạn cũ của tờ Arkansas Gazette. Làm như vậy đã gỡ bỏ những rào cản và đem lại cảm giác làm việc thân thiện hơn. Hillary nói trông nó giống một "Phòng Tham mưu chiến tranh", và cái tên chết dính luôn. Carville đặt một tấm bảng trên tường như để nhắc nhở liên tục về tiến trình của cuộc vận động. Trên đó chỉ có ba dòng:

        Thay đổi chứ không Thêm những điều tương tự
        Nền kinh tế, ngu ngốc
        Đừng quên Y tế

        Carville cũng duy trì chiến thuật chiến đấu của mình trong dòng biểu ngữ mà anh đã cho in lên áo thun: "Tốc độ giết chết ... Bush". Phòng Tham mưu họp hàng ngày lúc 7 giờ sáng và 7 giờ tối để đánh giá cuộc trưng cầu qua đêm của Stan Greenberg, quảng cáo mới nhất của Mandy Grunwald, tin tức, và những cuộc tấn công của Bush, và để đề ra những biện pháp đối phó với các cuộc tấn công và những sự kiện đang bày ra. Trong lúc đó, những thanh niên tình nguyện làm việc suốt ngày đêm, thu thập bất cứ thông tin gì có thể được từ chảo vệ tinh, theo dõi tin tức và theo dõi đối thủ trên máy tính của họ. Thời nay, những việc như vậy là thường tình, nhưng vào thời điểm bấy giờ làm như vậy là rất mới, và việc chúng tôi sử dụng công nghệ rất quan trọng để khả năng cuộc vận động đạt được mục tiêu của Carville là tập trung và nhanh chóng.

        Một khi chúng tôi đã quyết định xong sẽ nói gì, chúng tôi đưa ra thông điệp, không chỉ với báo chí mà còn với các đội "phản ứng nhanh" của chúng tôi ở mỗi bang, và những đội này chuyển thông điệp đến những người ủng hộ chúng tôi và các đài tin tức địa phương. Chúng tôi gửi những cái ghim cài áo có dòng chữ "Đội Phản ứng Nhanh" cho những ai đồng ý làm nhiệm vụ hàng ngày. Đến cuối cuộc vận động, hàng ngàn người đã đeo những cái ghim này.

        Đến lúc tôi nhận được thông tin tóm tắt vào mỗi buổi sáng của Carville, Stephanopoulos hay bất cứ người nào trực ngày hôm đó, họ đều có thể xác định chính xác chúng tôi đang ở đâu và cần phải làm gì. Nếu tôi không đồng ý, chúng tôi sẽ tranh luận. Nếu cần phải quyết định một vấn đề chiến lược hoặc chính sách gấp thì tôi làm. Nhưng phần lớn là tôi ngồi nghe mà trong lòng vô cùng sung sướng. Đôi khi tôi phàn nàn về những việc không được như ý, chẳng hạn như những bài phát biểu tôi nghĩ hơi dài dòng từ ngữ và quá ít phần tranh luận hay thực chất, hoặc về thời khóa biểu hết sức mệt mỏi mà phần lớn là tại tôi hơn là tại họ. Do hay bị dị ứng và mệt mỏi nên tôi hay bẳn gắt vào các buổi sáng. Cũng may tôi và Carville luôn đồng cảm, và anh luôn biết khi nào tôi nghiêm túc và khi nào tôi chỉ nói cho hả giận. Tôi nghĩ những người khác cũng dần dần hiểu ra điều đó.

        Đảng Cộng hòa tổ chức đại hội ở Houston vào tuần thứ ba của tháng 8. Thường thì ứng viên đối thủ sẽ rút vào bí mật trong thời gian đại hội của bên kia. Mặc dù tôi có thể theo lệ thường và tỏ ra kín đáo nhưng đội phản ứng nhanh của chúng tôi thì phải được tăng cường. Phải như thế. Phía Cộng hòa chẳng còn cách nào khác là phải hạ độc thủ với tôi. Họ đang tụt lại phía sau, và cách tiếp cận "ăn không được thì đạp đổ" của họ đã có tác dụng trong mỗi kỳ bầu cử kể từ năm 1968, ngoại trừ chiến thắng với cách biệt hai điểm của Tổng thống Carter sau vụ Watergate. Chúng tôi quyết định dùng đội phản ứng nhanh để biến các cú đánh của đảng Cộng hòa thành thứ gây hại cho họ.

        Ngày 17 tháng 8, khi đại hội của hc khai mạc, tôi vẫn dẫn trước 20 điểm, và chúng tôi đã làm họ kém hào hứng khi 18 chủ điều hành doanh nghiệp đã ủng hộ tôi. Đó là một chuyện thuận lợi, nhưng không đủ làm những người Cộng hòa thay đổi kế hoạch của họ. Họ bắt đầu bằng cách gọi tôi là "kẻ hám gái" và "tên trốn lính", và lên án Hillary là muốn phá hoại các gia đình Mỹ bằng cách cho phép con cái kiện cha mẹ ra tòa bất cứ khi nào chúng không đồng ý với quyết định kỷ luật của cha me. Marilyn Quayle, vợ của Phó tổng thống đặc biệt chỉ trích những lời phê phán được gán cho Hillary vào "các giá trị gia đình". Những chỉ trích này dựa trên việc xuyên tạc trắng trợn một bài mà Hillary viết hồi còn học ở trường luật, trong đó nói rằng, trong hoàn cảnh bị lạm dụng và hoàn toàn bị bỏ rơi, trẻ nhỏ có quyền hợp pháp không phụ thuộc vào cha mẹ chúng. Có thể hầu như người Mỹ nào cũng đồng ý nếu đọc bài báo này, nhưng, tất nhiên, vì quá ít người đã từng tận mắt đọc nó, nên trước những lời buộc tội trên, ít ai biết chắc được chúng đúng hay sai.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Giêng, 2016, 12:23:18 pm
        Tâm điểm chú ý của đêm khai mạc đại hội của đảng Cộng hòa là Pat Buchanan, người đã làm cho các đại biểu thêm phân khích bằng cách công kích tôi dữ dội. Tôi thấy thú vị nhât là lời quả quyết của ông ta rằng, trong khi Tổng thống Bush đã cầm quyền trong thời kỳ Đông Âu được tự do, thì kinh nghiệm của tôi về chính sách ngoại giao "chỉ vỏn vẹn có một lần duy nhất ăn sáng tại Tiệm bánh xèo quốc tế", và việc ông ta mô tả đại hội của đảng Dân chủ là đại hội của những kẻ "cực đoan và phóng túng... giả vờ khoác áo những người ôn hòa trong buổi trình diễn giả trang lớn nhất trong lịch sử chính trị nước Mỹ". Các cuộc trưng cầu cho thấy Buchanan đã không giúp gì cho Bush nhưng tôi không đồng ý như vậy. Việc của ông ta là dừng việc mất sự ủng hộ từ phía cánh hữu bằng cách nói với những người thủ cựu rằng họ không thể bỏ phiếu cho tôi, và ông ta đã làm rất tốt.

        Cuộc nghiền nát Clinton vẫn tiếp tục trong suốt thời gian đại hội, cùng với đội phản ứng nhanh của chúng tôi phản pháo. Mục sư Pat Robertson gọi tôi là "Willie bịp bợm" và nói tôi có một kế hoạch rất cực đoan nhằm phá hoại các gia đình Mỹ. Vì tôi theo đuổi cải cách phúc lợi trước khi Robertson phát hiện ra rằng Đức Chúa Trời đứng về phía cánh hữu Cộng hòa, nên lời buộc tội của ông ta nghe khá nực cười. Đội phản ứng nhanh của chúng tôi đập lại. Họ cũng rất hiệu quả trong việc bảo vệ Hillary trước những lời cáo buộc rằng cô ấy phản đối giá trị gia đình, nếu so sánh cách phe Cộng hòa đối xử với cô ấy với các chiến thuật mà Willie Horton của họ đã dùng chống lại Dukakis bốn năm trước.

        Để củng cố ý kiến của chúng tôi rằng phe Cộng hòa tấn công tôi vì họ chỉ có một mục đích là bám lấy quyền lực, trong khi chúng tôi muốn có quyền lực để tấn công lại những vấn đề của nước Mỹ, tôi, Al, Tipper và Hillary cùng ăn tối với Tổng thống và Bà Carter vào ngày 18 tháng 8. Sau đó chúng tôi dành ngày kế tiếp - là ngày sinh nhật của cả tôi và Tipper - để cùng xây nhà với các thành viên của Hiệp hội Nhà ở Nhân đạo. Jimmy và Rosalynn Carter đã ủng hộ hiệp hội này trong nhiều năm. Theo sáng kiến của Millard Fuller, một người bạn của chúng tôi từ kỳ nghỉ Cuối tuần Phục hưng, hiệp hội đã dùng những người tình nguyện cùng người nghèo xây nhà cho người nghèo, chỉ thanh toán tiền nguyên vật liệu. Tổ chức này đã trở thành một trong những nhà thầu xây nhà lớn nhât nước Mỹ và đang mở rộng sang các nước khác. Công việc của chúng tôi thể hiện một tương phản hoàn hảo đối với những cuộc tấn công to mồm của phái Cộng hòa.

        Tổng thống Bush đã bất ngờ đến dự đại hội đảng Cộng hòa vào đêm ông ấy được đề cử, cũng như tôi đã làm, mang theo cả gia đình đặc phong cách Mỹ của ông. Đêm tiếp theo, ông đã có bài phát biểu rất ấn tượng, bao bọc mình trong Chúa Trời, đất nước và gia đình, và khẳng đinh rằng, thật không may, tôi đã không trân trọng những giá trị này. Ông ấy cũng nói rằng ông ấy đã sai lầm khi ký đạo luật nhằm giảm thâm thủng ngân sách, trong đó đòi hỏi tăng thuế xăng, và rằng, nếu tái đắc cử, ông ấy sẽ lại cắt giảm thuế nữa. Tôi nghĩ những lời hay ho nhất của ông ấy chính là nói tôi có thể dùng nền "kinh tế kiểu Elvis" để đưa nước Mỹ đến "khách sạn vỡ tim" - "Heartbreak Hotel". Ông ta so sánh thời gian phục vụ trong Thế chiến hai của mình với việc phản đối chiến tranh Việt Nam của tôi bằng cách nói "Trong khi tôi ngồi dưới tầm đạn thì anh ta ngồi cắn móng tay".

        Tới lúc này, phe Cộng hòa đã có cơ hội ảnh hưởng đến nước Mỹ, và mặc dù theo suy nghĩ thông thường thì đại hội đảng của họ là hết sức tiêu cực và cực đoan, nhưng các cuộc trưng cầu dân ý vẫn cho thây họ đã bắt đầu rút dần khoảng cách với vị trí dẫn đầu của tôi. Một cuộc trưng cầu cho thấy tôi chỉ còn dẫn trước 10 điểm, một cuộc khác cho thấy cách biệt 5 điểm. Tôi nghĩ như vậy cũng có lý, và nếu tôi không thất bại trong các lần tranh luận hay phạm sai lầm nào nữa thì mức chênh lệch cuối cùng có thể sẽ nằm ở khoảng giữa kết quả của hai cuộc thăm dò.

        Tổng thống Bush rời Houston trong tâm trạng hùng hổ, so sánh cuộc tranh cử của ông ta với chiến thắng tuyệt vời của Harry Truman năm 1948. Ông ta cũng đi khắp đất nước để làm một việc chỉ có tổng thống đương nhiệm mới làm được: xài tiền của liên bang để kiếm thêm cử tri. Ông ta kêu gọi trợ cấp cho các trang trại trồng lúa mì và nạn nhân của cơn bão Andrew, cơn bão hoành hành nhiều vùng nam Florida, và ông ta đề nghị bán 150 máy bay chiến đấu F- 16 cho Đài Loan và 72 máy bay F-15 cho Ảrập Xêút nhằm duy trì công ăn việc làm trong ngành quốc phòng cho các bang quan trọng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2016, 05:01:08 am
        Cuối tháng 8, cả hai chúng tôi cùng xuất hiện trong Đại hội Lê dương Mỹ ở Chicago. Tổng thống Bush được các cựu chiến binh thân thiết đón chào nồng nhiệt hơn tôi, nhưng tôi đã cư xử tốt hơn dự tính bằng cách không trốn tránh gì vấn đề quân dịch và thái độ chống chiến tranh Việt Nam mạnh mẽ của tôi. Tôi nói tôi vẫn tin chiến tranh Việt Nam là một sai lầm, nhưng "nếu quý vị chọn bỏ phiếu chống tôi vì những gì đã xảy ra 23 năm trước thì đó là quyền công dân của quý vị, và tôi tôn trọng điều đó. Nhưng tôi hy vọng quý vị sẽ cân nhắc lá phiếu của mình trong khi nhìn về tương lai". Tôi củng nhận được tràng pháo tay cổ vũ bằng lời hứa bổ nhiệm lãnh đạo mới của Văn phòng Cựu chiến binh, mà chủ tịch đương thời không được lòng các nhóm cựu chiến binh.

        Sau cuộc gặp với Lê dương Mỹ, tôi quay về với thông điệp của mình là thay đổi hướng đi của nước Mỹ trong kinh tế và chính sách xã hội, điều đó được củng cố bằng một nghiên cứu mới cho thấy người giàu ngày càng giàu hơn trong khi người nghèo Mỹ càng nghèo đi. Đầu tháng 9, tôi được ủng hộ bởi hai nhóm môi trường quan trọng, Câu lạc bộ Sierra và Liên minh Những cử tri Bảo tồn. Và tôi đi Florida vài ngày sau khi Tổng thống Bush đến để thị sát tình hình thiệt hại do cơn bão Andrew gây ra. Khi làm thống đốc, tôi đã từng đối phó rất nhiều với thiên tai, kể cả lũ lụt, hạn hán, và lốc xoáy, nhưng tôi chưa bao giờ chứng kiến những gì khủng khiếp như thế này. Khi tôi bước dọc các con phố ngổn ngang những khung nhà đổ nát ướt nhão, tôi rất ngạc nhiên khi nghe thấy những lời phàn nàn từ cả quan chức lẫn cư dân địa phương về cách Cơ quan liên bang xử lý tình trạng khẩn cấp (FEMA) giải quyết hậu quả cơn bão. Thường thì chức giám đốc FEMA hay về tay một ủng hộ viên chính trị nào đó của tổng thống, một người muốn có vị trí béo bở nhưng không có kinh nghiêm xử lý trước các tình huống khẩn cấp. Tôi ghi nhớ trong đầu để tránh sai lầm này nếu thắng cử. Các cử tri không chọn tổng thống dựa vào cách ông ta xử lý các thiên tai, nhưng một khi thiên tai ập đến thì nó nhanh chóng trở thành vấn đề quan trọng nhất trong cuộc sống của họ.

        Vào ngày Lao động, ngày mở màn theo truyền thống của các cuộc vận động tổng tuyển cử, tôi đến Independence ở Missouri, quê hương của Harry Truman để tập hợp dân lao động lại đi theo chúng tôi. Con gái của Truman, một người bộc trực, Magaret, đã giúp bằng bài phát biểu tại buổi diễn thuyết rằng chính tôi chứ không phải George Bush là người thừa kế xứng đáng di sản của cha cô ấy.

        Ngày 11 tháng 9, tôi đến South Bend, Indiana để diễn thuyết trước các sinh viên và học viên ở Notre Dame, trường đại học Thiên Chúa giáo nổi tiếng nhâ't của Mỹ. Cùng ngày, Tổng thống Bush đang ở Virginia nói chuyện với Liên minh Thiên chúa Bảo thủ. Tôi biết các tín đồ Thiên Chúa giáo trên toàn quốc sẽ để ý đến cả hai sự kiện này. Giới chức nhà thờ đồng ý với ý kiến của Bush chống phá thai, nhưng tôi lại gần gũi quan điểm của những người Thiên Chúa giáo về kinh tế và xã hội. Lần diễn thuyết ở Notre Dame rất giống với lần John Kennedy diễn thuyết năm 1960 trước các mục sư Baptist phương Nam. Paul Begala, vốn là một tín đồ Thiên Chúa ngoan đạo, giúp soạn bài phát biểu cho tôi, và Thị trưởng Boston là Ray Flynn và Thượng nghị sĩ Harris Wofford đến dự để ủng hộ về tinh thần. Đến lúc phát biểu được gần nửa bài nói, tôi đã có thể nhận ra tác động của nó. Khi tôi nói "Tất cả chúng ta phải tôn trọng hiện thân của Thiên Chúa trong mỗi người đàn ông và phụ nữ, và vì thế chúng ta phải trân trọng tự do của họ - không chỉ tự do chính trị mà cả tự do của lương tâm họ trong các vấn đề liên quan đến gia đình, lý tưởng và niềm tin của họ", thì mọi người đứng bật dậy hoan hô.

        Sau Notre Dame, tôi qua miền tây. Tại thành phố Salt Lake, tôi đến dự Đại hội Vệ binh quốc gia, ở đó tôi được đón chào nồng nhiệt vì tôi đã dẫn dắt lực lượng Vệ binh quốc gia của Arkansas rất tốt, và bởi vì tôi được giới thiệu bởi Nghị sĩ Les Aspin, vị chủ tịch đáng kính của ủy ban Lực lượng Vũ trang Hạ viện. Ở Portland, Oregon, chúng tôi có buổi diễn thuyết ấn tượng. Hơn 10.000 người đứng đầy các con phố trung tâm, nhiều người nhô ra từ cửa sổ văn phòng làm việc. Trong khi tôi phát biểu, các ủng hộ viên ném hàng trăm bông hồng lên sân khấu, một cử chỉ đẹp của thành phố Hoa hồng Oregon. Hơn một tiếng đồng hồ sau sự kiện, tôi đi dọc con phố và bắt tay, có lẽ với cả ngàn người.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2016, 01:28:29 am
        Ngày 15 tháng 9, chuyến đi miền tây có thêm sự khích lệ lớn nhất khi 300 lãnh đạo công nghệ cao ở Thung lũng Silicon vốn có truyền thống theo phe Cộng hòa tuyên bố ủng hộ tôi. Tôi đã vận động ở Thung lũng Silicon từ tháng 12 trước với sự giúp đỡ của Dave Barram, phó chủ tịch công ty Apple Computer. Dave được tuyển dụng vào chiến dịch tranh cử bởi Ira Magaziner, bạn tôi ở Oxford, người đã làm việc trong giới công nghệ cao và biết Barram là đảng viên Dân chủ. Rất nhiều đồng nghiệp của Barram là đảng viên Cộng hòa vốn vỡ mộng vì các chính sách kinh tế của chính quyền Bush không nhìn thấy tiềm năng bùng nổ của giới doanh nghiệp ở Thung lũng Silicon. Vài ngày trước chuyến đi đầu tiên của tôi, theo tờ San Jose Mercury News, đại diện thương mại của Tổng thống Bush là Carla Hills đã ủng hộ quan điểm rằng "Hoa Kỳ có xuất khẩu khoai tây chiên hay con chip silicon thì cũng chẳng khác biệt gì", (chơi chữ: popato chips và silicon chips - ND). Giới công nghệ cao không đồng ý, và tôi cũng thế.

        Trong so những người quay qua ủng hộ tôi có những đảng viên Cộng hòa nổi bật như John Young, chủ tịch của Hewlett - Packard; John Sculley, chủ tịch công ty Apple Computer; chủ ngân hàng đầu tư Sandy Robertson; và một trong số ít người công khai theo phe Dân chủ ở Thung lũng Silicon lúc đó là Regis McKenna. Tại buổi gặp của chúng tôi ở Trung tâm Công nghệ của Thung lũng Silicon ở San Jose, tôi cũng đưa ra chính sách công nghệ quốc gia mà Dave Barram đã làm việc trong mấy tháng để giúp tôi thảo ra. Trong khi kêu gọi đầu tư hơn nữa vào việc nghiên cứu và phát triển công nghệ, trong đó có các dự án cụ thể quan trọng đối với Thung lũng Silicon, tôi chỉ ra những điểm khác biệt trong thái độ ác cảm của chính quyền Bush đối với việc thiết lập các dự án chính quyền và doanh nghiệp công nghệ cao cùng làm. Vào thời điểm này, Nhật Bản và Đức đã vượt qua Mỹ về kinh tế, một phần là vì chính sách của chính phủ ở các nước này là nhằm ủng hộ các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng. Trái lại, chính sách của Mỹ là trợ cấp các nhóm quyền lợi hùng mạnh và lâu đời như dầu khí và nông nghiệp - việc này cũng quan trọng nhưng ít tiềm năng tạo ra công ăn việc làm mới và các doanh nghiệp mới hơn so với ngành công nghệ cao. Tuyên bố của các lãnh đạo ngành công nghệ cao đã tạo ra bước nhảy vọt khổng lồ cho cuộc vận động, tạo nên uy tín cho tuyên bố của tôi là sẽ ủng hộ giới kinh doanh cũng như người lao động, và kết nối tôi với lực lượng kinh tế đại diện tích cực nhất cho thay đổi và phát triển.

        Trong khi tôi tích lũy sự ủng hộ nhằm tái thiết nền kinh tế và cải cách chăm sóc sức khỏe thì những người Cộng hòa cũng tích cực làm việc nhằm xô đổ tôi. Tổng thống Bush trong bài phát biểu tại đại hội đã kết tội tôi đã tăng thuế 128 lần ở Arkansas và lần nào cũng rất vui sướng. Đầu tháng 9, chiến dịch tranh cử của Bush lặp đi lặp lại lời buộc tội đó, mặc dù tờ New York Times đã nói lời buộc tội này là "sai sự thật", tờ Washington Post gọi đó là "phóng đại" quá mức và "vớ vẩn", và ngay cả tờ Wall Street Journal cũng nói đó là "(lời buộc tội) gây lầm lẫn". Danh sách các loại thuế Bush nói tôi từng tăng tính luôn cả quy định các cơ sở bán xe hơi second-hand nộp 25.000 đôla tiền bảo chứng, một số khoản lệ phí khiêm tốn đối với các cuộc thi hoa hậu, và một đôla tiền phí toà án đối với những tội phạm bị kết án. Tay viết bảo thủ George Will nói rằng nếu theo tiêu chí của tổng thống thì "Bush đã tăng thuế trong bốn năm nhiều hơn Clinton trong 10 năm".

        Chiến dịch tranh cử của Bush dành hầu hết những ngày còn lại của tháng 9 để tấn công tôi về vụ quân dịch. Tổng thống Bush nói đi nói lại rằng tôi nên "nói thật" về chuyện này. Ngay cả Dan Quayle cũng thấy thoải mái mà tấn công tôi, bất chấp một điều rằng nhờ quen biết gia đình mà ông ấy được gia nhập Vệ binh quốc gia để khỏi phải đi chiến trường Việt Nam. Ý của Phó tổng thống dường như muôn nói rằng báo chí đã không soi mói kỹ lưỡng trường hợp của tôi như từng soi mói ông ấy bốn năm trước. Rõ ràng ông ấy đã không theo dõi tin tức từ hồi bầu sơ bộ ở New Hampshire và New York.

        Tôi cũng được giúp đỡ trong cuộc phản công lại vụ quân dịch. Đầu tháng 9, Thượng nghị sĩ Bob Kerrey, đối thủ ở vòng sơ bộ từng được Huân chương Danh dự của tôi tuyên bố không nên coi chuyên quân dịch của tôi là vấn đề gì quan trọng. Sau đó vào ngày 18, ở bãi cỏ sau dinh thống đốc ở Arkansas, tôi nhận được sự ủng hộ của đô đốc Bill Crowe, người đã từng là chủ tịch của Hội đồng Tham mưu Liên quân dưới thời Tổng thống Reagan và một thời gian ngắn dưới thời Bush. Tôi rất ấn tượng trước thái độ thẳng thắn và thân thiện của Crowe, và tôi rất biết ơn ông ấy vì đã ủng hộ một người mà ông biết rất ít nhưng tin tưởng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Giêng, 2016, 06:06:44 am
        Tác động chính trị của những việc Bush và tôi làm là khó mà đoán chắc. Uy thế từ sau đại hội Cộng hòa của ông ấy bắt đầu giảm bớt đi chút ít, nhưng trong suốt tháng 9, các cuộc trưng cầu cho thấy khoảng cách giữa chúng tôi dao động giữa 9 và 20% nghiêng về phía tôi. Động lực căn bản của cuộc tranh cử đã được thiết lập: Bush tuyên bố ủng hộ các giá trị gia đình và lòng trung thành, còn tôi ủng hộ các thay đổi về kinh tế và xã hội. Ông ấy nói tôi không đáng tin và chống gia đình, trong khi tôi nói ông ấy đang chia rẽ nước Mỹ và kìm giữ chúng ta phát triển. Hầu như bất cứ ngày nào, các cuộc trứng cầu cũng cho thấy có một số lớn cử tri vẫn phân vân không biết ai là ứng viên tốt hơn trong hai chúng tôi.

        Bên cạnh những vấn đề đang tranh luận, chúng tôi dành tháng 9 để tranh cãi về cách tổ chức các buổi tranh luận chính thức, ủy ban quốc gia của hai đảng đề nghị ba buổi thảo luận với các hình thức khác nhau. Tôi chấp nhận ngay lập tức, nhưng Tổng thống Bush không thích các hình thức tranh luận mà ủy ban đưa ra. Tôi tuyên bố lời từ chối của ông ấy là một lá bài bóng bẩy che giấu thái độ miễn cưỡng lưỡng lự của ông ấy đứng ra bảo vệ quá trình làm việc của mình. Hai bên vẫn không đồng thuận được với nhau kéo dài đến suốt tháng và bắt buộc cả ba buổi thảo luận đã được lên kế hoạch phải bị hủy bỏ. Thế là, tôi đến từng điểm dự định tổ chức thảo luận để vận động, đảm bảo rằng các công dân đang thất vọng biết ai là người tước đi cơ hội thành phố của họ được cả nước chú ý.

        Điều tồi tệ nhất xảy ra cho chúng tôi vào tháng 9 lại là chuyện cá nhân hơn chính trị. Paul Tully, nhà tổ chức kỳ cựu gốc Ireland mà Ron Brown gửi đến Little Rock để điều phối hợp tác của đảng Dân chủ với nỗ lực của chúng tôi, bỗng nhiên đột tử trong phòng khách sạn của anh. Tully mới chỉ hơn 48 tuổi, một người theo trường phái chính trị cũ và là một người tốt mà càng ngày chúng tôi càng thấy khâm phục và phụ thuộc vào anh. Ngay khi chúng tôi sắp bước vào chặng đua cuối cùng, một lãnh đạo nữa trong nhóm chúng tôi đã ra đi.

        Tháng 9 kết thúc với một số diễn biến đáng ngạc nhiên. Earvin "Magic" Johnson, cầu thủ bóng rổ bị nhiễm HIV của đội Los Angeles Lakers, bất ngờ từ chức trong ủy ban Quốc gia về HIV/AIDS và ủng hộ tôi vì thấy kinh tởm trước thái độ thiếu quan tâm cũng như không hành động của chính quyền trước vấn đề AIDS. Tổng thống Bush đổi ý về các buổi tranh luận và thách tôi tham gia bốn buổi tranh luận. Và ngạc nhiên nhất là Ross Perot nói ông ấy đang nghĩ đến việc tái tham gia cuộc đua bởi vì ông ấy nghĩ cả tôi lẫn Tổng thống Bush đều không có những kế hoạch nghiêm túc để cắt giảm thâm hụt. Ông ấy chỉ trích Tổng thống Bush vì đã hứa không tăng thuế và nói tôi muốn xài thêm quá nhiều tiền. Perot mời cả hai chiến dịch vận động cử đoàn đại biểu đến gặp ông và bàn về vấn đề này.

        Bởi vì không ai trong chúng tôi biết rõ ai sẽ bị thương tổn nhiều hơn nếu Perot tham gia, và cả hai đều muốn được ông ấy ủng hộ nếu ông ấy không tham gia, nên mỗi chiến dịch cử một đoàn rất cao cấp đến gặp ông ấy. Bên chúng tôi thấy không thoải mái về chuyện này vì chúng tôi nghĩ ông ấy đã quyết định tranh cử và đây chỉ là một màn kịch để tăng uy tín của ông ấy, nhưng cuối cùng tôi đồng ý rằng chúng tôi cần phải kết thân ông ấy. Thượng nghị sĩ Lloyd Bentsen, Mickey Kantor và Vernon Jordan đi thay tôi. Họ được đón tiếp thân mật và phái đoàn của Bush cũng thế. Perot tuyên bố ông đã học được nhiều điều từ hai nhóm. Sau đó vài ngày, ngày 1 tháng 10, Perot tuyên bố rằng ông cảm thấy buộc lòng phải quay lại cuộc đua với tư cách "người phục vụ" cho các tình nguyện viên của ông. Việc bỏ cuộc hồi tháng 7 thuận lợi cho ông ấy. Trong 10 tuần ông đã ở bên ngoài cuộc đua, dân chúng đã dần quên đi những ký ức về trận chiến lập dị giữa ông với Bush mùa xuân trước, trong khi tôi và tổng thống làm cho các rắc rối của nhau vẫn tươi mới trong tâm trí công chúng. Bây giờ các cử tri và báo chí sẽ đón nhận ông ấy nghiêm túc hơn vì cả hai chúng tôi đã ra mặt ve vãn lấy lòng ông ấy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Giêng, 2016, 12:35:45 pm
        Trong khi Perot quay lại thì cuối cùng chúng tôi cũng đạt được thỏa thuận với người của Bush về các cuộc tranh luận. Có ba cuộc, cộng thêm một lần tranh luận của ứng viên phó tổng thống, tất cả nhồi nhét trong chín ngày, giữa ngày 11 và 19 tháng 11. Trong lần tranh luận thứ nhất và thứ ba, các thành viên báo chí sẽ đặt câu hỏi cho chúng tôi. Buổi thứ hai sẽ là một cuộc họp với dân, các công dân có thể đặt câu hỏi. Lúc đầu, người của Bush không muốn có Perot trong các buổi tranh luận, bởi vì họ nghĩ ông ấy có thể tấn công tổng thống, và bất cứ lá phiếu thêm nào mà ông ấy thu được có thể là từ những ủng hộ viên tiềm năng của Bush nhiều hơn từ những người ủng hộ tôi. Tôi nói tôi không phản đối sự có mặt của Perot nhưng khòng phải vì tôi đồng ý rằng Perot có thể làm Bush bị tổn thương hơn - tôi không nhìn thấy khả năng ấy - mà bởi vì tôi cảm thấy đằng nào ông ấy cũng tham gia và tôi không muốn mình tỏ ra hèn nhát. Đến ngày 4 tháng 10, cả hai chiến dịch đồng ý mời Perot tham gia.

        Vào tuần lễ trước buổi tranh luận đầu tiên, cuối cùng tôi cũng ủng hộ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ - North American Free Trade Agreement (NAFTA) gây tranh cãi mà chính quyền Bush đã đàm phán với Canada và Mexico, và nói trước rằng tôi muốn thương thảo thêm các thỏa thuận đi kèm để bảo đảm các tiêu chuẩn cơ bản về lao động và môi trường có hiệu lực chế tài hơn đối với Mexico. Giới nghiệp đoàn ủng hộ viên của tôi lo ngại sẽ mất công ăn việc làm trong các nhà máy lương thấp vào tay người láng giềng phía nam và phản đối dữ dội quan điểm này của tôi, nhưng tôi buộc phải như vậy vì lý do kinh tế lẫn chính trị. Trong thâm tâm, tôi là người ủng hộ tự do thương mại, và tôi nghĩ nước Mỹ nên ủng hộ tăng trưởng kinh tế của Mexico để đảm bảo sự ổn định lâu dài ở bán cầu của chúng ta. Vài ngày sau, hơn 550 nhà kinh tế, trong đó có 9 người đoạt giải Nobel, tuyên bố ủng hộ chương trình kinh tế của tôi, họ nói rằng kế hoạch này có nhiều khả năng hồi phục tăng trưởng kinh tế hơn đề nghị của Tổng thống Bush.

        Cũng như tôi đã quyết sẽ tập trung vào kinh tế trong thời gian chuẩn bị tranh luận thì nhóm của Bush cũng quyết tâm tương tự sẽ hạ thấp nhân cách và sự thành thật của tôi. Họ đưa ra yêu cầu cho Trung tâm Lưu trữ Hồ sơ Quốc gia để tìm lại tất cả những thông tin trong hồ sơ hộ chiếu của tôi trong chuyến đi 40 ngày đến châu Âu, Liên Xô, và Tiệp Khắc hồi những năm 1969-1970. Rõ ràng họ đang chạy theo lời đồn ngụy tạo rằng tôi đã đến Moscow để tìm gặp những nhà hoạt động phản chiến hoặc đã thử nộp đơn nhập tịch sang nước khác để trốn quân dịch. Ngày 5 tháng 10, có vài bài báo cho biết hồ sơ có chỗ nhập nhèm, bôi xóa. Câu chuyện hộ chiếu kéo dài hết cả tháng. Mặc dù FBI nói hồ sơ không bị bôi xóa, nhưng những gì đã xảy ra làm cho chiến dịch tranh cử của Bush mất đi thiện cảm. Một quan chức cao cấp được Bush bổ nhiệm ở Bộ Ngoại giao đã thúc giục Trung tâm Lưu trữ Hồ sơ Quốc gia, nơi có hơn 100 triệu hồ sơ, tìm hiểu hồ sơ của tôi trước 2.000 hồ sơ khác đã nộp trước, và thường thì phải mất hàng tháng mới làm xong. Một người được Bush bổ nhiệm cũng ra lệnh cho các đại sứ quán ở London và Oslo thực hiện một cuộc nghiên cứu "đặc biệt kỹ lưỡng" trong các hồ sơ của họ để tìm thông tin về tình trạng quân dịch và quốc tịch của tôi. Có lúc, thậm chí hồ sơ hộ chiếu của mẹ tôi cũng được kiểm tra. Thật khó mà hình dung ra rằng ngay cả những kẻ cánh hữu dù có hoang tưởng đến đâu lại có thể nghĩ rằng một cô gái quê ở Arkansas mê đua ngựa lại có thể trở thành phần tử chống đối đến thế.

        Sau này hóa ra người của Bush còn yêu cầu cả chính phủ của John Major tìm hiểu những hoạt động của tôi ở Anh. Theo các bài báo, đảng Bảo thủ Anh đã thu thập thông tin, dù họ tuyên bố cuộc nghiên cứu "đầy đủ" nhưng không kết quả trong hồ sơ tài liệu nhập cư và quốc tịch của họ là để đáp ứng yêu cầu của báo chí. Tôi biết họ còn làm một số việc khác xa hơn nữa vì một người bạn của David Edwards nói với anh rằng các quan chức Anh đã hỏi anh xem tôi và anh đã làm gì trong thời xa xưa đó. Hai nhà chiến lược tranh cử của đảng Bảo thủ đã đến Washington để cố vấn cho chiến dịch của Bush làm thế nào để tiêu diệt tôi theo cách đảng Bảo thủ đã làm với lãnh tụ của Công đảng Anh là Neil Kinnock sáu tháng trước. Sau cuộc bầu cử, báo chí Anh lo lắng mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước có thể bị ảnh hưởng vì sự dính líu khác thường của Anh vào chính trị Mỹ. Tôi quyết sẽ không để xảy ra tổn hại gì, nhưng tôi cũng muốn để đảng Bảo thủ lo lắng một chút về chuyện này.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2016, 04:36:46 am
        Báo chí có một ngày sôi động vì vụ chơi khăm hộ chiếu, và AI Gore gọi đó là "sự lạm dụng quyền lực kiểu McCarthy". Không nản lòng, tổng thống vẫn tiếp tục yêu cầu tôi giải thích chuyến đi Moscow và hỏi về lòng yêu nước của tôi. Trong cuộc phỏng vấn với Larry King trên CNN, tôi nói tôi yêu đất nước tôi và chưa bao giờ nghĩ đến chuyên rời bỏ quốc tịch Mỹ của mình. Tôi không nghĩ công chúng sẽ quan tâm nhiều đến sự kiện hộ chiếu theo cách này hay cách khác, và tôi cũng thấy thú vị trước toàn bộ chuyện này. Tất nhiên đó là việc lạm dụng quyền lực, nhưng so với vụ Iran-Contra thì mức độ lạm dụng ít hơn nhiều. Nó chỉ cho thấy người của Bush đã tuyệt vọng đến mức nào trong việc níu kéo quyền lực, và họ có quá ít thứ để đem lại cho tương lai của nước Mỹ. Nếu họ muốn dành tháng cuối cùng của cuộc vận động chỉ để sủa vào khoảng không thì với tôi cũng không sao.

        Trong những ngày dẫn đến buổi tranh luận đầu tiên, tôi làm việc cật lực để chuẩn bị cho tốt. Tôi chăm chỉ nghiên cứu các bản tóm lược đề cương và tham gia vào vài cuộc tranh luận thử. Luật sư ở Washington Bob Barnett đóng vai Tổng thống Bush, bốn năm trước anh cũng đóng vai Dukakis. Vai của Ross do Nghị sĩ của Oklahoma là Mike Synar đóng, anh rất rành giọng nói và các câu phát biểu của Ross. Bob và Mike quần tôi mệt lử trong các buổi tranh luận thử này. Sau mỗi lần tập dượt, tôi lấy làm mừng là không phải tranh luận với họ; cuộc bầu cử có thể chuyển theo hướng khác hoàn toàn.

        Cuối cùng buổi tranh luận đầu tiên được tổ chức vào ngày chủ nhật, 11 tháng 11, vào đúng ngày kỷ niệm 17 năm ngày cưới của tôi và Hillary, ở trường Đại học Washington ở St. Louise. Tôi tham dự với tâm trạng được khuyến khích bởi sự ủng hộ trong bản tin buổi sáng của tờ Washington Post Louisville Courier-]ournal. Tờ Post nói: "Đất nước này đang trồi sụt và hao mòn; nó đang rất cần nạp lại năng lượng và hướng đi mới. Bill Clinton là ứng viên duy nhất có cơ hội làm điều đó". Đó cũng chính là ý kiến tôi muốn đem đến buổi tranh luận. Nhưng bất chấp vị trí dẫn đầu của tôi trong các cuộc trưng cầu dân ý và sự ủng hộ của tờ Post, tôi vẫn lo lắng vì tôi biết tôi có nhiều thứ để mất nhất. Trong cuộc trưng cầu Gallup mới, 44% số người được hỏi đã nói họ mong chờ tôi thắng trong cuộc tranh luận, và 30% nói họ có thể dao động vì kết quả của nó. Tổng thống Bush và các cô vân đã quyết định cách duy nhât kiểm soát số 30% đó là phải in sâu vào trong đầu mọi người cái gọi là "các vấn đề phẩm cách" của tôi cho đến khi nó thấm vào hoàn toàn. Bây giờ, cộng thêm vụ quân dịch, chuyến đi Moscow, và lời đồn về quốc tịch, tổng thống tấn công tôi vì đã tham gia biểu tình phản chiến ở London "chống lại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, khi con cái chúng ta đang chết trận ở cách nửa vòng trái đất".

        Perot nhận được câu hỏi đầu tiên của một trong ba phóng viên luân phiên nhau hỏi theo sự điều khiển của Jim Lehrer của chương trình The MacNeil/Leỉirer NeivsHour. Ông ấy có hai phút để nói về những điều khiến ông khác với hai ứng cử viên khác. Ross nói ông được sự ủng hộ của nhân dân, không phải của đảng phái hay nhóm đặc quyền nào. Bush và tôi có một phút để đáp lại. Tôi nói tôi đại diện cho thay đổi. Tổng thống nói ông ấy có kinh nghiệm. Sau đó chúng tôi tranh luận về kinh nghiệm, và Tổng thống Bush như được trao cờ vào tay để phất: "Có vấn đề quan trọng nào về phẩm chất cá nhân khiến ông khác với hai người này không?". Ông ta tấn công tôi về vụ quân dịch. Perot đáp lại rằng Bush phạm sai lầm khi đã là một người đàn ông trưởng thành ở Nhà Trắng, chứ không phải khi còn là một sinh viên trẻ. Tôi nói cha của Bush, với tư cách là Thượng nghị sĩ Mỹ ở Connecticut đã đúng khi chỉ trích Thượng nghị sĩ Joe McCarthy vì nghi ngờ lòng yêu nước của những người Mỹ trung thành, và tổng thống đã sai khi nghi ngờ lòng yêu nước của tôi, và rằng điều nước Mỹ cần là một tổng thống có thể đoàn kết đất nước lại chứ không phải chia rẽ nó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2016, 04:02:50 am
        Chúng tôi tiếp tục như vậy trong khoảng một tiếng rưỡi, tranh luận về thuế, quốc phòng, thâm hụt ngân sách, công ăn việc làm và thay đổi kinh tế, chính sách ngoại giao, tội phạm, Bosnia, định nghĩa về gia đình, việc hợp pháp hóa cần sa, chia rẽ sắc tộc, AIDS, chương trình Medicare và cải cách y tế.

        Tất cả chúng tôi đều tranh luận khá hay. Sau cuộc tranh luận, các tay "quân sư" bắt đầu bám lấy báo giới nhằm phân tích cho thấy người của họ đã thắng cuộc tranh luận. Các "quân sư" của tôi là Mario Cuomo, James Carville và Thượng nghị sĩ Bill Bradley. Một trong những "quân sư" cho Tổng thống Bush là Charlie Black đã mời báo chí đến xem một quảng cáo mới trên tivi tấn công tôi về vụ quân dịch. Những "quân sư" này có thể gây ra một chút ảnh hưởrìg đến cách đưa tin của báo chí về cuộc tranh luận, nhưng những ai đã xem nó hẳn đã có ý kiến của riêng mình.

        Tôi thì cho rằng, nhìn chung, tôi đã đưa ra câu trả lời tốt nhất về mặt cụ thể và lập luận, nhưng Perot làm tốt hơn khi thể hiện mình là một người dân dã và thoải mái. Khi Bush nói Perot không có kinh nghiêm điều hành chính phủ, Perot bảo tổng thống "có lý. Tôi không có bất cứ kinh nghiệm nào trong việc gây ra khoản nợ đến 4.000 tỷ đôla". Perot có đôi tai vểnh to, càng nổi bật hơn bởi kiểu tóc cắt cao nhà binh, về thâm hụt, ông nói: "Chúng ta phải thu thêm thuế" để giảm thâm hụt, nhưng bất cứ ai có ý kiến gì hay hơn, "thì tôi sẵn sàng lắng nghe". Ngược lại, tôi hơi cứng nhắc quá đôi khi tỏ ra chuẩn bị quá kỹ.

        Tin tức tốt lành là tổng thống không lấn thêm được gì. Tin xấu là Perot lại có vẻ đáng tin cậy. Lúc ban đầu, nếu ông ấy dẫn trước trong các cuộc trưng cầu thì sự ủng hộ của ông ấy đến từ những cử tri thực sự chưa quyết định hoặc những người nghiêng về cả tổng thống lẫn tôi. Nhưng tôi biết rõ rằng nếu Ross vươn lên hơn 10%, thì hầu hết các cử tri mới của ông ấy sẽ là những người muốn thay đổi nhưng vẫn chưa hoàn toàn thỏa mãn với tôi. Các cuộc thăm dò sau buổi tranh luận cho thấy trong số những người quan sát, một số đáng kể bây giờ tin tưởng hơn nữa vào khả năng làm tổng thống của tôi. Chúng cũng cho thấy rằng hơn 60% số người quan sát dành nhiều thiện cảm cho Perot hơn trước cuộc tranh luận. Với thời gian còn lại chỉ ba tuần nữa, ông ấy sẽ làm cho cuộc đua trở nên khó đoán trước.

        Hai đêm sau, ngày 13 tháng 10, trong cuộc tranh luận phó tổng thống ở Atlanta, Al Gore rõ ràng làm tốt hơn Dan Quayle. Người đứng chung liên danh tranh cử của Perot, đô đốc về hưu James Stockdale, cũng dễ chịu nhưng không nổi bật, và cách thể hiện của ông đã làm giảm đà tiến mà Perot có được sau buổi tranh luận ở St.Louise. Quayle rất hiệu quả khi vẫn giữ lại thông điệp: Clinton muốn tăng thuế và Bush thì không; Clinton không có nhân cách còn Bush thì có. Ông ta lặp lại một trong những bình luận công khai tồi tệ nhất của tôi. Đầu năm 1991, sau khi quốc hội trao quyền cho Tổng thông Bush tấn công Iraq, tôi được hỏi nếu là tôi thì sẽ bỏ phiếu thế nào. Tôi ủng hộ giải pháp đó, nhưng tôi lại trả lời: "Tôi nghĩ mình chắc sẽ bỏ phiếu theo đa số nếu tỷ lệ chống và ủng hộ sát nút nhau. Nhưng tôi đồng ý với lập luận của thiểu số. Lúc đó tôi không nghĩ sẽ tranh cử tổng thống vào năm 1992. Cả hai thượng nghị sĩ Arkansas bỏ phiếu chống việc ủy quyền phát động chiến tranh. Họ là bạn tôi và tôi không muốn làm họ mất mặt trước công chúng. Khi tôi tham gia cuộc đua, lời bình luận này có vẻ đãi bôi và bẻm mép quá. Chiến thuật của Al là ngắn gọn phản công lại các cuộc tấn công của Quayle và tiếp tục nói về kế hoạch tích cực của chúng tôi cho nước Mỹ. Những câu hay nhất của anh là lời đáp trả việc Quayle ủng hộ quy định giới hạn nhiệm kỳ các thành viên quốc hội, một lý do ưa thích của phe bảo thủ: "Thì chúng tôi đang cố để giới hạn nhiệm kỳ của một người đây mà". (Theo luật định, Phó tổng thống Mỹ kiêm chức chủ tịch Thượng viện. Ở đây Al Gore ám chỉ là đang cố chấm dứt nhiệm kỳ của Quayle - ND)

        Hai đêm sau, ngày 15 tháng 10, chúng tôi có buổi tranh luận thứ hai ở Richmond, Virginia. Đây là buổi tôi muốn, một buổi gặp gỡ dân chúng tại tòa thị chính nơi chúng tôi được đại diện địa phương của các cử tri còn do dự đặt câu hỏi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Giêng, 2016, 03:18:08 am
        Mối lo lắng lớn nhất của tôi lần này là giọng nói của mình. Giọng tôi đã tệ đến mức từ ngay trước buổi tranh luận đầu tiên tôi hầu như chỉ có thể thì thào được. Khi bị mất giọng trong kỳ bầu cử sơ bộ, tôi đã đến gặp một chuyên gia ở New York và gặp một huấn luyện viên giọng nói, anh đã dạy tôi một loạt bài tập để mở rộng họng và đẩy âm thanh qua vòm mũi. Các bài tập này bao gồm hát ngân nga; hát các cặp nguyên âm, dồn hơi vào trong, luôn bắt đầu bằng nguyên âm e như e-i, e-o, e-a; và lặp lại những câu nói nhất định để có cảm giác đẩy hơi thông qua những dây thanh bị tổn thương. Câu yêu thích của tôi là "Abraham Lincoln là nhà hùng biện vĩ đại". Bất cứ khi nào nói đến câu đó, tôi nghĩ về giọng nói cao gần như the thé của Lincoln, và sự thực là ít ra ông ấy rất khôn ngoan không để mất giọng. Khi tôi bị mất giọng, rất nhiều nhân viên trẻ tuổi vui vẻ chọc quê tôi bằng cách hát ngân nga các bài tập luyện giọng. Như vậy cũng vui, nhưng việc mất giọng thì chẳng vui chút nào. Một chính trị gia mà thiếu giọng thì không có giá trị gì. Khi bạn bị mất giọng liên tục thì thật đáng sợ, bởi vì luôn lơ lửng một nỗi sợ nó sẽ không quay lại. Lần đầu bị mất giọng tôi nghĩ là do bệnh dị ứng gây ra. Sau đó tôi được biết là do trào ngược acid, một trạng thái khá phổ biến khi acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản và làm bỏng dây thanh, thường xảy ra trong lúc ngủ. Sau này lúc tôi bắt đầu tập thiền và lúc ngủ kê cao đầu và vai thì đỡ hơn phần nào. Đêm trước ngày thảo luận thứ hai tôi vẫn vật lộn với căn bệnh này.

        Carole Simpson của ABC News mở màn buổi tranh luận bằng các câu hỏi từ phía cử tọa. Câu đầu tiên dành cho Ross Perot là làm thế nào duy trì sự công bằng trong thương mại. Ông ấy đưa ra câu trả lời chống thương mại. Tổng thống trả lời ủng hộ thương mại. Tôi nói tôi ủng hộ thương mại tự do và công bằng, và chúng ta cần làm ba việc: bảo đảm thị trường của các đối tác thương mại của chúng ta cũng cởi mở như thị trường của chúng ta; thay đổi mã thuế để hiện đại hóa các cơ sở sản xuất trong nước thay vì chuyển chúng ra nước ngoài; và ngừng cho vay lãi suất thấp và trợ cấp dạy nghề cho các công ty chuyển ra nước ngoài khi chúng ta không hỗ trợ tương tự cho các công ty cần hơn trong nước.

        Sau thương mại, chúng tôi chuyển sang thâm hụt ngân sách, rồi đến chuyện vận động nhắm vào khía cạnh tiêu cực của nhau. Bush lại đập tôi về chuyện tham gia biểu tình chống chiến tranh Việt Nam ở Anh. Tôi đáp lại: "Tôi không quan tâm đến tính cách của ông ấy. Tôi chỉ muốn thay đổi phẩm cách của vị trí tổng thống. Và chỉ tôi quan tâm vào việc chúng ta có thể trông cậy ông ấy thực hiện gì trong bốn năm tới, so với những gì bạn có thể trông cậy vào tôi hoặc ông Perot thực hiện".

        Kế đến, chúng tôi tranh luận về hàng loạt vấn đề - các thành phố, đường cao tốc, kiểm soát súng, giới hạn nhiệm kỳ, và chi phí y tế. Và lúc này xuất hiện một câu hỏi làm thay đổi cục diện cuộc tranh luận. Một phụ nữ hỏi: "Nợ quốc gia ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của quí vị như thê nào? Nếu không bị ảnh hưởng thì làm sao các vị có thể thực sự tìm ra giải pháp cho các vấn đề kinh tế của những người bình thường nếu quí vị không có kinh nghiệm về những gì đang làm họ phiền não?". Perot trả lời trước rằng món nợ khiến ông phải "ngắt quãng cuộc sống riêng tư và công việc kinh doanh để tham gia vào hoạt động ngày hôm nay". Ông nói ông muốn giảm nhẹ gánh nặng nợ nần trên vai con cháu của ông. Bush thì khổ sở tìm cách trả lời xem cuộc sống cá nhân của ông đã bị ảnh hưởng thế nào. Người hỏi tiếp tục truy ông, bà nói bà có những người bạn bị sa thải, họ không thể trả tiền nhà và tiền thuê xe. Lúc đó, thật lạ lùng, Bush bắt đầu nói gì đó về chuyện ông từng đến nhà thờ của người da đen và đọc trong bản tin về tình trạng có thai ở tuổi vị thành niên. Cuối cùng ông cũng nói rằng thật không công bằng khi nói bạn không biết gì về một vấn đề nếu bạn không gặp phải vấn đề ấy. Khi đến lượt tôi, tôi nói tôi đã làm thống đốc của một bang nhỏ được 12 năm. Tôi biết cả tên những người bị mất việc và thất bại trong kinh doanh. Năm ngoái tôi còn gặp nhiều hơn nữa khắp đất nước. Tôi đã điều hành chính quyền tiểu bang và đã thấy những hậu quả đối với con người của việc cắt giảm các dịch vụ liên bang. Sau đó tôi nói với người đặt câu hỏi rằng nợ nần là vấn đề rất lớn, nhưng lý do không chỉ là vì chúng ta không tăng trưởng: "Chúng ta đang bị kìm hãm bởi một lý thuyết kinh tế thất bại". Trong lúc này, Tổng thống Bush tự hại mình khi lo lắng nhìn xuống đồng hồ đeo tay. Cử chỉ này làm cho ông có vẻ xa cách hơn nữa. Mặc dù chúng tôi còn tiếp tục chuyển sang vấn đề khác như an sinh xã hội, hưu trí, chương trình Medicare, trách nhiệm siêu cường của nước Mỹ, giáo dục và khả năng của người Mỹ gốc Phi hay phụ nữ được bầu chọn làm tổng thống, cuộc tranh luận về cơ bản đã kết thúc sau các câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi của người phụ nữ về tác động của các khoản nợ lên cuộc sống riêng của chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Giêng, 2016, 12:58:54 pm
        Tổng thống Bush tỏ ra hiệu quả trong tuyên bố kết thúc cuộc tranh luận bằng cách yêu cầu cử tọa nghĩ xem họ muốn ai trở thành tổng thống nếu đất nước phải đối diện với một khủng khoảng trầm trọng. Perot nói rất hay về giáo dục, thâm hụt ngân sách, và về việc ông ấy phải nộp thuế hơn một tỷ đôla, "và đối với một người khởi nghiệp chỉ với số tài sản bỏ lọt trong thùng xe, như vậy quả không tệ chút nào". Tôi bắt đầu bằng cách nói rằng tôi đã cố gắng trả lời các câu hỏi "một cách cụ thể và thẳng thắn". Tôi nhân mạnh các chương trình của Arkansas trong giáo dục và nghề nghiệp và sự ủng hộ tôi có được từ 24 tướng về hưu, đô đốc và một vài doanh nhân phe Cộng hòa. Sau đó tôi nói: "Bạn phải quyết định bạn có muốn thay đổi hay không". Tôi thúc giục họ giúp tôi thay thế kiểu kinh tế "dần tuột dốc" bằng thái độ kinh tế "đầu tư để phát triển".

        Tôi rất thích buổi tranh luận thứ hai. Trong bất cứ câu hỏi nào dành cho tôi, hầu hết các cử tri đều thực sự muốn biết về những điều ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Cuộc trưng cầu sau buổi thảo luận của CBS News trên 1.145 cử tri cho thấy 53% nghĩ rằng tôi đã chiến thắng, so với 25% cho Bush và 21% cho Perot. Năm chuyên gia về tranh luận trả lời phỏng vấn của hãng tin AP nói rằng tôi thắng, dựa vào phong cách, tính cụ thể, và mức độ thoải mái thấy rõ của tôi trước hình thức tranh luận mà tôi đã quen trong suốt cuộc vận động, và trước dó từ rất lâu ở Arkansas. Tôi thích tiếp xúc trực tiếp với các công dân, và tôi tin tưởng vào những nhận định không bị gọt giũa bớt đi của họ.

        Trong lúc chúng tôi chờ cuộc tranh luận thứ ba, cuộc trưng cầu của CNN/USA Today cho thấy tôi lại dẫn đầu với 15 điểm, 47% so với 32% cho Bush và 15% cho Perot.

        Tôi và Hillary đến Ypsilanti một ngày cùng các nhân viên để chuẩn bị cho buổi tranh luận cuối cùng ở khuôn viên trường Đại học Michigan ở East Lansing. Cũng như đã làm hai kỳ tranh luận trước, Bob Barnett và Mike Synar lại tập dợt cho tôi. Tôi biết đây là lần khó nhằn nhất đối với tôi. Tổng thống Bush là người cứng cỏi và kiêu hãnh, cuối cùng sẽ chiến đấu thật dữ dằn để giữ vị trí của mình. Và tôi biết chắc, không sớm thì muộn, Perot củng quay sang công kích tôi.

        Hơn 90 triệu người theo dõi cuộc tranh luận cuối cùng vào ngày 19 tháng 10, con số khán giả lớn nhất chúng tôi từng thu hút. Một nửa thời gian chúng tôi được Jim Lehrer hỏi, nửa thời gian còn lại là của nhóm phóng viên. Đây là lần trình diễn tốt nhất của Bush. Ông ta kết án tôi là người cấp tiến chuyên "tăng thuế để chi xài", một bản sao của Jimmy Carter, và một người do dự không thể quyết định rõ ràng, về chuyện do dự, tôi đã phản pháo rất tốt: "Tôi không thể tin dược ông ta lại lên án tôi là người ba phải. Chính ông ấy từng nói "kiểu kinh tế nâng đỡ các công ty là kiểu làm kinh tế bùa phép, vậy mà bây giờ ông ấy là người thực hành tích cực nhất". Khi ông công kích nền kinh tế của Arkansas, tôi trả lời rằng Arkansas luôn luôn là một bang nghèo, nhưng năm ngoái chúng tôi đứng đầu về tạo ra công ăn việc làm mới, đứng thứ tư về tỷ lệ tăng số việc làm trong ngành sản xuất hàng loạt, thứ tư về phần trăm tăng thu nhập cá nhân, và thứ tư về giảm nghèo, là bang có gánh nặng về thuế liên bang và địa phương thấp thứ hai trong cả nước: "Sự khác biệt giữa Arkansas và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là chúng tôi đi đúng hướng, còn đất nước chúng ta đang đi sai hướng". Tôi nói thay vì xin lỗi vì đã ký duyệt kế hoạch giảm thâm hụt với việc tăng thuế nhiên liệu, tổng thống lẽ ra nên biết sai lầm của ông ấy chính là khi nói "hãy nghe cho rõ đây" về thuế ngay từ đầu. Perot tấn công cả hai chúng tôi, nói rằng ông ấy lớn lên chỉ cách Arkansas năm dãy phố và kinh nghiệm làm thống đốc của tôi trong một bang nhỏ như vậy là "không tương ứng" với các quyết định mà một tổng thống phải đưa ra, và kết án Bush đã nói với Saddam Hussein rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ không phản ứng nếu Hussein muốn tấn công bắc Kuwait. Cả hai chúng tôi đều đập lại ông ta.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Giêng, 2016, 03:57:10 am
        Phần hai buổi thảo luận là các câu hỏi của nhóm phóng viên. Nhìn chung, giông như buổi tranh luận đầu tiên, mọi việc diễn ra có phần được tổ chức trước nhiều hơn và kém hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, vẫn có những khoảnh khắc dành cho truyền hình. Helen Thomas của hãng tin UPI, phóng viên Nhà Trắng cao cấp hỏi tôi: "Nếu được làm lại, ông có đồng ý khoác bộ quân phục lên người không?". Tôi nói tôi có thể trả lời tốt hơn những câu hỏi về việc quân dịch, nhưng tôi vẫn nghĩ cuộc chiến tranh Việt Nam là một sai lầm. Sau đó tôi lưu ý rằng chúng ta đã có một số tổng thống giỏi mà không phải là cựu chiến binh như FDR, Wilson và Lincoln, người chống lại cuộc chiến tranh với Mexico. Khi tôi nói Bush từng làm báo giới chú ý trong buổi tranh luận đầu tiên khi ông ấy nói có thể chỉ định James Baker phụ trách chính sách kinh tế, nhưng tôi có thể làm báo giới chú ý bằng cách chỉ định chính tôi phụ trách chính sách kinh tế, Bush đã đáp lại: "Chính vì thê nên tôi mới lo đấy". Ba chúng tôi kết thúc buổi tranh luận bằng những tuyên bố kết thúc hiệu quả. Tôi cảm ơn mọi người đã theo dõi và lo lắng về đất nước, và nói một lần nữa rằng tôi không quan tâm đến ai một cách cá nhân. Tôi khen ngợi Ross Perot trong cuộc vận động tranh cử của ông và vì đã đưa ra vấn đề về thâm hụt. Và tôi nói về Tổng thống Bush, "Tôi coi trọng việc ông ấy đã phục vụ đất nước chúng ta, tôi đánh giá cao nỗ lực của ông ấy, và tôi chúc mọi điều tốt lành cho ông ấy. Tôi chỉ tin rằng đã đến lúc thay đổi... tôi biết chúng ta có thể làm tốt hơn".

        Thật khó mà nói ai thắng trong cuộc tranh luận thứ ba. Tôi đã làm tốt khi bảo vệ Arkansas và quá trình làm việc của tôi, và tranh luận các vấn đề, nhưng có lẽ tôi đã quá kín kẽ trong các câu trả lời. Tôi đã thấy nhiều tổng thống đổi hướng xoấnh xoạch nên không muốn đưa ra các tuyên bố mang tính khái quát để rồi tự trói tay mình sau này. Với thế lưng dựa vào tường, Tổng thống Bush đã làm rất tốt tất cả mọi thứ trừ việc tấn công thành tích của tôi ở Arkansas; việc đó chỉ có tác dụng trong mẩu quảng cáo một chiều, khi mà các cử tri không được nghe thông tin xác thực. Ông ta cũng đã khá hơn khi đặt nghi vấn xem tôi sẽ là loại tổng thống thế nào, xoáy sâu vào nhận thức rằng phe Dân chủ thường yếu ngoại giao và thích tăng thuế, và nhắc nhở mọi người rằng thời mà một thống đốc Dân chủ miền nam cuối cùng được bầu là tổng thống là thời gian mức lãi suất và lạm phát cao. Perot thì khôn ngoan và thoải mái theo cách của mình, mà tôi nghĩ sẽ làm những người ủng hộ ông an lòng và có thể thu hút được một số cử tri chưa quyết định. Ba trong các cuộc trưng cầu sau buổi tranh luận cho thấy tôi đã thắng trong cuộc tranh luận, nhưng cuộc thăm dò của CNN/USA Today, cuộc thăm dò duy nhất cho thấy Perot là người chiến thắng, nói 12% đã thay đổi thiện cảm của họ với các ứng viên sau buổi tranh luận, hơn nửa số đó quay sang thích Perot.

        Tuy nhiên, nhìn chung các cuộc tranh luận là rất tốt đối với tôi. Thêm nhiều người Mỹ nghĩ rằng tôi có khả năng để làm một tổng thống tốt, việc đưa ra quan điểm cho-và-nhận trong các vấn đề cho tôi cơ hội thúc đẩy những đề nghị tích cực của mình. Tôi ước sao chúng tôi được tranh luận thêm trong hai tuần nữa, nhưng chúng tôi đã phải bắt đầu bước vào chặng cuối, một cuộc đua khốc liệt đến càng nhiều bang càng tốt, với đầy rẫy những mẩu quảng cáo tiêu cực trên sóng truyền hình của các đối thủ của tôi, và cú bắn của tôi đập lại Bush dựa theo câu nói nổi tiếng của ông: "Hãy nghe cho rõ đây". Frank Geer và Mandy Grunwald đã lo những mẩu quảng cáo này rất tốt, và đội phản ứng nhanh của chúng tôi cũng trả lời các câu hỏi của họ rất hiệu quả, nhưng không hề giống như khi tất cả các ứng viên cùng ngồi trong một phòng. Bây giờ họ đang đuổi theo tôi, và tôi buộc phải bám chắc.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Hai, 2016, 07:40:50 am
        Ngày 21 tháng 10, cuộc vận động gặp một chuyện hài hước làm giảm căng thẳng chút ít khi Tổ chức Quí tộc Burke, cơ quan gia phả hàng đầu của Anh, cho hay cả Tổng thống Bush và tôi đều là hậu duệ của hoàng gia Anh thế kỷ 13 và là họ hàng xa với nhau, ít nhất là cách 20 nhánh gia đình. Ông tổ chung của chúng tôi là vua John. Bush là hậu duệ qua con của vua John là vua Henry III, nên ông ấy là anh em họ thứ 13 của Nữ hoàng Elizabeth. Thật là phù hợp, mối liên hệ hoàng tộc của tôi ít ấn tượng hơn và mang đầy vẻ dân chủ hơn. Dòng họ Blythe của tôi là hậu duệ của cả em gái Eleanor của vua Henry III và chồng bà, Simon de Montfort, lẫn Earl xứ Leicester, người từng đánh bại trận đức vua và buộc ông phải chấp nhận phần lớn nghị viện cho đến thời điểm đó. Năm 1265, đức vua phản bội lời hứa vinh danh nghị viện, dẫn đến trận chiến Evesham, nơi Simon tội nghiệp tử trận. Phát ngôn viên của tổ chức phả hệ Burke nói rằng thi thể của Simon "bị bằm ra nhiều mảnh, gửi đi khắp đất nước - một ngón tay đến làng này, một bàn chân đến thị trấn kia - để dân chúng thấy được kết cục của phe dân chủ". Nay thì gốc rễ của những sự khác biệt của tôi với tổng thống bắt nguồn hơn 700 năm trước đã rõ, tôi không thể trách chiến dịch tranh cử của ông ta vì đã trung thành với chiến thuật của tổ tiên họ được. Tổ chức phả hệ Burke cũng truy dấu dòng họ Blythe về đến làng Gotham, nơi mà theo truyền thuyết Anh là làng bị lời nguyền sinh ra những người điên. Tôi biết tôi hơi điên chút ít mới tranh cử tổng thống, nhưng tôi rất ghét nghĩ rằng đó là do di truyền.

        Ngày 23 tháng 10, cuộc vận động của chúng tôi được động viên hơn nữa từ khu vực công nghệ cao khi lãnh đạo của hơn 30 công ty phần mềm vi tính, kể cả phó chủ tịch điều hành Microsoft Steve Ballmer, tuyên bố ủng hộ tôi. Nhưng như vậy vẫn chưa hết. Một tuần sau buổi tranh luận cuối cùng, cuộc thăm dò của CNN/USA Today cho thấy số điểm tôi dẫn tổng thống đã hạ xuống 7 điểm, 39% so với 32, còn Perot là 20%. Đúng như tôi đã lo sợ, các quảng cáo của Perot kèm theo là các cuộc tấn công của Bush nhằm vào tôi đã chuyển cử tri của tôi vào tay Perot. Ngày 26 tháng 10, khi đi vận động ở Bắc Carolina, Al Gore và tôi cố gắng giữ vững khoảng cách dẫn trước bằng cách chỉ trích chính quyền của Bush về vụ "Iraqgate", tức là việc chính phủ Mỹ hậu thuẫn rót tiền vào Iraq qua chi nhánh ở Atlanta của một ngân hàng do chính phủ Ý làm chủ. Bề ngoài thì khoản tín dụng này là cho nông nghiệp, nhưng nó được Saddam Hussein dùng để tái xây dựng quân đội và phục hồi chương trình vũ khí sau chiến tranh Iran-Iraq. Hai tỷ đôla tín dụng đó không bao giờ được trả lại, và người đóng thuế Mỹ phải gánh. Ngân hàng ở Atlanta bị buộc tội trong vụ lừa đảo này đã thương thuyết được một kế hoạch đào thoát hoàn hảo với văn phòng công tố Mỹ, mà, thật không thể tin được, đứng đầu văn phòng này là một người được Bush chỉ định, người đã đại diện cho quyền lợi của Iraq trong vụ chuyển đổi tín dụng ngay trước khi được bổ nhiệm, mặc dù anh ta đã nói anh ta đã kháng nghị để tránh một cuộc điều tra. Thời điểm tôi và Al đề cập đến vấn đề, FBI, CIA và Bộ Tư pháp đang điều tra lẫn nhau để tìm hiểu họ đã làm và không làm những gì trong vụ này. Đúng là một đống hỗn loạn, nhưng có lẽ nó quá phức tạp nên không thể ảnh hưởng đến các cử tri vào lúc muộn màng của cuộc vận động thế này.

        Perot vẫn còn là một lá bài ẩn số. Ngày 29 tháng 10, một bản tin của Reuters viết: "Nếu Tổng thống George Bush tái đắc cử, ông ấy sẽ mang một món nợ ân nghĩa quan trọng đối với tỷ phú Texas miệng lưỡi cứng rắn, người không ưa ông ấy". Bài báo tiếp tục rằng các buổi tranh luận đã thay đổi hình ảnh của Perot, cho phép ông ấy nhân đôi sự ủng hộ, hầu hết lấy từ nhóm ủng hộ tôi, và lấy đi sự độc quyền mà tôi đã có về chủ đề "thay đổi". Cuộc thăm dò ngày hôm đó của CNN/USA Today cho thấy tôi chỉ còn dẫn trước 2 điểm, mặc dù năm cuộc thăm dò khác và cuộc thăm dò của Stan Greenberg của chúng tôi vẫn giữ mức cách biệt 7 đến 10 điểm. Bất kể con số như thế nào, cuộc đua vẫn không ổn định.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Hai, 2016, 01:35:53 am
        Vào tuần cuối cùng, tôi vận động cật lực. Tổng thống Bush cũng thế. Thứ năm, trong một cuộc tập hợp ở ngoại ô Michigan, ông ấy gọi tôi và Al Gore là "bozo", so sánh với anh hề Bozo, người có lẽ thấy sự so sánh này báng bổ hơn chúng tôi. Thứ sáu trước bầu cử, công tố viên đặc biệt điều tra vụ Iran-Contra Lawrence Walsh, một người Cộng hòa ở Oklahoma, buộc tội Bộ trưởng Quốc phòng của Tổng thống Reagan, Casper Weinberger, và 5 người khác. Lời buộc tội có đoạn viết rằng Tổng thống Bush đã đóng một vai trò quan trọng hơn trong vụ này và biết về các vụ bán vũ khí trái phép cho Iran do Nhà Trắng thời Reagan nắm quyền nhiều hơn trước đây ông ta đã thú nhận. Việc này có làm tổn thương ông ta hay không, tôi không biết; tôi quá bận bịu nên cũng không có thời gian nghĩ về chuyện ấy. Thật là khôi hài nếu so với những nỗ lực không ngừng mà chính quyền này đã bỏ ra để đào bới đống hồ sơ của tôi và những áp lực họ đã dùng, mà lúc ấy chúng tôi chưa biết, để bắt buộc công tố viên Hoa Kỳ ở Arkansas, một người được Bush chỉ định, để lôi tôi vào thất bại của quỹ Tín dụng Madison.

        Trong dịp cuối tuần cuối cùng, Bush hướng tất cả hỏa lực ông thuê được trên phương tiện thông tin đại chúng nhằm vào tôi. Và Perot, tin rằng 30% sự ủng hộ cho tôi là "lỏng lẻo" và có thể chuyển sang ủng hộ ông ta vào phút chót, cuối cùng cũng tham gia. Ông ta chi 3 triệu đôla vào mẩu quảng cáo thông tin trong 30 phút, nhằm hạ nhục Arkansas. Ông ta nói nếu tôi thắng cử, "thì tất cả chúng ta sẽ như gà cồ ăn quẩn cối xay". Chương trình liệt kê 23 lĩnh vực mà Arkansas được xếp hạng gần chót trong tất cả các bang. Rõ ràng, ông ta không còn nghĩ rằng chuyên Arkansas không có liên hệ gì ở đây. Nhóm chúng tôi cãi nhau kịch liệt về chuyện liệu có nên phản pháo hay không. Hillary muốn tấn công Perot. Tôi nghĩ ít ra chúng tôi cũng phải bảo vệ Arkansas. Chúng tôi đã đi xa tới mức này nhờ không bao giờ im lặng trước bất cứ một cáo buộc nào. Trừ tôi ra, mọi người nghĩ rằng mấy cú đánh mới nhất này là quá ít, quá trễ, và chúng tôi chỉ cần cứ theo kế hoạch dự định. Tôi đồng ý một cách miễn cưỡng. Từ đầu đến giờ, nhóm của tôi đã luôn có lý về các vấn đề quan trọng, và tôi mệt mỏi hết sức và căng thẳng đến mức không còn tin rằng đánh giá của tôi sẽ có lý hơn của họ.

        Tôi bắt đầu tuần tiếp theo bằng buổi sáng tập hợp ở trong sân bóng đầy nghẹt của một trường trung học ở Decatur, Georgia, bên ngoài Atlanta. Thống đốc Zell Miller, Thượng nghị sĩ Sam Nunn Nghị sĩ John Lewis và những người Dân chủ khác đã từng gắn bó với tôi từ đầu đều có mặt ở đó. Nhưng trung tâm chú ý là Hank Aaron, ngôi sao bóng chày đã từng phá kỷ lục của Babe Ruth năm 1974. Aaron là người hùng thực sự ở địa phương, không chỉ bởi thành tích trong bóng chày, mà còn bởi những hoạt động của ông dành cho tre em nghèo sau khi giải nghệ. Có 25.000 người tham dự buổi tập hợp ở Georgia. Ba ngày sau, tôi thắng ở Georgia chỉ với 13.000 phiếu. Từ đó trở đi, Hank Aaron thích đùa cợt tôi rằng chính ông ấy đã giao các lá phiếu cử tri ở Georgia bằng lần xuất hiện sáng thứ bảy hôm đó của mình. Dám như vậy thật lắm chứ!

        Sau Georgia, tôi đi vận động ở Davenport, Iowa, sau đó bay đến Milwaukee, nơi tôi thực hiện buổi gặp dân ở tòa thị sảnh được truyền hình cuối cùng, và xuất hiện trên truyền hình lần cuối nhằm thúc giục mọi người đi bầu, và bầu ủng hộ sự thay đổi. Đêm chủ nhật, sau chặng dừng vận động ở Cincinnati và Scranton, quê nhà của dòng họ Rodham, chúng tôi bay đi New Jersey tham dự một buổi tập hợp lớn tại Meadowlands, một sự kiện âm nhạc nổi bật với các nhạc sĩ rock, jazz và đồng quê và các ngôi sao điện ảnh đang ủng hộ tôi. Lúc đó, tôi thổi kèn và nhảy với Hillary trước 15.000 người tại trường đua Garden State Park ở Cherry Hill, New Jersey, ở đó có một con ngựa đặt tên là Bubba Clinton, biệt hiệu mà em trai tôi đặt cho tôi từ hồi nhỏ, mới thắng trong cuộc đua với tỷ lệ cá cược 17-1. Tỷ lệ thắng cuộc của tôi lúc đó thì khá hơn, nhưng trước kia còn lớn hơn nhiều. Một người đàn ông đã cá 100 bảng Anh nếu tôi thắng vào tháng 4 với một nhà cái ở London trong khi tỷ lệ là 33 ăn 1 và đã kiếm được 5000 đôla. Không thể nói trước được chuyện gì nếu ông ta đặt cược vào đầu tháng 2 khi tôi đang bị tơi tả ở New Hampshire.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2016, 06:35:23 pm
        Hillary và tôi thức dậy sáng thứ hai ở Philadelphia, nơi sinh của nền dân chủ của chúng ta, và là chặng đầu tiên của cuộc vận động liên tục suốt ngày đêm, qua tám bang và 4.000 dặm. Trong khi Al và Tipper Gore vận động ở các bang khác thì ba chiếc Boeing 727, trang trí ba màu đỏ, trắng và xanh dương đưa Hillary, tôi, nhân viên và đoàn báo chí đi một chuyến 29 tiếng đồng hồ. Tại nhà hàng Mayfair ở Philadelphia, chặng dừng đầu tiên, khi một người đàn ông hỏi tôi nếu được bầu làm tổng thống thì tôi sẽ làm gì đầu tiên, tôi trả lời: "Tôi sẽ cảm ơn Chúa". Rồi chúng tôi đi Cleveland. Bằng giọng đã bị khàn thêm lần nữa, tôi nói: "Teddy Roosevelt đã từng nói với tôi rằng chúng ta nên nói khẽ thôi nhưng phải mang theo cây gậy lớn. Ngày mai, tôi muốn nói khẽ và có được Ohio". Tại buổi tập hợp ở sân bay ngoài Detroit, xung quanh có một số quan chức đựợc bầu và các lãnh đạo nghiệp đoàn ở Michigan, những người đó từng làm việc cật lực cho tôi, tôi đã rên rỉ: "Nếu ngày mai qui vị giúp tôi lấy lại được giọng nói, tôi sẽ lên tiếng cho quí vị trong bốn năm". Sau chặng dừng ở St. Louis và Paducah, Kentucky, chúng tôi bay đi Texas để thăm hai nơi. Đầu tiên là ở McAllen, sâu trong địa phận nam Texas gần biên giới Mexico, nơi tôi từng bị kẹt cùng Sargent Shriver 20 năm trước. Quá nửa đêm, chúng tôi mới tới Fort Worth, nơi đám đông vẫn thức chờ ngôi sao nhạc rock đồng quê nổi tiếng Jerry Jeff Walker. Khi tôi quay lại máy bay, tôi nhận ra các nhân viên của mình đã mua 400 đôla kem xoài ở khách sạn Menger ở San Antonio, đốì diện với pháo đài Alamo. Họ đã nghe tôi nói quá nhiều lần rằng tôi mê món kem đó đến thế nào, món này tôi phát hiện ra khi đang đi vận động tranh cử cho McGovern hồi năm 1972. Số kem đó đủ để chiêu đãi ba máy bay chở đầy các lữ hành đang mệt mỏi suốt đêm.

        Trong khi đó, ở tổng hành dinh ở Little Rock, James Carville đã tập hợp hơn 100 người của chúng tôi lại trong buổi họp mặt cuối cùng. Sau khi được George Stephanopoulos giới thiệu, James đã có một bài diễn văn đầy tình cảm, nói rằng tình yêu và công việc là hai món quà quí giá nhất mà một người có thể trao, và cảm ơn tất cả mọi người, hầu hết đều còn rất trẻ, vì những món quà này.

        Chúng tôi bay từ Texas đến Albuquerque, New Mexico tham dự buổi tập hợp sáng rất sớm với bạn cũ của tôi là Thống đốc Bruce King. Sau đó, khoảng 4 giờ sáng, tôi nghiến ngấu bữa sáng thức ăn Mexico, rồi đi thẳng đến Denver, chặng dừng cuối cùng. Chúng tôi được chào đón bởi một đám đông lớn, nhiệt tình đến từ sáng sớm. Sau khi Thị trưởng Wellington Webb, Thượng nghị sĩ Tim Wirth và cộng sự của tôi trong chương trình cải cách giáo dục - Thống đốc Roy Roemer - khai mào làm cho đám đông hưng phấn, đến lượt Hillary phát biểu và tôi cố tống bài diễn văn vận động tranh cử cuối cùng của mình với những lời tri ân và hy vọng qua cái cổ họng đang sưng tấy. Sau đó là về quê nhà Little Rock.

        Ở sân bay, Hillary và tôi được Chelsea, các thành viên khác trong gia đình, bạn bè và các nhân viên ở tổng hành dinh đón. Tôi cảm ơn họ vì tất cả những gì họ đã làm, sau đó ra về cùng các thành viên gia đình để đến nơi công bố kết quả trưng cầu, Trung tâm Cộng đồng Dunbar, nằm ở khu vực hầu như chỉ có người Mỹ gốc Phi cách dinh thống đốc khoảng chưa đầy một dặm. Chúng tôi nói chuyện với những người có mặt ở trung tâm và đăng ký tên với các viên chức bầu cử ở đó. Lúc bấy giờ, như hồi còn sáu tuổi đã từng cùng làm với tôí, Chelsea bước vào quầy bỏ phiếu cùng tôi. Sau khi tôi đóng màn lại, Chelsea kéo tấm thẻ có tên tôi xuống và ôm tôi thật chặt. Sau 13 tháng nỗ lực đến oằn lưng, tất cả những gì còn lại để chúng tôi làm chỉ có thế. Khi Hillary bỏ phiếu xong, ba chúng tôi ôm nhau, đi ra ngoài, trả lời một vài câu hỏi của báo chí, bắt tay vài người và về nhà.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Hai, 2016, 04:32:02 am
        Đối với tôi, những ngày bầu cử luôn luôn ẩn chứa trong mình điều bí ẩn lớn lao của nền dân chủ. Bất kể những người tham gia thăm dò ý kiến hay các học giả uyên bác có nỗ lực đến mấy để làm sáng tỏ điều bí ẩn này thì nó vẫn là điều bí ẩn. Đó là ngày mà một công dân bình thường có quyền lực ngang với tỷ phú hay tổng thống. Một số người sử dụng quyền lực đó, một số người thì không. Những người sử dụng quyền lực đã chọn các ứng viên vì đủ loại lý do, một số dựa vào lý trí, một số theo bản năng, số khác rất quả quyết, người khác nữa lại vừa làm vừa hồ nghi. Cách nào đi nữa, họ vẫn thường chọn người lãnh đạo đúng nhất cho thời điểm đó; vì thế nước Mỹ vẫn đứng vững và tiến lên sau hơn 228 năm.

        Tôi đã tham gia cuộc đua chủ yếu là vì tôi nghĩ rằng tôi đúng là người dành cho những thời điểm như thế này, thời điểm của những thay đổi sâu sắc trong cách người Mỹ sống, làm việc, nuôi dạy con và liên quan đến phần còn lại của thế giới. Tôi đã làm việc trong nhiều năm mới hiểu được các quyết định của các lãnh đạo chính trị ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ra sao. Tôi tin rằng tôi đã hiểu cần phải làm gì và làm như thế nào. Nhưng tôi cũng biết rằng tôi đang yêu cầu người dân Mỹ đánh một canh bạc lớn. Trước hết, họ chưa quen với một Tổng thống Dân chủ. Kế tiếp là những băn khoăn về tôi: tôi còn trẻ; là thống đốc của một bang mà hầu hết người Mỹ đều biết rất ít; đã từng chống chiến tranh Việt Nam và tránh tham gia quân đội; có những quan điểm cấp tiến về chủng tộc và quyền phụ nữ và đồng giới; thường có vẻ khôn khéo khi nói về việc đạt được những mục tiêu hoài bão mà, ít nhất là bề ngoài, có vẻ loại trừ lẫn nhau; và sống một cuộc sống chưa hoàn hảo. Tôi đã làm việc đến kiệt lực để thuyết phục người Mỹ rằng tôi là một rủi ro rất đáng chấp nhận, nhưng kết quả các cuộc trưng cầu thay đổi xoành xoạch và sự trỗi dậy của Perot cho thấy rất nhiều người trong số họ muốn tin tôi nhưng vẫn nghi ngờ trong lòng. Trong khi diễn thuyết, Al Gore hỏi các cử tri theo họ các tít báo mà họ muốn đọc sau ngày bầu cử là gì: "Bốn năm nữa" hay "Thay đổi sắp bắt đầu". Tôi nghĩ tôi biết câu trả lời của họ, nhưng vào ngày dài của tháng 11 đó, cũng như những người khác, tôi cũng phải chờ mới biết.

        Khi chúng tôi về nhà, cả ba chúng tôi cùng xem một bộ phim cũ của John Wayne cho đến khi buồn ngủ gục trong vài giờ. Buổi chiều, tôi chạy bộ với Chelsea xuống trung tâm và dừng lại ở cửa hàng McDonald uống ly nước, như trước đây tôi đã làm không biết bao nhiêu lần. Sau khi quay về dinh thống đốc, tôi không phải chờ lâu hơn. Kết quả bắt đầu có từ sớm, khoảng 6:30 chiều. Tôi vẫn đang mặc bộ quần áo chạy bộ khi được tuyên bố là người thắng cuộc ở một số bang của miền Đông. Khoảng hơn ba tiếng sau, hệ thống dự đoán tôi thắng chung cuộc, khi được 90.000 lá phiếu trong số 5 triệu phiếu dược bỏ ở Ohio, một chiến thắng với khoảng cách chưa tới 2%. Như vậy có vẻ phù hợp vì Ohio là một trong các bang đem lại cho tôi được vị trí ứng viên đề cử trong đợt bầu cử sơ bộ ngày 2 tháng 6, và là bang đã có số lá phiếu chính thức đưa tôi lên hàng đầu tại đại hội của chúng tôi ở New York. Số người đi bầu rất lớn, lớn nhất kể từ đầu những năm 1960 với hơn 100 triệu cử tri đi bầu.

        Khi tât cả 104.600.366 phiếu được đếm, mức chênh lệch cuối cùng là 5,5%. Tôi được 43% phiếu bầu, so với 37,4% cho Tổng thống Bush và 19% cho Ross Perot, số phiếu tôt nhất dành cho ứng cử viên thứ ba kể từ khi Teddy Roosevelt thu được 27% với đảng Bull Moose của ông ấy năm 1912. Thế hệ baby-boom (bùng nổ dân số) chúng tôi tham gia đi bầu nhiều nhất trong số những người trên 65 và dưới 30. Rõ ràng thế hệ chúng tôi nghi ngờ nhiều hơn rằng liệu chúng tôi đã sẵn sàng dẫn dắt đất nước hay chưa. Cuộc tấn công muộn của liên minh Bush-Perot vào Arkansas đã tước mất hai hoặc ba điểm trong cách biệt nhỏ nhoi của chúng tôi chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử. Nó đã gây hậu quả, nhưng chưa trầm trọng quá mức.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Hai, 2016, 08:11:18 am
        Cách biệt trong phiếu đại cử tri thì lớn hơn nhiều. Tổng thống Bush thắng 18 bang với 168 phiếu đại cử tri. Tôi nhận được 370 phiếu từ 32 bang và quận Columbia, kể cả tất cả các bang có sông Mississippi từ bắc xuống nam, trừ Mississippi, và tất cả các bang New England và trung Đại Tây Dương. Tôi cũng thắng ở một số nơi tưởng chừng như khó thắng như Georgia, Montana, Nevada và Colorado. 11 bang được quyết định bởi 3% cách biệt hoặc ít hơn: Arizona, Florida, Virginia và Bắc Carolina ủng hộ tổng thống; bên cạnh Ohio, các bang Georgia, Montana, Nevada, New Hampshire, Rhodes Island, và New Jersey bỏ phiếu cho tôi rất sít sao. Tôi nhận được 53% số phiếu ở Arkansas, số phiếu cao nhất trong tổng số của tôi, và thắng ở 12 bang khác với cách biệt 10% hoặc hơn, kể cả một số bang lớn như California, Illinois, Massachusetts và New York. Trong khi Perot cản trở tôi có được đa số phiếu phổ thông thì sự hiện diện của ông ấy trong cuộc bỏ phiếu hầu như đã chắc chắn thêm vào cho thắng lợi của tôi ở số phiếu đại cử tri.

        Điều gì đã khiến người Mỹ bỏ phiếu chọn tổng thống đầu tiên của họ thuộc thế hệ baby-boom, người trẻ thứ ba trong lịch sử, chỉ là một thống đốc hai lần của một bang nhỏ đang bị nhiều thứ đè nặng hơn cả con tàu chở hàng? Cuộc thăm dò các cử tri vừa bỏ phiếu xong cho thấy kinh tế là vấn đề lớn nhất của họ lúc này. Tiếp theo là thâm hụt ngân sách và y tế, sau rốt mới đến vấn đề đời tư, nhân cách. Rốt cuộc, tôi đã thắng trong việc định ra mục đích chính của cuộc bầu cử. Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống, điều đó còn quan trọng hơn chuyện cử tri có đồng ý với các ứng viên hay không về những vân đề cụ thể. Nhưng chỉ kinh tế không cũng chưa đủ quyết định. Tôi cũng được giúp đỡ bởi James Carville và nhóm vận động tranh cử xuất chúng, những người giữ cho tôi và tất cả mọi người tập trung vào thông điệp qua những thăng trầm; bởi cách thăm dò dân ý sáng suốt của Stan Greenberg và cách sử dụng thông tin đại chúng hiệu quả; bởi những người có năng lực đã dẫn dắt cuộc vận động từ cấp thấp nhất; bởi một đảng Dân chủ thống nhất nhờ tài năng của Ron Brown và ước muốn thắng lợi sau 12 năm mờ nhạt trên chính trường; bởi sự ủng hộ mạnh mẽ khác thường của các sắc dân thiểu số và phụ nữ, những người cũng đã bầu ra một nghị viện có 6 nữ nghị sĩ và 47 thành viên nữ vào hạ viện từ con số lúc trước là 28; bởi sự chia rẽ ban đầu và tự tin quá mức của phe Cộng hòa; bởi những bài báo tích cực một cách đáng ngạc nhiên trong kỳ tổng bầu cử, một sự đối lập tuyệt đối với những trận đòn mà tôi phải chịu đựng trong vòng bầu cử sơ bộ; bởi sự thể hiện tuyệt vời của Al và Tipper Gore trong kỳ vận động tranh cử, và bởi sự chuyển giao thế hệ mà tất cả chúng tôi là đại diện; và bởi triết lý và ý tưởng Dân chủ Mới mà tôi đã nhen nhóm từ khi còn ở Arkansas và với Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ. Cuối cùng, tôi thắng được là vì Hillary và các bạn của tôi đã ở bên tôi lúc nước sôi lửa bỏng, và bởi vì tôi không đầu hàng khi bị đánh tơi tả.

        Bắt đầu tối ngày bầu cử, Tổng thống Bush gọi điện chúc mừng tôi. Ông ấy rất lịch thiệp và hứa sẽ tiến hành công việc bàn giao trơn tru, Dan Quayle cũng thế. Sau khi xem lại lần cuối bài phát biểu chiến thắng của mình, tôi và Hillary cầu nguyện cảm ơn Chúa vì đã đáp lại những lời thỉnh cầu của chúng tôi và cầu xin Người chỉ dẫn cho công việc phía trước. Sau đó chúng tôi đón Chelsea và lái xe đến Tòa nhà tiểu bang cũ để dự lễ ăn mừng chính thức.

        Tòa nhà tiểu bang cũ (Old State House) là tòa nhà tôi yêu thích ở Arkansas, nơi đây đầy dấu ấn lịch sử của tiểu bang và của riêng tôi. Đây là nơi tôi đã nhận được những lời chúc mừng khi tôi tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Tư pháp 16 năm trước, và nơi tôi đã tuyên bố ra tranh cử tổng thống 13 tháng trước. Chúng tôi bước lên sân khâu để chào Al và Tipper Gore, và hàng ngàn người đứng kín các dãy phố trung tâm. Tôi nghẹn ngào khi nhìn vào khuôn mặt của những người này, tất cả đều tràn ngập hạnh phúc và hy vọng. Và trong lòng tôi tràn ngập lòng biết ơn. Tôi hạnh phúc khi nhìn thấy những giọt nước mắt vui mừng của mẹ, và tôi hy vọng rằng cha tôi đang tự hào nhìn tôi từ trên trời cao.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Hai, 2016, 06:49:19 am
        Khi tôi bắt đầu cuộc phiêu lưu này, tôi không bao giờ có thể lường trước nó khó khăn đến thế, hay tuyệt vời đến thế. Những người trong đám đông hôm đó và hàng triệu người khác đã làm xong phần việc của mình. Bây giờ tôi phải chứng minh là họ đã đúng. Tôi bắt đầu bài phát biểu: "Vào ngày này, với lòng mong mỏi và trái tim dũng cảm, bằng số lượng lớn, người Mỹ đã bỏ phiếu để bắt đầu một chặng đường mới". Tôi mời những người đã bỏ phiếu cho Tổng thống Bush và Ross Perot tham gia cùng tôi để tạo ra "Tái- Hợp chủng quốc Hoa Kỳ", và sau đó kết thúc như sau:

        Chiến thắng này còn hơn cả chiến thắng của một đảng; đó là chiến thắng dành cho những ai làm việc chăm chỉ và sống theo ngay thẳng, một chiến thắng cho những ai cảm thấy bị ra rìa và bỏ rơi đang mong muốn vươn lên... Tối nay tôi lãnh trách nhiệm mà quí vị đã trao cho tôi là làm người dẫn đầu đất nước, đất nước vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Tôi lãnh trách nhiệm này bằng tất cả trái tim và tinh thần vui sướng. Nhưng tôi cũng yêu cầu quí vị hãy là người Mỹ một lần nữa, yêu cầu quí vị hãy quan tâm đến việc không chỉ được nhận mà còn cho đi, không chỉ đổ vấy mà còn nhận lấy trách nhiệm, chăm sóc không chỉ bản thân mình mà còn cả người khác... Cùng nhau, chúng ta có thể biến đất nước mà chúng ta yêu mến trở thành mọi thứ mà đất nước ấy sinh ra để trở thành.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2016, 03:49:00 am
       
        29


        Vào ngày sau hôm bầu cử, tràn ngập với những thiệp và điện thoại chúc mừng, tôi bắt tay vào quá trình bàn giao. Đúng như vậy đấy! Chẳng có thời gian để ăn mừng, và chúng, tôi cũng không dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi - có lẽ đó là một sai lầm. Chỉ trong 11 tuần, gia đình tôi phải chuyển đổi từ cuộc sống ở Arkansas vào Nhà Trắng. Rất nhiều việc: chọn nội các và các quan chức cấp dưới nội các quan trọng, và chọn nhân viên Nhà Trắng; làm việc với nhân viên của Bush để bàn cơ chế chuyển đổi; bắt đầu dự họp báo cáo tình hình về an ninh quốc gia và nói chuyện với các lãnh đạo quốc tế; tiếp cận với các lãnh đạo quốc hội; hoàn tất kế hoạch kinh tế để trình ra quốc hội; lên kế hoạch thực hiện các cam kết khi tranh cử; giải quyết số lượng lớn lời hẹn gặp và mong muốn của nhiều nhân viên chiến dịch vận động muốn biết xem liệu họ có được chọn làm nhân viên của chính quyền mới hay không; và đáp ứng trước các sự kiện đang diễn ra. Trong vài ngày tới sẽ có nhiều chuyện xảy ra, đặc biệt là ở nước ngoài: ở Iraq, nơi Saddam Hussein đang tìm kiếm nới lỏng cấm vận của Liên hiệp quốc; ở Somalia, nơi Tổng thống Bush đã đưa quân Mỹ vào thực hiện nhiệm vụ nhân đạo nhằm ngăn chặn nạn đói; và ở Nga, nơi nền kinh tế đang lụn bại, và Tổng thống Yeltsin đang đối mặt với sự chống đôi ngày càng tăng từ các nhóm dân tộc cực đoan và Cộng sản trung kiên, còn việc rút quân Nga khỏi các quôc gia Baltic đã bị trì hoãn. Danh sách "những việc cần làm" ngày càng dài ra.

        Nhiều tuần trước đó, chúng tôi đã âm thầm thiết lập một nhóm chuẩn bị bàn giao ở Little Rock, nằm dưới một ủy ban trong đó có Vernon Jordan, Warren Christopher, Mickey Kantor, cựu thị trưởng San Antonio Henry Cisneros, Doris Matsui và cựu thống đốc Vermont Madeleine Kunin. Giám đốc nhân sự là Gerald Stem, là phó chủ tịch điều hành công ty Occidental Petroleum đang nghỉ phép. Tất nhiên là chúng tôi không muốn người ta nghĩ rằng chúng tôi đã coi như mình thắng cử, nên việc hoạt động của nhóm này được giữ cho kín đáo, điện thoại không công bố và trên cửa không có bảng biển gì cả, văn phòng đặt ở tầng 13 của tòa nhà Ngân hàng Worthen.

        Khi George Stephanopoulos đến dinh thống đốc hôm thứ tư, Hillary và tôi đề nghị anh ấy tiếp tục làm giám đốc thông tin ở Nhà Trắng. Tôi ước gì cũng có James Carville ở Nhà Trắng, để giúp vạch ra chiến lược và giúp chúng tôi đi đúng hướng, nhưng anh ấy nói mình không hợp với chính quyền, hai hôm trước còn nói với báo giới: "Tôi sẽ không sống ở nước nào mà chính quyền ở đó tuyển tôi làm việc".

        Chiều thứ tư, tôi gặp ban bàn giao và nhận tài liệu báo cáo cuộc họp. 2 giờ 30 chiều, tôi họp báo ngắn ở sân sau dinh thống đốc. Vì Tổng thống Bush lại lâm vào một tình trạng căng thẳng ở Iraq, tôi nhấn mạnh rằng nước Mỹ "chỉ có một tổng thống trong một thời điểm mà thôi", và rằng "chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay vẫn hoàn toàn nằm trong tay ông ấy".

        Ngày thứ hai làm tổng thống tân cử, tôi nói chuyên với một vài lãnh đạo nước ngoài, và đến văn phòng để giải quyết vài việc của tiểu bang cũng như cám ơn nhân viên của dinh thống đốc vì đã làm việc tốt khi tôi đi vắng. Tối đó chúng tôi đãi tiệc nhân viên của chiến dịch vận động. Tôi vẫn còn mất giọng nên hầu như chỉ có thể lào khào "cám ơn" được mà thôi. Tôi dành phần lớn thời gian bắt tay và đi lòng vòng với tấm bảng gắn trên người "Xin lỗi, tôi không nói được", và "Các bạn đã làm rất tốt".

        Thứ sáu, tôi chỉ định Vernon Jordan làm chủ tịch và Warren Christopher làm giám đốc ủy ban bàn giao của tôi. Việc bổ nhiệm này được chào đón ở cả Washington lẫn Little Rock, nơi cả hai người đều được nhân viên chiến dịch kính trọng. Nhiều nhân viên đã bắt đầu cho thấy các dấu hiệu kiệt sức và bứt rứt, một việc hoàn toàn có thể hiểu và thấy trước được, và lo lắng về tương lai của chúng tôi khi hào quang của chiến thắng bắt đầu tan dần.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2016, 10:30:23 am
        Vào tuần thứ hai của việc bàn giao, tốc độ bắt đầu tăng dần. Tôi nói chuyện về hòa bình Trung Đông với Thủ tướng Israel Yitzak Rabin, Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, và Quốc vương Ảrập Xêút Fahd. Vernon và Chris chỉ định các vị trí cao cấp trong ủy ban bàn giao, bao gồm Alexis Herman, phó chủ tịch đảng Dân chủ, và Mark Gearan, người quản lý chiến dịch của Al Gore, vào các chức phó giám đốc; chủ tịch DLC AI From làm phụ trách chính sách đối nội; Sandy Berger cùng phụ tá chiến dịch của tôi là Nancy Soderberg làm phụ trách đối ngoại; và Gene Sperling và bạn cùng học thời học bổng Rhodes Bob Reich, lúc đó là giáo sư ở Harvard và là tác giả của nhiều cuốn sách gây chú ý về kinh tế toàn cầu, làm phụ trách chính sách kinh tế. Việc lựa chọn ứng viên vào các vị trí quan trọng ban đầu được giao cho Tom Donilon, một luật sư sắc bén ở Washington và là nhà hoạt động Dân chủ lâu năm. Công việc của Donilon là quan trọng; một trong những thói thường của cuộc sống chính trị Washington là tìm cách đánh bại các bổ nhiệm nhân sự của tổng thống dựa vào các nhập nhèm tài chính hoặc đời tư của các ứng viên này. Những nhà tuyển chọn của chúng tôi cần phải đảm bảo sao cho những người được chọn có thể sống sót qua được sự soi mói đó.

        Vài ngày sau, cựu thống đốc Nam Carolina Dick Riley tham gia đội bàn giao để phụ trách bổ nhiệm các vị trí dưới nội các. Công việc này thật nặng nề. Một lần, ông ấy nhận được hơn 3.000 hồ sơ, vài trăm cú điện thoại, chỉ trong một ngày. Nhiều cú điện thoại này là từ các thành viên quốc hội và các thống đốc, tất cả đều muốn ông ấy đích thân gọi lại. Rất nhiều người từng đóng góp vào chiến thắng của chúng tôi muốn ra phục vụ trong chính quyền đến mức tôi lo là sẽ có những người tài năng và xứng đáng bị để sót, và đúng là vài người bị như vậy.
Tuần thứ ba của cuộc bàn giao tập trung vào Washington. Tôi mời Chủ tịch Hạ viện Tom Foley, lãnh đạo thiểu số hạ viện Dick Gephardt, và lãnh đạo đa số thượng viện George Mitchell đến Little Rock ăn tối và họp vào buổi sáng. Đối với tôi, việc bắt đầu một cách trơn tru với các lãnh đạo Dân chủ là rất quan trọng. Tôi biết tôi phải có họ ủng hộ mới thành công dược, và họ biết nhân dân Mỹ sẽ coi tất cả chúng tôi là người chịu trách nhiệm phá vỡ thế bế tắc về đảng phái ở Washington. Như thế sẽ cần phải có một sự thoả hiệp nào đó từ phía tôi và phía họ, nhưng sau khi gặp gỡ họ tôi tin rằng chúng tôi có thể hợp tác cùng nhau.

        Thứ tư, tôi đến Washington trong hai ngày để gặp Tổng thống Bush, các thành viên đảng Dân chủ khác trong quốc hội và các lãnh đạo phe Cộng hòa trong quốc hội. Cuộc gặp với tổng thống, dự kiến trong vòng một giờ, đã diễn ra lâu gấp đôi và rất lịch sự cũng như hữu ích. Chúng tôi nói về nhiều chủ đề, và tôi thấy các tổng kết của tổng thống về các thách thức đối ngoại của chúng tôi thật thấu đáo.

        Từ Nhà Trắng, tôi lái xe hai dặm lên phía bắc Washington, tới một khu vực nghèo nàn, thất nghiệp, ma túy và tội phạm. Ở đại lộ Georgia, tôi xuống xe và đi bộ một dãy phố, bắt tay và nói chuyện với mấy người bán hàng và các công dân khác về các vấn đề của họ và tôi có thể làm gì để giúp họ. Trong năm ngoái, tám người đã bị giết trong vòng một dặm nơi tôi đến. Tôi mua thức ăn từ một quán bán đồ Tàu đem về, nơi nhân viên bán hàng phải làm việc sau một tấm kính chống đạn. Các bậc phụ huynh bảo họ sợ vì quá nhiều bạn bè của con cái họ mang súng đến trường. Những người sống trong nội đô Washington thường bị quốc hội và Nhà Trắng quên lãng, dù chính quyền liên bang vẫn có quyền kiểm soát khá nhiều công việc của thành phố. Tôi muốn người dân thành phố biết rằng tôi quan tâm đến các vấn đề của họ và muốn trở thành một hàng xóm tốt.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2016, 05:33:39 am
        Ngày thứ năm, tôi chạy bộ buổi sáng, từ trong cổng khách sạn Hay-Adams ra, ngay đối diện Nhà Trắng qua Quảng trường Lafayette, chạy xuống một con phố đầy những người vô gia cư đến ngủ đêm, chạy sang Đài tưởng niệm Washington và Lincoln, rồi quay lại quán McDonald gần khách sạn. Tôi gọi một ly cà phê và gặp một ông 59 tuổi, ông ta kể rằng ông đã mất việc và mọi thứ dành dụm được trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Tôi vừa đi bộ về khách sạn vừa nghĩ về người đàn ông đó và làm thế nào để tôi có thể giữ mình luôn gần gũi với các vấn đề của những người dân như ông ấy từ bên trong bức tường rào bao quanh mọi tổng thống.
Sau đó, sau khi ăn sáng với 14 lãnh đạo phe Dân chủ trong quốc hội, tôi thăm riêng lãnh đạo thiểu số thượng viện, Bob Dole. Tôi vẫn luôn kính trọng Dole, vì ông ấy đã dũng cảm hồi phục khỏi các vết thương từ thời Thế chiến hai và vì ông từng hợp tác với phe Dân chủ trong các vấn đề như tem thực phẩm và quyền của người khuyết tật. Mặt khác, ông ấy là người theo đảng phái, và ngay đêm bầu cử đã lập tức nói rằng vì tôi "thậm chí không có được chiến thắng bằng đa số phiếu bầu... rõ ràng quyền lực chưa rõ ràng". Do đó, Dole nói, trách nhiệm của ông ấy là "xốc lại đảng (Cộng hòa), tiếp cận và cố thu hút những người ủng hộ Perot và các ứng viên độc lập để đưa ra một nghị trình riêng của chúng ta". Dole và tôi nói chuyện vui vẻ, nhưng sau đó tôi cảm thấy không chắc chắn về mối quan hệ của chúng tôi, hoặc nghị trình của ông ấy, sẽ như thế nào. Dù gì đi nữa thì Dole cũng từng muốn trở thành tổng thống mà.

        Tôi còn gặp gỡ rất lịch thiệp với lãnh đạo thiểu số hạ viện, Bob Michel, một người bảo thủ kiểu cũ quê ở Illinois, nhưng tôi tiếc rằng thành viên ban lãnh đạo Cộng hòa là Newt Gingrich bang Georgia lại đang đi nghỉ phép. Gingrich chính là lãnh đạo chính trị và tri thức của những người bảo thủ phe Cộng hòa trong hạ viện, và ông ấy tin rằng nếu kết hợp được những người bảo thủ về văn hóa và tôn giáo với những người chống một chính quyền lớn và chống thuế thì có thể tạo ra một đa số vĩnh viễn Cộng hòa trong quốc hội. Ông ấy từng "chiên" Tổng thống Bush vì đã ký kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách của phe Dân chủ vào năm 1990 vì kế hoạch này bao gồm việc tăng thuế xăng. Tôi chỉ còn biết tưởng tượng ra xem ông ấy sẽ làm gì tôi.

        Quay lại khách sạn, tôi gặp tướng Colin Powell, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân. Lên được đến các chức vụ cao nhất với sự ủng hộ của các tổng thống Reagan và Bush, Powell sẽ tiếp tục ở vị trí này trong 9 tháng tiếp theo dưới quyền một vị Tổng tư lệnh rất khác biệt. Ông ấy phản đối đề nghị của tôi cho phép người đồng tính phục vụ trong quân đội, dù trong Chiến tranh vùng Vịnh, mà ông ấy trở thành người hùng, Lầu năm góc đã cho phép một cách có chủ ý hàng trăm người đồng tính phục vụ tại ngũ, và chỉ thải hồi họ sau khi cuộc chiến chấm dứt, khi không cần đến họ nữa. Dù có khác biệt chính kiến, tướng Powell tỏ rõ rằng ông ấy sẽ phục vụ tôi tốt nhất có thể, kể cả việc tư vấn thành thực cho tôi, vốn là điều mà tôi muốn.

        Hillary và tôi chấm dứt lần đi Washington bằng một tiệc tối do Pamela Harriman tổ chức. Tối hôm trước, Vernon và Ann Jordan cũng đã mời một số người đến ăn tối với chúng tôi. Những bữa tiệc này, cùng với một tiệc sau nữa do Katharine Graham tổ chức, là để giới thiệu Hillary và tôi với những nhân vật quan trọng trong giới kinh doanh, báo chí và chính trị ở Washington. Đối với phần lớn bọn họ, cho tới lúc đó chúng tôi vẫn là người lạ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2016, 06:15:02 am
        Sau khi đón lễ Tạ ơn lần cuối cùng gia đình trong dinh thống đốc, bao gồm chuyến thăm hàng năm tới một tổ ấm mà bạn chúng tôi điều hành dành cho những phụ nữ và trẻ em nạn nhân của bạo hành trong gia đình, Hillary và tôi bay cùng với Chelsea và bạn con bé, Elizabeth Flammang, qua Nam California để nghỉ ngơi với bạn chúng tôi là gia đình Thomason và đến chào xã giao Tổng thống Reagan. Reagan đã mở một cửa hiệu trong một tòa nhà rất đẹp ở nơi trước đây hãng Twentieth Century Fox từng dùng để sản xuất phim. Tôi thích chuyến đi này. Reagan là người có duyên kể chuyện, và sau tám năm trong Nhà Trắng, ông ấy có nhiều chuyên hay để kể mà tôi muốn nghe. Cuối buổi gặp, ông ấy tặng tôi một hũ kẹo hình hạt đậu (jelly bean) mang tên ông ấy, đủ các màu đỏ, trắng và xanh dương. Tôi giữ hũ kẹo này trong văn phòng của tôi trong tám năm.

        Tháng 12, tôi bắt đầu công việc mà dân chúng mướn tổng thống làm: ra quyết định. Vì tôi hứa là tập trung "mọi tinh lực" vào nền kinh tế, tôi bắt đầu với lĩnh vực này. Ngày 3 tháng 12, tôi gặp riêng với Alan Greenspan, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Ông chủ tịch này có ảnh hưởng khổng lồ đối với nền kinh tế, chủ yếu là nhờ việc Fed đặt ra lãi suất ngắn hạn, vôn ảnh hưởng trực tiếp đến lãi dài hạn cho doanh nghiệp và nợ ngân hàng của khách hàng, trong đó có cả những người mua nhà trả góp. Vì Greenspan là người rành rẽ tất cả các mặt của nền kinh tế và là một tay chơi quyền lực dày dạn ở Washington, những lời tuyên bố và xuất hiện trước quốc hội của ông ấy rất nặng ký. Tôi biết Greenspan là một người Cộng hòa bảo thủ, và có lẽ thất vọng khi tôi thắng cử, nhưng tôi nghĩ chúng tôi có thể làm việc với nhau được vì ba lý do: tôi tin vào sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang; giống như Greenspan, tôi cho rằng điều tối quan trọng là phải cắt giảm thâm hụt; và ông ấy cũng từng là một người chơi kèn saxo, và cũng như tôi, đã bỏ chơi kèn vì quyết đinh kiếm sống bằng nghề khác hay hơn.

        Một tuần sau, tôi .bắt đầu tuyên bố nội các với các chức vụ kinh tế, mở màn bằng cách bổ nhiệm Lloyd Bentsen, Chủ tịch ủy ban Tài chính Thượng viện, làm Bộ trưởng Ngân khố. Bentsen là một người Dân chủ ủng hộ doanh nghiệp nhưng vẫn biết lo cho dân thường. Dong dỏng cao và với dáng vẻ quý tộc, ông ấy xuất thân từ một gia đình giàu có ở nam Texas, và sau khi làm phi công máy bay ném bom trong Thế chiến hai ở mặt trận Ý, ông được bầu vào hạ viện Mỹ. Sau ba nhiệm kỳ, ông rời Hạ viện chuyển sang kinh doanh, và vào năm 1970, được bầu vào thượng viện, đánh bại Dân biểu George H. W. Bush. Tôi thích Bentsen và cho rằng ông ấy là hoàn hảo cho vị trí Bộ trưởng Ngân khố: ông ấy được Phố Wall kính trọng, rất hiệu quả trong hoạt động với quốc hội, và tin tưởng vào các mục tiêu của tôi là phục hồi tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Thứ trưởng của Bentsen là Roger Altman, phó chủ tịch công ty đầu tư Blackstone Group, một đảng viên Dân chủ suốt đời và phù thủy tài chính và sẽ tăng cường mối quan hệ của chúng tôi với Phố Wall. Một người nữa được bổ nhiệm vào Bộ Ngân khố là Larry Summers, trở thành thứ trưởng phụ trách quan hệ quốc tế. Summers là giáo sư Harvard trẻ nhất, mới 28 tuổi. Anh ấy còn sáng láng hơn mức độ mà danh tiếng của anh ấy làm tôi tưởng.

        Tôi chọn Leon Panetta, dân biểu của California từng làm Chủ tịch ủy ban Ngân sách Hạ viện, làm Giám đốc Văn phòng Quản trị và Ngân sách (OMB) - một vị trí vẫn luôn quan trọng nhưng đặc biệt quan trọng đối với tôi, vì tôi đã cam kết đưa ra một ngân sách vừa giảm thâm hụt vừa tăng chi trong các lĩnh vực tối quan trọng với sự thịnh vượng lâu dài, như giáo dục và công nghệ. Tôi không biết Leon trước khi phỏng vấn anh ấy, nhưng tôi rất ấn tượng với kiến thức, năng lực và cung cách giản dị của anh ấy. Tôi bổ nhiệm ứng viên lọt vào vòng cuối còn lại, Alice Rivlin, vào OMB luôn làm phó cho Leon. Giống như anh ấy, cô ấy là một người hăng hái chống giảm thâm hụt, và nhạy cảm với những ai cần sự trợ giúp từ ngân quỹ liên bang.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Hai, 2016, 04:04:39 am
        Tôi đề nghị Bob Rubin nhận vị trí mới: điều phối chính sách kinh tế trong Nhà Trắng với tư cách Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia, vốn hoạt động tương tự như Hội đồng An ninh Quốc gia, tức là kết hợp các cơ quan hữu quan để thiết lập và thực hiện chính sách. Tôi tin rằng việc hoạch định chính sách kinh tế của chính phủ liên bang chưa có tổ chức và hiệu quả ở mức tốt nhất. Tôi muốn kết hợp không chỉ các bộ phận thuế và ngân sách của Bộ Ngân khố và OMB mà còn nỗ lực của Bộ Thương mại, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Hội đồng Cố vấn Kinh tế, Ngân hàng Xuất nhập khẩu, Bộ Lao động, và Cơ quan doanh nghiệp nhỏ lại với nhau. Chúng tôi phải tận dụng tất cả các nguồn lực có thể để áp dụng kiểu chương trình kinh tế toàn diện cần thiết nhằm có lợi cho các nhóm thu nhập và các vùng miền. Rubin chính là người để làm việc đó. Ông ấy vừa kín đáo nhưng vừa quyết liệt. Ông ấy từng là đồng chu tịch hãng Goldman-Sachs, công ty đầu tư khổng lồ ở New York, và nếu ông ấy có thể cân bằng được các lợi ích cũng như uy thế thể diện của công việc mới, ông ấy hoàn toàn có cơ hội thành công. Hội đồng Kinh tế Quốc gia đại diện cho thay đổi lớn nhất trong các hoạt động của Nhà Trắng trong nhiều năm, và nhờ Rubin mà nó đã phục vụ tốt cho nước Mỹ.

        Tôi tuyên bố bổ nhiệm Laura Tyson, một giáo sư kinh tế được trọng vọng thuộc Đại học California ở Berkeley, làm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế. Laura gây ấn tượng với tôi bằng kiến thức của bà về công nghệ, sản xuất hàng loạt, và thương mại - những vấn đề kinh tế vi mô mà tôi cho rằng đã bị làm ngơ quá lâu trong việc hoạch định chính sách kinh tế quốc gia.

        Tôi cũng bổ nhiệm Bob Reich làm Bộ trưởng Lao động. Vị trí này có phần yếu thế dưới thời Reagan và Bush, nhưng tôi coi đây là một phần quan trọng trong đội ngũ xây dựng kinh tế. Bob từng viết nhiều cuốn sách hay về nhu cầu cần có sự hợp tác nhiều hơn giữa giới lao động và giới quản lý doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của sự uyển chuyển và ổn định trong môi trường làm việc hiện đại. Tôi tin ông ấy có thể vừa bảo vệ quyền lợi của người lao động trong y tế, an toàn, và an sinh mà vẫn có thể có được sự ủng hộ quan trọng của giới lao động cho chính sách kinh tế mới của chúng tôi.

        Tôi đề nghị Ron Brown làm Bộ trưởng Thương mại, hoàn tất một cam kết khi tranh cử là nâng tầm quan trọng của bộ từng bị coi là bộ "hạng hai" đã quá lâu. Với sự pha trộn vừa thông thái vừa táo bạo, Ron từng khôi phục lại vị trí cho ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ, đoàn kết được các lực lượng cấp tiến và lao động với những người ủng hộ cách tiếp cận mới của Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ. Nếu ai đó có thể làm sống lại cơ quan thương mại để thúc đẩy lợi ích thương mại của nước Mỹ thì người đó chính là anh ấy. Ron trở thành Bộ trưởng Thương mại gôc Phi đầu tiên và là một trong những lãnh đạo hiệu quả nhất của bộ này.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Hai, 2016, 09:53:06 am
       Vào ngày tôi tuyên bố bổ nhiệm Ron, tôi cũng từ chức thống đốc Arkansas. Tôi không còn thời gian để dành cho vị trí đó, và phó thống đốc Jim Guy Tucker đã quá sẵn sàng và đủ khả năng để tiếp quản. Một điều thất vọng về chuyện phải từ chức vào tháng 12 là tôi còn thiếu 24 ngày nữa để phá kỷ lục làm thống đốc tiểu bang lâu nhất của Orval Faubus.

       Ngày 14 và 15 tháng 12, sau khi đã bổ nhiệm đầy đủ các vị trí kinh tế quan trọng, tôi tổ chức một cuộc họp cấp cao kinh tế ở Little Rock. Chúng tôi đã chuẩn bị cho hội nghị này trong sáu tuần, dưới sự lãnh đạo của Mickey Kantor; John Emerson, bạn của Hillary từng ủng hộ tôi ở California; và Erskine Bowles, một doanh nhân Bắc Carolina thành đạt từng ủng hộ tôi vào vị trí tổng thống bởi tin vào triết lý Dân chủ Mới của tôi cũng như vì tôi ủng hộ nghiên cứu mô thai nhi. Gia đình Erskine bị bệnh tiểu đường, và anh ây cũng tin giống tôi rằng việc nghiên cứu này là tối quan trọng trong việc giúp khám phá được bí ẩn của bệnh tiểu đường cũng như các chứng bệnh nan y khác.

       Khi hội nghị được công bố, có vẻ như trên toàn nước Mỹ ai cũng muốn tham gia, và chúng tôi phải rất chật vật mới giới hạn được số người tham dự sao cho vừa khán phòng ở Trung tâm Hội nghị Little Rock mà vẫn phải dành đủ chỗ cho số lượng khổng lồ báo giới từ khắp nơi trên thế giới đến đưa tin. Cuối cùng, danh sách kết lại còn 329 đại biểu, từ những nhân vật trong danh sách 500 công ty giàu nhất của tạp chí Fortune, các chủ tịch công ty ở Thung lũng Silicon cho đến các chủ tiệm nhỏ, còn thêm các lãnh đạo lao động, giới học thuật, một chủ trại từ Alaska, một tù trưởng bộ tộc da dỏ Cherokee với cái tên nghe dễ sợ là Wilma Sát Nhân.

       Khi hội nghị khai mạc, bầu không khí thật cực kỳ phấn khích, cứ như buổi biểu diễn nhạc rock dành cho những nhà chính sách vậy. Giới báo chí gọi đây là "đại hội học giả" (wonkfest). Các ban tranh luận đem lại một số ý tưởng mới cũng như phân tích sâu sắc, và làm rõ các lựa chọn mà tôi phải đối mặt. Sự đồng thuận lớn nhất là ưu tiên số một của tôi phải là giảm thâm hụt ngân sách, ngay cả khi buộc phải giảm thuế cho giới trung lưu ít đi, hoặc là bỏ luôn không giảm thuế nữa. "Cuộc họp của Mickey", như chúng tôi thường gọi, là một thành công rực rỡ, và không chỉ trong mắt của những học giả chính sách. Một cuộc thăm dò sau đại hội cho thấy 77% dân Mỹ ủng hộ các bước chuẩn bị để nắm chức tổng thống của tôi.

       Hội nghị kinh tế này đã gửi một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng rằng, như tôi đã hứa, nước Mỹ đang tiến lên phía trước, rời xa kiểu kinh tê chỉ ưu đãi một số doanh nghiệp nào đó sang kiểu kinh tế đầu tư và tăng trưởng, rời xa sự bỏ rơi những ai đang phải buộc lùi dần trước nền kinh tế toàn cầu để tiến tới một nước Mỹ sẽ mang lại cho mọi công dân có trách nhiệm một cơ hội. Sau này tôi bổ nhiệm Mickey Kantor làm đại diện thương mại Hoa Kỳ, và Erskine Bowles làm người đứng đầu Cơ quan doanh nghiệp nhỏ, còn John Emerson vào đội ngũ nhân viên Nhà Trắng. Chính họ là người đã tìm lấy cho mình vị trí trong đội ngũ.

       Ngay trước hội nghị kinh tế, tôi tuyên bố Mack McLarty sẽ là chánh văn phòng Nhà Trắng. Đó là một lựa chọn bất thường vì Mack tuy đã làm việc trong hai ủy ban của liên bang dưới thời Bush nhưng không phải là người rành rẽ về Washington, một điều cũng làm chính anh ấy lo ngại. Anh ây bảo tôi là anh ây thích một công việc khác phù hợp với xuất thân kinh doanh của anh ấy hơn. Tuy nhiên, tôi ép Mack phải nhận vị trí này, vì tôi tin anh ấy có thể tổ chức nhân viên Nhà Trắng một cách êm ái và tạo ra không khí làm việc tập thể mà tôi muốn có. Anh ấy rất kỷ luật và thông minh; có kỹ năng đàm phán giỏi và khả năng nắm bắt và theo dõi nhiều việc cùng một lúc. Anh ấy còn là người bạn trung thành của tôi trong hơn 40 năm, và tôi biết có thể trông cậy anh ấy sẽ không che giấu tôi những quan điểm và nguồn thông tin trái tai. Trong những tháng đầu làm việc với nhau, cả anh ấy lẫn tôi đều phải chịu một số chuyện ngờ nghệch của hai chúng tôi trước văn hóa chính trị và báo giới ở Washington, nhưng nhờ có Mack, chúng tôi cũng đạt được nhiều điều và tạo ra một tinh thần hợp tác mà nhiều nhóm nhân viên Nhà Trắng trước đây thiếu.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Hai, 2016, 04:07:59 am
        Trong ngày 11 và 18 tháng 12, tôi tiến đến gần mục tiêu tuyển chọn một chính quyền đa dạng nhất trong lịch sử. Ngày 11, tôi bổ nhiệm Hiệu trưởng Đại học Wisconsin Donna Shalala làm Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Con người và Carol Browner, giám đốc tiểu bang về môi trường của Florida, làm người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường. Hillary và tôi đã biết Shalala, một phụ nữ chỉ cao khoảng 1,5m gốc Libăng nhưng hoạt động không biết mệt, trong nhiều năm. Tôi không biết Browner trước khi tôi phỏng vấn bà ấy, nhưng thấy ấn tượng với bà; và Al Gore muốn bà ấy vào chức vụ đó. Cả hai người phụ nữ này đã phục vụ trong suốt tám năm của tôi, đạt được nhiều thành tựu. Ngày 15, tin được tung ra rằng tôi sẽ mời Bác sĩ Joycelyn Elders, phụ trách y tế của Arkansas và là người phụ nữ da đen thứ hai từng tốt nghiệp trường Y Arkansas cũng như một chuyên gia toàn quốc về bệnh tiểu đường ở trẻ em, làm bác sĩ trưởng Hoa Kỳ, quan chức y tế công cộng hàng đầu ở Mỹ.

        Ngày 17, tôi tuyên bố chọn Henry Cisneros làm Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị. Với sự kết hợp hiếm thấy giữa tài năng chính trị và một trái tim biết đồng cảm, Henry đã trở thành chính trị gia gốc nổi tiếng Tây Ban Nha được ưa chuộng nhất ở Mỹ. Ông ấy hoàn toàn đủ khả năng cho vị trí đó, với thành tích xuất sắc khi làm thị trưởng San Antonio và khôi phục lại sinh khí cho thành phố này. Tôi còn bổ nhiệm Jesse Brown, một cựu thủy quân lục chiến gốc Phi từng ở Việt Nam và đang là giám đốc điều hành tổ chức Thương binh Mỹ, làm Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh.

        Ngày 21 tháng 12, tôi bổ nhiệm Hazel O'Leary, một giám đốc gốc Phi của Công ty Năng lượng các tiểu bang phía Bắc ở Minnesota, làm Bộ trưởng Năng lượng, và Dick Riley, làm Bộ trưởng Giáo dục. Hazel là một chuyên gia về khí tự nhiên, và tôi muốn ủng hộ phát triển thêm loại năng lượng này vì nó sạch hơn dầu và than, lại có trữ lượng nhiều. Dick và tôi là bạn của nhau trong nhiều năm. Cung cách khiêm tốn của anh ấy dễ làm người ta tưởng lầm. Anh ấy dù bị đau cột sống từ lâu nhưng vẫn xây nên được một sự nghiệp chính trị và luật thành công cũng như một gia đình êm ấm. Ngoài ra, anh ấy cũng từng là một thống đốc rất giỏi về chính sách giáo dục. Trong cuộc vận động tranh cử, tôi thường dẫn ra một bài báo viết rằng Arkansas đã đạt nhiều tiến bộ về giáo dục trong 10 năm qua hơn bất cứ bang nào khác trừ Nam Carolina.

        Ngày thứ ba, 22 tháng 12, tôi công bố toàn bộ đội hình an ninh quốc gia của tôi: Warren Christopher làm Bộ trưởng Ngoại giao, Les Aspin làm Bộ trưởng Quốc phòng, Madeleine Albright làm đại sứ ở Liên hiệp quốc, Tony Lake làm Cố vấn An ninh Quốc gia, Jim Woolsey làm Giám đốc Cục tình báo Trung ương, và Đô đốc Bill Crowe làm Giám đốc ủy ban Cố vấn Tình báo Hải ngoại của tổng thống.

        Christopher từng là Thứ trưởng Ngoại giao của Tổng thống Carter và đóng vai trò lớn trong việc đàm phán thả con tin Mỹ khỏi Iran. Ông ấy cũng đóng góp tốt cho tôi trong quá trình chọn phó tổng thống và các chức vụ nội các, ngoài ra còn chia sẻ các mục tiêu đối ngoại cơ bản của tôi. Vài người nghĩ rằng tính cách riêng của ông ấy hạn chế sự hiệu quả của ông ấy, nhưng tôi biết ông ấy sẽ làm được việc.

        Tôi đề nghị Les Aspin làm Bộ trưởng Quốc phòng sau khi biết rõ rằng Sam Nunn sẽ không chấp nhận bổ nhiệm vào chức vụ này. Là Chủ tịch ủy ban Lực lượng Vũ trang Hạ viện, Aspin có lẽ biết nhiều vê quốc phòng hơn bất kỳ ai trong hạ viện, hiểu các thách thức an ninh trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, và cam kết hiện đại hóa quân đội để đáp ứng các thách thức đó.

        Tôi đã rất ấn tượng với Madeleine Albright, một giáo sư được ưa chuộng ở Đại học Georgetown, từ lần đầu tôi gặp bà trong chiến dịch cho Dukakis. Người gốc Tiệp Khắc và là bạn của Václav Havel, bà ấy là một người ủng hộ mạnh mẽ dân chủ và tự do. Tôi cho rằng bà ấy sẽ là một phát ngôn viên lý tưởng cho chúng tôi tại Liên hiệp quốc trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Vì tôi còn muốn bà ấy cố vấn về các vụ việc an ninh quốc gia, tôi nâng hàm đại sứ tại Liên hiệp quốc lên cấp nội các.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Hai, 2016, 08:32:09 pm
        Quyết định chọn ai làm cố vấn an ninh quốc gia thật khó đối với tôi, vì cả Tony Lake lẫn Sandy Berger đều rất giỏi trong việc dạy dỗ và cố vấn cho tôi về đối ngoại trong suốt cuộc vận động. Tony lớn tuổi hơn chút ít và Sandy từng làm việc cho ông ấy trong Bộ Ngoại giao dưới thời Carter, nhưng tôi lại quen Sandy lâu hơn và biết rõ anh hơn. Cuối cùng, chuyện này được giải quyết khi Sandy đến gặp tôi và đề nghị tôi bổ nhiệm Tony làm cố vấn an ninh quốc gia, còn chính anh thì làm phó.

        Chức vụ ở CIA được bổ nhiệm cuối cùng. Tôi muốn chọn Dân biểu Dave McCurdy của Oklahoma làm Chủ tịch ủy ban Tình báo Hạ viện, nhưng thật thất vọng, ông ấy từ chối. Tôi đã gặp Jim Woolsey, một nhân vật lão làng trong cơ câu đối ngoại của Washington, vào cuối năm 1991 tại một cuộc thảo luận về an ninh quốc gia mà Sandy Berger tổ chức với một nhóm đa dạng những người Dân chủ cũng như phe độc lập có quan điểm mạnh mẽ hơn về an ninh quốc gia và quốc phòng hơn là đảng chúng tôi đưa ra. Woolsey rõ ràng là thông minh và quan tâm đến vị trí này. Sau một lần phỏng vấn, tôi đề nghị ông ấy vào việc đó.

        Sau khi tuyên bố các chức vụ an ninh quốc gia, cũng gần sát đến thời hạn tôi tự đặt ra cho mình là phải bổ nhiệm xong nội các trước giáng sinh. Vào ngày giáng sinh, chúng tôi làm xong: ngoài việc chính thức công bố bổ nhiệm Mickey Kantor, tôi đề cử Dân biểu Mike Epsy của Mississippi làm Bộ trưởng Nông nghiệp; Federico Pena, cựu Thị trưởng Denver, làm Bộ trưởng Giao thông; cựu Thống đốc Arizona Bruce Babbitt làm Bộ trưởng Nội vụ; và Zoe Baird, luật sư trưởng Công ty Aetna Life and Casualty, làm Bộ trưởng tư pháp nữ đầu tiên.

        Epsy hoạt động tích cực trong DLC, hiểu các vấn đề nông nghiệp, và, cùng với Dân biểu Bill Jefferson của New Orleans và John Lewis của Atlanta, là một trong những lãnh đạo da đen nổi trội bên ngoài Arkansas tuyên bố ủng hộ tôi. Tôi không biết rõ Pena lắm, nhưng ông ấy từng là một thị trưởng giỏi và dẫn đầu trong việc xây dựng sân bay mới khổng lồ của Denver. Ngành hàng không đang gặp khó khăn và cần một bộ trưởng giao thông hiểu biết các rắc rối ấy. Bruce Babbitt là một trong những bạn đồng nghiệp thống đốc ưa thích của tôi. Sáng láng, phá cách, và khôn ngoan, ông ấy đã thắng cử ở nơi theo truyền thống thuộc phe Cộng hòa là Arizona và đã thành công trong vai trò một thống đốc hành động, tiến bộ. Tôi hy vọng ông ấy sẽ tiến hành nghị trình về môi trường của chúng tôi mà ít bị các bang miền tây tẩy chay hơn so với Tổng thống Carter.

        Ban đầu, tôi hy vọng bổ nhiệm Vernon làm Bộ trưởng Tư pháp. Anh ấy là một luật sư về dân quyền tài giỏi và được giới kinh doanh Mỹ coi trọng. Nhưng cũng như James Carville, Vemon không muốn làm việc trong chính quyền. Khi anh ấy rút lui đầu tháng 12, trong một lần nói chuyện ở hiên sau của dinh thống đốc, tôi xem xét nhiều người trước khi cuối cùng chọn Zoe Baird.

        Tôi không biết Zoe cho tới khi phỏng vấn cô ấy. Ngoài việc làm ở công ty Aetna, cô từng phục vụ trong Nhà Trắng thời Carter, từng là một người ủng hộ người nghèo, và dù mới 40 tuổi, cô ấy có vẻ như hiểu biết già dặn kỳ lạ về vai trò của bộ trưởng tư pháp cũng như các thách thức và cô ấy phải đối mặt.

        Dù sau này tôi còn nâng cấp nhiều vị trí lên hàng nội các, bao gồm vị trí vua ma túy, giám đốc Cơ quan doanh nghiệp nhỏ, và giám đốc Cơ quan liên bang xử lý tình trạng khẩn cấp (FEMA), tôi đã đạt được thời hạn bổ nhiệm trước giáng sinh một nội các có năng lực không thể phủ nhận và một sự đa dạng chưa từng có.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Hai, 2016, 05:47:07 pm
        Đó là chuyện hay, nhưng không phải là chuyện lớn nhất lúc đó. Tổng thống Bush đã tặng một món quà giáng sinh hậu hĩnh cho vài cộng sự cũ của ông, và có thể là cho chính mình, khi ông ân xá Caspar Weinberger và năm người khác lúc đó bị kết án trong vụ xìcăngđan Iran-Contra mà Công tô viên độc lập Lawrence Walsh phụ trách. Vụ xử Weinberger sắp sửa tiến hành, và Tổng thống Bush có thể sẽ bị gọi ra làm chứng. Walsh giận dữ chỉ trích quyết định ân xá là sự che đậy kéo dài sáu năm, tuyên bố rằng nó "làm nguy hại cho nguyên tắc không ai được đứng trên pháp luật. Nó cho thấy rằng giới có quyền lực và có đồng minh quyền lực có thể phạm những tội ác nghiêm trọng ở chức vụ cao - cố tình lạm dụng lòng tin của công chúng - mà không chịu hậu quả". Vì sẽ không có nhân chứng nào bị lôi ra nữa nên giả sử nếu có thêm thông tin tình tiết gì thì bây giờ chúng cũng sẽ không được làm sáng tỏ nữa. Mới hai tuần trước, Walsh phát hiện ra rằng tổng thống và luật sư của ông là Boyden Gray đã không chịu đưa ra các ghi chép của tổng thống vào thời điểm diễn ra và liên quan đến vụ Iran-Contra, dù nhiều lần được yêu cầu.

        Tôi không đồng ý với các quyết định ân xá đó và có thể làm lớn chuyện hơn nhưng đã không làm vì ba lý do. Thứ nhất, Hiến pháp quy định quyền ân xá của tổng thống là tuyệt đối. Thứ hai, tôi muốn đất nước đoàn kết hơn chứ không phải bị chia rẽ hơn, ngay cả khi sự chia rẽ đó là lợi thế chính trị cho tôi. Cuối cùng, Tổng thống Bush đã phục vụ đất nước hàng chục năm, và tôi nghĩ chúng ta nên cho ông ấy yên bình về hưu, để chuyện kia cho lương tâm ông tự phán xét.

        Vào ngày sau giáng sinh, tôi nhận được một bất ngờ thú vị khi người ta thông báo rằng tạp chí Time sẽ bầu tôi là "Người của năm", viết rằng tôi đã được trao cho cơ hội "để cầm quyền ở một trong những chu kỳ tái sáng tạo lại đất nước - thời điểm mà người Mỹ vượt ra khỏi những vấn đề rối rắm nhất của mình bằng cách tự nhìn mình theo một cách mới". Khi được hỏi về vinh dự này, tôi nói tôi cảm thấy rất vui sướng nhưng lo lắng về một thế giới đang cam go, về chuyện có thể bị sa lầy vì có quá nhiều việc phải làm, và về việc liệu chuyển tới Washington có tốt cho Chelsea hay không. Chelsea sau này hoà nhập được, nhưng những nỗi lo còn lại của tôi sau này chứng tỏ rằng chúng hoàn toàn có cơ sở.

        Hillary, Chelsea và tôi đón năm mới ở Hilton Head trong kỳ nghỉ Cuối tuần Phục hưng, như chúng tôi vẫn làm hàng năm trong gần một thập niên. Tôi thích gặp bạn cũ, chơi bóng đá chạm trên bãi biển với bọn nhóc và vài lượt golf bằng bộ gậy mới mà Hillary tặng. Tôi thích tham dự các ban tranh luận, nơi lúc nào tôi cũng học được nhiều từ mọi người khi họ nói về đủ thứ từ chuyện khoa học đến chính trị đến tình yêu. Năm đó, tôi đặc biệt thích chủ đề "Nếu ăn trưa với tổng thống, bạn sẽ nói gì với ông ấy?".

        Trong khi đó, Tổng thống Bush đang đi công cán rộng khắp nơi. Ông thăm binh sĩ của chúng ta ở Somalia, sau đó gọi điện cho tôi nói ông đang sang Nga để ký một hiệp ước giới hạn vũ khí chiến lược, START II, với Boris Yeltsin. Tôi ủng hộ hiệp ước và nói tôi sẵn sàng đưa hiệp ước ra trước thượng viện để phê chuẩn. Bush cũng giúp tôi khi nói với các lãnh đạo thế giới rằng ông ấy muốn tôi "kế nhiệm làm tổng thống" và rằng họ sẽ thấy "có thể làm việc được với tôi" về các vấn đề quan trọng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2016, 05:15:16 am
        Ngày 5 tháng 1, Hillary và tôi tuyên bố chúng tôi sẽ ghi danh cho Chelsea học một trường tư, Sidwell Friends. Cho tới lúc đó, Chelsea vẫn luôn học trường công, và ở quận Columbia cũng có vài trường công tốt. Sau khi bàn với Chelsea, chúng tôi quyết định chọn Sidwell chủ yếu vì trường này đảm bảo sự riêng tư cho con bé. Chelsea sắp 13 tuổi, Hillary và tôi muốn con bé có cơ hội sống những năm thiếu niên của mình một cách bình thường nhất có thể. Chelsea cũng muốn như vậy.

        Ngày 6 tháng 1, chỉ còn hai tuần trước ngày nhậm chức, và là ngày trước khi tôi họp lần đầu với bộ phận phụ trách kinh tế của mình, giám đốc OMB của chính quyền Bush là Richard Darman tuyên bố mức thâm thủng ngân sách trong năm tới còn cao hơn ước tính trước đây. (Nhân viên của tôi tin rằng Darman biết trước chuyên này nhưng đã trì hoãn việc công bố tin xấu này cho đến sau cuộc bầu cử). Dù gì đi nữa, giờ đầy sẽ khó khăn hơn khi xem xét các ưu tiên: cắt giảm một nửa thâm thủng ngân sách mà không làm yếu đi sự phục hồi kinh tế vốn dễ tổn thương trong ngắn hạn; tìm ra sự kết hợp giữa cắt giảm chi tiêu và tăng các khoản thuế cần thiết để giảm thâm thủng và tăng chi tiêu trong các lĩnh vực tối quan trọng cho sự thịnh vượng kinh tế dài hạn; và đảm bảo công bằng về thuế cho dân chúng lao động trung lưu và thu nhập thấp.

        Ngày hôm sau, bộ phận kinh tế họp lại trong phòng ăn ở dinh thống đốc để bàn bạc tình trạng khó xử này và xem xét các lựa chọn chính sách nhằm tạo ra tăng trưởng nhiều nhất. Theo thuyết kinh tế của Keynes truyền thống, chính phủ phải giữ mức thâm hụt ngân sách trong thời kỳ kinh tế khó khăn, và giữ ngân sách cân bằng hoặc thặng dư trong thời kinh tế phát triển tốt. Do đó, việc kết hợp cắt giảm chi tiêu và tăng thuế cần thiết để giảm một nửa thâm thủng ngân sách có vẻ không phải là liều thuốc đúng đắn trong thời điểm hiện nay. Đó chính là lý do tại sao FDR, sau khi trúng cử với lời hứa cân bằng ngân sách, đã phải từ bỏ việc giảm thẵm thủng và chuyển sang tăng chi tiêu để tạo thêm công ăn việc làm và kích thích khu vực kinh tế tư nhân.

        Khó khăn của việc áp dụng cách phân tích thông thường vào tình trạng hiện thời là ở chỗ dưới thời Reagan và Bush, chúng ta đã gây ra một kiểu thâm hụt mang tính cấu trúc lớn và tồn tại ngay cả khi kinh tế phát triển tốt lẫn khi suy thoái. Khi Tổng thống Reagan nắm quyền, nợ quốc gia là 1.000 tỷ đôla. Khoản nợ này tăng gấp ba lần trong tám năm ông cầm quyền, nhờ vào các khoản giảm thuế lớn năm 1981 và việc tăng chi tiêu. Dưới thời Tổng thống Bush, nợ tiếp tục tăng thêm 1/3 nữa, chỉ trong bốn năm. Bây giờ thì nó đạt mức 4.000 tỷ đôla. Khoản trả lãi hàng năm của số nợ này là mục chi lớn thứ ba trong ngân sách liên bang sau quốc phòng và bảo hiểm xã hội.

        Thâm thủng ngân sách là kết quả tất yếu của cái gọi là thuyết kinh tế dựa trên mặt cung, vốn cho rằng càng cắt giảm thuế thì nền kinh tế càng tăng trưởng, và sự tăng trưởng này tạo ra khoản thu các mục thuê thấp nhiều hơn là ít mục thuế cao trước đây. Tất nhiên thuyết này không hiệu quả, và mức thâm thủng bùng nổ trong suốt thời kỳ hồi phục thập niên 1980. Dù thuyết này là một thuyết kinh tế dở, phe Cộng hòa vẫn bám víu vào nó vì thái độ chống thuế truyền thống của họ, và vì trong ngắn hạn, thuyết này có lợi về mặt chính trị. "Chi tiêu nhiều hơn, đánh thuế ít hơn" nghe êm tai và thực sự cảm thấy dễ chịu, nhưng nó đã kéo đất nước sa xuống hố sâu và tạo nên một áng mây đen che phủ tương lai của con cháu chúng ta.

        Cùng với thâm hụt thương mại lớn của chúng ta, thâm hụt ngân sách buộc chúng ta phải vay mượn những khoản vốn khổng lồ từ nước ngoài mỗi năm để lấy tiền cho kiểu chi vượt mức của chúng ta. Để có thể thu hút được khoản tiền đó và tránh mất giá đồng đôla chúng ta đã phải giữ cho mức lãi suất cao hơn mức thỏa đáng trong thời kỳ kinh tế xuống dốc trước khi tôi được bầu làm tổng thống. Mức lãi suất cao đó làm cản trở tăng trưởng kinh tế và biến thành một mức thuế gián tiếp khổng lồ đè lên vai người Mỹ trung lưu, phải trả nhiều hơn tiền góp nhà, góp xe, và tất cả các giao dịch khác bắt nguồn từ vay ngân hàng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Hai, 2016, 05:31:58 am
        Khi chúng tôi ngồi lại với nhau, Bob Rubin điều hành cuộc họp và đề nghị Leon Panetta phát biểu trước. Leon nói mức thâm hụt ngày càng tệ hại vì tiền thu từ thuế giảm xuống do nền kinh tế chật vật, trong khi chi tiêu lại tăng, khi số người đủ tiêu chuẩn nhận trợ giúp của chính phủ tăng cộng thêm chi phí y tế nhảy vọt. Laura Tyson nói nếu tình trạng hiện thời tiếp diễn, nền kinh tế có lẽ sẽ tăng trưởng từ 2,5 đến 3% trong vài năm tới, không đủ để giảm thất nghiệp hoặc đảm bảo sự hồi phục bền vững. Tiếp đó chúng tôi bàn đến vấn đề hóc búa nhất, khi một trong các cố vấn kinh tế của tôi là Alan Blinder được yêu cầu phân tích xem liệu một kế hoạch giảm thâm hụt mạnh mẽ có thể kích thích tăng trưởng và tạo việc làm hay không bằng cách giảm lãi suất xuống, vì chính phủ sẽ không cạnh tranh nhiều với khu vực tư nhân trong vay ngân hàng. Blinder nói rằng điều đó sẽ xảy ra, nhưng các tác động tích cực sẽ bị ảnh hưởng trong vài năm bởi tác động kinh tế tiêu cực của việc giảm chi chính phủ hoặc tăng thuế, trừ khi Fed (Federal Reserve) và thị trường trái phiếu đáp ứng kế hoạch của chúng tôi bằng cách hạ đáng kể lãi suất xuống. Blinder cho rằng sau quá nhiều lời hứa rỗng tuếch về giảm thâm thủng trong vài năm qua, một phản ứng tích cực và mạnh mẽ của thị trường trái phiếu có lẽ hiếm khi xảy ra. Larrỵ Summers không đồng tình, nói rằng một kế hoạch hay có thể thuyết phục thị trường đó hạ lãi suất vì khi nền kinh tế hồi phục thì sẽ không còn nguy cơ lạm phát. Anh ấy dẫn ra trường hợp vài nước châu Á để làm chứng cho quan điểm của mình.

        Đây là lần đầu trong số nhiều lần trao đổi sau này của chúng tôi về quyền lực của các tay buôn bán trái phiếu 30 tuổi đối với đời sống của người dân Mỹ bình thường. Những lời kêu ca to tiếng của tôi và của Bob Rubin về những người này nghe thì có vẻ buồn cười, nhưng đây là vấn đề cực kỳ nghiêm túc. Tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc vẫn ở mức hơn 7%, chúng tôi phải làm một điều gì đó. Tyson và Blinder có vẻ như đề xuất rằng để đảm bảo sự lành mạnh dài hạn của nền kinh tế, chúng tôi phải cắt giảm thâm hụt, nhưng làm như vậy sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Bentsen, Altman, Summers và Panetta đồng tình với lập luận về thị trường trái phiếu và tin rằng giảm thâm hụt sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Rubin chỉ điều hành cuộc họp, nhưng tôi biết anh ấy đồng ý với họ. Al Gore cũng vậy.

        Bob Reich không dự họp nhưng gửi tôi một báo cáo vào hôm sau, lập luận rằng trong khi tỷ lệ phần trăm nợ trong GDP cao hơn thỏa đáng, các khoản đầu tư vào giáo dục/ đào tạo, nghiên cứu không liên quan đến quốc phòng và phát triển đều chiếm tỷ lệ thấp trong GDP so với thời kỳ trước thời Reagan, và việc thiếu đầu tư này cũng làm hại cho nền kinh tế như thâm hụt vậy. Anh ấy nói mục tiêu không phải là giảm thâm hụt một nửa mà là phải đẩy mức thâm hụt cũng như mức đầu tư bằng tỷ lệ trong GDP từ thời trước Reagan. Anh ấy lập luận rằng đầu tư sẽ tăng năng suất, tạo tăng trưởng và công ăn việc làm khiến chúng tôi có thể giảm mức thâm hụt, nhưng nếu chúng tôi chỉ chăm chú vào giảm thâm hụt thì với một nền kinh tế trì trệ và số thu nhỏ giọt, chúng tôi sẽ không thể giảm nửa thâm hụt được. Tôi nghĩ Gene Sperling đồng ý với Reich.

        Khi tôi xem xét tất cả những thứ này, chúng tôi tiếp tục bàn luận xem dùng cách nào để có được giảm thâm hụt mà chúng tôi cần. Trong kế hoạch tranh cử của tôi, có tên Putting People First - Đặt người dân lên trước, tôi từng đề nghị cắt giảm ngân sách hơn 140 tỷ đôla. Nay thì mức thâm thủng đã cao hơn, chúng tôi sẽ phải cắt giảm ngân sách hơn nữa để đạt được mục tiêu giảm nửa thâm hụt trong vòng bốn năm. Việc này dẫn đến thảo luận xem cắt ngân sách trong lĩnh vực nào. Ví dụ như ta có thể tiết kiệm khá nhiều nếu giảm bớt tiền trợ cấp sinh hoạt, được gọi là COLA, trong các khoản bảo hiểm xã hội. Nhưng như Hillary chỉ cho tôi thấy, gần một nửa người Mỹ trên 65 tuổi trông cậy vào tiền bảo hiểm xã hội để sống trên mức nghèo khổ; cắt giảm COLA sẽ làm hại họ. Chúng tôi chưa phải đưa ra quyết định cuối cùng, và cũng chưa thể vì chưa được quốc hội chấp thuận, nhưng dù quyết định như thế nào đi nữa thì rõ là sẽ không dễ dàng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Hai, 2016, 05:59:51 pm
        Trong khi vận động tranh cử, ngoài cắt giảm ngân sách, tôi còn đề nghị tăng thêm các khoản thu mới, tất cả lấy từ các công ty và cá nhân giàu có. Bây giờ, để cắt giảm một nửa thâm hụt, chúng tôi cũng sẽ phải tăng thêm nguồn thu. Và gần như chắc chắn chúng tôi sẽ phải bỏ việc giảm thuế rộng rãi cho giới trung lưu, dù tôi vẫn quyết tâm giảm thuế cho các gia đình lao động có thu nhập dưới hoặc bằng 30.000 đôla/năm bằng cách tăng gấp đôi khoản nợ thuế thu nhập. Thu nhập của những người này trong 20 năm qua ngày càng giảm, và họ cần được trợ giúp; hơn nữa, chúng tôi phải làm cho các việc làm lương thấp trở nên hấp dẫn hơn là ngồi nhà nhận trợ cấp của chính phủ nếu chúng tôi muốn thành công trong việc khuyến khích người ta bỏ nhận trợ cấp và đi làm. Lloyd Bentsen xem xét danh sách các khoản thuế có thể tăng, và nói rằng bất cứ khoản nào củng khó mà được thông qua nhưng điều quan trọng nhất vẫn là phải thành công. Nếu kế hoạch của chúng tôi thất bại ở quốc hội, nó có thể gây nguy hiểm cho quyền tổng thống của tôi. Bentsen bảo chúng tôi nên trình ra một vài phương án lựa chọn cho quốc hội, để nếu tôi không được thông qua một hay hai lựa chọn nào đó thì tôi vẫn có thể tuyên bố thành công và tránh bị tổn thương về chính trị.

        Sau lần trình bày về thuế, Roger Altman và Larry Summers lập luận ủng hộ cho một kế hoạch kích thích ngắn hạn đi kèm với kế hoạch giảm thâm hụt. Họ đề nghị cắt giảm chi phí và thuế doanh nghiệp khoảng 20 tỷ đôla, mà trong trường hợp tốt nhất sẽ thúc đẩy nền kinh tế, và trong trường hợp xấu nhất - khả năng này theo họ khoảng 20% - thì cũng ngăn nó không trượt trở lại suy thoái. Sau đó Gene Sperling trình lên các lựa chọn đầu tư mới, cố thúc đẩy lựa chọn nhiều tiền nhất, khoảng 90 tỷ đôla và sẽ giúp tôi hoàn tất mọi cam kết khi tranh cử của mình ngay lập tức.

        Sau các lần đệ trình trên, tôi quyết định rằng những người ủng hộ cắt giảm thâm hụt có lý. Nếu chúng tôi không giảm đáng kể thâm hụt, mức lãi suất sẽ vẫn cao và ngăn không cho nền kinh tế hồi phục mạnh mẽ và bền vững. Al Gore cũng rất đồng thuận việc này. Nhưng, khi bàn đến cần giảm thâm hụt bao nhiêu, tôi lại e ngại về khả năng trì trệ ngắn hạn mà Laura Tyson và Alan Blinder dự đoán trước - khả năng mà Roger Altman và Gene Sperling lo sợ - có thể xảy ra. Sau gần sáu giờ, chúng tôi đã bắt đầu nghiêng về hướng giảm thâm hụt. Rõ ràng là việc hoạch định chính sách kinh tế, ít ra là trong môi trường này, không phải là khoa học, và nếu nó là nghệ thuật thì nó phải làm sao vừa mắt người xem trong thị trường trái phiếu.

        Một tuần sau, chúng tôi họp lần thứ hai, trong đó tôi bỏ cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu; đồng ý xem xét tiết kiệm trong bảo hiểm xã hội, chương trình Medicare và Medicaid; và ủng hộ đề xuất của Al Gore đặt mức thuế năng lượng, gọi là thuế BTU, đánh trên mức nhiệt của năng lượng ở cấp độ bán sỉ. Al nói rằng tuy BTU sẽ gây tranh cãi ở các bang có sản xuất than, dầu và khí tự nhiên, nó sẽ đánh vào tất cả các khu vực của nền kinh tế, làm giảm gánh nặng trên vai người tiêu dùng thông thường, và sẽ khuyến khích tiết kiệm năng lượng, một việc chúng tôi rất cần.

        Trong nhiều giờ nữa, chúng tôi lại tranh luận xem chúng tôi phải giảm bao nhiêu trong số thâm hụt, xem xét bắt đầu từ năm năm trước cho tới thời điểm hiện tại. Gore rất cứng rắn, nói rằng nếu chúng tôi nhắm giảm càng nhiều thâm hụt càng tốt, chúng tôi sẽ được uy tín là dũng cảm và tạo ra một thực tại mới mà có thể làm được những việc trước đây cho là không thể, như buộc những ai nhận bảo hiểm xã hội mà có thu nhập trên một mức nhất định nào đó phải đóng thuế thu nhập. Rivlin đồng ý với Gore. Blinder nói như thế cũng có thể được nếu Fed và thị trường trái phiếu tin tưởng chúng tôi. Tyson và Altman thì nghi ngờ việc tránh được các hậu quả kinh tế ngắn hạn. Sperling và Reich, cả hai đều dự lần họp này, thì ủng hộ tăng đầu tư.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Hai, 2016, 03:06:30 am
        Đó cũng là ý của Greenberg, Mandy Grunwald, và Paul Begala - những người không dự họp nhưng sợ rằng tôi đang hy sinh mọi thứ tôi từng tin tưởng dưới sức ép của những người không tham gia gì vào chiến dịch tranh cử và không quan tâm gì đến những người Mỹ bình thường đã bầu tôi làm tổng thống. Cuối tháng 11, Stan gửi tôi một bản ghi nhớ nói rằng tuần trăng mật của tôi với cử tri sẽ rất ngắn ngủi trừ phi tôi hành động nhanh chóng nhằm đáp ứng các vấn đề việc làm và thu nhập giảm. 60% số người nói tài chính của họ tồi tệ đi từ năm 1992, tức khoảng 1/3 số cử tri, đã bỏ phiếu cho tôi. Anh ấy cho rằng tôi có thể đánh mất sự ủng hộ của họ bằng kế hoạch này. George Stephanopoulos, người có dự họp, phải cố giải thích cho Stan và đồng minh của anh này rằng việc thâm hụt ngân sách đang giết chết nền kinh tế, và nếu chúng tôi không giải quyết thì sẽ chẳng còn hồi phục kinh tế nào cả và cũng không còn khoản thu từ thuế để chi vào giáo dục, cắt giảm thuế cho lớp trung lưu, hoặc bất cứ thứ gì khác. Bentsen và Panetta muốn quốc hội thông qua mức giảm thâm hụt càng nhiều càng tốt, không nhiều đến mức mà Gore và Rivlin muốn, nhưng vẫn khá nhiều. Rubin, với tư cách người chủ trì, vẫn giữ nguyên lập trường, nhưng tôi cảm thấy ông ấy đồng ý với Bentsen và Panetta. Sau khi nghe hết ý kiến mọi người, tôi cũng đồng ý như vậy.

        Một lần, tôi hỏi Bentsen chúng tôi phải giảm thâm hụt bao nhiêu thì mới được thị trường trái phiếu ủng hộ. Anh ấy bảo khoảng 140 tỷ đôla trong năm thứ năm, và tổng cộng năm năm là 500 tỷ đôla. Tôi quyết định sẽ giữ con số 500 tỷ này, nhưng ngay cả khi đã cắt giảm chi ngân sách và tăng thu, chúng tôi vẫn có thể không tài nào đạt được mục tiêu cắt giảm một nửa thâm hụt trước cuối nhiệm kỳ thứ nhất của tôi. Tất cả đều phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng.

        Vì chiến lược của chúng tôi có thể gây ra một giai đoạn trì trệ ngắn hạn, chúng tôi tìm cách thúc đẩy thêm tăng trưởng. Tôi gặp lãnh đạo của các hãng sản xuất xe hơi Big Three và Owen Bieber, chủ tịch Nghiệp đoàn công nhân xe hơi. Ông này nói dù xe hơi Nhật chiếm gần 30% thị trường Mỹ, Nhật Bản vẫn là thị trường đóng đối với xe hơi và các nhà cung cấp phụ tùng xe hơi Mỹ. Tôi đề nghị Mickey Kantor tìm cách mở cửa thêm thị trường Nhật. Đại diện của các ngành công nghệ sinh học tăng trưởng nhanh nói với tôi rằng khoản tín dụng thuế dành cho nghiên cứu và phát triển của chúng tôi cần được mở rộng và làm sao cho có thể hoàn thuế được với các công ty non trẻ, thường chưa đủ tiền để xin tín dụng toàn phần theo quy định hiện nay. Họ còn muôn có sự bảo hộ mạnh mẽ hơn đối với các bằng sáng chế của họ trước cạnh tranh không công bằng, và các sửa đổi khác cũng như đẩy nhanh quá trình Cơ quan An toàn Thực và Dược phẩm thẩm định và cấp phép sản phẩm của họ. Tôi nói với bộ phận lo về kinh tế phân tích các đề nghị của họ và đề xuất. Cuối cùng, tôi ra lệnh tiến hành nghiên cứu một đề xuất kích thích trị giá 20 tỷ đôla nhằm tăng các hoạt động kinh tế trong ngắn hạn.

        Tôi không ưa gì việc phải bỏ không giảm thuế cho tầng lớp trung lưu, nhưng với mức thâm hụt càng tồi tệ hơn, tôi không còn chọn lựa nào khác. Nếu chiến lược của chúng tôi thành công, tầng lớp trung lưu sẽ được hưởng lợi trực tiếp hơn nhiều giảm thuế - dưới dạng tiền góp nhà thấp hơn và lãi suất thấp hơn trong các khoản góp tiền xe, mua bằng thẻ tín dụng và vay tiền học đại học. Chúng tôi cũng sẽ không thể tăng chi tiêu nhiều như tôi đề nghị hồi tranh cử, ít nhất là trong giai đoạn đầu. Nhưng nếu việc giảm mức thâm hụt làm hạ lãi suất xuống và tăng tốc độ phát triển, nguồn thu từ thuế sẽ tăng lên, và tôi vẫn có thể đạt được các mục tiêu đầu tư của tôi trong bốn năm. Đó là một chữ "nếu" khá lớn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Hai, 2016, 03:09:48 am
        Ngoài ra còn một chữ "nếu" lớn khác nữa. Chiến lược của tôi chỉ thành công nếu quốc hội phê chuẩn. Sau thất bại của Bush, phe Cộng hòa còn chống tăng thuế hơn lúc nào hết, và hầu như không có hoặc có rất ít trong số họ sẽ bỏ phiếu thuận cho bất cứ kế hoạch nào tôi đưa ra mà có thuế mới trong đó. Nhiều người phe Dân chủ đến từ các khu vực bảo thủ cũng sẽ mệt mỏi với việc bỏ phiếu cho thuế, và phe Dân chủ cấp tiến có ngôi vị yên ổn cũng có thể không ủng hộ nếu cắt giảm ngân sách quá nhiều trong các chương trình mà họ tin tưởng vào.

        Sau một cuộc vận động mà các vấn đề kinh tế của nước Mỹ là chủ đề chính, vào thời điểm trên toàn thế giới tốc độ tăng trưởng chỉ nhích lên từng chút, tôi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình với một chiến lược kinh tế vô tiền khoáng hậu. Nó có thể đem lại những lợi ích khổng lồ nếu tôi có thể thuyết phục quốc hội thông qua ngân sách, và nếu nó được sự đáp ứng đầy kỳ vọng của Quỹ Dự trữ Liên bang và thị trường trái phiếu. Các lập luận ủng hộ nó khá thuyết phục, nhưng quyết định đối nội quan trọng nhất trong kỳ tổng thống của tôi vẫn là một canh bạc lớn.

        Trong khi phần lớn thời gian bàn giao bận bịu với việc bổ nhiệm nội các và các vị trí khác, cũng như đưa ra chiến lược kinh tế, một số việc khác cũng xảy ra vào lúc này. Ngày 5 tháng 1, tôi tổ chức họp và tuyên bố tôi sẽ tạm thời tiếp tục chính sách của Tổng thống Bush là ngăn chặn và cho hồi hương người Haiti tìm cách đến Mỹ bằng thuyền, một chính sách tôi từng chỉ trích mạnh mẽ hồi tranh cử. Sau khi trung tướng Raoul Cedras và đồng minh lật đổ tổng thống được bầu của Haiti là Jean-Bertrand Aristide năm 1991, những người Haiti ủng hộ Aristide bắt đầu bỏ đảo quốc này ra đi. Khi chính quyền Bush, có vẻ ủng hộ Cedras hơn tôi, bắt đầu trả dân tị nạn lại, cộng đồng nhân quyền bắt đầu phản đối ồn ào. Tôi muốn làm sao cho người Haiti dễ tìm kiếm tị nạn chính trị ở Mỹ hơn, nhưng lo rằng số lượng lớn người tị nạn sẽ chết trong khi cố đến Mỹ bằng những chiếc thuyền rách nát tạm bợ trên biển lớn, chỉ một tuần trước khoảng 400 người đã vượt biển như vậy. Vì vậy, theo lời khuyên của bộ phận an ninh của chúng tôi, tôi nói rằng thay vì nhận hết những người Haiti nào sống sót sau chuyến vượt biển sang Mỹ, chúng tôi sẽ tăng cường sự hiện diện chính thức của Mỹ ở Haiti và tăng tốc xem xét các yêu cầu tị nạn ở đấy. Trong lúc đó, vì các lý do an toàn, chúng tôi sẽ tiếp tục ngăn chặn tàu thuyền và trả hành khách về Haiti. Trớ trêu thay, trong khi các nhóm nhân quyền chỉ trích tuyên bố này thì báo giới lại coi đây là sự trung thành với lời hứa khi tranh cử, và Tổng thống Aristide ủng hộ quan điểm của tôi. Ông ấy biết chúng tôi sẽ đem thêm nhiều người Haiti tới Mỹ hơn chính quyền Bush, và ông ấy không muốn đồng bào mình chết chìm.

        Ngày 8 tháng 1, tôi bay xuống Austin, Texas, nơi tôi từng sống và làm việc cho McGovern hơn 20 năm trước. Sau một bữa ăn trưa đoàn tụ với bạn cũ từ hồi đó ở quán Beer Garden của Scholtz, tôi có cuộc họp đầu tiên với một lãnh đạo nước ngoài: Tổng thống Mexico Carlos Salinas de Gortari. Salinas rất gắn bó với Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) mà ông từng thương thuyết với Tổng thống Bush. Chúng tôi được chiêu đãi bởi người bạn lâu năm, Thống đốc Ann Richards, cũng là một ủng hộ viên đắc lực cho NAFTA. Tôi muốn gặp sớm với Salinas để làm rõ rằng tôi quan tâm đến sự thịnh vượng và ổn định của Mexico, để đưa ra ý kiến của mình về tầm quan trọng của các thỏa thuận phụ về môi trường và lao động nhằm tăng cường cho hiệp định, và để có sự phối hợp nhiều hơn trong việc chống vận chuyển ma túy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2016, 03:52:58 pm
        Ngày 13, đề cử cho chức bộ trưởng tư pháp của tôi là Zoe Baird gặp rắc rối khi chuyện vỡ lở ra rằng cô ấy đã thuê hai người nhập cứ lậu làm người giúp việc, và chỉ đến khi được xem xét làm ở bộ tư pháp thì cô ấy mới đóng tiền bảo hiểm xã hội cho hai người làm công này. Việc thuê dân nhập cư bất hợp pháp làm việc thời điểm đó cũng không phải hiếm hoi gì, nhưng đối với Zoe thì nó là một chuyên rắc rối, vì bộ trưởng tư pháp quản lý Sở Di trú. Vậy là khó có cơ Zoe được chuẩn y vào chức vụ này, nên thứ trưởng tư pháp tại vị phụ trách dân sự vụ là Stuart Gerson tạm thời giữ quyền bộ trưởng. Chúng tôi cũng cử Webb Hubbell, trợ lý bộ trưởng chỉ định, sang Bộ Tư pháp để phụ giúp mọi việc.

        Trong hai ngày kê tiếp, chúng tôi công bố bổ nhiệm thêm các vị trí nhân viên Nhà Trắng. Ngoài George Stephanopoulos làm giám đốc thông tin, tôi còn bổ nhiệm Dee Dee Myers làm bí thư báo chí nữ đầu tiên của Nhà Trắng; đưa Eli Segal phụ trách việc thiết lập chương trình dịch vụ toàn quốc mới; và bổ nhiệm Rahm Emanuel làm giám đốc phụ trách chính trị, và Alexis Herman làm giám đốc liên lạc công cộng. Tôi còn đem nhiều người từ Arkansas lên: Bruce Lindsey sẽ phụ trách nhân sự, bao gồm cả các ủy ban bể nhiệm; Carol Rasco sẽ là trự lý của tôi về chính sách đối nội; Nancy Hernreich, người lên lịch làm việc của tôi ở văn phòng thống đốc, sẽ coi sóc hoạt động của Văn Phòng Bầu dục, phòng của bà ấy nằm ngay ngoài phòng tôi; David Watkins sẽ quản lý các chức năng hành chính của Nhà Trắng; Ann McCoy, quản lý hành chính dinh thống đốc, đến làm việc ở Nhà Trắng; và người bạn thân lâu đời Vince Foster của tôi đồng ý đến làm ở văn phòng luật sư tư vấn.

        Trong số những người không tham gia chiến dịch tranh cử là Bemie Nussbaum, đồng nghiệp của Hillary trong trong cuộc điều tra truất phế tổng thông Nixon năm 1974 - anh này được chọn làm luật sư của Nhà Trắng; Ira Magaziner, bạn học cùng lớp ở Oxford, đến làm việc về cải cách y tế; Howard Paster, một tay vận động hành lang đầy kinh nghiệm ở Washington, sẽ nắm giữ các mối quan hệ với quốc hội của chúng tôi; Katie McGinty, lựa chọn của Al Gore cho vị trí chính sách môi trường; và Betty Currie, thư ký của Warren Christopher trong thời kỳ bàn giao, cũng sẽ làm thư ký cho tôi. Andrew Friendly, một thanh niên Washington trẻ sẽ làm phụ tá tổng thống, cùng đi khắp nơi với tôi và đảm bảo sao cho tôi đọc các báo cáo chuẩn bị và giữ liên lạc với Nhà Trắng khi chúng tôi đi vắng. Al cũng có nhân viên riêng, với người cùng quê Tennessee Roy Neel làm chánh văn phòng. Hillary cũng vậy, và chánh văn phòng của cô ấy là Maggie Williams, bạn cũ của cô ấy.

        Tôi cũng tuyên bố ủng hộ đối với việc David Wilhelm, Quản lý chiến dịch tranh cử của tôi, kế nhiệm Ron Brown làm Chủ tịch ủy ban Dân chủ. David còn trẻ và không có được danh tiếng công chúng như Ron Brown, nhưng hầu như chẳng ai có thể có danh tiếng bằng Ron Brown cả. Thế mạnh của David là tổ chức cấp cơ sở, và đảng của chúng tôi rất cần xốc lại ở cấp địa phương và tiểu bang. Bây giờ chúng tôi đã nắm Nhà Trắng, tôi nghĩ Al Gore và tôi đằng nào cũng sẽ phải gánh vác phần to lớn trong việc gây quỹ và các công tác quần chúng khác.

        Ngoài việc bổ nhiệm, tôi còn đưa ra tuyên bố ủng hộ hành động quân sự mà Tổng thống Bush đã tiến hành ở Iraq, và lần đầu tiên nói rằng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy đưa tổng thống Serbia Slobodan Milosevic ra xét xử vì tội ác chiến tranh. Việc này sẽ còn tốn rất nhiều thời gian.

        Trong thời gian này, tôi còn tổ chức một tiệc trưa cho các mục sư Tin Lành tại dinh thống đốc. Mục sư của tôi, Rex Horne, gợi ý tôi làm việc này, và đưa ra danh sách khách mời. Rex cho rằng thảo luận thân mật với họ sẽ giúp ích để tôi ít ra thì cũng có vài kênh liên lạc qua lại với cộng đồng Cơ đốc. Khoảng 10 mục sư tới dự, trong đó có các nhân vật nổi tiếng toàn quốc như Charles Swindoll, Adrian Rogers, và Max Lucado. Chúng tôi cũng mời mục sư của Hillary ở Nhà thờ Giám lý Đệ nhất Little Rock là Ed Matthews, một người tuyệt vời mà chúng tôi biết sẽ trung tín với chúng tôi nếu như bữa tiệc trưa đó biến thành một cuộc cãi vã. Tôi đặc biệt ấn tượng với vị mục sư trẻ và có tài ăn nói của Nhà thờ Cộng đồng Willow Creek gần Chicago là Bill Hybels. Anh ấy xây dựng nhà thờ của mình từ con số không và phát triển nó thành một trong những hội thánh lớn nhất ở Mỹ. Như những người khác, anh ấy không đồng ý với tôi về việc phá thai và quyền của giới đồng tính, nhưng anh còn quan tâm đến các vấn đề khác nữa, và quan tâm đến việc cần phải có ê kíp lãnh đạo như thế nào mới có thể chấm dứt thế bế tắc đảng phái và chấm dứt sự cay cú ở Washington. Trong 8 năm, Bill Hybels thường xuyên đến thăm tôi, để cầu nguyện cùng tôi, tư vấn cho tôi, và kiểm tra cái mà anh gọi là "sức khỏe tâm hồn" của tôi. Thỉnh thoảng chúng tôi cãi nhau. Đôi khi, chúng tôi thậm chí còn đồng ý với nhau. Nhưng anh ấy luôn là một phước lành đối với tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Hai, 2016, 04:05:52 am
        Đầu tuần cuối cùng ở Arkansas của tôi, khi xe tải chuyển nhà đậu đầy sân, tôi dành cho báo giới Arkansas một cuộc phỏng vấn chia tay, thú nhận cảm giác lẫn lộn vừa tự hào vừa nuối tiếc khi phải rời xa quê nhà: "Tôi đã hạnh phúc, tự hào và buồn đến phát khóc lên vài lần... Tôi yêu cuộc sống của mình ở đây". Một trong những việc cuối cùng trước khi rời đi Washington là chuyện cá nhân. Chelsea có một con ếch mà con bé nuôi ban đầu chỉ để học ở trường. Chúng tôi đem chú mèo Socks theo cùng, nhưng Chelsea quyết định muốn thả con ếch để nó có được "một cuộc sống bình thường". Chelsea nhờ tôi làm việc đó, nên vào ngày cuối cùng ở Arkansas, tôi chạy bộ xuống sông Arkansas, lấy cái hộp giày trong có đựng con ếch, trèo ra một bờ dốc đứng và thả con ếch đi. ít ra một trong số chúng tôi được trở về với đời sống bình thường.

        Thời gian còn lại chúng tôi phấn khích về cuộc phiêu lưu mới, nhưng cũng lo ngại nữa. Chelsea không thích phải xa bạn bè và thế giới mà con bé đã biết rõ, nhưng chúng tôi bảo con bé sẽ được mời bạn đến thăm thường xuyên. Hillary thì phân vân không biết sẽ cảm thấy ra sao nếu không còn sự độc lập của việc tự đi làm kiếm tiền, nhưng cô ấy cũng hăm hở trở thành một đệ nhất phu nhân toàn thời gian, vừa để theo đuổi công tác chính sách mà cô ấy yêu thích, vừa để hoàn tất các trách nhiệm thông thường của vị trí này. Cô ấy làm tôi ngạc nhiên với lượng thời gian cô dành để nghiên cứu lịch sử Nhà Trắng, các vai trò khác nhau mà cô ấy sẽ phải đảm nhiệm ở đó, và những đóng góp quan trọng của những người tiền nhiệm của cô ấy. Mỗi lần Hillary chuẩn bị bước vào một thách thức mới, cô ấy luôn thấy bứt rứt lúc đầu, nhưng khi đã nắm được rồi thì cô ấy thoải mái hơn và trở lại vui vẻ. Tôi không thể trách cô ấy vì đã cảm thấy hơi lo lắng. Chính tôi cũng vậy.

        Thời kỳ bàn giao thật cực kỳ bận rộn và khó khăn. Nhìn lại, chúng tôi đã chọn lựa nội các và các quan chức dưới nội các khá tốt, những người có khả năng và phản ánh được sự đa dạng của nước Mỹ. Nhưng tôi đã phạm sai lầm khi không bổ nhiệm một nhân vật Cộng hòa nổi bật nào vào vị trí trong nội các nhằm thể hiện ước nguyện xây dựng sự phối hợp lưỡng đảng của tôi. Tôi cũng giữ được cam kết ià sẽ đặt kinh tế lên hàng đầu, với một đội ngũ phụ trách kinh tế hạng nhất, tổ chức một hội nghị cấp cao về kinh tế, và có một quá trình đưa ra quyết định với đầy đủ thông tin và hoàn toàn được phép tranh luận kỹ càng. Và như tôi đã hứa, Al Gore là một đồng sự đầy đủ trong chính quyền mới, tham gia vào tất cả các cuộc họp chiến lược và việc lựa chọn thành viên nội các cũng như nhân viên Nhà Trắng, trong khi vẫn duy trì hoạt động công chúng thường xuyên.

        Trong và sau thời gian bàn giao, tôi bị chỉ trích vì đã không đáp ứng đúng cam kết khi tranh cử là cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu, giảm một nửa thâm hụt ngân sách trong bốn năm, và nhận thuyền nhân Haiti. Ở hai vấn đề đầu, khi tôi trả lời tôi chẳng qua chỉ đáp ứng trước các con số thâm hụt cao hơn mong đợi, một số nhà phê bình nói chắc chắn tôi phảĩ biết chính quyền Bush đã nói bớt đi con số thâm hụt cho đến sau cuộc bầu cử, và do đó tôi lẽ ra đã không nên dùng các số thống kê chính thức trong khi hoạch định kế hoạch kinh tế. Tôi không coi trọng mấy lời phê phán đó lắm. Ngược lại, tôi nghĩ vài chỉ trích về vụ thuyền nhân Haiti là có cơ sở, nếu xét đến những tuyên bố của tôi trong thời gian tranh cử. Dù vậy, tôi vẫn quyết tâm đem nhiều người muốn tỵ nạn đến Mỹ an toàn, và sau đó là khôi phục lại quyền lực cho Tổng thống Aristide. Nếu tôi thành công, cam kết của tôi sẽ được hoàn thành.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Hai, 2016, 08:40:03 pm
        Tôi còn bị chỉ trích vì bổ nhiệm Zoe Baird, vì xu hướng của tôi muốn biết mọi thứ đang xảy ra, và vì dùng quá nhiều thời gian vào việc ra quyết định. Những chỉ trích đó có phần nào sự thật. Zoe đã không che giấu gì vụ thuê người làm đó, chẳng qua là chúng tôi đã không đánh giá đúng tầm quan trọng của nó. Còn về cách quản lý của tôi, tôi biết mình còn phải học nhiều, và tôi đã dùng thời gian bàn giao để hấp thu càng nhiều càng tốt về càng nhiều khía cạnh càng tốt trong công việc của một tổng thống. Ví dụ như tôi không hối tiếc một phút giây nào dành để tìm hiểu nền kinh tế trong thời kỳ này. Nó đã giúp tôi đứng vững trong tám năm tiếp theo. Mặt khác, tôi vẫn luôn có xu hướng làm quá nhiều thứ, việc này góp phần làm tôi kiệt sức, cáu bẳn và danh tiếng lề mề thật xứng của mình.

        Tôi biết giai đoạn bàn giao chỉ là món khai vị của ngôi vị tổng thống: mọi việc xảy ra cùng một lúc. Tôi sẽ còn phải trao quyền nhiều hơn và lập được một quá trình ra quyết định hợp lý hơn thời làm thống đốc. Tuy nhiên, chuyện nhiều vị trí nội các chưa được lựa chọn xong liên quan nhiều đến chuyện phe Dân chủ đã mất quyền trong 12 năm liền. Chúng tôi phải thay thế rất nhiều'người, chúng tôi muốn dang tay ra để tìm được nhiều người với thành phần đa dạng, và có rất nhiều ứng viên để chọn. Hơn nữa, quá trình tìm người đã trở nên phức tạp đến mức nó làm tốn quá nhiều thời gian, vì các nhân viên điều tra liên bang soi mói từng mẩu giấy một và dò tìm theo từng lời đàm tiếu một để tìm cho được những người không bị chính giới và báo giới làm thịt.

        Nhìn lại, tôi nghĩ các thiếu sót chính của thời kỳ bàn giao có hai việc: tôi dành quá nhiều thời gian để chọn nội các nên không còn thời gian để chọn nhân viên Nhà Trắng, và tôi hầu như không suy nghĩ gì về việc làm sao để giữ cho công chúng tiếp tục tập trung vào các ưu tiên quan trọng nhất của tôi, chứ không phải vào các chuyện đồn đãi, mà trong trường hợp tốt nhất cũng làm lạc hướng chú ý của công chúng khỏi các vấn đề lớn, và trong trường hợp xấu nhát thì tạo ra ấn tượng rằng tôi đang bỏ bê các ưu tiên đó.

        Vấn đề thực sự với đội ngũ nhân viên là ở chỗ phần lớn họ đến từ chiến dịch tranh cử hoặc Arkansas, và không có kinh nghiệm làm việc trong Nhà Trắng hoặc ứng xử trong văn hóa chính trị ở Washington. Các nhân viên trẻ của tôi có tài, trung thực, và tận tụy, và tôi cảm thấy mình nợ nhiều người trong số họ cơ hội được phục vụ đất nước bằng cách làm việc ở Nhà Trắng. Dần dà, họ sẽ dày đạn lên và sẽ thành công. Nhưng trong những tháng đầu quan trọng ấy, cả đội ngũ nhân viên lẫn tôi đều vừa làm vừa học, và một số bài học đã được học một cách khá đắt giá.

        Chúng tôi cũng không chú ý đến việc đưa ra thông điệp như hồi còn tranh cử, dù chính quyền, thậm chí tổng thống, cũng khó đưa ra các thông điệp mà ta muốn hàng ngày. Như tôi đã nói, mọi việc diễn ra cùng một-lúc, và bất cứ chuyện gây tranh cãi nào cũng có thể chiếm cứ tin tức truyền thông hơn một quyết định về chính sách, dù là quan trọng đến đâu. Đó chính là trường hợp Zoe Baird và vấn đề người đồng tính trong quân đội. Dù những chuyện này chỉ chiếm ít thời gĩàn của tôi, nếu dân chúng coi bản tin tối mà cho là tôi không dành thời gian vào việc gì khác ngoài mấy việc đó thì cũng có thể hiểu được. Nếu chúng tôi cố gắng nhiều hơn để xử lý thách thức này trong thời gian bàn giao, tôi chắc là chúng tôi đã có thể xoay xở tốt hơn.

        Dù có những vấn đề như vậy, tôi nghĩ việc bàn giao đã diễn ra khá trôi chảy. Và có vẻ như người dân Mỹ cũng nghĩ vậy. Trước khi tôi đến Washington, một cuộc thăm dò do truyền hình NBC News và tạp chí Wall Street Journal thực hiện cho thấy 60% ủng hộ tôi, tăng lên từ chỉ có 32% vào tháng 5. Hillary còn được nhận xét tốt hơn; có 66% người được hỏi thấy cô ấy là "một hình mẫu tích cực cho phụ nữ Mỹ", tăng lên từ 39% trong cuộc trưng cầu trước đó. Một cuộc thăm dò khác do một tổ chức lưỡng đảng tiến hành cho thấy 84% dân chúng đồng tình với hoạt động của tôi kể từ sau khi được bầu. Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Bush cũng tăng lên, gần 20 điểm, đạt 59%. Những đồng bào của tôi đã lấy lại được sự lạc quan vào nước Mỹ, và họ đang cho tôi một cơ hội thành công.

        Ngày 16 tháng 1, khi Hillary, Chelsea và tôi nói lới tạm biệt những người bạn ra tiễn chúng tôi ở sân bay Little Rock, tôi nghĩ đến lời chia tay cảm động của Abraham Lincoln tới dân chúng Springfield, Illinois, khi ông lên tàu để đến Nhà Trắng: "Các bạn của tôi - Không một ai chưa từng ở tình cảnh của tôi hiện nay có thể hiểu nổi tâm trạng buồn bã trong lần giã biệt này. Tôi mang nợ tất cả với nơi này, với sự tốt bụng của những người dân ở đây... Với niềm tin vào [Chúa trời], người đi cùng với tôi, ở lại với các bạn và hiện diện khắp mọi nơi đời đời, hãy cùng hy vọng rằng mọi việc sẽ tốt lành". Tôi thì không nói hay được như Lincoln, nhưng tôi cố hết sức để chuyển tải thông điệp đó đến đồng hương Arkansas của tôi. Khôrig có họ, tôi đã chẳng thể nào bước chân lên chuyến bay đó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Hai, 2016, 09:27:52 am
        Chúng tôi bay đến Virginia, nơi chúng tôi bắt đầu các sự kiện nhậm chức tại Monticello, quê hương của Thomas Jefferson. Trên chuyến bay, tôi nghĩ về tầm vóc lịch sử của kỳ bầu cử của tôi và những thách thức lớn lao nằm ở phía trước. Việc tôi trúng cử đại diện cho một sự chuyển giao thế hệ ở Mỹ, từ thế hệ cựu binh Thế chiến hai sang thế hệ baby-boom, thế hệ vừa bị chê là hư hỏng và tự kỷ, vừa được khen là có lý tưởng và muốn hy sinh cho sự nghiệp chung. Dù là cấp tiến hay bảo thủ, thái độ chính trị của chúng tôi được hình thành bởi Việt Nam, dân quyền, và sự hỗn độn của năm 1968 với những cuộc biểu tình, bạo loạn và ám sát. Chúng tôi cũng là thế hệ đầu tiên cảm thấy toàn bộ sức mạnh của phong trào phụ nữ mà người sắp thấy tác động của nó trong Nhà Trắng. Hillary sẽ là Đệ nhất phu nhân thành công về mặt nghề nghiệp chuyên môn nhất trong lịch sử. Vì cô ấy đã ngưng hành nghề luật và ngưng làm ở các ủy ban, lần đầu tiên thu nhập của tôi sẽ là nguồn hỗ trợ duy nhất cho gia đình chúng tôi kể từ khi cưới nhau, và cô ấy sẽ tự do sử dụng tài năng dồi dào của mình như một cộng sự toàn thời gian trong công việc của chúng tôi. Theo tôi, cô ấy có thể tạo ra tác động tích cực hơn bất cứ Đệ nhất phu nhân nào từ thời Eleanor Roosevelt. Tất nhiên, hoạt động như vậy sẽ gây nhiều tranh cãi về cô ấy hơn đối với những ai vốn cho rằng đệ nhất phu nhân nên tránh xa chuyên chính trị, hoặc với những người khác thái độ chính trị với chúng tôi. Nhưng chính điều đó cũng là một phần của ý nghĩa cuộc chuyển giao thế hệ của chúng tôi.

        Rõ ràng, chúng tôi đại diện cho một cuộc đổi gác, nhưng liệu chúng tôi có thể vượt qua được thử thách của thời kỳ nhiễu loạn này không? Liệu chúng tôi có thê phục hồi được nền kinh tế, tiến bộ xã hội và vai trò chính đáng của chính quyền? Liệu chúng tôi có thể chặn được những xung đột tôn giáo, chủng tộc và màu da đang ngày càng nổi lên trên toàn thế giới? Và theo lời xưng tụng "Người của năm" trên báo Time, liệu chúng tôi có thể dẫn dắt nhân dân Mỹ "vượt ra khỏi những vấn đề rối rắm nhất của mình bằng cách tự nhìn mình theo một cách mới"? Bất chấp thắng lợi của chúng tôi trong Chiến tranh Lạnh và sự nổi lên của phong trào Dân chủ trên thế giới, những thế lực mạnh mẽ vẫn đang chia rẽ người dân và xé tan những hạt nhân dễ vỡ của các cộng đồng, cả trong lẫn ngoài nước. Trước những thách thức đó, nhân dân Mỹ đã thử vận hội của họ với tôi.

        Khoảng ba tuần sau cuộc bầu cử, tôi nhận được một lá thư đáng lưu ý từ Robert McNamara, người với từ cách là bộ trưởng quốc phòng dưới thời Kennedy và Johnson, tiến hành cuộc chiến Việt Nam. Ông ấy đã vì cảm động mà viết cho tôi sau khi đọc một bài báo về tình bạn của tôi với bạn cùng phòng ở Oxford là Frank Aller, người từng chống quân dịch và sau đó tự sát vào năm 1971. Ông ấy viết thế này:

        Đối với tôi - và tôi tin rằng với cả đất nước nữa - cuộc chiến Việt Nam cuối cùng đã kết thúc vào ngày mà anh được bầu làm tổng thống. Bằng lá phiếu, nhân dân Mỹ cuối cùng đã nhận ra rằng những người như Aller và Clinton khi họ đặt câu hỏi về sự khôn ngoan và đạo đức trong quyết định của chính phủ liên quan đến Việt Nam đã không hề kém yêu nước hơn những người mang quân phục. Nỗi đau khổ khi anh cùng những người bạn của anh mổ xẻ xem xét những hành động của chúng tôi năm 1969 là rất đau đớn đối với anh lúc đó, và tôi chắc rằng những vấn đề được khơi lại trong chiến dịch tranh cử cũng làm động đến các vết thương cũ. Nhưng với danh dự anh có khi đáp trả các cú tấn công ấy, và việc anh từ chối rút lui khỏi niềm tin rằng mỗi công dân đều có trách nhiệm đặt câu hỏi về cơ sở cho bất cứ quyết định nào gửi con em mình ra trận, đã truyền sức mạnh cho dân tộc này mãi mãi.

        Tôi cảm động vì lá thư của McNamara, và bởi nhiều lá thư tương tự mà tôi nhận được từ các cựu binh cuộc chiến Việt Nam.

        Ngay trước cuộc bầu cử, Bob Higgins, một cựu thủy quân lục chiến quê ở Hillsboro, Ohio, gửi cho tôi Huân chương phục vụ ở Việt Nam của ông ấy vì quan điểm chống chiến tranh của tôi và vì "cách anh hành xử trong một cuộc vận động thật khó khăn". Vài tháng trước đó, Ronald Murphy ở Las Vegas đã tặng tôi Huân chương Trái tim màu tím của ông ấy, còn Charles Hampton ở Marmaduke, Arkansas thì gửi cho tôi Huân chương Sao đồng ông được tặng thưởng ở Việt Nam. Tính tổng cộng, trong năm 1992, các cựu binh cuộc chiến Việt Nam gửi cho tôi năm trái tim màu tím, ba huân chương phục vụ ở Việt Nam, một phù hiệu bộ binh chiến đấu, và Huân chương Sao đồng của người đồng hương Arkansas. Tôi đóng khung phần lớn số này và treo lên sảnh riêng của tôi bên ngoài Phòng Bầu dục.

        Khi máy bay của tôi hạ xuống vùng đất phong cảnh đẹp tươi của Virginia, nơi sản sinh ra bốn trong năm tổng thống đầu tiên của chúng tôi, tôi nghĩ về những cựu binh đó và huân chương của họ, hy vọng rằng cuối cùng chúng ta cũng có thể hàn gắn được những vết thương của thập niên 60, và cầu nguyện tôi sẽ chứng tỏ mình xứng đáng với sự hy sinh, ủng hộ và ước mơ của họ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Hai, 2016, 09:05:48 am
       
        30


        Chủ nhật, ngày 17 tháng giêng, Al và Tipper Gore, Hillary và tôi bắt đầu tuần nhậm chức với chuyến đi đến Monticello, kế theo là buổi thảo luận với thanh niên về tầm quan trọng của Thomas Jefferson đối với nước Mỹ.
Sau buổi nói chuyện, chúng tôi lên xe buýt của chuyến đi 120 dặm đến Washington. Chiếc xe buýt tượng trưng cho cam kết của chúng tôi muốn trao chính phủ liên bang lại cho nhân dân. Bên cạnh đó, chúng tôi cùng yêu quý những ký ức vui tươi mà nó mang lại, chúng tôi mong muốn được đi một chuyến cuối cùng. Chúng tôi dừng lại tham gia một buổi lễ nhà thờ ngắn gọn ở thị trấn Culpeper của vùng Thung lũng Shenandoah tươi đẹp, sau đó đi thẳng đến Washington. Cũng giống như lúc đi vận động tranh cử, dọc đường có vài người ra chúc lành và vài lần bị phản đối.

        Khi chúng tôi đến thủ đô, các sự kiện công cộng cho buổi lễ nhậm chức của chúng tôi, có tên "Một sự tái hợp kiểu Mỹ: Khởi đầu mới, Niềm Hy vọng mới", đã bắt đầu diễn ra. Harry Thomason, Rahm Emanuel và Mel French, một người bạn ở Arkansas người sau này trở thành trưởng bộ phận lễ tân trong nhiệm kỳ thứ haỉ của tôi, đã tổ chức một loạt những sự kiện đặc biệt với càng nhiều sự kiện miễn phí càng tốt, hoặc ít tốn kém nhất cho những người dân lao động đã bầu tôi. Chủ nhật và thứ hai, tòa sảnh nằm giữa tòa nhà quôc hội và tượng đài Washington đầy nghẹt người đến dự liên hoan ngoài trời có thức ăn, nhạc và đồ lưu niệm. Đêm đó chúng tôi tổ chức buổi hòa nhạc "Tiếng gọi Đoàn kết" ở bậc thềm Đài tưởng niệm Lincoln với nhiều ngôi sao ca nhạc trong đó có Diana Ross và Bob Dylan làm nức lòng đám đông 200.000 người đứng đầy từ sân khâu đến tận Tượng đài Washington. Đứng dưới bức tượng của Lincoln, tôi phát biểu ngắn gọn kêu gọi thống nhất quốc gia, tôi nói rằng Lincoln "đã đem lại sức sống mới cho ước mơ của Jefferson rằng tất cả chúng ta sinh ra đều tự do và bình đẳng".

        Sau buổi hòa nhạc, gia đình Gore và gia đình tôi dẫn đầu đoàn tuần hành có hàng ngàn người tham gia tay cầm đèn pin đi trên cầu Memorial vượt qua sông Potomac đến vòng xoay Lady Bird Johnson ngay bên ngoài Nghĩa trang Arlington. Lúc 6 giờ chiều, chúng tôi rung chiếc chuông bản sao của Chuông Tự do, và "Tiếng chuông Hy vọng" bắt đầu vang vọng khắp đất nước Mỹ và cả ở trên tàu vũ trụ con thoi Endeavour. Sau đó là pháo hoa và tiếp theo là những bữa tiệc tiếp tân. Lúc chúng tôi đến Blair House, nhà khách chính thức đối diện với Nhà Trắng thì tất cả đều mệt nhưng hưng phấn, và trước khi ngủ thiếp đi, tôi dành vài phút xem lại bản diễn văn nhậm chức mới nhất của tôi.

        Tôi vẫn chưa hoàn toàn hài lòng với nó. So với những bài diễn thuyết tranh cử nó có vẻ hơi giả tạo. Tôi biết cần phải trang nghiêm hơn, nhưng tôi không muốn kéo quá dài. Tôi thích một đoạn xoay quanh ý tưởng rằng khởi đầu mới của chúng ta đã "bắt mùa xuân đến" với nước Mỹ trong ngày mùa đông lạnh giá này. Đó là ý tưởng của người bạn tôi, Cha Tim Healy, cựu hiệu trưởng Đại học Georgetown. Tim đã đột tử vì bệnh tim khi đang làm thủ tục ở sân bay Newark chỉ vài tuần sau bầu cử. Khi bạn bè đến căn hộ anh ở, họ tìm thấy trên máy đánh chữ phần đầu lá thư gửi cho tôi, trong đó có những lời gợi ý cho bài diễn văn nhậm chức. Câu "bắt mùa xuân đến" của anh làm tất cả chúng tôi sững sờ, và tôi muốn dùng lời của anh để tưởng nhớ anh.

        Thứ hai, ngày 18 tháng giêng là lễ kỷ niệm ngày sinh của Martin Luther King Jr. Buổi sáng tôi tổ chức buổi tiếp tân cho các đại diện ngoại giao của các nước ở khu tứ giác trong trường Georgetown, tôi đứng ở bậc thềm trước tòa nhà Old North Building nói chuyên với họ. Đó cũng là nơi George Washington đã đứng năm 1797 và vị tướng Pháp vĩ đại và anh hùng Chiến tranh Cách mạng Lafayette diễn thuyết năm 1824. Tôi nói với các đại sứ rằng chính sách ngoại giao của tôi sẽ được xây trên ba trụ cột - an ninh kinh tế trong nước, tái cấu trúc lực lượng vũ trang nhằm đón đầu những thách thức mới của thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, và ủng hộ các giá trị dân chủ trên toàn cầu. Một ngày trước, Tổng thống Bush đã ra lệnh oanh kích vào một khu vực nghi sản xuất vũ khí của Iraq, và hôm đó máy bay của Hoa Kỳ tấn công các vị trí phòng không của Saddam Hussein. Tôi ủng hộ những nỗ lực buộc Saddạm phải tuân thủ các nghị quyết của Liên hiệp quốc và yêu cầu các quan chức ngoại giao nhấn mạnh điều này với chính phủ của họ. Sau sự kiện này, tôi nói chuyện với các sinh viên và cựu sinh viên của Georgetown, trong đó có một số bạn học cũ của tôi, thúc giục họ ủng hộ sáng kiến dịch vụ quốc gia của tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2016, 05:39:49 am
        Từ Georgetown, chúng tôi lái xe đến trường đại học Howard tham dự lễ vinh danh Tiến sĩ King, sau đó là bữa trưa ở thư viện Folger tuyệt đẹp cho hơn 50 người mà tôi và Al, Tipper và Hillary đã gặp trong khi đi vận động, những người đã gây ấn tượng mạnh cho chúng tôi. Chúng tôi gọi đó là "Những Khuôn mặt của Hy vọng", bởi vì sự dũng cảm của họ trước những khó khăn hoặc sự sáng tạo của họ trước những thách thức đương thời. Chúng tôi muốn cảm ơn họ vì đã tạo cảm hứng cho chúng tôi, và đã nhắc nhở tất cả mọi người, giữa tuần nhậm chức hoành tráng này, rằng rất nhiều người Mỹ vẫn còn đang gặp nhiều khốn khó.

        Những Khuôn mặt của Hy vọng bao gồm hai cựu thành viên của các băng nhóm đối địch ở Los Angeles nhưng sau cuộc bạo động đã hợp tác với nhau để đem lại cho đám trẻ một tương lai tươi sáng hơn; hai cựu chiến binh Việt Nam từng gửi cho tôi huy chương của họ; một hiệu trưởng đã từng tạo nên một ngôi trường không có bạo lực ở khu vực có tỷ lệ tội phạm cao nhất ở Chicago - học sinh trường này thường xuyên đạt điểm cao hơn mức trung bình của tiểu bang và quốc gia; một thẩm phán người Texas từng sáng tạo ra một chương trình mang tính đột phá cho trẻ em cá biệt; một cậu bé người Arizona từng làm cho tôi suy nghĩ nhiều hơn về những áp lực lên gia đình vì cha cậu phải đi làm thêm giờ; một bác sĩ thổ dân Mỹ ở Montana từng làm việc để cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho người dân của bà; những người đã mất việc vì không cạnh tranh nổi với lao động nước ngoài lương thấp; những người phải vật lộn với chi phí y tế tốn kém mà chính phủ không giúp đỡ gì; một doanh nhân trẻ mong tìm vốn đầu tư mạo hiểm; những người phụ trách trung tâm cộng đồng cho những gia đình tan vỡ; vợ goá của một cảnh sát bị giết bởi bàn tay của một bệnh nhân tâm thần mang theo súng ngắn không có số đăng ký; một phù thủy tài chính 18 tuổi làm việc ở Phố Wall; một phụ nữ khởi đầu chương trình tái sử dụng quy mô lớn ở nhà ươm cây của mình; và nhiều người khác. Michael Morrison, chàng thanh niên đã lái chiếc xe lăn dọc theo xa lộ băng giá ở New Hampshire để đến làm việc cho tôi cũng có mặt. Và cả Dimitrios Theofanis, người Hy Lạp nhập cư đang sống ở New York cũng có mặt, ông từng yêu cầu tôi giúp cho con trai của ông được tự do.

        Tất cả những Khuôn mặt của Hy vọng đã dạy tôi bài học về nỗi đau và những hứa hẹn của nước Mỹ năm 1992, nhưng trên hết là bài học mà Louise và Clifford Ray mang lại. Họ có ba con trai mắc bệnh ưa chảy máu (hemophiliac) và đã nhiễm virus HIV qua đường truyền máu. Họ còn có một cô con gái không bị nhiễm. Những người sống cùng cộng đồng nhỏ của họ ở Florida vì lo sợ đã thúc ép trường học phải đuổi học các cậu con trai của Ray, vì họ sợ con cái họ sẽ nhiễm bệnh nếu con họ bị chảy máu và sẽ bị máu của các cậu con trai của Ray dây vào người. Hai vợ chồng Ray đã nhờ luật sư khởi kiện để lũ trẻ được ở lại trường, và vụ việc được đưa ra tòa, sau đó họ quyết định chuyển đến Sarasota, một thành phố lớn hơn, nơi các nhân viên trường học chào đón họ hơn. Đứa con đầu lòng của họ, Ricky, rõ ràng rất yếu và đang vật lộn để sống sót. Sau ngày bầu cử, tôi gọi điện cho Ricky ở bệnh viện để động viên em và mời em đến dự buổi lễ nhậm chức. Cậu bé nóng lòng chờ đến dự nhưng đã không đến được; cậu mất năm 15 tuổi, chỉ năm tuần trước khi tôi trở thành tổng thống. Tôi rất mừng vì hai vợ chồng Ray vẫn đến dự bữa tiệc. Khi tôi làm tổng thống, họ là những nhà vô địch trong cuộc đấu tranh vì những người bị bệnh ưa chảy máu trước nguy cơ nhiễm AIDS, và đã vận động hành lang thành công để quốc hội thông qua Quỹ Chữa bệnh Ưa chảy máu Ricky Ray. Nhưng việc đó mất tám năm và nỗi đau khổ của họ vẫn chưa dứt. Tháng 10 năm 2000 ba tháng trước khi tôi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống, con thứ hai của Ray là Robert chết vì AIDS vào ngày 22. Ước gì liệu pháp ARV được phát minh sớm hơn vài năm. Bây giờ đã có thuốc này, tôi dành rất nhiều thời gian để mang thuốc đến với rất nhiều Ricky Ray khác trên toàn thế giới. Tôi cũng muốn họ trở thành những Khuôn mặt của Hy vọng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Hai, 2016, 05:10:40 am
        Sáng thứ ba, Hillary và tôi bắt đầu bằng chuyến thăm mộ của John và Robert Kennedy ở Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Đi cùng có John Kennedy Jr., Ethel Kennedy, vài người con của họ, và Thượng nghị sĩ Ted Kennedy. Tôi quỳ trước ngọn lửa bất diệt và cầu nguyện ngắn gọn, cảm ơn Chúa trời đã cho họ cuộc đời và phụng sự và tôi cầu nguyện Người ban cho tôi sự thông thái và sức mạnh trong các cuộc phiêu lưu ở phía trước. Buổi trưa, tôi chủ trì tiệc chiêu đãi các thống đốc bạn tôi ở Thư viện Nghị viện, cảm ơn họ vì tất cả những điều tôi đã học được từ họ trong 12 năm qua. Sau sự kiện buổi chiều ở Trung tâm Kennedy vinh danh trẻ em Mỹ, chúng tôi lái xe đến Trung tâm Capitol ở Landover, Maryland tham dự buổi hòa nhạc Gala, nơi Barbra Streisand, Wynton Marsalis, k.d. lang, các huyền thoại rock Chuck Berry và Little Richard, Michael Jackson, Aretha Franklin, Jack Nicholson, Bill Cosby, Vũ đoàn Alvin Alley Dance Theater, và những nghệ sĩ khác đem lại cho chúng tôi hàng giờ giải trí. Fleetwood Mac khiến cả đám đông đứng bật dậy với bài hát chủ đề của cuộc vận động có tên "Đừng bao giờ thôi nghĩ về ngày mai".

        Sau buổi hòa nhạc, có một buổi lễ cầu nguyện muộn về đêm ở Nhà thờ Baptist Đệ nhất, và khi tôi về đến Blair House thì đã quá nửa đêm. Tôi vẫn chưa hài lòng với bài diễn văn nhậm chức, dù đã được sửa cho hay hơn. Người chấp bút cho tôi là Michael Waldman và David Kusnet chắc hẳn đã phải vò đầu bứt tai, vì khi chúng tôi luyện tập từ 1 giờ đến 4 giờ sáng ngày nhậm chức, tôi vẫn còn sửa thêm. Bruce Lindsey, Paul Begala, Bruce Reed, George Stephanopoulos, Michael Sheehan, và những người bạn văn hay chữ tốt của tôi Tommy Caplan và Taylor Branch, đã thức cùng tôi. Và Al Gore cũng thế. Đội ngũ nhân viên tuyệt hảo của Blair House đã quen chăm sóc các nguyên thủ quốc gia vốn làm việc vào những giờ giấc trái khoáy, vì thế họ luôn có sẵn những thùng cà phê giúp chúng tôi tỉnh táo và thức ăn nhẹ giúp chúng tôi có tâm trạng tốt nhất có thể. Đến lúc chuẩn bị chợp mắt vài tiếng tôi mới có cảm giác hài lòng hơn về bài diễn văn.

        Bình minh sáng thứ tư lạnh và trời quang. Tôi bắt đầu ngày bằng buổi họp an ninh sáng sớm, sau đó tôi được hướng dẫn cách thức từ các phụ tá quân sự của tôi trong việc phóng vũ khí hạt nhân. Tổng thống có năm phụ tá quân sự, là năm sĩ quan trẻ xuất sắc lấy từ năm quân chủng; một trong số họ lúc nào cũng ở bên tổng thống.

        Mặc dù chiến tranh hạt nhân có vẻ là không tưởng khi Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng nắm quyền kiểm soát kho vũ khí của chúng ta là lời nhắc nhở gây thức tỉnh về những trách nhiệm mà trong vài giờ tới tôi sẽ nắm. Biết về việc của tổng thống và làm tổng thống thực sự là hai việc khác nhau. Thật khó mà diễn tả bằng lời, nhưng tôi rời nhà khách Blair House với lòng hăm hở đan xen với sự hổ thẹn.

        Hoạt động cuối cùng trước ngày nhậm chức là lễ cầu nguyện tại Nhà thờ Giám lý châu Phi Episcopal của nội đô Washington. Buổi lễ rất quan trọng đối với tôi. Với thông tin do Hillary và Al Gore cung cấp, tôi đã chọn thành phần chức sắc tôn giáo, ca sĩ và nền nhạc. Gia đình Hillary và gia đình tôi đều có mặt. Mẹ tôi rạng rỡ. Roger cũng tươi cười, và rất say sưa nghe nhạc. Cả hai mục sư ở quê tôi cũng tham gia buổi lễ, các mục sư của Al và Tipper cũng thế, và cả cha của George Stephanopoulos, Cha sở Chính thống giáo Hy Lạp của Nhà thờ Ba ngôi ở New York. Cha Otto Hentz, người mà gần 30 năm trước đã yêu cầu tôi cân nhắc khả năng trở thành tín đồ Dòng Tên, đọc lời cầu nguyện. Rabbi Gene Levy ở Little Rock và Imam Wallace D. Mohammad có lời phát biểu. Một vài chức sắc tôn giáo da đen là bạn của tôi cũng tham gia, với Tiến sĩ Gardner Taylor, một trong những người truyền giảng vĩ đại nhất nước Mỹ của bất cứ chủng tộc hay hệ phái nào, có bài nói chính của buổi lễ. Những người bạn theo phái Ngũ tuần của tôi ở Arkansas và Louisiana đã hát cùng với Phil Driscoll, một ca sĩ và nghệ sĩ thổi kèn tài ba mà Al biết ở Tennessee, và Carolyn Staley hát bài "Đừng sợ hãi", một trong những bài hát ưa thích của tôi, và cũng là một bài học hay. Tôi nhiều lần rơm rớm nước mắt trong thời gian buổi lễ, và khi buổi lễ kết thúc, tôi thấy tinh thần phấn chấn và sẵn sàng cho những giờ khắc sắp tới.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Hai, 2016, 03:47:27 pm
        Chúng tôi quay lại Blair House để xem lại bài diễn văn lần cuối. Bài viết đã khá hơn kể từ lúc 4 giờ sáng. Lúc 10 giờ, Hillary, Chelsea và tôi bước qua đường đến Nhà Trắng, nơi ở ngay bậc thềm chúng tôi được Tổng thống Bush và Phu nhân chào đón và đưa vào trong uống cà phê với gia đình Gore và Quayle. Ron và Alma Brown cũng ở đó. Tôi muốn Ron chia sẻ giây phút mà ông ấy đã bỏ biết bao công sức để có được thời khắc ấy. Tôi thực sự ấn tượng trước cách xử lý rất vững vàng của Tổng thống Bush và Phu nhân trước tình hình tồi tệ và hoàn cảnh chia tay buồn bã - rõ ràng là họ đã trở nên thân thiết với một số thành viên của bộ phận nhân viên Nhà Trắng và sẽ nhớ họ nhiều, cũng như sẽ được họ nhớ rất nhiều. Vào khoảng 10:45, tất cả chúng tôi bước lên các xe limousine. Theo truyền thống, Tổng thống Bush và tôi cùng đi với nhau, kèm theo là Speaker Foley và Wendell Ford, vị thượng nghị sĩ có giọng khàn khàn ở Kentucky, cùng là đồng Chủ tịch của ủy ban Liên Nghị viện phụ trách Lễ Nhậm chức và là người làm việc không mệt mỏi giúp cho chiến thắng sít của Al và tôi ở tiểu bang của ông.

        Thật may là dự án cải tạo Điện Capitol đang diễn ra đã buộc ba buổi lễ nhậm chức gần đây nhất phải tổ chức ở cánh tây tòa nhà. Trước đó, các buổi lễ diễn ra ở phía đối diện, nhìn ra Tòa án tối cao và Thư viện nghị viện. Ở đó hầu hết mọi người đến dự đều không thể nhìn thấy chi tiết buổi lễ. Đám đông đứng đầy quanh Điện Capitol và trải dài đến khu Mali và xuôi theo các đại lộ Constitution và Pennsylvania, được Cảnh sát Công viên Quốc gia ước tính vào khoảng từ 280.000 đến 300.000 người. Dù có bao nhiêu người đi nừa, đám đông cũng rất lớn, và chật ních những nhóm người khác nhau, già trẻ, đủ các sắc tộc và tôn giáo, từ nhiều tầng lớp xã hội. Tôi rất mừng là rất nhiều người từng làm cho ngày này trở thành hiện thực đã có thể đến để cùng tôi chia sẻ niềm vui.

        Sự hiện diện của những người "Bạn của Bill" thể hiện mức độ mà tôi mang ơn đối với những người bạn của cá nhân tôi: bạn cũ ở Arkansas Marsha Scott và Martha Whetstone, những người đã tổ chức các cuộc vận động tranh cử cho tôi ở nam California; Sheila Bronfman, lãnh đạo của hội Lãng tử Arkansas từng sống gần Hallary và tôi khi tôi làm Bộ trưởng Tư pháp; Dave Matter, lãnh đạò chiến dịch tranh cử của tôi ở tây Pennsylvania và kế nhiệm chức lớp trưởng ở Georgetown; Bob Raymar và Tom Schneider, hai người quyên góp tiền quan trọng nhất của tôi và cũng là bạn học hồi ở trường luật và trong kỳ nghỉ Cuối tuần Phục hưng. Còn rất nhiều người như họ đã làm cho ngày hôm nay trở thành hiện thực.

        Buổi lễ bắt đầu lúc 11:30. Tất cả các nhân vật quan trọng bước lên sân khấu theo thứ tự lễ tân cùng với tùy tùng của quốc hội. Tổng thống Bush bước ra trước tôi trong khi ban nhạc Thủy quân lục chiến dưới sự chi huy của Đại tá John Bourgeois chơi bài "Hail to the Chief" cho cả hai chúng tôi. Tôi nhìn vào đám đông khổng lồ.

        Sau đó Al Gore đọc lời tuyên thệ dưới sự giám sát của Thẩm phán Tòa tối cao Byron White. Đúng ra người giám sát đọc lời thề là Thẩm phán Tòa tối cao đã về hưu Thurgood Marshall, một luật sư vĩ đại đấu tranh cho quyền công dân và là thẩm phán da đen đầu tiên mà Tổng thống Johnson đã bổ nhiệm vào Tòa án tối cao, nhưng ông đang bị bệnh. Kể cũng khác thường nếu một thẩm phán đã về hưu lãnh vinh dự này, nhưng con trai của Marshall Thurgood Jr. là nhân viên của Gore. Người con khác là John, là binh sĩ tiểu bang Virginia, lại dẫn đầu đoàn hộ tống chúng tôi từ Monticello đến Washington. Marshall đã mất sau buổi lễ nhậm chức bốn ngày. Ông được tưởng nhớ và trân trọng bởi rất nhiều thế hệ người Mỹ, những người vẫn còn nhớ nước Mỹ đã như thế nào trước khi ông bước ra và thay đổi nó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Hai, 2016, 11:31:25 am
        Sau khi Gore tuyên thệ, ca sĩ giọng mezzo-soprano vĩ đại Marilyn Horne, người mà tôi đã gặp lần đầu khi cô đến biểu diễn ở Little Rock vài năm trước, đã hát liên khúc những bài hát kinh điển Mỹ. Sau đó đến lượt tôi. Hillary đứng bên trái tôi, tay giữ cuốn Kinh thánh của gia đình tôi. Với Chelsea đứng bên phải, tôi đặt tay trái lên cuốn Kinh thánh, giơ cao tay phải, và lặp lại lời thề nhậm chức theo viên chức tư pháp Rehnquist, thề "điều hành một cách trung thành" văn phòng của tổng thống, và "tận trung duy trí, bảo vệ và gìn giữ Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, xin Chúa trời giúp con".

        Tôi bắt tay viên chức tư pháp và Tổng thống Bush, sau đó ôm hôn Hillary và Chelsea và nói tôi rất yêu họ. Sau đó Thượng nghị sĩ Wendell Ford mời tôi bước lên bục với tư cách "Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ". Tôi bắt đầu bằng cách đưa những khoảnh khắc hiện tại vào dòng chảy của lịch sử nước Mỹ:

        Hôm nay chúng ta chào mừng điều bí ẩn của sự tái sinh của nước Mỵ. Buổi lễ này diễn ra vào giữa mùa đông. Nhưng, bằng những lời chúng ta nói và những khuôn mặt chúng ta thể hiện cho thế giới thấy, chúng ta đã bắt mùa xuân đến sớm. Một mùa xuân tái sinh trong lòng nền dân chủ lâu đời nhất thế giới, mang đến tầm nhìn và dũng khí để tái tạo lại nước Mỹ. Khi cha ông chúng ta mạnh dạn tuyên bố nền độc lập của nước Mỹ với thế giới cũng như ý định của chúng ta với Đấng Toàn năng, họ biết rằng để tồn tại được, nước Mỹ sẽ phải thay đổi... Mỗi thế hệ người Mỹ phải tự xác định cho mình rằng làm một người Mỹ nghĩa là phải như thế nào.

        Sau khi nói lời chào mừng tới Tổng thông Bush, tôi mô tả tình hình hiện tại:

        Hôm nay, một thê hệ lớn lên trong bóng tối của Chiến tranh Lạnh đang nhận lãnh những trách nhiệm mới trong một thế giới âm áp bởi ánh mặt trời tự do nhưng vẫn bị đe dọa bởi những hận thù xưa cũ và những nạn dịch mới. Lớn lên trong sự âm no không đâu sánh được, chúng ta thừa hưởng một nền kinh tế vẫn là mạnh nhất thế giới, nhưng đang suy yếu... Các lực lượng hùng mạnh và có ảnh hưởng lớn đang làm lung lay và xoay chuyển thế giới của chúng ta, và câu hỏi khẩn thiết của thời đại chúng ta là chúng ta làm cho thay đổi là bạn bè hay trở thành kẻ thù... Không có một rắc rối nào của nước Mỹ lại không thể được giải quyết bằng những thế mạnh của chính nước Mỹ.

        Tuy vậy, tôi cảnh báo: "Sẽ không dễ dàng, sẽ cần có hy sinh... Chúng ta phải coi sóc quốc gia của chúng ta như gia đình coi sóc con cái vậy". Tôi kêu gọi đồng bào của tôi nghĩ về hậu thế, "thế giới trong tương lai - cái thế giới của những người mà chúng ta phải gìn giữ tư tưởng cho họ, của những người mà chúng ta mượn tạm hành tinh này của họ, và của những người mà chúng ta mang trách nhiệm cao cả đối với họ. Chúng ta phải làm điều mà nước Mỹ làm tốt nhất: đem lại nhiều cơ hội hơn cho tất cả và đòi hỏi trách nhiệm từ tất cả mọi người".

        Tôi nói rằng, vào thời của chúng ta,

        Không còn sự phân biệt rõ ràng giữa nước ngoài và nội địa. Nền kinh tế toàn cầu, môi trường toàn cầu, khủng hoảng AIDS toàn cầu, chạy đua vũ trang toàn cầu - tất cả đều ảnh hưởng đến chúng ta... Nước Mỹ phải tiếp tục dẫn đầu thế giới mà chúng ta đã bỏ bao công sức để tạo nên.

        Tôi kết thúc bài diễn văn bằng lời thúc giục nhân dân Mỹ, nói với họ rằng, bằng lá phiếu của họ, họ đã "bắt mùa xuân đến sớm", nhưng một mình chính phủ sẽ không thể nào tạo ra quốc gia mà họ mong muốn: "Các bạn cũng phải đảm nhiệm vai trò của mình trong cuộc tái sinh này. Tôi thách thức thế hệ mới của những thanh niên Mỹ bước vào thời kỳ phụng sự... Còn rất nhiều việc phải làm... Từ đỉnh cao chói ngời của buổi lễ hôm nay, chúng ta nghe thấy tiếng kêu gọi phụng sự từ những thung lũng. Chúng ta đã nghe tiếng kèn. Chúng ta đã điểm binh. Và bây giờ, mỗi người, bằng cách riêng của mình và với sự giúp đỡ của Chúa Trời, chúng ta phải đáp lại lời kêu gọi này".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Ba, 2016, 12:00:26 pm
        Mặc dù một vài nhà bình luận nói rằng bài diễn văn này thiếu cả những câu nói bóng bảy lẫn những điều cụ thể hấp dẫn nhưng tôi vẫn thấy hài lòng về nó. Nó có những đoạn hùng biện vụt sáng, rõ ràng. Bài nói cũng chỉ ra rằng chúng tôi sẽ giảm thâm hụt trong khi tăng các khoản đầu tư tối quan trọng vào tương lai của chúng ta, và nó thách thức người Mỹ làm nhiều hơn nữa để giúp những người thực sự cần được giúp và hàn gắn sự chia rẽ. Và bài nói cũng ngắn gọn, là bài phát biểu nhậm chức ngắn thứ ba trong lịch sử, sau bài nói nhậm chức lần thứ hai của Lincoln, vốn là một bài diễn văn tuyệt vời nhất mọi thời đại; và sau bài diễn văn nhậm chức lần thứ hai của Washington vốn chỉ vỏn vẹn chưa tới hai phút. Chủ yếu là Washington chỉ nói, Cảm ơn, tôi sẽ quay lại làm việc, và nếu tôi làm việc không tốt, hãy khiển trách tôi. Ngược lại, William Henry Harrison đọc bài diễn văn dài nhất trong lịch sử, năm 1841, diễn thuyết hơn một tiếng đồng hồ giữa một ngày lạnh giá mà không mặc áo khoác đến mức bị viêm phổi nặng, làm ông mất mạng 33 ngày sau đó. ít ra tôi cũng ngắn gọn, thật may mắn và không đúng với phong cách của tôi, nhưng mọi người biết tôi nhìn thế giới như thế nào và tôi định làm gì.

        Nhưng những lời hay nhất trong ngày là của Maya Angelou, một phụ nữ cao có giọng nói mạnh mẽ mà tôi đã đề nghị làm một bài thơ cho dịp đặc biệt này, nhà thơ đầu tiên làm như vậy kể từ khi Robert Frost phát biểu trong buổi lễ nhậm chức của Tổng thống Kennedy năm 1961. Tôi đã theo dõi nghề nghiệp của Maya từ khi đọc cuốn tự truyện của bà, I Know Why the Caged Bird Sings - Tôi biết tại sao chim trong lồng lại hót, kể về những năm đầu đời bà khi còn là một cô gái câm đau khổ sống trong khu vực dành cho người da đen nghèo ở Stamps, Arkansas.

        Bài thơ của Maya, On the Pulse of Morning - Theo Nhịp đập của Buổi sáng làm mê hoặc khán giả. Được viết trên nền tảng như một hòn đá tảng làm chỗ đứng chân, một con sông làm nơi ngơi nghỉ, một cây cao với rễ đâm nguồn từ mọi nền văn hóa và chủng tộc vốn làm nên bức tranh nước Mỹ, bài thơ thể hiện lời cầu xin tha thiết dưới hình thức một lời mời người ngồi bên:

                Hãy ngẩng mặt lên, bạn đang cần ghê gớm
                Buổi sáng rạng rỡ này sáng soi cho bạn
                Lịch sử, dù phải đau quằn quại
                Không thể vặn ngược, và khi đối mặt
                Với lòng quả cảm thì đâu cần phải vặn ngược lại lần nữa
                Hãy ngước mắt nhìn
                Ngày mới đang đến vì bạn Lại làm hồi sinh
                Những giấc mơ.
                ...
                Nơi đây vào nhịp đập của ngày mới này
                Bạn có thể duyên dáng nhìn lên
                Đôi mắt của chị gái, và nhìn vào
                Khuôn mặt của anh trai, nhìn vào đất nước của bạn
                Và nói thật giản dị
                Rất giản dị
                Với niềm hy vọng
                Chào buổi sáng tốt lành.


        Billy Graham kết thúc buổi sáng tốt lành của chúng tôi bằng bài kinh chúc phúc ngắn gọn, sau đó Hillary và tôi rời sân khấu cùng với gia đình Bush bước xuống bậc thềm của Điện Capitol, nơi máy bay trực thăng của Tổng thống, Marine One, đang chờ đưa họ vào chặng đầu tiên trên đường về nhà. Chúng tôi quay vào trong ăn trưa với ủy ban Quốc hội, sau đó lái xe dọc theo đại lộ Pennsylvania đến lễ đài trước Nhà Trắng để duyệt buổi diễu hành nhậm chức. Cùng với Chelsea, chúng tôi bước ra khỏi xe và đi qua vài dãy nhà cuối cùng của con đường để có thể vẫy chào đám đông đứng nghẹt hai bên đường.

        Sau buổi diễu hành, chúng tôi bước vào ngôi nhà mới của chúng tôi lần đầu tiên, chỉ có hai tiếng đồng hồ để chào hỏi nhân viên, nghỉ ngơi và chuẩn bị sẵn sàng cho buổi tối. Những người chuyển nhà đã đem đến một cách tài tình tất cả đồ đạc của chúng tôi trong thời gian buổi lễ nhậm chức và diễu hành.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Ba, 2016, 01:02:36 pm
        Lúc 7 giờ, chúng tôi bắt đầu một buổi tối marathon bằng bữa tối, theo sau là đến dự tất cả 11 bữa tiệc nhậm chức. Em trai tôi hát tặng tôi tại Dạ hội MTV Trẻ, và ở một tiệc khác tôi song tấu saxophone với Clarence Clemons bài Night Train - Chuyến tàu đêm. Tuy nhiên, ở hầu hết các bữa tiệc, Hillary và tôi chỉ nói vài dòng ngắn ngủi lời cảm ơn, sau đó cùng nhau khiêu vũ trong tiếng nhạc ưa thích của tôi, bản "It Had to Be You", khoe bộ áo dạ hội màu tím tuyệt đẹp của cô ấy. Trong khi đó, Chelsea đàn đúm với đám bạn ở Arkansas trong Dạ hội MTV Trẻ, còn Al và Tipper có kế hoạch của riêng họ. Tại bữa tiệc của bang Tennessee, Paul Simon thết đãi khán giả bài hit của anh ấy "Bạn có thể gọi tôi là Al". Ở bữa tiệc Arkansas, tôi giới thiệu mẹ với Barbara Streisand và nói với cả hai rằng tôi nghĩ hai người sẽ hợp nhau. Họ còn hơn cả hợp nhau nữa. Họ nhanh chóng trở thành bạn bè, và Barbara gọi cho mẹ tôi hàng tuần cho đến khi bà mất. Tôi vẫn giữ bức hình chụp hai người nắm tay nhau bước đi trong buổi tối nhậm chức đó.

        Khi chúng tồi quay về Nhà Trắng đã hơn 2 giờ sáng. Chúng tôi phải dậy sớm sáng hôm sau để dự buổi tiếp công chúng, nhưng tôi đang hưng phấn đến mức chưa muốn đi ngủ ngay. Cả nhà đều có mặt: cha mẹ của Hillary, mẹ và Dick, các em của tôi, bạn của Chelsea ở quê, và bạn tôi, Jim và Diane Blair và Harry và Linda Thomason. Chỉ có ba mẹ chúng tôi là mệt.
Tôi muốn đi xem một vòng. Trước đây chúng tôi đã từng đến khu vực nhà ở của tổng thống ở lầu hai, nhưng lần này thì khác. Bây giờ là lúc bắt đầu làm quen với ý niệm rằng chúng tôi sẽ sống ở đây và sẽ phải biến nơi này thành căn nhà êm ấm của mình. Hầu hết các phòng đều có trần cao, nội thất đẹp nhưng tiện lợi. Phòng ngủ và phòng khách của tổng thống quay về hướng nam, một phòng nhỏ kế bên phòng ngủ là phòng khách của Hillary. Chelsea có phòng ngủ và phòng học đối diện qua hành lang, ngay cạnh phòng ăn trang trọng và căn bếp nhỏ. Ở đầu kia của hành lang là các phòng ngủ chính dành cho khách, một trong số đó từng là phòng làm việc của Lincoln và có một bản viết tay bài diễn văn ở Gettysburg của ông.
Bên cạnh Phòng ngủ của Lincoln là Phòng Hiệp ước, có tên như vậy là vì hiệp ước kết thúc cuộc chiến Tây Ban Nha - Mỹ được ký ở đây năm 1898. Trong nhiều năm đây là phòng làm việc riêng của tổng thống, thường được gắn nhiều tivi để người đứng đầu hành pháp có thể xem tất cả các chương trình một lúc. Tôi tin rằng Tổng thống Bush có bốn cái tivi ở đó. Tôi quyết định phải sửa nơi này thành chỗ yên tĩnh để tôi có thể đọc, suy tưởng, nghe nhạc, và tổ chức những buổi gặp mặt nhỏ. Thợ mộc của Nhà Trắng đã đóng cho tôi những giá sách từ sàn nhà lên đến trần, và các nhân viên đem vào cái bàn mà hiệp ước đình chiến Tây Ban Nha - Mỹ được ký kết trên đó. Năm 1869, cái bàn này dùng để họp nội các dưới thời Ulysses Grant, có đủ chỗ cho tổng thống và bảy lãnh đạo các bộ của ông ngồi quanh. Từ năm 1898, bàn này được dùng để ký kết tất cả các hiệp ước, kể cả hiệp ước tạm thời cấm thử vũ khí hạt nhân dưới thời Tổng thống Kennedy và Thỏa ước Trại David dưới thời Tổng thống Carter. Trước khi năm kết thúc, tôi cũng sẽ dùng bàn này.

        Tôi lấp đầy phòng bằng một cái sofa Chippendale cuối thế kỷ 18, món đồ nội thất xưa nhất trong bộ sưu tập của Nhà Trắng, và một cái bàn cổ do Mary Todd Lincoln mua, trên đó chúng tôi đặt một cái cúp tưởng niệm hiệp ước 1898. Khi tôi đem sách và CD đến, treo một vài tấm ảnh cũ, có cả bức ảnh năm 1860 chụp Abraham Lincoln và bức hình nổi tiếng của Yousuf Karsh chụp Churchill, nơi này có không khí thoải mái, yên bình mà tôi có thể dành hàng giờ tại đây trong những năm tiếp theo.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Ba, 2016, 11:44:18 am
        Trong ngày đầu tiên làm tổng thống, tôi đưa mẹ đến Vườn Hồng để chỉ cho bà xem chính xác nơi tôi đã đứng bắt tay Tổng thống Kennedy gần 30 năm trước. Sau đó, trái với lệ thường, chúng tôi mở cửa Nhà Trắng cho công chúng, bán vé cho 2.000 người được chọn qua một cuộc xổ số bằng bưu thiếp. Al, Tipper, Hillary và tôi đứng xếp hàng, bắt tay với những người có vé, sau đó bắt tay những người khác đứng dưới mưa lạnh chờ đến lượt mình được bước qua cánh cửa thấp hơn phía nam để vào Phòng Tiếp tân Ngoại giao để nói lời chào. Một thanh niên cương quyết đã đi nhờ xe suốt đêm đến Nhà Trắng, trên tay không có vé mà chỉ có chiếc túi ngủ. Sau sáu tiếng đồng hồ, chúng tôi phải ngưng, vì thế tôi bước ra ngoài và nói chuyện với đám đông còn lại đang tụ tập ở Bãi cỏ phía Nam. Đêm đó, tôi và Hillary đứng thêm vài tiếng nữa để chào những người bạn ở Arkansas và bạn học ở Georgetown, Wellesley và Yale.

        Vài tháng sau ngày nhậm chức, một cuôn sách được xuất bản với đầy những bức hình chụp rất đẹp thể hiện được hết sự phân khích và ý nghĩa của tuần nhậm chức đó, với lời tựa ảnh do Rebecca Buffum Taylor viết. Trong lời giới thiệu cuốn sách, Taylor viết:

        Phải mất thời gian mới thay đổi được các giá trị chính trị. Ngay cả khi thành công, muốn thấy rõ sự đổi thay ấy cũng phải mất hàng tháng hoặc hàng năm, cho đến khi tầm nhìn được mở rộng và lùi ra xa lần nữa cho đến lúc viễn cảnh và trung cảnh nhập lại với cận cảnh mà chúng ta nhìn thấy ngày hôm nay.


        Những lời nhận xét này rất sắc sảo, và có lẽ là đúng. Nhưng tôi không thể chờ hàng năm, hàng tháng, thậm chí hàng ngày để xem liệu cuộc vận động tranh cử và buổi lề nhậm chức có tác động đến việc thay đổi các giá trị, củng cố thêm cội nguồn và vươn tới cộng đồng người Mỹ hay không. Tôi còn quá nhiều việc phải làm, và lại một lần nữa, công việc nhanh chóng chuyển từ thơ sang văn xuôi, và không phải tất cả đều hay.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2016, 09:54:52 am
       
        31


        Năm kế tiếp là sự kết hợp lý thú của những thành tựu lập pháp quan trọng, những chuyện bực bội lẫn thành công trong chính sách đối ngoại, những sự kiện không lường trước, chuyện buồn riêng tư, những sai lầm không cố ý, và những cư xử vụng về đối với nền văn hóa của Washington, mà, khi kết hợp với mấy vụ rò rỉ thông tin bắt buộc của vài nhân viên, khiến việc đưa tin của báo giới về tôi thường giống như những gì tôi đã từng trải qua trong kỳ bầu cử sơ bộ ở New York.

        Ngày 22 tháng giêng, chúng tôi tuyên bố Zoe Baird đã rút tên khỏi danh sách ứng cử bộ trưởng tư pháp. Vì chúng tôi đã biết chuyện cô ấy mướn vài người nhập cư bất hợp pháp làm việc nhà cũng như chuyên cô ấy không đóng thuế bảo hiểm xã hội cho họ, tôi phải nói rằng chúng tôi đã không đánh giá vấn đề một cách đúng đắn, và rằng, không phải cô ấy mà là chính tôi phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Zoe không hề lừa dối chúng tôi. Khi mướn mấy người đó, cô ấy vừa nhận một công việc mới, còn chồng cô ấy bắt đầu nghỉ hè sau năm học. Rõ ràng, người này nghĩ người kia io đóng thuế rồi. Tôi tin cô ấy và tiếp tục giữ tên cô trong danh sách ứng cử trong ba tuần sau lần đầu tiên cô đề nghị rút tên mình khỏi danh sách. Sau này, tôi chỉ định Zoe vào Ban Cố vấn Tình báo Hải ngoại, nơi cô thực sự đóng góp rất nhiều vào công việc của nhóm mà đứng đầu là Đô đốc Crown.

        Cùng ngày hôm đó, báo chí bắt đầu tức giận Nhà Trắng khi chúng tôi từ chối cho họ đặc quyền mà họ đã có trong nhiều năm được đi lại giữa phòng báo chí, ở giữa Cánh Tây và khu nhà ở với văn phòng của thư ký báo chí ở lầu một gần Phòng Nội các. Đi như vậy cho phép họ quanh quẩn ở các hành lang và đổ lên đầu bất cứ người nào đi ngang hàng đống câu hỏi. Rõ ràng, một vài người cao cấp trong chính quyền Bush đã đề cập với những đồng sự mới rằng để cho họ đi lại như vậy cản trở sự hiệu quả và tăng nguy cơ rò rỉ và các quyết định đã được ban hành để thay đổi việc này. Thực sự tôi không nhớ có ai hỏi ý kiến tôi hay không, nhưng chắc là có. Báo chí la lối om sòm, nhưng chúng tôi vẫn giữ nguyên quyết định, nghĩ rằng họ rồi sẽ quen. Chắc chắn là chính sách mới này giúp cho nhân viên di chuyển và nói chuyện thoải mái hơn, nhưng khó mà nói được quyết định như vậy có tạo ra được một vỏ bọc thông tin tương ứng hay không. Và vì, trong vài tháng đầu tiên, thông tin trong Nhà Trắng rò rỉ còn tệ hơn cả căn lều lợp giấy dầu và đầy lỗ trên tường, không thể nói được việc hạn chế báo chí có tác dụng gì nhiều lắm.

        Chiều hôm đó, lễ kỷ niệm vụ kiện Roe V. Wade, tôi ban hành mệnh lệnh hành pháp chấm dứt việc cấm nghiên cứu tế bào thai người có từ thời Reagan - Bush; bãi bỏ cái gọi là quy định Thành phố Mexico, vốn cấm dùng trợ cấp liên bang cho các tổ chức quốc tế có dính dáng đến phá thai; và đảo ngược một điều luật của Bush vốn cấm việc tư vấn phá thai ở các phòng khám kế hoạch hóa gia đình có nhận tiền của liên bang. Tôi đã hứa làm những việc này khi vận động tranh cử, và tôi tin vào chúng. Nghiên cứu tế bào thai người rất quan trọng để tìm ra phương pháp chữa trị tốt hơn đối với căn bệnh Parkinson, tiểu đường và các bệnh khác. Quy định Thành phố Mexico rất có thể dẫn đến nhiều vụ phá thai hơn do thông tin về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình thay thế không được cung cấp đầy đủ. Và điều luật dùng quỹ liên bang để ngăn các trung tâm kê hoạch hóa gia đình không được thông báo với các phụ nữ có thai - thường đang lo sợ, còn trẻ và đơn độc - về một lựa chọn mà Tòa Tối cao đã tuyên bố là hợp hiến. Quỹ liên bang vẫn không được sử dụng để chi trả cho các vụ phá thai, trong nước hay ngoài nước.

        Ngày 25 tháng giêng, ngày đầu tiên Chelsea đi học ở trường mới, tôi tuyên bố Hillary sẽ đứng đầu một nhóm công tác đặc biệt nhằm đưa ra một kế hoạch y tế toàn diện, cùng với Ira Magaziner, cố vấn các chính sách đối nội Carol Rasco, và Judy Feder, người đứng đầu tiểu ban bàn giao về y tế của chúng tôi. Tôi hài lòng vì Ira đồng ý làm việc về lĩnh vực y tế. Chúng tôi là bạn từ năm 1969, khi anh đến học ở Oxford theo học bổng Rhodes một năm sau tôi. Bây giờ khi đã là một doanh nhân thành đạt, anh làm việc trong nhóm kinh tế của chiến dịch vận động. Ira tin rằng bảo hiểm sức khỏe phổ thông là rất quan trọng cả về kinh tế lẫn đạo đức. Tôi biết anh có thể cho Hillary sự hỗ trợ mà cô ấy cần cho nhiệm vụ khó khăn trước mặt.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Ba, 2016, 07:55:59 am
        Đứng đầu một nhóm công tác nhằm cải tổ y tế là một việc chưa có tiền lệ đối với một Đệ nhất phu nhân; việc tôi quyết định cấp cho Hillary và nhân viên của cô ấy một văn phòng ở Cánh Tây cũng vậy. Ở đây thường là nơi hoạch định chính sách chứ không phải như khu vực ở Cánh Đông, nơi chuyên lo về các vấn đề xã hội của Nhà Trắng. Cả hai quyết định đều gây tranh cãi; khi liên quan đến Đệ nhất phu nhân thì có vẻ Washington còn bảo thủ hơn cả Arkansas. Tôi quyết định Hillary có thể lãnh đạo được nỗ lực cải tổ chương trình y tế vì cô ấy quan tâm và biết rất nhiều về vấn đề này, cô ấy có đủ thời gian để làm tốt việc này, và tôi nghĩ cô ấy có thể trở thành người môi giới trung thực giữa các nhóm quyền lợi đối nhau trong ngành y tế, tổ chức của chính phủ và các nhóm tiêu dùng. Tôi biết toàn bộ việc này là khá mạo hiểm; khi Harry Truman cố áp dụng bảo hiểm sức khỏe phổ thông suýt nữa đã làm hỏng nhiệm kỳ tổng thông của ông, còn Nixon và Carter thì thậm chí chưa bao giờ đưa được các dự luật tương tự của họ qua khỏi giai đoạn xem xét ở tiểu ban. Với phe Dân chủ chiếm đa số nhất trong quốc hội trong nhiều thập niên, Lyndon Johnson đem lại chương trình Medicare cho người già và Medicaid cho người nghèo, nhưng thậm chí chưa từng thử bảo hiểm cho những đối tượng còn lại chưa được bảo hiểm. Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng tôi nên thử bảo hiểm phô thông, một chương trình mà bất cứ quốc gia giàu có nào cũng đã có từ lâu, cả vì lý do kinh tế lẫn sức khỏe. Gần 40 triệu người không có bảo hiểm y tế, vậy mà chúng ta đang bỏ ra 14% tổng thu nhập quốc nội vào y tế, nhiều hơn nước đứng nhì là Canada tới 4%.

        Tốì 21, tôi gặp Hội đồng Tham mưu Liên quân theo yêu cầu khẩn của họ để thảo luận vấn đề về người đồng tính trong quân đội. Trước đó trong ngày, báo New York Times đã tường thuật rằng, trước thái độ chống đối dữ dội của quân đội, tôi sẽ trì hoãn thêm sáu tháng việc ban hành các quy định chính thức bãi bỏ lệnh cấm người đồng tính trong quân đội trong khi cân nhắc quan điểm của các sĩ quan cao cấp cũng như những rắc rối thực tế. Làm như vậy kể cũng có lý. Khi Harry Truman ra lệnh cho phép tất cả các sắc dân được phục vụ trong quân ngũ, ông ấy cũng cho Lầu năm góc nhiều thời gian hơn để tính toán cách tiến hành sao cho không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính là duy trì một lực lượng chiến đấu được huấn luyện tốt và gắn kết với nhau với tinh thần ý chí cao. Đồng thời/ Bộ trưởng Aspin sẽ yêu cầu quân đội ngưng hỏi các tân binh về định hướng giới tính của họ và thôi không sa thải những người đàn ông và phụ nữ đồng tính chưa bị phát hiện có hành động đồng tính - một việc làm vi phạm Qui định Đạo đức Quân nhân của Quân pháp.

        Yêu cầu gặp sớm này của Hội đồng Tham mưu Liên quân tạo ra một rắc rối. Tôi rất nóng lòng muốn nghe họ nói, nhưng tôi không muốn vấn đề này ầm ĩ thêm hơn nó vốn đã ầm ĩ, không phải vì tòi đang cố gắng che giấu quan điểm của mình, mà bởi vì tôi không muốn công chúng nghĩ rằng tôi quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn đến kinh tế. Đó chính là điều những người Cộng hòa trong quốc hội muốn người Mỹ nghĩ về chúng tôi. Thượng nghị sĩ Dole đã bắt đầu nói về chuyện thông qua một nghị quyết tước thẩm quyền của tôi được bỏ lệnh cấm; rõ ràng ông ta muôn vấn đề này trở thành vấn đề nổi bật trong những tuần làm việc đầu tiên của tôi tại vị.

        Trong cuộc họp, các thành viên Hội đồng Tham mưu Liên quân xác nhận có hàng ngàn binh sĩ nam và nữ đồng tính đang phục vụ rất tốt trong đội quân 1,8 triệu người, nhưng họ vẫn nghĩ rằng nếu để những người đồng tính phục vụ một cách công khai trong quân đội sẽ theo lời tướng Powell, "làm phương hại đến trật tự và kỷ luật.  Các thành viên còn lại đồng ý với ý kiến của chủ tịch hội đồng. Khi tôi chỉ ra rằng trong thập niên trước quân đội đã phải tốn 500 triệu đôla để cho giải ngũ 17.000 quân nhân đồng tính, dù một báo cáo của chính phủ cho biết không có lý do gì để tin họ không thể phục vụ hiệu quả, các thành viên hội đồng trả lời rằng chi như vậy cũng xứng đáng để duy trì sự gắn bó và tinh thần của quân đội.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2016, 05:48:50 am
        Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Frank Kelso, nói là hải quân gặp rắc rối lớn nhất trên thực tế về vấn đề này do điều kiện sống gần nhau và cách biệt trên các con tàu. Tư lệnh Lục quân, tướng Gordon Sullivan và tướng Không quân Merill McPeak cũng phản đối. Nhưng phản đối gay gắt nhất là Chỉ huy Thủy quân lục chiến, tướng Carl Mundy. Ông ấy lo lắng về chuyện hình thức hơn là thực tế. Ông ấy tin rằng đồng tính là vô đạo đức, và nếu những tay đồng tính được cho phép phục vụ công khai thì quân đội đã bỏ qua hành vi vô đạo đức và sẽ khồng còn hấp dẫn những thanh niên Mỹ ưu tú nữa. Tôi không đồng ý với Mundy, nhưng tôi rất thích ông. Thực ra, tôi ưa thích và kính trọng tất cả. Họ đã cho tôi ý kiến chân thành của mình, nhưng đồng thời cũng thể hiện rõ ràng rằng nếu tôi ra lệnh cho họ thì họ sẽ làm hết sức mình, mặc dù nếu phải ra điều trần trước quốc hội họ sẽ trình bày quan điểm của mình một cách thẳng thắn.

        Vài ngày sau, tôi dự cuộc họp khác về vấn dề này với các thành viên ủy ban Lực lượng Vũ trang Thượng viện, gồm có các Thượng nghị sĩ Sam Nunn, James Exon, Carl Levin, Robert Byrd, Edward Kennedy, Bob Graham, Jeff Bingaman, John Glenn, Richard Shelby, Joe Lieberman, và Chuck Robb. Nunn, dù vẫn không thống nhất với quan điểm của tôi, đã đồng ý với ý kiến trì hoãn sau sáu tháng. Một vài nhân viên của tôi bực ông vì thái độ chống đối trước đây và rất cương quyết của ông, nhưng tôi thì không; suy cho cùng ông là người bảo thủ, và là chủ tịch của ủy ban, ông tôn trọng danh dự quân đội và coi việc bảo vệ danh dự ấy là nghĩa vụ của mình. Ông ấy không đơn độc. Charlie Moskos, nhà xã hội học ở trường Đại học North-western từng làm việc cho Nunn và tôi về đề nghị chương trình dịch vụ toàn quốc trong DLC và là người đã nói ông ấy từng biết một sĩ quan đồng tính trong chiến tranh Triều Tiên, cũng chống lại việc bỏ lệnh cấm. Moskos nói rằng điều này duy trì "sự riêng tư" mà những người lính sinh hoạt trong môi trường chật hẹp đáng được hưởng. Moskos nói chúng tôi nên đồng ý với điều mà đa sô quân nhân mong muốn, bởi vì điều quan trọng nhất chúng ta cần trong quân ngũ là năng lực và ý chí chiến đấu. Theo tôi, điểm không ổn trong lập luận của ông và của Sam Nunn là những lập luận này cũng có thể được đem ra nhằm ép Truman trong việc mở rộng về chủng tộc trong quân đội, hoặc chống lại những nỗ lực hiện thời muốn mở rộng vai trò của phụ nữ trong quân đội.

        Thượng nghị sĩ Byrd đưa ra quan điểm cứng rắn hơn Nunn, phản ánh những gì tôi đã nghe từ tướng Mundy. Ông ấy tin đồng tính là tội lỗi; ông nói ông không bao giờ để cho cháu trai Cling của ông gia nhập quân đội nào chấp nhận những người đồng tính; và nói thêm rằng một lý do khiến Đế chế La Mã sụp đổ chính là chấp nhận những chuyện đồng tính ngấm ngầm trong các binh đoàn La Mã từ Julius Caesar trở xuống. Đối lập với Byrd và Nunn, Chuck Robb, người rất bảo thủ trong nhiều vấn đề và sống sót khỏi các trận chiến dữ dội ở Việt Nam, lại ủng hộ ý kiến của tôi, vì trong chiến đấu ông đã biết được nhiều binh sĩ đồng tính nhưng dũng cảm. Ông cũng không phải là cựu chiến binh Việt Nam duy nhất trong quốc hội có suy nghĩ như vậy.

        Sự khác biệt về thái độ này một phần, nhưng không hoàn toàn, mang tính chất đảng phái hoặc tính quan điểm thế hệ. Một số đảng viên Dân chủ trẻ chống lại việc bỏ lệnh cấm, nhưng một số người Cộng hòa già hơn lại ủng hộ bãi bỏ lệnh cấm, trong số này có Lawrence Korb và Barry Goldwater. Korb, người từng thi hành lệnh cấm khi đang là trợ lý bộ trưởng quốc phòng thời Reagan, nói rằng cấm như vậy không nhât thiết liên quan đến việc duy trì sự công bằng và sức mạnh của quân đội. Goldvvater, cựu chủ tịch của ủy ban Lực lượng Vũ trang Thượng viện, một cựu chiến binh, và cũng là người sáng lập Lực lượng Vệ binh quốc gia Arizona, là một người bảo thủ kiểu cũ có bản năng tự do. Trong tuyên bố đăng trên tờ Washington Post, ông nói rằng cho phép người đồng tính phục vụ trong quân ngũ không phải là chuyện vô hình mời gọi giới này mà là sự tái khẳng định giá trị của nước Mỹ về mở rộng các cơ hội đối với các công dân có trách nhiệm và hạn chế sự can thiệp của chính phủ đến đời sống cá nhân của dân chúng. Bằng phong cách thẳng thắn đặc trưng của mình, ông nói ông không quan tâm người lính có đàng hoàng hay không, mà quan tâm anh ta có thể bắn đàng hoàng được không.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Ba, 2016, 08:06:48 am
        Khi mọi chuyện ngã ngũ, sự ủng hộ của Goldwater và tất cả những lời biện luận của tôi đều chỉ là chuyện tranh luận kinh viện. Hạ viện thông qua một nghị quyết chống lại đề nghị của tôi với tỷ lệ phiếu thuận hơn gấp ba lần phiếu chống. Sự chống đối của thượng viện không lớn như thế nhưng vẫn lớn. Điều này có nghĩa là nếu tôi cứ khăng khăng thì quốc hội có thể đảo ngược quan điểm của tôi bằng một tu chính án cho dự luật ngân sách quốc phòng mà tôi không thể dễ dàng phủ quyết, và ngay cả khi tôi có phủ quyết thì cả hai viện vẫn có thể tái phủ quyết quyền đó của tôi.

        Trong khi tất cả những việc này xảy ra, tôi thấy một cuộc trưng cầu dân ý cho thấy từ 48 đến 45% công chúng bất đồng với ý kiến của tôi. Đối với một vấn đề gây tranh cãi thì con số như vậy không phải là quá tồi tệ, nhưng cũng đủ tồi tệ, và chúng cho thấy vì sao quốc hội lại cho đó là một thất bại chết người đối với họ. Chỉ có 16% cử tri hết sức đồng ý với việc bỏ lệnh cấm, trong khi 33% rất không dồng ý. Đó là những người mà lá phiếu của họ có thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến của nghị sĩ. Rất khó thuyết phục các chính khách trọng các quận dao động chịu mất đi 17% phiếu về bất cứ vấn đề nào trước khi bước vào một cuộc bầu cử. Kể cũng thú vị, sự chia rẽ lớn nhất lại như sau: 70% những người sùng đạo Thiên Chúa chống lại ý kiến của tôi so với 22% ủng hộ, trong khi 66% những người nói rằng đồng tính là chuyện riêng tư lại đồng ý so với 33% chống.

        Với thất bại không tránh khỏi ở nghị viện, Les Aspin làm việc với Colin Powell và Ban cố vấn Liên quân để thỏa hiệp. Gần đúng sáu tháng sau, ngày 19 tháng 7, tôi đến trường Đại học Quốc phòng Quốc gia ở Trại Fort McNair để tuyên bố luật này với các sĩ quan có mặt. Chính sách "Đừng hỏi, đừng nói" về căn bản là nếu bạn tự nói bạn là người đồng tính, thì người ta tự hiểu bạn đang cố ý vi phạm Quy định Đạo đức Quân nhân của Quân pháp và bạn có thể bị sa thải, trừ khi bạn có thể thuyết phục cấp chỉ huy của bạn rằng bạn sống độc thân vì lý do tôn giáo và vì vậy bạn không vi phạm quy định. Nhưng nếu bạn không nói bạn là người đồng tính, bạn vẫn có thể làm những điều sau đây mà không bị đuổi khỏi quân đội: tham dự diễu hành vì quyền của người đồng tính trong trang phục dân sự- có mặt ở các quán bar dành cho người đồng tính hoặc đi chơi với người mà người khác biết là đồng tính; có mặt trong danh sách gửi thư điện tử cho người đồng tính; và sống với một người cùng giới mà người này là người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của bạn. Trên giấy tờ, quân đội cũng đã nhượng bộ nhiều, với thái độ "sống và cho người khác sống", trong khi vẫn tránh được ý tưởng cho rằng nếu chấp nhận quân nhân đồng tính nghĩa là phải công nhận quan hệ luyến ái đồng giới và chấp nhận thỏa hiệp về đạo đức và sự gắn kết. Trên thực tế mọi sự lại không diễn ra như vậy. Rất nhiều sĩ quan chống đồng tính chỉ đơn giản làm ngơ chính sách mới và tìm cách thậm chí còn hăng hái hơn để loại bỏ những người đồng tính, làm tốn của quân đội hàng triệu đôla lẽ ra đã có thể dùng làm cho nước Mỹ an toàn hơn.

        Về ngắn hạn, tôi thất bại ở cả hai vấn đề - tôi thua cuộc, và giới đồng tính chỉ trích tôi gay gắt vì đã thỏa hiệp mà không chịu chấp nhận hậu quả của việc có quá ít sự ủng hộ trong quốc hội, và cũng không tính công tôi đã bỏ một lệnh cấm khác đối với người đồng tính - lệnh cấm không cho người đồng tính phục vụ ở những vị trí quan trọng về an ninh quốc gia. Họ cũng không tính công cho tôi đã cho phép một số khá lớn những người đồng tính nam và nữ làm việc trong các cơ quan của chính quyền. Ngược lại, Thượng nghị sĩ Dole thắng lớn. Bằng cách đưa ra vấn đề sớm, ông ta bảo đảm được công chúng chú ý nhiều đến mức có vẻ như tôi chẳng làm gì được nhiều về các vấn đề khác, khiến nhiều người Mỹ từng bầu cho tôi để cải cách nền kinh tế phải băn khoăn tôi đang làm cái quái gì thế này và liệu rằng họ có sai lầm hay không.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Ba, 2016, 07:46:30 am
        Tôi thấy việc thực hiện một lời cam kết khác trong khi vận động cũng là một thách thức lớn: cắt giảm 25% số nhân viên trong Nhà Trắng. Đó là cơn ác mộng đối với Mack McLarty, đặc biệt là khi chúng tôi có lịch trình làm việc đầy hoài bão hơn chính quyền trước và nhận được lượng thư từ gấp đôi. Ngày 9 tháng 2, chỉ một tuần trước khi tôi có lịch công bố chương trình kinh tế của mình, tôi đề nghị giảm nhân viên 25%, cho nghỉ 350 người, còn lại 1.044 người. Ai cũng bị ảnh hưởng; thậm chí văn phòng của Hillary còn ít nhân viên hơn của Barbara Bush, mặc dù cô ấy phải gánh trách nhiệm lớn hơn. Sự cắt giảm làm tôi tiếc nuối nhất là bỏ đi 20 vị trí làm việc trong bộ phận văn thư. Tôi muốn cắt giảm từ từ nhưng Mack nói không có cách nào khác để có thể đạt được mục tiêu. Bên cạnh đó, chúng tôi phải có một số tiền để hiện đại hóa Nhà Trắng. Nhân viên thậm chí không thể gửi và nhận e-mail được, còn hệ thống điện thoại vẫn chưa được thay đổi kể từ thời Carter. Chúng tôi không thể thực hiện gọi tay ba, trong khi đó bất cứ ai cũng có thể nhấn vào một trong nhiều nút máy nhánh nhấp nháy và nghe được người khác nói chuyện qua điện thoại, kể cả tôi. Không lâu sau chúng tôi lắp đặt một hệ thống mới tốt hơn.

        Chúng tôi cũng tăng cường một phần của đội ngũ nhân viên trong Nhà Trắng: hoạt động nghiên cứu gia cảnh được thiết kế để giúp từng công dân gặp phải những vấn đề cá nhân liên quan đến chính phủ, thường liên quan đến việc nhận trợ cấp tàn.tật, cựu chiến binh hay trợ cấp khác. Thường thì các công dân gọi cho các thượng nghị sĩ hay đại diện của họ để nhờ giúp đỡ trong những vấn đề như vậy, nhưng vì tôi đã vận động tranh cử mang tính cam kết cá nhân cao, nên nhiều người Mỹ cảm thấy họ có thể tin vào tôi. Tôi nhận được một lời yêu cầu đặc biệt đáng nhớ vào ngày 20 tháng 2, khi Peter Jennings, phát thanh viên của hãng ABC, thực hiện chương trình tivi "Họp mặt toàn thành phố của trẻ em" ở Nhà Trắng, ở đó các em từ độ tuổi 8 đến 15 đặt câu hỏi cho tôi. Bọn trẻ hỏi tôi có giúp Chelsea làm bài tập về nhà hay không, tại sao không có người phụ nữ nào được bầu làm tổng thống, tôi sẽ làm gì để giúp Los Angeles sau các cuộc bạo loạn, chương trình y tế được chi trả như thế nào, và tôi có làm bất cứ điều gì để ngăn chặn bạo động trong trường học hay không. Rất nhiều em quan tâm đến môi trường.
Nhưng một em muốn được giúp đỡ. Anastasia Somoza là một cô bé xinh đẹp ở thành phố New York phải ngồi xe lăn vì liệt não. Cô bé nói rằng cô có người em sinh đôi, Alba, cũng bị bại não, nhưng không giống cô, không thể nói được. "Vì em cháu không nói được nên người ta cho em cháu vào lớp giáo dục đặc biệt. Nhưng em cháu có thể dùng máy tính để nói chuyện. Và cháu muốn Alba vào học ở lớp giáo dục bình thường như cháu". Anastasia nói cô bé và cha me cô tin rằng Alba có thể làm bài tập về nhà bình thường nếu được cho cơ hội. Luật liên bang yêu cầu trẻ tàn tật phải được giáo dục trong môi trường "ít giới hạn nhất", nhưng quyết định như thế nào là ít giới hạn lại thuộc về ngôi trường đứa trẻ học. Phải mất một năm, cuối cùng Alba cũng được đi học ở lớp bình thường.

        Hillary và tôi vẫn giữ liên lạc với gia đình Somoza, và năm 2002, tôi đến nói chuyện trong buổi tốt nghiệp ở trường của cô bé. Cả hai đều vào đại học, bởi vì Anastasia và cha mẹ cô quyết tâm cho Alba tất cả cơ hội mà cô bé xứng đáng được hưởng, và họ không hề ngại ngùng nhờ những người khác, kể cả tôi, giúp đỡ. Hàng tháng, liên lạc viên của sở phụ trách hoạt động nghiên cứu gia cảnh gửi cho tôi bản báo cáo về những người mà chúng tôi đã giúp đỡ, kèm theo là những lá thư cảm ơn rất cảm động mà họ gửi tới.
Ngoài việc cắt giảm đội ngũ nhân viên, tôi tuyên bố một lệnh thi hành cắt giảm 3% chi phí hành chính trong toàn bộ chính phủ, và giảm lương của những người được bổ nhiệm cao nhất và những đặc lợi của họ như dịch vụ limousine và phòng ăn riêng. Trong một động thái sau này cho thấy đã khích lệ tinh thần rất lớn, tôi thay đổi quy định của Nhà ăn Nhà Trắng, cho phép các nhân viên cấp thấp hơn được hưởng những đặc quyền riêng trước đây chỉ dành riêng cho nhân viên cao cấp trong Nhà Trắng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Ba, 2016, 06:01:47 am
        Các nhân viên trẻ của chúng tôi làm việc nhiều giờ và cả cuối tuần, và có vẻ tôi thật ngu ngốc khi yêu cầu họ phải ra ngoài ăn trưa, hay gọi tiệm mang đến, hay mang theo bữa trưa chuẩn bị ở nhà. Bên cạnh đó, được vào Nhà ăn của Nhà Trắng cũng ngụ ý rằng họ cũng rất quan trọng. Nhà ăn là căn phòng gỗ ép có nhiều thức ăn ngon do nhóm đầu bếp hải quân nấu. Tôi gọi bữa trưa ở đó hầu như mỗi ngày và rất thích xuống gặp gỡ những người trẻ tuổi làm việc ở bếp. Một tuần một lần họ phục vụ đồ ăn Mexico mà tôi đặc biệt ưa thích. Sau khi tôi rời nhiệm sở, nhà bếp lại đóng cửa đối với tất cả nhân viên trừ các nhân viên cao cấp. Tôi tin rằng chính sách của chúng tôi là tốt để duy trì đạo đức và tính hiệu quả.

        Với nhiều việc hơn và ít người hơn, hơn bao giờ hết chúng tôi không những phải dựa vào những nhân viên cấp thấp này mà còn phải dựa vào hàng ngàn tình nguyện viên làm việc trong nhiều giờ, một số còn làm toàn thời gian. Các tình nguyện viên mở thư, gửi mẫu trả lời thích hợp, điền thông tin theo yêu cầu, và làm vô số việc mà nếu thiếu họ thì Nhà Trắng trở nên không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân Mỹ. Đổi lại các nỗ lực này của họ, ngoài việc thích thú được phục vụ, tất cả tình nguyên viên chỉ nhận được một bữa tiệc tiếp tân cảm ơn hàng năm mà tôi và Hillary tổ chức để chiêu đãi họ ở Bãi cỏ phía Nam. Nhà Trắng không thể hoạt động nếu thiếu họ.

        Bên cạnh những cắt giảm cụ thể tôi đã quyết định, tôi cũng tin rằng với cách tiếp cận hệ thống và lâu dài, chúng tôi có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn và cải thiện được dịch vụ của chính phủ. Ở Arkansas, tôi đã khởi động chương trình Kiểm soát Chất lượng Tổng thể và đã thu được một số kết quả tích cực. Ngày 3 tháng 3, tôi tuyên bố Al Gore sẽ điều hành một đợt sáu tháng rà soát lại tất cả các hoạt động của liên bang. Việc này đối với Al như cá gặp nước, sử dụng thêm nhiều chuyên gia và tư vấn rộng rãi với các nhân viên chính phủ. Anh ấy tiếp tục làm việc này trong tám năm, giúp chúng tôi loại bỏ được hàng trăm chương trình và 16.000 trang luật lệ, giảm được 300.000 người trong số nhân viên liên bang, tạo nên chính quyền liên bang nhỏ nhất kể từ năm 1960, và tiết kiệm 136 triệu đôla tiền thuế.

        Trong khi chúng tôi bắt đầu đi vào quy củ và đối phó với những chuyện ồn ào trên báo chí, hầu hết thời gian tháng giêng và tháng 2 của tôi dành cho việc hoàn thành nốt các chi tiết trong kế hoạch kinh tế. Chủ nhật, ngày 24 tháng giêng, Lloyd Bensten xuất hiện trên mục Meet the Press. Ban đầu ông ấy chỉ có việc đưa ra các câu trả lời không cụ thể cho tất cả các câu hỏi liên quan đến chi tiết của kế hoạch, nhưng ông đã đi hơi xa hơn thế, tuyên bố rằng chúng tôi có thể đề nghị một số loại thuế tiêu dùng và rằng thuế năng lượng cũng đang được cân nhắc. Ngày hôm sau, lãi suất trái phiếu 30 năm của chính phủ rớt từ 7,29 xuống 7,19, mức thấp nhất trong vòng sáu năm.

        Trong khi đó, chúng tôi phải vật lộn với các chi tiết về ngân sách. Tất cả các khoản cắt giảm chi phí và thuế có thể thực sự tiết kiệm được tiền đều gây tranh cãi. Ví dụ, khi tôi gặp những người đứng đầu thượng và hạ viện về ngân sách, Leon Panetta đề nghị chúng tôl nên trì hoãn một lần ba tháng trong việc tăng khoản trợ cấp đời sống (COLA) trong an sinh xã hội. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng COLA quá cao, so với mức lạm phát thấp, và sự trì hoãn sẽ tiết kiệm được 15 tỷ đôla trong năm năm. Thượng nghị sĩ Mitchell nói đề nghị trì hoãn là thụt lùi và không công bằng, và ông không thể ủng hộ việc này. Các thượng nghị sĩ khác cũng không đồng ý. Chúng tôi phải tìm ra 15 tỷ đôla từ khoản khác.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Ba, 2016, 05:29:43 am
        Dịp cuối tuần, 30 và 31 tháng giêng, tôi đưa nội các và các nhân viên cao cấp của Nhà Trắng đến Trại David, nơi nghỉ dưỡng của tổng thống ở núi Catoctin bang Maryland. Trại David là một khu rừng tuyệt đẹp, có các phòng và các trang thiết bị giải trí tiện nghi, nhân viên là những binh sĩ hải quân và thủy quân lục chiến. Đó là nơi lý tưởng giúp chúng tôi biết thêm về nhau và nói chuyên về những năm tháng phía trước. Tôi cũng mời Stan Greenberg, Paul Begala và Mandy Grunwald. Họ cảm thấy bị cho ra rìa trong thời kỳ bàn giao, và rằng nỗi ám ảnh về thâm hụt đã lấn lướt tất cả những mục tiêu khác mà tôi đã đặt ra trong khi đi vận động. Họ nghĩ Al và tôi đã tự chuốc lấy tai họa khi không chú ý đến những băn khoăn và quyền lợi lớn hơn của những người đã bỏ phiếu bầu chúng tôi. Tôi thông cảm với họ. Vì một lẽ, họ không có mặt trong những cuộc tranh luận hàng giờ mà đã dẫn hầu hết chúng tôi đi đến kết luận rằng nếu chúng tôi không giải quyết vấn đề thâm hụt thì chúng ta không thể tăng trưởng bền vững và những cam kết khác khi đi vận động, ít nhất là những cam kết phải tốn tiền, có thể chết trong làn nước tù đọng của một nền kinh tế trì trệ.

        Tôi để Mandy và Stan bắt đầu thảo luận. Mandy nêu những nét chính về nỗi lo lắng của giới trung lưu về công ăn việc làm, hưu trí, y tế và giáo dục. Stan nói rằng mối quan tâm của hầu hết các cử tri là, theo thứ tự, công ăn việc làm, cải tổ y tế, giáo dục, cải tổ an sinh, và sau đó là giảm thâm hụt ngân sách, và nếu giảm thâm hụt đòi hỏi giới trung lưu phải trả thêm tiền thuế thì tốt nhất là tôi phải làm gì đó khác cho họ. Lúc đó Hillary mô tả chúng tôi đã thua cuộc thế nào ở Arkansas trong nhiệm kỳ đầu tiên của tôi do làm nhiều việc cùng một lúc, mà không hề có bố cục rõ ràng và thiếu cả nỗ lực chuẩn bị cho dân chúng trước cuộc chiến lâu dài và dai dẳng. Sau đó, cô ấy nói với họ về thành công chúng tôi đã có trong nhiệm kỳ hai, bằng cách tập trung vào một hoặc hai vấn đề trong mỗi hai năm, và đặt ra những mục tiêu dài hạn cùng với những cột mốc ngắn hạn của tiến trình mà người ta có thể dùng để đánh giá chúng tôi. Cô ấy nói, tiếp cận kiểu ấy cho phép tôi đưa ra kế hoạch rõ ràng cho người dân hiểu được và ủng hộ. Đáp lại, ai đó đã chỉ ra rằng chúng tôi không thể đưa ra kế hoạch rõ ràng chừng nào chúng tôi còn ngập ngụa trong những chuyện rò ri thông tin, tất cả đều liên quan đến những đề nghị gây tranh cãi. Sau kỳ nghỉ cuối tuần, các cố vân cô gắng đưa ra một chiến lược trao đổi thông tin có thể đưa chúng tôi vượt qua những rò rỉ và những chuyên gâỵ tranh cãi.

        Phần còn lại của kỳ đi nghỉ dành cho các cuộc nói chuyên thân mật và mang tính cá nhân hơn. Đêm thứ bảy, có một buổi do một người bạn của Gore chủ trì, chúng tôi đã gắn bó với nhau hơn khi ngồi cạnh nhau và lần lượt nói về những chi tiết thuộc về mình mà những người khác không biết. Mặc dù có người khen có người chê việc này, nhưng tôi thực sự rất thích, và tôi cũng đã có thể thú nhận hồi còn nhỏ tôi đã từng béo phì và hay bị bạn bè chọc. Lloyd Bentsen nghĩ rằng toàn bộ việc này thật là vớ vẩn và quay về phòng làm việc của anh ấy; nếu có điều gì đó về anh ấy mà tất cả chúng tôi không biết thì đó là do anh ấy chủ ý như vậy. Bob Rubin ở lại, nhưng nói là không có gì để nói - rõ ràng kiểu trút gánh nặng theo nhóm như vậy không phải là chìa khóa thành công của anh ở Goldman Sachs. Warren Christopher có tham gia, có thể vì ông ấy là người có kỷ luật nhất trên hành tinh và nghĩ kiểu hành xác của thế hệ baby-boomer có thể củng cô cá tính đã rất đáng kể của ông theo cách nào đó. Nói chung, buổi cuối tuần rất có ích, nhưng sự gắn kết thực sự chỉ được hun đúc nhờ những cuộc đấu tranh, chiến thắng, và những thất bại đang còn ở phía trước.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Ba, 2016, 12:02:32 pm
        Đêm chủ nhật, chúng tôi quay lại Nhà Trắng để tổ chức bữa tiệc Hiệp hội Thông đốc Quốc gia hàng năm. Đây là sự kiện chính thức đầu tiên của Hillary với tư cách là Đệ nhất phu nhân, cô ây rất lo lắng, nhưng mọi việc diễn ra suôn sẻ. Các thống đốc lo lắng về nền kinh tế đang làm giảm thu nhập của các tiểu bang, buộc họ phải cắt giảm dịch vụ hoặc tăng thuế, hoặc, cả hai. Họ hiểu rằng cần thiết phải giảm thâm hụt, nhưng không muốn việc xảy ra làm họ bị thiệt hại, theo kiểu chuyển các trách nhiệm từ chính phủ liên bang xuống các tiểu bang mà không cấp quỹ cho họ để chi trả cho các trách nhiệm ấy.

        Ngày 5 tháng 2, tôi ký dự luật đầu tiên thành luật, giữ đúng thêm một lời cam kết nữa lúc còn đi vận động. Với luật Nghỉ phép y tế và việc gia đình, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cuối cùng cũng tham gia nhóm hơn 150 quốc gia đảm bảo cho các công nhân được nghỉ làm khi sinh con hay một thành viên trong gia đình bị bệnh. Người bảo trợ cho luật này, người bạn lâu năm của tôi là Thượng nghị sĩ Chris Dodd ở bang Connecticut, đã làm việc trong nhiều năm để đưa dự luật thành luật. Tổng thống Bush đã hai lần phủ quyết nó, nói rằng nó có thể đem lại gánh nặng cho các doanh nghiệp. Trong khi luật này được một số đảng viên Cộng hòa ủng hộ mạnh mẽ, thì hầu hết các đảng viên Cộng hòa đều bỏ phiếu chống lại luật này với lý do tương tự. Tôi tin rằng nghỉ phép dành cho gia đình lại có lợi cho nền kinh tế. Với hầu hết các bậc cha mẹ tham gia lực lượng lao động, vì chọn hoặc vì buộc phải như vậy, điều quan trọng nhất là phải làm sao cho dân chúng Mỹ có thể làm tốt cả hai việc: ở nơi làm việc và ở nhà. Những người đang lo lắng vì con hay cha mẹ mình đang ốm ở nhà sẽ làm việc kém năng suất hơn những người đi làm mà biết rõ họ đã làm điều đúng cho gia đình. Trong thời gian tôi làm tổng thống, hơn 35 triệu người đã được hưởng lợi từ luật Nghỉ phép y tế và việc gia đình.

        Trong tám năm kế tiếp, và ngay cả khi tôi đã rời văn phòng, nhiều người nhắc đến luật này với tôi hơn tất cả các luật khác tôi đã từng ký. Phần lớn chuyện họ kể đều gây ấn tượng. Sáng sớm một ngày chủ nhật, khi tôi chạy bộ về, tôi gặp một gia đình đang tham quan Nhà Trắng. Một đứa trẻ, một cô gái vị thành niên, ngồi trên chiếc xe lăn và rõ ràng là rất yếu. Tôi chào họ và nói nếu họ có thể chờ tôi tắm và đóng bộ di nhà thờ thì tôi sẽ đưa họ vào Phòng Bầu dục chụp hình. Họ chờ và chúng tôi có một buổi thăm tốt đẹp. Tôi đặc biệt thích thú cuộc nói chuyện với cô gái trẻ dũng cảm. Khi tôi bước đi, cha cô bé đã nắm tay tôi, xoay người tôi lại và nói: "Con gái nhỏ của chúng tôi có thể sẽ không qua khỏi. Ba tuần cuối cùng tôi ở bên cạnh nó là quan trọng nhất trong đời tôi. Tôi không thể làm được như vậy nếu không có luật được nghỉ phép vì người nhà ốm".

        Đầu năm 2001, khi tôi đáp chuyến bay con thoi đầu tiên với tư cách một công dân bình thường từ New York đi Washington, một trong những tiếp viên hàng không đã nói với tôi rằng cả cha lẫn mẹ của cô cùng ốm thập tử nhất sinh một lúc, một người bị ung thư, một người bị bệnh Alzheimer. Cô ấy nói không có ai chăm sóc cho họ những ngày cuối cùng trừ cô ấy và người em gái, và họ không thể làm như vậy được nếu thiếu luật nghỉ phép vì người nhà ốm. Cô ấy nói: "Ngài biết không, những người Cộng hòa luôn nói đến các giá trị gia đình, nhưng tôi nghĩ việc ở bên cha mẹ khi họ sắp mất là phần quan trọng trong giá trị gia đình".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Ba, 2016, 12:10:39 pm
        Ngày 11 tháng 2, khi chúng tôi cùng làm việc để hoàn tất kế hoạch kinh tế, cuối cùng tôi cũng có được một bộ trưởng tư pháp, sau vài lần khởi đầu hụt, khi quyết định bổ nhiệm Janet Reno, luật sư công tố của hạt Dade, Florida. Tôi đã biết và ngưỡng mộ công việc của Janet trong nhiều năm, đặc biệt là sáng kiến thiết lập "các tòa án ma túy" của cô ấy. Các phiên tòa này cho các bị cáo phạm tội lần đầu tiên cơ hội tránh khỏi vòng lao lý nếu họ đồng ý điều trị cai thuốc và trình diện định kỳ trước tòa. Em rể tôi Hugh Rodham khi còn làm ở văn phòng bào chữa công cộng từng làm luật sư ở các tòa này tại Miami. Nhận lời mời của cậu ấy, chính tôi đã tham dự hai phiên tòa trong những năm 1980, và đã sửng sốt trước cách khác thường nhưng rất hiệu quả mà các công tố viên, luật sư bào chữa, và thẩm phám làm việc cùng nhau để thuyết phục bị cáo rằng đây là cơ hội cuối cùng để họ có thể không bị vô tù. Chương trình rất thành công, với tỷ lệ tái phạm thấp hơn hệ thống nhà tù, và tiêu tốn ít hơn nhiều tiền đóng thuế của dân. Trong khi vận động, tôi đã thuyết phục ủng hộ quỹ liên bang để thiết lập những tòa án kiểu này dựa trên hình mẫu ở Miami trên toàn quốc.

        Thượng nghị sĩ Bob Graham ủng hộ Reno nhiệt tình khi tôi gọi cho ông. Bạn tôi là Diane Blair cũng thế, cô đã từng cùng học ở Cornell với Reno 30 năm trước. Và Vince Foster, với tài năng nhìn người, cũng thế. Sau khi phỏng vấn Janet, anh ấy gọi cho tôi và nói theo cách hài hước của riêng anh: "Tôi nghĩ chúng ta có được một người ngon lành rồi đó". Reno cũng rất được ưa chuộng ở khu vực của cô ấy, vì nổi tiếng là người không lấm những chuyên vô lý, cứng rắn nhưng công bằng. Cô ấy là người gốc Florida, cao khoảng l,8m và không lập gia đình. Phục vụ công chúng là cuộc đời của cô ấy, và cô đã làm việc này rất tốt. Tôi nghĩ cô ấy có thể củng cố mối quan hệ thường sứt mẻ giữa bộ máy tư pháp liên bang và các đồng sự ở địa phương. Tôi hơi lo lắng một chút rằng, cũng như tôi, cô ấy là người lạ không quen cách cư xử của Washington, nhưng ở Miami cô ấy có những kinh nghiệm quí báu khi làm việc với cấp thẩm quyền liên bang về nhập cư và ma túy, và tôi nghĩ cô ấy sẽ học được cách thích ứng.

        Trong những ngày cuối tuần, chúng tôi làm việc cật lực để hoàn tất kế hoạch kinh tế. Paul Begala đã đến làm việc ở Nhà Trắng từ vài tuần trước, giúp tôi giải thích những việc tôi sắp làm theo một cách sao cho tương thích với thông điệp khi đi vận động của tôi là phục hồi lại những cơ hội cho giới trung lưu, một việc mà anh ấy tin rằng hầu hết các thành viên của nhóm lên kế hoạch kinh tế chưa quan tâm đúng mức. Begala cảm thấy toàn bộ nhóm nên nhấn mạnh ba điểm: rằng giảm thâm hụt không phải là một mục đích tự thân, mà là phương tiện để đạt được mục tiêu thực sự - tăng trưởng kinh tế, nhiều việc làm hơn, và thu nhập cao hơn; rằng kế hoạch của chúng tôi đại diện cho một sự thay đổi cơ bản về cách vận hành của chính phủ, chấm dứt tình trạng vô trách nhiệm và bất công trong quá khứ bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp lớn và giàu có, và các nhóm đặc quyền khác từng hưởng lợi một cách không tương xứng từ việc cắt giảm thuế và thâm hụt trong những năm 1980 phải đóng phần mình để giải quyết tình hình rối loạn này; và rằng chúng tôi không nên nói rằng chúng tôi đang yêu cầu mọi người "hi sinh" mà là yêu cầu họ "đóng góp" vào việc cải tổ làm mới nước Mỹ, một công thức yêu nước và tích cực hơn. Begala viết một bản ghi lại ý kiến tranh luận của anh và đề nghị một đề tài mới: "Không phải chỉ là chuyện thâm hụt đâu, đồ ngốc ạ!". Gene Sperling, Bob Reich và George Stephanopoulos đồng ý với Paul, và rất vui mừng vì đã có sự trự giúp từ bên trong để bảo vệ cho thông điệp này.

        Trong khi tất cả những việc này công khai cho công chúng, chúng tôi phải vật lộn với một số câu hỏi lớn. Đến lúc này, câu hỏi lớn nhất là có nên gộp chung cải tổ y tế vào kế hoạch kinh tế trong Đạo luật Cân đối Ngân sách hay không. Có nhiều lý do để làm như vậy: trước hết, ngân sách, không giống những luật khác, không phụ thuộc vào qui định filibuster, một quy định trong thượng viện cho phép chỉ 41 thượng nghị sĩ được bác bỏ bất cứ dự luật nào bằng cách tranh luận cho đến khi nó bị hủy bỏ, trì hoãn việc bỏ phiếu về luật đó cho đến khi thượng viện chuyển sang việc khác. Vì thượng viện có 44 đảng viên Cộng hòa, khả năng ít ra họ có thể tiến hành filibuster để cản trở vấn đề y tế là rất cao.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Ba, 2016, 08:22:42 pm
        Hillary và Ira Magaziner thực sự mong muốn cải tổ y tế được đưa kèm vào dự luật cân đối ngân sách, các lãnh đạo nghị viện sẵn sàng xem xét, còn Dick Gephardi thì thúc giục Hillary làm việc này, vì ông ấy chắc chắn rằng các thượng nghị sĩ Cộng hòa sẽ cố gắng cản trở vấn đề y tế nếu nó được đưa ra như một dự luật riêng lẻ. George Mitchell cũng cảm thông nhưng vì lý do khác: Nếu cải tổ y tế được giới thiệu như một dự luật riêng biệt thì nó sẽ được trình lên ủy ban Tài chính của thượng viện, mà người đứng đầu là Thượng nghị sĩ Pat Moynihan của New York, nói một cách nhẹ nhàng nhất, cũng nghi ngờ sao chúng tôi có thể đưa ra kế hoạch y tế khả thi một cách nhanh chóng đến thế. Moynihan đề nghị chúng tôi cải tổ an sinh phúc lợi trước, và dành hai năm tiếp theo phát triển đề xuất về y tế.

        Nhóm lo về kế hoạch kinh tế phản đối gay gắt việc gộp chung cải tổ y tế vào dự luật cân đối ngân sách, và họ cũng có những lý do chính đáng. Ira Magaziner và nhiều nhà kinh tế học y tế tin, và về sau thực tế chứng minh niềm tin của họ, rằng cạnh tranh lớn hơn trên thị trường y tế, mà kế hoạch của chúng tôi có thể tạo ra, sẽ sản sinh ra nhiều khoản tiết kiệm hiệu quả mà không cần phải kiểm soát giá cả. Nhưng Văn phòng Ngân sách Quốc hội không thể tính khoản tiết kiệm đó vào bất cứ một ngân sách nào chúng tôi trình lên. Vì thế, để có thể bảo hiểm y tế phổ thông, chúng tôi hoặc là phải đưa một điều khoản phòng hờ về kiểm soát giá cả vào trong kế hoạch, tăng thuế và cắt giảm những khoản chi tiêu khác nhiều hơn nữa, hoặc là hạ bớt mục tiêu giảm thâm hụt mà có thể ảnh hưởng bất lợi đối với chiến lược nhằm hạ thấp lãi suất.

        Tôi quyết định hoãn quyết định đến sau khi đã trình bày đầy đủ các chi tiết của kế hoạch kinh tế cho dân chúng và quốc hội. Không lâu sau, người ta quyết định giùm tôi. Ngày 11 tháng 3, Thượng nghị sĩ Robert Byrd, nhân vật Dân chủ lão làng trong thượng viện và cấp thẩm quyền cao nhất về qui chế, nói với chúng tôi rằng ông ấy sẽ không coi y tế là ngoại lệ đối với "luật Byrd" - luật này cấm việc gộp các vấn đề không thường xuyên vào dự thảo cân đối ngân sách. Chúng tôi cầu cứu bất cứ ai chúng tôi nghĩ đến để thuyết phục Byrd, nhưng ông tỏ rõ thái độ cho thấy rằng cải tổ y tế không thể được coi là một phần của quá trình ngân sách căn bản. Bây giờ, nếu phe Cộng hòa có thể tiến hành filibuster thì kế hoạch cải tổ y tế của chúng tôi chắc chắn sẽ chết yểu.

        Tuần thứ hai của tháng 2, chúng tôi quyết định bỏ kế hoạch chăm sóc sức khỏe sang bên và hoàn tất phần còn lại của kế hoạch kinh tế. Tôi trở nên hoàn toàn chìm đắm trong các chi tiết của ngân sách, quyết định hiểu những tác động về con người của những quyết định của chúng tôi. Hầu hết các thành viên trong nhóm muốn cắt giảm hỗ trợ nông nghiệp và các chương trình nông thôn khác, mà họ nghĩ là không thể biện minh được. Alice Rivlin thúc giục mạnh việc cắt giảm, đề nghị rằng lúc đó tôi có thể nói tôi đã chấm dứt không phải nuôi trợ cấp cho nông dân nữa. Đó là một trong những lời phát biểu hay nhất của tôi lúc đi vận động, lời khẩn cầu "chấm dứt nuôi trợ cấp". Tôi nhắc nhở những người lập ngân sách hầu hết xuất thân thành thị rằng nông dân là những người tôt, họ đã lựa chọn công việc nặng nhọc trong môi trường không ổn định, và mặc dù chúng tôi phải cắt giảm một số khoản trong chương trình dành cho họ, "nhưng chúng ta không nên thích thú vì chuyên đó". Vì chúng tôi không thể tái cấu trúc lại toàn bộ chương trình trợ câp nông nghiệp, hay giảm những bao cấp nông nghiệp trong ngân sách của quôc gia khác, hay phá bỏ tất cả những rào cản của các nước khác đối với thực phẩm xuất khẩu của chúng ta, nên chúng tôi đi đến việc cắt giảm một phần nhỏ trợ cấp nông nghiệp hiện hữu. Nhưng tôi không thấy thích thú gì chuyện đó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Ba, 2016, 06:44:14 pm
        Một việc nữa chúng tôi phải cân nhắc khi đề nghị cắt giảm, tất nhiên, là liệu có cơ hội được thông qua hay không. Ví dụ, ai đó nói chúng ta có thể dành dụm được khá nhiều tiền bằng cách bãi bỏ tất cả các dự án xa lộ, vốn là những khoản chi tiêu cụ thể mà các thành viên quốc hội giành được cho các quận hoặc tiểu bang của họ. Khi lời đề nghị được đưa ra, liên lạc viên với nghị viên mới của tôi là Howard Paster lắc đầu không thể tin được. Paster đã làm việc trong cả hạ viện lẫn thượng viện, và cho các công ty vận động hành lang của cả phe Cộng hòa lẫn Dân chủ. Là người New York với phong thái thẳng thắn và bộc trực, Howard bốp chát: "Thị trường trái phiếu được bao nhiêu phiếu bầu?". Tất nhiên, anh ấy biết chúng tôi phải thuyết phục thị trường trái phiếu rằng kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách của chúng tôi là đáng tin cậy, nhưng anh cũng muốn chúng tôi nhớ rằng trước hết nó phải được thông qua, và gây ra tổn hại cho các cá nhân thành viên quốc hội thì chắc hẳn không phải là một chiến lược thành công.

        Một số đề nghị chúng tôi cân nhắc đôi khi vô lý đến mức buồn cười. Khi ai đó đề nghị chúng tôi đặt ra lệ phí cho các dịch vụ Tuần duyên, tôi hỏi việc đó thực hiện như thế nào. Người ta giải thích rằng lực lượng Tuần duyên được gọi đến cứu những con thuyền gặp nạn thường là do những người vận hành chúng lơ là. Tôi cười lớn và nói: "Nếu thế thì trước khi chúng ta kéo thuyền vào bờ hay ném dây thừng từ trên máy bay trực thăng để cứu hộ, chúng ta sẽ hỏi - Thanh toán bằng thẻ Visa hay MasterCard?". Chúng tôi bỏ đề xuất này, và cuối cùng chúng tôi cũng đưa ra được 150 khoản cắt giảm ngân sách.

        Quyết định tăng thuế cũng không dễ dàng hơn việc lựa chọn các khoản giảm ngân sách, vấn đề khó nhằn nhất cho tôi là thuế BTU. Việc tôi phản lại lời cam kết cắt giảm thuế cho giới trung lưu đã là tệ lắm rồi; bây giờ tôi được bảo rằng tôi phải tăng thuế của họ, để vừa đạt được mục tiêu cắt giảm thâm hụt 140 tỷ đôla trong năm thứ năm lẫn làm thay đổi tâm lý trên thị trường trái phiếu. Giới trung lưu đã từng bị chơi xỏ vào thập niên 80, và Bush đã lao đao khi ký luật tăng thuế gas. Chỉ sa chân một bước, nếu tôi đề nghị thuế BTU tôi có thể làm cho đảng Cộng hòa lấy lại được danh tiếng là đảng chống thuế, chủ yếu là để thỏa mãn của những người thiết lập lãi suất bằng làm đau thêm giới trung lưu một ít. Trong trường hợp này, nỗi đau này là khoảng 9 đôla một tháng trong chi phí trực tiếp, tăng lên mức 17 đôla tính cả chi phí gián tiếp, dưới hình thức giá cả cao hơn cho các sản phẩm tiêu dùng. Lloyd Bentsen nói rằng anh chưa bao giờ bị phản đối vì đã bỏ phiếu ủng hộ tăng thuế năng lượng, và rằng Bush đã bị lãnh đạn khi ký lệnh tăng thuê xăng năm 1990 vì chính lời tuyên bố "nghe cho rõ đây: không tăng thuế mới" của ông ấy, cũng như vì việc hầu hết những người cực lực chống tăng thuế đều là những người kỳ cựu của phe Cộng hòa. Một lần nữa, Gore thúc giục tăng thuế BTU, nói rằng việc này có thể thúc đẩy việc tiết kiệm và không phụ thuộc về năng lượng.

        Cuối cùng, tôi phải chào thua, nhưng thay đổi chút ít trong đề xuất thuế của Bộ Ngân khố mà tôi hy vọng có thể giảm gánh nặng thuế cho người Mỹ trung lưu. Tôi khăng khăng phải cho ngân sách bao gồm cả khoản 26,8 tỷ đôla mà tôi từng hứa trong khi tranh cử nhằm tăng hơn gấp đôi phần cắt giảm thuế cho hàng triệu gia đình lao động có thu nhập bằng hoặc dưới 30.000 đôla một năm, gọi là Tín dụng Thuế Thu nhập (EITC), và lần đầu tiên đưa ra EITC khiêm tốn hơn cho hơn 4 triệu người lao động Mỹ nghèo khổ không phải nuôi ai khác. Đề nghị này có thể bảo đảm rằng, kể cả có thuế năng lượng, các gia đình lao động có mức thu nhập 30.000 đôla hoặc ít hơn vẫn được nhận khoản cắt giảm thuế có ý nghĩa. Trên đường đi vận động, tôi đã nói rõ ràng ở mỗi chặng dừng: "Không nên để cho người có con nhỏ đang đi làm toàn thời gian phải sống trong nghèo khổ". Năm 1993, có rất nhiều người sống trong hoàn cảnh như vậy. Sau khi chúng tôi gấp đôi EITC, hơn bốn triệu người như vậy thoát khỏi nghèo khó gia nhập giới trung lưu trong thời gian tôi làm tổng thống.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2016, 08:18:28 pm
        Trong khi chúng tôi cố gắng đạt được thỏa thuận, Laura Tyson nói cố ấy cảm thấy phải chỉ ra rằng cắt giảm thâm thủng 140 tỷ đôla vào năm thứ năm cũng không tạo nên sự khác biệt rõ ràng nào về kinh tế với cắt giảm 120 tỷ hay 125 tỷ đôla. Đằng nào quốc hội cũng sẽ giảm bớt các khoản tôi đề nghị. Cô ấy tranh luận rằng nếu nó nhằm làm dịu bớt các vấn đề chính trị hay chỉ nhằm đạt được chính sách tốt hơn, thì chúng tôi có thể tránh những cơn đau đầu bằng cách cắt giảm con số đến 135 tỷ đôla hay thậm chí ít hơn. Reich, Sperling, Blinder, Begala và Stephanopoulos tất cả đều đồng ý với cô ấy. Những người còn lại vẫn giữ con số 140 tỷ. Bentsen nói chúng tôi có thể tiết kiệm được 3 tỷ đôla bằng cách giảm chi phí dự tính của cải tổ an sinh trong ngân sách. Tôi đồng ý. Suy cho cùng, chúng tôi chưa đưa ra lời đề nghị, con số mới chỉ là phỏng đoán. Chúng tôi biết chúng tôi phải chi nhiều hơn cho dạy nghề, chăm sóc trẻ em, và giao thông để giúp người nghèo thoát khỏi an sinh xã hội bắt đầu đi làm, nhưng nếu chúng tôi giúp được nhiều người quá thì chi phí ròng có thể giảm, không tăng. Hơn nữa, tôi tin chúng tôi có thể thông qua cải tổ an sinh riêng biệt với sự ủng hộ của hai đảng.

        Sau đó, Lloyd Bentsen thêm vào chi tiết cuối cùng cho kế hoạch, bãi bỏ hạn mức 135.000 đôla thu nhập đối với 4,5% thuế lương dùng chi cho chương trình Medicare. Việc này rất cần thiết để đảm bảo số tiền cho Medicare được tăng lên, nhưng cũng đảm bảo đòi người Mỹ giàu hơn trả nhiều hơn, những người mà chúng tôi đã đề nghị tỷ lệ thuê lương nộp cho Medicare tăng đến 39,6%, và là những người hầu như chắc chắn không bao giờ sử dụng hết số tiền họ bỏ vào chương trình Medicare. Khi tôi hỏi Bentsen về chuyện này, anh ấy chỉ cười và nói anh biết đang phải làm gì. Anh ấy tự tin rằng anh và những người Mỹ có thu nhập cao khác, những người phải đóng thuế nhiều hơn, có thể kiếm bộn nhờ cơn bùng nổ trên thị trường chứng khoán mà kế hoạch kinh tế của chúng tôi có thể châm ngòi.

        Thứ hai, ngày 15 tháng 2, tôi phát biểu trên tivi lần đầu tiên từ Phòng Bầu dục, thông báo tóm tắt trong mười phút về chương trình 'kinh tế mà tôi sẽ trình lên phiên họp chung của lưỡng viện quốc hội. Mặc dù các con số cho thấy kinh tế đang hồi phục, nhưng vẫn là nền kinh tế của thất nghiệp, chịu gánh nặng của khoản nợ tăng gấp bốn lần trong 12 năm qua. Vì tất cả các khoản thâm hụt là kết quả của cắt giảm thuê cho người giàu, tăng cao chi phí sức khỏe, và tăng cả chi tiêu quốc phòng, nên chúng ta đã ít đầu tư hơn vào "những thứ làm chúng ta mạnh khỏe và thông minh hơn, giàu và an toàn hơn", như giáo dục, chăm sóc trẻ em, giao thông và củng cố cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương. Với tốc độ hiện nay, mức sống của chúng ta - vốn thường gấp đôi sau mỗi 20 năm - sẽ chỉ gấp đôi sau 100 năm nữa. Đảo ngược xu hướng này sẽ đòi hỏi có sự thay đổi mạnh mẽ trong những thứ tự ưu tiên của quốc gia chúng ta, với sự kết hợp của tăng thuế và giảm chi phí để giảm thâm hụt và đầu tư hơn vào tương lai của chúng ta. Tôi nói rằng tôi từng hy vọng có thể theo đuổi con đường này mà không phải đòi hỏi gì thêm ở giới trung lưu Mỹ, bởi vì họ đã phải chịu đựng nhiều khó khăn, và đã từng bị đối xử bất công trong 12 năm trước, nhưng thâm hụt đã tăng vượt mức mà tôi dựa vào để đưa ra kế hoạch ngân sách trong khi đi vận động. Bây giờ "nhiềư người Mỹ hơn nữa phải đóng góp ở hiện tại để tất cả người Mỹ được hưởng tốt hơn trong tương lai". Tuy nhiên, không như những gì đã xảy ra thập niên 1980, hầu hết các khoản thuế mới đều do người Mỹ giàu hơn chi trả; "lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, tất cả chúng ta cùng một chiến tuyến". Ngoài việc giảm thâm hụt, kế hoạch kinh tế của tôi còn tạo ra các biện pháp khích lệ doanh nghiệp tạo thêm công việc mới; một kế hoạch kích thích ngắn hạn để tạo 500.000 việc làm ngay lập tức; đầu tư vào giáo dục và đào tạo, với những chương trình đặc biệt để giúp những công nhân trong ngành quốc phòng vừa mất việc; cải tổ an sinh và tăng mạnh EITC; chương trình Head Start và tiêm phòng cho tất cả trẻ em nào cần đến vắc xin; và sáng kiến dịch vụ toàn quốc cho phép thanh niên làm các dịch vụ cộng đồng để dành tiền học đại học. Tôi xác nhận rằng những đề nghị này không thể dễ dàng và nhanh chóng được áp dụng, nhưng một khi áp dụng rồi thì chúng ta có thể "khôi phục lại sức sống của giấc mơ Mỹ".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Ba, 2016, 11:57:48 am
        Đêm thứ tư, phát biểu trước quốc hội, tôi giải thích chiến lược đằng sau kế hoạch và trình bày những điều cụ thể chính. Chỉ có bốn nguyên tắc chính: chuyển từ tiêu dùng của khu vực công và tư nhân sang đầu tư để tạo thêm nhiều công ăn việc làm; tôn trọng công việc và gia đình; tạo ra một ngân sách với những dự toán thận trọng hơn chứ không phải những con số không thực tế "đầy ảo tưởng màu hồng" như đã từng có trong quá khứ; và dùng những cắt giảm chi tiêu thật sự và đánh thuế công bằng để trả cho những thay đổi đó.

        Để tạo thêm việc làm, tôi đề nghị một khoản tín dụng thuế đầu tư vĩnh viễn cho các doanh nghiệp nhỏ, vốn thuê đến 49% lực lượng lao động nhưng vẫn tạo ra phần lớn những việc làm mới, và thiết lập các ngân hàng phát triển cộng đồng và khu vực tạo năng lực, hai trong số nhiều lời cam kết khi vận động của tôi, những biện pháp này được thiết kế để đem lại những khoản cho vay và đầu tư mới vào các khu vực nghèo. Tôi cũng đòi hỏi rót nhiều tiền hơn vào đường xá, cầu cống, vận chuyển công cộng, hệ thống thông tin kỹ thuật cao, và làm sạch môi trường để tăng năng suất và công ăn việc làm.

        Về giáo dục, tôi đề nghị đầu tư thêm và tiêu chuẩn cao hơn cho các trường công, và các ưu đãi để khuyến khích nhiều sinh viên hơn đến trường đại học, trong đó có sáng kiến dịch vụ quốc gia của tôi. Tôi khen ngợi quốc hội đã thông qua luật Nghỉ phép y tế và việc gia đình, và yêu cầu họ tiếp tục với các quy định củng cố hơn nữa việc trợ giúp trẻ em. về tội phạm, tôi yêu cầu thông qua luật Brady, thành lập các trại kiểu quân đội cho những tội phạm không bạo lực lần đầu tiên, và tôi đề nghị tăng thêm 100.000 cảnh sát trên đường phố.

        Sau đó tôi yêu cầu quốc hội giúp tôi thay đổi cách thức chính phủ làm việc, bằng cách thông qua thành luật cải tổ về tài chính trong vận động tranh cử và các quy định đăng ký với giới vận động hành lang, cũng như bãi bỏ việc giảm thuế đối với chi phí vận động hành lang. Tôi cam kết giảm số nhân viên liên bang 100.000 người, tiết kiệm được 9 tỷ đôla. Tôi yêu cầu nghị viện giúp tôi giảm dần chi phí y tế, và nói rằng chúng ta có thể tiếp tục giảm chi phí quôc phòng một cách khiêm tốn nhưng trách nhiệm là cường quốc duy nhất trên thế giới của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải chi tiêu đủ để giữ cho quân đội của chúng ta được huấn luyện và trang bị tốt nhất trên thế giới.

        Tôi dành nói về thuế cuối cùng, đề nghị chúng ta tăng mức thuế thu nhập cao nhất từ 31% lên 36% đối với người có thu nhập hơn 180.000 đôla, 10% tính thêm lũy tiến cho thu nhập hơn 250.000 đôla; tăng mức thuế thu nhập doanh nghiệp từ 34% lên 36% đối với thu nhập trên 10 triệu đô la; chấm dứt những ưu đãi thuế nào khiến các doanh nghiệp có thể có thêm lợi nhuận bằng cách đóng cửa cơ sở ở Mỹ và chuyển ra nước ngoài thay vì đầu tư trong nước; buộc tăng phần phải đóng thuế của những người nhận an sinh xã hội khá giả nhất; và ban hành thuế BTU. Mức thuế thu nhập sẽ chỉ tăng đối với 1,2% số người đóng thuế có thu nhập cao nhất; an sinh xã hội tăng có thể áp dụng cho 13% số người được hưởng; và thuế năng lượng sẽ lấy đi khoảng 17 đô la một tháng của người có thu nhập 40.000 đôla hay hơn trong một năm. Đối với các gia đình có thu nhập 30.000 đôla một năm hay ít hơn, EITC sẽ quá đủ để bù lại phần thuế BTU. Những thứ thuế này và ngân sách được đưa ra sẽ cho phép chúng tôi giảm thâm hụt khoảng 500 tỷ đôla trong năm năm với ước tính kinh tê hiện thời.

        Cuối bài phát biểu, tôi cố hết sức đưa ra tầm quan trọng của vấn đề thâm hụt. Tôi chỉ ra rằng nếu xu hướng hiện thời cứ tiếp tục thì trong vòng một thập niên, mức thâm hụt hàng năm sẽ tăng ít nhất là 635 tỷ đôla một năm kể từ mức 290 tỷ đôla trong năm nay, và rằng số tiền dùng để trả lãi cho khoản nợ tăng dần của chúng ta có thể trở thành khoản chi tiêu lớn nhât trong ngân sách của Mỹ, lấy đi hơn 20 cent của mỗi đồng đôla đóng thuế. Để thể hiện tôi thật sự nghiêm túc về vấn đề giảm thâm hụt, tôi mời Alan Greenspan ngồi cùng với Hillary trong khu vực dành cho Đệ nhất phu nhân trong khán phòng của hạ viện. Để thể hiện ông ấy cũng nghiêm túc về vấn đề này, Greenspan đã đến, vượt qua sự ngại ngùng dễ hiểu của ông để tạo ra cái gọi là sự xuất hiện mang tính chất chính trị.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2016, 06:18:14 pm
        Sau bài phát biểu, mà nhìn chung được đón nhận nhiệt tình, tất cả những bình luận viên đều chỉ ra rằng tôi đã bỏ việc giảm thuế giới trung lưu. Đúng là như vậy, nhưng rất nhiều những lời hứa khác của tôi đã được thực hiện trong kế hoạch kinh tế. Trong vài ngày kế tiếp, Al Gore, các thành viên nội các và tôi tản đi khắp nước để trình bày kế hoạch này. Alan Greenspan khen ngợi nó. Và Paul Tsongas cũng thế, nói rằng ông Clinton nói trước quốc hội không phải là ông Clinton mà ông ấy từng đối đầu - mà chính nhân vật Clinton mới này mới là người làm các cố vấn chính trị và một số người phe Dân chủ trong quốc hội đáng lo ngại.

        Trong bài phát biểu của tôi có đủ những đề xuất quan trọng và gây tranh cãi cho quốc hội bận rộn đến hết năm, đó là chưa kể những điều luật khác đã, và sẽ nhanh chóng xuất hiện trên lịch làm việc của họ. Tôi biết sẽ có nhiều thăng trầm trước khi chương trình kinh tế được thông qua, và tôi không thể dành hết thời gian của mình để thúc đẩy việc này. Các vấn đề ngoại quốc và phát triển trong nước không cho phép tôi làm việc đó.

        Trên mặt đối nội, tháng 2 kết thúc bằng bạo lực. Ngày 26; một quả bom phát nổ tại Tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới ở Manhattan, giết chết 6 người và làm bị thương hơn 1.000 người. Cuộc điều tra nhanh chóng cho thấy là do những tên khủng bô ở Trung Đông, vốn không giỏi xóa dấu vết lắm. Những cuộc bắt giam đầu tiên diễn ra vào ngày 4 tháng 3; về sau, 6 nghi can bị kết án ở tòa án liên bang ở New York, mỗi tên bị kết án 240 năm tù. Tôi hài lòng với sự hiệu quả của cơ quan bảo vệ pháp luật, nhưng tôi thây lo lắng vì sự dễ bị tổn thương rõ ràng của xã hội mở của chúng ta trước nạn khủng bố. Bộ phận an ninh quốc gia của tôi bắt đầu dành nhiều quan tâm hơn đến các mạng lưới khủng bố và những việc chúng tôi có thể làm để bảo vệ mình và các xã hội tự do trên thế giới trước những tên khủng bố.

        Ngày 28 tháng 2, bốn nhân viên ở Cục Rượu, Thuốc lá và Vũ khí (ATF) đã bị giết và 16 người khác đã bị thương trong khi đối đầu với giáo phái David tại trại của họ bên ngoài Waco, Texas. Nhóm này bị tình nghi buôn bán vũ khí trái phép. Lãnh tụ của nhóm là David Koresh tin rằng ông ta là hiện thân của Chúa, là người duy nhất biết được bí mật của bảy con dấu được nói đến trong Tân ước. Koresh gần như mê hoặc hoàn toàn những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em theo ông ta; một kho vũ khí lớn mà rõ ràng ông ta chuẩn bị để sử dụng; và lương thực đủ dùng trong một thời gian dài. Sự căng thẳng giữa nhóm David và FBI kéo dài trong gần hai tháng. Trong thời gian này, một vài người lớn và trẻ em đã bỏ đi, nhưng phần lớn số họ đã ở lại, còn Koresh hứa sẽ đầu hàng nhưng luôn luôn tìm ra lý do để trì hoãn.

        Đêm chủ nhật, ngày 18 tháng 4, Janet Reno đến Nhà Trắng đê nói với tôi rằng FBI muốn tấn công vào trại, bắt giữ Koresh và bất cứ tín đồ nào của ông ta tham gia giết các nhân viên ATF hoặc nhúng tay vào tội ác nào khác, và thả tự do cho số còn lại. Janet nói cô ấy lo ngại khi đọc các báo cáo của FBI cho biết Koresh đã xâm phạm tình dục đối với trẻ em, hầu hết còn ở tuổi vị thành niên, và rằng ông ta có thể đang tiến hành chuẩn bị cho một buổi tự sát tập thể. FBI cũng nói với cô ấy là không thể nào giữ cho từng ấy lực lượng bó buộc mãi ở một nơi như vậy được. Họ muốn đột nhập vào trại ngay ngày hôm sau, dùng xe bọc thép để đục thủng các lỗ trong tòa nhà, sau đó thổi hơi cay vào - một hành động mà họ dự tính có thể buộc tất cả các thành viên đầu hàng trong vòng hai giờ đồng hồ. Reno phải duyệt cuộc tấn công và muốn tôi đồng ý trước.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Ba, 2016, 12:11:16 pm
        Nhiều năm trước, tôi đã từng đối mặt với một tình huống tương tự với cương vị thống đốc. Một nhóm cực đoan cánh hữu đã dựng trại trên núi ở Arkansas. Trong số đàn ông, phụ nữ và trẻ em sống ở đó có kẻ tình nghi bị truy nã vì tội giết người. Mọi người sống trong một vài lều gỗ, mỗi cái đều có cửa dẫn đến các hầm mà từ đó họ có thể bắn vào giới chức nếu họ đến gần. Và họ có rất nhiều vũ khí để chiến đấu. FBI cũng muốn tấn công họ. Trong cuộc họp, tôi gặp gỡ FBI, cảnh sát tiểu bang, và lực lượng bảo vệ pháp luật ở Missouri và Oklahoma. Tôi lắng nghe FBI trình bày, sau đó nói rằng trước khi tôi có thể đồng ý hành động, tôi muốn ai đó đã từng chiến đấu ở Việt Nam bay trực thăng trên khu vực này để đánh giá tình hình. Viên cựu chiến binh dày dạn kinh nghiệm quay lại nói: "Nếu những người này biết bắn, ngài sẽ mất 50 người nếu quyết'định tấn công". Tôi hủy cuộc tấn công, đặt các chướng ngại vật quanh trại, cắt tiếp tế tem lương thực đối với một số gia đình, và ngăn chặn bất cứ người nào rời khỏi hiện trường đi tìm thực phẩm không cho quay vào. Dần dần những người chiếm giữ bên trong đã thỏa hiệp, và các nghi can bị bắt mà không gây tổn thất về nhân mạng.

        Khi Janet trình bày vụ việc cho tôi nghe, tôi nghĩ chúng tôi có thể thử cách đã từng làm ở Arkansas trước khi chúng tôi đồng ý cho FBI tấn công. Cô ấy phản đối rằng FBI đã quá mệt mỏi vì phải đợi chờ; rằng vụ chiếm giữ này đã làm tốn của chính phủ một triệu đôla một tuần và trói chân lực lượng thi hành pháp luật vốn nơi khác đang cần; rằng giáo phái David có thể cầm cự lâu hơn những người ở Arkansas; và rằng khả năng có tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em và tự tử tập thể là có thật, bởi vì Koresh rất điên khùng và nhiều tín đồ của ông ta cũng thế. Cuối cùng, tôi nói với cô ấy là nếu cô ấy nghĩ đó là việc làm đúng thì cô có thể tiến hành.

        Ngày kế tiếp, khi tôi đang xem CNN ngay bên ngoài Phòng Bầu dục, tôi thấy trại của Koresh ngập chìm trong lửa. Cuộc tấn công đã diễn ra không hề như dự tính. .Sau khi FBI bắn hơi gas vào tòa nhà nơi mọi người đang tụ tập thì giáo phái David lập tức đốt lửa. Tình hình tồi tệ hơn khi họ mở cửa sổ để hơi cay thoát ra ngoài và cũng làm cho gió mạnh của vùng thảo nguyên Texas tràn vào thổi bùng ngọn lửa. Khi kết thúc, có hơn 80 người chết, trong đó có 25 trẻ em; chỉ có chín người sống sót. Tôi biết tôi phải nói chuyện với báo chí và nhận trách nhiệm về vụ việc này. Cả Dee Dee Myers và Bruce Lindsey cũng nghĩ thế. Nhưng một vài lần trong ngày, ngay khi tôi muốn làm việc đó, George Stephanopoulos lại khuyên tôi chờ đợi thêm chút nữa, nói rằng chúng tôi vẫn chưa biết có còn thêm ai sống sót hay không, và nếu Koresh nghe thấy những lời tôi nói, ông ta có thể sẽ nổi giận và sẽ giết họ. Janet Reno xuất hiện trước ống kính, giải thích chuyện đã xảy ra, và nhận toàn bộ trách nhiệm về cuộc tấn công. Là người phụ nữ đầu tiên giữ cương vị bộ trưởng tư pháp, cô ấy cho rằng điều quan trọng nhất là không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Đến khi cuối cùng tôi ra nói chuyện với báo giới về Waco, thì Reno đã được khen ngợi và tôi bị chỉ trích là đã để cho cô ấy giơ đầu chịu báng.

        Lần thứ hai trong vòng chưa tới 24 giờ đồng hồ, tôi đã nghe theo một lời khuyên đi ngược linh cảm của mình. Tôi không trách cứ gì George. Anh ấy còn trẻ và thận trọng và đã cho tôi những ý kiến chân thành, nhưng sai lầm của mình. Nhưng tôi thấy giận mình, trước hết vì đã đồng ý để cuộc tấn công diễn ra ngược với suy xét minh mẫn hơn của tôi, và sau đó vì đã trì hoãn không công khai nhận trách nhiệm đối với vụ tấn công. Một trong những quyết định quan trọng nhất của tổng thống là khi nào cần làm theo lời khuyên của những người ỉàm việc cho ông ấy và khi nào từ chối không nghe theo. Không ai có thể lúc nào cũng đúng, nhưng sẽ dễ dàng hơn nhiều khi sống với những quyết định tồi tệ mà bạn thấy tự tin khi ra quyết định, còn hơn là gặp phải những quyết định mà các cố vấn của bạn nói đúng trong khi linh cảm của bạn nói sai. Sau vụ Waco, tôi quyết định sẽ chỉ làm theo linh cảm của mình.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2016, 09:27:52 am
        Có thể một trong những lý do tôi không đủ tin tưởng bản năng của mình là vì chính quyền của tôi đang bị chỉ trích nặng nề ở Washington và tôi luôn bị nghi kỵ trong mọi vụ việc. Sau buổi xuất hiện ban đầu ấn tượng ở quốc hội, Hillary bị chỉ trích vì những cuộc họp kín của cô với nhóm công tác đặc biệt về y tế. Vì họ phải tham vấn hàng trăm người nên không có việc gì họ làm là bí mật; đơn giản là họ đang cố gắng khẩn trương vượt qua rất nhiều rắc rối hết sức phức tạp để đạt đến mục tiêu đầy tham vọng của tôi là trình bày kế hoạch y tế trước quốc hội trong vòng 100 ngày. Nhóm công tác đã nghe điều trần của hơn 1.100 nhóm, tổ chức hơn 200 cuộc gặp với thành viên quốc hội, và tổ chức họp công cộng khắp đất nước. Chuyện nhóm công tác này làm việc bí mật rõ ràng đã bị thổi phồng. Cuối cùng, hoạt động của nhóm công tác quá phức tạp và được phép kéo dài hơn thời hạn ban đầu, và chúng tôi cũng không thể đạt được mục tiêu 100 ngày.

        Như thể tất cả những thứ trên là chưa đủ, tôi còn phải chịu đựng sự thất bại của kế hoạch kích thích ngắn hạn nhằm tạo ra 500.000 việc làm mới bằng cách giải ngân nhanh chóng cho các thành phố và tiểu bang để xây các dự án hạ tầng. Nền kinh tế vẫn tăng trưởng chậm chạp, nó cần một bệ phóng, và các khoản chi tiêu khiêm tốn không định kỳ sẽ không làm cho vấn đề thâm hụt càng thêm trầm trọng. Hạ viện nhanh chóng thông qua dự luật này, thượng viện cũng ủng hộ, nhưng Bob Dole có hơn 40 thượng nghĩ sĩ Cộng hòa muốn dùng filibuster với nó. Sau lần bỏ phiếu trì hoãn đầu tiên, chúng tôi lẽ ra nên thử thương lượng một kế hoạch trọn gói nhỏ hơn với Bob Dole, hoặc chấp nhận một lời đề nghị thỏa hiệp bớt tham.vọng hơn do hai Thượng nghị sĩ Dân chủ bảo thủ là John Breaux và David Boren đề xuất. Thượng nghị sĩ Robert Byrd, người giải quyết đề nghị, thấy nếu chúng tôi không nhân nhượng thì chúng tôi có thể phá được động thái filibuster. Nhưng chúng tôi không làm được như vậy, và cuối cùng phải công nhận thất bại vào ngày 21 tháng 4, hai ngày sau vụ Waco.

        Trong nhiệm kỳ đầu tiên của tôi, những người Cộng hòa sử dụng filibuster ở mức độ chưa từng có bao giờ, cản trở thiện chí của đa số nghị viện, chỉ vì họ tin hoặc muốn chứng tỏ rằng tôi không thể lãnh đạo. Thượng nghị sĩ George Mitchell đã phải tổ chức 12 lần bỏ phiếu để hủy bỏ các filibuster chỉ trong 100 ngày đầu tiên của tôi.

        Ngày 19 tháng 3, chúng tôi đã trải qua một sự mất mát riêng tư tạm đẩy lùi chuyện chính trị: cha của Hillary bị đột quị nặng. Hillary vội vàng chạy vào bệnh viện St. Vincent ở Little Rock, cùng với Chelsea và em rể tôi Tony. Bác sĩ Drew Kumpuris, bác sĩ của Hugh và bạn của chúng tôi, nói với Hillary rằng cha của cô ấy bị thương tổn não nặng và rơi vào hôn mê, và hầu như không có hy vọng hồi tỉnh. Hai ngày sau tôi cũng đến đó. Hillary, Chelsea, Dorothy cùng các con trai của ông là Hugh và Tony đã thay nhau nói chuyện, thậm chí còn hát cho Hugh nghe, lúc này trông ông như đang nằm ngủ rất bình yên. Chúng tôi không biết ông còn có thể duy trì được bao lâu nữa, mà tôi chỉ có thể ở lại một ngày. Tôi để Hillary lại với vòng tay của những người thân và bạn bè của gia đình: nhà Thomason; Carolyn Huber, người đã quen biết Hugh từ ngày cô còn làm nhân viên hành chính ở dinh thống đốc, và Lisa Caputo, thư ký báo chí của Hillary và là bạn ưa thích của Hugh vì cũng như ông, cô ấy là người vùng nam Pennsylvania, gần quê nhà ông ở Scranton.

        Chủ nhật kế tiếp, tôi lại bay về nhà trong vài ngày. Tôi muốn ở bên gia đình mình, kể cả khi không còn làm gì được nữa ngoài chờ đợi. Bác sĩ nói Hugh đã bị liệt não hoàn toàn. Cuối tuần, gia đình quyết định rút ống thở cho ông, và tất cả chúng tôi cầu nguyện và vĩnh biệt, nhưng Hugh không ra đi vì thế. Trái tim già mạnh mẽ của ông vẫn tiếp tục đập. Mặc dù vẫn có thể theo dõi hầu hết tất cả công việc của mình từ Arkansas, nhưng tôi phải quay về Washington vào thứ ba. Tôi không muốn bỏ đi, tôi biết đây có thể là lần cuối cùng tôi còn nhìn thấy ba vợ của mình. Tôi yêu mến Hugh Rodham, với thái độ cộc cằn tỉnh táo và lòng chung thủy gia đình ghê gớm của ông. Tôi rất biết ơn ông vì đã đón nhận tôi vào gia đình ông từ 20 năm trước, khi tôi còn nhếch nhác, rỗng túi, và tệ hơn hết, tôi còn là một người theo đảng Dân chủ. Tôi sẽ rất nhớ những buổi chơi bài pinochle và những trận tranh luận về chính trị, và chỉ cần biết rằng ông vẫn ở bên.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2016, 10:44:49 pm
        Ngày 4 tháng 4, trong khi Hugh vẫn còn sống, Hillary cũng phải quay về Washington để đưa Chelsea quay lại trường sau kỳ nghỉ xuân, và để quay lại công việc. Cô ấy đã hứa sẽ phát biểu vào ngày 6 tháng 3, tại trường đại học Texas ở Austin cho Liz Carpenter, từng làm thư ký báo chí của Lady Bird Johnson. Liz thúc giục cô ấy đừng hủy bỏ, và Hillary quyết định đi. Vào thời điểm đau buồn nhất, cô ây đã chạm đến những tâm tư sâu xa của mình khi nói rằng, trong lúc chúng ta tiến vào thiên niên kỷ mới, "chúng ta cần một ý nghĩa mới về chính trị. Chúng ta cần một đặc tính mới của trách nhiệm và sự quan tâm của mỗi cá nhân. Chúng ta cần một định nghĩa mới về xã hội dân sự có thể trả lời những câu hỏi không thể trả lời được do các lực lượng thị trường lẫn chính phủ đưa ra, đó là làm thế nào để chúng ta có được một xã hội làm chúng ta cảm thấy được bồi đắp và cảm thấy rằng chúng ta là một phần của cái gì đó lớn hơn chính chúng ta". Hillary đã xúc động khi đưa ra những tranh luận như vậy sau khi đọc một bài báo do Lee Atwater viết không lâu trước khi anh ấy mất vì bị ung thư ở tuổi 40. Atwater nổi tiếng và bị người ta sợ hãi vì những cuộc tấn công không thương tiếc vào phe Dân chủ trong khi còn làm việc cho Tổng thống Reagan và Bush. Khi phải đối diện với cái chết, anh ấy nhận ra rằng một cuộc đời cống hiến cho việc tìm quyền lực, giàu có và đặc quyền vẫn còn thiếu nhiều thứ quá, và anh ấy hy vọng rằng trong lúc chia tay, anh ấy có thể thúc giục chúng ta tiến đến những mục đích cao cả hơn nữa. Ở Austin, ngày 6 tháng 4, Hillary mang nỗi buồn riêng trong lòng cố gắng xác định mục tiêu đó. Tôi rất thích những điều cô ấy nói và rất tự hào vì cô ấy đã nói ra như vậy.

        Ngày kế tiếp, Hugh Rodham mất- Chúng tôi tổ chức lễ tưởng niệm cho ông ở Little Rock, sau đó đưa ông về nhà ở Scranton để cử hành tang lễ ở Nhà thờ Giám lỵ Court Street. Tôi đọc điếu văn cho người đàn ông từng bỏ qua bên những suy nghĩ Cộng hòa của mình để làm việc cho tôi năm 1974; người mà với kinh nghiệm sống của mình đã từ bỏ tất cả những thứ thói tật mà ông từng có. Ông đã không còn phân biệt chủng tộc khi làm việc cùng với người da đen ở Chicago. Ông cũng không còn ghê sợ bệnh đồng tính khi kết bạn và chăm sóc những người hàng xóm đồng tính của ông - một bác sĩ và một y tá ở Little Rock. Ông đã lớn lên ở miền nam Pennsylvania mê cuồng bóng đá, nơi những ngôi sao bóng đá theo Công giáo thì chơi cho đội Notre Dame và những người theo Tin Lành như ông thì chơi cho đội Penn State. Sự chia rẽ ấy cũng cho thấy ông đã lớn lên trong những thiên kiến đối với Công giáo như thế nào. Và ông cũng đã bỏ thiên kiến ấy. Tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng như vậy rất phù hợp với Hugh khi những ngày cuối đời của ông được diễn ra ở bệnh viện St.Vincent, nơi những y tá theo Công giáo chăm sóc tậri tình cho ông.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2016, 01:36:43 pm

        32

        Dù phần lớn các tin tức chính về vài tháng đầu trong nhiệm kỳ của tôi đều nói đến nỗ lực hoạch định, bảo vệ và thông qua kế hoạch kinh tế của tôi; việc cho phép đồng tính phục vụ trong quân đội; và các công việc trong lĩnh vực y tế của Hillary, chính sách đối ngoại vẫn là công việc thường xuyên, một phần lúc nào cũng hiện diện trong công việc và môl quan tâm thường nhật. Các nhà quan sát ở Washington nhìn chung có ấn tượng rằng tôi không quan tâm lắm đến chuyện đối ngoại và dành thời gian cho nó càng ít càng tốt. Đúng là trọng tâm lớn của chiến dịch tranh cử chính là các vấn đề đối nội; các rắc rối kinh tế của chúng tôi đòi hỏi như vậy. Nhưng, như tôi vẫn nhắc đi nhắc lại, sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính toàn cầu ngày càng tăng đang xóa dần sự tách bạch chính sách đối ngoại và đối nội. Và cái "trật tự thế giới mới" mà Tổng thống Bush tuyên bố sau khi Bức tường Berlin sụp đổ đang đầy rẫy những hỗn loạn và những câu hỏi lớn chưa có lời đáp.

        Ngay từ đầu, cố vấn an ninh quốc gia của tôi, Tony Lake, đã tuyên bố rằng thành công trong mặt đối ngoại thường được định nghĩa là ngăn chặn hoặc tháo ngòi các rắc rối trước khi chúng trở thành chuyện rầy rà hoặc gây ầm ĩ dư luận. "Nếu chúng ta làm tốt", anh nói, "công chúng có thể chẳng bao giờ biết đến, vì mọi sự êm ái hết, chẳng có tiếng chó sủa gì cả". Khi tôi nhậm chức, nói theo kiểu Tony thì chúng tôi gặp một đàn chó sủa ầm ĩ, nào là từ chuyện Bosnia đến Nga - ầm ĩ nhất - cho đến nhiều nơi khác, trong đó có Somalia, Haiti, Bắc Triều Tiên, và chính sách thương mại của Nhật - vẫn gầm gừ ở phía sau.

        Liên Xô tan rã và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trong các nước khối Hiệp ước Warsaw đưa ra triển vọng rằng châu Âu có thể trở nên thống nhất, dân chủ và hòa bình lần đầu tiên trong lịch sử. Liệu việc đó có xảy ra hay không lại phụ thuộc vào bốn câu hỏi: Liệu Đông và Tây Đức có thống nhất hay không; liệu Nga có trở thành một quốc gia thực sự dân chủ, bình ổn, và phi đế chế hay không; điều gì sẽ xảy ra với Nam Tư, một tập hợp của các tỉnh với dân số khác nhau về sắc tộc được rèn dính lại với nhau dưới ý chí sắt đá của Thống chế Tito; và liệu Nga và các nước cựu cộng sản có hội nhập vào Liên minh châu Âu và liên minh NATO với Mỹ và Canada hay không?

        Cho đến khi tôi làm tổng thống, nước Đức đã được thống nhất dưới sự lãnh đạo nhìn xa trông rộng củạ Thủ tướng Helmut Kohl, có sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Bush cũng như bất chấp những quan ngại ở châu Âu về quyền lực kinh tế và chính trị của một nước Đức hồi phục. Ba câu hỏi kia vẫn còn bỏ ngỏ, và tôi biết rằng một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của tôi với tư cách tổng thống là làm sao để có được câu trả lời đúng.

        Trong chiến dịch tranh cử, cả Tổng thống Bush lẫn tôi đều ủng hộ viện trợ cho Nga. Ban đầu tôi quả quyết hơn ông ấy, nhưng sau khi được thúc giục bởi cựu tổng thống Nixon, Bush tuyên bố rằng nhóm G-7, bảy nước công nghiệp lớn nhất gồm Mỹ, Đức, Pháp, Ý, Anh, Canada và Nhật, sẽ chi 24 tỷ đôla để ủng hộ cải cách kinh tế và dân chủ ở Nga. Khi Yeltsin đến Washington vào tháng 6 năm 1992, ông ấy rất biết ơn và công khai ủng hộ Bush tái cử. Như tôi đã nói, Yeltsin cũng đồng ý gặp xã giao tôi ở nhà khách Blair House ngày 18 tháng 6 nhờ tình bạn giữa Ngoại trưởng Andrei Kozyrev và Tobi Gati, một trong các cố vấn đối ngoại của tôi. Tôi không thấy khó chịu gì khi Yeltsin ủng hộ Bush; tôi chỉ muốn ông ấy biết rằng nếu tôi thắng, tôi sẽ ủng hộ ông ấy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2016, 04:53:59 am
        Tháng 11, vài ngày sau cuộc bầu cử, Yeltsin gọi điện chúc mừng tôi và thúc giục tôi sang Moscow càng sớm càng tốt để tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với các cải tổ của ông ấy trước sự chống đối trong nước ngày càng tăng. Yeltsin đúng là gặp khó khăn lớn. Ông ấy được bầu làm tổng thống Nga tháng 6 năm 1991, khi Nga vẫn còn là một phần của Liên Xô đang rệu rã. Vào tháng 8, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev bị những người muốn đảo chính giam lỏng ở nhà nghỉ mùa hè của ông ta bên Biển Đen. Các công dân Nga xuống đường biểu tình. Giờ khắc quyết định của tấn tuồng này là khi Yeltsin, lúc này mới nhậm chức được hai tháng, trèo lên một chiếc xe tăng ngay trước tòa Nhà Trắng của Nga, tòa nhà quốc hội đang bị phe đảo chính bao vây. Ông ấy kêu gọi người dân Nga hãy bảo vệ nền dân chủ phải khó nhọc mới có được của họ. Trên thực tế, ông ấy nói với phe phản cách mạng: "Các người có thể lấy cắp tự do của chúng tôi, nhưng muốn vậy hãy bước qua xác tôi". Lời kêu gọi anh dũng của Yeltsin đã gầy dựng lại được sự ủng hộ trong và ngoài nước, và cuộc đảo chính thất bại. Đến tháng 12, Liên Xô đã rã thành các quốc gia độc lập, và Nga tiếp quản ghế thành viên thường trực Hội đồng Bảo an của Liên Xô.

        Nhưng các rắc rối của Yeltsin vẫn chưa hết. Các phần tử phản cách mạng, tức tối từ khi mất quyền lực, bắt đầu chống đối việc ông ấy muốn rút binh sĩ Liên Xô khỏi các nước vùng Baltic là Estonia, Lithuania và Latvia. Thảm họa kinh tế tới gần, khi những tàn tích của nền kinh tê Xô Viết bị phơi ra trước các cải cách kinh tê thị trường, khiến lạm phát bùng lên, còn tài sản nhà nước bị bán với giá rẻ mạt cho một tầng lớp những kẻ siêu giàu mới gọi là "obligarchs". Những người này giàu đến mức khiến cho những tên trùm cướp ở Mỹ cuối thế kỷ 19 nhìn họ có vẻ như những thầy tu Thanh giáo vậy. Các mạng lưới tội phạm có tổ chức còn trám vào khoảng trống mà nhà nước Xô Viết tạo ra, vươn vòi khắp nơi trên toàn cầu. Yeltsin đã tiêu 'diệt hệ thống cũ, nhưng chưa thể xây được hệ thống mới. Ông ấy cũng chưa có được mối quan hệ làm việc tốt với Viện Duma, tức quốc hội Nga, một phần vì bản chất của ông là dị ứng với các thỏa hiệp, một phần vì Viện Duma đầy những người hoài tiếc trật tự cũ hoặc lại bị ám ảnh sâu nặng bởi một trật tự mới bắt nguồn từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

        Yeltsin nguy ngập đến nơi, và tôi muốn giúp ông ấy. Bob Strauss, người mà Tổng thống Bush bổ nhiệm làm đại sứ tại Moscow dù ông ấy là một người Dân chủ và là cựu chủ tịch ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ, cũng khuyến khích tôi làm vậy. Strauss nói tôi có thể làm việc với Yeltsin và khuyên ông ấy về mặt chính trị, và Strauss khuyên tôi nên làm cả hai việc.

        Tôi cũng muốn nhận lời mời của Yeltsin sang Moscow, nhưng Tony Lake nói chuyến xuất ngoại đầu của tôi không nên là Moscow, và những người còn lại trong nhóm thân cận tôi cũng nói làm vậy sẽ phân tán sự chú ý khỏi chương trình nghị sự đối nội. Hộ lập luận rất chặt chẽ, nhưng Hoa Kỳ cũng chịu ảnh hưởng nhiều vào thành công của Nga, và chúng tôi không muốn những kẻ cứng rắn, dù là cộng sản hay dân tộc cực đoan, kiểm soát Nga. Boris cũng tạo điều kiện dễ dàng hơn khi đề nghị gặp nhau ở một nước thứ ba.

        Vào khoảng thời gian này, tôi thuyết phục được bạn cũ cùng phòng ở Oxford Strobe Talbott, rời báo Time đến làm việc ở Bộ Ngoại giao để giúp chúng tôi trong chính sách đối với Liên Xô cũ. Tính tới lúc đó, Strobe và tôi đã thảo luận lịch sử và chính trị Nga trong gần 25 năm. Từ khi anh ấy dịch và biên tập hồi ký của Khrushchev, Strobe đã trở nên hiểu biết và quan tầm đến Nga và nhân dân Nga hơn bất kỳ ai tôi biết. Anh ấy có óc phân tích tốt và một trí tưởng tượng phong phú trong vỏ ngoài giáo sư đạo mạo, và tôi tin suy xét cũng như ý muốn nói cho tôi biết sự thật của anh ấy. Trong Bộ Ngoại giao chẳng có vị trí nào đúng như việc mà tôi cần Strobe làm, thế là anh ấy tạo ra một vị trí, với sự đồng thuận của Warren Christopher và sự giúp đỡ của Dick Holbrooke, một doanh nhân ngân hàng đầu tư và một tay tổ chính sách đối ngoại từng tư vấn tôi trong chiến dịch tranh cử và sau này trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất trong chính quyền của tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2016, 06:57:25 pm
        Cuối cùng, Strobe cũng có được một vị trí: đại sứ lưu động và cố vấn đặc biệt cho ngoại trưởng về các quốc gia mới độc lập khỏi Liên Xô cũ. Sau này anh trở thành thứ trưởng ngoại giao. Tôi nghĩ rất ít ai có thể nhớ được tên gọi chức vụ của Strobe, nhưng ai cũng biết anh ấy đã làm gì: anh ấy là người hễ ai cần gì về Nga thì đến gặp. Trong tám năm, anh ây ở cạnh tôi trong tất cả các cuộc gặp với Yeltsin và Vladimir Putin, gặp riêng với Yeltsin 18 cuộc. Vì Strobe nói tiêng Nga trôi chảy và ghi chép gần như nguyên bản, việc anh ấy tham gia với tôi trong công việc thật vô giá. Strobe ghi lại sự hợp tác ấy của chúng tôi trong cuốn sách của anh, The Russian Hand - Con bài Nga, nó đáng lưu ý không chỉ vì những phân tích thấu đáo mà còn vì chuyện kể bằng lời những cuộc nói chuyện sinh động giữa tôi và Yeltsin. Không giống như những cuốn sách khác cùng thể loại, các câu trích dẫn không phải bằng từ ngữ tái hiện, mà chính xác là những gì đã được nói ra, dù xấu hay tốt. Ý chính của Strobe là tôi đã trở thành "con bài Nga" của chính mình vì, dù không phải là chuyên gia về Nga, tôi biết "một điều lớn rằng: trong vấn đề kép nền tảng của Chiến tranh Lạnh - dân chủ chống lại độc tài trong đối nội, hợp tác thay vì cạnh tranh trong đối ngoại" - Yeltsin và tôi, "về nguyên tắc, là ở cùng một phe".

        Trong thời kỳ bàn giao, tôi nói chuyện nhiều với Strobe về tình hình ngày càng tồi tệ ở Nga và tầm quan trọng củà việc ngăn chặn thảm họa. Tại kỳ nghỉ Cuối tuần Phục hưng, Strobe và vợ là Brooke, người từng vận động tranh cử cùng Hillary và cũng chuẩn bị làm giám đốc Chương trình Những người bạn Nhà Trắng, chạy bộ cùng tôi trên bãi biển Hilton Head. Chúng tôi muốn nói chuyên về Nga, nhưng người trưởng nhóm tôi là vận động viên Olympic tài ba Edwin Moses, chạy nhanh đến mức tôi không thể vừa chạy vừa nói chuyện được. Chúng tôi chạy ngang chỗ Hillary đang đi dạo buổi sáng, nên ba chúng tôi có cớ để chạy chậm lại. Tổng thống Bush lúc đó đang ở Moscow ký hiệp ước START II với Yeltsin. Đó là tin tốt lành, dù như mọi thứ tiến bộ mà Yeltsin làm, việc này cũng gặp phải sự chống đối mạnh ở Viện Duma. Tôi bảo Strobe rằng mọi việc ờ Nga thay đổi nhiều đến mức chúng ta không thể giữ chiến lược phòng thủ được; chúng ta phải củng cố và kích thích các tiến triển tích cực, đặc biệt là những việc có thể cải thiện nền kinh tế Nga.

        Vào tháng 2, tôi sang nhà Strobe để gặp gia đình anh ấy và nói chuyện về Nga. Strobe kể tôi nghe cuộc gặp gần đây giữa anh và Richard Nixon; cựu tổng thống khuyên chúng tôi nên ủng hộ mạnh mẽ Yeltsin. Khoản viện trợ 24 tỷ đôla mà Tổng thống Bush tuyên bô mùa xuân năm trước chưa đủ, vì các cơ quan tài chính quốc tế không giải ngân chừng nào Nga còn chưa tái cơ cấu nền kinh tế. Chúng tôi phải làm một điều gì đó ngay.

        Đầu tháng 3, Yeltsin và tôi đồng ý gặp nhau vào ngày 3 và 4 tháng 4 ở Vancouver, Canada. Ngày 8 tháng 3, Richard Nixon đến Nhà Trắng để thúc giục tôi ủng hộ Yeltsin. Sau khi ghé thăm Hillary và Chelsea, ông nói với họ rằng chính ông ấy cũng từng được nuôi dạy như một người Quaker và các con gái của ông cũng học trường Sidwell như Chelsea, ông ấy bắt đầu vào việc chính và nói rằng người ta sẽ nhớ đến tôi với tư cách tổng thống vì việc tôi làm với Nga nhiều hơn là với chính sách kinh tế. Tối hôm đó, tôi gọi Strobe kể lại cuộc chuyện trò với Nixon và nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng của việc chúng tôi phải làm gì đó ở Vancouver để giúp nước Nga, sau đó phải gây tác động mạnh tại hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Tokyo vào tháng 7. Trong suốt tháng 3, mỗi lần được nghe tin cập nhật từ bộ phận đối ngoại của tôi và Larry Summers cũng như phụ tá của anh ấy là David Lipton ở Bộ Ngân khố, tôi thúc đẩy họ phải nghĩ rộng và làm nhiều hơn.

        Trong khi đó, ở Moscow, Viện Duma đang giảm dần quyền lực của Yeltsin và phê chuẩn các chính sách kiềm chế lạm phát không có hiệu quả của Ngân hàng Trung ương Nga. Ngày 20 tháng 3, Yeltsin đập lại bằng một bài diễn văn tuyên bố trưng cầu dân ý ngày 25 tháng 4 để xem ông ấy hay Viện Duma sẽ điều hành đất nước; cho tới lúc đó, ông ấy nói, các mệnh lệnh tổng thống vẫn có hiệu lực, dù Viện Duma có làm gì đi nữa. Tôi xem bài diễn văn này trên hai cái tivi trong phòng ăn riêng của tôi ở bên ngoài Phòng Bầu dục. Chiếc tivi kia đang chiếu trận đấu giải vô địch bóng rổ NCAA giữa đội Arkansas Razorback và Đại học St. John. Tôi muốn thắng cả hai việc.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Ba, 2016, 12:07:26 pm
        Bộ phận phụ trách đối ngoại của tôi tranh cãi kịch liệt với tôi xem tôi nên phản ứng ra sao trước bài diễn văn của Yeltsin. Họ đều khuyến cáo nên kiềm chế, vì Yeltsin đang đi đến tận cùng những giới hạn hiến đinh trong thẩm quyền của ông ấy, và vì ông ấy có thể thất bại. Tôi không đồng ý. Yeltsin đang đấu tranh trong trận sống còn chống lại những người cựu Cộng sản và những thành phân phản cách mạng khác. Ông ấy đang vươn tay ra nhân dân bằng một cuộc trưng cầu dân ý. Và tôi không quan tâm đến nguy cơ thất bại tôi nhắc cho bộ phận đối ngoại của tôi nhớ rằng chính tôi cũng từng thua nhiều lần. Tôi không có lợi gì khi chần chừ, và đề nghị Tony Lake thảo một tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ. Khi anh ấy đưa bản nháp cho tôi, tôi còn sửa lại cho nó mạnh mẽ hơn và đưa ra cho báo chí. Trong trường hợp này, tôi đã hành động theo bản năng của mình và đặt cuộc nước Nga sẽ vẫn trung thành với Yeltsin, và đứng về phía chính nghĩa của lịch sử. Sự lạc quan của tôi càng được cổ vũ khi đội Arkansas chiến thắng lội ngược dòng trong trận đấu kia.

        Cuối cùng, vào tháng 3, tôi có được một chương trình hỗ trợ mà tôi có thể ủng hộ: 1,6 tỷ đôla viện trợ trực tiếp cho Nga nhằm giúp ổn định nền kinh tế bao gồm cả tiền để xây nhà cho các sĩ quan ra quân, các chương trình việc làm tích cực cho các khoa học gia hạt nhân nghèo túng và hiện nay đã thất nghiệp, và trợ giúp thêm nhằm giải giáp các vũ khí hạt nhân trong khuôn khổ chương trình Nunn-Lugar mới hoạt động; thực phẩm và thuốc men cho những người thiếu thốn; viện trự nhằm khuyến khích doanh nghiệp nhỏ, truyền thông độc lập, các tổ chức phi chính phủ, đảng phái chính trị, và các nghiệp đoàn; cũng như một chương trình trao đổi nhằm đưa hàng chục ngàn sinh viên và chuyên viên trẻ sang Mỹ. Viện trợ cả gói này lớn gấp bốn lần chính quyền trước ở Mỹ từng duyệt chi và gấp ba lần chương trình tôi đề nghị ban đầu.

        Dù một cuộc thăm dò cho thấy 75% người Mỹ chống lại việc cho Nga thêm tiền, và chúng tôi đã đang chật vật vì kế hoạch kinh tế của mình, tôi thấy chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiếp tục tiến tới. Nước Mỹ đã chi hàng ngàn tỷ đôla cho quốc phòng nhằm chiến thắng Chiến tranh Lạnh; chúng ta không thể để chuyện ấy đảo ngược vì tiếc chưa tới hai tỷ đôla và vì một cuộc thăm dò tồi. Nhân viên của tôi ngạc nhiên rằng các lãnh đạo quốc hội, có cả phe Cộng hòa, đồng ý với tôi. Tại một cuộc họp tôi triệu tập nhằm thúc đẩy kê hoạch này, Thượng nghị sĩ Joe Biden, Chủ tịch Uy ban Đối ngoại, mạnh mẽ ủng hộ chương trình viện trợ. Bob Dole cũng thuận với lập luận rằng chúng tôi không muốn làm hỏng thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh như những nước chiến thắng sau Thế chiến thứ nhất từng làm. Sự thiển cận của họ góp phần gây ra Thế chiến hai, chính là thời kỳ mà Dole từng chiến đấu anh dũng. Newt Gingrich thì cực kỳ nhiệt tình muốn giúp Nga, nói đó là "một thời khắc quyết định" với nước Mỹ và chúng ta phải làm điều phải. Như tôi từng nói với Strobe, Newt đang cố "ủng hộ Nga" hơn tôi, điều mà tôi sẵn lòng để ông ấy làm.

        Khi Yeltsin và tôi gặp nhau ngày 3 tháng 4, cuộc gặp bắt đầu hơi sượng sùng. Yeltsin giải thích rằng ông ấy phải khéo léo trong việc vừa nhận viện trợ của Mỹ để giúp Nga chuyển đổi sang nền dân chủ vừa tránh tạo ra ấn tượng rằng ông ấy bị Mỹ sai khiến. Khi bàn về chi tiết chương trình viện trợ, ông ấy nói ông thích, nhưng muốn có thêm nhiều nhà ở cho các quân nhân mà ông sẽ đưa về từ các nước vùng Baltic - nhiều người trong số này đang phải sống trong lều. Sau khi chúng tôi giải quyết vấn đề đó, Yeltsin bỗng nhiên chuyển sang tấn công, đòí tôi phải dẹp bỏ tu chính án Jack- son-Vanik, một điều luật từ năm 1974 ràng buộc thương mại của Mỹ với việc cho di dân tự do khỏi Nga, chấm dứt việc tiến hành Captive Nations Week (điều luật thông qua năm 1959 của Mỹ quy định tổ chức tuần này vào tuần thứ 3 của tháng 7 nhằm nhắc công chúng nhớ đến các quốc gia dưới sự kiểm soát của các chính quyền Cộng sản và phi dân chủ - ND), một hoạt động nêu rõ việc Liên Xô khống chế các nước như Ba Lan và Hungary hiện nay đã được tự do. Những điều luật này chủ yếu mang tính biểu tượng, không có tác động thực sự đối với quan hệ của chúng tôi, và tôi không thể dùng vốn liếng chính trị của mình để vừa thay đổi những luật ấy và vừa thành công trong việc tìm được sự giúp đỡ thực sự cho Nga.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2016, 12:16:01 am
        Sau phiên họp đầu, người của tôi lo rằng tôi đã để Yeltsin lấn lướt tôi như Khrushchev từng "lên lớp" Kennedy trong cuộc gặp gỡ nổi tiếng của họ ở Vienna năm 1961. Họ không muốn trông tôi có vẻ yếu thế. Tôi thì không lo chuyện đó, vì hoàn cảnh lịch sử đã khác. Yeltsin đâu có muốn làm tôi trông có vẻ thảm hại như Khrushchev từng làm với Kennedy; ông ta chỉ muốn trông mình có vẻ oai hùng trước những kẻ thù quốc nội của ông ấy, những người đang cố kết liễu ông ấy. Vào tuần trước hội nghị của chúng tôi, họ đã cố truất phế ông ấy ở Viện Duma. Họ không thành công, nhưng nghị quyết đòi truất phê cũng được khá nhiều phiếu. Tôi có thể chịu bị dội bom chút ít nếu điều đó giúp Nga đi đúng đường.

        Vào buổi chiều, chúng tôi thỏa thuận được mệt cách thể chế hoá sự hợp tác bằng cách thiết lập một ủy ban, đứng đầu là Phó tổng thống Gore và Thủ tướng Nga Viktor Chernomyrdin. Ý tưởng này là của Strobe và thứ trưởng ngoại giao Nga Georgi Mamedov đưa ra, và nó đem lại hiệu quả tốt hơn bất cứ ai trong chúng tôi có thể lường trước, chủ yếu là nhờ vào các nỗ lực liên tục và tập trung trong nhiều năm tiếp đó của Al Gore và những đối tác Nga trong việc giải quyết hàng loạt các vấn đề khó khăn.

        Vào ngày chủ nhật, 4 tháng 4, chúng tôi họp lại một cách trang trọng hơn, Yeltsin và các cố vấn của ông ta ngồi đối diện tôi và các cố vấn của tôi. Cũng như trước đó, Yeltsin mở đầu rất hăng, đòi chúng tôi phải thay đổi quan điểm kiểm soát vũ khí và mở cửa thị trường Mỹ cho các sản phẩm Nga như các bệ phóng tên lửa vệ tinh mà không được cấm Nga xuất khẩu kỹ thuật quân sự cho những nước đối nghịch với Mỹ như Iran và Iraq. Được vị chuyên gia cứng rắn Lynn Davis của chúng tôi trợ giúp, tôi đã đứng vững không lùi về các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và đối phó với các đòi hỏi về kiểm soát vũ khí bằng cách chuyển chúng qua cho nhân viên để nghiên cứu thêm.

        Không khí cuộc họp sáng lên khi chúng tôi chuyển sang đề tài kinh tế. Tôi mô tả chương trình viện trợ kinh tế của mình là "sự hợp tác", chứ không phải "viện trợ", và đề nghị Lloyd Bentsen nói tóm tắt các đề xuất mà chúng tôi sẽ đưa ra cho nhóm G-7 ở Tokyo. Yeltsin cảm thấy lo lắng khi hiểu rằng chúng tôi không thể giúp đỡ được khoản tiền nào cho ông ấy trước cuộc trứng cầu ngày 25 tháng 4. Dù tôi không thể cho Boris khoản tiền 500 triệu đôla mà ông ấy muốn, tại cuộc họp báo sau phiên họp cuối, tôi nói rõ rằng sắp tới sẽ có nhiều tiền, vì Mỹ ủng hộ nền dân chủ, các cải cách và người lãnh đạo của nước Nga.

        Tôi rời Vancouver càng tin tưởng Yeltsin hơn và hiểu rõ hơn tầm vóc của các thách thức mà ông ấy đối diện cũng như quyết tâm to lớn của ông ấy nhằm vượt qua chúng. Và tôi thích ông ấy. Ông ấy là một người to lớn như gấu, và đầy những mâu thuẫn. Ông từng lớn lên trong những điều kiện rất khổ cực khiến thời thơ ấu của tôi sang trọng như con tỷ phú, và có thể là ông ấy cục mịch, nhưng lại có một trí óc minh mẫn biết nắm bắt thực chât của vân đề. Ông mới vừa hung dữ đấy nhưng phút sau ông đã lại biết mềm mỏng. Ông ấy có vẻ như vừa biết tính toán lạnh lùng vừa xúc cảm thực sự, vừa khôn ranh vừa rộng lượng, vừa căm hận thế giới vừa tràn đầy hài hước. Một lần chúng tôi đang đi cùng nhau trong khách sạn của tôi, một phóng viên Nga hỏi ông ấy xem ông có hạnh phúc với cuộc họp của chúng tôi không. Ông ấy đáp ngay: "Hạnh phúc? Xung quanh không có phụ nữ đẹp nào thì làm sao hạnh phúc được. Nhưng tôi hài lòng". Như mọi người đều biết, Yeltsin thích vodka, nhưng nhìn chung, trong tất cả các công việc giữa chúng tôi, ông ấy tỉnh táo, được chuẩn bị kỹ càng và hữu hiệu trong việc đại diện cho đất nước mình. Nếu so với những lựa chọn thực tế khác, nước Nga thật may đã có người lãnh đạo như ông ấy. Ông ấy yêu nước, ghét chủ nghĩa cộng sản, và muốn nước Nga trở nên vĩ đại và tốt đẹp. Mỗi lần có ai nhận xét chê bai về thói nhậu nhẹt của Yeltsin, tôi lại nhớ đến điều mà Lincoln được cho là đã nói khi vài người rởm đời ở Washington cũng nhận xét tương tự về tướng Grant, vị chỉ huy thành công và hăng hái nhất trong Nội chiến: "Tìm hiểu xem ông ấy uống cái gì, rồi đem cho mấy ông tướng kia uống luôn đi".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2016, 09:00:09 am
        Khi trở về Washington, tôi lại tăng chương trình viện trợ kinh tế, đề nghị 2,5 tỷ đôla cho tất cả các nước thuộc Liên Xô cũ, với 2/3 số tiền này cho Nga. Ngày 25 tháng 4, đa số các cử tri Nga ủng hộ Yeltsin, những chính sách của ông ấy, và ý muốn có một Viện Duma mới của ông ấy. Chỉ sau hơn 100 ngày làm tổng thống, chúng tôi đã tiến những bước dài trong việc ủng hộ Yéltsin và nền dân chủ Nga. Thật không may, chúng tôi không thể nói như vậy về các nỗ lực của mình nhằm chấm dứt giết chóc và thanh trừng sắc tộc ở Bosnia.

        Năm 1989, khi Liên Xô bắt đầu rệu rã và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu diễn ra ngày càng nhanh, mỗi nước có một câu trả lời riêng cho câu hỏi học thuyết chính trị nào sẽ thay thế nó. Phần cực tây của đế chế Xô Viết trước đây thích xây dựng nền dân chủ, sự nghiệp mà phần lớn các di dân đến Mỹ từ Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc và các quốc gia Baltic coi là số một trong hàng chục năm trời. Ở Nga, Yeltsin và những người dân chủ khác thì phải chống đỡ với những người Cộng sản và những kẻ dân tộc cực đoan. Ở Nam Tư, khi đất nước này tìm cách dung hòa những ý muốn của các khối dân chúng khác nhau về chủng tộc và tôn giáo, cuối cùng chủ nghĩa dân tộc Serbia chiến thắng dưới sự lãnh đạo của nhân vật chính trị nổi bật nhất nước là Slobodan Milosevic.

        Cho tới năm 1991, các tỉnh cực tây của Nam Tư là Slovenia và Croatia, cả hai chủ yếu theo Công giáo, đã tuyên bô độc lập khỏi Nam Tư. Sau đó xung đột bùng nổ giữa Serbia và Croatia lan sang Bosnia, tỉnh đa dạng về chủng tộc nhất của Nam Tư, nơi tín đồ Hồi giáo chiếm 45% dân số, người Serbia chiếm hơn 30%, và người Croatia chiếm khoảng 17%. Cái gọi là những khác biệt chủng tộc ở Bosnia thực ra mang tính chất chính trị và tôn giáo. Bosnia là nơi gặp nhau của ba cuộc bành trướng đế chế: Đế chế La Mã theo Công giáo từ phía tây, phong trào Cơ đốc chính thống từ phía đông, và Đế chế Ottoman theo Hồi giáo từ phía nam. Năm 1991, người Bosnia nằm dưới sự cai trị của một liên minh dân tộc thống nhất đứng đầu là chính trị gia Hồi giáo số một Alija Izetbegovic, trong liên minh này có cả viên chỉ huy quân sự người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc là Radovan, Karadzic, từng là một bác sĩ tâm lý ở Sarajevo.

        Đầu tiên Izetbegovic muốn Bosnia trở thành một tỉnh tự trị đa chủng tộc, đa tôn giáo của Nam Tư. Khi Croatia và Slovenia được cộng đồng quốc tế công nhận là các quốc gia độc lập, Izetbegovic quyết định rằng cách duy nhất Bosnia có thể thoát khỏi sự thống trị của Serbia là cũng phải được độc lập.. Karadzic và các đồng minh của ông ta, vốn quan hệ gần gũi với Milosevic, thì lại có ý khác. Họ ủng hộ mong muốn của Milosevic đưa càng nhiều lãnh thổ mà ông ta có thể nắm giữ được, trong đó có Bosnia, vào một nước Đại Serbia. Ngày 1 tháng 3 năm 1992, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức để xem Bosnia nên trở thành quốc gia độc lập, trong đó tất cả các công dân và nhóm sẽ được bình đẳng với nhau, hay không. Kết quả là dân chúng ủng hộ tuyệt đối việc độc lập, nhưng chỉ có 2/3 cử tri đi bầu. Karadzic đã ra lệnh người Serbia không được đi bầu và phần lớn họ nghe theo. Cho tới lúc đó, các nhóm bán quân sự người Serbia đã bắt đầu giết những người Hồi giáo không vũ trang, xua đuổi họ ra khỏi các khu vực đông người Serbia với hy vọng hình thành bằng vũ lực trong Bosnia những khu vực thuần về chủng tộc, những "biệt khu". Chính sách tàn bạo này sau này được biết đến với cái tên được mỹ miều hóa gây tò mò: thanh lọc sắc tộc.

        Đặc sứ của Cộng đồng châu Âu, Ngài Carrington, cố thuyết phục các bên đồng ý chia đất nước một cách hòa bình ra thành các khu vực theo chủng tộc nhưng không được, vì không có cách nàa làm như vậy mà không buộc một số lớn chủng tộc này trên đất của chủng tộc kia kiểm soát, và vì nhiều người Bosnia muốn giữ cho đất nứớc mình liền lạc, với các nhóm khác nhau chung sống hòa bình với nhau như họ từng sống trong phần lớn 500 năm qua.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2016, 07:59:36 pm
        Vào tháng 4 năm 1992, Cộng đồng châu Âu công nhận Bosnia là quốc gia độc lập lần đầu tiên kể từ thế kỷ 15. Trong khi đó, các nhóm bán vũ trang người Serbia tiếp tục khủng bố các cộng đồng Hồi giáo và giết hại dân thường, trong khi đó lại dùng các phương tiện truyền thông để thuyết phục những người Serbia ở đây rằng chính họ mới là những người bị phía Hồi giáo tấn công và cần phải tự vệ. Ngày 27 tháng 4, Milosevic tuyên bố nước Nam Tư mới bao gồm Serbia và Montenegro. Sau đó ông ta dựng lên màn kịch rút quân ra khỏi Bosnia, nhưng để lại vũ khí, quân nhu và binh lính người Bosnia gốc Serbia lại cho vị chỉ huy được ông ta đích thân chọn lựa là Ratko Mladic. Xung đột và giết chóc tiếp tục điên cuồng trong suốt năm 1992, trong khi các lãnh đạo Cộng đồng châu Âu rất chật vật trong việc kiềm chế và chính quyền Bush thì do dự không biết phải làm thế nào và cũng không muốn phải gặp rắc rối thêm trong năm bầu cử nên đã để yên chuyên ấy cho châu Âu giải quyết.

        Tuy vậy, chính quyền Bush cũng thúc giục Liên hiệp quốc áp dụng cấm vận kinh tế với Serbia, một biện pháp lúc đầu bị Tổng thư ký Boutros Boutros-Ghali, Pháp, Anh phản đối. Họ nói muôn cho Milosevic một cơ hội để chấm dứt bạo lực mà ông ta đã kích động nên. Cuối cùng, cấm vận cũng được áp dụng vào cuối tháng 5, nhưng rất ít hiệu quả, vì người Serbia vẫn nhận được hàng hóa từ những người hàng xóm thân thiện với họ. Liên hiệp quốc cũng tiếp tục giữ lệnh cấm vận vũ khí đối với chính quyền Bosnia, lệnh này vốn được áp dụng với Nam Tư từ cuối năm 1991. Vân đề với lệnh câm vận này là ở chỗ người Serbia có đủ vũ khí và đạn dược để đánh nhau nhiều năm nữa; do đó, hậu quả duy nhât của việc duy trì cấm vận là làm cho người Bosnia không thể tự vệ. Bằng cách nào đó họ cố cầm cự được trong suốt năm 1992, dùng một số vũ khí cướp được của phe Serbia, hoặc từ số ít ỏi vũ khí từ Croatia lọt qua được hàng rào phong tỏa của NATO ngoài bờ biển Croatia.

        Hè năm 1992, khi cuối cùng truyền hình và báo giấy cũng đưa những hình ảnh kinh hoàng của" các trại tập trung do người Serbia điều hành ở bắc Bosnia vào màn hình từng nhà người dân châu Âu và Mỹ, tôi tuyên bố ủng hộ các cuộc oanh kích của NATO với sự tham dự của Mỷ. Sau đó, khi rõ ràng là người Serbia bắt đầu giết hại một cách có hệ thống người Hồi giáo Bosnia, đặc biệt là tiêu diệt các lãnh đạo địa phương, tôi đề nghị bãi bỏ cấm vận vũ khí. Nhưng, phía châu Âu thì tập trung vào việc chấm dứt bạo lực. Thủ tướng Anh John Major cố thuyết phục người Serbia ngưng phong tỏa các thành phố Bosnia và đặt vũ khí nặng của họ dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc. Trong lúc đó, nhiều đoàn cứu trợ của chính phủ cũng như của tư nhân được phái đến để cung cấp thực phẩm thuốc men, còn Liên hiệp quốc thì gửi 8.000 quân đến để bảo vệ các đoàn xe cứu trợ.

        Cuối tháng 10, ngay trước kỳ bầu cử, Ngài David Owen, nhà thương thuyết châu Âu mới, và nhà thương thuyết của Liên hiệp quốc, chính là cựu ngoại trưởng Mỹ Cyrus Vance, đưa ra một đề xuất biến Bosnia thành một loạt các tỉnh tự trị, có chính quyền riêng phụ trách mọi mặt, trừ quốc phòng và ngoại giao trực thuộc quyền của một chính phủ trung ương yếu. Số lượng các "biệt khu" đủ nhiều, với các nhóm sắc dân được phân chia về mặt địa lý theo một cách mà Vance và Owen cho rằng sẽ khiến các khu vực dơ người Serbia kiểm soát không thể sát nhập với Nam Tư của Milosevic để tạo nên Đại Serbia. Kế hoạch của họ có nhiều điểm không ổn. Hai điểm lớn nhất là việc trao quyền hành lớn cho các chính quyền biệt khu cho thấy người Hồi giáo sẽ không thể trở về nhà họ trong các khu vực do người Serbia kiểm soát, và sự mơ hồ trong việc chia biên giới các biệt khu chỉ mời gọi thêm sự lấn chiếm của các nhóm người Serbia nhằm mở rộng lãnh thổ, cũng như cuộc xung đột dù không quá dữ dội nhưng vẫn đang diễn ra lúc đó giữa người Croatia và người Hồi giáo.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2016, 07:51:44 am
        Cho tới lúc tôi trở thành tổng thống, lệnh cấm vận vũ khí và sự ủng hộ của châu Âu đối với kế hoạch Vance-Owen đã làm yếu đi sức kháng cự của người Hồi giáo trước người Serbia, ngay cả khi bằng chứng về những giết chóc dân thường Hồi giáo và vi phạm nhân quyền trong các trại tập trung tiếp tục được phơi bày. Đầu tháng 2, tôi quyết định không ủng hộ kế hoạch Vance - Owen. Ngày 5 tôi gặp Thủ tướng Canada Brian Mulroney và hài lòng khi nghe ông nói ông cũng không thích kế hoạch đó. Vài ngày sau, chúng tôi hoàn tất báo cáo chính sách về Bosnia, và Warren Christopher tuyên bố rằng Mỹ muốn đàm phán một thỏa thuận mới và sẵn lòng giúp chế tài thỏa thuận ấy.

        Ngày 23 tháng 2, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Boutros-Ghali đồng ý với tôi về một kế hoạch khẩn cấp thả cứu trợ nhân đạo bằng đường không cho người Bosnia. Ngày hôm sau, trong lần gặp John Major đầu tiên của tôi, ông ấy cũng ủng hộ việc này. Việc thả viện trợ bằng đường không sẽ giúp ích rất nhiều để người ta có thể sống sót, nhưng sẽ không có tác dụng trị tận gốc rễ cuộc khủng hoảng.

        Tới tháng 3, chúng tôi có vẻ như đạt được một số tiến bộ. Các biện pháp trừng phạt kinh tế được tăng cường và có vẻ bắt đầu có tác dụng với người Serbia, lúc này bắt đầu lo ngại về khả năng NATO hành động quân sự. Nhưng chúng tôi vẫn còn xa mới có được một chính sách nhất quán. Ngày 9, trong cuộc gặp đầu tiên của tôi với Tổng thống Pháp Francois Mitterrand, ông ấy nói rõ với tôi rằng dù ông ấy đã gửi 5.000 binh sĩ Pháp đến Bosnia trong khuôn khổ lực lượng nhân đạo của Liên hiệp quốc nhằm chuyển cứu trợ và kiềm chế bạo lực, ông ấy thông cảm với người Serbia hơn tôi, và không muốn thấy một nước Bosnia thống nhất do người Hồi giáo lãnh đạo.

        Ngày 26, tôi gặp Helmut Kohl. Ông ấy cũng không ưa gì tình hình hiện tại, và cũng như tôi, ủng hộ việc bỏ cấm vận vũ khí. Nhưng chúng tôi không ép được người Anh và Pháp. Họ cảm thấy bỏ cấm vận vũ khí sẽ kéo dài thêm chiến tranh và gây nguy hiểm cho lực lượng Liên hiệp quốc tại chỗ, trong đó có binh sĩ của họ nhưng không có binh sĩ của chúng tôi. Ngày 26, Izetbegovic cũng đến Nhà Trắng để gặp Al Gore - trợ lý về an ninh quốc gia của Gore là Leon Fuerth đã rất thành công trong việc làm cho việc trừng phạt kinh tế hiệu quả hơn. Cả Kohl lẫn tôi đều nói với Izetbegovic rằng chúng tôi đang cố hết sức để thuyết phục châu Âu có quan điểm mạnh mẽ hơn để ủng hộ ông ta. Năm ngày sau, chúng tôi thành công trong việc khiến Liên hiệp quốc đưa ra một "vùng cấm bay" trên khắp Bosnia, nhằm ít nhất thì cũng tước đi lợi thế độc quyền không quân của người Serbia. Đó là một động thái tốt, nhưng không trì hoãn được những giết chóc là mấy.

        Vào tháng 4, một nhóm nhân viên quân sự, ngoại giao và trợ cấp nhân đạo của Mỹ trở về từ Bosnia và thúc giục chúng tôi phải can thiệp quân sự nhằm chấm dứt những thống khổ ở đó. Ngày 16, Liên hiệp quốc chấp nhận đề nghị của chúng tôi nhằm thiết lập "khu an toàn" xung quanh Srebrenica, một thành phố ở đông Bosnia nơi chuyện giết chóc và thanh lọc sắc tộc do người Serbia tiến hành diễn ra đặc biệt kinh hoàng. Ngày 22, tại lễ khai trương Bảo tàng tưởng niệm cuộc tàn sát người Do Thái trong Thế chiến hai (Holocaust) tại Mỹ, Elie Wiesel, một người sống sót qua Holocaust, công khai thỉnh cầu tôi phải hành động hơn nữa nhằm chấm dứt bạo lực. Tới cuối tháng, đội ngũ về đối ngoại của tôi đề xuất rằng nêu chúng tôi không thể có được một lệnh ngừng bắn từ phía Serbia, chúng tôi nên bỏ cấm vận vủ khí đối với người Hồi giáo và tiến hành oanh kích các mục tiêu quân sự Serbia. Khi Warren Christopher đi châu Âu để tìm kiếm sự ủng hộ cho chính sách này, lãnh đạo người Serbia ở Bosnia là Radovan Karadzic cuối cùng cũng ký thỏa thuận kế hoạch hoà bình của Liên hiệp quốc với hy vọng tránh được các cuộc oanh kích, dù phía ông ta đã bác bỏ nó chỉ mới sáu ngày trước đó. Tôi không hề tin tưởng dù chỉ một phút rằng chữ ký của ông ta cho thấy có sự thay đổi nào trong các mục tiêu lâu dài của ông ta.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2016, 08:02:55 pm
        Vào cuối 100 ngày đầu tiên của chúng tôi, chúng tôi vẫn chưa đạt được một giải pháp cho cuộc khủng hoảng Bosnia. Người Anh và Pháp phản đối các nỗ lực của Warren Christopher và tái khẳng định quyền dẫn đầu trong việc xử lý tình hình này của họ. vấn đề trong quan điểm của họ, tất nhiên, là ở chỗ nếu người Serbia có thể cố gắng chịu đựng được những biện pháp trừng phạt nặng nề về kinh tế, họ có thể tiếp tục sự thanh lọc sắc tộc mà không sợ bị trừng phạt gì thêm. Thảm kịch Bosnia sẽ còn dây dưa ra thêm hơn hai năm, với hơn 250 ngàn người chết và 2,5 triệu người phải ly tán, cho đến khi NATO oanh kích, và các tổn thất của phe người Serbia trên chiến trường tăng thêm, dẫn tới một sáng kiến ngoại giao của Mỹ kết thúc chiến tranh.

        Tôi đã bước vào cái mà Dick Holbrooke gọi là "thất bại về an ninh tập thể lớn nhất của phương Tây từ thập niên 30". Trong cuốn sách To End a War - Để chấm dứt một cuộc chiến của mình, Holbrooke đưa ra năm yếu tố dẫn đến thất bại này: (1) hiểu sai lịch sử vùng Balkan, cho rằng căng thẳng chủng tộc đã có từ lâu đời và không thể giải quyết bằng can thiệp từ bên ngoài; (2) việc Nam Tư mất đi vị trí chiến lược quan trọng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc; (3) việc chủ nghĩa dân tộc thắng thế đối với nền dân chủ và trở thành chủ thuyết chính ở Nam Tư hậu Cộng sản; (4) việc lực lượng của chính quyền Bush trước khả năng phải tham gia một chiến dịch quân sự quá sớm như vậy sau cuộc chiến Iraq năm 1991; và (5) quyết định của Mỹ giao lại việc này cho châu Âu thay vì cho NATO, cũng như sự đáp ứng thụ động và bối rôi của châu Âu. Tôi muốn thêm một yếu tố thứ sáu vào danh sách này: một số lãnh đạo châu Âu không muốn có một nhà nước Hồi giáo ngay giữa vùng Balkan vì sợ rằng nó sẽ trở thành căn cứ của chủ nghĩa cực đoan tràn vào châu Âu. Thực ra chính sự lơ là của họ đã làm cho việc đó trở nên có thể hơn chứ không phải giảm đi.

        Các lựa chọn của tôi lại bị bó buộc bởi quan điểm mà tôi đưa ra khi nắm quyền. Ví dụ như, tôi không muốn đồng ý với Thượng nghị sĩ Dole trong việc đơn phương dỡ bỏ cấm vận vũ khí, vì sợ làm yếu đi Liên hiệp quốc (dù sau đó chúng tôi cũng làm vậy trên thực tế bằng cách từ chối không chế tài lệnh cấm vận này). Tôi cũng không muốn gây chia rẽ NATO bằng việc đơn phương ném bom các vị trí quân sự của người Serbia, đặc biệt là vì trên chiến trường thực thi nhiệm vụ của Liên hiệp quốc chỉ có binh sĩ châu Âu nhưng không có binh sĩ Mỹ. Và tôi không muốn gửi binh sĩ Mỹ đến nơi nguy hiểm đó thi hành một nhiệm vụ của Liên hiệp quốc mà tôi cho rằng sẽ chắc chắn thất bại. Vào tháng 5 năm 1993, chúng tôi còn xa mới đạt được một giải pháp.

        Vào cuối kỳ 100 ngày của nhiệm kỳ tổng thống, báo chí luôn tiến hành đánh giá xem chính quyền mới có giữ lời hứa khi tranh cử và xử lý các thách thức mới xuất hiện ra sao. Các bản đánh giá này đều có điểm chung rằng 100 ngày đầu của tôi có tốt có xấu. về mặt tích cực, tôi đã tạo ra một Hội đồng Kinh tế Quốc gia trong Nhà Trắng và đưa ra một kế hoạch kinh tế đầy tham vọng nhằm đảo ngược kiểu kinh tế ưu đãi các tập đoàn lớn trong 12 năm qua, và kế hoạch này đượe quốc hội ủng hộ. Tôi ký luật Nghỉ phép y tế và việc gia đình, cũng như một đạo luật nữa làm cho việc đăng ký cử tri dễ dàng hơn. Ngoài ra tôi còn đảo ngược chính sách về phá thai của chính quyền Reagan và Bush vốn cấm nghiên cứu mô bào thai và quy định cấm dùng quỹ liên bang cho các công việc Ịiên quan đến phá thai. Tôi giảm số lượng nhân viên Nhà Trắng, dù công việc ở đây tăng lên; ví dụ như trong ba tháng rưỡi đầu chúng tôi nhận được nhiều thư từ gửi tới Nhà Trắng hơn cả năm 1992. Tôi cũng ra lệnh giảm 100.000 nhân viên liên bang, và đưa Phó tổng thống Gore phụ trách việc tìm ra thêm các cách tiết kiệm mới và các phương pháp hoàn thiện hơn nhằm phục vụ công chúng bằng một sáng kiến "tái tạo lại chính quyền" mà kết quả của nó sau này đã chứng tỏ những người nghi ngờ nó đã sai lầm. Tôi gửi luật sang quốc hội nhằm thiết lập chương trình dịch vụ toàn quốc của tôi, tăng gấp đôi khoản Tín dụng thuế thu nhập thực tế và tạo ra các khu vực trợ giúp trong các cộng đồng nghèo, cũng như giảm đáng kể chi phí vay tiền học đại học, tiết kiệm hàng tỷ đôla cho sinh viên và những người đóng thuế. Tôi thúc đẩy nhanh cải cách y tế và đã hành động mạnh mẽ nhằm tăng cường dân chủ và cải cách ở Nga. Và tôi còn có được một đội ngũ nhân viên cần mẫn và có năng lực, cộng thêm một nội các làm việc ăn ý với nhau, ngoài vài lần sơ hở, mà không có chuyên nói xấu sau lưng nhau hoặc lục đục như nhiều chính quyền trước. Sau khi khởi đầu chậm chạp, tôi đã bổ nhiệm nhiều chức vụ theo quy định tổng thống phải làm trong 100 ngày đầu tiên hơn Tổng thống Reagan hay Bush từng làm - không tệ lắm nếu xét đến quá trình bổ nhiệm này cồng kềnh và chịu nhiều sức ép như thế nào. Có lúc, Thượng nghị sĩ Alan Simpson, thành phần lãnh đạo phe Cộng hòa trong quốc hội quê ở Wyoming, đùa với tôi rằng quá trình bổ nhiệm bị lợi dụng đến mức ông ấy "thậm chí sẽ không ăn tối với bất kỳ ai có khả năng được đưa ra cho thượng viện phê chuẩn".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Ba, 2016, 08:33:34 am
        Về mặt tiêu cực, tôi đã tạm thời bỏ kế hoạch giảm thuế cho giới trung lưu vì mức thâm thủng tăng cao; không thể thông qua được một chương trình kích thích do phe Cộng hòa cản trở; giữ chính sách củạ Bush là buộc những người tị nạn Haiti phải quay về, dù chúng tôi lại nhận nhiều người Haiti hơn qua các cách thức khác; thua cuộc tranh chấp về chuyện dân đồng tính trong quân đội; trì hoãn việc đưa ra kế hoạch y tế quá thời hạn 100 ngày tự đặt ra; không xử lý đụng ít nhất là phần công khai của cuộc tập kích vào trang trại Waco; và thất bại trong việc thuyết phục châu Âu cùng với Mỹ đưa ra quan điểm mạnh mẽ hơn về Bosnia, dù chúng tôi đã tăng viện trợ nhân đạo, tăng cường cấm vận đối với Serbia, và tạo ra một khu vực cấm bay và có thể quản lý được nó.

        Một lý do bảng thành tích đó của tôi lẫn lộn tốt xấu là vì tôi cố làm quá nhiều điều trước sự chống đối rất quyết tâm của phe Cộng hòa cũng như những tình cảm lẫn lộn của nhân dân Mỹ về việc chính quyền nên và có thể có vai trò đến đâu. Suy cho cùng, dân chúng trong 12 năm liền được nghe rằng chính quyền chính là nguyên nhân cội rễ của mọi rắc rối của chúng ta, và chính quyền kém cỏi đến mức không thể tổ chức nổi một cuộc diễu hành chỉ có hai chiếc xe hơi. Rõ ràng là, tôi đã đánh giá quá cao khối lượng công việc tôi có thể làm một cách vội vàng. Đất nước này đã quen đi một chiều trong hơn một thập niên, sống chung với kiểu chính trị triệt hạ nhau, cũng như sự êm ái ảo tưởng của việc chi tiêu nhiều hơn và giảm thuế vào ngày hôm nay mà bỏ qua những hậu quả xảy đến trong ngày mai. Sẽ phải mất hơn 100 ngày để xoay chuyển mọi chuyên.

        Ngoài tốc độ thay đổi, tôi có lẽ cũng đã đánh giá quá cao mức độ thay đổi tôi có thể đạt được, cũng như việc nhân dân Mỹ có thể tiêu hóa được bao nhiêu trong những thay đổi ấy. Trong một bản phân tích về 100 ngày cầm quyền, một nhà chính trị học của Đại học Vanderbilt là Erwin Hargrove quan sát: "Tôi tự hỏi không biết tổng thống có đang chia năm xẻ bảy thân mình ra quá không". Có lẽ ông ây đúng, nhưng có rất nhiều việc phải làm, và tôi không chịu dừng, cô để làm tất cả mọi việc ấy cho đến khi các cử tri đập cho tôi tỉnh ra trong kỳ bầu cử giữa kỳ năm 1994. Tôi dã để cho cảm giác thúc giục gấp gáp che lấp mất một trong những quy luật về chính trị của mình: tất cả mọi người đều ủng hộ thay đổi nói chung, nhưng chống lại những thay đổi cụ thể, khi chính bản thân họ phải thay đổi.

        Những cuộc vật lộn trước công chúng trong 100 ngày đầu của tôi không diễn ra riêng lẻ; cùng lúc đó, gia đình tôi cũng đang tự điều chỉnh mình trước sự thay đổi lớn trong lối sống của mình cũng như phải chịu thêm cái chết của cha Hillary. Tôi thích làm tổng thống và Hillary thì quan tâm sâu sắc đến công việc y tế của cô ấy. Chelsea thích trường mới và bắt đầu có bạn mới. Chúng tôi thích sống trong Nhà Trắng, tổ chức các buổi giao tiếp xã hội, và mời bạn bè đến thăm.

        Nhân viên Nhà Trắng cũng bắt đầu quen với một gia đình tổng thống thức khuya và sinh hoạt dài hơn. Dù tôi sau này trông cậy vào họ và đánh giá cao sự phục vụ của họ, tôi cũng phải mất một thời gian mới quen được chăm chút như vậy trong Nhà Trắng. Khi làm thống đốc, tôi đã sống trong dinh thống đốc với một đội ngũ nhân viên tốt, và được cảnh sát tiểu bang lái xe chở đi khắp nơi. Nhưng vào dịp cuối tuần, Hillary và tôi thường tự nấu ăn, và vào các chủ nhật tôi tự lái xe đi lễ nhà thờ. Bây giờ thì tôi có người giúp việc chuẩn bị sẵn quần áo mỗi sáng, sắp xếp hành lý cho các chuyến đi, rồi đi theo để dỡ hành lý ra và ủi đồ; các quản gia đến sớm về trễ và làm việc cả trong dịp cuối tuần, đem đồ ăn và thức uống kiêng cữ và cà phê cho tôi; các phục vụ của hải quân và những việc đó khi tôi ở Phòng Bầu dục và khi đi công tác; một đội ngũ nấu bếp nấu ăn cho chúng tôi cả trong dịp cuối tuần; các nhân viên khác đưa tôi lên và xuống thang máy, mang giấy tờ cho tôi ký và các báo cáo cho tôi đọc vào đủ mọi lúc; chăm sóc y tế 24/24; và cả Mật vụ nữa - họ thậm chí còn không cho tôi ngồi lên ghê trước chứ đừng nói đến chuyện tự lái xe.

        Một trong những điều tôi thích nhất về chuyện sống trong Nhà Trắng là những đoá hoa tươi trong khu nhà ở và văn phòng. Nhà Trắng luôn có những bó hoa được cắm đẹp mắt. Đó là một trong những điều tôi nhớ nhiều nhất sau khi tôi rời khỏi đó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Ba, 2016, 08:45:22 pm
        Khi chúng tôi dọn đến, Hillary đã làm lại căn bếp nhỏ để chúng tôi có thể ăn tối ở đó vào những tối chỉ có ba chúng tôi. Phòng ăn trên lầu đẹp, nhưng quá lớn và quá trang trọng đối với gu của chúng tôi, trừ khi có khách. Hillary còn sửa lại phòng đón nắng trên tầng ba, một căn phòng sáng sủa dẫn ra ban công và mái của Nhà Trắng. Chúng tôi biến nó thành phòng sinh hoạt gia đình. Mỗi khi chúng tôi có họ hàng hoặc bạn bè đến ở cùng, chúng tôi lúc nào cũng tập trung ở phòng này để nói chuyện, xem tivi và đánh bài hoặc chơi các trò chơi khác. Tôi sau này trở nên nghiện trò Master Boggle và một trò khác - UpWords; trò này cơ bản là một trò xếp chữ ba chiều trong đó bạn được nhiều điểm hơn không phải bằng cách dùng được các từ lạ hoặc đặt chữ vào một số ô nào đó mà bằng cách dùng từ chồng lên từ. Tôi cố mời gọi gia đình và bạn bè tôi choi trò UpVVords, nhưng chỉ thành công với một số người. Em rể Hugh của tôi chơi không biết bao nhiêu ván UpWords với tôi, và Roger cũng thích trò này. Nhưng Hillary, Tony và Chelsea thì thích chơi trò bài 48 lá hơn. Tôi vẫn hay chơi bài Hearts với nhân viên và tất cả chúng tôi đều mê kiểu chơi bài mà Steven Spielberg và Kate Capshaw dạy chúng tôi khi họ đến thăm. Trò này có một cái tên cho đời sống chính trị ở Washington: Oh Hell! (Ôi địa ngục!).

        Mật vụ đã ở cùng tôi kể từ kỳ bầu sơ bộ ở New Hampshire, nhưng khi tôi vào Nhà Trắng, tôi khiến họ có thêm một thách thức nữa vì thói quen chạy bộ buổi sáng của mình. Tôi chạy theo nhiều lộ trình khác nhau. Đôi khi tôi lái xe ra Haines Point, ở đó có một con đường dài ba dặm xung quanh một sân golf. Ở đó đất bằng, nhưng về mùa đông khi gió từ sông Potomac thổi vào khá mạnh thì cũng hơi khó khăn chút ít. Thỉnh thoảng tôi còn chạy trong trại Fort McNair, nơi đây có một đường chạy hình oval trong khu vực Đại học Quốc phòng. Tuy nhiên đường chạy ưa thích nhất của tôi là ra ngoài cổng Tây Nam của Nhà Trắng đến khu Mali, sau đó chạy lên Đài tưởng niệm Lincoln, ngược về Điện Capitol, rồi về nhà. Tôi gặp rất nhiều người dân lý thú trong những lần chạy theo đường này, và không bao giờ thấy chán chạy ngược theo những tưởng niệm về lịch sử Mỹ. Khi Mật vụ cuối cùng đề nghị tôi phải ngưng chạy đường này vì lý do an ninh, tôi nghe theo, nhưng tôi thấy nhớ nó. Đôi với tôi, những lần chạy giữa công chúng này là một cách tiếp cận với thế giới bên ngoài Nhà Trắng. Còn đối với Mật vụ, trong óc vẫn luẩn quẩn lần John Hinckley định ám sát Tổng thống Reagan và toàn bộ những lá thư hằn học mà tôi nhận được, thì những tiếp xúc với công chúng của tôi là một mối nguy hiểm đáng lo ngại cần phải được kiểm soát.

        Al Gore giúp tôi nhiều trong những ngày đầu tiên đó, khuyến khích tôi tiếp tục đưa ra những quyết định khó khăn và sau đó bỏ chúng lại sau lưng, cũng như tiếp tục dạy tôi một khóa ngắn hạn về cách thức mọi sự diễn tiến ở Washington. Một trong những việc chúng tôi thường xuyên làm là ăn trưa cùng nhau trong phòng ăn riêng của tôi mỗi tuần một lần. Chúng tôi thay phiên nhau đọc kinh cầu nguyện, rồi nói chuyện về mọi thứ từ gia đình, thể thao, sách vở, phim ảnh cho đến những chuyện mới nhất trong công việc của anh ấy và của tôi. Chúng tôi ăn trưa với nhau như vậy trong tám năm, trừ những lúc một trong hai chúng tôi phải đi công tác nhiều ngày. Dù chúng tôi cũng có nhiều điểm chung, nhưng chúng tôi rất khác nhau, và những lần ăn trưa ấy giữ cho chúng tôi gần gũi nhau hơn trong bầu không khí nồi áp suất ở Washington, và giúp tôi hòa nhập dễ dàng hơn với đời sống mới.

        Xét về tổng thể, tôi cảm thấy khá hài lòng, cả về mặt cá nhân lẫn chính trị, về 100 ngày đầu tiên cầm quyền. Tuy nhiên, tôi vẫn phải chịu nhiều căng thẳng. Hillary cũng vậy. Dù rất phấn khích và quyết tâm, trước khi bước vào cuộc sống tổng thống, chúng tôi đã mệt mỏi sẵn vì chưa thực sự nghỉ ngơi chút nào sau kỳ bầu cử. Thế rồi chúng tôi cũng không có được tuần trăng mật mà các tổng thống tân cử thường có, một phần vì vấn đề đồng tính trong quân đội nổi lên khá sớm, có lẽ vì chúng tôi làm báo giới giận dữ bằng việc hạn chế họ đi lại trong Cánh Tây. Cái chết của cha Hillary là một mất mát đau đớn với cô ấy. Tôi cũng nhớ Hugh, và cả hai chúng tôi phải loay hoay khi chơi các trò chơi mất một thời gian. Dù chúng tôi rất thích thú với công việc, sự mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần của 100 ngày đầu tiên là rất đáng kể.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2016, 08:39:15 am

        33

        Dù giảm thâm hụt là rất quan trọng đối với chiến lược kinh tế của tôi, nó không đủ để tạo ra sự hồi phục bền vững và đồng đều cho mọi người. Trong những tháng đầu tiên, chúng tôi đưa ra thêm nhiều sáng kiến nhằm mở rộng thương mại, tăng đầu tư vào giáo dục và đào tạo, cũng như thúc đẩy một loạt các vấn đề kinh tế vi mô nhắm vào những khu vực trục trặc và các mục tiêu có thể mang lại cơ hội. Ví dụ như, tôi đưa ra các đề xuất trợ giúp các nhân viên quân và dân sự vừa bị mất việc do cắt giảm chi phí quốc phòng thời hậu Chiến tranh Lạnh; thúc giục các phòng thí nghiệm nghiên cứu của liên bang - Los Alamos và Sandia ở New Mexico, Livermore ở California - sử dụng những nguồn lực khoa học kỹ thuật khổng lồ từng giúp chúng ta chiến thắng Chiến tranh Lạnh để phát triển những công nghệ mới có thể sử dụng mục đích dân sự; công bố chương trình cho vay cỡ nhỏ để hỗ trợ các doanh nghiệp ra đời, trong số này có những người đang muốn ngưng không phải nhận trợ cấp xã hội nữa, thường có những ý tưởng kinh doanh hay nhưng không đáp ứng được các yêu cầu cho vay thông thường; tăng khoản mà Cơ quan doanh nghiệp nhỏ có thể cho vay, đặc biệt là cho phụ nữ và các sắc dân thiểu số; lập ra ủy ban Quốc gia nhằm Đảm bảo Ngành hàng không Mạnh và Có khả năng cạnh tranh, đứng đầu là cựu thống đốc Virginia Jerry Baliles. Các hãng hàng không và sản xuất máy bay đang gặp rắc rối vì ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, ngày càng ít đi các đơn đặt hàng máy bay chiến đấu và phải chịu cạnh, tranh khỏe liệt từ Airbus.

        Tôi còn đưa ra các kế hoạch giúp các cộng đồng sử dụng cho mục đích thương mại các cơ sở quân sự sắp bị đóng cửa khi ngành quốc phòng được thu gọn lại. Khi còn làm thống đốc, tôi từng đối phó với việc đóng cửa một căn cứ không quân, và tôi quyết trợ giúp nhiều hơn cho những người đối mặt với thách thức đó hiện nay. Vì California tự thân nó đã là nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới, và bị ảnh hưởng nặng vì việc thu gọn các công trình quốc phòng cũng như các rắc rối khác, chúng tôi đưa ra một kế hoạch đặc biệt để kích thích kinh tế ở đây hồi phục. John Emerson chịu trách nhiệm đầu đàn trong dự án này và các -việc khác liên quan đến tiểu bang quê hương ông. Ông ấy tích cực đến nỗi ở Nhà Trắng người ta gọi ông là "bộ trưởng California".

        Một trong những việc hiệu quả nhất mà chúng tôi thực hiện là cải cách các quy định đối với các tổ chức tài chính trong khuôn khổ Đạo luật Tái đầu tư Cộng đồng năm 1977. Luật này buộc những tổ chức cho vay được liên bang bảo chứng phải tăng cường cho những người có thu nhập trung và thấp vay tiền, nhưng trước năm 1993 việc này hầu như không được thực thi. Sau các thay đổi mà chúng tôi đưa ra, trong khoảng từ năm 1993 đến 2000, các ngân hàng đã cho vay hơn 800 tỷ đôla cho các khoản cầm cố nhà, doanh nghiệp nhỏ và phát triển cộng đồng cho các cá nhân và tổ chức được luật này cho phép - con số này lớn đến mức chiếm hơn 90% toàn bộ số vay trong 23 năm tồn tại của Đạo luật Tái đầu tư Cộng đồng.

        Tháng 5 là một tháng lý thú, và quý giá đối với tôi trong việc tiếp tục học hỏi về chính trị. Ngày 5, tôi tặng Huân chương Danh dự Tổng thống đầu tiên của tôi cho người thầy cũ của tôi là Thượng nghị sĩ Fulbright vào ngày sinh lần thứ 88 của ông. Cha của Al Gore đến dự lễ, và khi ông ấy nhắc với Fulbright rằng mình chỉ mới 85 tuổi, Fulbright trả lời: "Albert à, nếu cậu mà ngoan ngoãn thì cậu cũng thọ như tớ thôi". Tôi ngưỡng mộ cả hai người vì những gì họ làm cho nước Mỹ; tôi tự hỏi không biết mình có sống lâu như họ không; và nếu vậy, tôi hy vọng tôi cũng có thể tự hào vì những năm sống của mình.

        Vào tuần thứ 3 của tháng, tôi đến California để nhấn mạnh các khoản đầu tư trong kê hoạch kinh tê vào giáo dục và phát triển nội đô trong một buổi họp ở tòa thị chính tại San Diego, một trường cao đang cộng đồng ở Van Nuys có nhiều người gốc nói tiếng Tây Ban Nha theo học, và một cửa hàng bán đồ thể thao ở Nam Trung Los Angeles nơi trước đó một năm từng xảy ra bạo động. Cửa hàng bán đồ thể thao này, gọi là Playground, có một sân bóng rổ ở phía sau đã trở thành nơi tụ tập của giới trẻ. Ron Brown đi cùng tôi, và chúng tôi dẫn vài thanh niên đến cùng chơi bóng rổ, rồi tôi nói về tiềm năng của các khu vực trợ giúp người nghèo nhằm tạo ra các doanh nghiệp thành công như cửa hàng Playground trong các cộng đồng nghèo khắp nước Mỹ. Tôi chắc đây là lần đầu tiên một tổng thống từng chơi bóng rổ với đám trẻ nội đô ở sân sau nhà của chúng, và tôi hy vọng rằng ảnh chụp trận đấu ngẫu hứng này sẽ gửi một thông điệp tới nước Mỹ về những ưu tiên của chính quyền mới, và tới thanh thiếu niên rằng tôi quan tâm đến họ và tương lai của họ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2016, 10:44:14 pm
        Thật không may, phần lớn người Mỹ chẳng bao giờ biết đến trận đầu bóng rổ ấy vì tôi cắt tóc. Tôi chưa tìm được thợ cắt tóc ở Washington; tôi không thể cứ ba tuần lại về Arkansas một lần để nhờ Jim Miles cắt, mà tóc tôi lại dài quá. Hillary thì được Cristophe ScRatteman, bạn của nhà Thomason ở Los Angeles và là người tôi rất thích, làm tóc cho. Tôi hỏi Cristophe xem anh ấy có ủi nhanh cho tôi vài đường được không. Anh ấy đồng ý và gặp tôi trong khu vực riêng trên chuyên cơ Air Force One. Trước khi cắt tóc, tôi đã đề nghị Mật vụ, không chỉ một mà những hai lần, phải chắc chắn rằng tôi sẽ không làm chậm trễ trong việc cất cánh và hạ cánh nếu tôi chậm lại giờ khởi hành vài phút. Họ kiểm tra với giới chức sân bay, họ nói không sao. Thế là tôi đề nghị Cristophe cắt tạm cho tôi, miễn trông coi được là được, càng nhanh càng tốt. Anh ấy cắt, chỉ trong khoảng 10 phút, và chúng tôi cất cánh.

        Đùng một cái, tự nhiên có bài báo đăng tải rằng tôi đã khiến hai đường cất hạ cánh tắc nghẽn trong một tiếng đồng hồ, làm cản trở hàng ngàn người khác, trong khi tôi nhờ một ông thợ cắt tóc đỏm dáng cắt tóc với giá 200 đôla, mà lại chỉ nêu tên chứ không nêu họ của ông thợ này. Quên chuyện chơi bóng rổ với đám thanh niên đi, cái tin tức không thể cưỡng nổi bây giờ là chuyện tôi đã quên cội rễ Arkansas và thứ chính trị làm hài lòng dân của mình rồi và chuyển qua ăn chơi phung phí. Chuyện nghe hay thật đấy, nhưng không đúng sự thật.

        Trước hết, tôi đâu có trả 200 đô cho lần cắt tóc ấy. Thứ hai, tôi cũng không khiến ai phải chờ đợi để cất hoặc hạ cánh, và hồ sơ của Cơ quan hàng không liên bang cũng cho thấy như vậy khi được công bố vài tuần sau. Tôi sững sờ sao người ta lại có thể cho rằng tôi dám làm chuyện như vậy. Tôi có thể là tổng thống thật, nhưng mẹ tôi sẽ vẫn quất cho tôi vài roi nếu tôi bắt nhiều người chờ cả tiếng đồng hồ để tôi cắt tóc, chứ chưa nói đến chuyện cắt tóc 200 đô.

        Chuyên eắt tóc đó thật điên rồ. Tôi cũng không xử lý chuyện này khéo lắm vì tôi rất giận - và như vậy luôn là một sai lầm. Câu chuyên này trở nên hấp dẫn vì Cristophe là thợ cắt tóc ở Hollywood. Nhiều người trong báo giới chính trị ở Washington thường có một quan hệ yêu nhau lắm cắn nhau đau với Hollywood. Họ thích chơi bời với các ngôi sao truyền hình và màn bạc, nhưng vẫn coi quyền lợi chính trị và cam kết của những người này không bằng quyền lợi của chính họ. Thực ra, phần lớn cả hai nhóm đều là những người tốt và có nhiều điểm chung. Có lần có người từng nói rằng chính trị chính là nghề biểu diễn của những kẻ xấu xí.

        Vài tuần sau, tờ Newsday ở Long Island có được hồ sơ của Cơ quan hàng không liên bang về các chuyến bay ở sân bay Los Angeles ngày hôm đó, chứng tỏ rằng mấy chuyến trì hoãn kia là không có thật. Tờ USA Today và vài tờ báo khác cũng đăng đính chính.

        Một yếu tố khiến chuyện cắt tóc đó "sống lâu" như vậy và thường không được cải chính lại là một thứ không có dính dáng gì đến cắt tóc cả. Ngày 19 tháng 5, theo lời khuyên của David Watkins, người phụ trách hành chính ở Nhà Trắng, và được sự đồng thuận của văn phòng luật sư tư vấn Nhà Trắng, Mack McLarty sa thải bảy nhân viên của Bộ phận lo đi lại của Nhà Trắng. Hillary và tôi đều đề nghị Mack xem xét hoạt động của bộ phận này vì không chịu tổ chức đấu thầu cho các chuyến bay thuê bao, và tôi nhận được lời phàn nàn từ một phóng viên ở Nhà Trắng về chuyện thức ăn quá dở và chi phí quá cao trong các chuyến bay. Sau khi nhờ công ty kiểm toán KPMG kiểm tra, Peat Marwick phát hiện thiếu một khoản 18.000 đôla không giải trình được và những chuyện bất thường khác, nên các nhân viên kia bị cho nghỉ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 04:26:26 pm
        Khi tôi chuyển lời phàn nàn của phóng viên đó cho Mack, tôi lập tức quên bẵng chuyện Bộ phận lo đi lại cho đến khi quyết định nghỉ việc được công bố. Phản ứng của báo giới cực kỳ tiêu cực. Họ thích sự chăm sóc họ có được trong các chuyến đi nước ngoài. Và họ quen biết mấy người trong Bộ phận đi lại đó nhiều năm rồi, và không thể tưởng tượng được rằng mấy người đó lại có thể làm gì sai trái. Nhiều người trong báo giới cảm thấy các nhân viên trong Bộ phận đi lại làm việc cho họ chứ không phải cho Nhà Trắng, và cho rằng lẽ ra khi điều tra nếu không hỏi ý họ thì ít ra cũng phải cho họ biết. Bất chấp sự chỉ trích của báo giới, Bộ phận đi lại được chấn chỉnh với ít nhân viên liên bang hơn vẫn cung cấp các dịch vụ y như cũ mà báo giới lại chỉ phải trả chi phí thấp hơn.

        Chuyện ở Bộ phận đi lại là một ví dụ đặc biệt mạnh mẽ cho thấy sự đụng độ về văn hóa giữa Nhà Trắng mới và báo giới chính trị. Giám đốc bộ phận này sau đó bị kết tội vì biển thủ sau khi người ta tìm thấy số tiền thâm hụt của bộ phận trong tài khoản riêng của ông ta, và theo như báo chí thì ông ấy xin được nhận một tội khác nhẹ hơn và ngồi tù vài tháng. Thay vào đó, công tố viên vẫn khăng khăng giữ tội danh ban đầu. Sau khi nhiều nhà báo nổi tiếng ra làm chứng về tính cách con người ông ấy, tòa tuyên trắng án. Dù Bộ phận đi lại được Nhà Trắng, Văn phòng Tổng kiểm toán, FBI và văn phòng công tố độc lập điều tra, không có ai trong Nhà Trắng bị phát hiện đã làm sai hoặc có bất cứ bằng chứng gì cho thấy xung đột lợi ích hay phạm tội gì cả. Cũng không ai khiếu nại gì về chuyện rõ ràng là có rắc rối tài chính ở bộ phận này cũng như những vi phạm mà cuộc kiểm toán của Peat Marwick đã phát hiện ra.

        Tôi không thể tin nổi nhân dân Mỹ lại nhìn tôi chủ yếu thông qua chuyện cắt tóc, vụ Bộ phận đi lại, và vấn đề đồng tính trong quân đội. Thay vì hình ảnh một tổng thống đang cật lực thay đổi cải thiện nước Mỹ, tôi lại bị vẽ nên như một người giàu sang quên gốc gác bần hàn, một kẻ cấp tiến xốc nổi vừa bị lột mặt nạ. Trước đó tôi có tham gia cuộc phỏng vân trên truyền hình ở Cleveland, trong đó một người nói ông ta không còn ủng hộ tôi nữa vì tôi dành hết thời gian vào chuyện đồng tính trong quân đội và cho chuyện Bosnia. Tôi đáp rằng tôi vừa mới thực hiện một phân tích thời gian của tôi trong 100 ngày đầu làm tổng thông: 55% dành cho kinh tế và y tế, 25% cho đối ngoại, 20% cho các vấn đề đối nội khác. Khi ông ta hỏi thực ra tôi dành bao nhiêu thời giờ cho chuyên đồng tính trong quân đội, tôi đáp tôi chỉ dành vài giờ. Ông ta chỉ đơn giản nói: "Tôi không tin". Tất cả những gì ông ấy biết là qua những gì ông ấy được đọc thấy và xem trên truyền hình.

        Chuyên ở Cleveland, vụ cắt tóc cũng như chuyện ở Bộ phận đi lại là những bài học cho thấy tất cả những kẻ ngoại đạo như chúng tôi biết quá ít về cách Washington vận hành, và về chuyện một khi chưa hiểu rõ, người ta có thể làm phai mờ những nỗ lực của chúng tôi để thông tin về những việc chúng tôi đang làm nhằm cải thiện những thứ quan trọng đối với nước Mỹ. Vài ngày sau, Doug Sosnik, một trong những nhân viên tinh khôn nhất của tôi, chế ra một câu nói mô tả rất đúng tình cảnh mà chúng tôi phải đối mặt. Khi chúng tôi sắp sửa đi Oslo để khích lệ tiến trình hòa bình Trung Đông, Sharon Farmer, nhiếp ảnh gia gốc Phi của tôi, bảo cô ấy chẳng trông đợi gì nhiều đến chuyến đi sang Na Uy lạnh lẽo. "Không sao đâu, Sharon", Doug trả lời. "Với cô thì đây không phải là trận đấu trên sân nhà. Chả có ai thích đi đâu sân khách cả đâu". Đến năm 1993, tôi chỉ còn biết hy vọng rằng toàn bộ nhiệm kỳ của tôi sẽ không trở thành một trận đấu trên "sân khách dài".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 04:32:09 pm
        Tôi suy nghĩ nghiêm túc về rắc rối tôi đang gặp phải. Tôi thấy hình như gốc rễ của vấn đề là ở chỗ này: nhân viên Nhà Trắng có quá ít kinh nghiệm và mối quan hệ với các trung tâm quyền lực của Washington; chúng tôi cố làm quá nhiều thứ trong cùng một lúc, tạo ra ấn tượng lộn xộn và làm dân chúng không thấy được những gì chúng tôi thực sự đạt được; chúng tôi thiếu một thông điệp rõ ràng khiến tôi trông có vẻ như đang nắm quyền như một người cánh tả về văn hóa và chính trị chứ không phải người trung dung bùng nổ như tôi từng hứa; ấn tượng này càng được củng cố thêm bởi cú tấn công của phe Cộng hòa rằng kế hoạch ngân sách của tôi chỉ đơn thuần là một sự tăng thuế lớn; và tôi đã không nhìn thấy những trở ngại chính trị lớn mà tôi đang đối mặt. Tôi được bầu với 43% số phiếu; tôi đã đánh giá thấp về khả năng xoay chuyển Washington sau 12 năm qua một hướng khác, và những thay đổi đó sẽ khó khăn về chính trị - thậm chí về cả mặt tâm lý - đến như thế nào đối với những tay chơi quyền lực ở Washington; nhiều người Cộng hòa ngay từ đầu đã không chấp nhận việc tôi thành tổng thống và hành xử với thái độ như vậy; và Quốc hội - với một đa số Dân chủ làm mọi việc theo ý mình còn phe Cộng hòa thì quyết chứng minh rằng tôi không biết cầm quyền và quá cấp tiến - lại chẳng thông qua tất cả các đạo luật của tôi nhanh chóng như tôi mong muốn.

        Tôi biết mình phải thay đổi, nhưng cũng giống như tất cả mọi người, tôi thấy tự thay đổi mình khó hơn là đề nghị người khác thay đổi. Dù vậy, tôi cũng đã thay đổi được hai việc rất hữu ích. Tôi thuyết phục David Gergen, bạn tôi quen từ kỳ nghỉ Cuối tuần Phục hưng và từng sống qua ba chính quyền Cộng hòa, đến giúp chúng tôi trong công việc tổ chức và thông tin. Trong bài viết thường xuyên trên tờ Us News ờ World Report của mình, David đã đưa ra nhiều lời khuyên có suy nghĩ, một số tỏ ra tôi quan trọng mà tôi rất đồng tình. Ông ấy cũng thích và tôn trọng Mack McLarty; ông ấy là một thành viên thực sự của giới tai to mặt lớn Washington biết rõ suy nghĩ và ghi nhận của họ; và vì đất nước, ông ấy muốn chúng tôi thành công. Trong nhiều tháng tiếp theo, David đem lại một tác động bình ổn, trấn an đối với Nhà Trắng, ngay lập tức tìm cách cải thiện quan hệ với báo giới bằng cách cho phép họ được vào văn phòng thông tin - một điều lẽ ra chúng tôi nên làm từ lâu rồi.

        Cùng với việc bổ nhiệm Gergen, chúng tôi cũng thay đổi một số nhân viên khác: Mark Gearan, phó văn phòng tài năng và được ưa chuộng của Mack McLarty, sẽ thay thế George Stephanopoulos làm giám đốc thông tin, Dee Dee Myers vẫn tiếp tục làm bí thư báo chí và tiếp nhận nhiệm vụ họp báo cáo báo chí hàng ngày; George sẽ chuyển sang vị trí cố vấn cao cấp mới để giúp tôi điều phối chính sách, chiến lược và các quyết định hàng ngày. Đầu tiên cậu ấy thất vọng vì không được báo cáo báo chí hàng ngày nữa, nhưng chẳng bao lâu cậu ấy đã cực giỏi trong công việc rất giống với việc cậu từng làm trong kỳ tranh cử, và cậu làm giỏi đến mức ảnh hưởng và tác động của cậu trong Nhà Trắng ngày càng tăng. Thay đổi tích cực kia mà chúng tôi đưa ra là nhằm làm cho ngày làm việc của tôi khỏi bị cắt vụn, dành ra hai tiếng vào giữa ngày để tôi đọc, suy nghĩ, nghỉ ngơi và gọi điện thoại. Việc này tạo ra sự khác biệt rất lớn.

        Đến cuối tháng mọi việc có vẻ ổn thỏa trở lại, khi hạ viện thông qua ngân sách của tôi với tỷ lệ phiếu 219 - 213. Thượng viện xem xét ngân sách, và ngay lập tức bỏ thuế BTU để cho tăng thuế xăng thêm 4,3 cent/gallon và cắt giảm thêm chi tiêu. Mặt xấu của nó là thuế xăng sẽ không kích thích dự trữ nhiên liệu nhiều như thuế BTU; mặt tốt của nó là nó sẽ làm giới trung lưu Mỹ tốn ít tiền hơn, chỉ khoảng 33 đôla/năm.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 04:40:18 pm
        Ngày 31 tháng 5, ngày tưởng niệm đầu tiên của tôi trong cương vị tổng thống, sau lễ nghi truyền thống ở Nghĩa trang Arlington, tôi đi dự một lễ khác tại khu vực mới khai trương ở Khu tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam, một bức tường đá hoa cương đen dài có khắc tên tất cả các binh sĩ Mỹ chết hoặc mất tích trong cuộc chiến. Sáng sớm hôm đó tôi chạy bộ từ Nhà Trắng ra chỗ bức tường này để nhìn tên những bạn bè ở Hot Springs của tôi. Tôi quỳ xuống trước nơi tên bạn tôi, Bert Jeffries, chạm vào nó và cầu nguyên.

        Tôi biết đây sẽ là một sự kiện khó khăn, đầy những người mà cuộc chiến Việt Nam vẫn là thời khắc quyết định đối với cuộc đời họ, cũng như với những người mà đối với họ ý tưởng rằng tôi là Tổng tư lệnh quân đội thật không thể hiểu nổi. Nhưng tôi vẫn quyết đi dự, đối mặt với những người vẫn dùng quan điểm của tôi về cuộc chiến để chống lại tôi, và nói cho tất cả các cựu chiến binh cuộc chiến Việt Nam rằng tôi trân trọng sự phục vụ của họ cũng như của những đồng đội đã ngã xuống của họ; và rằng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm giải quyết các trường hợp tù binh và binh sĩ mất tích còn dang dở.

        Colin Powell giới thiệu tôi một cách lịch thiệp và đẳng cấp, ngụ ý rõ ràng sự kính trọng mà tôi với tư cách tổng tư lệnh được hưởng. Dù vậy, khi tôi đứng lên phát biểu, những người phản đôi ồn ào nhất định át tiếng tôi. Tôi nói trực tiếp với họ:

        Hỡi những ai đang la hét, tôi đã lắng nghe quý vị rồi. Bây giờ tôi đề nghị quý vị lắng nghe tôi... Một số người nói rằng việc tôi đến đây hôm nay là sai vì cách đây một phần tư thế kỷ tôi không đồng tình với quyết định gửi nam nữ thanh niên đi chiến trận ở Việt Nam. À, như vậy thì càng tốt chứ sao... Cũng như chiến tranh là cái giá của tự do, sự bất đồng là đặc quyền của tự do, và chúng ta ở đây hôm nay để vinh danh nó... Thông điệp của lễ tưởng niệm này rất giản dị: những người lính này đã chiến đấu cho tự do, mang lại vinh dự cho quê nhà của họ, yêu đất nước họ, và chết vì nó... Không có một người nào trong chúng ta hôm nay ở đây lại không có một người quen có tên trên bức tường này. Bốn người bạn cùng lớp trung học của tôi cũng có tên trên đó... Nếu buộc phải như vậy thì hãy để chúng ta tiếp tục bất đồng về cuộc chiến. Nhưng hãy chớ để nó chia rẽ dân tộc chúng ta thêm nữa.

        Sự kiện khởi đầu trục trặc, nhưng kết thúc có hậu. Tiên đoán của Robert McNamara rằng việc tôi trúng cử sẽ chấm dứt cuộc chiến Việt Nam không hẳn chính xác lắm, nhưng có lẽ chúng ta cũng đang tiến gần đến chỗ đó.

        Tháng 6 bắt đầu bằng một sự thất vọng vừa mang tính cá nhân vừa mang tính chính trị. Tôi phải rút lại đề cử Lani Guinier - một giáo sư Đại học Pennsylvania, một luật sư lâu năm của Quỹ Pháp lý Quốc phòng và cũng là bạn học cùng lớp với tôi ở trường luật - trở thành luật sư chuyên nghiệp về dân quyền đầu tiên vào vị trí đứng đầu Vụ Dân quyền. Sau khi tôi đề cử cô ấy vào tháng 4, phe bảo thủ bắt đầu soi mói Guinier, công kích cô là "nữ hoàng hạn ngạch" và cáo buộc cô ủng hộ việc phá bỏ nguyên tắc trong hiến pháp là "một người, một phiếu bầu" vì cô ấy từng ủng hộ một hệ thông bầu tổng hợp, theo đó mỗi cử tri có thể có số phiếu tương đương với số vị trí được bầu trong quốc hội, và có thể dùng tất cả phiếu đó để bầu cho một ứng viên yêu thích của mình, về lý thuyết, cách bầu này sẽ tăng rất nhiều khả năng trúng cử của các ứng viên đại diện cho các nhóm dân tộc thiểu số.

        Đầu tiên, tôi không để ý lắm đến chuyện soi mói này của phe cánh hữu, cho rằng thực ra cái mà họ không thích ở Guinier là bề dày thành công của cô trong các cuộc đấu tranh cho dân quyền và vì một khi việc bổ nhiệm cô ấy được đưa ra trước thượng viện thì sẽ được thông qua nhanh chóng.

        Tôi đã lầm. Bạn tôi là Thượng nghị sĩ David Pryor đến gặp tôi và khuyên tôi rút đề cử Lani Guinier, nói rằng các bài phỏng vấn của cô ấy với các thượng nghị sĩ diễn ra không suôn sẻ, và vì chúng tôi còn cá một chương trình kinh tế cần thông qua nữa nên không thể để mất phiếu nào cả. Lãnh đạo phe đa số George Mitchell, người từng là thẩm phán liên bang trước khi vào thượng viện, rất tán thành ý của David; ông ấy nói Lani sẽ không thể được chấp thuận và chúng tôi phải chấm dứt việc này càng sớm càng tốt. Tôi được thông tin rằng các Thượng nghị sĩ Ted Kennedy và Carol Moseley Braun, thành viên gốc Phi duy nhất của thượng viện, cũng nghĩ như vậy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 05:06:27 pm
        Tôi quyết định phải đọc các bài Lani viết. Những bài này đưa ra các lập luận thuyết phục về lập trường của cô ấy, nhưng lại đối lập với sự ủng hộ của tôi đối với hành động tích cực cũng như việc tôi chống lại hạn ngạch, và có vẻ như phá bỏ quy định một người, một phiếu và thay vào đó là hệ thống một người, nhiều phiếu: tha hồ mà phát phiếu ra theo ý thích.

        Tôi đề nghị cô ấy đến gặp tôi để nói chuyện. Khi ngồi thảo luận trong Phòng Bầu dục, Lani cảm thấy bị xúc phạm, một cách có thể hiểu được, vì đã bị công kích, cảm thấy ngạc nhiên rằng có ai đó lại coi những lý luận mang tính học thuật trong các bài viết của cô ấy là cản trở trong việc cô ấy được thông qua bổ nhiệm vào chức vụ, và coi thường các khó khăn mà việc đề cử cô ấy gây ra cho các thượng nghị sĩ mà chính họ sẽ bỏ phiếu chấp thuận hay không vị trí này, mà cũng có lẽ phải trầy trật qua nhiều lần bị filibuster. Nhân viên của tôi đã nói với cô ấy rằng chúng tôi không có đủ phiếu để đề cử cô ấy được thông qua, nhưng cô từ chối rút lui, cảm thấy mình được quyền được đưa ra để bỏ phiếu. Cuối cùng, tôi bảo cô ấy rằng tôi phải rút lại đề cử, dù không vui sướng gì, nhưng nếu cứ để vậy thì sẽ thua mất, và dù không lấy gì làm hay ho nhưng việc cô ấy rút lui sẽ làm cô ấy thành người hùng trong mắt cộng đồng tranh đấu cho dân quyền.

        Sau này, tôi bị chỉ trích nặng nề vì đã bỏ bạn trước áp lực chính trị, phần lớn những người chỉ trích không biết thực sự đằng sau nó là như thế nào. Sau đó tôi đề cử Deval Patrick, một luật sư gốc Phi sáng láng khác cũng có kinh nghiệm hoạt động dân quyền đáng nể, làm người đứng đầu Vụ Dân quyền, và anh ấy cũng hoàn thành tốt công việc. Tôi vẫn ngưỡng mộ Lani Guinier, và lấy làm tiếc đã đánh mất tình bạn của cô ấy.

        Hai tuần đầu tháng 6 tôi chủ yếu dành để chọn ra một thẩm phán tòa án tối cao. Vài tuần trước đó, Byron White tuyên bố nghỉ hưu sau 31 năm làm việc ở Tòa án tối cao. Như tôi đã nói, đầu tiên tôi muốn bổ nhiệm Thống đốc Mario Cuomo, nhưng ông ấy không thích. Sau khi xem xét hơn 40 ứng viên, tôi chọn ra ba: Bộ trưởng Nội vụ Bruce Babbitt, người từng là Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Arizona trước khi làm thống đốc; Thẩm phán Stephen Breyer, Chánh án Tòa phúc thẩm Khu vực 1 ở Boston từng có uy tín cao trong sự nghiệp; và Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg của Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ của quận Columbia, một phụ nữ thông minh với một cuộc đời cực kỳ hấp dẫn, và thành tích tiến bộ, độc lập và lý thú. Tôi gặp Babbitt và Breyer, và lập tức tin rằng họ đều có thể trở thành những thẩm phán giỏi, nhưng tôi không muốn mất Babbitt khỏi Bộ Nội vụ, và rất nhiều nhà hoạt động môi trường cũng gọi đến Nhà Trắng để khuyên tôi nên giữ ông lại đó; còn Breyer thì lại gặp rắc rối chuyện "vú em", dù Thượng nghị sĩ Kennedy rất ủng hộ ông và đảm bảo với tôi rằng nếu đề cử ông thì chắc chắn sẽ được chấp thuận.

        Như mọi thứ khác trong Nhà Trắng trong những tháng đầu, nội dung các cuộc gặp của tôi với cả hai người bị rò rỉ ra ngoài, nên tôi quyết định gặp Ginsburg trong văn phòng riêng của mình ở khu vực sinh hoạt của Nhà Trắng vào tối chủ nhật. Tôi thấy bà ấy cực kỳ ấn tượng. Theo tôi bà ấy có đủ tiềm lực để trở thành một thẩm phán tuyệt vời, và ít nhất thì bà ấy cũng có đủ ba yếu tố mà tôi thấy một thẩm phán tối cao mới cần phải có trong Tòa tối cao dưới thời Rehnquist vốn chia rẽ giữa những người ôn hòa và bảo thủ: quyết định các vụ án theo đúng tình hình của từng vụ chứ không phải theo quan điểm và tính chất đảng phái; làm việc được với các thẩm phán Cộng hòa để đạt được sự đồng thuận khi cần; và sẵn sàng chống lại họ khi buộc phải như vậy. Trong một bài báo của bà, Ginsburg viết: "những nhân vật kiệt xuất nhất của nền tư pháp Hoa Kỳ là những người có suy nghĩ độc lập, với đầu óc cởi mở nhưng không rỗng tuếch; những người sẵn sàng lắng nghe và học hỏi. Họ nêu tấm gương về sự sẵn sàng tái thẩm định lại những quan điểm của mình, dù là cấp tiến hay bảo thủ, một cách toàn diện cũng như họ tái thẩm định các quan điểm của người khác".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 05:12:14 pm
        Khi tôi tuyên bố bổ nhiệm bà ấy, tin tức này chưa bị rò rỉ. Báo chi viết rằng tôi định bổ nhiệm Breyer dựa trên một người rò rỉ tin ra ngoài nhưng không hiểu rõ chuyên. Sau khi Thẩm phán Ginsburg đọc lời tuyên bố ngắn gọn nhưng cảm động của mình, một phóng viên nói sự bổ nhiệm bà ấy mang lại cảm giác rằng việc tôi bổ nhiệm bà ấy chứ không phải Breyer cho thấy "tính chất ngoằn ngoèo" của quá trình ra quyết định trong Nhà Trắng. Sau đó anh ta hỏi xem tôi có đồng tình với cảm giác đó hay không. Tôi không biết nên cười hay khóc nữa. Tôi đáp: "Đã từ lâu tôi đã thôi không còn có ý định ngăn cản một số nhà báo các anh biến một quyết định quan trọng thành một quá trình chính trị". Rõ rằng là trong chuyện bổ nhiệm, cuộc chơi không còn mang tên "tiến theo người chỉ huy" nữa, mà là "tiến theo người rò rỉ tin tức". Tôi phải thú nhận rằng làm cho báo giới ngạc nhiên cũng được hạnh phúc y như việc tôi tìm được ứng viên ưng ý cho lần bổ nhiệm này.

        Vào tuần cuối của tháng 6, cuối cùng thì Thượng viện cũng thông qua ngân sách của tôi với tỷ lệ bỏ phiếu 50-49; một người Dân chủ và một người Cộng hòa không bỏ phiếu, và Al Gore phải bước vào để phá thế cân bằng. Không có thượng nghị sĩ Cộng hòa nào bỏ phiếu ủng hộ cả, còn chúng tôi lại mất đến sáu phiếu của các thượng nghị sĩ Dân chủ bảo thủ. Thượng nghị sĩ David Boren của Oklahoma, người tôi quen biết từ năm 1974 khi ông ấy mới ứng cử thống đốc lần đầu còn tôi ra ứng cử quốc hội, cho chúng tôi một phiếu để tránh khỏi thất bại, nhưng nói ngụ ý rằng ông ấy sẽ phản đối lại dự luật cuối cùng nếu không có thêm các cắt giảm chi phí và ít thuế hơn.

        Bây giờ cả hai viện đều đã chuẩn y các kế hoạch ngân sách, sau đó hai viện sẽ điều chỉnh và tìm ra phương án chung từ các sửa đổi của mỗi viện, kế tiếp chúng tôi lại phải đấu tranh để bản dự luật cuối cùng này được cả hai thông qua. Vì chúng tôi được thông qua lần này bang số phiếu cách biệt rất tối thiểu, nên bất cứ viện nào điều chỉnh thêm hay bớt bất cứ một điều khoản nào củng có thể khiến chúng tôi mất đi một hoặc hai phiếu, mà chỉ cần chừng đó thôi cũng đủ làm toàn bộ bản kế hoạch không được thông qua. Roger Altman và chánh văn phòng của ông ở Bộ Ngân khố là Josh Steiner đến giúp tôi thiết lập một "phòng tác chiến" để vận động cho việc thông qua lần cuối này. Chúng tôi cần biết từng người một sẽ bỏ phiếu ra sao, và chúng tôi sẽ tranh cãi hoặc nhượng bộ những gì để có thể đạt được đa số phiếu. Sau bao nhiêu công sức đổ ra cho những chuyện vặt vãnh hơn, đây là một trận đáng đổ máu. Trong sáu tuần rưỡi tiếp theo, tương lai kinh tế của đất nước, chưa kể đến tương lai nhiệm kỳ tổng thống của tôi, treo lơ lửng giữa cán cân đó.

        Vào ngày sau khi thượng viện thông qua ngân sách, tôi ra lệnh cho quân đội hành động lần đầu tiên, bắn 23 tên lửa Tomahawk vào trụ sở cơ quan tình báo Iraq nhằm trả đũa cho âm mưu ám sát Tổng thống Goerge H. W. Bush khi ông đi công du ở Kuwait. Hơn chục người liên quan đến âm mưu này đã bị bắt ở Kuwait ngày 13.4, một ngày trước khi ông Bush đến theo lịch trình. Những thứ thu thập được sau khi mấy người này bị bắt cho thấy có liên quan đến tình báo Iraq, và vào ngày 19.5 một trong những người Iraq bị bắt xác nhận với FBI rằng tình báo Iraq đứng đằng sau vụ này. Tôi đề nghị Lầu năm góc đưa ra đề xuất hành động, và tướng Powell đến gặp tôi với kế hoạch tấn công bằng tên lửa vào tổng hành dinh tình báo Iraq như một hành động phản ứng tương xứng cũng như một cú đánh ngăn chặn hiệu quả. Tôi thấy nếu đánh Iraq nặng hơn thì cũng có thể biện minh được, nhưng Powell thuyết phục tôi rằng bắn tên lửa sẽ ngăn chặn khủng bố từ Iraq, và rằng nếu ném bom thêm nhiều mục tiêu khác, trong đó có dinh tổng thống Iraq, cũng sẽ không giết được Saddam Hussein nhưng chắc chắn sẽ giết thêm nhiều dân thường vô tội. Phần lớn các tên lửa Tomahawk bắn trúng đích, nhưng có bốn quả bắn chệch, ba quả trong số đó rơi vào một khu dân cư ở Baghdad làm chết tám dân thường. Đó là một lời cảnh tỉnh rằng cho dù tính toán có cẩn thận và vũ khí có chính xác thế nào đi nữa, một khi đã sử dụng loại hỏa lực đó thì thường là có các hậu quả ngoài ý muốn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 05:19:39 pm
        Ngày 6.7, tôi đến Tokyo để dự cuộc họp quốc tế đầu tiên của mình, hội nghị thường niên lần thứ 16 của nhóm G-7. Xét về lịch sử các cuộc họp này thường để nói cho thỏa thích, ít khi có cam kết chính sách có ý nghĩa và cũng chẳng có hành động tiếp theo sau gì cả. Chúng tôi không thể xài sang mà có thêm một hội nghị ăn không ngồi rồi như vậy. Nền kinh tế thế giới đang trì trệ, tăng trưởng ở châu Âu chậm chạp nhất trong thập niên, còn ở Nhật tăng trưởng chậm nhất trong hai thập niên. Chúng tôi đang có tiến triển tốt về kinh tế, trong vòng năm tháng trước đó, thêm 950.000 người Mỹ có được việc làm con số này gần bằng số việc làm mới mà nền kinh tế tạo ra trong ba năm trước.

        Tôi tới Nhật với một nghị trình: làm sao để các lãnh đạo châu Âu và Nhật đồng ý phối hợp các chính sách kinh tế đối nội của họ với chính sách của chúng tôi nhằm nâng mức tăng trưởng toàn cầu lên- thuyết phục châu Âu và Nhật hạ thuế nhập khẩu với hàng hóa sản xuất hàng loạt - việc này có thể tạo thêm công ăn việc làm trong tất cả các quốc gia liên quan và giúp kết thúc vòng đàm phán Uruguay kéo dài đã bảy năm vào trước thời hạn là 15 tháng 12; và gửi một tín hiệu rõ ràng, thống nhất ủng hộ về mặt tài chính và chính trị đối với Yeltsin và nền dân chủ Nga.

        Khả năng thành công bất kỳ một trong ba việc này, chứ chưa nói đến cả ba, là không lớn, một phần vì không có một vị lãnh đạo nào bước vào hội nghị với uy thế chính trị trong nước mạnh mẽ. Vì phải chật vật với kế hoạch kinh tế của mình cũng như đối mặt với những chuyện ầm ĩ trên báo chí, có chuyện thật, có chuyện tưởng tượng ra, tỷ lệ dân chúng ủng hộ tôi đã giảm xuống rất nhanh kể từ sau khi nhậm chức. John Major vẫn lãnh đạo nước Anh, nhưng thường bị công kích và so sánh một cách không có lợi với người tiền nhiệm Margaret Thatcher, và Bà đầm thép này cũng chẳng làm gì để ngăn cản chuyện đó. Francoise Miterrand là một người hấp dẫn và sáng láng - một người của đảng Xã hội đang phục vụ nhiệm kỳ thứ hai nhưng lại bị giới hạn vì Thủ tướng Pháp cũng như liên minh cầm quyền của Pháp những người kiểm soát chính sách kinh tế - lại thuộc về đảng đối lập. Carlo Ciampi, thủ tướng Ý, là cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Y và là một người giản dị, nổi tiếng vì hay đạp xe đạp đi làm. Dù thông minh và cuốn hút như vậy, ông ấy bị nền chính trị manh mún, bất ổn của Ý làm cản trở. Kim Campbell, nữ thủ tướng đầu tiên của Canada, rõ ràng là một người tận tụy vừa nhậm chức sau khi Brian Mulroney từ chức. Bà ấy rõ ràng là đang hoàn thành nốt chặng đường của Mulroney, và các cuộc trưng cầu cho thấy ngày càng có nhiều người ủng hộ vị lãnh đạo đối lập là Jean Chrétien. Chủ nhà của chúng tôi, Kiichi Miyazawa thì lại bị coi là ông cù lần trong một hệ thông chính trị Nhật nơi mà sự thống trị độc quyền lâu dài của đảng Dân chủ tự do sắp chấm dứt. Miyazawa có thể là một ông cù lần, nhưng ông ấy là một ông cù lần ấn tượng, với hiểu biết sâu sắc về thế giới. Ông ấy nói tiếng Anh hàng ngày cũng giỏi như tôi vậy. Và ông ấy cũng là một người ái quốc, muốn hội nghị G-7 có tác dụng tốt đối với đất nước của ông ấy.

        Theo suy nghĩ thông thường thì ông Thủ tướng lâu năm của Đức là Helmut Kohl cũng đang gặp rắc rối vì các cuộc trưng cầu cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông xuống thấp và đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo của ông bị vài tổn thất trong vài cuộc bầu cử địa phương, nhưng theo tôi Kohl vẫn còn sức sống trong phong cách lãnh đạo của mình. Ông ấy là một người to lớn, cao cỡ tôi nhưng nặng hơn 300 pound (khoảng 136kg). Ông ấy nói chuyện hăng say, và thường là bộc trực, nhưng ông là một người có duyên kể chuyện và có khiếu hài hước. Và không chỉ về tầm vóc, ông ấy là nhân vật lãnh đạo lớn nhất của châu Âu lục địa trong nhiều thập niên. Ông ấy đã thống nhất nước Đức, đổ lượng lớn tiền từ Tây sang Đông Đức nhằm tăng thu nhập cho những người thu nhập ít ỏi hơn nhiều dưới thời kỳ Cộng sản. Nước Đức dưới thời Kohl là ủng hộ viên về tài chính lớn nhất đối với nền dân chủ Nga. Ông ấy cũng là động lực đứng đầu sau lưng Liên minh châu Âu, và ủng hộ việc cho Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc vừa gia nhập Liên minh châu Âu vừa trở thành thành viên của NATO. Cuối cùng, Kohl rất phiền não về sự thụ động của châu Âu trong vấn đề Bosnia và cùng quan điểm với tôi rằng Liên hiệp quốc nên dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí vì lệnh này là bất công với người Hồi giáo Bosnia. Trong tất cả các vấn đề lớn mà châu Âu phải đối mặt, ông ấy đều đứng về phía bên đúng, và thúc đẩy mạnh mẽ cho những quan điểm của mình. Ông ấy thấy nếu ông làm được những việc lớn thì các cuộc trưng cầu rồi sẽ có lợi cho ông. Tôi rất thích Helmut Kohl. Trong nhiều năm sau, qua nhiều lần ăn chung, viếng thăm và gọi điện thoại cho nhau, chúng tôi đã tạo ra một sự gắn kết chính trị và cá nhân mà sau này tạo thuận lợi cho cả châu Âu lẫn Mỹ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 05:24:30 pm
        Tôi lạc quan về triển vọng của hội nghị G-7 vì tôi mang đến đây một nghị trình mạnh mẽ và vì tôi tin là tất cả các vị lãnh đạo khác đều đủ thông minh để hiểu rằng cách tốt nhất để thoát khỏi những rắc rối trong nước là phải làm được một điều gì đó có ý nghĩa ở Tokyo. Ngay khi hội nghị bắt đầu, chúng tôi đã qua được một cửa khi các bộ trưởng thương mại đồng ý rằng tất cả các nước chúng tôi sẽ hạ mức thuế nhập khẩu đối với 10 mặt hàng sản xuất hàng loạt xuống 0%, mở cửa thị trường cho hàng tỷ đôla hàng hóa mậu dịch. Đó là chiến thắng đầu tiên của Mickey Kantor trong vai trò đại sứ thương mại. Anh ấy chứng tỏ mình là một nhà thương thuyết cứng rắn và hiệu quả, với những kỹ năng sau này đem lại hơn 200 thỏa thuận, tạo ra một sự mở rộng trao đổi mậu dịch chiếm đến 30% tăng trưởng kinh tế của chúng tôi trong vòng tám năm tiếp theo.

        Sau khi đồng thuận về một khoản viện trợ cả gói, hội nghị G-7 cũng xóa mọi nghi ngờ rằng các quốc gia giàu không ủng hộ nền dân chủ ở Nga. Về việc phối hợp chính sách kinh tế quốc nội, các kết quả chưa được rõ ràng lắm. Tôi đang cố để giảm thâm hụt, và ngân hàng trung ương Đức vừa hạ lãi suất, nhưng việc Nhật có muốn kích thích nền kinh tê và mở cửa biên giới hơn đối với thương mại quốc tế và cạnh tranh hay không thì còn chưa rõ ràng. Đó là điều tôi sẽ phải cố đạt được trong các cuộc hội đàm song phương với Nhật, bắt đầu ngay sau khi hội nghị G-7 kết thúc.

        Năm 1993, vì Nhật đang phải đối phó với nền kinh tế trì trệ và bất ổn chính trị, tôi biết sẽ khó mà có được thay đổi trong chính sách thương mại, nhưng tôi cũng phải thử xem. Rõ ràng là thâm hụt thương mại của chúng tôi với Nhật một phần là do bảo hộ mậu dịch. Ví dụ như, họ không chịu mua ván trượt tuyết của chúng tôi, và nói do ván không có độ rộng phù hợp. Tôi phải tìm cách làm sao mở cửa được thị trường Nhật mà không phương hại đến quan hệ an ninh của chúng tôi, vốn tối quan trọng trong việc xây dựng một tương lai ổn định cho châu Á. Trong khi tôi đang nói những điểm này trước những sinh viên Nhật ở Đại học Waseda, Hillary bắt đầu đi chinh phục Nhật Bản và nhận được sự tiếp đón nồng hậu của ngày càng nhiều phụ nữ trẻ và có giáo dục cao tại đây.

        Thủ tướng Miyazawa đồng ý trên nguyên tắc với đề nghị của tôi rằng chúng tôi phải đạt được một thỏa thuận khung, cam kết đưa ra các bước cụ thể nhằm cải thiện quan hệ thương mại. Bộ Ngoại giao Nhật, nơi mà người đứng đầu là cha của tân thái tử Nhật, cũng muốn có được thỏa thuận. Vật cản lớn là Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế (MITI), các lãnh đạo bộ này cho rằng chính sách của họ đã làm cho Nhật trở thành một cường quốc và chẳng có lý do gì để thay đổi chúng cả. Một tối muộn, sau khi hội đàm, các đại diện của hai bộ trên cãi nhau to tiếng trong sảnh của Khách sạn Okura. Nhân viên của cả hai bên cố gắng đến gần nhất có thể với một thỏa thuận, trong khi người phó của Mickey Kantor là Charlene Barshefsky đàm phán cứng rắn đến mức người Nhật gọi cô ấy là "Tường đá". Sau đó tôi và Miyazawa cùng đi ăn một bữa ăn tối truyền thống Nhật ở Khách sạn Okura để xem thử chúng tôi có thể giải quyết nốt những điểm bất đồng còn lại hay không. Chúng tôi làm được điều đó trong bữa ăn mà sau này được gọi là "Hội nghị thượng đỉnh Sushi", dù Miyazawa vẫn đùa rằng rượu sake chúng tôi uống bữa đó đóng góp nhiều vào kết quả cuối cùng hơn là món sushi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 05:27:38 pm
        Thỏa thuận khung này cam kết giảm thâm hụt ngân sách cho Mỹ và buộc Nhật tiến hành các bước trong những năm kế tiếp nhằm mở cửa thị trường ô tô và phụ tùng ô tô, máy tính, viễn thông, vệ tinh, thiết bị y tế, dịch vụ tài chính, và bảo hiểm, với các tiêu chuẩn khách quan nhằm đo lường kết quả theo một lộ trình cụ thể. Tôi tin rằng thỏa thuận này sẽ có lợi về mặt kinh tế cho cả Mỹ lẫn Nhật, và nó sẽ giúp các nhà cải cách Nhật thành công trong việc lãnh đạo dân tộc đáng nể này vào một kỷ nguyên vĩ đại mới. Giống như phần lớn các thỏa thuận loại này, nó không đem lại tất cả mọi thứ mà người ta có hể hy vọng, nhưng nó là một điều rất tốt đẹp.

        Khi tôi rời Nhật sang Hàn Quốc, báo giới ở Mỹ viết rằng hội nghị G-7 đầu tiên của tôi là một thắng lợi cho kiểu cách ngoại giao cá nhân của tôi với các nhà lãnh đạo khác cũng như cách tôi tiếp cận với dân chúng Nhật. Thật dễ chịu khi báo chí viết tích cực về mình, và còn dễ chịu hơn khi có thể đạt được các mục tiêu chúng tôi đặt ra cho các cuộc thương lượng ở G-7 và ở Nhật. Tôi rất vui được làm quen và làm việc với các vị nguyên thủ kia. Và sau G-7, tôi thấy tự tin hơn vào khả năng của mình nhằm thúc đẩy quyền lợi Mỹ trên thê giới và hiểu được tại sao nhiều tổng thống thích chính sách đối ngoại hơn là những bực dọc uất ức mà họ phải chịu ở trong nước.

        Ở Hàn Quốc, tôi đến thăm binh sĩ Mỹ dọc khu phi quân sự chia cắt Nam và Bắc bán đảo Triều Tiên từ khi hiệp định ngưng bắn chấm dứt cuộc chiến Triều Tiên được ký kết. Tôi bước lên cây cầu Một đi không trở lại, dừng cách lằn vôi chia cắt khoảng một mét và nhìn chằm chằm vào người lính Bắc Triều Tiên đang đứng gác bên kia trong cái tiền đồn đơn lẻ cuối cùng của Chiến tranh Lạnh. Ở Seoul, Hillary và tôi đến làm khách của Tổng thống Kim Young-Sam trong nhà khách chính phủ, nơi có một hồ bơi ngoài trời. Khi tôi ra bơi, bỗng nhiên nhạc nổi lên. Thế là tôi được vừa bơi lội vừa nghe nhiều bản nhạc yêu thích, từ Elvis cho tới jazz, một ví dụ hay của lòng hiếu khách nổi tiếng của người Triều Tiên. Sau cuộc gặp với tổng thống và phát biểu trước quốc hội, tôi rời Hàn Quốc với sự biết ơn về liên minh lâu đời giữa chúng tôi và quyết tâm gìn giữ nó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 05:45:15 pm
         
        34


        Tôi quay về với sự khắc nghiệt của Washington. Tuần thứ ba của tháng 7, nhân dịp tiến cử Janet Reno, tôi cách chức giám đốc FBI William Sessions, sau khi ông ấy không chịu từ chức trước hàng loạt những rắc rối trong cơ quan này. Chúng tôi phải tìm người thay thế. Bernie Nussbaum thúc giục tôi chọn Louis Freeh, cựu nhân viên FBI mà Tổng thống Buéh đã bổ nhiệm vào chức vụ liên bang ở New York sau khi có một sự nghiệp làm công tố viên liên bang thành công. Khi gặp Freeh, tôi hỏi anh nghĩ gì về lời khẳng định của FBI ở Waco rằng họ phải xông vào vì không thể để nhiều nguồn lực của họ bị giam chân một chỗ trong một thời gian dài như vậy. Không biết tôi đang nghĩ gì, ông ấy nói ngay rằng ông ấy không đồng ý: "Họ được lãnh lương để chờ đợi". Điều đó gây ấn tượng mạnh đối với tôi. Tôi biết Freeh là người theo đảng Cộng hòa, nhưng Nussbaum cam đoan với tôi rằng ông ấy là một người chuyên nghiệp và thẳng thắn, người sẽ không dùng FBI vào những mục đích chính trị. Chúng tôi lên kế hoạch thông báo thay thế vào ngày 20. Một ngày trước, khi lời đồn đại về việc bổ nhiệm lan đi, một nhân viên FBI về hưu đã gọi cho bạn tôi, Nancy Hernreich, phụ trách hành chính của Phòng Bầu dục, để khuyên tôi đừng làm thể. Ông ấy nói Freeh là người vì chính trị và vì mình quá mức trong tình hình này. Những lời này buộc tôi phải suy nghĩ, nhưng tôi nói là đã quá muộn; lời đề nghị đã được chuyển đi và chấp nhận. Tôi chỉ còn biết tin tưởng vào khả năng đánh giá của Bernie Nussbaum mà thôi.

        Khi chúng tôi tuyên bố bổ nhiệm Freeh trong buổi lễ sáng ở Vườn Hồng, tồi để ý thấy Vince Foster đứng phía cuối, gần một trong những cây lan già to do Andrew Jackson trồng. Vince đang mỉm cười, và tôi nhớ lúc đó đã nghĩ rằng có lẽ anh ấy đang thở phào nhẹ nhõm rằng anh ấy và văn phòng cố vấn đang làm việc về những vấn đề như Tòa án tối cao và chỉ định người đứng đầu FBI, thay vì phải trả lời những câu hỏi bất tận về vụ rắc rối ở Bộ phận đi lại. Cả buổi lễ có vẻ hoàn hảo, hầu như không tin được lại tốt đến mức đáng ngờ. Và về sau, đúng là như vậy.

        Tối đó, tôi xuất hiện trên chương trình của Larry King từ thư viện ở lầu trệt Nhà Trắng để nói về trận chiến của tôi về ngân sách và bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu ông ấy hay khán giả gọi đến cho ông. Như mọi người, tôi rất thích Larry King. Ông ấy có óc hài hước và có sự gần gũi nhân bản, ngay cả khi ông đưa ra những câu hỏi hóc búa. Bốn mươi phút đầu chương trình mọi việc diễn ra suôn sẻ đến mức Larry hỏi tôi có muốn trả lời thêm ba mươi phút nữa hay không để chúng tôi có thể nhận thêm câu hỏi của khán giả. Tôi đồng ý ngay và nóng lòng chờ đợi, nhưng trong lần nghỉ kế tiếp, Mack McLarty xuất hiện và nói là chúng tôi phải kết thúc buổi phỏng vấn sau một giờ đồng hồ. Lúc đầu, tôi thấy bực mình, vì nghĩ nhân viên của tôi lo tôi sẽ phạm sai lầm nếu cứ tiếp tục, nhưng nhìn vào mắt Mack tôi nhận ra có chuyện gì đó khá nghiêm trọng.

        Sau khi Larry và tôi kết thúc buổi phỏng vân và tôi bắt tay nhóm quay phim, Mack đưa tôi lên lầu. Anh vừa cố kìm những giọt nước mắt vừa thông báo cho tôi biết Vince Foster đã chết. Vince rời Vườn Hồng sau buổi lễ bổ nhiệm Louis Freeh, lái xe ra công viên Fort Marcy và tự bắn vào người bằng khẩu súng lục cũ là bảo bối trong gia đình anh. Chúng tôi là bạn thân của nhau suốt đời. Sân sau nhà chúng tôi sát nhau khi tôi sống với ông bà ở Hope. Chúng tôi cùng chơi với nhau trước cả khi Mack và tôi đến vườn trẻ. Tôi biết Vince rất lo lắng về vụ ôn ào về Bộ phận đi lại và tự trách mình trước những chỉ trích nhắm vào văn phòng cố vấn. Anh cũng bị tổn thương bởi bài viết xã luận trên tờ Wall Street Journal về khả năng và phẩm chất của anh.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 05:48:50 pm
        Chỉ mới đêm trước tôi đã gọi cho Vince rủ anh cùng xem phim. Tôi hy vọng động viên tinh thần anh phần nào, nhưng anh đã về đến nhà và nói anh cần thời gian bên vợ là Lisa. Tôi cố gắng hết sức trong lúc trò chuyên qua điện thoại thuyết phục anh phớt lờ những lời bình luận của tờ Journal. Đây là một tờ báo tốt, nhưng không phải là ai cũng đọc lời tòa soạn của nó; hầu hết những người đọc lời bình của tòa soạn, cũng như những cây bút của báo, đều là những người bảo thủ mà đằng nào chúng tôi cũng không thể thuyết phục được. Vince nghe, nhưng tôi có thể thấy đã không thuyết phục được anh. Trước đây anh chưa từng là mục tiêu chỉ trích công khai, và giống như nhiều người lần đầu tiên bị báo chí dập tơi bời, dường như anh đã nghĩ rằng ai cũng đọc những lời lẽ tiêu cực về anh và đều tin là thực.

        Sau khi Mack nói với tôi chuyên đã xảy ra, Hillary gọi cho tôi từ Little Rock. Cô ấy đã biết tin và đang khóc. Vince là bạn thân thiết nhất của cô ấy trong công ty Rose. Cô ấy vội vã đi tìm câu trả lời mà chúng tôi không bao giờ hoàn toàn tìm thấy - tại sao chuyện này lại xảy ra. Tôi cố gắng hết sức thuyết phục Hillary rằng cô ấy chẳng thể làm được gì, trong khi chính tôi cũng tự hỏi lẽ ra mình đã phải làm những gì. Sau đó Mack và tôi đến nhà của Vince để ở bên gia đình anh. Webb và Suzy Hubbell đã có mặt, cũng như một vài người bạn của Vince ở Arkansas và Nhà Trắng. Tôi cố gắng an ủi mọi người, nhưng tôi cũng thấy đau khổ, và, cũng như khi Frank Aller tự tử, tôi cảm thấy giận Vince vì đã làm thế và giận mình đã không nhìn ra trước chuyện này, và làm gì đó, bất cứ điều gì để ngăn chặn anh. Tôi cũng thấy buồn cho tất cả bạn bè tôi ở Arkansas, những người đã đến Washington với mong ước không gì hơn là được phục vụ và thành đạt, cuối cùng chỉ thấy mình luôn bị nghi ngờ, chỉ trích. Bây giờ Vince, một người cao lớn, đẹp trai, mạnh mẽ và tự tin mà họ cảm thấy là người vững vàng nhất trong số họ, cuối cùng đã ra đi.

        Vì lý do gì đi nữa thì Vince đã bị dồn vào chân tường. Bernie Nussbaum đã tìm thấy trong cặp táp của anh một mẩu giấy đã bị xé nhỏ. Mảnh giấy được ráp lại, có dòng chữ: "Tôi không phải là người có thể nhận vị trí luôn bị công chúng soi mói ở Washington. Ở đây, hủy hoại cuộc đời người khác được coi là một môn thể thao... Công chúng sẽ không bao giờ tin vào sự vô tội của gia đình Clinton và các nhân viên trung thành của họ". Vince đã quá mệt mỏi, kiệt sức và dễ tổn thương trước những cuộc tấn công của những người không sống theo những qui tắc như của anh. Anh sống bằng những giá trị của danh dự và lòng kính trọng, và bị nhổ bật lên bởi những người coi trọng quyền lực và tấn công người khác hơn nữa. Và mối tuyệt vọng không được điều trị của anh đã tước bỏ của anh những lá chắn, lá chắn giúp những người còn lại chúng tôi sống còn.

        Hôm sau tôi nói chuyện với các nhân viên, rằng có nhiều điều trong cuộc sống mà chúng ta không thể kiểm soát được và cả những bí ẩn mà chúng ta không thể hiểu được; rằng tôi muốn họ quan tâm hơn nữa đến bản thân mình, đến bạn bè, và gia đình họ; và rằng chúng ta không thể "giết chết cảm xúc của chúng ta bằng cách làm việc quá hăng say". Đoạn cuổì cùng của lời khuyên ấy vẫn luôn dễ đưa ra mà khó thực hiện đối với chính bản thân tôi.

        Tất cả chúng tôi đến Little Rock dự đám tang của Vince ở Nhà thờ Thiên chúa St. Andrew, sau đó lái xe về Hope để chôn Vince ở nghĩa trang nơi ông bà và cha tôi nằm. Rất nhiều bạn học hồi nhà trẻ và tiểu học của chúng tôi cũng đến dự. Đến lúc ấy, tôi không còn cố gắng hiểu nỗi tuyệt vọng đến mức tự tử của Vince nữa mà quay qua chấp nhận và biết ơn cuộc đời anh. Trong bài điếu văn của tôi tại đám tang, tôi cố gắng thể hiện hết tất cả những phẩm chất tốt đẹp của Vince, anh đã có ý nghĩa thế nào đối với tất cả chúng tôi, anh ấy đã làm được nhiều việc tốt ở Nhà Trắng, và anh là người trung thực đáng trọng đến thế nào. Tôi trích dẫn lời của bài hát xúc động "Bài hát cho anh": "Tôi yêu anh ở nơi không có không gian và thời gian. Tôi yêu anh vì anh là người bạn suốt đời tôi".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 05:52:35 pm
        Đang là mùa hè và mùa thu hoạch dưa hấu mới bắt đầu. Trước khi rời thị trấn, tôi dừng lại quán của Carter Russell và nếm thử dưa cả loại ruột vàng lẫn ruột đỏ. Sau đó tôi bàn bạc về những điểm tốt đẹp hơn của các sản phẩm chính của Hope với đoàn nhà báo đi cùng, hôm đó lại nhẹ nhàng với tôi một cách bất thường vì họ biết tôi cần phải thoát khỏi nỗi đau. Tôi bay về Washington, trong đầu nghĩ rằng Vince đã về nhà, nơi anh ây vốn thuộc về, và cảm ơn Chúa vì đã có rât nhiều người quan tâm đến anh.

        Ngày kế tiếp, 24 tháng 7, tôi chào mừng nhóm thượng nghị sĩ khóa năm đó của tổ chức Boys Nation đến thăm Nhà Trắng, nhân dịp 13 năm tôi tới Vườn Hồng để gặp Tổng thống Kennedy. Khá nhiều bạn cùng khóa Boys Nation của tôi từ hồi tôi còn ở Boys Nation cũng đến mừng gặp mặt. Al Gore đã vận động hành lang rất tích cực cho kế hoạch kinh tế của chúng tôi, nhưng anh vẫn dành vài phút ra nói với các cậu trai: "Tôi chỉ có một lời khuyên. Nếu các em đang cố gắng chụp được tấm hình đang bắt tay Tổng thống Clinton thì sau này có thể sẽ có ích đấy". Tôi bắt tay và chụp hình với tất cả các em, như tôi sẽ làm như vậy sáu trong tám năm tôi ở Nhà Trắng cho cả Boys lẫn Girls Nation. Tôi hy vọng một ngày nào đó, một trong số những bức hình này sẽ xuất hiện trong quảng cáo tranh cử.

        Tôi dành những ngày còn lại trong tháng và vài ngày đầu tháng 8 để vận động những đại diện cá nhân và các thượng nghị sĩ cho kế hoạch kinh tế. Phòng tác chiến của Roger Altman chịu trách nhiệm về công chúng, yêu cầu tôi họp báo trong các tiểu bang mà đại biểu của họ ở quốc hội có thể theo bất cứ phe nào. Al Gore và nội các đã gọi hàng trăm cú điện thoại và đi thăm nhiều nơi. Kết quả vẫn chưa chắc chắn, và còn rất xa chúng tôi vì hai lý do. Đầu tiên là lời đề nghị bãi bỏ bất cứ loại thuế năng lượng nào của Thượng nghị sĩ David Boren; giữ lại hầu hết, nhưng không phải tất cả, những loại thuế đánh vào người Mỹ có thu nhập cao, và bù vào chỗ hụt đó bằng cách giảm mạnh khoản Tín dụng Thuế Thu nhập (EITC); giảm khoản điều chỉnh mức sống cho an sinh xã hội và quân nhân và dân thường hưu trí; và giới hạn chi tiêu trong các chương trình Medicare và Medicaid dưới mức dự tính, khiến chương trình này không thể áp dụng thêm cho nhiều người mới hoặc tăng chi phí. Boren không thể đưa đề nghị của mình khỏi giai đoạn xem xét trong tiểu bang, nhưng ông ấy đã vạch ra con đường cho những người Dân chủ ở các tiểu bang bảo thủ. Đề nghị này còn được ủng hộ bởi Thượng nghị sĩ Dân chủ Bennett Johnston của Louisiana và Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Danforth của Missouri và Bill Cohen của Maine.

        Khi ngân sách được thông qua lần đầu, 50-49, nhờ vào lá phiếu quyết định của Al Gore, Bennett Johnston đã bỏ phiếu chống, cùng với Sam Nunn, Dennis DeConcini của Arizona, Richard Shelby của Alabama, Richard Bryan của Nevada, và Frank Lautenberg của New Jersey. Shelby ngày càng trở nên gần gũi phe Cộng hòa trong một tiểu bang mà phe Cộng hòa nắm quyền chi phối ngày càng tăng- Sam Nunn bỏ phiếu chống quyết liệt; DeConcini, Bryan và Lautenberg lo lắng về tâm trạng chống thuế trong tiểu bang của họ. Như tôi đã nói lần bỏ phiếu đầu tôi đã thắng mà không cần đến họ vì hai thượng nghị sĩ, một Cộng hòa và một Dân chủ, đã không bỏ phiếu. Lần bỏ phiếu tiếp theo, tất cả đều sẽ có mặt. Tất cả người phe Cộng hòa bỏ phiếu chống chúng tôi, và nếu Boren cũng bỏ phiếu chống trong khi không ai khác thay đổi thì tôi sẽ thua với tỷ lệ 51-49. Bên cạnh sáu người này, Thượng nghị sĩ Bob Kerrey cũng nói có thể ông ấy sẽ bỏ phiếu chống lại chương trình. Mối quan hệ giữa chúng tôi đã căng thẳng trong quá trình vận động tranh cử tổng thống, và Nebraska là một tiểu bang theo Cộng hòa. Tuy vậy, tôi vẫn lạc quan về Kerrey vì ông ấy thực sự muôn giảm thâm hụt, và ông ấy rất thân với Chủ tịch ủy ban Tài chính thượng viện, Pat Moynihan, người nhiệt tình ủng hộ chương trình của tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 05:57:16 pm
        Ở hạ viện tôi gặp rắc rối khác. Mỗi người phe Dân chủ đều biết mình có quyền quyết định tối đa, và rất nhiều người đã thương lượng với tôi về các chi tiết của kế hoạch hoặc thương thuyết để giành một sự trợ giúp cụ thể nào đó. Rất nhiều người phe Dân chủ ở các khu vực chống thuế đặc biệt lo sợ phải bỏ phiếu để tăng thêm nữa thuế xăng trong khi quốc hội mới tăng thuế chỉ cách đây ba năm. Bên cạnh Chủ tịch hạ viện và nhóm lãnh đạo của ông, người ủng hộ tôi mạnh mẽ nhất là chủ tịch đầy quyền lực của ủy ban Tài chính và Thuế khóa, nghị sĩ bang Illinois Dan Rostenkowski. Rostenkowski là một nghị viên siêu việt, người đã kết hợp trí óc thông minh với các kỹ năng đường phố ở Chicago, nhưng ông đang bị điều tra vì đã dùng tiền của công vào mục đích chính trị, và người ta cho rằng cuộc điều tra đã làm giảm ảnh hưởng của ông đối với các thành viên khác. Mỗi khi tôi gặp các thành viên quốc hội, báo chí đều hỏi tôi về Rostenkowski. Thế mà, Rosty vẫn cứ tiếp tục tìm kiếm phiếu cho chúng tôi và bảo với các đồng nghiệp rằng họ cần phải hành động đúng. Ông tỏ ra vẫn rất hiệu quả và buộc phải như vậy. Chỉ sẩy chân là có thể mất một hoặc hai phiếu, đẩy chúng tôi đến bờ vực thất bại.

        Đầu tháng 8, khi vở kịch ngân sách được đẩy lên đỉnh điểm, Warren Christopher cuối cùng đã thỏa thuận được với người Anh và Pháp cho phép NATO không kích ở Bosnia, nhưng chỉ khi được cả NATO và Liên hiệp quốc chấp thuận, một phương thức gọi là chìa khoá kép. Tôi sợ rằng chúng tôi không bao giờ mở được cả hai khoá bởi vì Nga có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an và rất thân thiết với người Serbia. Chìa khóa kép có thể là không thể bảo vệ nổi người Bosnia, nhưng nó đánh dấu một bước tiến khác trong tiến trình dai dẳng và đau khổ để làm cho châu Âu và Liên hiệp quốc có hành động mạnh mẽ hơn.

        Ngày 3 tháng 8, chúng tôi kết thúc kế hoạch dự chi cuối cùng, với 255 tỷ đôla cắt giảm ngân sách và 241 tỷ đôla tăng thuế. Một vài người phe Dân chủ vẫn còn lo lắng rằng tăng thuế xăng sẽ làm chúng tôi kẹt vì những cử tri trung lưu dù thế nào đi nữa vẫn giận dữ vì không được cắt giảm thuế. Những người bảo thủ phe Dân chủ nói cắt giảm chi trả cho những người thụ hưởng các chương trình Medicare, Medicaid và an sinh xã hội vẫn chưa đủ để giảm thâm hụt. Hơn 20% số tiền tiết kiệm của chúng tôi có được là từ cắt giảm các khoản thanh toán tương lai cho các bác sĩ và bệnh viện trong chương trình Medicare, cộng thêm một khoản lớn lấy từ việc bắt những người có thu nhập khá trong số huởng an sinh xã hội phải chịu thuế. Tôi chỉ có thể làm đến thế để không bị mất nhiều phiếu thuận ở hạ viện hơn số có được.

        Tối hôm đó, trên thông báo qua truyền hình phát đi từ Phòng Bầu dục, tôi giải thích lần cuối hầu mong công chúng ủng hộ cho kế hoạch. Tôi nói nó có thể tạo ra tám triệu việc làm trong bốn năm kế tiếp, và tuyên bố rằng ngay ngày hôm sau tôi có thể ký quyết định thành lập quỹ tín dụng giảm thâm hụt, bảo đảm tất cả các khoản thuế mới và cắt giảm chi phí sẽ chỉ được dùng cho mục đích này. Quỹ tín dụng đặc biệt quan trọng đối với Thượng nghị sĩ Dennis DeConcini của Arizona, và tôi nói rõ đây là ý của ông ấy trên bản tin truyền hình. Trong số sáu thượng nghị sĩ bỏ phiếu chống kế hoạch trong lần đầu tiên, DeConciru là hy vọng duy nhất của tôi. Tôi đã mời những người khác đi ăn tối, gặp gỡ và gọi điện cho họ, và họ có những người bạn thân nhất trong bộ máy hành chính để vận động hành lang cho họ, nhưng không ăn thua gì. Nếu DeConcini không thay đổi ý kiến thì chúng tôi thua.

        Hôm sau, ông ấy đồng ý, nói rằng sẽ bỏ phiếu thuận lập quy tín dụng. Giờ đây, nếu Bob Kerry vẫn ủng hộ chúng tôi thì chúng tôi sẽ có 50 phiếu trong thượng viện, và Al Gore lại có thể phải bỏ phiếu quyết định lần nữa. Nhưng trước khi đến đó, ngân sách phải được thông qua ở hạ viện trước. Chúng tôi chỉ còn một ngày nữa để tìm đủ đa số 218 phiếu, và chúng tôi vẫn chưa tới đích. Hơn 30 người phe Dân chủ vẫn đang lưỡng lự. Họ sợ các khoản thuế, mặc dù chúng tôi đã in ra trước cho mỗi thành viên để họ thấy có bao nhiêu người trong tiểu bang của họ sẽ được giảm thuế theo EITC, so với số người phải chịu tăng thuế thu nhập. Trong nhiều trường hợp, tỷ lệ là 10 đổi 1 hoặc hơn thế, và không tới một tá khu vực bầu cử giàu có đến mức tiểu bang này sẽ phải chứng kiến tăng thuế nhiều hơn giảm thuế. Tuy vậy họ vẫn lo lắng về thuế xăng. Bản kế hoạch có thể được thông qua dễ dàng hơn nếu tôi bỏ đi thuế xăng và bù vào bằng việc bỏ EITC. Như thế sẽ gây hại về chính trị ít hơn nhiều. Những công nhân lao động nghèo không hề có đại diện vận động hành lang ở Washington; họ sẽ không bao giờ biết được chuyên này. Nhưng tôi sẽ biết. Bên cạnh đó, nếu chúng tôi nhấn chìm giới nhà giàu thì thị trường trái phiếu lại muốn chúng tôi đem đến cho giới trung lưu chút đắng cay.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 06:03:42 pm
        Chiều hôm đó, Leon Paneta và lãnh đạo đa số hạ viện là Dick Gephardt, người làm việc không mệt mỏi cho ngân sách, đã thỏa thuận được với nghị sĩ quốc hội Tim Penny của Minnesota, lãnh đạo của nhóm Dân chủ bảo thủ muốn cắt giảm thêm chi phí, tạo thêm được một phiếu thuận nữa cho những người ủng hộ cắt giảm ngân sách trong kỳ duyệt ngân sách mùa thu rằng họ có thể cắt ngân sách thêm nữa. Penny rất hài lòng, và sự chấp thuận của ông đã đem lại cho chúng tôi thêm bảy hoặc tám phiếu nữa.

        Chúng tôi mất hai phiếu thuận lúc đầu do Billy Tauzin của Louisiana, người sau này theo đảng Cộng hòa, và Charlie Stenholm của Texas, là đại diện của một tiểu bang có hầu hết cử tri là người Cộng hòa, nói họ sẽ bỏ phiếu chống. Họ căm thù thuế xăng và nói việc phe Cộng hòa cùng đồng lòng chống lại thuế này đã thuyết phục được các cử tri của họ rằng như vậy thực chất chính là tăng thuế.

        Chưa đầy một giờ đồng hồ trước khi bỏ phiếu, tôi nói chuyện với Nghị sĩ Bill Sarpalius ở Amarillo, Texas, người đã bỏ phiếu chống hồi tháng 5. Trong cuộc nói chuyện điện thoại thứ tư trong ngày giữa hai chúng tôi, Bill cho biết đã quyết định bỏ phiếu ủng hộ kế hoạch, bởi vì sẽ có thêm nhiều cử tri trong khu vực ông đại diện được giảm thuế hơn tăng thuế, và bởi vì Bộ trưởng Năng lượng Hazel O'Leary đã ra lệnh chuyển thêm nhiều công việc của chính phủ sang cho công ty Pantex ở tiểu bang của ông. Chúng tôi đã có rất nhiều cam kết kiểu như vậy. Ai đó đã có lần nói rằng hai thứ người ta không bao giờ nên nhìn thấy khi chuẩn bị là xúc xích và luật, rất xấu xa và không chắc chắn.

        Khi bắt đầu bỏ phiếu tôi vẫn không biết sẽ thắng hay thua. Sau khi David Minge đại diện cho tiểu bang nông thôn Minnesota nói sẽ bỏ phiếu chống, thì mọi việc còn phụ thuộc vào ba người là: Pat Williams, của Montana, Ray Thornton của Arkansas và Marjorie Margolies- Mezvinsky của Pennsylvania. Tôi thực sự không muốn Margolies- Mezvinsky bị bắt buộc phải bầu cho chúng tôi. Cô ấy là một trong số rất ít người phe Dân chủ là đại diện cho tiểu bang có nhiều cử tri bị tăng thuế hơn được giảm thuế, và trong khi tranh cử, cô ấy đã hứa sẽ không ủng hộ bất cứ lần tăng thuế nào. Pat Williams cũng gặp rắc rối tương tự. Nhiều khu vực bầu cử của ông sẽ được giảm thuế hơn tăng thuế, nhưng Montana là một tiểu bang lớn, dân cư thưa thớt, người dân phải lái xe trên quãng đường dài, vì thế thuế xăng sẽ tác động đến họ mạnh hơn hầu hết những người Mỹ khác. Nhưng Pat Williams là một chính trị gia tốt và là người theo chủ nghĩa dân túy cứng rắn không ưa những ảnh hưởng mà kiểu kinh tế bảo hộ cho các doanh nghiệp đã gây ra cho cử tri của mình. ít ra thì Pat cũng có cơ hội sống sót nếu bỏ phiếu thuận.

        So với Williams và Margolies-Mezvinsky, Thornton gặp thuận lợi hơn khi bỏ phiếu ủng hộ. Ông là đại diện của trung Arkansas, nơi có nhiều người được giảm thuế hơn số người bị tăng thuế. Ông khá được ưa chuộng và có nổ mìn đi nữa thì cũng khó mà bứng ông ra khỏi ghế dân biểu. Ông là nghị sĩ tiểu bang nhà của tôi, và đây là lúc nhiệm kỳ tổng thống của tôi bị đem ra thử thách. Ông có nhiều thứ che chở: cả hai thượng nghị sĩ Arkansas, David Pryor và Dale Bumpers đều là những người ủng hộ kế hoạch mạnh mẽ. Nhưng cuối cùng Thornton bỏ phiếu chống. Trước đây ông chưa bao giờ bỏ phiếu cho thuế xăng và bây giờ ông cũng sẽ không bỏ. Để giảm thâm hụt cũng không, để chấn hưng nền kinh tế cũng không, để cứu vãn nhiệm kỳ tổng thống của tôi hay sự nghiệp của Margolies-Mezvinsky thì ông cũng không bỏ.

        Cuối cùng, Pat Williams và Margolies-Mezvinsky bước xuống lối đi giữa hai hàng ghế và bỏ phiếu thuận, cho chúng tôi chiến thắng nhờ hơn một phiếu. Người phe Dân chủ reo hò lòng dũng cảm của họ, còn người phe Cộng hòa la ó. Họ đặc biệt thô lỗ với Margolies-Mezvinsky, vừa vẫy tay vừa la ó: "Tạm biệt nhé, Margie". Cô đã giành được một vị trí đáng vinh danh trong lịch sử với lá phiếu mà lẽ ra cô không phải bỏ. Dan Rostenkowski vui sướng đến mức ứa nước mắt. Ở Nhà Trắng tôi hét lên một tiếng vui mừng, nhẹ nhõm.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 06:09:21 pm
        Ngày tiếp theo, vở kịch chuyển chỗ sang thượng viện. Nhờ George Mitchell và nhóm lãnh đạo của anh, và nhờ vận động hành lang, chúng tôi vẫn giữ được tất cả các thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu thuận trong lần đầu tiên, trừ David Boren. Dennis DeConcini đã dũng cảm bước đến vị trí của mình, nhưng kết quả vẫn chưa chắc chắn, vì Bob Kerrey vẫn chưa cam kết gì. Thứ sáu, ông ấy gặp tôi trong 90 phút, sau đó khoảng một tiếng rưỡi trước giờ bỏ phiếu, ngay giữa thượng viện, ông nói thẳng với tôi: "Tôi không thể và không nên bỏ lá phiếu làm ảnh hưởng đến nhiệm kỳ tổng thống của ngài". Ông ấy sẽ bỏ phiếu thuận, nhưng ông ấy nói tôi còn phải làm nhiều hơn nữa để kiểm soát các khoản chi tiêu được phân bổ. Tôi đồng ý sẽ cùng làm việc với ông. Ông ấy rất hài lòng với điều này, cũng như với việc chấp thuận đề nghị của Tim Penny cắt giảm thêm nữa trong cuộc bỏ phiếu tháng 10.

        Lá phiếu của Kerrey làm cho kết quả hòa 50-50. Sau đó, cũng giống như đã làm trong lần bỏ phiếu đầu ngày 25 tháng 6, Al Gore, với vai trò chủ tịch thượng viện, đã bỏ lá phiếu quyết định. Trong bài phát biểu sau khi bỏ phiếu, tôi cảm ơn George Mitchell và tất cả các thượng nghị sĩ đã "bỏ phiếu ủng hộ thay đổi", và cảm ơn Al Gore vì "sự đóng góp nhất quán của anh trong công cuộc thay đổi". Al rất thích đùa rằng bất cứ khi nào anh bỏ phiếu, nhất định chúng tôi sẽ thắng.

        Tôi ký dự luật ngày 10 tháng 8. Nó đã lật ngược 12 năm nợ quốc gia tăng gấp bốn lần với thâm hụt dựa trên những con số lợi nhuận quá mức lạc quan và niềm tin hầu như theo lý thuyết rằng thuế thấp và mức chi tiêu theo cách nào đó vẫn đem lại tăng trưởng kinh tê để cân bằng ngân sách. Tại buổi lễ công bố, tôi đặc biệt ghi nhận những thượng nghị sĩ và đại biểu dân biểu vì họ ủng hộ kiên định kế hoạch từ đầu đến cuối, và vì thế họ không hề được báo giới nhắc đến trước đó. Mỗi người bỏ phiếu thuận trong cả hai viện đều có quyền nói như vậy, nhưng nếu không có họ thì chúng tôi đã không thắng nổi.

        Chúng tôi đã đi được một quãng đường dài kể từ những buổi tranh luận nảy lửa quanh bàn ăn ở Little Rock tháng 12 năm ngoái. Hoàn toàn tự mình, những người phe Dân chủ đã thay thế một lý thuyết kinh tế sai lầm nhưng đã ăn sâu bén rễ bằng một lý thuyết khác có lý hơn. Ý tưởng của chúng tôi về kinh tế đã trở thành hiện thực.

        Thật không may, những người phe Cộng hòa, mà chính sách của họ đã tạo ra bao rắc rối ngay từ đầụ, đã rất thành công khi mô tả rằng kế hoạch không là gì khác chính ngoài việc tăng thuế. Đúng là những cắt giảm chi phí chỉ được thực hiện sau khi tăng thuế, nhưng ngân sách thay thế mà Thượng nghị sĩ Dole đề nghị cũng thế. Thực ra, kế hoạch của Dole còn có tỷ lệ phần trăm cắt giảm trong hai năm cuối trong kế hoạch ngân sách năm năm còn cao hơn kế hoạch của tôi nữa. cắt giảm chi phí quốc phòng và y tế cần có thời gian; anh không thể vung tay ngay lập tức được. Hơn nữa, đầu tư "tương lai" của chúng tôi vào giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, công nghệ, và môi trường đã ở mức thấp không thể chấp nhận được, cắt giảm thuế, chi cho quốc phòng và chi phí y tế bị ghìm giữ ở mức của những năm 80. Ngân sách của tôi bắt đầu lật ngược lại xu thế đó.

        Như đã đoán trước, những người Cộng hòa tuyên bố kế hoạch kinh tế của tôi sẽ làm cho trời sụp, họ gọi đó là "cỗ máy bóp chết công việc" và "vé một chiều đi đến suy thoái". Họ đã sai lầm. Nước cờ thị trường trái phiếu của chúng tôi đã có tác dụng còn hơn cả những giấc mơ hoang đường nhất, đem lại lãi suất thấp hơn, một thị trường chứng khoán sôi động, và bùng nổ kinh tế. Như Lloyd Bensten dự đoán, những người Mỹ giàu có nhất sẽ kiếm lại được tiền đóng thuế của họ, và hơn nữa, nhờ thu nhập qua đầu tư. Giới trung lưu sẽ lấy lại tiền nộp thuế xăng còn gấp nhiều lần hơn thế qua lãi suất thế chấp nhà thấp hơn và mức lời thấp hơn cho chi phí thanh toán xe hơi, khoản vay cho sinh viên, và mua bán qua thẻ tín dụng. Các gia đình có khoản thu nhập khiêm tốn được hưởng lợi ngay lập tức từ Tín dụng Thuế thu nhập thu được.

        Trong những năm tiếp theo, tôi thường được hỏi ý tưởng nào là lớn nhất mà bộ phận kinh tế và tôi đã mang theo khi lập chính sách kinh tế. Thay vì đưa ra giải thích phức tạp về thị trường trái phiếu/chiến thuật giảm thâm hụt, tôi luôn đưa ra một từ để trả lời: "số học". Hơn một thập niên, người Mỹ đã được thông báo rằng chính phủ của họ là một con quái vật háu ăn đã nuốt hết những đồng đôla thuế khó khăn mới kiếm được mà chẳng đem lại điều gì. Sau đó cũng chính những chính trị gia, những người đã nói cho họ biết điều này, và dùng việc cắt giảm thuế để bỏ đói con quái vật đó, có thể quay lưng lại và tự ra tái tranh cử, để lại ấn tượng sai lầm rằng các cử tri có thể có những kế hoạch mới mà không phải trả giá, và rằng lý do duy nhất làm chúng ta bị thâm hụt nghiêm trọng chính là chi phí cho ngoại giao, phúc lợi và các chương trình khác cho người nghèo, một tỷ lệ rất nhỏ trong ngân sách. Chi cho "họ" là không hay; chi và cắt thuế cho "chúng ta" mới là tốt. Dale Bumpers, người bạn có quan điểm bảo thủ về tài khóa của tôi đã từng nói: "Nếu anh để tôi viết một tờ séc 200 tỷ đôla trong một năm thì tôi cũng có thể cho anh biết thế nào là hạnh phúc".

        Chúng tôi đã đưa số học vào ngân sách, và phá bỏ một thói quen xấu của nước Mỹ. Thật không may, mặc dù đôi khi người ta không nhận ra rằng lợi nhuận đã bắt đầu tăng dần. Trong thời gian đó, tôi và các bạn phe Dân chủ phải lãnh chịu giông tố vì bị công chúng cự tuyệt. Tôi cũng không mong chờ thái độ biết ơn. Ngay cả khi răng bị sưng vù lên thì cũng chẳng ai muốn đến gặp nha sĩ cả.



Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 12:24:06 pm
         
        35

        Sau khi ngân sách được thông qua, quốc hội tạm nghỉ trong tháng 8 và tôi nóng lòng muốn đưa gia đình đi nghỉ trong hai tuần cực kỳ cần thiết ở Vườn nho Martha. Vernon và Ann Jordan đã thu xếp cho chúng tôi được nghỉ ở bên đầm Oyster trong một căn lều của Robert McNamara.

        Nhưng trước khi đi tôi có cả một tuần đầy ắp công việc. Ngày 11, tôi chỉ định tướng Lục quân John Shalikashvili thay Colin Powell làm Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân khi Colin kết thúc nhiệm kỳ vào cuối tháng 9. Shali, như mọi người thường gọi, gia nhập quân đội theo quy định quân dịch và thăng tiến qua các cấp bậc đến vị trí hiện tại của anh hiện nay là tư lệnh khối NATO và các lực lượng Mỹ ở châu Âu. Anh ấy sinh ra ở Ba Lan, trong một gia đình người Georgia. Trước Cách mạng Nga, ông của anh đã là tướng trong quân đội của Sa hoàng và cha của anh cũng là sĩ quan. Khi Shali mười sáu tuổi, gia đình anh chuyển đến Peoria, Illinois, và anh tự học tiếng Anh bằng cách xem phim của John Wayne. Tôi nghĩ anh ấy đúng là mẫu người dẫn dắt lực lượng của chúng ta trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là CO; bao chuyện rắc rối ở Bosnia.

        Giữa tháng, Hillary và tôi bay đến St. Louis, nơi tôi ký thông qua luật cứu trợ lũ lụt sông Mississippi, sau khi một trận lụt lớn đã làm cho thượng nguồn sông Mississippi tràn bờ từ Minnesota đến tận Dar; kota và Missouri. Lễ ký kết đã đánh dâu chuyến viếng thăm thứ ba của tôi đến những vùng ngập lụt. Các trang trại và nhiều cơ sở sản xuất bị phá hủy, và một số thị trấn nhỏ nằm trong lòng thảo nguyên ngập lụt hàng trăm năm nay đã hoàn toàn bị cuốn trôi. Trong mỗi chuyến đi, tôi đều ngạc nhiên và khâm phục trước số lượng rất đông công dân từ khắp nước Mỹ đến để chung tay góp sức.

        Sau đó chúng tôi bay đến Denver, nơi chúng tôi chào đón Giáo hoàng John Paul II đến thăm Mỹ. Tôi đã từng có cuộc gặp tốt đẹp với Đức Ngài, người ủng hộ nhiệm vụ của chúng tôi ở Somalia và ước vọng của tôi làm nhiều hơn nữa ở Bosnia. Sau cuộc gặp giữa chúng tôi, ngài đã nhân từ chào đón tất cả các con chiên Thiên Chúa trong số các nhân viên của Nhà Trắng và các nhân viên Mật vụ cùng tôi đến Denver. Ngày kế tiếp, tôi ký Đạo luật Hoang dã Colorado, luật về môi trường quan trọng đầu tiên của tôi, bảo vệ hơn 600.000 mẫu rừng quốc gia và đất công trong Hệ thống Bảo tồn Hoang dã Quốc gia.

        Sau đó tôi đến Tulsa, Oklahoma để nói chuyện với các đồng nghiệp cũ của tôi ở Hiệp hội Thống đốc Quốc gia về y tế. Mặc dù kế hoạch ngân sách còn chưa ráo mực, nhưng tôi đã muốn bắt tay ngay vào y tế và các thống đốc có thể giúp bởi vì chi phí ngày càng tăng của chương trình Medicaid, bảo hiểm y tế cho nhân viên tiểu bang, còn chi phí chăm sóc sức khỏe cho những người không được bảo hiểm ngày càng đè nặng trên ngân sách các tiểu bang.

        Ngày 19, sinh nhật lần thứ 47 của tôi, tôi tuyên bố Bill Daley của Chicago sẽ là chủ tịch của đội đặc nhiệm về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Sáu ngày trước, cùng với Canada và Mexico, chúng tôi đã đạt được các thỏa thuận bên lề của NAFTA về quyền lao động và môi trường mà tôi đã hứa trong khi vận động tranh cử, cũng như đàm phán bảo vệ các thị trường của chúng tôi trước những tăng đột biên" của việc nhập khẩu. Bây giờ khi tất cả mọi thứ đã đâu vào đấy, tôi đã sẵn sàng để đưa NAFTA ra trước quốc hội. Tôi nghĩ Bill Daley là người lãnh đạo lý tưởng để vận động sao cho quốc hội thông qua NAFTA. Anh là luật sư Dân chủ xuất thân từ gia đình chính trị nổi tiếng nhất ở Chicago; anh trai của anh là thị trưởng thành phố, cũng cha của anh làm thị trưởng trước đó, và anh có những mối quan hệ tốt đẹp với một số lãnh đạo nghiệp đoàn. NAFTA sẽ là một cuộc chiến khác hẳn so với ngân sách. Rất nhiều người phe Cộng hòa có thể ủng hộ nó, và chúng tôi phải tìm đủ số người theo phe Dân chủ để vượt qua sự phản đối của AFL-CIO.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 06:58:13 pm
        Sau khi công bố Bill Daley vào nhiệm vụ mới, cuối cùng chúng tôi cũng bay đến Vườn nho Martha. Đêm đó, gia đình Jordan tổ chức bữa tiệc sinh nhật cho tôi, cùng với nhiều bạn cũ và niột số bạn mới. Jackie Kennedy Onassis và bạn đồng hành của bà là Maurice Tempelsman đã đến cùng với Bill và Rose Styron, và Katharine Graham, chủ bút tờ Washington Post và là một trong những người ở Washington mà tôi ngưỡng mộ nhất. Ngày kế tiếp, chúng tôi đi du thuyền và bơi cùng Jackie và Maurice, Ann và Vernon, Ted và Vicki Kennedy, và Ed và Caroline Kennedy Schlossberg. Caroline và Chelsea trèo lên boong chiếc du thuyền của Maurice và nhảy xuống nước. Họ thách Hillary làm theo, Ted và tôi reo hò động viên cô ấy. Chỉ có Jackie khuyến khích Hillary chọn cách xuống nước an toàn hơn. Với óc phán đoán khôn ngoan thường thấy của mình, Hillary đã nghe theo lời Jackie.

        Tôi dành 10 ngày tiếp theo nghỉ ngơi ở đầm Oyster, đi bắt cua cùng Hillary và Chelsea, đi đạo trên bờ cát ngăn cách đầm với Đại Tây Dương, làm quen với một số người sống ở đây quanh năm và đọc sách.

        Kỳ nghỉ kết thúc thật nhanh chóng, và chúng tôi quay về Washington với khai giảng năm học đầu tiên của Chelsea ở trường trung học, cuộc vận động của Hillary cho cải tổ y tế, đệ trình đầu tiên của Al Gore về tiết kiệm thông qua bản Báo cáo Quốc gia của anh ấy, và về với Phòng Bầu dục được trang trí mới hoàn toàn. Tôi rất thích làm việc ở đây. Căn phòng luôn sáng sủa và thoáng mát ngay cả trong những ngày nhiều mây nhờ những cửa sổ cao và cửa ra vào bằng kính hướng ra phía nam và đông. Ban đêm, ánh sáng gián tiếp phản chiếu những bức tường cong đã tạo thêm độ sáng và làm cho căn phòng tiện nghi như ở nhà. Căn phòng rất trang trọng, nhưng cũng rất mời gọi, và tôi luôn cảm thấy thoải mái khi ở đó, dù là một mình hay cùng với những người khác. Kaki Hockersmith, một người bạn trang trí nội thât ở Arkansas đã giúp chúng tôi đem lại bộ mặt mới và sáng sủa hơn: những tấm rèm màu vàng đồng có viền màu xanh dương, những cái ghê lưng cao màu vàng, ghê sofa bọc vải sọc vàng đỏ, và một tấm thảm tuyệt đẹp màu xanh đậm có dấu của tổng thông ở chính giữa, phản chiếu lại một cái khác trên trần. Bây giờ tôi còn thây thích hơn nữa.

        Tháng 9 cũng là tháng chính sách ngoại giao lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi. Ngày 8 tháng 9, Tổng thống Izetbegovic của Bosnia đến Nhà Trắng. Mối đe dọa bị NATO không kích đã kìm chân được người Serbia và khiến các cuộc đàm phán hòa bình có thể tiếp tục. Izetbegovic đảm bảo với tôi rằng ông ấy hoàn toàn ủng hộ một giải pháp hòa bình miễn là công bằng đối với người Hồi giáo Bosnia. Nếu đạt được hòa bình, ông ấy muôn tôi cam kết gửi quân NATO, kể cả các lực lượng Mỹ, đến Bosnia để gìn giữ hòa bình. Tôi tái khẳng định dự tính sẽ làm việc đó của tôi.

        Ngày 9 tháng 9, Yitzhak Rabin gọi cho tôi nói rằng Israel và Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) đã đạt được thỏa thuận hòa bình. Đó là thỏa thuận đạt được thông qua các cuộc đàm phán bí mật mà hai bên đã tổ chức ở Oslo, mà chúng tôi được thông báo không lâu trước khi tôi nhận nhiệm sở. Trong một vài dịp, khi các cuộc đàm phán bên bờ vực tan vỡ, Warren Christopher đã làm rất tốt để giữ cho chúng vẫn theo đúng lịch trình. Các cuộc đàm phán này được giữ bí mật, cho phép các bên thương lượng thỏa thuận thẳng thắn về hầu hết các vấn đề nhạy cảm trên một số nguyên tắc mà hai bên có thể chấp nhận. Hầu hết phần việc nặng nề còn ở phía trước, thí dụ như phải giúp thực hiện một công việc đặc biệt khó khăn là giải quyết những vấn đề gai góc, phác thảo ra các điều kiện thi hành, và gây quỹ để trang trải các chi phí của bản thỏa thuận, từ việc tăng cường an ninh cho Israel đến phát triển kinh tế và lập các trại tị nạn và bồi thường cho người Palestine. Tôi đã nhận được dấu hiệu khuyến khích ủng hộ tài chính từ các nước khác, trong đó có Ảrập Xêút, nơi Quốc vương Fahd, mặc dù còn giận dữ vì Yasser Arafat đã ủng hộ Iraq trong cuộc chiến vùng Vịnh, vẫn ủng hộ tiến trình hòa bình.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 07:03:20 pm
        Chúng tôi vẫn còn phải đi xa hơn nữa mới đạt được giải pháp cuối cùng, nhưng Tuyên bố Nguyên tắc đã là một bước tiến lớn. Ngày 10 tháng 9, tôi tuyên bố các lãnh đạo của Israel và Palestine sẽ ký thỏa thuận ở Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng vào thứ hai, ngày 13, và rằng bởi vì PLO đã chấm dứt bạo động và công nhận quyền tồn tại của Israel, nên nước Mỹ có thể nối lại quan hệ với họ. Vài ngày trước khi ký kết, báo chí hỏi tôi Arafat có được chào đón ở Nhà Trắng hay không. Tôi nói việc đó còn phụ thuộc vào các bên trực tiếp liên quan quyết định ai sẽ đại diện cho họ trong buổi lễ. Thực ra, tôi hết sức mong muốn Rabin và Arafat tham dự và thúc giục họ làm như vậy; nếu không, không ai trong khu vực có thể tin rằng họ thực sự cam kết sẽ áp dụng những nguyên tắc này, và nếu họ tham gia, thì hàng tỷ người trên toàn cầu sẽ thấy họ trên tivi và họ sẽ rời Nhà Trắng mà thấy mình cam kết với hòa bình còn hơn cả khi mới đến. Khi Arafat nói có thể tham dự, tôi lại yêu cầu Rabin đến. Ông ấy chấp nhận mặc dù vẫn còn hơi lo lắng.

        Hồi tưởng lại, quyết định có mặt của các lãnh đạo nhìn thì có vẻ rất dễ dàng. Nhưng ở thời điểm bấy giờ, điều đó là cả một sự đánh cược đối với cả Rabin và Arafat, vì cả hai đều không chắc chắn nhân dân mình sẽ phản ứng như thế nào. Kể cả khi hầu hết các cử tri ủng hộ cho họ thì những phần tử cực đoan của cả hai bên đều có thể bùng nổ bởi những thỏa hiệp về những vấn đề căn bản đề ra trong Bản tuyên bố nguyên tắc. Rabin và Arafat đã tỏ rõ quan điểm và cảm giác của mình khi đồng ý tham dự và phát biểu. Tốt nhất thỏa thuận nên được ký bởi Bộ trưởng Ngoại giao Shimon Peres và Mahmoud Abbas, được biết đến với tên Abu Mazen, cả hai đều theo sát tiến trình thương lượng ở Oslo. Bộ trưởng Christopher và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Kozyrev sẽ chứng kiến buổi lễ ký kết.

        Sáng ngày 13, bầu không khí quanh Nhà Trắng đầy khích động và căng thẳng. Chúng tôi mời hơn 2.500 người đến tham dự. George Stephanopoulos và Rahm Emanuel lo việc này. Tôi đặc biệt vui mừng khi Rahm lo liệu công việc vì anh đã từng phục vụ trong quân đội Israel. Tổng thống Carter, người đã thương lượng Thỏa thuận Trại David giữa Ai Cập và Israel, cũng có mặt. Tổng thống Bush, cũng đến - ông từng cùng Gorbachev ủng hộ các cuộc gặp ở Madrid năm 1991 về Israel, người Palestine và các quốc gia Arab. Tổng thống Ford được mời nhưng chỉ có thể đến Washington trước bữa tiệc tối mừng buổi lễ. Tất cả những cựu bộ trưởng ngoại giao và cố vấn an ninh quốc gia đã từng làm việc vì hòa bình trong 20 năm qua đều được mời. Chelsea nghỉ học buổi sáng, và các con của Al Gore cũng thế. Đây là dịp chúng không muôn bỏ lỡ.

        Đêm trước, tôi đi ngủ lúc 10 giờ, sớm hơn thường lệ, và thức giấc lúc ba giờ sáng. Không thể ngủ lại được, tôi lấy cuốn Kinh thánh và đọc hết sách Joshua. Tôi thấy hứng thú viết lại một số ghi chú của tôi và tôi chọn cà vạt xanh có vẽ những cái tù và vàng, vốn nhắc tôi nhớ đến những chiếc tù và mà Joshua đã dùng để thổi dọc các bức tường của Jericho. Bây giờ những cái tù và ấy là biểu tượng của hòa bình đang đến gần, một nền hòa bình mang Jericho trả về tay người Palestine.

        Sáng sớm chúng tôi có hai rắc rối nho nhỏ. Khi được thông báo rằng Arafat dự định xuất hiện trong trang phục đặc trưng của ông là khăn đội Ảrập kattiyeh và bộ quân phục màu xanh ôliu, và rằng ông ấy muốn mặc như vậy cùng với khẩu súng ngắn ông vẫn thường đeo bên hông, tôi ngần ngại và nhắn lại rằng ông ấy không nên mang theo súng. Ông ấy đến đây vì hòa bình; khẩu súng ngắn có thể gửi đi một thông điệp sai lầm, và chắc chắn ông sẽ an toàn mà không cần đến nó. Ông ấy đồng ý đến dự không mang theo súng. Khi những người Palestine biết rằng họ được gọi trong bản thỏa thuận là "đoàn đại biểu Palestine", chứ không phải Tổ chức Giải phóng Palestine PLO, họ ngập ngừng, băn khoăn. Israel đồng ý thay đổi tên gọi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 07:07:20 pm
        Sau đó là câu hỏi Arafat và Rabin có nên bắt tay hay không. Tôi biết Arafat muốn bắt tay. Trước khi đến Washington, Rabin đã nói có thể bắt tay "nếu cần thiết", nhưng tôi có thể thấy ông ấy không hề muốn. Khi ông ấy đến Nhà Trắng, tôi đưa ra câu hỏi. Ông ấy từ chối cam kết, nói với tôi rằng vì Arafat mà ông ấy đã phải chôn cất rất nhiều thanh niên Israel. Tôi nói với Yitzhak rằng nếu ông ấy thực sự cam kết muốn hòa bình, thì ông phải bắt tay với Arafat để chứng tỏ điều đó. "Cả thế giới sẽ chứng kiến việc này, và một cái bắt tay chính là thứ họ muốn nhìn thấy". Rabin thở dài, và bằng giọng nói trầm và đầy mệt mỏi, ông nói: "Thôi thì vậy. Nếu là bạn bè thì đâu cần phải ký thỏa thuận hòa bình làm gì cả, phải không". Tôi hỏi: “Thế tức là ông đồng ý bắt tay?". Ông ấy gần như quát vào tôi: "Thôi được. Thôi được. Nhưng không hôn đâu đấy". Truyền thông của người Ảrập khi chào hỏi là hôn lên má, và Rabin không muôn một phần nào trong nghi thức ấy.

        Tôi biết Arafat là người giỏi xuất hiện trước công chúng và ông có thể cô sẽ hôn Rabín sau khi bắt tay. Chúng tôi quyết định rằng tôi sẽ bắt tay với từng người trước, sau đó ra hiệu cho họ lại gần nhau. Tôi biết chắc nếu Arafat không hôn tôi thì cũng sẽ không hôn Rabin. Chúng tôi ở Phòng Bầu dục bàn luận về chuyện này với Hillary, George Stephanopoulos, Tony Lake và Martin Indyk, Tony nói anh biết một cách để tôi có thể bắt tay Arafat mà tránh bị ông hôn. Anh mô tả qui trình và chúng tôi tập thử. Tôi đóng vai Arafat và Tony đóng vai tôi để chỉ dẫn. Khi tôi bắt tay anh và nghiêng người định hôn, anh đặt bàn tay trái lên tay phải gần khuỷu tay tôi và giữ chặt; tôi bị chặn lại ngay. Sau đó chúng tôi đổi vai và tôi làm như vậy với Tony. Chúng tôi tập thêm vài lần cho đến khi tôi cảm thấy chắc chắn rằng má của Rabin sẽ không bị chạm tới. Tất cả chúng tôi đều cưỡi về việc này, nhưng tôi biết tránh bị hôn là một việc nghiêm túc hết sức đối với Rabin.

        Ngay trước buổi lễ, tất cả ba đoàn đại biểu tụ tập ở Phòng Xanh lớn hình bầu dục ở lầu dưới của Nhà Trắng. Người Israel và Palestine vẫn không nói chuyện với nhau công khai, vì thế người Mỹ chạy đi chạy lại giữa hai nhóm trong khi họ đi dọc theo rìa của căn phòng. Chúng tôi trông giống như những đứa trẻ vụng về đang chơi trên một cái đu quay vừa nặng nề vừa chậm chạp.

        Tạ ơn Trời, thời gian nhanh chóng trôi qua, và tất cả chúng tôi bước xuống bậc để bắt đầu buổi lễ. Mọi người bước vượt lên trước, bỏ lại Arafat, Rabin và tôi trong giây lát. Arafat chào Rabin và đưa tay ra. Yitzhak nắm chặt tay sau lưng. Ông nói ngắn gọn: "Ra ngoài". Arafat chỉ mỉm cười và gật đầu hiểu ý. Sau đó Rabin nói: "Ông biết là chúng ta sẽ phải làm việc cật lực để việc này thành hiện thực". Arafat trả lời: "Tôi biết, và tôi sẵn sàng làm hết phần mình".

        Chúng tôi bước ra ngoài dưới ánh mặt trời rạng rỡ của ngày cuối hè. Tôi bắt đầu buổi lễ bằng lời chào mừng ngắn gọn và những lời cảm ơn, ủng hộ và khuyến khích các lãnh đạo và quyết định của họ đạt đến "hòa bình của những người dũng cảm". Peres và Abbas tiếp theo tôi bằng những phát biểu ngắn, sau đó ngồi xuống để ký thỏa thuận. Warren Christopher và Andrei Kozyrev chứng kiến trong khi Rabin, Arafat và tôi đứng đằng sau và phía bên phải. Khi hai người ký xong, tất cả những con mắt dồn về những người lãnh đạo; Arafat đứng bên trái tôi và Rabin đứng bên phải. Tôi bắt tay Arafat, kèm theo là cử chỉ ngăn chặn mà tôi đã thực tập. Sau đó tôi quay sang và bắt tay Rabin, rồi tôi lùi lại nhường chỗ cho họ và dang tay ra đẩy họ lại gần nhau. Arafat đưa tay về phía Rabin vẫn đang lưỡng lự. Khi Rabin chìa tay ra, đám đông thốt lên sững sờ, tiếp theo là tràng pháo tay như sấm trong khi họ kết thúc bắt tay mà không có nụ hôn nào tiếp theo. Cả thế giới vui mừng, trừ những kẻ chống đối cực đoan ở Trung Đông vẫn đang gây bạo loạn, và những người biểu tình ngoài Nhà Trắng cho rằng chúng tôi đang gây nguy hại cho nền an ninh của Israel.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 07:17:19 pm
        Sau cái bắt tay, Christopher và Kozyrev phát biểu ngắn gọn, sau đó Rabin tiến gần đến micro. Ông nói bằng tiếng Anh, nghe như một nhà tiên tri trong Cựu Ước, và ông nói trực tiếp với người Palestine: "Định mệnh của chúng ta là sống cùng nhau, trên cùng một mảnh đất. Chúng ta, những người lính trở về từ chiến trường vẫn còn dính máu..., nói rõ ràng với quí vị hôm nay: Đã quá đủ máu và nước mắt đã quá đủ rồi. Đã quá đủ rồi!... Chúng tôi, cũng như các bạn, là những con người - những người muốn xây nhà, trồng cây, yêu thương, sống bên cạnh nhau trong danh dự, trong sự hiểu biết và thông cảm của loài người, như những người tự do". Sau đó, Rabin trích dẫn trong cuốn sách của Koheleth, mà người theo đạo Thiên Chúa gọi là sắíh Ecclesiastes: "Đối với tất cả mọi việc đều có lý do và có thời gian cho tất cả các mục đích dưới gầm trời này. Thời gian được sinh ra và thời gian để chết, thời gian để giết chóc và thời gian để hàn gắn... thời gian của chiến tranh và thời gian của hòa bình. Thời của hòa bình đã đến". Đó là bài phát biểu tuyệt vời. Ông ấy đã dùng nó để vươn tay ra tới những kẻ thù của mình.

        Đến lượt Arafat, ông dùng cách khác. Ông đã cởi mở với người Israel bằng nụ cười, những cử chỉ thân thiện, và cái bắt tay nhiệt tình của ông. Bây giờ, bằng giọng nói du dương như đang hát, ông nói với nhân dân ông bằng tiếng Ảrập, ghi nhận hy vọng của họ đối với hòa bình và tái khẳng định rằng mong ước của họ là hợp pháp. Cũng như Rabin, ông đề cao hòa bình, nhưng cứng rắn hơn: "Nhân dân chúng tôi không coi rằng thực hiện quyền tự khẳng định mình có thể vi phạm các quyền hoặc đe dọa nền an ninh của những người láng giềng của họ. Thay vào đó, chấm dứt cảm giác rằng họ sai lầm hay phải chịu đựng những bât công về lịch sử chính là sự bảo đảm chắc chắn nhất để đạt đến cùng tồn tại và cởi mở giữa hai dân tộc và các thê hệ tương lai của chúng ta".

        Arafat đã chọn một thái độ thân ái để nói với người Israel và dùng những lời lẽ cứng cỏi để làm yên lòng những người còn nghi ngờ ở quê nhà. Rabin thì chọn cách ngược lại. Trong bài phát biểu của mình, ông tỏ ra xúc động và thành thực đối với người Palestine; bây giờ ông dùng ngôn ngữ cử chỉ để làm yên lòng những người còn nghi ngờ ở Israel. Trong suốt thời gian Arafat nói, trông ông có vẻ không thoải mái và có thái độ nghi ngờ, trông khó chịu đến mức ông tạo ra ấn tượng của một người đang muốn tìm cách xin ra ngoài. Chiến thuật khác nhau của họ, ở bên cạnh nhau, tạo nên sự tương phản rõ rệt và khá thú vị. Tôi ghi nhớ trong đầu về chi tiết này để lứu ý trong những cuộc thương lượng với họ trong tương lai. Nhưng tôi không cần phải lo lắng nhiều. Sau đó, Rabin và Arafat thiết lập một mối quan hệ đáng chú ý trong công việc, một ghi nhận về sự kính trọng của Arafat dành cho Rabin và khả năng kỳ diệu và mạnh mẽ của nhà lãnh đạo Israel khi hiểu được cách suy nghĩ của Arafat.

        Tôi kết thúc buổi lễ bằng cách chúc cho các hậu duệ của Isaac và Ishmael, đều là con của Abraham, "Shalom, salaam, hòa bình", và thúc giục họ "hãy là những người kiến tạo hòa bình". Sau buổi lễ, tôi có cuộc gặp ngắn với Arafat và ăn trưa với Rabin. Yitzhak mệt mỏi vì chặng bay dài và vì cảm xúc của buổi lễ. Đó là bước ngoặt đáng kể trong cuộc đời đầy biến động của ông, mà phần lớn thời gian là trong bộ quân phục, chiến đấu với kẻ thù của Israel, kể cả Arafat. Tôi hỏi ông tại sao ông quyết định ủng hộ các cuộc đàm phán Oslo cũng như bản thỏa thuận là kết quả của những cuộc đàm phán đó. Ông ấy giải thích là ông đã nhận ra một điều rằng lãnh thổ mà Israel chiếm giữ từ cuộc chiến năm 1967 không còn cần thiết cho nền an ninh của họ, và trên thực tế, chính là nguồn gốc của sự bất ổn về an ninh. Ông nói rằng phong trào intifada nổ ra từ vài năm trước đã cho thây rằng chiếm giữ một vùng lãnh thổ tràn ngập những con người giận dữ không làm cho Israel an toàn hơn, mà làm cho nó dễ bị tấn công hơn tu bên trong. Lúc đó, trong cuộc chiến vùng Vịnh, khi Iraq bắn tên lưa Scud vào Israel, ông ấy nhận thấy mảnh đất này không đem lại lá chắn an toàn trước những cuộc tấn công với vũ khí hiện đại từ bên ngoài. Ông nói rằng cuối cùng, nếu Israel tiếp tục chiếm giữ Bờ Tây lâu dài thì sẽ phải quyết định có nên để cho người Ảrập bỏ phiêu trong các cuộc bầu cử của Israel hay không, giống như những người Ảrập sống ở trên lãnh thổ Israel từ trước năm 1967 đã bỏ phiếu. Nếu người Palestine có quyền bỏ phiếu, theo tỷ lệ sinh cao hơn của họ, thì trong một vài thập niên nữa, Israel không còn là quốc gia Do Thái nữa. Nếu họ từ chối quyền bỏ phiếu, Israel không còn là nước dân chủ mà là nước theo chủ nghĩa apartheid. Vì thế, ông kết luận, Israel nên từ bỏ vùng lãnh thổ này, nhưng chỉ khi việc làm này đem lại hòa bình thực sự và các mối quan hệ bình thường với các nước láng giềng, kể cả Sỵria. Rabin nghĩ ông có thể thỏa thuận với Tổng thống Syria Hafez al- Assad trước hoặc ngay sau khi tiến trình Palestine hoàn tất. Dựa trên những cuộc nói chuyện với chính Assad, tôi cũng tin như vậy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 07:28:00 pm
        Qua thời gian, những phân tích của Rabin về ý nghĩa của Bờ Tây đối với Israel đã dần dần được những người Israel ủng hộ hòa bình chấp nhận rộng rãi, nhưng vào năm 1993, đó là ý tưởng mới, sáng suốt và can đảm. Tôi đã ngưỡng mộ Rabin ngay từ trước khi gặp ông năm 1992, nhưng hôm đó, quan sát ông nói chuyện tại buổi lễ và lắng nghe ông tranh luận về hòa bình, tôi đã nhìn thấy sự vĩ đại trong khả năng lãnh đạo và tinh thần của ông. Tôi chưa bao giờ gặp ai như ông, và tôi quyết định sẽ giúp ông đạt được ước mơ hòa bình.

        Sau bữa trưa, Rabin và những người Israel bay về nhà dự lễ High Holy Days và tiếp tục nhiệm vụ trình bày bản thỏa thuận cho Knesset, quốc hội Israel. Trên đường về, họ dừng ở Marốc để thông báo về bản thỏa thuận cho Quốc vương Hassan, người đã từ lâu giữ một vị trí quan trọng đối với Israel.

        Tối đó, Hillary và tôi tổ chức tiệc tối chào mừng cho 25 cặp vợ chồng, trong đó có Tổng thống Carter và Phu nhân, Tổng thống Ford và Phu nhân, và Tổng thống Bush, sáu trong số chín bộ trưởng ngoại giao còn sống, và những người đứng đầu quốc hội phe Dân chủ và Cộng hòa. Các tổng thống đồng ý đến dự, không chỉ để chào mừng sáng kiến hòa bình, mà còn để tham gia vào buổi mở màn công khai cho chiến dịch vận động NAFTA ngày kế tiếp. Trong bữa tiệc, tôi đưa tât cả đến văn phòng của tôi ở khu vực sinh hoạt để chụp một tấm hình kỷ niệm dịp hiếm có trong lịch sử nước Mỹ khi có bốn tổng thống cùng dự bữa tối ở Nhà Trắng. Sau bữa tối, gia đình Carter và Bush nhận lời mời của chúng tôi ở lại. Gia đình Ford từ chối vì một lý do hết sức tốt đẹp: họ đã đặt phòng ở khách sạn Washington, nơi trước đây họ từng ở vào đêm tân hôn.

        Ngày tiếp theo, chúng tôi vẫn giữ cho bánh xe hòa bình tiếp tục quay, khi các ngoại giao đoàn Israel và Jordan ký một thỏa thuận giúp họ tiến gần hơn đến hòa bình cuối cùng, và khoảng vài trăm doanh nhân Do Thái và người Mỹ gốc Ảrập đã đến Bộ Ngoại giao để cam kết sẽ tham gia vào nỗ lực đầu tư vào các khu vực Palestine khi có đủ các điều kiện hòa bình cho kinh tế phát triển.

        Trong khi đó, các tổng thống tham gia cùng tôi trong lễ ký kết thỏa thuận bên lề của NAFTA ở Phòng phía Đông của Nhà Trắng. Tôi trình bày rằng NAFTA có thể tốt cho nền kinh tế của Mỹ, Canada và Mexico, tạo ra thị trường khổng lồ của gần 400 triệu người; rằng nó sẽ củng cố vị trí lãnh đạo của Mỹ ở Tây bán cầu và trên thế giới; và rằng nếu không thông qua nó thì có thể làm mất thêm nhiều, chứ không ít hơn, việc làm thu nhập thấp vào tay Mexico. Thuế nhập khẩu của Mexico cao gấp 2,5 lần so với của chúng ta, và ngày cả như vậy, họ vẫn là nước mua nhiều sản phẩm của Mỹ thứ nhì sau Canada. Thế nên chuyên giảm từ từ khung thuế quan nhập khẩu chắc chắn sẽ đem lại thặng dư thương mại cho Mỹ.

        Sau đó Tổng thông Ford, Carter và Bush phát biểu ủng hộ NAFTA. Tất cả đều ấn tượng, nhưng Bush đặc biệt hiệu quả và tử tế đối với tôi. Ông khen ngợi bài nói của tôi: "Bây giờ tôi đã hiểu vì sao anh ấy từ trong nhìn ra còn tôi từ ngoài nhìn vào". Việc các tổng thống ủng hộ đã đem lại sức nặng của cả hai đảng cho cuộc vận động, và chúng tôi cần càng nhiều sự hỗ trợ càng tốt. NAFTA đôi mặt với sự chống đối gay gắt từ một liên minh kỳ lạ giữa những người phe Dân chủ tự do và Cộng hòa bảo thủ, những người cùng chung một nỗi lo sợ rằng mối quan hệ cởi mở hơn với Mexico có thể làm Mỹ mất đi nhiều việc làm tốt, và rằng dân lao động Mexico bình thường vẫn sẽ tiếp tục bị trả lương thấp và làm việc nặng bất kể những ông chủ của họ kiếm được bao nhiêu tiền qua các vụ buôn bán với Mỹ. Tôi biết họ có thể đúng về điều cuối cùng đó, nhưng tôi tin NAFTA là quan trọng không chỉ cho mối quan hệ của chúng ta với Mexico và các nước Mỹ Latinh mà còn với cam kết của chúng ta nhằm tạo nên một thế giới thống nhất và hợp tác hơn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 07:32:20 pm
        Mặc dù rõ ràng là việc bỏ phiếu cho cải tổ y tế chỉ có thể diễn ra vào năm sau, nhưng chúng tôi vẫn phải trình lên Quốc hội để qui trình luật được bắt đầu. Lúc đầu, chúng tôi chỉ xem xét việc gửi đề cương những kiến nghị lên các tiểu ban liên quan và để cho họ viết luật, nhưng Dick Gephardt và những người khác cho rằng chúng tôi sẽ có cơ hội thành công hơn nếu chúng tôi bắt đầu bằng một dự luật được viết sẵn cụ thể. Sau khi gặp các lãnh đạo quốc hội trong phòng Nội các, tôi đề nghị với Bob Dole chúng tôi cùng làm việc với nhau về việc viết dự luật. Tôi làm như vậy vì Bob và chánh văn phòng của ông, một cựu y tá ấn tượng tên Sheila Burke, thực sự quan tâm đến y tế, và trong mọi trường hợp, khi tôi đưa ra một dự luật mà ông không thích thì ông cũng vẫn có thể dùng filibuster để chặn nó lại. Bob từ chối cùng soạn thảo, nói rằng tôi nên tự đệ trình dự luật của mình, và chúng ta sẽ thỏa hiệp sau. Lúc ấy có thể ông ấy có ý thế thật, nhưng về sau hóa ra không phải như vậy.

        Theo lịch, tôi sẽ đệ trình kế hoạch y tế lên kỳ họp chung của lưỡng viện quốc hội vào ngày 22 tháng 9. Tôi thấy lạc quan. Sáng đó tôi đã ký thông qua luật thành lập AmeriCorps, một chương trình dịch vụ quốc gia; đó là một trong những ưu tiên cá nhân quan trọng nhất của tôi. Tôi cũng chỉ định Eli Segal, người đã đưa dự luật thông qua quốc hội, làm người đứng đầu hành pháp đầu tiên của Tổ chức Dịch vụ Quốc gia. Tham dự buổi lễ ký ở Bãi cỏ phía sau Nhà Trắng có những thanh niên đã đáp ứng lời kêu gọi của tôi thực hiện dịch vụ cộng đồng mùa hè năm đó; hai cựu chiến binh lớn tuổi của Tập đoàn xây dựng dân sự có từ thời FDR - mà các công trình của nó đến nay vẫn là những tòa nhà tiêu biểu của nước Mỹ; và Sargent Shriver, giám đốc đầu tĩên của Tổ chức Thiện nguyên Hòa bình (Peace Corps). Sarge đã cố ý cho tôi mượn một trong những cây viết mà Tổng thống Kennedy đã dùng 32 năm trước để ký luật thành lập Peace Corps, và tôi dùng nó để đưa AmeriCorps vào hiện thực. Trong năm năm kê tiếp, gần 200.000 thanh niên Mỹ đã tham gia vào AmeriCorps, nhiều hơn số người đã tham gia phục vụ trong lịch sử 40 năm của Peace Corps.

        Tối ngày 22, tôi thấy tự tin khi bước dọc lối đi của trụ sở hạ viện và nhìn lên Hillary đang ngồi ở ban công với hai bác sĩ nổi tiếng nhất nước Mỹ, bác sĩ nhi khoa T. Berry Brazelton, bạn lâu năm của cô ấy, và Bác sĩ c. Everett Koop, người từng là phẫu thuật trưởng của Tổng thống Reagan, một vị trí mà ông dùng để giáo dục cả quốc gia về AIDS và tầm quan trọng của việc ngăn chặn không cho nó lan rộng. Cả Brazelton và Koop đều ủng hộ cải tổ y tế, đem lại uy tín lớn cho nỗ lực của chúng tôi.

        Sự tự tin của tôi chựng lại khi tôi liếc nhìn về phía máy TelePrompTer (màn hình "nhắc bài", đặt đối diện diễn giả và chạy nội dung diễn văn cho diễn giả nhìn vào để nói - ND) để bắt đầu trình bày. Bài diễn văn của tôi không có trên đó. Thay vào đó, trước mặt tôi là phần đầu bài phát biểu mà tôi đã trình bày với quốc hội về kế hoạch kinh tế hồi tháng 2. Ngân sách đã được thông qua hơn một tháng trước; quốc hội không cần phải nghe lại bài nói này nữa. Tôi quay sang Al Gore đang ngồi trên chiếc ghế thường lệ của anh sau lưng tôi, giải thích rắc rối, và yêu cầu anh gọi George Stephanopoulos để sửa lại. Trong khi đó tôi bắt đầu nói. Tôi có mang theo bản viết tay và tôi biết điều mình muốn nói, vì thế tôi không lo lắng nhiều, mặc dù hơi bị phân tâm khi phải nhìn theo những dòng chữ không trùng hợp trên màn hình TelePromTer. Đến phút thứ bảy, cuối cùng thì dòng chữ đúng cũng xuất hiện. Tôi không nghĩ mọi người có thể nhận ra sự khác biệt vào lúc bấy giờ, nhưng như vậy cũng đủ làm cho tôi tự tin hơn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 07:36:34 pm
        Tôi giải thích vấn đề một cách đơn giản và thẳng thắn, rằng chi phí cho hệ thống của chúng ta quá nhiều và bảo hiểm cho quá ít người. Tôi phác ra những nét chính của kế hoạch là: an ninh, đơn giản, tiết kiệm, có lựa chọn, chất lượng, và trách nhiệm. Ai cũng được bảo hiểm, thông qua những nhà bảo hiểm tư nhân, mà sẽ không bị thua thiệt khi có người bị bệnh hay thay đổi nghề nghiệp; sẽ ít thủ tục giấy tờ hơn nhờ một hợp đồng bảo hiểm y tế chuẩn với mức tối thiểu; chúng ta có thể tiết kiệm rất nhiều vì chi phí hành chính thấp hơn, mà lúc này đang cao hơn đáng kể so với các quốc gia giàu có khác, và chặn đứng được gian lận và lạm dụng. Theo Tiến sĩ Koop thì có thể tiết kiệm được hàng tỷ đôla.

        Theo kế hoạch của chúng tôi, người Mỹ có thể lựa chọn hợp đồng bảo hiểm y tế của riêng họ và vẫn khám với các bác sĩ mà họ thích một lựa chọn ngày càng nhiều người Mỹ vốn được bảo hiểm bởi các tổ chức duy trì sức khỏe (HMO) không còn có được. Các HMO này cố gắng giảm chi phí bằng cách hạn chế các lựa chọn và xem xét rất kỹ trước khi chấp thuận thanh toán cho những ca điều trị tốn kém. Chất lượng được bảo đảm bởi phiếu báo cáo định kỳ khám chữa bệnh y tế của từng người sử dụng, và cung cấp thêm thông tin cho các bác sĩ. Trách nhiệm được củng cố nhằm chống lại các công ty bảo hiểm nào từ chối không thanh toán cho các trường hợp trị bệnh chính đáng, những công ty gian lận hóa đơn, các công ty dược nào tính tiền thuốc quá qui định, các luật sư nào dựng lên những vụ kiện lừa bịp, và các công dân vì lựa chọn sai mà làm cho sức khỏe của mình suy yếu và ảnh hưởng đến chi phí chăm sóc y tế của người khác.

        Tôi đề nghị nâng tỷ lệ các giới chủ mua bảo hiểm y tế cho nhân viên từ 75% lúc đó lên 100%, có áp dụng một phần miễn giảm đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ. Phần tiền trợ cấp bù vào khoản miễn giảm này sẽ lấy từ việc tăng thuế đánh trên thuốc lá. Chủ doanh nghiệp thì được trừ phần tiền bảo hiểm y tế cho chính mình ra khỏi thu nhập chịu thuế.

        Nếu hệ thống tôi đề nghị được đưa vào thực tế, nó sẽ làm giảm lạm phát trong chi phí y tế, trang trải gánh nặng chi trả chăm sóc sức khỏe theo cách công bằng hơn, và đem lại an toàn sức khỏe cho hàng triệu người Mỹ chưa được hưởng. Và nó sẽ đặt dấu chấm hết cho những bất công mà cá nhân tôi gặp phải, như trường hợp một phụ nữ phải nghỉ việc để có thể nuôi sáu đứa con với thu nhập 50.000 đôla một năm chỉ vì đứa con nhỏ nhất bị bệnh đến mức cô ấy không thể giữ lại khoản bảo hiểm y tế của mình, và cách duy nhất người mẹ giúp đứa con mình có được bảo hiểm y tế cho nó là phải chuyển qua nhận trợ cấp xã hội và đăng ký vào chương trình Medicaid; hay một cặp vợ chồng trẻ khác có con nhỏ bị bệnh mà chỉ được hưởng bảo hiểm y tế nhờ hợp đồng của cơ quan của cha hoặc mẹ, một tổ chức phi lợi nhuận bé nhỏ chỉ có 20 nhân viên. Chi phí chăm sóc đứa trẻ đắt đỏ đến nỗi chủ cơ quan đó buộc phải lựa chọn hoặc sa thải nhân viên có con ốm hoặc phải tăng phí bảo hiểm của tất cả những nhân viên khác thêm 200 đôla. Tôi nghĩ người Mỹ phải được hưởng nhiều hơn thế.

        Hillary, Ira Magaziner, Judy Feder và tất cả những người giúp họ soạn thảo ra một kế hoạch mà chúng ta có thể áp dụng trong khi vân giảm thâm hụt. Và trái ngược với điều sau này mọi người hình dung, các chuyên gia y tế lúc đó nói chung khen ngợi bản kế hoạch là đơn giản và khả thi. Đó chắc chắn không phải là chuyện chính phủ xông ra làm thay hệ thống y tế như lời những người chỉ trích lên án, nhưng sau này người ta đồn đãi như vậy. Tối 22, tôi chỉ còn biết mừng là máy TelePrompTer dù sao cũng hoạt động được.

        Đến cuối tháng 9, tin tức về nuớc Nga lại xuất hiện trên trang nhất khi các thành viên nghị viện cứng rắn quyết đảo chính lật đổ Yeltsin. Đáp lại, ông giải tán quốc hội và kêu gọi cuộc bầu cử mới vào ngày 12 tháng 12. Chúng tôi dùng cuộc khủng hoảng để tăng thêm viện trợ cả gói cho nước Nga, kế hoạch này được hạ viện thông qua với tỷ lệ 321-108, vào ngày 29 tháng 9, và thượng viện với tỷ lệ 87-11 vào ngày 30 tháng 9.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 08:27:10 pm
        Chủ nhật, ngày 3 tháng 10, mâu thuẫn giữa Yeltsin và các đối thủ phản động của ông trong Viện Duma đã biến thành trận chiến trên các đường phố Moscow. Các nhóm vũ trang mang cờ búa liềm và chân dung Stalin đã bắn đạn B40 vào tòa nhà có trụ sở của nhiều đài truyền hình Nga. Các lãnh tụ cải tổ khác trong các nước cựu Cộng sản, kể cả Václav Havel, đã phát biểu ủng hộ Yeltsin, và tôi cũng thế. Tôi nói với các phóng viên rằng rõ ràng là các đối thủ của Yeltsin đã khai mào bằng bạo lực, rằng Yeltsin đã "lùi về sau" để tránh dùng đến quá nhiều vũ lực, và rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ ông ấy cũng như nỗ lực của ông tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội tự do và công bằng. Ngày tiếp theo, lực lượng vũ trang Nga bắn pháo vào tòa nhà quốc hội và đe dọa sẽ xông vào, buộc các lãnh tụ nổi dậy phải đầu hàng. Tôi gọi cho Yeltsin gửi đi thông điệp ủng hộ khi đang ở trên chiếc Air Force One bay đi California.

        Đêm đó, cuộc chiến trên đường phố Moscow xuất hiện ở đầu trang tin tức trên khắp thế giới, nhưng các bản tin ở Mỹ lại đưa một câu chuyện hoàn toàn khác đánh dấu những ngày đen tối nhất trong nhiệrr kỳ tổng thống của tôi và tạo ra cụm từ nổi tiếng "Black Hawk Down".

        Tháng 12 năm 1992, Tổng thống Bush, được sự ủng hộ của tôi, đã gửi quân Mỹ đến Somalia để giúp Liên hiệp quốc sau khi hơn 350.000 người Somalia thiệt mạng trong cuộc nội chiến đẫm máu kéo theo nạn đói và bệnh tật. Vào thời điểm đó, cố vấn an ninh quốc gia của Bush là tướng Brent Scowcroft nói với Sandy Berger rằng binh sĩ sẽ về nước trước khi tôi nhậm chức. Nhưng việc này không xảy ra vì Somalia không hề có chính phủ hoạt động được, và nếu không có binh sĩ của chúng ta thì bọn tội phạm có vũ trang sẽ đánh cắp lương thực do Liên hiệp quốc cung cấp và nạn đói sẽ quay lại. Trong một vài tháng tiếp theo, Liên hiệp quốc đã gửi đến khoảng 20.000 quân và chúng tôi cắt giảm lực lượng Mỹ từ 25.000 người xuống còn 4000. Sau bảy tháng, mùa màng đã được trồng lại, nạn đói chấm dứt, những người tị nạn đã hồi hương, trường học và bệnh viện mở lại, lực lượng cảnh sát được thành lập, và rất nhiều người Somalia tham gia vào tiến trình hòa giải tiến tớn nền dân chủ.

        Sau đó, vào tháng 6, vây cánh vũ trang của tướng người Somalia là Mahammed Aidid sát hại 24 người Pakistan thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình. Aidid và những tên tội phạm có vũ trang của ông ta kiểm soát phần lớn thủ đô Mogadishu và không thích tiến trình hòa giải, muốn kiểm soát Somalia. Ông ta nghĩ ông ta phải đuổi lực lượng Liên hiệp quốc ra khỏi đất nước thì mới kiểm soát được. Sau khi các binh sĩ Pakistan bị giết, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Boutros-Ghali và đại diện ở Somalia của ông là Đô đốc Mỹ về hưu Jonathan Howe quyết định bắt giữ Aidid. Họ tin rằng sứ mệnh của Liên hiệp quốc không thể hoàn thành nếu Aidid chưa được đưa ra trước công lý. Vì Aidid được bảo vệ nghiêm ngặt bởi các lực lượng có vũ trang dầy đặc, nên Liên hiệp quốc không thể nào bắt được ông ta và đã yêu cầu Mỹ giúp đỡ. Đô đốc Howe, người đã từng là phó cho Brent Scowcroft trong Nhà Trắng dưới thời Bush, tin rằng, đặc biệt sau khi binh sĩ gìn giữ hòa bình Pakistan bị giết, việc bắt giữ Aidid và đưa ông ta ra tòa là cách duy nhất kết thúc các mâu thuẫn phe phái đang làm cho Somalia ngập trong bạo lực, thất bại và hỗn loạn.

        Chỉ vài ngày trước khi thôi giữ chức chủ tịch Hội đồng Tham mứu Liên quân, Colin Powell đã đến gặp tôi đề nghị tôi đồng ý cho Mỹ cùng nỗ lực bắt giữ Aidid, mặc dù anh ấy nghĩ rằng chúng ta chỉ có 50% cơ hội bắt được ông ta, trong đó có 25% cơ hội bắt sống được Aidid. Tuy vậy, Colin đưa ra ý kiến, chúng ta không thể cư xử như thể chúng ta chẳng hề quan tâm rằng Aidid đã sát hại các binh sĩ Liên hiệp quốc đang cùng phục vụ với binh sĩ Mỹ được. Nếu cứ để Liên hiệp quốc mãi không bắt được Aidid như vậy chỉ làm tăng thêm vị thế của ông ta và làm ô uế bản chất nhân đạo của sứ mệnh Liên hiệp quốc, tôi đồng ý như vậy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 08:44:41 pm
        Chỉ huy Biệt động quân của Mỹ lúc bấy giờ là thiếu tướng William Garrison. Sư đoàn 10 Sơn cước của Lục quân, đóng tại Fort Drum, New York cũng có quân ở Somalia dưới quyền chỉ huy chung của lực lượng Mỹ ở đó, tướng Thomas Montgomery. Cả hai đều báo cáo cho tướng Thủy quân lục chiến Joseph Hoar, chỉ huy của Bộ Chỉ huy Trung tâm ở Căn cứ không quân MacDill ở Tampa, Florida. Tôi biết Hoar và hoàn toàn tin tưởng vào khả năng và hiểu biết của ông.

        Ngày 3 tháng 10, dựa vào nguồn tin rằng hai trợ thủ hàng đầu của Aidid đang ở trong khu vực "Black Sea" ở Mogadishu mà ông ta đang kiểm soát, thiếu tướng Garrison ra lệnh cho Biệt động quân tấn công tòa nhà đó. Họ bay vào Mogadishu trên những chiếc trực thăng Black Hawk giữa thanh thiên bạch nhật. Thực hiện chiến dịch vào ban ngày có nhiều rủi ro hơn so với ban đêm. Trong bóng đêm, khó thấy trực thăng và binh sĩ hơn và các thiết bị hỗ trợ ban đêm cho họ khả năng di chuyển y như ban ngày. Garrison quyết định chấp nhận rủi ro vì lính của ông đã tiến hành thành công ba chiến dịch trước đó giữa ban ngày.

        Biệt động quân ào vào tòa nhà và bắt giữ mấy phụ tá của Aidid và một số nhân vật kém quan trọng khác. Lúc này cuộc tập kích bỗng biến thành thảm họa. Quân của Aidid phản công, bắn hạ hai chiếc Black Hawk. Phi công của chiếc Black Hawk đầu tiên bị kẹt trong máy bay. Biệt động quân không thể bỏ anh ta lại: họ không bao giờ bỏ lại đồng đội ở chiến trường, bất kể còn sống hay đã chết. Khi họ quay lại, trận đọ súng thực sự nổ ra. Không lâu sau đó, 90 lính Mỹ bao quanh trực thăng, bắn nhau ác liệt với hàng trăm người Somalia. Tiếp theo, đội Phản ứng Nhanh của tướng Montgomery tham gia hành động, nhưng phản ứng của người Somalia dữ dội và mãi sau đêm đó chiến dịch giải cứu mới thành công. Khi trận chiến kết thúc, 19 lính Mỹ bị chết, hàng tá người khác bị thương, và phi công Mike Durant của chiếc Black Hawk bị bắt. Hơn 500 người Somalia thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương. Người Somalia giận dữ kéo lê thi thể của viên phi công chính trên chiếc Black Hawk bị bắn rơi dọc các con phô của Mogadishu.

        Người Mỹ cuồng nộ và sửng sốt. Làm sao sứ mệnh nhân đạo lại chuyển thành nỗi ám ảnh bắt cho được Aidid thế này? Tại sao các lực lượng Mỹ lại thực hiện ước muốn của Boutros-Ghali và Đô đốc Howe? Thượng nghị sĩ Robert Byrd kêu gọi kết thúc "chiến dịch cảnh sát bắt kẻ trộm" này. Thượng nghị sĩ John McCain nói: "Clinton phải đưa các binh sĩ về nhà". Đô đốc Howe và tướng Garrison vẫn muốn truy lùng Aidid; theo các nguồn tin của họ ở Mogadishu thì rất nhiều đồng minh của ông ta đã rời khỏi thành phố và bây giờ muốn bắt ông ta thì không phải tốn quá nhiều công sức nữa.

        Ngày 16, bộ phận an ninh quốc gia họp tại Nhà Trắng. Tony Lake cũng đem theo Robert Oakley, người đã từng là viên chức dân sự Mỹ hàng đầu ở Mogadishu từ tháng 12 đến tháng 3. Oakley tin rằng Liên hiệp quốc, kể cả người bạn cũ của anh là Đô đốc Howe đã sai lầm khi loại bổ Aidid ra khỏi tiến trình chính trị và trở nên ngày càng ám ảnh việc truy bắt bằng được ông ta. Anh cũng không đồng ý với quyết định dùng lực lượng Mỹ để đi bắt Aidid giùm Liên hiệp quốc.

        Tôi rất thông cảm với tướng Garrison và với những người muốn quay lại làm cho xong việc. Tôi cũng đau buồn vì tổn thất binh lính của chúng ta và tôi muốn Aidid phải trả giá. Nếu để bắt được ông ta chúng ta đã phải mất 18 binh sĩ Mỹ chết và 84 bị thương, thì làm cho xong nốt việc chẳng phải cũng đáng lắm sao? Vấn đề nằm ở chỗ nếu chúng ta quay lại và bắt được Aidid, dù còn sống hay đã chết, thì chúng ta, chứ không phải Liên hiệp quốc sẽ sở hữu Somalia, và sẽ không có gì bảo đảm rằng chúng ta có thể thống nhất Somalia về chính trị tốt hơn Liên hiệp quốc đã làm. Những sự kiện tiếp theo đã chứng tỏ quan điểm đó: sau khi Aidid chết già năm 1996, Somalia vẫn bị chia cắt. Hơn thế nữa, quốc hội không ủng hộ vai trò quân sự lớn hơn ở Somalia, như tôi được biết trong một cuộc gặp ở Nhà Trắng với một số thành viên quốc hội; hầu hết họ đều yêu cầu rút lực lượng của chúng ta khỏi Somalia ngay lập tức. Tôi kiên quyết phản đối, và cuối cùng chúng tôi đi đến thỏa hiệp là phải có một giai đoạn chuyển tiếp sáu tháng. Tôi không ngại đối đầu với quốc hội, nhưng tôi phải cân nhắc những hậu quả của bất cứ hành động nào có thể gây khó dễ cho việc đạt được sự ủng hộ của quốc hội đồng ý gửi quân đến Bosnia và Haiti, nơi mà những quyền lợi lớn hơn nhiều của chúng ta đang bị đe dọa.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 08:50:20 pm
        Cuối cùng tôi đồng ý cử Oakley đến gặp Aidid để thỏa thuận thả Mike Durant, viên phi công bị bắt giữ. Anh được hướng dẫn rõ ràng: Nước Mỹ sẽ không trả thù nếu Durant được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện. Chúng tôi cũng sẽ không trao đổi những người vừa bắt được để đổi lấy Mike Durant. Oakley chuyển đi thông điệp và Durant được thả. Tôi tăng cường lực lượng ở Somalia và đưa ra ngày rút quân cụ thể, cho Liên hiệp quốc sáu tháng để tái lập quyền kiểm soát và tổ chức nền chính trị Somalia có hiệu quả. Sau khi Durant được thả, Oakley bắt đầu các cuộc thương lượng với Aidid và cuối cùng đi đến thỏa thuận ngưng bắn.

        Trận chiến ở Mogadishu ám ảnh tôi. Tôi nghĩ tôi đã biết Tổng thống Kennedy cảm thấy thế nào sau sự kiện vịnh Con Heo. Tôi phải chịu trách nhiệm cho một chiến dịch mà tôi đã chấp thuận nguyên tắc nhưng không đồng ý về chi tiết. Không như sự kiện vịnh Con Heo, về mặt quẩn sự, trận Mogadishu không phải là một thất bại - Đội Biệt động đặc nhiệm đã bắt các phụ tá của Aidid bằng cách đổ bộ vào giữa Mogadishu lúc ban ngày ban mặt, hoàn thành nhiệm vụ phức tạp và khó khăn, và phải chịu những tổn thất bất ngờ nhưng họ cũng không kém phần can đảm và khéo léo. Nhưng tổn thất đã làm cho nước Mỹ bàng hoàng, và trận chiến gây ra tổn thất đó không tương xứng với sứ mệnh nhân đạo cao cả hơn của chúng ta và của Liên hiệp quốc.

        Điều làm tôi băn khoăn nhất là khi tôi đồng ý sử dụng các lực lượng Mỹ để bắt Aidid, tôi không lường rằng trận này sẽ là tấn công giữa ban ngày vào một nơi đầý những lực lượng thù địch. Tôi tưởng chúng tôi sẽ cố gắng bắt giữ khi ông ta đang di chuyển, cách xa số đông dân thường vốn tạo nên lá chắn cho toán vũ trang đi theo bảo vệ ông ta. Tôi tưởng mình chấp thuận một hành động kiểu cảnh sát do các binh sĩ Mỹ có khả năng hơn, được trang bị và huân luyện tốt hơn các binh sĩ khác trong lực lượng của Liên hiệp quốc. Rõ ràng Colin Powell cũng nghĩ như thế khi đề nghị tôi chấp thuận; khi tôi đã rời Nhà Trắng và anh ấy là bộ trưởng ngoại giao, Powell nói lẽ ra anh ây không nên chấp thuận chiến dịch như vậy nếu nó không được thực hiện vào ban đêm. Nhưng chúng tôi đã không thảo luận điều đó, cũng như rõ ràng không có ai đưa ra cho tướng Garrison bất cứ ràng buộc nào trong các lựa chọn tác chiến. Colin Powell rời chức vụ chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân ba ngày trước cuộc tấn công và John Shalikashvili vẫn chưa được quốc hội chuẩn y làm người thay thế. Cuộc tấn công cũng không được ra lệnh bởi tướng Hoar ở Bộ chỉ huy trung tâm hay Lầu năm góc. Kết quả là, thay vì ra lệnh thực hiện một chiến dịch mang tính chất cảnh sát, tôi đã ra lệnh một cuộc tấn công quân sự ở một lãnh thổ đầy hận thù.

        Trong thư viết tay gửi tôi một ngày sau trận đánh, tướng Garrison đã nhận trách nhiệm hoàn toàn vì đã quyết định ra lệnh tấn công, ông ấy đưa ra những lý do dẫn đến quyết định này: tin tình báo chính xác; binh sĩ của ông dày dạn kinh nghiệm; nắm được lực lượng địch; chiến thuật phù hợp; khâu kế hoạch đã xong; đoàn xe bọc thép hỗ trợ lẽ ra đã có thể có ích hơn, nhưng không thể giảm số nạn nhân là người Mỹ, bởi vì lính biệt động không bỏ đồng đội lại, mà một trong số đó bị kẹt trong xác trực thăng. Garrison kết thúc thư: "Nhiệm vụ đã hoàn thành tốt đẹp. Mục tiêu đã bị bắt giữ và đưa khỏi hiện trường... Tổng thống Clinton và Bộ trưởng Aspin không cần phải chịu trách nhiệm".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 09:00:16 pm
        Tôi kính trọng Garrison và đồng ý với lá thư của ông ấy, trừ ý cuối cùng. Tôi không cách nào có thể, hoặc không nên rũ bỏ "trách nhiệm" dược. Tôi tin rằng cuộc tấn công là một sai lầm, bởi vì tiến hành nó giữa ban ngày là đã đánh giá thấp sức mạnh và lòng quyết tâm của các lực lượng của Aidid và bỏ qua khả năng mất một hoặc nhiều hơn nữa số trực thăng. Mạo hiểm như vậy trong thời chiến có thể chấp nhận được, nhưng trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình thì không thể, bởi vì giá trị của chiến thắng không xứng với sự nguy hiểm đối với các nạn nhân và những hậu quả làm thay đổi bản chất sứ mệnh của chúng ta trong mắt của cả người Somalia lẫn người Mỹ. Việc lùng bắt Aidid và các trợ lý cao cấp của ông ta vì các lực lượng Liên hiệp quốc không thể làm được phải được coi là việc làm phụ của các chiến dịch của chúng ta ở đó chứ không phải là mục đích chính. Trong những hoàn cảnh thích hợp, làm như vậy là rất xác đáng, nhưng khi tôi đồng ý với đề nghị của tướng Powell, lẽ ra tôi cũng nên yêu cầu sự chấp thuận trước của Lầu năm góc và Nhà Trắng cho bất cứ chiến dịch nào quan trọng như thế này. Tôi không hề kết án tướng Garrison, một người lính tốt mà sự nghiệp của ông đang bị hủy hoại một cách bất công. Quyết định của ông, dựa trên những gì được hướng dẫn, là có thể châm trước được. Thế nhưng những hậu quả lớn hơn của nó cần phải được cấp cao hơn quyết định.

        Trong những tuần tiếp theo, tôi đi thăm nhiều binh sĩ bị thương ở Bệnh viện Walter Reed Army và có hai cuộc gặp mặt xúc động với các gia đình những binh sĩ thiệt mạng. Trong một cuộc, tôi phải đối diện với những câu hỏi gay gắt của hai người cha đau khổ, Larry Joyce và Jim Smith, một cựu Biệt động quân đã mất một chân ở Việt Nam. Họ muốn biết con trai họ chết cho điều gì và tại sao chúng ta lại thay đổi hướng hành động. Khi tôi truy tặng Huân chương Danh dự cho hai tay bắn tỉa của lực lượng Delta là Gary Gordon và Randy Shugart vì hành động anh dũng của họ trong khi giải cứu Mike Durant cùng tổ lái trực thăng, gia đình họ vẫn đang còn rất đau khổ. Cha của Shugart giận tôi ghê gớm, và ông tức giận nói rằng tôi không xứng đáng làm Tổng Tư lệnh. Theo tôi, với mất mát như vậy, ông ấy muốn nói gì cũng được. Tôi không thể biết liệu ông cảm thấy như vậy, vì tôi chưa từng phục vụ ở Việt Nam, hay vì tôi đã chuẩn y chính sách dẫn đến cuộc tấn công này, hay vì tôi đã từ chối quay lại truy lùng Aidid sau ngày 3 tháng 10. Bất chấp những điều đó, tôi vẫn không tin rằng lợi ích về tinh thần, về chính trị hay về chiến lược của việc bắt hay giết được Aidid có thể biện minh cho những mất mát hơn nữa mạng sống của cả hai bên, hoặc cho việc khiến Mỹ phải gánh trách nhiệm đối với tương lai của Somalia từ tay Liên hiệp quốc.

        Sau sự kiện Black Hawk Down, bất cứ khi nào tôi chấp thuận gửi quân đi, tôi đều biết nhiều hơn về những hiểm nguy đang chờ, và bảo đảm chắc chắn các chiến dịch phải được chấp thuận ở Washington. Bài học Somalia không mất đi đối với những nhà hoạch định kế hoạch quân sự, những người vạch ra tiến trình cho chúng ta ở Bosnia, Kosovo, Afghanistan, và những điểm nóng khác của thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, nơi người Mỹ thường được yêu cầu can thiệp để chấm dứt bạo lực tràn lan, và thường được mong đợi làm như vậy mà không làm tổn thất nhân mạng của chính chúng tôi, của kẻ thù của chúng tôi và của những người dân thường vô tội. Thách thức phải giải quyết những vấn đề phức tạp như Somalia, Haiti và Bosnia đã khiến Tony Lake thốt lên rằng: "Đôi khi tôi thấy nhớ Chiến tranh Lạnh".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 09:06:50 pm

        36

        Những ngày còn lại của tháng 10 tôi chủ yếu tập trung vào việc giải quyết thảm họa tại Somalia và né tránh các nỗ lực của quốc hội trong việc hạn chế quyền lực điều quân sang Haiti và Bosnia của tôi.

        Vào ngày 26.10, cuối cùng chúng tôi cũng có một ít thời gian thư giãn: mở tiệc mừng sinh nhật đầu tiên của Hillary tại Nhà Trắng. Đó là một buổi tiệc hoá trang. Các nhân viên sắp xếp để chúng tôi ăn mặc trông giống như James và Dolley Madison, về đến nhà sau một ngày dài làm việc về các vấn đề về phúc lợi y tế, cô ấy được dẫn lên lầu vào một căn phòng tối đen như mực trong Nhà Trắng để tìm y phục. Cô ấy bước xuống lầu, rạng ngời trong chiếc váy phồng và bộ tóc giả, còn tôi thì đeo tóc giả trắng, vận bộ trang phục bó sát người kiểu thời thuộc địa, mây nhân viên nữa cũng ăn mặc giống như cô ấy, với các kiểu tóc khác nhau. Tóc tôi thời điểm ấy cũng đã ngả bạc nên bộ tóc giả trắng xem ra rất hợp, nhưng còn bộ quần áo chẽn làm tôi trông rất ngố.

        Sáng hôm sau, dĩ nhiên sau khi đã đổi sang trang phục bình thường, Hillary và tôi trình dự luật y tế trước quốc hội. Mấy tuần trước, Hillary đã nói sơ qua vấn đề này với các thành viên của quốc hội ở cả hai đảng và đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Nhiều thành viên trong đảng Cộng hòa không ngớt lời khen nỗ lực của chúng tôi, và Thượng nghị sĩ John Chafee của Rhode Island, đại diện thượng nghị viện đảng Cộng hòa, cho rằng mặc dù không tán đồng một số phần trong kế hoạch của chúng tôi, song có thể hợp tác với chúng tôi để đi đến một thoả hiệp. Tôi bắt đầu tin là chúng tôi có thể tranh luận trên tinh thần xây dựng để đưa ra một chương trình gần giống như chương trình bảo hiểm y tế miễn phí trên toàn quốc.

        Những người hay chỉ trích chúng tôi tha hồ mà nghiên cứu bản dự luật dài 1.342 trang. Năm nào quốc hội cũng thông qua các dự luật dài hơn một nghìn trang nói về các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp. Hơn nữa, dự luật của chúng tôi sẽ vô hiệu hoá nhiều văn bản pháp luật đang có hiệu lực hơn là tạo thêm quy định mới. Ớ Washington ai cũng biết điều này, duy chỉ có dân Mỹ là không biết. Chính độ dài của dự luật đã giúp dân chúng tin vào các chương trình tuyên truyền chống lại dự luật đang được các công ty bảo hiểm y tế tung ra. Các công ty này dựng nên hai nhân vật trông rất bình thường có tên Harry và Louise, hai nhân vật này nói lên nỗi lo sợ rằng chính phủ sẽ "ép buộc chúng ta phải lựa chọn trong một số các kế hoạch y tế được phác thảo bởi mấy tên viên chức chính phủ quan liêu". Chương trình quảng cáo ấy hoàn toàn gây hiểu nhầm, nhưng phải công nhận chúng được xây dựng rất khéo léo và có được một số lượng khán giả xem rất đông. Nói cho đúng, chính giá cả do các công ty bảo hiểm áp đặt là lý do chính khiến dân Mỹ phải chi trả nhiều hơn cho y tế mà vẫn không hề có được bảo hiểm y tế đại trà mà công dân tại các nước phát triển đều xem là chuyện dĩ nhiên. Các công ty bảo hiểm này muốn giữ vững lợi nhuận từ một hệ thống thiếu hiệu quả và không công bằng; vì thế mỗi khi có bất kỳ động thái nào của chính phủ, họ luôn lợi dụng cơ hội để cố tình gieo vào đầu các công dân Mỹ vốn nổi tiếng là hay nghi ngờ về sự yếu kém của chính phủ.

        Đến đầu tháng 11, tờ Congesstional Quarterly cho hay kể từ thời Tổng thống Eisenhower vào năm 1953 đến nay, tôi là người có được tỉ lệ ủng hộ cao nhất ở quốc hội trong năm đầu tiên làm tổng thống. Chúng tôi đã thông qua kế hoạch kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, thực hiện nhiều việc mà tôi đã từng hứa trong đợt vận động tranh cử, bao gồm tăng EITC, phát triển cộng đồng, giảm thuế lợi nhuận cho các doanh nghiệp nhỏ, các chương trình nhập cư trẻ em, cải cách chương trình cho vay đối với sinh viên. Quốc hội cũng đã thông qua chương trình dịch vụ toàn quốc, gói viện trợ cho Nga, dự luật tinh giản thủ tục đăng kí bỏ phiếu, và luật nghỉ phép việc gia đình. Cả thượng nghị viện và hạ nghị viện của quốc hội đều thông qua các phiên bản về dự luật tội phạm do tôi đề ra, bắt đầu bằng việc chi tiền để có thêm 100.000 cảnh sát theo như lời tôi đã hứa khi tranh cử. Trong vòng bốn năm trở lại, đây là năm nền kinh tế tạo ra nhiều việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân nhất. Tỉ lệ lãi suất vẫn còn thấp, và đầu tư tăng cao.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 09:22:57 pm
        Câu thần chú mà Al Gore đưa ra hồi tranh cử tổng thống quả nhiên đã linh nghiêm. Giờ đây những gì nên tăng đã tăng, còn những gì nên giảm đã giảm, chỉ trừ một ngoại lệ duy nhất. Mặc dù có những thành công nhất định, tỉ lệ ủng hộ tôi vẫn còn thấp. Vào ngày 7.11, trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt Gặp gỡ báo chí với Tim Russert và Tom Brokaw trong buổi kỷ niệm lần thứ 46 của chương trình này, Russert hỏi tôi tại sao tỉ lệ ủng hộ tôi lại đi xuống, tôi trả lời không biết, nhưng thực ra tôi cũng biết được ít nhiều.

        Vài ngày trước, tôi đã đọc một danh sách các thành tựu của chúng tôi cho một nhóm khách từ Arkansas đến thăm Nhà Trắng. Khi tôi đọc xong, một trong những vị khách đến từ quê nhà của tôi nói: "Vậy chắc là có âm mứu gì đó nhằm không đưa những thành công này ra cho công chúng biết, sao chúng tồi chẳng hề nghe nói gì về việc này hết". Thực ra một phần lỗi là do nơi tôi. Khi tôi làm xong việc gì đó, tôi liền chuyển qua làm tiếp một công việc mới mà không hề dành thời gian làm công việc quảng bá các thắng lợi đạt được. Trong chính trường, nếu anh không tự đánh bóng mình, coi như anh sẽ mãi xù xì. Một lý do nữa là do những cuộc khủng hoảng triền miên như Haiti và Somalia. Một lý do nữa là do ảnh hưởng của báo chí. Tôi cho rằng vụ cắt tóc, Bộ phận đi lại, chuyện về các nhân viên Nhà Trắng cũng như việc đưa ra quyết định của chúng tôi đã được thuật lại dưới ngòi bút của cánh phóng viên một cách méo mó hoặc phóng đại.

        Mấy tháng trước, một cuộc khảo sát được thực hiện trên toàn nước Mỹ cho thấy tôi rất không được lòng giới báo chí. Một phần cũng lại do lỗi của tôi khi trước đó rất vụng về trong các môi quan hệ với cánh nhà báo. Và có lẽ báo chí, vốn được xem là có tư tưởng tiến bộ tự do, thực ra lại còn bảo thủ hơn cả tôi, ít ra là đối với việc thay đổi lề lối làm việc của một sô việc tại Washington. Chắc chắn họ có những quan điểm khác với tồi trong việc nhìn nhận xem sự việc như thế nào thì được coi là quan trọng. Vả lại, hầu hết những người viết về tôi còn khá trẻ, đang cố xây dựng sự nghiệp viết lách trong một chế độ làm việc là phải đưa tin 24/24, mà mỗi câu chuyên đều phải có dính dáng tới chính trị và giới đồng nghiệp nhà báo cũng không cổ vũ gì tin tích cực cả. Đây là điều không thể tránh khỏi trong một môi trường mà giới báo in biết rằng họ phải cạnh tranh gay gắt với các kênh tin tức, các kênh trùyền hình cáp, nơi mà ranh giới giữa các phương tiện truyền thông truyền thống, các báo lá cải, các ấn bản đảng phái, các chương trình phỏng vấn chính khách trên truyền thanh truyền hình ngày càng mờ dần đi.

        Đảng Cộng hòa cũng góp phần trong việc tỉ lệ ủng hộ tôi xuống thấp: họ đã khá hiệu quả trong việc luôn công kích tôi cũng như các kế hoạch về y tế, kinh tế của tôi, và tận dụng tối đa các lỗi lầm của tôi. Kể từ lúc tôi đắc cử, đảng Cộng hòa đã thắng được nhiều đợt bầu cử đặc biệt vào thượng nghị viện Hoa Kỳ tại Texas và Georgia, các cuộc đua giành ghế thống đốc tại Virginia và New Jersey, các cuộc đua giành ghế thị trưởng tại New York và Los Angeles. Trong mỗi lần bầu cử như thế, kết quả được xác định bởi các nhân tố riêng biệt tại địa phương đó, nhưng chắc chắn là tôi không có một ảnh hưởng tích cực nào. Người dân không hề cảm thấy nền kinh tế đang khá dần lên, và kiểu rêu rao chống thuế, chống chính phủ vẫn còn hiệu nghiệm lắm. Rốt cuộc lại, những điều chúng tôi đang làm để giúp đỡ hàng triệu người Mỹ hoặc là quá phức tạp khiến người dân không thể hiểu được, chẳng hạn như Tín dụng Thuế thu nhập, hoặc là gây quá nhiều tranh cãi khiến không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực về chính trị, mặc dù đó là những chính sách đúng đắn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 09:28:22 pm
        Tháng 11 cho thấy hai ví dụ về chính sách đúng đắn nhưng lại có thể gây hại về chính trị. Sau khi Al Gore hạ gục Ross Perot trong một cuộc tranh luận trên truyền hình về NAFTA được rất nhiều người theo dõi, nó được hạ nghị viện thông qua, với 234 phiếu thuận 200 phiếu chống. Ba ngày sau, thượng nghị viện tiếp tục thông qua, 61 thuận 38 chống. Mark Gearan tường thuật với báo chí rằng Al và tôi hoặc đã gọi điện hoặc đã đến gặp 200 thành viên của quốc hội, và nội các đã gọi 900 cú điện thoại. Tổng thống Carter cũng hỗ trợ, gọi điện cho các thành viên của quốc hội cả ngày trong suốt một tuần. Chúng tôi cũng phải thỏa thuận trên rất nhiều vấn đề, nỗ lực vận động cho NAFTA còn giống việc làm xúc xích hơn là lần chúng tôi chiến đấu để thông qua ngân sách. Bill Daley và cả đội của chúng tôi đã giành được một chiến thắng huy hoàng trên bình diện kinh tế và chính trị, nhưng cũng như lần thông qua ngân sách, chiến thắng lần này phải trả một giá đắt, gây chia rẽ nội bộ đảng của chúng tôi trong quốc hội và gây phẫn nộ cho nhiều người vốn đã từng ủng hộ chúng tôi hết mình.

        Dự luật Brady cũng được thông qua vào tháng 11, sau khi các thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa từ bỏ ý định trì hoãn thông qua luật này do Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA) giựt dây. Tôi đặt bút ký vào dự luật, dưới sự chứng kiến của Jim và Sarah Brady. Kể từ khi John Hinckley Jr. bắn Jim trong một mưu toan áp sát tổng thống Reagan, Jim và Sarah đã tham gia vận động đòi chính phủ đưa ra luật về an toàn sử dụng súng. Họ đã phải đấu tranh trong vòng bảy năm ròng rã để được thông qua một dự luật yêu cầu tất cả những người muốn mua súng phải trải qua một thời gian chờ đợi: đây là thời gian người ta kiểm tra tiểu sử, tiền án, các vấn đề về sức khỏe, tâm thần của người muốn mua súng. Tổng thống Bush đã từng phủ quyết một phiên bản trước đây của dự luật Brady do có sự chống đối dữ dội từ phía NRA, vì tổ chức này cho rằng dự luật đã xâm phạm quyền được cất giữ và mang vũ khí mà hiến pháp quy định. NRA cũng tin rằng thời gian chờ đợi trước khi được mua vũ khí là một điều không thể chấp nhận được đôi với những người mua súng hợp lệ và tuyên bố rằng thay vì vậy chúng ta chỉ cần gia tăng mức phạt đối với những người mua súng không hợp lệ. Hầu hết dân Mỹ đều ủng hộ dự luật Brady, nhưng một khi dự luật đã được thông qua, nó không còn là một vấn đề cân nhắc khi họ bỏ phiếu nữa. Trái lại, NRA cầm chắc khả năng đánh bại được rất nhiều thành viên của quốc hội, những người đã từng bỏ phiếu chống lại họ. Cho đến lúc tôi rời khỏi Nhà Trắng, việc kiểm tra tiền sử những người mua súng của luật Brady đã giúp ngăn hơn 600.000 tội phạm nguy hiểm, các tội phạm bị truy nã, cướp không mua được súng. Luật này giúp cứu sống vô số sinh mạng. Nhưng, cũng giống như ngân sách, nó khiến những ai dũng cảm dám bỏ phiếu ủng hộ cho nó phải chịu công kích, mà đôi lúc những công kích ấy hiệu quả đến mức khiến nhiều người mất chức.

        Tuy vậy không phải tất cả những gì tôi làm đều gây tranh cãi. Vào ngày 16, tôi phê chuẩn đạo luật Khôi phục tự do tín ngưỡng. Đạo luật này nhằm bảo vệ những biểu hiện tôn giáo ở nơi công cộng như trường học và nơi làm việc. Dự luật này được lập ra nhằm đảo ngược quyết định của Tòa án tối cao cho phép các bang quyền kiểm soát đối với những hoạt động tôn giáo tại những nơi như thế. Nước Mỹ là nơi đầy những con người với những tín ngưỡng khác nhau. Tôi nghĩ dự luật đã tạo sự cân bằng giữa việc bảo vệ quyền lợi của cá nhân và nhu cầu về trật tự công cộng. Dự luật được ủng hộ ở thượng nghị viện bởi Ted Kennedy và Nghị sĩ đảng Cộng hòa Orrin Hatch của Utah, và thông qua 97 phiếu thuận, 3 chống. Hạ nghị viện cũng thông qua bằng bỏ phiếu miệng. Mặc dù Tòa án tối cao sau đó đã bác bỏ dự luật này, tôi vẫn tin rằng đây là một luật đúng đắn và cần thiết.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 09:39:52 pm
        Tôi luôn tin rằng việc bảo vệ tự do tôn giáo và biến Nhà Trắng thành nơi tiếp nhận tất cả các tín ngưỡng tôn giáo là một phần quan trọng trong công việc của tôi. Tôi đã uỷ quyền cho một thành viên quan hệ công chúng của Nhà Trắng làm cầu nối với cộng đồng tôn giáo. Tôi tham dự tất cả mọi buổi Ăn sáng có cầu nguyên được tổ chức mỗi năm khi quốc hội chuẩn bị công việc, nói chuyện và ở lại suốt buổi để tôi có thể gặp gỡ mọi người thuộc các tôn giáo khác nhau và đảng phái chính trị khác nhau. Tất cả đều đến để cầu nguyện Chúa phù hộ cho công việc của chúng tôi. Và mỗi năm khi Quốc hội bắt đầu nhóm hợp lại sau khi nghỉ tháng 8, tôi tổ chức một buổi điểm tâm sáng tại Phòng ăn Quốc gia và tôi có thể nghe nguyện vọng của các lãnh đạo tôn giáo và chia sẻ nguyện vọng của cá nhân tôi với họ. Tôi muốn cởi mở mọi kênh liên lạc với họ, ngay cả đối với những người bất đồng quan điểm, tôi muốn làm việc với họ bất cứ khi nào có thể về các vấn đề xã hội trong nước và các vấn đề nhân đạo trên thế giới.

        Tôi tin tưởng mãnh liệt vào sự tách bạch nhà thờ với chính quyền, nhưng tôi cũng tin rằng cả hai đều có những đóng góp không thể chối cãi được cho sức mạnh quốc gia, và rằng đôi khi cả hai có thể hợp tác cùng nhau cho một lý tưởng chung mà không vi phạm hiến pháp. Lý thuyết mà nói, chính quyền là không hoàn hảo, mang tính chất thử nghiệm và cũng luôn được cải tiến. Niềm tin tôn giáo nhấn mạnh vào đời sống nội tâm, đến sự tìm kiếm chân lý và khả năng thay đổi và phát triển của tinh thần. Các chương trình của chính quyền sẽ không hoạt động tốt trong nền văn hóa xem nhẹ giá trị gia đình, công việc và không có sự tôn trọng lẫn nhau. Và rất khó để chúng ta sống có lý tưởng mà không chăm sóc người nghèo và người bị đàn áp và "yêu thương hàng xóm như con yêu thương chính bản thân con" - trên niềm tin tôn giáo.

        Tôi nghĩ về vai trò của tôn giáo trong đời sống chính trị trong giữa tháng 11 khi tôi đến Memphis để nói chuyện trước một hội nghị tôn giáo của Hội thánh Đức Chúa trời tổ chức tại Nhà thờ Mason Temple. Trước đó đã có một số thông tin trên báo chí về sự gia tăng bạo lực đối với trẻ em trong các khu vực người Mỹ gốc Phi, và tôi muốn bàn bạc với các mục sư và người dân cách đối phó. Rõ ràng là các yếu tố kinh tế và xã hội đứng đằng sau nạn thất nghiệp tại các trung tâm thành phố, gia đình tan vỡ, những vấn đề trên học đường và sự phụ thuộc ngày càng gia tăng vào các chương trình hỗ trợ của chính phủ, việc gia tăng sinh con ngoài giá thú, và bạo lực. Nhưng tất cả các khó khăn chồng chất lên nhau đã tạo ra một nền văn hoá quá quen với bạo lực và nạn thất nghiệp, chấp nhận việc con cái chỉ có cha hoặc mẹ, và tôi tin tưởng rằng chính phủ một mình không thể thay đổi nền văn hoá ấy. Nhiều nhà thờ của người da đen đã bắt đầu nghiên cứu cách giải quyết các vấn đề này và tôi muốn khuyến khích họ làm hơn thế nữa.

        Khi tôi đến Memphis, tôi ở giữa những người bạn. Hệ phái Đức Chúa trời là một trong những hệ phái của người Mỹ gốc Phi phát triển nhanh nhất. Người sáng lập nhà thờ này, Charles Harrison Mason, có ý tưởng đặt tên của nhà thờ đó tại Little Rock, trên một địa điểm mà tôi đã từng giúp đặt một tấm bảng kỉ niệm hai năm trước. Vợ góa của ông có mặt ở nhà thờ vào ngày đó. Chủ lễ, Louis Ford từ Chicago, đã từng nắm vai trò quan trọng trong chiến dịch tranh cử tổng thống.

        Mason Temple giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử dân quyền. Martin Luther King, Jr. đã giảng thuyết ở đây trong đêm trước khi bị giết. Tôi gợi lại tinh thần của King và dự đoán của ông khi ông nói rằng mình có thể không sống lâu hơn để tôi yêu cầu bạn bè tôi xem xét một cách nghiêm túc "vấn đề khủng hoảng trầm trọng của tinh thần đang xiết chặt lấy nước Mỹ ngày nay".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Tư, 2016, 09:47:27 pm
        Sau đó tôi bỏ tờ giấy diễn văn đi, và phát biểu một bài mà nhiều nhà bình luận sau này cho là bài phát biểu haỷ nhất trong vòng tám năm của tôi trên cương vị tổng thống, nói chuyện với bạn bè từ trái tim trong ngôn ngữ của di sản chung của chúng tôi:

        Nếu Martin Luther King xuất hiện ngay cạnh tôi ngày nay và đưa cho chúng ta xem bản báo cáo về 25 năm trở lại đây, ông sẽ nói gì. Ông sẽ nói bạn làm rất tốt, bầu cử người mà trước đây hầu như không thể ứng cử vì lý do màu da... bạn làm rất tốt, ông sẽ nói, tạo cơ hội cho người có khả năng làm những việc trên sống mọi nơi mà họ muốn sống, đi mọi nơi mà bạn muốn đi trong đất nước vĩ đại này... Ông sẽ nói bạn làm rất tốt trong việc tạo một tầng lớp trung lưu gồm người da đen... trong việc mở ra cơ hội cho họ.

        Nhưng ông sẽ nói, tôi không sinh ra và chết đi để được nhìn thấy cảnh gia đình Mỹ bị tan vỡ. Tôi không được sinh ra và chết đi để được nhìn thấy cảnh các bé trai 13 tuổi sở hữu vũ khí tự động và bắn chết những đứa trẻ chín tuổi khác chỉ để lấy hứng. Tôi không được sinh ra và chết đi để được nhìn thấy cảnh các bạn trẻ hủy hoại đời họ bằng ma tuý và rồi làm giàu từ việc hủy hoại cuộc đời những người khác. Đó không phải là những gì tôi đến đây để làm. Tôi chiến đấu cho tự do, ông sẽ nói, nhưng không phải cho tự do để người này giết người kia một cách vô tư lự, không phải chiến đấu cho tự do để cho các vị thành niên có con và từ bỏ chúng như thể chúng không là gì. Tôi đấu tranh cho mọi người có quyền làm việc nhưng không cho cả một cộng đồng và dân tộc bị bỏ rơi. Đấy không phải là những lý tưởng mà tôi cống hiến cả cuộc đời mình.

        Tôi không chiến đấu cho người da đen có quyền giết những người da đen khác một cách vô tư lự...

        Có thay đổi chúng ta có thể làm từ ngoài vào trong; đó là công việc của tổng thống và quốc hội và thống đốc và thị trưởng và các cơ quan dịch vụ xã hội. Và có những thay đổi chúng ta phải làm từ trong ra ngoài nếu không những thay đổi kia không có giá trị gì nữa... Đôi khi không có câu trả lời từ bên ngoài vào trong, đôi khi tất cả các câu trả lời phải được xuất phát từ giá trị những suy nghĩ, và những tiếng nói vang vọng trong chúng ta từ bên trong...

        Khi không có gia đình, không có trật tự và không có hy vọng... thì ai sẽ làm gương, lập kỷ luật và mang đến tình yêu cho những đứa trẻ này? Bạn phải làm điều đó, và chúng tôi phải giúp đỡ bạn.

        Và tại đây vào ngày này, để tôi đề nghị tất cả các bạn nói với trái tim của mình: chúng ta sẽ tôn thờ cuộc sống và sự nghiệp của Martin Luther King... Bằng một cách nào đó, với sự trợ giúp của Chúa, chúng ta sẽ đảo ngược được tình hình. Chúng ta sẽ cho những đứa trẻ này một tương lai. Chúng ta sẽ cất súng đi và phát cho chúng sách. Chúng ta sẽ lấy đi nỗi thất vọng và cho chúng niềm tin. Chúng ta sẽ xây dựng lại gia đình, hàng xóm và cộng đồng. Chúng ta sẽ không để cho tất cả những công việc từ trước đến nay chỉ mang lợi ích đến cho thiểu số. Chúng ta sẽ làm việc đó với nhau, với sự giúp đỡ của Chúa.

        Bài phát biểu Memphis là một bài ca ngợi triết lý vì cộng đồng có gốc rễ từ giá trị tôn giáo của riêng cá nhân tôi. Nhiều thứ đang tan rã. Tôi cố gắng hàn gắn chúng lại.

        Vào ngày 19 và 20 tháng 11, tôi lại một lần nữa cố gắng hàn gắn sự việc bằng cách bay đến Seattle để dự cuộc họp lãnh đạo lần đầu tiên của tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC). Trước 1993 APEC là một diễn đàn để các bộ trưởng tài chính bàn về các vấn đề kinh tế. Tôi đã đề nghị các nguyên thủ nên gặp nhau mỗi năm để bàn về các lợi ích chung, và tôi muốn sử dụng lần họp đầu tiên này, trên đảo Blake, ngoài biển Seattle, để đeo đuổi ba mục tiêu: một khu vực thương mại tự do trong khu vực châu Mỹ và các quốc gia châu Á Thái Bình Dương; bàn bạc không chính thức về vấn đề chính trị và an ninh; và tạo ra thói quen hợp tác - hiển nhiên sẽ quan trọng hơn các vấn đề khác trong thế kỷ 21. Các quốc gia châu Á Thái Bình Dương chiếm hơn phân nửa sản lượng thế giới và cũng vướng phải vài vấn đề chính trị và an ninh nghiêm trọng. Trong quá khứ, Mỹ chưa từng đối xử với khu vực này một cách toàn diện như cách chúng tôi đã làm đối với châu Âu. Tôi nghĩ đây là thời điểm thích hợp làm điều đó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 02:27:46 pm
        Tôi rất thích làm việc với thủ tướng Nhật Bản mới, ông Morihiro Hosokavva, một nhà cải tạo đã can đảm phá bỏ luật độc quyền về năng lượng của đảng Dân chủ Tự do và tiếp tục phát triển nền kinh tế Nhật Bản. Tôi cũng rất vui khi có cơ hội tiếp chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân trong bối cảnh ít trang trọng hơn. Mặc dù có những quan điểm khác nhau về nhân quyền, Tây Tạng và kinh tế nhưng chúng tôi có cùng quan điểm về xây dựng mối quan hệ không phải dựa trên sự cô lập mà phải hòa nhập Trung Quốc chung với cộng đồng toàn cầu. Cả Giang Trạch Dân và Hosokawa đều cùng chia sẻ nỗi lo của tôi về khủng hoảng đang leo thang với Bắc Triều Tiên, vốn đang có dự định sử dụng năng lượng nguyên tử. Đây là điều tôi chắc chắn phải ngăn cản và vì thế cần sự ủng hộ của hai vị lãnh đạo này.

        Quay trở lại Washington, Hillary và tôi mở tiệc chiêu đãi Tổng thống Nam Triều Tiên Kim Young-Sam lần đầu tiên. Tôi luôn thích các chuyến viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia. Đây là những sự kiện có tính chất lễ nghi nhất tại Nhà Trắng, bắt đầu bằng một buổi lễ tiếp đón long trọng. Hillary và tôi đứng ở cổng phía nam của Nhà Trắng để chào đón khách. Sau khi chào xong, chúng tôi dẫn khách đi vào Bãi cỏ phía Nam để có một phần giới thiệu sơ lược về chủ, khách. Tôi sẽ đứng trên bục, đối diện với một dãy các nhân viên an ninh mặc đồng phục nhìn khá ấn tượng. Dàn nhạc quân đội sẽ chơi quốc ca của cả hai quốc gia, sau đó tôi dẫn khách đi duyệt đội danh dự. Kế đến chúng tôi quay trở lại sân khấu để trình bày những nhận xét ngắn gọn, trong khi nói thường xuyên ngừng lại đôi chút để vẫy tay chào một đám đông học sinh, công dân đến từ các nước khác đang sinh sống tại Mỹ, hay các công dân Mỹ có nguồn gốc ở nước khác.

        Trước bữa ăn tối, Hillary và tôi tổ chức một bữa chiêu đãi nhỏ cho phái đoàn viếng thăm ở Phòng Bầu dục trên tầng sinh hoạt. Al và Tipper, Ngoại trưởng Mỹ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và vài người nữa sẽ cùng chúng tôi đến thăm các vị khách nước ngoài. Sau tiệc chiêu đãi, nhân viên an ninh danh dự của quân đội, một nam một nữ, sẽ hộ tống chúng tôi xuống lầu, đi ngang qua các bức chân dung của các tổng thống tiền nhiệm trước khi xuống gặp khách. Bữa ăn, thường diễn ra trong Phòng tiệc Quốc gia (đối với các đoàn đông, tiệc tối sẽ được tổ chức tại Phòng cánh Đông hoặc ngoài trời trong lều). Đội lính thủy đánh bộ Mỹ hoặc một đội không quân có những màn trình diễn phục vụ. Lúc nào tôi cũng hồi hộp vô cùng khi thấy họ xuất hiện. Sau bữa tối là các chương trình văn nghệ thường được chọn lọc kỹ để phù hợp với sở thích của khách. Chẳng hạn, Václav Havel muôn nghe Lou Reed, vì nhạc sĩ này đã gây cảm hứng cho đảng của ông trong cuộc Cách mạng Nhung tại Tiệp Khắc. Hễ có dịp là tôi cho mời các nhạc công nhạc sĩ đủ thể loại đến Nhà Trắng. Trong nhiều năm tôi đã mời Earth, Wind and Fire, Yo-Yo Ma, Plácido Domingo, Jessye Norman và nhiều các nghệ sĩ nhạc cổ điển, jazz, blues, nhạc kịch Broadway và nhạc nhà thờ cũng như diễn viên múa từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Để xem trình diễn, chúng tôi thường có một phòng để mời nhiều khách hơn trong buổi ăn tối. Sau đó, ai muốn ở lại xem tiếp sẽ vào phòng giải lao của Nhà Trắng để khiêu vũ. Thường thì các vị khách quý mệt mỏi và sẽ đến nhà khách Blair House, là nơi nghỉ chính thức của các quan chức. Hillary và tôi thường ở lại khiêu vũ một lúc rồi lên tầng trên trong khi những ai ở lại sẽ chơi tiếp một tiếng nữa hoặc hơn.

        Vào cuối tháng 11 tôi có tham dự một truyền thống lễ hội có từ thời tổng thống Coolidge: tha mạng cho một con gà tây, sau đó Hillary, Chelsea và tôi đến Trại David để có một kỳ lễ Tạ ơn dài. Tôi có nhiều điều để tạ ơn. Tỷ lệ ủng hộ tôi tăng lên một lần nữa và hãng hàng không American Airlines tuyên bố đã giải quyết cuộc đình công nội bộ diễn ra trong năm ngày. Cuộc đình công có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế; nó được giảng hòa với sự khôn khéo của Bruce Lindsey. Tôi vui là các đồng bào của tôi có thể bay về nhà để nghỉ lễ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 02:32:15 pm
        Ngày lễ Tạ ơn tại Trại David đã trở thành một truyền thống hàng năm khi chúng ta sum họp với gia đình và bạn bè. Chúng tôi luôn có buổi ăn tạ ơn tại Laurel, một buồng lớn nhất trong trại, với phòng ăn và phòng họp lớn, một không gian trống, thoáng đãng lớn với một lò sưởi và tivi, và một phòng riêng biệt cho cá nhân tôi. Chúng tôi qua phòng ăn để chào các lực lượng hải quân, và lính thủy đánh bộ và gia đình họ, những người giữ cho trại có thể hoạt động tốt. Vào buổi tối, chúng tôi xem phim và chơi thể thao. Và ít nhất một lần trong kỳ nghỉ cuối tuần đó, mặc dù trời lạnh hay mưa, các anh em trai của Hillary, Roger, và tôi sẽ chơi golf với tất cả những ai dám chơi với chúng tôi. Ngạc nhiên thay, Dick Kelly luôn luôn chơi, mặc dù ông ta đã gần 80 tuổi vào năm 1993.

        Tôi yêu mọi giây phút trong lễ Tạ ơn tại Trại David nhưng lần tạ ơn đầu tiên rất đặc biệt vì nó là lần tạ ơn cuối cùng của mẹ tôi. Vào cuối tháng 11 ung thư của bà đã lan rộng và ăn vào trong máu. Bà phải thay máu mỗi ngày để duy trì sự sống. Tôi không biết bà còn sống được bao lâu nữa nhưng sự truyền máu giúp bà trông khỏe mạnh giả tạo và bà luôn cố gắng sống hết sức mình trong những ngày còn lại. Bà thưởng thức các trận đá bóng trên tivi, các bữa ăn và thăm các chiến sĩ trẻ tại quán bar của Trại David. Bà không muốn nhắc đến cái chết. Bà luôn luôn có một sự sống mãnh liệt át đi những suy nghĩ về cái chết.

        Ngày 4.12 tôi đến California một lần nữa, để tổ chức một Hội nghị thượng đỉnh kinh tế về các vấn đề đang tồn tại và nói chuyên với một nhóm người trong lĩnh vực giải trí. Tại trụ sở của cơ quan Creative Artists Agency (Cơ quan quản lý nghệ sĩ sáng tạo), tôi kêu gọi họ tham gia với tôi giảm bớt bạo lực trên báo chí truyền thông đang nhằm vào giới trẻ, cũng như sự tấn công của văn hóa lên các vấn đề về gia đình và công việc. Trong hai tuần sau, tôi đến quận của Marjorie Margolies- Mezvinsky để tham dự một hội nghị về quyền công dân, và tôi bổ nhiệm Bob Kerrey vào chức đồng chủ tịch cùng với Thượng nghị sĩ John Danforth của Missouri dẫn đầu một ủy ban nghiên cứu về an sinh xã hội và các vấn đề khác.

        Ngày 15.12 tôi chào đón nồng nhiệt một tuyên bố chung giữa Thủ tướng Anh John Major và Thủ tướng Ireland Alber Reynolds, nhằm đề xuất một chương trình cơ bản tiến đến thỏa thuận hòa bình về các vấn đề tại Bắc Ireland. Đó là một món quà giáng sinh tuyệt vời, và tôi hy vọng nó sẽ cho tôi một cơ hội đóng góp vào việc giải quyết luôn ám ảnh tôi từ hồi còn là sinh viên tại Oxford. Cùng ngày đó, tôi bổ nhiệm người bạn cũ thời McGovern - John Holum - lên làm giám đốc Cơ quan Quản lý Vũ khí và Giải trừ Quân bị và sử dụng cơ hội này để nhân mạnh chương trình cấm phổ biến vũ khí của tôi là: thông qua một nghị định quản lý vũ khí hoá học, đạt được hiệp ước cấm thử hạt nhân, đạt được sự kéo dài vô thời hạn hiệp ước chống phổ biến hạt nhân (hiệp ước này đã hết hiệu lực vào năm 1995) và tài trợ toàn phần cho chương trình Nunn-Lugar để tiêu huỷ vũ khí hạt nhân của Nga.

        Ngày 20.12, tôi ký một dự luật rất quan trọng đối với Hillary và tôi: Đạo luật bảo vệ trẻ em quốc gia. Đạo luật này giúp cung cấp cơ sở dữ liệu cho tất cả những nhà trẻ để họ có thể biết được thông tin về tất cả các ứng viên xin việc trông trẻ. Đó là một sáng kiến của nhà văn Andrew Vachss, khi đọc những câu chuyện về trẻ em bị lạm dụng trong các nhà trẻ. Hầu hết mọi cha mẹ đều phải đi làm và phải gửi con đến các trung tâm giữ trẻ. Họ có quyền muốn biết con em mình sẽ được an toàn và được chăm sóc tốt.

        Mùa giáng sinh giúp Hillary và tôi có cơ hội xem Chelsea diễn hai lần: trong vở The Nutcracker với Nhà hát kịch Balê Washington, nơi con gái tôi học mỗi ngày sau khi học chính thức ở trường, và trong vở kịch ngắn giáng sinh tại nhà thờ chúng tôi đã chọn, Nhà thờ Giám lý Foundry United, tại đường 16, gần Nhà Trắng. Chúng tôi thích mục sư của Foundry, Phil Wogaman và việc nhà thờ là nơi tập hợp nhiều người với mọi màu da, văn hóa, thu nhập, chính kiến và ngay cả những người đồng giới.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 02:38:28 pm
        Nhà Trắng rất đặc biệt vào mùa giáng sinh. Năm nào cũng vậy, cứ tới dịp này là một cây giáng sinh to được đặt trong Phòng Xanh ở tầng chính. Nó được trang trí, và các phòng khác cũng vậy, theo chủ đề của từng năm. Hillary lấy nghề thủ công của nước Mỹ là chủ đề của năm giáng sinh đầu tiên của chúng tôi. Thợ thủ công khắp mọi miền đất nước tặng tôi quà tặng giáng sinh bằng thủy tinh, gỗ và kim loại. Vào môi mùa giáng sinh, Phòng ăn Quốc gia được trang trí với một mô hình Nhà Trắng lớn làm bằng bánh gừng, đặc biệt thu hút trẻ em. Năm 1993 khoảng 150.000 người đến Nhà Trắng trong suốt dịp lễ để tham quan.

        Chúng tôi cũng có một cây thông lớn cho Phòng Vàng trên tầng ở của chúng tôi và treo kín các vật trang hoàng mà Hillary và tôi đã sưu tâm từ lễ giáng sinh đầu tiên bên nhau. Theo thông tục, Chelsea và tôi gắn nhiều đồ trang hoàng lên cây. Giữa lễ Tạ ơn và giáng sinh, chúng tôi có tổ chức nhiều buổi tiệc chiêu đãi và tiệc cho quốc hội, báo chí, mật vụ, và nhân viên phục vụ nơi ở, nhân viên Nhà Trắng, nội các, các quan chức và những người ủng hộ chúng tôi trên toàn quốc, gia đình và bạn bè. Hillary và tôi phải đứng đợi hàng nhiều,giờ, gặp gỡ mọi người, chụp hình trong khi đội hợp xướng và các ban nhạc khắp nước biển diễn khắp mọi nơi trong Nhà Trắng. Đó là những giờ phút tuy mệt nhưng rất vui, đồng thời là cách để cám ơn những người đã giúp chúng tôi hoàn thành công việc và cho cuộc sống của chúng tôi thêm phần phong phú.

        Giáng sinh đầu tiên của chúng tôi tại Nhà Trắng quả thật đặc biệt quan trọng với tôi vì tôi biết rằng, giống như ngày lễ Tạ ơn đầu tiên tại Trại David, đây có thể là ngày lễ cuối cùng tôi được ở bên mẹ. Chúng tôi khuyến khích mẹ và Dick đến ở chơi với chúng tôi một tuần, và mẹ đã đồng ý khi tôi hứa sẽ chở mẹ về nhà kịp lúc để tiếp tục lên đường đi Las Vegas dự buổi hòa nhạc của Barbara Streisand vào đêm giao thừa. Barbara rất muốn mẹ đến tham dự, và mẹ cũng đã quyết định sẽ đến. Bà rất quý Barbara, và trong suy nghĩ, luôn cho rằng Las Vegas là nơi giống với thiên đàng nhất. Tôi không biết mẹ sẽ làm gì nếu ở thế giới bên kia không có sòng bài hoặc các tụ điểm giải trí.

        Khi chúng tôi đang ăn mừng giáng sinh thì vụ Whitewater một lần nữa lại gây đau đầu. Vài tuần trước, tờ Washington Post và New York Times đã đăng tải các tin đồn gần xa rằng Jim McDougal có thể bị buộc tội trở lại. Vào năm 1990, ông này đã phải ra tòa vì bị cáo buộc liên quan đến việc công ty Madison Guaranty làm ăn thất bại nhưng cuối cùng được tha bổng. Rõ ràng Công ty Resolution Trust Corporation đang xem xét xem liệu McDougal đã có những đóng góp cho cuộc vận động tranh cử một cách bất hợp pháp cho các chính trị gia hay không, trong đó bao gồm cả tôi. Trong cuộc tranh cử, chúng tôi đã đưa ra một bản báo cáo chứng minh chúng tôi đã mất tiền trong kế hoạch đầu tư Whitewater. Những đóng góp tài chính mà chúng tôi nhận được trong suôt cuộc tranh cử đã được công khai hoá, và tôi cũng như Hillary không hề mượn bất cứ đồng nào từ Madison. Tôi biết cả sự việc Whitewater chỉ đơn thuần là nỗ lực của các phe đối nghịch cố tình muốn gây tai tiếng cho tôi.

        Tuy nhiên, Hillary và tôi quyết định thuê luật sư. David Kendall từng học chung với chúng tôi hồi ở trường luật Yale. Anh từng đại diện cho các thân chủ trong các vụ kiện liên quan đến các khoản vay cho vay và biết cách tổ chức và tổng hợp những sự việc phức tạp tưởng chừng như rời rạc. Đằng sau David là một phong thái khiêm tốn theo kiểu tín đồ phái Quaker, và một sự sẵn lòng chiến đấu chống lại bất công. Anh đã từng bị cầm tù khi tham gia các hoạt động bảo vệ quyền công dân ở Mississippi trong Mùa hè Tự do hồi năm 1964, và đã cài trong các vụ xử có án tử hình liên quan đến Quỹ Bảo vệ Luật pháp NAACP. Nhưng trên hết, David Kendall là một người tuyệt vời, người đã chứng kiến chúng tôi trải qua những giờ phút đen tối với sức mạnh, sự sáng suốt và một óc hài hước.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 02:45:11 pm
        Vào ngày 18.12, Kendall cho chúng tôi biết tờ American Spectator, một nguyệt san cánh hữu, đang chuẩn bị đăng một bài viết của David Brock nói về việc bốn binh sĩ tiểu bang của bang Arkansas tiết lộ rằng họ đã từng đi kiếm phụ nữ cho tôi lúc tôi còn là thống đốc. Chỉ có hai trong số bốn binh sĩ ấy đồng ý tham gia phỏng vấn với kênh truyền hình CNN. Có vài chi tiết trong câu chuyện nghe qua đã biết ngay là chuyện bịa, và hai binh sĩ này không đưa ra được những minh chứng xác thực, những chi tiết họ kể đa phần không ăn khớp với nhau: những binh sĩ này đã từng bị thẩm tra vì tội lừa gạt bảo hiểm có liên quan đến việc phá hủy một chiếc xe của nhà nước vào năm 1990. David Brock sau đó đã xin lỗi Hillary và tôi. Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, xin hãy đọc hồi ký của anh, Blinded by the Right - Mù quáng bởi cánh hữu, trong đó anh đã dũng cảm tiết lộ những nỗ lực của phe cánh hữu giàu có đã làm để cố tình làm mất uy tín của tôi. Họ là những người có mối quan hệ với Newt Gingrich và vài đối thủ của tôi ở Arkansas. Brock cho biết anh ta đã từng để cho người khác sử dụng mình, những người không hề quan tâm đến việc thông tin mà họ nêu ra là đúng hay sai.

        Chuyên mấy binh sĩ tiểu bang bịa đặt là chuyện thật nực cười, nhưng nó gây tổn thương ghê gớm. Chuyện ấy làm đau lòng Hillary rât nhiều vì cô ây nghĩ những chuyện như thế đã bị chôn vùi từ hồi tranh cử. Giờ đây cô ấy biết mọi chuyên sẽ chẳng bao giờ kết thúc. Khi đó, chúng tôi chẳng làm được gì ngoài việc tiếp tục sống và hy vọng mọi việc rồi sẽ qua đi. Lúc mọi việc còn đang rùm beng, một buổi tối nọ chúng tôi đi xem vở Messiah của Handel ở Trung tâm Kennedy. Khi Hillary và tôi bước ra khu chỗ ngồi dành cho tổng thống, đám đông đứng lên và vỗ tay rất lâu. Chúng tôi rất cảm động bởi thái độ ân cần đó. Từ chỗ rất mệt mỏi và khó chịu, tôi đã thấy những giọt nước mắt tri ân lăn dài trên má mình.

        Sau tuần lễ giáng sinh đáng nhớ, Hillary, Chelsea và tôi chở mẹ và Dick về nhà ở Arkansas. Hillary và Chelsea ở cùng với Dorothy Rodham ở khu Little Rock, trong khi tôi chở mẹ và Dick đến Hot Springs. Cả gia đình đi ăn tối chung với một số bạn trung học tại quán Rocky's Pizza, một trong những quán ruột của mẹ nằm ngay đối diện với trường đua. Sau bữa ăn tối mẹ và Dick muốn đi ngủ sớm, vì thế tôi chở hai người về nhà rồi đi chơi bowling với nhóm bạn, rồi quay trở về căn nhà nhỏ ở hồ Hamilton để chơi bài và trò chuyện đến tận sáng sớm hôm sau.

        Ngày hôm sau, mẹ và tôi uống cà phê với nhau - không ngờ đây là lần cuối cùng tôi gặp mẹ. Bà vẫn lạc quan như mọi khi, nói rằng lý do duy nhất khiến vụ tố cáo của mấy binh sĩ tiểu bang xảy ra là do lúc đó tỉ lệ ủng hộ tôi đang tăng cao nhất kể từ khi tôi nhậm chức. Bà cười và nói rằng bà biết hai binh sĩ đó không phải là "hai ngôi sao sáng nhất trên bầu trời", nhưng mong sao cho "hai cậu ấy có thể kiếm sống bằng cách khác".

        Lúc đó không hiểu sao tôi lại đề cập với mẹ về việc cát đổ ra từ chiếc đồng hồ cát. Mẹ dạo đấy đang viết hồi ký cùng một cộng tác đến từ Arkasas, James Morgan, và mẹ đã kể lại toàn bộ cuộc đời bằng cách thu lại qua băng, thế nhưng mấy chương vẫn còn trong giai đoạn lên nháp. Tôi hỏi mẹ có còn tâm nguyên gì nếu mẹ không làm xong hồi ký. Bà cười và trả lời: "Dĩ nhiên con phải hoàn thành tiếp chứ ai nữa". Tôi hỏi: "Vậy ai sẽ là người hướng dẫn con đây?". Mẹ bảo tôi nên xem xét lại những chi tiết đã được kể, chỉnh lại những chi tiết chưa đúng, làm rõ những chi tiết rối rắm. Rồi bà tiếp tục: "Nhưng mẹ muốn đây là câu chuyện của chính mẹ bằng ngôn từ của chính mẹ. Vì thế con dừng sửa đổi nhiều trừ phi con thấy mẹ hơi quá khắt khe với ai đó vẫn còn sống". Nói tới đó, mẹ quay trở lại cuộc trò chuyện về chính trị và chuyến đi Las Vegas.

        Chiều hôm đó, tôi hôn tạm biệt mẹ, lái xe quay trở lại Little Rock để đón Hillary và Chelsea, sau đó bay đến Fayetteville để xem trận bóng rổ của đội Arkansas Razorbacks lúc bấy giờ đang đứng đầu bảng, rồi sau đó đến dự kỳ nghỉ Cuối tuần Phục hưng với hai người bạn là Jim và Dianne Blair. Sau một năm đầy ắp những sự kiện vui có buồn có, có được vài ba ngày thư giãn với bạn bè thật tuyệt. Tôi đi bộ trên bãi biển, chơi bóng bằng tay với lũ trẻ và chơi golf với mấy người bạn và nghỉ ngơi thư giãn.

        Nhưng tâm trí tôi vẫn không thể không nghĩ về mẹ. Mẹ thật tuyệt vời, vẫn còn xinh đẹp ở tuổi 70, thậm chí sau khi phải chịu phẫu thuật tuyến nhũ và hóa trị đã cướp đi của mẹ mái tóc dài buộc mẹ phải đội tóc giả, và việc phải truyền máu mỗi ngày. Hầu hết những người trong bệnh trạng của mẹ thường phải nằm suốt trên giường bệnh. Mẹ đã sống một cuộc đời thật đáng sống, vẫn vui vẻ đi dạo, không một lời than vãn về bệnh tình hoặc các cơn dau thể xác, luôn hăng hái đối diện với các cuộc phiêu lưu mới của từng ngày. Mẹ cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy cuộc sống của Roger đã đâu vào đấy, và luôn tin chắc tôi sẽ hoàn thành xuất sắc công việc của mình. Chắc chắn mẹ rất muốn sống đến trăm tuổi, nhưng nếu số trời đã định đành phải vâng mệnh thôi. Mẹ đã tìm thấy sự an bình nơi Chúa. Ngài đã gọi mẹ về, nhưng Ngài sẽ phải đuổi tìm mới bắt được bà.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 04:38:45 pm

         
        37

        Năm 1994 là một trong những năm khó khăn nhất đời tôi, năm mà các thành công quan trọng trong chính sách đối ngoại và đối nội bị lấn át với sự thất bại của chính sách cải cách y tế và một xìcăngđan không có thật. Nó bắt đầu từ một nỗi đau gia đình xé lòng và kết thúc bằng một thảm họa chính trị.

        Đêm 5.1, mẹ gọi điện đến Nhà Trắng tìm tôi. Mẹ mới trở về nhà sau chuyến đi Las Vegas. Tôi nói là đã gọi điện đến khách sạn tìm mẹ trong mấy ngày nay nhưng bà đều không có ở đó. Mẹ cười và nói rằng bà đi chơi suốt ngày đêm, thưởng thức cuộc sống tại thành phố yêu thích nhất của bà và vì thế không có thời gian ngồi đợi điện thoại reo. Bà rất thích buổi hòa nhạc của Barbra Streisand và rất vui khi Barbra giới thiệu mẹ với các khách mời và hát tặng mẹ một bài. Mẹ kể chuyện rất hào hứng và có vẻ rất khỏe; bà chỉ muốn đăng ký vào khách sạn và nói với tôi rằng bà rất yêu tôi. Cú gọi đó cũng không khác gì vô vàn những cú gọi khác trong nhiều năm, thường diễn ra vào tối chủ nhật.

        Khoảng 2 giờ sáng, điện thoại reng lần nữa, và Hillary đánh thức tôi dậy. Dick Kelly đang ở đầu dây, khóc. "Bà mất rồi, Bill ạ", ông khóc. Sau một tuần vui vẻ và mệt, mẹ đã ngủ và ra đi. Tôi biết điều đó rồi sẽ xảy ra nhưng tôi vẫn chưa sẵn sàng tâm lý. Cú gọi điện thoại cuối cùng của chúng tôi rất thường nhật, toàn nói những chuyện linh tinh, chúng tôi nói chuyên giống như những người nghĩ rằng họ còn nhiều thời gian vô tận để nói với nhau. Trong thời điểm đó tôi nghẹn ngào không nói được gì ngoại trừ nói với Dick rằng tôi rât yêu ông và rất cám ơn ông làm cho mẹ vui vẻ những năm tháng cuối đời và nói tôi sẽ về nhà ngay. Hillary biết chuyện gì đã xảy ra khi cuộc nói chuyên điện thoại đến hồi cuối. Tôi ôm cô ấy và khóc. Cô ấy nói một điều gì đó về mẹ và tình yêu cuộc sống của mẹ, và tôi nhận ra rằng có lẽ mẹ muốn cuộc trò chuyện trên điện thoại đó là cuộc nói chuyên cuối cùng. Mẹ luôn nói về cuộc sống, không phải cái chết.

        Tôi gọi điện cho em trai tôi, và tôi biết nó sẽ rất đau khổ. Nó tôn thờ mẹ tôi, hơn thế nữa vì mẹ lúc nào cũng đặt nhiều hy vọng vào nó. Tôi bảo nó vì mẹ phải cố gắng vượt qua nỗi đau này và cố xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Rồi tôi gọi điện một người bạn, Patty Howe Criner, người đóng một phần trong cuộc sống của chúng tôi trong hơn 40 năm và tôi nhờ cô giúp Dick và tôi tổ chức đám tang. Hillary đánh thức Chelsea dậy và nói cho nó biết chuyên xảy ra. Con bé đã mất ông nội rồi; nó và mẹ tôi, người mà nó gọi yêu là Ginger (Củ gừng), rất mực thân thiết với nhau. Trên bức tường phòng học của nó, có một bức chân dung được vẽ bằng bút chì và mực bởi hoạ sĩ Gary Simmons đến từ Hot Springs được đặt tên là Chelsea's Ginger - củ Gừng của Chelsea. Thật cảm động khi nhìn con gái tôi cô vượt qua sự mất mát người mà nó thương yêu, nhìn nó cố gắng gượng và kìm nén những cảm xúc buồn đau. Bức tranh Chelsea's Ginger - đó hiện đang được treo trong phòng của nó ở Chappaqua hiện nay.

        Buổi sáng, chúng tôi tuyên bố tin mẹ mất, tin tức đăng tải liền liền. Thật trùng hợp, hôm đó là ngày Bob Dole và Newt Gingrich xuất hiện trên chương trình tin buổi sáng. Không cần biết đến không khí đau buồn, người phỏng vấn hỏi về vụ việc Whitewater và Dole trả lời rằng hiện ông đang nóng lòng chờ đợi sự thành lập một ủy Ban Điều tra độc lập. Tôi sững sờ. Cứ ngỡ rằng báo chí và đối thủ của tôi sẽ tạm nghỉ ngơi trong ngày mất của mẹ. Tuy vậy, vài năm sau Dole có xin lỗi tôi về điều này. Khi đó tôi đã hiểu rõ hơn những gì đã xảy ra. Washington là quyền lực. Nó làm mất đi lý trí và sự phán đoán. Dole không là người lạm dụng tồi tệ nhât đâu. Tôi cũng cảm động bởi lời xin lỗi của Dole.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 04:48:16 pm
        Cùng ngày hôm đó, Al Gore đến Milwaukee để đọc diễn văn về chinh sách đối ngoại thay tôi trong lúc tôi bay về nhà. Nhà của Dick và mẹ đông đúc bạn bè, gia đình và thức ăn của bà con Arkansas đem đến để xoa dịu nỗi đau chung. Chúng tôi đều cười khi nghe những câu chuyên kể về mẹ. Hôm sau, Hillary và Chelsea đến, cũng như một số người bạn của mẹ từ các nơi khác gồm Barbra Streisand và Ralph Wilson, chủ nhân của Buffalo Bills, người đã từng mời mẹ đến Super Bowl năm trước khi ông biết bà là một fan hâm mộ cuồng nhiệt của Buffalo Bills.

        Không có nhà thờ nào đủ lớn để chứa tất cả bạn bè của mẹ và trời quá lạnh để làm đám tang tại địa điểm mà hồi còn sống mẹ rất thích - trường đua - nên cuối cùng chúng tôi quyết định tổ chức tang lễ tại Trung tâm Hội nghị. Khoảng 3.000 người đến dự, gồm Thượng nghị sĩ Pryor, Thống đốc Tucker và tất cả bạn cùng phòng ở chung thời đại học. Nhưng hầu hết người tham dự đều là những người bình thường mà mẹ gặp và làm bạn trong suốt nhiều năm. Tất cả các thành viên tại "Câu lạc bộ sinh nhật" cũng đến. Có 12 thành viên, mỗi người với một ngày sinh nhật trong một tháng. Mỗi tháng họ lại tổ chức một bữa tiệc nhỏ để cùng chúc mừng sinh nhật của một thành viên trong nhóm. Sau khi mẹ mất, theo nguyện vọng của mẹ, những người còn lại chọn một người thay thế và họ đổi tên nhóm lại là Câu lạc bộ sinh nhật Virginia Clinton Kelly.

        Đức cha John Miles chủ trì buổi tang lễ, nhắc đến mẹ như là một người Mỹ chính gốc "Virginia", ông nói mẹ "giống như một trái banh cao su, đời càng đẩy bà ta xuống bao nhiêu thì bà ta càng nẩy lên bấy nhiêu". John nhắc cho mọi người nhớ câu trả lời của mẹ về bất cứ vấn đề gì: "Đời là tranh đấu. Việc gì muốn thành công cũng phải trải qua một giai đoạn thử thách".

        Tang lễ có bài thánh ca mẹ thích. Chúng tôi đều hát "Amazing Grace" và "Precious Lord, Take My Hand". Bạn của mẹ, Malvie Lee Giles, người từng mất giọng hoàn toàn sau đó hồi phục trở lại "từ Chúa" mà giọng còn cao hơn nữa, hát "His Eye Is On The Sparrow" và bài mẹ thích nhất "A Closer Walk With Thee". Người bạn ở hội thánh Ngũ tuần là Janice Sjostrand hát bài mà mẹ từng nghe tại buổi lễ nhậm chức ở nhà thờ của tôi "Holy Ground". Khi Barbra Streisand, ngồi phía sau tôi, nghe Janice hát, bà chạm vai tôi và tỏ vẻ ngạc nhiên. Buổi lễ kết thúc, bà hỏi "người đàn bà đó là ai và bài đó là bài gì? Sao mà hay thế?". Barbra quá thích các bản nhạc trong tang lễ của mẹ khiến bà ta tự làm một album riêng gồm các bản thánh ca và các bản nhạc truyền cảm hứng, có cả một bài viết tưởng niệm mẹ "Leading with Your Heart".

        Sau đám tang, chúng tôi đưa mẹ về nhà tại Hope. Suốt dọc đường người người ra đứng hai bên đường để bày tỏ lòng tôn kính. Mẹ được an táng tại nghĩa trang ngay đối diện cửa hiệu của ông ngoại ngày xưa, yên nghỉ bên cạnh ông bà ngoại và bố tôi. Đó là ngày 8.1, sinh nhật của ca sĩ yêu thích nhất của mẹ, Elvis Presley.

        Sau buổi họp mặt tại Sizzlin' Steakhouse, chúng tôi đi thẳng đến sân bay để bay về Washington. Tôi không còn thời gian than khóc, vì có hàng tá công việc đang chờ đợi. Ngay khi tôi thả Hillary và Chelsea xuống, tôi tiếp tục một chuyến công tác dài ngày đến châu Âu để thiết lập quy trình mở rộng NATO ra các nước Trung Âu nhưng cố gắng không gây phiền phức cho Yeltsin ở Nga. Tôi đã tự nhủ phải làm hết sức có thể để làm sao có thể thiết lập một châu Âu hợp nhất, tự do, dân chủ và an toàn đầu tiên trong lịch sử. Tôi cũng phải bảo đảm rằng sự bành trướng của NATO sẽ không dẫn đến việc châu Âu bị chia cắt mới về phía đông.

        Ở Brussel, sau khi đọc diễn văn cho một nhóm thanh niên châu Âu, tôi nhận được một món quà đặc biệt. Bỉ lúc đó đang kỉ niệm lần thứ 100 ngày mất của Adolphe Sax, người phát minh ra kèn saxophone, và thị trưởng xứ Dinant, quê hương của Sax, tặng tôi một chiếc kèn saxophone xinh xắn được làm tại Paris.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 04:52:37 pm
        Hôm sau các lãnh đạo NATO nhất trí thông qua bản kiến nghị hòa bình của tôi: bản kiến nghị này nhằm nâng cao hợp tác an ninh với các nền dân chủ mới của châu Âu cho đến khi tổ chức NATO thực sự phát triển.

        Vào ngày 11.1, tôi đến Prague với Václav Havel, đúng 24 năm sau chuyến thăm quan lần đầu tiên của tôi đến đây hồi còn là sinh viên. Havel, một người dáng nhỏ thó, giọng nói nhẹ nhàng với đôi mắt linh hoạt và cực kỳ dí dỏm, là một anh hùng của tất cả các lực lượng tự do à đấy. Ông đã ngồi tù trong nhiều năm và sử dụng thời gian trong tù đê viết một loạt các sách hùng biện và khiêu khích. Khi được thả, ông dẫn dắt Tiệp Khắc trải qua một cuộc Cách mạng Nhung không hề gây đô máu, rồi tiếp tục đưa đất nước vào giai đoạn phân chia có trật tự thành hai phần. Giờ đây, với cương vị là tổng thống nước Cộng hòa Séc, ông luôn mong mỏi để xây dựng một nền kinh tế thị trường và bảo vệ an ninh cho các thành viên NATO. Havel chơi khá thân với Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc, Madeleine Albright, được sinh ra ở Tiệp Khắc. Lần nào được gặp Havel, bà vui lắm vì có cơ hội được nói tiếng mẹ đẻ của mình.

        Havel dẫn tôi đến một câu lạc bộ nhạc Jazz vốn là nơi hoạt động bí mật của ông thời kỳ Cách mạng Nhung. Sau khi nhóm nhạc chơi được vài bài, ông dẫn tôi lên gặp mặt ban nhạc và tặng tôi thêm một cây saxophone nữa. Chiếc này được làm tại Prague bởi một công ty chuyên sản xuất saxophone cho các ban nhạc quân đội ở các quốc gia thuộc khối Hiệp ước Warsaw trong thời Cộng sản. Ông rủ tôi chơi cùng ban nhạc. Chúng tôi chơi hai bản "Summertime" và "My Funny Valentine", còn Havel nhiệt tình tham gia với vai trò gõ trống.

        Trên đường đến Moscow, tôi có ghé qua Kiev để gặp Tổng thống Ukraina Leonid Kravchuk, để cám ơn ông về bản thỏa thuận mà ông, Yeltsin và tôi sẽ ký vào thứ sáu tuần sau. Với việc ký kết này, Ukraina sẽ loại bỏ 176 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và 1.500 đầu đạn hạt nhân hướng về Mỹ. Ukraina là một nước lớn với 60 triệu dân và một tiềm lực mạnh. Cũng như Nga, quốc gia này đang trăn trở trong việc định hướng cho tương lai như thế nào. Kravchuk phải đối diện với một lực lượng hùng hậu của nghị viện chống đối ông từ bỏ vũ khí hạt nhân, và tôi muốn ủng hộ ông.

        Hillary gặp tôi ở Moscow. Cô ấy cũng dắt cả Chelsea theo, vì chúng tôi không muốn để con bé ở nhà một mình sau khi mẹ tôi mất. Cả gia đình cùng ở trong khu vực dành cho khách tại điện Kremlin và dạo bước dọc Moscow vào mùa đông quả là giúp chúng tôi khuây khỏa phần nào. Yeltsin biết tôi đang rất đau buồn vì bản thân ông cũng vừa mất đi người mẹ yêu kính.

        Hễ có dịp là chúng tôi ra phố mua các đồ mỹ nghệ của Nga và mua bánh mì tại một cửa hiệu nhỏ. Tôi đốt một ngọn nến cho mẹ tại Thánh đường Kazan, giờ đây đã được khôi phục hoàn toàn sau những tàn phá thời Stalin và đến bệnh viện viếng thăm vị giáo trưởng của Nhà thờ chính thống Nga. Vào ngày 14.1, một buổi lễ tiếp đón ấn tượng diễn ra tại sảnh St. George của điện Kremlin, một căn phòng trắng rộng thênh thang với các vòm hình cung và các cột nhà với tên các vị anh hùng trong cuộc chiến Nga hơn 200 năm trước được nạm vàng. Trong buổi 11, Yeltsin và tôi kí một thỏa thuận hạt nhân với Tổng thống Ukraina Kravchuk, và tổ chức các buổi nói chuyện về các nỗ lực gìn giữ hòa bình và phát triển kinh tế.

        Trong buổi họp báo sau đó, Yeltsin cảm ơn gói viện trợ của Mỹ cũng như quyết định được thông qua ở Hội Nghị G-7 Tokyo trong việc tài trợ Nga thêm một tỉ đôla mỗi năm cho hai năm sắp tới, bày tỏ lòng cảm kích với việc chúng tôi cắt giảm thuế quan trên 5.000 sản phẩm Nga. Ông cho biết rất vui mừng khi thỏa thuận hạt nhân đã được ký kết, cũng như đánh giá cao nỗ lực của tôi trong việc dàn xếp thỏa thuận hợp tác giữa NATO và Nga. Tôi cũng rất vui khi đạt được thỏa thuận, kể từ ngày 30.5 chúng tôi sẽ không bắn tên lửa hạt nhân vào nhau, hay vào bất kỳ nước nào khác, và trong vòng 20 năm tới, Mỹ sẽ mua từ Nga một lượng uranium đã được làm giàu trị giá 12 tỉ đôla. Cam kết này nhằm làm mất dần khả năng Nga sử dụng uranium để sản xuất vũ khí.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 04:56:51 pm
        Tưởng đâu tất cả các hành động kia đều nhằm vào lợi ích tốt đẹp cho cả Mỹ và Nga, ngờ đâu có một vài người lên tiếng phản đối. Yeltsin lúc này đang gặp phải một số chống đối từ phía quốc hội, đặc biệt là Vladimir Zhirinovsky, người đang lãnh đạo một số lượng lớn các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan muốn đưa Nga quay trở lại thời vàng son của một đế quốc và cho rằng tôi đang tìm cách làm giảm quyền lực và vây cánh của họ. Nói cho rõ, tôi xin lặp lại rằng người dân Nga nên định nghĩa sự vĩ đại của quốc gia bằng cách nhìn về tương lai chứ đừng nhìn về quá khứ.

        Sau buổi họp báo, tôi có một cuộc gặp gỡ với các thanh niên tại đài truyền hình Ostankino. Các em hỏi những câu hỏi về vấn đề thời sự, nhưng cũng muôn biết các sinh viên Mỹ có thể học hỏi được gì từ nước Nga, rồi hỏi tới việc lần đầu tiên tôi có ý nghĩ trở thành tổng thông Mỹ là hồi mấy tuổi, tôi có những lời khuyên nào cho giới trẻ Nga dự định dấn thân vào chính trường, cũng như hỏi tôi muôn mọi người nhớ đến mình với hình mẫu như thế nào. Câu hỏi của các em làm tôi tin tưởng hơn vào tương lai nước Nga. Các em thật thông minh, bản lĩnh và có một tinh thần dân chủ sâu sắc.

        Chuyến đi diễn ra rất tốt đẹp, phát đi một thông điệp quan trọng về mối quan tâm của Mỹ trong việc xây dựng một thế giới an toàn và tự do hơn, nhưng không ngờ ở quê nhà, điều mà các chính khách và giới báo chí đang khui ra lúc này cũng vẫn là chuyện Whitewater. Trong chuyến đi tôi đã gặp phải những câu hỏi về chuyện này từ một phóng viên Mỹ tháp tùng tôi. Ngay cả trước khi tôi rời Mỹ, tờ Washington Post và New York Times đã đứng về phe đảng Cộng hòa yêu cầu Janet phải chỉ định một công tố viên độc lập. Chỉ có một chi tiết mới trong vụ việc là David Hale, một đảng viên Cộng hòa từng bị buộc tội vào năm 1993 là đã lường gạt Cơ quan doanh nghiệp nhỏ, cho rằng tôi đã yêu cầu ông cho Susan McDougal vay mặc dù cô này không đủ tư cách. Tôi đã không làm thế.

        Tiêu chuẩn để cử một ủy ban độc lập theo luật cũ (đã hết hiệu lực), và luật mới (đang được quốc hội xem xét) là có những bằng chứng đáng tin cậy về hành động sai trái. Trong số ra ngày 5.1 về việc cử ủy ban độc lập trong vụ Whitewater, tờ Washington Post đã thẳng thừng cho rằng "trong vụ việc này không hề có chứng cứ xác thực nào chứng minh tổng thống và phu nhân làm những việc sai trái". Tuy nhiên, tờ Post lại cho rằng dư luận công chúng yêu cầu cần phải có một công tố viên độc lập, vì Hillary và tôi đều cùng phe trong vụ thỏa thuận bất động sản Whitewater (mà đúng ra trong vụ này chúng tôi bị mất khá nhiều tiền), trước khi McDougal mua Madison Guaranty (chúng tôi không hề mượn tiền trong vụ này). Tệ hơn, chúng tôi không hề được giảm thuế sau vụ mất tiền. Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử cơn thịnh nộ chống lại chính khách được thổi bùng do chính khách ấy bị mất tiền, không nhận được tiền vay, không được giảm thuế. Tờ Post cho biết đứng đầu Bộ Tư pháp là những nhân sự do tổng thống chỉ định, vì thế họ không đáng tin cậy để điều tra tôi hay chỉ định một người nào khác điều tra tôi.

        Quy định về công tố viên độc lập được ban hành sau khi Tổng thống Nixon sa thải công tố viên đặc biệt Archibald Cox trong vụ Watergate, người được Bộ trưởng Tư pháp của Nixon bổ nhiệm - tức là công tố viên đặc biệt cũng là một quan chức hành pháp có thể bị sa thải. Quốc hội nhận ra việc cần thiết phải điều tra độc lập về những sai trái của tổng thống và những người được ông chỉ định. Quốc hội cũng thấy được mối nguy hiểm trong việc trao quyền lực vô hạn cho một công tố viên không chịu trách nhiệm trước cơ quan nào. Chính vì thế mà luật đòi hỏi phải có chứng cứ xác thực rằng đã có chuyện làm sai. Giờ đây báo chí nói rằng bất cứ khi nào người có dính líu đến tổng thống bị thẩm tra, tổng thống nên đồng ý cử một công tố viên độc lập mà không cần phải đợi đến những bằng chứng xác thực gì cả.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 05:01:06 pm
        Thời Bush-Reagan, hơn 20 người bị kết trọng tội bởi các công tố viên độc lập. Sáu năm sau thẩm tra, Thượng nghị sĩ John Tower tìm ra việc Tổng thống Reagan đã cho phép bán vũ khí phi pháp cho các tên phiến loạn Nicaragua, công tố Lawrence Walsh chính thức buộc tội Caspar Weinberger và năm người khác, nhưng Tổng thống Bush đã ân xá cho họ. Vụ thẩm tra của công tố viên độc lập duy nhất đối với các hoạt động của tổng thống trước khi nhậm chức là với Tổng thống Carter, người bị thẩm tra trong vụ cho vay gây tranh cãi cho một nhà kho đậu phộng mà ông và anh của ông, Billy, sở hữu. Công tố viên đặc biệt mà tổng thống chỉ định đã kết thúc việc thẩm tra trong vòng sáu tháng, xóa tội cho nhà Carter.

        Trước lúc tôi đến Moscow, vài thượng nghị sĩ đảng Dân chủ và tổng thống Carter đã bắt tay với đảng Cộng hòa và báo chí trong việc yêu cầu phải có công tố viên độc lập, mặc dù họ không có bằng chứng về những việc làm sai trái. Hầu hết những đảng viên đảng Dân chủ không biết gì về vụ Whitewater; họ chỉ sốt ruột muôn chứng tỏ rằng họ không chống đối việc tổng thống đảng Dân chủ bị thẩm tra, và họ không muốn chống đối tờ Washington Post và New York Times. Có lẽ họ cũng nghĩ rằng Janet Reno có thể được tin cậy để chỉ định một công tố viên chuyên nghiệp, người có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Tuy vậy, rõ ràng là chúng tôi phải làm gì đó, như lời Lloyd Bentsen, để giải quyết vấn đề.

        Khi tôi đến Moscow, tôi thảo luận qua điện thoại với nhân viên của tôi, David Kendall, và Hillary hiện vẫn còn đang ở Washington, để bàn xem chúng tôi nên làm gì. David Gergen, Bernie Nussbaum, và Kendall đều không tán đồng việc cử công tố viên độc lập, vì không có cơ sở, và nếu chúng tôi không may mắn, một công tô viên gian trá có thể theo điều tra cho đến hết đời vẫn chưa xong. Với lại, chúng tôi chỉ cần một thời gian ngắn là bị phá sản ngay; tôi là tổng thống có thu nhập thấp nhất trong lịch sử hiện đại. Nussbaum, một luật sư có đẳng cấp quốc tế từng làm việc với Hillary trong vụ điều tra Watergate, đã thẳng thừng chống đối việc chỉ định công tố viên đặc biệt. Ông gọi nó là "một thể chế độc ác", vì nó cho phép các công tố viên không chịu trách nhiệm trước ai được quyền làm đủ mọi thứ. Bernie cho rằng tôi cần chống lại việc cử công tố viên đặc biệt với tất cả những quyền tôi có. Nussbaum cũng chỉ ra rằng việc tờ Washington Post coi thường điều tra của Bộ Tư pháp là không có lý, vì hồ sơ của tôi đã được xem xét bởi một công tố viên chuyên nghiệp, người đã được tổng thống Bush phân công vào Bộ Tư pháp.

        Gergen đồng ý nhưng nhấn mạnh việc tôi phải nộp tất cả hồ sơ cho tờ Washington Post. Mark Gearan và George Stephanopoulos cũng đồng ý như thế. David nói rằng Len Downie, tổng biên tập của tờ Washington Post đã thành công khi đưa tin vụ Watergate, vì vậy tin chắc chúng tôi đang cố tình che giấu điều gì đó. Tờ New York Times hình như cũng nghĩ thế. Gergen nghĩ cách duy nhất để làm giảm áp lực về việc bổ nhiệm công tố viên độc lập là phải trình ra các giấy tờ hồ sơ.

        Tất cả các luật sư, Nussbaum, Kendall và Bruce Lindsey - đều không đồng ý việc tiết lộ hồ sơ vì rằng, trong khi đồng ý nộp cho Bộ Tư pháp tất cả những gì chúng tôi có được, hồ sơ không đầy đủ và rất manh mún, và chúng tôi vẫn còn trong giai đoạn thu thập lại. Họ nói ngay khi chúng tôi không thể trả lời một câu hỏi hoặc cung cấp một tài liệu nào đó, báo chí sẽ lại hô hoán việc phải cần đến một công tố độc lập. Trong lúc này chúng tôi phải đối diện với nhiều lời nói bóng gió và suy diễn.

        Nhóm nhân viên còn lại của tôi, gồm George Stephanopoulos và Harold Ickes, phó chánh văn phòng mới được bổ nhiệm vào tháng giêng, nghĩ rằng vì đảng Dân chủ đang muốn áp dụng chiến thuật càng ít chạm trán càng tốt, chuyện chỉ định công tố viên đặc biệt là không thể tránh khỏi, và chúng tôi nên tiếp tục và yêu cầu điều đó đê chúng tôi có thể trở lại công việc khác. Tôi hỏi ý kiến Hillary. Cô ấy bảo yêu cầu công tố viên sẽ dẫn đến một tiền lệ không hay: thay đổi từ việc yêu cầu phải có bằng chứng cụ thể về việc làm sai trái đến việc chịu thua mỗi khi có áp lực của giới truyền thông. Tuy nhiên tôi phải là người quyết định điều này. Tôi có thể nhận thấy rõ cô ấy rất mệt mỏi trong việc phải chống đối với nhân viên của tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 05:03:56 pm
        Trên điện thoại tôi nói với mọi người rằng tôi không lo lắng về việc bị thẩm tra vì tôi không làm gì sai và Hillary cũng thế, cũng như tôi không phản đối việc phải cung cấp hồ sơ. Dù sao đi nữa chúng tôi cũng phải chịu đựng nhiều vụ việc rất oan ức có liên quan đến Whitewater kể từ lúc ra tranh cử. Ý định của tôi là cung cấp hồ sơ và sau đó tranh cãi với công tố viên, nhưng nếu mọi người nhất trí làm điều ngược lại, tôi cũng đồng ý thôi. Nussbaum rất tuyệt vọng, cho rằng bất cứ ai được chỉ định cũng sẽ rất thất vọng khi không tìm thấy chứng cứ gì, và cứ thế tiếp tục bới móc cho đến khi tìm thấy một việc làm sai nào của một người tôi quen. Anh bảo nếu tôi thấy cần phải làm một điều gì hơn thế nữa, chúng tôi chỉ cần ném đống hồ sơ sang cho giới báo chí, và thậm chí còn nên đề nghị tuyên thệ trước ủy ban Tư pháp thượng nghị viện. Stephanopoulos nghĩ đây là một ý tưởng không hay tí nào, vì nó sẽ dẫn đến rất nhiều dư luận. Ông nói Reno sẽ chỉ định một công tố viên độc lập, người này sẽ làm thoả mãn giới báo chí và mọi việc sẽ được khép lại trong vòng vài tháng. Bernie không đồng ý, cho rằng nếu quốc hội thông qua một luật mới về việc chỉ định công tố viên độc lập và tôi đặt bút ký, các quan tòa ở Tòa phúc thẩm Washington DC sẽ chỉ định một công tô viên mới và bắt đầu lại từ đầu. George rất giận dữ, cho rằng Bernie bị hoang tưởng và điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Bemie biết chánh án Tối cao pháp viện Rehnquist sẽ chọn thành phần ủy ban và sẽ bao gồm chủ yếu là những người theo đảng Cộng hòa bảo thủ. Ông cười khi thấy George nổi cơn thịnh nộ và nói có lẽ khả năng có thêm một công tố viên thứ hai chỉ là 50-50.

        Sau một hồi thảo luận, tôi yêu cầu chỉ nói chuyện với Hillary và David Kendall. Tôi cho họ biết ý định của tôi trong việc đồng ý chọn một công tố viên đặc biệt. Dù sao đi nữa, tôi cũng không có gì phải giấu giếm, và những vụ chống đối này làm phân tán sự quan tâm của quốc hội và quốc gia vào những kế hoạch lớn hơn. Ngày hôm sau, Nhà Trắng yêu cầu Janet Reno chỉ định một công tố viên đặc biệt. Mặc dù nói tôi có thể chịu đựng được, tôi suýt nữa đã không chịu xiết.

        Đó là quyết định sai lầm nhât mà tôi từng mắc phải, sai lầm về luật pháp, về chính trị, về hiến pháp. Tôi đi đến kết luận này có lẽ do tôi hoàn toàn kiệt sức và đang đau buồn về việc mẹ mất, những sự việc ấy lấy đi của tôi tất cả những sự tập trung và minh mẫn. Lẽ ra tôi nên công bố hồ sơ, từ chối công tố viên, cung cấp tường tận những chi tiết cho tất cả những đảng viên Dân chủ có quan tâm, và nhờ đến sự ủng hộ của hẹ. Dĩ nhiên, có thể cũng sẽ không thay đổi được sự thật gì. Lúc đó thú thật là tôi không lo lắng gì về chuyên này, vì tôi biết tôi không làm gì sai trái cả, và báo chí cần biết được sự thật.

        Trong vòng một tuần lễ, Janet Reno đã chỉ định Robert Fiske, một cựu công tố viên của đảng Cộng hòa đến từ New York, người lẽ ra đã có thể hoàn tất việc điều tra đúng hạn nếu như anh ta được để yên để lo công việc. Dĩ nhiên Fiske không được phép hoàn thành, nhưng tôi đang kể chuyên quá một bước rồi. Ngay lúc đấy, việc chỉ định công tố viên cũng giống như việc nhức đầu mà uống aspirin, nó chỉ giảm đau tạm thời. Rất tạm thời.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 05:10:52 pm
        Trên đường từ Nga trở về nước, sau khi dừng chân một thời gian ngắn ở Belarus, tôi bay đến Geneva để gặp gỡ tổng thống Assad của Syria. Ông là một người nhẫn tâm nhưng rất sáng suốt, người đã từng xóa sổ cả một khu làng để làm bài học cho các đối thủ, và với sự hậu thuẫn của các nhóm khủng bố ở Trung Đông, Syria đã bị cách ly khỏi Mỹ. Assad ít khi nào rời khỏi Syria, và nếu có, chỉ là để ông ghé Geneva gặp gỡ với các lãnh đạo ngoại quốc. Khi gặp ông, tôi rất ấn tượng với sự thông minh của ông và khả năng nhớ chính xác đến từng chi tiết nhỏ những sự việc xảy ra trước đó hơn 20 năm. Assad nổi tiếng với những cuộc gặp gỡ kéo dài nhiều giờ: ông có thể làm việc một mạch trong sáu hoặc bảy tiếng đồng hồ mà không cần nghỉ giải lao trong khi tôi rất mệt cần phải uống trà, cà phê hay nước để có thể giữ được sự tỉnh táo. May thay, cuộc gặp chỉ kéo dài vài giờ. Buổi họp đi đến hai điều tôi cần: việc Assad tuyên bố rõ ràng rằng ông muốn giảng hòa và muốn thiết lập mối quan hệ bình thường với Israel, và việc ông cam kết rút tất cả quân đội của Syria ra khỏi Libăng và tôn trọng độc lập lãnh thổ của khu vực này một khi đạt được hòa bình Trung Đông. Tôi biết được cuộc gặp gỡ thành công không chỉ do lý do cá nhân. Assad đã nhận được nhiều viện trợ kinh tế từ Liên Xô cũ, và giờ đây khi viện trợ đã không còn, ông cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nước phương Tây. Để làm được điều này, ông cần phải ngưng ủng hộ cho khủng bố trong khu vực. Điều này cũng dễ thực hiện nếu như ông ký kết thỏa thuận với Israel lấy lại được Cao nguyên Golan đã bị mất trong cuộc chiến năm 1967.

        Tôi quay trở lại Washington với một chuỗi những việc dường như xảy ra cùng một lúc. Vào ngày 17, Los Angeles gặp phải trận động đất gây thiệt hại nhiều nhất trong lịch sử của Mỹ, hao tốn nhiều tỉ đôla hư hại về nhà cửa, bệnh viện, trường học và các nhà máy, doanh nghiệp. Đến ngày 19, tôi bay đến vùng này cùng với James Lee Wit, giám đốc Cơ quan liên bang xử lý tình trạng khẩn cấp (FEMA) để xem xét những thiệt hại, trong đó có con đường quốc lộ liên tiểu bang bị nứt một đoạn dài. Vào ngày 20, hầu như toàn bộ nội các và tôi họp với thị trưởng Dick Riordan và các nhà lãnh đạo ở các bang khác trong một nhà chứa máy bay để lên kế hoạch cứu trợ khẩn cấp. Nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ, khu vực này nhanh chóng được phục hồi: con đường cao tốc chính được xây dựng sau ba tháng, FEMA hỗ trợ tài chính cho trên 600.000 gia đình và doanh nghiệp, hàng ngàn nhà và cao ốc được xây mới với sự hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Tính ra toàn bộ chương trình viện trợ trực tiếp này lên đến 16 tỉ đôla. Tôi rất thương tình cảnh của người dân California: họ từng phải chịu đựng gánh nặng của sự đình trệ kinh tế và sự xuống dốc của tình hình an ninh, chịu đựng những trận hỏa hoạn nặng nề và giờ đây đến động đất. Một trong những viên chức địa phương nói đùa với tôi rằng anh đang chờ đợi một nạn dịch châu chấu nữa là xong. Óc hài hước của cậu nhắc tôi nhớ chuyện Mẹ Teressa đã từng quan sát thấy Chúa sẽ không bắt Bà gánh một gánh nặng hơn sức của Bà, nhưng đôi khi Bà ước rằng Chúa không nên đặt quá nhiều niềm tin vào Bà. Tôi quay trở lại Washington để tham gia cuộc phỏng vấn với Larry King nhân lễ kỷ niệm một năm làm tổng thống: trong buổi phỏng vấn, tôi cho biết mình thích công việc, ngay cả những lúc gặp khó khăn. Dù sao đi nữa, tôi không làm việc để có thời gian thảnh thơi cả, mà để thay đổi một quốc gia.

        Vài hôm sau, con trai cả của tổng thông Assad, người được Assad huân luyện để kế vị ông, qua đời vì tai nạn xe hơi. Khi tôi gọi điện chia buồn, có thê thấy rõ là ông đang suy sụp. Quả là không có gì khủng khiếp bằng việc người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 05:19:50 pm
        Cùng tuần đó, tôi bổ nhiệm Bill Perry, Thứ trưởng Quốc phòng, lên kế nhiệm Les Aspin, người mới vừa từ chức không lâu sau vụ Black Hawk Down. Chúng tôi đã phải đau đầu tìm kiếm người kế nhiệm, trong khi ứng cử viên hoàn hảo đang ở ngay sát nách. Perry đã lãnh đạo một số cơ quan quốc phòng, là giáo sư toán và động cơ, và từng hoàn thành xuất sắc công việc ở Lầu năm góc trong việc giới thiệu kỹ thuật tàng hình trong máy bay, cải cách việc thu mua, hoạch đinh ngân sách. Ông là người ăn nói nhỏ nhẹ, khiêm tốn, với vẻ ngoài ít ai biết được bên trong ông là một người rất cứng cỏi. Ông sau này là một trong những cộng sự đắc lực nhất của tôi, có lẽ là bộ trưởng bộ quốc phòng tài giỏi nhất kể từ thời tướng George Marshall.

        Ngày 25 là ngày tôi phải đọc Thông điệp Liên bang trước toàn dân Mỹ. Đây có lẽ là ngày duy nhất trong năm tổng thống có dịp tự do nói chuyện với người dân Mỹ trong vòng một giờ, và tôi muốn tận dụng hết mức có thể cơ hội quý báu này. Sau khi làm lễ mặc niệm Chủ tịch hạ viện Tip O'Neil, người qua đời trước mẹ một ngày, tôi tóm tắt một bản danh sách dài những thành tựu mà quốc hội đạt được vào năm 1993, nói rằng nền kinh tế Mỹ đang sản sinh ra rất nhiều việc làm, rằng hàng triệu người Mỹ đã tiết kiệm được tiền bằng cách trả nợ tiền mua nhà với tiền vay mới có lãi suất thấp, rằng chỉ có 1,2% dân Mỹ phải chịu tăng thuế thu nhập cá nhân, rằng thâm hụt thấp hơn dự báo đến 40%, và chúng tôi sẽ tinh giảm 250.000 nhân viên của chính phủ liên bang thay vì 100.000 như trước đây đã hứa.

        Phần còn lại của bài diễn văn là kế hoạch hành động của tôi năm 1994, bắt đầu là giáo dục. Tôi đã yêu cầu quốc hội thông qua Mục Tiêu Sáng Kiến 2000 để giúp các trường công đạt mục tiêu giáo dục quốc gia do thống đốc và chính quyền Bush đã đưa, thông qua việc cải cách việc lựa chọn trường, trường công, và việc liên kết tất cả các trường lại trên hệ thống mạng Internet vào năm 2000; và đo lường sự tiến bộ của các trường trong việc đạt đến mục tiêu như thế nào, xem liệu học sinh của chúng ta có học những gì chúng thật sự cần học hay không.
   
        Tôi cũng yêu cầu có thêm nhiều đầu tư trong việc tạo công ăn việc làm mới, đầu tư trong kế hoạch chuyển đổi các ngành trước đây phục vụ quốc phòng, thúc đẩy việc thông qua dự luật tội phạm và cấm bán vũ khí tấn công, khởi xướng ba luật môi trường: luật về nước uống an toàn, luật nước sạch, và chương trình Superfund đã được cải thiện Superfund là chương trình hợp tác công/tư chuyên làm sạch các khu vực bị ô nhiễm dơ bẩn, có hại cho sức khoẻ và bị bỏ hoang phế. Đối với tôi và Al Gore, đó là điều rất quan trọng, và đến lúc tôi mãn nhiệm kỳ, số khu vực Superfund dọn dẹp sạch sẽ nhiều hơn gấp ba lần thời Bush và Reagan cộng lại.

        Sau đó tôi yêu cầu quốc hội thông qua luật cải cách về phúc lợi và chăm sóc y tế vào năm 1994. Có một triệu người đang nằm trong diện hưởng trợ cấp xã hội vì đây là cách duy nhất con cái họ có thể được bảo hiểm y tế. Khi người ta từ bỏ trợ cấp để kiếm một công việc có mức lương thấp mà không có quyền lợi gì cả, họ phải chuyển sang đóng thuế để ủng hộ chương trình Medicaid nhằm cung cấp bảo hiểm y tế cho các gia đình sống nhờ vào chương trình phúc lợi. Cứ mỗi năm, có khoảng 60 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế vào một thời điểm nào đó trong năm. Hơn 80 triệu người Mỹ mắc các "bệnh tật nhiễm từ trước" khi mua bảo hiểm, hoặc bị các bệnh buộc họ phải dóng bảo hiểm y tế nhiều hơn, nếu họ có bảo hiểm; và thường hễ thay đổi công việc thì coi như mất bảo hiểm này. Cứ bốn người thì có ba người có chế độ giới hạn tiền trả bảo hiểm, vậy họ có thể bị mất bảo hiểm trong khi cần nó nhất. Cách thức này cũng làm nhiều doanh nghiệp nhỏ bị thua lỗ, phí bảo hiểm của họ cũng cao hơn 35% so với các doanh nghiệp lớn hoặc của chính phủ. Để kiểm soát được chi phí, ngày càng nhiều người Mỹ bị buộc phải chọn bảo hiểm với các công ty duy trì sức khỏe, vốn chỉ cho phép bệnh nhân chọn một bác sĩ, và các bác sĩ cũng phải chọn một số giới hạn trong cách thức điều trị, hoặc buộc các nhân viên chăm sóc y tê phải mất nhiều thời gian hơn với công việc giấy tờ và ít thời gian hơn với bệnh nhân. Tất cả những vấn đề này đều bắt nguồn từ một vấn đề cơ bản: hệ thống bảo hiểm y tế của chúng ta có kiểu bảo hiểm kỳ quặc trong đó các công ty bảo hiểm mới là có tiếng nói quyết định.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 05:24:46 pm
        Tôi nói với quốc hội rằng tôi biết muốn thay đổi việc này không dễ. Roosevelt, Truman, Nixon và Carter tất cả đều đã thử làm nhưng rồi đều thất bại. Thậm chí Truman mất ghế tổng thống cũng vì điều này, do tỉ lệ ủng hộ ông xuống dưới mức 30%, và điều này giúp phe Cộng hòa giành được quyền kiểm soát quốc hội. Điều này xảy ra bởi vì hầu hết mọi người Mỹ đều có bảo hiểm, yêu thích bác sĩ và bệnh viện của mình, và biết rằng chúng ta có hệ thống y tế tốt. Những điều này bây giờ vẫn còn đúng. Những ai thu lợi từ việc kiểu bảo hiểm y tế đó đang bỏ một khoản tiền khổng lồ để thuyết phục quốc hội và dân chúng rằng thay đổi để cải thiện những bất lợi hệ thống y tế đó sẽ làm hỏng những thuận lợi của nó.

        Tôi nghĩ lý lẽ tôi đưa ra cũng khá thuyết phục ngoại trừ một việc: vào cuối phần diễn văn về chăm sóc y tế, tôi giơ cao cây bút và hùng hồn nói rằng tôi sẵn sàng dùng nó để phủ quyết bất kỳ dự luật nào không bảo đảm bảo hiểm y tế cho mọi người dân Mỹ. Tôi làm thế vì vài cố vấn của tôi cho rằng người ta sẽ nghĩ lời tuyên bố không có sức mạnh nếu tôi không chứng tỏ được sự cương quyết không nhân nhượng của mình. Đó là sự tuyên chiến không cần thiết với các đối thủ trong quốc hội. Chính trị là một sự thoả hiệp nhân nhượng lẫn nhau, và người ta mong tổng thống sẽ thắng, chứ không phải làm bộ làm tịch với họ. Cải cách về y tế là thách thức lớn nhất đối với chúng tôi. Tôi không thể làm việc đó một mình mà không có sự nhân nhượng. Nhưng hoá ra, lỗi lầm của tôi cũng chẳng ảnh hưởng gì, vì Bob Dole đã quyết định sẽ nhấn chìm tất cả các cải cách về chăm sóc y tế.

        Trong một thời gian ngắn, Thông điệp Liên bang đã giúp tăng nhanh sự ủng hộ của dân chúng đối với kế hoạch hành động của tôi. Newt Gingrich bảo sau khi nghe bài diễn văn của tôi, ông ta đã nói với các thành viên đảng Cộng hòa tại hạ viện rằng nếu tôi có thể thuyết phục đảng Dân chủ trong quốc hội làm theo những đề xuất của tôi, đảng của tôi sẽ chiếm đa số trong một thời gian dài. Dĩ nhiên là Newt không muốn điều đó xảy ra, và cũng như Bob Dole, ông cố gây cản trở kế hoạch càng nhiều càng tốt trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

        Vào tuần cuối của tháng giêng, chúng tôi có một cuộc tranh luận nảy lửa trong đội ngũ chính sách đối ngoại xem liệu có nên cấp visa cho Gerry Adams, lãnh tụ của tổ chức Sinn Fein, cánh chính trị của Quân đội Cộng hòa Ireland, hay không. Mỹ đã đóng vai trò rất quan trọng đối với cả hai phe trong cuộc xung đột Ireland. Trong nhiều năm qua, những người Mỹ ủng hộ IRA đã tài trợ cho các hoạt động bạo lực. Sinn Fein có một nhóm những người ủng hộ thuộc Thiên Chúa giáo gốc Ireland chống đối chủ nghĩa khủng bố nhưng muốn chấm dứt phân biệt đối xử đối với những người Thiên Chúa giáo và sự tự trị về chính trị cởi mở hơn tại Bắc Ireland. Những người theo đạo Tin Lành của Anh và Ireland cũng có người ủng hộ luôn chỉ trích mọi quan hệ với Sinn Fein vì Sinn Fein có dính dáng đến IRA, và cho rằng chúng ta không cần phải xía vào công việc nội bộ của Vương quốc Anh - đồng minh lớn nhất của chúng tôi. Cách lập luận trên luôn thuyết phục được các vị tiền nhiệm trước tôi, ngay cả đối với những người thông cảm với những nỗi bất bình chính đáng của bộ phận Thiên Chúa giáo tại Bắc Ireland. Bây giờ, khi Bản tuyên bố nguyên tắc được đưa ra, chúng tôi sẽ phải xem lại vấn đề trên.

        Trong bản tuyên bố, lần đầu tiên trong lịch sử, Anh tuyên bố quy chế của Bắc Ireland sẽ được định đoạt dựa trên ý kiến của đa số người dân, và Ireland từ bỏ chủ quyền đối với sáu hạt ở phía bắc cho đến khi nào đa số người dân bỏ phiếu đồng ý thay đổi quy chế. Những người ôn hòa trong đảng Hợp nhất và đảng Quốc gia Ireland rất ủng hộ thỏa thuận này. Đức cha Ian Paisley, lãnh đạo đảng Dân chủ Hợp nhất cực đoan, tỏ ra phẫn nộ vì quyết định này. Gerry Adams và Sinn Fein cho rằng họ rất thất vọng vì các nguyên tắc thiếu tính cụ thể về việc tiến trình hòa bình sẽ diễn ra như thế nào và làm cách nào để Sinn Fein tham gia vào tiến trình dó. Mặc dù những câu trả lời rất mập mờ, chính phủ Anh và Ireland rõ ràng đã tạo áp lực cho tất cả các bên nhằm nỗ lực tìm kiếm hòa bình.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 05:29:59 pm
        Sau khi bản tuyên bố được đưa ra, các đồng minh của Adams tại Mỹ đã yêu cầu tôi cấp visa để Adams được đến Mỹ. Họ nói điều này sẽ giúp tăng vị thế và khả năng của ông ta trong việc ép buộc IRA từ bỏ bạo lực. John Hume, lãnh đạo đảng Lao động và Dân chủ Xã hội ôn hòa, người đã xây dựng sự nghiệp của mình trên cương lĩnh bất bạo động, nói ông đã thay đổi quan điểm về việc cấp visa cho Adams. Bây giờ ông cho rằng visa sẽ góp phần vào tiến trình hòa bình. Một số nhà hoạt động người Mỹ gốc Ireland đồng ý, bao gồm bạn tôi Bruce Morrison, người từng tổ chức các hoạt động tiếp cận của chúng tôi tới cộng đồng người Mỹ gốc Ireland, và đại sứ Mỹ tại Ireland, Jean Kennedy Smith. Tại quốc hội, anh của bà là Thượng nghị sĩ Ted Kennedy; Thượng nghị sĩ Chris Dodd, Pat Moynihan, John Kerry, thành viên quốc hội từ New York Peter King và Tom Manton thì ủng hộ. Chủ tịch hạ viện Tom Foley, người đã từng hoạt động tích cực trong các vấn đề Ireland, chống đối cấp visa.

        Vào đầu tháng 1, Thủ tướng Ireland Albert Reynolds cho chúng tôi biết, giống như John Hume, giờ đây ông ủng hộ việc cấp visa vì Adams đang đấu tranh cho hòa bình, và ông nhận thấy visa sẽ giúp ông ta dễ dàng hơn trong việc đưa IRA ra khỏi bạo lực và đi vào tiến trình hòa bình. Chính phủ Anh vẫn một mực chống việc cấp visa, vì quá khứ khủng bố của IRA và vì Adams không từ bỏ bạo lực cũng như không tuân theo Bản tuyên bố nguyên tắc vốn là những điều cơ bản để giải quyết vấn đề.

        Tôi bảo với Albert Renoyds rằng tôi có thể xem xét khả năng cấp visa nếu Adams có được lời mời chính thức đến Mỹ để phát biểu. Không lâu sau đó, Adams cùng các lãnh đạo của các phe phái khác của Bắc Ireland, được mời tham dự một hội nghị hòa bình ở New York do một nhóm nghiên cứu chính sách đối ngoại ở New York tổ chức. Điều này làm cho vấn đề cấp visa trở thành tâm điểm, vì đây là vấn đề quan trọng đầu tiên mà các cố vấn ngoại giao của tôi không nhất trí với nhau.

        Warren Chirstopher và Bộ Ngoại giao, trong đó có đại sứ của chúng tôi tại Liên hiệp Anh, tỏ ý chống đối dữ dội việc cấp visa cho rằng vì Adams sẽ không từ bỏ bạo lực, điều này sẽ làm chúng ta trông có vẻ mềm mỏng đối với chủ nghĩa khủng bố và nó sẽ gây sai lầm không thể sửa chữa được trong mối quan hệ với Anh, bao gồm việc hợp tác với Anh trong vấn đề Bosnia và các vấn đề quan trọng khác. Bộ Tư pháp, FBI và CIA đều đồng ý với Bộ Ngoại giao. Việc họ nhất trí có trọng lượng lớn.

        Có ba người tham gia vào vấn đề Ireland tại Hội đồng An ninh Quốc gia: Tony Lake, chánh văn phòng Nancy Soderberg, và người phụ trách vân đề châu Âu, thiếu tá Lục quân Jane Holl. Với sự ủng hộ của tôi, họ xem xét vấn đề visa một cách độc lập trong khi cố gắng đạt được một thỏa thuận với Bộ Ngoại giao, làm việc thông qua thứ trưởng Peter Tarnoff. Họ tin chắc rằng Adams muôn kết thúc bạo lực ở IRA, muốn Sinn Fein tham gia đầy đủ vào tiến trình hòa bình, và một tương lai dân chủ cho Bắc Ireland. Sự phân tích này đúng là có lý. Người dân Ireland đang bắt đậụ khấm khá hơn, châu Âu nói chung đang hướng đến một nền kinh tế sáng sủa, hội nhập chính trị, và dân Ireland bắt đầu ít khoan dung hơn với khủng bố. Mặt khác, IRA không dễ đối phó, với đầy những người luôn căm thù người Anh và người đảng Ulster Unionist, và đối với họ việc chung sống hòa bình và là một phần của Vương quốc Anh là cực kỳ viển vông. Vì ở các hạt phía bắc số lượng tín đồ Tin Lành hơn số lượng Thiên Chúa giáo 10%, và Bản tuyên bố nguyên tắc định hướng chung cho Ireland và Vương quốc Anh sẽ có một tương lai dựa trên nguyên tắc đa số, Bắc Ireland có thể vẫn sẽ tiếp tục là một phần của Vương quốc Anh trong tương lai sắp tới. Adams hiểu được điều đó, nhưng ông cũng biết rằng khủng bố sẽ không mang lại chiến thắng. Ông trông thật lòng khi nói muốn IRA chấm dứt khủng bố để được đổi lại việc chấm dứt phân biệt đối xử và cô lập tín đồ Thiên Chúa giáo.

        Dựa trên phân tích này, Hội đồng An ninh Quốc gia quyết định cấp visa cho ông, vì điều này sẽ tăng ảnh hưởng của Adams đối với Sinn Fein và IRA, trong khi nâng tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với ông ta. Đây là điều quan trọng, vì nếu như IRA không từ bỏ bạo lực và Sinn Fein không là một phần của tiến trình hòa bình, vân đề của Ireland sẽ không được giải quyết.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 05:34:40 pm
        Tranh luận cứ thế tiếp diễn cho đến vài ngày trước khi hội nghị khai mạc theo dự kiến. Chính phủ Anh, các đồng minh của Adams trong quốc hội và cộng đồng người Mỹ gốc Ireland đã nêu bật vấn đề này lên. Tôi cẩn thận lắng nghe ý kiến cả hai phe, có cả lời yêu cầu thống thiết của Warren Christopher đừng làm điều đó, cũng như một thông điệp từ Adams cho rằng người dân Ireland đang phải mạo hiểm để có hòa bình và vì thê tôi cũng nên mạo hiểm một chút. Nancy Soderberg nói cô đồng ý cấp visa vì cô tin rằng Adams rất nghiêm túc trong việc thiết lập hòa bình và hiện tại ông ta chỉ có thể bày tỏ tư tưởng chống bạo lực trong khuôn khổ cho phép của Sinn Fein và IRA. Nancy đã từng cố vấn cho tôi về chính sách đối ngoại kể từ khi ra tranh cử, và tôi rất tôn trọng những phán xét của cô. Tony Lake cũng đồng ý với quan điểm của cô. Là một cố vấn an ninh quốc gia, Tony phải làm việc với nước Anh trên nhiều lĩnh vực mà có thể sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu cấp visa. Ông cũng hiểu được tầm ảnh hưởng của quyết định này trong nỗ lực chống khủng bố của chúng tôi. Phó tổng thống Al Gore cũng hiểu là không thể tránh né được chuyện này, và cũng ủng hộ việc cấp visa. Cuối cùng tôi quyết định cấp visa cho Adams, nhưng đưa ra những ràng buộc để Adams không thể tiến hành vận động gây quỹ hay di chuyển ra ngoài khu vực New York trong ba ngày ở đó.

        Người Anh phản đối kịch liệt quyết định này. Họ nghĩ Adams chỉ là một kẻ lường gạt dẻo miệng, không hề có ý định từ bỏ bạo lực, và trước đây đã từng ám sát hụt Margaret Thatcher. Ông ta cũng từng giết hại hàng nghìn công dân Anh, bao gồm trẻ em vô tội, quan chức chính phủ, thành viên của gia đình Hoàng gia là Ngài Mountbatten, người đã từng giám sát việc chấm dứt cai trị của Anh tại Ân Độ. Các đảng Hợp nhất cũng tẩy chay hội nghị vì sự tham dự của Adams. Trong nhiều ngày liền, John Major từ chối nhận điện thoại của tôi. Báo chí Anh đầy rẫy những bài báo nói về việc tôi đã phá hủy mối quan hệ tốt đẹp của hai nước. Có một hảng tít với nội dung khá ấn tượng: "Xà tinh gian xảo Adams nhả nọc vào dân Mỹ".

        Một vài bài báo cho rằng tôi đồng ý cấp visa để lấy lòng dân gốc Ireland ở Mỹ trong đợt bầu cử sắp tới và vì tôi vẫn còn bực tức việc Major từng giúp đỡ Bush trong đợt tranh cử. Điều này không đúng. Tôi chưa lúc nào giận Major như dân Anh nghĩ, và tôi rất ngưỡng mộ ông khi đã đứng mũi chịu sào trong Bản tuyên bố nguyên tắc, ông có một số lượng ủng hộ không mấy đông đảo và vì thế cần sự ủng hộ của các thành viên đảng Hợp nhất của Ireland. Hơn nữa, tôi, cũng như tất cả những người dân Mỹ, căm thù sâu sắc chủ nghĩa khủng bố, và vê mặt chính trị, quyết định của tôi có hại nhiều hơn có lợi. Tôi cấp visa vì nghĩ đây là cách tốt nhất để chấm dứt bạo lực. Tôi vẫn luôn nhớ câu châm ngôn của Yitzhak Rabin: nếu đã là bạn bè thì chúng ta đâu có cần phải thương lượng hòa bình làm gì.

        Gerry Adams đến Mỹ vào ngày 31.1 và nhận được sự tiếp đón nồng ấm từ những người dân Mỹ gốc Ireland có cùng lý tưởng. Trong chuyến thăm, ông hứa sẽ thúc ép Sinn Fein đi đến những quyết định cụ thể. Sau đó chính phủ Anh đã tăng cường nỗ lực đê sắp xếp những cuộc đàm phán với các đảng phái Bắc Ireland, và chính phủ Ireland tạo áp lực bắt Sinn Fein hợp tác. Bảy tháng sau đó IRA tuyên bố ngừng bắn. Quyết định cấp visa của tôi đã mang lại kết quả tốt. Đó là bước đầu trong một công cuộc tìm kiếm hòa bình dài và phức tạp ở Bắc Ireland.

        Vào ngày 3 tháng 2, tôi bắt đầu ngày mới với Bữa sáng cầu nguyện Quốc gia lần thứ hai. Mẹ Teresa là khách mời, và tôi nêu quan điểm rằng chúng ta nên học ở Mẹ và đưa sự nhún nhường và tinh thần hòa giải vào chính trị. Chiều hôm đó, bản thân tôi cũng đã làm một công việc hòa giải, tuyên bố xóa cấm vận thương mại đã có từ lâu của chúng tôi đối với Việt Nam, dựa trên sự hợp tác đáng kể của chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề tù nhân chiến tranh và quân nhân bị mất tích và trong việc trao trả hài cốt lính Mỹ. Quyết định này của tôi được ủng hộ rất nhiều từ phía các cựu chiến binh Việt Nam trong quốc hội, đặc biệt là các thượng nghị sĩ John Kerry, Bob Kerrey và John McCain, và Dân biểu Pete Peterson của Florida, người từng là tù binh ở Việt Nam trong hơn sáu năm.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 05:43:32 pm
        Trong tuần thứ hai của tháng 2, sau khi người Bosnia gốc Serbia nã đạn vào một khu chợ Sarajevo làm chết mấy chục người dân vô tội, cuối cùng với sự đồng ý của tổng thư ký Liên hiệp quốc, NATO cũng đã bỏ phiếu đồng ý đánh bom lực lượng Serbia nếu họ không di chuyển vũ khí hạng nặng ra cách thành phố tối thiểu là 12 dặm. Quyết định này đáng lẽ được thực hiện từ lâu nhưng cũng là một quyết định có thể mang lại rủi ro cho người Canada vì lực lượng của họ ở Srebrenica đã bị bao vây bởi người Serbia, cũng như rủi ro cho người Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan vì họ có những nhóm quân tương đối nhỏ và yếu tại đó.

        Sau đó không lâu, các vũ khí hạng nặng được di chuyển hoặc được đặt dưới tầm kiểm soát của Liên hiệp quốc. Thượng nghị sĩ Dole vẫn đang thúc đẩy việc đơn phương xóa cấm vận vũ khí, nhưng lúc đó tôi chưa sẵn sàng vì cuối cùng NATO cũng bật đèn xanh cho việc oanh kích, và bởi vì lúc đó tôi không muốn những người khác lợi dụng việc chúng tôi đơn phương chấm dứt cấm vận Bosnia như một cái cớ để chống đối cấm vận tại Haiti, Libi và Iraq - những cấm vận mà chúng tôi ủng hộ.

        Đến giữa tháng, Hillary và Chelsea đến Lillehammer, Na Uy để đại diện nước Mỹ tham dự thế vận hội mùa đông, còn tôi bay đến Hot Springs trong một ngày để gặp Dick Kelley. Tính ra từ lúc mẹ mất đến giờ đã năm tuần, và tôi muốn ghé xem tình hình ra sao. Dick có vẻ rất cô đơn trong căn nhà nhỏ, hình như mỗi phòng đều có bóng dáng mẹ ẩn hiện, nhưng anh chàng hải quân ngày nào đang cố đứng vững trên đôi chân mình, và tìm mọi cách để tiếp tục cuộc sống.

        Trong hai tuần kế tiếp tôi phải quay trở lại với mớ công việc về cải cách chăm sóc y tế và dự luật tội phạm tại những địa điểm khác nhau của đất nước, đồng thời tiếp tục với các chính sách đối ngoại. Có một tin khá vui là Ảrập Xêút đã đồng ý mua một số lượng máy bay Mỹ trị giá sáu triệu đô sau những nỗ lực của Ron Brown, Mickey Kantor và Bộ trưởng Bộ giao thông Federico Pena.

        Chúng tôi bị sốc khi biết tin FBI bắt giữ cựu nhân viên CIA đã từng phục vụ trong suốt 31 năm tên Aldrich Ames và vợ ông trong một trong những phi vụ gián điệp lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Trong vòng chín năm, Ames đã kiếm được bộn tiền nhờ bán thông tin dẫn đến cái chết của hơn 10 nguồn tin tình báo của chúng tôi tại Nga, và đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho lực lượng tình báo Mỹ. Sau nhiều năm cố tìm ra tên nội gián mà FBI và CIA biết là có tồn tại, cuối cùng họ cũng đã tóm được ông ta. Vụ việc này cho thấy bộ máy tình báo Mỹ và chính sách đối ngoại đối với Nga còn nhiều điểm yếu: nếu họ bí mật theo dõi chúng ta, liệu chúng ta có nên hủy bỏ hoặc tạm ngưng viện trợ cho họ không. Trong một cuộc họp quốc hội lưỡng đảng và để trả lời câu hỏi của giới báo chí, tôi đưa ra lý lẽ rằng không nên ngưng viện trợ. Nga đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa quá khứ và tương lai, nước Nga hôm qua đã do thám chúng ta, nhưng viện trợ của chúng ta là để hỗ trợ một nước Nga tương lai, bằng cách nhấn mạnh cải cách kinh tế và dân chủ, tiêu hủy vũ khí hạt nhân của họ. Hơn nữa, Nga không phải là nước duy nhất có gián điệp do thám Mỹ.

        Đến cuối tháng, một người định cư Do Thái cực đoan giận dữ với khả năng phải trao trả Bờ Tây lại cho người Palestine, đã nã súng vào một số người đến thờ cúng tại đền Abraham ờ Hebron. Tên sát nhân đã tấn công vào tháng Hồi giáo Ramadan, tại một vùng thiêng liêng đối với cả người Hồi giáo lẫn Do Thái vì đây được xem là nơi yên nghỉ của tổ phụ Abraham và vợ ông, Sarah. Rõ ràng ý định của người này là châm ngòi cho các hoạt động bạo lực có thể gây khó khăn cho tiến trình hòa bình. Để giải quyết, tôi yêu cầu Warren Christopher liên lạc với Rabin và Arafat và nhờ họ cử gấp các nhà thương thuyết đến Washington; những người này sẽ phải ở đây cho đến khi họ đạt được những thỏa thuận cần thiết. Ngày 28 tháng 2, các chiến đấu cơ của NATO bắn hạ bốn chiến đấu cơ của Serbia vì vi phạm vùng cấm bay, hành động quân sự đầu tiên trong lịch sử 44 năm của liên minh này. Tôi hy vọng các cuộc oanh kích cũng như thành công của chúng tôi nhằm giải tỏa Sarajevo bị bao vây sẽ thuyết phục được các đồng minh có thái độ mạnh mẽ hơn đối với sự lấn chiếm của người Serbia trong và xung quanh các thị trấn Tuzla và Srebrenica.

        Một trong những đồng minh là John Major, ngày hôm đó lại đang ở Mỹ để bàn bạc về Bosnia và Bắc Ireland. Đầu tiên tôi đưa ông ấy tới Pittsburgh, nơi ông của ông ấy từng làm việc trong ngành luyện thép hồi thế kỷ 19. Major có vẻ thích thú lần theo cội nguồn của mình dẫn về ngay trung tâm công nghiệp của nước Mỹ. Tối đó ông ở lại Nhà Trắng, nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên ngủ lại đêm trong thời tôi làm tổng thống. Ngày hôm sau chúng tôi họp báo, không có gì đáng nhớ ngoại trừ thông điệp lớn mà nó phát đi: rằng chuyện bất đồng về việc cấp visa cho Adams không làm ảnh hưởng tới quan hệ Anh - Mỹ hoặc khiến chúng tôi không thể hợp tác chặt chẽ với nhau về Bosnia hay các vấn đề khác. Tôi thấy Major là lĩgười nghiêm túc, thông minh, và như tôi đã nói, ông là người thực tâm muốn giải quyết vấn đề Ireland, dù nỗ lực làm vậy tạo ra nguy cơ đối với tình cảnh đã khá bấp bênh của ông trong quốc hội. Tôi nghĩ ông ấy là một lãnh đạo giỏi hơn báo giới mô tả, và sau hai ngày cùng nhau chúng tôi đã giữ được mối quan hệ thân hữu và làm việc hiệu quả.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 05:50:52 pm

        38

        Khi tôi đang bận bịu lo đối ngoại thì vụ Whitewater bắt đầu lùm xùm ở quê nhà. Vào tháng 3, Robert Fiske nhanh nhảu bắt tay vào công việc mới của mình bằng việc gửi giấy triệu tập cho một số nhân viên Nhà Trắng, trong đó có Maggie Williams và Lisa Caputo, những người từng làm việc cho Hillary và là bạn của Vincẹ Foster. Mack McLarty lập ngay một Đội Phản ứng Whitewater do Harold Ickes đứng đầu để tổng hợp trả lời cho các chất vấn của Fiske và của giới truyền thông, nhờ vậy tôi và các nhân sự khác của Nhà Trắng có thể yên tâm công tác cũng như để giảm tối đa những đàm luận giữa các nhân viên với nhau, hay với tôi hoặc Hillary, về đề tài Whitewater. Những cuộc trò chuyên như vậy chỉ khiến các nhân viên trẻ phải dính đến nhiều phiền toái. Có rất nhiều người mong kiếm lợi từ sai lầm của người khác. Nếu họ không tìm ra điều gì phi pháp trong chuyện mua bán đất đai của chúng tôi trước kia, có lẽ họ sẽ phát hiện được một ai đó mắc sai lầm trong quá trình giải quyết nó.

        Với tôi, hệ thông này làm việc rất ổn. Nói cho cùng thì ngay từ nhỏ tôi đã học được cách sống hai cuộc đời song song: hầu như lúc nào tôi cũng có thể mặc kệ mọi cáo buộc và cạnh khóe để tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, những người chưa từng sống với môi đe dọa thường trực từ những đợt chỉ trích mang tính triệt hạ và tùy tiện sẽ khó mà chịu đựng nổi, đặc biệt là trong một môi trường mà bất kỳ cáo buộc nào cũng đều dẫn đến suy đoán có tội. Có một số chuyên gia, trong đó có Sam Dash, ca ngợi thái độ hợp tác của chúng tôi so với các chính quyền Reagan và Nixon, vì chúng tôi không chống lại lệnh triệu tập và giao nộp tất cả báo cáo cho Bộ Tư pháp và Fiske. Nhưng mục tiêu của cuộc tấn công đã thay đổi: hoặc là tôi và Hillary chứng minh được mình vô tội trước mọi cáo buộc mà đối thủ của chúng tôi nêu ra, hoặc là từ nay về sau tất cả các câu hỏi, các bài báo đều sẽ có giọng điệu đầy nghi ngờ. Đa số đang ngờ rằng chúng tôi hẳn đã làm gì đó sai trái.

        Chẳng hạn, khi báo chí săm soi báo cáo tài chính của chúng tôi, tờ New York Times viết rằng, khởi đầu từ số vốn đầu tư 1.000 đô la, Hillary đã kiếm được 100.000 đôla từ thị trường nhà đất trong năm 1979 với sự trợ giúp của Jim Blair. Blair là một trong số bạn thân nhất của tôi. Quả thật ông đã giúp Hillary và một số bạn bè trong chuyên mua bán nhà đất, nhưng vợ tôi đã tự chấp nhận rủi ro, phải trả hơn 18.000 đôla cho chi phí môi giới, và theo bản năng mách bảo đã rút chân khỏi thị trường này trước khi nó sụp đổ. Leo Melamed, thuộc đảng Cộng hòa, nguyên chủ tịch Sàn giao dịch Thương nghiệp Chicago, đã xem xét lại tất cả những cuộc mua bán của Hillary và kết luận là không có gì sai trái. Nhưng điều này chẳng thay đổi được gì. Trong nhiều năm, những người chí trích vẫn xem số lợi nhuận kinh doanh của Hillary như một bằng chứng tham nhũng hiển hiện.

        Đồn đoán về sai trái được phản ánh trong một bài báo trên tạp chí Newsweek, cáo buộc Hillary đã không phải bỏ tiền riêng của mình vào các "hợp đồng béo bở". Newsweek cho biết kết luận này được rút ra từ một phân tích dựa trên ý kiến của giáo sư Marvin Chirelstein, trường Luật Columbia, một trong những cíìuyên gia lão luyện của Hoa Kỳ trong lĩnh vực hợp đồng và luật công ty. Ông đã từng dạy tôi tại trường Yale, và luật sư của tôi từng nhờ ông xem lại bản khai thuế của chúng tôi trong các năm 1978-1979, tức là thời điểm diễn ra vụ Whitewater. Chirelstein phản bác bài báo của tờ Newsweek, ông cho biết mình "chưa hề nói như vậy", và ông bị "tổn thương" và "sỉ nhục".

        Cùng thời gian này, tạp chí Times đăng một tấm ảnh chủ ý cho thấy tôi đang ngồi bực bội với vụ Whitewater còn George Stephanopoulos đứng nhìn qua vai tôi. Thật ra, ảnh này được chụp tại một cuộc họp thường kỳ có sự tham dự của nhiều người khác. Trong ảnh gốc có ít nhất là hai người nữa, nhưng Times đã cắt mất.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 05:57:03 pm
        Vào tháng 4, Hillary tổ chức một cuộc họp báo để trả lời các câu hỏi liên quan đến việc kinh doanh của mình và vụ Whitewater. Tôi rất tự hào vì Hillary đã ứng đáp rất tuyệt. Hillary thậm chí còn khiến giới truyền thông phải cười ồ khi thừa nhận rằng có lẽ niềm tin vào một "vùng riêng tư" đã khiến cô ấy tránh, một cách không cần thiết, việc trả lời báo giới về các giao dịch cá nhân trước đây, nhưng "sau một thời gian chống đối, tôi cũng đã chấp nhận tái quy hoạch".

        Các đồn đoán ác ý đã lan từ chúng tôi đến cả những người khác. Chẳng hạn, cả Roger Altman và Bemie Nussbaum đều bị chỉ trích nặng nề vì hai người này đã thảo luận các đề nghị chuyển sang điều tra hình sự do Công ty Quản lý Công sản (RTC) đưa ra trong vụ kiện chống lại Madison Guaranty. Công ty Quản lý Công sản là một bộ phận của Bộ Ngân khố và vào thời điểm đó Altman đang tạm thời giám sát bộ này. Hình như những người chỉ trích tưởng rằng Nussbaum đang cố gắng gây ảnh hưởng đến tiến trình xét xử vụ kiện này. Thật ra, các cuộc thảo luận này được tổ chức để trả lời các câu hỏi do báo chí nêu ra sau thông tin về cuộc điều tra Madison bị rò rỉ, và chúng đã được ủy ban cố vân đạo đức của Bộ Ngân khô" chấp thuận.

        Edwin Yoder, một cây bút chuyên luận cấp tiến, cho rằng Washington đang bị những kẻ "thanh lọc đạo đức" xâm chiếm. Trong một bài báo về cuộc gặp Nussbaum-Altman, ông viết:

        Tôi mong có ai đó sẽ ra tay giải thích cho tôi biết có gì là xấu nếu nhân viên Nhà Trắng muốn tìm thông tin từ đâu đó trong nhánh hành pháp về những lời buộc tội và đồn đoán liên quan đến tổng thống...

        Robert Fiske cũng nhận thấy các liên hệ giữa Nhà Trắng với Bộ Ngân khố là hợp pháp, nhiứig thanh danh của Nussbaum và Altman vẫn bị tổn thương. Vào thời kỳ đó, bất kỳ ai trong số những người được tôi bổ nhiệm đều bị thẩm vấn hằng ngày. Bernie Nussbaum từ chức vào đầu tháng 3. Ông không tài nào nuốt trôi được quyết định điên rồ của tôi yêu cầu thẩm phán độc lập tham gia, và ông không muôn lại tiếp tục gây ra rắc rối. Altman cũng từ chức vài tháng sau. Cả hai đều là những công chức rất có năng lực và tận tụy.

        Vào tháng 3, Roger Ailes, một thành viên lâu năm của đảng Cộng hòa, chủ tịch của hãng truyền thông CNBC, buộc tội chính quyền "che đậy vụ Whitewater với các cáo buộc... gian lận đất đai, đóng góp phi pháp, lạm quyền... che đậy vụ tự sát - mà có khả năng là vụ sát nhân". Quá đủ những "chứng cứ đáng tin cậy về việc làm sai trái".

        William Safire, cây viết chuyên luận cho tờ New York Times, người từng chấp bút diễn văn cho Nixon và Agnew và dường như luôn muốn chứng minh rằng các tổng thống và phó tổng thống kế nhiệm đều không khá gì hơn hai người trên, luôn khẳng định rất mạnh miệng rằng cái chết của Vince có liên quan đến hành vi phi pháp của Hillary và tôi. Thư tuyệt mệnh của Vince có nội dung hoàn toàn ngược lại, nói chúng tôi không làm gì sai. Nhưng điều này không ngăn cản được Safire đoán Vince đã cố ý lưu giữ những hồ sơ không có lợi cho chúng tôi trong văn phòng của ông.

        Giờ thì chúng tôi biết rằng rất nhiều cái gọi là thông tin để tiếp tế cho các bài báo sai lạc và hủy hoại như thế phát xuất từ David Hale cùng những người cánh hữu đã đưa ông ta lên để phục vụ cho mục đích của mình. Năm 1993, Hale, khi đó là thẩm phán tại Little Rock, đã bị khép tội lừa đảo Cơ quan Doanh nghiệp nhỏ để chiếm đoạt 900.000 đôla từ ngân sách liên bang dành riêng cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ vay vốn. Vụ lừa đảo này được tiến hành thông qua công ty của Hale là Capital Management Services (một cuộc kiểm toán sau đó của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ cho thấy Hale đã lừa gạt Cơ quan doanh nghiệp nhỏ đến 3,4 triệu đôla). Hale đã lập nhiều công ty giả để chiếm đoạt số tiền trên cho bản thân. Hale đã gặp để mặc cả số phận của mình với thẩm phán Jim Johnson, một người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc từng tranh chức thống đốc bang Arkansas với Win Rockefeller năm 1966 và với Thượng nghị sĩ Fulbright năm 1968. Johnson đã che chở cho Hale, và đến tháng 8 cho Hale liên hệ với một nhóm bảo thủ tên là Công dân Đoàn kết (Citizens United) do Floyd Brown và David Bossie lãnh đạo. Brown là người đã dựng nên đoạn quảng cáo Willie Horton nổi tiếng chống lại Mike Dukakis vào năm 1988. Bossie đã giúp Brown viết một quyển sách cho chiến dịch tranh cử 1992 với tựa đề: Slick Willie: Why America Cannot Trust Bill Clinton - Anh chàng dẻo miệng, hay tại sao Hoa Kỳ không thể tin được Bill Clinton, trong đó các tác giả "đặc biệt cảm ơn" thẩm phán Jim Johnson.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 06:29:47 pm
        Hale nhận rằng tôi đã buộc ông ta phải lấy 300.000 đôla từ Capital Management để cho một công ty của Susan McDougal vay, thật ra là để chuyển số tiền này cho các lãnh tụ đảng Dân chủ tại Arkansas. Để đổi lại, McDougal sẽ cho Hale vay 800.000 từ Madison Guaranty, và tạo điều kiện cho Hale vay thêm một triệu đôla từ Cục Quản lý doanh nghiệp nhỏ. Một câu chuyện thật khó tin, nhưng Brown và Bossie ra sức lan truyền. Cũng có sự tiếp tay của Sheffield Nelson, người đã chuyển thông tin này đến người quen ở tờ New York Times, Jeff Gerth.

        Đến tháng 3, báo chí lại chuyển sang to nhỏ về một số tài liệu đã bị hủy tại hãng luật Rose. Trên một trong số các hộp đựng những tài liệu này có chữ viết tắt tên của Vince Foster. Hãng luật Rose giải thích các tài liệu bị hủy hoàn toàn không có liên quan đến vụ Whitewater, và việc hủy tài liệu không cần thiết là một thủ tục thông thường. Ở Nhà Trắng chúng tôi không ai biết gì về việc hủy tài liệu này. Hơn nữa, chúng tôi chẳng có gì sai để giấu giếm, và cũng không có chứng cứ gì để nói chúng tôi che đậy.

        Tình hình xấu đi trầm trọng, đến cả một nhà báo uy tín như David Broder cũng cho rằng Bemie Nussbaum đã "không may" khi ráng chịu đựng sự ngạo mạn và lạm quyền - những thứ đã dẫn tới "những câu từ quá nhàm - điều tra, triệu tập, đại bồi thẩm đoàn, từ chức" đã "vang dội khắp Washington trong suốt tuần qua". Broder thậm chí còn so sánh những "phòng tác chiến" của chúng tôi, nơi điều hành các chiến dịch vận động cho các kế hoạch kinh tế và NAFTA, như danh sách kẻ thù của Nixon.

        Rõ là Nussbaum đã không may. Lẽ ra đã không có những điều tra, triệu tập hay đại bồi thẩm đoàn nếu tôi chịu nghe lời ông, không chấp nhận các đòi hỏi về sự tham gia của công tố độc lập để "làm trong sạch tình hình". Tội của Bernie là ở chỗ ông nghĩ tôi nên tuân thủ luật pháp và chấp nhận các chuẩn mực về cách cư xử đúng đắn, chứ không phải là thứ tiêu chuẩn thay đổi liên tục của báo giới trong vụ Whitewater, loại tiêu chuẩn được thiết kế để tạo ra chính cái kết quả mà họ bảo là không châp nhận được. Người kế nhiệm Nussbaum là Lloyd Cutler, luật sư lâu năm tại Washington, có uy tín rất tốt tại đây. Sự hiện diện cùng những lời tư vấn của ông râ't có ích trong những tháng sau đó, nhưng ông không thể đổi chiều cơn hồng thủy Whitewater.

        Russ Limbaugh lại đang vui thú vạch lá tìm sâu trong vũng lầy Whitewater. Ông ta cho rằng Vince đã bị giết trong một căn hộ do Hillary làm chủ, rồi thi thể của ông mới bị đưa đến công viên Fort Marcy. Tôi không thể hình dung được cảm xúc của vợ con Vince khi đọc được tin này. Sau đó, Limbaugh lại cáo buộc hoàn toàn sai trái rằng "các nhà báo theo dõi vụ Whitewatergate đa bị hành hung và quấy rối tại Little Rock. Một vài người đã chết".

        Không thua gì Limbaugh, cựu nghị sĩ Cộng hòa Bill Dannemeyer kêu gọi mở một cuộc điều trần quốc hội về số lượng "rất lớn" những người có liên hệ với tôi đã chết "trong tình huống phi tự nhiên". Danh sách rùng rợn của Dannemeyer bao gồm đồng chủ tịch tài chính cho chiến dịch tranh cử của tôi, Vic Raiser, và con trai của ông, cả hai đã qua đời trong một tai nạn máy bay ở Alaska năm 1992, và Paul Tully, chủ nhiệm chính trị của đảng Dân chủ, đã qua đời vì đau tim trong khi vận động tranh cử tại Little Rock. Tôi đã đọc lời phân ưu tại các đám tang này và sau đó đã bổ nhiệm vợ góa của Vic là Molly làm trưởng ban lễ tân.

        Jerry Falwell còn qua mặt cả Dannemeyer với Circle Of Power - Vòng tròn Quyền lực, một phim video về "vô số người chết một cách bí ẩn" tại Arkansas. Bộ phim này nói bóng gió rằng tôi chịu trách nhiệm về những cái chết này. Sau đó là phần tiếp theo của bộ phim, The Clinton Chronicles - Biên niên sử Clinton, được lăng-xê trên chương trình truyền hình của Falwell mang tên The Old Time Gospel Hour. Dannemeyer và thẩm phán Jim Johnson xuất hiện trên bộ phim này, buộc tội tôi có dính líu vào buôn lậu ma túy, giết chết nhân chứng, sắp xếp những vụ ám sát một điều tra viên tư nhân và vợ của một vệ binh tiểu bang. Nhiều "nhân chứng" đã được trả tiền để phát biểu, và Falwell bán được rất nhiều băng video.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 07:51:28 pm
        Khi vụ Whitewater đang diễn ra, tôi cố gắng quan sát diễn biến từ nhiều phía và tự nhắc mình rằng không phải ai cũng lên cơn như vậy. Ví dụ như tờ USA Today có một bài viết khách quan trong đó Jim McDougal nhận xét cả hai vợ chồng tôi không làm gì sai, còn Chris Wade, nhân viên địa ốc tại bắc Arkansas, người đã giám sát khu đất Whitewater, cũng cho rằng chúng tôi đã nói sự thật về sự liên can rất hạn chế của mình đến khu đất này.

        Tôi có thể hiểu tại sao các nhân vật cánh tả như Rush Limbaugh, Bill Dannemeyer, Jerry Falwell, và một tờ báo như Washington Times lại nói như vậy. Washington Times công khai nhìn nhận đường lối cánh hữu của mình. Tờ này do linh mục Sun Myung Moon tài trợ. Tổng biên tập Wes Pruden Jr. là con của linh mục Wesley Pruden, người trước đây là cha tuyên úy của Hội đồng công dân da trắng tại Arkansas và đồng minh của thẩm phán Jim Johnson trong cuộc thập tự chinh thất bại chống lại quyền công dân cho người da màu. Tôi chỉ không thể hiểu nổi tại sao những New York Times, Washington Post cùng nhiều tờ báo khác mà tôi kính trọng và tin tưởng lại mất cảnh giác và bị đánh gục bởi những người như Floyd Brown, David Bossie, David Hale và Jim Johnson.

        Trong khoảng thời gian này tôi có tổ chức một bữa tối tại Nhà Trắng nhân dịp Tháng Người Gốc Phi. Trong số khách mời có giáo sư Burke Marshall, từng dạy tôi tại trường luật, cùng bạn ông là Nicholas Katzenbach, người đấ đóng góp rất lớn để thúc đẩy nhân quyền tại Bộ Tư pháp thời Kennedy. Khi trò chuyên với tôi, Nick kể rằng ông làm việc trong ban biên tập tờ Washington Post nhưng rất xấu hổ vì cách đưa tin của tờ này trong vụ Whitewater, và vì những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tôi và nhiệm kỳ tổng thống phát xuất từ những cáo buộc tầm xàm. "Chuyên này nhắm đến cái gì?", ông đặt câu hỏi. "Chắc chắn không phải là vì lợi ích của công chúng rồi".

        Có nhắm gì đi nữa thì nó cũng đang phát huy tác dụng. Một cuộc trưng cầu dân ý trong tháng 3 cho biết một nửa dân chúng cho rằng tôi và Hillary đã nói dối về vụ Whitewater, còn một phần ba lại cho rằng chúng tôi đã làm điếu phi pháp. Tôi phải thừa nhận Whitewater, đặc biệt là những công kích nhắm vào Hillary, đã ảnh hưởng nặng nề đến tôi hơn là tôi tưởng. Các cáo buộc chẳng có chút căn cứ và bằng chứng xác đáng nào. Trừ việc đôi khi tỏ ra ương ngạnh, còn thì khó mà tìm được điểm nào để chê trách về Hillary. Tôi rất đau khổ phải thấy vợ mình bị thương tổn bởi hết cáo buộc này đến cáo buộc khác, lại càng đau khổ hơn vì suy nghĩ ngây thơ của mình - rằng viện đến thẩm phán độc lập sẽ giúp tình hình sáng sủa - té ra lại gây tồi tệ thêm. Tôi phải rất cố gắng kìm nén sự giận dữ của mình dù không phải lúc nào cũng thành công. Các thành viên và nhân viên chính phủ dường như cũng thông cảm và bỏ qua cho những cơn bực dọc của tôi, và Al Gore giúp tôi vượt qua chúng. Dù vẫn làm việc hết mình và yêu thích công việc, tính khí vui vẻ và sự lạc quan bẩm sinh của tôi đang trải qua nhiều thử thách nối nhau.

        Mang chuyện này ra cười cợt lại có tác dụng tốt. Cứ mỗi mùa xuân lại có ba buổi dạ tiệc do Câu lạc bộ Gridiron, các thông tín viên Nhà Trắng, và các thông tín viên phát thanh truyền hình tổ chức. Tại đây báo chí có cơ hội mang tổng thống và các chính trị gia ra làm trò cười, và tổng thống có dịp đáp trả. Tôi mong đến dịp này bởi nhờ vậy chúng tôi có thể được xả hơi đôi chút, cũng để nhớ lại rằng báo chí đâu phải là gỗ đá mà gồm đa số là người tốt muốn xã hội công bằng. Tục ngữ cũng có câu, "trái tim vui vẻ giá trị như thuốc tiên, còn tâm hồn tuyệt vọng làm người ta héo úa".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 07:56:05 pm
        Tôi rất phấn chấn khi dự bữa tối của các thông tín viên phát thanh truyền hình, và phát biểu một số câu tếu như: "Tôi rất vui có mặt tại đây. Nói ra khó tin nhưng tôi có một miếng đất ở tây bắc Arkansas và tôi muốn mời các bạn tham quan"; "còn ba ngày nữa là tới ngày 15 tháng 4, và đa số các bạn đang phải dành thời gian tính các khoản thuế của tôi nhiều hơn cho chính mình nữa", và "tôi vẫn tin rằng có một xứ sở tên là Cứu tôi với!".

        Quá trình mà sau này Hillary đặt tên là "âm mưu vĩ đại của cánh hữu" đã được mô tả tường tận trong quyển The Clinton Wars - Cuộc chiến Clinton của Sidney Blumenthal và trong quyển The Hunting of the President - Săn lùng tổng thống của Joe Conason và Gene Lyons. Theo tôi biết chưa có ai phản bác những quan điểm có căn cứ thực tế trong hai quyển sách này cả. Khi chúng được xuất bản, những người thuộc các cơ quan truyền thông lớn từng tham gia vào hội chứng Whitewater đã lờ đi các cáo buộc trước kia của mình mà quay sang phê phán các tác giả là quá thông cảm với Hillary và tôi, hoặc trách móc cách chúng tôi xử lý vấn đề Whitewater và chuyên chúng tôi hay phàn nàn. Tôi chăc chắn lẽ ra chúng tôi đã có thể xử lý tốt hơn, và ngay cả họ lẽ ra cũng thế.

        Trong thời gian đầu của vụ Whitewater, một người bạn của tôi làm việc trong chính phủ đã bị buộc phải từ chức vì một lỗi ông mắc từ trước khi nhậm chức tại Washington. Hãng luật Rose khởi kiện Webb Hubbell của đoàn luật sư Arkansas vì đã tính giá khách hàng quá cao và che giấu thu nhập. Webb phải từ chức ở Bộ Tư pháp, nhưng ông nói với Hillary rằng các cáo buộc là không đúng, rằng đầu đuôi câu chuyên đều do ông bố vợ giàu có nhưng nóng nảy của mình đã không chịu thanh toán cho hãng Rose chi phí cho một vụ kiện xâm phạm sáng chế. Nghe cũng khá thuyết phục, nhưng lại không đúng sự thật.

        Webb đúng là có tính giá cao với khách hàng, và vì vậy đã làm phương hại đến hãng luật Rose và giảm thu nhập của các đồng nghiệp trong hãng, kể cả Hillary. Nếu xử lý theo lệ thường có thể ông sẽ đạt được một thỏa thuận với hãng luật để hoàn tiền cho khách hàng và sẽ bị tước bằng trong khoảng một đến hai năm. Hiệp hội luật sư sẽ quyết định có nên chuyển vụ này sang phía công tố liên bang không. Cho dù có chuyển đi thì Webb cũng có khả năng tránh án tù bằng cách bồi hoàn cho khách hàng. Tuy nhiên, Webb lại vướng vào lưới của công tố viên độc lập.

        Khi vừa biết chuyện này, tôi sững sờ. Webb và tôi kết bạn và hay chơi golf với nhau nhiều năm nay, và tôi cứ tưởng mình đã hiểu rõ ông ấy. Đến giờ tôi vẫn tin ông là một người tốt nhưng một sai lầm nghiêm trọng đã khiến ông phải trả giá quá đắt vì ông không chịu trở thành một con tốt trên bàn cờ của Starr.

        Trong khi tất cả những sự cố này diễn ra, tôi tập trung vào cuộc sống bên ngoài trong hai cuộc sống song song của mình - cuộc sống mà tôi đến Washington để theo đuổi. Trong tháng 3, tôi dành thời gian đáng kể để thúc đẩy hai dự luật mà tôi cho là sẽ giúp ích cho người lao động không có bằng đại học. Tỷ lệ thất nghiệp 6,5% dễ gây hiểu lầm. Thật ra tỷ lệ thất nghiệp là 3,5% với những cử nhân đại học/cao đẳng, hơn 5% với những người học hai năm đại học/cao đẳng, hơn 7% với những người tốt nghiệp phổ thông trung học, và hơn 11% với những người chưa học xong phổ thông. Tại các sự kiện tổ chức ở Nashua và Keene, bang New Hampshire, tôi cho biết ý định chuyển đổi chương trình hỗ trợ người thất nghiệp thành một hệ thống tái tuyển dụngvới các chương trình đào tạo đa dạng và được tổ chức tốt hơn. Và tôi muốn quốc hội thông qua một chương trình "rời nhà trường đi làn1 việc" nhằm mang đến chương trình đào tạo chất lượng cao kéo dài từ một đến hai năm cho các thanh thiếu niên không muốn theo học bốn năm đại học. Đến cuối tháng tôi đã có thể ký phê chuẩn dự luật "Các Mục tiêu 2000". Cuối cùng, chúng tôi đã nhận được cam kết của quốc hội nhằm đáp ứng các mục tiêu giáo dục quốc gia mà tôi vạch ra từ năm 1989, đánh giá sự tiến bộ của học sinh theo các mục tiêu này, và khuyến khích các sở giáo dục địa phương tiến hành các cải cách tiến bộ nhất. Quả là một ngày tốt đẹp cho thư ký Dick Riley.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 08:02:49 pm
        Ngày 18 tháng 3, các tổng thống Alija Izetbegovic của Bosnia và Franjo Tudjman của Croatia có mặt tại Nhà Trắng để ký một thỏa thuận đã đạt được với sự hỗ trợ của đặc sứ Mỹ Charles Redman. Thỏa thuận này lập ra một liên bang trong các vùng đất Bosnia có dân số gốc Bosnia chiếm đa số, và phác thảo tiến trình nhắm đến một liên minh với Croatia. Xung đột quân sự giữa người Hồi giáo và người Croatia vẫn chưa khốc liệt lắm so với cuộc chiến trong đó có sự can dự ở cả hai phía của người Serb tại Bosnia, nhưng thỏa thuận này vẫn là một bước quan trọng hướng đến hòa bình.

        Những ngày cuối tháng 3 đánh dấu sự khởi đầu một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại Bắc Triều Tiên. Vào tháng 2 nước này đã đồng ý để thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) kiểm tra các cơ sở hạt nhân của mình vào ngày 15 tháng 3, nhưng sau đó lại cản trở công việc của họ. Các thanh tra đang nghiên cứu một lò phản ứng chạy bằng thanh nhiên liệu. Một khi các thanh nhiên liệu này đã bị dùng cạn, chúng có thể được tái xử lý thành plutonium với số lượng đủ để chế tạo vũ khí hạt nhân. Bắc Triều Tiên cũng đã lên kế hoạch xây dựng hai lò phản ứng khác lớn hơn, từ đó sẽ có thêm nhiều thanh nhiên liệu đã sử dụng hơn. Tôi nhanh chóng quyết định đưa tên lửa Patriot đến Hàn Quốc và yêu cầu Liên hiệp quốc áp đặt lệnh trừng phạt chống Bắc Triều Tiên. Như lời phát biểu của Bill Perry với các biên tập viên và phóng viên vào ngày 30 tháng 3, tôi quyết tâm ngăn chặn Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân, dù có phải chấp nhận chiến tranh. Để đảm bảo Bắc Triều Tiên hiểu rằng chúng tôi hoàn toàn nghiêm túc, Perry tiếp tục phát biểu cứng rắn suốt ba ngày sau đó, thậm chí cho biết Mỹ không loại trừ khả năng tấn công phủ đầu.

        Trong khi đó, vai trò của Warren Christopher là làm cho thông điệp của Mỹ được cân bằng. Bộ Ngoại giao cho biết Mỹ ủng hộ một giải pháp hòa bình, còn đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, Jim Laney, mô tả quan điểm của Mỹ là "cảnh giác, kiên quyết, và kiên nhẫn". Tôi tin rằng nếu Bắc Triều Tiên thật sự hiểu được quan điểm của Mỹ, cũng như các lợi ích kinh tế và chính trị nước này sẽ nhận được nếu từ bỏ chương trình hạt nhân để hợp tác với các nước láng giềng và Mỹ, chúng tôi có thể ngồi lại với nhau. Còn nếu không thì tình hình sẽ khác, và sẽ chẳng còn mấy người nhớ đến vụ Whitewater nữa.

        Ngày 26 tháng 3, tôi tận hưởng kỳ nghỉ cuối tuần vui vẻ tại Dallas để làm phù rể cho đám cưới của em mình với Molly Martin, người mà em tôi đã gặp tại Los Angeles. Tôi rất mừng cho Roger.

        Hôm sau đám cưới, tất cả chúng tôi cùng đi xem đội Arkansas Razorback đánh bại đội Đại học Michigan trong trận tứ kết giải bóng rổ NCAA. Tạp chí Sports Illustrated đưa ảnh tôi trong trang phục của Razorback ra bìa, còn trong bài báo thì đưa ảnh tôi với quả bóng rổ. So với cách báo chí soi mói hình ảnh của tôi (trong vụ Whitewater) đây quả là lộc trời. Một tuần sau tôi lại dự khán trận chung kết ở Charlotte, Bắc Carolina, và đội Arkansas đã giành chức vô địch bằng chiến thắng 76-72 trước Duke.

        Ngày 6 tháng 4, thẩm phán tòa thượng thẩm Harry Blackmun thông báo ông sẽ từ chức. Vợ chồng tôi và vợ chồng thẩm phán đã kết bạn trong dịp Cuối tuần Phục hưng. Ông là một người giỏi giang, một thẩm phán xuất sắc, và là một tiếng nói trung lập cực kỳ cần thiết trong Tòa thượng thẩm. Tôi biết mình cần tìm một người thay thế xứng đáng. Lựa chọn đầu tiên dành cho Thượng nghị sĩ George Mitchell, tháng trước vừa tuyên bố sẽ rút khỏi thượng viện. Ông rất xuất sắc trong vai trò lãnh đạo phe đa số, là một đảng viên trung kiên từng giúp đỡ tôi rất nhiều, vả lại phe Dân chủ không có nhiều cơ hội nắm đa số tại thượng viện trong kỳ bầu cử tháng 11 tới. Tôi không muốn ông rời thượng viện nhưng lại rất tâm đắc với triển vọng đề cử ông vào Tòa thượng thẩm. Trước khi là thượng nghị sĩ ông từng là chánh án liên bang, và ông chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn tại Tòa thượng thẩm, có thể tác động đến các phiếu bầu và được nhiều người lắng nghe. Thế nhưng cả lần này Mitchell cũng làm tôi thất vọng. Ông cho biết nếu ông rời thượng viện lúc này thì cơ may thông qua dự luật chăm sóc sức khỏe sẽ tan thành mây khói, gây thiệt thòi cho người dân Mỹ, cho các đảng viên Dân chủ đang tranh cử, và cho nhiệm kỳ tổng thống của tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 08:08:55 pm
        Tôi nhanh chóng quyết định hai ứng cử viên khác: thẩm phán Stephan Breyer và thẩm phán Richard Arnold, chánh án Tòa phúc thẩm Lưu động khu vực thứ 8 đặt tại St. Louis và có thẩm quyền xét xử tại Arkansas. Arnold từng là trợ lý cho Dale Bumpers, nổi bật lên trong hàng ngũ nhiều luật sư xuất sắc tại Arkansas. Có lẽ ông là người sáng giá nhất trong số các thẩm phán liên bang. Ông đứng đầu lớp khi tốt nghiệp tại trường Luật Yale và Harvard, và đã học tiếng Latinh và Hy Lạp, nhờ vậy ông có thể đọc các văn bản kinh thánh cổ. Lẽ ra tôi đã đề cử ông nhưng ông lại vừa điều trị bệnh ung thư và tiên lượng bệnh chưa rõ ràng. Các vị tiền nhiệm phe Cộng hòa của tôi đã lấp đầy các tòa liên bang bằng các nhân vật bảo thủ trẻ tuổi. Họ sẽ còn ngồi đấy khá lâu nữa, và tôi không muốn mất thêm một vị trí vào thay họ. Trong tháng 5, tôi quyết định đề cử thẩm phán Breyer. Ông có năng lực không kém ai, và tôi có ấn tượng rất tốt về ông trong lần phỏng vấn sau khi thẩm phán White từ chức. Không lâu sau Breyer được phê chuẩn. Còn Richard Arnold, tôi rất mừng vì hiện ông vẫn đang làm việc tại Tòa Lưu động số 8 và thỉnh thoảng vẫn chơi golf với tôi.

        Đầu tháng 4, NATO lại ném bom Bosnia, lần này để chấm dứt cuộc phong tỏa Gorazde của người Serb. Cùng ngày, bạo lực dữ dội xảy ra tại Rwanda. Tổng thống nước này chết trong một tai nạn máy bay, và Tổng thống Burundi đã mồi lửa để khởi đầu cho một cuộc thảm sát khủng khiếp do các lãnh tụ sắc tộc Hutu, chiếm đa số tại Rwanda, chỉ huy đối với người Tutsi và cả những người Hutu ôn hòa. Người Tutsi chỉ chiếm 15% dân số nhưng bị cho là đang nắm giữ quyền lực chính trị và kinh tế quá lớn. Tôi ra lệnh di tản toàn bộ người Mỹ và gửi quân đến Rwanda để bảo vệ họ. Trong vòng 100 ngày, hơn 800.000, tức là 10% dân số Rwanda, đã bị giết, đa phần bằng mã tấu. Lúc đó chúng tôi đang bận tâm với Bosnia, cộng với ký ức Somalia chỉ mới sáu tháng trước, thêm vào đó quốc hội lại phản đôi việc triển khai quân tại các vùng xa không quan trọng với lợi ích Hoa Kỳ. Do đó cả tôi lẫn các thành viên trong nhóm đôi ngoại không ai quan tâm đầy đủ đèn việc gửi quân đội đến ngăn chặn vụ thảm sát. Lẽ ra chỉ cần vài ngàn quân và trợ giúp từ các đồng minh thì dù có mất thêm thời gian triển khai quân đội, chúng tôi đã có thể cứu nhiều mạng người. Thảm kịch Rwanda đã trở thành một trong những niềm hối tiếc lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi.

        Trong nhiệm kỳ thứ hai, trước khi rời chức vụ, tôi đã làm những gì có thể để giúp người người Rwanda xây dựng lại đất nước và cuộc sống của mình. Ngày nay, theo lời mời của tổng thống Paul Kagame, Rwanda là một trong các quốc gia mà quỹ của tôi đang cộng tác để ngăn chặn thảm họa AIDS.

        Ngày 22 tháng 4, Richard Nixon qua đời, chỉ một tháng và một ngày sau khi viết cho tôi một lá thư dài bảy trang kể về chuyến đi gần đây của ông đến Nga, Ukraina, Đức và Anh. Nixon cho biết các nguyên thủ ông viếng thăm bày tỏ lòng kính trọng đối với tôi, và khuyên tôi không để cho vụ Whitewater hay bất kỳ vấn đề nội bộ nào "ảnh hưởng đến sự tập trung vào ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ: sự sống còn của dân chủ kinh tế và chính trị tại Nga". Ông lo ngại về vị thế chính trị của Yeltsin và làn sóng chống Mỹ đang dâng lên ở Duma, và ông mong tôi giữ quan hệ gần gũi với Yeltsin, dồng thời mở rộng liên hệ với những người dân chủ khác tại Nga; cải thiện cấu trúc và cách quản trị các chương trình viện trợ nước ngoài; và cho một doanh nhân hàng đầu phụ trách việc thu hút thêm đầu tư tư nhân vào Nga. Theo Nixon, nên lật mặt nạ nhân vật cực hữu Zhirinovsky "là một kẻ lừa đảo", thay vì áp chế ông ta, và chúng tôi nên "chia rẽ Zhirinovsky, Rutskoi, và những người Cộng sản - và nếu có thể thì cố gắng đoàn kết - Chernomyrdin, Yavlinski, Shahrai, Travkin - lại với nhau trong một mặt trận thống nhất nhằm thúc đẩy cải cách". Cuối thư, Nixon khuyên tôi không nên dàn trải tiền viện trợ ra khắp lãnh thổ Liên Xô cũ, mà chỉ cần tập trung vào Nga và Ukraina: "Cần thiết phải như vậy". Bức thư là một thành tựu, thể hiện các phẩm chất xuất chúng nhất của Nixon ở độ tuổi 80.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 08:12:37 pm
        Tất cả các tổng thống còn sống tề tựu tại lễ tang Tổng thống Nixon tại thư viện tổng thống của ông, cũng là nơi ông đã ra đời. Tôi ngạc nhiên khi gia đình ông mời tôi phát biểu, cùng với Bob Dole, Henry Kissinger, và Thống đốc California Pete Wilson, người khi còn trẻ từng làm việc cho Nixon. Trong phát biểu của mình, tôi bày tỏ lòng cảm kích đối với những lời khuyên sáng suốt của ông, đặc biệt là về nước Nga. Tôi ca ngợi sự quan tâm mạnh mẽ và sáng suốt của ông về Hoa Kỳ và thế giới, nhắc đến cuộc điện đàm và lá thư ông gửi tôi một tháng trước khi mất. Tôi chỉ lướt qua vụ Watergate với một lời kêu gọi hòa giải: "Hôm nay là ngày để gia đình, bạn bè và tổ quốc ghi nhớ cuộc đời của Tổng thống Nixon một cách trọn vẹn... mong rằng sẽ không còn những phán xét về tổng thống Nixon mà không căn cứ trên toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của ông". Một số đảng viên Dân chủ căm ghét Nixon không thích phát biểu của tôi. Ngoài Watergate, Nixon cũng đã làm nhiều việc mà tôi không thích - danh sách kẻ thù, kéo dài cuộc chiến Việt Nam và mở rộng ném bom, tố cáo các đối thủ ứng cử viên thượng và hạ nghị viện California là cộng sản. Nhưng ông cũng đã nối lại quan hệ với Trung Quốc, phê chuẩn các sắc luật lập ra Cơ quan Bảo vệ Môi trường, Dịch vụ Luật công, và Cục Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp, và đã hỗ trợ các hành động tích cực. Nếu so với những lãnh tụ Cộng hòa trong các thập niên 1980 và 1990 thì Tổng thông Nixon là một người nhìn xa trông rộng theo phái tự do.

        Ngày hôm sau lễ tang, tôi gọi điện thoại đến chương trình của Larry King khi ông đang phỏng vấn Dick Kelley và James Morgan về quyển sách của mẹ tôi, Leading with My Heart, vừa mới được xuất bản. Tôi kể với Larry rằng sau lễ tang của mẹ, tôi đi công du nước ngoài. Rồi khi trở về nhà, tôi chợt nhận ra mình đang định gọi điện thoại cho mẹ vào tối chủ nhật như thường lệ. Sẽ phải mất vài tháng trước khi thói quen đó thôi ám ảnh tôi.

        Ngày 29 tháng 3, với sự có mặt của gần như đầy đủ nội các, tôi đón tiếp các thủ lĩnh bộ tộc da đỏ và Alaska tại Bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng. Đây là lần đầu tiên họ được mời đến Nhà Trắng từ sau những năm 1820. Vài người trong số họ làm giàu với các doanh nghiệp cờ bạc, và đến đây bằng máy bay riêng. Nhiều người khác, sống trong các khu bảo tồn biệt lập, lại nghèo đến nỗi phải quyên góp khắp bộ lạc để có tiền mua vé máy bay. Tôi cam kết tôn trọng quyền tự quyết, chủ quyền bộ lạc và tự do tôn giáo của họ, cũng như hứa sẽ làm hết sức để cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền liên bang với các bộ lạc. Tôi ký các sắc lệnh đảm bảo chính quyền sẽ tuân thủ các nội dung trên. Cuối cùng, tôi cũng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ các bộ lạc nghèo nhất để phát triển giáo dục, y tế và kinh tế.

        Đến cuối tháng 4, rõ ràng chúng tôi đã thua trong trận chiến truyền thông liên quan đến dự luật chăm sóc y tế. Một bài báo trên tờ Wall Street Journal ngày 29 tháng 4 mô tả chương trình nhiễu loạn thông tin trị giá 300 triệu đôla đang chống lại chúng tôi:

        Giữa tiếng gào khóc thảm thiết của đứa trẻ là giọng nói tuyệt vọng của người mẹ. "Làm ơn đi mà", bà van xin qua điện thóại, cầu mong giúp đỡ cho đứa con đang bị bệnh. "Chúng tôi rất tiếc, trung tâm y tế của chính phủ đã đóng cửa", máy trả lời tự động đáp lại. "Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, hãy gợi số 1- 8OO-GOVERNMENT". Bà mẹ gọi đến số này nhưng lại nhận được thêm một lời đáp tự động: "Chúng tôi rất tiếc, tất cả nhân viên y tế đều đang bận. Xin vui lòng chờ máy...".

        "Sao người ta lại để chính quyền lo chuyện này", bà mẹ than vãn. "Tôi muốn có bác sĩ gia đình như trước".


        Bài báo viết tiếp rằng tiết mục phát thanh trên, do một nhóm tên American for Tax Reform (Người Mỹ ủng hộ Cải cách Thuế) có trụ sở ở Washington sản xuất, chỉ có một lỗi duy nhất: nó không nói thật.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 08:16:58 pm
        Một chiến dịch lớn khác, do nhóm American Council for Health Reform (Hội đồng Cải cách Y tế Mỹ) tổ chức, gửi thư khắp nơi nói rằng theo kế hoạch của Clinton thì mọi người sẽ bị phạt tù đến năm năm nếu họ mua thừa suất bảo hiểm y tế. Thật ra kế hoạch của chúng tôi nói rõ ràng là mọi người được tự do mua bất kỳ dịch vụ bảo hiểm y tế nào mình muốn.

        Dù có là ngụy tạo thì chiến dịch này vẫn có tác dụng. Một bài báo khác trên tờ Wall Street Journal ngày 10 tháng 3 tường thuật kết quả một cuộc trưng cầu dân ý với nhan đề: "Nhiều người không nhận ra kế hoạch của Clinton mới đúng là cái mình muốn". Cuộc trưng cầu này, do Wall Street Journal/NBC News thực hiện, cho thấy có nhiêu người phản đối khi được hỏi về kế hoạch của chúng tôi. Nhưng khi được hỏi họ cần gì ở một chương trình y tế, hơn 60% trả lời lại ủng hộ những nội dung chính trong kế hoạch của chúng tôi. Bài báo nhận xét: "Khi nhóm người [được hỏi ý kiến] đọc một bản mô tả về dự luật của tổng thống, nhưng không nêu rõ điều này, cùng với bản mô tả bốn đề xuất chính của quốc hội cũng về chủ đề này, kế hoạch của Clinton được chọn đầu tiên".

        Bài báo trích lời các tác giả của cuộc trứng cầu dân ý, một đảng viên Cộng hòa và một đảng viên Dân chủ, nói rằng: "Với kết quả này Nhà Trắng nên cảm thấy hài lòng, nhưng cũng cần trấn tĩnh lại. Hài lòng vì các ý tưởng cơ bản mà họ soạn ra cũng hợp ý phần lớn dân chúng. Nhưng phải tỉnh trí lại vì rõ ràng họ truyền bá các ý tưởng này ra công chúng quá kém cỏi, và ở khía cạnh này họ đã nhường nhịn các nhóm lợi ích quá nhiều".

        Dù vậy, nghị viện cũng đang chuyển mình. Dự luật này đã được chuyển cho năm ủy ban trong quốc hội, ba ở hạ viện và hai ở thượng viện, ủy ban lao động của hạ viện đã bỏ phiếu chống một dự luật chăm sóc y tế có nội dung còn toàn diện hơn cả dự luật của chúng tôi. Bốn ủy ban còn lại đang làm việc hết sức để đạt được sự nhất trí.

        Tuần lễ đầu tiên của tháng 5 lại đầy ngập công việc. Tôi trả lời câu hỏi của các nhà báo quốc tế tại một diễn đàn toàn cầu do trung tâm của Tổng thống Carter tài trợ tại trụ sở chính của CNN tại Atlanta; phê chuẩn sắc luật "rời trường học để đi làm" (School-to-work); chúc mừng Rabin và Arafat đã đạt được thỏa thuận về chuyển giao dải Gaza và Jericho; vận động hạ viện thông qua lệnh cấm vũ khí tấn công; đón mừng lệnh này được thông qua với chênh lệch chỉ hai phiếu bất chấp phản đồi dữ dội từ NRA; công bố rằng Hoa Kỳ sẽ tăng trợ giúp cho Nam Phi sau khi cuộc bầu cử toàn quốc kết thúc một cách công bằng, và một phái đoàn do Al và Tipper Gore, Hillary, Ron Brown, và Mike Espy dẫn đầu sẽ sang dự lễ nhậm chức của Tổng thống Nelson Mandela; tổ chức một sự kiện tại Nhà Trắng để nêu bật những vấn đề xã hội đối với các phụ nữ không có bảo hiểm y tế; thắt chặt cấm vận chống Haiti Vl trung tướng Raoul Cedras tiếp tục giết và hành hạ người ủng hộ Aristide; bổ nhiệm Bill Gray, người đứng đầu Quỹ Đại học gốc Phi và Nguyên chủ tịch ủy ban Ngân sách hạ viện, làm cố vấn đặc biệt cho tôi và Warren Christopher về Haiti; và bị Paula Jones kiện ra tòa. Một tuần lễ làm việc rất điển hình. Paula Jones xuất hiện trước công chúng từ tháng 2 tại hội nghị ủy ban hành động chính trị bảo thủ ở Washington. Cliff Jackson đã giới thiệu cô ta trước hội nghị, tiếng là để giúp cô "làm sạch thanh danh". Trong bài báo của David Brock trên tờ American Spectator dựa trên những lời buộc tội của vệ binh bang Arkansas, một trong những lời buộc tội là tôi đã gặp một phụ nữ tại khách sạn Little Rock, và phụ nữ này nói với người vệ binh đã đưa cô ta đến đó rằng mình muốn làm "bạn gái thường trực" của tôi. Dù trong bài báo chỉ nhắc đến cô ta với cái tên Paula, Jones thề thốt rằng gia đình và bạn bè khi đọc đều nhận ra đó là cô. Cô ta nói muốn làm sạch thanh danh, nhưng thay vì đi kiện tờ Spectator vì tội phỉ báng, cô ta lại đi tố cáo tôi quấy rối tình dục và nói rằng, sau khi cự tuyệt lời đề nghị của tôi, cô ta đã không được nâng lương như thông lệ hằng năm đối với nhân viên nhà nước. Lúc bấy giờ cô ta là nhân viên văn phòng của ủy ban Phát triển Công nghiệp Arkansas. Ban đầu, sự ra mắt của Jones qua tay của Cliff Jackson không được dư luận chú ý mấy. Nhưng đến ngày 6 tháng 5, hai ngày sau khi thời hiệu tô tụng kết thúc, cô ta nộp đơn kiện đòi tôi bồi thường 700.000 đôla vì quấy rối tình dục.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 08:23:25 pm
        Trước khi Jones khởi kiện, luật sư đầu tiên của cô ta đã liên hệ với một người ở Little Rock có quan hệ với văn phòng của tôi. Người này nói với chúng tôi rằng viên luật sư cho biết cơ sở khởi kiện của cô ta không vững, và nếu tôi đồng ý trả 50.000 đôla để hỗ trợ cho Jones và chồng, một người tên Steve mà sau này tôi được biết là thuộc phe bảo thủ chống Clinton, tìm việc làm tại Hollywood, cô ta sẽ không kiện nữa. Tôi không trả tiền vì tôi không hề quấy rối gì cô ta cả, và cô ta có được tăng lương thường niên chứ không phải như lời buộc tội. Giờ tôi lại phải thuê một luật sư để bảo vệ mình, Bob Bennett của Washington.

        Tôi dành phần lớn thời gian trong tháng 5 để đi khắp nước Mỹ vận động cho các dự luật chống tội ác và cải cách chăm sóc y tế, nhưng vẫn góp mặt trong nhiều việc khác. Sự kiện hay nhất là tôi đã có cháu trai đầu tiên, Tyler Cassidy Clinton, con của hai vợ chồng em tôi/ Roger và Molly, ra đời ngày 12 tháng 5.

        Vào ngày 18, tôi ký dự luật cải cách mang tên Head Start (Khởi đầu Tốt đẹp) sau khi các thư ký Shalala và Riley đã dành rất nhiêu tâm huyết soạn thảo. Dự luật này làm tăng số lượng trẻ em tham gia các chương trình mẫu giáo, nâng cao chất lượng chương trình, và lần đầu tiên cung cấp dịch vụ cho trẻ em dưới ba tuổi theo sáng kiến Early Head Start.

        Ngày hôm sau tôi tiếp kiến Thủ tướng Ân Độ P. V. Narasimha Rao tại Nhà Trắng. Chiến tranh Lạnh cùng các chính sách ngoại giao vụng về đã chia rẽ Hoa Kỳ và Ấn Độ quá lâu. Với dân số gần một tỷ, Ấn Độ là quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới. Trong suốt ba thập niên trước, căng thẳng với Trung Quốc đã đưa Ấn Độ đến gần với Liên Xô, còn Chiến tranh Lạnh lại đẩy Mỹ đến với Pakistan, láng giềng của Ấn Độ. Từ khi được độc lập, hai quốc gia này đã dính vào một tranh chấp gay gắt, dường như bất tận về Kashmir, vùng đất phía bắc Ấn Độ mà người theo Hồi giáo chiếm đa số. Chiến tranh Lạnh đã qua và tôi nghĩ mình có cơ hội cũng như bổn phận cải thiện quan hệt Mỹ-Ấn.

        Điểm rắc rối nhất là mâu thuẫn giữa một bên là nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn cản sự lan tràn của vũ khí hạt nhân với một bên là định hướng của Ấn Độ nhằm phát triển loại vũ khí này vì họ cho vũ khí hạt nhân là không thể thiếu để răn đe Trung Quốc và là điều kiện tiên quyết để trở thành một cường quốc thế giới. Pakistan cũng đã phát triển chương trình hạt nhân, gây ra một tình hình nguy hiểm tại tiểu châu lục Ấn Độ. Tôi tin rằng vũ khí hạt nhân sẽ khiến cả Ấn Độ lẫn Pakistan kém an toàn hơn. Nhưng người Ấn Độ cho rằng tiếp tục chương trình hạt nhân là quyền chính đáng của mình và quyết tâm không để Hoa Kỳ can thiệp. Dù vậy, Ấn Độ vẫn mong muốn cải thiện quan hệ với Mỹ. Dù không giải quyết được các bất đồng, Thủ tướng Rao và tôi cũng đã mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ-Ấn mà sau đó ngày càng thân thiện hơn.

        Cùng ngày, Jackie Kennedy Onassis qua đời sau cuộc chiến với ung thư. Bà chỉ mới 64 tuổi. Trong số các nhân vật của công chúng nổi tiếng nhất, bà là người có lối sống kín đáo nhât, và với nhiều người bà là một hình tượng của sự thanh lịch, duyên dáng, và sầu đau. Với những người có may mắn quen biết bà, Jackie không chỉ có thế, mà còn hơn nữa - một phụ nữ hoạt bát, đầy sức sông, một bà mẹ giỏi, và một người bạn tốt. Tôi biết người thân sẽ nhớ bà lắm. Cả Hillary cũng vậy; Jackie đã luôn là một nguồn động viên vô hạn, nơi Hillary tìm được những lời khuyên giá trị và một tình bạn chân thật.

        Cuối tháng 5, tôi phải quyết định việc triển hạn tối huệ quốc cho Trung Quốc. Quy chế này thật ra chỉ là duy trì quan hệ thương mại bình thường, không có thuế bổ sung hay các dạng rào cản khác. Thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã trở nên đáng kể và vẫn tăng đều hàng năm. Hoa Kỳ mua khoảng 35-40% hàng xuất khẩu của Trung Quốc mỗi năm. Sau sự kiện Thiên An Môn, nhiều chính trị gia Mỹ cho rằng chính quyền Bush quá nhanh chóng trong việc tái lập quan hệ bình thường với Bắc Kinh. Trong đợt vận động bầu cử tôi đã chỉ trích chính sách của tổng thống Bush, và vào năm 1993 tôi đã yêu cầu Trung Quốc phải có tiến bộ trong một số vấn đề từ di cư, nhân quyền đến tù nhân lao động bắt buộc như một điều kiện để tôi triển hạn tối huệ quốc. Trong tháng 5, Warren Christopher gửi tôi một báo cáo cho biết mọi trường hợp di cư đã được giải quyết; hai bên đã ký một bản ghi nhớ về cách giải quyết vấn đề tù nhân lao động bắt buộc; và lần đầu tiên Trung Quốc thông báo nước này sẽ tuân thủ tuyên bố thế giới về nhân quyền. Tuy nhiên, theo Christopher, vẫn còn tình hình vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 08:32:57 pm
        Trung Quốc cực kỳ nhạy cảm với việc các nước khác can thiệp vào công việc nội bộ của mình. Lãnh đạo Trung Quốc cho rằng họ đang cố gắng thay đổi hết sức mình trong chương trình hiện đại hóa kinh tế và với sức ép dịch chuyển dân số khổng lồ từ nông thôn ra các thành phố phát triển ven biển. Nhận thấy các yêu cầu của Hoa Kỳ đã tạo ra các kết quả tích cực, tôi quyết định triển hạn tối huệ quốc cho Trung Quốc và, trong tương lai, tách rời vấn đề nhân quyền ra khỏi thương mại- Quyết định này nhận được sự nhất trí của các cố vấn về kinh tế và chính sách ngoại giao của tôi. Hoa Kỳ trông đợi rất nhiều từ việc đưa Trung Quốc hòa nhập cộng đồng thế giới. Hòa nhập hơn, thương mại lớn hơn sẽ giúp nhân dân Trung Quốc giàu có hơn; mở rộng quan hệ với thế giới bên ngoài; tuân thủ tốt hơn các luật lệ quốc tế; và chúng tôi hy vọng sẽ dẫn đến tiến bộ về nhân quyền và quyền cá nhân.

        Trong tuần lễ đầu tiên của tháng 6, tôi cùng Hillary đến châu Âu để dự lễ kỷ niệm 50 năm D-Day, ngày 6 tháng 6 năm 1944, khi quân Mỹ và Đồng minh vượt qua eo biển Manche tấn công vào các bãi biển ở Normandy. Đó là chiến dịch tấn công bằng hải quân lớn nhất trong lịch sử và đánh dâu bước đầu kết thúc Thế chiến hai ở châu Âu.

        Chuyến đi bắt đầu ở Rome, với một chuyến thăm Vatican để diện kiến giáo hoàng và tân Thủ tưởng Ý Silvio Berlusconi, chủ tập đoàn truyền thông lớn nhất nhưng là lính mới trong chính trường. Ông đã tập hợp một liên minh thú vị, trong đó có cả một đảng cực hữu từng bị xem là phát xít. Dù không hoàn toàn bình phục sau khi bị gãy chân Giáo hoàng John Paul II vẫn say mê thảo luận các vấn đề toàn cầu, từ tự do tôn giáo đến khả năng hợp tác với người Hồi giáo theo đường lối trung hòa, đến những bất đồng giữa chúng tôi xoay quanh cách tốt nhất để giới hạn sự bùng nổ dân số và đẩy mạnh phát triển bền vững tại các nước nghèo.

        Có thể nói Berlusconi là chính trị gia thời đại truyền hình đầu tiên tại Ý: lôi cuốn, cứng cỏi, và đầy quyết tâm khép chính trường đầy bất ổn tại Ý vào khuôn khổ cai quản và kỷ luật của mình. Berlusconi luôn cực lực bác bỏ những chỉ trích cho rằng ông đang rắp tâm áp đặt một trật tự phát xít mới ở Ý. Tôi rất vui khi ông khẳng định cam kết bảo vệ dân chủ và nhân quyền, duy trì quan hệ đối tác lịch sử Ý-Hoa Kỳ, và làm tròn trách nhiệm với NATO tại Bosnia.

        Ngày 3 tháng 6, tôi phát biểu tại nghĩa trang Hoa Kỳ tại Nettuno. Mảnh đất xưa kia bị cày xới bởi chiến tranh nay xanh rì những cây tùng cây bách. Từng hàng từng hàng bia cẩm thạch khắc tên 7.862 chiến sĩ yên nghỉ nơi đây. Tên của hơn- 3.000 tử sĩ Hoa Kỳ khác chưa tìm thấy hài cốt được khắc trong nhà nguyện gần đó. Tất cả họ đều hy sinh khi còn quá trẻ, vì nền độc lập của nước Ý. Đây chính là chiến trường mà cha tôi từng có mặt.

        Ngày hôm sau chúng tôi có mặt tại nước Anh, căn cứ không quân Mildenhall gần Cambridge. Chúng tôi ghé thăm một nghĩa trang quân Mỹ nơi chôn cất 3.812 chiến sĩ tử trận khi đóng quân tại đây. Tại đây cũng có một Bức Tường tưởng niệm khắc tên hơn 5.000 chiến sĩ mất tích, trong đó có hai người mãi mãi không về trong một chuyến bay trên eo biển Manche: Joe Kennedy Jr., con đầu lòng của gia đình Kennedy, người mà ai cũng tin là sẽ trở thành chính trị gia, và Glem Miller, thủ lĩnh một ban nhạc có các tác phẩm thịnh hành tại Hoa Kỳ trong thập niên 1940. Một trong số đó, bài "Moonlight Serenade", được trình tấu tại lễ tưởng niệm.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 08:38:57 pm
        Sau cuộc gặp với John Major ở Chequers, khu dinh thự điền dã từ thế kỷ 15 của thủ tướng Anh, tôi và Hillary dự một dạ tiệc hoành tráng tại Portsmouth. Tại đây tôi ngồi cạnh Nữ hoàng và bị choáng ngợp bởi sự duyên dáng, trí tuệ của bà, cũng như cách bà sáng suốt nhận định về các vấn đề xã hội, dò hỏi tôi về các thông tin và nhận định mà không sa đà bộc lộ quan điểm chính trị của riêng mình, vì đây là điều cấm kỵ với một nguyên thủ Anh quốc. Tôi có ấn tượng là Nữ hoàng hoàn toàn có thể trở thành một nhà chính trị hay ngoại giao thành công nếu bà ra đời trong một hoàn cảnh khác. Trên thực tế, bà phải đóng cả hai vai trò đó một cách kín đáo.

        Sau bữa tiệc, chúng tôi được mời lên du thuyền hoàng gia HMS Britannia nơi chúng tôi có vinh dự diện kiến Hoàng thái hậu. Đã 93 tuổi mà bà vẫn tươi tỉnh và đáng yêu, với đôi mắt sắc sảo. Sáng hôm sau, một ngày trước kỷ niệm ngày D-day, chúng tôi dự lễ Khai trống, một nghi lễ tôn giáo để hội quân ra trận. Công nương Diana, khi đó đã ly thân nhưng chưa ly dị Thái tử Charles, cũng có mặt. Sau khi chào chúng tôi, công nương đến bắt tay quần chúng tham dự lễ, những người rõ ràng rất vui mừng với sự có mặt của công nương. Dù chỉ gặp Charles và Diana trong thoáng chốc, tôi mến cả hai người và ước sao cho cuộc đời đã đối xử với họ khác hơn.

        Khi tan lễ, chúng tôi lên tàu Britannia dùng bữa trưa và cùng rất nhiều tàu khác lướt ra eo biển Manche để bắt đầu chuyến đi. Sau một hải trình ngắn, chúng tôi tạm biệt gia đình hoàng gia, chuyển sang một chiếc thuyền nhỏ của lực lượng đặc nhiệm hải quân Mỹ (SEAL) để đến hàng không mẫu hạm George Washington. Tàu sân bay này sẽ đưa chúng tôi sẽ đi hết hành trình. Tôi và Hillary dùng bữa tối với khoảng 6000 thủy thủ và Thủy quân lục chiến trên tàu. Sau đó tôi chuẩn bị các bài nói của mình.

        Vào ngày D-day, tôi phát biểu tại Pointe du Hoc, bãi biển Utah, và nghĩa trang lính Mỹ tại Colleville-sur-Mer. Ở đâu cũng có rất nhiều cựu chiến binh Thế chiến hai.

        Tôi cũng tản bộ trên bãi biển Utah với ba cựu chiến binh, một trong số đó nhận Anh dũng Bội tinh vì thành tích chiến đấu trong cái ngày định mệnh này 50 năm trước. Đây là lần trở lại đầu tiên của ông. Ông bảo tôi là chúng tôi đang ở gần như đúng vị trí mà ông đã đổ bộ vào năm 1944. Rồi ông chỉ tay kể rằng anh trai của mình cũng đổ bộ ở hướng kia, cách chỗ này vài trăm mét. Ông nói, "Cuộc đời lạ lùng thật. Tôi lãnh Anh dũng Bội tinh, còn anh tôi tử trận". "Ông vẫn nhớ anh mình à?", tôi hỏi và sẽ không bao giờ quên được câu trả lời: "Suốt 50 năm, ngày nào tôi cũng nhớ anh ấy".

        Tại lễ tưởng niệm, tôi được gặp Joe Dawson, người Texas. Khi là một thuyền trưởng trẻ tuổi vào 50 năm trước, ông được ghi nhận là sĩ quan đầu tiên lên đến đỉnh những dốc đứng tử địa ở Normandy dưới hỏa lực kinh hồn của quân Đức. Khoảng 9.400 lính Mỹ tử trận tại Normandy, trong đó có 33 cặp anh em ruột, một cặp cha con, và 11 người từ rẻo đất Bedford của vùng Virginia. Tôi phát biểu rằng, những người sống sót và đã trở về thăm vùng đất vinh quang này "bước chân có thể không còn trẻ trung như xưa, hàng ngũ của họ cũng ngày một thưa dần. Nhưng, chúng ta hãy đừng quên rằng, đây là những người đã dành tuổi trẻ của mình để cứu nguy cho thế giới".

        Ngày hôm sau tôi đến Paris gặp thị trưởng Jacques Chirac, nói chuyện với Quốc hội Pháp tại Lâu đài Bourbon, và dự bữa tối do Tổng thống Francois Mitterand tổ chức tại Điện Elyseé. Bữa tối kết thúc vào gần nửa đêm, và Tổng thống Mitterand khiến tôi ngạc nhiên khi mời tôi cùng Hillary tham quan "Điện Louvre mới", tuyệt tác của kiến trúc sư Mỹ gốc Hoa I. M. Pei. Mitterand đã 77 tuổi, sức khỏe không còn tốt, nhưng vẫn rất thiết tha giới thiệu kỳ quan mới nhất của Pháp. Khi Francois, đại sứ Mỹ Pamela Harriman, Hillary và tôi đến nơi, hướng dẫn viên cho chúng tôi không phải ai khác mà chính là Pei. Chúng tôi dành hơn một giờ rưỡi chiêm ngưỡng kim tự tháp thủy tinh nguy nga, những tòa nhà cũ đã được khôi phục chỉnh trang, và những phế tích La Mã đã được khai quật. Mitterand có nguồn năng lực vô hạn - ông bổ sung vào lời của Pei để chắc chắn rằng chúng tôi không bỏ lỡ chi tiết nào.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 08:45:28 pm
        Trong ngày cuối cùng của chuyến đi, tôi trở lại Oxford để nhận bằng danh dự. Đó là một ngày xuân hoàn hảo ở xứ Anh - mặt trời tỏa năng, gió thổi mơn man và cây cối hoa lá bừng nở. Trong lời phát biểu ngắn, tôi nhắc đến D-day và nói: "Không phải lúc nào lịch sử cũng mang đến cho ta những trận đánh lớn nhưng lich sử luôn cho ta các cơ hội". Chúng ta đã có rất nhiều cơ hội cả ở trong, nước và nước ngoài khôi phục tăng trưởng kinh tế, mở rộng dân chủ, chấm dứt tàn phá môi trường, xây dựng nền an ninh mới tại châu Âu, và ngăn chặn "sự lây lan của vũ khí hạt nhân và chủ nghĩa khủng bố". Tôi và Hillary đã có một tuần lễ không thể nào quên được, nhưng đã đến lúc quay về với các cơ hội đó.

        Một ngày sau khi tôi trở về Mỹ, ủy ban Nhân lực và Lao động của Thượng nghị sĩ Kennedy báo cáo một dự luật cải cách chăm sóc y tế. Đây là lần đầu tiên một dự luật về cung cấp dịch vụ y tế công rộng rãi được đưa ra khỏi phạm vi của một ủy ban quốc hội. Một nghị sĩ Cộng hòa, Jim Jeffords của Vermont, đã bỏ phiếu cho dự luật này. Jeffords khuyến khích tôi nên tác động đến các nghị sĩ Cộng hòa khác. Ông nói rằng, chỉ cần thêm một sô sửa đổi không ảnh hưởng đến tinh thần của dự luật này là chúng tôi có thể nhận thêm được một ít phiếu ủng hộ.

        Ngày vui ngắn chẳng tày gang. Hai ngày sau, Bob Dole, trước đó cho biết sẽ làm việc cùng chúng tôi để đạt được một thỏa hiệp, lại tuyên bố rằng ông sẽ ngăn cản mọi dự luật về chăm sóc y tế, và sẽ biến chương trình của chúng tôi thành một trong những chủ đề chính trong các đợt bầu cử nghị viện tháng 11. Vài ngày sau, báo chí trích lời Newt Gingrich nói rằng chiến lược của đảng Cộng hòa là làm cho dự luật này không thể thông qua bằng cách bỏ phiếu chống các sửa đổi. Ông ta nói là làm. Vào ngày 30 tháng 6, ủy ban Tài chính và Thuế vụ của hạ nghị viện đã bỏ phiếu chống dự luật chăm sóc y tế rộng rãi. Không nghị sĩ Cộng hòa nào bỏ phiếu ủng hộ.

        Các lãnh tụ phe Cộng hòa đã nhận được một bản ghi nhớ của William Kristol, nguyên chánh văn phòng của Phó tổng thống Dan Quayle, hối thúc họ bóp chết cải cách chăm sóc y tế. Kristol nói phe Cộng hòa không thể để thông qua bất kỳ thứ gì, và nếu dự luật này thành công thì sẽ đặt ra một "môi nguy chính trị nghiêm trọng với đảng Cộng hòa", còn việc nó bị phủ quyết sẽ là một "thất bại to lớn đối với tổng thống". Đến cuối tháng 5, tại một bữa tiệc, lãnh đạo phe Cộng hòa tại quốc hội quyết định chấp nhận quan điểm của Kristol. Tôi không ngạc nhiên khi Gingrich đi theo đường lối cứng rắn của Kristol - mục tiêu của ông là lãnh đạo hạ nghị viện và đẩy nước Mỹ sang phe hữu. Tuy nhiên, Dole thực tâm rất chú ý đến chăm sóc y tế và hiểu rõ rằng chúng ta cần cải tổ lại hệ thống hiện hành. Nhưng ông ta lại đang chạy đua cho ghế tổng thống. Ông ta chỉ cần gom 41 nghị sĩ Cộng hòa vào nhóm cản trở dự luật, và thế là chúng tôi thua.

        Ngày 21 tháng 6, tôi chuyển đến quốc hội một dự luật cải cách phúc lợi, được viết bởi Donna Shalala, Bruce Reed cùng các nhà soạn chính sách hàng đầu, nhằm biến phúc lợi thành "một cơ hội thứ hai, chứ không phải một cách kiếm sống". Dự luật này là sản phẩm của rất nhiều tháng hiệp thương với các nhóm lợi ích sẽ chịu tác động, từ thống đốc bang cho tới người nhận trợ cấp xã hội. Nó đòi hỏi những người khỏe mạnh phải đi làm sau hai năm hưởng trợ cấp, trong thời gian đó chính phủ sẽ hỗ trợ giáo dục và đào tạo cho họ. Nếu không có sẵn công việc ở khu vực tư nhân, người hưởng trợ cấp sẽ được yêu cầu nhận một công việc được nhà nước hỗ trợ.

        Các điều khoản khác được soạn thảo sao cho đảm bảo được rằng người hưởng trợ cấp sẽ có điều kiện kinh tế khá hơn sau khi đi làm, có nhiều tiền hơn để chăm lo cho con cái, và họ vẫn được nhà nước bao cấp về y tế và dinh dưỡng trong giai đoạn chuyển tiếp theo chương trình Medicaid và tem phiếu thực phẩm. Các thay đổi này, cộng với đợt giảm thuế EITC lớn cho người lao động thu nhập thấp năm 1993, hoàn toàn có thể khiến mọi người nhận ra rằng đi làm, dù là công việc thu nhập thấp, vẫn tốt hơn là nhận trợ cấp xã hội. Dĩ nhiên, lẽ ra nếu chúng ta thông qua đợt cải cách chăm sóc y tế thì lao động thu nhập thấp sẽ được hỗ trợ chăm sóc y tế lâu dài chứ không phải tạm thời, và đợt cải cách phúc lợi này sẽ thành công hơn nữa.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 09:16:05 pm
        Tôi cũng đề nghị nên chấm dứt loại ưu đãi quá đáng trong hệ thống hiện hành, theo đó nếu các thiếu nữ làm mẹ không sống chung với gia đình nữa sẽ nhận được trợ cấp nhiều hơn nếu họ ở cùng cha mẹ và tiếp tục đi học. Và tôi thúc giục quốc hội siết chặt thêm iuật thi hành án chăm sóc con cái để buộc các bậc cha mẹ không nhận nuôi con phải trả tiền nuôi dưỡng theo quyết định của tòa án, tổng cộng đã lên đến 34 tỉ đôla. Thư ký Shalala đã cho một số bang được miễn tuân thủ các luật lệ liên bang để theo đuổi các cải cách này, và chúng đã cho thấy hiệu quả: ngân sách trợ cấp giảm mạnh.

        Tháng 6 đầy ắp các vấn đề quốc tế: tôi thắt chặt cấm vận đối với Haiti; tôi cùng Hillary tổ chức bữa quốc yến dành cho Hoàng đế và Hoàng hậu Nhật Bản, cả hai đều rất thông minh và hòa nhã, đi đến đâu cũng để lại thiện cảm về đất nước Nhật Bản; tôi gặp vua Hussein của Jordan, và các tổng thống Hungary, Slovakia và Chile. Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên vẫn là vấn đề đối ngoại lớn nhất lúc đó.

        Như tôi đã nói, Bắc Triều Tiên đã ngăn cản IAEA tiến hành thanh tra xem liệu nước này có tái xử lý các thanh nhiên liệu đã dùng thành plutonium dùng cho vũ khí hạt nhân hay không. Khi các cuộc thanh tra bị ngưng lại vào tháng 3, tôi đã cam kết sẽ đề nghị Liên hiệp quốc trừng phạt Bắc Triều Tiên và không loại trừ khả năng dùng hành động quân sự. Sau đó tình hình diễn biến xấu hơn. Đến tháng 5, Bắc Triều Tiên bắt đầu dỡ nguyên liệu ra khỏi một lò phản ứng theo một cách thức giúp họ cản trở các thanh sát viên giám sát tường tận hoạt động của lò phản ứng này.

        Tổng thống Carter gọi điện thoại cho tôi vào ngày 1 tháng 6 cho biết ông muốn đến Bắc Triều Tiên đã cố gắng giải quyết căng thẳng. Tôi cử đại sứ Bob Gallucci, người đang theo dõi vấn đề này, đến gặp Carter tại Plains, Georgia để thông báo về mức độ nghiêm trọng của những vi phạm của Bắc Triều Tiên. Nhưng Tổng thống Carter vẫn muốn đi. Sau khi hỏi ý kiến của Al Gore và nhóm cố vấn an ninh quốc gia, tôi quyết định việc này cũng đáng thử một phen. Khoảng ba tuần trước tôi có nhận được một bản ước tính đầy bi quan về những tổn thất kinh hoàng mà cả hai bên đều phải gánh chịu nếu chiến tranh nổ ra. Vì tôi đang tham dự lễ kỷ niệm ngày D-day tại châu Âu nên Al Gore thay mặt tôi thông báo với Carter là tôi không phản đối chuyến đi của ông đến Bắc Triều Tiên, miễn là Chủ tịch Kim Jong II hiểu được rằng tôi sẽ không đồng ý chấm dứt cấm vận nếu Bắc Triều Tiên vẫn ngăn cản thanh tra vũ khí làm việc, chưa đồng ý dừng chương trình hạt nhân và cam kết tham gia một vòng đàm phán mới với Mỹ về việc xây dựng một tương lai phi hạt nhân.

        Ngày 16 tháng 6 Tổng thống Carter gọi điện cho tôi từ Bình Nhưỡng và sau đó trả lời phổng vấn trực tiếp trên kênh truyền hình CNN cho biết Chủ tịch Kim hứa không trục xuất các thanh sát viên ra khỏi các tổ hợp hạt nhân nếu có các nỗ lực thiện chí nhằm giải quyết các bất đồng liên quan đến việc thanh tra vũ khí. Carter nói rằng, vì bước tiến "rất tích cực" này, chính quyền Mỹ nên giảm bớt các nỗ lực cấm vận và mở ra các cuộc đàm phán cấp cao với Bắc Triều Tiên. Tôi hồi đáp rằng nếu Bắc Triều Tiên sẵn sàng đóng băng chương trình hạt nhân thì Mỹ sẽ quay lại bàn đàm phán, nhưng tôi không rõ Bắc Triều Tiên có đồng ý điều này chưa.

        Dựa trên kinh nghiệm của mình, tôi không sẵn lòng tin tưởng ngay Bắc Triều Tiên và quyết định vẫn tiếp tục cấm vận Bắc Triều Tiên cho đến khi nước này chính thức xác nhận sẽ thay đổi chính sách. Lời xác nhận này đến một tuần lễ sau. Trong một lá thư gửi cho tôi, Chủ tịch Kim khẳng định những điều ông đã nói với Tổng thống Carter và chấp nhận các điều kiện tiên quyết của Mỹ để bắt đầu đàm phán. Tôi cảm ơn những nỗ lực của Tổng thống Carter và thông báo rằng Bắc Triều Tiên đã đồng ý với các điều kiện của chúng tôi, cũng như Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đã đồng ý thảo luận về khả năng tổ chức một cuộc gặp giữa hai vị nguyên thủ quốc gia. Ngược lại, tôi tuyên bố Mỹ sẵn sàng bắt tay đối thoại với Bắc Triều Tiên tại Geneva vào tháng sau. Trong thời gian diễn ra hội đàm, Mỹ sẽ tạm ngưng các nỗ lực cấm vận.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 09:20:02 pm
        Đến cuối tháng 6, tôi công bố một số thay đổi nhân sự mà tôi hy vọng sẽ giúp chúng tôi xử lý tốt hơn tiến trình làm luật nặng nề cũng như chiến dịch tranh cử mà chỉ bốn tháng nữa sẽ diễn ra. Trước đó vài tuần Mack McLarty cho tôi biết đã đến lúc ông thay đổi công việc. Trong cương vị chánh văn phòng Nhà Trắng, ông đã phải chịu đựng áp lực nặng nề, bị báo chí chỉ trích rất nhiều vì quá trình ra quyết định của chúng tôi. Mack gợi ý tôi chỉ định Leon Panetta làm chánh văn phòng, vì ông này nắm rõ quốc hội cũng như báo chí, và sẽ đảm bảo quản lý tốt. Nhiều người khi nghe tin về Mack cũng ủng hộ Leon vào chức vụ này. Mack nói ông sẽ cố gắng xây cầu nối giữa những đảng viên Cộng hòa ôn hòa và đảng viên Dân chủ bảo thủ trong quốc hội, và trông nom công tác chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ, sẽ được tổ chức tại Miami vào tháng 12.

        Theo tôi, Mack đã hoàn thành công việc của mình xuất sắc hơn nhiều người nghĩ. Ông đã quản lý tốt một Nhà Trắng rất nhỏ với một khối lượng công việc rất đồ sộ và đóng vai trò then chốt trong các chiến thắng của chúng tôi về kế hoạch kinh tế và NAFTA. Như Bob Rubin thường nói, Mack đã tạo nên một môi trường đại học trong lòng Nhà Trắng với một nội các mà nhiều trào tổng thống trước đây chưa bao giờ đạt được. Chính môi trường này đã giúp chúng tôi hoàn thành rất nhiều việc, cả trong trong quốc hội lẫn các cơ quan chính phủ. Nó cũng khuyến khích các cuộc tranh luận mở và tự do, từ đó chúng tôi nghe được nhiều chỉ trích về quá trình ra quyết định của mình mà nhờ vậy chúng tôi có những quyết định tốt hơn để đương đầu với rất nhiều thử thách vừa phức tạp vừa mới mẻ.

        Hơn nữa, tôi nghĩ chúng tôi hầu như không thể làm gì hơn để tránh cái nhìn tiêu cực của báo chí, trừ việc nỗ lực giảm các nguồn thông tin rò rỉ. Giáo sư Thomas Patterson, một chuyên gia về vai trò của truyền thông với bầu cử, gần đây xuất bản quyển sách nhan đề Out Of Order. Quyển sách này đã giúp tôi hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra và không còn quá dằn vặt mình nữa. Giáo sư Patterson cho rằng cách báo chí đưa tin về các chiến dịch tranh cử tổng thống đã trở nên càng lúc càng tiêu cực trong vòng 20 năm trở lại, và báo chí đã tự xem mình là "nhà trung gian" giữa ứng viên và công chúng, có trách nhiệm định hướng suy nghĩ của cử tri về ứng viên và vạch ra những điểm sai của ứng viên. Vào năm 1992, cả Bush, Perot và tôi đều nhận được nhiều bài viết tiêu cực hơn là tích cực.

        Trong quyển Out Of Order xuất bản năm 1994, Patterson viết trong phần lời nói thêm rằng sau đợt bầu cử năm 1992, lần đầu tiên giới truyền thông đã chuyển thành kiến tiêu cực từ chiến dịch tranh cử sang cách họ đưa tin về chính quyền. Ông viết, hiện nay, cách đưa tin về một tổng thống "ít tùy thuộc vào năng lực tại chức thật sự mà chủ yếu dựa trên thành kiến tiêu cực của báo giới. Báo giới gần như luôn phóng đại điểm xấu và xem nhẹ điểm tốt". Chẳng hạn, tổ chức trung lập Trung tâm Truyền thông và các Vấn đề Công chúng cho biết 60% tin tức về cách xử lý các vấn đề chính sách đối nội của tôi là tiêu cực, đa số xoáy vào các cam kết khi vận động bầu cử không được thực hiện, mặc dù, theo Patterson, tôi đã thực hiện khá nhiều cam kết tranh cử và tôi xứng đáng được xem là một tổng thống "có uy tín trong việc thực hiện lời hứa của mình", biểu hiện là chiến thắng tại Quốc hội với 88% phiếu bầu, cao hơn 1% so với Eisenhower năm 1953 và Johnson năm 1965. Patterson kết luận cách đưa tin tiêu cực của báo chí không chỉ làm giảm tỷ lệ ủng hộ của tôi mà còn cả tỷ lệ ủng hộ cho các chương trình do tôi đề xuất, trong đó có chăm sóc y tế, và như thế đã "khiến cho nhiệm kỳ tổng thống Clinton và lợi ích quốc gia phải chịu tổn thất to lớn".

        Mùa hè năm 1994, quyển sách của Thomas Patterson đã giúp tôi nhận ra rằng có lẽ mình không thể làm gì để thay đổi cách nhìn của báo giới. Nếu đúng như vậy thì tôi phải học cách ứng phó tốt hơn. Leon Panetta đã sẵn sàng chấp nhận các thách thức từ vị trí mới. Ở Ban Quản trị và Tài chính của Nhà Trắng, ông đã đạt được những thành tích mà khó ai có thể làm tốt hơn. Hai bản dự toán ngân sách đầu tiên trong nhiệm kỳ của tôi được quốc hội thông qua theo đúng lịch trình - lần đầu tiên sau 17 năm. Thâm hụt ngân sách được cắt giảm trong ba năm liên tiếp - lần đầu tiên kể từ trào tổng thống Truman. Ấn tượng nhất là việc các kế hoạch ngân sách giúp cắt giảm được khoản công chi nội địa - lần đầu tiên sau 25 năm, trong khi vẫn đảm bảo tăng chi cho giáo dục, cho chương trình Head Start, đào tạo nghề, và các công nghệ mới. Hy vọng rằng với cương vị mới, Leon có thể truyền đạt tốt hơn những gì chúng tôi đang thực hiện và cố gắng đạt được cho nước Mỹ. Tôi đề cử ông và chỉ định Mack làm cố vấn tổng thống, là vai trò ông đã đề xuất.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 09:27:40 pm

         
        39

        Vào tháng 6, Robert Fiske đã có một hành động thực sự. Ông quyết định tiến hành một cuộc điều tra độc lập về cái chết của Vince Foster vì đây là một vụ việc được báo chí và các nghị sĩ Cộng hòa tại quốc hội đặt ra rất nhiều câu hỏi. Tôi cũng rất hài lòng khi Fiske quan tâm đến việc này. Những người muốn dựng lên một cuộc xìcăngđan rất muốn tạo ra được máu từ một cây củ cải đỏ, và việc làm này có thể làm cho họ câm mồm lại và tạo ra một sự an ủi nào đó cho gia đình Vince.

        Một số lời cáo buộc và trò hề tạo ra trông rất buồn cười ngoại trừ tính bi kịch của vụ việc. Một trong những nhân vật lớn tiếng và có vẻ rất đạo mạo nhất trong nhóm các nhân vật lên tiếng tố cáo "Foster đã bị giết" là nghị sĩ Cộng hòa Dan Burton của bang Indiana. Trong một cố gắng để chứng minh là Vince không thể tự sát được, Burton đã bước ra sân nhà ông và dùng súng ngắn bắn vào một trái dưa hấu. Thật là quái gở. Tôi chưa bao giờ có thể hiểu được ông ta muốn chứng minh cái gì.

        Fiske đã tiến hành phỏng vấn tôi và Hillary. Đây là cuộc đối chất thẳng thắn và rất chuyên nghiệp, và sau đó tôi biết ông ta đã rất cẩn thận và tin tưởng rằng ông có thể kết thúc được cuộc điều tra một cách đúng lúc. Vào ngày 30 tháng 6, ông cho công bố những phát hiện ban đầu về cái chết của Vince cũng như những cuộc đối thoại được làm rùm beng giữa Bernie Nussbaum và Roger Altman. Fiske cho rằng cái chết của Fiske là một vụ tự tử và không thấy có một bằng chứng nào liên hê đến Whitewater. Ông cũng không phát hiện một cái gì đáng ngờ trong các việc làm của Nussbaum và Altman.

        Từ đó, Fiske đã bị những người bảo thủ của đảng Cộng hòa và các đồng minh của họ tỏ ra coi thường trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tờ Wall Street Journal bắt đầu kích động báo chí viết những bài đả kích tôi và Hillary một cách ác liệt hơn; thế nhưng hầu hết những bài viết này sau đó đã bị "các sự việc khác" bác bỏ. Một số nhà bình luận và thành viên quốc hội bắt đầu kêu gọi Fiske từ chức. Thượng nghị sĩ Lauch Faircloth của bang Bắc Carolina là một người phát biểu đặc biệt lớn tiếng, do sự tác động của David Bossie, một nhân viên tham mưu mới, và là cộng tác viên của Floyd Brown trong nhóm Citizens United, một tổ chức cánh hữu từng cho phổ biến rất nhiều câu chuyện không đúng sự thật về tôi.

        Cùng ngày với việc Fiske công bố bản báo cáo của ông ta, tôi lại tự đóng thêm một cây đinh vào chiếc quan tài của chính mình (tự hại mình - ND) khi ký thông qua luật mới về công tố viên độc lập. Luật này cho phép Fiske được tái bể nhiệm, nhưng "Tiểu ban đặc biệt" của tòa Thượng thẩm Washington DC mới cũng có thể bãi nhiệm ông và chỉ định một công tố viên khác, và do đó quá trình điều tra sẽ được tái khởi động lại. Theo cách làm này, các thẩm phán của Tiểu ban đặc biệt sẽ được Chánh án Tòa tối cao là Rehnquist lựa chọn. Ông này từng là một nhà hoạt động cực hữu của đảng Cộng hòa trước khi được vào làm tại Tòa án tối cao.

        Tôi muốn trường hợp của Fiske không bị chi phối bởi đạo luật mới này, nhưng người đứng đầu các vấn đề lập pháp của tôi là Pat Griffin cho rằng một số thành viên của đảng Dân chủ lo ngại việc này sẽ không ổn. Lloyd Cutler cho rằng không có gì phải lo lắng vì rõ ràng Fiske là một nhà điều tra độc lập và sẽ không có lý do gì để ông sẽ phải bị thay thế. Ông nói với Hillary là ông sẽ "đi đầu xuống đất" nếu việc này xảy ra.

        Vào đầu tháng 7, tôi trở lại châu Âu để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Naples. Trên đường đi, tôi ghé qua Latvia để gặp lãnh đạo các quốc gia Baltic và chào mừng việc các đơn vị quân đội Nga rút ra khỏi Lithuania và Latvia. Đây là cuộc rút quân được thúc đẩy nhanh với sự giúp đỡ của chúng tôi bằng việc tài trợ một số tiền lớn để mua nhà cho các sĩ quan Nga muốn trở về quê hương, vẫn còn các lực lượng Nga đóng tại Estonia, và Tổng thống Lennart Meri, một nhà làm phim và là một người luôn luôn chống đối sự thống trị của người Nga đối với đất nước mình, đã tỏ ra kiên quyết trong việc đưa họ về nước càng sớm càng tốt. Sau buổi lễ míttinh, là một cuộc tuần hành chào mừng tại Quảng trường Tự do của Riga, nơi mà tôi được sự chào đón của khoảng 40.000 người vẫy cờ cảm ơn nước Mỹ về sự hỗ trợ kiên quyết cho tự do mà họ mới giành lại được.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 09:32:03 pm
        Bước kế tiếp là đến Warsaw gặp Tổng thống Lech Walesa để nhấn mạnh sự cam kết giúp Ba Lan gia nhập khối NATO. Bằng việc lãnh đạo cuộc nổi dậy của công nhân xưởng đóng tàu Gdansk chống lại chủ nghĩa cộng sản từ hơn một thập niên, Walesa đã trở thành một người hùng và là tổng thống từ sự lựa chọn của một nước Ba Lan tự do. Ông tỏ ra rất cảnh giác với nước Nga và mong muốn Ba Lan được gia nhập khối NATO càng sớm càng tốt. Ông cũng muốn có sự đầu tư ngày càng nhiều hơn của Mỹ vào Ba Lan. Ông cho rằng tương lai của Ba Lan cần ngày càng nhiều các tướng Mỹ hơn, "bắt đầu bằng General Motors và General Electric" (chơi chữ - trong tiếng Anh từ general cũng có nghĩa là tướng - ND).

        Trong đêm hôm đó Walesa tổ chức một buổi tiệc mời tất cả những người đứng đầu các quan điểm chính trị. Tôi lắng nghe một cách say mê cuộc tranh luận nóng bỏng giữa bà Walesa - một bà mẹ năng động của tám người con và một nhà lãnh đạo quốc hội xuất thân là một người trồng khoai tây. Bà Walesa đả kích mạnh mẽ chủ nghĩa cộng sản trong khi ông ta cho rằng dưới thời cộng sản, người nông dân có cuộc sống tốt hơn cuộc sống ngày nay. Cuộc tranh luận căng thẳng đến nỗi tôi lo rằng họ sẽ đi đến ẩu đả với nhau. Tôi đã tìm cách giúp giải quyết cuộc tranh luận bằng cách nhắc nhở nhà lập pháp rằng ngay dưới thời chính thể cộng sản, các nông trại Ba Lan cũng trong tay tư nhân; tất cả những gì người cộng sản Ba Lan làm là mua lại các sản phẩm của ông và bán sang Ukraina và Nga. Ông ta đã nhượng bộ ở luận điểm này nhưng nói rằng ông ta luôn có được một thị trường và giá cả tốt cho các sản phẩm của mình. Tôi nói thêm với ông là ông chưa bao giờ sống dưới một chính thể cộng sản hoàn toàn như ở nước Nga, nơi mà các trang trại cũng được tập thể hóa. Sau đó tôi đã giải thích cách vận hành của nền kinh tế Mỹ và làm thế nào tất cả những nền kinh tế thị trường thành công cũng có một số hình thức hợp tác trong việc tiếp thị và trợ giá. Nhà lập pháp chủ trang trại này đã có vẻ nghi ngờ, và bà Walesa vẫn tỏ ra kiên định. Nếu biểu hiện của nền dân chủ là những cuộc tranh luận tự do và không bị kềm chế, thì điều đó chắc chắn là đã có ở tại Ba Lan.

        Ngày đầu tiên của tôi tại Hội nghị thượng đỉnh Naples được dành cho các vấn đề châu Á. Lãnh tụ Kim Nhật Thành đã vừa chết ngày hôm trước, chỉ ngay sau khi những cuộc hội đàm với Bắc Triều Tiên vừa được nối lại tại Geneva, làm cho tương lai của những thỏa thuận của chúng ta với Bắc Triều Tiên trở nên càng không rõ ràng. Một thành viên G-7 khác có nhiều quan tâm đến vấn đề này là Nhật Bản. Đã có nhiều sự căng thẳng giữa người Nhật và người Triều Tiên từ nhiều thập kỷ qua, ngay cả trước Thế chiến hai. Nếu Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, Nhật Bản sẽ bị một sức ép rất lớn là phải phát triển vũ khí hạt nhân, một hành động mà, vì kinh nghiệm đau thương của mình, Nhật Bản đã không muốn tiến hành. Ngài Thủ tướng mới của Nhật, Tomijchi Murayama, là vị thủ tướng đầu tiên của Nhật theo đảng Xã hội nhờ vào sự liên minh với đảng Tự do Dân chủ, đã trấn an tôi rằng sự đoàn kết giữa Mỹ và Nhật về vấn đề Bắc Triều Tiên là không có gì lay chuyển. Để tỏ lòng tôn kính Kim Nhật Thành, cuộc hội đàm ở Geneva được hoãn lại một tháng.

        Các quyết định quan trọng nhất mà chúng tôi đạt được tại Naples là đóng góp một khoản hỗ trợ trọn gói cho Ukraina và mời nước Nga tham gia vào những buổi họp chính trị trong tất cả các lần họp thượng đỉnh tương lai. Đưa nước Nga vào nhóm các quốc gia đầy thanh thế này tạo điều kiện cho Yeltsin và các nhà cải cách khác ở Nga có một sức đẩy mạnh mẽ để thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ với phương Tây, đảm bảo cho các cuộc họp trong tương lai trở nên phong phú hơn. Yeltsin lúc nào cũng hoan nghênh sự hội nhập này.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 10:15:18 pm
        Chelsea, Hillary và tôi rất yêu mến thành phố Naples và sau những cuộc họp, chúng tôi đã bỏ ra một ngày để đến thăm Pompeii; đây là nơi người Ý đã làm được một điều kỳ diệu là bốc đi cầc lớp tro bụi đã chôn vùi thành phố cổ này vào năm 79 sau công nguyên. Chúng tôi được thấy các bức tranh đầy màu sắc trên các bức tường giữ lại được các nội dung phong phú, kể cả những bức tranh mang nội dung chính trị của thế kỷ thứ nhất sau công nguyên; những cửa hàng ăn ngoài trời là tiền thân của các nhà hàng thức ăn nhanh hiện nay; và nhiều di hài được lớp tro núi lửa bảo quản lại, trong đó có một người đang ở tư thế che mặt người vợ đang có bầu, cùng với hai người con khác bên cạnh họ. Đây là một sự nhắc nhở mạnh mẽ về tính chất mong manh và phù du của cuộc sống.

        Chuyến công tác châu Âu được kết thúc tại Đức. Thủ tướng Helmut Kohl mời chúng tôi đến thăm thành phố quê hương của ông là Ludwigshafen, trước khi tôi bay đến Căn cứ Không quân Ramstein để gặp binh lính của chúng ta; rất nhiều người trong số họ sẽ sớm rời quân ngũ trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Các nam và nữ binh sĩ tại Ramstein, cũng như các đồng nghiệp của họ đang phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ mà tôi được gặp tại Naples, chỉ đặt với tôi một vấn đề mà họ quan tâm ở tại quê nhà: việc chăm sóc sức khỏe. Hầu hết họ đều có con, và khi ở trong quân đội, việc chăm sóc được quân đội đảm bảo. Bây giờ khi mà công tác quốc phòng không còn đóng một vai trò quan trọng nữa, thì khi trở về quê hương, ai sẽ lo về sức khỏe cho con cái của họ.

        Thành phố Berlin đang có một sự bùng nổ về mặt xây dựng, cần cẩu mọc lên khắp nơi, và đang chuẩn bị lấy lại vai trò của nó là thủ đô của một nước Đức thống nhất. Hillary và tôi cùng với ông bà Kohl rời khỏi Tòa nhà quốc hội (Reichstag) đi dọc theo con đường mà Bức tường Berlin từng được xây dựng và bước ngang qua cổng Brandenburg tuyệt đẹp. Các Tổng thống Kennedy và Reagan đã có những bài phát biểu rất nổi tiếng bên ngoài cổng trên phần đất phía tây của bức tường này. Bây giờ tôi đang đứng trên một cái bục bên phần phía đông của thành phô Berlin thống nhất, trước mặt là một đám đông khoảng 50.000 người Đức rất phấn khởi; rất nhiều người là thanh niên trẻ đang nhìn về tương lai trong một thế giới rất khác thế giới mà cha mẹ họ đã trải qua.

        Tôi động viên người Đức nên lãnh đạo châu Âu tiến đến một sự thông nhât to lớn hơn. Tôi hứa với ho bằng tiếng Đức rằng nếu họ làm như vậy, "Amerika steht an Ihrer Seite jetzt und fur immer". (Hoa Kỳ sẽ luôn ở bên cạnh họ, bây giờ và mãi mãi), cổng Brandeburg đã từ lâu trở thành biểu tượng của thời đại mà nó chứng kiến, đôi lúc là biểu tượng của một thể chế độc tài, một cuộc chinh phục, nhưng bây giờ chính là một biểu tượng mà những người xây dựng ra nó đã mong mỏi, đó là một chiếc cổng đi vào tương lai.

        Khi trở về nhà, công tác đối ngoại được tiếp tục thực hiện. Cuộc đàn áp gia tăng ở Haiti dẫn đến một đợt di tản mới của các thuyền nhân cũng như việc ngưng toàn bộ các chuyến bay thương mại. Vào cuối tháng, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua cho phép một hành động quân sự để đánh đổ chế độ độc tài; một hành động mà ngày càng cho thấy là không thể tránh được.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 10:21:02 pm
        Vào ngày 22 tháng 7, tôi thông báo gia tăng mạnh mẽ sự giúp đỡ khẩn cấp cho người tị nạn Rwanda, bằng việc chỉ đạo không lực Hoa Kỳ thiết lập một căn cứ tại Uganda nhằm thực hiện 24/24 giờ các chuyến bay cứu trợ đến các trại tị nạn cho một số lượng đông khủng khiếp những người tị nạn tại biên giới Rwanda. Tôi cũng chỉ đạo quân đội thiết lập một đường tiếp tế nước sạch nhằm phân phối càng nhiều nước càng tốt ở những nơi có nguy cơ bệnh dịch tả và những loại bệnh tật khác. Tôi cũng thông báo Hoa Kỳ sẽ cung cấp 20 triệu gói thuốc tái Hydrat-hóa (để chữa bệnh tiêu chảy) trong vòng hai ngày tới để ngăn chặn bệnh dịch tả bùng phát. Chỉ trong vòng một tuần, chúng tôi đã chuyển đến hơn 1.300 tấn lương thực, thuôc men, và những mặt hàng trợ giúp khác. Chúng tôi cũng phân phối 100.000 gallon nước sạch trong một ngày. Để hoàn thành một khối lượng công tác lớn như vậy, 4000 binh lính đã được huy động và phải chi tiêu hết 500 triệu đôla, nhưng việc làm này đã cứu được rất nhiều sinh mạng, mặc dù nó chỉ được thực hiện sau khi cuộc thảm sát đã xảy ra.

        Vào ngày 25 tháng 7, Vua Hussein và Thủ tướng Rabin đến Washington để ký vào bản Tuyên ngôn Washington, chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa Jordan và Israel và bắt đầu những cuộc thương lượng để đi đến một nền hòa bình lâu dài. Trước đó, họ đã vài lần bí mật tiếp xúc với nhau và Ngoại trưởng Warren Christopher đã phải làm việc cật lực để tạo điều kiện hoàn thành được bản thỏa thuận. Ngày hôm sau, hai nhà lãnh đạo này đến phát biểu trước lưỡng viện quốc hội, cả ba chúng tôi cùng tổ chức một cuộc họp báo để tái khẳng định sự cam kết của chúng tôi cho một nền hòa bình toàn diện bao gồm tất cả mọi phe phái trong cuộc tranh chấp Trung Đông.

        Thỏa thuận giữa Isarel và Jordan đi ngược lại hoàn toàn với những cuộc tấn công khủng bố chống lại các trung tâm của người Do Thái tại Buenos Aires, Panama và London. Hezbollah được cho là phải chịu trách nhiệm cho tất cả những cuộc tấn công kể trên. Hezbollah được Iran vũ trang và được Syria giúp đỡ trong việc tiến hành những cuộc tấn công chống Israel trong vùng nam Libăng. Khi quá trình đàm phán hòa bình không thể kết thúc được giữa Israel và Syria, các hoạt động của Hezbollah tạo ra một trở ngại rất nghiêm trọng. Tôi đã gọi cho Tổng thống Assad để thông báo cho ông biết về thông cáo chung giữa Israel và Jordan, yêu cầu ông ủng hộ thỏa thuận này, và tôi cũng đảm bảo với ông là Israel và Hoa Kỳ vẫn quan tâm đến những cuộc thương lượng đi đến thành công với đất nước của ông. Thủ tướng Rabin vẫn để ngỏ những cuộc thương lượng với Syria bằng cách nói rằng Syria có thể hạn chế chứ không thể nào làm chấm dứt được các hoạt động của Hezbollah. Vua Hussein trả lời không những Syria mà cả toàn khối Ảrập nên theo gương Syria để giảng hòa với Israel.

        Tôi kết thúc cuộc họp báo bằng cách nói rằng cả Vua Hussein và Thủ tướng Rabin phải cùng nhau làm cho "Hòa bình được phấp phới khắp nơi trên thế giới". Boris Yeltsin vừa thông báo cho chúng tôi biết là ông cùng Tổng thống Meri đã thống nhất để toàn bộ quân đội Nga rút ra khỏi Estonia vào ngày 31 tháng 8.

        Vào tháng 8, thời tiết trở nên rất nóng ở Washington và thường là quốc hội hay đi nghỉ vào thời gian này. Vào năm 1994, quốc hội gần như vẫn họp đủ tháng để thảo luận về các vấn đề tội ác và chăm sóc y tế. Cả thượng và hạ nghị viện đã thông qua đạo luật chống tội ác, tạo điều kiện cho việc tuyển thêm 100.000 cảnh sát, với những qui định về sự trừng phạt nặng nề hơn đối với người tái phạm tội, cung cấp ngân sách để xây dựng thêm nhà tù, và các chương trình ngăn chặn thanh thiếu niên phạm tội.

        Khi ủy ban nghị sự họp để giải quyết các sự khác biệt giữa thượng và hạ nghị viện về đạo luật chống tội ác, các nhà lập pháp của đảng Dân chủ đã đưa qui định cấm sử dụng vũ khí tấn công vào đạo luật dung hòa. Như tôi đã nói, việc cấm này được hạ viện thông qua như một đạo luật riêng biệt chỉ với cách biệt hai phiếu, trước sự chống đối quyết liệt Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA). NRA đã gần như bị đánh bại trong cuộc chiến để ngăn chặn đạo luật Brady và họ quyết tâm để giành thắng lợi với lần thông qua đạo luật này, để người Mỹ có thể giữ lại quyền để "giữ và mang" các loại vũ khí với băng đạn dài mang nhiều đạn chỉ với một mục đích: giết nhiều người trong trường hợp khẩn cấp. Khi các loại vũ khí này được sử dụng; các nạn nhân bị bắn với loại vũ khí này có khả năng ba lần dễ chết hơn các nạn nhân bị những kẻ tấn công bắn bằng loại súng ngắn bình thường.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 11:24:44 pm
        Hội nghị quyết định đưa luật cấm sử dụng vũ khí này lồng vào đạo luật chống tội ác, vì trong khi chúng tôi có một đa số áp đảo tại thượng viện, nhưng chúng tôi không có đủ 60 phiếu cần thiết để đánh bại sự ngăn cản việc thông qua đạo luật này của những người ủng hộ NRA. Các thành viên quốc hội phe Dân chủ trong cuộc tranh luận đã biết rõ là ngăn cản việc thông qua toàn bộ đạo luật chống tội ác khó hơn nhiều so với việc ngăn cản bộ luật chỉ cấm sử dụng vũ khí. Vấn đề đối với chiến lược vận động là gây sức ép với những thành viên quốc hội của dảng Dân chủ từ những khu nông thôn ủng hộ việc sử dụng súng bỏ phiếu một lần nữa để thông qua đạo luật cấm sử dụng loại súng trường tấn công, làm gia tăng sự rủi ro của việc đạo luật sẽ bị đánh bại, và làm cho các nghị sĩ có nguy cơ sẽ bị thất cử nếu họ bỏ phiếu ủng hộ luật này.

        Vào ngày 11 tháng 8, hạ nghị viện đã đánh bại đạo luật chống tội ác mới, với sô phiếu 225- 210 trong một cuộc bỏ phiếu, với 58 nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu chống lại dự luật này và chỉ có 11 nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ nó. Một số ít nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu chống là những người theo khuynh hướng tự do chống lại việc mở rộng việc áp dụng án tử hình, nhưng hầu hết các nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu chống vì họ chống đối nhóm NRA. Một nhóm quan trọng các nhà lập pháp Cộng hòa nói rằng họ muốn ủng hộ dự luật này, kể cả việc cấm sử dụng các loại súng tấn công, nhưng họ nghĩ dự luật này đòi hỏi quá nhiều chi phí, đặc biệt trong các chương trình phòng chống tội ác. Chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc thực hiện một trong các lời hứa quan trọng nhât của chúng tôi khi vận động tranh cử, và tôi phải làm một cái gì đó để mà xoay chuyển tình hình.

        Ngày hôm sau, trước Hiệp hội quốc gia các sĩ quan cảnh sát tại Minneapolis, cùng với các thị trưởng thành phố New York Rudy Giuliani và Philadelphia Ed Rendell, tôi cố gắng phân tích phải có một sự lựa chọn một bên là luật pháp của cảnh sát và người dân còn một bên là luật pháp dành cho Hiệp hội NRA và những người khác. Chắc chắn là chúng ta không thể nào để xảy ra tình trạng các vị nghị sĩ cố giữ ghế của họ tại quốc hội nhưng mặt khác lại đẩy dân chúng và các cảnh sát Hoa Kỳ vào tình trạng nguy hiểm.

        Ba ngày sau, tại một buổi lễ ở Vườn Hồng, vấn đề này lại được nhấn mạnh khi vợ của ông Steve Sposato, một nhà kinh doanh thuộc đảng Cộng hòa bị giết chết bởi một người đàn ông loạn trí sử dụng súng tấn công bắn bừa vào văn phòng nơi bà làm việc tại San Francisco. Spọsato dắt theo cô con gái, Megan đưa ra một lời kêu gọi quyết liệt cấm sử dụng các loại súng tấn công.

        Vào cuối tháng, dự luật chống tội ác lại được đưa ra biểu quyết một lần nữa. Không giống như dự luật vế chăm sóc y tế, chúng tôi làm việc về dự luật chống tội ác bằng các cuộc thảo luận tay đôi. Lần này thì chúng tôi thắng, tỷ lệ 235-195, nhờ vào việc vận động thành công 20 nghị sĩ Cộng hòa bằng cách phải cắt đi một phần quan trọng chi phí của đạo luật. Một số nghị sĩ Dân chủ theo khuynh hướng cấp tiến đã bị thuyết phục để thay đổi lập trường của họ trong việc bỏ phiếu ủng hộ các chương trình ngăn chặn tội ác của đạo luật, và một số nghị sĩ Dân chủ từ những khu vực ủng hộ sử dụng súng, đã xuất đầu lộ diện. Bốn ngày sau, Thượng nghị sĩ Joe Biden bảo trợ đạo luật chống tội ác tại thượng viện, và được thông qua với tỷ lệ 61-38, nhờ vào lá phiếu của sáu nghị sĩ đảng Cộng hòa đánh bại ý đồ ngăn cản việc thông qua đạo luật này. Đạo luật chống tội ác đã có một ảnh hưởng rất sâu sắc, tạo điều kiện làm giảm đi nhanh chóng số vụ phạm pháp hình sự.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 11:28:20 pm
        Ngay trước khi bỏ phiếu tại hạ viện, chủ tịch hạ nghị viện Tom Foley và người đứng đầu khối đa số Dick Gephardt còn đưa ra một lời kêu gọi cuối cùng muốn ngăn cản dự luật là đưa việc cấm sử dụng súng tấn công ra khỏi dự luật. Họ lý luận rằng nhiều nhà lập pháp Dân chủ đại diện cho các khu vực bị chia rẽ trẫm trọng rất khó có thể bỏ phiếu được cho các chương trình phát triển kinh tế, và chính họ cũng đã từng một lần thách thức NRA qua cuộc bầu phiếu về đạo luật Brady. Họ cho rằng nếu chúng ta không bỏ lại việc cấm sử dụng vũ khí tấn công một lần nữa, toàn bộ dự luật có thể sẽ không được thông qua, và nếu như nó được thông qua, rất nhiều, thì các nghị sĩ đã thông qua nó sẽ không thể tái đắc cử trong cuộc tuyển cử vào tháng 11. Jack Brooks, dân biểu bang Texas, Chủ tịch ủy ban Tư pháp Hạ viện, cũng nói với tôi như vậy. Ông Brooks đã vào hạ nghị viện từ hơn 40 năm nay và là một trong các dân biểu rất ủng hộ tôi. Ông là một người đại diện cho một khu vực bầu cử có rất nhiều thành viên của NRA và là người lãnh đạo những cố gắng chống lại việc thông qua dự luật ngăn cấm việc sử dụng súng tấn công khi nó được đưa ra biểu quyết. Jack thực sự nghĩ nếu chúng tôi không bỏ dự luật ngăn cấm này, NRA sẽ đánh bại rất nhiều đảng viên đảng Dân chủ bằng cách xách động và hù dọa những người có sở hữu loại súng tấn công này.

        Tôi rất phiền về những gì Foley, Gephardt và Brooks đã nói, nhưng tôi tin những người ủng hộ chúng tôi sẽ thắng trong cuộc tranh luận với NRA về vấn đề này ở hậu trường. Dale Bumpers và David Pryor biết cách để giải thích về quyết định của lá phiếu đối với những công dân bang Arkansas. Thượng nghị sĩ Howell Heflin của bang Alabama, một người mà tôi đã biết gần 20 năm nay, đã có một sự giải thích tuyệt vời về việc ủng hộ cho đạo luật chống tội ác. Ồng nói ông chưa bao giờ bỏ phiếu ủng hộ việc cấm sử dụng vũ khí, nhưng luật chống tội ác chỉ ngăn cấm sử dụng 19 loại súng tấn công, và không biết ai là người sở hữu những loại súng kể trên. Mặt khác, đạo luật tuyệt đối ngăn cấm việc hạn chế sở hữu hàng trăm loại vũ khí khác, kể cả "tất cả những loại vũ khí mà tôi đã quen thuộc".

        Đây là một luận điểm rất thuyết phục, nhưng không phải mọi người có thể phát biểu như ông Howell Heflin. Foley, Gephardt và Brooks đã nói đúng và tôi đã sai. Họ đã phải trả giá rất đắt cho việc họ đã ủng hộ cho một nước Mỹ an toàn hơn bằng việc thông qua luật chống tội ác.

        Có thể tôi đã gây một sức ép quá lớn lên quốc hội, đất nước, và cả chính phủ. Tại cuộc họp báo tổ chức vào ngày 19 tháng 8, một phóng viên đã đặt ra một câu hỏi rất sâu sắc với tôi: "Tôi rất lấy làm ngạc nhiên không biết ông có suy nghĩ như thê này không, với tư cách là một tổng thống được bầu lên với tỷ lệ 43%, có thể ông đã đi quá xa, quá nhanh... vượt quá quyền lực được trao cho ông", bằng việc gây sức ép thông qua rất nhiều đạo luật với một sự ủng hộ của một số rất nhỏ các thành viên của đảng Cộng hòa. Cho dù chúng ta đã làm được rất nhiều việc, tôi cũng rất lấy làm ngạc nhiên. Tôi không nghi là việc này sẽ tiếp tục kéo dài.

        Trong khi chúng tôi thắng ở đạo luật chống tội ác, chúng tôi lại tiếp tục thua ở đạo luật về chăm sóc sức khỏe. Vào đầu tháng 8, George Mitchell đã đệ trình quốc hội một đạo luật dung hòa để gia tăng tỷ lệ dân số được bảo hiểm lên đến 95% mà không cần đến hợp đồng của người sử dụng lao động, mở đường cho việc áp đặt một đạo luật cho phép 100% dân chúng được bảo hiểm y tế, nếu các thủ tục tự nguyện của đạo luật này không được thành công khi đi vào thực tế. Vào ngày hôm sau, tôi thông báo ủng hộ dự luật của ông Mitchell, và chúng tôi đem ra tham khảo các thành viên ôn hòa của đảng Cộng hòa, nhưng việc làm này đã trở nên vô ích. Nghị sĩ Dole tỏ ra quyết tâm đánh bại bất cứ một sự cải cách nào có ý nghĩa; chính trị đúng là như thế. Vào ngày đạo luật chống tội ác được thông qua, thượng viện đã nhượng bộ trong vòng hai tuần bằng cách không có thêm một động thái chổng đạo luật về chăm sóc sức khỏe. Dole đã thất bại trong việc đánh bại dự luật chống tội ác, nhưng ông ta đã thắng lợi trong việc bác bỏ luật về chăm sóc sức khỏe.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 11:32:21 pm
        Một diễn biến quan trọng khác vào tháng 8, vẫn là vụ Whitewater, đang tiếp diễn. Sau khi tôi đã ký ban hành Quy chế công tố viên độc lập, Chánh án Tòa án tối cao Rehnquist chỉ định thẩm phán David Sentelle đứng đầu ủy ban đặc biệt có trách nhiệm bổ nhiệm các công tố viên độc lập theo quy định mới của pháp luật. Sentelle là một nhân vật cực kỳ bảo thủ được Thượng nghị sĩ Jesse Helms bảo trợ, là một người công khai chỉ trích ảnh hưởng của "những kẻ dị giáo cánh tả" muốn biến nước Mỹ trở thành một "quốc gia tập thể, theo chủ nghĩa bình quân, duy vật, mang ý thức sắc tộc, với một tư tưởng thế tục thái quá, và xã hội buông thả. Ủy ban đặc biệt gồm ba người cũng có một nhân vật bảo thủ khác, cho nên Sentelle có thể làm tất cả những gì ông ta muốn.

        Vào ngày 5 tháng 8, Ủy ban đặc biệt của Sentelle đã bãi nhiệm Robert Fiske và thay thế ông này bằng Kenneth Starr, người từng là thẩm phán Tòa phúc thẩm và cố vấn luật pháp chính của chính phủ Tổng thống Bush cha. Không như Fiske, Starr không có kinh nghiệm công tố, nhưng ông ta có một cái khác quan trọng hơn: ông ta là một người có đầu óc bảo thủ hơn và trung thành với đảng hơn. Trong một lời phát biểu ngắn gọn, thẩm phán Sentelle nói là ông đã thay thế Fiske bằng Starr để đảm bảo "tính độc lập" của ngành tư pháp, một thử thách mà Fiske không thể làm tròn được vì ông này có "những mối quan hệ với chính phủ đương nhiệm". Đúng là một lý lẽ vô lý. Fiske là một người của đảng Cộng hòa được Bộ trưởng Tư pháp Janet Reno đề cử vào một chức vụ mà ông ta không hề muốn có. Nếu Fiske được ủy ban đặc biệt tái bổ nhiệm, thì chắc chắn sẽ không còn một mối quan hệ nào nữa.

        Để thay chỗ của Fiske, ủy ban đặc biệt của thẩm phán Sentelle đã bổ nhiệm một người có sự xung đột về quyền lợi không chỉ rõ ràng mà còn cực kỳ lớn là đằng khác. Starr đã là người công khai đề xuất vụ kiện tụng của Paula Jones tố cáo tôi có những hành động quấy rối tình dục. Ông ta đã xuất hiện trên truyền hình và thậm chí đã viết một bản tóm tắt hồ sơ vụ kiện nhân danh cô ta. Ba cựu chủ tịch Hiệp hội luật gia Mỹ lên tiếng phê phán việc bổ nhiệm Starr vì những thiên kiến về mặt chính trị quá rõ ràng. Tờ New York Times cũng chỉ trích sự việc này sau khi có bằng chứng rõ ràng là thẩm phán Sentelle đã dùng cơm trưa với người chỉ trích Fiske nặng nề nhất là các thượng nghị sĩ Lauch Faircloth và Jesse Helms khoảng hai tuần trước khi việc thay đổi chức vụ này diễn ra. Cả ba vị này đều nói rằng họ đã thảo luận về vấn đề kín.

        Tất nhiên là Starr không có ý định đứng sang một bên. Định kiến của ông ta chính là lý do rõ ràng để ông ta được bổ nhiệm vào chức vụ này và tại sao ông ta lại nhận nhiệm vụ đó. Vào lúc này thì chúng ta đã có một định nghĩa rất kỳ quặc về thế nào là một công tố viên "độc lập": người đó phải là một người độc lập đối với tôi, nhưng rất là gắn bó với các đối thủ chính, trị và pháp lý của tôi.

        Việc bổ nhiệm Starr là một sự việc vô tiền khoáng hậu. Trong quá khứ, đã có những cô gắng để đảm bảo các công tố viên đặc biệt không những được độc lập mà còn thẳng thắn và rất được tổng thống nể phục. Leon Jaworski, công tố viên đặc biệt trong vụ án Watergate, là một đảng viên Dân chủ theo khuynh hướng bảo thủ đã ủng hộ Tổng thống Nixon trong cuộc bầu cử năm 1972. Laurence Walsh, công tố viên trong vụ án Iran-Contra, là một đảng viên đảng Cộng hòa của bang Oklahoma từng ủng hộ Tổng thống Reagan. Tôi không bao giờ muốn cuộc điều tra của vụ Whitewater biến thành một "trò chơi xử lý nội bộ" theo cách nói của Doug Sosnik, nhưng tôi cho là ít nhất tôi cũng phải được điều tra từ một quan điểm trung lập. Sự thực đã không diễn ra được như vậy. Chính vì Whitewater không có vấn đề gì, nên cách duy nhất để vận dụng cuộc điều tra nhằm mục đích chống lại tôi là biến nó trở thành một "trận đấu trên sân khách" lê thê. Robert Fiske đã hành động quá trung thực và quá nhanh. Ông ta phải ra đi thôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 11:49:31 pm
        Không đầy một tuần sau khi Starr được bổ nhiệm, Lloyd Cutler cũng rời khỏi nhiệm vụ, sau khi đã làm xong lời hứa là phục vụ hết mình trong một thời gian ngắn tại văn phòng luật sư. Tôi bổ nhiệm Abner Mikva, một cựu nghị sĩ bang Illinois và là một thẩm phán Tòa phúc thẩm thay thế Lloyd với một uy tín tuyệt vời cùng với một cách nhìn rõ ràng về các thế lực mà chúng tôi phải đối đầu. Tôi rất lấy làm hối tiếc là sau một sự nghiệp lâu năm và rất thành công, Lloyd đã phải nhận ra rằng những con người mà ông được biết và tin tưởng đã sử dụng các quy tắc hoàn toàn khác với những quy tắc của ông.

        Khi quốc hội tạm nghỉ, chúng tôi lại bay đến Vườn nho Martha. Hillary cần một thời gian để nghỉ ngơi. Al Gore cũng thế. Trước đó vài ngày, Al bị đứt dây chằng Achilles trong một trận đấu bóng rổ. Đây là một chấn thương rất đau đớn, đòi hỏi một sự nghỉ ngơi kéo dài. Khi bình phục, Al trở nên mạnh mẽ hơn trước. Anh ấy đã tận dụng thời gian phải nghỉ bất động để tập tạ. Trong khi đó, di chuyển bằng đôi nạng, anh ấy đã đi qua 40 tiểu bang và bốn quốc gia, kể cả Ai Cập, nơi anh làm trung gian cho một sự thống nhất dung hòa về một vấn đề nhạy cảm là kiểm soát dân số tại Hội nghị Cairo bàn về sự phát triển bền vững. Anh ấy cũng tiếp tục giám sát Chương trình Sáng kiến Cải cách Chính phủ. Vào giữa tháng 9, chúng tôi đã tiết kiệm được 47 tỷ đôla, đủ để tài trợ cho toàn bộ đạo luật chống tội ác; cùng các nhà sản xuất xe ô tô bắt đầu một chương trình mang nhiều tính cạnh tranh là phát triển một loại xe "nhiên liệu sạch"; cắt giảm thủ tục xin vay để phát triển Doanh nghiệp nhỏ (SBA) từ 100 trang xuống còn chỉ một trang; cải tổ Cơ quan liên bang xử lý tình trạng khẩn cấp (FEMA) để nó từ là một cơ quan liên bang ít người biết đến nhất trở thành một cơ quan được nhiều người nể phục nhất, nhờ vào sự cống hiến của James Lee Witt; và đã tiết kiệm được hơn một tỷ đôla bằng việc hủy bỏ các kế hoạch xây dựng không cần thiết dưới sự lãnh đạo của Roger Johnson tại Cơ quan tổng quản lý các dịch vụ. Al Gore đã làm được rất nhiều việc với việc đi lại chỉ bằng một chân.

        Một tuần lễ nghỉ ngơi tại Vườn nho Martha trở nên rất hấp dẫn vì nhiều lý do. Vernon Jordan đã sắp xếp một trận chơi golf với Warren Buffett và Bill Gates, những người giàu nhất Hoa Kỳ. Tôi rất quí cả hai, và đặc biệt là rất có ấn tượng với Buffett, là một đảng viên Dân chủ rất trung kiên luôn luôn tin vào quyền con người, chính sách thuế má công bằng, và quyền được lựa chọn của phụ nữ.

        Buổi tối đáng nhớ nhất đối với tôi là buổi ăn tối tại nhà của Bill và Rose Styron với các vị khách danh dự là Nhà văn Mexico Carlos Fuentes và vị anh hùng văn học của tôi, Gabriel García Marquez. García Marquez là bạn của Fidel Castro. Castro trong một cố gắng để đẩy các rắc rối của mình sang Mỹ đã gây nên những đợt di tản hàng loạt của những người Cuba vào đất Mỹ, gây ra cho tôi rất nhiều vấn đề trong những năm 1980. Hàng nghìn người Cuba, bất chấp tính mạng, đã ra đi trên những chiếc thuyền và bè nhỏ vượt đường biển dài 90 hải lý đến bang Florida.

        García Marquez chống lại cuộc cấm vận của Hoa Kỳ đối với Cuba và đã cố gắng đặt vấn đề này với tôi. Tôi cho Marquez biết là tôi sẽ không bãi bỏ cuộc cấm vận, nhưng tôi ủng hộ Đạo luật Dân chủ cho Cuba. Đạo luật này cho phép tổng thống quyền được cải thiện quan hệ với Cuba để đổi lại có những bước tiến lớn đi đến tự do và dân chủ trên đảo quốc này. Tôi cũng nhờ ông ta chuyển đến Fidel Castro rằng nếu đợt di tản của người Cuba còn tiếp tục, sẽ có một phản ứng từ Hoa Kỳ khác với phản ứng vào năm 1980 từ Tổng thống Carter. Tôi nói: "Castro đã làm cho tôi phải trả giá bằng một cuộc bầu cử". "Ông ây không thể làm lại lần thứ hai". Tôi cũng đã gửi lại cùng lời nhắn này thông qua Tổng thống Mexico Salinas. Không lâu sau, Hoa Kỳ và Cuba đạt đến một thỏa thuận, qua đó Castro cam kết ngăn chặn di tản, và chúng ta hứa sẽ nhận thêm 20.000 người Cuba mỗi năm thông qua tiến trình thông thường. Castro đã giữ đúng lời cam kết này cho đến hết nhiệm kỳ của tôi. Sau này, García Marquez nói đùa rằng, ông ta là con người duy nhất vừa là bạn của cả Castro và Bill Clinton.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 11:54:35 pm
        Sau khi nói chuyên về Cuba, García Marquez đã đặt sự quan tâm của mình đến Chelsea. Con gái tôi nói đã đọc hai trong số các cuốn sách của ông. Ông ta nói với tôi là ông không tin một cô gái 14 tuổi có thể hiểu được các tác phẩm của mình. Vì vậy ông đã lao vào một cuộc thảo luận sôi nổi với con gái tôi về cuốn Trăm năm cô đơn. Ông ta rất có ấn tượng với cuộc thảo luận này, nên sau đó, ông đã gửi cho Chelsea một tập toàn bộ các tiểu thuyết của mình.

        Công việc làm duy nhất mà tôi thực hiện khi nghỉ hè có liên hệ đến Ireland. Tôi đồng ý cấp visa cho Joe Cahill, một người anh hùng Cộng hòa Ireland, 76 tuổi. Năm 1973, Cahill đã bị kết án vì buôn lậu súng ở Ireland, và ông ta tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng bạo lực nhiều năm sau. Tôi đồng ý cấp visa cho ông vì vào lúc này ông ta muốn tiếp xúc với những người ủng hộ IRA ở Mỹ để thiết lập một nền hòa bình, như là một phần để tạo ra một sự hiểu biết lẫn nhau, và qua đó cuối cùng, IRA sẽ thông báo một cuộc đình chiến. Cahill đến Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 8, và ngày hôm sau tổ chức IRA, sau một thời gian chờ đợi rất lâu, tuyên bố ngưng bắn, mở đường cho Sinn Fein tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình. Đây là một thắng lợi cho Gerry Adams và chính phủ Ireland.

        Khi chúng tôi nghỉ hè trở về, chúng tôi chuyển đến tạm trú tại nhà khách Blair House, là nhà khách của Chính phủ Hoa Kỳ, trong ba tuần lễ, trong thời gian mà hệ thống điều hòa nhiệt độ của Nhà Trắng được sửa chữa. Một cuộc sửa chữa toàn diện, phục chế từng viên gạch một mặt bên ngoài của tòa nhà được xây gần 200 năm, được bắt đầu từ thời Tổng thống Reagan, vẫn còn đang tiếp diễn. Một phần của Nhà Trắng được bao quanh bởi hệ thống giàn giáo trong suốt nhiệm kỳ đầu của tôi.

        Gia đình chúng tôi luôn luôn rất thích thú với những lần đến ở Blair House, và lần đến cư ngụ tạm ở đây cũng không phải là một ngoại lệ, cho dù nó làm cho chúng tôi phải mất một số thời gian để băng qua bên kia đường. Vào ngày 12 tháng 9, một người đàn ông say xỉn vì chán đời đã lái một chiếc máy bay nhỏ bay về hướng trung tâm Washington và Nhà Trắng. Có thể anh ta dự tính tự sát bằng cách đâm vào Nhà Trắng, hoặc là đáp xuống Bãi cỏ phía Nam, tương tự như một phi công trẻ người Đức đã đáp xuống Quảng trường đỏ ở Moscow trước đó vài năm. Nhưng không may là chiếc máy bay Cessna của anh đã chạm đất quá trễ, nảy bật lên hàng irào, phía dưới một cây hoa mộc lan khổng lồ nằm bên phía tây của cổng vào, rồi sau đó va đập vào khối nền bằng đá của Nhà Trắng, làm cho anh ta chết ngay lập tức. Vài năm sau, một người đàn ông có vấn đề về tâm thần đã nhảy qua hàng rào cây xanh với một khẩu súng ngắn trong tay trước khi các thành viên mặc sắc phục của cơ quan Mật vụ bắn bị thương và bắt giữ. Ngoài những người có tham vọng về mặt chính trị ra, Nhà Trắng cũng vẫn là một thỏi nam'châm có sức hút nhiều loại người khác nữa.

        Cuộc khủng hoảng ở Haiti lên đến đỉnh cao vào tháng 9. Tướng Cedras cùng với những tay côn đồ hung hãn của ông ta gia tăng việc cai trị bằng khủng bố, xử tử trẻ em mồ côi, cưỡng hiếp những em gái nhỏ, giết chết những người tu hành, chặt chân tay thường dân và công khai phơi bày những phần thân thể này để khủng bố tinh thần dân chúng, rạch mặt các bà mẹ bằng dao mác trước chứng kiến của con cái họ. Vào lúc đó, đã hai năm tôi tìm kiếm một giải pháp hòa bình, và tôi đã quá mệt mỏi với việc này. Hơn một năm trước, Cedras đã ký vào một bản thỏa thuận đồng ý từ bỏ quyền hành, nhưng khi đến ngày giờ đúng hẹn để ra đi, thì ông ta chỉ có một động thái đơn giản là từ chối giao lại quyền hành.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Tư, 2016, 11:58:45 pm
        Đã đến lúc phải bứng ông ta đi thôi, nhưng dư luận trong quần chúng và tại quốc hội chống đối mãnh liệt biện pháp này. Cho dù tôi được sự ủng hộ của nhóm Họp kín đen và các thượng nghị sĩ Tom Harkin và Chris Dodd, các thành viên của đảng Cộng hòa chống đối mạnh mẽ, và hầu hết các thành viên của đảng Dân chủ, kể cả George Mitchell lo rằng tôi đang đẩy họ xuống một vực thẳm khác mà không được sự ủng hộ của dân chúng hoặc sự cho phép của quốc hội. Thậm chí trong chính phủ cũng có sự chia rẽ. Al Gore, Warren Christopher, Bill Gray, Tony Lake, và Sandy Berger ủng hộ hành động này. Bill Berry và Lầu năm góc không ủng hộ nó, nhưng họ vẫn lên phương án xâm chiếm trong trường hợp tôi ra lệnh cho họ tiến hành.

        Tôi cho rằng chúng ta phải ra tay. Người dân vô tội đang bị tàn sát ngay tại sân sau của chúng ta, và chúng ta đã phải chi một số tiền để lo cho những người tị nạn Haiti. Liên hiệp quốc đã nhất trí hoàn toàn trong việc ủng hộ việc lật đổ Cedras.

        Vào ngày 16 tháng 9, trong cố gắng lần cuối để tránh một cuộc xâm lược, tôi gửi Tổng thống Carter, Colin Powell, và Sam Nunn đến Haiti để tìm cách thuyết phục tướng Cedras và những người ủng hộ ông ta trong quân đội cũng như quốc hội chấp nhận việc trở lại của Aristide trong hòa bình cùng với việc Cedras rời khỏi Haiti. Vì những lý do khác nhau, tất cả những vị trên đều không thống nhất với lập trường kiên quyết của tôi sử dụng vũ lực để đưa Aristide trở lại cầm quyền. Cho dù Trung tâm Carter đã giám sát và ghi nhận thắng lợi áp đảo của Aristide trong cuộc tuyển cử, Tổng thống Carter có quan hệ với Cedras và tỏ vẻ nghi ngừ sự gắn bó của Aristide đối với nền dân chủ. Nunn thì phản đối sự trở lại của Aristide cho đến khi nào các cuộc bầu cử quốc hội được diễn ra, vì ông không tin Aristide sẽ báo vệ quyền của những người thiểu số nếu không có được các lực lượng đối lập để cân bằng ở quốc hội. Còn Powell cho rằng chỉ có quân đội và cảnh sát mới có thể cầm quyền được tại Haiti, và do đó các lực lượng sẽ không bao giờ cộng tác với Aristide được.

        Các sự kiện diễn biến sau đó chứng minh các luận điểm của họ cũng có cơ sở. Haiti bị phân chia một cách sâu sắc về mặt kinh tế và chính trị, không có được những kinh nghiệm về nền dân chủ, không có một tầng lớp trung lưu đủ mạnh, và khả năng điều hành các định chế chính trị còn rất kém. Cho dù Aristide có trở lại đúng như kế hoạch, không có gì cản trở, ông ta cũng không thể thành công được. Ông đã được đắc cử với một số phiếu áp đảo, và Cedras cùng với bè cánh vẫn đang giết người dân vô tội. ít nhât, chúng ta có thể ngăn chặn được việc này.

        Cho dù có những sự dè dặt, nhưng ba vị chính khách rất uy tín trên vẫn hứa sẽ truyền đạt chính sách của tôi. Họ chỉ muốn tránh một cuộc can thiệp đầy bạo lực của Hoa Kỳ, có thể làm xấu đi mọi chuyện. Nunn nói chuyện với các thành viên của quốc hội Haiti; Powell thông báo cho các lãnh đạo quân sự Haiti một cách đầy hình ảnh những gì sẽ xảy ra khi Hoa Kỳ mở một cuộc xâm lược; còn Tổng thống Carter làm việc trực tiếp với Cedras.

        Ngày hôm sau, tôi đến Lầu năm góc để duyệt lại phương án cuộc tấn công với tướng Shalikashvili và các chỉ huy liên quân, và hội ý bằng vô tuyến với đô đốc Paul David Miller, tổng chỉ huy chiến dịch, và trung tướng Hugh Shelton, chỉ huy trưởng Sư đoàn 18 Không vận, là người sẽ chỉ huy cuộc đổ quân vào đảo quốc này. Kế hoạch xâm lược đòi hỏi một cuộc hành quân phối hợp bao gồm tất cả các binh chủng của quân đội. Hai chiếc hàng không mẫu hạm đã có mặt trong vùng Haiti, một chiếc chở các lực lượng đặc biệt, và chiếc kia chở binh lính của Sư đoàn 10 Sơn cước. Không lực được giao nhiệm vụ yểm trợ từ trên không. Thủy quân lục chiến được phân công đánh chiếm Cap Haitien, thành phố lớn thứ nhì của Haiti. Máy bay chở binh sĩ nhảy dù của Sư đoàn không vận số 82 cất cánh từ Bắc Carolina và thả họ xuống đảo này khi cuộc tấn công bắt đầu. Lực lượng đặc biệt của Hải quân (SEAL) sẽ đến đó trước và trinh sát những vùng đã được chỉ định. Ngay sáng ngày hôm đó, lực lượng này đã tiến hành tập dượt, trồi lên khỏi mặt nước và đổ bộ lên bờ mà không gặp một trở ngại nào. Hầu hết binh lính và trang thiết bị sẽ tiến đến Haiti trong một cuộc hành quân được gọi là "RoRo", viết tắt của các từ "Roll on" (chạy lên tàu), "Roll off" (rời khỏi tàu); Binh lính và xe quân sự sẽ lên tàu đổ bộ lên đường sang Haiti, rồi rời khỏi tàu để bộ lên Haiti. Khi hoàn thành nhiệm vụ, tiến trình lại được làm ngược lại. Bên cạnh các lực lượng quân sự của Mỹ, chúng tôi còn được sự hỗ trợ của 25 nước khác tham gia lực lượng liên minh dưới lá cờ Liên hiệp quốc.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 08:54:29 am
        Khi gần đến giờ hành động, Tổng thống Carter gọi cho tôi yêu cầu cho thêm thời gian để thuyết phục Cedras ra đi. Carter rất muốn tránh một cuộc xâm lược. Tôi làm theo lời yêu cầu của ông ấy. Haiti thực ra không có sức mạnh quân sự; cuộc hành quân này chỉ giống như bắt cua trong lỗ mà thôi. Tôi đồng ý gia hạn thêm ba tiếng đồng hồ nữa, nhưng tôi nói rõ cho Carter biết bất cứ một sự thỏa thuận nào với vị tướng này không thể bao gồm một sự trì hoãn việc bàn giao quyền hành cho Aristide. Cedras không thể có thêm thời gian để tàn sát trẻ em, cưỡng hiếp các em gái, và rạch mặt các bà mẹ. Chúng ta đã chi ra 200 triệu đôla để giúp đỡ những người Haiti đã rời bỏ đất nước quê hương họ. Tôi muốn những người này trở về đất nước họ.

        Tại Port-au-Prince, khi ba tiếng đồng hồ gia hạn đã quạ đi, một đám đông giận dữ tập hợp bên ngoài tòa nhà, nơi những người Mỹ vẫn còn đang đàm phán. Mỗi lần tôi nói chuyện với Carter, Cedras lại đưa ra một đề nghị mới, tạo cho ông ta được một khoảng thời gian chết để câu giờ và làm chậm trễ sự trở lại của Aristide. Tôi bác bỏ tất cả những đề nghị trên. Với sự nguy hiểm đang rình rập bên ngoài và thời hạn chót cho một cuộc xâm lược đã gần kề, Carter, Powell và Nunn vẫn kiên trì thuyết phục Cedras, nhưng kết quả không được bao nhiêu. Một lần nữa, Carter đề nghị tôi trì hoãn cuộc đổ quân. Tôi đồng ý một lần nữa đến 17 giờ. Các máy bay chở quân nhảy dù theo kế hoạch sẽ bay đến đảo vào lúc 18 giờ ngay sau khi mặt trời lặn. Nếu ba nhân vật người Mỹ vẫn còn ở đó để thương lượng, họ sẽ gặp nhiều sự nguy hiểm từ đám đông tụ tập bên ngoài.

        Vào lúc 17 giờ 30, họ vẫn còn ở tại chỗ và đã trong tình trạng nguy hiểm, vì Cedras biết là cuộc hành quân đã bắt đầu. Ông ta có người thám thính tại các đường băng của sân bay Bắc Carolina, khi mà 61 máy bay chở quân nhảy dù cất cánh. Tôi gọi điện cho Tổng thống Carter và yêu cầu ông, Colin và Sam lập tức rời khỏi nơi đó. Cả ba vị ra lời kêu gọi đến người đứng đầu về mặt danh nghĩa của Haiti là ông Tổng thống 81 tuổi Emile Ionassaint. Cuối cùng ông này thông báo với họ là ông chọn hòa bình chứ không phải chiến tranh. Khi tất cả các thành viên trong nội các trừ một người, nhât trí với Tổng thống Jonassaint, cuối cùng Cedras nhượng bộ, không đến một giờ trước khi bầu trời của Port-au-Prince sẽ bị những chiếc dù phủ đầy. Tôi ra lệnh máy bay quay trở về.

        Ngày hôm sau, tướng Shelton dẫn đầu một lực lượng đa quốc gia gồm 15.000 quân tiến vào Haiti, mà không phải tốn một phát súng. Shelton có một tướng tá rất ấn tượng. Ông ta cao khoảng l,93m, với một nét mặt rất gây ấn tượng, và giọng lè nhè vùng phía nam nước Mỹ. Cho dù ông ta lớn hơn tôi hai tuổi, ông vẫn thường xuyên nhảy dù với binh lính của mình. Hình dáng to lớn này làm cho người khác có thể suy nghĩ là chính ông ta đã hạ bệ được Cedras. Tôi đã đến thăm tướng Shelton không lâu trước đó ở Fort Bragg, khi một chiếc máy bay quân sự rơi gần Căn cứ Không quân Pope Air Force làm chết nhiều quân nhân. Trên tường phòng làm việc có treo ảnh của hai vị tướng Liên minh trong thời kỳ nội chiến của nước Mỹ là Robert E. Lee va Stonewall Jackson. Khi tôi nhìn thấy tướng Shelton trên truyền hình lúc ông ta đổ bộ lên bờ, tôi nói với một trong các nhân viên của tôi là nước Mỹ đã trải qua một khoảng thời gian dài nếu một người tôn kính tướng Stonewall Jackson lại là người giải phóng cho đảo quốc Haiti.

        Cedras hứa hợp tác với tướng Shelton và giao lại quyền hành vào ngày 15 tháng 10, ngay khi luật ân xá theo yêu cầu của bản thỏa thuận của Liên hiệp quốc được thông qua. Cho dù chính tôi đã gần như cưỡng chế rút họ ra khỏi Haiti, Carter, Powell và Nunn đă thực hiện một công việc trong những điều kiện hết sức khó khăn và nguy hiểm. Một sự phối-hợp của những hoạt động ngoại giao kiên cường và những hành động gần như đi đến việc sử dụng sức mạnh quân sự đã giúp tránh khỏi một cuộc đổ máu. Bây giờ thì đến lượt Aristide thực hiện lời hứa là "không sử dụng bạo lực, không trả thù, và tiến hành hòa giải". Cũng giống như rất nhiều lời tuyên bố, lời hứa ấy nói thì dễ nhưng làm thì khó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 09:02:22 am
        Vì việc vãn hồi nền dân chủ ở Haiti được tiến hành mà không có một rắc rối nào, do đó sự lo sợ của các thành viên đảng Dân chủ về một ảnh hưởng xấu đã không xảy ra. Chúng tôi đang có được những điều kiện tốt nhất để bước vào cuộc bầu cử: nền kinh tế đã tạo ra được 250.000 công ăn việc làm một tháng, với tỷ lệ thất nghiệp từ hơn 7% xuống dưới 6%; thâm thủng trên đà giảm xuống; chúng tôi đã thông qua được nhiều đạo luật về chống tội ác, giáo dục, dịch vụ toàn quốc, thương mại, và nghỉ phép việc gia đình; và tôi cũng đã đạt được những sự tiến bộ trong chính sách đối ngoại với Nga, châu Âu, Trung Quốc, Nhật, Trung Đông, Bắc Ireland, Bosnia, và Haiti. Nhưng cho dù có những thành tích và kết quả kể trên, chúng tôi đang gặp khó khăn khi bước vào giai đoạn sáu tuần lễ cuối của đợt bầu cử, do nhiều lý do khác nhau: nhiều người đã không cảm nhận được những sự tiến bộ trong nền kinh tế; không tin là nạn thâm thủng đang giảm xuống; hầu hết dân chúng đều không để ý đến những thắng lợi trên lĩnh vực lập pháp và không biết hoặc là không quan tâm đến những tiến bộ trong chính sách ngoại giao; đảng Cộng hòa và giới truyền thống của họ và những liên minh do quyền lợi của họ đã tấn công tôi một cách thường xuyên và có hiệu quả. Họ cho tôi là một nhà chính trị theo khuvnh hướng tự do muốn đánh thuế họ để đưa họ vào những nhà tế bần, và tước đoạt các bác sĩ và súng ống của họ; và nói chung là việc tin của giới truyền thông là hoàn toàn tiêu cực đối với tôi.

        Trung tâm Truyền thông và các vấn đề công cộng đã cho phát hành một bản báo cáo nói rằng trong 18 tháng đầu tiên tôi cầm quyền, trung bình hàng đêm có gần năm lời phê bình không tốt đối với tôi trên hệ thống các chương trình thời sự, nhiều hơn số lời phê bình mà Tổng thống Bush cha đã nhận được trong hai năm đầu của nhiệm kỳ ông. Tay giám đốc trung tâm - Robert Lichter - tuyên bố tôi không được may mắn khi làm tổng thống vào buổi bình minh của một giai đoạn có sự phối hợp giữa báo chí chó săn với thể loại báo lá cải. Tất nhiên cũng có những nhà báo có quan điểm ngược lại. Jacob Weisberg viết: "Bill Clinton là một người biết giữ lời hứa hơn bất cứ người đứng đầu hành pháp nào khác trong những năm gần đây", nhưng "cử tri đã không tin tưởng Clinton một phần vì giới truyền thông đã nói với họ là đừng tin ông ấy". Jonathan Alter đã viết trên tờ Newsweek như sau: "Trong vòng không đến hai năm, Bill Clinton đã có nhiều sự đóng góp cho nội địa nước Mỹ hơn là các nhiệm kỳ của các Tổng thống John F. Kennedy, Gerald Ford, Jimmy Carter và George Bush cộng lại. Cho dù Richard Nixon và Ronald Reagan thường có những cách quan hệ với quốc hội, nhưng tờ Congressional Quarterly (Tạp chí hàng quý của quốc hội) viết rằng chính Tổng thống Clinton mới là người có được nhiều sự thành công với quốc hội nhất từ thời Tổng thống Lyndon Johnson. Tiêu chuẩn để đo lường kết quả về các hoạt động quốc nội không phải là sự gắn kết với nhau của quá trình làm việc mà là ảnh hưởng của các hoạt động này đối với cuộc sống thực tiễn, tạo được những dấu ấn và thay đổi lên cuộc sống này. Nếu dựa trên tiêu chuẩn này, ông Clinton đã làm tốt nhiệm vụ".

        Alter có thể nói đúng, nhưng nếu đúng như vậy thì đó vẫn là một điều bị giữ kín như bí mật vậy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 09:09:28 am

        40

        Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi gần đến cuối tháng 9. Quyền ủy viên môn bóng chày Bud Selig thông báo là cuộc đình công của các đấu thủ môn này không thể giải quyết được và ông ta phải hủy bỏ tất cả các trận đấu của mùa giải này, kể cả giải vô địch bóng chày toàn Mỹ, lần đầu tiên từ năm 1904. Bruce Lindsey, người từng giúp giải quyết cuộc đình công của các hãng hàng không cũng cố gắng nhảy vào tham gia giải quyết những bất đồng. Thậm chí tôi còn mời đại diện của các cầu thủ và ông bầu đến Nhà Trắng, nhưng chúng tôi đã không thể giải quyết được vụ việc. Nếu lịch đấu của môn thể thao mà toàn dân theo dõi trong lúc rảnh rỗi này của chúng ta bị hủy bỏ, mọi chuyện không thể diễn biến theo chiều hướng thuận lợi được.

        Vào ngày 26 tháng 9, George Mitchell chính thức tuyên bố đầu hàng đối với kế hoạch cải tổ việc chăm sóc y tế. Thượng nghị sĩ Chafee vẫn tiếp tục cộng tác, nhưng George vẫn không thể nào thuyết phục được đủ các thành viên đảng Cộng hòa để phá vỡ sự cản trở bằng filibuster của Thượng nghị sĩ Dole. Số tiền 300 triệu đôla mà các công ty bảo hiểm y tế và những nhóm vận động hành lang khác đã bỏ ra để ngăn chặn cải tổ bảo hiểm y tế đã được đầu tư đúng chỗ. Tôi chỉ đưa ra một bản tuyên bố ngắn là tôi sẽ cố gắng trở lại với dự luật này vào năm tới.

        Mặc dù tôi có đã cảm nhận trong nhiều tháng trước là chúng tôi sẽ bị đánh bại, nhưng tôi vẫn bị thất vọng, và tôi cảm thấy rất đau khổ vì Hillary và Ira Maganizer phải gánh chịu thất bại này. Việc không thông qua đạo luật này đã không công bằng vì ba lý do. Thứ nhất là các đề nghị của chúng tôi không phải là một cơn ác mộng do chính phủ tạo ra như luận điệu của các chiến dịch quảng cáo từ các công ty bảo hiểm y tế vẽ ra; thứ hai, đây là kế hoạch tốt nhất mà Hillary và Ira có thể soạn được trong khuôn khổ tôi đưa ra: bảo hiểm y tế cho toàn dân nhưng không được tăng thuế; không phải Hillary và Ira đã làm chệch hướng dự luật cải cách này mà chính là quyết định của Thượng nghị sĩ Dole bác bỏ bất cứ một sự thỏa thuận dung hòa nào có ý nghĩa. Tôi tìm cách an ủi Hillary bằng cách nói với Hillary là trên đời này còn nhiều sai lầm to lớn hơn việc bị bắt quả tang khi tìm cách cung cấp chế độ bảo hiểm y tế cho 40 triệu người Mỹ đang không có bảo hiểm y tế.

        Mặc dù dự luật này gặp thất bại, nhưng tất cả những công việc mà Hillary, Ira Maganizer và tất cả các nhân viên làm đã không trở nên vô ích. Vào những năm sau, nhiều đề xuất của chúng tôi đã được đưa vào luật và thực hiện trong thực tế. Thượng nghị sĩ Kennedy và Thượng nghị sĩ Cộng hòa Nancy Kassebaum của bang Kansas đã đệ trình và thông qua được một đạo luật đảm bảo cho người lao động không bị mất chế độ bảo hiểm nếu họ thay đổi việc làm. Và vào năm 1997, chúng tôi đã thông qua được đạo luật Chương trình bảo hiểm y tế cho trẻ em (CHIP), cung cấp chăm sóc y tế cho hàng triệu trẻ em với một chương trình mở rộng chế độ bảo hiểm y tế lớn nhất kể từ khi chương trình Medicaid được thông qua vào năm 1965. Chương CHIP giúp làm giảm lần đầu tiên trong 12 năm con số những người Mỹ không được hưởng chế độ bảo hiểm.

        Ngoài ra còn nhiều thắng lợi khác về mặt chăm sóc y tế: một đạo luật cho phép phụ nữ được ở lại bệnh viện hơn 24 giờ sau khi sinh, chấm dứt kiểu "đẻ tốc hành" mà các tổ chức duy trì sức khỏe quy định, gia tăng số lượng chụp tia X quang cho những bệnh nhân có khối u ở ngực và xét nghiệm để phát hiện sớm những bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt; một chương trình tự chăm sóc cho những người bị tiểu đường được Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ gọi là chương trình tiên tiến nhất kể từ khi có insulin; gia tăng đáng kể nghiên cứu y sinh học cùng sự chăm sóc và chữa trị HIV / AIDS tại nước Mỹ và trên thế giới; tiêm chủng trẻ sơ sinh lần đầu tiên đạt đến trên 90%; và việc áp dụng lệnh hành pháp về "quyền của bệnh nhân" đảm bảo cho người bệnh được quyền chọn bác sĩ sẽ chữa trị cho mình, quyền được chữa trị nhanh chóng và đầy đủ của 85 triệu người Mỹ được ngân sách liên bang tài trợ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 09:14:41 am
        Nhưng tất cả những thành quả trên chỉ đến được vào giai đoạn sau. Ngay lúc bấy giờ, chúng tôi đang ở trong tình trạng gặp nhiều khó khăn và bất lợi. Mà đó lại là những hình ảnh tạo nhiều ảnh hưởng đến cử tri khi cuộc bầu cử đến gần.

        Đến gần cuối tháng, Newt Gingrich đã tụ tập hơn 300 viên chức và ứng viên của đảng Cộng hòa đến các bậc thang trước tòa nhà quốc hội Capitol để ký một "Hợp đồng với nước Mỹ". Các chi tiết của bản hợp đồng đã được nghe râm ran đâu đó trong thời gian gần đây. Newt đã tổng hợp tất cả các chi tiết này lại để chứng tỏ rằng các đảng viên Cộng hòa không phải là những người chỉ biết nói không; họ có một chương trình hành động rất tích cực. Bản hợp đồng này là một cái gì mới đối với nền chính trị Mỹ. Theo truyền thông thì trong những cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, hai đảng tranh giành từng ghế một, rất khốc liệt. Tình hình đất nước và mức độ uy tín của tổng thống có thể là một lực đẩy hoặc là một lực cản, nhưng theo suy nghĩ bình thường thì các yếu tố địa phương là quan trọng hơn. Gingrich tin rằng suy nghĩ bình thường là sai. Ông ta mạnh mẽ yêu cầu dân chúng Mỹ phải giúp đảng Cộng hòa giành được ưu thế trong quốc hội bằng cách nói rằng, "Nếu chúng tôi không tuân thủ bản hợp đồng này, thì cứ tống cổ chúng tôi đi. Chúng tôi nói thật đấy".

        Bản hợp đồng này kêu gọi đưa ra một sửa đổi Hiến pháp đòi hỏi cân bằng ngân sách và quyền phủ quyết từng phần, vốn cho phép tổng thống có quyền bãi bỏ những thành phần riêng rẽ trong một đạo luật mà không cần phải phủ quyết toàn bộ đạo luật đó; những hình phạt nặng nề hơn đối với tội phạm và loại bỏ các chương trình ngăn ngừa tội phạm trong đạo luật chống tội ác của tôi; cải cách về phúc lợi, nhưng giới hạn thời gian nhận tiền trợ cấp xuống còn hai năm đối với những người còn sức lao động; giới hạn việc hoàn thuế để nuôi dạy một đứa con xuống còn 500 đôla, một sự giới hạn tương tự như vậy đối với việc chăm sóc một người già là cha mẹ hay ông bà, những chế tài khắt khe hơn trong việc trợ cấp cho trẻ em; bỏ thu thuế đối với những người được hưởng bảo hiểm từ những mức lương cao là một phần của ngân sách năm 1993; giảm 50% thuế đánh trên thu nhập có từ lợi tức vốn, và giảm các loại thuế khác; chấm dứt quyền của liên bang đối với các lĩnh vực mà liên bang không tài trợ đối với các chính phủ tiểu bang và địa phương; tăng cao chi tiêu quốc phòng; cải cách nhằm giới hạn thiệt hại; giới hạn nhiệm kỳ của các nghị sĩ và dân biểu; đặt ra một yêu cầu đối với quốc hội, với tư cách là một người sử dụng lao động, phải tuân theo tất cả các đạo luật mà quốc hội đã áp đặt lên các tổ chức sử dụng lao động khác; giảm một phần ba số nhân viên của các tiểu ban của quốc hội; và một yêu cầu là về sau bất cứ một sự thông qua nào về việc tăng thuế phải được 60% cả hai viện quốc hội tán thành.

        Tôi hoàn toàn nhất trí với một số điểm của bản hợp đồng. Tôi đã thúc đẩy mạnh mẽ cải cách phúc lợi và củng cố các đạo luật hỗ trợ giúp đỡ trẻ em, và từ lâu tôi cũng đã ủng hộ quyền phủ quyết từng phần và chấm dứt quyền can thiệp của liên bang vào các lĩnh vực mà liên bang không cấp vốn cho tiểu bang. Tôi ủng hộ việc cho hoãn đóng thuế để hỗ trợ các gia đình. Cho dù có nhiều chi tiết có tính thuyết phục, nhưng bản hợp đồng này về thực chất là một bản tài liệu mang tính đơn giản thái quá và đạo đức giả. Trong vòng 12 năm trước khi tôi trở thành tổng thống, những người của đảng Cộng hòa với sự hỗ trợ của một ít thành viên của đảng Dân chủ tại quốc hội đã làm gia tăng số nợ của quốc gia lên gấp bốn lần bằng cách cắt giảm thuế và gia tăng chi tiêu; bây giờ thì khi phe Dân chủ đã làm giảm đi sự thâm thụt đó, họ lại đòi hỏi Hiến pháp qui định một ngân sách cân bằng, ngay cả khi họ đề nghị việc cắt giảm thuế và gia tăng mạnh mẽ quốc phòng mà không nói rõ họ sẽ cắt những khoản chi tiêu nào để bù vào đó. Giống y như những gì họ đã làm trong những năm 1980 và sẽ làm một lần nữa trong những năm 2000, các thành viên của đảng Cộng hòa đang tìm cách làm ngơ các tính toán số học. Như Yogi Berra đã nói, việc này thực ra là bình mới rượu cũ mà thôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 10:16:49 am
        Bên cạnh việc tạo ra cho đảng Cộng hòa một cương lĩnh cho chiến; dịch tranh cử năm 1994, Gingrich đã cung cấp cho họ một bản kê từ vựng để gọi các đối thủ thuộc đảng Dân chủ. Ủy ban hành động của ông ta, GOPAC, cho xuất bản một quyển sách mỏng với tựa đề Language: A Key Mechanism of Control - Ngôn ngữ: Một cơ chế chủ yếu để quản lý. Trong "những từ tương phản" mà Newt gợi ý đặt tên cho các đảng viên Dân chủ có những từ như sau: phản bội, lừa đảo, sụp đổ, tham nhũng, thối rữa, hủy hoại, thất bại, đạo đức giả, thiếu khả năng, không vững chắc, cấp tiến, nói dối, đáng khinh bỉ, tùy tiện, nông cạn, bệnh hoạn, phản trắc. Gingrich tin rằng nếu ông ta có thể thể chế hóa những định nghĩa trên đây, ông ta sẽ đẩy đảng Dân chủ thành đảng thiểu số trong một thời gian dài.

        Các đảng viên Dân chủ nghĩ rằng đảng Cộng hòa đã phạm phải một sai lầm khi công bố bản hợp đồng này, và tiến hành tấn công nó bằng việc chỉ rõ là phải cắt đi rất nhiều ngân sách cho giáo dục, y tế, và bảo vệ môi trường để trang trải cho việc cắt giảm thuế, tăng chi phí quốc phòng, và cân bằng ngân sách. Thậm chí họ sửa tên lại kế họach của Newt là "Bản hợp đồng sử dụng nước Mỹ". Họ hoàn toàn đúng, nhưng kiểu suy nghĩ này không mang lại tác dụng mong muốn. Những cuộc thăm dò ý kiến sau bầu cử cho thấy công chúng chỉ biết có hai điều: đảng Cộng hòa có một kế hoạch hành động, trong đó có nói đến cân đối ngân sách.

        Bên cạnh việc tấn công vào đảng Cộng hòa, các thành viên đảng Dân chủ cũng quyết định vận động tranh cử bằng phương cách cổ điển, đó là vận động ở từng bang, từng khu vực bầu cử một. Tôi làm nhiều cuộc gây quỹ cho họ, nhưng tuyệt đối không có một cuộc nào cho cuộc tổng tuyển cử để quảng cáo cho những gì mà chúng tôi đã làm được, hoặc về chương trình hành động trong tương lai của chúng tôi tương phản ra sao với bản hợp đồng của đảng Cộng hòa.

        Chúng tôi kết thúc một năm hoạt động hiệu quả về mặt lập pháp vào ngày 30 tháng 9, ngày cuối cùng của năm tài chính, bằng việc thông qua 13 đạo luật về phân bổ ngân sách vừa đúng lúc, một việc chưa bao giờ xảy ra từ năm 1948. Các biện pháp phân bổ ngân sách này hoạch định lần đầu tiên trong hai thập niên, thâm hụt ngân sách sẽ giảm liên tục dần dần từng năm một, cắt giảm số nhân viên chính phủ liên bang xuống còn 272.000, và vẫn có được sự gia tăng cho đầu tư về giáo dục và những lĩnh vực quan trọng khác. Đây là một thành quả rất ấn tượng, nhưng vẫn không thu hút sự chú ý bằng bản tu chính cân bằng ngân sách.

        Tới tháng 10 tỷ lệ uy tín của tôi vẫn khập khiễng, với khoảng 40%, nhưng những diễn biến tốt xảy ra trong tháng này sẽ cải thiện vị trí của tôi và có vẻ như làm gia tăng triển vọng của đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử này. Một sự kiện đau buồn duy nhất là việc Bộ trưởng Nông nghiệp Mike Espy từ chức. Janet Reno yêu cầu tòa án phải chỉ định một luật sư độc lập để xem xét những lời tố cáo về các việc làm sai trái của Espy bao gồm việc nhận quà, như những vé đi xem thể thao và du lịch, ủy ban đặc biệt của thẩm phán Sentelle đã chỉ định Donald Smaltz, một nhà hoạt động khác của đảng Cộng hòa để điều tra Espy. Tôi muốn lên cơn đau tim về việc này. Mike Espy đã trải thăng trầm cùng tôi hồi năm 1992. Ông đã rời bỏ một vị trí rất an toàn tại quốc hội, nơi mà thậm chí các cử tri da trắng ở bang Mississippi cũng ủng hộ ông, để trở thành bộ trưởng nông nghiệp người da đen đầu tiên, và ông đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, bao gồm việc nâng cao các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 10:25:07 am
        Các tin tức của tháng 10 hầu hết đều là tích cực. Vào ngày 4 tháng 10, Nelson Mandela đến Nhà Trắng để thực hiện một cuộc thăm viếng chính thức. Nụ cười của ông luôn làm rạng rỡ cả những ngày đen tối nhất. Chúng tôi thông báo sẽ thành lập một ủy ban hợp tác để đẩy mạnh của sự hợp tác song phương, do Phó tổng thống Gore và Phó tổng thống Thabo Mbeki, người sẽ kế vị Mandela, đứng đầu. Ý tưởng về một ủy ban hợp tác tổ ra rất có hiệu quả với Nga cho nên chúng tôi muốn thử nó với một quốc gia khác có vị trí rất quan trọng đối với chúng ta, và Nam Phi tất nhiên là một quốc gia như vậy. Nếu chính phủ hòa giải quốc gia của Mandela thành công, nó sẽ là một nguồn cảm hứng cho những nỗ lực tương tự ở những điểm bất ổn khác trên khắp thế giới. Tôi cũng thông báo những sự trợ giúp về mặt nhà ở, nguồn điện và chăm sóc y tế cho các thành phố nghèo và đông dân của Nam Phi; những sáng kiến về phát triển kinh tế nông thôn; và một quỹ đầu tư do Ron Brown đứng đầu.

        Trong khi tôi đang làm việc với Mandela, thì cả hai viện của quốc hội đã thông qua với sự ủng hộ đông đảo từ cả hai đảng phần cuối cùng của chương trình giáo dục mà tôi đã hứa khi vận động tranh cử tổng thống, đó là đạo luật về giáo dục ở các bậc tiểu học và trung học (ESEA). Đạo luật này chấm dứt một thói quen ít ai chú ý là cung cấp cho các em học sinh con nhà nghèo một chương trình học rất thấp. Thường xuyên các trẻ em từ các tầng lớp xã hội kém may mắn được đưa vào các lớp học đặc biệt, không phải vì chúng thiếu một khả năng học hành bình thường, nhưng chúng bị tụt lại phía sau khi học tại các trường dạy không tốt và sự hỗ trợ từ gia đình thì quá ít. Dick Riley và tôi nghĩ rằng với những lớp học ít học sinh hơn, và giáo viên quan tâm hơn, các học sinh này có thể bắt kịp các học sinh giỏi hơn. Đạo luật này cũng bao gồm nhiều sáng kiến nhằm tăng sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học hành của con cái họ; cung cấp sự hỗ trợ của liên bang để học sinh và cha mẹ có thể lựa chọn các trường công lập khác chứ không buộc phải học trường đúng tuyến; tài trợ cho các trường điểm để khuyến khích việc phát huy sáng kiến của các em, cho phép các trường học cấp quận không cần đặt tiêu chuẩn tuyển sinh, vì làm thế có thể bóp nghẹt khả năng sáng tạo của học sinh. Trong vòng hai năm, cùng với ESEA, các nghị sĩ của hai đảng đã thông qua chương trình cải tổ Head Start; đưa các chỉ tiêu của Hiệp hội Giáo dục Quốc gia vào thành luật; cải tổ chương trình cho sinh viên vay để đi học; vạch ra Chương trình dịch vụ quốc gia; thông qua chương trình từ-trường-đến- việc làm để tạo cơ hội tập sự cho các học sinh tốt nghiệp trung học mà không học tiếp lên đại học; và quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục cho người đã trưởng thành và chương trình đào tạo suốt đời.

        Chương trình cả gói về giáo dục là một trong những thành tựu quan trọng nhất của tôi trong hai năm đầu tiên nhiệm kỳ. Cho dù nó cải thiện chất lượng của giáo dục và cơ hội làm ăn cho hàng triệu người Mỹ, nhưng gần như không ai biết về nó. Bởi vì các chương trình cải cách giáo dục có được sự ủng hộ rộng rãi từ cả hai đảng, những cố gắng để thông qua chúng tương đối không gây nhiều tranh cãi và do đó chúng không được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng.

        Chúng tôi kết thúc tuần lễ đầu tiên của tháng với một tư thế phấn khởi, khi mà tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống chỉ còn 5,9%, tỷ lệ thấp nhất từ năm 1990 (lúc tôi nhậm chức tỷ lệ này là 7%), với 4,6 triệu việc làm mới. Vào cuối tháng, chỉ số phát triển kinh tế được ổn định là 3,4%, cùng với chỉ số lạm phát là 1,6%. Thị trường chung NAFTA đã góp phần đem lại sự phát triển này. Tổng sản lượng xuất khẩu sang Mexico là 19% chỉ trong một năm, với tỷ lệ xuất khẩu xe hơi và xe tải lên đến 600%.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 10:33:10 am
        Vào ngày 7 tháng 10, Iraq tập trung một lực lượng quân sự lớn chi cách biên giới Kuwait 2,5 dặm, làm gia tăng nguy cơ thêm một cuộc chiến vùng Vịnh khác. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của quốc tế tôi cho triển khai nhanh 36.000 quân đến Kuwait, được sự hỗ trợ của một cụm tác chiến tàu sân bay và máy bay chiến đấu. Tôi cũng ra lệnh cập nhật hóa một danh sách các mục tiêu cho các tên lửa Tomahawk của chúng ta. Người Anh thông báo họ cũng sẽ tăng lực lượng của họ. Vào ngày 9, Kuwait chuyển hầu hết lực lượng chiến đấu 18.000 quân của họ đến vùng biên giới. Ngày hôm sau, Iraq, hoàn toàn bị bất ngờ trước sức mạnh và tốc độ phản ứng của chúng ta, thông báo sẽ lui quân, và chỉ trong vòng một tháng, Quốc hội Iraq công nhận toàn vẹn lãnh thổ biên giới, cũng chủ quyền của Kuwait. Hai ngày sau khi cơn khủng hoảng trước mắt về Iraq qua đi, lực lượng quân sự Tin Lành ở Bắc Ireland thông báo họ sẽ cùng làm việc với IRA để xem xét một cuộc ngưng bắn toàn diện.

        Các tin tức tốt lành kéo dài đến tuần lễ thứ ba của tháng 10. Vào ngày 15, Tổng thống Aristide đã trở về Haiti. Ba ngày sau tôi thông báo sau 16 tháng thương lượng tích cực, chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận với Bắc Triều Tiên để chấm dứt phổ biến vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Thỏa thuận khung được nhà đàm phán của chúng tôi là Bob Gallucci và người Bắc Triều Tiên ký tại Geneva vào ngày 21 tháng 10, qui định việc Bắc Triều Tiên đóng băng tất cả hoạt động của tất cả những lò phản ứng hạt nhân và châp nhận cho thanh sát; chuyển 8.000 thanh hạt nhân chưa nạp nguyên liệu ra khỏi Triều Tiên; tháo dỡ những phương tiện hạt nhân đang có; và cuối cùng là kê lại số lượng nhiên liệu mà họ đã sản xuất trong quá khứ. Đổi lại, Hoa Kỳ sẽ tổ chức một tập hợp các tổ chức quốc tế để xây dựng các lò phản ứng nước nhẹ để sản xuất điện năng nhưng không sản xuất các nguyên liệu có thể sử dụng làm vũ khí hạt nhân được; chúng ta sẽ đảm bảo cung cấp 500.000 tấn dầu nặng một năm; các rào cản về thương mại, đầu tư, và ngoại giao sẽ được tiết giảm; và Hoa Kỳ sẽ thực hiện những đảm bảo chính thức chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống Bắc Triều Tiên.

        Ba đời tổng thống Mỹ kế tiếp nhau từng tìm cách có sự kiểm soát đối với chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Thỏa thuận này là công lao của rất nhiều sự đóng góp của Warren Christopher và đại sứ Bob Gallucci, và của sự quyết tâm của chúng tôi không để cho Bắc Triều Tiên trở thành một cường quốc hạt nhân, hoặc là một nước xuất khẩu vũ khí và nguyên liệu hạt nhân.

        Khi tôi rời nhiệm sở, Hoa Kỳ được biết vào năm 1998, Bắc Triều Tiên bắt đầu vi phạm tinh thần nếu không nói là nội dung của bản thỏa thuận này khi cho sản xuất uranium làm giàu trong phòng thí nghiệm - đủ để chế tạo một hay hai quả bom hạt nhân. Một số người cho rằng việc này đặt lại câu hỏi về tính hiệu lực của thỏa thuận mà chúng tôi đạt được vào năm 1994. Nhưng cái chương trình phát triển plutonium mà chúng tôi đã làm chấm dứt có quy mô lớn hơn nhiều chương trình trong phòng thí nghiệm của Bình Nhưỡng. Chương trình lò phản ứng của Bắc Triều Tiên, nếu không bị chặn lại, đã có thể sản xuất đủ chất plutonium để cho ra nhiều vũ khí hạt nhân trong một năm.

        Vào ngày 17 tháng 10, Israel và Jordan thông báo họ đã đạt được một thỏa thuận hòa bình. Yitzhak Rabin và Vua Hussein mời tôi đến chứng kiến lễ ký hiệp ước vào ngày 26, tại chốt biên giới Wadi Araba, nằm vắt ngang vùng thung lũng Rift rộng lớn. Tôi chấp nhận lời mời này với hy vọng là sẽ tận dụng chuyến đi để thúc đẩy những tiến bộ trong những lộ trình hòa bình khác ở Trung Đông. Đầu tiên tôi dừng chân ở Cairo, nơi Tổng thống Mubarak và tôi gặp Tổng thống Yasser Arafat. Chúng tôi khuyến khích Arafat làm nhiều hơn nữa để chống khủng bố, nhất là của Tổ chức Hamas, và hứa là sẽ giúp giải quyết những khác biệt giữa ông và phía Israel về việc trì hoãn trao trả việc kiểm soát các vùng đất được chỉ định cho phía Palestine.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 10:58:39 am
        Ngày hôm sau tôi đến chứng kiến lễ ký và cảm ơn sự can đảm của người Israel và Jordan khi đi đầu trên con đường đi đến hòa bình. Ngày hôm đó nắng nóng ghê người với bầu trời trong suốt và quang cảnh rất đẹp của Thung lũng Rift làm cho buổi lễ ký hiệp ước này trở nên rất trang trọng. Tuy nhiên ánh sáng mặt trời quá gắt làm chóa sáng thêm các lớp cát của sa mạc đến nỗi đôi mắt tôi gần như không còn thấy được. Tôi gần như chịu không nổi nữa nếu như người trợ lý khẩn cấp của tôi là Andrew Friendly không kịp đưa cho cho tôi cặp kính mát, nếu không tôi đã có thể bất tỉnh và làm hỏng buổi lễ trang trọng này.

        Sau buổi lễ ký kết, Hillary và tôi cùng với Vua Hussein và Hoàng hậu Noor đi xe trên một đoạn đường ngắn đến nhà nghỉ của họ tại Aqaba. Hôm đó là ngày sinh nhật của Hillary, và họ tặng Hillary một chiếc bánh với những ngọn nến giả mà Hillary thổi mãi củng không thể tắt được, khiến tôi trêu chọc cô ấy là tuổi tác đã khiến cô ấy không còn thổi tắt nến được nữa. Cả Hussein và Noor đều rất thông minh, lịch thiệp và biết nhìn xa trông rộng. Hoàng hậu Noor từng tốt nghiệp đại học Princeton, là con gái của một người Mỹ gốc Ảrập khả kính và một người mẹ Thụy Điển. Vua Hussein thấp người, nhưng rất khỏe với một nụ cười có sức quyến rũ, phong cách trang nghiêm, và đôi mắt tinh khôn. Ngài đã nhiều lần thoát khỏi những cuộc mưu sát trong thời gian trị vì lâu năm của mình, và ngài hiểu rất rõ rằng "chấp nhận rủi ro để có hòa bình" không chỉ là những mỹ từ. Hussein và Noor trở thành những người bạn thực sự của gia đình chúng tôi. Chúng tôi nói cười với nhau rất nhiều, khi có thể được thì quên đi các trách nhiệm của mình để kể cho nhau nghe những câu chuyện về cuộc đời của nhau, con cái, và những thú giải trí tương đồng như cưỡi ngựa và xe môtô. Vào những năm sau, Noor đến nghỉ hè với chúng tôi tại Wyoming; tôi có đến thăm nhà họ tại Maryland vào một dịp sinh nhật của Vua Hussein; và Hillary và Noor nói chuyện với nhau rất nhiều. Họ là một điều phúc lành trong cuộc sống của chúng tôi.

        Cùng ngày hôm đó, tôi trở thành vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến nói chuyện tại Quốc hội Jordan ở Amman. Những lời nói được đón nhận nhiều nhât trong bài nói chuyện này là những lời được nhắm đến thế giới Ảrập nói chung: "Hoa Kỳ không chấp nhận để các nền văn minh của chúng ta va chạm với nhau. Chúng tôi tôn trọng đạo Hồi... Những giá trị truyền thông của đạo Hồi, niềm tin tôn giáo và các việc làm tốt cho gia đình và xã hội đều rất phù hợp với những lý tưởng cao đẹp nhất của nước Mỹ. Do đó, chúng ta tin răng các dân tộc chúng ta, các niềm tin của chúng ta, các nền văn hóa của chúng ta có thể sống hài hòa với nhau".

        Sáng ngày hôm sau, tôi bay đến Damascus, thành phố cổ xưa nhất trên thế giới có cư dân cư ngụ liên tục, để gặp Tổng thông Assad. Chưa một Tổng thống Hoa Kỳ nào từng đến đây trong suốt 20 năm trước vì Syria bảo trợ khủng bố và việc nước này thống trị Libăng. Tôi muốn Assad biết rằng tôi ủng hộ cho hòa bình giữa Syria và Israel trên cơ sở các Nghị quyết số 242 và 338 của Liên hiệp quốc, và nếu như thỏa thuận đạt được, tôi sẽ làm việc hết mình để cải thiện những mối quan hệ của đất nước chúng tôi với đất nước của ông. Tôi gặp nhiều khó khăn khi đến Syria vì sự hỗ trợ của nước này cho tổ chức Hezbollah và những tổ chức bạo động chống Israel khác, nhưng tôi biết rõ rằng sẽ không bao giờ có an ninh và ổn định trong vùng trừ khi nào có sự giải hòa giữa Syria và Israel. Cuộc gặp của tôi với Assad không tạo ra được một sự đột phá nào, nhưng ông ta có những ám chỉ đầy khích lệ về phương cách mà chúng tôi có thể tiến tới. Rõ ràng là ông muốn có hòa bình, nhưng khi tôi gợi ý ông nên đến Israel, gặp những người dân Israel, và phát biểu tại Knesset như là chính Anwar Sadat đã từng làm, tôi có cảm tưởng như đang thúc một con ngựa đã chết rồi. Assad rất thông minh nhưng đầu óc không phóng khoáng và cực kỳ cẩn trọng. Ông ta hưởng một cuộc sống bình yên trong sự an ninh tuyệt đối của tòa dinh thự rất đẹp bằng đá cẩm thạch tại Damascus với một nếp sinh hoạt được lập lại đều đặn mỗi ngày, và ông ta không thể tưởng tượng ra được một chuyến bay ngoại giao đầy rủi ro đến Tel Aviv. Ngay sau khi cuộc gặp gỡ và cuộc họp báo có tính chất miễn cưỡng của tôi chấm dứt, tôi bay ngay về Israel và kể cho Rabin nghe những gì tôi biết được.

        Trong bài diễn văn phát biểu tại Knesset, quốc hội Israel, tôi cảm ơn và ca ngợi Rabin, đồng thời trấn an các thành viên Viện Knesset rằng nếu Israel bước tới con đường đi đến hòa bình, thì Hoa Kỳ cũng sẽ tăng cường hợp tác với họ trong việc bảo vệ an ninh và phát triển kinh tế. Đây là một lời nhắn nhủ rất đúng lúc, vì Israel vừa mới phải chịu thêm một vụ tấn công khủng bố chết người. Không giống như thỏa thuận với người Palestine gặp nhiều chống đối của người Israel, hiệp định hòa bình ký với Jordan được sự ủng hộ của hầu hết các thành viên Knesset, kể cả người lãnh đạo của đảng Likud đối lập, Benjamin "Bibi" Netanyahu. Người Israel thán phục và tin tưởng Vua Hussein; họ còn rất phân vân về Arafat.

        Vào ngày 28, sau một chuyến viếng thăm đầy cảm động đến đài tưởng niệm Yad Vashem, tưởng niệm những người Do Thái bị thảm sát trong Thế chiến hai, Hillary và tôi đến chào từ biệt Yitzhak và Leah Rabin, và sau đó tôi bay đi Kuwait để thăm nhà vua nước này và cảm ơn các binh sĩ Mỹ vì họ đã triển khai nhanh để buộc các lực lượng Iraq phải rút khỏi vùng biên giới Kuwait. Sau Kuwait, tôi bay đến Ảrập Xêút dừng lại vài giờ để gặp Vua Fahd. Tôi rất có một ấn tượng về lời kêu gọi của Vua Fahd vào đầu năm 1993, yêu cầu ngăn chặn và chấm dứt vụ thanh trừng sắc tộc đối với những người Hồi giáo ở Bosnia. Trong dịp viếng thăm này, Vua Fahd đón tiếp tôi rất nồng hậu và cảm ơn về hành động nhanh chóng của nước Mỹ tháo ngòi nổ cuộc khủng hoảng với Iraq. Đây là một chuyến viếng thăm rất thắng lợi và đầy khích lệ, nhưng tôi phải bay về Mỹ để đối diện với không khí tranh cử.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 11:04:35 am
       
        41

        Trước tháng 10, những cuộc thăm dò cho thấy tình hình của chúng tôi không đến nỗi quá tệ, nhưng không khí của chiến dịch tranh cử vẫn cứ có vẻ không thuận lợi. Trước khi chúng tôi bay đến Trung Đông, Hillary đã gọi Dick Morris, chuyên gia thăm dò dư luận của chúng tôi, để hỏi về nhận định của ông đối với tình hình. Dick trình bày một phác họa tổng quát cho chúng tôi và các kết quả thật đáng nản lòng. Ông ta cho rằng hầu hết dân chúng không tin tưởng là nền kinh tế trở nên khá hơn hay thâm thủng ngân sách giảm đi; họ không biết gì về những việc làm tốt đẹp mà phe Dân chủ và tôi đã làm; và việc công kích bản hợp đồng của Gingrich cũng không có hiệu quả.

        Tỷ lệ ủng hộ tôi đã lên đến hơn 50% lần đầu tiên trong một thời gian, và cử tri đã phản ứng một cách thuận lợi đối với đạo luật cho phép người lao động được quyền nghỉ phép để chăm sóc gia đình, đối với việc tăng thêm 100.000 cảnh sát để thực hiện luật chống tội ác, các cải cách về tiêu chuẩn giáo dục và điều hành các trường học, và đối với những gì khác mà chúng tôi làm được. Dick cho rằng chúng tôi có thể làm giảm được các kết quả không tốt nếu các thành viên đảng Dân chủ ngưng nói đến các vấn đề kinh tế, thâm thủng, về bản hợp đồng của Gingich, và thay vào đó là tập trung vào những thành quả mang tính phổ thông hơn về mặt lập pháp. Và ông khuyên chúng tôi khi trở về Washington, tôi phải tránh xa khỏi chiến dịch tranh cử và nên giữ "tư cách Tổng thống", chỉ nên nói và làm những gì có thể củng cố thêm tỷ lệ ủng hộ tôi. Morris tin rằng nếu làm như thê thì tôi có thể giúp cho đảng Dân chủ nhiều hơn là sa vào những cuộc tranh cãi chính trị. Cả hai đề nghị đó đều không được tuân theo.

        Các đảng viên Dân chủ không có bộ máy để chuyển tải nhanh một thông điệp tranh cử mới của họ đến từng tiểu bang hoặc từng khu vực bầu cử, những nơi mà thông điệp có thể làm thay đổi tỷ lệ ủng hộ của cử tri; cho dù tôi đã vận động rất nhiều cho quỹ tranh cử của cá nhân các ứng cử viên và cho chiến dịch tranh cử vào thượng và hạ nghị viện, họ muốn chúng tôi sử dụng quỹ này theo phương cách truyền thống.

        Từ Trung Đông, tôi gọi điện về Nhà Trắng và cho biết quan điểm của tôi khi trở về là tôi sẽ tập trung vào công việc của tổng thống chứ không trở lại chiến dịch tranh cử. Nhưng khi về đến Washington, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy chương trình làm việc của tôi được phủ kín bởi các chuyến đi đến Pennsylvania, Michigan, Ohio, Rhode Island, New York, Iowa, Minnesota, California, Washington và Delaware. Khi kết quả thăm dò cho thấy tỷ lệ cử tri ủng hộ tôi tăng lên, các đảng viên Dân chủ trên khắp đất nước yêu cầu tôi tham gia vận động cho họ. Họ đã từng ủng hộ tôi; bây giờ tôi phải ủng hộ họ.

        Trong khi vận động, tôi cố gắng nhấn mạnh những thành quả chung của chúng tôi: ký Đạo luật bảo vệ sa mạc California, bảo vệ cho 750 triệu mẫu đất rừng và hệ thống công viên quốc gia; đề cao những lợi ích tài chính trong chương trình cho sinh viên vay tiền tại Đại học Michigan; và tham gia trong khả năng của tôi tất cả những cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh về những thành tích của chúng tôi. Nhưng tôi cũng tham gia những cuộc tập hợp đông đảo với các đám đông rất ồn ào, nơi tôi phải nói rất to để mọi người dự có thể nghe được. Bản giai điệu được lặp đi lặp lại của tôi trong chiến dịch tranh cử tỏ ra rất hiệu quả đối với những người trung thành với đảng Dân chủ, nhưng không hiệu quả đối với một số lượng khán thính giả lớn xem tivi; trên tivi, sự hùng biện của chiến dịch tranh cử nóng bỏng đã biến đổi hình ảnh một tổng thống đương chức trở lại hình ảnh một chính trị gia đang tranh cử mà các cử tri không thể tin tưởng được một cách chắc chắn. Dù có thể hiểu được và cũng có thể là không thể tránh được, việc dính vào chiến dịch tranh cử là một sai lầm.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 11:08:13 am
        Vào ngày 8 tháng 11, chúng tôi thất bại thảm hại khi đảng Dân chủ bị mất đi tám ghế ở tại thượng viện, và 54 ghế ở hạ viện. Đây là thất bại lớn nhất của chúng tôi từ năm 1946, khi mà đảng Dân chủ đã bị đánh bại sau khi Tổng thống Truman cố gắng thông qua việc bảo hiểm y tế cho tất cả mọi người Mỹ. Đảng Cộng hòa đã được tưởng thưởng xứng đáng sau hai năm liên tục tấn công tôi cùng với sự thống nhất cao trong nội bộ họ cho bản hợp đồng. Đảng Dân chủ đã bị trừng phạt do có một chính phủ tốt nhưng không có được chiến thuật chính trị tốt. Tôi cũng đã góp phần cho sự thất bại này khi để cho những tuần lễ đầu tiên của nhiệm kỳ mình bị ầm ĩ vì vấn đề đồng tính trong quân đội; đã không tập trung vào chiến dịch tranh cử trước khi quá trễ; phạm sai lầm là tìm cách làm quá nhiều, quá nhanh trong một môi trường truyền thông mà các thành quả của tôi bị thu nhỏ lại, còn các thất bại thì được khuếch đại ra, và bầu không khí chung được tạo ra là tôi là nhân vật ủng hộ việc đánh thuế, chủ trương một chính phủ theo khuynh hướng tự do, chứ không phải là một người Dân chủ Mới đã thắng trong cuộc tranh cử tổng thống. Hơn nữa thái độ của công chúng là vẫn còn bâng khuâng; dân chúng không cảm nhận được rằng cuộc sống của họ đang được nâng cao, và họ rất mệt mỏi về những cuộc đấu đá nhau ở tại Washington. Có vẻ như họ nghĩ rằng một chính quyền bị phân chia quyền lực sẽ buộc chúng tôi sẽ phải hợp tác để cùng nhau làm việc.

        Trớ trêu thay, tôi đã làm tổn thương đảng Dân chủ bằng cả những chiến thắng lẫn thất bại của mình. Thất bại của đạo luật bảo hiểm y tế và việc thông qua hiệp ước NAFTA đã làm mất tinh thần các cử tri trung thành của chúng tôi và giảm số đảng viên đi bầu. Thắng lợi của kế hoạch kinh tế với việc tăng thuế lên những người Mỹ có thu nhập cao, đạo luật Brady, và việc cấm sử dụng súng tấn công làm nóng mặt các cử tri trung thành của đảng Cộng hòa và làm tăng số lượng đảng viên Cộng hòa đi bầu. Chỉ sự cách biệt của số lượng người đi bầu giữa hai đảng đã tương đương với phân nửa số phiếu mà chúng tôi đã mất, và giúp cho đảng Cộng hòa chiếm thêm 11 ghế thống đốc. Mario Cuomo đã thua ở New York với một kết quả tồi tệ cho đảng Dân chủ. Ở phía nam, do nỗ lực phi thường của tổ chức Christian Coalition (Liên minh Công giáo), các đảng viên Cộng hòa đã đạt được số điểm cao hơn đảng Dân chủ từ 5 đến 6 điểm trong các cuộc thăm dò. Tại Texas, George W. Bush đã đánh bại nữ thống đốc Ann Richards, cho dù bà đã được 60% những người có việc làm ủng hộ.

        Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA) đã có một đêm thắng lợi tưng bừng. Họ đánh bại cả chủ tịch hạ nghị viện Tom Foley và dân biểu Jack Brooks, hai thành viên có tài nhất của quốc hội. Jack Brooks chính là người đã báo động cho biết khả năng này sẽ có thể xảy ra. Foley là vị Chủ tịch hạ viện đầu tiên bị đánh bại từ hơn một thế kỷ nay. Jack Brooks từng ủng hộ NRA trong nhiều năm và đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại dự luật cấm sử súng tấn công tại hạ viện, nhưng ở cương vị chủ tịch ủy ban Tư pháp, ông đã bỏ phiếu ủng hộ toàn bộ đạo luật chống tội ác, khi đạo luật được đệ trình hạ viện. NRA là một ông chủ không bao giờ biết tha thứ: sai một lần là cho "lên đường" ngay. Nhóm vận động hành lang cho quyền sử dụng súng này tuyên bố đánh bại được 19 nghị sĩ trong tổng số 24 nghị sĩ trong danh sách triệt hạ của họ. ít nhất họ đã gây ra được nhiều sự thiệt hại và có thể công khai huênh hoang rằng chính họ đã đưa ông Gingrich lên làm Chủ tịch hạ viện. Tại bang Oklahoma, nghị sĩ Dave McCurdy, người đứng đầu Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ DLC, đã thua trong cuộc tranh cử thượng viện vì những từ gồm ba chữ G trong một câu nói tranh cử, "God, gays and guns" (Thượng đế, đồng tính và súng).


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 11:11:51 am
        Vào ngày 29 tháng 10, một người đàn ông tên Francisco Duran, lái xe từ Colorado lên, đã phản đối đạo luật chống tội ác bằng cách dùng súng tấn công bắn vào Nhà Trắng. Anh ta đã bắn đi khoảng 20 đến 30 viên đạn trước khi bị khống chế. May mắn là không có ai bị trúng đạn. Có thể Duran là một người loạn trí, nhưng anh ta là một người thể hiện đúng những tính căm thù bệnh hoạn mà tôi đã gieo vào lòng đối tượng những người tin mù quáng vào quyền sở hữu súng bằng các đạo luật Brady và cấm sử dụng súng tấn công. Sau cuộc bầu cử, tôi phải đôi diện với một sự thật là các cơ quan bảo vệ pháp luật, những người ủng hộ cho việc thông qua đạo luật cấm sử dụng súng, dù đại diện cho đa số người Mỹ, vẫn không thể bảo vệ cho bạn bè của họ ở quốc hội khỏi những cuộc tấn công từ phía NRA. Tổ chức này chi tiền nhiều hơn, được tổ chức tốt hơn, mạnh hơn, và mị dân mạnh hơn họ.

        Cuộc tuyển cử có vài điểm sáng. Ted Kennedy và Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein thắng lợi ở những khu vực bầu cử gai góc. Thượng nghị sĩ Chuck Robb của bang Virginia, một người bạn của tôi đánh bại được Oliver North, một người dẫn chương trình truyền hình đầy tai tiếng sau vụ Iran-Contra, với sự ủng hộ của một thượng nghị sĩ Cộng hòa - ông John Warner - một người rất quý Robb và không thể chấp nhận ý tưởng về sự có mặt của North tại thượng nghị viện.

        Trong vùng Thượng bán đảo của bang Michigan, nghị sĩ Bart Stupak một cựu sĩ quan cảnh sát đã vượt qua sự thách thức căng thẳng trong khu vực bầu cử của ông, bằng cách chủ động tự bảo vệ mình chống lại những lời tố cáo việc ông ta bỏ phiếu ủng hộ kế hoạch kinh tế đã làm hại đến chính cử tri của mình. Stupak tung ra một quảng cáo trên truyền hình, liệt kê so sánh chính xác những người được hưởng những cắt giảm thuế với những người phải đóng thêm thuế. Tỷ lệ này là 10/1.

        Thượng nghị sĩ Kent Conrad và dân biểu Earl Pomeroy tái cử ở bang Bắc Dakota, một bang của phe Cộng hòa bảo thủ, vì, cũng như trường hợp của Stupak, các vị này đã mạnh mẽ tự bảo vệ quan điểm của họ khi bỏ phiếu cho các dự luật ở quốc hội, và đã làm cho cử tri hiểu rõ những việc tốt mà họ đã làm được. Hình như việc đối phó với những cơn bão tuyết tin tức thiếu thiện chí do các đài truyền hình loan đi ở một tiểu bang nhỏ hoặc ở nông thôn dễ hơn so với các bang và thành phố lớn. Nếu không, giả sử các thành viên của đảng chúng tôi hành động đúng theo những gì mà Stupak, Conrad và Pomeroy đã làm, thì chúng tôi có thể đã giành được nhiều ghế hơn.

        Hai người hùng chính trong cuộc chiến về vấn đề ngân sách ở hạ nghị viện phải chịu những số phận khác nhau. Marjorie Margolies- Mezvinsky thua ở khu vực bầu cử của vùng ngoại ô giàu có Pennsylvania, nhưng Pat Williams thì tồn tại được ở vùng đồng quê Montana.

        Tôi vô cùng đau khổ vì cuộc bầu cử này, đau đớn hơn nhiều những gì mà tôi biểu lộ ra ngoài. Có lẽ chúng tôi đã không mất cả khối đa số ở hạ viện lẫn thượng viện, nếu tôi không đưa thuế xăng và thuế đánh vào những người nhận bảo hiểm xã hội nhưng có thu nhập cao vào kế hoạch kinh tế, và nếu như tôi nghe theo lời khuyên của Tom Foley, Jack Brooks, và Dick Gephardt về việc cấm các loại vũ khí tấn công. Tất nhiên, nếu tôi làm vậy, tôi phải hủy bỏ đạo luật EITC cắt giảm thuế cho những gia đình có thu nhập thấp, hoặc là phải chấp nhận giảm được ít thâm thủng ngân sách hơn, kèm theo phải chịu rủi ro bị phản ứng không thuận lợi từ thị trường trái phiếu; và tôi cũng phải để thêm nhiều nhân viên cảnh sát và trẻ em hứng chịu nguy cơ nhiều hơn trước các loại súng tấn công. Tôi vẫn tin rằng những quyết định khó khăn này là tốt cho nước Mỹ. Thế nhưng, có quá nhiều thành viên của đảng Dân chủ đã phải trả một giá rất đắt vì lá phiếu của chính bộ phận cử tri mà sau này là những người được hưởng lợi có được từ sự can đảm mà các đảng viên Dân chủ mang lại nhằm tạo dựng sự thịnh vượng to lớn và sự an toàn hơn trên đường phố.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 11:15:05 am
        Chúng tôi cũng có thể không mất cả thượng và hạ viện nếu như, ngay sau khi đã rõ là Thượng nghị sĩ Dole sẽ cản trở bất cứ một sự cải cách về y tế nào, tôi thông báo trì hoãn việc thông qua đạo luật này cho đến khi đạt được một sự thống nhất của hai đảng, và thay vào đó là tiếp tục xét đến và thông qua dự luật về phúc lợi xã hội. Việc này sẽ được lòng những người thuộc tầng lớp trung lưu Mỹ - những người vốn hay thờ ơ về đời sống chính trị và đã bầu chủ yếu cho đảng Cộng hòa. Không giống như các quyết định khác trong kế hoạch kinh tế và việc cấm sử dụng vũ khí tấn công, một hành động như thế sẽ giúp ích rất nhiều cho phe Dân chủ mà không làm hại đến người dân Mỹ.

        Gingrich đã chứng tỏ cho thấy ông ta là một nhà chính trị giỏi hơn tôi. Ông ta hiểu rõ là với bản hợp đồng, ông có thể toàn quốc hóa kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ, với những cuộc đả kích không ngừng nhắm vào đảng Dân chủ, và với lập luận rằng tất cả những sự mâu thuẫn và tình trạng cục bộ diễn ra tại Washington là do lỗi của đảng Dân chủ bởi vì chúng tôi kiểm soát cả quốc hội và Nhà Trắng. Vì tôi rất bận với nhiệm vụ là Tổng thống Hoa Kỳ, tôi không thể tổ chức, tài trợ, và ép buộc các đảng viên Dân chủ thực hiện một thông điệp đáp trả. Việc toàn quốc hóa các vấn đề trong các cuộc tuyển cử giữa nhiệm kỳ chính là một sự cổng hiến lớn lao của Newt Gingrich vào cơ chế bầu cử hiện đại. Từ năm 1994 trở đi, nếu đảng nào gửi đi một thông điệp cấp phạm vi toàn quốc, mà đảng kia không làm như vậy thì họ chắc chắn sẽ phải gánh chịu những thất bại không cần thiết. Việc này đã tái diễn vào những năm 1998 và 2002.

        Cho dù số người Mỹ được miễn thuê nhiều hơn số phải chịu tăng thuế thu nhập, và chúng tôi đã tinh giảm chính phủ liên bang nhỏ hơn các thời Tổng thống Reagan và Bush rất nhiều, những người của đảng Cộng hòa cũng giành thắng lợi nhờ những lời hứa giảm thuế và tinh giảm biên chế chính phủ. Thậm chí họ còn được lợi từ chính các vấn đề mà họ đã gây ra; họ đã giết chết đạo luật chăm sóc y tế, việc cải cách các vấn đề tài chính, và cải cách các vấn đề vận động hành lang bằng cách cản trở từ thượng viện. Nói theo nghĩa này thì, Dole cũng đáng được sự tán thưởng cho thắng lợi giòn giã của đảng Cộng hòa- hầu hết mọi người đều không thể tin được một thiểu số với 44 thượng nghị sĩ có thể đánh bại được các đạo luật ngoại trừ đạo luật ngân sách. Cử tri chỉ biết rằng họ chưa cảm thấy giàu có hay an toàn hơn; có quá nhiều đấu đá tại Washington và chúng tôi là những người phải chịu trách nhiệrn; và rằng đảng Dân chủ ủng hộ một bộ máy chính phủ cồng kềnh.

        Tôi cảm thấy y như hồi tôi bị đánh bại khi ra tái ứng cử thống đốc vào năm 1980: tôi đã làm được rất nhiều việc tốt, nhưng không ai biết cả. Cử tri đoàn về mặt hành động có thể là những người cấp tiến, nhưng về mặt tư tưởng, họ là những con người bảo thủ ôn hòa và đa nghi sâu sắc đối với chính phủ. Thậm chí ngay khi tôi được giới truyền thông đánh giá một cách công bằng, cử tri cũng rất khó tin về những gì tôi đã làm được trong đống hoạt động bùng nhùng như vậy. Một cách nào đó, tôi đã quên bài học chua cay của lần thất cử năm 1980: Bạn có thể có một chính sách tốt mà không có một đường lối chính trị tốt, nhưng bạn không thể tạo được một chính quyền tốt cho dân chúng nếu thiếu cả hai thứ ấy. Tôi sẽ không bao giờ quên bài học này một lần nữa, nhưng tôi không bao giờ quên ơn những người tốt đã mất ghế nghị sĩ của họ chỉ vì họ đã giúp tôi lấp lại hố sâu của thâm thủng do chính sách kinh tế kiểu Reagan gây ra, đã giúp tôi đem lại sự an toàn hơn cho đường phố của đất nước chúng ta, và cố gắng cung cấp bảo hiểm y tế cho mọi công dân Hoa Kỳ.

        Ngay hôm sau ngày tuyển cử, tôi cố gắng làm điều khả dĩ nhất trong tình hình tồi tệ như thế này. Tôi hứa cộng tác với các thành viên của đảng Cộng hòa và đề nghị họ "cùng hợp tác với tôi trong một cuộc tranh luận công khai để tìm xem những ý tưởng nào hay nhất cho thế hệ tiếp theo cho sự phát triển của nước Mỹ". Tôi đề nghị họ cùng làm việc với chúng tôi về những cải cách cho sự thịnh vượng và quyền phủ quyết từng phần, mà chính tôi cũng ủng hộ. Trong thời gian ngay trước mắt, tôi không thể làm gì hơn được.

        Nhiều chuyên gia đã bắt đầu đoán trước là tôi sẽ thất cử vào năm 1996, nhưng tôi vẫn hv vọng. Các thành viên của đảng Cộng hòa đã thuyết phục rất nhiều người Mỹ rằng đảng Dân chủ và cá nhân tôi quá cấp tiến và quá gắn bó với một bộ máy chính phủ nặng nề, nhưng thời gian lúc này ở bên phía tôi vì ba lý do: nhờ kế hoạch kinh tế của chúng tôi, thâm thủng ngân sách đang giảm dần và tình hình kinh tế tiếp tục được cải thiện; quốc hội mới, đặc biệt là hạ viện rất quan tâm quyền lợi của nhân dân Mỹ; và bất chấp những lời hứa khi tranh cử của họ, phe Cộng hòa rồi sẽ cũng phải sớm đề nghị cắt giảm chi phí cho giáo dục, chăm sóc y tế và môi trường nhằm lấy tiền để chi tiêu cho việc giảm thuế và gia tăng chi phí quốc phòng. Chuyện đó sẽ xảy ra vì đó là điều mà những người bảo thủ cực đoan mong muốn, và vì tôi quyết sẽ buộc họ phải tính toán mọi việc theo quy luật số học.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 11:24:44 am
         
        42

        Trong vòng một tuần sau ngày bầu cử, tôi lại lao đầu vào công việc, và phe Cộng hòa cũng thế. Ngày 10 tháng 11, tôi chỉ định Patsy Fleming làm giám đốc cơ quan hoạch định chính sách quốc gia phòng chống AIDS. Đây là một sự thừa nhận những đóng góp xuất sắc của bà trong việc phát triển chính sách chống bệnh AIDS của chúng tôi, bao gồm tăng 30% toàn bộ các chi phí hoạt động, và tôi cũng vạch ra một loạt những sáng kiến mới để chiến đấu chống lại bệnh AIDS. Bổ nhiệm này cũng nhằm để tôn vinh cho một gương sáng của cuộc chiến chống AIDS, bà Elizabeth Glaser, người đã chiến đấu một cách tuyệt vọng với cơn bệnh này và đã mất trong ba tuần.

        Cùng ngày hôm đó, tôi thông báo Hoa Kỳ sẽ không còn chế tài lệnh cấm vận vũ khí với Bosnia. Động thái này được sự ủng hộ mạnh mẽ của quốc hội và rất cần thiết vì người Serbia đã tiếp tục tấn công bằng cách đánh vào thành phố Bihac; vào cuối tháng 11, NATO tiến hành ném bom các vị trí tên lửa của Serbia trong vùng. Vào ngày 12, tôi lên đường sang Indonesia dự hội nghị thường niên lãnh đạo APEC, nơi mà 18 quốc gia châu Á Thái Bình Dương đã hứa với nhau tạo ra một thị trường châu Á tự do vào năm 2020, với việc đi trước của những nước giàu vào năm 2010.

        Tại chính trường quốc nội, Newt Gingrich, tắm mình trong ánh hào quang của chiến thắng vang dội, vẫn tiếp tục những lời đả kích trịch thượng đã giúp cho ông ta đạt được thắng lợi trong chiến dịch tranh cử vừa qua. Ngay trước khi cuộc bầu cử bắt đầu, ông ta đã trích một trang từ trong cuốn sách nhỏ của ông ta gồm toàn những lời bôi nhọ, và gọi tôi là "kẻ thù của người Mỹ bình thường". Một ngày sau ngày bầu cử, ông ta gọi Hillary và tôi là những "kẻ phản văn hóa theo kiểu McGovern", là những lời lên án không còn gì tồi tệ hơn.

        Những lời mà Gingrich ném vào mặt chúng tôi cũng đúng ở một vài khía cạnh. Chúng tôi đã từng ủng hộ McGovern, và chúng tôi không thuộc nền văn hóa mà Gingrich muốn áp đặt lên toàn bộ nước Mỹ: tư tưởng cái gì cũng cho mình đúng, hay chỉ trích người khác, chỉ cho có một cái đúng tuyệt đối - là những tư tưởng mặt trái của những người bảo thủ da trắng miền nam nước Mỹ. Tôi là một người Baptist da trắng miền Nam, tự hào về nguồn gốc và tin tưởng vững chắc vào tín ngưỡng của mình. Nhưng tôi cũng hiểu rất rõ về mặt trái của chính nguồn gốc mình. Khi còn là một cậu bé, tôi đã chứng kiến người ta khăng khăng rằng lòng mộ đạo và sự vượt trội về tinh thần của họ là đủ để nắm quyền lực chính trị, và gán cho những người có quan điểm khác với mình là quỷ dữ, thường là trên lĩnh vực dân quyền. Tôi thì cho rằng ý tưởng chính của nước Mỹ là phải làm sao xây dựng một liên bang hoàn chỉnh hơn nữa, mở rộng hơn nữa các quan điểm tự do và cơ hội, và củng cố thêm những mối liên hệ giữa các cộng đồng vượt khỏi những lằn ranh cách biệt còn chia rẽ chúng ta.

        Cho dù tôi thấy thú vị và ấn tượng với Gingrich và kỹ năng chính trị của ông ta, nhưng tôi không quan tâm nhiều về việc ông ta tuyên bố rằng quan điểm chính trị của ông ta là đại diện cho các giá trị tốt đẹp nhất của nước Mỹ. Tôi đã được giáo dục là không được coi thường bất cứ một người nào hoặc là không được trách cứ người khác vì các khó khăn hay những mặt hạn chế của chính mình. Phe "Tân cánh hữu" thì lại muốn chuyển tải một thông điệp ngược lại. Nhưng nó có một sức hút chính trị vô cùng to lớn vì nó tạo điều kiện cho sự an tâm về mặt tâm lý và một sự né tránh về mặt trách nhiệm: "họ" luôn luôn đúng, "chúng tôi" luôn luôn sai; "chúng tôi" phải chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề, ngay cả khi "họ" kiểm soát chức vụ tổng thống trong tất cả 26 năm trừ 6 năm vừa qua. Tất cả chúng tôi đều có thể bị các luận cứ chỉ trích làm mất đi những công lao đóng góp, và vào năm bầu cử 1994, trong một nước Mỹ mà các gia đình trung lưu luôn phải làm việc một cách cật lực, gặp khó khăn kinh tế, tội ác và nạn ma túy lan tràn, giá trị gia đình thì xuống cấp, thông điệp đó của họ vẫn có những người lắng nghe, đặc biệt khi mà chúng tôi lại không có một thông điệp đáp trả.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 11:29:31 am
        Gingrich và cánh hữu của đảng Cộng hòa đã đưa chúng tôi trở lại những năm 1960 một lần nữa; Newt cho rằng nước Mỹ là một quốc gia vĩ đại cho đến trước những năm I960, khi đảng Dân chủ lên nắm quyền và thay đổi các khái niệm tuyệt đối về cái đúng và cái sai bằng các giá trị tương đối. Ông ta hứa đưa chúng ta trở lại nền đạo lý của những năm 1950, nhằm "tái sinh nền văn minh Mỹ".

        Tất nhiên cũng có những sự thái quá về chính trị cũng như lối sống trong những năm I960, nhưng thập niên này và những phong trào mà nó'San sinh ra cũng tạo ra những sự tiến bộ về dân quyền, quyền của phụ nữ, một môi trường trong sạch, môi trường làm việc an toàn, và cơ hội cho những người nghèo. Phe Dân chủ tin tưởng và làm việc vì những giá trị này. Và rất nhiều thành viên truyền thống của đảng Cộng hòa, kể cả một số thống đốc mà tôi đã phục vụ vào cuối những năm 1970 và 1980 cũng làm như vậy. Bằng cách chỉ tập trung vào một số những sự thái quá của những năm I960, phe Cánh hữu mới làm tôi nhớ rất nhiều đến sự soi mói của những người da trắng phía nam nhắm vào thời kỳ Tái thiết cách đây một thế kỷ sau cuộc nội chiến của nước Mỹ. Khi tôi bắt đầu lớn lên, chúng tôi vẫn còn được nhồi vào đầu rằng phe miền Bắc khốn nạn với chúng tôi ra sao trong thời kỳ Tái thiết, và miền Nam đã cao cả ra sao, ngay cả khi thua trận. Cũng có một phần sự thật, nhưng những kẻ kêu gào to tiếng nhất luôn bỏ qua một bên những gì tốt đẹp mà Tổng thông Lincoln và những người quốc gia Cộng hòa đã làm khi hủy bỏ chế độ nô lệ và giữ vững sự thống nhất của đất nước. Đối với các vấn đề lớn như chế độ nô lệ và sự thống nhất của đất nước, miền Nam hoàn toàn sai.

        Bây giờ việc đó lại tái diễn, khi cánh hữu sử dụng những sự thái quá của những năm 60 để làm lu mờ những việc làm tốt trong lĩnh vực dân quyền và nhiều lĩnh vực khác. Việc lên án mọi thứ của họ làm tôi nhớ đến một câu chuyện mà Thượng nghị sĩ David Pryor thường kể về một lần nói chuyện của ông với một ông lão 85 tuổi. Ông lão nói là ông đã sống qua hai cuộc chiến tranh thế giới, thời kỳ Đại khủng hoảng, chiến tranh Việt Nam, phong trào đòi các quyền dân sinh, và tất cả sự xáo trộn khác của thế kỷ thứ 20. Pryor nói: "Thế thì cụ đã chứng kiến nhiều sự thay đổi". Ông cụ trả lời: "Đúng vậy, và sự thay đổi nào tôi cũng chống lại cả".

        Thế nhưng, tôi không muốn "ác quỷ hóa" Gingrich và những người đi theo ông ta như là ông ta đối xử với chúng tôi. Ông ta có một số ý tưởng lý thú, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và kinh doanh, và ông là một con người theo chủ nghĩa quốc tế nhiệt thành trong chính sách đối ngoại. Hơn nữa, trong nhiều năm tôi cũng suy nghĩ là đảng Dân chủ cũng nên hiện đại hóa quan điểm của họ, nên bớt tập trung vào việc bảo tồn những thành quả của đảng đạt được trong thời đại công nghiệp, mà quan tâm nhiều hơn đến việc đối phó với những thách thức của thời đại thông tin, và làm sáng tỏ những cam kết của chúng ta đối những giá trị và mối quan tâm của giai cấp trung lưu. Tôi hoan nghênh cơ hội để so sánh những ý tưởng Dân chủ Mới trong các vấn đề kinh tế và xã hội với các quan điểm được trình bày trong "Bản hợp đồng với nước Mỹ". Chính trị ở đỉnh cao của nó là phải cạnh tranh ý tưởng và chính sách.

        Nhưng Gingrich không dừng lại ở đây. Cốt lõi lập luận của ông ta không chỉ là ý tưởng của ông ấy hay hơn ý tưởng của chúng tôi; ông ta cho rằng các giá trị của ông ta tốt đẹp hơn của chúng tôi, bởi vì phe Dân chủ là những con người yếu kém trong gia đình, trong công việc, sự thịnh vượng, tội ác, và quốc phòng, và do đã tự hại mình với cách sống tự nuông chiều thời thập niên 60, chúng tôi không thể phân biệt cái đúng và cái sai.

        Sức mạnh chính trị của lý thuyết của ông ta nằm ở chỗ nó nhấn mạnh đến mẫu người tiêu cực của đảng Dân chủ mà các thành viên của đảng Cộng hòa đã tìm cách áp đặt lên suy nghĩ của dân chúng từ năm 1968. Nixon đã làm việc này; Reagan cũng thế; và George Bush cũng đã áp dụng phương cách này khi ông biến cuộc bầu cử năm 1988 trở thành một cuộc trưng cầu ý dân về vụ án Willie Horton và Tuyên thệ Trung thành. Và ngày nay thì Newt đã sử dụng nghệ thuật "phẫu thuật thẩm mỹ ngược" để đả phá chúng tôi một cách tinh vi và khốc liệt hơn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 11:34:13 am
        Cái không ổn của lý thuyết của ông ta nằm ở chỗ nó không đúng với sự thực. Hầu hết các thành viên đảng Dân chủ đều rất kiên quyết trong việc chống lại tội ác, ủng hộ các cuộc cải cách để mang lại thinh vượng cho dân chúng và một nền quốc phòng hùng mạnh, và có trách nhiệm rất nhiều hơn các thành viên cánh hữu mới của đảng Cộng hòa Hầu hết trong số họ là những con người Mỹ làm việc một cách cật lực tôn trọng luật pháp, rất yêu nước, làm việc cho các cộng đồng, và nuôi dạy con cái rất tốt. Mặc kệ các sự thật rành rành như thế, Gingrich vẫn xác định quyết tâm bôi xấu chúng tôi, và ông tranh thủ ra tay ngay khi có cơ hội.

        Thế rồi ông ta tiếp tục buộc tội, mà không có một bằng chứng nào, rằng 25% các trợ lý của tôi làm việc tại Nhà Trắng là những người sử dụng ma túy. Sau đó ông nói rằng chính các giá trị của đảng Dân ghủ là nguyên nhân đưa đến tình trạng có có thai ở tuổi vị thành niên, sinh con ngoài giá thú, và những đứa con được sinh ra nên được tách ra khỏi người mẹ và đưa vào các nhà nuôi trẻ mồ côi. Khi Hillary đặt vấn đề liệu việc tách trẻ em khỏi người mẹ, có thực sự tốt hơn cho chúng không, ông ta liền trả lời, bà nên xem bộ phim Boys Town - Thành phố của những cậu bé được sản xuất vào năm 1938, theo đó các trẻ em nghèo đã được nuôi dạy trong những trường Thiên Chúa giáo rất tốt trước khi bị những năm 1960 khủng khiếp làm hỏng đi tất cả chúng ta.

        Gingrich thậm chí coi phe Dân chủ phải chịu trách nhiệm rằng những giá trị "buông thả" của mình tạo ra một môi trường đạo đức đã khuyến khích một bà mẹ ở bang Nam Carolina có tâm lý mất ổn định, Susan Smith, dìm chết hai người con trai của bà vào năm 1994. Khi điều tra ra bà Smith đã bị mất cân bằng tâm lý vì bà đã bị người cha kế là một người cực bảo thủ, một người nằm trong Ban điều hành của Hội đồng tôn giáo địa phương lạm dụng tình dục trong thời thơ ấu của bà, thì Gingrich vẫn không bị bối rối, ông vẫn giữ thái độ dửng dưng. Tất cả mọi tội lỗi, cho dù đó là những tội lỗi của người bảo thủ, vẫn xuất phát từ nền đạo đức theo chủ nghĩa tương đối mà đảng Dân chủ đã áp đặt lên nước Mỹ vào năm 1960.

        Tôi cứ mãi chờ xem Gingrich giải thích sự phá sản về đạo đức do đảng Dân chủ tạo ra đã có thể làm hư hỏng các Chính phủ Nixon và Reagan dẫn đến các vụ tai tiếng Watergate và Iran-Contra ra sao. Tôi chắc chắn là nếu muốn thì ông ta thế nào cũng tìm ra cách. Một khi đã phóng lao, thì Newt khó mà dừng lại được.

        Khi chuẩn bị bước sang tháng 12, một chút tỉnh táo nhỏ nhoi quay lại với đời sống chính trị khi cả hạ viện và thượng viện thông qua Thỏa thuận toàn cầu về Thuế quan và Thương mại (GATT), với tuyệt đối đa số phiếu ủng hộ từ cả hai đảng. GATT giảm thuế nhập khẩu trên phạm vi toàn cầu tương đương một số tiền khổng lồ là 740 tỷ đôla, mở ra các thị trường trước đó bị đóng cửa với các sản phẩm và dịch vụ của nước Mỹ, tạo cơ hội cho các quốc gia nghèo bán sản phẩm của họ cho những người tiêu dùng bên ngoài biên giới, tạo tiền đề cho việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để thiết lập những qui chế thương mại đồng bộ và phân xử các vụ tranh chấp thương mại. Raph Nader và Ross Perot đã mạnh mẽ vận động chống lại hiệp ước này, cho rằng nó sẽ tạo ra những ảnh hưởng khủng khiếp, từ việc để mất chủ quyền của nước Mỹ, đến việc gia tăng khai thác lao động trẻ em. Sự chống đối của họ chỉ thu được những kết quả không đáng kể; các nghiệp đoàn lao động chống đối hiệp ước GATT ít quyết liệt hơn hiệp ước NAFTA, và Mickey Kantor đã hoàn thành tốt công việc này khi đưa hiệp ước ra quốc hội thông qua.

        Có một đạo luật được thông qua cùng với hiệp ước GATT và gần như không được chú ý là đạo luật Bảo vệ người về hưu năm 1994. vấn đề lương hưu ít ỏi lần đầu tiên thu hút được sự chú ý của tôi từ một công dân tại một cuộc tranh luận ở Richmond vào thời gian vận động tranh cử của tôi. Đạo luật này đòi hỏi các công ty phải gia tăng đóng góp, đồng thời ổn định hóa hệ thống bảo hiểm trợ cấp lương hưu quốc gia và bảo hộ tốt hơn cho 40 triệu người Mỹ. Luật bảo hộ người về hưu và GATT là những thành quả lập pháp quan trọng cuối cùng của hai năm đầu làm tổng thống của tôi, và nếu đặt trong hoàn cảnh các kết quả bầu cử, thì đó là những thành quả vừa đắng vừa ngọt.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 11:39:58 am
        Đầu tháng 12, Lloyd Bentsen từ chức Bộ trưởng Ngân khố, và tôi chỉ định Bob Rubin lên thay ông. Bentsen đã hoàn tất công việc một cách tuyệt vời, và tôi vẫn muốn ông tiếp tục công việc, nhưng ông và vợ muốn trở về cuộc sống riêng tư. Việc lựa chọn người kế nhiệm là một công việc dễ dàng; Bob Rubin đã biến việc xây dựng Hội đồng Kinh tế Quốc gia trở thành sự đổi mới quan trọng nhât trong các quyết định của Nhà Trắng trong nhiều thập kỷ, được Phố Wall nể phục; ông muốn nền kinh tế đem lại lợi ích cho tất cả mọi người Mỹ. Không lâu sau, tôi đề cử Laura Tyson kế nhiệm Bob tại Hội đồng Kinh tê Quốc gia.

        Sau khi chiêu đãi tổng thống mới của Ukraina, Leonid Kuchma tôi đến Budapest, Hungary chỉ ở lại trong tám tiếng đồng hồ để dự hội nghị về An ninh và Hợp tác châu Âu và ký những thỏa thuận phi hạt nhân hóa với Tổng thống Yeltsin, Thủ tướng John Major, và các Tổng thống của Ukraina, Kazakhstan, và Belarus. Việc này lẽ ra đã phải tạo nên những tin tức tốt lành trên các phương tiện thông tin đại chúng về quyết tâm của chúng ta cắt giảm hàng nghìn đầu đạn hạt nhân và ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân đến những quốc gia khác. Thế nhưng, tin tức về Budapest lại là bài diễn văn của Tổng thống Yeltsin chỉ trích tôi đang thay thế cuộc Chiến tranh Lạnh bằng một nền "Hòa bình lạnh" khi vội vàng thúc đẩy việc mở rộng NATO sang các quốc gia Trung Âu. Trên thực tế là tôi đang làm một việc ngược lại, bằng cách đưa ra một bước chuyển tiếp thông qua thiết lập tổ chức Đối tác Hòa bình bao gồm nhiều quốc gia hơn; bằng một tiến trình mở rộng có cân nhắc các thành viên NATO mới; và bằng nỗ lực để thiết lập một mối quan hệ đối tác NATO-Nga.

        Bởi vì tôi không được cảnh báo trước về bài diễn văn của Yeltsin, và ông ta đọc lời tuyên bố này sau bài diễn văn của tôi, tôi rất bị bất ngờ và bực bội, vì không biết tại sao ông lại phát biểu như thế, và vì tôi không có cơ hội để trả lời. Hình như, các cố vấn của Yeltsin đã thuyết phục ông ta rằng NATO sẽ kết nạp Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc vào năm 1996, đúng vào năm ông phải tham gia cuộc tuyển cử chống lại những kẻ theo đường lối quốc gia quá khích, là những người rất căm ghét sự mở rộng của NATO, và tôi thì lại phải đối đầu với phe Cộng hòa vốn ủng hộ việc này.

        Sự cố ở Budapest là đáng phiền trách, một thời điểm hiếm có khi mà cả hai bên đều bỏ bóng xuống, nhưng tôi cho rằng mọi việc sẽ qua. Một vài ngày sau, Al Gore đến gặp Yeltsin khi anh sang Moscow tham dự hội nghị lần thứ tư của ủy ban Gore-Chemomyrdin về Hợp tác Kinh tế, Khoa học, và Kỹ thuật. Boris nói với Al Gore rằng ông ta với tôi vẫn là đối tác với nhau, và Al trấn an Yeltsin rằng chính sách NATO của chúng tôi đã không có sự thay đổi. Tôi không muốn trách cứ ông vì các lý do chính trị đối nội, cũng như tôi chẳng muốn để ông ngăn cản mãi mãi NATO kết nạp thành viên mới.

        Ngày 9 tháng 12, tôi đến Miami để khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia châu Mỹ, cuộc gặp gỡ đầu tiên của toàn bộ lãnh đạo Tây Bán Cầu từ năm 1967. Ba mươi ba nguyên thủ quốc gia được bầu chọn một cách dân chủ, từ Canada, Trung và Nam Mỹ, vùng Caribe đều có mặt, kể cả vị tổng thống 41 tuổi Aristide của nước Haiti, và người láng giềng của ông là Tổng thống Joaquin Balaguer của nước Cộng hòa Dominica lúc đó đã 88 tuổi, mù và ốm yếu, nhưng vẫn còn rất sáng suốt về tinh thần.

        Tôi là người đưa ra sáng kiến cuộc họp thượng đỉnh này để thúc đẩy một khu vực thương mại tự do trên toàn bộ châu Mỹ, từ Cực Bắc xuống đến quần đảo Tierra Del Fuego; để củng cố nền dân chủ và hiệu quả hoạt động của các chính phủ trên toàn bộ khu vực; và để chứng tỏ rằng Hoa Kỳ quyết tâm là một người láng giềng tốt. Cuộc họp là một sự thành công toàn diện. Chúng tôi cam kết thiết lập một vùng thương mại tự do trên toàn châu Mỹ vào năm 2005, và để lại một cảm giác rằng chúng tôi cùng nhau đi đến tương lai, một tương lai mà theo cách nói của một nhà thơ lớn người Chi Lê Pablo Neruda, "Không có một cuộc đấu tranh cô đơn nào, cũng không có một niềm hy vọng cô đơn nào".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 11:50:09 am
        Ngày 15 tháng 12, tôi lên truyền hình đọc một thông điệp để khái quát các đề nghị giảm thuế cho tầng lớp trung lưu vào những năm tài khóa sắp tới. Chương trình này gặp sự chống đối của một số người trong chính phủ và một số báo chí chỉ trích xem đây như là một sự bắt chước việc làm của đảng Cộng hòa, hoặc là một nỗ lực trở về những lời hứa vào năm 1992 trong chiến dịch tranh cử mà các cử tri đã trừng phạt khi tôi không giữ đúng chúng. Vì cả các lý do chính sách lẫn chính trị, tôi cố gắng trở lại việc cắt giảm thuế với các đảng viên đảng Cộng hòa trước khi quốc hội mới nhóm họp. Bản hợp đồng của đảng Cộng hòa bao gồm các đề nghị về thuế khóa mà tôi cho là không khả thi và quá nặng đối tầng lớp có thu nhập cao của nước Mỹ. Mặt khác nước Mỹ vẫn đang trong tình trạng gánh chịu hậu quả của hai thập kỷ trì trệ về chính sách thuế đối với giai cấp trung lưu, và đó là lý do chính mà người dân không cảm thấy được nền kinh tế đang được cải  thiện. Chúng tôi thực hiện một bước đột phá trong vấn đề này bằng việc hoàn gấp đôi thuế thu nhập. Và việc cắt giảm thuế đúng đắn có thể làm tăng thu nhập của giai cấp trung lưu mà không làm ảnh hưởng đến việc giảm thâm thủng hoặc khả năng của chúng ta trong việc đầu tư cho tương lai, và sẽ thực hiện đúng những cam kết của tôi trong thời gian chiến dịch tranh cử.

        Trong bản thông điệp nàỵ, tôi đề nghị một bản tuyên ngôn dân quyền của giai cấp trung lưu, bao gồm một khoản hoàn thuế nuôi con 500 đôla cho các gia đình với thu nhập từ 75.000 đôla/năm trở xuống giảm thuế cho học phí đại học; mở rộng đạo luật về ưu đãi thuế đối với các lương hưu tiết kiệm được (IRA); chuyển đổi các khoản ngân sách mà chính phủ chi cho các chương trình dạy nghề cho người lao động thành những khoản trợ cấp bằng tiền trực tiếp cho họ để họ lựa chọn chương trình học nghề phù hợp. Tôi thông báo với nhân dân Mỹ là chúng tôi có thể tài trợ cho việc giảm thuế cả gói thông qua những sự tiết kiệm của Sáng kiến Cải cách Chính phủ của Phó tổng thống Al Gore, trong khi vẫn giữ được việc giảm thâm thủng ngân sách.

        Ngay trước giáng sinh, Al Gore và tôi thông báo việc chỉ định các thành phố và cộng đồng nông thôn đầu tiên là các "vùng tạo điều kiện" đầu tiên, theo kế hoạch năm 1993, được hưởng những chính sách ưu đãi thuế và trợ cấp của chính phủ liên bang để thúc đẩy phát triển ở những nơi đã bị tụt lại trong những lần phục hồi kinh tế gần đây

        Ngày 22 tháng 12 là ngày làm việc cuối cùng của Dee Dee Mye với tư cách thư ký báo chí. Cô đã hoàn tất công việc một cách xuất sắc trong những hoàn cảnh khó khăn. Dee Dee đã cộng tác với tôi từ thời kỳ khó khăn ở New Hampshire. Từ đó chúng tôi đã chế ngự nhiều bão tố và chơi vô số những ván bài với nhau. Tôi nghĩ rằng cô ấy sẽ còn thăng tiến nữa sau khi không còn làm thư ký tại Nhà Trắng, và thực 1 đúng như vậy.

        Sau chuyến du lịch hằng năm vào năm mới của chúng tôi với kỳ nghỉ Cuối tuần Phục hưng, Hillary và tôi nghỉ thêm hai ngày để trở về nhà, để thăm mẹ vợ tôi và Dick Kelley, và tôi đến săn vịt cùng bạn bè ở Arkansas. Mỗi năm, khi các đàn vịt bay từ Canada về phía nam để tránh đông, một trong hai hành lang bay của chúng là bay dọc the sông Mississippi. Rất nhiều đàn vịt dừng lại trên các cánh đồng lúa gạo và ao hồ của vùng lưu vực Arkansas, và trong những năm gần đây nhiều nông dân đã dựng những trại săn vịt trên đồng ruộng của họ, vừa để giải trí và vừa để tăng thu nhập.

        Thật là tuyệt vời khi được xem các đàn vịt bay đến vào lúc rạng đông. Chúng ta có thể thấy chúng bay thật cao, theo đội hình chữ V. Chỉ có hai con vịt bay vào tầm bắn vào buổi sáng nhiều mây ngày hôm ấy. Những thanh niên cùng đi với tôi dành cho tôi cơ hội để nhắm bắn chúng. Họ còn ở đây nhiều ngày nữa để săn bắn. Tôi chỉ cho các phóng viên cùng đi với tôi thây là các khẩu súng của chúng tôi được luật chống tội ác bảo vệ và chúng tôi không cần những khẩu súng tấn công để săn vịt, và khẩu súng tôi sử dụng vừa bắn hạ một con vịt cách xa khoảng 70 mét, cũng được đạo luật này bảo vệ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 11:59:04 am
        Ngày hôm sau, tôi và Hillary dự buổi lễ thể hiện lòng kính trọng với gia đình của ngôi trường tiểu học công lập mang tên tôi, William Jefferson Clinton ở Sherwood, ngay bên ngoài bắc Little Rock. Đây là một cơ sở tráng lệ, với một phòng học đa chức năng mang tên mẹ tôi và một thư viện mang tên Hillary. Thú thật là tôi rất thích khi thấy tên mình được đặt cho một trường học mới; không ai mắc nhiều nợ với các thầy giáo như tôi.

        Tôi rất cần chuyến về thăm quê nhà này. Tôi đã làm việc quần quật suốt hai năm qua. Tôi đã làm rất nhiều việc, nhưng thường là "không thể thấy được khu rừng vì có quá nhiều cây che khuất nó". Năm mới sắp đến sẽ đặt ra nhiều sự thử thách. Để đối phó với chúng, tôi cần thêm các cơ hội để sạc lại năng lượng và tưới thêm nước vào gốc rễ của chính mình.

        Khi tôi trở về Washington, tôi chờ đợi để xem phe Cộng hòa giữ lời hứa của họ trong chiến dịch tranh cử như thế nào, và đồng thời để chiến đấu giữ gìn và thực hiện đầy đủ tất cả các đạo luật đã được thông qua trong hai năm vừa qua. Khi quốc hội thông qua một đạo luật mới, thì công việc của Hành pháp chỉ mới bắt đầu. Ví dụ như, luật chống tội ác cho phép cung cấp kinh phí cho việc tuyển thêm 100.000 nhân viên cảnh sát mới làm việc ở các cộng đồng dân cư. Chúng tôi phải thành lập một văn phòng tại Bộ Tư pháp để phân phối kinh phí, xây dựng các tiêu chuẩn để tuyển dụng, quản lý việc tuyển dụng, và giám sát việc sử dụng số kinh phí này, để có thể báo cáo tiến độ việc thực thi đạo luật này cho quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ.

        Ngày 5 tháng giêng, tôi có cuộc họp đầu tiên với các lãnh đạo mới của quốc hội. Bên cạnh Bob Dole và Newt Gingrich, nhóm nghị sĩ của đảng Cộng hòa bao gồm Thượng nghị sĩ Trent Lott của bang Missisippi, và hai của Texas, dân biểu Dick Armey, lãnh đạo phe đa số tại hạ viện, và dân biểu Tom DeLay, thành viên ban lãnh đạo phe đa số tại hạ viện. Các lãnh đạo Dân chủ là Thượng nghị sĩ Tom Daschle của bang Nam Dakota, dân biểu Dick Gephardt cùng với Thượng nghị sĩ Wendell Ford của bang Kentucky, thành viên ban lãnh đạo đảng Dân chủ tại thượng nghị viện, và người đồng nghiệp của ông tại hạ viện David Bonior của bang Michigan.

        Cho dù cuộc gặp mặt với các lãnh đạo quốc hội rất thân mật, và chúng tôi có thể cùng nhau làm việc trong một vài lĩnh vực của bản hợp đồng của đảng Cộng hòa, song tôi vẫn biết trước sẽ không thể tránh được những cuộc đấu rất căng thẳng với nhau đối với những vấn đề quan trọng mà chúng tôi có những khác biệt rất lớn với nhau. Rõ ràng là tôi và toàn bộ ê kíp phải làm việc một cách hết sức tập trung và tuân thủ cao tính kỷ luật trong mọi hoạt động cũng như trong chiến lược thông tin. Khi một phóng viên hỏi tôi là các mối quan hệ giữa chúng tôi sẽ được dựa trên "sự thỏa hiệp hay sự đối đầu", câu trả lời của tôi là như sau: "Ngài Gingrich sẽ thì thầm bên tai phải của ông còn tôi sẽ thì thầm bên tai trái của ông".

        Khi các vị nghị sĩ rời buổi gặp mặt, tôi bước vào phòng họp báo để thông báo người thư ký báo chí mới của tôi là Mike McCurry. Chỉ đến lúc này, Mike là phát ngôn viên của Ngoại trưởng Warren Chris topher tại Bộ Ngoại giao. Trong chiến dịch tranh cử tổng thông, với tư cách là thư ký báo chí cho thượng nghị sĩ Bob Kerrey, ông ta đã tấn công những đòn đau. Tôi không quan tâm đến chuyện này; lúc đầu ông được cho là chống tôi, nhưng ông làm tốt nhiệm vụ của ông tại Bộ Ngoại giao khi giải thích và bảo vệ tốt chính sách ngoại giao của chúng tôi.

        Chúng tôi còn có thêm một sô nhân sự mới trong bộ máy. Ersking Bowles được chuyển công tác từ Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ đến Nhà Trắng, đổi chỗ cho Phil Lader. Erskine rất phù hợp với chiến lược phối hợp giữa một sự thỏa hiệp cẩn trọng với lối đánh du kích, là đặc trưng của những mối quan hệ của chúng tôi với quốc hội mới, bởi vì ông ta là một nhà doanh nghiệp tài ba và là một nhà thương lượng tầm cỡ quốc tế; ông ta biết rất rõ khi nào cần phải hòa hoãn, khi nào cần phải hút. Ông sẽ là một người hỗ trợ đắc lực cho Panetta, và bổ túc những khả năng cho người phó thứ hai của Leon là Harold Ickes, một con người rất cứng rắn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 12:04:22 pm
        Như các tháng khác, tháng giêng cũng có những tin tốt và tin xấu: tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 5,4%/ với 6,5 triệu việc làm mới; Kenneth Starr đã thể hiện "tính độc lập" của mình khi tuyên bố, một cách không thể tin được là, ông ta sẽ tái điều tra về cái chết của Vince Foster; Chính phủ của Yitzhak Rabin đang bị đe dọa khi 19 người Israel bị giết chết vì bom của những kẻ khủng bố. Đây là một hành động làm suy yếu sự ủng hộ đối với các nỗ lực hòa bình của ông; và tôi đã ký ban hành đạo luật đầu tiên của quốc hội mới; đây là một đạo luật mà tôi đã bảo trợ một cách mạnh mẽ, yêu cầu quốc hội phải tuân thủ tất cả yêu cầu mà họ đã áp đặt lên các tổ chức sử dụng lao động khác.

        Ngày 24 tháng giêng, tôi đọc Thông điệp Liên bang trước một quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát lần đầu tiên từ 40 năm qua. Tôi phải có thái độ thỏa hiệp nhưng không được tỏ ra yếu thế, mạnh mẽ nhưng không được ra vẻ thách thức. Tôi bắt đầu bài phát biểu bằng lời đề nghị quốc hội để qua một bên "tinh thần đảng phái, tính cục bộ và sự kiêu hãnh" và đề xuất chúng ta nên cùng hợp tác với nhau để đem lại những cải cách cho sự thịnh vượng, không được trừng phạt người nghèo mà tăng cường thêm sức mạnh cho họ. Sau đó tôi nêu lên một trường hợp điển hình nhất về tiềm năng của những người nhận trợ cấp xã hội Mỹ: đó là Lynn VVoolsey, một phụ nữ từ chỗ phải nhận trợ cấp xã hội đã chuyển sang đi làm, thăng tiến đến khi bà trở thành thành viên hạ viện đại diện cho bang California.

        Sau đó tôi đã thách thức phe Cộng hòa trên nhiều mặt trận. Nếu họ biểu quyết một tu chính án để cân đôi ngân sách, thì họ phải nói rõ bằng cách nào họ cân đối được nó và liệu họ có cắt giảm các quỹ phúc lợi xã hội hay không. Tôi yêu cầu họ không được giải thể tổ chức AmeriCorps - một tổ chức gồm 3000 tổ chức không vụ lợi hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục đến làm sạch môi trường. Họ đã từng đe dọa giải thể tổ chức này. Nếu họ muốn tăng cường sức mạnh cho luật chống tội ác thì tôi sẽ cộng tác với họ, nhưng tôi chống lại việc thu hồi các chương trình phòng chống tội ác đã chứng minh được hiệu quả, kế hoạch triển khai 100.000 nhân viên cảnh sát trên đường phố hoặc kế hoạch cấm việc sử dụng các loại súng tấn công. Tôi khẳng định rằng tôi không xâm phạm đến quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp súng, "nhưng rất nhiều người đã hy sinh chiếc ghế của họ tại quốc hội để rất nhiều nhân viên cảnh sát và trẻ em không phải hy sinh tính mạng của họ dưới làn đạn của những khẩu súng tấn công, và tôi sẽ không để-cho đạo luật bị rút lại".

        Tôi kết thúc bài nói với một cánh tay chìa ra cho phe Cộng hòa, thúc đẩy việc cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu nhưng tuyên bố rằng tôi sẽ cộng tác với họ về vấn đề này, và nhìn nhận rằng trên lĩnh vực bảo hiểm y tế, chúng ta đang làm một việc vượt quá sức mình; nhưng tôi yêu cầu họ cộng tác với tôi từng bước một, và bắt đầu bằng việc bảo đảm rằng người dân sẽ không bị mất bảo hiểm y tế nếu họ thay đổi việc làm, hoặc khi một thành viên gia đình họ bị bệnh; và tôi cũng tìm kiếm sự ủng hộ của phe Cộng hòa cho một chính sách đối ngoại chung cho cả hai đảng.

        Thông điệp Liên bang không những là một dịp để tổng thống nói chuyện trực tiếp với toàn thể nhân dân Hoa Kỳ trong vòng một tiếng đồng hồ liền mà không bị cắt bớt hay kiểm duyệt, mà còn là một trong những nghi thức quan trọng của nền chính trị Mỹ. Rất nhiều lần những lời phát biểu của tổng thống bị cắt ngang bởi những tràng vỗ tay, nhất là những lần cử tọa đứng lên hoan hô; những gì đã thúc đẩy các nghị sĩ Dân chủ hay Cộng hòa đứng lên vỗ tay, và những gì đã giúp họ tỏ ra nhất trí với nhau; những phản ứng của những nghị sĩ và dân biểu quan trọng; và những ý nghĩa về các nhân vật được lựa chọn để ngồi trong khu vực Đệ nhất phu nhân, tất cả đều được báo chí ghi nhận và toàn thể nhân dân chứng kiến qua màn ảnh tivi. Tại lần phát biểu này, tôi có một bài phát biểu dài 50 phút, với 10 phút dành cho những tràng vỗ tay. Vì có rất nhiều sự thỏa hiệp, cũng như vài sự đối đầu căng thẳng, cùng với những lần ngắt quãng vì những trấng pháo tay có đến hơn 90 lần nên bài phát biểu của tôi kéo dài đến 81 phút.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 12:08:20 pm
        Cho tới khi đọc Thông điệp Liên bang, tôi đã bước vào tuần thứ hai của một trong hai cuộc khủng hoảng lớn nhất trong nhiệm kỳ đầu của tôi. Vào đêm ngày 10 tháng giêng, sau khi Bob Rubin tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Tài chính tại Phòng Bầu dục, ông và Larry Summers ở lại để gặp tôi và một vài cố vấn về cuộc khủng hoảng tài chính ở Mexico. Giá trị của đồng peso đã tụt dốc một các thảm hại, làm hại đến khả năng vay và trả nợ của Mexico. Sự việc rất trầm trọng vì, khi mà tình hình'Mexico xấu đi, để huy động vốn, họ đã cho phát hành những trái phiếu ngắn hạn gọi là tesobonos, sẽ được hoàn lại bằng đôla. Khi giá trị đồng peso tiếp tục mất giá, thì người Mexico lại cần thêm các trái phiếu để trang trải những khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị đồng đôla. Vào lúc đó, với chỉ 6 tỷ đôla dự trữ, Mexico phải trả đến 30 tỷ đôla vào năm 1995, 10 tỷ đôla trong ba tháng đầu năm đó.

        Nếu Mexico không trả được nợ, sự sụp đổ dây chuyền của nền kinh tế, điều Rubin đã tìm cách né tránh không dám nói lên, có thể xảy ra theo một nhịp độ gia tốc, với hàng loạt những vụ thất nghiệp, lạm phát gia tăng, và nhiều khả năng là một suy thoái nặng nề và kéo dài vì các định chế tài chính, các chính phủ khác, và các nhà đầu tư tư nhân sẽ không sẵn sàng mà đầu tư thêm tiền vào một nơi quá rủi ro.

        Theo sự giải thích của Rubin và Summers, thì sự sụp đổ của nền kinh tế Mexico có thể tạo ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nước Mỹ. Đầu tiên vì Mexico là đối tác kinh tế lớn thứ ba của chúng ta. Nếu họ không mua hàng hóa của chúng ta, các công ty và người lao động Mỹ có thể bị ảnh hưởng. Thứ hai là sự khủng hoảng về kinh tế ở Mexico sẽ dẫn sự gia tăng lên 30% số người nhập cảnh bất hợp pháp vào Hoa Kỳ, tức là khoảng nửa triệu người mỗi năm. Thứ ba là, một nước Mexico bị nghèo đi sẽ là địa bàn thuận lợi cho sự gia tăng hoạt động của những tập đoàn buôn bán ma túy, đã chuyển một số lượng rất lớn chất gây nghiên qua biên giới vào Hoa Kỳ. Cuối cùng, một sự sụp đổ của Mexico có thể tạo ra một ảnh hưởng nguy hại đến các quốc gia khác, bằng việc làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư vào những thị trường đang nổi lên tại những phần còn lại của Nam Mỹ, Trung Âu, Nga, Nam Phi và những quốc gia khác mà chúng ta tìm cách giúp hiện đại hóa và phát triển thịnh vượng. Do khoảng 40% tổng sản lượng hàng xuất khẩu của chúng ta được xuất sang các nước đang phát triển, nền kinh tế của có thể bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.

        Rubin và Summers khuyến cáo chúng tôi nên yêu cầu quốc hội thông qua một ngân khoản 25 tỷ đôla cho Mexico vay, để nước này có thể trả nợ đúng thời hạn, và giữ uy tín đối với các tổ chức cho vay cũng như các nhà đầu tư, và ngược lại Mexico cam kết tiến hành những sự cải cách về tài chính, báo cáo một cách kịp thời hơn tình trạng tài chính của họ để có thể ngăn chặn những cuộc khủng hoảng tương tự có thể xảy ra một lần nữa. Tuy nhiên Rubin và Summers cũng cảnh cáo những lời khuyến cáo của họ vẫn có thể đi đôi với các sự rủi ro. Mexico vẫp có khả năng bị sụp đổ và chúng ta có nguy cơ bị mất trắng số tiền ta cho mượn. Còn nếu chính sách này thành công, nó có thể tạo ra một vấn đề mà các nhà kinh tế học gọi là "mối rủi ro đạo đức". Mexico đã ở trên bờ vực của sự sụp đổ không phải chỉ vì các chính sách yếu kém của chính phủ, những định chế kém cỏi, mà còn vì các nhà đầu tư đã tiếp tục tài trợ các hoạt động của họ trong một thời gian dài một cách cẩu thả. Đưa tiền cho Mexico trả nợ cho các nhà đầu tư giàu sụ, chúng ta có thể tạo ra một tâm lý ỷ lại, cho rằng quyết định như vậy không bao hàm một sự rủi ro nào.

        Các rủi ro này còn tồi tệ hơn do thực tế hầu hết người Mỹ không hiểu được những hậu quả sẽ xảy ra cho nền kinh tế Mỹ từ sự vỡ nợ của Mexico. Hầu hết các nghị sĩ quốc hội của đảng Dân chủ có suy nghĩ rằng việc tiếp cứu này chứng tỏ cho thấy Hiệp ước NAFTA đã không được tham mưu tốt ngay từ đầu. Và rất nhiều nghị sĩ Cộng hòa mới vừa được bầu, nhất là các vị ở hạ viện, không có được sự nhiệt tình về các vấn đề quốc tế như ông Chủ tịch hạ viện. Và một số lượng hết sức bất ngờ, các vị vừa đắc cử thậm chí còn không có hộ chiếu (ý nói chưa đi nước ngoài bao giờ - ND). Họ muốn giới hạn sự nhập cư từ Mexico, và càng không thể chi hàng tỷ đôla cho nước này.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 12:12:22 pm
        Sau khi được nghe các ý kiến trình bày, tôi đặt thêm một vài câu hỏi, và sau đó, quyết định xúc tiến việc cho vay số tiền này. Tôi nghĩ quyết định này là dứt khoát, nhưng không phải tất cả mọi cố vấn của tôi đều thống nhất như vậy. Những người muôn tôi nhanh chóng lây lại chính mình sau thất bại thảm hại của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ cho là tôi bị khùng. Khi George Stephanopoulos nghe nói số cho tiền cho mượn là 25 tỷ đôla, ông nghĩ Rubin và Summers muốn nói là 25 triệu đôla; ông ta cho là tôi đã tự hại mình. Panetta thì ủng hộ việc cho mượn, nhưng cảnh báo là nếu Mexico không trả lại, tôi sẽ phải trả giá bằng cuộc bầu cử vào năm 1996.

        Rủi ro là vô cùng lớn, nhưng tôi có niềm tin vào tổng thống mới của Mexico Ernesto Zedillo, một tiến sĩ kinh tế học tại Đại học Yale, đang đứng mũi chịu sào khi ứng viên ban đầu cho chức tổng thống của đảng ông là Luis Colosio bị ám sát chết. Nếu có một người nào có thể giúp Mexico phục hồi, người đó là Zedillo.

        Bên cạnh đó, chúng ta không thể nào đứng bên ngoài và để Mexico sụp đổ mà không nhảy vào giúp. Song song với các vấn đề kinh tế tạo ra cho cả chúng ta và người Mexico, nếu không trợ giúp họ, chúng ta sẽ gửi đi một tín hiệu về sự ích kỷ và một tầm nhìn hạn chế đối với toàn bộ châu Mỹ Latinh. Đã có thời các quốc gia vùng này oán trách nước Mỹ, cho là chúng ta kiêu ngạo và vô cảm đối với các quyền lợi và khó khăn của họ. Khi nào nước Mỹ ra tay giúp đỡ họ với một tinh thần hữu nghị chân tình, như là chính sách Người láng giềng thân thiện của Tổng thống Franklin D. Roosevelt, chính sách Liên minh vì sự tiến bộ của Tổng thống John F. Kennedy, và việc Tổng thống Carter trao trả kênh đào Panama - thì tình hình trở nên tốt hơn. Trong cuộc Chiến tranh Lạnh, khi chúng ta hỗ trợ việc lật đổ các nhà lãnh đạo được dân chúng bầu lên, ùng hộ các nhà độc tài, và khoan dung cho những sự vi phạm nhân quyền của họ, thì những phản ứng chúng ta phải đón nhận cũng thật là đích đáng.

        Tôi mời các nhà lãnh đạo quốc hội đến Nhà Trắng, giải thích cho họ rõ tình hình, và đề nghị họ ủng hộ. Tât cả đều cam kết làm việc này, kể cả Bob Dole và Newt Gingrich, và nhanh chóng nhận định vấn đề khó khăn hiện nay của Mexico là "cuộc khủng hoảng đầu tiên của Thế kỷ thứ 21". Khi Rubin và Summers đến vận động tại quốc hội thì chúng tôi còn được sự ủng hộ của các Thượng nghị sĩ Paul Sarbanes bang Maryland, Thượng nghị sĩ Chris Dodd, và Thượng nghị sĩ Bob Bennett của bang Utah, một người bảo thủ theo kiểu cổ điển vô cùng thông minh đã nhanh chóng hiểu rõ được những hậu quả nếu chúng ta không có hành động và đã ủng hộ chúng tôi mạnh mẽ suốt quá trình cuộc khủng hoảng này. Chúng tôi còn được sự ủng hộ của nhiều thống đốc, kể cả thống đốc Bill Weld của bang Massachusetts, có rất nhiều quyền lợi ở Mexico, và George w. Bush bang Texas, nơi mà cùng với bang California, sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất nếu nền kinh tế Mexico sụp đổ.

        Cho dù có những lý do chính đáng như vậy và được sự ủng hộ của ông Allan Gree ìspan, nhưng rõ ràng là vào thời điểm cuối tháng, việc trợ giúp này đã không được tiến hành trôi chảy tại quốc hội. Các nhà làm luật chống - NAFTA tin rằng sự giúp đỡ cả gói này là một bước đi quá xa, và những thành viên quốc hội mới của đảng Cộng hòa đang công khai nổi loạn.

        Vào cuối tháng, Rubin và Summers bắt đầu tính toán đến đến một hành động đơn phương, bằng việc hỗ trợ Mexico từ nguồn quỹ ổn định Tỷ giá Hối đoái (ESF). Quỹ này đã thành lập từ năm 1934, khi Hoa Kỳ tách giá trị của đồng đôla ra khỏi tiêu chuẩn vàng, và được dùng để giảm thiểu ảnh hưởng của sự lên xuống của đồng tiền; quỹ này có khoảng 35 tỷ đôla và được Bộ trưởng Bộ Tài chính sử dụng dưới sự đồng ý của tổng thống. Vào ngày 28, hành động của Hoa Kỳ trợ giúp Mexico trở nên vô cùng cấp bách khi Bộ trưởng Tài chính Mexico gọi điện cho Rubin thông báo cho biết sự sụp đổ của nền kinh tế Mexico gần như chắc chắn sẽ xảy ra, với một khoản nợ tesobonos giá trị khoảng 1 tỷ đôla đến hạn phải trả vào tuần sau.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 12:17:14 pm
        Cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm vào đêm thứ hai, 30 tháng 1, khi quỹ dự trữ của Mexico xuông còn chỉ 2 tỷ đôla, và giá trị của đồng peso mất thêm 10% trong ngày. Tôi hôm đấy, Rubin và Summers đến Nhà Trắng để gặp Leon Panetta và Sandy Berger khi hai vị này đang xem xét vấn đề để trình lên cho Hội đồng An ninh Quôc gia. Không rào đón trước sau gì cả, Rubin nói với họ, "Mexico chỉ còn sống 48 giờ đồng hồ nữa". Gingrich điện cho biết ông ta không thể nào thông qua việc trợ giúp cả gói này trước hai tuần, thậm chí không thể kịp trong vòng thời hạn này. Dole cũng tuyên bố như vậy. Họ đều đã thử, Tom Daschle và Dick Gephardt cũng thế, nhưng phe chống đối lại quá mạnh.

        Lúc 11 giờ đêm tôi trở về Nhà Trắng từ buổi gặp mặt gây quỹ và thẳng vào phòng làm việc của Leon để được nghe tin không lành đó. Rubin và Summers tóm tắt lại những hậu quả của một sự sụp đổ về kinh tế của Mexico, rồi sau đó cho biết chúng ta "chỉ cần" bảo đảm cho vay 20 tỷ đôla, chứ không phải 25 tỷ đôla, vì Giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Michel Camdessus tuyên bố sẽ hỗ trợ cả gói gần 18 tỷ đô la nếu Hoa Kỳ ra tay hành động; cùng với những đóng góp nhỏ hơn từ các quốc gia khác và Ngân hàng Thế giới, toàn bộ giá trị viên trợ cả gói lên đến gần 40 tỷ đôla.

        Cho dù Sandy Berger và Bob Rubin ủng hộ việc trợ giúp Mexico, nhưng một lần nữa, họ cũng nhấn mạnh đến những rủi ro. Một cuộc thăm dò mới nhất của tờ Los Angeles Times cho biết tỷ lệ người Mỹ chống việc trợ giúp Mexico là 79% trong khi tỷ lệ ủng hộ chỉ có 18%. Tôi liền trả lời, "Vậy thì từ nay cho đến một năm nữa, chúng ta sẽ nhận thêm một triệu người di dân bất hợp pháp, chúng ta sẽ bị tràn ngập ma túy từ Mexico, và rất nhiều người hai bên bờ sông Rio Grande sẽ không có việc làm; vào khi họ chất vấn tôi, "tại sao ngài không làm gì cả?", thì tôi phải trả lời như thế nào? Tôi sẽ trả lời vì lúc đấy có một cuộc thăm dò dư luận cho biết là có 80% dân chúng Mỹ không ủng hộ việc trợ giúp Mexico hay sao? Đây là việc chúng ta phải làm". Cuộc trao đổi này kéo dài khoảng 10 phút.

        Ngày hôm sau, 31 tháng giêng, chúng tôi thông báo việc trợ giúp cả gói với số tiền được lấy ra từ quỹ Ôn định Tỷ giá Hối đoái. Thỏa thuận cho vay được ký hai tuần sau tại Bộ Tài chính giữa những tiếng phản đối tại quốc hội và càu nhàu của các nước đồng minh khối G-7, vì các nước này cảm thấy khó chịu khi vị Tổng giám đốc IMF đã cam kết với Mexico và với chúng ta trợ giúp 18 tỷ đôla mà không xin họ chấp thuận trước. Số tiền đầu tiên được chuyển đến vào tháng ba, được tiếp nối theo là các lần giải ngân đều đặn của chúng ta, cho dù tình hình vẫn không sáng sủa hơn trong nhiều tháng. Tuy nhiên vào cuối năm, các nhà đầu tư đã quay trở lại thị trường Mexico và quỹ dự trữ ngoại tệ của Mexico đã bắt đầu tăng lên. Ernesto Zedillo cũng đã thực hiện những cải cách ông đã cam kết.

        Cho dù bước đầu có những khó khăn, sự hỗ trợ cả gói này đã mang lại kết quả tốt. Vào năm 1982, khi nền kinh tế Mexico sụp đổ, việc phục hồi của nó phải mất đến gần một thập niên. Lần này, sau một năm suy thoái trầm trọng, nền kinh tế Mexico bắt đầu phát triển trở lại. Sau năm 1982, phải mất nhiều năm nữa, Mexico mới hội nhập trở lại các thị trường vốn. Vào năm 1995, nước này chỉ mất bảy tháng. Vào tháng giêng năm 1997, Mexico hoàn trả các khoản vay mượn của họ cùng với lãi đầy đủ sớm hơn kế hoạch ba năm. Mexico đã vay 10,5 tỷ đôla trong tổng số 20 tỷ đôla mà chúng ta lên kế hoạch sẵn sàng cho họ vay, và họ đã trả lại số tiền lãi là 1,4 tỷ đôla, nhiều hơn 600 triệu đôla nếu số tiền này được đầu tư vào Ngân khố Hoa Kỳ theo cách mà quỹ Ôn định Hối đoái này được đầu tư. Việc cho vay này xem ra không chỉ là một chính sách tốt mà còn là một khoản đầu tư tốt.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 05:23:35 pm
        Cây bút Tom Friedman của báo New York Times đã gọi khoản tiền đảm bảo cho Mexico vay là "một quyết định được ít người đồng tình nhất, được ít người thông hiểu nhất, nhưng lại là một quyết định đối ngoại quan trọng nhất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton". Có thể nhà báo này đã nói đúng. Các sự chống đối quan trọng nhất là 75% dân chúng đã chống lại việc hỗ trợ cả gói cho Nga; quyết định của tôi nhằm đưa Aristide trở lại nắm quyền ở Haiti cũng không được nhiều người đồng tình; và các hành động tiếp theo của tôi ở tại Bosnia và Kosovo cũng gặp những sự chống đối lúc ban đầu. Các cuộc thăm dò dư luận rất có ích trong việc thông báo cho một tổng thống biết những gì nhân dân Hoa Kỳ đang nghĩ, và những lý lẽ nào là thuyết phục nhất vào một thời điểm nào đó, nhưng các cuộc thăm dò này không thể làm kim chỉ nam cho các quyết định đòi hỏi tầm nhìn xa và toàn diện hơn về mọi khía cạnh của vấn đề. Nhân dân Hoa Kỳ thuê một tổng thống để làm việc đúng cho đất nước trên một con đường dài, với những tầm nhìn dài hạn. Giúp đỡ Mexico là một việc làm đúng với nước Mỹ. Đây là một diễn biến kinh tế nhạy cảm và nếu được xem xét đúng thì đây là một bằng chứng một lần nữa cho thấy chúng ta là một người láng giềng tốt.

        Vào ngày 9 tháng 2, Helmut Kohl đến thăm tôi. Ông mới vừa tái đắc cử, và ông nhận định một cách đầy tự tin là mọi việc sẽ tốt đẹp với tôi. Ông nói với tôi là chúng ta đang sống trong một giai đoạn đây biến động, nhưng kết cục sẽ tốt đẹp đối với tôi. Tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm, ông có một phát biểu ca ngợi đầy cảm động với Thượng nghị sĩ Fulbright, người vừa mất vào lúc nửa đêm ở tuổi 89. Kohl nói rằng ông đến từ một thế hệ mà khi còn là sinh viên, họ "không mơ gì hơn là được cấp một học bổng Fulbright" và trên khắp thế giới cái tên của Fulbright được gắn liền với những từ như "cởi mở, hữu nghị, và mọi người cùng nhau phấn đấu". Trong giai đoạn sinh thời của ông, đã có hơn 90.000 sinh viên Mỹ và 120.000 sinh viên nước ngoài đã được hưởng học bổng Fulbright.

        Tôi đã ghé thăm nhà Thượng nghị sĩ Fulbright không lâu trước khi ông mất. Ông đã phải chịu một cơn đau tim và giọng nói yếu đi, nhưng đôi mắt vẫn sáng, và trí tuệ vẫn minh mẫn, và chuyến thăm cuối cùng của tôi đối với ông đã diễn ra vô cùng tốt đẹp. Hình ảnh của Fulbright lúc nào cũng sáng chói trong lịch sử nước Mỹ - và như tôi đã phát biểu trong buổi lễ tưởng nhớ ông, ông "luôn luôn là một người thầy và luôn luôn là một sinh viên".

        Ngày 13 tháng 2, Laura Tyson và những thành viên khác của Hội đồng cố vấn kinh tế là Joe Stiglitz và Martin Baily, đưa cho tôi một bản sao của Báo cáo mới nhất về Kinh tế của tổng thống. Nó làm nổi bật các tiến bộ mà chúng tôi đã đạt được từ năm 1993, cũng như những vấn đề dai dẳng về sự đình trệ và bất bình đẳng trong thu nhập. Tôi tranh thủ cơ hội này để thúc đẩy việc thông qua Bản tuyên ngôn dân quyền cho tầng lớp trung lưu và đề nghị của tôi nhằm gia tăng mức lương tối thiểu lên 90% trong vòng hai năm, từ 4,25 đôla đến 5,15 đôla/một giờ. Việc tăng lương này sẽ mang lại lợi ích cho 10 triệu người lao động, tăng thêm 1.800 đô la một năm cho thu nhập của họ. Một nửa sự gia tăng này là cần thiết để đạt đến mức lương tối thiểu (sau lạm phát) mà họ đã có được vào năm 1991, là thời điểm họ được lên lương lần cuối.

        Mức lương tối thiểu là một việc được hầu hết các đảng viên đảng Dân chủ yêu thích nhất, nhưng hầu hết các đảng viên Cộng hòa đều chống lại việc tăng lương, viện lý do rằng việc tăng lương này sẽ đẩy chi phí kinh doanh lên cao. Lập luận của họ không có nhiều chứng cứ. Trong thực tế một số nhà kinh tế học trẻ mới đây đã nhận thấy rằng một sự gia tăng có chừng mực mức lương tối thiểu sẽ dẫn đến một sự gia tăng phần nào đó việc làm chứ không phải là giảm sút. Mới đây tôi xem trên truyền hình một cuộc phỏng vấn một người lao động có một mức lương tối thiểu trong một xí nghiệp ở tây nam Vir ginia. Khi được hỏi về dư luận cho rằng việc tăng lương có thể làm cho người sử dụng lao động cho cô ta và những đồng nghiệp khác nghỉ việc và sẽ sử dụng máy móc, người phụ nữ được phỏng vấn cười và nói với người phỏng vấn, "Này anh bạn yêu quí, tôi vẫn sẽ thử thời vận xem".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 05:26:27 pm
        Vào tuần lễ thứ tư của tháng 2, Hillary và tôi thăm chính thức hai ngày đến Canada, nơi chúng tôi nghỉ lại nhà của đại sứ Hoa Kỳ Jim và phu nhân Janet Blanchard. Jim và tôi kết bạn từ những năm 1980, khi Jim là thống đốc bang Michigan. Canada là bạn hàng thương mại lớn nhất và là đồng minh thân cận nhất của chúng ta. Biên giới chung giữa hai nước là biên giới (dài nhất thế giới mà không cần phải canh giữ. Vào năm 1995 chúng tôi cộng tác chặt chẽ với nhau trong việc giải quyết vấn đề Haiti, giúp đỡ Mexico, về các vấn đề của NATO, NAFTA, hội nghị châu Mỹ, và Hội nghị thượng đỉnh APEC. Đôi lúc, chúng tôi cũng có những tranh cãi về mua bán lúa mì, gỗ và quyền đánh bắt cá hồi nhưng tình hữu nghị của chúng tôi rất rộng lớn và sâu sắc.

        Cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi với Thủ tướng Jean Chrétien và phu nhân Aline kéo dài rất lâu. Jean Chrétien trở thành một trong những người bạn tốt nhất của tôi trong những nhà lãnh đạo thế giới, một người đồng minh mạnh mẽ, đáng tin cậy và là một người bạn thường xuyên cùng chơi golf.

        Tôi cũng phát biểu tại Quốc hội Canada, cảm ơn họ đã hợp tác trong các vấn đề kinh tế và an ninh, cũng như sự đóng góp phong phú về mặt văn hóa của người Canada đối với cuộc sống của người Mỹ, trong đó có nghệ sĩ dương cầm nhạc jazz Oscar Peterson, người nhạc sĩ dương cầm mà tôi rất ái mộ, ca sĩ kiêm nhà viết nhạc Joni Mitchell, người đã viết bài nhạc "Buổi sáng ở Chelsea", nhiếp ảnh gia Yousuf Karsh, một nhà nhiếp ảnh vĩ đại được nổi danh với bức chân dung Churchill nổi nóng khi Karsh tước đi điếu xì gà lúc nào cũng nằm trên tay ông, và là người đã chụp cho tôi và Hillary rất nhiều bức ảnh rất nghệ thuật.

        Tháng 3 có một khởi đầu tốt đẹp, ít nhất là theo quan điểm của tôi, khi mà thượng viện thất bại trong việc thông qua luật sửa đổi cân đối ngân sách khi chỉ thiếu một phiếu để có được 2/3 sô phiếu cần thiết.

        Cho dù đạo luật sửa đổi này được nhiều người ủng hộ, nhưng tất cả mọi nhà kinh tế học trung thực đều cho đó là một ý tưởng không tốt vì nó giới hạn khả năng của chính phủ để giải quyết các vấn đề thâm thủng với các điều kiện thích hợp khi xảy ra tình trạng kinh tế suy thoái hoặc trong tình hình khẩn cấp của đất nước. Trước năm 1981, nước Mỹ không có nhiều vấn đề về suy thoái kinh tế; nhưng sau 12 năm suy thoái nhỏ giọt, tổng số nợ quốc gia đã tăng gấp bốn lần khiến cho các nhà chính trị bắt đầu lên tiếng tuyên bố họ sẽ không bao giờ chịu trách nhiệm về các quyết định kinh tế, trừ khi nào họ phải hành động theo yêu cầu của luật sửa đổi.

        Trong khi cuộc tranh luận tiếp diễn, tôi đặt vấn đề với phe đa số mới của đảng Cộng hòa là những người đang đẩy mạnh việc thông qua luật sửa đổi này, yêu cầu họ nói rõ làm thế nào cân đối được ngân sách; tôi đã soạn một bản dự thảo ngân sách cho nhiệm kỳ của tôi trong vòng chưa tới một tháng; họ đã kiểm soát quốc hội gần hai tháng nhưng lại không đệ trình được bản nào. Họ nhận ra rất khó để biến những lời hứa trong chiến dịch trở thành những bản kế hoạch cụ thể trong thực tế.

        Không lâu sau, phe Cộng hòa trình ra một đề nghị ngân sách bằng một đề xuất cắt giảm cả gói - gọi là "tái cắt giảm" ngân sách năm đó. Các sự cắt giảm họ lựa chọn chứng tỏ cho thấy phe Dân chủ đã đúng khi phê phán bản hợp đồng của đảng Cộng hòa trong quá trình tranh cử. Việc "tái cắt giảm" của đảng Cộng hòa bao gồm việc loại bỏ 15.000 chỗ làm của tổ chức AmeriCorps, 1,2 triệu việc làm mùa hè cho thanh niên, và 1,7 tỷ đôla quỹ giáo dục, bao gồm gần phân nửa ngân quỹ phòng chống ma túy, vào ngay thời điểm mà việc sử dụng ma túy trong thanh niên đang tăng lên. Tệ hơn cả, họ muốn cắt bỏ chương trình ăn trưa cho các em học sinh và chương trình WIC, chương trình dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ sơ sinh, và trẻ em dưới năm tuổi, một chương trình cho đến bây giờ vẫn được sự ủng hộ mạnh mẽ của cả các thành viên của đảng Dân chủ lẫn của đảng Cộng hòa. Nhà Trắng và các nghị sĩ Dân chủ phải trải qua một ngày đấu tranh vô cùng quyết liệt chống các sự cắt giảm nói trên.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 05:34:54 pm
        Một đề nghị khác của đảng Cộng hòa đã gặp phải sự chống đối mạnh mẽ là việc họ vận động bãi bỏ Bộ Giáo dục, cơ quan vốn được cả hai đảng ủng hộ như chương trình bữa ăn trưa cho học sinh. Khi Thượng nghị sĩ Dole cho rằng bộ này đã làm nhiều điều có hại hơn có lợi, tôi liền nói đùa là có thể ông ta đã nói đúng vì kể từ khi bộ này nhận nhiệm vụ, thì nó đã nằm dưới sự quản lý của các bộ trưởng thuộc đảng Cộng hòa. Ngược lại, Dick Riley đã làm rất nhiều điều tốt hơn là điều có hại.

        Trong khi đấu tranh chống các đề nghị của đảng Cộng hòa, tôi cũng đã xúc tiến nghị trình của mình bằng những cách thức không đòi hỏi phải có quốc hội chấp thuận và chứng tỏ cho thấy tôi đã tiếp thu được thông điệp mà nhân dân Mỹ muốn gửi đến tôi qua kỳ bầu cử vừa qua. Vào giữa tháng 3, tôi thông báo một nỗ lực điều chỉnh cải cách của dự án Tái tạo chính phủ do Phó tổng thống Al Gore đứng đầu, tập trung vào việc cải thiện nỗ lực bảo vệ môi trường bằng cách đưa ra các ưu đãi thị trường cho khu vực tư nhân hơn thay vì áp đặt các quy định chi tiết; cắt giảm 25% các đòi hỏi giấy tờ giúp tiết kiệm 20 triệu giờ làm việc một năm.

        Chương trình "Tái tạo" chính phủ tỏ ra có hiệu quả. Chúng tôi đã thực hiên được việc cắt giảm hơn 100.000 biên chế liên bang và bớt được 10.000 trang qui định về nhân sự của liên bang; chúng tôi sẽ sớm thu được 8 tỷ đôla bằng việc lần đầu tiên bán đấu giá các nội dưng phát thanh truyền hình, và cuối cùng là chúng ta có thể loại bỏ được 16.000 trang qui định liên bang mà không gây thiệt hại cho các quyền lợi công cộng. Tất cả những sự điều chỉnh thay đổi này được thực hiện dựa trên một cương lĩnh đơn giản: bảo vệ người dân chứ không bảo vệ chính phủ; đẩy mạnh hiệu quả, không đặt ra những qui định cứng nhắc; hành động chứ không phải lời nói. Những sáng kiến đầy thành công của Al Gore đã đánh bại các đối thủ của chúng tôi, làm phấn chấn các đồng minh, và né tránh được sự chú ý của đại đa số công chúng vì chúng vừa không tạo ra tính giật gân vừa không gây tranh cãi.

        Vào ngày Lễ Thánh Patrick lần thứ ba của tôi ở cương vị tổng thống, dịp lễ tôn vinh Thánh Patrick (Nhà truyền giáo được xem như người đã lần đầu tiên du nhập đạo Công giáo vào Ireland ở thế kỷ thứ 4 sau công nguyên - ND) đã trở thành một cơ hội hàng năm cho Hoa Kỳ xúc tiến việc tìm kiếm hòa bình cho Bắc Ireland. Vào năm đó, tôi gửi lời chúc mừng truyền thống của người Ireland được gọi là léad míle fáilte - một trăm nghìn lời chào mừng đến vị thủ tướng mới của Ireland, John Bruton, người vẫn đang tiếp tục chính sách hòa bình của người tiền nhiệm. Vào buổi trưa, tôi lần đầu tiên gặp Gerry Adams tại Điện Capitol, vào dịp Newt Gingrich chiêu đãi bữa ăn trưa đầu tiên với cương vị là chủ tịch hạ nghị viện. Tôi đã lần thứ hai cấp visa cho Gerry Adams sau khi Sinn Fein đồng ý thảo luận với chính phủ Anh về việc IRA hạ vũ khí, và mời ông cùng với John Hume và các đại diện của những đảng phái chính yếu khác của Bắc Ireland đến buổi tiếp khách nhân dịp Lễ Thánh St. Patrick tại Nhà Trắng vào đêm ngày hôm đó.

        Khi Adams xuất hiện tại buổi tiệc trưa, John Hume động viên tôi đến bắt tay ông ta, và tôi đã làm việc này. Tại buổi lễ tiếp đón ở Nhà Trắng, đám đông đến dự được dịp thưởng thức giọng hát tenor của ca sĩ người Ireland, Frank Patterson. Adams phấn khởi đến nỗi ông đã lên hát song ca cùng với Hume.

        Bây giờ chuyện đó có vẻ như bình thường, nhưng vào lúc bấy giờ đó là sự thay đổi lớn lao trong chính sách của Hoa Kỳ. Một nhân vật trong chính phủ Anh và rất nhiều nhân vật trong bộ ngoại giao của chúng tôi vẫn chống đối việc này. Bây giờ, không những tôi quan hệ với John Hume, một chiến sĩ cho hòa bình, mà còn với Gerry Adams, một người mà người Anh vẫn cho là một kẻ khủng bố), về mặt thể hình, Adams hoàn toàn khác một trời một vực với con người hòa nhã, ăn mặc đơn giản và mang phong thái một nhà giáo của Hume. Ông ta là một người có râu, cao, trẻ và gầy hơn, trở nên dày dạn qua những năm sống bên bờ vực thẳm của sự hủy diệt. Nhưng Adams và Hume cùng có vài nét tiêu biểu quan trọng giống nhau. Bên dưới cặp kính là những cặp mắt thông minh, kiên quyết, cùng với sự pha lẫn giữa nỗi buồn và tính hài hước mang tính chất rất Ireland xuất phát từ một niềm hy vọng thường bị vỡ lở nhưng không bao giờ bị từ bỏ. Chống lại moi sự bạo động, cả hai người đều muốn giải phóng dân tộc của họ khỏi những sự trói buộc của quá khứ. Trước đó, David Trimble, người lãnh đạo đảng lớn nhất là đảng Hợp nhất, cũng đã đến thăm Nhà Trắng vào ngày Lễ Thánh Patrick để tìm kiếm hòa bình cho Bắc Ireland.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 07:22:11 pm
        Vào ngày 25 tháng 3, lần đầu tiên Hillary thực hiện một chuyến đi nước ngoài dài đến 12 ngày mà không có tôi cùng đi qua các nước Pakistan, Ân Độ, Nepal, Bangladesh, và Sri Lanka. Cô ấy dẫn Chelsea theo cùng trong một chuyến đi vừa được xem như là một nỗ lực ngoại giao của Hoa Kỳ và đồng thời còn là một chuyến du hành cá nhân khá xa của hai mẹ con. Trong thời gian vợ con đi vắng, tôi thực hiện một chuyến đi gần quê nhà Mỹ hơn, đến Haiti để thăm binh sĩ Mỹ, gặp Tổng thống Aristide, cổ vũ nhân dân Haiti hướng đến một tương lai dân chủ và hòa bình, và chứng kiến buổi lễ bàn giao quyền lực giữa lực lượng đa quốc gia cho Liên hiệp quốc. Trong vòng sáu tháng, các lực lượng từ 30 quốc gia đã cùng nhau làm việc dưới sự lãnh đạo của chúng ta để giải giáp hơn 30.000 vũ khí và thiết bị nổ từ các đường phố và huấn luyện một lực lượng cảnh sát thường trực. Họ đã chấm dứt được việc sử dụng bạo lực để trấn áp; làm đảo ngược dòng người di dân của người Haiti, và bảo vệ nền dân chủ trên lãnh thổ Tây bán cầu của chúng ta. Bây giờ một đoàn công tác của Liên hiệp quốc gồm 6.000 nhân viên quân sự, 900 nhân viên cảnh sát, và hàng chục chuyên gia kinh tế, chính trị và cố vấn pháp luật sẽ làm việc trong thời gian 11 tháng, cho đến khi có một cuộc bầu cử và nhậm chức của một vị tổng thống mới. Hoa Kỳ cũng có phần đóng góp trong chương trình này, nhưng quân đội và chi tiêu của chúng ta sẽ giảm đi khi 32 quốc gia khác cùng tiến hành tham gia.

        Vào năm 2004, sau khi Tổng thống Aristide từ chức và bay đi lưu vong khi bạo lực và xung đột tái bùng phát, tôi nhớ lại những gì tướng Hugh Shelton, chỉ huy lực lượng Mỹ trong lực lượng đa quốc gia, từng nói với tôi: "Người Haiti là những con người tốt và họ đáng được có một cơ hội". Chắc chắn là Aristide có phạm các sai lầm, và bản thân ông ta lại là đối thủ nguy hiểm nhất của chính ông ta, nhưng phe đối lập chính trị không bao giờ hợp tác thực sự với ông. Hơn nữa, sau khi đảng Cộng hòa kiểm soát được quốc hội vào năm 1995, họ không sẵn sàng dể hỗ trợ mà lẽ ra đã có thể làm cho tình hình khác đi.

        Haiti không bao giờ có thể trở thành một nền dân chủ ổn định được nếu không có được sự giúp đỡ thêm từ Hoa Kỳ. Thế nhưng, cuộc can thiệp của chúng ta đã cứu được sinh mệnh của nhiều người và tạo điều kiện cho người Haiti lần đầu tiên có được một nền dân chủ mà họ đã bầu lên. Cho dù Aristide có những sai lầm quan trọng, nếu cứ để dân Haiti dưới sự cai trị của Cedras và cuộc đảo chính tàn bạo của ông ta thì tình hình còn tồi tệ hơn nhiều. Tôi rất hãnh diện là đã cho Haiti một cơ hội.

        Cuộc can thiệp vào Haiti cũng là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy phản ứng đa quốc gia là điều sáng suốt đối với các điểm bất ổn trên thế giới. Các quốc gia đã cùng nhau làm việc, và thông qua Liên hiệp quốc, chia sẻ trách nhiệm và chi phí cho các loại chiến dịch như thế, làm giảm sự chống đối đối với Hoa Kỳ, và xây dựng những tập quán hợp tác vô cùng quý giá. Trong một thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau, chúng ta nên hành động như thế bất cứ khi nào chúng ta cần.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Tư, 2016, 07:36:51 pm

        43

        Trong hai tuần rưỡi đầu tiên của tháng 4, tôi gặp các nhà lãnh đạo thế giới. Thủ tướng John Major, Tổng thống Hosni Mubarak, và Thủ tướng Benazir Bhutto của Pakistan, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tansu Ciller, là hai nhà lãnh đạo nữ thông minh, hiện đại của các quốc gia Hồi giáo, đến thăm tôi.

        Trong lúc đó, Newt Gingrich đọc bài diễn văn nhân dịp 100 ngày ông ta nhận chức Chủ tịch hạ viện. Nghe ông ta phát biểu, bạn có thể nghĩ rằng phe Cộng hòa đã cách mạng hóa nước Mỹ chỉ sau một đêm, thay đổi hình thức chính quyền Mỹ sang một hình thức Dân chủ đại nghị, mà theo đó ông là thủ tướng, được giao phụ trách mọi việc đối nội, còn tôi với cương vị là tổng thống chỉ lo các hoạt động đối ngoại.

        Lúc này, đảng Cộng hòa đang chiếm lĩnh tin tức truyền thông, dựa trên cơ sở họ mới kiểm soát quốc hội và việc họ khẳng định chính họ đang tạo ra các thay đổi lớn. Trên thực tế, họ chỉ mới ban hành được ba phần tương đối nhỏ của bản hợp đồng, những phần mà tôi ủng hộ. Những quyết định khó khăn nhất đối với họ vẫn còn đang ở phía trước.

        Trong một bài phát biểu tại Hiệp hội chủ bút Mỹ, tôi chỉ rõ ra những phần nào của bản hợp đồng tôi đồng ý, những phần nào tôi sẽ tìm cách dung hòa, những phần nào tôi chống đối và sẽ phủ quyết. Ngày 14 tháng 4, bốn ngày sau khi Thượng nghị sĩ Dole thông báo việc ra tranh cử chức tổng thống, tôi âm thầm đăng ký tái cử. Vào ngày 18, tôi tổ chức một cuộc họp báo và phải trả lời hơn 20 câu hỏi về rất nhiều đề tài, đối ngoại cũng như đối nội. Qua ngày hôm sau chúng đều bị quên lãng và chỉ có hai từ trên môi của mọi người Mỹ: Thành phố Oklahoma.

        Buổi sáng, tôi được tin một chiếc xe tải cài bom đã nổ bên ngoài Tòa nhà Liên bang Alfred P. Murrah ở thành phố Oklahoma, biến nó thành một đống gạch vụn, giết chết một số lượng chưa biết bao nhiêu người. Tôi lập tức tuyên bố tình trạng khẩn cấp và gửi ngay một nhóm điều tra đến nơi. Khi thấy được mức độ to lớn của công tác cứu hộ, các đơn vị cứu hỏa và đội cứu hộ khẩn cấp từ mọi miền của đất nước đến giúp sức thành phố Oklahoma đào bới các đống gạch vụn trong một cố gắng tìm kiếm tuyệt vọng những người sống sót.

        Nước Mỹ bị choáng váng và xúc động vì tấn thảm kịch này; nó lấy đi sinh mạng của 168 người, trong đó có 19 trẻ em đang ở trong nhà trẻ của tòa nhà khi quả bom phát nổ. Hầu hết những người chết đều là nhân viên liên bang làm việc cho nhiều cơ quan có văn phòng được đặt trong tòa nhà Murrah. Nhiều người cho rằng đó là việc làm của những kẻ Hồi giáo quá khích, nhưng tôi rất cẩn trọng trong việc đưa ra các kết luận về thủ phạm.

        Không lâu sau vụ nổ bom, những nhân viên thi hành pháp luật ở Oklahoma đã bắt giữ Timothy McVeigh, một cựu chiến binh tự cảm thấy bị gạt ra ngoài xã hội thù ghét chính phủ liên bang. Vào ngày 21, McVeigh đã bị FBI câu lưu và khởi tố. Anh ta đã chọn ngày 19 tháng 4 để đánh bom Tòa nhà Liên bang vì đó là ngày kỷ niệm cuộc tấn công của FBI đánh vào Giáo phái David ở Waco, Texas - một sự kiện mà đối với những kẻ quá khích cực hữu là một thể hiện của sự lạm dụng độc đoán quyền lực chính phủ. Sự hoài nghi chống lại chính phủ đã hình thành tại Mỹ từ nhiều năm nay, và ngày càng có nhiều người Mỹ đẩy sự hoài nghi có tính lịch sử của người Mỹ đối với chính phủ lên thành sự thù hận. Sự hận thù này dẫn đến việc hình thành những nhóm vũ trang bác bỏ tính hợp pháp của quyền lực liên bang và đòi hỏi quyền lực phải nằm trong tay họ.

        Không khí hận thù còn được gia tăng bởi những buổi phát thanh của các tay dẫn chương trình cánh hữu, lan truyền những luận điệu kích động độc ác hàng ngày trên làn sóng, và các website khuyến khích người dân đứng lên chống lại chính phủ và chỉ dẫn cụ thể để làm việc này, kể cả việc hướng dẫn chế tạo bom.

        Sau vụ nổ bom ở thành phố Oklahoma, tôi cố gắng an ủi và động viên những người đã bị mất người thân nói riêng và cả nước Mỹ nói chung, và đẩy mạnh các nỗ lực để bảo vệ người Mỹ chống lại chủ nghĩa khủng bố. Trong hơn hai năm sau cuộc tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới, tôi đã tăng nguồn lực chống khủng bố cho FBI và CIA và chỉ dẫn họ phải cùng nhau hợp tác chặt chẽ. Các nỗ lực củng cố pháp luật của chúng ta đã thành công trong việc dẫn độ nhiều tên khủng bố về Mỹ để xét xử sau khi chúng trốn ra nước ngoài, và ngăn chặn việc tấn công khủng bố vào Tòa nhà Liên hiệp quốc, tại các đường hầm Holland và Lincoln tại New York, và trên các máy bay bay từ Philippines về bờ biển phía Tây nước Mỹ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 04:00:30 am
        Hai tháng trước khi xảy ra cuộc tấn công vào thành phố Okla¬homa, tôi đã gửi sang quốc hội dự thảo luật chống khủng bố; ngoài nhiều đề nghị khác, dự luật này còn yêu cầu tuyển hơn 1.000 nhân viên bảo vệ pháp luật để chống khủng bố; yêu cầu thành lập một trung tâm chống khủng bố dưới sự chỉ huy của FBI nhằm phối hợp các nỗ lực của chúng ta; chấp thuận sử dụng các chuyên gia quân sự, thường bị cấm tham gia vào các lực lượng bảo vệ pháp luật nội địa; việc điều động này nhằm mục đích giúp đối phó chống lại các mối hiểm họa khủng bố bên trong nội địa liên quan đến các loại vũ khí hóa học, sinh học, và hạt nhân.

        Sau vụ thành phố Oklahoma, tôi yêu cầu các nhà lãnh đạo quốc hội phải xúc tiến ngay việc xem xét đạo luật này, vào ngày 3 tháng 5, tôi đề nghị có thêm các điều khoản bổ sung để củng cố nó: trao quyền pháp lý mạnh hơn để kiểm tra các sổ sách tài chính; quyền thực hiện việc theo dõi điện tử các nghi can khủng bố khi chúng di chuyển từ nợi này sang nơi khác, không cần phải xin lệnh của tòa án để ghi âm ở từng địa điểm cần thiết; gia tăng hình phạt khi cung cấp một cách có ý thức súng đạn hoặc chất nổ cho các hành động khủng bố chống lại các nhân viên chính phủ liên bang đương nhiệm hoặc đã về hưu cùng gia đình của họ; và bắt buộc đóng nhãn mác lên các vật liệu nổ để có thể truy ra tông tích của chúng. Một số các biện pháp này có thể gây ra tranh cãi nhưng, như tôi đã nói với một phóng viên vào ngày 4 tháng 5, "chủ nghĩa khủng bố chính là mối hiểm họa lớn nhât đến an ninh của người Mỹ". Ước gì tôi sai lầm trong nhận định này.

        Ngày chủ nhật, Hillary và tôi bay đến thành phố Oklahoma để tham dự buổi lễ tưởng niệm tại Trung tâm Hội chợ tiểu bang Oklahoma. Buổi lễ này được bà Cathy Keating, phu nhân của Thống đốc Frank Keating, tổ chức. Frank Keating là người tôi đã gặp hơn 30 năm về trước khi chúng tôi còn là sinh viên tại Georgetown. Sự đau khổ vẫn còn hiện rõ trên gương mặt của Frank và Cathy, nhưng họ và thị trưởng thành phố Oklahoma Ron Norick vẫn đứng lên đối dầu thách thức của chiến dịch tìm-và-tiếp cứu và giải quyết những nhu cầu đau buồn của người dân Oklahoma. Tại buổi lễ tưởng niệm này, mục sư Billy Graham được hoan hô nhiệt liệt khi ông tuyên bố: "Tinh thần của thành phố này và quốc gia này sẽ không thể bị đánh bại". Trong một nhận xét rất cảm động, ngài thống đốc nói rằng, nếu ai dó nghĩ người Mỹ đã mất khả năng yêu thương và chăm sóc đồng loại cũng như sự can đảm, thì hãy đến Oklahoma.

        Tôi gửi lời nhắn đến cả nước khi tuyên bố: "Các bạn đã mất rất nhiều, nhưng các bạn không mất mọi thứ. Và chắc chắn, các bạn sẽ không mất nước Mỹ, và chúng tôi sẽ sát cánh với các bạn ngày nào mà chúng ta còn cảm thấy cần thiết". Tôi chia sẻ quan điểm của một lá thư tôi nhận được từ một góa phụ trẻ, mẹ của ba đứa con mà người chồng đã bị chết trong vụ khủng bố chiếc máy bay của hàng không Pan Am 103 trên bầu trời Lockerbie, Scotland, vào năm 1988. Góa phụ trẻ này nói với những người đã mất người yêu quí nhất của họ đừng biến đau thương thành hận thù, và thay vào đó hãy làm những việc những người yêu quí đó "còn để lại, đảm bảo rằng cái chết của họ không trở nên vô ích". Sau khi tôi và Hillary đến thăm một số gia đình nạn nhân, tôi cần phải nhớ lại những lời nói đầy lòng nhân hậu đó. Một trong các nhân viên Mật vụ bị giết là Al Whicher, từng phục vụ trong đội bảo vệ tôi trước khi đến Oklahoma; vợ và ba người con của anh cũng nằm trong số các gia đình mà chúng tôi đến thăm.
        Thường xuyên bị gọi một cách dè bỉu là "những kẻ quan liêu liên bang", các nhân viên liên bang thiệt mạng vì họ đã phục vụ chúng ta, giúp đỡ những người lớn tuổi và những người tàn tật, hỗ trợ các nông gia và cựu chiến binh, củng cô pháp luật. Họ là những thành viên trong gia đình, bạn bè, người láng giềng, thành viên Hội phụ huynh học sinh và người lao động trong các cộng đồng ở đây. Không hiểu sao họ đã bị hình tượng hóa thành những ký sinh trùng vô cảm ăn bám vào các đồng đôla thuế mà dân chúng đóng cho chính phủ, đồng thời còn là những tay lạm dụng quyền lực trong đầu óc bị méo mó không những của Timothy McVeigh và những người có cảm tình với anh ta mà còn của rất nhiều người khác tố cáo họ làm việc vì quyền lực và tư lợi. Tôi tự hứa với chính mình là tôi sẽ không bao giờ dùng lại từ "những kẻ quan liêu liên bang" và tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để làm thay đổi những suy nghĩ chua chát và mù quáng, gây ra hành động điên cuồng nói trên.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 04:04:50 am
        Vụ nổ bom ở thành phô Oklahoma không làm chìm xuồng vụ Whitewater. Một ngày trước khi Hillary và tôi đến dự buổi lễ tưởng niệm, Ken Starr và ba trợ lý đến Nhà Trắng để chất vấn chúng tôi. Buổi làm việc diễn ra trong Phòng Hiệp ước. Cùng dự với tôi là hai viên chức thuộc Văn phòng cố vấn luật Nhà Trắng - Ab Mikva và Jane Sherburne và luật sư riêng của tôi - David Kendall cùng với cộng sự Nicole Seligman. Cuộc phỏng vấn này không có gì đáng chú ý, và khi kết thúc tôi nhờ Jane hướng dẫn Starr và các trợ lý đến phòng của Tổng thống Lincoln, với đồ đạc được chính bà Mary Todd Lincoln mang đến Nhà Trắng và một bản viết tay của bản Thông điệp Gettysburg do chính Tổng thống Lincoln viết để sau đó được dùng bán đấu giá lấy tiền giúp các cựu chiến binh. Hillary cho rằng tôi quá tử tế với bọn họ, nhưng tôi đã cư xử với họ theo cách tôi được giáo dục, và tôi vẫn chưa từ bỏ suy nghĩ đơn giản là cuộc điều tra này sẽ được kết thúc theo đúng diễn tiến pháp luật.

        Cũng trong tuần lễ đó, người bạn lâu năm của tôi là Thượng nghị sĩ David Pryor thông báo ông sẽ không tham gia tái cử vào năm 1996. Chúng tôi biết nhau gần 30 năm. David Pryor và Dale Bumpers còn gần gũi với tôi hơn các nghị sĩ bang nhà chúng tôi; chúng tôi đã nối tiếp nhau làm thống đốc bang, và chúng tôi đã cùng nhau giữ cho bang Arkansas luôn là một tiểu bang Dân chủ tiến bộ trong khi các bang miền Nam khác rơi vào ảnh hưởng của đảng Cộng hòa. Pryor và Bumpers có những đóng góp vô giá đối với các việc làm và sự bình yên trong tâm hồn của tôi, không những vì họ đã hỗ trợ tôi khi có những vân đề khó khăn nan giải, mà còn vì họ là những người bạn của tôi, đã biết và hiểu tôi từ rất lâu. Họ có thể làm cho tôi phải lắng nghe, có thể chọc cười tôi, và họ nhắc nhở các đồng nghiệp của họ là tôi không phải là cái con người mà các vị ấy đọc thấy trên báo chí. Sau khi David về hưu, tôi thường mời ông đi đánh golf để hỏi ý kiến và cách nhìn của ông về các vấn đề đặt ra nếu như ông vẫn còn làm việc ở quốc hội.

        Vào buổi cơm tối tổ chức ngày 29 tháng 4, chiêu đãi các nhà báo tại Nhà Trắng, các ý kiến của tôi đều ngắn gọn, chỉ trừ một hai câu. Tôi tìm cách tỏ ra không hài hước. Thay vào đó, tôi cảm ơn tất cả báo chí về sự tường thuật đầy đủ và sâu sắc của họ đối với tấm thảm kịch thành phố Oklahoma, cũng như đối với các nỗ lực khổng lồ để khôi phục lại mọi thứ từ sự tàn phá và tôi cũng cam đoan với họ rằng chúng ta sẽ vượt qua các khó khăn này, và khi chúng ta bắt tay vào làm việc, chúng ta sẽ càng mạnh mẽ thêm, cũng giống như hai câu thơ của W.H.Auden:

        Trong sa mạc của trái tim khô cằn
        Hãy để cho mạch nước hàn gắn chảy lại.

        Vào ngày 5 tháng 5, tại lễ khai giảng của trường Đại học Tiểu bang Michigan, tôi phát biểu với các sinh viên tốt nghiệp, cả với các nhóm vũ trang du kích hoạt động tích cực tại những vùng đất xa xôi của bang Michigan. Tôi nhấn mạnh là tôi biết rõ hầu hết các thành viên của các nhóm này khi mặc quân phục vào những ngày cuối tuần và thao diễn quân sự, đã không hề phạm luật, và tôi ca ngợi những người đã lên án vụ đánh bom. Sau đó tôi mạnh mẽ lên án những ai đã đi xa hơn việc chỉ trích cay nghiệt bằng việc bênh vực cho những hành động bạo lực chống lại các nhân viên thi hành luật pháp và các viên chức nhà nước khác, và tự so sánh họ với các lực lượng dân quân Mỹ thời kỳ chống lại Thực dân Anh, "đang chiến đấu cho một nền dân chủ mà các bạn đang than thở phàn nàn".

        Trong những tuần lễ tiếp theo, cùng với việc lên án những người đã bênh vực bạo lực, tôi yêu cầu người dân Mỹ, kể cả những người dẫn chương trình phát thanh, phải cân nhắc cẩn thận các lời phát biểu của họ, để chắc chắn rằng chúng sẽ không khuyến khích bạo lực đối với những người có một tinh thần không vững bằng chính họ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 04:12:28 am
        Vụ thành phố Oklahoma đã nhắc nhở hàng triệu người Mỹ rằng họ phải cân nhắc lại lời nói và thái độ của họ đối với chính phủ và đối với những người có quan điểm khác họ. Khi làm như vậy, dần dần sẽ hình thành thái độ xa lánh chậm nhưng chắc chắn đối với những lời chỉ trích bừa bãi không bị ai lên án, đã trở nên quá quen thuộc trong đời sống chính trị của chúng ta. Những kẻ căm ghét chính phủ và những kẻ cực đoan vẫn còn đó, nhưng họ đang ở thế thủ, và trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ của tôi, họ sẽ không bao giờ phục hồi lại được vị trí họ đã có được trước khi Timothy McVeigh thực hiện hành động mất nhân tính kia.

        Vào tuần lễ thứ hai của tháng 5, tôi lên chiếc Air Force One để bay đến Moscow dự lễ kỷ niệm 50 năm ngày Thế chiến hai chấm dứt tại châu Âu. Đến Moscow còn có cả Helmut Kohl, Francois Mitterrand, John Major, Giang Trạch Dân và nhiều nhà lãnh đạo khác, chuyến đi của tôi là một điều gây nhiều tranh cãi vì nước Nga đang lâm vào một cuộc chiến tranh đẫm máu chống những kẻ đòi ly khai tại nước Cộng hòa Chechnya có nhiều người Hồi giáo. Thương vong thường dân tăng lên rất cao, và hầu hết các nhà quan sát bên ngoài đều cho rằng Nga đã sử dụng sức mạnh quân sự quá mức cần thiết và không thực hiện đủ các hoạt động ngoại giao.

        Tôi đi lần này vì chúng tôi là những quốc gia đồng minh trong Thế chiến hai, cuộc chiến làm thiệt mạng một phần tám dân số của Liên bang Xô Viết lúc bấy giờ: 27 triệu người Liên Xô đã chết trong các trận đánh hoặc vì bệnh tật và đói rét. Và một lần nữa, chúng tôi lại là đồng minh với nhau. Chúng ta là đối tác chủ lực giúp cho sự phát triển về kinh tế và chính trị của nước Nga. Chúng ta hợp tác với nước Nga trong việc tìm kiếm an toàn và tiêu hủy các vũ khí hạt nhân, trong việc mở rộng một cách có trật tự khối NATO cũng như chương trình Đối tác Hòa bình, trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố và tội ác có tổ chức. Cuối cùng, Yeltsin và tôi có hai vấn đề gai góc phải giải quyết: vấn đề nước Nga hợp tác với chương trình phát triển hạt nhân của Iran và vân đề làm sao và làm thế nào mở rộng NATO đồng thời đưa Nga vào vị trí Đối tác Hoà bình mà không làm cho Yeltsin phải trả giá trong cuộc bầu cử ở Nga năm 1996.
       
        Ngày 9 tháng 5, tôi cùng Giang Trạch Dân và nhiều nhà lãnh đạo khác đứng trên Quảng trường Đỏ để dự cuộc diễu binh của những cựu chiến binh lớn tuổi. Họ bước đi vai kề vai, và thường thì họ nắm tay và dựa vào nhau để cùng nhau giữ vững sức mạnh khi họ diễu binh một lần chót cho nước Mẹ Nga. Ngày hôm sau, sau các buổi lễ kỷ niệm, Yeltsin và tôi gặp nhau tại sảnh St. Catherine trong điện Kremlin. Tôi bắt đầu cuộc nói chuyện bằng vấn đề Iran. Tôi nói với Yeltsin rằng chúng ta đã cùng nhau làm việc để đưa vũ khí hạt nhân ra khỏi Ukraina, Belarus, và Kazakhstan; bây giờ chúng ta muốn chắc chắn rằng chúng ta không cho phép các quốc gia nào, Iran chẳng hạn, có thể làm hại đến cả hai đất nước chúng ta khi trở thành cường quốc hạt nhân. Yeltsin đã chuẩn bị sẵn cho chủ đề này; ngay lập tức ông nói rằng không một chiếc máy ly tâm hạt nhân nào sẽ được bán cho Iran, và gợi ý là chúng tôi chỉ nên bàn về vấn đề các lò phản ứng hạt nhân mà Iran cho là để phục vụ các mục đích hòa bình, cùng với ủy ban Gore - Chernomyrdin. Tôi đồng ý, miễn là Yeltsin cam kết công khai là Nga sẽ không chuyển cho Iran các công nghệ hạt nhân có thể được dùng vào mục đích quân sự. Boris trả lời đồng ý và chúng tôi bắt tay nhau. Chúng tôi cũng đồng ý sẽ bắt đầu tham quan các nhà máy sản xuất vũ khí vi sinh học vào tháng 8, như là một phần của một nỗ lực rộng lớn để cắt giảm mối hiểm họa của sự lan rộng của các loại vũ khí vi sinh và hóa học.

        Về vấn đề mở rộng NATO, khi tôi gián tiếp nói cho Yeltsin biết chúng tôi sẽ thực hiện trước cuộc bầu cử ở Nga vào năm 1996, thì cuối cùng, ông đồng ý cùng tham gia vào chương trình Đối tác Hòa bình. Cho dù ông không đồng ý công khai quyết định của ông, vì sợ bị là nhượng bộ quá nhiều, ông cam kết sẽ ký các văn bản này vào ngày 25 tháng 5. Như vậy là đủ đối với tôi. Chuyến đi hoàn toàn thành công.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 04:17:30 am
        Trên đường về, tôi dừng ở Ukraina để dự một buổi lễ kỷ niệm khác về Thế chiến hai, phát biểu trước sinh viên của một trường đại học, thực hiện một chuyến viếng thăm đầy xúc động đến Babi Yar, một khe núi phủ kín cây xanh, nơi mà gần 54 năm về trước, Phát xít Đức đã sát hại hơn 100.000 người Do Thái và nhiều nghìn chiến sĩ Ukraina, tù binh Xô Viết, và dân Digan. Ngay trước ngày hôm đó, Liên hiệp quốc đẫ biểu quyết gia hạn một cách không thời hạn Hiệp định cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), là nền tảng của các nỗ lực của chúng ta nhằm ngăn chặn sự phát triển vũ khí hạt nhân từ hơn 20 năm qua. Vì vẫn còn một số quốc gia tìm cách sở hữu loại vũ khí này, nên việc gia hạn Hiệp ước NPT là một trong các mục đích không phổ biến vũ khí quan trọng nhất của tôi. Babi Yar và thành phố Oklahoma là những lời cảnh tỉnh về khả năng độc ác và hủy diệt của con người; chúng củng cố tầm quan trọng của NPT và bản thỏa thuận mà tôi đã đạt được trong việc giới hạn việc bán kỹ thuật hạt nhân của Nga cho Iran.

        Khi tôi trở về Washington, phe Cộng hòa bắt đầu khởi sự thực hiện các đề xuất của họ, và gần như tôi dành toàn bộ thời gian còn lại của tháng này để nỗ lực đánh bại họ, đe dọa sẽ phủ quyết các kê hoạch cắt giảm cả gói của họ, các cố gắng của họ để làm suy yếu chương trình nước sạch của chúng tôi, kể cả những cắt giảm ngân sách to lớn mà họ đề nghị trên lĩnh vực giáo dục, chăm sóc y tế, và viện trợ nước ngoài.

        Vào tuần lễ thứ ba của tháng 5, tôi thông báo, lần đầu tiên kể từ ngày thành lập nước Mỹ, rằng xe cộ sẽ bị cấm lưu thông trên đại lộ Pennsylvania phía trước hai khu phố đối diện Nhà Trắng. Tôi miễn cưỡng phải chấp nhận quyết định này sau khi một nhóm các chuyên gia từ Cơ quan Mật vụ, Bộ Ngân khố, và các chính phủ Cộng hòa và Dân chủ tiền nhiệm đã khuyên tôi nên làm như vậy là cần thiết để bảo vệ Nhà Trắng chống lại một cuộc đánh bom. Sau sự kiện nổ bom tại thành phố Oklahoma và cuộc tấn công vào hệ thông xe điện ngầm ở Nhật, tôi cảm thấy phải đồng ý với lời khuyên này, mặc dù tôi không thích nó.

        Vàồ cuối tháng, Bosnia lại xụất hiện trên các bản tin thời sự. Người Serbia lại bao vây chặt Sarajevo, và các tay súng bắn tỉa của họ lại bắt đầu nhắm bắn vào các trẻ em vô tội. Vào ngày 25 tháng 5, NATO bắt đầu mở những cuộc không kích vào các cứ điểm của Serbia tại Pale, và để trả đũa, người Serbia bắt giữ lính gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc và xích họ vào các kho đạn tạm ở Pale như là những con tin để chống lại các cuộc không kích khác; họ cũng giết chết hai lính gìn giữ hòa bình người Pháp khi đánh chiếm một chốt tiền tiêu của Liên hiệp quốc.

        Sức mạnh không lực của chúng ta được sử dụng một cách tối đa tại Bosnia để thực hiện một nhiệm vụ nhân đạo lâu dài nhất trong lịch sử; để củng cố vùng cấm bay, nhằm giúp cho người Hồi giáo không bị người Serbia ném bom; và để duy trì một vùng oanh kích tự do bao quanh Sarajevo và các khu đông dân cư khác. Cùng với các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc và lệnh cấm vận, các phi công của chúng ta đã tạo ra một sự khác biệt lớn trong cuộc chiến: số thương vong giảm từ con số 130.000 vào năm 1992 xuống dưới 3.000 năm 1994. Thế nhưng cuộc chiến vẫn tiếp diễn, và cần phải làm thêm rất nhiều việc hơn nữa để kết thúc nó.

        Sự kiện đối ngoại chính trong tháng 6 diễn ra xung quanh Hội nghị thượng đỉnh G-7 do Jean Chrétien làm chủ nhà tại Halifax, Nova Scotia. Jacques Chirac, vừa được bầu làm tổng thống Pháp, đã ghé lại để gặp tôi trên đường đến Canada. Chirac có một tình cảm nồng hậu với nước Mỹ. Khi còn trẻ, ông có một thời gian sống ở Mỹ, kể cả một thời gian ngắn làm việc cho nhà hàng Howard Johnson ở thành phố Boston. Ông có một sự tò mò không thể cưỡng lại về rất nhiều lĩnh vực. Tôi rất quý ông, và cũng rất thích việc phu nhân ông ấy cũng có sự nghiệp chính trị riêng của mình.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 04:23:47 am
        Dù chúng tôi ưa thích nhau, nhưng mối quan hệ này bị căng thẳng vì quyết định của ông nối lại việc thử vũ khí hạt nhân của Pháp trong khi tôi đang cố gắng vận động sự ủng hộ của toàn thế giới về một hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện - vốn là mục đích của tất cả các tổng thống Hoa Kỳ từ thời Tổng thống Eisenhower. Sau khi Chirac trấn an tôi khi nào các cuộc thử nghiệm này chấm dứt, ông sẽ ủng hộ hiệp ước, chúng tôi chuyển sang vấn đề Bosnia, nơi ông có lập trường cứng rắn hơn đối với người Serbia so với người tiền nhiệm Mitterrand. Ông cùng John Major ủng hộ việc thành lập một lực lượng phản ứng nhanh để chống lại những cuộc tấn công vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc; tôi cam kết sử dụng quân đội Hoa Kỳ để hỗ trợ họ cũng như các lực lượng Liên hiệp quốc khác ra và vào Bosnia nếu lực lượng này và các nhân viên gìn giữ hòa bình bình thường phải rút lui. Nhưng tôi cũng nói với Chirac nếu lực lượng này không làm được việc và các lực lượng Liên hiệp quốc buộc phải rút khỏi Bosina, dù chúng tôi sẽ phải dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.

        Tại cuộc họp G-7, tôi có ba mục tiêu: vận động sự hợp tác của các nước đồng minh trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố, tội ác có tổ chức, và buôn lậu chất gây nghiện; nhận định nhanh chóng các cuộc khủng hoảng tài chính, đối phó tốt với chúng hơn bằng các thông tin kịp thời và chính xác cùng với các sự đầu tư vào các quốc gia đang phát triển để giảm đói nghèo và đẩy mạnh trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường; và cuối cùng là giải quyết một tranh chấp về thương mại nghiêm trọng với Nhật Bản.

        Hai mục tiêu đầu tiên nhanh chóng đạt được; mục tiêu thứ ba quả là một vấn đề khó khăn. Trong vòng hai năm rưỡi, chúng ta đã đạt được những tiến bộ với Nhật, hoàn tất được 15 thỏa thuận thương mại riêng rẽ. Tuy nhiên sau hai năm kể từ ngày Nhật Bản cam kết mở cửa thị trường cho xe hơi và phụ tùng xe hơi của Mỹ, sự mất cân đối trong toàn bộ cán cân thương mại giữa Mỹ và Nhật nằm đến hơn 50% trong khu vực này, và chúng ta đã không đạt được một sự tiến bộ nào cả. 80% việc mua bán xe hơi ở Mỹ là bán xe hơi Nhật; trên thị trường Nhật, nguồn xe hơi của mỗi nước nhập khẩu vào nước này chỉ được chiếm 7% thị phần, và các quy định cứng nhắc của chính phủ Nhật ngăn cản việc xuất khẩu phụ tùng xe hơi của chúng ta vào thị trường nước họ. Mickey Kantor đã đi đến tận cùng của sự kiên nhẫn và đề nghị áp thuế 100% đối với các loại xe cao cấp của Nhật. Trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Murayama, tôi nói với ông rằng vì mối quan hệ an ninh giữa chúng ta và tình trạng chậm lại của nền kinh tế Nhật, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thương thảo với Nhật, nhưng chúng ta sẽ sớm có hành động. Vào cuối tháng, chúng tôi đạt được hành động đó. Nhật Bản đồng ý cho 200 đại lý bán xe hơi Mỹ, và cho thêm 1000 đại lý bán xe Mỹ trong năm năm tới; các qui định của pháp luật Nhật không cho nhập khẩu phụ tùng xe hơi Mỹ được thay đổi; các nhà sản xuất xe hơi sẽ gia tăng sản lượng sản xuất tại Mỹ và sử dụng nhiều phụ tùng xe của Mỹ hơn.

        Trong suốt thời gian tháng 6, tôi còn bị lôi cuốn vào một cuộc đấu tranh chống lại đảng Cộng hòa về vấn đề ngân sách. Vào ngày đầu tháng, tôi đến một trang trại ở Billings, bang Montana để vạch rõ các sự khác biệt giữa quan điểm của tôi vế các vấn đẽ nông nghiệp và quan điểm của đảng Cộng hòa tại quốc hội. Chương trình trợ giúp nông nghiệp phải được tái chấp thuận vào năm 1995, và là một phần trong cuộc tranh luận về vấn đề ngân sách. Tôi nói với các gia đình nông dân rằng trong khi tôi ủng hộ một sự cắt giảm khiêm tốn trong toàn bộ các chi tiêu về nông nghiệp, đảng Cộng hòa lại chủ trương cắt giảm một cách đột ngột. Trong nhiều năm đảng Cộng hòa được ái mộ hơn đảng Dân chủ ở vùng nông thôn Hoa Kỳ vì họ bảo thủ về văn hóa, nhưng khi đến chân tường thì đảng Cộng hòa quan tâm nhiều hơn đến giới chủ nông nghiệp hơn là đời sống của các gia đình nông dân.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 04:28:56 am
        Tôi đi cưỡi ngựa, không chỉ vì tôi thích môn này và thích cảnh vật bao la của vùng Montana mà còn muốn chứng tỏ cho thấy tôi không phải là một con người xa lạ với một nền tảng văn hoá đồng quê được người Mỹ ủng hộ. Sau cuộc viếng thăm, người đi tiền trạm của tôi, Mort Engleberg, đã hỏi một trong những người tôi đến thăm là ông ta nghĩ thế nào về tôi. Người nông dân này trả lời, "Ông ấy cũng được. Và ông ấy không phải như những gì người ta đã gán cho ông". Đây là câu nói tôi được nghe rất nhiều vào năm 1995, và tôi hy vọng sẽ không phải đến từng cử tri một để sửa lại nhận thức sai lầm của họ về tôi.

        Cuộc cưỡi ngựa của tôi trở nên lý thú khi một trong các nhân viên Mật vụ đi theo tôi ngã ngựa; anh ta không hề hấn gì, nhưng con ngựa thì phóng đi như một quả tên lửa bay qua cánh đồng bao la. Trước sự ngạc nhiên của các phóng viên và người dân Montana đang nhìn theo, phó chánh văn phòng của tôi là Harold Ickes phóng theo chú ngựa đang đào tẩu, bắt nó lại và dắt trả lại cho khổ chủ. Hành động dũng cảm của Harold có vẻ như hoàn toàn khác hẳn với hình ảnh một nhà hoạt động cấp tiến gốc thành phố của anh ấy. Khi còn là thanh niên, anh từng làm việc cho các trang trại miền viễn tây, và đã không quên kỹ năng cưỡi ngựa của mình.

        Ngày 5 tháng 6, Henry Cisneros và tôi công bố một "Chiến lược quốc gia về quyền sở hữu nhà", bao gồm danh sách cả trăm việc mà chúng tôi phải làm để tăng quyền sở hữu nhà của hai phần ba dân số nước Mỹ. Việc giảm mạnh thâm thủng ngân sách đã giúp hạ thấp lãi suất thế chấp cho dù nền kinh tế có tăng trưởng, và trong vài năm kế tiếp, chúng tôi sẽ đạt được chỉ tiêu của Henry lần đầu trong lịch sử nước Mỹ.

        Cuối tuần đầu của tháng 6, tôi lần đầu tiên phủ quyết một đạo luật cắt giảm chi tiêu cả gói 16 tỷ đôla của đảng Cộng hòa, vì nó cắt giảm quá nhiều các chi tiêu về giáo dục, dịch vụ công cộng, và bảo vệ môi trường, trong khi lại không đụng chạm gì đến các chương trình vô bổ xây dựng các xa lộ mang tính phô trương, các trụ sở tòa án, và các toà nhà hành chính liên bang, là những công trình đầy tính làm kiểng của các đảng viên Cộng hòa. Cho dù nhìn chung họ ghét chính phủ, nhưng cũng như hầu hết những người đương nhiệm khác, họ vẫn sẽ chi xài sao cho họ có thể tiếp tục tái cử. Tôi đề nghị sẽ cùng làm việc với các thành viên đảng Cộng hòa để sẵn sàng cắt giảm chi tiêu, nhưng tuyên bố rằng cắt giảm đó sẽ phải đến từ những dự án không cần thiết và các dự án mua lòng cử tri, chứ không lấy từ các chương trình đầu tư cho trẻ em cũng như cho tương lai của chúng ta. Vài ngày sau, tôi còn có một động lực khác cho những sự đầu tư này, khi em trai của Hillary, Tony, và vợ là Nicole vừa hạ sinh thêm một cháu trai - Zachary Boxer Rodham.

        Tôi vẫn phải tìm cách làm thế nào để cân bằng giữa đối đầu và thỏa hiệp khi tôi đến Claremont, bang New Hampshire gặp Chủ tịch hạ viện Gingrich. Tôi nói với Newt rằng thật là một điều tốt đối với ông ta nếu như ông ta tổ chức một buổi nói chuyện với dân chúng ở New Hampshire như cách tôi đã làm năm 1992, và ông đã thống nhất với tôi về việc này. Cả hai chúng tôi đều khai mào cuộc họp bằng các nhận xét tích cực, cho rằng cần có một cuộc tranh luận trung thực và hợp tác với nhau thay vì kiểu miệt thị nhau được mô tả trên các bản tin thời sự buổi tối. Gingrich còn nói đùa rằng ông ta đã bắt chước tôi trong chiến dịch tranh cử khi dừng lại cửa hàng Dunkin' Donuts trên đường -đến dự buổi họp.

        Khi trả lời các câu hỏi do công dân đặt ra, chúng tôi đã thống nhất cùng nhau làm việc về cải tổ tài chính trong vận động tranh cử; và thậm chí bắt tay với nhau khi bàn đến việc này; thảo luận với nhau về các vấn đề mà quan điểm của chúng tôi đối lập hẳn nhau; bất đồng một cách văn minh lịch sự với nhau về vấn đề y tế; và không thống nhất với nhau về sự thiết thực của Liên hiệp quốc và vấn đề quốc hội có nên tài trợ tổ chức AmeriCorps hay không.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 04:35:09 am
        Cuộc thảo luận với Gingrich được dư luận đón nhận một cách phấn khởi trong một đất nước đã quá mệt mỏi vì những cuộc đấu đá giữa hai đảng với nhau. Hai trong số các nhân viên Mật vụ của tôi, vốn là những người không bao giờ nói một cái gì dính đến chính trị, đã tâm sự với tôi rằng họ cảm thấy rất sung sướng khi hai chúng tôi có những cuôc thảo luận tích cực với nhau. Ngày hôm sau, tại cuộc họp báo của Nhà Trắng về các vấn đề doanh nghiệp nhỏ, nhiều đảng viên cộng hòa cũng có những phát biểu tương tự. Tôi nghĩ nếu tôi và ngài chủ tịch hạ viện mà tiếp tục theo được một con đường như vậy thì chúng tôi sẽ giải quyết được hầu hết các sự khác biệt giữa chúng tôi và đó là một điều tốt cho nước Mỹ. Ưu điểm lớn nhất của Newt Gingrich là ông ta là một người có đầu óc rất sáng tạo, linh hoạt, luôn tràn đầy các ý tưởng mới. Nhưng đó không phải là những đức tính đã giúp cho ông đạt đến chức chủ tịch hạ nghị viện; chính việc đả kích dữ dội nhắm vào đảng Dân chủ đã giúp ông đạt chiếc ghế này. Thật khó để chế ngự nguồn sức mạnh của ông, Newt đã bị nhắc nhở ngay ngày lôm sau như thế khi ông ta bị Rush Limbaugh và người lãnh đạo bảo thủ của Nghiệp đoàn khối Manchester chỉ trích vì đã quá thân mật với tôi. Thật là một sai lầm khi về sau, sự thân mật này đã không được ông lặp lại, ít nhất là ở nơi công cộng.

        Sau cuộc gặp mặt làm việc, tôi đến Boston để gây quỹ cho Thượng nghị sĩ John Kerry, đang chuẩn bị tái ứng cử và sẽ phải đối mặt với một đối thủ nặng ký là thống đốc Bill Weld. Tôi có quan hệ tốt với Weld; có thể xem ông là một Thống đốc Cộng hòa tiến bộ nhất, nhưng tôi không muốn Kerry mất ghế tại thượng viện. Kerry là một trong các nhân vật có thẩm quyền nhất trong thượng viện về lĩnh vực môi trường và công nghệ cao. Ông cũng dành ra một số lượng thời gian đặc biệt để nghiên cứu các vấn đề bạo lực trong lứa tuổi thanh niên, một vấn đề ông rất quan tâm vì ông từng là một công tố viên. Quan tâm đến một vấn đề sẽ không kiếm được phiếu bầu trong thời gian trước mắt, nhưng sẽ tạo ra được một ảnh hưởng rất lớn trong tương lai, và đó chính là một đức tính rất tốt của một nhà chính trị.

        Ngày 13 tháng 6, trong một thông điệp truyền hình được truyền đi từ Phòng Bầu dục, tôi đề nghị một kế hoạch cân đối ngân sách trong 10 năm. Các nghị sĩ Cộng hòa đề nghị thực hiện kế hoạch đó trong bảy năm, với những sự cắt giảm lớn lao các khoản chi tiêu trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc y tế, bảo vệ môi trường, cùng với các khoản cắt giảm thuế rất lớn. Ngược lại kế hoạch của tôi không có những cắt giảm ngân sách trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người già, và cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho các gia đình để cải cách an sinh có thể có hiệu quả, hoặc thực hiện các biện pháp cơ bản bảo vệ môi trường. Kế hoạch này cũng hạn chế việc cắt giảm thuế đối với những người có thu nhập trung bình, với một sự nhấn mạnh vào việc giúp đỡ các bậc cha mẹ Mỹ chi trả các khoản học phí đại học đang tăng nhanh. Và với sự cân đối ngân sách trong 10 năm, thay vì bảy năm, ảnh hưởng co giãn hàng năm của kế hoạch sẽ nhẹ hơn, làm giảm đi rủi ro trì hãm phát triển kinh tế.

        Thời điểm và nội dung cốt lõi của bản thông điệp đã gặp sự chống đối của nhiều thành viên đảng Dân chủ và một vài thành viên chính phủ cũng như ban tham mưu của tôi; những người này cho rằng hãy còn quá sớm để đưa ngân sách vào thảo luận với đảng Cộng hòa; lúc này, sự ủng hộ của công chúng đối với họ xuống thấp vì họ đang phải ra quyết định chứ không còn được nói không với kế hoạch của tôi nữa, và nhiều thành viên đảng Dân chủ cho rằng thật là điên rồ nếu lúc này tôi lại nhảy ra ngáng đường bằng một chương trình hành động của tôi trừ khi buộc phải làm vậy. Sau những chỉ trích mà chúng tôi phải hứng chịu sau hai năm đầu cầm quyền của tôi, họ nghĩ rằng cứ để cho đảng Cộng hòa chịu cảnh gậy ông đập lưng ông ít nhất trong một năm.

        Đây là một luận cứ đầy thuyết phục. Tuy nhiên, tôi là tổng thống; tôi là người lãnh đạo đất nước, và chúng tôi đã cắt giảm một phần ba thâm thủng ngân sách mà không cần ủng hộ của đảng Cộng hòa. Nếu sau này, tôi buộc phải phủ quyết các dự luật ngân sách của đảng Cộng hòa, tôi sẽ thực hiện nó sau khi đã chứng tỏ cho mọi người thấy đã cố gắng nỗ lực hết mình nhằm đạt được các thỏa thuận nhưng không được. Hơn nữa tại New Hampshire, Chủ tịch hạ viện và tôi đã cam kết cùng nhau làm việc. Tôi muốn làm đúng phần mình trong thỏa thuận đó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 04:38:37 am
        Quyết định về ngân sách của tôi được sự hỗ trợ của Leon Panetta, Erskine Bowles, gần như toàn bộ nhóm phụ trách kinh tế, những người có quan điểm tích cực chống thâm hụt của đảng Dân chủ tại quốc hội, và Dick Morris, người đã làm cố vấn cho tôi từ cuộc tuyển cử năm 1994. Hầu hết các nhân viên của tôi đều không thích Dick vì anh ta rất khó nói chuyện, hay nói lòng vòng theo các thủ tục đã được thiết lập từ lâu của Nhà Trắng, và đã từng làm việc cho đảng Cộng hòa. Đôi khi anh ta hay đi lệch ra ngoài lĩnh vực mình được giao phụ trách và muốn chính trị hóa quá nhiều chính sách ngoại giao, nhưng tôi đã có một quá trình làm việc đủ lâu với anh ta để biết khi nào chấp nhận, khi nào phải bác bỏ sự cố vấn của anh ta.

        Nội dung chính Dick hay cố vấn cho tôi là thực hiện kiểu chính trị "tam giác hóa", vượt qua sự khác biệt của các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa, và chấp nhận các ý tưởng nào tốt nhất từ cả hai phía. Đối với nhiều người cấp tiến và một số nhân vật trong báo giới, việc tam giác hóa là một thỏa thuận không có sức thuyết phục, một thủ đoạn hèn hạ để được tái cử. Trên thực tế đây là một cách khác nhằm nói rõ điều mà tôi đã ủng hộ khi còn làm thống đốc, đối với Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ, và vào năm 1992 trong chiến dịch tranh cử. Tôi luôn tìm cách tổng hợp các ý tưởng mới cũng như các giá trị truyền thống và thay đổi các chính sách của chính phủ khi các điều kiện thay đổi. Tôi không tách rời các sự khác biệt giữa những người có tư tưởng cấp tiến và những người có tư tưởng bảo thủ; thay vào đó, tôi nỗ lực xây dựng một sự thống nhất chung. Và khi các khác biệt với đảng Cộng hòa về vấn đề ngân sách sẽ dồn dập xảy đến, cách tiếp cận của tôi sẽ không tránh khỏi các sự chỉ trích. Cuối cùng thì vai trò của Dick cũng được công chúng biết đến và anh ta là người thường xuyên có mặt trong các buổi làm việc hoạch định chiến lược hàng tuần của chúng tôi, thường được tiến hành vào mỗi tối thứ tư. Tôi cũng đưa vào danh sách tham dự Mark Penn cùng với người cộng tác của ông là Doug Schoen, có trách nhiệm làm công tác thăm dò dư luận cho chúng tôi. Penn và Schoen là một ê kíp làm việc tốt cùng chia sẻ triết lý hành động mới của đảng Dân chủ do tôi đề xuất và sẽ cộng tác với tôi cho đến hết nhiệm kỳ tổng thống. Không lâu sau, chúng tôi còn được sự cộng tác của cố vấn phụ trách báo chí Bob Squier, một cựu chiến binh và cộng tác viên của ông, Bill Knapp, là một người có nhiều sự hiểu biết có thể đề xuất và theo dõi thực hiện các chính sách.

        Ngày 29 tháng 6, cuối cùng tôi đạt được một sự thỏa thuận với đảng Cộng hòa về đạo luật tái cắt giảm, khi họ đồng ý không cắt 700 triệu đôla cho giáo dục, tổ chức AmeriCorps, và chương trình nước uống sạch. Thượng nghị sĩ Mark Hatfield, chủ tịch ủy ban Phân bổ Ngân sách của thượng nghị viện và là đảng viên Cộng hòa cấp tiến, đã làm việc chặt chẽ với Nhà Trắng để đi đến sự thỏa hiệp này.

        Ngày hôm sau tại Chicago, khi nói chuyện với các nhân viên cảnh sát và công dân bị thương tật vì súng tấn công, tôi lên tiếng bảo vệ cho lệnh cấm sử dụng loại vũ khí này và đề nghị quốc hội bảo trợ dự luật của Thượng nghị sĩ Paul Simon để lấp đi một lỗ hổng to của luật pháp và ngăn chặn việc giết hại các nhân viên cảnh sát. Một nhân viên cảnh sát nói với tôi rằng anh ta đã sống sót qua các trận đánh ác liệt trên chiến trường Việt Nam mà không bị một vết thương nào, nhưng đã suýt chết vì một tên tội phạm sử dụng súng tấn công bắn nhiều phát vào người anh. Pháp luật hiện nay đã ngăn cấm việc sử dụng loại bắn xuyên áo giáp của nhân viên cảnh sát. Nhưng lệnh cấm các loại đạn không dựa trên khả năng xuyên thép mà bởi chất liệu chế tạo; một số các nhà sản xuất có kỹ thuật tốt đã khám phá các thành phần mà luật không đề cập có thể được sử dụng để sản xuất các loại đạn có thể xuyên thủng áo giáp và giết chết các nhân viên cảnh sát.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 04:45:26 am
        Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA) chắc chắn sẽ chống lại đạo luật này, nhưng họ đang yếu thế hơn năm 1994. Sau khi giám đốc điều hành của NRA gọi các nhân viên bảo vệ luật pháp liên bang là những "tên côn đồ mang giày ủng", cựu Tổng thống Bush đã từ bỏ tổ chức này để phản đối. Trước đó vài tháng, tại California, diễn viên hài Robin Williams đã chế giễu sự chống đối của NRA đối với việc cấm sử dụng các loại đạn có sức sát thương đối với các nhân viên cảnh sát bằng một câu châm biếm rất hay: "Lẽ tất nhiên là chúng ta không ngăn cấm được các loại đạn này. Các thợ săn rất cần đến chúng. Vì đâu đó trong các cánh rừng, có một con nai mặc áo chống đạn Kevlar!". Khi chúng tôi bước vào sáu tháng cuối năm 1995, tôi hy vọng sự phản đối của cựu Tổng thống Bush và danh hài Robin báo trước sự đồng cảm lớn hơn đối với vấn đề sử dụng súng.

        Vào tháng 7, việc đâu đá giữa hai đảng dịu bớt đi. Ngày 12, tại trường Trung học James Madison ở Vienna, bang Virginia, tôi tiếp tục các nỗ lực để nhân dân Hoa Kỳ xích lại gần nhau hơn nữa, lần này về chủ đề tự do tôn giáo.

        Có rất nhiều tranh luận về phạm vi cho phép các biểu hiện tôn giáo ở các trường công. Theo một số viên chức ngành giáo dục và giáo viên thì Hiến pháp không cho phép làm việc này. Nhận định này hoàn toàn không đúng. Học sinh được quyền tự do cầu nguyện một cách cá nhân hay tập thể; các câu lạc bộ tôn giáo được đối xử ngang bằng như các tổ chức ngoại khóa khác; vào thời gian rảnh, học sinh được tự do đọc các sách về tôn giáo; chúng cũng có thể diễn đạt các quan điểm về tôn giáo trong các bài làm ở nhà hay trong các bài tập. Và chúng cũng có quyền mặc những chiếc áo mang các dòng chữ ca ngợi tôn giáo, giống như chúng có quyền mặc những chiếc áo mang các dòng chữ đề cao các chủ đề khác.

        Tôi yêu cầu Bộ trưởng Reno và Bộ trưởng Riley chuẩn bị một bản giải trình chi tiết về phạm vi các biểu hiện tôn giáo được phép thực hiện trong các trường học và cung cấp cho tất cả các trường tại Hoa Kỳ một bản trước khi niên học mới bắt đầu. Khi bản tài liệu này được phổ biến, nó đã giúp làm giảm một cách cơ bản các sự mâu thuẫn và kiện tụng về vấn đề này, và qua đó giành được sự ủng hộ của các giới tôn giáo và chính trị.

        Tôi có một quá trình lâu dài làm việc về vấn đề này, từng thiết lập một mối quan hệ giữa Nhà Trắng với các cộng đồng tôn giáo, đã ký đạo luật Tái phục hồi tự do tôn giáo. Đến gần cuối nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của tôi, giáo sư Rodney Smith, một chuyên gia về tu chính án thứ nhất, cho rằng chính phủ tôi đã làm nhiều việc để bảo vệ và thúc đẩy sự tự do tôn giáo hơn bất cứ chính phủ nào từ thời Tổng thống James Madison. Tôi không biết nhận định này có đúng hay không, nhưng tôi đã cố gắng hết mình.

        Một tuần sau sự kiện tự do tôn giáo dó, tôi phải đối mặt với thách thức đương thời lớn nhất là việc xây dựng một cộng đồng nước Mỹ đoàn kết hơn: chương trình hành động tích cực. Hành động tích cực ở đây có nghĩa là đưa ra các ưu tiên về tuyển dụng vào các cơ quan chính phủ cho đôi tượng sắc tộc thiểu số và phụ nữ; ưu tiên trong các hợp đồng sản xuất và dịch vụ, các khoản cho vay dành cho các hoạt động kinh doanh nhỏ, và việc nhận vào học tại các trường đại học. Mục đích của chương trình hành động tích cực là để giảm bớt ảnh hưởng của việc loại trừ một cách có hệ thống một số tầng lớp dân chúng dựa trên sắc tộc hoặc giới tính đối với các cơ hội dành cho những người khác trong xã hội. Chính sách này được bắt đầu dưới thời các Tổng thống Kennedy và Johnson, và được chính quyền Tổng thống Nixon mở rộng, với sự ủng hộ mạnh mẽ của hai đảng. Chương trình được thực hiện trên một nhận thức là ảnh hưởng của các sự phân biệt trong quá khứ không thể được loại trừ chỉ bằng việc thông qua các đạo luật chống lại tệ nạn này từ bây giờ trở đi mà thôi, cũng như ý muốn tránh việc đưa ra chỉ tiêu cơ cấu, khiến ưu tiên được dành cho những người không có khả năng và gây sự phân biệt ngược lại đối với những người đàn ông da trắng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 04:50:18 am
        Đầu thập niên 1990, sự chống đối chương trình hành động tích cực bắt đầu hình thành: từ những người bảo thủ cho rằng mọi sự thiên vị trên cơ sở sắc tộc dẫn đến sự phân biệt ngược lại đều là vi hiến; từ những người da trắng đã bị mất các hợp đồng kinh doanh hoặc không được thu nhận vào các trường đại học vì chỗ học đã bị dành cho những người da đen hoặc các sắc tộc thiểu số khác. Trong số những người chống đối còn có cả những người cho rằng chương trình hành động tích cực tuy có mục đích tốt nhưng thường bị lạm dụng hoặc đã hoàn thành xong nhiệm vụ của nó, và không còn có ích nữa. Cũng có những chính khách tiến bộ không hài lòng với việc dành các ưu đãi trên cơ sở sắc tộc và đề nghị tiêu chuẩn xét ưu đãi nên được xem lại, chuyển sang dựa trên điều kiện kinh tế và hoàn cảnh khó khăn về mặt xã hội.

        Tranh cãi về việc này càng gia tăng khi đảng Cộng hòa kiểm soát quốc hội vào năm 1994; rất nhiều người trong số họ cam kết sẽ bãi bỏ chương trình hành động tích cực, và sau hai năm thu nhập của giới trung lưu bị trì trệ, quan điểm của họ thuyết phục được các tầng lớp lao động người da trắng, những người kinh doanh nhỏ, sinh viên da trắng và cha mẹ của họ thất vọng khi thấy con mình bị các trường mà họ chọn từ chối.

        Vấn đề này lên đến đỉnh điểm vào tháng 6 năm 1995, khi Tối cao pháp viện ra phán quyết trong vụ kiện giữa Công ty Adarand Construetors, Inc. và Bộ trưởng Pena. Trong vụ này, một thầu khoán da trắng kiện Bộ trưởng Giao thông nhằm vô hiệu hóa một bản hợp đồng mà một người tham gia đấu thầu thuộc sắc tộc thiểu số đã trúng thầu theo tinh thần của chương trình hành động tích cực. Tối cao pháp viện phán quyết rằng chính phủ có thể tiếp tục có những hành động chống lại "những tàn dư của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc", nhưng từ đây trở đi các chương trình dựa trên cơ sở các vấn đề sắc tộc cần phải được cân nhắc lại một cách hết sức kỹ càng, được gọi là "giám sát nghiêm ngặt". Việc này đòi hỏi chính phủ phải chứng minh rằng chính phủ phải cực kỳ có lợi khi giải quyết vấn đề, và không thể dùng một phương thức khác mà không dựa trên chủng tộc để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả được. Quyết định của Tối cao pháp viện đòi hỏi chúng tôi phải xem xét lại các chương trình hành động tích cực của liên bang. Các nhà lãnh đạo hoạt động dân quyền muốn giữ cho chương trình có một hiệu lực mạnh mẽ và rõ ràng, trong khi nhiều đảng viên Cộng hòa lại cổ vũ cho việc bãi bỏ toàn bộ nó.

        Ngày 19 tháng 7, sau khi tham khảo rốt ráo với cả những người ủng hộ lẫn chống đối chương trình này, tôi đưa ra phản ứng của mình đối với phán quyết trong vụ Adarand, và đối với người muốn bãi bỏ chương trình hành động tích cực trong một bài diễn văn tại Cơ quan Lưu trữ Quốc gia. Để chuẩn bị, tôi ra lệnh tổng kết toàn diện các chương trình hành động tích cực. Bản tổng kết cho thấy chương trình này đã tạo cơ hội cho phụ nữ và những người dân thiểu số có những đóng góp làm cho quân đội chúng ta là một quân đội tốt nhất, da sắc tộc nhất thê giới, giúp cho 260.000 phụ nữ có được việc làm mới chỉ trong hai năm rưỡi; Cơ quan quản lỳ các doanh nghiệp nhỏ đã gia tăng số lượng khoản cho vay cho phụ nữ và những người sắc tộc thiểu số mà không hề giảm bớt số lượng cho vay cho những người đàn ông da trắng và đã không hề cho những người không có đủ tiêu chuẩn vay; rất nhiều công ty tư nhân có áp dụng chương trình hành động tích cực báo cáo rằng việc đa dạng hóa nhân viên của họ giúp họ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu; các chính sách thu mua của chính phủ đã giúp xây dựng các xí nghiệp do phụ nữ và người gốc thiểu số làm chủ. Tuy nhiên cũng có những lần chính sách đã không được làm đúng hoặc đã bị lạm dụng; và vẫn còn cần thiết để thực hiện chương trình hành động tái khẳng định vì vẫn còn sự cách biệt đối với người gốc thiểu số và phụ nữ trong các lĩnh vực tuyển dụng, thu nhập, và sở hữu doanh nghiệp.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 04:56:03 am
        Trên cơ sở các kết quả trên, tôi đề xuất trừng trị thẳng tay những sự gian dối và lạm dụng trong các chính sách thu mua và sẽ không ưu tiên cho những người được thụ hưởng một khi họ đủ sức cạnh tranh; tuân theo quyết định Adarand bằng việc tập trung các chương trình vào những lĩnh vực có thể chứng minh được rằng có rắc rối và cần phải có hành động tích cực; và làm nhiều hơn để giúp các cộng đồng khốn cùng và những người dân sống trong những điều kiện thua thiệt, không phân biệt sắc tộc và giới tính. Chúng tôi vẫn giữ các nguyên tắc của hành động tích cực, nhưng cải tổ cách áp dụng để đảm bảo rằng sẽ không còn chuyện làm theo chỉ tiêu, không còn chuyện ưu tiên cho những người hoặc công ty không đủ tiêu chuẩn, và không để xảy ra kỳ thị ngược đối với người da trắng, cũng như không tiếp tục các chương trình hành động tích cực nào mà mục tiêu cơ hội công bằng của các chương trình ấy đã đạt được. Có thể nói gọn chính sách của tôi là "Sửa đổi nhưng không chấm dứt nó".

        Bài phát biểu này được các nhà hoạt động dân quyền hoan nghênh, giới doanh nghiệp và cộng đồng quân nhân nhiệt liệt hoan nghênh, nhưng lại thuyết phục được hết tất cả mọi người. Tám ngày sau, Thượng nghị sĩ Dole và dân biểu Charles Canady của bang Florida đệ trình các dự luật để hủy bỏ tất cả các luật hành động tích cực liên bang. Newt Gingrich phản ứng tích cực hơn khi tuyên bố là ông không muốn loại bỏ chương trình này cho đến khi nó được thay thế bằng một chương trình khác "có thể giúp đỡ được những người khó khăn".

        Trong khi tôi đang tìm tiếng nói chung về vấn đề trên, thì đảng Cộng hòa trong tháng 7 lại vận động tại quốc hội cho các đề xuất về ngân sách của họ. Họ đề nghị các sự cắt giảm lớn lao về giáo dục và đào tạo. Các chương trình chăm sóc và giúp đỡ về y tế bị cắt nhiều đến nỗi chi phí y tế tăng vượt ngoài khả năng chi trả của những người lớn tuổi. Những người này, do sự gia tăng phi mã của chi phí chăm sóc y tế, đã phải chi ra một tỷ lệ tiền lương dùng vào y tê lớn hơn tỷ lệ họ chi ra vào những năm 1960, giai đoạn mà các chương trình này chưa lược hình thành. Các sự cắt giảm ngân sách dành cho cơ quan bảo vệ môi trường nghiêm trọng đến nỗi chúng gây ảnh hưởng đến các đạo luật bảo vệ không khí trong lành và nước sạch. Họ biểu quyết hủy bỏ chương trình AmeriCorps và cắt 50% kinh phí giúp đỡ cho những người vô gia cư. Họ chấm dứt chương trình kế hoạch hóa gia đình, một chương trình trước đó được cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ như là một cách để ngăn cản những việc mang thai ngoài ý muốn cũng như phá thai. Họ cũng muốn cắt bớt ngân sách viện trợ cho nước ngoài, hiện nay chỉ còn chiếm 1,3% của ngân sách liên bang, làm suy yếu khả năng của chúng ta trong cuộc chiến chống khủng bố và sự phổ biến vũ khí hạt nhân, việc mở rộng thị trường cho việc xuất khẩu hàng hóa Mỹ, và hỗ trợ các lực lượng gìn giữ hòa bình, phát triển dân chủ và nhân quyền trên khắp thế giới.

        Một cách không thể tưởng tượng được là năm năm sau khi Tổng thống Bush cha ký đạo luật bảo vệ những người tàn tật, một đạo luật được sự ủng hộ của hai đảng, thì các nghị sĩ Cộng hòa lại đề nghị cắt giảm các dịch vụ giúp đỡ cần thiết cho những người tàn tật để thực hiện các quyền của họ theo tinh thần của đạo luật. Khi các sự cắt giảm được thông báo công khai, tôi nhận được một cuộc gọi từ Tom Campbell, bạn cùng phòng trong bốn năm tại Georgetown. Tom là một phi công hàng không dân dụng có một cuộc sống tiện nghi, nhưng không phải là người giàu có. Bằng một giọng nói giận dữ, anh bảo mình rất quan tâm đến việc cắt ngân sách dành cho những người tàn tật. Con gái của anh là Ciara bị chứng bại não. Người bạn tốt nhất của Ciara cũng vậy, người bạn này chỉ có mẹ, vốn phải làm việc với một đồng lương tối thiểu rất thấp, chăm sóc. Để đến nơi làm việc bà phải mất hai giờ di chuyển bằng xe buýt lượt đi và về mỗi ngày. Tom đặt một vài câu hỏi việc về việc cắt giảm ngân sách này và được tôi giải đáp. Sau đó anh nói: "Này, bây giờ nói cho rõ ra nhé. Họ sẽ giảm thuế cho tôi, nhưng cắt đi phần trợ câp cho bạn của Ciara và mẹ của cháu để chi trả tiền mua xe lăn và bốn hay năm đôi giày đặc biệt rất đắt tiền dành cho người tàn tật mỗi năm, cùng trợ cấp đi lại cho bà ấy để có thể tiếp tục làm cái công việc lương tối thiểu đó hay sao?". Tôi trả lời: "Đúng vậy!". Anh liền nói tiếp: "Bill à, như thê thật là vô đạo đức. Anh phải ngăn chặn chuyện này chứ".

        Tom Campbell là tín đồ Thiên Chúa ngoan đạo và là cựu quân nhân Thủy quân lục chiến được nuôi nấng trong một gia đình Cộng hòa bảo thủ. Nếu như những người Mỹ như Campbell còn thấy rằng phe Cộng hòa cực hữu đã đi quá xa thì tôi biết chắc là tôi sẽ đánh bại được họ. Vào ngày cuối cùng của tháng, Alice Rivlin thông báo tình hình kinh tế cải thiện đã làm cho mức thâm thủng ngân sách thấp hơn dự tính, và chúng tôi có thể cân đối ngân sách trong chín năm mà không cần đến những sự cắt giảm khắc nghiệt của đảng Cộng hòa. Thế là tôi đang dần dần dồn họ vào góc hẹp đây.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 05:01:58 am

        44

        Tháng 7 có ba việc làm tích cực trong chính sách đối ngoại: tôi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, với sự ủng hộ mạnh mẽ của hầu hết các cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến Việt Nam hiện trong quốc hội bao gồm John McCain, Bob Kerry, John Kerry, Chuck Robb, và Pete Peterson; Saddam Hussein trả tự do cho hai người Mỹ bị bắt từ tháng 3, sau một lời yêu cầu khẩn thiết của nghị sĩ Bill Richardson; và Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam khi đến Washington để khánh thành Đài tưởng niệm cuộc chiến tranh Triều Tiên, đã ủng hộ mạnh mẽ bản thỏa thuận mà chúng tôi đạt được với Bắc Triều Tiên để chấm dứt chương trình hạt nhân của họ. Vì Jesse Helms và một số người khác đã mạnh mẽ chỉ trích thỏa thuận này, nên sự ủng hộ của ông Kim rất là có ích, đặc biệt vì ông từng là một người tù chính trị và là một người đấu tranh cho nền dân chủ khi Nam Triều Tiên còn là quốc gia độc tài.

        Không may là những tin tức tốt lành đã bị lu mờ bởi những gì đang xảy ra ở tại Bosnia. Sau một thời gian yên lặng trong suốt năm 1994, tình hình bắt đầu trở nên xấu đi vào cuối tháng 11, khi các máy bay của Serbia tấn công những người Hồi giáo Croatia ở phía tây Bosnia. Cuộc tấn công này là một sự vi phạm vào vùng cấm bay, và để trả đũa NATO đã ném bom sân bay Serbia, nhưng không phá hủy được hoặc tiêu diệt hết các máy bay đã bay lên.

        Vào tháng 3, khi cuộc ngưng bắn do Tổng thống Carter thông báo bắt đầu tan vỡ, Dick Holbrooke, lúc đó đã ngưng làm đại sứ Hoa Kỳ tại Đức để nhận chức vụ mới là trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu và Canada, gửi đặc sứ của chúng tôi ở Nam Tư cũ là Bob Frasure đến gặp Milosevic với hy vọng mong manh nhằm chấm dứt cuộc xâm lược của Serbia vào Bosnia và tìm kiếm ít nhất một sự công nhận có giới hạn đối với Bosnia để đổi lại việc Liên hiệp quốc dỡ bỏ lệnh cấm các biện pháp trừng phạt Serbia.

        Cuối tháng 7, cuộc chiến đã bùng phát lớn, với việc các lực lượng của chính phủ Bosnia đạt được một vài thắng lợi tại miền trung của nước này. Thay vì tìm cách lấy lại các vùng lãnh thổ bị mất, tướng Mladic quyết định tấn công vào ba thành phố Hồi giáo nằm biệt lập ở vùng đông Bosnia là Srebrenica, Zepa và Gorazde. Các thành phố này tràn ngập những người tị nạn Hồi giáo đến từ các vùng lân cận, và cho dù chúng được Liên hiệp quốc công bố là những vùng an toàn, chúng chỉ được một lực lượng Liên hiệp quốc nhỏ bảo vệ. Mladic muốn đánh chiếm ba thành phố này để người Serbia có thể kiểm soát tất cả miền đông Bosnia và ông ta tin rằng khi nào các binh sĩ Liên hiệp quốc vẫn còn bị giữ làm con tin, thì Liên hiệp quốc sẽ không cho phép NATO ném bom đánh trả. Ông ta nhận định đúng và các hậu quả thật là khủng khiếp.

        Ngày 10 tháng 7, người Serb chiếm Srebrenica. Vào cuối tháng họ chiếm luôn Zepa, và những người tị nạn thoát khỏi Srebrenica bắt đầu kể lại cho thế giới nghe những cuộc tàn sát người Hồi giáo kinh hoàng do các lực lượng Serbia thực hiện. Hàng ngàn đàn ông và thiếu niên bị tập trung vào một sân bóng đá và bị giết hàng loạt. Hàng ngàn người khác cố gắng chạy thoát thân băng qua các núi đồi rừng rậm.

        Sau khi Srebrenica bị tràn ngập, tôi gây sức ép lên Liên hiệp quốc cho phép thành lập một lực lượng phản ứng nhanh mà chúng tôi đã thảo luận tại cuộc họp G-7 ở Canada vài tuần trước. Trong khi đó, Bob Dole yêu cầu việc dỡ bỏ lệnh câm vận vũ khí. Tôi đề nghị trì hoãn cuộc biểu quyết và ông ta đồng ý. Tôi vẫn còn tìm cách cứu Bosnia, phục hồi tính hiệu quả của Liên hiệp quốc và NATO, nhưng vào tuần lễ thứ ba của tháng 7, người Serbia ở Bosnia đã chế giễu Liên hiệp quôc, và xa hơn nữa, chế giễu các cam kết của NATO và Hoa Kỳ. Các vùng an toàn không còn an toàn nữa, và các hành động của NATO đã bị giới hạn một cách trầm trọng vì các lực lượng châu Âu không thể tự bảo vệ nổi mình chứ chưa nói đến người Hồi giáo. Việc sử dụng các con tin Liên hiệp quốc của người Serbia ở Bosnia đã cho thấy điểm yếu cơ bản của chiến lược của Liên hiệp quốc. Lệnh cấm vận vũ khí của Liên hiệp quốc khiến cho chính phủ Bosnia không đủ khả năng đương đầu về mặt quân sự đối với Serbia. Các lực lượng hòa bình chỉ có thể bảo vệ được những người Hồi giáo Bosnia và Croatia khi nào người Serbia nghĩ NATO có thể trừng phạt việc xâm lược của họ. Bây giờ chính sách bắt giữ con tin đã làm xóa đi mối lo sợ đó và tạo điều kiện cho người Serbia được rảnh tay ở vùng đông Bosnia. Tình hình có khá hơn một chút tại vùng trung và tây Bosnia, vì người Croatia và Hồi giáo có thể nhận được một số vũ khí cho dù có lệnh cấm vận vũ khí của Liên hiệp quốc.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 05:12:14 am
        Trong một cố gắng tuyệt vọng để giành lại thế chủ động, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của khối NATO đã gặp nhau tại London. Warren Christopher, Bill Perry và tướng Shalikashvili đến dự cuộc họp với một quyết tâm đảo ngược một khuynh hướng đang hình thành là rút các lực lượng Liên hiệp quốc ra khỏi Bosnia và thay vào đó, là gia tăng sự cam kết và quyền hạn của NATO trong hành động chống lại người Serbia. Việc Srebrenica và Zepa thất thủ cũng như sự vận động tại quốc hội để bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đã làm tăng thêm sức mạnh cho khả năng của chúng ta để thúc đẩy một hành động mạnh tay hơn.Tai cuộc họp này, các bộ trưởng chấp thuận một đề xuất của Warren Christopher và nhóm công tác của ông là "vạch ra một lằn ranh trên cát" bao quanh Gorazde và loại bỏ cơ chế "chìa khóa kép" vốn cho phép Liên hiệp quốc có quyền phủ quyết các hành động của NATO. Hội nghị tại London là một bước ngoặt; từ đây trở đi, NATO sẽ có một thái độ quyết đoán hơn. Không lâu sau, tư lệnh các lực lượng NATO, tướng George Joulwan, và đại sứ chúng ta tại NATO, Robert Hunter đã thành công trong việc áp dụng các quy định ở Gorazde với vùng an toàn Sarajevo.

        Vào tháng 8, tình hình đột ngột chuyển biến. Các lực lượng Croatia tung ra một cuộc tấn công chiếm lại Krajina, một vùng lãnh thổ của Croatia mà những người Serbia địa phương đã tuyên bố là lãnh thổ của họ. Các viên chức quân sự và tình báo châu Âu và một vài đồng nghiệp Mỹ của họ đã khuyên cáo không nên hành động như vậy vì sợ rằng Milosevic có thể can thiệp để tiếp cứu những người Serbia ở Krajina, nhưng tôi thì ủng hộ những người Croatia. Helmut Kohl cũng vậy. Ông chia sẻ với tôi quan điểm công tác ngoại giao sẽ không thể nào thành công cho đến khi nào người Serbia phải chịu đựng những thiệt hại nặng nề trên chiến trường.

        Vì biết sự sống còn của Bosnia đang bị lâm nguy, chúng tôi không xiết chặt lệnh cấm vận vũ khí. Nhờ vậy, cả những người Croatia và Bosnia đều có khả năng nhận được một số vũ khí, giúp họ tồn tại được. Chúng tôi cũng cho phép một công ty tư nhân sử dụng quân nhân Mỹ đã nghỉ hưu giúp cải thiện và huấn luyện cho quân đội Croatia.

        Cuối cùng, hóa ra Milosevic đã không đến tiếp cứu các lực lượng người Serbia ở Krajina, và các lực lượng Croatia chiếm được Krajina mà chỉ gặp sự chống cự yếu ớt. Đây là thất bại đầu tiên của người Serbia sau bốn năm, và nó làm thay đổi cán cân lực lượng trên chiến trường và tinh thần của tất cả các bên. Một nhà ngoại giao phương Tây ở Croatia được trích dẫn là đã nói như sau: "Gần như đã có một tín hiệu ủng hộ từ Washington. Người Mỹ vẫn tìm cơ hội để tấn công Serbia, và họ đã dùng người Croatia làm việc này thay họ". Ngày 4 tháng 8, trong một chuyến thăm phóng viên của hãng truyền hình kỳ cựu hãng ABC News là Sam Donaldson tại Viện chăm sóc sức khỏe quốc gia, nơi ông tịnh dưỡng sau một cuộc giải phẫu ung thư, tôi nhìn nhận rằng cuộc tấn công của người Croatia có thể có ích trong việc giải quyết cuộc đối đầu này. Là một nhà báo xuât sắĩc, ông viết ngay một bài bình luận về lời bình luận của tôi từ giường bệnh.

        Trong một cố gắng nhằm tranh thủ sự thay đổi trong xu hướng này, tôi gửi Tony Lake và thứ trưởng ngoại giao Peter Tarnoff đến châu Âu (kể cả Nga) để giới thiệu một kế hoạch khung cho hòa bình mà Lake đã xây dựng. Tôi còn cử Dick Holbrooke dẫn đầu một nhóm công tác để bắt đầu xúc tiến một nỗ lực cuối cùng thương lượng chấm dứt cuộc đối đầu với người Bosnia và Milosevic, người đã tuyên bố không kiểm soát những người Serbia ở Bosnia, cho dù mọi người đều biết họ không thể có được sức mạnh nếu không có sự chi viện của ông ta. Ngay trước khi chúng tôi cử đoàn công tác ngoại giao lên đường, thượng viện tiếp bước hạ viện bỏ phiếu dỡ bỏ lệnh câm vận vũ khí, nhưng tôi phủ quyết đạo luật này để tạo cơ hội cho các cố gắng của chúng tôi. Lake và Tarnoff lập tức lên đường để trình bày kế hoạch, sau đó gặp lại Holbrooke vào ngày 14 tháng 8 để báo cáo rằng các đồng minh của chúng tôi và Nga ủng hộ kế hoạch này, và Holbrooke có thể lên đường bắt đầu chuyến công tác ngay lập tức.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 05:15:56 am
        Ngày 15 tháng 8, sau khi dự một buổi báo cáo nhanh của Tom Lake về tình hình Bosnia, Hillary, Chelsea và tôi đến Jackson Hole, bang Wyoming nơi tôi được mời đến để nghỉ hè một vài ngày tại nhà của các nghị sĩ Jay và Sharon Rockefeller. Chúng tôi cần một thời gian nghỉ ngơi, và tôi thật mong muốn có được những cuộc đi bộ để giải khuây và cưỡi ngựa trong vùng Grand Tetons, đi bè trên sông Snake, thăm Công viên quốc gia Yellowstone để ngắm nhìn mạch phun nước nóng Old Faithful, những con trâu rừng, và nai sừng Bắc Mỹ, những con sói mà chúng ta đã trả cho chúng trở về thiên nhiên; và chơi golf ở độ cao, khi đánh quả bóng sẽ bay xa hơn rất nhiều. Hillary đang viết một cuốn sách về gia đình và trẻ em, và cô ấy đang mong bứt nhanh để hoàn tất nó khi được làm việc tại trang trại rộng lớn và tràn đầy ánh sáng của gia đình Rockefeller. Chúng tôi đã tận hưởng những điều đó, nhưng trong suốt thời gian nghỉ hè tại đây, đầu óc của chúng tôi rất bận tâm về tình hình tại Bosnia và với tâm trạng đau nhói.

        Đúng vào ngày chúng tôi lên đường đến Wyoming, Dick Holbrooke cũng lên đường đến Bosnia với một nhóm công tác rất ấn tượng, bao gồm Bob Frasure; Joe Kruzel; đại tá không quân Nelson Drew; và trung tướng Wesley Clark, giám đốc nghiên cứu chiến lược của Hội đồng Tham mứu Liên quân và là đồng hương Arkansas với tôi, người mà tôi gặp lần đầu tiên vào năm 1965.

        Holbrooke và nhóm công tác hạ cánh xuống thành phố bờ biển Split của Croatia. Tại đây, họ tiếp xúc ngắn với Bộ trưởng Ngoại giao Bosnia Muhamed Sacirbey về các kế hoạch của chúng tôi. Sacirbey là một gương mặt Bosnia rất hùng biện trên truyền hình Mỹ, đẹp trai, khỏe "mạnh, từng chơi bóng bầu dục tại trường Đại học Tulane. Ồng là một người mong muốn Hoa Kỳ can dự nhiều hơn vào quốc gia đang bị bao vây của ông và tỏ ra rất phấn khởi là cuối cùng việc đó đã đến.

        Sau thành phố Split, nhóm cóng tác của Hoa Kỳ đến Zagreb, thủ đô của Croatia, để gặp Tổng thống Tudjman, rồi đến Belgrade để gặp Slobodan Milosevic. Sự việc duy nhất gây được sự chú ý qua cuộc gặp gỡ không kết quả này là Milosevic từ chối đảm bảo an ninh cho máy bay của nhóm công tác trước hỏa lực của những người Serbia sống ở Bosnia, nếu họ bay từ Belgrade đến Sarajevo, nơi dừng chân kế tiếp. Điều này có nghĩa là nhóm công tác phải bay ngược trở về split, và từ đó dùng trực thăng bay đến một điểm hạ cánh, và đi thêm hai tiếng bằng xe ô tô để đến Sarajevo qua đường núi Igman. Đây là một con đường hẹp, không được tráng nhựa, không có gờ chắn dọc theo rìa các đoạn đường đèo dốc đứng và rất dễ bị các khẩu súng máy của Serbia nhắm bắn, như họ đã từng thường xuyên làm như vậy đối với các xe của Liên hiệp quốc. Nhà thương thuyết của Liên hiệp quốc là Carl Bildt đã bị bắn khi ông di chuyển qua con đường này vài tuần trước. Có rất nhiều xác xe nằm rải rác trong các khe núi giữa Split và Sarajevo, trong đó có những chiếc chỉ vì bị trượt ra khỏi lòng đường.

        Vào ngày 19 tháng 8, ngày sinh nhật thứ 49 của tôi được bắt đầu bằng cuộc đánh golf với Vernon Jordan, Erskine Bowles, và Jim Wolfensohn, chủ tịch Ngân hàng Thế giới. Thật là một buổi sáng tuyệt vời cho đến khi tôi nhận được báo cáo về những gì xảy ra trên đoạn đường núi Igman. Đầu tiên là từ bản tin tức, và kế tiếp từ một cú điện thoại nghẹn ngào của Dick Holbrooke và Wesley Clark, tôi được biết nhóm công tác của chúng tôi trên đường đến Sarajevo đã di chuyển trên hai xe. Holbrooke và Clark ngồi trên một xe Humvee của quân đội Mỹ, và Frasure, Kruzel cùng Drew đi theo sau trên một xe thiết giáp Pháp, được sơn màu trắng của Liên hiệp quốc. Sau khoảng một giờ xe chạy, chiếc thiết giáp khi leo lên đến đỉnh một dốc đứng, bị trượt rơi xuống một dốc núi, nổ tung và bốc cháy. Bên cạnh ba thành viên của đoàn công tác, còn có hai người Mỹ khác và bốn binh lính Pháp ngồi trên xe. Chiếc thiết giáp bốc cháy khi đạn dược mang theo phát nổ. Trong một hành động hết sức dũng cảm, Wes Clark dùng dây cột vào một gốc cây và đu xuống chân núi để tiếp cứu các đồng đội bị kẹt trong xe. Nhưng chiếc xe đã gần như không còn gì và đã bốc cháy rất nóng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 05:19:42 am
        Và cũng đã quá trễ. Bob Frasure và Nelson Drew chết ngay khi xe lật xuống núi. Những người còn lại đã kịp thoát ra, nhưng không lâu sau, Joe Kruzel chết vì các vết thương, cùng với một lính Pháp. Frasure 53 tuổi, Kruzel 50, và Drew 47; tất cả họ đều là những người phục vụ quốc gia đầy lòng yêu nước, và là những đàn ông tốt trong gia đình đã chết đi trong một nỗ lực để cứu cuộc sống của những người vô tội ở một nơi rất xa quê hương họ.

        Vào tuần lễ sau, sau khi một quả đạn súng cối của Serbia được bắn vào trung tâm của Sarajevo, giết chết 38 người, NATO bắt đầu ba ngày không kích xuống các vị trí của Serbia. Vào ngày 1 tháng 9, Holbrooke thông báo các bên sẽ gặp nhau tại Geneva để thương lượng. Khi những người Serb ở Bosnia không thỏa mãn các yêu cầu của NATO, những cuộc không kích được tiếp tục và kéo đến ngày thứ 14, đến khi Holbrooke đã thành công trong việc đưa ra được một bản thỏa thuận được ký giữa Karadzic và Mladic ký để chấm dứt cuộc bao vây Sarajevo. Những cuộc thương thuyết cuối cùng để tìm kiếm hòa bình đã được bắt đầu không lâu sau đó ở Dayton, bang Ohio. Cuối cùng chúng cũng kết thúc cuộc chiến đẫm máu ở Bosnia. Sự thành công của những cuộc hội đàm này là một sự tỏ lòng trân trọng đối với ba người anh hùng thầm lặng của nước Mỹ đã không còn sống để thấy được kết quả của những cố gắng của họ.

        Trong khi cuộc chiến Bosnia chiếm lĩnh nội dung các tin tức thời sự của tháng 8, tôi vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh với đảng Cộng hòa về các vấn đề ngân sách; ghi nhận việc một triệu người Mỹ đã bị mất bảo hiểm y tế trong năm kể từ ngày công cuộc cải cách bảo hiểm y tế thất bại; sử dụng quyền lực của hành pháp để giới hạn việc quảng cáo, khuyến khích, phân phối và đưa ra thị trường thuốc lá đối với thiếu niên. Cơ quan an toàn thực và dược phẩm (FDA) vừa hoàn tất một nghiên cứu kéo dài đến 14 tháng khẳng định thuốc lá là một chất gây nghiện, có hại và đang được tung ra một cách hết sức dữ dội vào thị trường thiếu niên, lớp tuổi mà tỷ lệ sử dụng thuốc lá đang tăng lên.

        Việc sử dụng thuốc lá ở lứa tuổi thiếu niên là một vấn đề hóc búa rất khó giải quyết. Thuốc lá là một chất gây nghiên được pháp luật nước Mỹ thừa nhận; nó giết người và làm gia tăng gánh nặng lên đến hàng tỷ đôla vào chi phí y tế mà ít người biết đến. Nhưng các công ty thuốc lá lại có ảnh hưởng chính trị rất lớn, và việc trồng thuốc lá là một phần quan trọng trong cuộc sống kinh tế, chính trị và văn hóa của các bang Kentucky và Bắc Carolina. Hình ảnh hiền hòa của các nông dân trồng thuốc lá là cái cớ để các công ty thuốc lá gia tăng các nỗ lực của họ nhằm đưa thuốc lá vào những lớp người sử dụng ngày một trẻ hơn. Tôi nghĩ chúng tôi phải đấu tranh đẩy lùi xu hướng này. Al Gore cũng thế. Anh ấy đã mất người em gái Nancy yêu quí của mình vì bệnh ung thư phổi.

        Ngày 8 tháng 8, chúng tôi có một đột phá trong nỗ lực để tiêu diệt những gì còn lại của chương trình vũ khí giết người hàng loạt của Iraq khi hai cô con gái của Saddam cùng chồng họ trốn sang Jordan, và được Vua Hussein cho tị nạn. Một trong hai người con rể là Hussein Kamel Hassan al-Majid, từng đứng đầu các nỗ lực bí mật của Saddam nhằm chế tạo các loại vũ khí giết người hàng loạt, đã cung cấp những thông tin rất có giá trị về các kho vũ khí WMD (vũ khí hủy diệt hàng loạt) với một tầm cỡ và tính chất trái ngược với những gì các viên chức Iraq đã báo với các thanh tra của Liên hiệp quốc. Khi đối mặt với các bằng chứng hiển nhiên, người Iraq chỉ đơn giản thừa nhận người con rể của Saddam đã nói đúng và đưa các thanh tra viên đến những nơi ông này đã chỉ ra. Sau sáu tháng sống lưu vong, người thân của Saddam được thuyết phục trở về Iraq. Trong vòng hai ngày sau, hai người con rể của Saddam bị giết chết. Chuyến đi ngắn ngủi của họ sang vùng đất tự do đã cung cấp cho các thanh sát viên của Liên hiệp quốc một lượng thông tin để phá hủy các kho vũ khí hóa học và sinh học cùng trang thiết bị thí nghiệm nhiều hơn số lượng bị phá hủy trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 11:05:38 am
        Tháng 8 cũng là một tháng quan trọng đối với vụ Whitewater. Kenneth Starr chính thức buộc tội Jim và Susan McDougal và thống đốc Jim Guy Tucker với những cáo buộc không liên hệ gì đến vụ việc Whitewater, và các nghị sĩ Cộng hòa tại thượng và hạ nghị viện trong suốt tháng đã tham gia các cuộc điều trần tại quốc hội. Tại thượng viện, Al D'Amato vẫn cố tìm cách chứng minh có một cái gì đó khác trong cái chết của Vince Foster ngoài lý do anh ấy tự tử do suy sụp về mặt tinh thần. D'Amato đặc biệt rất khó chịu với Maggie Williams và người bạn cùng thành phố New York Susan Thomases. Thượng nghị sĩ Lauch Faircloth thậm chí còn tồi tệ hơn khi phỉ báng việc Williams và Thomases đã có nhiều cuộc trao đổi điện thoại về Vince Foster chỉ để chia sẻ sự đau đớn của họ. Vào lúc đó, tôi nghĩ rằng nếu Faircloth không thể hiểu được những cảm xúc của họ, thì đúng là chính cuộc đời của ông chỉ sống trong những cảm xúc hoang dã. Sự việc Maggie đã hai lần vượt qua máy kiểm tra nói dối về cái chết của Vince đã không làm giảm đi tính chất cáo buộc trong các buổi chất vấn của D'Amato và Faircloth.

        Tại ủy ban Ngân hàng của hạ viện, Chủ tịch ủy ban Jim Leach có những cách xử sự rất giống với D'Amato. Ngay từ đầu, ông ta đưa ra những lời buộc tội bịa đặt chống lại tôi và Hillary, tố cáo một cách vô căn cứ là chúng tôi đã kiếm bộn chứ không bị thua lỗ trong vụ Whitewater, chúng tôi đã sử dụng quỹ Madison Guaranty cho những chi tiêu cá nhân và chính trị, và đã bày mưu cho David Hale gian lận trước Cơ quan doanh nghiệp nhỏ. Ông ta hứa sẽ tiết lộ thêm những "sự thật kinh hoàng", nhưng cuối cùng chẳng có gì cả.

        Tháng 8, Leach tổ chức một buổi tường trình với nhân vật chinh là L. Jean Lewis, điều tra viên trong vụ Công ty Resolution Trust Corporation (Một công ty được ủy quyền thanh lý các bất động sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước, kể cả các bất động sản được thế chấp khi vay nhưng người vay không có khả năng chi trả - ND). Lewis là người đã nêu tên Hillary và tôi là nhân chứng trong một vụ án hình sự không lâu trước cuộc bầu cử năm 1992. Vào lúc đó, Bộ Tư pháp dưới thời Tổng thống Bush cha đã tìm hiểu ý định của Lewis, và công tố viên liên bang Charles Banks của bang Arkansas, một người của đảng Cộng hòa, bảồ họ rằng không có lý gì để kéo chúng tôi vào, và rằng chuyên cố lôi chúng tôi vào là một nỗ lực để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử, và nếu mở một cuộc điều tra vào lúc đó chỉ là tạo nên một "sai nguyên tắc công tố".

        Thế nhưng, Leach ca ngợi Lewis như "một người anh hùng vì dân phục vụ" vì cuộc điều tra của ông này đã bị ngăn chặn sau khi tôi đắc cử. Trước khi buổi tường trình bắt đầu diễn ra, các tài liệu được công bố đã ủng hộ quan điểm của chúng tôi, kể cả công văn của công tố viên liên bang Charles Banks từ chối việc tiến hành điều tra theo những luận cứ của Lewis vì thiếu bằng chứng, cũng như các bức điện tín nội bộ của FBI và các đánh giá của Bộ Tư pháp khẳng định "không có chứng cứ cho thấy" Hillary và tôi là nhân chứng trong vụ án đó. Cho dù tài liệu bác bỏ các luận cứ của Lewis gần như không được công bố trên phương tiện báo chí, buổi tường trình hôm ấy vẫn bị thất bại.

        Vào thời gian các buổi tường trình trong tháng 8 và hàng loạt các cáo buộc cuối cùng của Starr, tôi đã bắt đầu có thói quen trả lời các câu hỏi báo chí đặt ra đối với vụ việc Whitewater với càng ít càng tốt những lời bình phẩm công khai. Rút kinh nghiêm từ vấn đề đồng tính trong quân đội, nếu tôi có một sự giải đáp đầy đủ về bất cứ một vấn đề nào mà báo chí đang bị hút sự chú ý vào, thì vào bản tin tức thời sự buổi tối, vấn đề này sẽ choán hết chỗ các tin về những gì tôi đã thực sự làm cho quyền lợi của dân chúng trong ngày hôm ấy, và người Mỹ sẽ nghĩ rằng tôi chỉ dành thời giờ để tự bào chữa cho mình thay vì làm việc cho họ, khi trong thực tế vấn đề Whitewater chỉ chiếm rất ít thời giờ của tôi. Nếu tính theo thang điểm từ một đến mười, thì câu trả lời bảy điểm cho một vấn đề về kinh tế còn tốt hơn một câu trả lời 10 điểm về vấn đề Whitewater. Do đó với sự nhắc nhở thường xuyên của các nhân viên trợ lý, tôi đã cố gắng giữ im lặng gần như trong suốt thời gian tiếp xúc với báo chí, nhưng việc này thật vô cùng vất vả đối với tôi. Tôi luôn rất ghét sự lạm quyền, và khi những lời cáo buộc sai sự thật luôn được loan truyền, khi sự vô tội của chúng tôi bị bỏ qua một bên, và nhiều người vô tội gặp phải các sự phiền phức vì Starr, trong lòng tôi đã muốn sôi máu lên. Với mức độ giận dữ đó, không ai có thể tránh được việc tự làm hại mình. Phải mất một thời gian dài sau tôi mới nghiệm ra được điều này.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 11:09:15 am
        Tháng 9 bắt đầu bằng một chuyến đi đáng nhớ đến Hawaii để kỷ niệm 50 năm ngày chấm dứt Thế chiến hai, và kế đến là chuyến công du đến Bắc Kinh của Hillary để phát biểu tại Hội nghị Phụ nữ Thế giới lần thứ tư. Hillary có một trong những bài phát biểu quan trọng nhất so với bất cứ bài phát biểu của một nhân vật nào khác trong suốt nhiệm kỳ tám năm của chúng tôi, khẳng định "nhân quyền là nữ quyền" và lên án những sự vi phạm đã trở nên quá thường xuyên: những kẻ buôn bán phụ nữ, đẩy họ vào nhà chứa, thiêu chết họ khi họ có quá ít của hồi môn, cưỡng hiếp họ trong chiến tranh, đánh đập họ trong gia đình, hoặc cắt bỏ các bộ phận sinh dục của họ, buộc họ phải phá thai hoặc triệt sản. Bài phát biểu của Hillary được cử tọa đứng lên hoan hô nhiệt liệt, hòa nhịp với phụ nữ trên thế giới, và những người này biết rõ rằng nước Mỹ đang ra tay hành động vì họ. Cho dù Hillary phải chịu chỉ trích về vụ việc Whitewater, cô ấy một lần nữa vượt qua được nhờ vào chính nghĩa mà cô ấy tin tưởng sâu xa, và vì đất nước của chúng tôi. Tôi rất hãnh diện vì cô ấy; những thử thách bất công mà Hillary phải chịu đựng đã không tác động làm lung lay lý tưởng của cô ấy - đức tính mà tôi từng thương yêu từ hồi xưa.

        Vào giữa tháng, Dick Holbrooke đã thuyết phục được bộ trưởng ngoại giao các nước Bosnia, Croatia và Nam Tư thống nhất với nhau về một số nguyên tắc cơ bản dùng để làm khung cho việc giải quyết cuộc đối đầu tại Bosnia. Trong khi đó, những cuộc không kích của NATO và những cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình tiếp tục đánh vào các vị trí của người Serbia tại Bosnia, và các thắng lợi của các lực lượng Bosnia và Croatia đã thu hẹp vùng lãnh thổ do người Serbia kiểm soát từ 70% xuống 50%, gần với tỷ lệ mà các cuộc thương lượng có thể đòi hỏi.

        Ngày 28 tháng 9, kết thúc một tháng tốt đẹp về chính sách đối ngoại, khi Yitzhak Rabin và Yasser Arafat đến Nhà Trắng để tiến hành bước tiếp theo của tiến trình hòa bình là ký hiệp ước về vùng Bờ Tây, trả lại một phần đất rộng lớn cho người Palestine.

        Sự việc có ý nghĩa nhất diễn ra bên ngoài các ống kính camera. Buổi lễ ký kết được dự kiến diễn ra vào buổi trưa, nhưng trước hết Rabin và Arafat gặp nhau tại Phòng Nội các để ký nháy phần phụ lục cho bản thỏa thuận. Phần phụ lục này bao gồm 26 bản đồ khác nhau, mỗi bản đồ thể hiện hàng nghìn quyết định mà các bên đã thống nhất với nhau về các tuyến đường giao thông, giao lộ, khu định cư và các địa điểm linh thiêng. Tôi cũng được yêu cầu ký nháy vào các trang của bản phụ lục với tư cách là người làm chứng chính thức. Khi ký được nửa số bản đồ, tôi bước ra ngoài để gọi điện thoại thì Rabin cũng bước ra và nói, "Chúng tôi đang gặp một trở ngại". Trên một trong các bản đồ, Arafat đã phát hiện một đoạn đưởng được Israel đánh dấu là đặt dưới quyền kiểm soát của người Israel, nhưng ông ta chắc chắn rằng đoạn đường đã được các bên thống nhất trả về cho người Palestine. Rabin và Arafat đều muốn tôi đứng ra giải quyết cuộc tranh chấp này.

        Tôi mời cả hai sang phòng ăn riêng của tôi và họ bắt đầu nói chuyện với nhau. Rabin nói rằng ông muốn là một người láng giềng tốt với người Palestine và Arafat đáp lại họ là con cháu của Abraham, họ đều là anh em họ với nhau. Cuộc trao đổi giữa hai kẻ thù diễn ra thật thú vị. Không nói một lời, tôi quay lưng và bước ra khỏi phòng, để họ ngồi riêng với nhau lần đầu tiên. Không sớm thì muộn, họ cũng phải quan hệ trực tiếp với nhau, và ngày hôm đó là đúng lúc để họ bắt đầu mối quan hệ này.

        Sau 20 phút trao đổi, họ đạt được thống nhất là con đường hiện đang tranh chấp sẽ được giao lại cho người Palestine. Vì cả thế giới đang mong chờ buổi lễ này và vì chúng tôi đã quá giờ hẹn, nên không còn thời gian để thay đổi tấm bản đồ. Thay vào đó, Rabin và Arafat thống nhất với nhau về sự chỉnh sửa này bằng một cái bắt tay, rồi ký vào các tấm bản đồ được đặt trước mặt họ, và tự ràng buộc với nhau về mặt pháp lý đối với điểm chưa đúng của con đường tranh chấp.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 11:14:20 am
        Đây là một hành động tin cậy có tính cách cá nhân với nhau mà trước đây không thể nào có được. Và đây là một sự rủi ro rất lớn đối Rabin. Vài ngày sau, khi người Israel chia rẽ bất phân thắng bại về thỏa thuận Bờ Tây này, Rabin vượt qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Knesset với cách biệt chỉ một phiếu. Chúng tôi vẫn như người làm xiếc trên dây, nhưng tôi rất lạc quan. Tôi biết việc trao trả sẽ được thực hiện đúng như cái bắt tay giữa hai vị lãnh đạo, và thực tế là nó đã diễn ra như thế. Chính cái bắt tay chứ không phải việc ký kết chính thức bản thỏa thuận đã thuyết phục tôi là Rabin và Arafat sẽ tìm ra một phương cách để hoàn tất quá trình đi đến hòa bình.

        Năm tài chính kết thúc vào ngày 30 tháng 9, và chúng tôi vẫn chưa có được ngân sách mới. Trong tháng khi nào tôi không phải bận việc về các vấn đề Bosnia và Trung Đông, thì tôi công du qua các bang để vận động chống lại các đề nghị cắt giảm ngân sách của đảng Cộng hòa dành cho chăm sóc và giúp đỡ y tế, cấp tem phiếu thực phẩm, chương trình cho sinh viên trực tiếp vay, cho tổ chức AmeriCorps, cho việc tăng cường bảo vệ môi trường và đưa vào hoạt động 100.000 cảnh sát mới. Thậm chí họ còn đề nghị cắt giảm việc hoàn thuế thu nhập (EITC), qua đó làm tăng số thuế đánh vào các gia đình có thu nhập thấp và cùng lúc, họ lại tìm cách cắt giảm phần thuế đánh vào những người giàu nhất nước Mỹ. Tại mỗi nơi dừng chân của chuyến đi, tối nhấn mạnh cuộc đấu tranh của chúng tôi không phải là để cân đối ngân sách và cắt giảm gánh nặng của những chi tiêu không cần thiết của chính phủ hay không, mà là cách thức để đạt được mục đích đó. Vấn đề gây tranh cãi lớn là chính phủ liên bang phải chịu những trách nhiệm nào cho quyền lợi chung của đất nước.

        Để đáp trả những chỉ trích của tôi, Newt Gingrich đe dọa sẽ từ chối nâng mức nợ chính phủ và qua đó đưa nước Mỹ vào tình trạng vỡ nợ nếu tôi phủ quyết các dự thảo ngân sách của họ. Việc nâng mức giới hạn nợ lên chỉ thuần túy là một động tác kỹ thuật nhằm nhìn nhận một thực tiễn không thể tránh được: khi nào ngân sách nước Mỹ vẫn còn thâm thủng, số công nợ hàng năm sẽ tăng lên, và chính phủ sẽ phải bán thêm trái phiếu để trang trải số thâm thủng này. Tăng hạn mức công nợ chỉ đơn giản cho phép Bộ Ngân khố phát hành thêm công trái mà thôi. Khi đảng Dân chủ chiếm đa số, thì các nghị sĩ Cộng hòa chỉ có thể bỏ phiếu ngăn chặn một cách tượng trưng việc tăng hạn mức nợ và họ làm ra vẻ như họ đã không góp phần vào sự cần thiết phải tăng hạn mức đó. Nhiều dân biểu Cộng hòa tại hạ viện chưa bao giờ bỏ phiếu ủng hộ việc nâng định mức nợ và họ sẽ không hứng thú gì để nâng nó vào lúc này. Do đó tôi không thể coi thường lời đe dọa của Gingrich.

        Nếu nước Mỹ không trả được nợ của mình, thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Trong hơn 20 năm qua, chưa bao giờ nước Mỹ lỡ hẹn trong việc trả nợ. Việc không trả được nợ sẽ làm mất đi niềm tin của các nhà đầu tư đối với chúng ta. Khi chúng tôi đang tiến dần tới những đối đầu cuối cùng, tôi không thể phủ nhận sự thật là Newt đang nắm một lá bài mặc cả rất lợi hại, nhưng tôi không thể để bị uy hiếp. Nếu ông ta thực hiện lời đe doạ của mình, bản thân ông ta cũng sẽ lãnh hậu quả. Việc không trả được nợ dẫn đến nguy cơ phải tăng lãi suất, và lãi suất chỉ cần tăng chút ít thôi cũng sẽ làm tăng thêm hàng trăm tỷ đôla tiền vay thế chấp nhà. Mười triệu người Mỹ đã vay thế chấp nhà với lãi lên xuống dính chặt với lãi suất liên bang. Nếu Gingrich không cho tăng định mức nợ, dân chúng sẽ phải trả thêm cái mà Al Gore gọi là "khoản phụ trội Gingrich" trong số tiền thế chấp hàng tháng của họ. Phe Cộng hòa sẽ phải suy nghĩ rất kỹ trước khi quyếtđịnh để Mỹ không trả được nợ.

        Trong tuần lễ đầu tiên của tháng 10, Giáo hoàng đến thăm nước Mỹ một lần nữa. Tôi và Hillary đến yết kiến ngài tại giáo đường xinh đẹp kiểu Gothic tại Newark. Cũng như các lần gặp trước tại Denver và Vatican, Giáo hoàng và tôi gặp riêng với nhau và hầu hết thời gian chỉ để nói về Bosnia. Giáo hoàng động viên các nỗ lực của chúng tôi để tìm kiếm hòa bình với một nhận xét làm tôi phải suy nghĩ: ngài nói thế kỷ thứ 20 đã bắt đầu bằng một cuộc chiến tại Sarajevo, và tôi phải làm sao cho cuộc chiến tại Sarajevo chấm dứt trước cuối thế kỷ này.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 11:17:55 am
        Khi cuộc gặp gỡ của chúng tôi kết thúc, Giáo hoàng đã dạy cho tôi một bài học về chính trị. Trước hết ngài rời giáo đường để đến một điểm cách đó khoảng hai dặm và trở về giáo đường trên chiếc xe đặc biệt dành riêng cho Giáo hoàng với nóc được làm bằng kính trong suốt, nhưng có khả năng chống đạn, dể chào mừng các đám đông dân chúng đứng bên đường. Khi ngài trở về giáo đường, những người dự lễ đã tề tựu đầy đủ. Hillary và tôi ngồi trên băng ghế đầu cùng với các quan chức địa phương và liên bang và tín đồ Thiên Chúa giáo hàng đầu của bang New Jersey. Những cánh cửa gỗ sồi nặng nề mở ra, Giáo hoàng với bộ áo thầy tu rực rỡ và chiếc áo choàng xuất hiện, đám đông đứng lên và bắt đầu vỗ tay. Khi Giáo hoàng bắt đầu bước vào lối đi với đôi cánh tay dang ra để bắt tay người dân đứng hai bên dãy ghế, những cánh tay biến thành những tiếng hoan hô và reo hò. Tôi chú ý có một nhóm nữ tu đã đứng cả lên băng ghế của mình và la hét như những thanh thiếu nữ ở tuổi teen trong một đại hội nhạc rock. Khi tôi quay lại hỏi một người đàn ông về nhóm nữ tu, thì được biết họ thuộc dòng Carmelite, một dòng tu sống biệt lập với xã hội. Giáo hoàng đã đặc cách ngoại lệ để họ đến dự lễ tại nhà thờ này. Tôi biết chắc ngài là một người biết cách tổ chức một đám đông. Tôi gật đầu và tự nói, "nếu phải tranh cử với ông ấy thì tôi chẳng dám nghĩ tới".

        Một ngày sau khi tôi gặp Giáo hoàng, chúng tôi đạt được những tiến bộ về Bosnia khi tôi thông báo tất cả các bên đã đạt một thỏa thuận ngưng bắn. Một tuần lễ sau, Bill Perry nói nếu có được thỏa thuận hòa bình thì NATO sẽ phải gửi quân đến Bosnia để thi hành thỏa thuận đó. Hơn nữa, vì trách nhiệm của Mỹ tham gia vào các hoạt động của NATO đã rõ ràng, nên ông không nghĩ chúng tôi phải xin phép sự ủng hộ của quốc hội. Tôi nghĩ là Dole và Gingrich cũng sẽ thoải mái hơn nếu không phải ra quốc hội bỏ phiếu về nhiệm vụ tại Bosnia; họ đều là những người am hiểu các vấn đề quốc tế biết rõ những gì chúng ta phải làm, nhưng có nhiều nghị sĩ Cộng hòa ở cả hai viện quốc hội chống đối rất mạnh việc can thiệp này.

        Tháng 10, tôi củng cố thêm sự kiên quyết của mình để chấm dứt cuộc chiến Bosnia và bắt những ai phạm tội ác chiến tranh phải chịu trách nhiệm về hành động của họ khi tôi cùng một người bạn là Thượng nghị sĩ Chris Dodd đến trường Đại học Connecticut để khánh thành một trung tâm nghiên cứu mang tên cha của ông. Trước khi trở thành thượng nghị sĩ, Tom Dodd là luật sư trong ban điều hành Toà án xét xử tội phạm chiến tranh ở Nuremberg. Trong bài phát biểu của mình, tôi ủng hộ mạnh mẽ các phiên toà xét xử các tội phạm chiến tranh tại Nam Tư và Rwanda, những tòa án mà chúng tôi có đóng góp tiền bạc và nhân sự. Và chúng tôi cũng hỗ trợ việc thiết lập một toà án thường trực để giải quyết các tội ác chiến tranh và những hành động tàn bạo khác xâm phạm đến quyền con người. Chính ý tưởng này là gốc rễ của việc thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế sau này.

        Khi tôi ở Mỹ để giải quyết vấn đề Bosnia, Hillary lại thực hiện một chuyên công du khác, lần này đến châu Mỹ Latinh. Trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, với nước Mỹ là siêu cường duy nhất của thế giới về quân sự, kinh tế và chính trị, mọi quốc gia đều mong muốn có sự quan tâm của chúng tôi, và thường là nếu đáp trả thì chúng tôi cũng có lợi. Nhưng tôi không thể đi đến mọi nơi được, nhất là trong giai đoạn còn phải đấu về ngân sách với quốc hội. Do đó, cả Al Gore và Hillary đều phải thực hiện một số lượng lớn bất thường các chuyến công du nước ngoài. Ở bất cứ nơi nào họ đến, người ta biết là họ mang đến nơi đó tiếng nói của nước Mỹ, của tôi và trong tất cả mọi chuyến đi, không trừ một chuyến nào, họ đã tăng cường vị thế của nước Mỹ trên thế giới.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 11:21:24 am
        Vào ngày 22 tháng 10, tôi bay đến New York để tham dự lễ kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Liên hiệp quốc. Tôi tranh thủ cơ hội này để kêu gọi một sự hợp tác quốc tế lớn hơn trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố, sự lan tràn của các loại vũ khí giết người hàng loạt, tội phạm có tổ chức, và buôn lậu các chất gây nghiện. Vào đầu tháng, Sheikh Omar Abdel Rahman và chín người khác đã bị Toà phán quyết là có tội trong lần đánh bom Trung tâm Thương mại Thế giới lần thứ nhất, và không lâu trước đó, Colombia đã bắt được nhiều tay cầm đầu của tập đoàn ma tuý Cali khét tiếng. Trong bài phát biểu của tôi tôi đã phác thảo một kế hoạch để đạt đến các mục tiêu này, bao gồm các biện pháp toàn cầu chống rửa tiền; đóng băng các tài sản của những tay khủng bố và buôn lậu ma tuý, như là chính tôi đã làm đối với các tập đoàn ma túy Colombia; cam kết không để cho các tay khủng bố hoặc các nhóm tội phạm có tổ chức được ẩn náu; đánh sập các thị trường bất hợp pháp cung cấp vũ khí và giấy tờ giả cho các tên khủng bố và buôn lậu chất ma túy; tăng cường nỗ lực phá hủy các nơi trồng chất gây nghiện và làm giảm nhu cầu sử dụng chất ma túy; một mạng lưới quốc tế để huấn luyện cảnh sát và cung cấp cho họ những công nghệ mới nhất; thông qua Hiệp ước cấm vũ khí hóa học; và tăng cường hiệu quả của Hiệp ước cấm vũ khí sinh học.

        Ngày hôm sau, tôi quay trở lại Hyde Park để có cuộc gặp lần thứ chín với Boris Yeltsin. Yeltsin đã ngã bệnh và đang chịu một sức ép rất lớn từ những người theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan chống lại việc bành trướng của NATO và vai trò tích cực của Hoa Kỳ trong vấn đề Bosnia có hại cho người Serbia ở Bosnia. Ông đã có một bài phát biểu đầy cứng rắn ngày hôm trước tại Liên hiệp quốc, chủ yếu là để đối nội, và tôi có thể thấy rõ ông đã quá mệt mỏi về vấn đề này.

        Để ông được thoải mái hơn, tôi mời ông đi trực thăng đến Hyde Park để ông có thể ngắm nhìn những cánh rừng hoa lá tuyệt đẹp dọc theo con sông Hudson vào một ngày âm áp hiếm hoi của mùa thu. Khi đến nơi, tôi đưa ông đến sân trước một ngôi nhà cổ nhìn ra sông. Chúng tôi trao đổi với nhau, cùng ngồi trên những chiếc ghế mà Roosevelt và Churchill đã ngồi khi ngài thủ tướng Anh đến đây trong thời kỳ Thế chiến hai. Sau đó tôi đưa ông đến một căn nhà để ông xem bức tượng bán thân của Roosevelt do một nghệ sĩ người Nga tạc, một bức tranh người mẹ bất khuất của tổng thống do người em của chính nghệ sĩ tạc tượng nói trên vẽ, và một lá thư viết tay mà chính Tổng thông Franklin D. Roosevelt đã gửi cho Stalin thông báo cho nhà lãnh đạo Liên Xô biết ngày đổ bộ lên Normandy đã được quyết định.

        Boris và tôi dành buổi sáng để nói về hoàn cảnh chính trị bấp bênh của ông. Tôi nhắc nhở ông là tôi đã làm mọi thứ có thể được để ủng hộ ông, và cho dù chúng tôi có bất đồng về việc mở rộng NATO, nhưng tôi sẽ cố giúp ông vượt qua khó khăn này.

        Sau buổi cơm trưa, chúng tôi trở vào nhà để trao đổi về vấn đề Bosnia. Các bên có liên quan sắp đến Hoa Kỳ để thương lượng nhằm đạt được cái mà tất cả chúng tôi đều mong sẽ là bản hiệp định chung cuộc, mà thành công của hiệp định đó tùy thuộc vào một lực lượng đa quốc gia do NATO dẫn đầu cũng như có sự tham gia của các lực lượng Nga nhằm trấn an những người Serbia ở Bosnia là họ sẽ được đối xử một cách công bằng. Cuối cùng, Boris cũng bằng lòng gửi quân, nhưng khẳng định rằng lực lượng Nga sẽ không nằm dưới sự chỉ huy của các tư lệnh NATO, cho dù ông cũng rất hài lòng nếu họ được phục vụ "dưới sự lãnh đạo của một vị tướng Mỹ". Tôi đồng ý, với điều kiện lực lượng Nga không can thiệp vào việc chỉ huy và kiểm soát của NATO.

        Tôi rất tiếc là Yeltsin đang gặp quá nhiều khó khăn tại đất nước ông. Vâng, lẽ tất nhiên ông có những sai lầm, nhưng ông phải đương đầu với những trở ngại khổng lồ trong việc đưa nước Nga tiến lên theò đúng hướng. Tôi vẫn nghĩ rằng ông sẽ được tái đắc cử trong cuộc bầu cử sắp đến.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 11:27:52 am
        Tại buổi họp báo sau lần gặp gỡ này, tôi cho biết chúng tôi đã đạt được những bước tiến trong vấn đề Bosnia và cả hai chúng tôi sẽ thúc đẩy việc phê chuẩn hiệp ước START II và cùng nhau làm việc để đi đến một bản hiệp ước toàn diện cấm thử vũ khí hạt nhân trong năm 1996. Đây là một thông báo đầy phấn khởi, nhưng Yeltsin mới là người nổi nhất hôm đó. Ông tuyên bố với báo chí là ông rời cuộc họp thượng đỉnh lạc quan hơn khi ông đến, bởi vì báo chí thường hay nói cuộc họp thượng đỉnh của chúng tôi "sẽ đi đến một thảm họa. Vâng, thì bây giờ, tôi có thể nói với các bạn rằng thảm họa chính là các bạn đấy". Tôi gần như ngã lăn ra mà cười, và cả các nhà báo cũng cười theo. Tất cả những gì tôi có thể nói với họ là "các bạn phải nhớ trích đúng tên người nói đấy nhé". Yeltsin có thể thoát hiểm dù có phát biểu với báo chí thế nào đi nữa. Nếu phải trả lời các vấn đề liên quan đến vụ việc Whitewater, không biết ông còn nói những gì nữa.

        Tháng 10 là một tháng tương đối yên bình trên chính trường quốc nội, khi chảo nóng về vấn đề ngân sách đang chậm chạp tiến gần đến độ sôi. Vào đầu tháng, Newt Gingrich quyết định không đưa dự luật về cải cách vận động hành lang ra biểu quyết ở quốc hội và tôi đã phủ quyết dự luật phân bổ ngân sách. Dự luật về ngân sách đòi hỏi các tay lobby chuyên nghiệp công khai hóa các hoạt động của họ và cấm họ tặng quà, các chuyến du lịch, và tiệc tùng quá một giới hạn khiêm tốn cho các thành viên quốc hội. Các nghị sĩ Cộng hòa kiếm khá nhiều tiền từ các tay lobby chuyên nghiệp bằng việc thảo ra các đạo luật về cắt giảm thuế, về trợ cấp của chính phủ, và miễn giảm các quy định về môi trường cho quyền lợi của rất nhiều tập đoàn. Gingrich thấy không có lý do gì làm hỏng một tình hình thuận lợi như thế. Tôi phủ quyết dự luật phân bổ ngân sách vì, ngoại trừ đạo luật về xây dựng cho quân đội, nó là dự luật duy nhất mà quốc hội đã thông qua khi mà năm tài chính mới vừa bắt đầu, và theo tôi quốc hội không được tự chăm sóc mình trước tiên. Tôi không muốn phủ quyết dự luật này và đã yêu cầu các lãnh đạo của đảng Cộng hòa tạm bảo lưu nó lại cho đến khi nào tôi hoàn tất việc đưa vào vài dự luật ngân sách khác nữa, nhưng họ vẫn cứ chuyển đến cho tôi.

        Trong khi cuộc đấu tranh về vấn đề ngân sách tiếp diễn, Bộ trưởng Năng lượng Hazel O'Leary và tôi nhận được một bản báo cáo từ Ủy ban Tư vấn về Thử nghiệm phóng xạ trên Con người, cho thấy chi tiết hàng nghìn vụ thí nghiệm trên con người tại các trường đại học, bệnh viện, và căn cứ quân sự trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hầu hết các thử nghiệm này không vi phạm đạo đức, nhưng một vài thử nghiêm thì có: trong một cuộc thử nghiệm các nhà khoa học đã tiêm plutonium vào 18 bệnh nhân mà không cho họ biết; trong một trường hợp khác, các bác sĩ đã chiếu tia bức xạ một cách quá mức vào các bệnh nhân ung thư, dù biết rằng chẳng có lợi gì cho họ nếu làm vậy. Tôi chỉ đạo xem lại tất cả các qui trình thử nghiệm hiện nay và hứa sẽ bồi thường đầy đủ các trường hợp vi phạm đạo đức. Việc công bố các hồ sơ bảo mật này là một phần của chính sách công khai hóa rộng lớn mà tôi cho tiến hành trong suốt nhiệm kỳ của tôi. Chúng tôi đã cho công bố hàng nghìn tài liệu từ Thế chiến hai, Chiến tranh Lạnh, và cuộc ám sát Tổng thống Kennedy.

        Cuối tuần lễ đầu của tháng 10, tôi và Hillary bay đến Vườn nho Martha để dự lễ cưới một người bạn tốt của gia đình là Mary Steenburgen kết hôn với Ted Danson. Chúng tôi là bạn với nhau từ 1980; con cái chúng tôi chơi với nhau từ khi chúng còn rất nhỏ, và Mary đã làm việc hết mình hỗ trợ tôi trên phạm vi cả nước vào năm 1992. Tôi thấy thích thú vì cô và Ted gặp và yêu nhau, và đám cưới của họ là một dịp để thư giãn trước những căng thẳng của tình hình Bosnia, vụ việc Whitewater và cuộc đấu tranh về vấn đề ngân sách.

        Vào cuối tháng, Hillary và tôi cử hành lễ kỷ niệm 20 năm ngày cưới. Tôi tặng cho cô ấy một chiếc nhẫn kim cương để đánh dấu một mốc quan trọng trong cuộc đời của chúng tôi và cũng để bù lại cho cô ấy vì khi cô ấy đồng ý lấy tôi, tôi đã không đủ tiền để mua một chiếc nhẫn đính hôn. Hillary yêu mến những hạt kim cương nhỏ được kết trên một miếng đai mỏng, và đeo chiếc nhẫn này như một lời nhắc nhở rằng, bất chấp những thăng trầm của cuộc đời, chúng tôi vẫn rất gắn bó với nhau.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 11:35:30 am
       
        45

        Thứ bảy, ngày 4.11 được xem như một ngày khởi đầu đầy hy vọng. Các cuộc hòa đàm về Bosnia đã bắt đầu được ba ngày tại căn cứ không quân Wright-Patterson ớ Dayton, bang Ohio và chúng tôi vừa mới thắng một cuộc bỏ phiếu ở quốc hội, đánh bại 17 nghị sĩ chống lại các biện pháp về môi trường trong ngân sách dành cho cơ quan EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ). Tôi đã ghi âm trước bản thông điệp của mình phát trên đài phát thanh hàng tuần, chỉ trích các cắt giảm vẫn còn tồn tại trong ngân sách của EPA vừa được thông qua, và đang tận hưởng một ngày thư giãn hiếm hoi cho đến lúc 3 giờ 25 chiều khi Tony Lake gọi điện đến thông báo cho biết Yitzhak Rabin đã bị bắn khi đang rời một cuộc míttinh cho hòa bình tại Tel Aviv. Người ám sát ông không phải là một tay khủng bố người Palestine mà là một sinh viên luật khoa trẻ người Israel, Yigal Amir, là một người chống đối quyết liệt việc trao trả vùng Bờ Tây, kể cả những vùng đất khu định cư người Israel, cho người Palestine.

        Yitzhak Rabin được đưa ngay vào bệnh viện, và trong một thời gian khá lâu, tôi không biết tình trạng của ông có nguy hiểm không. Tôi gọi Hillary, đang viết sách ở trên lầu, và kể cho cô ấy nghe về tthững gì đã xảy ra. Hillary xuống tầng trệt và ôm tôi một lúc khi chúng tôi nói chuyên với nhau rằng mới cách đó 10 ngày tôi và Thủ tướng Rabin còn gặp nhau khi ông đến Hoa Kỳ để trao cho tôi giải thưởng United Jewish Appeal's Isaiah. Đó là một đêm thật hạnh phúc đối với tôi. Dù không thích chưng diện, Yitzhak xuất hiện trong buổi lễ trang trọng hôm đó trong bộ đồ vest màu sẫm và thắt chiếc cà vạt thường. Ông đã phải mượn một chiếc nơ con bướm từ người trợ lý của tôi là Steve Goodin, và tôi đã phải chỉnh lại nó ngay ngắn cho ông trước khi chúng tôi xuất hiện trước đám đông. Khi Yitzhak trao phần thưởng cho tôi, ông khăng khăng đòi tôi phải đứng bên phải của ông, cho dù nghi lễ ngoại giao đòi hỏi nhà lãnh đạo nước ngoài phải đứng bên phải của Tổng thống Hoa Kỳ. Ông nói: "Hôm nay chúng ta đảo ngược trật tự". Tôi trả lời có thể là ông đúng khi yêu cầu như vậy trước khi trao giải United Jewish Appeal's Issiah vì, "nói cho cùng, trong những người dự có lẽ nhiều người thuộc phía ông hơn phía tôi". Bây giờ tôi chỉ còn biết hy vọng được có những trận cười như vậy một lần nữa.

        Khoảng 25 phút sau lần gọi đầu tiên, Tony gọi lại một lần nữa thông báo tình trạng của Rabin rất nặng, nhưng anh ta chưa biết thêm gì cả. Tôi gác điện thoại và nói với Hillary tôi muốn xuống Phòng Bầu dục. Sau khi nói chuyện với nhân viên của tôi, và đi tới đi lui trong phòng khoảng năm phút, tôi muốn được ở một mình; tôi chụp lấy chiếc gậy đánh golf ngắn, hai trái banh golf và đi về bãi cỏ xanh phía nam của Nhà Trắng, nơi tôi cầu nguyện Thượng đế tha cho mạng sống của Yitzhak, đánh một cách vô chủ đích vào quả bóng, và chờ đợi.

        Sau 10 hoặc 15 phút, tôi thấy cửa Phòng Bầu dục mở ra và thấy Tony Lake đi về phía tôi trên lối đi lát đá. Nhìn gương mặt của anh ta, tôi biết Yitzhak đã chết. Sau khi Tony thông báo cho tôi biết, tôi bảo anh quay trở lại văn phòng và chuẩn bị cho tôi một tuyên bố để đọc.

        Trong hơn hai năm rưỡi cùng nhau làm việc, Rabin và tôi đã có được một mối quan hệ gắn kết lạ thường, đầy sự ngay thẳng, tin cậy và sự hiểu biết một cách lạ kỳ về quan điểm chính trị và quá trình suy nghĩ của nhau. Chúng tôi trở thành bạn với nhau trong điều kiện mà người ta thường thành bạn khi họ phải đấu tranh trong một cuộc chiến mà họ tin là cao cả và đúng đắn. Cứ sau lần gặp nhau, tôi lại càng kính trọng và quan tâm đến ông nhiều hơn nữa. Vào thời điểm ông bị giết, tôi đã rất thương yêu ông, một tình thương ít khi tôi dành cho một người đàn ông nào. Đâu đó trong tiềm thức, tôi luôn nghĩ việc ông làm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của ông, nhưng tôi không tưởng tượng được ông phải ra đi, và tôi không biết tôi sẽ và có thể làm gì  được ớ Trung Dông mà không có õng. Bị tràn ngập bơi sự đau đớn, tôi bước lên lầu với Hillary trong vài giờ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 11:38:45 am
        Ngày hôm sau, Hillary, Chelsea và tôi đến nhà thờ Giám lý Foundry cùng với vài người bạn từ Little Rock lên là Vic và Susan Fleming cùng với con gái của họ, Elizabeth, một trong những người bạn thân nhất của Chelsea từ quê nhà. Hôm đó là Ngày lễ Các Thánh, và buổi 11 đã rất nhiều lần gợi nhớ đến Rabin. Chelsea và một người bạn gái khác đã đọc một bài trong Exodus nói về Moses đối mặt với Chúa trong một bụi gai cháy. Mục sư của chúng tôi là Phil Wogaman cho rằng địa điểm ở Tel Aviv nơi "Rabin đã ngã xuống đã trở thành một địa điểm linh thiêng".

        Sau khi Hillary và tôi dự lễ ban Thánh thể, chúng tôi rời khỏi nhà thờ và đến Đại sứ quán Israel để gặp đại sứ Rabinovich và phu nhân, ký vào sổ lễ tang, được đặt trên một chiếc bàn trong sảnh Jerusalem của Tòa đại sứ cùng với một tấm ảnh to của Rabin. Vào lúc tôi đến thì Tony Lake và Dennis Ross, đặc sứ Trung Đông của chúng tôi, đã có mặt ở đó, ngồi im lặng tỏ lòng kính trọng. Hillary và tôi ký vào sổ tang và quay trở về nhà, chuẩn bị bay đến Jerusalem để dự đám tang.

        Cùng đi với chúng tôi có các cựu tổng thống Carter và Bush cha, các lãnh đạo của quốc hội và khoảng 30 vị thượng nghị sĩ và dân biểu, tướng Shalikashvili, cựu bộ trưởng ngoại giao George Shultz, và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nổi bật. Ngay sau khi chúng tôi đáp xuống, Hillary và tôi đến nhà của Rabin để gặp Leah. Bà rất đau khổ nhưng vẫn cố giữ vẻ cứng cỏi, vì gia đình và đất nước của bà.

        Đến dự đám tang có Vua Hussein và Hoàng hậu Noor, Tổng thống Mubarak, cùng các nhà lãnh đạo khác trên thế giới. Arafat muốn đến dự, nhưng ông được thuyết phục không nên đến vì những rủi ro có thể xẩy đến cho ông cũng như có thể gây những tác động chia rẽ bởi sự hiện diện của ông ở Israel. Đây cũng là chuyến đi đầy sự rủi ro cho Tổng thống Mubarak, người cũng vừa thoát khỏi một cuộc ám sát, nhưng ông chấp nhận sự rủi ro này. Hussein và Noor rất đau khổ vì cái chết của Rabin; họ thực sự thương mến Rabin và nghĩ rằng ông là con người đóng vai trò cốt yếu cho tiến trình hòa bình. Đôi với tất cả rthững đối tác người Ảrập của Rabin, cuộc ám sát ông là một sự nhắc đau thương về những rủi ro mà chính họ cũng phải gánh chịu, trong khi tìm kiếm hòa bình.

        Vua Hussein đọc một bài điếu văn tuyệt vời, và cháu ngoại gái của Rabin, Noa Ben Artzi-Pelossof, lúc đó đang phục vụ trong quân đội Israel, đã làm cho tất cả những người đến dự đám tang phải xúc động khi cô nói với người ông của mình rằng: "Thưa ông, ông chính là cột lửa sưởi ấm chúng con trong doanh trại, bây giờ chúng con chỉ còn lại một mình trong tăm tối, và chúng con rất lạnh". Trong lời phát biểu của tôi, tôi cố gắng tập họp người Israel tiếp tục con đường mà vị lãnh tụ đã ngã xuống của họ vạch ra. Ngay trong tuần lễ trọng đại này, người Do Thái trên khắp thế giới đã đọc và nghiên cứu rất kỹ đoạn kinh thánh Torah, trong đó Chúa thử Abraham bằng cách lệnh cho ông phải hy sinh người con trai yêu quí của mình là Isaac, hay còn được đọc là Yitzhak; khi Abraham chứng tỏ sẵn sàng để tuân theo lệnh của Chúa, Chúa đã tha mạng cho cậu bé. "Bây giờ Chúa đang muốn thủ thách niềm tin của chúng ta một cách mạnh mẽ hơn, vì ngài đã mang đi Yitzhak của chúng ta. Nhưng bản cam kết của nước Israel với Chúa cho Hòa bình, cho sự khoan dung, cho nền an ninh - sự cam kết đó phải được duy trì. Sự cam kết chính là sự nghiệp cả đời của Thủ tướng Rabin. Bây giờ trách nhiệm của chúng ta là làm cho nó được biến thành một di sản lâu dài". Tôi kết thúc bài nói bằng hai từ "Shalom, chaver” (Vĩnh biệt, bạn nhé).

        Hai từ đó - Vĩnh biệt, bạn nhé - bằng cách nào đó, đã thể hiện đúng tình cảm của người Israel đối với Rabin. Tôi có một số nhân viên người Do Thái nói tiếng Hebrew và họ hiểu rất rõ tình cảm của tôi đối với Rabin; tôi phải cảm ơn họ vì họ đã dạy cho tôi câu nói này. Shimon Peres về sau này còn cho tôi biết từ chaver mang một ý nghĩa sâu sắc hơn tình bạn; nó thể hiện sự đồng chí hướng trong tâm hồn của những người bạn vì một chính nghĩa chung. Không lâu sau, từ Shalom, chaver bắt đầu xuất hiện trên các bảng quảng cáo, áp phích cổ động phim ảnh khắp nước Israel.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 11:42:01 am
        Sau lễ tang, tôi có vài cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo quốc tế tại khách sạn King David, nhìn ra một quang cảnh tuyệt vời của thành phố cổ và sau đó bay trở về Washington. Chúng tôi hạ cánh xuống sân bay căn cứ không quân Andrews lúc gần 4 giờ 30, và tất cả mọi người mệt mỏi lê bước ra khỏi máy bay để tìm ngay một chỗ nghỉ trước khi bước vào giai đoạn cuối của cuộc chiến về vấn đề ngân sách.

        Kể từ khi năm tài chính mới bắt đầu vào ngày 1.10, chính phủ đang phải thực hiện một cơ chế gọi là nghị quyết kéo dài (CR), cho phép các bộ được quyền trang trải các khoản chi trong khi chờ đợi ngân sách mới bắt đầu có hiệu lực. Cũng không có gì bất thường thái quá nếu một năm tài chính mới đã bắt đầu mà quốc hội lại chưa thông qua một dự luật phân bổ ngân sách nào, nhưng vào lúc này, thì cả hoạt động của toàn bộ chính phủ đang ở trong tình trạng CR mà không biết chừng nào mới chấm dứt. Ngược lại với hai năm đầu nhiệm kỳ của tôi, quốc hội do đảng Dân chủ nắm đa số đã thông qua các ngân sách một cách kịp thời.

        Tôi đã đệ trình một kế hoạch cân đối ngân sách trong 10 năm, và kế đến là một kế hoạch khác cân đối trong chín năm, kéo dài đến năm 2004, nhưng quan điểm của các nghị sĩ Cộng hòa và của tôi còn cách biệt nhau rất xa về các khoản ngân sách. Tất cả các chuyên gia của tôi đều nghĩ rằng những sự cắt giảm của đảng Cộng hòa về các khoản chăm sóc và trợ giúp y tế, giáo dục, môi trường, và chương trình EITC (Chương trình hoàn thuế cho những người có thu nhập thấp) lớn hơn những gì họ cần để chi bù vào các khoản cắt giảm thuế và cân bằng ngân sách, ngay cả trong bảy năm. Chúng tôi có những quan điểm khác xa nhau về dự đoán đối với sự tăng trưởng kinh tế, về tỷ lệ lạm phát đối với chi phí chăm sóc y tế, cũng như đối với các khoản thu. Khi kiểm soát Nhà Trắng, đảng Cộng hòa luôn luôn dự đoán quá mức các khoản thu và dự toán thấp các khoản chi. Tôi quyết tâm không lặp lại sai lầm đó, và luôn luôn sử dụng các ước tính thận trọng tạo điều kiện cho phép chúng tôi thực hiện các mục đích cắt giảm thâm thủng.

        Vào lúc này, khi họ kiểm soát được quốc hội, đảng Cộng hòa lại đi quá xa theo chiều ngược lại, tức là dự toần thấp khả năng tăng trưởng của nền kinh tế cùng thu nhập và dự toán quá đáng về tỷ lệ lạm phát chi phí y tế, ngay cả khi họ thúc đẩy các tổ chức duy trì sức khỏe (HMO) như là một phương cách chắc ăn nhất để làm giảm tỷ lệ tăng chi phí y tế. Chiến lược này có vẻ như là một sự mở rộng một cách logic lời khuyên của William Kristol trong bị vong lục mà ông ta gửi cho Bob Dole, khuyên Dole nên ngăn chặn mọi động thái về y tế. Nếu họ cắt được các khoản chi cho việc chăm sóc và giúp đỡ y tế, giáo dục, cũng như bảo vệ môi trường, giai cấp trung lưu ở Mỹ sẽ cảm thấy được hưởng ít quyền lợi hơn trên từng đôla đóng thuế của họ, sẽ ngày càng không ưa đóng thuế, và dễ ngả theo những lời kêu gọi cắt giảm thuế và chiến lược của họ phát động các chiến dịch đối với các vấn đề văn hóa, xã hội dễ gây bất đồng như phá thai, quyền của giới đồng tính và việc sử dụng súng.

        Giám đốc về ngân sách của Tổng thống Reagan là David Stock¬man, đã nhìn nhận rằng chính phủ của ông cố ý để cho ngân sách thâm thủng lớn để tạo ra một khủng hoảng làm "kiệt quệ" ngân sách nội địa. Họ đã thành công một phần, cung cấp không đủ ngân sách nhưng cũng không loại bỏ hoàn toàn đầu tư cho tương lai chung của chúng ta. Bây giờ thì, đảng Cộng hòa của Gingrich đang tìm cách sử dụng việc cân đối ngân sách với những phần thu không hợp lý và những giả định về chi tiêu để làm nốt phần còn lại. Tôi quyết tâm ngăn chặn hành động của họ; hướng phát triển tương lai của chúng ta được treo trên sự cân đối này.

        Ngày 10 tháng 11, ba ngày trước thời hạn kết thúc nghị quyết kéo dài, quốc hội lại gửi cho tôi một nghị quyết kéo dài khác, chẳng khác gì một sự thách đấu: cái giá để chính phủ tiếp tục hoạt động là ký một nghị quyết kéo dài mới với yêu cầu tăng 25% tiền đóng bảo hiểm y tế Medicare, cắt phần chi tiêu cho giáo dục và bảo vệ môi trường, và chấp nhận những luật lệ nhẹ nhàng hơn về môi trường.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 11:45:27 am
        Ngày hôm sau, đúng một tuần sau ngày Thủ tướng Rabin bị ám sát, tôi phát biểu trên đài phát thanh về những ý đồ của đảng Cộng hòa nhằm thông qua ngân sách kiểu cửa sau bằng các nghị quyết kéo dài. Vì đây là Ngày cựu chiến binh, nên tôi nhấn mạnh rằng tám triệu cựu chiến binh sẽ phải đóng nhiều tiền bảo hiểm y tế hơn nếu tôi ký bản nghị quyết kéo dài được luồn vào ngõ sau này. Những sự cắt giảm ngân sách khắc nghiệt như vậy của đảng Cộng hòa là không cần thiết: cả tỷ lệ thất nghiệp lẫn lạm phát hiện nay đã xuống thấp nhất từ 25 năm qua; số lượng nhân viên ăn lương liên bang đã xuống đến con số thấp nhất từ năm 1933; và thâm thủng đang ở mức thấp. Tôi vẫn muốn có một ngân sách dung hòa, nhưng phải phù hợp "với các giá trị cơ bản của chúng ta" và "không có sự đe dọa cũng như không có những chuyện thù hằn đảng phái cục bộ nào".

        Vào tối thứ hai, cuối cùng quốc hội gửi đến cho tôi một bản gia hạn công nợ. Cái này còn tồi tệ hơn cả một nghị quyết kéo dài, một nỗ lực đi cửa sau khác để thông qua các sự cắt giảm ngân sách và làm suy yếu các luật lệ về môi trường. Dự luật này cũng lấy đi khả năng linh hoạt sử dụng nguồn ngân sách của Bộ trưởng Ngân khố có từ thời Tổng thống Reagan để tránh vỡ nợ trong những hoàn cảnh đặc biệt. Thậm chí còn tồi tệ hơn nữa, họ đã một lần nữa hạ thấp định mức nợ chỉ sau 30 ngày, đảm bảo gây vỡ nợ chắc chắn cho chính phủ.

        Từ tháng 4 Gingrich đã đe dọa đóng cửa chính phủ và cho nước Mỹ phải vỡ nợ nếu tôi không chấp thuận bản ngân sách của ông. Tôi không thể khẳng định liệu ông ta thật sự có muốn làm thế hay không hay là ông ta chỉ đơn giản tin vào những gì báo chí đã nói về tôi trong hai năm đầu của nhiệm kỳ rằng khi đứng trước những nghịch cảnh trái ngược rõ ràng, tôi là một con người yếu đuối, sẵn sàng từ bỏ các lời cam kết, sẵn sàng để tìm một giải pháp ôn hòa. Nếu ông ta nghĩ như vậy, ông phải xem kỹ lại các bằng chứng thực tế.

        Ngày 13 tháng 11, CR đang tồn tại sẽ hết hiệu lực vào lúc nửa đêm. Các nhà thương thuyết gặp nhau một lần nữa để tìm cách giải quyết các điểm khác biệt trước khi chính phủ buộc phải ngừng hoạt động. Dole, Gingrich, Armey, Daschle, và Gephardt có mặt, cũng như Al Gore, Leon Panetta, Bob Rubin, Laura Tyson và những thành viên trong nhóm công tác của chúng tôi. Không khí trở nên nặng nề khi Gingrich mở đầu cuộc họp bằng việc khiếu nại các chương trình phát trên tivi của chúng tôi. Từ tháng 6 tại một số bang điểm, chúng tôi bắt đầu cho phát các chương trình nêu bật các thành tựu của chính phủ, bắt đầu từ đạo luật chống tội ác. Khi cuộc tranh luận về vấn đề ngân sách nóng lên sau ngày lễ Lao động, chúng tôi đưa các chương trình mới nhắm vào các đề nghị cắt giảm ngân sách của đảng Cộng hòa, đặc biệt là đôi với Medicaid và Medicare. Sau khi Gingrich phát biểu được một lúc, Leon Panetta nhắc cho ông ta nhớ lại tất cả những điều thậm tệ mà ông ta đã nói về tôi trước cuộc bầu cử năm 1994: "Thưa ngài Chủ tịch hạ viện, tay của ngài cũng sạch sẽ gì cho cam".

        Dole tìm cách dàn xếp êm tình hình khi nói rằng ông ta không muốn chính phủ phải đóng cửa. Vào lúc đó, Dick Armey xen vào, nói rằng Dole không phát biểu thay cho các dân biểu Cộng hòa ở hạ viện. Armey là một người cao to, lúc nào cũng mang đôi giày ống cao bồi và hình như lúc nào cũng bứt rứt. Ông ta tuôn ra một tràng những lời đả kích nêu rõ tại sao các dần biểu Cộng hòa ở hạ viện quyết tâm hành động trung thực với các nguyên tắc của họ, và ông ta giận dữ như thế nào khi các quảng cáo trên tivi của tôi về cắt giảm ngân sách cho Medicare làm cho bà mẹ vợ lớn tuổi của ông phải lo sợ. Tôi trả lời rằng không biết bà mẹ vợ của ông sẽ thế nào, nhưng nếu ý định cắt giảm ngân sách của đảng Cộng hòa được biến thành luật, thì rất nhiều người lớn tuổi ở Mỹ sẽ buộc phải ra khỏi các nhà dưỡng lão hoặc mất các khoản phụ cấp chăm sóc sức khỏe tại nhà.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 11:49:17 am
        Armey trả lời một cách cộc cằn rằng nếu tôi không nhượng bộ họ, họ sẽ đóng cửa mọi hoạt động của chính phủ và nhiệm kỳ tổng thống của tôi coi như chấm dứt. Tôi liền trả đũa, khẳng định rằng tôi không bao giờ cho phép bản ngân sách của họ biến thành luật được, "cho dù các cuộc thăm dò dư luận cho thấy chỉ còn 5% dân chúng Mỹ ủng hộ tôi đi nữa. Nếu các ông muốn thông qua bản ngân sách của mấy ông, thì các ông phải tìm ra được một người nào khác ngồi trên chiếc ghế này!". Không có gì ngạc nhiên khi chúng tôi đã không đạt được một thỏa thuận nào cả.

        Sau cuộc họp, Daschle, Gephardt, và nhóm công tác của tôi tỏ ra sung sướng vì tôi đối đầu với Armey. Al Gore nói, anh ước sao toàn bộ dân Mỹ được nghe lời phát biểu của tôi, ngoại trừ việc lẽ ra tôi phải nói tôi chẳng quan tâm đến họ cho dù các cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ ủng hộ tôi rớt xuống còn số không. Tôi quay lại và nói với Phó tổng thống: "Không đâu, Al. Nếu tỷ lệ ủng hộ chúng ta rơi xuống 4% là tôi chào thua đấy". Tất cả chúng tôi đều cười nhưng lòng ai cũng rối bời.

        Tôi phủ quyết cả nghị quyết kéo dài (CR) và dự luật hạn mức trần về công nợ, và ngày hôm sau vào giữa trưa một phần lớn các cơ quan của chính phủ liên bang đều đóng cửa. Gần 800.000 nhân viên phải trở về nhà, làm xáo trộn cuộc sống của hàng triệu người Mỹ - những người cần lấy mẫu đơn đăng ký xin an sinh xã hội, xin trợ cấp cựu chiến binh, những người cần làm thủ tục công việc vay mượn tiền để làm ăn kinh doanh, kiểm tra an toàn lao động cho nơi làm việc của họ, mở cửa các công viên quốc gia cho các chuyến tham quan, và còn rất nhiều công việc khác nữa. Sau hai lần phủ quyết này, Bob Rubin thực hiện một bước đi bất thường là vay 61 tỷ từ nguồn quỹ lương hưu để trả cho các khoản nợ của chúng tôi, kéo dài thời hạn có thể bi vỡ nợ.

        Không ngạc nhiên là phe Cộng hòa tìm cách đổ lỗi cho tôi về viêc đóng cửa chính phủ này. Tôi sợ họ lại có thể thành công một lần nữa giống như lần họ đổ lỗi cho tôi về sự chia rẽ mang tính chất đảng phái trong cuộc bầu cử năm 1994. Nhưng sau đó, tôi thoát nạn khi trong một buổi ăn điểm tâm với các phóng viên báo chí vào ngày 15, Gingrich ám chỉ rằng ông ta làm cho bản nghị quyết kéo dài (CR) thêm khắc nghiệt vì tôi đã làm nhục ông ấy trên chuyến bay từ đám tang của Thủ tướng Rabin trở về bằng việc không trao đổi với ông về bản ngân sách, lại còn yêu cầu ông ta phải rời máy bay bằng cầu thang sau đuôi, thay vì mời ông cùng xuống cầu thang trước với tôi. Gingrich nói: "Thật là nhỏ mọn nhưng tôi nghĩ con người ta là vậy... không một ai từng nói chuyên với bạn và rồi lại yêu cầu bạn phải rời máy bay bằng cầu thang sau đuôi... Bạn có thể tự hỏi, phép lịch sự của anh ta ở đâu chứ?". Tôi nghĩ lẽ ra tôi nên trao đổi với ông ta về ngân sách trên đường từ đám tang trở về, nhưng lúc bấy giờ tôi không thể suy nghĩ gì khác trong đầu ngoài mục đích của chuyến đi đau buồn này và tương lai của tiến trình hòa bình Trung Đông. Trên máy bay, tôi có đến thăm ngài Chủ tịch hạ viện và phái đoàn quôc hội, như một tấm ảnh đã ghi lại được, trong đó có hình của Newt, Bob Dole và tôi trên máy bay! Còn việc họ rời khỏi máy bay bằng cửa sau, nhân viên của tôi lại nghĩ rằng như thế mới lịch sự, vì đó là lối xuống máy bay gần nhất dẫn đến xe đón họ. Vả lại lúc đó là 4 giờ 30 sáng, đâu có giới báo chí cầm camera nào chờ ở sân bay. Nhà Trắng cho phổ biến bức ảnh tôi đang nói chuyện với các vị này, và báo chí bắt đầu chỉ trích sự than phiền của Gingrich.

        Ngày 16, tại một cuộc họp báo, tôi tiếp tục yêu cầu các nghị sĩ Cộng hòa chuyển đến cho tôi một bản nghị quyết kéo dài (CR) tử tế và nên bắt đầu các cuộc thương thảo một cách có thiện chí, cho dù họ lên tiếng đe dọa sẽ gửi đến một bản khác chứa đầy những vấn đề khó khăn tương tự như vậy. Đêm trước ngày hôm đó, tôi ký dự luật phân bổ ngân sách của Bộ Giao thông, mới là dự luật thứ tư trong tổng sô 13 dự luật cần phải có, và tôi hủy bỏ chuyến đi dự hội nghị lãnh đạo châu Á Thái Bình Dương tại Osaka, Nhật Bản.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 11:53:25 am
        Vào ngày 19 tháng 11, tôi chủ động đi một nước cờ với phe Cộng hòa, nói rằng sẽ làm việc để đạt đến một kế hoạch cân đối ngân sách trong bảy năm nhưng sẽ không cam kết cắt giảm thuế và chi tiêu ngân sách theo ý muốn của họ. Nền kinh tế đang tiếp tục tăng trưởng, thâm thủng ngân sách đã giảm đi nhiều hơn dự kiến; Panetta, Alice Rivlin và nhóm nghiên cứu kinh tế của chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể cân đối được ngân sách trong vòng bảy năm mà không cần đến những sự cắt giảm khắc nghiệt mà phe Cộng hòa đang nỗ lực thúc đẩy. Tôi ký thêm hai dự luật phân bổ ngân sách, cho ngành hành pháp và cho Bộ Ngân khố, Cơ quan Bưu điện, và các hoạt động tổng quát của chính phủ. Với sáu trong tổng số 13 dự luật đã được ký, khoảrig 200.000 nhân viên trong tổng số 800.000 nhân viên thuộc chính phủ liên bang đã đi làm trở lại.

        Buổi sáng ngày 21 tháng 11, Warren Christopher gọi tôi từ Dayton để thông báo cho biết tổng thống của các nước Bosnia, Croatia và Serbia đã đạt được một hiệp định hòa bình để chấm dứt cuộc chiến Bosnia. Bản thỏa ước này vẫn giữ Bosnia là một quốc gia duy nhất nhưng gồm hai phần, Liên bang Bosnia của người Croat và Cộng hòa Bosnia của người Serbia, cùng với một giải pháp giải quyết những tranh chấp lãnh thổ từng là nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh. Sarajevo vẫn là thủ đô chung. Chính phủ quốc gia phụ trách các lĩnh vực đối ngoại, thương mại, nhập cư, quốc tịch và tiền tệ. Mỗi phần trong liên bang đều có lực lượng cảnh sát riêng. Những người tị nạn được quyền trở về quê nhà, và việc tự do đi lại trên toàn lãnh thổ được đảm bảo. Sẽ có giám sát quốc tế về các vấn đề nhân quyền và lĩnh vực huấn luyện cảnh sát, và những người bị truy tố về tội ác chiến tranh sẽ bị loại ra khỏi đời sống chính trị. Một lực lượng quốc tế mạnh, do NATO chỉ huy, sẽ giám sát việc tách rời các lực lượng quân sự và gìn giữ hòa bình một khi bản hiệp ước được thực thi.

        Kế hoạch hòa bình Bosnia đúng là khó khăn lắm mới có được, bao gồm những điều khoản cụ thể khó nuốt với tất cả các bên, nhưng nó sẽ chârn dứt được một cuộc chiến đẫm máu kéo dài bốn năm làm mất đi sinh mạng của 250.000 người và hai triệu người phải bỏ nhà cửa ra đi. Sự lãnh đạo của Hoa Kỳ là yếu tố quyết định thúc đẩy NATO trở nên cứng rắn hơn và là yếu tố quyết định giúp đạt được giải pháp ngoại giao chung cuộc. Các nỗ lực của chúng ta được hỗ trợ rất nhiều bởi các thắng lợi quân sự của phe Croatia và Bosnia trên chiến trường và sự can đảm cùng với tính kiên cường, quyết không lùi bước của Izetbegovic và các chiến hữu của ông đối đầu với cuộc xâm lược của những người Serb ở Bosnia.

        Đạt được bản hiệp ước chung cuộc là nhờ vào công lao đóng góp của Dick Holbrooke với tài ngoại giao khéo léo cùng với nhóm công tác của ông; đó cũng là cống hiến của Warren Christopher do ông là một nhân tố quyết định giữ chân được các nhà thương thuyết Bosnia khi cuộc đàm phán bước vào các giai đoạn gai góc, và ông là người gút lại được bản hiệp ước; đó là công của Tony Lake đã sớm nhận định và chuyển các sáng kiến hòa bình đến các đồng minh của chúng ta và Tony cùng với Holbrooke, thúc đẩy được các cuộc họp dứt điểm được diễn ra tại Hoa Kỳ; của Sandy Berger, đã chủ tọa các buổi họp của các chuyên viên các ủy ban các bên, để có thông báo cho các thành viên của cơ quan an ninh nắm rõ những gì đang xảy ra mà không có quá nhiều các sự can thiệp; và đó cũng là sự đóng góp của bà Madeleine Albright, người đã mạnh mẽ bảo vệ thái độ cứng rắn của chúng ta trước Liên hiệp quốc. Việc chọn lựa thành phố Dayton và căn cứ không quân YVright-Patterson đã được nhóm công tác đàm phán đề xuất và cân nhắc một cách hết sức cẩn thận; đó là một nơi trên lãnh thổ Hoa Kỳ, nhưng đủ xa Washington để tránh sự rò rỉ tin tức, và có được các điều kiện cho phép có những "cuộc trao đổi gần gũi" giúp cho Holbrooke và nhóm công tác của ông giải quyết ngay các chi tiết gai góc nhất.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 11:59:42 am
        Ngày 22 tháng 11, sau 21 ngày bị cô lập tại Dayton, Holbrooke và nhóm công tác của ông trở về Nhà Trắng để được tôi chúc mừng và thảo luận về những bước đi kế tiếp của chúng tôi. Chúng tôi còn phải tìm cách để thuyết phục được quốc hội và cả nhân dân Mỹ, vì theo những lần thăm dò dư luận mới nhất, người Mỹ rất phấn khởi với Hiệp ước Hòa bình, nhưng một số lớn vẫn chống đối việc gửi quân Mỹ đến Bosnia. Sau khi Al Gore mở đầu cuộc họp bằng cách nói rằng phe quân đội cho tới lúc đó chưa có ủng hộ gì nhiều, tôi liền nói với tướng Shalikashvili rằng tôi biết ông ủng hộ việc can dự của chúng ta vào Bosnia nhưng nhiều sĩ quan cấp dưới của ông còn rất phân vân. Al và tôi cùng nhau phối hợp đưa ra những lời bình phẩm để nhấn mạnh đây là thời điểm mà tất cả mọi người trong chính phủ, chứ không chỉ riêng quân đội, phải bắt tay thực hiện kế hoạch hòa bình. Cách làm này của tôi và Al đã đạt được kết quả mong muốn.

        Chúng tôi đã có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ một số thành viên quan trọng trong quốc hội, đặc biệt là các Thượng nghị sĩ Lugar, Biden và Lieberman. Một số khác tán thành có điều kiện hơn, nói rằng họ cần thấy một chiến lược rõ ràng để rút quân khỏi đó khi cần. Để tăng thêm sự ủng hộ từ quốc hội, tôi mời các nghị sĩ đến Nhà Trắng, và phái Christopher, Perry, Shalikashvili, và Holbrooke đến quốc hội. Thách thức của chúng tôi còn thêm phức tạp do cuộc tranh luận về ngân sách đang diễn ra; hoạt động của chính phủ đang được mở lại, nhưng phe Cộng hòa lại đang dọa sẽ lại làm cho chính phủ phải đóng cửa vào ngày 15 tháng 12.

        Ngày 27 tháng 11, tôi giải thích sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Bosnia cho nhân dân Mỹ. Nói chuyện từ Phòng Bầu dục, tôi nói rằng công tác ngoại giao của chúng ta đã tạo ra được Hiệp ước Dayton và binh sĩ của chúng ta được yêu cầu đến đó không phải để đánh nhau, mà để giúp các bên hoàn thiện kế hoạch hòa bình, phục vụ cho những quyền lợi chiến lược cũng như các giá trị cơ bản của chúng ta.

        Vì đã có 25 nước khác đồng ý tham gia một lực lượng 60.000 quân, nên lính Mỹ sẽ chỉ chiếm một phần ba tổng số. Tôi cam kết họ sẽ được gửi đến đó với một nhiệm vụ rõ ràng, có giới hạn, có thể kết thúc được và họ sẽ được huấn luyện kỹ và trang bị mạnh để giảm đến mức tối đa các tổn thất có thể xảy ra. Sau thông điệp này, tôi cảm thấy mình đã làm tất cả những gì có thể được để giải thích về trách nhiệm của chúng ta trong việc lãnh đạo các lực lượng của hòa bình và tự do, và hy vọng thúc đẩy được công luận đủ để ít nhất thì quốc hội cũng sẽ không ngăn cản việc tôi gửi binh lính đến Bosnia.

        Bên cạnh các lập luận được đưa ra trong bản thông điệp của tôi, việc ủng hộ những người Bosnia còn đem lại một lợi thế khác cho Hoa Kỳ: nó chứng tỏ cho người Hồi giáo trên khắp thế giới thấy Hoa Kỳ quan tâm đến họ, tôn trọng đạo Hồi, và sẽ ủng hộ họ nếu họ từ bỏ bạo lực để chấp nhận các khả năng kiến tạo hòa bình và hòa giải.

        Ngày 28 tháng 11, sau khi ký dự luật cung cấp hơn năm tỷ đôla cho các dự án giao thông, trong đó có tiêu chuẩn "tuyệt đối không du di" cho các lái xe có uống rượu dưới 21 tuổi, tôi đi Anh và Ireland để tiếp tục theo đuổi một sáng kiến hòa bình quan trọng khác. Dù phải hoạt động nhiều cho Trung Đông, Bosnia và tranh cãi về chuyện ngân sách, chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc cật lực về vấn đề Bắc Ireland Vào tối ngày tôi đi, sau khi chúng tôi hối thúc, các Thủ tướng Major và Bruton công bố một đột phá trong tiến trình hòa bình Ireland: một sáng kiến "song song" cho phép tổ chức đàm phán riêng rẽ về giải giáp vũ khí và giải quyết các vấn đề chính trị; tất cả các bên, bao gồm cả Sinn Fein, sẽ được mời tham dự các cuộc đàm phán dưới sự giám sát của một ủy ban quốc tế mà George Mitchell đồng ý làm chủ tịch. Bay đến nơi có tin tốt lành thật là dễ chịu.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 12:04:24 pm
        Ngày 29, tôi gặp John Major và nói chuyên với quốc hội Anh. Tôi cám ơn người Anh vì đã ủng hộ tiến trình hòa bình Bosnia và đã sẵn sàng đóng vai trò tích cực trong lực lượng của NATO. Tôi khen ngợi Major vì ông đã theo đuổi hòa bình ở Bắc Ireland, trích dẫn ra câu nói tuyệt hay của John Milton, "Hòa bình cũng có những thắng lợi của riêng nó, và cũng vinh quang chẳng kém gì thắng lợi trong chiến tranh". Tôi còn gặp lần đầu tiên với người lãnh đạo đối lập trẻ tuổi, Tony Blair, lúc đó đang chấn hưng Công đảng bằng một cách tiếp cận khá giống với những gì chúng tôi từng làm với Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ. Trong khi đó, ở Mỹ, phe Cộng hòa đã đảo ngược quan điểm về cải cách vận động hành lang, và hạ viện thông qua dự luật này mà không có phiếu chống, với tỷ lệ 421 - 0.

        Ngày kế tiếp, tôi bay qua Belfast với tư cách tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Bắc Ireland. Đó là mở đầu của hai ngày tốt đẹp nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi. Trên đường từ sân bay về, người dân đứng vẫy cờ Mỹ và cám ơn tôi đã làm việc cho hòa bình. Khi tới Belfast, tôi dừng ở đường Shajkill, trung tâm của phe Hợp nhât Tin Lành và là nơi 10 người từng bị IRA đánh bom giết chết năm 1993. Điều duy nhất phần lớn người Tin Lành Bắc Ireland biết về tôi là lần cấp visa cho Adams. Tôi muốn họ biết rằng tôi còn làm việc để có được một nền hòa bình công bằng với họ nữa. Khi ghé một cửa hàng tại chỗ để mua ít hoa và cam, tôi nói chuyện với dân chúng và bắt tay vài người.

        Vào buổi sáng tôi nói chuyện với nhân viên và những, người khác tại hãng Mackie International, một nhà sản xuất máy dệt có nhân viên vừa Tin Lành vừa Công giáo. Sau khi được hai em bé, một Công giáo, một Tin Lành, giới thiệu, tôi đề nghị đám đông lắng nghe những đứa trẻ ấy: "Chỉ có bạn mới quyết định nên chia rẽ hay đoàn kết, nên chọn đời sống cực khổ hay hy vọng cao vời". Khẩu hiệu của IRA là "Ngày của chúng ta rồi sẽ tới". Tôi thúc giục người Ireland hãy nói với những ai vẫn còn bám víu vào bạo lực: "Các anh là quá khứ rồi, ngày của các anh đã hết".

        Sau đó, tôi dừng ở đường Falls, trung tâm của cộng đồng Công giáo Belfast. Tôi ghé vào một tiệm bánh và bắt đầu bắt tay đám đông dân chúng bỗng nhiên túm tụm lại đó mỗi lúc một đông. Một trong số họ là Gerry Adams. Tôi bảo ông rằng tôi đang đọc cuốn The Street - Con phố, cuốn tuyển truyện ngắn của ông ấy về đường Falls, và cuốn sách làm tôi cảm được nhiều hơn những gì người Công giáo ở đây phải chịu đựng. Lần ấy là lần đầu tiên chúng tôi cùng xuất hiện trước công chúng, và nó cho thấy tầm quan trọng của cam kết của ông ấy với tiến trình hòa bình. Đám đông nhiệt tình vừa mới tụ lại xung quanh rõ ràng là thấy hài lòng với chiều hướng tiến triển của tình hình.

        Vào buổi chiều Hillary và tôi bay trực thăng tới Derry, thành phố đông dân Công giáo nhất ở Bắc Ireland và là quê nhà của John Hume. 25.000 người cổ vũ nhiệt tình đứng đầy Quảng trường Guildhall và các con phố lân cận. Sau khi Hume giới thiệu, tôi hỏi đám đông một câu đơn giản: "Liệu các bạn có muốn là người được phán xét bằng những gì mình ủng hộ và chống đối hay không? Liệu các bạn có muốn mình là người được phán xét bằng những yếu tố bạn có và không có chăng? Đã đến lúc những người yêu hòa bình chiến thắng ở Bắc Ireland, và Hoa Kỳ sẽ ủng hộ họ trong chiến thắng ấy".

        Hillary và tôi kết thúc ngày hôm đó bằng cách quay trở về Belfast để dự lễ thắp đèn chính thức trên cây thông Noel ngay bên ngoài tòa thị chính, trước một đám đông khoảng 50.000 người, sôi động hẳn lên nhờ tiếng hát của ca sĩ người Ireland Van Morrison: "Ô, mẹ bảo rồi sẽ có ngày như thẽ này". Cả hai chúng tôi đẽu phát biểu; Hillary nói đến hàng ngàn bức thư chúng tôi nhận được từ trẻ em viết tới để biểu lộ hy vọng hòa bình, và tôi trích ra một lá thư của một bé gái 14 tuổi ở hạt Armagh: "Cả hai bên đều bị tổn thương. Cả hai bên đều phải biết tha thứ". Rồi tôi kết thúc bài phát biểu bằng câu nói rằng đối với Chúa Jesus, người mà hôm đó chúng tôi đang kỷ niệm ngày sinh, "không có lời nào quan trọng hơn lời này: Phúc đức thay những kẻ mang lại hòa bình, vì họ sẽ thừa hưởng Trái đất".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 12:08:24 pm
        Sau lễ thắp đèn cây thông, chúng tôi dự tiệc chiêu đãi với tất cả các lãnh đạo phe phái đều được mời. Thậm chí mục sư Ian Paisley, nhà lãnh đạo dữ dội của đảng Dân chủ Hợp nhât, cũng tới dự. Dù ông không chịu bắt tay với các lãnh đạo Công giáo, ông ấy lại khoái lên lớp cho tôi về những sai lầm của tôi. Sau vài phút nghe ông ấy "giảng đạo", tôi nhận ra ngay là phe Công giáo đã may mắn hơn tôi trong thỏa thuận này.

        Hillary và tôi rời tiệc để nghỉ đêm ở khách sạn Europa. Trong chuyến đi đầu tiên tới Ireland đó, thậm chí lựa chọn khách sạn nào để ở cũng mang tính biểu trưng rất lớn. Khách sạn Europa từng bị đánh bom hơn một lần trong thời đen tối; bây giờ nó đủ an toàn để tổng thống Hoa Kỳ ngủ lại.

        Đó là kết thúc của một ngày hoàn hảo, thậm chí hôm đó còn có tin tốt từ Mỹ bay qua, khi tôi ký đạo luật phân bổ ngân sách cho Bộ Quốc phòng, trong đó các lãnh đạo quốc hội có cung cấp chi phí cho việc triển khai quân Mỹ ở Bosnia. Dole và Gingrich cuối cùng đã chịu, để đổi lấy khoản cắt giảm vài tỷ đôla mà ngay cả Lầu năm góc cũng nói là không cần thiết lắm.

        Sáng hôm sau chúng tôi bay tới Dublin, nơi đường phố đầy ngập nhữrìg đám đông còn lớn và nhiệt tình hơn ở phía bắc. Hillary và tôi gặp Tổng thống Mary Robinson và Thủ tướng Bruton, rồi đến một địa điểm bên ngoài Ngân hàng Ireland ở Trinity College Green, nơi tôi diễn thuyết trước khoảng 100.000 người vẫy cờ Ireland và Mỹ. Tới lúc đó đã có rất nhiều nghị sĩ Mỹ gốc Ireland cùng đến tham dự với tôi; Bộ trưởng Dick Riley và Giám đốc Tổ chức Thiện nguyện Hòa bình Mark Gearan; các thị trưởng người Mỹ gốc Ireland của các thành phố Chicago, Pittsburgh và Los Angeles; người chồng sau của mẹ tôi, một người hoàn toàn gốc Ireland, Dick Kelley; Bộ trưởng Thương mại Ron Brown, người cùng với cố vấn đặc biệt của tôi là Jim Lyons, đã vạch ra các sáng kiến phát triển kinh tế cho Bắc Ireland và hay đùa với chúng tôi rằng ông ấy là "người da đen gốc Ireland". Một lần nữa, tôi đề nghị biển người này hãy làm gương cho thế giới.

        Khi buổi gặp mặt chấm dứt, Hillary và tôi trở vào trụ sở nguy nga của Ngân hàng Ireland để chào Bono và vợ anh ấy là Ali và những thành viên khác của ban nhạc rock Ireland U2. Bono là một người ủng hộ nhiệt thành cho tiến trình hòa bình, và để cảm ơn các nỗ lực của tôi, anh ta tặng tôi một món quà mà anh biết chắc là tôi sẽ đánh giá rất cao: một tuyển tập kịch của William Butler Yeats do chính tác giả và Bono ký tặng. Họ viết một cách hết sức ngang ngược, "Bill, Hillary, Chelsea - Gã này viết lời hay đấy - Bono và Ali". Người Ireland không nổi tiếng về tài nói giảm di, nhưng Bono lần này đã rất thành công.

        Tôi rời Trinity College Green để đến phát biểu tại quốc hội Ireland, nhắc nhở họ là mọi người chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để mang lại những thành quả cụ thể hơn của hòa bình đối với những người công dân Ireland bình thường; vì như Yeats từng viết: "Hy sinh quá lâu có thể làm trái tim chai đá".

        Sau đó tôi đến quán rượu Cassidy's Pub, nơi chúng tôi mời một vài người họ hàng xa của bà ngoại tôi, có quê quán ở vùng Fermanagh.

        Cảm thấy mang trong mình một tính chất thật là Ireland, tôi rời quán rượu để đến tư gia của đại sứ Hoa Kỳ, nơi bà Jean Kennedy Smith đã sắp xếp một cuộc gặp mặt ngắn với người đứng đầu phe đối lập, Bertie Ahern, người không lâu sau đó trở thành thủ tướng và là đối tác mới của tôi cho hòa bình. Tôi cũng có một cuộc gặp với Seamus Heaney, một thi sĩ được tặng giải thưởng Nobel, mà tôi đã có trích một câu thơ của ông tại Derry ngày hôm trước.

        Sáng ngày hôm sau, khi lên đường đến thăm binh sĩ Mỹ đóng tại Đức, tôi có cảm nhận là chuyến viếng thăm của tôi đã làm thay đổi cán cân tâm lý tại Ireland. Cho đến lúc đó, những người cổ vũ cho hòa bình phải cố thuyết phục những người có đầu óc hoài nghi, trong khi những đôi thủ của họ chỉ cần nói không là đủ. Sau những ngày viếng thăm của tôi, gánh nặng lại đổ lên những người chống đối hòa bình, bây giờ họ phải phân bua về lập trường của họ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 05:15:12 pm
        Tại Baumholder, tướng George Joulwan, tư lệnh các lực lượng NATO, báo cáo với tôi kế hoạch quân sự và trấn an tôi rằng tinh thần các binh sĩ sắp được cử đến Bosnia rất cao. Tôi có một cuộc gặp ngắn với Helmut Kohl để cảm ơn ông về cam kết gửi đến Bosnia 4.000 lính Đức, sau đó tôi bay đến Tây Ban Nha để cảm ơn Thủ tướng Tây Ban Nha Felipe Gonzalez, đương kim chủ tịch EU, về sự ủng hộ của châu Âu. Tôi cũng đánh giá cao sự lãnh đạo của tổng thư ký mới của NATO, là vị cựu ngoại trưởng Tây Ban Nha Javier Solana, một con người cởi mở và đặc biệt có tài, tạo được sự tin tưởng của tất cả các nhà lãnh đạo NATO, dù bản ngã họ có lớn như thế nào đi nữa.

        Ba ngày sau khi tôi trở về nhà, tôi phủ quyết Dự luật Cải cách cổ phiếu Tư nhân, vì nó giới hạn khả năng nhờ đến tòa án của những nhà đầu tư tư nhân là nạn nhân của lừa đảo chứng khoán. Quốc hội tái phủ quyết quyền phủ quyết của tôi, nhưng vào năm 2001, khi các vụ như Enron và WorldCom bùng nổ, tôi biết rõ là tôi đã hành động đúng. Tôi cũng phủ quyết một dự thảo ngân sách nữa của phe Cộng hòa. Họ đã có một vài sửa đổi và làm cho dự thảo này khó bị phủ quyết hơn khi gắn thêm vào dự luật về cải cách an sinh xã hội, nhưng nó vẫn giữ các sự cắt giảm về y tế và giáo dục, tăng thêm thuế đánh vào giới lao động nghèo, và nới lỏng các luật lệ vốn dùng để đảm bảo không làm suy yếu quỹ hưu vì các mục đích ngoài việc cung cấp lương hưu, không đầy một năm sau khi quốc hội do đảng Dân chủ kiểm soát đã ổn định được hệ thống lương hưu.

        Ngày hôm sau, tôi đệ trình quốc hội kế hoạch ngân sách bảy năm của mình. Các đảng viên Cộng hòa chỉ trích nó gay gắt vì nó không chấp nhận tất cả các dự toán của họ về các khoản thu và chi. Các dự toán của chúng tôi và dự toán của họ sai số cách nhau 300 tỷ USD cho bảy năm; đó không phải là một sự cách biệt không thể vượt qua được với một ngân sách hàng năm lên 1.600 tỷ USD. Tôi tin tưởng rằng rồi chúng tôi sẽ đạt được một bản thỏa thuận, cho dù phải chịu thêm một lần chính phủ bị đóng cửa nữa để đạt được điều đó.

        Vào giữa tháng, Shimon Peres đến thăm tôi lần đầu tiên với tư cách là thủ tướng, một lần nữa tái khẳng định ý định của Israel trao trả Gaza, Jericho, một số thành phố quan trọng khác và 450 làng cho người Palestine trước giáng sinh, và phóng thích ít nhất thêm 1.000 tù nhân Palestine trước cuộc bầu cử sắp tới ở Israel. Chúng tôi cũng trao đổi về Syria, và những điều Shimon nói khiến tôi phân khởi đến mức gọi cho Tổng thống Assad và đề nghị ông tiếp Warren Christopher để bàn thêm.

        Vào ngày 14, tôi bay đến Paris một ngày để dự buổi chính thức Hiệp ước chấm dứt cuộc chiến tranh Bosnia. Tôi gặp các tổng thống Bosnia, Croatia và Serbia, và dùng cơm trưa với họ do Jacques Chirac chiêu đãi tại Điện Elysée. Slobodan Milosevic ngồi đối diện với tôi, chúng tôi nói chuyện với nhau một lúc. Ông ta là một con người thông minh, ăn nói lưu loát và thân mật, nhưng đôi mắt của ông ta lạnh lùng chưa từng thấy. Ông ta còn mắc bệnh hoang tưởng nữa; ông nói với tôi là ông chắc chắn rằng cuộc ám sát Rabin là do có sự phản bội trong hàng ngũ an ninh Israel. Sau đó, ông ta nói rằng mọi người đều biết rõ vụ ám sát Tổng thống Kennedy cũng y như thế, nhưng "người Mỹ đã ém nhẹm vụ việc thành công". Sau một lúc nói chuyện với ông, tôi không còn ngạc nhiên vì ông ta ủng hộ những cuộc tàn sát ở Bosnia, và tôi có cảm nhận rồi chẳng chóng thì chày tôi sẽ lại hục hặc với ông ta mà thôi.

        Khi tôi trở về Hoa Kỳ và lao vào cuộc chiến ngân sách, các nghị sĩ Cộng hòa lại đóng cửa chính phủ một lần nữa và chắc chắn là tôi không cảm nhận được mùa giáng sinh đến gần gì cả, cho dù tâm trạng tôi vui lên được chút ít khi đi xem Chelsea múa trong vở The Nutcracker. Lần này việc đóng cửa chính phủ không nghiêm trọng bằng lần trước vì khoảng 500.000 nhân viên chính phủ được xem là "không thể thiếu" vẫn được phép làm việc không có lương cho đến khi nào hoạt động của chính phủ được mở trở lại. Nhưng trợ cấp cho các cựu chiến binh và trẻ em nghèo vẫn chưa được chi trả. Đây chắc chắn không phải là một món quà giáng sinh dành cho nhân dân Hoa Kỳ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 05:19:22 pm
        Ngày 18, tôi phủ quyết hai dự luật phân bổ ngân sách nữa, một của Bộ Nội vụ, một của Bộ các vấn đề cựu chiến binh và Nhà ở và Phát triển đô thị. Ngày hôm sau tôi ký đạo luật Công khái hóa vận động hành lang, sau khi các dân biểu Cộng hòa thay đổi quan điểm của họ, và tôi cũng phủ quyết bản dự luật thứ ba về phân bổ ngân sách cho các Bộ Thương mại, Ngoại giao và Tư pháp. Bản phân bổ ngân sách này đúng là ghê gớm: nó loại bỏ chương trình COPS (Community Oriented Policing Services) cho dù thực tế rõ ràng cho thấy có nhiều cảnh sát hơn đã làm giảm các vụ phạm tội; nó loại bỏ các tòa án ma túy, tương tự như các tòa án mà bà Janet Reno đã đẩy mạnh khi bà còn làm ủy viên công tố; những tòa án này đã từng làm giảm các vụ án hình sự và lạm dụng ma túy; nó loại bỏ Chương trình Công nghệ cao của Bộ Thương mại, chương trình mà rất nhiều nhà kinh doanh của đảng Cộng hòa ủng hộ vì nó giúp cho việc kinh doanh của họ được thêm tính cạnh tranh, và nó cũng loại bỏ nghiêm trọng ngân sách cho các dịch vụ tư pháp dành cho người nghèo và các hoạt động ở nước ngoài.

        Trước giáng sinh, tôi có suy nghĩ nếu để cho tôi và Thượng nghị sĩ Dole lo thì trở ngại về ngân sách đã được giải quyết một cách dễ dàng, nhưng Dole phải hết sức cẩn thận. Ông đang có ý định ra tranh cử tổng thống, và Thượng nghị sĩ Phil Gramm đang cạnh tranh với ông và ăn nói kiểu y như Gingrich, trong các cuộc bầu sơ bộ của đảng Cộng hòa với một khối cử tri thiên quá nhiều về cánh hữu.

        Sau khi nghỉ lễ giáng sinh, tôi phủ quyết thêm một dự luật ngân sách khác, đó là Đạo luật ủy quyền Quốc phòng. Đây là một quyết đinh khó khăn, vì dự luật này còn bao gồm việc tăng lương cho binh sĩ cũng như tăng trợ cấp nhà ở cho quân nhân; cả hai đều là những khoản tôi ủng hộ mạnh mẽ. Thế nhưng, tôi cảm thấy cần phải phủ quyết nó vì dự luật này buộc thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia hoàn chỉnh trước năm 2003, thời điểm mà một hệ thống phòng thủ khả thi chưa thể được chế tạo và cũng chưa cần thiết; hơn nữa một hành động như vậy sẽ vi phạm cam kết của chúng ta theo Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) và gây khó khăn cho việc Nga thực hiện Hiệp ước START I và phê chuẩn hiệp ước START II. Dự luật này cũng hạn chế khả năng của tổng thống trong việc triển khai binh sĩ trong trường hợp khẩn cấp và can thiệp quá sâu vào các đặc quyền điều hành quan trọng của bộ quốc phòng, kể cả khả năng hành động nhanh để đối phó với hiểm họa vũ khí hủy diệt hàng loạt trong khuôn khổ chương trình Nunn- Lugar. Không một tổng thống có trách nhiệm nào, dù là của đảng Dân chủ hay Cộng hòa, lại có thể cho dự luật đó thành luật được.

        Trong ba ngày cuối của năm, lực lượng Mỹ triến khai tại Bosnia, và tôi làm việc với các nhà lãnh đạo của quốc hội về vấn đề ngân sách, trong đó có một buổi làm việc kéo dài đến bảy giờ đồng hồ. Chúng tôi có đạt được một số tiến bộ, nhưng cho đến ngày đầu năm mới vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào về ngân sách cũng như chấm dứt việc đóng cửa chính phủ. Trong kỳ họp đầu của quốc hội nhiệm kỳ lần thứ 104, quốc hội mà đảng Cộng hòa chiếm đa số chỉ ban hành có 67 dự luật so với 210 dự luật của quốc hội tiền nhiệm. Sau ba tháng của năm tài khóa mới, chỉ có sáu trong số 13 dự luật được biến thành luật. Khi gia đình tôi đến đảo Hilton Head để nghỉ cuối tuần, tôi tự hỏi không biết những lá phiếu bầu của người Mỹ năm 1994 có tạo ra được những gì họ muốn hay không.

        Và tôi suy nghĩ về hai tháng làm việc nhọc nhằn, vô cùng mệt mỏi, với một chương trình làm việc chật ních, và các sự kiện vô cùng quan trọng - cái chết của Rabin, hòa bình tại Bosnia, việc triển khai quân đội của chúng ta, những tiến bộ đạt được tại Bắc Ireland, cuộc chiến đấu cực kỳ gian nan trong vấn đề ngân sách - Tất cả những điều ấy đã không hề làm chậm lại công việc cần mẫn của các chú ong thợ trong vụ Whitewater.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 05:25:05 pm
        Ngày 29 tháng 11, khi tôi đang trên đường đến Ireland, ủy ban của Thượng nghị sĩ D'Amato đã mời L.Jean Lewis làm chứng một lần nữa về việc điều tra của bà về công ty Madison Guaranty bị ngăn trở sau khi tôi trở thành tổng thống. Khi bà xuất hiện trước ủy ban của Nghị sĩ Leach vào tháng 8 trước, lời khai của bà ấy đã bị các tài liệu của chính phủ cũng như băng ghi âm các cuộc trao đổi của chính bà với luật sư April Breslaw của Công ty Resolution Trust Corporation đã làm mất uy tín bà đến mức tôi thấy kinh ngạc khi D'Amato cho gọi bà trở lại. Mặt khác, gần như chẳng có ai biết đến những bê bối trong lời chứng của Lewis, nên cũng như Leach, D'Amato rất được chú ý chỉ bằng cách lên tiếng buộc tội vu vơ mà không có bằng chứng cụ thể, và thậm chí còn bị những lời chứng sau này bác bỏ.

        Lewis một lần nữa lặp lại rằng sau khi tôi trúng cử thì cuộc điều tra của bà bị phá ngang. Richard Ben-Veniste, luật sư phe thiểu số của ủy ban, đưa ra cho bà ta bằng chứng rằng, trái với lời chứng có tuyên thệ của bà ta, bà ta đã nhiều lần cố thúc đẩy thẩm quyền liên bang phái thi hành lệnh mà bà ta đưa ra để gọi Hillary và tôi ra làm chứng trong vụ Whitewater trước khi cuộc bầu cử diễn ra, chứ không phải sau khi tôi trở thành tổng thống; và bà ta từng nói với một nhân viên FBI rằng bà "đang làm thay đổi lịch sử" bằng các hành động của mình. Khi Thượng nghị sĩ Paul Sarbanes đọc cho Lewis nghe một bức thư viết vào năm 1992 của ủy viên công tố Liên bang Chuck Banks nói rằng hành động theo đề nghị của bà là "vi phạm nguyên tắc công tố", rồi sau đó dẫn ra bản đánh giá năm 1993 của Bộ Tư pháp nhận định Lewis không đủ hiểu biết về luật ngân hàng liên bang. Lúc ấy bà ta bật khóc, ngã quỵ xuống ghế ngồi, và được dẫn ra ngoài, không bao giờ quay trở lại.

        Không đầy một tháng sau, giữa tháng 12, toàn bộ nội dung của vụ việc Whitewater được đưa ra ánh sáng khi các cuộc điều tra của RTC từ Pillsbury, Madison & Sutro được công bố. Bản báo cáo này được viết bởi Jay Stephens, cũng như Chuck Banks, là một cựu chưởng lý, người của đảng Cộng hòa mà tôi đã từng thay thế. Bản báo cáo này, cũng giống như bản báo cáo sơ bộ vào tháng 6, kết luận không có cơ sở để tiến hành một cuộc khởi kiện dân sự chống lại chúng tôi trong vụ Whitewater, và càng không thể có một biện pháp hình sự nào, và báo cáo này yêu cầu cuộc điều tra phải nên được kết thúc.

        Đó là những gì hai tờ báo New York Times và Washington Post từng muốn biết khi họ kêu gọi cần một cuộc điều tra độc lập. Tôi rất mong đợi các bài báo của họ về diễn biến mới nhât này. Thế nhưng sau khi báo cáo được công bố, tờ Post chỉ nhắc sơ đến diễn biến này, trong đoạn thứ 11 của một bài báo ở trang đầu nói về một đề tài chẳng hề có liên quan đến vụ kiện là trận chiến về trát hầu tòa của chúng tôi với Starr; còn tờ New York Times chẳng thèm viết lấy một chữ. Các tờ Los Angeles Times, Chicago Tribune, và Washington Times đăng bản tin khoảng 400 từ của hãng thông tấn AP ở các trang trong. Các chương trình truyền hình cũng không loan tin về bản báo cáo của RTC. Phóng viên Tel Koppel của hãng truyền hình ABC đề cập đến nó trong chương trình Nightline, nhưng coi chuyên này không quan trọng vì bấy giờ lại có quá nhiều câu hỏi "mới" được đặt ra. Vụ Whitewater không còn là chuyện những gì xảy ra trong vụ Whitewater nữa. Bấy giờ nó là bất cứ chuyện gì mà Ken Starr có thể bới lên đối với bất cứ một người nào ở Arkansas hoặc trong chính phủ của tôi. Trong khi đó, một số phóng viên viết về vụ Whitewater rõ ràng là đang che đậy các bằng chứng hiển nhiên về sự vô can của chúng tôi. Để có được sự công bằng, một số ít các nhà báo đã lên tiếng. Nhà báo Howard Kutz của tờ Washington Post đã có một bài viết phơi bày rõ bản báo cáo của RTC đã bị ém nhẹm đi như thế nào và Lars-Erik Nelson, một cây viết của tờ New York Daily News, từng là một phóng viên tại Liên Xô, viết: "Phán quyết bí mật như sau: không có một cái gì để ông bà Clinton phải che giấu... trong một vụ xử án kỳ lạ với một quy trình hoàn toàn ngược lại với các vụ xử dưới thời Stalin, khi mà những người vô tội đã bị kết án một cách bí mật; còn tổng thống và đệ nhất phu nhân bị cáo buộc điều tra một cách công khai và được bí mật xử vô tội".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 05:28:24 pm
        Tôi thực sự thấy bối rối về cách báo giới chính thống đưa tin vụ Whitewater; nó có vẻ như không phù hợp với cách tường thuật cẩn thận và công bằng của báo chí đối với các vấn đề khác, ít nhất là kể từ khi đảng Cộng hòa chiến thắng tại quốc hội vào năm 1994. Một hôm, sau cuộc họp của chúng tôi bàn về vấn đề ngân sách vào tháng 10, tôi mời Thượng nghị sĩ Alan Simpson của Wyoming ở lại một lúc để trao đổi. Simpson là một nghị sĩ Cộng hòa bảo thủ, nhưng chúng tôi có một mối quan hệ bằng hữu rất tốt với nhau vì cả hai chúng tôi cùng đều có quan hệ bạn bè rất tốt với thống đôc của bang ông là Mike Sullivan. Tôi hỏi Alan xem ông có cho rằng tôi có làm điều gì không đúng trong vụ Whitewater hay không. Ông trả lời ngay: "Tất nhiên là không, vấn đề không nằm ngay ở chỗ vụ việc Whitewater. Vấn đề là làm cho công chúng nghĩ rằng ông đã sai phạm một cái gì đó. Bất cứ một người nào nhìn vào các bằng chứng đều nghĩ là ông không có làm gì sai trái cả". Simpson cười nhạo việc báo chí "ưu tú" sẵn sàng tin ngay bất cứ một thông tin tiêu cực nào ở những vùng nhỏ bé, đồng quê như Wyoming hoặc Arkansas; ông có một nhận xét rất đáng chú ý: "Anh biết đấy, trước khi anh được bầu vào chức vụ tổng thống, phe Cộng hòa chúng tôi nghĩ báo chí là cấp tiến. Bây giờ chúng tôi lại có một cái nhìn tinh tế hơn. Họ phóng khoáng một cách riêng biệt. Hầu hết giới báo chí đã dồn phiếu cho anh, nhưng họ lại có những suy nghĩ giống như những người chống lại anh thuộc cánh hữu, và điều đó mới quan trọng hơn nhiều". Khi tôi đề nghị ông ây giải thích, ông nói: "Các đảng viên Dân chủ như anh và Sullivan tham gia chính quyền để giúp dân. Các nhân vật cực hữu không tin chính phủ có thể làm được gì nhiều để cải thiện bản chất con người, nhưng họ rất thích quyền lực. Giới báo chí cũng thế. Và từ khi anh là tổng thống, cả hai giới này đều đạt được quyền lực bằng cách giống nhau, tức là đả phá anh". Tôi đánh giá rất cao nhận định ngay thẳng của Simpson và những gì ông nói làm tôi phải suy nghĩ trong nhiều tháng. Trong vòng một thời gian dài, mỗi lần tôi cảm thấy nổi giận về cách tường thuật vụ Whitewater của báo chí, tôi lại kể cho những người đối thoại với tôi nghe về sự phân tích của Simpson. Và cuối cùng khi tôi thấy nhận định này của ông là chính xác, tôi cảm thấy được giải phóng khỏi tâm trạng uất ức, và chuẩn bị sẵn cái đầu mình cho cuộc chiến đấu.

        Mặc dù tôi rất giận về vụ việc Whitewater, cùng với tâm trạng phân vân về những gì đứng đằng sau cách tường thuật của báo chí, tôi bước sang năm 1996 với một tâm trạng khá lạc quan. Trong năm 1995, chúng tôi đã giúp cứu được Mexico, vượt qua cơn khủng hoảng của vụ khủng bố thành phố Oklahoma, chú ý hơn đến chủ nghĩa khủng bố, giữ gìn và cải cách chương trình hành động tích cực, chấm dứt được cuộc chiến Bosnia, tiếp tục tiến trình tìm kiếm hòa bình cho vùng Trung Đông, giúp đạt được các tiến bộ tại Bắc Ireland. Nền kinh tế tiếp tục được được cải thiện, và tôi đang đạt được một số thắng lợi trong cuộc chiến về ngân sách với các đảng viên Cộng hòa, một cuộc chiến mà khi bắt đầu, có vẻ như có thể làm sụp đổ nhiệm kỳ tổng thống của tôi. Nó vẫn còn có thể làm như thế, nhưng khi chúng ta bước vào năm 1996, tôi đã sẵn sàng đấu đến cùng. Như tôi từng nói với Dick Armey, tôi không muốn làm tổng thống khi cái giá phải trả cho nó là những đường phố nghèo nàn hơn, chăm sóc y tế kém hơn, ít cơ hội cho giáo dục hơn, không khí bẩn hơn, và nhiều sự nghèo khó hơn. Tôi dám đánh cược rằng nhân dân Hoa Kỳ cũng không muốn những chuyện ấy xảy ra.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 05:32:33 pm

        46

        Đến ngày 2 tháng giêng, chúng tôi quay trở lại những cuộc thương lượng về vấn đề ngân sách. Bob Dole muốn có được thỏa thuận để mở cửa lại chính phủ, và vài ngày sau đó đến lượt Newt Gingrich muốn như thế. Tại một trong các cuộc gặp gỡ để bàn về vấn đề ngân sách, vị chủ tịch hạ nghị viện thừa nhận rằng lúc đầu ông ta nghĩ là ông có thể ngăn chặn tôi phủ quyết bản ngân sách của đảng Cộng hòa bằng cách đóng cửa chính phủ. Trước mặt Dole, Armey, Daschle, Gephardt, Panetta và Al Gore, ông ta nói một cách trung thực, "Chúng tôi đã lầm. Chúng tôi nghĩ là các ông sẽ phải nhượng bộ". Cuối cùng, vào ngày 6 tháng 1, ngày có cơn bão tuyết dữ dội thổi qua Washington, thế bế tắc đã được gỡ bỏ, khi quốc hội gửi đến cho tôi thêm hai bản nghị quyết kéo dài tạo điều kiện cho tất cả các nhân viên chính phủ liên bang quay trở lại làm việc, cho dù không phải hoàn toàn tất cả các cơ quan đã hoạt động trở lại. Tôi ký bản nghị quyết kéo dài này (CR) và gửi đến quốc hội bản cân đối ngân sách của tôi cho bảy năm tới.

        Tuần kế tiếp, tôi phủ quyết dự thảo luật phúc lợi xã hội của đảng Cộng hòa vì nó thiếu động lực để người nhận an sinh chuyển sang đi làm, nhưng lại đè gánh nặng quá nhiều lên người nghèo và con cái họ. Lần đầu khi tôi phủ quyết đề nghị cải cách phúc lợi xã hội của phe Cộng hòa, lúc đó nó được gộp trong dự luật ngân sách của họ. Lần này một số các sự cắt giảm ngân sách của họ được đưa nguyên xi vào một dự luật khác dưới cái nhãn "cải cách phúc lợi xã hội". Trong khi đó, Donna Shahala và tôi đã có những bước tiến dài trong việc xây dựng một kế hoạch của riêng chúng tôi để cải cách hệ thống phúc lợi xã hội. Chúng tôi đã cho 37 bang 50 quyền từ bỏ các yêu cầu không phù hợp để thực hiện các sáng kiến nhằm hỗ trợ việc làm và giúp đỡ các gia đình. 73% những người được thụ hưởng phúc lợi xã hội ở Mỹ là nhờ vào các cải cách này, và số người nhận phúc lợi đang giảm đi.

        Khi gần đến dịp đọc Thông điệp Liên bang ngày 23, chúng tôi có vẻ như đã có được một số tiến bộ để thỏa thuận về ngân sách; do đó tôi sử dụng thông điệp này để gửi lời nhắn nhủ với các đảng viên Cộng hòa, tập họp các đảng viên Dân chủ, và để giải thích với nhân dân Hoa Kỳ về quan điểm của tôi trong cuộc tranh luận về vấn đề ngân sách, và về một câu hỏi lớn hơn mà cuộc chiến đó đặt ra: vai trò thích hợp nhất của chính phủ trong kỷ nguyên thông tin toàn cầu là như thế nào? Chủ đề cơ bản của bức thông điệp là "thời kỳ của một chính phủ lớn không còn nữa. Nhưng chúng ta không thể quay lại thời kỳ mà các công dân của chúng ta phải tự xoay xở". Công thức này phản ảnh triết lý của tôi là xóa bỏ một chính phủ quan liêu của ngày hôm qua song song với cổ vũ cho một "chính phủ được trao đủ quyền lực" sáng tạo, hướng về tương lai; nó cũng đưa ra một bức tranh sòng phẳng về các chính sách kinh tế xã hội của chúng tôi và sáng kiến Tái tạo chính phủ của Al Gore. Tới lúc này lập luận của tôi được mạnh mẽ thêm nhờ thành công của chính sách kinh tế: gần tám triệu việc làm mới đã được tạo ra kể từ khi tôi nhậm chức và con số doanh nghiệp mới thành lập đạt mức kỷ lục trong ba năm liền. Các nhà sản xuất xe hơi Mỹ lần đầu tiên kể từ thập niên 1970 đã bán nhiều xe hơn các đối thủ Nhật cạnh tranh trên thị trường Mỹ.

        Sau khi một lần nữa đề nghị tiếp tục làm việc với quốc hội để cân đối bản ngân sách trong bảy năm và thông qua các cải cách phúc lợi xã hội, tôi phác họa một chương trình lập pháp về các vấn đề gia đình và trẻ em, giáo dục và y tế, tội phạm và ma túy. Nó nhấn mạnh đến các kế hoạch phản ảnh những giá trị cơ bản của nước Mỹ và các ý tưởng về việc trao quyền cho công dân: chương trình V-chip (tất cả các máy truyền hình ở Mỹ từ 13 inches trở lên đều phải được gắn công nghệ V-chip. Công nghệ này có thể giúp ngăn chặn được các chương trình truyền hình không thích hợp với trẻ em - ND); sự lựa chọn giữa các trường công và trường tư, và đồng phục học sinh. Tôi cũng bổ nhiệm tướng McCaffrey làm tổng chỉ huy chống ma túy. Vào lúc bấy giờ, McCaffrey là chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy phía Nam, nơi ông đã từng làm việc để ngăn chặn việc chuyển cocaine từ Colombia và các nơi khác sang Hoa Kỳ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 05:36:42 pm
        Giây phút đáng nhớ nhất trong đêm hôm ấy đến vào lúc gần cuối của bức thông điệp, khi mà như thường lệ, tôi giới thiệu những người ngồi trên ô của đệ nhất phu nhân cùng với Hillary. Người đầu tiên tôi giới thiệu là Richard Dean, một cựu chiến binh 49 tuổi, từng tham gia chiến tranh Việt Nam, làm việc cho Cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội gần 20 năm. Khi tôi giới thiệu với quốc hội là ông có mặt trong tòa nhà Murrah ở thành phố Oklahoma khi nó bị đánh bom; rằng ông đã không nghĩ đến sinh mạng mình mà trở vào đống đổ nát đến bốn lần, cứu sống ba phụ nữ, thì một tràng pháo tay nổi lên. Khi tiếng vỗ tay lắng xuống, tôi nói tiếp, "Nhưng câu chuyện của Richard Dean không châm dứt ở đây. Vào tháng 11 vừa qua, ông phải rời khỏi cơ quan khi chính phủ bị đóng cửa. Khi chính phủ bị dóng cửa lần thứ hai, ông vẫn tiếp tục giúp đỡ những người được hưởng quỹ bảo hiểm xã hội, nhưng ông làm việc mà không ăn lương. Nhân danh Richard Dean... tôi thách thức tất cả mọi người ngồi trong phòng họp này: đừng bao giờ đóng cửa các hoạt động của chính phủ liên bang một lần nữa".

        Lần này, các nghị sĩ Dân chủ đầy hân hoan vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt. Các thành viên đảng Cộng hòa, biết rằng mình bị mắc bẫy, tỏ ra vô cùng cau có. Tôi nghĩ tôi chắc không cần phải lo chính phủ sẽ bị đóng cửa lần thứ ba nữa; các hậu quả của nó lúc này đã được cụ thể hóa vào con người cam đảm và anh hùng đó.

        Những khoảnh khắc đầy ý nghĩa như vậy không phải do ngẫu nhiên mà có. Mỗi năm cứ đến thời điểm đọc Thông điệp Liên bang, chúng tôi xem đó như một cơ hội để nội các và các viên chức chính phủ đặt ra và thảo luận các suy nghĩ về những chính sách mới và sau đó chúng tôi cùng nhau làm việc cật lực để trình bày các suy nghĩ nói trên. Vào ngày đọc Thông điệp Liên bang, chúng tôi thực hiện nhiều cuộc tập dượt tại phòng chiếu phim nằm giữa nơi cư ngụ của tổng thống và cánh phía Đông của Nhà Trắng. Cơ quan thông tin của Nhà Trắng, chuyên ghi âm lại tất cả các bài phát biểu của tôi, đã đặt một chiếc máy phóng đại chữ và một chiếc bục, và nhiều nhóm nhân viên được yêu cầu vào xem trong suốt ngày theo sự chỉ đạo của Giám đốc Thông tin của tôi là Don Baer. Chúng tôi cùng nhau lắng nghe kỹ từng câu phát biểu, cố gắng tưởng tượng xem nó sẽ được tiếp thu như thế nào tại quốc hội và trên toàn quốc, và cải tiến thêm cách dùng ngôn ngữ sao cho nó đạt hiệu quả cao nhất.

        Chúng tôi đã đánh bại được cái triết lý nằm phía sau "Bản hợp đồng với nước Mỹ" bằng cách chiến thắng cuộc tranh cãi về việc đóng cửa chính phủ. Bây giờ bức thông điệp này tạo ra một triết lý khác cho chính phủ, và thông qua Richard Dean, cho thấy rằng các nhân viên liên bang là những người tốt, cung cấp những dịch vụ đáng quý. Nó không có gì khác lắm với những gì tôi đã nói bấy lâu nay, nhưng sau vụ việc chính phủ bị đình chỉ hoạt động, lần đầu tiên hàng triệu người Mỹ đã nghe và hiểu được vấn đề này.

        Chúng tôi bắt đầu năm mới của chính sách đối ngoại với việc Warren Christopher làm chủ nhà tổ chức các buổi họp giữa người Israel và Syria tại đồn điền sông Wye ở Maryland. Sau đó, vào ngày 12 tháng giêng, tôi bay đêm đến căn cứ không quân Hoa Kỳ tại Aviano, Ý, là trung tâm của những hoạt động không quân NATO trên vùng trời Bosnia. Từ đó tôi lên một chiếc máy bay vận tải đời mới C-17 để bay đến căn cứ không quân Taszar ở Hungary. Các lực lượng của chúng ta từ căn cứ này được triển khai đến Bosnia. Vào năm 1993, tôi đã đấu tranh để giữ cho những chiếc C.l7 không bị loại bỏ khi cắt giảm các chi phí quốc phòng. Thật là một chiếc máy bay đáng kinh ngạc với một khả năng chuyên chở tuyệt vời và khả năng hoạt động trong những điều kiện không thuận lợi. Nhiệm vụ ở Bosnia đòi hỏi phải sử dụng đến 12 chiếc C-17, và tôi phải lên một trong những chiếc này để đến Tuzla; chuyên cơ Air Force One vốn là một chiếc Boeing 747 thì quá to.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 05:40:09 pm
        Sau khi gặp Tổng thống Hungary Arpad Goncz và thăm binh sĩ Mỹ tại Taszar, tôi bay đến Tuzla, vùng đông bắc Bosnia, vùng lực lượng Hoa Kỳ được trao nhiệm vụ đảm trách. Trong chưa đầy một tháng và bất chấp khí hậu khắc nghiệt, 7.000 quân của chúng ta và hơn 2.000 xe bọc thép đã vượt qua sông Sava ngập lụt để đến các địa điểm làm nhiệm vụ. Binh lính đã sửa chữa một sân bay không có đèn chiếu sáng hoặc phương tiện điều khiển không lưu trở thành một sân bay đầy đủ cho mọi hoạt động 24/24 giờ. Tôi cảm ơn các binh sĩ và đích thân chuyển một món quà sinh nhật của bà vợ một ông đại tá nhờ chuyển cho ông ấy khi tôi ghé sân bay Aviano. Tôi gặp Tổng thống Izetbegovic, sau đó bay đến Zagreb, Croatia để gặp Tổng thống Tudjman. Cả hai đều rất hài lòng với việc thi hành bản hiệp định hòa bình, và rất phấn khởi khi có sự tham gia của các lực lượng Hoa Kỳ.

        Thật là một ngày dài khi tôi trở về Washington, nhưng đó là một ngày quan trọng. Các lực lượng của chúng ta đã tham gia vào một cuộc triển khai của NATO lần đầu tiên bên ngoài biên giới của khối này. Họ cùng làm việc với các binh lính của những lực lượng đối địch với họ thời kỳ Chiến tranh Lạnh là Nga, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary và các nước Baltic. Nhiệm vụ của họ đóng một vai trò chủ lực trong việc tạo ra một châu Âu thống nhât, thế nhưng việc này lại cũng bị chỉ trích ở quốc hội và trong các quán cà phê ở khắp nơi trên đất Mỹ. ít nhất thì các lực lượng của chúng ta cũng biết rõ tại sao họ được gửi đến Bosnia và tôi đã ủng hộ họ mạnh mẽ như thế nào.

        Hai tuần sau, cuộc Chiến tranh Lạnh đã bị đẩy sâu thêm vào quá khứ khi thượng viện thông qua hiệp ước START II được Tổng thống Bush thương lượng và đệ trình thượng viện ba năm trước, ngay trước khi ông rời khỏi Nhà Trắng. Cùng với hiệp ước START I, mà chúng ta đã thi hành từ tháng 12 năm 1994, hiệp ước START II sẽ loại trừ 2/3 tổng số kho vũ khí mà Hoa Kỳ và Liên bang Xô Viết cũ từng có trong thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh, kể cả loại vũ khí có sức hủy diệt khủng khiếp nhất, đó là các loại tên lửa xuyên lục địa mang nhiều đầu đạn hạt nhân.

        Cùng với các hiệp ước START I và II, chúng tôi ký một bản thỏa thuận để đóng băng chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, dẫn đầu nỗ lực để biến hiệp ước NPT cấm phổ biến vũ khí hạt nhân thành vĩnh viễn, và đang tích cực làm việc để bảo vệ an toàn và cuối cùng là tháo dỡ các loại vũ khí và nguyên liệu hạt nhân theo chương trình Nunn-Lugar. Khi chúc mừng thượng viện về hiệp ước START II, tôi đề nghị các nghị sĩ tiếp tục làm việc để cho nước Mỹ được an toàn hơn bằng cách thông qua Hiệp định cấm các loại vũ khí hóa học và dự luật về chống khủng bố do tôi đệ trình.

        Vào ngày 30 tháng giêng, Thủ tướng Nga Victor Chernomyrdin đến Nhà Trắng để có cuộc gặp mặt lần thứ sáu với Al Gore. Sau khi đã làm việc xong, Chernomyrdin đến gặp tôi để thông báo tóm tắt cho tôi biết về những diễn biến ở Nga và những triển vọng của Yeltsin trong việc tái cử. Ngay trước khi gặp thủ tướng Nga, tôi có buổi làm việc với Tổng thống Suleyman Demirel và Thủ tướng Tansu Ciller của Thổ Nhĩ Kỳ. Họ nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đang trên bờ vực của một cuộc đối đầu quân sự và khẩn khoản yêu cầu tôi can thiệp để chặn đứng cuộc chiến tranh. Họ đang chuẩn bị chiến tranh vì hai hòn đảo nhỏ trên biển Aegean mà người Hy Lạp gọi là Imia, và người Thổ Nhĩ Kỳ gọi là Kardak. Cả hai quốc gia đều đòi chủ quyền trên hai hòn đảo này, nhưng hình như Hy Lạp đã tiếp quản nó từ một hiệp ước ký với Ý vào năm 1947. Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ giá trị của việc Hy Lạp khẳng định chủ quyền. Không có ai sống trên hai hòn đảo này, cho dù người Thổ Nhĩ Kỳ thường hay bơi ra hòn đảo lớn để nghỉ picnic. Cuộc khủng hoảng bùng lên khi một số nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ xé một lá cờ Hy Lạp và kéo lên một lá cờ Thổ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 05:53:33 pm
        Thật không thể tưởng tượng được là hai nước lớn từng có một cuộc tranh chấp về đảo Síp lại bước vào một cuộc chiến tranh chỉ vì một hòn đảo chỉ toàn đá, rộng khoảng 1000 m2, với cư dân là khoảng 20 con cừu, nhưng tôi có thể khẳng định rằng bà Ciller thật sự lo ngại là nó có thể xảy ra. Tôi cắt ngang cuộc gặp với Chernomyrdin để được nghe báo cáo tóm tắt về vụ việc tranh chấp này, sau đó thực hiện một loạt các cuộc gọi điện, trước hết cho Thủ tướng Hy Lạp Konstandinos Simitis, sau đó là gọi lại cho Demirel và Ciller. Sau tất cả các lần gọi điện tới lui này, hai phe đồng ý tự kềm chế, và Dick Holbrooke, từng làm việc về vấn đề đảo Síp, đã phải thức suốt đêm để đưa các bên đến chỗ thống nhất giải quyết vấn đề thông qua thương lượng. Tôi không ngăn được việc mình tự cười một mình khi tôi tự hỏi không biết mình có đem hòa bình được cho vùng Trung Đông, Bosnia và Bắc Ireland hay không, nhưng ít nhất tôi cũng cứu mạng sống được vài chục con cừu trên vùng biển Aegean.

        Ngay vào thời điểm mà tôi nghĩ là sẽ không gì còn có thể quái gở hơn được nữa trong vụ Whitewater, trên thực tế lại có những diễn biến mới. Vào ngày 4 tháng giêng, Carolyn Huber đã tìm lại được bản sao các sổ ghi chép tài chính của Hillary khi công ty Rose làm việc cho Madison Giaranty trong những năm 1985 và 1986. Carolyn từng là trợ lý của chứg tôi tại toà nhà thống đốc và cô đã đến Washington để trợ giúp chúng tôi vê các giây tờ cá nhân và thư từ. Cô đã giúp David Kendall nộp 50.000 trang tài liệu cho văn phòng công tố viên độc lập, nhưng không hiểu vì lý do gì, hồ sơ này đã không nằm trong số đó. Carolyn tìm thây nó trong một chiếc thùng cô chuyển từ kho hồ sơ trên tầng ba xuống phòng làm việc của cô trong tháng 8 vừa qua. Có vẻ như bản sao này đã được chụp trong thời gian tranh cử năm 1992; có bút tích các nhận xét của Vince Foster bên trên, bởi vì Vince phụ trách trả lời các câu hỏi của báo chí về Công ty Rose vào lúc bấy giờ.

        Nhìn từ bên ngoài, việc tìm lại được hồ sơ có vẻ đáng ngờ. Tại sao chúng lại được tìm thấy vào thời điểm này? Nếu bạn có dịp nhìn thấy được đốg giấy tờ hỗn tạp mà chúng tôi mang từ Arkansas về, thì bạn sẽ không thây làm lạ. Tôi cũng rất ngạc nhiên khi chúng tôi đã tìm được rất nhiều hồ sơ đúng lúc như vậy. Dù thế nào đi nữa, Hillary rất vui khi tìm lại được các bản ghi chép; chúng chứng minh cô ấy chỉ làm một công việc khiêm tốn cho Công ty Madison Guaranty. Chỉ vài tuần sau, RTC ra một bản báo cáo xác nhận sự việc này.

        Nhưig đó không phải là cách nhóm công tố độc lập, các nghị sĩ Cộng hòa và báo giới quan tâm đến vụ Whitewater mô tả. Trong bài báo của tờ New York Times, William Safire gọi Hillary là "một kẻ nói láo bẩm sinh". Carolyn Huber được triệu tập đến quốc hội để điều trần trước ủy ban của D'Amato vào ngày 18 tháng giêng. Và vào ngày 26, Kenneth Starr lôi Hillary ra trước đại bồi thẩm đoàn để tra hỏi trong bốn tiếng đồng hồ.

        Các lệnh triệu tập của Starr chỉ là một trò để tạo sự chú ý rẻ tiền, bẩn thỉu. Ngay khi chúng tôi tìm thấy các bản ghi chép, chúng tôi đã cung cấp ngay cho cơ quan chức năng, và các hồ sơ này đã minh chứng sự thật trong lời khai của Hillary. Nếu Starr muốn thắc mắc gì thêm, ông ta có thể đến Nhà Trắng để hỏi, như từng làm như vậy đến ba lần trước đó hơn là biến Hillary thành Đệ nhất phu nhân đầu tiên phải ra trước đại bồi thẩm đoàn. Vào năm 1992, luật sư Boyden Gray của Nhà Trắng của tổng thống Bush (cha) đã cất giữ bản nhật ký của thân chủ mình trong hơn một năm, cho đến khi xong cuộc bầu cử, vi phạm trực tiếp trát đòi hầu tòa của công tố viên vụ án Iran-Contra. Thế nhưng, không ai triệu tập Gray hoặc Tổng thống Bush trước một đại bồi thẩm đoàn, và phản ứng của báo chí ở khắp nơi không hề ầm ĩ như thế này.

        Tôi thấy khổ sở vì những đòn nhắm vào Hillary hơn là trước những cuộc tấn công nhắm trực tiếp vào tôi. Vì tôi không thể làm gì để ngăn chặn chúng; tất cả những gì tôi có thể làm được là đứng bên cạnh Hillary, và nói với báo chí rằng nước Mỹ sẽ tốt hơn "nếu mọi người trên đất nước này có được tính tình như chính vợ tôi vậy". Hillary và tôi giải thích cho Chelsea về những gì đang diễn ra; nó không thích những chuyện này, nhưng hình như nó vượt qua chúng một cách dễ dàng. Con gái tôi hiểu rõ về mẹ nó hơn những đối thủ của mẹ nó rất nhiều.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 05:58:35 pm
        Thế nhưng, tất cả chúng tôi đều rất mệt mỏi. Tôi đã cố gắng tự đấu tranh trong nhiều tháng liền để giữ cho các cơn giận của mình không làm ảnh hưởng đến công việc, khi mà tôi phải chiến đấu với đảng Cộng hòa về vấn đề ngân sách, giải quyết vấn đề Bosnia, Bắc Ireland, và cái chết của Thủ tướng Rabin. Nhưng nó quá căng thẳng; bây giờ thì tôi lại phải lo lắng cho Hillary và cả Chelsea nữa. Tôi cũng lo ngại đến những ai bị triệu tập đến những buổi điều trần trước quốc hội và bị lôi vào cái lưới của Starr và phải chịu tổn thất về mặt tình cảm hoặc tài chính.

        Năm ngày sau khi các sổ ghi chép được chuyển giao, Hillary có chương trình trả lời phỏng vấn bà Barbara Walters, để Hillary có thể thảo luận về cuốn sách mới của mình, cuốn It Takes a Village. Nhưng thay vì nói về cuốn sách này, cuộc phỏng vấn lại nhắm vào các sổ ghi chép tài chính của Hillary. Dù sao đi nữa cuốn It Takes a Village cũng trở thành một cuốn best-seller, khi mà Hillary dũng cảm thực hiện một chuyến đi từ Washington ngang qua các miền của đất nước để gặp rất nhiều người Mỹ có cảm tình và ủng hộ cô ấy, quan tâm nhiều đến những gì cô ấy đã nói trong việc cải thiện cuộc sống của các trẻ em hơn là những gì mà Ken Starr, Al D'Amato, Williams Safire, và những người bạn của họ nói về Hillary.

        Chắc chắn là những gã trên đây nhận lãnh một đòn phản kích đau đớn khi tãn cõng vào Hillary. Niềm an úi duy nhât cúa tôi là được thấy một sự hiểu biết, sâu sắc ngấm ngầm từ 25 năm quan sát cặn kẽ, giúp cho Hillary có một bản lĩnh dày dặn hơn họ rất nhiều. Một số gã không thích thấy những điều đó ở một phụ nữ, nhưng đây là một trong những lý do khiến tôi càng yêu cô ấy hơn.

        Vào đầu tháng 2, khi cuộc tranh cử tổng thống bắt đầu tăng tốc, tôi quay trở lại New Hampshire để nêu bật thành quả tích cực của các chính sách của tôi và sự cam kết không bỏ quên các vấn đề của tiểu bang này sau khi tôi đắc cử. Cho dù không có đối thủ quan trọng ở đây, nhưng tôi muốn đến New Hampshire vận động từ tháng 11, và tôi cần phải giải quyết một vấn đề mà tôi nghĩ đang còn chưa được giải quyết được: vấn đề sử dụng súng.

        Vào một sáng thứ bảy, tôi đến một quán ăn bình dân ở Manchester đang rất đông khách là những thợ săn nai và các thành viên của NRA (Hiệp hội Súng trường Quốc gia). Phát biểu không được soạn trước, tôi nói với họ rằng tôi biết họ đã bỏ phiếu gạt bỏ vị thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ của họ là Dick Swett vào năm 1994, vì ông này đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật Brady và cấm sử dụng súng trường tấn công. Rất nhiều người trong số họ gật đầu xác nhận. Những người thợ săn nai này là những người tốt đã bị NRA dọa; tôi lo có thể một lần nữa, những người này lại bị NRA khống chế vào năm 1996 này nếu không có ai giải thích cho họ rõ ý nghĩa đích thực của các văn bản này. Vì vậy tôi tranh thủ cố gắng hết sức: "Tôi biết là NRA đã yêu cầu các bạn đánh rớt nghị sĩ Swett. Bây giờ, nếu các bạn phải bỏ đi săn nai trong một ngày, hoặc thậm chí một giờ thôi, vì dự luật Brady hoặc lệnh cấm sử dụng súng tấn công, thì tôi cũng muốn các bạn bỏ phiếu chống lại tôi, bởi vì tôi đã yêu cầu ông ấy ủng hộ những dự luật ấy. Còn nếu ngược lại, nếu như các bạn vẫn đi săn được, thì rõ ràng những người đó đã xạo với các bạn, và các bạn cần phải giải quyết họ".

        Một vài ngày sau, tại thư viện của quốc hội, tôi ký Đạo luật Viễn thông, một văn bản tổng duyệt lại các đạo luật có ảnh hưởng đến ngành chiếm một phần sáu nền kinh tế của chúng ta. Đạo luật này cho phép gia tăng cạnh tranh, tính sáng tạo và xâm nhập vào cái mà Al Gore gọi là "siêu xa lộ thông tin". Cuộc tranh luận về các vấn đề kinh tẽ phức tạp kéo dài trong nhiều tháng liền; các nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ việc tập trung mạnh mẽ hơn nữa tư hữu hóa các hệ thống truyền thông và thị trường viễn thông, trong khi Nhà Trắng và các nghị sĩ Dân chủ cổ vũ cho sự cạnh tranh, đặc biệt trong các dịch vụ điện thoại địa phương và đường dài. Với Al Gore là người đứng đầu phái Nhà Trắng và Chủ tịch hạ viện Gingrich đứng đầu nhóm những người theo quan điểm kia, chúng tôi đạt được một thỏa hiệp mà theo tôi là sòng phẳng, và cuối cùng bản dự thảo đó được thông qua với một sự nhất trí hoàn toàn. Đạo luật cũng bao gồm một yêu cầu là các máy truyền hình đời mới phải được gắn các con chip V (V-chip), một yêu cầu được tôi ủng hộ trong hội nghị hàng năm của gia đình nhà Al Gore, nhằm tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ kiểm soát các chương trình xem tivi của con cái họ; vào cuối tháng, các viên chức điều hành của hầu hết các hệ thống truyền hình đều đồng ý đặt một hệ thống phân loại các chương trình của họ vào năm 1997. Và quan trọng hơn nữa, đạo luật này bắt buộc cắt giảm giá cước sử dụng Internet cho các trường học, thư viện, và bệnh viện; giá cước Internet được gọi là E-rate giúp tiết kiệm các chi phí xã hội khoảng 2 tỷ USD trong một năm.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 07:45:00 pm
        Ngày hôm sau hoa hồng Ireland đã nổ bung ra khi Gerry Adams điện cho tôi biết IRA đã chấm dứt lệnh ngưng bắn, được cho là vì sự chậm chạp của John Major và những người theo phái Hợp nhất, bao gồm cả việc khăng khăng đòi hỏi IRA phải giải giới để đổi lại sự tham gia của Sinn Fein vào đời sống chính trị ở Bắc Ireland. Không lâu sau, một quả bom phát nổ tại bến Canary ở London.

        Tổ chức IRA còn không thực hiện lệnh ngưng bắn trong hơn một năm, với một cái giá phải trả rất đắt. Trong khi họ giết chết hai binh lính, hai dân thường và làm bị thương nhiều người khác, hai thành viên của họ cũng thiệt mạng, nhóm đặt bom của họ tại Anh bị phá vỡ, và nhiều thành viên IRA hoạt động ở Bắc Ireland bị bắt. Vào cuối tháng, các đêm không ngủ vì hòa bình được tổ chức trên khắp Bắc Ireland để biểu thị sự ủng hộ cho hòa bình của những công dân bình thường. John Major và John Bruton tuyên bố họ sẽ nối lại các cuộc thương thuyết nếu IRA tuyên bố tái đình chiến. Với sự ủng hộ của John Home, Nhà Trắng quyết định duy trì các mối liên hệ với Adams, đê chờ đợi thời điểm khi mà quá trình tìm kiếm hòa bình được nối lại.

        Hành trình tìm kiếm hòa bình tại Trung Đông cũng bị đe dọa vào cuối tháng 2, khi hai quả bom của Hamas giết chết 26 người. Với cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra tại Israel, tôi cho rằng Hamas đang tìm cách đánh bại Thủ tướng Simon Peres và kích động người Israel bầu cho một chính phủ cứng rắn không chịu thương thuyết một hiệp ước hòa bình với PLO. Chúng tôi thúc ép Arafat phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc ngăn chặn các hành động khủng bố. Khi chúng tôi ký bản thỏa thuận gốc vào năm 1993, tôi có nói với Arafat là ông sẽ không bao giờ phải trở lại là một chiến binh Palestine quá khích nữa, và nếu như ông tìm cách đặt một chân vào cứ địa của hòa bình, còn chân kia vẫn còn theo phe khủng bố, thì cuối cùng ông sẽ không được gì cả.

        Chúng tôi cũng gặp rắc rối ngay kế cận nước Mỹ, khi Cuba bắn rơi hai chiếc máy bay dân sự của nhóm chống Castro, Brothers to the Rescue (Cứu giúp những người anh em), giết chết bồn người. Castro rất ghét nhóm này và những tờ truyền đơn chống đối ông mà nhóm rải xuống Havana trước đây. Cuba tuyên bố các máy bay này bị bắn rơi trên không phận của họ. Thực ra chúng không vi phạm không phận Cuba, nhưng cho dù chúng có vi phạm, việc bắn hạ này vi phạm luật quốc tế.

        Tôi đã đình chỉ các chuyến bay đến Cuba, giới hạn việc đi lại của các viên chức Cuba trên đất Mỹ, mở rộng đài Radio Marti, phát sóng các chương trình ủng hộ dân chủ đến Cuba, và đề nghị quốc hội cho phép sử dụng tài sản của Cuba đang bị phong tỏa trên đất Mỹ để bồi thường cho thân nhân những người bị chết. Madeleine Albright yêu cầu Liên hiệp quốc ban hành các biện pháp trừng phạt, tố cáo với Liên hiệp quốc việc bắn hạ này là một hành động hèn hạ. Bà đến Miami để đọc một bài diễn văn nẩy lửa trước một cử tọa là những người Mỹ gốc Cuba. Những phát biểu đầy nam tính của bà đã làm cho những người Mỹ gốc Cuba ở vùng Nam Florida này tôn vinh bà là một nữ anh hùng.

        Tôi cũng chuyển sang quốc hội một phiên bản của đạo luật Helms- Burton, nhằm thắt chặt hơn cuộc cấm vận đối với Cuba và giới hạn thẩm quyền của tổng thống trong việc dỡ bỏ lệnh cấm vận nếu không được sự châp thuận của quốc hội. Việc ủng hộ dự luật này là một lợi thế trong năm tuyển cử ở bang Florida, nhưng nó sẽ làm mất đi bất cứ một cơ hội nào nếu tôi đắc cử thêm một nhiệm kỳ để dỡ bỏ việc cấm vận nếu có những sự thay đổi tích cực ở Cuba. Có vẻ như chính quyền Cuba tìm cách thúc đẩy chúng ta duy trì cấm vận như một cách bào chữa cho các thất bại về kinh tế của chế độ Castro. Còn nếu đây không phải là mục tiêu của họ thì họ đã phạm một sai lầm rất lớn.

        Vào tuần lễ cuối của tháng, sau khi thăm viếng các vùng đất bị hủy hoại vì nạn lụt vừa qua ở các bang Washington, Oregon, Idaho và Pennsylvania, tôi gặp vị thủ tướng mới của Nhật Bản tại Santa Monica, California. Ryutaro Hashimoto là người đồng sự của Mickey Kantor trước khi trở thành người đứng đầu chính phủ Nhật. Là một môn đồ nhiệt tình của môn Kiếm đạo, một môn võ thuật Nhật Bản, Hashimoto là con người cứng rắn, thông minh và rất thích tập luyện tất cả các môn võ chiến đấu. Và ông còn là một nhà lãnh đạo mà chúng tôi có thể cộng tác; ông và Kantor đã giải quyết được 20 thỏa thuận về thương mại, doanh số xuất khẩu của chúng tôi vào Nhật tăng 80%, và thâm thủng mậu dịch của chúng tôi với Nhật đã giảm liên tục trong ba năm liền.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 07:52:39 pm
        Tháng 2 đựợc kết thúc một cách đáng nhớ bằng lễ mừng sinh nhật lần thứ 16 của Chelsea với việc Hillary và tôi đưa nó đi xem vở kịch Les Misérables - Những ngứời khốn khổ tại Nhà hát Quốc gia, và sau đó là một kỳ nghỉ -cuối tuần với cả một nhóm bạn của nó được đưa đến Trại David trên một chuyến xe buýt đầy. Chúng tôi rất yêu mến bạn của Chelsea và rất thích nhìn chúng chơi trò bắn nhau bằng các khẩu súng bắn sơn trong những cánh rừng, chơi bowling và các trò chơi khác, và hầu hết chúng vẫn còn rất trẻ con cho dù chúng sắp học hết bậc trung học. Hoạt động thích nhất trong dịp nghỉ cuôi tuần này là dạy cho Chelsea lái xe bên trong các khu nhà trong Trại Dạvid. Tôi đã không lái xe và dành việc này lại cho Chelsea; con gái tôi lái xe an toàn và rất tốt.

        Tiến trình hòa bình Trung Đông lại bị rung chuyển một lần nữa vào các tuần lễ đầu của tháng 3 với một loạt bom nổ của Hamas tại Jerusalem và Tel Aviv giết chết hơn 30 người và làm bị thương nhiều người khác. Trong số những người chết có nhiều trẻ em, một nữ y tá Palestine sống và làm việc cùng những bạn Do Thái của cô, và hai phụ nữ trẻ người Mỹ. Tôi đến thăm gia đình họ tại New Jersey và rất xúc động khi thấy họ cam kết kiên định ủng hộ cho hòa bình như là phương cách duy nhất để ngăn chặn việc trẻ em bị giết thêm trong tương lai. Trong một bức thông điệp truyền hình gửi đến cho nhân dân Israel, tôi nhấn mạnh là các hành động khủng bố "không chỉ nhằm vào mục đích giết những người dân vô tội mà nhắm vào việc giết chết niềm hy vọng cho hòa bình đang nhen nhúm tại vùng Trung Đông".

        Vào ngày 12 tháng 3, Vua Jordan Hussein cùng đi với tôi trên chiếc Air Force One đến dự một Hội nghị thượng đỉnh của những nhà kiến tạo hòa bình do Tổng thống Mubarak tổ chức tại Sharm el-Sheikh, một địa điểm nghỉ mát tuyệt đẹp trên bờ biển Đỏ, rất được các tay say mê bơi lặn châu Âu yêu thích. Hussein đã đến gặp tôi tại Nhà Trắng trước đó vài ngày để lên án các vụ đánh bom của Hạmas và quyết tâm vận động thế giới Ảrập ủng hộ cho hòa bình. Chúng tôi thắt chặt thêm tình bạn trên chuyến bay này, và trở thành những người bạn và đồng minh gần gũi nhất sau vụ ám sát Thủ tướng Rabin.

        Các nhà lãnh đạo của 29 quốc gia bao gồm thế giới Ảrập, châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ, kể cả Boris Yeltsin và Tổng thư ký Liên hiệp quốc Boutros Boutros-Ghali, cùng với Peres và Arafat gặp nhau tại Sharm el- Sheikh. Tổng thống Mubarak và tôi cùng chủ tọa cuộc họp này.

        Lần đầu tiên, thế giới Ảrập cùng đứng với Israel trong việc lên án chủ nghĩa khủng bố và cam kết cùng hợp tác chống lại nó. Mặt trận thống nhất này rất cần thiết để tạo nên một sự ủng hộ giúp Peres tiếp tục quá trình tìm kiếm hòa bình và mở lại dải Gaza, để hàng nghìn người Palestine sống ở đó nhưng làm việc ở Israel được qua lại dễ dàng; nó cũng cần thiết để tạo ra một sự hỗ trợ cho Arafat thực hiện một cố gắng tổng lực chống lại những kẻ khủng bố; nếu không có những nỗ lực này, sự ủng hộ của Israel cho hòa bình sẽ sụp đổ.

        Vào ngày 13.3, tôi bay đến Israel để thảo luận về những bước đi cụ thể mà Hoa Kỳ có thể thực hiện để giúp quân đội và cảnh sát Israel. Trong một cuộc họp với Thủ tướng Peres và nội các của ông, tôi cam đoan giúp 100 triệu USD và yêu cầu Warren Christopher và giám đốc CIA John Deutch ở lại Israel để tăng tốc thực hiện các nỗ lực chung của chúng tôi. Trong cuộc họp báo với Thủ tướng Peres sau cuộc hội đàm, tôi nhìn nhận những khó khăn trong việc đảm bảo một sự an toàn tuyệt đối chống lại các "thanh niên đã được tiếp thu một sế quan điểm Hồi giáo và tư tưởng chính trị, sẵn sàng quấn bom trên người mình" để tự sát và giết trẻ em vô tội. Nhưng tôi khẳng định rằng chúng ta có thể ngăn chặn những vụ việc như vậy và phá vỡ những mạng lưới cung cấp tài chính và hỗ trợ từ một số quốc gia. Tôi cũng tranh thủ cơ hội này để yêu cầu quốc hội phải có một hành động trong việc thông qua đạo luật chống khủng bố đã được đệ trình từ hơn một năm qua.

        Sau cuộc họp báo và trao đổi với các sinh viên trẻ ở Tel-Aviv, tôi gặp lãnh đạo đảng Likud Benjamin Netanyahu. Vụ đánh bom của Hamas đã khiến chiến thắng của đảng Likud trở nên rõ ràng hơn. Tôi muốn Netanyahu biết rằng nếu ông ta thắng cử, tôi sẽ là đối tác của ông trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng tôi muốn ông gắn bó với tiến trình hòa bình.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 07:57:20 pm
        Tôi không thể trở về được nếu không thực hiện một chuyến ghé thăm núi Herzl để viếng mộ của Rabin. Tôi quỳ xuống, đọc một hồi kinh, và cũng theo tập quán của người Do Thái đặt một hòn đá nhỏ lên tấm bia đá hoa cương của Yitzhak. Tôi cũng nhặt một hòn đá nhỏ khác nằm gần mộ và mang về Mỹ để tưởng nhớ một người bạn và tự nhắc nhở mình phải làm nốt công việc ông để lại.

        Trong khi tôi đang bận tâm với vấn đề Trung Đông, Trung Quốc làm dậy lên sóng eo biển Đài Loan bằng việc "thử" bắn ba tên lửa vào vùng biển sát Đài Loan trong một cố gắng rõ ràng nhằm làm nản lòng các nhà chính trị Đài Loan xúc tiến việc tuyên bố độc lập trong chiến dịch bầu cử đang diễn ra. Từ khi Tổng thống Carter bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Hoa lục địa, Hoa Kỳ đã kiên định theo đuổi chính sách công nhận "một Trung Quốc" trong khi tiếp tục duy trì quan hệ tốt với Đài Loan, và khẳng định hai phía phải giải quyết các sự khác biệt của họ với nhau một cách hòa bình. Chúng ta chưa bao giờ nói rằng chúng ta có đến giải cứu Đài Loan trong trường hợp nó bị tấn công.

        Tôi thấy có vẻ như Trung Đông và Đài Loan là hai vấn đề đối ngoại ngược nhau. Nếu các nhà lãnh đạo chính trị ở Trung Đông không làm gì cả, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn. Ngược lại, tôi nghĩ rằng nếu các nhà chính trị ở Trung Quốc và Đài Loan đừng làm gì điên rồ, vấn đề đang tồn tại sẽ được tự nó giải quyết. Đài Loan là nước có sức mạnh kinh tế với một nền chính trị chuyển đổi từ độc tài sang dân chủ. Họ không thích chút nào chế độ cộng sản quan liêu ở lục địa. Mặt khác, các nhà kinh doanh Đài Loan đã đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc lục địa, và giữa hai bờ eo biển có sự qua lại giao thương. Trung Quốc rất hoan nghênh đầu tư của Đài Loan, nhưng không đồng ý về việc lãnh thổ này tuyên bố độc lập; tìm kiếm một sự cân bằng đúng đắn giữa một bên là quan điểm kinh tế thực tiễn và một bên là quan điểm chính trị quyết liệt về sự toàn vẹn lãnh thổ là một thách thức thường xuyên của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhất là trong mùa bầu cử ở Đài Loan. Tôi nghĩ là Trung Quốc đã đi quá xa với các vụ thử tên lửa, và tuy nhanh chóng nhưng không ầm ĩ, tôi ra lệnh đưa một hải đoàn có hàng không mẫu hạm từ Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ tiến vào eo biển Đài Loan. Cuộc khủng hoảng qua đi.

        Sau một khởi đầu khó khăn trong tháng 2, Bob Dole thắng toàn bộ các cuộc bầu sơ bộ của đảng Cộng hòa trong tháng 3, thâu tóm hết mọi sự đề cử của đảng ông với một chiến thắng vào cuối tháng tại bang California. Cho dù Thượng nghị sĩ Phil Gramm, người cạnh tranh với Dole, là một người dễ bị tôi đánh bại hơn, tôi vẫn muốn chọn đối thủ là Dole. Không có một cuộc bầu cử nào có thể được một kết quả chắc chắn trước, nên trong trường hợp tôi thất cử, tôi nghĩ là đất nước sẽ được thống nhất và ôn hòa hơn nếu Dole là tổng thống.

        Trong khi Dole đang tiến đến việc được đề cử làm ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, tôi vẫn còn đang vận động ở nhiều tiểu bang, kể cả một cuộc vận động ở Maryland với sự có mặt cửa tướng McCaffrey và Jesse Jackson để làm nổi bật những cố gắng của chúng tôi nhằm chặn đứng nạn sử dụng ma túy ở tuổi thiếu niên, và cuộc viếng thăm công ty Harman International, một nhà sản xuất loa cao cấp ở Northridge, California để thông báo là nền kinh tế đã tạo ra 8.4 triệu việc làm trong hơn ba năm kể từ khi tôi nhậm chức; tôi từng cam kết tạo ra tám triệu việc làm trong bốn năm. Thu nhập của giới trung lưu bắt đầu tăng lên. Trong hai năm cuối vừa qua, hai phần ba số việc làm mới được tạo ra nằm trong lĩnh vực công nghiệp trả lương cho người lao động một mức lương cao hơn mức tối thiểu.

        Trong tháng, chúng tôi vẫn chưa đạt được sự nhất trí về các dự luật phân bổ ngân sách còn tồn tại, vì vậy tôi ký nghị quyết kéo dài (CR) và gửi bản ngân sách của năm tới cho quốc hội. Trong khi đó quốc hội tiếp tục làm theo yêu cầu của NRA, biểu quyết rút lại đạo luật cấm sử dụng các loại súng tấn công và hủy bỏ khỏi đạo luật chống khủng bố các điều khoản chống việc vận động hành lang cho việc mua bán súng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 08:02:33 pm
        Vào cuối tháng, tôi đề xuất một sáng kiến để tăng tốc cho sự thông qua việc sử dụng thuốc chống bệnh ung thư của Cơ quan an toàn thực và dược phẩm (FDA). Al Gore, Donna Shalala, và David Kessler là viên chức quản lý cơ quan FDA đã cùng nhau làm việc để cắt giảm quá trình thông qua các loại dược phẩm mới từ 33 tháng vào năm 1987 xuống còn khoảng dưới một năm vào năm 1994. Quá trình thông qua cho một loại thuốc chữa bệnh bệnh AIDS mới nhất chỉ mất 42 ngày. Vấn đề quan trọng là cơ quan FDA xác định các loại dược phẩm có ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể con người trước khi nó được thông qua; tuy nhiên quá trình thông qua này dù có nhanh nhưng vẫn phải đảm bảo sự an toàn cần thiết; sinh mạng con người phụ thuộc vào quá trình thông qua này.

        Cuối cùng vào ngày 29 tháng 3, tám tháng sau khi Bob Robin và tôi đặt yêu cầu lần đầu tiên, tôi ký vào đạo luật để tăng định mức công nợ chính phủ. Hiểm họa phá sản không còn treo lơ lửng trên cuộc thương lượng về ngân sách nữa.

        Vào ngày 3 tháng 4, khi mùa xuân nở rộ ở Washington và tôi đang làm việc trong Phòng Bầu dục thì nhận được tin chiếc máy bay vận tải phản lực của không quân, trên đó có Ron Brown (Bộ trưởng Thương mại gốc châu Phi đầu tiên của nước Mỹ) và một phái đoàn Mỹ về thương mại và đầu tư dể phát triển vùng Balkan nhằm phát huy những thành quả của hiệp định hòa bình, đã bay chệch khỏi lộ trình do thời tiết xấu và đâm vào dãy núi St. John gần Dubronik, Croatia. Mọi người trên máy bay đều tử nạn. Chỉ mới một tuần trước, trên đường đến châu Âu, Hillary và Chelsea đã đi trên chiếc máy bay này với cùng phi hành đoàn.

        Tôi hoàn toàn mât tinh thần. Ron là người bạn tốt nhất của tôi và cũng là người cố vấn chính trị tốt nhất trong nội các. Là chủ tịch của DNC (ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ), ông là người đã đưa đảng Dân chủ trở lại cầm quyền sau thất bại của đảng chúng tôi vào năm 1988 và đóng một vai trò chủ lực trong việc đoàn kết các thành viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 1992. Sau thất bại năm 1994 trong các cuộc bầu cử quốc hội, Ron vẫn không chịu thua, và giúp nâng cao tinh thần của mọi người bằng dự đoán đầy tự tin rằng chúng tôi đang làm đúng mọi việc trong kinh tế và sẽ thắng cuộc bầu cử năm 1996. Ông đã thổi một luồng sinh khí mới vào Bộ Thương mại, hiện đại hóa bộ máy làm việc và sử dụng bộ máy không những để điều hành các mục tiêu kinh tế của chúng ta mà còn để phục vụ những quyền lợi lớn hơn của chúng ta trong vùng Balkan và Bắc Ireland. Ông đã làm việc cật lực để gia tăng việc xuất khẩu của nước Mỹ vào 10 "thị trường đang lên" chắc chắn sẽ bùng phát về kinh tế vào thế kỷ thứ 21, bao gồm Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Argentina, Nam Phi và Indonesia. Sau khi ông chết, tôi nhận được một lá thư của một nhà điều hành doanh nghiệp từng làm việc chung với ông, ca ngợi ông là "vị Bộ trưởng Thương mại xuất sắc nhất nước Mỹ có được từ trước đến nay".

        Hillary và tôi đi xe đến nhà Ron để thăm vợ ông, bà Alma và các con Tracey và Michael, cùng với vợ của Michael là Tammy. Họ là một phần nối dài của gia đình chúng tôi, và tôi cảm thấy được nhẹ nhàng khi thấy họ đang được vây quanh bởi những người bạn tốt và an ủi gia đình với những câu chuyện về Ron Brown; có rất nhiều chuyện đáng được kể lại trong hành trình dài của ông từ căn hộ thời thơ ấu nằm trong khách sạn cũ kỹ Teresa trong khu Harlem đến đỉnh cao trong các hoạt động chính trị và phúc lợi xã hội của nước Mỹ.

        Sau khi từ biệt Alma, chúng tôi đi về phía trung tâm thành phố đến Bộ Thương mại để nói, chuyện với nhân viên của bộ, những người vừa mất người lãnh đạo và cũng là bạn của họ. Một trong các nhân viên thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay là một thanh niên trẻ mà Hillary và tôi biết rõ. Adam Darling, con trai một mục sư Giám lý, là một thanh niên đầy lý tưởng và can đảm đã đi vào cuộc sống của chúng tôi vào năm 1992 khi anh xuất hiện trên báo chí qua một chuyên đi xe đạp xuyên nước Mỹ để cổ vũ cho liên danh Clinton-Gore ứng cử chức vụ tổng thống và phó tổng thống.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 08:08:08 pm
        Vài ngày sau, chỉ hai tuần trước ngày kỷ niệm một năm vụ đánh bom tại thành phố Oklahoma, Hillary và tôi trồng một cây sơn thù du trên sân cỏ phía sau Nhà Trắng để tưởng nhớ Ron và những người Mỹ khác đã chết tại Croatia. Sau đó chúng tôi bay đến thành phố Oklahoma để khánh thành một nhà trẻ mới thay thế nhà trẻ đã bị phá hủy trong vụ đánh bom và đến thăm gia đình các nạn nhân ở đấy. Tại trường Đại học Trung tâm Oklahoma, gần Edmond, tôi nói với các sinh viên rằng trong ba năm qụa, chúng ta đã bắt giữ số tên khủng bố nhiều hơn bất cứ thời gian nào trước đây trong lịch sử nước Mỹ, nhưng chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa: đây chính là mối đe dọa đối với thế hệ của họ cũng như chiến tranh hạt nhân là mối đe dọa đối với thế hệ chúng tôi.

        Buổi chiều ngày hôm sau, chúng tôi thực hiện một chuyến bay buồn rầu đến căn cứ không quân Dover ở bang Delaware, nơi nước Mỹ mang về những người con đã chết vì phục vụ tổ quốc. Khi quan tài được đưa một cách trang nghiêm ra khỏi máy bay, tôi đọc hết tên những người đã chết trên máy bay của Ron Brown và nhắc nhở những người đến dự rằng ngày mai là lễ phục sinh, ngày mà người Công giáo tin rằng sự mất mát và thất vọng chuyển thành niềm hy vọng và sự cứu rỗi. Kinh thánh có viết, "Dù chúng ta có khóc suốt đêm, niềm vui sẽ đến vào buổi sáng". Tôi đã dẫn giải câu này trong bài nói ca ngợi Ron vào ngày 10 tháng 4 tại Nhà thờ quốc gia, bởi vì mọi người đều biết rõ Ron luôn luôn là niềm vui của tất cả chúng tôi vào các buổi sáng. Tôi nhìn vào quan tài của Ron và nói: "Tôi muốn nói với người bạn của tôi một lần chót: cảm ơn anh; tôi đến đây chỉ để nói lời cảm ơn anh". Chúng tôi để Ron an nghỉ tại Nghĩa trang quốc gia Arlington; vào lúc đó, tôi đã kiệt sức sau một thử thách khủng khiếp mà gần như tôi không còn chịu đựng được nữa. Chelsea giấu những giọt nước mắt dưới cặp kính đen, choàng tay qua người tôi, và tôi phải ngả đầu trên Vai con bé.

        Trong tuần lễ đau đớn giữa ngày chiếc máy bay lâm nạn và ngày tổ chức lễ tang, tôi cố gắng thực hiện nhiệm vụ của mình với những cố gắng cao nhất mà tôi có thể làm được. Đầu tiên, tôi ký đạo luật mới về nông nghiệp. Chỉ hai tuần trước, tôi đã ký vào đạo luật cải thiện hệ thống tín dụng nông nghiệp, nhằm gia tăng số lượng tín dụng cho người nông dân vay với lãi suất thấp hơn. Cho dù tôi nghĩ đạo luật mới về nông nghiệp chưa đủ để tạo ra một sự đảm bảo an toàn cho các nông gia nhỏ, nhưng tôi vẫn phải ký vì khi đạo luật hiện nay hết thời hiệu thi hành mà không có một đạo luật khác thay thế, thì người dân sẽ bắt đầu vụ mùa mới mà hoàn toàn không có một chương trình hỗ trợ đầy đủ đã từng giúp đỡ họ từ năm 1948. Hơn nữa dự luật này đã chứa đựng những điều khoản mà tôi ủng hộ: một sự linh hoạt hơn cho việc lựa chọn các loại mùa màng của người nông dân mà không bị mất sự hỗ trợ của nhà nước; ngân sách để phát triển kinh tế ở các cộng đồng nông nghiệp; ngân sách để giúp đỡ người nông dân ngăn chặn sự xói mòn đất, sự ô nhiễm không khí và nước, và sự biến mất của các khu vực đầm lầy. Và 200 triệu USD để bắt đầu một trong những yêu cầu ưu tiên nhất của tôi là phục hồi lại vùng đầm lầy Florida, đã bị xâm hại nặng nề vì sự phát triển mạnh mẽ của việc trồng mía đường.

        Vào ngày 9 tháng 4, tôi ký vào đạo luật cho phép tổng thống có quyền phủ quyết từng phần các đạo luật. Hầu hết các thống đốc đều có quyền này và tất cả mọi tổng thống từ Ulysses Grant vào năm 1869 đã tìm cách vận động để có được quyền phủ quyết này. Điều khoản này nằm trong "Bản hợp đồng với nước Mỹ" của đảng Cộng hòa, và tôi cũng từng tán thành nó trong chiến dịch tranh cử năm 1992. Tôi hài lòng là cuối cùng nó đẵ được thông qua, và tôi nghĩ tác dụng của nó là một đòn bẩy giúp cho các tổng thống tương lai loại bỏ ngay những khoản mục không ích lợi ra khỏi ngân sách. Việc ký vào dự luật này tạo ra một trở ngại đáng kể: Thượng nghị sĩ Robert Byrd, một nhân vật có thẩm quyền đáng kính nhât trong quốc hội về các vấn đề Hiến pháp, xem đây như một sự xâm phạm vi phạm hiến pháp của hành pháp đối với cơ quan lập pháp. Byrd rất ghét quyền phủ quyết từng phần này với một sự căm ghét mà người khác dành cho những sự xúc phạm cá nhân, và tôi không nghĩ ông ấy sẽ tha thứ cho tôi khi tôi ký vào dự luật này.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 08:14:23 pm
        Vào ngày lễ tưởng niệm Ron Brown, tôi phủ quyết một dự luật ngăn cấm phương pháp mà những người đệ trình dự luật này gọi tè một sự "phá thai sinh cục bộ". Dự luật được những người chống phá thai mô tả như được rất nhiều người ủng hộ; nó nghiêm cấm một sự phá thai trễ hạn bị xem như quá vô cảm và dã man mà rất nhiều công dân nghĩ rằng phải bị cấm. Sự thật hơi phức tạp hơn thế một chút. Theo chỗ tôi tìm hiểu thì, phương pháp này cũng rất hiếm khi xảy ra và thường được thực hiện ở các bà mẹ mà bác sĩ nhận định là cần thiết để bảo toàn chính mạng sống và sức khỏe của bà mẹ, và thường xuyên là những bà mẹ mang những thai nhi mắc bệnh tràn dịch não và chắc chắn sẽ chết sớm trong khi hoặc ngay sau khi ra đời. vấn đề là cơ thể của người mẹ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu mang thai những bé sơ sinh đó cho đến khi chúng ra đời, và nếu để như thế, nó có làm cho người mẹ trở nên vô sinh về sau không. Trong những trường hợp này rõ ràng việc ngăn cấm phá thai sẽ không phải là "ủng hộ sự sống".

        Tôi nghĩ ở đây quyết định là do người mẹ cùng với bác sĩ chăm sóc cho họ. Khi tôi phủ quyết dự luật này, tôi đứng về phía năm bà mẹ từng dùng phương pháp phá thai sinh cục bộ này. Ba người trong số họ, một người Thiên chúa giáo, một người Tin Lành, và một người theo Do Thái giáo chính thống, đều rất mộ đạo và "ủng hộ sự sống". Một trong số họ nói rằng họ đã cầu nguyên Thượng đế lấy đi sinh mệnh của họ để đổi lại cuộc sống cho đứa bé, và tất cả những người này đều đồng ý thực hiện tiến trình phá thai ở giai đoạn cuối chỉ khi bác sĩ cho họ biết rằng con của họ không thể sống được, và vì họ cũng mong muốn có được những đứa con khác.

        Nếu các bạn thắc mắc tại sao tôi phải mất thời gian lâu đến thế để giải thích tại sao tôi phải phủ quyết dự luật này, thì các bạn sẽ hiểu được đó là cả một vấn đề chính trị nan giải. Tôi phủ quyết nó vì không ai có thể chứng minh rằng sự thật không phải như những gì mà phe ủng hộ những phụ nữ trên nói - rằng phương pháp này cần thiết hoặc có phương pháp nào khác thay thế khả dĩ có thể bảo vệ các bà mẹ và khả năng sinh sản của họ. Tôi đề nghị một dự luật khác nghiêm cấm mọi việc phá thai trễ hạn ngoại trừ các trường hợp sinh mạng hoặc sức khỏe của người mẹ đang gặp nguy hiểm. Nhiều bang vẫn cho phép việc phá thai này, và một hành động như vậy có thể ngăn chặn được nhiều sự phá thai hơn là dự luật "phá thai sinh cục bộ", nhưng các thế lực chống phá thai ở quốc hội đã ngăn chặn nó. Họ đang tìm cách để vượt qua phán quyết vụ Roe V. Wade; hơn nữa không có một thuận lợi nào về mặt chính trị cho một dự luật thậm chí được hầu hết các nghị sĩ và dân biểu ủng hộ việc phá thai bảo trợ.

        Vào ngày 12 tháng 4, tôi bổ nhiệm Mickey Kantor làm Bộ trưởng Thương mại và người trợ lý đầy tài năng của ông là bà Charlene Barshefsky, làm đại diện thương mại mới của Hoa Kỳ. Tôi cũng bổ nhiệm Frank Raines, phó chủ tịch của Fannie Mae, Hiệp hội Thế chấp Liên bang Quốc gia làm người đứng đầu OMB (Văn phòng Quản trị và Ngân sách). Raines là một người có khả năng phối hợp tốt các tri thức, hiểu biết về các vấn đề ngân sách, và sự khéo léo về chính trị để tiếp tục công việc ở OMB, và là người Mỹ gốc Phi đầu tiên nắm giữ chức vụ này.

        Vào ngày 14 tháng 4, Hillary và tôi lên chiếc Air Force One để thực hiện chuyến công du kéo dài một tuần đến Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Nga. Trên hòn đảo Cheju tuyệt đẹp của Nam Triều Tiên, Tổng thống Kim Young-Sam và tôi đề nghị chúng tôi triệu tập hội nghị bốn bên với Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, là hai thành viên phía bên kia đã ký vào bản đình chiến 46 năm về trước để kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên, nhằm xây dựng một hiệp định qua đó hai miền Bắc và Nam Triều Tiên có thể đàm phán với nhau, và như chúng tôi mong muốn, để đi đến một bản hiệp ước hòa bình cuối cùng. Bắc Triều Tiên từng nói họ muốn hòa bình, và tôi nghĩ rằng chúng ta phải xem thử họ có thực sự nghiêm túc về vấn đề này hay không.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 08:19:21 pm
        Tôi bay từ Nam Triều Tiên đến Tokyo, nơi Thủ tướng Hashimoto và tôi ra một tuyên bố để tái khẳng định và hiện đại hóa mối quan hệ về an ninh giữa hai nước, bao gồm một sự hợp tác qui mô hơn trong công tác chống khủng bố, mà Nhật Bản đã sẵn sàng hơn sau khi xảy ra cuộc tấn công bằng khí sarin vào hệ thống tàu điện ngầm. Hoa Kỳ cũng cam kết duy trì sự hiện diện quân sự với khoảng 100.000 quân ở Nhật Bản, Hàn Quốc, và phần còn lại ở Đông Á, trong khi cắt giảm sự hiện diện của chúng ta trên đảo Okinawa của Nhật, nơi các vụ án hình sự liên quan đến binh lính Hoa Kỳ làm gia tăng chống đối sự có mặt quân sự của chúng ta ở đấy. Hoa Kỳ có một quyền lợi lớn về kinh tê khi duy trì hòa bình và ổn định ở châu Á. Người châu Á tiêu thụ 50% hàng hóa xuât khẩu của chúng ta, và sô lượng hàng được mua này tạo ra việc làm cho ba triệu người lao động ở Mỹ.

        Trước khi rời khỏi Nhật Bản, tôi đến thăm các binh sĩ Hoa Kỳ thuộc hạm đội 7 trên tàu sân bay USS Independence, dự một buổi yến tiệc do Nhật Hoàng và hoàng hậu chiêu đãi trong hoàng cung, có một bài phát biểu về chế độ ăn của người Nhật, dự một bữa cơm do thủ tướng chiêu đãi, trong đó có màn trình diễn của những võ sĩ sumo gốc Mỹ và một nghệ sĩ kèn saxo xuất sắc người Nhật.

        Để củng cố tính chất quan trọng của các mối liên hệ Hoa Kỳ - Nhật Bản, tôi bổ nhiệm cựu phó tổng thống Hoa Kỳ Walter Mondale là đại sứ của chúng ta tại Nhật. Uy tín và khả năng của ông giải quyết các vấn đề phức tạp sẽ chuyển đến người Nhật một thông điệp rõ ràng họ quan trọng như thế nào đối với nước Mỹ.

        Chúng tôi bay đến Saint Petersburg, Nga. Vào ngày 19 tháng 4, kỷ niệm một năm vụ đánh bom ở thành phố Oklahoma, Al Gore đến Oklahoma để phát biểu với chính quyền địa phương, trong khi tôi đánh dấu dịp này bằng chuyến thăm viếng một nghĩa trang quân đội Nga và chuẩn bị một cuộc họp thượng đỉnh về an toàn hạt nhân với Boris Yeltsin và các nhà lãnh đạo G-7. Yeltsin gợi ý cuộc họp thượng đỉnh phải nêu bật những cam kết của Hoa Kỳ và Nga cho các hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân, START I, START II và những nỗ lực chung của hai nước để siết chặt và phá hủy các vũ khí và nguyên liệu hạt nhân. Chúng tôi cũng đồng ý tăng biện pháp an toàn ở các nhà máy hạt nhân, chấm dứt việc đổ các chất liệu hạt nhân xuống các đại dương, và giúp Tổng thống Ukraina Leonid Kuchma đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Chemobyl trong vòng bốn năm. Mười năm sau thảm họa, nhà máy này vẫn còn đang hoạt động.

        Vào ngày 24, tôi trở về Mỹ, nhưng không rứt ra khỏi công tác đối ngoại. Tổng thống Elias Hrawi của Libăng đến Nhà Trắng vào thời điểm căng thẳng ở vùng Trung Đông. Để trả đũa loạt đạn Katyusha do Hezbollah bắn từ miền nam Libăng, Shimon Peres đã ra lệnh mở các cuộc tấn công phản kích có giết chết thường dân. Tôi thông cảm với Libăng; nước này bị kẹt ở giữa cuộc đối đầu giữa Israel và Syria, và đầy rẫy các hoạt động khủng bố. Tôi tái khẳng định lập trường kiên định của Hoa Kỳ trong việc ủng hộ Nghị quyết 425 của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, kêu gọi một nền độc lập thực sự cho nước Libăng.

        Tin tức từ vùng Trung Đông không phải hoàn toàn xấu. Khi tôi đang có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Libăng, Yasser Arafat đã thuyết phục được Hội đồng hành pháp của PLO tu chính bản Hiến chương của họ để công nhận quyền tồn tại của Israel, một thay đổi chính sách rất quan trọng đối với người Israel. Hai ngày sau đó Warren Christo-pher và đặc phái viên Trung Đông của chúng tôi là Dennis Ross đạt được sự đồng thuận giữa Israel, Libăng, và Syria để chấm dứt cuộc khủng hoảng Libăng và giúp chúng tôi quay trở lại với việc tìm kiếm hòa bình.

        Shimon Peres đến gặp tôi vào cuối tháng để ký một hiệp ước hợp tác chống khủng bố, bao gồm một ngân khoản 50 triệu USD tài trợ những nỗ lực chung của hai nước nhằm làm giảm bớt khả năng dễ bị tấn công của Israel bởi những vụ nổ bom tự sát, gây nên những sự tàn phá khủng khiếp và thương tâm gần đây.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 08:31:04 pm
        Chỉ một tuần lễ trước, tôi ký vào đạo luật chống khủng bố mà cuối cùng đã được quốc hội thông qua, đúng một năm sau vụ thành phố Oklahoma. Vào giai đoạn cuối, dự luật này được sự ủng hộ mạnh mẽ của cả hai đảng sau khi cắt bỏ điều khoản đòi hỏi sử dụng bút viết bột đen không khói để có thể truy tìm được, và điều khoản cho phép các quan chức liên bang được ghi âm thoải mái những kẻ tình nghi khủng bố, một biện pháp đang được sử dụng chống lại tội phạm có tổ chức. Dự luật tạo điều kiện cho chúng ta có thêm công cụ và nguồn lực để ngăn chặn những cuộc tấn công khủng bố, phá tan các tổ chức khủng bố, gia tăng sự kiểm soát đối với các loại vũ khí hoá và sinh học. Quốc hội cũng đồng ý để chúng tôi đặt những tấm lót hoá chất trên các khối thuốc nổ bằng chất dẻo và để ngỏ khả năng quy định tương tự với những loại chất nổ khác chưa bị luật pháp cấm.

        Tháng 4 cũng là một tháng rất đáng thú vị đối với vụ Whitewater. Vào ngày 2, Kenneth Starr xuất hiện tại Toà án Phúc thẩm lưu động khu vực thứ 5 ở New Orleans, nhân danh bốn công ty thuốc lá lớn đang cùng lúc đối đầu một cách rất căng thẳng với chính phủ tôi về chiến dịch quảng cáo của họ nhắm vào lứa tuổi thiếu niên và về việc FDA có quyền can thiệp và ngăn chặn họ đến mức nào. Starr không thấy có xung đột lợi ích gì cả khi duy trì hành nghề luật kiếm khá tiền trong khi những đối thủ của tôi vẫn chi trả cho ông ta các khoản tiền hậu hĩnh. Tờ USA Today tiết lộ cho biết trong một phiên tòa bênh vực cho chương trình giáo dục có thu tiền ở Wisconsin, một chương trình mà tôi chống đối, Starr không phải được tiểu bang đó chi trả, mà là do một tổ chức siêu bảo thủ - Bradley Foundation chi trả. Starr đang điều tra Cơ quan quản lý Công sản (RTC) vì RTC đang tìm hiểu hành vi của người tố cáo chúng tôi là L. Jean Lewis, trong khi RTC lại đang thương lượng với công ty luật của ông ta trong vụ cơ quan này kiện công ty luật đã tắc trách khi đại diện cho một tổ chức tiết kiệm và cho vay bị phá sản ở Denver. Và tất nhiên là Starr đã xuất hiện trên truyền hình để bênh vực cho vụ kiện của Paula Jones. Robert Fiske đã bị không cho làm công tố viên độc lập phụ trách vụ Whitewater nữa chỉ vì một lời khiếu nại giản đơn rằng việc thẩm phán Janet Reno bổ nhiệm ông có vẻ như đã tạo ra một sự xung đột lợi ích. Giờ thì chúng ta có một công tố viên với nhiều xung đột lợi ích có thật hẳn hoi.

        Như tôi đã nói, Starr và các đồng minh của ông ta trong quốc hội và các toà án liên bang đã nghĩ ra một định nghĩa mới cho "xung đột lợi ích": bất cứ ai có một một quan điểm dường như thuận lợi hoặc, như trong trường hợp của Fiske, có một quan điểm sòng phẳng đối với Hillary và tôi thì bị định nghĩa là tạo ra xung đột lợi ích; còn những xung đột lợi ích chính trị và kinh tế rành rành và định kiến cực độ chống lại tôi mà họ thể hiện lại không bị coi là trở ngại gì cho việc dùng quyền lực không giới- hạn và không thể kể hết để chống lại chúng tôi và nhiều người vô tội khác.

        Quan điểm lạ lùng của Starr và những các đồng minh của ông về cái gọi là xung đột lợi ích chưa bao giờ được thể hiện rõ ràng hơn trong cách cư xử của họ với thẩm phán Henry Woods, một luật gia kỳ cựu vậ. cựu nhân viên cơ quan FBI được phân công để chủ tọa phiên toà xử Thống đốc Jim Guy Tucker và những người khác mà Starr đã truy tố về các tội danh liên bang không dính dáng gì đến vụ Whitewater. Những tội danh này liên quan đến vụ mua một số trạm truyền hình cáp. Lúc đầu, cả Starr lẫn Tucker đều không có ý kiến gì về việc Woods là chủ tọa phiên tòa; ông là một người theo đảng Dân chủ nhưng chưa bao giờ có những mối quan hệ gần gũi với thống đốc. Thẩm phám Woods bác bỏ các lời buộc tội sau khi ông xác định Starr đã lạm dụng luật công tô viên độc lập vì những cáo buộc này không có liên quan gì đến vụ việc Whitewater.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 08:38:56 pm
        Starr khiếu nại quyết định của thẩm phán Woods lên Tòa án Phúc thẩm lưu động khu vực thứ 8 và yêu cầu loại thẩm phán Woods ra khỏi vụ án do những quan điểm thiên vị. Các thành viên trong ban hội thẩm dự phiên Tòa phúc thẩm này là những người theo đảng Cộng hòa được các Tổng thống Reagan và Bush bổ nhiệm. Thẩm phán đứng đầu Pasco Bowman cạnh tranh với David Sentelle về các chính sách cánh hữu của ông này. Không cho thẩm phán Woods một cơ hội để tự bảo vệ, phiên tòa không những đảo ngược quyết định của ông và phục hồi việc truy tố mà còn đưa ông ra khỏi vụ án không phải trên cơ sở hành xử trong các phiên toà trước mà dựa trên sự đả kích phê phán của báo chí đối với ông. Một trong các bài báo chứa đầy những nội dung tố cáo giả dối do quan tòa Jim Johnson viết trên tờ báo cánh hữu Washington Times. Sau quyết định này Woods nêu rõ ông là vị thẩm phán duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ bị loại khỏi một vụ án trên cơ sở các bài báo của giới truyền thông. Khi một luật sư biện hộ khác kháng án lên Tòa phúc thẩm lưu động khu vực thứ 8 nhằm loại bỏ một thẩm phán trong một vụ án khác và lấy án lệ là trường hợp của thẩm phán Woods, một ban hội thẩm khác ít nặng về ý thức hệ chính trị hơn đã bác bỏ ngay yêu cầu này và chỉ trích quyết định về thẩm phán Woods, cho rằng quyết định là vô tiền hậu khoáng và không thể biện minh được. Tất nhiên nhận định này là đúng, nhưng đối với vụ việc Whitewater thì có những luật lệ khác.

        Vào ngày 17 tháng 4, thậm chí tờ New York Times cũng không còn nhẫn nại được nữa. Báo này cho rằng Starr "đã tỏ ra mù quáng một cách thách thức đối với các vấn đề pháp lý và thờ ơ với trách nhiệm đặc biệt của ông ta đối với nhân dân Mỹ" do sự từ chối "từ bỏ các hành trang chính trị và tài chính của chính mình". Báo Times còn kêu gọi ông ta nên từ chức. Tôi không thể phủ nhận là tờ báo lâu đời này vẫn giữ vững lương tâm của mình; họ không muốn Hillary và tôi bị giao cho một đám đao phủ. Những tờ báo còn lại tham gia vào vụ Whitewater thì giữ im lặng.

        Vào ngày 28 tháng 4, tôi làm chứng có ghi hình video trong bôn tiếng rưỡi cho một phiên xử nữa liên quan đến vụ Whitewater. Trong vụ án này, Starr đã khởi tô Jim và Susan McDougal và Jim Guy Tucker về việc chiếm đoạt bất hợp pháp vốn từ các quỹ Madison Guaranty và Cơ quan doanh nghiệp nhỏ (SBA). Các khoản tiền vay này không được trả lại, nhưng các công tố viên không tranh cãi viêc các bị cáo cam đoan sẽ trả lại số tiền vay; thay vào đó, họ bị khởi tố vì sử dụng số tiền vay vào các mục đích khác với mục đích đã đươc khai trong giấy tờ xin vay.

        Vụ xử này không liên quan gì đến vụ việc Whitewater, Hillary hoặc tôi. Tôi phải nói đến nó vì David Dale đã lôi tôi vào đấy. Ông ta đã lừa đảo hàng triệu đôla từ quỹ SBA và đã hợp tác với Starr với hy vọng sẽ được giảm án tù. Trong lời chứng trước tòa, Dale nhắc lại lời tố cáo rằng chính tôi đã gây sức ép với ông ta để vay 300.000 USD cho ông bà McDougal.

        Tôi làm chứng rằng những lời Hale kể lại về những lần trao đổi với tôi đều không đúng sự thật và tôi không biết gì về giao ước giữa các bên dẫn đến các cáo buộc. Các luật sư bào chữa cho rằng một khi bồi thẩm đoàn biết rõ Hale đã nói dối về vai trò của tôi trong những quan hệ làm ăn giữa ông ta và ông bà McDougal cùng với Tucker, toàn bộ lời chứng của ông ta cùng với việc khởi tố của công tố viên sẽ không còn giá trị nữa, và vì vậy những người bị kiện sẽ không cần phải khai thêm gì nữa. Có hai khó khăn khi thực hiện đối sách này. Thứ nhất, trái ngược với mọi lời khuyên, Jim McDougal khăng khăng đứng làm ra làm chứng để tự bảo vệ mình. Ông từng làm như vậy trong một vụ xử trước đó liên quan đến việc Madison Guaranty sụp đổ vào năm 1990, và nhờ vậy ông được tha bổng. Sự suy sụp về mặt tinh thần, vui buồn thất thường từ đó của ông ngày càng trầm trọng, và theo nhiều nhà quan sát, những lời làm chứng loạng choạng, dông dài không những làm hại chính ông, mà còn hại cả đến Susan và Jim Guy Tucker, là những người không thèm đứng ra tự bào chữa, thậm chí khi mà McDougal vô tình đưa họ vào tình thế rất hiểm nghèo.

        Một vấn đề khác là bồi thẩm đoàn không nắm hết mọi sự liên hệ của David Hale với các đối thủ chính trị của tôi; một số đối thủ này vẫn chưa được nhận diện, và một số người khác thì bị ngài thẩm phán tuyên bố là không được cho xuất hiện. Bồi thẩm đoàn không biết gì những đồng tiền và sự hỗ trợ mà Hale đã nhận được từ một hoạt động bí mật được biết đến dưới cái tên là Dự án Arkansas.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Tư, 2016, 08:45:41 pm
        Dự án Arkansas được tài trợ bởi nhà tỷ phú cực hữu Richard Mellon Scaife sống ở thành phố Pittsburg, cũng là người đã bơm tiền cho tờ American Spectator, một tạp chí ra hàng tháng, để viết những câu chuyên nói xấu về Hillary và tôi. Ví dụ như dự án này đã chi 10.000 USD cho một cựu binh sĩ tiểu bang để phịa ra câu chuyên nực cười là tôi buôn lậu ma tuý. Các nhân viên của Scaife cũng công tác mật thiết với các đồng minh của Newt Gingrich. Khi David Brock viết bài cho tờ Spectator bịa đặt câu chuyện hai binh sĩ tiểu bang Arkansas khai rằng họ đã cung cấp phụ nữ cho tôi, Brock không những nhận được lương từ tờ nguyệt san này, mà còn có những khoản chi trả bí mật từ nhà kinh doanh Peter Smith, chủ tịch tài chính của ủy ban hành động chính trị của Newt.

        Hầu hết các nỗ lực của Dự án Arkansas đều tập trung vào David Hale. Hoạt dộng thông qua Parker Dozhier, một cựu trợ lý của thẩm phán Jim Johnson, Dự án Arkansas dựng lên một văn phòng làm việc cho Hale tại một cửa hàng ăn uống của Dozhier bên ngoài Hot Springs. Tại đây, trong suốt thời gian cộng tác với Starr, Hale được Dozhier cung cấp tiền bạc, cho mượn xe hơi và một lều câu cá. Trong thời gian này, Hale còn nhận được cố vấn về pháp luật miễn phí của Ted Olson, một người bạn của Starr và là một luật sư cho Dự án Arkansas và tờ American Spectator, về sau này Olson là cố vấn trưởng pháp luật tại Bộ Tư pháp của Tổng thống George w. Bush (Bush con) sau một buổi tường trình tại thượng viện mà tại đó ông ta đã không được trung thực lắm về các hoạt động của mình trong Dự án Arkansas.

        Bất kể lý do gì, bồi thẩm đoàn kết tội cả ba bị đơn với nhiều tội danh. Khi kết thúc buổi họp, công tố viên trưởng của OIC (Hội đồng hạt Columbia) tuyên bố tôi không nằm trong danh sách bị xét xử và "không có lý lẽ gì" cho thấy tôi làm việc gì sai trái. Nhưng vào lúc này, Starr đã có được cái mà ông ta muốn: ba người mà ông ta có thể gây sức ép nhằm mục đích làm mất uy tín chúng tôi nếu họ không muốn đi tù. Vì không có gì để nói nên tôi không lo lắng gì cả, dù tôi rất tiếc cho những khoản tiền thuế mà người dân phải trả cho những nỗ lực bới móc của Starr, và các thiệt hại mà một số người ở Arkansas phải gánh chịu chỉ vì cái tội của họ là quen biết Hillary và tôi trước khi tôi làm tổng thống.

        Tôi cũng rất nghi ngờ phán quyết của bồi thẩm đoàn. Tình trạng sức khỏe tâm thần của McDougal cho thấy ông có thể sẽ không chịu nổi một vụ xử án, kể cả việc làm chứng. Tôi có cảm nhận là Susan McDougal và Jim Guy Tucker bị kết án chỉ vì họ là nạn nhân của tình trạng tâm thần sa sút của Jim McDougal và những cố gắng tuyệt vọng của David Hale để tự cứu ông ta.

        Tháng 5 là một tháng tương đối yên tịnh trên mặt trận lập pháp, cho phép tôi có thể tiến hành một số cuộc vận động tranh cử ở nhiều bang và tham dự một số hoạt động có tính chất nghi lễ dành cho tổng thống như việc trao phần thưởng Huân chương vàng của quốc hội cho mục sư Billy Graham, buổi hòa nhạc hàng năm của đài WETA-TV trên Bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng, với các ca sĩ Aaron Neville và Linda Ronstadt, và một cuộc viếng thăm của Tổng thống Hy Lạp Constantinos Stephanopoulos. Khi mà chúng tôi đang ở cao điểm của các vấn đề gai góc trên mặt trận ngoại giao và đối nội, tôi thường dành những khoảng thời gian như vậy để thư giãn.

        Vào ngày 15 tháng 5, tôi thông báo đợt tuyển mộ cuối cùng cho lực lượng cảnh sát cộng đồng, cho phép tuyển thêm 43.000 nhân viên cảnh sát trong tổng số 100.000 cảnh sát mà tôi đã hứa. Cùng ngày hôm ấy, Bob Dole thông báo ông từ chức khỏi thượng viện để dùng toàn bộ thời gian vào việc tranh cử tổng thống. Ông điện thông báo cho tôi quyết định của mình và tôi cũng chúc mừng ông. Đây là hoạt động duy nhất nhạy cảm đối với ông; ông không có thời gian vận động tranh cử chống lại tôi, và vì là người đứng đầu khối đa số tại quốc hội, cũng như thái độ của đảng Cộng hòa tại thượng và hạ viện về các vấn đề ngãn sách và các vấn đề khác, cuộc chạy đua tranh cử của ông đã gặp những khó khăn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 05:36:38 am
        Ngày hôm sau tôi kêu gọi việc cấm sử dụng mìn sát thương trong phạm vi toàn cầu. Có khoảng 100 triệu quả mìn, hầu hết là tàn dư của những cuộc chiến tranh trong quá khứ, nằm ngay dưới mặt đất ở châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Rất nhiều quả đã nằm im ở những nơi đây trong nhiều thập niên, nhưng chúng vẫn còn rất nguy hiểm; hàng năm có 25.000 người chết hay bị thương tật vì chúng. Thiệt hại chúng gây ra ở những nơi như Angola và Campuchia, đặc biệt là đối trẻ em thật là khủng khiếp. Ngoài ra còn rất nhiều mìn ở Bosnia; thương vong duy nhất mà quân đội chúng ta phải gánh chịu là một trung sĩ lục quân, thiệt mạng khi tìm cách tháo gỡ một trái mìn. Tôi cam kết Hoa Kỳ sẽ phá hủy bốn triệu quả mìn không tự hủy vào năm 1999 và sẽ giúp đỡ các quốc gia khác tháo gỡ mìn. Khộng lâu sau, Hoa Kỳ đã tài trợ hơn 50% chi phí dùng để tháo gỡ mìn trên phạm vi toàn cầu.

        Nhưng không may là diễn biến nỗ lực vì sự sống nói trên lại xảy ra đồng thời với một bi kịch khác, khi tôi phải loan báo đô đốc Mike Boorda, người chỉ huy các cuộc hành quân trên biển của chúng ta đã chết vì tự sát bằng súng. Boorda là người lính quân dịch đầu tiên lên đến một chức vụ cao đến như vậy trong hải quân. Ông tự sát vì bị cho là đeo hai huân chương về chiến tranh Việt Nam mà ông không được thưởng. Đây là những việc gây tranh cãi, nhưng dù thế nào đi nữa, vẫn không làm mất tư thế của ông là một quân nhân xuất sắc, can đảm với một cuộc đời binh nghiệp lâu năm trung thành với tổ quốc. Cũng như Vince Foster, trước đây ông không bao giờ để danh dự và sự chính trực của ông bị đặt vấn đề. Giữa việc bị người ta nói rằng bạn không làm tốt công việc và bị nói rằng bạn không phải là người tốt quả là có sự khác biệt lớn.

        Vào giữa tháng 5, tôi ký vào dự luật tái cho phép đạo luật Ryan White CARE tài trợ về y khoa và dịch vụ hỗ trợ cho những người bị nhiễm HIV và bệnh AIDS, căn bệnh đã trở thành nguyên nhân chính dẫn đến những cái chết của công dân Mỹ trong độ tuổi từ 25 đến 44. Vào lúc này, chúng tôi đã tăng gấp đôi số tiền để chăm sóc bệnh AIDS so với năm 1993, và một phần ba trong tổng 900.000 người bị nhiễm HIV đã nhận được các dịch vụ hỗ trợ trong khuôn khổ đạo luật này.

        Cũng cùng trong tuần lễ này tôi ký một dự luật được gọi là đạo luật Megan. Đạo luật này được đặt tên theo tên một em gái nhỏ bị một tên tội phạm cuồng dâm giết chết; đạo luật này cho phép các tiểu bang quyền thông báo cho các cộng đồng biết sự hiện diện của những tên tội phạm bạo lực tình dục; rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh cho thây những tên tội phạm loại này không bao giờ phục thiện.

        Sau buổi lễ ký, tôi bay đến bang Missouri để vận động tranh cử với Dick Gephardt. Tôi thực sự thán phục Dick Gephardt, một con người làm việc cật lực, thông minh, dễ mến, có vẻ như trẻ hơn tuổi của mình đến hai mươi năm. Cho dù ông là người đứng đầu các dân biểu của đảng Dân chủ tại hạ viện, vào cuối tuần ông thường xuyên quay về nhà, đến thăm các khu vực lân cận và gõ cửa nhà các cử tri để trao đổi với họ. Ông thường xuyên gửi cho tôi một bản kê những việc mà ông muốn tôi phải làm cho khu vực dân cư của ông. Trong khi rất nhiều nghị sĩ thỉnh thoảng yêu cầu tôi làm việc này việc nọ, chỉ có một thành viên quốc hội nữa thường xuyên gửi cho tôi bản kê "những việc phải làm" là Thượng nghị sĩ Ted Kennedy.

        Vào cuối tháng, tôi thông báo Cơ quan quản lý cựu chiến binh sẽ tiến hành bồi thường cho các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam về một loạt các bệnh nghiêm trọng bao gồm bệnh ung thư, rối loạn chức năng gan, bệnh Hodgkin, có liên quan đến việc nhiễm chất độc da cam, một yêu cầu đã lâu được sự kêu gọi và ủng hộ của các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam như các nghị sĩ John Kerry, John McCain và cố đô đốc Hải quân Bud Zumwalt.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 05:42:34 am
        Vào ngày 29 tháng 5, tôi thức đến quá nửa đêm để theo dõi kết quả cuộc bầu cử tại Israel. Đúng là một cuộc đua nghẹt thở, khi mà Bibi Netanyahu đánh bại Shimon Peres với cách biệt không tới 1% tổng số phiếu. Peres thắng bằng đa số phiếu tuyệt đối của những người Do Thái gốc Ảrập, nhưng Netanyahu chỉ với số phiếu của người Do Thái chiếm hơn 90% tổng số cử tri đã đủ đánh bại ông. Netanyahu thắng lợi với một lập trường cứng rắn hơn trong việc chống khủng bố và thực hiện một tiến trình tìm kiếm hòa bình chậm hơn, sử dụng các chương trình vận động quảng cáo qua tivi theo kiểu Mỹ, kể cả các chiến dịch đả kích Peres với sự cố vấn của giới truyền thông đảng Cộng hòa tại New'York. Peres đã không chịu nghe theo những lời yêu cầu khẩn thiết của những người ủng hộ ông đề nghị ông sử dụng các phương tiện quảng cáo cho đến giai đoạn cuối của cuộc vận động, và cho đến lúc đó thì mọi việc đã quá trễ. Tôi cho rằng Shimon Peres đã làm tốt công việc thủ tướng của mình, và ông đã cống hiến cả cuộc đời cho quốc gia Israel, nhưng vào năm 1996, chỉ bằng một cách biệt nhỏ, Netanyahu đã cho thấy ông ta là một chính trị gia xuất sắc hơn. Tôi rất thiết tha để xác định tôi có thể hay không thể và làm thế nào tôi có thể hợp tác để giữ cho tiến trình hòa bình được tiếp tục.

        Vào tháng 6, trên cơ sở cuộc vận động bầu cử tổng thống, tôi tập trung vào hai vấn đề: giáo dục và việc một loạt các vụ cháy đột ngột tại các nhà thờ của người da đen trên khắp nước Mỹ tạo ra nhiều lo âu. Tại buổi lễ khai giảng năm học mới của Đại học Princeton, tôi phác họa một kế hoạch để mở cửa đại học cho tất cả mọi người Mỹ và ít nhất tất cả họ đều phải tốt nghiệp chương trình học hai năm của các trường cao đẳng như ở trung học: một chương trình miễn thuế hai năm theo mô hình Học bổng Georgia's Hope Scholarships trị giá 1.500 USD (số tiền học phí trưng bình của các cao đẳng cộng đồng) dành cho hai năm học cao đẳng; miễn thuế 10.000 USD một năm cho tất cả những ai học lên đại học từ năm thứ ba trở đi; học bổng dành cho tất cả 5% số học sinh đứng đầu các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học; ngân sách để gia tăng các chỗ làm về giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học từ 700.000 lên 1.000.000 chỗ; và mức tăng hàng năm cho các chương trình học bổng cho các sinh viên có thu nhập thấp.

        Vào giữa tháng, tôi đến trường trung học Grover Cleveland ở Alburquerque, bang New Mexico, để bày tỏ sự ủng hộ cho kế hoạch giới nghiêm của cộng đồng, một trong nhiều nỗ lực thuộc loại này trên khắp nước nhằm bắt buộc thanh niên trẻ phải trở về nhà đúng giờ và học bài trong một khoảng thời gian nào đó vào buổi tối. Không chừa ngoại lệ nào, tất cả các trường công đều đòi hỏi học sinh phải mặc đồng phục, dự giờ học nhiều hơn, ít bạo lực hơn và học hành nhiều hơn. Sự cách biệt giữa học sinh giàu và nghèo đã giảm đi rất nhiều.

        Một số người chỉ trích tôi, nhạo báng việc tôi nhấn mạnh đến những cái mà họ gọi là các vấn đề "vớ vẩn nhỏ nhặt" như giới nghiêm, đồng phục, chương trình giáo dục nhân cách, chương trình V-chip. Họ nói rằng tất cả những việc làm trên đều mang ý đồ chính trị, và cho thấy sự bất lực của tôi khi không thể thông các chương trình hành động lớn tại một quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát. Các nhận định trên hoàn toàn không chính xác. Vào thời điểm chúng tôi đang hoàn thiện các chương giáo dục và chống tội phạm rộng lớn đã được thông qua trong hai năm đầu tôi làm tổng thống, và tôi đang có sáng kiến quan trọng khác về giáo dục trình trước quốc hội. Nhưng tôi biết ngân sách và pháp luật liên bang chỉ có thể cung cấp cho người Mỹ các phương tiện để họ tự cải thiện cuộc sống của họ; sự thay đổi thực sự vẫn tùy thuộc vào việc làm của chính các công dân Mỹ ở cấp cơ sở. Một phần nhờ sự thúc đẩy của chúng tôi, ngày càng có nhiều trường thực hiện việc cho học sinh mặc đồng phục, với các kết quả đạt được rất tích cực.

        Vào ngày 12 tháng 6, tôi đến Greeleyville, bang Nam Carolina để khánh thành nhà thờ mới của phái Tin Lành Mount Zion African Methodist, sau khi nhà thờ cũ của Giáo đoàn đã bị đốt cháy. Không đầy một tuần trước, một nhà thờ ở Charlotte, Bắc Carolina, đã trở thành nhà thờ thứ 13 của người da đen bị đốt trong vòng 18 tháng vừa qua. Cả cộng đồng người da đen ở Hoa Kỳ phản ứng dữ dội và yêu cầu tôi phải làm một cái gì đó. Tôi tán thành một sự hợp tác về mặt lập pháp giữa hai đảng để tạo điều kiện cho các công tố viên liên bang trừng phạt những kẻ đã đốt các cơ sở tín ngưỡng, và cam kết tài trợ các khoản cho vay liên bang lãi suất thấp để tái xây dựng các nhà thờ này. Các vụ đốt nhà thờ này có vẻ như là một hành động có tính chất lan truyền giống như đợt phá hoại các giáo đường Do Thái giáo vào năm 1992. Không có một âm mưu nào để liên kết các hành động riêng lẻ này, nhưng chúng được thực hiện do như là một sự lây lan của lòng thù hằn trong tâm thức những người có tín ngưỡng khác.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 02:23:39 pm
   
(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/d2%20-%200001_zpsa6vvpxym.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/d2%20-%200002_zpsrpab9xtn.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/d2%20-%200003_zpsw1b6t9nv.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/d2%20-%200004_zpsdlxogtmn.jpg)


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 02:32:30 pm
        Trong thời gian này, tôi cũng nhìn nhận có một vấn đề nghiêm trọng xảy ra trong việc điều hành các hoạt động của Nhà Trắng đến nỗi tôi cảm thấy đây là một vụ việc đầu tiên trong chính phủ đáng để được làm rõ bằng một cuộc điều tra độc lập.

        Vào đầu tháng 6, tin tức báo chí cho biết cách đó ba năm, vào năm 1993, Văn phòng an ninh nhân sự của Nhà Trắng đã lấy của FBI hàng trăm hồ sơ tóm tắt của những người được cho phép vào Nhà Trắng dưới thời các Tổng thống Reagan và Bush. Các hồ sơ đó được lấy khi văn phòng này tìm cách thay các hồ sơ an ninh bằng hồ sơ an ninh của các nhân viên Nhà Trắng hiện tại, vì các hồ sơ an ninh trước kia đã được Chính phủ Bush (cha) cho mang đi để lưu trữ trong thư viện của gia đình Bush. Nhà Trắng không có thẩm quyền gì để lưu trữ các hồ sơ mật của FBI về các thành viên của đảng Cộng hòa cả. Tôi nổi giận khi được nghe tin này.

        Vào ngày 9 tháng 6, Leon Panetta và tôi xin lỗi về sự cố này. Chỉ trong vòng một tuần lễ sau, Louis Freeh thông báo rằng chính FBI đã sai sót khi chuyển 408 hồ sơ đến cho Nhà Trắng. Vài ngày sau, Janet Reno yêu cầu Ken Starr mở cuộc điều tra về các hồ sơ mật này. Vào năm 2000, Văn phòng công tố độc lập (OIC) kết luận sự cố này chỉ là một sai sót. Nhà Trắng không hề tiến hành vụ gián điệp chính trị nào - Mật vụ đã chuyển giao cho văn phòng an ninh nhân sự của Nhà Trắng một danh sách cũ của các nhân viên Nhà Trắng, bao gồm tên của những thành viên của đảng Cộng hòa, và đó chính là bản danh sách đã được gửi đến Nhà Trắng.

        Vào cuối tháng 6, tại buổi họp hằng năm của gia đình Al Gore ở Nashville, tôi đề nghị tu chính đạo luật về nghỉ phép để cho phép người Mỹ được nghỉ thêm 24 giờ trong một năm, hoặc một thời gian tương đương với thời gian làm việc của ba ngày để phụ huynh và cô thầy có thể gặp nhau tại trường về việc học hành của học sinh, hoặc để họ đưa vợ hay cha mẹ đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm.

        Vấn đề tạo ra một sự cân đối giữa việc làm và quan tâm đến gia đình đè nặng lên vai tôi vì đó là một vấn đề đã làm ảnh hưởng đến công việc của Nhà Trắng. Bill Galston, một thành viên sáng chói trong Hội đồng về các chính sách đối nội, người mà tôi được dịp gặp lần đầu tiên tại DLC, và là một nguồn cung cấp liên tục về những ý tưởng, sáng kiến hay cho tôi, vừa xin từ chức để có thời gian chăm sóc nhiều hơn cho cậu con trai 10 tụổi: "Con trai tôi luôn luôn hỏi tôi ở đâu. Nếu ngài ở vị trí của tôi, ngài cũng phải tìm kiếm một người nào đó để lo cho nó; nhưng tôi thì không thể tìm được ai để làm việc đó. Tôi phải trở về nhà thôi".

        Phó chánh văn phòng của tôi, Erskine Bowles, một người bạn thân và bạn chơi golf, là một nhà quản lý tuyệt vời, người giữ nhịp cầu tốt nhất giữa chúng tôi và cộng đồng doanh nghiệp, cũng phải trở về nhà. Vợ ông, Crandall, một người bạn học chung trường Wellesley của Hillary, điều hành một nhà máy dệt rất lớn, phải đi đây đi đó làm ăn liên tục. Hai cậu con trai của họ đều đi học; đứa nhỏ đang vào học năm cuối cùng của bậc trung học. Erskine nói với tôi ông rất yêu mến việc làm hiện tại, "nhưng con trai của tôi không thể nào ở nhà một mình khi học năm cuối cùng của bậc trung học. Tôi không muốn nó phải tự hỏi nó có phải là quan trọng nhất trên thế giới này đối với cha mẹ nó không. Tôi phải về nhà thôi".

        Tôi tôn trọng và thống nhất với các quyết định mà Bill và Erskine chọn, và cũng rất cảm ơn định mệnh đã sắp xếp cho Hillary và tôi cùng được sống và làm việc tại Nhà Trắng. Vì vậy chúng tôi không phải đi lại nhiều để đến nơi làm việc, và ít nhất một trong hai người chúng tôi luôn được có mặt với Chelsea trong các bữa ăn tối và khi nó thức dậy vào buổi sáng. Nhưng chuyện xảy ra với các nhân viên của tôi cho thấy rằng có quá nhiều người Mỹ, với rất nhiều công việc và thu nhập khác nhau, hàng ngày đến nơi làm nhưng vẫn canh cánh trong lòng là họ đang bỏ bê con cái vì công việc. Nước Mỹ hỗ trợ để cân bằng giữa công việc và gia đình ít hơn bất cứ một quốc gia giàu có nào khác, và đây là một điểm yếu mà tôi muốn thay đổi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 02:36:33 pm
   
(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/d2%20-%200005_zpskdfm4z4d.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/d2%20-%200006_zpsm6ouxqzf.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/d2%20-%200007_zpsdifmt6rj.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/d2%20-%200008_zpsejqknyhk.jpg)



Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 02:42:10 pm
        Nhưng không may là, phe đa số Cộng hòa tại quốc hội chống đối việc áp đặt bất cứ một sự đòi hỏi nào mới lên những người sử dụng lao động. Trước đó không lâu, một cậu bé nhỏ tuổi bước đến gần tôi và tặng cho tôi một câu nói đùa: "Một khi ngài trở thành tổng thống, thật khó tìm ra được một câu nói đùa mà ngài có thể nói ra ở nơi công cộng". Nó như thế này: "Làm tổng thống với cái quốc hội này cũng giống như đang đứng giữa một nghĩa địa. Có rất nhiều người ở dưới ngài, nhưng không ai chịu nghe ngài cả". Cậu nhóc đó quả là thông minh.

        Vào cuối tháng, khi tôi đang chuẩn bị để bay đến Lyon, Pháp cho cuộc họp hàng năm của khối G-7, với trọng tâm bàn về khủng bố, thì 19 binh sĩ không quân Mỹ đã bị giết chết và gần 300 người Mỹ và công dân nước khác bị thương khi các tay khủng bố lái một chiếc xe tải mang theo một quả bom rất mạnh tiến vào một hàng rào an ninh ngay bên ngoài Khobar Towers, một khu nhà phức hợp của quân đội Mỹ tại Dhahran, Ảrập Xêút. Khi một đội tuần tra của Mỹ tiến đến gần, hai người lái xe bỏ chạy và quả bom phát nổ. Tôi gửi ngay một nhóm FBI gồm hơn 40 điều tra viên và chuyên gia pháp y đến làm việc cùng với các quan chức Xêút. Vua Fahd gọi điện chia buồn và thể hiện sự đoàn kết với chúng ta, và cam kết chính phủ ông sẽ bắt giữ và trừng phạt những kẻ đã giết lính không quân của chúng ta. Về sau này, Ảrập Xêút đã xử tử những kẻ được xác định là chịu trách nhiệm về cuộc tân công này.

        Ảrập Xêút đã cho phép chúng ta thiết lập một căn cứ quân sự sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh với mong muốn một lực lượng quân đội Mỹ "đóng sẵn" tại vùng Vịnh sẽ răn đe những cuộc xâm lược sau này của Saddam Hussein và tạo điều kiện cho chúng ta phản ứng nhanh chóng nếu sự răn đe thất bại. Mục tiêu này đã đạt được, nhưng căn cứ này làm cho các lực lượng của chúng ta dễ bị các nhóm khủng bố trong vùng tấn công. Các biện pháp an ninh tại Khobar rõ ràng là không đủ; chiếc xe tải đã tiến rất sát khu tòa nhà bởi vì các lực lượng của chúng ta và Xêút đánh giá thấp khả năng của bọn khủng bố có thể chế tạo được một quả bom mạnh đến như vậy. Tôi bổ nhiệm tướng Wayne Downing, cựu chỉ huy trưởng các cuộc hành quân đặc biệt của Mỹ, đứng đầu một ủy ban để tìm hiểu và đề xuất những bước đi giúp các lực lượng của chúng ta đóng ở hải ngoại được an toàn hơn.

        Khi chúng tôi chuẩn bị cuộc họp thượng đỉnh G-7, tôi yêu cầu ban tham mưu của tôi đề xuất các bước đi mà cộng đồng quốc tế có thể thực hiện để cùng nhau hợp tác có hiệu quả trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Tại Ly on, các nhà lãnh đạo G-7 đã nhất trí đến hơn 40 biện pháp, bao gồm sẽ làm nhiều hơn nữa để tịch thu những nguồn tiền có thể tài trợ cho các hành động bạo lực của bọn khủng bố, cải thiện hệ thống bảo vệ nội bộ của chúng ta, và hạn chế đến mức tối đa khả năng của bọn khủng bố trong việc có được các thiết bị thông tin liên lạc kỹ thuật cao.

        Vào năm 1996, chính phủ của tôi đã vạch ra xong một chiến lược để ngăn chặn khủng bố tập trung vào việc ngăn chặn những âm mưu tiến hành những vụ khủng bố nghiêm trọng, bắt giữ và trừng phạt các tên khủng bố thông qua hợp tác quốc tế, chặn bắt các dòng tiền và thông tin liên lạc cung cấp cho các tổ chức khủng bố, ngăn chặn việc thâm nhập vào các hệ thông vũ khí giết người hàng loạt, cô lập và áp đặt các biện pháp trừng phạt các quốc gia bảo trợ khủng bố. Cũng như cuộc ném bom mà Tổng thống Reagan đã ra lệnh tấn công vào Libya năm 1986, cuộc tấn công mà tôi ra lệnh đánh vào Bộ chỉ huy tình báo Iraq năm 1993 cho thấy sức mạnh của Mỹ có thể răn đe bất cứ một quốc gia nào có dính líu đến những hành động khủng bố chống lại chúng ta; không một nước nào dám tái diễn một hành động như vậy. Tuy nhiên, đôi với các tổ chức khủng bỗ phi quốc gia thì vấn đề lại khó hơn rất nhiều; các sức ép về quân sự và kinh tế áp dụng rất có hiệu quả đối với các quốc gia lại không dễ dàng có thể được đem áp dụng đối với các tổ chức này.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 02:47:03 pm
   
(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/d2%20-%200009_zpsoz91ffde.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/d2%20-%200010_zps58ytvnzz.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/d2%20-%200011_zpsgydkbpo9.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/d2%20-%200012_zpsdx0de3qh.jpg)



Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 02:52:09 pm
        Chiến lược này mang lại nhiều thắng lợi. Chúng ta ngăn chặn được nhiều cuộc tấn công khủng bố đánh bom các đường hầm Holland và Lincoln tại New York, ngăn chặn nhiều máy bay bay từ Philippines đến Hoa Kỳ, và dẫn độ nhiều tên khủng bộ về Hoa Kỳ từ khắp nơi trên thế giới để xét xử. Mặt khác, khủng bố là một hình thức nguy hiểm hơn các tổ chức tội phạm quốc tế; do có những mục tiêu chính trị, các nhóm khủng bố thường được sự bảo trợ bởi cả một số nhà nước và dân chúng. Hơn nữa việc điều tra tìm hiểu cơ sở tận cùng của các mạng lưới khủng bố có thể gây ra các vấn đề khó khăn và nguy hiểm, như là cuộc điều tra vụ đánh bom ở Khobar Towers cho thấy có khả năng một sự hỗ trợ của Iran dành cho các nhóm khủng bố. Cho dù chúng ta có một hàng rào bảo vệ tốt chống lại những cuộc tấn công, liệu các quy định của luật pháp có đủ để cho phép thực hiện một chiến lược tấn công chống lại bọn khủng bô hay không? Nếu không, một phương án dựa nhiều hơn vào sức mạnh quân sự có khả thi hay không? Vào giữa năm 1996, rõ ràng là chúng ta không có đủ những câu trả lời để làm thế nào đối phó với những cuộc tấn công chống mgười Mỹ ngay trên đất nước này cũng như tại hải ngoại, và đây là một vấn đề mà chúng ta còn phải đối phó trong nhiều năm sắp đến.

        Mùa hè đến mang theo nhiều tin tức phấn khởi tại nội địa cũng như ở nước ngoài. Boris Yeltsin bắt buộc phải bước vào bầu cử vòng hai ngày 3 tháng 7 với nhân vật theo đường lối quốc gia cực đoan Gennady Zyuganov. Cuộc bầu cử đầu tiên đã đến gần, nhưng Boris thắng cuộc đua một cách dễ dàng, sau một chiến dịch tranh cử sôi nổi trên khắp một đất nước kéo dài đến 11 múi giờ, bao gồm những hình thức vận động theo kiểu Mỹ và quảng cáo rầm rộ trên truyền hình. Cuộc bầu cử là sự phê chuẩn việc lãnh đạo của Yeltsin để củng cố nền dân chủ, hiện đại hóa nền kinh tế, và tiến về phương Tây. Nước Nga vẫn còn một số vấn đề tồn tại, nhưng tôi cho rằng nó đang đi đúng đường.

        Mọi việc cũng đang đi đúng hướng tại Hoa Kỳ, khi mà tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 5,3%/ với thêm 10 triệu việc làm, tăng trưởng kinh tế trong quý là 4,2%, và sự thâm thủng đã giảm xuống còn không tới 50% so với thời điểm tôi nhận nhiệm vụ. Tiền lương cũng đang được nâng cao. Khi Bộ Lao động công bố các con số, chỉ số thị trường chứng khoán mất đi 115 điểm, buộc tôi phải làm phiền đến Bob Robin một lần nữa để tìm hiểu xem chỉ số Phố Wall sẽ rớt bao nhiêu khi mọi người Mỹ trung lưu đều làm tốt công việc. Sự thật phức tạp hơn rất nhiều. Hoạt động của thị trường chứng khoán là hướng về tương lai; khi mà mọi việc đều diễn ra tốt đẹp, các nhà đầu tư có khuynh hướng nghĩ nó sẽ xấu đi. Nhưng không lâu sau đó, họ đổi ý, và chỉ số thị trường chứng khoán lại tăng trở lại.

        Vào ngày 17 tháng 7, một chuyến bay của hãng TWA phát nổ ngoài khơi Long Island, chết 230 người. Vào lúc đó, mọi người đều khẳng định rằng đây là một hành động khủng bố; thậm chí có suy nghĩ là chiếc máy bay này bị một tên lửa bắn từ một chiếc thuyền chạy trong vùng biển Long Island Sound. Dù tôi cảnh báo phải thận trọng đối với mọi kết luận vội vàng, nhưng rõ ràng chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để tăng cường an toàn cho các chuyến bay.

        Hillary và tôi đến Jamaica, New York để gặp gia đình các nạn nhân, và tôi thông báo các biện pháp mới nhằm tăng cường an toàn hàng không. Chúng tôi đã làm việc về vấn đề này từ năm 1993, với một yêu cầu hiện đại hóa hệ thống kiểm soát không lưu; tăng cường thêm 450 nhân viên thanh tra an toàn và đưa ra các tiêu chuẩn an toàn đồng bộ; và thử nghiệm các loại máy kỹ thuật cao phát hiện chất nổ. Nay thì tôi thông báo chúng ta sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc khám xét hành lý xách tay và máy rọi đối với các chuyến bay nội địa và quốc tế, và yêu cầu thực hiện việc kiểm tra an toàn khoang hành lý và buồng lái trước mỗi chuyến bay. Tôi yêu cầu Al Gore đứng đầu một ủy ban duyệt lại an toàn và an ninh hàng không và hệ thống kiểm soát không lưu để có báo cáo trong vòng 45 ngày.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 02:55:08 pm
   
(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/d2%20-%200013_zpsoqnuyncy.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/d2%20-%200014_zpsluwkg9et.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/d2%20-%200015_zpsnmvcnbe1.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/d2%20-%200016_zpsgu7fadiz.jpg)



Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 03:00:29 pm
        Đúng 10 ngày sau vụ nổ máy bay, một vụ khủng bố, lần này rõ ràng không cần phải tranh cãi, xảy ra khi một quả bom ống phát nổ tại khu thế vận hội Atlanta, chết hai người. Hillary và tôi đến dự lễ khai mạc, với ngọn đuốc Olympic được cựu võ sĩ quyền anh Muhammad Ali thắp sáng. Hillary và Chelsea rất thích đại hội thể thao Olympic và bỏ ra nhiều thời gian hơn tôi để theo dõi các diễn biến của nó, nhưng tôi lại đến thăm đoàn vận động viên Olympic Mỹ, cũng như các vận động viên của nhiều quốc gia khác hơn. Các vận động viên Ireland, Croatia và Palestine cảm ơn tôi vì các nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc mang lại hòa bình cho đất nước họ. Các vận động viên Nam và Bắc Triều Tiên ngồi tại các bàn cạnh nhau trong phòng ăn và nói chuyên với nhau. Đại hội thể thao Olympic là biểu tượng đẹp nhất của thế giới, đưa con người vượt qua các sự phân chia cũ để tiến lại gần với nhau hơn. Quả bom ống được cài bởi một tay khủng bố trong nước vẫn chưa bị bắt là một sự nhắc nhở sự cởi mở và hợp tác rất dễ bị tấn công bởi những kẻ bác bỏ các giá trị và quy luật vốn nhằm xây dựng một cộng đồng hội nhập toàn cầu.

        Vào ngày 5 tháng 8, tại trường Đại học George Washington, tôi đưa ra một bản phân tích rất dài về vấn đề chủ nghĩa khủng bố sẽ ảnh hưởng đến tương lai chúng ta như thế nào, nhấn mạnh nó đã trở thành một kẻ hủy diệt vượt biên giới đối với tất cả mọi người. Tôi phác họa các bước đi mà chúng ta phải thực hiện để chiến đấu chống lại "kẻ thù của thời đại chúng ta" và khẳng định rằng chúng ta sẽ chiến thắng nếu chúng ta giữ lòng tin và sự lãnh đạo như là "một sức mạnh cần thiết đối với hòa bình và tự do".

        Trong thời gian còn lại của tháng 8, tôi bận rộn với việc ký ban hành các dự luật, dự các đại hội của đảng, và một tiến triển thuận lợi trong vụ Whitewater. Khi cuộc bầu cử đến gần, và vấn đề ngân sách ít nhất cũng được tạm thời giải quyết, các thành viên quốc hội của cả hai đảng rất muốn chứng tỏ cho nhân dân Hoa Kỳ thấy sự cộng tác lưỡng đảng đang tiến triển tốt. Vì vậy họ đã thông qua một loạt các dự luật tiến bộ mà Nhà Trắng đã phải đấu tranh để đưa ra. Tôi ký ban hành đạo luật Bảo vệ chất lượng thực phẩm để tăng cường an toàn thực phẩm cho các loại rau quả và ngũ cốc chông lại các loại thuốc trừ sâu độc hại, đạo luật Nước uống An toàn nhằm mục đích làm giảm sự ô nhiễm và cung cấp một khoản tín dụng lên đến 10 tỷ USD nhằm nâng, cấp các hệ thống nước công cộng sau khi xảy ra một số các vụ chết người và nhiễm bệnh do nước uống bị nhiễm chất Cryptosporidium; và đạo luật để tăng tiền lương tối thiểu là 90 cents một giờ, giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ để họ đầu tư vào các thiết bị mới và thuê thêm nhiều người lao động, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp nhỏ để họ thực hiện các kế hoạch lương hưu cho nhân viên theo kế hoạch 401 (k) mới, và tạo ra những sự khích lệ mới rất quan trọng đối với Hillary, giảm thuế 5.000 USD để nhận một con nuôi, và 6.000 USD cho một con nuôi cần chăm sóc đặc biệt.

        Vào tuần lễ cuối của tháng, tôi ký đạo luật Kennedy-Kassebaum, nhằm giúp đỡ hàng triệu người giữ được bảo hiểm y tế khi họ chuyển việc làm từ nơi này sang nơi khác đồng thời cấm các công ty bảo hiểm từ chối việc bảo hiểm cho bất cứ ai vì họ đã có một vấn đề sức khỏe trước đó. Tôi cũng thông báo quy định của Cơ quan an toàn thực và dược phẩm nhằm mục đích bảo vệ giới trẻ trước các sự nguy hiểm của thuốc lá. Quy định này đòi hỏi thanh niên phải xuất trình thẻ căn cước để chứng minh tuổi trước khi mua thuốc lá, và giới hạn việc quảng cáo và đặt máy bán thuôc lá. Khi ban hành quy định, chúng tôi tự tạo ra cho mình một số kẻ thù trong ngành công nghiệp thuốc lá, nhưng tôi nghĩ rằng nỗ lực này là cần thiết để cứu nhiều mạng người.

        Vào ngày 22 tháng 8, tôi ký ban hành một đạo luật có tính bước ngoặt; đó là đạo luật về cải cách phúc lợi xã hội được quốc hội thông qua với hơn 70% số phiếu ở cả hai viện. Không như hai dự luật mà tôi đã phủ quyết, đạo luật mới này vẫn giữ các điều khoản về đảm bảo chăm sóc y tế và trợ cấp thực phẩm, tăng 40% số tiền hỗ trợ của liên bang cho công tác chăm sóc trẻ em lên đến 14 tỷ USD, kể cả các biện pháp mà tôi mong muôn là nhấn mạnh đến một sự giúp đỡ nhiều hơn cho trẻ em, và giao cho các tiểu bang quyền được chuyển đổi các sự chi trả về phúc lợi hàng tháng thành tiền trợ cấp lương như là một cách khuyến khích những người thuê lao động chịu thuê những người được hưởng phúc lợi xã hội.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 03:04:28 pm
        Những người bênh vực cho người nghèo và nhập cư hợp pháp cùng với một số thành viên của chính phủ tôi vẫn chống đối đạo luật này; họ muốn tôi phủ quyết nó vì nó chấm dứt sự đảm bảo của liên bang về khoản thu nhập cố định cho những người được hưởng phúc lợi xã hội, giới hạn quyền được hưởng các trợ cấp xã hội chỉ trong năm năm, cắt bỏ toàn bộ chương trình cung cấp tem phiếu thực phẩm từ bỏ chính sách trợ cấp tem phiếu về thực phẩm và chăm sóc y tế cho những người nhập cư hợp pháp có thu nhập thấp. Tôi nhất trí với hai sự chống đối sau cùng này; hậu quả mà những người nhập cư hợp pháp phải chịu thật là nặng nề, và tôi nghĩ rằng không thể giải thích được. Không lâu sau khi tôi ký ban hành đạo luật này, hai viên chức cao cấp trong Bộ y tế và Dịch vụ con người là Mary Jo và Peter Edelman đã từ chức để phản đối. Khi họ rời khỏi nhiệm sở, tôi đã ca ngợi họ vì những cống hiến và sự can đảm của họ trong việc giữ vững quan điểm của mình.

        Tôi quyết định ký ban hành đạo luật này vì tôi nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để nước Mỹ có được một sự thay đổi cho những nguồn trợ cấp xã hội có được bấy lâu nay để chuyển từ sự trợ cấp xã hội sang nguồn tiền trích từ công ăn việc làm của chính người lao động. Để tối ưu hóa các cơ hội có thể đưa đến thành công, tôi yêu cầu Eli Segal, một người đã từng làm rất tốt công việc ở tổ chức AmeriCorps, đứng ra tổ chức một tổ chức đối tác đưa người hưởng trợ cấp tìm việc. Tổ chức này tập họp những người sử dụng lao động chịu cam kết thuê những người lao động đang được sống nhờ vào tiền trợ cấp xã hội. Cuối cùng thì 20.000 công ty của tổ chức này đã thuê hơn một triệu lao động vốn đang phải nhận các trợ cấp xã hội.

        Tại buổi lễ ký ban hành đạo luật này, nhiều công dân từng được hưởng trợ cấp xã hội đã phát biểu về đạo luật này. Một trong số họ là Lillie Hardin, một phụ nữ ở Arkansas gây một ấn tượng rất tốt với những người bạn thống đốc cách đây 10 năm khi bà nói rằng cái hay nhất khi được thoát khỏi sự trợ cấp xã hội để có việc làm là "khi con trai tôi đến trường và khi nó được hỏi câu: 'Mẹ con làm gì để sống?', nó đã có câu trả lời". Qua bốn năm sau, các kết quả của việc cải cách phúc lợi xã hội đã chứng minh những gì Lillie Hardin nói là đúng. Vào thời điểm tôi rời nhiệm vụ, số hồ sơ trợ cấp xã hội đã giảm từ 14,1 triệu xuống còn 5,8 triệu, giảm đến 60%; tỷ lệ nghèo khổ của trẻ em xuống còn 25%, thấp nhất từ năm 1979.

        Ký ban hành đạo luật cải cách trợ cấp xã hội là một trong các quyết định quan trọng nhất trong thời gian làm tổng thống của tôi. Tôi bỏ phần lớn thời gian trong sự nghiệp của tôi để đưa người dân từ tình trạng nhận lãnh trợ cấp xã hội sang có công ăn việc làm, và chấm dứt việc trợ cấp xã hội là cam kết chính của tôi trong đợt tranh cử năm 1992. Cho dù chúng tôi tiến hành cải cách phúc lợi xã hội thông qua việc đưa ra các biện pháp miễn trừ thông qua hệ thống trợ cấp hiện tại tới các tiểu bang, nhưng nước Mỹ vẫn cần một đạo luật để biến sự phụ thuộc vào tiền trợ cấp thành sự tự lập khi có việc làm.

        Đảng Cộng hòa tổ chức đại hội của họ ở San Diego vào giữa tháng, đề cử Bob Dole làm ứng cử viên tổng thống, và ông này lựa chọn ứng cử viên Phó thổng thống, một cựu nghị sĩ bang New York, cựu Bộ trưởng Nhà đất và Phát triển Đô thị, và là một ngôi sao bóng bầu dục của đội Buffalo Bills, Jack Kemp. Kemp là một người thú vị, một người bảo thủ cổ vũ cho thị trường tự do với một cam kết rất rõ ràng là tạo cơ hội kinh tế cho người nghèo, và cởi mở đối với mọi ý tưởng mới của mọi tầng lớp xã hội, và tôi cho rằng ông là một lá bài chiến lược trong chiến dịch tranh cử của Dole.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 03:09:18 pm
        Các đảng viên Cộng hòa không lặp lại sai lầm là khai mạc đại hội bằng những bài diễn văn hùng hổ của những chính khách cánh hữu như họ đã từng làm trong đại hội năm 1992. Với các nhân vật như Colin Powell, Thượng nghị sĩ Kay Bailey Hutchison, dân biểu Susan Molinari, và Thượng nghị sĩ John McCain, họ thể hiện một hình ảnh ôn hòa, tích cực, và hướng về phía trước trong mắt người dân Mỹ. Elizabeth Dole đọc bài diễn văn đề cử phu quân của mình rất ấn tượng, và tiến đến diễn đàn thoải mái tự nhiên khi bà bước đi giữa các đại biểu. Dole cũng có một bài phát biểu rất hay, nhấn mạnh nhiệm vụ suốt đời của ông, những lần miễn giảm thuế, và chủ trương ủng hộ các giá trị truyền thống của nước Mỹ. Ông ta chế giễu tôi là một người thuộc thế hệ baby-boom, "chưa bao giờ trưởng thành, chưa bao giờ làm một việc gì thực sự, chưa bao giờ hy sinh, và cũng chẳng biết rút kinh nghiêm". Ông cam kết xây dựng lại cầu nối với quá khứ tốt đẹp hơn của "sự bình yên, niềm tin, và tự tin hành động". Dole cũng tấn công Hillary qua chủ đề cuốn sách của cô ấy, rằng "phải mất cả làng mới nuôi được một đứa trẻ", người phe Cộng hòa cho đó là nhiệm vụ của cha mẹ chúng trong khi phe Dân chủ nghĩ đó là nhiệm vụ của chính phủ. Các lời chỉ trích của Dole cũng không đến nỗi cay nghiệt lắm, và vài tuần sau, Hillary và tôi có dịp trả lời ông ta.

        Trong khi đảng Cộng hòa tập hợp ở San Diego, gia đình chúng tôi đến Jackson Hole, bang Wyoming lần thứ hai. Lần này, tôi kết thúc cuốn sách ngắn mang tên, Between Hope and History - Giữa Hy vọng và Lịch sử, nêu bật các chính sách trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của tôi thông qua câu chuyện của một số cá nhân người Mỹ đã hưởng những tác động tích cực của các chính sách này; và nhấn mạnh đến các trọng tâm đối với đất nước chúng ta trong bốn năm tới.

        Ngày 12 tháng 8, chúng tôi quay trở lại Công viên Quốc gia Yellowstone để thực hiện một việc công duy nhất trong lặn nghỉ hè này, ký bản thỏa thuận chấm dứt kế hoạch khai thác một mỏ vàng ở khu vực nằm cạnh công viên quốc gia này. Bản thỏa thuận là kết quả rất đáng hoan nghênh nhờ các nỗ lực hợp tác giữa công ty khai thác mỏ, các nhóm công dân, nghị sĩ quốc hội và nhóm công tác môi trường của Nhà Trắng do Katie McGinty dẫn đầu.

        Vào ngày 18, Hillary, Chelsea và tôi đến New York dự bữa tiệc lớn kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 của tôi tại Hội trường Âm nhạc đài phát thanh thành phố. Sau đó, tôi rất buồn khi nghe tin chiếc máy bay chở trang thiết bị từ Wyoming trở về Washington đã bị rơi làm chết tất cả 9 người trên máy bay.

        Ngày hôm sau, chúng tôi cùng đến nhà của Al và Tipper Gore ở bang Tennessee, để kỷ niệm chung ngày sinh nhật của tôi và Tipper (Bill Clinton sinh này 19.8.1946; Tipper Gore sinh ngày 19.8.1948 - ND) bằng cách giúp xây lại hai nhà thờ vùng đồng quê, một của người da trắng, một của người da đen, đã bị đốt cháy trong làn sóng phóng hỏa các nhà thờ thời gian gần đây.

        Vào tuần 11 cuối của tháng, sự chú ý của cả đất nước tập trung vào đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ tại Chicago. Vào lúc ấy, chiến dịch tranh cử của chúng tôi do Peter Knight đứng đầu, được tổ chức rất tốt và có sự hợp tác chặt chẽ với Nhà Trắng thông qua Doug Sosnik và Harold Ickes, cũng là những nhà tổ chức đại hội. Tôi rất phấn khởi khi đến Chicago vì đó là thành phố quê nhà của Hillary, đã đóng vai trò then chốt trong thắng lợi của cuộc bầu cử năm 1992 của tôi, và cũng là nơi đã áp dụng tốt rất nhiều sáng kiến quan trọng nhất của tôi trong giáo dục, phát triển kinh tế, kiểm soát tội phạm.

        Vào ngày 25 tháng 8, tại Huntington, Tây Virginia, Chelsea và tôi bắt đầu chuyến đi bằng tàu hỏa 4 ngày đến Chicago. Hillary đã đi trước để kịp có mặt khi đại hội khai mạc. Chúng tôi thuê một chuyến tàu hỏa cổ tuyệt vời mà chúng tôi gọi là "Tàu tốc hành thế kỷ 21" đi ngang qua các bang Kentucky, Ohio, Michigan và Indiana để đến thành phố Chicago. Chúng tôi dừng lại 15 trạm trên đường đi và chạy chậm lại khi đi ngang qua các thành phố nhỏ để có thể vẫy chào các đám đông dân chúng tập hợp dọc theo đường ray. Tôi có thể cảm nhận được sự phấn khởi của họ đối với đoàn tàu từng gắn liền với nhân dân Mỹ cũng giống y như những tour xe bus năm 1992, và tôi có thể thấy qua gương mặt của người dân cảm nhận tốt hơn về tình trạng hiện nay của đất nước và cuộc sống của chính họ. Khi chúng tôi dừng tại Wyandotte, bang Michigan để tham dự một buổi lễ về giáo dục, hai em bé giới thiệu bằng cách đọc cho tôi nghe cuốn sách The Little Engine that Could - Khả năng làm việc của cỗ máy nhỏ. Cuôn sách này cùng với cách đọc nhiệt tình của các em thể hiện tính lạc quan và tự tin nội tại của nước Mỹ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 03:14:45 pm
        Tại nhiều điểm dừng, chúng tôi mời những người bạn, những ủng hộ viên nhiệt thành và quan chức địa phương cùng lên tàu đi với chúng tôi đến trạm kế tiếp nếu họ muốn. Tôi đặc biệt rất thích thú chia sẻ với Chelsea cảm giác thư giãn của chuyến đi, khi chúng tôi đứng trên toa tàu vẫy tay chào các đám đông và trao đổi với nhau về tất cả mọi thứ dưới ánh sáng mặt trời dịu dàng. Tình cha con giữa chúng tôi khắng khít hơn bao giờ hết, nhưng Chelsea đang thay đổi, đang dần trở thành một phụ nữ trẻ trưởng thành có ý kiến và mối quan tâm của riêng mình. Càng ngày tôi càng thấy ngạc nhiên hơn về cách Chelsea nhìn thế giới.

        Đại hội của đảng Dân chủ chúng tôi khai mạc ngày 26, với sự có mặt của Jim và Sarah Brady, họ đến để cảm ơn sự ủng hộ của đảng Dân chủ cho đạo luật Brady; và diễn viên Christopher Reeve, người bị liệt sau khi té ngựa, làm cả nước xúc động bằng cuộc đấu tranh đây can đảm để phục hồi và cổ vũ cho việc đầu tư nghiên cứu cho các ca chấn thương tủy sống.

        Vào ngày tôi đọc diễn văn tranh cử, chiến dịch vận động của chúng tôi bị một cú sốc mạnh khi báo chí loan tin Dick Morris thường xuyên đi với gái trong phòng khách sạn của ông ta khi ông đến Washington làm việc cho tôi. Dick rút tên khỏi chiến dịch tranh cử, và tôi ra tuyên bố nói rằng Dick là một người bạn của tôi và là một nhà chiến lược về chính trị "tuyệt vời" đã hoàn thành "công việc vô giá" trong hai năm qua. Tôi rất tiếc vì ông phải ra đi, nhưng ông đang chịu một áp lực rất mạnh, và ông ấy cần thời gian để vượt qua những khó khăn này. Tôi biết Dick là người rất năng nổ, dễ phục hồi và tôi chắc chắn là ông ấy sẽ nhanh chóng trở lại đấu trường chính trị.

        Bài diễn văn chấp thuận đề cử trở nên dễ dàng hơn nhiều vì có những con số chứng thực cho nó: tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát thấp nhất trong 25 năm qua; 10 triệu công ăn việc làm mới; 10 triệu người được tăng lương tối thiểu; 25 triệu người Mỹ được hưởng thành quả của đạo luật Kennedy-Kassebaum; 15 triệu người lao động Mỹ được giảm thuế; 12 triệu người được hưởng những lợi ích của đạo luật quyền nghỉ phép cho gia đình; 10 triệu học sinh tiết kiệm được tiền qua chương trình cho sinh viên được vay tiền trực tiếp; 40 triệu người lao động có tiền trợ cấp hưu trí cao hơn.

        Tôi tuyên bố rằng chúng ta đang đi đúng hướng và ám chỉ bài diễn văn của Bob Dole ở San Diego, rằng, "nói thực lòng, chúng ta không cần xây dựng một cây cầu nối với quá khứ; chúng ta cần xây một cây cầu tới tương lai... Chúng ta hãy quyết tâm xây cây cầu bước vào thế kỷ thứ 21". "Cây cầu bước vào thế kỷ thứ 21" là chủ đề của chiến dịch tranh cử và của bốn năm kế tiếp.

        Với những con số tốt đẹp như vừa nêu, biết rằng mọi cuộc bầu cử đều hướng về tương lai, nên tôi phác thảo chương trình nghị sự của tôi như sau: các tiêu chuẩn cao hơn đối với trường phổ thông trung học, mở rộng cánh cửa trường đại học cho tất cả mọi người; cân đối ngân sách để hỗ trợ y tế, giáo dục và môi trường; hướng đến mục tiêu cắt giảm thuế để hỗ trợ quyền sở hữu nhà ở, y tế về lâu dài, giáo dục bậc đại học, nuôi dạy trẻ em; thêm công ăn việc làm cho những người sống nhờ trợ cấp xã hội, đầu tư nhiều hơn vào các vùng thành thị và đông quê nghèo; một số sáng kiến mới nhằm chống tội phạm, ma túy và làm sạch môi trường.

        Tôi biết nếu người dân Mỹ coi cuộc bầu cử là lựa chọn giữa việc xây một cây cầu về quá khứ hay đi vào tương lai, thì chúng tôi sẽ thắng. Bob đã vô tình đem đến cho tôi thông điệp chính của chiến dịch tranh cử năm 1996. Vào ngày đại hội đảng bế mạc, Al và Tipper Gore, Hillary và tôi bắt đầu chiến dịch tranh cử cuối cùng của tôi bằng tour xe buýt, bắt đầu từ Mũi Girardeau, bang Missouri cùng với Thống đốc Mel Camahan, một người từng hợp tác với tôi từ đầu năm 1992, đi về phía nam bang Illinois và tây Kentucky, hướng về Memphis; và sau nhiều chặng dừng ở Tennessee, cùng đi với cựu thống đốc Ned Ray McWherter, một người to như gấu, là người duy nhất mà tôi đã từng nghe thấy gọi phó tổng thống của tôi là "Albert". Ned Ray có thể giúp tôi lấy được nhiều phiếu bầu, nên tôi cũng chẳng quan tâm ông ấy gọi Al, hay thậm chí gọi tôi, là gì.

        Tháng 8, Kenneth Starr thua vụ kiện quan trọng đầu tiên, một vụ kiện cho thấy ông ta và nhân viên đã tuyệt vọng đến mức nào khi tìm cách gán cho tôi một tội nào đó. Starr đã truy tố hai nhân viên của ngân hàng Perry County, luật sư Herby Branscum Jr. và kế toán Rob Hill với những tội danh xuất hiện từ thời chiến dịch tranh cử thống đốc của tôi vào năm 1990.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 03:19:49 pm
        Bản cáo trạng nói rằng Branscum và Hill đã lấy khoảng 13.000 USD ra khỏi ngân hàng của họ cho các dịch vụ pháp lý và kế toán mà họ đã không thực hiện để hoàn tiền cho khoản đóng góp chính trị, và họ đã chỉ đạo người điều hành ngân hàng không báo cáo việc hai lần rút tiền với hơn 10.000 USD cho mỗi lần rút từ tài khoản tranh cử của tôi mà không báo cáo cho Cơ quan Thuế Thu nhập Nội địa (Internal Revenue Service) đúng như yêu cầu của luật pháp liên bang.

        Bản cáo trạng cũng nêu tên Bruce Lindsey, người giữ quỹ trong chiến dịch tranh cử của tôi, là một "tòng phạm không bị truy tố", viện cớ rằng khi Bruce rút tiền để chi trả các hành động "hốt phiếu bầu" của chúng tôi trong ngày bầu cử, ông đã yêu cầu các nhân viên ngân hàng không đưa nó vào sổ sách theo quy định. Người của Starr hăm dọa truy tố Bruce, nhưng ông gọi đó là những lời lừa phỉnh; khoản đóng góp của chúng tôi không có gì sai trái, và cách chi tiêu các khoản tiền cũng vậy, và Bruce không có lý do gì để yêu cầu ngân hàng không đưa vào sổ sách: chúng tôi công khai hóa tất cả các thông tin theo luật bầu cử của bang Arkansas. Vì tất cả các sự đóng góp và chi tiêu đều hợp lệ và các báo cáo công khai của chúng tôi đều chính xác nên các nhân viên của Starr biết rõ rằng Bruce không hề phạm pháp. Vì vậy họ sắp xếp để bôi nhọ ông là "đồng lõa không bị truy tố".

        Những lời buộc tội chống lại Branscum và Hill là hoàn toàn vô lý. Trước tiên, họ là những người sở hữu hoàn toàn ngân hàng. Nếu không làm suy yếu khả năng thanh toán của ngân hàng, họ có thể rút tiền ra khỏi ngân hàng và chịu đóng thuế thu nhập trên khoản tiền đó, và chẳng có lý do gì để không tin rằng trường hợp này đúng là như vậy. Đối với lời buộc tội thứ hai, việc pháp luật yêu cầu ngân hàng phải báo cáo những vụ gửi tiền vào hoặc rút tiền ra từ 10.000 USD trở lên là một biện pháp tốt; nó tạo điều kiện cho chính phủ theo dõi được các khối lượng "tiền bẩn" lớn từ các tổ chức tội phạm như rửa tiền hoặc mua bán ma túy. Các hồ sơ liên quan đến chính phủ được kiểm tra mỗi kỳ từ ba đến sáu tháng, nhưng không được công bố ra công chúng. Vào năm 1996 đã có 200 vụ khởi tố do không lập các báo cáo đúng theo qui định của luật pháp, nhưng chỉ có 20 vụ liên quan đến việc không báo cáo việc rút tiền. Tất cả những vụ việc này đều dính dáng đến những tổ chức bất hợp pháp. Trong thời kỳ trước khi Starr nhận nhiệm vụ, chưa có ai bị khởi tố vì không báo cáo việc gửi hay rút tiền từ những quỹ hợp pháp cả.

        Số tiền vận động bầu cử của chúng tôi tất nhiên là tiền sạch, được rút vào giai đoạn cuối của chiến dịch để chi trả cho các hoạt động của chúng tôi để kêu gọi sự ủng hộ của cử tri và cho các cuộc thăm dò về cuộc bầu cử. Chúng tôi đã làm hồ sơ báo cáo một cách công khai ba tuần sau khi bầu cử, ghi rất chi tiết chúng tôi đã chi hết bao nhiêu tiền, và số tiền đó đã được chi như thế nào. Branscum, Hill và Lindsey không có lý do gì để giấu chính phủ việc rút tiền mặt hợp pháp, mà rồi cũng sẽ được công bố một cách công khai trong vòng khoảng thời gian không tới một tháng.

        Nhưng việc này không ngăn chặn được Hickman Ewing, phó của Starr tại bang Arkansas, một người cũng giống như Starr, luôn bị ám ảnh bởi việc đeo đuổi làm hại chúng tôi và cũng là một người không được khéo léo trong cách che giấu các hành động của mình. Ông ta đe dọa tống Neal Ainley - người điều hành ngân hàng cho Branscum và Hill và chịu trách nhiệm làm hồ sơ báo cáo - vào tù nếu anh ta không chịu khai là Branscum, Hill và Lindsey đã ra lệnh cho anh không được làm hồ sơ báo cáo, cho dù trước đó Ainley đã bác bỏ những chuyện sai trái đó. Con người tội nghiệp cũng giống như một con cá nhỏ bị mắc vào chiếc lưới chắc tốt; anh ta phải thay đổi lời khai. Lúc đầu anh ta bị truy tố với năm tội danh nghiêm trọng, nhưng về sau anh ta được cho phép biện hộ cho hai tội danh nhẹ.

        Cũng như vụ xử trước của McDougals và Tucker, tôi đứng ra làm chứng bằng cách phát biểu trước băng ghi hình theo lời yêu cầu của các bị cáo. Cho dù tôi không dính líu vào những việc rút tiền, tôi có thể nói rằng tôi không hề bổ nhiệm Branscum và Hill vào hai chức vụ nhà nước để đổi lại việc họ đã có những đóng góp vào cuộc vận động tranh cử của tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 03:24:19 pm
        Sau một cuộc biện hộ mạnh mẽ, Branscum và Hill được tuyên bố trắng án về các tội danh không lập hồ sơ báo cáo, và bồi thẩm đoàn đã đi vào ngõ cụt về câu hỏi đặt ra là Branscum và Hill có làm hồ sơ một cách giả dối để rút tiền từ ngân hàng của chính họ hay không. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi Herby, Rob và Bruce được trắng án, nhưng cảm thấy muốn phát bệnh vì sự lạm dụng quyền công tố, phí tổn pháp lý khổng lồ mà những người bạn tôi phải chịu đựng, và những chi phí gây sửng sốt cho người dân phải đóng thuế cho một vụ khởi tố một người đã rút lại tiền 13.000 USD từ chính ngân hàng của họ và hai vụ chậm làm hồ sơ báo cáo lên chính phủ liên bang việc rút tiền hợp pháp và công khai trong cuộc vận động tranh cử.

        Ngoài ra còn có những tổn thất phi kinh tế: các nhân viên FBI làm việc cho Starr đã đến trường học của con trai còn trong tuổi thiếu niên của Rob Hill và lôi thằng nhỏ ra khỏi lớp để lấy lời khai. Họ có thể làm việc này sau giờ học, lúc ăn trưa hoặc vào cuối tuần. Thay vào đó, họ nhục mạ thằng nhỏ nhằm gây sức ép lên người cha phải nói những chuyện làm hại đến tôi, cho dù chúng có thật hay không.

        Sau khi vụ xử kết thúc, nhiều thành viên của bồi thẩm đoàn đã "chiên xù" văn phòng công tố viên độc lập với những lời nhận xét như "Đây là một sự phung phí tiền bạc... Tôi không đồng tình chút nào khi thấy chính phủ phung phí thêm tiền bạc vào vụ Whitewater"; "Nếu họ muốn dùng thêm tiền thuế mà chúng tôi đóng, họ cần phải có những bằng chứng rõ ràng hơn"; "Nếu có ai đó bất khả xâm phạm, đó chính là Văn phòng công tố viên độc lập (OIC)". Một bồi thẩm tự nhận mình là một người "chống Clinton" nói: "Nếu họ có một chút bằng chứng rõ ràng thì tôi thích lắm, nhưng họ không có". Thậm chí các đảng viên Cộng hòa có quan điểm thực tế, chứ không như những người đang đeo đuổi vụ Whitewater World, cũng biết rõ là công tố viên độc lập đã đi quá xa.

        Những việc làm tồi tệ mà Starr đối xử với Branscum và Hill chỉ là một trò chơi nhẹ nhàng nếu so với những gì mà ngài công tố viên này sẽ làm với Susan McDougal. Vào ngày 20 tháng 8, Susan bị kết án hai năm tù. Các nhân viên của Starr đã đề nghị trả tự do nếu bà cung cấp cho họ các thông tin cho thấy Hillary hoặc tôi có dính líu đến những hành động bất hợp pháp nào đó. Vào ngày bà bị tuyên án hai năm tù, khi Susan nhắc lại những gì bà đã nói ngay vào lúc đầu - bà không biết gì về những tố cáo chúng tôi phạm pháp, bà phải có mặt trước đại bồi thẩm đoàn theo một trát đòi hầu tòa. Bà có mặt, nhưng từ chối trả lời các câu hỏi của các công tố viên, vì sợ họ sẽ truy tố bà tội khai man bởi vì không nói láo và khai với họ những gì họ muốn nghe. Thẩm phán Susan Weber cho rằng bà coi thường tòa và ra lệnh tống giam bà vô thời hạn cho đến khi nào đồng ý hợp tác với công tố viên. Bà bị giam trong vòng 18 tháng và thường trong các điều kiện hết sức tồi tệ.

        Tháng 9 được mở đầu bằng sự mở màn của chiến dịch tranh cử chạy đua vào Nhà Trắng. Đại hội đảng của chúng tôi thành công, và Dole bị vướng vào vì đã liên kết với Gingrich cũng như vào vụ đóng cửa chính phủ. Quan trọng hơn cả là đất nước đang ở trong điều kiện rất tốt, và cử tri không còn phải bận tâm với vấn đề như tội phạm, phức lợi xã hội, tài chính, chính sách đối ngoại, và lĩnh vực quốc phòng không còn là lĩnh vực sân nhà của đảng Cộng hòa nữa. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ những người ủng hộ tôi là khoảng 60%, cùng với một tỷ lệ tương đương những người có câu trả lời là họ hài lòng với việc làm của tôi ở Nhà Trắng.

        Mặt khác, tôi lo rằng ở một vài khu vực của nước Mỹ, vị thế của tôi yếu hơn do thái độ của tôi đối với các vấn đề về mặt văn hóa, như vấn đề sử dụng súng, vấn đề đồng tính và phá thai, và ít nhất ở các bang Bắc Carolina và Kentucky là vấn đề thuốc lá. Hơn nữa, có vẻ như chắc chắn Ross Perot sẽ nhận được một số lượng phiếu ít hơn rất nhiều so với năm 1992, làm cho tôi gặp khó khăn ở một vài bang mà ông ta từng chiếm được một số lượng phiếu của ông Bush (cha) nhiều hơn là của tôi. Thế nhưng, tính chung ra thì vị thế của tôi lần này tốt hơn rất nhiều. Trong suốt tháng 9, cuộc vận động tranh cử của tôi cũng thu hút đông người đến dự, tháng 10 mới là tháng của những đám đông nhiệt tình, mà tôi gọi là "đám đông tháng 10", khởi đầu bằng một cuộc tập hợp gần 30.000 người vào một buổi cắm trại nhân ngày lao động tại De Pere, bang Wisconsin, gần vịnh Green.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 03:29:20 pm
        Vì những cuộc tuyển cử tổng thống được quyết định bởi phiếu đại cử tri, tôi muốn dùng sức bật của chúng tôi để đưa vào quỹ đạo mình một vài bang mới và buộc Thượng nghị sĩ Dole phải chi thêm thời gian và tiền bạc vào những bang mà đảng Cộng hòa thường nắm chắc phần thắng. Dole cũng muốn làm như vậy đối với tôi tại bang California, nơi tôi đang chống đối một sáng kiến được biểu quyết qua bỏ phiếu kín nhằm chấm dứt chuyện ưu tiên tuyển sinh vào các trường đại học, và cũng là nơi mà ông ấy cũng biết cách tự tạo dựng cho mình khi tổ chức đại hội đảng Cộng hòa tại San Diego.

        Mục tiêu chính của tôi là bang Florida. Nếu tôi thắng ở đó và giữ được hầu hết những bang mà tôi đã thắng vào năm 1992, cuộc bầu cử kể như an bài. Tôi đã làm việc cật lực với bang Florida trong bốn năm qua: giúp đỡ bang này khắc phục hậu quả của cơn bão Andrew; tổ chức Hội nghị thượng đỉnh của các nước châu Mỹ ở đấy; thông báo việc di dời Bộ Chỉ huy phía Nam của quân lực Hoa Kỳ từ Panama về Miami; phục hồi vùng đầm lầy; và thậm chí xâm nhập vào cộng đồng những người Mỹ gốc Cuba, là một cộng đồng thường bỏ phiếu với tỷ lệ 80% cho đảng Cộng hòa từ kể thời vụ vịnh Con Heo. Tôi có một nhóm tổ chức vận động tốt ở bang Florida và được sự giúp đỡ mạnh mẽ của Thống đốc Lawton Chiles, một người có quan hệ rộng rãi với các cử tri ở những vùng bảo thủ hơn ở nam và bắc Florida. Người ta thích Lawton một phần vì ông này sẽ trả đũa ngay nếu bị tấn công, vì như ông từng nói, "chẳng có một anh miền nam nào lại thích cho không cắn cả". Vào đầu tháng 9, Lawton đi với tôi đến vùng bắc Florida để vận động và tôn vinh vị nghị sĩ về hưu Pete Peterson, từng bị bắt làm tù binh sáu năm tại Việt Nam, và là người mà tôi vừa bổ nhiệm làm vị đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc.

        Thời gian còn lại trong tháng được tôi dành cho những bang tôi đã thắng trong năm 1992. về phía tây, tôi cũng vận động tại bang Arizona, một bang chưa bao giờ bầu một người của đảng Dân chủ vào chức vụ tổng thống từ năm 1948, nhưng tôi nghĩ tôi có thay đổi được tình hình này vì ngày càng có thêm nhiều người nói tiếng Tây Ban Nha, và nhờ sự bất mãn ngày càng tăng của những cử tri ôn hòa và bảo thủ truyền thống đối với các chính sách cực đoan của một quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát.

        Vào ngày 16, tôi nhận được phần thưởng Huân chương Chiến hữu của Cảnh sát. Huân chương Chiến hữu của cảnh sát thường được tặng cho các tổng thống của đảng Cộng hòa, nhưng Nhà Trắng của chúng tôi đã làm việc cật lực trong bốn năm qua để gia tăng quân số các lực lượng cảnh sát tuần tiễu trên các đường phố, tước súng khỏi tay bọn tội phạm, và cấm sử dụng các loại đạn có thể gây nguy hiểm cho các nhân viên cảnh sát; những nhân viên bảo vệ pháp luật muốn chúng tôi cộng tác với họ thêm bốn năm nữa.

        Hai ngày sau, tôi thông báo một trong các thành quả quan trọng nhất về bảo vệ môi trường trong suốt tám năm làm tổng thống của tôi. Đó là việc thành lập Công trình Quốc gia bảo tồn thiên nhiên Grand Staircase Escalante rộng 1,7 triệu công (7.571 km2) ở vùng đá đỏ xa xôi và tuyệt đẹp phía nam bang Utah, nơi lưu giữ dấu tích của những con khủng long bị hóa thạch và các di tích của nền văn minh Anasazi của người da đỏ. Tôi được quyền cho phép thành lập vùng này theo Đạo luật Bảo tồn Di tích cổ năm 1906, cho phép Tổng thống Mỹ bảo vệ các vùng đất liên bang có những giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử và khoa học. Tôi cùng Al Gore đưa ra lời tuyên bố này trên bờ hẻm núi nổi tiếng Grand Canyon, địa điểm đầu tiên được Tổng thống Theodore Roosevelt đưa vào diện bảo tồn theo tinh thần của Luật Bảo tồn Di tích cổ. Hành động của tôi là cần thiết để ngăn chặn hoạt động của một mỏ than không lồ có thể làm thay đổi cơ bản địa hình của vùng đất này. Hầu hết các viên chức bang Utah và nhiều người ủng hộ đột phá kinh tế thông qua việc khai thác mỏ này đều chống lại đạo luật, nhưng vùng đất này là vô giá và tôi nghĩ rằng công trình bảo tồn sẽ đem lại những lợi nhuận thông qua khai thác du lịch về lâu dài có thể bù lại còn lớn hơn việc khai thác mỏ than.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 03:37:34 pm
        Ngoài độ lớn và sự nhiệt tình của những đám đông ủng hộ, các diễn biến trong tháng 9 còn mang lại những bằng chứng thú vị cho thấy mọi việc đang thuận lợi cho chúng tôi. Sau cuộc míttinh lớn tại Longview bang Texas, khi tôi đang bắt tay đám đông, tôi gặp một bà mẹ của hai đứa con đã thôi không hưởng trợ cấp xã hội nữa để phục vụ trong tổ chức AmeriCorps và đang dùng số tiền học bổng để học ở Kilgore Junior College; một phụ nữ khác đã sử dụng thời gian được nghỉ phép cho gia đình theo luật để chăm sóc chồng bị ung thư; một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam tỏ ra cảm kích vì được hưởng trợ cấp về y tế và tàn tật cho các con ông mắc bệnh bệnh nứt đốt xương sống bẩm sinh - hậu quả của người cha bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh. Ông dắt theo cô con gái 12 tuổi. Cô bé bị mắc bệnh nứt đốt xương sống và đã phải trải qua trên chục lần giải phẫu từ khi sinh ra.

        Phần còn lại của thế giới không dừng lại chờ cuộc tranh cử của chúng tôi. Vào tuần lễ đầu tiên của tháng 9, Saddam Hussein lại gây rắc rối, tấn công và chiếm đóng thành phố Irbil trong vùng của người Kurd phía bắc Iraq, vi phạm các giới hạn qui định đối với ông ta sau chiến tranh vùng Vịnh. Hai nhóm người Kurd tranh giành nhau kiểm soát vùng đất này; sau khi một nhóm quyết định ủng hộ Saddam, ông này liền tấn công nhóm người Kurd kia. Tôi ra lệnh tấn công các lực lượng Iraq bằng bom và tên lửa và họ rút lui.

        Ngày 24, tôi đến New York dự phiên khai mạc kỳ họp đại hội đồng Liên hiệp quốc, nơi tôi là người đầu tiên trong số nhiều vị lãnh đạo của thế giới ký vào Hiệp ước cấm thử toàn diện vũ khí hạt nhân; tôi dùng chính cây bút mà Tổng thống Kennedy từng dùng để ký vào Hiệp ước cấm thử từng phần vũ khí hạt nhân. Trong lời phát biểu, tôi phác họa một chương trình nghị sự rộng lớn hơn để cắt giảm mối hiểm họa của các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, đề nghị các thành viên Liên hiệp quôc đưa vào áp dụng Hiệp ước cấm sử dụng vũ khí hóa học; tăng cường thêm các điều khoản bắt buộc trong Hiệp ước cấm sử dụng vũ khí sinh học; đóng băng việc sản xuất các vật liệu ly tâm dùng cho vũ khí hạt nhân; và cấm sử dụng, sản xuất, dự trữ và chuyển giao các loại mìn.

        Trong khi Liên hiệp quốc đang thảo luận việc không phổ biến các loại vũ khí giết người hàng loạt, thì Trung Đông lại bùng nổ. Người Israel mở một đường hầm dưới Núi Đền tại Thành cổ Jerusalem Các phế tích của các ngôi đền của Solomon và Herod nằm phía dưới Núi Đền, phía trên là ngôi đền mái vòm Dome of the Rock và Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa, là hai địa điểm linh thiêng nhất của người Hồi giáo Kể từ khi người Israel đánh chiếm Đông Jerusalem trong cuộc chiến tranh năm 1967, Núi Đền, mà người Ảrập gọi là Haram al-Sharif được đặt dưới sự kiểm soát của các viên chức Hồi giáo; khi đường hầm này được mở ra, người Palestine xem đấy như một mối đe dọa cho các quyền lợi chính trị và tôn giáo của họ, và những cuộc bạo động và bắn nhau lại nổ ra. Sau ba ngày, hơn 60 người thiệt mạng, cùng với nhiều người bị thương. Tôi kêu gọi cả hai phe ngưng bạo động và trở về thực hiện thỏa hiệp hòa bình, trong khi Warren Christopher liên tục gọi điện thoại trao đổi với Thủ tướng Netanyahu và Chủ tịch Arafat để chấm dứt cuộc đổ máu. Theo khuyến cáo của Christopher, tôi mời Netanyahu và Arafat đến Nhà Trắng để thảo luận.

        Tôi chấm dứt tháng 9 bằng việc ký ban hành đạo luật phân bổ ngân sách y tế nhằm chấm dứt những trường hợp "đẻ tốc hành", bằng cách đảm bảo thai phụ và trẻ sơ sinh được chăm sóc ít nhất 48 giờ; hỗ trợ về y tế cho con cái các cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh nứt đốt xương sống bẩm sinh; và yêu cầu hỗ trợ hằng năm và suốt đời trong các chính sách hỗ trợ y tế cho những bệnh về tâm thần và thể chất. Bước đột phá trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần là thành quả của sự cống hiến của những nhóm giúp đỡ người bị bệnh tâm thần, và còn là những nỗ lực cá nhân của Thượng nghị sĩ Pete Domenici bang New Mexico, của Thượng nghị sĩ Wellstone bang Minnesota, và của Tipper Gore, phu nhân Phó tổng thống Al Gore, người được tôi bổ nhiệm làm cố vấn chính thức về các chính sách sức khỏe tâm thần.

        Tôi dành hai ngày đầu tháng 10 làm việc với Netanyahu, Arafat, và Vua Hussein. Các vị này đồng ý cùng chúng tôi nối lại tiến trình tìm kiếm hòa bình. Vào cuối cuộc gặp, Arafat và Netanyahu yêu câu tôi trả lời tất cả các câu hỏi của báo chí. Tôi nói rằng trong khi chúng tôi chưa giải quyết được vấn dề đường hầm, cả hai phía đều phải đồng ý bắt đầu ngay những cuộc thảo luận trong khu vực với quan điểm chấm dứt bạo động và trở lại tiến trình hòa bình. Trong cuộc gặp gỡ, Netanyahu tái cam kết thực hiện các thỏa thuận đã được kí trước khi ông nhậm chức, trong đó có việc rút quân đội Israel ra khỏi Hebron. Không lâu sau, đường hầm được đóng cửa, đúng như cam kết của cả hai phía là không được có một động thái nào nhằm thay đổi hiện trạng ở Jerusalem cho đến khi đạt được thỏa thuận.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 03:45:21 pm
        Vào ngày 3, tôi trở lại chiến dịch tranh cử, dừng chân tại một cuộc míttinh tại Buffalo, bang New York, một thành phố luôn luôn ủng hộ tôi, trên đường đi đến Chautauqua chuẩn bị cho cuộc tranh luận đầu tiên với Bob Dole tại Hartford, bang Connecticut vào ngày 6 tháng 10. Cả nhóm vận động của chúng tôi đều có mặt, trong đó có cố vấn báo chí Michael Sheehan. George Mitchell đến để đóng vai Bob Dole trong cuộc tranh luận tập dượt. Lúc đầu tiên anh ấy áp đảo tôi, nhưng càng tập tôi càng thấy vững tin hơn. Giữa các buổi tập dượt, Erskine Bowles và tôi chơi golf. Kỹ thuật chơi golf của tôi cũng được nâng cao hơn. Vào tháng 6, lần đầu tiên đánh được dưới 80 điểm, nhưng tôi vẫn chưa đánh bại được Erskine.

        Cuộc tranh luận hoá ra rất văn minh, và có tính giáo dục đối với những ai quan tâm đến sự khác biệt các chính sách cầm quyền và quan điểm của chúng tôi đối với các vấn đề. Dole cũng tấn công tôi vài cú, như cho rằng tôi làm những người lớn tuổi lo sợ bằng các mẩu quảng cáo chỉ trích cắt giảm cho chương trình Medicare trong ngân sách của đảng Cộng hòa mà tôi đã phủ quyết, và ông nhắc lại lời tuyên bố trong bài diễn văn đọc tại đại hội đảng Cộng hòa là tôi đã đưa vào chính phủ những thành phần trẻ ưu tú "không bao giờ trưởng thành, chưa bao giờ thực sự làm cái gì đó, chưa bao giờ hy sinh, chưa chịu đựng và chẳng bao giờ biết rút kinh nghiệm", cũng như những người "muốn dùng số tiền kiếm được để chu cấp tài chính những kế hoạch mù mờ và tự phục vụ mình". Tôi trả đũa rằng một trong những thanh niên "Ưu tú" làm việc cho tôi trong Nhà Trắng đã lớn lên trong một chiếc nhà xe kéo, còn trước cáo buộc tôi quá cấp tiến thì tôi nói "cáo buộc đó chính là thứ đảng của họ luôn tha lôi theo mỗi khi họ đụng phải một cuộc đua quá quyết liệt. Đó là một loại chó kiểng vàng của họ. Tôi nghĩ con chó đó không còn khả năng đi săn nữa".

        Cuộc tranh luận thứ hai được dự kiến tổ chức 10 ngày sau tại San Diego. Trong thời gian chờ đợi, Hillary, Al, Tipper và tôi đến thăm tấm thảm AIDS khổng lồ che phủ khu vực Mali ở Washington, có những ô vuông riêng biệt để tưởng niệm những người đã chết; hai trong số đó là bạn của Hillary và tôi. Tôi cảm thấy hài lòng khi tỷ lệ người chết vì bệnh AIDS đang giảm xuống, và tôi quyết tâm tiếp tục việc thúc đẩy các nghiên cứu để phát triển các loại dược phẩm có thể cứu mạng sống của nhiều người.

        Mickey Kantor đã điều đình để có thể dùng một hội trường cấp thành phố sử dụng cho cuộc tranh luận tại San Diego. Vào ngày 16, các công dân tại trường Đại học San Diego đặt ra nhiều câu hỏi hay, Dole và tôi trả lời các câu hỏi này mà không đụng chạm nhau cho đến cuối cuộc tranh luận. Trong diễn văn kết luận, Dole nhắc đến nền tảng của ông, nhắc người dân Mỹ rằng tôi đã chống lại giới hạn nhiệm kỳ cũng như các tu chính án hiến pháp về cân đối ngân sách và bảo vệ lá cờ Mỹ, và ngăn cấm các giới hạn đọc kinh tự nguyện ở trường học. Tôi kết thúc buổi tranh luận bằng một tóm lược các đề xuất cho chương trình làm việc trong bốn năm tới. ít nhất là người dân cũng được biết họ có những lựa chọn nào.

        Chỉ còn hai tuần đến trước ngày bầu cử, các cuộc thăm dò cho thấy tôi đang dẫn đầu với 20 điểm và tỷ lệ 55% phiếu bầu. Tôi ước gì bản thăm dò này không được công bố; nó lấy đi sức sống của chiến dịch vận động tranh cử của chúng tôi vì những người ủng hộ nghĩ rằng cuộc bầu cử coi như đã an bài. Tôi vẫn tiếp tục làm việc cật lực, tập trung vào các mục tiêu đã xác định, Arizona và Florida, và những bang trước đây chúng tôi đã thắng lợi, kể cả ba bang mà tôi lo lắng nhất, Nevada, Colorado và Georgia. Vào ngày 25 tháng 10, chúng tôi có buổi tập hợp tại Atlanta, nơi người bạn lâu năm của tôi, Max Cleland, đang tranh đua quyết liệt vào thượng viện. Sam Nunn đọc bài diễn văn với lập luận rất hiệu quả ủng hộ tôi tái tranh cử, và tôi rời tiểu bang Atlanta với suy nghĩ là chúng tôi có cơ hội chiến thắng.

        Ngày 1 tháng 11, tôi bước vào giai đoạn cuối của chiến dịch tranh cử với một cuộc míttinh buổi sáng tại trường đại học thành phố Santa Barbara. Tiết trời ấm áp, chan hòa ánh nắng, đám đông tập họp tại khuôn viên nằm trên một ngọn đồi nhìn xuống Thái Bình Dương. Santa Barbara là nơi lý tưởng để kết thúc cuộc vận động ở bang California, một khu vực một thời là thành trì vững chắc của đảng Cộng hòa, nay đang đi theo phương hướng của chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 03:50:29 pm
        Từ Santa Barbara, tôi bay đến Las Cruces, bang New Mexico, sau đó đến El Paso. Một đám đông hơn 40.000 người, lớn nhất trong suốt cuộc vận động, đến sân bay biểu thị sự ủng hộ, cuối cùng tôi đến San Antonio và tham dự buổi tập hợp truyền thống tại pháo đài Alamo. Tôi biết chúng tôi không thể thắng tại Texas, nhưng tôi muốn tôn vinh lòng trung thành những người theo đảng Dân chủ tại tiểu bang này, đặc biệt là những người gốc nói tiếng Tây Ban Nha luôn gắn bó với tôi.

        Khi còn lại ba ngày cuối cùng của cuộc vận động, tôi có một lựa chọn. Các ứng cử viên thượng viện từ nhiều tiểu bang tương đối nhỏ yêu cầu tôi vận động cho họ. Mark Penn nói rằng nếu tôi dành những ngày còn lại để làm như vậy thay vì đi đến các tiểu bang lớn hơn, thì có thể tôi sẽ không đạt được một đa số phiếu, vì nhiều lý do. Trước hết, đà vận động trong chiến dịch tranh cử của tôi đã bị chậm lại trong hai tuần nay vì những vì lời tố cáo rằng DNC (Hội đồng Quốc gia đảng Dân chủ) đã nhận nhiều trăm ngàn đôla đóng góp bất hợp pháp từ những người gốc châu Á, trong đó có những người mà tôi biết từ khi còn làm thống đốc. Khi nghe tin này, tôi phát cáu lên; người đứng đầu về tài chính của chúng tôi là Terry McAuliffe, bảo đảm chắc chắn rằng các khoản đóng góp cho cuộc vận động của chúng tôi được kiểm tra kỹ lưỡng, và DNC chắc chắn cũng đã kiểm tra nghiêm ngặt để loại ra những khoản đóng góp đáng ngờ. Chắc chắn là đã có những trục trặc trong quá trình sàng lọc các khoản đóng góp của DNC. Tôi chỉ còn biết nói rằng bất cứ khoản đóng góp trái phép nào cũng phải được trả lại ngay lập tức. Dù sao đi nữa, cuộc tranh cãi này chắc chắn gây hại cho chúng tôi vào ngày bầu cử. Lý do thứ hai là Raph Nader cũng đang tranh cử với tư cách ứng viên của đảng Xanh của ông ấy, và sẽ lấy mất một số phiếu dành cho tôi từ cử tri cánh tả. Lý do thứ ba, tỷ phú Ross Perot đã nhảy vào cuộc đua từ tháng 10, quá trễ cho các cuộc tranh luận. Tuy ông không làm tốt như lần vận động năm 1992, nhưng cũng như lần trước, ông ta kết thúc chiến dịch bằng những lời chỉ trích đầy ác ý đối với tôi. Ông ta nói rằng, "trong hai năm sắp tới, tôi sẽ phải rất vất vả để khỏi ngồi tù" và gọi tôi là "một tay láu cá luồn lách giỏi", người vấy bẩn vì "những suy thoái đạo đức, quỹ vận động tranh cử dơ bẩn, và thái độ thờ ơ trước tệ nạn sử dụng ma túy". Cuối cùng có vẻ như số lượng những người đi bầu sẽ ít hơn năm 1992 rất nhiều vì cử tri được thông báo là chiến dịch tranh cử đã coi như an bài từ nhiều tuần lễ nay.

        Mark Penn khuyên tôi rằng nếu muốn giành lấy đa số phiếu, tôi phải bay đến các thị trường truyền thông đại chúng lớn tại các tiểu bang lớn và kêu gọi dân chúng đi bầu. Nếu không, ông ấy nói tiếp, vì tưởng rằng kết cục coi như đã ngã ngũ, những ủng hộ viên Dân chủ thu nhập thấp sẽ đi bầu ít hơn nhiều so với những người giàu có chịu ảnh hưởng ý thức hệ của đảng Cộng hòa. Tôi đã có kế hoạch đến Florida và New Jersey, và theo lời cố vấn của Mark, chúng tôi thêm vào chặng dừng ở Cleveland. Ngoài ra, tôi cũng lên chương trình xuất hiện tại các cuộc chạy đua vào thượng viện: tại Lousiana, Massachusetts, Maine, New Hampshire, Kentucky, Iowa và Nam Dakota. Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, chỉ có Kentucky là chưa rõ ràng; ở các tiểu bang còn lại tôi dẫn đầu khá xa chỉ trừ Nam Dakota, nơi tôi tin rằng những người phe Cộng hòa cuối cùng sẽ lại trung thành với Dole. Tôi quyết định đến các tiểu bang này, vì tôi nghĩ tôi có thể hy sinh một vài điểm trên bảng tổng kết để giúp có thêm một vài ghế cho đảng Dân chủ tại thượng viện, và vì các ứng cử viên tại sáu trong bảy tiểu bang này từng ủng hộ tôi trong cuộc bầu cử năm 1992 hay trong quốc hội.

        Chủ nhật, ngày 3 tháng 11, sau khi dự lễ tại nhà thờ Saint Paul AME tại Tampa, tôi bay đến New Hampshire để ủng hộ cho ứng cử viên thượng viện của đảng chúng tôi, Dick Swett; đến Cleveland, nơi Thị trưởng Mike White và Thượng nghị sĩ John Glenn giúp tôi thêm một tay vào phút chót; đến Lexington, Kentucky để dự buổi tập hợp tại trường đại học của tiểu bang cùng với Thượng nghị sĩ Wendell Ford, Thông đốc Paul Patton, và ứng cử viên thượng viện của chúng tôi là Steve Beshear. Tôi biết tình hình ở Kentucky sẽ rất căng thẳng vì vân đề thuốc lá, và tôi rất cảm kích trước sự xuât hiện trên sân khấu của Rick Pitino, huấn luyện viên bóng rổ của trường Đại học Ken tucky. Tại tiểu bang mà mọi người đều say mê môn bóng rổ và yêu mến đội bóng rổ của trường đại học và gần phân nửa cử tri ở đây ghét tôi, thì sự hiện diện của Pitino rất cần thiết và cũng rất dũng cảm đối với anh ấy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 03:54:35 pm
        Khi tôi đến Cedar Rapids, Iowa, thì đã 8 giờ tối. Tôi thật sự muốn đến đây để hỗ trợ cho Tom Harkin đang vận động quyết liệt để được tái cử. Tom đã ủng hộ tôi mạnh mẽ tại thượng viện, và sau cuộc bầu cử sơ bộ năm 1992 ông và vợ của ông, Riith, một luật sư từng phục vụ trong chính phủ đã trở thành bạn thân của tôi.

        Chặng dừng chân cuối cùng trong đêm là Sioux Falls, bang Nam Dakota, nơi nghị sĩ đảng Dân chủ Tim Johnson có cơ hội thật sự để đánh bại nghị sĩ đảng Cộng hòa Larry Pressler đương chức. Cả Johnson và người hỗ trợ chính cho ông, Thượng nghị sĩ Tom Daschle, đều rất tốt với tôi. Là lãnh đạo của phe thiểu số tại thượng viện, Daschle là một nhân tố vô giá giúp Nhà Trắng trong cuộc chiến ngân sách và chống lại việc đóng cửa chính phủ; khi ông đề nghị tôi đến Nam Dakota, tôi không thể từ chối.

        Lúc gần nửa đêm, tôi tới Trung tâm Hội nghị Sioux Falls để đọc diễn văn "trong buổi tập hợp cuối cùng của đợt tranh cử cuối cùng của tôi". Vì đây diễn văn cuối cùng, nên tôi giải trình cho người nghe tất cả các thành tích làm việc, về cuộc chiến ngân sách, và về những việc tôi sẽ làm trong bốn năm tới. Vì tôi sinh trưởng ở một tiểu bang nông nghiệp Arkansas, tôi kể cho họ nghe một câu chuyện đùa. Tôi nói bản dự toán ngân sách của đảng Cộng hòa làm tôi nhớ đến câu chuyện của một chính trị gia muốn yêu cầu một nông dân bỏ phiếu cho ông ta nhưng lại ngần ngại không muốn đến nhà của người nông gia vì ở đó có chó dữ. Chính trị gia hỏi bác nông dân: "Con chó của ông có cắn không?". Người nông dân trả lời: "Không". Khi chính trị gia bước vào sân đi về phía người nông dân, con chó liền cắn ông ta. Ông này la lên: "Tôi nhớ là ông nói con chó của ông đâu có cắn". Người dân liền trả lời: "Con trai ơi, con chó này đâu phải của tôi". Bản ngân sách chính là con chó của họ đấy.

        Cuộc bầu cử diễn ra như Mark Penn dự đoán: số cử tri đi bầu không nhiều, và tôi thắng với tỷ lệ 49/41. Tỷ lệ phiếu đại cử tri là 379/159, khi tôi thua ba tiểu bang mà tôi đã thắng năm 1992 là Mon- tana, Colorado và Georgia và thắng ở hai tiểu bang mới là Arizona và Florida, nhờ số phiếu của đại cử tri nhiều hơn 9 phiếu.

        Ngoài các con số ra, những khác biệt khó thấy hơn giữa hai kết quả bầu cử năm 1992 và 1996 cho thấy mức độ mà yếu tố văn hóa có ảnh hưởng đến ở một vài tiểu bang, trong khi các vấn đề có tính truyền thống về kinh tế và xã hội chiếm ưu thế ở các tiểu bang khác. Tất cả các cuộc bầu cử mang nhiều tính cạnh tranh đều được xác định qua những sự thay đổi như thế, và năm 1996 tôi được biết nhiều về các vấn đề đang xảy ra trong những nhóm người Mỹ khác nhau. Ví dụ, tại Pennsylvania, một tiểu bang có nhiều thành viên của tổ chức IRA và những cử tri chống phá thai, tỷ lệ thắng cử của tôi cũng tương tự như năm 1992, nhờ vào tỷ lệ chênh lệch phiếu bầu lớn hơn ở Philadelphia và nhiều cử tri đi bầu hơn ở Pittsburgh, trong khi số phiếu bỏ cho tôi lại tụt xuống ở những vùng còn lại của tiểu bang vì đạo luật cấm sử dụng súng tấn công và việc tôi phủ quyết dự luật phá thai-sinh cục bộ. Tại bang Missouri, cũng những lý do tương tự đã làm giảm gần một nửa tỷ lệ chiến thắng của tôi, từ 10% xuống còn 6%. Tôi vẫn chiếm đa số tại Arkansas, nhưng tỷ lệ chiến thắng của tôi giảm đi chút ít so với năm 1992; ở Tennessee, tỷ lệ thắng giảm từ 4,5% xuống còn 2,5%.

        Tại Kentucky, các vấn đề thuốc lá và súng đã làm giảm tỷ lệ thắng lợi của tôi từ 3% xuống còn 1%. Tương tự, mặc cho dù dẫn đầu tại Bắc Carolina từ đầu đến cuối, nhưng tôi vẫn thua với 3%. Tại Colorado, tôi đi từ chiến thắng với 4% cách biệt năm 1992 xuống thua cuộc với 1,5% vì những người bổ phiếu cho Perot năm 1992 có khuynh hướng bỏ cho đảng Cộng hòa vào năm 1996 và vì đảng Cộng hòa nhận được thêm 100.000 cử tri từ đảng Dân chủ kể từ năm 1992, một phần là bởi nhiều tổ chức đòi quyền lợi cho người Cơ đốc đặt trụ sở tại tiểu bang này. Tại Montana, lần này tôi mất nhiều phiếu vì, cũng như tại Colorado, số phiếu ít hơn cho Ross đồng nghĩa với số phiếu cho Thượng nghị sĩ Dole nhiều hơn cho tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 04:04:47 pm
        Tại Georgia, cuộc thăm dò cuối cùng cho thấy tôi dẫn đầu với cách biệt 4%; nhưng tôi thua với 1%. Liên minh Cơ đốc đáng được ghi công vì tỷ lệ đó; năm 1992, họ đã làm giảm cách biệt giành thắng lợi của tôi từ 6% xuống còn 1% nhờ rất nhiều bản "hướng dẫn đi bầu" của họ được phân phát tại các nhà thờ bảo thủ vào chủ nhật trước ngày bầu cử. Đảng Dân chủ cũng đã có hình thức vận động tương tự đối với các nhà thờ da đen từ nhiều năm nay, nhưng Liên minh Cơ đốc, ít nhất là tại bang Georgia đã đặc biệt hoạt động rất hiệu quả về cách làm này, và làm thay đổi kết quả đến 5% trong cả hai năm 1992 và 1996. Tôi rất thất vọng khi thua tại bang Georgia, nhưng rất phấn khởi khi Max Cleland thắng nhờ thu nhiều phiếu của cử tri người da trắng hơn tôi. Cuộc tranh cử ở miền Nam rất căng thẳng vì những vấn đề về văn hóa; bang miền nam duy nhất giúp tôi chiến thắng với tỷ lệ lớn vào năm 1996 là Lousiana với tỷ lệ nhảy vọt từ 4,5% lên 12%.

        Ngược lại, tỷ lệ thắng lợi của tôi tăng đáng kể ở những tiểu bang ít bảo thủ về văn hóa, và nhạy cảm hơn với các vấn đề về kinh tế. Tỷ lệ thắng lợi của tôi đối với đảng Cộng hòa là 10% hoặc hơn vào năm 1996 so với năm 1992 ở các tiểu bang Connecticut, Hawaii, Maine, Massachusetts, New Jersey, New York và Rhode Island. Chúng tôi vẫn giữ được thắng lợi lớn như năm 1992 ở Illinois, Minnesota, Maryland và California và đạt tỷ lệ thắng lợi áp đảo ở các bang Michigan và Ohio. Bất chấp vấn đề cấm sử dụng súng, tôi vẫn đạt hơn 10% so với năm 1992 tại New Hampshire. Và tôi vẫn giữ được thắng lợi với cách biệt 1% tại tiểu bang Nevada một phần nhờ vào việc tôi phản đối hủy chất thải hạt nhân của nước Mỹ ở Nevada nếu không có những bằng chứng khoa học chứng minh rằng làm như vậy là an toàn, và quan điểm này của tôi được phổ biến rộng rãi nhờ có Brian Greenspun, một người bạn và cũng là bạn học tại Đại học Georgetown, là giám đốc và biên tập viên tờ Las Vegas Sun, một người rất quan tâm đến vân đề này.

        Nói chung, tôi rất sung sướng với các kết quả. Tôi được nhiều phiếu đại cử tri hơn năm 1992, bốn trong số bảy ứng viên thượng nghị sĩ mà tôi vận động giúp đều thắng cử: Tom Harkin, Tim Johnson, John Kerry và tại bang Louisiana là Mary Landrieu. Nhưng việc tôi đạt được số phiếu thấp hơn tỷ lệ phiếu bầu ủng hộ công việc của tôi, tỷ lệ số người ủng hộ tôi, số người đã trả lời là họ hài lòng với nhiệm kỳ tổng thống của tôi, là một sự nhắc nhở nghiêm túc về sức nặng của những vấn đề có tính văn hóa như việc sử dụng súng, đồng tính và phá thai, đặc biệt là các vân đề đối với những cặp vợ chồng da trắng ở miền Nam, vùng trung cao miền núi phía Tây, và vùng đồng quê trắng tay, cũng như đối với tất cả những da trăng trên toàn nước Mỹ. Việc tôi phải làm là tiếp tục tìm kiếm nền tảng chung, tìm cách làm dịu đi mối quan hệ lưỡng đảng cực kỳ căng thẳng tại Washington, và tiếp tục làm tốt nhất vai trò tổng thống của tôi.

        Không khí của cuộc míttinh ăn mừng chiến thắng tại tòa nhà tổng hành dinh cũ của tiểu bang ở Little Rock lần này khác hoàn toàn với lần trước. Đám đông đến chúc mừng vẫn rất đông, nhưng buổi lễ chào mừng được đánh dấu không phải bằng tiếng la hét cuồng nhiệt mà bằng niềm sung sướng đích thực rằng đất nước chúng ta đang thịnh vượng hơn và nhân dân Mỹ hài lòng với công việc mà tôi đang làm.

        Vì không ai nghi ngờ về kết quả chung cuộc trong nhiều tuần lễ liền, nên người ta dễ quên ý nghĩa đích thực của nó. Sau cuộc bầu cử giữa kỳ năm 1994, tôi từng bị chế giễu là một nhân vật coi như đã tiêu tùng, và thế nào cũng thất cử năm 1996. Ngay từ đầu cuộc chiến ngân sách, với nguy cơ chính phủ bị đóng cửa hoạt động, thật không thể ngờ rằng tôi có thể sống sót nổi hay không, hoặc người Mỹ có còn ủng hộ tôi trong cuộc chiến với đảng Cộng hòa nữa hay không. Bây giờ gì tôi trở thành là Tổng thống đảng Dân chủ đầu tiên thắng cử hai nhiệm kỳ liền kể từ thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt (FDR) năm 1936.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 04:32:15 pm
         
        47

        Một ngày sau cuộc bầu cử, tôi trở lại Nhà Trắng dự buổi lễ mừng thắng lợi tại Bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng với các nhân viên, nội các, một số người được bổ nhiệm, những người tham gia chiến dịch tranh cử, và các viên chức đảng Dân chủ. Trong bài diễn văn, tôi nhắc đến buổi tối hôm trước khi chờ đợi kết quả bầu cử, tôi đã gặp những người làm việc cho tôi ở bang Arkansas khi còn làm Bộ trưởng Tư pháp và Thống đốc, và rằng: "Tôi đã nói với họ điều mà tôi cũng muốn nói với các bạn - đó là, tôi luôn là người chăm chỉ làm việc, hay giục giã. Tôi luôn tập trung vào các vấn đề trước mắt. Đôi lúc, tôi không nói đủ các lời cảm ơn. Tôi là loại người luôn tự khắt khe với chính mình, và đôi khi tôi nghĩ, chỉ vì sự thiếu sót, mà quá cứng rắn với những người làm việc ở đây".

        Nhóm công tác của chúng tôi đã làm được rất nhiều việc trong bốn năm qua dưới những sức ép ghê gớm. Đó là hệ quả của những sai lầm lúc đầu của tôi, hai năm đầu tiên trước phản ứng hết sức tiêu cực của báo chí, sự thất bại của bầu cử quốc hội năm 2004, thiệt hại về tài chính và tình cảm của vụ Whitewater, quá nhiều bi kịch cá nhân, và những đòi hỏi liên tục cố hữu trong khi điều hành đất nước. Tôi đã cố hết sức mình giữ vững tinh thần của chính tôi và của những người khác, để giữ cho mọi người không bị phân tâm trước các bi kịch và biến cố. Giờ thì người dân Mỹ đã cho chúng tôi thêm một nhiệm kỳ nữa, tôi hy vọng trong bốn năm tới, chúng tôi sẽ tự do hơn khi thực hiện những công việc chung, không phải bận tâm bởi những sự xáo trộn và tranh chấp giống như trong nhiệm kỳ đầu.

        Tôi hào hứng trước bình luận của Tổng Giám mục Chicago, Joseph Cardinal Bemadin, vào cuối tháng 10, một người đấu tranh không mệt mỏi cho công bằng xã hội mà Hillary và tôi đã từng biết và rất khâm phục. Bernadin đang bệnh nặng, và không còn sống được bao lâu nữa khi ông nói: "Một người sắp chết không còn thời giờ để bàn về những chuyên bên lề hoặc chuyện tình cờ ngẫu nhiên... Thật là một sai lầm khi phung phí món quà thời gian quí giá chúng ta được ban tặng vào những vấn đề gay gắt và chia rẽ".

        Tuần lễ sau cuộc bầu cử, nhiều nhân vật trung tâm trong chính phủ thông báo ý định rời nhiệm sở vào cuối năm, trong đó có Leon Panetta và Warren Christopher. Chris thường xuyên sống trên máy bay trong bốn năm qua, và Leon đã cùng với chúng tôi trải qua những cuộc đấu tranh ngân sách, chưa kể thức trắng đêm bầu cử cùng chơi bài với tôi. Cả hai đều muốn về nhà ở California và sống cuộc sống bình thường hơn. Họ đã phục vụ tôi và đất nước rất tốt, và tôi sẽ nhớ họ. Ngày 8 tháng 11, tôi thông báo Erskine Bowles sẽ là chánh văn phòng mới. Con gái út của ông đã vào đại học và Erskine lại rảnh rang để trở lại phục vụ, mặc dù ông đã phải hy sinh một phần quyền lợi để cộng tác với tôi, khi phải gác qua bên công việc kinh doanh hốt bạc của mình.

        Ơn Chúa, Nancy Hernreich và Betty Currie vẫn ở lại. Đến lúc này, Betty đã biết phần lớn bạn bè tôi trên toàn quốc, có thể xử lý rất nhiều cuộc điện thoại, và giúp tôi rất nhiều ở văn phòng. Nancy hiểu tác phong làm việc sôi động của văn phòng chúng tôi và hiểu nhu cầu của tôi khi nào cần phải đi sâu vào chi tiết hay khi nào phải giữ khoảng cách trong công việc hằng ngày. Cô làm mọi cách để tôi có thể làm việc dễ dàng hơn, và điều hành rất tốt mọi công việc tại Phòng Bầu dục. Trợ lý cho tôi lúc đó là Stephen Goodin cũng ra đi, nhưng chúng tôi có nhân viên thay thê rất tuyệt vời: Kris Engskov, người có mặt tại Nhà Trắng từ đầu, và tôi gặp anh ấy lần đầu ở bắc Arkansas hồi năm 1974 trong chiến dịch tranh cử đầu tiên của tôi. Vì trợ lý tổng thống phải ngồi ngay bên ngoài Phòng Bầu dục, và luôn đi cùng tôi và luôn ở bên tôi, thật là tuyệt khi có người tôi biết từ lâu và thích công việc này. Tôi cũng rất sung sướng có Janis Kearny làm người viết nhật ký Nhà Trắng. Janis từng là biên tập của tờ Arkansas State Press, tờ báo dành cho người da đen của Little Rock, và bà đã ghi chép hết sức tỉ mỉ tất cả các buổi họp của chúng tôi. Tôi không biết sẽ xoay xở thế nào nếu không có nhóm công tác ở Phòng Bầu dục của tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 04:35:52 pm
        Một tuần lễ sau, tôi thông báo gia hạn 18 tháng cho sứ mệnh của chúng tôi tại Bosnia, Hillary và tôi đang chuẩn bị lên đường đến thăm Úc, Philippines và Thái Lan kết hợp làm việc và nghỉ ngơi. Chúng tôi bắt đầu bằng ba ngày hoàn toàn nghỉ ngơi tại Hawaii, sau đó bay đến Sydney, úc. Sau cuộc gặp với Thủ tướng John Howard, sau bài diễn văn tại quốc hội Úc ở Canberra và một ngày tại Sidney, kể cả một buổi chơi golf khó quên với một trong những tay golf giỏi nhất thời đại của chúng ta là Greg Norman, chúng tôi bay về phía bắc đến Port Douglas, một khu nghỉ mát bên bờ biển Coral gần vùng đá ngầm Great Barrier Reef. Khi ở đó, chúng tôi đi bộ xuyên rừng Daintree Rainforest cùng một hướng dẫn viên thổ dân, tham quan khu bảo tồn đời sống hoang dã, nơi tôi được dịp vuốt ve một con koala (gấu túi) tên là Chelsea, và lặn xuống nước quanh rặng san hô tuyệt đẹp. Cũng như tất cả những rặng san hô khác trên khắp thế giới, khu vực này bị đe dọa bởi sự ô nhiễm đại dương, tình trạng nóng lên toàn cầu, và bị phá hoại. Ngay trước khi đến tham quan, tôi thông báo sự ủng hộ của Mỹ cho Sáng kiến quốc tế về bảo vệ các vùng san hô đá ngầm, nhằm mục đích ngăn chặn sự phá hủy thêm các dãy san hô trên khắp thế giới.

        Chúng tôi bay từ Úc đến Philippines để dự cuộc họp thứ tư của các nhà lãnh đạo các nước châu Á Thái Bình Dương, với chủ nhà là long thống Fidel Ramos. Kết quả chính của buổi họp này là bản thỏa thuận mà tôi đã làm việc để bãi bỏ thuế nhập khẩu trên nhiều loại máy vi tính, thiết bị bán dẫn và công nghệ thông tin liên lạc vào năm 2000, một động thái nhằm gia tăng xuất khẩu và tạo ra nhiều công ăn việc làm lương cao cho nước Mỹ.

        Chúng tôi đến thăm Thái Lan để chào mừng kỷ niệm 50 năm tại vị của nhà vua tại một trong các đồng minh lâu đời nhất của nước Mỹ ở Đông Nam Á: vào năm 1833, Mỹ đã ký hiệp ước hữu nghị và thương mại với nhà vua nước Xiêm. Vua Bhumibol Adulyadej là một nghệ sĩ dương cầm có tầm cỡ và là một fan nhạc Jazz. Tôi tặng ngài một món quà kỷ niệm mà bất cứ một người ái mộ nhạc Jazz nào cũng rất thích, một tập ảnh nhiều chân dung các nghệ sĩ nhạc Jazz, với bút tích của nhiếp ảnh gia hâm mộ nhạc Jazz tuyệt vời Herman Leonard.

        Chúng tôi trở về nhà vừa kịp để dự lễ Tạ ơn truyền thống tại Trại David. Năm nay, đại gia đình chúng tôi có thêm hai đứa cháu dễ thương là Tyler, con trai của Roger, và Zach, con trai của Tony. Nhìn chúng nô đùa với nhau làm cho tinh thần mùa Phục sinh thêm sinh động.

        Tháng 12, tôi phải sắp xếp lại phần lớn chính phủ của minh. Bill Perry, John Deutch, Mickey Kantor, Bob Reich, Hazel O'Leary, Laura Tyson và Henry Cisneros đều ra đi. Chúng tôi còn mất thêm một số nhân vật rất quan trọng tại Nhà Trắng. Harold Ickes trở về với nghề luật sư và tư vấn kinh doanh, Phó chánh văn phòng là Evelyn Lieberman về Bộ Ngoại giao để làm giám đốc đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA).

        Đầu tháng, tôi thông báo bộ phận phụ trách an ninh quốc gia mới của tôi: Madeleine Albright làm Bộ trưởng Ngoại giao; Bill Cohen, cựu thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Maine là Bộ trưởng Quốc phòng; Tony Lake làm giám đốc CIA, Bill Richardson là đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc; và Sandy Berger làm Cố vấn An ninh Quốc giạ. Albright đã làm việc rất xuất sắc tại Liên hiệp quốc và rất am hiểu các thách thức mà chúng tôi đang đối mặt, đặc biệt ở Balkan và Trung Đông. Tôi nghĩ rằng bà xứng đáng trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của nước Mỹ. Bill Richardson đã chứng tỏ là một nhà ngoại giao khéo léo nhờ những nỗ lực trong vấn đề Bắc Triều Tiên và Iraq, và tôi cũng rất vui khi ông ấy đồng ý trở thành người gốc nói tiếng Tây Ban Nha đầu tiên làm đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc.

        Bill Cohen là người có tài ăn nói, chính trị gia trẻ trung có nhiều sáng kiến về quốc phòng trong nhiều năm. Anh ấy đã giúp soạn thảo Hiệp ước START I và đóng vai trò chủ lực trong đạo luật tái cấu trúc và củng cố hệ thống chỉ huy quân đội trong những năm 1980. Tôi muốn có một nhân vật của đảng Cộng hòa trong nội các; tôi ngưỡng mộ và kính trọng Cohen, và nghĩ rằng anh ấy có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ hết sức khó khăn mà Bill Perry đã để lại. Khi tôi cam kết với anh ấy không bao giờ chính trị hóa các quyết định về quốc phòng, anh đã đồng ý. Tôi không muốn John Deutch rời CIA. Ông ấy đã làm tốt nhiệm vụ thứ trưởng quốc phòng, sau đó chuyển sang công tác nặng nề tại CIA sau thời gian ngắn ngủi Jim Woolsey nắm giữ chức vụ này. Công việc của Tony Lake tại Hội đồng An ninh Quốc gia đã giúp ông có được sự hiểu biết độc nhất vô nhị về sức mạnh và mặt yếu của các hoạt động tình báo của chúng ta, một việc đặc biệt quan trọng vào lúc này khi mối đe dọa khủng bố đang gia tăng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 04:40:49 pm
        Tôi thấy không ai khác ngoài Sandy Berger có thể đảm nhận được vai trò cố vấn an ninh quốc gia. Chúng tôi đã là bạn hơn 20 năm nay. Anh ấy không ngại báo cho tôi tin xấu hoặc bất đồng với tôi trong các buổi họp, và giải quyết rất tốt hàng loạt vấn đề trong nhiệm kỳ đầu tiên của tôi. Khả năng phân tích của Berger là rất lớn. Anh ấy suy nghĩ về các vấn đề tới nơi tới chốn, nhìn ra những cạm bẫy tiềm ẩn mà người khác có thể bỏ qua, mà không lo sợ lúng túng trước những cạm bẫy đó. Berger hiểu rất rõ các điểm mạnh và yếu của tôi và biết cách phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu. Anh ấy cũng không bao giờ cho phép cái tôi của mình làm ảnh hưởng đến việc đi đến các quyết định sáng suốt.

        George Stephanopoulos cũng rút lui. Cậu ấy đã nói với tôi khá lâu trước cuộc bầu cử rằng cậu đã kiệt sức và phải ra đi. Cho đến trước khi đọc hồi ký của cậu ấy, tôi không hề hay biết những năm tháng đầy áp lực đã khó khăn thế nào đốì với George và tôi, hay cậu ấy đã khắt khe với mình đến thế nào. George tiếp tục quay về giảng dạy và làm truyền hình, một lĩnh vực mà tôi hy vọng cậu ấy sẽ thấy sung sướng hơn.

        Trong vòng hai tuần tôi lấp đầy các chỗ còn trống trong nội các. Tôi bổ nhiệm Bill Daley từ Chicago làm Bộ trưởng Bộ Thương mại sau khi Mickey Kantor nói với tôi rằng phải quay về cuộc sống riêng tư, và tôi rất tiếc khi phải nghe những lời như vậy. Daley là người tài năng, anh đã dẫn dắt cuộc thương thuyết của chúng tôi cho hiệp ước NAFTA. Charlene Barshefsky đã làm quyền đại diện thương mại trong tám tháng kể từ ngày Mickey Kantor về Bộ Thương mại. Bà làm việc rất tuyệt, và đã đến lúc phải bỏ đi chữ "quyền" trước chức vụ của bà.

        Tôi cũng bổ nhiệm Alexis Herman kế nhiệm Bob Reich tại Bộ Lao động; trợ lý bộ trưởng Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị (HUD) Andrew Cuomo tiếp tục nhiệm vụ của Henry Cisneros tại bộ này; Federico Penã thay thế Hazel O'Leary tại Bộ Năng lượng; Rodney Slater, viên chức quản lý hệ thống xa lộ liên bang kế tục Penã làm Bộ trưởng Giao thông; Aida Alvarez trở thành người đứng đầu Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ; Gene Sperling đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia thay thế Laura Tyson; Tiến sĩ Janet Yellen, người đã từng dạy Larry Summers tại Harvard, sẽ làm chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế; Bruce Reed trở thành cố vấn Đối nội, thay thế Carol Rasco về làm việc tại Bộ Giáo dục để theo dõi chương trình America Reads của chúng tôi và Sylvia Matthews, một phụ nữ trẻ rất xuất sắc từng làm việc cho Bob Rubin thay thế Harold Ickes làm phó chánh văn phòng.

        Bob Reich đã làm việc rất tốt tại Bộ Lao động với tư cách là thành viên của nhóm công tác kinh tế, nhưng mọi việc đã trở nên khó khăn đối với ông; ông không nhất trí với các chính sách về kinh tế và ngân sách của tôi, nghĩ rằng tôi đã đặt trọng tâm quá nhiều vào việc giảm thâm hụt và đầu tư quá ít vào giáo dục, đào tạo, và các công nghệ mới. Bob cũng muốn về nhà với vợ và các con trai ở Massachusetts.

        Tôi rất buồn khi phải chia tay Henry Cisneros. Chúng tôi là bạn từ trước khi tôi ra tranh cử tổng thống, và anh đã làm việc rất xuất sắc tại Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị (HUD). Từ hơn một năm Henry đã bị diều tra bởi một công tố viên độc lập do những lời khai không đúng về các khoản chi tiêu trong buổi phỏng vấn của FBI trước khi ông nhậm chức ở HUD. Luật qui định rằng, sẽ là hành động phạm tội nếu một người được bổ nhiệm đưa ra lời khai không đúng, lời khai có thể làm ảnh huởng đến qui trình thông qua bổ nhiệm. Thượng nghị sĩ Al D'Amato, mà ủy ban của ông đã đề nghị xác nhận bổ nhiệm Cisneros, viết một lá thư nói rằng những lời khai không đúng của Henry về chi tiết các khoản chi tiêu không ảnh hưởng đến lá phiếu thông qua việc phê chuẩn của ông cũng như của bất cứ thượng nghị sĩ nào khác trong ủy ban. Các công tố viên của Văn phòng bảo vệ công quyền của Bộ Tư pháp phản đối việc đưa vụ việc sang cho công tố đặc biệt.

        Thật không may, Janet Reno vẫn chuyển vụ của Cisneros đến ủy ban của thẩm phán Sentelle. Theo đúng qui trình, họ giao ông ấy cho công tố viên đặc biệt đảng Cộng hòa: David Barrett, một người mang tính đảng phái rất mạnh, và dù không bị kết án, nhưng được cho là có những mối quan hệ chặt chẽ với các viên chức bị kết án trong các vụ tai tiếng tại HUD thời Tổng thống Reagan. Không ai kết tội Henry đã làm một việc không thích hợp trong công việc của mình, nhưng dù sao ông ấy cũng đã bị lôi vào vụ Whitewater World. Các án phí của Henry đã đẩy ông vào vòng nợ nần và ông còn hai con trai đang học đại học. Ông phải kiếm nhiều tiền hơn để lo chuyện gia đình và trả tiền thuê luật sư. Tôi rất biết ơn ông đã ở lại đến hết nhiệm kỳ đầu của tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 04:45:54 pm
        Cho dù tôi thay đổi nhiều, nhưng tôi nghĩ chúng tôi vẫn duy trì được tinh thần đồng đội và làm việc theo nhóm đã ghi đậm dấu ấn trong nhiệm kỳ đầu của tôi. Hầu hết những người mới được bổ nhiệm đều chuyển từ các vị trí khác trong chính phủ, và rất nhiều thành viên trong nội các của tôi vẫn giữ nguyên vị trí.

        Có nhiều tiến triển thú vị trong chính sách đối ngoại vào tháng 12. Ngày 13, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ, đã bầu Tổng thư ký mới, Kofi Annan từ nước Ghana. Annan là người đầu tiên từ châu Phi cận Sahara giữ chức vụ này. Là Phó tổng thư ký Liên hiệp quốc phụ trách gìn giữ hòa bình trong nhiệm kỳ trước, ông đã ủng hộ các nỗ lực của chúng tôi tại Bosnia và Haiti. Madeleine Albright nghĩ rằng ông là một nhà lãnh đạo xuất chúng và đã đề nghị tôi ủng hộ ông. Warren Christopher, Tony Lake, và Dick Holbrooke cũng có quan điểm tương tự. Kofi Annan là người thông minh, sầu sắc với vẻ bề ngoài điềm tĩnh nhưng có phong cách lãnh đạo. Ông đã cống hiến gần hết sự nghiệp đời mình cho Liên hiệp quốc, nhưng ông không phải là không nhận ra những hạn chế của tổ chức này, và không đồng tình với những tập quán xấu của nó. Thay vào đó, ông cam kết tổ chức sao cho hoạt động của Liên hiệp quốc hiệu quả và có trách nhiệm hơn. Đó là điểm tựa quan trọng về năng lực và sức thuyết phục để tôi có thể yêu cầu quốc hội do đảng Cộng hòa chiếm đa số thanh toán các khoản nợ của chúng tôi đối với Liên hiệp quốc. Chúng tôi nợ số tiền tính gộp lại là 1,5 tỷ USD và từ năm 1995, khi đảng Cộng hòa lên nắm quyền tại quốc hội, quốc hội từ chối chi trả số tiền này nếu Liên hiệp quốc không tự cải tổ. Tôi nghĩ rằng từ chối thanh toán là hành động vô trách nhiệm và gây hại cho cả Liên hiệp quốc lẫn Mỹ, nhưng tôi cũng nhất trí là cần thiết phải cải tổ Liên hiệp quốc.

        Tại Trung Đông, Thủ tướng Netanyahu và Chủ tịch Arafat đang cố gắng giải quyết bất đồng, bằng việc Netanyahu đến Gaza để thảo luận trong ba tiếng vào ngày trước giáng sinh. Khi năm 1996 sắp kết thúc đặc sứ của tôi là Dennis Ross thực hiện chuyến đi giữa hai bên tại Trung Đông tìm cách kết thúc thỏa thuận về trao trả Hebron cho người Palestine. Việc này vẫn chưa kết thúc, nhưng tôi bắt đầu năm 1997 với nhiều hy vọng cho tiến trình hòa bình hơn là những tháng vừa qua.

        Sau khi nghỉ những ngày đầu năm mới tại St. Thomas trên quần đảo Virgin thuộc Mỹ, nơi hiếm có khi Tổng thống Mỹ đến thăm, gia đình chúng tôi về nhà sẵn sàng cho buổi lễ nhậm chức và bước vào năm thứ năm làm tổng thống của tôi. Ở nhiều khía cạnh, đó là một năm bình thường nhất trong những năm làm tổng thống của tôi từ đầu đến giờ. Trong cả năm, vụ Whitewater chỉ là cơn sốt cấp thấp thỉnh thoảng lại nóng lên cùng với những diễn biến của cuộc điều tra tài chính vận động tranh cử, và tôi được rảnh rang để làm việc.

        Trong lúc chuẩn bị nhậm chức, chúng tôi tổ chức hàng loạt sự kiện để nhấn mạnh rằng tất cả đang đi đúng hướng, nổi bật là 11,2 triệu việc làm mới được tạo ra trong bốn năm qua, tỷ lệ tội phạm giảm mạnh nhất trong 25 năm qua, và nợ khó đòi dành cho sinh viên giảm 40%.

        Tôi sửa chữa một bất công cũ bằng việc trao Huân chương Danh dự quốc hội cho bảy cựu chiến binh người Mỹ gốc Phi trong Thế chiến hai. Kể cũng đáng ngạc nhiên, chưa có tấm Huân chương Danh dự nào được tặng cho người da đen phục vụ trong cuộc chiến tranh này. Việc lựa chọn để tặng thưởng được thực hiện sau một cuộc nghiên cứu dày công các hồ sơ trận đánh. Sáu trong bảy huân chương được truy tặng, nhưng một người trong số họ vẫn còn sống; Vernon Baker, 77 tuổi đã đến Nhà Trắng dự buổi lễ. Ông là người bình lặng gây được một ấn tượng rất sâu sắc cùng với sự thông minh rõ ràng: là một trung úy trẻ tại chiến trường Ý hơn 50 năm về trước, một mình ông đã quét sạch ba cụm đại liên, một trạm quan sát và một hầm chiến đấu của địch. Khi được hỏi ông xử lý thế nào trước nạn phân biệt và thành kiến về chủng tộc sau khi đã đóng góp rất nhiều cho đất nước mình, Baker trả lời ông đã sống với chỉ một niềm tin đơn giản: "Hãy kính trọng người khác trước khi bạn chờ đợi người khác kính trọng mình, đối xử với người khác theo cách mà mình mong người ta đối xử với mình, nhớ lấy nhiệm vụ, hãy gương mẫu, và kiên nhẫn theo con đường của mình". Câu này nghe rất hay đối với tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 04:49:56 pm
        Một ngày sau lễ trao tặng Huân chương Danh dự, Thủ tướng Netanyahu và Chủ tịch Arafat gọi điện cho tôi nói rằng cuối cùng họ đã đạt được thỏa thuận về việc Israel triển khai quân tại Hebron, mang lại kết quả thành công cho những cuộc thương thảo mà chúng tôi đã khởi động vào tháng 9. Cuộc thương lượng về Hebron chỉ là một phần tương đối nhỏ trong tiến trình hòa bình, nhưng đây là lần đầu tiên Netanyahu và Arafat đã cùng nhau hoàn tất một việc. Nếu không đạt được thỏa thuận này, thì toàn bộ tiến trình Trung Đông sẽ gặp khó khăn trầm trọng. Dennis Ross đã làm việc với họ gần như 24/24 giờ trong vài tuần, và cả Vua Hussein và Warren Christopher đều gây sức ép lên cả hai phía vào giai đoạn cuối đàm phán. Tổng thống Mubarak cũng góp phần, khi tôi gọi điện cho ông ấy lúc một giờ sáng ở Cairo sau khi tháng Ramadan kết thúc. Trung Đông là như vậy; luôn đòi hỏi tất cả mọi người chung tay mới có thể giải quyết được công việc.

        Ba ngày trước lễ nhậm chức, tôi trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống cho Bob Dole, ghi nhận những đóng góp của ông trong Thế chiến hai, ông đã bị thương rất nặng khi chạy đến giúp đồng đội vừa trúng đạn ngã xuống. Trải qua những thăng trầm của cuộc đời chính trị, Dole đã "biến nghịch cảnh thành thuận lợi, và biến nỗi đau thành hành động phụng sự cộng đồng, thực hiện lý tưởng của đất nước mà ông yêu mến và phục vụ tốt: "Ad Astra per aspera, chúng ta vượt gian nan tới các vì sao". Cho dù chúng tôi là đối thủ và bất đồng quan điểm với nhau về rất nhiều vấn đề, tôi vẫn quý Dole. Khi đấu tranh, ông ấy có thể bần tiện và cứng rắn, nhưng ông không cực đoan và không khát khao hủy hoại người khác, không giống như nhiều đảng viên Cộng hòa cực hữu hiện nay đang thống trị đảng của ông ở Washington.

        Cách đó một tháng, tôi được Dole dành cho một chuyến thăm rất hấp dẫn. Ông đến gặp tôi mang theo một món đồ chơi cho con mèo Socks của gia đình tôi, mà ông nói là do con chó của ông gửi tặng. Chúng tôi thảo luận về bầu cử, đối ngoại, và các cuộc thương lượng ngân sách. Báo chí vẫn còn đang ồn ào về những sự lạm dụng tài chính trong chiến dịch tranh cử. Ngoài ủy ban Quôc gia đảng Dân chủ, ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa và chiến dịch tranh cử của Dole cũng có một số vi phạm. Tôi bị chỉ trích là đã mời những người ủng hộ đến nghỉ đêm tại Nhà Trắng và dùng cà phê sáng với các thành viên chính phủ, những người ủng hộ, đóng góp và những người khác không có quan hệ về chính trị với chúng tôi.

        Tôi hỏi Dole, qua những kinh nghiệm của ông, chính trị và các chính trị gia ở Washington trung thực hơn hay kém giai đoạn cách đây 30 năm. Ông trả lời: "Ngày nay họ trung thực hơn rất nhiều". Sau đó tôi hỏi: "Ông có đồng ý là dân chúng thì lại cho rằng mọi việc lại kém trung trực đi không?". Ông nói: "Tôi đồng ý, nhưng họ đã sai khi có nhận định như vậy".

        Tôi ủng hộ mạnh mẽ cho dự luật cải cách gây quỹ vận động tranh cử được các Thượng nghị sĩ John McCain và Russ Feingold bảo trợ, nhưng tôi nghi ngờ việc thông qua đạo luật này sẽ làm tăng sự tin tưởng của công chúng vào tính liêm chính trung thực của các nhà chính trị. về cơ bản, báo chí chống đối sự ảnh hưởng của tiền bạc đối với các chiến dịch tranh cử, cho dù phần lớn tiền bạc đều được chi vào các chương trình quảng cáo trên truyền thông. Trừ khi chúng tôi ra luật qui định phát sóng miễn phí hoặc chi phí rất thấp, điều mà giới truyền thông đại chúng thường chống đối, hoặc dùng công quỹ để chi cho vận động tranh cử, là lựa chọn ít được công chúng và quốc hội ủng hộ, thì giới truyền thông vẫn là nơi tiêu thụ nhiều tiền nhất của các chiến dịch vận động bầu cử, kể cả khi họ bêu riếu các nhà chính trị vì đã gây quĩ để chi trả cho chính họ.

        Trong diễn văn nhậm chức, tôi phác họa lên một bức tranh sinh động về nước Mỹ trong thế kỷ 21 và nói rằng người dân Mỹ đã không "giao vị trí làm việc cho tổng thống thuộc một đảng và quốc hội thuộc một đảng khác... để tiếp tục nền chính trị đầy những cãi vã nhỏ nhặt và các tư tưởng đảng phái cực đoan mà họ rất ghét", mà để cùng nhau làm việc vì "sứ mệnh của nước Mỹ".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 04:55:00 pm
        Lễ nhậm chức, cũng giống lễ ăn mừng thắng lợi của cuộc bầu cử tháng 11 vừa qua, chân thành hơn, thậm chí hơi thoải mái, cho dù buổi lễ thánh được hâm nóng bởi những lời giảng bốc lửa của mục sư Jesse Jackson và Tony Campolo, một tín đồ người Ý ở Philadelphia, mà có lẽ ta người da trắng duy nhất ở Mỹ có thể bì kịp Jesse. Không khí tại buổi ăn trưa ở quốc hội rất thân tình, khi tôi nhận thấy lãnh đạo phe đa số tại thượng viện, Trent Lott của bang Mississippi, và tôi đều là những người mang nặng nợ với Thomas Jefferson: nếu Thomas Jefferson không quyết định mua vùng lãnh thổ Lousiana rộng lớn từ nước Pháp, thì không ai trong hai chúng tôi sẽ có mặt ở đây. Thượng nghị sĩ Strom Thurmond, 94 tuổi ngồi cạnh Chelsea và nói với con gái tôi: "Ông mà trẻ lại 70 tuổi, thì ông sẽ tán tỉnh con!". Thảo nào ông ấy sống lâu đến thế. Hillary và tôi dự tất cả 14 buổi khiêu vũ mừng lễ nhậm chức; một trong các buổi đó, tôi khiêu vũ với cô con gái xinh đẹp của tôi, bây giờ đã là nữ sinh cấp ba. Nó không còn ở nhà bao lâu nữa nên tôi phải tận hưởng những giây phút hạnh phúc này.

        Một ngày sau lễ nhậm chức, do kết quả của một cuộc điều tra kéo dài trong nhiều năm, hạ viện biểu quyết khiển trách Chủ tịch hạ viện Gingrich và phạt 300.000 USD vì vi phạm các quy định về đạo đức của hạ viện, khi ông ấy sử dụng các quỹ được miễn thuế cho những mục đích chính trị, quỹ này do những người ủng hộ ông ấy đóng góp để giúp các tổ chức từ thiện, và vì đã trả lời không trung thực trước các nhà điều tra của quốc hội về hoạt động của ông. Công tố của ủy ban Đạo đức Hạ viện cho rằng Gingrich và những người ủng hộ ông về chính trị đã vi phạm luật thuế và có chứng cứ cho thấy Chủ tịch hạ viện đã cố ý đánh lạc hướng ủy ban Đạo đức về vấn đề này.

        Cuối những năm 80, Gingrich phụ trách vụ buộc tội nhằm cách chức Chủ tịch hạ viện lúc bấy giờ là Jim Wright vì những người ủng hộ của ông này đã mua, với khối lượng lớn, số sách lưu hành nội bộ các bài phát biểu của Wright, bị tố cáo là một phương cách né tránh các qui định của hạ viện cấm các dân biểu nhận tiền thù lao cho những buổi nói chuyện. Mặc dù những lời buộc tội Gingrich nghiêm trọng hơn rất nhiều, nhưng nghị sĩ Tom Delay, thành viên lãnh đạo của đảng Cộng hòa trong quốc hội than phiền rằng số tiền phạt và sự khiển trách mà hạ viện dành cho Gingrich đã quá lớn so với vi phạm và đã lạm dụng quá trình kiểm soát đạo đức. Khi được hỏi về vấn đề này, lẽ ra tôi đã có thể yêu cầu Bộ Tư pháp hoặc công tố viên liên bang điều tra các cáo buộc trốn thuế hoặc khai man trước quốc hội của Gingrich; nhưng thay vào đó, tôi nói hạ viện nên tự xử lý "và sau đó chúng ta có thể quay lại công việc cho người dân". Hai năm sau, khi chúng tôi đổi ngược vai trò, thì Gingrich và DeLay không tỏ ra độ lượng đến thế.

        Ngay trước lễ nhậm chức, để chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ hai và Thông điệp Liên bang, tôi tập hợp 80 nhân viên Nhà Trắng và các bộ họp cả ngày tại Blair House để tập trung vào hai việc: ý nghĩa của những việc chúng tôi đã làm trong nhiệm kỳ đầu và việc chúng tôi sẽ làm trong bốn năm tới.

        Tôi nghĩ rằng nhiệm kỳ đầu của tôi đã tạo ra sáu thành quả quan trọng: (1) phục hồi tăng trưởng kinh tế bằng việc thay thế học thuyết kinh tế thiên về cung bằng chính sách "đầu tư và tăng trưởng" có kỷ luật hơn; (2) giải quyết tranh cãi về vai trò của chính phủ trong cuộc sống của chúng ta bằng việc chứng minh rằng, chính phủ không phải kẻ thù cũng không phải giải pháp, mà là công cụ giúp cho người dân có phương tiện và điều kiện để tận dụng tối đa cuộc sống của họ; (3) tái khẳng định sự ưu việt của cộng đồng như một mô hình điều hành chính trị cho nước Mỹ, bác bỏ mọi sự chia rẽ chủng tộc, tôn giáo, giới tính, hoặc xu hướng chính trị; (4) thay thế lời nói bằng việc làm thực tế trong các chính sách xã hội; chứng minh rằng hành động của chính phủ có thể tạo ra khác biệt thấy rõ trong các lĩnh vực như an sinh xã hội, hay tội phạm nếu nó phản ảnh nhận thức đúng đắn và tư duy sáng tạo, thay vì chỉ là những lời nói sáo rỗng; (5) tái xác lập gia đình với vai trò tế bào căn bản của xã hội, mà chính phủ có thể củng cố bằng các chính sách như chế độ nghỉ phép chăm sóc gia đình, tín dụng hoàn thuế thu nhập, tăng lương tối thiểu, chương trình cài V-chip vào các máy truyền hình, sáng kiến cấm trẻ vị thành niên hút thuốc lá, các nỗ lực tăng việc nhận con nuôi, và các chương trình cải tổ y tế và giáo dục; (6) tái khẳng định sự lãnh đạo của Mỹ trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh là lực lượng đấu tranh cho dân chủ, thịnh vượng chung, hòa bình và chống lại mối đe dọa mới đối với an ninh như khủng bố, vũ khí hủy diệt hàng loạt, tội ác có tổ chức, buôn bán ma tuý, xung đột sắc tộc và tôn giáo.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 05:00:02 pm
        Những thành quả nói trên tạo nền tảng làm bệ phóng đưa nước Mỹ vào thế kỷ mới. Vì đảng Cộng hòa kiểm soát quốc hội, và vì rất khó khăn khi muốn thông qua dự luật cải cách lớn khi có thời cơ, nên tôi không biết chắc chúng tôi sẽ đạt được thành tựu đến đâu trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, nhưng tôi vẫn quyết tâm theo đuổi.

        Trong Thông điệp Liên bang vào ngày 4 tháng 2, trước hết tôi yêu cầu quốc hội kết thúc các công việc còn dang dở của đất nước: cân đối ngân sách, thông qua dự luật cải cách tài chính cho các cuộc vận động bầu cử và hoàn tất qui trình cải tổ phúc lợi xã hội bằng cách khuyến khích hơn nữa người sử dụng lao động và các tiểu bang thuê những người được hưởng phúc lợi xã hội, và cung cấp thêm việc đào tạo, phương tiện đi lại và chăm sóc trẻ em cho người lao động. Tôi cũng yêu cầu phục hồi lại các quyền lợi về y tế và trợ cấp khuyết tật cho những người nhập cư hợp pháp, mà đảng Cộng hòa đã cắt bỏ vào năm 1996 để tạo điều kiện cho việc cắt giảm thuế.

        Nhìn về tương lai, tôi yêu cầu quốc hội cùng sát cánh với tôi đưa giáo dục lên thành mục tiêu ưu tiên hàng đầu vì "tất cả mọi trẻ em đến tám tuổi phải biết đọc, đến 12 tuổi phải biết sử dụng Internet, đến 18 tuổi phải được học đại học; và mọi người Mỹ trưởng thành phải được tiếp tục học đến suốt đời". Tôi đưa ra một kế hoạch 10 điểm để thực hiện các mục tiêu trên, bao gồm việc đưa ra các tiêu chuẩn và trắc nghiệm quốc gia để đo lường tiến bộ theo yêu cầu của các mục tiêu trên; tăng số lượng "giáo viên ưu tú", được Hội đồng quốc gia về các tiêu chuẩn giảng dạy chuyên nghiệp cấp giấy chứng nhận từ 500 năm 1995 lên 100.000; sáng kiến dạy đọc sách American Reads cho trẻ em đến tám tuổi, mà đã được hiệu trưởng của 60 trường đại học nhất trí hỗ trợ; nhiều trẻ em hơn được đi mẫu giáo; lựa chọn học trường công ở từng tiểu bang; giáo dục tính cách ở tất cả các trường học; một chương trình nhiều tỷ đôla để sửa chữa và xây dựng các trường học, chương trình đầu tiên từ Thế chiến hai để sửa chữa các cơ sở xuống cấp, và giúp xây dựng thêm các trường mới ở cấp quận, hiện đã quá tải đến nỗi có những lớp phải học ở các nhà xe di động; tín dụng thuê Học bổng HOPE 1.500 đôla cho hai năm đầu đại học và giảm thuế học phí 10.000 USD cho mọi chương trình giáo dục sau trung học; dự luật GI (Đầu tư của Chính phủ) nhằm nâng cao tay nghề cho những người lao động Mỹ cần được đào tạo thêm; và kế hoạch kết nối Internet cho tất cả các lớp học và thư viện vào năm 2000.

        Tôi nói với quốc hội và người dân Mỹ rằng một trong các sức mạnh của nước Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh là chính sách đối ngoại lưỡng đảng. Bây giờ, với nền giáo dục là một yếu tố sống còn cho an ninh của chúng ta trong thế kỷ 21, tôi đề nghị chúng ta nên tiếp cận theo cách tương tự: "Chính trị phải dừng bước trước cửa trường".

        Tôi củng yêu cầu quốc hội ủng hộ các cam kết khác tôi đã hứa với người dân Mỹ trong chiến dịch vận động: mở rộng luật nghỉ phép việc gịa đình; tăng cường nghiên cứu AIDS để phát triển vắc xin chữa bệnh; mở rộng bảo hiểm y tế cho con em những người lao động có thu nhập thấp không có khả năng tự lo được cho chúng; tấn công toàn diện vào tệ nạn tội ác vị thành niên, bạo lực, ma túy, và băng đảng tội phạm; tăng gấp đôi các khu vực khuyến khích kinh tế và khu vực cần tẩy sạch các chất thải độc hại; và tiếp tục phát triển các chương trình dịch vụ cộng đồng.

        Về đối ngoại, tôi yêu cầu ủng hộ cho sự mở rộng NATO; thỏa thuận về hạt nhân với Bắc Triều Tiên; mở rộng nhiệm vụ của chúng ta tại Bosnia; gia tăng mối quan hệ với Trung Quốc; thẩm quyền "đàm phán nhanh" trong các cuộc thương lượng thương mại, nghĩa là quốc hội chỉ được bổ phiếu thuận hay không với các thỏa thuận thương mại mà không được sửa đổi chúng; chương trình hiện đại hóa vũ khí của Lầu năm góc nhằm đáp ứng các thách thức mới về an ninh; và thông qua Hiệp ước vũ khí hóa học, mà tôi nghĩ sẽ là một bước đi dài để bảo vệ nước Mỹ trước các cuộc tấn công khủng bô bằng khí độc.

        Trong bài diễn văn, tôi cố gắng hướng đến các nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ, nói với họ rằng tôi sẽ bảo vệ mọi lá phiếu đúng đắn của bất cứ thành viên nào về dự toán cân đối ngân sách và trích dẫn một câu trong Kinh thánh, Isaiah 58:12: "Ai biết sửa lỗi, biết trở về con đường đúng đắn sẽ được ơn kêu gọi". Bằng cách này hay cách khác, đó cũng chính là những việc tôi cố gắng thực hiện trong gần hết cuộc đời mình.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 05:04:51 pm
        Sự nhạt nhẽo của báo giới trước các chính sách, so với các vụ xìcăngđan, càng thể hiện rõ hơn vào cuối bài diễn văn của tôi. Tôi đã kết thúc bằng những lời mà tôi nghĩ mang nhiều ý nghĩa: tôi nhấn mạnh là, "đứa trẻ sinh ra đêm nay sẽ gần như không có ký ức về thế kỷ 20. Hiểu biết của đứa trẻ về nước Mỹ sẽ là nhờ những việc chúng ta làm hôm nay để xây dựng một thế kỷ mới". Tôi nhắc nhở tất cả những người đang lắng nghe rằng chỉ còn "hơn một ngàn ngày nữa là Sang thế kỷ mới", "một ngàn ngày để xây dựng cây cầu bắc sang một vùng đất hứa mới". Trong khi tôi hào hứng đọc diễn văn, thì các hệ thống truyền hình chia đôi màn ảnh tivi của họ để khán giả cũng có thể xem được cảnh bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết về vụ án dân sự chống lại ngôi sao bóng rổ O.J Simpson giết vợ anh ta, vụ kiện được tiến hành sạu khi bồi thẩm đoàn trong tòa án hình sự đã không thể kết tội anh ta. Khán giả xem truyền hình cùng lúc vừa nghe lời phán quyết của bồi thẩm đoàn vừa nghe những lời hô hào của tôi về tương lai. Tôi cảm thấy còn may là diễn văn của tôi không bị cắt ngang hoàn toàn, và phản ứng của khán giả đối với nó vẫn còn tích cực.

        Hai ngày sau, tôi đệ trình kế hoạch ngân sách lên quốc hội. Bản dự toán ngân sách đưa nước Mỹ đến cân đối tài chính trong vòng năm năm; tăng đầu tư vào giáo dục lên 20%, bao gồm tăng hỗ trợ lớn nhất cho các trường đại học trong vòng 50 năm qua, kể từ đạo luật GI; cắt giảm chi tiêu trong hàng trăm dự án khác; cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu, bao gồm việc giảm thuế 500 đôla cho mỗi đứa trẻ; cấp tiền trong mười năm cho quỹ tín dụng Medicare đang trong tình trạng sắp đổ vỡ; bảo hiểm y tế cho năm triệu trẻ em chưa được bảo hiểm; cung cấp chế độ nghỉ ngơi cho các gia đình có thân nhân bị bệnh Alzheimer, và, lần đầu tiên, đài thọ việc chụp X quang cho các phụ nữ lớn tuổi theo chương trình Medicare; và đảo ngược xu huớng giảm chi tiêu cho các hoạt động quốc tế để chúng ta có thể làm nhiều hơn trong việc đẩy mạnh hòa bình và tự do và chống khủng bố, phổ biến vũ khí, và buôn ma túy.

        Khác với hai năm trước khi tôi gây sức ép yêu cầu đảng Cộng hòa công khai hóa các dự toán ngân sách sít sao của họ trước khi tôi đệ trình bản dự toán của tôi, lần này tôi đệ trình bản của tôi trước. Tôi nghĩ rằng làm như vậy đúng, và đó cũng là chính trị trong sạch. Bây giờ khi các thành viên đảng Cộng hòa trình bày bản dự toán ngân sách của họ, với những khoản cắt giảm thuế lớn hơn cho những người có thu nhập cao, thì họ phải cắt giảm các đề nghị về giáo dục và chăm sóc y tế để cân đối phần cắt giảm thuế của họ. Bây giờ không phải là năm 1994; công chúng đã nắm được vấn đề, và các thành viên đảng Cộng hòa cũng muốn tái đắc cử. Tôi đoán chắc rằng, trong vòng vai tháng nữa, quốc hội sẽ thông qua bản cân đối ngân sách gần giống với kế hoạch của tôi.

        Vài tuần sau, nỗ lực thông qua một bản tu chính cân đối ngân sách trong Hiến pháp đã thất bại tại thượng viện khi Thượng nghị sĩ Bob Torricelli của bang New Jersey quyết định bỏ phiếu chống. Đây là lá phiếu rất can đảm. New Jersey là bang chống lại việc thu thuế, và Bob đã bỏ phiếu cho bản tu chính này với tư cách là một nghị sĩ. Tôi mong rằng sự can đảm này của ông sẽ giúp chúng tôi vượt qua những giả trả để tiến đến bản dự toán ngân sách thực sự.

        Giữa tháng, chúng tôi có sức bật khác về kinh tế khi các cuộc thương thuyết do Mỹ lãnh đạo tại Genève đi đến thỏa thuận tự do hóa thương mại quốc tế về dịch vụ truyền thông, mở ra 90% thị trường cho các công ty Mỹ. Các cuộc thương thuyết đã được Al Gore khởi động và do Charlene Barshefsky tiến hành. Việc làm của họ chắc chắn sẽ mang lại nhiều việc làm mới và dịch vụ giá rẻ cho người Mỹ, và phổ biến lợi ích của công nghệ mới trên khắp thế giới.

        Vào lúc đó, tôi đang ở Boston với Thị trưởng Tom Menino. Tội phạm, bạo lực, và sử dụng ma túy đang giảm xuống tại Mỹ, nhưng vẫn tăng cao trong nhóm công dân dưới tuổi 18, mặc dù ở Boston, không có một trẻ em nào chết do dùng súng trong vòng 18 tháng qua, một thành quả rất đáng kể đối với một thành phố lớn. Tôi đề nghị dùng khóa cò súng ngăn trẻ em để tránh tai nạn súng ống, một chiến dịch vận động rộng lớn chống sử dụng ma túy, đòi hỏi thử ma túy đối với các thanh niên xin giấy phép lái xe, và cải tổ hệ thống pháp lý vị thành niên, kể cả hình thức quản chế và các dịch vụ sau giờ học mà thành phố Boston đã áp dụng rất thành công.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 05:10:16 pm
        Có một số tiến triển thú vị trong vụ Whitewater vào tháng 2. Ngày 17, Kenneth Starr thông báo rời nhiệm sở vào ngày 1 tháng 8 để làm Hiệu trưởng trường Đại học Luật Pepperdine ở nam California. Rõ ràng là ông ta đã nhận thấy vụ Whitewater sẽ không đi đến đâu và ra đi như vậy là đỡ bẽ bàng nhất, nhưng ông ta bị chỉ trích nặng nề vì quyết định này. Báo chí cho rằng việc này không phải là hay ho vì chức vụ của ông ta tại Pepperdine đã được Richard Mellon Scaife tài trợ, cũng là người tài trợ cho Dự án Arkansas mà công chúng chưa biết, nổi danh là một con người cực hữu có mối thù oán rất lớn với tôi. Tôi nghĩ nhận định của báo chí còn rất hời hợt; Starr đã kiếm được nhiều tiền khi đại diện cho đối thủ chính trị của chính phủ của tôi lúc làm công tố viên độc lập, và trên thực tế ông ta sẽ giảm các xung đột lợi ích bằng cách về Pepperdine.

        Việc thực sự làm cho Starr phải lo lắng là cơn giận dữ của phái hữu đảng Cộng hòa và của ba hay bốn nhà báo, những người được giao nhiệm vụ phải tìm cho được điều gì tì vết của chúng tôi, hoặc ít nhất là phải tiếp tục quấy nhiễu. Đến lúc đó, Starr đã làm rất nhiều cho họ: ông ta chất cho nhiều người hàng chồng án phí, và huỷ diệt uy tín của họ, và dùng khoản tiền khổng lồ của những người đóng thuế Mỹ để kéo dài cuộc điều tra đến ba năm, kể cả sau khi RTC báo cáo rằng không có bất cứ cơ sở pháp lý dân sự hay hình sự nào chống lại Hillary và tôi. Nhưng cánh hữu và báo chí về vụ Whitewater biết rằng nếu Starr bỏ cuộc, thì chẳng khác nào ngầm thừa nhận "không có việc gì ở đấy cả". Sau bốn ngày bị những người này cho ăn no đòn, ông ta lại tuyên bố sẽ tiếp tục ở lại. Tôi cũng không biết nên cười hay nên khóc.

        Báo chí cũng vẫn viết về việc quyên tiền cho chiến dịch tranh cử năm 1996. Trong các đề tài bàn luận, họ tỏ ra rất rôm rả với việc tôi mời những người đã đóng góp cho cuộc vận động bầu cử của tôi vào năm 1992 đến ở lại Nhà Trắng qua đêm, cho dù, củng như đối với tất cả các khách mời, tôi thanh toán hết các bữa ăn và bữa điểm tâm. Hàm ý ở đây là tôi đã bán vé ở lại đêm tại Nhà Trắng để quyên tiền cho DNC. Thật là kỳ cục. Tôi là tổng thống đương nhiệm, dẫn đầu trong các thăm dò dư luận từ đầu đến cuối; quyên tiền không phải là vấn đề gì lớn, và thậm chí nếu đúng vậy, thì tôi sẽ không bao giờ dùng đến Nhà Trắng theo kiểu đó. Cuối tháng, tôi công bố danh sách tất cả khách mời ở lại Nhà Trắng qua đêm trong nhiệm kỳ đầu tiên. Có khoảng vài trăm người, 85% là bà con, bạn của Chelsea, khách nước ngoài và các nhân vật khác, hoặc những người mà Hillary và tôi đã quen từ trước khi tranh cử tổng thống. Còn về những người ủng hộ cũng là bạn của tôi trong cuộc bầu cử năm 1992, tôi muốn càng nhiều người trong số họ có vinh dự ở lại Nhà Trắng trong một đêm càng tốt. Thường thì vì tôi làm việc muộn nên thời gian duy nhất tôi có thể tiếp đón mọi người một cách thân tình là vào buổi tối. Chưa có trường hợp nào tôi quyên tiền theo kiểu này. Những người chỉ trích tôi hình nhu muốn nói rằng chỉ những ai là bạn bè và ủng hộ tôi mới không nên được mời qua đêm. Khi tôi cho công bố danh sách, nhiều người có tên đã được báo chí phỏng vấn. Một phóng viên gọi điện cho Tony Campolo và hỏi ông có đóng góp cho tôi hay không. Khi ông trả lời có, thì anh ta hỏi tiếp bao nhiêu. Tony trả lời: "Tôi nghĩ khoảng 25USD. Hay 50USD cũng không chừng". Tay phóng viên liền nói: "Ô, tôi không muốn nói chuyện với ông" và cúp máy.

        Tháng 2 kết thúc bằng một niềm vui, khi Hillary và tôi dắt Chelsea và 11 bạn gái của nó đến Nhà hàng Bombay Club để mừng sinh nhật lần thứ 17 của nó, và sau đó đến New York để xem vài vở kịch, và. Hillary được trao giải thưởng Grammy nhờ ấn bản sách nói cuốn It Takes a Village. Cô ấy có giọng nói rất hay, và cuốn sách đầy những câu chuyên mà cô ấy thích kể cho mọi người nghe. Giải thưởng Grammy là một sự nhắc nhở khác rằng, ít ra ngoài đường Washington, rất nhiều người Mỹ có cùng mối quan tâm như chúng tôi.

        Giữa tháng 2, Thủ tướng Netanyahu đến thăm tôi để thảo luận về tình hình hiện tại của tiến trình hòa bình, và Yasser Arafat cũng đến với cùng mục đích vào đầu tháng 3. Netanyahu đang bị giới hạn về chính trị trong các hành động liên quan đến thỏa thuận Hebron. Người Israel mới chỉ vừa bầu cử trực tiếp thủ tướng của họ, do đó Netanyahu có nhiệm kỳ bốn năm, nhưng ông vẫn còn phải tập hợp liên minh đa số tại Knesset. Nếu mất liên minh với cánh hữu, ông ấy có thể thành lập chính phủ đoàn kết quốc gia với Peres và Công đảng, nhưng ông ta lại không muốn làm việc này. Những thành viên cứng rắn trong liên minh của ông biết rõ điều này và đang gây khó khăn cho ông trong việc tiến tới hòa bình bằng việc mở cửa sân bay Gaza hoặc thậm chí cho phép tất cả người Palestine từ dải Gaza trở về làm việc ở Israel, về tâm lý, Netanyahu cũng phải đối mặt với thách thức như Rabin: Israel phải nhượng bộ cái gì đó cụ thể - đất đai, lối ra vào, công ăn việc làm, sân bay - để đổi lại một cái gì đó ít hữu hình hơn: nỗ lực lớn nhất của PLO nhằm ngăn chặn khủng bố tấn công.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 05:14:51 pm
        Tôi tin rằng Netanyahu muốn làm nhiều hơn, và sợ rằng nếu ông ay không làm được, thì Arafat sẽ gặp khó khăn hơn trong việc ngăn chặn bạo động. Tình hình còn phức tạp hơn nữa, bất cứ khi nào tiến trình hòa bình chậm lại, hoặc người Israel trả đũa một cuộc tấn công khủng bố, hoặc bắt đầu một công trình xây dựng khác ở khu định cư trên Bờ Tây, thì thế nào cũng có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc lên án Israel đã vi phạm liên tục các nghị quyết của Liên hiệp quốc, và cũng gợi ý về nội dung thỏa thuận. Người Israel dựa vào Mỹ để phủ quyết các hành động, mà đúng là chúng tôi vẫn thường phủ quyết như vậy. Điều này cho phép chúng tôi duy trì ảnh hưởng đối với họ, nhưng cũng làm suy yếu cam kết của chúng tôi là, sẽ làm người trung gian trung thực đối với người Palestine. Tôi phải liên tục nhắc nhở Arafat rằng tôi đã cam kết theo đuổi tiến trình hòa bình và chỉ có nước Mỹ mới có thể giúp đem lại điều đó, vì Israel tin tưởng vào nước Mỹ, chứ không tin Liên minh châu Âu hay Nga, để bảo vệ an ninh của họ.

        Khi Arafat đến gặp, tôi cố gắng cùng ông vạch ra những bước tiếp theo. Không có gì ngạc nhiên, ông nhìn nhận các vấn đề rất khác so với Netanyahu; ông nghĩ rằng ông có trách nhiệm phải ngăn chặn tất cả bạo động và chờ đợi chính sách của Netanyahu cho phép Israel tôn trọng các cam kết theo hiệp định hòa bình. Đến thời điểm này, tôí đã tạo được một mối quan hệ làm việc thoải mái với cả hai nhà lãnh đạo và thấy rằng lựa chọn thực tế duy nhât giữ tiến trình không bị sụp đổ là phải thường xuyên giữ liên lạc, và khi tiến trình sụp đổ thì phải đưa nó trở lại đúng đường, và duy trì sức đẩy của nó, kể cả chỉ tiến được những bước nhỏ.

        Tối 13 tháng 3, sau khi xuất hiện tại Bắc Carolina và nam Florida, tôi đến nhà Greg Norman ở tại Hobe Sound để thăm anh và vợ là Laura. Đó là buổi tối tuyệt vời, và thời gian trôi qua rất nhanh. Thoáng một cái đã quá 1 giờ sáng, và theo kế hoạch chúng tôi sẽ chơi golf vài giờ sau đó, nên tôi đứng dậy ra về. Khi chúng tôi bước xuống cầu thang, tôi không thấy bậc thang cuối cùng. Chân phải của tôi đặt xuống rìa bậc thang, và tôi ngã xuống. Nếu tôi ngã về phía trước, thì tệ nhất cũng chỉ trầy trụa lòng bàn tay. Nhưng tôi lại ngã ngửa, nghe thấy một tiếng bốp lớn, và tôi ngã xuống. Tiếng bốp này to đến nỗi, Norman đi trước cách tôi vài bước nghe thấy, quay lại và tóm lấy tôi, nếu không tôi có thể bị thương nặng hơn.

        Xe cứu thương mất 40 phút đưa tôi đến bệnh viện St. Mary, một cơ sở Thiên Chúa giáo mà nhóm y tế của Nhà Trắng đã chọn vì nơi đây có phòng cấp cứu tuyệt vời. Tôi nằm đó cho đến sáng trong cơn đau ghê gớm. Khi phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ MRI cho thấy tôi đã bị rách cơ đầu đùi bên phải đến 90%, tôi được đưa bằng máy bay về Washington. Hillary ra tận chiếc Air Force One tại Căn cứ Không quân Andrews và xem họ đưa tôi xuống từ máy bay bằng một chiếc xe đẩy. Cô ấy đã lên kế hoạch đi châu Phi, nhưng phải hoãn lại chuyến đi để chờ tôi được giải phẫu xong tại bệnh viện Hải quân Bethesda.

        30 giờ sau khi tôi bị chấn thương, một nhóm bác sĩ giải phẫu xuất sắc do bác sĩ David Adkison chỉ đạo tiến hành việc gây tê ngoài màng cứng cho tôi, mở vài bản nhạc của Jimmy Buffet và Lyle Lovett, và nói chuyên với tôi suốt thời gian giải phẫu. Tôi có thể thấy rõ tất cả những gì họ làm qua tấm kính trên bàn mổ: bác sĩ khoan lỗ trên xương bánh chè của tôi, kéo cơ bị rách qua những cái lỗ đó, cố định phần cuối đến phần rắn chắc của cơ và khâu vết mổ lại cho tôi. Sau ca giải phẫu, Hillary và Chelsea giúp tôi vượt qua một ngày đau đớn khủng khiếp; và sau đó mọi thứ dần tốt hơn.

        Điều tôi sợ nhất là sáu tháng dưỡng bệnh, không thể chạy bộ và chơi golf. Tôi sẽ phải dùng nạng trong vài tháng và sau đó phải mang một thanh giằng nhẹ theo chân. Trong một khoảng thời gian, tôi vẫn dễ bị ngã và có nguy cơ tự gây chấn thương. Nhân viên Nhà Trắng lắp cho tôi những thanh tựa an toàn trong nhà tắm để tôi có thể tự giữ thăng bằng. Không lâu sau, tôi tập tự mặc quần áo bằng một chiếc gậy nhỏ. Tôi có thể tự làm được mọi thứ trừ việc tự mang vớ. Các nhân viên y tế Nhà Trắng, do bác sĩ Connie Marino đứng đầu luôn luôn sẵn sàng 24/24. Hải quân phân công hai nhà vật lý trị liệu rất giỏi, bác sĩ Bob Kellogg và Nannette Paco, ngày nào cũng đến giúp tôi. Mặc dù tôi được thông báo sẽ lên cân trong thời gian phải nằm bất động, nhưng khi các nhà vật lý trị liệu điều trị xong cho tôi, thì tôi đã sụt 15 pounds (khoảng 7kg).


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 05:18:50 pm
        Khi từ bệnh viện trở về, tôi chỉ còn không đến một tuần để chuẩn bị gặp Boris Yeltsin tại Helsinki, với một vấn đề lớn phải giải quyết trước ngày đó. Ngày 17, Tony Lake đến gặp tôi và đề nghị tôi không bổ nhiệm anh làm giám đốc CIA. Thượng nghị sĩ Richard Shelby, Chủ tịch ủy ban Tình báo đã trì hoãn buổi tường trình thông qua bổ nhiệm

        Lake trước thượng viện với lý do là, Nhà Trắng đã không thông báo cho ủy ban biết quyết định của chúng tôi chấm dứt việc chế tài lệnh cấm vận vũ khí chống lại Bosnia vào năm 1994. Luật pháp không yêu cầu tôi phải báo cáo cho ủy ban và tôi đã quyết định rằng tốt hơn hết là không báo cáo để tránh tin tức bị rò rỉ. Tôi biết rất rõ đa số lưỡng đảng tại thượng viện ủng hộ xóa bỏ lệnh cấm vận; thực tế, không lâu sau đó, họ đã bỏ phiếu yêu cầu tôi ngừng cấm vận.

        Cho dù tôi vẫn hòa thuận với Shelby, nhưng tôi nghĩ là ông ấy đã đi quá xa trong việc trì hoãn thông qua bổ nhiệm Lake và gây trở ngại một cách không cần thiết cho các hoạt động của CIA. Tony Lake được một số thượng nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ mạnh mẽ, kể cả Thượng nghị sĩ Lugar, và ông có thể đã được thông qua không cần đến ủy ban Tình báo và xác nhận được bổ nhiệm nếu không có Thượng nghị sĩ Shelby. Nhưng hiện nay Lake đã rất mệt mỏi vì phải làm việc từ 70 đến 80 giờ một tuần trong bốn năm qua. Và ông không muốn liều lĩnh gây tổn hại đến CIA vì trì hoãn thêm nữa. Nếu việc bổ nhiệm này là của tôi, tôi sẵn sàng đấu tranh với thượng viện đến một năm nếu như vậy là cần thiết để được bỏ phiếu thông qua bổ nhiệm. Nhưng tôi có thể thấy đã quá đủ cho Tony. Hai ngày sau, tôi đề cử George Tenet, quyền giám đốc CIA, từng là phó của John Deutch và trước đó đã làm trợ lý cao cấp của tôi về tình báo cho NSC (Hội đồng An ninh Quốc gia), và là giám đốc nhân sự của ủy ban Tình báo thượng viện. Ông được thông qua một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn hối tiếc những sự đối xử bất công đối với Lake, một người đã cống hiến 30 năm hoạt động vì quyền lợi an ninh của nước Mỹ và đã đóng vai trò chủ chốt cho những thắng lợi về đối ngoại trong nhiệm kỳ đầu của tôi.

        Các bác sĩ không muốn tôi đến Helsinski, nhưng ở nhà không phải là lựa chọn hay. Yeltsin đã tái đắc cử tổng thống và NATO đang chuẩn bị biểu quyết kết nạp thêm Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc; chúng tôi phải có thỏa thuận về cách tiến hành việc này.

        Chuyến bay đến Helsinski dài và rất khó chịu, nhưng thời gian đã qua rất nhanh khi tôi trao đổi với Strobe Talbott và những thành viên còn lại của nhóm công tác về những gì chúng tôi có thể làm đế giúp Yeltsin trước việc mở rộng NATO, kể cả việc kết nạp Nga vào khối G-7 và WTO. Trong bữa tối ngày hôm ấy do Tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari chiêu đãi, tôi rất vui khi thấy Yeltsin đang phấn khởi và có vẻ đã hồi phục sau khi phẫu thuật tim mở. Ông đã sụt cân rất nhiều và gương mặt ông trông vẫn còn tái, nhưng phong cách vui vẻ và hùng hổ đã trở lại.

        Sáng hôm sau, chúng tôi vào việc. Khi tôi nói với Boris rằng tôi muốn NATO vừa mở rộng về phía đông vừa ký với Nga một thỏa thuận, ông đề nghị tôi bí mật - theo lời của ông là "giữ trong tủ" - cam kết giới hạn sự mở rộng NATO trong tương lai đối với các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw cũ, như vậy ngoại trừ các quốc gia thuộc Liên bang Xô Viết cũ như các nước vùng Baltic và Ukraina. Tôi nói tôi không thể làm như vậy, vì trước hết, là không thể giữ bí mật được, và làm như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của chương trình Đối tác vì Hòa bình. Nó cũng không có lợi cho Nga hay cho Mỹ. Nhiệm vụ chủ yếu hiện nay của NATO không còn là nhắm vào nước Nga nữa, mà là chống lại các mối đe dọa mới cho hòa bình và ổn định ở châu Âu. Tôi nhấn mạnh rằng tuyên bố NATO không mở rộng với các quốc gia của khối Warsaw khác nào một làn ranh phân chia mới ở châu Âu, với một Đế quốc Nga nhỏ hơn. Như thế sẽ làm cho nước Nga trông có vẻ yếu đi chứ không mạnh hơn, trong khi đó, một thỏa thuận NATO - Nga sẽ nâng cao vị thế của Nga. Tôi cũng thúc giục Yeltsin đừng vội đóng lại khả năng nước Nga cũng sẽ là một thành viên của khối NATO trong tương lai.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 05:25:15 pm
        Yeltsin vẫn còn lo ngại về phản ứng trong nước trước việc mở rộng NATO. Khi chúng tôi chỉ đứng một mình với nhau, tôi hỏi ông: "Này Boris, ông có nghĩ là tôi sẽ cho phép NATO tấn công nước Nga từ các căn cứ đặt ở Ba Lan không?". "Không", ông trả lời. "Tôi không nghĩ như vậy, nhưng rất nhiều người lớn tuổi ở vùng phía tây nước Nga và những người nghe theo Zyuganov thì tin như vậy". Ông nhắc tôi nhớ rằng, khác với Mỹ, nước Nga đã hai lần bị xâm lược - bởi Napoleon và Hitler - và vết thương của những sự kiện này vẫn ảnh hưởng đến tâm lý tập thể của người Nga và tạo nên đường lối chính trị của nước này. Tôi nói với Yeltsin rằng nếu ông đồng ý với việc mở rộng NATO và đối tác NATO - Nga, thì tôi sẽ cam kết không bố trí binh sĩ hay tên lửa sớm trước thời hạn trên lãnh thổ các thành viên mới của NATO, và sẽ ủng hộ việc kết nạp nước Nga vào khối G-8, WTO và các tổ chức quốc tế khác. Cuối cùng chúng tôi đã đồng ý với nhau.

        Yeltsin và tôi cũng đối mặt với hai vấn đề về kiểm soát vũ khí tại Helsinki; sự miễn cưỡng của Viện Duma Nga trong việc thông qua hiệp ước START II, để cắt giảm 2/3 kho vũ khí hạt nhân so với thời kỳ cao điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh; và sự chống đối ngày một gia tăng ở Nga đối với việc phát triển các hệ thống chống tên lửa của Mỹ. Khi nền kinh tế của Nga sụp đổ và ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, Hiệp ước START II đã trở thành một thỏa thuận không tốt đối với họ. Hiệp ước này đòi hỏi hai quốc gia phải tháo bỏ các tên lửa mang nhiều đầu đạn, được gọi là MIRV, và hai bên cân bằng kho vũ khí gồm các tên lửa một đầu đạn. Vì Nga phụ thuộc vào MIRV nhiều hơn Mỹ, nên Nga sẽ phải sản xuất một số lượng khá lớn các tên lửa một đầu đạn để đạt được sự cân bằng trong kho vũ khí của hai nước, và họ không có đủ tiền để làm việc đó. Tôi nói với Yeltsin rằng tôi không muốn hiệp ước START II dành cho chúng tôi lợi thế chiến lược và đề xuất là các nhóm công tác hai bên nên đi đến một giải pháp, trong đó đặt mục tiêu là đạt đến thỏa thuận START III mà giảm số lượng đầu đạn hạt nhân của hai nước xuống từ 2.000 đến 2.500 đầu đạn, giảm 80% số lượng đầu đạn lúc đỉnh cao của cuộc Chiến tranh Lạnh, và đó là con số đủ nhỏ để Nga không cần phải sản xuất thêm các tên lửa mới cân bằng với chúng tôi. Ngay cả Lầu năm góc cũng miễn cưỡng trước con số quá thấp như vậy, nhưng tướng Shalikashvili tin rằng làm như thế là an toàn, và Bill Cohen ủng hộ quan điểm của ông. Trong một thời gian ngắn, chúng tôi đồng ý kéo dài thời hạn chót của hiệp ước START II từ năm 2002 đến năm 2007, và sau đó hiệp ước START III sẽ có hiệu lực trong cùng năm ấy, để Nga không bị ở vào thế bất lợi về chiến lược.

        Về vấn đề thứ hai, từ những năm 1980, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa, bắt đầu từ ý tưởng của Tổng thống Reagan về một hệ thống đặt trên không gian để bắn rơi tất cả các tên lửa địch và như thế sẽ đưa nhân loại thoát khỏi bóng ma của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Có hai vấn đề đối với ý tưởng này: về mặt kỹ thuật đây là một việc chưa thể làm được, và hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) sẽ vi phạm Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) vốn cấm bố trí các hệ thống như vậy, vì nếu một quốc gia có hệ thống NMD và quốc gia khác không có, thì kho vũ khí hạt nhân của quốc gia thứ hai sẽ không còn là mối đe dọa đối với quốc gia có hệ thống NMD.

        Les Aspin, Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của tôi, đã chuyển trọng tâm của các nỗ lực của chúng tôi từ việc phát triển các hệ thống phòng thủ có thể bắn hạ các tên lửa tầm xa của Nga sang việc thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung TMD có thể bảo vệ sinh mạng của binh sĩ và những người khác trước các tên lửa tầm ngắn hơn của Iran, Iraq, Lybia, và Bắc Triều Tiên. Đây thực sự là mối hiểm họa; trong Cuộc chiến vùng Vịnh, 28 binh sĩ Mỹ đã bị tên lửa Scud của Iraq giết chết.

        Tôi ủng hộ mạnh mẽ chương trình TMD, vốn được hiệp ước ABM cho phép, và như tôi đã nói với Yeltsin, một ngày nào đó, chương trình này có thể sẽ được sử dụng để bảo vệ cả hai quốc gia trên một mặt trận chung, ở Balkan hay ở đâu đó. Vấn đề mà nước Nga quan tâm đối với quan điểm của chúng tôi là, đâu là lằn ranh giữa hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung và các tên lửa lớn hơn bị cấm bởi hiệp ước ABM. Những kỹ thuật dùng cho TMD về sau có thể được sử dụng để chống lại ABM, như vậy là vi phạm hiệp định. Cuối cùng, hai bên đồng ý với định nghĩa kỹ thuật về ranh giới giữa các chương trình được cho phép và những chương trình bị cấm, để tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp tục chương trình TMD.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 05:30:17 pm
        Cuộc họp thượng đỉnh Helsinki là thành công ngoài mong đợi, nhờ một phần không nhỏ vào khả năng của Yeltsin hình dung một tương lai khác cho nước Nga, trong đó nước Nga sẽ khẳng định sự vĩ đại của mình không chỉ bằng sự rộng lớn về lãnh thổ, và cũng nhờ vào thiện chí của ông chống lại quan điểm của Viện Duma và đôi lúc bên trang nội bộ của chính phủ ông. Cho dù công việc của chúng tôi chưa bao giờ phát huy hết tiềm năng vì Viện Duma vẫn từ chối thông qua hiệp ước START II, nhưng sân khấu cho một Hội nghị thượng đỉnh thành công của khối NATO ở Madrid vào tháng 7 đã được dọn sẵn để chúng tôi đi xa hơn trên con đường đến một châu Âu thống nhất.

        Khi tôi trở về nước, phản ứng nói chung là thuận lợi, cho dù Henry Kissinger và một số thành viên đảng Cộng hòa chỉ trích tôi đã đồng ý với Yeltsin không triển khai vũ khí hạt nhân và binh sĩ nước ngoài đến gần nước Nga hơn trên lãnh thổ của các thành viên NATO mới. Yeltsin cũng bị những cựu đảng viên Cộng sản tấn công dữ dội. Họ nói rằng Yeltsin đã nhượng bộ tôi trong các vấn đề quan trọng. Zyuganov nói Yeltsin đã để cho "anh bạn Bill đá đít". Yeltsin vừa đá đít Zyuganov trong cuộc bầu cử bằng việc đấu tranh cho tương lai của nước Nga thay vì cho quá khứ. Tôi cho rằng Yeltsin cũng sẽ chế ngự được cơn bão này.

        Hillary và Chelsea từ châu Phi trở về, chuyến phiêu lưu của họ làm cho tôi rất thích thú. Châu Phi rất quan trọng với nước Mỹ và chuyến đi của Hillary, cũng giống chuyến đi đầu tiên của cô ấy đến Nam Á, nhấn mạnh cam kết của chúng tôi ủng hộ các nhà lãnh đạo cũng như dân thường ở các quốc gia này trong các nỗ lực của họ tìm kiếm hòa bình, thịnh vượng và tự do và đồng thời đẩy lùi làn sóng đại dịch AIDS.

        Cuối tháng, tôi thông báo bổ nhiệm tướng Wes Clark thay thế tướng George Joulwan làm Tổng tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại châu Âu và Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh của khối NATO tại châu Âu. Tôi khâm phục cả hai vị tướng này. Joulwan đã mạnh mẽ ủng hộ đường lối cứng rắn của NATO ở Bosnia, và Clark là một phần không thể thiếu trong nhóm đàm phán của Dick Holbrooke. Tôi nghĩ ông là người tốt nhất tiếp tục duy trì những cam kết mạnh mẽ của chúng tôi cho hòa bình ở Balkan.

        Tháng 4, tôi gặp Vua Hussein và Thủ tướng Netanyahu trong nỗ lực giữ cho tiến trình hòa bình không bị sụp đổ. Bạo lực lại bùng phát, khi Israel quyết định xây nhiều nhà mới tại Har Homa, một khu định cư của người Israel trong ngoại ô Đông Jerusalem. Mỗi khi Netanyahu tiến được một bước đến hòa bình, như thỏa thuận Hebron, thì phe liên minh cầm quyền của ông lại bắt ông làm một việc gì đó đào sâu ngăn cách giữa Israel và Palestine. Cùng trong thời gian đó, một binh sĩ Jordan đã hoá cuồng và giết chết bảy học sinh người Israel. Vua Hussein ngay lập tức bay sáng Israel để xin lỗi. Việc này đã tháo ngòi nổ cho sự căng thẳng giữa Israel và Jordan, nhưng Arafat vẫn tiếp tục chịu sức ép từ Mỹ và Israel phải trấn áp nạn khủng bố trong khi vẫn phải sống chung với kế hoạch Har Homa, mà ông cho là đã mâu thuẫn với các cam kết của Israel là không thay đổi hiện trạng được coi là đã giải quyet xong trong các cuộc thương lượng.

        Khi Vua Hussein đến gặp tôi, ông tỏ ra lo lắng rằng tiến trình hòa bình từng bước một đã từng hiệu quả dưới thời Thủ tướng Rabin bây giờ không thể thành công vì các hạn chế về chính trị của Netanyahu. Netanyahu cũng rất lo ngại về việc này; ông cũng có quan tâm nhất định đến việc tăng tốc tiến trình bằng cách nhanh chóng hướng đến các vấn đề khó khăn về tình trạng cuối cùng. Hussein cho rằng nếu có thể thì chúng tôi nên thử cố gắng. Khi Netanyahu đến Nhà Trắng vài ngày sau, tôi nói với ông rằng tôi ủng hộ cách tiếp cận này, nhưng để Arafat đồng ý, ông ấy sẽ phải tìm cách tuân theo những bước tạm thời mà người Palestine đã được hứa, kể cả việc mở cửa sân bay Gaza, đảm bảo một hành lang an toàn giữa Gaza và khu vực của người Palestine ở Bờ Tây, và hỗ trợ kinh tế.

        Tôi dành gần hết thời gian trong tháng để nỗ lực hết sức thuyết phục thượng viện thông qua Hiệp ước vũ khí hóa học: gọi điện và gặp gỡ các thành viên của thượng viện; thống nhất với Jesse Helms về việc chuyển Cơ quan Kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị và Cơ quan Thông tin Mỹ về Bộ Ngoại giao để đổi lấy lá phiếu của ông ủng hộ Hiệp ước vũ khí hóa học, mà ông đã ra sức chống đối; và tổ chức một cuộc gặp mặt tại Bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng với các thành viên đảng Cộng hòa và quân đội có uy tín ủng hộ hiệp ước này, trong số đó có Colin Powell và James Baker, để đối chọi lại quan điểm chống đối bảo thủ của phe Cộng hòa từ những người như Helms, Caspar Weinberger, và Donald Rumsfeld.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 05:36:44 pm
        Tôi rất ngạc nhiên về sự chống đối của phe bảo thủ, vì tất cả lãnh đạo quân đội của chúng ta đều ủng hộ mạnh mẽ Hiệp ước vũ khí hóa học, nhưng việc chống đối này thể hiện sự hoài nghi sâu xa của cánh hữu về hợp tác quốc tế nói chung và ý muốn duy trì tối đa quyền tự do hành động khi Mỹ đã là siêu cường duy nhất trên thế giới. Gần cuối tháng, tôi đồng ý với Thượng nghị sĩ Lott là phải thêm vào một vài ngôn từ mà ông tin sẽ củng cố bản hiệp ước. Cuối cùng, với sự ủng hộ của Lott, hiệp ước CWC đã được thông qua, với tỷ lệ 74/26. Thật thú vị là tôi theo dõi thượng viện thông qua bản hiệp ước này trên tivi cùng Thủ tướng Nhật Bản Ryutaro Hashimoto, người đã đến Washington để hội đàm với tôi vào ngày hôm sau, tôi nghĩ ông muốn chứng kiến việc thông qua bản hiệp ước sau khi Nhật đã phái chịu cuộc tấn công bằng khí Sarin.

        Về đối nội, tôi bổ nhiệm Sandy Thurman của bang Atlanta, một trong những người ủng hộ chống AIDS mạnh mẽ nhất của Mỹ, phụ trách Văn phòng Quốc gia về chính sách chống AIDS. Từ năm 1993, tổng số tiền đầu tư của chúng tôi để chống HIV và AIDS đã tăng 60%, chúng tôi đã chấp thuận tám loại thuốc mới chữa AIDS và 19 loại thuốc khác liên quan đến AIDS, và tỷ lệ người chết vì bệnh này ở Mỹ đã giảm xuống. Thế nhưng chúng tôi còn lâu mới có được một loại vắc xin hay loại thuốc điều trị hiệu quả, và căn bệnh này đã bùng nổ ở châu Phi, nơi chúng tôi đã không làm đủ để chống lại đại dịch này. Thurman là người thông minh, năng động, và kiên quyết; tôi biết bà ấy sẽ giúp chúng tôi sẵn sàng mọi việc.

        Vào ngày cuối tháng 4, Hillary và tôi thông báo Chelsea quyết đinh nhập học trường Stanford vào mùa thu. Với tác phong có phương pháp rất đặc trưng, Chelsea đã đến thăm các trường Harvard, Yale, Princeton, Brown và Wellesley, và cũng trở lại một số trường này lần thứ hai để tìm hiểu về đời sống học thuật và xã hội ở mỗi trường. Nhờ điểm số và thứ hạng cao, con gái tôi được tất cả các trường nói trên thu nhận, và Hillary muốn nó học ở một nơi gần gia đình. Tôi luôn nghĩ rằng Chelsea muốn đi học xa Washington. Tôi chỉ muốn nó đến trường để có thể học được nhiều nhất, có nhiều bạn tốt, và thấy vui vẻ. Nhưng Hillary và tôi sẽ nhớ nó vô cùng. Có Chelsea ở với chúng tôi bốn năm tại Nhà Trắng, đến trường và xem nó biểu diễn vũ balê, quen biết bạn bè của nó cùng các phụ huynh là một niềm vui, liên tục nhắc nhớ rằng chúng tôi đã may mắn nhường nào khi có được nó, cho dù chuyện gì có thể xảy ra.

        Tăng trưởng kinh tế trong quý I năm 1997 được báo cáo là 5,6%, làm giảm số thâm thủng xuống còn 75 tỷ USD, chỉ còn khoảng 1/4 tổng số thâm thủng vào thời điểm tôi nhậm chức tổng thống. Ngày 2 tháng 5, tôi thông báo rằng, cuối cùng đã đạt được thỏa thuận về cân đối ngân sách với Chủ tịch hạ viện Gingrich và Thượng nghị sĩ Lott và các nhà thương thảo của quốc hội thuộc hai đảng. Thượng nghị sĩ Tom Daschle cũng tuyên bố ủng hộ bản kế hoạch này; Dick Gephardt không ủng hộ, nhưng tôi mong rằng ông sẽ thay đổi ý kiến khi có dịp xem lại nó. Lần này dễ dàng thỏa thuận hơn vì tăng trưởng kinh tế đã làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 5% lần đầu tiên từ năm 1973, tăng tiền lương, lợi nhuận và tiền thu từ thuế.

        Nói chung, thỏa thuận đã gia hạn chương trình Medicare thêm 10 năm, trong khi vẫn đài thọ chi phí cho các sáng kiến chụp X quang u ngực và khám bệnh tiểu đường mà tôi muốn giữ; mở rộng bảo hiểm y tế cho năm triệu trẻ em, qui mô mở rộng lớn nhất từ khi thông qua Medicaid trong những năm 1960; gia tăng chi tiêu lớn nhất cho giáo dục trong 30 năm; khuyến khích các doanh nghiệp thuê những người nhận trợ cấp phúc lợi xã hội; phục hồi các quyền lợi y tế cho người nhập cư hợp pháp tàn tật; cấp ngân sách làm sạch hơn 500 địa điểm nhiễm chất thải độc hại; và giảm thuế gần đến mức mà tôi đã đề nghị.

        Tôi đồng ý một nửa với phe Cộng hòa về số tiền tiết kiệm dành cho Medicare, mà tôi nghĩ lúc này có thể thực hiện được nhờ thay đổi tốt về chính sách mà không ảnh hưởng đến các công dân lớn tuổi, và đảng Cộng hòa chấp nhận một khoản giảm thuê nhỏ hơn, chương trình bảo hiểm y tế cho trẻ em, và gia tăng lớn kinh phí cho giáo dục. Chúng tôi nhận được 95% của đầu tư mới mà tôi đã yêu cầu trong Thông điệp Liên bang, và đảng Cộng hòa đã đạt 2/3 số tiền giảm thuế mà họ đã đề nghị lúc đầu. Khoản cắt giảm thuế bây giờ so với giảm thuế dưới thời Tổng thống Reagan vào năm 1981 là ít hơn rất nhiều. Tôi vui mừng là những cuộc họp chừng như vô tận, bắt đầu từ năm 1995 trước nguy cơ chính phủ phải đóng cửa, đã đưa ra bản cân đối ngân sách đầu tiên từ năm 1969, và là bản cân đối thích hợp để tạo đà phát triển. Thượng nghị sĩ Lott và Chủ tịch hạ viện Gingrich đã làm việc có thiện ý với chúng tôi, và Erskine Bowles, với tài đàm phán và sự khôn ngoan, đã giữ cho mọi việc tiến triển giữa họ và các nhà thương thuyết quan trọng khác của quốc hội trong những thời khắc căng thẳng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 05:40:53 pm
        Vào cuối tháng, khi thỏa thuận ngân sách được đưa ra biểu quyết, 64% dân biểu đảng Dân chủ bỏ phiếu ủng hộ cùng với 88% dân biểu của đảng Cộng hòa ở hạ viện. Tại thượng viện, nơi Tom Daschle ủng hộ bản thỏa thuận này, các đảng viên Dân chủ ủng hộ mạnh mẽ còn hơn phe Cộng hòa với số phiếu 82% so với 74%.

        Tôi bị chỉ trích bởi một số người phe Dân chủ vốn chống lại giảm thuế hoặc chống lại việc chúng tôi đồng ý với đảng Cộng hòa. Họ lý luận rằng, nếu chúng tôi không làm gì cả, ngân sách cũng sẽ được cân đối vào năm tới hoặc vào năm sau nữa nhờ kế hoạch ngân sách mà chỉ có các đảng viên Dân chủ thông qua vào năm 1993; giờ thì chúng ta lại để cho phe Cộng hòa cùng chia sẻ uy tín đó. Điều này đúng, nhưng chúng tôi cũng đạt được khoảng tăng lớn nhất về trợ cấp giáo dục trong 50 năm, bảo hiểm sức khỏe cho 5 triệu trẻ em, và cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu mà tôi ủng hộ.

        Ngày 5, ngày kỷ niệm Độc lập của Mexico, tôi lên đường đi Mexico, Trung Mỹ và vùng Caribe. Khoảng hơn một thập niên trước, các quốc gia láng giềng đã bị tàn phá bởi nội chiến, đảo chính, các nhà độc tài, nền kinh tế đóng cửa, và nghèo đói tuyệt vọng. Giờ đây, tất cả các quốc gia ở Bán cầu này, trừ một nước, đều là các quốc gia dân chủ, và cả vùng này là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ; chúng tôi xuất khẩu vào các nước châu Mỹ gấp đôi khối lượng xuất sang châu Âu, và nhiều hơn khối lượng xuất khẩu sang châu Á 50%. Thế nhưng, vẫn còn quá nhiều nghèo đói trong vùng, và chúng tôi còn nhiều vấn đề nghiêm trọng với ma túy và nạn nhập cư bất hợp pháp.

        Tôi dẫn đầu một số thành viên nội các và phái đoàn quốc hội lưỡng đảng đến Mexico và thông báo sẽ ký một số thỏa thuận mới nhằm mục đích làm giảm nhập cư trái phép và các dòng vận chuyển ma túy ngang qua eo biển Rio Grande. Tổng thống Zedillo là người có khả năng, trung thực, có một ê kíp hỗ trợ tốt, và tôi chắc chắn ông sẽ tìm mọi cách giải quyết các vấn đề này. Dù tôi biết chúng tôi có thể làm được hơn nữa, nhưng tôi cho rằng sẽ không có một giải pháp hoàn toàn thoả đáng cho cả hai vấn đề trên. Chúng tôi phải tính đến một số yếu tố. Mexico là quốc gia nghèo hơn Mỹ; biên giới giữa hai nước rất dài; hàng triệu người Mexico có thân nhân ở Mỹ; và nhiều người nhập cư bất hợp pháp đến Mỹ kiếm việc làm, thường với mức lương rất thấp, họ làm những việc mà hầu hết người Mỹ không chịu làm. Nhu cầu ma túy trên đất Mỹ là thỏi nam châm thu hút các tay buôn lậu, và các tập đoàn tội ác có nhiều tiền chuyên hối lộ các viên chức Mexico và lính đánh thuê để đe dọa hoặc giết những người không chịu hợp tác. Một số cảnh sát biên phòng Mexico được trả tiền gấp năm lần lương tháng chỉ để làm ngơ một lần vận chuyển hàng của chúng. Một công tố viên trong sạch ở bắc Mexico đã bị bọn chúng bắn đến hơn một trăm lần ngay trước cửa nhà ông. Đây là những vấn đề rất khó khăn, nhưng tôi nghĩ thực hiện đầy đủ hiệp ước này sẽ giúp giải quyết vấn đề.

        Tại Costa Rica, một đất nước xinh đẹp không có quân đội thường trực và có lẽ là nước có chính sách về môi trường tốt nhất thế giới Tổng thống Jose Maria Figueres chủ tọa cuộc họp của các nhà lãnh đạo các quốc gia Trung Mỹ tập trung vào thương mại và môi trường. Hiệp ước NAFTA đã vô tình làm hại các quốc gia vùng Trung Mỹ và vùng Caribe bằng cách khiến họ không có lợi thế cạnh tranh với Mexico trong quan hệ thương mại với Mỹ. Tôi muốn làm những gì có thể để điều chỉnh sự bất bình đẳng đó. Ngày hôm sau, tôi cũng nhắc lại điểm này tại Bridgetown, Barbados, nơi Thủ tướng Owen Arthur chủ trì cuộc họp đầu tiên từ trước tới nay giữa một Tổng thống Mỹ và tất cả các nhà lãnh đạo của các quốc gia Caribe tại ngay vùng lãnh thổ của họ.

        Nhập cư cũng là vấn đề nổi cộm tại cả hai cuộc họp nói trên. Rất nhiều người Trung Mỹ và các quốc gia vùng Caribe làm việc ở Mỹ và gửi tiền về cho gia đình, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho các quốc gia nhỏ. Các nhà lãnh đạo nước này rất lo lắng về quan điểm chống người nhập cư của đảng Cộng hòa, và muôn nghe lời trấn an của tôi là sẽ không có chuyện trục xuất hàng loạt. Tôi trấn an họ, nhưng cũng nói rằng chúng tôi phải củng cố luật nhập cư của nước Mỹ.

        Cuối tháng, tôi bay đến Paris để ký Thỏa ước hợp tác NATO-Nga. Yeltsin đã giữ đúng cam kết của ông tại Helsinki: địch thủ của khối NATO trong Chiến tranh Lạnh đã trở thành đối tác.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 08:16:29 pm
        Sau chặng dừng chân tại Hà Lan để kỷ niệm 50 năm kế hoạch Marshall, tôi bay đến London để có cuộc gặp chính thức đầu tiên với thủ tướng Anh mới, Tony Blair. Công Đảng của Tony Blair đã chiến thắng vang dội trước đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử trước đó nhờ sự lãnh đạo của Tony Blair, nhờ thông điệp ôn hòa và hiện đại hơn của Công đảng, và sự suy yếu một cách tự nhiên của sự ủng hộ đối với đảng Bảo thủ sau nhiều năm đảng này cầm quyền. Blair còn trẻ, có tài ăn nói, cương quyết, và chúng tôi cùng chia sẻ nhiều quan điểm chính trị. Tôi nghĩ ông có tiềm năng là nhà lãnh đạo quan trọng của Vương quốc Anh và cả châu Âu, và tôi rất phấn khích khi nghĩ đến viễn cảnh được làm việc với ông.

        Hillary và tôi dùng cơm tối với Tony và Cherie Blair tại một nhà hàng ở khu phố trước kia là kho hàng trên bờ sông Thames. Ngay khi gặp mặt, chúng tôi đã có cảm tưởng từng là bạn lâu năm với nhau. Giới truyền thông Anh rất thích thú về sự tương đồng giữa các triết lý và đường lối chính trị của chúng tôi, và những câu hỏi họ đặt ra có vẻ đã ảnh hưởng đến giới truyền thông Mỹ tháp tùng chúng tôi. Lần đầu tiên, tôi có cảm nhận họ bắt đầu tin cách tiếp cận Dân chủ Mới của tôi không chỉ hoàn toàn là những lời nói suông.

        Ngày 6 tháng 6, ngày sinh nhật của mẹ tôi, tôi đọc diễn văn mở đầu tại buổi lễ tốt nghiệp của con gái Chelsea tại trường Sidwell Friends. Teddy Roosevelt đã đọc diễn văn trước các học sinh trường Sidwell cách đây gần một thế kỷ, nhưng tôi có mặt với cương vị khác, không phải là tổng thống mà là một phụ huynh. Khi tôi hỏi Chelsea muốn tôi nói gì, con gái tôi liền trả lời, "Bố, con muốn bố nói ngắn gọn nhưng khôn khéo", rồi nói thêm, "Bọn con gái muốn thấy bố thông thái; còn bọn con trai chỉ muốn thấy bố hài hước". Tôi muốn bài diễn văn của mình là món quà tặng cho con gái, và tôi đã thức đến ba giờ sáng trước ngày lễ để viết diễn văn, và đọc đi đọc lại.

        Tôi nói với Chelsea và bạn học của nó rằng hôm nay "niềm tự hào và vui sướng của cha mẹ các em phảng phất nét buồn vì sắp phải xa các em... Chúng tôi vẫn nhớ những ngày đầu các em đến trường và nhớ tất cả các thành tích và thất bại từ đó đến nay. Cho dù chúng tôi đã nuôi các em để đến ngày chia tay hôm nay và chúng tôi rất hãnh diện vì các em, nhưng một phần trong chúng tôi vẫn muốn ôm các em trong tay như lần đầu các em chập chững bước đi, để đọc cho các em nghe dù chỉ một lần nữa câu chuyện Goodnight Moon - Chúc Chị Hằng ngủ ngon, hay Curions Georẹc - Chú gấu George hiếu kỳ hay The Litte Engine that Could - Chiếc động cơ nhỏ kỳ diệu". Tôi nói rằng một thế giới đầy thú vị đang vẫy gọi các em và chúng có nhiều lựa chọn, và tôi nhắc nhớ câu nói của Eleanor Roosevelt rằng không ai được hạ thấp bạn mà không được bạn cho phép: "Đừng bao giờ cho phép họ làm như vậy".

        Khi Chelsea bước lên nhận bằng tốt nghiệp, tôi ôm chặt lấy nó và nói với nó rằng tôi rất yêu nó. Sau buổi lễ, nhiều phụ huynh cảm ơn tôi vì đã nói lên những suy nghĩ và cảm nhận của họ; sau đó chúng tôi trở về Nhà Trắng để dự tiệc mừng. Chelsea rất cảm động khi tất cả nhân viên Nhà Trắng đã tập trung đến chúc mừng nó. Nó đã vượt qua một quãng đường dài từ một cô bé kiềng răng, cách đây bốn năm rưỡi khi chúng tôi đưa nó đến Nhà Trắng và bây giờ cũng mới chỉ là khởi đầu của nó.

        Không lâu sau lễ tốt nghiệp của Chelsea, tôi chấp thuận sự khuyến cáo của ủy ban cố vấn quốc gia về đạo đức sinh học rằng việc nhân bản vô tính ở người là "không thể chấp nhận về mặt đạo đức" và đề nghị quốc hội ra luật cấm. Việc nhân bản vô tính đã trở thành một vấn đề từ khi con cừu Dolly được nhân bản vô tính thành công ở Scotland. Công nghệ nhân bản vô tính đôi lúc có thể được dùng để làm tăng năng suất nông nghiệp và thực hiện một số thử nghiêm một số tiến bộ y sinh học để chữa trị các bệnh ung thư, tiểu đường, và các rối loạn khác. Nó mang tới những hứa hẹn trong việc sản xuất ra các lớp da thay thế, sụn, và mô xương cho những bệnh nhân bị bỏng, bị tai nạn, các lớp mô thần kinh để chữa trị các chấn thương cột sống. Tôi không muổn can thiệp vào tất cả những việc này, nhưng nghĩ rằng, chúng ta nên phân định rõ một đường ngăn cách với việc nhân bản vô tính con người. Chỉ một tháng trước, tôi đã phải lên tiếng xin lỗi về những cuộc thử nghiệm vô tình và mang tính kỳ thị sắc tộc về bệnh giang mai trên hàng trăm người da đen cách đó vài thập niên được chính quyền liên bang ở Tuskegee, bang Alabama tiến hành.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 08:21:33 pm
        Giữa tháng 6, tôi đến trường Đại học California tại San Diego để nói chuyện về cuộc đấu tranh mà người Mỹ vẫn đang theo đuổi để tự giải thoát mình ra khỏi các tư tưởng phân biệt chủng tộc, làm thế nào để chúng ta có thể mang lại tính hiệu quả cao nhất của đặc tính đa sắc tộc của chúng ta. Nước Mỹ vẫn còn bị chi phối bởi tính kỳ thị, tính cố chấp, các tội ác do sự thù hằn, một số cách biệt rất lớn trong thu nhập, giáo dục, và chăm sóc y tế. Tôi bổ nhiệm một ủy ban gồm bảy thành viên do học giả rất nổi tiếng John Hope Franklin giúp làm cho nước Mỹ hiểu về các mối liên hệ giữa các sắc tộc và đưa ra các khuyến nghị để làm thế nào xây dựng "Một nước Mỹ" của thế kỷ thứ 21. Tôi sẽ phối hợp tất cả các nỗ lực đó thông qua một văn phòng mới thành lập tại Nhà Trắng do Ben Johnson lãnh đạo.

        Cuối tháng 6, thành phố Denver được chọn là nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh hằng năm của khối G-7. Tôi đã hứa với Yeltsin để nước Nga được dự với tư cách là một thành viên đầy đủ, nhưng các bộ trưởng tài chính đã chống lại việc này vì sự yếu kém của nền kinh tế nước Nga. Vì nước Nga phải dựa vào sự giúp đỡ tài chính của cộng đồng quốc tế, họ thấy là không nên để nước Nga tham gia vào các quyết định về tài chính của khối G-7. Tôi có thể hiểu được tại sao các bộ trưởng tài chính cần thiết phải gặp nhau và đưa ra các quyết định mà không có Nga, nhưng G-7 còn là một tổ chức chính trị; được tham gia vào G-7 biểu tượng cho tầm quan trọng của nước Nga trong tương lai, và củng cố vị thế của Yeltsin ngay trong nội bộ nước này. Chúng ta gọi đây là Hội nghị thượng đỉnh G-8. Cuối cùng chúng tôi bỏ phiếu kết nạp nước Nga là thành viên đầy đủ của khối mới G-8, nhưng cho phép các bộ trưởng tài chính của bảy quốc gia còn lại được họp để giải quyết các vấn đề cần thiết. Vào lúc này, cả tôi và Yeltsin đều đã hoàn tất các cam kết của mình tại Helsinki.

        Vào thời điểm đó, Mir Aimal Kansi, người được cho là thủ phạm của vụ giết hai nhân viên tình báo CIA và làm bị thương ba người khác tại tổng hành dinh của CIA năm 1993, đã bị dẫn độ về Mỹ từ Pakistan để ra trước tòa sau những cố gắng rất lớn để có được việc trục xuất y của các cơ quan FBI, CIA, Bộ Ngoại giao, Tư pháp, và Quốc phòng. Đây là một chứng cứ mạnh mẽ thể hiện sự quyết tâm của chúng tôi nhằm săn đuổi và đưa ra pháp luật những tên khủng bố.

        Một tuần lễ sau, sau một cuộc tranh luận nóng bỏng, hạ viện bỏ phiếu tiếp tục quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc. Cho dù dự luật này được 86 phiếu, nó vẫn gây ra sự chống đối mạnh mẽ từ những người bảo thủ và cấp tiến, vốn không đồng ý các chính sách nhân quyền và thương mại của Trung Quốc. Tôi cũng ủng hộ có thêm tự do chính trị ở Trung Quốc, và vừa mời Ngài Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động vì nhân quyền ở Hồng Kông là Martin Lee đến Nhà Trắng để nêu bật sự ủng hộ của tôi đối với sự toàn vẹn về văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng, và duy trì nền dân chủ ở Hồng Kông, mà Vương quốc Anh vừa quyết định trao trả lại cho Trung Quốc. Tôi cho rằng mối quan hệ về thương mại chỉ có thể được cải thiện thông qua các cuộc thương thuyết dẫn đến việc kết nạp Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Trong khi đó, chúng ta vẫn phải có quan hệ chứ không được cô lập Trung Quốc. Thật thú vị là, Martin Lee cũng nghĩ như vậy, và ủng hộ tiếp tục mối quan hệ thương mại.

        Không lâu sau, tôi bay về Hope để dự lễ tang Oren Grisham, ông Buddy 92 tuổi của tôi, người đóng vai trò rất lớn trong đời tôi. Khi tôi đến nhà tang lễ, gia đình của ông và tôi bắt đầu kể cho nhau nghe những chuyện buồn cười về ông. Như một trong những người thân của tôi đã nói, ông là chất muối của đất và là gia vị của cuộc đời. Theo Wordsworth, phần đời tốt nhất của một người tốt là những việc làm nhỏ không thể nhớ được thể hiện tấm lòng nhân hậu và tình yêu. Buddy đã thể hiện những việc làm đó đôi với tôi khi tôi còn nhỏ và không có cha. Vào tháng 12, Hillary tặng tôi con chó tha mồi Labrador màu sôcôla để làm bạn với tôi khi không có Chelsea ở nhà. Nó là một chú chó tốt tính, thông minh. Tôi đặt tên cho nó là Buddy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 08:25:55 pm
        Đầu tháng 7, sau hai ngày nghỉ ngơi cùng với Vua Juan Carlos và Hoàng hậu Sofia trên đảo Majorca, Hillary, Chelsea và tôi đến Madrid để dự cuộc họp của khối NATO. Tôi có một cuộc họp bổ ích với Thủ tướng Tây Ban Nha, Jose Maria Aznar, người vừa mới quyết định đưa Tây Ban Nha hội nhập hoàn toàn vào cơ chế chỉ huy của NATO. Sau đó, NATO biểu quyết kết nạp Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc, và nói rõ cho hơn 20 quốc gia khác có trong chương trình Đối tác vì Hoà bình rằng cánh cửa NATO vẫn rộng mở cho các thành viên mới. Ngay từ khi nhậm chức, tôi đã thúc đẩy cho việc mở rộng NATO và nghĩ rằng bước đi lịch sử này sẽ giúp thống nhất châu Âu và duy trì mối liên minh xuyên Đại Tây Dương.

        Ngày hôm sau, tôi ký một hiệp ước đối tác với Ukraina, và sau đó đến thăm các nước Ba Lan, Rumani và Đan Mạch để củng cố ý nghĩa của việc mở rộng NATO. Ở Warsaw, Bucharest, và Copenhagen có nhiều cuộc tập hợp đông đảo và nhiệt tình. Ở Ba Lan, họ ăn mừng sự việc nước này là thành viên mới của khối NATO. Ở Bucharest, khoảng 100.000 người hô vang "USA, USA!" để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với nền dân chủ, và ước muốn gia nhập NATO càng sớm càng tốt. Tại Copenhagen, vào một ngày nắng đẹp, số lượng đông đảo và sự phấn khởi của đám đông phản ảnh tính tích cực của liên minh của chúng tôi và đánh giá cao việc tôi là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến viếng thăm Đan Mạch.

        Vào giữa tháng, khi trở lại làm việc ở Nhà Trắng, tôi đề nghị quốc hội cấm phân biệt đối xử dựa trên yếu tố di truyền. Các nhà khoa học đã nhanh chóng giải mã được các bí mật của bộ gien người, và các khám phá của họ có thể sẽ cứu hàng triệu sinh mạng cũng như cách mạng hóa việc chăm sóc y tế. Nhưng các phân tích gien cũng tiết lộ cho thấy các khuynh hướng phát triển của một cá nhân có thể dẫn đến nhiều loại bệnh khác nhau, như bệnh ung thư vú hay Parkinson. Chúng tôi không cho phép các kết quả về di truyền nói trên là cơ sở để từ chối bảo hiểm y tế hoặc tuyển dụng lao động, và chúng tôi cũng không muốn làm nản lòng những ai muốn phân tích gien vì sợ rằng kết quả sẽ được dùng để chống lại họ thay vì kéo dài tuổi thọ của họ.

        Cùng thời gian đó, IRA phục hồi lệnh ngưng bắn mà chính họ đã phá vỡ vào tháng 2 năm 1996. Tôi từng mạnh mẽ thúc đẩy lệnh ngừng bắn này, và lần này nó tồn tại được, cho phép người Ireland cuối cùng cũng tìm được lối đi vào tương lai chung vượt qua đau thương và nghi kỵ.

        Khi tháng 7 sắp kết thúc, chúng tôi vẫn không thể đồng ý về dự toán ngân sách chi tiết tương xứng với thỏa thuận tổng quát hơn trước đó của đảng Cộng hòa. Chúng tôi vẫn chưa đồng ý về tầm cỡ và hình thức cắt giảm thuế và phân bổ các khoản ngân sách mới. Trong khi nhóm công tác của chúng tôi tiếp tục thương lượng với quốc hội, thì tôi tiếp tục với phần việc của mình, khẳng định rằng, trái với quan điểm đa số ở quốc hội, sự nóng lên toàn cầu là một thực tế và chúng tôi phải cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và tôi chủ tọa diễn đàn cùng Al Gore và các quan chức liên bang và tiểu bang tại làng Incline, bang Nevada để thảo luận về tình hình của vùng hồ Tahoe.

        Tahoe là một trong những hồ sâu, thanh khiết và sạch nhất thế giới, nhưng chất lượng của nó đã xuống cấp do hậu quả của sự phát triển, ô nhiễm không khí từ giao thông, và ô nhiễm trực tiếp do nhiên liệu được đổ vào hồ từ sự khai thác không hiệu quả các thuyền gắn động cơ và máy lướt ván trên nước. Hai đảng ở Calfornia và Nevada đã ủng hộ rộng rãi việc phục hồi hồ nước, và Al và tôi quyết tâm làm hết sức để hỗ trợ công việc này.

        Cuối tháng, sau khi tôi đọc diễn văn tại Hiệp hội Thống đốc Quốc gia ở Las Vegas, Thống đốc Bob Miller mời tôi và nhiều cựu đồng nghiệp khác đến chơi golf với Michael Jordan. Tôi bắt đầu chơi golf trở lại chỉ mới hai tuần trước và vẫn phải còn mang dây đeo mềm bảo hộ chân. Tôi nghĩ không cần đeo nữa, và vì vậy tôi tháo bỏ dây để tham gia trận golf.

        Jordan chơi golf rất giỏi. Tôi cảm nhận được tại sao anh ta lại đoạt được nhiều giải NBA đến vậy khi nhóm chúng tôi chơi một trận năm lỗ. Tất cả năm người chúng tôi đều có cơ hội một bàn thắng ăn 4. Jordan nhìn xuống chân đồi cách chừng 45 bộ về phía dưới và nói, "Tôi nghĩ là tôi đánh cú này mới thắng được". Nhìn vào mắt anh ta, tôi có thể thấy anh ta thực sự tin rằng mình có thể đánh được cú đó. Anh ta đã đánh và thắng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 08:31:16 pm
        Jordan bảo tôi rằng tôi sẽ đánh tốt hơn nếu đeo dây bảo hộ vào chân: "Cơ thể của ngài không cần nó nữa, nhưng đầu óc của ngài chưa biết ý thức được việc đó". Một lý do khiến tôi không thể chơi tốt hơn là tôi luôn luôn trong tư thế liên lạc bằng điện thoại với Nhà Trắng để có tin tức cập nhật về các cuộc thương lượng về ngân sách, khi mà vào giờ chót chúng tôi đưa các đề nghị và giải pháp dung hòa dể kết thúc chúng.

        Sau khi cuộc chơi diễn ra được hơn nửa trận một lúc, Rahm Emanuel điện cho tôi biết là chúng tôi đã đạt được thỏa thuận. Rồi Erskine điện để xác nhận thóa thuận đó thuận lợi đối với chúng tôi như thế nào. Chúng tôi giành được ngân sách cho các chương trình giáo dục và y tế, và việc cắt giảm thuế cũng không nhiều lắm, chỉ bằng 10% số cắt giảm của Tổng thống Reagan vào năm 1981, và số tiền tiết kiệm dành cho chương trình Medicare là đủ để xoay xở, giai cấp trung lưu được cắt giảm thuế, tỷ lệ thuế lợi nhuận vốn được giảm từ 28% xuống 20%, và mọi người đều thống nhât là ngân sách sẽ được cân đối vào năm 2002, và cũng có khả năng đạt trước thời hạn đó nếu như nền kinh tế vẫn tăng trưởng tốt. Erskine và cả nhóm công tác của chúng tôi, đặc biệt là trợ lý lập pháp của tôi là John Hilley đã hoàn thành được một công việc rất tốt. Tôi vui đến mức thắng luôn ba ván kế tiếp, với chiếc dây đeo bảo hộ mang vào chân.

        Ngày hôm sau, chúng tôi tổ chức liên hoan lớn tại Bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng với sự có mặt của tất cả các thành viên quốc hội và chính phủ từng làm việc cho bản ngân sách này. Không khí rất phấn khởi và các phát biểu rất nồng thắm, rộng lượng và mang tính lưỡng đảng, cho dù tôi có cố gắng đến cảm ơn các đảng viên Dân chủ, đặc biệt là Ted Kennedy, Jay Rockefeller, và Hillary, về chương trình chăm sóc y tế cho trẻ em. Vì tổng số tiền thâm thủng đã được giảm hơn 80% từ con số ban đầu là 290 tỷ USD vào năm 1993, thỏa thuận lần này giúp đạt được một ngân sách cơ bản là tiến bộ, bao gồm các cắt giảm thuế dành cho giai cấp trung lưu mà tôi ủng hộ và giảm thuế lợi tức vốn của đảng Cộng hòa. Cùng với các điều khoản dành cho chăm sóc y tế, giáo dục, cắt giảm thuế, nó quy định một khoản thuế 15 cents đánh trên mỗi gói thuốc lá để giúp chi trả tiền bảo hiểm y tế cho trẻ em, phục hồi 12 tỷ USD dành cho người tàn tật và chăm sóc y tế cho người nhập cư hợp pháp, tăng gấp đôi các khu vực khuyến khích kinh tế, và cho chúng tôi có tiền để tiếp tục làm sạch môi trường.

        Với tất cả những ngọt ngào và tươi sáng tại Nhà Trắng ngày hôm ấy, thật khó mà tưởng tượng nổi mới hai năm trước chúng tôi vẫn còn ăn miếng trả miếng nhau. Tôi không biết những cảm xúc tốt đẹp sẽ kéo dài bao lâu, nhưng tôi đã cố gắng giữ cho mọi việc được tiến hành với thái độ lịch sự trong những cuộc thương lượng căng thẳng. Một vài tuần trước đó, Trent Lott, bực mình vì một thất bại lập pháp nhỏ trước Nhà Trắng, đã gọi tôi là "nhóc con hư hỏng" trên chương trình nói chuyện trên truyền hình vào sáng chủ nhật. Vài ngày sau lời nhận xét của Lott, tôi gọi điện cho ông ta và nói là tôi biết chuyện gì đã xảy ra và không nói thêm một ý gì cả. Sau một tuần khó khăn, ông ta thức dậy vào sáng chủ nhật, cảm thấy tồi tệ, và ước chi đừng đồng ý tham dự cuộc phỏng vấn truyền hình đó. Ông ta rất mệt mỏi và trở nên cáu kỉnh, và khi phóng viên truyền hình chọc tức ông về tôi thì ông bị mắc bẫy. Ông ta cười và nói: "Đúng là mọi việc đã xảy ra như vậy" và chúng tôi đã bỏ qua việc này.

        Hầu hết những người làm việc căng thẳng dưới nhiều sức ép đôi lúc có phát biểu những lời mà họ ước gì đã không nói; chính tôi cũng từng như vậy. Bình thường, tôi thậm chí cũng không đọc về những gì phe Cộng hòa nói về tôi, và nếu có một lời nhận xét cay nghiệt có làm cho tôi chú ý đến, thì tôi cũng tìm cách làm ngơ. Nhân dân thuê tổng thống để phục vụ họ; những bực dọc chuyện cá nhân của tổng thống làm ảnh hưởng đến việc đó. Tôi mừng là đã gọi điện cho Trent Lott và ước rằng tôi đã gọi nhiều cú điện thoại như vậy hơn trong các tình huống tương tự.

        Tôi lại không cảm thấy như vậy trước việc Ken Starr liên tục ép người nói láo chống lại Hillary và tôi, và truy tố những người đã từ chối nói láo theo ý muốn của ông ta. Tháng 4, Jim McDougal, sau khi thay đổi nội dung lời khai của mình để làm theo ý của Starr và người phó của ông ta tại bang Arkansas là Hick Ewing, cuối cùng cũng đã vào tù với một lời nhắc nhủ từ Starr rằng bản án sẽ được rút ngắn. Starr cũng làm như vậy với David Hale.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 08:35:56 pm
        Thái độ ưu ái của Starr dành cho McDougal và Hale hoàn toàn khác với cách đối xử của ông ta đối với Susan McDougal, người vẫn bị ngồi tù vì tội bất tuân lệnh tòa sau khi bà không chịu trả lời các câu hỏi của Starr trước đại bồi thẩm đoàn. Sau một thời gian ngắn bị giam tại nhà tù địa phương Arkansas, nơi bà được đưa đến khi tay bị còng, chân và hông phải đeo xích, Susan được chuyển đến một nhà tù liên bang, nơi bà bị cách ly khỏi những người tù khác tại một cơ sở y tế trong nhiều tháng. Sau đó bà được chuyển đến một nhà tù ở Los Angeles để trả lời về những lời tố cáo rằng bà đã biển thủ tiền của một người sử dụng lao động khác. Khi có những bằng chứng mới phát hiện đã hoàn toàn bác bỏ lời buộc tội của công tố viên, Susan được tha bổng. Nhưng cho tới lúc đó, bà bị nhốt vào một xà lim không có cửa sổ 23/24 giờ một ngày, loại xà lim để nhốt những kẻ giết người bị kết án. Bà cũng bị bắt buộc mặc bộ đồ màu đỏ, thường dành cho can phạm giết người và quấy rối tình dục trẻ em. Sau vài tháng chịu đựng như vậy, bà bị nhốt vào một xà lim làm bằng thủy tinh plêxi đặt ở giữa nhà tù; bà không được nói chuyện với các tù nhân khác; không được xem tivi, thậm chí không nghe được âm thanh bên ngoài. Trên chiếc xe bus đi đến tòa án, bà bị nhốt trong một chiếc lồng riêng dành cho những tội phạm nguy hiểm. Cách nhốt người theo kiểu Hannibal Lecter cuối cùng được chấm dứt vào ngày 20 tháng 7, sau khi tổ chức Liên minh về Tự do dân quyền Mỹ phát đơn kiện khẳng định McDougal đã bị cầm giữ trong các điều kiện "man rợ" theo yêu cầu của Starr, để nhằm ép buộc những lời làm chúng của bà.

        Nhiều năm sau, tôi đọc cuốn sách của McDougal, The Woman Who Wouldn't Talk - Người phụ nữ không bao giờ khai, nó làm cho tôi rợn cả xương sống. Bà ấy đã có thể chấm dứt mọi đau khổ bất cứ lúc nào, và có được nhiều tiền, chỉ cần chịu nói dối theo ý của Starr và Hick Ewing. Bà ấy đã dũng cảm đương đầu với họ như thế nào thì tôi sẽ không bao giờ biết được, nhưng hình ảnh bà bị xiềng xích cuối cùng đã bắt đầu xuyên thủng những chiếc khiên mà các nhà báo ăn theo vụ Whitewater dựng lên quanh Starr và thuộc hạ của ông ta.

        Vào cuối mùa xuân, Tối cao pháp viện thống nhất ra phán quyết vụ kiện của Paula Jones có thể được tiến hành trong khi tôi vẫn ở Nhà Trắng, bác bỏ lập luận của luật sư của tôi cho rằng công việc của tổng thống không thể bị dừng lại vì vụ kiện, và vụ kiện có thể được giải quyết sau nhiệm kỳ tổng thống. Các quyết định trước đây của tòa án đã chỉ ra rằng một tổng thống đương nhiệm không thể là đối tượng của một vụ kiện dân sự về những hành động chính thức của ông ta khi đương nhiệm, vì việc biện hộ sẽ rất mất thời gian và gây xao lãng. Tòa án cho rằng nếu trì hoãn vụ kiện liên quan đến các hành động không chính thức của tổng thông có thể gây hại cho bên nguyên trong vụ kiện, do đó không thể rời lại vụ kiện của Paula Jones. Hơn nữa, tòa án còn cho rằng việc tự biện hộ cho mình không phải là một công việc nặng nề quá đáng hoặc mất thời giờ đối với tôi. Đây là một trong những quyết định ngây thơ về chính trị nhất mà Tòa án tôi cao đưa ra lâu nay.

        Vào ngày 25 tháng 6, tờ Washington Post cho biết Kenneth Starr đang điều tra các tin đồn rằng từ 12 đến 15 phụ nữ, kể cả Jones đã dan díu với tôi. Ông ta nói là ông ta không quan tâm đến cuộc sống tình dục của tôi; ông ta chỉ muốn đặt cầu hỏi với bất cứ người nào mà tôi có thể đã trao đổi về vụ việc Whitewater. Sau này, Starr sẽ sử dụng rất nhiều nhân viên FBI, cũng như các thám tử tư do tiền của người đóng thuế chi trả để điều tra vấn đề mà ông ta từng nói là chẳng hề quan tâm.

        Cuối tháng 7, tôi bắt đầu lo ngại về FBI, vì các lý do quan trọng hơn nhiều chuyên điều tra tình dục mà Starr đề nghị cơ quan này tiến hành. Đã có hàng loạt sai sót trong vụ Louis Freeh: các báo cáo lệch lạc từ phòng pháp y của FBI có thể đe dọa nhiều vụ hình sự đang chờ xét xử; các khoản chi tiêu quá lố cho hai hệ thống vi tính vốn được dùng để nâng cấp Trung tâm Thông tin Tội phạm Quốc gia và kiểm tra nhanh dấu tay cho các sĩ quan cảnh sát trên toàn quốc; vụ tiết lộ hồ sơ FBI về các viên chức đảng Cộng hòa cho Nhà Trắng; và vụ để lộ danh tính và rõ ràng là cố gài bẫy Richard Jewell, một nghi can trong vụ đánh bom Thế vận hội Atlanta mà sau này được tha bổng. Ngoài ra còn có một cuộc điều tra hình sự đối với hành vi của người phó của Freeh là Larry Potts, trong vụ đấu súng đẫm máu ở Ruby Ridge vào năm 1992, một vụ mà FBI đã bị chỉ trích hết sức nặng nề và Potts đã bị khiển trách trước khi được Freeh bổ nhiệm.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 08:41:06 pm
        Freeh bị báo chí và các đảng viên Cộng hòa trong quốc hội chỉ trích mạnh mẽ; họ chỉ ra sai sót của FBI là nguyên nhân để họ bác bỏ điều khoản trong dự luật chống khủng bố của tôi cho phép cơ quan này có quyền ghi âm để theo dõi các nghi can khủng bố khi chúng di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

        Có một phương cách chắc chắn để Freeh làm hài lòng các thành viên của đảng Cộng hòa tại quốc hội và thoát khỏi những lời chỉ trích của báo chí: đối đầu với Nhà Trắng. Cho dù có xuất phát từ công việc hay từ sự cần thiết nào đó, Freeh bắt đầu làm như vậy. Khi các hồ sơ được tập hợp và công bố, phản ứng đầu tiên của ông ta là đổ lỗi cho Nhà Trắng và chối bỏ trách nhiệm của FBI. Khi vụ vận động tài chính cho các cuộc tranh cử nổ ra, ông ta viết thư cho Janet Reno gợi ý bà chỉ định một công tố viên độc lập, rồi tiết lộ nội dung lá thư này cho báo chí. Khi báo chí bắt đầu đưa tin rằng có thể Chính phủ Trung Quốc cung cấp những khoản đóng góp bất hợp pháp cho các thành viên quốc hội vào năm 1996, các nhân viên cấp thấp thông báo cho các nhân viên cấp dưới của Hội đồng An ninh Quốc gia biết, nhưng đề nghị họ không báo cáo lên các viên chức cấp trên. Khi ngoại trưởng Madeleine Albright chuẩn bị đi Trung Quốc, cố vấn Nhà Trắng Chuck Ruff, một luật sư liên bang và cựu quan chức Bộ Tư pháp đáng kính, yêu cầu FBI cung cấp thông tin về các kế hoạch của Bắc Kinh tìm cách gây ảnh hưởng đến chính phủ. Rõ ràng là bộ trưởng ngoại giao cần biết việc này trước khi gặp các viên chức Trung Quốc, nhưng đích thân Freeh chỉ đạo FBI không được cung cấp bản trả lời đã được chuẩn bị sẵn, cho dù việc này đã được sự thống nhất của Bộ Tư pháp và hai viên chức trợ lý cấp cao của Freeh.

        Tôi không nghĩ Freeh lại ngốc đến đến mức cho rằng đảng Dân chủ lại cố ý chấp nhận các khoản đóng góp bất hợp pháp từ chính phủ Trung Quốc; ông ta chỉ muốn tránh các chỉ trích từ báo chí và các đảng viên Cộng hòa, cho dù hành động đó có ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại của chúng tôi. Tôi nhớ lại cú điện thoại từ một nhân viên FBI đã về hưu ở Arkansas khuyên tôi không nên bổ nhiệm Freeh và cảnh báo tôi là ông này sẽ đạp tôi xuống sông khi nào thấy cần thiết cho quyền lợi riêng của ông ta.

        Cho dù động cơ của Freeh là gì đi nữa, thái độ của FBI đối với Nhà Trắng là ví dụ nữa về sự điên rồ đang diễn ra ở Washington. Đất nước đang phát triển rất tốt và ngày càng thịnh vượng hơn, và chúng tôi đang thúc đẩy hòa bình và phồn vinh trên khắp thế giới, thế nhưng sự đeo đuổi tìm kiếm mù quáng những vụ tai tiếng vẫn tiếp tục. Vài tháng trước, Tom Oliphant, một nhà báo có suy nghĩ sâu sắc và dộc lập của tờ Boston Globe, đã tóm tắt tình hình như sau:

        Gần đây, có vẻ như những thế lực hùng mạnh và tự phụ điều khiển cỗ máy xìcăngđan vĩ đại của Mỹ đang rất lớn mạnh. Nhiên liệu của cỗ máy này là những giả định gây ra nhiều thắc mắc- những thắc mắc này lại đặt thêm ra nhiều giả định - toàn bộ những điều ấy tạo ra một sự điên cuồng đòi hỏi các cuộc điều tra ráo riết của những nhà điều tra siêu tỉ mỉ, những người phải độc lập bằng mọi giá. Tất nhiên, chỉ có kẻ có tội và những người trong cuộc mới có thể cưỡng lại sự điên cuồng này.

        Tháng 8 được bắt đầu với những tin tốt và tin xấu. Nạn thất nghiệp xuống dưới 4,8%, thấp nhất từ năm 1973, và niềm tin vào tương lai tăng cao sau khi có sự thống nhất của hai đảng về ngân sách. Tuy nhiên sự hợp tác lưỡng đảng chưa lan tới qui trình bổ nhiệm: Jesse Helms phản đối tôi đề cử thống đốc bang Massachusetts là Bill Weld làm đại sứ Mỹ tại Mexico vì Helms cho rằng Weld đã xúc phạm ông ta, và Janet Reno thông báo với Hiệp hội Luật gia Hoa Kỳ rằng có đến 101 vị trí thẩm phán liên bang còn trống vì thượng viện chỉ thông qua chín trong số các vị được tôi đề cử trong năm 1997, và không có chức vụ nào tại Tòa phúc thẩm được thông qua.

        Sau hai năm gián đoạn, gia đình tôi trở lại Vườn nho Martha nghỉ hè vào tháng 8. Chúng tôi nghỉ tại nhà của người bạn là Dick Friedman gần Oyster Pond. Tôi mừng sinh nhật của mình bằng cuộc chạy bộ với Chelsea, và tôi gợi ý Hillary chơi golf hàng năm với tôi tại sân golf công cộng Mink Meadows. Cô ấy chưa bao giờ thích chơi golf, mỗi năm một lần, cô ấy đùa bằng cách cùng chơi vài lỗ. Tôi chơi golf rất nhiều với Vernon Jordan tại sân golf tuyệt vời Farm Neck. Ông thích chơi môn thể thao này hơn Hillary rất nhiều.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 08:45:18 pm
        Tháng 8, kết thúc giống như khi nó bắt đầu, với cả tin tốt và tin xấu. Ngày 29, Tony Blair mời Sinn Fein tham dự các cuộc đàm phán hòa bình Ireland, lần đầu tiên công nhận vai trò chính thức của đảng này. Ngày 31, Công nương Diana thiệt mạng trong tai nạn xe hơi tại Paris. Không đầy một tuần sau, Mẹ Teresa từ trần. Hillary rất buồn vì sự ra đi của hai người. Cô ấy quen biết và yêu mến cả hai, và đã thay mặt nước Mỹ đến dự hai đám tang, trước tiên bay đến London và vài ngày sau bay đến Calcutta.

        Tháng 8, tôi cũng thông báo một tin đáng thất vọng: Mỹ không thể ký hiệp ước quốc tế cấm sử dụng mìn. Hoàn cảnh dẫn đến việc Mỹ không ký hiệp ước này thật là kỳ quặc. Mỹ đã bỏ ra 153 triệu USD để tháo gỡ mìn trên khắp thế giới từ năm 1993; chúng tôi vừa mất một náy bay với chín người sau khi di chuyển nhóm tháo mìn đến tây nam châu Phi; chúng tôi đã huấn luyện kỹ thuật cho 25% chuyên viên tháo mìn trên toàn thế giới; và cũng đã phá hủy được 1,5 triệu quả mìn, và dự kiến sẽ phá hủy thêm 1,5 triệu quả khác trước năm 1999. Không một quốc gia nào khác trên thế giới làm nhiều như Mỹ trong việc tháo bỏ mìn trên khắp thế giới.

        Khi gần kết thúc các cuộc thương lượng để ký hiệp ước, tôi yêu cầu hai sửa đổi: ngoại lệ cho các bãi mìn theo yêu cầu của Liên hiệp quốc dọc biên giới Triều Tiên, nhằm mục đích bảo vệ nhân dân Nam Triều Tiên và các lực lượng quân đội của chúng ta đóng tại đấy, và chỉnh sửa ngôn từ của một điều khoản cho phép tên lửa chống tăng sản xuất ở châu Âu không áp dụng với tên lửa chống tăng sản xuất tại Mỹ. Các tên lửa của chúng ta cũng an toàn như vậy và còn hiệu quả hơn trong việc bảo vệ binh sĩ của chúng tôi. Nhưng cả hai điểm sửa đổi đều bị bác bỏ, một phần vì hội nghị về mìn quyết tâm thông qua bản hiệp ước mạnh mẽ nhất sau cái chết của người ủng hộ nổi tiếng nhất của mình là công nương Diana, và một phần khác là vì một vài người tại hội nghị muốn gây khó khăn cho Mỹ hoặc muốn ép buộc chúng tôi ký hiệp ước mà không được sửa đổi gì cả. Tôi không thích bị loại trừ khỏi bản hiệp ước quốc tế về mìn này, vì nó sẽ làm phương hại đến đòn bẩy của chúng ta trong nỗ lực chấm dứt sản xuất và sử dụng mìn, mà một vài loại có thể mua được với giá ba đôla một quả, nhưng tôi không thể nào đặt sự an nguy của binh sĩ Mỹ hay của nhân dân Nam Triều Tiên vào vòng nguy hiểm.

        Ngày 18 tháng 9, Hillary và tôi đưa Chelsea đến trường Stanford. Chúng tôi muốn cuộc sống mới của nó càng bình thường càng tốt và tôi đã làm việc với mật vụ để đảm bảo rằng nó sẽ được các nhân viên trẻ ăn mặc bình thường theo bảo vệ và hết sức tránh trở ngại cho nó. Trường Stanford đồng ý ngăn chặn báo giới tiếp cận với nó trong khuôn viên trường. Chúng tôi dự lễ đón tân sinh viên và gặp gỡ các phụ huynh khác, sau đó chúng tôi đưa Chelsea đến tận phòng ngủ trong ký túc xá và giúp nó chuyển đồ đạc vào. Chelsea rất vui sướng và phấn khởi; Hillary và tôi thì hơi buồn và lo lắng. Hillary tìm cách vượt qua cảm xúc bằng cách lăng xăng giúp Chelsea sắp xếp phòng ở, thậm chí còn đặt cả giấy lót Contac vào các ngăn tủ. Tôi mang hành lý của Chelsea lên lầu vào phòng ngủ, và thu xếp giường cho nó. Sau đó, tôi chỉ còn biết nhìn qua cửa sổ trong lúc Hillary làm cho Chelsea rối tinh lên vì đủ thứ sắp đặt trong phòng. Khi đại diện sinh viên nói với tất cả phụ huynh rằng con cái chúng tôi sẽ nhớ đến chúng tôi "trong khoảng một tháng và khoảng 15 phút mỗi ngày", thì tất cả mọi người đều cười rộ lên. Tôi mong sẽ là như vậy, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ nhớ chúng. Khi đến giờ phải ra về, Hillary đã bình tĩnh lại và sẵn sàng. Riêng tôi thì không, tôi muốn ở lại ăn cơm tối.

        Vào ngày cuối cùng của tháng 9, tôi dự buổi lễ về hưu của tướng John Shalikashvili và trao tặng ông Huân chương Tự do của tổng thống. Ông ấy là chủ tịch tuyệt vời của Hội đồng Tham mưu Liên quân, ủng hộ việc mở rộng NATO, việc lập ra chương trình Đối tác cho Hòa bình, và triển khai binh sĩ Mỹ trong hơn 40 chiến dịch, trong đó có Bosnia, Haiti, Iraq, Rwanda, và eo biển Đài Loan. Tôi thực sự thấy thú vị khi được làm việc với ông ta. Ông là một người thông minh, ngay thẳng, và rất quan tâm đến sự an nguy của binh sĩ Mỹ. Để thay thế ông, tôi bổ nhiệm tướng Hugh Shelton, người gây nhiều ấn tượng cho tôi toong chiến dịch Haiti.

        Thời gian đầu mùa thu được dồn vào các hoạt động ngoại giao, khi tôi thực hiện chuyên viếng thăm đầu tiên đến Nam Mỹ. Tôi đến thăm Venezuela, Brazil và Argentina để thể hiện tầm quan trọng của châu Mỹ Latinh đối với tương lai của nước Mỹ, và tiếp tục thúc đẩy ý tưởng về một vùng thương mại tự do bao gồm tất cả các quốc gia châu Mỹ. Venezuela là quốc gia số một cung ứng dầu hỏa cho Mỹ và luôn luôn cung cấp một số lượng dầu hỏa vượt yêu cầu cho nước Mỹ mỗi khi chúng tôi cần đến từ Thế chiến hai cho đến chiến tranh vùng Vịnh. Cuộc viếng thăm của tôi ngắn và không có gì phức tạp; đỉnh cao là một bài phát biểu với nhân dân Caracas bên ngôi mộ của người anh hùng Simón Bolívar.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 08:49:41 pm
        Nhưng Brazil thì lại khác hẳn. Từ lâu hai nước đã có những căng thẳng; nhiều người Brazil từ lâu đã không thích nước Mỹ. Brazil là nước đứng đầu tổ chức thương mại Mercosur, bao gồm Argentina, Paraguay và Uruguay, và khối này có giao dịch thương mại với châu Âu lớn hơn với Mỹ. Mặt khác, Tổng thống Brazil Fernando Henrique Cardoso là một nhà lãnh đạo hiện đại, làm việc có hiệu quả muốn có quan hệ tốt với Mỹ và ông hiểu rằng quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn với Mỹ sẽ giúp Brazil hiện đại hóa nền kinh tế của mình, làm giảm sự nghèo khó kinh niên, và tăng cường ảnh hưởng của Brazil trên toàn thế giới.

        Tôi bị cuốn hút bởi nước Brazil kể từ khi tay kèn saxophone nhạc Jazz vĩ đại Stan Getz phổ cập loại nhạc này tại Mỹ trong những năm I960, và kể từ đó tôi có ước muốn được đến những thành phố và thăm phong cảnh xinh đẹp của đất nước này. Tôi cũng kính trọng và thích Cardoso. Ông đã đến thăm chính thức Washington, và tôi nghĩ ông là một trong các nhà lãnh đạo ấn tượng nhất mà tôi được gặp. Tôi muốn khẳng định những sự cống hiến của cả hái bên cho mối quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ và sự ủng hộ của chúng tôi đối với chính sách của ông, đặc biệt là với các chính sách bảo vệ các khu rừng nhiệt đới của Brazil, đã bị phá hoại trầm trọng vì nạn chặt phá rừng, và cải tiến nền giáo dục của họ. Cardoso cũng khởi động một chương trình rất hấp dẫn gọi là bolsa escola nhằm chi trả tiền mặt hàng tháng cho những người Brazil nghèo nếu con cái của họ được đến trường học ít nhất 85% tổng số giờ học.

        Trong cuộc họp báo của chúng tôi có một khoảnh khắc thú vị: ngoài các câu hỏi về các mối quan hệ của Brazil và Mỹ và sự thay đổi khí hậu, thì có bốn câu hỏi từ các nhà báo Mỹ về những cuộc tranh luận đang diễn ra bên trong nước Mỹ về số tiền vận động cho các chiến dịch bầu cử năm 1996. Một phóng viên hỏi liệu tôi hay nước Mỹ có khó chịu không khi bị hỏi như vậy trong chuyên công du nước ngoài. Tôi trả lời: "Đó là quyết định của anh. Anh phải quyết định sẽ hỏi câu gì. Tôi không thể bị khó chịu về cách mà anh quyết định làm công việc của mình như thế nào".

        Trước khi đến thăm một trường học trong khu ngoại ô nghèo ở Rio de Janeiro với huyền thoại bóng đá Pélé, Hillary và tôi đến thành phố Brasilia để dự tiệc chiêu đãi chính thức tại nhà của tổng thống, nơi Fernando Henrique và Ruth Cardoso mời tôi thưởng thức âm nhạc Brazil mà tôi rất yêu thích trong hơn 30 năm qua: một nhóm nhạc gõ phụ nữ chơi nhạc bằng cách lắc lư những chiếc đĩa có kích thước khác nhau gắn trên cơ thể họ, và một nhạc sĩ thật tuyệt vời ở Bahia là Virginia Rodrigues.

        Tổng thống Argentina Carlos Menem là đồng minh mạnh mẽ của Mỹ, từng ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến vùng Vịnh và chiến dịch Haiti. Ông còn áp dụng chính sách kinh tế thị trường tự do mạnh mẽ. Ông chiêu đãi một bữa thịt nướng tại Trung tâm Nông nghiệp ở Buenos Aires và Hillary và tôi đã được học những bài học về điệu nhảy tango, và buổi biểu diễn kỹ thuật cưỡi ngựa Argentina: một kỵ sĩ đứng trên hai con ngựa vai rộng chạy vòng quanh đấu trường.

        Tổng thống Menem cũng mời chúng tôi đến Bariloche, một thành phố nghỉ dưỡng du lịch xinh đẹp tại Patagonia, để thảo luận về hiện tượng nóng lên toàn cầu và phản ứng chung của chúng tôi mà tôi hy vọng có được. Hội nghị quốc tế về thay đổi khí hậu sắp diễn ra ở Kyoto, Nhật Bản vào tháng 12. Tôi ủng hộ hoàn toàn việc đặt ra các mục tiêu khắt khe nhằm cắt giảm việc thải khí gây hiệu ứng nhà kính cho cả các quốc gia đã phát triển và đang phát triển, nhưng tôi muốn hoàn thành các chỉ tiêu này không phải thông qua các quy định luật pháp và thuế mà thông qua các biện pháp khuyến khích mang tính thị trường thúc đẩy tiết kiệm năng lượng và sử dụng công nghệ năng lượng sạch mới. Bariloche là địa điểm hoàn mỹ để nêu bật tầm quan trọng của môi trường. Bên hồ nước lạnh lẽo và trong suốt nằm đối diện với khách sạn Llao Llao chúng tôi nghỉ, Hillary và tôi đi bộ xuyên qua khu rừng huyền diệu Arrayanes, có những cây hải đào thân láng. Những cây này có màu cam do chất acid họ Tanin tiết ra, khi sờ vào rất mát. Loài cây này sống sót là nhờ loại đất hoàn hảo, không khí trong lành, và khí hậu ôn hòa. Một hành động đúng đắn chống lại sự thay đổi khí hậu sẽ bảo tồn những loại cây mong manh và độc nhất vô nhị, và duy trì sự ổn định cho tất cả phần còn lại của hành tinh của chúng ta.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 08:53:41 pm
        Ngày 26 tháng 10, chúng tôi trở về Washington, Capricia Marshall, Kelly Craighead và các nhân viên của Hillary cùng tổ chức buổi lễ mừng sinh nhật lần thứ 50 khá lớn cho Hillary dưới một chiếc lều được dựng lên tại Bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng. Chelsea về nhà để gây ngạc nhiên cho Hillary. Trên chiếc bàn dài bày đủ các món ăn và âm nhạc theo từng thập niên trong cuộc đời cô ấy, cùng với những người đã từng quen biết vợ tôi theo từng thời kỳ: ở Illinois trong những năm 1950, Wellesley trong những năm I960, Yale trong những năm 1970 và Arkansas trong những năm 1980.

        Ngày hôm sau, Giang Trạch Dân đến Washington. Tôi mời ông đến Nhà Trắng tối hôm ấy để gặp mặt không chính thức. Sau gần năm năm làm việc với ông, tôi rất có ấn tượng với tài năng chính trị của ông, ước muốn của ông đưa Trung Quốc hội nhập hơn nữa vào cộng đồng thế giới, và sự phát triển kinh tế mà ông đã thúc đẩy dưới sự lãnh đạo của ông và của Thủ tướng Chu Dung Cơ, nhưng tôi vẫn quan ngại khi Trung Quốc tiếp tục đàn áp những quyền tự do cơ bản và bắt giam những người bất đồng chính kiến. Tôi đề nghị Giang Trạch Dân trả tự do cho một số người bất đồng chính kiến và nói với ông rằng nếu Mỹ và Trung Quốc muốn quan hệ đối tác lâu dài, thì trong mối quan hệ giữa hai bên phải có chỗ cho những sự bất đồng trong sáng và công bằng.

        Khi Giang Trạch Dân nói rằng ông đồng ý về điểm này, chúng tôi bắt đầu tranh luận về những thay đổi và tự do mà Trung Quốc có thể thích ứng mà không tạo ra nguy cơ bất ổn bên trong. Chúng tôi đã không giải quyết hết các bất đồng này, nhưng chúng tôi hiểu nhau nhiều hơn, và sau khi Giang Trạch Dân trở về nhà khách Blair House, tôi đi ngủ với suy nghĩ rằng Trung Quốc sẽ bị sức ép của một xã hội hiện đại buộc phải mở cửa nhiều hơn nữa, và trong thế kỷ mới nhiều khả năng hai nước chúng tôi sẽ là đối tác hơn là địch thủ.

        Ngày hôm sau tại cuộc họp báo, Giang Trạch Dân và tôi thông báo, chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác để ngăn chặn sự bành trướng của các loại vũ khí giết người hàng loạt; cùng nhau ủng hộ sử dụng năng lượng hạt nhân cho các mục đích hòa bình, và cuộc chiến chống tội ác có tổ chức, buôn lậu ma tuý và buôn người; mở rộng nỗ lực của Mỹ ủng hộ pháp quuyền ở Trung Quốc bằng cách huấn luyện các thẩm phán và luật sư; và hợp tác bảo vệ môi trường. Tôi cũng cam kết làm hết sức mình để đưa Trung Quốc gia nhập WTO. Giang Trạch Dân lặp lại các ý kiến của tôi và thông báo chúng tôi đã đồng ý tổ chức những cuộc họp thượng đỉnh thường xuyên và lập "đường dây nóng" để có thể duy trì trao đổi thông tin trực tiếp.

        Khi chúng tôi dành thời gian cho báo chí đặt câu hỏi, giới truyền thông hỏi ngay những câu không thể né tránh nhân quyền, về sự kiện Thiên An Môn, và về vấn đề Tây Tạng. Giang Trạch Dân có vẻ hơi khựng lại, nhưng ông vẫn giữ được sự hóm hỉnh, chủ yếu là lặp lại những gì ông đã nói với tôi về các chủ đề này tối hôm trước, và nói thêm rằng ông đang đến thăm một nền dân chủ mà người dân có thể tự do phát biểu các quan điểm khác nhau. Tôi đáp lại rằng cho dù Trung Quốc đang đi trên con đường đúng của lịch sử về rất nhiều lĩnh vực, nhưng về vấn đề nhân quyền "chúng tôi nghĩ rằng chính sách của chính quyền Trung Quốc đang ở bên phía sai lầm của lịch sử". Vài ngày sau, trong diễn văn đọc tại Đại học Harvard, Chủ tịch Giang Trạch Dân nhìn nhận rằng đã có những sai lầm trong cách đối phó với những người biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn. Trung Quốc thường có những bước đi chậm đến phát bực mình đối với những người phương Tây, nhưng không phải là hoàn toàn không chịu thay đổi.

        Tháng 10 mang đến hai diễn biến mới trên lĩnh vực pháp lý. Sau khi thẩm phán Susan Webber Wright dựa vào thành kiến để bác bỏ (có nghĩa là chúng sẽ không được đệ trình trở lại) hai trong bốn điểm trong đơn kiện của Paula Jones, tôi đề nghị dàn xếp mà không đưa ra xét xử. Thực ra tôi không muốn làm như vậy vì nó sẽ ngốn mất gần nửa số tiền dành dụm của Hillary và tôi trong 20 năm, và vì tôi biết rằng, trên cơ sở cuộc điều tra mà nhóm công tác pháp lý của chúng tôi thực hiện, chúng tôi sẽ thắng trong vụ kiện này nếu nó được đem ra xử. Nhưng tôi không muốn mất một ngày nào trong ba năm còn lại của tôi vào việc này.

        Jones không chịu nhận dàn xếp trừ khi tôi xin lỗi vì đã quấy rối tình dục cô ta. Tôi không thể làm như vậy được vì sự thật không phải là như vậy. Không lâu sau, các luật sư của cô ta kiến nghị toà cho phép họ được miễn tiếp tục công việc. Lập tức họ được thay thế bởi một công ty luật ở Dallas có mối quan hệ chặt chẽ với và được hậu thuẫn tài chính bởi viện Rutherford. Đây là một tổ chức pháp lý cánh hữu do các đối thủ của tôi tài trợ. Bây giờ người ta cũng đã không còn phải giả bộ Paula Jones là nguyên cáo thực sự trong vụ kiện mang tên cô ta nữa.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 09:01:05 pm
        Đầu tháng, Nhà Trắng giao tất cả các băng video ghi hình 44 buổi uống cà phê tại Nhà Trắng gây nhiều tranh cãi cho Bộ Tư pháp và quốc hội. Những cuộn băng video này chứng minh những gì tôi đã nói trước đây. Đây không phải là vận động gây quỹ tranh cử, mà là những buổi thảo luận mở rộng và thường rất hấp dẫn với một số người tham dự là những người ủng hộ chúng tôi, và một số người khác không phải là người ủng hộ chúng tôi. Điều duy nhất những người chỉ trích có thể làm là càm ràm rằng những băng hình này lẽ ra phải được công bố sớm hơn.

        Không lâu sau đó, Newt Gingrich thông báo ông ta không gom đủ số phiếu để thông qua dự luật về quyền đàm phán nhanh trong thương mại tại hạ viện. Tôi đã làm việc cật lực hàng tháng trời để thông qua dự luật này. Trong một cố gắng lấy thêm phiếu từ đảng của tôi, tôi đã cam kết với các thành viên đảng Dân chủ rằng tôi sẽ thương thuyết các thỏa thuận thương mại có kèm các điều khoản về lao động và môi trường. Tôi nói với họ rằng tôi đã thuyết phục được Chile đưa các quy định nói trên vào bản hiệp định thương mại song phương mà chúng tôi đang thương thuyết. Không may là tôi đã không thuyết phục được nhiều người trong số họ vì tổ chức nghiệp đoàn AFL-CIO, vốn vẫn còn giận dữ sau vì đã đánh bại trong việc ngăn cản NAFTA, đã biến cuộc bỏ phiếu về quyền đàm phán nhanh thành một thử thách xem đảng Dân chủ ủng hộ hay chông đối người lao động. Ngay cả các nghị sĩ đảng Dân chủ có cùng quan điểm với tôi cũng ngại phải bước vào cuộc vận động để tái cử mà không có sự ủng hộ về tài chính và tổ chức của AFL-CIO. Nhiều nghị sĩ bảo thủ của đảng Cộng hòa thì sẽ bỏ phiếu tuỳ thuộc vào việc tôi có đưa ra thêm các giới hạn trong chính sách của Mỹ về kế hoạch hóa gia đình quốc tế hay không. Khi tôi không đưa thêm hạn chế nào, tôi mất đi những lá phiếu của họ. Chủ tịch hạ viện cũng vận động cho dự luật này, nhưng cuối cùng, chúng tôi vẫn thiếu sáu phiếu. Bây giờ tôi chỉ có thể tiếp tục với các hiệp định thương mại riêng lẻ với từng quốc gia và mong rằng quốc hội không tìm cách loại chúng bằng sửa đổi liên tục.

        Giữa tháng, chúng tôi lại đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới tại Iraq, khi Saddam Hussein trục xuất sáu nhân viên người Mỹ trong nhóm thanh sát vũ khí của Liên hiệp quốc. Tôi ra lệnh cho đội tàu sân bay uss George Washington tiến vào khu vực, và vài ngày sau, các thanh sát viên quay trở lại Iraq.

        Hội nghị Kyoto về hiện tượng nóng lên toàn cầu khai mạc ngày 1 tháng 12. Trước khi hội nghị này kết thúc, Al Gore bay sang Nhật Bản để hỗ trợ cho trưởng thương thuyết gia của chúng tôi, thứ trưởng ngoại giao Stu Eizenstat, nhằm đạt được một bản hiệp ước mà chúng tôi có thể ký được, với các chỉ tiêu cụ thể nhưng không có những giới hạn quá đáng về cách thực hiện chúng, và kèm theo lời kêu gọi với các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ cùng tham gia; trong vòng 30 năm, họ sẽ vượt qua Mỹ về mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính (hiện nay Mỹ thải ra các loại khí này nhiều nhất thế giới). Nếu không có những chỉnh sửa này, tôi không thể nào đệ trình hiệp ước ra trước quốc hội; dù có thuận lợi thế nào chăng nữa cũng khó mà thông qua được hiệp ước này. Với sự ủng hộ của Thủ tướng Hashimoto, người mong muốn Kyoto là một thành công cho nước Nhật, và của một số quốc gia bạn bè trong đó có Argentina, các cuộc thương thuyết đã đạt được bản hiệp ước mà tôi vui mừng ủng hộ, với các tiêu chuẩn mà tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể đạt được, nếu quốc hội thông qua các đạo luật khuyến khích về chế độ thuế cần thiết nhằm kích thích sản xuất và mua thêm công nghệ tiết kiệm các sản phẩm năng lượng sạch.

        Vào những ngày trước giáng sinh, Hillary, Chelsea và tôi đến Bosnia để động viên dân chúng tại Sarajevo tiếp tục đi theo con đường hòa bình và thăm các binh sĩ tại Tuzla. Bob và Elizabeth Dole cùng đi với phái đoàn, cùng nhiều tướng lĩnh quân đội, và khoảng trên 10 nghị sĩ quốc hội lưỡng đảng. Elizabeth là chủ tịch Hội chữ thập đỏ Mỹ, còn Bob vừa chấp nhận đề nghị của tôi làm người đứng đầu ủy ban Quốc tế tìm kiếm người mất tích ở Nam Tư cũ.

        Vào ngày trước lễ giáng sinh, Mỹ đưa ra 1,7 tỷ USD để hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế đang lung lay của Hàn Quốc, đánh dấu bước mở đầu cam kết của chúng tôi nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, sẽ ngày càng tồi tệ hơn trong năm sắp đến. Nam Triều Tiên vừa bầu Tổng thống mới là Kim Dae Jung, một nhà đấu tranh lâu năm cho dân chủ. Ông ấy đã từng bị tuyên án tử hình trong những năm 1970 cho đến khi có sự can thiệp của Tổng thống Carter. Lần đầu tiên tôi gặp ông Kim Dae Jung tại bậc thềm của Tòa thị chính Los Angeles vào tháng 5 năm 1992 khi ông hãnh diện nói với tôi rằng ông cũng đại diện cho cách tiếp cận chính trị mới giống như của tôi. Ông ấy là người vừa can đảm vừa nhìn xa trông rộng, và tôi muốn ủng hộ ông.

        Bước vào kì nghỉ Cuối tuần Phục hưng và chuẩn bị sang năm mới, tôi hài lòng nhìn lại năm 1997, hy vọng rằng thời điểm tồi tệ nhất trong cuộc chiến đảng phái đã qua sau những thành tựu mà chúng tôi đã đạt được: một ngân sách cân bằng; gia tăng lớn nhất cho kinh phí hỗ trợ sinh viên đại học trong 50 năm qua; gia tăng lớn nhất bảo hiểm y tế cho trẻ em từ năm 1965; mở rộng NATO; Hiệp ước cấm vũ khí hóa học; Công ước Kyoto; các cải cách sâu rộng về luật xin con nuôi và cải cách mạnh mẽ của Cơ quan an toàn thực và dược phẩm để đẩy nhanh việc đưa vào sử dụng các loại thuốc và phương tiện y khoa có thể cứu mạng người; và sáng kiến Một nước Mỹ vốn đã thu hút sự tham gia của hàng triệu người đối thoại với nhau về tình trạng hiện nay của mối quan hệ chủng tộc. Đó là một danh sách ấn tượng, nhưng nó chưa đủ để xóa đi những ngăn cách về ý thức hệ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 09:07:03 pm

        48

        Tôi không hề hay biết rằng năm 1998 bắt đầu là năm lạ lùng nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi, một năm đầy nhục nhã cho riêng tôi, cuộc chiến chính sách trong nước và chiến thắng ở nước ngoài, và, bất chấp mọi rủi ro, một năm thể hiện sự thông thái khôn ngoan và chính trực căn bản của người Mỹ. Vì tất cả mọi chuyên xảy ra cùng lúc nên tôi buộc phải xoay mòng mòng giữa hai cuộc sống song song, ngoại trừ một điều là lần này những góc tối nhất trong cuộc sống nội tâm của tôi đã bị phơi bày trần trụi.

        Tháng giêng bắt đầu bằng tín hiệu tích cực với ba sáng kiến: (1) số tình nguyện viên Thiện nguyện Hòa bình tăng 50%, chủ yếu để ủng hộ những nền Dân chủ Mới nổi từ sau khi cộng sản sụp đổ; (2) chương trình chăm sóc trẻ em trị giá 22 tỷ đôla đã tăng gấp đôi số trẻ em trong các gia đình công nhân được hưởng chăm sóc cho ỉrẻ em, đem lại khoản thuế tín dụng khuyến khích các chủ doanh nghiệp tổ chức cho nhân viên của họ được hưởng chính sách chăm sóc trẻ em, và mở rộng các chương trình cho trẻ em tuổi chưa đến trường và sau khi tốt nghiệp cho 500.000 trẻ em; và (3) đề nghị cho phép dân chúng "mua" Medicare, chương trình bảo hiểm cho người Mỹ 65 tuổi trở lên, ở độ tuổi 62 hoặc 55 nếu họ bị mất việc. Chương trình được thiết kế theo dạng tự lập về tài chính thông qua các khoản đóng phí khiêm tốn và các khoản thanh toán khác. Việc này rất cần thiết vì rất nhiều người Mỹ phải nghỉ việc sớm, vì cắt giảm biên chế, giảm quy mô, hoặc do họ lựa chọn, và họ không thể tìm được bảo hiểm có thể chịu được ở bất cứ nơi nào khác sau khi đã đánh mất khoản bảo hiểm do chủ doanh nghiệp cấp lúc còn đi làm.

        Tuần thứ hai của tháng, tôi đến Nam Texas, một trong những nơi tôi ưa thích ở nước Mỹ để thúc giục hội sinh viên gốc nói tiếng Tây Ban Nha ở trường Trung học Mission giúp đỡ xóa bỏ ngăn cách giữa tỷ lệ thanh niên gốc nói tiếng Tây Ban Nha học ở trường với các thanh niên thuộc sắc dân khác bằng cách sử dụng các khoản trợ cấp học phí tăng đáng kể mà quốc hội đã chấp thuận từ năm 1997. Khi ở đó, tôi được thông báo rằng nền kinh tế của Indonesia đã sụp đổ, và bộ phận phụ trách kinh tế của tôi đã đến chi viện cho nạn nhân kế tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á; Thứ trưởng Ngân khố Larry Summers đến Indonesia nhằm củng cố thỏa thuận của chính phủ áp dụng cải tổ cần thiết để nhận được trợ giúp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

        Ngày 13, rắc rối lại bùng nổ ở Iraq khi chính phủ của Saddam ngăn cản nhóm thanh tra của Liên hiệp quốc do người Mỹ đứng đầu, bắt đầu nỗ lực dai dẳng của Saddam buộc Liên hiệp quốc bỏ cấm vận để đổi lấy việc tiếp tục thanh tra vũ khí. Cùng ngày, Trung Đông tiến gần đến khủng hoảng khi chính phủ của Thủ tướng Netanyahu, lúc này vẫn chưa mở lại sân bay Gaza, cũng chưa đưa ra lối đi an toàn giữa Gaza và Bờ Tây, đã đặt cả tiến trình hòa bình vào vòng nguy hiểm bằng việc bỏ phiếu tiếp tục kiểm soát Bờ Tây vô thời hạn. Điểm sáng duy nhất trong bôi cảnh thế giới vào tháng giêng là Nhà Trắng ký hiệp ước hợp tác NATO với các nước vùng Baltic, được thảo ra nhằm chính thức công nhận mối quan hệ an ninh của chúng ta và bảo đảm với họ rằng mục tiêu duy nhất của các nước NATO, kể cả Mỹ, là kết nạp Estonia, Lithuania và Latvia vào NATO và các tổ chức đa phương khác.

        Ngày 14, trong Phòng phía Tây ở Nhà Trắng, tôi cùng Al Gore tuyên bố sẽ thúc đẩy Bộ luật Quyền của Bệnh nhân, đem lại cho người Mỹ chương trình bảo hiểm điều trị căn bản vốn thường bị từ chối, và Hillary đang bị Ken Starr tra hỏi lần thứ năm. Chủ đề của lần này là tại sao các hồ sơ FBI về người phe Cộng hòa lọt vào tay Nhà Trắng, việc mà Hillary không hề hay biết.

        Ba ngày nữa, tôi phải ra cung khai về vụ Jones. Tôi đã tập trả lời hàng loạt câu hỏi có thể có với các luật sư và tôi nghĩ mình đã được chuẩn bị khá kỹ, mặc dù hôm đó tôi không được khỏe lắm và chắc chắn không mong chờ ngày đối mặt với các luật sư của Viện Rutherfort. Chánh thẩm phán Susan Webber Wright đã cho phép các luật sư của Jones được điều tra kỹ lưỡng đời sống riêng tư của tôi, vì họ muốn tìm xem có hay không dấu hiệu quấy rối tình dục liên quan đến bất cứ người phụ nữ nào đã từng làm việc cho tiểu bang lúc tôi làm thống đốc hoặc làm cho liên bang khi tôi làm Tổng thống, trong khoảng thời gian năm năm trước khi Jones tuyên bố bị quấy rối tình dục đến hiện tại. Thẩm phán Wright cũng nghiêm khắc chỉ đạo các luật sư của Jones không được rò rỉ bất cứ nội dung nào của bản cung khai hay những lĩnh vực khác trong tiến trình điều tra của họ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 09:12:30 pm
        Mục tiêu này lẽ ra đã có thể đạt được dễ dàng và đơn giản bằng cách chỉ cần trực tiếp hỏi tôi đã từng ở một mình với bất cứ nữ nhân viên nào của chính phủ hay chưa; sau đó các luật sư có thể hỏi những người phụ nữ ấy rằng tôi đã bao giờ quấy rối họ hay chưa. Tuy nhiên, như vậy có thể làm cho bản cung khai thành vô dụng. Đến lúc này, tất cả những ai liên quan đến vụ việc đều biết chẳng hề có bằng chứng về quấy rối tình dục. Tôi chắc chắn rằng các luật sư muốn buộc tôi công nhận có dính líu bất kể như thế nào với một hoặc vài phụ nữ, rồi họ sẽ vi phạm quy định của thẩm phán mà rò rỉ thông tin ra cho báo chí. Nhưng hóa ra, tôi còn chưa ngờ nổi đến một nửa của sự việc.

        Sau khi tôi tuyên thệ, buổi cung khai bắt đầu bằng việc các luật sư Viện Rutherfort yêu cầu thẩm phán công nhận định nghĩa "quan hệ tình dục" mà họ cố tình tìm ra trong một tài liệu pháp lý. về căn bản, định nghĩa này chỉ ra "quan hệ tình dục" nghĩa là tất cả những tiếp xúc thân mật hơn nụ hôn do người được hỏi thực hiện để thể hiện sự biết ơn hay do bị kích thích. Định nghĩa này dường như đòi hỏi phải có hành động cụ thể và tâm trạng nhất định từ phía tôi, trong khi bao gồm bất cứ hành động nào của người khác. Các luật sư nói họ cố gắng tránh cho tôi những câu hỏi gây ngượng ngùng.

        Tôi ở đó vài tiếng đồng hồ, chỉ có khoảng 10 hay 15 phút dành cho Paula Jones. Hầu hết thời gian còn lại dành cho các đề tài khác nhau không hề liên quan đến Jones, kể cả rất nhiều câu hỏi về Monica Lewinsky, người thực tập trong Nhà Trắng hồi mùa hè năm 1995 và sau đó là nhân viên từ tháng 12 đến đầu tháng 4, khi cô ấy được chuyển sang Lầu năm góc. Các luật sư hỏi, cùng với nhiều vấn đề khác, rằng tôi biết cô ấy đến mức nào, chúng tôi đã bao giờ tặng quà cho nhau chưa, chúng tôi đã từng nói chuyện qua điện thoại chưa, và tôi có "quan hệ tình dục" với cô ấy không. Tôi thông báo về các buổi trò chuyện giữa chúng tôi, thú nhận là có tặng quà cho cô ấy, và đối với câu hỏi về "quan hệ tình dục", tôi trả lời không.

        Các luật sư Viện Rutherfort hỏi đi hỏi lại chừng ấy câu hỏi chỉ hơi khác chút ít. Khi chúng tôi nghỉ giải lao, bộ phận pháp lý của tôi khá lo lắng vì tên của Lewinsky xuất hiện trong danh sách nhân chứng tiềm năng của bên nguyên mới đầu tháng 12, và cô ấy đã nhận được trát gọi ra tòa làm nhân chứng hai tuần sau đó. Tôi không nói cho họ biết mối quan hệ của tôi với cô ấy, nhưng tôi nói tôi không chắc là đã hiểu chính xác cái định nghĩa gây tò mò kia về quan hệ tình dục có nghĩa gì. Và họ cũng thế. Đầu buổi lấy lời khai, luật sư của tôi, Bob Bennett đã mời các luật sư Viện Rutherford đặt ra những câu hỏi cụ thể và không mập mờ về mối quan hệ của tôi với phụ nữ. Cuối buổi nói chuyện về Lewinsky, tôi hỏi luật sư đang hỏi tôi rằng có điều gì còn chưa rõ ràng mà anh muốn hỏi tôi hay không. Một lần nữa anh ta từ chối hỏi thêm. Thay vì thế, anh ta nói: "Thưa ngài, tôi nghĩ điều này sẽ nhanh chóng được đưa ra ánh sáng, và ngài sẽ hiểu".

        Tôi thấy nhẹ người nhưng vẫn thấy lo lắng khi luật sư dường như không muốn hỏi tôi những câu hỏi cụ thể, và có vẻ cũng chẳng muôn lấy câu trả lời của tôi. Nếu anh ta hỏi cụ thể, tôi sẽ trả lời trung thực, dù chắc là chẳng thích thú gì. Trong khi chính phủ cắt giảm hồi cuối năm 1995 khi rất ít ngjựời được phép đến làm việc trong Nhà Trắng, và những người làm ở Nhà Trắng thường làm việc trễ, tôi đã gặp gỡ một cách không thích hợp với Monica Lewinsky và tiếp tục gặp gỡ như vậy trong những dịp khác giữa tháng 11 và tháng 4 khi cô ấy rời Nhà Trắng sang làm ở Lầu năm góc. Trong mười tháng tiếp theo, tôi không gặp cô ấy mặc dù thỉnh thoảng chúng tôi nói chuyện qua điện thoại.

        Tháng 2 năm 1997, Monica làm khách trong một buổi nói chuyện qua radio hàng tuần của tôi, sau đó tôi lại gặp cô ấy một mình trong khoảng 15 phút. Tôi ghê tởm mình vì đã làm như vậy, và mùa xuân, khi gặp lại, tôi nói với cô ấy rằng như vậy là sai trái đối với tôi, với gia đình tôi, với cô ấy, và tôi không thể tiếp tục như vậy. Tôi cũng nói với cô ấy rằng cô ấy là người thông minh và thú vị, một người có thể có một cuộc đời tươi đẹp, và nếu cô ấy muốn, tôi có thể làm bạn và giúp đỡ cô ấy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 09:24:57 pm
        Monica tiếp tục thăm viếng Nhà Trắng, thỉnh thoảng tôi gặp cô ấy nhưng không có gì đen tối xảy ra cả. Tháng 10, cô ấy nhờ tôi giúp xin việc ở New York, và tôi đã giúp. Cô ấy nhận được hai lời mời và đã nhận một, cuối tháng 12, cô ấy đến Nhà Trắng để chia tay. Lúc đó, cô ấy đã nhận được trát hầu tòa vụ Jones. Cô ấy nói cô ấy không muốn lấy lời khai, và tôi nói một số phụ nữ đã tránh bị tra hỏi bằng cách viết các bản khai có tuyên thệ, nói rằng tôi không hề quấy rối tình dục họ.

        Những gì tôi đã làm với Monica Lewinsky là trái đạo đức và ngu ngốc. Tôi rất xấu hổ về việc đó và tôi không muốn lộ ra ngoài. Trong buổi lấy lời khai, tôi cố gắng bảo vệ gia đình và bản thân tôi trước sự ngu ngốc của mình. Tôi tin rằng định nghĩa khiên cưỡng về "quan hệ tình dục" cho phép tôi làm như vậy, mặc dù tôi lo lắng về việc này đến mức mời gọi luật sư hỏi tôi những câu hỏi cụ thể. Tôi không phải chờ lâu để biết vì sao anh ta từ chối làm như vậy.

        Ngày 21 tháng giêng, tờ Washington Post mở đầu bằng một bài báo rằng tôi đã ngoại tình với Monica Lewinsky, rằng Kenneth Starr đang điều tra xem có phải tôi khuyến khích cô ấy nói dối trong tình trạng đã tuyên thệ hay không. Câu chuyện xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên sáng ngày 18, trên một trang web. Buổi lấy lời khai là một cái bẫy; gần bốn năm sau khi đề nghị giúp Paula Jones, cuối cùng Starr đã tiếp cận được vụ án của cô ấy.

        Mùa hè năm 1996, Monica Lewinsky bắt đầu nói chuyện với đồng nghiệp là Linda Tripp về mối quan hệ của cô ấy với tôi. Một năm sau, Tripp bắt đầu ghi âm các cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa họ. Tháng 10 năm 1997, Tripp đề nghị mở băng cho phóng viên tờ Newsweek nghe, và người nghe là Lucianne Goldberg, một người Cộng hòa bảo thủ chuyên quan hệ với truyền thông. Tripp đã nhận được lệnh hầu tòa trong vụ Jones, mặc dù bà ta chưa bao giờ có mặt trong danh sách nhân chứng được gửi cho các luật sư của tôi.

        Chiều muộn thứ hai, ngày 12 tháng giêng, 1998, Tripp gọi đến văn phòng của Starr, mô tả cuốn băng bí mật mà bà ta ghi lại lời của Lewinsky, và thu xếp chuyển những cuộn băng này cho Starr. Bà ta lo lắng về khả năng phạm pháp của chính mình, vì theo luật Maryland thì lén ghi băng như vậy là vi phạm, nhưng người của Starr hứa sẽ bảo vệ bà ta. Ngày kế tiếp, Starr yêu cầu đặc vụ FBI lắp đặt thiết bị cho Tripp để có thể lén ghi âm lại cuộc trò chuyện với Lewinsky trong bữa trưa ở Ritz-Carlton tại khu thương mại Pentagon City. Vài ngày sau Starr xin phép Bộ Tư pháp được mở rộng thẩm quyền trong việc điều tra Lewinsky, và rõ ràng ông ta kém phần trung thực về động cơ của lời đề nghị này.

        Ngày 16, một ngày trước khi tôi lấy lời khai, Tripp thu xếp gặp lại Lewinsky ở khách sạn. Lần này Monica được đặc vụ FBI và công tố viên tiếp đón, họ đưa cô ấy lên phòng, tra hỏi trong mấy tiếng đồng hồ và khuyên cho cô ấy không nên gọi luật sư. Một trong các luật sư của Starr nói cô ấy nên hợp tác nếu muốn tránh vào tù và đề nghị cho cô ta quyền miễn trừ đến nửa đêm. Lewinsky cũng bị ép phải đeo máy ghi âm trên người để bí mật thu lại nội dung cuộc trò chuyện với những người dính líu khác. Cuối cùng, Monica cũng được gọi cho mẹ cô ấy, bà liên lạc ngay với người cha đã ly dị từ lâu. Ông ấy gọi cho luật sư, William Ginsburg, ông này khuyên Monica không chấp nhận quyền miễn trù kia cho đến khi ông điều tra thêm về vụ việc, và ông cũng chí trích Starr vì giữ khách hàng của ông "trong 8 hay 9 giờ đồng hồ mà không có luật sư và vì đã ép buộc cô ây phải đeo máy để ghi âm những nguời khác.

        Sau khi câu chuyện được công bố, tôi gọi cho David Kendall và cam đoan rằng tôi không cố tình khai man hay cản trở công lý. Điều rõ ràng, đối với cả hai chúng tôi là Starr đang cố gắng tạo ra một cơn bão nhằm đẩy bật tôi khỏi vị trí tổng thống. Ông ta bắt đầu khá thuận lợi, nhưng tôi nghĩ nếu tôi chịu đựng được phản ứng của công chúng trong hai tuần đầu thì khói sẽ dần tan, và báo chí và công chúng sẽ nhìn rõ hơn chiến thuật của Starr, và có cách nhìn cân bằng hơn về vụ việc. Tòi biết tôi đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng, và tôi quyết định không làm cho nó tồi tệ hơn bằng cách để cho Starr hất tôi ra khỏi cương vị của mình. Nhưng lúc đó, tình hình cực kỳ điên loạn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 09:28:36 pm
        Tôi tiếp tục làm việc, và dựng lên một bức tường đá, bác bỏ việc đã xảy ra với tất cả mọi người: Hillary, Chelsea, nhân viên và nội các, bạn bè tôi trong quốc hội, báo chí, và người dân Mỹ. Điều làm tôi hối tiếc nhất, ngoài cách hành xử cá nhân của tôi, chính là việc tôi đã lừa dối họ. Từ năm 1991, tôi đã bị gọi là kẻ nói dối về tất cả mọi việc dưới gầm trời này, trong khi thực ra tôi rất trung thực về cuộc sống chính trị cũng như các vụ việc liên quan đến tài chính, như kết quả của tất cả các cuộc điều tra đã cho thấy. Bây giờ thì tôi lại đã lừa dối tất cả mọi người về những thất bại trong cuộc sống cá nhân tôi. Tôi thấy ngượng ngùng và muốn giữ kín nội vụ trước vợ và con gái. Tôi không muốn giúp Ken Starr kết án cuộc sống riêng tư của tôi, tôi không muốn người Mỹ biết tôi đã làm họ thất vọng. Giống như tôi đang sống trong cơn ác mộng. Tôi lại quay về với cuộc sống hai mặt với đầy hận thù.

        Vào ngày câu chuyện được đăng tải, tôi thực hiện buổi phỏng vấn đã được lên kế hoạch từ trước với Tim Lehrer của chuyên mục NewsHour, hãng PBS. Tôi đáp lại các câu hỏi của anh ấy rằng tôi đã không yêu cầu ai phải nói dối, điều này là thật, và rằng "không có mối quan hệ nào không chính đáng". Mặc dù việc không chính đáng đã kết thúc từ lâu trước khi Lehrer đặt câu hỏi, nhưng câu trả lời của tôi vẫn gây hiểu lầm, và tôi rất xấu hổ khi nói với Lehrer như vậy; từ đó trở đi, bất cứ khi nào có thể, tôi chỉ nói tôi chưa bao giờ yêu cầu ai đừng nói sự thật.

        Trong khi tất cả những việc này đang diễn ra, tôi vẫn phải tiếp tục công việc của mình. Ngày 20, tôi gặp Thủ tướng Netanyahu ở Nhà Trắng để bàn về kế hoạch rút quân từng phần khỏi Bờ Tây của ông. Netanyahu quyết định thúc đẩy tiến trình hòa bình miễn là ông có được "hòa bình kèm theo an ninh". Đó là một động thái mạnh dạn vì liên minh cầm quyền của ông vẫn còn lung lay, nhưng ông có thể thấy rằng nếu ông không hành động thì tình hình có thể nhanh chóng vượt ngoài tầm kiểm soát.

        Hôm sau, Arafat đến Nhà Trắng. Tôi thông báo cho ông về kết quả đầy khích lệ của cuộc gặp giữa tôi và Netanyahu, cam đoan với ông rằng tôi đang thúc giục thủ tướng thi hành nghĩa vụ đầy đủ của Israel theo tiến trình hòa bình, nhắc ông nhớ những vấn đề chính trị mà lãnh đạo Israel phải đối mặt, và nói, như tôi vẫn thường nói, rằng ông ấy phải tiếp tục chống khủng bố nếu muốn Israel tiến lên trước. Ngày tiếp theo, Mir Aimal Kansi bị kết án tử hình vì đã giết hai đặc vụ CIA hồi tháng giêng năm 1993, hành động khủng bố đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi.

        Đến ngày 27 tháng giêng, ngày công bố Thông điệp Liên bang, người Mỹ đã ứ tới cổ trong một tuần đầy những bản tin về cuộc điều tra của Starr, và tôi cũng trải qua một tuần vật lộn với nó. Starr đã gửi lệnh gọi ra tòa đến khá nhiều nhân viên Nhà Trắng và yêu cầu được kiểm tra hồ sơ của chúng tôi. Tôi đã nhờ Harold Icked và Mickey Kantor giúp xử lý vụ việc. Một ngày trước ngày công bố thông điệp, Harold và Harry Thomason cảm thấy tôi đã quá chung chung khi bình luận công khai, nên thúc giục tôi miễn cưỡng xuât hiện trước báo chí nói rằng "tôi không có quan hệ tình dục" với Lewinsky.

        Buổi sáng ngày công bố thông điệp, trên chương trình Today của truyền hình NBC, Hillary nói cô ấy không tin vào những cáo buộc chống lại tôi, và rằng "một âm mứu to lớn của phe cánh hữu" đang cố gắng phá chúng tôi kể từ chiến dịch vận động năm 1992. Starr sau đó lập tức chửi bới một cách vô đạo đức về chuyện Hillary nghi vấn động cơ của ông ta. Mặc dù cô ấy nói đúng bản chất vấn đề, nhưng việc phải thấy Hillary đứng ra bảo vệ tôi càng làm cho tôi thấy xấu hổ hơn về những việc đã làm.

        Cuộc phỏng vấn khó khăn của Hillary và phản ứng vui buồn lẫn lộn của tôi là bằng chứng rõ ràng về tình huống khó khăn mà tôi tự đặt mình vào: Là chồng, tôi đã làm điều sai trái mà tôi phải xin lỗi và hối cải; là tổng thống, tôi đang lâm vào một cuộc đấu về pháp lý và chính trị với những thế lực đang lạm dụng luật dân sự và hình sự cũng như triệt hạ những người vô tội trong âm mưu tiêu diệt nhiệm kỳ tổng thống của tôi và làm cho tôi không còn khả năng phụng sự nữa.

        Cuối cùng, sau nhiều năm họ hoài công tìm kiếm, tôi đã cho họ có thứ để vin vào. Tôi đã làm thương tổn nhiệm kỳ tổng thống và người dân bởi hành xử cá nhân sai trái của mình. Đó không của ai khác mà chính là lỗi của tôi. Tôi không muốn làm cho lỗi lầm trầm trọng thêm bằng cách để cho đối phương lấn lướt.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 09:33:08 pm
        Lúc 9 giờ tối, tôi bước vào hạ viện chật cứng người, sự căng thẳng thấy rõ ở đây cũng như trong phòng khách khắp nước Mỹ, nơi có nhiều người xem tivi hơn lần đầu tôi công bố Thông điệp Liên bang. Câu hỏi lớn là tôi có đề cập đến những tranh cãi về vụ Lewinsky hay không. Tôi bắt đầu bằng những vấn đề không gây tranh cãi. Đất nước đang phát triển với 14 triệu việc làm mới, thu nhập tăng, tỷ lệ sở hữu nhà cao nhất chưa từng có, số người sống nhờ trợ cấp thấp nhất tron vòng 27 năm qua, và chính phủ liên bang nhỏ nhất trong vòng 35 năm. Kế hoạch kinh tế năm 1993 đã cắt giảm thâm hụt, dự tính đạt 357 tỷ đôla trong năm 1998, giảm 90%, và một kế hoạch cân bằng ngân sách của năm trước sẽ xóa hẳn thâm hụt.

        Sau đó tôi trình bày kế hoạch của tôi cho tương lai. Trước hết tôi đề nghị trước khi chi tiêu khoản thặng dư sắp có vào các chương trình mới hoặc vào việc cắt giảm thuế, chúng tôi nên để dành đầu tư vào an sinh xã hội để phòng khi thế hệ baby-boom đến tuổi hưu trí. về giáo dục, tôi đề nghị gây quỹ để thuê 100.000 giáo viên mới và giảm sĩ số các lớp học xuống còn 18 học sinh ở ba lớp đầu tiểu học; một kế hoạch giúp các cộng đồng hiện đại hóa hoặc xây 5.000 trường học; và giúp các trường chấm dứt thực trạng "cứ đến tuổi là cho lên lớp", bằng cách gây quỹ để tổ chức các lớp học thêm hè hoặc sau giờ học. Tôi tái khẳng định sự ủng hộ của mình đối với Bộ luật Quyền của Bệnh nhân, mở ra chương trình Medicare cho người Mỹ tuổi từ 55 đến 65, mở'rộng đạo luật Nghỉ phép y tế và việc gia đình, và kêu gọi mở rộng hơn nữa chương trình giúp chăm sóc trẻ em để giúp đỡ thêm một triệu trẻ em.

        Về mặt an ninh, tôi kêu gọi quốc hội ủng hộ trong việc chống lại "trục hắc ám những nguy cơ mới từ khủng bố, tội phạm quốc tế và buôn ma túy"; kêu gọi thượng viện chấp thuận mở rộng NATO; và tiếp tục rót tiền cho nhiệm vụ của chúng ta ở Bosnia và nỗ lực chống lại nguy cơ vũ khí hóa học và sinh học cũng như những tên khủng bô và tội phạm có tổ chức muốn sử dụng chúng.

        Phần cuối bài nói của tôi liên quan đến đề nghị đoàn kết nước Mỹ và cùng nhìn về tương lai: tăng gấp ba số vùng xóa nghèo; khởi động kế hoạch làm sạch nguồn nước cho các sông, hồ và vùng duyên hải; cắt giảm thuế sáu tỷ đôla và tìm kiếm nguồn tài trợ cho phát triển xe hơi dùng nhiên liệu thích hợp, nhà năng lượng sạch, và năng lượng tái tạo; cấp ngân sách cho Internet "thế hệ mới" để chuyển giao thông tin nhanh hơn hiện tại hàng ngàn lần; gây quỹ cho ủy ban Cơ hội Việc làm Công bằng, do không được quốc hội ưu ái, đã không có nguồn lực để giải quyết 60 ngàn trường hợp dồn đống các vụ vi phạm ở nơi làm việc. Tôi cũng đề nghị gia tăng ngân quỹ lớn nhất trong lịch sử cho Viện Sức khỏe Quốc gia, Viện Ung thư Quốc gia và Tổ chức Khoa học Quốc gia để "thế hệ chúng ta sẽ là thế hệ thắng được cuộc chiến với ung thư và bắt đầu cải cách trong cuộc chiến với các căn bệnh chết người khác".

        Tôi kết thúc bài nói bằng lời cảm ơn Hillary đã dẫn dắt cuộc vận động thiên niên kỷ của chúng ta nhằm gìn giữ báu vật của nước Mỹ, trong đó có việc phục chế Dải băng Ngôi sao đã cũ rách từng đem lại cảm hứng cho Francis Scott Key viết nên bài quốc ca trong Cuộc chiến năm 1812.

        Không hề có một lời nào nhắc đến vụ xìcăngđan, và ý tưởng mới lớn nhất là "duy trì an ninh xã hội trước". Tôi lo sợ quốc hội vướng vào cuộc chiến căng thẳng về số tiền thặng dư ngân sách sắp có và sẽ phung phí nó vào các khoản cắt giảm thuế và chi tiêu trước khi chúng tôi giải quyết xong lương hưu cho thế hệ baby-boom. Hầu hết các đảng viên Dân chủ đồng ý với tôi, và hầu hết người phe Cộng hòa phản đối, mặc dù trong những năm sắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức rất nhiều diễn đàn lưỡng đảng ở khắp đất nước, mà trong đó, cho dù bất cứ việc gì xảy ra, chúng tôi đều cố gắng tìm tiếng nói chung, tranh luận với nhau cách thực hiện an sinh hưu trí thay vì cãi cọ có nên làm như vậy hay không.

        Hai ngày sau buổi công bố, thẩm phán Wright ra lệnh tất cả các bằng chứng liên quan đến Monica Lewinsky phải được rút khỏi vụ của Jones vì nó "không liên quan đến cốt lõi chính của vụ kiện", khiến cho việc Starr yêu cầu tôi lấy lời khai càng có vẻ đáng nghi ngờ, vì muốn buộc tội khai man là phải có việc khai sai trái một cách "cụ thể". Ngày cuối cùng của tháng, 10 ngày sau khi cơn bão nổ ra, tờ Chicago Tribune công bố kết quả thăm dò cho thấy tỷ lệ ủng hộ tôi tăng lên đến 72%. Tôi quyết định cho người Mỹ thấy rằng tôi vẫn đang làm việc tốt và đem lại kết quả cho họ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 09:39:15 pm
        Ngày 5 và 6 tháng 2, Tony và Cherie Blair đến Mỹ trong chuyến thăm cấp cao hai ngày. Họ là tâm điểm thu hút bớt sự chú ý gay gắt đang nhằm vào Hillary và tôi. Họ làm chúng tôi cười, và Tony công khai ủng hộ tôi mạnh mẽ, nhấn mạnh cách giải quyết rất giống nhau của hai chúng tôi về các vấn đề kinh tế và xã hội và về chính sách đối ngoại. Chúng tôi đưa họ đến Trại David để ăn tôi với Al và Tipper

        Gore, và tổ chức một bữa tiệc cao cấp tại Nhà Trắng có sự góp vui của Elton Fohn và Stevie Wonder. Sau bữa tiệc, Hillary nói với tôi rằng Newt Gingrich, ngồi cùng bàn với cô ấy và Tony Blair, đã nói những lời buộc tội tôi là "kỳ quặc" và "vô nghĩa", kể cả nếu đúng là như vậy, thì cũng "sẽ không đi đến đâu".

        Trong buổi họp báo, sau khi Tony nói rằng tôi không chỉ là đồng nghiệp mà còn là bạn của anh, thì Mike Frisby, phóng viên tờ Wall Street Journal, cuối cùng đưa ra câu hỏi mà tôi chờ đợi lâu nay. Anh ấy muốn biết, sau những đau đớn và tất cả các bài báo về đời tư của tôi, thì "đến lúc nào tôi sẽ coi là việc này không đáng nữa, và ông có nghĩ đến chuyện từ chức hay không?". "Không bao giờ", tôi trả lời. Tôi nói tôi đã cố gắng đặt cuộc sống riêng tư tránh xa chính trị, nhưng tôi càng cố gắng bao nhiêu, "thì những người khác càng cố gắng kéo chúng vào theo hướng khác bấy nhiêu". Tuy nhiên, "tôi sẽ không bao giờ rời bỏ nhân dân của đất nước này và cả niềm tin mà họ đã đặt vào tôi", vì thế, "tôi sẽ vẫn cứ đi làm".

        Giữa tháng, trong khi Tony Blair và tôi tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ trên thế giới để bắt đầu không kích Iraq nhằm trả đũa cho hành động trục xuất các thanh sát viên của Liên hiệp quốc thì Kofi Annan ký kết một thỏa thuận vào phút cuối với Saddam Hussein để tiếp tục các cuộc thanh sát. Có vẻ như Saddam không bao giờ hành động trừ khi bị ép buộc.

        Bên cạnh việc khởi động các sáng kiến, tôi dành thời gian cho chiến dịch của McCain-Feigold vận động cho dự luật cải tổ ngân sách mà các đảng viên Cộng hòa của thượng viện đã gạt bỏ vào cuối tháng; bổ nhiệm cố vấn trưởng về y tế công cộng mới, bác sĩ David Satcher, giám đốc của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC); đến thăm trung tâm Florida nơi bị cơn lốc tàn phá; công bố khoản tiền đầu tiên giúp các cộng đồng củng cố nỗ lực ngăn chặn bạo lực nhằm vào phụ nữ; và gây quỹ giúp các đảng viên Dân chủ trong kỳ bầu cử sắp tới.

        Cuối tháng giêng và tháng 2, một vài nhân viên Nhà Trắng được gọi ra trước bồi thẩm đoàn. Tôi rất buồn khi họ bị dính vào những việc như thế này, đặc biệt là với Betty Currie, người trước đây từng thử kết bạn với Monica Lewinsky và bây giờ đang bị trừng phạt vì việc đó. Tôi cũng thấy áy náy khi Vernon Jordan cũng bị cuốn vào vòng. Chúng tôi đã là bạn trong nhiều năm qua, và nhiều lần tôi thấy anh giúp đỡ những người đang gặp khó khăn. Bây giờ, chỉ vì tôi mà anh trở thành mục tiêu săn đuổi. Tôi biết anh không hề làm gì sai trái, và hy vọng một ngày nào đó anh có thể sẽ tha thứ cho tôi vì đã kéo anh vào đống bầy hầy này.

        Starr cũng gọi Sidney Blumenthal, phóng viên và bạn cũ của Hillary và tôi, người đã đến Nhà Trắng làm việc hồi tháng 7 năm 1997. Theo tờ Washington Post, Starr đang thăm dò xem những lời Sid chỉ trích ông ta có phải là hành động cản trở công lý hay không. Đó là biểu hiện đáng sợ cho thấy Starr nhạy cảm thế nào trước những lời chỉ trích, và ông ta rất hăng hái dùng quyền lực của mình để chống lại bất cứ ai chỉ trích ông ta. Starr cũng gửi lệnh gọi ra tòa hai thám tử tư, những người này được tờ National Enquirer thuê để xác minh một tin đồn rằng ông ta đã lăng nhăng với một phụ nữ ở Little Rock. Lời đồn đó sai, rõ ràng là một vụ nhận nhầm đối tượng, nhưng một lần nữa, nó cho thấy có một tiêu chuẩn kép ở đầy. Starr dùng nhân viên FBI và thám tử tư để nhòm ngó đời tư của tôi, nhưng khi một tờ lá cải nhòm ngó đời tư của ông ta thì ông ta lập tức quay sang tấn công họ.

        Chiến thuật của Starr bắt đầu thu hút sự chú ý của báo chí. Tờ Newsweek đã đăng tải một biểu đồ to hai trang, có tên "Âm mưu hay Trùng hợp", vẽ ra các đường dây liên hệ của hơn 20 nhà hoạt động và tổ chức bảo thủ đã từng khuyến khích và cấp tài chính cho các "xìcăngđan" mà Starr đang điều tra. Tờ Washington Post cho đăng một bài viết, trong đó có nhiều cựu công tố viên liên bang thể hiện thái độ khó chịu không chỉ với việc Starr tập trung vào hạnh kiểm của cá nhân tôi, "mà còn với kho thuốc súng mà ông ta dự trữ để theo đuổi một vụ kiện đưa tổng thống ra tòa".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 09:42:46 pm
        Starr đặc biệt bị phê phán vì đã ép buộc mẹ của Monica Lewinsky, rõ ràng khi bà này không muốn ra đối chứng. Các quy định liên bang, mà Starr lẽ ra phải tuân theo, nói rằng các thành viên gia đình thường không bị ép phải ra đối chứng trừ khi họ dự phần vào hành động phạm tội đang được điều tra, hoặc bên "công tố có những quan tâm đặc biệt". Đầu tháng 2, theo thăm dò của NBC News, chỉ có 26% người Mỹ nghĩ rằng Starr đang thực hiện yêu cầu chính đáng.

        Câu chuyện còn tiếp diễn sang tháng 3. Lời lấy cung của tôi về vụ Jones bị rò rỉ, rõ ràng do ai đó bên phía Jones. Mặc dù thẩm phán liên tục cảnh báo các luật sư Viện Rutherford không được để lộ ra ngoài, nhưng không ai bị trừng phạt. Ngày 8, Jim McDougal chết trong nhà tù liên bang ở Texas, một kết cục buồn và trớ trêu cho sự trượt dốc dài của anh ta. Theo Susan McDougal, Jim đã thay đổi câu chuyên cho vừa ý Stárr và Hick Ewing bởi vì anh ta không muốn chết trong tù.

        Giữa tháng, chương trình 60 Minutes phát buổi phỏng vấn một phụ nữ tên là Kathleen Willey, cô này cho rằng tôi đã ve vãn cô ta khi cô ta làm việc trong Nhà Trắng. Sự thật không phải như vậy. Chúng tôi có bằng chứng cho thấy dấu hiệu đáng ngờ trong câu chuyên của cô ta, kể cả lời cam đoan của bạn cô ta là Julie Hiatt Steele. Steele cho biết Willey đã nhờ cô nói dối rằng Willey đã kể cho Steele về chuyện xảy ra ngay sau đó, trong khi sự thực cô ta không hề nói gì.

        Chồng của Willey đã tự sát, để lại cho cô ta món nợ 200.000 đôla. Trong vòng một tuần, báo chí viết rằng sau khi tôi gọi điện chia buồn về cái chết của chồng cô ta, cô ta lại nói với mọi người là tôi sẽ đến dự đám tạng; việc này xảy ra sau sự kiện "ve vãn" kia. Dần dần chúng tôi công bố hàng tá thư từ mà Willey đã gửi cho tôi sau thời điểm mà "sự kiện ve vãn" được coi là đã diễn ra, trong thư nói những điều kiểu như cô ta là "fan hâm mộ số một" của tôi, và rằng cô ta muốn giúp tôi "bằng bất cứ cách nào có thể". Sau khi có một bài báo viết cô ta đòi giá 300.000 đôla để kể chuyên "ve vãn" nọ cho một tờ báo lá cải hay trong một cuốn sách thì câu chuyện rơi vào quên lãng.

        Tôi đề cập đến câu chuyện buồn của Willey ở đây là để cho thấy cách hành xử của Starr trước việc này. Trước hết, trong một động thái hết sức không bình thường, ông ta cho Willey "quyền miễn trừ" - sự bảo hộ hoàn toàn trước bất cứ lời buộc tội nào - miễn là cô ta nói cho Starr "sự thật". Khi cô ta bị bại lộ là đã không trung thực về một số chi tiết không được đàng hoàng liên quan đến một người đàn ông khác, thì Starr lại cho cô ta quyền miễn trừ thêm một lần nữa. Ngược lại, khi Julie Hiatt Steele, một đảng viên Cộng hòa có đăng ký, từ chối thay đổi lời khai hoặc dối trá cho Starr, ông ta lập tức truy tố Steele. Mặc dù cô ấy không bị kết án nhưng cũng đã bị khuynh gia bại sản. Thậm chí văn phòng của Starr còn điều tra việc cô nhận con nuôi người Romania

        Ngày Thánh Patrick, tôi gặp gỡ các lãnh đạo của tất cả các đảng phái chính trị ở Bắc Ireland đang tham gia trong tiến trình hòa bình, và đã kéo dài chuyến viếng thăm cùng với Gerry Adams và David Trimble. Tony Blair và Bertie Ahern muốn đạt đến một thỏa thuận. Vai trò của tôi về căn bản là tiếp tục cam kết và thúc đẩy tất cả các đảng phái tham gia vào hệ thống mà George Mitchell đang xây dựng. Những thỏa hiệp khó khăn vẫn còn ở phía trước, nhưng tôi tin họ sẽ đạt được.

        Vài ngày sau, Hillary và tôi bay đến châu Phi, cách xa khỏi bầu không khí sôi sục ở nhà. Châu Phi là châu lục mà Mỹ bỏ qua từ bao lâu nay, và là nơi tôi tin rằng sẽ đóng vai trò quan trọng trong thế kỷ 21. Tôi rất mừng là Hillary đi cùng tôi; cô ấy rất thích chuyến đi cùng với Chelsea hồi năm ngoái đến châu Phi, và chúng tôi cần thời gian ở bên nhau cách xa mọi người.

        Chuyến thăm bắt đầu từ Ghana, nơi Tổng thống Jerry Rawlings và phu nhân Nana Konadu Agyemang cho chúng tôi một khởi đầu đầy cảm hứng bằng cách đưa chúng tôi đến dự một buổi lễ ở Quảng trường Độc lập; nơi đây có hơn nửa triệu người đang tập họp. Chúng tôi được đưa lên sân khấu cùng với thủ lĩnh bộ tộc trong trang phục sặc sỡ vải kente của thổ dân và nghe giai điệu châu Phi do một vài người Ghana đánh cái trống lớn nhất mà tôi từng thấy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 09:47:12 pm
        Tôi thích Rawlings và trân trọng một điều rằng sau khi đảo chính quân sự giành quyền lực, ông đã được bầu làm tổng thống và sau đó lại tái đắc cử, và ông cam kết sẽ rời chức năm 2000. Bên cạnh đó, chúng tôi có mối liên kết gián tiếp trong gia đình: khi Chelsea ra đời, một bà mụ người Ghana đến Arkansas để học đã giúp đỡ đẻ. Hillary và tôi càng về sau càng yêu mến Hagar Sam và rất mừng khi biết bà ấy cũng đã giúp đỡ đẻ cho bốn đứa con của Rawlings.

        Ngày 24, chúng tôi ở Uganda gặp gỡ Tổng thống Yoweri Museveni và phu nhân Janet. Uganda tiến rất xa kể từ khi thoát khỏi chế độ độc tài của Idi Amin. Chỉ mới vài năm trước, đất nước này có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất châu Phi. Với một chiến dịch vận động mang tên "tiếng vang lớn", tỷ lệ người chết đã giảm xuống một nửa nhờ tập trung vào kiêng cữ, giáo dục, hôn nhân và bao cao su.

        Bốn chúng tôi đến thăm hai ngôi làng nhỏ, Mukono và Wanyange để nêu bật tầm quan trọng của giáo dục và công bố các khoản vay tín dụng nhỏ do Mỹ tài trợ. Uganda đã tăng gấp ba quỹ giáo dục trong năm năm trước, đã thực sự cố gắng giáo dục các bé gái cũng như be trai. Lũ trẻ mà chúng tôi đến thăm ở Mukono mặc những bộ đồng phục màu hồng dễ thương. Trông chúng sáng sủa và tỏ ra rất thích thú, nhưng tài liệu học của chúng không đầy đủ; bản đồ trên tường lớp học cũ đến mức vẫn còn có Liên Xô. Ở Wanyange, đầu bếp của làng đã mở rộng hoạt động và một phụ nữ khác đã đa dạng hóa việc nuôi gà bằng cách nuôi thêm thỏ với tiền từ nguồn vay tín dụng nhỏ do Mỹ tài trợ. Chúng tôi gặp một phụ nữ có con mới hai ngày tuổi. Cô ấy để tôi bồng đứa nhỏ trong khi phó nháy của Nhà Trắng chụp tấm hình hai gã có cùng tên là Bill Clinton.

        Mật vụ không muốn tôi đến Rwanda vì những rắc rối về an ninh đang xảy ra, nhưng tôi thấy mình cần phải đi. Để nhượng bộ vì vấn đề an ninh, tôi gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia và những người sống sót sau nạn diệt chủng ở sân bay Kigali. Tổng thống Pasteur Bizimungu, một,người Hutu, và Phó tổng thống Paul Kagame, một người Tutsi, đang cố gắng thống nhất đất nước. Kagame là lãnh tụ chính trị quyền lực nhất quốc gia; ông ấy quyết định rằng nếu muốn đẩy nhanh tiến trình hòa giải thì cần phải có một tổng thống thuộc nhóm người Hutu đa số. Tôi được biết rằng Mỹ và cộng đồng quốc tế đã không hành động nhanh chóng để kịp ngăn chặn thảm họa diệt chủng hay ngăn không cho các trại tị nạn trở thành thiên đường của bọn giết người, và tôi đề nghị được giúp đỡ tái thiết đất nước và ủng hộ tòa án tội ác chiến tranh để xét xử những kẻ gây nên họa diệt chủng.

        Những người sống sót kể cho tôi nghe chuyện của họ. Người nói cuối cùng là một phụ nữ đứng đắn, bà kể gia đình bà đã bị coi là những kẻ giết người Tutsi không ghê tay bởi chính người Hutu hàng xóm mà con cái hai nhà đã chơi với nhau trong nhiều năm qua. Bà bị đâm bị thương chí mạng và bỏ mặc đến chết. Bà tỉnh lại trong vũng máu của mình và thây chồng cùng 6 đứa con nằm chết bên cạnh. Bà nói với Hillary và tôi rằng bà đã tuyệt vọng khóc tại sao Trời để cho bà sống sót, và sau đó bà hiểu rằng "cuộc đời tôi được cứu sống là có lý do cả, và lý do ấy không thể là sự thù hận được. Vì thế tôi làm bất cứ điều gì có thể để giúp chúng tôi bắt đầu lại". Tôi thực sự bàng hoàng; người phụ nữ phi thường này đã làm cho các rắc rối của tôi trở nên hết sức bé nhỏ. Bà đã củng cố quyết tâm của tôi nhằm làm hết sức mình để giúp Rwanda.

        Tôi bắt đầu chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Hoa Kỳ đến Nam Phi ở Cape Town, với bài phát biểu ở quốc hội trong đó tôi nói tôi đã đến "một phần để giúp người Mỹ nhìn châu Phi mới với con mắt mới". Tôi rất thú vị chứng kiến những người ủng hộ và nạn nhân của chế độ Apartheid làm việc bên nhau. Họ không phủ nhận quá khứ hay che giấu thái độ không đồng tình lúc này, nhưng dường như họ tin rằng họ có thể cùng chung tay xây dựng tương lai. Đó là đóng góp của Mandela cho tiến trình hòa giải.

        Ngày kế tiếp, Mandela đưa chúng tôi đi thăm đảo Robben, nơi ông trải qua 18 năm giam cầm đầu tiên. Tôi nhìn thấy bờ cảng bằng đá nơi ông đã làm việc và cả xà lim chặt cứng mà ông bị giam giữ mỗi khi không đập đá. Ở Johannesburg, tôi đến thăm Phó tổng thống Thabo Mbeki, người vẫn thường gặp gỡ Al Gore hai lần một năm theo lịch trình nghị sự chung của chúng tôi và gần như chắc chắn là người kế tục vị trí của Mandela; tôi đen thăm trung tâm thương mại mang tên Ron Brown, người luôn yêu mến Nam Phi; và thăm một trường tiểu học. Hillary và tôi đi nhà thờ với Jesse Jackson ở Soweto, một thành phố náo nhiệt đã sản sinh rất nhiều nhà hoạt động chống Apartheid.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 09:52:30 pm
        Đến lúc này tôi đã có tình bạn thực sự với Mandela. Ông là người đáng kính không chỉ bởi hành trình đáng kinh ngạc của ông từ hận thù đến hòa giải trong 27 năm trong tù, mà còn bởi ông vừa là nhà chính trị cứng rắn vừa là con người tận tụy, người mà, bất kể bị giam cầm bao lâu, không bao giờ đánh mất lòng quan tâm đối với khía cạnh cá nhân của cuộc sống hay khả năng thể hiện tình yêu, tình bạn và sự tử tế của ồng.

        Chúng tôi có cuộc trao đổi đặc biệt ý nghĩa. Tôi nói: "Madiba (tên thường gọi của Mandela mà ông yêu cầu tôi gọi), tôi biết ông đã làm được điều vĩ đại là mời những tên giám ngục của ông đếm tham dự buổi lễ nhậm chức, nhưng ông có thực sự căm ghét những người đã bỏ tù ông hay không?". Ông trả lời: "Tất nhiên tôi có căm thù chứ, trong rất nhiều năm. Họ đã lấy đi phần đời tươi đẹp nhất của tôi. Họ hành hạ tôi cả về thể xác lẫn tinh thần. Tôi không được nhìn thấy con cái mình trưởng thành. Tôi rất căm ghét bọn họ. Rồi đến một ngày khi đang làm việc ở bờ cảng, dùng búa đập đá, tôi nhận ra rằng bọn họ đã lấy đi tất cả mọi thứ của tôi ngoại trừ tinh thần và trái tim của tôi. Ho không thể lấy đi những thứ này nếu tôi không cho phép. Tôi quyết định không thể vứt bỏ tinh thần và trái tim mình". Lúc đó ông nhìn tôi, mỉm cười và nói: "Và cậu cũng không làm vậy".

        Sau khi hết bối rối, tôi lại hỏi ông câu khác. "Khi bước ra khỏi nhà tù lần cuối cùng, ông có cảm thấy hận thù đang trào dâng trong lòng mình nữa không?". "Có" ông nói, "Trong một tích tắc tôi có thấy căm hận. Sau đó tôi tự nhủ, họ đã bắt giữ tôi trong 27 năm, nếu tôi cứ tiếp tục căm thù họ thì họ vẫn bắt giữ mình. Tôi muốn tự do, và tôi bỏ ý nghĩ đó qua bên". Ông lại mỉm cười. Lần này ông không nói: "Và cậu cũng nên như vậy".

        Ngày nghỉ ngơi duy nhất trong cả chuyến đi là ở Botswana, nơi có thu nhập cao nhất theo bình quân ở châu Phi vùng cận Sahara và tỷ lệ nhiễm bệnh AIDS cao nhất thế giới. Chúng tôi đi một vòng thăm quan Công viên Quốc gia Chobe và nhìn thấy sư tử, voi, linh dương châu Phi, hà mã, cá sấu và hơn 20 loài chim khác nhau. Chúng tôi đến rất gần một con voi mẹ và con của nó - rõ ràng là quá gần. Nó tung vòi và phun nước vào chúng tôi. Tôi chợt bật cười khi nghĩ đến những người Cộng hòa vui sướng biết bao nếu họ có thể nhìn thấy biểu tượng của đảng họ đang phun nước vào tôi. Chiều muộn, chúng tôi du ngoạn trên một chiếc xuồng dọc theo sông Chobe; Hillary và tôi nắm tạy nhau và cùng cầu nguyện khi nhìn mặt trời lặn.

        Chặng dừng cuối cùng của chúng tôi là ở Senegal, nơi chúng tôi đến thăm Door of No Return - Cánh cổng Ra đi không trở lại ở đảo Gorée, điểm dừng nhân mà từ đó nhiều người châu Phi bị đem đi lạm nô lệ ở Bắc Mỹ. Cũng như đã làm ở Uganda, tôi thể hiện sự hối tiếc về trách nhiệm của người Mỹ đối với chê độ nô lệ và cuộc chiến đấu dai dẳng và gian khổ của người Mỹ gốc Phi cho tự do. Tôi giới thiệu đoàn đại biểu đi cùng tôi "đại diện chọ hơn 30 triệu người Mỹ là món quà lớn nhât của châu Phi dành cho nước Mỹ", và kêu gọi họ làm việc với người Senegal và châu Phi để có một tương lai tươi đẹp hơn. Tôi cũng đến thăm một thánh đường đạo Hồi cùng Tổng thống Abdou Diouf, bày tỏ thái độ tôn trọng đối với cư dân theo đạo Hồi chiếm khá lớn của Senegal; một ngôi làng nằm ẩn sâu trong rừng rậm nhận được tài trợ của Mỹ; và thăm một đội quân Senegal đang được các nhân viên quân sự Mỹ huấn luyện, là một phần trong Sáng kiến Xử lý Khủng hoảng châu Phi mà chính quyền của tôi đã phát động, một nỗ lực giúp châu Phi chuẩn bị tốt hơn nhằm chấm dứt chiến tranh và ngăn chặn những Rwanda khác.

        Chuyến đi này là chuyến đi dài nhất và mang nhiều sứ mệnh nhất đến châu Phi mà một Tổng thống Mỹ từng thực hiện. Đoàn đại biểu lưỡng đảng và các nhân viên ưu tú tháp tùng tôi, cũng như các chương trình cụ thể mà tôi ủng hộ, kể cả Đạo luật Cơ hội và Phát triển châu Phi, đã thể hiện với người châu Phi rằng chúng tôi đang mở sang trang mới trong lịch sử cùng chung của cả hai phía. Bất kể những vấn nạn của nó, châu Phi là một nơi đầy hy vọng. Ở đó tôi đã nhìn thấy hy vọng trên những khuôn mặt trong đám đông khổng lồ ở các thành phố, của các em học sinh và dân làng nấp sau các bụi cây hay bìa sa mạc. Và châu Phi đã cho tôi một món quà lớn: trong sự thông thái của người góa phụ Rwanda và của chính Nelson Mandela, tôi tìm thấy bình yên trong tâm hồn để đối mặt với khó khăn đang chờ phía trước.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 10:04:49 pm
        Ngày 1 tháng 4, khi chúng tôi vẫn còn đang ở Senegal, thẩm phán Wright chấp thuận đề nghị của luật sư trình bày tóm tắt phán quyết về vụ kiện Jones, không đem ra xét xử vì bà ấy thấy Jones đã không đưa ra chứng cớ đáng tin cậy nào. Vụ bãi kiện thể hiện bản chất chính trị của các cuộc điều tra của Starr. Bây giờ ông ta kiện tôi dựa trên một lý thuyết rằng tôi đã đưa ra nhận định không chính xác trong buổi lấy lời khai mà thẩm phán từng nói là không thích hợp, và rằng tôi đã ngăn cản công lý trong một vụ kiện không hề có lý lẽ gì ngay từ đầu. Không còn ai nói gì thêm về vụ Whitewater nữa. Ngày 2 tháng 4, khi Starr tuyên bố sẽ tiếp tục kiện, không ai lấy làm ngạc nhiên về điều này.

        Vài ngày sau, Bob Rubin và tôi tuyên bố rằng nước Mỹ sẽ ngăn chặn việc nhập khẩu 1,6 triệu vũ khí giết người. Mặc dù chúng tôi đã cấm sản xuất 19 loại vũ khí giết người khác nhau trong đạo luật chống tội phạm năm 1994, nhưng những tay sản xuất súng tài ba ở nước ngoài vẫn đang cố phạm luật bằng cách thay đổi kiểu dáng của các loại súng có mục tiêu duy nhất là giết người.

        Ngày thứ Sáu tốt lành, ngày 10 tháng 4, là một trong những ngày hạnh phúc nhất trong thời gian làm tổng thống của tôi. Mười bảy tiếng đồng hồ sau khi hết hạn quy định, tất cả các đảng phái ở Bắc Ireland đã đồng ý với một kế hoạch chấm dứt 30 năm bạo lực tranh chấp. Tôi gần như thức trắng cả đêm hôm trước, giúp George Mitchell kết thúc thỏa thuận. Ngoài George, tôi còn nói chuyện với Bertie Ahern, và với Tony Blair, David Trimble, và hai lần với Gerry Adams, trước khi lên giường lúc 2 giờ sáng. Lúc 5 giờ, George đánh thức tôi yêu cầu gọi cho Adams lần nữa để hoàn tất thỏa thuận.

        Bản thỏa thuận là một tuyệt tác, kêu gọi nguyên tắc đa số quyết định nhưng tôn trọng quyền của thiểu số; chia sẻ việc ra quyết định chính trị và quyền lợi kinh tế; tiếp tục có quan hệ với Vương quốc Anh và lập quan hệ mới với Ireland. Tiến trình đưa đến thỏa thuận bắt đầu bằng quyết tâm của John Major và Albert Reynolds tìm kiếm hòa bình, tiếp tục khi John Bruton kế tục Reynolds, và được kết thúc nhờ Bertie Ahern, Tony Blair, David Trimble, John Hume và Gerry Adams. Việc tôi cấp visa cho Adams và việc Nhà Trắng tham gia tích cực vào tiến trình đã tạo ra sự khác biệt, và George Mitchell đã thu xếp các cuộc thương lượng thật tuyệt vời.

        Tất nhiên, công lớn nhất thuộc về những người phải đưa ra quyết định khó khăn: các lãnh đạo Bắc Ireland, Blair, và Adhern, và người dân Bắc Ireland, những người đã chọn những hứa hẹn mà hòa bình mang tới thay cho quá khứ đầy đau khổ. Thỏa thuận sẽ phải được thông qua tại cuộc trưng cầu dân ý ở Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland ngày 22 tháng 5. Với sự hùng biện đặc trưng kiểu Ireland, thỏa thuận được gọi là Thỏa ước ngày thứ Sáu tốt lành.

        Trong khoảng thời gian đó, tôi cũng bay đến Trung tâm Không gian Johnson ở Houston để thảo luận về chuyến tàu vũ trụ con thoi mới nhất để làm các thí nghiệm về tác động của không gian đối với cơ thể con người, kể cả bộ óc và tai trong và hệ thống tiền đình của cơ thể. Một thành viên của phi hành đoàn có mặt trong khán thính giả hôm đó: thượng nghị sĩ đã 77 tuổi, John Glenn. Sau 149 vụ xuất kích trong Thế chiến hai và ở Triều Tiên, cách đó 35 năm John đã trở thành một trong những phi hành gia đầu tiên. Ông đã nghỉ không làm thượng nghị sĩ nữa và rất ngứa ngáy chân tay muốn bay vào không gian thêm một chuyến nữa. Giám đốc NASA, Dan Goldin, và tôi hết sức ủng hộ sự tham gia của Glenn vì các cơ quan không gian của chúng ta muốn nghiên cứu tác động của không gian đối với tuổi tác. Lúc nào tôi cũng là người ủng hộ mạnh mẽ cho các chương trình không gian, kể cả Trạm Không gian Quốc tế và sứ mệnh sắp tới đến Sao Hỏa; chuyến lên vũ trụ cuối cùng của John Glenn cho chúng tôi cơ hội thể hiện những lợi ích thiết thực của việc khám phá không gian.

        Sau đó tôi bay đến Chile viếng thăm chính thức và dự Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia châu Mỹ lần thứ hai. Sau chế độ độc tài dai dẳng và khổ ải của tướng Augusto Pinochet, Chile dường như mạnh mẽ cam kết đi theo nền dân chủ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Eduardo Frei, cha của ông cũng từng là Tổng thống Chile trong những năm 1960. Không lâu sau hội nghị, Mack McLarty từ chức đặc sứ của tôi tới Nam Mỹ. Tính đến thời điểm đó, người bạn cũ này của tôi đã thực hiện hơn 40 chuyến đi đến khu vực trong bốn năm từ khi anh nhận nhiệm vụ, và khi làm như vậy, anh đã gửi đi một thông điệp không thể lầm lẫn rằng nước Mỹ cam kết làm một láng giềng tốt.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 10:09:26 pm
        Tháng 4 kết thúc với hai tin vui. Tôi tổ chức buổi tiếp tân cho các thành viên quốc hội từng bầu ủng hộ ngân sách năm 1993, kể cả những ai vì thế mà mất ghế, để tuyên bố rằng thâm hụt đã bị xóa bỏ hoàn toàn lần đầu tiên kể từ năm 1969. Đó là một tiến triển mà tôi không hề ngờ đến khi nhận chức, và không thể thực hiện được nếu không có những lá phiếu khó khăn cho kế hoạch kinh tế năm 1993. Ngày cuối cùng của tháng, thượng viện bỏ phiếu, tỷ lệ 80-19, thông qua một ưu tiên quan trọng khác của tôi - đưa Ba Lan, Hungary và Tiệp Khắc gia nhập NATO.

        Giữa tháng 5, nỗ lực cấm thử vũ khí hạt nhân của chúng tôi bị rúng động khi Ấn Độ tiến hành năm vụ thử hạt nhân trong lòng đãt. Hai tuần sau, Pakistan trả đũa bằng sáu vụ thử của họ. Ấn Độ tuyên bố họ cần vũ khí hạt nhân để làm đối trọng với Trung Quốc; Pakistan thì nói họ phản ứng lại Ấn Độ. Công luận ở cả hai nước ủng hộ mạnh mẽ cho tiến trình thử vũ khí hạt nhân, nhưng đó là một tình thế nguy hiểm. Vì một lẽ, người dân được an toàn của chúng ta tin rằng, không như Mỹ và Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ và Pakistan biết rất ít về tiềm năng hạt nhân của nhau cũng như chính sách sử dụng các loại vũ khí này. Sau khi Ấn Độ thử hạt nhân, tôi thúc giục Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đừng theo chân họ, nhưng ông ta không thể cưỡng lại nổi sức ép chính trị.

        Tôi thực sự lo lắng về quyết định của Ấn Độ, không chỉ vì tôi coi đó là việc nguy hiểm, mà còn vì nó cản trở chính sách phát triển mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ của tôi và làm cho tôi khó khăn hơn khi muốn bảo đảm được thượng viện thông qua Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân. Pháp và Anh đã thông qua, nhưng có sự chia rẽ ngày càng tăng trong quốc hội, mà bằng chứng là thất bại của dự luật "tốc hành" (dự luật mà hành pháp đưa ra trước quốc hội, nơi chỉ có thể thông qua hoặc không, chứ không được sửa đổi - ND) và việc từ chối trả tiền niên liễm của Mỹ cho Liên hiệp quốc cũng như việc từ chối đóng góp vào Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tài trợ cho IMF đặc biệt quan trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đang lăm le lan rộng đến các nền kinh tế yếu kém ở các phần khác của thế giới, IMF cần phải có năng lực tổ chức những đáp ứng mạnh mẽ và được chu cấp đầy đủ. Quốc hội dang làm hại sự bền vững của nền kinh tế toàn cầu.

        Trong khi tranh cãi về việc thử vũ khí hạt nhân chưa ngã ngũ, tôi lại phải lên đường cho chuyến đi khác, đến hội nghị G-8 thường niên được tổ chức tại Birmingham, Anh. Trên đường đi, tôi dừng ở Đức để gặp Helmut Kohl ở Sans Souci, lâu đài của Frederick Đại đế; tham dự kễ kỷ niệm đánh dấu 15 năm ngày thành lập cầu hàng không tiếp tế cho tây Berlin; và ra mắt công chúng cùng Kohl tại nhà máy của hãng General Motors Opel ở Eisenach, Đông Đức cũ.

        Kohl đang vất vả tái tranh cử, và sự xuất hiện của tôi cạnh ông trong buổi kỷ niệm cầu hàng không đã gây ra một số thắc mắc, đặc biệt từ khi đối thủ của ông thuộc đảng Dân chủ xã hội là Gerhard Schroeder đang chạy đua với những nghị trình gần giống như Tony Blair và được tôi ủng hộ. Helmut đã phục vụ lâu hơn bất cứ chính khách Đức nào trừ Bismarck, và ông đang tụt lại sau trong các cuộc thăm dò. Nhưng ông là bạn của người Mỹ, và của tôi, và bất kể kết quả bầu cử thế nào, di sản của ông vẫn được bảo đảm: nước Đức thống nhất, Cộng đồng châu Âu vững mạnh, hợp tác với nước Nga dân chủ, và Đức ủng hộ chấm dứt chiến tranh ở Bosnia. Trước khi rời Đức, tôi cũng có buổi nói chuyên tốt đẹp với Schroeder, người nổi lên từ vị trí bắt đầu khiêm tốn trên diễn đàn chính trị của Đức. Ông gây cho tôi ấn tượnơ về một người cứng rắn, thông minh và sáng suốt về việc ông muốn làm. Tôi chúc lành cho ông ta, và nói với ông rằng nếu ông thắng cử tôi sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giúp ông thành công.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 10:18:20 pm
        Khi đến Birmingham, tôi thấy thành phố đã trải qua cuộc thay đổi ngoạn mục và đẹp hơn nhiều so với hồi tôi đến thăm lần đầu tiên gần 30 năm trước. Cuộc họp có nghị trình rất hữu ích, kêu gọi cải cách kinh tế quốc tế; hợp tác hơn nữa chống buôn lậu thuốc phiện, rửa tiền, và buôn bán phụ nữ và trẻ em; và liên minh đặc biệt giữa nước Mỹ và Cộng đồng châu Âu chống khủng bố. Bất kể quan trọng đến mức nào, cuộc họp vẫn bị che phủ bởi bóng đen của các sự kiện đang diễn ra trên thế giới: người Ấn Độ thử vũ khí hạt nhân; sự sụp đổ về kinh tế và chính trị ở Indonesia; hòa bình mong manh ở Trung Đông; viễn cảnh mơ hồ của cuộc chiến ở Kosovo; và cuộc trưng cầu dân ý sắp đến cho Thỏa ước ngày thứ Sáu tốt lành. Chúng tôi lên án Ấn Độ thử vũ khí hạt nhân, tái khẳng định sự ủng hộ của chúng tôi cho Hiệp ước cấm thử và phổ biến vũ khí hạt nhân toàn diện, và nói chúng tôi muốn có một hiệp ước toàn cầu ngăn chặn việc sản xuât nguyên liệu cho vũ khí hạt nhân. Ở Indonesia, chúng tôi thúc đẩy cải cách cả chính trị lẫn kinh tế, một việc dường như chưa bao giờ diễn ra, bởi nền tài chính của đất nước này đang trong tình trạng hỗn độn khủng khiếp đến mức cải cách cần thiết sẽ làm cho cuộc sống còn khó khăn hơn nữa đối với người dân Indonesia bình thường trong thời gian trước mắt. Trong vài ngày, Tổng thống Suharto từ chức, nhưng các vấn đề của Indonesia không tan biến đi theo ông. Chẳng bao lâu nữa những vấn đề ấy sẽ chiếm thêm thời gian của tôi. Lúc này ở Trung Đông không thể làm gì được cho đến khi tình hình chính trị của Israel được cải thiện.

        Ở Kosovo, một tỉnh ở miền nam xa xôi của Serbia, hầu hết người dân là người gốc Albania theo đạo Hồi đang bực tức vì chế độ cai trị của Milosevic. Sau cuộc tấn công của Serbia vào người Kosovo hồi đầu năm, Liên hiệp quốc đã ra lệnh cấm vận vũ khí ở Nam Tư (gồm Serbia và Montenegro) và một số quốc gia khác đã cấm vận kinh tế đối với Serbia. Một Nhóm Liên lạc gồm Mỹ, Nga, và một số nước châu Âu đang làm việc để tháo gỡ khủng hoảng. G-8 ủng hộ nỗ lực của Nhóm Liên lạc, nhưng chúng tôi sẽ phải làm nhiều hơn nữa.

        Một lần nữa, tin tốt lành đến từ Bắc Ireland. Hơn 90% thành viên của đảng Sinn Fein ủng hộ Thỏa ước ngày thứ Sáu tốt lành. Với sự hợp tác của John Hume và Gerry Adams, chắc chắn sẽ có số lượng lớn phiếu của người theo đạo Thiên Chúa ủng hộ thỏa thuận. Ý kiến của phe Tin Lành còn vẫn chia rẽ. Sau khi tham khảo ý kiến với các bên tôi quyết định không đi từ Birmingham đến Belfast để nói chuyện trực tiếp về thỏa thuận. Tôi không muốn Ian Paisley cho rằng tôi là người ngoài cuộc đang chỉ dẫn Bắc Ireland việc phải làm. Thay vì thế, Tony Blair và tôi gặp các phóng viên và thực hiện hai cuộc phỏng vấn dài trên truyền hình với BBC và CNN ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý.

        Ngày 20 tháng 5, hai ngày trước cuộc trưng cầu, tôi cũng nói chuyên ngắn gọn trên radio với người dân Bắc Ireland, khẳng định sự ủng hộ của nước Mỹ nếu họ bỏ phiếu cho "hòa bình lâu dài cho chính các bạn và con cháu". Họ đã làm như vậy. Thỏa ước ngày thứ Sáu tốt lành được 71% người dân Bắc Ireland chấp thuận, kể cả đa số người theo,đạo Tin Lành. Ở Cộng hòa Ireland, hơn 90% người dân bỏ phiếu thuận. Tôi chưa bao giờ tự hào hơn thế về di sản Ireland của mình.

        Sau chặng dừng ở Geneva để thúc đẩy Tổ chức Thương mại Thế giới áp dụng tiến trình ra quyết định cởi mở hơn, quan tâm hơn đến các điều kiện lao động và môi trường trong các thương lượng mậu dịch, và lắng nghe đại diện các công dân bình thường cảm thấy bị gạt sang bên lề của nền kinh tế toàn cầu, tôi bay về nhà nhưng vẫn không rời khỏi những vấn đề của thế giới.

        Tuần đó, trong buổi lễ khai giảng của Học viện Hải quân Mỹ, tôi tóm tắt phương pháp tiếp cận hiệu quả để đối phó với mạng lưới khủng bố toàn cầu tinh vi, kể cả kế hoạch phát hiện, ngăn ngừa và bảo vệ trước các cuộc tấn công nhắm vào hệ thống điện, cung cấp nước, cảnh sát, cứu hỏa và cứu hộ, kiểm soát không lưu, dịch vụ tài chính, hệ thống điện thoại, và mạng máy tính; và nỗ lực ngăn chặn sự lan tỏa và sử dụng vũ khí sinh học và bảo vệ người dân trước thảm họa đó. Tôi đề nghị củng cố hệ thống thanh tra của Hội nghị Vũ khí Sinh học; tiêm vắc xin cho các lực lượng vũ trang ngừa các bệnh có nguy cơ sinh học, đặc biệt là bệnh than; huấn luyện thêm quan chức liên bang và địa phương và binh sĩ Vệ binh quốc gia để đối phó với các cuộc tấn công bằng sinh học; nâng cấp hệ thống thăm dò và kiểm soát; dự trữ thuốc và vắc xin chống lại các cuộc tấn công sinh học; và tăng cường nghiên cứu và phát triển tạo ra những thế hệ vắc xin mới, thuốc và các công cụ chẩn đoán.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Tư, 2016, 10:25:17 pm
        Từ vài tháng trước, tôi đã bắt đầu lo lắng về viễn cảnh tấn công sinh học, có thể bằng một loại vụ khí tạo ra gien chống lại các loại vắc xin và thuốc hiện hành. Tháng 12 năm trước, vào kỳ nghỉ Phục hưng Cuối tuần, Hillary và tôi đã thu xếp đi ăn tối với Craig Venter, một nhà sinh học phân tử có công ty đang cố hoàn tất giải mã gien người. Tôi hỏi Craig về khả năng bản đồ gien cho phép bọn khủng bố phát triển các loại gien tổng hợp, tái tạo những virus có sẵn, hoặc kết hợp virus gây bệnh đậu mùa với các virus chết người khác để làm cho tác hại hơn nữa.

        Craig nói những việc như thế hoàn toàn có thể và anh khuyên tôi đọc cuôn tiểu thuyết mới của Richard Preston, Sự kiện Hổ mang - The Cobra Event, về một nhà khoa học điên cố gắng làm giảm dân số thế giới bằng cách thả vào thành phố New York virus "brainpox" - kết hợp giữa virus gây bệnh đậu mùa và một loại vi trùng phá hủy thần kinh. Khi đọc xong cuốn sách, tôi thấy ngạc nhiên rằng hiểu biết của Preston phải bằng cả trăm nhà khoa học, chuyên gia quân sự và tình báo và các quan chức trong chính quyền của tôi cộng lại. Tôi thúc giục một số thành viên nội các và cả Chủ tịch hạ viện Gingrich đọc cuốn sách này.

        Chúng tôi bắt đầu xử lý vấn đề chiến tranh vi trùng từ năm 1993, sau khi vụ đánh bom ở Trung tâm Thương mại Thế giới cho thấy khủng bố có thể tấn công ngay cả nội địa Mỹ, và một người đảo ngũ ở Nga nói với chúng tôi rằng nước anh ta có hàng đống virus bệnh than, đậu mùa, Ebola và các bệnh khác, và vẫn đang tiếp tục chế tạo thêm từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Để đáp lại, chương trình Nunn-Lugar được mở rộng để hợp tác với Nga về vũ khí sinh học cũng như hạt nhân.

        Sau vụ khủng bố bằng khí sarin ở bến xe điện ngầm Tokyo năm 1995, Nhóm An ninh chống Khủng bố (CSG), đứng đầu là nhân viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Richard Clarke, bắt đầu tập trung hơn vào kế hoạch bảo vệ trước các cuộc tấn công hóa học và sinh học. Tháng 6 năm 1995, tôi ký Hướng dẫn Thi hành Quyết định của tổng thống (PDD) số 39 phân chia trách nhiệm trong các cơ quan hữu quan nhằm ngăn chặn và xử lý các cuộc tấn công như vậy, và giảm khả năng của bọn khủng bố thông qua hoạt động bí mật và các nỗ lực bắt bọn khủng bố ở nước ngoài. Ở Lầu năm góc, một vài lãnh đạo quân sự và dân sự quan tâm đến vấn đề này, kể cả Chỉ huy Thủy quân lục chiến, Charles Krulak, và Richard Danzig, Thứ trưởng Hải quân. Cuối năm 1996, Hội đồng Tham mứu Liên quân ủng hộ đề nghị của Danzig tiêm vắc xin cho toàn bộ lực lượng phòng bệnh than, và quốc hội kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các chất sinh học trong các phòng thí nghiệm của Mỹ, sau khi một kẻ cuồng tín bị bắt khi dùng giấy tờ giả để mua ba bình chứa virus dịch bệnh từ một phòng thí nghiệm với giá khoảng 300 đôla.

        Cuối năm 1997, khi rõ ràng rằng Nga có nhiều vũ khí vi trùng hơn chúng ta vẫn tưởng, tôi cho phép Mỹ hợp tác với các nhà khoa học đã từng làm việc trong các viện nơi có nhiều vũ khí sinh học được chế tạo trong thời kỳ Xô Viết, với hy vọng tìm ra bản chất sự việc, và ngăn chặn không cho họ gửi các bí quyết và chất sinh học đến Iran hay cho những kẻ khác sẵn tiền và muốn mua.

        Tháng 3 năm 1998, Dick Clarke tập hợp khoảng 40 thành viên của nhà khách Blair House để thử diễn tập chống khủng bố virus gây bệnh đậu mùa, một hóa chất và một vũ khí hạt nhân. Kết quả rất đáng lo ngại. Với bệnh đậu mùa, họ phải mất rất nhiều thời gian và khá nhiều nhân mạng mới kiểm soát được dịch bệnh. Dự trữ kháng sinh và vắc xin chưa đầy đủ, luật về dịch tễ còn lạc hậu, hệ thống y tế công cộng kém hiệu quả, và kế hoạch xử lý cấp tiểu bang còn chưa hoàn thiện.

        Vài tuần sau, theo yêu cầu của tôi, Clarke tập hợp bảy nhà khoa học và chuyên gia xử lý khủng hoảng, trong đó có Craig Venter; Joshua Lederberg, nhà sinh học đoạt giải Nobel với hàng thập kỷ nghiên cứu cách chống vũ khí sinh học; và Jerry Hauer, giám đốc Xử lý Khủng hoảng của thành phố New York. Cùng với Bill Cohen, Janet Reno, Donna Shalala, George Tenet và Sandy Berger, tôi gặp nhóm này trong vài giờ đồng hồ để thảo luận về nguy cơ và việc phải làm. Mặc dù đêm trước hầu như thức trắng để kết thúc thỏa ước hòa bình của Ireland, nhưng tôi lắng nghe chăm chú phần trình bày của họ và hỏi rất nhiều. Mọi điều tôi nghe được khẳng định thêm rằng chúng ta chưa được chuẩn bị cho các cuộc tấn công sinh học, và rằng khả năng sắp xếp và tái tạo gien sẽ ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia trong thời gian tới. Khi cuộc gặp kết thúc, tiến sĩ Lederberg đưa cho tôi bản sao của bài báo mới nhất trên tờ Tạp chí của Hội Y khoa Mỹ nói về mối đe dọa của khủng bố sinh học. Đọc xong tôi còn thấy lo lắng hơn nữa.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 09:30:44 am
        Chưa đầy một tháng sau, nhóm các nhà khoa học gửi cho tôi một bản báo cáo đề nghị chi gần hai tỷ đôla trong bốn năm tiếp theo để cải thiện khả năng y tế công cộng, xây dựng kho dự trữ quốc gia kháng sinh và vắc xin, đặc biệt kháng bệnh đậu mùa, và tăng cường nghiên cứu việc phát triển những loại thuốc và vắc xin tốt hơn thông qua tái tạo gien.

        Vào ngày diễn thuyết ở Học viện Hải quân, tôi ký thêm hai thông tư hướng dẫn của tổng thống (PDD) về chống khủng bố. PDD số 62 đưa ra sáng kiến 10 điểm chống khủng bố, phân công trách nhiệm cho các cơ quan chính phủ với các chức năng cụ thể, bao gồm việc phát hiện, phản ứng và kết án khủng bố và phá hủy mạng lưới của chúng; ngăn chặn bọn khủng bố dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt; xử lý hậu quả sau khị bị tấn công; bảo vệ hạ tầng và hệ thống Internet trọng yếu; và bảo vệ người Mỹ trong và ngoài nước.

        PDD 62 cũng chỉ định Điều phối viên Quốc gia chống Khủng bô và Bảo vệ Hạ tầng; tôi bổ nhiệm Dick Clarke, người theo sát việc chống khủng bố ngay từ đầu, vào chức vụ này. Ông là người chuyên nghiệp, đã từng phục vụ dưới thời Tổng thống Reagan và Bush, và rất tích cực nỗ lực tổ chức chống khủng bố. PDD số 63 cho phép thành lập Trung tâm Bảo vệ Hạ tầng Quốc gia để chuẩn bị kế hoạch đầy đủ đầu tiên nhằm bảo vệ các cơ sở hạ tầng trọng yếu của chúng ta như giao thông, viễn thông và hệ thống nước.

        Vào cuối tháng, Starr thử và lại thất bại khi bắt buộc Susan McDougal ra điều trần trước đại bồi thẩm đoàn; thẩm vấn Hillary trong gần năm tiếng đồng hồ và là lần thứ sáu; và lại kết án Webb Hubbell vì sai phạm thuế. Một số cựu công tố viên nghi ngờ sự đúng đắn trong hành động bất thường này của Starr; chủ yếu là việc Hubbell lại bị kết tội tính tiền quá cao các thân chủ và không trả thuế cho khoản tiền vượt quá này. Tình hình tệ còn hơn nữa khi Starr cũng kết án vợ của Hubbell Suzy, vì cô ấy đã cùng ký vào bản hoàn thuế thu nhập chung của cả hai vợ chồng, và bạn của Webb là kế toán Mike Schaufele và luật sư Charles Owen, vì họ tư vấn tài chính cho Hubbell, dù là miễn phí, khi anh đang gặp rắc rối. Hubbell giận dữ đáp trả rất rõ ràng: "Họ nghĩ rằng kết án vợ và bạn tôi thì tôi sẽ nói dối về tổng thống và đệ nhất phu nhân. Tôi sẽ không nói dối... Tôi sẽ không nói dối về tổng thống. Tôi sẽ không nói dối về đệ nhất phu nhân, hay về bất cứ ai khác".

        Đầu tháng 5, Starr tiếp tục chiến thuật hù dọa bằng cách kết án Susan McDougal vì bất tuân lệnh tòa hình sự và ngăn cản công lý vì cô ấy tiếp tục từ chối làm chứng trước đại bồi thẩm đoàn - cũng chính là tội mà cô ấy đã bị kết án và đang thi hành án 18 tháng tù do bất tuân tòa dân sự. Lần này thì thủ đoạn đe dọa đó không có kết quả. Starr và Hick Ewing không thể buộc Susan McDougal nói dối cho họ và họ phát điên lên. Mặc dù Susan phải mất gần một năm sau mới chứng minh được, nhưng cô ấy cứng rắn hơn họ và cuối cùng cô đã được trắng án.

        Tháng 6, cuối cùng Starr cũng nếm trái đắng. Sau khi Steven Brill đăng bài trên tờ Brill's Content về hoạt động của Starr, nhấn mạnh việc Văn phòng công tố độc lập (OIC) chuyên dùng chiến thuật tiết lộ tin tức trái phép cho báo giới, và tường thuật rằng Starr đã thú nhận chuyên đó trong một cuộc phỏng vấn 90 phút, thẩm phán Norma Holloway Johnson ra phán quyết rằng "có cơ sở" tin rằng văn phòng của Starr dính líu đến các vụ rò rỉ tin tức "nghiêm trọng và lặp đi lặp lại" cho giới truyền thông và rằng David Kendall có thể gọi Starr và các đồng sự ra tòa để truy tìm nguồn gốc của vụ rò rỉ. Vì có liên quan đến tiến trình của đại bồi thẩm đoàn nên phán quyết đó được giữ bí mật. Cũng thật kỳ lạ thay, khía cạnh này trong các hoạt động của Starr đã không được tiết lộ cho báo chí.

        Ngày 29 tháng 5, Barry Goldwater mất, thọ 89 tuổi. Tôi rất buồn. Mặc dù chúng tôi khác đảng và khác quan điểm, nhưng Goldwater đã rất tử tế với Hillary và tôi. Tôi cũng kính trọng ông là một nhà yêu nước thực thụ và là người đấu tranh cho quyền tự do, ông nghĩ rằng chính phủ nên đứng ngoài cuộc sống riêng tư của công dân và ông tin rằng những chuyện đấu đá chính trị nên tập trung vào tư tưởng chứ không phải tấn công vào cá nhân.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 09:34:06 am
        Tôi dành phần còn lại của mùa xuân để vận động hành lang cho chương trình luật pháp của tôi và xử lý công việc: ban hành lệnh thi hành cấm bạo lực đối với người đồng tính trong các doanh nghiệp dân sự liên bang; ủng hộ chương trình cải tổ kinh tế mới của Boris Yeltsin; chào đón Tiểu vương Bahrain tại Nhà Trắng; phát biểu tại phiên họp của đại hội đồng Liên hiệp quốc về chống buôn ma túy toàn cầu; tiếp đón chuyến thăm chính thức của Tổng thống Nam Triều Tiên Kim Dae Jung; tổ chức Hội nghị Hải dương Quốc gia ở Monterey, California; gia hạn lệnh cấm khoan dầu ngoài khơi California thêm 14 năm nữa; ký một đạo luật cấp quỹ để mua áo chống đạn cho 25% nhân viên thi hành luật; nói chuyện tại buổi khai giảng của ba trường đại học; và vận động cho đảng Dân chủ trong sáu tiểu bang.

        Một tháng bận rộn nhưng khá bình thường ngoại trừ chuyến đi thăm không vui của tôi đến Springfield, Oregon, nơi một học sinh nam đã dùng súng bán tự động bắn chết và làm bị thương một số bạn học. Đó là vụ mới nhất trong hàng loạt vụ nổ súng trong trường học, trong đó có các vụ bắn chết người ở Jonesboro, Arkansas; Pearl, Mississippi; Paducah, Kentucky; và Edinboro, Pennsylvania.

        Vụ giết người vừa đau lòng vừa gây lo lắng, vì tỷ lệ phạm tội vị thành niên cuối cùng cũng đang trên đà gia giảm. Tôi thấy hình như sự bùng nổ bạo lực là do, ít nhất là một phần, sự tôn vinh bạo lực quá mức trong văn hóa của chúng ta và việc trẻ em có thể kiếm được vũ khí chết người một cách dễ dàng. Trong tất cả các vụ nổ súng trong trường học, kể cả một số vụ khác không gây chết người, những kẻ phạm tội còn trẻ dường như giận dữ, đơn độc, hoặc đang theo đuổi một triết lý đen tối nào đó về cuộc sống. Tôi yêu cầu Janet Reno và Dick Riley đưa ra hướng dẫn cho các giáo viên, cha mẹ và sinh viên về những dấu hiệu cảnh báo sớm của những thanh niên gặp rắc rối, kèm theo là các chiến thuật xử lý.

        Tôi đến trường trung học ở Springfield gặp các gia đình nạn nhân, nghe kể lại sự việc, và nói chuyện với sinh viên, giáo viên và các công dân khác. Họ bị sốc và rất lo lắng, băn khoăn tại sao những việc như vậy lại có thể xảy ra trong cộng đồng của họ. Vào những dịp thế này, tôi cảm thấy việc duy nhất có thể làm được là chia sẻ nỗi đau với mọi người, cam đoan với họ rằng họ là những người tốt, và động viên họ tiếp tục tiến lên.

        Xuân chuyển sang hè, đến lúc tôi thực hiện chuyến thăm được chuẩn bị khá lâu đến Trung Quốc. Mặc dù Mỹ và Trung Quốc còn khác biệt đáng kể về nhân quyền, tự do tôn giáo và chính trị, và những vấn đề khác, tôi vẫn háo hức chờ đón chuyến đi. Tôi nghĩ Giang Trạch Dân đã thành công khi thực hiện chuyến thăm đến Mỹ năm 1997 và ông cũng vui lòng đón tiếp tôi.

        Chuyến đi gây nhiều tranh cãi ở cả hai nước. Tôi sẽ là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Trung Quốc kể từ vụ đàn áp các lực lượng ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Những cáo buộc rằng Trung Quốc cố gắng gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử năm 96 vẫn chưa được giải quyết. Một số người phe Cộng hòa cũng tấn công tôi vì đã cho phép các công ty Mỹ phóng vệ tinh thương mại vào không gian bằng tên lửa của Trung Quốc, mặc dù công nghệ vệ tinh không được tiết lộ cho phía Trung Hoa tiếp cận, và quá trình thuê tên lửa đã có từ thời của Reagan và tiếp tục dưới thời Bush để tiết kiệm tiền cho các công ty của Mỹ. Cuối cùng, nhiều người Mỹ lo sợ chính sách thương mại của Trung Quốc và chấp nhận việc trái phép sản xuất và bán sách, phim ảnh và nhạc Mỹ đang làm mất nhiều công ăn việc làm ở Mỹ.

        Về phía Trung Quốc, nhiều quan chức bực tức vì chúng ta đã chỉ trích các chính sách về nhân quyền của Trung Quốc, coi đó là hành động can thiệp vào nội bộ của họ, trong khi một số người khác tín rằng, bất chấp mọi phát biểu tích cực của tôi, chính sách của Mỹ là kiềm chế chứ không phải hợp tác với Trung Quốc trong thế kỷ 21.

        Với số dân chiếm một phần tư dân số thế giới và nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng về kinh tế và chính trị sâu rộng đối với Mỹ và thê giới. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta phải tạo nên sự hợp tác tích cực. Thật xuẩn ngốc nếu không đi Trung Quốc.

        Trong tuần trước khi lên đường, tôi đề cử Đại sứ Mỹ ở Liên hiệp quốc Bill Richardson kế nhiệm Federico Penã làm Bộ trưởng Năng lượng, và Dick Holbrooke làm đại sứ mới của Mỹ ở Liên hiệp quốc. Richardson, cựu nghị sĩ quốc hội của bang New Mexico, nơi có hai phòng thí nghiệm quan trọng của Bộ Năng lượng là người lý tưởng cho việc này. Holbrooke có kỹ năng giải quyết các vấn đề đóng niên liễm của Mỹ ở Liên hiệp quốc, cũng như kinh nghiệm và trí thông minh để đóng góp quan trọng vào đội ngũ lo về chính sách đối ngoại. Chúng tôi cần ông ấy khi rắc rối lại bùng phát ở Balkan.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 09:38:40 am
        Hillary, Chelsea và tôi đến Trung Quốc tối 25 tháng 6, cùng với mẹ của Hillary là Dorothy, một đoàn đại biểu gồm có Ngoại trưởng Albright, Bộ trưởng Rubin, Bộ trưởng Daley, và sáu thành viên quốc hội, trong đó có John Dingell của bang Michigan, thành viên phục vụ lâu năm nhất ở hạ viện. Sự hiện diện của John rất quan trọng vì sự phụ thuộc vào ngành ô tô của Michigan làm cho nó trở thành tâm điểm của tư tưởng chủ nghĩa bảo hộ. Tôi rất mừng là chính ông ấy muốn thăm Trung Quốc để tự đánh giá liệu Trung Quốc có nên gia nhập WTO hay không.

        Chúng tôi bắt đầu chuyến đi từ cố đô Tây An, nơi người Trung Quốc tổ chức buổi lễ đón tiếp tưng bừng và trang trọng. Ngày kế tiếp, chúng tôi có cơ hội đi giữa hàng ngũ các chiến binh bằng đất nổi tiếng, và có buổi thảo luận bàn tròn với các công dân Trung Quốc ở một làng nhỏ ở Xiahe.

        Hai ngày sau chúng tôi bắt tay vào công việc thực sự, khi Chủ tịch Giang Trạch Dân và tôi gặp gỡ và họp báo được truyền hình trực tiếp khắp Trung Quôc. Chúng tôi thẳng thắn thảo luận về sự khác biệt cũng như cam kết xây dựng sự hợp tác chiến lược. Đây là lần đầu tiên người Trung Quốc từng thấy lãnh đạo của họ thực sự tranh luận về các vấn đề như nhân quyền và tự do tôn giáo với nguyên thủ quốc gia nước ngoài. Chủ tịch Giang Trạch Dân ngày càng tự tin hơn khi xử lý các vấn đề như vậy trước công chúng và tin tưởng để cho tôi lịch sự có bất đồng, cũng như nhấn mạnh mối quan tâm chung muốn chấm dứt khủng hoảng tài chính châu Ả, đẩy mạnh vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân, và tăng cường hòa giải ở bán đảo Triều Tiên.

        Khi tôi đề cập đến tự do hơn nữa và nhân quyền ở Trung Quốc, Chủ tịch đáp lại rằng Mỹ đã phát triển cao, trong khi Trung Quốc vẫn có thu nhập bình quân đầu người 700 đôla một năm. Ông nhấn mạnh sự khác biệt trong lịch sử, văn hóa, hệ tư tưởng và hệ thống xã hội hai nước. Khi tôi thúc giục ông gặp gỡ với Đạt Lai Lạt Ma, ông nói cánh cửa Trung Quốc rộng mở nếu Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố trước rằng Tây Tạng và Đài Loan là một phần của Trung Quốc, và nói thêm rằng đã có sẵn "một vài kênh liên lạc" với lãnh tụ của Phật giáo Tây Tạng. Tôi được khán giả Trung Quốc cười tán thưởng khi nói tôi nghĩ nếu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Đạt Lai Lạt Ma gặp nhau, họ sẽ quý mến nhau rất nhiều. Tôi cũng cố gắng đưa ra một vài đề nghị thực tế để tiến xa hơn về nhân quyền. Ví dụ, vẫn còn nhiều công dân Trung Hoa ngồi tù vì những tội không còn ghi trong sổ bộ. Tôi đề nghị nên thả họ ra.

        Vấn đề chính của họp báo chính là cuộc tranh luận. Tôi muốn công dân Trung Hoa thấy Mỹ ủng hộ nhân quyền mà chúng tôi tin là các giá trị mang tính toàn cầu, và tôi muốn các quan chức Trung Hoa thấy rằng sự cởi mở hơn nữa sẽ không gây ra những rối loạn xã hội mà, theo lịch sử Trung Quốc, họ lo sợ một cách dễ hiểu.

        Sáu buổi chiêu đãi chính thức do Chủ tịch Giang Trạch Dân và phu nhân tổ chức, tôi và ông lần lượt điều khiển dàn nhạc của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ngày hôm sau, gia đình tôi dự buổi lễ chủ nhật ở nhà thờ Chongwenmen, nhà thờ Tin Lành lâu đời nhất ở Bắc Kinh, một trong số ít nhà thờ được chính phủ cho phép mở cửa. Nhiều người theo đạo Tin Lành phải bí mật nhóm họp trong nhà. Tự do tôn giáo rất quan trọng đối với tôi, và tôi rất mừng khi Chủ tịch Giang đồng ý để tôi gửi một đoàn đại biểu gồm các thủ lĩnh tôn giáo Mỹ, kể cả một chức sắc Do Thái giáo, một tổng giám mục Thiên Chúa giáo, và một mục sư Tin Lành đến tìm hiểu thêm về vấn đề này.

        Sau khi chúng tôi tham quan Tử cấm Thành và Vạn Lý Trường Thành, tôi tổ chức buổi hỏi đáp với sinh viên của trường Đại học Bắc Kinh. Chúng tôi thảo luận về nhân quyền ở Trung Quốc, nhưng họ cũng hỏi tôi về các vấn đề nhân quyền ở Mỹ và tôi có thể làm gì để tăng thêm sự hiểu biết của người Mỹ đối với Trung Quốc. Có nhiều câu hỏi rất hay của lớp thanh niên muốn đất nước họ thay đổi nhưng vẫn rất tự hào về nó.

        Thủ tướng Chu Dung Cơ mời đoàn đại biểu dự bữa trưa, trong đó chúng tôi thảo luận về các thách thức xã hội và kinh tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt, cũng như những vấn đề còn lại mà chúng tôi vẫn chưa giải quyết xong để đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Tôi hết sức ủng hộ việc này, để duy trì sự thống nhất của Trung Quốc với nền kinh tế toàn cầu, và để tăng cường cả sự chấp thuận các luật lệ quốc tế lẫn thiện chí hợp tác với Mỹ của họ và với các quốc gia khác về một loạt các vấn đề khác. Tối đó, Chủ tịch Giang Trạch Dân và phu nhân mời chúng tôi ăn tối riêng với họ tại tư dinh, căn nhà nằm bên hồ trong khu vực dành cho hầu hết các quan chức cao cấp của Trung Quốc. Càng có thời gian bên Chủ tịch Giang, tôi càng thấy quý mến ông ấy. Ông là người thú vị, vui tính, và cực kỳ kiêu hãnh, nhưng luôn luôn muốn nghe những quan điểm khác nhau. Mặc dù không phải lúc nào tôi cũng đồng ý với ông, nhưng tôi dần dần cho rằng ông tin ông đang thay đổi Trung Quốc nhanh hết mức, và theo đúng hướng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 09:42:41 am
        Từ Bắc Kinh chúng tôi đến Thượng Hải, nơi có vẻ có nhiều tổ hợp kiến trúc hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Hillary và tôi có buổi thảo luận thú vị về các vấn đề và tiềm năng của Trung Quốc với một nhóm các thanh niên Trung Quốc, gồm có các giáo sư, doanh nhân, một nhà hoạt động bảo vệ người tiêu dùng, và một tiểu thuyết gia. Một trong những kinh nghiệm thú vị nhất của cả chuyến đi là chương trình trả lời theo yêu cầu thính giả mà tôi cùng thị trưởng thành phố tham gia. Có một số câu hỏi hay và đoán trước được dành cho tôi về các vấn đề kinh tế và an ninh, nhưng ông thị trưởng nhận được nhiều câu hỏi hơn tôi; người gọi cho ông quan tâm đến giáo dục tốt hơn, nhiều máy tính hơn, và lo lắng về tắc nghẽn giao thông vốn là hậu quả của việc thành phố phát triển và mở rộng không ngừng. Tôi chợt nghĩ một khi các công dân phàn nàn với thị trưởng về tắc nghẽn giao thông, thì nền chính trị Trung Quốc đang đi đúng hướng.

        Trước khi về nhà, chúng tôi bay đến Guilin gặp những nhà hoạt động môi trường đang quan ngại về việc phá rừng và sự biến mất của những loài hoang dã quí hiếm, sau đó đi thuyền dọc theo sông Li, chảy qua khung cảnh tuyệt đẹp có những tảng đá tạo thành hình như thế nhô lên trên phong cảnh êm ả của miền quê. Sau Guilin, chúng tôi dừng ở Hồng Kông gặp Đổng Kiến Hoa, Đặc khu trưởng do người

        Trung Quốc chọn sau khi người Anh rút lui. Là một người thông minh và tinh tế, từng sống ở Mỹ vài năm, Đổng Kiến Hoa rất bận rộn tronơ việc cân bằng văn hóa chính trị sôi động của Hồng Kông với chính phủ trung ương Trung Quốc vốn ưa tuân thủ hơn. Tôi cũng gặp lại người bảo vệ nền dân chủ là Martin Lee. Trung Quốc đã hứa để cho Hồng Kông giữ nguyên hệ thống chính trị dân chủ, nhưng tôi có ấn tượng rõ ràng là chi tiết về cuộc đoàn tụ Hồng Kông trở về với Trung Quốc vẫn đang được soạn thảo, và rằng không bên nào hoàn toàn thỏa mãn với tình trạng hiện nay.

        Giữa tháng 7, Al Gore và tôi tổ chức một sự kiện tại Viện Khoa học Quốc gia nhấn mạnh nỗ lực của chính quyền chúng tôi nhằm ngăn ngừa hệ thống máy tính gặp sự cố vào đầu thiên niên kỷ mới. Mối lo ngại đang lan rộng là nhiều hệ thống máy tính sẽ không thể thay đổi ngày tháng vào năm 2000, đã gây ra hỗn loạn trong kinh tế và ảnh hưởng đến công việc của hàng triệu người Mỹ. Chúng tôi đưa ra một nỗ lực toàn diện do John Koskinen đứng đầu để bảo đảm tất cả các hệ thống của chính phủ đều sẵn sàng cho thiên niên kỷ mới và giúp khu vực kinh tế tư nhân điều chỉnh phù hợp. Chúng tôi chỉ biết được các biện pháp đó có thành công hay không khi ngày đã định đến.

        Ngày 16, tôi ký một ưu tiên khác của tôi thành luật, Luật Hỗ trợ và Ưu đãi Trẻ em. Chúng tôi đã tăng những người được lãnh tiền từ luật này lên 68% từ năm 1992; thêm 1,4 triệu gia đình được nhận trợ cấp chăm sóc trẻ em. Luật này phạt những tiểu bang nào không tự động cập nhật chế độ hỗ trợ trẻ em và thưởng tiền cho những tiểu bang đạt được mục tiêu.

        Cũng thời qian này, tôi tuyên bố mua tám triệu thùng bột để trợ cấp cho các quốc gia nghèo đang thiếu lương thực. Giá ngũ cốc đang giảm, và số bột này có thể thỏa mãn nhu cầu nhân đạo lẫn trả thêm 13 cent một thùng bột mì cho các nông dân làm việc cực nhọc. Vì gió nóng khắc nghiệt phá hoại mùa màng ở nhiều phần của đất nước, tôi cũng yêu cầu quốc hội thông qua gói hỗ trợ khẩn cấp cho nông dân.

        Đến cuối tháng, Mike McCurry tuyên bố sẽ từ chức bí thư báo chí của Nhà Trắng vào mùa thu, và tôi chỉ định phó của anh là Joe Lockhart, người đã từng là bí thư báo chí của tôi khi tái tranh cử, làm người kế nhiệm. McCurry đã làm việc rất tốt ở vị trí đầy đòi hỏi này, giải thích các chính sách một cách rõ ràng và thông thái, làm việc nhiều giờ và luôn sẵn sàng ngày đêm. Anh muốn chăm sóc con cái mình trưởng thành. Tôi quý mến Joe Lockhart, và báo chí dường như cũng thích anh. Bên cạnh đó, anh ấy muốn sát cánh bên tôi; chúng tôi sẽ có sự chuyển giao êm ái.

        Tháng 7, trong khi tôi tiếp tục thực hiện nghị trình trong nước thì Dick Holbrooke bay đến Belgrade gặp Milosevic trong một nỗ lực giải quyết khủng hoảng Kosovo; Thủ tướng Hashimoto từ chức sau khi thất bại trong cuộc bầu cử ở Nhật; Nelson Mandela kết hôn với Gaga Machel, một góa phụ dễ thương của cựu Tổng thống Mozambique và là nhân vật nổi bật trong cuộc chiến ngăn chặn sử dụng lính trẻ em trong chiến tranh ở châu Phi; và Ken Starr tiếp tục vụ án chống lại tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 09:54:41 am
        Ông ta khăng khăng muốn đưa ra đối chất một số nhân viên Mật vụ của tôi, kể cả Larry Cockell, người đứng đầu bộ phận bảo vệ tôi. Nhân viên Mật vụ từ chối, và cựu Tổng thống Bush viết hai lá thư phản đối. Ngoại trừ khi tổng thống ở tại khu vực sinh hoạt của Nhà Trắng, Mật vụ luôn ở bên ông ấy hoặc ở ngay bên ngoài cửa. Mật vụ bảo vệ các tổng thống và các bí mật của họ. Mật vụ có thể tình cờ nghe thấy tất cả các trao đổi kể cả an ninh quốc gia, chính sách đối nội, khủng hoảng chính trị, và tranh cãi cá nhân. Sự tận tụy, chuyên nghiệp và tính bí mật của họ đã phục vụ đắc lực cho các tổng thống của cả hai đảng và quốc gia. Bây giờ Starr muốn đe dọa mọi thứ đó - không phải để điều tra chuyện tình báo, hay chuyện FBI lạm quyền như trong vụ Watergate, hay việc cố ý phạm luật như trong vụ Iran-Contra, mà chỉ để biết có hay không việc tôi trả lời gian dối và khuyến khích Monica Lewinsky cũng nói dối trước những cầu hỏi được đặt ra một cách mờ ám, trong một vụ kiện vô đạo đức ngay từ đầu.

        Đến cuối tháng, Starr miễn trừ truy tố Monica Lewinsky để đổi lại việc cô ấy làm chứng trước đại bồi thẩm đoàn, và gửi lệnh gọi hầu tòa cho tôi. Ngày 29, tôi đồng ý tình nguyện đối chứng và trát hầu tòa được rút lại. Tôi không thể nói tôi mong chờ gì ngày đối chứng đó.

        Đầu tháng 8, tôi gặp gỡ 10 tộc trưởng đa đỏ ở Washington để tuyên bố một nỗ lực toàn diện nhằm tăng cường cơ hội giáo dục, y tế và kinh tế cho người da đỏ. Trợ lý các vụ việc liên chính phủ của tôi,

        Mickey Ibarra và Lynn Cutler, liên lạc viên với các bộ tộc, là làm việc cật lực chuẩn bị sáng kiến này, và nó thực sự cần thiết. Mặc dù nước Mỹ có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 28 năm, tỷ lệ tội phạm thấp nhất trong 25 năm, và số phần trăm công dân sống nhờ phúc lợi thấp nhất trong 29 năm, nhưng các cộng đồng thổ dân vẫn chưa giàu có gì hơn từ thói bài bạc của họ, và vẫn đang phải sống nghèo khổ. Dưới 10% người da đỏ được đi học, số người mắc bệnh tiểu đường cao gấp ba lần người Mỹ da trắng, và họ vẫn có tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong các nhóm thiểu số ở Mỹ. Một số cộng đồng thổ dân có tỷ lệ thất nghiệp quá 50%. Các tộc trưởng được khuyến khích thực hiện những biện pháp mới mà chúng tôi đang tiến hành, và sau cuộc họp tôi hy vọng có thể giúp họ.

        Ngày hôm sau, đại sứ quán Mỹ ở Tanzania và Kenya bị đánh bom cách nhau năm phút, làm 257 người chết, trong đó có 12 người Mỹ và 5.000 người bị thương. Bằng chứng ban đầu cho thấy mạng lưới của Osama Bin Laden, được biết đến dưới cái tên Al Qaeda, đã tổ chức cuộc tấn công. Cuối tháng 2, Bin Laden đã đưa ra một fatwa (mệnh lệnh tôn giáo - ND) kêu gọi tấn công các mục tiêu quân sự và dân sự Mỹ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Tháng 5, ông ta nói những người ủng hộ ông ta sẽ đánh vào mục tiêu của Mỹ ở vùng Vịnh và nói về việc "đưa chiến tranh đến sân nhà nước Mỹ". Tháng 6, trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Mỹ, ông ta đã đe dọa sẽ bắn hạ máy bay quân sự Mỹ bằng tên lửa phòng không.

        Đến lúc này chúng tôi đã theo dõi Bin Laden được nhiều năm. Ngay từ đầu nhiệm kỳ của tôi, Tony Lake và Dick Clarke đã thúc ép CIA cung cấp thêm thông tin về người Ảrập Xêút giàu có này, vốn bị trục xuất khỏi tổ quốc mình từ năm 1991, mất quyền công dân năm 1994, và đã nhập tịch vào Sudan.

        Lúc đầu, Bin Laden có vẻ là người cung cấp tài chính cho hoạt động khủng bố, nhưng qua thời gian chúng tôi biết ông ta là người đứng đầu tổ chức khủng bố rất tinh vi, tiếp cận được tới khoản tiền lớn do ông ta được kế thừa, và có hoạt động ở một số nước, trong đó có Chechnya, Bosnia, và Philippines. Năm 1995, sau cuộc chiến Bosnia, chúng tôi đã ngăn chặn các nỗ lực của các mujahedin (chiến binh thánh chiến - ND) chiếm giữ Bosnia, và hợp tác cùng các quan chức địa phương phá vỡ âm mưu làm nổ tung hàng chục máy bay bay từ Phillipines đến bờ biển phía Tây Hoa Kỳ, nhưng mạng lưới xuyên quốc gia của Bin Laden vẫn tiếp tục phát triển.

        Tháng giêng năm 1996, CIA thành lập một bộ phận chỉ tập trung vào Bin Laden và mạng lưới của ông ta, trực thuộc Trung tâm Chống Khủng bố, và không lâu sau đó chúng tôi bắt đầu thúc giục Sudan trục xuất Bin Laden. Lúc đó Sudan là thiên đường cực kỳ an toàn cho bọn khủng bố, kể cả những người Aicập toan ám sát Tổng thống Mubarak tháng 6 trước và đã giết hại người tiền nhiệm của ông là Anwar Sadat. Lãnh đạo Sudan là Hasan al-Turabi chia sẻ quan điểm cực đoan của Bin Laden, và cả hai đều dính líu đến những cuộc phiêu lưu làm ăn, điều hành hàng loạt các công việc từ hoạt động hợp pháp đến sản xuất vũ khí và ủng hộ khủng bố.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 10:01:42 am
        Chúng tôi ép Turabi trục xuất Bin Laden, yêu cầu Ảrập Xêút nhận ông ta. Người Ảrập không muôn nhận lại Bin Laden, nhưng cuối cùng ông ta cũng rời Sudan giữa năm 1996, rõ ràng vẫn còn hòa hợp với Turabi. Ông ta chuyển đến Afghanistan nơi ông ta được chào đón bởi Mullah Omar, lãnh đạo Taliban - một nhóm Hồi giáo Surtni vũ trang mong muốn thiết lập một chế độ Hồi giáo cực đoan ở Afghanistan.

        Tháng 9 năm 1996, Taliban chiếm được Kabul và bắt đầu lấn chiếm các khu vực khác của đất nước. Đến cuối năm, nhóm đặc nhiệm phụ trách Bin Laden của CIA đã thu thập được nhiều thông tin quan trọng về ông ta và tổ chức của ông ta. Gần một năm sau, chính quyền Kenya bắt giữ một người mà họ tin rằng liên quan đến âm mưu khủng bố nhắm vào tòa đại sứ Mỹ ở đó.

        Trong tuần sau vụ đánh bom, tôi vẫn giữ lịch trình làm việc bình thường, đi Kentucky, Illinois, và California để thúc đẩy bộ luật Quyền của Bệnh nhân và sáng kiến nước sạch của chúng tôi, và để giúp phe Dân chủ tranh cử ở những bang đó. Ngoài các sự kiện công cộng, tôi dành phần lớn thời gian của mình với bộ phận phụ trách An ninh Quốc gia để bàn cách phản ứng trước các vụ tấn công ở châu Phi.

        Ngày 13 tháng 8, ở căn cứ không quân Andrews có tổ chức lễ tưởng niệm cho 10 trong số 12 nạn nhân Mỹ. Những người mà Bin Laden cho rằng đáng chết chỉ vì họ là người Mỹ, bao gồm một nhà ngoại giao chuyên nghiệp tôi đã từng gặp hai lần và con trai của ông; một phụ nữ vừa xin nghỉ phép để chăm sóc cha mẹ già; một viên chức ngoại giao gốc Ấn Độ từng làm việc khắp nơi trên thế giới cho Tổ quốc thứ hai của mình; một chuyên gia dịch tễ học làm việc để cứu trẻ em châu Phi khỏi bệnh tật và chết chóc; một người mẹ có ba con nhỏ; một phụ nữ kiêu hãnh vừa lên chức bà; một nhạc công nhạc Jazz nổi tiếng nhưng nghề chính là làm việc cho Bộ Ngoại giao; một viên chức quản lý đại sứ kết hôn với một người Kenya; và ba trung sĩ thuộc Lục quân, Không quân và Thủy quân lục chiến.

        Dù thế nào đi nữa, Bin Laden đã bị đầu độc bởi niềm tin rằng ông ta sở hữu chân lý tuyệt đối và do đó được toàn quyền thay thế Thượng đế bằng cách giết những người dân vô tội. Vì chúng tôi đã săn đuổi tổ chức của ông ta trong nhiều năm, từ lâu tôi đã biết rằng ông ta là một kẻ thù đáng gờm. Sau vụ thảm sát ở châu Phi, tôi đặc biệt tập trung vào việc bắt giữ hoặc giết chết ông ta và tiêu diệt Al Qaeda.

        Một tuần sau vụ đánh bom các đại sứ quán, và sau khi đã gửi một cuốn băng video lời tuyên bố của tôi tới nhân dân Kenya và Tanzania - những người phải chịu tổn thất lớn hơn rất nhiều, tôi gặp gỡ nhóm nòng cốt về an ninh quốc gia. Cả CIA lẫn FBI đều xác nhận rằng vụ này do Al Qaeda tiến hành và báo rằng một số thủ phạm đã bị bắt.

        Tôi còn nhận được tin tình báo rằng Al Qaeda có kế hoạch tấn công thêm một tòa đại sứ Mỹ nữa ở Tirana, Albania, và rằng kẻ thù của chúng tôi cho rằng nước Mỹ dễ bị tấn công vì chúng tôi bị phân tâm về những tranh cãi về chuyện đời tư của tôi. Chúng tôi đóng cửa tòa đại sứ ở Albania, đưa Thủy quân lục chiến trang bị đầy đủ đến canh gác tòa đại sứ, và bắt đầu hợp tác với giới chức địa phương để phá vỡ mạng lưới Al Qaeda ở đó. Nhưng chúng tôi vẫn còn đại sứ ở các nước mà Al Qaeda có hoạt động.

        CIA cũng có tin tình báo rằng Bin Laden và thuộc hạ cao cấp của ông ta chuẩn bị gặp nhau tại một trong những trại của ông ta ở Afghanistan và ngày 20 tháng 8, để đánh giá tác động của các vụ tấn công của chúng và lên kế hoạch hoạt động tiếp theo. Cuộc họp này là một cơ hội để chúng tôi trả đũa và có thể tiêu diệt phần lớn lãnh đạo của Al Qaeda. Tôi yêu cầu Sandy Berger chuẩn bị một cú đáp trả bằng quân sự. Chúng tôi phải chọn mục tiêu, đưa vũ khí cần thiết vào vị trí, và tìm cách đối phó với Pakistan. Nếu chúng tôi sử dụng oanh kích, các máy bay sẽ phải bay qua không phận Pakistan.

        Dù chúng tôi cố gắng hợp tác với Pakistan để tháo ngòi nổ những căng thẳng ở vùng tiểu lục địa Ân Độ, cũng như Pakistan và Mỹ từng là đồng minh trong Chiến tranh Lạnh, Pakistan lại ủng hộ Taliban và, do đó coi như ủng hộ Al Qaeda. Cơ quan tình báo Pakistan sử dụng một số trại, nơi Bin Laden và Al Qaeda từng dùng để huấn luyện Taliban, để huấn luyện các tay súng hoạt động ở Kashmir. Nếu Pakistan biết trước các kế hoạch tấn công của chúng tôi, thì rất có thể tình báo Pakistan sẽ cảnh báo cho Taliban hoặc thậm chí cho Al Qaeda. Mặt khác, Thứ trưởng Ngoại giao Strobe Talbott, người từng cố giảm thiểu nguy cơ xung đột quân sự tại tiểu lục địa Ấn Độ, thì lo sợ nếu chúng tôi không thông báo cho Pakistan, họ có thể tưởng các tên lửa của chúng tôi là do Ấn Độ phóng vào họ, và có thể quyết định trả đũa thậm chí bằng vũ khí hạt nhân.

        Chúng tôi quyết định cử tướng Joe Ralston, Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân, đi ăn tối với Chỉ huy cao cấp quân đội Pakistan vào đúng lúc chúng tôi dự định tấn công. Ralston sẽ giải thích cho ông ta chuyện sắp xảy ra vài phút trước khi tên lửa của chúng tôi bay vào không phận Pakistan, quá muộn để cảnh báo Taliban hay Al Qaeda, nhưng đủ thời gian để tránh việc Pakistan bắn hạ những tên lửa này, hoặc phản công vào Ấn Độ.

        Nhóm an ninh quốc gia của tôi còn lo ngại một điều nữa: việc ra làm chứng của tôi trước đại bồi thẩm cách đó ba ngày, ngày 17 tháng 8. Họ sợ rằng điều đó sẽ khiến tôi do dự với cú tấn công này, và nếu như tôi có ra lệnh tân công, tôi sẽ bị cáo buộc rằng làm như vậy đê đánh lạc hướng dư luận khỏi những rắc rối của tôi, đặc biệt là nếu cú đánh không hạ được Bin Laden. Tôi bảo họ một cách rõ ràng rằng việc của họ là khuyên tôi về an ninh quốc gia. Nếu họ đề nghị tấn công vào ngày 20, chúng tôi sẽ làm như vậy. Tôi nói việc cá nhân tôi để tôi lo. Ngay cả chuyện đó cũng không còn nhiều thời gian nữa.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 10:09:25 am

        49

        Sáng thứ bảy, ngày 15 tháng 8, khi việc đối chứng trước đại bồi thẩm đoàn lơ lửng trước mắt và sau một đêm trằn trọc không ngủ, tôi đánh thức Hillary dậy và kể cho cô ấy nghe tất cả mọi chuyện giữa tôi và Monica Lewinsky. Cô ấy nhìn tôi như thể tôi vừa giáng cho một cú vào bụng vậy, vừa giận vì tôi đã nói dối cô ấy hồi tháng giêng vì những việc tôi đã làm. Tôi chỉ có thể nói với cô ấy rằng tôi rất hối tiếc, tôi đã cảm thấy không thể nói với bất cứ ai, kể cả với cô ấy về việc đã qua. Tôi nói tôi rất yêu cô ấy, tôi không muốn làm cô ấy và Chelsea bị tổn thương, tôi rất hổ thẹn về những việc đã làm, tôi đã giấu mọi việc để tránh làm tổn thương gia đình và ảnh hưởng tới cương vị tổng thống. Sau tất cả những dối trá và lạm dụng mà chúng tôi đã phải chịu đựng suốt từ khi tôi bắt đầu làm tổng thống, tôi không muốn bị cuốn băng khỏi nhiệm sở trong cơn lũ theo sau buổi lấy lời khai của tôi hồi tháng giêng. Tôi vẫn chưa hiểu hết vì sao tôi lại làm một việc sai trái và ngu ngốc đến thế; hiểu biết đó chỉ đến từ từ, qua những tháng ngày sắp tới cùng cố gắng cải thiện mối quan hệ của chúng tôi.

        Tôi cũng phải nói chuyện với Chelsea. Theo cách nào đó, việc này còn khó khăn hơn nhiều. Sớm muộn gì, mỗi đứa trẻ sẽ hiểu rằng cha mẹ chúng không hoàn hảo, nhưng lần này điều đó đã vượt quá bình thường. Tôi vẫn luôn tin mình là một người cha tốt. Những năm Chelsec học trung học và năm đầu tiên ở trường đại học đã bị che phủ bởi bốr năm trời đầy những cuộc tấn công cá nhân dữ dội nhằm vào cha mẹ nó. Giờ đây, Chelsea lại phải hiếu rằng cha mình không những đã làm một việc vô cùng sai trái, mà còn không hề nói cho nó và mẹ nó biết sự thực. Tôi lo sợ không chỉ đánh mất cuộc hôn nhân, mà còn đánh mất cả tình yêu và sự kính trọng của con gái mình.

        Cuối ngày tồi tệ ấy còn bị che phủ bởi hành động khủng bố khác. Ở Omagh, ở Bắc Ireland, một nhóm li khai của IRA không ủng hộ Thỏa ước ngày thứ Sáu tốt lành đã đánh bom cài trên xe ôtô, giết hại 28 người tại một khu mua sắm đông đúc trong thành phố. Tất cả các bên đang theo đuổi tiến trình hòa bình, kể cả Sinn Fein, đều lên án hành động đánh bom. Tôi đưa ra tuyên bố lên án hành động bạo lực đó và chia buồn với các gia đình nạn nhân và kêu gọi các bên liên quan trong tiến trình hòa bình tăng cường nỗ lực hơn nữa. Nhóm li khai bất hợp pháp đó tự xưng là IRA Thực thụ, gồm hơn 200 thành viên và người ủng hộ, đủ để gây ra những rắc rối thực sự, nhưng không đủ để làm gián đoạn tiến trình hòa bình: vụ đánh bom ở Omagh cho thấy sự điên cuồng tột độ của việc quay trở lại cách làm cũ.

        Thứ hai, sau một thời gian chuẩn bị, tôi đi xuống phòng Bản đồ để bắt đầu cho cuộc đối chứng kéo dài bốn giờ đồng hồ. Starr đã đồng ý không đưa tôi đến tòa án, có lẽ là do phản ứng khá dữ dội khi ông ta làm như vậy đối với Hillary. Tuy nhiên, ông ta khăng khăng đề nghị quay phim toàn bộ buổi đối chứng, nghe nói bởi một trong số 24 vị đại bồi thẩm không thể tham dự. David Kendall nói rằng Nhà Trắng sẵn sàng đón toàn bộ đại bồi thẩm đoàn đến nếu như Starr không quay phim lại toàn bộ cuộc điều trần "bí mật" của tôi. Ông ta từ chối; và tôi ngờ rằng ông ta muốn gửi cuốn băng đó tới quốc hội, nơi cuốn băng có thể được công bố mà không gây rắc rối cho ông ta.

        Đại bồi thẩm đoàn theo dõi toàn bộ diễn biến cuộc điều trần qua truyền hình mạch kín nối về tòa án trong khi Starr và những thẩm vấn viên khác làm hết sức biến cuốn băng thành một dạng phim khiêu dâm chiếu trong gia đình, họ cố ý hỏi tôi những câu hỏi làm tôi bẽ mặt để khiến quốc hội và người dân Mỹ ghê tởm đến mức họ sẽ yêu cầu tôi từ chức, và chỉ sau đó, ông ta mới có thể buộc tội tôi. Samuel Johnson từng nói rằng không có gì tập trung tâm trí người ta nhiều như việc có thể khiến cá nhân chính mình bị tiêu diệt. Hơn thế, tôi tin rằng vẫn còn rất nhiều thứ khác đang bị nguy hiểm chứ không chỉ là việc chuyện gì có thể xảy ra đối với tôi.

        Sau màn dạo đầu, tôi đề nghị đưa ra một tuyên bố vắn tắt. Tôi thừa nhận rằng "trong một vài dịp nhất định hồi năm 1996 và một lần năm 1997" tôi đã dính líu đến hành xử sai trái, trong đó có quan hệ gần gũi không đúng đắn với Monica Lewinsky; và rằng sự việc đó cho dù sai trái về đạo đức, theo tôi cũng không thể cấu thành "quan hệ tình dục" như định nghĩa mà thẩm phán Wright đã chấp nhận trước yêu cầu của các luật sư trong vụ án của Jones; rằng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hành động của mình; và rằng tôi sẽ cố gắng hết sức để trả lời tất cả các câu hỏi của Văn phòng công tố độc lập (OIC) liên quan đến tính hợp pháp của những hành động tôi đã gây ra, nhưng tôi sẽ không nói thêm về chi tiết của sự việc.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 10:13:34 am
        Người thẩm vấn chính của OIC lúc đó đưa ra cho tôi hàng loạt câu hỏi để làm rõ định nghĩa "quan hệ tình dục" mà thẩm phán Wright đã áp dụng. Tôi thừa nhận rằng đã không cố gắng giúp các luật sư của Jones, bởi vì, cũng giống như OIC, họ đã can dự vào việc tiết lộ thông tin trái phép, vì lúc đó họ biết vụ kiện của họ sẽ chẳng đi đến đâu, nên tôi tin rằng họ bắt tôi lấy lời khai chỉ để moi thêm thông tin nhằm phá hoại tôi bằng kiểu tiết lộ đó. Tôi nói tất nhiên tôi không biết lúc lấy lời khai, văn phòng của Starr đã dính líu khá sâu.

        Giờ đây, các luật sư của Starr đang cố gắng lợi dụng cài bẫy bằng cách quay phim tôi đang nói về những tình tiết đầy hình ảnh mà không ai bị buộc phải nói công khai.

        Khi luật sư của OIC tiếp tục phàn nàn về những câu trả lời trong khi tôi lấy lời khai trước những câu hỏi về tình dục, tôi nhắc nhở ông ta rằng cả luật sư của tôi và tôi đều mời các công tố viên của Jones đưa ra những câu hỏi cụ thể tiếp theo, và rằng họ đã từ chối. Tôi nói tôi thấy rõ họ không muốn làm thế là bởi vì họ không còn cố gắng bắt tôi thừa nhận những điều chết người để tiết lộ cho báo giới nữa. Thay vào đó, họ làm việc cho Starr. Họ muốn việc tôi khai nhận tạo cơ sở để buộc tôi phải từ chức, hoặc bị truất phế, hoặc thậm chí sẽ kết án tôi. Vì vậy, họ không đặt ra những câu hỏi tiếp theo "vì họ lo ngại rằng tôi sẽ trung thực trả lời họ... Họ đang cố gài bẫy và lừa gạt tôi. Thế mà giờ đây ông lại có vẻ kêu ca là họ đã không làm hết chức trách". Tôi thú nhận rằng tôi "ghê tởm" những gì các luật sư Viện Rutherford đã làm nhân danh Jones - làm tổn hại người vô tội, tiết lộ trái phép, theo đuổi một vụ kiện có động cơ chính trị - "nhưng tôi vẫn quyết định sẽ vượt qua cuộc thẩm vấn đầy cạm bẫy nguy hiểm đó mà không vi phạm luật pháp. Và tôi tin mình đã làm được".

        Tôi thừa nhận đã lừa dối những người hỏi tôi sau khi câu chuyên vỡ lở. Tôi nói đi nói lại nhiều lần tôi chưa bao giờ yêu cầu ai nói dối. Bốn giờ đồng hồ như thỏa thuận trôi qua, nhiều câu tôi bị hỏi lặp đi lặp lại đến sáu, bảy lần, bởi các luật sư đang hết sức cố gắng biến cuộc thẩm vấn tôi thành những lời thú tội bẽ bàng và có thể dùng để buộc tội. Mục đích của cuộc điều tra kéo dài bốn năm trời trị giá 40 triệu đôla, tính đến thời điểm đó, là như vậy đó: phân tích định nghĩa về tình dục.

        Tôi kết thúc cuộc thẩm vấn vào khoảng 6 giờ 30 phút, ba tiếng rưỡi trước khi đọc bài diễn văn trước toàn quốc. Tôi buồn phiền thấy rõ khi về phòng gặp bạn bè và nhân viên của mình đang tụ tập thảo luận về chuyện đã diễn ra, trong đó có cả luật sư của Nhà Trắng Chuck Ruff, David Kendall, Mickey Kantor, Rahm Emanuel, James Carville, Paul Begala, Harry và Linda Thomason. Chelsea cũng ở đó, và tôi thở phào khi Hillary bước vào lúc gần 8 giờ.

        Chúng tôi trao đổi với nhau về những gì tôi cần nói. Ai cũng biết tôi phải thừa nhận đã phạm phải một sai lầm đáng hổ thẹn và tôi cũng đã cố tình che giấu, vấn đề là liệu tôi có nên thử công kích cuộc điều tra của Starr và nói rằng đã đến lúc nó phải châm dứt hay không. Quan điểm chung vẫn là tôi không nên làm vậy. Hầu hết mọi người đều biết Starr nằm ngoài tầm kiểm soát; họ cần nghe thấy tôi thừa nhận việc làm sai của mình và chứng kiến sự ăn năn của tôi. Một vài người bạn cho tôi những lời khuyên mà họ cho là mang tính chiến lược; một số khác thì thực sự bàng hoàng trước những gì tôi gây ra. Chỉ có Hillary từ chối đưa ra ý kiến, thay vào đó chỉ khuyến khích mọi người để tôi một mình và tập trung vào bài diễn văn.

        Lúc 10 gỉờ, tôi cho người dân Mỹ biết về cuộc đối chứng, nói rằng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thất bại của cá nhân tôi, thú nhận đã lừa dối mọi người, "kể cả vợ tôi". Tôi nói đã cố gắng bảo vệ mình và gia đình trước những câu hỏi phiền nhiễu của một vụ kiện mang mục đích chính trị đã từng bị bác bỏ. Tôi cũng nói rằng cuộc điều tra của Starr đã diễn ra quá lâu, quá tốn kém, làm tổn thương quá nhiều người, và từ hai năm trước, một cuộc điều tra khác, hoàn toàn độc lập, đã không tìm ra bất cứ sai trái nào của Hillary hay của tôi trong vụ Whitewater. Cuối cùng, tôi cam đoan sẽ làm hết sức mình để hàn gắn những rạn nứt trong cuộc sống gia đình, tôi hy vọng chúng ta có thể thay đổi cả thói quen xấu trong cuộc sống của cả đất nước bằng cách chấm dứt mọi nỗ lực phá hoại thanh danh cá nhân, xâm phạm đời sống riêng tư, và tiếp tục tiến lên. Tôi tin vào mỗi lời nói ra, nhưng cơn giận dữ của tôi vẫn chưa nguôi ngoai đủ để tôi thấy ăn năn như lẽ ra phải cảm thấy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 10:21:50 am
        Ngày hôm sau, chúng tôi đến Vườn nho Martha trong kỳ nghỉ hàng năm. Thường thì tôi đếm từng ngày đến khi có thời gian dành cho gia đình; năm nay, dù biết chúng tôi cần khoảng thời gian này, nhưng thay vào đó, tôi lại ước mình có thể làm việc đêm ngày. Khi chúng tôi đi bộ ra Bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng để lên máy bay, Chelsea đi giữa tôi và Hillary, còn chú chó Buddy đi bên cạnh tôi, các tay săn ảnh đã chụp những bức hình để lộ nỗi đau mà tôi đã gây ra. Khi không còn chiếc máy ảnh nào nữa, vợ và con gái tôi hầu như chẳng nói với tôi lời nào.

        Tôi dành hai ngày đầu tiên vừa để năn nỉ tha thứ vừa để lên kế hoạch oanh kích Al Qaeda. Đêm đến, Hillary ngủ trên giường, còn tôi ngủ trên ghế sofa.

        Trong ngày sinh nhật của tôi, tướng Don Kerrick, nhân viên của Sandy Berger, bay đến Vườn nho Martha để trình bày về những mục tiêu do CIA và Hội đồng Tham mưu Liên quân đề nghị - các trại của Al Qaeda ở Afghanistan, hai mục tiêu khác ở Sudan, một xưởng thuộc da nơi Bin Laden có một số lợi ích tài chính và một nhà máy hoá chất mà CIA cho là nơi từng sản xuất hoặc tàng trữ chất hoá học được dùng để tạo ra khí gas vx có ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Tôi loại xưởng thuộc da ra khỏi danh sách vì nó không có giá trị về mặt quân sự đối với Al Qaeda và tôi muốn giảm thiểu số nạn nhân là dân thường. Tấn công vào các khu trại tập trung phải được thực hiện khớp với thời gian cuộc họp, theo tin tình báo, của Bin Laden và thuộc hạ cao cấp.

        Lúc 3 giờ chiều, tôi ra quyết định cuối cùng hạ lệnh cho Sandy Berger tiến hành, tàu hải quân Hoa Kỳ ở phía bắc vùng biển Ảrập đã phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu ở Afghanistan, trong khi những quả tên lửa từ tàu chiến ở Biển Đỏ được phóng vào nhà máy hoá học ở Sudan. Hầu hết các quả tên lửa đều nhắm trúng mục tiêu, nhưng Bin Laden đã không có mặt trong khu trại tập trung như thông tin của CIA khi tên lửa tấn công. Một vài nguồn tin cho hay, ông ta đã rời khỏi khu trại chỉ vài giờ trước, nhưng chúng tôi không bao giờ biết chắc. Một số người có liên hệ với Al Qaeda đã thiệt mạng, và một số sĩ quan Pakistan được cho là đang ở đó để huấn luyện quân khủng bố Kashmir cũng thế. Nhà máy hoá học ở Sudan bị phá hủy.

        Sau khi ra thông cáo về cuộc tấn công từ Vườn nho Martha, tôi bay về Washington để nói chuyện với người dân Mỹ lần thứ hai trong vòng bốn ngày. Tôi nói rằng tôi ra lệnh oanh kích bởi Al Qaeda phải chịu trách nhiệm cho các vụ đánh bom ở đại sứ quán, và Bin Laden "rất có thể là kẻ tổ chức và chu cấp tài chính đắc lực cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế trên toàn thế giới", một kẻ đã lớn tiếng hô hào sẽ trả tiền cho các cuộc chiến khủng bố nhằm vào nước Mỹ không phân biệt quân nhân hay dân thường. Tôi nói rằng các cuộc tấn công của chúng tôi không nhằm chống lại đạo Hồi mà "chống lại những kẻ cuồng tín và giết người", và rằng chúng tôi đã chiến đấu chống lại chúng trên một số mặt trận trong nhiều năm, và sẽ tiếp tục như vậy, bởi vì "đây là cuộc chiến trường kỳ và vẫn đang tiếp diễn".

        Vào thời điểm nói về cuộc đấu tranh lâu dài, tôi ký sắc lệnh đầu tiên trong một loạt các quyết định chuẩn bị cho cuộc đấu tranh đó bằng việc sử dụng mọi phương tiện có sẵn. Lệnh hành pháp số 13099 buộc bao vây về kinh tế đối với Bin Laden và Al Qaeda. Sau đó lệnh bao vây được mở rộng ra chính quyền Taliban. Vào thời điểm đó, chúng tôi chưa phá vỡ mạng lưới tài chính của khủng bố một cách hiệu quả. Lệnh hành pháp này đưa đến Đạo luật Quốc tế Trường hợp Khẩn cấp của các Cường quốc Kinh tế mà trước đây chúng tôi đã từng dùng để đối phó thành công với tập đoàn ma tuý Cali ở Colombia.

        Tôi cũng yêu cầu tướng Shelton và Dick Clarke xây dựng một số phương án lựa chọn đưa biệt kích vào Afghanistan. Tôi nghĩ nếu chúng tôi xóa sổ một số chương trình huấn luyện của Al Qaeda, chúng sẽ thấy chúng tôi không đùa, dù chưa bắt được Bin Laden và các thuộc hạ cao câp của ông ta. Rõ ràng giới quân nhân cao cấp không hề muốn làm việc đó, có thể vì những diễn biến ở Somalia, có thể vì họ sẽ phải cử Lực lượng Đặc biệt vào mà không biết đích xác nơi ẩn trú của Bin Laden, hoặc liệu chúng ta có thể đưa binh sĩ ra an toàn hay không. Dù thế nào đi nữa, tôi vẫn để ngỏ lựa chọn đó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 10:26:17 am
        Tôi cũng ký một số bị vong lục cho phép CIA sử dụng lực lượng để truy sát Bin Laden. Từ mùa xuân năm trước, CIA đã có quyền tiến hành chiến dịch "tóm cổ" Bin Laden, vài tháng trước các vụ đánh bom đại sứ quán, nhưng họ thiếu lực lượng bán quân sự để hoàn thành nhiệm vụ. Thay vào đó, họ thuê một số nhóm người Afghanistan tìm bắt Bin Laden. Khi các nhân viên CIA tại chỗ và người Afghanistan phân vân không biết có phải bắt giữ Bin Laden trước rồi mới giết hay không, tôi nhấn mạnh họ không cần phải bắt giữ trước. Trong vòng vài tháng, tôi đã gia hạn quyền hạn truy sát bằng cách mở rộng danh sách mục tiêu các cộng sự của Bin Laden cũng như các tình huống có thể tấn công những tên này.

        Nhìn chung, phản ứng từ những người đứng đầu quốc hội của hai đảng đối với cuộc tấn công bằng tên lửa đều khá tích cực, phần lớn là vì họ đều được thông báo vắn tắt và Bộ trưởng Cohen đã đảm bảo với những người Cộng hòa rằng cuộc tấn công và thời điểm tiến hành là phù hợp. Chủ tịch hạ viện Gingrich nói: "Hôm nay, Hoa Kỳ đã làm một việc đúng". Thượng nghị sĩ Lott nói cuộc tấn công là một việc làm "phù hợp và công bằng". Tom Daschle và Dick Gephardt và tất cả đảng viên Dân chủ đều lên tiếng ủng hộ. Không lâu sau đó, tôi càng thêm hy vọng trước vụ bắt bớ Mohamed Rashed, điệp viên của Al Qaeda, kẻ tình nghi trong vụ đánh bom đại sứ quán Kenya.

        Một số người chỉ trích tôi vì đã tấn công vào nhà máy hóa học ở Sudan nơi chính phủ Sudan khăng khăng họ không sản xuất hay tàng trữ bất cứ loại chất hóa học nguy hại nào. Tôi vẫn tin rằng chúng tôi đã quyết định đúng. CIA đã thu thập được mẫu đất lấy từ khu vực nhà máy này có chứa chất hoá học được sử dụng để sản xuất ra vx. Trong phiên toà xét xử phần tử khủng bố sau đó ở thành phố New York, một nhằn chứng đã khai nhận rằng Bin Laden có hoạt động sản xuât vũ khí hoá học tại Khartoum. Bất chấp những bằng chứng rõ ràng đó, một sô người trong giới truyền thông vẫn ra sức đưa ra khả năng xem hành động đó là phiên bản đời thực của bộ phim Wag the Dog, mà trong phim vị tổng thống tưởng tượng tạo ra một cuộc chiến để chiếm lĩnh tin tức truyền hình, nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề cá nhân của ông.

        Người dân Mỹ phải cùng lúc tiếp nhận tin tức liên quan đến cuộc tấn công và phiên đối chứng của tôi trước đại bồi thẩm đoàn. Tờ Newsweek đăng một bài báo cho rằng phản ứng của dư luận đối với cuộc đối chứng của tôi và bài diễn văn trên truyền hình về việc đó là "điềm tĩnh và thận trọng". Có đến 62% số người ủng hộ tôi, trong khi có tới 73% ủng hộ cuộc tấn công bằng tên lửa. Hầu hết mọi người nghĩ rằng tôi đã thiếu trung thực trong cuộc sống riêng tư nhưng vẫn rất đáng tin cậy trong những vấn đề công cộng. Trái lại, tờ Newsweek viết: "Phản ứng đầu tiên của giới phê bình là rất phẫn nộ". Họ chỉ trích tôi dữ dội. Tôi đáng bị đánh đòn, đúng vậy, nhưng tôi lại phải chịu trận ở chính sân nhà, nơi đáng lẽ ra tôi cũng phải xoay xở được.

        Lúc này, tôi chỉ hy vọng đảng Dân chủ sẽ không bị báo giới thúc ép kêu gọi tôi từ chức, và tôi có thể hàn gắn những rạn nứt tôi gây ra cho gia đình, các nhân viên, nội các và tất cả những ai đã tin tôi trong suốt những năm tôi bị chĩa mũi dùi tấn công.

        Sau bài diễn văn, tôi trở về Vườn nho Martha và ở lại trong mười ngày. Không khí trong gia đình đã tan băng phần nào. Tôi xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên kể từ sau phiên đối chứng trước đại bồi thẩm đoàn, công du đến Worcester, Massachusetts theo lời mời của Thượng nghị sĩ Jim McGovern, để cổ động cho Police Corps, một chương trình mới cấp học bổng đại học cho những người cam kết trở thành nhân viên thi hành pháp luật sau này. Worcester là một thành phố lao động kiểu cũ; tôi hơi e ngại không biết họ sẽ đón tôi ra sao, và tôi cảm thấy được khích lệ khi thấy một đám đông nhiệt thành tham gia sự kiện có sự góp mặt của thị trưởng, cả hai thượng nghị sĩ và bốn dân biểu của bang Massachusetts. Rất nhiều người trong đám đông đó thuyết phục tôi tiếp tục giữ cương vị của mình; một số người khác nói họ đã cũng từng mắc sai lầm trong cuộc sống; và họ lấy làm tiếc vì những lỗi lầm của tôi đã bị dư luận mổ xẻ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 10:31:22 am
        Vào ngày 28 tháng 8, kỷ niệm 35 năm bài diễn văn vĩ đại "Tôi có một giấc mơ" của Martin Luther King Jr., tôi đến dự lễ tưởng nhớ ở nhà thờ Union ở Oak Bluffs, nơi từng là thánh địa đi nghỉ của người Mỹ gốc Phi hơn một thế kỷ. Tôi cùng phát biểu với Dân biểu John Lewis, người từng làm việc với Martin Luther King Jr., và là một trong những cây đại thụ đạo đức quyền lực của chính trường Mỹ. Ông ấy và tôi làm bạn với nhau từ rất lâu, từ trước năm 1992. Ông ấy là một trong những người ủng hộ tôi sớm nhất, và có toàn quyền lên án tôi. Thay vì thế, khi đứng lên phát biểu, John nói rằng tôi là bạn và là anh em của ông, rằng ông đã luôn ủng hộ tôi khi tôi thành công và sẽ không rời bỏ tôi khi tôi thất bại, rằng tôi là một vị tổng thống tốt, và rằng nếu để ông quyết định, thì tôi sẽ vẫn tiếp tục là một tổng thống tốt. John Lewis sẽ không bao giờ biết được ngày hôm đó ông đã vực dậy tinh thần của tôi nhiều đến mức nào.

        Chúng tôi trở lại Washington vào cuối tháng và phải đối mặt với một vấn đề lớn khác. Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á đã lan rộng và đang đe dọa gây mất ổn định nền kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Thái Lan năm 1997, sau đó đã lan sang Indonesia và Hàn Quốc, và bây giờ đang tràn đến nước Nga. Giữa tháng 8, Nga không thể trả được các khoản nợ nước ngoài, và sự sụp đổ của nước Nga vào cuối tháng đã gây ra sự trượt dốc tại thị trường chứng khoán trên toàn thế giới. Ngày 31 tháng 8, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones sụt giảm 512 điểm, sau khi vừa mới giảm 317 điểm chỉ bốn ngày trước; mọi thành quả đạt được của năm 1998 đã bị xóa sạch.

        Rob Rubin và nhóm kinh tế quốc tế đã nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính kể từ khi nó bùng phát ở Thái Lan. Mặc dù tình hình cụ thể ở từng quốc gia là khác nhau, nhưng vẫn có một vài yếu tố chung: hệ thống ngân hàng có nhiều lỗ hổng, các khoản nợ xấu, chủ nghĩa tư bản thân hữu và sự mất niềm tin chung. Tình hình còn tồi tệ hơn vì nền kinh tế Nhật Bản không tăng trưởng trong suốt năm năm. Không có lạm phát và tỉ lệ tiết kiệm chỉ đạt 20%, người Nhật có thể vẫn trụ được, nhưng khi nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Á không tăng trưởng, hậu quả nguy hại do chính sách không tốt ở những nước khác trở nên càng tệ hại. Ngay cả người Nhật Bản cũng bị chân động; nền kinh tê ngừng trệ gây tổn thất trong bầu cử, hậu quả là bạn tôi Ryutaro Hashimoto phải rời khỏi chức thủ tướng. Trung Quốc, với một nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất khu vực, đã giữ không để cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn khi từ chối giảm giá trị đồng Nhân dân tệ.

        Công thức chung để phục hồi kinh tế trong những năm 1990 chính là việc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các nước giàu gia hạn cho những khoản nợ có thể tính toán được và đổi lại là cải tổ cần thiết ở các nước chịu ảnh hưởng. Cải tổ bao giờ cũng là những bài toán chính trị khó khăn. Nó luôn bắt buộc phải thay đổi tỉ lệ lãi suất cố định, và thường đòi hỏi thắt chặt chính sách tài khóa, việc này gây khó khăn cho dân thường về ngắn hạn, nhưng có thể đem lại sự phục hồi nhanh chóng hơn và ổn định hơn về dài hạn.

        Mỹ ủng hộ những nỗ lực của IMF ở Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc, và có những đóng góp đáng kể đối với hai nước Indonesia và Hàn Quốc. Bộ Ngân khố quyết định không rót tiền vào Thái Lan, bởi 17 tỉ đôla đã có sẵn là tạm đủ, và bởi Quỹ Ổn định Tỉ giá Hối đoái (Exchange Stabilization Fund), mà chúng tôi từng sử dụng để giúp Mexico, có thêm một số hạn chế mới, mặc dù chỉ là tạm thời, được quốc hội quy định. Vào thời điểm các quốc gia khác cần sự giúp đỡ thì những hạn chế này được dỡ bỏ, nhưng tôi tiếc là đã không thể đóng góp một phần nào, dù nhỏ bé, để giúp đỡ Thái Lan. Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) đều muốn giúp đỡ, vì Thái Lan là đồng minh lâu năm nhất của chúng tôi ở khu vực Đông Nam Á. Tôi cũng muốn thế, nhưng chúng tôi để Bộ Ngân khố quyết định. Xét theo góc độ kinh tế và chính sách đối nội, làm như vậy là một quyết định đúng đắn, nhưng quyết định đó đã gửi đi một thông điệp sai tới Thái Lan và toàn châu Á. Bob Rubin và tôi không mắc nhiều sai lầm trong hoạch định chính sách; nhưng tôi dám chắc đây là một trong số ít các sai lầm đó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 10:36:01 am
        Chúng tôi chắc chắn không gặp phải vấn đề tương tự như của Thái Lan ở nước Nga. Mỹ đã hỗ trợ nền kinh tế Nga ngay từ năm đầu tiên tôi giữ chức tổng thống, và chúng tôi đã đóng góp một phần ba trong khoản vay 23 tỉ đôla của IMF vào tháng 7. Thật không may, 5 tỉ đôla đầu tiên từ khoản vay trên ngay sau khi giải ngân đã không cánh mà bay chỉ trong một đêm khi đồng rúp bị mất giá và người Nga bắt đầu phải chuyển một số lượng lớn đồng tiền của mình ra nước ngoài.

        Những vấn đề của nước Nga còn trầm trọng hơn với chính sách gây lạm phát tắc trách của Ngân hàng Trung ương, còn Viện Duma lại từ chối tạo dựng một hệ thống thu thuế hiệu quả. Mức thuế là cao thậm chí quá cao, nhưng hầu như chẳng ai chịu nộp thuế.

        Ngay sau khi từ Vườn nho Martha về, Hillary và tôi đi thăm ngắn ngày tới Nga và Bắc Ireland cùng với Madeleine Albright, Bill Daley Bill Richardson và một phái đoàn các nghị sĩ lưỡng đảng. Đại sứ Jim Collins mời nhóm những người đứng đầu Viện Duma tới dinh thự của ông, Spaso House. Tôi hết sức cố gắng thuyết phục họ rằng không một quốc gia nào có thể tránh khỏi những quy luật của nền kinh tế toàn cầu, và nếu muốn nhận được những khoản vay và đầu tư nước ngoài nước Nga phải tổ chức thu thuế, chấm dứt ngay việc in tiền để trang trải chi phí, và đóng cửa ngay các ngân hàng nào phải bù lỗ, tránh tồn đọng vốn, và thanh toán các khoản nợ. Tôi nghĩ tôi không tạo được nhiều biến chuyển gì mấy.

        Cuộc gặp gỡ lần thứ 15 giữa tôi với Boris Yeltsin diễn ra tốt đẹp nhất trong mức có thể trong bối cảnh ông ấy đang gặp nhiều rắc rối đến vậy. Những người Cộng sản và dân tộc cực đoan đã ngăn cản đề nghị cải tổ của ông ở Duma. Ông cố gắng tạo ra một hệ thống thu thuế hiệu quả hơn bằng các biện pháp hành pháp, nhưng ông vẫn không thể ngăn Ngân hàng Trung ương tiếp tục in quá nhiều tiền, càng gây ra chuyển dịch vốn từ đồng rúp sang những đồng tiền ổn định hơn, vừa cản trở tín dụng và đầu tư nước ngoài. Lúc này, tôi chỉ có thể khích lệ ông ấy và nói rằng phần còn lại của khoản vay từ IMF sẽ được trao cho Nga ngay khi số tiền này có thể tạo ra sự khác biệt. Nếu chúng tôi giải ngân ngay, khoản tiền dó sẽ nhanh chóng biến mất như lần đầu tiên.

        Chúng tôi cũng ra được một tuyên bố tích cực, trong đó mỗi nước sẽ cắt giảm khoảng 50 tấn plutonium trong chương trình hạt nhân của mình - khôi lượng đủ để chế tạo hàng nghìn quả bom - và chuyển số vật liệu này thành vật liệu không thể chế tạo vũ khí trong tương lai. Khi mà các nhóm khủng bô và các quốc gia thù địch đang nhòm ngó khối nguyên liệu chê tạo hạt nhân, việc cắt giảm trên là bước đi quan trọng để cứu vô số mạng người.

        Sau bài diễn văn trước quốc hội mới của Bắc Ireland ở Belfast, trong đó tôi kêu gọi các thành viên tiếp tục áp dụng Thỏa ước ngày thứ Sáu tốt lành, Hillary và tôi cùng Tony và Cherrie Blair, George Mitchell và Ngoại trưởng Anh đặc trách về Bắc Ireland là Mo Mowland tới Omagh để gặp gỡ gia đình nạn nhân của vụ đánh bom. Tony và tôi phát biểu những lời tốt đẹp nhất có thể, sau đó tất cả chúng tôi gặp các gia đình nạn nhân, lắng nghe những câu chuyện của họ, gặp lũ trẻ mặt còn hằn những vết sẹo, và ngưỡng mộ quyết tâm sắt đá của các nạn nhân nhằm duy trì tiến trình hòa bình. Trong thời kỳ đen tối, ai đó đã vẽ lên tường một câu hỏi đầy khiêu khích "Có được sống hay không trước khi chết?". Người Ireland vẫn nói "có" ngay trong bối cảnh chém giết tàn bạo ở Omagh.

        Trước khi đi Dublin, chúng tôi và gia đình Thủ tướng Blair cùng tham dự Cuộc tập hợp vì hòa bình ở Armagh, từ nơi này Thánh Patrick đã truyền bá đạo Cơ đốc ra khắp Ireland và giờ đây đã trở thành trung tâm tinh thần ở Bắc Ireland cho cả tín đồ Thiên Chúa giáo và Tin Lành. Tôi gặp một cô gái 17 tuổi rất dễ thương, Sharon Haughey. Hồi 14 tuổi, chính cô đã viết thư cho tôi yêu cầu tôi giúp chấm dứt chiến tranh bằng một giải pháp đơn giản: "Cả hai bên đều bị tổn thương. Cả hai bên đều cần phải tha thứ".

        Ở Dublin, Bertie Ahern và tôi nói chuyện với báo giới sau cuộc gặp mặt. Một phóng viên Ireland hỏi: "Thường ông phải đến thăm thì tiến trình hòa bình mới lại được thúc đẩy. Vậy chúng tôi có cần phải gặp lại ông nữa không đây?". Tôi đáp rằng vì lợi ích của họ, tôi hy vọng là không, còn vì lợi ích của tôi, tôi hy vọng là có. Sau đó Bertie nói là phản ứng nhanh của tôi đối với bi kịch ở Omagh đã kích động các bên liên quan nhanh chóng ra quyết định mà "lẽ ra phải mất hàng tuần và hàng tháng". Mới chỉ hai ngày trước, Martin McGuinness, nhà đàm phán chính của Sinn Fein đã tuyên bố rằng ông ta sẽ giúp quan sát quá trình chấm dứt sử dụng vũ trang cho Sinn Fein. Martin chính là trợ lý cao cấp của Gerry Adams và bản thân ông ta cũng là một quyền lực lớn. Tuyên bố này gửi đến David Trimble và những người của phe Hợp nhất một thông điệp rằng đối với Sinn Fein và IRA, bạo lực, như Adams từng nói, "là quá khứ, đã hết, đã kết thúc, và đã chết". Trong cuộc gặp riêng, Bertie Ahern nói với tôi là, sau Omagh, IRA đã cảnh báo với nhóm li khai IRA Thực thụ (Real IRA) rằng nếu họ còn lặp lại hành động như ở Omagh thì chuyện cảnh sát Anh truy lùng họ sẽ chỉ như trò trẻ thôi. (Ý nói Real IRA sẽ gặp rắc rối hơn nhiều từ chính IRA - ND).


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 10:47:53 am
        Câu hỏi đầu tiên tôi nhận được từ một phóng viên người Mỹ là về phản ứng của tôi trước lời chỉ trích gay gắt của người bạn lâu năm là Joe Lieberman, dành cho tôi tại thượng viện trước đó một ngày. Tôi trả lời: "Tôi đồng ý với những gì anh ấy nói... Tôi đã sai trầm trọng không thể biện minh, không thể bào chữa, và tôi thật sự lấy làm tiếc". Một sô nhân viên của tôi bực tức vì Joe công kích tôi trong lúc tôi đang ở nước ngoài, nhưng tôi thì không. Tôi biết ông ấy là một người sùng đạo thực sự, ông nổi giận trước những việc tôi đã làm, nhưng ông cũng đã thận trọng tránh không nói rằng tôi đáng bị truất phế.

        Điểm dừng chân cuối cùng của chúng tôi ở Ireland là Limberick, nơi 50.000 người ủng hộ hòa bình đổ xuống đường, trong đó có cả người thân của một thành viên trong đoàn chúng tôi, nghị sĩ Peter King của New York. Peter King đã đưa mẹ về quê để góp mặt vào sự kiện này. Tôi nói với đám đông rằng bạn tôi, Frank McCourt, đã hình  tượng hóa một Limberick trước kia trong cuốn Angela's Ashes, nhưng tôi vẫn thích diện mạo mới của thành phố hơn.

        Ngày 9 tháng 9, Ken Starr đệ trình bản báo cáo dày 445 trang lên quốc hội, viện dẫn ra 11 điểm mà ông ta cho rằng có thể truất phế tôi. Ngay cả đối với đủ các thứ tội trong vụ Watergate, Leon Jaworsky cũng không làm đến như vậy. Luật sư độc lập phải báo cáo quốc hội những phát hiện của mình nếu tìm ra bằng chứng "đầy đủ và đáng tin cậy" để truất phế tổng thống; quốc hội ra quyết định có hay không có cơ sở để truất phế. Bản báo cáo của Starr được công bố ngày 11, còn bản báo cáo của Jaworski không bao giờ được công bố. Trong báo cáo của Starr, từ "tình dục" xuất hiện hơn 500 lần; từ Whitewater được nhắc đến hai lần. Ông ta và cộng sự cho rằng họ có thể giặt sạch toàn bộ tội lỗi trong bôn năm qua của họ trong đông quần áo bầy hầy của tôi.

        Ngày 10 tháng 9, tôi triệu tập nội các tới Nhà Trắng và nói lời xin lỗi họ. Nhiều người không biết phải nói gì. Họ tin tưởng vào việc chúng tôi đang làm và đánh giá cao cơ hội phục vụ đất nước mà tôi đã dành cho họ, nhưng hầu hết cho là tôi đã ích kỷ và ngu ngốc, và để mặc họ chới với trong suốt tám tháng. Madeleine Albright nói trước tiên, rằng tôi đã làm một việc sai trái và bà rất thất vọng, nhưng lựa chọn duy nhất là quay lại với công việc. Donna Shalala còn gay gắt hơn, nói rằng đối với người lãnh đạo, việc làm người tốt cũng quan trọng như có những chính sách tốt. Những người bạn lâu năm của tôi, James Lee Witt và Rodney Slater, nói về sức mạnh của sự hối cải và trích dẫn Kinh thánh. Bruce Babbitt, một tín đồ Thiên Chúa giáo, lại nói về quyền năng của xưng tội. Carol Browner nói cô ấy đã buộc phải nói với cậu con trai về những đề tài mà cô ấy không bao giờ nghĩ sẽ phải trao đổi với nó.

        Trong khi lắng nghe nội các của tôi, lần đầu tiên tôi thực sự hiểu giới hạn mà sự phơi bày hành động sai trái và sự thiếu trung thực về lỗi lầm đó của tôi đã mở tung chiếc hộp Pandora chứa đựng cảm xúc sâu kín của người Mỹ. Thật dễ dàng nói rằng tôi phải nếm trải quá nhiều trong sáu năm qua, rằng cuộc thẩm tra của Starr thật tồi tệ và vụ kiện của Jones là vu cáo và có động cơ chính trị; cũng thật dễ dàng khi nói rằng cuộc sống riêng tư của một tổng thống cần phải được coi là riêng tư. Nhưng một khi những gì tôi đã làm bị phơi bày ra với đủ vẻ xấu xí của nó, đánh giá của mọi người chắc chắn phản ánh kinh nghiệm cá nhân của riêng họ, bị hằn vết không chỉ bởi những quan niệm, mà còn bởi sự sợ hãi, thất vọng và những tổn thương của chính họ.

        Phản ứng trung thực và rất khác nhau trong nội các cho tôi một cảm giác rõ ràng về những gì người ta nói với nhau trên toàn nước Mỹ. Trong khi phiên điều trần truất phế sắp đến gần, tôi nhận được rất nhiều thư từ của bạn bè và cả những người không quen biết. Một số lá thư gửi tôi những lời ủng hộ và khích lệ rất cảm động; một số kể cho tôi nghe những câu chuyện về thất bại và hồi phục của chính họ; một số người khác tỏ ra vô cùng giận dữ trước hành động của Starr; một số người lên án hành động của tôi và họ thực sự thất vọng; và vẫn có những người pha trộn tất cả suy nghĩ đó. Đọc thư của họ giúp tôi hiểu rõ cảm xúc của mình, và giúp tôi nhớ rằng nếu muốn được tha thứ, trước tiên tôi phải tha thứ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 10:51:54 am
        Bầu không khí trong Phòng Bầu dục Vàng vẫn gượng gạo và căng thẳng cho đến khi Bob Rubin lên tiếng. Rubin là người duy nhất trong phòng thực sự hiểu cuộc sống của tôi trong bốn năm qua. Anh từng trải qua một cuộc điều tra mệt mỏi của với công ty Goldman Sachs va chứng kiến một cộng sự của mình bị còng tay đưa đi trước khi anh được chứng minh là trong sạch. Sau khi một vài người khác có ý kiến Rubin nói, với thái độ thẳng thắn đặc trứng, "Không còn nghi ngờ gì nữa, anh đã sai. Nhưng chúng ta ai chẳng có lỗi lầm, thậm chí là những lỗi lầm rất lớn. Theo tôi, vấn đề lớn hơn ở đây là sự mất cân đối giữa việc báo chí đưa tin và thái độ đạo đức giả của một số người chỉ trích anh". Bầu không khí trở nên dễ chịu hơn sau những lời đó. Tôi rất biết ơn vì mọi người đã không từ chức. Tất cả chúng tôi trở lại với công việc.

        Ngày 15 tháng 9, tôi thuê Greg Craig, một luật sư giỏi và là bạn cũ của Hillary và tôi ở trường luật, cùng làm việc với Chuck Ruff, David Kendall, Bruce Lindsey, Cheryl Mills, Lanny Breuer và Nicole Seligman trong nhóm biện hộ cho tôi. Ngày 18, đúng như tôi dự đoán, ủy ban Tư pháp hạ viện đã bỏ phiếu theo đảng phái quyết định công khai đoạn băng ghi lại phiên đối chứng của tôi trước đại bồi thẩm đoàn.

        Vài ngày sau, Hillary và tôi tổ chức bữa sáng thường niên dành cho những người đứng đầu tôn giáo tại Nhà Trắng. Chúng tôi thường thảo luận về những mối quan tâm chung của công chúng. Lần này, tôi yêu cầu họ cầu nguyện cho tôi trong giai đoạn khó khăn này:

        Trong những tuần gần đây, tôi đang thực hiện một chuyến đi tới tận cùng của việc này, tới sự thật đầy chông gai xem tôi là ai, và tất cả chúng ta là ai. Tôi đồng ý với những người nói rằng tôi chưa tỏ ra ăn năn đúng mức trong tuyên bố đầu tiên của tôi sau lần làm chứng. Tôi nghĩ chẳng có cách nào dễ chịu để thừa nhận rằng tôi đã mắc tội.

        Tôi nói tôi xin lỗi tất cả những người đã chịu đau đớn vì tôi - gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, nội các của tôi, Monica Lewinsky và gia đình cô ấy; tôi mong họ tha thứ; và tôi tham vấn các mục sư và những người khác để tìm, với sự chỉ dẫn của Chúa, "một thiện ý tha thứ mà tôi đang tìm kiếm, từ bỏ niềm kiêu hãnh và sự cáu giận có thể che mờ óc phán xét, khiến con người ta phải thoái thác, so đo, đổ lỗi và phàn nàn". Tôi cũng nói rằng tôi sẽ dựng một thành lũy vững chắc để đối phó với những lời buộc tội chống lại tôi và sẽ nỗ lực hơn nữa để làm tốt công việc của mình "hy vọng rằng với một tinh thần đã bị tan vỡ, nhưng trái tim vẫn còn sức mạnh, tôi vẫn còn rất hữu dụng".

        Tôi đề nghị các mục sư đến khuyên nhủ tôi ít nhất một lần trong tháng trong thời gian vô hạn định: Phil Wogaman, mục sư của chúng tôi ở nhà thờ Giám lý Foundry; bạn tôi, Tony Campolo và Gordon MacDonald, mục sư và cũng là tác giả của một vài cuốn sách tôi đã từng đọc về việc sống đạo. Từ đó trở đi, họ thực hiện cam kết một cách tuyệt vời, thường xuyên đến Nhà Trắng, lúc thì cùng nhau, lúc thì riêng lẻ. Chúng tôi sẽ cầu nguyện, đọc Kinh thánh và cùng thảo luận về những điều trước đây tôi chưa bao giờ nói đến. Mục sư Bill Hybels từ Chicago cũng tiếp tục đến Nhà Trắng thường xuyên, và đặt ra những câu hỏi tìm hiểu được thiết kế để "khám sức khỏe tinh thần" của tôi. Mặc dù họ thường tỏ ra nghiêm khắc đối với tôi, nhưng các mục sư đã đưa tôi vượt qua chính trị đến với việc khám phá tâm hồn mình và sức mạnh tình yêu của Chúa.

        Hillary và tôi cũng bắt đầu tham gia tư vấn gia đình nghiêm túc, mỗi tuần một ngày trong khoảng một năm. Lần đầu tiên trong đời, tôi nói chuyện thật sự cởi mở về những cảm giác, trải nghiệm và quan điểm của mình về cuộc sống, tình yêu và bản chất các mối quan hệ. Không phải lúc nào tôi cũng thích những gì khám phá được về chính bản thân và quá khứ của mình, tôi đau đớn khi phải đối diện với thực tế rằng tuổi thơ của tôi và phần đời tôi đã sống từ khi trưởng thành khiến cho một số việc vốn rất tự nhiên với người khác, lại thành rất khó khăn đối với tôi.

        Tôi cũng dần hiểu ra rằng khi tôi kiệt sức, cáu giận, cảm thấy bị cô lập, hay cô đơn, tôi rất dễ gây ra những lỗi lầm ích kỷ và tự hủy hoại bản thân để rồi sau đó tôi lại vô cùng hổ thẹn. Chuyện gây ồn ào hiện tại là hậu quả mới nhất của nỗ lực cả đời của tôi khi phải sống một cuộc đời hai mặt, che giấu cơn giận và nỗi đau bên trong mà vẫn tiếp tục cuộc sống ngoài mặt, cuộc sống mà tôi đã yêu và sống tốt. Trong thời gian chính phủ tạm dừng hoạt động, tôi tham gia vào hai cuộc chiến khổng lồ: một cuộc chiến công khai với quốc hội về tương lai của đất nước và một cuộc chiến riêng tư để tránh xa quỷ dữ. Tôi đã chiến thắng trong cuộc chiến công khai và thất bại trong cuộc chiến riêng tư


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 10:55:58 am
        Làm như vậy, tôi không chỉ gây đau đớn cho gia đình tôi và những cộng sự của tôi, mà còn phá hoại uy danh cương vị tổng thống và cả người dân Mỹ. Dù áp lực đè lên tôi nặng nề bao nhiêu, đáng lẽ ra tôi phải mạnh mẽ hơn và cư xử tốt hơn.

        Không có bất cứ lời bào chữa nào cho hành động tôi đã gây ra nhưng lặn lội tìm hiểu rõ vì sao tôi lại làm như vậy ít nhất cũng cho tôi cơ hội thống nhất hai cuộc sống song song của mình.

        Trong những buổi tham vấn dài và những cuộc trò chuyện của chúng tôi sau đó, Hillary và tôi cũng hiểu thêm về nhau, vượt trên cả công việc hay những ý tưởng chúng tôi cùng chia sẻ và cả đứa con chúng tôi cùng yêu quí. Tôi đã từng yêu cô ấy rất nhiều, nhưng không phải lúc nào cũng thể hiện yêu một cách tốt đẹp với cô ấy. Tôi rất cảm ơn cô ấy đã đủ dũng cảm để cùng tôi tham vấn. Chúng tôi vẫn là những người bạn tốt nhất của nhau, và tôi hy vọng chúng tôi có thể cứu vãn cuộc hôn nhân.

        Trong khi đó, tôi vẫn ngủ trên ghế sofa trong phòng khách nhỏ sát với phòng ngủ. Tôi ngủ trên chiếc ghế cũ kỹ này trong khoảng hai tháng hoặc hơn. Tôi đã đọc, suy ngẫm và làm việc rất nhiều, và chiếc sofa cũng rất thoải mái. Nhưng tôi hy vọng mình sẽ không phải ngủ ở đó vĩnh viễn.

        Khi phe Cộng hòa tăng cường chỉ trích tôi, những người ủng hộ tôi bắt đầu lên tiếng. Ngày 11 tháng 9, 800 người Mỹ gốc Ireland tụ tập tại Bãi cỏ phía Nam khi Brian O'Dwyer trao cho tôi phần thưởng mang tên người cha quá cố của ông, Paul, cho vai trò của tôi trong tiến trình hòa bình Ireland. Bài diễn văn của Brian và phản ứng của đám đông thể hiện rõ vì sao họ lại thực sự có mặt ở đó.

        Một vài ngày sau, Václav Havel thăm chính thức Hoa Kỳ và nói với báo giới rằng tôi là "người bạn vĩ đại" của ông. Khi báo chí tiếp tục đặt những câu hỏi xung quanh khả năng bãi nhiệm, từ chức hay có phải tôi đã không còn đạo đức để nắm quyền lãnh đạo hay không, Havel nói rằng nước Mỹ có nhiều khuôn mặt khác nhau: "Tôi yêu thích hầu hết những khuôn mặt đó. Nhưng có một sô khuôn mặt tôi không hiểu. Và tôi không thích nói về những thứ tôi không hiểu".

        Năm ngày sau, tôi tới New York tham dự phiên khai mạc đại hội đồng Liên hiệp quốc và có bài diễn văn về trách nhiệm chung chống khủng bố của toàn thế giới: không ủng hộ, không cho cư trú và không hỗ trợ tài chính; gây áp lực đối với các chính phủ nào ủng hộ khủng bố; tiến tới dẫn độ và khởi tố; ký kết các hiệp ước toàn cầu về chống khủng bố và tăng cường cũng như thực thi các hiệp ước khác nhằm bảo vệ chúng ta trước những vũ khí sinh học và hoá học; kiểm soát việc chế tạo và xuất khẩu chất nổ; nâng cao tiêu chuẩn quốc tế về an ninh tại các sân bay; và chiến đấu chống lại những điều kiện nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố. Đó là một bài diễn văn quan trọng, đặc biệt tại thời điểm bấy giờ, nhưng các đại biểu trong hội trường rộng và sâu của đại hội đồng dường như cũng đang suy ngẫm về cả vụ việc ở Washington. Khi tôi đứng lên đọc diễn văn, họ đồng loạt đứng hết lên và vỗ tay giòn giã và kéo dài. Điều này thật lạ lẫm đối với một Liên hiệp quốc trầm lắng và tôi cảm động tận đáy lòng. Tôi không dám chắc hành động chưa có tiền lệ đó biểu hiện sự ủng hộ đôi với tôi hay phản đối những gì đang diễn ra ở quốc hội. Khi tôi đang phát biểu tại Liên hiệp quốc về chủ nghĩa khủng bố, tất cả hệ thống truyền hình đang phát đi cuốn băng hình ghi lại phiên đôi chứng của tôi trước đại bồi thẩm đoàn.

        Ngày hôm sau, tại Nhà Trắng, tôi tổ chức bưổi lễ đón tiếp Nelson Mandela và những nhà lãnh đạo tôn giáo người Mỹ gốc Phi. Đây là ý tưởng của ông ấy. Quốc hội đã bỏ phiếu quyết định trao tặng cho ông Huân chương vàng của quốc hội và ông ấy sẽ đón nhận vào ngày hôm sau. Mandela gọi cho tôi nói rằng ông nghi thời điểm nhận huân chương không phải ngẫu nhiên: "Là tổng thống của Nam Phi, tôi không thể từ chối phần thưởng này. Nhưng tôi muốn đến sớm hơn một ngày để nói với người Mỹ suy nghĩ của tôi về những gì quốc hội đang làm đối với ông". Và ông ấy làm đúng như thế. Ông nói chưa từng chứng kiến một màn chào đón nào như tôi đã nhận được tại Liên hiệp quốc, rằng thế giới này cần tôi, và những kẻ chống đối hãy đê cho tôi yên. Các mục sư vỗ tay nhất trí.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 11:02:28 am
        Dù Mandela đã rất giỏi, nhưng mục sư Bernice King, con gái của Martin Luther King Jr., mới là người nổi bật nhất. Bà nói rằng ngay cả những nhà lãnh đạo vĩ đại cũng có lúc mắc phải sai lầm nghiêm trọng; rằng Vua David đã từng làm một điều còn tồi tệ hơn tôi nhiều lần khi sắp đặt cái chết trên chiến trường của người lính cận vệ trung thành, chồng của Bathsheba, để ông ta có thể kết hôn với nàng; và rằng David phải đền tội và đã bị trừng phạt. Không ai biết Bernice muốn nói gì cho đến khi bà kết luận: "Đúng vậy, David đã phạm phải một tội ác tày trời và Chúa đã trừng phạt ông ta. Nhưng David vẫn là vua".

        Trong khi đó, tôi tiếp tục làm việc, thúc đẩy kế hoạch gây quỹ hiện đại hoá và xây dựng trường học ở Maryland, Florida và Illinois; trò chuyện với Hiệp hội Nông dân Quốc gia về nông nghiệp; đọc bài diễn văn quan trọng về hiện đại hóa hệ thống tài chính toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế; gặp gỡ Hội đồng Tham mưu Liên quân để chuẩn bị các lực lượng vũ trang sẵn sàng; cổ động ủng hộ việc đòi tăng lương tối thiểu tại Tổ chức Ái hữu công nhân ngành điện; tiếp nhận bản báo cáo cuối cùng của ủy ban Cố vấn Tổng thống về Chủng tộc từ John Hope Franklin; đối thoại với Tony Blair, Thủ tướng Ý Romano Prodi, và Tổng thống Bulgaria Peter Stoyanov về khả năng áp dụng ở các nước khác lý thuyết "Con đường thứ Ba" mà Tony Blair và tôi theo đuổi; tổ chức cuộc gặp đầu tiên với thủ tướng mới của Nhật Bản Keizo Obuchi; đưa Netanyahu và Arafat tới Nhà Trắng trong nỗ lực nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình; và góp mặt trong hàng chục sự kiện vận động của đảng Dân chủ tại sáu tiểu bang và thủ đô Washington.

        Ngày 30 tháng 9, ngày cuối cùng của năm tài khóa, tôi tuyên bố thặng dư ngân sách vào khoảng 70 tỉ đôla, lần đầu tiên trong vòng 29 năm trở lại đây. Mặc dù báo giới vẫn chỉ tập trung vào bản báo cáo của Starr, nhưng vẫn luôn có rất nhiều thứ khác cần giải quyết. Tôi quyết tâm không để việc công bị đình trệ, và tôi rất biết ơn các nhân viên Nhà Trắng và nội các vì họ cũng cảm thấy như vậy. Bất kể tin tức trên nhật báo như thế nào, họ vẫn tiếp tục công việc của mình.

        Tháng 10, phe Cộng hòa tại hạ viện do Henry Hyde đứng đầu và những cộng sự của ông ta ở ủy ban Tư pháp tiếp tục hối thúc việc bãi nhiệm tôi. Trong khi đó, những người Dân chủ trong hội đồng, đứng đầu là John Conyer bang Michigan chiến đấu ác liệt, lập luận rằng gay cả khi cáo buộc truất phế chống lại tôi là sự thực đi nữa thì vẫn chưa đến mức là "tội ác và không thể chấp nhận" như Hiến pháp quy tinh để bãi nhiệm. Phe Dân chủ đúng về luật pháp, nhưng phe Cộng lòa lại thắng trong cuộc bỏ phiếu; ngày 8 tháng 10, hạ viện bỏ phiếu án thành mở cuộc điều tra tôi có đáng bị bãi nhiệm hay không. Tôi không lấy làm ngạc nhiên; chỉ còn một tháng nữa là đến cuộc bầu cử nữa nhiệm kỳ, và đảng Cộng hòa vẫn tiến hành chiến dịch một mục tiêu: hạ gục Clinton. Tôi tin rằng, sau cuộc bầu cử, những người Cộng nòa ôn hòa sẽ nhìn vào thực tế và pháp luật và lại ra quyết định không bãi nhiệm, đổi lại bằng phê bình hoặc khiển trách - đó cũng là những biện pháp trừng phạt đối với Newt Gingrich khi báo cáo sai và vi phạm trắng trợn luật thuế.

        Nhiều quan sát viên dự đoán phe Dân chủ sẽ gặp thảm họa. Theo hiểu biết thông thường thì chúng tôi sẽ mất từ 25 đến 35 ghế trong hạ viện và từ bốn đến sáu ghế trong thượng viện sau vụ rắc rối vừa rồi. Hầu hết người dân Washington đều có thể dự đoán như vậy. Đảng Cộng hòa có nhiều hơn đảng Dân chủ 100 triệu đôla để chi tiêu; và số người phe Dân chủ tái tranh cử trong thượng viện nhiều hơn số người phe Cộng hòa. Trong số ghế đang tranh đua tại thượng viện, đảng Dân chủ gần như đã nắm được bang Indiana, nơi ứng cử viên là Thống đốc Evan Bayh, trong khi Thống đốc Ohio George Voinovich dường như đã giành được ghế do John Glenn bỏ lại cho đảng Dân chủ. Như vậy còn bảy ghế, trong đó đảng Dân chủ đang sở hữu năm, còn đảng Cộng hòa chỉ có hai.

        Tôi không đồng ý với dự đoán thông thường bởi một vài lí do. Thứ nhất, đa số người dân Mỹ không tán thành cách cư xử của Starr và rất giận dữ về việc các nghị sĩ Cộng hòa chú tâm vào công kích tôi nhiều hơn giúp họ. Có tới 80% phản đối việc công khai cuốn băng ghi hình phiên điều trần của tôi, và tỉ lệ ủng hộ tổng thể đối với quốc hội đã sụt giảm đáng kể xuống còn 43%. Thứ hai, giống như lần "Hợp đồng với nước Mỹ" của Gingrich hồi năm 1994, nếu dân chúng tin một đảng phái có chương trình nghị sự khả quan trong khi đảng kia không có chương trình nào, thì đảng có chương trình sẽ giành chiến thắng. Đảng Dân chủ đã thống nhất lại bằng một chương trình giữa nhiệm kỳ lần đầu tiên trong lịch sử: tiết kiệm cho Quỹ an ninh xã hội trước khi sử dụng khoản thặng dư vào các chương trình mới hay cắt giảm thuế; đưa thêm 100.000 giáo viên vào trường học; hiện đại hoá trường học cũ và xây mới; tăng lương tối thiểu; và thông qua Đạo luật về Quyền của Bệnh nhân. Sau cùng, đa số người Mỹ phản đối bãi nhiệm tôi; nếu đảng Dân chủ thực thi kế hoạch của mình và phản đối bãi nhiệm, tôi cho rằng họ thực sự có thể chiến thắng tại hạ viện.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 11:07:02 am
        Tôi tổ chức một vài sự kiện chính trị vào đầu và cuối tháng 10, hầu hết diễn ra gần Washington và đặt trọng tâm vào những vấn đề các ứng cử viên của chúng tôi đang nhấn mạnh. Ngoài ra, gần như cả tháng trời còn lại, tôi dành cho công việc. Có một núi việc phải làm, mà quan trọng nhất là liên quan đến Trung Đông. Madeleine Albright và Dennis Ross đã phải lao động miệt mài trong suốt cả tháng để đưa tiến trình hòa bình trở lại, và cuối cùng Madeleine Albright cũng thu xếp cho Arafat và Netanyahu gặp nhau khi cả hai tới New York tham dự phiên họp của đại hội đồng Liên hiệp quốc. Chưa ai sẵn sàng bước tiếp hoặc muốn bị cử tri trong nước coi là thoả hiệp quá nhiều, nhưng cả hai đều quan ngại rằng, diễn biến ngày càng xấu đi có thể dễ dàng vượt ra ngoài tầm kiểm soát, đặc biệt là khi Hamas phát động các đợt tấn công dữ dội mới.

        Ngày hôm sau, hai nhà lãnh đạo tới Washington gặp tôi, và tôi trình bày kế hoạch đưa họ trở lại Hoa Kỳ trong một tháng để cùng soạn thảo một thỏa thuận. Trong thời gian tạm thời, Madeleine tới Trung Đông để gặp họ. Họ gặp nhau tại khu vực biên giới giữa Israel và Gaza, sau đó Arafat cùng họ tới nhà khách để dùng bữa trưa, khiến Netanyahu, một người kiên định lập trường, trở thành thủ tướng đầu tiên của Israel đặt chân lên phần đất Gaza của người Palestine.

        Cuộc gặp mất hàng tháng trời chuẩn bị. Cả hai bên đều muốn Hoa Kỳ cùng tham gia trong quyết định khó khăn này và cùng tin rằng kịch tính của sự kiện này có thể giúp họ thuyết phục trong nước đồng ý với thỏa thuận này. Tất nhiên, trong bất kỳ cuộc họp cấp cao nào cũng có rủi ro là hai bên không thể đạt được một thỏa thuận, và nỗ lực thu hút sự quan tâm của công chúng có thể làm hỏng tất cả những thứ liên quan. Nhóm phụ trách an ninh quốc gia của tôi đã lo ngại về khả năng thất bại và những hậu quả của nó. Cả Arafat và Netanyahu đều công khai bày tỏ quan điểm cứng rắn của mình, và Bibi chứng minh cho lời nói của ông bằng cách bổ nhiệm Ariel Sharon, người có lập trường cứng rắn nhất trong số các nhà lãnh đạo đảng Likud, làm ngoại trưởng. Sharon đã từng ám chỉ hiệp định hòa bình năm 1993 là "sự tự sát dân tộc" đối với Israel. Không thể biết được Netanyahu đang trao cho Sharon quyền đổ lỗi cho ai nếu cuộc gặp thất bại hay tự tạo cho mình một vỏ bọc tốt đẹp nếu cuộc gặp thành công.

        Tôi nghĩ rằng cuộc gặp lần này là một sáng kiến hay và tôi rất hào hứng tổ chức. Tôi thấy chúng tôi không có gì nhiều để mất, và tôi thà nỗ lực rồi thất bại hơn là vì sợ thất bại mà không hành động.

        Ngày 15, chúng tôi bắt đầu ở Nhà Trắng, sau đó các phái đoàn chuyển tới Trung tâm Hội nghị sông Wye ở Maryland. Ở đây rất phù hợp với nhiệm vụ: khu vực gặp gỡ công khai và dùng bữa thật tiện nghi, còn khu nhà ở thì được sắp đặt để tất cả các thành viên trong mỗi phái đoàn đều được ở cùng nhau và cách xa các đoàn khác một cách thích hợp.

        Ban đầu, chúng tôi định gặp gỡ trong bốn ngày; cuộc gặp cần kết thúc hai ngày trước khi Netanyahu trở về Israel khai mạc phiên họp mới của Knesset. Chúng tôi tán thành với những quy định thông thường: không bên nào bị ràng buộc bởi những thỏa thuận tạm thời đối với những vấn đề cụ thể cho đến khi đạt được một hiệp định cuối cùng, mà Mỹ soạn thảo. Tôi nói với họ là tôi sẽ cố gắng hết mức tham gia quá trình đàm phán, nhưng tôi phải về Nhà Trắng trong đêm dù muộn thế nào đi nữa bằng máy bay trực thăng, để sáng hôm sau vẫn làm việc ở văn phòng, ký duyệt các điều luật và tiếp tục đàm phán với quốc hội về luật ngân sách. Chúng tôi đã bước sang năm tài khóa mới, nhưng chưa tới một phần ba trong số 13 dự luật phân bổ ngân sách được thông qua và ký thành luật. Những lính thuỷ đánh bộ điều khiển chiếc HMX1, trực thăng dành cho tổng thống, đã hoàn thành nhiệm vụ rất xuất sắc trong tám năm, và họ tỏ ra đặc biệt vô giá trong suốt thời gian diễn ra hội nghị ở sông Wye, luôn sẵn sàng đưa tôi trở về Nhà Trắng lúc hai hoặc ba giờ sáng sau các phiên họp muộn.

        Trong bữa tối đầu tiên, tôi hối thúc Arafat và Netanyahu cùng nghĩ cách giúp nhau xử lý các vấn đề đối nội của mỗi nước. Họ suy nghĩ và đàm phán trong suốt bốn ngày, nhưng kiệt sức vì cố gắng và vẫn chưa đạt đến thỏa thuận. Netanyahu nói với tôi rằng họ không thể thỏa thuận được mọi vấn đề và gợi ý một thỏa thuận từng phần: Israel sẽ rút quân khỏi 13% Bờ Tây và Palestine sẽ gia tăng hợp tác đáng kể về an ninh, tiếp theo một kế hoạch được Giám đốc CIA George Tenet giúp soạn thảo. George được cả hai bên tin cậy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 11:11:03 am
        Chiều hôm đó, tôi có cuộc gặp riêng đầu tiên với Ariel Sharon. Vị tướng 70 tuổi này có mặt từ ngày đầu thành lập Israel và tham gia tất cả các cuộc chiến tiếp theo. Ông ta không được lòng người Ảrập không chỉ bởi thái độ thù địch đối với việc đổi đất lấy hòa bình, mà còn bởi vai trò của ông trong cuộc xâm lược Libăng của Israel năm 1982, trong đó nhiều người tị nạn Palestine không có vũ trang đã bị quân đội Libăng, đồng minh của Israel, sát hại. Trong suốt cuộc gặp kéo dài gần hai giờ đồng hồ, tôi hầu như chỉ đặt câu hỏi và lắng nghe. Không phải Sharon không cảm thông với tình cảnh khó khăn của người dân Palestine. Ông ta muôn giúp đỡ họ về kinh tế, nhưng không cho rằng từ bỏ khu Bờ Tây sẽ phục vụ lợi ích an ninh của Israel, cũng như không tin Arafat sẽ tuyên chiến với khủng bố. Ông là người duy nhất trong phái đoàn của Israel sẽ không bắt tay với Arafat. Tôi rất thích nghe Sharon kế về cuộc sống và quan điểm của ông, và khi kết thúc cuộc trò chuyện lúc ba giờ sáng, tôi đã hiểu nhiều hơn vì sao ông ta lại có những suy nghĩ như vậy.

        Một điều làm tôi ngạc nhiên là ông ta nhiệt thành hối thúc tôi ân xá cho Jonathan Pollard, cựu chuyên gia phân tích tình báo của Hải quân Hoa Kỳ, bị buộc tội làm gián điệp cho Israel năm 1986. Cả Rabin và Netanyahu trước đó cũng đề nghị tôi phóng thích Pollard. Rõ ràng đó là một vấn đề trong nội bộ chính trị của Israel và công chúng Israel không cho rằng nước Mỹ cần phải trừng phạt Pollard nặng như vậy bởi ông ta chỉ bán những thông tin nhạy cảm cho một đồng minh của Mỹ. Câu chuyện này còn được đưa ra trước khi chúng tôi kết thúc đàm phán. Trong khi đó, tôi tiếp tục làm việc với các nhà lãnh đạo và đàm phán với các thành viên trong đoàn, trong đó có Bộ trưởng Quôc phòng Israel Yitzhak Mordechai; Cố vấn Cao cấp của Arafat, Abu Ala và Abu Mazen, cả hai sau này đều làm Thủ tướng Palestine; Saeb Erekat, trưởng đoàn đàm phán của Arafat; và Mohammed Dahlan, phụ trách an ninh 37 tuổi ở Gaza. Cả người Israel và Palestine đều là những nhóm rất đa dạng và ấn tượng. Tôi cố gắng dành thời gian tiếp xúc với tất cả mọi người; và khi họ chỉ có một mình trong phái đoàn riêng lẻ, không thể nói được ai trong số họ sẽ có ý kiến quyết định tới hòa bình.

        Tối chủ nhật, khi chúng tôi không đạt được một sự đồng thuận, các bên đã đồng ký kéo dài thời gian đàm phán, và Al Gore tham gia cùng tôi để tăng thêm sức thuyết phục đối với nhóm làm việc của tôi, bao gồm Sandy Berger, Rob Malley, và Bruce Reidel của Nhà Trắng, và Ngoại trưởng Albright, Dennis Ross, Martin Indyk, Aaron Miller, Wendy Sherman và Tony Verstandig của Bộ Ngoại giao. Hàng ngày, họ thay phiên nhau làm việc với các đồng nhiệm người Israel và Palestine về các vấn đề khác nhau, luôn luôn tìm kiếm những tia sáng nhỏ có thể xuyên thủng đám mây mù.

        Phiên dịch của Bộ Ngoại giao Gemal Helal cũng đảm nhiệm vai trò không thể thiếu trong cuộc đàm phán này và các cuộc khác. Thành viên của cả hai phái đoàn đều nói tiếng Anh, nhưng Arafat luôn bàn công việc bằng tiếng Ảrập. Gemal thường là người duy nhất có mặt trong phòng họp trong các cuộc đối thoại hai người giữa tôi và Arafat. Cậu ấy am hiểu Trung Đông và vai trò của từng thành viên trong phái đoàn Palestine trong các cuộc tranh luận, và Arafat rất thích cậu. Cậu ấy sẽ làm cố vấn trong nhóm làm việc của chúng tôi. Trong nhiều dịp, sự hiểu biết sâu sắc và mối quan hệ cá nhân của cậu ấy với Arafat là vô giá.

        Thứ hai đầu tuần, tôi cảm thấy chúng tôi lại tiến triển. Tôi luôn hối thúc Netanyahu dành cho Arafat những lợi ích của hòa bình - đất đai, sân bay, hành lang an toàn giữa Gaza và khu Bờ Tây, một cảng biển ở Gaza - nhờ đó Arafat mới có đủ lực để chống khủng bố, và tôi cũng đề nghị Arafat không chỉ tăng cường nỗ lực đối với an ninh mà còn cần kêu gọi Hội đồng Nhà nước Palestine cùng nhau chính thức sửa đổi tuyên ngôn Palestine, gạt bỏ những ngôn từ kêu gọi tiêu diệt Israel. Hội đồng điều hành PLO bác bỏ chuyện sửa đổi đó, nhưng Netanyahu nghĩ rằng công dân Israel sẽ không bao giờ tin rằng họ có một đối tác vì hòa bình cho đến khi Cộng hòa Palestine bỏ phiếu tán thành xoá bỏ những ngôn từ công kích trong Tuyên ngôn. Arafat không muốn triệu tập họp hội đồng bởi ông ấy lo sợ sẽ không thể kiểm soát được hậu quả. Người dân Palestine trên toàn thế giới có quyền bỏ phiếu bầu ra các thành viên trong hội đồng, và rất nhiều người xa xứ không đồng tình với những thoả hiệp trong tiến trình hòa bình cũng như khả năng lãnh đạo của ông ấy; và những người Palestine đang sinh sống tại Gaza và Bờ Tây cũng có suy nghĩ tương tự.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 11:16:11 am
        Ngày 20, Vua Hussein và Hoàng hậu Noor tham gia cùng chúng tôi. Hussein đến Mỹ để chữa trị bệnh ung thư tại Bệnh viện Mayo. Tôi thông tin vắn tắt cho ông về tiến triển và trở ngại của chúng tôi. Mặc dù sức khỏe không được tốt do bệnh tật và hoá trị, Hussein nói ông ấy sẽ tới sông Wye nếu tôi nghĩ sự góp mặt của ông là cần thiết. Sau khi trò chuyên với Noor và bà khẳng định rằng ông ấy muốn tham gia, và rằng họ thấy thoải mái với bất cứ phòng khách nào chúng tôi đang có sẵn, tôi nói với Hussein là chúng tôi cần càng nhiều sự hỗ trợ càng tốt. Thật khó mà tả hết tầm ảnh hưởng của Hussein khi ông có mặt tại các cuộc đàm phán. Ông đã sụt cân khá nhiều và hóa trị làm ông bị rụng hết tóc, kể cả lông mày cũng không còn, nhưng trí tuệ và trái tim của ông vẫn còn rất cường tráng. Ông rất hữu dụng, ông trò chuyện thông minh với cả hai bên, mỗi khi có mặt ông là không còn giả dối và nhỏ nhen, như thường thấy trong những cuộc đàm phán kiểu này.

        Ngày 21, chúng tôi chỉ đạt được một thỏa thuận về an ninh, và có vẻ như Netanyahu chỉ có thể ăn mừng sinh nhật lần thứ 49 của mình bằng cuộc đàm phán thất bại. Ngày hôm sau, tôi trở lại để tiếp tục kéo dài thương lượng. Sau khi hai bên đã gặp gỡ riêng trong hai giờ, họ đi đến một phương cách khéo léo khiến Hội đồng Nhà nước Palestine thay đổi điều khoản trong tuyên ngôn: tôi sẽ tới Gaza và đọc diễn văn trước hội đồng cùng với Arafat, người sau đó sẽ hỏi ý kiến ủng hộ bằng cách giơ tay, vỗ tay hay giậm chân. Mặc dù ủng hộ kế hoạch này, Sandy Berger vẫn cảnh báo đó là động thái đầy rủi ro cho tôi. Đúng là như thế, nhưng chúng ta đang đề nghị người Israel và người Palestine chấp nhận rủi ro còn lớn hơn nhiều; rốt cuộc tôi đồng ý.

        Tối hôm đó, chúng tôi vẫn gặp vướng mắc đối với yêu cầu của Arafat đòi phóng thích một nghìn tù nhân Palestine khỏi nhà tù của Israel. Netanyahu tuyên bố không thể phóng thích các thành viên của Hamas và những kẻ "đã nhúng tay vào máu", và ông ta nghĩ số người được thả sẽ không nhiều hơn 500 người. Tôi biết chúng tôi đang ở thời điểm mang tính bước ngoặt nên đã mời Hussein tới gian phòng lớn nơi chúng tôi đang ăn tối để trò chuyện cùng cả hai phái đoàn. Khi ông bước vào phòng, vẻ vương giả của ông, đôi mắt sáng và lời lẽ giản dị dường như trùm lấp cơ thể ốm yếu. Bằng giọng nói trầm và vang, ông nói rằng lịch sử sẽ phán xét tất cả chúng ta, rằng sự khác biệt giữa các bên là rất tầm thường so với những lợi ích mà hòa bình đem lại, rằng họ phải giành lấy hòa bình cho con cái của họ. Thông điệp không nói ra cũng rõ ràng không kém: tôi không còn sống bao lâu nữa; các vị là người quyết định không để hòa bình chết yểu.

        Sau khi Hussein đi ra, chúng'tôi tiếp tục, tất cả ngồi lại trong phòng khách và đến ngối vào các bàn khác nhau để tiếp tục thảo luận về rất nhiều vấn đề. Tôi nói với nhóm làm việc là chúng ta đã hết thời gian và tôi sẽ không đi ngủ. Chiến thuật đi đến thành công của tôi nay thu gọn lại thành sự chịu đựng; tôi quyết tâm là người cuối cùng ở lại. Netanyahu và Arafat cũng biết hoặc bây giờ hoặc không bao giờ. Họ và nhóm làm việc của họ ở lại với chúng tôi qua đêm dài.

        Sau cùng, vào khoảng ba giờ sáng, tôi đưa ra một thỏa thuận về tù nhân với Netanyahu và Arafat, và chúng tôi tiếp tục đào xới cho đến khi kết thúc. Gần 7 giờ sáng, vẫn còn một trở ngại: Netanyahu đe dọa sẽ chỉ đẩy nhanh toàn bộ tiến trình trừ phi tôi phóng thích Pollard. Ông ấy nói tôi đã hứa với ông như vậy từ đầu cuộc gặp tối hôm trước, và đó chính là lý do ông ta chấp thuận những vấn đề khác. Thực ra, tôi nói với thủ tướng rằng nếu đó là những gì cần thiết để có hòa bình, tôi sẵn sàng nhưng tôi phải kiểm tra lại với người của tôi đã.

        Cho dù Pollard nhận được sự cảm thông của người dân Israel, ở Mỹ vẫn khó mà phóng thích anh ta; anh ta đã bán bí mật quốc gia lấy tiền, không phải vì lý tưởng, và trong nhiều năm anh ta không hề tỏ ra ăn năn hối cải. Khi tôi trao đổi với Sandy Berger và George Tenet, họ nhất quyết phản đối thả Pollard, cả Madeleine Albright cũng vậy- George nói rằng, sau những tổn thất nặng nề mà CIA phải gánh chịư từ vụ Aldrich Ames, anh sẽ phải từ chức nếu tôi ra giảm án cho Pollard. Tôi không muốn làm việc đó, và ý kiến của Tenet đã khép lại vấn đề này. An ninh và những cam kết của Israel và Palestine cùng chống khủng bố là tâm điểm của bản thỏa thuận mà chúng ta vừa đạt được. Tenet giúp hai bên vạch ra những chi tiết và nhất trí rằng CIA sẽ ủng hộ việc thực thi quyết định này. Nếu Tenet ra đi, thì nhiều khả năng Arafat sẽ không tiếp tục đàm phán. Tôi cũng cần George trong cuộc chiến chống Al Qaeda và chủ nghĩa khủng bố. Tôi nói với Netanyahu rằng tôi sẽ xem xét lại trường hợp của Pollard một cách nghiêm túc và cố gắng làm việc với Tenet và nhóm phụ trách an ninh quốc gia, nhưng Netanyahu sẽ thuận lợi hơn với một thỏa thuận về an ninh mà ông có thể tin tưởng so với việc phóng thích Pollard.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 11:21:19 am
        Rốt cục, sau cuộc đàm phán cuối cùng, Bibi đồng ý duy trì hiệp định, chỉ với một điều kiện là ông ta được thạy đổi thành phần tù nhân được phóng thích, nhờ đó ông ta sẽ trả tự do cho nhiều tù thường phạm hơn và ít tội phạm phá hoại an ninh hơn. Như thế lại khó đối với Arafat, ông muốn phóng thích cả những người ông cho là đấu tranh vì tự do. Dennis Ross và Madeleine Albright tới chỗ của ông và thuyết phục rằng tôi chỉ có thể làm được đến thế. Sau đó tôi tới gặp và cảm ơn ông; sự nhượng bộ vào phút cuối cùng của ông đã cứu cả cuộc đàm phán.

        Hiệp định này dành cho người Palestine nhiều đất hơn ở khu Bờ Tây, sân bay, cảng biển, phóng thích tù nhân, hành lang an toàn giữa Gaza và Bờ Tây, và hỗ trợ kinh tế. Đổi lại, Israel sẽ nhận được hợp tác chưa từng có tiền lệ trong cuộc chiến chống bạo lực và khủng bố, bắt giữ một số phần tử Palestine được Israel xác định là chủ mưu bạo lực và giết chóc không ngừng, thay đổi từ ngữ trong Tuyên ngôn Palestine, và nhanh chóng bắt tay vào các cuộc đàm phán cuối cùng. Mỹ sẽ hỗ trợ giúp Israel đáp ứng các nhu cầu về anh ninh khi tái điều động, và hỗ trợ Palestine phát triển kinh tế, và sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc gắn kết sự hợp tác an ninh chưa từng có trong lịch sử mà hai bên đã đồng ý gìn giữ.

        Ngay sau khi bắt tay nhau về thỏa thuận này, chúng tôi vội vã quay về Nhà Trắng để ra thông cáo. Hầu như tất cả chúng tôi đều thức trắng gần 40 giờ đồng hồ và cần chợp mắt và tắm rửa, nhưng đã là chiều thứ sáu, và chúng tôi phải kết thúc buổi lễ trước khi mặt trời lặn, bắt đầu lễ Sabbath của đạo Do Thái. Buổi lễ bắt đầu vào lúc 4 giờ chiều ở Phòng phía Tây. Sau diễn văn của Al Gore và Madeleine Albright, tôi tóm lược lại những điểm chính trong bản hiệp định và cảm ơn tất cả các đoàn đàm phán. Tiếp theo đó, Arafat và Netanyahu phát biểu đúng mực và lạc quan. Bibi thể hiện đúng tư cách của một nhà ngoại giao, còn Arafat lên án bạo lực bằng những từ ngữ mạnh mẽ hiếm thấy. Hussein cảnh báo rằng kẻ thù của hòa bình sẽ sử dụng bạo lực để phá hoại bản hiệp định, và kêu gọi người dân hai bên ủng hộ các nhà lãnh đạo của họ, và thay thế phá hoại và chết chóc bằng một tương lai chung cho những đứa con của Abraham "mà họ xứng đáng được hưởng dưới ánh mặt trời".

        Trong một cử chỉ biểu lộ tình bạn và hiểu rõ chuyện phe Cộng hòa trong quốc hội đang âm mưu làm gì, Hussein nói rằng ông đã làm bạn với chín vị tổng thống, "nhưng tôi chưa từng thấy ai - với tất cả sự ngưỡng mộ tôi dành cho những người tiền nhiệm - tận tâm, sáng suốt, tập trung và quyết tâm... đối với hòa bình như ông... và chúng tôi hy vọng ông sẽ luôn đi cùng chúng tôi cho đến khi đạt được những thành quả to lớn hơn và cho đến khi chúng ta giúp đỡ những người anh em đi tới một tương lai tốt đẹp hơn".

        Sau đó Arafat và Netanyahu cùng ký vào hiệp định, ngay trước khi mặt trời lặn và lễ Sabbath bắt đầu. Hòa bình tại Trung Đông vẫn còn sống được.

        Khi cuộc đàm phán đang diễn ra tại sông Wye, Erskine Bowles thương thuyết căng thẳng với quốc hội về ngân sách. Ông ấy nói với tôi rằng sẽ từ chức sau cuộc bầu cử, và ông ấy muốn tìm được sự đồng thuận cao nhất. Chúng tôi có rất nhiều động lực thúc đẩy bởi đảng Cộng hòa sẽ không dám đóng cửa chính phủ một lần nữa, và họ đã tiêu tốn quá nhiều thời gian trong những tháng trước vào các cuộc tranh cãi nội bộ và công kích tôi thay vì phải hoàn thành công việc của mình.

        Erskine và nhóm làm việc của ông đã khéo léo thông qua các chi tiết trong dự luật ngân sách, nhượng bộ điểm này điểm kia nhằm bảo đảm các khoản chi cho những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi ra thông cáo về bản thỏa thuận vào trưa ngày 15 và tổ chức ăn mừng tại Vườn Hồng vào sáng hôm sau cùng với Tom Daschle, Dick Gephardt và toàn bộ nhóm phụ trách kinh tế. Thỏa thuận cuối cùng dành khoản thặng dư ngần sách để cải tổ an sinh xã hội và cấp tiền quỹ để bổ nhiệm lần đầu cho 100.000 giáo viên mới, một sự gia tăng đáng kể các chương trình ngoại khoá và học hè, và nhiều ưu tiên khác của chúng tôi cho giáo dục. Chúng tôi cũng có được một gói viện trợ dành cho nông dân và người chăn nuôi, và đạt được thành quả ấn tượng về môi trường: tài trợ cho sáng kiến về nước sạch để cải tạo 40% sông hồ đã bị ô nhiễm đến mức không thể bơi hay câu cá được; cũng như khoản chi chống lại sự nóng lên toàn cầu và duy trì nỗ lực bảo vệ những vùng đất đai quý giá khỏi sự phát triển và ô nhiễm. Và sau tám tháng bế tắc, chúng tôi đã giành được quyền đóng góp vào Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cho phép Mỹ tiếp tục nỗ lực chấm dứt khủng hoảng tài chính và ổn định nền kinh tế thế giới.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 11:26:17 am
        Không phải tất cả các nội dung trong chương trình nghị sự của chúng tôi đều được thông qua, vì vậy chúng tôi vẫn còn rất nhiều nội dung cho hai tuần rưỡi còn lại của chiến dịch. Đảng Cộng hòa cản trở Đạo luật Quyền của Bệnh nhân giùm các Tổ chức Duy trì Sức khỏe (HMO); không thông qua luật chống thuốc lá, vốn kèm theo tăng thuế thuốc lá và áp dụng các biện pháp chống hút thuốc ở trẻ vị thành niên đối với các công ty thuốc lá lớn; dùng filibuster để cản trở chính sách cải tổ việc chu cấp tài chính cho các chiến dịch tại thượng viện, bất chấp sự ủng hộ của các thượng nghị sĩ Dân chủ sau khi chính sách này được hạ viện thông qua; đánh bại đề nghị tăng lương tối thiểu; và đáng ngạc nhiên nhất là từ chốì đề nghị xây mới hoặc sửa chữa khoảng 5.000 trường học của tôi. Họ cũng không thông qua chính sách cho hoàn thuế đối với việc sản xuất và buôn bán năng lượng sạch hoặc các thiết bị dùng để tiết kiệm năng lượng. Tôi nói đùa với Newt Gingrich rằng cuối cùng tôi cũng tìm thấy khoản cắt giảm thuế mà ông ta không ủng hộ.

        Tuy nhiên, đó vẫn là một ngân sách tuyệt diệu, nếu xét đến thành phần chính trị trong quốc hội, khẳng định thực sự tài năng đàm phán của Erskine Bowles. Sau khi đàm phán về cân bằng ngân sách năm 1997, ông lại thành công. Như tôi từng nói, ông ấy "đã có một màn kết thúc tuyệt vời".

        Bốn ngày sau, ngay trước khi đi sông Wye, tôi chỉ định John Podesta kế nhiệm Erskine, người đã nhiệt tình đề cử John cho vị trí này. Tôi biết John gần 30 năm, kể từ chiến dịch tranh cử vào thượng viện của Joe Duffey năm 1970. Ông từng là thư ký văn phòng Nhà Trắng và phó chánh văn phòng; ông am hiểu quốc hội và đã cố vấn cho chúng tôi các chính sách kinh tế, ngoại giao và quốc phòng; ông là một người ủng hộ bảo vệ môi trường hăng hái; và trừ Al Gore ra, ông am hiểu về công nghệ thông tin hơn bất cứ ai trong Nhà Trắng. Ông cũng có những phẩm chất cá nhân đúng mực: sáng suốt, cá tính mạnh mẽ, hóm hỉnh, và giỏi tác động tới trái tim của người khác hơn Erskine Bowles. John còn đem lại cho Nhà Trắng một đội ngũ lãnh đạo xuất chúng với Phó chánh văn phòng Steve Ricchetti, Maria Echaveste và phụ tá của ông là Karen Tramontano.

        Qua các vụ kiện cáo và chiến thắng, các trận chơi golf hay chơi bài, Erskine và tôi đã trở thành bạn thân. Tôi sẽ rất nhớ ông ấy, đặc biệt là trên sân golf. Trong những ngày căng thẳng, Erskine và tôi thường tới sân golf của Hải Lục quân chơi vài lượt. Bạn của tôi là Kevin O'Keefe thường tham gia đánh chung cho đến khi ông rời khỏi văn phòng luật sư. Một người luôn đi cùng chúng tôi ở sân golf là Mel Cook, một cựu quân nhân làm việc ở đó và biết rõ nơi này như lòng bàn tay. Đôi khi tôi chơi khoảng bốn hay năm lỗ trước khi ghi được điểm, nhưng dần dà, cảnh đẹp của sân golf và sự yêu thích tôi dành cho môn thể thao này đã làm tan biến mọi áp lực của công việc trong ngày. Tôi vẫn tiếp tục đến sân golf Hải Lục quân, nhưng tôi luôn nhớ đến Erskine. ít ra ông cũng đã trao lại cho tôi một người kế nhiệm tài giỏi là Podesta.

        Rahm Emanuel cũng ra đi. Kể từ khi làm giám đốc tài chính cho cuộc vận động tranh cử của năm 1991, ông mới cưới vợ và bắt đầu cuộc sống gia đình, và muốn chu cấp cho gia đình mình. Khả năng tuyệt vời nhất của Rahm là đưa ý tưởng vào hành động. Ông nhìn nhận được tiềm năng của các vấn đề mà những người khác bỏ qua, và ông luôn là người nắm được những chi tiết mang tính quyết định thành bại. Sau thất bại của chúng tôi năm 1994, ông đóng vai trò chủ đạo trong việc đưa hình ảnh của tôi trở lại cuộc đua bằng thực tế hành động. Vài năm sau, Rahm sẽ trở lại Washington, với tư cách là nghị sĩ của Chicago, thành phố mà ông coi là thủ phủ của cả thế giới. Tôi chỉ định người thay thế ông là Doug Sosnik, giám đốc chính trị của Nhà Trắng, một người hăng hái như Rahm, am hiểu chính trị và quốc hội, luôn chỉ cho tôi mặt trái của mọi tình huống mà không đòi hỏi tôi phải đồng ý, và là một người thấu hiểu tâm tư của người khác. Craig Smith sẽ đảm nhiệm vị trí giám đốc chính trị, vị trí ông đã từng đảm nhiệm trong cuộc vận động tranh cử hồi năm 1992.

        Sáng ngày 22, không lâu trước khi tôi chuẩn bị lên đường đến sông Wye trong ngày cuối cùng và dài đằng đẵng, thượng viện đã tạm ngừng họp sau khi gửi tới tôi điều luật đã được ban hành cho phép xây dựng 3.000 trường học công trên toàn nước Mỹ vào năm 2000. Trong tuần cuôl cùng của tháng đó, Thủ tướng Netanyahu vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở Knesset đối với hiệp định sông Wye, và tổng thống Ecuador và Peru, với sự giúp đỡ của Mỹ, đã giải quyết được tranh chấp biên giới vốn có nguy cơ bùng nổ thành xung đột vũ trang. Tại Nhà Trắng, tôi chào mừng tổng thống mới của Colombia, Andrés Pastrana, và ủng hộ những nỗ lực dũng cảm của ông nhằm chấm dứt xung đột kéo dài hàng thập kỷ qua với các nhóm du kích. Tôi cũng ký Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế của năm 1998 và chỉ định Robert Seiple, nguyên giám đốc tổ chức World Vision Mỹ, một tổ chức từ thiện Cơ đốc, làm đại diện đặc biệt của Ngoại trưởng phụ trách vấn đề tự do tôn giáo quốc tế.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 11:31:23 am
        Khi chiến dịch vận động sắp đến hồi kết thúc, tôi dừng chân tại một số điểm ở California, New York, Florida và Maryland, rồi cùng Hillary tới Mũi Canaveral ở Florida để chứng kiến John Glenn bay vào vũ trụ; Hội đồng Quốc gia đảng Cộng hòa bắt đầu phát đi một loạt những đoạn phim ngắn trên truyền hình để công kích tôi. Thẩm phán Norma Holloway Johnson cho rằng có một số điều cho thấy văn phòng của Starr đã 24 lần vi phạm luật cấm tiết lộ của đại bồi thẩm đoàn; báo chí đăng bài nói rằng, theo kết quả xét nghiêm DNA, Thomas Jefferson và người hầu của ông, Sally Hemings, đã có với nhau mấy người con.

        Ngày 3 tháng 11, bất chấp lợi thế khổng lồ về tài chính của đảng Cộng hòa, các cuộc công kích nhằm vào tôi, và dự đoán của các nhà quan sát về sự sụp đổ của phe Dân chủ, các cuộc bầu cử vẫn nghiêng về phía chúng tôi mong muốn. Thay vì bị mất từ bốn tới sáu ghế tại thương viện như dự đoán, đã không có bất cứ thay đổi nào. Bạn tôi, John Breaux, người đã giúp tôi lấy lại hình ảnh của một đảng Dân chủ Mới trong chính phủ sau cuộc bầu cử năm 1994, và là người kiên định phản đối bãi nhiệm tôi, tái đắc cử với chiến thắng áp đảo ở Louisiana. Tại hạ viện, đảng Dân chủ trên thực tế đã giành lại năm ghế, lần đầu tiên kể từ năm 1822, đảng của tổng thống làm được điều này trong năm thứ sáu tại nhiệm.

        Cuộc bầu cử thể hiện một lựa chọn đơn giản: đảng Dân chủ mong muốn dành khoản tiết kiệm cho an sinh xã hội trước, bố trí việc làm cho 100.000 giáo viên, hiện đại hoá các trường học, tăng mức lương tối thiểu và thông qua Điều Luật về Quyền của Bệnh nhân. Những người Cộng hòa thì phản đối tất cả. Nhìn chung, họ vận động với một mục tiêu duy nhât là bãi nhiệm tôi, mặc dù tại một số tiểu bang, họ cũng cho phát những đoạn phim quảng cáo chống đồng tính, chủ yếu nói rằng nếu đảng Dân chủ giành chiến thắng tại quốc hội, chúng tôi sẽ buộc tất cả các tiểu bang phải công nhận hôn nhân đồng tính. Tại các tiểu bang như Washington và Arkansas, thông điệp này còn được nhấn mạnh hơn bằng hình ảnh các cặp đồng tính đang hôn nhau hay đang đứng trước bàn thờ trong nhà thờ. Không lâu trước cuộc bầu cử, Matthew Shepard, một thanh niên đồng tính bị đánh đập cho tới chết ở Wyoming do xu hướng tình dục của cậu ta. Toàn nước Mỹ xúc động, đặc biệt sau khi cha mẹ cậu dũng cảm công khai nói về vấn đề này. Tôi không thể tin được là những người cực hữu lại tung ra đoạn quảng cáo chống người dồng tính ngay sau cái chết của Shepard, nhưng có vẻ như họ luôn cần có kẻ thù. Đảng Cộng hòa cũng suy yếu hơn bởi họ bị chia rẽ sâu sắc về bản thỏa thuận ngân sách hồi cuối tháng 10; thành viên bảo thủ nhất cho rằng họ đã vứt đi tất cả và chẳng lấy lại được gì.

        Nhiều tháng trước cuộc bầu cử, tôi nghĩ rằng cái gọi là "điềm gở năm thứ sáu" là phóng đại, rằng trong lịch sử, dân chúng luôn bỏ phiếu chống lại đảng của tổng thống vào năm thứ sáu bởi họ nghĩ khả năng tổng thống đang trên đà đi xuống, rằng năng lực và sáng kiến đều đã cạn kiệt, và rằng họ nên chuyển cơ hội đó cho phía bên kia. Năm 1998, họ chứng kiến tôi xử lý các vấn đề Trung Đông và vấn đề đối ngoại và đối nội khác ngay trước cuộc bầu cử, và họ biết rõ chúng tôi có một chương trình nghị sự cho hai năm tiếp theo. Chiến dịch nhằm bãi nhiệm tôi càng kích động các cử tri phe Dân chủ bỏ phiếu ủng hộ với số lượng lớn hơn nhiều so với năm 1994; và cản trở mọi thông điệp mà các cử tri dao động có thể đã nghe ngóng được từ đảng Cộng hòa. Ngược lại, các thống đốc Cộng hòa đương nhiệm, những người tranh cử trên nền tảng trách nhiệm tài khoá, cải tổ an sinh xã hội, các biện pháp kiểm soát tội phạm thông thường và ủng hộ mạnh mẽ cho giáo dục của tôi, thì lại thắng lợi giòn giã. Ở Texas, thống đốc George W. Bush, sau khi thắng sát sao chiến thắng bạn cũ của tôi là Garry Mauro, đã phát biểu tuyên bố chiến thắng đứng trước khẩu hiệu "Cơ hội, Trách nhiệm", tức là hai phần ba câu khẩu hiệu của tôi trong chiến dịch vận động tranh cử hồi năm 1992.

        Một số lượng lớn phiếu của cử tri người Mỹ gốc Phi đã giúp luật sư trẻ John Edwards đánh bại Thượng nghị sĩ Bắc Calolina Lauch Faircloth, bạn của thẩm phán Sentelle và là một trong những người chỉ trích tôi khắt khe nhất, và ở Nam Calolina, cử tri da đen đưa Thượng nghị sĩ Fritz Hollings đến một chiến thắng lội ngược dòng. Ở New York, nghị sĩ Chuch Schumer, một người có quá trình hoạt động chống tội phạm tích cực và mạnh mẽ phản đốì việc bãi nhiệm tôi, dễ dàng đánh bại Thượng nghị sĩ Al D'Amato, người đã khá nhiều năm nay công kích Hillary và cộng sự của cô ấy trong các buổi điều trần ở ủy ban của ông ta. Ở California, Thượng nghị sĩ Barbara Boxer đã tái đắc cử và Gray Davis được bầu làm thông đốc với tỉ lệ phiếu bầu cao hơn nhiều so với kết quả của cuộc thăm dò trước đó, và đảng Dân chủ có thêm hai ghế trong hạ viện nhờ phong trào chống bãi nhiệm tôi và số đông cử tri đi bầu người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha và gốc Phi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 01:52:56 pm
        Trong các cuộc bầu cử vào hạ viện, chúng tôi giành lại được chiếc ghế mà Marjolie Margolies-Mezvinsky đã để tuột mất hồi năm 1994 khi ứng cử viên của chúng tôi, Joe Hoefflel, người từng thất bại năm 1996, ra tranh cử và chống bãi nhiệm tôi. Ở bang Washington, Jay Inslee, người từng thất bại năm 1994, giành lại được chiếc ghế của mình. Ở New Jersey, giáo sư vật lý Rush Holt bị tụt lại đằng sau với khoảng cách 20% số phiếu 10 ngày trước cuộc bầu cử. Ông cho phát một đoạn quảng cáo trên tivi nêu bật sự phản đối bãi nhiệm tôi, và đã giành chiếc ghế mà đảng Dân chủ chưa bao giờ có được trong cả thế kỷ.

        Chúng tôi cố hết sức thu hẹp khoảng cách lớn trong việc gây quỹ và tôi ghi âm lại tất cả những tin nhắn điện thoại gọi từ vùng cư trú của những cử tri Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha, cử tri da đen và những thành viên đảng Dân chủ tiềm năng. Al Gore vận động mạnh mẽ trên khắp đất nước, và Hillary xuất hiện nhiều hơn bất cứ ai. Trong chặng dừng chân vận động ở New York, bàn chân Hillary bị sưng tấy và chảy máu bên dưới đầu gối khiến cô ấy phải dùng thuốc cầm máu. Bác sĩ Mariano muốn cô ấy nghỉ ngơi khoảng một tuần nhưng cô ấy vẫn tiếp tục làm việc, đem đến niềm tin và sự ủng hộ cho các ứng cử viên của chúng tôi. Tôi thật sự lo lắng, nhưng cô ấy cương quyết tiếp tục. Vẫn còn giận tôi, cô ấy càng lúc càng buồn phiền trước những gì Starr và đảng Cộng hòa đang ra sức thực hiện.

        Các cuộc thăm dò do James Carville và Stan Greenberg cũng như của Mark Mellman, phụ trách trưng cầu dân ý của đảng Dân chủ cho thấy, trên phạm vi toàn quốc, 20% cử tri có thể sẽ bầu cho một người Dân chủ nào nói rằng tôi nên bị quốc hội ra nghị quyết khiển trách, và rằng chúng ta cần tiếp tục làm việc phục vụ công chúng, thay vì bầu cho một người Cộng hòa ủng hộ bãi nhiệm. Sau khi kết quả được công bố, Carville và một số người khác thuyết phục tất cả các đối thủ có cơ hội thắng sử dụng chiến lược này. Sức nặng của chiến lược nói trên là rất rõ ràng, ngay cả trong những cuộc đua mà chúng tôi thua sát nút mà lẽ ra đảng Cộng hòa có thể thắng dễ dàng. Ví dụ, ở bang New Mexico, ứng cử viên đảng Dân chủ Phill Maloof, người đã thất bại trong cuộc bầu cử đặc biệt hồi tháng 6 với sáu điểm chênh lệch, và tụt xuống xuống 10 điểm một tuần trước cuộc bầu cử tháng 11, cho phát đoạn quảng cáo chống bãi nhiệm vào cuối tuần ngay trước cuộc bầu cử. Ông ấy chiến thắng trong ngày bầu cử, nhưng thất bại chung cuộc vì thua 1% số phiếu bởi một phần ba cử tri đã bỏ phiếu trước khi họ nghe được thông điệp của ông. Tôi tin đảng Dân chủ lẽ ra đã giành thắng lợi tại hạ viện nếu như có nhiều ứng cứ viên hơn vận động về chương trình hành động tích cực và chống bãi nhiệm tôi. Rất nhiều người đã không làm như vậy bởi họ lo ngại; đơn giản là họ không thể tin vào bằng chứng đơn thuần trước những tin tức báo chí tiêu cực về tôi, cũng như trước quan điểm đồng nhất của các quan sát viên cho rằng việc Starr và Henry Hyde làm sẽ gây khó khăn cho đảng Dân chủ hơn cho đảng Cộng hòa.

        Sau ngày bầu cử, tôi gọi điện cho Newt Gingrich để bàn về một số công việc; khi cuộc trò chuyên bắt đầu xoay quanh cuộc bầu cử, ông ấy tỏ ra rất độ lượng nói rằng trên cương vị một nhà lịch sử, và là "một tiền vệ của phe đối phương", ông vẫn muốn chúc mừng tôi. Ông ấy từng không tin là chúng tôi sẽ chiến thắng, và đó thực sự là một chiến thắng lịch sử. Cuối tháng 11, Erskine Bowles gọi cho tôi và kể về cuộc đối thoại hoàn toàn khác hẳn của anh với Gingrich. Newt nói với Erskine rằng đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục điều tra bãi nhiệm tôi bất chấp kết quả cuộc bầu cử thế nào và bất chấp luôn cả thực tế là rất nhiều thành viên ôn hòa của đảng Cộng hòa không muốn bỏ phiếu bãi nhiệm. Khi Erskine hỏi Newt vì sao họ vẫn cố theo đuổi bãi nhiệm thay vì tìm kiếm giải pháp khác như phê bình hay khiển trách, ông Chủ tịch hạ viện của đảng Cộng hòa trả lời: "Bởi vì chúng tôi có thể làm được".

        Những đảng viên Cộng hòa cánh hữu đang kiểm soát hạ viện tin rằng đến lúc này họ đã tốn kém cho bãi nhiệm nên phải tiếp tục và hành động trước khi quốc hội mới thay thế. Họ cho rằng cho đến kỳ bầu cử lần tới thì sẽ không còn sợ thất bại vì quan điểm bãi nhiệm nữa, bởi cử tri sẽ phải suy nghĩ về nhiều việc khác nữa. Newt và Tom DeLay tin rằng họ có thể ép tất cả các thành viên ôn hòa - từ các cuộc trò chuyện trên truyền hình của những người cánh hữu và các nhà hoạt động tại các khu vực của họ; bằng việc đe dọa cắt giảm ngân sách cho các cuộc vận động tranh cử, hoặc ủng hộ đối thủ của họ trong kỳ bầu cử sơ bộ đảng Cộng hòa, hoặc xóa bỏ các vị trí lãnh đạo, hoặc đưa ra các vị trí lãnh đạo mới hoặc nhiều quyền lợi khác.

        Cuộc họp kín của các thành viên cánh hữu đảng Cộng hòa sôi sùng sục trước thất bại của họ. Nhiều người thực sự tin rằng họ thất bại là do họ đã nhượng bộ quá nhiều yêu cầu của Nhà Trắng trong hai cuộc đàm phán về ngân sách gần nhất. Thực ra, nếu họ vận động về cân bằng ngân sách năm 1997 và 1998, Chương trình Bảo hiểm Sức khỏe cho Trẻ em, và kế hoạch tạo công việc cho 100.000 giáo viên, thì họ đã có thể chiến thắng, như một số thống đốc phe Cộng hòa đã làm. Nhưng họ quá khác biệt về tư tưởng và quá giận dữ nên đã không làm như vậy. Giờ đây họ sẽ chiếm lại quyền kiểm soát chương trình nghị sự của đảng Cộng hòa thông qua việc bãi nhiệm.

        Tôi đã có cả thảy bốn trận đấu tay đôi với phe cực hữu: cuộc bầu cử năm 1994, họ thắng và khoản chi ngân sách không được chấp thuận; cuộc bầu cử năm 1996 và 1998 khi chúng tôi hoàn toàn nắm giữ. Tạm thời, tôi cố gắng trung thành làm việc với quốc hội để tiếp tục vận hành đất nước. Bây giờ, trước ý kiến đa số của dân chúng chống lại việc bãi nhiệm tôi, và bằng chứng rõ ràng là tất cả những gì họ cáo buộc tôi chưa đến mức phải bãi nhiệm, họ trở lại với cuộc chiến gay gắt khác về hệ tư tưởng. Lúc này chẳng có gì hơn là sẵn sàng ra trận.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 01:58:26 pm
   
        50

        Trong tuần bầu cử, hai chính trị gia Washington nổi bật tuyên bố không tái tranh cử, và chúng tôi phải đối đầu với cuộc khủng hoảng mới với Saddam Hussein. Newt Gingrich làm tất cả chúng tôi bất ngờ với tuyên bố rút khỏi vị trí chủ tịch và sẽ rời hạ viện. Rõ ràng, ông ấy đã trải qua một cuộc họp kín chia rẽ sâu sắc, đôi mặt với các chỉ trích vị trí lãnh đạo của ông ta do thất bại trong cuộc bầu cử, và không còn muốn tiếp tục đấu tranh nữa. Sau khi một số thành viên ôn hòa của đảng Cộng hòa khẳng định rằng, dựa trên kết quả cuộc bầu cử, bãi nhiệm đã đi vào bế tắc, tôi có những cảm giác lẫn lộn về quyết định của Người phát ngôn. Ông ấy đã ủng hộ tôi trong hầu hết các quyết sách đối ngoại, đã thẳng thắn nói về mục đích của nhóm họp kín của ông ấy đang định làm gì khi chúng tôi trò chuyện riêng với nhau, và, sau cuộc chiến đòi giải tán chính phủ, ông đã thể hiện sự linh hoạt trong việc đạt được những thoả hiệp đáng trân trọng với Nhà Trắng. Giờ đây, ông ấy nhận được những điều tệ hại nhất từ cả hai phe: những người Cộng hòa ôn hòa bảo thủ cảm thấy phiền lòng vì đảng của họ đã không đưa ra chương trình làm việc tích cực nào trong cuộc bầu cử năm 1998, và trong cả năm trời ông chẳng làm được gì ngoài việc công kích tôi; những người cánh hữu cùng hệ tư tưởng với ông thì phiền lòng bởi họ nghĩ rằng ông đã hợp tác với tôi quá nhiều và bêu riếu tôi quá ít.

        Sự bạc bẽo của nhóm cánh hữu đảng Cộng hòa, hiện nắm quyền kiểm soát nhóm họp kín, chắc hẳn đã xúc phạm tới lòng tự trọng của Gingrich; họ nắm quyền chủ yếu là nhờ chiến lược sáng suốt của Gingrich trong cuộc bầu cử năm 1994 và những năm tháng ông tổ chức và thuyết giảng chính sách này trước và sau đó.

        Tuyên bố của Newt chiếm nhiều giấy bút của báo chí hơn nhưng sự rút lui của Thượng nghị sĩ Pat Moynihan của thành phố New York lại có tác động lớn hơn tới gia đình tôi. Tối ngày Moynihan nói ông sẽ không tái tranh cử, Hillary nhận được một cuộc điện thoại từ người bạn của chúng tôi, Charlie Rangel, nghị sĩ của Harlem và là thành viên cao cấp của ủy ban Tài chính Thuế khóa của hạ viện, hối thúc cô ấy tranh cử vào vị trí của Moynihan. Hillary nói với Charlie rằng cô ấy rất lấy làm vui mừng nhưng không thể tưởng tượng sẽ làm một việc như vậy.

        Cô ấy không khép cánh cửa hoàn toàn, và tôi rất vui. Ý tưởng này có vẻ khá hay đối với tôi. Chúng tôi đã tính chuyển đến New York sau khi tôi kết thúc nhiệm kỳ, còn tôi thì sẽ dành khá nhiều thời gian ở Arkansas để xây dựng thư viện của tôi. Dân New York dường như hay muốn có những thượng nghị sĩ nổi bật như Moynihan, Robert Kennedy, Jacob Javits, Robert Wagner, và rất nhiều người khác nữa được coi như đại diện không chỉ của dân New York mà còn của quốc gia. Tôi nghĩ Hillary sẽ làm được chuyện lớn ở thượng viện và cô ấy sẽ yêu thích công việc này. Nhưng còn nhiều tháng nữa mới có quyết định ấy.

        Ngày 8 tháng 11, tôi đưa nhóm phụ trách an ninh quốc gia tới Trại David để thảo luận về vấn đề Iraq. Một tuần trước, Saddam đã lại trục xuất các thanh tra của Liên hiệp quốc, và dường như chắc chắn rằng chúng tôi sẽ phải thực hiện hành động quân sự. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã bỏ phiếu đồng thuận cáo buộc Iraq "vi phạm trắng trợn" các nghị quyết của Liên hiệp quốc, Bill Cohen đã bay tới Trung Đông để kêu gọi sự ủng hộ cho các cuộc không kích, và Tony Blair đã sẵn sàng tham chiến.

        Vài ngày sau cộng đồng quốc tê tiến một bước dài trong nỗ lực của chúng tôi nhằm ổn định tình hình tài chính toàn cầu với gói viện trợ 42 tỉ đôla cho Brazil, 5 tỉ đôla trong số đó là tiền của dân đóng thuế Mỹ. Không giống với gói viện trợ cho Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia và Nga, gói viện trợ được chuyển đến trước khi đất nước này đứng bên bờ vực vỡ nợ, phù hợp với chính sách mới của chúng tôi trong nỗ lực ngăn ngừa thất bại và ảnh hưởng lan sang các quốc gia lân cận. Chúng tôi làm hết sức mình để thuyết phục các nhà đầụ tư quốc tế rằng Brazil đã cam kết cải tổ và họ có đủ tiền mặt để đẩy lui những kẻ đầu cơ. Và lần này, điều kiện vay của IMF được nới lỏng, duy trì các chương trình giúp người nghèo và khuyến khích các ngân hàng Brazil tiếp tục cho vay. Tôi không rõ liệu việc này có hiệu quả hay không, nhưng tôi đặt rất nhiều niềm tin vào Tổng thống Fernando Henrique Cardoso, và với tư cách là đối tác thương mại chính của Brazil, Mỹ có phần đóng góp không nhỏ vào thành công của ông. Đó lại là một rủi ro khác trong số những rủi ro rất đáng thử sức này.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 02:02:12 pm
        Ngày 14, tôi đề nghị Al Gore đại diện Mỹ tham dự cuộc gặp thường niên APEC ở Malaysia, bước đầu tiên của chuyến thăm châu Á đã được lên kế hoạch từ lâu. Tôi không thể đi được, bởi Saddam vẫn tiếp tục đưa ra những điều kiện không thể chấp nhận được để cho phép các thanh tra của Liên hiệp quốc trở lại Iraq; đáp lại, chúng tôi đang chuẩn bị các cuộc không kích vào những địa điểm mà tình báo của chúng tôi cho là có liên hệ với chương trình vũ khí của ông ta, cũng như những mục tiêu quân sự khác. Ngay trước khi cuộc tấn công được phát động, khi các phi cơ đã sẵn sàng cất cánh, chúng tôi nhận được bức thư đầu tiên trong ba bức thư từ Iraq báo cáo về các mục tiêu tấn công. Trong vài giờ đồng hồ, Saddam đã nhượng bộ hoàn toàn, và cam kết giải quyết tất cả các vấn đề nổi cộm do các thanh tra đưa ra, dành cho họ quyền tiếp cận tự do tới tất cả các khu vực mà không bị cản trở, giao nộp tất cả các tài liệu liên quan, và chấp nhận mọi nghị quyết của Liên hiệp quốc về vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tôi cảm thấy hoài nghi, nhưng vẫn quyết định cho ông ta thêm một cơ hội nữa.

        Ngày 18, tôi lên đường đi Tokyo và Seoul. Tôi muốn tới Nhật Bản để thiết lập mối quan hệ công việc với Keizo Obuchi, thủ tướng mới, và cố gắng tác động đến ý kiến của người dân Nhật Bản nhằm ủng hộ những cuộc cải tổ cứng rắn cần thiết để chấm dứt hơn năm năm đình trệ kinh tế. Tôi rất mến Obuchi và cho là ông có cơ hội chế ngự bối cảnh chính trị sóng gió tại Nhật Bản và trụ được trong vài năm. Ông ấy tỏ ra quan tâm tới kiểu chính trị thực hành kiểu Mỹ. Hồi còn trẻ, trong những năm I960, ông ấy đã tới Mỹ và thuyết phục được gặp mặt Robert Kennedy, lúc đó là bộ trưởng tư pháp, thần tượng chính trị của ông ấy. Sau cuộc gặp, Obuchi đưa tôi tới những con phố ở Tokyo nơi chúng tôi bắt tay các học sinh cầm cờ Nhật Bản và cờ Mỹ. Tôi cũng có cuộc gặp mặt được truyền hình trực tiếp tại tòa thị chính, nơi những người Nhật Bản nổi tiếng kín đáo đã làm tôi ngạc nhiên bằng những câu hỏi cởi mở và thẳng thắn, không chỉ về những thách thức hiện thời của Nhật Bản, mà còn hỏi tôi có bao giờ đến thăm các nạn nhân ở Hiroshima và Nagasaki hay chưa; nước Nhật cần làm gì để cha mẹ dành nhiều thời gian hơn cho con cái, như tôi đã dành cho Chelsea; mỗi tháng tôi dùng bữa tối bao nhiêu lần với gia đình; tôi đối phó với các áp lực của việc làm tổng thống như thê nào; và tôi đã xin lỗi Hillary và Chelsea ra sao.

        Ở Seoul, tôi ủng hộ những nỗ lực không ngừng của Kim Dae Jung nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh-tế, cũng như nỗ lực tiếp cận Bắc Triều Tiên của ông, miễn là cả hai chúng tôi đều không cho phép phổ biến tên lửa, vũ khí hạt nhân, hay bất cứ loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nào. Chúng tôi đều quan tâm tới các vụ thử tên lửa tầm xa gần đây của Bắc Triều Tiên. Tôi đã đề nghị Bill Perry dẫn đầu một nhóm nhỏ đánh giá lại chính sách với Triều Tiên của chủng tôi, và đưa ra một lộ trình cho tương lai trong đó tăng tối đa các cơ hội để Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển vũ khỉ và tên lửa, và tái hòa hợp với Hàn Quốc, nhưng giảm thiểu mọi nguy cơ thất bại.

        Cuối tháng 11, Madeleine Albright và tôi tổ chức một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao để ủng hộ phát triển kinh tế cho Palestine, với Yasser Arafat, Jim Wolfensohn của Ngân hàng Thế giới, và các đại diện của Liên minh châu Âu, Trung Đông và châu Á. Nội các và quốc hội Israel ủng hộ thỏa thuận sông Wye, và đã đến lúc phải đầu tư vào Gaza và khu Bờ Tây, để những người Palestine đang bị bao vây được hưởng những lợi ích của hòa bình.

        Trong khi tất cả những việc này diễn ra, Henry Hyde và các cộng sự tiếp tục thúc đẩy kế hoạch của họ, gửi cho tôi 81 câu hỏi họ yêu cầu trả lời "chấp nhận hoặc từ chối", và công bố 22 giờ đồng hồ trong cuốn băng Tripp-Lewinsky. Việc Tripp- thu băng các cuộc nói chuyện mà không được Lewinsky cho phép, sau khi luật sư của bà ta đã nói rõ ràng rằng thu băng là phạm tội và bà ta không được làm như vậy nữa, đã vi phạm hình luật của Marryland, vì vậy bà ta đã bị truy tố. Nhưng thẩm phán xét xử phiên tòa từ chối cho phép công tố viên gọi Lewinsky ra làm chứng để chứng minh rằng các cuộc nói chuyện đó có xảy ra Ông ta phán quyết, việc Starr trao cho Tripp quyền miễn tố vì để ra làm chứng về việc bà ta vi phạm sự riêng tư của Lewinsky đã ngăn không cho Lewinsky ra tòa làm chứng chống lại Tripp. Một lần nữa Starr đã thành công trong việc bảo vệ những kẻ phạm luật cánh hẩu với ông ta ngay cả khi ông ta truy tố những người vô tội nào không chịu nói dối vì ông ta.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 02:07:09 pm
        Trong thời gian này, Starr truy tố Webb Hubbell lần thứ ba, cáo buộc Hubbell đã đánh lạc hướng các cơ quan liên bang về công việc mà ông và Công ty Luật Rose đã làm cho một tổ chức tài chính lụn bại khác. Đó là nỗ lực cuối cùng và gần như tuyệt vọng của Starr nhằm đánh Hubbell và buộc anh ấy phải nói ra điều gì đó gây hại cho Hillary và tôi.

        Ngày 19 tháng 11, Kenneth Starr xuất hiện trước Hội đồng Tư pháp hạ viện, đưa ra những bình luận mà, cũng giống như bản báo cáo của ông ta, vượt ra ngoài trách nhiệm báo cáo các sự thực. Bản báo cáo của Starr đã bị chỉ trích vì bỏ qua một phần quan trọng của bằng chứng có lợi cho tôi: lời khẳng định chắc chắn của Monica Lewinsky rằng tôi chưa bao giờ yêu cầu cô ấy nói dối.

        Có ba điều bất ngờ trong lời đối chứng của Starr. Điều đầu tiên là việc ông ta tuyên bố không tìm thấy bất cứ sai trái nào của tôi hay Hillary trong các cuộc điều tra của Bộ phận đi lại và hồ sơ FBI. Dân biểu Barney Frank của bang Massachusetts hỏi ông ta đã đi đến kết luận này từ khi nào, Starr đáp: "Một vài tháng trước". Frank lại hỏi tại sao ông ta chờ cho đến sau cuộc bầu cử mới chịu giải oan cho tôi khỏi những tội vạ đó, còn trước cuộc bầu cử, ông ta lại đệ trình bản báo cáo "với rất nhiều chi tiết tiêu cực về tổng thống". Câu trả lời ngắn ngủn của Starr rất lúng túng và tỏ ra lẩn tránh.

        Điều thứ hai là Starr thừa nhận đã nói chuyện với báo chí, xét về tổng thể, là một vi phạm luật bảo mật của đại bồi thẩm đoàn. Sau cùng, sau khi đã tuyên thệ trước toà, ông ta từ chối rằng văn phòng của ông ta đã cô tình ép Monica Lewinsky đeo thiết bị ghi âm cuộc đối thoại với Vernon Jordan, tôi và những người khác. Khi phải đối mặt với những bằng chứng của FBI cho thấy ông ta đã làm việc đó, ông ta lẩn tránh. Tờ Washington Post viết, "Lời chối bỏ của Starr... đã bị chính các báo cáo FBI của ông ta vạch mặt".

        Việc Starr thừa nhận đã vi phạm luật bảo mật của đại bồi thẩm đoàn và nói dối trong khi tuyên thệ không làm chùn bước óng ta cũng như những người phe Cộng hòa trong ủy ban. Họ cho rằng đội nhà được chơi theo luật riêng.

        Ngày hôm sau, Sam Dash từ chức cố vấn đạo đức của Starr, nói rằng Starr đã dấn thân "một cách trái phép" vào quá trình bãi nhiệm bằng những tuyên bố trong cuộc điều trần trước quốc hội. Như mẹ tôi vẫn thường nói, Dash đã quá muộn bởi vì từ lâu Starr đã không hề quan tâm đến tính hợp pháp trong cách cư xử của mình.

        Ngay trước ngày Lễ Tạ ơn, các nghị sĩ Cộng hòa trong hạ viện trở lại Washington và bầu Bob Livingston của bang Louisiana, chủ tịch ủy ban Phân bổ Ngân sách, làm tân Chủ tịch hạ viện. Ông ta sẽ nhậm chức vào tháng 1, khi bắt đầu phiên họp mới của quốc hội. Vào thời điểm đó, hầu hết mọi người đều cho rằng phong trào nhằm bãi nhiệm tôi đã bị chững lại. Nhiều người Cộng hòa ôn hòa đã tuyên bố họ chống lại việc này, và rằng cuộc bầu cử chính là thông điệp rõ ràng nhất cho thấy người dân Mỹ muốn quốc hội cảnh cáo hay khiển trách tôi và quay trở lại giải quyết các vấn đề của đất nước.

        Giữa tháng; tôi dàn xếp vụ kiện của Paula Jones với một khoản tiền rất lớn nhưng không xin lỗi. Tôi không thích thú gì việc đó bởi tôi đã giành thắng lợi rõ ràng về pháp luật và cả chi tiết trong một vụ kiện mang động cơ chính trị. Các luật sư của Jones kháng án lên Tòa phúc thẩm lưu động khu vực thứ 8, nhưng luật về trường hợp như thế này rất rõ: nếu Tòa phúc thẩm theo đúng quyết định của họ, thì tôi sẽ thắng. Thật không may, ban hội thẩm gồm ba thẩm phán giải quyết vụ kiện này lại có người đứng đầu là Pasco Bowman, chính là thẩm phán bảo thủ cực đoan từng rút thẩm phán Henry Woods ra khỏi một trong những vụ kiện Whitewater dựa trên những bài báo sai sự thật, sau khi Woods đưa ra một quyết định mà Starr ưa. Cũng giống như thẩm phán David Sentelle ở Washington, Pasco Bowman cho thấy ông ta sẵn sàng tạo ra ngoại lệ cho những quy định thông thường của pháp luật trong những vụ việc liên quan đến Whitewater.

        Một phần tôi muốn thua trong phiên phúc thẩm để tôi có thể ra trước tòa, công khai mọi tài liệu và các bản khai, cho công chúng biết âm mưu kẻ thù của tôi. Nhưng tôi đã hứa với người dân Mỹ sẽ dành hai năm tiếp theo để làm việc vì họ; tôi không việc gì phải tốn thêm năm phút vào vụ kiện của Jones nữa. Vụ dàn xếp đã lấy đi của tôi môt nửa số tiền tích góp cả đời tôi và chúng tôi đã lâm vào cảnh nợ nần vì án phí, nhưng tôi biết nếu vẫn khoẻ mạnh, tôi có thể kiếm đủ tiền để trang trải cho gia đình và thanh toán hết số tiền đó sau khi rời nhiệm sở. Vì vậy, tôi dàn xếp vụ kiện mà tôi đã thắng và trở lại với công việc.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 02:11:44 pm
        Lời hứa sẽ bỏ lại phía sau vụ kiện của Jones còn bị thử thách thêm một lần nữa, và rất khắc nghiệt. Tháng tư năm 1999, thẩm phán Wright đã tuyên phạt tôi do vi phạm những nguyên tắc điều tra của bà ấy và yêu cầu tôi thanh toán chi phí đi lại cho bà và chi phí lấy lời khai cho các luật sư của Jones. Tôi hoàn toàn không tán thành với quan điểm của Wright, nhưng cũng không thể tranh cãi về điều đó mà không phải lâm vào các vấn đề mà tôi đã cố tình né tránh và lấy đi nhiều thời gian làm việc của tôi. Tôi bị kiệt quệ vì phải thanh toán các khoản chi cho các luật sư của Jones; họ đã lạm dụng việc lấy lời khai bằng những câu hỏi có ỷ đồ xấu và câu kết với Starr, và họ đã nhiều lần vi phạm lệnh không được tiết lộ của thẩm phán. Thẩm phán không hề có hành động nào về việc này.

        Ngày 2 tháng 12, Mike Espy được tuyên bố trắng án trong vụ kiện của công tố viên độc lập Donald Smaltz. Smaltz đã đi theo phương cách của Starr trong vụ điều tra Espy, tiêu tốn hơn 17 triệu đôla và truy tố tất cả những ai có thể để ép họ phải nói ra điều gì đó xấu xa chống lại Mike. Sự khiển trách nghiêm khắc của bồi thẩm đoàn đã khiến Smaltz và Starr trở thành hai công tố viên độc lập duy nhất thua trong phiên xét xử có bồi thẩm đoàn.

        Vài ngày sau, Hillary và tôi bay tới Nashville tham dự lễ tưởng niệm cha của Al Gore, Thượng nghị sĩ Albert Gore Sr. Ông mất ở tuổi 90 tại quê nhà ở Carthage, Tennessee. Hội trường Tưởng niệm Chiến tranh chật kín người từ nhiều tầng lớp đến đây để tỏ lòng tôn kính với người mà trong thời gian phục vụ ở thượng viện đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống đường cao tốc liên bang, từ chối ký vào Tuyên ngôn Miền Nam của những người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc năm 1956, và thái độ chống đối dũng cảm của ông đối với cuộc chiến Việt Nam. Tôi đã ngưỡng mộ Thượng nghị sĩ Gore từ khi còn trẻ, và tôi luôn tận hưởng mọi cơ hội có được khi làm việc cùng Al để tiếp xúc với ông. Ngài Thượng nghị sĩ Gore và phu nhân đã vận động mạnh mẽ cho Al và tôi hồi năm 1992, và tôi đã được khích lệ rất nhiều khi nghe bài diễn văn phải trái phân minh và có lửa của ông.

        Âm nhạc tại buổi lễ rất xúc động, đặc biệt khi chúng tôi được nghe qua một đoạn băng cũ Thượng nghị sĩ Gore chơi violin tại sảnh Phòng Hiến pháp năm 1938 khi ông còn là một chính trị gia trẻ mới nổi. Bài điếu văn của Al chính là sự thán phục và lòng kính trọng đầy tình yêu thương dành cho một người cha, một con người, và một đầy tớ của dân. Sau buổi lễ, tôi nói với Hillary tôi mong sao toàn dân Mỹ được nghe bài điếu văn đó.

        Giữa tháng, ngay khi tôi sắp lên đường đi Israel và Gaza để thực hiện những cam kết trong Hiệp ước sông Wye, ủy ban Tư pháp hạ viện đã bỏ phiếu, lại theo đúng quan điểm của từng đảng, ủng hộ bãi nhiệm tôi vì đã khai man trong phiên lấy lời khai và điều trần trước đại bồi thẩm đoàn, và vì đã cản trở công lý. Họ cũng thông qua điểm thứ tư buộc tội tôi đã trả lời gian dối trước các câu hỏi của họ. Đây thực sự là một qui trình kỳ quặc. Chủ tịch Hyde từ chối đặt ra tiêu chuẩn cấu thành việc bãi nhiệm, hay từ chối gọi bất cứ nhân chứng nào hiểu biết rõ những vấn đề trong cuộc tranh chấp. Quan điểm của ông ta là việc bổ phiếu bãi nhiệm chỉ đơn giản là bỏ phiếu chấp thuận chuyển bản báo cáo của Starr lên thượng viện, nơi sẽ ra phán quyết cuối cùng liệu bản báo cáo có thực sự chính xác hay không, và liệu tôi có bị truất khỏi vị trí tổng thống hay không.

        Một nhóm công tố viên lưỡng đảng nói với ủy ban rằng không một công tố viên bình thường nào lại buộc tội tôi đã khai man trong trường hợp này, và một nhóm các nhà sử học lỗi lạc, trong đó có Arthur Schlesinger của Đại học thành phố New York, C. Vann Woodward của trường Yale và Sean Wilontz của trường Princeton, nói là những gì họ cho rằng tôi đã làm không hội đủ những tiêu chuẩn cơ bản để bị bãi nhiệm - đó là, một "phạm tội nghiêm trọng hay một hành vi xấu xa" khi đang thực thi quyền lực hành pháp. Đây là một quan điểm đã được thừa nhận từ lâu, và lời diễn giải của họ được ủng hộ bởi một bức thư ngỏ gửi quốc hội có chữ ký của 400 sử gia. Ví dụ như, trong vụ Watergate, ủy ban Tư pháp hạ viện đã bỏ phiếu chống bãi nhiệm Tổng thống Nixon vì bị cho là trốn thuế, vì việc này chẳng hề liên quan đến công việc của ông ấy trong văn phòng tổng thống. Nhưng Hyde, cũng như viên luật sư đầy thù địch không kém của ông ta là David Schippers, và những người cánh hữu đang nắm giữ hạ viện, không đếm xỉa gì đến tất cả những thứ đó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 02:18:10 pm
        Kể từ cuộc bầu cử, Tom DeLay và cộng sự của ông ta hối thúc mạng lưới cánh hữu yêu cầu bãi nhiệm tôi. Các cuộc nói chuyện trên đài phát thanh cũng nằng nặc đòi như vậy, và phe ôn hòa bắt đầu lắng nghe những nhà hoạt động chống Clinton tại khu vực của họ. Họ tin sẽ lôi kéo đủ số thành viên ôn hòa tại quốc hội quên đi việc chống bãi nhiệm bằng cách khiến họ lo sợ bị kẻ căm thù Clinton đang thất vọng trả đũa.

        Trong bối cảnh chiến lược này, cuộc bỏ phiếu của ủy ban do Hyde đứng đầu chống lại giải pháp cảnh cáo tôi cũng quan trọng như cuộc bỏ phiếu ủng hộ bãi nhiệm. Cảnh cáo là lựa chọn được 75% người dân Mỹ ủng hộ; nếu đề nghị cảnh cáo được đưa ra trước hạ viên, các nghị sĩ Cộng hòa ôn hòa sẽ bỏ phiếu ủng hộ và sẽ không có bãi nhiệm. Hyde tuyên bố quốc hội không có quyền cảnh cáo tổng thống; hoặc bãi nhiệm hoặc không làm gì. Trên thực tế, cả hai Tổng thống Andrew Jackson và James Polk cũng đã từng bị quốc hội cảnh cáo. Giải pháp cảnh cáo không được ủy ban chấp thuận, một lần nữa với tỷ lệ bỏ phiếu theo quan điểm của từng đảng. Toàn bộ hạ viện đã không thể bỏ phiếu cho những gì hầu hết người dân Mỹ mong muốn. Bây giờ vấn đề là có bao nhiêu thành viên Cộng hòa ôn hòa có thể bị "thuyết phục".

        Sau cuộc bỏ phiếu của ủy ban, Hillary và tôi bay tới Trung Đông. Chúng tôi gặp gỡ và dự tiệc tối với Thủ tướng Netanyahu, thắp nến tại đền thờ Hanukkah, viếng mộ Rabin cùng gia đình ông. Ngày hôm sau,

        Madeleine Albright, Sandy Berger, Dennis Ross, Hillary và tôi bay trực thăng tới thành phố Gaza đông đúc để cắt băng khánh thành sân bay mới, và dùng bữa trưa với Arafat trong khách sạn nhìn ra bờ biển Địa Trung Hải trải dài rất đẹp của Gaza. Và tôi có bài diễn văn tại Hội đồng Quốc gia Palestine mà tôi đã từng hứa tại sông Wye. Ngày trước khi tôi đứng lên phát biểu, hầu hết tất cả các đại biểu giơ tay ủng hộ việc bỏ điều khoản kêu gọi tiêu diệt Israel trong hiến chương của họ. Đó là khoảnh khắc khiến toàn bộ chuyến công du trở nên có giá trị. Bạn cũng có thể nghe thấy những tiếng thở phào nhẹ nhõm ở Israel; có lẽ cuối cùng thì người dân Israel và Palestine cũng có thể chia sẻ đất đai và cả tương lai của họ. Tôi cảm ơn các đại biểu, nói với họ rằng tôi mong muốn người dân của họ được tận hưởng những lợi ích rất cụ thể của hòa bình, và đề nghị họ tiếp tục duy trì tiến trình hòa bình.

        Đó không phải là lời đề nghị suông. Chưa đầy hai tháng sau thắng lợi ở sông Wye, các cuộc đàm phán lại rơi vào khó khăn. Mặc dù nội các của Netanyahu đã chật vật thông qua bản thỏa thuận, nhưng liên minh cầm quyền của ông không hoàn toàn ủng hộ nó, và đã khiến ông không thể tiến hành bước tiếp theo là tái triển khai quân đội và phóng thích tù nhân, hoặc tiếp tục tiến tới những vấn đề hóc búa về tình trạng cuối cùng, trong đó có vấn đề tư cách nhà nước của Palestine, và liệu khu phía đông của Jerusalem có trở thành thủ đô của Palestine hay không. Việc điều chỉnh hiến chương Palestine ngày hôm trước đã giúp Netanyahu được lòng công chúng Israel, nhưng chính liên minh của ông mới là những người khó bị thuyết phục nhất. Có vẻ như ông sẽ phải thành lập một chính phủ nhiều thành phần hơn để thống nhất đất nước hoặc phải kêu gọi các cuộc bầu cử.

        Buổi sáng sau khi tôi đọc diễn văn với người dân Palestine, Netanyahu, Arafat và tôi gặp nhau tại cửa khẩu biên giới Erez để củng cố việc triển khai thỏa thuận sông Wye và quyết định các bước tiếp theo tới các vấn đề về tình trạng cuối cùng. Sau đó, Arafat đưa Hillary và tôi tới Bethlehem. Ông ấy rất tự hào khi được canh giữ khu vực thiêng liêng của những người Thiên Chúa giáo, và ông ấy biết rằng chuyến thăm có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi khi lễ giáng sinh đang tới gần.

        Sau khi tạm biệt Arafat, chúng tôi cùng Thủ tướng Netanyahu thăm Masada. Tôi rất ấn tượng trước khối lượng công việc họ đã thực hiện kể từ chuyến thăm đầu tiên của Hillary và tôi hồi năm 1981 khôi phục tàn tích của pháo đài, nơi những thánh tử đạo Do Thái chiến đấu tới hơi thở cuối cùng vì niềm tin của mình. Bibi tỏ ra trầm lắng và yên lặng. Ông ấy đã vượt qua vùng an toàn chính trị ở sông Wye, và tương lai của ông đang bất ổn. Không thể biết được liệu những cơ hội ông đã tận dụng sẽ đưa người Israel lại gần hơn với nền hòa bình lâu dài hay đặt dấu chấm hết cho chính phủ của ông.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 02:25:59 pm
        Chúng tôi chào tạm biệt thủ tướng và trở về nước để giải quyết một xung đột khác. Sáu ngày trước đó, chỉ mới ngày thứ hai mở lại các cuộc thanh tra của Liên hiệp quốc ở Iraq, một vài thanh sát viên đã từ chối không cho tiếp cận trụ sở của Đảng Ba'ath của Saddam. Vào ngày chúng tôi trở về Washington, trưởng đoàn thanh sát Liên hiệp quốc, Richard Butler, tường trình với Tổng thư ký Kofi Annan rằng Iraq đã không giữ đúng cam kết hợp tác với ông ta và thậm chí còn đặt ra thêm một số hạn chế đối với công việc của các thanh sát viên.

        Ngày hôm sau, Mỹ và Anh bắt đầu không kích và bắn tên lửa hành trình vào các địa điểm tình nghi là phòng thí nghiêm hóa học, sinh học và hạt nhân và căn cứ quân sự của Iraq có thể đe dọa các nước láng giềng. Trong bài diễn văn với người dân Mỹ tối hôm đó, tôi nhấn mạnh rằng Saddam đã từng sử dụng vũ khí hóa học đối với người Iran và người Kurd ở miền bắc Iraq và phóng tên lửa Scud và các nước khác. Tôi nói rằng tôi đã kêu gọi không tấn công bốn tuầu trước đó bởi Saddam đã hứa hoàn toàn hợp tác. Thay vào đó, các thanh sát viên liên tiếp bị đe dọa, "do đó Iraq đã lạm dụng cơ hội cuối cùng của mình".

        Vào thời điểm các cuộc oanh kích được khai hỏa, cơ quan tình báo của chúng tôi cho hay một lượng đáng kể các chất sinh học vi hóa học đã được Iraq sử dụng vào cuối giai đoạn Chiến tranh vùng Vịnh cũng như một số đầu đạn tên lửa hiện vẫn chưa biết được sử dụng vào mục đích nào, và rằng một số công việc tại phòng thí nghiệm sơ cấp nhằm tìm kiếm vũ khí hạt nhân cũng đã được tiến hành. Các chuyên gia quân sự của chúng tôi cảm thấy các loại vũ khí không thông thường thậm chí đã trở nên quan trọng hơn đối với Saddam, bởi lực lượng quân đội chính quy đã suy yếu hơn rất nhiều so với trước cuộc Chiến vùng Vịnh.

        Nhóm phụ trách an ninh quốc gia của tôi nhất trí rằng chúng tôi cần phải tấn công Saddam ngay sau khi bản báo cáo của Butler được đệ trình, để giảm thiểu mọi cơ hội Iraq có thể phân tán lực lượng quân đội và bảo vệ các kho dự trữ vũ khí sinh học và hóa học. Tony Blair và cố vấn của ông ấy đồng tình với chúng tôi. Cuộc tấn công của liên quân Anh-Mỹ kéo dài bốn ngày, với 650 chuyến bay xuất kích và 400 tên lửa hành trình, tất cả đều được nhắm bắn kỹ càng để tấn công vào các mục tiêu quân sự và an ninh quốc gia và giảm thiểu thương vong thường dân. Sau cuộc tấn công, chúng tôi không có cách nào biết được bao nhiêu nguyên liệu cấm đã bị phá hủy, nhưng khả năng sản xuất và triển khai vũ khí nguy hiểm của Iraq chắc chắn đã suy giảm.

        Mặc dù nói về Saddam như thể chính ông ta là quỷ dữ, một số thành viên Cộng hòa vẫn càu nhàu về các cuộc tấn công. Một vài người trong số họ, kể cả Thượng nghị sĩ Lott và Hạ nghị sĩ Dick Armey, chỉ trích về thời điểm diễn ra cuộc tấn công, nói rằng tôi đã sắp đặt mọi thứ nhằm trì hoãn cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm của hạ viện. Ngày hôm sau, sau khi một số thượng nghị sĩ Cộng hòa bày tỏ sự ủng hộ cuộc tấn công, Lott rút lại lời bình luận trước đó. Armey thì không; ông ta, DeLay, và thuộc hạ của họ đã làm việc vất vả để lôi kéo thêm các đồng nghiệp ôn hòa đi theo đường hướng của mình, và họ vội vàng tiến hành bỏ phiếu bãi nhiệm trước khi một vài người bắt đầu nghĩ lại.

        Ngày 19 tháng 12, không lâu trước khi hạ viện bắt đầu bỏ phiếu bãi nhiệm, Chủ tịch lâm thời hạ viện, Bob Livingston, tuyên bố từ chức trước hạ viện sau khi những chuyện riêng tư ông ta bị công khai. Sau này tôi được biết 17 thành viên Cộng hòa bảo thủ đã tới gặp ông ta và nói rằng ông ta phải từ chức, không phải tại những việc ông ta đã làm, mà bởi ông ta đã trở thành vật cản đối với việc phế truất tôi.

        Chưa quá sáu tuần sau khi người Mỹ thẳng thắn gửi đi thông điệp chống bãi nhiệm tôi, hạ viện thông qua hai trong bốn điều khoản bãi nhiệm được ủy ban của Hyde chấp thuận. Điều một là, buộc tội tôi đã nói dối trước đại bồi thẩm đoàn, thông qua với số phiếu 228 so với 206, với năm thành viên Cộng hòa bỏ phiếu chống. Điều hai, kết án tôi đã cản trở công lý vì khai man và giấu nhẹm các khoản quà riêng thông qua với tỉ lệ phiếu 221-212, với 12 phiếu chống từ đảng Cộng hòa. Hai cáo buộc khá mâu thuẫn. Cáo buộc thứ nhất dựa trên những khác biệt giữa bản mô tả của Monica Lewinsky về chi tiết các cuộc gặp gỡ của chúng tôi trong bản báo cáo của Starr và lời chứng của tôi trước đại bồi thẩm đoàn; cáo buộc thứ hai bỏ qua sự thực là Lewinsky cũng đã khai rằng chưa bao giờ tôi yêu cầu cô ấy phải nói dối, một việc mà tất cả các nhân chứng khác đều ủng hộ. Đảng Cộng hòa rõ ràng chỉ tin cô ấy khi cô ấy bất đồng với tôi mà thôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 02:31:54 pm
        Ngay sau cuộc bầu cử, Tom DeLay và các đồng sự bắt đầu dụ dỗ những người ôn hòa trong đảng Cộng hòa. Họ có được một vài phiếu bằng cách tước khỏi tay những người ôn hòa cơ hội bỏ phiếu quyết định cảnh cáo, rồi sau đó nói với họ rằng do họ muốn bằng cách nào đó khiển trách tôi, họ (những người ôn hòa) nên sẵn lòng bỏ phiếu phế truất tôi, vì tôi sẽ không bao giờ bị kết án và rời khỏi vị trí tổng thống, bởi đảng Cộng hòa không thể đạt được hai phần ba số phiếu thuận bãi nhiệm tại thượng viện. Một vài ngày sau khi hạ viện bỏ phiếu, bốn thành viên Cộng hòa ôn hòa tại hạ viện - Mike Castle của bang Delaware, James Greenwood của Pennsylvania, và Ben Gilman và Sherwood Boehlert của New York - đã viết trên tờ New York Times rằng phiếu bầu của họ đồng ý bãi nhiệm tôi không có nghĩa là họ nghĩ tôi nên rời bỏ vị trí tổng thống.

        Tôi không biết hết từng cây gậy và củ cà rốt được dùng đối với những người ôn hòa, nhưng tôi cũng biết được một ít. Một chủ tịch ủy ban thuộc đảng Cộng hòa rõ ràng rất phiền muộn nói với một nhân viên Nhà Trắng, rằng ông ta không muốn bỏ phiếu phế truất tôi, nhưng ông sẽ bị mất chiếc ghế chủ tịch nếu bỏ phiếu chống. Jay Dickey, một đảng viên Cộng hòa của Arkansas, nói với Mack McLarty là ông ta có thể sẽ mất ghế tại ủy ban Phân bổ Ngân sách nếu ông ta không bỏ phiếu tán thành bãi nhiệm tôi. Tôi rất thất vọng khi Jack Quinn, một người Cộng hòa từ Buffalo, New York, vốn là vị khách khá thường xuyên của Nhà Trắng và đã từng nói với một số người, kể cả với tôi, rằng ông ta chống bãi nhiệm, cuối cùng trở mặt và tuyên bố sẽ bỏ phiếu ủng hộ ba điều khoản đó. Tôi đã từng giành thắng lợi áp đảo tại khu vực của ông ta hồi năm 1996, nhưng thiểu số cử tri lớn tiếng trong khu vực bầu cử rõ ràng đã trút hết giận dữ lên đầu ông ta. Mike Forbes, người Cộng hòa ở Long Island, đã từng ủng hộ tôi trong cuộc chiến chống bãi nhiệm, nay lại thay đổi khi được hứa hẹn một vị trí lãnh đạo mới trong nhóm của Livingston. Khi Livingston từ chức, lời mời gọi cũng tan biến theo.

        Năm đảng viên Dân chủ cũng bỏ phiếu tán thành bãi nhiệm. Bốn trong số họ ở các khu vực bảo thủ. Người thứ năm nói là ông ấy chỉ muốn bỏ phiếu cảnh cáo, sau đó tin vào lập luận rằng ông đã thuận theo lựa chọn khả dĩ. Những thành viên Cộng hòa bỏ phiếu chống bãi nhiệm có Amo Houghton của New York và Chris Shays của Connecticut, hai trong số những thành viên Cộng hòa cấp tiến và độc lập nhất tại hạ viện; Connie Morelia của Maryland, cũng là một người cấp tiến và khu vực bầu cử của Morella đã bỏ phiếu áp đảo cho tôi hồi năm 1996; và hai thành viên bảo thủ, Mark Souder của Indiana và Peter King của New York, người từ chối sánh bước cùng với lãnh đạo đảng của họ muốn biến một vấn đề về hiến pháp thành một bài kiểm tra lòng trung thành đối với đảng của mình.

        Peter King, từng cộng tác với tôi trong vấn đề Bắc Ireland, phải chịu đựng áp lực nặng nề kéo dài hàng tuần, có cả những lời đe dọa triệt hạ ông về chính trị nếu ông không bỏ phiếu tán thắnh phế truất. Trong một vài cuộc phỏng vấn trên truyền hình, King đưa ra lý lẽ đơn giản cho các đảng viên Cộng hòa: Tôi chống lại bãi nhiệm bởi vì nếu Tổng thống Clinton là người Cộng hòa, các bạn cũng sẽ phản đối. Những thành viên Cộng hòa ủng hộ bãi nhiệm cùng xuất hiện trên các chương trình với ông ta không bao giờ có phản ứng tương xứng với lời bình luận đó. Phe cánh hữu thì cho rằng ai cũng có thể bị mua hoặc bị ép được, và thường thì họ đúng, nhưng Peter King có một tâm hồn của người Ireland: ông yêu thơ của Yeats; ông không sợ phải đánh một trận chiến đã thua; và ông không phải là một thứ hàng hóa.

        Mặc dù nghe nói lực lượng ủng hộ bãi nhiệm đã cùng cầu nguyện tại văn phòng của DeLay để tìm kiếm sự ủng hộ của Chúa cho sứ mệnh thiêng liêng của họ, nhưng động cơ bãi nhiệm lại không dựa trên nền tảng đạo đức hay quy định pháp luật, mà là vấn đề quyền lực. Newt Gingrich đã từng nói về tất cả những điều đó bằng một câu- họ làm việc đó đơn giản là vì "chúng tôi có thể". Phế truất tôi không phải là về hạnh kiểm cá nhân không thể bào chữa được của tôi; hạnh kiểm cá nhân của một số người phe họ cũng vậy, và những chuyện xấu xa ấy cũng đã bắt đầu phơi bày, mà không cần có vụ kiện hay một công tố viên đặc biệt nào để bới móc. vấn đề không phải là liệu tôi có nói dối hay không; khi Newt Gingrich bị phát hiện đã nhiều lần đưa lời khai gian dối khi ủy ban Đạo đức hạ viện điều tra hoạt động trái phép của ủy ban Hành động Chính trị của ông ta, thì chính cái đám đông vừa bỏ phiếu phế truất tôi ấy chỉ khiển trách và bắt ông ấy đóng phạt. Khi Kathleen Willey, người được Starr miễn tố chừng nào mà bà ta nói ra điều ông ta muốn nghe, dối trá, thì Starr lại tiếp tục miễn tố cho bà ta. Khi Susan McDougal không chịu nói dối, ông ta truy tố cô ấy. Khi Herby Branscum và Rob Hill không nói dối để phục vụ ông ta, ông ta cũng truy tố họ. Khi Webb Hubbell không chịu nói dối vì ông ta, Starr đã truy tố Hubbell tới lần thứ hai và lần thứ ba, thậm chí còn buộc tội cả vợ, luật sư và kế toán của ông ta, để rồi sau đó phải bãi nại. Khi lời khai đầu tiên về tôi của David Hale không được như ý, Starr để cho ông ta thay đổi cho tới khi cuối cùng Hale soạn ra một phiên bản mới không thể phủ nhận. Cựu đối tác của Jim McDougal và là bạn cũ của tôi, Steve Smith, đề nghị tiến hành một cuộc kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối đối với lời khẳng định của ông là người của Starr đã chuẩn bị sẵn một bản tuyên bố được đánh máy để ông ấy đọc trước đại bồi thẩm đoàn và liên tục gây áp lực buộc ông ấy phải làm vậy, ngay cả sau khi ông nhắc đi nhắc lại với họ rằng đó hoàn toàn là bịa đặt. Bản thân Starr cũng không nói sự thật trước toà về việc cố tình yêu cầu Monica Lewinsky đeo máy ghi âm.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 02:39:53 pm
        Cuộc bỏ phiếu của hạ viện chắc chắn không phải để quyết định liệu những lời buộc tội của những người đứng đầu hạ viện có đủ để cấu thành một tội danh bãi nhiệm như vẫn được hiểu theo lịch sử hay không. Nếu áp dụng tiêu chuẩn của vụ Watergate vào trường hợp của tôi, thì đã không có bãi nhiệm.

        Cuộc bỏ phiếu là vấn đề về quyền lực, về việc những người lãnh đạo Cộng hòa tại hạ viện làm bởi họ có đủ khả năng, và bởi vì họ muốn theo đuổi một chương trình hành động mà tôi đã phản đối và ngăn cản. Tôi không nghi ngờ rằng rất nhiều người ủng hộ cho họ trong nước cho rằng việc đuổi cổ tôi khỏi văn phòng có gốc rễ từ giá trị đạo đức hoặc về luật pháp, và rằng tôi là một người tồi tệ đến mức hạnh kiểm của tôi có phù hợp hay không với định nghĩa hiến pháp về bãi nhiệm thì cũng chẳng quan trọng. Tuy nhiên, quan điểm của họ đã không vượt qua cuộc kiểm tra đầu tiên về mọi khía cạnh đạo đức và luật pháp công bằng: Mọi người đều phải theo những luật lệ như nhau. Như Teddy Roosevelt đã từng nói, không ai được đứng trên pháp luật, nhưng "cũng không ai bị đặt dưới pháp luật".

        Trong các cuộc chiến đảng phái vốn bùng nổ từ giữa những năm I960, không bên nào hoàn toàn trong sạch. Tôi cũng từng cho rằng đảng Dân chủ đã sai khi bươi móc thị hiếu điện ảnh của thẩm phán Bork và thói quen uống rượu của Thượng nghị sĩ John Tower. Nhưng trong chuyện hủy hoại cá nhân, thì những thành viên Cộng hòa Tân Cánh hữu lại thuộc về một đẳng cấp khác. Đảng của tôi đôi khi dường như không hiểu được quyền lực, nhưng tôi tự hào rằng vẫn còn những thứ đảng Dân chủ sẽ không làm chỉ vì họ có khả năng.

        Ngay trước khi hạ viện bỏ phiếu, Robert Healy viết một bài trên tờ Boston Globe về cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch hạ viện Tip O'Neill và Tổng thống Reagan tại Nhà Trắng cuối năm 1986. Vụ Iran-Contra đã bị tiết lộ; những phụ tá Nhà Trắng là John Poindexter và Oliver North đã vi phạm luật pháp và nói dối trước quốc hội. O'Neill không hỏi tổng thống có ra lệnh hay biết việc phạm pháp đó hay không, (ủy ban lưỡng đảng của Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John Tower sau này đã phát hiện Reagan có biết chuyện đó). Theo Healy, O'Neill chỉ nói với tổng thống rằng ông ta sẽ không cho phép quá trình bãi nhiệm tiếp diễn; ông nói ông đã trải qua vụ Watergate và sẽ không đẩy đất nước vào một thử thách như vậy nữa.

        Tip O'Neill có thể là một người yêu nước hơn Gingrich và DeLay, nhưng họ và những đồng minh của họ giỏi tập trung quyền lực hơn, và sử dụng quyền lực đến giới hạn có thể để chống lại đối thủ của họ. Họ tin tưởng rằng, trong ngắn hạn, điều này có thể là đúng, và họ không hề quan tâm là họ đã đẩy đất nước rơi vào hoàn cảnh nào. Họ cũng chẳng mảy may quan tâm nếu thượng viện không phế truất tôi. Họ cho rằng nếu họ dúi tôi vào thùng rác đủ lâu, thì báo chí và công luận cuối cùng cũng sẽ lên án tôi vì cách cư xử tồi tệ của họ cũng như của tôi. Họ khao khát dán nhãn cho tôi bằng một chữ "tôi" lớn, và tin rằng từ giờ đến cuối đời tôi và kể cả sau đó, sự kiện bãi nhiệm tôi sẽ nổi cộm lên, thậm chí còn lớn hơn cả hoàn cảnh của nó, và chẳng bao lâu nữa thậm chí sẽ chẳng còn ai nhớ toàn bộ quá trình đó là một hũ mắm thối đạo đức giả như thế nào, và quá trình hàng năm trời Kenneth Starr và bè lũ tay sai hành xử một cách vô lương tâm như thê nào.

        Ngay sau cuộc bỏ phiếu, Dick Gephardt đưa một nhóm đông đảng viên Dân chủ tại hạ viện, những người đã bảo vệ tôi, tới Nhà Trắng để tôi có thể cảm ơn họ và chúng tôi có thể biểu lộ tinh thần đoàn kết trong cuộc chiến phía trước. Al Gore nhiệt tình bảo vệ thành quả khi tôi làm tổng thống, và Dick đưa ra lời đề nghị mạnh mẽ đối với đảng Cộng hòa yêu cầu chấm dứt thứ chính trị triệt hạ cá nhân và quan tâm trở lại công việc điều hành đất nước. Hillary bình luận với tôi sau đó rằng sự kiện này có một cảm giác như cuộc tập hợp ăn mừng thắng lợi. về một mặt nào đó thì đúng là như vậy. Đảng Dân chủ đã đứng lên không chỉ bảo vệ tôi, mà quan trọng hơn là bảo vệ hiến pháp.

        Chắc chắn tôi không hề muốn bị bãi nhiệm, nhưng tôi đã được an ủi bởi lần duy nhất xảy ra sự việc tương tự là đối với Andrew Johnson vào cuối những năm 1860, đã không có "tội ác nghiêm trọng và hành vi xấu xa"; đó là một hành động có động cơ chính trị của đảng chiếm đa số trong quốc hội đã không thể tự kiềm chế.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 02:43:11 pm
        Hillary tỏ ra buồn phiền nhiều hơn tôi về bản chất chính trị của các đảng phái trong hoạt động của hạ viện. Hồi trẻ, lúc làm luật sư, cô ấy đã làm việc cho ủy ban Tư pháp hạ viện trong nhóm của John Doar trong thời gian diễn ra vụ Watergate, khi có một nỗ lực nghiêm túc, cân bằng và của cả hai đảng nhằm hoàn thành một nhiệm vụ được ủy quyền theo hiến pháp để định nghĩa và phát hiện tội ác nghiêm trọng và hành vi xấu xa trong các hoạt động chính thức của tổng thống.

        Ngay từ đầu, tôi đã tin rằng cách tốt nhất để giành chiến thắng trong trận đối đầu cuối cùng với nhóm cực hữu chính là tôi sẽ tiếp tục công việc của mình và để những người khác bảo vệ mình. Trong suốt tiến trình ở hạ viện và thượng viện, tôi đã cố gắng làm như vậy, và rất nhiều người nói với tôi là họ đánh giá cao nỗ lực đó.

        Chiến lược này đã có tác dụng tốt hơn dự tính. Việc công bố bản báo cáo của Starr và quyết tâm của phe Cộng hòa theo đuổi phế truất tổng thống đã làm thay đổi đáng kể nội dung các tin tức của báo chí. Như tôi đã nói, truyền thông không bao giờ cứng nhắc; bây giờ, ngay cả những tờ báo trước đây sẵn sàng để Starr tự do hoành hành cũng bắt đầu chỉ ra sự liên can của các nhóm cánh hữu trong phe đảng, thủ thuật lừa gạt của Văn phòng công tố độc lập (OIC), và bản chất chưa có tiền lệ của những việc đảng Cộng hòa đã làm. Và các cuộc trò chuyện trên truyền hình bắt đầu cân bằng hơn, các bình luận viên như Greta Van Sustren và Susan Estrich, các vị khách mời như luật sư Lanny Davis, Alan Dershowitz, Julian Epstein, Vincent Bugliosi đảm bảo sao cho cả hai bên đều được đưa ra lập luận. Các thành viên quốc hội cũng tham gia vào sự việc này, trong đó có Thượng nghị sĩ Tom Harkin, thành viên ủy ban Tư pháp hạ viện, Sheila Jackson Lee, và cựu công tố viên Bill Delahunt. Các giáo sư Cass Sunstein của Đại học Chicago và Susan Bloch của Georgetown công bố một bức thư về tính vi hiến của quá trình bãi nhiệm được ký bởi 400 học giả ngành luật.

        Khi chúng tôi bước vào năm 1999, tỉ lệ thất nghiệp đẵ giảm xuống còn 4,3% và thị trường chứng khoán đã phục hồi trở lại đạt mức cao nhất mọi thời đại. Hillary bị đau lưng trong khi thăm hỏi các công nhân tại Tòa nhà hành pháp cũ nhân dịp giáng sinh, nhưng đã đỡ hơn sau khi bác sĩ của cô ấy yêu cầu không đi giày cao gót trên sàn đá cứng. Chelsea và tôi trang trí cây Noel và đi chơi, mua sắm cho lê giáng sinh như mọi năm.

        Những món quà giáng sinh có giá trị nhất đối với tôi là sự thể hiện lòng tốt và ủng hộ tôi của những người dân bình thường. Một bé gái 13 tuổi ở Kentucky viết thư cho tôi nói rằng tôi đã mắc sai lầm, nhưng tôi không được bỏ cuộc, bởi vì kẻ thù của tôi rất "bần tiện". Và một người đàn ông da trắng 86 tuổi ở New Brunswick, New Jersey, sau khi thông báo với gia đình là ông sẽ tới thành phố Atlantic ngày hôm đó, đã đi xe lửa tới Washington, nơi ông có thể bắt taxi tới nhà của mục sư Jesse Jackson. Khi ông được mẹ vợ của Jesse chào đón, ông đã nói với bà ấy rằng ông tới vì mục sư Jackson là người duy nhất ông ấy biết trong số những người đã nói chuyện với tổng thống, và ông ấy muốn chuyển tới tôi một thông điệp: "Hãy nói với tổng thống đừng bỏ cuộc. Tôi đã chứng kiến đảng Cộng hòa cố tiêu diệt Al Smith, ứng cử viên tổng thống năm 1928, vì ông ấy là một tín đồ công giáo. Ông ấy không thể chịu thua bọn họ". Sau đó người đàn ông leo lên taxi và trở về nhà ga Union, lên chuyến tàu tiếp theo để về nhà. Tôi đã gọi điện cho ông ấy để cảm ơn. Sau đó cả gia đình tôi đi dự kỳ nghỉ Cuối tuần Phục hưng và bước sang một năm mới.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 02:52:31 pm

        51

        Ngày 7 tháng giêng, Chánh án Tòa tối cao William Rehnquit chính thức mở phiên tòa xét xử truất phế tại thượng viện, và Ken Starr truy tố Julie Hiatt Steele, một phụ nữ thuộc phe Cộng hòa đã không nói dối để ủng hộ câu chuyện của Kathleen Willey.

        Một tuần sau, những người thực hiện bãi nhiệm của hạ viện trình bày vụ kiện trong ba ngày. Bây giờ họ muốn gọi các nhân chứng, việc họ chưa từng làm trong các cuộc điều trần, ngoại trừ trường hợp của Kenneth Starr. Một trong số đó là Asa Hutchinson của Arkansas, người đã từng truy tố em trai tôi vì tội buôn bán ma tuý khi còn làm công tố viên liên bang hồi thập niên 80, nói rằng thượng viện phải để họ có quyền được gọi nhân chứng, bởi vì nếu ông ta là công tố viên, ông ta không thể buộc tội tôi cản trở công lý, việc mà ông ta được giao xử lý, dựa trên hồ sơ sơ lược mà hạ viện đã gửi cho thượng viện! Mặt khác, những người thực hiện bãi nhiệm khác lập luận rằng, thượng viện không có quyền phán xét liệu các cáo buộc chống lại tôi có đủ để tiến hành bãi nhiệm theo hiến pháp hay không; ông ấy nói hạ viện đã quyết định rồi và thượng viện phải tuân theo kết luận của hạ viện, mặc dù ủy ban của Hyde đã từ chối làm rõ tiêu chuẩn phán xét hành vi nào có thể dẫn đến bị bãi nhiệm.

        Trong kết luận của Henry Hyde trước thượng viện, cuối cùng ông ta cũng đưa ra diễn giải ý nghĩa theo hiến pháp của việc bãi nhiệm, nói rằng về cơ bản, việc cố gắng tránh nhục nhã cho bản thân vì chuyện cá nhân sai trái còn đáng bị bãi nhiệm hơn việc lừa dối đất nước về một vấn đề quan trọng nào đó. Mẹ đã dạy tôi phải biết nhìn vào mặt tốt của mọi người. Khi chứng kiến ông Hyde chửi rủa tôi đoán Tiến sỹ Jekyll đang đâu đó quanh đây, nhưng tôi phải khó khăn lắm mới tìm thấy ông ấy.

        Ngày 19, nhóm luật sư của tôi bắt đầu ngày đầu tiên trong ba ngày phản ứng lại. Chuck Ruff, luật sư của Nhà Trắng, cựu công tố viên liên bang, mở đầu. Anh lập luận suốt hai tiếng rưỡi rằng các cáo buộc là không đúng sự thực, và rằng kể cả khi các thượng nghị sĩ nghĩ rằng các cáo buộc là đúng, thì các cáo buộc này cũng chưa hội đủ điều kiện để bãi nhiệm như hiến pháp quy định, chứ chưa nói đến chuyện phải rời nhiệm sở. Ruff là người hòa nhã, phải ngồi xe lăn hầu như suốt đời. Anh ấy cũng là người ủng hộ tôi mạnh mẽ, và cảm thấy bị xúc phạm bởi những gì mà những người đòi truất phế tôi ở hạ viện đã làm. Anh ấy bác bỏ các lập luận của họ và nhắc nhở thượng viện rằng ban hội thẩm hai đảng đã từng tuyên bố không công tố viên có trách nhiệm nào lại dám kết tộỉ khai man dựa trên những bằng chứng hiện có.

        Tôi nghĩ giây phút tuyệt vời nhất của Ruff là khi anh ấy bắt tận tay Asa Hutchinson đang xuyên tạc sự thật. Hutchinson đã nói trước thượng viện về việc Vernon Jordan bắt đầu giúp đỡ Monica Lewinsky kiếm việc làm chỉ sau khi ông ấy biết cô ấy sẽ làm nhân chứng trong vụ của Jones. Bằng chứng cho thấy Vernon đã làm như vậy vài tuần trước khi ông ấy biết hoặc có thể biết điều đó, và vào lúc thẩm phán Wright đưa ra quyết định cho phép gọi Lewinsky ra làm nhân chứng (một quyết định sau này bà đã huỷ bỏ), thì Vernon đang trên máy bay đi châu Âu. Tôi không biết Asa lừa dối thượng viện vì anh ta nghĩ các thượng nghị sĩ sẽ không biết hay vì anh ta nghĩ rằng họ, cũng như những người thực hiện bãi nhiệm ở hạ viện, sẽ không quan tâm liệu những gì anh ta nói có chính xác hay không.

        Hôm sau Greg Craig và Cheryl Mills đáp trả lại những lời cáo buộc cụ thể. Greg nói rằng cáo buộc tôi khai man trước tòa không có bằng chứng cụ thể nào, mà chỉ cố tìm mọi cách kéo lời khai của tôi trong vụ Jones vào, mặc dù hạ viện đã bỏ phiếu bãi bỏ điều khoản bãi nhiệm liên quan đến vấn đề này. Craig cũng chỉ ra rằng một số cáo buộc khai man đang được trình trước thượng viện chưa bao giờ được Starr hay bất cứ thành viên nào của hạ viện đưa ra trong các cuộc tranh luận ở ủy ban Tư pháp hay trong chương trình nghị sự của hạ viện. Trong quá trình thực hiện bãi nhiệm, làm đến đâu họ dựng chuyện đến đó.

        Cheryl Mills, một sinh viên trẻ người Mỹ gốc Phi, tốt nghiêp trường Luật Stanford, lên tiếng vào ngày kỷ niệm 6 năm làm việc tại Nhà Trắng. Cô ấy xử lý rất thông thái hai cáo buộc cản trở công lý, đưa ra những sự kiện mà những người thực hiện bãi nhiệm ở hạ viện không thể chối cãi nhưng cũng không trình bày với thượng viện, và những chứng cứ đó cho thấy việc họ buộc tội cản trở công lý là vô nghĩa. Cao trào là lời kết luận của Cheryl. Đáp lại ý kiến của Linsey Graham, phe Cộng hòa, của tiểu bang Nam Carolina và những người khác rằng việc tha tội cho tôi sẽ gửi đi thông điệp rằng luật dân sự và quấy rối tình dục của chúng ta không quan trọng nữa, Cheryl nói: "Tôi không thể để những lời bình luận của họ yên được". Người da đen khắp nước Mỹ đều biết động cơ bãi nhiệm tôi chính là do những kẻ miền nam da trắng cánh hữu dẫn dắt, những kẻ mà chưa bao giờ đụng một ngón tay bảo vệ dân quyền.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 02:56:47 pm
        Cheryl chỉ ra rằng Paula Jones đã ra tòa và cô ta không có lý gì để kiện cả. Cô ấy nói chúng ta kính trọng những người đàn ông như Jefferson, Kennedy và King, tất cả họ đều không hoàn hảo nhưng họ đã "dám đấu tranh cho những điều tốt đẹp cho nhân loại", và những đóng góp của tôi để bảo vệ dân quyền và nữ quyền là "không thể bác bỏ được": "Tôi đứng đây trước các vị hôm nay bởi vì Tổng thống Bill Clinton tin rằng tôi có thể đại diện cho ông ấy... Sẽ là sai lầm khi buộc tội ông ấy vì chuyên này".

        Ngày thứ ba và cũng là ngày cuối cùng, David Kendall bác bỏ một cách lạnh lùng, hợp lý và có hệ thống những cáo buộc tôi đã cản trở công lý. Anh đưa ra lời khẳng định của Monica Lewinsky là tôi chưa bao giờ yêu cầu cô ấy nói dối, và một lần nữa chỉ ra một cách chi tiết những tuyên bố cố ý sai hoặc bỏ sót yếu tố quan trọng của những người thực hiện bãi nhiệm ở hạ viện.

        Dale Bumpers là người bào chữa cuối cùng cho tôi. Tôi yêu cầu Dale làm việc này bởi vì ông ấy là một luật sư giỏi, một người nghiên cứu hiến pháp cẩn thận, và là một trong những nhà hùng biện giỏi nhất ở Mỹ. Ông ấy cũng đã biết tôi từ lâu và vừa mới rời khỏi thượng viện sau 24 năm phục vụ. Sau khi giải trí cho các đồng nghiệp cũ của mình bằng vài câu chuyên đùa, Dale nói rằng ông ấy đã do dự khi đến đây bởi vì ông ấy và tôi là bạn thân trong suốt 25 năm và đã cùng làm việc vì những chung mục đích chung. Ông nói, mặc dù biết rõ thượng viện có thể sẽ coi những lời biện hộ của ông chỉ là lời nói tốt cho bạn bè, nhưng ông ấy đến đây không phải để biện hộ cho tôi mà biện hộ cho hiến pháp, "văn bản thiêng liêng nhất đối với tôi sau Kinh thánh".

        Bumpers bắt đầu lập luận bằng cú tấn công vào cuộc điều tra của Starr: "Nếu so ra thì việc Javert săn đuổi Jean Valjean trong Những người khốn khổ chẳng thấm vào đâu". Ông ấy nói: "Sau biết bao nhiêu năm... Tổng thống không có tội gì, về đời công cũng như đời tư... vậy mà chúng ta lại ở đây hôm nay vì tổng thống phải chịu đựng một sai lầm khủng khiếp về đạo đức".

        Ông ấy trách cứ những người thực hiện bãi nhiệm không có lòng trắc ẩn. Và giây phút cao trào nhất của bài diễn văn của Dale: "Hãy đặt mình vào vị trí của tổng thống... chúng ta không ai hoàn hảo cả... Tổng thống lẽ ra phải nghĩ đến điều đó từ trước. Và thật sự tổng thống nên như thế, cũng như Adam và Eve nên làm" - rồi ông chỉ vào các thượng nghị sĩ - "như anh và anh và anh và anh và hàng triệu người khác bị bắt gặp trong trường hợp tương tự nên nghĩ về điều đó trước tiên. Như tôi đã nói, không ai trong chúng ta hoàn hảo cả".

        Sau đó Dale nói rằng tôi đã bị trừng phạt thích đáng cho lỗi lầm của tôi, rằng người dân không muốn tôi bị bãi nhiệm, và rằng thượng viện nên lắng nghe các nhà lãnh đạo trên thế giới đang ủng hộ cho tôi, trong đó có Havel, Mandela và Vua Hussein.

        Ông ấy kết thúc bài diễn văn của mình bằng lịch sử chi tiết và uyên bác của Hiệp ước Hiến pháp về các điều khoản bãi nhiệm. Ông nói, khung hiến pháp của chúng ta được lấy từ luật pháp Anh, trong đó quy định rõ ràng về các hành vi phạm tội "mang tính chính trị rõ ràng chống lại đất nước". Ông ấy đề nghị thượng viện đừng làm vẩn đục hiến pháp, mà thay vào đó phải lắng nghe người dân nước Mỹ 'kêu gọi các ngài đứng trên chính trị... và làm tròn trách nhiệm trang trọng của mình".

        Bài diễn văn của Bumpers thật tuyệt diệu, thay đổi liên tục, lúc uyên bác mà tình cảm, lúc trần tục mà sâu sắc. Nếu lúc này thượng viện tổ chức bỏ phiếu thì ắt hẳn sẽ không có nhiều người bỏ phiếu thuận bãi nhiệm. Thay vào đó, quá trình xét xử kéo dài thêm ba tuần nữa, vì những người thực hiện bãi nhiệm ở hạ viện và đồng minh cố tìm cách thuyết phục thêm nhiều thượng nghị sĩ phe Cộng hòa bỏ phiếu cùng họ. Sau khi hai bên đã trình bày xong, có thể thấy rằng tất cả thượng nghị sĩ phe Dân chủ và một vài người phe Cộng hòa sẽ bỏ phiếu không chấp thuận.

        Trong khi thượng viện họp lại để xét xử, thì tôi đang làm những việc vẫn thường làm vào thời điểm đó hằng năm - chuẩn bị bài diễn văn Thông điệp Liên bang và thúc đẩy các sáng kiến mới có thể có trong thông điệp. Theo kế hoạch bài diễn văn diễn ra vào ngày 19, cùng ngày với ngày tôi bào chữa trước thượng viện. Một số thượng nghị sĩ Cộng hòa đã giục tôi hoãn bài diễn văn, nhưng tôi không định làm điều đó. Bãi nhiệm đã làm người dân nước Mỹ mất rất nhiều đôla tiền thuế mà họ chật vật mới kiếm ra, làm quốc hội xao nhãng thúc đẩy công việc và làm suy yếu kết cấu hiến pháp. Nếu tôi hoãn bài diễn văn của mình chẳng khác nào đã gửi thông điệp đến người dân nước Mỹ rằng công việc của họ đã bị bỏ qua một bên.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 03:01:46 pm
        Nếu có thể, bầu không khí trong dịp công bố Thông điệp Liên bang này thậm chí còn khác thường hơn năm trước. Như thường lệ, tôi đến tòa nhà quốc hội và được đưa đến khu vực của Chủ tịch hạ viện, lúc này là Dennis Hastert của tiểu bang Illinois, một cựu huấn luyện viên đấu vật với thân hình chắc nịch, là người bảo thủ nhưng ít hung hăng và hiếu chiến hơn Gingrich, Armey và DeLay. Chẳng bao lâu, đoàn đại biểu lưỡng đảng gồm các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ đến đưa tôi đến phòng hạ viện. Chúng tôi bắt tay nhau và nói chuyện như thể không có chuyện gì xảy ra. Khi tôi được giới thiệu và bắt đầu đi xuống lối đi ở giữa, những người Dân chủ lớn tiếng cổ vũ trong khi hầu hết những người bên phe Cộng hòa lịch sự vỗ tay. Vì lối đi ngăn cách phe Cộng hòa và Dân chủ nên vừa đi xuống diễn đàn tôi vừa chìa tay với những người phía bên Dân chủ, và thật ngạc nhiên, cho dù lý do gì đi nữa, một vài thành viên hạ viện phe Cộng hòa cũng đưa tay ra.

        Tôi bắt đầu bằng một lời chào Chủ tịch hạ viện mới, người đã nói ông ấy muốn làm việc với những người phe Dân chủ với một tinh thần văn minh và lưỡng đảng. Có thể đúng là ông ấy có ý như vậy, bởi việc bỏ phiếu bãi nhiệm ở hạ viện diễn ra trước khi ông ấy lên làm chủ tịch. Vì thế, tôi chấp nhận lời đề nghị của ông ấy.

        Cho tới năm 1999, nền kinh tế của chúng ta phát triển mạnh nhất trong lịch sử, với 18 triệu việc làm kể từ khi tôi nhậm chức, tiền lương thực sự tăng lên, khoảng cách về thu nhập cuối cùng đã được thu hẹp chút ít, và đây là thời kỳ có tỷ lệ thất nghiệp thời bình thấp nhất kể từ năm 1957. Đất nước thống nhất hơn bao giờ hết, và tôi vạch ra một chương trình tận dụng tốt nhất điều này, bắt đầu bằng một loạt sáng kiến nhằm bảo đảm chê độ hưu trí xứng đáng cho thế hệ baby-boom. Tôi đề nghị cam kết dành 60% số thặng dư trong 15 năm tiếp theo để tăng cường khả năng thanh toán cho Quỹ ủy thác an sinh xã hội đến năm 2055, một sự gia tăng trong hơn 20 năm, một phần nhỏ trong đó sẽ được đầu tư cho các quỹ khác; xóa bỏ giới hạn những thứ người hưởng an sinh xã hội có thể kiếm được mà không bị phạt; và chi trả rộng rãi hơn cho phụ nữ già yếu, số người này gấp đôi nam giới cùng độ tuổi phải sống trong nghèo đói. Tôi cũng đề nghị sử dụng 16% số thặng dư để kéo dài hoạt động của Quỹ ủy thác Medicare thêm 10 năm nữa; một khoản tín dụng thuế dài hạn trị giá 1.000 đôla Mỹ cho người già và người tàn tật; dành cho người ở độ tuổi 55 đến 65 quyền lựa chọn tham gia chương trình Medicare; và một sáng kiến tiền lương hưu mới, Tài khoản nước Mỹ, sẽ chiếm khoảng 11% số thặng dư nhằm cung cấp các khoản tín dụng thuế cho những công dân mở tài khoản hưu trí, và tăng tiền tiết kiệm của công nhân có thu nhập khiêm tốn hơn. Đây có lẽ là đề nghị lớn nhất từng được đưa ra nhằm giúp các gia đình có nhu nhập khiêm tốn tiết kiệm và làm giàu.

        Tôi cũng đề nghị một gói lớn dành cho cải cách giáo dục, với lập luận rằng chúng ta nên thay đổi cách thức chi tiêu hơn 15 tỷ đôla mỗi năm cho trợ cấp giáo dục để "hỗ trợ những gì có hiệu quả và không ủng hộ cho những gì không có hiệu quả" bằng việc yêu cầu các tiểu bang chấm dứt nạn "cứ đến tuổi thì cho lên lớp", hồi phục hoặc đóng cửa các trường thất bại, cải thiện chất lượng của đội ngũ giáo viên, phát hành các thẻ báo cáo cho mỗi trường, và thông qua các chính sách kỷ luật hợp lý. Một lần nữa tôi yêu cầu quôc hội cung câp tài chính để xây dựng hoặc hiện đại hoá 5.000 trường học và thông qua việc tăng sáu lần số học bổng đại học và cao đẳng cho các sinh viên cam kết dạy ở các vùng còn thiếu thốn.

        Nhằm hỗ trợ thêm cho các gia đình, tôi đề nghị tăng lương tối thiểu, gia tăng ngày nghỉ cho gia đình, tín dụng thuế để chăm sóc trẻ em, và khóa cò súng/hạn chế súng để trẻ em không thể vô ý bắn súng. Tôi cũng yêu cầu quốc hội thông qua đạo luật Bình đẳng Lương và Tuyển dụng; thành lập một Công ty Đầu tư Tư nhân Mỹ mới nhằm giúp quyên 15 tỷ đôla để tạo ra cơ hội làm ăn và việc làm mới ở các cộng đồng nghèo khó; ban hành đạo luật Thương mại và Phát triển châu Phi nhằm mở rộng thị trường cho các sản phẩm của châu Phi; và tài trợ một tỷ đôla cho sáng kiến Di sản Đất nhằm bảo vệ gia tài thiên nhiên, và trọn gói cắt giảm thuế, và tiền nghiên cứu trọn gói để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 03:09:19 pm
        Về an ninh quốc gia, tôi yêu cầu chi ngân sách để bảo vệ mạng máy tính trước khủng bố, và bảo vệ cộng đồng khỏi những cuộc tấn công sinh hoá học; tăng cường nghiên cứu tìm ra các loại vắc xin và điều trị bệnh; hỗ trợ hai phần ba chi phí cho chương trình an toàn hạt nhân Nunn-Lugar; ủng hộ hiệp định sông Wye; và đảo ngược việc giảm chi phí quân sự đã bắt đầu từ hồi cuối Chiến tranh Lạnh.

        Trước khi kết thúc, tôi tán dương Hillary vì khả năng lãnh đạo của cô ấy trong Dự án Thiên niên kỷ và đại diện hoàn hảo của nước Mỹ trước thế giới. Cô ấy đang ngồi ở khu vực của mình cùng với ngôi sao bóng chày của đội Chicago Cubs, Sammy Sosa, người đã cùng đi với cô ấy trong chuyến đi gần đây về quê anh - Cộng hòa Dominica. Sau những gì cô ấy đã trải qua, Hillary nhận được tràng vỗ tay còn lớn hơn cả dành cho Sammy. Tôi kết thúc "Thông điệp Liên bang cuối cùng của thế kỷ 20" bằng việc nhắc nhở quốc hội rằng "có lẽ, chìm lấp trong sự bận rộn thường nhật, trong các tranh cãi ồn ào, chúng ta đã không thấy được thời điểm của chúng ta chính là một bình minh mới cho nước Mỹ".

        Ngày hôm sau, với tỷ lệ ủng hộ cao nhất mà tôi từng đạt được, tôi bay đến Buffalo cùng Hillary và Al và Tipper Gore, để nói chuyện với đảm đông chật ních hơn 20.000 người tại Công viên Hải dương Midland. Một lần nữa, bất chấp những việc đang diễn, Thông điệp Liên bang, với chương trình nghị sự kín mít cho năm sắp tới, đã hòa cùng một nhịp với người dân nước Mỹ.

        Tôi kết thúc tháng giêng với bài diễn văn quan trọng tại Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia, phác thảo đề nghị bảo vệ nước Mỹ trước các cuộc khủng bố bằng các vũ khí sinh hóa học và khủng bố mạng- một chuyên về nhà ở Little Rock chứng kiến những đổ nát sau cơn bão trong khu vực, một số cây già đã bị bật gốc trong khuôn viên dinh thống đốc; chuyến thăm đến St. Louis để chào đón Giáo hoàng John Paul II trở lại nước Mỹ; gặp gỡ đoàn đại biểu quốc hội lưỡng đảng ở Phòng phía Đông để thảo luận về tương lai của chương trình An sinh xã hội và Medicare; và buổi lễ tưởng niệm bạn tôi, Thống đốc Lawton Chiles của tiểu bang Florida vừa đột ngột qua đời cách đó không lâu. Lawton đã khích lệ tôi trước các trận đấu hiện tại bằng một câu nói yêu thích của anh ấy: Nếu chạy không lại con chó lớn thì bạn nên đứng trước cửa nhà thôi.

        Ngày 7 tháng 2, Vua Hussein đã thất bại trong cuộc chiến chống ung thư. Hillary và tôi ngay lập tức lên đường đi Jordan với một phái đoàn có các Tổng thống Ford, Carter và Bush. Tôi rất cảm kích vì họ đã đi cùng, dù thời gian gấp gáp, để tôn vinh một người mà chúng tôi đã từng cùng làm việc và rất ngưỡng mộ. Ngày hôm sau chúng tôi đi bộ gần một dặm trong tang lễ, tham dự buổi lễ tưởng niệm và bày tỏ sự kính trọng tới Hoàng hậu Noor đang rất đau buồn. Cả Hillary và tôi cũng buồn. Chúng tôi đã có khoảng thời gian tuyệt vời bên Vua Hussein và Hoàng hậu Noor ở Jordan và Mỹ. Tôi còn nhớ những giây phút vui vẻ trong bữa ăn có bốn chúng tôi ở Ban công Truman của Nhà Trắng không lâu trước khi ông qua đời. Bây giờ ông đã ra đi, và thế giới bỗng cô quạnh hơn.

        Sau cuộc gặp với quốc vương mới, Abdullah, con của Vua Hussein, cũng như với Thủ tướng Netanyahu, Tổng thống Assad, Tổng thống Mubarak, Tony Blair, Jacques Chirac, Boris Yeltsin và Tổng thống Suleyman Demirel của Thổ Nhĩ Kỳ, tôi bay về nhà chờ đợi cuộc bỏ phiếu của thượng viện về tương lai của tôi. Mặc dù kết quả không còn nghi ngờ gì nữa, nhưng thủ đoạn phía sau cánh gà rất thú vị. Một vài thượng nghị sĩ phe Cộng hòa rất giận các hạ nghị sĩ Cộng hòa vì đã bắt họ trải qua phiên xét xử, nhưng bất cứ khi nào cánh hữu gia tăng sức ép thì hầu hết họ đều chùn bước và tiếp tục kéo lê thê sự việc. Khi Thượng nghị sĩ Robert Byrd đề nghị bác bỏ cáo buộc vì chẳng có giá trị gì, cộng sự của David Kendall, là Nicole Seligman, đã tranh luận theo luật và sự kiện mà hầu hết thượng nghị sĩ đều biết là không thể tranh cãi. Tuy nhiên, đề nghị của Byrd đã thất bại. Khi Thượng nghi sĩ Strom Thurmond nói với các đồng nghiệp phe Cộng hòa trước đó rằng không có đủ phiếu để cách chức tôi và quá trình này nên dừng lại, ý kiến của ông đã bị bãi bỏ trong cuộc họp kín của phe Cộng hòa.

        Một thượng nghị sĩ Cộng hòa phản đối bãi nhiệm đã cho chúng tôi biết sự việc giữa các đồng nghiệp của ông ấy. Vài ngày trước cuộc bỏ phiếu, ông ấy nói rằng chỉ có 30 người phe Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ buộc tội khai man trước tòa và 40 đến 45 phiếu ủng hộ buộc tội ngăn cản công lý. Họ chưa đạt được hai phần ba số phiếu cần thiết mà Hiến pháp yêu cầu để bãi nhiệm tổng thống. ít ngày trước cuộc bỏ phiếu, ông ấy nói với chúng tôi rằng các hạ nghị sĩ Cộng hòa đã nói họ sẽ rất nhục nhã nếu không lời cáo buộc nào đạt được đa số phiếu cần thiết, và các đồng nghiệp thượng viện tốt nhất là đừng làm họ bẽ mặt nếu muốn hạ viện vẫn nằm trong tay phe Cộng hòa sau cuộc bầu cử tiếp theo. Ông ấy báo rằng họ sẽ phải cắt giảm số phiếu "không ủng hộ" của phe Cộng hòa xuống.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 03:17:39 pm
        Ngày 12 tháng 2, đề nghị bãi nhiệm đã thất bại. Bổ phiếu cho tội khai man trước tòa đã thất bại vì thiếu 22 phiếu, tỷ lệ 45-55, bỏ phiếu cho tội ngăn cản công lý cũng thất bại vì thiếu 17 phiếu, tỷ lệ 50-50. Tất cả các Thượng nghị sĩ phe Dân chủ, và Thượng nghị sĩ Cộng hòa Olympia Snowe và Susan Collins của bang Maine, Jim Jeffords của bang Vermont, Arlen Specter của bang Pennsylvania và John Chafee của Rhode Island bỏ phiếu không cho cả hai tội. Các Thượng nghị sĩ Richard Shelby của bang Alabama, Slade Gorton của bang Washington, Ted Stevens của bang Alaska, Fred Thompson của bang Tennessee, và John Warner của bang Virginia bỏ phiếu không cho tội khai man trước tòa.

        Bản thân cuộc bỏ phiếu không còn gay cấn nữa vì nó diễn ra ba tuần sau khi tôi kết thúc lời biện hộ. Chỉ có việc nó thất bại thảm hại tới cỡ nào là không chắc chắn. Tôi nhẹ nhõm vì gia đình và đất nước tôi đã tai qua nạn khỏi. Sau cuộc bỏ phiếu, tôi nói rằng tôi thành thật xin lỗi vì những gì đã làm dẫn đến cuộc bỏ phiếu và gánh nặng cho người dân nước Mỹ, và rằng tôi đang tái cống hiến bản thân cho "một thời kỳ hòa giải và tái tạo cho nước Mỹ". Khi được hỏi: "Thưa ngài trong trái tim ngài, ngài có thể tha thứ và quên đi không?". Tôi đã trả lời: "Tôi tin rằng bất cứ ai yêu cầu sự tha thứ đều phải được chuẩn bị sẵn sàng tha thứ".

        Sau thử thách bãi nhiệm, mọi người thường hỏi tôi đã vượt qua thách thức như thế nào mà không mất bình tĩnh, hay ít nhất vẫn còn khả năng tiếp tục làm việc. Tôi đã không thể làm được điều đó nếu như nội các và nhân viên trong Nhà Trắng, kể cả những người giận dữ và thất vọng về hành vi của tôi, không ở bên cạnh tôi. Sẽ khó khăn hơn nhiều nếu người dân nước Mỹ không sớm đưa ra lời đánh giá rằng tôi vẫn nên tiếp tục làm tổng thống. Nếu nhiều thành viên phe Dân chủ trong quốc hội bỏ cuộc hồi tháng giêng sau khi câu chuyên vỡ lở, lúc có vẻ như bỏ cuộc là an toàn nhất, hoặc vào tháng 8, sau khi tôi ra đối chứng trước đại bồi thẩm đoàn, thì mọi chuyện sẽ khó khăn hơn nhiều; nhưng thay vào đó, họ đã đối mặt với thách thức. Sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo thế giới như Mandela, Blair, Vua Hussein, Havel, Thái tử kế nhiệm Abdullah, Kim Dae Jung, Chirac, Cardoso, Zedillo, và những người khác mà tôi ngưỡng mộ đã giúp tôi giữ vững tinh thần. Khi so sánh họ với những kẻ thù của tôi, dù tôi vẫn rất ghê tởm mình, tôi hiểu ra rằng con người mình không phải hoàn toàn xâu.

        Tình yêu và sự ủng hộ của bạn bè và những người lạ đã tạo ra khác biệt lớn; những người đã viết thư cho tôi hoặc nói những lời tử tế trước đám đông đã có ý nghĩa với tôi nhiều hơn họ tưởng. Các vị lãnh đạo tôn giáo, những người luôn khuyên răn tôi, đến thăm tôi tại Nhà Trắng, hoặc gọi điện để cầu nguyện cho tôi, nhắc tôi rằng bất kể những lời kết tội mà tôi nhận được từ đâu đó như thế nào, Chúa vẫn là sự yêu thương.

        Nhưng nhân tố lớn nhất giúp tôi sống sót và tiếp tục làm việc lại thuộc về cá nhân. Các anh trai của Hillary và em trai tôi đã hỗ trợ tôi thật tuyệt vời. Roger đã đùa với tôi rằng thật là vui khi cuối cùng nó không phải là người duy nhất trong hai anh em gặp rắc rối. Hugh tuần nào cũng từ Miami đến chơi giải ô chữ, nói chuyện về thể thao và chọc tôi cười. Tony đến chơi đánh bài pinochle với gia đình tôi. Mẹ vợ và Dick Kelley đối xử rất tử tế với tôi.

        Bất chấp mọi chuyện, con gái tôi vẫn yêu tôi và muôn tôi đứng vững. Và, quan trọng nhất là Hillary đã ở bên tôi và vẫn yêu tôi, cùng trải qua mọi chuyên. Ngay từ lần đầu gặp nhau, tôi đã yêu nụ cười của cô ấy. Trong khi mọi chuyên kỳ cục vẫn tiếp diễn, chúng tôi lại cùng cười với nhau, các buổi tư vấn hàng tuần và chia sẻ quyết tâm chiến thắng nhóm cánh hữu đã đưa chúng tôi lại gần nhau. Tôi hầu như đã hồi phục, và tôi biết ơn những kẻ đã hành hạ mình: có thể họ là những người duy nhất làm cho tôi trông tử tế trước Hillary một lần nữa. Thậm chí tôi không còn phải ngủ trên ghế sofa nữa.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 03:21:22 pm
        Trong suốt thời gian dài từ khi lấy lời khai trong vụ kiện của Jones đến khi được tuyên bố vô tội tại thượng viện, hầu như đêm nào ở nhà trong Nhà Trắng, tôi cũng dành hai đến ba tiếng ở một mình trong văn phòng, đọc Kinh thánh và những cuốn sách về lòng chung thuỷ và sự tha thứ, và đọc lại The Imitation of Christ - Sự bắt chước của Chúa của nhà văn Thomas à Kempis, Meditations - Sự suy ngẫm của Marcus Aurelius, và một số bức thư đầy suy tư nhất mà tôi đã nhận được, trong đó có một loạt bài giảng đạo ngắn của thầy tu Do Thái giáo Menachem Genack ở Englewood, bang New Jersey. Tôi đặc biệt bị ảnh hưởng bởi cuốn Seventy Times Seven - Bảy mươi lần bảy, một cuốn sách viết về sự tha thứ của Johann Christoph Arnold, một người lớn tuổi của Bruderhof, một cộng đồng Thiên Chúa giáo có thành viên ở vùng đông bắc nước Mỹ và ở Anh.

        Tôi vẫn còn giữ lại những bài thơ, lời nguyện cầu và những lời trích dẫn mà mọi người đã gửi cho tôi hay đưa tận tay tôi tại các sự kiện công cộng. Và tôi có hai viên đá có khắc tiết John 8:7 trong Tân ước. Trong dịp được cho là lần chạm trán cuối cùng của Chúa Jesus với những kẻ chỉ trích người là những tín đồ giáo phái Fari, họ đưa đến trước Chúa một phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình và nói rằng luật của Moses ra lệnh họ ném đá cô ta đến chết. Họ chế nhạo Chúa Jesus: "Ngài nói gì đi chứ?". Thay vì trả lời, Chúa cúi xuống và dùng tay viết trên đất, như thể không nghe họ nói gì. Khi họ tiếp tục hỏi, Chúa đứng dậy và nói: "Ai trong số các con chưa hề phạm tội hãy ném viên đá đầu tiên vào cô ta". Những ai nghe lời Chúa nói "đều thấy cắn rứt lương tâm, từng người một bỏ đi, từ người lớn tuổi nhất đến người cuối cùng". Khi Chúa còn lại một mình với người phụ nữ kia, Chúa đã hỏi cô ta: "Những người buộc tội con đâu rồi? Không còn ai kết tội con sao?". Cô ấy trả lời: "Không, lạy Cha", và Chúa đã trả lời: "Ta cũng không kết tội con".

        Tôi đã bị ném đá rất nhiều, và bằng vết thương tự gây ra, tôi đã bị phơi bày cho cả thế giới. Theo cách nào đó, đó là sự giải phóng; tôi không còn gì nữa. Và khi tôi cố gắng tìm hiểu tại sao mình lại mắc sai lầm như vậy, tôi cũng muốn biết tại sao các đối thủ của tôi lại đầy hận thù như vậy, và hăm hở đến thế khi nói và làm những việc đi ngược lại quan niệm đạo đức của chính họ. Tôi đã luôn ghen tức quan sát người khác đang nỗ lực phân tích tâm lý của tôi, nhưng tôi cảm thấy nhiều lời chỉ trích chua cay nhất của các nhóm chính trị và tôn giáo cánh hữu và hầu hết các thành viên ưa chỉ trích của báo giới đã tìm thấy sự an toàn và an ninh trong các quan điểm, nơi họ có thể phán xét và không bị phán xét, gây tổn thương và không bị thương tổn.

        Ý thức về sự không trường tồn, sự yếu đuối của con người và tình yêu thương vô điều kiện mà tôi có từ hồi còn nhỏ đã ngăn tôi đánh giá và kết tội người khác. Và tôi tin sai lầm cá nhân của tôi, cho dù lớn đến mức nào, cũng không đe dọa chính quyền dân chủ của chúng ta bằng mối đe dọa từ sự ham muốn quyền lực của những kẻ kết tội tôi. Cuối tháng giêng, tôi nhận được một lá thư cảm động của Bill Ziff ở New York, một thương gia tôi chưa từng gặp mặt nhưng con ông là bạn tôi. Ông ấy nói rất thông cảm với nỗi đau mà Hillary và tôi đang phải chịu đựng, nhưng những điều tốt đẹp cũng từ đó mà ra, bởi người dân nước Mỹ đã thể hiện sự chín chắn và đánh giá đúng khi nhìn ra "trong số các giáo sĩ có kẻ đã biến thành quỷ dữ. Dù không cố ý, anh đã phơi bày âm mứu của họ hơn bất cứ tổng thống nào trong lịch sử, kể cả Tổng thống Roosevelt".

        Cho dù động cơ của kẻ thù là gì đi nữa, có một điều rõ ràng, vào những đêm đơn độc trong văn phòng trên lầu, rằng nếu muốn được người khác đồng cảm, thì tôi phải thể hiện sự đồng cảm trước, ngay cả đối với những người không đáp lại. Ngoài ra, tôi còn than phiền gì nữa? Tôi sẽ không bao giờ là người hoàn hảo, nhưng Hillary đã cười trở lại, Chelsea vẫn học tốt ở Stanford, tôi vẫn đang làm công việc mà tôi yêu thích và mùa xuân lại đến.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 03:27:37 pm

        52

        Ngày 19 tháng 2, một tuần sau cuộc bỏ phiếu tại thượng viện, tôi đưa lệnh ân xá truy tặng đầu tiên do tổng thống ký trong lịch sử cho Henry Flipper, người da đen đầu tiên tốt nghiệp trường West Point đã bị kết án oan về cách cư xử không xứng đáng với một sĩ quan do màu da của mình từ 117 năm trước. Những hành động như vậy của một tổng thống dường như không quan trọng so với sức nặng của những vấn đề hiện tại, nhưng cũng đủ để sửa chữa sai lầm của lịch sử, không chỉ cho hậu duệ của những người đã mắc sai lầm mà cho tất cả chúng ta.

        Tuần cuối cùng của tháng 2, Paul Begala tuyên bố rời Nhà Trắng. Tôi đã rất hài lòng khi Paul làm việc ở đây, bởi anh ấy luôn ở bên tôi từ khi chúng tôi ở New Hampshire, một con người rất thông thái, vui tính, thiện chiến và vô cùng hiệu quả. Anh còn con nhỏ muốn có nhiều thời gian hơn bên người cha của mình. Paul đã cùng tôi vượt qua cuộc chiến bãi nhiệm; và bây giờ anh ấy muốn ra đi.

        Tin tức duy nhất trong vụ Whitewater là cuộc bỏ phiếu quá chênh lệch tại Hiệp hội Luật sư Mỹ, với tỉ lệ 384-49, về nghị quyết bãi bỏ luật công tố viên độc lập, và một bài báo nói rằng, Bộ Tư pháp đang tiến hành điều tra liệu Kenneth Starr có lừa dối Janet Reno hay không về sự dính líu của văn phòng của ông ta vào vụ kiện của Jones, và về những lý do mà ông ta đã đưa ra cho Bộ Tư pháp nhằm kéo Lewinsky vào vụ này.

        Tháng 3 khởi đầu với một tuyên bố rằng sau nhiều tháng đàm phán khó khăn, chính phủ đã thành công trong việc bảo tồn khu vưc rừng tùng bách lâu đời rộng lớn nhất thế giới Headwater ở bắc California vốn không được bảo vệ trước đây. Tuần tiếp theo, tôi thực hiện chuyến thăm bốn ngày tới Nicaragua, El Salvador, Honduras và Guatemala để nhấn mạnh kỷ nguyên hợp tác Dân chủ Mới trong khu vực mà, trước đây không lâu, Mỹ đã ủng hộ những chế độ đàn áp nhân quyền miễn là những chế độ này chống Cộng. Chứng kiến những đổi thay sau các vụ thiên tai có sự giúp đỡ từ quân đội Mỹ, đọc diễn văn trước quốc hội El Salvador nơi những cựu thù trong cuộc nội chiến đẫm máu gần đây giờ cùng ngồi lại trong hòa bình, và nói lời xin lỗi về những hành động của Mỹ trong quá khứ trên đất nước Guatemala - tất cả những điều này đối với tôi dường như là những dấu hiệu của một kỷ nguyên tiến bộ dân chủ mà tôi đã cam kết sẽ hết lòng ủng hộ.

        Khi tôi trở về, chúng tôi lại chuyển sang một cuộc chiến tranh khác ở khu vực Balkan, lần này là ở Kosovo. Người Serbia đã phát động cuộc tấn công chống lại những người Kosovo gốc Albania phiến loạn một năm trước, giết hại rất nhiều dân thường vô tội; một số phụ nữ và trẻ em đã bị thiêu ngay trong nhà mình. Hành động khiêu chiến mới đây nhất của Serbia lại gây ra làn sóng tị nạn mới và càng thổi bùng lên ước muốn độc lập của người gốc Albania ở Kosovo. Sự giết chóc khiến người ta liên tưởng đến những ngày đầu ở Bosnia, là nơi, cũng giống như Kosovo, nằm ở ranh giới giữa người Hồi giáo châu Âu và những người Cơ đốc giáo chính thống Serbia, lằn ranh nơi trong 600 năm qua vẫn thường xuyên xảy ra xung đột.

        Năm 1974, Tito cho Kosovo quyền tự trị, cho phép nơi đây có chính phủ riêng và quyền kiểm soát tất cả các trường học. Năm 1989, Milosevic đã tước đi quyền tự trị. Kể từ đó, tình trạng căng thẳng ngày càng gia tăng, và đã bùng nổ sau khi Bosnia được độc lập năm 1995. Tôi quyết tâm không để Kosovo trở thành một Bosnia khác. Và Madeleine Albright cũng vậy.

        Cho tới tháng 4 năm 1998, Liên hiệp quốc đã áp dụng cấm vận vũ khí đối với Serbia, Mỹ và các đồng minh đã áp dụng cấm vận kinh tế do Serbia thất bại trong việc chấm dứt tình trạng thù nghịch và khởi động đối thoại với người gốc Albania ở Kosovo. Đến giữa tháng 6, NATO bắt đầu lên kế hoạch cho hàng loạt các phương án hành động quân sự để chấm dứt bạo lực. Mùa hè sang, Dick Holbrooke trở lại khu vực với nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc đối đầu.

        Giữa tháng 7, các lực lượng Serbia lại tấn công người Kosovo có vũ trang và không vũ trang, bắt đầu một mùa hè lấn chiếm, buộc 300.000 người gốc Albania ở Kosovo phải rời bỏ nhà cửa. Cuối tháng 9, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc thông qua một nghị quyết khác yêu cầu chấm dứt tình trạng thù nghịch, và cuối tháng, chúng tôi cử Holbrooke tới Belgrade để thuyết phục Milosevic.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 03:37:06 pm
        Ngày 13 tháng 10, NATO đe dọa tấn công Serbia trong vòng bốn ngày nếu nghị quyết của Liên hiệp quốc không được thi hành. Các cuộc không kích đã bị hoãn lại khi bốn ngàn cảnh sát đặc nhiệm của Nam Tư rút khỏi Kosovo. Tình hình được cải thiện trong một thời gian, nhưng vào tháng giêng năm 1999, người Serbia lại tiếp tục giết hại thường dân vô tội ở Kosovo, và dường như các cuộc không kích của NATO là không thể tránh khỏi. Chúng tôi quyết định tiếp tục cố gắng dùng ngoại giao thêm một lần nữa, nhưng tôi không mấy lạc quan. Mục tiêu của các bên khác xa nhau. Mỹ và NATO muốn Kosovo có quyền tự trị về chính trị như đã từng có theo hiến pháp của Nam Tư từ 1974 tới 1989, cho đến khi Milosevic tước bỏ, và chúng tôi mong muốn lực lượng gìn giữ hòa bình do NATO đứng đầu sẽ đảm bảo hòa bình và an toàn cho người dân Kosovo, gồm cả người thiểu số Serbia. Milosevic thì muốn giữ quyền kiểm soát Kosovo, và chống lại việc triển khai quân đội của bất cứ lực lượng bên ngoài nào. Người gốc Albania ở Kosovo muốn độc lập. Bản thân họ cũng bị chia rẽ. Ibrahim Rugova, đứng đầu chính phủ ngầm là một người ăn nói nhỏ nhẹ, thích quàng khăn quanh cổ. Tôi tin rằng chúng tôi có thể đạt được một hiệp ước hòa bình với ông ấy, nhưng không chắc chắn lắm về phe cánh lớn còn lại ở Kosovo, Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA) do một người trẻ tuổi, Hacim Thaci, đứng đầu. KLA muốn độc lập và tin rằng họ thực sự có thể ăn thua đủ với quân đội Serbia.

        Các bên đã gặp nhau ở Rambouillet, Pháp, vào ngày 6 tháng 2 nhằm vạch ra các chi tiết cho bản hiệp định giúp phục hồi quyền tự trị, hoạt động do NATO thực hiện để bảo vệ người dân Kosovo, giải giáp vũ khí KLA, và cho phép quân đội Serbia tiếp tục tuần tra tại khu vực biên giới. Madeleine Albright và đồng nhiệm người Anh, Robin Cook, ráo riết theo đuổi chính sách này. Sau một tuần đàm phán do Đại sứ Mỹ Chris Hill và các đồng nhiệm ở Liên minh châu Âu và Nga thực hiện, Madeleine nhận thấy quan điểm của chúng tôi bị cả hai bên chống đối: người Serbia không đồng ý với lực lượng gìn giữ hòa bình NATO, và người dân Kosovo không muốn tự trị trừ phi họ được phép tổ chức trưng cầu dân ý về khả năng độc lập. Và KLA không lấy gì làm vui vì phải giải giáp vũ khí, một phần là bởi họ không dám chắc có nên-dựa vào lực lượng của NATO để bảo vệ mình hay không. Nhóm phụ trách vấn đề này của chúng tôi quyết định soạn thảo một bản hiệp định theo cách có thể trì hoãn cuộc trưng cầu dân ý nhưng sẽ không chối bỏ nó vĩnh viễn.

        Ngày 23 tháng 2, người gốc Albania ở Kosovo, kể cả Thaci, chấp nhận bản hiệp định trên nguyên tắc, trở về nước để phổ biến cho người dân, và vào giữa tháng 3, họ tới Paris để ký kết văn bản hoàn chỉnh. Người Serbia tẩy chay buổi lễ khi 40.000 lính Serbia tập trung ở và quanh Kosovo, còn Milosevic thì nói, ông ta sẽ không bao giờ cho phép binh lính nước ngoài trên đất Nam Tư. Tôi cử Dick Holbrooke quay lại gặp ông ta lần cuối, nhưng ngay cả Dick cũng không thể làm ông ta nhúc nhích.

        Ngày 23 tháng 3, sau khi Holbrooke rời Belgrade, Tổng thư ký NATO Javier Solana, được sự ủng hộ hoàn toàn, ra lệnh cho tướng Wes Clark bắt đầu các cuộc không kích. Cùng ngày, với tỉ lệ phiếu đa số lưỡng đảng, 58-49, thượng viện bỏ phiếu ủng hộ hành động trên. Trước đó, đầu tháng, hạ viện đã biểu quyết với tỉ lệ 219-191 ủng hộ cử binh sĩ Mỹ tới Kosovo nếu đạt được một hiệp định hòa bình. Trong số những đảng viên Cộng hòa nổi bật bỏ phiếu ủng hộ kế hoạch này có Chủ tịch hạ viện mới Dennis Hastert, và Henry Hyde. Khi nghị sĩ Hyde nói rằng nước Mỹ cần phải đứng lên chống lại Milosevic và nạn thanh trừng sắc tộc, tôi mỉm cười và tự nhủ có lẽ Giáo sư Jekyll cuối cùng đã xuất hiện (chơi chữ - dựa trên cuốn sách Dr. Jekyll và Dr. Hyde của tác giả người Scotland Robert Louis Stevenson viết về đa nhân cách, ý nói phần người tốt trong con người Hyde đã xuất hiện - ND).

        Khi đa số tại quốc hội, tất cả các đồng minh của NATO đều ủng hộ các cuộc không kích thì Nga lại không đồng ý. Thủ tướng Yevgeny Primakov đang trên đường tới Mỹ để gặp gỡ Al Gore. Khi Al cho hay cuộc tấn công của NATO nhằm vào Nam Tư sắp diễn ra, Primakov ra lệnh cho máy bay quay đầu và đưa ông về Moscow.

        Ngày 24, tôi đọc diễn văn trước người dân Mỹ về những việc đang làm và nguyên nhân của nó. Tôi giải thích rằng Milosevic đã tước bỏ quyền tự trị của người dân Kosovo, chối bỏ các quyền được hiến pháp bảo vệ như sử dụng ngôn ngữ của mình, có trường học và chinh quyền riêng. Tôi mô tả sự tàn ác của người Serbia: giết hại dân thường, đốt phá làng mạc, và khiến người dân ly tán, 6.000 người trong vòng năm tuần trở lại đây, tổng cộng là 1/4 triệu người. Sau cùng, tôi đặt những sự kiện đang diễn ra trong bối cảnh các cuộc chiến tranh chống lại Bosnia và Croatia mà Milosevic đã tiến hành, và cả những hậu quả hủy hoại từ việc giết chóc của ông ta đối với tương lai châu Âu.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 03:44:27 pm
        Chiến dịch không kích nhằm ba mục tiêu, cho Milosevic thấy chúng tôi rất nghiêm túc muốn chấm dứt thanh trừng sắc tộc, ngăn chặn cuộc tấn công thậm chí còn đẫm máu hơn nhằm vào dân thường vô tội tại Kosovo, và, nếu Milosevic không chịu đầu hàng sớm, chúng tôi sẽ sớm phá hủy nghiêm trọng sức mạnh quân sự của người Serbia.

        Đêm hôm đó các cuộc không kích của NATO bắt đầu. Các cuộc không kích này kéo dài 11 tuần, khi Milosevic tiếp tục giết hại người gốc Albania ở Kosovo và khiến gần một triệu người phải ly tán. Các trận dội bom gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng quân sự và kinh tế của Serbia. Hỡi ôi, các cuộc tấn công này đôi khi đi lạc mục tiêu và cướp đi sinh mạng của những con người mà chúng tôi đang ra sức bảo vệ.

        Một số người tranh luận rằng quan điểm của chúng tôi đã dễ biện hộ hơn nếu chúng tôi đưa bộ binh vào. Lập luận này có hai vấn đề. Thứ nhất, nếu chờ đến lúc đưa bộ binh vào đủ đúng chỗ và có sự hỗ trợ thích hợp, thì người Serbia đã gây ra những hậu quả khôn lường. Thứ hai, tổn thất dân thường một chiến dịch trên bộ có thể còn lớn hơn so với số người chết vì bom ném chệch mục tiêu. Đối với tôi, việc phải lựa chọn phương án có thể làm thiệt mạng nhiều binh sĩ Mỹ hơn mà vẫn không đảm bảo chắc chắn chiến thắng hơn là không thuyết phục lắm. Chiến lược này của chúng tôi có thể bị nhiều người hoài nghi, nhưng chúng tôi vẫn áp dụng nó.

        Cuối tháng, khi thị trường chứng khoán đóng cửa với chỉ số hơn 10.000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử, tăng từ 3.200 điểm kể từ khi tôi nhậm chức, tôi trả lời phỏng vấn của Dan Rather, đài CBS-TV. Sau cuộc thảo luận mở rộng về Kosovo, Dan hỏi tôi có mong muốn trở thành phu quân của một thượng nghị sĩ Mỹ hay không. Lúc này rất nhiều quan chức New York đã cùng Charlie Rangel đề nghị Hillary xem xét việc tham gia tranh cử. Tôi trả lời Rather rằng tôi không biết cô ấy sẽ làm gì, nhưng nếu cô ấy tranh cử và giành thắng lợi "thì cô ấy thật tuyệt vời".

        Tháng 4, xung đột ở Kosovo gia tăng ác liệt khi chúng tôi mở rộng phạm vi thả bom xuống thành phố Belgrade, tấn công Bộ Nội vụ, đài truyền hình quốc gia Serbia, cơ quan đầu não của đảng và nhà riêng của Milosevic. Chúng tôi cũng tăng cường đáng kể hỗ trợ về tài chính và hiện diện quân sự tại nước láng giềng Albania và Macedonia để giúp họ đối phó với dòng người tị nạn đang đổ vào. Cuối tháng, khi Milosevic vẫn không chịu khuất phục, sự chống đối chính sách của chúng tôi đã dội xuống từ cả hai phía. Tony Blair và một vài thành viên trong quốc hội cho rằng đã đến lúc gửi bộ binh, trong khi hạ viện bỏ phiếu từ chối gửi quân đội khi không được quốc hội đồng ý.

        Tôi vẫn tin rằng chiến dịch không kích sẽ có tác dụng, và hy vọng có thể tránh không phải gửi bộ binh đến ngoại trừ đến đó với sứ mệnh gìn giữ hòa bình. Ngày 14 tháng 4, tôi gọi cho Boris Yeltsin đề nghị quân đội Nga tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình hậu xung đột, như ở Bosnia. Tôi cho rằng sự hiện diện của người Nga sẽ góp phần bảo vệ người thiểu số Serbia và có thể cho Milosevic một con đường bảo toàn danh dự trong cuộc chiến chống lại các lực lượng bên ngoài.

        Rất nhiều sự kiện đã xảy ra trong tháng 4. Ngày mùng 5, Libya cuối cùng cũng giao nộp hai nghi can trong vụ đánh bom chuyên bay Pan Am 103 trên vùng trời Lockerbie, Scotland năm 1988. Những người này sẽ bị các thẩm phán người Scotland xét xử tại La Hague. Nhà Trắng đã can dự khá sâu vào vụ việc này trong nhiều năm. Tôi từng ép người Libya phải giao nộp nghi can, và Nhà Trắng từng tiếp cận các gia đình nạn nhân, cung cấp thông tin cho họ và cho phép xây dựng đài tưởng niệm người thân của họ trong Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Đó là khởi đầu cho sự tan băng trong môi quan hệ Mỹ - Libya.

        Bước sang tuần lễ thứ hai trong tháng, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ có chuyến thăm đầu tiên tới Nhà Trắng với hy vọng xóa bỏ những cản trở còn lại trên đường gia nhập vào Tổ chức Thương mại Quốc tế của nước này. Chúng tôi đã đạt được tiến bộ quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách, nhưng một số vấn đề vẫn chưa được khai thông, trong đó có mong muốn của chúng tôi được tiếp cận hơn nữa vào thị trường ôtô Trung Quốc, và sự khăng khăng của Trung Quốc về giới hạn 5 năm cho thỏa thuận về "tăng đột biến", theo đó Mỹ có thể giới hạn mức tăng đột ngột đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc khi sự gia tăng này xuất hiện vì những lý do khác ngoài nguyên nhân kinh tế thông thường. Đó là vấn đề quan trọng đối với nước Mỹ do mức tăng đột ngột mà chúng tôi đã từng phải gánh chịu đối với thép nhập khẩu từ Nga, Nhật Bản và nhiều nơi khác.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 03:48:50 pm
        Charlene Barshefsky nói với tôi rằng người Trung Quốc đã có những bước tiến dài và chúng tôi nên kết thúc thỏa thuận trong khi Chu Dung Cơ còn ở Mỹ để không làm mất uy tín của ông tại nước nhà. Madeleine Albright và Sandy Berger cũng đồng ý với Barshefsky. Những người còn lại trong nhóm phụ trách kinh tế - Rubin, Summers, Sperling và Daley - cùng với John Podesta và cố vấn luật pháp của tôi Larry Stein thì không đồng tình. Họ cho rằng nếu không có thêm tiến bộ nào, quốc hội sẽ bác bỏ thỏa thuận và xóa sạch con đường gia nhập WTO của Trung Quốc.

        Tôi gặp gỡ Thủ tướng Chu Dung Cơ trong Phòng Bầu dục Vàng vào buổi tối trước khi ông bắt đầu chuyến thăm chính thức. Tôi nói thẳng với ông ấy rằng các cố vấn của tôi có những ý kiến khác nhau nhưng chúng tôi sẽ làm việc suốt đêm nếu sự việc là quan trọng để đạt được một thỏa thuận ngay khi ông ấy ở Mỹ. Ông ấy nói nếu thời điểm là chưa phù hợp thì chúng tôi có thể đợi.

        Thật không may, một tin không chính xác rằng chúng tôi đã đạt được thỏa thuận bị tiết lộ, vì thế khi không có được thỏa thuận, Thủ tướng Chu Dung Cơ bị lên án vì đã nhượng bộ, còn tôi thì bị chỉ trích vì đã bỏ đi một bản hiệp định béo bở dưới sức ép của những kẻ chống đối Trung Quốc gia nhập WTO. Câu chuyện được thêm mắm muối sau một loạt bài báo chống Trung Quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Luận điệu cho rằng chính phủ Trung Quốc đã đổ tiền vào chiến dịch vận động tranh cử năm 1996 của tôi vẫn chưa được giải quyết. Wen Ho Lee, một công nhân Mỹ gốc Hoa làm việc tại phòng thí nghiệm năng lượng quốc gia ở Los Alamos, New Mexico, đã bị buộc tội ăn cắp công nghệ nhạy cảm cho Trung Quốc. Tất cả các thành viên trong nội các của tôi đều muốn Trung Quốc gia nhập WTO trong năm nay; giờ đây, điều đó đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

        Ngày 12 tháng 4, bồi thẩm đoàn đưa ra lời tuyên án trong vụ kiện của Kenneth Starr chống lại Susan McDougal, người bị cáo buộc ngăn cản công lý và phạm tội đã liên tục từ chối trả lời chất vấn trước đại bồi thẩm đoàn. Cô ấy được tuyên bố trắng án đôi với tội cản trở công lý và, theo một số tờ báo, bồi thẩm đoàn đã bỏ phiếu với tỉ lệ 7-5 cho tuyên bố trắng án đối với tội bất tuân tòa. Đây quả là một lời tuyên án thú vị. McDougal thừa nhận rằng cô đã từ chối yêu cầu trả lời thẩm vấn của toà án bởi cô không tin tưởng Starr và người phó của ông tá là Hick Ewing. Cô khai rằng, lúc này, trong phiên tòa mở, cô sẽ vui lòng trả lời tất cả các câu hỏi mà Văn phòng công tố độc lập (OIC) từng muốn hỏi trong quá trình đại bồi thẩm đoàn bí mật. Cô nói ngay cả khi họ đưa ra đề nghị miễn tố, cô vẫn từ chối hợp tác với OIC bởi Starr và cộng sự của ông ta đã liên tục ép cô nói dối để đổ tội cho Hillary và tôi, cô ấy tin rằng nếu khai báo sự thật trước đại bồi thẩm đoàn, ông ta sẽ truy tố cô vì đã không chịu nói dối. Để tìm người bào chữa cho mình, McDougal điện thoại cho Julie Hiatt Steele, người khai rằng Starr đã từng làm y như vậy với cô ấy. Starr buộc tội cô ấy sau hai lần cô từ chối không nói dối theo ý ông ta trước đại bồi thẩm đoàn.

        Chiến thắng này không thể đem lại cho Susan McDougal những năm tháng đã mất, nhưng tuyên bố trắng án cho cô ấy là một cú trượt dốc khá đau đôi với Starr, và cũng là chiến thắng ngọt ngào cho tất cả những ai đã bị ông ta phá hoại cuộc sống và tài sản.

        Ngày 20, nước Mỹ lại phải gánh chịu thêm một vụ bắn súng kinh hoàng tại trường học. Tại trường Trung học Columbine ở Littleton, Colorado, hai học sinh vũ trang đầy mình nổ súng vào các bạn cùng lớp, sát hại 12 học sinh và làm bị thương hơn 20 học sinh khác, trước khi quay súng tự bắn mình. Mọi việc đã có thể còn tệ hơn thế. Một giáo viên, người sau đó chết vì bị thương quá nặng, đã đưa được nhiều học sinh đến nơi an toàn. Các bác sĩ và cảnh sát cũng cứu được thêm một số học sinh. Một tuần sau, cùng với nhóm nghị sĩ quốc hội lưỡng đảng và các thị trưởng, tôi ra tuyên bố về một số biện pháp gắt gao nhằm tránh vũ khí lọt vào tay không đúng người; áp dụng luật Brady về cấm sở hữu súng đối với vị thành niên quá khích; ngăn chặn "kẽ hở các cuộc triển lãm súng" bằng cách yêu cầu kiểm tra nhân thân đối với những người đã mua súng tại các cuộc triển lãm sự kiện như vậy chứ không mua tại các cửa hàng bán súng; truy quét đường dây buôn lậu súng trái phép; và cấm trẻ vị thành niên sở hữu súng trường tấn công. Tôi cũng đề nghị các khoản chi phí để giúp các trường học tăng cường biện pháp phòng chống bạo lực hiệu quả và các chương trình tìm giải pháp cho xung đột giống như tôi đã được chứng kiến tại trường Trung học T.C. Williams ở Alexandria, Virginia.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 03:59:48 pm
        Lãnh đạo phe đa số tại thượng viện Trent Lott gọi sáng kiến của tôi là "nước đến chân mới nhảy", còn Tom DeLay thì cho rằng tôi khai thác vụ việc ở Columbine vì mục đích chính trị. Tuy nhiên, người tài trợ chính cho dự luật này, nữ dân biểu Carolyn McCarthy của New York, lại chẳng mấy quan tâm tới khía cạnh chính trị; chồng bà đã bị sát hại và con trai bà đã bị thương nặng trên một chuyến tàu hàng ngày bởi một kẻ rối trí với khẩu súng lục mà lẽ ra hắn không được phép sở hữu. NRA và những người ủng hộ đã đổ lỗi cho văn hoá bạo lực của chúng ta. Tôi đồng ý trẻ em đã bị đặt trong bối cảnh có quá nhiều bạo lực; đó là lí do tôi ủng hộ ý định của Al và Tipper Gore gắn một con chip (V-chip) vào các loại tivi mới để cha mẹ có thể hạn chế trẻ em không phải nhìn thấy bạo lực tràn lan trên truyền hình. Nhưng bạo lực trong văn hoá của chúng ta chỉ khẳng định chắc chắn rằng cần nỗ lực hơn nữa để súng không lọt vào tay trẻ em, bọn tội phạm và những người có tâm thần không ổn định.

        Cuối tháng, Hillary và tôi tổ chức cuộc gặp gỡ lớn nhất từ trước đến giờ quy tụ các nguyên thủ quốc gia tới Washington, như các nhà lãnh đạo trong khối NATO và các nước Đối tác Hòa bình để cùng mừng lễ kỷ niệm 50 năm thành lập NATO, và tái khẳng định quyết tâm giành thắng lợi tại Kosovo của chúng tôi. Sau đó, Al From của Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ (DLC) và Sidney Blumenthal cùng tổ chức cuộc hội thảo về "Con đường thứ Ba" của chúng tôi để nêu bât những giá trị, ý tưởng và chiến lược mà Tony Blair và tôi đã từng chia sẻ với Gerhard Schroeder của Đức, Wim Kok của Hà Lan, và Thủ tướng mới của Italia, Massimo D'Alema. Vào thời điểm đó, tôi tập trung vào việc tạo dựng sự đồng thuận toàn cầu về các chính sách kinh tế, xã hội và an ninh mà tôi cho rằng sẽ phục vụ lợi ích của nước Mỹ và của thế giới khi nhiệm kỳ của tôi kết thúc bằng cách củng cố sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực và làm suy giảm sức nặng của sự chia rẽ và phá hoại lẫn nhau. Phong trào Con đường Thứ ba và mở rộng đồng minh của NATO và sứ mệnh của tổ chức này đã đưa chúng tôi tiến một bước dài theo định hướng đúng đắn. Nhưng cũng giống các kế hoạch được vẽ ra một cách mỹ mãn khác, những kế hoạch này về sau bị kiểm soát và chuyển hướng bởi các diễn biến, chủ yếu là thái độ thù địch ngày càng gia tăng đối với toàn cầu hoá và làn sóng khủng bố ngày càng lớn mạnh.

        Đầu tháng 5, ngay sau khi Jesse Jackson thuyết phục được Milosevic phóng thích ba quân nhân Mỹ đã bị người Serbia bắt giữ tại biên giới với Macedonia, chúng tôi mất hai lính Mỹ khi trực thăng Apache của họ bị rơi trong khi luyện tập; và họ là hai người Mỹ duy nhất thiệt mạng trong cuộc xung đột này. Boris Yeltsin cử Victor Chernomyrdin tới gặp tôi để thảo luận mối quan tâm của Nga trong việc chấm dứt chiến tranh và thiện chí rõ ràng của họ muốn tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình sau này. Trong khi đó, chúng tôi vẫn liên tục gây sức ép, khi tôi đã giao cho Wes Clark thêm 176 máy bay chiến đấu.

        Ngày 7 tháng 5, chúng tôi chịu đựng thất bại nặng nề nhất về chính trị trong cuộc xung đột khi NATO thả bom trúng tòa đại sứ của Trung Quốc ở Belgrade, làm ba công dân Trung Quốc thiệt mạng. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng cuộc dội bom đã nhắm trúng mục tiêu ban đầu của họ, nơi bị nhận diện nhầm theo bản đồ cũ của CIA là toà nhà mà chính phủ Serbia dùng cho mục đích quân sự. Đó là sai lầm mà lúc trước chúng tôi hết sức tránh. Quân đội chủ yếu sử dụng ảnh chụp vệ tinh để xác định mục tiêu. Tôi bắt đầu gặp gỡ Bill Cohen, Hugh Shelton, và Sandy Berger vài lần mỗi tuần để xem xét các mục tiêu nổi bật nhất nhằm gây thiệt hại tối đa cho Milosevic, trong khi giảm thiểu thương vong thường dân. Tôi lặng người và buồn ghê gớm về sai lầm này, và gọi ngay cho Giang Trạch Dân để nói lời xin lỗi. Ông ấy không nghe điện thoại, vì vậy tôi công khai lặp lại lời xin lỗi nhiều lần.

        Trong ba ngày tiếp theo, các cuộc phản đối diễn ra khắp Trung Quốc. Các cuộc phản đối đặc biệt dữ dội xung quanh Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, nơi Đại sứ Sasser cảm thấy bị bao vây. Người Trung Quốc nói họ tin rằng cuộc tấn công là có chủ ý và họ khước từ mọi lời xin lỗi của tôi. Cuối cùng khi nói chuyện được với Chủ tịch Giang vào ngày 14, tôi xin lỗi một lần nữa và nói với ông ấy là tôi dám chắc ông ấy không tin tôi lại tấn công toà đại sứ một cách có chủ ý. Ông Giang đáp lại là ông ấy hiểu tôi không làm, nhưng ông dám chắc có những người ở Lầu năm góc hoặc CIA không ủng hộ chính sách tiếp cận Trung Quốc của tôi và có thể đã cố ý xáo trộn bản đồ để gây ra sự rạn nứt giữa hai nước. Ông Giang không thể tin được một quốc gia với công nghệ tiên tiến như chúng tôi lại có thể mắc phải sai lầm như vậy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 04:05:04 pm
        Tôi cũng không thể tin nổi, nhưng sự thật là như vậy. Cuối cùng chúng tôi cũng vượt qua, đôi lúc cũng khá chật vật. Tôi chỉ định Đô đốc Joe Prueher, tư lệnh lực lượng của chúng tôi ở Thái Bình Dương đã nghỉ hưu, làm đại sứ mới của Mỹ tại Trung Quốc. Ông được giới chức quân sự Trung Quốc kính nể, và tôi tin rằng ông sẽ giúp hàn gắn quan hệ hai nước.

        Cuối tháng 5, NATO chấp thuận cử 48.000 quân gìn giữ hòa bình tới Kosovo sau khi cuộc xung đột kết thúc, và chúng tôi bắt đầu các cuộc thảo luận kín đáo về khả năng gửi bộ binh sớm hơn, nếu nhận thấy chiến dịch không kích không thể chiếm ưu thế trước khi người dân bị mắc kẹt trong các vùng núi vào mùa đông. Sandy Berger chuẩn bị bản ghi nhớ cho tôi về các lựa chọn, và tôi sẵn sàng cử quân đội nếu cần thiết, nhưng tôi vẫn tin rằng cuộc không kích sẽ thành công. Ngày 27, Milosevic bị công tố viên về tội ác chiến tranh tại Tòa án Quốc tế La Hague khởi tố.

        Rất nhiều hoạt động diễn ra trên thế giới trong tháng 5. Vào giữa tháng, Boris Yeltsin vượt qua cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm tại Duma. Ngày 17, Thủ tướng Netanyahu thất bại trong cuộc tái bầu cử trước nhà lãnh đạo đảng Lao động, vị tướng đã về hưu Ehud Barak, người lính xuất sắc nhất trong lịch sử Israel. Barak là một con người Phục hưng xuất chúng: ông từng học cao học về các hình thái kinh tế tại Stanford, một người chơi piano cổ điển giỏi, và có sở thích sửa chữa đồng hồ. Ông mới chỉ gia nhập chính trường được vài năm và mái tóc cắt sát, mắt nhìn chằm chằm, cách nói thẳng thắn, ngắt quãng là hiện thân của quá khứ quân sự của ông chứ không phải của dòng nước chính trị tối tăm mà ông đang phải chèo lái băng qua. Thắng lợi của ông là dấu hiệu rõ ràng cho thấy người dân Israel nhìn thấy ở ông những đặc điểm của người tiền nhiệm, Yitzhak Rabin: khả năng đem lại hòa bình và an ninh. Quan trọng không kém, chiến thắng giòn giã của Barak đã đem lại cho ông cơ hội có một liên minh cầm quyền trong Knesset, mà sẽ ủng hộ những bước đi không dễ dàng tới hòa bình, thứ mà Thủ tướng Netanyahu đã không bao giờ đạt được.

        Ngày hôm sau, Vua Abdullah của Jordan tới thăm tôi, tràn đầy hy vọng về hòa bình và quyết tâm trở thành người kế thừa xứng đáng của cha ông. Ông hiểu sâu sắc những thách thức mà đất nước ông và tiến trình hòa bình đang phải đối mặt. Tôi cũng rất ấn tượng với sự hiểu biết của ông về kinh tế và những đóng góp mà tăng trưởng kinh tế có thể đem lại cho hòa bình và hòa giải. Sau cuộc gặp, tôi tin rằng Nhà vua và người vợ không kém phần ấn tượng của ông, Hoàng hậu Rania, sẽ là những lực lượng tích cực trong khu vực trong thời gian dài sắp tới.

        Ngày 26 tháng 5, Bill Perry gửi thư của tôi tới Kim Jong II, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, dự thảo một lộ trình cho tương lai, trong đó Mỹ sẽ hỗ trợ theo nhiều cách cho ông ta khi, và chỉ khi, ông ta từ bỏ nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa. Năm 1998, Bắc Triều Tiên đã có bước đi mang tính xây dựng nhằm chấm dứt các cuộc thử tên lửa kiểu như vậy, và tôi cho rằng nhiệm vụ của Perry lần này có cơ hội thành công khá lớn.

        Hai ngày sau, Hillary và tôi tới khu an dưỡng Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ (DLC) ở Đồn điền White Oak ở bắc Florida, nơi có khu bảo tồn động vật hoang dã rộng lớn nhất nước Mỹ. Tôi thức dậy lúc 4 giờ sáng để theo dõi lễ nhậm chức của tổng thống Nigeria mới, cựu tướng Olusegun Obasanjo, trên tivi. Kể từ khi giành độc lập, Nigeria đã phải gánh chịu nạn tham nhũng, các cuộc tranh chấp khu vực và tôn.giáo, và điều kiện xã hội tồi tệ. Bất chấp sản lượng dầu vô cùng lớn, đất nước này thỉnh thoảng vẫn thiếu năng lượng sinh hoạt và nhiên liệu. Obasanjo đã chiếm được chính quyền một cách nhanh gọn sau cuộc đảo chính quân sự vào những năm 1970, sau đó giữ lời hứa rời vị trí ngay khi cuộc bầu cử mới được tổ chức. Sau đó, ông đã bị bắt giam vì quan điểm chính trị của mình. Cũng trong thời gian ở tù, ông đã trở thành một tín đồ Cơ đốc ngoan đạo và viết sách về đức tin của mình. Thật khó tưởng tượng về tương lai tươi sáng cho khu vực châu Phi vùng cận Sahara nếu không có một Nigeria thành công. Sau khi lắng nghe bài diễn văn nhậm chức đầy thuyết phục của ông, tôi hy vọng Obasanjo sẽ thành công ngay tại nơi những người khác chịu thất bại.

        Về mặt đối nội, tôi bắt đầu tháng 5 với một tuyên bố quan trọng về không khí sạch. Chúng tôi đã giảm tỉ lệ ô nhiễm khí độc ở các nhà máy hóa chất tới 90%, và đặt ra tiêu chuẩn khắt khe để giảm khói sương và bụi để bảo vệ hàng triệu trẻ em khỏi bệnh hen suyễn. Ngày 1 tháng 5, tôi tuyên bố rằng sau khi tư vấn kỹ càng với các nhóm công nghiệp, môi trường và tiêu dùng, giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Carol Browner sẽ ban hành một quy định yêu cầu tất cả phương tiện vận chuyển hành khách, bao gồm cả những chiếc SƯV ngốn xăng, phải đạt những tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, và rằng chúng tôi sẽ cắt giảm 90% tỉ lệ sulfur trong xăng dầu trong năm năm tới.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 04:09:44 pm
        Tôi thông báo một sáng kiến mới chống tội phạm, duyệt các khoản chi để hoàn thành nỗ lực đưa thêm 100.000 cảnh sát trên các đường phố (hơn một nửa trong số họ đang đang phục vụ); mở rộng chương trình COPS, thuê thêm 50.000 cảnh sát trong các khu vực có tỷ lệ tội phạm cao nhất; và quy định việc sở hữu chất độc sinh học có thể dùng làm vũ khí khủng bố mà không có lý do chính đáng là một tội danh liên bang.

        Tôi ước ao ngày 12 không bao giờ đến. Bob Rubin trở về với cuộc sống riêng tư. Tôi tin rằng ông là Bộ trưởng Ngân khố xuất sắc và quan trọng nhất sau Alexander Hamilton từ những ngày đầu tiên của nền cộng hòa. Bob cũng là vị chủ tịch đầu tiên của Hội đồng Kinh tế Quốc gia. Trên cả hai cương vị, ông đều đóng vai trò quyết định trong nỗ lực khôi phục tăng trưởng kinh tế và mở rộng lợi ích của việc đó tới nhiều người dân Mỹ hơn, ngăn chặn và kiềm chế khủng hoảng tài chính nước ngoài, và hiện đại hoá hệ thống tài chính quốc tế nhằm đáp ứng cho nền kinh tế toàn cầu, nơi mà giá trị các trao đổi giữa các quốc gia đạt hơn một nghìn tỉ đôla mỗi ngày. Ông ấy là một điểm tưa vững chắc trong cuộc thử thách bãi nhiệm, không chỉ lên tiếng trong cuộc gặp mặt nội các khi tôi nói lời xin lỗi, mà còn không ngừng nhắc nhở cộng sự nên tự hào về những việc đã làm, và cảnh báo họ không nên xét đoán quá nhiều. Một trong những cộng sự trẻ tuổi hơn của chúng tôi thổ lộ rằng Bob khuyên nhủ nếu sống lâu quá, ông ấy cũng có thể sẽ làm điều gì đó đáng hổ thẹn.

        Khi Bob gia nhập chính phủ của tôi, có lẽ ông là người giàu có nhất trong số chúng tôi. Sau khi ông ấy ủng hộ kế hoạch kinh tế năm 1993 với việc tăng thuế thu nhập đối với người dân Mỹ có thu nhập cao nhất, tôi thường nói đùa rằng "Bob Rubin đến Washington để giúp tôi cứu lấy tầng lớp trung lưu, và khi ra đi, ông ấy cũng gia nhập tầng lớp đó". Bây giờ thì Bob trở về cuộc sông riêng tư, tôi nghĩ không cần phải lo lắng về điều này nữa.

        Tôi chỉ định thứ trưởng tài năng của Bob, Larry Summers, làm người kế nhiệm. Larry nắm rất rõ các vấn đề kinh tế lớn trong sáu năm qua, và anh đã sẵn sàng. Tôi cũng bổ nhiệm Stu Eizenstat, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách kinh tế, làm Thứ trưởng Bộ Ngân khố. Stu đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ quan trọng, trong đó không có gì quan trọng hơn vụ vàng của Đức Quốc xã. Edgar Bronfman Sr. đầu tiên khiến chúng tôi quan tâm đến vụ việc này khi liên hệ với Hillary. Hillary hẹn gặp Eizenstat, người sau đó đi đầu trong nỗ lực của chúng tôi nhằm tìm kiếm công lý và bồi thường cho những người Do Thái sống sót và họ hàng của họ, những người mà tài sản đã bị cướp sạch khi bị lùa vào các trại tập trung.

        Không lâu sau đó, Hillary và tôi bay đến Colorado để gặp các sinh viên và gia đình của trường Trung học Columbine. Một vài ngày trước, thượng viện đã thông qua đề nghị của tôi về việc cấm nhập khẩu băng đạn lớn, một cách dùng để lách lệnh cam vũ khí tấn công, và cấm thanh thiếu niên sở hữu các vũ khí tấn công. Đối mặt với việc NRA vận động hành lang ráo riết, Al Gore bỏ phiếu phá vỡ thế bế tắc 50-50 để thông qua đề nghị thực hiện điều khoản của luật Brady buộc kiểm tra nhân thân người mua súng ở các hội chợ súng.

        Mặc dù dân chúng ở Columbine vẫn còn đau buồn nhưng học sinh đã đi học trở lại, các em và gia đình dường như quyết tâm ra tay nhằm giảm bớt nguy cơ đối với những học sinh Columbine sau này. Họ biết rằng mặc dù đã có một vài vụ nổ súng trong trường học xảy ở nơi khác, nhưng chính sự kiện ở trường Columbine làm nhói đau tâm hồn của nước Mỹ. Tôi nói với họ rằng họ có thể giúp nước Mỹ xây dựng một tương lai an toàn hơn vì những gì mà họ đã chịu đựng. Mặc dù quốc hội không chịu thông qua điều khoản về các hội chợ súng, trong đợt bầu cử năm 2000, vì có sự kiện ở trường Columbine mà các cử tri ở vùng Colorado bảo thủ vẫn thông qua lệnh cấm trong tiểu bang của họ bằng số phiếu áp đảo.

        Vụ Whitewater vẫn còn dây dưa vào tháng 5, khi Kenneth Starr, bất chấp thất bại trong vụ xét xử Susan McDougal, vẫn theo đuổi vụ kiện chống lại Julie Hiatt Steele. Vụ kiện kết thúc vì có nhiều ý kiến khác nhau trong bồi thầm đoàn; ở vùng bắc Virginia bảo thủ, đó là một thất bại của công tố viên độc lập và chiến thuật của ông ta. Sau tất cả những nỗ lực của Starr trong vụ kiện của Jones, người duy nhất bị kết án là Steele, một người ngoài cuộc vô tư từ chối nói dối. Lúc bấy giờ văn phòng của Starr đã thực hiện bốn vụ kiện và thua ba.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 04:15:15 pm
        Vào tháng 6, cuối cùng thì các cuộc oanh kích trừng phạt nhằm vào người Secbia đã phá vỡ ý chí kháng cự của Milosevic. Ngày 2, Victor Chernomyrdin và Tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari đích thân trao các yêu sách của NATO cho Milosevic. Ngày hôm sau, Milosevic và quốc hội Serbia đồng ý. Như dự đoán trước, những ngày tiếp theo đầy rẫy tranh luận và căng thẳng về chi tiết, nhưng ngày 9, NATO và các quan chức quân sự Serbia đồng ý rút ngay lực lượng Serbia khỏi Kosovo và triển khai lực lượng an ninh quốc tế dưới sự chỉ huy của liên minh NATO. Ngày hôm sau, Javier Solana chỉ thị cho tướng Clark đình chỉ chiến dịch không kích của NATO, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết chào mừng chiến tranh kết thúc, và tôi thông báo với người Mỹ rằng sau 79 ngày, các cuộc ném bom đã ngưng, các lực lượng Serbia đang rút lui, và một triệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em buộc phải rời mảnh đất của họ bây giờ đã có thể về nhà. Trong bài diễn văn tại Phòng Bầu dục đọc trước người dân, tôi gửi lời cám ơn đến các lực lượng vũ trang của chúng ta vì thành tích tuyệt vời của họ và đến người dân Mỹ vì họ đã đứng lên chống lại thanh trừng sắc tộc và đã hỗ trợ hào phóng cho những người ti nạn nhiều người trong số đó đã đến nước Mỹ.

        Tướng Wes Clark đã chỉ huy chiến dịch bằng tài năng và sự quyết tâm, ông ấy và Javier Solana đã giữ vai trò tư lệnh, liên kết các bên liên minh với nhau và không bao giờ dao động trong cam kết kiên định của chúng ta khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn. Cả đội an ninh quốc gia của tôi cũng vậy. Mặc dù người ta hay nghi kỵ chúng tôi khoảng một tuần trước khi chiến dịch oanh kích kết thúc, nhưng Bill Cohen và Hugh Shelton vẫn tin rằng chiến dịch không kích sẽ đem lại kết quả nếu chúng tôi có thể giữ được liên minh trong hai tháng. Al Gore, Madeleine Albright và Sandy Berger tất cả vẫn còn tỉnh táo trong những tuần căng thẳng sôi sục như đang trên đống lửa mà chúng tôi cùng trải qua. Al đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nguyên vẹn mối quan hệ của chúng ta với Nga bằng việc vẫn tiếp tục liên lạc với Victor Chernomyrdin và đảm bảo rằng chúng ta và người Nga có cùng quan điểm khi Chernomyrdin và Ahtisaari đến Serbia cố gắng thuyết phục Milosevic từ bỏ việc chống cự vô ích.

        Ngày 11, tôi dẫn đoàn đại biểu quốc hội đến Căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri để nói lời cảm ơn đặc biệt đến phi hành đoàn và các nhân viên hỗ trợ của các phi cơ ném bom tàng hình B-2, máy bay ném bom này đã bay từ Missouri đến Serbia và ngược lại, liên tục, để thực hiện các cuộc ném bom vào ban đêm mà máy bay B-2 đặc biệt phù hợp. Tổng cộng có 30.000 chuyến bay trong chiến dịch Kosovo. Chỉ mất hai máy bay còn phi hành đoàn đều được cứu sống.

        Sau cuộc công kích thành công, John Keegan, có lẽ là sử gia hàng đầu về chiến tranh còn sống, viết một bài báo rất hấp dẫn trên một tờ báo của Anh về chiến dịch Kosovo. Ông ấy thẳng thắn thừa nhận rằng ông ấy đã không tin đánh bom sẽ có tác dụng, và rằng ông ấy đã sai. Ông ấy nói lí do các cuộc công kích như vậy thất bại trong quá khứ là do hầu hết các quả bom không đi đúng mục tiêu. Vũ khí được sử dụng ở Kosovo chính xác hơn các vũ khí từng được sử dụng trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất; và mặc dù có một vài quả bom đi lạc ở Kosovo và Serbia, nhưng số dân thường bị thiệt mạng ít hơn nhiều so với ở Iraq. Tôi cũng tin là số dân thường bị chết ít hơn so với nguy cơ khi chúng ta sử dụng bộ binh, một động thái mà có lẽ tôi đã phải làm còn hơn để Milosevic thắng. Thành công của chiến dịch không kích ở Kosovo đánh dấu một chương mới trong lịch sử quân sự.

        Vẫn còn một giây phút căng thẳng trước khi mọi việc đâu vào đấy. Hai ngày sau khi cuộc xung đột chính thức kết thúc, 5Ọ xe chở khoảng 200 lính Nga từ Bosnia chạy đến Kosovo và chiếm đóng sân bay Pristina mà không có sự chấp thuận trước của NATO, 4 giờ trước khi binh sĩ NATO được Liên hiệp quốc ủy quyền gửi đến. Nga đã xác nhận ý định kiểm sòát sân bay của mình.

        Wes Clark giận tím gan. Tôi không trách ông ấy, nhưng tôi biết chúng tôi không ở bên bờ vực của Chiến tranh thế giới thứ ba. Yeltsin đang bị những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước thông cảm với người Serbia chỉ trích dữ dội vì đã hợp tác với chúng tôi. Tôi nghĩ ông ấy chỉ tạm thời ném cho họ một cục xương. Tư lệnh Anh, trung tướng Michael Jackson, đã sớm giải quyết tình hình mà không có rắc rối nào xảy ra, và vào ngày 18 tháng 6, Bộ trưởng Cohen và Bộ trưởng Quốc phòng Nga đi đến một hiệp định, theo đó quân đội Nga sẽ gia nhập lực lượng NATO với sự đồng ỷ của Liên hiệp quốc ở Kosovo. Ngày 20 tháng 6, quân đội Nam Tư rút hết quân, và hai tuần sau Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn ước tính hơn 765.000 người tị nạn đã trở lại Kosovo.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 04:22:29 pm
        Kinh nghiệm ở Bosnia cho thấy, sau xung đột sẽ vẫn có rất nhiều công việc đang đợi phía trước ở Kosovo: đưa những người tị nạn về nhà an toàn; dọn dẹp những bãi mìn; xây dựng lại nhà cửa; cung cấp thức ăn, thuốc men và chỗ ở cho những người vô gia cư; giải giáp Quân đội Giải phóng Kosovo; tạo môi trường an toàn cho cả người gốc Albania lẫn thiểu số người Serbia; tổ chức chính quyền dân sự; và khôi phục lại nền kinh tế. Đó là công việc lớn, hầu hết đều do các nước đồng minh châu Âu thực hiện, bởi nước Mỹ chịu trách nhiệm phần lớn trong cuộc không kích.

        Mặc dù nhiều thách thức đang chờ đợi phía trước nhưng tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm và thỏa mãn. Chiến dịch 10 năm đẫm máu của Slobodan Milosevic nhằm khai thác các khác biệt về tôn giáo và chủng tộc để buộc người Nam Tư cũ làm theo ý ông ta đã thất bại. Những vụ đốt cháy làng mạc và giết chết những người vô tội đã thuộc về quá khứ. Tôi biết chuyện Milosevic cũng thuộc về quá khứ chỉ là vân đề thời gian.

        Vào ngày chúng tôi hoàn thành hiệp định với Nga, Hillary và tôi đang ở Cologne, Đức, để dự Hội nghị thượng đỉnh G-8 hàng năm. Hóa ra đó là một trong những cuộc họp quan trọng nhất trong suốt tám năm cầm quyền của tôi. Ngoài việc ăn mừng cuộc xung đột ở Kosovo kết thúc thành công, chúng tôi còn tán thành đề xuất của các bộ trưởng tài chính về việc hiện đại hoá các tổ chức tài chính quốc tế và chính sách quốc gia của chúng tôi đáp ứng những thách thức của nền kinh tế toàn cầu, và chúng tôi thông báo một đề nghị, mà tôi ủng hộ mạnh mẽ, về sáng kiến xóa nợ quy mô lớn cho các nước nghèo, nếu các nước này đồng ý dành tất cả số tiền tiết kiệm cho giáo dục, y tế, hoặc phát triển kinh tế. Sáng kiến này nhất quán với lời kêu gọi xóa nợ của tất cả các nước trên thế giới do Giáo hoàng John Paul II và bạn tôi, Bono, đưa ra.

        Sau cuộc họp thượng đỉnh, chúng tôi bay đến Slovenia để cảm ơn người dân Slovenia đã giúp đỡ NATO ở Kosovo và giúp những người tị nạn, rồi đến Macedonia, nơi Tổng thống Kiro Gligorov, mặc dù đang gặp khó khăn về kinh tế và căng thẳng về sắc tộc nhưng vẫn nhận 300.000 người tị nạn. Tại nơi đóng trại ở Skopje, Hillary, Chelsea và tôi đến thăm một vài người trong số họ và nghe kể về những nỗi thống khổ mà họ đã chịu đựng. Chúng tôi cũng gặp một số thành viên của lực lượng bảo an quốc tế đang đóng ở đó. Đây là cơ hội đầu tiên của tôi trực tiếp nói lời cảm ơn đến ông Wes Clark.

        Chính trị bắt đầu nóng dần lên vào tháng 6. Al Gore tuyên bố tranh cử tổng thống vào ngày 16. Có thể đối thủ của Al Gore là Thống đốc George W. Bush, ứng cử viên được ưa chuộng của cánh hữu đảng Cộng hòa và bộ sậu. Bush quyên được nhiều tiền hơn Al và đối thủ ở kỳ sơ bộ của Al là cựu Thượng nghị sĩ bang New Jersey Bill Bradley cộng lại. Hillary đang tiến gần hơn đến cuộc đua vào thượng viện ở New York. Tính đến thời điểm tôi rời Nhà Trắng, cô ấy đã giúp tôi trong sự nghiệp chính trị hơn 26 năm. Tôi còn hạnh phúc hơn nữa nếu được giúp cô ấy trong 26 năm tới.

        Khi chúng tôi bước vào các cuộc tranh đua chính trị, tôi lại quan ngại hơn nhiều về việc duy trì đà tiến của chúng tôi ở quốc hội và trong chính phủ. Theo truyền thống, khi bầu không khí chính trị vào thời điểm bầu cử tổng thống bắt đầu nóng lên và tổng thống không còn là một phần trong đó, thì sự trì trệ cũng bắt đầu. Một số người phe Dân chủ nghĩ rằng họ sẽ khấm khá hơn nếu có ít hơn số dự luật được thông qua; lúc đó họ có thể chạy đua chống lại một người Cộng hòa "chẳng làm được gì" cho quốc hội. Nhiều người phe Cộng hòa đơn giản chỉ muốn không cho tôi đạt được thêm một thắng lợi nào nữa. Tôi rất ngạc nhiên khi bốn tháng sau cuộc chiến bãi nhiệm, một số người dường như vẫn còn cay đắng, đặc biệt khi tôi đã không chỉ trích họ công khai hoặc riêng tư.

        Tôi cố gắng thức dậy mỗi sáng mà không cảm thấy cay đắng và tiếp tục làm việc với tinh thần hòa giải. Phe Cộng hòa dường như đang trở lại với luận điệu mà họ đã dùng kể từ năm 1992: Tôi là người không có tính cách, là người không thể tin được. Trong suốt cuộc xung đột ở Kosovo, một số người phe Cộng hòa có vẻ mong đợi chúng tôi thất bại. Một thượng nghị sĩ phe Cộng hòa biện minh cho sự ủng hộ nhạt nhẽo của các đồng nghiệp của ông ta trước những gì binh sĩ Mỹ đang làm bằng ý kiến rằng tôi đã đánh mất lòng tin của họ; họ đang đổ lỗi cho tôi vì chính họ không chống đối thanh trừng sắc tộc.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 06:27:27 pm
        Tôi cảm thấy hình như phe Cộng hòa đang cố gắng đặt tôi vào tình huống mất cả chì lẫn chài. Nếu tôi mặc áo xô gai đi lòng vòng, họ sẽ nói tôi không còn đủ sức lãnh đạo vì bầm dập quá. Nếu tôi vui vẻ, họ sẽ nói tôi hả hê và cư xử kiểu khỏi vòng cong đuôi. Sáu ngày sau khi tôi được tuyên bố trắng án ở thượng viện, tôi đi New Hampshire để tổ chức kỷ niệm lần thứ bảy cuộc bầu cử sơ bộ của tôi ở New Hampshire. Một số người chỉ trích tôi trong quốc hội nói rằng lẽ ra tôi không được vui sướng, nhưng tôi lại vui - và vì nhiều lý do chính đáng: tất cả bạn cũ của tôi đều đến thăm tôi; tôi gặp một chàng trai trẻ nói với tôi rằng cậu đã bỏ lá phiếu đầu tiên cho tôi, và tôi đã thực hiện tất cả những việc đã hứa; và tôi gặp một người phụ nữ nói tôi đã khuyến khích cô ấy từ bỏ phúc lợi để trở lại trường học làm y tá. Vào năm 1999, cô ấy là thành viên của Ban Điều dưỡng New Hampshire. Đó là những người mà vì họ tôi làm chính trị.

        Lúc đầu tôi không hiểu tại sao phe Cộng hòa và một số nhà bình luận nói tôi khỏi vòng cong đuôi. Bị bẽ mặt trước công chúng, nỗi đau đối với gia đình tôi, món nợ lớn từ các án phí và dàn xếp vụ kiện của Jones sau khi tôi đã thắng kiện, hàng đống bài báo và những lời buộc tội mà Hillary đã phải chịu đựng, và sự bất lực mà tôi cảm thấy khi vô số những người vô tội ở Washington và Arkansas bị ngược đãi và phá sản - những điều này gây ra những tổn thất nặng nề đối với tôi. Tôi đã xin lỗi và cố gắng biểu lộ sự thành thật của mình trong cách tôi đối xử và làm việc với những người thuộc phe Cộng hòa. Nhưng chẳng có gì là đủ. Sẽ không bao giờ là đủ, chỉ vì một lý do giản đơn: tôi đã sống sót và tiếp tục phục vụ và đấu tranh cho niềm tin của tôi. Đầu tiên, cuối cùng, và luôn luôn như vậy, cuộc đấu tranh của tôi với những người tân cánh hữu Cộng hòa bao giờ cũng là vì quyền lực. Tôi nghĩ quyền lực đến từ người dân, và chính người dân nên trao và tước quyền lực. Họ nghĩ người dân đã phạm sai lầm khi bầu tôi hai lần, và họ quyết tâm dùng những sai phạm cá nhân của tôi để biện hộ cho việc tấn công liên tục của mình.

        Tôi chắc rằng chiến lược chủ động hơn của tôi là điều đúng đắn cho tôi với tư cách cá nhân và cho khả năng làm việc của tôi. Tôi nghĩ như thế không hẳn có lợi về mặt chính trị. Càng nhiều người Cộng hòa nhằm vào tôi, thì những ký ức về việc Ken Starr đã làm hoặc cách họ đối xử trong suốt thời gian xem xét việc bãi nhiệm càng mờ nhạt. Báo chí, theo lẽ tự nhiên, tập trung vào chuyện hôm nay, không phải chuyện hôm qua, và hay đưa tin về các cuộc xung đột. Điều đó có khuynh hướng có lợi cho những kẻ công kích, bất kể cuộc tấn công đó có công bằng hay không. Chẳng bao lâu, thay vì hỏi, liệu tôi có thể tha thứ và quên đi hay không, báo giới lại hỏi tôi những câu hỏi nghe rất nghiêm túc liệu tôi có đủ đạo đức để tiếp tục lãnh đạo hay không. Phe Cộng hòa cũng tấn công Hillary, nhất là khi bây giờ cô ấy, thay vì làm một nhân vật đầy thông cảm đứng bên cạnh người đàn ông không hoàn mỹ, lại là một người phụ nữ mạnh mẽ tìm cho mình con đường riêng trong chính trị. Tuy nhiên, một cách cân bằng, tôi vẫn cảm thấy thoải mái về tình hình: đất nước đang đi đúng hướng, tỷ lệ ủng hộ tôi cao và chúng tôi vẫn còn nhiều việc để làm.

        Mặc dù tôi luôn cảm thấy ân hận vì những gì tôi đã làm sai, nhưng đến chết tôi sẽ vẫn tự hào vì đã chiến đấu trong cuộc chiến bãi nhiệm, cuộc chiến đấu vĩ đại cuối cùng của tôi chống lại các thế lực mà tôi chống đối suốt cả cuộc đời - những kẻ bảo vệ cho trật tự cũ của sự phân biệt chủng tộc ở miền Nam và lợi dụng sự bất an và nỗi lo sợ của tầng lớp lao động da trắng mà bên họ tôi đã lớn lên; những kẻ chống lại phong trào phụ nữ, phong trào bảo vệ môi trường, phong trào quyền đồng tính, và gọi các nỗ lực khác của chúng tôi mở rộng cộng đồng của quốc gia là các cuộc tấn công nhằm vào trật tự thiên nhiên. Họ là những kẻ tin rằng chính quyền phải phục vụ những nhóm lợi ích quyền lực và ủng hộ cắt giảm thuế cho người giàu thay vì đầu tư cải thiện y tế và giáo dục cho trẻ em.

        Từ khi còn bé, tôi đã đứng về phía bên kia. Lúc đầu, phe Dân chủ chống lại dân quyền đại diện cho lực lượng phản động, chia rẽ và giữ nguyên trạng. Khi quốc đảng dưới thời Truman, Kennedy và Johnson bắt đầu ủng hộ dân quyền, những người bảo thủ phía nam chuyển sang đảng Cộng hòa, vốn từ đầu thập niên 70, thành lập liên minh với phong trào tôn giáo cánh hữu đang lên.

        Khi phe Tân Cánh hữu Cộng hòa lên cầm quyền ở quốc hội năm 1995, tôi ngăn chặn những ý định cực đoan nhất của họ và buộc họ phải chấp nhận tiến bộ hơn nữa trong kinh tế, xã hội và môi trường công lý, là cái giá để có được sự hợp tác của chúng tôi. Tôi hiểu tại sao những người coi chủ nghĩa bảo thủ về chính trị, kinh tế và xã hội ngang với ý Chúa lại căm ghét tôi. Tôi muốn một nước Mỹ cùng chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và tham gia bình đẳng vào một cộng đồng dân chủ. Phe Tân Cánh hữu Cộng hòa muốn một nước Mỹ mà quyền lực và của cải tập trung vào tay "đúng" người, những người vẫn duy trì được sự ủng hộ đa số bằng cách bêu riếu nhóm người thiểu số mà mong muốn được hòa nhập của họ đe dọa đến quyền lực của nhóm người kia. Họ cũng ghét tôi bởi vì tôi là một kẻ phá giới, một người Tin Lành miền nam da trắng lại có thể lôi cuốn khối quần chúng mà họ cho rằng nghiễm nhiên ủng hộ họ.

        Bây giờ thì những tội lỗi riêng tư của tôi đã bị phơi bày, họ có thể sẽ ném đá tôi cho đến chết. Tôi không còn giữ cơn tức giận trong lòng nữa mà tôi rất vui, ngẫu nhiên trong lịch sử, tôi có được vận may đứng lên chống lại hiện thân mới nhất của lực lượng phản động và chia rẽ, và ủng hộ một liên minh hoàn hảo hơn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 06:33:47 pm

        53

       Đầu tháng 6, tôi thực hiện một bài phát biểu trên đài phát thanh nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo đảm sức khỏe tinh thần với Tipper Gore, người mà tôi đã bổ nhiệm vào vị trí cố vấn chính thức về tâm thần cho tôi. Gần đây, cô đã công bố cách điều trị của bản thân cô đối với chứng trầm uất. Hai ngày sau buổi phát biểu, Hillary và tôi cùng Al và Tipper đã tham gia buổi hội thảo tại Nhà Trắng về sức khỏe tinh thần. Trong buổi hội thảo, chúng tôi đã thảo luận các vấn đề liên quan đến những tổn thất về mặt con người, kinh tế và xã hội do những bệnh về tâm lý không được điều trị.

        Trong suốt tháng đó, tôi đã nhấn mạnh việc bảo đảm an toàn sử dụng súng; rằng chúng tôi sẽ nỗ lực để phát triển nghiên cứu vắc xin chống AIDS; rằng tôi sẽ nỗ lực để đưa vấn đề về môi trường và quyền lao động vào các cuộc đàm phán thương mại; nhấn mạnh báo cáo của Cục Tham mưu Tình báo nước ngoài của tổng thống về an ninh tại phòng thí nghiệm nguyên tử của Vụ Năng lượng; kế hoạch hoàn trả lại những quyền lợi về sức khỏe và tư cách pháp lý cho những người nhập cư hợp pháp; kế hoạch cho phép Medicaid chăm sóc những người khuyến tật Mỹ không thể trang trải các chi phí cho việc điều trị do họ bị mất quyền bảo trợ chăm sóc sức khỏe khi tham gia lực lượng lao động; đạo luật về việc giúp đỡ trẻ em đã rời khỏi những trường giáo dưỡng có thể sống tự lập; và một kế hoạch hiện đại hóa chương trình Medicare của chính phủ và mở rộng thời hạn của quỹ hỗ trợ của chương trình.

        Tôi trông đợi tháng 7 tới. Tôi mong nó sẽ là một tháng làm việc hiệu quả và tốt đẹp. Tôi sẽ thông báo rằng chúng tôi đang đưa đại bàng Bắc Mỹ (Đại bàng Bắc Mỹ - bald eagle - có lông đuôi trắng và đầu trắng dùng làm biểu tượng cho nước Mỹ - ND) ra khỏi danh sách những động vật đang trên đà tuyệt chủng, và Al Gore sẽ vạch ra một kế hoạch cho chúng tôi hoàn thành việc khôi phục khu đầm lầy Florida. Hillary sẽ bắt đầu chuyến "du lịch" nghe ngóng của cô ấy tại trang trại của Thượng nghị sĩ Moynihan ở Pindars Corners thuộc nông thôn bang New York, và tôi sẽ thực hiện một chuyến đi thăm những khu dân cư nghèo trên khắp đất nước để phát triển sáng kiến mới của tôi - "Những thị trường mới"- để thu hút đầu tư nhiều hơn nữa cho những vùng còn chưa hồi phục. Tất cả những kế hoạch đó đều đã được thực hiện, nhưng vẫn còn nhiều ý định vẫn chưa được tính đến, vẫn còn nhiều việc khó thực hiện và chưa được giải quyết.

        Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã đề nghị đến thăm Washington vào ngày 4 tháng 7 để bàn về hiện trạng mối quan hệ chia rẽ rất nguy hiểm với Ấn Độ bắt đầu cách đó vài tuần khi tướng Pervez Musharraf chỉ đạo cho quân đội Pakistan vượt qua đường ranh giới kiểm soát giữa hai nước. Ranh giới này đã được công nhận là đường biên giới chung giữa Ấn Độ và Pakistan kể từ xung đột Kashmir năm 1972. Sharif lo ngại rằng tình huống mà Pakistan đã tạo nên đang diễn biến ngoài tầm kiểm soát, và ông hy vọng chúng tôi sẽ không chỉ giúp giải quyết xung đột mà còn đóng vai trò trung gian hòa giải với Ấn Độ về vấn đề Kashmir nữa. Ngay từ trước khi xung đột xảy ra, Sharif đã nhờ tôi giúp đỡ đối với vấn đề Kashmir và nói rằng đây xứng đáng là một vấn đề để tôi quan tâm, cũng ngang tầm như khu vực Trung Đông và Bắc Ireland vậy. Tôi đã giải thích với ông ta rằng Mỹ tham gia vào tiến trình hòa giải tại những khu vực đó là do sự mong muốn của cả hai bên. Trong trường hợp của Kashmir, Ấn Độ đã từ chối rất quyết liệt việc tham gia của bất kỳ một bên thứ ba nào.

        Những động thái của Sharif rất khó hiểu bởi lẽ hồi tháng 2 cùng năm, Thủ tướng Ấn Độ Atal Behari Vajpayee đã đến thăm Lahore, Pakistan để thúc đẩy đàm phán song phương nhằm giải quyết vấn đề Kashmir và những vấn đề khác. Việc Pakistan lấn sang đường biên giới chung đã phá hỏng cuộc đàm phán đó. Tôi không rõ liệu Sharif có đồng ý uỷ thác cho quân đội thực hiện sự xâm lấn đó để tạo ra xung đột nhằm kéo Mỹ tham gia vào hay chỉ đơn giản phải châp nhận điều đó để tránh đối đầu với phe quân đội cực mạnh của Pakistan. Bất kể thế nào thì ông ta cũng đã đẩy mình vào tình thế rất khó có đường thoát.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 06:41:59 pm
        Tôi nói với Sharif rằng ông luôn được chào đón tại Washington thậm chí vào ngày mùng 4 tháng 7, nhưng nếu ông ta muốn tôi dành ngày độc lập của nước Mỹ cho ông ta thì ông ta cần đến Mỹ để biết hai điều sau đây: thứ nhất, ông ta phải đồng ý rút quân đội khỏi đường biên giới kiểm soát; và thứ hai, tôi không đồng ý can thiệp vào tranh chấp tại Kashmir, nhất là để ủng hộ cho sự đột nhập sai trái của Pakistan.

        Sharif nói ông ta vẫn muốn thực hiện cuộc viếng thăm. Vào ngày 4 tháng 7, chúng tôi gặp nhau tại nhà khách Blair House. Đó là một ngày nóng nực, nhưng đoàn khách Pakistan đã quá quen với cái nóng, trong trang phục quần trắng và áo chùng dài truyền thống, họ thậm chí trông còn thoải mái hơn cả đoàn phía chúng tôi. Một lần nữa, Sharif thuyết phục tôi can thiệp vào Kashmir, và cũng một lần nữa tôi giải thích rằng nếu không có sự đồng tình của Ấn Độ thì sự can thiệp đó sẽ trở nên phản tác dụng. Nhưng tôi cũng nói rằng tôi sẽ thuyết phục Vajpayee nối lại đối thoại song phương nếu Pakistan rút quân. Ồng ta nhất trí và chúng tôi đã ra tuyên bố chung rằng sẽ thực hiện các bước để khôi phục lại đường ranh giới kiểm soát và rằng tôi sẽ ủng hộ và hỗ trợ để nối lại và tăng cường các cuộc đàm phán song phương ngay khi hai bên ngừng bạo lực.

        Sau cuộc họp, tôi nghĩ có lẽ Sharif đến thăm Mỹ là nhằm sử dụng áp lực từ phía Mỹ để có thêm sức ép yêu cầu quân đội tháo ngòi nổ xung đột. Tôi biết ông ta đang trong tình thế rất khó khăn ở trong nước và tôi hy vọng ông ấy có thể vượt qua được bỏi lẽ tôi cần sự cộng tác của ông ta trong cuộc chiến chống khủng bố.

        Pakistan là một trong số ít những nước có mối quan hệ chặt chẽ với lực lượng Taliban tại Afghanistan. Trước cuộc họp ngày 4 tháng 7, tôi đã ba lần yêu cầu sự giúp đỡ từ phía Pakistan để bắt Osama Bin Laden: trong cuộc gặp mặt lần trước của chúng tôi vào tháng 12 năm ngoái tại đám tang của Vua Hussein, trong cuộc nói chuyện qua điện thoại vào tháng 6 và một lá thư sau đó. Chúng tôi nhận được báo cáo tình báo rằng Al Qaeda đang chuẩn bị một kế hoạch tấn công các quan chức của Mỹ và các công trình tại khắp mọi nơi trên thế giới và có lẽ cả ở Mỹ nữa. Chúng tôi đã thành công trong việc phá vỡ các nhóm và bắt một số phần tử Al Qaeda, nhưng chừng nào Bin Ladeh và cận tướng của hắn chưa bị bắt hoặc tiêu diệt thì mối đe doạ vẫn còn tồn tại. Vào ngày 4 tháng 7, tôi nói với Sharif rằng nếu ông ta không hợp tác chặt chẽ hơn, tôi sẽ buộc phải tố cáo Pakistan đang ủng hộ chủ nghĩa khủng bố tại Afghanistan.

        Cùng hôm gặp Sharif, tôi cũng ký một sắc lệnh cấm vận kinh tế đối với Taliban, phong toả mọi tài sản và cấm trao đổi thương mại. Trong thời gian đó, với sự hỗ trợ của Sharif, các quan chức của Mỹ cũng đã bắt đầu huấn luyện 60 binh sĩ Pakistan trở thành lính biệt kích để vào Afghanistan truy tìm Bin Laden. Tôi nghi ngờ về dự án này; ngay kể cả khi Sharif muốn hợp tác, quân đội của Pakistan cũng có rất nhiều thành viên ủng hộ Taliban và Al Qaeda. Nhưng tôi nghĩ chúng tôi không có gì để mất khi xem xét tất cả mọi phương án.

        Sau ngày họp với Sharif, tôi bắt đầu chuyến thăm Các Thị trường Mới của mình, mở đầu là Hazard, Kentucky, với một đoàn đại biểu rất đông bao gồm các giám đốc các công ty, đại biểu quốc hội, thành viên nội các, mục sư Jesse Jackson và Al From.

        Tôi rất mừng là Jackson tham gia vào chuyến đi thăm và chúng tôi khởi hành chuyến đi từ Appalachia, một vùng toàn người da trắng nghèo nhất của Mỹ. Jesse đã làm việc nhiều năm để phát triển đầu tư khu vực tư nhân tới các vùng nghèo. Chúng tôi trở nên ngày càng thân thiết trong năm mà tôi bị đề nghị truất phế, khi ông đã luôn ủng hộ nhiệt tình cả gia đình tôi và đã cố gắng để an ủi cả Chelsea. Rời Kentucky, chúng tôi đến Clarksdale, Mississippi; Đông St.Louis, Illinois; khu Bảo tồn Pine Ridge ở Nam Dakota; vùng của người nói tiếng Tây Ban Nha tại Phoenix, Arizona; và vùng Watts tại Los Angeles.

        Mặc dù tỷ lệ người thất nghiệp của Mỹ trong hai năm liên tiếp duy trì ở mức chỉ có 4% nhưng tất cả những vùng tôi đến thăm và còn nhiều vùng như thê nữa đều có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn thế rất nhiều và thu nhập bình quân đầu người cũng thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước. Tỷ lệ thất nghiệp ở Pine Ridge là trên 70%. Tuy nhiên ở những nơi tôi đến, tôi đều gặp những con người rất thông minh và chăm chỉ, những người có khả năng đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền kinh tê đất nước.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 06:48:47 pm
        Tôi nghĩ đầu tư vào những khu vực như thế này rất cần thiết và là một chính sách kinh tế thông minh. Chúng ta đang thực hiên một cuộc mở rộng kinh tế lớn nhất trong lịch sử với tốc độ tăng trưởng nhanh về năng suất. Đối với tôi có ba cách để tiếp tục tăng trưởng mà không có lạm phát, đó là: tăng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ hơn nữa; thúc đẩy sự tham gia hơn nữa vào lực lượng lao động của một số thành phần như những người nhận trợ cấp xã hội; và phát triển các thị trường mới ở Mỹ nơi mà đầu tư còn quá ít và thất nghiệp còn quá nhiều.

        Chúng tôi thực hiện rất tốt tại hai khu vực đầu tiên và đạt được 250 hợp đồng thương mại và cải cách phúc lợi xã hội. Và chúng tôi khởi động rất tốt tại vùng thứ ba với hơn 130 khu vực, nhóm doanh nghiệp, ngân hàng phát triển cộng đồng được trao quyền hành động, và thi hành Luật Tái đầu tư cộng đồng. Nhưng có quá nhiều nhóm cộng đồng bị bỏ lại phía sau. Tôi đưa ra một kế hoạch mang tính chất pháp luật nhằm tăng nguồn vốn cho khu vực nội thị, thị trấn nông thôn và khu người da đỏ lên mức 15 tỷ đôla. Tôi hy vọng kế hoạch này sẽ phát triển doanh nghiệp tự do và sẽ nhận được ủng hộ của lưỡng đảng và sẽ được hưởng ứng bởi lẽ Chủ tịch hạ viện Hastert có vẻ đặc biệt quan tâm tới nỗ lực của tôi.

        Vào ngày 15 tháng 7, Ehud và Nava Barak đã nhận lời mời đến Trại David với Hillary và tôi. Chúng tôi đã có một bữa tôi vui vẻ; Ehud cùng tôi thức và nói chuyện đến tận gần ba giờ sáng hôm sau. Rõ ràng ông ta rất muốn hoàn tất tiến trình hòa bình và tin tưởng rằng thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử đã trao cho ông ta quyền được thực hiện điều đó. Ông ta cũng tỏ ý muốn được làm một việc gì đó trọng đại tại Trại David, nhất là sau khi tôi chỉ cho ông ta xem tòa nhà đã diễn ra phần lớn các buổi đàm phán giữa Anwar Sadat và Menachem Begin do Tổng thống Carter đứng làm trung gian hồi năm 1978.

        Cùng thời gian đó, tôi cũng đang cố gắng đưa tiến trình hòa bình Bắc Ireland trở về quỹ đạo. Tiến trình đã rơi vào bế tắc khi Sinn Fein và những người theo chủ nghĩa Hợp nhất không thể nhất trí với nhau về việc nên giải trừ IRA (quân đội Cộng hòa Ireland) trước hay sau khi chính phủ mới được thành lập. Tôi đã trình bày kỹ lại vấn đề đó với Barak bởi ông ta rất quan tâm đến những điểm giống và khác nhau giữa vấn đề của người Ireland và của bản thân ông.

        Ngày hôm sau, John Kennedy Jr. cùng vợ ông, bà Carolyn và chị bà, bà Lauren qua đời khi chiếc máy bay chở John rơi xuống bờ biển vùng Massachusetts. Tôi luôn yêu mến John kể từ khi tôi gặp ông từ những năm 1980, khi ông còn là một sinh viên luật và làm thực tập tại Công ty luật của Mickey Kantor ở Los Angeles. Ông từng đến dự một trong những chương trình vận động đầu tiên của tôi tại New York trong năm 1991, và không lâu trước khi họ qua đời, tôi đã rất vui mừng khi được dẫn Carolyn và John đi thăm khu vực sinh hoạt trong Nhà Trắng. Ted Kennedy còn đưa ra một lời khen ngợi hết sức tuyệt vời đối với thành viên của gia đình xấu số này: "Cũng giống như bố vậy, anh ấy có đủ mọi năng khiếu bẩm sinh".

        Ngày 23 tháng 7, Vua Hassan II của Marốc qua đời ở tuổi 70. Ông luôn là một đồng minh của Mỹ, là một người ủng hộ tiến trình hòa bình ở Trung Đông, và mối quan hệ cá nhân giữa chúng tôi rất tốt đẹp. Nhận được thông báo gấp, Tổng thống Bush đã nhận lời bay tới Marốc để dự đám tang cùng với Hillary, Chelsea và tôi. Tôi đi sau xe ngựa chở quan tài của nhà vua cùng với Tổng thống Mubarak, Yasser Arafat, Jacques Chirac và các nguyên thủ khác trên con đường dài ba dặm đi qua khu trung tâm Rabat. Có đến hơn một triệu người xếp hàng trên phố, than khóc và gào thét trong đau khổ bày tỏ sự tôn kính đối với vị quốc vương vừa băng hà của họ. Những âm thanh hỗn loạn chói tai của đám đông đang xúc động khiến cuộc diễu hành trở thành một sự kiện lạ thường nhất mà tôi đã từng tham gia. Tôi nghĩ Hassan được dân chúng nhất mực ủng hộ.

        Sau cuộc gặp mặt ngắn ngủi với con trai và cũng là người kế vị của Hassan, Vua Mahammed VI, tôi lên máy bay trở về nhà làm việc vài ngày, sau đó lại lên đường tới Sarajevo. Tại đây tôi cùng một số lãnh đạo các nước châu Âu cam kết đưa ra công ước ổn định tình hình khu vực Balkan, một thỏa thuận hỗ trợ cho những nhu cầu ngắn hạn và phát triển dài hạn của khu vực bằng cách cho phép hàng hóa khu vực Balkan thâm nhập vào thị trường của chúng tôi nhiều hơn. Chúng tôi cũng bàn về việc gia nhập WTO của các nước đông nam châu Âu và cung cấp quỹ đầu tư và bảo lãnh tín dụng nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 06:55:27 pm
        Mùa hè trôi qua nhanh và tôi tiếp tục duy trì quan điểm không nhất trí với phe Cộng hòa về ngân quỹ và việc phân bổ kế hoạch giảm thuế mà họ đưa ra; Dick Holbrooke cuối cùng cũng được bổ nhiệm làm Đại sứ Liên hiệp quốc sau 14 tháng trì hoãn rất vô lý; và Hillary đã tiến thêm một bước để tuyên bố rằng cô ấy sẽ tranh cử vào thượng nghị viện.

        Tháng 8, chúng tôi đi New York hai lần để tìm mua nhà. Đến ngày 28, chúng tôi đến thăm một trang trại được xây từ cuối thế kỷ 19 và được tu sửa vào năm 1989 ở Chappaqua, cách Manhattan khoảng 40 dặm. Phần kiến trúc cổ của ngôi nhà rất quyến rũ, còn phần tu sửa mới thì rất nhiều không gian và đầy ánh sáng. Ngay khi tôi bước lên cầu thang để lên phòng ngủ chính, tôi nói với Hillary rằng chúng tôi nhất định sẽ mua căn nhà đó. Lần tu bổ năm 1989, trần nhà rất cao với hàng cửa kính đi ra vườn sau, và có hai cửa sổ lớn ở bức tường đối diện. Khi Hillary hỏi tôi tại sao lại chắc chắn đến vậy, tôi trả lời: "Vì em đang bắt đầu một chiến dịch rất khó khăn. Có thể sẽ có những ngày thật tồi tệ. Căn phòng này sẽ được tắm trong ánh sáng. Em sẽ thức dậy mỗi sáng tràn ngập niềm vui".

        Cuối tháng 8, tôi đến Atlanta để trao Huy chương Tự do cho Tổng thống và bà Carter vì những công việc thật tuyệt vời mà họ đã làm với tư cách là một công dân bình thường kể từ khi rời Nhà Trắng. Sau đó vài ngày, trong buổi lễ kỷ niệm tại Nhà Trắng, tôi trao phần thưởng cho một số nhân vật ưu tú khác, trong đó có Tổng thống Ford và Lloyd Bentsen. Những người được thưởng khác bao gồm các nhà hoạt động dân quyền, lao động, dân chủ và môi trường. Tất cả mọi người đều không nổi tiếng như Ford và Bentsen nhưng mỗi người đều có những đóng góp rất riêng và nhất quán đối với nước Mỹ.

        Tôi thực hiện một số cuộc vận động, tới Arkansas cùng Al Gore gặp gỡ nông dân địa phương và những người lãnh đạo da đen ở những tỉnh miền Nam và một nhóm quyên góp gây dựng quỹ với sự tham gia của đông đảo những người đã từng tham gia các chiến dịch  vận động của tôi trước đây. Tôi cũng tham gia nói chuyện và thổi saxophone tặng Hillary trong một buổi tiệc ở Vườn nho Martha, và xuất hiện cùng với cô ấy trong một số buổi lễ khác ở New York, thậm chí còn dừng chân ở hội chợ bang ở Syracuse, nơi tôi đã đến thăm nhà của mấy người nông dân. Tôi rất vui khi tham gia vận động cùng Hillary và Al, và tôi bắt đầu hy vọng một ngày nào đó, sau cả một quãng đời nhận được sự trợ giúp của người khác, tôi sẽ có thể kết thúc cuộc đời chính sự của mình theo cách mà tôi đã khởi đầu, đó là tham gia vận động cho những người mà tôi tin tưởng.

        Đầu tháng 9, Henry Cisneros cuối cùng cũng giải quyết được vụ kiện với công tố viên độc lập David Barrett, người đã buộc tội ông với tội danh nghiêm trọng vì một việc không thể tin được là đã khai giảm chi phí cá nhân với FBI trong cuộc thẩm vấn riêng vào năm 1993. Một ngày trước phiên toà, Barrett biết mình không thể thắng kiện, và đưa ra một thỏa thuận với Cisneros: bào chữa giảm nhẹ tội, xử phạt 10.000 đôla và không phải ngồi tù. Henry đã đồng ý để khỏi phải chịu chi phí pháp luật khổng lồ cho vụ kiện kéo dài này. Barrett đã dùng hơn 9 triệu đôla tiền đóng thuế của mọi người để dày vò người đàn ông lương thiện trong suốt bốn năm trời. Chỉ vài tuần trước đó, luật về công tố viên độc lập đã hết hạn.
   
        Trong tháng 9, hầu hết thời gian tôi đều dành cho chính sách đối ngoại. Đầu tháng, Madeleine Albright và Dennis Ross đến Gaza để ủng hộ Ehud Barak và Yasser Arafat vì họ đã thỏa thuận được với nhau về những bước tiếp theo để thi hành hiệp ước sông Wye, chấp nhận một khu cho người tị nạn Palestine, một con đường nối khu Bờ Tây và dải Gaza, chuyển giao lại 11% khu Bờ Tây và thả 350 tù nhân. Albright và Ross sau đó đã đến Damascus để hối thúc Tổng thống Assad trả lời mong muốn của Barak được sớm bắt đầu đàm phán hòa bình.

        Ngày 9, tôi thực hiện chuyến thăm tới New Zealand lần đầu tiên tham gia Hội nghị APEC. Chelsea đi cùng với tôi còn Hillary ở nhà để tiếp tục vận động. Những thông tin chính ở hội nghị liên quan đến Indonesia và hỗ trợ quân sự cho việc trấn áp bạo động trong phong trào đòi độc lập ở Đông Timor, vùng đất vẫn chìm trong rắc rối của những người theo đạo Thiên chúa La Mã tại quốc gia đạo Hồi đông dân nhât thế giới này. Phần lớn các nhà lãnh đạo APEC đều ủng hộ nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế tại Đông Timor và Thủ tướng Úc John Howard rất sẵn sàng nhận vai trò chủ đạo. Ban đầu Indonesia phản đối nhưng sau đó họ cũng sớm nhận ra rằng họ buộc phải dịu bớt đi. Một liên minh quốc tế được thành lập để gửi quân tới Đông Timor dưới sự lãnh đạo của Úc, và tôi đã hứa với Thủ tướng Howard sẽ cử khoảng 100 quân tới để hỗ trợ hậu cần cho quân đồng minh.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 06:58:10 pm
        Tôi gặp Chủ tịch Giang Trạch Dân để thảo luận về các vấn đề của WTO, tổ chức các cuộc hội thảo chung với Kim Dea Jung và Keizo Obuchi để khẳng định lại quan điểm chung của chúng tôi về vấn đề Bắc Triều Tiên. Tôi cũng đã có cuộc gặp lần đầu tiên với người kế nhiệm mới của Boris Yeltsin, Vladimir Putin. Putin có vẻ hoàn toàn trái ngược với Yeltsin. Yeltsin to lớn và thô chắc, trong khi Putin lại có vẻ gọn gàng và khỏe mạnh của một người đã tập võ nhiều năm. Yeltsin nói nhiều; còn người cựu nhân viên KGB lại rất thận trọng và kỹ tính. Tôi rời khỏi cuộc họp tin tưởng rằng Yeltsin đã chọn một người kế nhiệm có đủ trình độ và khả năng để thực hiện nhiệm vụ khó khăn, đưa Nga vượt qua những sóng gió trên chính trường và kinh tế, tốt hơn Yeltsin vốn đang trong tình trạng sức khoẻ không tot; Putin cũng có đủ sự cứng rắn để bảo vệ những lợi ích của Nga và kế thừa di sản của Yeltsin.

        Trước khi rời New Zealand, Chelsea và tôi cùng đoàn tùy tùng đã dành chút thời gian đi thăm đất nước xinh đẹp này. Thủ tướng Jenny Shipley và chồng của bà, ông Burton, đón tiếp chúng tôi ở Queenstown. Ở đây tôi chơi golf với Burton, Chelsea đi thám hiểm hang động với lũ trẻ con nhà Shipley, và một số tùy tùng của tôi thì đi nhảy bungee từ trên một cây cầu cao xuống. Gene Sperling cố khích tôi chơi thử trò nhảy đó, nhưng tôi nói với anh ta là tôi đã có quá đủ những cú rơi tự do kiểu thế này rồi.

        Chặng dừng chân cuối cùng của tôi là Trung tâm Nam cực Quốc tế tại Christchurch, một điểm bắt đầu cho chương trình hoạt động của chúng tôi tại Nam cực. Trung tâm có một trạm đào tạo lớn để tái tạo lại điều kiện băng giá tại vùng Nam cực. Tôi đến đó thể nhân mạnh sự nghiêm trọng của vấn đề nóng lên của toàn cầu. Nam cực là điểm lạnh nhất của hành tinh chúng ta với băng dày hơn hai dặm. Một tảng băng Nam cực lớn có kích thước bằng bang Rhode Island gần đây đã bị vỡ ra do tuyết tan. Trước đây, tôi đã cho xuất bản một loạt ảnh vệ tinh được phân loại chụp lục địa Bắc Mỹ để hỗ trợ nghiên cứu những thay đổi đang diễn ra. Bất ngờ lớn nhất trong đợt này đối với Chelsea và tôi là sự có mặt của ông Edmund Hillary, người từng thám hiểm Nam cực trong những năm 1950, là người đầu tiên chinh phục đỉnh Everest và quan trọng hơn cả, họ của ông trùng tên với mẹ của Chelsea.

        Ngay sau khi trở lại Mỹ, tôi đến New York để khai mạc phiên họp đại hội đồng Liên hiệp quốc lần cuối cùng của thế kỷ 20, thuyết phục các đại biểu chấp nhận ba giải pháp: đấu tranh chống nghèo đói mạnh hơn nữa và đưa con người vào nền kinh tế toàn cầu; tăng cường nỗ lực để chống hoặc ngăn chặn việc giết hại những người vô tội trong các xung đột sắc tộc, tôn giáo, chủng tộc, hoặc bộ lạc; và tăng cường nỗ lực chống sự vô trách nhiệm của các nước hoặc các nhóm khủng bố trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học.

        Đến cuối tháng, tôi chuyển sang tập trung vào chính sách đối nội, phủ quyết dự luật cắt giảm thuế mới của phe Cộng hòa bởi lẽ nó "quá lớn và quá ngạo mạn", giáng một gánh nặng quá lớn đối với nền kinh tế Mỹ. Theo luật ngân sách, dự luật này sẽ dẫn tới cắt giảm ngân sách lớn cho giáo dục, y tế và bảo vệ môi trường. Nó sẽ khiến chúng tôi không thể kéo dài sự tồn tại của các quỹ như an ninh xã hội và chăm sóc người già, và không thể bổ sung thêm thuốc cần thiết cho Quỹ Chăm sóc người già.

        Chúng tôi dự kiến sẽ đạt thặng dư khoảng 100 tỷ đôla trong năm nay, những dự luật cắt giảm thuế của phe Cộng hòa sẽ có thể làm thâm hụt mất 1.000 tỷ trong vòng một thập kỷ. Lý lẽ của những người Cộng hòa dựa trên những kết quả thặng dư dự kiến, về vấn đề này tôi thậm chí còn bảo thủ hơn họ rất nhiều. Nếu những dự kiến không diễn ra đúng như vậy, sẽ xảy ra thâm hụt và đi cùng với nó là lãi suất cao và tăng trưởng chậm. Trong vòng năm năm qua, các dự đoán của Văn phòng Ngân sách Quốc hội luôn bị sai số trung bình là 13%/năm, mặc dù chúng tôi luôn quản lý rất sát sao. Đó là một rủi ro thiếu tinh thần trách nhiệm. Tôi yêu cầu phe Cộng hòa hợp tác với Nhà Trắng và phe Dân chủ với tinh thần như lần đưa ra dự luật cải cách phúợ lợi xã hội lưỡng đảng năm 1996 và Luật Cân bằng Ngân sách năm 1997.

        Ngày 24 tháng 9, Hillary và tối đã chủ trì một buổi lễ tại tòa nhà Hành pháp cũ để kỷ niệm thành công của hai đảng trong việc tăng cường việc nhận con nuôi trong hệ thống giáo dưỡng nói chung. Kết quả là họ đã tăng được 30% trường hợp nhận con nuôi trong vòng hai năm kể từ khi luật được thông qua. Tôi bày tỏ lời khen đối với Hillary người đã hoạt động trong lĩnh vực này hơn 20 năm qua, và người phụ tá tích cực nhất trong cuộc cải cách này ở phía hạ viện là Tom DeLay chính ông cũng đã nhận con nuôi. Tôi muốn có thêm nhiều khoảnh khắc như vậy nhưng trong trường hợp này, DeLay lại không tin tưởng lắm trong việc kết giao với kẻ thù của mình.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 07:41:08 pm
        Tinh thần đảng phái lại dâng cao hồi đầu tháng 10, khi thượng nghị viện từ chối việc tôi đề cử thẩm phán Ronnie White giữ chức vụ quan tòa khu vực bầu cử của liên bang trong một cuộc bầu cử trong đảng. White là người Mỹ gốc Phi đầu tiên làm việc trong Tòa án tôi cao Missouri và là một quan toà được đánh giá cao. Ông bị đánh bại sau khi bị thượng nghị sĩ của phe bảo thủ vùng Missouri, John Ashcroft, xuyên tạc một cách thô bỉ về một vụ án tử hình của ông trước đó. John Ashcroft cũng là người từng tham gia đấu tranh kịch liệt yêu cầu bầu cử lại vị trí thống đốc bang của Mel Carnahan. White đã bỏ phiếu để ủng hộ 70% số án tử hình xảy ra trước đó. Trong hơn nửa số vụ ông bỏ phiếu để đảo ngược án, ông đã góp phần vào một quyết định đồng thuận dẫn tới xử tại Tòa án tối cao. Ashcroft bôi nhọ người đồng nghiệp phe Cộng hòa của mình bởi lẽ ông nghĩ việc này có lợi cho ông ta và sẽ tấn công được người ủng hộ của White là Thống đốc Camahan và những người bỏ phiếu ủng hộ án tử hình tại Missouri.

        Ashcroft không đơn độc trong việc chính trị hóa hoàn toàn quá trình này. Cùng thời gian đó, Nghị sĩ Jesse Helms cũng đã từ chối không cho phép thượng nghị viện bầu ủng hộ một quan tòa người da đen vào Tòa phúc thẩm lưu động khu vực thứ 4, mặc dù từ trước đến giờ chưa bao giờ có người Mỹ gốc Phi nào được tham gia. Thế mà những người của phe Cộng hòa lại cứ thắc mắc rằng tại sao những người Mỹ gốc Phi không bỏ phiếu cho họ.

        Sự khác biệt đảfrg phái ngày càng tăng, thậm chí đối với cả hiệp ước chống thử vũ khí hạt nhân vốn đã được tất cả lãnh đạo của cả hai phe Cộng hòa và Dân chủ luôn ủng hộ kể từ thời Eisenhower. Những nhà lãnh đạo chung đều ủng hộ hiệp ước này, và những chuyên gia hạt nhân cũng nói rằng không cần phải tiến hành các cuộc thử để kiểm tra khả năng sử dụng vũ khí của chúng tôi. Nhưng chúng tôi lại không nhận được hai phần ba số phiếu ủng hộ của các thượng nghị sĩ để phê chuẩn hiệp ước này, và Trent Lott còn cố buộc tôi cam kết không đưa vấn đề này ra cho đến hết nhiệm kỳ của tôi. Tôi không thể hiểu được liệu đó là do những nghị sĩ phe Cộng hòa đã cực đoan quá đối với quan điểm truyền thống của đảng của họ hay đơn giản chỉ vì họ không muốn tôi lại thành công một lần nữa. Bất kể vì lý do gì, việc họ từ chối không phê chuẩn hiệp ước chống thử vũ khí hạt nhân này đã làm giảm sức mạnh của Mỹ trong việc đàm phán yêu cầu những nước khác không được phát triển hoặc thử vũ khí hạt nhân.

        Tôi tiếp tục tham dự các sự kiện chính trị cho Al Gore và phe Dân chủ, trong đó có hai sự kiện cùng với các nhà hoạt động cho quyền đồng tính vốn ủng hộ mạnh mẽ cả Al Gore và tôi vì chúng tôi tuyển dụng khá lớn những người công khai đồng tính nam lẫn nữ trong chính quyền, và vì chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ luật không phân biệt đối xử trong tuyển dụng cũng như đạo luật chống tội ác do thù hận, theo đó coi các tội có liên quan đến chủng tộc, khuyết tật hoặc xu hướng tính dục là tội liên bang. Tôi còn đi New York mỗi khi có thể để ủng hộ Hillary. Đối thủ đáng gờm nhất của cô ấy là thị trưởng New York Rudy Giuliani, một nhân vật gây tranh cãi và sẵn sàng tranh đấu nhưng lại ít bảo thủ hơn nhiều so với những nhân vật Cộng hòa ở tầm quốc gia. Tôi cũng có quan hệ lịch sự với ông ấy, chủ yếu là vì chúng tôi cùng ủng hộ chương trình COPS và các biện pháp an toàn sử dụng súng.

        George W. Bush có vẻ đang giành được sự ủng hộ ngày càng lớn của những người Cộng hòa, một số đối thủ của ông ta đã bỏ cuộc, chỉ còn lại Thượng nghị sĩ John McCain cạnh tranh cùng ông. Tôi rất ấn tượng với chiến dịch tranh cử của Bush kể từ khi tôi nhìn thấy ông lần đầu tiên đọc rất dõng dạc bài phát biểu mang "màu sắc trung hữu" tại một khu trang trại ở Iowa. Tôi nghĩ bài phát biểu đó được trình bày rất tốt, hầu như chỉ với một lập luận duy nhất ông đã khiến những cử tri còn do dự bỏ phiếu chống chính phủ với tỷ lệ phiếu thuận là 65%. Ồng ấy không thể phủ nhận một thực tế là chúng tôi đã tạo thêm được triệu việc làm, nền kinh tế đất nước vẫn tiếp tục tăng trưởng và tội phạm tiếp tục giảm trong bảy năm liên tiếp. Nên thay vì phủ nhận ông đã gửi một thông điệp "trung hữu" tới những cử tri còn do dự là: "Tôi sẽ tạo cho các bạn những điều kiện tốt như các bạn đang được hưởng bây giờ, với một bộ máy chính qụyền gọn nhẹ hơn và cắt giảm nhiều thuế hơn. Các bạn có muốn như thế không?". Trong hầu hết các vấn đề, Bush đồng thuận với những nghị sĩ phái Cộng hòa bảo thủ mặc dù ông ta vẫn chỉ trích chính sách ngân quỹ gây khó khăn cho người nghèo bởi lẽ chính sách này tăng thuế đối với những người có thu nhập thấp bằng cách cắt giảm Tín dụng Thuế thu nhập trong khi lại giảm thuế cho những người Mỹ giàu có.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 07:46:57 pm
        Mặc dù Bush là một nhà chính trị rất đáng gờm và hai Phó tổng thống trước đây là Martin Van Buren và George H. W. Bush đều đã thắng cử trực tiếp sau nhiệm kỳ Phó tổng thống, tôi vẫn nghĩ Al Gore sẽ thắng, bởi lẽ đất nước đang trong thời kỳ phát triển ổn định và chính quyền chúng tôi được ủng hộ rất mạnh. Các phó tổng thống khi tham gia tranh cử vị trí tổng thống đều phải đối mặt với hai vấn đề: hầu hết mọi người đều không biết họ đã làm được những gì và không tin tưởng rằng họ có thể hoàn thành tốt công việc lãnh đạo, và họ thường bị coi là người thứ hai. Tôi đã làm mọi thứ mà tôi nghĩ rằng có thể giúp cho Al tránh được những khó khăn này bằng cách giao cho anh ấy rất nhiều nhiệm vụ quan trọng và đảm bảo rằng anh được quần chúng ghi nhận những đóng góp vô cùng có giá trị trong các thành công của chúng tôi. Tuy vậy, mặc dù không thể phủ nhận Al Gore là phó tổng thống năng động và có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhưng giữa nhận thức và thực tế vẫn tồn tại một khoảng cách lớn.

        Thách thức lớn nhất đối với Al Gore là phải chứng tỏ được sự độc lập của anh trong khi vẫn tận dụng được những thành quả của chúng tôi. Anh ấy nói là mình không đồng tình với việc cư xử cá nhân của tôi nhưng vẫn rất tự hào về những thành quả chúng tôi đã làm được cho nhân dân Mỹ. Giờ đây tôi nghĩ anh ấy nên nói rằng dù cho tổng thống kế tiếp là ai đi nữa, thay đổi là điều không thể tránh khỏi; câu hỏi đặt ra với cử tri là liệu chúng tôi có tiếp tục đường lối đổi mới đúng đắn hay lại quay ngược trở lại những chính sách sai lầm trong quá khứ. Thống đốc Bush rõ ràng đang phát động một sự quay trở lại nền kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp lớn. Nước Mỹ đã cố gắng theo đuổi chính sách đó trong 12 năm, còn theo chính sách kinh tế của chúng tôi trong bảy năm. Chính sách của chúng tôi có hiệu quả hơn và chúng tôi có bằng chứng cho điều đó.

        Cuộc vận động tranh cử đã cho Al một cơ hội nhắc nhở các cử tri rằng tôi đang chuẩn bị ra đi, còn những người Cộng hòa từng dùng biện pháp bôi nhọ và từng ủng hộ Starr thì được ở lại. Nước Mỹ cần một tổng thống dám đương đầu với những người đó thay vì để cho họ lạm quyền như họ đã làm, hoặc áp dụng kiểu chính sách hà khắc mà tôi đã ngăn chặn kịp trong cuộc đấu về ngân sách, mà theo họ thì nên bắt đầu bằng việc đóng cửa chính phủ đi cho rồi. Có vô vàn các minh chứng trong vòng chưa đầy một năm cho thấy nếu cử tri nhìn nhận bầu cử là một sự lựa chọn cho tương lai và nhớ lại những việc mà đảng Cộng hòa đã làm chắc chắn lợi thế thuộc về phe Dân chủ.

        Khi một số người trong giới báo chí bắt đầu xoáy vào giả thuyết là vì tôi mà Al sẽ thua trong cuộc bầu cử này, tôi đã có một cuộc nói chuyện rất hài hước với anh ấy qua điện thoại. Tôi nói tôi chỉ quan tâm làm sao cho anh ấy chiến thắng, và tôi nghĩ nếu có ích cho việc đó thì tôi sẵn sàng ngồi ở bậc thềm toà soạn tờ Washington Post và để Al dùng roi bò mà quất tôi. Anh ấy còn đùa: "Có lẽ chúng ta nên trưng cầu dân ý việc này". Tôi cười và nói: "À, thế thì trưng cầu luôn xem để tôi mặc áo hay không mặc thì tốt hơn".

        Ngày 12 tháng 10, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự do tướng Musharraf đứng đầu. Ông này cũng là người đã chỉ đạo lực lượng vũ trang Pakistan vượt qua Đường biên giới kiểm soát ở Kashmir. Tôi rất e ngại rằng thể chế nền dân chủ đã bị ảnh hưởng và thúc giục phải khôi phục lại việc phe dân sự nắm quyền ngay lập tức. Việc nắm quyền của Musharraf đem lại một kết quả ngay lập tức: hủy chương trình gửi lính đặc nhiệm sang Afghanistan để bắt hoặc giết Osama Bin Laden.

        Giữa tháng đó, Ken Starr tuyên bố xuống nước, ủy ban đặc biệt của thẩm phán Sentelle thay thế ông bằng Robert Ray, vốn là nhân viên của Starr và trước đó đã hoạt động trong đội của Donald Smaltz trong thời gian nhóm này thất bại trong việc buộc tội Mike Espy. Gần cuối nhiệm kỳ của tôi, Ray cũng muốn xông ra giành phần mình: ông ta đòi tôi phải viết một tuyên bố thừa nhận tôi đã nói dối khi đưa ra lời khai, đòi tôi đồng ý tạm ngưng chứng chỉ luật pháp của tôi để đổi lại việc Ray ngưng việc điều tra của nhóm công tố viên độc lập. Tôi nghĩ chắc ông ta sẽ chẳng khởi tố tôi, bởi lẽ ủy ban công tố lưỡng đảng đã chứng thực trong phiên toà truất phế tôi rằng không một công tố viên có trách nhiệm nào lại đi làm như vậy. Nhưng tôi phải tiếp tục cuộc sống của riêng tôi và không muốn làm rắc rối thêm sự nghiệp chính trị mới của Hillary. Tuy nhiên, tôi không thể đồng tình với việc buộc tội tôi cố ý đưa ra lời khai giả bởi lẽ tôi không tin tôi đã làm điều này. Sau khi đọc kỹ lại lời khai của tôi và tìm ra một vài ví dụ trong đó tôi đã đưa ra một số câu trả lời không chính xác, tôi tuyên bố với Ray rằng mặc dù tôi đã cố gắng đưa ra lời khai hợp pháp, một số câu trả lời của tôi là sai. Ông ta chấp nhận lời tuyên bố này. Sau gần sáu năm và tiêu tốn 70 triệu đôla tiền đóng thuế, vụ Whitewater cuối cùng cũng chấm dứt.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 07:53:35 pm
        Không phải ai cũng muốn đòi phần của mình. Giữa tháng đó, tôi mời bạn học thời trung học đến Nhà Trắng để kỷ niệm họp lớp lần thứ 35 - tôi cũng đã tổ chức một lần năm năm trước đây, kỷ niệm 30 năm họp lớp. Tôi rất yêu quý những năm tháng học trung học của tôi và luôn muốn gặp mặt bạn học cũ. Trong dịp này, một số bạn bè nói với tôi là cuộc sống của họ đã khá hơn trong vòng bảy năm vừa qua. Con trai một người trong số họ còn nói rằng cháu nghĩ tôi là một tổng thống tốt, nhưng "điều cháu tự hào nhất về chú là khi chú đương đầu với những lời cáo buộc bôi nhọ". Tôi thường nghe thấy điều này từ những người cảm thấy cần sự giúp đỡ của người khác khi họ đối mặt với những lỗi lầm và rủi ro của chính bản thân họ; có lẽ việc tôi tiếp tục đứng vững phần nào đánh đúng vào tình cảm của họ bởi lẽ đó chính là những gì họ cần phải làm.

        Đến cuối tháng, một thượng nghị sĩ bỏ phiếu phản đối thông qua tại nghị viện và giết chết cuộc cải cách tài chính một lần nữa; chúng tôi kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Mỹ lần thứ năm với 150.000 binh sĩ Mỹ; Hillary và tôi chủ trì Hội nghị Từ thiện Nhà Trắng với hy vọng sẽ tăng số lượng và ảnh hưởng của việc gây quỹ từ thiện; và chúng tôi tổ chức sinh nhật của Hillary tại buổi lễ "Broadway cho Hillary" để gợi nhớ lại những việc mà các ngôi sao Broadway đã làm cho tôi kể từ năm 1992 trở lại đây.

        Tôi mở đầu tháng 9 với việc đi Oslo, nơi đã khởi đầu các cuộc đàm phán giữa người Israel và Palestine, để tham gia lễ kỷ niệm lần thứ tư ngày Yitzhak Rabin bị ám sát, tưởng nhớ ông và tham gia cùng các bên cống hiến cho tiến trình hòa bình. Thủ tướng Na Uy Kjell Bondevik cho rằng lễ kỷ niệm tại Oslo sẽ thúc đẩy tiến trình hòa bình tiếp tục đi tới. Đại sứ của chúng tôi, David Hermelin, người mang hai dòng máu Na Uy và Do Thái, đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình bằng cách phục vụ món xúc xích nóng kẹp bánh mỳ theo chế độ ăn kiêng cho cả Barak và Arafat. Shimon Peres và Leah Rabin cũng tham dự buổi lễ. Buổi lễ kỷ niệm đã đạt được kết quả như mong muốn, mặc dù tôi tin cả Barak và Arafat đều muốn hoàn tất tiến trình hòa bình và sẽ thực hiện điều này vào năm 2000.

        Trong thời gian này, một số thành viên báo chí bắt đầu hỏi tôi về những thành quả mà nhiệm kỳ tổng thống của tôi đã làm được. Liệu tôi có được biết đến nhờ việc tôi đem lại thịnh vượng, hòa bình hay không? Tôi cố gắng đưa ra câu trả lời không chỉ cho thấy những thành quả đã đạt được mà còn thể hiện khả năng và một cộng đồng mà tôi muốn nước Mỹ sẽ đạt được. Tuy vậy, sự thực là tôi không có đủ thời gian để nghĩ về những điều như vậy. Tôi muốn tiếp tục thúc đẩy sự phát triển cho đến những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ. Những thành quả của nhiệm kỳ sẽ tự nó tồn tại,có thể sẽ còn tồn tại một thời gian dài sau khi tôi qua đời.

        Ngày 4 tháng 11, tôi bắt đầu chuyến đi đến các thị trường mới khác, lần này tới Newark, Hartford và Hermitage, Arkansas, một thị trấn nhỏ nơi tôi đã cố gắng nâng cao điều kiện sống cho công nhân nhập cư chế biến cà chua cuối những năm 70. Chuyến đi kết thúc tại Chicago với Jesse Jackson và Chủ tịch hạ viện Hastert, những người đã quyết định ủng hộ sáng kiến của tôi. Jesse trông thật lộng lẫy trong một bộ complet sọc nhỏ và tôi đùa ông ấy là ông ta mặc diện "như một người Cộng hòa tân thời" với ngài Chủ tịch hạ viện. Tôi được khuyến khích rất nhịều bởi sự ủng hộ của Hastert và tin tưởng rằng chúng tôi sẽ thông qua được dự luật trong năm tới.

        Trong tuần thứ hai của tháng, tôi tham gia cùng Al From cuộc họp trực tuyến cấp tổng thống đầu tiên tại tòa thị chính. Kể từ khi tôi là tổng thống, số lượng trang web đã tăng từ 50 lên tới 90 triệu trang và các trang mới đang tăng thêm với tốc độ 100.000 trang/giờ. Chương trình phần mềm nhận giọng nói chuyển câu trả lời của tôi thành văn bản ngày nay đã trở thành thói quen hàng ngày nhưng trước đây thì chỉ là một ý tưởng kỳ quặc. Hai người đã hỏi tôi rằng tôi định làm gì sau khi rời Nhà Trắng. Tôi cũng chưa rõ câu trả lời thế nào, nhưng tôi đã bắt đầu có những dự định cho việc mở một thư viện tổng thống của tôi.

        Tôi đã nghĩ rất nhiều về thư viện và những vật trưng bày trong suốt những năm tôi làm tổng thống. Mỗi tổng thống đều phải lập các quỹ để xây dựng nên thư viện của mình, cùng với một khoản tiền để duy trì cơ sở vật chất. Cục Lưu trữ Quốc gia sau đó sẽ cung cấp nhân sự sắp xếp và chăm nom sách vở. Tôi đã miệt mài nghiên cứu một số công trình kiến trúc và đến thăm nhiều thư viện tổng thống khác. Phần đông những người đến thăm đều tới xem những vật trưng bày, nhưng công trình phải được xây dựng sao cho bảo vệ được sổ sách, hồ sơ lưu trữ bên trong. Tôi muôn không gian trưng bày là một không gian mở, trang trí đẹp và nhiều ánh sáng, và tôi muốn những tài liệu trưng bày thể hiện được xu hướng phát triển của nước Mỹ trong thế kỷ 21.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 07:59:46 pm
        Tôi chọn Jim Polshek và công ty của anh thiết kế cho công trình của tôi, chủ yếu là do tôi thích thiết kế Trung tâm Hoa hồng của Trái đất và Vũ trụ của anh tại New York, một kết cấu khổng lồ bằng kính và thép với một quả cầu lớn bên trong. Tôi yêu cầu Ralph Applebaum làm phần trưng bày giúp tôi bởi lẽ tôi nghĩ công trình của anh ấy tại Bảo tàng Holocaust tại Washington là công trình tuyệt nhất mà tôi đã từng xem. Tôi bắt đầu công việc với cả hai người. Trước khi kết thúc công việc, Polshek có lẽ phải nói rằng tôi là khách hàng kinh khủng nhất của anh từ trước tới nay: nếu anh chờ sáu tháng rồi mới đến gặp tôi với chỉ một chút thay đổi nhỏ trong bản vẽ, tôi cũng sẽ nhận ra và hỏi anh về điều đó.

        Tôi muốn đặt thư viện tại Little Rock bởi lẽ tôi cảm thấy tôi cần phải làm điều này cho bang quê hương tôi và bởi vì tôi nghĩ thư viện cần phải ở trung tâm nước Mỹ (về mặt địa lý -ND) nơi mọi người dù chưa hề đến Washington hay New York cũng có thể đến thẳng thư viện này. Thành phố Little Rock, dưới sáng kiến của Thị trưởng Jim Dailey và thành viên ban quản trị thành phố, Tiến sĩ Dean Kumpuris, đã cấp 27 héc-ta đất dọc sông Arkansas tại khu vực phố cổ vốn đã được tái sinh và không quá xa Thủ phủ cũ của bang nơi in dấu rất nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc đời tôi.

        Ngoài việc xây dựng thư viện, tôi biết tôi còn muốn viết một cuốn sách về cuộc đời và nhiệm kỳ tổng thống của tôi và tôi muốn làm việc cật lực trong vòng ba hoặc bốn năm để trang trải các chi phí kiện tụng liên quan đến mình, mua nhà mới - hai ngôi nhà, nếu Hillary thắng trong cuộc chạy đua vào quốc hội - và để dành tiền cho Hillary và Chelsea. Sau đó tôi muốn dành trọn cuộc đời mình để phục vụ cộng đồng. Jimmy Carter đã thực sự thay đổi khi ông kết thúc nhiệm kỳ tổng thống và tôi nghĩ tôi cũng có thể làm được điều đó.

        Giữa tháng, vào cái ngày tôi bắt đầu chuyến công du 10 ngày thăm Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ý, Bulgaria và Kosovo, tôi hoan nghênh tuyên bố của Kofi Annan rằng Tổng thống Glafcos Clerides của Đảo Síp và nhà lãnh đạo Rauf Denktash của người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu khởi động "những cuộc hội đầm thân mật" tại New York vàó đầu tháng 12. Đảo Síp giành độc lập từ nước Anh từ năm 1960. Năm 1974, Tổng thống Đảo Síp, Tổng Giám mục Makarios bị phế truất sau cuộc đảo chính của chính quyền quân đội Hy Lạp. Để đáp trả, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa quân vào đảo để bảo vệ những người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ, chia đất nước thành hai nửa và thành lập khu tự trị của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tại khu phía bắc. Nhiều người Hy Lạp ở khu vực phía bắc Đảo Síp đã phải rời bỏ nhà của họ và chuyển xuống khu vực phía nam. Đảo Síp bị phân tách thành hai nửa từ đó đến nay và quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ky Lạp vẫn tiếp tục căng thẳng ở mức độ cao. Hy Lạp muốn quân đội Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi đảo Síp và tìm kiếm một giải pháp ít nhất cho phép người Hy Lạp được trở về sinh sống ở miền bắc. Tôi đã cố gắng giải quyết vấn đề trong nhiều năm và hy vọng những nỗ lực của ngài Tổng thư ký Liên hiệp quốc sẽ thành công. Tuy nhiên, mong muốn đó đã không thực hiện được, và tôi kết thúc nhiệm kỳ trong nỗi tnât vọng rằng đảo Síp vẫn là một mối cản trở trong việc hòa giải Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu vẫn chưa thể hoàn toàn thu nhận Thổ Nhĩ Kỳ.

        Cuối cùng chúng tôi cũng đã đạt được thỏa thuận với những nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa về ba trong số những điểm ưu tiên ngân sách quan trọng của tôi: hỗ trợ tài chính cho 100.000 giáo viên mới, nhân đôi số chương trình hỗ trợ trẻ em sau khi tốt nghiệp phổ thông và cuối cùng là trả nợ cho Liên hiệp quốc. Ở một giới hạn nào đó, Madeleine Albright và Dick Holbrooke đã làm được việc này với Jesse Helms và những người theo chủ nghĩa hoài nghi khác trong Liên hiệp quốc. Dick đã phải mất nhiều thời gian hơn với tiến trình hòa bình tại Bosnia, nhưng tôi tín chắc rằng không ai khác có thể làm được việc đó như ông ấy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 08:05:48 pm
        Hillary, Chelsea và tôi đến Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện chuyến đi thăm năm ngày, một chuyến đi dài ngày hiếm có. Tôi muốn ủng hộ người Thổ sau hai trận động đất kinh hoàng và dộng viên họ tiếp tục hợp tác với Mỹ và châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh của NATO và luôn mong muốn được Liên minh châu Âu (EU) tiếp nhận, tôi đã luôn ủng hộ nhiệt tình việc này trong suốt những năm vừa qua. Đây là một trong số ít những quốc gia mà sự phát triển trong tương lai sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình thế giới thế kỷ 21. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ có thể giải quyết vấn đề đảo Síp với Hy Lạp, đạt được một sự thỏa hiệp với những người Kurd thiểu số cứng đầu và bất mãn, và duy trì được bản sắc dân tộc của họ như là một nền dân chủ Hồi giáo đã tồn tại lâu đời, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ trở thành một cửa ngõ của phương Tây hướng ra vùng Trung Đông mới. Nếu hòa bình ở Trung Đông bị ảnh hưởng bời làn sóng đang dâng cao của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, thì một nước Thổ Nhĩ Kỳ ổn định, dân chủ sẽ có thể trở thành một bức tường thành vững chãi ngăn cản sự lan rộng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan này vào châu Âu.

        Tôi rất vui mừng khi được gặp lại Tổng thống Demirel. Ông là một người biết nhìn xa trông rộng và mong muốn Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cầu nối giữa Đông và Tây. Tôi đã truyền đạt lại cách nhìn đó tới Thủ tướng Bulent Ecevit và Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, thúc giục họ chống lại chủ nghĩa biệt lập và chủ nghĩa dân tộc bằng cách giải quyết những vấn đề của họ với người Kurd và Hy Lạp và tiến tới trở thành thành viên của EU.

        Ngày hôm sau, tôi đưa ra những luận điểm tương tự với những nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tại Istanbul sau khi dừng tại thành phố gần Izmit để gặp những nạn nhân của trận động đất đang phải sống trong lều tạm ở đây. Chúng tôi đến thăm một số gia đình đã mất tất cả trong trận động đất, và tôi gửi lời cảm ơn tới tất cả những quốc gia đã giúp đỡ những nạn nhân, bao gồm cả Hy Lạp. Không lâu sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp cũng phải chịu một trận động đất, và những người Thổ cũng giúp đỡ lại nạn nhân của Hy Lạp. Nếu những trận động đất có thể giúp con người xích lại gần nhau hơn, thì họ cũng có thể hợp tác với nhau khi mặt đất ngừng rung chuyển.

        Chuyến đi thăm của tôi trở thành chuyến đi thăm dành trọn cho người Thổ Nhĩ Kỳ khi tôi đến thăm nạn nhân của trận động đất. Khi tôi ôm một đứa trẻ trong tay, bé với tay và nắm mũi tôi, giống hệt như cách Chelsea vẫn hay làm khi nó còn bé. Một nhiếp ảnh gia đã chụp được cảnh đó và bức ảnh đã lên khắp các mặt báo Thổ Nhĩ Kỳ ngày hôm sau. Một trong các bài báo có tiêu đề "Ông ấy là một người Thổ!".

        Sau khi gia đình chúng tôi đến thăm tàn tích Ephesus, bao gồm cả một trong những thư viện lớn nhất trong thế giới La Mã và một giảng đường mở nơi Thánh Paul đã từng giảng đạo, tôi tham gia một cuộc họp của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu. Bao gồm 54 quốc gia, tổ chức này được thành lập năm 1973 nhằm mục tiêu phát triển dân chủ, thúc đẩy nhân quyền và thực thi pháp luật. Trong cuộc họp, chúng tôi đã ủng hộ Hiệp ước Ổn định tại khu vực Balkan và một giải pháp cho khủng hoảng đang lớn dần tại Chechnya, giải pháp này sẽ chấm dứt khủng bố nhằm vào Nga và việc lạm dụng vũ lực để đàn áp những lực lượng dân thường người Chechnya. Tôi cũng ký một thỏa thuận với những lãnh đạo của Kazakhstan, Turkmenistan, Azerbaijan và Georgia cam kết rằng Mỹ sẽ hỗ trợ cho việc phát triển hai đường ống dẫn dầu từ biển Caspi vào phương Tây mà không phải đi qua Iran. Tùy theo tương lai mà Iran lựa chọn theo đuổi, thỏa thuận về đường ống dẫn dầu này có thể sẽ đem lại một tương lai ổn định vững chắc cho cả những nước sản xuất và tiêu thụ dầu.

        Tôi hết sức ngạc nhiên về Istanbul với bề dày lịch sử của nó. Đây đã từng là thủ phủ của cả đế chế Ottoman và đế chế La Mã tại phương Đông. Với nỗ lực nhằm thúc đẩy hòa giải, tôi đến thăm Tổng giám mục Giáo hội Cơ đốc chính thống, ngài Bartholomew của Constantinople và yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ cho mở lại các tu viện của Giáo hội Cơ đốc chính thống tại Istanbul. Giáo trưởng tặng tôi một cuộn giấy rất đẹp trong đó ghi lại một đoạn Kinh thánh mà ông được biết là tôi thích nhất, trích từ chương 11 của kinh Hebrews. Đoạn trích mở đầu rằng: "Niềm tin là sự bảo đảm cho những điều được hy vọng, là vật chứng cho những gì chưa được nhìn thấy".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 08:13:29 pm
        Trong thời gian tôi ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nhà Trắng và quốc hội đã ký thỏa thuận về vấn đề ngân sách cùng với những sáng kiến về giáo dục của tôi. Thỏa thuận này sẽ cho phép hỗ trợ về kinh phí cho nhiều cảnh sát hơn, hỗ trợ cho sáng kiến về tài sản đất đai kế thừa, cho những cam kết của chúng tôi về hiệp ước sông Wye và sáng kiến mới về xóa nợ cho những nước nghèo nhất. Phe Cộng hòa cũng đồng ý từ bỏ những điều khoản rất có hại cho việc bảo vệ môi trường của họ đối với các dự luật chuyên môn.

        Đồng thời, chúng tôi còn nhận được những tin tốt lành từ Bắc Ireland. George Mitchell đã đạt được một thỏa thuận với các bên để tiếp tục tiến trình với một chính phủ mới và giải trừ quân bị với sự hỗ trợ của Tony Blair và Bertie Ahern. Bertie đang ở Thổ Nhĩ Kỳ cùng với tôi khi chúng tôi nhận được tin.

        Tại Athens, sau khi thực hiện chuyến đi thăm vào buổi sáng sớm tới Acropolis vô cùng cảm động cùng Chelsea, và tuyên bố công khai sự tiếc nuối của Mỹ đã ủng hộ chính quyền phản dân chủ hà khắc cầm quyền tại Hy Lạp năm 1967, tôi tái khẳng định cam kết của tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm một giải pháp công bằng cho vấn đề đảo Síp như là một điều kiện cho việc trở thành thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ và cảm ơn Thủ tướng Costas Simitis vì đã luôn là đồng minh trong vấn đề Kosovo. Do người Hy Lạp và người Serbia cùng có chung tín ngưỡng Cơ đốc giáo chính thống, ngài thủ tướng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tôi rời cuộc họp cảm thấy vững tâm hơn khi nhận thấy sự cởi mở của ngài thủ tướng về vấn đề hòa giải với Thổ Nhĩ Kỳ và về khả năng nước này gia nhập EU nếu vấn đề Đảo Síp được giải quyết. Một phần nữa khiến tôi vững tin là do Bộ trưởng Ngoại giao của hai nước, George Papandreou và Ismael Cem đều còn trẻ, có cách nhìn hướng về tương lai và hai người đang cộng tác với nhau để hướng tới một tương lai chung - con đường duy nhất có thể giải quyết vấn đề.

        Từ Hy Lạp, tôi bay tới Florence, nơi Thủ tướng D'Alema đang chủ trì các cuộc hội thảo Con đường thứ ba khác của chúng tôi. Cuộc hội thảo này mang đậm chất Ý khi Andrea Bocelli cất tiếng hát tại bữa tiệc chiêu đãi và diễn viên từng đoạt giải Oscar là Roberto Benigni kéo chúng tôi lại gần với nhau. Ông và D'Alema là hai người thực sự hợp với nhau - hai người đàn ông gầy guộc, nhiều cảm xúc và đam mê luôn tìm cách gây chuyện cười. Khi tôi gặp Benigni, ông nói: "Tôi yêu ngài!" và nhảy vào vòng tay của tôi. Tôi nghĩ có lẽ tôi nên đặt văn phòng tại Ý; tôi luôn yêu quý nơi này.

        Cho đến nay, đây là cuộc họp Con đường thứ ba quan trọng nhất của chúng tôi. Tony Blair, nhà lãnh đạo EU - Romano Prodi, Gerhard Schroeder, Fernando Henrique Cardoso và Thủ tướng Pháp Lionel Jospin đều tham dự cuộc họp khi chúng tôi bàn về việc đưa ra một quyết định đồng thuận để phát triển chính sách đối nội và đối ngoại trong thế kỷ 21, và cải cách hệ thống tài chính quốc tế nhằm giảm thiểu khủng hoảng tài chính và tăng cường nẽ lực trong việc phát triển các lợi ích và giảm các gánh nặng do toàn cầu hóa đem lại.

        Ngày 22, tôi và Chelsea bay tới Bulgaria, trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm đất nước này. Trong bài phát biểu trước 30.000 người trong không gian được thắp sáng rực rỡ của Thánh đường Alexander Nevsky, tôi cam kết sự hỗ trợ của nước Mỹ đối với việc gìn giữ nền hòa bình mà nhân dân Bulgaria rất khó khăn mới giành được, đối với việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và ủng hộ tư cách thành viên NATO của Bulgaria.

        Chặng dừng chân cuối cùng của tôi trước khi về nhà dự lễ Tạ ơn là Kosovo, nơi Madeleine Albright, Wes Clark và tôi được đón tiếp rất ầm ĩ. Tôi phát biểu trước một nhóm thị dân luôn cố ngắt lời phát biểu của tôi bằng cách gào tướng tên tôi lên. Tôi rất ghét bị người khác gây khó chịu, nhưng tôi cố gắng khiến họ phải nghe lời cầu khẩn của tôi rằng đừng đem những điều oán giận về những lỗi lầm trong quá khứ để trả thù những người Serbia thiểu số. Đây là một luận điểm mà tôi đã nói rõ rất riêng tư với những nhà lãnh đạo của nhiều phái khác nhau dính líu đến điểm nóng Kosovo. Cuối ngày hôm đó, tôi tới Trại Bondsteel để nói lời cảm ơn tới binh sĩ và dự bữa ăn tôi kỷ niệm ngày lễ Tạ ơn sớm với họ. Họ rất tự hào về những gì họ đã làm, nhưng Chelsea lại có ấn tượng sâu sắc với những anh lính trẻ nhiều hơn cả tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 08:19:46 pm
        Trong thời gian thực hiện chuyến viễn du, tôi cử Charlene Barshefsky và Gene Sperling tới Trung Quốc để cố gắng kết thúc đàm phán với Trung Qíìốc về tiến trình gia nhập WTO. Thỏa thuận phải đủ mức khiến cả hai chúng tôi thông qua đạo luật thiết lập quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Trung Quốc. Sự hiện diện của Gene sẽ đảm bảo rằng Trung Quốc có thể hiểu là tôi vẫn đang ủng hộ cuộc đàm phán. Những cuộc đàm phán vẫn luôn rất càng thẳng cho đến những phút cuối cùng, khi chúng tôi đạt được sự đảm bảo chống bán phá giá và các làn sóng nhập khẩu và tiếp cận được thị trường ôtô, điều sẽ khiến thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ tại Michigan, ông Sandy Levin, ủng hộ. Việc ông ấy ủng hộ sẽ đảm bảo việc quốc hội thông qua PNTR, và như vậy mới bảo đảm Trung Quốc có thể gia nhập WTO. Gene và Charlene đã hoàn thành công việc một cách xuất sắc.

        Ngay sau lễ Tạ ơn, đảng của những người theo chủ nghĩa Hợp nhất người Ulster của David Trimble đã thông qua thỏa thuận hòa bình mới, và chính phủ Bắc Ireland mới được thành lập với David Trimble là Bộ trưởng thứ nhất và Seamus Mallon của đảng Xã hội Dân chủ và Lao động do John Hume đứng đầu là Thứ trưởng thứ nhất. Martin McGuinness của Sinn Fein được chỉ định làm Bộ trưởng Giáo dục. Đây là điều không ai dám nghĩ đến trước đó không lâu.

        Tháng 12, khi những thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới gặp mặt tại Seattle, khu vực trung tâm thành phố đã náo loạn bởi những cuộc biểu tình bạo lực của những lực lượng phản đối toàn cầu hóa. Tuy nhiên, tôi vẫn nói với những đại biểu tham gia hội nghị rằng hầu hết các cuộc diễu hành đều diễn ra trong hòa bình, và những lời trách móc đều chính đáng. Quá trình tiến tới phụ thuộc lẫn nhau là không thể đảo ngược, nhưng WTO đáng ra nên cởi mở hơn và nhạy cảm hơn đối với các vấn đề thướng mại và môi trường; và các nước giàu được hưởng lợi từ toàn cầu hóa cần phải chia sẻ những lợi ích của họ với nửa kia của thế giới vẫn còn đang phải sống với chưa đầy hai đôla một ngày. Sau hội nghị ở Seattle sẽ còn có nhiều cuộc biểu tình khác tại các cuộc hội nghị quốc tế về tài chính. Tôi tin là họ sẽ vẫn còn tiếp tục cho đến khi nào chúng tôi giải quyết được mối quan tâm của những người cảm thấy mình bị bỏ rơi và bị tụt hậu phía sau.

        Đầu tháng 12, tôi đã có thể tuyên bố rằng sau bảy năm, nền kinh tế của chúng tôi giờ đây đã tạo ra được hơn 20 triệu việc làm, 80% trong số đó là những việc được trả lương trên mức trung bình, với tỷ lệ thất nghiệp trong bộ phận người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha thấp nhất từ trước đến nay; tỷ lệ thất nghiệp nữ thấp nhất kể từ năm 1953 trở lại đây (trước đây chỉ có một bộ phận rất nhỏ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động).

        Ngày 6 tháng 12, tôi được tiếp một vị khách rất đặc biệt: cậu bé 11 tuổi Fred Sanger đến từ St. Louis. Fred và bố mẹ cậu đến thăm tôi cùng với những người đại diện của tổ chức Make-a-Wish (Hãy ước mơ), tổ chức được thành lập để giúp đỡ những trẻ em bị bệnh nặng có thể hoàn thành được ước nguyện của mình. Fred bị bệnh tim và em không mấy khi được ra ngoài chơi. Em thường xem tin tức và điều đáng ngạc nhiên là em biết rất nhiều về công việc của tôi. Chúng tôi có một cuộc nói chuyện thật thú vị và giữ liên lạc với nhau một thời gian sau đó. Trong tám năm nhiệm kỳ của tồi, những người của tổ chức Hãy ước mơ đã đưa 47 em đến gặp tôi. Được gặp những đứa trẻ này tôi thật là vui và chúng nhắc tôi nhớ lại lý do tại sao tôi muốn trở thành tổng thống.

        Trong tuần thứ hai của tháng, sau cuộc nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Assad, tôi đã tuyên bố rằng trong vòng một tuần Israel và Syria sẽ nối lại đàm phán tại Washington tại một địa điểm sẽ được quyết định, nhằm mục tiêu đạt được thỏa thuận chung càng sớm càng tốt.

        Ngày 9, tôi quay trở lại Worcester, Massachusetts, thành phố đã từng chào đón tôi trong những ngày đen tối hồi tháng 8 năm 1998, đê tham dự tang lễ của sáu người lính cứu hỏa đã chết trong khi làm nhiệm vụ. Tin buồn đau đớn này đã gây kích động công chúng và tất cả những người lính cứu hỏa Mỹ; hàng trăm lính cứu hỏa trên toàn quốc và cả ở nước ngoài đã đến tụ tập ở trung tâm hội nghị thành phố, một lời nhắc nhở chua xót rằng tỷ lệ tử vong của những người lính cứu hoả thậm chí còn cao hơn cả cảnh sát.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 08:24:40 pm
        Một tuần sau lễ Kỷ niệm FDR, tôi ký thông qua luật mở rộng lợi ích của chương trình Medicare và chương trình Medicaid đối với đối tượng người tàn tật tham gia trong lực lượng lao động. Đây là bộ luật quan trọng nhất đối với cộng đồng những người khuyết tật kể từ khi sau khi thông qua Đạo luật về Người tàn tật của Mỹ, cho phép những người bị nhiễm AIDS trong tình trạng không thể bảo hiểm được, bị loạn dưỡng cơ, bệnh nhân Parkinson, bệnh nhân tiểu đường hoặc bị tàn tật chân tay được "mua phần" trong chương trình Medicare Đạo luật này sẽ thay đổi chất lượng cuộc sống của rất nhiều người, giúp họ có khả năng kiếm sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Đây là một phần thưởng dành cho quãng thời gian làm việc chăm chỉ của những nhà hoạt động tàn tật, đặc biệt là bạn tôi, Justin Dart, một người Cộng hòa Wyoming luôn gắn chặt với chiếc xe lăn và chưa bao giờ rời xa cái mũ và đôi ủng cao bồi của mình.

        Trong suốt dịp giáng sinh, chúng tôi đều háo hức mong đợi đến đêm giao thừa và đón chào thiên niên kỷ mới. Lần đầu tiên trong nhiều năm, gia đình chúng tôi phải bỏ qua kỳ nghỉ Cuối tuần Phục hưng để dự lễ đón chào thiên niên kỷ mới tại Washington. Đây là một lễ kỷ niệm do cá nhân bỏ tiền tổ chức; bạn tôi Terry McAuliffe đã gây quỹ khoảng vài triệu đôla để chúng tôi có thể tạo cơ hội cho những người dân thường được tham gia các lễ hội, bao gồm cả hai ngày hoạt động gia đình quần chúng tại Học viện Smithsonian, và buổi tiệc dành cho trẻ em vào chiều ngày 31 và một buổi biểu diễn hòa nhạc và bắn pháo hoa tại khu Mall do Quincy Jones và Goerge Stevens chủ trì. Chúng tôi cũng tể chức một buổi ăn tối lớn ở Nhà Trắng, khách mời là những người rất thú vị trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, hàn lâm, quân sự và dân sự, và còn có cả khiêu vũ sau màn bắn pháo hoa ở Mali.

        Đó là một buổi tối rất tuyệt, nhưng tôi luôn ở trong tâm trạng căng thẳng trong suốt thời gian đó. Đội an ninh của chúng tôi đã luôn trong tình trạng báo động cao trong suốt nhiều tuần lễ do có rất nhiều những thông tin tình: báo cho rằng Mỹ sẽ có thể bị khủng bố tấn công. Đặc biệt kể từ sau vụ đánh bom vào đại sứ quán năm 1998, tôi luôn tập trung sự chú ý vào Bin Laden và những kẻ ủng hộ hắn trong Al Qaeda. Chúng tôi đã rà quét tất cả các phần tử Al Qaeda, bắt giữ những phần tử khủng bố, phá vỡ các âm mưu chống lại chúng tôi, và liên tục hối thúc Pakistan và Ảrập Xêút phải ép Afghanistan giao nộp Bin Laden. Hiện nay, với những cảnh báo mới này, Sandy Berger triệu tập tất cả nhân viên thuộc đội an ninh quốc gia tại Nhà Trắng hầu như mỗi ngày trong vòng một tháng.

        Một người đàn ông mang vật liệu chế tạo bom đã bị bắt khi đi qua biên giới Canada tại bang Washington; anh ta lên kế hoạch đặt bom sân bay Los Angeles. Hai nhóm khủng bố tại vùng đông bắc và một nhóm tại Canada đã bị phát hiện và triệt phá. Những cuộc tấn công được lên kế hoạch trước tại Jordan đã bị chặn đứng. Thiên niên kỷ mới đã đến với nước Mỹ trong sự chào đón tưng bừng và không có khủng bố, đây quả là một phần thưởng cho hàng ngàn con người đã làm việc chăm chỉ và có lẽ cũng là một chút may mắn nữa. Bất kể thế nào, trước thềm một năm mới, một thế kỷ mới, một thiên niên kỷ mới, tôi cảm thấy thật vui và biết ơn tất cả. Đất nước chúng ta đang trong giai đoạn phát triển thật tuyệt vời và chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới trong điều kiện rất thuận lợi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 08:33:22 pm

        54

     Hỉllarỵ và tôi bắt đầu ngày đầu tiên của thế kỷ mới và cũng là năm cuối nhiệm kỳ tổng thống của tôi với một bài phát biểu chung trên sóng phát thanh tới tất ca nhân dân Mỹ, bài phát biểu này cũng được truyền hình trực tiếp trên tivi. Chúng tôi tham dự tiệc cùng mọi người tại Nhà Trắng cho đến khoảng 2h30 sáng hôm sau và chúng tôi hơi mệt nhưng vẫn rất háo hức được ghi dấu kỷ niệm ngày này. Một lễ kỷ niệm đáng nhớ của khắp hành tinh đã diễn ra vào buổi tối hôm trước: hàng tỷ người xem tivi khi giao thừa đến đầu tiên tại châu Á, sau đó là châu Âu, rồi châu Phi, Nam Mỹ và cuối cùng là Bắc Mỹ. Nước Mỹ bước vào một thế kỷ mới của sự tuỳ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu với một sự kết hợp độc nhất vô nhị của thành công về kinh tế, đoàn kết xã hội, và tự chủ dân tộc, và với sự rộng mở, năng động và các giá trị dân chủ của chúng ta đang diễn ra trên toàn thế giới. Hillary và tôi nói rằng chúng ta, những người Mỹ, phải tận dụng tốt nhất cơ hội này để tiếp tục phát triển đất nước và nhân rộng những lợi ích cũng như chia sẻ những gánh nặng của thế giới trong thế kỷ 21. Đó cũng chính là những mục tiêu tôi sẽ hoàn thành trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ này.

        Bất chấp những xu thế của lịch sử, bảy năm nhiệm kỳ tổng thống của tôi đã đạt được rất nhiều thành công bởi lẽ chúng tôi luôn làm việc dựa trên lợi ích của quần chúng theo phương pháp phải chỉ ra sai lầm rồi bám sát theo lịch trình đã được vạch ra trong Thông điệp Liên bang; cũng như giải quyết các vấn đề và thách thức khi chúng xuât hiện. Hiện tượng xuống dốc trong nửa nhiệm kỳ sau của các nhiệm kỳ thứ hai mà các tổng thống khác thường hay gặp phải chưa xảy ra với tôi. Tôi quyết tâm không để nó xảy ra trong năm nay.

        Năm mới khiến tôi mất đi một người bạn cũ, bởi Boris Yeltsin đã từ chức, nhường vị trí cho người kế nhiệm Vladimir Putin. Yeltsin không bao giờ có thể hồi phục lại sức khỏe và thể lực ổn định như trước sau ca phẫu thuật tim, và ông ta tin rằng Putin đã sẵn sàng kế tục sự nghiệp của ông và có thể đảm nhiệm công việc nặng nhọc này. Boris cũng biết rằng việc tạo cơ hội cho người dân nước Nga thấy Putin làm việc như thế nào sẽ có thể tăng khả năng trúng cử cho Putin trong cuộc bầu cử sắp tới. Đây vừa là một bước đi rất thông minh, vừa láu cá, nhưng tôi sẽ rất nhớ Yeltsin. Vượt lên trên tất cả những vấn đề về sức khỏe và sự khó dự đoán đôi khi xảy ra, ông luôn là một nhà lãnh đạo dũng cảm và biết nhìn xa trông rộng. Chúng tôi tin tưởng lẫn nhau và đạt được nhiều thành công cùng với nhau. Vào ngày ông ấy từ chức, chúng tôi đã nói chuyện qua điện thoại khoảng 20 phút, và tôi có thể nói rằng ông ấy rất thoải mái với quyết định của mình. Ông rời vị trí khi ông đã sống và đã lãnh đạo theo cách của riêng mình.

        Ngày 3 tháng 1, tôi đến Shepherdstown, Tây Virginia, để khai mạc vòng đàm phán hòa bình giữa Syria và Israel. Ehud Barak đã hối thúc tôi liên tục để mở vòng đàm phán sớm vào đầu năm. Ông trở nên ngày càng mất kiên nhẫn về tiến trình hòa bình với Arafat, và không chắc chắn liệu những quan điểm khác biệt của hai bên về Jerusalem có được giải quyết hay không. Ngược lại, trước đây nhiều tháng ông nói với tôi, ông sẵn sàng giao lại cao nguyên Golan cho Syria với điều kiện Israel được đặt trạm cảnh báo sớm ở Golan và được độc lập về 1/3 nguồn nước tại hồ Tiberias hay còn được gọi là biển Galilee.

        Biển Galilee là một vùng nước đặc biệt có một không hai: phần đáy là nước mặn được nuôi dưỡng bởi các dòng nước ngầm, trong khi phần nước bên trên lại là nước ngọt. Vì nước ngọt nhẹ hơn nên cần phải chú ý khi khai thác nước không được hút nước quá sâu trong mỗi năm tránh để phần nước ngọt ở trên trở nên quá nhẹ không thể giữ phần nước mặn bên dưới. Nếu lượng nước ngọt xuống thấp tại một điểm nhất định, nước mặn có thể sẽ hòa vào phần nước ngọt và làm mất đi nguồn cung cấp nước ngọt vô cùng quan trọng đối với Israel.

        Trước khi bị ám sát, Yitzhak Rabin đã đưa ra một cam kết sẽ rút quân khỏi Golan từ ngày 4 tháng 7 năm 1967, và quay trở lại biên giới cũ vơi điều kiện những yêu cầu của Israel được đáp ứng. Cam kết này được đưa ra trong điều kiện tôi phải giữ kín cho đến khi nó được trình bày chính thức với Syria trong khuôn khổ một giải pháp trọn vẹn. Sau khi Yitzhak qua đời, Shimon Peres cũng đã tái khẳng định cam kết ngầm này và dựa trên cơ sở này chúng tôi đứng ra bảo trợ cho các cuộc đàm phán giữa người Sirya và Israel năm 1996 tại sông Wye. Peres muốn tôi ký hiệp ước an ninh với Israel nếu nước này chịu từ bỏ Golan, một ý tưởng mà sau này Netanyahu cũng gợi ý với tôi và được nâng cấp một lần nữa bởi Barak. Tôi nói với họ tôi rất sẵn lòng làm điều đó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Tư, 2016, 08:41:29 pm
        Dennis Ross vậ nhóm chúng tôi đã đạt được nhiều tiến triển cho đến khi Bibi Netanyahu đánh bại Peres trong cuộc bầu cử diễn ra giữa lúc các hoạt động khủng bố đang đột ngột lan rộng. Sau đó thì các cuộc đàm phán của Syria bắt đầu chùng lại. Giờ đây Barak muốn khởi động lại các cuộc đàm phán mặc dù ông vẫn chưa sẵn sàng khẳng định lại chính xác từng lời trong cam kết ngầm của Rabin.

        Barak phải đấu tranh với những cử tri hoàn toàn khác so với thời của Rabin. Bây giờ có quá nhiều người nhập cư và đặc biệt là người gốc Nga rất phản đối việc nhường lại Golan. Natan Sharansky, từng là người hùng của phương Tây trong suốt những năm bị bỏ tù tại Liên bang Nga và đồng hành cùng Netanyahu tại sông Wye năm 1998, giải thích thái độ của những người Do Thái gốc Nga cho tôi. Ông ta nói, những người này chuyển từ quốc gia lớn nhất thế giới đến một trong số những quốc gia nhỏ nhất thế giới, và không thể tin được việc phải thu nhỏ Israel hơn nữa bằng việc nhượng lại Golan hay Bờ Tây. Họ đồng thời cũng không coi Syria là một mối đe dọa đối với Israel. Họ chưa có hòa bình, nhưng cũng không bị chiến tranh. Nếu Syria tấn công Israel, người Israel có thể thắng một cách dễ dàng. Vậy thì tại sao phải nhường Golan?

        Dù Barak không nhất trí với quan điểm này, ông vẫn phải đối mặt với nó. Tuy nhiên, ông muốn thiết lập hòa bình với Syria, ông tin tưởng là vấn đề có thể được giải quyết và muốn tôi kêu gọi đàm phán càng sớm càng tốt. Đến tháng 1, tôi đã làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao của Syria Farouk al-Shara được hơn ba tháng và làm việc với Tổng thống Assad qua điện thoại để chọn địa điểm đàm phán. Assad đang trong tình trạng sức khỏe không được tốt và muốn lấy lại Golan trước khi ông chết, nhưng ông phải hết sức cẩn thận. Ông muốn con trai mình là Bashar tiếp tục kế tục sự nghiệp và ngoài việc phải khẳng định Syria sẽ lấy lại được tất cả phần đất đã bị chiếm trước ngày mùng 4 tháng 6 năm 1967, ông còn phải thỏa thuận sẽ không để đất nước bị tấn công dưới sức ép của các lực lượng bên trong Syria, những lực lượng mà con trai ông ta sẽ rất cần sự ủng hộ.

        Tình trạng bấp bênh của Assad và cú đột quỵ của Bộ trưởng Ngoại giao Shara mùa thu năm 1999 khiến Barak càng khẩn trương hơn. Theo yêu cầu của ông, tôi đã gửi tới Assad một bức thư nói là tôi nghĩ Barak đã sẵn sàng cho một thỏa thuận nếu chúng tôi giải quyết được định nghĩa về đường biên giới, mức kiểm soát đối với nguồn nước và trạm cảnh báo sớm, và rằng nếu họ đạt được thỏa thuận, nước Mỹ sẽ chuẩn bị để thiết lập quan hệ song phương với Syria, đây là một bước đi mà Barak đã hối thúc tôi. Đây là một bước tiến rất lớn đối với chúng tôi bởi lẽ Syria đã từng ủng hộ khủng bố trong quá khứ. Tất nhiên, Aissad phải ngừng mọi sự ủng hộ chủ nghĩa khủng bố để có thể thiết lập mối quan hệ bình thường với Mỹ, nhưng nếu ông ta đã có được Golan, rất có khả năng động cơ hỗ trợ cho những kẻ khủng bố Hezbollah tấn công Israel từ phía Libăng sẽ không còn nữa.

        Barak cũng muốn thiết lập hòa bình với Libăng, bởi vì ông đã cam kết rút quân đội Israel khỏi nước này trước cuối năm, và một thỏa thuận hòa bình sẽ giúp giảm khả năng Israel bị Hezbollah tấn công dọc biên giới, và sẽ không tạo cảm giác là Israel chỉ rút quân để tránh bị khủng bố tấn công. Như ông cũng biết rằng sẽ không thể ký một thỏa thuận nào với Libăng nếu Syria không nhất trí và cùng tham gia.

        Một tháng sau, Assad viết thư trả lời thể hiện thái độ khác hẳn với quan điểm trước đây, có lẽ là do tình hình bất ổn ở Syria sau khi tình trạng sức khỏe của ông và Shara tồi tệ đi. Tuy nhiên, một vài tuần sau, khi Madeleine Albright và Dennis Ross đến thăm thì Assad và Shara trông đã có vẻ hồi phục. Assad nói, ông muốn nối lại đàm phán và đã sẵn sàng thiết lập hòa bình bởi lẽ ông tin Barak rất nghiêm túc trong ý định này. Ông thậm chí còn nhất trí để cho Shara đàm phán, một việc mà trước đây ông chưa bao giờ đồng ý, với điều kiện là Barak sẽ phải đích thân lo liệu bên phía Israel.

        Barak chấp thuận một cách háo hức và muốn bắt đầu đàm phán ngay lập tức. Tôi giải thích là chúng tôi sẽ không đàm phán trong kỳ nghỉ giáng sinh và ông chấp nhận thời gian biểu của chúng tôi: đàm phán sơ bộ tại Washington vào giữa tháng 12, sau đó sẽ nối lại vào đầu năm với sự tham gia của tôi và sẽ tiếp tục đàm phán cho đến khi đạt được thỏa thuận cuối cùng. Những cuộc đàm phán tại Washington bắt đầu hơi khó khăn với những lời tuyên bố công khai rất hiếu chiến của Shara. Tuy nhiên, trong các cuộc hội đàm riêng, khi Shara ngỏ ý muốn bắt đầu đàm phán từ điểm dừng năm 1996, với thực hiện cam kết ngầm của Rabin về đường biên giới thiết lập kể từ ngày mùng 4 tháng 6, với điều kiện là các yêu cầu của Israel sẽ được thỏa mãn, Barak trả lời rằng trong khi ông không cam kết gì về vấn đề lãnh thổ, "chúng tôi sẽ không xóa bỏ lịch sử". Hai người sau đó nhất trí là tôi có thể quyết định trình tự thảo luận các vấn đề bao gồm đường biên giới, an ninh, nước và hòa bình. Barak muốn đàm phán liên tục không bị ngắt quãng; điều này đồng nghĩa với việc phía Syria sẽ phải làm việc cho đến hết lễ Ramadan ngày 7 tháng 1, sẽ không được trở về nhà để kỷ niệm ngày lễ truyền thống Eid Al Fitr vào cuối tháng ăn chay. Shara đồng ý và hai bên trở về nước để chuẩn bị đàm phán.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 02:10:47 pm
        Mặc dù Barạk hối thúc rất mạnh mẽ để bắt đầu đàm phán sớm, ông cũng nhanh chóng chuyển sang lo lắng về những hậu quả chính trị của việc nhượng lại Golan mà không chuẩn bị về mặt tinh thần cho dân chúng Israel. Ông muốn tạo nên một số vỏ bọc: việc nối lại con đường Libăng sẽ được thực hiện bởi những người Syria với sự cố vấn của người Libăng; lời tuyên bố của ít nhất một nước Ảrập về việc nâng cấp mối quan hệ với Israel; những lợi ích an ninh rõ ràng từ phía Mỹ; và một vùng tự do thương mại ở Golan. Tôi đồng ý sẽ ủng hộ những yêu cầu này và tiến thêm một bước nữa, gọi điện cho Assad vào ngày 19 tháng 12, yêu cầu ông nối lại đàm phán Libăng cùng thời điểm với các cuộc đàm phán Syria và lấy lại ba bộ hài cốt mà Israel liệt kê trong danh sách binh sĩ mất tích trong chiến tranh với Libăng gần 20 năm trước đây. Assad đồng ý với yêu cầu thứ hai và chúng tôi gửi một đội pháp y tới Syria nhưng không may là họ không tìm thây những bộ hài cốt ở những nơi mà Israel cho là có hài cốt. về vấn đề thứ nhất, Assad tránh trả lời thẳng, chỉ nói là những cuộc đàm phán Libăng có thể được nối lại một khi cuộc đàm phán Syria đạt được một số kết quả nhất định.

        Shepherdstovvn là một khu cộng đồng nông thôn cách Washington khoảng một giờ lái xe; Barak nhấn mạnh phải thiết kế khu đàm phán thật riêng biệt để tránh rò rỉ thông tin, và người Syria không muốn đến Trại David hay sông Wye bởi lẽ những cuộc đàm phán Trung Đông quan trọng đều đã diễn ra ở đó. Đối với tôi thì không có vấn đề gì; cơ sở vật chất để tổ chức hội nghị ở Shepherdstovvn rất thoải mái và tôi có thể từ Nhà Trắng đi đến đó trong vòng 20 phút bằng máy bay trực thăng.

        Cả hai bên đều sớm tỏ ra không quá cách biệt nhau về quan điểm trong các mục cần đàm phán. Syria muốn lấy lại toàn bộ cao nguyên Golan nhưng sẵn lòng để lại cho Israel một dải đất nhỏ rộng khoảng 10 mét (33 feet), dọc cạnh hồ; Israel muốn một dải đất rộng hơn. Syria muốn Israel rút quân trong vòng 18 tháng; Barak muốn trong vòng ba năm. Israel muốn đóng quân tại trạm cảnh báo sớm; Syria muốn trạm đó được kiểm soát bởi người của Liên hiệp quốc hoặc Mỹ. Israel muốn đảm bảo chất lượng và số lượng nước chảy từ cao nguyên Golan vào hồ; Syria chấp nhận với điều kiện họ cũng được đảm bảo về dòng nước chảy từ Thổ Nhĩ Kỳ vào. Israel muốn thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ ngay sau khi họ bắt đầu rút quân; Syria chỉ muốn thiết lập quan hệ đầy đủ khi việc rút quân đã hoàn tất.

        Người Syria đến Sheperdstown trong một tâm trạng rất lạc quan và linh hoạt, rất mong muốn ký được thỏa thuận. Ngược lại, Barak, người đã thúc đẩy rất mạnh mẽ để được đàm phán lại quyết định sau khi dựa trên trưng cầu dân ý rằng ông ta muốn tiến trình đàm phán diễn ra chậm vài ngày để ông cỏ thể thuyết phục công chúng Israel rằng ông là một nhà đàm phán rất cứng rắn. Ông muốn tôi sử dụng mối quan hệ tốt với Shara và Assad để làm người Syria vui vẻ trong khi ông sẽ im hơi lặng tiếng trong khoảng thời gian chờ đợi do chính ông đặt ra.

        Nói thực tâm, tôi thất vọng. Nếu Barak nói trước với phía Syria hoặc báo trước với tôi, thì mọi chuyện có lẽ sẽ dễ xử lý hơn. Có lẽ, vì ông là một người lãnh đạo được bầu một cách dân chủ nên ông phải chú ý đến ý kiến của quần chúng nhiều hơn phía Assad, nhưng Assad cũng có những vấn đề chính trị riêng và đã vượt qua nỗi ác cảm ghê gớm của bản thân để tham gia vào cuộc đàm phán với Israel bởi vì ông tin tôi và tin vào những lời bảo đảm của Barak.

        Barak tham chính chưa lâu, và tôi nghĩ ông nhận được những lời cố vấn vô cùng tệ. Trong ngoại giao, trưng cầu dân ý thường chẳng có ý nghĩa gì cả; người dân bầu lên lãnh đạo để giúp họ giành chiến thắng và kết quả cuối cùng mới là điều quan trọng nhất. Nhiều quyết định về chính sách đối ngoại quan trọng nhất của tôi đều không được mọi người ủng hộ ngay từ lúc đầu. Nếu Barak thiết lập được hòa bình thực sự với Syria, vị trí của ông tại Israel cũng như trên toàn thế giới sẽ được nâng cao, và sẽ làm tăng khả năng giành thắng lợi với những người Palestine. Nếu ông thất bại thì một vài ngày trưng cầu dân ý cũng chẳng còn nghĩa lý gì nữa. Tôi cố gắng rất nhiều nhưng không làm Barak đổi ý được. Ông muốn tôi giữ chân Shara trong khi ông ấy thì chờ đợi, và tất cả những điều này diễn ra tại khu đàm phán biệt lập ở Shepherdstown, nơi mà công việc rất ít bị quấy nhiễu.

        Madeleine Albright và Dennis Ross đã cố nghĩ ra những biện pháp để ít nhất làm sáng tỏ cam kết của Barak đối với lời cam kết ngầm của Rabin, bao gồm cả việc mở một kênh riêng giữa Madeleine và Butheina Shaban, thành viên nữ duy nhất trong đoàn đàm phán Syria. Butheina, một phụ nữ có khả năng ăn nói lưu loát và khá ân tượng. Bà luôn đóng vai trò là phiên dịch viên cho Assad trong các cuộc gặp với chúng tôi. Bà đã làm việc với Assad trong nhiều năm và tôi tin chắc bà cũng sẽ tới Shepherdstown để đảm bảo truyền đạt đầy đủ tới tổng thống về những gì đang diễn ra.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 02:20:10 pm
        Vào thứ sáu, tức là ngày thứ năm ở Shepherdstown, chúng tôi đưa ra một bản thỏa thuận hòa bình sơ bộ với những điểm yêu cầu khác nhau của hai bên được cho vào trong ngoặc. Phía Syria phản hồi một cách chắc chắn vào tối thứ bảy và chúng tôi bắt đầu các cuộc họp về vấn đề biên giới và ăn ninh. Một lần nữa phía Syria tỏ ra rất linh hoạt trong cả hai vấn đề, họ nói rằng họ có thể chấp nhận điều chỉnh chiều rộng của dải đất ở bờ của hồ Galilee lên mức 50 mét (164 feet), với điều kiện là Israel phải chấp nhận đường biên giới ngày mùng 4 tháng 6 là cơ sở để đàm phán. Điều này là phù hợp với thực tế; rõ ràng là diện tích hồ nước đã thu nhỏ lại trong vòng 30 năm vừa qua. Tôi thấy phấn khích nhưng sớm nhận ra rằng Barak vẫn chưa cho phép bất kỳ ai trong đoàn đàm phán của ông chấp nhận mốc ngày mùng 4 tháng 6, bất kể Syria có thể đưa ra những đề nghị thế nào đi nữa.

        Ngày chủ nhật, trong bữa trưa với Ehud và Nava Barak tại trang trại của Madeleine, Madeleine và Dennis tạo một cơ hội cuối cùng cho Barak. Syria đã thể hiện sự linh hoạt trong việc đáp ứng những yêu cầu của Israel với điều kiện là những yêu cầu của họ cũng được đáp ứng; Israel lại không đáp lại bằng hành động. Thực tế là như thế nào đây? Barak nói, ông ấy muốn nối lại đàm phán với Libăng. Và nếu không được, ông ta sẽ nghỉ vài ngày và quay lại.

        Shara không còn tâm trạng nào mà nghe những điều như thế này. Ông nói Shepherdstown là một thất bại, rằng Barak không thực lòng và rằng ông ta muốn nói như vậy với Tổng thống Assad. Trong bữa ăn tối cuối cùng, tôi đã cố gắng một lần nữa yêu cầu Barak nói một điều gì đó mang tính khẳng định để Shara có thể truyền đạt lại cho Syria. Nhưng ông lại từ chối, và chỉ nói chuyện riêng với tôi để tôi nói lại với Assad sau khi chúng tôi rời Shephersdtown rằng ông sẽ chấp nhận đường biên giới ngày mùng 4 tháng 6, một khi đàm phán với Libăng được nối lại hoặc chuẩn bị bắt đầu. Điều này có nghĩa Shara sẽ phải tay trắng trở về nước mặc dù lúc ra đi đầy tin tưởng cuộc đàm phán sẽ thành công, tin tưởng đến mức đoàn đàm phán Syria sẵn sàng ở lại cho đến hết lễ Ramadan và lễ Eid.

        Sự việc còn tồi tệ hơn khi đoạn văn bản cuối cùng trong hiệp ước của chúng tôi bị rò rỉ ra giới báo chí Israel, làm lộ ra những sự nhượng bộ mà phía Syria đã chấp nhận vô điều kiện. Shara phải hứng chịu những sự chỉ trích kịch liệt trong nước. Điều này đúng là hổ thẹn đối với ông và với cả Assad. Ngay kể cả những chính phủ độc tài cũng không thể nào tránh khỏi dư luận quần chúng và các nhóm lợi ích nhiều quyền lực.

        Khi tôi gọi cho Assad nói ý định của Barak sẽ khẳng định cam kết của Rabin và phân định đường biên giới dựa trên cơ sở cam kết đó ngay khi vòng đàm phán Libăng bắt đầu, Assad lắng nghe mà không có một lời bình luận nào cả. Một vài ngày sau, Shara gọi điện cho Madeleine Albright và từ chối đề nghị của Barak và nói rằng những người Syria muốn mở cuộc đàm phán về Libăng chỉ sau khi vấn đề phân định biên giới được giải quyết. Họ đã một lần bị thất vọng vì tỏ ra linh hoạt và hướng về tương lai và bây giờ họ sẽ không bao giờ lại mắc lỗi đó một lần nữa.

        Lúc đó chúng tôi cảm thấy rất bế tắc, tuy nhiên tôi nghĩ chúng ta có thể tiếp tục cố gắng. Barak vẫn tỏ ra muốn giữ hòa bình với Sy và đúng là dân chúng Israel vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận nhượng bộ để đổi lấy sự hòa bình đó. Syria vẫn là bên thu được nhiều lợi ích hơn khi thiết lập hòa bình. Assad đang bị ốm và phải chuẩn bị cho con trai lên kế vị. Trong khi đó, còn quá nhiều việc phải làm trong tiến trình Palestine. Tôi yêu cầu Sandy, Madeleine và Dennis xem chúng tôi phải làm gì tiếp theo, và chuyển sự quan tâm của tôi sang các vấn đề khác

        Ngày 10 tháng 1, sau lễ kỷ niệm của Nhà Trắng với những người Hồi giáo đánh dấu kết thúc tháng Ramadan, Hillary và tôi đến nhà thờ của Học viện Hải quân Mỹ tại Annapolis, Maryland để dự đám tang của một cựu lãnh đạo hải quân, ông Bud Zumwalt, bạn của chúng tôi trong kỳ nghỉ Cuối tuần Phục hưng. Sau khi tôi nhậm chức, Bud đã làm việc với chúng tôi để gửi viện trợ đến những gia đình của những quân nhân, giống như con trai ông, bị bệnh do tiếp xúc với chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam. Ông cũng đã vận động quốc hội thông qua Hiệp định về vũ khí hóa học. Sự ủng hộ của cá nhân ông đối với gia đình chúng tôi trong và sau các tiến trình truất phế tôi tại hạ viện là một món quà đầy lòng nhân ái mà chúng tôi sẽ không bao giờ quên. Khi tôi chọn quần áo để mặc trong lễ tang, một trong những người phục vụ của tôi, Lito Bautista, một người Mỹ gốc Philippines từng phục vụ trong hải quân 30 năm nói rằng anh ta rất mừng khi tôi đến dự lễ tang bởi lẽ Bud Zumwalt là "người tốt nhất mà chúng tôi đã từng gặp. Ông ta luôn vì lợi ích của chúng tôi".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 02:25:12 pm
        Tối hôm đó, tôi bay tới Grand Canyon (Hẻm núi Lớn), nghỉ tại khách sạn El Tovar trong một căn phòng có ban công nhìn thẳng ra phía rìa của hẻm núi. Gần 30 năm trước đây, tôi đã ngắm mặt trời lặn sau Hẻm núi Lớn; và giờ đây tôi muốn ngắm mặt trời mọc, chiếu sáng từng lớp đá màu sắc khác nhau từ đỉnh xuống dưới chân. Sáng hôm sau, sau khi ngắm cảnh mặt trời mọc tuyệt đẹp như tôi đã tưởng tượng, Bộ trưởng Nội vụ Bruce Babbitt và tôi chỉ định ra ba công trình tưởng niệm quốc gia mới và mở rộng thêm khu thứ tư tại Arizona và California, bao gồm cả một triệu héc-ta xung quanh khu vực Grand Canyon và một dải hàng nghìn đảo nhỏ và đá ngầm dọc bờ biển California.

        Đã 92 năm kể từ khi Tổng thống Theodore Roosevelt quyết định để Grand Canyon thành công trình tưởng niệm quốc gia. Bruce Babbitt, Al Gore và tôi đã cố gắng hết sức mình để trung thành với nguyên tắc bảo vệ thiên nhiên và lời cảnh báo của ông rằng chúng tôi phải có cái "nhìn xa trông rộng".

        Ngày thứ 15, tôi tưởng nhớ ngày sinh của Martin Luther King Jr. trong bài phát biểu trên đài phát thanh sáng thứ bảy hàng tuần bằng việc đánh dấu chặng đường phát triển về kinh tế, xã hội của những người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha trong vòng bảy năm vừa qua, và chỉ ra những kết quả chúng tôi đã đạt được: mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói của những nhóm người thiểu số này đã xuống thấp ở mức kỷ lục nhưng họ vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với mức bình quân toàn quốc. Chúng tôi cũng phải đối mặt với làn sóng tội ác đang tăng cao nhằm vào những nạn nhân này do tệ phân biệt chủng tộc - James Byrd, một người đàn ông da đen bị lôi từ phía sau một chiếc xe tải và bị giết bởi những kẻ phân biệt chủng tộc da trắng tại bang Texas; vụ bắn nhau xảy ra tại một trường học Do Thái ở Los Angeles; một sinh viên người Mỹ gốc Triều Tiên, một huấn luyện viên bóng rổ người Mỹ gốc Phi và một nhân viên bưu điện người Philippines bị giết chỉ vì chủng tộc của họ.

        Một vài tháng trước đây, tại một trong những buổi tôi thiên niên kỷ của Hillary tại Nhà Trắng, bác sĩ Eric Lander, Viện trưởng của Trung tâm Học viện Whitehead về Nghiên cứu Gien tại Viện công nghệ Massachusetts (MIT) và chuyên viên kỹ thuật cao Vinton Cerf, người được coi là "cha đẻ của Internet" đã thảo luận về việc công nghệ chip kỹ thuật số có thể thúc đẩy sự thành công của dự án về gien người như thế nào. Điều tôi nhớ rõ nhất về buổi tôi hôm đó là lời phát biểu của Lander rằng mọi chủng người đều giống nhau đến 99.9% về gien. Từ khi ông nói điều đó, tôi luôn suy nghĩ về những vụ đổ máu, những nguồn lực bị lãng phí bởi những người bị ám ảnh vì suy nghĩ chia rẽ con người chỉ bởi 1/10% còn lại.

        Trong bài phát biểu trên đài phát thanh, một lần nữa tôi yêu cầu quốc hội thông qua dự luật chống tội ác do thù hận và đề nghị thượng nghị viện thông qua việc bổ nhiệm một luật sư tài giỏi người Mỹ gốc Hoa, Bill Lann Lee làm Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp, phụ trách vấn đề nhân quyền. Việc đảng Cộng hòa nắm đa số đã cản trở việc này, họ có vẻ có ác cảm với những người không phải gốc da trắng mà tôi chỉ định. Khách mời chính của tôi sáng hôm đó là Charlotte Fillmore, một cựu nhân viên của Nhà Trắng đã 100 tuổi, người mà nhiều thập kỷ trước đây từng phải vào Nhà Trắng bằng một cửa riêng biệt vì chủng tộc của bà. Lần này tôi đưa Charlotte vào Phòng Bầu dục bằng cửa chính.

        Trong tuần lễ trước Thông điệp Liên bang, tôi thực hiện thói quen là nhấn mạnh những sáng kiến quan trọng để nói trong diễn văn. Lần này, tôi kết hợp hai đề án mà Hillary và Al Gore đang theo đuổi trong chiến dịch tranh cử. Tôi đề xuất cho phép bố mẹ của những đứa trẻ được hưởng bảo hiểm y tế theo chương trình CHIP để mua bảo hiểm cho bản thân họ, đây là kế hoạch mà Al đang phát động và tôi đã ủng hộ bằng việc cho phép khấu trừ thuế 10.000 đôla cho học phí đại học, một sáng kiến mà Nghị sĩ Chuck Schumer đang thúc đẩy tại quốc hội và Hillary đang nêu cao trong chiến dịch tranh cử của cô ấy.

        Nếu tất cả các phụ huynh cũng như trẻ con có thu nhập thích hợp - khoảng mười bốn triệu người tổng cộng - được tham gia vào chương trình CHIP, chương trình sẽ chăm sóc cho một phần ba số dân chưa được bảo hiểm của chúng tôi. Nếu những người thuộc độ tuổi từ 55 trở lên được chăm sóc bởi chương trình Medicare như tôi đã đề nghị thì cả hai chương trình sẽ giúp giảm số người Mỹ không được hưởng bảo hiểm đi một nửa. Nếu đề án về hoàn thuế học phí đại học được thông qua, cùng với đạo luật hỗ trợ đại học và cao đẳng mà tôi đã ký, chúng tôi có thể chắc chắn mở rộng cửa vào đại học cho mọi người dân Mỹ. Tỷ lệ nhập học đại học đã tăng lên 67%, tăng gần 10% so với khi tôi bắt đầu nhậm chức.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 02:29:08 pm
        Trong bài diễn văn trước những nhà khoa học ở Học viện Công nghệ California, tôi tiết lộ một đề án tăng thêm gần ba tỷ đôla cho nghiên cứu, trong đó có một tỷ đôla cho nghiên cứu phòng chống AIDS và những mục tiêu nghiên cứu y sinh học khác; và 500 triệu đôla cho nghiên cứu công nghệ nano cũng như tăng ngân sách đáng kể cho nghiên cứu khoa học cơ bản, vũ trụ và năng lượng sạch. Ngày 24 của tháng, Alexis Herman, Donna Shalala và tôi đã yêu cầu quốc hội xóa khoảng cách tiền lương 25% giữa nam và nữ bằng cách thông qua Đạo luật Công bằng lương, cho chúng tôi có được nguồn tiền để xóa bỏ những tồn tại về các vụ phân biệt trong công việc tại Hội đồng Cơ hội việc làm bình đẳng, hỗ trợ cho những nỗ lực của Bộ Lao động nhằm tăng tỷ lệ lao động nữ trong những việc được trả lương cao, trong đó phụ nữ đang không được đánh giá đúng mức. Ví dụ như, trong hầu hết các nghề công nghệ cao, số lượng nhân viên nam vượt trội so với số lượng nhân viên nữ, tỷ lệ là khoảng hơn 2:1.

        Trước ngày phát biểu Thông điệp Liên bang, tôi ngồi trò chuyện cùng Jim Lehrer của chương trình News Hour đài PBS lần đầu tiên kể từ sau cuộc phỏng vấn cách đây hai năm, ngay sau cuộc khủng hoảng về lời khai của tôi. Sau khi chúng tôi điểm lại các thành tựu trong quãng thời gian tôi lãnh đạo trong vòng bảy năm qua, Lehrer hỏi, liệu tôi có lo lắng gì về những nhà sử học sẽ viết về tôi không. Báo New York Times vừa mới đăng một bài phân tích nói rằng những nhà sử học chuẩn bị nói tôi là một nhà chính trị rất tài ba và đã đạt được một số thành tựu quan trọng, người "đã bỏ lỡ danh tiếng cao quý dù đã có lúc tưởng chừng nằm trong tầm tay".

        Ông ta hỏi phản ứng của tôi trước lời đánh giá kiểu "những điều đã có thể xảy ra" đó. Tôi nói, với tôi thời điểm của chúng ta giống nhất với thời điểm chuyển sang thế kỷ mới, khi chúng ta bước vào một kỷ nguyên mới với những thay đổi về kinh tế và xã hội, và đang cuốn vào đại dương chung của thế giới, rời xa bờ của chúng ta hơn bao giờ hết. Dựa trên những gì đã xảy ra, tôi nghĩ, việc kiểm tra những thành quả của nhiệm kỳ của tôi sẽ là: Chúng ta có thực hiện tốt việc chuyển biến nước Mỹ sang một nền kinh tế mới và một kỷ nguyên mới của toàn cầu hóa hay không? Chúng ta đã thúc đẩy tiến bộ xã hội và thay đổi cách tiếp cận giải quyết các vấn đề phù hợp với thời đại hay chưa? Chúng ta có bảo vệ môi trường tốt hay không? Và chúng ta đã chống lại được những thế lực nào? Tôi nói với ông ấy rằng tôi cảm thấy rât thoải mái với những câu trả lời cho những câu hỏi đó.

        Hơn nữa, tôi đã đọc rất nhiều sử sách đủ để hiểu rằng lịch sử luôn được viết lại. Khi tôi đang trong nhiệm kỳ, hai cuốn tiểu sử quan trọng của Grant đã được xuất bản và đã phân tích lại một cách kỹ lưỡng những đánh giá thông thường về nhiệm kỳ tổng thống của ông. Những việc như vậy diễn ra liên tục. Bên cạnh đó, như tôi đã nói với Lehrer tôi muốn tập trung hơn vào công việc phải hoàn thành trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ hơn là vào việc tương lai mọi người sẽ nghĩ về tôi như thế nào.

        Ngoài vấn đề về chương trình nghị sự trong nước, tôi nói với Lehrer là tôi muốn chuẩn bị để đất nước có thể đối phó với những thách thức về an ninh lớn nhất trong thế kỷ 21. Mục tiêu ưu tiên của những người Cộng hòa trong quốc hội là xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia nhưng tôi đã nói rằng đe dọa chủ yếu nhất là "khủng bố và bọn buôn lậu ma tuý và tội phạm có tổ chức sẽ hợp tác cùng với nhau với những thứ vũ khí hủy diệt và vũ khí truyền thống có sức công phá lớn ngày càng nhỏ và khó phát hiện. Vì vậy chúng ta đã và đang cố gắng tạo ra một khung hành động để đối phó với nạn khủng bố điều khiển bằng máy, khủng bố sinh học, khủng bô" hóa học... Hiện nay, nội dung này không nằm trong công việc chủ điểm của chúng ta nhưng... Tôi nghĩ những kẻ thù của quốc gia trong thế giới có mối liên hệ ràng buộc với nhau này sẽ có khả năng trở thành một mối đe dọa về an ninh lớn nhất".

        Tôi suy nghĩ rất nhiều về chủ nghĩa khủng bố vào lúc đó bởi lẽ chỉ còn hai tháng là đến lễ kỷ niệm thiên niên kỷ mới. CIA, Cục An ninh Quốc gia, FBI và toàn bộ nhóm chống khủng bố của chúng tôi đã làm việc cật lực để ngăn chặn những cuộc tấn công đã được lên kế hoạch tại Mỹ và Trung Đông. Lúc đó hai tàu ngầm đang tuần tra ở khu vực biển Ảrập, sẵn sàng bắn tên lửa vào bất kỳ điểm nào mà CIA xác định có thể là nơi ẩn nấp của Bin Laden. Nhóm chống khủng bố của Dick Clark và George Tenet đã làm việc rất nỗ lực để truy tìm hắn. Tôi cảm thấy chúng tôi đã làm chủ được tình huống nhưng vẫn chưa có khả năng tấn công hoặc phòng thủ cần thiết để chống lại kẻ thù tinh thông, lão luyện trong việc tìm kiếm những cơ hội để tấn công những người dân vô tội mà thế giới đang ngày càng rộng mở này tạo ra.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 02:37:55 pm
        Trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn, Lehrer hỏi một câu hỏi mà tôi biết thế nào cũng sẽ hỏi: nếu hai năm trước đây tôi trả lời các câu hỏi của ông và những câu hỏi khác về con đường lãnh đạo của tôi khác đi, thì liệu tôi có nghĩ là sẽ có một kết quả hoàn toàn khác và tôi sẽ không bị kết tội? Tôi nói với ông ta rằng tôi không biết nhưng tôi rất tiếc là đã làm cho ông ta và những người dân nước Mỹ có ấn tượng nhầm về tôi. Tôi vẫn không có câu trả lời cho câu hỏi của ông ta trong bối cảnh bầu không khí kích động đang bao trùm toàn bộ Washington lúc bấy giờ. Như tôi nói với Lehrer, tôi đã xin lỗi và cố gắng sửa chữa những lỗi lầm của tôi. Đó là tất cả những gì tôi có thể làm.

        Sau đó Lehrer hỏi tôi có hài lòng không khi biết rằng nếu có âm mưu lật đổ tôi khỏi vị trí thì âm mưu đó cũng đã không thành công. Tôi tin điều đó cũng gần giống như việc bất cứ một nhà báo nào đến gặp tôi và thú nhận rằng có tồn tại những âm mưu và họ biết về điều đó nhưng không thể tự mình thừa nhận. Tôi nói với Jim là tôi đã phải trả một giá đắt để hiểu rằng cuộc sống luôn tìm cách hạ nhục bạn nếu bạn cáu giận hoặc quá thỏa mãn về việc đánh bại được một ai đó, hoặc nghĩ rằng bất kể lỗi lầm của bạn tệ đến đâu cũng không thể tệ bằng lỗi lầm của đối thủ của bạn. Tôi còn một năm nữa; sẽ không còn thời gian để cáu giận hay thỏa mãn nữa.

        Bài Thông điệp Liên bang cuối cùng của tôi sẽ được trình bày với toàn tin vui. Chúng tôi đã tạo được hơn 20 triệu việc làm mới, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất và lượng tiền chi cho phúc lợi xã hội nhỏ nhất trong vòng 30 năm vừa qua, tỷ lệ tội phạm thấp nhất trong vòng 25 năm, tỷ lệ đói nghèo thấp nhất trong vòng 20 năm, lực lượng nhân viên liên bang nhỏ nhất trong vòng 40 năm, lần đầu tiên liên tiếp thặng dư gối đầu trong vòng 42 năm vừa qua, bảy năm liên tục giảm tỷ lệ có thai ở tuổi vị thành niên và tăng 30% trong việc nhận con nuôi, 150.000 công dân trẻ tuổi tham gia phục vụ trong quân đội Mỹ. Trong vòng một tháng chúng tôi đã có cuộc mở rộng kinh tế dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, đến cuối năm, chúng tôi sẽ có đợt thặng dư lần thứ ba liên tiếp lần đầu tiên trong vòng hơn 50 năm qua.

        Tôi rất lo rằng nước Mỹ cảm thấy tự mãn về sự thịnh vượng của chúng tôi, vì vậy tôi đề nghị mọi người không nên hài lòng với kết quả đó mà hãy biết "nhìn xa trông rộng" tới một quốc gia mà chúng tôi sẽ xây dựng trong thế kỷ 21. Tôi đưa ra hơn 60 sáng kiến để có thể đạt được một loạt các mục tiêu đầy tham vọng của chúng tôi: mỗi trẻ em sẽ bắt đầu học khi sẵn sàng tiếp nhận kiến thức và sẽ tốt nghiệp khi sẵn sàng gặt hái thành công; mỗi gia đình sẽ có cơ hội thành công cả ở nhà và trong công việc, sẽ không có trẻ em nào phải lớn lên trong đói nghèo; thách thức về sự bùng nổ dân số sẽ được kiểm soát, mỗi người dân Mỹ đều có khả năng được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng và hợp túi tiền; nước Mỹ sẽ trở thành quốc gia lớn và an toàn nhất thế giới và không mắc nợ lần đầu tiên kể từ năm 1835 đến nay; sự thịnh vượng sẽ lan tỏa đến từng cộng đồng, sức nóng lên của khí hậu sẽ bị ngăn chặn và đảo ngược; nước Mỹ sẽ dẫn đầu thế giới trong việc hướng tới một cộng đồng thịnh vượng và an ninh chung và chia sẻ cả những vấn đề cao hơn như khoa học và công nghệ; chúng ta cuối cùng sẽ trở thành một quốc gia liên kết hợp nhất trong đa dạng.

        Tôi cố gắng hết sức để thỏa mãn cả những người ở phe Cộng hòa và phe Dân chủ, đề nghị kết hợp cả hai chương trình cắt giảm thuế và chương trình chi tiêu để cùng tiến đến mục tiêu; tăng cường ủng hộ những nỗ lực dựa trên niềm tin để xóa nghèo và chống việc sử dụng ma túy và giúp đỡ những người mẹ tuổi vị thành niên; ngừng thu thuế để ủng hộ nhân đạo cho những người có thu nhập thấp và trung bìng - những người không thể đòi hỏi thêm gì hơn nữa vì họ không gỉ những khoản khấu trừ thuế thành từng khoản; giảm nhẹ thuế cho đối tượng được xếp vào loại hôn nhân bất lợi và một đợt mở rộng nữa của EITC; tạo điều kiện hơn nữa để dạy tiếng Anh và giáo dục công dân cho những người mới nhập cư; thông qua dự luật về các tội ác xuất phát từ lòng hận thù, phân biệt chủng tộc và Điều luật Không phân biệt đôi xử trong việc làm. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới chủ tịch hạ viện vì sự ủng hộ của ông đối với sáng kiến thị trường mới của tôi


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 02:42:28 pm
        Lần cuối cùng, tôi giới thiệu với những người đang ngồi với Hillary những người đại diện cho những mục tiêu mà chúng tôi đang cô gắng để đạt được: người cha của một trong số những sinh viên đã bị giết tại Columbine, người đã yêu cầu quốc hội xử lý lỗ hổng về buôn bán vũ khí; một người cha gốc Tây Ban Nha tự hào trả tiền ủng hộ cho con và cũng là người sẽ được hưởng lợi trong chương trình giảm thuế cho những gia đình có việc làm mà tôi đã đề nghị; một chỉ huy không quân giải cứu một người phi công bị bắn hạ ở Kosovo để chứng minh cho tầm quan trọng của việc kết thúc nhiệm vụ của chúng ta tại Balkan; và bạn của tôi, Hank Aaron, người đã dành nhiều năm sau khi giải nghệ môn bóng chày để giúp đỡ những trẻ em nghèo và làm cầu nối chống phân biệt chủng tộc.

        Tôi kết thúc với việc kêu gọi đoàn kết và khiến mọi người bật cười khi tôi nhắc quốc hội rằng những người Cộng hòa và Dân chủ giống nhau đến 99,9% về gien. Tôi nói: "Khoa học hiện đại đã khẳng định những gì chúng ta vẫn luôn được tôn giáo cổ xưa răn dạy: sự thực quan trọng nhất của cuộc sống này là nhân loại chung của chúng ta".

        Bài diễn văn bị một nghị sĩ chỉ trích, nói rằng tôi chẳng khác gì Calvin Coolidge khi nói về việc sẽ cố trả hết nợ của Mỹ. Một số người bảo thủ cũng chỉ trích tôi đã chi quá nhiều tiền cho giáo dục, y tế và môi trường. Hầu hết người dân đều vững tin hơn khi tôi nói tôi sẽ cố gắng hơn nữa trong năm nhiệm kỳ cuối cùng của tôi, và họ rất quan tâm đến những ý tưởng mới mà tôi đang phát triển và ủng hộ nỗ lực của tôi nhằm tập trung thực hiện những ý tưởng đó trong tương lai.

        Lần cuối cùng nước Mỹ có cảm giác đang bơi thảnh thơi trên một mặt biển phẳng lặng là trong đầu những năm 1960 khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, các đạo luật dân quyền hứa hẹn một tương lai công bằng hơn và Việt Nam chỉ là một đốm sáng xa xôi trên màn hình. Nhưng chỉ trong vòng sáu năm sau đó, nền kinh tế đất nước đã phát triển sút kém, bạo động phân biệt chủng tộc xảy ra trên khắp phố, John và Robert Kennedy và Martin Luther King Jr. đã bị ám sát, và cuộc chiến Việt Nam bao trùm lấy nước Mỹ, khiến Tổng thống Johnson mất chức và mở ra một thời đại bị phân chia về chính trị nội bộ nước Mỹ. Chúng ta cần phải tóm lấy thời cơ và phát huy thời cơ chứ không thể chỉ để chúng trôi đi.

        Sau khi dừng chân tại Quincy, Illinois, để nhấn mạnh những điểm cốt yếu trong chương trình nghị sự của tôi, tôi bay tới Davos, Thụy Sĩ để tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), một chương trình gặp gỡ hàng năm đang ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong giới lãnh đạo chính trị và kinh doanh. Tôi đưa năm thành viên nội các đi cùng để bàn về những cuộc nổi loạn chống toàn cầu hóa đang ngày càng phổ biến mà chúng tôi đã chứng kiến trên đường phố Seattle trong suốt các cuộc họp WTO gần đây. Các công ty đa quốc gia và những nhà ủng hộ về chính trị của họ đã quá hài lòng khi tạo ra được một nền kinh tế toàn cầu phục vụ cho lợi ích của họ và tin tưởng rằng sự tăng trưởng này sẽ có thể đem lại sự thịnh vượng và tạo công ăn việc làm cho tất cả các nước trên thế giới.

        Thương mại ở những quốc gia được lãnh đạo tốt đã giúp nhiều người thoát khỏi đói nghèo nhưng cũng có vô vàn những người ở các nước nghèo lại ngày càng trở nên tụt hậu: một nửa dân số thế giới vẫn sống với mức thu nhập dưới hai đô la/ngày, một triệu người phải sống với chưa đầy một đôla/ngày, và hơn một triệu người phải nhịn đói đi ngủ mỗi tối. Cứ bốn người thì có một người không có nước sạch. Khoảng 130 triệu trẻ em không bao giờ được tới trường và 10 triệu trẻ em chết mỗi năm vì bệnh tật.

        Ngay cả ở những nước giàu, nền kinh tế không ổn định thường xuyên xảy ra cũng khiến nhiều người phải ly tán và nước Mỹ cũng chưa thực sự hiệu quả trong việc đưa họ trở lại lực lượng lao động với mức lương bằng hoặc cao hơn trước. Cuối cùng, các thể chế tài chính toàn cầu vẫn chưa thể ngăn chặn hoặc giảm nhẹ tác động của khủng hoảng và WTO vẫn bị coi là chỉ phục vụ cho các nước giàu và các tập đoàn đa quốc gia.

        Trong hai năm nhiệm kỳ đầu của tôi, khi những đảng viên đảng Dân chủ đang chiếm số đông, tôi đã thu được nhiều tiền hơn để đầu tư cho việc đào tạo lại những công nhân đã bị chuyển việc và ký các hiệp định bên lề của NAFTA về các tiêu chuẩn môi trường và lao động. Sau này, quốc hội của đảng Cộng hòa không đồng tình với những nỗ lực này, đặc biệt là vấn đề xóa nghèo và tạo thêm việc làm cho những nước nghèo. Hiện nay tôi cảm thấy chúng tôi có cơ hội để xây dựng sự đồng thuận giữa hai đảng về ít nhất ba sáng kiến: chương trình Thị trường mới, dự luật thương mại với châu Phi và vùng Caribe và nỗ lực để xóa nợ thiên niên kỷ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 02:47:13 pm
        Câu hỏi cuối cùng là liệu chúng tôi có thể đạt được mục tiêu một nền kinh tế toàn cầu mà không có chính sách xã hội toàn cầu và môi trường toàn cầu và một sự quản lý rộng mở hơn bởi các nhà hoạch định chính sách kinh tế, đặc biệt là WTO. Tôi nghĩ những lực lượng phản đối thương mại, phản đối toàn cầu hóa đã sai khi họ tin rằng thương mại là nguyên nhân cho việc đói nghèo gia tăng. Trên thực tế, thương mại đã giúp nhiều người thoát khỏi đói nghèo và kéo nhiều quốc gia thoát khỏi sự cô lập. Mặt khác, những người nghĩ rằng tất cả những gì chúng ta cần chỉ là những dòng vốn chảy lộn xộn lên tới một trăm tỷ đôla mỗi ngày và thương mại ngày càng phát triển đều đã sai.

        Tôi nói, toàn cầu hóa mang lại cho những người hưởng lợi từ nó cả trách nhiệm phải chia sẻ lợi ích cũng như những gánh nặng và cho phép nhiều người tham gia vào tiến trình này. về cơ bản, tôi chủ trương đi theo cách tiếp cận Con đường thứ ba đối với toàn cầu hóa: thương mại cùng với nỗ lực phối hợp sẽ giúp cho con người và quốc gia những phương tiện và điều kiện để tận dụng tối đa lợi ích mà nó đem lại. Cuối cùng, tôi lập luận rằng việc tạo hy vọng cho người dân thông qua tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là rất quan trọng để thuyết phục thế giới của thế kỷ 21 thoát khỏi chủ nghĩa khủng bố và vũ khí hủy diệt hàng loạt và những xung đột tồn tại lâu nay xuất phát từ phân biệt chủng tộc, tôn giáo và bộ tộc.

        Khi bài diễn văn kết thúc, tôi không biết liệu mình có thành công trong việc thuyết phục một ngàn nhà lãnh đạo doanh nghiệp đồng tình với tôi hay khồng, nhưng tôi cảm giác họ đã lắng nghe và ít nhất đã suy nghĩ rất nhiều về những vấn đề về tuỳ thuộc lẫn nhau toàn cầu và nghĩa vụ của bản thân họ trong việc kiến tạo nên một thế giới hợp nhất hơn. Những người đưa ra sáng kiến và làm rung chuyển thế giới cần phải có một cách nhìn mang tính chia sẻ hơn. Khi những người tốt và có nhiệt huyết hành động với tâm thế thông cảm và chia sẻ, hầu hết các vấn đề sẽ được giải quyết.

        Khi quay trở về nhà cũng là lúc tôi dự Bữa sáng cầu nguyện Quốc gia lần cuối cùng. Joe Lieberman, người phát ngôn Do Thái đầu tiên của buổi lễ, có một cuộc nói chuyện khá thú vị về những giá trị chung đối với mọi tôn giáo. Tôi thảo luận tính ứng dụng thực tế của những nhận xét của ông: nếu chúng ta ý thức được việc không quay lưng trước những người lạ, đối xử với mọi người kiểu "kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" và yêu quý người hàng xóm của chúng ta như chính bản thân mình, "bây giờ phải xem người hàng xóm của ta là ai, và yêu quý họ có ý nghĩa như thế nào?". Nếu chúng ta gần như giống nhau hoàn toàn về mặt gien và thế giới của chúng ta phụ thuộc lẫn nhau đến nỗi tôi có một người anh em họ ở Arkansas chơi cờ trên mạng hai lần một tuần với một người bên Úc, chúng ta rõ ràng sẽ phải mở rộng tầm nhìn của chúng ta trong những năm tới.

        Hướng đi trong những năm tới tất nhiên có thể sẽ được định hình bởi kết quả của cuộc bầu cử năm nay. Al Gore và Goerge W. Bush đều đã giành lợi thế tại Iowa như mong đợi. Sau đó chiến dịch tranh cử sẽ chuyển sang bang New Hampshire nơi cử tri của cả hai ứng cử viên đều thích làm thất vọng ứng cử viên. Chiến dịch tranh cử của Al đã khởi đầu không mấy suôn sẻ nhưng khi anh ấy chuyển trụ sở chiến dịch tới Nashville và bắt đầu tiến hành các cuộc họp không chính thức tại tòa thị chính New Hampshire, Al thực sự bắt đầu có mối liên hệ với các cử tri, được báo chí nhận xét tốt hơn và đã vượt qua mặt Nghị sĩ Bradley. Sau Thông điệp Liên bang, trong đó tôi đánh giá cao những kết quả quan trọng mà Al đạt được, anh ấy được thêm một số ưu thế. Sau đó Bradley bắt đầu tấn công Al kịch liệt. Khi Al không đáp lại, Bradley rút ngắn khoảng cách, nhưng Al vẫn giành chiến thắng với tỷ lệ 52-47. Sau cuộc bầu đó, tôi biết anh ấy sẽ nắm được vị trí ứng viên đề cử. Anh ấy sẽ thắng lớn ở miền Nam và California, và tôi nghĩ anh ấy cũng sẽ có lợi thế tại các tiểu bang công nghiệp lớn, đặc biệt là sau khi nghiệp đoàn AFL-CIO ủng hộ anh.

        John McCain đã đánh bại Goerge W. Bush tại New Hampshire với tỷ lệ 49-31. Đây là bang thực sự dành riêng cho McCain. Họ thích tính cách độc lập của ông và sự ủng hộ của ông đối với chiến dịch cải cách tài chính. Trận đấu lớn tiếp theo sẽ là Nam California nơi McCain sẽ có lợi thế nhờ xuât thân quân nhân của mình cũng như được hai thượng nghị sĩ tuyên bô ủng hộ, nhưng Bush có được sự hậu thuẫn của cả tổ chức đảng và phe tôn giáo cánh hữu.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 02:52:11 pm
        Chiều chủ nhật, ngày 6 tháng 2, Hillary, Chelsea, Dorothy và tôi lái xe tới Chappaqua thăm trường Đại học Quốc gia New York gần Purchase để Hillary tuyên bô chính thức về việc tranh cử vào thượng viện của cô ấy. Thượng nghị sĩ Moynihan giới thiệu cô ấy. Ông nói với Hillary rằng ông từng biết Eleanor Roosevelt và rằng bà ấy "sẽ yêu quý bà". Đó là một lời khen rất chân thành và hài hước bởi lẽ Hillary đã nhận được khá nhiều lời trêu đùa là cô ấy từng có cuộc đối thoại tưởng tượng với bà Roosevelt.

        Hillary đọc một bài diễn văn tuyệt vời, cô ấy đã viết bài đó rất cẩn thận và luyện tập rất chăm chỉ; nó thể hiện những gì cô ấy biết về mối quan tâm của những vùng khác nhau trong bang và cô ấy hiểu rất rõ về sự lựa chọn mà cử tri phải đối mặt. Cô ấy cũng giải thích lý do tại sao lại tham gia tranh cử; chỉ ra rằng cô ấy hiểu tại sao những người New York lại thận trọng khi bầu cho một ứng cử viên, thậm chí kể cả những ứng cử viên mà họ thích, không sống trong cùng bang với họ một vài tháng trước đây; và nói những việc cô ấy sẽ làm nếu trở thành thượng nghị sĩ. Chúng tôi cũng đã bàn liệu tôi có nên phát biểu hay không. New York là một trong những bang tôi thích nhất; hiện nay có đến 70% người dân ở đó ủng hộ công việc của tôi và 60% ủng hộ riêng cá nhân tôi. Nhưng chúng tôi quyết định tôi không nên phát biểu. Đó là ngày của Hillary và cử tri muốn nghe cô ấy nói.

        Cho đến cuối tháng, trong khi tin tức về chính trị chiếm lĩnh khắp các mặt báo, tôi phải giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị trong nước và quốc tế. Trong nước, tôi ủng hộ một dự luật của cả hai đảng để cung cấp Medicaid cho những phụ nữ có thu nhập thấp được chữa trị bệnh ung thư vú và cổ; thỏa thuận với Thượng nghị sĩ Lott để đưa năm ứng cử viên ngành tư pháp ra cho thượng viện bỏ phiếu chấp thuận, đổi lại việc cho ứng viên mà ông muốn - vốn là một người chống đối kịch liệt các cải cách tài chính - được bổ nhiệm vào ủy ban Bầu cử Liên bang; tranh luận với phe Cộng hòa về Bộ luật quyền của bệnh nhân - phe Cộng hòa nói, họ sẽ thông qua dự luật này với điều kiện không ai có thể kiện cáo để thúc ép việc này, còn tôi lập luận rằng điều đó sẽ làm cho dự luật trở thành dự luật của "những lời đề nghị"; chỉ định phòng họp báo tại Nhà Trắng cho James Brady, người bí thư báo chí quả cảm của Tổng thống Reagan; tuyên bố mức tăng kỷ lục quỹ giáo dục và y tế dành cho người Mỹ da đỏ; ủng hộ sự thay đổi trong luật tem phiếu thực phẩm để cho phép những người nhận phúc lợi xã hội có đi làm được sở hữu một chiếc xe đã qua sử dụng mà không phải mất viện trợ thực phẩm; nhận một giải thưởng của Liên đoàn Công dân liên hiệp Mỹ Latinh (League of United Latin America- LULAC) vì những chính sách kinh tế và xã hội của tôi và vì tôi từng bổ nhiệm những người gốc nói tiếng Tây Ban Nha vào những vị trí chủ chốt, và chủ trì Hiệp hội Thống đốc Quốc gia lần cuối cùng.

        Về ngoại giao, chúng tôi đã giải quyết rất nhiều vấn đề đau đầu. Ngày thứ bảy của tháng, Yasser Arafat đình chỉ đàm phán hòa bình với Israel. Ông ấy tin rằng Israel đang gác vấn đề người Palestine sang một bên để nhằm thiết lập hòa bình với Syria. Cũng có một phần như vậy thật, và tại thời điểm đó công chúng Israel sẵn sàng dàn xếp hòa bình với người Palestine với tất cả những khó khăn đã có từ trước đến nay hơn là nhường lại cao nguyên Golan và đẩy cuộc đàm phán với người Palestine vào tình thế nguy hiểm. Chúng tôi đã dành trọn cả tháng cố gắng làm cho mọi việc quay trở lại quỹ đạo cũ.

        Ngày thứ 11, nước Anh tạm ngưng quyền tự trị của Bắc Ireland, bất chấp việc IRA cam kết vào phút chót sẽ giải giáp vũ khí với tướng John de Chastelain, một người Canada đã nhìn thấy trước diễn tiến của tiến trình. Tôi lại kéo được George Mitchell vào cuộc một lần nữa, và chúng tôi đã làm hết sức mình để giúp Bertie Ahern và Tony Blair tránh được ngày này. vấn đề cơ bản theo Gerry Adams là việc IRA muốn giải giáp vũ khí vì người của họ ủng hộ việc đó, chứ không phải vì David Trimble và những người của đảng Hợp nhất yêu cầu việc đó như một cái giá phải trả để họ tiếp tục tham gia lãnh đạo chính quyền. Tất nhiên, không có giải giáp vũ khí thì những người theo đạo Tin Lành sẽ mất niềm tin vào tiến trình, và cuối cùng Trimble sẽ bị thay thế bởi người khác, một kết cục mà cả Adams và Sinn Fein đều không mong muốn. Trimble có thể nghiêm khắc và bi quan nhưng đằng sau vẻ bề ngoài cứng rắn của một người lai Scotland - Ireland là một người lý tưởng quả cảm đang sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đổi lấy hòa bình. Dù sao đi nữa, liên tiếp các vấn đề xảy ra đã cản trở việc hình thành chính phủ hơn một năm nay; và giờ đây chúng tôi lại quay về tình trạng không có chính phủ nào cả. Thật là bực mình, nhưng tôi nghĩ thế bế tắc này sẽ được giải quyết bởi vì chẳng ai muốn quay trở lại những ngày tồi tệ trước đây.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 02:56:24 pm
        Ngày 5 tháng 3, tôi kỷ niệm cuộc diễu binh đòi quyền bầu cử lần thứ 35 tại Selma, Alabama bằng cách đi dọc cầu Edmund Pettus như những người biểu tình đòi dân quyền đã từng đi trên đó vào "Ngày chủ nhật đẫm máu", khi họ đã không tiếc mạng sống của mình để đấu tranh giành quyền bầu cử cho tất cả nhân dân Mỹ. Nhiều người tham gia vào phong trào đòi dân quyền đó, những người đã từng diễu hành với sự ủng hộ của Martin Luther King Jr., đã một lần nữa diễu hành tay trong tay ngày hôm đó, trong đó có cả Coretta Scott King, Jesse Jackson, John Lewis, Andrew Young, Joe Lowery, Julian Bond, Ethel Kennedy, và Harris Wofford.

        Năm 1965, cuộc diễu hành Selma đã khơi gợi tiềm thức của cả dân tộc. Năm tháng sau, Tổng thống Johnson ký Điều luật về Quyền bầu cử để luật này chính thức có hiệu lực. Trước khi điều luật này ra đời, chỉ có 300 người da đen được bầu vào vị trí quan chức ở nhiều cấp, và chỉ có ba thượng nghị sĩ người Mỹ gốc Phi. Năm 2000, đã có gần 9.000 quan chức là người da đen và 39 thành viên trong ủy ban họp kín của quốc hội là người da đen.

        Tôi thấy Martin Luther King Jr. đã đúng khi ông nói rằng khi người Mỹ da đen "giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành tự do, những người đã từng bắt họ phải phục tùng cũng sẽ được tự do lần đầu tiên". Sau Selma, những người miền nam da đen và da trắng đã đi qua cây cầu tới Miền Nam Mới, bỏ lại lòng thù hận và sự cô lập đằng sau để tiến tới nhiều cơ hội mới, sự thịnh vượng và ảnh hưởng chính trị: không có sự kiện ở Selma, Jimmy Carter và Bill Clinton sẽ chẳng bao giờ trở thành Tổng thống của một Hoa Kỳ thống nhất.

        Giờ đây, khi chúng tôi đi qua cây cầu để tiến bước vào thế kỷ 21 với tỷ lệ thất nghiệp và đói nghèo thấp nhất và tỷ lệ người có nhà và có công ăn việc làm trong số những người Mỹ gốc Phi cao nhất từ trước đến nay, tôi đề nghị khán giả ghi nhớ những gì mà chúng tôi chưa đạt được. Khi nào vẫn còn phân biệt chủng tộc trong thu nhập, giáo dục, y tế, nguy cơ bị tấn công bằng vũ lực và nhận thức về sự công bằng trong hệ thống pháp luật hình sự, khi nào vẫn còn tồn tại sự phân biệt và các tội ác thù hằn, "khi đó chúng ta vẫn còn những cây cầu khác để vượt qua".

        Tôi rất mê ngày hôm đó ở Selma. Một lần nữa, tôi đi ngược trở lại hàng chục năm để quay trở về với những khát khao và niềm tin tuổi thơ về một nước Mỹ không bị phân chia về chủng tộc. Một lần nữa, tôi lại quay trở về với nơi tình cảm thầm kín nhất trong đời sồng chính trị của mình khi nói lời tạm biệt với những người đã làm thật nhiều điều để nuôi dưỡng nó: "Khi nào những người Mỹ sẵn sàng nắm tay nhau chúng ta sẽ có thể lướt qua mọi sóng gió, chúng ta có thể vượt qua mọi cây cầu. Từ sâu thẳm đáy lòng tôi, tôi tin tưởng chúng ta sẽ có thể vượt qua tất cả".

        Tôi dành trọn nửa tháng còn lại để vận động cho những biện pháp để bảo đảm an toàn sử dụng súng: lấp lỗ hổng trong việc trưng bày súng, thiết kế khoá cò súng đối với trẻ em, và yêu cầu những người sử dụng súng phải có bản sao giấy tờ cá nhân để chứng minh rằng họ đã qua kiểm tra về lý lịch theo điều luật Brady và đã qua một lớp huấn luyện về an toàn sử dụng súng. Nước Mỹ rung chuyển bởi hàng loạt những vụ giết người bằng súng, một trong số đó là do một đứa trẻ bắn súng tìm thấy trong căn hộ của mình. Tỷ lệ giết người bằng súng không cố ý do trẻ em dưới 15 tuổi gây ra tại Mỹ cao gấp chín lần so với 25 nền kinh tế lớn nhất gộp lại.

        Bất chấp nhu cầu bức thiết và sự ủng hộ của công chúng đang ngày càng tăng đối với việc kiểm soát sử dụng súng, Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA) cho tới nay vẫn giữ mọi chuyện ở quốc hội, mặc dù những nhà sản xuất súng đã đảm bảo họ sẽ bổ sung khoá cò súng đối với trẻ con. Về lỗ hổng trong việc trưng bày vũ khí, NRA nói khi phản đối dự luật Brady họ không phản đối việc kiểm tra lý lịch nhưng họ không muốn bất kỳ ai phải chịu những phiền hà rắc rối vì an toàn của những người khác do phải chờ đến ba ngày làm thủ tục. Tuy nhiên, 70% các vụ kiểm tra giấy tờ đã diễn ra chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, 90% diễn ra trong vòng một ngày. Một số khác thì lâu hơn. Nếu chúng ta không quy định khoảng thời gian đợi này, những người có tiền sử tội phạm có thể mua súng vào thời điểm đóng cửa hàng vào chiều thứ sáu. NRA cũng phản đối quyết liệt việc cấp giấy phép sử dụng súng, họ cho đây là bước đầu tiên để dẫn đến cướp quyền sở hữu vũ khí. Đây là một lập luận không đúng; chúng tôi đã yêu cầu phải có giấy phép lái xe từ rất lâu và chẳng có ai đề nghị cấm sở hữu ô tô cả.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 03:04:09 pm
        Tuy vậy, tôi biết NRA có thể dọa được nhiều người. Tôi đã lớn lên trong nền văn hóa săn bắn, ảnh hưởng của nền văn hóa này rất lớn và tôi từng chứng kiến những tác động có sức tàn phá của NRA trong các cuộc bầu cử quốc hội năm 1994. Nhưng tôi vẫn luôn thấy hầu hết những người đi săn và vận động viên bắn súng đều là những công dân tốt và họ sẽ lắng nghe những lời lập luận thuyết phục được diễn giải một cách rõ ràng. Tôi biết tôi sẽ phải cố gắng bởi lẽ tôi tin tưởng vào những việc mà tôi đang làm và bởi vì Al Gore đối diện trực tiếp trước ống ngắm của NRA với việc ủng hộ ý tưởng về giấy phép sử dụng súng trước cả tôi.

        Ngày 20, Wayne LaPeirre, quyền phó chủ tịch của NRA nói, tôi cần một "cấp độ bạo lực nhất định" và "rất sẵn lòng chấp nhận một cấp độ nhất định về hành động giết người" để ủng hộ mục tiêu chính trị của tôi, "và cả của người phó của ông ta nữa". Quan điểm của LaPierre là chúng tôi cần phải xử lý các tội ác liên quan đến súng chặt hơn nữa, và trừng phạt những người thành niên thiếu thận trọng khi để cho trẻ em tiếp cận súng đạn. Ngày hôm sau, tại Cleveland, tôi trả lời ông rằng tôi nhất trí với đề xuất của ông về việc trừng phạt nhưng tôi nghĩ quan điểm của ông về việc không cần đến một biện pháp phòng ngừa nào là không thể chấp nhận được. NRA thậm chí còn phản đối việc cấm dùng đạn, vốn là những thứ từng giết chết cảnh sát. Chính NRA mới là những người sẵn sàng chấp nhận một mức độ bạo lực và giết chóc nhất định để tăng số thành viên của hội tăng và lý tưởng thuần khiết của họ. Tôi nói tôi muốn nhìn thấy LaPierre nhìn thẳng vào mắt và nói những luận điệu đó với bố mẹ của những đứa trẻ đã bị bắn tại Columbine hoặc tại Springfield, Oregon, hoặc Jonesboro, Arkansas xem sao.

        Tôi không nghĩ là tôi có thể đánh bại NRA tại hạ viện nhưng tôi đã cố gắng rất nhiều. Tôi hỏi mọi người cảm nghĩ của họ như thế nào nếu chiến lược "không phòng ngừa, chỉ trừng phạt" của NRA được áp dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống: bỏ những quy định phải thắt dây an toàn, túi khí và giới hạn tốc độ và thay vào đó là tăng thêm năm năm tù cho những người lái xe bất cẩn dẫn đến giết người; và bỏ hết các thiết bị dò tìm kim loại trong sân bay, thêm 10 năm tù cho bất kỳ người nào nổ bom trên máy bay.

        Trong chuyến thăm lần trước của tôi tới Cleveland, tôi đã tới thăm một trường tiểu học nơi những người tình nguyện của quân đội Mỹ đang dạy cho trẻ em đọc bài. Một cậu bé sáu tuổi đã ngước lên nhìn và hỏi tôi: "Ông có phải là tổng thống thật không?". Khi tôi nói đúng tôi là tổng thống, cậu bé đã trả lời: "Nhưng ông chưa chết!". Cậu bé chỉ biết về George Washington và Abraham Lincoln. Tôi chuẩn bị hết thời gian rồi, nhưng với một cuộc chiến ở mức độ cao như thế này trong tay, tôi biết cậu bé đã đúng. Tôi chưa hề chết".

        Ngày 17 tháng 3, tôi tuyên bố một thỏa thuận mang tính đột phá giữa Smith & Wesson, một trong những nhà sản xuât súng lớn nhất, và những nhà lãnh đạo liên bang, bang và địa phương. Công ty đã chấp nhận bổ sung thêm thiết bị khóa cò vào súng mà họ sản xuất, họ sẽ phát triển một loại "súng thông minh" có thể bắn chỉ khi người thành niên là chủ sử dụng bắn, để cắt giảm hẳn lượng người buôn súng, những người bán một lượng súng sử dụng cho các mục tiêu tội ác, công ty cũng chấp nhận sẽ thiết kế loại súng mới với ổ đạn không lớn. Đây là một quyết định rất dũng cảm của công ty này. Tôi biết Smith & Wession có thể sẽ bị tấn công một cách miệt thị từ phía NRA và những đối thủ cạnh tranh của họ.

        Quá trình chỉ định ứng cử viên cho vị trí tổng thống đã kết thúc vào tuần thứ hai của tháng 3, khi John McCain và Bill Bradley rút khỏi danh sách sau khi Al Gore và W. Bush giành thắng lợi lớn trong 16 cuộc bầu chọn ứng cử viên ngày Siêu thứ Ba và các cuộc họp kín của ban lãnh đạo đảng ở các tiểu bang. Bill Bradley đã thực hiện một chiến dịch tranh cử rất gắt gao và bằng việc thúc ép Al sớm, ông ấy lại làm cho Al trở thành ứng cử viên xuất sắc hơn, bởi lẽ Al đã bỏ kiểu tiếp cận nặng dựa vào những lời tuyên bố ủng hộ của các nhân vật lớn để chuyển sang kiểu vận động dân dã hơn. Thay đổi này khiến anh ấy trông giống một ứng viên thách thức vừa thảnh thơi nhưng lại vừa hăng hái. Bush đã sốc lại chiến dịch tranh cử của ông sau thất bại tại New Hampshire bằng chiến thắng tại Nam Carolina, được hỗ trợ bởi một chiến dịch vận động qua điện thoại với những hộ gia đình da trắng bảo thủ, nhắc nhở họ rằng Thượng nghị sĩ McCain có một "đứa con da đen". McCain đã nhận nuôi một em bé người Bangladesh, một trong những lý do khiến tôi ngưỡng mộ ông.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 03:20:57 pm
        Trước khi kết thúc cuộc bầu chọn ứng cử viên, một nhóm những cựu chiến binh đặc biệt ủng hộ Bush đã buộc tội McCain về tội phản quốc trong năm năm rưỡi ông bị bắt làm tù nhân chiến tranh (POW) tại Bắc Việt Nam. Tại New York, người của Bush tấn công McCain vì ông phản đối nghiên cứu ung thư vú. Trên thực tế, ông đã bỏ phiếu chống lại dự luật phòng thủ trong đó có một số lượng tiền dành cho bệnh ung thư vú để phản đối tất cả các chi phí dùng tiền của chính phủ đi kèm trong dự luật; ngài thượng nghị sĩ có một người chị bị bệnh ung thư vú và đã luôn luôn bỏ phiếu ủng hộ việc gây quỹ dành riêng cho mục đích này, trong đó trên 90% là các quỹ dành riêng cho nghiên cứu ung thư. Thượng nghị sĩ McCain đã không đánh trả lại chiến dịch của Bush hoặc những người cực đoan của cánh tả về việc bôi nhọ hình ảnh này.

        Những tiến triển trên quốc tế trong tháng 3 rất khả quan. Barak và Arafat đã chấp thuận khởi động lại vòng đàm phán. Vào ngày lễ Thánh Patrick cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống của tôi, Seamus Heaney đọc một bài thơ của ông, còn chúng tôi cùng nhau hát bài "Danny Boy", và rõ ràng là mặc dù chính quyền vẫn chưa ổn định tại Bắc Ireland, không ai có ý định để cho tiến trình hòa bình phải thất bại. Tôi nói với Vua Fahd của Ảrập Xêút về khả năng OPEC sẽ tăng sản lượng. Một năm trước đây, giá dầu giảm đột ngột xuống 12 đôla/thùng, quá thấp để đáp ứng nhu cầu của những nước sản xuất dầu. Bây giờ giá dầu lại nhảy vọt lên mức 31 đôla và 34 đôla, mức giá này quá cao và có thể dẫn đến hiệu ứng ngược lại với những nước tiêu thụ. Tôi muốn giá dầu duy trì ổn định ở mức 20-22 đôla/thùng và hy vọng OPEC có thể tăng sản lượng đủ để đáp ứng mức giá đó; nếu không Mỹ rất có thể sẽ gặp phải những vấn đề kinh tế nghiêm trọng.

        Ngày 18, tôi bắt đầu chuyến đi thăm kéo dài một tuần tới Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Tôi đến Ấn Độ để đặt nền móng cho điều mà tôi hy vọng sẽ trở thành một mối quan hệ lâu dài mang tính tích cực. Chúng tôi đã lãng phí quá nhiều thời gian kể từ sau Chiến tranh Lạnh, khi Ấn Độ liên minh với Liên bang Xô Viết chủ yếu để tìm đối trọng với Trung Quốc. Bangladesh là nước nghèo nhất tại Nam Á nhưng lại là một quốc gia rộng lớn với những chương trình đổi mới về kinh tế và một thái độ thân thiện đối với Mỹ. Không giống Pakistan và Ấn Độ,

        Bangladesh là một nước không sở hữu vũ khí hạt nhân, tham gia ký Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện - một hành động có ý nghĩa hơn mọi lời nói đối với Mỹ. Chặng dừng chân của tôi tai Pakistan gây tranh cãi nhiều nhất bởi cuộc đảo chính vừa mới xảy ra ở đó, nhưng tôi vẫn quyết định sẽ phải đến Pakistan vì một số lý do: để thúc đẩy sớm trao lại quyền lực cho giới dân sự; giảm căng thẳng về vấn đề Kashmir; thuyết phục tướng Musharraf không công nhận giá trị hợp pháp của thủ tướng đã bị phế truất là Nawaz Sharif người đã bị đưa ra tòa vì những việc đã làm trong cuộc đời của ông ta; và để hối thúc Musharraf hợp tác với chúng tôi trong việc tìm kiếm Bin Laden và Al Qaeda.

        Mật vụ phản đối kịch liệt chuyến đi của tôi tới Pakistan hoặc Bangladesh bởi lẽ CIA đã mật báo rằng Al Qaeda muốn tấn công tôi tại một trong những điểm dừng thăm, có thể là trên mặt đất hoặc trorig khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh. Tôi cảm thấy tôi phải đi do những hậu quả bất lợi đối với lợi ích của Mỹ nếu tôi chỉ đi thăm Ấn Độ và bởi vì tôi không muốn đầu hàng trước một lời đe dọa khủng bô. Vì vậy, chúng tôi đã đề phòng rất cẩn thận và vẫn tiến hành chuẩn bị cho chuyến đi. Tôi tin rằng đây là yêu cầu duy nhất của Mật vụ mà tôi phải từ chối.

        Mẹ của Hillary, Dorothy, và Chelsea đi cùng tôi tới Ấn Độ. Chúng tôi bay tới đó, rồi để hai bà cháu ở lại trong sự kiểm soát của ngài đại sứ nước tôi và cũng là một người bạn của tôi, Dick Celeste, cựu thống đốc bang Ohio và phu nhân Jacqueline. Rồi tôi cùng một nhóm nhỏ hơn dùng hai máy bay nhỏ bay tới Bangladesh, nơi tôi gặp Thủ tướng Sheikh Hasina. Sau đó tôi buộc phải nhượng bộ một lần nữa vì vấn đề an ninh. Tôi tính thăm làng Joypura với ông bạn Muhammad Yunus của tôi để xem xét một sô dự án cho vay vi mô của ngân hàng Grameen. Mật vụ xác định phía chúng tôi sẽ không thể tự vệ được khi đi trên những con đường hẹp hoặc bay bằng máy bay trực thăng để tới thăm ngôi làng, vì vậy chúng tôi đưa một số dân làng, bao gồm một số học sinh, tới sứ quán Mỹ tại Dacca, nơi đã xếp đặt sẵn thành một phòng học và có một số trưng bày trong sân trong khuôn viên.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 03:27:27 pm
        Trong khi tôi ở Bangladesh, 35 người Sikh đã bị giết tại Kashmir bởi những kẻ lạ mặt chủ ý để thu hút dư luận gắn với cuộc đi thăm của tôi. Khi tôi quay trở lại Dehli, trong cuộc họp với Thủ tướng Vajpayee tôi bày tỏ sự giận dữ và lòng thương tiếc sâu sắc trước việc những kẻ khủng bố sử dụng chuyến viếng thăm của tôi như một lý do để giết người. Mối quan hệ của tôi với Vajpayee khá tốt đẹp và tôi hy vọng ông ấy sẽ có cơ hội để tái cam kết với Pakistan trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ lãnh đạo. Chúng tôi không thống nhất được về hiệp ước cấm thử vũ khí, nhưng tôi củng đã biết điều đó, bởi lẽ Strobe Talbott đã làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Jaswant Singh và những người khác trong nhiều tháng về vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Vajpayee đã cùng cam kết với tôi sẽ thông báo trước những cuộc thử trong tương lai và chúng tôi nhất trí về một số những nguyên tắc tích cực trong mối quan hệ song phương của chúng tôi, mối quan hệ vốn đã trở nên lạnh nhạt qua năm tháng.

        Tôi cũng đã có một chuyến thăm rất tốt lành với người lãnh đạo của đảng Quốc đại đối lập, bà Sonia Gandhi. Chồng của bà và mẹ chồng, cháu trai và con gái Nehru đều là nạn nhân của các vụ ám sát chính trị. Sonia, vốn là một người Ý theo giấy khai sinh, vẫn can đảm tham chính.

        Ngày thứ tư của chuyến thăm, tôi có cơ hội phát biểu trước quốc hội Ấn Độ. Tòa nhà quốc hội là một kiến trúc vòng tròn với khoảng vài trăm ghế cho các đại biểu quốc hội được xếp rất chặt thành hàng sau một hàng bàn hẹp. Tôi phát biểu về sự tôn trọng của tôi đối với nền dân chủ, sự đa dạng và những bước phát triển rất ấn tượng của Ấn Độ trong việc xây dựng một nền kinh tế hiện đại, tôi thẳng thắn thảo luận về quan điểm khác nhau của hai nước về vấn đề hạt nhân và thúc giục Ấn Độ tiến tới một giải pháp hòa bình về vấn đề Kashmir. Tôi khá ngạc nhiên khi được tiếp đón rất trọng thể. Họ hoan nghênh bằng cách vỗ vào mặt bàn, điều này thể hiện rằng những người Ấn Độ cũng mong muốn kết thúc mối quan hệ lạnh nhạt giữa hai nước chẳng kém gì tôi.

        Chelsea, Dorothy và tôi đến thăm Đài tưởng niệm Gandhi. Tại đây, chúng tôi được tặng sách tự truyện và một số tác phẩm khác của ông. Sau đó chúng tôi tới thăm Agra, nơi đền Taj Mahal - có lẽ là kiến trúc đẹp nhất trên thê giới - đang bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường trầm trọng. Ấn Độ đang rất nỗ lực để thành lập một khu vực không ô nhiễm xung quanh đền, và Bộ trưởng Ngoại giao Singh và Madelei Albright đã ký một thỏa thuận hợp tác Ấn-Mỹ về năng lượng và môi trường, với khoản viện trợ 45 triệu đôla của Mỹ nằm trong khuôn quỹ USAID và 200 triệu đôla từ Ngân hàng Xuất- Nhập khẩu để phát triển năng lượng sạch tại Ấn Độ. Đền Taj Mahal thật đẹp và tôi không muốn phải rời xa nơi đây.

        Ngày 23, tôi đến thăm Naila, một ngôi làng nhỏ gần Jaipur, sau khi các phụ nữ của làng trong những bộ xa-ri rực rỡ sắc màu đón tiếp tôi bằng cách vòng quanh tôi và rắc lên tôi hàng ngàn nhữ cánh hoa nhỏ, tôi gặp các quan chức được bầu đang làm việc cùng với nhau không phân biệt đẳng cấp và giới tính vốn đã là yếu tố phân chia xã hội Ấn Độ trong quá khứ, và thảo luận với các phụ nữ trong hợp tác xã sản xuất bơ sữa về tầm quan trọng của việc cho vay vốn tín dụng nhỏ.

        Ngày hôm sau, tôi tới một thành phố công nghệ cao phát triển mạnh. Hyderabad, với tư cách là khách mời của thủ tướng tiểu bang ông Chandrabadu Naidu, một nhà lãnh đạo chính trị hiện đại và có tài ăn nói. Chúng tôi đi thăm Trung tâm Công nghệ cao (HITECH), nơi tôi vô cùng ngạc nhiên khi được chứng kiến vô vàn các công ty đang phát triển nhanh như đám cháy hoang dại. Chúng tôi đến thăm một bệnh viện cùng với người quản lý của USAID, Brady Anderson, tại đây tôi tuyên bố viện trợ một khoản 5 triệu đôla để giúp bệnh viện điều trị cho các bệnh nhân AIDS và lao phổi. Tại thời điểm đó, hiểm họa AIDS mới bắt đầu được nhìn nhận tại Ấn Độ, nhưng vẫn có nhiều người từ chối nhìn nhận nó. Tôi hy vọng khoản tiền viện trợ khiêm tốn này có thể giúp tăng nhận thức và sự tự nguyện của quần chúng Ấn Độ trong việc hành động để ngăn chặn AIDS lan rộng thành đại dịch như ở châu Phi. Điểm dừng chân cuối cùng của tôi là Mumbai (Bombay), nơi tôi gặp gỡ với các doanh nhân, sau đó đã có cuộc nói chuyện rất thú vị với những nhà lãnh đạo trẻ tuổi tại một nhà hàng địa phương. Tôi rời Ấn Độ trong cảm giác hai đất nước chúng tôi đã bắt đầu một mối quan hệ thân thiết hơn nhưng tôi hy vọng tôi có thêm một tuần nữa để thưởng thức vẻ đẹp và huyền bí của đất nước này.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 03:32:33 pm
        Ngày 25, tôi bay tới Islamabad, chặng mà Mật vụ cho là nguy hiểm nhất trong chuyến đi. Tôi đem theo càng ít tuỳ tùng càng tốt, bỏ lại phần lớn đoàn lại, để bay trên một máy bay lớn tới chặng dừng tiếp nhiên liệu tại Oman. Sandy Berger đùa rằng vì ông ấy lớn tuổi hơn tôi, và vì chúng tôi đã cùng nhau trải qua rất nhiều sự kiện trong hơn 30 năm qua, nên ông cũng sẽ đi cùng tôi tới Pakistan. Một lần nữa chúng tôi đi trên hai chiếc máy bay nhỏ, một cái mang nhãn hiệu Không lực Hoa Kỳ và chiếc tôi dùng được sơn toàn màu trắng. Người Pakistan đã dọn một khu rộng một dặm xung quanh đường băng để đảm bảo chúng tôi sẽ không bị tấn công bởi bất kỳ một tên lửa vác vai nào. Tuy nhiên, chúng tôi hạ cánh mà không gặp rắc rối nào.

        Đoàn xe hộ tống của chúng tôi chạy trên đường cao tốc vắng người tới phủ tổng thống để gặp tướng Musharraf và nội các. Tôi thực hiện một bài diễn văn qua truyền hình tới những người dân Pakistan. Trong bài diễn văn, tôi ghi nhận mối quan hệ bạn bè lâu dài tồn tại qua Chiến tranh Lạnh và đề nghị người dân Pakistan hãy quay lưng lại với khủng bố và vũ khí hạt nhân, hướng tới đối thoại với Ấn Độ về vân đề Kashmir, bảo vệ hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân và đầu tư cho giáo dục, y tế và phát triển hơn là quân sự. Tôi nói, tôi tới với tư cách là một người bạn của Pakistan và của thế giới Hồi giáo, là người từng đứng lên đấu tranh chống lại sự tàn sát người Hồi giáo tại Bosnia và Kosovo, rằng tôi từng phát biểu trước Hội đồng Quốc gia Palestine tại Gaza, diễu hành với những người đi đưa tang Vua Hussein và Vua Hassan, và kỷ niệm ngày kết thúc tháng Ramadan tại Nhà Trắng với những người Mỹ theo đạo Hồi. Quan điểm của tôi là thế giới của chúng ta không bị chia rẽ bởi tôn giáo mà chia rẽ giữa một bên là những ai chọn cách sống ôm nỗi đau của quá khứ và bên kia là những người chọn cách hướng tới những hứa hẹn của tương lai.

        Trong cuộc họp với Musharraf, tôi hiểu tại sao ông lại nổi lên từ nền chính trị đầy phức tạp và thường có văn hóa ứng xử rất bạo lực của Pakistan. Ông ta rõ ràng là rất thông minh, mạnh mẽ và tinh tế. Nếu ông chọn con đường hòa bình và tiến bộ, tôi nghĩ ông có một cơ hội tốt để thành công, nhưng tôi nói với ông ấy rằng tôi nghĩ chủ nghĩa khủng bố rồi sẽ phá hủy Pakistan từ bên trong nếu ông không có hành động chống lại nó.

        Musharraf nói ông không tin Sharif sẽ được công nhận một cách hợp pháp nhưng ông không cam kết về các vấn đề khác. Tôi biết ông vẫn đang cố gắng củng cố vị trí của mình và đang ở trong tình thế khó khăn. Sharif sau đó được tự do, sống lưu vong tại Jedda, Ảrập Xêút Khi Musharraf bắt đầu hợp tác một cách nghiêm túc với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố sau ngày 9 tháng 11 năm 2001, đó vẫn là một con đường nhiều nguy hiểm đối với ông ta. Trong năm 2003, ông thoát được hai cuộc ám sát cách nhau có vài ngày.

        Trên đường trở về, sau khi dừng ở Oman để gặp Vua Qaboos, đón nốt các thành viên còn lại trong đoàn lên chiếc Air Force One, tôi bay tới Geneva để gặp Tổng thống Assad. Chúng tôi đã cố gắng thuyết phục Barak đưa ra một đề nghị đặc biệt về Syria để tôi trình bày. Tôi biết đây có thể chưa phải là đề nghị cuối cùng và những người Syria cũng biết điều đó nhưng tôi nghĩ nếu Israel cuối cùng cũng đáp lại bằng một sự linh hoạt như cách những người Syria đã thể hiện ở Shepherdstown, chúng tôi có thể sẽ vẫn đạt được thỏa thuận. Thế nhưng điều này đã không xảy ra.

        Khi tôi gặp Assad, ông ấy tỏ ra rất thân thiện khi tôi tặng ông một cái cà vạt màu xanh da trời với hình một con SƯ tử được vẽ bằng những đường màu đỏ, thể hiện nghĩa tiếng Anh của tên ông ấy. Đó là một cuộc họp ít người: cùng đoàn với Assad có Bộ trưởng Ngoại giao Shara và Butheina Shaban; phía tôi có Madeleine Albright và Dennis Ross và Rob Malley của Hội đồng Thư ký Quốc gia với tư cách là người ghi chép biên bản. Sau một số lời hỏi thăm qua lại dễ chịu, tôi yêu cầu Dennis đưa ra các bản đồ mà tôi đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng trong khi chuẩn bị cho cuộc nói chuyện này. So với quan điểm ông đưa ra tại Shepherdstown, Barak giờ đầy lại sẵn sàng chấp nhận lấy ít đất hơn ở khu vực xung quanh hồ, mặc dù ông vẫn muốn rất nhiều, 400 mét (1.312 feet); chịu đặt ít nhân viên ở trạm nghe ngóng hơn; thời gian rút quân sẽ diễn ra nhanh hơn. Assad thậm chí còn không muốn để tôi kết thúc phần trình bày của mình. Ông trở nên bị kích động và mâu thuẫn với quan điểm của Syria tại Shepherdstown khi nói ông sẽ không bao giờ từ bỏ quyền sở hữu với bất kỳ phần đất nào, rằng ông muốn được ngồi trên bờ hồ và thả chân xuống làn nước đó. Chúng tôi cố gắng trong suốt hai giờ đồng hồ để ra sức lôi kéo Syria nhưng không đạt được hiệu quả gì. Israel đã cự tuyệt tại Shepherdstown và sự rò rỉ thông tin về các tài liệu làm việc trong giới báo chí Israel đã bủa vây lấy Assad và phá hủy niềm tin mong manh của ông ấy. Và tình trạng sức khỏe của ông xấu đi nhiều hơn tôi nghĩ. Barak đưa ra một đề nghị rất đáng kính trọng. Nếu đề nghị này được đưa ra tại Shepherdstown, có lẽ đã có một thỏa thuận được ký kết. Giờ đây, ưu tiên số một của Assad là sự kế vị của con trai ông, và rõ ràng ông đã quyết định một vòng đàm phán mới, bất kể kết quả sẽ diễn ra như thế nào, sẽ có thể gây nguy hại cho việc chuyển giao quyền lực này. Trong vòng chưa đầy bốn năm, tôi được chứng kiến ba lần tia hy vọng thiết lập lại hòa bình giữa Israel và Syria bị bỏ lỡ: lần thứ nhất là khi khủng bô tấn công Israel và việc Peres bị đánh bại năm 1996, lần thứ hai là khi Israel cự tuyệt thương lượng với Syria tại Shepherdstown và lần thứ ba là mối lo ngại của Assad về cái chết của ông. Sau khi chúng tôi chia tay tại Geneva, tôi không bao giờ gặp lại Assad nữa.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 03:37:27 pm
        Cùng ngày hôm đó, Vladimir Putin được bầu làm Tổng thống nước Nga trong vòng đầu tiên với 52.2% phiếu thuận. Tôi gọi điện chúc mừng ông và khi đặt máy xuống tôi nghĩ ông ấy đủ cứng rắn để lãnh đạo nước Nga và hy vọng ông sẽ đủ khôn ngoan để tìm ra lối thoát xứng đáng cho vấn đề Chechnya và sẽ trung thành với các nguyên tắc dân chủ trong vấn đề đó. Ông đã sớm có một sự khởi đầu mạnh mẽ khi Duma thông qua cả START II và Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện. Giờ đây Viện Duma Nga thậm chí còn tiến bộ về vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân hơn là Nghị viện Mỹ.

        Tháng 4, tôi tiếp tục đi thăm các nơi trong đất nước để thúc đẩy các vấn đề về giáo dục, an toàn sử dụng súng và tiếp cận công nghệ mà tôi đã đưa ra trong bài Thông điệp Liên bang; lập một đài tưởng niệm quốc gia nữa, Grand Sequoia, tại California; phủ quyết dự luật về việc đổ chất thải hạt nhân cấp độ thấp của Mỹ tại Nevada bởi lẽ tôi thấy vẫn còn nhiều thắc mắc chính đáng chưa được trả lời đầy đủ; ký dự luật chấm dứt việc giới hạn mức trần thu nhập của những người đã nghỉ hưu đang lĩnh bảo hiểm xã hội; đến thăm tộc da đỏ Navajo tại Shiprock phía bắc New Mexico để nhấn mạnh những nỗ lực của chúng tôi nhằm sử dụng Internet để đem các cơ hội giáo dục, y tế và kinh tế tới những vùng xa xôi, hẻo lánh; và dành sự tưởng nhớ đơn sơ nhưng mạnh mẽ tới những nạn nhân của vụ đánh bom tại thành phố Oklahoma, nơi có 168 chiếc ghế trống xếp thành các hàng trên một ngọn đồi nhỏ có hai lối vào rộng hai bên sườn và nhìn hướng ra một cái hồi phản chiếu rộng.

        Tháng 4 cũng là tháng có "vở diễn" cuối cùng trong "chuyện dài" về cậu bé Elián Gonzalez. Một vài tháng trước đây mẹ của cậu ta đã chạy trốn khỏi Cuba với cậu để tới Mỹ trên một chiếc thuyền ọp ẹp. Chiếc thuyền bị lật và bà bị chết đuối sau khi đặt Elián vào một cái ống để cứu cậu bé. Cậu bé được đưa tới Miami và được một người nhận nuôi tạm thời, ông ta rất sẵn lòng nhận nuôi cậu. Bố của cậu bé ở Cuba muốn đưa con trở về đó. Cộng đồng người Mỹ gốc Cuba đã biến vụ của cậu bé Elián trở thành một cuộc vận động lớn, họ nói người mẹ đã chết trong nỗ lực muốn cậu bé được tự do và sẽ là sai trái nếu gửi cậu bé trở lại vòng độc tài của Castro.

        Luật quy định về vấn đề này có vẻ đã rõ. Sở Di trú và Nhập tịch (INS) có trách nhiệm xác định bố của cậu bé có đủ tư cách làm bố hay không; nếu đủ thì Elián sẽ được gửi lại về cho bố. Một nhóm nhân viên INS sang Cuba và phát hiện, mặc dù bố mẹ Elián bỏ nhau, họ vẫn duy trì quan hệ tốt và chia sẻ trách nhiệm nuôi con. Trên thực tế, Elián đã có nửa thời gian sống với bố, người sống gần với ngôi trường cậu học hơn. INS kết luận, Juan Miguel Gonzalez đủ tư cách làm bố của cậu bé.

        Những người ủng hộ họ hàng bên Mỹ của cậu bé đưa vụ này ra tòa và tỏ ra không tin tưởng kết quả điều tra được tiến hành ở Cuba. Họ nghĩ kết quả này không đáng tin vì có người của Castro can dự vào. Một số người tìm cách áp dụng chuẩn mực luật liên bang bình thường với việc nhận nuôi đứa trẻ: điều gì là tốt nhất cho đứa trẻ? Quôc hội tham gia vào vụ này, với hàng loạt các dự luật được đưa ra để giữ Elián ở lại Mỹ. Trong khi đó, cộng đồng người Mỹ gốc Cuba điên cuồng lên với các cuộc biểu tình thường trực bên ngoài nhà người thân của cậu bé Elián và những cuộc phỏng vấn truyền hình thường xuyên diễn ra, phỏng vấn một phụ nữ trẻ cực kỳ dễ xúc động trong đám đông này.

        Janet Reno, người từng làm việc với tư cách là luật sư công tố tại Miami và là một nhân vật được ưa chuộng trong cộng đồng người Mỹ gốc Cuba, đã làm họ nổi khùng lên với lời tuyên bô cần phải áp dụng luật liên bang và Elián cần phải được trả về cho bố của cậu nuôi. Điều này không dễ dàng đối với Janet. Cô ấy nói với tôi rằng một trong những thư ký cũ của cô đã không thèm nói chuyện với cô nữa; chồng của người thư ký đó bị Castro phạt án tù 15 năm nay, và cô ta đã chờ đợi mòn mỏi suốt quãng thời gian đó để đợi ngày anh được thả và gia đình đoàn tụ. Nhiều người Mỹ gốc Cuba và những người nhập cư khác tin rằng đứa trẻ sẽ sống tốt hơn nếu được ở lại Mỹ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 03:41:37 pm
        Tôi ủng hộ Reno, tôi tin việc bố của Elián rất yêu quý cậu và là một người cha tốt đáng được tính đến hơn là tình trạng nghèo đói hay tình hình chính trị bế quan toả cảng và hà khắc của Cuba. Hơn nữa, Mỹ đã luôn cố gắng để đưa trẻ em bị các bậc cha mẹ, sau khi thất bại trong các vụ kiện giành quyền nuôi con, mang đi khỏi Mỹ trở về. Nếu chúng tôi giữ Elián lại, thì những lập luận đưa trẻ em trở về với bố mẹ người Mỹ sẽ không còn có giá trị.

        Cuối cùng, vụ xử lại trở thành một vấn đề trong chiến dịch tranh cử. Al Gore bày tỏ sự không đồng tình với chúng tôi một cách công khai, anh ấy nói rằng anh thây việc điều tra của INS là có vấn đề và thậm chí kể cả khi bố của Elián đủ tư cách để nhận con, cậu bé vẫn nên được ở lại Mỹ. Đây là một quan điểm có thể biện hộ được một cách xứng đáng, và cũng dễ hiểu, trong hoàn cảnh Florida có tầm quan trọng đối với cuộc bầu cử. Tôi đã làm việc trong suốt tám năm để củng cố vị trí của chúng tôi ở trong bang và trong cộng đồng những người Mỹ gốc Cuba; ít nhất tại cộng đồng đó, vụ của, Elián đã xóa sạch mọi nỗ lực của chúng tôi. Hillary coi vụ này là chuyện giữa phe ủng hộ cho đứa bé và người bố: cô ấy ủng hộ quyết định của chúng tôi về việc cho đứa trẻ đoàn tụ với cha.

        Đầu tháng, Juan Miguel Gonzalez tới Mỹ theo yêu cầu của tòa án liên bang với hy vọng được nhận nuôi con trai mình. Một vài tuần sau, sau khi Janet Reno cố gắng trong nhiều ngày để gia đình tại Miami tự nguyện giao lại đứa trẻ, một nhóm bốn công dân hàng đầu - hiệu trưởng trường Đại học Miami, một luật sư có uy tín, và hai người Mỹ gốc Cuba được kính trọng - yêu cầu gia đình ở Miami trao lại quyền nuôi đứa trẻ cho người cha tại một nơi hẻo lánh, nơi mà họ có thể ở cùng với nhau trong vài ngày để vượt qua thời gian quá độ này. Vào tối ngày thứ Sáu tốt lành (Good Friday), khi tôi nói chuyện với Reno thì họ vẫn đang thương lượng, nhưng cô ấy đã mất hết kiên nhẫn. Hai giờ sáng chủ nhật, John Podesta gọi điện đến thông báo họ vẫn đang tiếp tục thương lượng. Năm giờ kém 15, Podesta gọi một lần nữa nói rằng gia đình ở Miami đã từ chối, thậm chí không công nhận quyền nuôi con của người cha. Ba mươi phút sau, lúc 5hl5, tôi nhận được một cú điện thoại nữa từ John nói rằng cuộc thương lượng đã kết thúc. Reno đã uỷ quyền cho nhân viên liên bang đột nhập vào nhà của người bác. Cuộc đột nhập diễn ra trong vòng ba phút, không ai bị thương, còn Elián được trở về với bố. Một đứa bé đã trở thành một con tốt đen trong trận đấu không bao giờ kết thúc chống lại Castro.

        Những bức ảnh cho thấy Elián rõ ràng rất vui sướng khi được trở lại với bố được đăng tải và hầu hết mọi người đều chuyển sang ủng hộ sự đoàn tụ này. Tôi rất tin tưởng rằng chúng tôi đang đi theo con đường duy nhất đang mở ra trước mắt chúng tôi, nhưng tôi vẫn lo ngại về những hệ quả mà nó có thể gây ra tại Florida cho Al Gore trong tháng 11. Juan Miguel và Elián Gonzalez vẫn ở lại Mỹ một vài tuần nữa cho đến khi phiên tòa tối cao cuối cùng tán thành phán quyết cho người bố nuôi con của phiên tòa sơ thẩm. Ông Gonzalez có thể ở lại Mỹ nhưng ông muốn đưa con trai trở về Cuba.

        Tháng 5, tôi đi thăm các trường học tại Kentucky, Iowa, Minnesota và Ohio để thúc đẩy chương trình giáo dục của chúng tôi; đón tiếp cuộc viếng thăm cấp nhà nước của Thabo Mbeki, người được bầu làm tổng thống Nam Phi; và thúc đẩy dự luật thương mại Trung Quốc, điều kiện cần thiết để Trung Quốc gia nhập WTO. Các tổng thống Ford và Carter, cùng với James Baker và Henry Kissinger đã tới Nhà Trắng để thúc đẩy việc này. Việc này hoá ra lại trở thành một trận chiến lập pháp khá phức tạp - đặc biệt là đối với những thành viên quốc hội thuộc đảng Dân chủ phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các nghiệp đoàn lao động - và tôi mời một nhóm khoảng hơn chục thành viên quốc hội tới khu sinh hoạt trong Nhà Trắng trong vài tuần nhằm giải thích tầm quan trọng của việc Trung Quốc tham gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

        Ngày 17 tháng 5, tôi đọc bài diễn văn cuối cùng tại Học viện Tuần duyên Hoa Kỳ tại New London, Connecticut. Trong tám năm, tôi phát biểu trước mỗi khóa học viên mới của học viện hai lần. Lần nào tôi cũng rất tự hào về chất lượng của các thanh niên nam nữ trẻ tuổi muốn phục vụ cho đất nước trong màu áo đồng phục. Tôi cũng rất tự hào về những thanh niên tham gia các khoá đào tạo của học viện đến từ khắp nơi trên thế giới. Lớp học lần này có cả những cử nhân đến từ những nước địch thủ của chúng tôi trong Chiến tranh Lạnh là Nga và Bulgaria.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 03:45:33 pm
        Tôi nói với những học viên mới về cuộc đấu tranh định mệnh trong đó họ có thể bị ràng buộc giữa các lực tác động của hội nhập, sự hòa quyện lẫn nhau, và của những tan rã và hỗn loạn - một cuộc đấu tranh mà toàn cầu hóa và công nghệ thông tin tăng cường cả khả năng sáng tạo lẫn khả năng phá hủy của con người. Tôi thảo luận về các cuộc tấn công mà Osama Bin Laden và Al Qaeda từng hoạch định cho thiên niên kỷ này - những kế hoạch mà những nỗ lực và hợp tác trong nước cũng như quốc tế của chúng tôi đã ngăn chặn kịp. Để tiếp tục duy trì, tôi nói rằng tôi đang dành 300 triệu đôla ngân quỹ cho việc chống khủng bố; đứng đầu trong tổng số 9 tỷ đôla mà tôi đã đệ trình lên quốc hội, lượng ngân sách dành cho việc chống khủng bố đã tăng hơn 40% trong vòng ba năm vừa qua.

        Sau khi bàn bạc về những thách thức an ninh, tôi cố gắng hết sức để kêu gọi ủng hộ một chính sách đối ngoại tích cực, hợp tác với những nước khác trong một thế giới mà không một quốc gia nào còn được vị trí địa lý hoặc sức mạnh quân sự truyền thông bảo vệ nữa.

        Cuối tháng 5, trước khi tôi bắt đầu chuyến đi thăm Bồ Đào Nha, Đức, Nga và Ukraina, tôi tới đảo Assateague, Maryland để tuyên bố sáng kiến bảo vệ dải san hô và các tài nguyên biển khác. Chúng tôi đã nhân gấp bốn lần quỹ quốc gia dành cho bảo tồn biển. Tôi ký một chỉ thị thành lập mạng lưới bảo vệ quốc gia đối với bờ biển, dải đá ngầm, rừng dưới nước và những khu sinh thái quan trọng khác, và tôi nói chúng tôi sẽ bảo vệ thường trực dải san hô ở phía tây bắc quần đảo Hawaii, vốn chiếm hơn 60% tổng diện tích san hô của Mỹ, kéo dài hơn 1.200 dặm. Đây là chính sách bảo tồn lớn nhất tôi từng thực hiện kể từ khi bảo vệ 43 triệu hécta rừng quốc gia không có đường mòn, và cũng là một bước đi cần thiết vì ô nhiễm đại dương đang đe dọa các dải đá ngầm trên khắp thế giới, bao gồm cả dải đá ngầm Great Barrier của úc.

        Tôi đến Bồ Đào Nha để dự cuộc họp thường niên giữa Mỹ và Liên minh châu Âu. Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres đang giữ vai trò là chủ tịch Hội đồng châu Âu. Ông là một lãnh đạo trẻ tuổi rất thông minh, là thành viên của nhóm Con đường thứ ba của chúng tôi giống như chủ tịch EU trước đây, Romano Prodi. Chúng tôi có cùng quan điểm về hầu hết mọi vấn đề, và tôi rất hài lòng về cuộc họp cũng như chuyến đến thăm Bồ Đào Nha lần đầu tiên của tôi. Đất nước này thật xinh đẹp và nồng ấm với những con người thân thiện và lịch sử thật thú vị.

        Ngày 2 tháng 6, tôi đi cùng Gerhard Schroeder tới thành phố cổ Aachen để nhận giải thưởng Charlemagne. Trong một buổi lễ ngoài trời nhiều nắng tại một khu công cộng gần toà thị chính thời Trung cổ và nhà thờ cổ còn lưu giữ những tàn tích của Charlemegne, tôi cảm ơn Thủ tướng Schroeder và nhân dân Đức đã dành cho tôi giải thưởng vinh dự mà Václav Havel và Vua Juan Carlos từng được nhận/và cũng là giải thưởng rất hiếm khi được trao cho ngưỡi Mỹ. Tôi đã làm mọi việc có thể để hỗ trợ châu Âu trở nên hợp nhất, dân chủ và an ninh, để mở rộng và tăng cường liên minh Đại Tây Dương, vươn tới Nga và chấm dứt thanh lọc sắc tộc ở khu vực Balkan. Điều đó đã được công nhận.

        Ngày hôm sau Gerhard Schroeder chủ trì một hội thảo tiếp theo của Con đường thứ ba tại Berlin. Lần này Gerhard, Jean Chrétien và tôi nhất trí với ba nhà lãnh đạo Mỹ Latinh - Henrique Carsodo của Brazil, Tổng thống Ricardo Lagos của Chile và Tổng thống Fernando de la Rúa của Argentina - khi vạch ra những phương cách hợp tác mà các nhà lãnh đạo của các nước phát triển và đang phát triển cần thiết lập. Tony Blair không tham dự bởi ông và Cherie, lúc đó đã ba con, vừa mới sinh thêm con trai thứ tư tên là Leo.

        Tôi bay tới Moscow để gặp Putin lần đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức. Chúng tôi nhất trí sẽ phá hủy 34 tấn vũ khí plutonium nữa, nhưng không thể ký được một hiệp định nào về việc sửa đổi Hiệp ước ABM để khiến Mỹ triển khai hệ thốrig phòng thủ tên lửa quốc gia. Tôi không quan tâm lắm về điều đó; Putin có thể muốn đợi để xem kết quả cuộc bầu cử tại Mỹ diễn ra thế nào. Những người của đảng Cộng hòa đã luôn theo đuổi vấn đề phòng thủ tên lửa kể từ thời Reagan và nhiều người trong số họ sẽ không chần chừ để hủy bỏ Hiệp ước ABM nhằm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa. Al Gore về cơ bản nhất trí với tôi. Putin không muốn phải làm việc về vấn đề này hai lần.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 03:49:42 pm
        Tại thời điểm bấy giờ, chúng tôi chưa có hệ thống phòng thủ tên lửa đủ đáng tin cậy để triển khai. Như Hugh Shelton nói, việc bắn rơi một tên lửa đang bay giống như "bắn một viên đạn vào một viên đạn khác". Nếu chúng ta phát triển hệ thống có thể hoạt động được, tôi nghĩ chúng ta nên đề xuất công nghệ đó cho các quốc gia khác và với việc làm đó chúng ta có thể thuyết phục người Nga sửa đổi Hiệp ước ABM. Tôi không chắc chắn liệu kể cả khi chúng tôi làm được điều đó, liệu việc dựng lên một hệ thống phòng thủ tên lửa như vậy có phải là cách tốt nhất đáng để tiêu tốn một khoản tiền khổng lồ như vậy không. Chúng tôi có nhiều khả năng sẽ bị khủng bố tấn công bằng những vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học nhỏ hơn.

        Hơn nữa, việc dựng lên hệ thống phòng thủ tên lửa có thể đặt cả thế giới trước mối đe dọa lớn hơn. Trong tương lai gần, hệ thống này khi hoạt động cũng sẽ chỉ chống lại được một số ít các tên lửa. Nếu Mỹ và Nga đều có những hệ thống như vậy, Trung Quốc cũng có thể sẽ sản xuất nhiều tên lửa hơn để duy trì khả năng ngăn chặn của nó. Rồi Ấn Độ cũng sẽ theo đuổi chính sách tương tự, và cả Pakistan nữa. Châu Âu cho rằng đây là một ý tưởng tồi tệ. Nhưng chúng ta sẽ không phải đối mặt với tất cả những vấn đề đó cho đến khi chúng ta thực sự có một hệ thống đi vào hoạt động, và cho đến nay thì vẫn chưa có hệ thống nào.

        Trước khi rời Moscow, Putin mở một tiệc tối nhỏ tại điện Kremlin với dàn nhạc jazz bao gồm các nhạc công Nga từ thiếu niên tới các vị ngoài 80 tuổi. Tiết mục cuối cùng bắt đầu trên một sân khấu tối với hàng loạt các âm thanh ma quái từ cây saxophone tôi yêu thích, Igor Butman. John Podesta, một người nghiền nhạc jazz giống tôi, cũng nhất trí với tôi là chúng tôi chưa bao giờ được nghe một buổi diễn nhạc sống nào hay đến vậy.

        Tôi tới Ukraina để tuyên bố sự ủng hộ về tài chính của tôi đối với quyết định của Tổng thống Leonid Kuchma đóng cửa lò phản ứng cuối cùng tại Chemobyl vào ngày 15 tháng 12. Phải mất khá nhiều thời gian quyết định này mới được đưa ra và tôi rất vui khi biết rằng ít nhất vấn đề cũng sẽ được giải quyết trước khi tôi ra đi. Chặng dừng chân cuối cùng của tôi là buổi diễn thuyết ngoài trời trước rất nhiều người Ukraina những người mà tôi đang thuyết phục hãy tiếp tục đi theo con đường tự do và cải cách kinh tế. Kiev rất đẹp dưới ánh nắng cuối xuân, và tôi hy vọng những người dân ở đây cũng giữ được tinh thần rất cao mà tôi từng chứng kiến trong đám đông những người đã nghe bài diễn văn của tôi. Họ vẫn còn nhiều rào chắn phải vượt qua.

        Ngày 8 tháng 6, tôi tới Tokyo để bày tỏ lòng thành kính của tôi trong buổi lễ tưởng niệm người bạn của tôi, Thủ tướng Keizo Obuchi người đã qua đời một vài ngày trước sau một cơn đột quỵ. Buổi lễ tưởng niệm được tổ chức tại khu trong nhà của sân bóng đá với khoảng vài ngàn ghế có một lối đi ở giữa và khoảng vài trăm người ngồi trên ban công tầng trên. Sân khấu được xây dựng với một đoạn dốc thoai thoải lớn ở phía trước và phần bên cạnh nhỏ hơn. Phía sau sân khấu là một bức tường được che phủ bởi hoa cao khoảng 25 hoặc 30 feet (khoảng 10m). Những bông hoa được sắp xếp rất đẹp biểu hiện cho mặt trời Nhật Bản đang mọc hướng lên bầu trời xanh nhạt. Trên cùng là một khoảng trống mà lúc bắt đầu buổi lễ kỷ niệm một sỹ quan quân đội đã trang nghiêm đặt hộp tro của Obuchi lên đó. Sau khi đồng nghiệp, bạn bè bày tỏ lòng thương tiếc đôi với ông, một số phụ nữ Nhật Bản trẻ xuất hiện trên tay cầm những khay hoa trắng. Đầu tiên là vợ và con của Obuchi, thành viên của hoàng tộc và rồi những nhà lãnh đạo của chính phủ, những người đến viếng thăm đều lần lượt đi lên đoạn dốc, cúi đầu kính cẩn trước hộp tro của ông và đặt những bông hoa lên một dải gỗ cao ngang lưng chạy dọc chiều dài của bức tường hoa.

        Sau khi tôi cúi đầu trước người bạn của tôi và đặt hoa, tôi quay trở lại sứ quán Mỹ để gặp đại sứ của chúng tôi, cựu Chủ tịch hạ viện Tom Foley. Tôi bật tivi để xem diễn tiến tiếp theo của buổi lễ. Hàng nghìn người dân của Obuchi đang tạo nên một đám mây của những bông hoa viếng trên nền mặt trời đang lên. Đây là một trong những buổi lễ tưởng niệm cảm động nhất tôi từng chứng kiến. Tôi dừng lại nơi tiếp đón khách để bày tỏ lòng tôn kính tới Bà Obuchi và các con của ông Keizo, một trong số đó cũng tham gia vào chính trường. Bà Obuchi cảm ơn tôi đã tới dự và tặng tôi một hộp thư bằng men rất đẹp vốn là của chồng bà. Obuchi là một người bạn của tôi và của nước Mỹ. Liên minh giữa chúng tôi có ý nghĩa rất quan trọng và ông đã luôn coi trọng nó ngay từ khi ông còn trẻ. Tôi ước ông ấy có nhiều thời gian hơn để tiếp tục phục vụ đất nước.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 03:54:40 pm
        Vài ngày sau, trong khi tôi đang tham gia lễ phát bằng tại trường Carleton, Minnesota, một sĩ quan đã gửi tôi một tin nhắn rằng Tổng thống Hafez al Assad đã qua đời tại Damascus, chỉ 10 tuần sau cuộc gặp cuối cùng giữa chúng tôi tại Geneva. Mặc dù chúng tôi có những bất đồng, ông vẫn luôn thẳng thắn với tôi và tôi tin khi ông nói ông đã có một sự lựa chọn chiến lược để tiến tới hòa bình. Những rào cản do hoàn cảnh, hiểu nhầm và các yếu tố về tâm lý đã khiến điều đó không xảy ra được, nhưng ít nhất chúng tôi giờ đây cũng biết rằng Israel và Syria sẽ đến đích đó một khi cả hai bên đều sẵn sàng.

        Vào thời khắc mùa xuân chuyển sang mùa hạ, tôi tổ chức một buổi tiệc tối quốc gia lớn nhất từ trước đến nay, với hơn 400 thực khách tập hợp dưới một tấm bạt tại Bãi cỏ phía Nam để thể hiện lòng kính trọng đối với Vua Mohammed VI của Marốc, một trong những người mà tổ tiên của họ là người đầu tiên công nhận Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ngay sau khi 13 bang đầu tiên của chúng tôi được hợp nhất.

        Ngày hôm sau tôi sửa lại một điều luật cũ, trao tặng Huân chương Cao quý của quốc hội cho 22 người Mỹ gốc Nhật tình nguyện tham gia phục vụ cho phía châu Âu trong Thế chiến hai sau khi gia đình của họ bị giam trong trại cách ly. Một trong số họ là bạn và đồng minh của tôi - Nghị sĩ Daniel Inouye của Hawaii, người đã mất một cánh tay và suýt mất mạng trong chiến tranh. Một tuần sau, tôi chỉ định một ứng cử viên người Mỹ gốc Phi đầu tiên vào nội các: cựu Dân biểu Norm Mineta của California đồng ý làm việc trong những tháng còn lại của nhiệm kỳ của tôi với vai trò bộ trưởng thương mại, thay thế cho Bill Daley, người đã rời chức vụ làm chủ tịch chiến dịch tranh cử của Al Gore.

        Trong tuần cuối tháng, tôi tổ chức một buổi gặp mặt tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng, nơi mà gần 200 năm trước đây Thomas Jefferson đã đưa ra bản đồ khai phá vùng Tây Mỹ mà sỹ quan Meriwether Lewis vẽ sau chuyến đi thám hiểm dũng cảm của ông từ sông Mississippi tới Thái Bình Dương năm 1803. Rất đông các nhà khoa học và ngoại giao lần này tập hợp lại chào mừng một bản đồ thời đại thế kỷ 21: hơn 1.000 nhà nghiên cứu tại Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc đã giải mã gien người, xác định gần hết ba tỷ chuỗi mã gien. Sau nhiều năm tranh cãi, Francis Collins, chủ trì dự án gien người quốc tế được tài trợ bởi quỹ chính phủ và Tổng thống Celera, và Craig Venter đã nhất trí cùng nhau công bố dữ liệu về gien người vào cuối năm. Craig là một người bạn cũ và tôi đã luôn cố gắng để đưa họ lại gần với nhau. Tony Blair tham gia cùng chúng tôi qua điện đàm vệ tinh, nên tôi có cơ hội đùa ông rằng tuổi thọ dự kiến của đứa con mới sinh của ông đã tăng lên khoảng 25 năm.

        Đến hết tháng, tôi tuyên bố thặng dư ngân sách của chúng tôi sẽ vượt quá mức 200 tỷ đôla, với mức thặng dư dự kiến cho 10 năm là trên 4.000 tỷ. Một lần nữa, tôi đề nghị nên để dành một khoản cho an sinh xã hội, khoảng 2,3 nghìn tỷ đôla, và nên dành khoảng 550 tỷ cho Medicare. Có vẻ cuối cùng chúng tôi cũng ạẽ giải quyết được tiền lương hưu cho thế hệ baby-boomer.

        Tôi cũng tham gia một số sự kiện chính trị để ủng hộ đảng Dân chủ tại Arizona và California, hỗ trợ Terry McAuliffe gây những phần quỹ cuối cùng mà chúng tôi cần cho đại hội đảng tại Los Angeles vào tháng 8. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với ông và chiến dịch của Gore thông qua giám đốc chính trị của tôi là Minyon Moore.

        Hầu hết các cuộc trưng cầu đều cho thấy Gore đang đứng sau Bush, và tại cuộc họp báo của tôi ngày 28 tháng 6, phóng viên thời sự của NBC hỏi tôi liệu Al có phải gánh chịu những "scandal" của chính quyền hay không. Tôi trả lời là không có bằng chứng nào cho thấy anh ấy đang phải chịu trừng phạt do những lỗi của tôi; rằng lỗi duy nhất anh ấy bị chỉ trích là đã tham gia vào chiến dịch gây quỹ, và anh thực ra là không có lỗi; và rằng những cái được gọi là "scandal" là không có thật: "Từ "scandal" được ném ra khắp nơi như tiếng kêu lanh lảnh của bình trà trong suốt bảy năm qua". Tôi cũng nói rằng tôi biết một số điều về Al Gore: anh ấy là phó tổng thống có những ảnh hưởng tích cực nhất đối với đất nước hơn bất kỳ một người tiền nhiệm nào trước đây, anh có quan điểm đúng đắn về các vấn đề và sẽ tiếp tục duy trì sự thịnh vượng; và anh hiểu tương lai với tất cả những khả năng và thách thức của nó. Tôi tin tưởng rằng nếu tất cả các cử tri hiểu điều này, Al sẽ giành chiến thắng.

        Trong tuần đầu tiên của tháng 7, tôi công bố nền kinh tế của chúng tôi hiện nay đã tạo được 22 triệu việc làm kể từ khi tôi nhậm chức, và tới Câu lạc bộ Cựu chiến binh cách Nhà Trắng vài dặm về phía bắc để bảo vệ căn lều cũ mà Abraham Lincoln và gia đình đã từng sống trong những mùa hè. Ở đây, sông Potomac sản sinh ra cả đống muỗi và không có máy điều hòa. Một số tổng thống khác cũng đã từng sử dụng căn nhà này. Đây là một trong những dự án Bảo vệ các Di tích của nước Mỹ của Hillary, và chúng tôi muốn biết căn nhà cũ đó sẽ được chăm sóc ra sao sau khi chúng tôi rời Nhà Trắng.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 04:00:33 pm
        Ngày 11 tháng 7, tôi mở một cuộc họp cấp cao với Ehud Barak và Yasser Arafat tại Trại David với nỗ lực giải quyết các vấn đề khó khăn còn tồn tại trong tiến trình hòa bình, hoặc ít nhất phải thu hẹp khoảng cách bất đồng giữa hai bên để chúng tôi có thể kết thúc mọi chuyện trước khi tôi mãn nhiệm, một kết quả mà cả hai nhà lãnh đạo đều nói họ mong muốn đạt được.

        Họ tới dự họp với những thái độ rất khác nhau. Barak thúc đẩy mạnh mẽ để tiến hành cuộc họp này bởi lẽ cách tiếp cận từng phần của thỏa ước 1993 và hiệp ước sông Wye không có lợi cho ông. 180.000 người Israel đang sống trên Bờ Tây và dải Gaza là một lực lượng kinh khủng. Mỗi sự nhượng bộ của Israel không đem lại thành công trong việc chấm dứt khủng bố hoặc việc phe Palestine công nhận chính thức rằng xung đột đã kết thúc đều gây đau đớn khôn cùng. Barak vừa vượt qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở Knesset chỉ với hai phiếu bầu. Ông rất muốn thỏa thuận được trước tháng 9, khi Arafat đe dọa sẽ đơn phương tuyên bố Palestine là quốc gia độc lập. Barak tin rằng nếu ông có thể trình một kế hoạch hòa bình toàn diện trước những người dân Israel, họ sẽ bầu cho nó với điều kiện là những lợi ích cơ bản của Israel phải đạt được: an ninh, bảo vệ những địa điểm tôn giao và văn hóa của họ ở Temple Mount, chấm dứt những đòi hỏi của Palestine về quyền không giới hạn được trở về Israel, và một tuyên bố rằng cuộc xung đột đã chấm dứt.

        Ngược lại, Arafat lại không muốn tới Trại David, ít nhất là chưa phải vào lúc đó. Ông cảm thấy bị những người Israel bỏ rơi khi họ chuyển sang đàm phán với Syria, và tức giận trước việc Barak không giữ những cam kết trước đây về việc chuyển giao nhiều hơn phần Bờ Tây, bao gồm các làng gần Jerusalem. Trong mắt Arafat, việc rút lui đơn phương của Barak khỏi Libăng và đề nghị của ông ta rút khỏi Golan đã làm ông suy yếu. Trong khi Arafat kiên nhẫn tiếp tục theo đuổi tiến trình hòa bình, Libăng và Syria lại đạt được các lợi ích bằng việc theo đuổi chính sách cứng rắn. Arafat cũng nói ông ấy cần hai tuần nữa để đưa ra đề nghị của mình. Ông muốn đạt càng chắc chắn về Bờ Tây và Gaza càng nhiều càng tốt; đạt được chủ quyền hoàn toàn với Temple Mount và Đông Jerusalem, trừ khu vực xung quanh khu của người Do Thái ở đó; và một giải pháp cho vấn đề người tị nạn mà ông không phải từ bỏ nguyên tắc quyền trở về.

        Như thường lệ, mỗi nhà lãnh đạo nhìn nhận quan điểm của mình sẽ rõ hơn quan điểm của người khác. Không có nhiều khả năng hội nghị sẽ thành công. Tôi triệu tập hội nghị vì tôi tin rằng tiến trình hòa bình sẽ càng có nguy cơ bị sụp đổ nếu tôi không làm điều đó.

        Ngày đầu tiên, tôi cố gắng thuyết phục Arafat bỏ qua những nỗi oán hận để tập trung vào công việc trước mắt và thuyết phục Barak chấp thuận về cách thức thảo luận từng vấn đề, đặc biệt là những vấn đề có khả năng gây ra tranh cãi nhất: lãnh thổ, khu định cư, người tị nạn, an ninh và Jerusalem. Như đã nói tại Shepherdstown, Barak muốn làm từ từ trong vài ngày. Điều đó không còn mấy quan trọng nữa - Arafat cũng còn chưa xác định được những điểm để đàm phán; những mục đàm phán đều là những lĩnh vực hoàn toàn mới đối với ông. Trong những vòng đàm phán trước ông chỉ tìm cách để đòi được những điều khoản tốt nhất từ phía Israel về những vấn đề như đất đai, sân bay, các trục đường và thả tù binh, sau đó cam kết sẽ nỗ lực hết sức để giữ gìn an ninh. Giờ đây nếu chúng tôi muốn đạt được những điều đó, Arafat về phần mình sẽ phải nhượng bộ một số điểm cốt lõi: ông không thể lấy lại 100% khu Bờ Tây hoặc quyền được trở lại không giới hạn của người Palestine vào một nước Israel nhỏ bé hơn. Ông cũng phải đáp ứng được một số mối quan tâm về an ninh của Israel đối với các kẻ thù tiềm tàng phía đông sông Jordan.

        Tôi dành một vài ngày đầu để cố gắng đưa Arafat và Barak vào não trạng phù hợp, trong khi Madeleine, Sandy, Dennis, Gemal Helal, John Podesta và những người còn lại của chúng tôi làm việc với những người đồng sự Israel và Palestine của họ. Tôi vô cùng ấn tượng với chất lượng của cả hai đoàn đàm phán. Họ đều rất yêu nước, thông minh và chăm chỉ, và họ có vẻ thực sự muốn đạt được một thỏa thuận. Hầu hết họ đều đã biết nhau và đồng sự của họ ở phe đối phương trong nhiều năm, và mối quan hệ giữa hai nhóm có vẻ tốt.

        Chúng tôi đã cố tạo ra một bầu không khí thoải mái, thân mật cho những người Israel và Palestine. Ngoài bộ phận chuyên trách về Trung Đông của chúng tôi, tôi còn đề nghị người phụ tá của Hillary, Huma Abedin, tham gia cùng. Là một người Mỹ theo Đạo hồi nói tiếng Ảrập và lớn lên ở Ảrập Xêút, Huma là một phụ nữ trẻ tuổi rất ấn tượng, thông hiểu về vùng Trung Đông và đặc biệt tỏ ra hiệu quả trong việc tạo cho đoàn đàm phán của Israel và Palestine có cảm giác dễ chịu. Capricia Marshall, bí thư các vấn đề xã hội của Nhà Trắng, đã sắp xếp những người phục vụ, đầu bếp và hầu phòng tại Nhà Trắng tới hỗ trợ nhóm phục vụ tại Trại David để đảm bảo các bữa ăn thật ngon. Và Chelsea ở với tôi suốt thời gian đó, trò chuyện với các vị khách của chúng tôi và giúp tôi giải quyết những giờ căng thẳng tưởng như không bao giờ dứt.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 04:06:10 pm
        Hầu hết các buổi tối, chúng tôi đều ăn cùng với nhau tại Laurel, một ngôi nhà gỗ lớn tại Trại David, có đầy đủ tiện nghi để ăn tối, một phòng làm việc riêng lớn, một phòng họp và phòng riêng của tôi. Bữa sáng và trưa được tổ chức bớt nghi thức hơn và người Israel và Pales-tine có thể nói chuyện với nhau trong những nhóm nhỏ. Đôi khi họ nói về chuyện công việc, nhưng thường thì họ kể những câu chuyện cười, tán gẫu hoặc chuyện liên quan đến lịch sử gia đình. Abu Ala và Abu Mazen là những cố vấn lớn tuổi nhất và làm việc lâu nhất cho Arafat. Phải nói là Abu Ala đã thu thập được rất nhiều truyện cười từ người Israel và người Mỹ để về kể cho gia đình. Bố của ông có nhiều con đến nỗi người đàn ông Palestine 63 tuổi này có em trai mới 8 tuổi, thậm chí còn nhỏ tuổi hơn cả cháu của Abu. Eli Rubinstein, Bộ trưởng Tư pháp của Israel, biết nhiều truyện cười hơn cả tôi và kể chuyện rất hay.

        Trong lúc quan hệ giữa các bên đang rất tốt đẹp thì quan hệ giữa Arafat và Barak lại không như vậy. Tôi sắp xếp họ ở trong những căn nhà gỗ gần nhà của tôi và đến thăm họ hàng ngày, nhưng họ không bao giờ đi thăm lẫn nhau. Arafat vẫn cảm thấy buồn phiền. Barak không muốn gặp Arafat một mình; ông sợ họ có thể sẽ rơi vào tình trạng cũ, khi mà Barak đề nghị nhượng bộ đủ điều còn Arafat không có một hành động đáp lại nào. Ehud ở cả ngày trong nhà của ông ấy phần lớn thời gian dành cho việc gọi điện về Israel để cố giữ vững chính phủ liên hiệp của ông.

        Cho đến thời điểm này, tôi đã hiểu Barak rõ hơn. Ông ta là một người rất thông minh và can đảm, và ông sẵn sàng làm việc lâu dài về vấn đề Jerusalem và lãnh thổ. Nhưng ông đã phải khổ sở khi phải lắng nghe ý kiến của những người dân, những người không nhìn nhận mọi việc giống cách nhìn của ông, và cách ông làm mọi việc là hoàn toàn đối lập với thói quen của những người Ảrập mà tôi từng làm việc cùng. Barak muốn những người khác đợi cho đến khi ông quyết định thời gian thích hợp, sau đó khi ông đưa ra đề nghị hợp lý nhất, ông muốn nó sẽ được mọi người chấp thuận là một cách xử lý tốt như bản chất của nó. Đối tác đàm phán của ông muốn cách tiếp cận xã giao để xây dựng lòng tin và đối thoại cùng với rất nhiều sự mặc cả.

        Xung đột văn hóa khiến cho công việc của chúng tôi càng trở nên khó khăn. Họ đưa ra hàng loạt những chiến lược để phá vỡ thế bế tắc và họ đã có một số tiến triển sau khi các đoàn đàm phán được chia nhỏ ra thành nhiều nhóm khác nhau để làm về từng vấn đề cụ thể, nhưng không bên nào được phép vượt ra ngoài các điểm cụ thể.

        Ngày thứ sáu, Shlomo Ben-Ami và Gilead Sher, theo ước nguyện của Barak, đã làm việc rất tốt, vượt lên trên những quan điểm mà Israel từng tuyên bô trước đây với hy vọng sẽ khiến Saeb Erekat và Mohammed Dahlan có những động thái nhất định. Đây là những thành viên trẻ tuổi trong đoàn đàm phán của Arafat mà chúng tôi tin rằng đều rất muốn đạt được thỏa thuận. Khi những người Palestine không đưa ra một đề nghị nào đáp trả lại những động thái của ông về vân đề Jerusalem và lãnh thổ, tôi tới gặp Arafat cùng với Helal làm phiên dịch và Malley để ghi chép nội dung trao đổi. Đó là một cuộc họp rất phức tạp và kết thúc với việc tôi nói với Arafat rằng tôi sẽ kết thúc đàm phán và ông ấy đã từ chối đàm phán, trừ khi ông đưa cho tôi một thứ gì đó để đem lại cho Barak, người đã không còn nhiệt tình đàm phán nữa vì cả Ben-Ami và Sher đều đã làm hết tất cả những gì có thể mà không nhận lại được gì. Sau một lúc, Arafat đưa tôi một bức thư có lẽ là nói về việc ông ấy hài lòng với giải pháp về Jerusalem, tôi có thể đưa ra lời kêu gọi cuối cùng về việc Israel cần bao nhiêu đất để định cư và điều gì có thể dẫn đến một sự trao đổi đất công bằng. Tôi đưa bức thư cho Barak và dành rất nhiều thời gian nói chuyện với ông ấy, thường là nói chuyên riêng hoặc với thư ký do Hội đồng an ninh quốc gia chỉ định phục vụ phía Israel là Bruce Reidel. Cuối cùng Barak cũng chấp thuận bức thư của Arafat cũng có một ý nghĩa nhất định.

        Ngày thứ bảy, 17 tháng 7, chúng tôi suýt nữa mất Barak. Ông vừa ăn vừa làm việc và bị hóc một hạt lạc và ngừng thở trong vòng bốn mươi giây cho đến khi Gid Gernstein, thành viên trẻ nhất trong đoàn của ông, dùng kỹ thuật sơ cứu Heimlich. Barak là một người rất dẻo dai; ngay sau khi ông thở lại bình thường, ông quay lại ngay với công việc như thể chưa có gì xảy ra. Cũng chưa có gì để chúng tôi làm cả. Barak yêu cầu cả đoàn làm việc cùng với ông suốt cả ngày đến tận đêm khuya.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 04:12:20 pm
        Trong những tiến trình như thế này, sẽ luôn có những giai đoạn thời gian chết, khi một số người làm việc còn những người khác thì không. Bạn cần phải làm một việc gì đó để phá vỡ sự căng thẳng. Tôi dành nhiều thời gian chết của tôi để chơi bài với Joe Lockhart, John Podesta và Doug Band. Doug đã làm việc tại Nhà Trắng được năm năm, đồng thời theo học đại học luật vào buổi tối, và tới mùa xuân thì ông trở thành phụ tá tổng thống cuối cùng của tôi. Ông rất quan tâm đến khu vực Trung Đông và giúp ích cho tôi rất nhiều. Chelsea cũng chơi bài. Nó đã đạt được điểm số Oh Hell! Cao nhất trong hai tuần chúng tôi ở Trại David.

        Cuối cùng đến đêm thì Barak đến tìm tôi với một số đề nghị. Những đề nghị này bó hẹp hơn những đề nghị mà Ben-Ami và Sher đã đưa ra với những người Palestine. Ehud muốn tôi đưa những đề nghị này cho Arafat dưới danh nghĩa là những đề nghị của Mỹ. Tôi hiểu nỗi tức giận của ông ta đối với Arafat, nhưng tôi không thể làm như vậy; điều đó sẽ trở thành thảm họa và tôi nói với ông ấy như thế. Chúng tôi nói chuyên tới 2h30. 3h15 ông ta quay lại và chúng tôi nói chuyện thêm một giờ đồng hồ nữa tại hiên nhà sau của tôi. về cơ bản, ông đã cho tôi một tín hiệu xuất phát để xem chúng tôi có thể tiến tới ký kết được thỏa thuận về Jerusalem và Bờ Tây hay không. Thỏa thuận đó phải được ông chấp nhận và thống nhất với những điều Ben-Ami và Sher đã bàn bạc với cộng sự của họ. Điều này cũng đáng để chúng tôi thức khuya bàn bạc.

        Sáng ngày thứ tám, tôi cảm thấy vừa lo lắng vừa hy vọng, lo lắng bởi lẽ tôi đã lên kế hoạch đi dự hội nghị cấp cao G-8 tại Okinawa - mà tôi phải đi dự vì nhiều lý do khác nhau - và hy vọng vì thấy ý thức thời điểm cũng như sự can đảm của Barak bắt đầu có hiệu quả. Tôi hoãn chuyến bay tới Okinawa lại một ngày và gặp Arafat. Tôi nói với ông ấy rằng tôi nghĩ ông có thể đạt được 91% khu Bờ Tây; thủ đô Đông Jerusalem; chủ quyền đối với khu của đạo Hồi và đạo Cơ đốc của thành phố cổ và khu vực xung quanh Đông Jerusalem; lên kế hoạch, khoanh vùng và thực thi luật pháp của chính quyền đối với những phần còn lại của khu phía đông của thành phố; và được quyền trông coi thay vì giành chủ quyền đối với khu Núi Đền (Temple Mount) mà thế giới Ảrập gọi là Haram al-Sharif. Arafat do dự trước việc không được hưởng chủ quyền đối với toàn bộ khu vực Đông Jerusalem bao gồm cả Núi Đền. Ông từ chối đề nghị đó. Tôi đề nghị ông suy nghĩ về vấn đề này. Trong khi ông còn do dự thì Barak rất giận dữ, tôi phải yêu cầu các nhà lãnh đạo Ảrập hỗ trợ. Hầu hết mọi người không nói gì nhiều vì sợ can thiệp vào công việc của Arafat.

        Ngày thứ chín, tôi thuyết phục Arafat một lần nữa. Nhưng ông lại từ chối. Israel đã tiến những bước dài hơn ông, còn ông thậm chí chẳng thèm coi những động thái của họ là cơ sở cho những đàm phán tiếp theo. Tôi một lần nữa tìm kiếm sự hỗ trợ của những nhà lãnh đạo Ảrập. Vua Abdullah và Tổng thống Ben Ali của Tunisia cố khích lệ Arafat. Họ nói với tôi là ông ấy sợ sẽ phải nhượng bộ. Cuộc đàm phán tưởng như đã thất bại và rơi vào khủng hoảng. Nhưng cả hai bên rõ ràng đều muốn đạt được thỏa thuận, vì vậy tôi đề nghị họ ở lại và làm việc trong lúc tôi tới Okinawa. Họ đồng ý, mặc dù sau khi tôi đi, những người Palestine vẫn từ chối không đàm phán trên cơ sở những ý tưởng tôi đưa ra, họ nói họ đã vứt bỏ những ý tưởng đó. Sau đó những người Israel lại do dự. Trong việc này tôi cũng một phần có lỗi. Rõ ràng tôi đã không giải thích rõ với Arafat xem cụm từ "lưu lại thêm một thời gian nữa" nghĩa là phải như thế nào.

        Tôi để lại cho Madeleine và những người của chúng tôi phải giải quyết một đống rắc rối. Madeleine đưa Arafat tới thăm trang trại của bà và đưa Barak tới khu chiến trường nổi tiếng thời Nội chiến ở gần Gettysburg. Điều này làm họ vui lên đôi chút nhưng không có gì thay đổi giữa hai người. Shlomo Ben-Ami và Amnon Shehak, vốn là một nhà chiến lược xuất sắc, đã có cuộc đàm thoại với Mohammad Dahlan và Mohamed Rashid, nhưng họ đều dựa vào đoàn của họ; thậm chí kể cả khi họ chấp nhận mọi thứ, họ vẫn không thể thuyết phục những nhà lãnh đạo của họ.

        Tôi về nước vào ngày thứ mười ba của vòng đàm phán, và chúng tôi lại làm việc suốt đêm một lần nữa, phần lớn bàn về vấn đề an ninh. Sau đó chúng tôi lại có một ngày đàm phán như vậy vào ngày thứ mười bốn tới tận 3 giờ sáng trước khi buông xuôi vì Arafat không thể chấp nhận quyền kiểm soát thực tế Núi Đền và toàn bộ phần Đông Jerusalem mà không có chữ "chủ quyền". Với nỗ lực cuối cùng, tôi quyết định đề nghị chủ quyền toàn diện đối với khu vực xung quanh Đông Jerusalem, chủ quyền giới hạn đối với khu vực bên trong và chủ quyền "trông coi" đối với Haram. Một lần nữa Arafat từ chối. Tôi kết thúc vòng đàm phán và cảm thấy rất tức giận và vô cùng buồn. Quan điểm của hai bên không mấy khác nhau về việc giải quyết các công việc tại Jerusalem; tất cả chỉ xoay quanh chuyện bên nào được tuyên bố chủ quyền mà thôi.

        Tôi tuyên bố hai bên không đạt được thỏa thuận lần này do những yếu tố lịch sử, tôn giáo, chính trị và tâm lý của cuộc xung đột. Để Barak dễ trả lời với nước ông và tường thuật lại những gì đã xảy ra, tôi nói trong khi Arafat thể hiện rằng ông muốn tiếp tục theo đuổi con đường hòa bình, Barak cho thấy "một sự can đảm, một cách nhìn và một sự thấu hiểu đặc biệt về tầm quan trọng lịch sử của thời khắc này".

        Tôi nói hai đoàn đàm phán đã thể hiện sự tôn trọng thực sự và sự hiểu biết hiếm có mà tôi từng chứng kiến trong vòng tám năm đàm phán hòa bình trên khắp thế giới, và lần đầu tiên họ đã đàm phán một cách cởi mở về những vấn đề tranh cãi nhạy cảm nhất. Chúng tôi giờ đây hiểu rõ hơn về những điểm mấu chôt của mỗi bên và tôi vẫn tin tưởng chúng tôi sẽ có cơ hội đạt được thỏa thuận trước khi hết năm.

        Arafat muốn tiếp tục đàm phán và hơn một lần đã công nhận ông sẽ không bao giờ còn có được thiện chí đàm phán hòa bình của cả chính phủ Israel và Mỹ hơn lần này nữa. Thật khó có thể hiểu được tại sao ông lại có ít động thái như vậy. Có lẽ đoàn của ông đã không thực sự bàn bạc về những nhượng bộ; có lẽ họ muốn xem họ có thể vắt được gì từ Israel trước khi họ chơi bài ngửa. Bất kể vì lý do gì, họ đã khiến Barak rơi vào tình thế chính trị rất bất ổn. Đâu phải ngẫu nhiên mà ông lại là quân nhân được trao nhiều huy chương nhất trong lịch sử Israel. Với sự cứng rắn đến cộc cằn của mình, ông đã chấp nhận nhiều rủi ro để phấn đấu cho một tương lai an ninh hơn cho Israel. Khi nhận xét trước báo chí, tôi khẳng định với nhân dân Israel rằng ông đã không nhượng bộ bất kỳ lợi ích an ninh nào của dân tộc và họ phải nên tự hào về ông.

        Arafat vốn nổi tiếng với việc đợi đến phút cuối cùng mới đưa ra quyết định, hoặc như cách chúng tôi vẫn nói: "Năm phút trước nửa đêm". Tôi chỉ còn làm tổng thống sáu tháng nữa. Tất nhiên là tôi hy vọng đồng hồ của Arafat sẽ chạy đúng giờ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 04:29:27 pm

        55

        Trong khi hội nghị ở Trại David đang diễn ra, thì bên lề đã có khá nhiều dấu hiệu tích cực: Charlene Barshefsky hoàn tất hiệp định thương mại với Việt Nam, còn hạ viện thì thông qua đề xuất sửa đổi bổ sung của Maxine Waters - người luôn ủng hộ các chính sách của tôi - đề nghị dành thêm một khoản tiền nữa cho chương trình Xóa nợ Thiên niên kỉ. Tính đến thời điểm này, chương trình đã thu hút được sự ủng hộ rất to lớn, đáng kể nhất là của Bono.

        Trước đó, Bono đã là một nhân vật nổi tiếng trong đời sống chính trị Washington - anh ấy hoá ra lại là một chính trị siêu hạng, một phần nhờ yếu tố bất ngờ. Larry Summers, người rất rành kinh tế nhưng lại không biết gì về văn hoá đại chúng, một hôm vào Phòng Bầu dục và bảo rằng anh ấy vừa mới họp về xoá nợ với "một gã nào đấy tên là Bono, tên có mỗi một chữ, mặc quần jean áo pull, đeo kính đen to. Anh ta đến gặp tôi về chuyện xoá nợ, và anh ta biết rõ chuyện ấy lắm".

        Chuyến đi tới Okinawa là một thành công lớn, vì nhóm G-8 đã đồng tình với những cam kết của chúng tôi về việc phổ cập tiểu học cho trẻ em trên toàn thế giới vào năm 2015. Để khởi động, tôi đưa ra chương trình 300 triệu đôla cung cấp một bữa ăn ngon mỗi ngày cho 9 triệu trẻ em, với điều kiện chúng phải đi học. Sáng kiến này được đưa ra bởi George McGovern, đại sứ Mỹ tại Chương trình Lương thực của Liên hiệp quốc ở Rome, Bob Dole, bạn cũ của McGovern trong chương trình cung cấp tem thực phẩm và Nghị sĩ Jim McGovern thuộc bang Massachusetts. Tôi cũng đã đi thăm lực lượng quân đội Mỹ ở Okinawa, cám ơn Thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori đã cho phép họ đóng quân ở đó, và cam kết sẽ cố giảm bớt tình trạng căng thẳng gây ra bởi sự hiện diện của quân đội. Đó là cuộc họp thượng đỉnh cuối cùng của G-8 mà tôi tham dự, nhưng đáng tiếc là tôi đã phải cáo lỗi để trở về ngay Trại David. Trong tám năm qua, các nhà lãnh đạo G- 8 đã rất ủng hộ sáng kiến của tôi, và chúng tôi đã cùng nhau đat được rất nhiều thành quả.

        Chelsea cùng tôi tới Okinawa. Một trong những điều tuyệt vời nhất trong năm đó đối với cả tôi và Hillary là Chelsea được ở nhà trong nửa năm còn lại. Con bé đã học dồn nhiều tín chỉ hơn và tốt nghiệp sớm sau ba năm học ở Stanford để có thể dành ra sáu tháng sống với bố mẹ ở Nhà Trắng. Hiện giờ con bé sẽ chia quỹ thời gian làm đôi, vừa vận động tranh cử giúp mẹ vừa giúp tôi tổ chức các sự kiện ở Nhà Trắng và đi cùng tôi trong các chuyến công du nước ngoài. Con bé thực hiện tốt công việc ở cả hai việc, và sự có mặt của nó đã giúp cuộc sống của chúng tôi trở nên suôn sẻ hơn rất nhiều.

        Cuối tháng tôi khởi động lại cuộc tranh đấu với đảng Cộng hòa về vấn đề cắt giảm thuế. Họ vẫn muốn dành khoản thặng dư dự tính trong vòng 10 năm để bù vào khoản giảm thuế vì cho rằng khoản tiền đó thuộc về những người đóng thuế và chúng tôi phải trả lại cho họ. Đó quả là một lý luận thuyết phục ngoại trừ một điểm: thặng dư này mới chỉ là dự tính trong khi việc cắt giảm thuế sẽ có hiệu lực bất chấp chính phủ có thực sự thu được thặng dư hay không. Tôi đã cố gắng minh họa luận điểm này bằng cách đề nghị mọi người thử hình dung rằng họ nhận được một trong những bức thư đầy thông tin quảng cáo từ Ed McMahon, một nhân vật nổi tiếng trên truyền hình với lời mở đầu là "Bạn có lẽ đã trúng thưởng 10 triệu đôla". Tôi nói có lẽ những ai tiêu ngay 10 triệu đôla khi nhận được bức thư ấy sẽ lập tức ủng hộ cho kế hoạch của đảng Cộng hòa; số còn lại sẽ "đồng ý với chúng tôi và tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế".

        Tháng 8 là một tháng đầy bận rộn, bắt đầu là việc đề cử Georger W. Bush và Dick Cheney ở Philadelphia. Hillary và tôi tới Vườn nho Martha để gây quỹ tranh cử cho Hillary, sau đó tôi bay tới Idaho thăm những người lính cứu hỏa đang phải chống chọi với vụ cháy rừng trên diện rộng đầy nguy hiểm. Ngày 9 tháng 8, tôi trao tặng huân chương vì tự do cho 15 người Mỹ, trong đó có cố Thượng nghị sĩ John Chafee, Thượng nghị sĩ Pat Moynihan, Marian Edelman người sáng lập ra quỹ bảo trợ trẻ em, tiến sĩ Mathilde Krim nhà hoạt động phòng chống AIDS, Jesse Jackson, luật sư về dân quyền, thẩm phán Cruz Reynoso, và tướng Wes Clark người đã kết thúc binh nghiệp xán lạn của mình bằng việc nhận chỉ huy một chiến dịch đầy cam go chống lại Milosevic và hành động thanh trừng sắc tộc của ông ta ở Kosovo.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 04:33:53 pm
        Trong khi hàng loạt những sự kiện chính trị đang diễn ra, tôi đã làm một việc hoàn toàn không mang tính chính trị: tới Nhà thờ Willow Creek Community của bạn tôi là Bill Hybels ở Nam Barrington, Illinois, gần Chicago, và có một buổi nói chuyện trước vài trăm người tại hội nghị mục sư của Bill. Chúng tôi chuyện trò về thời điểm tôi quyết định tham gia chính trị, nơi gia đình tôi đi nhà thờ và điều đó có ý nghĩa với tôi thế nào, tại sao rất nhiều người vẫn tin rằng tôi chưa bao giờ xin lỗi về những hành vi không đúng của mình, tôi đã sử dụng trưng cầu dân ý ra sao, yếu tố gì là quan trọng nhất đối với lãnh đạo, và tôi muốn được lưu danh như thế nào. Hybels có một cách thức rất lạ khi đơn giản hóa các vấn đề và buộc tôi phải nói về những điều mà thông thường tôi sẽ không bao giờ đề cập tới. Tôi muốn có vài giờ đồng hồ gác chính trị và công việc sang một bên để suy ngẫm về đời sống nội tâm mà việc chính trị thường lấn át.

        Ngày 14 tháng 8, trong đêm khai mạc đại hội đảng Dân chủ, Hillary bày tỏ lời cảm ơn đầy xúc động đối với sự ủng hộ của các thành viên đảng Dân Chủ, sau đó đọc một bản công bố về những điểm yếu của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm nay. Sau khi bộ phim chiếu trong đại hội thứ ba của tôi, do Harry và Linda Thomason thực hiện nói về các thành tựu trong tám năm qua, kết thúc, tôi được đưa lên sân khấu trong tiếng vỗ tay như sấm giữa những giai điệu nhạc hết sức truyền cảm. Khi tiếng ồn lắng xuống, tôi nói lần bầu cứ này xoay quanh một câu hỏi đơn giản: "Liệu chúng ta có tiếp tục tiến bộ và phát triển thịnh vượng được không?".

        Tôi đề nghị các thành viên đảng Dân chủ đảm bảo chắc chắn rằng chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn cựu Tổng thống Reagan năm 1980 nhằm xác định liệu một đảng có còn xứng đáng nắm quyền hay không: "Cuộc sống hôm nay của chúng ta có tốt đẹp hơn tám năm về trước hay không?". Phản ứng vỗ tay rầm rộ của đám đông đã chứng tỏ cưu Tổng thống Harry Truman hoàn toàn đúng khi ông nói: "Nếu anh muốn sống như những thành viên đảng Cộng hòa, thì anh nên bỏ phiếu cho đảng Dân chủ". Đời sống của người dân đã được cải thiện rất nhiều, không chỉ về mặt kinh tế. Số lượng công ăn việc làm nhiều hơn, số trường hợp nhận con nuôi cũng nhiều hơn. Nợ giảm, và tỉ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên cũng giảm xuống. Đất nước chúng ta đang trở nên đa dạng hơn mà cũng đoàn kết hơn. Chúng tôi đã xây dựng và bắc được chiếc cầu bước sang thế kỉ 21, "và chúng ta sẽ không quay trở lại".

        Tôi đề cập đến một quốc hội của đảng Dân chủ, nói rằng thành quả của chúng tôi chính là minh chứng cho danh tiếng và cho những giá trị của nước Mỹ đồng thời thể hiện chúng tôi đã giải quyết được những vướng mắc trong quá khứ như thế nào. Nếu chúng tôi có một quốc hội thuộc đảng Dân chủ, nước Mỹ sẽ có đạo luật về quyền bệnh nhân, sẽ tăng mức lương tối thiểu, có luật thu nhập bình đẳng cho nữ giới và giảm thuế cho tầng lớp trung lưu để trợ giúp học đại học và chăm sóc lâu dài.

        Tôi ca ngợi Hillary vì 30 năm hoạt động cộng đồng, đặc biệt là công việc của cô ấy tại Nhà Trắng - phụ trách các vấn đề gia đình và trẻ em, đồng thời nói thêm rằng cũng như cô ấy vẫn luôn sát cánh bên gia đình chúng tôi, cô ấy cũng sẽ sát cánh giúp đỡ tất cả các gia đình ở New York nói riêng và cả nước Mỹ nói chung.

        Sau đó tôi cũng đưa ra những lý lẽ ủng hộ Al Gore, nhấn mạnh niềm tin mãnh liệt, ý tưởng sáng tạo và sự hiểu biết về tương lai cũng như sự chính trực của anh ấy. Tôi cảm ơn Tipper vì cô ấy đã hoạt động vì sức khỏe tâm thần, ủng hộ việc Al lựa chọn Joe Lieberman, nói về tình bạn của chúng tôi trong suốt 30 năm qua và công việc của Joe về dân quyền ở miền Nam những năm 60. Joe, một người Mỹ gốc Do Thái đầu tiên đứng trong liên danh tranh cử của một đảng lớn, chính là bằng chứng rõ ràng về cam kết xây dựng một nước Mỹ thống nhất của Al Gore.

        Tôi kết thúc bài nói của mình bằng lời cảm ơn chân thành và lời kêu gọi tha thiết:

        "Thưa các bạn, 54 năm trước, tôi được mẹ tôi, một phụ nữ trẻ góa chồng, sinh ra giữa một cơn bão mùa hè mịt mùng tại một thị trấn nhỏ ở miền nam. Nước Mỹ đã cho tôi cơ hội để biến giấc mơ thành hiện thực. Còn tôi vẫn luôn cố gắng hết sức để có thể giúp các bạn thực hiện được mơ ước của mình. Giờ đây, tóc đã nhuốm màu, những nếp nhăn đã hằn sâu hơn, nhưng với một tinh thần lạc quan và niềm hi vọng trong công việc y như tám năm về trước, tôi muốn các bạn hiểu rằng trong trái tim tôi lúc nào cũng tràn đầy lòng biết ơn.

        Hỡi đồng bào Mỹ, tương lai của đất nước chúng ta đang nằm trong tay các bạn. Các bạn phải suy nghĩ thật kỹ, phải cảm nhận thật sâu sắc, và lựa chọn thật sáng suốt. Và hãy nhớ... đặt nền tảng con người lên hàng đầu, tiếp tục bắc những chiếc cầu, và không ngừng hướng tới tương lai".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 04:39:28 pm
        Ngày hôm sau Hillary, Chelsea và tôi bay tới Monroe, Michigan, để dự buổi lễ điều hành "chuyển giao ngọn đuốc" cùng với vợ chồng Al và Tipper Gore. Khá đông người ở tiểu bang thường phải giành giật ác liệt này đã đến tiễn Al tới Los Angeles nhận sự đề cử và trở thành người lãnh đạo đảng của chúng tôi, và tiễn tôi tới nhà hàng McDonald's địa phương, nơi tôi đã không lui tới trong nhiều năm rồi.

        Liên danh Bush và Cheney đưa ra một thông diệp kép. Một mặt, đó là chủ nghĩa bảo thủ đồng cảm, hứa hẹn đem lại cho nước Mỹ những điều tốt đẹp như đảng Dân chủ của chúng tôi đã từng làm, nhưng sẽ duy trì một bộ máy quản lý nhà nước gọn nhẹ hơn và giảm thuế nhiều hơn. Mặt khác, đảng Cộng hòa sẽ nâng cao chuẩn mực đạo đức và chấm dứt tư tưởng phe phái tiêu cực ở Washington. Nói nhẹ nhất thì điều này cũng không thành thật chút nào. Trước đây, tôi đã từng tìm mọi cách hợp tác những người của đảng Cộng hòa ở Washington, nhưng ngay từ đầu họ đã cố tình gây khó dễ cho tôi. Thế mà nay họ lại nói: "Chúng tôi sẽ ngừng ngay những hành vi không đẹp nếu các anh giao lại Nhà Trắng cho chúng tôi".

        Lập luận về đạo đức lẽ ra không có âm vang gì, trừ khi người ta nghĩ rằng Gore đã làm điều gì sai trái, và lại càng không âm vang khi người đứng chung liên danh là một Lieberman cực kỳ thẳng thắn. Tên tôi không có trên phiếu bầu, vì vậy sẽ là không công bằng và thậm chí là có hại nếu các cử tri đổ lỗi cho họ vì những sai lầm của cá nhân tôi Tôi biết chiến lược của họ sẽ không thể có hiệu quả trừ phi đảng Dân chủ chấp nhận tính đúng đắn của những lý lẽ mà đảng Cộng hòa đưa ra và không thể nhắc cử tri nhớ tới vụ truất phế tôi và phe cánh tả còn có thể gây thêm tổn hại gì nữa nếu họ lên nắm quyền ở cả Nhà Trắng lẫn quốc hội. Một Phó chủ tịch NRA đã dương dương tự đắc rằng nếu Bush trúng cử thì NRA sẽ có hẳn một văn phòng trong Nhà Trắng.

        Sau đại hội, các cuộc thăm dò dư luận cho thấv Al Gore đã lật ngược được thế cờ và đang giành thắng lợi sít sao. Còn tôi và Hillary tới khu vực Finger Lakes thuộc ngoại ô New York để cắm trại và nghỉ ngơi trong hai ngày. Hillary đang tranh cử một cách khác hẳn so với lúc đầu. Thị trưởng Giuliani đã rút lui, nhưng đối thủ mới, Rick Lazio - nghị sĩ của bang Long Island - lại là một thách thức mới: ông ta là một nhân vật rất lôi cuốn và thông minh, có điều là bảo thủ hơn cả Giuliani.

        Tôi kết thúc tháng đó bằng hai chuyến công du ngắn. Sau cuộc họp ở Washington với Vicente Fox, Tổng thống tân cử của Mexico, tôi đáp máy bay tới Nigeria để gặp Tổng thống Olusegun Obasanjo. Tôi muốn hỗ trợ cho những nỗ lực của ông nhằm ngăn chặn nạn dịch AIDS trước khi tỉ lệ nhiễm HIV của Nigeria tăng lên mức ngang bằng với các quốc gia ở Nam Phi, đồng thời củng cố việc thực thi một dự luật thương mại mới đây của châu Phi, với hi vọng giúp Nigeria vượt qua được những thách thức trong phát triển kinh tế. Obasanjo và tôi đã dự một hội thảo về AIDS. Tại đây, một cô gái trẻ đã kể lại những nỗ lực của cô nhằm giúp các bạn học sinh trong trường hiểu biết về căn bệnh này, và một người đàn ông tên John Ibekwe bộc bạch câu chuyện của đời mình. Anh đã cưới một người phụ nữ nhiễm HIV dương tính, anh bị nhiễm, và anh đã xoay xở mọi cách tìm kiếm thuốc chữa trị cho vợ để có thể sinh ra những đứa con không nhiễm virus. Cuối cùng John đã thành công, và bé Maria ra đời không hề bị HIV. Tổng thống Obasanjo đề nghị vợ của Ibekwe bước lên sân khấu và ông đã ôm lấy chị. Đó là một cử chỉ khiến người xem vô cùng xúc dộng và qua đó gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng Nigeria sẽ không xa lánh, phủ nhận các bệnh nhân HIV bởi việc đó chỉ khiến cho nạn dịch AIDS lan rộng hơn mà thôi.

        Từ Nigeria, tôi bay tới Arusha, Tanzania, tham dự hội nghị hòa bình Burundi do Nelson Mandela làm chủ tọa. Mandela muốn tôi cùng ông và một vài lãnh đạo châu Phi khác tham gia phiên họp bế mạc để khuyến khích các lãnh đạo nhiều phe phái của Burundi đạt được một thỏa thuận và tránh lặp lại bế tắc như ở Rwanda. Mandela đã hướng dẫn tôi rất rõ ràng: chúng tôi sẽ phải hợp tác ăn ý. Tôi sẽ đọc diễn văn hối thúc họ hãy làm những gì cần thiết, sau đó Mandela sẽ yêu cầu các bên kí vào bản đề xuất của ông. Và chúng tôi đã thành công: Tổng thống Pierre Buyoya và 13 trên 19 phe phái tham chiến đã kí vào bản hiệp định. Sau đó toàn bộ họ đều ký chỉ trừ hai người. Mặc dù đó là một cuộc hành trình khá vất vả, nhưng việc tham dự hội thảo hòa bình Burundi lại là một cách quan trọng giúp tôi chứng minh cho châu Phi và toàn thế giới thấy, Mỹ đúng là một nhà kiến tạo hòa bình. Như tôi từng tự nhủ trước khi bắt đầu hội nghị ở Trại David: "Nếu không thành công thì vẫn cố gắng hết mình".


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 04:42:57 pm
        Ngày 30 tháng 8, tôi bay tới Cartagena, Colombia, cùng với Chủ tịch hạ viện Dennis Hastert, sáu hạ nghị sĩ, thượng nghị sĩ Joe Biden và ba thượng nghị sĩ khác, và một vài thành viên nội các. Chúng tôi muốn củng cố cam kết của Mỹ đối với kế hoạch Columbia của Tổng thống Andrés Pastrana, nhằm truy quét hết những kẻ buôn bán ma túy và bọn khủng bố hiện đang kiểm soát khoảng 1/3 lãnh thổ nước này. Pastrana đã từng mạo hiểm cả tính mạng của mình trong nỗ lực tạo lập hòa bình khi tự mình tới gặp bọn phiến quân ngay tại sào hu,yệt của chúng. Sau khi thất bại, ông đã nhờ đến sự giúp đỡ của Mỹ trong kế hoạch Columbia và với sự ủng hộ mạnh mẽ của Hastert, Quốc hội Mỹ đã dành 1 tỉ đôla cho nhiệm vụ này.

        Cartagena là một thành phố xinh đẹp có tường bao quanh. Pastrana đưa chúng tôi dạo qua các con phố, gặp gỡ những nhân viên an ninh đang đấu tranh chống lại bọn buôn lậu ma túy và một số nạn nhân của tình trạng bạo lực, trong đó có người vợ góa của một sĩ quan cảnh sát hi sinh khi làm nhiệm vụ. Anh là một trong hàng trăm con người đã chết cho sự trung thực và quả cảm. Andrés cũng giới thiệu với tôi và Chelsea một nhóm nhạc rất thú vị gồm toàn các nghệ sĩ trẻ tự gọi mình là "Những đứa trẻ của Vallenato", đó là tên ngôi làng ở quê hương họ hiện vẫn đang nằm trong khu vực bạo lực hoành hành Trong trang phục truyền thống, họ hát và khiêu vũ ca ngợi hòa bình và trong buổi tối ấy trên các con phố của Cartagena, Pastrana, Chelsea và tôi đã nhảy với họ.

        Vào cuối tuần đầu tháng 9, sau khi phủ quyết dự luật bãi bỏ thuế bất động sản, tuyên bố tôi sẽ nhường quyền quyết định việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa cho người kế nhiệm, và thực hiện xong một chiến dịch với Hillary tại Hội chợ Tiểu bang New York, tôi tới trụ sở Liên hiệp quốc tham dự Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ. Đây là cuộc nhóm họp lớn nhất từ trước đến nay của các nhà lãnh đạo thế giới. Bài diễn văn cuối cùng của tôi tại Liên hiệp quốc tuy ngắn nhưng tràn đầy cảm xúc kêu gọi sự hợp tác toàn cầu về các vấn đề an ninh, hòa bình và thịnh vượng chung, nhằm xây dựng một thế giới vận hành theo các quy luật đơn giản: "Mỗi cá nhân đều quan trọng, đều có vai trò riêng của mình, và chúng ta sẽ làm được mọi thứ tốt hơn nếu chúng ta giúp đỡ lẫn nhau".

        Sau bài diễn văn, tôi đi xuống khán phòng ngồi với Madeleine Albright và Dick Holbrooke để nghe diễn giả tiếp theo là Tổng thống Iran Mohammed Khatami phát biểu. Trong những năm gần đây, Iran đã tiến hành một vài cuộc bầu cử tổng thống, bầu cử quốc hội và bầu cử ở địa phương. Trong mỗi lần ấy phe cải cách luôn thắng từ 2/3 đến 70% số phiếu. Vấn đề ở đây là theo Hiến pháp Iran, có một hội đồng gồm các phần tử hồi giáo chính thống do Ayatollah Sayyed All Khamenei đứng đầu hiện đang nắm quyền lực rất lớn. Họ có quyền bãi bỏ một số đạo luật nào đó và cấm các ứng cử viên ra tranh cử. Họ còn kiểm soát các hoạt động tình báo của Iran và hậu thuẫn cho chủ nghĩa khủng bố. Chúng tôi đã cố gắng tiếp cận Khatami và đẩy mạnh nhiều hơn nữa các mối liên hệ nhân dân với nhân dân. Tôi cũng tuyên bố rõ việc Mỹ ủng hộ lật đổ chính phủ dân cử ở Iran trong những năm 50 là sai trai. Tôi hi vọng thiện chí của tôi sẽ giúp đạt được nhiều tiến bộ hơn dưới thời tổng thống mới.

        Kofi Annan và tôi thiết đãi khách một bữa tiệc trưa truyền thống. Sau khi kết thúc, theo lệ thường, tôi đứng ở cạnh bàn của mình, bắt tay với các vị lãnh đạo đi ngang qua bàn tôi. Khi bắt tay với một quan chức của Namibia có khổ người cao lớn, tôi cứ tưởng đã hết khách rồi vì ông ấy che khuất tầm nhìn của tôi. Nhưng khi vị này đi qua, mới lộ ra vị khách cuối cùng đứng phía sau ông ấy là Fidel Castro. Castro đưa tay ra và tôi bắt tay ông. Tôi là tổng thống Mỹ đầu tiên làm như vậy trong hơn 40 năm qua. Ông nói ông không muốn gây phiền phức cho tôi mà chỉ muốn bày tỏ lòng kính trọng trước khi tôi mãn nhiệm. Tôi trả lời rằng tôi hi vọng một ngày nào đó hai nước sẽ hòa giải thực sự.

        Sau các cuộc họp của Liên hiệp quốc là một loạt các sự kiện: tổ chức OPEC công bố tăng sản lượng dầu thêm 800.000 thùng một ngày; Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee có chuyến thăm chính thức đến Washington; và vào ngày 19 tháng 9, tiếp theo hạ viện, thượng viện đã thông qua dự luật trao quy chế thương mại bình thường cho Trung Quốc, mở đường cho quốc gia này gia nhập WTO. Tôi tin tưởng đây sẽ là chính sách ngoại giao quan trọng nhất trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống kéo dài tám năm của tôi.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 04:47:02 pm
        Hillary đã có một tháng 9 khá thành công. Cô ấy chiến thắng ở vòng tuyển chọn ứng cử viên vào ngày 20 và nhanh chóng đánh bại Lazio trong cuộc tranh luận tại Buffalo do Tim Russert điều hành. Lazio vấp phải ba vấn đề: thứ nhất, ông tuyên bố tình trạng kinh tế vốn vẫn đang đình đốn của New York đã được cải thiện; thứ hai, ông thực hiện một chương trình quảng cáo tranh cử khiến người xem hiểu lầm thượng nghị sĩ Moynihan ủng hộ ông chứ không ủng hộ Hillary (chính vì điều này mà ông đã phải bị yêu cầu phải đưa ra lời giải thích), và cuối cùng, ông đã làm khó cho Hillary, cố buộc cô ấy phải kí vào một cam kết bất hợp lý về tài chính cho chiến dịch tranh cử. Tất cả những gì Hillary phải làm là giữ bình tĩnh và ứng phó với các câu hỏi, và cô ấy đã làm rất tốt. Một tuần sau, một cuộc trứng cầu dân ý mới cho thấy Hillary dẫn trước Lazio với tỉ lệ 48/39% do giành được thêm sự ủng hộ từ những người phụ nữ ở khu vực ngoại ô.

        Ngày 16 tháng 9, trong bữa tối của Nhóm họp kín Nghị sĩ Da đen, trước đông đảo những người Mỹ gốc Phi, tôi có bài phát biểu từ biệt xúc động, nhìn lại các thành tích đã đạt được, ủng hộ Gore và Lieberman, đồng thời kêu gọi họ ủng hộ các vị thẩm phán da màu, mặc dù có năng lực nhưng vẫn chưa được công nhận. Sau đó tôi bỏ bài phát biểu sang một bên và kết thúc bằng những lời sau đây:

        Từ đáy lòng tôi cảm ơn các bạn. Toni Morrison đã từng nói tôi là vị tổng thống ủng hộ người da đen đầu tiên mà nước Mỹ có được. Và tôi thà nhận lời khen đó còn hơn nhận giải Nobel và tôi sẽ nói cho các bạn vì sao. Bởi vì ở đâu đó, trong chuỗi kí ức già nua và có phần đã mai một của tôi ẩn náu nguyên nhân của điều các bạn đã biết. Ở đâu đó vẫn lẩn khuất nỗi khát khao mong mỏi được sẻ chia với số phận của những con người khổ đau, bị đẩy ra ngoài cuộc đời, bị đánh đập tàn ác và thường bị hắt hủi hay quên lãng.

        Tôi không biết chính xác được tất cả những người mà tôi phải nói lời cám ơn. Nhưng tôi chắc rằng tôi không đáng để nhận lời khen ấy, bởi mỗi việc tôi làm tôi thực sự cảm thấy mình không thể làm khác.

        Vài ngày sau, ngày 20 tháng 9 tôi lại có một bài phát biểu tương tự tại bữa tối của Nhóm họp kín Nghị sĩ gốc nói tiếng Tây Ban Nha, và tại Đại hội của Hội thánh Đức Chúa Trời. Tại đây, tôi nhấn mạnh rằng tôi chỉ còn 120 ngày tại nhiệm, và rằng trong 120 ngày ấy tôi sẽ làm việc hết mình với quốc hội và cô" gắng tái thiết hòa bình ở Trung Đông. Tôi biết tôi sẽ có một cơ hội giành được thêm vài thắng lợi vì lúc này quốc hội đã có phần dễ dãi hơn, nhưng tôi không chắc lắm về vấn đề Trung Đông.

        Vài ngày sau, cùng với nhóm cố vấn kinh tế của mình, tôi eông bố rằng năm ngoái thu nhập bình quân của người dân trong nước đã tăng hơn 1.000 đô la, lần đầu tiên trong lịch sử lên tới hơn 40.000 đôla, và rằng số người Mỹ không có bảo hiểm y tế đã giảm 1,7 triệu người, mức giảm đáng kể đầu tiên trong vòng 12 năm qua.

        Ngày 25 tháng 9, sau nhiều tuần chúng tôi nỗ lực nối lại vòng đàm phán hòa bình, Barak đã mời Arafat tới nhà ông ăn tối. Gần cuối bữa ăn, tôi gọi điện và có cuộc nói chuyện vui vẻ với cả hai người. Ngày hôm sau, cả hai phía đều phái các nhà thương thuyết tới Washington để tiếp tục bàn thảo những vấn đề họ bỏ dở ở Trại David. Sang đến ngày 28, mọi thứ đã thay đổi khi Ariel Sharon trở thành nhà lãnh đạo Israel đầu tiên đến Núi Đền kể từ khi nơi này bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến năm 1967. Hồi ấy, Moshe Dayan đã nói rằng cần phải tôn trọng các vùng đất thiêng liêng của Hồi giáo và từ đó trở đi, ngọn núi này đã nằm trong tầm kiểm soát của người Hồi giáo.

        Arafat cho biết ông đã yêu cầu Barak ngăn cản chuyến đi của Sharon vì rõ ràng mục đích của ông ta là muốn khẳng định chủ quyền của Israel đối với khu vực này, đồng thời củng cố quyền lực của mình trước thách thức từ phía đảng Likud của cựu thủ tướng Netanyahu, khi mà ông này hiện có vẻ còn hiếu chiến hơn cả Sharon. Tôi cũng từng hi vọng Barak sẽ ngăn cản được hành động khiêu khích này của Sharon, nhưng Barak nói với tôi ông không làm được. Thay vào đó, Sharon không được bước vào thánh đường Đá, còn gọi là Thánh đường Al-Aqsa, và được số đống cảnh sát vũ trang hộ tống tới Núi Đền.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 04:51:02 pm
        Tôi và các thành viên khác trong nhóm chúng tôi hối thúc Arafat ngăn chặn bạo lực xảy ra. Đó là cơ hội ngàn năm có một giúp người Palestine tránh bị khiêu khích. Tôi nghĩ lẽ ra Sharon phải được trẻ em Palestine chào đón bằng hoa và nói với ông ta rằng khi nào Núi Đền nằm trong quyền kiểm soát của Palestine thì ông ấy sẽ chào đón bất cứ lúc nào. Nhưng như nhận xét của Abba Eban từ lâu, người Palestine không bao giờ bỏ lỡ một dịp bỏ lỡ cơ hội. Ngày hôm sau người Palestine biểu tình lớn gần Bức tường phía Tây và cảnh sát Israel bắn đạn cao su vào những người ném đá và những người khác. ít nhất năm người đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Trong tình trạng bạo lực kéo dài, qua màn ảnh tivi, người ta nhìn thấy hai cảnh tượng về nỗi đau và sự vô nghĩa của chiến tranh: đó là hình ảnh một cậu bé 12 tuổi người Palestine bị kẹt trong làn đạn và chết trên tay cha mình, và hai lính Israel được lôi ra từ một tòa nhà, bị đánh đập cho đến chết, thi thể bị kéo lê trên các ngả đường, còn một trong những kẻ đã tấn công họ giơ bàn tay nhuốm máu ra trước ống kính truyền hình cho cả thế giới xem.

        Trong khi Trung Đông bùng nổ, ở Balkan tình hình lại có tiến triển. Trong tuần cuối cùng của tháng 9, Slobodan Milosevic bị Vojislav Kostunica đánh bại trong cuộc bầu cử tổng thống ở Serbia. Trong chiến dịch tranh cử ấy, chúng tôi giúp đảm bảo cuộc bầu cử diễn ra công bằng, và Kostunica có thể truyền đi thông điệp của mình. Milosevic đã cố gắng thắng cử bằng mọi thủ đoạn nhưng những cuộc biểu tình rầm rộ đã buộc ông ta phải tin rằng ông ta không thể đạt được mục đích và cuối cùng, vào ngày 6 tháng 10, kẻ khởi xướng cho các vụ tàn sát ở Balkan đã phải thừa nhận thất bại.

        Đầu tháng 10, tôi tổ chức một cuộc họp ở Phòng Nội các dành cho những người ủng hộ sáng kiến xóa nợ. Mục sư Pat Robertson cũng có mặt. Sự ủng hộ mạnh mẽ của ông và của cộng đồng Tin Lành cho thấy sự ủng hộ chương trình xóa nợ này đã ngày càng trở nên sâu rộng như thế nào. Tại hạ viện, nỗ lực này còn được thúc đẩy bởi Maxine Waters một trong những thành viên cấp tiến nhất của chúng tôi, và John Kasich - Chủ tịch ủy ban Ngân sách theo phe bảo thủ. Ngay cả Jesse Helms cũng ủng hộ sáng kiến này, phần lớn là nhờ công thuyết phục của Bono. Kết quả ban đầu là rất đáng khích lệ: Bolivia đã chi 77 triệu đôla cho giáo dục và y tế; Uganda thì tăng gấp đôi tỉ lệ trẻ em học tiểu học, còn Honduras thì nâng được số năm học bắt buộc từ sáu năm lên chín năm. Tôi muốn được đóng góp nốt thông qua bản thỏa thuận ngân sách cuối cùng.

        Vào tuần thứ hai trong tháng, Hillary lại giành được thắng lợi trong cuộc tranh luận thứ hai với Rick Lazio. Tôi kí phê chuẩn dự luật thương mại với Trung Quốc và gửi lời cảm ơn đến Charlene Barshefsky và Gene Sperling vì chuyến công du vất vả của họ tới Trung Quốc nhằm đạt được thỏa thuận của chúng tôi vào giờ đàm phán thứ mười một. Tôi cũng ký thành luật Sáng kiến Di sản Đất và các khoản đầu tư mới cho cộng đồng người da đỏ. Và vào ngày 11 tháng 10, tôi gặp Hillary ở Chappaqua để tổ chức lễ kỉ niệm 25 năm ngày cưới. Tôi có cảm giác mọi chuyện như vừa mới hôm qua khi chúng tôi còn trẻ và đang ở thuở ban đầu. Giờ thì con gái chúng tôi đã sắp ra trường và nhiệm kì tổng thống cũng sắp hết. Tôi tin rằng Hillary sẽ giành thắng lợi trong cuộc đua vào thượng viện, và tôi cũng rất lạc quan về tương lai của chúng tôi.

        Những hồi tưởng trong thoáng chốc của tôi chấm dứt vào ngày hôm sau, khi một chiếc thuyền nhỏ chất đầy thuốc nổ tung cạnh tàu USS Cole ở cảng Aden, Yemen. 17 thủy thủ đã thiệt mạng trong cuộc tấn công mà rõ ràng là do bọn khủng bố tiến hành. Tất cả chúng tôi đều nghĩ đó là do Bin Laden và Al Qaeda, nhưng cũng chưa chắc lắm.

        CIA đã vào cuộc, còn tôi thì cử các quan chức từ Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và FBI tới Yemen. Tổng thống Yemen Ali Saleh đã hứa sẽ hợp tác toàn diện với chúng tôi trong cuộc điều tra đưa những kẻ giết người ra ánh sáng.

        Trong khi đó, tôi tiếp tục hối thúc Lầu năm góc và bộ phận an ninh quốc gia của tôi phải có nhiều giải pháp hơn nhằm truy bắt Bin Laden. Chúng tôi suýt nữa mở một cuộc tấn công bằng tên lửa trong tháng 10 nhắm vào hắn ta, nhưng đến phút chót CIA lại khuyên chúng tôi hủy bỏ vì tin rằng những chứng cứ chứng minh sự hiện diện của Bin Laden trong vụ này là không đủ xác thực. Lầu năm góc góp ý kiến không nên đưa lực lượng đặc nhiệm tới Afghanistan do e ngại những khó khăn về mặt hậu cần trừ phi chúng tôi có thêm được thông tin tình báo đáng tin cậy về nơi ẩn náu của Bin Laden. Thế là lại xuất hiện những phương án quân sự quan trọng hơn: tung ra chiến dịch đánh bom trên quy mô lớn vào tất cả các điểm cắm trại tình nghi hoặc tiến hành các cuộc tấn công lớn. Tôi nghĩ cả hai phương án này đều không khả thi nếu như không tìm được chứng cứ về trách nhiệm của Al Qaeda trong vụ nổ tàu Cole. Tôi rất ấm ức và hi vọng rằng trước khi tôi mãn nhiệm, chúng tôi có thể tìm ra nơi ẩn náu của Bin Laden để có thể tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 04:54:38 pm
        Sau khi đi vận động ở Colorado và Washington, tôi bay đến Sharmel- Sheikh ở Ai Cập để dự Hội nghị thượng đỉnh về vấn đề bạo lực ở Trung Đông với Tổng thống Mubarak, Vua Abdullah, Kofi Annan và Javier Solana, lúc đó đã là Tổng thư kí của Liên minh châu Âu. Tất cả đều mong muốn chấm dứt tình trạng bạo lực. Thái tử Ảrập Xêút Abdullah không đến dự hội nghị nhưng cũng rất quan tâm đến vấn đề này và hoàn toàn đồng tình với quan điểm đó. Barak và Arafat thì có mặt, nhưng có lẽ hai vị có lập trường đối lập nhau. Barak muốn chấm dứt tình trạng bạo lực, còn Arafat thì yêu cầu cần phải tiến hành một cuộc điều tra đối với việc lạm dụng bạo lực của quân đội và cảnh sát Israel. George Tenet vạch ra một kế hoạch an ninh cho cả hai bên. Tôi phải thuyết phục cả Barak và Arafat về bản kế hoạch này cùng với một bản tuyên bố mà tôi sẽ đọc trong lễ bế mạc hội nghị.

        Tôi nói với Arafat rằng tôi muốn đưa ra một kiến nghị để giải quyết các khúc mắc trong tiến trình đàm phán hòa bình, nhưng trước hết ông ấy phải chấp nhận kế hoạch an ninh. Hòa bình sẽ không thể được thiết lập chừng nào mà bạo lực vẫn chưa bị dập tắt. Và Arafat đã đồng ý. Chúng tôi cùng bàn bạc đến tận sáng sớm hôm sau để thảo ra một thông cáo chung mà tôi sẽ công bố với tư cách là đại diện của tất cả các bên. Bản thông cáo này bao gồm ba phần: một là cam kết nhằm chấm dứt bạo lực, hai là thành lập một ủy ban tìm kiếm sự thật nhằm điều tra về nguyên nhân dẫn tới bùng nổ chiến sự cũng như trách nhiệm của các bên, ủy ban này sẽ do Mỹ, Israel và Palestine chỉ định với sự tham vấn của ông Kofi Annan, và cuối cùng là một cam kết về việc đẩy mạnh tiến trình đàm phán hòa bình. Điều này nghe có vẻ thật đơn giản, nhưng thực tế thì không phải như vậy. Arafat muốn ủy ban này phải do Liên hiệp quốc lập ra, và tiến trình đàm phán hòa bình phải được nối lại ngay, trong khi Barak lại đòi một ủy ban của Mỹ và cần thêm thời gian để xem liệu bạo lực có thể lắng xuống hay không. Cuối cùng Mubarak và tôi phải có một cuộc gặp mặt riêng với Arafat để thuyết phục ông ta chấp nhận bản thông cáo. Có lẽ tôi không thể nào làm được như vậy nếu không có Mubarak. Tôi tưởng ông ta không muốn dính líu quá sâu vào tiến trình hòa bình, nhưng tối hôm đó, ông ấy mạnh mẽ rõ ràng và rất hiệu quả.

        Khi trở về Mỹ, Hillary, Chelsea và tôi đến Norfolk, Viginia để tham dự lễ tưởng niệm những nạn nhân trong vụ đánh bom tàu USS Cole và gặp riêng các gia đình nạn nhân. Cũng giống như các binh sĩ không quân ở Khobar Towers, những người lính thủy của chúng tôi đã bị thiệt mạng trong một kiểu xung đột mà họ chưa hề được rèn luyện để có thể đối đầu. Trong trận chiến này, kẻ thù của chúng tôi thoắt ẩn thoắt hiện, và tất cả mọi người đều có thể trở thành mục tiêu. Kho khí tài khổng lồ của chúng tôi không ngăn chặn được, và sự cởi mở cũng như công nghệ thông tin của thế giới hiện đại được sử dụng chống lại chúng tôi. Dù biết rằng thế nào chúng tôi cũng giành chiến thắng trong cuộc chiến với Osama Bin Laden, nhưng tôi không biết sẽ có bao nhiêu người vô tội phải bỏ mạng trước khi chúng tôi có thể tìm ra biện pháp giải quyết.

        Sau đó hai ngày, Hillary, tôi cùng với vợ chồng Al Gore đến thành phố Jefferson, bang Missouri để tham dự lễ tưởng niệm thống đốc bang Mel Carnahan, con trai ông và một sĩ quan phụ tá đã thiệt mạng trong một tai nạn máy bay. Carnahan và tôi trở nên thân thiết kể từ khi ông ủng hộ tôi trong chiến dịch tranh cử hồi năm 1992. Ông là một thống đốc tài năng, luôn đi đầu trong cuộc cải cách phúc lợi xã hội. Ông qua đời vào đúng lúc mà cuộc chạy đua vào thượng viện đang đến hồi căng thẳng. Đối thủ của ông chính là thượng nghị sĩ đương nhiệm lúc bây giờ là John Ashcroft. Nhưng vì lúc đó đã quá muộn để có thể đề cử thêm người khác nên mấy ngày sau, phu nhân của Mel Carnahan là bà Jean Carnahan đã phát biểu, bà sẽ gánh vác trọng trách thay chồng mình nếu như người dân Missouri bầu cho ông. Người dân đã chọn Mel và Jean đã làm vĩệc xuất sắc.

        Vào những ngày cuối tháng 10 khi cuộc bầu cử tổng thống tới gần, tôi ký hiệp định thương mại với Quốc vương Abdullah của Jordan, và vẫn tiếp tục ký thông qua hoặc phủ quyết các dự luật, đồng thời vận động tranh cử ở các bang Indiana, Kentucky, Massachusetts và New York, là những nơi mà tôi tham dự nhiều sự kiện cho Hillary. Nhưng thú vị nhất vẫn là ngày sinh nhật của tôi. Hôm đó, Robert De Niro hướng dẫn tôi cách nói thế nào cho giống một người New York chính cống.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 05:01:33 pm
        Kể từ sau đại hội, Al Gore đưa ra khẩu hiệu cho chiến dịch tranh cử của mình là "cuộc chiến giữa dân thường và những kẻ có thế lực". Quả đúng như vậy bởi tất cả các nhóm lợi ích của phe bảo thủ như ngành bảo hiểm y tế, các công ty thuốc lá, các ngành gây ô nhiễm trầm trọng, NRA... đều ủng hộ Thống đốc Bush. Điểm hạn chế của khẩu hiệu trên là nó không nhấn mạnh hết những đột phá về mặt kinh tế cũng như phúc lợi xã hội đã đạt được trong thời gian qua và nêu bật việc ông Bush rất có thể xóa bỏ hết những thành tựu đó. Đối với các cử tri vẫn còn lưỡng lự thì có vẻ như Al Gore sẽ thay đổi đường lối phát triển kinh tế tương lai. Chính vì thế mà đến cuối tháng đó, Al Gore đã chuyển khẩu hiệu thành "Đừng đặt sự thịnh vượng vào vòng nguy hiểm". Và tính tới ngày 1 tháng 11, dù vẫn còn thua bốn điểm nhưng vị trí của Al Gore đã được cải thiện trong các cuộc trưng cầu.

        Vào tuần cuối cùng của chiến dịch tranh cử, theo đề nghị của Thông đốc Gray Davis, tôi đến California hai ngày để vận động cho liên danh đảng chúng tôi và các ứng cử viên của chúng tôi vào quốc hội, sau đó tham dự sự kiện lớn cho Hillary ở Harlem và về ArkansJ hôm chủ nhật để vận động cho Mike Ross. Anh ấy đã từng làm tài xế cho tôi trong lần vận động tranh cử chức thống đốc vào năm 1982 và hiện đang chạy đua với nghị sĩ đảng Cộng hòa là Jay Dickey.

        Trong suốt ngày hôm trước và ngày bầu cử, tôi tham gia hơn 6 cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh trên toàn quốc để kêu gọi người dân bỏ phiếu cho Al Gore và Joe cũng như các thành viên đảng Dân chủ khác. Tôi thậm chí đã thu 170 đoạn quảng cáo trên đài và tin nhắn điện thoại để gửi đến các gia đình theo đảng Dân chủ và những người thuộc thiểu số để thúc giục họ bầu cho các ứng viên của chúng tôi.

        Vào ngày bầu cử, Hillary, Chelsea và tôi đi bỏ phiếu tại điểm bỏ phiếu ở Chappaqua là trường Tiểu học Douglas Grafflin. Đó là kỷ niệm vừa vui vừa lạ. Lạ bởi vì đây là nơi duy nhất ngoài Arkansas tôi từng đến bỏ phiếu và sau 26 năm tham gia chính trường tôi không có tên trên phiếu bầu. Và đó cũng là kỷ niệm rất vui vì tôi đã bầu cho Hillary. Chelsea và tôi bỏ phiếu đầu tiên rồi sau đó ôm nhau trong khi nhìn Hillary kéo tấm rèm và bỏ phiếu cho chính mình.   

        Đêm bầu cử đầy kịch tính. Hillary giành chiến thắng với tỉ lệ phiếil bầu 55-43, cao hơn rất nhiều so với kết quả thăm dò ý kiến trước. Tôi rất tự hào về cô ấy. New York thử thách cô ấy cũng giống như đã làm với tôi hồi năm 1992. Tỉ lệ ủng hộ cô ấy cứ tăng, giảm, rồi lại tăng lên nhưng cô ấy vẫn kiên cường tiến lên phía trước.

        Trong khi chúng tôi ăn mừng chiến thắng của Hillary tại khách sạn Grant Hyatt ở New York thì Bush và Gore đang cạnh tranh nhau với kết quả sát nút. Mọi người đều biết từ trước rằng cuộc bầu cử này sẽ rất sít sao, và nhiều nhà bình luận cho rằng Gore có thể thua phiếu phổ thông nhưng vẫn có thể thắng nhờ phiếu đại cử tri. Hai ngày trước cuộc bầu cử, khi tôi nhìn lên bản đồ, theo dõi các cuộc thăm dò ý kiến mới nhất và đã nói với Steve Ricchetti là tôi sợ tình hình sẽ ngược lại. Các cử tri chủ chốt của chúng tôi sẽ tích cực tham gia cuộc bầu cử không kém gì các cử tri theo đảng Cộng hòa - những người đang muốn giành lại Nhà Trắng. Al Gore sẽ giành chiến thắng ở các bang lớn với số phiếu rất nhưng Bush sẽ chiếm ưu thế ở các bang nhỏ ở khu vực nông thôn và họ có lợi thế về cử tri đoàn vì mỗi tiểu bang được một phiếu đại cử tri cho mỗi thành viên hạ viện, cộng thêm hai phiếu nữa cho thượng viện. Đến ngày đi bầu tôi vẫn cho rằng Al Gore sẽ giành chiến thắng cuối cùng vì anh ấy đang có đà và đúng về các vấn đề đặt ra khi tranh cử.

        Đúng là Gore thắng với chênh lệch hơn 500.000 phiếu phổ thông, nhưng phiếu đại cử tri thì vẫn chưa chắc chắn. Cuộc chạy đua cuối cùng gút lại ở Florida, sau khi Gore giành chiến thắng sít sao với chênh lệch 366 phiếu ở bang New Mexico - một trong những bang mà kết quả lẽ ra còn sít sao hơn nếu như Ralph Nader không tham gia cuộc đua. Tôi đề nghị Bill Richarson ở lại Mexico trong tuần cuối cùng trước ngày bầu cử và có lẽ chính ông ấy đã đem lại chiến thắng này.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 05:05:39 pm
        Trong số những bang tôi giành chiến thắng vào năm 1996 thì lần này Bush đã chiếm được Nevada, Arizona, Missouri, Arkansas, Tennessee, Kentucky, Ohio, Tây Virginia và New Hampshire. Ngày càng có nhiều cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa ở Tennessee. Vào các năm 1992, 1996 và 2000, tỉ lệ cử tri ủng hộ đảng Dân chủ ở đây luôn được duy trì ở mức 47 và 48%. Tuy nhiên NRA cũng làm hại Al tại đây và một số bang khác, trong đó có cả Arkansas. Ví dụ như hạt Yell, nơi dòng họ Clinton từng định cư từ một thế kỷ truớc, là một hạt bảo thủ về văn hóa và có tính chất dân túy mà một ứng viên Dân chủ cần phải thắng để có thể thắng được ở bang này trong một cuộc chạy đua sít sao. Nhưng Gore đã thua Bush với tỉ lệ 47-50. Đó là do NRA. Lẽ ra tôi đã có thể xoay chuyển tình thế nếu như tôi có hai hay ba ngày đi vận động ở những vùng xa xôi. Thế nhưng chỉ đến sát ngày bầu cử tôi mới nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề nhưng tất cả đã muộn.

        Những người vận động hành lang của NRA cố gắng đánh bại Al ở Michigan và Pennsylvania. Nếu như không có nỗ lực lớn từ phía các nghiệp đoàn địa phương thì có lẽ họ đã đạt được mục tiêu mặc dù trong nghiệp đoàn cũng có rất nhiều thành viên của NRA. Những nghiệp đoàn này đánh trả bằng khẩu hiệu "Gore không tước súng của các anh nhưng Bush sẽ đập tan nghiệp đoàn của các anh". Nhưng thật không may là các khu vực nông thôn của Arkansas, Tennessee, Kentucky, Tây Virginnia, Missouri và Ohio, không có đủ thành viên nghiệp đoàn để có thể chống chọi với NRA.

        Ở Kentucky, quan điểm của chúng tôi chống lại các công ty thuốc lá lớn quảng cáo nhắm vào thanh thiếu niên cũng làm Al Gore bị mất phiếu ở các vùng trồng thuốc lá. Ở Tây Virginia, Gore lại bị ảnh hưởng bởi sự thất bại của nhà máy thép Weir ton, một công ty do nhân viên làm chủ sở hữu; các công nhân và gia đình của họ tin rằng thất bại này là do tôi đã không thể ngăn cản được làn sóng thép giá rẻ từ Nga và châu Á đổ vào Mỹ trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Nhiều bằng chứng cho thấy công ty này phá sản vì những lý do khác nhưng những người công nhân không nghĩ vậy nên Al Gore đã phải gánh chịu hậu quả.

        New Hampshire rơi vào tay Bush với số phiếu chênh lệch là khoảng trên 7.000 vì Nader lấy mất 22.198 phiếu. Tệ hơn nữa, Nader có hơn 90.000 phiếu tại Florida, nơi mà kết quả giữa Bush và Gore đang vướng vào rắc rối và có lẽ phải mất đến hơn một tháng để giải quyết.

        Khi cuộc tranh cãi về kết quả ở Floria nổ ra thì chúng tôi đã giành thêm được bốn ghế nữa tại thượng viện và một tại hạ viện. Ba hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa bị đánh bại, trong đó có Jay Dickey mất ghế vào tay Mike Ross ở Arkansas. Các thành viên đảng Dân chủ đã giành được bốn ghế ở California, giành chiến thắng chung cuộc và chỉ thua một lần. Trong lần kiểm phiếu tại Florida, Al Gore ở thê yếu vì người phụ trách chính của cuộc bầu cử tại đây là Ngoại trưởng Katherine Harris, một đảng viên đảng Cộng hòa bảo thủ và có quan hệ rất mật thiết với Thống đốc Jeb Bush. Hơn nữa, quốc hội tiểu bang được quyền chứng thực cử tri lại do phe Cộng hòa bảo thủ chiếm ưu thế. Ngược lại, mặc dù Tòa án tối cao tiểu bang - cơ quan sẽ đưa ra phán quyết cuốì cùng về việc kiểm lại phiếu - lại có nhiều thẩm phán do các thống đốc Dân chủ đề cử hơn và được coi là ít mang tính đảng phái hơn.

        Hai ngày sau, trong khi vẫn chưa biết ai sẽ là người kế nhiệm, tôi tiếp Arafat tại Phòng Bầu dục. Xung đột đã lắng xuống và tôi nghĩ Arafat có lẽ rất mong mỏi hòa bình. Tôi cho ông hay tôi chỉ còn 10 tuần nữa để đạt được thỏa thuận. Tôi nắm tay Arafat, nhìn vào mắt ông và nói tôi vẫn còn cơ hội ’đạt được thỏa thuận với Bắc Triều Tiên về việc chấm dứt chương trình sản xuất tên lửa tầm xa của nước này, có điều để làm được tôi sẽ phải đích thân tới đó. Chuyến đi này sẽ mất một tuần hoặc hơn vì tôi còn phải đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

        Tôi biết, nếu muốn có hòa bình ở Trung Đông, tôi phải là người thực hiện. Tôi nói với Arafat rằng tôi đã cố gắng hết sức mình để đem lại cho người Palestine, một quốc gia ở Bờ Tây và dải Gaza, đồng thời bảo vệ an ninh cho Israel. Sau tất cả những nỗ lực của tôi, nếu Arafat không thể đem lại hòa bình cho khu vực này thì ông ấy nợ tôi một lời giải thích, bởi tôi còn phải đến Bắc Triều Tiên để giải quyết một hiểm họa an ninh nghiêm trọng khác. Nhưng Arafat đề nghị tôi ở lại để thực hiện cho xong tiến trình đàm phán hòa bình, bởi vì nếu chúng tôi không thể giải quyết dứt điểm vấn đề này trước khi tôi mãn nhiệm thì phải mất thêm ít nhất là năm năm nữa mới có được cơ hội như lần này.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 05:10:47 pm
        Tối hôm đó chúng tôi tổ chức một bữa tiệc nhân dịp kỷ niệm 200 năm thành lập Nhà Trắng - ngôi nhà của tất cả các đời tổng thống kể từ Tổng thống John Adams. Tham dự hôm đó có phu nhân Lady Bird Johnson, cựu Tổng thống và phu nhân Ford, cựu Tổng thống và phu nhân Carter và cựu Tổng thống và phu nhân Bush. Đó quả là một thời khắc thời khắc tuyệt vời trong lịch sử Mỹ, mặc dù cựu Thống đốc và phu nhân Bush cũng có chút căng thẳng vì cuộc bầu cử của Thống đốc Bush vẫn đang ở giai đoạn gay go nhất. Tôi rất mừng vì họ đã đến dự.

        Vài ngày sau, Chelsea cùng tôi đến Brunei tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên của APEC. Quốc vương Hassanal Bolkiah của Brunei tổ chức hội nghị tại một khách sạn và một trung tâm hội nghị mới rất đẹp. Chúng tôi đạt được một vài bước tiến cải cách nhằm tránh một cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tiếp theo. Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và tôi nhất trí bắt tay vào đàm phán hiệp định thương mại song phương. Tôi cũng cùng chơi golf với Thủ tướng Goh tại một sân golf ban đêm được thiết kế cho những người chơi sợ cái nắng gay gắt của ban ngày. Chính tôi là người đã đề nghị APEC cấp nguyên thủ hồi năm 1993, và tôi rất mừng trước sự phát triển của tổ chức này cũng như những thành tựu mà tổ chức đạt được từ đó đến nay. Trong lần cuối cùng tham dự hội nghị APEC, tôi thấy những nỗ lực của chúng tôi đã đơm hoa kết trái. Điều đó không chỉ thể hiện ở những thỏa thuận cụ thể mà chính là việc chúng tôi đã xây dựng được một thể chế giúp gắn kết Mỹ với cả châu Á trong thế kỷ tới.

        Rời Brunei, Chelsea và tôi đến Việt Nam trong một chuyến thăm lịch sử đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ), và một địa điểm nơi người dân Việt Nam đang cùng với người Mỹ tìm kiếm hài cốt của các binh sĩ mất tích trong chiến tranh. Hillary cũng bay đến đây sau khi tham dự lễ tang của Leah Rabin.

        Tôi đã có cuộc gặp gỡ các lãnh đạo đảng Cộng sản, lãnh đạo nhà nước Việt Nam và Chủ tịch ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Một nhân vật cấp cao cố sử dụng việc tôi chống đối cuộc chiến Việ Nam để chỉ trích những việc làm của Mỹ như hành vi đế quốc. Tôi không thoải mái về điều ấy, nhất là khi phát biểu đó lại ngay trước mặt đại sứ Pete Peterson, người đã từng là tù binh chiến tranh. Tôi nói rất rõ với nhà lãnh đạo này là tuy tôi không đồng ý với chính sách của Mỹ về Việt Nam, nhưng những người theo đuổi chính sách ấy không phải đế quốc hay thực dân, mà cũng là những người tốt vốn nghĩ rằng họ đang chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản. Tôi chỉ vào Pete và nói ông này không hề mất đến sáu năm rưỡi ở một nhà tù mà chúng tôi gọi là Khách sạn Hilton Hanoi bởi vì ông ta muốn nô dịch Việt Nam. Chúng ta đã mở sang một trang sử mới với những quan hệ được bình thường hóa, hiệp ước thương mại, và sự hợp tác hai chiều trong các vấn đề MIA; bây giờ không phải là lúc khơi lại những vết thương cũ. Một nhân vật khác thì ít giáo điều hơn.

        Còn ngài thủ tướng với tôi đã có quan hệ tốt ở các hội nghị APEC, một năm trước ông ta có nói với tôi rằng ông ta trân trọng thái độ phản chiến của tôi. Khi tôi nói rằng những người Mỹ bất đồng với tôi và đã ủng hộ cuộc chiến thì cũng là những người tốt vốn mong muốn tự do cho người Việt, ông ta đáp: "Tôi hiểu". Ông ta quan tâm đến tương lai và hy vọng Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc chăm sóc cho các nạn nhân chất độc da cam và phát triển kinh tế Việt Nam. Chủ tịch Uy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ăn nói giống như mọi thị trưởng năng nổ ở Mỹ mà tôi từng biết. Ông ta nói rất tự hào về nỗ lực cân đối ngân sách thành phố, giảm biên chế guồng máy công chức, và nỗ lực thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Ngoài các quan chức, tôi đã gặp gỡ bắt tay với một đám đông thân thiện đã tụ tập để chào hỏi chúng tôi ngay sau một bữa ăn thường tại một nhà hàng. Họ muốn xây dựng một tương lai chung.

        Chuyến đi tới địa điểm tìm kiếm hài cốt quả là một kỷ niệm không thể nào quên đối với tất cả chúng tôi. Tôi nhớ lại những người bạn học của tôi thời trung học đã bỏ mạng tại Việt Nam, nhớ đến người đàn ông mà tôi đã giúp đỡ khi còn ở Moscow vào năm 1970, người đã gắng công tìm kiếm thông tin về đứa con trai mất tích của mình. Căn cứ vào những thông tin của người dân địa phương, chúng tôi tin rằng đại úy Hải quân Lawrence Evert đã tử nạn tại đây hơn 30 năm trước. Những người con của ông giờ đã lớn và cùng đến đây với tôi. Những người lính của chúng tôi lội xuống bùn cùng những người dân Việt Nam. Họ cắt bùn ra thành những khối lớn và đưa vào một cái lán gần đó để kiểm tra. Họ đã tìm thấy các phần của chiếc máy bay cùng một bộ quân phục và đã gần có đủ bằng chứng để tiến hành nhận dạng. Công việc này được tiến hành dưới sự giám sát của một nhà khảo cổ Mỹ, người cũng là cựu chiến binh Việt Nam. Ông nói việc khai quật này là đáng tưởng thưởng nhất trên đời. Sự tỉ mỉ và cẩn thận của họ cũng như những nỗ lực giúp đỡ từ phía Việt Nam đã khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Và cuối cùng những người con của Evert cũng đã tìm thấy cha mình.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 05:14:18 pm
        Trên đường trở về Mỹ từ Việt Nam, tôi nghe tin Chuck Ruff, luật sư Nhà Trắng trong thời kỳ tôi bị kiện bãi nhiệm, đột ngột qua đời. Khi máy bay hạ cánh, tôi vội vã đến chia buồn với vợ anh là Sue. Chuck là một người giỏi giang đã từng dẫn dắt nhóm biện hộ cho tôi một cách khéo léo và dũng cảm trước thượng viện.

        Những ngày cuối của tháng 11 được dành cho Trung Đông và việc kiểm phiếu lại ở bang Florida, quá trình này bị ngưng giữa chừng khi vẫn còn hàng ngàn phiếu chưa được đếm hết ở ba hạt lớn - một kết quả bất công đối với Gore vì rõ ràng là xét trên số phiếu bị loại ra trong quá trình bỏ phiếu rắc rối và các máy bấrn lỗ trục trặc thì hàng ngàn người Florida đã bầu cho Gore chứ không phải cho Bush. Gore đã phải khiếu nại ra tòa. Cùng lúc này, tại Trung Đông, Barak và Arafat cũng tiến hành tọa đàm một lần nữa. Bấy giờ tôi vẫn không biết liệu chúng tôi có giành được chiến thắng ở Florida hay đạt được hòa bình ở Trung Đông hay không.

        Vào ngày 5 tháng 12, Hillary tới điện Capitol để làm lễ ra mắt với tư cách là một thượng nghị sĩ. Đêm hôm trước, tôi nói đùa với Hillary rằng cô ấy sắp sửa nhập học tại "trường học thượng nghị sĩ" và dặn cô ấy hãy ngủ thật ngon và mặc một bộ quần áo thật đẹp. Hillary cảm thấy háo hức và tôi thật sự vui mừng cho cô ấy.

        Ba hôm sau, tôi đến Nebraska để diễn thuyết tại trường Đại học Nebraska Ở Kearney. Đây là bang duy nhất tôi chưa từng đến thăm với tư cách là tổng thống. Đó quả là giống như một bài diễn văn chia tay trong đó tôi cổ vũ các bạn thanh niên hãy tiếp tục duy trì vai trò đi đầu của Mỹ trên thế giới. Trong khi đó, Tòa án tối cao Florida yêu cầu tính thêm các phiếu bầu ở quận Palm Beach và Dade đồng thời kiểm thêm 45.000 phiếu vì theo luật của Florida quy định phiếu bầu chỉ được tính nếu ý định của cử tri là rõ ràng. Nhờ thế Bush chỉ còn hơn Gore 154 phiếu.

        Thống đốc Bush ngay lập tức kháng cáo lên Tòa án tối cao Mỹ yêu cầu ngừng ngay việc kiểm phiếu. Một số luật sư nói với tôi rằng Tòa án tối cao sẽ không chấp nhận kháng cáo này vì cơ chế bầu cử là của riêng từng bang, tòa sẽ chỉ can thiệp nếu như có sự phân biệt đối xử giữa các nhóm công dân hay phân biệt chủng tộc. Đồng thời, khó mà lấy được lệnh đình chỉ của tòa án chống lại một hành động hợp pháp, ví dụ như một cuộc tái kiểm phiếu hoặc phá bỏ một ngôi nhà khi người chủ đã đồng ý. Để có được lệnh đình chỉ, một bên phải cho thấy thiệt hại không thể sửa chữa được nếu không đình chỉ hành động kia. Với kết quả biểu quyết là 5/4, thẩm phán Scalia đưa ra một phán quyết gây bất ngờ là yêu cầu đình chỉ tái kiểm phiếu. Vậy thì đâu là "thiệt hại không thể sửa chữa?". Scalia nói việc kiểm phiếu có thể "làm phương hại đến tuyên bố của Bush về tính hợp pháp của cuộc bầu cử của ông ta". Quả là vậy, vì nếu Gore nhận được nhiều phiếu hơn Bush ở Florida thì Tòa án tối cao sẽ khó mà trao quyền tổng thống cho Bush được.

        Tối hôm đó chúng tôi tổ chức tiệc mừng giáng sinh tại Nhà Trắng, tôi hỏi tất cả các luật sư có mặt tại bữa tiệc đã bao giờ nghe đến một phán quyết như vậy chưa. Nhưng chưa ai từng nghe. Tòa án tối cao cũng sắp đưa ra một kết luận xem bản thân việc tái kiểm phiếu hợp hiến hay không. Bây giờ thì chúng tôi biết là họ sẽ lại biểu quyết với tỉ lệ 5-4 bất lợi cho chúng tôi. Tôi cũng nói với Hillary rằng không bao giờ được cho phép Scalia viết thêm một phán quyết nào nữa; ông ta đã quá thật thà trong phán quyết lần này rồi.

        Ngày 11 tháng 12, Hillary, Chelsea và tôi về quê gốc của tôi ở Ireland, nơi tôi đã góp phần trong việc đem lại hòa bình. Chúng tôi dừng chân ở Dublin để gặp Bertie Ahern và sau đó đến thành phố Dundalk ở gần biên giới để tham gia một buổi tuần hành lớn. Thành phố này trước kia từng là căn cứ của quân đội Cộng hòa Ireland IRA, nhưng bây giờ lại là một lực lượng hòa bình. Các đường phố đều được trang hoàng bằng những ngọn đèn giáng sinh, còn đám đông dân chúng thì reo hò và cùng hát bài "Danny Boy" để chào mừng tôi. Một nhà thơ của Ireland là Seamus Heaney đã từng nói về nhà thơ Yeats rằng "quan tâm của ông ấy là dọn ra một không gian trong tâm trí và trên thế giới để dành cho những điều kỳ diệu". Tôi rất cảm ơn người dân Ireland vì đã lấp đầy khoảng không ấy bằng phép màu hòa bình.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 05:18:03 pm
        Sau đó chúng tôi đến Belfast - nơi tôi gặp các nhà lãnh đạo Bắc Ireland, trong đó có cả David Trimble, Seamus Mallon, John Hume và Gerry Adams. Sau đó chúng tôi cùng với Thủ tướng Anh Tony Blair, phu nhân Cherie Blair, và Bertie Ahern, George Mitchell tới tham dự một buổi họp lớn của cả người Thiên Chúa giáo và đạo Tin Lành tại quảng trường Odyssey. Đối với họ việc cùng nhau tập trung tại Belfast vẫn còn có vẻ hơi bất thường, vẫn có những bất đồng sâu sắc liên quan đến lực lượng cảnh sát mới, lộ trình cũng như phương pháp giải giáp vũ khí. Tôi đề nghị mọi người tiếp tục cùng nhau giải quyết những khúc mắc và luôn ghi nhớ rằng những kẻ thù của hòa bình không cần đến sự trợ giúp của họ "bởi những gì chúng cần chỉ là sự thờ ơ của tất cả các vị". Tôi nhắc cho mọi người nghe rằng Thỏa ước ngày thứ Sáu tốt lành đã cổ vũ tinh thần của những người kiến tạo hòa bình trên khắp thế giới, và dẫn ra bản thỏa thuận mới được công bố giúp chấm dứt xung đột đẫm máu giữa Eritrea và Mỹ đã giúp thương thảo. Cuối bài diễn văn, tôi chia sẻ với họ rằng tôi thật sự hạnh phúc khi được cùng họ đem lại hòa bình cho Ireland, "nhưng điều quan trọng không phải là tôi cảm nhận thê nào mà là con cái họ sẽ sống ra sao".

        Sau buổi họp, gia đình tôi bay đến Anh ở cùng với gia đình Blair tại Chequers và nghe Al Gore phát biểu chấp nhận thất bại. Đêm hôm trước, Tòa án tối cao đã đưa ra phán quyết với kết quả biểu quyết là 7-2, việc tái kiểm phiếu ở Florida là vi hiến vì không có quy chuẩn chung để xác định ý định của cư tri nhằm tái kiểm phiếu, và do đó, dẫn đến việc những người kiểm phiếu khác nhau hiểu khác nhau về cùng một phiếu bầu. Vì thế, Tòa án tối cao phán quyết rằng nếu cho tái kiểm tất cả các phiếu còn gây tranh cãi, dù ý định của cử tri có rõ ràng thế nào đi chăng nữa, thì việc đó cũng không đảm bảo tính công bằng đối với những người mà phiếu của họ chưa được đếm Tôi bất đồng mạnh mẽ với quyết định này nhưng đã được xoa diu phần nào khi biết tin các thẩm phán Souter và Breyer muốn đưa vu này về lại Tòa án tối cao Florida nhằm đưa ra một tiêu chuẩn chung và tiến hành tái kiểm phiếu gấp. Cử tri đoàn cũng sắp họp lại. Nhưng năm thẩm phán kia không đồng tình, vẫn với tỉ lệ 5/4, những thẩm phán mà ba ngày trước yêu cầu chấm dứt tái kiểm phiếu đã cho rằng họ buộc phải tuyên bố ông Bush giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vì theo luật của bang Florida thì dù thế nào đi chăng nữa tái kiểm phiếu cũng phải được hoàn thành vào trước nửa đêm hôm đó.

        Đó quả là một quyết định động trời. Một đa số bảo thủ hẹp từng điên cuồng ủng hộ quyền của các tiểu bang bây giờ lại tước của Florida một chức năng tiểu bang rõ ràng: quyền được tái kiểm phiếu. Năm vị thẩm phán không chấp nhận kiểm phiếu đã lấy cớ bảo vệ quyền bình đẳng để tước đoạt đi cái quyền của hàng ngàn người vốn đã được ghi nhận trong hiến pháp, đó là quyền được ghi nhận lá phiếu của mình trong khi ý định của họ là rất rõ ràng. Họ cho rằng ông Bush đáng được tặng cho cuộc bầu cử này vì việc tái kiểm phiếu không thể hoàn thành trong hai giờ còn lại, khi mà họ đã bỏ phí ba ngày liền và thậm chí còn trì hoãn việc đưa ra quyết định đến tận 10 giờ tối để đảm bảo việc kiểm phiếu không thể kịp thời hạn. Giá trị của phán quyết này cũng được tuyên bố rất rõ ràng, đó là nó không được áp dụng trong các vụ tranh chấp của những đợt bầu cử sau vì lập luận của họ chỉ áp dụng cho trường hợp hiện tại trong khi vấn đề bảo vệ quyền bình đẳng lại rất phức tạp. Nếu như kết quả đang ở thế ngược lại, tức là Gore dẫn trước Bush thì tôi dám chắc rằng chính Tòa án tối cao này sẽ biểu quyết với tỉ lệ 9-0 để yêu cầu tái kiểm phiếu. Và nếu như vậy thì tôi vẫn sẽ ủng hộ phán quyết của họ.

        Vụ Bush V. Gore đi vào lịch sử là một trong những phán quyết tồi tệ nhất của Tòa án tối cao, cùng với vụ Dred Scott, trong đó có một nô lệ bỏ trốn vẫn là tài sản phải được trả về cho người chủ; vụ Plessỵ .V Ferguson, trong đó tòa án đã bảo vệ quan điểm phân biệt chủng tộc; những vụ kiện trong những năm 1920, 1930 khi luật bảo vệ cho những người lao động như quy định lương tối thiểu và tuần làm việc tối đa đều bị vô hiệu hóa, và coi là vi phạm quyền sở hữu của người thuê lao động; vụ Korematsu, Tòa án tối cao đã thông qua phán quyết cho phép giam giữ hàng loạt những người Mỹ gốc Nhật vào các trại sau vụ Trân Châu cảng. Chúng ta đã trải qua thời kỳ đó và không còn chấp nhận những phán quyết mang tính tiêu cực như vậy. Chính vì thế mà tôi biết rằng nước Mỹ cũng sẽ có thể thoát ra khỏi cái ngày đen tối này khi mà năm vị thẩm phán Cộng hòa tước đoạt quyền được bầu cử của hàng ngàn người dân, chỉ vì họ có thể làm như vậy.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 05:21:29 pm
        Al Gore có bài diễn văn chấp nhận thất bại tuyệt vời bởi nó vừa chân thực, lại vừa hòa nhã và thấm đẫm tinh thần yêu nước. Khi tôi gọi điện chúc mừng thì Gore có kể một người bạn của anh ấy vốn là một diễn viên hài đã nói đùa rằng Gore đã vẹn cả đôi đường: vừa thắng được phiếu phổ thông mà lại không phải gánh vác trọng trách làm tổng thống.

        Sáng hôm sau, sau khi trao đổi ngắn với Tony Blair, tôi bước ra ngoài khen ngợi Al Gore và cam kết sẽ hợp tác với tổng thống tân cử là Bush. Rồi Tony và Cherie Blair cùng với Hillary, Cheosea và tôi tới trường Đại học Warwick - nơi tôi đọc một bài diễn văn chia tay, lần này là về cách tiếp cận toàn cầu hóa mà bộ phận Con đường thứ ba của chúng tôi đã ấp ủ: thương mại đi kèm một thỏa thuận toàn cầu về tạo điều kiện kinh tế, giáo dục, y tế, và quản lý dân chủ. Tôi cũng nhân cơ hội này công khai cảm ơn Tony Blair vì tình bạn và quan hệ đối tác mà ông ấy dành cho tôi. Tôi rất quý trọng và sẽ nhớ những khoảng thời gian chúng tôi đã làm việc cùng nhau.

        Trước khi rời nước Anh, nhận lời mời dự tiệc trà của nữ hoàng Elizabeth, chúng tôi tới điện Buckingham. Chúng tôi có buổi gặp rất thoải mái và cùng bàn luận về cuộc bầu cử cũng như các sự kiện khác trên thế giới. Sau đó Nữ hoàng thân chinh xuống dưới sân cung điện và cùng đi ra đến tận xe để tiễn chúng tôi. Trong suốt tám năm qua, Nữ hoàng cũng đã là người rất tử tế và tốt bụng đối với tôi.

        Ngày 15 tháng 12, tôi đạt được thỏa thuận ngân sách tổng hợp với quốc hội. Đây có lẽ là thắng lợi lớn cuối cùng trong nhiệm kỳ kéo dài tám năm của tôi. Ngân sách dành cho giáo dục đặc biệt tốt. Cuối cùng, tôi đã giành được hơn một tỉ đôla cho sửa chữa trường học - đây là khoản tiền lớn nhất mà chương trình hỗ trợ học đường Heal Start từng được cấp. Nhờ đó họ sẽ có đủ nguồn tài chính để cho phép 1,3 triệu sinh viên tham gia chương trình học ngoại khóa, mở rộng quỹ lương giáo viên thêm 25% để có thể thuê 100.000 giáo viên và tăng cường tài chính cho các chương trình hỗ trợ Pell Grants và Gear Up cũng như nỗ lực nhằm cải thiện các trường học kém chất lượng. Dự luật này cũng bao gồm cả sáng kiến Các thị trường Mới, tăng ngân sách cho nghiên cứu sinh y học, bảo hiểm y tế cho những người nhận trợ cấp xã hội và người tàn tật chuvển sang đi làm, và sáng kiến Xóa nợ Thiên niên kỷ.

        John Podesta, Steve Ricchetti, cố vấn luật pháp của tôi là Larry Stein, cùng với tất cả các cộng sự của tôi đã hoàn thành nhiệm vụ thật xuất sắc. Năm cuối cùng của tôi, khi tôi bị coi là không còn sắc bén, đã thông qua con số đáng ngạc nhiên những đề nghị mà tôi đã đưa ra trong Thông điệp Liên bang. Bên cạnh những dự luật nêu trên, quốc hội còn phê chuẩn dự luật thương mại với Trung Quốc, sáng kiến Di sản Đất, cũng như tăng cường hỗ trợ về chăm sóc trẻ em cho các gia đình lao động.

        Tuy nhiên tôi vẫn thấy vô cùng thất vọng về kết quả của cuộc bầu cử và lo lắng về tình hình khu vực Trung Đông, nhưng sau chuyến thăm Ireland và nước Anh và thành công về dự luật ngân sách cuối cùng tôi cũng có tinh thần vui hưởng giáng sinh.

        Ngày 18, Jacques Chirac và Romano Prodi tới Nhà Trắng để tham dự buổi họp cuối cùng của tôi với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu. Tới lúc này chúng tôi đã là bạn lâu năm nên tôi rất vui mừng khi được đón tiếp họ lần cuối cùng. Jacques cảm ơn tôi vì đã ủng hộ sự phát triển của EU và môi quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Tôi đáp lại rằng tất cả chúng tôi đã cùng nhau giải quyết rất tốt cả ba vấn đề: phát triển và mở rộng EU, mở rộng NATO, mối quan hệ với Nga và các vân đề của khu vực Balkan.

        Khi tôi gặp gỡ Chirac và Prodi, nhóm giải quyết các vấn đề Trung Đông bắt đầu họp tại Căn cứ Không quân Bolling ở Washington, Hillary tiếp đón bà Laura Bush tại Nhà Trắng, và gia đình tôi tìm mua nhà tại Washington. Dân chúng New York đã quyết định rằng cô ấy rút cuộc sẽ không bỏ New York mà đi. Cuối cùng, chúng tôi tìm được một ngôi nhà xinh xắn nằm ở rìa công viên Rock Creek, trong khu vực trụ sở các đại sứ quán gần đại lộ Massachusetts.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 05:27:19 pm
        Ngày hôm sau, Tổng thống tân cử Bush đến Nhà Trắng để dự cuộc gặp mà tôi từng dự cách đây tám năm với cha ông. Chúng tôi nói chuyện về chiến dịch tranh cử, về hoạt động của Nhà Trắng, và về an ninh quốc gia. Ổng ta đang tập hợp một lực lượng có kinh nghiệm đã từng tham gia quản lý chính phủ của đảng Cộng hòa, những người nghĩ rằng vấn đề an ninh lớn nhất lúc này là phòng thủ bằng tên lửa đạn đạo và vấn đề Iraq. Dựa trên kinh nghiệm tám năm qua của mình, tôi nói với ông ấy rằng vấn đề an ninh quan trọng nhất, xếp theo thứ tự là: Osama Bin Laden và Al Qaeda; căng thẳng ở Trung Đông; tranh chấp giữa hai cường quốc hạt nhân là Ấn Độ và Pakistan cũng như mối liên hệ giữa Taliban và Al Qaeda với Pakistan; Bắc Triều Tiên; rồi mới đến Iraq. Tôi nói rằng điều thất vọng lớn nhất của tôi là không bắt được Bin Laden, và rằng chúng tôi vẫn có thể đạt được một thỏa thuận ở Trung Đông, và rằng chúng tôi đã gần đạt được một đồng thuận với với Bắc Triều Tiên nhằm chấm dứt chương trình tên lửa của nước này, nhưng ông ấy có thể sẽ phải đến đó để kết thúc đàm phán.

        Bush nghe tôi nói mà không bình luận gì nhiều, sau đó chuyển cuộc nói chuyện sang chủ đề tôi đã làm công việc của mình như thế nào. Lời khuyên duy nhất của tôi là ông ta nên tập hợp một đội ngũ tốt và làm những gì mà ông ta nghĩ là có lợi cho đất nước. Sau đó chúng tôi tiếp tục nói chuyện xoay quanh các vấn đề chính trị nhiều hơn.

        Bush đã tỏ ra mình là một chính trị gia tinh thông vào năm 2000, xây dựng được một liên minh với những tuyên bố trung dung nhưng có những đề xuất cụ thể khá bảo thủ. Lần đầu tiên thấy ông đọc bài diễn văn "bảo thủ đồng cảm" ở Iowa, tôi đã biết rằng ông ta có cơ hội chiến.thắng. Sau các cuộc bầu cử sơ bộ ông ấy đều xếp ở vị trí thấp thiên về cánh hữu, và tụt lại trong các cuộc trưng cầu, nhưng ông ấy đã trở lại vị trí trung tâm bằng những tuyên bố trung dung hơn, thúc giục quốc hội của đảng Cộng hòa không cân đối ngân sách bằng cách đè nặng lên vai những người nghèo, và thậm chí còn ủng hộ quan điểm của tôi trong một số vấn đề đối ngoại. Khi ông ấy là thống đốc, sự bảo thủ của ông ấy đã được gia giảm vì phải làm việc một quốc hội tiểu bang do đảng Dân chủ nắm và vì sự ủng hộ ông ấy có được phó thống đốc Dân chủ Bob Bullock, người có trong tay rất nhiều quyền lực dưới chính quyền bang Texas. Giờ thì ông ây sẽ cầm quyền với một quốc hội do phe Cộng hòa bảo thủ nắm ưu thế. Ông ấy sẽ phải lưa chọn con đường đi của mình. Sau cuộc gặp, tôi biết ông ấy họàn toàn có khả năng làm điều đó, nhưng tôi không thể biết được đó sẽ là con đường ông ấy đã theo khi làm thống đốc hay con đường ông ấy đã dùng để đánh bại John McCain trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Nam Carolina.

        Ngày 23 tháng 12 là một ngày định mệnh đối với tiến trình hòa bình Trung Đông. Sau khi hai bên đàm phán trong suốt mấy ngày tại Căn cứ Không quân Boilling, tôi và phía bên tôi hiểu rằng nếu chúng tôi không thu hẹp nội dung đàm phán, nghĩa là buộc hai bên phải đưa ra những nhượng bộ lớn, thì sẽ không bao giờ có nổi thỏa thuận. Arafat thì sợ bị các nhà lãnh đạo Ảrập chỉ trích, Barak thì để mất quyền lực vào tay Sharon ở trong nước. Vì thế tôi đưa đoàn Israel và Palestine vào Phòng Nội các, đọc cho họ nghe "khuôn khổ đàm phán" mà tôi đưa ra. Tôi vạch ra những khuôn khổ này sau hàng loạt các cuộc trò chuyện riêng với các bên kể từ hồi ở Trại David. Nếu họ đồng ý với những khuôn khổ đó trong vòng bốn ngày, chúng tôi sẽ tiếp tục. Nếu không, hòa đàm coi như chấm dứt.

        Tôi cố gắng đọc thật chậm để hai bên có thể ghi chép cẩn thận, về mặt lãnh thổ, tôi đề xuất trao cho Palestine 94% đến 96% diện tích Bờ Tây, phía Israel giữ lại 1% đến 3% diện tích đất, nhưng phần đất Israel giữ lại sẽ bao gồm 80% các khu định cư Do Thái, về an ninh, tôi nói rằng lực lượng quân đội Israel phải rút khỏi khu vực trong vòng ba năm, trong khi đó sẽ dần thay thế bằng lực lượng quốc tế, nhưng vẫn có một lực lượng nhỏ của Israel ở lại Thung lũng Jordan trong vòng ba năm nữa dưới sự điều động của lực lượng quốc tế. Israel vẫn có thể duy trì các trạm cảnh báo sớm của họ ở Bờ Tây với một bộ phận liên lạc của Palestine. Trong trường hợp "có mối đe dọa cận kề và rõ ràng đối với an ninh của Israel", sẽ có điều khoản cho phép triển khai quân khẩn cấp ở Bờ Tây.

        Nhà nước Palestine mới sẽ là một nhà nước "phi quân sự hoá", nhưng sẽ có một lực lượng an ninh mạnh; có chủ quyền đối với không phận nhưng có những điều khoản đặc biệt để đáp ứng nhu cầu tập luyện và hoạt động của Israel; và một lực lượng quốc tế đóng vai trò bảo đảm an ninh biên giới và ngăn chặn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 05:33:50 pm
        Về vấn đề Jerusalem, tôi đề nghị các khu vực dân cư Ảrập sẽ thuộc về Palestine, và các khu vực dân cư Do Thái sẽ thuộc về Israel. Đồng thời, Palestine sẽ có chủ quyền đối với Núi Đền, còn Israel sẽ có chủ quyền đối với Bức tường phía Tây và cả "vùng đất thánh" - một phần của Bức tường phía Tây. Ngoài ra, Israel không được phép đào bới quanh hoặc dưới Núi Đền, ít nhất là khi không có sự đồng thuận giữa hai bên.

        Về vấn đề tị nạn, tôi nói rằng nước Palestine mới sẽ là nơi trú chân cho những người tị nạn đã bị ly tán trong cuộc chiến năm 1948 và thời gian sau đó, cũng không loại trừ khả năng Israel sẽ chấp nhận dân tị nạn dựa theo luật pháp và quyết định có chủ quyền của nước này, ưu tiên cho dân tị nạn ở Libăng. Tôi cũng đề nghị một nỗ lực quốc tế bồi thường cho người tị nạn, và giúp họ tìm nhà ở tại nước Palestine mới trong những vùng đất trao đổi sắp được chuyển cho Palestine, tại nơi họ đang tị nạn, tại các nước muốn nhận họ, hoặc ở Israel. Cả hai cần phải hiểu rằng giải pháp như thế này sẽ phù hợp với Nghị quyết 194 của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

        Cuối cùng, bản thỏa thuận cần vạch rõ việc kết thúc xung đột và chấm dứt bạo lực. Tôi cũng đề nghị nên có một nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an chỉ ra rằng: bản thỏa thuận này, cùng với đợt phóng thích cuối cùng những người tù Palestine, sẽ thỏa đáng với những yêu cầu trong các nghị quyết 242 và 338 của Liên hiệp quốc.

        Tôi nói các khuôn khổ này là không thể mặc cả, và tôi chỉ có thể làm được đến thế. Tôi mong các bên tự mình đàm phán về thỏa thuận tình trạng cuối cùng. Sau khi tôi trình bày xong và bước ra, Dennis Ross và nhóm của tôi ở lại để làm rõ bất cứ điều gì có thể gây hiểu nhầm, nhưng họ sẽ từ chối nghe bất cứ lời phàn nàn nào của các bên. Tôi biết kế hoạch này khó khăn cho cả hai bên, nhưng đã đến lúc phải quyết định - hoặc là phải chịu hoặc là im miệng. Người Palestine sẽ từ bỏ quyền tuyệt đối quay trở lại; họ luôn biết mình phải làm điều đó nhưng lại không muốn thừa nhận. Israel sẽ từ bỏ Tây Jerusalem và một phần Thành cổ, nhưng những khu vực tôn giáo và văn hóa của họ sẽ được bảo toàn. Rõ ràng là để có hòa bình, họ buộc phải làm vậy. Người Israel cũng sẽ bỏ đi thêm một số phần Bờ Tây, và có thể là phần đất lớn hơn phần đất mà Barak mới đề nghị đổi, nhưng họ vẫn giữ lại 80% khu định cư Do Thái. Và họ cũng sẽ được một tuyên bố chính thức kết thúc xung đột. Đây là một thương thảo khó khăn, nhưng nếu cả hai bên đều muốn hòa bình, thì tôi nghĩ như vậy là công bằng với họ

        Arafat ngay lập tức bắt đầu nói lập lờ, yêu cầu "giải thích rõ hơn". Nhưng các khuôn khổ của thỏa thuận đã rõ ràng; hoặc ông ấy phải đàm phán trong khuôn khổ đó hoặc không. Như thường lệ, ông cố tình kéo dài thời gian. Tôi gọi cho Mubarak và đọc cho ông ta những điểm chính. Ông nói những khuôn khổ thỏa thuận mang tính lịch sử và có thể thể khuyến khích Arafat chấp nhận.

        Ngày 27, nội các của chính phủ Barak tuyên bố chấp thuận những khuôn khổ trong bản thỏa thuận và đặt ra một số hạn chế, nhưng tất cả các hạn chế đó đều nằm trong khuôn khổ thỏa thuận, và vì có thể đem ra đàm phán tiếp. Thật là một thời khắc lịch sử: một chính phủ Israel dám tuyên bố rằng để đạt được hòa bình, cần phải chấp nhận 1 một nhà nước Palestine chiếm giữ 97% diện tích Bờ Tây, tính cả phần đất trao đổi, và tất cả dải Gaza, nơi Israel cũng có người định cư. Quả bóng giờ nằm trong chân Arafat.

        Hằng ngày tôi gọi điện cho những nhà lãnh đạo Ảrập khác để thúc giục họ gây sức ép buộc Arafat đồng ý. Họ đều ấn tượng với sự chấp thuận của Israel và nói với tôi là họ tin Arafat sẽ hợp tác. Tôi không biết họ nói với Arafat những gì, mặc dù đại sứ Ảrập Xê-út Hoàng tử Bandar, sau đó bảo tôi là ông ấy và Thái tử Abdullah đều hoàn toàn tin tưởng Arafat sẽ đồng ý với những khuôn khổ của bản thỏa thuận.

        Ngày 29, Dennis Ross gặp gỡ Abu Ala, người mà tất cả chúng tôi đều kính trọng, để đảm bảo rằng Arafat hiểu những hậu quả của ' việc từ chối hợp tác. Tôi rồi sẽ ra đi. Ross cũng vậy. Barak sẽ thua Sharon trong cuộc bầu cử sắp tới. Bush sẽ không muốn nhảy vào sau khi tôi đã đầu tư nhiều đến thế mà vẫn thất bại.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 05:56:28 pm
        Tôi vẫn không tin Arafat sẽ mắc một sai lầm lớn đến vậy. Ngày hôm trước, tôi đã tuyên bố không đi Bắc Triều Tiên để kết thúc thỏa thuận ngăn cấm nước này tiếp tục sản xuất tên lửa trên diện rộng, nói rằng tôi tin chính quyền mới sẽ kết thúc đàm phán, dựa trên những kết quả tốt đẹp mà chúng tôi đã đạt được. Tôi không muốn phải từ bỏ việc buộc Bắc Triều Tiên kết thúc chương trình sản xuât tên lửa. Chúng tôi ngăn chặn được chương trình sản xuất plutonium và thử tên lửa của họ, và đã từ chối đàm phán với họ về những vấn đề khác nếu không có sự tham gia của Hàn Quốc, và tạo bước đệm cho "Chính sách Ánh dương" của Kim Dea Jung. Sự dũng cảm vươn tới Bắc Triều Tiên của Kim đã mang đến nhiều hy vọng cho hòa giải hơn bất cứ lúc nào kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên, và ông ấy vừa được nhận giải Nobel Hòa bình vì điều đó. Madeleine Albright đã đến Hàn Quốc và tin là nếu tôi đi, chúng tôi có thể ký thỏa thuận về tên lửa. Mặc dù rất muốn thực hiện bước đi kế tiếp, nhưng tôi không dám liều đi nửa vòng trái đất trong khi chúng tôi đã tiến rất gần tới hòa bình ở Trung Đông, đặc biệt là sau khi Arafat quả quyết rằng ông ấy mong chờ bản thỏa thuận và nài nỉ tôi ở lại.

        Ngoài vấn đề Trung Đông và ngân sách, có rất nhiều sự kiện đã xảy ra trong 30 ngày cuối cùng. Tôi đánh dấu lễ kỷ niệm lần thứ bảy sự ra đời của luật Brady với tuyên bố cho đến lúc này luật ấy đã ngăn chặn được 611.000 tội phạm, kẻ đào tẩu, và những kẻ chuyên đi theo dõi người khác không được mua súng ngắn; tham dự Ngày Thế giới phòng chống AIDS tại Đại học Howard cùng với đại diện của 24 nước châu Phi, tuyên bố rằng chúng tôi đã giảm tỷ lệ tử vong vì AIDS xuống hơn 70% tại Mỹ và sẽ phải làm nhiều hơn nữa tại châu Phi và các nước khác, nơi đại dịch đang hoành hành; công bố bản thiết kế thư viện tổng thống của tôi, một cây cầu dài, hẹp làm từ thép và kính có tên "Cây cầu đến thế kỷ 21" nhô ra bên bờ sông Arkansas; tuyên bố nỗ lực tăng cường tiêm vắc xin cho trẻ em nội thành, tỷ lệ trẻ được tiêm vắc xin trong các đối tượng này vẫn còn thấp hơn mức trung bình quốc gia; ký bản phủ quyết cuối cùng về dự luật cải tổ quy định phá sản vốn khắt khe với những con nợ có thu nhập thấp hơn là với những người giàu có nợ nần; đưa ra luật lệ chặt chẽ bảo đảm tính chất riêng tư của hồ sơ bệnh án; hoan nghênh quyết định ngừng bắn của Ấn Độ ở Kashmir và kế hoạch rút quân của Pakistan khu vực Đường ranh giới Kiểm soát; và công bố luật mới nhằm giảm bớt lượng khí thải xăng dầu độc hại từ các loại xe tải và xe buýt. Cùng với những tiêu chuẩn đã ban hành được một năm về khí thải cho các loại ô tô và xe thể thao tiện ích (SUV), luật mới đảm bảo rằng đến cuối thập kỷ này, những phương tiện giao thông mới sẽ sạch hơn những phương tiện đang lưu thông hiện tại đến 95%, giúp ngăn chặn hàng nghìn trường hợp chết yểu và mắc bệnh về đường hô hấp.   

        Ba ngày trước lễ giáng sinh, tôi ký ân xá và giảm án cho 62 tù nhân. Tôi đã không ân xá nhiều trong nhiệm kỳ đầu và bây giờ tôi rất mong được hoàn thành công việc còn dang dở ấy. Tổng thống Carter đã ân xá cho 566 tù nhân trong bốn năm. Tổng thống Ford đã ân xá 409 trường hợp trong hai năm rưỡi. Tổng số người được ân xá trong tám năm đương chức của Tổng thống Reagan là 406. Tổng thống Bush mới chỉ ân xá cho 77 người, trong đó có cả lệnh ân xá gây tranh cãi dành cho những phần tử trong vụ Iran - Contra, và vụ phóng thích Orlando Bosch - một phần tử chống lại Cuba mà FBI tin là thủ phạm của nhiều vụ giết người.

        Triết lý của tôi về ân xá và giảm án nảy sinh khi tôi còn là Bộ trưởng Tư pháp và Thống đốc bang Arkansas, là khá bảo thủ, rằng khi đến lúc giảm án và trả tự do cho những trường hợp phạm tội không liên quan đến bạo lực một khi người ta đã chịu án và dành ra một khoảng thời gian thích hợp sau đó cư xử như một công dân chấp hành luật pháp, thì không có lý do nào không trao lại cho họ quyền bầu cử. Có một văn phòng phụ trách việc ân xá thuộc Bộ Tư pháp, nơi nhận đơn xin ân xá và đưa ra đề nghị. Tôi nhận được những đề nghị đó trong tám năm và nhận ra hai điều: những người làm việc ở Bộ Tư pháp xem xét đơn xin ân xá rất lâu, và thường là đề nghị từ chối ân xá trong hầu hết các trường hợp.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 06:02:49 pm
        Tôi hiểu tại sao lại như vậy. Ở Washington tất cả mọi thứ đều liên quan đến chính trị và hầu như lệnh ân xá nào cũng có thể gây tranh cãi. Nếu là một công chức, cách duy nhất hiệu quả để tránh xa khỏi mọi rắc rối là nói không. Văn phòng xét ân xá của Bộ Tư pháp biết họ không hề hấn gì nếu trì hoãn đơn xin xét ân xá hoặc đề nghị tổng thống từ chối ân xá; một chức năng của tổng thống được Hiến pháp quy định đang dần dần được chuyển vào tay Bộ Tư pháp.

        Trong vài tháng cuối cùng, chúng tôi đã liên tục thúc ép Bộ Tư pháp gửi thêm nhiều tài liệu hơn, và họ cũng làm khá hơn chút ít. Trong số 59 người được tôi ân xá và ba người được giảm án, hầu hết đều là những người đã phạm tội, đã cải tạo tốt, và trở thành những công dân tốt. Tôi cũng ký lệnh ân xá đối với những vụ được gọi là "vụ bạn gái". Đây là vụ những phụ nữ bị bắt vì chồng hoặc bạn trai của họ phạm tội, chủ yếu liên quan đến ma túy. Những phụ nữ này bị dọa bỏ tù trong thời gian dài, kể cả nếu chính họ không dính líu đến vụ việc, nếu họ không cung cấp lời khai chống lại bạn trai hoặc chồng của họ. Những người từ chối khai báo hoặc biết không đủ thông tin cần thiết đều phải vào tù trong một thời gian dài. Trong một vài vụ, những người đàn ông bị tình nghi về sau đã hợp tác với công tố viên và chịu tội nhẹ hơn những người phụ nữ. Chúng tôi xem xét những vụ này trong suốt nhiều tháng. Mùa hè trước tôi đã ân xá cho bốn người trong số họ.

        Tôi cũng ân xá cho Dan Rostenkowski, cựu chủ tịch ủy ban Tài chính cũ và Thuế khóa Hạ viện. Rostenkowski đã làm được rất nhiều việc cho đất nước và ông ấy đã trả giá nhiều hơn so với những lỗi lầm của ông ấy. Và tôi cũng ân xá cho Archie Schaffer, một nhân viên cấp cao của Tyson Foods bị bắt trong vụ điều tra công ty Espy và đang chịu án tù bắt buộc vì vi phạm một luật cũ nào đó mà Schaffer không biết, vì ông ta từng chuẩn bị kế hoạch đi lại, theo lệnh của Epsy, để Epsy có thể đến nơi nghỉ của Tyson.

        Sau đợt ân xá nhân lễ giáng sinh, chúng tôi ngập chìm trong các đơn đề nghị ân xá, rất nhiều trong số đó là từ những người đang bực tức vì tiến trình thường lệ bị trì hoãn. Trong năm tuần tiếp theo, chúng tôi xử lý hàng trăm đơn đề nghị, bác bỏ thêm hàng trăm đề nghị, và ân xá cho 140 trường hợp, đưa số người được tôi ký lệnh ân xá trong tám năm đương nhiệm lên 456 trong tổng số hơn 7.000 đơn đề nghị. Luật sư của tôi tại Nhà Trắng, Beth Nolan, Bruce Lindsey và Meredith Cabe - người luật sư phụ trách ân xá của tôi, đã xử lý số đơn thư nhiều đến mức có thể, thu thập thông tin và giải quyết từ Bộ Tư pháp. Một số quyết đinh rất dễ dàng như vụ Susan McDougal và Henry Cisneros, người đã bị công tô viên độc lập ngược đãi; thêm nhiều vụ bạn gái hơn; và một số lượng lớn đề nghị theo thường lệ mà lẽ ra phải được ân xá từ mấy năm trước. Một trong số đó là ân xá sai lầm, vì thiếu thông tin khi Bộ Tư pháp không biết đương sự đang bị điều tra ở tiểu bang khác. Hầu hết lệnh ân xá đều dành cho những người cùng quẫn và không còn cách nào khác là phạm luật.

        Lệnh ân xá gây tranh cãi nhất là dành cho Marc Rich và cộng sự cii ông ta, Pincus Green. Rich, một thương nhân giàu có, đã rời Mỹ đa Thụy Sĩ ngay trước khi bị buộc tội gian lận thuế và báo cáo sai về giao dịch của một số loại dầu nhất định nhằm để giảm tiền thuế đến mức tối thiểu. Hồi những năm 80 cũng đã có một vài vụ tương tự như thế, khi giá cả một số loại dầu có thể kiểm soát, và một số loại khác thì không, khiến một số người khai mức thu nhập của mình thấp hơn thực tế, hoặc bán dầu cho khách hàng với giá cao hơn giá bình thường. Hồi đó, một số người và công ty đã bị buộc tội, nhưng các cá nhân thường chỉ bị buộc tội vi phạm dân sự. Rất hiếm khi những người bị buộc tội gian lận thuế lại bị đem ra truy tố dựa trên các đạo luật chống các mánh khóe kiếm tiền gian lận, như Rich và Green. Và sau khi họ bị buộc tội, Bộ Tư pháp đã lệnh cho công tố viên dừng việc này lại. Sau khi bị buộc tội, Rich ở lại nước ngoài, chủ yếu ở Israel và Thụy Sĩ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 06:08:52 pm
        Chính phủ đã cho phép công ty của Rich tiếp tục hoạt động sau khi ông ta chịu trả 200 triệu đôla tiền phạt, gấp hơn bốn lần số tiền 41 triệu đôla tiền thuế mà chính phủ tuyên bố ông ta đã trốn. Giáo sư Marty Ginsburg, một chuyên gia trong lĩnh vực thuế - ông là chồng của thẩm phán Ruth Bader Ginsburg và là một giáo sư luật của đại học Luật Harvard, cùng với Bernard Wolfman đã kiểm tra các giao dịch và kết luận rằng các công ty của Rich đã đúng trong việc tính thuế của mình, có nghĩa là bản thân Rich không nợ tiền thuế. Rich đồng ý khước từ miễn trừ luật hạn định, và có thể bị chính phủ kiện dân sự như những người khác. Ehud Barak đã ba lần yêu cầu tôi ân xá cha Rich vì ông ta đã đóng góp nhiều cho nước Israel và giúp đỡ những người Palestine, và một số nhân vật ủng hộ Israel khác thuộc cả hal đảng đã thúc giục để ông ta nhanh được phóng thích. Cuối cùng, Bộ Tư pháp nói không phản đối và nghiêng về ý kiến ân xá cho Rich, nếu điều đó thúc đẩy lợi ích của Mỹ về đối ngoại.

        Rất nhiều người cho là tôi đã sai khi ân xá cho một kẻ chạy trốn giàu có. Vợ cũ của ông ta là người ủng hộ tôi, và ông ta cũng tuyển một trong những luật sư Nhà Trắng của tôi vào đội ngũ tư vấn luận của ông ta, cùng với hai luật sư nổi tiếng khác của đảng Cộng hòa. Gần đây Rich còn được đại diện bởi Lewis "Scooter" Libby, chánh văn phòng của phó Tổng thống tấn cử Dick Cheney. Có thể là tôi đã sai lầm, ít nhất là sai lầm vì chú ý đến vụ này, nhưng tôi đã quyết định dựa trên tinh thần đúng đắn. Vào tháng 5 năm 2004, Rich vẫn chưa bị Bộ Tư pháp khởi kiện, một điều đáng ngạc nhiên, vì có nhiều bằng chứng khiến chính phủ có thể coi đây là vụ dân sự hơn là hình sự.

        Mặc dù sau này tôi có thể bị chỉ trích vì một số lệnh ân xá đã ký, nhưng tôi lại thấy lo ngại hơn về một số vụ không ân xá. Ví dụ, tôi nghĩ vụ của Michael Milken rất thuyết phục vì những việc tốt mà ông ấy đã làm cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt sau khi được ra tù, tuy nhiên Bộ Ngân khố và ủy ban Chứng khoán lại kiên quyết chống lại việc tôi ân xá cho ông ta và nói rằng: dây là một tín hiệu sai lầm vào cái thời điểm mà họ đang cố gắng áp đặt những tiêu chuẩn hà khắc lên ngành tài chính. Hai trường hợp khiến tôi cảm thấy hối hận nhất khi từ chối ân xá là của Webb Hubbell và Jim Guy Tucker. Vụ của Tucker thì vẫn đang chờ phúc thẩm, còn Hubbell thì thực sự đã phạm pháp vẫn chưa đạt hạn ở tù tối thiểu để được xem xét ân xá. Nhưng cả hai người đều đã bị văn phòng của Ken Starr chèn ép vì không chịu nói dối. Không ai trong số hai người này lẽ ra dã phải chịu tí xíu khổ ải nào mà họ thực sự phải chịu nếu tôi không phải là tổng thống và không rơi vào nanh vuốt của Starr. David Kendall và Hillary luôn thúc giục tôi phải ân xá cho họ. Còn những người khác thì kịch liệt phản đối. Cuối cùng, tôi để vụ đó cho những nhân viên của tôi xử lý một cách không khoan nhượng. Từ đó đến nay tôi luôn cảm thấy hối hận. Sau đó khi gặp Jim Guy, tôi xin lỗi ông và tôi sẽ làm một điều tương tự như thế với Webb Hubbell vào một ngày nào đó.

        Lễ giáng sinh của chúng tôi cũng giống như của những người khác, nhưng trở nên quý giá hơn vì chúng tôi biết đây là giáng sinh cuối cùng tại Nhà Trắng. Tôi muốn tận hưởng những tiệc chiêu đãi cuối cùng này, cũng như cơ hội được gặp bao nhiêu người đã cùng sát cánh bên tôi tại Washington. Tôi xem xét kỹ càng mọi đồ trang trí mà Chelsea, Hillary và tôi treo lên cây thông, nhìn kỹ từng quả chuông, từng quyển sách, từng tấm biển đồng, từng chiếc bít tất, cũng như tranh giáng sinh và cả ông già Noel chúng tôi đặt ở Phòng Bầu dục Vàng. Tôi cũng tự mình đi lên khắp các phòng tầng hai và ba đê nhìn rõ hơn tất cả những bức tranh và những đồ nội thất cũ. Cuối cùng tôi cũng có thời gian để bảo nhân viên Nhà Trắng cho tôi xem tất cả những chiếc đồng hồ từ xưa đến nay của Nhà Trắng, tôi vừa dùng vừa nghiên cứu về chúng. Những bức chân dung người tiền nhiệm và phu nhân của họ nay mang một ý nghĩa mới vì cả Hillary và tôi đều nhận ra rằng, bức chân dung của chúng tôi cũng sẽ nằm trong số đó trong thời gian tới. Chúng tôi chọn Simmie Knox là người vẽ chân dung chúng tôi; chúng tôi thích những nét vẽ sinh động như thật của Knox và ông sẽ là họa sĩ vẽ chân dung người Mỹ gốc Phi đầu tiên có tác phẩm được treo trong Nhà Trắng.

        Vào tuần lễ sau giáng sinh, tôi ký thêm một vài dự luật khác và bổ nhiệm Roger Gregory làm quan tòa người Mỹ gốc Phi đầu tiên trong Tòa phúc thẩm lưu động khu vực thứ 4. Gregory là người rất có năng lực, và Jesse Helms đã phản đối bổ nhiệm một quan tòa da đen cũng quá đủ lâu rồi. Đây là một quyết định bổ nhiệm vào thời gian nghỉ, một quyết định mà tổng thống toàn quyền quyết định trong một năm vào lúc quốc hội không nhóm họp. Tôi dám cá rằng vị tổng thống mới sẽ không mong có một Tòa phúc thẩm gồm toàn những người da trắng ở vùng Đồng Nam.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 06:13:58 pm
        Tôi cũng tuyên bố rằng cùng với ngân sách mới được ban hành, chúng tôi sẽ có đủ tiền để trả món nợ 600 tỉ đôla trong bốn năm qua, và với cái đà này thì đất nước sẽ hết nợ vào năm 2010, lúc đó sẽ cắt giảm được 12 cent trong mỗi đôla tiền thuế để có thể dùng đầu tư. Nhờ tinh thần trách nhiệm tài chính của chúng tôi, lãi suất lúc này, sau bao nhiêu lần tăng lên, đã ở mức thấp hơn khi tôi mới nhậm chức đến 2%, giảm tiền góp thế chấp, mua xe hơi, vay vốn kinh doanh và tiền vay học đại học. So với việc cắt giảm thuế thì lãi suất thấp giúp cho người dân có thêm nhiều tiền hơn.

        Vào ngày cuối cùng trong năm, tôi đã ký vào bản hiệp ước đưa Hoa Kỳ gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế. Thượng nghị sĩ Lott và hầu hết các thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa kịch liệt phản đối chuyện đó vì sợ binh sĩ Hoa Kỳ hoạt động ở hải ngoại có thể bị đem ra xét xử trước tòa vì những mục đích chính trị. Trước đó tôi cũng lo ngại chuyện này, nhưng bản hiệp ước giờ đây được dự thảo theo cách mà tôi đảm bảo ngăn chặn được điều đó xảy ra. Tôi là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên kêu gọi lập ra Tòa án tội phạm chiến tranh quốc tế, và tôi nghĩ Hoa Kỳ nên ủng hộ việc này.

        Chúng tôi lại bỏ lỡ kỳ nghỉ Cuối tuần Phục hưng năm đó để gia đình tôi có thể đón năm mới lần cuối cùng tại Trại David. Tôi vẫn chưa nghe được tin gì từ Arafat. Vào ngày đầu tiên của năm mới, tôi mời ông đến thăm Nhà Trắng vào ngày hôm sau. Trước khi đến, ông tiếp đón Hoàng tử Bandar và đại sứ Ai Cập tại khách sạn của mình. Một trong những phụ tá trẻ của ông nói với chúng tôi rằng họ đã rất cố gắng để thuyết phục ông phải đồng ý. Khi đến gặp tôi, ông hỏi rất nhiều câu hỏi về kế hoạch của tôi. Ông muốn Israel có Bức tường Than khóc vì tầm quan trọng về mặt tôn giáo của nó, nhưng lại đòi giành khoảng 15m còn lại của Bức tường phía Tây cho Palestine. Tôi nói rằng ông sai rồi, Israel phải được kiểm soát toàn bộ bức tường để bảo vệ họ khỏi việc bất cứ ai đi vào trong đường hầm nằm dưới bức tường theo một lối nào đó, và phá hủy những gì còn lại của những ngôi đền nằm bên dưới Haram. Thành phố cổ bao gồm bốn khu vực dân cư: người Do Thái, người Hồi giáo, người Cơ đốc giáo và người Armenia. Chúng tôi cho rằng phía Palestine nên lấy hai khu vực: người Hồi giáo và Cơ đổc giáo, phía Israel lấy hai khu còn lại. Arafat cứ khăng khăng rằng Palestine lấy luôn cả một số dãy phố ở khu người Armenia vì ở đó có các nhà thờ đạo Cơ đốc. Tôi không thể tin nổi sao ông ta lại nói chuyện với tôi về vấn đề này.

        Arafat cố tránh phải từ bỏ quyền trở về của người Palestine. Ông biết mình phải làm vậy, nhưng ông sợ bị chỉ trích. Tôi nhắc cho ông nhớ rằng Israel đã hứa sẽ nhận một số dân tị nạn từ Libăng, những người mà gia đình của họ đã sống ở nơi mà hiện tại thuộc về miền Bắc Israel đến hàng trăm năm, nhưng sẽ không có nhà lãnh đạo Israel nào có thể để cho nhiều người Palestine quay về Israel đến mức biến Israel thành quốc gia mà người Do Thái trở thành thiểu số chỉ trong vài chục năm trước sinh suất cao của người Palestine. Dù gì đi nữa thì trên Đất Thánh sẽ không thể có được hai quốc gia mà đa số dân là người Arập; Arafat đã thừa nhận điều này bằng cách ký vào bản thỏa thuận hòa bình 1993 với giải pháp rõ ràng là sẽ có hai quốc gia riêng biệt. Ngoài ra, bản thỏa thuận lần này còn phải cần được sự ủng hộ của người Israel qua một cuộc trưng cầu dân ý. Quyền của người Palestine được quay trở lại sẽ làm hỏng vụ đàm phán này. Tôi không nghĩ đến việc yêu câu người Israel bỏ cuộc trưng cầu. Mặt khác, tôi nghĩ người Israel sẽ ủng hộ một sự dàn xếp cuối cùng trong các khuôn khổ mà tôi đã đặt ra. Nếu có thỏa thuận, tôi thậm chí còn nghĩ rằng Barak sẽ có thể hồi phục và thắng trong cuộc bầu cử, mặc dù giờ đây Barak tụt lại xa sau Sharon trong các cuộc trưng cầu trước một khối cử tri đang e sợ intifada (kháng chiến của người Palestine - ND) và giận dữ bởi việc Arafat từ chối hòa bình.

        Nhiều lúc Arafat có vẻ như bối rối và không nắm vững tình hình. Đã lâu tôi cảm thấy rằng ông có lẽ đã không còn ở thời kỳ minh mẫn nhất nữa, sau bao nhiêu năm phải ngủ đêm ở những nơi khác nhau để tránh bị ám sát, sau biết bao nhiêu thời gian ngồi trên máy bay, biết bao nhiêu giờ đàm phán đầy căng thẳng. Có thể ông không thể đơn giản chuyển mình từ một nhà cách mạng sang một chính khách. Ông đã quá quen với việc bay từ nơi nọ sang nơi kia, tặng những món quà làm bằng xà cừ được những người thợ thủ công Palestine tạo nên cho những nhà lãnh đạo khác và xuất hiện trên truyền hình cùng với họ. Tình hình sẽ khó khăn nếu việc chấm dứt bạo lực khiến báo chí không còn nhắc đến cái tên Palestine nữa, thay vào đó ông sẽ phải quan tâm đến việc tạo công ăn việc làm, xây trường học và cung cấp những dịch vụ cơ bản. Hầu hết những người trẻ tuổi trong nhóm của Arafat đều mong ông chấp nhận hợp tác. Tôi tin rằng Abu Ala và Abu Mazen cũng muốn Arafat chấp thuận nhưng lại không muốn bất hòa với Arafat.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 06:23:42 pm
        Khi ông rời đi, tôi vẫn không biết ông sẽ làm gì. Cử chỉ của ông thì nói không, nhưng thỏa thuận lần này quá tốt đến mức tôi nghĩ chẳng có ai ngu gì mà lại để lỡ. Barak mong tôi đến Trung Đông, nhưng trước hết tôi mong Arafat nói lời đồng ý với người Israel về những vấn đề lớn được vạch ra trong các khuôn khổ mà tôi đặt ra. Vào tháng 12, các bên đã có cuộc gặp tại Căn cứ Không quân Bolling để nói chuyện nhưng đàm phán bất thành vì Arafat không chịu chấp thuận những điều kiện gây khó khăn cho ông.

        Cuối cùng, Arafat đồng ý gặp Shimon Peres vào ngày 13 sau khi Peres gặp Saeb Erekat trước. Nhưng cũng chẳng có kết quả gì. Nhằm thủ thế, Israel cố gắng thảo một bức thư với nhiều thỏa thuận trong khuôn khổ của tôi đến mức có thể, vì cho rằng nếu Barak thua trong cuộc bầu cử thì chí ít hai bên cũng sẽ cam kết vào một tiến trình có thể dẫn đến thỏa thuận. Arafat thậm chí còn không làm điều đó vì không muốn ai thấy mình nhượng bộ điều gì. Các bên tiếp tục đàm phán ở Taba, Ai Cập. Họ đã tiến rất sát đến thành công nhưng vẫn không thành công. Arafat không bao giờ nói không, ông chỉ không thể bắt mình nói có. Thật đúng là cao ngạo quá có ngày ngã đau.

        Ngay trước khi tôi rời Nhà Trắng, trong một cuộc nói chuyện cuối cùng, Arafat đã cảm ơn tôi vì những nỗ lực của tôi và nói tôi là một con người vĩ đại. "Ngài chủ tịch" - tôi đáp - "Tôi không phải là người vĩ đại. Tôi là một người thất bại, và chính ngài đã khiến tôi thất bại". Tôi cảnh báo rằng chính ông đã đơn thương độc mã khiến Sharon trúng cử, và ông sẽ phải gánh chịu hậu quả.

        Vào tháng 1 năm 2001, Ariel Sharon trúng cử tổng thống trong một chiến thắng vang dội. Người Israel khẳng định nếu Arafat không chấp nhận đề nghị của tôi, ông ấy sẽ không được cái gì cả, và nếu họ không có một người bạn đồng hành để đạt được hòa bình, tốt hơn là họ nên được lãnh đạo bởi một nhà lãnh đạo xông xáo và không khoan nhượng, Sharon được Ehud Barak và nước Mỹ khuyến khích nên có hướng tiếp cận cứng rắn hơn đối với Arafat. Gần một năm sau khi tôi rời chức, Arafat có nói với tôi rằng ông sẵn sàng đàm phán dựa trên khuôn khổ tôi đưa ra. Rõ ràng là cuối cùng ông cũng nghĩ thời điểm - năm phút trước nửa đêm - đã tới, nhưng đồng hồ của ông đã hỏng từ lâu.

        Quyết định của Arafat từ chối lời đề nghị của tôi sau khi Barak chấp thuận là một sai lầm bắt nguồn từ sự bất đối xứng lịch sử. Tuy nhiên, rất nhiều người Palestine và Israel vẫn muốn hướng tới hòa bình. Ngày hòa bình rồi sẽ đến, và khi đó bản hiệp ước cuối cùng cũng sẽ rất giống với những đề xuất được đưa ra ở Trại David và sáu tháng đàm phán liên tục sau đó.

        Vào ngày 3 tháng 1, tôi ngồi trong trụ sở thượng viện với Chelsea à những người thân còn lại trong gia đình Hillary khi Al Gore làm lễ tuyên thệ nhậm chức cho Thượng nghị sĩ mới của New York. Tôi khích động đến mức suýt nữa thì nhảy qua khỏi rào chắn ghế ngồi. Trong 17 ngày tiếp theo cả hai chúng tôi đều sẽ là những người đương chức, trở thành cặp vợ chồng đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ mà chồng trong Nhà Trắng còn vợ trong thượng viện. Nhưng Hillary sẽ phải tự mình xoay xở lấy. Tất cả những gì tôi có thể làm là đề nghị Trent Lott đừng quá cứng rắn đối với cô ấy và tôi mong được làm nhân viên cho Hillary ở hạt Westchester.

        Ngày hôm sau, chúng tôi đã tổ chức một sự kiện ở Nhà Trắng mà với riêng tôi là để dành cho mẹ tôi: Lễ công bố Đạo luật về Điều trị và Phòng chống Ung thư vú và cổ tử cung, cho phép phụ nữ không có bảo hiểm y tế mắc những bệnh này được trợ cấp chăm sóc và điều trị theo chương trình Medicaid.

        Ngày 5, tôi chính thức công bố chúng tôi sẽ bảo vệ sáu triệu mẫu rừng nguyên sinh ở 31 bang, kể cả rừng quốc gia Tongass ở Alaska - khu vực rừng ôn đới lớn cuối cùng còn sót lại ở Mỹ. Lợi nhuận thu được từ gỗ đã khiến việc bảo vệ các khu rừng ở Mỹ khó khăn hơn, và tôi nghĩ chính quyền Bush sẽ cố đảo ngược quyết định ấy trên những tính toán về kinh tế, nhưng thực ra chỉ có 5% lượng gỗ toàn quốc có xuất sứ từ rừng quốc gia, và chỉ 5% trong lượng gỗ đó được lấy từ các khu vực không có đường sá. Không có lượng gỗ nhỏ nhặt ấy thì nước Mỹ vẫn chẳng bị ảnh hưởng gì lắm, mà lại vẫn có thể bảo vệ được nguồn tài nguyên quốc gia vô giá đó.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 06:38:14 pm
        Sau buổi công bố, tôi lái xe tới Fort Myer để dự lễ chia tay truyền thống của lực lượng vũ trang tổ chức - một nghi lễ quân đội có trao tặng cờ Mỹ in phù hiệu tổng thống và các huân chương của từng binh chủng. Họ cũng tặng một huân chương cho Hillary. Bill Cohen nói rằng bằng việc bổ nhiệm anh, tôi đã trở thành vị tổng thống duy nhất chọn một quan chức của đảng đối lập vào vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

        Không có gì vinh dự hơn trong việc làm tổng thống là việc trở thành Tổng tư lệnh tối cao của quân đội, của những người đàn ông và phụ nữ nhiều chủng tộc và tôn giáo có nguồn gốc từ khắp mọi nơi trên trái đất. Họ là hiện thân của dòng chữ biểu trưng của nước Mỹ: E pluribus unum (gốc Latinh, nghĩa là một thể thống nhất tạo nên từ nhiều nguồn khác nhau - ND). Tôi đã từng chứng kiến họ được người dân reo mừng chào đón ở Balkan, giúp những nạn nhân thiên tai ở Trung Mỹ, đấu tranh chống lại bọn buôn ma túy ở Colombia và vùng biển Caribe, dang rộng vòng tay chào đón những người Cộng sản ở Trung và Đông Âu, đóng quân trong những tiền đồn xa xôi ở Alaska, canh gác ở các sa mạc Trung Đông và tuần tra Thái Bình Dương.

        Người Mỹ chỉ biết tới lực lượng quân đội khi họ ra trận. Sẽ không bao giờ có thể kể hết được các cuộc chiến tranh, những tổn thất mà họ đã ngăn chặn được, những giọt nước mắt mà họ đã giúp không phải chảy ra, tất cả là nhờ có những người đàn ông và phụ nữ Mỹ canh giữ cho hòa bình. Tôi có thể đã có một khởi đầu không mấy êm ả với quân đội nhưng tôi đã nỗ lực để trở thành một Tổng tư lệnh tốt, và tin rằng khi tôi rời chức vụ thì đội quân này hoạt động tốt hơn rất nhiều so với lúc tôi mới nhậm chức.

        Vào thứ bảy ngày 6 tháng 1, sau chuyến đi chơi tới Sở thú Quốc gia để ngắm gấu trúc, Hillary và tôi đã tổ chức buổi tiệc chia tay ở Bãi cỏ phía Nam cùng với Al và Tipper để chia tay tất cả nhân viên làm việc tại Nhà Trắng trong suốt tám năm qua. Rất nhiều người đã tới từ những nơi rất xa xôi. Chúng tôi trò chuyện và ôn lại kỉ niệm trong vài giờ đồng hồ. Al được mọi người chào mừng nồng nhiệt khi tôi giới thiệu anh là một trong những ứng cử viên sáng giá của cuộc bầu cử sắp tới. Khi anh yêu cầu những ai đã lập gia đình hay sinh con trong thời gian làm việc ở Nhà Trắng giơ tay lên, thì tôi rất ngạc nhiên thấy rất nhiều cánh tay giơ lên. Cho dù phe Cộng hòa có nói gì đi nữa, chúng tôi vẫn là một chính đảng ủng hộ các giá trị gia đình.

        Bí thư phụ trách xã hội ở Nhà Trắng là Capricia Marshall - người đã theo tôi từ năm 1991 và kết hợp cùng với Hillary từ những chiến dịch tranh cử đầu tiên - dành sự bất ngờ lớn cho tôi: chiếc phông đằng sau chúng tôi được kéo lên để lộ nhóm nhạc Fleetwood Mac hát bài "Đừng ngừng nghĩ tới ngày mai".

        Vào chủ nhật, Hillary, Chelsea cùng tôi tới nhà thờ Giám lý Foundry, mục sư Phil Wogaman mời Hillary và tôi phát biểu chia tay trước hội thánh từng ủng hộ chúng tôi trong tám năm vừa qua. Chelsea đã có được những người bạn tốt ở đây và đã học được rất nhiều nhờ làm việc ở vùng thung lũng xa xôi của nông thôn Kentucky trong Dự án Phục vụ vùng Appalanchi. Các thành viên của nhà thờ xuât thân từ nhiều dân tộc và quốc gia, cả giàu lẫn nghèo, già lẫn trẻ, người một giới hay đồng tính. Nhà thờ Foundry đã trợ giúp dân nghèo ở Washington và những người tị nạn từ nhiều nơi trên thế giới mà tôi từng cố thiết lập hòa bình.

        Trong khi tôi chưa biết nên nói gi thì Wogaman đã nói với hội thánh là tôi sẽ nói về cuộc sống mới của tôi. Thế nên tôi nói rằng niềm tin của tôi sẽ được thử thách khi phải quay về đi máy bay thương mại thông thường, và tôi sẽ cảm thấy hụt hẫng vì khi bước vào các đại sảnh sẽ không còn có ban nhạc nào tấu bài "Hail to the Chief" (bài hái dành cho tổng thống Hoa Kỳ - ND) nữa. Và tôi còn nói là tôi sẽ trd thành một công dân tốt, sẽ nâng cánh cho những hi vọng và khao khát cho những ai vốn xứng đáng được nhận nhiều hơn và sẽ tiếp tục đất tranh vì hòa bình và hòa giải. Cho dù tôi đã nỗ lực làm việc đó trong tám năm vừa qua nhưng công việc này vẫn cần phải làm rất nhiều.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 06:47:40 pm
        Tối hôm đó, tại thành phố New York, tôi nói chuyện với Diễn đàr chính sách Israel ủng hộ hòa bình. Lúc đó, chúng tôi vẫn còn hi vọng có được hòa bình. Arafat nói, ông chấp nhận các khuôn khổ của tôi nhưng vẫn còn một số thắc mắc. Vấn đề là ở chỗ những thắc mắc của ông, khác với của những người Israel, lại nằm ngoài khuôn khổ, ít nhất là vấn đề người tị nạn và về vấn đề Bức tường phía Tây, nhưng tôi vẫn đối xử với lời chấp thuận của ông cứ như nó là thật, dựa trêm sự cam kết của ông đạt hòa bình trước khi tôi rời ghế tổng thống. Cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái cũng rất tốt với tôi. Một số người, bạn của tôi như Haim Saban và Danny Abraham vốn quan tâm sâu sắc tới Israel, cho tôi rất nhiều lời khuyên bổ ích trong những năm vừa qua. Rất nhiều người khác đơn thuần chỉ ủng hộ công việc đấu tranh vì hòa bình của tôi. Và không cần quan tâm tới những gì xảy ra, tôi nghĩ tôi hàm ơn họ vì điều đó.

        Ngày hôm sau, sau khi trao Huân chương Công dân cho 28 người Mỹ xứng đáng, trong đó có cả Muhammad Ali, tôi đến trụ sở đảng Dân chủ để cảm ơn các chủ tịch đảng là Thị trưởng Ed Rendell của Philadenphia và Joe Andrew, và để cám ơn Terry McAulife - một người đã làm rất nhiều việc cho Al Gore và tôi - và giờ đây đang tranh cử để làm tân chủ tịch đảng. Sau những việc anh làm, tôi không thể tin nổi anh muốn làm như vậy. Nhưng dù sao anh cũng vẫn muốn chức chủ tịch đảng, thì tôi ủng hộ anh. Tôi từng nói với những người công hiến cho đảng mà không màng tới vinh danh rằng tôi trân trọng họ biết bao.

        Vào 9 tháng 1, tôi bắt đầu chuyến đi trở lại các nơi đặc biệt có ý nghĩa với tôi. Đầu tiên là tới Michigan và Illinios, nơi tôi đã có những thắng lợi đầu tiên trong chiến dịch tranh cử vào ngày Thánh Patrick năm 1992, coi như giúp tôi chắc chắn được vị trí ứng viên đề cử. Hai ngày sau, tôi đã tới Massachusetts, cũng là bang tôi đạt tỷ lệ phiếu cao nhất trong các bang vào năm 1996, và tiếp đến là New Hampshire, nơi khiến tôi trở thành "chú nhóc hồi sinh" vào năm 1992. Trong chuyến này, tôi cũng khánh thành bức tượng Franklin Roosevelt ngồi trên chiếc xe lăn tại Đài tưởng niệm Franklin Roosevelt, do cộng đồng người khuyết tật và phần lớn gia đình của Roosevelt đóng góp xây dựng. Và trong số hơn 10.000 bức ảnh của Roosevelt thì chỉ có bốn bức Roosevelt ngồi trên xe lăn. Người khuyết tật Mỹ đã tiến bộ rất nhiều kể từ bấy giờ.

        Cuối cùng tôi cũng tạm biệt New Hampshire ở Dover, nơi mà chín năm trước tôi hứa gắn bó với họ "cho đến tận cùng". Rất nhiều người ủng hộ bầu cho tôi trước đây đang ngồi dưới kia và tôi đã gọi tên một vài người trong số họ, cảm ơn họ và đưa họ bản ghi nhận công lao của tất cả mọi người trong mùa đông năm ấy. Tôi nhắn nhủ với mọi người là đừng bao giờ quên rằng "ngay cả khi tôi không còn là tổng thống nữa, tôi vẫn sẽ luôn đứng về phía các bạn".

        Từ ngày 11 đến 14 tháng 1, tôi tổ chức tiệc cho nội các, nhân viên nhà Trắng, và bạn bè tại Trại David. Vào buổi tối ngày 14, Don Helen tổ chức buổi hòa nhạc rất tuyệt ngay sau bữa tối tại nhà nguyện trong Tại David. Sáng hôm sau là sáng chủ nhật cuối cùng của gia đình tôi tại nhà nguyện tuyệt đẹp đó, nơí chúng tôi và các binh sĩ hải quân phục vụ trong Trại David, gia đình họ cùng dự các buổi cầu nguyện. Tôi còn nhớ hồi đó, họ còn để tôi lên hát trong dàn đồng ca, và luôn để tờ bài hát trong nhà Aspen, căn nhà của gia đình tôi vào mỗi thứ sáu hay thứ bảy để tôi có thể ôn trước.

        Vào thứ hai, tôi phát biểu trong Lễ kỉ niệm ngày Martin Luther King tại trường Đại học quận Columbia. Thường thì tôi kỉ niệm ngày lễ này bằng cách tham gia vào các chương trình phục vụ cộng đồng, nhưng lần này, tôi muốn tận dụng cơ hội để được cảm ơn quận Columbia (D.C.) - sân nhà của tôi trong tám năm vừa qua (Thủ đô Washington nằm trong quận Columbia - ND). Người đại diện của D.C. tại quốc hội kiêm ủy viên hội đồng thành phố Elenor Holmes Norton, và Thị trưởng Tony Williams cũng là những người bạn tốt của tôi. Tôi cũng giúp họ tìm hiểu và áp dụng các đạo luật cần thiết của quốc hội và tránh áp dụng những luật có nội dung mâu thuẫn nhau. D.C cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng tôi nghĩ là quận cũng đã phát triển và cải thiện được nhiều so với hồi tôi mới nhậm chức vào tám năm trước.

        Tôi cũng gửi thông điệp cuối cùng của mình tới Nhà Trắng với tiêu đề là: "Phần việc dang dở khi xây dựng nước Mỹ". Thông điệp đó được tôi viết dựa trên phần lớn bản báo cáo cuối cùng của ủy ban Sắc tộc bao gồm rất nhiều đề xuất thuộc nhiều lĩnh vực: thực hiện từng bước xa hơn nữa để xoá bỏ phân biệt chủng tộc trong giáo dục, y tế việc làm, và hệ thống hình luật; biện pháp đặc biệt giúp những người mẹ đơn thân thu nhập thấp đảm bảo nuôi dạy con tốt; đầu tư mới cho các cộng đồng người da đỏ; cải thiện chính sách nhập cư, ân xá cho tội phạm; cải cách luật bầu cử, và tiếp tục phát triển tổ chức AmeriCorps và Văn phòng Nhà Trắng xây dựng nước Mỹ thống nhất. Chúng tôi đã tiến những bước dài trong tám năm qua, nhưng nước Mỹ ngày càng đa dạng hơn, và vẫn còn nhiều việc phải làm.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 06:55:47 pm
        Vào ngày 17 tháng 1, tôi có bữa tiệc chia tay cuối cùng ở Phòng phía Đông. Tôi và Bruce Babbitt công bố thêm tám di tích quốc gia, hai trong số đó nằm trên con đường mà Lewis và Clark từng đi qua vào năm 1803 dưới sự hướng dẫn của người da đỏ Sacagawea và một nô lệ tên là York. Tính đến bây giờ thì chúng tôi đã duy trì, bảo vệ nhiều khu di tích của 48 bang, hơn bất cứ chính quyền nào tính từ sau thời Roosevelt.

        Sau buổi lễ công bố đó, tôi rời Nhà Trắng trong chuyến đi cuối cùng với tư cách tổng thống, trở về Little Rock để phát biểu trước quốc hội tiểu bang Arkansas. Một vài người bạn thân cũ của tôi vẫn còn làm trong hạ viện hoặc thượng viện tiểu bang, những người đã khởi đầu sự nghiệp chính trị của mình bằng cách ủng hộ tôi, còn một vài người khác thì khởi đầu bằng cách chống đối lại tôi. Hơn 20 người ở Arkansas từng phục vụ tôi ở Washington đã đến dự, trong đó có ba người bạn thời trung học của tôi hiện đang sống ở Washington và một vài người Arkansas đã làm việc với tư cách là người liên lạc của tôi với quốc hội tiểu bang khi tôi còn làm thống đốc. Chelsea cùng đi với tôi lần này, và chúng tôi đi ngang qua hai ngôi trường cũ của Chelsea trên đường từ sân bay về, và tôi nghĩ cô con gái của mình đã trưởng thành biết bao so với hồi tôi và Hillary tham dự các chương trình chuẩn bị cho con cái đi học tại trường Booker Art Magnet.

        Tôi cố gắng cảm ơn tất cả mọi người ở Arkansas đã giúp tôi có được ngày hôm nay, đầu tiên là hai người bạn không còn sống nữa: Thẩm phán Frank Holt và Thượng nghị sĩ Fulbright. Tôi thúc giục quốc hội tiểu bang tiếp tục khuyến khích chính quyền liên bang hỗ trợ bang về giáo dục, phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống vật chất. Sau đó tôi nói với những người bạn cũ của tôi là tôi sẽ rời chức trong ba ngày tới mà thật cảm kích rằng "bằng cách nào đó, sự bí ẩn của nền Dân chủ vĩ đại này đã cho tôi cơ hội từ một cậu bé ở phố South Hervey, Hope, Arkansas tới Nhà Trắng... Có lẽ tôi là tổng thống duy nhất được bầu chọn nhờ những người bạn của tôi, nếu không có họ chắc chắn là tôi không thể thắng cử". Cuối cùng tôi chia tay bạn bè và trở về nhà để hoàn thành nốt công việc.

        Đêm hôm sau, sau một ngày làm nốt những công việc cuối cùng, tôi có một bài diễn văn chia tay ngắn gọn với dân chúng Mỹ từ Phòng Bầu dục. Sau khi cảm ơn người dân Mỹ đã cho tôi cơ hội để phục vụ đất nước - nhân dân, và ngắn gọn tổng kết những sự kiện trong thời gian qua, tôi đưa ra ba nhận xét cho tương lai: chúng ta cần tiếp tục đường lối cư xử có trách nhiệm về tài chính, sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và tự do, chống lại khủng bố, tội phạm có tổ chức, buôn ma túy, sự lan tràn của vũ khí hủy diệt, môi trường suy thoái, bệnh tật, và đói nghèo trên thế giới, và cuối cùng là chúng ta vẫn phải tiếp tục "đan những cuộn chỉ nhiều màu thành một chiếc áo cộng đồng của một nước Mỹ thống nhất".

        Tôi chúc tân Tổng thống Bush và gia đình ông may mắn, và nói tôi sẽ "rời chức vụ tổng thống mà vẫn là một người lý tưởng hơn, tràn đầy hy vọng hơn ngày tôi nhậm chức, và tin tưởng hơn bao giờ hết rằng những ngày tốt đẹp nhất của nước Mỹ vẫn còn ở phía trước".

        Ngày 19, ngày cuối cùng tôi là tổng thống, tôi đưa ra tuyên bố về mìn sát thương, từ năm 1993 Mỹ đã phá hủy hơn 3,3 triệu quả mìn, chi hơn 500 triệu đôla để rà phá mìn ở 35 nước, và đã nỗ lực hết sức để tìm ra được vũ khí thay thế mìn mà cũng sẽ bảo vệ được cả binh sĩ Mỹ. Tôi đề nghị chính quyền mới tiếp tục chương trình rà
phá mìn trên thế giới thêm 10 năm nữa.   

        Khi tôi về nơi ở thì trời cũng đã khuya, và chúng tôi vẫn chưa thu xếp xong hành lý. Các hộp đựng đồ vẫn còn ngổn ngang, và tôi còn chưa biết sẽ gửi quần áo nào về đâu trong ba nơi New York, Washington hay Arkansas. Hillary và tôi cũng không muốn ngủ trong đêm nay chúng tôi chỉ muốn đi loanh quanh từ phòng này sang phòng khác. Cảm giác vinh dự khi được ở trong Nhà Trắng trong đêm cuối cùng này cũng giống như cảm giác của chúng tôi khi đến đây sau lễ nhậm chức. Dường như tôi vẫn không thể tin được nơi đây đã là nhà của chúng tôi trong tám năm qua và giờ đây thì việc này đã sắp chấm dứt.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 07:00:08 pm
        Tôi trở lại Phòng ngủ Lincoln, đọc bản viết tay bài phát biểu Gettysburg của Lincoln lần cuối và nhìn chằm chằm bản in hình ông đang kí Bản tuyên ngôn giải phóng ngay tại chỗ gần chỗ tôi đang đứng. Tiếp đó, tôi đi tới Phòng của Nữ hoàng và nhớ đến lần Winston Churchill phải ở đó ba tuần trong những ngày khó khăn của Thế chiến hai. Tôi ngồi ngay sau Bàn Hiệp ước trong văn phòng, rồi nhìn quanh những giá sách trống và những bức tường trơn, nghĩ đến tất cả các cuộc họp và điện thoại về Bắc Ireland, Trung Đông, Nga, Hàn Quốc, và những xung đột trong nước mà tôi từng gọi trong căn phòng này. Và căn phòng này cũng chính là nơi tôi đọc Kinh thánh, sách, thư từ và cầu nguyên để có sức mạnh và được che chở trong suốt năm 1998.

        Trước đó trong ngày, tôi đã ghi âm sẵn bài phát biểu cuối cùng qua radio dự kiến phát đi ngay trước khi tôi rời Nhà Trắng đến Lễ Nhậm chức của tân tổng thống. Trong bài phát biểu, tôi cám ơn tất cả nhân viên Nhà Trắng, nhân viên của khu sinh hoạt, Mật vụ, nội các và Al Gore vì tất cả những gì họ đã làm để giúp tôi hoàn thành sự nghiệp cống hiến, phục vụ đất nước. Và tôi giữ lời hứa là sẽ làm việc đến tận giờ cuối của ngày cuối cùng, giải ngân tiếp 100 triệu đôla để có thêm nhiều cảnh sát - những người đã giúp nước Mỹ có tỷ lệ tội phạm thấp nhất trong một phần tư thế kỉ qua.

        Quá nửa đêm, tôi trở lại Phòng Bầu dục để dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc và trả lời vài lá thư. Khi ngồi một mình tại bàn, tôi nghĩ về tất cả những gì xảy ra trong tám năm qua, và nhận ra rằng mọi thứ đã trôi qua quá nhanh. Ngay sau đó, tôi sẽ chứng kiến lễ chuyển giao quyền lực và sẽ rời chức. Hillary, Chelsea và tôi sẽ đáp chiếc Air Force One trong chuyến bay cuối cùng với phi hành đoàn xuất sắc từng đưa chúng tôi đến những nơi xa xôi nhất trên thế giới; với những nhân viên thân cận nhất của tôi, với nhóm Mật vụ bảo vệ mới của tôi, với một vài sĩ quan chuyên nghiệp như Glen Maes - một nhân viên phục vụ của hải quân chuyên nướng bánh sinh nhật cho tôi, và Glenn Powel - một sĩ quan không quân - người bảo vệ hành lý của tôi, và với một vài người thân cận "đã lôi tôi vào cuộc" như nhà Jordan, McAuliffe, McLarty, và Harry Thomason.

        Một số thành viên của giới truyền thông cũng có lịch phỏng vấn tôi trong chuyến đi cuối cùng này. Một trong số họ là Mark Knoller của đài CBS, người đã luôn theo tôi trong tám năm vừa qua và cũng đã thực hiện một trong nhiều cuộc phỏng vấn tôi trong những tuần vừa qua. Mark hỏi liệu tôi có sợ rằng "quãng đời đẹp nhất đã qua rồi không?". Tôi trả lời là tôi trân trọng và hạnh phúc với mỗi quãng đường đời của mình và ở mỗi quãng đời, tôi đều "thu nhận, hứng thú, và luôn tìm ra được những việc có ích để làm".

        Tôi trông đợi cuộc sống mới của mình, xây thư viện, làm các công việc phục vụ cộng đồng thông qua quỹ của tôi, ủng hộ Hillary, và có nhiều thời gian hơn để đọc sách, chơi golf, nghe nhạc và du lịch. Tôi biết cách tận hưởng cuộc sống và tôi tin rằng nếu tôi còn khỏe tôi sẽ còn làm nhiều việc hơn nữa. Nhưng Mark dường như đã chạm đúng vào tâm trạng của tôi, thực sự là tôi cảm thấy nhớ công việc cũ của mình, tôi thích làm tổng thống, kể cả trong những ngày nhiều thử thách và gian khó.

        Tôi lại nghĩ về lời nhắn mà tôi sẽ viết gửi cho Tổng thống Bush, đặt trong Phòng Bầu dục, cũng giống như Bush (cha) đã làm cho tôi tám năm về trước. Tôi cũng muốn được hòa nhã và khích lệ tinh thần như George Bush đã đối với tôi. Chẳng bao lâu nữa, chẳng phải ai khác mà lại chính là George W. Bush sẽ làm tổng thống, và tôi chúc tốt lành cho ông. Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, tôi chú ý nhiều tới những gì Bush và Cheney tuyên bố. Tôi biết thế giới quan của họ khác tôi và sẽ muốn làm ngược lại khá nhiều trong số những gì tôi đã làm, mà đặc biệt là chính sách kinh tế và môi trường. Tôi nghĩ họ sẽ thông qua chính sách cắt giảm thuế và chẳng bao lâu chúng ta sẽ quay lại thời kỳ thâm hụt ngân sách những năm 1980. Bất chấp các lời lẽ khuyến khích giáo dục và chương trình AmeriCorps rồi ông cũng sẽ phải chịu áp lực mà cắt giảm chi tiêu quốc nội, giáo dục, chăm sóc trẻ em, chương trình học ngoại khóa, cảnh sát đường phố, nghiên cứu tiên phong, và môi trường. Nhưng tất nhiên tất cả những điều đó không còn phụ thuộc vào tôi nữa.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 07:04:01 pm
        Tôi nghĩ là những mối quan hệ đối tác quốc tế mà chúng tôi đã gây dựng trong tám năm qua sau Chiến tranh Lạnh sẽ phần nhiều bị hạn chế dưới thời Bush với kiểu chính trị đơn phương của đảng Cộng hòa - họ phản đối hiệp ước cấm thử vũ khí, hiệp ước về sự biến động của khí hậu, Hiệp ước ABM, và Tòa án Hình sự Quốc tế.

        Tôi đã quan sát những người thuộc phe Cộng hòa trong tám năm qua và tôi tưởng tượng rằng Tổng thống Bush sẽ bắt đầu nhiệm kì của mình mà phải bỏ đi chủ trương "chủ nghĩa bảo thủ đồng cảm" trước áp lực của phe cánh hữu và các nhóm lợi ích hiện đang nắm quyền kiểm soát đảng của ông ấy. Họ tin tưởng sâu sắc vào đường lối của họ cũng như tôi tin vào đường lối của tôi, nhưng tôi nghĩ bằng chứng và lịch sử lại đứng về phía đảng của chúng tôi.

        Tôi không thể kiểm soát chuyện gì sẽ xảy ra đối với chính sách và các chương trình hành động của mình, vì trong chính trị, rất ít thứ bất di bất dịch. Tôi cũng không thể tác động gì vào những đánh giá sớm về cái gọi là di sản tôi để lại. Lịch sử nước Mỹ trong giai đoạn từ cuối Chiến tranh Lạnh đến thiên niên kỷ mới sẽ được viết đi viết lại nhiều lần nữa. Điều quan trọng nhât với tôi về thời kỳ mình làm tổng thống là liệu tôi có phục vụ tốt cho nhân dân Mỹ hay không trong một kỷ nguyên mới rất khác biệt của sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu.

        Liệu tôi đã góp phần để xây nên một "khối đoàn kết hoàn thiện" bằng cách mở rộng cơ hội, nhấn mạnh ý nghĩa của tự do, và tăng cường gắn kết cộng đồng hay chưa? Chỉ biết rằng chắc chắn tôi đã cố đưa nước Mỹ trở thành lực lượng đi đầu trong thế kỉ 21 đấu tranh vì hòa bình, thịnh vượng, tự do và an ninh. Tôi đã cố đem lại một khuôn mặt nhân tính hơn cho toàn cầu hóa bằng cách thúc giục các nước khác cùng tham gia với Mỹ xây dựng một thế giới hòa hợp hơn với trách nhiệm chung, lợi ích và giá trị chung; và tôi đã cố lãnh đạo nước Mỹ qua thời kỳ chuyển tiếp vào thời đại mới với niềm hy vọng và lạc quan về khả năng của chúng tôi, cũng như sự tỉnh táo về những gì mà các lực lượng hủy diệt có thể gây ra cho chúng tôi. Cuối cùng, tôi cũng đã xây dựng thể chế chính trị cấp tiến dựa trên sự kết hợp những ý tưởng mới và giá trị cũ, và cũng ủng hộ các xu hướng như vậy trên thế giới. Dù chính quyền mới và một quốc hội có đa số là đảng cầm quyền có dỡ bỏ bao nhiêu sáng kiến cụ thể của tôi đi nữa, tôi vẫn tin khi chúng tôi đi đúng hướng của lịch sử, thì con đường mà tôi đã đưa nước Mỹ vào thiên niên kỉ mới cuối cùng sẽ chiến thắng.

        Trong đêm cuối cùng của tôi tại Phòng Bầu dục, lúc ấy đã trống rỗng, tôi nhớ đến chiếc hộp bằng kính tôi đã cầm trên bàn café đặt giữa hai chiếc ghế sofa cách chỗ tôi ngồi vài mét. Chiếc hộp đó cất giữ hòn đá mà Neil Amstrong lấy về từ chuyến bay lên mặt trăng năm 1969. Tôi còn nhớ rõ: mỗi khi cuộc tranh luận trên Phòng Bầu dục quá căng thẳng, không thể giải quyết được, tôi đều cắt ngang và nói: "Các anh có nhìn thấy hòn đá này không? Nó đã 3,6 triệu năm tuổi. Chúng ta cũng chỉ là những người đi qua cuộc đời này thôi. Hãy bình tĩnh và trở lại thảo luận".

        Hòn đá mặt trăng đó đã cho tôi một cách nhìn khác trong lịch sử và tầm nhìn "dài hơi" nếu nói theo kiểu cách ngôn. Công việc của chúng tôi là phải sống thật tốt và thật lâu và để giúp mọi người cũng có cuộc sống như vậy. Những gì xảy ra sau đó thì ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Dòng thời gian rồi sẽ cuốn trôi tất cả chúng ta. Chúng ta chỉ có được giây phút hiện tại. Liệu tôi có tận dụng hết mình giây phút ấy hay chưa là việc để người khác phán xét. Gần sáng, tôi trở về nơi ở để gói nốt đồ và có những phút giây riêng tư với Hillary và Chelsea.

        Buổi sáng hôm sau, tôi trở lại Phòng Bầu dục để viết lời nhắn của tôi cho Tổng thống Bush. Hillary cũng xuống cùng tôi. Chúng tôi liếc nhìn ra cửa sổ để ngắm thật lâu những bãi cỏ tuyệt đẹp, nơi chúng tôi cùng có những thời khắc đáng nhớ và là nơi tôi đã ném không biết bao nhiêu trái banh tennis để chú chó Buddy chạy đi nhặt. Sau đó, Hillary để tôi lại một mình viết thư. Đặt lá thư đó trên bàn xong, tôi gọi các nhân viên của mình lại để chia tay, chúng tôi đã ôm nhau, cười, rơi lệ và chụp chung vài tấm ảnh. Sau đó tôi rời khỏi Phòng Bầu dục lần cuối cùng.

        Khi tôi bước ra khỏi cửa với cánh tay dang rộng, tôi được chào đón bởi rất nhiều nhà báo đang ở đây để kịp ghi lại khoảnh khắc này. John Podesta cùng đi với tôi qua các dãy cây để xuống cùng đi với Hillary Chelsea, và nhà Al Gore ở sảnh - nơi chúng tôi sẽ chào đón những người kế vị. Toàn bộ nhân viên dinh thự đã tập trung lại để chào tạm biệt chúng tôi - đó là những nhân viên dọn nhà, nhà bếp, thợ trồng hoa, người làm vườn, người gác cổng, đội bảo vệ, nhân viên phục vụ. Rất nhiều trong số họ đã trở nên thân thiết như gia đình. Tôi nhìn những khuôn mặt đó và cố gắng khắc sâu vào trí nhớ, không biết khi nào tôi có thể gặp lại họ, và biết rằng có gặp lại thì mọi chuyện cũng sẽ khác đi. Họ sẽ sớm có một gia đình tổng thống mới, cũng cần họ như chúng tôi cần họ vậy.

        Trong sảnh chờ, một nhóm nhỏ của ban nhạc Thủy quân lục chiến đang chơi nhạc. Tôi ngồi xuống sau cây đàn piano cùng với Thượng sĩ Charlie Corrado - người từng chơi nhạc cho các đời tổng thống trong 40 năm qua. Charlie đã luôn ở đó phục vụ chúng tồi, và âm nhạc của anh ấy luôn làm bừng sáng nhiều ngày đen tối. Hillary và tôi nhảy với nhau lần cuối, và khoảng 10giờ30 thì gia đình Bush và gia đình Cheney tới. Chúng tôi uống cà phê và nói chuyên với nhau một lúc, sau đó tám người chúng tôi lên các xe limousine, tôi ngồi cùng xe với Tổng thống Bush, xuôi xuống đại lộ Pennsylvania để tới trụ sở quốc hội.

        Trong vòng một giờ đồng hồ, sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình từng giữ cho đất nước chúng tôi tự do trong hơn 200 năm đã lại một lần nữa diễn ra. Gia đình tôi chào tạm biệt gia đình tổng thống mới và đi xe tới Căn cứ Không quân Andrews để bay chuyến bay cuối cùng trong chiếc máy bay tổng thống mà bây giờ đã không còn là chiếc Air Force One của tôi nữa. Sau tám năm làm tổng thống và hơn một nửa đời người tham gia chính trường, tôi lại trở về làm một thường dân, nhưng là một thường dân rất biết ơn, vẫn tiếp tục cống hiến cho đất nước, và vẫn nghĩ tới ngày mai.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 08:11:54 pm

        LỜI BẠT

        Tôi viết cuốn sách này để kể câu chuyên của tôi, và kể câu  chuyện lịch sử nước Mỹ trong nửa cuối thế kỷ hai mươi; để mô tả một cách công bằng nhất trong khả năng của tôi về các lực lượng đang tranh đấu vì trái tim và khối óc của đất nước; để giải thích những thách thức của thế giới mới mà chúng ta đang sống và cách mà theo tôi chính phủ của chúng ta và công dân của chúng ta phản ứng trước những thách thức đó; và để kể cho những người chưa từng nắm giữ chức vị công quyền biết xem nắm quyền có nghĩa là như thế nào, và đặc biệt làm Tổng thống thì sẽ ra sao.

        Khi viết, tôi thấy mình quay ngược về quá khứ, sống lại các sự kiện, cảm thấy y như lúc đó và viết đúng như tôi cảm nhận. Trong nhiệm kỳ thứ hai của tôi, khi cuộc tranh giành đảng phái mà tôi cố găng tháo ngòi vẫn tiếp tục căng thẳng, tôi cũng cố hiểu thời gian tại nhiệm của tôi hòa vào dòng chảy của lịch sử Mỹ như thế nào.

        Lịch sử đó phần lớn là câu chuyện về các nỗ lực của chúng tôi nhăm vinh danh trách nhiệm mà những người sáng lập ra nước Mỹ đã trao, là tạo ra một "khối đoàn kết hoàn hảo hơn". Những khi bình lặng, hệ thống lưỡng đảng đã phục vụ tốt đất nước, với phe tiến bộ và phe bảo thủ tranh luận xem cần phải thay đổi những gì và cần phải giữ lại những gì. Nhưng khi các sự kiện buộc ta phải thay đổi, tất cả chung ta đều bị thử thách, và buộc phải quay về nhiệm vụ chính yếu, cơ bản nhất của chúng ta là mở rộng cơ hội, nhấn mạnh ý nghĩa của tự và củng cố sự gắn kết cộng đồng của chúng ta. Đối với tôi, như thế có nghĩa là tạo ra một khối đoàn kết hoàn hảo hơn.

        Vào mỗi thời điểm bước ngoặt, chúng ta đều đã chọn đoàn kết chứ không chia rẽ: thuở sơ khai của nước Mỹ, bằng cách xây dựng hệ thống kinh tế và pháp luật quốc gia; trong nội chiến, bằng cách duy trì liên bang và chấm dứt chế độ nô lệ; đầu thế kỷ hai mươi, khi chúng ta chuyển từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp, bằng cách củng cố chính phủ để duy trì cạnh tranh, tăng cường bảo hiểm căn bản cho người lao động, chu cấp cho người nghèo, già cả và đau yếu, và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên; và trong thập niên 60 và 70, bằng cách thúc đẩy dân quyền và nữ quyền. Ở mỗi thời khắc như vậy, trong khi cố gắng để xác định, bảo vệ và mở rộng sự đoàn kết ấy, thì các lực lượng bảo thủ hùng mạnh kháng cự, và chừng nào kết quả còn chưa rõ ràng thì các cuộc xung đột chính trị và cá nhân còn căng thẳng.

        Năm 1993, khi tôi nhậm chức, liên bang chúng ta lại phải đối diện với thách thức lịch sử, khi chúng ta từ thời đại công nghiệp bước vào thời đại thông tin toàn cầu. Người Mỹ đối mặt với những thay đổi to lớn trong cách sống và làm việc, và một câu hỏi lớn cần được trả lời: chúng ta chọn tham gia nền kinh tế toàn cầu hay chủ nghĩa dân tộc? Chúng ta sẽ sử dụng sức mạnh vô song về quân sự, chính trị và kinh tế để mở rộng lợi ích và chống lại những mối đe dọa đang đến của thế giới phụ thuộc lẫn nhau hay trở thành Pháo đài Mỹ? Chúng ta sẽ rời bỏ chính phủ thời kỳ công nghiệp, với những cam kết đem lại cơ hội công bằng và công lý cho xã hội của nó, hay cải cách để vừa giữ được những thành quả cũ, vừa đem đến cho người dân những công cụ để có thể thành công trong kỷ nguyên mới? Chúng ta sẽ làm tăng sự rạn nứt chủng tộc và tôn giáo hay củng cố thêm cộng đồng quốc gia của chúng ta?

        Là tổng thống, tôi cố gắng trả lời những câu hỏi này theo cách vẫn tiếp tục đưa chúng ta đến một liên bang hoàn hảo hơn, nâng cao hiểu biết của người dân, và thống nhất họ để cùng xây dựng một trung tâm mới đầy sức sống cho đời sống chính trị Mỹ trong thế kỷ 21. Hai phần ba công dân ủng hộ phương pháp chung của tôi, nhưng đối với các câu hỏi về văn hóa gây tranh cãi và giảm thuế lúc nào cũng mâu thuẫn, thì kết quả bỏ phiếu gần như chia rẽ. Và chừng nào mà kết quả vẫn còn chưa rõ ràng, các cuộc tấn công lưỡng đảng và cá nhân còn dữ dội, mang nhiều dấu ấn của thời sơ khai của nước Mỹ.

        Dù cho các phân tích về lịch sử của tôi đúng hay sai, tôi vẫn đánh giá nhiệm kỳ tổng thống của tôi chủ yếu dựa trên những tác động đến đời sống của người dân. Chính về mặt này tôi lại thành công: hàng triệu người có việc làm mới, nhà mới và học bổng đại học; trẻ em được bảo hiểm sức khỏe và học ngoại khóa; người dân từ bỏ sống dựa trợ cấp xã hội để kiếm việc làm; các gia đình được giúp bằng luật nghỉ phép cho gia đình; người dân sống trong khu vực an ninh hơn - tất cả những người này đều có câu chuyên riêng, và câu chuyện của họ đã tốt hơn rất nhiều. Cuộc sống tốt đẹp hơn nhiều đối với người Mỹ vì không khí và nước sạch hơn và nhiều di sản thiên nhiên hơn của chúng ta được gìn giữ. Và chúng ta đem lại nhiều hy vọng hòa bình, tự do, an ninh, và thịnh vượng cho người dân trên toàn thế giới. Họ cũng có câu chuyện riêng của họ.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 08:15:57 pm
        Khi tôi trở thành tổng thống, nước Mỹ dò dẫm bước vào một tình cảnh chưa hề ai biết trước đây, vào một thế giới đầy những lực lượng tiêu cực và tích cực không liên hệ đến nhau. Vì tôi đã dành thời gian gần như cả đời cố gắng dung hòa hai cuộc sống song song của mình và được nuôi dạy rằng ai cũng đáng được trân trọng, và khi làm thống đốc, đã chứng kiến cả những mặt tối và sáng của toàn cầu hóa, nên tôi cảm thấy tôi hiểu đất nước tôi đang ở đâu và chúng ta cần đi vào thế kỷ mới như thế nào. Tôi biết cách tổ chức thực hiện, và hiểu việc này khó khăn đến mức nào.

        Ngày 11 tháng 9, mọi việc lại có vẻ như rối tung lên khi Al Qaeda lợi dụng các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau - biên giới mở cửa, nhập cư và du lịch dễ dàng, tiếp cận dễ dàng đến công nghệ và thông tin - để giết hại gần 3.000 người, từ hơn 70 quốc gia, ở New York, Washington, D.C., và Pennsylvania. Thế giới đã tập trung lại hỗ trợ chúng ta trước những tổn thất, và ủng hộ quyết tâm của người dân Mỹ chống khủng bố. Trong những năm sau, trận chiến đã ngày càng ác liệt, dù vẫn còn những khác biệt chân thành và hoàn toàn có thể hiểu được ở cả trong lẫn ngoài nước xem cách nào là tốt nhất để theo đuổi cuộc chiến chông khủng bố.

        Thế giới phụ thuộc lẫn nhau mà chúng ta đang sống về bản chất là không ổn định, đầy những cơ hội cũng như các thế lực chống phá. Thế giới vẫn sẽ như thế nếu chúng ta không tìm ra đường đi từ phụ thuộc lẫn nhau thành một cộng đồng toàn cầu thống nhất hơn, cùng chia sẻ trách nhiệm, lợi ích, và các giá trị. Xây dựng một thế giới như vậy và đánh bại khủng bố không thể thực hiện nhanh chóng, mà sẽ là thách thức lớn nhất trong nửa đầu thế kỷ 21. Tôi tin có năm việc nước Mỹ nên làm để đóng vai trò tiên phong: chống khủng bố và sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; cải thiện hệ thống phòng chống khủng bố; thêm bạn bớt thù bằng cách giúp 50% thế giới chưa được hưởng lợi ích từ toàn cầu hóa vượt qua đói nghèo, sự thờ ơ, bệnh tật và chính phủ kém hiệu quả; củng cố các định chế hợp tác toàn cầu và làm việc thông qua các thể chế đó tăng cường an ninh và thịnh vượng và chống lại các vấn nạn chung, từ khủng bố đến đại dịch AIDS đến sự nóng dần lên toàn cầu; tiếp tục biến nước Mỹ thành một hình mẫu tốt hơn nhằm cho thấy chúng ta muốn thế giới vận hành ra sao; cùng làm việc để chấm dứt cái niềm tin cố hữu rằng sự khác biệt giữa chúng ta lại quan trọng hơn nhân tính chung của chúng ta.

        Tôi tin thế giới sẽ vẫn tiếp tục tiến lên, thoát khỏi sự cô lập để tiến tới hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau, vì không còn lựa chọn nào khác. Chúng ta đã tiến được một quãng đường dài kể từ khi tổ tiên chúng ta biết đứng thẳng người dậy trên vùng đất châu Phi hơn 100.000 năm trước. Chỉ trong 15 năm từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, phương Tây đã hòa hợp phần lớn với cựu thù của họ là Nga và Trung Quốc; lần đầu tiên trong lịch sử, hơn nửa số dân trên thế giới sống dưới những chính phủ do họ lựa chọn; mức độ hợp tác toàn cầu hiện nay là chưa từng có trong chống khủng bố cũng như sự công nhận rằng chúng ta phải làm nhiều hơn nữa để đẩy lùi đói nghèo, bệnh tật và sự nóng lên toàn cầu và để cho tất cả trẻ em được đi học; và nước Mỹ và nhiều xã hội tự do khác đã cho thấy mọi người thuộc tất cả các chủng tộc và tôn giáo đều có thể cùng chung sống trong hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau.

        Quốc gia chúng ta không bị khủng bố đánh bại. Chúng ta sẽ đánh bại chúng, nhưng chúng ta phải thận trọng khi làm việc này rằng chúng ta không thỏa hiệp bỏ đi tính cách của đất nước của chúng ta hay tương lai con cháu chúng ta. Sứ mệnh tạo ra khối đoàn kết hoàn hảo hơn của chúng ta giờ đã mang tính toàn cầu.

        Đối với bản thân, tôi vẫn làm việc để thực hiện những mục tiêu mà tôi đặt ra từ hồi còn trẻ. Trở thành người tốt là một nỗ lực cả đời đòi hỏi phải bỏ qua cơn giận dữ kẻ khác và có trách nhiệm với những sai lầm tôi đã mắc phải. Và cũng cần biết tha thứ. Trước tấm lòng vị tha của Hillary, Chelsea, bạn bè, và hàng triệu người dân Mỹ và trên thế giới dành cho tôi, tha thứ là việc tối thiểu tôi có thể làm được. Khi mới bước chân vào chính trị, lúc tôi bắt đầu đến các nhà thờ dành cho người da đen, lần đầu tiên tôi nghe người ta gọi đám tang là "trở về nhà". Tất cả chúng ta đều rồi sẽ về nhà, và tôi muốn mình phải sẵn sàng.

        Nhưng trước khi đó, tôi vui sướng chứng kiến cuộc sống mà Chelsea đang tạo lập, công việc phi thường của Hillary ở thượng viện, và nỗ lực của quỹ của tôi để đem cơ hội kinh tế, giáo dục và dịch vụ đến với các cộng đồng nghèo ở Mỹ và trên thế giới: chống đại dịch AIDS và đem thuốc chữa bệnh giá rẻ đến cho bệnh nhân; và tiếp tục cam kết trọn đời cho hòa giải sắc tộc và tôn giáo.

        Tôi có tiếc nuối gì không? Có, cả cuộc sống công khai lẫn riêng tư, như tôi đã trình bày trong cuốn sách này. Tôi xin để cho mọi người phán xét.

        Tôi chỉ cố gắng kể câu chuyện về niềm vui và nỗi buồn của tôi, về giấc mơ và nỗi sợ hãi, chiến thắng và thất bại. Và tôi đã cố gắng giải thích khác biệt giữa thế giới quan của tôi và thế giới quan của những người cực hữu mà tôi đã từng phải tranh đấu. về bản chất, họ thực sự tin rằng họ biết toàn bộ sự thật. Tôi lại nhìn mọi việc theo cách khác. Tôi nghĩ Thánh Paul đã nói rất đúng rằng trên đời này chúng ta "nhìn qua một tấm kính mờ" và "chỉ biết từng phần". Vì thế Ngài đề cao niềm tin, hy vọng và tình yêu".

        Tôi đã có một cuộc đời hiếm có, tuyệt vời, và đầy ắp niềm tin, hy vọng và tình yêu, cũng như quá nhiều ân sủng và may mắn. Một cuộc đời thật hiếm có như cuộc đời tôi có lẽ khó có thể có được ở nơi nào khác ngoài nước Mỹ. Không giống nhiều người, tôi có được may mắn là có thể dành từng ngày để làm những việc mà tôi đã tin tưởng từ khi còn là cậu nhóc chạy nhảy trong cửa hàng của ông tôi. Tôi lớn lên với bà mẹ tuyệt vời yêu thương tôi, được học với các ông thầy vĩ đại, có được cả một đạo quân những người bạn trung thành, và sống một cuộc sống đầy tình yêu với người phụ nữ tuyệt vời nhất tôi từng biết, và có một đứa con tiếp tục là ánh sáng của đời tôi.

        Như đã nói, tôi nghĩ câu chuyện của tôi là một câu chuyện hay, và tôi rất vui được kể lại.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 08:24:42 pm

        VIẾT THÊM

        Khi ấn bản sách bìa mềm cuốn Đời tôi ra đời, Tổng thống Bush mới vừa bắt đầu nhiệm kỳ hai của ông, còn tôi cũng vừa bắt đầu "nhiệm kỳ hai" của mình với tư cách cựu tổng thống. Trong bốn năm qua, tôi đã tìm được một cuộc sống tốt sau khi rời Nhà Trắng. Cũng như tám năm làm tổng thống, bốn năm qua đầy những hoạch định được tính toán trước - xây dựng thư viện riêng của tôi ở Arklansas và Quỹ Clinton ở Harlem - cũng như những sự kiện bất ngờ, từ vụ 11 tháng 9 đến vụ mắc bệnh tim của tôi mới đây.

        Tính đến thời điểm tôi rời Nhà Trắng, tôi đã suy nghĩ nhiều xem mình muốn làm gì. Chẳng có bản mô tả công việc nào cho một cựu tổng thống cả, nhưng một số người tiền nhiệm của tôi đã thực sự làm được rất nhiều việc đáng kể. John Quincy Adams phục vụ tám năm trong hạ viện và dẫn đầu công cuộc đấu tranh chống chế độ nô lệ. Theodore Roosevelt vỡ mộng với xu hướng bảo thủ của đảng Cộng hòa và xoay sang thành lập một phong trào chính trị mới mà ông gọi là "Chủ nghĩa dân tộc mới". Ông ấy lại tranh cử tổng thống trong liên danh với Bull Moose năm 1912 và về thứ nhì, ứng cử viên đảng thứ ba duy nhất làm được vậy kể từ khi có hệ thống lưỡng đảng. Người kế nhiệm ông là William Howard Taft trở thành Chánh án Tòa án tối cao. Herbert Hoover thì đứng đầu một ủy ban nhằm cải tổ dịch vụ dân sự liên bang dưới thời Truman. Richard Nixon viết nhiều cuốn sách có nhiều thông tin về đối ngoại. Và Jimmy Carter thành lập một quỹ mà qua đó ông theo dõi bầu cử, ủng hộ nhân quyền, làm việc vì hòa bình và giảm chứng bệnh mù do khuẩn Onchocerciasis ở châu Phi.

        Việc làm của Carter có vẻ gần gũi nhất với tôi. Ông ấy tạo ra khác biệt lớn nhất trong số các người tiền nhiệm của tôi, có lẽ chỉ trừ Quincy Adams, và được thưởng một cách xứng đáng Giải thưởng Nobel Hòa bình cho một đời cống hiến. Tôi muốn làm việc trong những lĩnh vực tôi quan tâm đến, nơi tôi có thể tạo ra được khác biệt, cả ở Mỹ lẫn trên toàn thế giới. Cuối cùng tôi quyết định ra bốn lĩnh vực khá giống với Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ được Liên hiệp quốc thông qua. Đó là: đem cơ hội kinh tế đến với người nghèo ở Mỹ và trên toàn thế giới; khuếch trương giáo dục và dịch vụ dân sự cho thanh niên tại Mỹ và ở nước ngoài; chống đại dịch HIV/AIDS; và thúc đẩy hòa giải về chủng tộc, tôn giáo và sắc tộc.

        Không lâu sau khi rời chức tổng thống, tôi thiết lập tổng hành dinh quỹ của tôi ở Harlem tại thành phố New York, một khu vực khiến tôi thích thú trong hơn 30 năm. Harlem cũng được coi là một trong những "khu vực thúc đẩy kinh doanh" trong đạo luật ngân sách năm 1993. Tới năm 2001, tỷ lệ thất nghiệp ở Harlem đã giảm đi 2/3.

        Cùng lúc đó, tôi tiến hành một chiến dịch vận động đầy tham vọng để gây quỹ xây thư viện của tôi cũng như trung tâm tổng thống của tôi ở Little Rock, công trình mà tôi muốn biến thành bảo tàng đầu tiên của Mỹ trong thế kỷ 21: để soi rọi lại sự chuyển đổi của nước Mỹ sau Chiến tranh Lạnh trong lối sống, làm việc và quan hệ với phần còn lại của thế giới như thế nào; để mô tả triết lý và các chính sách mà chúng tôi ấp ủ nhằm đáp ứng các thách thức và cơ hội mới của "Kỷ nguyên Phụ thuộc lẫn nhau" này; và để trưng bày những thành quả của các nỗ lực của chúng tôi.

        Đầu năm 2001, một trận động đất tàn phá Gujarat, tây Ấn Độ. Theo yêu cầu của Thủ tướng Vajpayee, tôi làm việc với những người Mỹ gốc Ấn để thiết lập Quỹ Mỹ - Ấn, qua đó chúng tôi quyên góp được nhiều triệu đôla để giúp xây dựng lại nhà cửa, trường học, bệnh viện, và những nền kinh tế địa phương.

        Sau các vụ tấn công nhắm vào Mỹ ngày 11 tháng 9, tôi làm những gì có thể để ủng hộ Tổng thông Bush nhằm có được một liên minh toàn cầu để lật đổ Taliban và săn lùng Osama Bin Laden cũng như các thuộc hạ cao cấp của ông ta, và ủng hộ Hillary giúp người dân New York ứng phó với tấn bi kịch ấy và tái xây dựng. Tôi cùng với Thượng nghị sĩ Bob Dole quyên được 100 triệu đôla cho quỹ Gia đình vì Tự do, quỹ này đảm bảo tiền học đại học cho con cái và vợ chồng của các nạn nhân thiệt mạng trong vụ 11/9; những lợi ích này sẽ còn tiếp tục trong hơn hai thập niên nữa. Và trong hơn một năm, tôi đi khắp nơi trên đất nước và thế giới để đảm bảo với dân chúng ở các xã hội tự do rằng khủng bố sẽ không chiến thắng nhưng chúng ta phải đánh bại chúng theo một cách thức mà không làm tổn hại đến tính cách của đất nước chúng ta cũng như tương lai con cháu chúng ta. Những ý tưởng mà tôi thúc đẩy được tóm gọn trong phần lời bạt của cuốn sách này.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 08:33:14 pm
        Năm 2001 cũng là một thời gian hạnh phúc đối với gia đình tôi. Chelsea tốt nghiệp trường Stanford vào mùa xuân trong một buổi lễ tuyệt vời, có sinh viên năm cuối biểu diễn đủ các trò trên sân bóng đá trong khi khóa tốt nghiệp và thầy cô trong trường trang trọng bước ra. Vào mùa thu, Chelsea bắt đầu chương trình thạc sĩ hai năm về quan hệ quốc tế ở Oxford. Con gái tôi ghi danh học ở trường cũ của tôi, trường University of Oxford. Như tôi đã viết, tôi rất mê giúp Chelsea làm quen với nơi ở mới của sinh viên năm thứ nhất, vốn nằm trên cùng một khoảnh sân mà tôi từng sống 35 năm trước. Khi Chelsea hoàn thành luận văn về Quỹ toàn cầu Chống AIDS, bệnh lao và sốt rét, con gái tôi mời Hillary và tôi quay lại Oxford để dự buổi thuyết trình bảo vệ luận văn. Chúng tôi rạng rỡ tự hào khi nghe nó trả lời các câu hỏi chất vấn với một sự hùng biện mà hồi bằng tuổi nó chúng tôi chẳng thể bì kịp.

        Năm 2002, công việc của quỹ của tôi bắt đầu thực sự khởi động. Ở Harlem, chúng tôi bắt đầu một sáng kiến Doanh nghiệp nhỏ nhằm tư vấn tài chính và quản lý cho các doanh nghiệp mới cũng như đã có sẵn dưới sự lãnh đạo của Reggie Van Lee, đối tác quản lý của Booz Alien Hamilton. Chương trình này đến nay đã được chấp thuận bởi trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York, và chúng tôi đang nỗ lực mở rộng ở Brooklyn và Bronx. Tôi cũng bắt đầu một cố gắng hàng năm nhằm tăng số người New York đăng ký xin miễn giảm thuê theo đạo luật Tín dụng thuế thu nhập, đạo luật từng giúp hàng triệu người lao động nghèo và con cái họ khỏi nghèo đói sau khi chúng tôi tăng gấp đôi chương trình này vào năm 1993. Thật không may, hàng triệu người có thể xin gia nhập chương trình vẫn chưa biết là có một chương trình như vậy hoặc chưa đăng ký gia nhập.

        Tháng 7 năm 2002, Nelson Mandela và tôi, với tư cách đồng chủ tịch Quỹ Quốc tế chống AIDS, được mời đến để bế mạc Hội nghị quốc tế về AIDS ở Barcelona, Tây Ban Nha. Sau bài diễn văn, Thủ tướng Denzel Douglas của St. Kitts và Nevis hỏi xem tôi có sẵn lòng giúp các quốc gia vùng Caribe thiết lập các hệ thống ngăn chặn, chăm sóc và chữa trị bệnh AIDS không. Tôi lập tức đồng ý, dù tôi chưa biết bắt đầu ra sao. Lúc ấy, tôi có chưa tới 24 nhân viên làm việc ở Harlem và Little Rock và vẫn còn phải quyên cho được hơn 100 triệu đôla để hoàn tất thư viện tổng thống của tôi. Tôi gọi bạn cũ Ira Magaziner, người dẫn đầu các nỗ lực của chúng tôi trong y tế và thương mại điện tử trong Nhà Trắng, và hỏi liệu anh có muốn tổ chức và lãnh đạo dự án mới này không.

        Anh ấy cũng lập tức đồng ý và chẳng bao lâu đã đưa ra một kế hoạch. Chúng tôi sẽ tập trung các tình nguyện viên để làm việc với các chính phủ cần chúng tôi giúp đỡ nhằm đưa ra các chương trình chăm sóc và điều trị toàn diện, sau đó gửi các nhóm đến để giúp thực hiện các chương trình này. Trong khi đó, tôi sẽ cố thuyết phục các nước giàu hơn đồng ý chi tiền cho hạ tầng y tế cần thiết và mua thuốc AIDS cũng như chi tiền để tiến hành các thử nghiệm cần thiết để đảm bảo các loại thuốc này có công hiệu. Vào thời điểm đó, trên thế giới có hơn 40 triệu người nhiễm HIV và hơn 6 triệu người mắc AIDS đang cực kỳ cần điều trị.

        Dù đã có các loại thuốc chỉ tốn 500 đô la/người/năm, nhưng chỉ có 300 ngàn người ở các nước đang phát triển được nhận thuốc này, 130 ngàn ở Brazil, nơi các công ty dược phẩm sản xuất thuốc còn chính phủ thì cung cấp thuốc miễn phí cho những ai không đủ tiền mua. 70% số người cần thuốc là ở châu Phi, nhưng đại dịch lan nhanh nhất ở quốc gia thuộc Liên Xô cũ, vùng Caribe, Ấn Độ, và Trung Quốc.

        Nỗ lực ban đầu nhỏ nhoi ở Caribe sau đó đã lan rộng nhanh chóng. Chỉ sau hai năm, quỹ của tôi đã hoạt động ở 13 nước Caribe nơi chiếm đến 95% số ca nhiễm HIV của cả khu vực; ở Ấn Độ và Trung Quốc - những nơi chiếm đến 80% số ca nhiễm của châu Á; và ở các quốc gia châu Phi là Rwanda, Mozambique, Tanzania, Lesotho, và Nam Phi, chiếm đến 35% số người nhiễm của cả châu lực. Ireland, Canada Na Uy, Thụy Điển và Pháp đều đã đưa ra các cam kết rộng rãi để chi tiền cho các chương trình này, trong khi các nước khác chi thêm nhiều khoản tiền khác nhỏ hơn. Tiền được chuyển thẳng đến cho các chính phủ nhằm chi tiêu cho các phòng khám và mua thuốc. Số tiền duy nhất mà quỹ của tôi thu là từ những mạnh thường quân tư nhân ở Mỹ và Anh, những người rộng rãi đóng góp hàng triệu đôla cho hoạt động của quỹ chúng tôi. Hiện nay chúng tôi đã có hơn 40 nhân viên làm việc toàn thời gian và hơn 100 tình nguyện viên làm việc ở 20 nước.

        Năm 2003, chúng tôi đạt được bước đột phá trong việc tìm được thuốc phiên bản, khi các nhà sản xuất Ấn Độ và Nam Phi thương lượng được một giá giảm lớn với quỹ của tôi từ 500 đô xuống còn 139 đôla/người/năm. Sau đó, chúng tôi cũng có được khoản giảm 80% chi phí xét nghiệm và khám cũng như các thiết bị thông qua thỏa thuận với các công ty Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, chúng tôi cũng đưa ra các thỏa thuận cho phép thêm 30 nước nữa mua thuốc và các thiết bị xét nghiệm dựa trên các hợp đồng chi phí thấp của chúng tôi, con số 30 này tôi hy vọng rằng sẽ tăng lên thành 60 trong vài năm tới.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 08:39:31 pm
        Đầu năm 2005, những nước mà chúng tôi đang hợp tác đã cung cấp thuốc cho thêm 800 ngàn bệnh nhân nữa, trong khi các nước khác dùng các hợp đồng giá rẻ của chúng tôi để chữa trị cho thêm 30 ngàn người nữa. 110 ngàn người chỉ là một con số bé nhỏ trong sáu triệu người lẽ ra phải được thuốc, nhưng nó là một khoản tăng khổng lồ so với 170 ngàn người ở Brazil có thuốc khi chúng tôi mới bắt đầu hai năm trước đó. Tới năm 2008, chúng tôi hy vọng các nước mà chúng tôi cộng tác và các nước mua thuốc qua hợp đồng của chúng tôi sẽ có thể cung cấp chăm sóc và chữa trị cho hai triệu người. Sau khi Tổng thống Bush cho tăng các khoản ngân sách lớn, các khoản đóng góp của nhiều quốc gia vào Quỹ Toàn cầu Chống AIDS, bệnh lao và sốt rét cũng như nỗ lực của Quỹ Gates và các tổ chức phi chính phủ, số lượng người Hiv và mắc bệnh AIDS được nhận chăm sóc và chữa trị cứu sẽ tăng một cách đáng kể.

        Đầu năm 2005, tôi quay lại quần đảo Bahama, nơi chúng tôi khởi đầu chương trình này, và là nơi mà với sự giúp đỡ của chúng tôi, chính phủ đã tăng gấp bốn lần số người được chữa trị. Tỷ lệ tử vong đã giảm một nửa, và vào năm 2004, không còn chuyện lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đối với các bà mẹ uống thuốc phòng ngừa. Hồi 2003 khi mới đến đó, tôi gặp ba trẻ em ốm yếu; nay thì ba em đó đã khỏe hơn nhiều, một bằng chứng cho thấy điều tương tự cũng có thể được thực hiện trên toàn thế giới. Chúng ta đều đã hành động muộn màng, nhưng vẫn đủ sớm để cứu hàng triệu sinh mạng.

        Trong ba năm đầu rời Nhà Trắng, tôi đi khắp nước Mỹ và tới 54 quốc gia khác, nhiều nước đi hơn một lần, để theo đuổi công việc của quỹ của tôi và khuếch trương các ý tưởng của tôi nhằm xây dựng một cộng đồng toàn cầu có chung trách nhiệm, lợi ích và giá trị.

        Quỹ của tôi đã làm được vài việc tốt về giáo dục và dịch vụ công dân, giúp thiết lập các dự án dịch vụ City Year ở Nam Phi và Little Rock, và một chương trình học bổng để đưa sinh viên Mỹ đi học tại Đại học Mỹ ở Dubai, quốc gia có nền kinh tế có lẽ phát triển nhanh nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông, một bằng chứng cho thấy Hồi giáo không hề không tương thích với thế giới hiện đại cũng như sự đa dạng về chủng tộc và tôn giáo. Mỗi năm, quỹ của tôi còn tổ chức hội thảo một ngày tại Đại học New York về nhiều chủ đề quan trọng với tương lai của tất cả chúng ta. Tới nay chúng tôi đã quy tụ được nhiều người từ khắp nơi trên toàn cầu để thảo luận về Hồi giáo và phương Tây; về cách làm thế nào để đưa các lợi ích của toàn cầu hóa tới hàng tỉ người vẫn còn nghèo khó; và làm thế nào để có được một tương lai năng lượng sạch và chông lại hiện tượng nóng dần lên toàn cầu.

        Mùa thu này chúng tôi sẽ tài trợ Sáng kiến Toàn cầu Clinton, một hội thảo về các vấn đề toàn cầu nổi cộm cho các lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ trùng vào dịp khai mạc Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Hội thảo này sẽ độc đáo về một khía cạnh: vào cuối phiên họp hai ngày, mỗi đại biểu phải cam kết thực hiện một hành động cụ thể nào đó để tạo ra các khác biệt tích cực trong các lĩnh vực có vấn đề nổi cộm.

        Trường Công quyền Clinton cũng sẽ khai trương mùa thu này dưới sự lãnh đạo của bạn cũ của tôi là Thượng nghị sĩ David Pryor, có các chương trình sau đại học cho thanh niên muốn tiến thân trong công quyền. Tôi rất mong được tham gia giảng dạy ở đó và quy tụ nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đến để gây cảm hứng cho một thế hệ mới các công chức.

        Trong ba năm đầu rời Nhà Trắng, tôi đi nhiều nước để thúc đẩy hòa bình và hòa giải; tới Israel, Ảrập Xê út, Jordan, Dubai và Qatar ở Trung Đông; tới Rwanda để ủng hộ hoàn tất một đài tưởng niệm quốc gia cho nạn nhân diệt chủng và thăm một trong các "làng hòa giải" nơi các cựu thù chung sống như những láng giềng; đến Nigeria nơi tôi thúc giục quốc hội không nên để cho đất nước tan rã vì những xung đột chính trị và pháp lý giữa người Hồi giáo và Cơ đốc giáo; tới Kosovo và Bosnia, nơi tôi phát biểu tại lễ tưởng niệm nạn nhân thảm sát tại Srebrenica và nghe các góa phụ nói rằng phương Tây đã đến Bosnia quá muộn, "nhưng nếu không có ông, chắc cũng chẳng có ai buồn đến"; đến Colombia để thúc giục cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục sát cánh cùng nền dân chủ lâu đời nhất của châu Mỹ Latinh và ủng hộ lập trường của chính phủ chống lại bọn buôn ma túy và những ủng hộ viên khủng bố của chúng; tới Đông Timor để đại diện cho Mỹ tại lễ lập quốc đầu tiên của thế kỷ 21, vốn có được là nhờ can thiệp của lực lượng quân sự đa quốc gia mà Mỹ có tham gia; và tới Bắc Ireland nơi người Mỹ gốc Ireland chi tiền để xây một trung tâm hòa bình lấy tên tôi tại Enniskillen, chuyên dùng làm nơi hội họp của các công dân từ các khu vực bất ổn đến để thảo luận về những khác biệt của họ.

        Tôi cũng đã làm những gì có thể để ủng hộ các nỗ lực tăng khả năng của các chính phủ dân chủ còn non yếu giải quyết các vấn đề lớn, thông qua Câu lạc bộ Madrid, một nhóm các cựu nguyên thủ quốc gia, và tự mình làm điều đó với châu Mỹ Latinh và châu Phi. Trong những năm tới, tôi hy vọng sẽ làm việc này nhiều hơn nữa. Người Mỹ đôi khi quên rằng nhiều nền dân chủ không có được các định chê hiệu quả cũng như đội ngũ công chức mà chúng tôi thường coi là nghiễm nhiên phải có.

        Trong ba tháng đầu 2004, tôi dành nhiều ngày ở Chappaqua, làm việc cật lực để hoàn tất cuốn sách để kịp trước hạn tháng 6. Cuốn sách của Hillary, Living History, đã xuất bản một năm trước và nhanh chóng trở thành cuốn best-seller kỷ lục. Đó là một cuốn sách hay, và tôi rất tự hào về cô ấy, nhưng chắc chắn nó tạo thêm áp lực khi tôi cố kết thúc cuốn tự truyện riêng của mình. Cuốn Đời tôi xuất bản ngày 22.6, và tôi bắt đầu một tour giới thiệu sách xuyên suốt nước Mỹ và tới nhiều nước khác. Khi người Mỹ mua cuốn sách này, có nhiều lời khen chê. Phần lớn mọi người thấy cuốn sách này quá dài - một phê phán công bằng. Thomas Jefferson từng nói nếu ông có nhiều thời gian hơn thì ông ấy đã có thể tập trung để viết những lá thư ngắn hơn. Những người phê bình sách chú ý đến con người, chính trị và chính sách chính quyền có vẻ thích cuốn sách hơn những người không quan tâm đến các lĩnh vực đó. Có lẽ lời nhận xét thuận lợi nhất đến từ tiểu thuyết gia vĩ đại Mỹ Larry McMurtry, người rõ ràng là quan tâm đến cả ba lĩnh vực trên. Tôi thật cảm kích rằng nhiều người mua sách mà tôi gặp là những người nói là bản thân họ đã được các chính sách của tôi khi còn ở Nhà Trắng trợ giúp.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 08:48:47 pm
        Tất nhiên, chuyến đi giới thiệu sách của tôi diễn ra trong bối cảnh chiến dịch tranh cử tổng thống, trong đó Thượng nghị sĩ John Kerry nhanh chóng nổi lên là ứng viên đề cử của chúng tôi. Vào tháng 7, Hillary và tôi, cùng với cựu tổng thống Carter, phát biểu tại đêm khai mạc Đại hội đảng Dân chủ ở Boston ủng hộ Thượng nghị sĩ Kerry và người đứng chung liên danh là Thượng nghị sĩ John Edwards. Tôi thích Kerry và rất vui được khen ngợi hoạt động trong thượng viện của ông cũng như các đề nghị của ông chống khủng bố; vẽ ra một quang cảnh rõ ràng bao gồm những ý tưởng rất khác nhau giữa phe Dân chủ và phe Cộng hòa về kinh tế, y tế, giáo dục, tội phạm và môi trường, cũng như chỉ ra rằng các bằng chứng cho thấy chính sách của phe chúng tôi có hiệu quả hơn.

        Tôi bất đồng mạnh mẽ với việc đưa nước Mỹ trở lại với ngân sách thâm thủng thông qua cắt giảm thuế lớn, vốn chủ yếu có lợi cho những người Mỹ giàu có nhất, đè nặng gánh lên các thế hệ tương lai, và đòi hỏi các khoản vay mượn khổng lồ từ thuế an sinh xã hội do người Mỹ trung lưu đóng góp và từ những nước khác, đứng đầu là Trung Quốc và Nhật Bản.

        Năm 2004, tiền đổ vào thâm thủng của chúng tôi ngốn khoảng 80% số tiết kiệm ròng của thế giới; 40% tổng nợ của Mỹ là với nước ngoài. Chúng ta đang lặp lại thập niên 80, tăng chi, giảm thuế và nợ thì bùng phát. Năm 1993, khi chính phủ của tôi và các thành viên Dân chủ trong quốc hội đảo ngược tình thế, việc ấy đã tạo ra thời kỳ mở rộng kinh tế kéo dài lâu nhất trong lịch sử, nhờ bốn năm liền thặng dư ngân sách và cho phép chúng tôi giảm nợ quốc gia đi hàng trăm tỷ đôla. Tôi vẫn tin rằng đó là chính sách đúng đắn.

        Tối khuya ngày thứ tư, 1 tháng 9 năm 2004, tôi bay về nhà từ New Orleans, chặng cuối trong chuyến giới thiệu sách. Khi tôi bước xuống máy bay, tôi thấy nghẹt ở ngực. Tôi đã bị như vậy vài lần trong vài tháng trước, nhưng chỉ khi tôi tập thể dục. Cơn đau không nặng lắm và luôn nhanh chóng biết mất, nên tôi chỉ coi đó là bằng chứng kiệt sức sau khi hoàn tất cuốn sách. Bây giờ tôi lại bị đau trong khi không tập thể dục.

        Không lâu sau khi tôi về tới nhà, cơn đau dịu đi, nhưng sáng hôm sau tôi gọi bác sĩ của tôi. Theo lời khuyên của bà, tôi lái xe tới Bệnh viện Northern Werchester khám, nhưng không thấy có dấu hiệu của cơn đau tim nào. Tuy vậy, các bác sĩ vẫn đề nghị tôi tới Trung tâm Y tế Werchester sáng sớm thứ sáu để thử xét nghiệm đau thắt ngực, một kiểu xét nghiệm mà người ta đưa một vật liệu vào mạch máu quanh tim để xem thử có nghẽn mạnh máu hay không.

        Tôi gọi Hillary, lúc ấy đang ở Syracuse dự Hội chợ Tiểu bang New York. Tôi đang định đến gặp cô ấy ngày hôm sau để cùng dự sự kiện vốn đã trở thành niềm vui hàng năm của chúng tôi. Tôi bảo cô ấy tôi sẽ không sao cả và rằng cô ấy nên tiếp tục dự hội chợ. Sáng sớm hôm sau, tôi lái xe đến bệnh viện để làm xét nghiệm. Hóa ra bệnh trạng tôi nặng hơn người ta tưởng. Tôi bị tắc nghẽn nghiêm trọng ở bốn mạch máu chính, trong đó có hai mạch nghẽn đến 90%. Thế nào rồi cũng sẽ có một cơn đột quỵ.

        Các bác sĩ Trung tâm Y tế Werchester nhanh chóng cho tôi biết rằng theo ý họ thì lựa chọn có trách nhiệm duy nhát là phải mổ ngay - độ tắc nghẽn nghiêm trọng đến mức nó không thể dùng cách mở mạch máu thông thường được. Người ta bảo tôi rằng tôi không thể lên dự hội chợ cùng Hillary được, thậm chí không nên về nhà ngay. Thay vào đó, tôi được đưa ngay đến Bệnh viện Trưởng lão New York ở tây bắc Manhattan.

        Hillary rời hội chợ sớm còn Chelsea thì trở về nhà sau một chuyến công tác nước ngoài để cùng nghỉ cuối tuần với tôi. Khi chúng tôi công bố bệnh tình cho báo giới, tôi rất cảm động vì đã có hàng ngàn cú điện thoại, thư và e-mail thăm hỏi, và thật cảm kích về các tin tức mang tính giáo dục của báo giới. Bệnh tình của tôi khiến cho công chúng có được nhiều thông tin về cách ngăn chặn, phát hiện và chữa trị bệnh tim.

        Chuyên sắp phải mổ lại khó khăn đối với gia đình tôi hơn là với tôi. Dù gì đi nữa, tôi cũng đã tránh được một cú đột quỵ, và ca phẫu thuật này, dù khá nghiêm trọng, đã trở thành một ca thông thường và đã được mổ hàng trăm ngàn lần một năm chỉ riêng ở Mỹ. Thêm nữa, tôi cũng đã sống và ý thức về sự bất trường tồn của mình từ lâu, vì cha tôi chết trước khi tôi ra đời và những người khác trong gia đình tôi cũng đã chết khi khá trẻ. Tôi chẳng bao giờ mong bất tử và biết ơn vì những năm tháng tôi đã có. Dù vậy, tôi hy vọng rằng Chúa vẫn chưa xong việc với tôi.

        Cuộc phẫu thuật bắt đầu sáng sớm thứ hai, ngày 6 tháng 9. Thứ duy nhất mà tôi còn nhớ là một loạt các hình ảnh kỳ lạ chạy qua đầu óc tôi khi bị gây mê. Đầu tiên tôi thấy một loạt các khuôn mặt tăm tối, như các mặt nạ thần chết, bay về phía tôi và vỡ vụn. Sau đó tôi thấy nhiều vòng ánh sáng với các khuôn mặt của Hillary, Chelsea và những người mà tôi yêu mến bay về phía tôi, rồi sau đó bay về phía một nguồn sáng trắng như mặt trời. Hillary sau đó bảo tôi rằng khi tôi dần tỉnh thuốc mê, tôi có vẫy chào mọi người, bảo rằng tôi không sao và cười phá lên, nhưng tôi thì chẳng nhớ tí nào.

        Sau vài ngày hồi sức tại bệnh viện dưới sự chăm sóc kỹ càng của đội chăm sóc y tế của tôi, đứng đầu là bác sĩ Graig Smith và Allan Schwartz, tôi được cho về nhà và bắt đầu quá trình hồi phục.

        Ba tuần đầu thật khó khăn vì tôi bị đau, và vì bị tê cứng hết cả các cơ lưng và ngực nên tôi hay bị đau lưng rất khó chịu. Ngay sau khi tôi bắt đầu tập đi bộ hàng ngày và có thể duỗi người chút ít, tình hình được khá lên. Nhiều người nói họ bị những trầm cảm ngắn trong vài tháng đầu sau phẫu thuật tim nhân tạo, nhưng thật may là tôi không bị gì cả. Sau hàng chục năm làm việc cật lực, tôi tận hưởng thời gian nghỉ để đọc, nghe nhạc, và xem phim và xem thể thao, đặc biệt là các trận đấu loại trực tiếp bóng chày cũng như giải vô địch bóng đá Mỹ.

        Tôi phải bỏ ăn các thứ có carbo-hydrate, các đồ mỡ nhiều để chuyển sang ăn ít mỡ, nhưng tôi cũng thích thử thách này và cuối cùng giảm khoảng 20 pound, gần trở về với trọng lượng thời mới tốt nghiệp trung học. Nhà hàng đồ nướng quê tôi, McClard, thậm chí còn đưa ra các món thịt ít mỡ để phục vụ tôi. Khi mà tỷ lệ béo phì ở Mỹ đạt đến mức kỷ lục, tôi hy vọng nhiều cơ sở ăn uống, đặc biệt là các cửa hàng bán đồ ăn nhanh, sẽ theo gương nhà hàng McClard.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 08:53:04 pm
        Cuối tháng 10, tôi đã thấy khỏe khoắn đủ để xuất hiện vài lần trong cuộc vận động tranh cử tổng thống, dù sự năng động của tôi vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Sau khởi đầu chậm chạp, Thượng nghị sĩ Kerry đã thực sự chạy đua bằng những lần tranh luận xuất sắc, nhưng như thế vẫn chưa đủ để thuyết phục đa số cử tri, vốn có ấn tượng mạnh về sự lãnh đạo mạnh mẽ của Bush sau 11 tháng 9, để khiến họ lần đầu tiên trong lịch sử phải thay thế tổng thống đương nhiệm tranh cử trong khi một cuộc xung đột đang diễn ra. Khi cuộc tranh đua so kè ngang ngửa, một số lớn cử tri đã quyết định trong những ngày cuối của chiến dịch đã nghiêng về Tổng thống Bush nhờ quan điểm của ông về các vân đề an ninh.

        Cuộc bầu cử năm 2004 là đáng nhớ vì tỷ lệ cử tri đi bầu cao và vì số lượng nhiều vô kể các khoản đóng góp nhỏ cho cả hai đảng, thường là thông qua Internet. Có thể đoán trước được rằng các kết quả bầu cử đã làm nảy sinh những dự đoán khắc nghiệt thường thấy rằng đảng Dân chủ đang suy yếu trong dài hạn. Nhưng thực tế phức tạp hơn như vậy.

        Ở cấp tổng thống, đảng của chúng tôi đã khá hơn rất nhiều so với thập niên 70 và 80. Trong ba cuộc bầu cử tổng thống trong thập niên 80, mỗi cuộc chúng tôi đều không thắng nổi ở hơn 10 bang. Năm 1992 và 1996 chúng tôi đã thắng hơn 30 bang. Al Gore thắng được phiếu phổ thông năm 2000, và năm 2004 Tổng thống Bush đã thắng với cách biệt sít sao nhất trong bất kỳ tổng thống tái cử nào kể từ thời Woodrow Wilson năm 1916. Đảng Dân chủ, nhờ có Terry McAuliffe, đã có được nền tảng tài chính vững chắc và tiến triển về kỹ thuật cao ngang bằng với đảng Cộng hòa. Các tổ chức tư vấn tiến bộ và các nhóm cơ sở bắt đầu bằng vai phải lứa với các đối trọng của họ bên cánh hữu. Air America cuối cùng cũng đã chịu cho những người tiến bộ được chọn nghe các chương trình khác chứ không chỉ phải nghe các chương trình đôi thoại cánh hữu. Thêm nữa, thành phần dân cư thay đổi của nước Mỹ vẫn tiếp tục ưa thích cách tiếp cận mang tính hòa hợp cộng đồng của chúng tôi hơn là các chính sách và chiến thuật mang tính chia rẽ hơn của phe Cộng hòa.

        Tuy nhiên, phe Cộng hòa lại khá hơn rất nhiều ở cấp độ quốc hội, đặc biệt là trong thượng viện, hơn hồi thập niên 80, phần lớn là vì ngày càng nhiều cử tri bảo thủ về văn hóa tập trung ở các thị trấn nhỏ, khu vực nông thôn và các tiểu bang thưa dân có xu hướng bầu không chỉ tổng thống mà còn cả các thượng và hạ nghị sĩ dựa trên niềm tin của họ rằng phe Cộng hòa phản ánh đúng hơn các giá trị của họ về phá thai, quyền đồng tính, súng ống, và các vấn đề văn hóa khác.

        Vì phe Cộng hòa ngày càng thiên hữu và vẫn tiếp tục giành thắng lợi, nhiều nhà phân tích cho rằng con đường dễ thấy nhất cho đảng Dân chủ là phải thiên tả hơn nữa. Tôi nghĩ quan điểm đó phản ánh một sự hiểu lầm về sự việc. Thứ nhất, bầu cử sít sao như vậy là bởi vì chính quyền đã quá thiên hữu. Thực ra, nếu không có vụ 11 tháng 9 và những e ngại về an ninh hiện nay, Thượng nghị sĩ Kerry đã thắng. Thứ hai, Tổng thống Bush chưa bao giờ tự phác họa mình là một người cánh tả chí cốt. Những chỉ trích nhắm vào Thượng nghị sĩ Kerry chủ yếu là do những kẻ khác ủng hộ Tổng thống Bush khởi xướng. Năm 2000, ông ấy nói ông ấy là một "người bảo thủ đồng cảm". Năm 2004, khi các cử tri chống phá thai đang tìm cách dùng việc bầu cho ông ấy để đảo ngược phán quyết trong vụ Roe V. Wade, ông ấy nói mình ủng hộ "văn hóa vì sự sống" nhưng cố tình không hứa hẹn bổ nhiệm ai vào Tòa án tối cao để có thể đảo ngược phán quyết vụ Roe. Ông ấy cũng bổ nhiệm nhiều người thuộc các sắc dân thiểu số vào các chức vụ quan trọng trong chính quyền, và khi các nhóm môi trường nói rằng ông ấy có lẽ là tổng thống hoạt động môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử, thì Bush tuyên bố ông đã tạọ ra những tiến bộ thực sự trong bảo vệ môi trường. Nói cách khác là, ông ấy làm những gì các chính trị gia thành công phải làm: củng cố và khích động các cử tri trung thành với mình, đồng thời cố gắng thắng được đủ số phiếu của cử tri trung dung nhằm tạo được một đa số.

        Phe Dân chủ vẫn có thể quay trở lại, không phải bằng cách thiên tả, mà bằng cách nhìn về phía trước với một tầm nhìn rõ ràng cho tương lai và các ý tưởng tốt nhằm biến nó thành sự thực, một lập trường an ninh mạnh mẽ, và các chiến thuật tốt hơn. Một ứng viên không thể làm ngơ không trả đũa lại các cuộc tấn công chính trị và cá nhân được.

        Ngoài ra, nếu chúng tôi muốn cạnh tranh ở các bang được coi là sân nhà của đảng Cộng hòa, chúng tôi phải tham gia tranh luận nghiêm túc về các vấn đề văn hóa. Số vụ phá thai giảm 20% trong những năm tôi cầm quyền, nhưng hầu như chẳng ai biết chuyện đó vào năm 2004, và họ còn biết ít hơn về các chính sách mà chúng tôi theo đuổi để có được kết quả đó. Chúng tôi còn có hẳn một văn phòng liên lạc tôn giáo trong Nhà Trắng, xử lý các vấn đề cùng quan tâm với đủ loại các nhóm tôn giáo, trong đó có cả các nhóm mà tôi biết sẽ chẳng bao giờ ủng hộ tôi trong bầu cử. Hillary gần đây đã kêu gọi nối lại đối thoại về phá thai, và tôi nghĩ cô ấy làm thế là đúng. Như thượng nghị sĩ Barak Obama nói trong bài diễn văn hùng hồn của ông trong đại hội đảng Dân chủ, những người Mỹ thiên Cộng hòa hay Dân chủ có nhiều điểm chung hơn họ tưởng, nhưng họ sẽ chẳng bao giờ biết được điều đó nếu họ không nói chuyện và lắng nghe nhau. Tôi nghĩ một cố gắng như vậy sẽ có lợi cho phe Dân chủ, và tôi biết nó sẽ có lợi cho đất nước.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 08:58:15 pm
        Hai tuần sau bầu cử, chúng tôi tổ chức khai mạc thư viện, bảo tàng và trung tâm tổng thống của tôi ở Little Rock. 25 ngàn người đội mưa đến nghe Tổng thống Bush cũng như các cựu tổng thống Bush (cha) và Carter phát biểu. Sáu người Mỹ cũng nói về tác động của các chính sách của tôi đối với cuộc sống và làm việc của họ. Một nhóm trẻ em từ Colombia, nơi tôi từng ủng hộ các nỗ lực chống khủng bố và buôn ma túy, cũng hát và múa. Bono và một thành viên khác của nhóm U2 cũng vậy, nhấn mạnh công sức của tôi nhằm đem lại hòa bình cho Bắc Ireland.

        Bono còn chọc cười khi hát "Khi mưa tới, chúng ta khiến bốn tổng thống ra khỏi giường". Tinh thần lưỡng đảng đến ngay sau một cuộc bầu cử căng thẳng có vẻ như đã làm cho tinh thần đất nước phấn chấn hơn. Tổng thống Carter phát biểu nồng ấm về mối quan hệ lâu dài giữa chúng tôi, nhắc lại cả chiến dịch tranh cử của ông hồi 1976. Tổng thống Bush (cha) thì nổi bật nhất khi kể lại một cách hài hước những chuyện tranh cử hồi 1992 cũng như khẳng định rất tình cảm tình bạn riêng tư với tôi. Và Tổng thống Bush (con) cực kỳ thân thiện và rộng lượng với tôi và gia đình tôi, giống như vài tháng trước trong lễ khai trương chân dung Hillary và tôi ở Nhà Trắng vài tháng trước đó.

        Bảo tàng đặc biệt quan trọng đối với tôi, vì tôi muốn cho khách thăm từ khắp nơi trên đất nước và thế giới thấy rằng các ý tưởng, chính sách và quyết định chính trị có các tác động rất thật đến đời sống của họ và do đó công quyền cũng như việc người Mỹ phải có đầy đủ thông tin hơn cũng rất quan trọng đối với nước Mỹ trong thế kỷ 21 y như hồi mới lập quốc.

        Chỉ vài tuần sau lễ khai trương thư viện, tôi lại tham gia vào một nỗ lực lưỡng đảng khác khi Tổng thống Bush đề nghị cha ông và tôi dẫn đầu nỗ lực tăng đóng góp tư nhân ở Mỹ để trợ giúp nạn nhân của đợt sóng thần tại 11 nước trong khu vực Ân Độ Dương ngày 26 tháng 12, khiến 300 ngàn người chết và mất tích, cộng thêm hơn một triệu người mất nhà cửa. Tôi hân hạnh vì được mời và mong mỏi làm việc với cựu tổng thống Bush. Chúng tôi cùng với Tổng thống Bush con đi thăm các đại sứ quán Thái Lan, Indonesia, Sri Lanka, và Ấn Độ - những nước bị thiệt hại nặng nhất - sau đó trả lời phỏng vấn báo chí, công bố các tuyên bố công quyền, tham dự các sự kiện khác nhằm khuyến khích dân chúng giúp đỡ và cung cấp thông tin về các tổ chức đáng tin cậy và công việc mà các tổ chức đó đang làm. Theo yêu cầu của tôi, UNICEF thiết lập một quỹ đặc biệt để lo nguồn nước và vệ sinh để giảm thiểu dịch bệnh trong các khu vực mà các nguồn nước sạch tự nhiên đều đã bị nhiễm bẩn.

        Giữa tháng 2, cựu Tổng thống Bush và tôi đi Thái Lan, Aceh ở Indonesia, Sri Lanka và quần đảo Maldives để trực tiếp chứng kiến sự tàn phá và những nỗ lực tái thiết đầy ấn tượng đang diễn ra. Dù báo giới đã đưa tin rất đầy đủ về thảm kịch này, tôi vẫn chỉ có thể cảm nhận hoàn toàn mức độ của nó khi nhìn thấy và gặp biết bao nhiêu người đã mất người thân, mọi thứ của cải có giá trị, và cả kế sinh nhai. Chúng tôi cảm kích vì dân chúng tại mỗi nơi chúng tôi đến đều tỏ lời cảm ơn quân đội của chúng tôi về công việc xuât sắc của họ khi phân phát hàng cứu trợ nhân đạo đến các vùng hẻo lánh cũng như giúp dân chúng dọn dẹp đống đổ nát và có khởi đầu mới. Và chúng tôi rất cảm động trước những em nhỏ mất cha mẹ cũng như những người tốt giúp chúng biểu lộ tình cảm của chúng, đối phó với nỗi đau, và tìm ra sức mạnh để tiếp tục sống.

        Khi tôi viết những dòng này, người Mỹ đã đóng góp hơn 700 triệu đô la để giúp nạn nhân sóng thần; khoảng 1/3 các hộ gia đình Mỹ đã tham gia, với hơn một nửa là bằng các đóng góp qua Internet. Các dân tộc khác trên thế giới cũng đóng góp hào phóng, đặc biệt là các nước Bắc Âu vốn mất đi bao nhiêu công dân của mình vì khi sóng thần ập vào họ đang đi nghỉ ở những khu vực bị ảnh hưởng. Các nước châu Á khác cũng đóng góp vào. Thậm chí nước Đông Timor tí hon, với thu nhập bình quân đầu người khoảng một đôla/ngày, cũng đóng góp cho cựu thù Indonesia.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 09:00:06 pm
        Tính chung lại, các chính phủ và công dân đã cam kết hơn sáu tỷ đôla tiền cứu trợ sóng thần, trong đó có 950 triệu đôla từ chính quyền Tổng thống Bush. Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan cũng đề nghị tôi điều phối các nỗ lực của Liên hiệp quốc để đảm bảo các sâ tiền cam kết đó được thực hiện đúng và đủ, quyên thêm tiền nếu cần, và đảm bảo các nỗ lực tái thiết được thực hiện và phối hợp tốt giữa các chính phủ, dân cư địa phương, các tổ chức quốc tế, và hàng trăm tổ chức phi chính phủ. Chúng tôi cũng muốn đảm bảo rằng khu vực này có hệ thống cảnh báo sớm, các dự án giảm thiểu thiên tai, và các hệ thống xử lý khủng hoảng hiệu quả. Khi chuyện sóng thần bắt đầu không còn được báo giới nhắc tới nhiều nữa, người ta rất dễ chuyển sang làm việc khác. Nhưng những việc đã làm được cũng rất khổng lồ, và những người tốt quyết tâm tái lập cuộc sống của mình đáng được chúng ta ủng hộ cho đến khi họ hoàn tất công việc đó.

        Trong chương mở đầu của cuốn sách này, tôi nói rằng vì cha tôi chết trước khi tôi ra đời, nên "tôi lúc nào cũng vội vã". Sau khi rời Nhà Trắng, các nghĩa vụ tài chính, việc xây thư viện của tôi và hoạt động của quỹ của tôi cũng vẫn giữ tôi bận rộn như mọi khi.

        Chuyến chạm mặt tử thần của tôi vài tháng trước buộc tôi phải chậm lại. Các lần đi dạo dài hàng ngày của tôi trong khu vực đẹp đẽ mà tôi sống đã cho tôi cơ hội để ngẫm nghĩ về cuộc đời, đếm những ân sủng mình có được, và tận hưởng thời gian mà tôi có chứ không phải tìm cách lấp đầy thời gian ấy.

        Tôi hy vọng có thể dành phần còn lại của đời mình phục vụ công chúng vượt trên chuyện chính trị đảng phái, mà vẫn thúc giục những ai còn làm chính trị hãy biết trân trọng nhau như những con người, ngay cả khi họ tranh đấu với nhau vì những khác biệt rất thành thực của họ. Tất nhiên, tôi sẽ làm hết sức để giúp Hillary, thành công của cô ấy trong thượng viện - cả trong ủy ban Lực lượng vũ trang lẫn công việc của cô ấy ở tất cả các khu vực của New York - làm tôi rất tự hào.

        Tất cả mọi thứ xảy ra trong bốn năm qua đã xác nhận niềm tin của tôi vào các giá trị căn bản từng là kim chỉ nam cho công việc của tôi: mỗi người đều có giá trị, đáng được có cơ hội, và có một vai trò trách nhiệm; cạnh tranh là tốt, nhưng tất cả chúng ta đều sẽ khá hơn nếu chúng ta biết làm việc cùng nhau; vai trò của chính phủ là cho người dân công cụ để tận dụng hết mức cuộc sống của họ và để tăng cường cộng đồng chung của chúng ta; các khác biệt giữa chúng ta là quan trọng và làm cuộc đời thú vị hơn, nhưng nhân tính chung của chúng ta còn quan trọng hơn nữa. Bệnh tim của tôi nhắc tôi nhớ rằng tất cả chúng ta đều đang sống một cõi tạm; chúng ta chỉ không biết chắc là sẽ kéo dài bao lâu. Dù tôi còn lại bao nhiêu, tôi vẫn muốn làm hết sức mình.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 09:03:51 pm

        LỜI CẢM ƠN

        Tôi xin đặc biệt cảm ơn tới rất nhiều người mà nếu không có họ, tôi đã không thể hoàn thành được cuốn sách này. Justin Cooper đã dành cả hai năm tuổi xuân của anh ấy để hàng ngày làm việc với tôi, và trong rất nhiều dịp vào sáu tháng vừa qua, còn thức nguyên đêm nữa. Anh ấy đã giúp tôi thu thập và sắp xếp hàng núi tài liệu, thực hiện nhiều nghiên cứu sâu hơn, sửa chữa lỗi và đánh máy bản thảo từ những 20 quyển sổ viết tay khó đọc của tôi, mà trong đó rất nhiều phần phải viết đi viết lại gần chục lần. Anh ấy không bao giờ hết kiên nhẫn, nhiệt huyết và đến khi chúng tôi chuẩn bị cho ra bản cuối cùng, anh ấy dường như là quá hiểu tôi và biết cả tôi định nói gì. Những thiếu sót của quyển sách này không phải thuộc trách nhiệm anh ấy; quyển sách này là minh chứng cho tài năng và nỗ lực của anh ấy.

        Trước khi chúng tôi bắt đầu hợp tác với nhau, người ta nói với tôi rằng người biên tập quyển sách này, Robert Gottlied, là người rất giỏi nghề. Thế nhưng anh ấy hóa ra còn giỏi hơn thế nữa. Tôi chỉ ước rằng giá như mình gặp được anh 30 năm trước đây. Bob chỉ cho tôi những khoảnh khắc kì diệu và phải cắt bỏ đoạn nào. Phải nói rằng không có những nhận xét và cảm nhận của anh ấy, cuôn sách này sẽ phải dài thêm gấp đôi mà độ hay lại giảm đi một nửa. Anh đọc câu chuyện của tôi với tư cách một người quan tâm nhưng không mê cuồng chính trị. Anh luôn giúp tôi về với mặt đời thường trong cuộc sống của tôi. Và anh ấy đã thuyết phục tôi không nên nhắc tên quá nhiều người đã giúp tôi trong đời vì độc giả không thể nhớ hết được, và nếu bạn là một trong những người đó, mong rằng bạn sẽ tha thứ cho cả tôi và anh ấy.

        Một quyển sách dài như thế này đòi hỏi phải xác minh lại rất nhiều sự kiện và thông tin, và công việc vĩ đại đó được thực hiện bởi Meg Thompson, một phụ nữ trẻ thông minh. Trong vòng một năm mà cô ấy tìm hiểu kĩ càng từng khoảnh khắc cuộc đời tôi và sau đó trong sáu tháng thì có thêm Caitlin Klevorick và một vài tình nguyên viên trẻ tuổi khác trợ giúp. Đến bầy giờ họ đã có được nhiều ví dụ cho thấy trí nhớ của tôi không hề hoàn hảo. Và nếu có thông tin gì sai thì đó cũng không phải là do họ không nỗ lực hết mình để sửa chữa.

        Tôi không thể cảm ơn cho đủ các nhân viên nhà xuất bản Knoft, đầu tiên là Sonny Mehta, chủ tịch và tổng biên tập. Ông ấy tin tưởng vào dự án này ngay từ đầu và làm hết sức trong vai trò của mình để duy trì dự án này. Ông ấy luôn nhìn tôi một cách bất ngờ bất kể ở đâu và khi nào tôi chạy đến tìm ông ta trong hai năm vừa qua, một cái nhìn dường như muốn hỏi tôi: "Anh có thực sự muốn hoàn thành quyển sách đúng hạn không?", "Tại sao thay vì đến đây, anh không ngồi ở nhà và tiếp tục viết quyển sách của mình đi". Cái nhìn của Sorvny luôn tạo nên sự thúc giục trong tôi.

        Tôi cũng muốn cảm ơn những người ở nhà xuất bản Knopf đã giúp đỡ tôi. Tôi cảm kích vì đội ngũ biên tập/xuất bản của Knopf luôn ý thức về sự chính xác và chi tiết như chính tôi (ngay cả khi phải làm cuốn sách khá gấp như cuốn của tôi) và tôi đặc biệt đánh giá cao những nỗ lực không mệt mỏi và công việc tỉ mỉ của chủ biên Katherine Hourigan, của Giám đốc sản xuất Andy Hughes, của người biên tập sản xuất Maria Massey không biết mệt mỏi, của hiệu đính viên trưởng Lydia Buechler, của hiệu đính viên Charlotte Gross, và những độc giả thử nghiệm: Steve Messina, Jenna Dolan, Ellen Feldman, Rita Madrigal, và Liz Polizzi; Phụ trách thiết kế Peter Andersen, Phụ trách mỹ thuật Carol Carson; và các đồng nghiệp tốt bụng Diana Tejerina, Eric Bliss; và Lee Pentea.

        Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới rất nhiều người khác nữa ở Knopf đã giúp tôi hoàn thành cuốn sách như: Tony Chirico vì những hướng dẫn rất quý báu của anh ấy, Jim Johnston, Justine LeCates, Anne Diaz; Carol Janeway, Suzanne Smith; Jon Fine; và những nhân viên tiếp thị tài năng: Pat Johnson, Paul Bogaards, Nina Bourne, Nicho¬las Latimer, Joy Dallanegra-Sanger, Amanda Kauff, Anne-Lise Spitzer, và Sarah Robinson.

        Tôi cũng cảm ơn đội ngũ nhân viên của Vintage: Anne Messitte Russell Perreault, Roz Parr, Stephen McNabb, Barbara Richard, Nicole Pedersen, Marla Jea, Daniel Gillespie, John Gall, Chris Zucker và Quinn O'Neill. Và cám ơn nhân viên của North Market Street Graphics, Coral Graphics, và Berryville Graphics.

        Robert Bamett, một luật sư tài ba và là một người bạn lâu năm của tôi, đã thương lượng hợp đồng với Knopf. Anh ấy và đồng nghiệp Michael O'Connor đã tham gia trong suốt dự án này khi các nhà xuất bản nước ngoài góp chân vào. Tôi rất biết ơn họ. Tôi cũng đánh giá cao vai trò kiểm tra lại về pháp lý và kĩ thuật trong bản thảo của David Kendall and Beth Nolan.

        Khi tôi còn ở Nhà Trắng, vào khoảng đầu năm 1993, tôi gặp người bạn cũ là Taylor Branch và ôn lại lịch sử bằng miệng với nhau cứ một tháng một lần. Những cuộc đối thoại như vậy đã giúp tôi nhớ lại những khoảnh khắc đặc biệt trong thời gian làm tổng thống. Còn sau khi tôi rời Nhà Trắng, Ted Widmer, một nhà sử học rất giỏi làm việc ở Nhà Trắng với tư cách là người soạn các bài phát biểu, đã giúp tôi nhớ lại về quãng thời gian cuộc đời tôi trước khi là tổng thống. Janis Kearney, người ghi nhật ký của Nhà Trắng, đã cho tôi xem những ghi chép đồ sộ và phong phú giúp tôi kết nối lại các sự kiện hàng ngày đầy đủ hơn.


Tiêu đề: Re: Đời tôi - Bill Clinton
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tư, 2016, 09:08:45 pm
        Những bức ảnh trong cuốn sách này được chọn lựa với sự trợ giúp của Vincent Virga và Carolyn Huber, một người đã gắn bó với chúng tôi khá lâu từ khi còn ở dinh thự thống đốc đến khi vào Nhà Trắng. Trong khi tôi còn đương nhiệm, Carolyn cũng giúp tôi sắp xếp tất cả các giấy tờ riêng và thư từ trong khoảng thời gian từ lúc tôi còn nhỏ cho đến năm 1974. Đó là công việc khó khăn mà không có nó thì phần đầu của cuốn sách này không thể hoàn thành được.

        Tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các độc giả của một phần hay toàn bộ cuốn sách này, những độc giả đã có những gợi ý rất quý báu để bổ sung, trích dẫn, sắp xếp, tạo văn cảnh, biên dịch cho cuốn sách này, trong đó có: Hillary, Chelsea, Dorothy Rodham, Doug Band, Sandy Berger, Tommy Caplan, Mary DeRosa, Nancy Hemreich, Dick Holbrooke, David Kendall, Jim Kennedy, Ian Klaus, Bruce Lindsey, Ira Magaziner, Cheryl Mills, Beth Nolan, John Podesta, Bruce Reed,

        Steve Ricchetti, Bob Rubin, Ruby Shamir, Brooke Shearer, Gene Sperling, Strobe Talbott, Mark Weiner, Maggie Williams, và những người bạn của tôi: Brian và Myra Greenspun đã ở bên tôi khi trang đầu tiên của cuốn sách này được viết.

        Rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp của tôi đã dành thời gian để giúp tôi nhớ lại các câu chuyện trước kia, đó là Huma Abedin, Madeleine Albright, Dave Barram, Woody Bassett, Paul Begala, Paul Berry, Jim Blair, Sidney Blumenthal, Erskine Bowles, Ron Burkle, Tom Campbell, James Carville, Roger Clinton, Patty Criner, Denise Dangremond, Lynda Dixon, Rahm Emanuel, A1 From, Mark Gearan, Ann Henry, Denise Hyland, Harold Ickes, Roger Johnson, Vernon Jordan, Mickey Kantor, Dick Kelley, Tony Lake, David Leopoulos, Capricia Marshall, Mack McLarty, Rudy Moore, Bob Nash, Kevin O'Keefe, Leon Panetta, Betsey Reader, Dick Riley, Bobby Roberts, Hugh Rodham, Tony Rodham, Den¬nis Ross, Martha Saxton, Eli Segal, Terry Schumaker, Marsha Scott, Michael Sheehan, Nancy Soderberg, Doug Sosnik, Rodney Slater, Craig Smith, Gayle Smith, Steve Smith, Carolyn Staley, Stephanie Street, Larry Summers, Martha Whetstone, Delta Willii, Carol Willis, và một vài độc giả khác nữa. Tôi chắc chắn rằng còn nhiều người nữa mà tôi quên mất; nếu vậy tôi xin lỗi và tôi cũng đánh giá cao sự giúp đỡ của họ.

        Tôi cũng đã tham khảo nhiều cuốn sách của các thành viên chính phủ và nhiều người khác nữa, và tất nhiên cả hồi kí của Hillary và của mẹ tôi.

        Tôi cũng xin cảm ơn tới David Alsobook và tất cả nhân viên của Dự án Tư liệu về Tổng thống Clinton đã rất kiên trì và vất vả để có được những tư liệu này: Deborah Bush, Susan Collins, Gary Foulk, John Keller, Jimmie Purvis, Emily Robison, Rob Seibert, Dana Simmons, Richard Stalcup, Rhonda Wilson. Và nhà sử học Arkansas David Ware; và cả những người thu thập tài liệu và các nhà sử học ở Georgetown và Oxford nữa.

        Khi tôi phải tìm hiểu rất nhiều thứ để viết quyển sách này trong vòng hai năm rưỡi qua, đặc biệt là trong sáu tháng gần đây, quỹ Clinton vẫn hoạt động để xây dựng được thư viện và theo đuổi các mục tiêu của quỹ là: Chống đại dịch AIDS ở châu Phi và vùng biển Caribe, cung cấp thuốc và xét nghiệm trên toàn thế giới, tạo cơ hội vê kinh tế cho các cộng đồng dân cư nghèo ở nước Mỹ, Ấn Độ, và châu Phi, tăng cường giáo dục và dịch vụ dân sự cho thanh niên trong nước và nước ngoài, thúc đẩy hòa giải tôn giáo, chủng tộc, và dân tộc trên toàn thế giới. Vì vậy, tôi muốn cảm ơn tới tất cả mọi người đã viện trợ cho quỹ của tôi và công trình xây dựng Thư viện tổng thống, trường Công quyền Clinton thuộc Đại học Arkansas. Tôi xin biết ơn sâu sắc tới Maggie Williams, chánh văn phòng của tôi, vì tất cả những gì cô ấy đã làm để mọi hoạt động được diễn ra suôn sẻ và sự đóng góp của cô ấy trong cuốn sách này. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả các thành viên làm việc ở quỹ của tôi trong thời gian tôi viết cuốn sách. Và một lời cảm ữn đặc biệt tôi xin dành cho Doug Band, một tư vấn viên của tôi đã giúp tôi từ ngày tôi rời Nhà Trắng đến khi bắt đầu cuộc sống mới và anh ấy cũng là người đã giúp tôi dành được thời gian để viết sách trong các chuyến đi của tôi khắp nước Mỹ và thế giới.

        Tôi cũng mang ơn Oscar Flores đã giúp mọi việc trong nhà tôi ở Chappaqua êm xuôi. Rất nhiều đêm, khi Justin Cooper và tôi làm việc tới muộn, Oscar luôn nhắc nhở chúng tôi ăn bữa tôi và có đủ cà phê.

        Lời kết, tôi không thể nêu hết được những người đã giúp tôi có thể kể lại biên niên sử đời mình trong cuốn sách này: đó là những người thầy và người đỡ đầu tôi, những người đã đóng góp công sức trong các chiến dịch hoạt động của tôi, những đồng nghiệp cùng làm với tôi ở Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ, Hiệp hội Thống đốc Quôc gia và tất cả các tổ chức khác đã dạy tôi về chính sách công; những người đã làm việc cùng tôi vì nền hòa bình, an nirih, và hòa hợp trên toàn thế giới; những người đã duy trì hoạt động của Nhà Trắng và các chuyến đi của tôi; hàng ngàn người đã làm việc trong chính quyền của tôi khi tôi làm bộ trưởng tư pháp, thống đốc, và tổng thông mà nếu không có họ, tôi sẽ chẳng có gì nhiều để nói về nghiệp chính trị của mình; những người đã đảm bảo an toàn cho tôi và gia đình tôi, và bạn bè tôi. Không ai trong số họ phải chịu trách nhiệm về những sai lầm hay thất bại trong cuộc đời tôi, mà chính những kết quả tốt đẹp trong cuộc đời tôi là nhờ có công lao của họ.   

HẾT

(Có lẽ đây là cuốn sách có khối lượng lớn nhất của thư viện VMH ?)