Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 08:42:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật kí Nguyễn Văn Thắng  (Đọc 321394 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #580 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2012, 10:35:43 am »

Hôm nay cháu cứ cãi nhau với 1 người viết lịch sử huyện Anh Sơn. Họ cứ bảo anh hùng Nguyễn Song Thao lúc hy sinh mới lên chức tiẻu đoàn phó. Căn cứ vào tài liệu của huyện. Còn cháu luôn khẳng định bác ấy đã có quyết định lên Tham mưu phó Trung đoàn. Người viết sử luôn khẳng định là căn cứ vào tài liệu của huyện. Cái tài liệu đó nhiều khi cũng quan liêu các bác nhỉ???

     Chào cháu kienkd!
     Nguyễn Song Thao khi chưa phong anh hùng đã là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3, trung đoàn 273. Khi quyết định điều lên làm TMP trung đoàn 273 anh còn xin sư đoàn ở lại chiến đấu một trận này nữa rồi lên nhận nhiệm vụ cũng chưa muộn, sư đoàn đồng ý. Trận này đồng chí Nguyễn Song Thao hy sinh.
     Căn cứ vào thành tích chiến đấu của tập thể tiểu đoàn 3 và của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Song Thao sư đoàn làm hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu AHLLVTND cho tiểu đoàn 3 và cho cá nhân Nguyễn Song Thao.
     Quá trình chiến đấu của tiểu đoàn 3 và cá nhân Nguyễn Song Thao là một quá trình chiến đấu, công tác hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt xuất sắc từ trước đó. Thời gian làm hồ sơ đề nghị cấp trên phong anh hùng cho đến khi có quyết định phong tặng danh hiệu là một quá trình dài vì vậy có thể khi cấp có thẩm quyền ra quyết định thì người dược phong tặng danh hiệu anh hùng đã lên mấy chức vụ rồi. Do vậy người viết- như cháu nói cũng có thể là Song Thao lúc đó giữ chức tiểu đoàn phó.
      Ngược lại Song Thao được phong Anh hùng vào thời điểm  "liệt sỹ Nguyễn Song Thao" thì nghiễm nhiên Song Thao lúc đó đã là tiểu đoàn trưởng. Nhưng quá trình đánh nhau, giữa cái sống và cái chết gang tấc, lại chẳng ai cần phải cầm cái quyết định bằng văn bản trong tay rồi mới thi hành nhiệm vụ, mà cứ trên giao là làm, cứ thấy địch là đánh, lúc đó chẳng ai hơi đâu nghĩ tới chức vụ với quân hàm (úy, tá, tướng) mà làm gì.
    Đáng lẽ ra cho thỏa đáng, những người viết sử của địa phương nên đến tại sư đoàn 341 khảo sát tại chổ, hay ít ra thì họ cũng nên căn cứ vào quyển sử "Sư đoàn Sông Lam" do nhà xuất bản QDND ấn hành năm 1984 do ba người viết trong đó có Nguyễn Văn Thắng. Trong quyển sách ấy ghi " lệt sỹ Anh hùng LLVTND Nguyễn Song Thao tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 trung đoàn 273".
    Rất cảm ơn bạn kiendk đã quan tâm tới các chú-những CCB đã một thời vì Nhân Dân, vì Tổ Quốc. Nhờ cháu nói với họ vào đọc thêm trang "Quân sử Việt Nam" topic Tranphu341 và nhật ký Nguyễn Văn Thắng để họ có cái nhìn, viết có cơ sở, chính xác hơn, hoặc tham khảo thêm sách đã dẫn trên.
    Bác rát cảm ơn cháu đã quan tâm. Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #581 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2012, 08:59:12 am »

     Hết mùa khô đến mùa mưa, vượt qua bao nhiêu hy sinh, gian khổ cán bộ chiến sỹ sư đoàn 341vẫn một lòng trung thành với nhiệm vụ quốc tế cao cả “giúp bạn như tự giúp mình”, không một chút đắn đo, suy tư, ban ơn hay mặc cả.
     Tung hoành cả mùa khô, lầm lũi suốt mùa mưa trong rừng sâu biên giới KPC-TháiLan để tiêu diệt hết những căn cứ lỏm của địch, xây dựng tuyến phong thủ, bảo vệ biên giới giúp bạn, nhiệm vụ nào sư đoàn cũng tự khẳng định được vị trí của mình.
      Đầu mùa mưa năm 1980 bầu trời KPC loang lỗ những đám mây đen báo hiệu một mùa bội thu nữa cho nông dân KPC trên vùng đất màu mỡ. Những đám mây đen loang lỗ trên vùng rừng núi phía tây KPC lại mang đến cho cán bộ chiến sỹ sư đoàn 341 một cuộc chiến đấu mới đầy hy sinh gian khổ: triệt phá những căn cứ lỏm của địch, một trong những căn cứ lỏm là điểm cao 348.                     
     “ Khu vực điểm cao 348 nằm trong vùng rừng già phía tây Pua Sat-Bat tam Bong tiếp giáp biên giới Thái Lan, có 3 mõm chính: mõm phía Tây nằm trên đường biên giới KPC-Thái Lan cao 420m. Mõm phía Nam cao 500m cách mõm phía tây 2km và cách điểm cao 348 khoảng 1,5 km về phía nam. Ba mõm nối nhau bằng đường yên ngựa ở độ cao trung bình 200m. Nếu không có người dẫn đường thì không thể tiếp cận các mục tiêu này bởi những hệ thống các bãi mìn bảo vệ. .
    Sau gần nửa tháng trinh sát, điều tra, nghiên cứu mới thấy rằng chổ này địch xây dựng một hệ thống công sự, hầm hào bằng bê tông và các loại gỗ quý không bị mối mọt. Nhà ở nằm sâu dưới đất và nối với nhau bằng hào giao thông sâu 1,5 đến 1,8 m. Xung quanh điểm cao 348 chúng cài các loại mìn dưới những cây khô  xếp chồng lên nhau nhiều lớp để chống đạn B40. Ở chân điểm cao chúng bố trí những tổ canh gác tiền tiêu và hệ thống thông tin cảnh giới khá chu đáo. Đây là một trong những căn cứ lõm của lực lượng “Khơ Me tự do” do Xon Xan cầm đầu. Sau khi Pôt bị đánh bại chúng tập hợp luôn các lực lượng tàn quân của Pôt thành một đội quân ô hợp tạm thời chung mục đích chống phá cách mạng KPC.
      Lực lượng đánh phá căn cứ này là trung đoàn 270, được tăng cường thêm tiểu đoàn 3 anh hùng và đại đội 2 (tiểu đoàn 17) công binh làm nhiệm vụ phá gỡ mìn, một trung đội trinh sát dẫn đường cho bộ binh, dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Lê Hải Anh tham mưu phó sư đoàn. Hơn 10 ngày công binh sư đoàn làm xong nhiệm vụ gỡ mìn, mở đường, các lực lượng pháo binh thông tin, quân y, vận tải bắt đầu tiến vào vị trí chiếm lĩnh.

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Bảy, 2012, 09:54:09 am gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
thaynhin
Thành viên
*
Bài viết: 178


« Trả lời #582 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2012, 11:01:22 pm »

Bác Vanthang à,những điều bác kể giúp chúng em hiểu được những gì xảy ra với các bác ở mặt có cả chiến đấu và xây dựng chính quyền cho bạn,giúp bản thân em nhiều điều về cuộc đời.Cũng đến hồi 60 trang rồi,chắc mod sẽ đóng gói làm vốn cho cả thế hệ tuong lai nữa,bác sẽ làm tôpic nữa nhé,cuộc đời theo qui luật của nó,chỉ vài chục năm sau thôi...lấy đâu những nhân chứng lịch sử của đất nước Campuchia đang hồi sinh. (Em sửa theo ý kiến Bác cựu nhé)
Kính bác khỏe,chuẩn bị vào chiến dịch mới,mong bác.
Dạo này biển đông của ta lắm sóng gió quá,đọc hại khôn lường...mong sao đất nước đủ mạnh trước sóng gió thời cuộc.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Bảy, 2012, 11:15:02 pm gửi bởi thaynhin » Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #583 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2012, 11:04:12 pm »

..lấy đâu những nhân chứng lịch sử của đát nước Chăm Pa đang hồi sinh.Kính bác khỏe,chuẩn bị vào chiến dịch mới.


Hình như bạn nói nhầm rồi đấy , đất nước hồi sinh là đất nước Kampuchia chứ đấu phải đất nước Chăm pa .

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #584 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2012, 07:11:23 am »

..lấy đâu những nhân chứng lịch sử của đát nước Chăm Pa đang hồi sinh...
Hình như bạn nói nhầm rồi đấy , đất nước hồi sinh là đất nước Kampuchia chứ đấu phải đất nước Chăm pa .
Mời các bác đọc cái này (xin phép bác chủ nhà em đưa bài viết này lên đây để mọi người hiểu tìm thêm về lịch sử đất nước mình):
(Bài viết này nick caytrevietnam đã đăng ở Diễn đàn ta theo đường link mà chienc3.1972 nêu ở dưới đây tôi chỉ xin mạn phép đưa lại một phần để mọi người tiện tham khảo)

Lịch sử vương quốc chăm pa (chiêm thành)


1. Thời kỳ xác định bản thể
Vương quốc Chiêm Thành (Champa) cổ cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn đối với người Việt Nam. Vương quốc này ở đâu, xuất hiện từ thời nào, phát triển ra sao và tại sao biến mất ? Không sử sách Việt Nam nào nhắc đến. Đọc lại sử xưa, những nhân vật lịch sử Chiêm Thành, với những tên phiên âm Hán hóa, thường được nhắc tới một cách mơ hồ, đôi khi với những lời lẽ xúc phạm, từ đó sinh ra hiểu lầm rồi hiểu sai dẫn đến tâm lý phân biệt đối xử hay khinh thường, không thông cảm lẫn nhau.
Đây là thiếu sót lớn trong quan hệ giữa người Việt và người Việt với nhau. Tình trạng này cần sớm chấm dứt vì cộng đồng người Chăm ngày nay là thành tố bất khả phân của dân tộc Việt Nam. Quá khứ của người Chăm cũng là quá khứ chung của người Việt Nam. Tìm hiểu lịch sử vương quốc Chiêm Thành xưa, chính vì thế, không những là một bắt buộc lịch sử mà còn là một biểu lộ tình cảm để hàn gắn những tai họa mà cộng đồng người Việt Nam nói chung đã gây ra cho những dân tộc anh em trước khi cùng nhau bắt tay xây dựng lại một đất nước chung.
Quan niệm về đất đai, lãnh thổ và tổ chức chính trị
Trước khi đi sâu vào phần tìm hiểu lịch sử vương quốc Chiêm Thành xưa, tưởng cũng nên duyệt lại một số quan niệm về đất đai và lãnh thổ của người Kinh và người Chăm. Có nắm vững yếu tố này, chúng ta sẽ dễ dàng theo dõi những chuyển biến lịch sử tiếp theo và kết quả tất yếu của nó. Khuyết điểm của những nhà viết sử hay nghiên cứu dân tộc học là thường dựa trên những quan điểm văn hóa và tình cảm của mình để phê phán các dân tộc khác, hiểu lầm và ngộ nhận là không tránh khỏi.
Đất đai và lãnh thổ tuy là những giá trị cụ thể nhưng quan điểm của người Kinh và người Chăm rất khác nhau. Đối với người Kinh, đất đai và lãnh thổ vừa là một giá trị vật chất vừa là một biểu tượng tình cảm, trong khi đối với người Chăm đó là một giá trị tâm linh và là một biểu tượng thần quyền.
Qua những đợt di dân liên tục từ hơn một ngàn năm qua, lãnh thổ của người Kinh không ngừng mở rộng theo thời gian và cộng đồng người Kinh ngày nay đã có mặt tại khắp nơi trên thế giới. Người Kinh tuy rất quí đất đai nhưng đó chỉ là một tài sản cần phải bảo vệ, một kỷ niệm cần phải giữ gìn. Rất ít ai chịu giam mình nơi chôn nhau cắt rốn nếu điều kiện sinh sống nơi đó khó khăn. Nơi nào có thể an cư lạc nghiệp được, nơi đó trở thành quê hương, nơi nào sinh sống khó khăn thì bỏ đi tìm nơi khác. Và khi ra đi, người Kinh mang theo cả bàn thờ tổ tiên, gia phả và tín ngưỡng đi theo, do đó không có vấn đề mất gốc hay mất cội nguồn.
Suy cho cùng, người Kinh vừa là một dân tộc du mục vừa là một dân tộc phù sa, bởi vì, một mặt, lịch sử dân tộc Kinh là một lịch sử di dân thường trực và cuộc di dân này đến nay chưa chấm dứt, mặt khác, người Kinh chỉ gắn bó với những vùng đất thấp, đất đồng bằng cạnh những dòng sông hay trục lộ giao thông, ít ai chịu gắn bó đời mình với rừng núi hay biển cả bao la.
Trên phạm vi lớn hơn là lãnh thổ. Lãnh thổ bao gồm cả đất đai, bầu trời và vùng nước, có lằn ranh nhất định và thuộc chủ quyền một quốc gia. Đối với người Kinh, lãnh thổ là một phạm trù ảo, không cụ thể, cha chung không ai tiếc. Lãnh thổ rộng hẹp ra sao là vấn đề trách nhiệm của những người lãnh đạo quốc gia, không ảnh hưởng gì đến đời sống thường ngày của người dân.
Người Chăm thì ngược lại, đất đai là một vật thể thiêng liêng không thể sang nhượng và chối bỏ. Từ ngàn xưa cha ông đã ở đây thì con cháu đời sau phải ở đó, không ai tự quyền rời bỏ quê cha đất tổ định cư nơi khác. Rời bỏ quê cha đất tổ là từ bỏ dòng tộc, từ bỏ thần linh. Chính vì thế, trong suốt dòng lịch sử đương đầu với người Kinh, cộng đồng người Chăm chấp nhận mọi hy sinh và gian khổ để giữ đất và bám đất, cho dù quê hương không còn hay bị tước mất. Tất cả những lễ lạc trong triều chính và ngoài dân gian đều nhằm vinh danh các vị thần cai quản đất đai, vì đất là nguồn sống và cũng là nơi ngự trị của các vị thần bảo vệ đất, che chở gia đình và đồng tộc. Nếu vì một lý do nào đó ngoài ý muốn một người Chăm phải rời bỏ quê hương đi nơi khác lập nghiệp, sinh hoạt tâm linh của người đó luôn gắn liền với nơi sinh quán cũ, vì không ai được quyền mang bàn thờ tổ tiên và thần linh đi theo, con người lệ thuộc thần linh chứ không ngược lại. Hơn nữa nếu phải ly hương, người đó cũng không thể đi ra ngoài lãnh thổ đã được thần linh che chỡ, nghĩa là chỉ giới hạn trong vùng đất của đồng tộc mà thôi. Đó là lý do giải thích tại sao tại người Chăm không di cư ra khỏi địa bàn cư trú của họ và tại nhiều nơi, nhất là ở Bình Thuận, người Chăm định cư tại một làng cách xa nơi sinh quán cũ cả trăm cây số nhưng vẫn muốn lệ thuộc về hành chánh và nghi lễ tại làng cũ. Đạo Hồi khi du nhập vào đây cũng phải thích nghi với tâm lý tôn thờ thần linh của người Chăm để được chấp nhận và đã biến cải thành đạo Bani. Tất cả chỉ vì người phụ trách lễ nghi và sổ bạ hành chánh địa phương là các thầy Paseh, Tapah (nếu là giáo dân đạo Bà La Môn) và các thầy Char, Po Adhya, Po Bac (nếu là giáo dân đạo Bani). Đây là một khó khăn về quản trị hành chánh mà các chính quyền người Kinh không hiểu nổi và muốn xóa bỏ, nhiều tranh chấp đáng tiếc đã xảy ra.
Nhiều người sẽ hỏi dân số vương quốc Chiêm Thành xưa bây giờ ở đâu ? Không lẽ đã bị tiêu diệt hết sao ? Con số 100.000 người Chăm tại Bình Thuận và Châu Đốc có phản ánh đúng sự thật không ?
Câu trả lời là không và dân chúng gốc Chăm vẫn còn nguyên vẹn. Người Chăm đồng bằng không đi đâu cả, họ đã ở lại trên lãnh thổ cũ tại miền Trung và với thời gian đã trở thành công dân Việt Nam một cách trọn vẹn. Có thể nói không một người Việt Nam nào sinh sống từ lâu đời tại miền Trung nào mà không mang ít nhiều dòng máu Champa trong người. Điều này cũng rất dễ khám phá, ít nhất là về hình dáng : da ngăm đen, vai ngang, mặt vuông, tóc dợn sóng, vòm mắt sâu, mắt bầu dục hai mí, mũi cao, môi dầy, miệng kín. Cũng không phải vô tình mà cách phát âm của người miền Trung khác hẳn phần còn lại của đất nước, với nhiều âm sắc thấp của người Champa. Đó là chưa kể những danh từ có nguồn gốc Champa. Cũng không phải tình cờ mà các điệu múa hát của người Chăm trở thành những điệu múa hát trong cung đình và ngoài dân gian thời Nguyễn. Nêu ra một vài trường hợp cụ thể trên chỉ để chứng minh một điều : dân cư vương quốc Champa cũ đã hội nhập hoàn toàn vào xã hội Việt Nam. Nhắc lại quá khứ của người Chăm cũng là nhắc lại quá khứ của cộng đồng người Việt tại miền Trung nói chung.

Nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,2777.0.html
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Bảy, 2012, 11:10:14 am gửi bởi chienc3.1972 » Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #585 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2012, 10:46:26 am »

Xin chào các bạn thaynhin, behienQYV7c, Chienc3.
   Cảm ơn các bạn đã vào trang vanthang và có những trao đổi về một Chiêm Thành-ChămPa- CămPuChia rất sôi nổi, giúp nhau hiểu ra được nhiều vấn đề về KPC xưa và nay.
   Cảm ơn Thaynhin động viên bác, bác sẽ và đang cố gắng tư duy để chuẩn bị cho phần tiếp theo khi có điều kiện.
   @BehienQYV7c thì lâu lắm mới lại thấy bạn đến nhà trao đổi vài lời. Còn nhớ, ngày đầu Vanthang mới vào mạng VMH Behien đã tới động viên chỉ vẽ thêm cách sử dụng compute, và từ đó behien "lủi mất tăm" Grin, không thấy "ghé thăm" Grin tới nhà vanthang nữa. Tuy nhiên vanthang vẫn theo giõi bài viết ở nơi đâu có behien ghé thăm nhưng không giám chen ngang bởi behien có sức viết dồi dào quá. Cảm ơn bạn.
   Bạn Chiênc3 ơi! Bạn "Đào được" Grin cái nguồn gốc ChămPa đưa vào trang vanthang làm cho bài viết trên của vanthang càng thêm ý nghĩa.
   Vanthang xin nói thêm đoạn này  (không có văn bản dẫn bởi quên mất số văn bản, thời gian ghi trên văn bản...) Còn nhớ năm 1986 vanthang nói chuyện thời sự với trường Quân chính QK4 ở Huế về nguồn gốc người Xiêm- Khơ Me ở K và TháiLan. Văn bản ấy do cục địch vận TCCT cung cấp.
   Rằng thế kỷ thứ  v sau công nguyên một bộ phận người Xiêm từ  Vân Nam TQ ồ ạt kéo xuông Nước ta theo dọc sông Hồng rồi từ đó họ tiến hành một cuộc di cư qua VN-Lao-KPC. Đến Xiêm Riệp họ cư  ngụ ở đó lâu dài, sau khi xây dựng xong các công trình kiến trúc đồ sộ ĂngCo xinh đẹp, một cuộc chinh chiến xẩy ra với người Khơ Me thế là họ bị đẩy sang Thái, một bộ phận còn lại thành người Khơ Me cho tới nay. Phải chăng người Xiêm và người Khơ Me không chí giao thoa về văn hóa mà còn bị đồng hóa lẫn nhau về dân tộc nữa?
   Vài lời trao đổi cho vui với Chiênc3, không có tài liệu làm căn cứ, xin các bạn thông cảm.
   Chúc bạn Chien-thaynhin-behien mạnh khỏe, hạnh phúc. Cảm ơn các bạn.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Bảy, 2012, 02:34:23 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #586 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2012, 03:06:56 pm »

   @BehienQYV7c thì lâu lắm mới lại thấy bạn đến nhà trao đổi vài lời. Còn nhớ, ngày đầu Vanthang mới vào mạng VMH Behien đã tới động viên chỉ vẽ thêm cách sử dụng compute, và từ đó behien "lủi mất tăm" Grin, không thấy "ghé thăm" Grin tới nhà vanthang nữa. Tuy nhiên vanthang vẫn theo giõi bài viết ở nơi đâu có behien ghé thăm nhưng không giám chen ngang bởi behien có sức viết dồi dào quá. Cảm ơn bạn.
   

Hihi , anh Vanthang nhắc vậy , chứ em chẳng nhớ gì Cheesy , may mà em có tật hay quên , chứ mà em nhớ dai thì xấu hổ chết , Grin , ngày xưa mới vào VMH ... em nghĩ lại còn buồn cười cho cái sự lơ ngơ như " bò đội nón" của mình , nhưng mà nghĩ lại cũng giống như cuộc đời thôi , Ngày chúng ta còn trẻ thì lơ ngơ láo ngáo cứ mong mình lớn để không vấp ngã giữa đời , nhưng khi già dặn rồi thì lại muốn lơ ngơ như ngày xưa để khỏi suy nghĩ nhiều , hihi .

T/B ah , BH thấy rồi , anh Vanthang mới vào bị BH " hù " chứ gì Tongue Cheesy .

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Bảy, 2012, 03:17:28 pm gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #587 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2012, 10:38:06 am »

     Theo hợp đồng chiến đấu 7 h ngày 20 tháng 4 năm 1980 các lực lượng tham chiến nổ súng tiến công. Đến  9h ngày 20/4 đại đội 5 tiểu đoàn 5 mới ém vào mục tiêu, 2 chiến sĩ đi đầu phát hiện khoảng chục tên địch trong chiến hào đối diện, chiến sĩ Nguyễn Hồng Tân kịp thời đặt quả mìn định hướng phát nổ theo dọc chiến hào. Hai tên địch bị chết tại chổ. Nghe tiếng nổ lớn địch tập trung hỏa lực chống cự rất mạnh, đánh bật mũi tiến công của tiểu đoàn 5.
     Các hướng khác bộ đội xuất kích nhưng vì đồi dốc, rừng rậm cối 60 li, súng 12li7 không phát huy tác dụng. Hướng tiểu đoàn 4 những bãi mìn dày đặc cản trở tốc độ tiến công của bộ đội. Tham mưu phó sư đoàn lệnh cho tiểu đoàn 6 nâng tốc độ tiến công. Tiểu đoàn 6 leo đến lưng chừng dốc thì địch dùng hỏa lực 12li8 bắn tới tấp vào đội hình. Tiểu đoàn trưởng Lê Văn Hợi hy sinh. Tiểu đoàn phó Lê Tư lệnh cho 12 li 7 chế áp để bộ binh phát triển, đồng thời báo cáo lên trung đoàn: đơn vị bị bắn rất mạnh từ hai phía chứ không phải từ trên cao xuống. Tham mưu phó sư đoàn nhận định đơn vị đang ở yên ngựa, đánh lạc hướng mục tiêu, anh lệnh cho pháo binh kiềm chế mạnh 2 mõm đồi đồng thời điện cho Nguyễn Quang Nuôi trung đoàn phó trung đoàn 273 đang chỉ huy trực tiếp tiểu đoàn 3 và Dương Cao trung đoàn phó trung đoàn 270 đang trực tiếp chỉ huy tiểu đoàn 4 điều chỉnh lại hướng đánh, cách đánh.
     Suốt 10 tiếng đồng hồ liên tục ta và địch giằng co nhau, địch ở trên đồi, ta bao vây quanh các điểm cao. Ta phải dùng mìn định hướng phạt quang các bãi mìn từ dưới chân đồi, dùng B40, lựu đạn mở đường lên điểm cao. Các loại hỏa lực bắn dọn đường tới đâu thì bộ binh bám sát tới đó. Đến 16h một nửa phía tây điểm cao 348 bị tiểu đoàn 5 đánh chiếm nhưng không phát triển thêm được. Trời tối dần, tiểu đoàn 5 tạm dừng tiến công, củng cố công sự. Các đơn vị khác tiếp tục lợi dụng đêm tối dò gở mìn, lấn dần lên các điểm cao 420 và điểm cao 500, quyết không để cho địch lọt ra ngoài vòng vây.
      6 giờ sáng hôm sau (21/4) trời vừa sáng rõ, sư đoàn dùng pháo binh kết hợp với các loại cối 82, cối 60li đi cùng bộ binh bắn chế áp, đồng thời bộ binh lợi dụng khi pháo bắn nâng dần đội hình, bám sát mục tiêu. Tại điểm cao 500 khi pháo vừa dứt trung đoàn phó Nguyễn Quang Nuôi (chỉ huy trực tiếp tiểu đoàn 3) lệnh cho bộ binh xung phong. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 Hoàng Quốc Viên dẫn đại đội 11 ào lên. Ta và dịch giành nhau từng góc chiến hào. Sau 1h chiến đấu tiểu đoàn 3 đánh chiếm được điểm cao 500. Nguyễn Quang Nuôi tiếp tục lệnh cho đại đội 9 dưới sự chi viện của 12li7 và ĐKz75, Đkz82 đánh qua yên ngựa tràn sang điểm cao 348. Một bộ phận địch ở yên ngựa lui dần về điểm cao 348. Tổ đại liên Đông-Trường-Trần đi trước đội hình đại đội 9 bám sát địch tiêu diệt khoảng 10 tên, dồn chúng co về điểm cao càng nhanh.
      Tiểu đoàn 4 đánh chiếm điểm cao 420 thuận lợi hơn. Ở đây địch ít, nghe tiếng súng rộ lên ở hai điểm cao phía trước chúng rất hoang mang, chống cự yếu ớt. Một số tên bị tiêu diệt do pháo binh ta, một số bị bộ binh tiểu đoàn 4 bám sát đánh mạnh không chống đỡ nổi phải tháo chạy tán loạn sang cả hai điểm cao, phần lớn bị chết trong quá trình bỏ chạy do vướng mìn của chúng. Tiểu đoàn 4 có cơ hội dồn lực lượng tiếp cận điểm cao 348. Toàn bộ lực lượng địch bị dồn về một nửa điểm cao còn lại. Tại đây chúng dựa vào công sự vững chắc, những bãi mìn rộng bao quanh dưới chân điểm cao che chở càng ngoan cố chống cự. Ta giảm dần mức độ tấn công, điều chỉnh lực lượng tạo thành thế bao vây, bám sát mục tiêu. Đến 15 giờ cùng ngày khi tiểu đoàn 4 và tiểu đoàn 5 đã hình thành gọng kìm khép kín, lực lượng còn lại của tiểu đoàn 3 đón lỏng vòng ngoài, sẵn sàng cơ động thì TMP sư đoàn Lê Hải Anh ra lệnh nổ súng tấn công dứt điểm mục tiêu. Sau những loạt pháo của sư đoàn, trung đoàn và hỏa lực đi cùng bộ binh ngừng bắn, các đại đội bộ binh xông lên thì phần lớn địch trên điểm cao 348 đã hầu như mất sức chiến đấu. 16h ta làm chủ hoàn toàn các điểm cao 348 và toàn bộ khu vực tác chiến. Xóa sổ căn cứ lỏm một lực lượng ô hợp của “Khơ Me Tự do”, tiêu diệt và bắt sống hơn 400 tên. Vòng xanh lớn trên bản đồ tác chiến của sư đoàn bị xóa bỏ. Hàng trăm người dân Thái Lan sang đào bới đá Rubi tại khu mỏ Pailin hoảng sợ bỏ của chay lấy người. Khu vực biên giới KPC-Thái Lan của hai tỉnh Pua Sat-BatTamBong tạm thời ngưng tiếng súng.
                                     
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #588 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2012, 02:32:20 pm »

       Mùa mưa 1980 trên vùng rừng núi phía tây và nam KPC lại một lần nữa là thử thách lớn đối với cán bộ, chiến sỹ sư đoàn. Bốn chữ M: Mưa-Mìn-Miên-Muỗi, làm cho anh em kiệt sức.
       Mưa đất lở, đá trôi, cây đổ, cành rơi, sông tràn, suối xiết làm chết bộ đội một cách bất đắc dĩ. Mìn địch cài, ta cài giăng giăng khắp dọc biên giới, gọi là xây dựng tuyến phòng thủ biên cương như những cái bẩy, gây chết người đáng kể. Bọn Miên (lính Pôt) từ bên kia biên giới từng tốp được Ăngka xúi về cài mìn, phục kích, giết dân làm cho ta không ăn ngon ngủ yên. Muỗi, Sên bám khắp mặt mũi, chân tay, trong người hút hết máu, sốt rét ngày càng nhiều, bộ đội chết vì sốt rét không ít.
       Cuộc chiến vãn còn tiếp tục.
       Chưa hết giặc nhưng những trận đánh thường xuyên, liên tục, quyết liệt trên vùng rừng núi biên giới KPC-TháiLan cũng đã giảm bớt. Ở biên giới phía Bắc  Trung Quốc lại tiếp tục lăm le, đe dọa và gây hấn. QĐ3 đã ra Bắc từ tháng 6/1979, hôm nay đến lượt sư đoàn 341 nhận nhiệm vụ về nước, ra Bắc sẵn sàng làm lực lượng cơ động của Bộ.
       Trước khi về nước Bộ tư lệnh sư đoàn tổ chức cuộc gặp mặt chia tay Tỉnh ủy, UBND tỉnh BatTamBong. Tại cuộc gặp mặt đồng chí Nguyễn Hữu Tiến chính ủy, thay mặt Đảng ủy-BTL sư đoàn bàn giao tượng trưng cho tỉnh BatTamBong hai cháu một trai một gái độ tuổi 13, đại diện cho gần hai ngàn cháu được bộ đội ta cứu sống bên những hố chôn người, những đống xác chết trong rừng sâu. Cháu trai là Buôn Mi được các chiến sỹ tiểu đoàn 6 nhặt từ trong đống xác bị đập đầu. Các chú đặt tên cho cháu là Được, Trần Văn Được. Cháu gái vẫn giữ nguyên tên gọi là Som Lim, cháu Som Lim rất thích bài hát “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” được bộ đội dạy cho và cháu hát rất hay bài hát ấy. Khi nhận tượng trưng hai cháu, bí thư tỉnh ủy BatTamBong nói: “ Ghi nhớ tình nghĩa quốc tế sâu nặng này Đảng và Nhân dân chúng tôi sẽ nuôi dạy các cháu trở thành những người có ích cho xã hội, những người chủ thật sự trong công cuộc xây dựng đất nước KPC hòa bình, dân chủ, phồn vinh”.

Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #589 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2012, 08:59:10 pm »

      Còn nhớ trong lần đến thăm sư đoàn 341 ( tháng 4/1979) tại Kraco (Pua sát) đồng chí Chăn Xi chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng nước Cộng Hòa Nhân Dân KamPuChia nói: “ Nhớ lại những ngày đầu khi cách mạng KPC mới thành công, đất nước KPC  mới thoát khỏi họa diệt chủng của Pôn Pôt-Ieng Xa Ri, cuộc sống còn nhiều khó khăn phức tạp, công việc còn ngồn ngộn, việc nào cũng cấp bách. Kẻ thù lại nhen nhóm lực lượng chống phá cách mạng. Tình hình mọi mặt như ngàn cân treo sợi tóc. Trong hoàn cảnh nước sôi, lửa bỏng ấy sự giúp đỡ vô tư, khẳng khái, chí tình chí nghĩa của Quan đội và nhân dân Việt Nam đối với nhân dân KampuChia, với cách mạng KamPuChia thật quý giá và trân trọng biết bao nhiêu”.
      Rất nhiều những câu chuyện cảm động của QTNVN, giữa cán bộ chiến sỹ sư đoàn 341 và nhân dân KPC không thể phai mờ.
      Chị Xa Rươn giáo viên ở phum SbauRich (Leach) sau khi được cứu sống trở về với nghề giáo viên trước đây chị đã viết thư lên thông tấn xã KPS nói lên cảm xúc và lòng biết ơn của mình: “ Tôi không còn hy vọng sống khi bị bọn Ăngka đóng cọc tre vào cửa mình. Sau khi được bộ đội VN giải phóng khỏi bàn tay lũ giết người, được các bác sỹ QTNVN cứu chữa, tôi được tái sinh. Tôi lại được lên bục giảng cùng học sinh thân yêu của tôi…Qua làn sóng Đài tiếng nói Nhân Dân KPC tôi xin ghi lòng tạc dạ ơn nặng, tình sâu của bộ đội-QTNVN-ân nhân của thầy trò chúng tôi, của cả dân tộc KPC”.
       Mẹ So Mây 72 tuổi đang hấp hối bên bụi tre già trong rừng, được chiến sỹ vệ binh sư đoàn Kiều Xuân Thủy bắt gặp, cõng về trạm xá sư đoàn chăm sóc, thuốc thang, mẹ được cứu sống.  Mẹ nói: “ Không bao giờ đất nước KPC hết cây Thôt Nôt, cũng như không bao giờ nhân dân KPC quên công ơn bộ đội tình nguyện Việt Nam”
      Ngày 10 tháng 11 năm 1980 đơn vị đầu tiên của sư đoàn 341 lên đường về nước cũng là lúc sư đoàn nhận được lá thư của BCH Trung Ương Đảng Nhân Dân cách mạng KamPuChia và chính phủ Công Hòa Nhân Dân KPC gửi cho sư đoàn. Bức thư có đoạn: “ Tổ Quốc KamPuChia sẽ mãi mãi ghi vào sổ vàng lịch sử đấu tranh cách mạng của mình những chiến công và hình ảnh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam nói chung, của sư đoàn 341 nói riêng; Trong những năm tháng chiến đấu trên đất nước KamPuChia các đồng chí đã để lại những kỷ niệm vô cùng cao đẹp, những hình ảnh trong sáng của tình đoàn kết chiến đấu giữa quân đội và nhân dân hai nước KamPuChia và Việt Nam chúng ta. Tên tuổi của sư đoàn đã ăn sâu vào trái tim và lòng người dân Chùa Tháp. Năm tháng sẽ qua đi nhưng lịch sử của dân tộc KamPuChia và nhân dân KamPuChia đời đời ghi nhớ công ơn QTNVN, công ơn và tên tuổi của sư đoàn 341”.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM