Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:49:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật kí Nguyễn Văn Thắng  (Đọc 321399 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VTD e1f2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 211


« Trả lời #310 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2012, 09:45:48 pm »

         Tôi đây các bác ơi ,f2 qk5 có mặt tại Tây ninh tháng 10 /78 thay chốt cho f341 ,tại Bến sỏi , mặt trận đường 13,khi tấn công bờ đê đường 10 ,donso , thì cả đội hình sư 2/qk5 chứ ko phải 1 mình e1 f2 đâu bác BY ạ , , về sau này 2 e 93 và 38 rút về mt 579 trước ,chỉ còn e1 f2 ở lại cùng qd4 ,và về sau .Xin Tham khảo thêm

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7675.msg125167.html#msg125167
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #311 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2012, 10:56:16 pm »

         Tôi đây các bác ơi ,f2 qk5 có mặt tại Tây ninh tháng 10 /78 thay chốt cho f341 ,tại Bến sỏi , mặt trận đường 13,khi tấn công bờ đê đường 10 ,donso , thì cả đội hình sư 2/qk5 chứ ko phải 1 mình e1 f2 đâu bác BY ạ , , về sau này 2 e 93 và 38 rút về mt 579 trước ,chỉ còn e1 f2 ở lại cùng qd4 ,và về sau .Xin Tham khảo thêm

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7675.msg125167.html#msg125167

hehe đồ quỉ sứ ,giờ mới chịu lên tiếng  Grin anh em người ta thắc mắc thì anh phải vào giải thích cho anh em rỏ chứ  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
VTD e1f2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 211


« Trả lời #312 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2012, 06:32:35 am »

     Xin lỗi , chậm chạp ,có j thông cảm Grin
Logged
VTD e1f2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 211


« Trả lời #313 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2012, 06:39:31 am »

          Sau khi đánh xong đường 10 Donso , chúng tôi vào đánh Prayven ,Bàu diều .Chia tay f7 , rồi  sau đó gặp lại tại U dong  BY ạ!
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #314 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2012, 02:09:43 pm »

         Tôi đây các bác ơi ,f2 qk5 có mặt tại Tây ninh tháng 10 /78 thay chốt cho f341 ,tại Bến sỏi , mặt trận đường 13,khi tấn công bờ đê đường 10 ,donso , thì cả đội hình sư 2/qk5 chứ ko phải 1 mình e1 f2 đâu bác BY ạ , , về sau này 2 e 93 và 38 rút về mt 579 trước ,chỉ còn e1 f2 ở lại cùng qd4 ,và về sau .Xin Tham khảo thêm

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,7675.msg125167.html#msg125167

hehe đồ quỉ sứ ,giờ mới chịu lên tiếng  Grin anh em người ta thắc mắc thì anh phải vào giải thích cho anh em rỏ chứ  Grin

    Không phải Vanthang thắc mắc đâu Haanh ạ. Thật lòng thì Vanthang không biết hồi đó có f2 trong đội hình QĐ4 . Qua giới thiệu của VTD vanthang mới rõ thêm. Thế mới hay cuộc tiến công của liên quân VN-KPC giải phóng thủ đô Pnom Pênh đã làm cho kẻ thù vô cùng khiếp sợ, chỉ có co chân mà chạy chứ không giám ngoái đầu lại là vì thế ( bởi lực lượng ta quá đông và quá mạnh), phải không các bạn.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #315 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2012, 02:59:10 pm »

                                               Hà Tiên ngày ấy
           (Chiến thắng  Hà Tiên, Kiên Giang 24/4/1978 của trung đoàn 266, f341)
                                                               *                         
    Theo đề nghị của đồng chí Trần Minh nguyên đại tá sư đoàn trưởng sư đoàn 315 QK5, nguyên trung tá trung đoàn trưởng trung đoàn 266 sư đoàn 341. Đồng chí Nguyễn Tấn Miên nguyên đại tá phó cục trưởng cục chính trị QĐ4, nguyên trung tá chính ủy trung đoàn 266. Tôi xin kể lại trận đánh này của trung đoàn 266 tại Hà Tiên ngày 24 tháng 4 năm 1978 để các đồng đội cùng trung đoàn, sư đoàn và các đồng đội trên diễn đàn này theo giõi, tham gia trao đổi thêm. Đây là trận dánh mà theo quan điểm của đồng chí Miên và đồng chí Minh là trận gở thể diện cho sư đoàn sau trận 8/4 không thành. Trận đánh này không được thể hiện trong quyển “ Sư đoàn Sông Lam” vì lý do tế nhị tại thời điểm quyển sách ra đời (1984).
                                                             *
       Trước khi kể trận đánh này tôi xin trích bài viết của đồng chí Trần Minh, nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 266, nguyên đại tá sư đoàn trưởng sư đoàn 315 QK5 đã nghỉ hưu. Tuy bài viết của trung đoàn trưởng Trần Minh đang rất sơ lược (vì là chỉ trích một đoạn trong hồi ký). Tôi nghĩ đồng chí là một người chỉ huy chiến đấu giỏi và rất bản lĩnh nhưng viết thì chắc chưa quen lắm. Sau đây là trích đoạn của đồng chí Trần Minh:
                                                             
                                                 " Nhớ lại Hà Tiên ngày ấy
             (Chiến thắng  Hà Tiên, Kiên Giang 24/4/1978 của trung đoàn 266, sư đoàn 341)                      Sau chiến thắng Pôn Pôt tại Khánh An, Khánh Bình, Châu Đốc, đến 30 tết đón giao thừa trên sông, trung đoàn được lệnh đi làm nhiệm vụ chiến đấu tại huyện Hồng Ngự tỉnh đồng Tháp. Sau đó sư đoàn thông báo: bọn Pôn Pôt đánh qua Hà Tiên, Kiên Giang, chúng giết dân, cướp của, đốt nhà. Trung đoàn lại có lệnh tiếp tục hành quân nhận nhiệm vụ chiến đấu phản kích đánh Pôn Pôt tại Hà Tiên, Kiên Giang.

       Ban chỉ huy trung đoàn lúc này có tôi trung đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Tấn Miên chính ủy, đồng chí Nguyễn Tiến Hạt trung đoàn phó, đồng chí Ngô Tùng Phong phó chính ủy.
        Trung đoàn cơ động về đứng chân tại núi Tô Châu, Đông Hồ. Lúc này địch đã rút chạy về phía bên kia biên giới Hà Tiên- Kam Pôt
        Tối ngày 17/4/1978 tôi và đồng chí Miên chính ủy trung đoàn đi nhận lệnh chiến đấu tại sở chỉ huy sư đoàn ở núi Thạch Động. Đồng chí Bảy Sỹ phó tư lệnh QK9 và đồng chí Vũ Cao tư lệnh sư đoàn 341 ra lệnh cho trung đoàn 266 tổ chức lực lượng nhận bàn giao trung đoàn 2(e 270, f341) phòng ngự, đánh địch tại Hà Tiên để trung đoàn 2 rút quân về phía sau nhận nhiệm vụ khác.
        Thường vụ Đảng Ủy trung đoàn hạ quyết tâm tổ chức lực lượng phòng ngự, quán triệt tư tưởng liên tục phản kích tiêu diệt địch, giữ vững trận địa phòng ngự khu vực Hà Tiên, vận dụng mưu trí, sáng tạo những thủ đoạn chiến thuật, cách đánh, luôn tạo thế bao vây, chia cắt, chủ động tiến công địch trong phòng ngự.
        Tiểu đoàn bộ binh 8 do đồng chí Nguyễn Tống Đôn tiểu đoàn trưởng và đồng chí Bùi Trọng Tiền chính trị viên chỉ huy, tổ chức phòng ngự trên hướng chủ yếu gồm các điểm tựa, những nơi quyết giữ như núi Sa Kỳ, Đá Dựng, Thụy Vạng.
        Tiểu đoàn bộ binh 9 do đồng chí Hoàng Quốc Luận tiểu đoàn trưởng và đồng chí Võ Văn Huối chính trị viên chỉ huy, tổ chức phòng ngự trên hướng thứ yếu gồm các điểm tựa núi Bà Lý, xóm Xà Xía.
         
        Tiểu đoàn bộ binh 7 được tăng cường thêm đại đội TG M113 do  đồng chí Nguyễn Chí Hùng tiểu đoàn trưởng và đồng chí Hoàng Xuân Tụy chính trị viên chỉ huy, bố trí đội hình tại núi Đề Liêm làm lực lượng dự bị phản kích trên các hướng.
        Tiểu đoàn pháo binh hỗn hợp gồm 2 khẩu 105li, 2 khẩu 85li do đồng chí Trần Vinh trung đoàn trưởng trung đoàn 55 pháo binh, trực tiếp chỉ huy, bố trí tại núi Tô Châu, Đông Hồ sẵn sàng chi viện trên các hướng chiến đấu.
         Tiểu đoàn địa phương Gia Định bố trí tại núi Thạch Động, có nhiệm vụ bắn tỉa, tạo thế nghi binh địch.
         Sở chỉ huy cơ bản của trung đoàn bố trí tại sườn Tây Nam núi Đề Liêm.

         Lúc 2h đêm ngày 23 rạng sáng 24 tháng 4 năm 1978 địch nổ súng tấn công vào các hướng. Bộ đội ta nổ súng chiến đấu với địch rất quyết liệt. Pháo binh ta bắn vào các mục tiêu (phần tử đã chuẩn bị sẵn), rất chính xác. Các tiểu đoàn ở các hướng báo cáo: bộ đội ở các điểm tựa chiến đấu rất tốt, giữ vững được trận địa. Lúc 5h30 trời sáng rõ, nắm thời cơ trung đoàn trưởng hạ lệnh phản kích. Lực lượng xe bọc thép M113 xuất kích, bộ binh xung phong đánh thẳng vào đội hình chính của địch tại khu vực núi Thạch Động, Địch chết rất nhiều trước trận địa, một số sống sót chạy về bên kia biên giới Hà Tiên
         Với thế trận phòng ngự kiên cường, vững chắc các chiến sỹ trung đoàn 266 sư đoàn Sông Lam nổ súng chiến đấu phản kích , dìm một trung đoàn địch trên biển lửa Hà Tiên, Kiên Giang, khôi phục lại trận địa, giữ vững thế trận phòng ngự, làm cho bọn Pôt phải từ bỏ ý đồ tiến công sang Hà Tiên. Bộ đội ta làm chủ chiến trường, tổ chức cho nhân dân Hà Tiên trở về sửa chữa nhà cửa, lao động sản xuất, ổn định đời sống…”
                                         Đà Nẵng ngày 14 tháng 9 năm 2011
                           Trích hồi ký của đại tá Trần Minh, người trích: Trần Minh.


« Sửa lần cuối: 07 Tháng Hai, 2012, 08:37:55 am gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #316 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2012, 03:14:33 pm »

           Chào anh vathang341! Anh trích hồi ký của nguyên Trung đoàn trưởng 266, F341 về trân chiến đấu và chiến thắng bọn Pót Ở Hà Tiên Kiên Giang rất có giá trị. Vì trận này F341 đúng là chiến thắng lớn nhưng ngay ae trong Sư đoàn cũng không mấy ai biết vì đại bộ phận LL SƯ ĐOÀN ĐÃ QUAY TRỞ LẠI TÂY NINH RỒI. Chỉ còn có Trung đoàn 266 chốt ở Hà Tiên và lập chiến công trên.

           Nhưng giá như Ông viết qua diễn biến của mấy trận trước rồi đến trận này thì tư liệu quý hơn nhiều vì ae thấy được cái khốc liệt và hy sinh rất lớn ở Hà Tiên mà trong bài viết của Tranphu341 đã kể.

                   CHÚC ANH CÙNG GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NHIỀU NIỀM VUI MỚI NĂM NHÂM THÌN NÀY!
Logged
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #317 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2012, 09:50:15 pm »

Về cuốn hồi kí này Bố em viết bằng tiếng K. ( bản thân Bố em tiếng Việt khá sõi nhưng chữ Việt thì Bố em không biết nhiều ) để hòa mạch cùng các anh thì Em phải gửi qua K cho đứa Em cùng Cha khác Mẹ nó dịch dùm ( có nhiều đoạn em cũng không thể đưa lên đây). Với em chữ k thì em cũng nói thẳng thắn với các anh ở đây là chữ nhớ chữ quên. Chí ít thì cũng hơn 30 năm em không đụng đến. :-)
Về Bố em, ông cụ mất năm 99. ( em xin tóm tắt )và đừng ai nghĩ em " khoe Bố" quá nhé . Cho dù " lịch sử" quân sự chẳng hề thấy nhắc đến ông nhưng em rất tự hào vế Bố em. Bởi vì ( kể cả các bậc chỉ huy mang hàm Tướng chưa chắc đã có đủ những huân huy chương như Bố em) những Huân chương đầu tiên của Bố em do cụ Võ Nguyên Giáp ký năm 1958 và tiếp đó là các huân huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, nhì, ba do cụ Hồ Chí Minh ký liên tục từ những năm 1960,1962,1964 rồi đến cụ Tôn Đức Thắng ký các năm 1971, 1973, Huân chương quân công những năm tiếp theo em không tính, chỉ ghi cái cuối cùng Bố em nhận do cụ Trường Chinh ký là tháng 12 năm 1984.
Khi em tham gia vào QS thấy cũng hay hay, theo mạch " nhật ký" của các anh em đọc thấy thích, em lại đang có những tư liệu của Bố nên đăng chung vào, tiện các Anh tham khảo và bổ xung thêm, chỉ có vậy thôi, chứ Bố của em giai đoạn đó phụ trách " gì đó" và vì sao ông cụ lại biết nhiều thế thì em chịu. Bố em cũng không còn sống để em hỏi " Bố ơi, lúc đó Bố giữ chức gì mà biết nhiều thế." Mong các anh thông cảm nhé. Em xin trả lại những dòng " Nhật ký" cho bác Thắng ở đây.
Chào các Anh, chúc các anh một năm mới tràn đầy sức khỏe. ( có sức khỏe là có hết mọi thứ) em nghĩ thế.


Chào bạn Vũ Đam !
Tôi có đọc nhiều đoạn hồi ký của bố bạn qua bài viết của bạn. Nhưng chưa được rỏ tiểu sử của cụ , sao lại làm tới chức vụ bộ trưởng ở K ? Nếu có thể bạn tóm tác tiểu sử của ông cụ cho anh em biết được không ?
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #318 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2012, 08:47:24 am »

          Chào anh vathang341! Anh trích hồi ký của nguyên Trung đoàn trưởng 266, F341 về trân chiến đấu và chiến thắng bọn Pót Ở Hà Tiên Kiên Giang rất có giá trị. Vì trận này F341 đúng là chiến thắng lớn nhưng ngay ae trong Sư đoàn cũng không mấy ai biết vì đại bộ phận LL SƯ ĐOÀN ĐÃ QUAY TRỞ LẠI TÂY NINH RỒI. Chỉ còn có Trung đoàn 266 chốt ở Hà Tiên và lập chiến công trên.

           Nhưng giá như Ông viết qua diễn biến của mấy trận trước rồi đến trận này thì tư liệu quý hơn nhiều vì ae thấy được cái khốc liệt và hy sinh rất lớn ở Hà Tiên mà trong bài viết của Tranphu341 đã kể.

                   CHÚC ANH CÙNG GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NHIỀU NIỀM VUI MỚI NĂM NHÂM THÌN NÀY!
   
     Chào Tranphu341!  
     Do bài viết của anh Trần Minh chỉ có vậy Vanthang đang phải làm thêm một công đoạn nữa là kể lại bối cảnh của trân đánh đó. Hết phần bối cảnh mới kể lại chi tiết trận đánh này. Xin chú và đồng đội cứ thư thả theo dõi. Gõ nhiều một lúc mỏi tay lắm, vả lại để có chuyện mà trao đổi với nhau nữa chứ, phải không chú.

    
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Hai, 2012, 11:54:31 am gửi bởi binhyen1960 » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vũ đam
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #319 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2012, 09:38:49 am »

Về cuốn hồi kí này Bố em viết bằng tiếng K. ( bản thân Bố em tiếng Việt khá sõi nhưng chữ Việt thì Bố em không biết nhiều ) để hòa mạch cùng các anh thì Em phải gửi qua K cho đứa Em cùng Cha khác Mẹ nó dịch dùm ( có nhiều đoạn em cũng không thể đưa lên đây). Với em chữ k thì em cũng nói thẳng thắn với các anh ở đây là chữ nhớ chữ quên. Chí ít thì cũng hơn 30 năm em không đụng đến. :-)
Về Bố em, ông cụ mất năm 99. ( em xin tóm tắt )và đừng ai nghĩ em " khoe Bố" quá nhé . Cho dù " lịch sử" quân sự chẳng hề thấy nhắc đến ông nhưng em rất tự hào vế Bố em. Bởi vì ( kể cả các bậc chỉ huy mang hàm Tướng chưa chắc đã có đủ những huân huy chương như Bố em) những Huân chương đầu tiên của Bố em do cụ Võ Nguyên Giáp ký năm 1958 và tiếp đó là các huân huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, nhì, ba do cụ Hồ Chí Minh ký liên tục từ những năm 1960,1962,1964 rồi đến cụ Tôn Đức Thắng ký các năm 1971, 1973, Huân chương quân công những năm tiếp theo em không tính, chỉ ghi cái cuối cùng Bố em nhận do cụ Trường Chinh ký là tháng 12 năm 1984.
Khi em tham gia vào QS thấy cũng hay hay, theo mạch " nhật ký" của các anh em đọc thấy thích, em lại đang có những tư liệu của Bố nên đăng chung vào, tiện các Anh tham khảo và bổ xung thêm, chỉ có vậy thôi, chứ Bố của em giai đoạn đó phụ trách " gì đó" và vì sao ông cụ lại biết nhiều thế thì em chịu. Bố em cũng không còn sống để em hỏi " Bố ơi, lúc đó Bố giữ chức gì mà biết nhiều thế." Mong các anh thông cảm nhé. Em xin trả lại những dòng " Nhật ký" cho bác Thắng ở đây.Chào các Anh, chúc các anh một năm mới tràn đầy sức khỏe. ( có sức khỏe là có hết mọi thứ) em nghĩ thế.


Chào bạn Vũ Đam !
Tôi có đọc nhiều đoạn hồi ký của bố bạn qua bài viết của bạn. Nhưng chưa được rỏ tiểu sử của cụ , sao lại làm tới chức vụ bộ trưởng ở K ? Nếu có thể bạn tóm tác tiểu sử của ông cụ cho anh em biết được không ?


Xin mạn phép bác Thắng ( chủ nhà)  và các bác khác ở đây cho tôi " mượn" một góc bàn" nơi bàn nước  trong nhà bác để " trà lá" với bạn Lam Sơn một chút. ( có gì không phải bác Thắng và các bác khác " xá tôi" cho tôi)

Chào bạn Lam Sơn!
Như tôi đã viết ở dòng chữ in đậm trên. Đây là trang nhật ký của bác Thắng. Lẽ đó ( theo suy nghĩ chị gái của tôi người của một thời đang học đại học rồi tình nguyện khoác áo lính, từng là lính Qk7, đơn vị chị gái tôi là trường Chính trị 3 đóng cạnh Thành ông Năm từng cũng " tiếp quản" toàn bộ học sinh K sang học tập những ngày đầu CPC mới giải phóng, sau đó ra quân trở về đi học tiếp tại khoa văn của trường Tổng hợp _ chị tôi là người biết viết nhưng không viết mà chỉ là độc giả thầm lặng đọc trang web này) thì : rằng, mà, là: nên trả lại những giọt suy tưởng một thời " máu và hoa" của bác Thắng trở lại cho bác ấy và những đồng đội khác và dừng tất cả tại đây. Lẽ đó bạn hay các bạn khác cũng đừng hỏi về tiểu sử của Bố tôi nữa. Theo chị của tôi thì: có những dòng tiểu sử ....có muốn biết nhiều hơn cũng không thể biết được. Có những câu hỏi " vì sao" " tại sao" cũng không ai được quyền " giải thích" cho ( kể cả người thân của mình).
Ví dụ như "cái họ" tôi đang mang bây giờ thì ngoài đang gắn" chết" với tôi cũng đang gắn tiếp sang đời con, đời cháu  thậm chí sẽ tới đời chắt của tôi mà đích thực " nó"  không phải họ gốc của Bố tôi . Sông có Nguồn, Người có Tổ tông gốc gác . Vậy đến bao giờ chúng tôi mới được trả " trả lại" cái " họ" gốc của mình? khi mà Bố tôi ( người Campuchia chính gốc) không còn nữa? cả họ bên Nội nằm ở những Mộ tập thể thời diệt chủng . Chúng tôi mỗi lần về quê cũng chỉ biết đứng trước tất cả mà khấn vọng ( bạn Lam Sơn và các bạn khác nên thông cảm dùm tôi) . Tôi bị chị gọi điện mắng mỏ nhiều quá. Chị tôi nói:  Đọc qua đọc lại thấy các bác " soi chữ, soi kỷ niệm chiến trường " nhiều hơn là " đồng mạch giọt suy tưởng" .( Dân K gốc của chúng tôi vẫn là chế độ " mẫu hệ" cho nên tôi nghe chị) . Tôi dừng lại ở đây.
Những dòng trên đây là tâm tình của tôi gửi bạn Lam Sơn đồng cũng gửi tất cả những các bác nào khác muốn tìm hiểu về Bố tôi. Tôi thì vẫn mang chất lính cho đến bây giờ vì thế đôi khi tôi cũng thẳn thắn hòa đồng cùng tất cả. Có sao nói vậy. Tuy nhiên ( cũng vì thế) đã có những điều sau 30 năm không nên nói mà tôi đã nói đã tâm sự cùng một cách hồn nhiên trong nhà bác Khương 7704 khiến cho " rối rắm" thêm nhiều thứ. Chị tôi cũng nói: bao giờ bác Khương tham gia " xây nhà" mới thì vào " trà lá" với bác ấy, còn không thì thôi hãy "lướt web" như chị ấy và nuốt luôn cả những " hồi ký" vào lồng ngực thì tốt hơn " ngứa tay" rồi trải bày .
Sáng nay, tôi tâm sự hơi nhiều với các bác ở đây. Mong các bác lần nữa thông cảm cho tôi. Tối qua tôi cũng mới gặp chị tôi. ( từ trước tết đến giờ tôi không gặp chị). Câu chuyện của chị khiến tôi cũng mất ngủ, chị tôi kể là trước tết chiều 28, 29 khi tất cả quây quầy thì chị cần đi thăm các liệt sĩ, với một chút " gọi là" chị nhang khói vàng tiền cho các đồng đội vô danh chia nhau có tiền " về quê" với gia đình. Và vào các ngày rằm, mùng một chị thường đi lễ Chùa, sau đó đi một vòng thắp hương cho các liệt sĩ . Từ nghĩa trang TP, đến Bình Dương, Tây Ninh, có biết bao nhiêu nấm mộ vô danh ở các nghĩa trang đó . Nơi đó có bao nhiêu đồng đội tôi, đồng đội của bạn, của chị nằm đó và dưới những nấm mồ vô danh đó... ai thật ra là ai ? chúng ta những người có " may mắn" đang sống liệu sẽ có bao giờ có ý nghĩa đi tìm hiểu "bạn là ai?" để rồi sẽ trả lại được đúng tên cho những đồng đội vô danh ấy không?
Xin dừng lại ở đây, chúc bạn  Lam Sơn và tất cả các anh , các bạn những ngày năm mới sức khỏe tràn đầy, bình an và may mắn .
Logged

Có những lúc thịt ấm chân răng, nhưng có khi ăn toàn muối trắng.. một thời không bao giờ ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM