Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 09:12:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật kí Nguyễn Văn Thắng  (Đọc 321394 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hieuc3d26f7
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #380 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2012, 12:30:33 pm »

     Hôm nay nghe bác Thắng và các bạn nói đến cái vụ đổi tiền mà tôi buồn quá. Tôi đã chứng kiến 3 lần đổi tiền, có những lần phải làm nhiệm vụ này mà không có nấy 1 đồng nào để đổi. Có lẽ đất nước nghèo anh em mình cũng nghèo luôn anh ạ.
     Lần đổi tiền thứ 1 hình như cuối năm 1975 hay đầu năm 1976 gì đó. Lúc đó chúng tôi vẫn còn làm nhiệm vụ quân quản ở thành phố. Cả trung đội góp lại mới mua được 1 két bia. Lần thứ 2 đổi tiền chả có gì góp để mua cả mà cũng chẳng có chỗ mà mua, lúc đó cả sư đoàn đã đánh sang đất K lần thứ 2, cũng cái ngày đổi tiền đó thì bọn tôi ở Tà Y, pháo địch bắn vào rất mạnh tôi mở đài tiếng nói việt nam nghe tin ở trong nước đổi tiền. Lần thứ 3 đổi tiền chẳng biết là ngày tháng năm nào nhưng lúc đó tôi đã là cán bộ huyện đoàn đi hộ đê nên cả 3 đợt chả có đồng nào mà đổi anh Thắng ạ.
     Mấy ngày nay đọc trên trang của chúng ta thấy người thì lấy được vàng khi vào thành phố Phnom Pênh, có gia đình giàu có không đổi được hết tiền, chuyện lạ thật đấy...có lẽ những nguòi lính lúc đó chỉ quan tâm tới đánh giặc còn mọi chuyện cho qua luôn.
     Chắc bác Thắng vẫn nhớ chứ không quên được anh em ra trận mang trên vai cái bọc hạt "bobo" lúa mạch chưa được chế biến. Lính ra trận vẫn phải ăn độn cơm với ngô lại còn phải ăn mì tôm, cơm sấy, lương khô nữa chứ, hồi đó chúng mình khổ thật mà chẳng thấy ai kêu đói, đi đánh giặc thì áo rách phía trước lộn ra phía sau " lành trước rách sau" tất cả ưu tiên cho phía trước mà...
     Bác Thắng ạ có lẽ những người lính phải chịu gian khổ như vậy mới chiến thắng được kẻ thù. Những bậc đi trước Bác và tôi họ cũng đói, khổ hơn thời tôi và các bác.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #381 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2012, 10:03:45 pm »

     Hôm nay nghe bác Thắng và các bạn nói đến cái vụ đổi tiền mà tôi buồn quá. Tôi đã chứng kiến 3 lần đổi tiền, có những lần phải làm nhiệm vụ này mà không có nấy 1 đồng nào để đổi. Có lẽ đất nước nghèo anh em mình cũng nghèo luôn anh ạ.
     Lần đổi tiền thứ 1 hình như cuối năm 1975 hay đầu năm 1976 gì đó. Lúc đó chúng tôi vẫn còn làm nhiệm vụ quân quản ở thành phố. Cả trung đội góp lại mới mua được 1 két bia. Lần thứ 2 đổi tiền chả có gì góp để mua cả mà cũng chẳng có chỗ mà mua, lúc đó cả sư đoàn đã đánh sang đất K lần thứ 2, cũng cái ngày đổi tiền đó thì bọn tôi ở Tà Y, pháo địch bắn vào rất mạnh tôi mở đài tiếng nói việt nam nghe tin ở trong nước đổi tiền. Lần thứ 3 đổi tiền chẳng biết là ngày tháng năm nào nhưng lúc đó tôi đã là cán bộ huyện đoàn đi hộ đê nên cả 3 đợt chả có đồng nào mà đổi anh Thắng ạ.
     Mấy ngày nay đọc trên trang của chúng ta thấy người thì lấy được vàng khi vào thành phố Phnom Pênh, có gia đình giàu có không đổi được hết tiền, chuyện lạ thật đấy...có lẽ những nguòi lính lúc đó chỉ quan tâm tới đánh giặc còn mọi chuyện cho qua luôn.
     Chắc bác Thắng vẫn nhớ chứ không quên được anh em ra trận mang trên vai cái bọc hạt "bobo" lúa mạch chưa được chế biến. Lính ra trận vẫn phải ăn độn cơm với ngô lại còn phải ăn mì tôm, cơm sấy, lương khô nữa chứ, hồi đó chúng mình khổ thật mà chẳng thấy ai kêu đói, đi đánh giặc thì áo rách phía trước lộn ra phía sau " lành trước rách sau" tất cả ưu tiên cho phía trước mà...
     Bác Thắng ạ có lẽ những người lính phải chịu gian khổ như vậy mới chiến thắng được kẻ thù. Những bậc đi trước Bác và tôi họ cũng đói, khổ hơn thời tôi và các bác.

    Bạn Hieuc3d26! Chuyện kể của vanthang nói chuyện đổi tiền, nói đến cái khổ, cái túng thiếu của cán bộ, chiến sỹ ta là để khẳng định rằng gian khổ khó khăn đủ điều mà ta vẫn một lòng quyết tâm hy sinh, chiến đấu, vượt qua tất cả để chiến thắng. Có được hôm nay vì do ngày hôm qua chúng ta đã cố gắng vượt qua tất cả, vượt qua chính mình.
    Còn đợt đổi tiền thứ ba là năm 1985 bạn ạ. Lần thứ nhất 1976 là đổi tiên Ngụy ra tiền giải phống. Lần thứ hai 1978 đổi tiên đang dùng ở hai miền ra tiền ngân hàng NNVN, thống nhất đồng tiền chung cả nước. Lần thứ 3 năm 1985 đổi tiền cả nước nhằm khắc phục tình trạng lạm phát, góp phần ổn định đơn vị tiền tệ của nước ta. Tôi còn nhớ một lần đổi tiền vào năm 1958 nữa cơ, lúc đó tôi còn học tiểu học.
    Tôi vẫn theo giõi bài viết của bạn Hieuc3d26 trên các topic của nhiều người. Tôi thấy bạn rất chịu khó đọc và tham gia viết bài cùng các đồng đội.
    Vanthang chúc bạn luôn khỏe, vui và tiếp tục cuộc hành quân cùng đồng đội, bạn nhé.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2012, 11:04:10 am gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #382 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2012, 10:53:49 am »

                                                           (6)
                                       Về lại quê hương Phước Chỉ
       Tại Phước Chỉ, Bến Cầu-Tây Ninh tôi và đ.c An sống trong nhà má Bảy Hân. Ba má sinh 8 đứa con, nuôi 4. Chị Tư hơn tôi một tuổi thành chị đầu trong nhà nhưng vẫn gọi là chị Tư. Chị tư đã có tuổi nhưng chưa chồng. Tính tình chị Tư mộc mạc, hiền lành, chịu khó, chăm làm, rất thương các em, nhường nhịn em đủ điều. Ở ngòai Bắc tôi là con thứ năm của gia đình, tại nhà má Bảy tôi nghiễm nhiên được ba má gọi là thằng Năm. Sáu Nguyệt đã lấy chồng gần đó, qua lại thường xuyên, hầu như ở trong nhà ba má cùng chúng tôi. Em Tám đang học lớp 8, út Hân lớp 4 (gia đình chỉ có Hân con trai). Sống với gia đình ba má Bảy không nhiều nhưng tôi trở thành những thành viên không thể thiếu trong nhà.
       Gần một tháng xa Phước chỉ, giờ quay lại, trời ơi sao mà thương đến thế.                                   
       Xe dừng từ đầu làng, hầu như cả làng chạy ra đón chúng tôi.
       Ba Má, chị Tư, các em mặt mày hớn hở. Tôi bước xuống xe, chị em Tám, út Hân tranh nhau đứa khoác ba lô, đứa cầm túi xách. Má và chị Tư cầm tay, vồn vã. Vào nhà, tôi đặt mình xuống ghế má đứng cạnh cởi áo, nắn tay, bóp vai, miệng liến thoắng sai các em:
-   Tám, rót cho anh Năm mày cốc nước.
-   Út, quạt cho anh Năm mày tý con.
-   Ông Bảy, để  cái ba lô lên giường cho nó, sao lại để giữa nhà vậy nè.
-   Cởi áo ra con, cởi áo ra cho mát. Tụi mày đi chiến đấu xa, tao nhớ tụi mày muốn chết. Tối nào má cũng thắp hương khấn bề trên phù hộ độ trì cho chúng mày được an lành, mạnh khỏe. Má tin mà, chúng mày không hề chi.
-   Má à, đánh Mỹ bao nhiêu năm chẳng chết được, bây giờ đánh Miên nhằm nhò gì, chết sao được - Tôi nói.
Ông Bảy chen vào:
-   Đừng có mà chủ quan Năm ạ, chúng mày đi lâu thế cả nhà lo lắm, chị Tư và các em mày ngày nào cũng nhắc.
Má Bảy giục chị Tư:
-      Tư, đi ra ngoải mua vài ký thịt chuột, cả rau càng cua nữa. Thằng Năm gọi mấy ổng bên nhà trưa nay ăn cơm nhà ta luôn nhé. Tám, mày qua nhà bển mời mấy ổng sang nhà chơi rồi ăn cơm luôn, đi đi con!
-   Dạ! Má bảo thằng út để dành con trái mận với, nó lấy hết quả bự, quả ngon rồi (tôi mang được túi mận mua từ bến phà Mỹ Thuận về)
-   Ở bển mấy người, anh Năm? Em Tám hỏi tôi.
-   Ba người em ạ.
-   Vậy là năm đứa nghe, Tư!
Chị Tư và sáu Nguyệt tất tưởi lấy tiền, sắm đồ đi chợ. Em Tám sang nhà bên mời đồng chí chủ nhiệm, phó chủ nhiệm chính trị và đồng chí công vụ. Út Hân ngồi nhặt mấy quả mận để dành cho chị Tám, miệng nhai râu rấu những quả mận chín màu đỏ tím một cách vô tư, ngon lành.
       Tôi bỗng chốc như đứa trẻ con sống trong tình thương yêu, đùm bọc của cả gia đình má Bảy.
        Một tuần sau, tôi được đồng chí Nguyễn Quế chính ủy sư đoàn giao nhiệm vụ xuống làm chính trị viên tiểu đoàn 7 thay đồng chí Hoàng Xuân Tụy đi phép. Một tháng xuống tiểu đoàn 7 chiến đấu thay chốt trung đoàn 3 sư đoàn 9 ở hướng Châu Thành Tây Ninh. Từ đó cuộc chiến cuốn hút chúng tôi theo trận mạc, không có thời gian trở lại Phước Chỉ, không có thời gian viết thư cho ba má, chị Tư và các em.
        Đến nay chưa một lần quay lại Phước Chỉ -Tây Ninh nhưng lòng tôi không bao giờ quên hình ảnh, tình cảm mà ba má, chị Tư và các em dành cho tôi, cho chúng tôi những người lính sư đoàn 341

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2012, 08:00:03 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #383 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2012, 11:34:01 am »

    Vẫn còn nhiều chuyện nữa bạn ạ, bschung theo giõi và tham gia ý kiến giúp bác với nhé.
     Chào đồng đội trẻ QĐ4, nơi một thời các lính già như vanthang đã từng sống và chiến đấu.
    Mong bạn bschung luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, tiếp tục sự nghiệp xây dựng QĐ4 giữ vững truyền  thông vinh quang của mình.
  Chào bác vanthang@ : Chính những dòng hồi ức sống động như mới hôm qua đây ,còn nóng hổi trong ký ức những người lính chiến như các bác ,nó mang hơi thở của ngươì lính nơi tuyến đầu đối mặt với địch, trong tầm đạn thẳng ,b40 trực xạ , chúng em và những thế hệ sau nữa mới cần biết và hiểu ,còn những áng văn chau chuốt của các nhà văn chuyên nghiệp viết về chiến trận, thì không những em mà tất cả mọi người đã được thưởng thức rất nhiều rồi ,mà đọng lại rất ít ,có chăng chỉ là thêm sự ngờ vực,phân vân...!
  Em là lớp lính sau các bác rất lâu ,nhưng cũng cách nay...hơn 20 năm rồi và hiện tại em cũng không còn được góp công XD truyền thống của QD4 nữa !
  Chúc bác luôn khỏe và hạnh phúc , chúc bác sớm có đủ : Thời gian ,điều kiện ,sức khỏe và...quyết tâm quay lại thăm PHƯỚC CHỈ dù chỉ 1 lần !
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #384 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2012, 04:47:01 pm »

    Vẫn còn nhiều chuyện nữa bạn ạ, bschung theo giõi và tham gia ý kiến giúp bác với nhé.
     Chào đồng đội trẻ QĐ4, nơi một thời các lính già như vanthang đã từng sống và chiến đấu.
    Mong bạn bschung luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, tiếp tục sự nghiệp xây dựng QĐ4 giữ vững truyền  thông vinh quang của mình.
 
  Chúc bác luôn khỏe và hạnh phúc , chúc bác sớm có đủ : Thời gian ,điều kiện ,sức khỏe và...quyết tâm quay lại thăm PHƯỚC CHỈ dù chỉ 1 lần !

     Chào bạn bschung.
     Thế mà vanthang cứ tưởng là bạn còn tại ngũ, vậy thì mong bạn giữ mãi hình ảnh " Anh bộ đội Cụ Hồ" trong sự nghiệp mới của mình.
     Vanthang cảm ơn lời chúc của bạn. Nhất định rồi bác sẽ cố gắng giữ sức khỏe, quyết tâm lần này vào Long Khánh giữ kỷ niệm ngày chiến thắng Xuân Lộc, nếu có thể tiếp tục thăm lại chiến trường xưa một chuyến để nếu có nhắm mắt xuôi tay cũng đã trọn ước nguyện của mình.
      Cảm ơn bạn bschung và chúc bạn luôn khỏe, hạnh phúc, bạn nhé.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #385 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2012, 09:12:16 pm »

                                                                              (7)
                                                                     Chuyện của Nam
       Sau khi xuống tiểu đoàn 7 làm chính trị viên, cùng  đồng chí Mai Xuân Châu tiểu đoàn trưởng chỉ huy tiểu đoàn đánh chiếm (phục hồi lại) một số chốt bị mất của e3 f9 trên đất KPC ( vùng đối diện Châu Thành Tây Ninh), khoảng mười ngày sau tôi được trung đoàn đoàn gọi về Ban chính trị.
       Ngày 2/6/1978 đang làm việc với phóng viên báo QĐND và Đài TNVN báo cáo những gương chiến đấu điễn hình của trung đoàn thì đồng chí Nguyễn Hoài Nam đến gặp tôi. Thấy vẻ mặt lo lắng, bồn chồn của Nam tôi xin phép các đồng chí phóng viên ít phút có việc riêng. Nam nói với tôi: “ Anh ơi, tôi có việc này nhờ anh giúp, vợ tôi bệnh nặng, nguy to lắm rồi”
       Tôi ngạc nhiên hỏi dồn, sao vậy:
       Nam kể: “ Tôi trả phép đến nay đã chục ngày, hôm qua bắt được thư vợ nghe nói hai mẹ con đang ốm xiêu riêu mấy ngày nay, không làm được việc gì. Tôi lại ngạc nhiên, hỏi:
-     Mới trả phép được chục ngày mà đã biết vợ có thai sao?
-     Không phải, là mẹ đẻ tôi và vợ tôi ấy. Vợ tôi nói:
-     Hai mẹ con đến viện khám, bác sỹ bảo không có bệnh gì, thế mà về nhà lại đau đầu chóng mặt không ai nấu được ăn, mẹ và em không biết làm gì bây giờ. Em đang hoang mang quá thì một hôm  có ông già đi qua nhà ông nhìn thẳng vào mặt em rồi nói là nhà chị có lấy vật gì trên ban thờ của ai đó đang để trong nhà, nếu không trả ngay thì trong nhà sẽ có chuyện hung đấy.
Rồi vợ tôi lại hỏi:
-     Anh có lấy cái gì của ai đưa về đang để ở nhà không?
      Chẳng dấu gì anh tại Hà Tiên, khi Ban chính trị vào ở nhà dân, nhà tôi ở có con voi sứ rất đẹp bằng cái đầu đạn 37li ấy, đặt trên ban thờ thiên đài, tôi lấy bỏ ba lô đi phép mang theo đưa về đang bỏ ở nhà. Sao mẹ và vợ tôi không biết mà ông nào đó lại biết. Có trường hợp nào như vậy không anh? Tôi sợ thật đấy anh ạ.
      Nhờ anh xin trung đoàn cho tôi về ít ngày nếu không vợ và mẹ tôi nguy to  mất.
-   Tôi giật mình, hoài nghi hỏi lại Nam:
-   Có vậy thật sao?
-   Tôi không giám nói dối anh đâu. Tôi đi gặp thủ trưởng trung đoàn sợ các thủ trưởng lại phê bình là cán bộ chính trị mà mê tín dị đoan, mới trả phép đó lại viện cớ, đánh giá nhiều thứ.v.v…
-   Thế cậu không cho rằng tôi báo cáo thì các thủ trưởng trung đoàn không đánh giá tôi vậy chắc.
-   Anh khác, anh cố gắng giúp tôi đi, tôi sợ và lo lắm anh ạ. Tôi biết làm sao bây giờ đây.
-   Thôi được, cứ về đi để tối nay tôi gặp thủ trưởng trung đoàn lựa lời xem sao, rồi ta tính.
       
                                                                                    (Còn tiếp)
       
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Ba, 2012, 03:39:58 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #386 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2012, 06:07:27 pm »

       Nguyễn Hoài Nam thiếu úy chính trị viên phó đại đội 14 cối 120li. Nam mới được điều động về trung đoàn làm trợ lý tuyên huấn thay Trương Minh Châu xuống lam chính trị viên đại đội 15 ĐKZ. Quê Nam ở Nghệ An, vợ là công nhân nông trường cao su Nghĩa Đàn. Sau trận Khánh An-Khánh Bình Ban chính trị điều Nam lên trung đoàn thì tôi đề nghị cho Nam đi phép luôn. Nam trung thực, thẳng thắn, to, khỏe, nhiệt tình nhưng giọng nói cà lắp nên đưa Nam lên tuyên huấn cũng là nhằm kết hợp bồi dưỡng thêm một thời gian để rồi Nam trở lại đơn vị làm việc chắc chắn hơn.
        Tối đó tôi ngồi nói chuyện với chính ủy, chủ nhiệm chính trị. Khi đưa vấn đề của Nam ra, đồng chí Ngô Tùng Phong nói:
-   Anh Thắng đề nghị cho đồng chí Nam đi tranh thủ có ý gì khác không đấy?
-   Không, tôi không có ý gì khác đâu! 
Vốn là, tôi đi phép một lần từ tháng 12/ 1975 đến nay đã vài lần gợi ý với chính ủy và trung đoàn trưởng nhưng lần nào cũng được từ chối khéo, nào là anh đi lúc này trung đoàn đang bề bộn nhiệm vụ chiến đấu, nào là ban chính trị có anh giải quyết được rất nhiều việc, anh đi thì chúng tôi như bị cụt tay.v.v… và .v.v…
-   Tôi nói tiếp: nếu các anh kết hợp cho tôi đi luôn càng tốt, còn không thì để đồng chí Nam đi, tôi thấy thái độ Nam lo lắng, hoang mang quá.
       Chính ủy hỏi tôi:
-      Nếu  đồng chí Nam đi thì mất mấy ngày?
-      Cả đi, về có lẽ phải mất 12 ngày. Nếu đồng chí Nam chấp hành nghiêm. Tôi nói.
-   Anh có bảo đảm rằng đồng chí Nam sẽ chấp hành nghiêm không. Tôi giao cho anh tự giải quyết, có vấn đề gì anh chịu trách nhiệm.         
      Tôi thầm nghĩ, chẳng khác gì ông ấy nói không với tôi nhưng tôi cũng đánh bài liều. Tối hôm sau tôi gọi Nam, nói:
-   Cậu đi 12 ngày, cả đi lẫn về có được không?
   Nam nhẩm tính:
-      Từ đây về nhà mất 4 ngày, đi mất 4 ngày, vào Hà Tiên rồi trở ra mất 4 ngày. Được anh ạ. Trung đoàn đồng ý cho đi chứ anh?
-   Không cho, các ông giao cho tôi tự giải quyết. Thế này nhé, tôi cho cậu đi, nhưng là đi về Sài Gòn lấy vật tư của Ban chính trị, lý do trục trặc gì đó nên phải ở lại giải quyết trễ thời gian giờ mới tới, được không?
-   Thế thì tốt quá rồi anh ơi. Em đi tối nay luôn nhé.
-   Cậu thì lâu nay xưng tôi, giờ lại xưng em  nghe ngọt quá đấy? Cả hai chúng tôi cùng cười.
        Tối đó Nam đi thật. Đúng 12 ngày sau Nam trở lại trung đoàn không sai hẹn. Chính ủy, chủ nhiệm chính trị hình như cũng đoán ra, chẳng chất vấn tôi là Nam đi đâu, làm gì. Trở lại đơn vị Nam vẫn tích cực công tác như thường ngày. Sau khi trả được cái của nợ ấy cho gia chủ sức khỏe mẹ và vợ Nam dần bình thường trở lại.
     Cho đến bây giờ tôi vẫn băn khoăn: có chăng sự việc ấy? Có phải lúc đó chúng tôi quá tin vào những điều nhảm nhí. Có phải vì lý do đó mà mẹ và vợ Nam đau ốm không... Dù sao Tôi, Nam và cả gia đình của Nam nữa như đã cởi được sự hoài nghi, nỗi lo sợ để thanh thản bước vào cuộc sống, chiến đấu với đồng đội trên BGTN.
    Tôi nghĩ công tác chính trị, tư tưởng không chỉ cứ nói về lập trường, quan điểm, ý chí nghị lực, nhiệm vụ chính trị, trách nhiệm cán bộ, Đảng viên.v.v… Những việc làm ấy của tôi với Nam có thể là sai nhưng với tôi và Nam thì rất có hiệu quả, thiết thực ở thời điểm đó.
                               
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #387 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2012, 09:33:14 pm »

                                                               Chuyện của Th.
                                                                       (1)
       Sau chiến thắng Khánh An-Khánh Bình trung đoàn rút khỏi trận chiến về tại Hồng Ngự Đồng Tháp bổ sung trang bị chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo. Ban Hậu cần trung đoàn về cứ chở một xe vọt tiến đầy vũ khí đạn…Theo xe có Lê Quang Hùng trung úy trợ lý quân khí, Nguyễn Xuân Thanh trung sỹ thủ kho và 5 chiến sỹ vận tải bốc hàng. Đường tốt, ban đêm thông thoáng, xe chạy mát ga hơn, những người ngồi trên xe thiu thiu ngủ. Đêm đó trời sáng trăng. Đến bến phà Mỹ Thuận có Barie chắn nhưng do đang lơ mơ ngủ khi phát hiện được  Barie thì đã quá muộn lái xe không lịp xử lý, xe cứ thế lao xuống sông. Toàn bộ anh em đi trên xe đều chìm xuống nước. Lái xe đẩy cửa lao ra. Năm chiến sỹ ngồi trên xe  vớ được những hòm đạn nổi lừng đừng bơi vào bờ thoát chết. Hùng và Thanh chìm theo xe, khi kéo được xe lên thì chỉ còn Hùng. Thanh trôi ra khỏi xe mất tích. Trung đoàn để Th trợ lý quân lực ở lại giải quyết hậu quả. Ba bốn ngày sau xác Thanh nổi lên cách đó gần chục km, được một người đánh cá dong vào bờ. Th liên hệ với địa phương, địa phương cử một bí thư đoàn xã đem theo 5 du kích cùng Th chôn cất thi hài Thanh ngay bên bờ sông. Làm xong nhiệm vụ Th trở về chiến đấu trong đội hình trung đoàn.
      Khi trung đoàn hoàn thành nhiệm quốc tế về nước, Th được ra quân, đi học rồi về làm việc tại một cơ quan Trung ương ở thành phố HCM cho đến khi lên vụ phó.
      Chuyện sẽ không đáng nói nếu không có gì xẩy ra sau đó với Th.

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2012, 01:58:34 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #388 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 02:26:58 pm »

       Hơn ba mươi năm sau.
       Vào một ngày của tháng 2 đột nhiên Th bị ốm “ thập tử nhất sinh” da tái mét, mắt mờ, tóc bạc và rụng dần, bụng to ra, ăn uống đi lại khó khăn. Đến bệnh viện Th được các bs chẩn đoán là bệnh gan nhưng chữa trị không khỏi. Lý hết sức lo lắng cho chồng, ai bày vẽ gì làm nấy, hết thầy thuốc, thầy bói rồi nhà ngoại cảm Lý đều tìm đến.
      Nghe nói ở Vũng Tàu có một nhà ngoại cảm giỏi, Lý đến gặp nhà ngoại cảm ở Vũng Tàu. Nhà ngoại cảm nói với Lý: chồng chị trước đây có tham gia chôn cất một đồng đội, từ sau ngày chôn cất đồng đội ấy đến nay chồng chị không để tâm đến anh ta, chẳng khói hương gì cho anh ta cả. Linh hồn anh ta đang theo sát chồng chị hàng ngày. Chị về nói với chồng là đồng đội đang trách chồng chị lắm, mau tìm đến tạ lỗi anh ta đi, cái sự ốm đau của chồng chị có nguyên nhân từ việc đó đấy. Lý về nói chuyện ấy vói chồng, Th suy tâm lại, nhớ ra vụ chôn cất Thanh dịp Tết năm Mậu Ngọ (1978). Vợ chồng Th nói chuyện ấy với bạn chiến đấu cùng đơn vị trước đây là  Bàn, nhờ Bàn giúp đỡ. Sẵn lòng nhiệt thành với đông đội lại có điều kiện ( Bàn đang làm phó TGĐ một công ty xây dựng) Bàn vui vẻ nhận lời.
      Một cuộc tìm kiếm nơi chôn cất đồng đội ở khu vực bến phà Mỹ Thuận về đến nghĩa trang liệt sỹ Vĩnh Long không kém phần vất vả.
                           

( Những tên trong trong bài viết này chỉ có tên liệt sỹ là chinh xác còn lại đều đã được đổi thành tên khác)

« Sửa lần cuối: 02 Tháng Tư, 2012, 02:15:12 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #389 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2012, 01:29:46 pm »

      Bàn, vợ chồng Th và nguyên chính ủy trung đoàn cùng kỳ, lên xe đi tìm nơi chôn cất thi hài Thanh cách đây hơn 30 năm.
      Đến bến phà Mỹ Thuận  theo bờ sông Tiền tìm xuống một khoảng cách khá xa, vẫn những bãi cỏ, bờ đất, lùm cây…, không thể xác định đâu là nơi đã chôn cất Thanh. Hoa tươi, trái cây mang theo héo hết, mọi người đặt hoa quả xuống bờ đất khấn vái trong thất vọng. Phải nghĩ cách tìm lại từ đầu, anh em quyết định tìm hỏi cô bí thư đoàn xã trước đây đã từng chỉ huy năm du kích chôn cất Thanh.
       Tiếp tục đánh xe về lại huyện đoàn, tìm trong hồ sơ lưu trử. Các đồng chí cán bộ cơ quan huyện đoàn nhiệt tình giúp đỡ tìm lại được tên và địa chỉ cô bí thư đoàn ngày xưa. Hỏi đến nhà cô bí thư thì mới hay cô ấy đang cùng chồng con công tác ở tận Sài Gòn. Nghe trao đổi sơ bộ qua điện thoại, cô bí thư đoàn tức tốc về quê trong ngày, rồi cùng mấy ae tiếp tục ra bờ sông nơi ngày xưa đã từng chôn cất Thanh.
       Địa hình bây giờ khác xưa quá chừng, đoàn tìm kiếm không sao xác định chính xác địa điểm. Lý một lần nữa đặt hoa quả, hương khói khấn nôm linh hồn đồng đội trong thất vọng. Trời đổ về chiều, chưa ai có hạt cơm vào bụng nhưng chẳng ai nghĩ đến chuyện ăn uống. Đang tính chuyện bỏ cuộc thì Bàn nảy ra ý định về nghĩa trang Vĩnh Long tìm Hùng và Thanh trong danh sách liệt sỹ, với hy vọng biết đâu địa phương đã quy tập  Hùng và Thanh tại nghĩa trang quê hương. Vượt hơn 30 km nữa về đến nghĩa trang Vĩnh Long ai nấy đều thấm mệt nhưng vẫn còn chút hy vọng cuối cùng. Vào gặp Ban quản trang trình bày xong nguyện vọng của mình, ban quản trang đưa cho Bàn một quyển sách ghi sơ đồ và danh sách liệt sỹ dày cộp. Cầm lấy quyển sách, Bàn luồn ngón tay vào sổ lật lên theo quán tính, lạ thay ở ngay trang sách vừa lật lên đó hai cái tên Lê Quang Hùng và Nguyễn Xuân Thanh xuất hiện. Bất ngờ, đột ngột quá Bàn hét to:
-   Đây rồi!
        Cả 4 người cùng chộp lấy quyển sách và ôm chầm lấy nhau, nước mắt trào ra sung sướng.

        Chẳng phải nói sức khỏe của Th sau này ra sao, tôi chỉ báo với các bạn rằng Th vẫn liên lạc thường xuyên với chúng tôi bằng cái giọng đầy hào hứng, phấn khởi.

                                                                       

     
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Tư, 2012, 09:05:24 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM