Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 05:46:26 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật kí Nguyễn Văn Thắng  (Đọc 321378 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
ThangLong69
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 162


« Trả lời #20 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2011, 09:20:20 pm »

Nhầm là nhầm thế nào được ThangLong69 ơi. Grin
 Dù ai nói gì và nguồn từ đâu thì BY vẫn khẳng định trước Tết Âm lịch 1979 bác Phạm Văn Đồng đã sang K lần đầu tiên sau ngày GP là thời điểm đó. Grin

hìhì...có khả năng người được đơn vị binhyen bảo vệ vòng ngoài ở SB Pochentông ngày 20/01/1979 không phải là thủ tướng PVĐ  Grin vì rất khó có chuyện nguyên thủ quốc gia đi thăm chính thức và công khai ( có đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ) nước khác 2 lần trong vòng chưa đầy 1 tháng. 
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #21 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2011, 07:59:08 pm »

By và các đđ ơi !
Văn Thắng vừa gọi điện thoại trao đổi lúc 18h30 chiều nay với trung tướng Lê Hải Anh- nguyên phó TTMT, nguyên trung tá trung đoàn trưởng trung đoàn 270 f341 lúc tham gia giải phóng thủ đô Pnom Pênh. Bác Hải Anh nói : “Trưa ngày 7 tháng 1 năm 1979 e273 và e 270 cùng hành tiến trên đường 1, vượt qua cầu Mô Ni Vông vào thành phố. Sau đó Sư đoàn lềnh cho e270 lùi lại, chỉ để e273 vào thành phố thôi.
Tối ngày 7 tháng 1 bắn nhầm nhau, đó là lực lượng QĐ2 đánh từ hướng QK9 lên. Họ tưởng hướng QĐ4 chưa vào được thủ đô Pnom Pênh. Thấy lực lượng phía trước mạnh, nghi là địch, họ chủ động tấn công. Sau đó 2 Quân đoàn liên lạc được với nhau thì ngừng bắn ngay.
Máy bay của thiếu tướng Lê Hữu Đức sang Pnôm Pênh ngày 8 tháng 1 là ông đi thị sát chiến trường để bảo đảm chắc chắn trước khi báo cáo với TW rằng: ta đã đánh chiếm và làm chủ hoàn toàn thủ đô Pnôm Pênh.”
                                Xin cảm ơn các đđ ! 



Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #22 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2011, 10:00:50 pm »

 Bác vanthang341ht !

 Trong chiến dịch giải phóng K 1979 thì QD2 đánh 2 mũi tấn công, mũi thứ nhất đổ bộ lên cảng Sihanoukville thì gặp nhiều khó khăn, để xoay sở đảm bảo nhiệm vụ theo hướng của QD2 đã là rất khó khăn rồi. Mũi thứ 2 tấn công theo QL2 từ hướng An Giang sang thì trên Wiki đã tổng kết đây. Mời bác nghiên cứu thêm. Grin

 Tại mặt trận phía nam, từ An Giang, quân Việt Nam bắt đầu vượt biên giới vào ngày 3 tháng 1 năm 1979 và tấn công theo hai hướng. Hướng thứ nhất, Sư đoàn 325 và Sư đoàn 8 tiến về phía Tây, dọc theo quốc lộ số 2. Ngày 5 tháng 1 năm 1979, trong khi lực lượng Quân khu 9 tiến đánh Takéo, sư đoàn 325 bắt đầu hành tiến theo hướng Tây Bắc. Lực lượng Khmer Đỏ của Quân khu Tây Nam do Ta Mok chỉ huy khét tiếng cuồng tín đã chuẩn bị công sự phòng thủ ở Tuk Meas trên đường 16, ở khoảng giữa biên giới và Chhuk. Phải mất hai ngày giao chiến, Sư đoàn 325 mới có thể đánh tan tuyến phòng ngự của Khmer Đỏ và chiếm được khu vực Tuk Meas. Cùng lúc đó tướng Nguyễn Hữu An cũng tung Sư đoàn 8 theo hướng tây để đánh chiếm quận lỵ Kampong Trach, nằm ở giao điểm với đường quốc lộ ven biển.

Nắm quyền chỉ huy trực tiếp trung đoàn xung kích 24, tướng Nguyễn Hữu An dẫn trung đoàn tiến từ Tuk Meas về Chhuk. Các quân xa của Việt Nam gồm xe tăng hạng nặng, xe tải và trọng pháo di chuyển khó khăn trên đường đất và ruộng lúa nên đã bị quân Khmer Đỏ phục kích phá hủy một số xe và pháo, sở chỉ huy của tướng An cũng bị tổn thất và tạm thời mất liên lạc với các lực lượng còn ở phía sau. Tới chiều ngày 7 tháng 1, lực lượng xung kích đã ra đến đường số 3, và trong quá trình tiến công đã đánh tan sư đoàn quân Khmer Đỏ phòng ngự Chhuk.

Trong hai ngày 4, 5 tháng 1 năm 1979, từ đảo Phú Quốc, hai phân đội Hải quân Việt Nam gồm một số tàu tuần tiễu loại lớn của Mỹ, hai tàu khu trục Petya của Nga, cùng nhiều tàu chiến nhỏ chuẩn bị chuyển Lữ đoàn Hải quân 101 và 126 đổ bộ. Hải quân cũng lập trận địa pháo 130mm ở mũi đảo Phú Quốc để yểm trợ cho lực lượng đổ bộ.

Sẩm tối ngày 6 tháng 1, toán quân đặc công gồm 87 người bí mật đổ bộ và tấn công chiếm một trận địa pháo Khmer Đỏ bảo vệ bờ biển, cùng lúc, pháo 130mm bắt đầu bắn phá các vị trí quân Khmer Đỏ. Lập tức các thuyền tuần tiễu loại nhỏ của Khmer Đỏ xuất kích từ quân cảng Ream và các bến cảng nhỏ tấn công vào Hải quân Việt Nam. Sau một trận giao chiến trên biển, do có ưu thế về số lượng và hỏa lực, Hải quân Việt Nam đẩy lùi hoặc đánh chìm hầu hết các tàu Khmer Đỏ, nhưng một tàu của Việt Nam cũng bị trúng đạn, khiến nhiều thủy thủ bị thương vong[25]. Số tàu phóng lôi Khmer Đỏ chạy thoát khỏi cuộc hải chiến và các cuộc không kích của không quân Việt Nam, đến ngày 16 tháng 1 lại bị Hải quân Việt Nam chặn đánh trong vịnh Thái Lan và bị tiêu diệt gần hết.

Tối ngày 7 tháng 1, Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 tiến hành đổ bộ ở chân núi Bokor, nằm ở khoảng giữa thị xã Kampot và cảng Sihanoukville. Lữ đoàn đổ bộ được toàn bộ 3 tiểu đoàn và số xe lội nước, xe bọc thép, nhưng do thủy triều lên cao, không có đủ chỗ triển khai đội hình, nên không đổ bộ được số xe tải, và đến tối, 3 tiểu đoàn nữa theo dự định cũng sẽ đổ bộ lại phải rút ra ngoài.


 Bác vanthang341ht lưu ý phần được tô màu đỏ. F325 tối ngày 7.1.1979 mới tiến đến được QL3 đoạn tiếp giáp với QL2 thì còn cách xa Phnom Penh lắm. Như vậy có thể nhận định là QD2 không thể có mặt tại gần Phnom Penh trong buổi tối 7.1.1979 được, mũi của F325 căng thẳng lắm ngay đến sở chỉ huy QD2 còn có những thiệt hại thì đủ hiểu sự căng thẳng của chiến trường.

 Mũi tiến quân đổ bộ từ hướng cảng biển thì không lên nổi bờ đến tận sẩm tối ngày 6.1.1979 cơ bác ơi.

 Nếu có thì chỉ có mũi của F10 QD3 tiến theo QL6 tối ngày 7.1.1979 vào sát Phnom Penh còn gần chục km nữa thì họ nhận được tin thủ đô Phnom Penh đã giải phóng nên quay ra, trên VHM đã có 1 CCB đi mũi này và đã nói lên điều đó, chưa có ai là lính QD2 xác nhận như Trung tướng Lê Hải Anh đã nói bác ạ.

 2 Phân đội Hải quân VN tức 2 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ tấn công từ hướng bãi biển Sihanoukvilie lên đất liền, họ đã nằm lại ở đây này bác vanthang341 ht ạ.

 

 

 
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2011, 01:13:45 am gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #23 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2011, 10:09:39 am »

“Tiếp theo chúng tôi tham gia giải phóng Pnom Pênh”
   Ngày 14.1.1979 Quân đoàn 4 giao: “Sư đoàn 341 có nhiệm vụ truy quét địch, tổ chức xây dựng chính quyền, bảo vệ tỉnh Kông Pông Spư, bảo vệ hướng Tây Nam  thủ đô Pnom Pênh”.
   Ngày 18 tôi rời khỏi Trung đoàn 273 về sư đoàn bộ khu vực nhà máy đường, nơi giao nhau của quốc lộ 4 và tỉnh lộ 26.
   Tối đó tôi lên báo cáo tình hình Trung đoàn 273 với chính ủy Nguyễn Quế và chủ nhiệm chính trị Nguyễn Tấn Miên. Nghe báo cáo xong đồng chí Miên bảo tôi chuẩn bị để sáng mai đi cùng đồng chí Miên xuống Trung đoàn 266 (e266 đang ở khu vực thị xã Kông Pông Spư). Tôi xin chủ nhiệm cho nghỉ tắm giặt một ngày rồi sẽ lên sau. Chủ nhiệm đồng ý và cử đ/c Sơn trợ lý Dân vận đi cùng.
   Sáng hôm sau chiếc xe Zep chở đồng chí Ba Chí phó chính ủy sư đoàn, đồng chí Nguyễn Tấn Miên, đồng chí Sơn, 1 đồng chí vệ binh. Trên xe tất cả là 5 người (kể cả đồng chí Độ lái xe).
   Xe khởi hành lúc 7h, dọc đường gặp dân Campuchia đi ngược chiều khá đông. Khi xe cách thị xã khoảng 7km thì từ xa đã thấy chiếc xe con màu trắng nằm chắn ngang đường. Liên tưởng đến hiện tượng dọc đường thấy dân KPC nhìn xe mình với con mắt khác lạ, sinh nghi. Phán đoán có thể bị Pốt phục, đồng chí Miên bảo đồng chí Độ cho xe chạy chậm lại thì lập tức súng bộ binh phía trước bắn tới tấp. Xe Zép bị thủng lốp trước. Mọi người lao ra khỏi xe chạy tạt xuống vệ đường, lẻn trong các bụi cây, vượt qua khúc sông gần đó lùi về phía sau. Đồng chí Sơn sau khi ra khỏi xe chạy thục mạng về sư đoàn mặt tái nhợt, nói trong hơi thở gấp: phục! xe bị phục…
   Ngay sau đó Tiểu đoàn 5 được lệnh hành quân tới giải cứu. Đến 17h cùng ngày 4 đồng chí trở về an toàn, quần áo ướt sũng lấm lem bùn đất, mặt hốc hác…
   Cũng từ đây trên chốt các đại đội, tiểu đoàn, phía trước các trung đoàn địch liên tục bu bám, phản kích bằng lực lượng bộ binh đông, có cả xe tăng, thiết giáp, pháo, cối… yểm trợ.
   Ngày 21 tôi được giao nhiệm vụ xuống Trung đoàn 266. Tôi theo xe Ban Tác chiến xuống đến trung đoàn bộ rồi đi thẳng xuống Tiểu đoàn 9. Đến Tiểu đoàn 9 đồng chí Văn Đình Tùng tiểu đoàn trưởng dẫn tôi xuống Đại đội 9. Đoạn đường từ tiểu đoàn đến đại đội khoảng 1km, hai chúng tôi lúc đi, lúc chạy, lúc bò…đến nơi đại đội trưởng Nguyễn Hồng Quảng tiếp chúng tôi dưới hầm. Đồng chí Quảng hỏi đồng chí Tùng: “đại đội em được bổ sung thêm cán bộ đại đội à; lại có thêm tay súng nữa! Đồng chí Tùng nói: “Anh Thắng ở Phòng Chính trị xuống c9 uống rượu đấy”. Đồng chí Quảng đáp lại “nước chẳng có mà uống nữa là rượu. Anh ngồi thụp xuống đi không thì uống “nước đỏ” đấy”. Tôi bó gối ngồi thụp xuống hầm. Đáy hầm được phủ thêm cành, lá cây trên đó trải một tấm vải để đỡ lấm bùn. “Quân số đại đội còn mấy người?” – tôi hỏi đồng chí Quảng. “Nếu tính cả 2 đồng chí vừa bị thương thì hơn nửa trăm, chính xác là 55 người”. Đồng chí c viên đâu? Đang xuống chốt trung đội nơi 2 đồng chí vừa bị thương”
   Phía trước đạn bộ binh vẫn điểm xạ thưa thớt. Bỗng có tiếng nổ lớn cách hầm khoàng 5m đất bùn bắn tung tóe vào chỗ chúng tôi ngồi. Đồng chí Tùng nói “cối 82 của bọn Pốt đấy, nó bắn vu vơ mà. Tức thật! bọn này phải vượt ra ngoài công sự mà đánh thôi, đánh lớn vào. Cứ ngồi hầm để chúng bu bám thế này thì ức lắm, mình lại bị tiêu hao nữa. Phía trước chúng tôi phải đến một trung đoàn áo đen. Anh thấy đấy có cối 82, có pháo 105, có tiếng thiết giáp, xe tăng nữa. Truy quét phải là bọn địch tan rã, đằng này…”. Đại đội trưởng Quảng đồng tình và nói thêm vào “nhờ ông Táo về trời tâu với Ngọc Hoàng là đánh lớn thôi, để chúng em có gạo, thịt mà ăn Tết nữa. Mấy ngày nay thiếu gạo đói meo rồi!”.
   Tôi chợt nhớ ra hôm này là ngày 23 tháng chạp, chỉ còn 6 ngày nữa là Tết rồi, tháng thiếu mà.
   Tối đó, tôi về trung đoàn ngủ tại Ban Chính trị ở thị xã Kông Pông Spư. Tiếng súng bộ binh cứ nổ lụp bụp. Máy điện thoại thỉnh thoảng lại reo. Số lượng cán bộ chiến sỹ ta hy sinh, bị thương lại tiếp tục được cộng thêm.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
hungf10
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #24 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2011, 10:27:04 am »

 Grin  23 tháng chạp"tây" hay "ta",tết "ta" hat "tây"hả thầy Grin
Logged
Tanloc555
Thành viên
*
Bài viết: 200


« Trả lời #25 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2011, 10:32:53 am »

Vanthang341ht@: Năm 1979 tôi cũng tham gia chiến dịch giải phóng Căm pu chia. Hồi đó tôi phục vụ trong Quân chủng Không quân, tôi là Trợ lý cho Anh hùng Nguyễn Văn Bảy (Mũi trưởng mũi KQ số 1) đi theo hướng SG - Tây Ninh - vượt biên giới và sau đó vào tiếp quản sân bay Pochentong.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #26 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2011, 05:56:38 pm »

        - Bạn hungf10Trong dân gian khi đã nói đến tháng chạp thì là nói về tháng 12 âm lịch . Thời gian này bọn Pot đã chủ động phản công ta . Rất nhiều đ/v đã bị thiệt hại và gặp khó khăn . Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 273 cũng bị Pót vây và tập kích . Ko thể tiến thoái được trong mấy ngày trước và sau tết âm lịch của ta 79-80 .
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #27 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2011, 08:34:45 pm »

Chào tanloc555 Cheesy
Đồng đội vào sân bay Po-chen-tông ngày nào của tháng 1 năm 1979 vậy? May có diễn đàn này mà "lính mặt đất" và "lính trên trời" lại gặp nhau nhỉ?
Chúc tanloc555 khỏe, hạnh phúc.Cheesy
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #28 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2011, 08:15:02 pm »

Gửi Binhyen !
Vanthang341ht phục tài binhyen nhiều lắm. Chắc binhyen có cả đống hồ sơ, tài liệu, tư liệu trên bàn. Cả việc xử lý tư liệu, tài liệu ấy nữa chứ. Bộ nhớ của binhyen cũng sắp xếp thật khoa học, ngăn nắp như các ô thuốc bắc vậy. Cứ như là binhyen lập một google trong bộ não của mình, đụng đâu là mang ra dẫn chứng ngay kể cả Đông - Tây, Kim cổ. Ngồi trước đài tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam là binhyen sao? Còn khỏe mạnh và sung sức lắm. Vanthang cứ ngờ ngợ là tranphu341. Chúc binhyen và baoieo luôn khỏe, vui phục vụ cho diễn đàn ngày một phát triển nhé.
Diễn đàn một thời máu và hoa mới thú vị làm sao!
Bữa hôm 29-9 nghe binhyen nói cụ Thế Bôn đã mất cách đây 10 năm rồi. Vanthang cũng nghe mang máng từ lâu, phải chăng cụ lên cơn nhồi máu cơ tim, hay xuất huyết gì đó khi đang chơi bóng bàn với anh em phải không? Cụ Vũ Cao f341 cũng đã qua đời vài tháng trước đây.
Các cụ cao tuổi hơn chúng ta. cấp trên của chúng ta người đi xa, người còn ở lại, có người đang nằm tại chổ, không nhớ gì nữa, không biết gì nữa.
Lại có những đồng đội nhập ngũ năm 1971, 1972, đến 1979...một thời chiến đấu oanh liệt trong đội hình với chúng ta sau này phục viên. xuất ngũ về địa phương cuộc sống còn khó khăn lắm. Ở Hà Tĩnh của Vanthang lính Sư đoàn 341 hiện còn sống có khoảng gần 1500 người. Có những đồng đội mới 55, 60 tuổi mà cứ như ông cụ 70, 75 tuổi vậy, tội lắm. Tại nhà tưởng niệm Sư đoàn 341 ở Thanh Hóa, tỉnh Hà Tĩnh còn danh sách của 825 đồng đội đã hy sinh. Rất nhiều đồng đội có tên trong danh sách nhưng không biết hài cốt ở đâu.
Qua diễn đàn này Vanthang muốn thay mặt các đồng đội Sư đoàn 341 Hà Tĩnh những người đang sống cũng như những đồng đội đã hy sinh, gửi tới đồng đội của những sư đoàn bạn một thời sát cánh bên nhau, sống chết có nhau trên khắp chiến trường biên giới Tây Nam của Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả trên đất nước Campuchia.
Vanthang không viết được nhiều, không nắm được nhiều, trí nhớ ngày càng giảm sút nhưng cũng cố gắng làm những gì có thể gọi là chút tri ân với những đồng đội đã ngã xuống.
       Chúc sức khỏe, hạnh phúc tới gia đình binhyen và các đồng đội
                                       vanthang341ht
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #29 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2011, 07:33:54 pm »

Nói chuyện với các giáo viên trường THPT Bùi Thị Xuân ở Sài Gòn

Sau chiến thắng ngày 23, 24 tháng 4 năm 1978 của Trung đoàn 206 ở Hà Tiên – một trận thắng oanh liệt, vang dội làm hả dạ cả sư đoàn, rửa được cái đau trong trận ngày 8 đến ngày 10 tháng 4 ở Lục Sơn. Tôi có việc trở về Sài Gòn.
Tối 26 vừa về tới nơi thì cô giáo hiệu trưởng đến gặp tôi và yêu cầu sáng hôm sau đến nói chuyện với cán bộ, giáo viên nhà thường. Quần áo tôi đang lấn lem bùn đất và thuốc súng từ biên giới. Thấy hiệu trưởng khẩn thiết và sốt sắng, tôi nhận lời. 7 giờ sáng ngày hôm sau 27/4/1978 tôi đến trường ngồi sau xe máy của cơ quan do chiến sỹ vệ binh cầm lái. Tôi nghe đồng chí ấy nói: “Hai, ba ngày rồi, ngày nào cô ấy cũng đến đây hỏi có ai thủ trưởng trung đoàn về không, để nhờ nói chuyện. May quá hôm nay thủ trưởng về” (chiến sỹ vệ binh gọi tôi là thủ trưởng, chứ lúc đó tôi chỉ là trợ lý một tuyên huấn trung đoàn).Tôi nghĩ hèn chi vừa về tới nơi lại gặp ngay cô ấy.
Vào trường thấy các cán bộ giáo viên đã ngồi kín cả hội trường khoảng gần trăm người. Cô hiệu trưởng nói: “có cả trường bạn sang”.

Bác ơi có thì nói không có thì thôi ! năm 1978 tôi đang học BTXuân đây.Tôi là đoàn viên thanh niên đi bộ đội 9/78 khi đang học lớp 11.Hiệu trưởng BTXuân lúc đó là thầy Huy.Còn họ của thầy thì tôi quên mất rồi. Huh
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM