Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 10:13:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (Đọc 113990 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #390 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 09:06:15 pm »

Thế bác bảo các Cụ hiện nay không tài à? Hi hi em thấy cứ lãnh đạo là tài hết.
Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #391 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 09:38:49 pm »

Thế bác bảo các Cụ hiện nay không tài à? Hi hi em thấy cứ lãnh đạo là tài hết.
BÁO CÁO , nhà em chả dám bẩu gì đâu , hĩ ..  Grin
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #392 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 11:11:33 pm »

 Grin Grin thưa bác OldBuff, Nhà em thì chỉ làm 1 cái Nckh sinh viên nho nhỏ về mối quan hệ giữa Nhân Dân và nhà nước  qua khảo cứu Hp 1946, do trình độ và lượng tài liệu  tham khảo còn hạn chế nên không tránh được sai sót về 2 điểm bác chỉ nhà em sai thì em có ý kiến như này:
1. về Hp Mỹ, như bác nói là có " đã trải qua hơn hai mươi lần thay đổi lớn nhỏ được gọi là các tu chính án hiến pháp" - phần này em xin nhận sai, vì trong các tl mà em tiếp cận được hầu hết chỉ nói là Hp 1776 của Mỹ nó mẫu mực chứ ko có nói có sửa đổi - nên em nhầm tưởng là không thay đổi từ trước đến nay vì theo em biết Hp Mỹ khá ngắn.
2. về  sự phân biệt thấp cao về giá trị phiếu bầu giữa nông dân với công nhân - em không dám nói láo ạ : em trích từ cuốn sách của Văn phòng Quốc Hội- "Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam,(1998),  Nxb  Chính trị quốc gia." trong  bài viết "Hp 1946 của nước Việt Nam: một mô hình mới - hiến pháp Dân tộc và dân chủ" của Cụ Vũ Đình Hòe, trang 72 phần 2 - Quyền lợi công dân.
bác đọc phần "về chính trị" sẽ thấy đoạn này : " Quyền bầu cử và ứng cử như trên đã nói (điều 17,18) để đảm bảo một chế độ tuyển cử, phổ thông cực kỳ chưa từng có ở đâu. Ở, Nga Xô viết, phiểu bầu của nông dân giá trị thấp hơn so với công nhân...". Smiley Smiley   
 Grin Grin còn nếu các bác đồng ý thì em xin phép đăng 1 phần cái đề tài của em được không ạ.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #393 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 12:18:36 am »


Bác danhthanh ạ, ta đang thảo luận về dự thảo hiến pháp mà!
Bác đưa lên đi, phần mà bác ưng nhất ý. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #394 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 12:36:15 am »

Em xin phép đóng góp tài liệu:

Hiến pháp Hoa Kỳ - tại trang web Đại sứ quán Hoa Kỳ (tiếng Việt):
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_uslegalsystem_x.html

Hiến pháp Liên Xô năm 1924

Hiến pháp Liên Xô năm 1936

Hiến pháp Liên Xô năm 1977

Hiến pháp Liên Xô năm 1990

Các bác nào quan tâm có thể dùng Gúc dịch tiếng Nga sang tiếng Anh xem tạm, hoặc tìm trên Internet bản tiếng Anh chắc cũng có.

Các Hiến pháp của ta các năm 1946, 1959, 1980, 1992 thì khỏi phải đưa link nữa, chắc ai cũng biết cả.

Hiến pháp LX năm 1990 là của bác Chốp, xong cái đó là LX đổ đánh rầm, rồi đến TT Nga và QH Nga uýnh nhau tóe lửa, Nhà QH dính khói pháo xe tăng đen thui.

Bạn danhthanh có ý kiến cứ trao đổi nhé.
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #395 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 12:46:53 am »

Grin Grin thưa bác OldBuff, Nhà em thì chỉ làm 1 cái Nckh sinh viên nho nhỏ về mối quan hệ giữa Nhân Dân và nhà nước  qua khảo cứu Hp 1946, do trình độ và lượng tài liệu  tham khảo còn hạn chế nên không tránh được sai sót về 2 điểm bác chỉ nhà em sai thì em có ý kiến như này:
1. về Hp Mỹ, như bác nói là có " đã trải qua hơn hai mươi lần thay đổi lớn nhỏ được gọi là các tu chính án hiến pháp" - phần này em xin nhận sai, vì trong các tl mà em tiếp cận được hầu hết chỉ nói là Hp 1776 của Mỹ nó mẫu mực chứ ko có nói có sửa đổi - nên em nhầm tưởng là không thay đổi từ trước đến nay vì theo em biết Hp Mỹ khá ngắn.
2. về  sự phân biệt thấp cao về giá trị phiếu bầu giữa nông dân với công nhân - em không dám nói láo ạ : em trích từ cuốn sách của Văn phòng Quốc Hội- "Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam,(1998),  Nxb  Chính trị quốc gia." trong  bài viết "Hp 1946 của nước Việt Nam: một mô hình mới - hiến pháp Dân tộc và dân chủ" của Cụ Vũ Đình Hòe, trang 72 phần 2 - Quyền lợi công dân.
bác đọc phần "về chính trị" sẽ thấy đoạn này : " Quyền bầu cử và ứng cử như trên đã nói (điều 17,18) để đảm bảo một chế độ tuyển cử, phổ thông cực kỳ chưa từng có ở đâu. Ở, Nga Xô viết, phiểu bầu của nông dân giá trị thấp hơn so với công nhân...". Smiley Smiley   
 Grin Grin còn nếu các bác đồng ý thì em xin phép đăng 1 phần cái đề tài của em được không ạ.


 Vâng, mời bạn cứ đưa lên để chúng ta cùng có tư liệu mà tham khảo thêm. Grin

 Bác qtdc cứ chơi khó nhau thôi. Lại còn bắt dịch Hiến pháp Liên Xô từ tiếng Nga sang tiếng Anh và từ tiếng Anh dịch về tiếng Việt để hiểu. Bất kể Hiến pháp của nước nào, câu chữ lằng nhằng lắm bác ạ, để dịch đúng và hiểu đúng từng câu từng chữ thì đã "ốm đòn" rồi, chứ đừng nói đến chuyện Cu Chốp sang đến Tổng thống Nga và vụ Quốc hội Nga phang nhau lung tung xòe và cả nã pháo 100ly vào mặt nhau trong nhà Quốc hội Nga nữa. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #396 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 12:56:44 am »

 Grin Grin dạ các bác cho phép thì em xin đăng, nhưng xin các bác thứ lỗi là trình độ còn hạn chế, tiếp cận tài liệu được ít, văn phong còn kém cỏi lắm ạ và em là chỉ nghiên cứu về Hp 1946 thôi các bác nhé, em đăng có lỗi gì thì các bác giúp em sửa cho hòan thiện hơn, cám ơn các bác nhiều ạ:
 Nhân dân – chủ thể quyền lực nhà nước
Hiến pháp 1946 tuyên bố trong Lời nói đầu và điều thứ 1 , Chương I “Chính thể” : “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.
Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”
Sau khi xác định thể chế chính trị của nước Việt Nam mới là “một nước dân chủ cộng hòa”. Hiến pháp1946 đã khẳng định  trong chế độ công hòa dân chủ Việt Nam quyền lực thuộc về “toàn thể nhân dân Việt Nam”.
Điều 1 này thể hiện một trong những đặc trưng cơ bản của nền lập hiến Việt Nam và cũng là nguyên tắc xây dựng Hiến pháp 1946 đó là đoàn kết toàn dân. Bởi Hiến pháp1946 ra đời đây là một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của  Nhà Nước Việt Nam. Lần đầu tiên ở nước ta cũng như ở Đông Nam Á một nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập, và  cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, hình thức chính thể là hình thức cộng hòa. Đây là bước ngoặt lớn trong sự phát triển của tư tưởng dân chủ; quy định trên đây cũng đề cao tính dân tộc của nhà nước. Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh là Nhà Nước độc lập của một dân tộc mà nhân dân ở xứ sở này đã hơn tám mươi năm đấu tranh để giành lại chủ quyền cho đất nước, phá bỏ ách áp bức  của bọn thực dân và phế bỏ chế độ vua quan phong kiến. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, không những chỉ có sự tham gia của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức, binh lính – mà còn có sự tham gia của những người xuất thân từ tầng lớp địa chủ, tư sản nhưng yêu nước thương nòi.
Và trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, khi nhiệm vụ dân tộc chi phối, gắn bó mật thiết  với nhau, nhất là trong năm đầu của chính quyền cách mạng, khi mà nhiệm vụ “bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn” nổi lên hàng đầu thì “đoàn kết toàn dân” là phương cách thể hiện phù hợp nhất.
 Vì thế nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên của ta là Nhà Nước đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam không phân biệt không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.
Đồng thời vì là một nước dân chủ cộng hòa, do vậy lời nói đầu của Hiến pháp này cũng đã khẳng định “chính thể dân chủ rộng rãi”.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhân dân là một phạm trù có nội dung giai cấp. theo tinh thần đó , khái niệm nhân dân không đồng nhất với dân cư trong một nước. Tuy nhiên, trong một nền dân chủ rộng rãi, khái niệm nhân dân được mở rộng, bao gồm các tầng lớp dân cư rộng rãi nhất, trừ một bộ phận nhỏ thù địch với độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.
Với tính chất trên đây, không những khái niệm giai cấp và dân tộc mà cả nhân dân đều hòa quyện vào nhau trong Hiến pháp1946 để cùng hướng tới một mục tiêu chung : bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia  trên nền tảng dân chủ . Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, khi Hiến pháp1946 khẳng định nhiệm vụ kiến thiết quốc gia được thực hiện trên nền tảng dân chủ thì như vậy, Hiến pháp cũng đã xác định nội dung dân chủ của mục tiêu đấu tranh và vì vậy đã xác định tính chất, khuôn khổ dân chủ của sự nghiệp xây dựng, kiến thiết quốc gia.
Xét về mặt này, ở 3 Hiến pháp sau : 1959, 1980, 1992 và 1992 sửa đổi cách thể hiện có những khác biệt nhưng đều nhất quán ở sự khẳng định tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nhiệm vụ cách mạng và tính chất chính quyền và từ đó xác định cả cơ sở xã hội của nó.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #397 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 12:59:36 am »

Hi, bác Binhyen: chỉ anh em mình thôi, còn các bạn thanh niên giỏi lắm bác ơi. Các bạn ấy đọc vèo vèo ấy chứ.
Còn trong chương 11 Hiến pháp 1936 và chương 13 Hiến pháp 1977 của LX thì không có điều nào quy định phiếu bầu của nông dân kém giá trị so với công nhân đâu.
Hiến pháp Mỹ thì tu chính lần nào họ đều ghi rõ trên văn bản HP Hoa Kỳ tại trang web của họ rồi.

Tổng quan về Hiến pháp của CH Pháp đây, nó có điểm hay về Hồi đồng Hiến pháp đấy các bác ạ:
http://niemtin.free.fr/hienphapphap.htm
và : http://www.consulfrance-hcm.org/Tong-quan-nuoc-Phap,321

Bác nào xem Hiến pháp Anh thì tìm thêm, còn Hiến pháp của các nước có chữ tượng hình thì em chịu cứng.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #398 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 01:04:26 am »

Theo cụ Buff đây ạ

Chương 11 năm 1936: http://ru.wikisource.org/wiki/Конституция_СССР_(1936)_редакция_5.12.1936_г.#.D0.93.D0.BB.D0.B0.D0.B2.D0.B0_XI_.D0.98.D0.B7.D0.B1.D0.B8.D1.80.D0.B0.D1.82.D0.B5.D0.BB.D1.8C.D0.BD.D0.B0.D1.8F_.D1.81.D0.B8.D1.81.D1.82.D0.B5.D0.BC.D0.B0, mục 136

Chương 13 năm 1977: http://www.hist.msu.ru/ER/Etext/cnst1977.htm#13, mục 96

Em đọc xong mà chả hiểu gì Cry. Chắc phải nhờ bác danhthanh đọc, dịch giúp em Smiley

2. về  sự phân biệt thấp cao về giá trị phiếu bầu giữa nông dân với công nhân - em không dám nói láo ạ : em trích từ cuốn sách của Văn phòng Quốc Hội- "Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam,(1998),  Nxb  Chính trị quốc gia." trong  bài viết "Hp 1946 của nước Việt Nam: một mô hình mới - hiến pháp Dân tộc và dân chủ" của Cụ Vũ Đình Hòe, trang 72 phần 2 - Quyền lợi công dân.
bác đọc phần "về chính trị" sẽ thấy đoạn này : " Quyền bầu cử và ứng cử như trên đã nói (điều 17,18) để đảm bảo một chế độ tuyển cử, phổ thông cực kỳ chưa từng có ở đâu. Ở, Nga Xô viết, phiểu bầu của nông dân giá trị thấp hơn so với công nhân...". Smiley Smiley  
 Grin Grin còn nếu các bác đồng ý thì em xin phép đăng 1 phần cái đề tài của em được không ạ.

Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #399 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 01:05:38 am »

Em post nhầm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM