Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 03:00:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (Đọc 114018 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #400 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 01:13:09 am »

 Embarrassed Embarrassed ầy bác daibangden chơi khó em quá, nhà em dốt nát món ngoại ngữ lắm ạ, món này em xin kiếu ạ Grin Grin
 còn về vụ "phiểu bầu của nông dân giá trị thấp hơn so với công nhân" thì em đã trích nguồn đầy đủ đấy ạ,
 các bác sáng ra có thể lên thư viện nào đó kiếm qyển sách kia tìm đúng trang phần mà em trích là sẽ thấy, em dám viết vào bài vì nó là bài của cụ Vũ Đình Hòe "nguyên bộ trưởng trong chính phủ lâm thời chính phủ liên hiệp lâm htời và chính phủ kháng chiến của nước VNDCCH"  ( đúng theo sách ghi đấy ạ) - nói có sách mách có chứng đấy a.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #401 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 01:29:45 am »


Đồng ý là bác danhthanh không dám ...bịa chuyện này. Grin Cụ Hòe vốn là nhà trí thức tiếng tăm hồi giữa thế kỷ 20 không ai dám nghi ngờ khả năng của cụ. Nhưng có thể do hạn chế của công nghệ thời ấy nên việc dịch thuật văn bản từ Nga văn sang Pháp văn có khâu nào đó chưa chuẩn chăng?

Tôi cũng tin các nhà lập hiến Liên xô là những người tài. Grin Họ không bao giờ có sai sót như vậy đâu.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #402 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 02:16:46 am »

Bác tuanb5, bạn danhthanh và các bác: mọi người cứ bình tĩnh, chúng ta trao đổi với nhau để thêm hiểu biết thôi, còn cũng chẳng bề trên nào quan tâm đến ý kiến của ta đâu. Nhưng: nên xem kỹ văn bản các bên, có Hiến pháp, có luật bầu cử, có nghị định nọ kia, nhiều thứ lắm. Còn trong Hiến pháp nguyên bản tiếng Nga, đó là các chương quy định hệ thống bầu cử. Trong đó không có quy định giá trị phiếu bầu loại này loại kia, và nói rất rõ mọi công dân đều bình đẳng. Trong đó chỉ có từ "công dân", từ "người lao động", từ "quân nhân", từ "đàn ông" và "đàn bà", không có từ "công nhân", cũng không có từ "nông dân", vậy thôi. Ráng đọc được bản gốc rồi tìm hiểu tiếp thì hay hơn. Cụ Hòe nói trong văn cảnh nào, nói đến ý nào cũng phải tìm hiểu, có thể có nhầm lẫn cũng có thể không, khoan kết luận ai đúng ai sai vội.

Còn chuyện giá trị phiếu bầu khác nhau thì các bác chắc biết phiếu Đại cử tri ở Mỹ khác với cử tri thường, nhưng đó lại là chuyện khác rồi.

Bạn danhthanh cứ trao đổi tiếp trên tinh thần mọi người cùng bình đẳng.
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #403 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 09:02:22 am »

...
 còn về vụ "phiểu bầu của nông dân giá trị thấp hơn so với công nhân" thì em đã trích nguồn đầy đủ đấy ạ,
 các bác sáng ra có thể lên thư viện nào đó kiếm qyển sách kia tìm đúng trang phần mà em trích là sẽ thấy, em dám viết vào bài vì nó là bài của cụ Vũ Đình Hòe "nguyên bộ trưởng trong chính phủ lâm thời chính phủ liên hiệp lâm htời và chính phủ kháng chiến của nước VNDCCH"  ( đúng theo sách ghi đấy ạ) - nói có sách mách có chứng đấy a.
1. Nhân tiện bạn có thể chụp ảnh cái trang sách đó và post lên đây được không?
2. Nếu cụ Hòe có viết như thế thì bạn hãy tìm xem cụ nói đến bản hiến pháp nào của Liên Xô rồi trích dẫn - bằng tiếng Nga, bằng link cũng được - để mọi người cùng khảo chứng!
Cảm ơn nhiều!
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Ba, 2013, 09:41:55 am gửi bởi Quocngoaicu » Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #404 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 10:49:31 am »

Nghiên cứu khoa học càng tiếp cận được nguồn tài liệu gốc càng tốt. Nếu dùng nguồn thứ phát thì nhà nghiên cứu cần có tư duy hoài nghi khoa học để tránh mắc sai lầm trong nghiên cứu ban danhthanh ạ!

Các đồng chí khác có thể cho biết Điều 6 Hiến pháp Liên Xô thực chất dùng để khống chế nhà nước hay chuyên chính giai cấp trong nhân dân?
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #405 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 04:38:22 pm »

Nghiên cứu khoa học càng tiếp cận được nguồn tài liệu gốc càng tốt. Nếu dùng nguồn thứ phát thì nhà nghiên cứu cần có tư duy hoài nghi khoa học để tránh mắc sai lầm trong nghiên cứu ban danhthanh ạ!

Các đồng chí khác có thể cho biết Điều 6 Hiến pháp Liên Xô thực chất dùng để khống chế nhà nước hay chuyên chính giai cấp trong nhân dân?
CẢ HAI  Grin
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #406 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2013, 09:57:27 am »

Nghiên cứu khoa học càng tiếp cận được nguồn tài liệu gốc càng tốt. Nếu dùng nguồn thứ phát thì nhà nghiên cứu cần có tư duy hoài nghi khoa học để tránh mắc sai lầm trong nghiên cứu ban danhthanh ạ!

Các đồng chí khác có thể cho biết Điều 6 Hiến pháp Liên Xô thực chất dùng để khống chế nhà nước hay chuyên chính giai cấp trong nhân dân?
CẢ HAI  Grin
Xét một cách cơ bản nhất thì điều này dùng để khống chế quyền lực nhà nước.

Bối cảnh ra đời của Điều 6 Hiến pháp Liên Xô năm 1977 xuất phát từ lý luận nội bộ về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, Đảng không làm thay nhưng phải quản chặt quyền lực nhà nước, cũng như tác động từ bên ngoài từ sự kiện Mùa Xuân Praha 1968 và Phong trào Hiến chương 77 của Tiệp Khắc.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #407 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 12:27:25 am »

 Cheesy Cheesy Cheesy em cám ơn bác OldBuff rất nhiều ạ, em biết nguyên tắc đó nhưng cũng không nên quá đặt nặng vấn đề đó tránh "siêu hình" bác ơi..
thì nhà em làm NCKH về Hp 146, thì cuốn "Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam" của VP Quốc hội là nguồn mà em thấy có những thông tin hết sức quý giá về Hp 1946 nên em mới dám trích, em đã xem lại thì Cụ Hòe chỉ ghi thế thôi chứ ko nói rõ là trong HP nòa của LX ạ, em xin nhận sai vấn đề này, v sẽ sửa chữa trong bài của mình..cám ơn các bác rất nhiều..
 Undecided :-\về vụ kiểm soát quyền lực em xin luận giải như sau các bác cho em ý kiến nhé:
"... Trong Hiến pháp 1946 và các hiến pháp sau kế thừa thể hiện đó là mô hình tổ chức quyền lực theo nguyên tắc : thực hiện chính quyền mạnh mẽ sáng suốt của nhân dân.  Để thực hiện được nguyên tắc này nảy sinh việc phải kiểm soát quyền lực nhà nước để nhà nước ấy luôn là chính quyền mạnh mẽ sáng suốt của nhân dân.
Vấn đề cơ bản của kiểm soát quyền lực nhà nước là làm cho bộ máy nhà nước không những có khả năng kiểm soát được xã hội, mà không kém phần quan trọng là buộc nhà nước phải tự kiểm soát được chính mình.
Phải kiểm soát quyền lực nhà nước để hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền, khắc phục sự tha hóa, đưa quyền lực nhà nước trở về với đúng nghĩa của nó là quyền lực của nhân dân, điều này thực sự là cực  kỳ cần thiết. Ngoài việc nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện (thông qua Quốc hội và HĐND và các cơ quan khác của nhà nước) còn thực hiện bằng các hình thức dân chủ trực tiếp như bầu cử và bãi nhiệm. 
Để thực hiện việc kiểm soát quyền lực trong  Hiến pháp 1946 đã quy định, đầu tiên đó là coi Nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến. Khi nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến thì nhân dân là chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước và nhân dân là chủ thể phân công quyền lực nhà nước. Hay nói cách khác là phương tiện để giới hạn quyền lực nhà nước. Điều này được thể hiện qua quyền phúc quyết của nhân dân về việc sửa hiến pháp  trong điều 70  – Hiến pháp 1946 : “… Những điều thay đổi khi đã được nghị viện ưng thuận thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết" .” Khi đã xác nhận nhân dân là chủ thể của quyền lập pháp, Quốc hội -  Nghị viện nhân dân chỉ có quyền :” Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các  pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà chính phủ ký với nước ngoài". chứ Quốc hội không còn là thiết chế duy nhất có quyền lập hiến như hiến pháp hiện hành.
Nhà nước là của dân, do nhân dân bầu ra và được nhân dân tín nhiệm giao phó trách nhiệm quản lý mọi mặt đời sống xã hội . Đồng thời người dân có quyền giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, có quyền bãi miễn những đại biểu không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Điều này được ghi nhận trong Hiến pháp 1946: “Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra...”( điều 20) và “Nhân dân có quyền phúc quyết về hiến pháp và những quan hệ liên quan đến vận mệnh quốc gia. "điều 21)... Grin Grin
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #408 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 01:34:31 am »

Ấy bạn danhthanh, Cụ Hòe nói sai hay không sai? Mới chỉ là nghi vấn chưa có căn cứ bác bỏ hoàn toàn đã nhận sai thì hơi thành khẩn quá, nhỡ sếp bảo cậu giả vờ thật thà thì cũng móm,  Grin. Nếu nói về Hiến pháp LX thành văn từ 1936 trở đi thì như bác Buff nói là chuẩn. Nhưng ban đầu CM Nga chỉ có Xô Viết đại biểu công nhân thôi. Rồi to nhất là cái ông Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính Petrograd năm 1917, ông ấy đóng vai trò quan trọng trong CM Tháng Mười đấy. Bởi vì đơn giản là theo học thuyết M-L thì giai cấp công nhân phải lãnh đạo CM. Vậy có thể ý Cụ Hòe hơi khác cách ta hiểu một chút và Cụ nói đến một giai đoạn khác trong CM Nga đầu thế kỷ XX. Chuyện ấy tìm hiểu thêm rồi sửa cũng chưa muộn mà.
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #409 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2013, 12:58:47 pm »

Ở nước Nga Xô viết, cả hai cuộc cách mạng tháng 2 và tháng 10 đều dẫn tới yêu cầu soạn thảo hiến pháp. Cuộc cách mạng tháng 10/1917, Quốc hội lập hiến của nước Nga dân chủ dự thảo Hiến pháp 1917. Nhưng rồi cả cơ quan lập hiến lẫn bản dự thảo hiến pháp đều bị phế bỏ ngay trong kỳ họp công bố dự thảo hiến pháp diễn ra tại Petrograd trong tháng 01/1918. Tháng 07/1918, bản Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga được Uỷ ban chấp hành trung ương toàn Nga dự thảo và Đại hội đại biểu các Xô viết toàn Nga thông qua tại kỳ họp thứ 5. Bản dự thảo Hiến pháp 1917 và bản Hiến pháp Nga Xô viết 1918 đều không có quy định nào phân biệt đối xử về giá trị phiếu bầu giữa công nhân và nông dân.

Tuy nhiên, đối với hình thức dân chủ đại diện ở các hội đồng xô viết địa phương, Hiến pháp Nga Xô viết năm 1918 có quy định về số lượng dân cư khác nhau giữa đô thị và nông thôn mà một đại biểu được phép đại diện. Các đồng chí và các bạn thử tìm hiểu xem có phải bác Vũ Đình Hòe dựa vào quy định này để phân tích vấn đề của mình hay không.

Có thể nói rằng dự thảo Hiến pháp năm 1917 của Nga có giá trị dân chủ nhân dân tương tự Hiến pháp năm 1946 của nước ta. Tới bản hiến pháp năm 1918 chính thức của Nga, yếu tố dân chủ nhân dân bị xói mòn và bị thay thế bằng yếu tố cách mạng XHCN chủ đạo.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM